Ngày 15-02-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày tình yêu: chia sẻ với các bạn trai & bạn gái (tiếp theo)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:01 15/02/2009
2. Con trai với tình yêu

“...Và tình ái là sợi dây vấn vít

Yêu, là chết ở trong lòng một ít”.

Tình ái là một sợi dây vấn vít khi mà con trai đã “chấm” được một con gái, nhưng đây chỉ là “vấn vít” mà thôi chứ chưa phải là yêu, đây chỉ là sự rung động đầu tiên của con tim khi bất chợt gặp được một tiểu thơ đẹp, nhí nhảnh và dễ thương; sự rung động này giống như luồng điện 12 vôn chạm vào lưỡi vậy, nó tê tê nhưng không nguy hiểm, vậy thì thế nào là yêu ? Tình yêu có ba bước êm dịu sau đây:

a. Rung động con tim

Sự rung động này đến bất chợt nên dễ làm cho con trai bị “sốc”, và có khi cứ ngỡ là mình đã bắt gặp được tình yêu. Không phải đâu, đây chỉ là giai đoạn đầu của rung động con tim mà tất cả mọi người đều có. Một ánh mắt đen lay láy, một nụ cười, một giọng nói thỏ thẻ của một bóng hồng nào đó cũng đủ làm cho quả tim con trai rung động từng chặp, nhưng đó chưa phải là tình yêu, cho nên con trai cần phải nhiều lần tự hỏi mình đây có phải là yêu không, người con gái ấy có phải là cái “xương sườn” của tôi không, đây là giai đoạn mà những con trai mới lớn hoặc chưa có dịp rung động dễ mắc sai lầm và có thể đi đến hậu quả không tốt cho cuộc sống đời thường của mình.

Rung động đầu đời thì ai cũng có, con trai đừng hốt hoảng và cũng đừng cho đó là chuyện ghê gớm bởi những tâm sinh lý phát triển nhanh trong giai đoạn này trong thân thể của mình (chuyện phát triển thể lý và sinh lý xin nhường lại cho các nhà chuyên môn, ở đây chỉ nói chuyện đời thường con trai con gái mà thôi). Có những con trai khi bị “rung” thì ăn không ngon ngủ không yên, vì hình bóng của nàng ấy cứ chập chờn trước mặt, và nếu để ý thì sẽ thấy anh chàng con trai này tự nhiên lại chú ý đến việc phải áo quần mặc thế nào cho lịch sự, tóc tai phải cắt như thế nào cho đẹp, và có khi ra dáng nghiêm trang đứng đắn người lớn mà thường ngày không hề nghĩ đến, đó là sự rung động kỳ diệu của con tim trước một bóng hồng vậy.

Tuổi biết rung động đầu đời, theo các nhà tâm sinh lý học thì thường là từ mười lăm hoặc mười sáu tuổi, tùy theo hoàn cảnh xã hội và sự phát triển của cơ thể, cho nên có thể nói, tuổi mười lăm mười sáu là tuổi thần tiên, là tuổi đẹp nhất, nhưng đó cũng là tuổi mà cha mẹ lo lắng, thầy cô lo lắng, các nhà giáo dục và đạo đức lo lắng, bởi vì tuổi này nếu không được giáo dục dạy dỗ đàng hoàng thì sẽ là một tai hại lớn cho bản thân của các bạn thanh niên nam nữ sau này, tác hại đến gia đình và xã hội; lứa tuổi này vừa có thể là thiên thần hoặc là tiểu quỷ, tùy theo mức độ giáo dục của gia đình và tùy theo sự nhận thức của các con trai và con gái.

Trở lại bước thứ nhất của sự rung động đầu đời, con trai thì thường là “chơi nổi”, chẳng hạn như ga lăng với con gái nhiều hơn (nhất là đối tượng làm tim mình đập bình bịch), năng nổ hơn khi họp mặt các bạn cùng lớp hoặc cùng nhóm, thích soi gương hơn và thích sưu tầm các bài thơ tình hơn, hoặc oai hơn nữa là tự mình làm thơ để có dịp tặng cho “người ấy”, và luôn luôn chứng tỏ bản lãnh của mình trước đám đông để hy vọng “đối tượng” sẽ nhận ra tài năng của mình. Rung động đầu đời rất dễ thương và đó là một trong những kỷ niệm đẹp của con trai con gái, đó là sự ngây ngô dễ thương không tính toán so đo, nhưng thích làm anh hùng của người đẹp.

Kể từ khi quả tim con trai biết rung động trước một con gái, thì cuộc sống của con trai ấy như có sợi dây ái tình vấn vít làm cho có những lúc con trai như mất cả hồn, có lúc thẩn thơ ảnh hưởng đến cả việc học hành và công tác. Nhưng các bạn con trai hãy nhớ rằng đó không phải là tình yêu, nó cũng chẳng phải là cái gì ghê gớm lắm đâu, chỉ cần các bạn chuyên tâm học hành, tìm những thú vui lành mạnh như chơi thể thao, bơi lội, hoặc thường xuyên sinh hoạt học tập với các nhóm khác, thì hình ảnh của cô tiểu thơ làm cho bạn rung động ấy sẽ dần dần mất đi, và bạn sẽ trở lại cuộc sống bình thường.

Tiếng sét ái tình

Tiếng sét ái tình như người ta thường nói là nó bất chợt đến, nó đến nhanh như tiếng sét đánh, mà sét đánh thì nguy hiểm lắm, có khi chết cháy đen thui chớ chẳng đùa đâu.

Tiếng sét ái tình là khi con trai bất chợt gặp một bóng hồng mà trong lòng mình cảm thấy hình như đã gặp nàng đâu đó rất quen, từ ánh mắt, từ giọng nói nụ cừơi sao mà quen chi lạ, có duyên chi lạ, và trong lòng thì hồi hộp như có sợi dây vấn vít con trai với bóng hồng kia, chỉ một tíc tắc thôi quả tim của con trai đã bị đánh gục bởi tiếng sét ái tình, dấu hiệu dễ thấy nhất của tiếng sét ái tình là người con trai cứ nhìn trộm người con gái ấy, nhìn trộm mà không nói, chỉ nhìn và cảm thấy một nổi xúc cảm dâng lên trong tâm hồn mình, hạnh phúc và đau khổ từ đó mà ra.

Nhưng tiếng sét ái tình có phải là tình yêu chưa ? Điều này thì con trai phải hỏi lại lòng mình, bởi vì có những con trai coi tiếng sét ái tình chẳng nhằm nhò gì cả, có khi sét đánh ngay tim mà chỉ đau nhói chút xíu mà thôi, rồi đâu vào đó; nhưng phần đông những con trai bị tiếng sét ái tình đánh thì gục tại chổ, họ quay cuồng thổn thức, họ mất ăn mất ngủ, họ tìm mọi cách để tiếp cận đối tượng, và nhất là khi họ ăn, khi họ ngủ, khi họ học hành hay khi họ chơi đùa thì họ tự nhủ rằng “người ấy” đang nhìn mình, đó là ái tình đấy các bạn ạ.

Tiếng sét ái tình là tình yêu đến đột xuất, nó đến mà bọn con trai không ngờ, không ngờ là đúng, bởi vì đang vui vẻ hồn nhiên với các bạn nam nữ cùng lớp, đang sinh hoạt nhóm có những bạn nữ mà chẳng “cảm” gì cả, thì sét ái tình đánh “đùng” một cái làm cho con trai ngẫn ngơ tò te, lời nói thay đổi có ý có tứ, thái độ lịch sự nghiêm túc đến nổi làm cho các bạn ngạc nhiên về phong cách của mình, ái tình đó các bạn ạ...

Mối tình đầu

Tình đầu là mối tình đầu tiên của con trai và con gái, nó không phải là sự rung động đầu đời, nó nhiều khi cũng không phải do tiếng sét ái tình đánh trúng, nhưng là do “nhịp đập loạn xạ của con tim và trí nhớ của óc não làm việc nhiều nhất” khi một bóng hồng len lõi và “nằm lì” trong tim trong óc của con trai, hoặc là một bóng hình của chàng trai hào hoa nào đó đang “tạm trú’” trong lòng của con gái. Tình đầu là như thế, nó không bất chợt đến nhưng nó “ngấm” từ từ trong máu thịt của con trai khi tiếp xúc trò chuyện với đối tượng yêu thương của mình.

Tình đầu đơn phương, tình đầu một mình

“Dù rằng một chữ cũng thơ

Dù rằng một thoáng cũng thừa xót xa

Dù rằng một cánh cũng hoa

Dù rằng một nửa cũng là trái tim

Dù không nói, dù lặng im,

Dù sao anh cũng thương đêm nhớ ngày”.


Một chữ cũng là thơ, một cánh cũng là hoa, một nửa cũng là trái tim; thơ, hoa, tim dù chỉ một nữa thì cũng đủ nói lên tình cảm của con trai rồi, mối tình đầu thường thơ mộng và cũng lắm nhiều lo âu, thơ mộng và lãng mạn vì nó mới chỉ được một nửa mà thôi, nên người ta gọi là yêu đơn phương, yêu một mình. Tình đầu đơn phương, tình đầu một mình là những mối tình thơ mộng và đau khổ, thơ mộng vì nhiều mộng mơ đang dệt trong đầu con trai, đau khổ là vì yêu mà không dám tỏ tình làm cho người con trai như sống trên mây trên gió, lơ lửng bồng bềnh vui buồn lẫn lộn...

Con trai nhút nhát thì thường yêu một mình, yêu đơn phương, yêu mà không dám mở miệng nói yêu với người mình đang yêu, và có khi trở thành bệnh hoạn ảnh hưởng đến cuộc sống, đến việc học hành và công việc làm ăn của mình, người ta nói đó là bệnh tương tư, mà bệnh tương tư thì không có bác sĩ nào chữa được cũng như không có thuốc nào trị được, chỉ có người con gái mà con trai thầm yêu trộm nhớ ấy mới chữa được mà thôi.

Con trai khi yêu ai thì nên mạnh dạn tỏ tình, tìm hoàn cảnh thuận tiện để tỏ tình như dịp sinh nhật của bạn bè có “người ấy” tham dự, tìm dịp ra tay hào hoa giúp đỡ “người ấy” giải một vài bài toán khó hay một công việc nào đó.v.v... đó mới đúng là nam nhi, bằng không sau này sẽ ân hận mà ca bài “đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn, đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành...” thì càng khốn khổ hơn nữa.

Yêu song phương, yêu hai mình

Hạnh phúc nhất của con người là yêu và được yêu lại, trong tình yêu người ta gọi đó là yêu song phương, tức là tình yêu của một người con trai được một người con gái đáp trả và ngược lại, đây là sự may mắn của con trai vì được thần tình ái chiếu cố, yêu song phương là một sức mạnh tuyệt vời làm cho con trai (con gái) yêu đời hơn, họ như được chắp thêm đôi cánh bay vút trời cao, họ hăng hái làm việc, họ nhiệt tình trong mọi công tác, và nhất là họ cảm thấy cuộc đời sao mà đẹp thế, và trên đời không ai có hạnh phúc như họ.

Các bạn con trai thân mến,

Tình yêu song phương nó đẹp như thế, nó kỳ diệu như thế, nó làm cho bạn thay đổi cuộc sống cách ngoạn mục mà bạn không biết, này nhé, khi chưa yêu thì bạn sống bất cần đời, bạn thích gì làm nấy, tóc tai bù xù áo quần lếch thếch sao cũng được, càng bụi càng tốt. Nhưng khi bạn yêu rồi, tình yêu của bạn được đáp trả rồi thì bạn không còn như thế nữa, đi đâu làm gì bạn cũng thấy hình bóng người yêu đi với mình, bạn thấy nàng đang nhìn mình khi bạn làm việc, bạn thấy nàng đang trách mình khi mình áo quần bê bối, bạn thấy nàng nhăn mặt khi bạn uống rượu.v.v...thế là bạn –vì yêu nàng- đã thay đổi từ cách đi đứng nói năng cho đến cung cách làm việc.

Ôi, tình yêu tuyệt vời làm sao, tình yêu mầu nhiệm biết mấy, nó có thể làm cho bạn trở thành người thông minh và cũng có thể làm cho bạn trở thành người ngu đần; nó cũng có thể làm cho bạn trở nên người tốt và cũng có thể dìm bạn xuống tận vực sâu của con người xấu, tình yêu là thế đó, nó là thuốc phiện đưa hồn bạn lên cao thiên đàng và cũng đưa hồn bạn vào trong hỏa ngục...

Tình yêu song phương làm cho con trai cảm thấy đời đáng sống, làm cho con trai cảm nhận được Đấng thượng đế đã khéo dựng nên một giống cái tốt đẹp, làm cho tâm hồn con trai rạo rực mến thương và sẵn sàng hy sinh tất cả để được nàng, tắt một lời: yêu là hy sinh.

(còn tiếp)

----------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Làm dâu trăm họ
Anmai, CSsR
11:28 15/02/2009
Phận gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu ! Câu nói để đời của ông bà ta để nói về thân phận của người con gái. Con gái lớn lên phải lập gia đình. May mắn thì được một tấm chồng đàng hoàng tử tế, chẳng may thì lại gặp đấng lang quân sáng xỉn chiều say ! Bên cạnh đức ông chồng do ông tơ bà nguyệt se định thì còn đó cả gia đình chồng. Cái chướng lớn nhất bên gia đình chồng có lẽ là bà mẹ chồng để rồi người ta có quá nhiều truyền thuyết chẳng mấy hay ho gì về cái chuyện mẹ chồng - nàng dâu.

Nếu may thì được bà mẹ chồng diệu hiền đằm thắm, còn ngược lại thì vì chữ tình với chồng nên cắn răng cho tròn chữ hiếu !

Ai đã kinh qua bà mẹ chồng cay nghiệt sẽ hiểu được phận làm dâu của người phụ nữ.

Để nói lên sức chịu dựng, lòng kiên vững của người phụ nữ người ta vẫn thường nói đến phận làm dâu.

Trong xã hội, có nhiều công việc phải đối diện với nhiều người nên rồi người ta ví cái nghề này nghề kia khó vì lẽ phải “làm dâu trăm họ”. Từ “làm dâu trăm họ” như muốn nói lên sự vất vả của những ai phải sống, phải tiếp xúc với rất nhiều người.

Cái “phận làm dâu trăm họ” mà bấy lâu người ta vẫn dùng cho người này người kia tuỳ công việc của họ hôm nay tôi lại nghĩ đến phận của người linh mục. Trước đây tôi cũng nghe loáng thoáng người ta nói về phận “làm dâu trăm họ” của người linh mục nhưng nay tôi được chứng kiến tận mắt, nghe tận tai.

Một buổi chiều nọ, đang ngồi ở hành lang “nhà xứ” (đóng mở ngoặc kép vì “nhà xứ” ở cái vùng truyền giáo nghèo này rất đặc biệt, chẳng nơi nào có được !!!) nói chuyện với giáo dân trước Thánh Lễ. Đang nói chuyện, đến giờ đọc kinh, tôi đi kéo chuông. Kéo chuông xong tôi lại ngồi nói chuyện vu vơ với giáo dân. Ở cái vùng truyền giáo nghèo này có cái “truyền thống” là trước khi đi đọc kinh vào Thánh Lễ thì bà con túm lại với nhau kể chuyện con còng, con cua, con nha … Những câu chuyện ấy như là nỗi lòng của những người dân nghèo chia sẻ cuộc sống với nhau.

Thấy “ông cha” đang ngồi nói chuyện rồi phải đi kéo chuông thì cụ già ngồi cạnh tôi nhớ đến chàng thanh niên nào đó trong giáo điểm và nói:

- “Cái thằng X kia cũng lạ ! Thời Cha kia thì ngày nào nó cũng đến nhà thờ kéo chuông, phụ cái này cái kia với cha. Giờ chẳng thấy nó đâu !

Bà cụ nói:

- “Hình như lễ Chúa nhựt tui cũng hổng thấy nó:

Ông cụ nói:

- “Có, thi thoảng thấy nó !”

Cụ bà bức xúc nói:

- “Cái thằng gì kỳ, cha nào đến đây cũng là cha chứ sao nó kỳ vậy. Tui là cha nào tui cũng đi nhà thờ hết chứ tui hổng có phân biệt cha nào hết !”.

Ông cụ tức tối “trả đũa”:

- Bà mới kỳ ! Thì người ta thích ông cha kia người ta đi nhà thờ! Còn ông cha này đến người ta hổng thích người ta hổng đi ! Tui cũng dzậy !

Tưởng cụ già nghĩ sao chứ cụ già nghĩ vậy cũng kẹt cho tôi. Tôi về đây mới được mấy tháng, may mà cụ còn đi lễ chứ hông biết bữa nào cụ chán tôi cụ hông đi lễ Chúa trách tôi chết ! Hoá ra là anh chàng thanh niên kia và cụ già này đi lễ vì ông cha chứ hông phải là vì Chúa ! Tôi trộm nghĩ chắc là cha của tôi hiện tại làm gì cho anh không vui nên anh không lui tới như cha tiền nhiệm.

Lễ xong, về phòng cũng nghĩ ngợi lắm ! Không biết mình phải sống làm sao để cho giáo dân siêng năng đi đọc kinh xem lễ ?

Cũng khó đấy chứ ! Mỗi một người một phong cách, một dáng vẻ, một suy tư, một cách làm việc. Chẳng ai giống ai trên cái cõi đời này như hàng ngũ linh mục chúng tôi vậy. Chúa ban cho mỗi linh mục một đặc sủng, một nét riêng chứ làm sao mà có một mẫu số chung được: người thì bề ngoài đạo mạo uy nghi, người thì xuề xoà bình dị, người thì mặt tươi như hoa, người thì lại có vẻ như đang cau có chuyện gì … Vì thế, giáo dân phải đồng cảm, phải hiểu cho vị mục tử mà Chúa sai đến với họ chứ không thể nào trách khứ linh mục được.

Mỗi vùng có đặc điểm riêng của vùng đó.

Với cái vùng truyền giáo nghèo này thì tôi hiểu ngay lý do tại sao cái chàng thanh niên chiều nay được nhắc đến không còn đến nhà thờ như ngày xưa nữa. Chuyện là cha xứ tiền nhiệm, do cái tài xoay sở của Ngài, Ngài chia sẻ cho chàng thanh niên kia tấm lòng của Ngài nên chàng thanh niên hay lui tới. Còn cha Sở hiện tại do không có tương quan nhiều bằng cha kia nên không có điều kiện chia sẻ như trước nên anh chàng ấy vắng bóng ! Đó cũng là chuyện thường tình của những vùng mà đời sống vật chất khó khăn, cuộc sống phải đối diện với bữa no bữa đói.

Nhớ Cha Sở tiền nhiệm, nhìn cha Sở hiện tại, nghĩ đến thân phận của mình. Mình không tương quan nhiều, không quen biết nhiều, ắt hẳn sẽ không được như các bậc tiền bối. Nghĩ như vậy cũng buồn, cũng lo vì nếu cứ như thế này thì số người lui tới nhà thờ sẽ chẳng được là bao !

Lại trở về nét đặc trưng của mỗi người. Không có tương quan, không có nguồn chia sẻ thì dân sẽ bớt đến !

Ví như một ngày nào đó chỉ còn một mình dâng Lễ Misa mỗi ngày tôi vẫn dâng ! Vì lẽ, mình đến phục vụ ơn cứu độ chứ mình không đến để phục vụ đời sống kinh tế của giáo dân. Bao nhiêu uỷ ban xoá đói giảm nghèo, phòng ban kinh tế của Nhà Nước còn lo chưa xuể huống gì là linh mục !

Linh mục lo chuyện đời sống thiêng liêng, đời sống tâm linh chứ đời nào linh mục lại lo về đời sống kinh tế !

Cũng có lo nhưng chỉ lo cho những người đau ốm bệnh tật và học bỗng cho các em học sinh nghèo hiếu học chứ làm sao mà lo cho đời sống thường nhật cho giáo dân được. Bản thân là linh mục cũng phải đi xin mới có thuốc có men và có học bổng để lo cho người nghèo chứ linh mục làm gì mà có tiền được ?

Và nếu như có thì lại sinh tội ! Có rồi lại chia, chia rồi lại thiếu hoặc sót vì có kẻ được người không, kẻ ít người nhiều. Đôi khi cho rồi lại phát sinh ra nhiều vấn đề tệ hại hơn là không cho.

Khả năng Chúa ban cho mình sao thì mình chỉ biết sống như vậy thôi chứ làm sao mà có thể đáp ứng được nhu cầu của 600 con người đa phần là hộ nghèo, hộ khổ của xã vùng ven biển. Khả năng Chúa ban có thế thì mình sống thế chứ làm sao mà đòi hỏi là một đại gia để đi phân phát lúa gạo cho người nghèo được. Không khéo truyền giáo như thế sẽ biến Đạo Công giáo thành Đạo Gạo như một thời người ta đã nói là “theo Đạo mới có gạo mà ăn” ! Con dao hai lưỡi của những vùng truyền giáo nghèo !

Ví dụ nho nhỏ, trong các bài chia sẻ trong Thánh Lễ. Người thì được ơn ăn nói, người thì trình bày dài dòng chút tuỳ theo khả năng của mình. Thế nhưng, bên dưới cái tài ăn nói, cái cách trình bày thì điều duy nhất mà các linh mục nhắm đến đều là giảng giải Lời Chúa, đưa ra bài học Luân Lý và bài học thiết thực trong đời sống. Thế nên, không phải vì cha này giảng ngắn giảng dài mà ta không dự lễ nhà thờ đó được. Chẳng lẽ nhà thờ này cha này dâng lễ mới thành còn cha kia dâng lễ không thành sao ???

Giáo dân phải nghĩ, phải nhìn đến khả năng, ơn riêng mà Chúa ban cho mỗi linh mục để rồi giáo dân cùng với linh mục nâng đỡ nhau sống đời sống đạo thật tốt chứ không nên có cái nhìn như anh chàng thanh niên và ông cụ nọ.

Nói thế thôi chứ trong giáo xứ, giáo điểm có và có rất nhiều tâm trạng như anh chàng thanh niên và ông cụ mà chiều hôm nay tôi tiếp xúc. Và như thế, linh mục giúp xứ bỗng nhiên trở thành “nàng dâu trăm họ” của giáo điểm hay giáo xứ.

Vẫn mang trong mình thân phận của một con người đầy khiếm khuyết, đầy giới hạn chứ làm sao một sớm một chiều thành thánh như một số suy nghĩ nông cạn. Cũng là con người trong hành trình tìm kiếm Thiên Chúa, trong hành trình tu chỉnh bản thân để theo Chúa chứ có phải là người hoàn hảo đâu ?

Giáo điểm này, giáo xứ kia vẫn có những con chiên muốn vị mục tử, vị chủ chăn mình phải hợp nhãn giới với mình hay nói đúng hơn là mục tử đúng nghĩa của họ là mục tử phải làm theo ý họ, chiều theo sự điều khiển của họ.

Khổ lắm thay cho thân phận linh mục: phận “làm dâu trăm họ” !

Đôi lúc cũng nản lòng, đôi lúc cũng muốn buông xuôi nhưng Thầy Chí Thánh của mình đã từng nói: “Ai bền đỗ đến cùng thì sẽ được cứu !”. Tin vào lời Thầy Chí Thánh các linh mục, các đấng bậc “làm dâu trăm họ” cứ phải cố gắng từng ngày từng ngày cùng Thầy của mình leo lên đỉnh đồi Sọ.

Khi nào vượt qua thập giá mới được vào Vinh Quang, cũng là lời của Thầy Chí Thánh xưa.

Thuở sinh thời, Thầy Chí Thánh cũng sống trong cảnh làm “dâu trăm họ” chứ có hơn gì các linh mục ngày nay đâu. Cho họ ăn, chữa lành bệnh tật, trừ quỷ thì họ tung hô tán thưởng, còn khi không làm theo ý dân thì bị vùi xuống bùn đen, đánh đập và cuối cùng là chết treo trên thập tự.
 
Niềm Sầu Tín
Nguyễn Đức Hạnh Nhuần
12:50 15/02/2009
Đời con sao chẳng được như mơ
Con ước bao điều mãi xa mờ
Chúa thấu lòng này sao chẳng giúp
Đỡ nâng tránh khỏi chốn dại khờ

Con khóc nhiều lần gọi Chúa luôn
Mong sao trút cạn hết nỗi buồn
Xóa tan sầu khổ niềm bất hạnh
Cảnh đời ân oán chẳng tay buông

Con biết chẳng nên nói điều này
Chẳng nên than trách nỗi đắng cay
Nhưng con muốn tỏ cho lòng thỏa
Muộn phiền ôm ấp những chuỗi ngày

Chúa ơi, thương thấu hiểu lòng con
Thân ốm hao gầy quá mỏi mòn
Giữ mãi hồn thiêng trong thánh sủng
Đợi ơn phù giúp phút sống còn

Nếu Ngài chỉ phán một lời thôi
Chỉ bảo cho con chuyện gì rồi
Với sức mọn hèn con sẽ đáp
Hoàn thành sứ vụ dẫu đơn côi

Mà Chúa đành sao, chẳng bận tâm
Thập tự giang tay, mặt cúi gầm
Bối rối tim gan, ôi mê dại
Để con lê lết những bước lầm

Chúa nhé giúp con vượt bến mê
Xin nương tay đỡ phút ê chề
Tìm nguồn ân thánh cho hồn ngự
Rồi chốn an bình dẫn con về.
 
Bánh Sự Sống 51 - Đức Giêsu Không Giữ Luật Hình Thức
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
13:52 15/02/2009
Bánh Sự Sống # 51:

ĐỨC GIÊSU KHÔNG GIỮ LUẬT HÌNH THỨC

Tôi nhai và nuốt Lời Chúa: “Tôi muốn anh hãy được sạch.”

(Mc 1, 41)

Câu chuyện Tin Mừng: Khi ấy có người mắc bệnh phong đến gặp Đức Giêsu, anh ta qùy xuống van xin rằng: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” Đức Giêsu động lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh hãy được sạch !”. Lập tức, bệnh phong biến khỏi anh, và anh được sạch.

Nhưng Người nghiêm giọng đuổi anh đi ngay, và bảo anh: “Coi chừng đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế, và vì anh được lành sạch, thì hãy dâng những gì ông Mo-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.”

Nhưng vừa đi khỏi, anh đã bắt đầu rao truyền và loan tin ấy khắp nơi, đến nỗi Đức Giêsu không thể vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người. (Mc 1, 40-45)

* Một phút suy tư: Đã bị đau khổ vì bệnh phong, anh này lại bị xã hội ruồng bỏ, nhưng anh đã bất chấp luật lệ đến gặp Chúa Giêsu xin chữa mình khỏi bệnh, vì Người là Thiên Chúa giầu tình thương.

Anh đã nói với Chúa: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch. Chúa liền nói: “Tôi muốn anh sạch đi!”. Như thế, với Chúa Giêsu chẳng ai bị ô uế cả. Chúa đã vượt qua khỏi luật lệ để chữa lành thể xác và nhất là tâm hồn cho những ai khao khát tìm Ngài. Ngài muốn để cho bạn và tôi một tấm gương đạo đức nhân bản và lòng bác ái tuyệt vời giữa con người với nhau trong xã hội.

Anh là người bị người đời theo luật mà từ bỏ, xua đuổi anh; nhưng chỉ mới nghe tiếng Chúa, anh đã mạnh dạn, tin tưởng quì xuống van xin: “Nếu Ngài muốn”. Chúa đã chữa lành và đưa anh về sống cùng với mọi người, không còn sống vất vưởng bên lề xã hội nữa.

Điều quan trọng mà người Tín hữu hôm nay cần bắt chước anh là mạnh dạn đi loan truyền Tin Mừng giải phóng của Chúa Giêsu, đã chữa anh khỏi cái lề luật lỗi thời. Vì tình nghiã con người, chứ đừng vì luật lệ con người đặt ra để đàn áp niềm tin của con người.

Lời Chúa tôi ghi nhớ: “Coi chừng, đừng nói gì với ai cả” (câu 44)

Phó tế: GB Nguyễn văn Định
 
Tình yêu tha thứ
LM. Anphong Trần Đức Phương
15:06 15/02/2009

TÌNH YÊU THA THỨ



(CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN, B)
(CHÚA LÀ ĐẤNG NHÂN HẬU VÀ HAY THA THỨ)


Trong Chúa Nhật này, các Bài Đọc nhấn mạnh về tình yêu hay tha thứ của Chúa đối với nhân loại. Trong Bài Đọc I (Isaia 43, 18-19, 21-22, 24-25) qua miệng Tiên Tri Isaia, Thiên Chúa nói đến tình yêu thương sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con người và giúp họ canh tân cuộc sống. Trong bài Phúc Âm (Matco 2, 1-12) Chúa Giêsu nói với người bại liệt: “Tội con đã được tha!” cũng để nhấn mạnh lòng thương xót của Chúa sẵn sàng tha thứ tội lỗi con người. Bài Đọc II (2 Corinto 1, 18-22), Thánh Phaolô nhấn mạnh đến bản tính Thiên Chúa là luôn luôn hằng hữu, duy nhất, không thay đổi “không vừa có lại vừa không!”

Chúa Nhật tuần trước, chúng ta suy niệm về định nghĩa của Thánh Gioan “Thiên Chúa là Tình Yêu.” (1 Gioan 4, 8). Tất cả là vì tình yêu. Tình Yêu tạo dựng và cứu chuộc. Chính vì Tình yêu, Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa, cho làm chủ mọi loài. Cũng vì Tình yêu, Thiên Chúa đã xuống thế làm người, rao giảng tình yêu thương tha thứ và chấp nhận chết trên Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại.

Trong Bài Đọc I, Chúa bảo chúng ta hãy quên đi những lỗi lầm quá khứ, hãy làm mới lại cuộc đời, vì chính Chúa đã xóa bỏ mọi tội lỗi của chúng ta, chính Chúa đã quên đi những lỗi lầm của chúng ta, dù trong quá khứ, đã nhiều lần chúng ta phạm tội xúc phạm nặng nề đến Chúa. Trong bài Phúc Âm, Chúa nói với người bất toại “tội con đã được tha,” vì theo quan niệm thời đó, bệnh tật là dấu chỉ của tội lỗi. Nói như vậy, Chúa muốn chứng tỏ với những “luật sĩ” có mặt ở đó “ở dưới đất, Con Người có quyền tha tội!” Chính Ngài đã chết để chuộc tội nhân loại. Ngài là Thiên Chúa, Ngài có quyền tha tội và Người sẵn sàng tha tội khi người có tội đến để xin ơn tha thứ. Nói như vậy, Chúa Giêsu cũng muốn nói lên tình yêu của Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi của con người khi họ biết cố gắng canh tân cuộc sống. Nếu đọc tiếp đoạn Phúc Âm này, chúng ta sẽ thấy Ngài nói nhấn mạnh hơn “Người mạnh khỏe không cần thầy thuốc, người đau yếu mới cần. Con Người đến không phải để tìm người công chính, nhưng để tìm người tội lỗi.” (Matco 2, 17). Các sách Tin Mừng ghi lại nhiều dụ ngôn Chúa Giêsu nói để tỏ ra tình Chúa thương xót những người tội lỗi và muốn cứu vớt họ; như dụ ngôn người chăn chiên đi tìm con chiên lạc và khi tìm được đã vui mừng vác lên vai để mang về đoàn (Luca 15, 4-7); như dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu (Luca 15, 11-13). Ngay trong Cựu Ước, qua các tiên tri, Thiên Chúa đã luôn tỏ tình thương xót, tha thứ cho các tội Dân Chúa vấp phạm, sau khi đã cảnh tỉnh và sửa phạt họ. Thánh Vịnh 203 là lời cầu xin và ca tụng tình Chúa hay thương xót và thứ tha “Chúa là Đấng nhân hậu, từ ái, Người đại lượng và chan chứa tình thương, Người không xử với chúng ta như chúng ta đáng tội, và không phạt chúng ta theo tội lỗi của chúng ta…”

Noi gương lòng thương xót hay tha thứ của Chúa, chúng ta cũng hãy sẵn sàng quên đi và tha thứ cho nhau những lỗi lầm. Chính Chúa Giêsu đã nhắc nhở chúng ta: “Các con hãy có lòng nhân từ, như Cha các con là Đấng nhân từ. Các con đừng xét đoán, thì các con sẽ không bị xét đoán. Các con hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa tha thứ…” (Luca 6, 36-37). Chúa là Cha yêu thương, và trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu xin “Xin tha tội chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.” Chúng ta thường cầu xin “Xin Chúa thương xót chúng con!” Vậy, chúng ta cũng hãy cầu xin Chúa cho chúng ta có lòng thương xót, tha thứ cho mọi người, và giúp mọi người trở về với Chúa.

Với niềm tin tưởng nơi Chúa là Cha hay thương xót và thứ tha, và noi gương Chúa để chính chúng ta cũng sẵn sàng thông cảm và tha thứ cho người xúc phạm đến chúng ta, chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn để bước vào Mùa Chay Thánh với Thứ Tư Lễ Tro trong tuần này. Trong suốt Mùa Chay Thánh, với lòng sám hối ăn năn, canh tân cuộc sống, chúng ta sẽ cảm nghiệm được sâu xa hơn Tình Chúa Thương Xót qua các Bài Đọc trong suốt Mùa Chay, và chúng ta sẽ có can đảm để chết đi với tội lỗi, hòa giải với Chúa là Cha chúng ta, và hòa giải với nhau như những người anh chị em trong gia đình nhân loại, để chúng ta có thể sống lại thật với Chúa bằng cuộc sống mới trong Mùa Phục Sinh.

 
Top Stories
Catholic Church in Vietnam asks for prayers as talks with Government nearing
Rev. John Trần Công Nghị
12:05 15/02/2009
The Vietnamese Catholic Bishops Conference has been officially informed by the Holy See about the upcoming visit to Vietnam by its delegate on Feb 15, 2009 and asked for worldwide Catholics and concerned people to be unanimous with the Church and its delegate in praying for a fruitful outcome of the dialogue with the Vietnamese communist government.

Msgrs: Pietro Parolin, Francis Dung, Barnabe Phương just arrived in Hanoi
In a letter dated Feb 13, 2009, bishop Peter Nguyen Van Nhon, President of the Conference has informed that Monsignor Pietro Parolin, the Holy See's Undersecretary of State for Relations with States said he will be coming to Vietnam in company with Msgr. Francis Cao Minh Dung, chief of Southeast Asia bureau at the State Department and Msgr. Barnabe Nguyen Van Phuong, bureau chief at the Congregation for the Evangelization of Peoples on this coming Sunday, Feb 15.

According to the information given by the Conference's President, the Vatican delegate plans to be attending several working sessions with representatives from Vietnamese Foreign Ministry and the Committee of Government for Religious Affairs. Also on agenda will be its meeting with the Executive Committee of the Vietnamese Catholic Bishops Conference. Last but not least will be its visits to Thai Binh and Bui Chu dioceses of North Vietnam.

In his letter, the Conference's President specifically asks for the clergy and faithful prayers and sacrifices which he believes would be "a sign of solidarity and love for the Church, from which we can perceive the desire that Jesus held as he was praying to God the Father for us 'to be in one' (Ga 17,21) " during the Vatican delegate's visit and talks being conducted in Vietnam.

Vietnam's government on the other hand had announced on Feb. 12 that meetings will be held next Monday and Tuesday to "discuss the possibility of establishing 'diplomatic relations' with the Holy See", Foreign Ministry spokesperson Le Dung was quoted as saying by the country's official news agency.

"The Government of Vietnam and (the) Vatican have agreed to convene the first meeting of (the) Vietnam-Vatican join working group," Mr Dung said, in fulfillment of "Vietnam's foreign policy of independence, sovereignty, multi-lateralization and diversification of international relations".

The Vietnamese Goverment delegation will be headed by Deputy Foreign Minister Nguyen Quoc Cuong while the Vatican's delegation will be headed by Msgr. Pietro Parolin, Under-Secretary of State for Relations with States.

The announcement has followed statements made by Prime Minister Nguyen Tan Dung after his visit to the Vatican in January 2007, which at the time seemed to indicate an improving diplomatic relation.

In June of last year Vietnam's official news agency VNA had described previous visit by a Vatican delegation to Vietnam as a "success" when the two sides agreed to set a date "as soon as possible" to convene the join working group and speed up the development of "normal diplomatic relations."

However the government's action has been such a far cry from what they described in the news.

In contrary with what Vietnam Prime Minister has promised the Vatican during his said visit in reference to returning seized properties to the Church, series of faithful and clergy mistreatment and abuse during Thai Ha and Hanoi nunciature conflicts as well as in Saigon and Vinh Long dioceses have clearly shown the Church and its followers what the Vietnam government's true intention is! Conclusion can also be drawn from a statement made public by the same Prime Minister who in 2007 promised the Vatican one thing and later turned around and defended his state's policy in denying the right to reclaim church's property.

Moreover, at a time when the country's government has shown an increasing hostility toward the religious followers, faithful and clergy alike have expressed concerns that Vietnam Foreign Ministry and the Committee for Religious Affairs would put a great pressure on the Vatican delegation for the removal of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet who have suffered a long period of virtual house arrest, calculated public defamation campaign by state-controlled media, not to mention public threat of violence and death aimed at him personally.

Another hot topic on the agenda would be the long delays in the appointment of bishops and diocesan administrators some dioceses. This has always been a central point on the agenda in the bilateral meetings between the Vatican and the Vietnam government. There are numerous dioceses such as Phat Diem, Ban Me Thuot still without a bishop, and there are aging bishops who would like to but cannot retire due to lack of replacement such as bishops of Vinh and Thai Binh dioceses.

With the meetings at the highest level of statemen are within reach, the Vietnamese Catholics both at home and abroad alike are watching closely with much interest. Despite all less than perfect outcome in the past from dialogues being held between the two states, many still hope that the Holy Spirit will be upon the delegate during this negotiation process so that it will not only be able to convey to the state of Vietnam its Christian/citizens legitimates aspiration on their land issue but also to reiterate the Church and its faithful's right to live in dignity and freedom to practice their religion.
 
Thousands welcome the Holy See delegation at Hanoi Archbishopric
J.B. An Dang
13:09 15/02/2009
A Vatican delegation led by the second position in the Vatican's diplomatic service began its annual visit to Vietnam on Sunday Feb. 15 after the Church has struggled through a difficult year, clashing with the Communist regime repeatedly over the ownership of Church properties that have been seized by the government for decades.

Welcome ceremony at Hanoi Archbishoporic
Archbishop Joseph Ngo and Msgr. Francis Cao Minh Dung
Msgr. Pietro Parolin and Msgr. Barnabe Nguyen Van Phuong
The delegation - made up of Msgr. Pietro Parolin the Under-secretary for Relations with States; Msgr. Francis Cao Minh Dung, head of Bureau of South East Asian Affairs at the Secretariat of State; and Msgr. Barnabe Nguyen Van Phuong, bureau chief at the Congregation for the Evangelization of Peoples – arrived Noi Bai airport at 9:45 am Sunday local time, marking the 16th annual visit of the Holy See in Vietnam.

Upon their arrival at the Hanoi Archbishopric, the delegation was warmly greeted by Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, Auxiliary Bishop Lawrence Chu Van Minh, priests, religious, seminarians and students.

A meeting between Archbishop Joseph Ngo and the delegation was to follow the highly energetic welcome ceremony.

Sources from the Hanoi Archbishopric told Vietcatholic News, on the next couple days which are Monday and Tuesday, the delegation will attend meetings with government authorities at the Foreign Ministry and the Central Committee Religious Affairs, discussing a number of issues relating to diplomatic relation between Vietnam and the Holy See.

Vietnam government announced on Feb. 12 that these meetings are to "discuss the possibility of establishing 'diplomatic relations' with the Holy See". However, local Catholics sources believe it will not be the main topic in the agenda.

Since last September, Vietnam government has repeatedly asked for the removal of Archbishop Joseph Ngo who has suffered a long period of virtual house arrest, a calculated public defamation campaign by state-run media, not to mention public threat of violence and death aimed at him personally. The government has attacked him for his strong support for Catholic protests asking for the requisition of Church properties and for speaking his mind on how he feels- as clergy and as private citizen- about ability to govern of many current public officials.

"The government raised the issue [of the archbishop's transfer] with the Vietnamese Catholic Bishops Conference and was frankly rejected by bishops," said Fr. Joseph Nguyen from Hanoi. "But it will try again. For that reason, the Vatican delegation will face enormous level of difficulty," he warned.

Sharing the same concerns, in a letter dated Feb 13, 2009 to inform the visit of the delegation, Bishop Peter Nguyen Van Nhon, President of the Conference, asked Catholics in Vietnam for "intensive prayers and sacrifices as a sign of solidarity and the love for the Church."

After talks with government officers in Hanoi, the delegation will have meetings with the Executive Committee of the Vietnamese Catholic Bishops' Conference and with Vietnamese archbishops.

Last but not least will be its visits to Thai Binh and Bui Chu dioceses of North Vietnam.

The situation of the Church in Vietnam has been somewhat improved due in good part to the persistent efforts of the Holy See to maintain an official dialogue with the authorities, including a more or less annual visit to Vietnam of a Vatican delegation. However, there can be no denying that religious freedom is still severely limited in today's Vietnam.

Typically, the government still requires consultation on the appointment of bishops and the selection of candidates for the priesthood.

Church property is another problem that has caused a series of Catholic protests last year. Many properties that once belonged to the Church have been administered by the State on the grounds that they were needed for social purposes. Even when their purposes are no longer met, the buildings are seldom returned to their owners.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
CĐCGVN- Nam Úc, Tiệc Liên Hoan, Mừng Bánh Chưng Việt Hương Thành Công
Jos. Vĩnh SA
07:20 15/02/2009
CDCGVN-Nam Úc, Tiệc Liên Hoan, Chiêu Đãi Nhóm Gói Bánh Chưng Việt Hương Thành Công


Sau Thánh Lễ lúc 9 giờ 30 sáng, Chúa Nhật ngày 15/02/2009. Ban Tuyên Úy và Ban Mục Vụ Cộng Đồng đã mở tiệc liên hoan khoản đãi nhóm gói bánh chưng Việt Hương, Tết Kỷ Sửu.

Được biết trong tuần qua, trưởng Ban Tổ Chức sản xuất bánh chưng Việt Hương, đã báo cáo thành quả sau hơn một tuần gói bánh chưng Việt Hương và sản xuất tung ra thị trường Nam Úc để ba con đồng hương mừng Xuân, đón Tết, với kết quả thành công vượt mức dự định.

Bà Nguyễn Thị Hiên trưởng ban, đã làm một bài toán, báo cáo với những con số tuyệt đẹp trên tờ TIN hàng tuần của Cộng Đồng như sau:

-Tổng số thu: $74,083-5o Úc Kim

-Ân nhân ủng hộ: $380-oo Úc Kim

-Tổng số tiền chi phí: $21,880-oo Úc Kim

-Tổng số tiền lời thu được: $52,583-5o Úc Kim

(Năm mươi ngàn, năm trăm tám mươi ba đồng, năm mươi xu)
. Sau khi đã trừ tất cả các chi phí

Đây là một thành quả thật đáng khích lệ của nhóm thiện nguyện gói bánh chưng, với trên 80 người tình nguyện mỗi ngày, thức khuya dậy sớm hơn một tuần lễ, trước Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu.

Số tiền lời trên “Năm Mươi Hai Ngàn, Năm Trăm Đồng” thu được đã xung vào quỹ xây cất Cộng Đồng, để chuẩn bị cho một công trình sắp sửa thực hiện trong tương lai, đang được HĐMV bàn thảo, có thể là thiết kế một hồ sen hình tròn, nằm về hướng bắc, trước Hội Trường của trung tâm Cộng Đồng, có độ sâu khoảng trên 1,5m, đường kính rộng khoảng 30m với tượng đài “Đức Mẹ Thuyền Nhân” sẽ xây nổi trên giữa hồ, nối liền với bờ hồ bằng chiếc cầu vồng 1/4 hình bán nguyệt (giống mô hình cầu Thê Húc, hồ Hoàn Kiếm) bắc từ bờ hồ ra đài Đức Mẹ. (Đang chờ KTS vẽ mô hình và lấy biểu quyết).

Đây là một công trình đã có kế hoạch trong bản vẽ từ lâu, trước khi xây cất trung tâm, nay đã đến lúc cần phải tiến hành lên kế hoạch thứ IV, sau khi đã hoàn tất các công trình xây cất:

-1. Hội Trường Đa Dụng

-2. Nhà Chung

-3. Khu vực sân chơi với Mái Cánh Buồm.

Năm nay Cộng Đồng đang phát động kế hoạch, chuẩn bị thi công xây cất tượng đài Đức Mẹ Thuyền Nhân và Hồ Sen hoặc Công Viên.

Nhờ vào các trương mục tài chánh do chính phủ Úc Châu tài trợ, cộng thêm với những tấm lòng quảng đại, hy sinh đóng góp của mọi người trong Cộng Đồng. Hy vọng một ngày gần đây, trung tâm Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc sẽ thiết kế lên nhiều thắng cảnh đẹp mắt.

Tiệc liên Hoan
 
Phái Đoàn Tòa Thánh đã tới Hà Nội và tuần tới sẽ làm việc với Nhà cầm quyền Việt Nam
Giuse Trần Ngọc Huấn
11:18 15/02/2009
HÀ NỘI - - Sáng Chúa Nhật hôm nay, ngày 15 tháng 2 năm 2009, nhận lời mời của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, phái đoàn của Bộ Ngoại giao Tòa Thánh đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 16 đến 21 tháng 2.15 giờ chiều ngày 15 tháng 2 năm 2009, tại Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đã diễn ra nghi thức chào đón phái đoàn Tòa Thánh đến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Xem hình ảnh Tòa TGM Hà Nội tiếp Phái đoàn Vatican

Các Đức ông: Pietro Parolin, Cao Minh Dung, Nguyễn Văn Phương
Phái đoàn gồm có Đức ông Pietro Parolin, thứ trưởng Ngoại giao của Tòa Thánh, đặc trách các vấn đề quan hệ với các quốc gia, làm trưởng Phái đoàn cùng với Đức ông Phanxico Cao Minh Dung, đặc trách vùng Đông Nam Á Châu của phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, vụ trưởng Bộ Truyền Giáo.

Phái đoàn đã được chính phủ Việt Nam đón tiếp và sắp xếp chỗ ăn nghỉ tại một khách sạn ở gần Tòa Tổng Giám mục Hà Nội.

Từ năm 1989 đến nay, các phái đoàn của Tòa Thánh đã có 16 chuyến thăm Việt Nam để thảo luận các vấn đề hợp tác giữa hai bên. Đây là chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần thứ tư của Đức ông Pietro Parolin. Trong tất cả 16 chuyến thăm và làm việc đều có sự tham dự của Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương. Trước đó, tháng 6/2008, Đức ông Parolin đã dẫn đầu phái đoàn Vatican đến Hà Nội và làm việc với Chính Phủ Việt Nam, gặp gỡ Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Gia Khiêm, Ban Tôn giáo Chính phủ, đồng thời viếng thăm Thánh Địa Lavang và giáo phận Đàlạt.

Phái đoàn Vatican thăm Việt Nam lần này có thêm nhân sự mới là Đức ông Phanxicô Cao Minh Dung. Đức ông Dung là người được đào tạo chuyên nghiệp về ngành ngoại giao của Tòa Thánh, sau khi được đào tạo và tốt nghiệp Trường Ngoại giao của Tòa thánh Vatican. Trên 20 năm qua, Ngài đã được bổ nhiệm đi làm việc tại các Tòa Đại Sứ của Giáo Hội tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó gồm cả Tòa Khâm Sứ Vatican ở Hoa Thịnh Đốn. Mới đây Đức ông Dung đã được bổ nhiệm về làm việc tại chính phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và đặc trách vùng Đông Nam Á Châu.

Cũng nên nhắc lại rằng, trong chuyến thăm Cộng hòa Italia cuối tháng 1/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm Tòa Thánh và có cuộc hội kiến với Giáo Hoàng Benedicto XVI. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI cũng đã nói qua về viễn ảnh việc thiết lập quan hệ ngoại giao và việc Đức Giáo hoàng sang thăm Việt Nam. Phái đoàn của Bộ Ngoại giao Tòa Thánh sẽ có các cuộc gặp gỡ và làm việc với Bộ Ngoại giao Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường làm trưởng đoàn. Trong khuôn khổ những cuộc tiếp xúc giữa Tòa Thánh và Chính phủ Việt Nam trong vài ngày tới đây, việc xúc tiến các công việc để tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên sẽ là chủ đề được chú trọng hàng đầu.

Được biết đây là cuộc làm việc đầu tiên của Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican. Chương trình làm việc giữa hai phái đoàn sẽ diễn ra tại Hà Nội.

Ông Lê Dũng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ngày 11-02-2009 tại Hà Nội, cũng cho biết mục đích cuộc họp của Nhóm công tác hỗn hợp này là “để trao đổi về vấn đề thiết lập quan hệ” giữa Việt Nam và Tòa Thánh Vatican. Tuy nhiên, trong các lần gặp gỡ trước, vấn đề nhân sự cũng được đề cập đến và hiện nay vẫn còn một số giáo phận trống toà như Phát Diệm, Buôn Mê Thuột. Đức cha Fx. Nguyễn Văn Sang – Giám mục Thái Bình - cũng đã được Toà thánh chấp thuận về hưu cho đến khi tìm được người kế vị. Đức cha Cao Đình Thuyên của giáo phận Vinh cũng đã bước qua tuổi 82 mà chưa có người thay thế.

Không phải ở Việt Nam thiếu nhân sự đủ khả năng. Vấn đề này, theo nhiều nguồn tin cho biết, còn nhiều bế tắc là do chưa tìm được sự đồng thuận giữa chính quyền và giáo hội về các ứng viên.Trong chương trình chuyến thăm lần này, bên cạnh những buổi làm việc với Bộ ngoại giao, Ban Tôn giáo của chính phủ Việt Nam, phái đoàn Tòa Thánh cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ gỡ với đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam và đến thăm hai giáo phận Thái Bình và Bùi Chu.



 
Giáo xứ Bắc Hải, Hố Nai, tổ chức Lễ Tình Nhân ''Vườn Yêu''
Giuse Khổng Hữu Nguồn
22:07 15/02/2009
HỐ NAI - Như ngày lễ Valentine 14 tháng 2 năm 2008, năm nay Giáo Xứ Bắc Hải tổ chức chương trình lễ hội cách đặc biệt hơn, thu hút nhiều gia đình trẻ, nhất là các bạn trẻ đang yêu, sắp yêu, đến thưởng thức đêm hội “Vườn Yêu” được tổ chức tại phía đông sân nhà thờ giáo xứ.

Xem hình ảnh

Mở đầu đêm khai mạc lễ hội Valentine, cha phó Đaminh Trần Mạnh Duyên đặc trách giới trẻ xứ lên dâng lời cảm ơn cha xứ, cảm ơn qúy vị Ban hành giáo, các đoàn hội các giới, các mạnh thường quân, các ân nhân, các ca sỹ, các bạn trẻ của các giáo xứ nội ô thành phố Biên Hoà, nhất là cha xứ đã quan tâm động viên tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cùng với mọi người đã làm cho lễ hội đêm nay thật hoành tráng, vui tươi, nhộn nhịp, trẻ trung.

Trong dịp này, Ngài cũng chúc mừng cho các gia đình trẻ, các bạn thanh niên nam nữ đang yêu, sắp yêu, “Luôn luôn biết tôn trọng tình yêu, giữ gìn cho nhau, lắng nghe nhau để hiểu và cảm thông cho nhau”.

Khán giả vừa thưởng thức các món ăn Buffer tại chỗ vừa theo dõi chương trình đêm hội.

Các bạn trẻ trong xứ đã khéo kết hợp giao lưu văn nghệ với các Ca sĩ giáo xứ bạn như: Tân Mai, Nam Hải, Hà Nội, Kim Bích, Hoà Hiệp… Ca sĩ Gia Ân đến từ Thành Phố Sài Gòn, các nhóm Hip Hop: Boombi đến từ giáo xứ Phúc Hải, nhóm Hip Hop: Show Style Crew đến từ nhà Văn Hoá Phường Tân Mai. Nhà ảo thuật gia Đan Cường. Đặc biệt năm nay có sự tham gia của nhà thiết kế thời trang Minh Thúy trong xứ, đã trình diễn những kiểu mẫu trang phục dành cho các em và người lớn, trong sinh hoạt gia đình, nơi công cộng, trong công sở cũng như các lễ hội.

Tình yêu thì ai cũng cần có, ở bất kỳ nơi đâu và thời nào cũng cần để làm cho cuộc sống thêm thi vị nhiều mầu sắc và chắc chắn chỉ có tình yêu thực sự mới đem lại hạnh phúc cho nhau. Như lời cha phó đặc trách giới trẻ xứ, trong thánh lễ “Ngài cầu chúc cho những người đang yêu, những đôi vợ chồng đã yêu luôn sống hạnh phúc, và sống giây phút hiện tại bằng tình yêu thương chính là hạnh phúc”.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cần một thầy phù thủy cao tay
Phong Thương
05:48 15/02/2009

CẦN MỘT THẦY PHÙ THỦY CAO TAY



Sau sự việc biến hai mảnh đất - 178 phố Nguyễn Lương Bằng và 42 Nhà chung, từ tay người này sang tay người khác thành công, các thầy phù thủy Hà Nội với tài hô biến của mình đã định bụng “phù phép” biến hai mảnh đất này thành của riêng, nhằm tư túi, nhưng đã không thành, bởi trước Chúa mọi trò ma thuật đều là trò trẻ con.

Chúa đã định liệu cách khác. Với niềm tin vào công lý- sự thật, được hỗ trợ và nuôi dưỡng bởi niềm tin vào Đấng thiêng liêng, hàng ngàn người Công Giáo đã đoàn kết, hiệp thông cầu nguyện làm cho những phép thuật hắc ám của các thầy phủ thủy Hà Nội không thể phát huy công lực và dự định của họ đã không thành hiện thực. Không đạt được mục đích, các thầy Hà Nội đành ngậm đắng nuốt cay, dùng phép thuật biến hai khu đất thành công viên.

Qua tờ biên bản mà cô phóng viên báo Hà Nội mới lập khi tiếp đoàn giáo dân và các luật sư tới khiếu nại: “yêu cầu Báo Hà Nội mới cải chính những thông tin sai sự thật”, thì người ta đã thấy rõ ràng rằng, phép thuật mà Hà Nội dùng ở đâu và do ai tạo ra. Người ta đang họp trong phòng kín, ở một lâu đài kiên cố để mong luyện được những phép thuật nhằm trị niềm tin người Công Giáo. Trong khi đó, ở bên ngoài, những người dân trong hành trình đi tìm công lý- sự thật không hề mệt mỏi, nản lòng. Họ đi hết từ nơi này đến nơi khác, dù chỉ là để nghe người ta trả lời: “Chúng tôi chưa giải quyết.”

Chưa giải quyết có nghĩa là chưa luyện xong phép thuật, chưa tìm được câu “thần chú” nào khả dĩ có thể phù phép biến công cuộc khiếu nại của người giáo dân thành một thứ gì khác. Đối với những người Công giáo, cái hôm nay họ đòi không còn là những cái cụ thể như vật chất, đất đai, nhưng cái họ đòi là những giá trị tinh thần như sự thật, công lý, danh dự, những quyền cơ bản của con người…

Trong quá khứ, lúc phong trào cầu nguyện đòi đất của người công giáo lên cao trào, các thầy Hà Nội đã dùng hết phép thuật, cố tình biến cuộc nguyện cầu đòi đất hòa bình của Giáo dân thành một cuộc biểu tình, gây rối trật tự công cộng, nhưng không thành. Điều đó chứng tỏ rằng phép thuật mà họ dùng đã hết hiệu nghiệm.

Chính vì thế, đứng trước sự kiện các giáo dân yêu cầu các báo đài phải cải chính theo luật, thì các thầy phù thủy Hà Nội đang rất bối rối không biết phải niệm câu thần chú và sử dụng phép thuật nào? Có lẽ, vì chưa luyện được phép thuật nào khả dĩ, nên các thầy phù thủy Hà Nội bèn sử dụng phép mọn: cù cưa, dây dưa, kéo dài, không đưa ra một câu trả lời dứt khoát. Bằng trò hèn này, các phù thủy Hà Nội đang mong thời gian sẽ làm các giáo dân mệt mỏi, mất đi tính kiên nhẫn của người khiếu kiện, khiến cho họ nôn nóng có gì sơ suất, để các thầy quy họ vào cái tội mà các thầy đã từng kết cho nhiều vụ khiếu nại khác, như: “lợi dụng quyền tự do dân chủ”, “lợi dụng quyền tự do tôn giáo”, “lợi dụng chính sách, đường lối của đảng và nhà nước”, “tổ chức khiếu kiện đông người gây rối, mất trật tự trị an xã hội’’....

Cứ tưởng rằng các thầy phù thủy Hà Nội, với niềm tin chết tiệt vào Chủ nghĩa Mác – Lê, cao tay ấn, hóa ra, họ lại vẫn đang trông chờ vào một phép thuật cũ mèm, đầy tính thụ động, chờ đợi. Cũng phải thôi, vì vừa làm trưởng bản, vừa làm thầy mo, thì làm sao có chính nghĩa để mà chủ động.

Những người Công Giáo hôm kia đi đòi đất, hôm nay đang đi đòi lại danh dự của mình, họ thừa hiểu rằng việc đòi lại danh dự cũng sẽ giống như việc họ đòi lại đất. Họ không hy vọng các thầy mo, kiêm trưởng bản Hà Nội, sẽ giải quyết vụ việc của họ dựa trên các cơ sở pháp luật. Nhưng dù sao, việc các giáo dân quyết tâm đòi lại danh dự của mình, đang đẩy các thầy phủ thủy Hà Nội vào một tình thế hoặc phải trả lời dứt khoát, hoặc phải cấp tốc tìm ra một bùa phép mới. Cho dù, các thầy phủ thủy Hà Nội có tìm ra được bùa phép gì hay niệm được câu thần chú nào khác, thì việc làm ‘ma giáo’ của họ cũng sẽ bị phơi bày trước ánh sáng cho toàn thể nhân dân và thế giới biết.

Đây sẽ là một thắng lợi cực kỳ lớn lao mà chỉ có sự hiệp thông, đoàn kết trong Thiên Chúa mới có được.

Vậy, hãy nguyện cầu cho công lý và sự thật mau hiện diện trên đất Việt Nam, cho các thầy phù thủy Hà Nội bỏ ngay các trò “ma giáo” để dân tộc được thái bình, thịnh vượng.

14/2/2009
 
Năm Thánh Thái Hà: Nhớ thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn - Chứng Nhân Sự Thật
An Dân
11:32 15/02/2009
Sự hình thành của một chính thể luôn phải trả giá bằng máu hay mạng sống của những con người trung kiên. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của một một dòng tu hay một tu viện cũng luôn cần những con người quả cảm, dám sống chết cho lý tưởng.

Sự hình thành, tồn tại và phát triển của Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội suốt 80 năm qua cũng không đi ra ngoài qui luật khắc nghiệt ấy.

Trong số những con người đã ghi lại dấu ấn đậm nét trên bước đường tồn tại và phát triển của Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội phải kể đến Thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn – người tù không án, người tôi tớ Chúa, dám sống cho sự thật, bị bắt vì sự thật và chết cho sự thật.

Thầy Gioakim Nguyễn Tấn Văn sinh ngày 15 tháng 3 năm 1928, tại Ngăm - Giáo, một làng quê nhỏ nằm giữa Hà Nội và Hải Phòng, thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 17 tháng 10 năm 1944, thầy được nhận vào làm Dự tập sinh Dòng Chúa Cứu Thế và được nhận tên Dòng là Marcel. Ngày 8 tháng 9 năm 1946, lễ sinh nhật Đức Mẹ, thầy được khấn trong Dòng.

Ngày 7 tháng 2 năm 1950, thầy rời nhà Hà Nội tới phục vụ tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.

Ngược với dòng người đang hoảng loạn di tản vào Nam tránh nạn cộng sản, ngày 14 tháng 9 năm 1954, lễ Suy tôn Thánh giá, thể theo lời kêu gọi của các bề trên, thầy rời Nhà Sài Gòn trở về Hà Nội để cùng với cha Giuse Vũ Ngọc Bích – người đã quay trở về Hà Nội trước đó, giữ đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Trước khi lên máy bay trở lại Miền Bắc và sẽ không bao giờ trở lại, thầy đã quả quyết với những người khuyên thầy đừng trở lại Hà Nội rằng:

“Không ai, không gì có thể tước được vũ khí của Tình yêu của tôi. Tôi ra đi để chứng tỏ giữa vùng cộng sản vẫn có người yêu mến Chúa, yêu mến Thiên Chúa nhân lành… Cái chết của tôi sẽ là sự sống của nhiều người. Cái chết của tôi sẽ đánh dấu thời kỳ bắt đầu hòa bình cho Việt Nam” (trích Tiểu sử Marcel Văn: “Tình yêu không thể chết”, tr. 10).

Lời đanh thép này đã là lời tiên báo con đường thập tự mà thầy sẽ trải qua và điều ấy đã xảy ra sớm hơn những gì thầy dự định: ngày 7 tháng 5 năm 1955, ngày kỷ niệm 26 năm thành lập Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội, Marcel Văn bị bắt khi đứng ra làm chứng cho sự thật. Chuyện kể rằng:

“Sáng ngày 7 tháng 5 năm 1955, Marcel Văn ra phố mua đồ dùng và nhân tiện lấy chiếc xe Môbilét gửi sửa từ hôm trước. Trên đường phố, Văn nghe thấy một số người bàn qua, tán lại câu chuyện hoàn toàn sai sự thật… về Miền Nam. Những người này cho rằng, ở Miền Nam, dân bị đưa đi làm khổ sai, thanh niên phải đi lính cho đế quốc… Trước những lời lẽ thô bỉ, những luận điệu sai trái này, nghĩ cần phải lên tiếng, Marcel Văn đã ôn tồn và lịch sự xác nhận: “Chính tôi đây, từ trong Nam ra…tôi xác nhận là Chính phủ Miền Nam không hành động như vậy” (theo Tiểu sử Marcel Văn: “Tình yêu không thể chết”, tr. 10).

Những năm tháng tù đầy đối với thầy là những năm tháng nghiệt ngã: bị tra tấn, biệt giam, đấu tố… bị mua chuộc, dụ dỗ ra nhập “Ủy Ban Liên Lạc Những Người Công giáo Yêu nước” và bị kết 15 năm tù không án, nhưng thầy vẫn kiên trung với sứ mạng và tiếp tục làm chứng cho sự thật. Trong một bức thư viết vội trong tù gửi cha bề trên Dòng, thầy đã viêt:

“Nếu con muốn sống, thật quá dễ dàng: con chỉ việc tố giác cha. Chắc cha biết qua về “phong trào tố khổ” của những người “yêu nước”, những người “cách mạng Việt Nam” rồi chứ gì? Ôi! Tinh thần yêu nước! Ôi! Cách mạng! Người ta đã nhân danh ngươi để phạm biết bao tội ác!”

Thầy cũng viết cho cha linh hướng của mình:

“…thời gian qua con đã phải chiến đấu rất nhiều, và chịu đủ mọi khổ hình về tâm não. Kẻ thù dùng nhiều mưu bắt con phải đầu hàng, nhưng chưa bao giờ con lại để mình hèn nhát đến thế. Cũng có thể nói nếu con ham sống, thì ngày nay con không còn bị nhốt trong tù nữa. Nhưng kẻ thù lại không muốn để con chết một cách anh dũng và dễ dàng như thế. Cha hiểu con nói gì rồi. Cha cầu nguyện nhiều cho con, cách riêng cho các tín hữu Bắc Việt” Tù 304 A. (Thư 17.11.1955 gửi cha A. Boucher).

Theo các chứng từ còn để lại, chính quyền thời đó đã dùng mọi biện pháp để thuyết phục thầy “nhận tội”, nhưng thầy đã quả quyết: “Tôi không thú nhận tội ác mà không bao giờ tôi phạm” và sự kiên cường ấy khiến thầy phải trả giá bằng chính mạng sống mình.

Tháng 8 năm 1957, thầy bị chuyển tới trại số 2, Yên Bình, Yên Bái. Suốt hai năm sống tại đây phần lớn thời gian thầy bị biệt giam, không được tiếp tế thăm nuôi. Thầy bị lao phổi nặng.

Ngày 10 tháng 7 năm 1959, thầy đã an nghỉ trong cánh tay Chúa nhân từ, kết thúc một cuộc đời luôn dám sống cho sự thật và đã chết vì can đảm làm chứng cho sự thật. Chút xương tàn của thầy, giờ đây, vẫn còn đang chìm dưới lòng Hồ Thủy điện Thác Bà như một chứng tích tố cáo một thời kỳ lịch sử đầy bất công mà chế độ cộng sản đã gây ra cho đất nước và cho dân tộc.

Cuộc sống, cái chết và tấm gương anh dũng của thầy trong cuộc đấu tranh cho công lý và sự thật đã làm nẩy sinh những tín hữu trung kiên, đang và sẽ mãi là động lực thôi thúc các thế hệ kế tiếp của Nhà Dòng tại Hà Nội tiếp bước thầy trong cuộc đấu tranh, dấn thân cho những con người bị áp bức, bị đẩy ra bên lề.

Thầy đã ra đi, nhưng con người và sự nghiệp đấu tranh cho sự thật vẫn còn đó. Thầy đã ra đi, cái chết, sự khổ nhục trong chốn lao tù đã làm trổ sinh ơn phúc giúp Dòng vượt qua được những giai đoạn gian khó nhất trong quá trình hình thành và phát triển suốt 80 năm qua.

Tám mươi năm qua với anh em Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội là một hành trình với những nỗi truân chuyên vất vả. Đó là 80 năm của hồng ân, nhưng cũng là 80 năm của thử thách: “máu, nước mắt hòa lẫn lời cầu nguyện của anh em trong Dòng cách riêng là của anh em Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội dâng lên cho Chúa suốt 80 năm qua, đang là bảo chứng vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của Dòng Chúa Cứu Thế nơi trái tim của Đất nước” (Trích kỷ yếu – kỷ niệm 75 năm Dòng Chúa Cứu Thế có mặt tại Việt Nam).
 
Về bên Mẹ, Nữ Vương Công Lý Thái Hà
Nguyễn Làng Nghi
11:33 15/02/2009
Con về bên Mẹ một sáng xuân
E ấp lời kinh trước đền hoa rực rỡ
Cúi chào Mẹ mà tâm can nức nở
Dặm đường xa, nẻo công lý Mẹ ơi !

Dặm đường xa, con đã đến đây rồi
Thái Hà trầm tư, lắng sâu tình Mẹ
Ai biết chăng vừa qua cơn dâu bể
Vẫn bình yên trong dáng dấp hiền hoà

Về bên Mẹ, mùa công lý đơm hoa
Dòng lệ nào tưới xanh hy vọng
Thuyền Sự Thật băng băng trên ngàn sóng
Lối Mẹ dẫn về khấp khởi trào vui

Về bên Mẹ một sáng xuân tươi
Hương lòng con toả thơm lời cảm tạ
Dâng về Mẹ bao đêm trường lạnh giá
Những hoài mong xoa dịu nỗi bất công

NĂM HỒNG ÂN nguyện xin Mẹ sánh cùng
Dặm đường xa, nẻo bến bờ công lý
Cho đoàn con luôn tín trung Mẹ nhé,
Biết hiên ngang tấu Bài Ca Ngàn Trùng !!!
 
Cuộc chiến biên giới, qúa khứ và hiện tại
Hoàng Cúc
16:03 15/02/2009
Đã khá lâu rồi, khi giảng về áng tuyệt văn Hịch Tướng Sĩ của Đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các cô giáo thường phê bình Đức Thánh Trần thiếu tư tưởng cách mạng tiến bộ, thiếu ý thức về tính nhân dân và bị chi phối nặng nề của tư tưởng phong kiến …! Thủa nhỏ, tôi cũng chỉ nghe rồi biết vậy, nào biết cụ thể những điều đao to búa lớn kia muốn nói gì. Dù sao, tôi chỉ suy nghĩ đơn giản rằng Đức Thánh Trần vĩ đại lắm, việc cô giáo phê bình như thế dường như có gì không ổn lắm.

Vài lời chắp nhặt

Cũng một thời, tôi thường nghe bài hát với lời lẽ rằng:

Trần Quốc Tuấn
“Việt Nam - Trung Hoa,
Núi liền núi,
Sông liền sông,
Chung một biển Đông mối tình hữu nghị sáng như rạng đông.
Bên sông tắm cùng một dòng,
Tôi nhìn sang đấy anh nhìn sang đây!
Sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng.
A á ! Chung một ý chung một lòng!
Đường ta đi hồng mầu cờ cách mạng.
A á ! Nhân dân ta ca muôn năm!
Hồ Chí Minh - Mao Trạch Đông!”


Chiến tranh biên giới Việt Trung
Bài hát trên đây của Đỗ Nhuận rồi nhanh chóng bị quên lãng. Ngày 17-2-1979, cuộc chiến biên giới Trung – Việt nổ ra dữ dội, kéo dài nhiều năm. Giao thông hào, hố cá nhân, hầm chữ A được đào khắp các trục đường giao thông trong làng, xã, huyện, tỉnh. Khắp nơi người ta đồn thổi về sự dã man của quân bành trướng. Những áp phích rất lớn tố cáo tội ác của quân xâm lược được dựng lên ở các ngã ba ngã tư đường. Tranh cổ động ngập tràn trên các bức tường nơi có nhiều người qua lại. Đám học sinh được học những câu tiếng Hoa như “bỏ súng xuống!”, “giơ tay lên!”, “đầu hàng sẽ được đối xử tử tế” … Và rồi thay cho những bài hát ca ngợi tình hữu nghị quốc tế vô sản, tình anh em, tình đồng chí, là những bài hát chống quân bành trướng, đôi khi lời lẽ trong những bài này hẳn chỉ nên dành cho lũ lưu manh đầu đường xó chợ, chứ không nên biểu diễn trên sân khấu. Tôi xin ghi lại đây một ít lời của một bài hát thời đó để độc giả có dịp thưởng lãm: “Trung Quốc mặt mo, quân Trung Quốc mặt mo, thân mày như thân chó, mày theo đế quốc Mĩ, mày dở lắm trò hề …”

Dĩ nhiên cũng có những lời ca kiềm chế và chừng mực hơn: “Bao nhiêu con tim sững sờ chợt nghe Trung Quốc cướp đất Việt Nam. Xích xe tăng quân Trung Quốc phá tan bao nhiêu xóm thôn bình an. Hôm nay năm châu tiếp tục bài ca đoàn kết chiến đấu năm xưa: cùng Việt Nam đấu tranh giành tự do …” hoặc: “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, gọi dân ta vào cuộc chiến đấu mới. Quân xâm lược bành trướng dã man đã giày xéo mảnh đất tiền phương, lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương …”

Đọng trong kí ức

Trai tráng quê tôi nhiều người lên đường bảo vệ quê hương, trong số đó, không ít người vĩnh viễn không bao giờ trở lại quê nhà, một số nhỏ may mắn về được làng quê với những vết thương bầm dập trên cơ thể, hoặc hằn đậm trong tim. Có vài người trở thành điên loạn trong một thời gian khá dài.

Gần nhà tôi có một anh về lại quê nhà sống với bà mẹ già trong mái tranh dột nát. Thỉnh thoảng anh lại lên cơn gào thét điên dại hoặc hô xung phong. Những lúc tỉnh táo, anh kể lại những chuyện hãi hùng anh đã trải qua.

Thác Bản Giốc biên giới Việt Trung
Đơn vị anh đóng chốt trên một quả núi. Anh là người giữ khẩu B40. Bữa đó, quân Trung Quốc tấn công dữ dội lắm. Từ trên cao nhìn xuống, anh thấy cả biển lính đang tiến lên theo lệnh kèn. Đợi quân xâm lược tiến vào trong tầm bắn, anh khai hỏa theo mệnh lệnh của người chỉ huy. Trái B40 bay vào giữa bầy người và thiêu rụi một đám. Nhưng quân địch quá đông, quả đạn trúng đích tạo một khoảng trống, rồi quân địch lại tràn lên, giống như khi người ta ném một hòn đất xuống ao bèo tấm, chỉ ít giây sau, bèo lại tràn vào khoảng trống do viên đất vừa tạo ra. Anh đã bắn khoảng 10 quả B40 rồi ngất lịm ngay tại chỗ. Anh không biết bằng cách nào đồng đội đã đưa anh về được bệnh xá. Sau này họ cho anh biết rằng ngay sau đó đơn vị được lệnh rút lui. Họ đã dìu anh và thấy máu chảy khá nhiều từ tai anh.

Một người khác cũng tham gia trận chiến ngay từ những ngày đầu kể lại rằng ban đầu phía mình phòng bị ở tuyến biên giới rất mỏng. Tiểu đội anh chốt giữ tại một cao điểm. Quân Trung Quốc tràn sang rất đông và rất nhanh. Tiểu đội anh đã chống trả mãnh liệt, nhưng rồi sau đó chỉ còn lại ba người với vài thương tích trên thân thể. Tiểu đội trưởng đã hi sinh vì trúng đạn, ba người còn lại đành tháo lui, rồi lạc nhau mỗi người mỗi ngả. Thân thể rách nát, anh luồn rừng lội suối. Qua các bản làng xơ xác, anh phát hiện ra rằng quân Trung Quốc đã tràn qua và đang tiến quân ở phía trước anh. Do một may mắn lạ kì, anh đã tìm được một đơn vị du kích và nhờ đó thoát chết.

Đó là những điều tôi biết được về cuộc chiến qua lời kể của những người đồng hương tham chiến. Ngoài ra, cuộc chiến tranh biên giới chỉ để lại trong tôi chút ít kí ức hãi hùng do lời kể của người khác hoặc qua những bài báo ngắn ngủi về sự tàn ác khủng khiếp của quân bành trướng.

Người còn nhớ hay đã quên?

Cuộc chiến tranh biên giới đã bắt đầu cách nay đúng 30 năm. Căng thẳng và giao tranh chỉ mới chấm dứt cách nay khoảng 20 năm. Thời gian chưa thật dài. Trong kí ức của rất nhiều người Việt, nỗi đau cũ hẳn vẫn còn đâu đó. Nông Đức Mạnh sinh ra và từng nhiều năm làm việc tại tỉnh Bắc Kạn, thời chiến tranh biên giới là tỉnh Bắc Thái, tiếp giáp với các tỉnh biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, có biết gì về chiến tranh biên giới, có biết gì về những “cối xay thịt người” tại Hà Tuyên? Hay biết rõ mà vì chiếc ghế béo bở nên ca bài “sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi” ?

Giờ đây, Việt Nam – Trung Hoa lại “núi liền núi, sông liền sông” , vì khi khối cộng sản Đông Âu sụp đổ, chính quyền cộng sản Việt Nam mất đi chỗ dựa và nguồn viện trợ, để rồi trong cơn ngả nghiêng cùng khốn, họ đã nhanh chóng hoà giải và ngả ngay vào lòng đàn anh Trung Quốc. Con cáo già Trung Quốc không bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng để nắm tay rồi xiết cổ người đồng chí trong cơn cùng đường. Những bộ mặt trơ lì vô sỉ sẵn sàng ra rả nào là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” , nào là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” , dù mới đó không lâu các đồng chí từng nói chuyện với nhau bằng súng đạn!

Chuyện nhượng đất nhượng biển cho đến nay vẫn bị Đảng tìm mọi cách bưng bít và lảng tránh. Khi ai đó trưng ra bằng chứng thì những tên cò mồi lại đe doạ rằng bây giờ tiềm lực quân sự của Trung Quốc mạnh lắm, nếu chiến tranh lại xảy ra thì cơ hội sống còn của người Việt hầu như rất mong manh. Họ đã vội quên bẵng quá khứ mới chỉ cách nay có hai ba chục năm, nên dĩ nhiên làm sao nhớ nổi quá khứ xa hơn. Trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, xét về tương quan lực lượng quân sự, chưa bao giờ quân đội người Việt có thể so sánh được với quân đội Trung Hoa. Người Việt luôn phải chiến đấu trong tư thế như lời Nguyễn Trãi “thế trận xuất kì lấy yếu chống mạnh, dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều” . Nếu tổ tiên xưa cũng cứ viện lẽ mạnh yếu ít nhiều để đi từ nhượng bộ này tới nhượng bộ khác, nước non sông núi hẳn từ lâu đã chẳng còn là của người Việt.

Không phải vô cớ mà người xưa luôn tìm cách nghị hoà với phương Bắc liền ngay sau mỗi cuộc chiến. Nằm ở thế liền kề một nước người đông như kiến lại mắc chứng bệnh vĩ cuồng, phải khéo léo và khôn ngoan trong cách cư xử là chuyện hệ trọng mang tính sống còn. Cũng vì lẽ đó mà những người được các triều đại cử đi giao thiệp với người Trung Hoa như Mạc Đĩnh Chi, Hồ Tông Thốc, Lương Thế Vinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Lê Quí Đôn, … hầu như luôn là những người thông minh, đối đáp giỏi hàng đầu của thời đại mình. Họ thực sự là “những đỉnh cao trí tuệ” . Trong quá khứ, các triều đại luôn có một nguyên tắc bất di bất dịch đối với người Trung Hoa: không bao giờ nhượng bộ khi có tranh chấp về biên giới. Phải mềm mỏng vì một nước nhỏ, dân ít không thể dấn thân vào những cuộc chiến triền miên thiêu rụi nhân tài vật lực với một nước lớn dân đông, nhưng đồng thời tiền nhân cũng luôn cho kẻ kia biết rằng khi cần chúng tôi cũng không ngại phải so kiếm với “thiên triều” .

Vài lời người xưa

Người Việt Nam từng đi học dĩ nhiên phải biết đến những cuộc chiến với kẻ thù truyền kiếp trải dài suốt lịch sử dân tộc. Những bài học lịch sử đã thổi vào con tim người Việt dòng máu tự hào và lòng quyết tâm bảo vệ quê hương. Ở tuổi học sinh, con tim của bao thế hệ người Việt đã từng ghi nhớ và sục sôi những lời tâm huyết của Đức Thánh Trần: “Ta từng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức rằng chưa được xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, ngàn xác ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm.” Dĩ nhiên, phải đặt những lời này trong bối cảnh của một dân tộc phải luôn tự vệ vì lẽ sống còn.

Vấn đề biên giới cũng chẳng phải là chuyện gì mới mẻ. Sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư từng ghi lại lời vua Lê Thánh Tông căn dặn người lo đàm phán với nhà Minh vào năm Hồng Đức thứ 4, 1473, như sau: “ Vua dụ bọn thái bảo Kiến Dương bá Lê Cảnh Huy rằng:"Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di. ”

Cũng sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư ghi lại lời trăng trối Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn dành cho vua nhà Trần như sau: “ … Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy … ”

Những lời dặn của tiền nhân đâu xa lạ gì với hầu hết người Việt. Nhưng có một thời, người ta đã tìm cách gạt bỏ, phủ nhận lại kho tàng khôn ngoan tích tụ từ bao đời. Tinh thần quốc tế vô sản đã khiến những kẻ mơ màng chỉ còn nghĩ tới một “thế giới đại đồng”, quên bẵng rằng con hổ đói vẫn đang chờn vờn rình rập. Các cô giáo tại xó nhà quê cũng không ngần ngại phê bình “theo định hướng” một vĩ nhân của dân tộc nhằm chứng tỏ rằng tất cả những gì xưa cũ đều là cổ hủ lạc hậu và vô giá trị, chỉ có xã hội mới XHCN mới mang lại những điều tốt đẹp! Sự thật ngày nay đã cho thấy rõ ràng những lời hứa hẹn đao to búa lớn một thời thực ra chỉ là hão huyền không tưởng.

Thoả thuận biên giới Trung – Việt vừa xong, sắp tới sẽ là hiệp định về biển Đông, đồng thời là “chủ trương lớn” bức tử Tây Nguyên, rước cọp dữ vào nhà. Sau đó sẽ còn những gì cụ thể nữa, đằng sau tất cả những chuyện đó còn những khuất khúc mờ ám nào nữa? Mỗi chúng ta cần phải lên tiếng vì sự tồn vong của dân tộc, bởi nỗi lo lắng trong tâm can của Đức Thánh Trần hơn 700 năm trước giờ đây đang thành sự thật: “Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được.”
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News