Ngày 15-02-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
“Ta muốn, anh hãy được sạch”
Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
08:05 15/02/2012
“Ta Muốn, Anh Hãy Được Sạch” (Mc 1, 41)

Bệnh phong cùi ngày xưa là một trong “tứ chứng nan y”, khiến người ta rất sợ hãi. Trong sách Levi, Moise đã qui định rất kỹ: “Nếu người nào thấy da thịt mình mầu sắc khác thường, hoặc là mụn nhọt hay vết bóng loáng, đó là dấu hiệu của bệnh phong cùi... Những người bị phong cùi phải ở riêng ra một nơi, mặc áo rách, để đầu trần, lấy áo che miệng, miệng luôn la to rằng mình mắc bệnh truyền nhiễm và ô uế. Bao lâu người đó còn mắc bệnh phong cùi và ô uế thì họ phải ở riêng một mình ngoài trại”(Lv 13, 2,45).

Thật ra, phong cùi và ô uế là hai bệnh khác nhau, nhưng người Do Thái đã gộp thành một. Ô uế là bệnh tâm linh xuất phát từ lương tâm bệnh hoạn. Phong cùi là bệnh lý, do vi khuẩn gây ra. Từ tình trạng mất cảm giác xuất hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể do dây thần kinh bị nhiễm trùng. Sau đó các bắp thịt tiêu đi, gân cốt co làm hai bàn tay co quắp. Ở mức độ nặng thì ngón tay ngón chân rụng dần. Chúng tôi đã có dịp vào trại phong Quỳnh Lập (nay là Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quỳnh Lập, tỉnh Nghệ An). Những bệnh nhân phong ra đón chúng tôi, họ vỗ tay rất nồng nhiệt nhưng không thành tiếng kêu, vì bàn tay không có ngón. Ngày nay, y khoa đã đưa những người bệnh phong đi chữa bệnh. Hôm chúng tôi đến trại phong Quỳnh Lập lúc đó có 535 bệnh nhân thì chỉ có 25 bệnh nhân là có thể lây phải cách ly trên đồi để chữa bệnh, còn lại là những người sống bình thường. Sở dĩ người ta không muốn về lại gia đình vì mặc cảm, vì nhiều người xua đuổi, vì nhiều người nhìn họ bằng nửa con mắt. Thời đại của chúng ta đã chữa lành bệnh phong, thông tin đã tuyên truyền rộng rãi, đã biết rõ ràng mà người ta còn nhìn nhau, còn mặc cảm lớn như vậy, đến nỗi những người đã khỏi rồi nhưng họ không muốn trở về quê hương nữa, họ ở lại trại phong sinh cơ lập nghiệp. Con cái của những người bệnh phong hầu hết là đi học bác sĩ để sau này lại về phục vụ những người khác trong trại phong. Phương chi là thời Chúa Giêsu, y khoa chưa chữa được bệnh này. Chúng ta không lạ gì khi người ta phải qui định kỹ như vậy đối với một dân tộc du mục, nếu ở chung sẽ lây lan sang cho nhiều người khác.

Những người bệnh phong còn đau đớn gấp trăm ngàn lần cái đau thể xác, bởi vì họ bị kết án là ô uế. Mắc bệnh về thể lý, họ chịu đựng. Nhưng họ bị kết án là những người tội lỗi, những người ô uế thì thực sự họ bị kết án quá nhẫn tâm. Vì vậy khi họ bị đuổi ra ngoài, không những xa cách về không gian, mà còn bị xua đuổi về tâm lý, đau đớn vô cùng. Vậy mà một người phong đã đến gần Chúa Giêsu. Anh ta xin với Chúa Giêsu: “Lạy Thầy, nếu Thầy muốn, hãy cho con được sạch”(Mc 1,40). Chắc chắn lúc ấy, những biệt phái Pharisieu, những người Do Thái càng nhiệt tình càng quá khích kia đã chạy xa ba kilomet rồi! Còn Chúa Giêsu ở lại với những người phong cùi. Và bằng một lời nhân từ, Ngài nói: “Ta muốn, anh hãy được sạch”. Sạch ở đây không phải chỉ là sạch phong, mà anh ta còn được trả lại tư cách người làm con. Vì thế Chúa nói với người được sạch: “Hãy đi trình diện với các tư tế”. Bởi vì đó là luật của Moise, và đó cũng là luật để anh được tham dự vào quyền lợi của những người làm con. Chúa Giêsu đã chữa tận căn. Không chỉ là cho anh được sạch, mà còn cho anh được tái hội nhập với cộng đồng, cho anh ta ý thức mình là con của Thiên Chúa. Người bệnh phong này vì quá vui mừng nên đã không nhớ lời Chúa dặn là “đừng nói với ai mà chỉ đi trình diện với các thầy tư tế”. Anh đã loan truyền khắp nơi khiến cho Chúa Giêsu không công khai vào các thành nào được. Tại sao vậy? Vì người ta bao vây. Không phải bao vây để tố cáo Chúa, nhưng là để xin Chúa chữa đủ mọi thứ bệnh. Chúa Giêsu không sợ sự bao vây để xin tình thương, nhưng Chúa Giêsu biết tiết kiệm quĩ thời gian của Ngài để dành ưu tiên số một cho việc loan báo Tin Mừng và trên đường đi loan báo Tin Mừng thì giãi tỏa tình thương qua việc chữa lành các bệnh nhân. Việc người ta đến bao vây Ngài, khiến cho đường đi của Ngài bị tắc và thời gian của Ngài bị bó hẹp thêm. Vì vậy Chúa Giêsu muốn Ngài có thời gian nhiều hơn để đi loan báo Tin Mừng cho mọi người, vì những người ngồi trong bóng tối sự chết còn nguy hiểm hơn là những người mắc bệnh phong về bệnh lý. Bởi lẽ, họ sẽ chết trong tối tăm khi không được loan báo Tin Mừng của Đức Kitô. Họ sẽ chết trong đau khổ còn hơn là bệnh phong ăn rơi rụng các ngón tay ngón chân của những bệnh nhân, vì nó không chỉ rơi ngón chân ngón tay mà còn rơi mất cả linh hồn!

Việc Chúa Giêsu loan báo Tin Mừng là đưa ánh sáng xóa tan tối tăm, là đưa tình yêu thương xóa tan hận thù. Đưa sự sống thay thế cho cái chết. Chúa Giêsu là thầy thuốc vĩ đại. Ngài chữa bệnh phong về thể lý thì chỉ có trong thời gian và không gian nhỏ hẹp, nhưng Người đi loan báo Tin Mừng là Người chữa toàn thể thế giới và mọi thời đại. Những căn bệnh phong ăn mòn cả linh hồn sẽ được chữa trị bằng ánh sáng của Đức Kitô. Chính vì vậy, những người đến với Chúa, họ nhận ra rằng, họ là những người đáng thương, họ là những người tật bệnh cần thầy thuốc. Chúa Giêsu không xa cách họ, Ngài gần gũi, yêu thương, tha thứ và Ngài chữa lành. Điều quan trọng là người ta có biết chạy đến với Chúa hay không. Có nhiều người đến với Chúa bằng thể lý, rồi khi khỏi bệnh thì vui mừng, rồi cũng lại quên Thiên Chúa luôn. Có những người đến với Chúa để tìm mọi cách cho mình được những phép lạ để mình có thể được tự hào vinh dự hơn những người khác. Chính vì vậy, thánh Phaolo là người đã dạy chúng ta hãy tìm đến với Chúa trong ý nghĩa của một tông đồ, của một người lãnh nhận ơn cứu độ, và đó chính là ý nghĩa theo Chúa. Khi thánh Phaolo kêu gọi: “Anh em hãy noi gương tôi như tôi đã noi gương Đức Giêsu Kitô”(1Cor 11,1).

Noi gương Đức Kitô để trao ban sự sống. Noi gương Đức Kitô để “Đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm”. Học nơi Đức Kitô để “Tìm an ủi người hơn được người ủi an, tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu”. Như vậy, trong khi giúp đỡ cho những người khác thì chính họ lại đang được trả lại cho chính mình. Vì “Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân”(Kinh Hoà Bình của thánh Phanxicô Assisi). Những người biết mình tật bệnh chạy đến với Chúa để được Chúa chữa lành. Những người đó lại trở về lớn tiếng tạ ơn Chúa. Các thánh nói rằng “Lời tạ ơn là lời xin ơn đẹp nhất”. Chúa lại tiếp tục ban muôn ơn lành xuống cho người ta. Như vậy, một cuộc chữa trị bằng thể lý không quan trọng bằng chữa trị tật bệnh thiêng liêng trong linh hồn. Vì vậy, đến với Chúa Giêsu, trước hết chúng ta hãy xin Chúa “tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Mỗi người chúng ta muốn sạch tật bệnh trong linh hồn thì hãy tha thứ cho nhau. Hãy chia sẻ tình yêu thương bác ái với nhau.

Trong khi chúng ta theo sát dấu chân của Đức Kitô, đem Tin Mừng cứu độ là phương thuốc thần hiệu thiêng liêng chữa phong cùi thiêng liêng trong mọi thời đại để khỏi ngồi trong bóng tối của sự chết, nhưng đi vào ánh sáng của sự sống thì chính chúng ta đã được sự sống ấy.

Ngày hôm nay, mỗi người chúng ta hãy nhớ lời thánh Phaolo: “Dù anh em ăn, anh em uống, anh em làm việc gì. Hãy làm cho sáng danh Chúa”(1 Cor 10,31). Chúng ta làm vì danh Chúa Kitô để Chúa ban ơn cứu độ cho mọi người và khi góp phần cứu độ mọi người thì chính chúng ta lại được hưởng nguồn ơn cứu độ đó. Vì vậy, một lần nữa chúng ta nhắc nhau, hãy đến với Chúa Kitô để được sạch và đến với Chúa Kitô chúng ta học được thế nào là bác ái, thế nào là yêu thương chân thành và thế nào là đạt tới sự sống đích thật.

Lạy Chúa Giêsu Kitô
là Thầy nhân lành, là thầy thuốc vĩ đại.
Xin cứu chữa tật bệnh thiêng liêng
trong linh hồn mỗi người chúng con
để chúng con được lành sạch
và chúng con được sống một cuộc sống dồi dào.
Xin đừng để ai trong chúng con chết
vì bệnh phong của linh hồn
và chúng con không thoát ra khỏi vùng tối tăm
để được đến với ánh sáng là nguồn ơn cứu độ của Chúa.
Xin Chúa hãy đến và tiếp tục cho chúng con
được nghe lời đã phán với người bệnh phong trong Tin Mừng
rằng: “Ta muốn các con hãy được sạch”. Amen.


Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
 
Chúa chữa người bất toại
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
22:14 15/02/2012
CHÚA NHẬT 7 THƯỜNG NIÊN B
+++
A. DẪN NHẬP

Trên thế giới này có rất nhiều người bị bệnh bại liệt. Có người bị bán thân bất toại, có người bị toàn thân bất toại. Đối với những người bị bại liệt nhẹ, y học có thể chữa được, còn những người bị nặng thì vô phương cứu chữa, chỉ còn chờ chết. Tâm lý của những bệnh nhân đó là cô đơn, đau khổ và thất vọng.

Đức Giêsu cũng tỏ lòng trắc ẩn đối với những bệnh nhân ấy nên đã chữa lành cho một người bị bại liệt. Nhưng cách chữa bệnh của Ngài hôm nay hơi khác thường : thay vì chữa bệnh như thường lệ, Ngài lại tha tội cho bệnh nhân trước rồi mới chữa bệnh sau. Việc làm này khiến các luật sĩ vã biệt phái rất tức giận.

Tuy nhiên, Đức Giêsu làm như thế là ngầm bảo họ rằng Ngài có quyền tha tội vì Ngài là Thiên Chúa. Việc làm này cũng nhắc nhở chúng ta phải chữa trị bệnh bại liệt tâm hồn. Phải chú trọng đến sức khỏe phần hồn hơn phần xác.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Is 43,18-19.21-22.24b-25

Trong cảnh lưu đầy ở Babylon, Thiên Chúa dùng miệng tiên tri Isaia mà yên ủi dân, làm cho họ yên tâm và trông cậy vào Chúa. Theo đó :

- Về phía con người : Tuy đã bỏ Chúa mà đi theo thần ngoại và phạm tội phản nghịch chống lại Chúa, nhưng thôi, đừng để cho mình bị ám ảnh bởi mặc cảm tội lỗi đã phạm trong quá khứ vì Ngài sẽ làm nên “cái gì mới mẻ”.

- Về phía Thiên Chúa : Ngài luôn trung tín, Ngài sẽ xóa bỏ tội ác và sẽ không nhớ đến tội ác ấy. Nếu Ngài đã giải thoát các tổ phụ thì Ngài cũng sẽ giải thoát dân Ngài đang bị lưu đầy để họ được sống tự do..

+ Bài đọc 2 : 2 Cr 1,18-22

Thánh Phaolô bị tín hữu Côrintô trách móc là không thành thực vì đã hứa với họ đến thăm mà lại không đến. Họ trách là ngài giả dối. Thánh Phaolô bào chữa và trả lời một cách giản dị rằng Ngài là thừa tác viên của Đức Kitô, Đấng là tiếng “có” cho mọi lời hứa của Thiên Chúa. Nói như vậy là Ngài có ý nói cho họ biết rằng Ngài luôn luôn theo gương Đức Kitô, Ngài luôn trung thành với lời đã hứa.

+ Bài Tin mừng : Mc 2,1-12

Có thể trình thuật về việc chữa lành người bất toại này được hình thành từ hai truyền thống : một truyền thống kể lại việc chữa bệnh, một truyền thống kể lại cuộc tranh luận với các luật sĩ về quyền tha tội của Con Người.

Qua phép lạ này ta thấy Đức Giêsu đã ban cho người bất toại và thân nhân của anh được hai ơn trọng đại: chữa lành người bất toại và nhất là tha tội cho anh nữa. Ngài tha tội trước rồi mới chữa lành sau.
Nhưng dù sao, trung thành với tư tưởng của Đức Giêsu, cộng đoàn sơ khai đã xem việc chữa lành người bất toại như là dấu chỉ tha tội được ban cho thời Thiên Sai. Ai mới có quyền tha tội ? Chỉ có một mình Thiên Chúa. Vậy nếu Đức Giêsu tha tội được thì chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Chúa chữa người bất toại

Ở Giêrusalem, danh tiếng Đức Giêsu đã vang dội khắp nơi do việc giảng dạy và làm phép lạ. Vì thế, Ngài không công khai vào các đô thị đông người vì e sự bồng bột của dân chúng làm hỏng chương trình của Ngài. Sau đó ít ngày, Ngài quay trở lại Capharnaum, dân chúng biết tin kéo đến đông đảo vây quanh nhà Ngài để xin chữa bệnh, họ tỏ ra mộ mến và khâm phục Ngài. Chính tại đây Ngài đã làm phép lạ chữa bệnh cho người bất toại và việc này làm cho nhóm luật sĩ và biệt phái ganh tức và rất khó chịu.

I. NÓI VỀ BỆNH BẤT TOẠI

1. Nguyên do của căn bệnh này

Bệnh bất toại hay bại liệt thường do đứt hay tắc mạch máu não do những chứng áp huyết cao, đau màng óc, chấn thương sọ não, sưng bướu óc, sưng cơ tim, kinh phong hay do vi khuẩn phá hủy tủy sống. Y học ngày nay có thể giải phẫu để nối mạch máu, lấy bướu máu, chạy điện hay trị liệu vật lý để chữa bệnh tê liệt nhẹ. Đối với chứng bất toại là tê liệt nặng thì khoa học hoàn toàn bất lực. Hiện nay có nhiều người bán thân bất toại hay bất toại hoàn toàn chỉ còn chờ chết thôi (Theo Vũ khắc Nghiêm, Xây nhà trên đá, B, tr 119).

2. Liên quan giữa bệnh và tội

Hôm nay chúng ta thấy Đức Giêsu chữa bệnh hơi lạ. Cách chữa bệnh này hơi khác thường. Ai cũng biết bại liệt là bất lực, vừa là nỗi khổ cho chính mình vừa là gánh nặng cho thân nhân. Chắc chắn Đức Giêsu thấy nơi người bại liệt nỗi đau khổ về thể xác. Nhưng tại sao câu đầu tiên Ngài nói với anh ta là lời tha tội ? Anh ta có tội gì chăng nên mới bị bại liệt như vậy? Người Do thái có quan niệm như thế : bệnh tật là hậu quả của tội lỗi. Ai mắc bệnh là người có tội, trường hợp của ông Gióp đã nói lên điều đó. Bệnh càng nặng tức là lỗi càng nhiều và càng nặng, thì bệnh tật càng phát ra bên ngoài tương xứng.

Chắc chắn là Đức Giêsu không đồng ý với quan niệm này. Nhưng chỉ sau này người ta mới tìm ra mầu nhiệm của đau khổ và bệnh tật. Tội lỗi và bệnh tật là hai vấn đề riêng biệt, không liên can gì với nhau; bởi vì có người vừa bệnh vừa có tội, có người bệnh mà không có tội, có người có tội mà lại không bệnh. Cho nên khi Chúa nói:”Tội con được tha rồi” là Chúa muốn minh chứng Ngài là Thiên Chúa, Ngài có quyền tha tội.

II. ĐỨC GIÊSU CHỮA NGƯỜI BẤT TOẠI

1. Cách thả người bất toại xuống

Nhà ở Palestine có nóc bằng phẳng, nơi ấy thường là chỗ dùng nghỉ ngơi thanh tịnh, nên có một cầu thang ở bên ngoài để leo lên. Cách lợp nhà đã gợi ý cho 4 người đó nghĩ ra cách giải quyết. Nóc nhà gồm những cây xà rất thẳng, đặt từ vách này sang vách kia, mỗi cây cách nhau khoảng một mét, khoảng trống giữa các cây xà được làm bằng phên gỗ mềm trét đất sét nên thường có cỏ mọc xanh khá nhiều trên các nhà tại xứ Palestine. Khoét một lỗ hổng giữa hai cây xà là việc làm rất dễ dàng. Vậy, bốn người khoét một khoảng trống giữa hai cây xà và dòng cáng người bại liệt xuống ngay dưới chân Đức Giêsu. Thấy cảnh tượng này, Đức Giêsu rất xúc động vì họ có lòng tin mạnh mẽ cả nơi bốn người khiêng và cả người bất toại. Ngài âu yếm nhìn người bất toại và nói:”Hỡi con, tội con đã được tha rồi”.

2. Việc tha tội cho người bất toại

Một cách bình thường chúng ta thấy Đức Giêsu đã chữa bệnh một cách bất bình thường : Ngài không chữa bệnh ngay mà lại tha tội cho người bất toại trước đã. Nhưng tại xứ Palestine vào thời Đức Giêsu, đó là việc hết sức tự nhiên, và chẳng ai chối cãi cả. Dân Do thái thật sự kết hợp tội lỗi với đau đớn. Họ lý luận rằng nếu ai đó gặp đau khổ thì chắc chắn người ấy đã phạm tội. Các ra-bi có câu:”Chẳng có kẻ ốm đau nào được lành trước khi tất cả tội lỗi người ấy được tha”.

Đức Giêsu chữa bệnh bằng cách nói:”Tội lỗi con được tha”. Đức Giêsu không nói: Ta tha tội cho con. Nhưng Ngài cũng không nói nhân danh ai mà tội được tha, cho dù nhân danh Đức Giavê, như trường hợp Nathan nói với vua Đavít xưa (Sm 12,13). Ngài không đọc một lời nguyện nào, không nại đến một quyền lực nào bên trên, Ngài chỉ tuyên bố : Tội được tha. Như vậy, Ngài muốn cho ta thấy, chính Ngài đã tha tội và tha chính lúc Ngài nói. Ngài có ý khẳng định rằng Ngài là Thiên Chúa vì chỉ Thiên Chúa mới có quyền tha tội.

3. Luật sĩ và vấn đề tha tội

Khi nghe Đức Giêsu nói:”Tội con được tha”, họ rất tức bực. Các luật sĩ không nghe lầm cũng không hiểu lầm. Họ hiểu đúng lời tuyên bố của Chúa. Tha tội là quyền năng thuộc riêng về Thiên Chúa. Chiếm quyền đó cho mình là phạm thượng. Nhưng các ông chưa dám phát biểu ra ngoài, mới nghĩ trong bụng, vì các ông thấy dân chúng mộ mến Chúa quá mà !

Các luật sĩ là những người chứng kiến phép lạ ấy. Họ không bại liệt về thể xác, nhưng họ lại bị bại liệt về tinh thần. Có thể nói : họ có chứng bại liệt trong trái tim, bởi vì họ không cảm nhận được nỗi khổ của người bại liệt, và cũng không cảm nhận được niềm vui của người ấy khi được chữa khỏi. Họ còn mắc chứng bại liệt trong trí khôn, bởi vì họ không hiểu được, hay đúng hơn, họ không muốn hiểu lời Chúa cắt nghĩa. Chúa bảo họ rằng : Ngài có quyền tha tội. Lời Chúa thật rõ ràng. Một trí khôn bình thường có thể hiểu ra ngay, nhưng họ không muốn hiểu. Rồi họ còn mắc chứng bại liệt trong lương tâm, bởi vì họ quyết tâm làm hại Chúa mà lương tâm họ không áy náy gì. Đúng lý ra khi thấy Chúa nhân lành, cư xử tốt, cứu giúp người bệnh tật, thì họ phải vui, phải ca ngợi Chúa. Nhưng không, họ bực tức và tìm cách làm hại Ngài.

III. BỆNH BẤT TOẠI THIÊNG LIÊNG

1. Tha tội trước khi chữa bệnh

Để ý nhận xét, chúng ta thấy Đức Giêsu đã tha tội cho người bất toại trước khi chữa xác anh ta. Điều này cho ta thấy rõ Chúa quan tâm tới việc chữa bệnh phần hồn hơn là chữa bệnh phần xác. Chúa lấy sự trong sạch tâm hồn làm vấn đề quan trọng hơn sự khỏe mạnh phần xác. Điều này Chúa dạy chúng ta phải chú trọng đến sức khoẻ phần hồn hơn phần xác. Phải dành ưu tiên cho phần hồn, nhiều khi phải chịu thiệt thòi về phần xác.

Truyện : Bá tước Joinville và vua Louis.
Bá tước Joinville là bạn thân của vua thánh Louis. Chính ông đã thuật lại câu chuyện sau đây : Ngày kia ông và vua thánh Louis thấy một người mắc bệnh phong ghê gớm. Vua hỏi ông :
- Khanh ưng gì : Phạm tội trọng hay là bị bệnh phung ?
- Tâu bệ hạ, hạ thần thà phạm 30 tội trọng còn hơn là mắc bệnh phung.
Vua liền quở ông ta :
- Khanh nói như một người điên hoặc một người đãng trí. Phần ta, ta thà mắc 30 lần bệnh phung còn hơn là phạm một tội trọng. Đối với linh hồn, tội lỗi là bệnh nặng nề hơn cả bệnh phung đối với thể xác.

2. Hãy xin ơn tha tội

Tội lỗi chính là hình thức bại liệt gây hậu quả nghiêm trọng tới tất cả chúng ta. Tội lỗi đặt một rào cản giữa chúng ta và Thiên Chúa. Tuy nhiên Đức Giêsu thấu hiểu sự yếu đuối của một tội nhân, và Ngài quan tâm đến việc chữa trị bệnh thiêng liêng cho chúng ta. Mục đích của Ngài là giải thoát chúng ta, cho chúng ta bước vào cuộc sống tình nghĩa với Thiên Chúa. Mặc cho chúng ta hay vô ơn bạc nghĩa, Ngài vẫn cứ một mực yêu thương chúng ta và mong mỏi chúng đừng quay lưng trở bước, đừng tưởng nhớ bám víu vào những tội lỗi ngày qua (Bài đọc 1).

Tha thứ là điều tuyệt vời nhất và là cách chữa lành sâu xa nhất mà một người có thể cảm nghiệm được. Một trong những quà tặng qúi giá nhất mà Đức Kitô trao cho Giáo hội chính là quyền năng tha thứ, để rồi Giáo hội sẵn sàng ban phát lại cho chúng ta qua tác vụ của bất cứ Linh mục nào. Những lời tha thứ Đức Kitô nói với người bại liệt ngày xưa thì nay lại được nói với chúng ta qua Bí tích Hoà giải. Tất cả chúng ta đều bị bại liệt do một thứ tội lỗi nào đó và lúc ấy chúng ta lại cần đến những lời chữa lành của Chúa Giêsu hơn là chúng ta tưởng. Thật là ngốc nghếch dại dột nếu chúng ta cứ nằm lỳ trong chiếc chõng ọp ẹp của tâm hồn chịu cảnh tê bại trong tội lỗi chỉ vì sợ sệt hay ngại ngùng tìm đến toà cáo giải. Chúa Giêsu và những vị Linh mục của Ngài luôn thao thức ngóng chờ bất cứ ai muốn trở về với nguồn ân sủng.

Truyện : Chú khỉ vui mừng
Thầy Andrew, một nhà truyền giáo Hoà lan, được mệnh danh là “tên buôn lậu của Thiên Chúa”, vì thầy buôn lậu Kinh thánh vào những nước cấm phổ biến Thánh kinh.
Ngày kia, thầy mua được một con khỉ. Không bao lâu, thầy nhận thấy khi chú khỉ rất khó chịu khi chú bị chạm vào phần thắt lưng. Sau khi xem xét thật kỹ, thầy khám phá ra một vết sưng vòng quanh hông chú khỉ. Hóa ra là khi còn bé, chú khỉ đã bị người ta dùng một sợi dây kẽm buộc quanh hông, và cho tới nay sợi dây này vẫn còn nằm trong thân xác chú. Càng lớn lên thì sợi thép đó lặn sâu vào da thịt chú
Chiều hôm ấy, thầy Andrew cẩn thận tháo sợi dây sắt đó ra bằng cách : thầy cào sạch vùng lông chung quanh sợi dây, rồi cẩn thận cắt sợi dây và kéo ra khỏi da thịt con vật. Suốt thời gian này, chú khỉ kiên nhẫn nẵm yên chịu đau, mắt chú nhắm nghiền lại. Ngay khi sợi dây thép được lấy ra, chú khỉ mừng rỡ nhảy lui nhảy tới rồi ôm chặt vai thầy Andrew.
Thế là chú khỉ được tự do thoải mái, không còn bực bội khó chịu như trước nữa. Không thể diễn tả nổi chú khỉ hạnh phúc biết bao.

Ắt hẳn người bại liệt trong Tin mừng hôm nay cũng hết sức vui mừng khi được Đức Giêsu tha tội và chữa khỏi bệnh bại liệt. Giờ đây, anh không còn bị tội lỗi và bệnh hoạn trói buộc nữa.

3. Cải thiện đời sống tâm linh

Chúng ta nên biết rằng ý thức về tội không có nghĩa là đánh mất giá trị làm người mà chỉ là nhìn nhận một chân lý khách quan: con người là tạo vật vừa dòn mỏng vừa vĩ đại trước mặt Thiên Chúa. Con người dòn mỏng nên dễ sa ngã. Con người vĩ đại do tự do mà Thiên Chúa ban cho : con người có quyền nói “có” hoặc nói “không” với Thiên Chúa. Nói “không” với Thiên Chúa là phạm tội, vì từ chối tình thương và sự hướng dẫn của Ngài. Ý thức về tội là nhìn nhận quyền năng và lòng thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa và đồng thời là nhìn nhận sự thật có tính giải phóng về bản thân mình : giải phóng khỏi tình trạng tội lỗi và đưa con người vào mối hiệp thông với Thiên Chúa.

Cần phải kiên trì đổi mới hằng ngày, mỗi ngày một chút, tuy chậm nhưng vẫn tiến bộ theo khẩu hiệu mà vua Thành Thang viết vào trong bồn tắm của mình :” Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân”. Trong việc thăng tiến đời sống thiêng liêng, Chúa không đòi kết quả mà chỉ đòi sự cố gắng của chúng ta. Cứ dùng sức mạnh của mình mà tiến, đồng thời dựa vào ơn trợ giúp Chúa ban, chúng ta sẽ thành công, như tục ngữ Pháp nói:”Aide-toi, le Ciel t’aidera” : anh hãy tự giúp mình đi rồi Trời sẽ giúp.

Có mới thì nới cũ ra,
Mới để trong nhà, cũ để ngoài sân.
(Ca dao)

Muốn tiến bộ, cần phải nhìn nhận những tội lỗi và thiếu sót của mình. Nếu không biết mình tội lỗi thì làm sao cải thiện con người mình được ? Và còn một phương thế nữa để chúng ta có thể tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc, đó là đến với bí tích Hoà giải, khiêm nhường xưng tội mình, Chúa sẽ ban ơn tha thứ và ban ân sủng để giúp ta vững bước. Đây là kinh nghiệm của hội “Cai rượu” được trình bầy dưới đây:

Chương trình “Alcholis Anonymous” (Cai rượu) là một trong chương trình thành công nhất trong việc hướng dẫn người ta trở lại với cuộc sống lành mạnh. Không một chương trình nào lại có hiệu quả thay đổi cuộc sống bằng chương trình này. Chúng ta hãy xem xét 5 bước đầu tiên của chương trình mà mỗi hội viên đều phải thực hành như sau :

Bước thứ nhất : Chúng ta phải nhìn nhận sức cám dỗ mãnh liệt của rượu và vì nó đời sống chúng ta trở nên lộn xộn.
Bước thứ hai : Chúng ta tin rằng có một sức mạnh lớn hơn chúng ta , có thể chữa lành chúng ta.
Bước thứ ba : Chúng ta quyết định phó thác đời mình để Chúa chăm sóc, một khi chúng ta đã hiểu Ngài.
Bước thứ tư : Chúng ta can đảm hồi tâm suy nghĩ về chính mình.
Bước thứ năm : Chúng ta thú nhận với Chúa, với chính mình và với một người thứ ba khác tất cả mọi sai trái của mình.
Bước cuối cùng là bước then chốt hơn hết. Theo cẩm nang của hội Alcholis Anonymous thì đây là bước khó khăn và cũng là bước cần thiết nhất trong tất cả, vì có nhiều hội viên vì lo sợ và ái ngại phải làm bước cuối cùng này nên họ đã thất bại (M. Link, Giảng lễ Chúa nhật, năm B, tr 210).
Qua phép lạ chữa bệnh người bất toại trong bài Tin mừng hôm nay, chúng ta hãy bằng lòng để Chúa Giêsu thực hiện nơi chúng ta những gì Ngài đã làm cho người bất toại. Chúng ta hãy trình diện với Chúa Giêsu trong bí tích Hoà giải và lắng nghe Ngài nói với chúng ta những gì Ngài đã nói với người bất toại :”Tội lỗi của con đã được tha”. Tiếp đó, bài Tin mừng mời ta cảm nghiệm sự giải thoát mà người bất toại ấy từng cảm nhận sau khi đã bị ràng buộc đớn đau quá lâu trong bệnh tật và trong tội lỗi của anh.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:49 15/02/2012
QUAN XỬ ÁN
N2T

Giáp và Ất mỗi người đem tiền vốn của mình đi xa làm ăn buôn bán, một hôm hai người đi đến một nơi hoang vắng không có người ở, Giáp bèn đánh chết Ất để cướp đoạt tiền vốn của Ất và trở về quê. Khi trở về nhà thì nói với người nhà của Ất rằng: Ất bất hạnh bị bệnh nên chết dọc đường rồi, gia đình Ất nghe vậy thì không hồ nghi gì cả.
Sau đó Giáp lấy luôn vợ của Ất làm vợ mình.
Không ngờ, Ất tuy bị đánh nặng nề bất tỉnh nhưng sau đó thì tỉnh lại, tìm được người giúp điều trị mấy ngày và trở về nhà, sau khi biết rõ sự việc thì viết một tờ cáo trạng trình cho quan phủ, nói bị Giáp mưu hại lấy hết tài sản và cướp vợ của mình, quan phủ phê trong bản cáo trạng như sau:
- “Ngươi nói ngươi bị Giáp đánh chết, tại sao lại biết rõ đầu đuôi ? Giáp lấy vợ ngươi là dùng tiền bạc lễ vật để cưới hỏi, sao lại là cướp vợ được chứ ?”

Suy tư:
Xét xử một vụ án –nhất là án mạng- thì cần phải có bằng chứng, muốn có bằng chứng thì phải điều tra kỹ càng, muốn điều tra kỹ càng thì cần phải có phương pháp, có cái đầu mưu lược và một quả tim lạnh, bằng không thì sẽ không có kết quả tốt. Khi đã có kết luận chính xác rồi thì dựa vào pháp luật hiện hành mà xét xử và tuyên án, đó chính là sống và làm theo pháp luật, tức là sự công bằng của pháp luật.
Quan phủ không đi điều tra và cũng không xét hỏi kỹ càng, thế mà phê một câu bày tỏ sự vô trách nhiệm của mình, thế mới biết sự thật bị bóp méo không phải ở bá tánh mà là ở quan phủ.
Đức Chúa Giê-su là quan án của mọi quan án trên thế gian này, chính Ngài là sự công bằng tuyệt đối, đến ngày phán xét thế gian Ngài không cần bản cáo trạng nào cả để xét xử, nhưng cuộc sống của mỗi người chính là bản cáo trạng của mình trước mặt Ngài, bởi vì cuộc sống của mỗi người được đối chiếu với tình yêu của Ngài sẽ trở thành bản cáo trạng cho mình.
Lúc đó thì mọi người trên thế giới đều hiểu rõ ràng câu nói: “càng cao danh vọng càng nhiều gian nan”.
Ai hiểu thì hiểu.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:51 15/02/2012
N2T

4. Cám dỗ vừa mới đến thì chẳng qua chỉ là ý niệm, sau đó thì sinh ra tưởng tượng, bèn thích thú rồi động tình và đồng ý.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vụ kiện Vatican về lạm dụng tính dục đã được hủy bỏ
Bùi Hữu Thư
20:10 15/02/2012
VATICAN (CNS) - Một vụ kiện tại Hoa Kỳ khá quan trọng, lên án Đức Thánh Cha Benedict XVI là bao che cho việc lạm dụng tính dục đã được hủy bỏ.

Các luật sự bênh vực cho bên bị trong vụ án John Doe 16 kiện Tòa Thánh đã nộp đơn tự nguyện bãi bỏ vào ngày 10 tháng 2, khiến cho trường hợp này đã chấm dứt. Vụ kiện này được thưa lên vào tháng Tư 2010 tại Tòa Sơ Thẩm tại Milwaukee bởi một người dấu tên cho biết ông đã bị linh mục Lawrence Murphy lạm dụng tính dục khi cha phục vụ tại Trường Câm Điếc Thánh Gioan ở Milwaukee's (St. John's School for the Deaf).

Vụ kiện cho rằng Vatican "đã biết rõ vấn đề sâu rộng của các vụ lạm dụng tính dục trẻ em bởi các giáo sĩ trong nhiều thế kỷ, nhưng đã bao che những vụ này, và do đó đã gây ra sự tiếp diễn của việc lạm dụng."

Vụ kiện này cũng tìm cách chứng minh là Vatican là một tổ chức thương mại quốc tế, tham gia vào các "hoạt động thương trường" tại Wisconsin và trên khắp nước Mỹ, và nắm "quyền hành không chính đáng" đối với mỗi giáo phận, giáo xứ và giáo dân.

Jeffrey S. Lena, một luật sư của Toà hánh, hoan nghênh việc hủy bỏ "một tố cáo không tưởng về trách nhiệm của Tòa Thánh và trách nhiệm về việc lạm dụng trong trường hợp của John Doe 16.

Ông Lena đã phát biểu trong một tuyên cáo: Một trường hợp như vậy chống Tòa Thánh, đã được cấu kết bằng một mạng lưới xuyên tạc, bởi một bọn mưu đồ quốc tế, nhắm lạm dụng phương thức luật pháp và làm cho tổn phí các tài nguyên về tư pháp."

Bên bị được luật sư Jeff Anderson tại Minnesota bênh vực. Ông này đã nộp cả hàng ngàn vụ kiện các linh mục và đại diện của Giáo Hội Công Giáo. Ông Anderson hiện nay vẫn còn theo đuổi một vụ kiện Tòa Thánh tại Oregon. Một trường hợp tương tự tại Kentucky cũng đã được hủy bỏ vào năm 2010.
 
Trên 200 nhà lãnh đạo: Không thể chấp nhận được chính sách của Obama
Phaolô Phạm Xuân Khôi
08:06 15/02/2012
Thông Tấn Xã Công Giáo (CNA) ngày 14 tháng 2 đưa tin rằng Quỹ Beckett về Tự do Tôn giáo đã đăng trên trang web của họ một bức thư nhan đề là "Không Thể Chấp Nhận Được," trong đó bao gồm chữ ký của Đức Tổng Giám mục Charles Chaput của Philadelphia, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của Louisville, Tiến sĩ Paige Patterson, Chủ tịch Southwestern Baptist Theological Seminary; và hơn 200 giáo sư, học giả, các nhà lãnh đạo tôn giáo và nhà báo. Dưới đây là bản dịch Tiếng Việt của bức thư.

KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC



Ngày 13 Tháng 2, 2012

Chính quyền Obama đã cung cấp điều mà họ gọi là một "tiện nghi" cho các tổ chức tôn giáo trong cuộc tranh chấp về sắc lệnh của Bộ Y Tế và Dịch Vũ Nhân Sinh (HHS) bắt buộc phải cung cấp bảo hiểm (hoàn toàn miễn phí) cho các thuốc gây phá thai, triệt sản, và ngừa thai. Chính quyền từ giờ sẽ đòi buộc rằng tất cả các chương trình bảo hiểm phải bao gồm ("miễn phí") các sản phẩm và dịch vụ này. Một khi một chủ nhân có liên hệ với tôn giáo (hoặc cá nhân tín hữu) mua bảo hiểm (vì họ phải làm theo luật pháp), thì các công ty bảo hiểm sau đó sẽ phải liên lạc với các nhân viên được bảo hiểm để cho họ biết rằng các điều khoản trong khế ước bảo hiểm bao gồm những điều không thể chấp nhận được này.

Điều được gọi là "tiên nghi" này không thay đổi gì về bản chất luân lý, cùng không bãi bỏ cuộc tấn công vào quyền tự do tôn giáo và quyền làm theo lương tâm, là những điều đã tạo ra cuộc tranh luận này. Đó chắc chắn không phải là nhượng bộ. Lý do của náo động lưỡng đảng ban đầu là sự khẳng định của chính quyền rằng các chủ nhân tôn giáo, dù là tổ chức hoặc cá nhân, phải cung cấp bảo hiểm bao gồm các dịch vụ mà họ coi là vô luân và bất công nghiêm trọng. Dưới quy luật mới, chính phủ vẫn cưỡng bách các tổ chức tôn giáo và cá nhân phải mua các loại bảo hiểm bao gồm cùng những dịch vụ này.

Việc nói rằng các chủ nhân tôn giáo không phải "trả phí tổn" cho bình diện này của bảo hiểm không phải là câu trả lời. Vì một đàng là không thực tế khi đề nghị rằng các công ty bảo hiểm sẽ không chuyển các phí tổn của các dịch vụ thêm vào này cho những người mua. Điều quan trọng hơn nữa là các thuốc gây phá thai, triệt sản, và các biện pháp ngừa thai là một bình diện cần thiết của khế ước bảo hiểm mà các tổ chức tôn giáo hoặc cá nhân tín hữu phải mua. Chúng sẽ chỉ có sẵn cho những người được bảo hiểm dưới một khế ước như thế, vì các điều khoản của khế ước.

Chính quyền thật là ngu xuẩn về luân lý khi đề nghị (như [Obama] đã đề nghị) rằng đây là một tiện nghi có ý nghĩa đối với tự do tôn giáo bởi vì công ty bảo hiểm sẽ là cơ quan thông báo cho nhân viên là họ được quyền có viên thuốc diệt thai “năm ngày sau” theo khế ước bảo hiểm được mua bởi chủ nhân tôn giáo. Việc ai giải thích những điều khoản của khế ước bảo hiểm được mua bởi chủ nhân liên quan đến tôn giáo hoặc giữ luật tôn giáo không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là những dịch vụ mà khế ước này bao gồm.

Sự thật đơn giản là chính quyền Obama đang ép buộc những người và tổ chức theo tôn giáo, là những chủ nhân, phải mua một khế ước bảo hiểm sức khỏe trong đó cung cấp thuốc gây phá thai, ngừa thai và triệt sản. Đây là một vi phạm trầm trọng đến tự do tôn giáo và không thể đứng vững được. Nó là một hành vi xúc phạm đến trí thông minh của các Kitô hữu Công giáo, Tin Lành, Chính Thống Đông Phương, tín hữu Do Thái, Hồi Giáo, và những người khác về đức tin và lương tâm, khi tưởng tượng rằng họ sẽ chấp nhận một cuộc tấn công vào quyền tự do tôn giáo của họ nếu cuộc tấn công chỉ được bao phủ bởi một thủ đoạn kế toán rẻ tiền.

Cuối cùng, cần phải lưu ý rằng bằng cách duy trì sự miễn trừ hạn hẹp ban đầu cho các tôn giáo, các cơ quan phụ thuộc, và các dòng tu, chính quyền đã thực sự thừa nhận rằng chính sách mới (giống như chính sách cũ) rốt cục là một sự vi phạm trầm trọng đến tự do tôn giáo. Chính quyền vẫn còn không hiểu rằng các cơ quan thuê và phục vụ những người khác tôn giáo hoặc không có tôn giáo vẫn tham gia vào một sứ vụ tôn giáo, và như vậy, được hưởng sự bảo vệ của Tu Chính Thứ Nhất.

Nhấn vào đây để đọc nguyên văn bức thư và xem danh sách tất những vị ký tên.
 
Người Tây Tạng dàn chào ở Washington: ''Tập Cận Bình: Tây Tạng sẽ Tự Do''
Hà Long
08:20 15/02/2012
Washington, 14/2/2012 - Phó Chủ tịch Tập Cận Bình của cộng sản Tàu đang được xem là ngôi sao sáng giá của đất nước hơn tỷ dân và là một trong những người lãnh đạo kế nghiệp chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại đây.

Cuộc viếng thăm Mỹ của ông sẽ là viên gạch lót đường quan trọng cho tương lai tươi sáng sau này tại quốc nội lẫn quốc ngoại. Với chủ trương cải thiện lòng tin của Mỹ để xây dựng quan hệ hai bên và nhất là tiếp cận mối quan hệ trực tiếp với tổng thống Barack Obama.

Chuyến đi của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình lại đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm nối lại quan hệ Mỹ - Tàu dưới thời TT Richard Nixon, lúc ông đến thăm Tàu.

Tuy nhiên đường đi của phó chủ tịch Tập Cận Bình sang Mỹ đang gặp nhiều rào cản cần phải san bằng.

- Hôm 06 tháng 2, một quan lớn cộng sản Tàu, ông Vương Lập Quân, Phó Thị trưởng Thành Đô được cho là mát dây, lên cơn bấn loạn thần kinh bất ngờ đột nhập vào tòa lãnh sự Mỹ đòi lục soát khám xét. Vụ này đang làm lên cơn sốt trong giới ngoại giao tại Tàu trong những ngày qua.

- Tiếp theo, vào sáng nay, 14/2 hãng thông tấn DPA đưa tin: "Sau vụ tự thiêu: Những người phò Tây Tạng biểu tình ở Mỹ", bản tin này được loan đi nhanh chóng trên toàn cầu, các tờ báo lớn đều cho đăng tải.

Các vụ tự thiêu của các tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng nhằm phản đối sự đàn áp của chính quyển Bắc Kinh đang gia tăng nhanh chóng trên quê hương của họ. Hôm 11/2 một Ni Cô trẻ Phật Giáo đã tự thiêu và được giới truyền thông quốc tế theo dõi tường thuật chi tiết. Vụ việc tự thiêu này được xem là một thông điệp khẩn cấp gửi đến phó chủ tịch Tập Cận Bình lúc đặt chân đến Mỹ. Đây cũng chính là ngòi châm cho những người Phò Tây Tạng đến Washington biểu tình phàn đối trước Tòa Bạch Ốc.

Hãng thông tấn DPA nhận định cuộc biểu tình này có thể để làm lu mờ chuyến thăm của nhà lãnh đạo tương lai Tập Cận Bình đến Mỹ.

Nhóm biểu tình kêu gọi chính phủ Mỹ vận động cho một sự thay đổi nơi ông Tập Cận Bình về chính sách cai trị hà khắc tại Tây Tạng. Những nhà hoạt động vào hôm thứ Hai, 13/2 đã công bố một biểu ngữ lớn "Tập Cận Bình: Tây Tạng sẽ Tự Do" đưọc treo dưới chân cầu Arlington-Memorial bắc qua sông Potomac tại thủ đô Washington.

Trong khi đó thủ tướng Ôn Gia Bảo mạnh mẽ bênh vực việc đàn áp những cuộc biểu tình của người Tây Tạng và tự thiêu. Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu - Tàu tại Bắc Kinh hôm thứ Ba ông Ôn Gia Bảo đã chỉ trích "một số nhỏ các nhà sư" kích động lật đổ sự phát triển ở các vùng Tây Tạng. Tây Tạng là "một phần không thể tách rời của Tàu". Người Tây Tạng là "anh em của chúng tôi" (Sic!), ông Ôn cho biết tường tận như thế.

Hiệp hội cho những quốc gia bị đàn áp (GfbV) hôm thứ Ba kêu gọi đến chủ Chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu, ông Jose Manuel Barroso, để thảo luận về tình hình đáng báo động ở Tây Tạng tại hội nghị thượng đỉnh EU – Tàu. "Tình hình đàn áp về nhân quyền không được bỏ qua, cho dù nhiều người Châu Âu hy vọng để được trợ giúp cụ thể của Tàu trong việc hỗ trợ đồng Euro", chuyên gia tư vấn GfbV về Á Châu, ông Ulrich Delius cho biết. "Chính sách cứng rắn của Tàu thúc đẩy các cuộc biểu tình của người dân Tây Tạng. Châu Âu không thể tiếp tục thờ ơ với điều này, bởi vì chính quyền cộng sản Tàu gia tăng đàn áp và giam giữ người biểu tình ở Tây Tạng nhiều hơn".

Cuộc tự thiêu mới đây, một thày tu trẻ Lobsang Gyatso, 19 tuổi Lobsang Gyatso thuộc tu viện Kirti vào thứ hai, 13/2 đổ xăng trên người và châm lửa trên trục phố chính của Aba (tỉnh Tứ Xuyên), tin tức này được loan đi từ chính quyền lưu vong của người Tây Tạng và Chiến dịch hành động của nhóm quốc tế cho Tây Tạng (ICT). Cho đến hôm nay thế giới chưa biết về số phận của thày tu trẻ Lobsang Gyatso.

Lực lượng an ninh của Tàu đã dập tắt ngọn lửa và "đánh đập dã man" người tự thiêu. Hai người Tây Tạng khác muốn giúp đỡ vị tu sĩ trẻ này cũng đã bị công an đánh đập. Các phương tiện truyền thông nhà nước Tàu xác nhận vụ tự thiêu. "Cảnh sát vội vã tới dập tắt ngọn lửa và đã đưa ông đến một bệnh viện địa phương," theo Tân Hoa Xã.

Gần 200 người Tây Tạng đã biểu tình tại Yushu (Jyekundo) ở tỉnh Thanh Hải chống lại sự cai trị của Tàu, các nhóm Tây Tạng lưu vong đưa tin. Tại thủ đô Lhasa của Tây Tạng, theo bản tin của đài Á Châu Tự Do, chính quyền đã bắt giữ nhà khảo cứu văn hóa Dawa Dorje, khi ông tổ chức một hội nghị về ca nhạc và văn hóa Tây Tạng.

Cuộc biểu tình chống lại các hành động của Tàu trong 1 năm đã có 20 vị tu sĩ Phật Giáo tự thiêu. Chính phủ lưu vong Tây Tạng tại Dharamsala, Ấn Độ cho thấy một dấu hiệu của sự tuyệt vọng ngày càng gia tăng tại Tibet. Ít khi xảy ra một vụ tự thiêu với một Ni Cô, vào thứ bảy 11/2. Nữ tu sĩ trẻ 19 tuổi này đã chết trong lúc tự thiêu tại Aba. Lực lượng an ninh của cộng sản Tàu kiểm soát, truy tìm và lùng soát người Tây Tạng tại các rào chắn trong thành phố trong suốt thời gian qua, lúc Phó Chủ tịch Tập Cận Bình xuất ngoại.

Tin tức về các vụ tự thiêu xảy được loan đi đến Mỹ và Âu Châu như một thông điệp cảnh báo cho Phó Chủ tịch Tập Cận Bình trong thời gian đến Washington và các cuộc thảo luận thượng đỉnh giữa Âu Châu – Tàu tại Bắc Kinh với sự tham gia của Hội đồng Chủ tịch EU Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso vào thứ Ba, 14/2.

Tờ "Washington Post" nhận định: "Không có dấu hiệu cho thấy cộng sản Tàu có được một người giống như Mikhail Gorbachev" để có một cái nhìn của nhà cải cách nhiệt thành. TT Obama về phần mình, hôm nay cố gắng đi đến từng điểm một mà trước đây đã làm cho quan hệ giữa hai cường quốc luôn căng thẳng và xấu đi, nói cách khác những điều ấy luôn nằm bên sân chơi của Tàu như:

- hạn chế thương mại cho các công ty Mỹ nhập vào nội địa Tàu;

- tỷ giá tiền tệ đánh giá thấp một cách giả tạo của Tàu để giúp xuất khẩu cho nhiều;

- thiếu sự bảo vệ về sở hữu trí tuệ;

- quyền của con người tại Tàu bi vi phạm nghiêm trọng;

- thi đua vũ trang của Bắc Kinh ở châu Á và thông báo của Mỹ về sự hiện diện quân đội Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương;

- Tàu phủ quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về nghị quyết về Syria.

Vì vậy, TT Obama cảnh báo nhẹ nhàng theo cách ngoại giao: ông hoan nghênh sự "trỗi dậy hòa bình" của Tàu trên thế giới. Tuy nhiên, khi có nhiều quyền lực và sự giàu có, nhưng cũng có nghĩa phải gánh lấy "trách nhiệm nhiều hơn". Mỹ muốn làm việc với Tàu để đảm bảo rằng tất cả mọi người giữ được các luật lệ đi đường của hệ thống kinh tế toàn cầu.

Cũng trong vấn đề nhân quyền TT Obama bày tỏ, tuy nhiên không chỉ trích trực tiếp đến Phó Chủ tịch Tập Cận Bình: "Về các vấn đề quan trọng như nhân quyền, chúng tôi sẽ tiếp tục nhấn mạnh những gì chúng tôi nghĩ là quan trọng và công nhận những nguyện vọng và quyền của tất cả mọi người." Trái ngược lại ông Tập Cận Bình tuyên truyền cho biết cộng sản Tàu đã thực hiện trong 30 năm qua tiến bộ rất lớn về mặt nhân quyền: "Tất nhiên luôn luôn có chỗ cho sự cải tiến." Tàu sẵn sàng làm việc với Mỹ và các nước khác để tiến hành các cuộc đàm phán xây dựng về đề tài này.

Giới truyền thông đang đặt câu hỏi lớn: không biết vấn đề Tây Tạng sẽ đi đến đâu ngoài sự đàn áp và vẫn sẽ tiếp diễn những cảnh tự thiêu của người Tây Tạng để chống đối.

Trong nỗi tuyệt vọng của người Tây Tạng, chắc chắn số người tự thiêu không dừng ở con số 20 cho đến lúc cộng đồng thế giới tự do phải lớn tiếng lên án chế độ độc tài và đàn áp của cộng sản Tàu.
 
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã chấp thuận 7 vụ án phong thánh
Bùi Hữu Thư
20:09 15/02/2012
Trong đó có một linh mục Dòng Tên người Pháp

ROME, thứ ba 14 tháng 2, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI tuyên bố sẽ triệu tập một mật hội về vụ phong thánh cho bảy chân phước, nhân dịp mật hội thường lệ (consistoire ordinaire public) để tấn phong các tân hồng y, ngày thứ bẩy 18 tháng 2 sắp tới..

Các vị này thuộc sáu quốc gia (Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Canada và Phi Luật Tân); trong số này có hai linh mục (Pháp và Ý), hai nữ tu (Đức và Tây Ban Nha ), và ba giáo dân (hai phụ nữ người Canada và Đức, và một giáo lý viên người phi Luật Tân.)

Đây là các chân phước theo thứ tự ngày tháng:

- Pedro Calungsod (1654-1672), Giáo lý viên, giáo dân, tử đạo tại Phi Luật Tân, được Chân Phước Gioan Phaolô II phong chân phước năm 2000: ngài sanh quán tại Cebu và đã bị giết tại Guam trong quần đảo Marianne;

- Kateri Tekakwitha (1656-1680), Giáo dân, người da đỏ Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada), cũng có tên là "Hoa Huệ người Mohawk: lys des Agniers", qua đời ba năm sau khi rửa tội; ngài đã đặc biệt được vinh danh tại thánh điện Kahnawake và Đức Gioan Phaolô II đã phong chân phước năm 1980;

- Jacques Berthieu, linh mục Dòng Tên người Pháp, qua đời tại Madagascar (1838-1896); ngài sanh tại Polminhac và đã bị tử đạo tại Ambiatibe: ngài được coi như một vị tử đạo vì đức tin và đức khiết tịnh; cha đã được phong chân phước bởi Đức Phaolô VI ngày 17 tháng 10, 1965, trong Công Đồng Vatican II;

- Maria Anna Cope (1838-1918), một nữ tu người Đức Dòng Ba Phanxicô tại Syracuse (Nữu Ước), trong thế kỷ: Barbara Cope; được biết với danh hiệu "Mẹ Marianne ở Molokai": sanh tại Đức, bà thực sự qua đời tại Molokaï (Hawaï, Hoa Kỳ); bà đã di cư sang Hoa Kỳ vào năm 3 tuổi và sau đó trở thành công dân Hoa Kỳ; bà đã truyền giáo cho các người phong cùi tại Molokaï; bà đã được Đức Thánh Cha Benedict XVI phong chân phước ngày 15 tháng 5, năm 2005;

- Giovanni Battista Piamarta (1841-1913), linh mục Ý, sáng lập các Dòng Tu Thánh Gia ở Nazareth (Les congrégations de la Sainte-Famille de Nazareth) và các Đầy Tớ Mọn Hèn của Chúa Kitô (humbles servantes du Seigneur); cha đã được Chân Phước Gioan Phaolô II phong chân phước năm 1997;

- Maria del Carmen (1848-1911), nữ tu Tây Ban Nha trong thế kỷ, Maria Salles y Barangueras, sáng lập viên Dòng các Nữ Tu Vô Nhiễm Truyền Giáo để đào tạo các phụ nữ; bà đã được Chân Phước Gioan Phaolô II phong chân phước năm 1998;

- Anna Schäffer (1882-1925), giáo dân người Đức, đúng hơn là một nhà thần bí miền Bavaria (Bavière); bà đã được Chân Phước Gioan Phaolô II phong chân phước năm 1999.
 
''Vatileaks'' củng cố quyết tâm của ĐTC Biển Đức XVI và Tòa Thánh
Nguyễn Trọng Đa
22:29 15/02/2012
"Vatileaks" củng cố quyết tâm của ĐTC Biển Đức XVI và Tòa Thánh

Một công việc minh bạch

ROMA – “Vatileaks (rò rỉ tài liệu mật của Vatican) là một nỗ lực để ngăn cản sự minh bạch", vốn được mong muốn bởi ĐTC Biển Đức XVI trong các “lĩnh vực kinh tế và tài chính": Linh mục Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí của Tòa Thánh, nói như thế để giải thích các tài liệu bị rò rỉ, vốn làm gia tăng sự "nhầm lẫn" trong các phương tiện truyền thông Ý trong những tuần gần đây.

Trái lại, cha khẳng định quyết tâm của ĐTC Biển Đức XVI và các cộng sự viên của Ngài để tiếp tục công việc thực hiện.

Trong một bài phát biểu truyền hình và trên Đài phát thanh Vatican, mà cha là Tổng Giám đốc, cha Lombardi nhận xét rằng nếu "chính quyền Mỹ đã có Wikileaks, Vatican hiện có Vatileaks của nó, các sự rò rỉ tài liệu gieo nhầm lẫn và rối loạn, và mất uy tín của Vatican, việc quản trị GiáoHội và cả chính Giáo Hội nữa."

Cha trích dẫn một loạt các trường hợp liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến Vatican (Viện Giáo vụ ‘IOR’, tức Ngân hàng Vatican, Vụ Tổng Giám mục Vigano...).

Cha rút ra hai bài học. Một mặt, việc xác định nhằm tạo ra sự nhầm lẫn cho thấy tầm quan trọng của vấn đề. Cho dù đó là về vấn đề lạm dụng tình dục trong Giáo Hội, hoặc sự minh bạch của các cơ quan của Vatican, "một công việc sâu sắc và nghiêm túc đang được tiến hành.”

Mặt khác, cha khẳng định ý muốn của Vatican là “tiếp tục hành động dứt khoát", và không được phép “bị gây ấn tượng.”

Cha nhận xét: “Những người nghĩ rằng họ có thể đe dọa ĐTC Biển Đức XVI và các phụ tá hàng đầu của Ngài, là sai lầm và lừa dối."

Cha cho biết thêm có một cái gọi là "âm mưu" chống lại ĐTC Biển Đức XVI: "Còn về các dự đoán cho cơ mật viện lần tới, rõ ràng là các Hồng Y luôn cố gắng bầu ra một vị lãnh đạo có thẩm quyền đạo đức và tinh thần. Những người chỉ nhìn thấy các tranh giành quyền lực, chứng tỏ là họ quá thô thiển đạo đức.” Ngoài ra, chúng tôi thấy là không cần gợi lại các các tin đồn đoán ở đây nữa.

Vị linh mục Dòng Tên than phiền sự thiếu "lòng trung thành" đối với ĐTC và với cơ quan mà họ phải phục vụ, về phía những người, bên trong Vatican, cung cấp các tài liệu mật ấy.

Cha cũng lấy làm tiếc về việc làm xấu của một số phương tiện truyền thông, vì họ không ưu tiên tầm quan trọng của các hồ sơ.

Ví dụ, cha ghi nhận rằng cuộc tranh luận về "việc quản lý kinh tế của một tổ chức lớn như Cơ quan Thống đốc của Vatican", “không có cùng một trọng lượng" như một số "điều tưởng tượng" về cái gọi là âm mưu chống lại ĐTC.

Vị Phát ngôn viên của Tòa Thánh, người trình bày bài nói của mình như một suy tư cá nhân, chứ không như phát ngôn viên chính thức, đề cập đến một "sự ác ý của một số người gây ra rắc rối, ở bên trong cũng như bên ngoài Tóa Thánh.”

Cha Lombardi nói: “Thật là buồn khi nhận thấy rằng các tài liệu được tiết lộ một cách không công bằng, và chúng được sử dụng vô tội vạ, với các mục tiêu không liên quan gì đến lòng yêu mến sự thật cả." (ZENIT.org 14-2-2012)

Nguyễn Trọng Đa
 
Top Stories
The Old Catholic and Polish National Churches
Zenit
09:54 15/02/2012
ROME, FEB. 14, 2012 (Zenit.org).- Answered by Legionary of Christ Father Edward McNamara, professor of liturgy at the Regina Apostolorum university.

Q: I understand that under unusual circumstances, such as a crisis, or being isolated from access to Catholic sacraments, that it is acceptable, from the Catholic point of view, to receive the sacraments from an Orthodox priest because their ordination is valid as their bishops have remained in apostolic succession. Given the same urgent conditions or isolation, may a Catholic receive valid sacraments from the Old Catholic Church or a Polish National Catholic Church -- which my friend says are still in apostolic succession? He seems to think there might be an issue because of ordination of women. Does the Catholic Church still recognize these Churches as being in apostolic succession? -- L.Q., Watertown, Wisconsin

A: The situation is not the same with respect to the "Old Catholics" whose historical center is in Utrecht and the "Polish National Catholic Church" based in North America. Both groups were in communion until relatively recently.

For several reasons, the Diocese of Utrecht separated from the Catholic Church after 1703. This Church later ordained independent bishops for other Dutch dioceses. After the proclamation of the dogma of papal infallibility in 1870, several groups of mostly German-speaking Catholics split from the Church. They were supported by the independent bishop of Utrecht, who ordained some of them to the episcopate.

Until now they have maintained the legitimate apostolic succession and valid sacraments. However, they have some strong doctrinal differences with the Catholic Church and after 1996 have begun to ordain woman as priests.

Unless these Churches eventually accept woman bishops, they will maintain the apostolic succession. However, the Catholic Church does not recognize the validity of orders conferred upon a woman and, as a consequence, a Catholic could never request the sacraments from such a minister.

For these reasons, although in a grave emergency a Catholic could receive the sacraments from a validly ordained Old Catholic priest, the doctrinal differences are such that it would normally be inadvisable to receive Communion or other sacraments in one of their celebrations in the cases foreseen in Canon 844 below.

The Polish National Catholic Church was established in the United States in 1887 as a result of a series of pastoral misunderstandings and property disputes. One of its leaders, Father Franciszek Hodur, was ordained bishop by three Old Catholic bishops in Utrecht in 1907 and later ordained other bishops so as to assure the apostolic succession. This Church established communion with the Episcopal church and with the Old Catholics.

In 1978 it terminated intercommunion with the Episcopal church, and with the Old Catholics after 1996. In both cases, the reason was the decision of these churches to admit woman to the priesthood -- a position totally rejected by the Polish National Catholic Church.

Relations between the Polish National Catholic Church and the Catholic Church have improved somewhat from the 1970s. In 1996 the U.S. bishops' conference reached an agreement, approved by the Holy See, which placed this Church in a position similar to that of Eastern Orthodox Churches.

Therefore, the provisions of Canon 844 of the code of Canon Law are applicable to ministers of the Polish National Catholic Church. To wit:

"Canon 844 §1. Catholic ministers administer the sacraments licitly to Catholic members of the Christian faithful alone, who likewise receive them licitly from Catholic ministers alone, without prejudice to the prescripts of §§2, 3, and 4 of this canon, and canon 861, §2.

"§2. Whenever necessity requires it or true spiritual advantage suggests it, and provided that danger of error or of indifferentism is avoided, the Christian faithful for whom it is physically or morally impossible to approach a Catholic minister are permitted to receive the sacraments of penance, Eucharist, and anointing of the sick from non-Catholic ministers in whose Churches these sacraments are valid.

"§3. Catholic ministers administer the sacraments of penance, Eucharist, and anointing of the sick licitly to members of Eastern Churches which do not have full communion with the Catholic Church if they seek such on their own accord and are properly disposed. This is also valid for members of other Churches which in the judgment of the Apostolic See are in the same condition in regard to the sacraments as these Eastern Churches.

"§4. If the danger of death is present or if, in the judgment of the diocesan bishop or conference of bishops, some other grave necessity urges it, Catholic ministers administer these same sacraments licitly also to other Christians not having full communion with the Catholic Church, who cannot approach a minister of their own community and who seek such on their own accord, provided that they manifest Catholic faith in respect to these sacraments and are properly disposed.

"§5. For the cases mentioned in §§2, 3, and 4, the diocesan bishop or conference of bishops is not to issue general norms except after consultation at least with the local competent authority of the interested non-Catholic Church or community."

Readers may send questions to liturgy@zenit.org. Please put the word "Liturgy" in the subject field. The text should include your initials, your city and your state, province or country. Father McNamara can only answer a small selection of the great number of questions that arrive.

(Source: Zenit.org)
 
The Church as a Powerful Voice for Abuse Victims
Ann Schneible / Zenit
10:30 15/02/2012
ROME, FEB. 13, 2012 (Zenit.org).- Last week's conference at the Pontifical Gregorian University, Toward Healing and Renewal, confronted the crisis of clerical pedophilia with the objective of finding solutions whereby all future cases of child sex abuse would be prevented.

Monsignor Stephen Rossetti, associate dean for seminary and ministerial studies and a licensed psychologist, spoke with ZENIT last week during the conference about the concrete steps being taken to address the crisis, and offered some insights into the psychology of pedophilia.

Part I: A Psychologist Speaks on Prevention That Works

ZENIT: What is the most important thing that needs to be communicated by the media regarding the sexual abuse of minors?

Monsignor Rossetti: I think the biggest thing, I'd say, is that it's a terrible problem, but prevention does work. We've been involved in a much stronger prevention program in the States for a number of years, and the abuse cases are dropping, the number of cases are dropping significantly. Prevention does work, and I think that's important for people to realize. The most important thing about abuse is to stop it before it happens. And so, I'm just strongly encouraging people to start with these child safety programs and implement them.

ZENIT: What are some of the steps that are being taken to prevent abuse cases from happening?

Monsignor Rossetti: Several things. I think we're screening our priests better, I think we're forming them better in human formation, in human sexuality. But more importantly, you try to change the culture and the climate. The culture that we have, the climate that we have, when you change it, it does affect the amount of abuse that takes place. When abusers have free reign, when they're in a culture that tacitly allows this to happen, you're going to find a lot more abuse. But when you change the culture, which is what we're trying to do, so people are alert, they respond quickly, they can see red flags when they surface, then there's going to be much less abuse, and what does occur, we're going to respond to faster.

ZENIT: What aspects of the culture of today are affecting the frequency of these cases?

Monsignor Rossetti: There's a lot of things. One would be, parents being more careful about where their children go. Just because someone is in a position of authority, if he's a priest or a teacher, or a coach, doesn't mean the person's automatically trustworthy. And that, [in] organizations like ours, or the Boys Scouts or whatever, that whenever people are with youngsters there should be more than one adult present. They shouldn't be in your private living quarters. You shouldn't be going on vacations with other peoples' children, there's all sorts of boundary issues that parents and institutions can enforce. And then children themselves, when you create an environment where they feel more able to come forward, and to say something, then they're going to speak up.

There's usually a grooming period before an adult will molest a minor. During the grooming period, there are a bunch of red flags that surface. And so, when the red flags surface, the children can hopefully be more able to come forward and say something, or parents when they see this can intervene, and I've seen cases like that where adults are grooming children to be abused, and people intervened.

And when I say grooming: for example, you'll see an adult start taking a lot of photographs of children, sitting on their lap, wrestling with them, they're going on private vacations, they're alone with them, and so, a lot of just way too much inappropriate familiarity.

ZENIT: Would you say that sexual education would be helpful, then?

Monsignor Rossetti: Sexual education is always a good thing, when it's done properly of course. But it's more than that; you talk about these child safety programs where they're taught that there's certain kinds of "good touch, bad touch." That sort of thing. It's okay if someone shakes your hand, but there are places where people shouldn't touch. So those are very simple programs that are taught to children. So, making children aware that there are some things that are appropriate, some things that are not.

ZENIT: There can be the question of educating a young child about sexuality, and the danger of revealing too much information to the child. How do you find that balance?

Monsignor Rossetti: That is a challenge, and I think, of course, the first educators of children are their parents, and they are the ones who are the primary educators. But we in the Church have implemented these child safety programs, and the programs are tested by adults who work with children, and speak to them in ways that are appropriate for their age. So obviously, there are things you'll say to 5-year-olds or 10-year-olds that you'd say in a different way than you would to an adult. We need to be sensible, sensitive too.

But children today get so much bad sexual message from television and other places, it's good they get some good sexual messages from us.

Part II: A Psychologist Speaks on Screening Potential Seminarians

ZENIT: Regarding the culture as a whole, today's society has a certain confused sense of sexuality that's being promoted. Could this be a factor in the frequency of child molestation cases?

Monsignor Rossetti: I think maybe not directly, but certainly indirectly. Child abuse has always been going on, let me first say that. This is nothing new. Nevertheless, I think our culture's morality around sexuality has degraded significantly. There's a culture of voyeurism -- I mean, the pictures you see these days, even of minors, some pictures which are inappropriate for children to be seeing, let alone dressed like that and doing those things. And so, it doesn't help. I'm not suggesting we go back to some sort of prudishness, but there should be some respect for the human body, and some respect for human sexuality, and seeing it as a gift from God, and not as a commodity, not as something to entice people to buy something, not as something to sell movies. So, the messages that we're giving our society about sexuality are becoming increasingly distorted, and [are] creating an environment which certainly does not deter sexual deviants, and in some ways, is too permissive.

ZENIT: You had discussed in your talk the formation of priests. What are some of the concrete steps that are being taken to prevent men who are at risk of abusing children from entering the priesthood?

Monsignor Rossetti: Well, we're screening them better, first of all. I think the psychological screening that we implemented a couple decades ago is getting stronger. We still have a ways to go there, but it's getting better. And also, some screening directly in the area of psychosexual development. We have to do this sensitively, using a confidential setting with a clinical psychologist. But the psychologist confidentially inquires and discusses sexuality with these prospective seminarians, and tries to ascertain an appropriate level of psychosexual maturity -- whether that person is going to be able to live a chaste and celibate life, or a chaste life in general. And it works; not 100%, but I've seen success stories where candidates have revealed a very disturbed sexual background and they're applying for the priesthood. And I know a few cases of this. And of course they were turned away. But they clearly would have been dangerous people as priests. So while we can't screen out 100%, we are getting better.

ZENIT: Why would someone who is inclined to abuse children try to enter the seminary? Do some seek to enter with the objective of abusing children at some point down the road?

Monsignor Rossetti: In most cases, I don't think it's a conscious objective. I think they might have even some aspirations to do something spiritual and good, but not realizing that their sexuality is so distorted. Lots of these people really do not realize how distorted their sexuality is. It's something they live with, so sometimes they don't even know. That's what will happen in some of the interviews. You'll be speaking with a prospective candidate, and he'll be revealing things without realizing how distorted it is.

I'm not sure they go into it with the perspective of "I'm going to go and become a priest and molest minors." I don't think so.

And especially today, I think the message is out that the Catholic Church is no longer a safe place for child molesters. I think the message is on the street.

ZENIT: What does the Church do for a priest who has been found guilty of child molestation?

Monsignor Rossetti: Clearly in the United States, for example, there's a zero tolerance policy. Once it's been shown that you've sexually molested a minor, you'll never minister as a priest again. You're out.

The Dallas Charter -- what you'd call the charter for the protection of children and young people -- talks about putting them through some treatment, for their welfare as well as the welfare of children. You take these molesters, and put them through some psychological treatment that can help. It's not perfect, but it can help them get better. And this is one way of trying to prevent them from molesting in the future.

Another [factor] is if they remain under the Church's umbrella, even though they're not ministering as priests anymore, most places will supervise them, keep them away from minors. If they're completely laicized, then we lose any sort of supervision. They're just out.

And some are completely laicized, and others are what we call dismissed from the clerical state, and others remain under the Church's umbrella, but they are out of the priesthood and in supervised settings.

ZENIT: Could you speak about the importance of holding reconciliation events?

Monsignor Rossetti: You remember at the turn of the millennium, when John Paul II basically did a mea culpa for several sins of the Church. "We have sinned at times towards women, towards minorities, for the crusades, for the Inquisition." He [presents] certain ways in which the Church has sinned in the past, and asks for forgiveness. The Church expects people in the pews to go to confession, and the Church has the responsibility to do the same. Blessed John Paul was very courageous, and he got some grief for that. There were some people who thought it was too much. But our Holy Father knew better, so it is important for the Church to confess Her sins, if you will, and to ask for forgiveness.

And it's important for the victims. I've been to a bunch of these [evenings of reconciliation]. Bishop Loverde talked about how he does these regularly in the Diocese of Arlington, and how important they are. And one in Ireland, [with] Cardinal Sean O'Malley, that was another important moment. It's important for victims and it's also important for the Church.

ZENIT: What are some of the overall initiatives that you are hoping to see come from this conference?

Monsignor Rossetti: I would say to the ZENIT readers that there is hope, and I ended my talk on that. You see the culture changing. You see bishops responding more quickly and more aggressively. You see signs of hope and improvement. Is it 100% yet? No. But there's clearly a movement forward. And I have a lot of hope. As I said in my talk to the bishops: the Catholic Church is a large, 2,000-year organization which changes slowly. But, when it does start to change, when it puts its moral strength in institutional power behind something important, the Church's voice will not be stopped. And the Church is getting on board with preventing child abuse. And it will be, even more so in the future, a powerful voice for victims.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Tại Giáo Xứ Cồn Thoi, GP. Phát Diệm
Xuân Hào
09:30 15/02/2012
KHÓA 520 CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TẠI GIÁO XỨ CỒN THOI, GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM

Rời Tòa Giám mục Bắc Ninh, xe trực chỉ hướng Nam về tỉnh Ninh Bình. Quãng đường chúng tôi phải đi chừng 130 km, đến giáo xứ Cồn Thoi, giáo phận Phát Diệm. Lúc xe lăn bánh, đồng hồ chỉ 8:30 sáng, ngày 13/2.

Đoàn chúng tôi gồm có Cha Sáng lập Phêrô Chu Quang Minh, anh chị Huy Yên, anh chị Hảo Tuyết, anh chị Hân Nhung. Ngay sau Đại Hội Song Nguyền IV tại La Vang (từ 29/1 đến 1/2/2012), Cha Sáng lập đã liên tục mở các Khóa 517 tại Trại Lê (Gp Vinh, 4-5/2), K.518 tại Lai Tê (Gp Bắc Ninh, 7-8/2), K. 519 tại Vĩnh Yên (Gp Bắc Ninh, 9-10/2), Khóa Đoàn sủng tại Từ Phong (Gp Bắc Ninh, 11-12/2). Và ngày 14-15/2 Khóa 520 được tổ chức tại giáo xứ Cồn Thoi, giáo phận Phát Diệm.

Giáo xứ Cồn Thoi có 8000 tín hữu gồm 2 xứ Cồn Thoi và Hợp Thành, do Cha Antôn Đoàn Minh Hải coi sóc. Đây là vùng ven biển, cách Tòa Giám mục Phát Diệm 16 km về hướng Đông Nam. Ngôi thánh đường Cồn Thoi to lớn uy nghiêm, khuôn viên nhà xứ rộng rãi, cơ sở hạ tầng khá khang trang đầy đủ. Điểm sáng là cộng đoàn dân Chúa có lòng đạo và luôn quây quần vâng phục vị chủ chăn của mình.

Tới nay Chương Trình đã mở được 3 Khóa Căn bản tại đây. Số song nguyền trong các Liên gia lên tới 100 đôi vợ chồng.

Chúng tôi đến nhà xứ lúc 12:30 (13/2). Ban chiều các anh chị trợ nguyền gọi nhau chuẩn bị cho Khóa vào ngày mai. Họ thật tích cực: nhóm bưng ghế, kẻ quét nhà, người cắm hoa… Sau cơm tối, Cha Sáng lập gặp gỡ các song nguyền để chuyện trò thân mật, đồng thời ngài cũng lưu ý về "cách mới" cuả Khóa 2 ngày (trước đây là 3 ngày). Trong cách mới, các trợ nguyền (người đã đi Khóa đến để trợ giúp) cần tích cực "gần gũi" với khóa viên trong phòng Song nguyền và khi chầu Thánh Thể. Khóa 2 ngày giảm bớt thì giờ và ít chi phí hơn, tuy nhiên có bất lợi là chương trình bị cắt ngắn.

Sáng 14/2 Khóa 520 bắt đầu lúc 8:30. Sau kinh Chúa Thánh Thần và phần giới thiệu, 37 đôi vợ chồng khóa viên chăm chú lắng nghe phần diễn giải lôi cuốn của Cha Sáng lập về chủ đề " Cái hay ban đầu". Tiếp đến, khóa viên và trợ nguyền cùng chầu Thánh Thể tại phòng Song nguyền. Trong giờ "xả cõi lòng" tuy còn e ngại và ngỡ ngàng, nhưng các anh chị cũng nhanh chóng làm quen với bầu khí cởi mở, gần gũi và linh thiêng của Khóa.

Ban chiều, cha Phêrô Hồng Phúc, Tổng linh nguyền giáo phận Phát Diệm, diễn giải đoạn Tin Mừng Ga 13,1-15 làm nền tảng cho chủ đề của buổi II "Giữa lòng đời và Hòa giải". Ngài nhấn mạnh vợ chồng cần noi gương Chúa: yêu đến cùng bằng những việc phục vụ thường ngày và luôn có lòng khiêm nhường. Những đề tài tâm lý do các anh chị Hảo Tuyết và Huy Yên chia sẻ. Kết thúc buổi là Thánh Lễ Hòa giải với phần "dâng của lễ" là xin lỗi một người để Chúa vui, người vui và mình vui.

Buổi III bắt đầu sau cơm tối. Đoạn Kinh Thánh I Cor 7,1-5 được Cha Xứ Antôn giải thích thật khéo léo để dẫn vào chủ đề "Nghệ thuật cảm thông". Với đời sống hôn nhân, việc cần có sự cảm thông nhất là vấn đề chăn gối; vấn đề tế nhị và đặc thù nầy được Cha Sáng lập trình bày cách dể hiểu, vui nhộn nhưng không kém phần thâm sâu qua đề tài "Chăn gối trên căn bản Thần học Kinh thánh". Tuy nhiên cảm thông là một nghệ thuật cần thiết cho mọi lãnh vực của đời sống; ý nghĩa ấy được anh chị Hảo Tuyết chia sẻ đôi nét chấm phá dưới quan điểm tâm lý. Sau cùng, mọi người quây quần phủ phục trước Mình Thánh Chúa để thờ lạy và xin ơn trợ giúp để thực hiện các điều đã đoan hứa trong ngày. Anh chị em khóa viên ra về sau khi nhận "Hoa thiêng" và lời chúc bình an của Cha Linh nguyền Antôn.

Bước sang ngày thứ 2 của Khóa, 8:30 anh chị Huy Yên minh họa bằng một hoạt cảnh ngắn để dẫn nhập vào giờ Kinh Sáng với chủ đề "Bông hồng tươi đẹp". Từ đó Cha Sáng lập giúp các khóa viên dâng lời cảm tạ Chúa vì nhận được niềm vui sau khi đã xin lỗi một người cụ thể. Có những cái "choàng tay chữa lành" thật gần gũi, và cả những giọt nước mắt ân hận nhưng đầy niềm hy vọng. Bầu khí tràn ngập ơn Chúa Thánh Thần. Đến 9:30 Cha xứ Antôn diễn giải đoạn Kinh Thánh (Mt 5,1-16) làm nền tảng cho chủ đề thứ 5 của Khóa: "Gương lành cho con". Tiếp đến là các đề tài tâm lý "Phương pháp giáo dục" và "Áp dụng phương pháp giáo dục" do các anh chị Hảo Tuyết và Huy Yên trình bày. Sau giờ Chầu Thánh Thể, các khóa viên chia sẻ về một "yếu đuối" của mình với con cái, đồng thời đoan hứa xin lỗi và làm gương tốt cho con.

Buổi chiều cuối cùng, dù rất mệt và cảm lạnh do thời tiết giá rét thất thường của miền Bắc, Cha sáng lập vẫn cố gắng hiện diện để hướng dẫn các song nguyền sinh hoạt Liên gia sau Khóa.

Kết thúc Khóa là Thánh Lễ Thệ Hôn Một Đời thật long trọng. Đoàn rước hơn 200 người, gồm khóa viên và trợ nguyền, trong trang phục xinh đẹp xuất phát từ sân nhà xứ từ từ tiến vào nhà thờ trong lời ca tiếng nhạc của bài hát ca nhập lễ "Tay trong tay tiến vào Đền Thánh…"

Sau Thánh lễ, đáp lời cám ơn của Cha xứ Antôn, Cha Sáng lập hứa năm tới sẽ lại về Giáo phận Phát Diệm để mừng Kỷ niệm 7 năm Chương Trình có mặt tại đây.

Chủ nguyền Phát Diệm, anh chị Hiền Hiên cho biết: Chương Trình đã sinh hoạt trong 15 giáo xứ của giáo phận, với hơn 800 đôi vợ chồng tham dự.

Ngày mai 16/2, đoàn sẽ về Giáo phận Thanh Hóa, mở Khóa căn bản tại giáo xứ Ba Làng…

Cồn Thoi, 15/2/2012

Xuân Hảo
 
Phóng sự buổi lễ Khấn Trọn Đời tại Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm, Texas
Trần Mạnh Trác
18:07 15/02/2012
(Kerens, TX Ngày 4 tháng 2 năm 2012) Hôm nay là thứ Bảy ngày 4 tháng 2 năm 2012. Thường thì ở miền Bắc Texas vào thời đỉểm này vẫn còn là giữa mùa Đông. Năm ngóai nơi đây có tuyết phủ trắng xoá, nhưng năm nay khí trời thay đổi, nhiệt độ lên tới 60F (15C) và có mưa nhiều ngày. Thời tiết ấm và có mưa là một phúc lộc từ Trời ban xuống cho các nông trại, tuy nhiên vùng Kerens có nhiều đường đất cũng không tránh khỏi một vài cảnh lầy lội đây đó.

Người dân ở đây đã quen với những cảnh ngộ như thế, đối với họ những cảnh lún xe chỉ là một sự rầy rà nho nhỏ, không đáng kể.

Xin xem hình buổi lễ

Đằng sau những vết bánh xe nước đọng và những chùm cây hồ đào (pecan) là quang cảnh của một đan viện. Đan viện có diện tích rộng 300 acres (121 hectares) từng là một trại nuôi đà điểu, một số những di tích bằng sắt vẫn còn được thấy hai bên đường. Cách đây 20 năm có phong trào nuôi đà điểu để lấy thịt vì phẩm chất thịt ít mỡ mà ngon. Thị trường không bốc lên được, nhiều nông trại đã phá sản. Đan viện đã mua lại trang trại này với một giá rất phải chăng.

Theo tập tục đã có từ VN, các đan viện Biển Đức được đặt tên với chữ Thiên đứng đầu như Thiên An, Thiên Phước, đan viện này có tên là Thiên Tâm. Thiên Tâm có nghĩa là Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đan viện lấy Thánh Tâm Chúa làm quan thầy bổn mạng.

Đan viện nằm giữa Dallas và Houston trên trục lộ I45, cách Dallas 80 dặm, cách Houston 160 dặm.

Trong lúc đi tới khu vực hành lể, chúng tôi được các cha rủ đi xe với đức Viện Phụ Philips. Chiếc xe là lọai xe cắt cỏ của sân golf vừa rú vừa nhẩy chồm chồm trên con đường đất quanh co bên cạnh chiếc hồ sau đan viện, mọi người phải bám chặt và đánh đu vào nóc xe trong xuốt chặng đường dài khỏang 1 phần tư dặm từ cổng tu viện cho đến Hội Trường.

Trên đường đi, chúng tôi bắt gặp thày Gioan B. Trần văn Chính, người sẽ thực hiện lời khấn trọn đời ngày hôm nay, thầy đang tất tưởi ngược xuôi trên con đường lầy lội để giúp các vị khách bị lầy.

Đối với một đan sĩ thì đây là dịp trọng đại nhất trong đời, được ví như là ngày lễ cưới của một cô gái vậy. Nhưng hôm nay thầy Chính không vì thế mà nghỉ việc, thầy lo làm công việc của mình như các anh em khác.

Các sĩ tử của đan viện Biển Đức thực hành cuộc sống dựa trên hai phương châm là Pax (“Hoà bình”) và Ora et labora(“Cầu Nguyện và Làm Việc”). Họ làm những việc tay chân sen kẽ với sự chiêm nghiệm lời Chuá.

Các đan sĩ ở đây trồng rau và chăn nuôi để sinh sống. Theo tôn chỉ của thánh Biển Đức, họ sống nhờ vào sức lao động của chính mình. Họ bắt đầu một ngày vào lúc 3:40 sáng, và kết thúc vào lúc 7:50 tối.

Trên đường đi chúng tôi ghé một nguyện đường vừa được khánh thành năm ngóai là Chư Thánh Điện, là một căn nhà sàn bằng gỗ xinh xinh, dùng làm nơi tôn kính các di tích của nhiều vị thánh mà đan viện đang bảo quản. Các khung hình mà chúng tôi thấy treo dọc hai bên tường là các hộp đựng xương thánh. Kể từ khi Đan viện được khánh thành cách đây 2 năm, ngày 19-9-2009, đây là công trình xây dựng mới nhất và đẹp nhất.

Mục đích kế tiếp của đan viện lả thành lập một cơ sở tĩnh tâm cho các đòan thể công giáo của các vùng lân cận như Dallas, Fort Worth. Một hội trường đang thành hình và đã thiết trí khá đầy đủ tiện nghi như máy lạnh máy sưởi.

Trong hội trường, chúng tôi thấy có nhiều bộ mặt giáo dân VN quen thuộc từ các vùng Dallas, FW, Houston và Oklahoma. Họ là những người vẫn thường đến nhà dòng để trợ giúp các thầy trong nhiều công việc, từ việc xây dựng cơ sở cho đến việc tổ chức các buổi lễ. Ngòai ra, chúng tôi còn thấy có thêm sự hiện diện của nhiều giáo dân và đòan thể Mỹ. Từ khi thành lập đến nay, đan viện đã tạo được nhiều quan hệ tốt đẹp với các người hàng xóm Mỹ, và họ đã sốt sắng tìm đến nhà dòng để giúp đỡ những gì có thể. Có người đến để luyện Anh văn cho các thày, người khác chỉ dẫn việc nông trại v.v

Một đòan Knight of Columbus với bộ mũ lông xum xuê và áo chòang xúng xính cũng tới làm dàn chào cho buổi lễ.

Vị chủ tế buổi lễ là đức viện phụ Philips đến từ đan viện 'mẹ' ở New Mexico.

Trong thời gian đầu, Đan viện ở đây còn phải lệ thuộc vào đan viện Christ In The Desert (Chúa Kitô trong sa mạc). Đó là một đan viện toạ lạc tại một vùng hẻo lánh cuả tiều bang New Mexico. Tại đó trong nhiều năm, số sĩ tử người VN đã tăng cao đến nỗi đan viện cảm thấy cần có nhu cầu thành lập một đan viện mới cho người VN. Vùng đất thưa người giữa Dallas và Houston là tỉnh Kerens đã được chọn.

Sự phát triển các ơn gọi tu trì tại các đan viện là một điều đáng ngạc nhiên. Hồi trước ở VN, vì thấy có những sinh hoạt lao động cho nên chúng ta thường ngộ nhận đây là những dòng “khổ tu” và các bậc cha mẹ vẫn có thái độ xót xa khi phải để cho con cái đi theo tiếng gọi tu trì tại các nơi đây.

Nhưng thực ra các tu sĩ Biển Đức không bao giờ chủ trương những công việc thái quá, họ lấy con đường trung dung (middle ground) làm chỉ đạo. Chính vì lối sống điều độ (moderation) này, mà qua 15 thế kỷ, linh đạo cuả thánh Biển Đức vẫn còn sức hấp dẫn đối với nhiều thanh thiếu niên. Ngày hôm nay, buổi lễ Khấn Trọn Đời của Thầy Gioan B Trần văn Chính là một thí dụ điển hình.

Buồi lể khấn được tổ chức tại hội trường mới xây thay vì ở trong Chư Thánh Điện, có lẽ để có chỗ chứa cho đủ số khách mời. Cung thánh được đặt trên một bục gỗ tạm, hai cành đào đã nở là những trang hòang ít ỏi của bàn thờ. Trời mưa đã ngăn cản nhiều vị khách từ phương xa đến, hầu như chỉ có những khách Mỹ ở gần đã đến đầy đủ. Phong cảnh đơn sơ và thưa người làm cho tôi chợt nhớ tới những đám cưới vội vàng trong những trại tị nạn thời chiến tranh hồi trước. Một thóang xót thương chợt đến. Nhưng nghĩ lại, đây là một cuộc đời đan sĩ, nghĩa là từ bỏ thế gian và những hào nhóang bề ngòai của nó, vậy thì sự xót sa của tôi chỉ là tại ở chính mình còn vướng mắc nhiều "tham sân si" theo kiểu nói nhà Phật mà thôi. Nghĩ vậy, tôi tự nhiên cảm thấy lòng ấm hơn lên.

Buổi lễ diễn ra thât nghiêm trang, mọi diễn biến đều mang một ý nghĩa quan trọng. Tựu trung là về ý chí sống theo lề lối tu trì trong đan viện, bước theo chân Chúa đến cùng, vâng lời tuyệt đối, cậy trông vào ơn Chúa và tâm tình tạ ơn.

Phải tham dự một buổi lễ khấn trọng thể trong quang cảnh đơn sơ như thế này thì mới biết được cái ý nghĩa trang trọng là như thế nào. Phải có những giây phút mà tâm tình lắng đọng xuống đến mức u hòai và nhịp tim như lỡ mất một nhịp, thì mới hiểu được một phần nào cái linh thiêng của thần thánh. Một ngòi bút không thể tả rõ được.

Sau buổi lễ, tôi có dịp "interview" đức viện phụ Philips về tương lai của đan viện, liệu sẽ có nhiều buổi lễ khấn như thế này trong tương lai gần không, ngài trả lời: "Theo những gì tôi tiếp xúc thì tôi trông đợi hàng trăm lần, và hơn nữa."

Ngài giải thích có nhiều người đã đến thăm đan viện và nhìn thấy vẻ đẹp của đời sống đan tu, không chỉ là những thanh thiếu niên VN mà thôi nhưng còn có những thanh niên Mỹ và Mễ nữa.

Ngài hy vọng đan viện này, nhờ sự trợ giúp của các cộng đòan VN mà được bám rễ, sẽ vươn ra để bao bọc mọi sắc tộc.
 
Tôi đi tham dự Lễ Valentine, tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn
Jos. Thanh Phong
12:06 15/02/2012
Tình Yêu

Tôi được mời tham dự Lễ Valentine, tại trung tâm mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn, nhưng vé mời lại là vé cặp. Suy nghĩ quá, nhưng đúng thôi, vì là ngày Lễ Tình Nhân mà. Ở đời thì “trâu có đàn, bò có lứa, ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn, ra đường đi buôn có bạn, đi bán có phường…”, còn tôi chỉ biết đi sớm về trưa một mình, thì lấy đâu ra “cặp” mà đi chứ. Bỗng tôi thấy mình “cô đơn và vô duyên quá”. Người mời khuyến khích tôi rủ bạn gái nào quen biết mà đi có cặp cho vui. Dù tôi có đi với “bạn gái” kiểu gì cũng sẽ bị xầm xì, nhỏ to. Để tốt hơn cho đời, cho bạn và cho tôi, tôi quyết định đi một mình.

Đến nơi, tưởng chừng chỉ có mình tôi “vô duyên”, chứ ai ngờ, nhiều người giống tôi lắm. Tôi thấy mình có bạn, bớt lạc lõng, lẻ loi và bắt đầu hòa mình vào cuộc.

Điều làm bất ngờ nơi tôi trong ngày lễ Tình Nhân này là không chỉ có các cặp tình nhân sắp cưới hay những đôi uyên ương hồng vừa chớm nở, mà có rất nhiều những mái đầu pha sương, bạc trắng dẫn bạn tình trăm năm của mình đến mừng lễ và cũng không ít nam nữ tu sĩ tham dự.

Mừng ngày lễ Valentine, chủ đề mang tên Cám Ơn Tình Yêu, Cho Tình Yêu Thăng Hoa phải nói là được dàn dựng hết sức quy mô, hoành tráng, mang nhiều ý nghĩa. Từ công tác chuẩn bị, tiếp đón, không gian bày trí, đến các chương trình diễn ra rất “Pro”, có nội dung, chiều sâu phong phú, ý nghĩa sâu sắc, giúp cho mọi người như tái khám phá lại tình yêu đích thực vốn có, mà lắm khi trên đường đời ta đã nô lệ, tha hóa, bóp méo hay đánh mất.

Tình yêu ai cũng có, nhưng không phải ai cũng hiểu và sống được giá trị của tình yêu đích thực. Tôi cũng không phải là người ngoại lệ. “Cám Ơn Tình Yêu” cũng là lời cám ơn của tôi dành cho người thực hiện chương trình.

Có người nói Ngày lễ Tình Nhân, thì đúng hơn dành cho các cặp tình nhân lên tiếng, chứ đâu có dính dáng gì đến tình yêu dâng hiến của người tu trì. Người ấy nói đúng, nhưng cũng không đúng.

Đúng, là bởi ngày lễ Valentine được mừng như ngày lễ tình yêu. Những người yêu nhau sẽ trao gởi những bức thư tình, gởi tặng nhau những đóa hoa hồng tươi thắm, những thanh sô-cô-la ngọt ngào, ban tặng nhau những nụ hôn mặn nồng say đắm và trao nhau những lời lẽ, tình cảm trân quý yêu thương…

Sai, là bởi, nếu ngày lễ Valentine được mừng như ngày lễ tình yêu, thì tình yêu bắt nguồn từ đâu? Ta phải quay trở về với Đấng là Nguồn tình yêu và là tình yêu, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Thánh Gioan quả quyết: “Thiên Chúa là tình yêu”.

Sự đơn côi, lạc lõng và vô duyên của tôi lúc đầu, lại là một cơ duyên giúp tôi suy nghĩ về Đấng là Nguồn Tình Yêu, ban cho tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng, đồng thời, cũng là dịp để tôi nhìn lại tình yêu dâng hiến. Tất cả cho tình yêu thăng hoa!

Tình yêu đích thật, trung thành

Nói đến tình yêu không thể không nhắc tới chàng thi sĩ Xuân Diệu.

“Làm sao sống được mà không yêu,
Không nhớ không thương một kẻ nào.”


Sống mà không có tình yêu, không yêu thương, thì cuộc sống đâu có nghĩa gì. Nếu thế, đời ta chỉ là cỏ cây, gỗ đá. Vậy, hãy cứ yêu. Tình yêu là lẽ sống, là huyền nhiệm. Càng yêu, ta càng cảm thấy cuộc đời thêm sinh đẹp, đáng yêu và khám phá ra muôn điều kỳ diệu. Nhưng yêu thế nào để có được một tình yêu đích thực, trung thành lại là vấn đề không đơn giản.

Tình yêu đích thật phải là hai con tim song hành. Hai con tim ấy sẽ đi trọn hành trình cuộc sống. Sẽ diễn tả một tình yêu thật đẹp và thật diệu kỳ. Họ quyết định đến với nhau bằng tất cả tấm lòng chân thành, không tính toán. Quyết định chung sống suốt đời và cùng nhau đi trọn lý tưởng là điều hết sức quan trọng. Nhưng quyết định đó không phải là quyết định của mù quáng, liều lĩnh. Không thể nhắm mắt nhảy xuống hố thẳm vực sâu mà không biết mình sẽ sống chết thế nào. Quyết định đó phải là quyết định của hiểu biết về mình và về đối tượng. Chọn lựa nào cũng cần phải có thời gian dài thử thách, đo lường, tìm hiểu. Chính thời gian sẽ là lời giải đáp cho một tình yêu vĩnh hằng. Ở đó, thời gian sẽ cho biết đâu là sự chân thành hay giả dối; đâu là người chung tình và đâu là kẻ sở khanh; đâu là tình yêu son sắt bền chặt và đâu là tình yêu hời hợt chóng qua.

Có lẽ, ngày nay các đôi bạn trẻ, ít dành thời gian tìm hiểu nhau và cũng hiếm lắm khi lấy thời gian là thước đo lường tình yêu. Họ yêu nhau chớp nhoáng, cưới nhau vội vàng, để rồi chia tay mau chóng. Bởi đó không phải là thứ tình chân thật. Đến với nhau bằng toan tính, lợi dụng. Đến với nhau bằng sự rạo rực của thân xác lúc ban đầu, để rồi “lửa bạo phát lại bạo tàn”. Tại sao những cặp tình nhân nguyện sống một đời thủy chung, mà ngày nay tổ ấm yêu thương lại dễ dàng ly thân, ly dị? Tại sao tình yêu thiêng liêng vợ chồng, tình nghĩa già đời, cuộc tình trăm năm, thề một lòng gắn kết se duyên bền chặt lại có thể thay tình như thay áo? Tại sao lời yêu thương ngày nào “anh yêu em, em yêu anh, anh thề trên đời này chỉ có em thôi, hay thiếu anh em không thể sống nổi…”, mà sao bây giờ lời yêu thương ấy biến thành pháo đài, gươm đao, nọc độc chua cay: “thằng chó. đ, con quỷ. c”...? Nhìn những cuộc tình ngắn ngủi kết thúc, chia tay sau một thời gian ngắn sống đời hôn nhân sao mà đắng cay, tê tái. Dẫu có thế nào thì cặp mắt vẫn chất chứa vẻ u sầu và phảng phất nét chán chường như kẻ bại trại trên tình trường. Những ước mộng đắp xây, những ân tình chưa kịp nói hết, những giấc mơ đẹp đang dệt dở dang mà bây lại trở nên hụt hẫng, xa lạ và vắng bóng. Có nỗi đau nào đớn đau cho bằng nỗi đau này không? May lắm, người thi sĩ trung tình đã nói hộ giùm đời câu nói ấy:

“Người ta khổ vì thương không phải cách,
Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người.
Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi,
Người ta khổ vì xin không phải chỗ.”
(Xuân Diệu, dại khờ)

Xây dựng tình yêu, hạnh phúc thiếu sự hiểu biết lẫn nhau chỉ là xây tòa nhà đời mình trên cát, sớm muộn cũng sẽ vỡ tan như cát vụn, chẳng mang lại hạnh phúc gì cho cuộc sống, nếu không muốn nói là khổ đau.

Tình yêu đích thực, trung thành còn phải được nuôi dưỡng bằng mối tình bền chặt, trung trinh. Phải biết giữ gìn cho tình yêu trong sáng và làm cho tình yêu thăng hoa. Tình yêu ấy phải được cắm rễ sâu trong trái tim hai người. Phải biết đắp xây cho mộng ước tương lai. Phải dám sống vì nhau và chết vì nhau. Phải được tôi rèn, thử luyện như vàng trong lửa. Phải đứng vững trước ngàn muôn bão tố.

Trong ngày lễ Tình Nhân, Bác Xuân Thái, người đạt giải nhất trong cuộc thi viết về người bạn đời chia sẻ:

“Một chiều cuối năm 1974, sau khi mệt rã vì đi đó đây giữa Sài Gòn nắng gắt, tôi đã đưa em vào khách sạn, sau khi thuyết phục đủ đường.

Em nhớ không? Căn phòng riêng đầy gợi cảm riêng tư lúc ấy đã ghi nhận những mẩu đối đáp quẩn quanh kỳ cục:

- Cho anh đi, một lần thôi trước sau gì mình cũng là của nhau mà!
- Không, không thể được mình chờ lên bàn thánh đã anh! Cứ như thế, các đối đáp chỉ giằng co giữ CHO và KHÔNG rồi đi vào ngõ cụt bế tắc!

Mất hết kiên nhẫn, tôi đã lao vào em như con thú dữ đói mồi. Chợt… “bốp”, trong tình huống quá đỗi bất ngờ, không chút phòng vệ, má tôi đã nhận một cái tát tai rát bỏng. Tôi sững người chết lặng, em giận dữ dập cửa bỏ về.”
(Thư gởi vợ, nhớ về một cái tát tai).

Đấy là một tình yêu tinh ròng, tuyệt đẹp và trung trinh. Giả như bạn đời của bác cũng muốn chiều theo sở thích và dục vọng nhất thời, thì liệu hạnh phúc của bác có phải là gia đình bác hôm nay không? Nếu như hai bác đã không vun đắp và dựng xây cho một tình yêu bền chặt thì bây giờ bác ra sao nhỉ? Và nếu chỉ biết lao vào nhau như thú giữ đói mồi, để thỏa mãn xác thịt rồi sau đó thú no mồi thì thú lại chán ngắt. Đời chán phèo, lịm tắt. Cái chán đó là cái chán ngán nhất đời vì “mình đã không được đưa lên bàn thánh”!

Vâng, có thể tình yêu của bác không tuyệt hảo khi đem so sánh với một số cặp tình trăm năm khác, nhưng không thể phủ nhận đấy lại là một tình yêu cao quý, trân trọng và đáng ngàn đời tôn vinh.

Cuộc đời có những khoảnh khắc. Có những khoảnh khắc làm nên nét đẹp cuộc đời và hạnh phúc tràn mi, nhưng không thiếu những khoảnh khắc làm cho con người đau khổ muộn phiền và tình tàn lịm tắt. Tất cả vẫn là những chọn lựa của riêng mình.

Xin quay ngược thời gian để biết những chọn lựa và thấy được những khoảnh khắc. Ngay từ khởi đầu, Thiên Chúa dựng nên con người, đặt con vào vườn Eden và ban tặng cho con người tình yêu hạnh phúc. Nhưng con người lại không biết trân trọng và dưỡng nuôi tình yêu tinh ròng ấy, mà lại đi tìm một thứ tình dễ tàn phai, sai lệch và chỉ biết thỏa mãn cho những sở kỷ chóng qua nơi mình, để rồi tình yêu của con người bị quấy phá, nhung nhiễu, vẩn đục và bắt đầu lừa dối và lường gạt lẫn nhau. Hoạt cảnh “tình yêu và bội phản” do đạo diễn Sr. Têrêsa Khánh Tiên, được diễn trong phần II - Xin lỗi tình yêu đã phần nào lột tả được điều này. Xin lỗi tình yêu cũng là lời chúng ta phải nói với nhau khi mình đã để tình yêu mất đi hương vị ngọt ngào của tình trăm năm. Nói với nhau lời xin lỗi khi mình sai lỗi quá nhiều. Thú nhận và xin lỗi thật lòng khi mình thiếu tình chân thực và thủy chung. Và cũng là lời nhắc nhau khi mình sống thiếu trân trọng người tình, chỉ biết đòi hỏi và hưởng thụ mà thiếu quan tâm, hy sinh và hiến tặng cho nhau.

Tình yêu hy sinh, tự hiến

Chúa Giêsu chính là mô mẫu cho chúng ta về tình yêu hy sinh, tự hiến: Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người hy sinh tính mạng vì người mình yêu.

Người ta có thể sống hết mình vì tình yêu và sẵn sàng hy sinh tất cả vì nó. Tuy nhiên, một trở ngại không nhỏ là có rất nhiều người bước vào con đường tình yêu, nhưng hơi gặp khó khăn đau khổ một chút là chán nản, thất vọng, buông xuôi. Họ không biết dựng xây cho một tình yêu lớn mạnh và ươm trồng để tình yêu trổ sinh kết trái. Họ đòi hỏi người yêu phải chiều chuộng mình, nhưng chính mình lại quên thể hiện tình yêu của mình qua những hy sinh cho người mình yêu.

Tình yêu không phải là hai đường thẳng song song chẳng bao giờ gặp, nhưng là hai trái tim song hành trên cùng một đường thẳng. Không thể có thứ tình yêu đơn phương một chiều, không thể có thứ tình yêu ích kỷ hưởng thụ. Tình yêu chân chính là hai nhịp cầu nối liền bờ sông. Nơi ấy có trao ban và đón nhận. Người mà chỉ biết nhận mà không biết cho là người ích kỷ, không bao giờ cảm nhận được niềm vui của tình yêu đích thực. Người cho đi không bao giờ mất mà đón nhận lại nhiều. Vì “khi biết cho đi là khi lãnh nhận, khi biết quên mình là khi tìm thấy”. Hy sinh và tự hiến, cũng như đón nhận và trao ban như là bản chất làm nên một tình yêu chân thực. Xuân Diệu có lý khi nói “Yêu là chết trong lòng một ít”, nhưng không chỉ là chết trong lòng một ít đâu mà “yêu là tát cạn bản thân mình”. Cho đi tất cả, hy sinh tất cả, hiến dâng tất cả. Để tất cả cùng trở nên một cho nhau. Cho một ước nguyện, cho một tình yêu, cho một lẽ sống. Và sống thế nào, để ở bên nhau là hạnh phúc, xa nhau là nhớ thương dạt dào. Như cá gần nước, như cây liền cành, như sông liền khúc, hạnh phúc trào dâng, tình thương quấn quýt. Để một nửa tình yêu của nhau có thể nói lên điều này:

“Người đi một nửa hồn tôi chết,
Một nửa hồn kia bỗng dại khờ”
(Hàn Mạc Tử, Những giọt lệ)

Tình yêu hy sinh, tự hiến cho nhau sẽ trở nên hương thơm ngọt ngào:

“Thiếp xa chàng ăn vàng cũng đắng,
Thiếp gần chàng ăn muối trắng cũng ngon.”
(Ca dao)

Là sức mạnh của tình yêu để con người vượt qua những khó khăn thử thách, những thăng trầm biến đổi mà ở bên nhau mãi mãi:

“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cẩu thập đèo cũng qua.”
(Ca dao)

Cũng sẽ là niềm trông cậy, hy vọng và sự chở che bên nhau, chẳng quản ngại giàu nghèo, chỉ cần tình yêu hy-hiến sẽ thắp sáng cho một hạnh phúc tình trăm năm:

“Yêu nhau chẳng ngại chiếu giường, dẫu rằng tầu lá che sương cũng tình.”
“Yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.”
“Yêu nhau bất kể giàu nghèo, dù cho lên ải xuống đèo cũng cam.”
(Ca dao)

Đó là tất cả cho tình yêu đến, một tình yêu chân thành, thủy chung, một tình yêu hy sinh, tự hiến cho người mình yêu, họ sẽ cảm nhận được niềm khát khao cháy bỏng từ nơi sâu lắng nhất tâm hồn và cảm nhận được sự thu hút làm mê mẩn lòng người khi ở bên nhau.

Thí sinh Anne Kim Gương cũng là bà cố, đạt giải nhì trong cuộc thi viết về người bạn đời lên chia sẻ với mọi người trong ngày lễ Valetine:

“Người bạn đời tôi thường hay say rượu. Ngoài xã hội ai ai anh cũng cư xử tốt, ngược lại, về gia đình vợ con như là nơi để anh chút giận. Tôi tủi thân, nước mắt tràn mi, không biết khổ đau hay hạnh phúc? Hằng tuần, tôi phải chịu hàng trăm cái nhẫn nhục: Đối với gia đình, đối với bản thân… Nó tàn nhẫn dồn dập, làm tôi mệt mỏi, những khổ đau ấy hằn lên khuôn mặt đến nỗi ai nhìn vào cũng thấy.” (Anne Kim Gương, Người bạn đời của tôi).

Nếu như bà cố Kim Gương không có một tình yêu hy sinh, tự hiến thì làm sao có thể “ngũ lục sông cũng lội, thất bát cẩu thập đèo cũng qua”, làm sao có thể “kê trăm chỗ lệch cho bằng”? Và giả như bà cố trong lúc người bạn đời sáng say chiều xỉn, chẳng bao giờ nói được một câu tỉnh táo, chẳng bao giờ hết cơn trút giận lên đầu, chẳng bao giờ là bờ vai tin cậy, cột trụ gia đình mà bà cố hướng về một đối tượng bao bọc chở che khác mà không phải là ông cố thì bà cố có phải la bà cố của ngày hôm nay không? Tất cả những gì bà cố gánh chịu, hy sinh, ầm thầm, nhẫn nại đã không sinh hoa trái là người con linh mục đó sao? Cũng chính tình yêu hy sinh tự hiến ấy như một phép mầu, bà cố đã có người bạn đời là ông cố đạo hạnh, tốt lành. Trong niềm vui sướng hạnh phúc tột độ, bà cố không thể kìm nén những giọt lệ hạnh phúc tràn mi mà thốt lên: “Tôi cám ơn Chúa đã ban cho gia đình tôi hồng ân quá lớn lao. Trong mắt của chúng tôi giờ đây chỉ còn là ánh sáng của niềm tin, sự hài lòng mãn nguyện về những đứa con. 35 năm là quãng thời gian không ngắn chút nào! Nhưng tình yêu chúng tôi dành cho nhau thật bền chặt, không ngã gục trước những thách đố và những khó khăn về cả vật chất lẫn tinh thần, vượt qua những phiền muộn lo âu trong cuộc sống.” (Sđd, tr. 32)

Tình Yêu là điều gì đó thật là thiêng liêng và cao quý. Nó đem lại cho chúng ta cảm giác được yêu thương và là động lực giúp ta vượt qua những thử thách trong cuộc sống và đưa ta đến bến bờ hy vọng tưởng chừng như không thể vượt qua khỏi những con sóng xô đẩy dập vùi. Do vậy, chúng ta phải biết trân trọng, giữ gìn, nâng niu và nuôi dưỡng tình yêu.

Tôi muốn thêm đôi ba khía cạnh cho tình yêu, nhưng tình yêu không ai nói hết cho cùng, không ai có thể định nghĩa được hai từ Tình Yêu cho trọn vẹn. Tình yêu thì muôn sắc muôn mầu. Có khi là mầu hồng, có khi là gai nhọn. Có khi là hạnh phúc, có khi là thương đau. Điều quan trọng là ta biết đón nhận tình yêu và làm cho tình yêu thăng hoa. Tôi biết nói thế nào cũng không đủ, nhất là tình yêu vợ chồng, tình yêu phu phụ, tình trăm năm, vốn đời tôi chẳng kinh nghiệm, hiểu biết. Nhưng tôi nhận ra nhiều bài học về một tình yêu chân thực, trung tình, tình yêu hy-hiến trong cuộc tình trăm năm, cũng là điểm quan trọng cho tình yêu dâng hiến, ơn gọi đời tôi.

Nguyện cầu chúc cho những ai đã yêu, đang yêu, sẽ yêu và những cuộc tình trăm năm sống mãi đời hạnh phúc thương yêu cho dẫu có những buồn đau, nghi ngại, nhưng hạnh phúc vẫn là mầu xanh mãi niềm hy vọng. Và nếu được, xin cũng nhớ đến tôi trong lời nguyện cho tình tôi bền chặt, vẹn tròn, trung trinh.
 
Văn Hóa
Tình yêu nguyên thủy
Thanh Sơn
08:08 15/02/2012
Nói về "Tình Yêu" mấy cho vừa
Tình Yêu đã có từ xa xưa
Từ thuở địa đàng là bụi đất
Tình Yêu Thiên Chúa đã có thừa

Vì Yêu Ngài đã tạo hình hài
Nên giống hình Chúa lại đẹp trai
Thổi hơi vào đấy ban sự sống
Tặng cho địa đàng với muôn loài

Hoa thơm trái ngọt Chúa tặng ban
Ađam tận hưởng sống thanh nhàn
Dư thừa vật chất nhưng thiếu một
Đôi lúc buồn tình cũng thở than

Chúa biết mọi sự nên Ngài cười
Ađam mừng rỡ rộ nét tươi
Thiếp dần mê mẩn trong giấc ngủ
Sự tỉnh cơn mơ thấy một người

Evà xuất hiện như cánh hồng
Bừng lên hơi ấm giữa mùa đông
Tình Yêu hạnh phúc từ khi ấy
Thiên Chúa ban cho kiếp tình nồng

Tình Yêu Thiên Chúa mãi cho không
Tiệc cưới Cana thiếu rượu nồng
"Ngôi Hai Thiên Tử" hương men thắm
Cana hoa nở ngợp hương nồng

Tình Yêu Thiên Chúa vẫn biếu không
Vẫn tặng hoa thắm vẫn rượu nồng
Luôn ban hạnh phúc cho trần thế
Ngài hỏi lòng ta có nhận không?

Tình Yêu trọn vẹn phải có Ngài
Nhưng nay lắm cặp chối công khai
Tự do luyến ái đâu cần Chúa
Hậu qủa là đau khổ dài dài

Valentine ngày Tình Yêu
Xin chúc mừng nhau được thật nhiều
Hoa lòng tươi nở thật hạnh phúc
Khởi từ Thiên Chúa của TÌNH YÊU.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chài Lưới
Nguyễn Hùng
22:22 15/02/2012
CHÀI LƯỚI
Ảnh của Nguyễn Hùng
Lưới tôi vàng óng bình minh
Lưới Người đỏ rực hoàng hôn nộ cuồng.
(NH)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền