Phụng Vụ - Mục Vụ
Yêu ''Kẻ thù'' như thế nào đây?
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
00:19 16/02/2011
Chúa Nhật Thứ 6 Mùa Thường Niên, Năm A
Quả thật đã từng có nhiều ý kiến khác chiều, thậm chí có khi là trái chiều liên quan đến những lời dạy của Chúa Kitô về việc không chỉ “đừng chống cự lại kẻ ác” mà còn “giơ má kia cho người ta đánh” hoặc “phải yêu kẻ thù”(x.Mt 5,38-44).
“Kẻ thù ta đâu có phải là người, giết người đi thì ta ở với ai”. Lời một bài ca khá phổ biến này dường như được cảm hứng từ những lời tin mừng trên đây. Nếu nhìn nhận mọi người là anh chị em của mình thì hẳn sẽ không có chuyện giết hay ghét bỏ. Chỉ có ma quỷ mới là kẻ thù đích thực của chúng ta.
Trước hết chúng ta cần phân định rõ lời dạy của Chúa Kitô qua đoạn tin mừng Mt 5,38-48 mà giáo hội cho trích đọc trong Chúa Nhật VII TN A. Nội dung chính lời dạy của Chúa Kitô là cần phải vượt qua cái giới hạn của đức công bình cũng như giới hạn của đức yêu thương theo luật Cựu ước.
Thiết tưởng cần nhìn nhận mặt tích cực của luật công bình “mắt đền mắt, răng đền răng, sưng đền sưng, bầm đền bầm…”. Luật này giúp hạn chế sự gia tăng mức độ báo thù mà thường theo bản năng người ta khó tự kiềm chế. Chuyện bị đánh gảy một cái răng thì đánh trả lại người ta gảy nguyên cả hàm vẫn còn nhan nhản ngay trong thời đại hôm nay. Nước này phóng vào lãnh địa nước kia mười quả đạn pháo thì nước kia sẽ phóng trả đủa lại không dưới mười quả, có khi là gấp ba, gấp bảy lần. Luật “mắt đền mắt, răng đền răng” dường như vẫn còn giá trị của nó. Tuy nhiên giới luật này không khử trừ sự ác, điều xấu cách tận căn mà nhiều khi dẫn đến tình trạng không lối thoát.
Chuyện thật như bịa theo ý cha Anthony de Mello: Có tay trộm choai choai lẻn vào khuôn viên nhà thờ lúc bốn giờ sáng, định cuỗm thứ gì đó. Chưa thu được chiến lợi phẩm gì thì bị “ông từ” đi đánh chuông phát giác. Hoảng quá cậu nhóc leo đại lên tháp chuông trốn tưởng rằng qua được mắt ông từ già. Nhưng rủi cho cậu nhóc là cặp mắt ông từ vẫn còn tinh. Ông từ kiên nhẫn ngồi dưới tháp chuông chờ có người đến thì la làng. Cậu nhóc đoán được ý ông từ đành làm liều nhảy đại xuống từ độ cao khoảng bốn mét (tầng cuối). Ai ngờ cậu nhóc nhảy xuống vấp phải ông từ khiến ông già trẹo một chân. Dù gảy chân nhưng ông từ vẫn ôm chặt cậu bé và la lớn tiếng. Người ta chạy đến và cậu nhóc bị tóm. Tất cả dẫn cậu nhóc vào cha xứ. Ngài hỏi cậu nhóc đã ăn trộm cái gì. Cậu ta thưa là chưa lấy được gì cả. Ngài phán tiếp: “thế thì theo luật “mắt đèn mắt, răng đền răng”, ông từ được quyền leo lên tháp chuông và nhảy xuống để làm trẹo một chân cậu nhóc!” Mặt ông từ tái xanh.
Chúa Giêsu đã dùng lối nói “ngoa ngữ” dạy chúng ta dùng chính tình yêu, việc lành để giải hoá sự hận thù, diệt trừ sự dữ tận gốc rễ. Cần lưu ý rằng văn phong “ngoa ngữ” thường được sử dụng không phải cố ý dạy những gì được trình bày nhưng để nhằm nhấn mạnh ý tưởng muốn nói. Chẳng hạn khi dạy chúng ta rằng nếu mắt hay tay chân ta gây cớ cho ta phạm tội thì chặt chúng đi, Chúa Giêsu chỉ muốn nhấn mạnh đến việc dứt khoát tránh dịp tội chứ không biểu chúng ta móc mắt hay chặt chân, chặt tay (x.Mt 5,29-30). Hiểu được điều này thì chúng sẽ không thấy có sự mâu thuẩn giữa lời dạy và hành động của Chúa Giêsu. Trước mặt thượng tế Khanan, khi bị một thuộc hạ của thượng tế vả vào mặt thì Chúa Giêsu đã chất vấn: “Nếu tôi nói sai, anh hãy chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?”(Ga 18,23). Khi dạy chúng ta “nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái nữa” thì Chúa Giêsu chỉ muốn nhấn mạnh điều này: “đừng chống cự người ác”, nghĩa là đừng báo thù, kiểu ăn miếng trả miếng.
Tình yêu thì không có biên giới cả về mức độ lẫn đối tượng. Ăn cho, buôn so. Đã có tính toán, đã có hạn mức cố định thì sẽ chẳng còn là tình yêu. Đã yêu là yêu đến cùng. Xét về mức độ thì Chúa Kitô không chỉ minh định rõ ràng đó là sẵn sàng hiến thân vì người mình yêu mà Người còn thể hiện sự đến cùng trong tình yêu bằng cái chết trên thập giá. Để diễn tả sự đến cùng trong mức độ mến Chúa và yêu tha nhân thì Chúa Giêsu đã long trọng nhắc lại lời Cựu ước và nhấn mạnh thêm: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi…Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mc 12,30-31). Hạn từ “hết” đuợc lặp đi lặp lại và hạn từ “như chính mình” làm nỗi rõ tính vô biên của tình yêu.
Xét về đối tượng, luật Cựu ước đòi hỏi phải yêu thương người đồng bào, người đồng đạo. Luật còn dạy phải quan tâm đến người nghèo khổ, mẹ goá, con côi, khách ngụ cư, khách ngoại kiều. Chẳng hạn khi gặt lúa thì đừng gặt sát bờ, kiểu gặt sạch sành sanh, đừng mót các gié bị vương vải. Và khi hái nho cũng thế, không được lượm các quả rơi rụng…Tất cả những thứ ấy là để dành cho người nghèo, người khốn khổ…(x.Lv 19,9-10). Tuy nhiên, dù trong luật không minh nhiên dạy phải ghét kẻ thù nhưng truyền thống và lối sống của dân Chúa xưa luôn có khoảng cách với người tội lỗi, với người bị xem là ô uế, với quân thù lân bang. Những hạng người trên tuy không bị ghét bỏ, nhưng thường không được xem là anh em, là người thân cận với người Do Thái. Một vị thông luật đã từng hỏi Chúa Giêsu rằng: “Ai là người thân cận của tôi?” Nhân dịp ấy Chúa Giêsu đã kể câu chuyện dụ ngôn “người Samaritanô nhân hậu” và qua đó khẳng định rằng chúng ta phải làm người thân cận với tất cả những ai đang cần đến lòng thương xót của chúng ta (x.Lc 10,25-37).
Ngoài trừ thần dữ, Kitô hữu chúng ta không xem ai là kẻ thù. Tuy nhiên vấn nạn đặt ra là làm sao có thể yêu những người xem chúng ta kẻ thù nghịch đồng thời ngược đãi chúng ta và làm thế nào để thi ân cho người bách hại chúng ta? Làm sao có thể yêu được những người đang làm hại chúng ta cách cố tình và cách bất chính và bất công? Làm sao có thể yêu những người đang đàn áp, bóc lột kẻ nghèo hèn, đang bán nước cầu vinh, đang cao ngạo cho mình là duy nhất đúng kiểu như thần, như thánh trong khi đang làm cho tiền đồ dân tộc đi vào ngõ cụt…?
Nếu cho rằng yêu thuơng là một phạm trù thuộc tình cảm thì quả thật rất khó vượt qua tâm lý bình thường của kiếp người. Tuy nhiên cần lưu ý rằng yêu thương trên hết là một quyết định của ý chí tự do được biểu lộ cả bằng tình cảm và hành động. Không chỉ có những tình cảm trìu mến, quyến luyến mới phản ánh tình yêu mà ngay cả khi giận dữ, buồn phiền cũng có thể phản ánh tình yêu. Chuyện thương con cho roi cho vọt là chuyện như hiển nhiên mang tính quy luật. Không chỉ khi xúc động trước đoàn lũ đông đảo dân chúng như chiên không người chăn thì Chúa Giêsu mới tỏ bày tình yêu, cũng không phải khi Người rơi lệ trước cái chết của Ladarô thì mới là yêu, nhưng cả khi Chúa Giêsu buồn phiền trước lòng chai dạ đá của một số kinh sư và biệt phái cũng là vì yêu hay khi Người xung giận bện dây thành roi đánh đuổi những người đã biến Ngôi nhà Chúa thành nơi chợ búa, thành hang trộm cướp thì cũng là yêu thương vậy.
Yêu thương là không chỉ muốn mà còn phải nỗ lực làm điều tốt nhất cho người mình yêu. Trong niềm tin Kitô giáo thì mọi người đều là anh chị em với nhau. Đã là anh em, chị em với nhau thì trên bình diện tiêu cực, chúng ta không được phép loại bỏ nhau dù dưới bất cứ hình thức nào. Trên bình diện tích cực thì cần giúp nhau tồn tại, phát triển theo thánh ý Thiên Chúa để có hạnh phúc đích thực. Cách thế biểu lộ tình yêu có thể khác nhau tùy từng trường hợp nhưng luôn với ý hướng là để người mình yêu nên tốt hơn, nên hoàn thiện hơn. Có thể nói rằng cách chung đối với những người tội lỗi thuộc hàng bé mọn, yếu đuối, thì Chúa Giêsu thường bày tỏ lòng khoan dung, sự trìu mến, cử chỉ khích lệ, còn với những người tội lỗi thuộc hàng phận cao, quyền trọng mà cố chấp thì Người nghiêm khắc cách tỏ tường.
Với người này thì chúng ta biểu lộ tình yêu bằng cách thế này, người kia thì cách thế kia, nhưng xin đừng quên rằng chúng ta có thể và phải cầu nguyện cho tất cả mọi hạng người. Vâng lệnh Chúa Giêsu chúng ta hãy chân thành cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi chúng ta. Trước hết hãy cầu xin cho họ nhận ra lầm lỗi họ đã phạm và biết sám hối, ăn năn, thay đổi. Hãy cầu xin cho họ biết tìm cách khắc phục những hậu quả xấu đã gây ra cho tha nhân, cho xã hội…Có thể nói đây là bước khởi đầu của việc sống yêu thương “kẻ thù”, yêu thương những người làm hại chúng ta. Tiếp đến, hãy dùng ngôn ngữ mà rao truyền chân lý, vạch trần sự dữ để giúp người lạc lối trở về nẽo chính, đường ngay. Ngôn sứ Êdêkien đã từng nghe Thiên Chúa phán: “Nếu ngươi không báo cho kẻ gian ác biết tội lỗi của nó, không cảnh cáo nó từ bỏ lối sống xấu xa, để nó được sống, thì chính kẻ gian ác sẽ phải chết vì tội lỗi của nó, nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó” (x. Ed 3,18). Có thể có nhiều cách thế yêu thương, nhưng thiết tưởng dù yêu bằng cách thế nào đi nữa cũng không thể thiếu hai động thái trên đây.
Phải chăng đang có đó nhiều Kitô hữu, thậm chí là nhiều tu sĩ, linh mục, giám mục những tưởng rằng mình đã yêu “kẻ thù”, đã làm ơn cho người “làm hại mình”, nhưng thực ra chỉ yêu chính mình mà thôi?
Ban Mê Thuột
Quả thật đã từng có nhiều ý kiến khác chiều, thậm chí có khi là trái chiều liên quan đến những lời dạy của Chúa Kitô về việc không chỉ “đừng chống cự lại kẻ ác” mà còn “giơ má kia cho người ta đánh” hoặc “phải yêu kẻ thù”(x.Mt 5,38-44).
“Kẻ thù ta đâu có phải là người, giết người đi thì ta ở với ai”. Lời một bài ca khá phổ biến này dường như được cảm hứng từ những lời tin mừng trên đây. Nếu nhìn nhận mọi người là anh chị em của mình thì hẳn sẽ không có chuyện giết hay ghét bỏ. Chỉ có ma quỷ mới là kẻ thù đích thực của chúng ta.
Trước hết chúng ta cần phân định rõ lời dạy của Chúa Kitô qua đoạn tin mừng Mt 5,38-48 mà giáo hội cho trích đọc trong Chúa Nhật VII TN A. Nội dung chính lời dạy của Chúa Kitô là cần phải vượt qua cái giới hạn của đức công bình cũng như giới hạn của đức yêu thương theo luật Cựu ước.
Thiết tưởng cần nhìn nhận mặt tích cực của luật công bình “mắt đền mắt, răng đền răng, sưng đền sưng, bầm đền bầm…”. Luật này giúp hạn chế sự gia tăng mức độ báo thù mà thường theo bản năng người ta khó tự kiềm chế. Chuyện bị đánh gảy một cái răng thì đánh trả lại người ta gảy nguyên cả hàm vẫn còn nhan nhản ngay trong thời đại hôm nay. Nước này phóng vào lãnh địa nước kia mười quả đạn pháo thì nước kia sẽ phóng trả đủa lại không dưới mười quả, có khi là gấp ba, gấp bảy lần. Luật “mắt đền mắt, răng đền răng” dường như vẫn còn giá trị của nó. Tuy nhiên giới luật này không khử trừ sự ác, điều xấu cách tận căn mà nhiều khi dẫn đến tình trạng không lối thoát.
Chuyện thật như bịa theo ý cha Anthony de Mello: Có tay trộm choai choai lẻn vào khuôn viên nhà thờ lúc bốn giờ sáng, định cuỗm thứ gì đó. Chưa thu được chiến lợi phẩm gì thì bị “ông từ” đi đánh chuông phát giác. Hoảng quá cậu nhóc leo đại lên tháp chuông trốn tưởng rằng qua được mắt ông từ già. Nhưng rủi cho cậu nhóc là cặp mắt ông từ vẫn còn tinh. Ông từ kiên nhẫn ngồi dưới tháp chuông chờ có người đến thì la làng. Cậu nhóc đoán được ý ông từ đành làm liều nhảy đại xuống từ độ cao khoảng bốn mét (tầng cuối). Ai ngờ cậu nhóc nhảy xuống vấp phải ông từ khiến ông già trẹo một chân. Dù gảy chân nhưng ông từ vẫn ôm chặt cậu bé và la lớn tiếng. Người ta chạy đến và cậu nhóc bị tóm. Tất cả dẫn cậu nhóc vào cha xứ. Ngài hỏi cậu nhóc đã ăn trộm cái gì. Cậu ta thưa là chưa lấy được gì cả. Ngài phán tiếp: “thế thì theo luật “mắt đèn mắt, răng đền răng”, ông từ được quyền leo lên tháp chuông và nhảy xuống để làm trẹo một chân cậu nhóc!” Mặt ông từ tái xanh.
Chúa Giêsu đã dùng lối nói “ngoa ngữ” dạy chúng ta dùng chính tình yêu, việc lành để giải hoá sự hận thù, diệt trừ sự dữ tận gốc rễ. Cần lưu ý rằng văn phong “ngoa ngữ” thường được sử dụng không phải cố ý dạy những gì được trình bày nhưng để nhằm nhấn mạnh ý tưởng muốn nói. Chẳng hạn khi dạy chúng ta rằng nếu mắt hay tay chân ta gây cớ cho ta phạm tội thì chặt chúng đi, Chúa Giêsu chỉ muốn nhấn mạnh đến việc dứt khoát tránh dịp tội chứ không biểu chúng ta móc mắt hay chặt chân, chặt tay (x.Mt 5,29-30). Hiểu được điều này thì chúng sẽ không thấy có sự mâu thuẩn giữa lời dạy và hành động của Chúa Giêsu. Trước mặt thượng tế Khanan, khi bị một thuộc hạ của thượng tế vả vào mặt thì Chúa Giêsu đã chất vấn: “Nếu tôi nói sai, anh hãy chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?”(Ga 18,23). Khi dạy chúng ta “nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái nữa” thì Chúa Giêsu chỉ muốn nhấn mạnh điều này: “đừng chống cự người ác”, nghĩa là đừng báo thù, kiểu ăn miếng trả miếng.
Tình yêu thì không có biên giới cả về mức độ lẫn đối tượng. Ăn cho, buôn so. Đã có tính toán, đã có hạn mức cố định thì sẽ chẳng còn là tình yêu. Đã yêu là yêu đến cùng. Xét về mức độ thì Chúa Kitô không chỉ minh định rõ ràng đó là sẵn sàng hiến thân vì người mình yêu mà Người còn thể hiện sự đến cùng trong tình yêu bằng cái chết trên thập giá. Để diễn tả sự đến cùng trong mức độ mến Chúa và yêu tha nhân thì Chúa Giêsu đã long trọng nhắc lại lời Cựu ước và nhấn mạnh thêm: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi…Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mc 12,30-31). Hạn từ “hết” đuợc lặp đi lặp lại và hạn từ “như chính mình” làm nỗi rõ tính vô biên của tình yêu.
Xét về đối tượng, luật Cựu ước đòi hỏi phải yêu thương người đồng bào, người đồng đạo. Luật còn dạy phải quan tâm đến người nghèo khổ, mẹ goá, con côi, khách ngụ cư, khách ngoại kiều. Chẳng hạn khi gặt lúa thì đừng gặt sát bờ, kiểu gặt sạch sành sanh, đừng mót các gié bị vương vải. Và khi hái nho cũng thế, không được lượm các quả rơi rụng…Tất cả những thứ ấy là để dành cho người nghèo, người khốn khổ…(x.Lv 19,9-10). Tuy nhiên, dù trong luật không minh nhiên dạy phải ghét kẻ thù nhưng truyền thống và lối sống của dân Chúa xưa luôn có khoảng cách với người tội lỗi, với người bị xem là ô uế, với quân thù lân bang. Những hạng người trên tuy không bị ghét bỏ, nhưng thường không được xem là anh em, là người thân cận với người Do Thái. Một vị thông luật đã từng hỏi Chúa Giêsu rằng: “Ai là người thân cận của tôi?” Nhân dịp ấy Chúa Giêsu đã kể câu chuyện dụ ngôn “người Samaritanô nhân hậu” và qua đó khẳng định rằng chúng ta phải làm người thân cận với tất cả những ai đang cần đến lòng thương xót của chúng ta (x.Lc 10,25-37).
Ngoài trừ thần dữ, Kitô hữu chúng ta không xem ai là kẻ thù. Tuy nhiên vấn nạn đặt ra là làm sao có thể yêu những người xem chúng ta kẻ thù nghịch đồng thời ngược đãi chúng ta và làm thế nào để thi ân cho người bách hại chúng ta? Làm sao có thể yêu được những người đang làm hại chúng ta cách cố tình và cách bất chính và bất công? Làm sao có thể yêu những người đang đàn áp, bóc lột kẻ nghèo hèn, đang bán nước cầu vinh, đang cao ngạo cho mình là duy nhất đúng kiểu như thần, như thánh trong khi đang làm cho tiền đồ dân tộc đi vào ngõ cụt…?
Nếu cho rằng yêu thuơng là một phạm trù thuộc tình cảm thì quả thật rất khó vượt qua tâm lý bình thường của kiếp người. Tuy nhiên cần lưu ý rằng yêu thương trên hết là một quyết định của ý chí tự do được biểu lộ cả bằng tình cảm và hành động. Không chỉ có những tình cảm trìu mến, quyến luyến mới phản ánh tình yêu mà ngay cả khi giận dữ, buồn phiền cũng có thể phản ánh tình yêu. Chuyện thương con cho roi cho vọt là chuyện như hiển nhiên mang tính quy luật. Không chỉ khi xúc động trước đoàn lũ đông đảo dân chúng như chiên không người chăn thì Chúa Giêsu mới tỏ bày tình yêu, cũng không phải khi Người rơi lệ trước cái chết của Ladarô thì mới là yêu, nhưng cả khi Chúa Giêsu buồn phiền trước lòng chai dạ đá của một số kinh sư và biệt phái cũng là vì yêu hay khi Người xung giận bện dây thành roi đánh đuổi những người đã biến Ngôi nhà Chúa thành nơi chợ búa, thành hang trộm cướp thì cũng là yêu thương vậy.
Yêu thương là không chỉ muốn mà còn phải nỗ lực làm điều tốt nhất cho người mình yêu. Trong niềm tin Kitô giáo thì mọi người đều là anh chị em với nhau. Đã là anh em, chị em với nhau thì trên bình diện tiêu cực, chúng ta không được phép loại bỏ nhau dù dưới bất cứ hình thức nào. Trên bình diện tích cực thì cần giúp nhau tồn tại, phát triển theo thánh ý Thiên Chúa để có hạnh phúc đích thực. Cách thế biểu lộ tình yêu có thể khác nhau tùy từng trường hợp nhưng luôn với ý hướng là để người mình yêu nên tốt hơn, nên hoàn thiện hơn. Có thể nói rằng cách chung đối với những người tội lỗi thuộc hàng bé mọn, yếu đuối, thì Chúa Giêsu thường bày tỏ lòng khoan dung, sự trìu mến, cử chỉ khích lệ, còn với những người tội lỗi thuộc hàng phận cao, quyền trọng mà cố chấp thì Người nghiêm khắc cách tỏ tường.
Với người này thì chúng ta biểu lộ tình yêu bằng cách thế này, người kia thì cách thế kia, nhưng xin đừng quên rằng chúng ta có thể và phải cầu nguyện cho tất cả mọi hạng người. Vâng lệnh Chúa Giêsu chúng ta hãy chân thành cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi chúng ta. Trước hết hãy cầu xin cho họ nhận ra lầm lỗi họ đã phạm và biết sám hối, ăn năn, thay đổi. Hãy cầu xin cho họ biết tìm cách khắc phục những hậu quả xấu đã gây ra cho tha nhân, cho xã hội…Có thể nói đây là bước khởi đầu của việc sống yêu thương “kẻ thù”, yêu thương những người làm hại chúng ta. Tiếp đến, hãy dùng ngôn ngữ mà rao truyền chân lý, vạch trần sự dữ để giúp người lạc lối trở về nẽo chính, đường ngay. Ngôn sứ Êdêkien đã từng nghe Thiên Chúa phán: “Nếu ngươi không báo cho kẻ gian ác biết tội lỗi của nó, không cảnh cáo nó từ bỏ lối sống xấu xa, để nó được sống, thì chính kẻ gian ác sẽ phải chết vì tội lỗi của nó, nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó” (x. Ed 3,18). Có thể có nhiều cách thế yêu thương, nhưng thiết tưởng dù yêu bằng cách thế nào đi nữa cũng không thể thiếu hai động thái trên đây.
Phải chăng đang có đó nhiều Kitô hữu, thậm chí là nhiều tu sĩ, linh mục, giám mục những tưởng rằng mình đã yêu “kẻ thù”, đã làm ơn cho người “làm hại mình”, nhưng thực ra chỉ yêu chính mình mà thôi?
Ban Mê Thuột
Lòng bao dung
Linh Mục Inhaxiô Trần Ngà
00:25 16/02/2011
Chúa Nhật Thứ 6 Mùa Thường Niên, Năm A - Mat-thêu (5, 38-48)
Trả thù, báo oán là cách ứng xử man rợ, thiếu đạo đức.
Luật trả thù báo oán kiểu “mắt đền mắt, răng đền răng” là thứ luật đã lỗi thời, không còn thích hợp nữa, thế mà ngày nay không ít người vẫn muốn cư xử với nhau theo thứ luật rừng man rợ đó. Ai móc mắt tôi, tôi móc mắt người đó. Ai đánh gảy răng tôi, tôi đánh gảy răng người đó…”
Trước hết, đây là cách ứng xử thông thường của loài vật, như gà chọi chẳng hạn: Con nầy đá qua, con kia mổ lại, đấu đá nhau cho đến khi cả hai đều gục xuống, kiệt sức, mình mẩy đầy máu me!
Đây cũng là phản ứng tự nhiên của những con trâu điên, của những con chó dại: Trâu nầy húc qua, trâu kia báng lại cho đến khi cả hai không còn hơi sức.
Những cách ứng xử như trên là man rợ, rừng rú, chỉ thích hợp cho một số loài động vật hung hãn. Là người, chúng ta không thể sống theo bản năng hạ cấp mang đầy thú tính như vậy.
Nhiều cuộc xung đột trên thế giới được giải quyết theo kiểu “mắt đổi mắt răng đền răng”, tức giải quyết bằng chiến tranh, trả thù, báo oán và đã đưa đến hậu quả vô cùng bi đát. Lịch sử chiến tranh giữa các dân tộc qua bao thời đã cho thấy điều đó.
Bao dung tha thứ cho kẻ thù là thượng sách.
Qua trích đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su muốn nâng nền luân lý nhân loại lên một tầm cao mới. Người đề xuất một giải pháp tối ưu cho mọi tranh chấp xung đột giữa người với người, đó là: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” và “Đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa” (Mt 5, 39.44)
Trước lời dạy nầy, những người nông nổi cho là nhu nhược, là hèn nhát, là yếu đuối; chỉ những ai khôn ngoan sâu sắc mới nhận thấy đây là giải pháp tối ưu để giải quyết mọi xung đột và đem lại an hòa.
Khi người ta quai búa tạ vào tảng đá cứng, đá sẽ dùng sự cứng rắn của mình để kháng cự lại búa, hậu quả là đá sẽ nứt vỡ ra, bị nghiền tán ra. Đá bị thất bại hoàn toàn!
Nhưng khi người ta quai búa giáng mạnh xuống hồ nước, nước sẽ dùng sự mềm mại của mình để vô hiệu hoá sức mạnh của búa. Nước không hề hấn gì nhưng búa thì sẽ bị chìm lĩm xuống tận đáy hồ. Thế là nước thắng lợi vẻ vang!
Khi gặp bão táp cuồng phong, những cây cổ thụ cao lớn cứng cáp dùng sự cứng rắn mạnh mẽ của mình để kháng cự lại bão tố. Hậu quả là chúng bị gảy cành, trốc gốc. Trong khi đó, những rặng tre, những cây lau sậy không hề kháng cự lại bão tố, nhưng dùng sự mềm dẻo của mình để uốn theo chiều gió nên chúng được an toàn.
Hiểu được quy luật đó nên Lão tử đã dạy môn sinh từ mấy ngàn năm trước: “nhu thắng cương, nhược thắng cường.” Vị sư tổ của môn phái Judo cũng đã dựa vào quy luật nầy để sáng lập nên môn phái Judo (nhu đạo), một môn võ thuật lấy mềm dẻo chiến thắng hung bạo cứng rắn.
Thay phần kết luận:
Gia đình ông A và ông B sống gần nhau và cùng trồng dưa trên hai lô đất kế cận. Gia đình ông A đam mê rượu chè, bài bạc, không chăm sóc vườn dưa nên vườn dưa xơ xác, không thu hoạch được gì. Trong khi đó, gia đình ông B chăm sóc vườn dưa chu đáo nên được bội thu, tiền vào như nước, sắm sửa được nhiều thứ trong nhà. Nổi máu ghen tị, ông A xúi con qua phá hoại vườn dưa của ông B, vừa hái trái ăn vừa nhổ cây, gây thiệt hại nặng nề cho gia đình ông B.
Trước sự gây hấn đó, gia đình ông B giận sôi gan, chuẩn bị mài dao mài rựa tìm cách báo thù.
Buổi tối trước khi ra tay hành động, ông B nằm suy nghĩ miên man và may thay, câu Lời Chúa ông vừa nghe trong thánh lễ ban sáng chợt vọng về: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em”… “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa.” (Mt 5, 44. 38-39).
Sáng hôm sau, nhờ Lời Chúa tác động, ông B bàn với vợ con cứ đến lúc trời mới tờ mờ sáng thì kéo nhau ra vườn dưa ông A, không phải để phá hoại trả thù, nhưng là chăm sóc, tưới nước, xịt thuốc, bón phân cho cả vườn dưa. Chẳng bao lâu sau, vườn dưa của ông A trở nên xanh tốt không kém gì dưa nhà ông B.
Khi biết được việc làm cao đẹp của ông B, cả gia đình ông A hết sức hối hận vì việc làm của mình, rồi dắt nhau qua tận nhà ông B để tạ lỗi. Từ đó, hai gia đình kết nghĩa anh em, thề nguyền yêu thương gắn bó với nhau cho đến mãn đời.
Thế đó, Lời Chúa là giải pháp tuyệt vời cho các xung đột giữa đôi bên.
Trả thù, báo oán là cách ứng xử man rợ, thiếu đạo đức.
Luật trả thù báo oán kiểu “mắt đền mắt, răng đền răng” là thứ luật đã lỗi thời, không còn thích hợp nữa, thế mà ngày nay không ít người vẫn muốn cư xử với nhau theo thứ luật rừng man rợ đó. Ai móc mắt tôi, tôi móc mắt người đó. Ai đánh gảy răng tôi, tôi đánh gảy răng người đó…”
Trước hết, đây là cách ứng xử thông thường của loài vật, như gà chọi chẳng hạn: Con nầy đá qua, con kia mổ lại, đấu đá nhau cho đến khi cả hai đều gục xuống, kiệt sức, mình mẩy đầy máu me!
Đây cũng là phản ứng tự nhiên của những con trâu điên, của những con chó dại: Trâu nầy húc qua, trâu kia báng lại cho đến khi cả hai không còn hơi sức.
Những cách ứng xử như trên là man rợ, rừng rú, chỉ thích hợp cho một số loài động vật hung hãn. Là người, chúng ta không thể sống theo bản năng hạ cấp mang đầy thú tính như vậy.
Nhiều cuộc xung đột trên thế giới được giải quyết theo kiểu “mắt đổi mắt răng đền răng”, tức giải quyết bằng chiến tranh, trả thù, báo oán và đã đưa đến hậu quả vô cùng bi đát. Lịch sử chiến tranh giữa các dân tộc qua bao thời đã cho thấy điều đó.
Bao dung tha thứ cho kẻ thù là thượng sách.
Qua trích đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su muốn nâng nền luân lý nhân loại lên một tầm cao mới. Người đề xuất một giải pháp tối ưu cho mọi tranh chấp xung đột giữa người với người, đó là: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” và “Đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa” (Mt 5, 39.44)
Trước lời dạy nầy, những người nông nổi cho là nhu nhược, là hèn nhát, là yếu đuối; chỉ những ai khôn ngoan sâu sắc mới nhận thấy đây là giải pháp tối ưu để giải quyết mọi xung đột và đem lại an hòa.
Khi người ta quai búa tạ vào tảng đá cứng, đá sẽ dùng sự cứng rắn của mình để kháng cự lại búa, hậu quả là đá sẽ nứt vỡ ra, bị nghiền tán ra. Đá bị thất bại hoàn toàn!
Nhưng khi người ta quai búa giáng mạnh xuống hồ nước, nước sẽ dùng sự mềm mại của mình để vô hiệu hoá sức mạnh của búa. Nước không hề hấn gì nhưng búa thì sẽ bị chìm lĩm xuống tận đáy hồ. Thế là nước thắng lợi vẻ vang!
Khi gặp bão táp cuồng phong, những cây cổ thụ cao lớn cứng cáp dùng sự cứng rắn mạnh mẽ của mình để kháng cự lại bão tố. Hậu quả là chúng bị gảy cành, trốc gốc. Trong khi đó, những rặng tre, những cây lau sậy không hề kháng cự lại bão tố, nhưng dùng sự mềm dẻo của mình để uốn theo chiều gió nên chúng được an toàn.
Hiểu được quy luật đó nên Lão tử đã dạy môn sinh từ mấy ngàn năm trước: “nhu thắng cương, nhược thắng cường.” Vị sư tổ của môn phái Judo cũng đã dựa vào quy luật nầy để sáng lập nên môn phái Judo (nhu đạo), một môn võ thuật lấy mềm dẻo chiến thắng hung bạo cứng rắn.
Thay phần kết luận:
Gia đình ông A và ông B sống gần nhau và cùng trồng dưa trên hai lô đất kế cận. Gia đình ông A đam mê rượu chè, bài bạc, không chăm sóc vườn dưa nên vườn dưa xơ xác, không thu hoạch được gì. Trong khi đó, gia đình ông B chăm sóc vườn dưa chu đáo nên được bội thu, tiền vào như nước, sắm sửa được nhiều thứ trong nhà. Nổi máu ghen tị, ông A xúi con qua phá hoại vườn dưa của ông B, vừa hái trái ăn vừa nhổ cây, gây thiệt hại nặng nề cho gia đình ông B.
Trước sự gây hấn đó, gia đình ông B giận sôi gan, chuẩn bị mài dao mài rựa tìm cách báo thù.
Buổi tối trước khi ra tay hành động, ông B nằm suy nghĩ miên man và may thay, câu Lời Chúa ông vừa nghe trong thánh lễ ban sáng chợt vọng về: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em”… “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa.” (Mt 5, 44. 38-39).
Sáng hôm sau, nhờ Lời Chúa tác động, ông B bàn với vợ con cứ đến lúc trời mới tờ mờ sáng thì kéo nhau ra vườn dưa ông A, không phải để phá hoại trả thù, nhưng là chăm sóc, tưới nước, xịt thuốc, bón phân cho cả vườn dưa. Chẳng bao lâu sau, vườn dưa của ông A trở nên xanh tốt không kém gì dưa nhà ông B.
Khi biết được việc làm cao đẹp của ông B, cả gia đình ông A hết sức hối hận vì việc làm của mình, rồi dắt nhau qua tận nhà ông B để tạ lỗi. Từ đó, hai gia đình kết nghĩa anh em, thề nguyền yêu thương gắn bó với nhau cho đến mãn đời.
Thế đó, Lời Chúa là giải pháp tuyệt vời cho các xung đột giữa đôi bên.
Đánh động
Trầm Thiên Thu
00:31 16/02/2011
Không có gì trên trái đất này được biết, trừ Thiên Chúa và linh hồn chúng ta (Gamaliel Bailey).
Trong lớp 8, Michael ngồi ở hàng ghế trước và nói: “Những thứ này không bao giờ xảy ra được”. Tôi vừa đọc một truyện trong sách Chicken Soup for the Soul nói về một thiếu niên làm rơi sách trong lúc trên đường từ trường về nhà. Rồi cậu muốn tự tử. Tuy nhiên, có một cậu học trò khác nhặt được sách đem về cho cậu, ý cậu đã thay đổi và học tiếp tục lên cao hơn.
Các học trò của tôi im lặng lắng nghe khi tôi đọc truyện. Tôi ngạc nhiên nghe tiếng Michael nói đầy vẻ nghi ngờ. Tôi nói: “Chicken Soup for the Soul là bộ sách kể những chuyện có thật xảy ra với những con người bình thường. Thật vậy, tôi có một câu chuyện riêng có thể tương tự như trong bộ sách Chicken Soup for the Soul. Tôi không biết tại sao Michael không tin. Tôi không muốn kể chuyện riêng của tôi nữa. Đó là điều không thể tin với những người không có niềm tin Kitô và họ sẽ cho tôi là điên rồ”.
Tuy nhiên, cả lớp muốn tôi kể. Ngay cả Michael cũng có vẻ chú ý. Nhìn đồng hồ, tôi nói chỉ còn ít thời gian. Tôi kể tóm tắt, chọn kỹ từng từ ngữ hợp với tôn giáo rồi tôi kể…
Hồi còn trẻ, tôi tham gia giới trẻ ở nhà thờ nhóm họp mỗi tối thứ Tư. Một tối nọ, khi tôi đang ngồi nghe giảng, tôi nghe có tiếng nói cứ vang lên trong đầu: “Cầm lấy micro. Tôi có điều để bạn nói”. Tôi tranh đấu với tiếng nói đó và ngó xung quanh xem có ai nghe thấy tiếng nói đó hay không.
Tiếng nói đó động viên tôi: “Đứng dậy xin nói đi. Tôi sẽ hướng dẫn bạn nói”. Tôi vẫn tranh đấu, và tôi bắt đầu lo sợ mình loạn trí.
Tuy nhiên, tôi thấy mình đứng dậy, giơ tay xin nói. Tôi đứng trước khoảng 60 thiếu niên. Tôi không biết từ ngữ ở đâu mà tôi chỉ biết tôi đã nói thế này: “Đêm nay có người muốn tự tử. Thiên Chúa đã muốn tôi đến đây nói với bạn đừng làm vậy. Thiên Chúa có kế hoạch cho bạn và Ngài yêu thương bạn. Hãy nói với ai đó về cảm xúc của bạn”.
Tôi ngồi xuống và ngạc nhiên về những gì tôi vừa nói. Bây giờ câu chuyện có thể chấm dứt ở đây, có lẽ mọi người tròn mắt nhìn tôi, nhưng không. Hai tháng sau, mẹ tôi gặp một phụ nữ đi nhà thờ về. Hai người trao đổi gì đó, rồi phụ nữ kia nói với mẹ tôi về cô con gái của bà. Con gái bà đã muốn tự tử nhưng lại thôi. Nó về nhà sau buổi tối họp giới trẻ và nói với mẹ những gì nó muốn làm và những gì nó nói tối hôm đó.
Nhìn xung quanh, tôi chú ý thấy các học trò của tôi im lặng lắng nghe những gì tôi kể lại. Tôi mìm cười. Tôi chia sẻ câu chuyện này với vài người. Tôi vẫn luôn nghĩ về những gì xảy ra.
Tôi hít sâu và không biết tôi có nói nhiều hay không. Cả lớp vẫn im lặng dù các lớp khác ồn ào ra về. Tôi biết các em đang được Thiên Chúa đánh động…
(Chuyển ngữ từ Chicken Soup for the Soul: A Book of Miracles)
Trong lớp 8, Michael ngồi ở hàng ghế trước và nói: “Những thứ này không bao giờ xảy ra được”. Tôi vừa đọc một truyện trong sách Chicken Soup for the Soul nói về một thiếu niên làm rơi sách trong lúc trên đường từ trường về nhà. Rồi cậu muốn tự tử. Tuy nhiên, có một cậu học trò khác nhặt được sách đem về cho cậu, ý cậu đã thay đổi và học tiếp tục lên cao hơn.
Các học trò của tôi im lặng lắng nghe khi tôi đọc truyện. Tôi ngạc nhiên nghe tiếng Michael nói đầy vẻ nghi ngờ. Tôi nói: “Chicken Soup for the Soul là bộ sách kể những chuyện có thật xảy ra với những con người bình thường. Thật vậy, tôi có một câu chuyện riêng có thể tương tự như trong bộ sách Chicken Soup for the Soul. Tôi không biết tại sao Michael không tin. Tôi không muốn kể chuyện riêng của tôi nữa. Đó là điều không thể tin với những người không có niềm tin Kitô và họ sẽ cho tôi là điên rồ”.
Tuy nhiên, cả lớp muốn tôi kể. Ngay cả Michael cũng có vẻ chú ý. Nhìn đồng hồ, tôi nói chỉ còn ít thời gian. Tôi kể tóm tắt, chọn kỹ từng từ ngữ hợp với tôn giáo rồi tôi kể…
Hồi còn trẻ, tôi tham gia giới trẻ ở nhà thờ nhóm họp mỗi tối thứ Tư. Một tối nọ, khi tôi đang ngồi nghe giảng, tôi nghe có tiếng nói cứ vang lên trong đầu: “Cầm lấy micro. Tôi có điều để bạn nói”. Tôi tranh đấu với tiếng nói đó và ngó xung quanh xem có ai nghe thấy tiếng nói đó hay không.
Tiếng nói đó động viên tôi: “Đứng dậy xin nói đi. Tôi sẽ hướng dẫn bạn nói”. Tôi vẫn tranh đấu, và tôi bắt đầu lo sợ mình loạn trí.
Tuy nhiên, tôi thấy mình đứng dậy, giơ tay xin nói. Tôi đứng trước khoảng 60 thiếu niên. Tôi không biết từ ngữ ở đâu mà tôi chỉ biết tôi đã nói thế này: “Đêm nay có người muốn tự tử. Thiên Chúa đã muốn tôi đến đây nói với bạn đừng làm vậy. Thiên Chúa có kế hoạch cho bạn và Ngài yêu thương bạn. Hãy nói với ai đó về cảm xúc của bạn”.
Tôi ngồi xuống và ngạc nhiên về những gì tôi vừa nói. Bây giờ câu chuyện có thể chấm dứt ở đây, có lẽ mọi người tròn mắt nhìn tôi, nhưng không. Hai tháng sau, mẹ tôi gặp một phụ nữ đi nhà thờ về. Hai người trao đổi gì đó, rồi phụ nữ kia nói với mẹ tôi về cô con gái của bà. Con gái bà đã muốn tự tử nhưng lại thôi. Nó về nhà sau buổi tối họp giới trẻ và nói với mẹ những gì nó muốn làm và những gì nó nói tối hôm đó.
Nhìn xung quanh, tôi chú ý thấy các học trò của tôi im lặng lắng nghe những gì tôi kể lại. Tôi mìm cười. Tôi chia sẻ câu chuyện này với vài người. Tôi vẫn luôn nghĩ về những gì xảy ra.
Tôi hít sâu và không biết tôi có nói nhiều hay không. Cả lớp vẫn im lặng dù các lớp khác ồn ào ra về. Tôi biết các em đang được Thiên Chúa đánh động…
(Chuyển ngữ từ Chicken Soup for the Soul: A Book of Miracles)
Mỗi ngày bảy lần
Trầm Thiên Thu
00:34 16/02/2011
Đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn (Ep 4:26)
Tiếng chuông đồng hồ báo thức làm tôi thức giấc sau một giấc ngủ không thoải mái. Dù có tiếng chim buổi sáng líu lo ngoài kia và ánh nắng sáng chiếu sau tấm màn, tôi vẫn miễn cưỡng ra khỏi giường.
Tôi nhủ thầm: “Trách nhiệm réo gọi”. Tôi biết đã đến giờ đánh thức các con dậy đi học. Xuống bếp chuẩn bị bữa ăn sáng, tôi nhận ra tính cáu kỉnh của mình là hậu quả của việc tôi khó chịu với đứa con trai tên Michael 10 tuổi của mình từ hôm trước. Đến khi nào nó mới biết vâng lời tôi? Và tại sao nó cứ phạm đi phạm lại một lỗi đó? Có lẽ tôi “bó tay”! Nhìn đồng hồ, tôi biết tôi nên đánh thức cả nhà dậy.
Khi tôi mở cửa phòng Michael, tóc nó rối bù thò ra dưới tấm mền. Nói nói giọng ngái ngủ: “Con xin lỗi mẹ. Con không cố ý làm vậy”. Luôn luôn là vậy, nụ cười của nó làm nguôi lòng người mẹ ngay.
Lần này, tôi quyết định dạy cho nó một bài học nhớ đời. Tôi nói: “Michael, con luôn nói xin lỗi. Lần này, mẹ sẽ không tha thứ cho con”.
Khi tôi đóng cửa, tôi thỏa mãn với sự tin tưởng của mình, tôi bắt gặp khuôn mặt thểu não và ánh mắt buồn bã của Michael.
Bước ra khỏi phòng mà tôi không thể quên nét mặt nhăn nhó của Michael. Tiếng Chúa thì thầm bên tai tôi: “Sao con không thể tha thứ cho Michael?”. Con không nhớ Thầy nói gì về sự tha thứ sao? Dù nó xúc phạm đến bạn một ngày đến bảy lần, rồi bảy lần trở lại nói với bạn: "Tôi hối hận", thì bạn cũng phải tha thứ cho họ (Lc 17:4; x. Mt 18:21-22).
Tiếng Chúa vẫn tiếp tục vang lên: “Khi con tôn trọng lời Ta và vâng lời Ta, đó là con làm gương cho Michael”.
Tôi nói: “Nhưng lạy Chúa, tha thứ không dễ chút nào, nhất là khi ai đó cứ tiếp tục tái phạm lỗi đó”. Tôi lặng người đi với nhiều cảm xúc lẫn lộn, rồi tôi xác nhận: “Con không thích cơn tức giận làm con khó chịu thế này. Xin Chúa hãy loại bỏ điều này khỏi con”.
Khi tôi không còn cảm giác đối nghịch với Michael, tôi nhìn quanh và đi về phía phòng của nó. Tôi biết tôi phải nói với Michael rằng tôi tha thứ cho nó và giữ nụ cười thân thiện. Tôi cũng biết tôi phải xin Michael tha thứ cho tôi: Xin con tha thứ cho mẹ!
(Chuyển ngữ từ Chicken Soup for the Soul: Devotional Stories for Mothers)
Tiếng chuông đồng hồ báo thức làm tôi thức giấc sau một giấc ngủ không thoải mái. Dù có tiếng chim buổi sáng líu lo ngoài kia và ánh nắng sáng chiếu sau tấm màn, tôi vẫn miễn cưỡng ra khỏi giường.
Tôi nhủ thầm: “Trách nhiệm réo gọi”. Tôi biết đã đến giờ đánh thức các con dậy đi học. Xuống bếp chuẩn bị bữa ăn sáng, tôi nhận ra tính cáu kỉnh của mình là hậu quả của việc tôi khó chịu với đứa con trai tên Michael 10 tuổi của mình từ hôm trước. Đến khi nào nó mới biết vâng lời tôi? Và tại sao nó cứ phạm đi phạm lại một lỗi đó? Có lẽ tôi “bó tay”! Nhìn đồng hồ, tôi biết tôi nên đánh thức cả nhà dậy.
Khi tôi mở cửa phòng Michael, tóc nó rối bù thò ra dưới tấm mền. Nói nói giọng ngái ngủ: “Con xin lỗi mẹ. Con không cố ý làm vậy”. Luôn luôn là vậy, nụ cười của nó làm nguôi lòng người mẹ ngay.
Lần này, tôi quyết định dạy cho nó một bài học nhớ đời. Tôi nói: “Michael, con luôn nói xin lỗi. Lần này, mẹ sẽ không tha thứ cho con”.
Khi tôi đóng cửa, tôi thỏa mãn với sự tin tưởng của mình, tôi bắt gặp khuôn mặt thểu não và ánh mắt buồn bã của Michael.
Bước ra khỏi phòng mà tôi không thể quên nét mặt nhăn nhó của Michael. Tiếng Chúa thì thầm bên tai tôi: “Sao con không thể tha thứ cho Michael?”. Con không nhớ Thầy nói gì về sự tha thứ sao? Dù nó xúc phạm đến bạn một ngày đến bảy lần, rồi bảy lần trở lại nói với bạn: "Tôi hối hận", thì bạn cũng phải tha thứ cho họ (Lc 17:4; x. Mt 18:21-22).
Tiếng Chúa vẫn tiếp tục vang lên: “Khi con tôn trọng lời Ta và vâng lời Ta, đó là con làm gương cho Michael”.
Tôi nói: “Nhưng lạy Chúa, tha thứ không dễ chút nào, nhất là khi ai đó cứ tiếp tục tái phạm lỗi đó”. Tôi lặng người đi với nhiều cảm xúc lẫn lộn, rồi tôi xác nhận: “Con không thích cơn tức giận làm con khó chịu thế này. Xin Chúa hãy loại bỏ điều này khỏi con”.
Khi tôi không còn cảm giác đối nghịch với Michael, tôi nhìn quanh và đi về phía phòng của nó. Tôi biết tôi phải nói với Michael rằng tôi tha thứ cho nó và giữ nụ cười thân thiện. Tôi cũng biết tôi phải xin Michael tha thứ cho tôi: Xin con tha thứ cho mẹ!
(Chuyển ngữ từ Chicken Soup for the Soul: Devotional Stories for Mothers)
Đừng báo thù
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:55 16/02/2011
CHÚA NHẬT 7 THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 5, 38-48
Báo thù là một việc làm phản Kitô giáo. Luật Cựu Ước viết: ” Mắt đền mắt, răng đền răng “. Đây là công thức của luật báo thù. Còn trong Luật Mới của Chúa Giêsu: ” Còn Thầy, Thầy bảo các con: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con “.
Đối với Luật cũ hoặc cứ theo sự thường tình, anh làm hại tôi, tôi tìm cách làm hại anh. Ai xúc phạm tới ta, ta phải làm lại cho người ấy bấy lâu. Sở dĩ con người lý luận như thế bởi vì con người là con người và lý luận theo con người. Đó là sự công bằng theo con người. Thực tế luật này đã được ghi chép thành bản văn của vua xứ Babylon trước Công Nguyên năm 1750. Và chúng ta có thể nghiên cứu và tìm hiểu trong Bộ Ngũ Kinh. Chúng ta thấy có ghi vài điều khoản của Luật này và đó là sự bất toàn của luật Môsê thời Cựu Ước.
Luật này không chỉ nằm trong luật thành văn của con người từ bao thế hệ nhưng nó còn đang nằm trong tâm hồn, trong con tim của từng con người. Tuy nhiên, Chúa Giêsu khi tới trần gian, khi đưa ra một giới luật mới, Ngài đã xin các môn đệ cũng như những người theo Ngài: ” Hãy dập tất ngay mầm mống hận thù đang âm ỉ, đang nằm trong con tim, trong tâm hồn, trong con người mỗi người chúng ta “. “ Đừng chống cự người ác “. Chúa Giêsu nhấn mạnh đến tinh thần tha thứ nơi tâm hồn con người: ” Hãy tha thứ cho kẻ thù “. Nếu đọc lại lịch sử của các Vị sáng lập Đạo, chưa có Vị đã dạy: ” Hãy yêu kẻ thù “. Tuy nhiên, chúng ta thấy Chúa Giêsu mình Ngài và chỉ duy nhất Ngài đã dạy: ” Hãy yêu kẻ thù “ “ Hãy cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh em “ ( Mt 6, 44 ). Chúa Giêsu không chỉ dạy bằng môi miệng: ” Hãy tha thứ “, nhưng chính Ngài đã làm gương cho nhân loại, chính Ngài đã để lại cho loài người, cho mỗi người con bài học cao quí, tuyệt vời: “ Lạy Cha, xin tha thứ cho họ vì họ không biết việc họ làm “ ( Lc 23, 34 ). Vâng, chính nơi Thập giá, Chúa Giêsu bị đóng đinh bị treo lên, Ngài đã không than trách, không uất hận, nhưng Ngài đã tha thứ tất cả cho chính những người làm hại và đóng đinh, kết án tử hình cho Ngài. Ngài đã nói: ” Không có tình yêu nào cao vời cho bằng tình yêu người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Đây là tình yêu vô vị lợi, tình yêu tự hiến.
Chúa Giêsu dạy chúng ta tha thứ và yêu thương mọi người, yêu thương ngay cả kẻ thù của mình. Bởi vì Ngài cho chúng ta hay: ” Các con phải trở nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Đấng hoàn hảo “ ( Mt 5, 48 ). Do đó, chúng ta sẽ hiểu thế nào là tha thứ. Không biết tha thứ thì không thể biết yêu thương. Nơi kẻ xấu không phải cái gì họ cũng xấu nhưng như lời thánh Phaolô tông đồ viết: ” Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm “ ( Rm 7, 19 ). Người ác, kẻ thù vì những yếu đuối, những thiên kiến những bất toàn nên chính họ mới cần được Thiên Chúa cứu chuộc và chờ đợi, mong chờ chúng ta yêu thương, tha thứ.
Chúng ta cũng không nên nuôi sự hờn giận, tìm cách trả thù vv…Nhưng hãy sống bao dung. Sự quảng đại bao dung luôn đem lại cho chúng ta sự an bình và hạnh phúc.
Tất cả con người được tạo thành giống hình ảnh Thiên Chúa. Nên, thánh Phaolô đã tự vấn chúng ta: ” Anh em không ý thức anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần ư, và Thánh Thần của Thiên Chúa ngự trong lòng anh em sao ? “. Chính Thánh Thần sẽ giúp chúng ta hiểu được địa vị làm con của Thiên Chúa của chúng ta. Do đó, chúng ta được kêu gọi để hành động, để ứng xử theo những tiêu chuẩn của Thiên Chúa, chứ không phải theo những tiêu chuẩn của xã hội nhân loại và thế giới con người.
Sống làm con cái Thiên Chúa, người môn đệ Chúa Kitô phải sống như Chúa, sống như Thầy đã yêu ( Ga 15, 12 ). Lời Chúa, Kinh Thánh, Huấn Quyền của Giáo Hội sẽ giúp dẫn con người tới gần Chúa và gần gũi anh em. Mình Máu Thánh Chúa trong Bí Tích Thánh Thể sẽ làm cho con người sống kết hiệp với Ngài để rồi càng ngày con người càng bắt chước Cha trên trời là Đấng trọn lành, hoàn hảo.
Thánh Phanxicô khó khăn đã dạy cho chúng ta một bài học tuyệt hảo: ” Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn u sầu “.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn noi gương Chúa mà yêu thương tha thứ cho những người đã xúc phạm đến chúng con “.Amen.
Mt 5, 38-48
Báo thù là một việc làm phản Kitô giáo. Luật Cựu Ước viết: ” Mắt đền mắt, răng đền răng “. Đây là công thức của luật báo thù. Còn trong Luật Mới của Chúa Giêsu: ” Còn Thầy, Thầy bảo các con: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con “.
Đối với Luật cũ hoặc cứ theo sự thường tình, anh làm hại tôi, tôi tìm cách làm hại anh. Ai xúc phạm tới ta, ta phải làm lại cho người ấy bấy lâu. Sở dĩ con người lý luận như thế bởi vì con người là con người và lý luận theo con người. Đó là sự công bằng theo con người. Thực tế luật này đã được ghi chép thành bản văn của vua xứ Babylon trước Công Nguyên năm 1750. Và chúng ta có thể nghiên cứu và tìm hiểu trong Bộ Ngũ Kinh. Chúng ta thấy có ghi vài điều khoản của Luật này và đó là sự bất toàn của luật Môsê thời Cựu Ước.
Luật này không chỉ nằm trong luật thành văn của con người từ bao thế hệ nhưng nó còn đang nằm trong tâm hồn, trong con tim của từng con người. Tuy nhiên, Chúa Giêsu khi tới trần gian, khi đưa ra một giới luật mới, Ngài đã xin các môn đệ cũng như những người theo Ngài: ” Hãy dập tất ngay mầm mống hận thù đang âm ỉ, đang nằm trong con tim, trong tâm hồn, trong con người mỗi người chúng ta “. “ Đừng chống cự người ác “. Chúa Giêsu nhấn mạnh đến tinh thần tha thứ nơi tâm hồn con người: ” Hãy tha thứ cho kẻ thù “. Nếu đọc lại lịch sử của các Vị sáng lập Đạo, chưa có Vị đã dạy: ” Hãy yêu kẻ thù “. Tuy nhiên, chúng ta thấy Chúa Giêsu mình Ngài và chỉ duy nhất Ngài đã dạy: ” Hãy yêu kẻ thù “ “ Hãy cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh em “ ( Mt 6, 44 ). Chúa Giêsu không chỉ dạy bằng môi miệng: ” Hãy tha thứ “, nhưng chính Ngài đã làm gương cho nhân loại, chính Ngài đã để lại cho loài người, cho mỗi người con bài học cao quí, tuyệt vời: “ Lạy Cha, xin tha thứ cho họ vì họ không biết việc họ làm “ ( Lc 23, 34 ). Vâng, chính nơi Thập giá, Chúa Giêsu bị đóng đinh bị treo lên, Ngài đã không than trách, không uất hận, nhưng Ngài đã tha thứ tất cả cho chính những người làm hại và đóng đinh, kết án tử hình cho Ngài. Ngài đã nói: ” Không có tình yêu nào cao vời cho bằng tình yêu người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Đây là tình yêu vô vị lợi, tình yêu tự hiến.
Chúa Giêsu dạy chúng ta tha thứ và yêu thương mọi người, yêu thương ngay cả kẻ thù của mình. Bởi vì Ngài cho chúng ta hay: ” Các con phải trở nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Đấng hoàn hảo “ ( Mt 5, 48 ). Do đó, chúng ta sẽ hiểu thế nào là tha thứ. Không biết tha thứ thì không thể biết yêu thương. Nơi kẻ xấu không phải cái gì họ cũng xấu nhưng như lời thánh Phaolô tông đồ viết: ” Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm “ ( Rm 7, 19 ). Người ác, kẻ thù vì những yếu đuối, những thiên kiến những bất toàn nên chính họ mới cần được Thiên Chúa cứu chuộc và chờ đợi, mong chờ chúng ta yêu thương, tha thứ.
Chúng ta cũng không nên nuôi sự hờn giận, tìm cách trả thù vv…Nhưng hãy sống bao dung. Sự quảng đại bao dung luôn đem lại cho chúng ta sự an bình và hạnh phúc.
Tất cả con người được tạo thành giống hình ảnh Thiên Chúa. Nên, thánh Phaolô đã tự vấn chúng ta: ” Anh em không ý thức anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần ư, và Thánh Thần của Thiên Chúa ngự trong lòng anh em sao ? “. Chính Thánh Thần sẽ giúp chúng ta hiểu được địa vị làm con của Thiên Chúa của chúng ta. Do đó, chúng ta được kêu gọi để hành động, để ứng xử theo những tiêu chuẩn của Thiên Chúa, chứ không phải theo những tiêu chuẩn của xã hội nhân loại và thế giới con người.
Sống làm con cái Thiên Chúa, người môn đệ Chúa Kitô phải sống như Chúa, sống như Thầy đã yêu ( Ga 15, 12 ). Lời Chúa, Kinh Thánh, Huấn Quyền của Giáo Hội sẽ giúp dẫn con người tới gần Chúa và gần gũi anh em. Mình Máu Thánh Chúa trong Bí Tích Thánh Thể sẽ làm cho con người sống kết hiệp với Ngài để rồi càng ngày con người càng bắt chước Cha trên trời là Đấng trọn lành, hoàn hảo.
Thánh Phanxicô khó khăn đã dạy cho chúng ta một bài học tuyệt hảo: ” Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn u sầu “.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn noi gương Chúa mà yêu thương tha thứ cho những người đã xúc phạm đến chúng con “.Amen.
Hãy yêu thương kẻ thù
Giuse Đinh Lập Liễm
07:46 16/02/2011
CHÚA NHẬT 7 THƯỜNG NIÊN A
+++
A. DẪN NHẬP
Ngày xưa, Thiên Chúa đã truyền cho ông Maisen nói với dân chúng: ”Các ngươi phải nên thánh vì Ta là Đấng thánh”, vì Israel là dân ưu tuyển của Thiên Chúa nên họ phải nên thánh thì mới xứng đáng với danh hiệu ấy. Ngày nay, qua bí tích rửa tội chúng ta trở thành dân Israel mới, dân thánh của Thiên Chúa, nên Đức Giêsu phán: ”Các con hãy nên hoàn thiện như Cha các con trên trời là Đấng hoàn thiện”. Đó là mệnh lệnh Đức Kitô đòi buộc chúng ta phải thi hành. Một khi đã trở nên con cái Thiên Chúa, chúng ta phải tìm cách nên giống Ngài.
Phải chăng đây là một thách thức khó khăn ? Thật vậy, chúng ta không thể nào hoàn thiện như Thiên Chúa nhưng Chúa không đòi hỏi chúng ta phải làm điều quá sức vì theo nguyên tắc: ”Nemo ad impossibile tenetur”: không ai bị buộc phải làm điều không có thể. Điều Ngài muốn, đó là chúng ta cố gắng tiến gần đến sự hoàn thiện theo sức của mình. Hãy gắng sức thực thi những điều phải làm nhất là trong lãnh vực yêu thương tha nhân.
Trong Cựu ước cũng như trong Tân ước đều có luật yêu thương tha nhân: “Hãy yêu tha nhân như chính mình ngươi”. Hôm nay, Đức Kitô nói với chúng ta hãy theo gương Ngài, thúc đẩy tình yêu ấy đến mức độ anh hùng: đặc biệt là tha thứ cho kẻ thù và lấy ân báo oán. Như vậy “Các con sẽ là con Cha trên trời, Đấng cho mặt trời chiếu soi kẻ dữ cũng như người lành, và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương”.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Lv 19,1-2.17-18
Sách Lêvi là bộ sưu tập những khoản luật rất cổ xưa, trong đó các chương từ 17 đến 25 (đoạn được trích đọc hôm nay nằm trong phần này) được gọi là “Bộ luật về sự thánh thiện”.
Tác giả sách Lêvi nhắc nhở cho người Do thái biết rằng họ là dân riêng của Thiên Chúa, dân được ưu tuyển, họ được kêu mời phải nên thánh vì “Thiên Chúa là Đấng thánh”. Lời kêu gọi nên thánh này buộc họ phải sống yêu thương tha nhân như chính mình, tình yêu thương không được giới hạn trong dân tộc mình mà phải lan tỏa đến các dân tộc khác nữa.
Sách Lêvi diễn tả cuộc sống yêu thương theo 2 phương diện:
- Phương diện tiêu cực là “ngươi sẽ không thù ghét anh em ngươi… ngươi sẽ không báo oán, không cưu thù với anh em ngươi”.
- Phương diện tích cực là “ngươi hãy yêu mến đồng loại như chính mình ngươi”.
Điều luật này đã được Đức Kitô lấy lại và đưa tới chỗ hoàn hảo là dạy yêu thương cả kẻ thù.
+ Bài đọc 2: 1Cr 3,16-23
Một số người ở cộng đoàn Corintô tự cho mình là kẻ khôn ngoan, có đường lối riêng biệt với những lời hoa mỹ, nên đã gây ra sự chia rẽ trong cộng đoàn.
Thánh Phaolô nhắc nhở cho các tín hữu Corintô nhớ rằng cộng đoàn của họ là đền thờ thiêng liêng có Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động. Vậy phải coi chừng đừng để cho các lý thuyết sai lạc phá vỡ tính hiệp nhất và sự đoàn kết, gây hoang mang bất ổn cho cộng đoàn.
+ Bài Tin mừng: Mt 5,38-48
Đức Giêsu đã khẳng định Ngài đến không phải để phá bỏ Lề Luật và giáo huấn các tiên tri, nhưng đến làm cho nó được hoàn hảo và mới mẻ hơn (Bài Tin mừng tuần trước), Vì thế Đức Giêsu đòi hỏi các môn đệ phải biết yêu thương, gạt bỏ tính thù oán và thay vì lấy ác báo ác thì hãy lấy ân đền oán.
Ngài bắt đầu bằng cách kết án luật công bình tức luật trừng phạt cân xứng: ”Mắt đền mắt, răng đền răng”, mặc dầu nó tôn trọng sự công bình chặt chẽ. Người Kitô hữu phải vượt lên trên sự câu nệ lề luật.
Hơn thế nữa, Ngài đòi buộc các môn đệ, không chỉ đừng thù oán, nhưng còn phải yêu kẻ thù và còn làm ơn cho họ nữa. Lý do lòng yêu thương bao la ấy là chúng ta phải noi gương Thiên Chúa là Cha chúng ta ở trên trời “Đấng làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, làm cho mưa xuống trên người công chính lẫn kẻ bất lương”.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Hãy sống đời hoàn thiện
I. GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG
1. Luật yêu thương trong Kitô giáo
a) Trong Cựu ước: Luật cũ Lêvi 19,18 dạy yêu tha nhân. Theo quan niệm của người Do thái, tha nhân là những người đồng chủng, nghĩa là chỉ người Do thái. Còn tất cả mọi người khác là ngoại bang, là kẻ thù, không được thương mà cũng không được giúp.
Trong luật không dùng tới chữ “ghét” (ghét thù địch) song dễ hiểu như vậy. Việc ghét thù địch này suy diễn ra tữ những bản văn khuyên xa tránh dân ngoại (Đnl 20,13-17; 23,4-5; 25,17-19). Người Do thái từ chối mọi liên đới với người không cắt bì, vì cho rằng họ không có bổn phận gì về công bằng với người ngoại. Có thể đánh lừa, ăn trộm, mà không phải áy náy gì hết.
b) Trong Tân ước: Đức Giêsu đã tuyên bố Ngài đến không phải để phá bỏ luật cũ nhưng đến để kiện toàn nó, làm cho nó nên hoàn hảo hơn. Vì thế, theo giáo huấn của Đức Giêsu về luật yêu thương tha nhân, thì sự bao dung đại lượng còn phải đi tới chỗ yêu thương thù địch nữa.
Luân lý của người Do thái xưa chỉ buộc yêu thương những người gần gũi, nghĩa là những người đồng chủng, đồng bào, đồng tín ngưỡng với mình. Nhưng nay Đức Giêsu dạy phải yêu thương hết mọi người, vì mọi người là anh em với nhau như người ta thường nói: ”Tứ hải giai huynh đệ”: bốn bể anh em một nhà.
2. Luật Talion (luật báo thù)
Ngày xưa dân Do thái cũng như dân ngoại đối xử với nhau quá mức trong việc trả thù. Ví dụ: Cain báo thủ 7 lần, Lamek báo thù 70 lần 7 (St 4,15; 4,17-24): vì bị thương, ta giết một người; ta trầy da, một nam nhi toi mạng (Kn 4,23-24).
Nhưng khi luật Talion ra đời, luật này qui định một hình phạt tương đối với thiệt hại đã gây ra.
Đức Giêsu khởi sự bằng cách trích dẫn luật cổ nhất thế gian: mắt đền mắt, răng đền răng, luật ấy gọi là Lex talionis (luật báo thù). Nó xuất hiện trong bộ luật cổ nhất gọi là luật của Hammurabi, vị hoàng đế trị vì Babylon từ năm 2285-2242 TC.
Luật Hammurabi phân biệt cách đối xử kỳ lạ giữa người quí phái và công nhân: nếu một người gây cho người quí phái mất con mắt thì người ấy sẽ phải mất một mắt. Nếu người ấy làm thương tật người quí phái thì người ta sẽ làm thương tật người ấy. Nếu người ấy làm cho người nghèo mất một mắt hoặc phá hoại một tứ chi của người nghèo, người ấy phải trả một mina bạc… Nếu người nào làm cho người ngang hàng gẫy răng, thì người ta cũng làm cho người ấy rụng lại một răng. Nếu người nào làm một người nghèo gẫy một răng thì người ấy phải trả một phần ba mina bạc ! Nguyên tắc thật rõ ràng và rất đơn giản: nếu ai làm cho người khác bị thiệt hại điều gì thì người ấy bị thiệt hại tương đương.
Luật ấy trở thành một phần nhỏ của đạo đức Cựu ước. Trong Cựu ước luật ấy được đề cập không dưới ba lần:
“Còn nếu có sự thiệt hại chi, thì ngươi sẽ lấy mạng đền mạng, lấy mắt đền mắt, lấy răng đền răng, lấy tai đền tai, lấy chân đền chân, lấy phỏng đền phỏng, lấy bầm đền bầm, lấy thương đền thương”(Xh 21,23-25).
“Khi người nào làm thương tích cho kẻ lân cận mình, thì người ta phải làm thương tích cho người đó lại như chính người đó đã làm, gẫy đền gẫy, mắt đền mắt, răng đền răng. Người ta sẽ làm cho người ấy đồng một thương tích như người ấy đã làm cho người khác”(Lv 24,19-20).
“Mắt ngươi chớ có thương xót, mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân” (TL 19,21).
Chúng ta nhận thấy rằng luật Talion đã có sự tiến bộ. Trước hết luật này có ý hạn chế luật báo thù. Luật qui định chỉ người gây thương tích mới bị hình phạt và hình phạt không được thái quá, mà chỉ tương đương với sự thiệt hại mà người ấy đã gây ra mà thôi.
Thứ đến, luật này cũng không cho cá nhân nào quyền tự trả thù, dù chỉ là một cái tát. Luật bao giờ cũng là một hướng dẫn cho quan án trong việc khoản phạt cho bất cứ hành động bất công hay vũ phu nào.
Sau cùng, luật không được áp dụng theo nghĩa đen vì có sự chênh lệch, ví dụ răng tốt hay răng xấu, mắt tốt hay mắt xấu. Nên về sau sự thiệt hại gây ra được định theo giá tiền. Và luật Do thái (Baba Kamaa) đã ấn định cẩn thận cách đánh giá sự thiệt hại.
II. HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
Đức Giêsu đã phán: ”Các con cũng đã nghe dạy rằng: ”Hãy yêu thương tha nhân, và ghét thù địch”. Còn Thầy, Thầy bảo các con: ”Các con hãy yêu thương thù địch và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con”(Mt 5,43-44).
1. Kẻ thù là ai ?
Chắc Đức Giêsu không có ý nói kẻ thù là kẻ đang gây gỗ, lăng nhục, làm hại hay chém giết ta, nhưng kẻ thù đây có một biên độ và ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều, nghĩa là bao giờ tất cả những ai cố tình làm hại ta về mọi mặt như phẩm giá, của cải vật chất, gia đình thân thuộc mà ta biết rõ. Như thế có nhiều hạng, nhiều cấp bậc kẻ thù, nên bảo ta yêu thương tha thứ cho họ không đến nỗi quá khó khăn hay lực bất tòng tâm.
2. Chúa dạy ta yêu kẻ thù
Dù sao theo bản tính hư hèn yếu đuối thì việc yêu kẻ thù luôn gây cho ta nhức nhối khó chịu vì nó đi ngược lại tình cảm thông thường. Nó đòi hỏi ta phải có một sự cố gắng không ngừng.
Để thực hiện luật yêu thương này, Đức Giêsu đơn cử ra hai việc thực hành:
a) “Hãy làm lành chio những kẻ ghét các con”. Ở đây muốn nói: Tình yêu thương tha nhân không phải thôi không giận hờn, không báo oán nữa nhưng phải tỏ ra bằng hành động cụ thể qua những cử chỉ rõ ràng là những việc lành như: giao tiếp, giúp đỡ, bác ái, cầu nguyện…
b) “Và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ”. Đây là thái độ biểu lộ tình yêu tha nhân cách tích cực: lấy điều lành đền đáp lại điều dữ.
Ta có bổn phận phải thương yêu bạn hữu. Song chỉ yêu bạn thì đâu có gì đáng thưởng. Vì cho được thưởng đời đời thì nhân đức phải bắt nguồn từ suối siêu nhiên. Vì thế,
- Làm sự dữ để trả ơn lành là ma quỉ.
- Làm sự lành để trả ơn lành là nhân loại.
- Làm sự lành để trả sự dữ là Thiên Chúa
Vậy người Kitô hữu không được đứng ở chỗ nhân loại, mà phải tiến xa hơn đến chỗ Thiên Chúa. Như thế mới xứng đáng là con cái Chúa, Đấng làm ơn lành cho kẻ ghét Ngài.
Truyện: Tổng thống Nelson Mandela
Ông Nelson Mandela đã trải qua 27 năm trong nhà tù Nam Phi. Sau cùng, khi ông được phóng thích, ông đã có mọi lý do để cảm thấy chua cay, và tỏ ra quyết tâm trả thù những người đã cướp đoạt tự do của ông một cách bất công. Thay vì như thế, ông tỏ ra tươi cười và cố gắng hòa giải với những nhà lãnh đạo của chế độ đã bắt giam ông. Do đó ông trở thành viên đá góc tường của nước Nam Phi mới. Nếu ông nuôi dưỡng sự cay đắng uất hận, ai biết được điều gì đã xảy ra ?
Trong cuốn tiểu sử tự thuật “Hành trình đến tự do” (1994), ông nói với chúng ta:
“Tôi biết rằng dân chúng chờ đợi tôi nuôi dưỡng sự giận dữ đối với người da trắng. Nhưng tôi đã không làm thế. Trong nhà tù, sự tức giận của tôi với người da trắng giảm xuống, nhưng lòng thù ghét hệ thống xã hội đã tăng lên. Tôi muốn thấy đất nước Nam Phi thấy tôi yêu thương cả những kẻ thù của tôi trong khi tôi thù ghét hệ thống đã khiến chúng ta chống đối lẫn nhau. Tôi đã thấy sứ mạng của tôi là rao giảng sự hòa giải hay chữa lành những vết thương lâu đời và xây dựng một nước Nam Phi mới” (McCarthy, Chúa nhật và lễ trong năm A, tr 359-360).
3. Nhiều người đã thực hiện
a) Học thuyết của Khổng Tử: Trong vấn đề cư xử, học thuyết của Đức Khổng Phu Tử còn giống luật báo oán của Cựu ước. Ngài dạy học thuyết: ”Dĩ trực báo oan”. Nhưng sau này, các đồ đệ của ngài muốn đi xa hơn, họ đã thêm vào học thuyết của ngài câu: ”Dĩ đức báo oán".
b) Đức Phật Thích Ca: Ngài tìm phương thế giải thoát con người ra khỏi vòng đau khổ. Ngài chủ trương giáo thuyết TỪ BI, lấy từ bi làm phương châm cho mọi hoạt động, mà đã từ bi thì phải hỉ xả, do đó, ngài không chấp nhận luật công bình, mà chỉ chấp nhận luật tha thứ. Ngài nói: ”Lấy oán báo oán, oán ấy chập chồng. Lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan”.
c) Ông Gandhi nói: ”Luật vàng của xử thế là sự tha thứ lẫn nhau”. Ông đã dùng thuyết bất bạo động để giải phóng dân tộc Ấn độ khỏi ách thống trị của người Anh.
d) Mục sư Luther King: Trong tác phẩm của ông “Chỉ có một cuộc cách mạng”, ông nói: ”Trong Tân ước, chúng ta thầy từ “Agapè” được dùng để chỉ tình yêu. Đó chính là tình yêu dồi dào không đòi một đáp trả nào hết. Các nhà thần học nói đó là tình yêu Thiên Chúa được thự hiện nơi tâm hồn con người. Khi vươn lên đến một tình yêu như vậy, chúng ta sẽ yêu hết mọi người, không phải vì chúng ta có thiện cảm với họ, cũng không phải vì chúng ta đánh giá cao lối sống của họ, chúng ta yêu thương họ vì Thiên Chúa yêu thương họ”.
Đó chính là ý nghĩa lời Đức Giêsu “Các con hãy yêu thương kẻ thù”. Phần tôi, tôi sung sướng vì Ngài đã không nói: ”Anh em hãy có thiện cảm với kẻ thù của anh em” bởi vì có những người mà tôi khó có thiện cảm nổi. Thiện cảm là một xúc cảm. Tôi không thể có xúc cảm với người đang ném bom vào gia đình nhà tôi. Tôi không có thiện cảm với người bóc lột tôi. Tôi không có thiện cảm với người đè bẹp tôi dưới sự bất công. Không, không thể có một thiện cảm nào đối với người đêm ngày đe dọa giết tôi. Nhưng Đức Giêsu nhắc tôi rằng tình yêu còn lớn hơn thiện cảm, rằng tình yêu là thiện chí biết cảm thông, có tính sáng tạo, cứu độ đối với hết mọi người”.
4. Phải chăng tha thứ là nhu nhược ?
Giới răn của Đức Giêsu “Hãy yêu thương kẻ thù” là một sự từ bỏ triệt để bạo lực. Thay thế tình yêu cho thù hận là một việc khó khăn nhất trên đời. Ý tưởng ấy rất cao và rất khó nhưng nó tạo nên ý nghĩa.
Là những Kitô hữu, chúng ta đứng về phái bất bạo động. Tuy nhiên đó không phải là một chọn lựa sự nhu nhược hay thụ động. Chon lựa bất bạo động có nghĩa tin tưởng mạnh mẽ vào sức mạnh của chân lý, của công bằng và tình yêu hơn là sức mạnh của chiến tranh, vũ khí và hận thù… Chúng ta phải cố gắng dùng điều tốt nhất để đáp lại điều xấu nhất.
Là những Kitô hữu, chúng ta phải cố gắng học theo lòng quảng đại của Thiên Chúa, sẵn sàng tha thứ, không đòi trả thù và oán hận chống lại người khác. Nếu các Kitô hữu không cố gắng bắt chước tình yêu không phân biệt của Thiên Chúa, họ sẽ không tốt hơn những người khác.
Chính sự tha thứ sẽ giải phóng con người, còn nếu nuôi lòng hận thù báo oán thì con người sẽ chuốc lấy sự đau khổ. Một người vô danh đã nói rất đúng: ”Khi chúng ta ghét kẻ thù là chúng ta cho họ quyền áp đảo chúng ta – quyền lực này xâm chiếm giấc ngủ chúng ta, khiến chúng ta bị tăng huyết áp và đe dọa luôn cả sức khỏe lẫn hạnh phúc của chúng ta. Kẻ thù của chúng ta hẳn sẽ nhảy múa vui mừng nếu họ biết được sự căm ghét đã xâu xé chúng ta đến thế. Lòng căm ghét của chúng ta chẳng gây thương tổn cho họ chút nào cả. Nó chỉ khiến chúng ta ngày đêm bị rơi vào hỗn loạn địa ngục”.
Nói cách khác, viên đạn căm thù chỉ có thể làm thương tổn kẻ thù chúng ta sau khi đã xuyên qua thân xác chúng ta trước. Người Hy Lạp cổ thường ví von như sau: ”Người khôn ngoan thà chịu đựng sự ác hơn là làm điều ác”.
Truyện: Ông Hammelmann tha thứ
Tôi đã bị bắt, cảnh sát đã tìm thấy tôi. Tôi vốn là con người hiếu sát. Tôi đã giết bà Hammelmann và tôi cũng bắn chết luôn 4 người con của bà, tôi thấy họ nằm chết trên vũng máu.
Bây giờ tôi bị giam trong khám của Đức. Tôi đã ở trong khám trải qua 20 năm. Sau khi cảnh sát bắt được tôi và tôi bị đưa ra tòa; quan tòa đã tuyên án: ”Anh đã làm một việc vô cùng tàn bạo, anh phải ngồi tù 20 năm”.
Đang khi ở trong tù, tôi có nhận được một lá thư. Đây là một bức thư hết sức lạ lùng của ông Hammelmann, ông đã viết thư này cho tôi vì ông đã nhận được một tin là chính quyền Polish sẽ không cho phép tôi sau khi được tự do trở về quê hương của tôi là Poland. Ngay cả chính quyền Đức cũng đã nói rằng: ”Chúng tôi không muốn anh sống tại nước Đức”.
Bức thư của ông Hammelmann viết: ”Tôi tha thứ cho anh về việc anh giết vợ và 4 con tôi. Tôi cũng đang vận động với chính quyền Đức để họ cho phép anh được sống tại Đức. Tôi đã nói với chính phủ Đức là anh có thể ở trong nhà tôi và tôi sẽ giúp anh sống một cuộc đời lương thiện”.
“Tại sao tôi lại muốn giúp đỡ anh ? Tại sao tôi có thể tha thứ cho anh về tội anh tàn sát gia đình tôi ? Tôi có thể làm điều này vì Đức Chúa Trời đã làm một điều lạ cho tôi. Ngài đã ban cho tôi Thánh Linh của Ngài. Thánh Linh của Đức Chúa Trời bây giờ dẫn dắt đời sống tôi và Ngài ban thêm sức cho tôi để tôi có thể tha thứ cho anh”.
Bây giờ tôi biết được rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời phải có một quyền năng siêu việt. Ngài đã cất mối tử thù khỏi lòng một người và ban cho ông ta một tấm lòng muốn giúp đỡ tôi, mặc dầu tôi đã giết vợ và 4 đứa con của ông ta (Thánh Kinh Nguyệt san, số 367, tháng 8/1969, tr 16).
III. HÃY SỐNG ĐỜI HOÀN THIỆN
Trong bài đọc 1, Thiên Chúa phán với ông Maisen: ”Hãy nói với toàn thể cộng đồng con cái Israel và bảo chúng: Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các người, Ta là Đấng thánh” (Lv 19,1-2). Dân Do thái là dân thánh, là dân ưu tuyển của Thiên Chúa, cũng phải sống thánh thiện mới xứng đáng là dân riêng của Ngài.
Chúng ta là dân Israel mới, nhờ bí tích rửa tội, chúng ta trở thành dân thánh của Thiên Chúa. Vì vậy, trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu cũng khuyên bảo chúng ta: ”Các con hãy nên hoàn thiện, như Cha các con trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48).
Chúng ta biết chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng hoàn thiện, tốt lành vô cùng, chúng ta không thể trọn hảo như Ngài được. Nhưng chúng ta phải nên trọn lành như ý Ngài muốn, theo mẫu gương thánh thiện của Ngài, là Đấng làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ.
Vì vậy, Đức Giêsu khuyên ta phải trọn lành bằng cách yêu thương thù địch cũng như yêu thương bạn bè, đừng ăn miếng trả miếng, đừng sống theo nguyên tắc: ”Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”. Tình thương trọn lành không nên phân biết đối tượng và không có ranh giới.
Truyện: Tha thứ cho kẻ thù
Một ông bố giầu có, cảm thấy già yếu gần đất xa trời, bén gọi ba đứa con trai lại chia gia tài đồng đều cho chúng, duy còn lại một viên kim cương gia bảo quí giá không thể chia cắt được.
Ông ta giải quyết bằng cách nói với các con rằng: ”Ta sẽ trao viên kim cương cho đứa nào thực hiện được một việc lành tốt đẹp nhất. Vậy các con hãy ra đi và thực hiện cho được điều kiện đó”.
Ba đứa con lên đường và ba tháng sau trở về. Người con cả nói với bố:
- Một người ngoại quốc đã giao toàn bộ tài sản cho con và con đã thủ tín trả lại đầy đủ.
Người cha tuyên bố:
- Con đã làm phận sự của con rất tốt đẹp.
Đến lượt đứa con thứ trình:
- Thưa cha, con đã xả thân cứu được một em bé sắp chết đuối.
Người cha khen anh ta. Rồi quay sang nhìn đứa con út; Cậu ấp úng bẩm:
- Thưa cha, trong một cuộc hành trình con thấy địch thù con đang ngủ say bên một bờ vực sâu. Con nghĩ con có thể xô nó xuống vực dễ dàng, nhưng con không làm. Trái lại con đánh thức nó dậy và cứu nó.
Nghe xong, người cha ôm hôn cậu út và tuyên bố:
- Viên kim cương gia bảo thuộc về con, vì con đã làm một việc lành vĩ đại biểu lộ một tấm lòng nhân ái chân thực là yêu thương tha thứ cho kẻ thù minh.
+++
A. DẪN NHẬP
Ngày xưa, Thiên Chúa đã truyền cho ông Maisen nói với dân chúng: ”Các ngươi phải nên thánh vì Ta là Đấng thánh”, vì Israel là dân ưu tuyển của Thiên Chúa nên họ phải nên thánh thì mới xứng đáng với danh hiệu ấy. Ngày nay, qua bí tích rửa tội chúng ta trở thành dân Israel mới, dân thánh của Thiên Chúa, nên Đức Giêsu phán: ”Các con hãy nên hoàn thiện như Cha các con trên trời là Đấng hoàn thiện”. Đó là mệnh lệnh Đức Kitô đòi buộc chúng ta phải thi hành. Một khi đã trở nên con cái Thiên Chúa, chúng ta phải tìm cách nên giống Ngài.
Phải chăng đây là một thách thức khó khăn ? Thật vậy, chúng ta không thể nào hoàn thiện như Thiên Chúa nhưng Chúa không đòi hỏi chúng ta phải làm điều quá sức vì theo nguyên tắc: ”Nemo ad impossibile tenetur”: không ai bị buộc phải làm điều không có thể. Điều Ngài muốn, đó là chúng ta cố gắng tiến gần đến sự hoàn thiện theo sức của mình. Hãy gắng sức thực thi những điều phải làm nhất là trong lãnh vực yêu thương tha nhân.
Trong Cựu ước cũng như trong Tân ước đều có luật yêu thương tha nhân: “Hãy yêu tha nhân như chính mình ngươi”. Hôm nay, Đức Kitô nói với chúng ta hãy theo gương Ngài, thúc đẩy tình yêu ấy đến mức độ anh hùng: đặc biệt là tha thứ cho kẻ thù và lấy ân báo oán. Như vậy “Các con sẽ là con Cha trên trời, Đấng cho mặt trời chiếu soi kẻ dữ cũng như người lành, và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương”.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Lv 19,1-2.17-18
Sách Lêvi là bộ sưu tập những khoản luật rất cổ xưa, trong đó các chương từ 17 đến 25 (đoạn được trích đọc hôm nay nằm trong phần này) được gọi là “Bộ luật về sự thánh thiện”.
Tác giả sách Lêvi nhắc nhở cho người Do thái biết rằng họ là dân riêng của Thiên Chúa, dân được ưu tuyển, họ được kêu mời phải nên thánh vì “Thiên Chúa là Đấng thánh”. Lời kêu gọi nên thánh này buộc họ phải sống yêu thương tha nhân như chính mình, tình yêu thương không được giới hạn trong dân tộc mình mà phải lan tỏa đến các dân tộc khác nữa.
Sách Lêvi diễn tả cuộc sống yêu thương theo 2 phương diện:
- Phương diện tiêu cực là “ngươi sẽ không thù ghét anh em ngươi… ngươi sẽ không báo oán, không cưu thù với anh em ngươi”.
- Phương diện tích cực là “ngươi hãy yêu mến đồng loại như chính mình ngươi”.
Điều luật này đã được Đức Kitô lấy lại và đưa tới chỗ hoàn hảo là dạy yêu thương cả kẻ thù.
+ Bài đọc 2: 1Cr 3,16-23
Một số người ở cộng đoàn Corintô tự cho mình là kẻ khôn ngoan, có đường lối riêng biệt với những lời hoa mỹ, nên đã gây ra sự chia rẽ trong cộng đoàn.
Thánh Phaolô nhắc nhở cho các tín hữu Corintô nhớ rằng cộng đoàn của họ là đền thờ thiêng liêng có Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động. Vậy phải coi chừng đừng để cho các lý thuyết sai lạc phá vỡ tính hiệp nhất và sự đoàn kết, gây hoang mang bất ổn cho cộng đoàn.
+ Bài Tin mừng: Mt 5,38-48
Đức Giêsu đã khẳng định Ngài đến không phải để phá bỏ Lề Luật và giáo huấn các tiên tri, nhưng đến làm cho nó được hoàn hảo và mới mẻ hơn (Bài Tin mừng tuần trước), Vì thế Đức Giêsu đòi hỏi các môn đệ phải biết yêu thương, gạt bỏ tính thù oán và thay vì lấy ác báo ác thì hãy lấy ân đền oán.
Ngài bắt đầu bằng cách kết án luật công bình tức luật trừng phạt cân xứng: ”Mắt đền mắt, răng đền răng”, mặc dầu nó tôn trọng sự công bình chặt chẽ. Người Kitô hữu phải vượt lên trên sự câu nệ lề luật.
Hơn thế nữa, Ngài đòi buộc các môn đệ, không chỉ đừng thù oán, nhưng còn phải yêu kẻ thù và còn làm ơn cho họ nữa. Lý do lòng yêu thương bao la ấy là chúng ta phải noi gương Thiên Chúa là Cha chúng ta ở trên trời “Đấng làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, làm cho mưa xuống trên người công chính lẫn kẻ bất lương”.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Hãy sống đời hoàn thiện
I. GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG
1. Luật yêu thương trong Kitô giáo
a) Trong Cựu ước: Luật cũ Lêvi 19,18 dạy yêu tha nhân. Theo quan niệm của người Do thái, tha nhân là những người đồng chủng, nghĩa là chỉ người Do thái. Còn tất cả mọi người khác là ngoại bang, là kẻ thù, không được thương mà cũng không được giúp.
Trong luật không dùng tới chữ “ghét” (ghét thù địch) song dễ hiểu như vậy. Việc ghét thù địch này suy diễn ra tữ những bản văn khuyên xa tránh dân ngoại (Đnl 20,13-17; 23,4-5; 25,17-19). Người Do thái từ chối mọi liên đới với người không cắt bì, vì cho rằng họ không có bổn phận gì về công bằng với người ngoại. Có thể đánh lừa, ăn trộm, mà không phải áy náy gì hết.
b) Trong Tân ước: Đức Giêsu đã tuyên bố Ngài đến không phải để phá bỏ luật cũ nhưng đến để kiện toàn nó, làm cho nó nên hoàn hảo hơn. Vì thế, theo giáo huấn của Đức Giêsu về luật yêu thương tha nhân, thì sự bao dung đại lượng còn phải đi tới chỗ yêu thương thù địch nữa.
Luân lý của người Do thái xưa chỉ buộc yêu thương những người gần gũi, nghĩa là những người đồng chủng, đồng bào, đồng tín ngưỡng với mình. Nhưng nay Đức Giêsu dạy phải yêu thương hết mọi người, vì mọi người là anh em với nhau như người ta thường nói: ”Tứ hải giai huynh đệ”: bốn bể anh em một nhà.
2. Luật Talion (luật báo thù)
Ngày xưa dân Do thái cũng như dân ngoại đối xử với nhau quá mức trong việc trả thù. Ví dụ: Cain báo thủ 7 lần, Lamek báo thù 70 lần 7 (St 4,15; 4,17-24): vì bị thương, ta giết một người; ta trầy da, một nam nhi toi mạng (Kn 4,23-24).
Nhưng khi luật Talion ra đời, luật này qui định một hình phạt tương đối với thiệt hại đã gây ra.
Đức Giêsu khởi sự bằng cách trích dẫn luật cổ nhất thế gian: mắt đền mắt, răng đền răng, luật ấy gọi là Lex talionis (luật báo thù). Nó xuất hiện trong bộ luật cổ nhất gọi là luật của Hammurabi, vị hoàng đế trị vì Babylon từ năm 2285-2242 TC.
Luật Hammurabi phân biệt cách đối xử kỳ lạ giữa người quí phái và công nhân: nếu một người gây cho người quí phái mất con mắt thì người ấy sẽ phải mất một mắt. Nếu người ấy làm thương tật người quí phái thì người ta sẽ làm thương tật người ấy. Nếu người ấy làm cho người nghèo mất một mắt hoặc phá hoại một tứ chi của người nghèo, người ấy phải trả một mina bạc… Nếu người nào làm cho người ngang hàng gẫy răng, thì người ta cũng làm cho người ấy rụng lại một răng. Nếu người nào làm một người nghèo gẫy một răng thì người ấy phải trả một phần ba mina bạc ! Nguyên tắc thật rõ ràng và rất đơn giản: nếu ai làm cho người khác bị thiệt hại điều gì thì người ấy bị thiệt hại tương đương.
Luật ấy trở thành một phần nhỏ của đạo đức Cựu ước. Trong Cựu ước luật ấy được đề cập không dưới ba lần:
“Còn nếu có sự thiệt hại chi, thì ngươi sẽ lấy mạng đền mạng, lấy mắt đền mắt, lấy răng đền răng, lấy tai đền tai, lấy chân đền chân, lấy phỏng đền phỏng, lấy bầm đền bầm, lấy thương đền thương”(Xh 21,23-25).
“Khi người nào làm thương tích cho kẻ lân cận mình, thì người ta phải làm thương tích cho người đó lại như chính người đó đã làm, gẫy đền gẫy, mắt đền mắt, răng đền răng. Người ta sẽ làm cho người ấy đồng một thương tích như người ấy đã làm cho người khác”(Lv 24,19-20).
“Mắt ngươi chớ có thương xót, mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân” (TL 19,21).
Chúng ta nhận thấy rằng luật Talion đã có sự tiến bộ. Trước hết luật này có ý hạn chế luật báo thù. Luật qui định chỉ người gây thương tích mới bị hình phạt và hình phạt không được thái quá, mà chỉ tương đương với sự thiệt hại mà người ấy đã gây ra mà thôi.
Thứ đến, luật này cũng không cho cá nhân nào quyền tự trả thù, dù chỉ là một cái tát. Luật bao giờ cũng là một hướng dẫn cho quan án trong việc khoản phạt cho bất cứ hành động bất công hay vũ phu nào.
Sau cùng, luật không được áp dụng theo nghĩa đen vì có sự chênh lệch, ví dụ răng tốt hay răng xấu, mắt tốt hay mắt xấu. Nên về sau sự thiệt hại gây ra được định theo giá tiền. Và luật Do thái (Baba Kamaa) đã ấn định cẩn thận cách đánh giá sự thiệt hại.
II. HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
Đức Giêsu đã phán: ”Các con cũng đã nghe dạy rằng: ”Hãy yêu thương tha nhân, và ghét thù địch”. Còn Thầy, Thầy bảo các con: ”Các con hãy yêu thương thù địch và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con”(Mt 5,43-44).
1. Kẻ thù là ai ?
Chắc Đức Giêsu không có ý nói kẻ thù là kẻ đang gây gỗ, lăng nhục, làm hại hay chém giết ta, nhưng kẻ thù đây có một biên độ và ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều, nghĩa là bao giờ tất cả những ai cố tình làm hại ta về mọi mặt như phẩm giá, của cải vật chất, gia đình thân thuộc mà ta biết rõ. Như thế có nhiều hạng, nhiều cấp bậc kẻ thù, nên bảo ta yêu thương tha thứ cho họ không đến nỗi quá khó khăn hay lực bất tòng tâm.
2. Chúa dạy ta yêu kẻ thù
Dù sao theo bản tính hư hèn yếu đuối thì việc yêu kẻ thù luôn gây cho ta nhức nhối khó chịu vì nó đi ngược lại tình cảm thông thường. Nó đòi hỏi ta phải có một sự cố gắng không ngừng.
Để thực hiện luật yêu thương này, Đức Giêsu đơn cử ra hai việc thực hành:
a) “Hãy làm lành chio những kẻ ghét các con”. Ở đây muốn nói: Tình yêu thương tha nhân không phải thôi không giận hờn, không báo oán nữa nhưng phải tỏ ra bằng hành động cụ thể qua những cử chỉ rõ ràng là những việc lành như: giao tiếp, giúp đỡ, bác ái, cầu nguyện…
b) “Và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ”. Đây là thái độ biểu lộ tình yêu tha nhân cách tích cực: lấy điều lành đền đáp lại điều dữ.
Ta có bổn phận phải thương yêu bạn hữu. Song chỉ yêu bạn thì đâu có gì đáng thưởng. Vì cho được thưởng đời đời thì nhân đức phải bắt nguồn từ suối siêu nhiên. Vì thế,
- Làm sự dữ để trả ơn lành là ma quỉ.
- Làm sự lành để trả ơn lành là nhân loại.
- Làm sự lành để trả sự dữ là Thiên Chúa
Vậy người Kitô hữu không được đứng ở chỗ nhân loại, mà phải tiến xa hơn đến chỗ Thiên Chúa. Như thế mới xứng đáng là con cái Chúa, Đấng làm ơn lành cho kẻ ghét Ngài.
Truyện: Tổng thống Nelson Mandela
Ông Nelson Mandela đã trải qua 27 năm trong nhà tù Nam Phi. Sau cùng, khi ông được phóng thích, ông đã có mọi lý do để cảm thấy chua cay, và tỏ ra quyết tâm trả thù những người đã cướp đoạt tự do của ông một cách bất công. Thay vì như thế, ông tỏ ra tươi cười và cố gắng hòa giải với những nhà lãnh đạo của chế độ đã bắt giam ông. Do đó ông trở thành viên đá góc tường của nước Nam Phi mới. Nếu ông nuôi dưỡng sự cay đắng uất hận, ai biết được điều gì đã xảy ra ?
Trong cuốn tiểu sử tự thuật “Hành trình đến tự do” (1994), ông nói với chúng ta:
“Tôi biết rằng dân chúng chờ đợi tôi nuôi dưỡng sự giận dữ đối với người da trắng. Nhưng tôi đã không làm thế. Trong nhà tù, sự tức giận của tôi với người da trắng giảm xuống, nhưng lòng thù ghét hệ thống xã hội đã tăng lên. Tôi muốn thấy đất nước Nam Phi thấy tôi yêu thương cả những kẻ thù của tôi trong khi tôi thù ghét hệ thống đã khiến chúng ta chống đối lẫn nhau. Tôi đã thấy sứ mạng của tôi là rao giảng sự hòa giải hay chữa lành những vết thương lâu đời và xây dựng một nước Nam Phi mới” (McCarthy, Chúa nhật và lễ trong năm A, tr 359-360).
3. Nhiều người đã thực hiện
a) Học thuyết của Khổng Tử: Trong vấn đề cư xử, học thuyết của Đức Khổng Phu Tử còn giống luật báo oán của Cựu ước. Ngài dạy học thuyết: ”Dĩ trực báo oan”. Nhưng sau này, các đồ đệ của ngài muốn đi xa hơn, họ đã thêm vào học thuyết của ngài câu: ”Dĩ đức báo oán".
b) Đức Phật Thích Ca: Ngài tìm phương thế giải thoát con người ra khỏi vòng đau khổ. Ngài chủ trương giáo thuyết TỪ BI, lấy từ bi làm phương châm cho mọi hoạt động, mà đã từ bi thì phải hỉ xả, do đó, ngài không chấp nhận luật công bình, mà chỉ chấp nhận luật tha thứ. Ngài nói: ”Lấy oán báo oán, oán ấy chập chồng. Lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan”.
c) Ông Gandhi nói: ”Luật vàng của xử thế là sự tha thứ lẫn nhau”. Ông đã dùng thuyết bất bạo động để giải phóng dân tộc Ấn độ khỏi ách thống trị của người Anh.
d) Mục sư Luther King: Trong tác phẩm của ông “Chỉ có một cuộc cách mạng”, ông nói: ”Trong Tân ước, chúng ta thầy từ “Agapè” được dùng để chỉ tình yêu. Đó chính là tình yêu dồi dào không đòi một đáp trả nào hết. Các nhà thần học nói đó là tình yêu Thiên Chúa được thự hiện nơi tâm hồn con người. Khi vươn lên đến một tình yêu như vậy, chúng ta sẽ yêu hết mọi người, không phải vì chúng ta có thiện cảm với họ, cũng không phải vì chúng ta đánh giá cao lối sống của họ, chúng ta yêu thương họ vì Thiên Chúa yêu thương họ”.
Đó chính là ý nghĩa lời Đức Giêsu “Các con hãy yêu thương kẻ thù”. Phần tôi, tôi sung sướng vì Ngài đã không nói: ”Anh em hãy có thiện cảm với kẻ thù của anh em” bởi vì có những người mà tôi khó có thiện cảm nổi. Thiện cảm là một xúc cảm. Tôi không thể có xúc cảm với người đang ném bom vào gia đình nhà tôi. Tôi không có thiện cảm với người bóc lột tôi. Tôi không có thiện cảm với người đè bẹp tôi dưới sự bất công. Không, không thể có một thiện cảm nào đối với người đêm ngày đe dọa giết tôi. Nhưng Đức Giêsu nhắc tôi rằng tình yêu còn lớn hơn thiện cảm, rằng tình yêu là thiện chí biết cảm thông, có tính sáng tạo, cứu độ đối với hết mọi người”.
4. Phải chăng tha thứ là nhu nhược ?
Giới răn của Đức Giêsu “Hãy yêu thương kẻ thù” là một sự từ bỏ triệt để bạo lực. Thay thế tình yêu cho thù hận là một việc khó khăn nhất trên đời. Ý tưởng ấy rất cao và rất khó nhưng nó tạo nên ý nghĩa.
Là những Kitô hữu, chúng ta đứng về phái bất bạo động. Tuy nhiên đó không phải là một chọn lựa sự nhu nhược hay thụ động. Chon lựa bất bạo động có nghĩa tin tưởng mạnh mẽ vào sức mạnh của chân lý, của công bằng và tình yêu hơn là sức mạnh của chiến tranh, vũ khí và hận thù… Chúng ta phải cố gắng dùng điều tốt nhất để đáp lại điều xấu nhất.
Là những Kitô hữu, chúng ta phải cố gắng học theo lòng quảng đại của Thiên Chúa, sẵn sàng tha thứ, không đòi trả thù và oán hận chống lại người khác. Nếu các Kitô hữu không cố gắng bắt chước tình yêu không phân biệt của Thiên Chúa, họ sẽ không tốt hơn những người khác.
Chính sự tha thứ sẽ giải phóng con người, còn nếu nuôi lòng hận thù báo oán thì con người sẽ chuốc lấy sự đau khổ. Một người vô danh đã nói rất đúng: ”Khi chúng ta ghét kẻ thù là chúng ta cho họ quyền áp đảo chúng ta – quyền lực này xâm chiếm giấc ngủ chúng ta, khiến chúng ta bị tăng huyết áp và đe dọa luôn cả sức khỏe lẫn hạnh phúc của chúng ta. Kẻ thù của chúng ta hẳn sẽ nhảy múa vui mừng nếu họ biết được sự căm ghét đã xâu xé chúng ta đến thế. Lòng căm ghét của chúng ta chẳng gây thương tổn cho họ chút nào cả. Nó chỉ khiến chúng ta ngày đêm bị rơi vào hỗn loạn địa ngục”.
Nói cách khác, viên đạn căm thù chỉ có thể làm thương tổn kẻ thù chúng ta sau khi đã xuyên qua thân xác chúng ta trước. Người Hy Lạp cổ thường ví von như sau: ”Người khôn ngoan thà chịu đựng sự ác hơn là làm điều ác”.
Truyện: Ông Hammelmann tha thứ
Tôi đã bị bắt, cảnh sát đã tìm thấy tôi. Tôi vốn là con người hiếu sát. Tôi đã giết bà Hammelmann và tôi cũng bắn chết luôn 4 người con của bà, tôi thấy họ nằm chết trên vũng máu.
Bây giờ tôi bị giam trong khám của Đức. Tôi đã ở trong khám trải qua 20 năm. Sau khi cảnh sát bắt được tôi và tôi bị đưa ra tòa; quan tòa đã tuyên án: ”Anh đã làm một việc vô cùng tàn bạo, anh phải ngồi tù 20 năm”.
Đang khi ở trong tù, tôi có nhận được một lá thư. Đây là một bức thư hết sức lạ lùng của ông Hammelmann, ông đã viết thư này cho tôi vì ông đã nhận được một tin là chính quyền Polish sẽ không cho phép tôi sau khi được tự do trở về quê hương của tôi là Poland. Ngay cả chính quyền Đức cũng đã nói rằng: ”Chúng tôi không muốn anh sống tại nước Đức”.
Bức thư của ông Hammelmann viết: ”Tôi tha thứ cho anh về việc anh giết vợ và 4 con tôi. Tôi cũng đang vận động với chính quyền Đức để họ cho phép anh được sống tại Đức. Tôi đã nói với chính phủ Đức là anh có thể ở trong nhà tôi và tôi sẽ giúp anh sống một cuộc đời lương thiện”.
“Tại sao tôi lại muốn giúp đỡ anh ? Tại sao tôi có thể tha thứ cho anh về tội anh tàn sát gia đình tôi ? Tôi có thể làm điều này vì Đức Chúa Trời đã làm một điều lạ cho tôi. Ngài đã ban cho tôi Thánh Linh của Ngài. Thánh Linh của Đức Chúa Trời bây giờ dẫn dắt đời sống tôi và Ngài ban thêm sức cho tôi để tôi có thể tha thứ cho anh”.
Bây giờ tôi biết được rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời phải có một quyền năng siêu việt. Ngài đã cất mối tử thù khỏi lòng một người và ban cho ông ta một tấm lòng muốn giúp đỡ tôi, mặc dầu tôi đã giết vợ và 4 đứa con của ông ta (Thánh Kinh Nguyệt san, số 367, tháng 8/1969, tr 16).
III. HÃY SỐNG ĐỜI HOÀN THIỆN
Trong bài đọc 1, Thiên Chúa phán với ông Maisen: ”Hãy nói với toàn thể cộng đồng con cái Israel và bảo chúng: Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các người, Ta là Đấng thánh” (Lv 19,1-2). Dân Do thái là dân thánh, là dân ưu tuyển của Thiên Chúa, cũng phải sống thánh thiện mới xứng đáng là dân riêng của Ngài.
Chúng ta là dân Israel mới, nhờ bí tích rửa tội, chúng ta trở thành dân thánh của Thiên Chúa. Vì vậy, trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu cũng khuyên bảo chúng ta: ”Các con hãy nên hoàn thiện, như Cha các con trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48).
Chúng ta biết chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng hoàn thiện, tốt lành vô cùng, chúng ta không thể trọn hảo như Ngài được. Nhưng chúng ta phải nên trọn lành như ý Ngài muốn, theo mẫu gương thánh thiện của Ngài, là Đấng làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ.
Vì vậy, Đức Giêsu khuyên ta phải trọn lành bằng cách yêu thương thù địch cũng như yêu thương bạn bè, đừng ăn miếng trả miếng, đừng sống theo nguyên tắc: ”Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”. Tình thương trọn lành không nên phân biết đối tượng và không có ranh giới.
Truyện: Tha thứ cho kẻ thù
Một ông bố giầu có, cảm thấy già yếu gần đất xa trời, bén gọi ba đứa con trai lại chia gia tài đồng đều cho chúng, duy còn lại một viên kim cương gia bảo quí giá không thể chia cắt được.
Ông ta giải quyết bằng cách nói với các con rằng: ”Ta sẽ trao viên kim cương cho đứa nào thực hiện được một việc lành tốt đẹp nhất. Vậy các con hãy ra đi và thực hiện cho được điều kiện đó”.
Ba đứa con lên đường và ba tháng sau trở về. Người con cả nói với bố:
- Một người ngoại quốc đã giao toàn bộ tài sản cho con và con đã thủ tín trả lại đầy đủ.
Người cha tuyên bố:
- Con đã làm phận sự của con rất tốt đẹp.
Đến lượt đứa con thứ trình:
- Thưa cha, con đã xả thân cứu được một em bé sắp chết đuối.
Người cha khen anh ta. Rồi quay sang nhìn đứa con út; Cậu ấp úng bẩm:
- Thưa cha, trong một cuộc hành trình con thấy địch thù con đang ngủ say bên một bờ vực sâu. Con nghĩ con có thể xô nó xuống vực dễ dàng, nhưng con không làm. Trái lại con đánh thức nó dậy và cứu nó.
Nghe xong, người cha ôm hôn cậu út và tuyên bố:
- Viên kim cương gia bảo thuộc về con, vì con đã làm một việc lành vĩ đại biểu lộ một tấm lòng nhân ái chân thực là yêu thương tha thứ cho kẻ thù minh.
Bão lòng
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:36 16/02/2011
Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em (Mt. 5,44).
Bạn tôi lái xe xuống Phố Tầu ở Mahattan kiếm được chỗ trống đậu xe dọc theo đường lộ và đi bỏ tiền vào máy tính giờ đậu xe gần bên. Chỉ chưa đầy một phút sau, trong khi bạn trở lại với biên nhận trong tay, thì đã thấy một cảnh sát công lộ đang ghi giấy phạt vì vi phạm luật đậu xe là 90 đô. Nói qua nói lại, bạn vẫn phải nhận vé phạt. Cảnh sát nói: Nếu muốn được giảm phạt phải gởi kèm cả vé phạt và biên nhận ghi giờ parking cho Sở Tài Chánh, thành phố Nữu Ước. Vé phạt và biên nhận được gởi đi, nhân viên Sở Tài Chánh trừ cho một nửa số tiền và ghi rằng muốn được tha phạt toàn bộ, bạn phải làm hẹn ra tòa. Câu truyện nghe mà ứ máu, tuy số tiền không bao nhiêu nhưng bị oan ức. Biết chia xẻ cùng ai. Ra tòa lại mất toi một ngày làm. Trả phạt cho xong, lòng không phục!
Hãy yêu kẻ thù. Chúa Giêsu mở rộng chân trời yêu thương tới hết mọi người. Lời khuyên dạy của Chúa cao siêu và tuyệt vời qúa. Chúng ta cảm nhận rằng tình yêu thương của chúng ta đối với tha nhân và kẻ thù chỉ mới là ở bước khởi đầu. Những người dưng nước lã, những khách qua đường và những người xa lạ không quen biết, chúng ta rất ít quan tâm nói chi đến yêu thương. Chúng ta chỉ dễ dàng yêu thương những người có cảm tình và yêu thương chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu lại dậy rằng: Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi?(Mt. 5,46).
Trong thực tế cuộc sống, tình yêu vị tha thường rất giới hạn. Theo quan niệm chung, yêu thương cũng phải có qua có lại chứ. Chúng ta biết rằng ngay cả anh chị em hay những bà con ruột thịt trong gia đình yêu nhau đã khó, yêu thương những người hàng xóm lại khó hơn và yêu thương kẻ thù thì khó gấp bội. Yêu thương kẻ thù trên lý thuyết chung chung hay trên môi miệng thì có thể được, nhưng yêu thật trong lòng một kẻ thù thì khó lắm. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta yêu thương mọi người và yêu cả kẻ thù. Chúa đã nêu gương cho chúng ta qua chính cuộc sống và cái chết của Ngài. Ngài đã yêu hết mọi người, cả kẻ thù và đã tha thứ tất cả lỗi lầm của mọi người. Chúa đã chấp nhận chịu mọi cực hình oan trái đến chết để mang ơn cứu độ cho mọi người.
Với sức tự nhiên của con người, chúng ta khó vượt qua những yếu đuối của bản năng. Bản năng đòi sự công bằng tự nhiên: Mắt đền mắt, răng đền răng (Mt.5,38) là lẽ thường. Vì trong bản năng của con người có một động lực tiềm ẩn của sự báo thù do tội nguyên tổ. Khi chúng ta giận dữ thì cơn giông bão hận thù và ghen tương nổi lên trong lòng như một khao khát đốt cháy tâm can. Chúng ta rất khó cầm lòng để có sự bình tĩnh mà xét xử hơn thiệt. Người ta thường nói giận mất khôn là đúng lắm. Đôi khi trong cơn giận dữ lại có người còn thêm dầu vào lửa nữa, thì cơn giận càng có cơ hội bốc cháy. Những giận hờn, thù ghét chua cay và những gian dối che phủ mất lòng nhân ái. Hành động khi giận dữ dễ đưa đến những hậu qủa tác hại vô lường.
Truyện kể: Một hôm, một vị Samurai đến thu nợ của người đánh cá. Người đánh cá nói: “Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài.” Vị Samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức. Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận.” Vị Samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống. “Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đó chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.”
Vị Samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo Samurai đang ngủ trên giường. Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: “Ðừng hành động khi đang giận dữ.” Vị Samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn. Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông. Ông gào lên: “Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi!” Vợ ông giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng.”Một năm sau, người đánh cá gặp lại vị Samurai. Người đánh cá phấn khởi nói “Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa”. Vị Samurai trả lời, “Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi và ngươi đã trả nợ rồi.”Ai cũng thù ghét sự bất công, gian tham và độc tài. Chúng ta nhìn thấy hình ảnh những người biểu tình ở các nước Tusinia, Ai Cập, Yemen đòi quyền sống cho công lý và tự do. Sự đấu tranh, sự hận thù và ghen ghét diễn tả trên những khuôn mặt giận dữ la hét và bạo động của họ. Giận dữ vì bị đối xử bất công và bị tước đoạt mất quyền sống. Làm sao họ có thể yêu thương những kẻ làm gây oan trái và ngỗ nghịch. Sức chịu đựng của con người có giới hạn. Chúng ta cũng là những người đã từng bị đối xử cách bất công trong cuộc sống. Chúng ta hiểu được phần nào những áp bức trong cuộc sống dưới chế độ những Phát-xít và độc tài. Trong tinh thần Kitô Giáo, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nên có những cách đối xử nhân từ và rộng lượng hơn.Làm sao chúng ta có thể dung hòa để mang lời Chúa áp dụng vào cuộc sống thực tế đầy đau thương và bất công này. Chúa dạy chúng ta hãy yêu thương thù địch, hãy làm lành cho những kẻ ghét các con và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ và vu khống các con. Chúng ta có thể cầu nguyện cho họ nhưng làm lành hay yêu thương kẻ thù thì chúng ta khó có thể. Nhiều khi chỉ cần nhắc lại chuyện cũ không vui, sự tức giận đã trào nghẹn lên tới cổ. Có những sự kiện nhỏ nhặt thôi nhưng chúng ta cũng khó lòng bỏ qua. Chỉ cần nhìn thấy bản mặt của họ là thấy ghét, làm sao chúng ta có thể dung hòa và tha thứ được chứ?. Chúa Giêsu nhắc nhở dịu dàng: Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính (Mt. 5,45).Khi thực hành được lời dạy của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ tìm thấy sự yêu thương hòa giải thật tuyệt vời và đong đầy ý nghĩa. Khi thương yêu tha thứ, chúng ta không mất mát gì cả, mà còn được lợi gấp trăm. Ai cũng hiểu biết yêu là như thế đấy, nhưng đi vào thực hành tha thứ với con người cụ thể thì còn một khoảng cách cần lấp đầy. Truyện cổ Trung Hoa kể câu truyện về sự hòa giải và kết hạn: Ngày xưa ở Trung Quốc, có một người nông dân và một người thợ săn là hàng xóm của nhau. Người thợ săn nuôi một đàn chó săn rất dữ tợn và khó bảo, chúng thường nhảy qua hàng rào và rượt đuổi đàn cừu của người nông dân. Người nông dân bảo người hàng xóm của mình hãy trông nom đàn chó cẩn thận, nhưng xem ra những lời đó đều bị bỏ ngoài tai.
Một ngày nọ, đàn chó lại nhảy qua hàng rào, chúng đuổi cắn đàn cừu và làm nhiều con trong đàn bị thương nặng. Lúc này, người nông dân không thể chịu đựng thêm nữa. Anh ta bèn lên phủ để báo quan. Vị quan phủ chăm chú lắng nghe đầu đuôi câu chuyện rồi nói: “Ta có thể phạt người thợ săn và bắt anh ta xích hoặc nhốt đàn chó lại. Nhưng anh sẽ mất đi một người bạn và có thêm một kẻ thù. Anh muốn điều gì hơn: một người bạn hay một kẻ thù làm hàng xóm của mình?” Người nông dân trả lời rằng anh muốn có một người bạn hơn. Vị quan phủ nghe vậy bèn phán:“Được, vậy ta sẽ bày cho anh một cách để vừa bảo vệ an toàn cho đàn cừu, vừa giữ được một người bạn”. Người nông dân bèn nghe theo lời chỉ dẫn của vị quan phủ. Vừa về đến nhà, người nông dân liền thử làm theo những gì vị quan phủ đã bày cho anh ta. Anh ta bắt ba con cừu tốt nhất của mình và đem tặng chúng cho ba cậu con trai nhỏ của người hàng xóm. Đám trẻ rất vui thích quấn quít chơi đùa bên mấy con cừu. Để bảo vệ cho đồ chơi mới của lũ trẻ, người thợ săn đã làm một cái cũi chắc chắn để nhốt đàn chó. Từ đó trở đi, đàn chó không bao giờ quấy rầy đàn cừu của người nông dân nữa. Cảm kích trước sự hào phóng của người nông dân với những đứa con của mình, người thợ săn thường mang chiến lợi phẩm mà anh ta săn được sang cho người nông dân. Người nông dân đáp lại bằng thịt cừu và phô mai mà anh ta làm ra. Chỉ trong một thời gian ngắn, hai người hàng xóm đã trở thành bạn tốt của nhau.
Chúng ta biết rằng chiến tranh bao giờ cũng có thiệt hại, đổ nát, chia cách và mất mát. Cổ nhân có dạy: "Một sự nhịn chín sự lành". Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: "Lấy oán báo oán, oán nghiệp chập chùng. Lấy ơn báo oán, oán nghiệp tiêu tan". Trong cuộc sống, chúng ta va chạm nhau rất nhiều qua lời nói vô tình, cử chỉ vô ý, một câu truyện bịa đặt thêm nếm cũng có thể là nguyên nhân của chuyện thù ghét oán hờn. Chúng ta cố gắng xây dựng hòa bình bằng sự chân thật và tình yêu thương tha thứ. Thánh Phaolô khuyên dạy chúng ta: Anh em nổi nóng ư? Đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn (Eph. 4,26).
Bạn tôi lái xe xuống Phố Tầu ở Mahattan kiếm được chỗ trống đậu xe dọc theo đường lộ và đi bỏ tiền vào máy tính giờ đậu xe gần bên. Chỉ chưa đầy một phút sau, trong khi bạn trở lại với biên nhận trong tay, thì đã thấy một cảnh sát công lộ đang ghi giấy phạt vì vi phạm luật đậu xe là 90 đô. Nói qua nói lại, bạn vẫn phải nhận vé phạt. Cảnh sát nói: Nếu muốn được giảm phạt phải gởi kèm cả vé phạt và biên nhận ghi giờ parking cho Sở Tài Chánh, thành phố Nữu Ước. Vé phạt và biên nhận được gởi đi, nhân viên Sở Tài Chánh trừ cho một nửa số tiền và ghi rằng muốn được tha phạt toàn bộ, bạn phải làm hẹn ra tòa. Câu truyện nghe mà ứ máu, tuy số tiền không bao nhiêu nhưng bị oan ức. Biết chia xẻ cùng ai. Ra tòa lại mất toi một ngày làm. Trả phạt cho xong, lòng không phục!
Hãy yêu kẻ thù. Chúa Giêsu mở rộng chân trời yêu thương tới hết mọi người. Lời khuyên dạy của Chúa cao siêu và tuyệt vời qúa. Chúng ta cảm nhận rằng tình yêu thương của chúng ta đối với tha nhân và kẻ thù chỉ mới là ở bước khởi đầu. Những người dưng nước lã, những khách qua đường và những người xa lạ không quen biết, chúng ta rất ít quan tâm nói chi đến yêu thương. Chúng ta chỉ dễ dàng yêu thương những người có cảm tình và yêu thương chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu lại dậy rằng: Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi?(Mt. 5,46).
Trong thực tế cuộc sống, tình yêu vị tha thường rất giới hạn. Theo quan niệm chung, yêu thương cũng phải có qua có lại chứ. Chúng ta biết rằng ngay cả anh chị em hay những bà con ruột thịt trong gia đình yêu nhau đã khó, yêu thương những người hàng xóm lại khó hơn và yêu thương kẻ thù thì khó gấp bội. Yêu thương kẻ thù trên lý thuyết chung chung hay trên môi miệng thì có thể được, nhưng yêu thật trong lòng một kẻ thù thì khó lắm. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta yêu thương mọi người và yêu cả kẻ thù. Chúa đã nêu gương cho chúng ta qua chính cuộc sống và cái chết của Ngài. Ngài đã yêu hết mọi người, cả kẻ thù và đã tha thứ tất cả lỗi lầm của mọi người. Chúa đã chấp nhận chịu mọi cực hình oan trái đến chết để mang ơn cứu độ cho mọi người.
Với sức tự nhiên của con người, chúng ta khó vượt qua những yếu đuối của bản năng. Bản năng đòi sự công bằng tự nhiên: Mắt đền mắt, răng đền răng (Mt.5,38) là lẽ thường. Vì trong bản năng của con người có một động lực tiềm ẩn của sự báo thù do tội nguyên tổ. Khi chúng ta giận dữ thì cơn giông bão hận thù và ghen tương nổi lên trong lòng như một khao khát đốt cháy tâm can. Chúng ta rất khó cầm lòng để có sự bình tĩnh mà xét xử hơn thiệt. Người ta thường nói giận mất khôn là đúng lắm. Đôi khi trong cơn giận dữ lại có người còn thêm dầu vào lửa nữa, thì cơn giận càng có cơ hội bốc cháy. Những giận hờn, thù ghét chua cay và những gian dối che phủ mất lòng nhân ái. Hành động khi giận dữ dễ đưa đến những hậu qủa tác hại vô lường.
Truyện kể: Một hôm, một vị Samurai đến thu nợ của người đánh cá. Người đánh cá nói: “Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài.” Vị Samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức. Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận.” Vị Samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống. “Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đó chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.”
Vị Samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo Samurai đang ngủ trên giường. Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: “Ðừng hành động khi đang giận dữ.” Vị Samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn. Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông. Ông gào lên: “Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi!” Vợ ông giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng.”Một năm sau, người đánh cá gặp lại vị Samurai. Người đánh cá phấn khởi nói “Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa”. Vị Samurai trả lời, “Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi và ngươi đã trả nợ rồi.”Ai cũng thù ghét sự bất công, gian tham và độc tài. Chúng ta nhìn thấy hình ảnh những người biểu tình ở các nước Tusinia, Ai Cập, Yemen đòi quyền sống cho công lý và tự do. Sự đấu tranh, sự hận thù và ghen ghét diễn tả trên những khuôn mặt giận dữ la hét và bạo động của họ. Giận dữ vì bị đối xử bất công và bị tước đoạt mất quyền sống. Làm sao họ có thể yêu thương những kẻ làm gây oan trái và ngỗ nghịch. Sức chịu đựng của con người có giới hạn. Chúng ta cũng là những người đã từng bị đối xử cách bất công trong cuộc sống. Chúng ta hiểu được phần nào những áp bức trong cuộc sống dưới chế độ những Phát-xít và độc tài. Trong tinh thần Kitô Giáo, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nên có những cách đối xử nhân từ và rộng lượng hơn.Làm sao chúng ta có thể dung hòa để mang lời Chúa áp dụng vào cuộc sống thực tế đầy đau thương và bất công này. Chúa dạy chúng ta hãy yêu thương thù địch, hãy làm lành cho những kẻ ghét các con và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ và vu khống các con. Chúng ta có thể cầu nguyện cho họ nhưng làm lành hay yêu thương kẻ thù thì chúng ta khó có thể. Nhiều khi chỉ cần nhắc lại chuyện cũ không vui, sự tức giận đã trào nghẹn lên tới cổ. Có những sự kiện nhỏ nhặt thôi nhưng chúng ta cũng khó lòng bỏ qua. Chỉ cần nhìn thấy bản mặt của họ là thấy ghét, làm sao chúng ta có thể dung hòa và tha thứ được chứ?. Chúa Giêsu nhắc nhở dịu dàng: Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính (Mt. 5,45).Khi thực hành được lời dạy của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ tìm thấy sự yêu thương hòa giải thật tuyệt vời và đong đầy ý nghĩa. Khi thương yêu tha thứ, chúng ta không mất mát gì cả, mà còn được lợi gấp trăm. Ai cũng hiểu biết yêu là như thế đấy, nhưng đi vào thực hành tha thứ với con người cụ thể thì còn một khoảng cách cần lấp đầy. Truyện cổ Trung Hoa kể câu truyện về sự hòa giải và kết hạn: Ngày xưa ở Trung Quốc, có một người nông dân và một người thợ săn là hàng xóm của nhau. Người thợ săn nuôi một đàn chó săn rất dữ tợn và khó bảo, chúng thường nhảy qua hàng rào và rượt đuổi đàn cừu của người nông dân. Người nông dân bảo người hàng xóm của mình hãy trông nom đàn chó cẩn thận, nhưng xem ra những lời đó đều bị bỏ ngoài tai.
Một ngày nọ, đàn chó lại nhảy qua hàng rào, chúng đuổi cắn đàn cừu và làm nhiều con trong đàn bị thương nặng. Lúc này, người nông dân không thể chịu đựng thêm nữa. Anh ta bèn lên phủ để báo quan. Vị quan phủ chăm chú lắng nghe đầu đuôi câu chuyện rồi nói: “Ta có thể phạt người thợ săn và bắt anh ta xích hoặc nhốt đàn chó lại. Nhưng anh sẽ mất đi một người bạn và có thêm một kẻ thù. Anh muốn điều gì hơn: một người bạn hay một kẻ thù làm hàng xóm của mình?” Người nông dân trả lời rằng anh muốn có một người bạn hơn. Vị quan phủ nghe vậy bèn phán:“Được, vậy ta sẽ bày cho anh một cách để vừa bảo vệ an toàn cho đàn cừu, vừa giữ được một người bạn”. Người nông dân bèn nghe theo lời chỉ dẫn của vị quan phủ. Vừa về đến nhà, người nông dân liền thử làm theo những gì vị quan phủ đã bày cho anh ta. Anh ta bắt ba con cừu tốt nhất của mình và đem tặng chúng cho ba cậu con trai nhỏ của người hàng xóm. Đám trẻ rất vui thích quấn quít chơi đùa bên mấy con cừu. Để bảo vệ cho đồ chơi mới của lũ trẻ, người thợ săn đã làm một cái cũi chắc chắn để nhốt đàn chó. Từ đó trở đi, đàn chó không bao giờ quấy rầy đàn cừu của người nông dân nữa. Cảm kích trước sự hào phóng của người nông dân với những đứa con của mình, người thợ săn thường mang chiến lợi phẩm mà anh ta săn được sang cho người nông dân. Người nông dân đáp lại bằng thịt cừu và phô mai mà anh ta làm ra. Chỉ trong một thời gian ngắn, hai người hàng xóm đã trở thành bạn tốt của nhau.
Chúng ta biết rằng chiến tranh bao giờ cũng có thiệt hại, đổ nát, chia cách và mất mát. Cổ nhân có dạy: "Một sự nhịn chín sự lành". Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: "Lấy oán báo oán, oán nghiệp chập chùng. Lấy ơn báo oán, oán nghiệp tiêu tan". Trong cuộc sống, chúng ta va chạm nhau rất nhiều qua lời nói vô tình, cử chỉ vô ý, một câu truyện bịa đặt thêm nếm cũng có thể là nguyên nhân của chuyện thù ghét oán hờn. Chúng ta cố gắng xây dựng hòa bình bằng sự chân thật và tình yêu thương tha thứ. Thánh Phaolô khuyên dạy chúng ta: Anh em nổi nóng ư? Đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn (Eph. 4,26).
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:13 16/02/2011
MỘT MÙI ĐỦ RỒI
Nhà nọ mời thầy giáo đến và chủ nhân thiết tiệc tiếp đãi, trên bàn dọn lên một món thịt ngỗng. Khi rượu uống được tám phần say, thì thầy giáo nói với chủ nhà:
- “Về sau những ngày làm phiền ngài còn dài, việc ăn uống của tôi tất cả đều tiết kiệm, chẳng hạn như thế này thì thật an tâm”. Nói đến đây, thuận tay chỉ con ngỗng trong dĩa, rồi nói tiếp: “Mỗi ngày chỉ cần một mùi vị như thế này là đủ rồi, những thứ còn dư khác thì bất tất phải dọn ra”.
Suy tư:
Bổn phận của thầy giáo trước hết là dạy dỗ kiến thức cho học trò, là dạy học trò cách sống làm người tốt, do đó mới có câu” thầy giỏi thì ắt có trò hay”, chứ không phải trước hết là đòi ăn uống mỗi ngày một món thịt ngỗng.
Thầy giáo biết tận tâm với nghề nghiệp thì nhất định sẽ có những học trò biết chăm chỉ học hành; nhưng nếu thầy giáo chỉ biết đến tiền công tiền học phí của học trò mà thôi, thì học trò sẽ không biết tôn sư trọng đạo với thầy, bởi vì không có lửa làm sao có khói.
Khi cuộc sống chỉ vì đồng tiền thì tất cả nghề nghiệp đều không còn cao quý nữa, bởi vì người ta chỉ dùng đồng tiền để đổi chát mua bán với nhau, người có tiền đi mua thầy giáo, thầy giáo đem kiến thức của mình đi bán, bác sĩ chữa bệnh chỉ vì đồng tiền nên phân biệt bệnh nhân giàu có và bệnh nhân nhà nghèo, chứ không vì bệnh tình của người bệnh.v.v...
Khi người ta biết đem tinh thần Phúc Âm vào trong nghề nghiệp của mình, thì nghề nghiệp sẽ có giá trị đem hạnh phúc đến cho mọi người mà không phân biệt người giàu người nghèo, bởi vì mọi người đều dùng tài năng nghề nghiệp của mình để phục vụ Chúa Giê-su trong mọi người.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Nhà nọ mời thầy giáo đến và chủ nhân thiết tiệc tiếp đãi, trên bàn dọn lên một món thịt ngỗng. Khi rượu uống được tám phần say, thì thầy giáo nói với chủ nhà:
- “Về sau những ngày làm phiền ngài còn dài, việc ăn uống của tôi tất cả đều tiết kiệm, chẳng hạn như thế này thì thật an tâm”. Nói đến đây, thuận tay chỉ con ngỗng trong dĩa, rồi nói tiếp: “Mỗi ngày chỉ cần một mùi vị như thế này là đủ rồi, những thứ còn dư khác thì bất tất phải dọn ra”.
Suy tư:
Bổn phận của thầy giáo trước hết là dạy dỗ kiến thức cho học trò, là dạy học trò cách sống làm người tốt, do đó mới có câu” thầy giỏi thì ắt có trò hay”, chứ không phải trước hết là đòi ăn uống mỗi ngày một món thịt ngỗng.
Thầy giáo biết tận tâm với nghề nghiệp thì nhất định sẽ có những học trò biết chăm chỉ học hành; nhưng nếu thầy giáo chỉ biết đến tiền công tiền học phí của học trò mà thôi, thì học trò sẽ không biết tôn sư trọng đạo với thầy, bởi vì không có lửa làm sao có khói.
Khi cuộc sống chỉ vì đồng tiền thì tất cả nghề nghiệp đều không còn cao quý nữa, bởi vì người ta chỉ dùng đồng tiền để đổi chát mua bán với nhau, người có tiền đi mua thầy giáo, thầy giáo đem kiến thức của mình đi bán, bác sĩ chữa bệnh chỉ vì đồng tiền nên phân biệt bệnh nhân giàu có và bệnh nhân nhà nghèo, chứ không vì bệnh tình của người bệnh.v.v...
Khi người ta biết đem tinh thần Phúc Âm vào trong nghề nghiệp của mình, thì nghề nghiệp sẽ có giá trị đem hạnh phúc đến cho mọi người mà không phân biệt người giàu người nghèo, bởi vì mọi người đều dùng tài năng nghề nghiệp của mình để phục vụ Chúa Giê-su trong mọi người.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:16 16/02/2011
N2T |
26. Nếu con biết hối cải, cải quá tự tân, thì Thiên Chúa cũng sẽ chuyển tâm hồi ý tha thứ tội và thi ân cho con.
(Ambrosius)Cứ để mặc cố ấy...
Hiền Lâm
20:26 16/02/2011
… Chà phung phí quá ! Sao lại đi tu chứ ? Cỡ như thầy, như soeur mà lo giúp đời thì hay biết mấy? Trong khi có bao nhiêu điều cần làm trong lãnh vực bác ái và cả trong việc loan báo Tin Mừng, người ta có thể làm mà không cần có những cam kết đặc biệt của đời tu… Phải chăng là một sự phung phí năng lực mà con người có thể thi thố và giúp ích cho Giáo Hội vừa có lợi cho xã hội?
Thực ra vấn nạn trên đã xưa như trái đất, thời nào cũng có người thắc mắc, có phần tâng bốc ông thầy, lấy lòng masoeur, hoặc hiểu đời tu cách sai lạc, hiểu và nhìn đời tu dưới lăng kính cầu lợi vật chất. Nếu đem so sánh với Tin Mừng thánh Gioan, thì thắc mắc trên có khác gì lời cằn nhằn đầy giả dối của Giuđa khi tỏ ra tiếc xót bình dầu quý của cô Maria: “Phung phí quá ! nếu dùng tiền tương đương bình dầu đó mà giúp người nghèo thì hay biết mấy…” Và Chúa Giêsu đã trả lời: “Cứ để mặc cô ấy làm”.
Người đời quan niệm là như thế là do phần lớn chỉ thấy những cái lợi thực tế bề ngoài, chứ không nhận ra được giá trị và hiệu năng của bậc tu trì. Nhưng làm sao chứng minh được gía trị và hiệu năng ấy cho mọi người ? Xin được trả lời qua bốn vai trò của tu sĩ là: Hiển thị, yêu mến, trung gian và bóng mát.
1. Hiển thị:
Trong Tông Huấn Đời Sống Thánh Hiến (25-03-1996), Đức Thánh Cha đã dùng đoạn Thánh Kinh tường thuật việc Chúa đem ba môn đệ thân tín lên núi Ta-bo và hiển dung trước mặt họ, để tỏ cho họ biết sự thật cuối cùng về Đức Ki-tô. Nhưng liền sau đó ngài lại dẫn họ xuống với mọi người đang chờ đợi các mình. Theo thiển ý của người viết, phải chăng Đức Thánh Cha ngụ ý muốn các tu sĩ phải học đòi Đức Ki-tô để cùng hiển dung với Người. Các môn đệ không được để ý tưởng dựng ba cái chòi che khuất, cũng không nằm bất tỉnh dưới đất. Vì Chúa đưa họ lên cao là để chiêm ngưỡng sự hiển dung của Người.
Đời tu, trước hết là một cuộc hiển dung, vì tu sĩ đã mặc lấy Đức Ki-tô và phản chiếu ánh linh quang của Ngài cho nhân loại
Điều mà đời tu có thể mang đến được cho con người mọi thời mọi nơi, dù dưới hình thức nào, chính là giúp cho họ thấy và cảm nghiệm được sự thật cuối cùng của họ: họ là con cái Thiên Chúa, đã được Đức Giê-su giải thoát và nay được mời gọi tiếp tục vượt qua cảnh nô lệ tối tăm để bước vào miền tự do và ánh sáng, một hành trình khởøi đi từ dân Do-thái và đang được hoàn thành trong lịch sử hôm nay (x. Các Bài Suy Niệm p. 125).
Sự đóng góp của đời tu trước hết là đóng góp cho chính Giáo Hội. Bằng chính cuộc sống triệt để của mình, tu sĩ nhắc nhở và làm hiển thị cho Giáo Hội và các Kitô hữu thấy ơn gọi và thân phận thật của Giáo Hội cũng như của mọi Kitô hữu chính là trở thành con cái Thiên Chúa. Đã nhiều lúc Giáo Hội bị hoàn cảnh bên ngoài lôi kéo tới mức quên mất hay không còn coi trọng ơn gọi căn bản ấy. Chính trong khi làm công việc nhắc nhở và hiển thị này, đời tu được nhìn nhận là đã diễn tả rõ ràng bản tính sâu xa của ơn gọi Kitô Giáo “là không chỉ đóng vai trò trợ giúp và nâng đỡ Giáo Hội như trong quá khứ trước đây, mà còn là ân huệ quý báu và cần thiết cho hiện tại và tương lai của Dân Chúa, vì đời tu nằm trong nếp sống, sự thánh thiện và sứ mạng của Dân Chúa một cách rất thâm sâu” (VC 3). Thử hình dung xem Giáo Hội và các Kitô hữu đã có thể đi lệch xa mục tiêu và bản chất thật của mình tới mức nào, khi trong lịch sử không xuất hiện kịp thời những con người tu trì và những đường lối tu hành thích hợp (x. Các Bài Suy Niệm p. 126).
2. Yêu mến:
Thánh Phao-lô từng quả quyết về sự cao trọng và trường tồn của đức mến. Tất cả sẽ qua đi tất cả, chỉ có đức mến lưu danh muôn thuở và là tiếng thơm cho đời. Hơn ai hết, đức mến của các tu sĩ phải vượt trên mọi mức độ có thể định nghĩa, nghĩa là yêu như Chúa yêu, yêu đến hy sinh cả tính mạng. Cho đi một cách nhưng không, không tính toán và hoàn toàn vô vị lợi – “không để lòng quảng đại gặp được lòng biết ơn”. Thiên Chúa có thể dè dặt trước mọi hành động của con người, riêng về lòng mến thì luôn được Người đề cao khích lệ, cho dù những việc làm về lòng mến đôi khi có phần khác thường dưới con mắt người đời. Chúa đã từng trách Giu-đa vì ông cằn nhằn trước hành động chan chứa yêu mến của Maria (lấy dầu xức chân Chúa) và Chúa đã bảo: “Cứ để cô ấy làm…” – cứ để cô tha hồ làm mưa làm gió để thỏa mãn con tim dâng tràn sự yêu mến…và đã làm cho cả nhà nực mùi thơm (x. Ga 12,3).
“Những ai đã bị vẻ đẹp và lòng nhân hậu của Chúa thu hút sẽ thấy việc làm mà người đời cho là phung phí kia lại chính là một cách đáp trả hiển nhiên cho một mối tình, là một cách bày tỏ lòng tri ân vì đã được Chúa chọn cách đặc biệt để hiểu biết Con Chúa và chia sẻ sứ mạng của Ngài trong thế giới” (VC 104).
3. Trung gian:
Con người trong bất cứ thời đại nào, lúc bình an hay đau khổ, đều không thể thiếu đời sống tâm linh, cho dù những cảm xúc về tâm linh đối với một số người không thường xuyên, nhưng ít nhiều hay hơn một lần họ đã từng tìm đến cầu may, bái phúc nơi cửa chùa, đất thánh… Và mỗi lần muốn cầu xin hay tạ ơn điều gì với thần thánh thì họ thường nhờ đến các tu sĩ (theo tín ngưỡng của họ), để họ cầu nguyện cho. Và đương nhiên họ sẵn sàng đền công qua những lễ vật dâng cúng. Tắt một lời, mọi người luôn quan niệm rằng, những tu sĩ là những người ưu tuyển mới xứng đáng đàm đạo với Thiên Chúa để cầu xin cho họ. Đó là một quan niệm đúng đắn và thực tế đang chứng minh như vậy. Vì thế, những tu sĩ họ đã được mang danh là trung gian chuyển cầu và trung gian tạ ơn: trung gian Thiên Chúa ban ơn lành cho nhân loại và trung gian dâng những lời khẩn nguyện, tạ ơn của nhân loại lên Thiên Chúa, thì các tu sĩ phải thế nào để không bị mang tiếng là ‘hữu danh vô thực’, không để phụ lòng kỳ vọng của mọi người.
Sách Xuất Hành 17, 8-13 tường thuật việc dân Do-thái đánh nhau với quân Amalekh: Cứ mỗi lần ông Môi-sê giơ tay lên cầu nguyện thì quân của ông Giosuê chiến thắng, nhưng khi ông Môi-sê mỏi bỏ tay xuống thì dân Do-thái bị đánh tan tác. Khi đem so sánh hình ảnh này với các tu sĩ chuyên lo về cầu nguyện thì thấy vai trò trung gian vaø giá trị của họ cao quý dường nào. Thật vậy, nếu một ngày nào đó tu sĩ cảm thấy mệt mỏi không giơ tay lên để cầu nguyện nữa thì nhân loại sẽ khốn đốn vì sự dữ.
Có người cho rằng, chẳng có thần minh nào cả, hoặc nếu có thì cũng chẳng có sự thưởng phạt gì. Vì kẻ ác cứ nhởn nhơ, xã hội cứ tục hóa mà Thiên Chúa chẳng can thiệp gì, nếu có tại sao Ngài không cảnh cáo, không can thiệp ? Họ đã lầm, vì nếu Thiên Chúa cứ theo lẽ công thẳng mà xử trị như Đại Hồng Thủy thì liệu còn có được bao nhiêu người còn sống ? Bởi vì như tác giả Thánh Vịnh 142,2 đã viết:
“Xin chớ đòi tôi tớ ra xét xử
Vì trước Thánh Nhan Chúa
Chẳng có người nào là công chính”
… Thành phố lớn cỡ Sôđôm và Gômôra mà chẳng kiếm cho đủ 5 người công chính, điều đó cho thấy số người xứng đáng trước trước mặt Thiên Chúa rất ít, và cũng cho thấy tình thương của Chúa rất bao la. Rất may trong mọi thơi đại (từ sau Chúa Giáng Sinh) không bao giờ vắng bóng các tu sĩ, các linh mục… và những con người đạo đức. Chính họ là những trung gian cầu xin sự tha thứ và xin Chúa ban muôn ơn lành cho nhân loại. chính các tu sĩ (cách riên là các Đan Sĩ) họ đang ngày đêm nói khó, ngày đêm mặc cả với Chúa như Abraham trong câu chuyện thành thành Sôđôm bị phá hủy (x. St 19, 23-32). Và có lẽ trong thế giới, dù có tội lỗi đến đâu vẫn còn có những người ngày đêm hy sinh cầu nguyện để Chúa ban bình an cho nhân loại, dù không hoàn hảo, nhưng chắc chắn họ vẫn được Chúa ưu ái kể họ là “người công chính”. Nếu có mười người công chính thôi thì Chúa sẽ tha cho cả thành Sôđôm, đang khi mọi nước trên thế giới hầu như đều có sự hiện diện của các tu sĩ, những người được kể là ưu tuyển của Thiên Chúa và theo một cách nào đó có thể coi là “công chính”, thì làm sao Chúa nỡ đánh phạt thế giới khi hằng ngày vẫn có lớp lớp người giơ tay lên cầu xin sự tha thứ cho nhân loại. Người viết dám mạnh miệng nói rằng, nước Việt Nam vẫn mãi đứng vững vì khắp Trung, Nam, Bắc đều có những Hội Dòng.
Như vậy, sứ vụ đặc biệt của tu sĩ mà hầu hết mọi tín hữu đều tin tưởng và kỳ vọng, đó là thay thế mọi nguời cách xứng đáng để dâng lên Thiên Chúa những nhu cầu của dân. Vì thế chúng ta chẳng lạ gì việc người ta cứ đem tiền dâng cúng để nuôi các tu sĩ và đem lễ vật để xin các tu sĩ cầu nguyện cho.
4. Bóng mát.
Người viết xin được đưa ra một lập luận nho nhỏ từ đoạn Tin Mừng kể về dụ ngôn hạt cải: “Nước trời giống như hạt cải gieo xuống đất nhưng khi mọc lên thì thành cây rau lớn và chim trời có thể rủ nhau đến trú ẩn”. (x. Lc 13,18-19). Theo suy nghĩ của người viết, tuy cuộc sống âm thầm nhưng các tu sĩ lại là chỗ dựa tinh thần cho những ai muốn tìm lại sự an tĩnh trong tâm hồn.
Trong những năm gần đây nhiều người bắt đầu cảm thấy mệt mọi với cơn lốc thị trường, với cảnh xô bồ hối hả, với không gian ồn ào náo nhiệt. Nhiều người cảm thấy sự trống vắng và chán nản, họ bắt đầu tìm đến các chùa chiền và dòng tu để tìm sự an tĩnh, đặc biệt là sự bình an cho tâm hồn. Chính vì vậy mà hơn lúc nào hết cây đại thụ của Giáo Hội cần tỏa bóng râm để làm giảm bớt sự căng thẳng nóng nực của thế giới, là nơi có thể làm thỏa mãn những nhu cầu tâm linh của con người. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà khách của các Đan Viện quá tải vì khách đến tĩnh tâm quá đông, bởi vì khi ra về hầu hết khách đều chân nhận rằng: Không gian Đan Viện làm cho tâm hồn họ lắng đọng, và đặc biệt mỗi lần tham dự giờ kinh chung với các thầy, các soeur, lời kinh tiếng hát đã làm cho họ cảm thấy lòng thơ thới hân hoan, cảm nhận được một sự bình an khó tả.
Có nhiều cách phục vụ con người: chính trị gia thì vạch ra chính sách và đường lối cai trị, nhà kinh doanh thì mua bán trao đổi, nhà sản xuất thì làm ra hàng hóa phục vụ các nhu cầu đời sống, y bác sĩ thì chăm lo sức khỏe, bậc phụ huynh thì nuôi nấng bảo ban, các giáo viên thì khai tâm mở trí… còn các tu sĩ thì có thể làm tất cả các việc ấy, nhưng trên hết vẫn là làm sao để hiển thị cho mọi người biết chức vị làm con Thiên Chúa, cháy lửa mến yêu Chúa trong tha nhân, luôn giơ tay lên trời để lãnh muôn ơn lành cho thế giới và trở thành nơi đáng tin cậy cho mọi tâm hồn đến nương nhờ. Đây không phải là một điều gì mới lạ hay là sáng kiến cá nhân, mà chính là đường mà chính Đức Giêsu- Thầy Chí Thánh đã đi. Các tu sĩ còn nhớ: khi giới thiệu Đức Giêsu là Con yêu dấu, Chúa Cha lập tức ra lệnh cho các Tông Đồ phải “vâng theo Ngài”, là phải bắt chước Ngài, phải đi cùng con đường của Ngài đã đi, nghĩa là thực thi trọn vẹn sứ vụ của mình.
Tu sĩ không thực hiện những sứ vụ này trong một thời gian giới hạn, hay là dễ thì làm khó thì lui, nhưng cương quyết thực hiện từng giây phút trong cuộc đời, biến nó thành một nếp sống vĩnh viễn và đóng dấu xác nhận trong trái tim đầy nhiệt huyết của mình. có như thế mới thay đổi được lối nhận thức thiển cận của nhiều người từng ca thán: đi tu là uổng phí tài năng, mà trái lại, họ cảm thấy an tâm và vui sướng vì có những tu sĩ tuyệt vời – không làm gì cả nhưng lại làm tất cả…
Thực ra vấn nạn trên đã xưa như trái đất, thời nào cũng có người thắc mắc, có phần tâng bốc ông thầy, lấy lòng masoeur, hoặc hiểu đời tu cách sai lạc, hiểu và nhìn đời tu dưới lăng kính cầu lợi vật chất. Nếu đem so sánh với Tin Mừng thánh Gioan, thì thắc mắc trên có khác gì lời cằn nhằn đầy giả dối của Giuđa khi tỏ ra tiếc xót bình dầu quý của cô Maria: “Phung phí quá ! nếu dùng tiền tương đương bình dầu đó mà giúp người nghèo thì hay biết mấy…” Và Chúa Giêsu đã trả lời: “Cứ để mặc cô ấy làm”.
Người đời quan niệm là như thế là do phần lớn chỉ thấy những cái lợi thực tế bề ngoài, chứ không nhận ra được giá trị và hiệu năng của bậc tu trì. Nhưng làm sao chứng minh được gía trị và hiệu năng ấy cho mọi người ? Xin được trả lời qua bốn vai trò của tu sĩ là: Hiển thị, yêu mến, trung gian và bóng mát.
1. Hiển thị:
Trong Tông Huấn Đời Sống Thánh Hiến (25-03-1996), Đức Thánh Cha đã dùng đoạn Thánh Kinh tường thuật việc Chúa đem ba môn đệ thân tín lên núi Ta-bo và hiển dung trước mặt họ, để tỏ cho họ biết sự thật cuối cùng về Đức Ki-tô. Nhưng liền sau đó ngài lại dẫn họ xuống với mọi người đang chờ đợi các mình. Theo thiển ý của người viết, phải chăng Đức Thánh Cha ngụ ý muốn các tu sĩ phải học đòi Đức Ki-tô để cùng hiển dung với Người. Các môn đệ không được để ý tưởng dựng ba cái chòi che khuất, cũng không nằm bất tỉnh dưới đất. Vì Chúa đưa họ lên cao là để chiêm ngưỡng sự hiển dung của Người.
Đời tu, trước hết là một cuộc hiển dung, vì tu sĩ đã mặc lấy Đức Ki-tô và phản chiếu ánh linh quang của Ngài cho nhân loại
Điều mà đời tu có thể mang đến được cho con người mọi thời mọi nơi, dù dưới hình thức nào, chính là giúp cho họ thấy và cảm nghiệm được sự thật cuối cùng của họ: họ là con cái Thiên Chúa, đã được Đức Giê-su giải thoát và nay được mời gọi tiếp tục vượt qua cảnh nô lệ tối tăm để bước vào miền tự do và ánh sáng, một hành trình khởøi đi từ dân Do-thái và đang được hoàn thành trong lịch sử hôm nay (x. Các Bài Suy Niệm p. 125).
Sự đóng góp của đời tu trước hết là đóng góp cho chính Giáo Hội. Bằng chính cuộc sống triệt để của mình, tu sĩ nhắc nhở và làm hiển thị cho Giáo Hội và các Kitô hữu thấy ơn gọi và thân phận thật của Giáo Hội cũng như của mọi Kitô hữu chính là trở thành con cái Thiên Chúa. Đã nhiều lúc Giáo Hội bị hoàn cảnh bên ngoài lôi kéo tới mức quên mất hay không còn coi trọng ơn gọi căn bản ấy. Chính trong khi làm công việc nhắc nhở và hiển thị này, đời tu được nhìn nhận là đã diễn tả rõ ràng bản tính sâu xa của ơn gọi Kitô Giáo “là không chỉ đóng vai trò trợ giúp và nâng đỡ Giáo Hội như trong quá khứ trước đây, mà còn là ân huệ quý báu và cần thiết cho hiện tại và tương lai của Dân Chúa, vì đời tu nằm trong nếp sống, sự thánh thiện và sứ mạng của Dân Chúa một cách rất thâm sâu” (VC 3). Thử hình dung xem Giáo Hội và các Kitô hữu đã có thể đi lệch xa mục tiêu và bản chất thật của mình tới mức nào, khi trong lịch sử không xuất hiện kịp thời những con người tu trì và những đường lối tu hành thích hợp (x. Các Bài Suy Niệm p. 126).
2. Yêu mến:
Thánh Phao-lô từng quả quyết về sự cao trọng và trường tồn của đức mến. Tất cả sẽ qua đi tất cả, chỉ có đức mến lưu danh muôn thuở và là tiếng thơm cho đời. Hơn ai hết, đức mến của các tu sĩ phải vượt trên mọi mức độ có thể định nghĩa, nghĩa là yêu như Chúa yêu, yêu đến hy sinh cả tính mạng. Cho đi một cách nhưng không, không tính toán và hoàn toàn vô vị lợi – “không để lòng quảng đại gặp được lòng biết ơn”. Thiên Chúa có thể dè dặt trước mọi hành động của con người, riêng về lòng mến thì luôn được Người đề cao khích lệ, cho dù những việc làm về lòng mến đôi khi có phần khác thường dưới con mắt người đời. Chúa đã từng trách Giu-đa vì ông cằn nhằn trước hành động chan chứa yêu mến của Maria (lấy dầu xức chân Chúa) và Chúa đã bảo: “Cứ để cô ấy làm…” – cứ để cô tha hồ làm mưa làm gió để thỏa mãn con tim dâng tràn sự yêu mến…và đã làm cho cả nhà nực mùi thơm (x. Ga 12,3).
“Những ai đã bị vẻ đẹp và lòng nhân hậu của Chúa thu hút sẽ thấy việc làm mà người đời cho là phung phí kia lại chính là một cách đáp trả hiển nhiên cho một mối tình, là một cách bày tỏ lòng tri ân vì đã được Chúa chọn cách đặc biệt để hiểu biết Con Chúa và chia sẻ sứ mạng của Ngài trong thế giới” (VC 104).
3. Trung gian:
Con người trong bất cứ thời đại nào, lúc bình an hay đau khổ, đều không thể thiếu đời sống tâm linh, cho dù những cảm xúc về tâm linh đối với một số người không thường xuyên, nhưng ít nhiều hay hơn một lần họ đã từng tìm đến cầu may, bái phúc nơi cửa chùa, đất thánh… Và mỗi lần muốn cầu xin hay tạ ơn điều gì với thần thánh thì họ thường nhờ đến các tu sĩ (theo tín ngưỡng của họ), để họ cầu nguyện cho. Và đương nhiên họ sẵn sàng đền công qua những lễ vật dâng cúng. Tắt một lời, mọi người luôn quan niệm rằng, những tu sĩ là những người ưu tuyển mới xứng đáng đàm đạo với Thiên Chúa để cầu xin cho họ. Đó là một quan niệm đúng đắn và thực tế đang chứng minh như vậy. Vì thế, những tu sĩ họ đã được mang danh là trung gian chuyển cầu và trung gian tạ ơn: trung gian Thiên Chúa ban ơn lành cho nhân loại và trung gian dâng những lời khẩn nguyện, tạ ơn của nhân loại lên Thiên Chúa, thì các tu sĩ phải thế nào để không bị mang tiếng là ‘hữu danh vô thực’, không để phụ lòng kỳ vọng của mọi người.
Sách Xuất Hành 17, 8-13 tường thuật việc dân Do-thái đánh nhau với quân Amalekh: Cứ mỗi lần ông Môi-sê giơ tay lên cầu nguyện thì quân của ông Giosuê chiến thắng, nhưng khi ông Môi-sê mỏi bỏ tay xuống thì dân Do-thái bị đánh tan tác. Khi đem so sánh hình ảnh này với các tu sĩ chuyên lo về cầu nguyện thì thấy vai trò trung gian vaø giá trị của họ cao quý dường nào. Thật vậy, nếu một ngày nào đó tu sĩ cảm thấy mệt mỏi không giơ tay lên để cầu nguyện nữa thì nhân loại sẽ khốn đốn vì sự dữ.
Có người cho rằng, chẳng có thần minh nào cả, hoặc nếu có thì cũng chẳng có sự thưởng phạt gì. Vì kẻ ác cứ nhởn nhơ, xã hội cứ tục hóa mà Thiên Chúa chẳng can thiệp gì, nếu có tại sao Ngài không cảnh cáo, không can thiệp ? Họ đã lầm, vì nếu Thiên Chúa cứ theo lẽ công thẳng mà xử trị như Đại Hồng Thủy thì liệu còn có được bao nhiêu người còn sống ? Bởi vì như tác giả Thánh Vịnh 142,2 đã viết:
“Xin chớ đòi tôi tớ ra xét xử
Vì trước Thánh Nhan Chúa
Chẳng có người nào là công chính”
… Thành phố lớn cỡ Sôđôm và Gômôra mà chẳng kiếm cho đủ 5 người công chính, điều đó cho thấy số người xứng đáng trước trước mặt Thiên Chúa rất ít, và cũng cho thấy tình thương của Chúa rất bao la. Rất may trong mọi thơi đại (từ sau Chúa Giáng Sinh) không bao giờ vắng bóng các tu sĩ, các linh mục… và những con người đạo đức. Chính họ là những trung gian cầu xin sự tha thứ và xin Chúa ban muôn ơn lành cho nhân loại. chính các tu sĩ (cách riên là các Đan Sĩ) họ đang ngày đêm nói khó, ngày đêm mặc cả với Chúa như Abraham trong câu chuyện thành thành Sôđôm bị phá hủy (x. St 19, 23-32). Và có lẽ trong thế giới, dù có tội lỗi đến đâu vẫn còn có những người ngày đêm hy sinh cầu nguyện để Chúa ban bình an cho nhân loại, dù không hoàn hảo, nhưng chắc chắn họ vẫn được Chúa ưu ái kể họ là “người công chính”. Nếu có mười người công chính thôi thì Chúa sẽ tha cho cả thành Sôđôm, đang khi mọi nước trên thế giới hầu như đều có sự hiện diện của các tu sĩ, những người được kể là ưu tuyển của Thiên Chúa và theo một cách nào đó có thể coi là “công chính”, thì làm sao Chúa nỡ đánh phạt thế giới khi hằng ngày vẫn có lớp lớp người giơ tay lên cầu xin sự tha thứ cho nhân loại. Người viết dám mạnh miệng nói rằng, nước Việt Nam vẫn mãi đứng vững vì khắp Trung, Nam, Bắc đều có những Hội Dòng.
Như vậy, sứ vụ đặc biệt của tu sĩ mà hầu hết mọi tín hữu đều tin tưởng và kỳ vọng, đó là thay thế mọi nguời cách xứng đáng để dâng lên Thiên Chúa những nhu cầu của dân. Vì thế chúng ta chẳng lạ gì việc người ta cứ đem tiền dâng cúng để nuôi các tu sĩ và đem lễ vật để xin các tu sĩ cầu nguyện cho.
4. Bóng mát.
Người viết xin được đưa ra một lập luận nho nhỏ từ đoạn Tin Mừng kể về dụ ngôn hạt cải: “Nước trời giống như hạt cải gieo xuống đất nhưng khi mọc lên thì thành cây rau lớn và chim trời có thể rủ nhau đến trú ẩn”. (x. Lc 13,18-19). Theo suy nghĩ của người viết, tuy cuộc sống âm thầm nhưng các tu sĩ lại là chỗ dựa tinh thần cho những ai muốn tìm lại sự an tĩnh trong tâm hồn.
Trong những năm gần đây nhiều người bắt đầu cảm thấy mệt mọi với cơn lốc thị trường, với cảnh xô bồ hối hả, với không gian ồn ào náo nhiệt. Nhiều người cảm thấy sự trống vắng và chán nản, họ bắt đầu tìm đến các chùa chiền và dòng tu để tìm sự an tĩnh, đặc biệt là sự bình an cho tâm hồn. Chính vì vậy mà hơn lúc nào hết cây đại thụ của Giáo Hội cần tỏa bóng râm để làm giảm bớt sự căng thẳng nóng nực của thế giới, là nơi có thể làm thỏa mãn những nhu cầu tâm linh của con người. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà khách của các Đan Viện quá tải vì khách đến tĩnh tâm quá đông, bởi vì khi ra về hầu hết khách đều chân nhận rằng: Không gian Đan Viện làm cho tâm hồn họ lắng đọng, và đặc biệt mỗi lần tham dự giờ kinh chung với các thầy, các soeur, lời kinh tiếng hát đã làm cho họ cảm thấy lòng thơ thới hân hoan, cảm nhận được một sự bình an khó tả.
Có nhiều cách phục vụ con người: chính trị gia thì vạch ra chính sách và đường lối cai trị, nhà kinh doanh thì mua bán trao đổi, nhà sản xuất thì làm ra hàng hóa phục vụ các nhu cầu đời sống, y bác sĩ thì chăm lo sức khỏe, bậc phụ huynh thì nuôi nấng bảo ban, các giáo viên thì khai tâm mở trí… còn các tu sĩ thì có thể làm tất cả các việc ấy, nhưng trên hết vẫn là làm sao để hiển thị cho mọi người biết chức vị làm con Thiên Chúa, cháy lửa mến yêu Chúa trong tha nhân, luôn giơ tay lên trời để lãnh muôn ơn lành cho thế giới và trở thành nơi đáng tin cậy cho mọi tâm hồn đến nương nhờ. Đây không phải là một điều gì mới lạ hay là sáng kiến cá nhân, mà chính là đường mà chính Đức Giêsu- Thầy Chí Thánh đã đi. Các tu sĩ còn nhớ: khi giới thiệu Đức Giêsu là Con yêu dấu, Chúa Cha lập tức ra lệnh cho các Tông Đồ phải “vâng theo Ngài”, là phải bắt chước Ngài, phải đi cùng con đường của Ngài đã đi, nghĩa là thực thi trọn vẹn sứ vụ của mình.
Tu sĩ không thực hiện những sứ vụ này trong một thời gian giới hạn, hay là dễ thì làm khó thì lui, nhưng cương quyết thực hiện từng giây phút trong cuộc đời, biến nó thành một nếp sống vĩnh viễn và đóng dấu xác nhận trong trái tim đầy nhiệt huyết của mình. có như thế mới thay đổi được lối nhận thức thiển cận của nhiều người từng ca thán: đi tu là uổng phí tài năng, mà trái lại, họ cảm thấy an tâm và vui sướng vì có những tu sĩ tuyệt vời – không làm gì cả nhưng lại làm tất cả…
Tại sao Chúa Giêsu đến kiện toàn lề luật ?
Trầm Thiên Thu
20:28 16/02/2011
“Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5:17).
Những lời này của Chúa Giêsu có thể khiến chúng ta nghi ngờ lời dạy của Ngài. Tuy nhiên, Ngài không có ý hủy bỏ các giá trị luân lý cơ bản có trong Luật Cưu ước. Chúa Giêsu củng cố các giới răn là các giá trị tuyệt đối bắt nguồn từ YÝ Chúa. Vì các giới răn không theo tiện nghi nhân loại. Trong lời Ngài, “một chấm, một phẩy cũng không qua đi cho đến khi được hoàn thành” (Mt 5:18).
Nếu chúng ta hiểu thái độ thẳng thắn này ở Chúa Giêsu, chúng ta phải cân nhắc Ý Ngài khi Ngài nói rằng Ngài đến để kiện toàn lề luật, rằng lề luật phải đứng vững đến khi hoàn thành. Vẻ châm biếm bề ngoài của Cựu ước là sự gò bó vô cảm hạn chế phát triển tự do con người và tìm thấy sự hoàn thành. Hiểu luật theo Kinh thánh khá khác nhau. Con người, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, theo bản chất của Ngài, được tiền định để sống hài hòa với Thiên Chúa và sự sáng tạo. Tội lỗi làm hỏng sự tiền định này nơi con người. Như tặng phẩm của Thiên Chúa dành cho tội nhân, luật được đặt ra để được hoàn thành. Chẳng những không hạn chế con người, luật còn được mô tả là cách sống. Mặt khác, tội lỗi đặt ý muốn của chúng ta trên các giới răn của Đấng Sáng Tạo đầy yêu thương, làm hỏng sự tiền định của con người.
Theo nghĩa này, Chúa Giêsu đến không hủy bỏ lề luật mà để làm cho lề luật được trọn vẹn. Chúa Giêsu đến để chúng ta khả dĩ sống trọn vẹn. Hiệp thông với Thiên Chúa như vậy chỉ có thể có khi chúng ta sống hài hòa với Ý Ngài như đã mạc khải trong các giới răn.
Chúa Giêsu tiếp tục giải thích Ý Ngài để kêu gọi sống nhân đức hơn những thầy thông luật và Pharisêu. Ngài đã dùng nhiều ví dụ khác nhau. Luật xưa cấm giết người. Sự hoàn tất của luật, một cộng đồng được kết hợp về tinh thần, sẽ được hoàn thành chỉ khi nào nhân loại hạn chế không chỉ về bạo lực thể lý mà còn về tư tưởng và động thái. Chúa Giêsu tiếp tục đưa về điểm chính bằng cách cương quyết không cho dâng lễ vật trên bàn thờ nếu chưa hòa giải với tha nhân.
Yêu cầu mà Chúa Giêsu đưa ra liên quan sự hoàn thành lề luật đã được các tiên tri báo trước. Tiên tri Giêrêmia và Êdêkien đã nói về Giao Ước Mới mà Đấng Mêsia sẽ thiết lập. Ngài đã ban Thánh Thần cho họ, thay đổi tâm hồn chai đá bằng trái tim mềm mại. Họ thực sự là dân Ngài, thật lòng tuân theo luật Ngài và giới răn của Ngài.
Đây là phương diện khác trong sứ vụ của Chúa Giêsu khi kiện toàn lề luật. Chúa Giêsu không chỉ yêu cầu đổi mới nội tâm để làm cho các môn đệ Ngài sống theo lề luật. Chúa Thánh Thần, được ủy thác cho con người, sẽ làm cho Ngài theo luật không chỉ về văn bản mà còn về chính mục đích: sống hài hòa với Thiên Chúa và sự sáng tạo.
Sách Sirach nhấn mạnh rằng lề luật cho phép chúng ta chọn lựa. “Con người có sự sống và sự chết trước mặt mình, thích cái nào sẽ được ban cho”. Trung thành với lề luật không bao giờ là vấn đề ưng thuận bề ngoài (outward compliance). Đó là sự chọn lựa giữa sự sống và sự chết. Chúa Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, Ngài hoàn thành lề luật. Nơi Ngài, mục đích của luật, hiệp thông với Thiên Chúa, được hoàn tất trọn vẹn.
(Chuyển ngữ từ CatholicHerald.co.uk)
Những lời này của Chúa Giêsu có thể khiến chúng ta nghi ngờ lời dạy của Ngài. Tuy nhiên, Ngài không có ý hủy bỏ các giá trị luân lý cơ bản có trong Luật Cưu ước. Chúa Giêsu củng cố các giới răn là các giá trị tuyệt đối bắt nguồn từ YÝ Chúa. Vì các giới răn không theo tiện nghi nhân loại. Trong lời Ngài, “một chấm, một phẩy cũng không qua đi cho đến khi được hoàn thành” (Mt 5:18).
Nếu chúng ta hiểu thái độ thẳng thắn này ở Chúa Giêsu, chúng ta phải cân nhắc Ý Ngài khi Ngài nói rằng Ngài đến để kiện toàn lề luật, rằng lề luật phải đứng vững đến khi hoàn thành. Vẻ châm biếm bề ngoài của Cựu ước là sự gò bó vô cảm hạn chế phát triển tự do con người và tìm thấy sự hoàn thành. Hiểu luật theo Kinh thánh khá khác nhau. Con người, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, theo bản chất của Ngài, được tiền định để sống hài hòa với Thiên Chúa và sự sáng tạo. Tội lỗi làm hỏng sự tiền định này nơi con người. Như tặng phẩm của Thiên Chúa dành cho tội nhân, luật được đặt ra để được hoàn thành. Chẳng những không hạn chế con người, luật còn được mô tả là cách sống. Mặt khác, tội lỗi đặt ý muốn của chúng ta trên các giới răn của Đấng Sáng Tạo đầy yêu thương, làm hỏng sự tiền định của con người.
Theo nghĩa này, Chúa Giêsu đến không hủy bỏ lề luật mà để làm cho lề luật được trọn vẹn. Chúa Giêsu đến để chúng ta khả dĩ sống trọn vẹn. Hiệp thông với Thiên Chúa như vậy chỉ có thể có khi chúng ta sống hài hòa với Ý Ngài như đã mạc khải trong các giới răn.
Chúa Giêsu tiếp tục giải thích Ý Ngài để kêu gọi sống nhân đức hơn những thầy thông luật và Pharisêu. Ngài đã dùng nhiều ví dụ khác nhau. Luật xưa cấm giết người. Sự hoàn tất của luật, một cộng đồng được kết hợp về tinh thần, sẽ được hoàn thành chỉ khi nào nhân loại hạn chế không chỉ về bạo lực thể lý mà còn về tư tưởng và động thái. Chúa Giêsu tiếp tục đưa về điểm chính bằng cách cương quyết không cho dâng lễ vật trên bàn thờ nếu chưa hòa giải với tha nhân.
Yêu cầu mà Chúa Giêsu đưa ra liên quan sự hoàn thành lề luật đã được các tiên tri báo trước. Tiên tri Giêrêmia và Êdêkien đã nói về Giao Ước Mới mà Đấng Mêsia sẽ thiết lập. Ngài đã ban Thánh Thần cho họ, thay đổi tâm hồn chai đá bằng trái tim mềm mại. Họ thực sự là dân Ngài, thật lòng tuân theo luật Ngài và giới răn của Ngài.
Đây là phương diện khác trong sứ vụ của Chúa Giêsu khi kiện toàn lề luật. Chúa Giêsu không chỉ yêu cầu đổi mới nội tâm để làm cho các môn đệ Ngài sống theo lề luật. Chúa Thánh Thần, được ủy thác cho con người, sẽ làm cho Ngài theo luật không chỉ về văn bản mà còn về chính mục đích: sống hài hòa với Thiên Chúa và sự sáng tạo.
Sách Sirach nhấn mạnh rằng lề luật cho phép chúng ta chọn lựa. “Con người có sự sống và sự chết trước mặt mình, thích cái nào sẽ được ban cho”. Trung thành với lề luật không bao giờ là vấn đề ưng thuận bề ngoài (outward compliance). Đó là sự chọn lựa giữa sự sống và sự chết. Chúa Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, Ngài hoàn thành lề luật. Nơi Ngài, mục đích của luật, hiệp thông với Thiên Chúa, được hoàn tất trọn vẹn.
(Chuyển ngữ từ CatholicHerald.co.uk)
“Hãy yêu kẻ thù”
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:10 16/02/2011
Chúa Nhật 7 thường niên năm A
Tin Mừng các Chúa Nhật liên tiếp trình bày những giáo huấn mới mẻ của Chúa Giêsu so với luật cũ của Cựu ước.
Chúa Nhật IV, Chúa Giêsu là Môisen mới, đứng trên núi Sinai mới (núi Bát Phúc) công bố luật mới của Nước Trời (Tám mối Phúc thật).
Chúa Nhật V, sau khi công bố Hiên Chương Nước Trời, Chúa Giêsu khuyến khích các môn đệ, những công dân mới của Nước Trời, hãy đem những giáo huấn của Người ra thi hành. Sứ mạng cao cả của người công dân Nước Trời là muối cho đời, ánh sáng thế gian.
Chúa Nhật VI, Chúa Giêsu so sánh luật mới của Người với luật cũ của Môisen. Luật mới kiện toàn luật cũ. Chúa Giêsu đưa ra 4 trường hợp cụ thể:
- Luật cũ cấm giết người. Luật mới dạy, phải coi người khác là anh em. Thương yêu nhau, nếu có gì bất hòa thì hòa giải với nhau.
- Luật cũ cấm hành vi ngoại tình. Luật mới ngăn chặn ngoại tình từ ước muốn. Cần chặn đứng những gì gây nên ước muốn xấu xa như con mắt, cái tay, cái chân…
- Luật cũ quy định thủ tục li dị. Luật mới triệt để cấm li dị.
- Luật cũ cấm thề gian. Luật mới dạy sống chân thực. Khi đã sống chân thực rồi thì không cần thề nữa.
Chúa Nhật VII, Chúa Giêsu tiếp tục giáo huấn hoàn thiện luật cũ.
- Luật cũ dạy yêu thương, nhưng lòng yêu thương ấy chỉ giới hạn trong những người Israel với nhau. Luật mới dạy phải mở rộng yêu thương đến kẻ thù nữa.
- Tinh thần luật cũ “mắt đền mắt, răng đền răng”. Pháp lý của Chúa Giêsu hoàn toàn mới mẻ. Chúa mở ra con đường mới: thiện thắng ác, tình yêu thắng hận thù.
- Tinh thần luật cũ là chỉ yêu thương người đồng bào. Giáo huấn mới là hãy yêu thương thù địch và làm ơn để báo oán.
“Hãy yêu kẻ thù” là giáo huấn độc đáo nhất của Chúa Giêsu. Người đã cắt nghĩa rất cụ thể. Yêu thương kẻ thù là:
- Làm ơn cho kẻ ghét mình.
- Chúc phúc cho người nguyền rủa mình.
- Cầu nguyện cho kẻ vu khống mình.
- Ai vả má nầy thì đưa cả má kia.
- Ai lột áo ngoài thì cho cả áo trong.
- Ai lấy gì thì đừng đòi lại…
Lý do của thái độ nhân ái, lòng yêu thương bao la ấy là con cái phải noi gương Thiên Chúa là Cha ngự trên trời "Người làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, làm cho mưa xuống trên kẻ lành cũng như người bất lương…".
“Yêu thương kẻ thù” là một nghĩa cử anh hùng, một nổ lực vượt thắng tình cảm tự nhiên, vượt trên phản ứng thường tình của con người. “Yêu thương kẻ thù” là bước vào thế giới siêu nhiên của con cái Chúa, sống nhân hậu và hoàn thiện như Cha trên trời.
Khi dạy “Hãy yêu kẻ thù”, Chúa Giêsu không có ý cổ võ sự nhu nhược, nhát đảm nhưng là để nêu cao tinh thần khoan dung hiền từ quãng đại tha thứ.
“Hãy yêu kẻ thù”, đó là lệnh truyền khó thi hành nhất trong các lệnh truyền của Chúa Giêsu. Khó nhưng không phải là không có thể. Chính Chúa đã làm gương khi xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ hành hạ, đóng đinh mình trên thập giá. Chính hành vi cao cả này đã thể hiện trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa. Đó cũng là nét cao quý nhất trong dung mạo Đấng Cứu Thế. Người đến để yêu thương và cứu chuộc con người. Người đến để tha thứ và đem lại cho con người cơ may để sám hối và canh tân.
Như vậy Chúa Giêsu mở ra con đường mới cho nhân loại. Con đường lấy thiện thắng ác, lấy tình yêu vượt thắng hận thù. Chỉ có yêu thương mới làm cho thù hận tiêu tan.
Tại sao phải yêu kẻ thù?
Yêu người yêu mình thì dễ. Yêu kẻ làm hại mình thật khó biết bao! Lấy oán báo oán, oán chập chùng. Lấy đức báo oán, oán tiêu tan. Lấy oán báo oán chỉ thêm hận thù mà thôi. Bạo lực sẽ kéo theo bạo lực. Câu chuyện tình bất hủ Roméo và Juliette đã đi vào lịch sử nhân loại. Nhiều thi sĩ, nhạc sĩ đã viết thi ca âm nhạc ca tụng tình yêu. Những vỡ kịch những cuốn phim diễn tả hấp dẫn mối tình lãng mạn của đôi tình nhân trẻ. Nếu câu chuyện tình của họ được kết thúc một cách tốt đẹp và bình thường, chắc sẽ không có ai nhắc đến. Nhưng Roméo Juliette là nạn nhân của sự thù hận giữa hai gia tộc. Không ai có thể tìm cách để giải hòa được sự thù hận ấy. Sự thù hận dẫn đến mất mát cho cả hai bên. Sự thù hận đã cướp đi mạng sống của đôi bạn trẻ yêu nhau tha thiết. Sự thù hận giết chết một mối tình đẹp, nhân loại ngàn đời xót xa nuối tiếc. Sự thù hận khởi đi từ tâm hồn ích kỷ. Bảo vệ mình bằng sự trả thù, thì càng mất mát hơn và hận thù hận ngày càng dâng cao.
Nhạc sĩ Phạm Duy viết trong một ca khúc: Kẻ thù tôi đâu có phải là người. Giết người đi thì ta ở với ai ? Đã là người thì ai cũng có những sai lỗi. Nhân vô thập toàn. Hơn nữa, mỗi người lại có những tính tình và sở thích riêng biệt, bá nhân bá tánh. Vì vậy, đã sống chung cùng nhau chúng ta không thể nào tránh đi cho hết những va chạm, những bực bội và những buồn phiền. Vậy nếu hễ tức giận là báo thù, thì tôi sẽ phải báo thù kẻ lạ cũng như người quen, kẻ ngoài xã hội cũng như người trong gia đình, kẻ bên trái cũng như những người bên phải, kẻ đàng trước cũng như người đàng sau, nghĩa là phải tẩy chay, phải thanh toán hết mọi thứ người trên mặt đất này. Phạm Duy khuyên đừng giết người vì tuy là kẻ thù, nhưng họ vẫn là người, vẫn giống chúng ta.
Thiên Chúa tạo dựng nên con người giống hình ảnh Chúa, lẽ nào Người lại tiêu diệt nó chứ ? Chúa Giêsu đến để đẩy lui sự ác, xóa bỏ tội lỗi. Chúa không đến để tiêu diệt người tội lỗi mà để cứu vớt. Tình yêu là vũ khí mạnh nhất để đẩy lui tội lỗi nơi con người, làm thay đổi một con người. Chỉ có ánh sáng mới xóa tan được bóng tối. Chỉ có tình thương mới xóa bỏ hận thù ghen ghét. Tình yêu có phép mầu biến kẻ thù thành bạn hữu. Tình yêu có sức mạnh sáng tạo và cứu độ. Đối với người Kitô hữu, lý do căn bản để yêu thương kẻ thù chính là Lời Chúa: ”Anh em hãy yêu kẻ thù…Như vậy phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao” (Lc 6,35).
Câu chuyện ngụ ngôn kể rằng:Sư tử ốm đã một tuần nay và nằm trong hang không dậy được. Nó buồn lắm vì là chúa tể sơn lâm mà chẳng con vật nào đến thăm hỏi hay mang cho nó chút quà gì cả. Nhìn cây hoa hồng bên cạnh, lúc nào cũng có bướm, có ong, có chim chóc ríu rít, đến bay lượn vui vẻ. Sư tử bèn hỏi cây hoa hồng:Hoa hồng ơi, vì sao ngươi mảnh dẻ yếu ớt như thế, mà lúc nào cũng có bạn bè đến thăm vui vẻ, còn ta là chúa tể sơn lâm mà chẳng có con vật nào đến thăm ta cả ?
Hoa hồng trả lời:Vì tôi luôn tặng cho mọi loài màu sắc tươi đẹp và hương thơm ngào ngạt khi mọi loài đến với tôi. Còn ngài là chúa tể sơn lâm uy quyền, nhưng ngài có tặng cho những con vật bé nhỏ thuộc hạ của ngài cái gì đâu ?
Hoa hồng là hình ảnh của con người biết yêu thương.
Lạy Chúa, trên thập giá, Chúa đã nêu gương tha thứ cho những kẻ giết Chúa. Xin thương củng cố tình thương của Chúa trong trái tim con, để mỗi ngày con được tiến thêm và kiên trì đi trên con đường yêu thương của Chúa cho đến cùng. Xin thánh hóa tình yêu trong con, cho con biết yêu mến mọi người. Amen.
Tin Mừng các Chúa Nhật liên tiếp trình bày những giáo huấn mới mẻ của Chúa Giêsu so với luật cũ của Cựu ước.
Chúa Nhật IV, Chúa Giêsu là Môisen mới, đứng trên núi Sinai mới (núi Bát Phúc) công bố luật mới của Nước Trời (Tám mối Phúc thật).
Chúa Nhật V, sau khi công bố Hiên Chương Nước Trời, Chúa Giêsu khuyến khích các môn đệ, những công dân mới của Nước Trời, hãy đem những giáo huấn của Người ra thi hành. Sứ mạng cao cả của người công dân Nước Trời là muối cho đời, ánh sáng thế gian.
Chúa Nhật VI, Chúa Giêsu so sánh luật mới của Người với luật cũ của Môisen. Luật mới kiện toàn luật cũ. Chúa Giêsu đưa ra 4 trường hợp cụ thể:
- Luật cũ cấm giết người. Luật mới dạy, phải coi người khác là anh em. Thương yêu nhau, nếu có gì bất hòa thì hòa giải với nhau.
- Luật cũ cấm hành vi ngoại tình. Luật mới ngăn chặn ngoại tình từ ước muốn. Cần chặn đứng những gì gây nên ước muốn xấu xa như con mắt, cái tay, cái chân…
- Luật cũ quy định thủ tục li dị. Luật mới triệt để cấm li dị.
- Luật cũ cấm thề gian. Luật mới dạy sống chân thực. Khi đã sống chân thực rồi thì không cần thề nữa.
Chúa Nhật VII, Chúa Giêsu tiếp tục giáo huấn hoàn thiện luật cũ.
- Luật cũ dạy yêu thương, nhưng lòng yêu thương ấy chỉ giới hạn trong những người Israel với nhau. Luật mới dạy phải mở rộng yêu thương đến kẻ thù nữa.
- Tinh thần luật cũ “mắt đền mắt, răng đền răng”. Pháp lý của Chúa Giêsu hoàn toàn mới mẻ. Chúa mở ra con đường mới: thiện thắng ác, tình yêu thắng hận thù.
- Tinh thần luật cũ là chỉ yêu thương người đồng bào. Giáo huấn mới là hãy yêu thương thù địch và làm ơn để báo oán.
“Hãy yêu kẻ thù” là giáo huấn độc đáo nhất của Chúa Giêsu. Người đã cắt nghĩa rất cụ thể. Yêu thương kẻ thù là:
- Làm ơn cho kẻ ghét mình.
- Chúc phúc cho người nguyền rủa mình.
- Cầu nguyện cho kẻ vu khống mình.
- Ai vả má nầy thì đưa cả má kia.
- Ai lột áo ngoài thì cho cả áo trong.
- Ai lấy gì thì đừng đòi lại…
Lý do của thái độ nhân ái, lòng yêu thương bao la ấy là con cái phải noi gương Thiên Chúa là Cha ngự trên trời "Người làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, làm cho mưa xuống trên kẻ lành cũng như người bất lương…".
“Yêu thương kẻ thù” là một nghĩa cử anh hùng, một nổ lực vượt thắng tình cảm tự nhiên, vượt trên phản ứng thường tình của con người. “Yêu thương kẻ thù” là bước vào thế giới siêu nhiên của con cái Chúa, sống nhân hậu và hoàn thiện như Cha trên trời.
Khi dạy “Hãy yêu kẻ thù”, Chúa Giêsu không có ý cổ võ sự nhu nhược, nhát đảm nhưng là để nêu cao tinh thần khoan dung hiền từ quãng đại tha thứ.
“Hãy yêu kẻ thù”, đó là lệnh truyền khó thi hành nhất trong các lệnh truyền của Chúa Giêsu. Khó nhưng không phải là không có thể. Chính Chúa đã làm gương khi xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ hành hạ, đóng đinh mình trên thập giá. Chính hành vi cao cả này đã thể hiện trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa. Đó cũng là nét cao quý nhất trong dung mạo Đấng Cứu Thế. Người đến để yêu thương và cứu chuộc con người. Người đến để tha thứ và đem lại cho con người cơ may để sám hối và canh tân.
Như vậy Chúa Giêsu mở ra con đường mới cho nhân loại. Con đường lấy thiện thắng ác, lấy tình yêu vượt thắng hận thù. Chỉ có yêu thương mới làm cho thù hận tiêu tan.
Tại sao phải yêu kẻ thù?
Yêu người yêu mình thì dễ. Yêu kẻ làm hại mình thật khó biết bao! Lấy oán báo oán, oán chập chùng. Lấy đức báo oán, oán tiêu tan. Lấy oán báo oán chỉ thêm hận thù mà thôi. Bạo lực sẽ kéo theo bạo lực. Câu chuyện tình bất hủ Roméo và Juliette đã đi vào lịch sử nhân loại. Nhiều thi sĩ, nhạc sĩ đã viết thi ca âm nhạc ca tụng tình yêu. Những vỡ kịch những cuốn phim diễn tả hấp dẫn mối tình lãng mạn của đôi tình nhân trẻ. Nếu câu chuyện tình của họ được kết thúc một cách tốt đẹp và bình thường, chắc sẽ không có ai nhắc đến. Nhưng Roméo Juliette là nạn nhân của sự thù hận giữa hai gia tộc. Không ai có thể tìm cách để giải hòa được sự thù hận ấy. Sự thù hận dẫn đến mất mát cho cả hai bên. Sự thù hận đã cướp đi mạng sống của đôi bạn trẻ yêu nhau tha thiết. Sự thù hận giết chết một mối tình đẹp, nhân loại ngàn đời xót xa nuối tiếc. Sự thù hận khởi đi từ tâm hồn ích kỷ. Bảo vệ mình bằng sự trả thù, thì càng mất mát hơn và hận thù hận ngày càng dâng cao.
Nhạc sĩ Phạm Duy viết trong một ca khúc: Kẻ thù tôi đâu có phải là người. Giết người đi thì ta ở với ai ? Đã là người thì ai cũng có những sai lỗi. Nhân vô thập toàn. Hơn nữa, mỗi người lại có những tính tình và sở thích riêng biệt, bá nhân bá tánh. Vì vậy, đã sống chung cùng nhau chúng ta không thể nào tránh đi cho hết những va chạm, những bực bội và những buồn phiền. Vậy nếu hễ tức giận là báo thù, thì tôi sẽ phải báo thù kẻ lạ cũng như người quen, kẻ ngoài xã hội cũng như người trong gia đình, kẻ bên trái cũng như những người bên phải, kẻ đàng trước cũng như người đàng sau, nghĩa là phải tẩy chay, phải thanh toán hết mọi thứ người trên mặt đất này. Phạm Duy khuyên đừng giết người vì tuy là kẻ thù, nhưng họ vẫn là người, vẫn giống chúng ta.
Thiên Chúa tạo dựng nên con người giống hình ảnh Chúa, lẽ nào Người lại tiêu diệt nó chứ ? Chúa Giêsu đến để đẩy lui sự ác, xóa bỏ tội lỗi. Chúa không đến để tiêu diệt người tội lỗi mà để cứu vớt. Tình yêu là vũ khí mạnh nhất để đẩy lui tội lỗi nơi con người, làm thay đổi một con người. Chỉ có ánh sáng mới xóa tan được bóng tối. Chỉ có tình thương mới xóa bỏ hận thù ghen ghét. Tình yêu có phép mầu biến kẻ thù thành bạn hữu. Tình yêu có sức mạnh sáng tạo và cứu độ. Đối với người Kitô hữu, lý do căn bản để yêu thương kẻ thù chính là Lời Chúa: ”Anh em hãy yêu kẻ thù…Như vậy phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao” (Lc 6,35).
Câu chuyện ngụ ngôn kể rằng:Sư tử ốm đã một tuần nay và nằm trong hang không dậy được. Nó buồn lắm vì là chúa tể sơn lâm mà chẳng con vật nào đến thăm hỏi hay mang cho nó chút quà gì cả. Nhìn cây hoa hồng bên cạnh, lúc nào cũng có bướm, có ong, có chim chóc ríu rít, đến bay lượn vui vẻ. Sư tử bèn hỏi cây hoa hồng:Hoa hồng ơi, vì sao ngươi mảnh dẻ yếu ớt như thế, mà lúc nào cũng có bạn bè đến thăm vui vẻ, còn ta là chúa tể sơn lâm mà chẳng có con vật nào đến thăm ta cả ?
Hoa hồng trả lời:Vì tôi luôn tặng cho mọi loài màu sắc tươi đẹp và hương thơm ngào ngạt khi mọi loài đến với tôi. Còn ngài là chúa tể sơn lâm uy quyền, nhưng ngài có tặng cho những con vật bé nhỏ thuộc hạ của ngài cái gì đâu ?
Hoa hồng là hình ảnh của con người biết yêu thương.
Lạy Chúa, trên thập giá, Chúa đã nêu gương tha thứ cho những kẻ giết Chúa. Xin thương củng cố tình thương của Chúa trong trái tim con, để mỗi ngày con được tiến thêm và kiên trì đi trên con đường yêu thương của Chúa cho đến cùng. Xin thánh hóa tình yêu trong con, cho con biết yêu mến mọi người. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sau vụ chống đối, các linh mục lo ngại giới trẻ Ai Cập sẽ xa lánh giáo hội
Bùi Hữu Thư
06:46 16/02/2011
NAIROBI, Kenya (CNS) – Hai linh mục có liên quan mật thiết với Ai Cập nói: họ lo ngại giới trẻ Công Giáo Ai Cập sẽ xa lánh giáo hội vì đã không yểm trợ vụ chống đối dẫn đưa tới việc từ nhiệm của ổng thống Hosni Mubarack.
Linh mục Makarios Isaac, một linh mục sanh ra tại Ai Cập, thuộc Tổng Giáo Phận Toronto, hiện làm phụ tá của các linh mục và tu sĩ Dòng Maryknoll, đang hoạt động tại Kenya nói: "Nếu chúng ta để mất đi giới trẻ, thì chúng ta thất bại,”
Cha Isaac, nguyên thủy được truyền chức linh mục cho giáo phận Công Giáo Copte tại Minya, Egypt, và nguyên là giám đốc phát triển của giáo phận tại đây, nói: các lãnh đạo Hồi giáo và Chính Thống giáo cấm không cho tham dự vào cuộc chống đối.
Ngài nói: thượng phụ Công Giáo Copte tại Alexandria, là Đức Hồng Y Antonios Naguib, bảo các người chống đối hãy trở về nhà. Linh mục này nói ngài sợ rằng giới trẻ sẽ “quay lưng lại với giáo hội,” và nói rằng “Quý ngài không bao giờ sát cánh với chúng tôi…, quý ngài không bao giờ dậy dỗ chúng tôi phải tranh đấu cho quyền lợi của chúng tôi.”
Linh mục Maryknoll Douglas May, đã phục vụ tại Ai Cập 18 năm trong số gần 30 năm dưới sự thống trị của ông Mubarak, nói: “ngài nghĩ rằng các vị lãnh đạo Kitô giáo tại Ai Cập đã chơi ván bài an toàn.”
Cha May, hiện nay đang phục vụ tại Nairobi, nói: “Tôi e ngại giới lãnh đạo giáo hội đã để mất niềm tin nơi giới trẻ kitô giáo vì vấn đề này.”
Cả hai linh mục đều được bổ nhiệm để trong coi việc mục vụ cho các người Công Giáo Copte và La Tinh, đã nói về những sự kỳ thị kitô hữu phải gánh chịu dưới chế độ của Mubarak và cả dưới thời vị tiền nhiệm của ông là tổng thống Anwar Sadat.
Trong hai cuộc phỏng vấn khác nhau với hãng thông tấn Catholic News Service vào những ngày sau khi ông Mubarak từ nhiệm ngày 11 tháng 2, hai vị nói bất cứ giấy phép nào liên quan đến một nhà thờ -- cho dù chỉ là sơn phết lại – cũng phải xin cho được chữ ký của tổng thống ấy. Cha Isaac nói: “Chúng tôi phải chờ đợi 21 năm mới xin được một giấy phép.”
Linh mục Makarios Isaac, một linh mục sanh ra tại Ai Cập, thuộc Tổng Giáo Phận Toronto, hiện làm phụ tá của các linh mục và tu sĩ Dòng Maryknoll, đang hoạt động tại Kenya nói: "Nếu chúng ta để mất đi giới trẻ, thì chúng ta thất bại,”
Cha Isaac, nguyên thủy được truyền chức linh mục cho giáo phận Công Giáo Copte tại Minya, Egypt, và nguyên là giám đốc phát triển của giáo phận tại đây, nói: các lãnh đạo Hồi giáo và Chính Thống giáo cấm không cho tham dự vào cuộc chống đối.
Ngài nói: thượng phụ Công Giáo Copte tại Alexandria, là Đức Hồng Y Antonios Naguib, bảo các người chống đối hãy trở về nhà. Linh mục này nói ngài sợ rằng giới trẻ sẽ “quay lưng lại với giáo hội,” và nói rằng “Quý ngài không bao giờ sát cánh với chúng tôi…, quý ngài không bao giờ dậy dỗ chúng tôi phải tranh đấu cho quyền lợi của chúng tôi.”
Linh mục Maryknoll Douglas May, đã phục vụ tại Ai Cập 18 năm trong số gần 30 năm dưới sự thống trị của ông Mubarak, nói: “ngài nghĩ rằng các vị lãnh đạo Kitô giáo tại Ai Cập đã chơi ván bài an toàn.”
Cha May, hiện nay đang phục vụ tại Nairobi, nói: “Tôi e ngại giới lãnh đạo giáo hội đã để mất niềm tin nơi giới trẻ kitô giáo vì vấn đề này.”
Cả hai linh mục đều được bổ nhiệm để trong coi việc mục vụ cho các người Công Giáo Copte và La Tinh, đã nói về những sự kỳ thị kitô hữu phải gánh chịu dưới chế độ của Mubarak và cả dưới thời vị tiền nhiệm của ông là tổng thống Anwar Sadat.
Trong hai cuộc phỏng vấn khác nhau với hãng thông tấn Catholic News Service vào những ngày sau khi ông Mubarak từ nhiệm ngày 11 tháng 2, hai vị nói bất cứ giấy phép nào liên quan đến một nhà thờ -- cho dù chỉ là sơn phết lại – cũng phải xin cho được chữ ký của tổng thống ấy. Cha Isaac nói: “Chúng tôi phải chờ đợi 21 năm mới xin được một giấy phép.”
ĐTC: Thanh tẩy và dốc đổ nội tâm để được biến đổi trong Thiên Chúa
Linh Tiến Khải
13:40 16/02/2011
Mọi thụ tạo đều là hư không đối với Thiên Chúa và không có gì có giá trị ngoài Thiên Chúa ra: kết qủa là để đạt tới tình yêu toàn thiện của Thiên Chúa, mọi tình yêu khác phải phù hợp với tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Đó là lý do sự cần thiết phải thanh tẩy và dốc đổ nội tâm để được biến đổi trong Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước hàng ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 16-2-2011 trong đại thính đường Phaolô VI.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của một vị thánh thần bí khác, sống đồng thời với thánh nữ Terêxa thành Avila và là bạn tinh thần với chị: đó là thánh Gioan Thánh Giá, được Đức Giáo Hoàng Pio XI tuyên bố là Tiến Sĩ Giáo Hội năm 1926, và được gọi là ”Tiến sĩ thần bí”. Đức Thánh Cha nói về tiểu sử thánh nhân như sau:
Gioan Thánh Giá sinh năm 1542 trong ngôi làng nhỏ Fontiveros gần thành phố Avila, tại Vecchia Castiglia, là con ông Gonzalo de Yepes và bà Catalina Alvarez. Gia đình rất nghèo, vì thân phụ tuy là gốc thượng lưu, nhưng bị đuổi khỏi nhà và bị truất hữu hết tài sản vì đã lập gia đình với Catalina, là một thiếu nữ khiêm tốn làm nghề dệt tơ lụa. Mồ côi cha khi lên 9 tuổi Gioa cùng mẹ và em trai là Franxicô di cư về Medina del Campo, gần thành phố thương mại và văn hóa Valladolid. Tại đây Gioan theo học trường los Doctrinos và làm vài việc lặt vặt khiêm tốn cho các nữ tu của nhà thờ tu viện thánh nữ Madalena. Sau đó vì các đức tính nhân bản và kết qủa việc học hành, Gioan được thu nhận như là y tá trong nhà thương Concezione, rồi năm 18 tuổi gia nhập trường các cha dòng Tên, mới được thành lập tại Medina del Campo, và theo học các khoa nhân văn 3 năm gồm hùng biện và ngôn ngữ cổ điển. Sau thời gian đào tạo, Gioan nhận ra ơn gọi tu trì của mình và chọn dòng Camelô.
Năm 1563 thầy Gioan bắt đầu vào tập viện dòng Cát Minh và lấy tên dòng là Matthia. Năm sau đó thầy được gửi học 3 năm triết và nghệ thuật tại đại học Salamanca. Năm 1567 Gioan Thánh Giá thụ phong linh mục, và trở về Medina del Campo để cử thành thánh lễ mở tay trong tình thương mến của gia đình.
Chính tại đây cha gặp thánh nữ Terêxa Chúa Giêsu lần đầu tiên. Cuộc gặp gỡ trở thành định đoạt cho cả hai người. Chị Terexa Avila chia sẻ với vị linh mục trẻ chương trình canh tân dòng Cát Minh và đề nghị cha yểm trợ ”để sáng danh Chúa”. Cha Gioan Thánh Giá bị thu hút bởi lý tưởng đó và trở thành người nâng đỡ chị Terexa. Hai vị làm việc với nhau trong vài tháng trời, chia sẻ các lý tưởng và đề nghị để khai sinh ngôi nhà đầu tiên cho các Nam tu sĩ Cát Minh Nhặt phép ngày 28 tháng 12 năm 1568, tại Duruelo một nơi hẻo lánh trong tỉnh Avila. Gioan cùng 3 tu sĩ khác sống trong tu viện này. Khi canh tân lời khấn sống theo Luật đầu tiên dòng Cát Minh, bốn tu sĩ đổi tên; Gioan ấy tên là Gioan Thánh Giá. Cuối năm 1572 chị Têrêxa Avila xin cha Gioan Thánh Giá làm cha giải tội cho các nữ tu trong tu viện Nhập Thể Avila, nơi chị làm Bề Trên. Đó là các năm cộng tác và sống tình bạn tinh thần sâu xa làm giầu cho cả hai bên. Đây cũng là thời gian chị Têrêxa bắt đầu viết các tác phẩm quan trọng và cha Gioan Thánh Giá viết các tác phẩm đầu tiên của mình.
Việc chấp nhận cuộc cải cách đã gây ra nhiều đau khổ cho cha Gioan Thánh Giá. Năm 1577 cha bị cáo gian, bị bắt cóc và bị giam tù trong tu viện Cát Minh Toledo. Trong nhiều tháng trời cha chịu thiếu thốn và bị áp lực thể lý cũng như luân lý. Trong thời gian này cha sáng tác Thánh Thi Tinh Thần và nhiều bài thơ khác. Đêm 16 rạng ngày 17 năm 1578 cha trốn thoát được và ẩn nấp trong tu viện của các nữ tu Cát Minh Nhặt phép của thành phố.
Thánh nữ Têrêxa Avila và các nữ tu rất vui mừng vì cuộc giải thoát này. Sau khi nghỉ dưỡng sức một thời gian, cha Gioan Thánh Giá được chỉ định tới làm việc trong vùng Andalusa trong 10 năm trời tại nhiều tu viện khác nhau, nhất là tu viện Granada. Cha cũng giữ nhiều trách vụ quan trọng trong dòng cho tới trở thành Phó Giám tỉnh. Cha tiếp tục sáng tác, rồi trở về quê nhà trong chức vụ thành viên của Ban Tổng Quản gia đình Cát Minh Têrêxa được độc lập. Cha sống trong tu viện Cát Minh Segovia và trở thành Bề trên cộng đoàn này. Năm 1591 cha được chỉ định sang sống trong tỉnh dòng Mehicô. Nhưng trong khi cùng với 10 tu sĩ khác chuẩn bị cho chuyến đi xa này, cha bị bệnh nặng và qua đời đêm 13 rạng ngày 14 tháng 12 năm 1591. Xác cha được đưa về Segovia sau đó. Năm 1675 Đức Giáo Hoàng Clemente X chủ sự lễ phong Chân Phước cho cha và năm 1726 Đức Giáo Hoàng Biển Đức XIII tôn phong cha lên hàng Hiển Thánh.
Thánh Gioan Thánh Giá được coi như là một trong những thi sĩ trữ tình quan trọng nhất của nền văn chương Tây ban nha. Các tác phẩm lớn của thánh nhân gồm các cuốn: Lên Núi Camêlô, Đêm Tối, Thánh Thi Tinh Thần và Lửa Sống Động Của Tình Yêu.
Trong ”Thánh Thi Tinh Thần” thánh Gioan trình bầy con đường thanh tẩy linh hồn, nghĩa là việc chiếm hữu Thiên Chúa từ từ và tươi vui, cho tới khi linh hồn đến chỗ cảm nhận được rằng nó mến yêu Thiên Chúa với chính tình yêu nó được yêu mến. Tác phẩm ”Lửa Sống Sộng Của Tình Yêu” tiếp tục viễn tượng này, bằng cách miêu tả chi tiết hơn tình trạng kết hiệp biến đổi với Thiên Chúa. Thánh Gioan Thánh Giá dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh: giống như lửa cháy và thiêu đốt củi đến độ củi trở thành ngọn lửa, Chúa Thánh Thần cũng thiêu đốt và thanh tẩy linh hồn như thế trong đêm đen; với thời gian Người soi sáng và sưởi nóng nó như một ngọn lửa. Cuộc sống của linh hồn là một ngày lễ liên lỉ của Chúa Thánh Thần, là Đấng hé mở cho chúng ta thấy vinh quang của sự kết hiệp với Thiên Chúa trong sự vĩnh cửu.
Tác phẩm ”Lên Núi Camêlô” giới thiệu lộ trình thiêng liêng, từ quan điểm của sự thanh tẩy linh hồn từ từ, cần thết để leo lên đỉnh của sự hoàn thiện kitô được biểu tượng bằng đỉnh núi Camêlô. Sự thanh tẩy đó được đề nghị như một con đường phải đi, cộng tác với hoạt động của Thiên Chúa. Để đạt tới sự kết hiệp tình yêu với Thiên Chúa, sự thanh tẩy đó phải hoàn toàn bắt đầu với các giác quan, rồi tiếp tục với ba nhân đức đối thần tin cậy mến, thanh tẩy ý hướng, ký ức và ý chí con người. Tác phẩm ”Đêm Tối” miêu tả khía cạnh ”thụ động” hay sự can thiệp của Thiên Chúa trong tiến trình thanh tẩy linh hồn. Mục đích tất cả các tác phẩm là miêu tả con đường dẫn đưa tới sự thánh thiện, là tình trạng toàn thiện mà Thiên Chúa mời gọi tất cả mọi người chúng ta. Đối với Thánh Gioan Thánh Giá, mọi sự do Thiên Chúa tạo thành đều tốt lành. Qua các thụ tạo chúng ta có thể khám phá ra Đấng đã để lại dấu vết của Người nơi chúng. Nhưng đức tin là suối nguồn duy nhất được ban cho con ngưới để hiểu biết Thiên Chúa như Người là, như Thiên Chúa Duy Nhất Ba Ngôi. Tất cả những gì Thiên Chúa muốn thông truyền cho loài người Ngài đã làm qua Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể. Chúa Giêsu là con đường duy nhất và định đoạt dẫn đưa tới Chúa Cha (x. Ga 14,6).
Đề cập tới nét chính yếu trong tư tưởng của thánh Gioan Thánh Giá Đức Thánh Cha nói:
Bất cứ điều gì được tạo dựng nên đều là hư vô trước Thiên Chúa và không có gì có gía trị ngoài Thiên Chúa ra. Vì thế, kết qủa là để đạt tới tình yêu toàn thiện của Thiên Chúa, mọi tình yêu khác phải phù hợp với tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Từ đây bắt nguồn sự nhấn mạnh của thánh Gioan Thánh Giá trên sự cần thiết của việc thanh tẩy và dốc đổ nội tâm để được biến đổi trong Thiên Chúa, là mục đích duy nhất của sự hoàn thiện.
Sự thanh tẩy đó không hệ tại nơi việc thiếu thốn thể lý các sự vật hay việc sử dụng chúng; điều khiến cho linh hồn được trong trắng và tự do, trái lại, là loại bỏ mọi sự tùy thuộc sự vật một cách vô trật tự. Tất cả đều được đặt để trong Thiên Chúa như trung tâm và cứu cánh của cuộc sống. Tiến trình thanh tẩy mệt nhọc dĩ nhiên đòi hỏi cố gắng cá nhân, nhưng tác nhân chính là Thiên Chúa: tất cả những gì mà con người có thể làm là ”sẵn sàng”, là rộng mở cho hoạt động của Thiên Chúa và không gây chướng ngại cho hoạt động đó. Khi sống các nhân đức đối thần, con người tự nâng mình lên cao và trao ban giá trị cho dấn thân của mình.
Sau cùng, chúng ta tự hỏi vị thánh thần bí cao siêu này, với con đường gian khó hướng tới đỉnh trọn lành, còn có gì để nói với kitô hữu bình thường sống trong các trạng huống hằng ngày như chúng ta; hay người chỉ là gương mẫu cho một số linh hồn ưu tuyển có thể bước theo con đường thanh tẩy đó? Thật ra, cuộc sống của thánh Gioan Thánh Giá đã không phải là chuyện ”bay trên mây trên gió”, nhưng là cuộc sống rất khó khăn gian khổ, thực tế và cụ thể, trong việc cải cách dòng với biết bao nhiêu khó khăn chống đối, cũng như trong nhiệm vụ Bề trên tỉnh dòng, hay bị các tu sĩ khác giam tù, bị sỉ vả và hành hạ. Nhưng chính trong những lúc khổ đau khốn khó đó thánh nhân đã viết ra các tác phẩm đẹp nhất. Lộ trình với Chúa Giêsu cũng thế. ”Con Đường” không phải là cái gì khó khăn thêm vào gánh nặng cuộc sống thường ngày của chúng ta khiến cho nó nặng nề hơn, nhưng là một ánh sáng, một sức mạnh giúp chúng ta vác gánh nặng đó. Nếu một người có tình yêu trong chính mình, thì tình yêu sẽ cho họ đôi cánh giúp bay cao, và chịu đựng được một cách dễ dàng mọi khốn khó của đời sống, bởi vì nó đem theo một ánh sáng lớn: đó là đức tin, tin rằng chúng ta được Thiên Chúa yêu thương và để cho Thiên Chúa yêu thương chúng ta trong Đức Kitô Giêsu. Để cho Thiên Chúa yêu thương là ánh sáng giúp chúng ta vác gánh nặng mỗi ngày.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau rồi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước hàng ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 16-2-2011 trong đại thính đường Phaolô VI.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của một vị thánh thần bí khác, sống đồng thời với thánh nữ Terêxa thành Avila và là bạn tinh thần với chị: đó là thánh Gioan Thánh Giá, được Đức Giáo Hoàng Pio XI tuyên bố là Tiến Sĩ Giáo Hội năm 1926, và được gọi là ”Tiến sĩ thần bí”. Đức Thánh Cha nói về tiểu sử thánh nhân như sau:
Gioan Thánh Giá sinh năm 1542 trong ngôi làng nhỏ Fontiveros gần thành phố Avila, tại Vecchia Castiglia, là con ông Gonzalo de Yepes và bà Catalina Alvarez. Gia đình rất nghèo, vì thân phụ tuy là gốc thượng lưu, nhưng bị đuổi khỏi nhà và bị truất hữu hết tài sản vì đã lập gia đình với Catalina, là một thiếu nữ khiêm tốn làm nghề dệt tơ lụa. Mồ côi cha khi lên 9 tuổi Gioa cùng mẹ và em trai là Franxicô di cư về Medina del Campo, gần thành phố thương mại và văn hóa Valladolid. Tại đây Gioan theo học trường los Doctrinos và làm vài việc lặt vặt khiêm tốn cho các nữ tu của nhà thờ tu viện thánh nữ Madalena. Sau đó vì các đức tính nhân bản và kết qủa việc học hành, Gioan được thu nhận như là y tá trong nhà thương Concezione, rồi năm 18 tuổi gia nhập trường các cha dòng Tên, mới được thành lập tại Medina del Campo, và theo học các khoa nhân văn 3 năm gồm hùng biện và ngôn ngữ cổ điển. Sau thời gian đào tạo, Gioan nhận ra ơn gọi tu trì của mình và chọn dòng Camelô.
Năm 1563 thầy Gioan bắt đầu vào tập viện dòng Cát Minh và lấy tên dòng là Matthia. Năm sau đó thầy được gửi học 3 năm triết và nghệ thuật tại đại học Salamanca. Năm 1567 Gioan Thánh Giá thụ phong linh mục, và trở về Medina del Campo để cử thành thánh lễ mở tay trong tình thương mến của gia đình.
Chính tại đây cha gặp thánh nữ Terêxa Chúa Giêsu lần đầu tiên. Cuộc gặp gỡ trở thành định đoạt cho cả hai người. Chị Terexa Avila chia sẻ với vị linh mục trẻ chương trình canh tân dòng Cát Minh và đề nghị cha yểm trợ ”để sáng danh Chúa”. Cha Gioan Thánh Giá bị thu hút bởi lý tưởng đó và trở thành người nâng đỡ chị Terexa. Hai vị làm việc với nhau trong vài tháng trời, chia sẻ các lý tưởng và đề nghị để khai sinh ngôi nhà đầu tiên cho các Nam tu sĩ Cát Minh Nhặt phép ngày 28 tháng 12 năm 1568, tại Duruelo một nơi hẻo lánh trong tỉnh Avila. Gioan cùng 3 tu sĩ khác sống trong tu viện này. Khi canh tân lời khấn sống theo Luật đầu tiên dòng Cát Minh, bốn tu sĩ đổi tên; Gioan ấy tên là Gioan Thánh Giá. Cuối năm 1572 chị Têrêxa Avila xin cha Gioan Thánh Giá làm cha giải tội cho các nữ tu trong tu viện Nhập Thể Avila, nơi chị làm Bề Trên. Đó là các năm cộng tác và sống tình bạn tinh thần sâu xa làm giầu cho cả hai bên. Đây cũng là thời gian chị Têrêxa bắt đầu viết các tác phẩm quan trọng và cha Gioan Thánh Giá viết các tác phẩm đầu tiên của mình.
Việc chấp nhận cuộc cải cách đã gây ra nhiều đau khổ cho cha Gioan Thánh Giá. Năm 1577 cha bị cáo gian, bị bắt cóc và bị giam tù trong tu viện Cát Minh Toledo. Trong nhiều tháng trời cha chịu thiếu thốn và bị áp lực thể lý cũng như luân lý. Trong thời gian này cha sáng tác Thánh Thi Tinh Thần và nhiều bài thơ khác. Đêm 16 rạng ngày 17 năm 1578 cha trốn thoát được và ẩn nấp trong tu viện của các nữ tu Cát Minh Nhặt phép của thành phố.
Thánh nữ Têrêxa Avila và các nữ tu rất vui mừng vì cuộc giải thoát này. Sau khi nghỉ dưỡng sức một thời gian, cha Gioan Thánh Giá được chỉ định tới làm việc trong vùng Andalusa trong 10 năm trời tại nhiều tu viện khác nhau, nhất là tu viện Granada. Cha cũng giữ nhiều trách vụ quan trọng trong dòng cho tới trở thành Phó Giám tỉnh. Cha tiếp tục sáng tác, rồi trở về quê nhà trong chức vụ thành viên của Ban Tổng Quản gia đình Cát Minh Têrêxa được độc lập. Cha sống trong tu viện Cát Minh Segovia và trở thành Bề trên cộng đoàn này. Năm 1591 cha được chỉ định sang sống trong tỉnh dòng Mehicô. Nhưng trong khi cùng với 10 tu sĩ khác chuẩn bị cho chuyến đi xa này, cha bị bệnh nặng và qua đời đêm 13 rạng ngày 14 tháng 12 năm 1591. Xác cha được đưa về Segovia sau đó. Năm 1675 Đức Giáo Hoàng Clemente X chủ sự lễ phong Chân Phước cho cha và năm 1726 Đức Giáo Hoàng Biển Đức XIII tôn phong cha lên hàng Hiển Thánh.
Thánh Gioan Thánh Giá được coi như là một trong những thi sĩ trữ tình quan trọng nhất của nền văn chương Tây ban nha. Các tác phẩm lớn của thánh nhân gồm các cuốn: Lên Núi Camêlô, Đêm Tối, Thánh Thi Tinh Thần và Lửa Sống Động Của Tình Yêu.
Trong ”Thánh Thi Tinh Thần” thánh Gioan trình bầy con đường thanh tẩy linh hồn, nghĩa là việc chiếm hữu Thiên Chúa từ từ và tươi vui, cho tới khi linh hồn đến chỗ cảm nhận được rằng nó mến yêu Thiên Chúa với chính tình yêu nó được yêu mến. Tác phẩm ”Lửa Sống Sộng Của Tình Yêu” tiếp tục viễn tượng này, bằng cách miêu tả chi tiết hơn tình trạng kết hiệp biến đổi với Thiên Chúa. Thánh Gioan Thánh Giá dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh: giống như lửa cháy và thiêu đốt củi đến độ củi trở thành ngọn lửa, Chúa Thánh Thần cũng thiêu đốt và thanh tẩy linh hồn như thế trong đêm đen; với thời gian Người soi sáng và sưởi nóng nó như một ngọn lửa. Cuộc sống của linh hồn là một ngày lễ liên lỉ của Chúa Thánh Thần, là Đấng hé mở cho chúng ta thấy vinh quang của sự kết hiệp với Thiên Chúa trong sự vĩnh cửu.
Tác phẩm ”Lên Núi Camêlô” giới thiệu lộ trình thiêng liêng, từ quan điểm của sự thanh tẩy linh hồn từ từ, cần thết để leo lên đỉnh của sự hoàn thiện kitô được biểu tượng bằng đỉnh núi Camêlô. Sự thanh tẩy đó được đề nghị như một con đường phải đi, cộng tác với hoạt động của Thiên Chúa. Để đạt tới sự kết hiệp tình yêu với Thiên Chúa, sự thanh tẩy đó phải hoàn toàn bắt đầu với các giác quan, rồi tiếp tục với ba nhân đức đối thần tin cậy mến, thanh tẩy ý hướng, ký ức và ý chí con người. Tác phẩm ”Đêm Tối” miêu tả khía cạnh ”thụ động” hay sự can thiệp của Thiên Chúa trong tiến trình thanh tẩy linh hồn. Mục đích tất cả các tác phẩm là miêu tả con đường dẫn đưa tới sự thánh thiện, là tình trạng toàn thiện mà Thiên Chúa mời gọi tất cả mọi người chúng ta. Đối với Thánh Gioan Thánh Giá, mọi sự do Thiên Chúa tạo thành đều tốt lành. Qua các thụ tạo chúng ta có thể khám phá ra Đấng đã để lại dấu vết của Người nơi chúng. Nhưng đức tin là suối nguồn duy nhất được ban cho con ngưới để hiểu biết Thiên Chúa như Người là, như Thiên Chúa Duy Nhất Ba Ngôi. Tất cả những gì Thiên Chúa muốn thông truyền cho loài người Ngài đã làm qua Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể. Chúa Giêsu là con đường duy nhất và định đoạt dẫn đưa tới Chúa Cha (x. Ga 14,6).
Đề cập tới nét chính yếu trong tư tưởng của thánh Gioan Thánh Giá Đức Thánh Cha nói:
Bất cứ điều gì được tạo dựng nên đều là hư vô trước Thiên Chúa và không có gì có gía trị ngoài Thiên Chúa ra. Vì thế, kết qủa là để đạt tới tình yêu toàn thiện của Thiên Chúa, mọi tình yêu khác phải phù hợp với tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Từ đây bắt nguồn sự nhấn mạnh của thánh Gioan Thánh Giá trên sự cần thiết của việc thanh tẩy và dốc đổ nội tâm để được biến đổi trong Thiên Chúa, là mục đích duy nhất của sự hoàn thiện.
Sự thanh tẩy đó không hệ tại nơi việc thiếu thốn thể lý các sự vật hay việc sử dụng chúng; điều khiến cho linh hồn được trong trắng và tự do, trái lại, là loại bỏ mọi sự tùy thuộc sự vật một cách vô trật tự. Tất cả đều được đặt để trong Thiên Chúa như trung tâm và cứu cánh của cuộc sống. Tiến trình thanh tẩy mệt nhọc dĩ nhiên đòi hỏi cố gắng cá nhân, nhưng tác nhân chính là Thiên Chúa: tất cả những gì mà con người có thể làm là ”sẵn sàng”, là rộng mở cho hoạt động của Thiên Chúa và không gây chướng ngại cho hoạt động đó. Khi sống các nhân đức đối thần, con người tự nâng mình lên cao và trao ban giá trị cho dấn thân của mình.
Sau cùng, chúng ta tự hỏi vị thánh thần bí cao siêu này, với con đường gian khó hướng tới đỉnh trọn lành, còn có gì để nói với kitô hữu bình thường sống trong các trạng huống hằng ngày như chúng ta; hay người chỉ là gương mẫu cho một số linh hồn ưu tuyển có thể bước theo con đường thanh tẩy đó? Thật ra, cuộc sống của thánh Gioan Thánh Giá đã không phải là chuyện ”bay trên mây trên gió”, nhưng là cuộc sống rất khó khăn gian khổ, thực tế và cụ thể, trong việc cải cách dòng với biết bao nhiêu khó khăn chống đối, cũng như trong nhiệm vụ Bề trên tỉnh dòng, hay bị các tu sĩ khác giam tù, bị sỉ vả và hành hạ. Nhưng chính trong những lúc khổ đau khốn khó đó thánh nhân đã viết ra các tác phẩm đẹp nhất. Lộ trình với Chúa Giêsu cũng thế. ”Con Đường” không phải là cái gì khó khăn thêm vào gánh nặng cuộc sống thường ngày của chúng ta khiến cho nó nặng nề hơn, nhưng là một ánh sáng, một sức mạnh giúp chúng ta vác gánh nặng đó. Nếu một người có tình yêu trong chính mình, thì tình yêu sẽ cho họ đôi cánh giúp bay cao, và chịu đựng được một cách dễ dàng mọi khốn khó của đời sống, bởi vì nó đem theo một ánh sáng lớn: đó là đức tin, tin rằng chúng ta được Thiên Chúa yêu thương và để cho Thiên Chúa yêu thương chúng ta trong Đức Kitô Giêsu. Để cho Thiên Chúa yêu thương là ánh sáng giúp chúng ta vác gánh nặng mỗi ngày.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau rồi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Nguyên văn Sứ điệp ĐTC Biển Đức 16 nhân Ngày Ơn Gọi 48
LM Trần Đức Anh OP chuyển ý
13:42 16/02/2011
VATICAN -. Như chúng tôi đã đưa tin, hôm 10-2-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã cho phổ biến Sứ điệp của Ngài nhân Ngày Thế Giới lần thứ 48 sẽ cử hành vào chúa nhật 15-5 tới đây với chủ đề ”Đề nghị ơn gọi trong Giáo Hội địa phương”. Trong sứ điệp, ĐTC tha thiết kêu gọi toàn thể Giáo Hội động viên cầu nguyện và đẩy mạnh việc mục vụ ơn gọi Linh Mục và đời sống thánh hiến. Sau đây là nguyên văn Sứ điệp của ĐTC. Ngài viết:
Anh chị em thân mến,
Ngày Thế Giới lần thứ 48 cầu cho ơn gọi sẽ được cử hành vào ngày 15-5-2011, Chúa nhật thứ 4 Phục Sinh, mời gọi chúng ta suy tư về đề tài: ”Đề nghị ơn gọi trong Giáo Hội địa phương”. Cách đây 70 năm, Đấng Đáng Kính Piô 12 đã thiết lập ”Các Hội Giáo Hoàng về ơn gọi Linh Mục”. Tiếp theo đó, các hội tương tự đã được các Giám Mục thành lập trong nhiều giáo phận, do các Linh Mục và giáo dân linh hoạt, đáp lại lời mời gọi của Vị Mục Tử Nhân Lành, khi ”thấy đám đông, Người chạnh lòng thương, vì Ảhọ mỏi mệt và kiệt lực như đoàn chiên không có mục tử”, và Chúa nói: ”Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Vì vậy, các con hãy cầu xin Chủ mùa gặt sau nhiều thợ đến trong ruộng của Người” (Mt 9,36-38).
Nghệ thuật cổ võ và chăm sóc ơn gọi tìm được một điểm tham chiếu rạng ngời trong những trang Tin Mừng, qua đó Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ theo Ngài và giáo dục họ trong tình yêu thương ân cần. Đối tượng đặc biệt được chúng ta chú ý, đó là cách thức Chúa gọi những cộng tác viên thân cận nhất của Ngài loan báo Nước Thiên Chúa (Xc Lc 10,9). Trước hết, ta thấy rõ hành động đầu tiên của Ngài là cầu nguyện cho họ: trước khi gọi họ, Chúa Giêsu cầu nguyện một mình ban đêm và lắng nghe thánh ý Chúa Cha (Xc Lc 6,12), trong một thái độ khổ chế nội tâm vượt lên trên những điều thường nhật. Ơn gọi của các môn đệ nảy sinh chính trong cuộc chuyện vãn thân mật của Chúa Giêsu với Chúa Cha. Ơn gọi vào sứ vụ Linh Mục và đời sống thánh hiên trước tiên là thành quả cuộc một cuộc tiếp xúc liên lỷ với Thiên Chúa hằng sống và của lời cầu nguyện tha thiết dâng lên ”Chủ mùa gặt”, trong các cộng đoàn giáo xứ, cũng như trong các gia đình Kitô, hoặc trong các nhóm cho ơn gọi.
Vào đầu đời sống công khai, Chúa đã gọi một số ngư phủ, đang chăm chú làm việc bên bờ hồ Galilea: ”Hãy đến theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những người đánh cá người” (Mt 4,19). Ngài đã tỏ cho họ sứ mạng cứu thế qua nhiều ”dấu lạ” chứng tỏ tình thương của Ngài đối với loài người và hồng ân từ bi của Chúa Cha; Ngài đã dạy họ bằng lời nói và bằng cuộc sống để họ sẵn sàng trở thành những người tiếp nối công trình cứu độ của Ngài; sau cùng, ”khi biết đã đến giờ từ giã thế gian này về cùng Cha” (Ga 13,1), Ngài đã ủy thác cho họ nghi lễ tưởng niệm cái chết và sự sống lại của Ngài, và trước khi được nâng lên Trời, Ngài đã sai họ đi khắp thế gian với mệnh lệnh: ”Vậy các con hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ của Thầy” (Mt 28,19).
Đó là một đề nghị có nhiều đòi hỏi và cũng đầy phấn khởi, đề nghị mà Chúa Giêsu đưa ra với những người mà Ngài nói: ”Hãy theo tôi!”: Ngài mời gọi họ đi vào tình bạn của ngài, lắng nghe kề cận Lời Ngài và sống với Ngài; Ngài dạy họ hiến thân tận tụy với Thiên Chúa và truyền bá Nước Ngài theo qui luật Tin Mừng: ”Nếu hạt lúa, rơi xuống đất, mà không chết đi thì nó trơ trọi một mình; trái lại nếu nó chết đi, thì sinh nhiều bông hạt” (Ga 12,24); Ngài mời gọi họ hãy ra khỏi ý chí khép kín, khỏi ý tưởng tự mãn của họ để dấn mình vào một ý chí khác, là thánh ý Chúa và để cho ý Chúa hướng dẫn; Ngài làm cho họ sống một tình huynh đệ, nảy sinh từ thái độ hoàn toàn sẵn sàng đối với Thiên Chúa (Xc Mt 12,49-50) và trở thành một nét đặc biệt của cộng đoàn Chúa Giêsu: ”Cứ dấu này mà mọi người biết các con là môn đệ của Thầy, đó là các con yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Ngày nay cũng vậy, việc theo Chúa Kitô đòi hỏi nhiều cố gắng; có nghĩa là học cách luôn nhìn về Chúa Giêsu, nhận biết Ngài trong cuộc sống thân mật, lắng nghe Ngài qua Lời Chúa và gặp gỡ Ngài trong các bí tích; có nghĩa là học cách làm cho ý mình phù hợp với ý Chúa. Đây thực là một trường đào tạo đích thực cho những người chuẩn bị thi hành sứ vụ linh mục và đời sống thánh hiến, dưới sự hướng dẫn của giáo quyền liên hệ. Trong mọi mùa của cuộc sống, Chúa không quên kêu gọi chia sẻ sứ mạng của Ngài và phụng sự Giáo Hội của Ngài trong thừa tác vụ thánh chức và trong đời sống thánh hiến, và Giáo Hội ”được kêu gọi bảo tồn, quí chuộng và yêu mến hồng ân ấy: Giáo Hội có trách nhiệm về việc nảy sinh và tăng trưởng các ơn gọi linh mục” (G.P II, Tông Huấn hậu THĐGHM Pastores davo vobis, 41). Đặc biệt thời nay, tiếng nói của Chúa dường như bị bóp nghẹt vì ”những tiếng nói khác” và đề nghị theo Ngài bằng cách hiến trọn cuộc sống dường như quá khó khăn, mỗi cộng đoàn Kitô, mỗi tín hữu, phải ý thức đảm nhận trách vụ cổ võ ơn gọi. Điều quan trọng là khích lệ và nâng đỡ những người tỏ ra có những dấu hiệu rõ ràng được gọi vào đời sống linh mục và đời sống tu trì, để họ cảm thấy sự nồng nhiệt của toàn thể cộng đoàn khi họ thưa ”xin vâng” đối với Thiên Chúa và Giáo Hội. Chính tôi cũng khuyến khích họ như tôi đã làm với những người quyết định vào chủng viện và tôi đã viết cho họ: ”Các con có lý khi làm như vậy, vì con người sẽ luôn cần đến Thiên Chúa, cả trong thời đại bị kỹ thuật thống trị thế giới và hoàn cầu hóa: họ cần đến vị Thiên Chúa đã tỏ mình ra trong Đức Giêsu Kitô và tập hợp chúng ta trong Giáo Hội hoàn vũ, để học cùng Ngài và nhờ Ngài được sự sống thực, và làm cho các tiêu chuẩn của nhân loại đích thực được hiện diện và hữu hiệu (Thư gửi các chủng sinh, 18-10-2010)
Điều cần thiết là mỗi Giáo Hội địa phương ngày càng phải nhạy cảm và quan tâm hơn đến việc mục vụ ơn gọi, giáo dục ở các cấp độ, gia đình, giáo xứ, hội đoàn, nhất là những người trẻ nam nữ, - như Chúa Giêsu đã làm với các môn đệ - để họ làm cho tình bạn chân thành và yêu thương của họ với Chúa được tăng trưởng, được vun trồng trong kinh nguyện bản thân và phụng vụ, học cách chăm chú lắng nghe Lời Chúa một cách hiệu quả, ngày càng làm quen với Kinh Thánh; cần giúp họ hiểu rằng việc sống theo thánh ý Chúa không hề hủy hoại và không phá hủy con người, nhưng giúp con người khám phá và theo đuổi sự thật sâu xa nhất về bản thân; sống tinh thần nhưng không và huynh đệ trong quan hệ với tha nhân, vì chỉ khi nào chúng ta cởi mở đối với tình yêu Thiên Chúa thì mới tìm được niềm vui đích thực và hoàn toàn làm cho những khát vọng của mình được mãn nguyện. ”Đề nghị ơn gọi trong Giáo Hội địa phương” có nghĩa là dùng một nền mục vụ ơn gọi ân cần và thích hợp để chỉ dẫn con đường theo Chúa Kitô với tất cả những cố gắng và đòi hỏi đi kèm. Con đường này có ý nghĩa phong phú và có thể bao trùm trọn cuộc sống”.
Anh em thân mến trong hàng Giám Mục, tôi đặc biệt ngỏ lời với anh em. Để sứ mạng cứu độ của anh em trong Chúa Kitô được tiếp tục và phổ biến, điều quan trọng là ”gia tăng tối đa các ơn gọi linh mục và tu sĩ, đặc biệt là các ơn gọi thừa sai” (Christus Dominus, 15). Chúa đang cần sự cộng tác của anh em để những lời kêu gọi của Ngài đi tới tâm hồn những người mà Ngài tuyển chọn. Anh em hãy quan tâm chọn những người hoạt động trong Trung Tâm ơn gọi của giáo phận, là phương tiện quí giá để cổ võ và tổ chức việc mục vụ ơn gọi, cũng như cổ võ việc cầu nguyên để nâng đỡ việc mục vụ ơn gọi và bảo đảm hiệu năng của công tác này. Anh em Giám Mục thân mến, tôi cũng muốn nhắc nhở anh em lo lắng cho Giáo Hội hoàn vũ qua việc phân phối đồng đều các linh mục trên thế giới. Thái độ sẵn sàng này là một phúc lành cho chính cộng đoàn giáo phận của các Giám Mục ấy và là một chứng tá đối với các tín hữu về sứ vụ tư tế, quảng đại cởi mở đối với các nhu cầu của toàn thể Giáo Hội”.
Công đồng chung Vatican 2 đã nhắc nhở rõ ràng rằng ”nghĩa vụ làm gia tăng ơn gọi linh mục là điều thuộc về toàn thể cộng đoàn Kitô. Cộng đoàn có nghĩa vụ chu toàn công tác này nhất là bằng đời sống Kitô hoàn hảo” (Optatam totius, 2). Vì thế, tôi muốn gửi lời chào huynh đệ đặc biệt và khích lệ đến những người đang cộng tác bằng nhiều cách với các linh mục trong các giáo xứ. Đặc biệt tôi ngỏ lời với những người có thể đóng góp phần của mình cho việc mục vụ ơn gọi: các Linh Mục, các gia đình, giáo lý viên, các linh hoạt viên. Với các Linh Mục, tôi nhắn nhủ các vị hãy có khả năng làm chứng về sự hiệp thông với Đức Giám Mục và các anh em Linh Mục khác, tạo nên một môi trường thuận lợi sinh động giúp nảy sinh các ơn gọi Linh Mục. Các gia đình hãy để cho ”tinh thần đức tin, cậy, mến và lòng đạo đức linh hoạt” (ibid.), có khả năng giúp con cái quảng đại đón nhận ơn gọi Linh Mục và đời sống thánh hiến. Các giáo lý viên, cũng như các linh hoạt viên của các hội đoàn Công Giáo và phong trào Giáo Hội hãy giúp chăm sóc người trẻ được ủy thác cho mình làm sao để họ khám phá ra ơn gọi của Chúa và hăng hái bước theo ơn gọi ấy.
Anh chị em thân mến, sự dấn thân của anh chị em trong việc cổ võ và chăm sóc ơn gọi được ý nghĩa sung mãn và có hiệu năng về mục vụ khi được thực hiện trong sự hiệp nhất với Giáo Hội và nhắm phục vụ tình hiệp thông. Chính vì thế, mỗi lúc trong đời sống cộng đoàn Giáo Hội - khi giảng dạy giáo lý, các cuộc gặp gỡ huấn luyện, cầu nguyện phụng vụ, hành hương tại các đền thánh, là một cơ hội quí giá để khơi dậy trong Dân Chúa, đặc biệt nơi những người nhỏ bé nhất và người trẻ, ý thức mình thuộc về Giáo Hội và trách nhiệm phải đáp lại ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến, được thực hiện trong sự chọn lựa tự do và ý thức.
Khả năng vun trồng ơn gọi chính là dấu hiệu đặc biệt chứng tỏ sức sinh động của một Giáo Hội địa phương. Chúng ta hãy tín thác và nài nỉ khẩn cầu ơn phù trợ của Đức Trinh Nữ Maria, để nhờ tấm gương của Mẹ đón nhận kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa và nhờ lời chuyển cầu hiệu nghiệm của Mẹ, giữa lòng mỗi cộng đoàn đều có sự sẵn sàng thưa ”xin vâng” đối với Chúa là Đấng luôn kêu gọi những người thợ mới vào làm việc trong mùa gặt của Ngài. Với lời cầu chúc ấy, tôi thành tâm ban Phép Lành Tòa Thánh cho tất cả mọi người.
Vatican ngày 15 tháng 11 năm 2010
+ Biển Đức 16, Giáo Hoàng
Anh chị em thân mến,
Ngày Thế Giới lần thứ 48 cầu cho ơn gọi sẽ được cử hành vào ngày 15-5-2011, Chúa nhật thứ 4 Phục Sinh, mời gọi chúng ta suy tư về đề tài: ”Đề nghị ơn gọi trong Giáo Hội địa phương”. Cách đây 70 năm, Đấng Đáng Kính Piô 12 đã thiết lập ”Các Hội Giáo Hoàng về ơn gọi Linh Mục”. Tiếp theo đó, các hội tương tự đã được các Giám Mục thành lập trong nhiều giáo phận, do các Linh Mục và giáo dân linh hoạt, đáp lại lời mời gọi của Vị Mục Tử Nhân Lành, khi ”thấy đám đông, Người chạnh lòng thương, vì Ảhọ mỏi mệt và kiệt lực như đoàn chiên không có mục tử”, và Chúa nói: ”Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Vì vậy, các con hãy cầu xin Chủ mùa gặt sau nhiều thợ đến trong ruộng của Người” (Mt 9,36-38).
Nghệ thuật cổ võ và chăm sóc ơn gọi tìm được một điểm tham chiếu rạng ngời trong những trang Tin Mừng, qua đó Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ theo Ngài và giáo dục họ trong tình yêu thương ân cần. Đối tượng đặc biệt được chúng ta chú ý, đó là cách thức Chúa gọi những cộng tác viên thân cận nhất của Ngài loan báo Nước Thiên Chúa (Xc Lc 10,9). Trước hết, ta thấy rõ hành động đầu tiên của Ngài là cầu nguyện cho họ: trước khi gọi họ, Chúa Giêsu cầu nguyện một mình ban đêm và lắng nghe thánh ý Chúa Cha (Xc Lc 6,12), trong một thái độ khổ chế nội tâm vượt lên trên những điều thường nhật. Ơn gọi của các môn đệ nảy sinh chính trong cuộc chuyện vãn thân mật của Chúa Giêsu với Chúa Cha. Ơn gọi vào sứ vụ Linh Mục và đời sống thánh hiên trước tiên là thành quả cuộc một cuộc tiếp xúc liên lỷ với Thiên Chúa hằng sống và của lời cầu nguyện tha thiết dâng lên ”Chủ mùa gặt”, trong các cộng đoàn giáo xứ, cũng như trong các gia đình Kitô, hoặc trong các nhóm cho ơn gọi.
Vào đầu đời sống công khai, Chúa đã gọi một số ngư phủ, đang chăm chú làm việc bên bờ hồ Galilea: ”Hãy đến theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những người đánh cá người” (Mt 4,19). Ngài đã tỏ cho họ sứ mạng cứu thế qua nhiều ”dấu lạ” chứng tỏ tình thương của Ngài đối với loài người và hồng ân từ bi của Chúa Cha; Ngài đã dạy họ bằng lời nói và bằng cuộc sống để họ sẵn sàng trở thành những người tiếp nối công trình cứu độ của Ngài; sau cùng, ”khi biết đã đến giờ từ giã thế gian này về cùng Cha” (Ga 13,1), Ngài đã ủy thác cho họ nghi lễ tưởng niệm cái chết và sự sống lại của Ngài, và trước khi được nâng lên Trời, Ngài đã sai họ đi khắp thế gian với mệnh lệnh: ”Vậy các con hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ của Thầy” (Mt 28,19).
Đó là một đề nghị có nhiều đòi hỏi và cũng đầy phấn khởi, đề nghị mà Chúa Giêsu đưa ra với những người mà Ngài nói: ”Hãy theo tôi!”: Ngài mời gọi họ đi vào tình bạn của ngài, lắng nghe kề cận Lời Ngài và sống với Ngài; Ngài dạy họ hiến thân tận tụy với Thiên Chúa và truyền bá Nước Ngài theo qui luật Tin Mừng: ”Nếu hạt lúa, rơi xuống đất, mà không chết đi thì nó trơ trọi một mình; trái lại nếu nó chết đi, thì sinh nhiều bông hạt” (Ga 12,24); Ngài mời gọi họ hãy ra khỏi ý chí khép kín, khỏi ý tưởng tự mãn của họ để dấn mình vào một ý chí khác, là thánh ý Chúa và để cho ý Chúa hướng dẫn; Ngài làm cho họ sống một tình huynh đệ, nảy sinh từ thái độ hoàn toàn sẵn sàng đối với Thiên Chúa (Xc Mt 12,49-50) và trở thành một nét đặc biệt của cộng đoàn Chúa Giêsu: ”Cứ dấu này mà mọi người biết các con là môn đệ của Thầy, đó là các con yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Ngày nay cũng vậy, việc theo Chúa Kitô đòi hỏi nhiều cố gắng; có nghĩa là học cách luôn nhìn về Chúa Giêsu, nhận biết Ngài trong cuộc sống thân mật, lắng nghe Ngài qua Lời Chúa và gặp gỡ Ngài trong các bí tích; có nghĩa là học cách làm cho ý mình phù hợp với ý Chúa. Đây thực là một trường đào tạo đích thực cho những người chuẩn bị thi hành sứ vụ linh mục và đời sống thánh hiến, dưới sự hướng dẫn của giáo quyền liên hệ. Trong mọi mùa của cuộc sống, Chúa không quên kêu gọi chia sẻ sứ mạng của Ngài và phụng sự Giáo Hội của Ngài trong thừa tác vụ thánh chức và trong đời sống thánh hiến, và Giáo Hội ”được kêu gọi bảo tồn, quí chuộng và yêu mến hồng ân ấy: Giáo Hội có trách nhiệm về việc nảy sinh và tăng trưởng các ơn gọi linh mục” (G.P II, Tông Huấn hậu THĐGHM Pastores davo vobis, 41). Đặc biệt thời nay, tiếng nói của Chúa dường như bị bóp nghẹt vì ”những tiếng nói khác” và đề nghị theo Ngài bằng cách hiến trọn cuộc sống dường như quá khó khăn, mỗi cộng đoàn Kitô, mỗi tín hữu, phải ý thức đảm nhận trách vụ cổ võ ơn gọi. Điều quan trọng là khích lệ và nâng đỡ những người tỏ ra có những dấu hiệu rõ ràng được gọi vào đời sống linh mục và đời sống tu trì, để họ cảm thấy sự nồng nhiệt của toàn thể cộng đoàn khi họ thưa ”xin vâng” đối với Thiên Chúa và Giáo Hội. Chính tôi cũng khuyến khích họ như tôi đã làm với những người quyết định vào chủng viện và tôi đã viết cho họ: ”Các con có lý khi làm như vậy, vì con người sẽ luôn cần đến Thiên Chúa, cả trong thời đại bị kỹ thuật thống trị thế giới và hoàn cầu hóa: họ cần đến vị Thiên Chúa đã tỏ mình ra trong Đức Giêsu Kitô và tập hợp chúng ta trong Giáo Hội hoàn vũ, để học cùng Ngài và nhờ Ngài được sự sống thực, và làm cho các tiêu chuẩn của nhân loại đích thực được hiện diện và hữu hiệu (Thư gửi các chủng sinh, 18-10-2010)
Điều cần thiết là mỗi Giáo Hội địa phương ngày càng phải nhạy cảm và quan tâm hơn đến việc mục vụ ơn gọi, giáo dục ở các cấp độ, gia đình, giáo xứ, hội đoàn, nhất là những người trẻ nam nữ, - như Chúa Giêsu đã làm với các môn đệ - để họ làm cho tình bạn chân thành và yêu thương của họ với Chúa được tăng trưởng, được vun trồng trong kinh nguyện bản thân và phụng vụ, học cách chăm chú lắng nghe Lời Chúa một cách hiệu quả, ngày càng làm quen với Kinh Thánh; cần giúp họ hiểu rằng việc sống theo thánh ý Chúa không hề hủy hoại và không phá hủy con người, nhưng giúp con người khám phá và theo đuổi sự thật sâu xa nhất về bản thân; sống tinh thần nhưng không và huynh đệ trong quan hệ với tha nhân, vì chỉ khi nào chúng ta cởi mở đối với tình yêu Thiên Chúa thì mới tìm được niềm vui đích thực và hoàn toàn làm cho những khát vọng của mình được mãn nguyện. ”Đề nghị ơn gọi trong Giáo Hội địa phương” có nghĩa là dùng một nền mục vụ ơn gọi ân cần và thích hợp để chỉ dẫn con đường theo Chúa Kitô với tất cả những cố gắng và đòi hỏi đi kèm. Con đường này có ý nghĩa phong phú và có thể bao trùm trọn cuộc sống”.
Anh em thân mến trong hàng Giám Mục, tôi đặc biệt ngỏ lời với anh em. Để sứ mạng cứu độ của anh em trong Chúa Kitô được tiếp tục và phổ biến, điều quan trọng là ”gia tăng tối đa các ơn gọi linh mục và tu sĩ, đặc biệt là các ơn gọi thừa sai” (Christus Dominus, 15). Chúa đang cần sự cộng tác của anh em để những lời kêu gọi của Ngài đi tới tâm hồn những người mà Ngài tuyển chọn. Anh em hãy quan tâm chọn những người hoạt động trong Trung Tâm ơn gọi của giáo phận, là phương tiện quí giá để cổ võ và tổ chức việc mục vụ ơn gọi, cũng như cổ võ việc cầu nguyên để nâng đỡ việc mục vụ ơn gọi và bảo đảm hiệu năng của công tác này. Anh em Giám Mục thân mến, tôi cũng muốn nhắc nhở anh em lo lắng cho Giáo Hội hoàn vũ qua việc phân phối đồng đều các linh mục trên thế giới. Thái độ sẵn sàng này là một phúc lành cho chính cộng đoàn giáo phận của các Giám Mục ấy và là một chứng tá đối với các tín hữu về sứ vụ tư tế, quảng đại cởi mở đối với các nhu cầu của toàn thể Giáo Hội”.
Công đồng chung Vatican 2 đã nhắc nhở rõ ràng rằng ”nghĩa vụ làm gia tăng ơn gọi linh mục là điều thuộc về toàn thể cộng đoàn Kitô. Cộng đoàn có nghĩa vụ chu toàn công tác này nhất là bằng đời sống Kitô hoàn hảo” (Optatam totius, 2). Vì thế, tôi muốn gửi lời chào huynh đệ đặc biệt và khích lệ đến những người đang cộng tác bằng nhiều cách với các linh mục trong các giáo xứ. Đặc biệt tôi ngỏ lời với những người có thể đóng góp phần của mình cho việc mục vụ ơn gọi: các Linh Mục, các gia đình, giáo lý viên, các linh hoạt viên. Với các Linh Mục, tôi nhắn nhủ các vị hãy có khả năng làm chứng về sự hiệp thông với Đức Giám Mục và các anh em Linh Mục khác, tạo nên một môi trường thuận lợi sinh động giúp nảy sinh các ơn gọi Linh Mục. Các gia đình hãy để cho ”tinh thần đức tin, cậy, mến và lòng đạo đức linh hoạt” (ibid.), có khả năng giúp con cái quảng đại đón nhận ơn gọi Linh Mục và đời sống thánh hiến. Các giáo lý viên, cũng như các linh hoạt viên của các hội đoàn Công Giáo và phong trào Giáo Hội hãy giúp chăm sóc người trẻ được ủy thác cho mình làm sao để họ khám phá ra ơn gọi của Chúa và hăng hái bước theo ơn gọi ấy.
Anh chị em thân mến, sự dấn thân của anh chị em trong việc cổ võ và chăm sóc ơn gọi được ý nghĩa sung mãn và có hiệu năng về mục vụ khi được thực hiện trong sự hiệp nhất với Giáo Hội và nhắm phục vụ tình hiệp thông. Chính vì thế, mỗi lúc trong đời sống cộng đoàn Giáo Hội - khi giảng dạy giáo lý, các cuộc gặp gỡ huấn luyện, cầu nguyện phụng vụ, hành hương tại các đền thánh, là một cơ hội quí giá để khơi dậy trong Dân Chúa, đặc biệt nơi những người nhỏ bé nhất và người trẻ, ý thức mình thuộc về Giáo Hội và trách nhiệm phải đáp lại ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến, được thực hiện trong sự chọn lựa tự do và ý thức.
Khả năng vun trồng ơn gọi chính là dấu hiệu đặc biệt chứng tỏ sức sinh động của một Giáo Hội địa phương. Chúng ta hãy tín thác và nài nỉ khẩn cầu ơn phù trợ của Đức Trinh Nữ Maria, để nhờ tấm gương của Mẹ đón nhận kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa và nhờ lời chuyển cầu hiệu nghiệm của Mẹ, giữa lòng mỗi cộng đoàn đều có sự sẵn sàng thưa ”xin vâng” đối với Chúa là Đấng luôn kêu gọi những người thợ mới vào làm việc trong mùa gặt của Ngài. Với lời cầu chúc ấy, tôi thành tâm ban Phép Lành Tòa Thánh cho tất cả mọi người.
Vatican ngày 15 tháng 11 năm 2010
+ Biển Đức 16, Giáo Hoàng
Trung Đông trước ngả ba đường
Trần Mạnh Trác
17:31 16/02/2011
Khi Tổng Thống Mubarak phải từ chức sau 30 năm cầm quyền, người ta nghĩ rằng cuộc Cách Mạng Hoa Lài bắt đầu ở Tunisia sẽ không dừng lại được nữa và sẽ lây lan khắp vùng Trung Đông.
Có hai giòng tư tưởng đồn đóan về tương lai của vùng này.
Trung Đông sẽ trở thành một Caliphate*?
(*Caliphate = Đất cai trị của người kế thừa Mohamet.)
Nhiều quan sát viên 'bảo thủ' đã đưa ra những tư tưởng bi quan:
Các quốc gia Dân Chủ vì quen có đối lập cho nên thay đổi một chính phủ thường không đưa đến bất ổn. Các quốc gia Trung Đông không có đối lập, những phong trào phản kháng không có người dẫn đầu, sự sụp đổ chính phủ có thể đưa những quốc gia này vào một cuộc tranh giành quyền lực lâu dài kiểu 'sứ quân' mà kết cuộc sau cùng sẽ giúp đạo Hồi thiết lập những chính thể thần quyền theo kiểu Iran.
Có vẻ như Hoa Kỳ đang sử dụng lại bài bản (play book) của những năm '1963' từ Việt Nam hoặc từ cuộc chiến Iraq để áp dụng cho Ai Cập, nghĩa là dựa vào quân đội và viện trợ để dựng nước (nation building).
Cái 'vết xe đổ' của chính sách đối ngọai Hoa Kỳ là sự không bền vững. 'Triều đại' của một Tổng Thống chỉ kéo dài 8 năm không đủ kết thúc một cái kế lớn lao về sự 'trồng người,' (Bách niên chi kế mạc như thụ nhân, Quản Trọng.) Ai cũng hiểu như vậy, cho nên những người 'bạn' của Hoa Kỳ thường không phải là 'bạn chí tình'.
Riêng đối với thành phần Kitô hữu thì sự bất an tại Trung Đông nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự sống còn của họ.
Kitô giáo nói chung vẫn bị coi là thế lực thù địch của Hồi Giáo. Trong lúc ổn định, Kitô hữu được an toàn một cách tương đối, nhưng khi biến lọan, thừa nước đục thả câu, những nhóm Hồi Giáo cực đoan thường thực hiện những âm mưu để tiêu diệt họ.
Một người trong cuộc, đức Tổng Giám Mục Louis Sako của giáo phận Kirkuk, Iraq, lên tiếng cảnh báo rằng "Người Phương Tây không có khả năng hiểu được đầy đủ về mối đe dọa của 'sự trỗi dậy' (Awakening) của Hồi Giáo tại Trung Đông"
Ngài giải thích rằng Phương Tây có ý niệm phân cách giữa Nhà Nước và Tôn Giáo, nhưng tại Trung Đông chính trị và tôn giáo trộn lẫn với nhau. Ở đây người ta hiểu Phương Tây đồng nghĩa với Thiên Chúa Giáo, và bất kỳ điều gì một nước Tây Phương làm, từ đòi hỏi nhân quyền cho phụ nữ cho đến hí họa về Mohamet, đều là một âm mưu 'Thập Tự Chiến' do Vatican bày ra.
Vùng Trung Đông là một thuở đất mầu mỡ cho những lời tuyên truyền như thế, "vì vậy chúng ta không nên đánh giá thấp khả năng của những nhóm Hồi giáo quá khích", Ngài nói thêm.
Được biết giáo phận của đức Tổng Giám mục Sako đã là nạn nhân của nhiều biến cố bạo lực cực đoan. Mới đây 9 Kitô hữu đã bị sát hại cùng với 104 người bị thương khác tại Kirkuk.
Đức Tổng Giám mục tỏ ý lo sợ cho tương lai của Ai Cập, là nó có thể trở thành "một nước Iraq mới."
Trung Đông sẽ trở thành Tây Phương?
Trái ngược với cái nhìn bi quan trên, một giòng tư tưởng khác có mầu sắc lạc quan hơn:
Cho tới nay thì những biểu tình tại Trung Đông đều tập trung vào những khiếu nại về điều kiện chính trị xã hội kinh tế chứ không phải vì tôn giáo hay sắc tộc.
Nhờ tiếp cận với thế giới bên ngòai, nhờ kỹ thuật truyền thông mới rẻ vững chắc mà chính phủ không có cách kiểm sóat hữu hiệu, người dân đã đạt sự hiểu biết hơn về thế giới bên ngòai, họ có thể điều động nhau để đột xuất biểu tình với một số lượng khổng lồ, cho nên một nhà nước chuyên chế không còn khả năng để lừa dối hoặc đàn áp như xưa.
Những mạng lưới xã hội và điện thọai cầm tay tỏ ra là những vũ khí mới có sức mạnh kinh hồn.
Người ta sẽ bàn cãi lâu dài về tầm quan trọng của lọai vũ khí này. Có vẻ như nó không gây tác hại ở các nước Dân Chủ bởi vì tiếng nói chính thức của chính quyền trên các phương tiện truyền thống (Radio, TV, báo chí) còn được tin cậy, nhưng ở các nước độc tài chuyên chế, sự tuyên truyền của nhà nước không còn được ai tin, hoặc bị diễn giải ngược lại.
Những tổ chức như Huynh Đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhood) hoặc những quốc gia qúa khích như Iran cũng đang lâm vào thế bị động trước tình thế mới và cũng như Hoa Kỳ và Phương Tây, phản ứng một cách vụng về.
Mới đây âm mưu cướp công của Iran đã bị nổ hậu (backfire) tại chính nước họ. Được biết ngay sau khi Ayatollah Ali Khamenei, vị đạo trưởng tối cao của Iran, tuyên bố rằng cuộc biểu tình ở Ai Cập là một 'sự trỗi dậy của Hồi Giáo' nối tiếp cuộc cách mạng của Iran, thì những nhóm đối lập trong nước đã lập tức xin phép biểu tình để ủng hộ dân Ai Cập 'thể theo quan điểm của chính phủ,' và lố bịch thay...đã bị từ chối. Từ đó đến nay Iran đã bắt giữ đối lập, hạn chế thông tin, đàn áp biểu tình và phá rối đám ma để ngăn cản không cho người dân ủng hộ tiếng nói của... 'chính phủ'!
Tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo hình như hiểu được cái thế đứng khó khăn mới cho nên đã khiêm nhường mô tả cuộc nổi dậy của Ai Cập là một cuộc nổi dậy đòi Dân Chủ và tuyên bố theo đuổi mục tiêu đó.
Như vậy thì thế giới Hồi Giáo có thể đang ở trong một trạng thái 'trỗi dậy' (Awakening) của tinh thần Dân Chủ Thế Tục. Là cuộc cách mạng kiểu Tây Phương (Western Revolution) mà người Hồi Giáo đã đi trễ khỏang 200 năm.
Những tin tức của cơ quan truyền thông Công Giáo Agenzia Fides từ các nhà truyền giáo dòng Comboni bên trong Ai Cập cung cấp nhiều bằng chứng cho lập luận trên, thí dụ như cha Luciano Verdoscia, đang truyền giáo tại khu ổ chuột Mansheya, cho biết ưu tiên của người dân bây giờ là Kinh Tế và Dân chủ chứ không phải là Tôn Giáo. Điều này giải thích những sự kiện tích cực đã xảy ra tại quảng trường Tahrir (Giài Phóng). Những người Kitô giáo Coptic đã bảo vệ một đền thờ Hồi Giáo khỏi bị cướp phá và đổi lại người Hồi Giáo đã bảo vệ an ninh cho một thánh lễ tại quảng trường Tahrir.
Chỉ là một điểm khởi đầu.
Thực ra khó có ai có thể quả quyết sự gì sẽ xảy ra ngày mai ở Trung Đông, mọi biến cố đều có vẻ đột phát, quá khích, say sưa, là những dấu hiệu của hiện tượng 'đám đông' (mass behavior) và vì thế mà không có 'cá thể' ('individualism'), không bền vững, không phương hướng, bạo phát bạo tàn. Mọi sự đều có thể xảy ra.
Chúng ta đều mong mỏi nhìn thấy một đáp số cho bài tóan chính trị tại ngã ba đường của Trung Đông. Nhưng thực tế cho biết rằng chưa có một cuộc cách mạng Dân Chủ nào mà được định hình một cách rõ rệt ngay từ đầu cả. Thực sự thì đó là một lộ trình, khó hay dễ, nhanh hay chậm tùy theo môi trường xã hội của từng nơi. Cuộc cách mạng Hoa Kỳ khi thành công chỉ đưa Dân Chủ tới cho những người đàn ông da trắng, người da đen và đàn bà phải đợi hằng trăm năm sau. Còn bên Pháp thì con số đầu rơi không phải là nhỏ và nhiều thể chế khác biệt, từ độc tài tới vô chính phủ, từ công xã cho tới đế chế, lần lượt thay phiên nhau làm chủ.
Tuy nhiên cái mẫu số chung của lịch sử là khi người dân đã có ý thức hợp quần và đã thóat khỏi cái sợ, thì con đường dẫn tới một chế độ Dân Chủ là tất yếu không thể cưỡng lại được.
Liệu vùng Trung Đông có thể trở thành một Caliphate không? Trong thực tế vùng này vẫn sống dưới chế độ Hồi Giáo dù danh nghĩa các quốc gia có khác nhau. Mọi thủ lãnh vẫn cai trị như những ông vua hồi (Caliph) và luôn luôn thực hiện chính sách phân biệt đối xử với thành phần 'ngọai đạo.' Cuộc nổi dậy tự phát lần này rõ ràng là cuộc cách mạng để thóat khỏi những thất bại của một nền văn hóa phá sản, vô hình chung là chống lại nền văn minh Hồi Giáo lạc hậu.
Riêng tại Ai Cập, dưới chế độ Mubarak, Kitô hữu đã gánh chịu nhiều bất công và quyền tôn giáo bị chà đạp cho nên bất kỳ một thay đổi nào mà không có Mubarak thì cũng sẽ cải thiện tình cảnh của họ. Trong những ngày biến lọan, tuy giáo chủ (pope) Coptic là Shenouda III chính thức khuyên bảo giáo dân nên đi vào thành đường để cầu nguyên cho Hòa bình, các giáo dân đã ùa ra tham dự biểu tình và tổ chức lễ cầu nguyện ngay giữa quảng trường.
Về phần Công Giáo, Đức Thượng Phụ (Tổng Giám Mục) Hồng Y Antonios Naguib của Cairo cũng lên tiếng ca ngợi cuộc biểu tình ôn hòa và sự cộng tác giữa các tôn giáo, Ngài hy vọng cuộc cách mạng sẽ đem lại môt nhà nước dân sự (civil state) bình đẳng và luật pháp nghiêm minh, đừng để những âm mưu của những thành phần quá khích (Hồi giáo) có thể làm hư hỏng các công trình đã đạt được.
Vậy thì điều tốt nhất trong lúc này có lẽ là theo dõi và hậu thuẫn cho vận hội mới ở Trung Đông và hãy tỉnh thức cầu nguyện như chính ĐGH Benedict, khi chủ tọa ngày cầu nguyện Hòa Bình cho Đất Thánh, đã khuyến khích người dân Ai Cập: "Hãy hướng tất cả lòng và trí vào những công việc có ích cho Hòa Bình".
Có hai giòng tư tưởng đồn đóan về tương lai của vùng này.
Trung Đông sẽ trở thành một Caliphate*?
(*Caliphate = Đất cai trị của người kế thừa Mohamet.)
Nhiều quan sát viên 'bảo thủ' đã đưa ra những tư tưởng bi quan:
Các quốc gia Dân Chủ vì quen có đối lập cho nên thay đổi một chính phủ thường không đưa đến bất ổn. Các quốc gia Trung Đông không có đối lập, những phong trào phản kháng không có người dẫn đầu, sự sụp đổ chính phủ có thể đưa những quốc gia này vào một cuộc tranh giành quyền lực lâu dài kiểu 'sứ quân' mà kết cuộc sau cùng sẽ giúp đạo Hồi thiết lập những chính thể thần quyền theo kiểu Iran.
Có vẻ như Hoa Kỳ đang sử dụng lại bài bản (play book) của những năm '1963' từ Việt Nam hoặc từ cuộc chiến Iraq để áp dụng cho Ai Cập, nghĩa là dựa vào quân đội và viện trợ để dựng nước (nation building).
Cái 'vết xe đổ' của chính sách đối ngọai Hoa Kỳ là sự không bền vững. 'Triều đại' của một Tổng Thống chỉ kéo dài 8 năm không đủ kết thúc một cái kế lớn lao về sự 'trồng người,' (Bách niên chi kế mạc như thụ nhân, Quản Trọng.) Ai cũng hiểu như vậy, cho nên những người 'bạn' của Hoa Kỳ thường không phải là 'bạn chí tình'.
Riêng đối với thành phần Kitô hữu thì sự bất an tại Trung Đông nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự sống còn của họ.
Kitô giáo nói chung vẫn bị coi là thế lực thù địch của Hồi Giáo. Trong lúc ổn định, Kitô hữu được an toàn một cách tương đối, nhưng khi biến lọan, thừa nước đục thả câu, những nhóm Hồi Giáo cực đoan thường thực hiện những âm mưu để tiêu diệt họ.
Một người trong cuộc, đức Tổng Giám Mục Louis Sako của giáo phận Kirkuk, Iraq, lên tiếng cảnh báo rằng "Người Phương Tây không có khả năng hiểu được đầy đủ về mối đe dọa của 'sự trỗi dậy' (Awakening) của Hồi Giáo tại Trung Đông"
Ngài giải thích rằng Phương Tây có ý niệm phân cách giữa Nhà Nước và Tôn Giáo, nhưng tại Trung Đông chính trị và tôn giáo trộn lẫn với nhau. Ở đây người ta hiểu Phương Tây đồng nghĩa với Thiên Chúa Giáo, và bất kỳ điều gì một nước Tây Phương làm, từ đòi hỏi nhân quyền cho phụ nữ cho đến hí họa về Mohamet, đều là một âm mưu 'Thập Tự Chiến' do Vatican bày ra.
Vùng Trung Đông là một thuở đất mầu mỡ cho những lời tuyên truyền như thế, "vì vậy chúng ta không nên đánh giá thấp khả năng của những nhóm Hồi giáo quá khích", Ngài nói thêm.
Được biết giáo phận của đức Tổng Giám mục Sako đã là nạn nhân của nhiều biến cố bạo lực cực đoan. Mới đây 9 Kitô hữu đã bị sát hại cùng với 104 người bị thương khác tại Kirkuk.
Đức Tổng Giám mục tỏ ý lo sợ cho tương lai của Ai Cập, là nó có thể trở thành "một nước Iraq mới."
Trung Đông sẽ trở thành Tây Phương?
Trái ngược với cái nhìn bi quan trên, một giòng tư tưởng khác có mầu sắc lạc quan hơn:
Cho tới nay thì những biểu tình tại Trung Đông đều tập trung vào những khiếu nại về điều kiện chính trị xã hội kinh tế chứ không phải vì tôn giáo hay sắc tộc.
Nhờ tiếp cận với thế giới bên ngòai, nhờ kỹ thuật truyền thông mới rẻ vững chắc mà chính phủ không có cách kiểm sóat hữu hiệu, người dân đã đạt sự hiểu biết hơn về thế giới bên ngòai, họ có thể điều động nhau để đột xuất biểu tình với một số lượng khổng lồ, cho nên một nhà nước chuyên chế không còn khả năng để lừa dối hoặc đàn áp như xưa.
Những mạng lưới xã hội và điện thọai cầm tay tỏ ra là những vũ khí mới có sức mạnh kinh hồn.
Người ta sẽ bàn cãi lâu dài về tầm quan trọng của lọai vũ khí này. Có vẻ như nó không gây tác hại ở các nước Dân Chủ bởi vì tiếng nói chính thức của chính quyền trên các phương tiện truyền thống (Radio, TV, báo chí) còn được tin cậy, nhưng ở các nước độc tài chuyên chế, sự tuyên truyền của nhà nước không còn được ai tin, hoặc bị diễn giải ngược lại.
Những tổ chức như Huynh Đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhood) hoặc những quốc gia qúa khích như Iran cũng đang lâm vào thế bị động trước tình thế mới và cũng như Hoa Kỳ và Phương Tây, phản ứng một cách vụng về.
Mới đây âm mưu cướp công của Iran đã bị nổ hậu (backfire) tại chính nước họ. Được biết ngay sau khi Ayatollah Ali Khamenei, vị đạo trưởng tối cao của Iran, tuyên bố rằng cuộc biểu tình ở Ai Cập là một 'sự trỗi dậy của Hồi Giáo' nối tiếp cuộc cách mạng của Iran, thì những nhóm đối lập trong nước đã lập tức xin phép biểu tình để ủng hộ dân Ai Cập 'thể theo quan điểm của chính phủ,' và lố bịch thay...đã bị từ chối. Từ đó đến nay Iran đã bắt giữ đối lập, hạn chế thông tin, đàn áp biểu tình và phá rối đám ma để ngăn cản không cho người dân ủng hộ tiếng nói của... 'chính phủ'!
Tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo hình như hiểu được cái thế đứng khó khăn mới cho nên đã khiêm nhường mô tả cuộc nổi dậy của Ai Cập là một cuộc nổi dậy đòi Dân Chủ và tuyên bố theo đuổi mục tiêu đó.
Như vậy thì thế giới Hồi Giáo có thể đang ở trong một trạng thái 'trỗi dậy' (Awakening) của tinh thần Dân Chủ Thế Tục. Là cuộc cách mạng kiểu Tây Phương (Western Revolution) mà người Hồi Giáo đã đi trễ khỏang 200 năm.
Những tin tức của cơ quan truyền thông Công Giáo Agenzia Fides từ các nhà truyền giáo dòng Comboni bên trong Ai Cập cung cấp nhiều bằng chứng cho lập luận trên, thí dụ như cha Luciano Verdoscia, đang truyền giáo tại khu ổ chuột Mansheya, cho biết ưu tiên của người dân bây giờ là Kinh Tế và Dân chủ chứ không phải là Tôn Giáo. Điều này giải thích những sự kiện tích cực đã xảy ra tại quảng trường Tahrir (Giài Phóng). Những người Kitô giáo Coptic đã bảo vệ một đền thờ Hồi Giáo khỏi bị cướp phá và đổi lại người Hồi Giáo đã bảo vệ an ninh cho một thánh lễ tại quảng trường Tahrir.
Chỉ là một điểm khởi đầu.
Thực ra khó có ai có thể quả quyết sự gì sẽ xảy ra ngày mai ở Trung Đông, mọi biến cố đều có vẻ đột phát, quá khích, say sưa, là những dấu hiệu của hiện tượng 'đám đông' (mass behavior) và vì thế mà không có 'cá thể' ('individualism'), không bền vững, không phương hướng, bạo phát bạo tàn. Mọi sự đều có thể xảy ra.
Chúng ta đều mong mỏi nhìn thấy một đáp số cho bài tóan chính trị tại ngã ba đường của Trung Đông. Nhưng thực tế cho biết rằng chưa có một cuộc cách mạng Dân Chủ nào mà được định hình một cách rõ rệt ngay từ đầu cả. Thực sự thì đó là một lộ trình, khó hay dễ, nhanh hay chậm tùy theo môi trường xã hội của từng nơi. Cuộc cách mạng Hoa Kỳ khi thành công chỉ đưa Dân Chủ tới cho những người đàn ông da trắng, người da đen và đàn bà phải đợi hằng trăm năm sau. Còn bên Pháp thì con số đầu rơi không phải là nhỏ và nhiều thể chế khác biệt, từ độc tài tới vô chính phủ, từ công xã cho tới đế chế, lần lượt thay phiên nhau làm chủ.
Tuy nhiên cái mẫu số chung của lịch sử là khi người dân đã có ý thức hợp quần và đã thóat khỏi cái sợ, thì con đường dẫn tới một chế độ Dân Chủ là tất yếu không thể cưỡng lại được.
Liệu vùng Trung Đông có thể trở thành một Caliphate không? Trong thực tế vùng này vẫn sống dưới chế độ Hồi Giáo dù danh nghĩa các quốc gia có khác nhau. Mọi thủ lãnh vẫn cai trị như những ông vua hồi (Caliph) và luôn luôn thực hiện chính sách phân biệt đối xử với thành phần 'ngọai đạo.' Cuộc nổi dậy tự phát lần này rõ ràng là cuộc cách mạng để thóat khỏi những thất bại của một nền văn hóa phá sản, vô hình chung là chống lại nền văn minh Hồi Giáo lạc hậu.
Riêng tại Ai Cập, dưới chế độ Mubarak, Kitô hữu đã gánh chịu nhiều bất công và quyền tôn giáo bị chà đạp cho nên bất kỳ một thay đổi nào mà không có Mubarak thì cũng sẽ cải thiện tình cảnh của họ. Trong những ngày biến lọan, tuy giáo chủ (pope) Coptic là Shenouda III chính thức khuyên bảo giáo dân nên đi vào thành đường để cầu nguyên cho Hòa bình, các giáo dân đã ùa ra tham dự biểu tình và tổ chức lễ cầu nguyện ngay giữa quảng trường.
Về phần Công Giáo, Đức Thượng Phụ (Tổng Giám Mục) Hồng Y Antonios Naguib của Cairo cũng lên tiếng ca ngợi cuộc biểu tình ôn hòa và sự cộng tác giữa các tôn giáo, Ngài hy vọng cuộc cách mạng sẽ đem lại môt nhà nước dân sự (civil state) bình đẳng và luật pháp nghiêm minh, đừng để những âm mưu của những thành phần quá khích (Hồi giáo) có thể làm hư hỏng các công trình đã đạt được.
Vậy thì điều tốt nhất trong lúc này có lẽ là theo dõi và hậu thuẫn cho vận hội mới ở Trung Đông và hãy tỉnh thức cầu nguyện như chính ĐGH Benedict, khi chủ tọa ngày cầu nguyện Hòa Bình cho Đất Thánh, đã khuyến khích người dân Ai Cập: "Hãy hướng tất cả lòng và trí vào những công việc có ích cho Hòa Bình".
Chuyên gia cảnh báo những nguy hiểm của việc sử dụng Internet
Lã Thụ Nhân
18:33 16/02/2011
Chuyên gia cảnh báo những nguy hiểm của việc sử dụng Internet
Rôma (Zenit.org). - Chủ tịch Hiệp hội các nhà Tâm lý học và Tâm thần học Công Giáo Ý cho hay rằng trong một thế giới toàn cầu hóa và siêu kết nối của Internet và các công nghệ mới, giới trẻ có nguy cơ bị cô lập. Tonino Cantelmi, một bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa tâm thần học và là tác giả của hơn 200 ấn phẩm cho hay như trên hôm 7 tháng Hai tại một hội nghị về "Các Thế Hệ Trẻ Trong Kỷ Nguyên Internet", được tổ chức tại trụ sở của Hiệp hội Famiglia Domani.
Ông nói rằng "thật cần thiết để nhận biết các hiện tượng này". Ông cho hay Giáo Hội nằm trong số những người dùng tích cực nhất của Internet, khi ông xác nhận vấn đề trong phiên họp với các đại diện của khoảng 150 giáo phận.
Chủ tịch Hiệp hội cho rằng "giới trẻ và trẻ em sử dụng máy vi tính trong phòng sinh hoạt chung của gia đình thì không bị cô lập như sử dụng trong phòng ngủ của chúng". Ông khẳng định: "Tính dễ xúc động, tình yêu và tình bạn là những công cụ quan trọng để vượt thắng thách đố công nghệ này". Ông cũng lưu ý rằng "Vẻ đẹp là một động cơ chữa trị tuyệt vời của sự phụ thuộc công nghệ".
Ông nhận xét thêm: "Có một khuynh hướng lớn hơn hết hướng đến ‘giao tiếp-kỹ thuật’, tạo ra một cách thức mới của quan hệ trong đó nó diễn tả dễ dàng hơn cảm xúc của một người, như khi người ta có một vài ly rượu".
Bác sĩ Cantelmi cảnh báo điều nguy hiểm là sự dịch chuyển hướng đến một "xã hội hay thay đổi" mà không có các điểm tham chiếu, trong đó quan hệ tình dục và các vai trò bị lẫn lộn.
Hơn nữa, chủ tịch Hiệp hội chỉ ra rằng các trang web có thể gây ra sự thay đổi về mặt nhân chủng học trong hệ thống nghiên cứu, với sự phát triển khác nhau thông qua "siêu văn bản tính", cho phép người ta thay đổi các văn bản theo cách ngẫu nhiên và phi lý.
Đồng thời, ông nhắc lại các khía cạnh tích cực của công nghệ, chẳng hạn như tư vấn y tế trực tuyến được thực hiện với người từ các nước khác.
Rôma (Zenit.org). - Chủ tịch Hiệp hội các nhà Tâm lý học và Tâm thần học Công Giáo Ý cho hay rằng trong một thế giới toàn cầu hóa và siêu kết nối của Internet và các công nghệ mới, giới trẻ có nguy cơ bị cô lập. Tonino Cantelmi, một bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa tâm thần học và là tác giả của hơn 200 ấn phẩm cho hay như trên hôm 7 tháng Hai tại một hội nghị về "Các Thế Hệ Trẻ Trong Kỷ Nguyên Internet", được tổ chức tại trụ sở của Hiệp hội Famiglia Domani.
Ông nói rằng "thật cần thiết để nhận biết các hiện tượng này". Ông cho hay Giáo Hội nằm trong số những người dùng tích cực nhất của Internet, khi ông xác nhận vấn đề trong phiên họp với các đại diện của khoảng 150 giáo phận.
Chủ tịch Hiệp hội cho rằng "giới trẻ và trẻ em sử dụng máy vi tính trong phòng sinh hoạt chung của gia đình thì không bị cô lập như sử dụng trong phòng ngủ của chúng". Ông khẳng định: "Tính dễ xúc động, tình yêu và tình bạn là những công cụ quan trọng để vượt thắng thách đố công nghệ này". Ông cũng lưu ý rằng "Vẻ đẹp là một động cơ chữa trị tuyệt vời của sự phụ thuộc công nghệ".
Ông nhận xét thêm: "Có một khuynh hướng lớn hơn hết hướng đến ‘giao tiếp-kỹ thuật’, tạo ra một cách thức mới của quan hệ trong đó nó diễn tả dễ dàng hơn cảm xúc của một người, như khi người ta có một vài ly rượu".
Bác sĩ Cantelmi cảnh báo điều nguy hiểm là sự dịch chuyển hướng đến một "xã hội hay thay đổi" mà không có các điểm tham chiếu, trong đó quan hệ tình dục và các vai trò bị lẫn lộn.
Hơn nữa, chủ tịch Hiệp hội chỉ ra rằng các trang web có thể gây ra sự thay đổi về mặt nhân chủng học trong hệ thống nghiên cứu, với sự phát triển khác nhau thông qua "siêu văn bản tính", cho phép người ta thay đổi các văn bản theo cách ngẫu nhiên và phi lý.
Đồng thời, ông nhắc lại các khía cạnh tích cực của công nghệ, chẳng hạn như tư vấn y tế trực tuyến được thực hiện với người từ các nước khác.
Tòa Thánh: Đầu tư vào trẻ em nhằm xóa bỏ đói nghèo
Lã Thụ Nhân
18:35 16/02/2011
Tòa Thánh: Đầu tư vào trẻ em nhằm xóa bỏ đói nghèo
New York (Zenit.org). - Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc khẳng định rằng phương tiện hiệu quả để nhổ tận gốc nghèo đói là đầu tư vào sức khoẻ và sự phát triển của trẻ em.
Đức Tổng Giám Mục Francis Chullikatt tuyên bố điều này trong bài diễn văn hôm thứ Sáu trước phiên họp lần thứ 49 của Ủy ban Phát triển Xã hội của Hội Đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc. Chủ đề của cuộc họp là "Xóa Bỏ Nghèo Đói".
Vị giám mục khẳng định rằng "các thế hệ trẻ em và giới trẻ tương lai là thực tế tốt nhất và phương tiện duy nhất để khắc phục các vấn đề xã hội và kinh tế".
Ngài cho hay thêm: "Nghèo đói không phải do có quá nhiều trẻ em, nhưng là do đầu tư và hỗ trợ quá ít cho sự phát triển của trẻ em".
Đức Tổng Giám Mục nhận xét: "Lịch sử con người dạy chúng ta rằng nếu có sự đầu tư đầy đủ cho trẻ em, chúng sẽ trưởng thành để rồi đóng góp vượt trên những gì chúng đã nhận được, bằng cách này sẽ làm nâng cao mức sống của tất cả mọi người". Ngài nói thêm: "Bàn tay mạnh mẽ và khối óc có khả năng của chúng sẽ nuôi người đói, chữa người bệnh, và xây dựng nhà cửa cho người vô gia cư".
Đức Tổng Giám mục Chullikatt khẳng định: "Thăng tiến nền văn hóa mở ra cho sự sống và dựa vào gia đình là nền tảng để nhận thức được đầy đủ tiềm năng và sự phát triển đích thực của xã hội cho cả hôm nay và mai sau".
Ngài lưu ý rằng "trong khi các nhà hoạch định chính sách thường tuyên bố rằng dân số tăng trưởng gây bất lợi cho phát triển, thực tế là những nơi tăng trưởng kinh tế đã gia tăng, nó thường đồng hành với sự gia tăng dân số".
Đức Tổng Giám Mục cảnh báo: "Trong các khu vực đã phát triển, chúng ta đang chứng kiến dân số suy giảm và lão hóa, nhiều quốc gia đang phải chật vật duy trì các dịch vụ xã hội và tăng trưởng kinh tế khi mà tỷ lệ người lao động trên số người không lao động sụt giảm".
Ngài cho hay thêm: "Trong các khu vực đang phát triển, chúng ta đang chứng kiến một sự suy giảm chưa từng có tỷ lệ về khả năng sinh sản trên số sinh sản - một sự suy giảm thường biện hộ như là phương tiện tốt nhất để đạt đến phát triển. Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới đang phát triển hiện nay có nguy cơ phát triển già nua trước khi họ phát triển giàu có".
Đức Tổng Giám Mục khẳng định: "Trung tâm của phát triển chính là công nhận phẩm giá của con người và đảm bảo tôn trọng đầy đủ phẩm giá bẩm sinh của con người và các quyền cơ bản". "Điều này đòi hỏi các hình thức canh tân của sự hợp tác và sự cam kết dứt khoát hơn của tất cả mọi người".
Đức Tổng Giám Mục Chullikatt quả quyết: "Phát triển không thể chỉ được đo lường về mặt tăng trưởng kinh tế và xóa bỏ nghèo đói không thể chỉ dựa trên kết quả kinh tế đo lường được. Thay vào đó, phát triển đích thực đòi hỏi nuôi dưỡng sự phát triển của mỗi con người và toàn thể nhân loại".
New York (Zenit.org). - Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc khẳng định rằng phương tiện hiệu quả để nhổ tận gốc nghèo đói là đầu tư vào sức khoẻ và sự phát triển của trẻ em.
Đức Tổng Giám Mục Francis Chullikatt tuyên bố điều này trong bài diễn văn hôm thứ Sáu trước phiên họp lần thứ 49 của Ủy ban Phát triển Xã hội của Hội Đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc. Chủ đề của cuộc họp là "Xóa Bỏ Nghèo Đói".
Vị giám mục khẳng định rằng "các thế hệ trẻ em và giới trẻ tương lai là thực tế tốt nhất và phương tiện duy nhất để khắc phục các vấn đề xã hội và kinh tế".
Ngài cho hay thêm: "Nghèo đói không phải do có quá nhiều trẻ em, nhưng là do đầu tư và hỗ trợ quá ít cho sự phát triển của trẻ em".
Đức Tổng Giám Mục nhận xét: "Lịch sử con người dạy chúng ta rằng nếu có sự đầu tư đầy đủ cho trẻ em, chúng sẽ trưởng thành để rồi đóng góp vượt trên những gì chúng đã nhận được, bằng cách này sẽ làm nâng cao mức sống của tất cả mọi người". Ngài nói thêm: "Bàn tay mạnh mẽ và khối óc có khả năng của chúng sẽ nuôi người đói, chữa người bệnh, và xây dựng nhà cửa cho người vô gia cư".
Đức Tổng Giám mục Chullikatt khẳng định: "Thăng tiến nền văn hóa mở ra cho sự sống và dựa vào gia đình là nền tảng để nhận thức được đầy đủ tiềm năng và sự phát triển đích thực của xã hội cho cả hôm nay và mai sau".
Ngài lưu ý rằng "trong khi các nhà hoạch định chính sách thường tuyên bố rằng dân số tăng trưởng gây bất lợi cho phát triển, thực tế là những nơi tăng trưởng kinh tế đã gia tăng, nó thường đồng hành với sự gia tăng dân số".
Đức Tổng Giám Mục cảnh báo: "Trong các khu vực đã phát triển, chúng ta đang chứng kiến dân số suy giảm và lão hóa, nhiều quốc gia đang phải chật vật duy trì các dịch vụ xã hội và tăng trưởng kinh tế khi mà tỷ lệ người lao động trên số người không lao động sụt giảm".
Ngài cho hay thêm: "Trong các khu vực đang phát triển, chúng ta đang chứng kiến một sự suy giảm chưa từng có tỷ lệ về khả năng sinh sản trên số sinh sản - một sự suy giảm thường biện hộ như là phương tiện tốt nhất để đạt đến phát triển. Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới đang phát triển hiện nay có nguy cơ phát triển già nua trước khi họ phát triển giàu có".
Đức Tổng Giám Mục khẳng định: "Trung tâm của phát triển chính là công nhận phẩm giá của con người và đảm bảo tôn trọng đầy đủ phẩm giá bẩm sinh của con người và các quyền cơ bản". "Điều này đòi hỏi các hình thức canh tân của sự hợp tác và sự cam kết dứt khoát hơn của tất cả mọi người".
Đức Tổng Giám Mục Chullikatt quả quyết: "Phát triển không thể chỉ được đo lường về mặt tăng trưởng kinh tế và xóa bỏ nghèo đói không thể chỉ dựa trên kết quả kinh tế đo lường được. Thay vào đó, phát triển đích thực đòi hỏi nuôi dưỡng sự phát triển của mỗi con người và toàn thể nhân loại".
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày quốc tế bệnh nhân tại giáo xứ Vinh Đức
Dương Hà Lan
10:32 16/02/2011
BAN MÊ THUỘT - Hòa trong nhịp sống của Giáo hội cũng như trong tâm tình mừng năm mới – xuân Tân Mão, chiều thứ sáu ngày 11/02/2011 (tức mồng 9 tết), Caritas Gx Vinh Đức đã tổ chức ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức – cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhận, những người khuyết tật và những người chăm sóc bệnh nhân trong giáo xứ. Tham dự thánh lễ có hơn 250 bệnh nhân, những người khuyết tật và đông đảo giáo dân trong giáo xứ.
Cha chánh xứ - linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Quế, cùng hai cha Phó xứ: Linh mục Phêrô Trần Bảo Ninh, Linh mục Giuse Hồ Ngọc Vũ, cha Phanxico Trần Hồng Linh – chánh xứ Duy Hòa đã cùng dâng lễ đồng tế cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhân.
Từ 16g30 chiều, các thân nhân đã đưa bệnh nhân đến thánh đường để lãnh nhận bí tích hóa giải. Linh mục quản xứ, hai cha phó đã dành thời gian ngồi tòa và giúp các bệnh nhân lãnh nhận bí tích hòa giải.
Sau đó, tất cả các bệnh nhân đã cùng nhau làm giờ thánh trước tượng đại Đức Mẹ. Qua bài dẫn nhập, bài suy niệm, các bệnh nhân cũng như những người tham dự đã hiểu được sự cầu bầu linh thánh của Đức Mẹ Lộ Đức, sự huyền nhiệm và thánh ý của Chúa qua những thử thách bệnh tật này. Trước linh đài Đức Mẹ, Cha quản xứ đã làm phép bức ảnh Kính Lòng Thương Xót Chúa và ân cần trao cho các bệnh nhân như một món quà đầu xuân, như sự đồng hành thiêng liêng của giáo xứ.
Trong Thánh lễ, trước khi dâng lời nguyện giáo dân, cộng đoàn đã được lắng nghe “Nhật ký người bệnh”. Qua những trang nhật ký đầy xúc động này, cộng đoàn hiện diện thêm hiểu những tâm trạng, những hoàn cảnh của người bệnh, các ân nhân hơn.
Cuối thánh lễ, Ông Đặng Văn Trực - Trưởng ban Caritas đã chúc Tết, chúc sức khỏe và bình an cho các bệnh nhân, những người khuyết tật và các thân nhân của người bệnh. Ngoài ra, hôm nay cũng là “thôi nôi” của Caritas giáo xứ. Ông Trưởng ban đã gởi lời cảm ơn đến cha Quản xứ, hai cha phó xứ, các ban ngành đoàn thể và các mạnh thường quân trong ngoài giáo xứ đã ủng hộ vật chất, tinh thần để Caritass thực hiện những công việc này. Sau Thánh lễ, các bệnh nhân đã được nhận các phần quà của Caritas giáo xứ.
Từ 16g30 chiều, các thân nhân đã đưa bệnh nhân đến thánh đường để lãnh nhận bí tích hóa giải. Linh mục quản xứ, hai cha phó đã dành thời gian ngồi tòa và giúp các bệnh nhân lãnh nhận bí tích hòa giải.
Sau đó, tất cả các bệnh nhân đã cùng nhau làm giờ thánh trước tượng đại Đức Mẹ. Qua bài dẫn nhập, bài suy niệm, các bệnh nhân cũng như những người tham dự đã hiểu được sự cầu bầu linh thánh của Đức Mẹ Lộ Đức, sự huyền nhiệm và thánh ý của Chúa qua những thử thách bệnh tật này. Trước linh đài Đức Mẹ, Cha quản xứ đã làm phép bức ảnh Kính Lòng Thương Xót Chúa và ân cần trao cho các bệnh nhân như một món quà đầu xuân, như sự đồng hành thiêng liêng của giáo xứ.
Trong Thánh lễ, trước khi dâng lời nguyện giáo dân, cộng đoàn đã được lắng nghe “Nhật ký người bệnh”. Qua những trang nhật ký đầy xúc động này, cộng đoàn hiện diện thêm hiểu những tâm trạng, những hoàn cảnh của người bệnh, các ân nhân hơn.
Cuối thánh lễ, Ông Đặng Văn Trực - Trưởng ban Caritas đã chúc Tết, chúc sức khỏe và bình an cho các bệnh nhân, những người khuyết tật và các thân nhân của người bệnh. Ngoài ra, hôm nay cũng là “thôi nôi” của Caritas giáo xứ. Ông Trưởng ban đã gởi lời cảm ơn đến cha Quản xứ, hai cha phó xứ, các ban ngành đoàn thể và các mạnh thường quân trong ngoài giáo xứ đã ủng hộ vật chất, tinh thần để Caritass thực hiện những công việc này. Sau Thánh lễ, các bệnh nhân đã được nhận các phần quà của Caritas giáo xứ.
Lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ họ đạo Thới Sơn
LM Giuse Nguyễn Tuấn Hải
12:45 16/02/2011
MỸ THO - Từ sáng sớm ngày 16 tháng 02 năm 2011 (nhằm ngày 14 tháng 01 năm Tân Mão), nhà thờ Thới Sơn đã đón tiếp quí Cha trong tỉnh Tiền Giang về dự tĩnh tâm hàng tháng từ 8 giờ đến 9 giờ; và sau đó, quí Cha ở lại dự lễ Khánh Thành và Cung Hiến nhà thờ mới của Họ đạo Thới Sơn. Cha Sở, Hội Đồng Mục Vụ và giáo dân cũng đón tiếp quí cha ở các tỉnh khác và quí khách đến dự lễ. Đặc biệt, lúc 9 giờ 16 phút, tiếng chuông và trống của nhà thờ rộn rã vang lên để chào đón Đức Cha Phaolô – Giám mục Giáo phận – đến để chủ sự thánh lễ và cung hiến nhà thờ mới.
Xem hình ảnh
Vào lúc 9 giờ 30 phút, Đức Cha Phaolô đã long trọng cử hành Thánh Lễ Cung hiến Nhà thờ Thới Sơn, thuộc Ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Cùng đồng tế với Đức Cha có 51 linh mục trong Giáo phận gồm Cha Tổng Đại Diện, Quí Cha Hạt Trưởng và quí Cha. Tham dự thánh lễ có khá đông các thành phần dân Chúa bao gồm các tu sĩ nam nữ và giáo dân thuộc giáo phận Mỹ Tho, ước tính khoảng 1000 người.
Khởi đầu thánh lễ, Cha Sở Phêrô Hà Văn Quận trao chìa khóa nhà thờ mới cho Đức Cha Phaolô, giám mục Giáo phận. Ngôi nhà thờ mới thuộc về Giáo phận, một cách nào đó thuộc về Giám mục. Điều này nói lên ý nghĩa Giáo hội của việc xây dựng ngôi nhà thờ: Tất cả là vì Danh của Chúa, và cho Hội Thánh của Chúa.
Trong Thánh Lễ, Đức Cha cung hiến nhà thờ mới và bàn thờ bằng đá mới. Sau khi cung hiến, Cha Sở đặt xương thánh vào bàn thờ mới. Từng cây cột của nhà thờ mới được xức dầu thánh hiến và thắp nến sáng trong khi được làm phép. Lúc làm phép xong thì có một tiết mục thật đặc sắc: Múa diễn nguyện do các nữ tu của Dòng Phaolô, tỉnh dòng Mỹ Tho, trình diễn góp phần làm cho Thánh Lễ thêm long trọng, sốt sắng và hướng mọi người tham dự đến tâm tình tạ ơn Thiên Chúa. Từng cử điệu của đôi tay, và từng nhịp bước đôi chân của các nữ tu thật nhịp nhàng, uyển chuyển và đồng bộ với lời ca “Con dâng Chúa đôi tay này từng vất vả làm cho tê tái. Con dâng Chúa đôi bờ vai gánh gồng nặng trĩu bao ngày. Con dâng Chúa đôi chân này đi tìm hạnh phúc miệt mài. Vì lạy Chúa con lo…”
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Phaolô mở đầu như sau: “Việc xây dựng ngôi nhà thờ Thới Sơn này đã lâu vì nhiều lý do, trong đó có lý do tài chánh, nhưng đến hôm nay thì đã hoàn thành với ngôi nhà thờ này đẹp đẽ, sáng sủa, gọn gàng và cũng mỹ thuật nữa… Tất cả chúng ta đều vui mừng, mà đặc biệt là giáo dân của họ đạo Thới Sơn. Một nơi mà giáo dân vào khoảng 300 thôi, nhưng có được một ngôi nhà thờ như thế này thì quá tốt rồi. Chúng ta hãy vui và hãnh diện về công trình của chúng ta.” Đức Cha cũng nói thêm, họ đạo Thới Sơn tuy giáo dân ít nhưng không phải vì ít mà không được chăm sóc; trái lại, càng ít thì càng được chăm sóc kỹ càng hơn. Đức Cha dẫn chứng hình ảnh của Thánh Phaolô, khi đến các nơi truyền giáo thì Ngài chăm sóc kỹ càng từng người một; Tất cả vì tình yêu Chúa Kitô. Và Đức Cha khuyên quí cha cũng hãy theo đường hướng đó của thánh Phaolô. Chúng ta không phải chỉ có mục tử chăm sóc giáo dân, nhưng một cách nào đó giáo dân cũng phải biết chăm sóc cho nhau nữa. Đức Cha còn diễn giải thêm rằng, linh mục chăm sóc giáo dân bằng cách giảng dạy Lời Chúa cho giáo dân, cử hành Lời Chúa thật sốt sắng, giảng dạy làm sao để giáo dân dễ hiểu và áp dụng được Lời Chúa vào trong cuộc sống. Mục tử cũng lo lắng cho giáo dân bằng cách cử hành các Bí Tích một cách tốt đẹp.
Trong phần sau cùng của bài giảng, Đức Cha nhấn mạnh về việc yêu mến Giáo hội khi nói rằng, Ngôi nhà thờ này được thánh hiến nên không còn thuộc về thế gian nữa, nơi này là nơi thánh thuộc về Thiên Chúa. Nơi này chúng ta cử hành các mầu nhiệm thánh của Thiên Chúa. Nơi này cũng thuộc về Giáo hội nên chúng ta yêu mến nơi này, yêu mến ngôi nhà thờ của chúng ta, yêu mến Giáo hội. Thiên Chúa thì chúng ta chưa ai thấy bao giờ, còn Giáo hội thì chúng ta thấy được; do đó, thật khó tin nếu có ai đó không yêu mến Giáo hội nhưng lại nói rằng yêu mến Thiên Chúa. Giáo hội là nhà của Thiên Chúa, Giáo hội là gia đình của Thiên Chúa ở trần gian này. Các mục tử hãy nhắc nhở giáo dân, giáo dân nhắc nhở nhau yêu mến Giáo hội, yêu mến Thiên Chúa.
Trong nhà thờ, có sức chứa khoảng 500 người, không còn chỗ ngồi nên vẫn còn nhiều người dự lễ đứng bên ngoài. Tuy vậy, thánh lễ diễn ra thật long trọng, trang nghiêm và sốt sắng. Thánh lễ kết thúc vào lúc 11 giờ 15 phút.
Ngay sau Thánh Lễ, Đức Cha làm phép Nhà Xứ mới ở phía sau Phòng Thánh. Sau đó, Đức Cha, quí Cha và quí khách mời cùng dự tiệc mừng Khánh Thành Nhà Thờ và Nhà Xứ mới của Họ đạo Thới Sơn để chia sẻ niềm vui trọng đại này.
Vắn tắt địa lý, lịch sử hình thành và phát triển
Họ đạo Thới Sơn nằm giữa cù lao Thới Sơn của Sông Tiền (Mekong), phía đông giáp cù lao Tân Long thuộc thành phố Mỹ Tho, phía tây giáp cù lao Phú Túc thuộc tỉnh Bến Tre, phía nam giáp xã An Khánh thuộc tỉnh Bến Tre và phía Bắc giáp xã Bình Đức thuộc thành phố Mỹ Tho. Đây là họ đạo Công giáo duy nhất trong cù lao Thới Sơn với 105 gia đình Công giáo gồm 398 người Công giáo/5983 người dân. Linh mục Chánh Sở hiện nay là Cha Phêrô Hà Văn Quận, Cha Sở giáo xứ An Đức kiêm nhiệm họ đạo Thới Sơn.
Họ đạo Thới Sơn tuy nhỏ, ít giáo dân và không có linh mục tại chỗ, nhưng lại là một họ đạo lâu đời cách đây hơn một thế kỷ, hình thành khoảng năm 1890. Người sáng lập họ đạo là Cha Vạn với số giáo dân vào thời điểm đó khoảng 20 người, nhà thờ làm bằng cây và mái lá. Họ đạo này trong một thời gian dài trước năm 1960 thuộc Giáo xứ Kinh Điều, Giáo phận Vĩnh Long. Đến năm 1960 khi Giáo phận Mỹ Tho được thành lập thì họ đạo Thới Sơn được giao về cho Giáo phận Mỹ Tho, vì về hành chánh thì cù lao Thới Sơn thuộc Mỹ Tho.
Họ đạo này trước đây thuộc vùng sâu vùng xa, nằm trên một cù lao cách thành phố Mỹ Tho qua dòng sông Tiền (Mekong); nhưng nay chính quyền tỉnh Tiền Giang đã biến cù lao này thành khu du lịch sinh thái để đón tiếp khách du lịch từ khắp nơi đến. Trước đây ai muốn đến Thới Sơn phải đi qua đò băng ngang sông Tiền, còn bây giờ thì dễ dàng đến đây qua cầu Rạch Miễu, rẽ phải là gặp thấy con đường cán nhựa khang trang trải dài dọc cù lao Thới Sơn. Tuy nhiên, họ đạo Thới Sơn cũng có những khó khăn thử thách về nhiều phương diện, nhưng với ơn Chúa và sự nâng đỡ của giáo quyền, họ đạo đang cố gắng từng ngày để vươn lên và phát triển đời sống đức tin vững mạnh; đồng thời cũng đem Tin Mừng của Chúa đến cho nhiều người còn chưa nhận biết Chúa.
Ngôi nhà thờ và nhà xứ mới vừa xây dựng xong thật đẹp và rất khang trang xứng đáng là nơi để thờ phượng Thiên Chúa. Giáo dân nơi đây rất vui mừng và hãnh diện vì có được ngôi nhà thờ mới này, bởi vì giáo dân nơi đây đa phần là nông dân nghèo thu nhập chủ yếu dựa vào vườn cây ăn trái, nên phần lớn tài chánh đóng góp cho việc xây dựng nhà thờ và nhà xứ là do một số người hảo tâm đóng góp.
Xem hình ảnh
Vào lúc 9 giờ 30 phút, Đức Cha Phaolô đã long trọng cử hành Thánh Lễ Cung hiến Nhà thờ Thới Sơn, thuộc Ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Cùng đồng tế với Đức Cha có 51 linh mục trong Giáo phận gồm Cha Tổng Đại Diện, Quí Cha Hạt Trưởng và quí Cha. Tham dự thánh lễ có khá đông các thành phần dân Chúa bao gồm các tu sĩ nam nữ và giáo dân thuộc giáo phận Mỹ Tho, ước tính khoảng 1000 người.
Khởi đầu thánh lễ, Cha Sở Phêrô Hà Văn Quận trao chìa khóa nhà thờ mới cho Đức Cha Phaolô, giám mục Giáo phận. Ngôi nhà thờ mới thuộc về Giáo phận, một cách nào đó thuộc về Giám mục. Điều này nói lên ý nghĩa Giáo hội của việc xây dựng ngôi nhà thờ: Tất cả là vì Danh của Chúa, và cho Hội Thánh của Chúa.
Trong Thánh Lễ, Đức Cha cung hiến nhà thờ mới và bàn thờ bằng đá mới. Sau khi cung hiến, Cha Sở đặt xương thánh vào bàn thờ mới. Từng cây cột của nhà thờ mới được xức dầu thánh hiến và thắp nến sáng trong khi được làm phép. Lúc làm phép xong thì có một tiết mục thật đặc sắc: Múa diễn nguyện do các nữ tu của Dòng Phaolô, tỉnh dòng Mỹ Tho, trình diễn góp phần làm cho Thánh Lễ thêm long trọng, sốt sắng và hướng mọi người tham dự đến tâm tình tạ ơn Thiên Chúa. Từng cử điệu của đôi tay, và từng nhịp bước đôi chân của các nữ tu thật nhịp nhàng, uyển chuyển và đồng bộ với lời ca “Con dâng Chúa đôi tay này từng vất vả làm cho tê tái. Con dâng Chúa đôi bờ vai gánh gồng nặng trĩu bao ngày. Con dâng Chúa đôi chân này đi tìm hạnh phúc miệt mài. Vì lạy Chúa con lo…”
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Phaolô mở đầu như sau: “Việc xây dựng ngôi nhà thờ Thới Sơn này đã lâu vì nhiều lý do, trong đó có lý do tài chánh, nhưng đến hôm nay thì đã hoàn thành với ngôi nhà thờ này đẹp đẽ, sáng sủa, gọn gàng và cũng mỹ thuật nữa… Tất cả chúng ta đều vui mừng, mà đặc biệt là giáo dân của họ đạo Thới Sơn. Một nơi mà giáo dân vào khoảng 300 thôi, nhưng có được một ngôi nhà thờ như thế này thì quá tốt rồi. Chúng ta hãy vui và hãnh diện về công trình của chúng ta.” Đức Cha cũng nói thêm, họ đạo Thới Sơn tuy giáo dân ít nhưng không phải vì ít mà không được chăm sóc; trái lại, càng ít thì càng được chăm sóc kỹ càng hơn. Đức Cha dẫn chứng hình ảnh của Thánh Phaolô, khi đến các nơi truyền giáo thì Ngài chăm sóc kỹ càng từng người một; Tất cả vì tình yêu Chúa Kitô. Và Đức Cha khuyên quí cha cũng hãy theo đường hướng đó của thánh Phaolô. Chúng ta không phải chỉ có mục tử chăm sóc giáo dân, nhưng một cách nào đó giáo dân cũng phải biết chăm sóc cho nhau nữa. Đức Cha còn diễn giải thêm rằng, linh mục chăm sóc giáo dân bằng cách giảng dạy Lời Chúa cho giáo dân, cử hành Lời Chúa thật sốt sắng, giảng dạy làm sao để giáo dân dễ hiểu và áp dụng được Lời Chúa vào trong cuộc sống. Mục tử cũng lo lắng cho giáo dân bằng cách cử hành các Bí Tích một cách tốt đẹp.
Trong phần sau cùng của bài giảng, Đức Cha nhấn mạnh về việc yêu mến Giáo hội khi nói rằng, Ngôi nhà thờ này được thánh hiến nên không còn thuộc về thế gian nữa, nơi này là nơi thánh thuộc về Thiên Chúa. Nơi này chúng ta cử hành các mầu nhiệm thánh của Thiên Chúa. Nơi này cũng thuộc về Giáo hội nên chúng ta yêu mến nơi này, yêu mến ngôi nhà thờ của chúng ta, yêu mến Giáo hội. Thiên Chúa thì chúng ta chưa ai thấy bao giờ, còn Giáo hội thì chúng ta thấy được; do đó, thật khó tin nếu có ai đó không yêu mến Giáo hội nhưng lại nói rằng yêu mến Thiên Chúa. Giáo hội là nhà của Thiên Chúa, Giáo hội là gia đình của Thiên Chúa ở trần gian này. Các mục tử hãy nhắc nhở giáo dân, giáo dân nhắc nhở nhau yêu mến Giáo hội, yêu mến Thiên Chúa.
Trong nhà thờ, có sức chứa khoảng 500 người, không còn chỗ ngồi nên vẫn còn nhiều người dự lễ đứng bên ngoài. Tuy vậy, thánh lễ diễn ra thật long trọng, trang nghiêm và sốt sắng. Thánh lễ kết thúc vào lúc 11 giờ 15 phút.
Ngay sau Thánh Lễ, Đức Cha làm phép Nhà Xứ mới ở phía sau Phòng Thánh. Sau đó, Đức Cha, quí Cha và quí khách mời cùng dự tiệc mừng Khánh Thành Nhà Thờ và Nhà Xứ mới của Họ đạo Thới Sơn để chia sẻ niềm vui trọng đại này.
Vắn tắt địa lý, lịch sử hình thành và phát triển
Họ đạo Thới Sơn nằm giữa cù lao Thới Sơn của Sông Tiền (Mekong), phía đông giáp cù lao Tân Long thuộc thành phố Mỹ Tho, phía tây giáp cù lao Phú Túc thuộc tỉnh Bến Tre, phía nam giáp xã An Khánh thuộc tỉnh Bến Tre và phía Bắc giáp xã Bình Đức thuộc thành phố Mỹ Tho. Đây là họ đạo Công giáo duy nhất trong cù lao Thới Sơn với 105 gia đình Công giáo gồm 398 người Công giáo/5983 người dân. Linh mục Chánh Sở hiện nay là Cha Phêrô Hà Văn Quận, Cha Sở giáo xứ An Đức kiêm nhiệm họ đạo Thới Sơn.
Họ đạo Thới Sơn tuy nhỏ, ít giáo dân và không có linh mục tại chỗ, nhưng lại là một họ đạo lâu đời cách đây hơn một thế kỷ, hình thành khoảng năm 1890. Người sáng lập họ đạo là Cha Vạn với số giáo dân vào thời điểm đó khoảng 20 người, nhà thờ làm bằng cây và mái lá. Họ đạo này trong một thời gian dài trước năm 1960 thuộc Giáo xứ Kinh Điều, Giáo phận Vĩnh Long. Đến năm 1960 khi Giáo phận Mỹ Tho được thành lập thì họ đạo Thới Sơn được giao về cho Giáo phận Mỹ Tho, vì về hành chánh thì cù lao Thới Sơn thuộc Mỹ Tho.
Họ đạo này trước đây thuộc vùng sâu vùng xa, nằm trên một cù lao cách thành phố Mỹ Tho qua dòng sông Tiền (Mekong); nhưng nay chính quyền tỉnh Tiền Giang đã biến cù lao này thành khu du lịch sinh thái để đón tiếp khách du lịch từ khắp nơi đến. Trước đây ai muốn đến Thới Sơn phải đi qua đò băng ngang sông Tiền, còn bây giờ thì dễ dàng đến đây qua cầu Rạch Miễu, rẽ phải là gặp thấy con đường cán nhựa khang trang trải dài dọc cù lao Thới Sơn. Tuy nhiên, họ đạo Thới Sơn cũng có những khó khăn thử thách về nhiều phương diện, nhưng với ơn Chúa và sự nâng đỡ của giáo quyền, họ đạo đang cố gắng từng ngày để vươn lên và phát triển đời sống đức tin vững mạnh; đồng thời cũng đem Tin Mừng của Chúa đến cho nhiều người còn chưa nhận biết Chúa.
Ngôi nhà thờ và nhà xứ mới vừa xây dựng xong thật đẹp và rất khang trang xứng đáng là nơi để thờ phượng Thiên Chúa. Giáo dân nơi đây rất vui mừng và hãnh diện vì có được ngôi nhà thờ mới này, bởi vì giáo dân nơi đây đa phần là nông dân nghèo thu nhập chủ yếu dựa vào vườn cây ăn trái, nên phần lớn tài chánh đóng góp cho việc xây dựng nhà thờ và nhà xứ là do một số người hảo tâm đóng góp.
Video Clips DVD Bế Mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam & Đại Hội La Vang lần thứ 29
VietCatholic
18:20 16/02/2011
tại Trung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc La Vang -- từ ngày 4 đến 6 tháng Giêng năm 2011
TRỌN BỘ DVD BẾ MẠC NĂM THÁNH GIÁO HỘI VIỆT NAM:
• 1. DVD (1): Khai Mạc Đại Hội La Vang – Diễn Nguyện
• 2. DVD (2): Đại lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 Giáo Hội Việt Nam
• 3. CD Nhạc chủ đề tôn vinh Mẹ La Vang: “Cùng Mẹ Ra Khơi” 13 bài thánh ca:
Bộ bộ DVD Bế mạc Năm Thánh
• do TGP Huế và Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang chủ trương
• với sự cộng tác của Công ty Truyền Thông Kỷ Nguyên Số (Saigòn) và VietCatholic Network (Hoa Kỳ) biên tập và phát hành.
• phần kỹ thuật tân kỳ, hình ảnh sắc nét và đẹp, nhìn được từ mọi góc độ do 6 máy ghi hình, âm thanh tuyệt hảo, biên tập vắn gọn, ý nghĩa.
• Ân Nhân ủng hộ $50 trở lên sẽ được tặng miễn phí bộ DVD, và tên được ghi vào Danh sách Ân Nhân trên VietCatholic. Số tiền của qúi vị sẽ được gửi tặng lại cho Trung tâm La Vang ở Quảng Trị.
• Giá ủng hộ trọn bộ DVD gồm 3 dĩa = US$29.00 (bao gồm tiền cước phí bưu điện, thuế, chi phí điều hành và các phí tổn khác)
Gửi về cho: VietCatholic P.O. Box 735, Avalon, CA. 90704, USA
Xin vào Paypal hay Credit Cards (rất an toàn)để order Bộ DVD Năm Thánh với VietCatholic như sau:
Sau khi nhấn vào nút Donate qúi vị sẽ thấy một giao diện khác cũng có chữ Donate. Xin nhấn vào đó một lần nữa, và giao diện như dưới đây hiện ra để điền vào những chi tiết cần thiết.
DVD Năm Thánh: Vũ Khai Hội
DVD Năm Thánh: Múa Trống chào mừng
DVD Năm Thánh: Khai mạc Đại Hội La Vang
DVD Năm Thánh: Diễn Nguyện: Mẹ La Vang
DVD Năm Thánh: Diễn Nguyện "Cùng Mẹ Ra Khơi"
DVD Năm Thánh: Đại Lễ Bế mạc Năm Thánh
Tài Liệu - Sưu Khảo
Di sản văn hóa đời nhà Hạ
Trầm Thiên Thu
00:42 16/02/2011
Vùng Laoniupo, rộng hơn 2 triệu m2, là khu di tích đời nhà Thương (Shang), khoảng 3.000 năm trước. Có 3 lăng tẩm được khai quật tại vùng này, được coi là có từ đời nhà Hạ. Các nghi lễ cúng tế cùng với xương người và xương động vật cũng được phát hiện tại các lăng tẩm này.
(Chuyển ngữ từ ChinaDaily.com.cn)
Văn Hóa
Kính Chúa Yêu Người
Tuyết Mai
12:48 16/02/2011
Trước tiên ta phải thờ Chúa
Vì Người chính thật là Vua vũ hoàn
Người, Đấng quyền năng vẹn toàn
Người càng vinh hiển Người càng thiết tha
Người có trái tim bao la
Người yêu nhân loại hơn ta yêu Người
Người tác tạo nên con người
Người cho hình dáng giống Người tạc in
Người tạo trời đất muôn hình
Bao la hùng vĩ cùng loài sinh linh
Người ban nhân loại Con mình
Làm giá cứu chuộc hy sinh cứu đời
Người dậy sống ở trên đời
Giới Răn phải giữ Lời Người phải tuân
Thánh Ý Chúa phải xin vâng
Ba đào sóng gió xin dâng lên Người
Cuộc đời ngắn ngủi người ơi!
Sống theo Lời Chúa Nước Trời của ta
Yêu nhau đối xử thực thà
Yêu nhau như thể người nhà của nhau
Đừng nên tranh chấp dành nhau
Đừng nên chống cự hãy mau làm hòa
Đừng nên dắt nhau ra tòa
Mà hãy phân xử hãy hòa trước đi
Kẻo bị người ta điệu đi
Ngồi tù chẳng biết có khi được về?
Chớ cười người chớ khinh chê!
Chớ nên kết án theo bè vu oan!
Yêu thù địch cả kẻ gian
Ai ghét bỏ, ta làm lành với họ
Cả kẻ vu khống bắt bớ
Hãy yêu thương hãy xóa bỏ hận thù
Để Cha ta, Đấng nhân từ
Trên Trời hằng luôn tha thứ yêu thương
Mỉm cười vì Người độ lượng
Cả Con Cha là tấm gương sáng ngời
Nguyện xin Thánh Linh Chúa Trời
Phù trợ nâng đỡ cuộc đời chúng con
Sớm hôm kinh nguyện véo von
Luôn sống bác ái thi ơn giúp đời
Để được kính Chúa yêu người
Giới Răn ta giữ được Người thưởng ban
Dẫu cho sống trong cơ hàn
Bình An bên Chúa cũng thành Giấc Mơ
Cuộc đời quả là giấc mơ
Sáng ngày ca hát ầu ơ ví dầu
Thiên Đàng chừ biết ở đâu?
Sống sao nên thánh dắt nhau cùng về
Quê Trời chẳng có ai chê
Nhưng sao lắm kẻ không mê tìm về?
Trần gian làm họ u mê?
Say sưa chìm đắm đam mê thú trần
Bởi chìm đắm hại bản thân
Hại chính mình, hại người thân, xã hội
Mất linh hồn mất cả Tôi
Chỉ vì hào nhoáng quỷ lôi vào tròng
Cả cuộc đời kể đi đong
Nếu không hối cải đừng mong có ngày
Nếu tin có Chúa có Thầy
Như Phê rô đắm cần tay của Ngài
Có Chúa hy vọng ngày mai
Anh em hết thảy đổi thay trong ngoài
Tâm hồn mạnh mẽ sống hoài
Kết hợp với Chúa, đồng loại hỉ hoan.
(Cảm tác Lời Chúa CN 7TN, Năm A)
Vì Người chính thật là Vua vũ hoàn
Người, Đấng quyền năng vẹn toàn
Người càng vinh hiển Người càng thiết tha
Người có trái tim bao la
Người yêu nhân loại hơn ta yêu Người
Người tác tạo nên con người
Người cho hình dáng giống Người tạc in
Người tạo trời đất muôn hình
Bao la hùng vĩ cùng loài sinh linh
Người ban nhân loại Con mình
Làm giá cứu chuộc hy sinh cứu đời
Người dậy sống ở trên đời
Giới Răn phải giữ Lời Người phải tuân
Thánh Ý Chúa phải xin vâng
Ba đào sóng gió xin dâng lên Người
Cuộc đời ngắn ngủi người ơi!
Sống theo Lời Chúa Nước Trời của ta
Yêu nhau đối xử thực thà
Yêu nhau như thể người nhà của nhau
Đừng nên tranh chấp dành nhau
Đừng nên chống cự hãy mau làm hòa
Đừng nên dắt nhau ra tòa
Mà hãy phân xử hãy hòa trước đi
Kẻo bị người ta điệu đi
Ngồi tù chẳng biết có khi được về?
Chớ cười người chớ khinh chê!
Chớ nên kết án theo bè vu oan!
Yêu thù địch cả kẻ gian
Ai ghét bỏ, ta làm lành với họ
Cả kẻ vu khống bắt bớ
Hãy yêu thương hãy xóa bỏ hận thù
Để Cha ta, Đấng nhân từ
Trên Trời hằng luôn tha thứ yêu thương
Mỉm cười vì Người độ lượng
Cả Con Cha là tấm gương sáng ngời
Nguyện xin Thánh Linh Chúa Trời
Phù trợ nâng đỡ cuộc đời chúng con
Sớm hôm kinh nguyện véo von
Luôn sống bác ái thi ơn giúp đời
Để được kính Chúa yêu người
Giới Răn ta giữ được Người thưởng ban
Dẫu cho sống trong cơ hàn
Bình An bên Chúa cũng thành Giấc Mơ
Cuộc đời quả là giấc mơ
Sáng ngày ca hát ầu ơ ví dầu
Thiên Đàng chừ biết ở đâu?
Sống sao nên thánh dắt nhau cùng về
Quê Trời chẳng có ai chê
Nhưng sao lắm kẻ không mê tìm về?
Trần gian làm họ u mê?
Say sưa chìm đắm đam mê thú trần
Bởi chìm đắm hại bản thân
Hại chính mình, hại người thân, xã hội
Mất linh hồn mất cả Tôi
Chỉ vì hào nhoáng quỷ lôi vào tròng
Cả cuộc đời kể đi đong
Nếu không hối cải đừng mong có ngày
Nếu tin có Chúa có Thầy
Như Phê rô đắm cần tay của Ngài
Có Chúa hy vọng ngày mai
Anh em hết thảy đổi thay trong ngoài
Tâm hồn mạnh mẽ sống hoài
Kết hợp với Chúa, đồng loại hỉ hoan.
(Cảm tác Lời Chúa CN 7TN, Năm A)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nơi An Nghỉ Của Trẻ Bị Phá Thai
Nguyễn Văn Chu
22:28 16/02/2011
NƠI AN NGHỈ CỦA TRẺ BỊ PHÁ THAI
Ảnh của Nguyễn Văn Chu
Kiến còn biết giữ trứng non
Sao người nỡ giết thai con trong lòng !
Ai ơi!
Xin một tấm lòng!!
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Văn Chu
Kiến còn biết giữ trứng non
Sao người nỡ giết thai con trong lòng !
Ai ơi!
Xin một tấm lòng!!
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền