Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:58 18/02/2009
VỪA PHẢI
Đại sư sợ nhất là các đệ tử đem lòng ỷ lại vào ông ta, làm cản trở việc họ tìm hiểu đi sâu vào nội tâm của mình, nên cố ý thường tỏ ra lạnh nhạt khiến cho họ mất hứng.
Có người thường nghe đại sư nói: “Trên thế giới có ba loại đồ vật gần thì có hại mà xa thì vô dụng, tốt nhất là bảo vệ cự ly vừa phải với nó, đó chính là lửa, chính phủ và sư phụ.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Ở đời cũng có ba nơi mà con người cũng không nên đến, đó là: nhà tù, bệnh viện và...nhà thổ. Đó là ba nơi rất ớn lạnh có hại cho thân xác và linh hồn con người ta, cho nên ơn khôn ngoan mà Chúa ban cho qua bí tích Thêm Sức sẽ giúp chúng ta –người Ki-tô hữu- trong việc xa lánh ba chỗ này.
Một sư phụ khôn ngoan và biết cách dạy học trò là để cho học trò tự phát huy khả năng, trí lực của mình, chứ không dựa vào những gì mà thầy đã mớm sẵn cho.
Sự khôn ngoan mà Chúa Giê-su ban cho các tông đồ trong ngày lễ Ngũ Tuần của người Do Thái, cũng là sự khôn ngoan của người Ki-tô hữu trong ngày lãnh nhận bí tích Thêm Sức, bởi vì cũng chỉ là một Chúa Thánh Thần mà thôi, cho nên, người Ki-tô hữu dùng sự khôn ngoan mà Chúa Thánh Thần ban cho đó để làm rào cản ngăn ngừa không cho mình đến những nơi không nên đến, làm những gì không nên làm, nói những gì không nên nói, đó chính là sự khôn ngoan của vị thầy vĩ đại là Chúa Thánh Thần dạy dỗ cho chúng ta vậy.
Muốn có sự khôn ngoan thì phải cầu xin và yêu mến thực hành Lời Chúa, bằng không thì sự khôn ngoan ấy sẽ biến thành gian ngoa của người đời mà thôi.
Mà gian ngoa của người đời thì đâu có chừa nhà tù, bệnh viện và nhà thổ. Ha ha ha...
N2T |
Đại sư sợ nhất là các đệ tử đem lòng ỷ lại vào ông ta, làm cản trở việc họ tìm hiểu đi sâu vào nội tâm của mình, nên cố ý thường tỏ ra lạnh nhạt khiến cho họ mất hứng.
Có người thường nghe đại sư nói: “Trên thế giới có ba loại đồ vật gần thì có hại mà xa thì vô dụng, tốt nhất là bảo vệ cự ly vừa phải với nó, đó chính là lửa, chính phủ và sư phụ.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Ở đời cũng có ba nơi mà con người cũng không nên đến, đó là: nhà tù, bệnh viện và...nhà thổ. Đó là ba nơi rất ớn lạnh có hại cho thân xác và linh hồn con người ta, cho nên ơn khôn ngoan mà Chúa ban cho qua bí tích Thêm Sức sẽ giúp chúng ta –người Ki-tô hữu- trong việc xa lánh ba chỗ này.
Một sư phụ khôn ngoan và biết cách dạy học trò là để cho học trò tự phát huy khả năng, trí lực của mình, chứ không dựa vào những gì mà thầy đã mớm sẵn cho.
Sự khôn ngoan mà Chúa Giê-su ban cho các tông đồ trong ngày lễ Ngũ Tuần của người Do Thái, cũng là sự khôn ngoan của người Ki-tô hữu trong ngày lãnh nhận bí tích Thêm Sức, bởi vì cũng chỉ là một Chúa Thánh Thần mà thôi, cho nên, người Ki-tô hữu dùng sự khôn ngoan mà Chúa Thánh Thần ban cho đó để làm rào cản ngăn ngừa không cho mình đến những nơi không nên đến, làm những gì không nên làm, nói những gì không nên nói, đó chính là sự khôn ngoan của vị thầy vĩ đại là Chúa Thánh Thần dạy dỗ cho chúng ta vậy.
Muốn có sự khôn ngoan thì phải cầu xin và yêu mến thực hành Lời Chúa, bằng không thì sự khôn ngoan ấy sẽ biến thành gian ngoa của người đời mà thôi.
Mà gian ngoa của người đời thì đâu có chừa nhà tù, bệnh viện và nhà thổ. Ha ha ha...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:00 18/02/2009
N2T |
84. Chiến thắng chính mình, từ bỏ ý chí của nó, thì đó là ân sủng lớn nhất mà con người đạt được từ nơi Thiên Chúa.
(Thánh Francis of Assisi)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:02 18/02/2009
N2T |
28. Khôn ngoan là ngọc quý, nếu đem khiêm tốn làm viền mép, thì càng sáng lạn rực rỡ hơn.
Cần cứu chữa tâm hồn trước
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
01:19 18/02/2009
Cần cứu chữa tâm hồn trước
(Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 7 thường niên theo Mác-cô 2, 1-12)
Khi thân nhân của người bại liệt khiêng anh ta đến gần Chúa Giê-su, họ đụng phải một bức tường sống: quá đông dân chúng đang vây bọc quanh Chúa Giê-su và không ai chịu nhường chỗ cho những người đang khiêng nạn nhân đến với Người. Rốt cuộc, họ đành phải dỡ mái nhà ngay trên chỗ Chúa Giê-su đang đứng, thòng người bất toại xuống để xin Người cứu chữa.
Có lẽ đây là ca bệnh khẩn cấp cần phải được cứu chữa kịp thời không thể trì hoãn. Thế nên, những người khiêng đã nóng nảy tìm cách đưa bệnh nhân tiếp cận Chúa Giê-su bằng mọi giá, dù phải tháo dỡ mái nhà.
Khi đã thòng bệnh nhân từ mái nhà xuống ngay trước mặt Chúa Giê-su, lẽ ra, Chúa Giê-su phải ưu tiên chữa trị người nầy khỏi bệnh đã, mọi chuyện khác sẽ bàn sau. Vậy mà Chúa Giê-su không chữa trị thân xác ngay mà quan tâm đến việc chữa lành tâm hồn trước. Người ban ơn tha tội cho người bệnh trước. Người phán: “Tội con đã được tha”, dẫu biết rằng nói như thế sẽ làm cho những người biệt phái bắt bẻ, sinh thêm rắc rối phiền hà.
Sau khi cứu linh hồn bệnh nhân khỏi tội, trả lại cho tâm hồn anh sức khoẻ thiêng liêng, Chúa Giê-su mới xét đến việc cứu chữa thân xác anh. Người phán: “Anh hãy đứng dậy vác chõng mà về. Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa.”
Qua sự kiện nầy, Chúa Giê-su tỏ cho thấy cần phải ưu tiên chữa trị tâm hồn trước khi chữa trị thân xác, vì những rối loạn, những tổn thương trong tâm hồn là nguyên nhân đưa đến những tổn thương phần xác. Y khoa xác nhận có nhiều bệnh tật thể xác (thân bệnh) phát sinh do những tổn thương từ nội tâm (tâm bệnh). Thân bệnh là do tâm bệnh. Vì thế, muốn điều trị tận căn, muốn trị dứt điểm căn bệnh thể xác thì phải chữa trị tận gốc, tức chữa trị trong tâm hồn.
Minh hoạ: Hôm nọ, ông Năm bị kỹ luật nặng tại sở làm và do đó tâm hồn ông bị tổn thương nghiêm trọng. Từ vết thương tâm hồn đó, thân xác ông bắt đầu có những biểu hiện bệnh lý: bình thường ông rất vui vẻ, cười nói huyên thuyên, hôm nay bỗng sa sầm nét mặt, lầm lì ít nói.
Mang vết thương lòng ấy về nhà, vừa bước qua ngưỡng cửa, vấp phải cái chổi nằm giữa đường, ông nổi giận co chân đá nó văng ra xa và bắt đầu mắng vợ, điều mà từ trước tới nay chưa bao giờ xảy ra: “Đồ làm biếng, đàn bà vô tích sự, cái chổi nằm chình ình ngay giữa phòng khách mà cũng không biết cất dọn nó đi.”
Kế đó, đứa con cưng đi học mới về, thấy mặt ba hầm hầm, vội lảng tránh qua phòng khác, không vui vẻ chào hỏi như mọi khi; ông liền quát tháo: “Nầy Thảo, mầy câm rồi ư? Sao thấy tao mà mầy không ra chào? Thầy Cô dạy mầy thế hả? Mẹ mầy dạy mầy thế hả?” Thế là chiến sự bắt đầu bùng nổ trong gia đình.
Một tổn thương trong tâm hồn có thể làm bùng lên một trận chiến trong gia đình hay trong cộng đồng ta đang sống. Sóng gió trong lòng sẽ tạo nên bão tố bên ngoài. Mất bình an nội tâm là nguyên nhân của những xung đột với những người chung quanh.
Thế nên, muốn dập tắt sóng gió trong gia đình và cộng đồng thì phải diệt trừ sóng gió trong tâm hồn trước; muốn có hoà bình thuận thảo với tha nhân thì trước hết cần phải có an bình nội tâm; muốn tránh xung đột với những người chung quanh thì trước hết hãy củng cố sự bình an tâm hồn.
Chính vì thế, trước khi chữa trị cho người bệnh về phần xác, Chúa Giê-su cứu chữa tâm hồn anh ta đã. Người cứu chữa tâm hồn bệnh nhân bằng ơn tha tội để tâm hồn anh được lành lặn và bình an, rồi sau đó mới chữa trị phần xác.
Tâm hồn và thân xác con người cũng chỉ là một. Hồn xác hoàn toàn tuỳ thuộc vào nhau. Bệnh của tâm hồn (tâm bệnh) tất nhiên sẽ lan sang thân xác (thân bệnh). Muốn chữa lành tận gốc thân bệnh, người thầy thuốc khôn ngoan tìm cách chữa trị tâm bệnh trước.
Hiện nay, một số quốc gia đã lập nên những trung tâm y tế dự phòng tiên tiến. Tại đây, thầy thuốc ân cần hỏi han trò chuyện với bệnh nhân để truy ra gốc bệnh từ trong tâm hồn và đề ra những phương thức điều trị rất hiệu quả mà không cần thông qua xét nghiệm lâm sàng và thậm chí không cần cả thuốc men.
Tội lỗi như một thứ virus độc hại gây bệnh cho tâm hồn và từ đó thân xác và cuộc sống chúng ta cũng bị ảnh hưởng theo.
Vậy chúng ta hãy tìm đến với lương y Giê-su với bất cứ giá nào như trường hợp người bại liệt được thuật lại trong Tin Mừng hôm nay, để được Người tha thứ tội lỗi và chữa lành tâm bệnh cho chúng ta, và rồi thân bệnh cũng sẽ nhờ đó mà được chữa lành.
Cứu chúa đích thực của đời tôi
LM. Giuse Nguyễn Thành Long
04:16 18/02/2009
CHÚA NHẬT 7 TN B
CỨU CHÚA ĐÍCH THỰC CỦA ĐỜI TÔI
Có thể nói chưa bao giờ nền kinh tế thế giới đương đại lại tuột dốc trầm trọng như năm qua. Ngay cả siêu cường quốc như Hoa Kỳ cũng đang gặp lao đao khốn đốn vì nạn thất nghiệp, vì hàng loạt các các công ty tuyên bố phá sản, hàng loạt các tập đoàn đại gia cắt giảm và sa thải nhân sự. Nhật bản vốn là cường quốc thứ hai về kinh tế nay cũng chung số phận. Cơ quan Unicef cảnh báo rằng Việt nam đang đứng trước nguy cơ rơi vào số 40 quốc gia tái nghèo nghiêm trọng.
Đối mặt với thực trạng này, dân chúng khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia nghèo vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc suy thoái, đang mong đợi một vị minh quân có khả năng vực dậy nền Kinh tế toàn cầu, nhằm đem lại cho họ một việc làm tốt và một nền an sinh xã hội lành. Và người mà dân chúng mong đợi hơn cả đó là vị tân tổng thống Hoa Kỳ, ông Barac Obama. Người ta hy vọng ông sẽ là vị cứu tinh của họ.
Cách đây hơn hai ngàn năm, dân chúng Dothái cũng khao khát chờ mong một Đấng Cứu Tinh có thể đem lại cho họ thái bình thịnh vượng tương tự như thế ? Niềm khát khao ấy thậm chí còn mãnh liệt hơn nhiều. Tuy nhiên, theo thời gian và do hoàn cảnh kinh tế chính trị đưa đẩy khiến họ chỉ còn khao khát tìm gặp một Đấng Cứu Thế hoàn toàn mang tính trần thế: một Đấng Cứu Thế có thể đem lại cho họ cơm no áo ấm (kinh tế); một Đấng Cứu Thế có thể đem đến cho họ sự độc lập tự do và cường thịnh (chính trị); một Đấng Cứu Thế có thể giải thoát cho họ khỏi bệnh hoạn tật nguyền (y tế). Niềm khát khao của họ nói được là rất hiện sinh và cũng rất mãnh liệt; rất chính đáng và cũng rất cấp bách.
Hiện sinh vì họ đang phải sống trong cảnh nghèo khổ, thiếu thốn và bệnh tật, nhất là bị áp bức bóc lột bởi đế quốc Rôma ngoại bang…. Ngay cả niềm tin của họ vào Chúa Giêsu đa phần cũng mang tính vụ lợi. Nói cách khác, họ chỉ mong Chúa Giêsu đáp ứng cho họ những nhu cầu thuần tuý nhân loại.
Mãnh liệt vì hễ thấy Chúa Giêsu ở đâu thì họ tuôn đến đó với Ngài. Hễ thấy Chúa Giêsu vào nhà nào thì nhà ấy chật cứng như nêm. Tin mừng hôm nay cho thấy rõ điều này. Cả lối đi cũng không còn. Nên người ta phải khoét cả nóc nhà để đưa người bệnh tiếp cận được với Chúa Giêsu. Niềm khát khao rõ ràng là rất mãnh liệt, rất cấp thiết.
Thế nhưng Chúa Giêsu muốn mạc khải một Đấng Cứu Thế rất khác, một Đấng Cứu Thế hoàn toàn mang tính thiên linh. Ngài đến là để giải thoát chúng sinh khỏi vòng kiềm toả của Satan, của ma quỷ. Ngài đến là để cứu vớt nhân loại khỏi ách nô lệ của tội lỗi, của sự chết, chứ không phải đơn thuần chỉ là cứu chữa bệnh tật về thể lý mà thôi. Và trên hết, Ngài đến là để đem lại cho con người sự sống dồi dào, sự sống đời đời, chứ không phải đơn giản chỉ là sự sống tạm bợ chóng qua đời này.
Đấng Cứu Thế mà Ngài muốn mạc khải còn là đấng chú tâm nhiều đến chiều kích nội tâm và tôn giáo, thay vì kinh tế chính trị. Chú trọng đến việc giáo huấn và loan báo Tin mừng Nước Thiên Chúa, thay vì ưu tư về an sinh xã hội. Bởi thế yếu tố mà Chúa Giêsu quan tâm hơn hết là đức tin và lòng tín thác vào Ngài.
Điều này dân Dothái, nhất là các Luật sĩ và Biệt phái đã không có. Chính vì vậy họ thường bị Chúa Giêsu quở trách là dòng giống trí trá và gian tà.
Phần tôi thì sao ? Tôi thường mọng đợi một Đấng Cứu Thế nào ?
Nếu tôi mong đợi một Đấng Cứu Thế có thể đáp ứng tức thời những nhu cầu trần thế, như cơm áo gạo tiền, của cải vật chất, hay phương thế chữa lành bệnh tật,… rất có thể tôi sẽ sớm thất vọng. Và khi thất vọng, có nguy cơ tôi sẽ khai tử cho Thiên Chúa. Trái lại một khi đã có đầy đủ nhu cầu vật chất tiện nghi rồi, có khả năng tôi sẽ gạt Thiên Chúa sang một bên vì không cần đến Ngài nữa.
Còn nếu tôi đợi mong một vị Cứu Chúa có khả năng đáp ứng những nhu cầu tâm linh, một vị Cứu Chúa mang lại sự công chính thánh thiện, chắc chắn tôi sẽ được Ngài cho phỉ chí toại lòng, như lời Ngài đã phán: “Phúc cho ai có lòng khao khát nên trọn lành vì họ sẽ được Thiên Chúa cho no thoả”.
Ước gì chúng ta luôn khát khao kiếm tìm điều mà thánh Phaolô mời gọi: “Tiên vàn anh em hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người”. Để không bao giờ chúng ta phải bẻ mặt hổ ngươi, vì có Chúa là gia nghiệp muôn đời. Amen.
CỨU CHÚA ĐÍCH THỰC CỦA ĐỜI TÔI
Có thể nói chưa bao giờ nền kinh tế thế giới đương đại lại tuột dốc trầm trọng như năm qua. Ngay cả siêu cường quốc như Hoa Kỳ cũng đang gặp lao đao khốn đốn vì nạn thất nghiệp, vì hàng loạt các các công ty tuyên bố phá sản, hàng loạt các tập đoàn đại gia cắt giảm và sa thải nhân sự. Nhật bản vốn là cường quốc thứ hai về kinh tế nay cũng chung số phận. Cơ quan Unicef cảnh báo rằng Việt nam đang đứng trước nguy cơ rơi vào số 40 quốc gia tái nghèo nghiêm trọng.
Đối mặt với thực trạng này, dân chúng khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia nghèo vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc suy thoái, đang mong đợi một vị minh quân có khả năng vực dậy nền Kinh tế toàn cầu, nhằm đem lại cho họ một việc làm tốt và một nền an sinh xã hội lành. Và người mà dân chúng mong đợi hơn cả đó là vị tân tổng thống Hoa Kỳ, ông Barac Obama. Người ta hy vọng ông sẽ là vị cứu tinh của họ.
Cách đây hơn hai ngàn năm, dân chúng Dothái cũng khao khát chờ mong một Đấng Cứu Tinh có thể đem lại cho họ thái bình thịnh vượng tương tự như thế ? Niềm khát khao ấy thậm chí còn mãnh liệt hơn nhiều. Tuy nhiên, theo thời gian và do hoàn cảnh kinh tế chính trị đưa đẩy khiến họ chỉ còn khao khát tìm gặp một Đấng Cứu Thế hoàn toàn mang tính trần thế: một Đấng Cứu Thế có thể đem lại cho họ cơm no áo ấm (kinh tế); một Đấng Cứu Thế có thể đem đến cho họ sự độc lập tự do và cường thịnh (chính trị); một Đấng Cứu Thế có thể giải thoát cho họ khỏi bệnh hoạn tật nguyền (y tế). Niềm khát khao của họ nói được là rất hiện sinh và cũng rất mãnh liệt; rất chính đáng và cũng rất cấp bách.
Hiện sinh vì họ đang phải sống trong cảnh nghèo khổ, thiếu thốn và bệnh tật, nhất là bị áp bức bóc lột bởi đế quốc Rôma ngoại bang…. Ngay cả niềm tin của họ vào Chúa Giêsu đa phần cũng mang tính vụ lợi. Nói cách khác, họ chỉ mong Chúa Giêsu đáp ứng cho họ những nhu cầu thuần tuý nhân loại.
Mãnh liệt vì hễ thấy Chúa Giêsu ở đâu thì họ tuôn đến đó với Ngài. Hễ thấy Chúa Giêsu vào nhà nào thì nhà ấy chật cứng như nêm. Tin mừng hôm nay cho thấy rõ điều này. Cả lối đi cũng không còn. Nên người ta phải khoét cả nóc nhà để đưa người bệnh tiếp cận được với Chúa Giêsu. Niềm khát khao rõ ràng là rất mãnh liệt, rất cấp thiết.
Thế nhưng Chúa Giêsu muốn mạc khải một Đấng Cứu Thế rất khác, một Đấng Cứu Thế hoàn toàn mang tính thiên linh. Ngài đến là để giải thoát chúng sinh khỏi vòng kiềm toả của Satan, của ma quỷ. Ngài đến là để cứu vớt nhân loại khỏi ách nô lệ của tội lỗi, của sự chết, chứ không phải đơn thuần chỉ là cứu chữa bệnh tật về thể lý mà thôi. Và trên hết, Ngài đến là để đem lại cho con người sự sống dồi dào, sự sống đời đời, chứ không phải đơn giản chỉ là sự sống tạm bợ chóng qua đời này.
Đấng Cứu Thế mà Ngài muốn mạc khải còn là đấng chú tâm nhiều đến chiều kích nội tâm và tôn giáo, thay vì kinh tế chính trị. Chú trọng đến việc giáo huấn và loan báo Tin mừng Nước Thiên Chúa, thay vì ưu tư về an sinh xã hội. Bởi thế yếu tố mà Chúa Giêsu quan tâm hơn hết là đức tin và lòng tín thác vào Ngài.
Điều này dân Dothái, nhất là các Luật sĩ và Biệt phái đã không có. Chính vì vậy họ thường bị Chúa Giêsu quở trách là dòng giống trí trá và gian tà.
Phần tôi thì sao ? Tôi thường mọng đợi một Đấng Cứu Thế nào ?
Nếu tôi mong đợi một Đấng Cứu Thế có thể đáp ứng tức thời những nhu cầu trần thế, như cơm áo gạo tiền, của cải vật chất, hay phương thế chữa lành bệnh tật,… rất có thể tôi sẽ sớm thất vọng. Và khi thất vọng, có nguy cơ tôi sẽ khai tử cho Thiên Chúa. Trái lại một khi đã có đầy đủ nhu cầu vật chất tiện nghi rồi, có khả năng tôi sẽ gạt Thiên Chúa sang một bên vì không cần đến Ngài nữa.
Còn nếu tôi đợi mong một vị Cứu Chúa có khả năng đáp ứng những nhu cầu tâm linh, một vị Cứu Chúa mang lại sự công chính thánh thiện, chắc chắn tôi sẽ được Ngài cho phỉ chí toại lòng, như lời Ngài đã phán: “Phúc cho ai có lòng khao khát nên trọn lành vì họ sẽ được Thiên Chúa cho no thoả”.
Ước gì chúng ta luôn khát khao kiếm tìm điều mà thánh Phaolô mời gọi: “Tiên vàn anh em hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người”. Để không bao giờ chúng ta phải bẻ mặt hổ ngươi, vì có Chúa là gia nghiệp muôn đời. Amen.
5 Phút Một Tuần với Thánh Phaolô: Bài 2 - Cuộc Gặp Gỡ Đức Kitô của Thánh Phaolô
Phaolô Phạm Xuân Khôi
04:29 18/02/2009
LM Donald Senior, C.P.
Chắc chắn rằng cuộc gặp gỡ Đức Kitô của Thánh Phaolô là một khúc quanh sâu đậm nhất của cuộc đời ngài. Trong Sách Tông Đồ Công Vụ, Thánh Luca diễn tả kinh nghiệm của Thánh Phaolô trên đường đi Đamascô bằng những từ ngữ: bị đánh ngã xuống ngựa bởi một ánh sáng chói chang, tiếng nói của Đức Kitô Phục Sinh thách đố ngài thay đổi từ một tên khủng bố thành một môn đệ của Người, sự mù loà tạm thời của ngài được Ananias chữa lành ở Đamascô, và việc Đức Kitô Phục sinh trao sứ vụ cho Thánh Phaolô trong một thị kiến sau đó (x. Cv 9:3-19; 22:6-16; 26:12-18).
Thánh Phaolô nhắc đến kinh nghiệm này trong các Thư của ngài một cách rất ngắn gọn và tế nhị, chỉ tỏ lộ mỗi khi ngài bị những kẻ chống đối, là những kẻ không thừa nhận vai trò Tông Đồ của ngài, khiêu khích. Trong 1 Côrinthô 15:8-10, Thánh Phaolô kể ra kinh nghiệm riêng của ngài về một thị kiến về Đức Kitộ Phục Sinh cùng với những lần Người hiện ra với các Tông Đồ khác, nhưng thẳng thắn gọi mình là “người bé nhỏ nhất trong các Tông Đồ” và là người “sinh non”, bởi vì việc bắt bớ Hội Thánh của ngài trước đây. Trong một đoạn tuyệt vời của Thư gửi tín hữu Galatê, Thánh Phaolô nói đến kinh nghiệm mở đâu của ngài như là một “ơn gọi” từ Thiên Chúa: “Nhưng Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mặc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho các dân ngoại.” (Gal 1:15-16). Ở đây Thánh Phaolô vọng lại những đoạn trong Cựu Ước diễn tả lời kêu gọi của ngôn sứ Isaia với dân ngoại (x. Isaia 49:1-6) và việc Thiên Chúa gọi ngôn sứ Giêrêmia (Gr 1:4-7).
Kinh nghiệm của Thánh Phaolô với Đấng Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh đã chuyẻn hướng cuộc đời của ngài và cung cấp cho ngài một mục đích mới: từ đó trở đi, ngài hiểu rằng mình được Thiên Chúa gọi để đem Tin Mừng Cứu Độ đến cho Dân Ngoại, một sứ vụ mà ngài đã dốc toàn nghị lực để dấn thân cho đến hết đời. Đó là tính ngược đời của Thập Giá, sự thể hiện cách mãnh liệt việc Thiên Chúa cứu chuộc thế gian nhờ Đức Kitô, Đấng Mêsia Chịu Đóng Đinh, đã thúc đẩy Thánh Phaolô xét lại rất nhiều về sự hiểu biết của ngài về Thiên Chúa và số phận của nhân loại. Chắc chắn rằng những điều liên hệ đến việc này không rõ ràng đối với Thánh Phaolô trong giây phút đầu tiên khi ngài gặp gỡ Đức Kitô, nhưng khi sứ vụ của ngài được bộc lộ, khi ngài gặp gỡ những Kitô hữu khác và truyền thống họ truyền lại, Thánh Phaolô bắt đầu lần lượt tháo gỡ ra toàn thể ý nghĩa của sự kiện kinh ngạc này và diễn tả ý nghĩa ấy trên giấy tờ.
Một giây phút hoán cải đổi đời đầy xúc động trên đường đi Đamascô theo Sách Tông Đồ Công Vụ, hoặc như trong chính những chứng từ của Thánh Phaolô, là một lời mời gọi sâu xa của Thiên Chúa, lời mời gọi đã bắt đầu cách bí nhiệm ngay cả trước khi ngài được sinh ra, và được kéo dài suốt cuộc đời. Trong trường hợp Thánh Phaolô, Tân Ước đã diễn tả cả hai cảnh tượng. Trong cả hai trường hợp, rõ ràng là cuộc gặp gỡ Đức Chúa Giêsu Kitô là động lực quyết định thay đổi cuộc đời Thánh Phaolô vĩnh viễn, và dẫn đưa ngài đến việc xét lại quan niệm của ngài về thế giới và khám phá ra chính ơn gọi của mình.
ÁP DỤNG TRONG GIA ĐÌNH
Điểm để bàn luận: Kinh nghiệm của Thánh Phaolô mời gọi chúng ta nghĩ đến ơn gọi và cuộc hành trình Đức Tin của chính mình, một cuộc hành trình có thể bắt đầu từ Đức Tin của gia đình và được uốn nắn bởi “những giây phút hoán cải” dọc theo lộ trình. Câu hỏi chính yếu là, “Đức tin của tôi vào Chúa Giêsu sẽ dẫn tôi đến đâu và sứ vụ của tôi trong cuộc đời là gì?”
Chuyển ngữ từ: http://webelieveweb.com/catechist_development.cfm?cd_view=168
Chắc chắn rằng cuộc gặp gỡ Đức Kitô của Thánh Phaolô là một khúc quanh sâu đậm nhất của cuộc đời ngài. Trong Sách Tông Đồ Công Vụ, Thánh Luca diễn tả kinh nghiệm của Thánh Phaolô trên đường đi Đamascô bằng những từ ngữ: bị đánh ngã xuống ngựa bởi một ánh sáng chói chang, tiếng nói của Đức Kitô Phục Sinh thách đố ngài thay đổi từ một tên khủng bố thành một môn đệ của Người, sự mù loà tạm thời của ngài được Ananias chữa lành ở Đamascô, và việc Đức Kitô Phục sinh trao sứ vụ cho Thánh Phaolô trong một thị kiến sau đó (x. Cv 9:3-19; 22:6-16; 26:12-18).
Thánh Phaolô nhắc đến kinh nghiệm này trong các Thư của ngài một cách rất ngắn gọn và tế nhị, chỉ tỏ lộ mỗi khi ngài bị những kẻ chống đối, là những kẻ không thừa nhận vai trò Tông Đồ của ngài, khiêu khích. Trong 1 Côrinthô 15:8-10, Thánh Phaolô kể ra kinh nghiệm riêng của ngài về một thị kiến về Đức Kitộ Phục Sinh cùng với những lần Người hiện ra với các Tông Đồ khác, nhưng thẳng thắn gọi mình là “người bé nhỏ nhất trong các Tông Đồ” và là người “sinh non”, bởi vì việc bắt bớ Hội Thánh của ngài trước đây. Trong một đoạn tuyệt vời của Thư gửi tín hữu Galatê, Thánh Phaolô nói đến kinh nghiệm mở đâu của ngài như là một “ơn gọi” từ Thiên Chúa: “Nhưng Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mặc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho các dân ngoại.” (Gal 1:15-16). Ở đây Thánh Phaolô vọng lại những đoạn trong Cựu Ước diễn tả lời kêu gọi của ngôn sứ Isaia với dân ngoại (x. Isaia 49:1-6) và việc Thiên Chúa gọi ngôn sứ Giêrêmia (Gr 1:4-7).
Kinh nghiệm của Thánh Phaolô với Đấng Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh đã chuyẻn hướng cuộc đời của ngài và cung cấp cho ngài một mục đích mới: từ đó trở đi, ngài hiểu rằng mình được Thiên Chúa gọi để đem Tin Mừng Cứu Độ đến cho Dân Ngoại, một sứ vụ mà ngài đã dốc toàn nghị lực để dấn thân cho đến hết đời. Đó là tính ngược đời của Thập Giá, sự thể hiện cách mãnh liệt việc Thiên Chúa cứu chuộc thế gian nhờ Đức Kitô, Đấng Mêsia Chịu Đóng Đinh, đã thúc đẩy Thánh Phaolô xét lại rất nhiều về sự hiểu biết của ngài về Thiên Chúa và số phận của nhân loại. Chắc chắn rằng những điều liên hệ đến việc này không rõ ràng đối với Thánh Phaolô trong giây phút đầu tiên khi ngài gặp gỡ Đức Kitô, nhưng khi sứ vụ của ngài được bộc lộ, khi ngài gặp gỡ những Kitô hữu khác và truyền thống họ truyền lại, Thánh Phaolô bắt đầu lần lượt tháo gỡ ra toàn thể ý nghĩa của sự kiện kinh ngạc này và diễn tả ý nghĩa ấy trên giấy tờ.
Một giây phút hoán cải đổi đời đầy xúc động trên đường đi Đamascô theo Sách Tông Đồ Công Vụ, hoặc như trong chính những chứng từ của Thánh Phaolô, là một lời mời gọi sâu xa của Thiên Chúa, lời mời gọi đã bắt đầu cách bí nhiệm ngay cả trước khi ngài được sinh ra, và được kéo dài suốt cuộc đời. Trong trường hợp Thánh Phaolô, Tân Ước đã diễn tả cả hai cảnh tượng. Trong cả hai trường hợp, rõ ràng là cuộc gặp gỡ Đức Chúa Giêsu Kitô là động lực quyết định thay đổi cuộc đời Thánh Phaolô vĩnh viễn, và dẫn đưa ngài đến việc xét lại quan niệm của ngài về thế giới và khám phá ra chính ơn gọi của mình.
ÁP DỤNG TRONG GIA ĐÌNH
Điểm để bàn luận: Kinh nghiệm của Thánh Phaolô mời gọi chúng ta nghĩ đến ơn gọi và cuộc hành trình Đức Tin của chính mình, một cuộc hành trình có thể bắt đầu từ Đức Tin của gia đình và được uốn nắn bởi “những giây phút hoán cải” dọc theo lộ trình. Câu hỏi chính yếu là, “Đức tin của tôi vào Chúa Giêsu sẽ dẫn tôi đến đâu và sứ vụ của tôi trong cuộc đời là gì?”
Chuyển ngữ từ: http://webelieveweb.com/catechist_development.cfm?cd_view=168
Các nghĩa của Thánh Kinh
Phaolô Phạm Xuân Khôi
05:38 18/02/2009
Học và Sống Năm Thánh Kinh
Bài 8 - Các Nghĩa của Thánh Kinh - Phần 2
Trong bài trước chúng ta đã bàn đến nghĩa văn tự và các nghĩa thiêng liêng của Thánh Kinh. Từ thời Cải Cách Tin Lành đến nay, tuy có những tiến bộ về việc áp dụng các phương pháp khoa học trong việc nghiên cứu Thánh Kinh, nhưng bốn ý nghĩa của Thánh Kinh, là nghĩa văn tự, nghĩa ẩn dụ, nghĩa luân lý và nghĩa thần bí, vẫn là những ý nghĩa căn bản hướng dẫn người Công Giáo trong việc đọc Thánh Kinh. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp bàn đến sự khác biệt giữa cách giải thích Thánh Kinh của Công Giáo và Tin Lành hiện đại.
Phong trào Cải Cách đem đến cho nó một tiêu điểm để giải thích Thánh Kinh khác khi Lutherô dùng câu của Thánh Phaolô “chúng ta đã được nên công chính nhờ Đức Tin” (Rom 5:1) như là chìa khóa để hiểu tất cả Thánh Kinh. Lutherô và những nhà cải cách sau ông tránh cách giải thích ẩn dụ, và bắt đầu nhấn mạnh đến cách giải thích Thánh Kinh theo nghĩa văn tự. Trong Công Giáo thì không có mấy thay đổi so với lập trường giải thích có từ thời Trung Cổ với bốn ý nghĩa của Thánh Kinh. Đến thời Khai Minh, người ta tôn lý trí làm tiêu chuẩn tối hậu cho mọi kiến thức, và các phương pháp giải thích Thánh Kinh bắt đầu thay đổi. Người ta bắt đầu đặt vấn đề về quyền bính và truyền thống. Phương pháp khoa học cũng khởi sự lấn át tất cả mọi lãnh vực nghiên cứu. Sự phát triển nhanh chóng của kiến thức theo sau sự phát triển của khoa học, cùng với những khám phá về khảo cổ, đưa đến những câu hỏi quan trọng về sự chính xác về lịch sử và khoa học của Thánh Kinh.
Phương pháp phân tích (phê bình) lich sử xuất hiện từ thế kỷ thứ 18 đã bá chủ nghành chú giải Thánh Kinh từ đó, và tiếp tục ảnh hưởng đến việc chú giải Thánh Kinh hiện đại. Phương pháp này không phải chỉ là một phương pháp; nó sử dụng nhiều phương pháp trong cố gắng giải thích Thánh Kinh trong phạm vi lịch sử và văn chương của nó, cùng trong việc tìm kiếm ý nghĩa mà các tác giả có ý nói đến. Phương pháp này chú ý đến lịch sử của bản văn và việc thành hình bản văn từ những nguồn truyền khẩu hay văn viết đã có từ trước; phương pháp này thảo luận về những hình thức của bản văn, và việc soạn thảo văn bản cuối cùng. Nó cần sự hỗ trợ của nhiều nghành khác nhau như ngữ học, khảo cổ, xã hội học, nhân chủng học, giả thuyết văn tự, và so sánh các tôn giáo, để cố gắng xác định ý nghĩa của đoạn văn trong phạm vi lịch sử và văn chương. Những người sử dụng phương pháp này đã không chấp nhận những tiền giả định về sự chính xác về lịch sử của bản văn Thánh Kinh và việc hình thành những tín điều dựa trên Thánh Kinh.
Khi phương pháp phân tích lịch sử đi vào các đại học và bắt đầu thắng thế trong các chủng viện Tin Lành, thì phái cơ bản đứng lên và khăng khăng tin vào tính không sai lỗi của Thánh Kinh trong mọi lãnh vực hiểu biết và giữ lấy những điều căn bản của Đức Tin Kitô giáo như đã được xác định từ trước. Vì thế Tin Lành có hai trường phái cực đoan trong việc giải thích Thánh Kinh. Một trường phái dựa hoàn toàn vào phương pháp phân tích lịch sử để bác bỏ những gì trong Thánh Kinh mà họ cho rằng không có căn bản lịch sử vững chắc. Họ chỉ tin vào những gì họ có thể chứng minh được qua lịch sử hay khoa học. Một trường phái khác thì cho rằng từng chữ trong Thánh Kinh là Lời mà Thiên Chúa đọc cho tác giả viết. Những Lời này hoàn toàn được áp dụng theo nghĩa đen trong mọi hoàn cảnh và thời đại, cho nên người ta phải hiểu Lời Chúa hoàn toàn theo nghĩa văn tự mà không cần biết hoàn cảnh lịch sử của bản văn. Phần còn lại thì chung dung, nhưng không có một đường lối nào thống nhất trong việc giải thích Thánh Kinh. Chính vì thế mà có bao nhiêu cách giải thích khác nhau thì có bấy nhiêu giáo phái Tin Lành khác nhau.
Trong vòng Công Giáo vào thời đầu của Thế Kỷ 20, các nhà chú giải Thánh Kinh bắt đầu bàn đến nghĩa trọn vẹn (sensus plenior) của Thánh Kinh. “Nghĩa trọn vẹn được định nghĩa như là ý nghĩa thâm sâu của bản văn, mà Thiên Chúa có ý nói, nhưng không được tác giả nhân loại diễn tả cách đầy đủ”[1]. Người ta tìm thấy nghĩa trọn vẹn này khi các tác giả sau của Thánh Kinh gán cho những câu trước đó một ý nghĩa mới, như việc Thánh Matthêu dùng Isaia 7:14 (Mt 1:23) để nói về Đức Mẹ thụ thai Đức Chúa Giêsu mà vẫn còn đồng trinh; hoặc khi các tín điều sau đó hay định nghĩa của Công Đồng gán cho một câu văn Thánh Kinh một ý nghĩa, như định nghĩa về Tội Nguyên Tổ dựa vào Roma 5:12-21. Khó mà phân biệt sự khác nhau giữa nghĩa trọn vẹn và nghĩa thiêng liêng.[3] Nghĩa trọn vẹn để nguyên nghĩa văn tự, nhưng khẳng định rằng đoạn văn có được một ý nghĩa mới sau Đức Kitô.
Nghĩa trọn vẹn của một bản văn, dù do ý định của Thiên Chúa, người ta cũng không thấy được cho đến khi sự trọn vẹn của Mặc Khải được thực hiện nơi Đức Kitô. Thảo luận về nghĩa trọn vẹn vẫn còn tiếp tục, nhưng phần lớn bị lấn át bởi việc sử dụng phương pháp phân tích lịch sử trong số các nhà chú giải Công Giáo từ giữa thế kỷ thứ 20. Từ năm 1943, khi Đức Thánh Cha Piô XII ban hành Thông Điệp Divino Afflante Spiritu cho phép dùng những phương pháp giải thích Thánh Kinh hiện đại đến nay, các nhà chú giải Công Giáo đã đua nhau sừ dụng phương pháp phân tích lịch sử trong việc chú giải Thánh Kinh, đôi khi thái quá, mà thiếu thận trọng như Đức Thánh Cha Piô XII đã viết:
“Trong thời đại chúng ta, quả thật là có quá nhiều thắc mắc và những khó khăn mới, cho nên nhờ ơn Thiên Chúa, những phương tiện và trợ cụ mới cũng được cung cấp cho các nhà chú giải Thánh Kinh.. . . Vậy nhà chú giải, với sự cẩn trọng và không bỏ qua bất cứ ánh sáng nào đến từ những cuộc nghiên cứu mới đây, cố gắng xác định đặc tính và những hoàn cảnh riêng bìệt của tác giả Thánh Kinh, thời đại mà các ngài sống, các nguồn văn viết hay truyền khẩu mà tác giả ấy đã tham khảo và những hình thức diễn tả mà tác giả đã dùng.” (số 33)
Lập trường của ĐTC Piô XII được Công Đồng Vaticanô II tái xác nhận trong tài liệu Dei Verbum và lại một lần nữa trong tài liệu Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh.
Từ thời các Giáo Phụ Sơ Khai qua thời Trung Cổ, cho đến thế giới hiện đại, việc giải thích Thánh Kinh đã tăng trường và phát triển, với mỗi thời đại kế tiếp nhau áp dụng những nguyên tắc chú giải hay nhất của thời đại mình để xác định ý nghĩa của Thánh Kinh. Ngôn ngữ về “các nghĩa của Thánh Kinh” không còn được các học giả hiện đại sử dụng nữa. Dù những người đang sử dụng phương pháp phân tích Thánh Kinh thường khăng khăng cho rằng một bản văn chỉ có một nghĩa, càng ngày người ta càng công nhận rằng có nhiều tầng lớp ý nghĩa trong một bản văn.
Các học giả Thánh Kinh hiện đại, phần lớn là những người dùng những phương pháp phân tích lịch sử, nhấn mạnh đến những gì mà bản văn có ý nói đến trong phạm vi lịch sử và văn chương, nhưng với Thánh Kinh, chúng ta đứng trước một bản văn sống động là bản văn tiếp tục có ý nghĩa đối với những cộng đồng Đức Tin coi nó là bản văn thánh. Vì thế, chúng ta không thể chỉ chú ý đến điều mà bản văn có ý nói, mà còn phải coi nó có ý nghĩa gì đối với cộng đồng tín hữu. Chúng ta tiếp tục đi lại giữa nghĩa văn tự và thiêng liêng của bản văn trong khi cố gắng tìm xem Lời Chúa muốn nói gì với chúng ta hôm nay. Đồng thời, khi đọc Thánh Kinh, chúng ta phải đọc theo trong Hội Thánh và theo Truyền Thống sống động của Hội Thánh, vì như Timothy Michael Milinovich đã viết: “Đã không thể có Thánh Kinh nếu khộng có Thánh Truyền, và Thánh Kinh không thể tiếp tục tồn tại nếu không có sự bảo trì và giáo huấn của Huấn Quyền”.[5]
(viết theo bài “The Senses of Scripture” của Pauline A. Viviano, PhD, và “Basic of Biblical Literacy” của Timothy Michael Milinovich, trong tài liệu Chúa Nhật Giáo Lý 2008 của HĐGMHK)
Chú thích:
[1] Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh (1993), s. 141
[3] Brown, The Sensus Plenior of Sacred Scripture, 12
[4] Dei Verbum, 3:11-12.
[5] Basic of Biblical Literacy của Timothy Michael Milinovich, trong tài liệu Chúa Nhật Giáo Lý 2008 của HĐGMHK.
Bài 8 - Các Nghĩa của Thánh Kinh - Phần 2
Trong bài trước chúng ta đã bàn đến nghĩa văn tự và các nghĩa thiêng liêng của Thánh Kinh. Từ thời Cải Cách Tin Lành đến nay, tuy có những tiến bộ về việc áp dụng các phương pháp khoa học trong việc nghiên cứu Thánh Kinh, nhưng bốn ý nghĩa của Thánh Kinh, là nghĩa văn tự, nghĩa ẩn dụ, nghĩa luân lý và nghĩa thần bí, vẫn là những ý nghĩa căn bản hướng dẫn người Công Giáo trong việc đọc Thánh Kinh. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp bàn đến sự khác biệt giữa cách giải thích Thánh Kinh của Công Giáo và Tin Lành hiện đại.
Phong trào Cải Cách đem đến cho nó một tiêu điểm để giải thích Thánh Kinh khác khi Lutherô dùng câu của Thánh Phaolô “chúng ta đã được nên công chính nhờ Đức Tin” (Rom 5:1) như là chìa khóa để hiểu tất cả Thánh Kinh. Lutherô và những nhà cải cách sau ông tránh cách giải thích ẩn dụ, và bắt đầu nhấn mạnh đến cách giải thích Thánh Kinh theo nghĩa văn tự. Trong Công Giáo thì không có mấy thay đổi so với lập trường giải thích có từ thời Trung Cổ với bốn ý nghĩa của Thánh Kinh. Đến thời Khai Minh, người ta tôn lý trí làm tiêu chuẩn tối hậu cho mọi kiến thức, và các phương pháp giải thích Thánh Kinh bắt đầu thay đổi. Người ta bắt đầu đặt vấn đề về quyền bính và truyền thống. Phương pháp khoa học cũng khởi sự lấn át tất cả mọi lãnh vực nghiên cứu. Sự phát triển nhanh chóng của kiến thức theo sau sự phát triển của khoa học, cùng với những khám phá về khảo cổ, đưa đến những câu hỏi quan trọng về sự chính xác về lịch sử và khoa học của Thánh Kinh.
Phương pháp phân tích (phê bình) lich sử xuất hiện từ thế kỷ thứ 18 đã bá chủ nghành chú giải Thánh Kinh từ đó, và tiếp tục ảnh hưởng đến việc chú giải Thánh Kinh hiện đại. Phương pháp này không phải chỉ là một phương pháp; nó sử dụng nhiều phương pháp trong cố gắng giải thích Thánh Kinh trong phạm vi lịch sử và văn chương của nó, cùng trong việc tìm kiếm ý nghĩa mà các tác giả có ý nói đến. Phương pháp này chú ý đến lịch sử của bản văn và việc thành hình bản văn từ những nguồn truyền khẩu hay văn viết đã có từ trước; phương pháp này thảo luận về những hình thức của bản văn, và việc soạn thảo văn bản cuối cùng. Nó cần sự hỗ trợ của nhiều nghành khác nhau như ngữ học, khảo cổ, xã hội học, nhân chủng học, giả thuyết văn tự, và so sánh các tôn giáo, để cố gắng xác định ý nghĩa của đoạn văn trong phạm vi lịch sử và văn chương. Những người sử dụng phương pháp này đã không chấp nhận những tiền giả định về sự chính xác về lịch sử của bản văn Thánh Kinh và việc hình thành những tín điều dựa trên Thánh Kinh.
Khi phương pháp phân tích lịch sử đi vào các đại học và bắt đầu thắng thế trong các chủng viện Tin Lành, thì phái cơ bản đứng lên và khăng khăng tin vào tính không sai lỗi của Thánh Kinh trong mọi lãnh vực hiểu biết và giữ lấy những điều căn bản của Đức Tin Kitô giáo như đã được xác định từ trước. Vì thế Tin Lành có hai trường phái cực đoan trong việc giải thích Thánh Kinh. Một trường phái dựa hoàn toàn vào phương pháp phân tích lịch sử để bác bỏ những gì trong Thánh Kinh mà họ cho rằng không có căn bản lịch sử vững chắc. Họ chỉ tin vào những gì họ có thể chứng minh được qua lịch sử hay khoa học. Một trường phái khác thì cho rằng từng chữ trong Thánh Kinh là Lời mà Thiên Chúa đọc cho tác giả viết. Những Lời này hoàn toàn được áp dụng theo nghĩa đen trong mọi hoàn cảnh và thời đại, cho nên người ta phải hiểu Lời Chúa hoàn toàn theo nghĩa văn tự mà không cần biết hoàn cảnh lịch sử của bản văn. Phần còn lại thì chung dung, nhưng không có một đường lối nào thống nhất trong việc giải thích Thánh Kinh. Chính vì thế mà có bao nhiêu cách giải thích khác nhau thì có bấy nhiêu giáo phái Tin Lành khác nhau.
Trong vòng Công Giáo vào thời đầu của Thế Kỷ 20, các nhà chú giải Thánh Kinh bắt đầu bàn đến nghĩa trọn vẹn (sensus plenior) của Thánh Kinh. “Nghĩa trọn vẹn được định nghĩa như là ý nghĩa thâm sâu của bản văn, mà Thiên Chúa có ý nói, nhưng không được tác giả nhân loại diễn tả cách đầy đủ”[1]. Người ta tìm thấy nghĩa trọn vẹn này khi các tác giả sau của Thánh Kinh gán cho những câu trước đó một ý nghĩa mới, như việc Thánh Matthêu dùng Isaia 7:14 (Mt 1:23) để nói về Đức Mẹ thụ thai Đức Chúa Giêsu mà vẫn còn đồng trinh; hoặc khi các tín điều sau đó hay định nghĩa của Công Đồng gán cho một câu văn Thánh Kinh một ý nghĩa, như định nghĩa về Tội Nguyên Tổ dựa vào Roma 5:12-21. Khó mà phân biệt sự khác nhau giữa nghĩa trọn vẹn và nghĩa thiêng liêng.[3] Nghĩa trọn vẹn để nguyên nghĩa văn tự, nhưng khẳng định rằng đoạn văn có được một ý nghĩa mới sau Đức Kitô.
Nghĩa trọn vẹn của một bản văn, dù do ý định của Thiên Chúa, người ta cũng không thấy được cho đến khi sự trọn vẹn của Mặc Khải được thực hiện nơi Đức Kitô. Thảo luận về nghĩa trọn vẹn vẫn còn tiếp tục, nhưng phần lớn bị lấn át bởi việc sử dụng phương pháp phân tích lịch sử trong số các nhà chú giải Công Giáo từ giữa thế kỷ thứ 20. Từ năm 1943, khi Đức Thánh Cha Piô XII ban hành Thông Điệp Divino Afflante Spiritu cho phép dùng những phương pháp giải thích Thánh Kinh hiện đại đến nay, các nhà chú giải Công Giáo đã đua nhau sừ dụng phương pháp phân tích lịch sử trong việc chú giải Thánh Kinh, đôi khi thái quá, mà thiếu thận trọng như Đức Thánh Cha Piô XII đã viết:
“Trong thời đại chúng ta, quả thật là có quá nhiều thắc mắc và những khó khăn mới, cho nên nhờ ơn Thiên Chúa, những phương tiện và trợ cụ mới cũng được cung cấp cho các nhà chú giải Thánh Kinh.. . . Vậy nhà chú giải, với sự cẩn trọng và không bỏ qua bất cứ ánh sáng nào đến từ những cuộc nghiên cứu mới đây, cố gắng xác định đặc tính và những hoàn cảnh riêng bìệt của tác giả Thánh Kinh, thời đại mà các ngài sống, các nguồn văn viết hay truyền khẩu mà tác giả ấy đã tham khảo và những hình thức diễn tả mà tác giả đã dùng.” (số 33)
Lập trường của ĐTC Piô XII được Công Đồng Vaticanô II tái xác nhận trong tài liệu Dei Verbum và lại một lần nữa trong tài liệu Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh.
Từ thời các Giáo Phụ Sơ Khai qua thời Trung Cổ, cho đến thế giới hiện đại, việc giải thích Thánh Kinh đã tăng trường và phát triển, với mỗi thời đại kế tiếp nhau áp dụng những nguyên tắc chú giải hay nhất của thời đại mình để xác định ý nghĩa của Thánh Kinh. Ngôn ngữ về “các nghĩa của Thánh Kinh” không còn được các học giả hiện đại sử dụng nữa. Dù những người đang sử dụng phương pháp phân tích Thánh Kinh thường khăng khăng cho rằng một bản văn chỉ có một nghĩa, càng ngày người ta càng công nhận rằng có nhiều tầng lớp ý nghĩa trong một bản văn.
Các học giả Thánh Kinh hiện đại, phần lớn là những người dùng những phương pháp phân tích lịch sử, nhấn mạnh đến những gì mà bản văn có ý nói đến trong phạm vi lịch sử và văn chương, nhưng với Thánh Kinh, chúng ta đứng trước một bản văn sống động là bản văn tiếp tục có ý nghĩa đối với những cộng đồng Đức Tin coi nó là bản văn thánh. Vì thế, chúng ta không thể chỉ chú ý đến điều mà bản văn có ý nói, mà còn phải coi nó có ý nghĩa gì đối với cộng đồng tín hữu. Chúng ta tiếp tục đi lại giữa nghĩa văn tự và thiêng liêng của bản văn trong khi cố gắng tìm xem Lời Chúa muốn nói gì với chúng ta hôm nay. Đồng thời, khi đọc Thánh Kinh, chúng ta phải đọc theo trong Hội Thánh và theo Truyền Thống sống động của Hội Thánh, vì như Timothy Michael Milinovich đã viết: “Đã không thể có Thánh Kinh nếu khộng có Thánh Truyền, và Thánh Kinh không thể tiếp tục tồn tại nếu không có sự bảo trì và giáo huấn của Huấn Quyền”.[5]
(viết theo bài “The Senses of Scripture” của Pauline A. Viviano, PhD, và “Basic of Biblical Literacy” của Timothy Michael Milinovich, trong tài liệu Chúa Nhật Giáo Lý 2008 của HĐGMHK)
Chú thích:
[1] Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh (1993), s. 141
[3] Brown, The Sensus Plenior of Sacred Scripture, 12
[4] Dei Verbum, 3:11-12.
[5] Basic of Biblical Literacy của Timothy Michael Milinovich, trong tài liệu Chúa Nhật Giáo Lý 2008 của HĐGMHK.
Bỏ qua chưa hẳn là tha thứ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
05:44 18/02/2009
Chúa Nhật VII Thường niên B
Một trong những hình thức vô thần hiện đại, như nhận định của đức Phaolô VI, đó là mất cảm thức về tội lỗi. Đã không còn nhạy cảm với tội lỗi thì cũng sẽ chẳng cần đến sự thứ tha. Trái lại, người có niềm tin tôn giáo thường rất nhạy bén với chủ đề tha thứ. Bởi lẽ họ là những người dễ cảm nhận thân phận tội lỗi của mình.
Kitô hữu thì càng nhạy cảm hơn với chủ đề này. Các buổi cử hành Phụng vụ, cách riêng Phụng vụ Thánh Thể thì thường được mở đầu bằng sự thống hối ăn năn. “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng… Xin Chúa thương xót chúng con…”. Ngay các bé thơ khi đã dăm bảy lần đến Nhà Thờ dù chưa thuộc lòng kinh thú nhận tội lỗi nhưng vẫn hăng hái đấm ngực: “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”, không thua kém người lớn.
Nhu cầu được thứ tha tội lỗi là một nhu cầu rất hiện sinh với người có niềm tin. Được Thiên Chúa tha thứ tội lỗi thì không gì bằng. Tuy nhiên, để có thể cảm nhận một cách nào đó sự thứ tha của Thiên Chúa thì chúng ta cần phải xét xem cách thế Chúa tha thứ cho chúng ta.
Tha thứ là bỏ qua tất cả lầm lỗi: Tác giả Thánh Vịnh cảm nghiệm rằng khi Chúa tha thứ là Người bỏ qua mọi tội ác chúng ta đã phạm vì “nếu Chúa tôi nhớ hoài sự lỗi thì nào ai chịu nỗi được ư ?” Ngôn sứ Isaia nói thay Thiên Chúa: Chính Ta đây, vì danh dự của Ta, Ta sẽ xoá bỏ các tội phản nghịch của ngươi, và không còn nhớ đến lỗi lầm của ngươi nữa” ( Is 43,24-25 ). Không còn nhớ thì cũng có nghĩa là không hề nhắc lại.
Khi đã lỗi phạm đến một ai đó, với lời xin lỗi thì chúng ta không gì hơn chỉ mong họ bỏ qua cho. Phận người chúng ta lắm khi nói rằng đã bỏ qua lầm lỗi của nhau, thế mà thỉnh thoảng cũng hay nhắc đi nhắc lại lầm lỗi ấy. Nhiều đức phu quân vốn thấy khó chịu vì sự càm ràm của người vợ, vì quý bà thật khó chừa cái tật nhắc lại lỗi lầm của chồng. Có bà lại chống chế: sở dĩ em nhắc đi nhắc lại lỗi lầm của anh là để cho anh nhớ rằng em đã tha thứ cho anh !
Tha thứ là chữa lành, là cứu sống, là thi ân nhiều hơn trước. Phúc thay người có tội mà được thứ tha ( x.Tv 31 ). Thiên Chúa tha thứ tội lỗi chúng ta không chỉ là bỏ qua, không còn nhớ hay không còn nhắc đi nhắc lại tội chúng ta đã phạm, mà còn chữa lành hậu quả do tội chúng ta gây ra, còn cứu sống chúng ta và thi ân giáng phúc cho chúng ta hơn trước.
Chắc chắn có nhiều người bị bệnh tật về thể lý, hoặc gánh chịu những sự dữ mà không do bởi tội lỗi của họ. Chúa Giêsu đã nói rõ điều này về người mù từ lúc mới sinh ( x. Ga 9 ) cũng như về những người bị tháp Silôê đổ xuống đè chết ( x. Lc 13,4-5 ). Tuy nhiên cũng có nhiều người vương phải bệnh tật hay chịu sự dữ nào đó là vì tội lỗi của họ đã phạm. Người bị bại liệt được bốn thân nhân khiêng đến cùng Chúa Giêsu mà tin mừng tường thuật rất có thể thuộc trường hợp thứ hai. Giữa sự bị bại liệt và tội lỗi của anh ta chắc chắn có mối giây liên hệ nào đó. Anh ta không chỉ bị bại liệt về mặt thể lý mà còn bất toại về phương diện tâm linh.
Với những người thân của anh ta hôm ấy, phải thừa nhận rằng họ rất mong muốn Chúa Giêsu ra tay chữa lành bệnh bất toại cho người thân của họ bằng mọi giá. Bằng chứng là vì không thể vào nhà được do đám đông dân chúng cản trở, nên họ đã dỡ mái nhà người ta mà thòng chiếc chõng xuống. Chắc hẳn họ cũng như chính người bất toại đã thoáng chưng hững trước câu nói của Chúa Giêsu: “Này con, tội của con được tha rồi”. Thầm xin một điều mà lại nhận được một điều khác. Dù có chưng hững phút đầu, nhưng họ và cả người bất toại không hề có một phản ứng. Phải chăng, được tha tội quả là một hồng phúc ? Và có lẽ không ai hơn người bất toại bấy giờ hiểu được thân phận tội lỗi của mình.
Biết được ý nghĩ của kinh sư có mặt lúc ấy cho rằng mình phạm thượng, Chúa Giêsu đã thách thức họ rằng: Nói với người bất toại: “Tội con được tha” hay nói: “hãy chỗi dậy vác chõng mà về nhà” đằng nào dễ hơn ? Không thấy ai trả lời. Một sự im lặng như ngầm hiểu rằng thật khó mà nói với người bất toại: “Hãy chỗi dậy, vác chõng mà về nhà”, nếu người nói không có quyền năng chữa lành. Và rồi Chúa Giêsu đã thực hiện điều đó để chứng tỏ quyền năng chữa lành của Người và cũng để chứng minh rằng Người có quyền tha tội.
Thiên Chúa biểu lộ sự thứ tha tội lỗi cho chúng ta bằng sự chữa lành, cứu sống, bằng sự tin tưởng trao phó trách nhiệm ( x. Ga 21,15-17 ) như với Phêrô ngày nào, bằng sự đón nhận chúng ta vào mối liên hệ tình thân ( x. Lc 15,11-32 ) như với đứa con hoang đàng… Tuy nhiên để đón nhận sự thứ tha của Chúa cách hữu hiệu thì phải thực thi một điều kiện như không thể thiếu, đó là chúng ta phải biết quảng đại tha thứ cho nhau ( x Mt 6,12; 18,23-35 ). Và chắc chắn việc chúng ta tha thứ cho nhau không chỉ là bỏ qua mà còn phải biểu lộ bằng các dấu chỉ bên ngoài như Chúa đã làm, đó là cứu sống, chữa lành, đón nhận vào mối tình thân, tin tưởng trao phó trách nhiệm…
Một trong những hình thức vô thần hiện đại, như nhận định của đức Phaolô VI, đó là mất cảm thức về tội lỗi. Đã không còn nhạy cảm với tội lỗi thì cũng sẽ chẳng cần đến sự thứ tha. Trái lại, người có niềm tin tôn giáo thường rất nhạy bén với chủ đề tha thứ. Bởi lẽ họ là những người dễ cảm nhận thân phận tội lỗi của mình.
Kitô hữu thì càng nhạy cảm hơn với chủ đề này. Các buổi cử hành Phụng vụ, cách riêng Phụng vụ Thánh Thể thì thường được mở đầu bằng sự thống hối ăn năn. “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng… Xin Chúa thương xót chúng con…”. Ngay các bé thơ khi đã dăm bảy lần đến Nhà Thờ dù chưa thuộc lòng kinh thú nhận tội lỗi nhưng vẫn hăng hái đấm ngực: “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”, không thua kém người lớn.
Nhu cầu được thứ tha tội lỗi là một nhu cầu rất hiện sinh với người có niềm tin. Được Thiên Chúa tha thứ tội lỗi thì không gì bằng. Tuy nhiên, để có thể cảm nhận một cách nào đó sự thứ tha của Thiên Chúa thì chúng ta cần phải xét xem cách thế Chúa tha thứ cho chúng ta.
Tha thứ là bỏ qua tất cả lầm lỗi: Tác giả Thánh Vịnh cảm nghiệm rằng khi Chúa tha thứ là Người bỏ qua mọi tội ác chúng ta đã phạm vì “nếu Chúa tôi nhớ hoài sự lỗi thì nào ai chịu nỗi được ư ?” Ngôn sứ Isaia nói thay Thiên Chúa: Chính Ta đây, vì danh dự của Ta, Ta sẽ xoá bỏ các tội phản nghịch của ngươi, và không còn nhớ đến lỗi lầm của ngươi nữa” ( Is 43,24-25 ). Không còn nhớ thì cũng có nghĩa là không hề nhắc lại.
Khi đã lỗi phạm đến một ai đó, với lời xin lỗi thì chúng ta không gì hơn chỉ mong họ bỏ qua cho. Phận người chúng ta lắm khi nói rằng đã bỏ qua lầm lỗi của nhau, thế mà thỉnh thoảng cũng hay nhắc đi nhắc lại lầm lỗi ấy. Nhiều đức phu quân vốn thấy khó chịu vì sự càm ràm của người vợ, vì quý bà thật khó chừa cái tật nhắc lại lỗi lầm của chồng. Có bà lại chống chế: sở dĩ em nhắc đi nhắc lại lỗi lầm của anh là để cho anh nhớ rằng em đã tha thứ cho anh !
Tha thứ là chữa lành, là cứu sống, là thi ân nhiều hơn trước. Phúc thay người có tội mà được thứ tha ( x.Tv 31 ). Thiên Chúa tha thứ tội lỗi chúng ta không chỉ là bỏ qua, không còn nhớ hay không còn nhắc đi nhắc lại tội chúng ta đã phạm, mà còn chữa lành hậu quả do tội chúng ta gây ra, còn cứu sống chúng ta và thi ân giáng phúc cho chúng ta hơn trước.
Chắc chắn có nhiều người bị bệnh tật về thể lý, hoặc gánh chịu những sự dữ mà không do bởi tội lỗi của họ. Chúa Giêsu đã nói rõ điều này về người mù từ lúc mới sinh ( x. Ga 9 ) cũng như về những người bị tháp Silôê đổ xuống đè chết ( x. Lc 13,4-5 ). Tuy nhiên cũng có nhiều người vương phải bệnh tật hay chịu sự dữ nào đó là vì tội lỗi của họ đã phạm. Người bị bại liệt được bốn thân nhân khiêng đến cùng Chúa Giêsu mà tin mừng tường thuật rất có thể thuộc trường hợp thứ hai. Giữa sự bị bại liệt và tội lỗi của anh ta chắc chắn có mối giây liên hệ nào đó. Anh ta không chỉ bị bại liệt về mặt thể lý mà còn bất toại về phương diện tâm linh.
Với những người thân của anh ta hôm ấy, phải thừa nhận rằng họ rất mong muốn Chúa Giêsu ra tay chữa lành bệnh bất toại cho người thân của họ bằng mọi giá. Bằng chứng là vì không thể vào nhà được do đám đông dân chúng cản trở, nên họ đã dỡ mái nhà người ta mà thòng chiếc chõng xuống. Chắc hẳn họ cũng như chính người bất toại đã thoáng chưng hững trước câu nói của Chúa Giêsu: “Này con, tội của con được tha rồi”. Thầm xin một điều mà lại nhận được một điều khác. Dù có chưng hững phút đầu, nhưng họ và cả người bất toại không hề có một phản ứng. Phải chăng, được tha tội quả là một hồng phúc ? Và có lẽ không ai hơn người bất toại bấy giờ hiểu được thân phận tội lỗi của mình.
Biết được ý nghĩ của kinh sư có mặt lúc ấy cho rằng mình phạm thượng, Chúa Giêsu đã thách thức họ rằng: Nói với người bất toại: “Tội con được tha” hay nói: “hãy chỗi dậy vác chõng mà về nhà” đằng nào dễ hơn ? Không thấy ai trả lời. Một sự im lặng như ngầm hiểu rằng thật khó mà nói với người bất toại: “Hãy chỗi dậy, vác chõng mà về nhà”, nếu người nói không có quyền năng chữa lành. Và rồi Chúa Giêsu đã thực hiện điều đó để chứng tỏ quyền năng chữa lành của Người và cũng để chứng minh rằng Người có quyền tha tội.
Thiên Chúa biểu lộ sự thứ tha tội lỗi cho chúng ta bằng sự chữa lành, cứu sống, bằng sự tin tưởng trao phó trách nhiệm ( x. Ga 21,15-17 ) như với Phêrô ngày nào, bằng sự đón nhận chúng ta vào mối liên hệ tình thân ( x. Lc 15,11-32 ) như với đứa con hoang đàng… Tuy nhiên để đón nhận sự thứ tha của Chúa cách hữu hiệu thì phải thực thi một điều kiện như không thể thiếu, đó là chúng ta phải biết quảng đại tha thứ cho nhau ( x Mt 6,12; 18,23-35 ). Và chắc chắn việc chúng ta tha thứ cho nhau không chỉ là bỏ qua mà còn phải biểu lộ bằng các dấu chỉ bên ngoài như Chúa đã làm, đó là cứu sống, chữa lành, đón nhận vào mối tình thân, tin tưởng trao phó trách nhiệm…
Vai trò của Hội đồng Mục vụ trong các Xứ Đạo Việt Nam
Liên Đoàn CGVNHK
05:49 18/02/2009
Mãi cho đến khi bộ giáo luật 1983 ra đời, Giáo Hội mới có một tài liệu chính thức nói về Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo xứ. Thế nhưng trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam, Hội Đồng này đã tồn tại từ rất lâu, có thể nói từ khi hạt giống Tin Mừng được rao giảng tại Việt Nam, và được gọi bằng rất nhiều tên khác nhau. Đó là một nét đặc thù của Giáo Hội Việt Nam. Chúng ta hiểu như thế nào về Hội Đồng này? Nó có vai trò gì trong các xứ đạo ở Việt Nam? Đó là những vấn đề mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này.
I. Thế Nào Là Hội Đồng Mục Vụ
1. Tìm một định nghĩa
Nếu phải đi tìm một định nghĩa mang tính chính thức về Hội Đồng Mục Vụ là điều rất khó khăn. Bởi lẽ cho tới nay, trừ những qui chế về Hội Đồng Mục Vụ đang được soạn thảo thử nghiệm tại một số giáo phận, hầu như chưa có một tài liệu chuyên đề nào trình bày về vấn đề này, từ những văn kiện của Toà Thánh cho tới những tài liệu của các Giáo Hội địa phương.
Cho đến nay, một tài liệu duy nhất của Hội Thánh hoàn vũ có đề cập đến Hội Đồng Mục Vụ trong giáo xứ, đó là bộ giáo luật 1983, nhưng cũng chỉ nói rất chung chứ không có ý đưa ra một định nghĩa: “Nếu Giám Mục Giáo Phận xét là thuận lợi, sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội Đồng Linh Mục, thì trong mỗi giáo xứ nên thành lập Hội Đồng Mục Vụ, do Cha Sở chủ tọa, và trong đó các tín hữu cùng với những người chiếu theo chức vụ tham gia vào việc săn sóc mục vụ trong giáo xứ cùng đóng góp sự cộng tác của mình vào việc cổ võ sinh hoạt mục vụ. Hội Đồng Mục Vụ chỉ có quyền tư vấn, và được điều hành theo các qui tắc do giám mục giáo phận đã ấn định.” [1]
Tuy không phải là một định nghĩa, nhưng dựa vào đoạn văn trích dẫn này, chúng ta cũng có thể hình dung phần nào về hội đồng này là gì. Trước hết đó là một “hội đồng”, có nghĩa là gồm có nhiều người, tuy không xác định là bao nhiêu. Thành phần tham dự của hội đồng ấy là giáo dân trong giáo xứ. Công tác chính của hội đồng này là tư vấn cho Cha Sở, tham gia điều hành giáo xứ, săn sóc và cổ võ những sinh hoạt mục vụ.
Qua những điều vừa phân tích dựa vào đoạn giáo luật điều 536, nếu phải định nghĩa về hội đồng mục vụ, chúng ta có thể tạm định nghĩa như sau: Hội Đồng Mục Vụ là một tổ chức gồm những chức vụ được tuyển chọn từ hàng ngũ giáo dân trong giáo xứ, dưới sự điều hành của Cha Sở, nhằm tư vấn cho ngài, tham gia điều hành giáo xứ, đồng thời săn sóc và cổ võ những sinh hoạt mục vụ của giáo xứ.
Chúng ta cũng có thể tham chiếu thêm một định nghĩa khác, được ghi trong điều 3, Điều Lệ Quới Chức (tức Hội Đồng Mục Vụ) của giáo phận Vĩnh Long. Định nghĩa ấy như sau: “BAN THƯỜNG VỤ QUỚI CHỨC là những Chức Việc được tuyển chọn để điều hành Họ đạo, dưới quyền điều khiển của Cha sở và thường xuyên giải quyết những vấn đề đã được quyết định sẵn. Ban Thường Vụ gồm có: ông Trùm, ông Câu, ông Biện Thư Ký, ông Biện Thủ Quỹ.” [2]
Tóm lại, chúng ta có thể nói, Hội Đồng Mục Vụ là những cộng tác viên của Cha Sở trong công tác mục vụ và điều hành giáo xứ.
2. Đôi dòng lịch sử về Hội Đồng Mục Vụ trong Giáo Hội Việt Nam
Hiện nay, tổ chức những người giáo dân giúp các Cha Sở tại các xứ đạo hầu hết đều được gọi là Hội Đồng Mục Vụ, do ảnh hưởng của điều 536 trong bộ giáo luật. Tuy nhiên, hội đồng này đã có rất nhiều tên gọi khác nhau gắn liền với lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, tuỳ từng miền: Ban Chức Việc, Ban Trùm Họ, Ban Quí Chức, Hội Đồng Giáo Xứ… Đây chính là một điểm đặc biệt trong Giáo Hội Việt Nam.
Khoảng thế kỷ thứ 17, tại Việt Nam, Ban Trùm Họ hay Ban Quí Chức là một tổ chức được các cha thừa sai thiết lập nhằm trợ giúp cho các ngài trong việc truyền giảng Tin Mừng. Các ban này được chính thức công nhận tại công nghị Phố Hải (Hội An) năm 1672, dưới sự chủ toạ của đức cha Lambert de la Motte. Trong khoản 4 của công nghị này có nói như sau: “Nơi nào có nhiều bổn đạo, mà không có Linh Mục hoặc Thầy Giảng, Kẻ Giảng thì phải chọn một người khôn ngoan, đức hạnh để viếng thăm kẻ liệt lào, rửa tội cho trẻ thơ hoặc những người gần sinh thì, và phải gửi tên người đó về cho Giám Mục hoặc Bề Trên địa phận.” [3]
Như vậy, lúc mới được thành lập, tại mỗi xứ đạo chỉ có một người được chọn vào chức vụ này. Và lúc ấy người ta dùng danh từ “Ông Trùm” để gọi những người giữ chức vụ trên. Về sau, trong một số xứ đạo bổ sung thêm nhiều người và được gọi là Ban Chức Việc. Đến thế kỷ 19, hầu như xứ đạo nào cũng có ban này, và được gọi bằng nhiều tên khác nhau, tuỳ từng vùng. Lúc đó ban này là trung gian giữa Cha Sở và giáo dân, đồng thời làm thành Hội Đồng để góp ý kiến với Cha Sở và phân chia trách nhiệm trong giáo xứ.[4]
Sang thế kỷ 20, Ban Trùm Họ hay Ban Quí Chức được phổ biến tại giáo phận Tây Đàng Trong (năm 1924) và giáo phận Qui Nhơn (năm 1953). Năm 1943, công đồng Hà Nội đã nhìn nhận tính hiệu quả của những ban này trong hoạt động.[5]
Ngày nay, trong tất cả các giáo xứ tại Việt Nam đều có một Hội Đồng Mục Vụ mà tiền thân của nó chính là những Ban Trùm Họ hay Ban Chức Việc trước kia. Để đi vào hoạt động có nề nếp và hiệu năng hơn, tại một số giáo phận hiện nay đang xây dựng qui chế riêng cho Hội Đồng Mục Vụ.
3. Thiết lập và cơ chế
Đoạn văn nói về Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo xứ trong giáo luật 536 không xác định cách thức để một người trở nên thành viên của hội đồng này như thế nào. Như thế có thể nói giáo luật đã dành một khoảng rất rộng cho cách thức lựa chọn các thành viên. Tuy nhiên, Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo xứ hiện nay thường được qui chiếu vào Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo phận, là một hội đồng được giáo luật đặc biệt nói đến (các điều từ 511 đến 514). Chính vì thế, hiện nay, khi chọn thành viên cho Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo xứ, các Cha Sở thường qui chiếu vào những tiêu chuẩn được ghi trong giáo luật, đoạn nói về Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo phận.
Tiêu chuẩn đầu tiên và trên hết mà giáo luật đưa ra cho những người được đề cử vào Hội Đồng Mục Vụ phải là những người trổi vượt về đức tin, có hạnh kiểm tốt và khôn ngoan.[6] Đây là một tiêu chuẩn mang tính tôn giáo, có lẽ cũng đã được tham khảo từ một đoạn văn trong thơ của thánh Phaolô, đoạn nói về việc tuyển chọn các kỳ mục và các giám quản: “Kỳ mục phải là người không chê trách được, chỉ có một đời vợ, con cái cũng tin đạo và không mang tiếng là sống phóng đãng hay bất phục tùng. Thật vậy, giám quản, với tư cách là quản lý của Thiên Chúa, phải là người không chê trách được, không ngạo mạn, không nóng tính, không nghiện rượu, không hiếu chiến, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn; trái lại, phải hiếu khách, yêu chuộng điều thiện, biết tự chủ. Người ấy phải gắn bó với lời đáng tin cậy và đúng đạo lý, để vừa có khả năng dùng đạo lý lành mạnh mà khuyên nhủ, vừa có khả năng bẻ lại những kẻ chống đối.” [7]
Ngoài ra, về mặt thời gian, giáo luật khuyên nên thiết lập Hội Đồng Mục Vụ theo một hạn kỳ nhất định, nhưng hạn kỳ đó là do giám mục giáo phận ấn định.[8]
Dựa vào những tiêu chuẩn cơ bản trên đây mà hiện nay, chúng ta thường thấy ở Việt Nam, cách thức tuyển chọn các thành viên vào trong Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ dưới hình thức phiếu bầu rất dân chủ, dưới sự chủ toạ của Cha Sở. Giáo dân trong xứ đạo đề cử những ứng viên trổi vượt, sau đó cũng chính họ bầu chọn những vị đại diện cho họ. Sau khi đã được bầu chọn, thường Cha Sở sẽ đệ trình danh sách lên đức Giám Mục Giáo Phận, sau đó là lễ nhậm chức của Hội Đồng mới này.
Về cơ cấu của các Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo xứ hiện nay, thì không có hạn định số người tham gia, tuỳ theo từng giáo xứ. Thế nhưng, cho dù xứ lớn hay xứ nhỏ ba chức vụ chính thường không thể thiếu: đó là vị chủ tịch (hay có nơi gọi là ông chánh trương), vị thơ ký và vị thủ qũy. Chính tại điểm này mà chúng ta thấy rằng, ở Việt Nam không có sự phân chia giữa Hội Đồng Mục Vụ và Hội Đồng Kinh Tế theo như giáo luật qui định, nhưng Hội Đồng Mục Vụ đảm nhiệm luôn việc quản lý kinh tế của giáo xứ.
II. Trách Nhiệm Của Hội Đồng Mục Vụ
Cuộc sống ngày càng tiến triển, những đòi hỏi trong xã hội loài người ngày càng nhiều, thêm vào đó, con số giáo dân trong các xứ đạo cũng ngày càng tăng, gồm đủ mọi thành phần, nhất là ở những thành phố lớn, vì thế sự cộng tác của các thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ đối với một Cha Sở hôm nay là không thể thiếu. Thực tế cho thấy, Hội Đồng Mục Vụ tại các xứ đạo giải quyết rất nhiều công việc liên quan đến sinh hoạt của giáo xứ. Thế nhưng ở đây, chúng ta chỉ chú ý đến hai công tác chính của họ: điều hành giáo xứ và thúc đẩy hoạt động mục vụ trong giáo xứ.
1. Điều hành giáo xứ
Giáo luật điều 129 nói: chỉ những người có chức thánh mới là người lãnh đạo thực thụ trong Giáo Hội; giáo dân chỉ là người cộng tác. Do đó, Hội Đồng Mục Vụ, dù được thành lập đúng qui tắc theo luật định, vẫn chỉ là những cộng sự viên của Cha Sở. Họ tham gia vào công tác điều hành giáo xứ với tư cách là cố vấn của Cha Sở. Do đó mọi quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Cha Sở, vì ngài là người đại diện chính thức cho giáo xứ xét về mặt pháp lý.[9]
Nhưng dù thế nào đi nữa thì các thành viên của Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ cũng là những người làm việc trực tiếp với Cha Sở và những vị linh mục khác trong giáo xứ. Do vậy vị trí của họ là nằm ở giữa thượng tầng của giáo xứ là linh mục và hạ tầng của giáo xứ là giáo dân. Trong một số giáo xứ Hội Đồng Mục Vụ có một vai trò khá quan trọng trong việc duy trì, định hướng và phát triển các sinh hoạt của giáo xứ.
Thế nhưng một cách chung, tại các xứ đạo ở Việt Nam, chúng ta thấy họ tham gia nhiều hơn trong các công tác tổ chức trong giáo xứ, vận động và thúc đẩy giáo dân tham gia các sinh hoạt của giáo xứ. Cùng lắm họ cũng chỉ kiêm thêm một vài công tác đối ngoại về mặt xã hội cũng như giao tế với các giáo xứ khác. Thêm vào đó, công tác thường xuyên của họ là lập sổ sách và quản lý tài chánh của giáo xứ.
Để có thể thực hiện tốt công tác điều hành giáo xứ, về mặt nhân sự trong Hội Đồng Mục Vụ thường được phân chia theo ba cấp: cấp giáo xứ, cấp giáo họ và cấp giáo khu, mỗi vị có một bổn phận và trách nhiệm riêng. Tất cả đều hoạt động theo nguyên tắc tập quyền: trên hết là Cha Sở, sau đó là ban điều hành của giáo xứ, giáo họ và giáo khu. Đây là một cách tổ chức khá tốt, vì chúng ta nên nhớ Hội Đồng Mục Vụ chỉ có thể hoạt động được khi gắn liền với giáo xứ và qui tụ chung quanh Cha Sở.[10]
2. Cộng tác trong hoạt động mục vụ
Một trong những công tác nổi bật của các Hội Đồng Mục Vụ trong các xứ đạo ở Việt Nam là cộng tác trong các hoạt động mục vụ. Chính vì thế mà điều Lệ Quới Chức (Hội Đồng Mục Vụ) của giáo phận Vĩnh Long, điều 4 và điều 7 đã trình bày khái quát về công tác của hội đồng này như sau: “BAN QUỚI CHỨC được đặt thường xuyên dưới sự hướng dẫn, cố vấn và điều khiển của Cha sở, nhằm mục đích động viên tất cả mọi người trong Họ đạo phát triển không ngừng về các mặt: HỌC ĐẠO, SỐNG ĐẠO và TRUYỀN ĐẠO… BAN QUỚI CHỨC có mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mục vụ trong họ đạo. Từ đó, có hai nhiệm vụ: xem xét và nghiên cứu những gì liên quan đến mục vụ; đánh giá cùng đề xuất những vấn đề cần thực hiện (GL 511).” [11]
Quả thế, khi nhìn vào lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, Hội Đồng Mục Vụ tại các xứ đạo vẫn luôn thực thi công tác này, nhất là những nơi chưa có Linh mục quản xứ. Để thấy rõ hơn khía cạnh này, chúng ta hãy đọc những dòng mà Lm. Đỗ Quang Chính đã viết về những công tác mà các Hội Đồng Mục Vụ đã làm trong thế kỷ thứ 19. Lm. Đỗ Quang Chính viết:
“Khi không có Linh mục, chính Ông Trùm là người có trách nhiệm đầu tiên trong việc triệu tập bổn đạo đến nhà thờ, đọc kinh cầu nguyện. Ông Trùm sẽ chủ tọa các buổi đọc kinh, ông cũng có thể uỷ nhiệm cho các ông Câu, ông Biện thay phiên nhau phụ trách. Ông Trùm phải lãnh trách nhiệm báo cáo với Cha Sở các sinh hoạt trong Họ, nếu không có Cha Sở phải báo cáo với Bề Trên địa phận.
“Nhưng Ban Chức Việc không phải chỉ lo về những việc tôn giáo thuần tuý, mà còn phải lo tới những việc bên lề tôn giáo. Do đó Ông Trùm phải triệu tập Ban Chức Việc để thảo luận mọi việc trong Họ, từ vấn đề tổ chức lễ lạy cho đến việc tu bổ hay xây cất nhà thờ, hoặc việc quyên góp tiền của bổn đạo cho công việc Họ và chăm sóc ruộng vườn của nhà thờ.
“Cả đến những nố tranh tụng giữa bổn đạo với nhau, Ban Chức Việc cũng tìm mọi cách giải hoà, giống như Hội đồng Kỳ Mục làng xã. Tất cả những việc trên phải được báo cáo cho Cha Sở và tuân theo quyết định tối hậu của vị này. Tuy bổn đạo phải tôn trọng Ban Chức Việc, nhưng nếu Ban Chức Việc làm gì không hợp tình hợp lý, có thể phản ánh lên Cha Sở, hoặc Cha Bề Trên địa phận hoặc Giám Mục.
“Cũng nhờ Ban Chức Việc được tổ chức khắp các Họ trong Giáo Hội Việt Nam xưa, nên dầu vắng Linh mục, dầu gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn, nhất là vào thế kỷ 19, đức tin của bổn đạo khá vững mạnh. Đàng khác Ban Chức Việc là những người hoàn toàn sống như mọi bổn đạo, am hiểu tục lệ địa phương, sống chết với Họ Nhà Thờ, nên hiểu biết rõ ràng những gì mình phải làm tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể. Càng thiếu Linh mục thì tỷ lệ hoạt động của Ban Chức Việc càng cao, có Linh mục thì bổn đạo lại dựa nhiều vào Linh mục.” [12]
Ngày nay, công tác này vẫn còn gắn liền với các thành viên trong các Hội Đồng Mục Vụ, nhưng có phần nhẹ nhàng hơn, vì hầu hết các xứ đạo hiện nay đã có Linh mục. Vì thế ngày nay, Hội Đồng Mục Vụ thường chỉ làm những công tác mang tính chuẩn bị, thúc đẩy cho các hoạt động mục vụ.
Ngoài ra, ngày nay, các Hội Đồng Mục Vụ còn nắm bắt tình hình trong xứ đạo về mọi mặt, nhất là đời sống đức tin và phong hóa, phân tích các hiện tượng rồi đệ trình lên Cha Sở để ngài thảo ra chương trình huấn luyện và giải pháp cụ thể cho những vấn đề đó. Đồng thời, họ còn có trách nhiệm đôn đốc, yểm trợ và thực hiện chương trình ấy. Bên cạnh đó, họ cũng luôn phối hợp sinh hoạt các giới và hội đoàn trong giáo xứ. Tóm lại, nhiệm vụ của Hội Đồng Mục Vụ là cộng tác với Cha sở trong công việc mục vụ.
III. Một Vài Nhận Định
Chúng ta nhận thấy vai trò của Hội Đồng Mục Vụ là cộng tác với Cha Sở, nhằm quản trị, điều hành giáo xứ, chuẩn bị, tổ chức và thúc đẩy các hoạt động mục vụ. Chính vì thế mà đòi hỏi các thành viên trong Hội Đồng này, ngoài những tiêu chuẩn về đạo đức và uy tín, phải có một ít kiến thức căn bản, hay ít ra cũng phải có đôi chút kinh nghiệm về quản lý, đồng thời cũng đòi hỏi họ cần phải có một trình độ giáo lý nào đó để có thể làm việc hiệu quả.
Thế nhưng vấn đề này ở Việt Nam hiện nay chưa được lưu ý mấy. Hầu hết các giáo xứ chỉ bầu chọn các thành viên vào Hội Đồng Mục Vụ chủ yếu dựa vào uy tín cá nhân của họ, mà chưa để ý đến khả năng của họ. Để bổ khuyết cho vấn đề này, có lẽ tại các giáo xứ, hay ít ra là liên giáo xứ (giáo hạt) nên tổ chức những khoá huấn luyện cơ bản cho các thành viên của Hội Đồng Mục Vụ. Đây chính là trách nhiệm của các linh mục quản xứ. Các ngài nên lưu ý để tuyển chọn, huấn luyện và đào tạo, để các thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ của mình trở thành những tông đồ giáo dân đích thực có tâm huyết và hiệu quả.
Thứ đến, theo nguyên tắc chung được giáo luật qui định thì Hội Đồng Mục Vụ chỉ có quyền tư vấn, nghĩa là Cha Sở không bó buộc nghe theo ý kiến của họ. Tuy nhiên, khi tất cả các thành viên trong Hội Đồng đều nhất trí về một vấn đề, Cha Sở không nên đi ngược lại nếu không có một lý do thật quan trọng để làm như thế. Không nên coi họ chỉ là những người thừa hành, hay thậm chí chỉ là những người để cho các Linh mục sai bảo. Các ngài nên kính trọng, thăng tiến, cũng như nâng đỡ, khuyến khích họ cộng tác vào đời sống và hoạt động của Giáo Hội, coi họ như anh chị em, như con cái, như những cộng sự viên đích thực của mình.
Hãy nên học hỏi từ tinh thần của Sắc lệnh về Tông Đồ Giáo Dân, số 10: “Giáo xứ là một hình thức tông đồ cộng đồng kiểu mẫu, vì đó là nơi qui tụ đủ mọi hạng người thành một cộng đoàn và đem họ vào tinh thần đại đồng của Giáo hội. Giáo dân nên tập thói quen cộng tác chặt chẽ với các linh mục của mình để hoạt động trong giáo xứ. Họ cũng nên có thói quen trình bày với cộng đoàn Giáo hội những vấn đề riêng của mình hay của cả thế giới hoặc những vấn đề liên quan tới phần rỗi mọi người để cùng nhau góp ý kiến, nghiên cứu và giải quyết.”
Cuối cùng là chính các thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ cũng cần ý thức trách nhiệm của mình đối với giáo xứ và anh chị em khác trong giáo xứ. Các chức vụ trong Hội Đồng là để phục vụ, chứ không phải là để tìm kiếm địa vị hay tư lợi. Chính vì thế mà họ cần phải ý thức để không yêu sách, phê bình hay chỉ trích để gây phiền hà cho các giáo dân khác.
Kết Luận
Không ai có thể phủ nhận vai trò đóng góp tích cực của các Hội Đồng Mục Vụ trong những hoạt động hoạch định, định hướng và phát triển các giáo xứ tại Việt Nam. Có thể nói đây là một điểm son trong quá trình rao giảng Tin mừng từ trước tới nay tại Việt Nam. Hơn nữa các chức vụ trong Hội Đồng này chỉ là phục vụ không địa vị, không lương bổng hay lợi lộc. Vì thế đòi hỏi những thành viên phải hy sinh rất nhiều về thời gian và công sức để phục vụ cho sự phát triển chung của giáo xứ. Đó chính là những đóng góp mang tính tông đồ của những giáo dân nhiệt thành. Ước mong sao tinh thần phục vụ đáng quí này của các Hội Đồng Mục Vụ được duy trì và phát huy luôn mãi, để các xứ đạo tại Việt Nam luôn sinh động và thấm nhuần tinh thần của Tin Mừng.
Chú thích:
[1] Giáo luật điều 536
[2] Truy cập tại Website: giaophanvinhlong.net
[3] Truy cập tại: www.gpnt.net
[4] ibidem.
[5] Truy cập tại website: giaophanvinhlong.net
[6] Xem GL 512 khoản 3.
[7] Tit 1,6-9.
[8] Xem GL 513.
[9] Xem GL 532.
[10] Xem huấn từ của Đức Giám Mục giáo phận Đà Lạt ngày 12.01.2006, truy cập tại website: simonhoadalat.com
[11] Truy cập tại website: giaophanvinhlong.net
[12] Truy cập tại www.gpnt.net
I. Thế Nào Là Hội Đồng Mục Vụ
1. Tìm một định nghĩa
Nếu phải đi tìm một định nghĩa mang tính chính thức về Hội Đồng Mục Vụ là điều rất khó khăn. Bởi lẽ cho tới nay, trừ những qui chế về Hội Đồng Mục Vụ đang được soạn thảo thử nghiệm tại một số giáo phận, hầu như chưa có một tài liệu chuyên đề nào trình bày về vấn đề này, từ những văn kiện của Toà Thánh cho tới những tài liệu của các Giáo Hội địa phương.
Cho đến nay, một tài liệu duy nhất của Hội Thánh hoàn vũ có đề cập đến Hội Đồng Mục Vụ trong giáo xứ, đó là bộ giáo luật 1983, nhưng cũng chỉ nói rất chung chứ không có ý đưa ra một định nghĩa: “Nếu Giám Mục Giáo Phận xét là thuận lợi, sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội Đồng Linh Mục, thì trong mỗi giáo xứ nên thành lập Hội Đồng Mục Vụ, do Cha Sở chủ tọa, và trong đó các tín hữu cùng với những người chiếu theo chức vụ tham gia vào việc săn sóc mục vụ trong giáo xứ cùng đóng góp sự cộng tác của mình vào việc cổ võ sinh hoạt mục vụ. Hội Đồng Mục Vụ chỉ có quyền tư vấn, và được điều hành theo các qui tắc do giám mục giáo phận đã ấn định.” [1]
Tuy không phải là một định nghĩa, nhưng dựa vào đoạn văn trích dẫn này, chúng ta cũng có thể hình dung phần nào về hội đồng này là gì. Trước hết đó là một “hội đồng”, có nghĩa là gồm có nhiều người, tuy không xác định là bao nhiêu. Thành phần tham dự của hội đồng ấy là giáo dân trong giáo xứ. Công tác chính của hội đồng này là tư vấn cho Cha Sở, tham gia điều hành giáo xứ, săn sóc và cổ võ những sinh hoạt mục vụ.
Qua những điều vừa phân tích dựa vào đoạn giáo luật điều 536, nếu phải định nghĩa về hội đồng mục vụ, chúng ta có thể tạm định nghĩa như sau: Hội Đồng Mục Vụ là một tổ chức gồm những chức vụ được tuyển chọn từ hàng ngũ giáo dân trong giáo xứ, dưới sự điều hành của Cha Sở, nhằm tư vấn cho ngài, tham gia điều hành giáo xứ, đồng thời săn sóc và cổ võ những sinh hoạt mục vụ của giáo xứ.
Chúng ta cũng có thể tham chiếu thêm một định nghĩa khác, được ghi trong điều 3, Điều Lệ Quới Chức (tức Hội Đồng Mục Vụ) của giáo phận Vĩnh Long. Định nghĩa ấy như sau: “BAN THƯỜNG VỤ QUỚI CHỨC là những Chức Việc được tuyển chọn để điều hành Họ đạo, dưới quyền điều khiển của Cha sở và thường xuyên giải quyết những vấn đề đã được quyết định sẵn. Ban Thường Vụ gồm có: ông Trùm, ông Câu, ông Biện Thư Ký, ông Biện Thủ Quỹ.” [2]
Tóm lại, chúng ta có thể nói, Hội Đồng Mục Vụ là những cộng tác viên của Cha Sở trong công tác mục vụ và điều hành giáo xứ.
2. Đôi dòng lịch sử về Hội Đồng Mục Vụ trong Giáo Hội Việt Nam
Hiện nay, tổ chức những người giáo dân giúp các Cha Sở tại các xứ đạo hầu hết đều được gọi là Hội Đồng Mục Vụ, do ảnh hưởng của điều 536 trong bộ giáo luật. Tuy nhiên, hội đồng này đã có rất nhiều tên gọi khác nhau gắn liền với lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, tuỳ từng miền: Ban Chức Việc, Ban Trùm Họ, Ban Quí Chức, Hội Đồng Giáo Xứ… Đây chính là một điểm đặc biệt trong Giáo Hội Việt Nam.
Khoảng thế kỷ thứ 17, tại Việt Nam, Ban Trùm Họ hay Ban Quí Chức là một tổ chức được các cha thừa sai thiết lập nhằm trợ giúp cho các ngài trong việc truyền giảng Tin Mừng. Các ban này được chính thức công nhận tại công nghị Phố Hải (Hội An) năm 1672, dưới sự chủ toạ của đức cha Lambert de la Motte. Trong khoản 4 của công nghị này có nói như sau: “Nơi nào có nhiều bổn đạo, mà không có Linh Mục hoặc Thầy Giảng, Kẻ Giảng thì phải chọn một người khôn ngoan, đức hạnh để viếng thăm kẻ liệt lào, rửa tội cho trẻ thơ hoặc những người gần sinh thì, và phải gửi tên người đó về cho Giám Mục hoặc Bề Trên địa phận.” [3]
Như vậy, lúc mới được thành lập, tại mỗi xứ đạo chỉ có một người được chọn vào chức vụ này. Và lúc ấy người ta dùng danh từ “Ông Trùm” để gọi những người giữ chức vụ trên. Về sau, trong một số xứ đạo bổ sung thêm nhiều người và được gọi là Ban Chức Việc. Đến thế kỷ 19, hầu như xứ đạo nào cũng có ban này, và được gọi bằng nhiều tên khác nhau, tuỳ từng vùng. Lúc đó ban này là trung gian giữa Cha Sở và giáo dân, đồng thời làm thành Hội Đồng để góp ý kiến với Cha Sở và phân chia trách nhiệm trong giáo xứ.[4]
Sang thế kỷ 20, Ban Trùm Họ hay Ban Quí Chức được phổ biến tại giáo phận Tây Đàng Trong (năm 1924) và giáo phận Qui Nhơn (năm 1953). Năm 1943, công đồng Hà Nội đã nhìn nhận tính hiệu quả của những ban này trong hoạt động.[5]
Ngày nay, trong tất cả các giáo xứ tại Việt Nam đều có một Hội Đồng Mục Vụ mà tiền thân của nó chính là những Ban Trùm Họ hay Ban Chức Việc trước kia. Để đi vào hoạt động có nề nếp và hiệu năng hơn, tại một số giáo phận hiện nay đang xây dựng qui chế riêng cho Hội Đồng Mục Vụ.
3. Thiết lập và cơ chế
Đoạn văn nói về Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo xứ trong giáo luật 536 không xác định cách thức để một người trở nên thành viên của hội đồng này như thế nào. Như thế có thể nói giáo luật đã dành một khoảng rất rộng cho cách thức lựa chọn các thành viên. Tuy nhiên, Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo xứ hiện nay thường được qui chiếu vào Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo phận, là một hội đồng được giáo luật đặc biệt nói đến (các điều từ 511 đến 514). Chính vì thế, hiện nay, khi chọn thành viên cho Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo xứ, các Cha Sở thường qui chiếu vào những tiêu chuẩn được ghi trong giáo luật, đoạn nói về Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo phận.
Tiêu chuẩn đầu tiên và trên hết mà giáo luật đưa ra cho những người được đề cử vào Hội Đồng Mục Vụ phải là những người trổi vượt về đức tin, có hạnh kiểm tốt và khôn ngoan.[6] Đây là một tiêu chuẩn mang tính tôn giáo, có lẽ cũng đã được tham khảo từ một đoạn văn trong thơ của thánh Phaolô, đoạn nói về việc tuyển chọn các kỳ mục và các giám quản: “Kỳ mục phải là người không chê trách được, chỉ có một đời vợ, con cái cũng tin đạo và không mang tiếng là sống phóng đãng hay bất phục tùng. Thật vậy, giám quản, với tư cách là quản lý của Thiên Chúa, phải là người không chê trách được, không ngạo mạn, không nóng tính, không nghiện rượu, không hiếu chiến, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn; trái lại, phải hiếu khách, yêu chuộng điều thiện, biết tự chủ. Người ấy phải gắn bó với lời đáng tin cậy và đúng đạo lý, để vừa có khả năng dùng đạo lý lành mạnh mà khuyên nhủ, vừa có khả năng bẻ lại những kẻ chống đối.” [7]
Ngoài ra, về mặt thời gian, giáo luật khuyên nên thiết lập Hội Đồng Mục Vụ theo một hạn kỳ nhất định, nhưng hạn kỳ đó là do giám mục giáo phận ấn định.[8]
Dựa vào những tiêu chuẩn cơ bản trên đây mà hiện nay, chúng ta thường thấy ở Việt Nam, cách thức tuyển chọn các thành viên vào trong Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ dưới hình thức phiếu bầu rất dân chủ, dưới sự chủ toạ của Cha Sở. Giáo dân trong xứ đạo đề cử những ứng viên trổi vượt, sau đó cũng chính họ bầu chọn những vị đại diện cho họ. Sau khi đã được bầu chọn, thường Cha Sở sẽ đệ trình danh sách lên đức Giám Mục Giáo Phận, sau đó là lễ nhậm chức của Hội Đồng mới này.
Về cơ cấu của các Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo xứ hiện nay, thì không có hạn định số người tham gia, tuỳ theo từng giáo xứ. Thế nhưng, cho dù xứ lớn hay xứ nhỏ ba chức vụ chính thường không thể thiếu: đó là vị chủ tịch (hay có nơi gọi là ông chánh trương), vị thơ ký và vị thủ qũy. Chính tại điểm này mà chúng ta thấy rằng, ở Việt Nam không có sự phân chia giữa Hội Đồng Mục Vụ và Hội Đồng Kinh Tế theo như giáo luật qui định, nhưng Hội Đồng Mục Vụ đảm nhiệm luôn việc quản lý kinh tế của giáo xứ.
II. Trách Nhiệm Của Hội Đồng Mục Vụ
Cuộc sống ngày càng tiến triển, những đòi hỏi trong xã hội loài người ngày càng nhiều, thêm vào đó, con số giáo dân trong các xứ đạo cũng ngày càng tăng, gồm đủ mọi thành phần, nhất là ở những thành phố lớn, vì thế sự cộng tác của các thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ đối với một Cha Sở hôm nay là không thể thiếu. Thực tế cho thấy, Hội Đồng Mục Vụ tại các xứ đạo giải quyết rất nhiều công việc liên quan đến sinh hoạt của giáo xứ. Thế nhưng ở đây, chúng ta chỉ chú ý đến hai công tác chính của họ: điều hành giáo xứ và thúc đẩy hoạt động mục vụ trong giáo xứ.
1. Điều hành giáo xứ
Giáo luật điều 129 nói: chỉ những người có chức thánh mới là người lãnh đạo thực thụ trong Giáo Hội; giáo dân chỉ là người cộng tác. Do đó, Hội Đồng Mục Vụ, dù được thành lập đúng qui tắc theo luật định, vẫn chỉ là những cộng sự viên của Cha Sở. Họ tham gia vào công tác điều hành giáo xứ với tư cách là cố vấn của Cha Sở. Do đó mọi quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Cha Sở, vì ngài là người đại diện chính thức cho giáo xứ xét về mặt pháp lý.[9]
Nhưng dù thế nào đi nữa thì các thành viên của Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ cũng là những người làm việc trực tiếp với Cha Sở và những vị linh mục khác trong giáo xứ. Do vậy vị trí của họ là nằm ở giữa thượng tầng của giáo xứ là linh mục và hạ tầng của giáo xứ là giáo dân. Trong một số giáo xứ Hội Đồng Mục Vụ có một vai trò khá quan trọng trong việc duy trì, định hướng và phát triển các sinh hoạt của giáo xứ.
Thế nhưng một cách chung, tại các xứ đạo ở Việt Nam, chúng ta thấy họ tham gia nhiều hơn trong các công tác tổ chức trong giáo xứ, vận động và thúc đẩy giáo dân tham gia các sinh hoạt của giáo xứ. Cùng lắm họ cũng chỉ kiêm thêm một vài công tác đối ngoại về mặt xã hội cũng như giao tế với các giáo xứ khác. Thêm vào đó, công tác thường xuyên của họ là lập sổ sách và quản lý tài chánh của giáo xứ.
Để có thể thực hiện tốt công tác điều hành giáo xứ, về mặt nhân sự trong Hội Đồng Mục Vụ thường được phân chia theo ba cấp: cấp giáo xứ, cấp giáo họ và cấp giáo khu, mỗi vị có một bổn phận và trách nhiệm riêng. Tất cả đều hoạt động theo nguyên tắc tập quyền: trên hết là Cha Sở, sau đó là ban điều hành của giáo xứ, giáo họ và giáo khu. Đây là một cách tổ chức khá tốt, vì chúng ta nên nhớ Hội Đồng Mục Vụ chỉ có thể hoạt động được khi gắn liền với giáo xứ và qui tụ chung quanh Cha Sở.[10]
2. Cộng tác trong hoạt động mục vụ
Một trong những công tác nổi bật của các Hội Đồng Mục Vụ trong các xứ đạo ở Việt Nam là cộng tác trong các hoạt động mục vụ. Chính vì thế mà điều Lệ Quới Chức (Hội Đồng Mục Vụ) của giáo phận Vĩnh Long, điều 4 và điều 7 đã trình bày khái quát về công tác của hội đồng này như sau: “BAN QUỚI CHỨC được đặt thường xuyên dưới sự hướng dẫn, cố vấn và điều khiển của Cha sở, nhằm mục đích động viên tất cả mọi người trong Họ đạo phát triển không ngừng về các mặt: HỌC ĐẠO, SỐNG ĐẠO và TRUYỀN ĐẠO… BAN QUỚI CHỨC có mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mục vụ trong họ đạo. Từ đó, có hai nhiệm vụ: xem xét và nghiên cứu những gì liên quan đến mục vụ; đánh giá cùng đề xuất những vấn đề cần thực hiện (GL 511).” [11]
Quả thế, khi nhìn vào lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, Hội Đồng Mục Vụ tại các xứ đạo vẫn luôn thực thi công tác này, nhất là những nơi chưa có Linh mục quản xứ. Để thấy rõ hơn khía cạnh này, chúng ta hãy đọc những dòng mà Lm. Đỗ Quang Chính đã viết về những công tác mà các Hội Đồng Mục Vụ đã làm trong thế kỷ thứ 19. Lm. Đỗ Quang Chính viết:
“Khi không có Linh mục, chính Ông Trùm là người có trách nhiệm đầu tiên trong việc triệu tập bổn đạo đến nhà thờ, đọc kinh cầu nguyện. Ông Trùm sẽ chủ tọa các buổi đọc kinh, ông cũng có thể uỷ nhiệm cho các ông Câu, ông Biện thay phiên nhau phụ trách. Ông Trùm phải lãnh trách nhiệm báo cáo với Cha Sở các sinh hoạt trong Họ, nếu không có Cha Sở phải báo cáo với Bề Trên địa phận.
“Nhưng Ban Chức Việc không phải chỉ lo về những việc tôn giáo thuần tuý, mà còn phải lo tới những việc bên lề tôn giáo. Do đó Ông Trùm phải triệu tập Ban Chức Việc để thảo luận mọi việc trong Họ, từ vấn đề tổ chức lễ lạy cho đến việc tu bổ hay xây cất nhà thờ, hoặc việc quyên góp tiền của bổn đạo cho công việc Họ và chăm sóc ruộng vườn của nhà thờ.
“Cả đến những nố tranh tụng giữa bổn đạo với nhau, Ban Chức Việc cũng tìm mọi cách giải hoà, giống như Hội đồng Kỳ Mục làng xã. Tất cả những việc trên phải được báo cáo cho Cha Sở và tuân theo quyết định tối hậu của vị này. Tuy bổn đạo phải tôn trọng Ban Chức Việc, nhưng nếu Ban Chức Việc làm gì không hợp tình hợp lý, có thể phản ánh lên Cha Sở, hoặc Cha Bề Trên địa phận hoặc Giám Mục.
“Cũng nhờ Ban Chức Việc được tổ chức khắp các Họ trong Giáo Hội Việt Nam xưa, nên dầu vắng Linh mục, dầu gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn, nhất là vào thế kỷ 19, đức tin của bổn đạo khá vững mạnh. Đàng khác Ban Chức Việc là những người hoàn toàn sống như mọi bổn đạo, am hiểu tục lệ địa phương, sống chết với Họ Nhà Thờ, nên hiểu biết rõ ràng những gì mình phải làm tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể. Càng thiếu Linh mục thì tỷ lệ hoạt động của Ban Chức Việc càng cao, có Linh mục thì bổn đạo lại dựa nhiều vào Linh mục.” [12]
Ngày nay, công tác này vẫn còn gắn liền với các thành viên trong các Hội Đồng Mục Vụ, nhưng có phần nhẹ nhàng hơn, vì hầu hết các xứ đạo hiện nay đã có Linh mục. Vì thế ngày nay, Hội Đồng Mục Vụ thường chỉ làm những công tác mang tính chuẩn bị, thúc đẩy cho các hoạt động mục vụ.
Ngoài ra, ngày nay, các Hội Đồng Mục Vụ còn nắm bắt tình hình trong xứ đạo về mọi mặt, nhất là đời sống đức tin và phong hóa, phân tích các hiện tượng rồi đệ trình lên Cha Sở để ngài thảo ra chương trình huấn luyện và giải pháp cụ thể cho những vấn đề đó. Đồng thời, họ còn có trách nhiệm đôn đốc, yểm trợ và thực hiện chương trình ấy. Bên cạnh đó, họ cũng luôn phối hợp sinh hoạt các giới và hội đoàn trong giáo xứ. Tóm lại, nhiệm vụ của Hội Đồng Mục Vụ là cộng tác với Cha sở trong công việc mục vụ.
III. Một Vài Nhận Định
Chúng ta nhận thấy vai trò của Hội Đồng Mục Vụ là cộng tác với Cha Sở, nhằm quản trị, điều hành giáo xứ, chuẩn bị, tổ chức và thúc đẩy các hoạt động mục vụ. Chính vì thế mà đòi hỏi các thành viên trong Hội Đồng này, ngoài những tiêu chuẩn về đạo đức và uy tín, phải có một ít kiến thức căn bản, hay ít ra cũng phải có đôi chút kinh nghiệm về quản lý, đồng thời cũng đòi hỏi họ cần phải có một trình độ giáo lý nào đó để có thể làm việc hiệu quả.
Thế nhưng vấn đề này ở Việt Nam hiện nay chưa được lưu ý mấy. Hầu hết các giáo xứ chỉ bầu chọn các thành viên vào Hội Đồng Mục Vụ chủ yếu dựa vào uy tín cá nhân của họ, mà chưa để ý đến khả năng của họ. Để bổ khuyết cho vấn đề này, có lẽ tại các giáo xứ, hay ít ra là liên giáo xứ (giáo hạt) nên tổ chức những khoá huấn luyện cơ bản cho các thành viên của Hội Đồng Mục Vụ. Đây chính là trách nhiệm của các linh mục quản xứ. Các ngài nên lưu ý để tuyển chọn, huấn luyện và đào tạo, để các thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ của mình trở thành những tông đồ giáo dân đích thực có tâm huyết và hiệu quả.
Thứ đến, theo nguyên tắc chung được giáo luật qui định thì Hội Đồng Mục Vụ chỉ có quyền tư vấn, nghĩa là Cha Sở không bó buộc nghe theo ý kiến của họ. Tuy nhiên, khi tất cả các thành viên trong Hội Đồng đều nhất trí về một vấn đề, Cha Sở không nên đi ngược lại nếu không có một lý do thật quan trọng để làm như thế. Không nên coi họ chỉ là những người thừa hành, hay thậm chí chỉ là những người để cho các Linh mục sai bảo. Các ngài nên kính trọng, thăng tiến, cũng như nâng đỡ, khuyến khích họ cộng tác vào đời sống và hoạt động của Giáo Hội, coi họ như anh chị em, như con cái, như những cộng sự viên đích thực của mình.
Hãy nên học hỏi từ tinh thần của Sắc lệnh về Tông Đồ Giáo Dân, số 10: “Giáo xứ là một hình thức tông đồ cộng đồng kiểu mẫu, vì đó là nơi qui tụ đủ mọi hạng người thành một cộng đoàn và đem họ vào tinh thần đại đồng của Giáo hội. Giáo dân nên tập thói quen cộng tác chặt chẽ với các linh mục của mình để hoạt động trong giáo xứ. Họ cũng nên có thói quen trình bày với cộng đoàn Giáo hội những vấn đề riêng của mình hay của cả thế giới hoặc những vấn đề liên quan tới phần rỗi mọi người để cùng nhau góp ý kiến, nghiên cứu và giải quyết.”
Cuối cùng là chính các thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ cũng cần ý thức trách nhiệm của mình đối với giáo xứ và anh chị em khác trong giáo xứ. Các chức vụ trong Hội Đồng là để phục vụ, chứ không phải là để tìm kiếm địa vị hay tư lợi. Chính vì thế mà họ cần phải ý thức để không yêu sách, phê bình hay chỉ trích để gây phiền hà cho các giáo dân khác.
Kết Luận
Không ai có thể phủ nhận vai trò đóng góp tích cực của các Hội Đồng Mục Vụ trong những hoạt động hoạch định, định hướng và phát triển các giáo xứ tại Việt Nam. Có thể nói đây là một điểm son trong quá trình rao giảng Tin mừng từ trước tới nay tại Việt Nam. Hơn nữa các chức vụ trong Hội Đồng này chỉ là phục vụ không địa vị, không lương bổng hay lợi lộc. Vì thế đòi hỏi những thành viên phải hy sinh rất nhiều về thời gian và công sức để phục vụ cho sự phát triển chung của giáo xứ. Đó chính là những đóng góp mang tính tông đồ của những giáo dân nhiệt thành. Ước mong sao tinh thần phục vụ đáng quí này của các Hội Đồng Mục Vụ được duy trì và phát huy luôn mãi, để các xứ đạo tại Việt Nam luôn sinh động và thấm nhuần tinh thần của Tin Mừng.
Chú thích:
[1] Giáo luật điều 536
[2] Truy cập tại Website: giaophanvinhlong.net
[3] Truy cập tại: www.gpnt.net
[4] ibidem.
[5] Truy cập tại website: giaophanvinhlong.net
[6] Xem GL 512 khoản 3.
[7] Tit 1,6-9.
[8] Xem GL 513.
[9] Xem GL 532.
[10] Xem huấn từ của Đức Giám Mục giáo phận Đà Lạt ngày 12.01.2006, truy cập tại website: simonhoadalat.com
[11] Truy cập tại website: giaophanvinhlong.net
[12] Truy cập tại www.gpnt.net
Đức Tin - yếu tố để chữa lành một thế giới bệnh tật
Tú Nạc
13:30 18/02/2009
Chúa Nhật VII thường niên B (Isaiah 43: 16 -19, 20 - 22, 24 – 25; Psalm 41; Corinthians 1: 18 – 22; Mark 2: 1 – 12)
Chúng ta có một vấn đề về ký ức lớn lao. Đó là những điếu mà chúng ta phải suy tư để ghi nhớ sự lầm lẫn như cát chảy qua những ngón tay. Bao gồm loại này là những chính phạm tinh thần và đời sống nhân đạo cùng đạo đức Nước Trời, cũng như những phúc lành và nhân từ độ lượng mà chúng ta đón nhận từ Thiên Chúa hoặc từ tha nhân. Chúng ta cũng quên một điều quan trọng trong cuộc sống: tại sao chúng ta hiện hữu nơi đây?
Nhưng có một đôi điều mà chúng ta không bao giờ quên. Vượt lên trên bản liệt kê đó là những tổn thương đã làm chúng ta phiền muộn và những hằn học mà chúng ta gánh chịu. Sự căm phẫn kéo dài không thể tin được. Chúng ta cũng có xu hướng quên lãng những lời nguyện cầu của Thiên Chúa và tha nhân, hoặc ít nhất chúng không đến với ký ức chúng ta ngay tức khắc. Đây là một trường hợp cổ điển của "nhưng sau đó bạn đã làm gì cho tôi?" Nhưng nguồn hạnh phúc và tâm hồn của chúng ta lóe lên còn bị cản trở bởi thói quen của người khác nữa: chúng ta níu kéo những quan điểm, những ý tưởng lạc hậu và từ chối đề đuổi xua.
Thông điệp Isaiah là những thử thách không tồn tại trong quá khứ hoặc mòn mỏi mong chờ những ngày xưa thân ái. Đừng khép chặt tâm hồn trước nhưng đổi mới tươi màu. Thiên Chúa đoan kết với loài người rằng Người sẽ ngạc nhiên và choáng váng – những sự việc mới đang tiến triển. Được chuẩn bị cho những việc khác thường, vì Thiên Chúa sẽ điều khiển bằng những phương thức mới gây ngạc nhiên. Có một gịong nói mới trong tiếng nói thiêng liêng – Con người đã không kêu cầu Thiên Chúa hoặc đưa ra những dấu hiệu chân thành của sự sùng tín mãnh liệt. Họ đã chấp nhận để đè nặng lên Thiên Chúa những tội lỗi và biểu lộ sự bất mãn khi những rủi ro đến với họ. Đừng bao giờ bận tâm, Thiên Chúa nói, Ta sẽ thanh tẩy cuộc đời và chúng ta có thể làm lại từ đầu. Nhưng phải chuẩn bị để bắt đầu mọi việc. Cuộc sống trong quá khứ và sự gắn bó với những chuyện xa xưa có thể đóng chặt ký ức và tâm hồn đối với sự hiện diện và việc làm của Thiên Chúa giữa chúng ta.Trong lúc khó khăn mà chúng ta sống, có một điều cám dỗ vây quanh sự thấu hiểu một cách tuyệt vọng những gì mà chúng ta nghĩ là chắc chắn và ổn định. Nhưng duy có Thiên Chúa mới có thể bù đắp chức năng đó, và Thiên Chúa thử thách chúng ta để bước vào những điều không biết và cho phép chúng ta để được huớng dẫn, dạy bảo bởi tâm hồn. Thiên Chúa sẽ không trì hoãn mọi điều, phương cách đó là khát khao hoặc không khát khao. Thiên Chúa sẽ tạo ra mọi sự mới mẻ và sinh động.
Lòng tin thiếu nhiệt tình, và ký ức, tâm hồn bị phân tán đó không phải là những gì Ki-tô giáo quan tâm. Trong thực tế, những gnười Ki-tô giáo thuở xưa xem điều này là một trọng tội. Paul đã nói với chúng ta rằng, đối với Đức Ki-tô mỗi người trong những hứa hẹn của Thiên Chúa là câu trả lời "ĐƯỢC." Một ý nghĩ tuyệt vời làm sao, nhưng ông cũng bổ sung rằng chúng ta cần đáp lại với lời "Amen." Amen – thường chỉ được dùng như một từ gắn liền với lời cầu nguyện – nghĩa là "Xin vâng! Xin thực hiện! Xin hãy được như vậy!" Khi chúng ta tuyên xưng "Amen" là không còn sự nghi ngờ gì nữa – "Có" và "Không" mà chỉ có "Vâng." Sự hoài nghi, yếm thế và tuyệt vọng là những điều mỏi mòn và hủy diệt mà nó hạn chế ảnh hưởng họat động của Thiên Chúa.
"Không" không có trong suy nghĩ của những người bạn của bệnh nhân bại liệt. Họ biết rằng Chúa jesus có thể và sẽ chữa lành người bạn bệnh tật của họ, và họ đã dỡ mái nhà ra từng mảnh hạ người bệnh trước Người. Và việc làm này có nghĩa là đức tin mãnh liệt mà họ nắm bắt được sự quan tâm, ân cần của Chúa Jesus – Người đáp lại ngay tức khắc bởi sự tuyên bố việc tha thứ tội lỗi con người. Đức tin đã chiến thắng cả hai: bệnh tật linh hồn và bệnh tật thể xác. Đây là trung tâm của cuộc tranh luận mà ra, vì sự tha thứ tội lỗi là đặc quyền độc nhất của Thiên Chúa. Hiển nhiên trạng thái cơ thể con người được liên kết trong một phương thức nào đó tới điều kiện tinh thần và đạo đức của nó, và Chúa Jesus đã nhận thấy nhu cầu cho việc chữa trị ở mức độ sâu xa hơn.
Sự nhận thức hiện đại của chúng ta về sự liên kết mật thiết giữa ký ức và thể chất sẽ là sự hòa hợp căn bản. Bản tính của Thiên Chúa là chữa lành và ban sự sống, Chúa Jesus từ chối sự keo kiệt và uy quyền vì lòng thương cảm của Thiên Chúa. Quyền năng mà Chúa Jesus sử dụng đối với cả hai chữa lành bệnh tật và thứ tha tội lỗi mang đến cho người chứng kiến một ấn tượng tuyệt đối. Những người biểu lộ nó rõ ràng, trong sáng rằng đó là đức tin của người này và bạn bè của anh ta đã làm cho điều này có thể.
Đức tin con người là yếu tố quan trọng trong việc chữa trị tâm hồn và thể chất bệnh tật, cũng như hàn gắn những đau thương trên hành tinh của chúng ta. Sự tha thứ với lòng tự nguyện để thay đổi và cho phép bỏ lại quá khứ là hàng loạt những phiến đá đã đi qua trong cuộc hành trình của chúng ta đối với đức tin trang bị đầy đủ, và để mở ra con đường cho quyền năng Thiên Chúa.
(Nguồn "Regis College – School of Theology")
Chúng ta có một vấn đề về ký ức lớn lao. Đó là những điếu mà chúng ta phải suy tư để ghi nhớ sự lầm lẫn như cát chảy qua những ngón tay. Bao gồm loại này là những chính phạm tinh thần và đời sống nhân đạo cùng đạo đức Nước Trời, cũng như những phúc lành và nhân từ độ lượng mà chúng ta đón nhận từ Thiên Chúa hoặc từ tha nhân. Chúng ta cũng quên một điều quan trọng trong cuộc sống: tại sao chúng ta hiện hữu nơi đây?
Nhưng có một đôi điều mà chúng ta không bao giờ quên. Vượt lên trên bản liệt kê đó là những tổn thương đã làm chúng ta phiền muộn và những hằn học mà chúng ta gánh chịu. Sự căm phẫn kéo dài không thể tin được. Chúng ta cũng có xu hướng quên lãng những lời nguyện cầu của Thiên Chúa và tha nhân, hoặc ít nhất chúng không đến với ký ức chúng ta ngay tức khắc. Đây là một trường hợp cổ điển của "nhưng sau đó bạn đã làm gì cho tôi?" Nhưng nguồn hạnh phúc và tâm hồn của chúng ta lóe lên còn bị cản trở bởi thói quen của người khác nữa: chúng ta níu kéo những quan điểm, những ý tưởng lạc hậu và từ chối đề đuổi xua.
Thông điệp Isaiah là những thử thách không tồn tại trong quá khứ hoặc mòn mỏi mong chờ những ngày xưa thân ái. Đừng khép chặt tâm hồn trước nhưng đổi mới tươi màu. Thiên Chúa đoan kết với loài người rằng Người sẽ ngạc nhiên và choáng váng – những sự việc mới đang tiến triển. Được chuẩn bị cho những việc khác thường, vì Thiên Chúa sẽ điều khiển bằng những phương thức mới gây ngạc nhiên. Có một gịong nói mới trong tiếng nói thiêng liêng – Con người đã không kêu cầu Thiên Chúa hoặc đưa ra những dấu hiệu chân thành của sự sùng tín mãnh liệt. Họ đã chấp nhận để đè nặng lên Thiên Chúa những tội lỗi và biểu lộ sự bất mãn khi những rủi ro đến với họ. Đừng bao giờ bận tâm, Thiên Chúa nói, Ta sẽ thanh tẩy cuộc đời và chúng ta có thể làm lại từ đầu. Nhưng phải chuẩn bị để bắt đầu mọi việc. Cuộc sống trong quá khứ và sự gắn bó với những chuyện xa xưa có thể đóng chặt ký ức và tâm hồn đối với sự hiện diện và việc làm của Thiên Chúa giữa chúng ta.Trong lúc khó khăn mà chúng ta sống, có một điều cám dỗ vây quanh sự thấu hiểu một cách tuyệt vọng những gì mà chúng ta nghĩ là chắc chắn và ổn định. Nhưng duy có Thiên Chúa mới có thể bù đắp chức năng đó, và Thiên Chúa thử thách chúng ta để bước vào những điều không biết và cho phép chúng ta để được huớng dẫn, dạy bảo bởi tâm hồn. Thiên Chúa sẽ không trì hoãn mọi điều, phương cách đó là khát khao hoặc không khát khao. Thiên Chúa sẽ tạo ra mọi sự mới mẻ và sinh động.
Lòng tin thiếu nhiệt tình, và ký ức, tâm hồn bị phân tán đó không phải là những gì Ki-tô giáo quan tâm. Trong thực tế, những gnười Ki-tô giáo thuở xưa xem điều này là một trọng tội. Paul đã nói với chúng ta rằng, đối với Đức Ki-tô mỗi người trong những hứa hẹn của Thiên Chúa là câu trả lời "ĐƯỢC." Một ý nghĩ tuyệt vời làm sao, nhưng ông cũng bổ sung rằng chúng ta cần đáp lại với lời "Amen." Amen – thường chỉ được dùng như một từ gắn liền với lời cầu nguyện – nghĩa là "Xin vâng! Xin thực hiện! Xin hãy được như vậy!" Khi chúng ta tuyên xưng "Amen" là không còn sự nghi ngờ gì nữa – "Có" và "Không" mà chỉ có "Vâng." Sự hoài nghi, yếm thế và tuyệt vọng là những điều mỏi mòn và hủy diệt mà nó hạn chế ảnh hưởng họat động của Thiên Chúa.
"Không" không có trong suy nghĩ của những người bạn của bệnh nhân bại liệt. Họ biết rằng Chúa jesus có thể và sẽ chữa lành người bạn bệnh tật của họ, và họ đã dỡ mái nhà ra từng mảnh hạ người bệnh trước Người. Và việc làm này có nghĩa là đức tin mãnh liệt mà họ nắm bắt được sự quan tâm, ân cần của Chúa Jesus – Người đáp lại ngay tức khắc bởi sự tuyên bố việc tha thứ tội lỗi con người. Đức tin đã chiến thắng cả hai: bệnh tật linh hồn và bệnh tật thể xác. Đây là trung tâm của cuộc tranh luận mà ra, vì sự tha thứ tội lỗi là đặc quyền độc nhất của Thiên Chúa. Hiển nhiên trạng thái cơ thể con người được liên kết trong một phương thức nào đó tới điều kiện tinh thần và đạo đức của nó, và Chúa Jesus đã nhận thấy nhu cầu cho việc chữa trị ở mức độ sâu xa hơn.
Sự nhận thức hiện đại của chúng ta về sự liên kết mật thiết giữa ký ức và thể chất sẽ là sự hòa hợp căn bản. Bản tính của Thiên Chúa là chữa lành và ban sự sống, Chúa Jesus từ chối sự keo kiệt và uy quyền vì lòng thương cảm của Thiên Chúa. Quyền năng mà Chúa Jesus sử dụng đối với cả hai chữa lành bệnh tật và thứ tha tội lỗi mang đến cho người chứng kiến một ấn tượng tuyệt đối. Những người biểu lộ nó rõ ràng, trong sáng rằng đó là đức tin của người này và bạn bè của anh ta đã làm cho điều này có thể.
Đức tin con người là yếu tố quan trọng trong việc chữa trị tâm hồn và thể chất bệnh tật, cũng như hàn gắn những đau thương trên hành tinh của chúng ta. Sự tha thứ với lòng tự nguyện để thay đổi và cho phép bỏ lại quá khứ là hàng loạt những phiến đá đã đi qua trong cuộc hành trình của chúng ta đối với đức tin trang bị đầy đủ, và để mở ra con đường cho quyền năng Thiên Chúa.
(Nguồn "Regis College – School of Theology")
Đức Kitô Chữa Mọi Tật Bệnh
Tuyết Mai
15:12 18/02/2009
Người ta mang đến cho Người một kẻ bất toại do bốn người khiêng. Vì dân chúng quá đông, không thể khiêng đến gần Người được, nên họ dỡ mái nhà trên chỗ Người ngồi một lỗ to, rồi thòng chiếc chõng với người bất toại xuống. Thấy lòng tin của họ, Chúa Giêsu nói với người bất toại rằng: "Hỡi con, tội lỗi con được tha". Lúc ấy, có một ít luật sĩ ngồi đó, họ thầm nghĩ rằng: "Sao ông này lại nói thế? Ông nói phạm thượng. Ai có quyền tha tội, nếu không phải là một mình Thiên Chúa". (Mc 2, 1-12).
Phúc cho những ai bất toại, phong cùi, hoại huyết, đau bệnh, sắp chết, hay chết rồi, hoặc bị quỷ nhập vào trong người, được Chúa Giêsu chữa cho khỏi ở thời bấy giờ. Tiếng tăm của Chúa đã được nhiều người đồn khắp gần xa và nhất là những người bệnh đã được Chúa chữa cho khỏi. Người ta đã thấy được những hiện tượng lạ, chưa từng thấy như thế bao giờ. Quả thật ai trong chúng ta lại không tò mò và hiếu kỳ để muốn được chứng kiến tận mắt, xem ông nào mà lại tài tình đến thế. Ai mà lại không muốn biết và được xem ông Giêsu này đến từ đâu, và nhờ tài phép hay dùng xảo thuật nào đã giúp ông làm được những chuyện lạ lùng trên?
Chuyện thường tình của con người chúng ta là cứng lòng tin, tuy dù Chúa đã làm tất cả những sự lạ lùng ngay trước mắt, nhưng chúng ta vẫn bán tín bán nghi, bởi do đâu mà Người này lại làm được những chuyện mà chỉ có thể Thiên Chúa làm được mà thôi! Trí óc của con người dù thông minh tột đỉnh cũng không thể chứng minh được những sự thể mà Chúa đã làm trên tất cả những con người khốn khổ tật bệnh này!? Ai thời lại có thể tin được Người này là Con Thiên Chúa? Trong xác phàm yếu đuối? Cuộc sống rất tầm thường rày đây mai đó nhất là không có chỗ để gối đầu, lại còn thua cả con chồn vì chồn thì còn có hang để ở. Con người thắc mắc về quyền năng của Ngài là sự thường tình mà thôi! Ngài cũng hiểu được như thế, bởi cắt nghĩa sao cho con người hiểu được, khi khối óc của con người không bằng một cái chấm, so với quyền năng của Thiên Chúa Đấng từ Trời mà đến. Cho nên Thiên Chúa mới phải kiên nhẫn và từ tốn. Ngài phải đầu tiên xin xuống trần gian làm con người mà mặc lấy thân xác con người. Ngài phải sống y như con người với khối óc cũng rất là người. Với trái tim thịt đầy thương cảm và dễ xúc động trên cái khổ của con người. Và Ngài kiên nhẫn sống trong vâng phục theo thánh ý Chúa Cha cho đến khi đúng thời điểm của Ngài để ra đi rao giảng Tin Mừng và Nước Trời của Cha Ngài. Vì Ngài mang thân phận làm con người nên Ngài hiểu tường tận về tâm lý và bản tánh con người, nên Ngài đã phải dùng dụ ngôn mà dậy dỗ con cái của Ngài. Ngài biết chứ và Ngài rành con người đến nỗi chỉ có cái chết của Ngài mới có thể hoán cải con người để có thể nên Thánh giống Ngài và được lên Trời với Ngài.
Nói chi đến những người thời xưa, họ chứng kiến tường tận việc Chúa Giêsu đã làm mà họ còn cứng lòng tin, hà huống chi con người của chúng ta bây giờ, đâu có thấy Chúa bao giờ đâu, thì lòng tin của chúng ta còn ra cứng lòng đến độ như thế nào nữa!?? Có phải chúng ta cũng bao nhiêu lần được chứng kiến nhiều hiện tượng lạ và phép lạ của Đức Mẹ Maria khắp nơi trên thế giới qua mạng lưới truyền thông, truyền hình, và hình ảnh cập nhật, về Đức Mẹ Tà Pao, Đức Mẹ trên núi Tao Phùng, Đức Mẹ Mễ Du, Đức Mẹ Lộ Đức, và gần nhất là hiện tượng Đức Mẹ khóc tại nhà thờ Đức Bà hay không? Có phải vẫn còn rất nhiều người không tin và cho là đó là hình thức của mê tín dị toan, tuy không nói ra nhưng trong lòng họ tin làm vậy!?
Bài đọc ngày hôm nay Chúa Giêsu thương cảm con cái của Ngài và động lòng thương khi thấy tình cảnh của một người bất toại đã được anh chị em dỡ mái ngói nhà mà thòng anh xuống để được Chúa Giêsu chữa cho anh. Tất cả 5 người này đều có lòng tin thật là mạnh mẽ nhưng lòng tin phải mãnh liệt nhất đã phát xuất từ tấm lòng của anh bất toại này! Từ lòng tin tưởng mãnh liệt của các ông đã tìm cho được cách làm sao đưa anh bất toại này đến được gần Chúa để tin tưởng rằng anh này sẽ được Chúa chữa khỏi. Người ta thì thật đông đảo đứng đầy chung quanh nhà để nghe Chúa giảng dậy, thì chuyện đưa anh bất toại này đến được gần Chúa thì không phải dễ? Mà chuyện nghĩ ra để mà dỡ nóc của mái nhà thòng cho được anh xuống thì là chuyện không phải dễ làm? Nhưng có phải lòng tin đã giúp những người này nảy ra được ý kiến thật khác thường hay không? Lòng tin của họ đã tin tưởng trước rằng nếu đưa anh bất toại đến được gần Chúa hà tất anh sẽ được Chúa Giêsu chữa anh lành bệnh. Chứ nếu đức tin của họ nửa vời và nếu đức tin của họ không chắc ăn thì hà tất họ sẽ không mất thời giờ mà lại dám làm chuyện tào lao như thế!?
Qua bài Phúc Âm ngày hôm nay, có phải chúng ta cũng nên kiểm điểm lại chính mình, xem tình cảm và tình thương của mình đối với anh chị em bất toại này có xúc tích và có thúc đẩy chúng ta tìm đến để giúp đỡ những con người tật bệnh và khốn cùng trên hay không? Hay ta vẫn dửng dưng chai đá khi hằng ngày nhìn thấy họ và có cảm tưởng như muốn họ biến khỏi con mắt của mình. Còn không thì xem họ như những con người vô dụng, dơ dáy làm mất vẻ đẹp của thành phố. Hoặc sao họ không bị quản thủ vào một nơi nào riêng dành cho họ như những trại của người bệnh phong? Bài đọc của ngày hôm nay đã giúp tôi có được một cái nhìn anh chị em kém may mắn này bằng một lăng kính khác. Dù anh là bất toại, phong cùi, xida, hay bất cứ một chứng bệnh nan y nào khác, tôi mang danh là một Kitô hữu, là con cái Chúa, và cùng là anh chị em con một Cha trên Trời, tôi phải có bổn phận chia sẻ với nỗi đau đớn và cùng cực của anh chị em. Bởi tôi là chi mà dám khi dể người? Sao tôi không biết đặt địa vị nếu tôi là anh thì tôi có nghĩ khác đi chăng?
Nhìn cảnh 4 người khiêng anh bất toại và thòng cho được anh xuống dưới nhà gần nơi Chúa đang giảng dậy, thật xúc động làm sao! Thì có phải Chúa cũng thương cảm anh đến là dường nào! Không nhờ những tấm lòng cao cả, thì chưa chắc anh bất toại đã được gặp gỡ Chúa mà được Chúa chữa cho, thưa có đúng không? Quả một tấm lòng vàng còn quý hơn tám cỗ mâm vàng vua ban.
Bài đọc trên cũng cho chúng ta thấy là dù sống trong thời đại nào đi chăng nữa, con người thường của chúng ta thì thật là tầm thường. Tầm thường từ cách ăn uống, ngủ nghĩ, suy nghĩ và hành động. Nếu không có Ơn Chúa ban thì tất cả những hành động của con người chúng ta không khác nào loài cầm thú? Nếu không có Ơn Chúa ban chắc phần đông con cái của Ngài phải bị chôn sống trong hỏa ngục không có ngày ra, bởi hầu hết chúng ta sống chẳng có một chút tình người. Vì sự ích kỷ và ham muốn riêng cho chính mình, mà hằng ngày chúng ta đang tâm làm hại anh chị em mình bằng đủ mọi cách và mọi hình thức. Vì ghen ghét, vì tranh dành, và vì danh lợi thú trần, chúng ta đã mặc nhiên tìm đủ mọi cách mà giết hại lẫn nhau. Rồi thì ai chết mặc ai!
Lậy Chúa Giêsu đầy lòng nhân từ!
Người tật bệnh, bất toại, phong cùi, xiđa, nan y, ung thư, và những chứng bệnh cho đến ngày hôm nay y khoa cũng phải bó tay, chúng con là những con người vô dụng và không giúp ích gì được cho anh chị em chúng con. Xin cho chúng con có tấm lòng và đức tin như 4 ông trong bài Tin Mừng của ngày hôm nay, là tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Tiền bạc thì Chúa chẳng cần mà chỉ vì lòng tin đơn sơ của các ông mà Chúa đã chữa lành cho anh bất toại này mà thôi! Xin Chúa chữa cho chúng con những tật bệnh mà chúng con khó bỏ như luôn chỉ trích, phê phán, kết án người mà không bao giờ nhìn thấy sự tồi tệ nơi mình.
Xin cho chúng con được mỗi ngày một nên giống Chúa nhiều hơn, nhất là tập cầu nguyện nhiều hơn nữa! Cho chúng con biết sống giống Chúa là thương yêu và ít có nhu cầu để chúng con còn biết chia sẻ. Cho chúng con có trái tim giống Chúa là luôn cho đi và không chờ để được nhận lại. Cho chúng con biết sống từng ngày một, biết tìm đến Chúa để được chữa lành và ban thêm sinh lực để làm được bao nhiêu điều tốt đẹp cho mình, gia đình, và hữu ích cho tha nhân. Biết tìm Chúa là nguồn mạch của sự sống ngày hôm nay, ngày mai, và mãi mãi đến muôn đời sau. Để mang bình an, tình thương, và hạnh phúc của Chúa đến muôn người. Để vì anh chị em con mà con cũng tìm được hạnh phúc thiết thực và là lý do để linh hồn con được sống mãi sống đời trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa, Amen.
Phúc cho những ai bất toại, phong cùi, hoại huyết, đau bệnh, sắp chết, hay chết rồi, hoặc bị quỷ nhập vào trong người, được Chúa Giêsu chữa cho khỏi ở thời bấy giờ. Tiếng tăm của Chúa đã được nhiều người đồn khắp gần xa và nhất là những người bệnh đã được Chúa chữa cho khỏi. Người ta đã thấy được những hiện tượng lạ, chưa từng thấy như thế bao giờ. Quả thật ai trong chúng ta lại không tò mò và hiếu kỳ để muốn được chứng kiến tận mắt, xem ông nào mà lại tài tình đến thế. Ai mà lại không muốn biết và được xem ông Giêsu này đến từ đâu, và nhờ tài phép hay dùng xảo thuật nào đã giúp ông làm được những chuyện lạ lùng trên?
Chuyện thường tình của con người chúng ta là cứng lòng tin, tuy dù Chúa đã làm tất cả những sự lạ lùng ngay trước mắt, nhưng chúng ta vẫn bán tín bán nghi, bởi do đâu mà Người này lại làm được những chuyện mà chỉ có thể Thiên Chúa làm được mà thôi! Trí óc của con người dù thông minh tột đỉnh cũng không thể chứng minh được những sự thể mà Chúa đã làm trên tất cả những con người khốn khổ tật bệnh này!? Ai thời lại có thể tin được Người này là Con Thiên Chúa? Trong xác phàm yếu đuối? Cuộc sống rất tầm thường rày đây mai đó nhất là không có chỗ để gối đầu, lại còn thua cả con chồn vì chồn thì còn có hang để ở. Con người thắc mắc về quyền năng của Ngài là sự thường tình mà thôi! Ngài cũng hiểu được như thế, bởi cắt nghĩa sao cho con người hiểu được, khi khối óc của con người không bằng một cái chấm, so với quyền năng của Thiên Chúa Đấng từ Trời mà đến. Cho nên Thiên Chúa mới phải kiên nhẫn và từ tốn. Ngài phải đầu tiên xin xuống trần gian làm con người mà mặc lấy thân xác con người. Ngài phải sống y như con người với khối óc cũng rất là người. Với trái tim thịt đầy thương cảm và dễ xúc động trên cái khổ của con người. Và Ngài kiên nhẫn sống trong vâng phục theo thánh ý Chúa Cha cho đến khi đúng thời điểm của Ngài để ra đi rao giảng Tin Mừng và Nước Trời của Cha Ngài. Vì Ngài mang thân phận làm con người nên Ngài hiểu tường tận về tâm lý và bản tánh con người, nên Ngài đã phải dùng dụ ngôn mà dậy dỗ con cái của Ngài. Ngài biết chứ và Ngài rành con người đến nỗi chỉ có cái chết của Ngài mới có thể hoán cải con người để có thể nên Thánh giống Ngài và được lên Trời với Ngài.
Nói chi đến những người thời xưa, họ chứng kiến tường tận việc Chúa Giêsu đã làm mà họ còn cứng lòng tin, hà huống chi con người của chúng ta bây giờ, đâu có thấy Chúa bao giờ đâu, thì lòng tin của chúng ta còn ra cứng lòng đến độ như thế nào nữa!?? Có phải chúng ta cũng bao nhiêu lần được chứng kiến nhiều hiện tượng lạ và phép lạ của Đức Mẹ Maria khắp nơi trên thế giới qua mạng lưới truyền thông, truyền hình, và hình ảnh cập nhật, về Đức Mẹ Tà Pao, Đức Mẹ trên núi Tao Phùng, Đức Mẹ Mễ Du, Đức Mẹ Lộ Đức, và gần nhất là hiện tượng Đức Mẹ khóc tại nhà thờ Đức Bà hay không? Có phải vẫn còn rất nhiều người không tin và cho là đó là hình thức của mê tín dị toan, tuy không nói ra nhưng trong lòng họ tin làm vậy!?
Bài đọc ngày hôm nay Chúa Giêsu thương cảm con cái của Ngài và động lòng thương khi thấy tình cảnh của một người bất toại đã được anh chị em dỡ mái ngói nhà mà thòng anh xuống để được Chúa Giêsu chữa cho anh. Tất cả 5 người này đều có lòng tin thật là mạnh mẽ nhưng lòng tin phải mãnh liệt nhất đã phát xuất từ tấm lòng của anh bất toại này! Từ lòng tin tưởng mãnh liệt của các ông đã tìm cho được cách làm sao đưa anh bất toại này đến được gần Chúa để tin tưởng rằng anh này sẽ được Chúa chữa khỏi. Người ta thì thật đông đảo đứng đầy chung quanh nhà để nghe Chúa giảng dậy, thì chuyện đưa anh bất toại này đến được gần Chúa thì không phải dễ? Mà chuyện nghĩ ra để mà dỡ nóc của mái nhà thòng cho được anh xuống thì là chuyện không phải dễ làm? Nhưng có phải lòng tin đã giúp những người này nảy ra được ý kiến thật khác thường hay không? Lòng tin của họ đã tin tưởng trước rằng nếu đưa anh bất toại đến được gần Chúa hà tất anh sẽ được Chúa Giêsu chữa anh lành bệnh. Chứ nếu đức tin của họ nửa vời và nếu đức tin của họ không chắc ăn thì hà tất họ sẽ không mất thời giờ mà lại dám làm chuyện tào lao như thế!?
Qua bài Phúc Âm ngày hôm nay, có phải chúng ta cũng nên kiểm điểm lại chính mình, xem tình cảm và tình thương của mình đối với anh chị em bất toại này có xúc tích và có thúc đẩy chúng ta tìm đến để giúp đỡ những con người tật bệnh và khốn cùng trên hay không? Hay ta vẫn dửng dưng chai đá khi hằng ngày nhìn thấy họ và có cảm tưởng như muốn họ biến khỏi con mắt của mình. Còn không thì xem họ như những con người vô dụng, dơ dáy làm mất vẻ đẹp của thành phố. Hoặc sao họ không bị quản thủ vào một nơi nào riêng dành cho họ như những trại của người bệnh phong? Bài đọc của ngày hôm nay đã giúp tôi có được một cái nhìn anh chị em kém may mắn này bằng một lăng kính khác. Dù anh là bất toại, phong cùi, xida, hay bất cứ một chứng bệnh nan y nào khác, tôi mang danh là một Kitô hữu, là con cái Chúa, và cùng là anh chị em con một Cha trên Trời, tôi phải có bổn phận chia sẻ với nỗi đau đớn và cùng cực của anh chị em. Bởi tôi là chi mà dám khi dể người? Sao tôi không biết đặt địa vị nếu tôi là anh thì tôi có nghĩ khác đi chăng?
Nhìn cảnh 4 người khiêng anh bất toại và thòng cho được anh xuống dưới nhà gần nơi Chúa đang giảng dậy, thật xúc động làm sao! Thì có phải Chúa cũng thương cảm anh đến là dường nào! Không nhờ những tấm lòng cao cả, thì chưa chắc anh bất toại đã được gặp gỡ Chúa mà được Chúa chữa cho, thưa có đúng không? Quả một tấm lòng vàng còn quý hơn tám cỗ mâm vàng vua ban.
Bài đọc trên cũng cho chúng ta thấy là dù sống trong thời đại nào đi chăng nữa, con người thường của chúng ta thì thật là tầm thường. Tầm thường từ cách ăn uống, ngủ nghĩ, suy nghĩ và hành động. Nếu không có Ơn Chúa ban thì tất cả những hành động của con người chúng ta không khác nào loài cầm thú? Nếu không có Ơn Chúa ban chắc phần đông con cái của Ngài phải bị chôn sống trong hỏa ngục không có ngày ra, bởi hầu hết chúng ta sống chẳng có một chút tình người. Vì sự ích kỷ và ham muốn riêng cho chính mình, mà hằng ngày chúng ta đang tâm làm hại anh chị em mình bằng đủ mọi cách và mọi hình thức. Vì ghen ghét, vì tranh dành, và vì danh lợi thú trần, chúng ta đã mặc nhiên tìm đủ mọi cách mà giết hại lẫn nhau. Rồi thì ai chết mặc ai!
Lậy Chúa Giêsu đầy lòng nhân từ!
Người tật bệnh, bất toại, phong cùi, xiđa, nan y, ung thư, và những chứng bệnh cho đến ngày hôm nay y khoa cũng phải bó tay, chúng con là những con người vô dụng và không giúp ích gì được cho anh chị em chúng con. Xin cho chúng con có tấm lòng và đức tin như 4 ông trong bài Tin Mừng của ngày hôm nay, là tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Tiền bạc thì Chúa chẳng cần mà chỉ vì lòng tin đơn sơ của các ông mà Chúa đã chữa lành cho anh bất toại này mà thôi! Xin Chúa chữa cho chúng con những tật bệnh mà chúng con khó bỏ như luôn chỉ trích, phê phán, kết án người mà không bao giờ nhìn thấy sự tồi tệ nơi mình.
Xin cho chúng con được mỗi ngày một nên giống Chúa nhiều hơn, nhất là tập cầu nguyện nhiều hơn nữa! Cho chúng con biết sống giống Chúa là thương yêu và ít có nhu cầu để chúng con còn biết chia sẻ. Cho chúng con có trái tim giống Chúa là luôn cho đi và không chờ để được nhận lại. Cho chúng con biết sống từng ngày một, biết tìm đến Chúa để được chữa lành và ban thêm sinh lực để làm được bao nhiêu điều tốt đẹp cho mình, gia đình, và hữu ích cho tha nhân. Biết tìm Chúa là nguồn mạch của sự sống ngày hôm nay, ngày mai, và mãi mãi đến muôn đời sau. Để mang bình an, tình thương, và hạnh phúc của Chúa đến muôn người. Để vì anh chị em con mà con cũng tìm được hạnh phúc thiết thực và là lý do để linh hồn con được sống mãi sống đời trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa, Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Bertone nói ông Galileo nghiên cứu khoa học bằng đức tin
Bùi Hữu Thư
17:17 18/02/2009
Đức Hồng Y Bertone nói ông Galileo nghiên cứu khoa học bằng đức tin
VATICAN ngày 17 tháng 2, 2009 (Zenit.org).- Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh gửi một điện văn tới một Thánh Lễ chưa từng có để tuyên dương ông Galileo, đánh dấu ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 445 của ông.
Đức Hồng Y Tarcisio Bertone nói về sự hòa điệu giữa đức tin và khoa học trong điện văn, được gửi cho một Thánh Lễ trọng thể, được cử hành ngày Chúa Nhật vừa qua tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Các Thiên Thần và Các Thánh Tử Đạo tại Rôma.
Thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Gianfranco Ravasi, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa chủ tế, và được Tổng Hội Các Khoa Học Gia Thế Giới tổ chức, và do Vật Lý gia Antonino Zichichi chủ tọa.
Đức tổng giám mục Gianfranco Ravasi |
Quốc Vụ Khanh dẫn chứng bài giảng của Đức Thánh Cha trong lễ Hiển Linh ngày 4 tháng 1, để nói rằng trong đạo Thiên Chúa có một quan niệm đặc biệt về thiên văn, trong thời đại chúng ta “cung cấp những dấu chỉ thích thú về một mùa xuân mới” của các khoa học gia, là những người có thể trân quý đức tin và luận lý, và đạt được “những thành quả hỗ tương."
Điện văn của Đức Hồng Y Bertone mô tả Galileo Galilei như một mẫu mực, vì ông “biết cách đọc và nghiên cứu khoa học qua con mắt đức tin."
Đức Hồng Y Bertone cho các tham dự viên trong Thánh Lễ này hay là “Đức Thánh Cha kết hiệp mật thiết với họ,” và chào đón tất cả các khoa học gia, đặc biệt là các đại biểu của Hàn Lâm Viên Khoa Học Trung Quốc.
Trong bài giảng, Tổng Giám Mục Archbishop Ravasi giải thích cách thức “ông Galilei phân biệt hai luận lý, chân lý của khoa học và chân lý hữu ích cho việc cứu rỗi, được Chúa Thánh Thần mạc khải."
Vào cuối Thánh Lễ, khoa học gia Zichichi tuyên bố là trong vương cung thánh đường sẽ có một bức tượng để vinh danh ông Galilei.
Truyền thông Công giáo phải là mẫu mực đạo đức
Phụng Nghi
17:34 18/02/2009
MADRID, Tây ban nha (Spain) (Zenit.org).- Nền thông tin của Giáo hội có thể là khuôn mẫu cho truyền thông thế tục, khi thúc đẩy hòa bình, công lý và một viễn ảnh về con người toàn diện.
Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Tòa thánh, hôm thứ Hai vừa qua đã khẳng định như trên, trong một bài diễn văn nhan đề “Truyền thông Công giáo: Kinh nghiệm Truyền thông của Tòa thánh” đọc tại một phiên họp thường niên của ủy ban thông tin thuộc Hội đồng Giám mục Tây ban nha.
Cha nói về một khuôn mẫu đạo đức có đặc tính là những tin tức liên quan đến con người trung thực và chính trực, không bị ràng buộc bởi những lợi ích “trần gian”, tìm kiếm hòa bình hoà hợp và quan tâm đến nhu cầu của những người bị thiệt thòi nhất, bị những hệ thống thông tin toàn cầu đặt ra ngoài lề.
Cha giải thích: “Mục tiêu hàng đầu của Giáo hội là thông tin để loan báo Tin Mừng bằng mọi phương tiện có được”, do đó thông tin với thế giới bên ngoài “cũng quan trọng ngang bằng hay còn hơn” thông tin trong nội bộ Giáo hội.
Điều này cần đến sự chú tâm theo dõi những gì đang xảy ra trên thế giới ngày nay hầu đưa ra lời giải đáp.
Cha Lombaridi nói thêm: “Chúng ta không thể nghĩ đến một nền thông tin Công giáo tách biệt khỏi thông tin thế tục, mà phải nỗ lực nhìn con người và các vấn đề khó khăn của con người dưới nhãn quan của Tin Mừng. Chúng ta không chỉ quan tâm đến cuộc sống của Giáo hội, mà còn đến sinh hoạt của toàn thể nhân loại, với các nan đề của nó như phát triển, công lý, hòa bình, v.v…”
Cha giải thích: “Trên phương diện này, Đức giáo hoàng đối với chúng ta là người bình luận chính yếu về tình hình thế giới hiện nay, qua cách gián tiếp là những điều ngài giáo huấn, và qua cách trực tiếp là những lời ngài kêu gọi và thẩm định liên quan đến những điều phúc lợi cho con người và cho xã hội.”
Nền thông tin trung thực phải đưa ra “một viễn ảnh về thực tại mà không được loại trừ Thiên Chúa ra khỏi.” Cha nhấn mạnh đến điều cần thiết là “không được chia tách thông tin ra thành điều thánh thiêng và điều phàm tục.” Trái lại, chúng ta phải “chứng tỏ rằng các động cơ luân lý và tôn giáo là một thành phần thiết yếu trong thế giới của cuộc sống.”
Cha nói tiếp: “Trong một thế giới hỗn độn như thế giới chúng ta đang sống, một trong những sứ vụ chúng ta được kêu gọi thực thi là đem lại trật tự trong cách nhìn các biến cố, trong cách phân biệt được những điều thực nghiêm túc và quan trọng ra khỏi những điều gì kém hơn.”
Những trận chiến bị lãng quên
Cha Lombardi nói rằng một trong những sứ mạng mà nền thông tin của Giáo hội thực thi, đó là rút ra những tin tức của giới truyền thông thế giới liên quan đến những nước nghèo khổ nhất và những trận chiến bị hệ thống thông tin toàn cầu quên lãng.
Cha giải thích rằng, theo đường hướng đó, truyền thông thực hiện “một công tác phục vụ công lý, đáp ứng lại sự bất quân bình hiện nay giữa Nam và Bắc trong thế giới thông tin”, đặc biệt là “lợi dụng khả năng mà Giáo hội có, để đưa ra một viễn ảnh trung thực hơn đối với các vấn đề, nhờ ở sự kiện Giáo hội hiện diện và [gần gũi] các dân tộc.”
Theo lời cha phát ngôn của Tòa thánh, thì một cuộc nghiên cứu mới đây tại Italy (Ý) chứng tỏ rằng những thông tin về Thế giới thứ ba do Đài Phát thanh Vatican loan đi, lớn hơn tổng số tin cộng lại của tất cả các kênh trên đài truyền hình công cộng nước Ý rất nhiều.”
Hơn nữa, cha cho biết, nền thông tin Công giáo “có thể phục vụ lớn lao cho hòa bình, thúc đẩy sự thông cảm và đối thoại.”
Do đó, điều cần yếu là phải “biết cách nhẫn nại trước những căng thẳng, ngay cả trước nguy cơ bị chỉ trích”, và quyết tâm dùng “ngôn ngữ kính trọng trong mọi trường hợp.”
“Qua kinh nghiệm của tôi khi phục vụ tại Đài Phát thanh Vatican, tôi đã học hỏi được rằng thật là quan trọng và đồng thời cũng thật khó khăn khi giúp đỡ những người chính họ đang sống trong những cảnh xung đột, chẳng hạn như những sự việc trong vùng Balkans, có liên hệ cá nhân đến nhiều biên tập viên của chúng tôi ở các toán ngôn ngữ khác nhau.”
Truyền thông Công giáo “không được để cho mình bị thúc đẩy đến chỗ đưa ra những thông tin thiên lệch về các chính quyền liên hệ, mà phải luôn luôn đưa ra tiếng nói của Giáo hội, đặt mình bên trên mọi phe phái, và tiếp tục thúc đẩy đối thoại, hoà giải và hoà bình.”
Cha khẳng định: “Các khí cụ của truyền thông Công giáo rất thiết yếu trong việc xây dựng cộng đồng Kitô giáo, và cộng đồng lớn lao hơn đó là nhân loại. Thông tin để hiệp thông đã trở thành một khẩu hiệu liên tục kiên trì đối với tôi: Nói lên nhằm để kết hợp chứ không để phân cách.”
Luôn luôn nói sự thật
Liên quan đến việc thông truyền các tin tức về giáo hội, cha Lombardi nhấn mạnh đến nhu cầu “dùng ngôn ngữ trong sáng, giản dị và dễ hiểu.”
“Nếu chúng ta không làm như thế, thì chúng ta không thể phàn nàn [nếu những người khác] giải thích thiên lệch hoặc sai lạc về lập trường của Giáo hội.
Mặt khác, cha khẳng định rằng trong dịch vụ thông tin của Giáo hội “sự thật phải luôn luôn được nói lên, ngay cả khi phải đối đầu với những vấn nạn khó khăn. Sự thật là một thành tố thiết yếu để giải quyết cái gọi là khủng hoảng thông tin khi nó bị các điều tai tiếng hoặc lầm lạc tấn công. Khi một câu hỏi đáng được trả lời, thì phải trả lời ngay không chần chờ.”
Ngài kết luận: “Thế giới ngày nay cung ứng cho Giáo hội nhiều cơ may mà ta phải tiếp nhận với một niềm thanh thản và hào hứng. Sự thật là đã có nhiều quyền lực thông tin lớn lao mà khi đối diện, chúng ta cảm thấy nhỏ bé và nghèo nàn, nhưng điều này cũng thật nữa, là Giáo hội có một sức sống mãnh liệt và gần gũi với cuộc sống thực của con người.”
Toàn văn bài diễn từ có thể truy cập tại:
http://www.zenit.org/article-25123?l=english
Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Tòa thánh, hôm thứ Hai vừa qua đã khẳng định như trên, trong một bài diễn văn nhan đề “Truyền thông Công giáo: Kinh nghiệm Truyền thông của Tòa thánh” đọc tại một phiên họp thường niên của ủy ban thông tin thuộc Hội đồng Giám mục Tây ban nha.
Cha nói về một khuôn mẫu đạo đức có đặc tính là những tin tức liên quan đến con người trung thực và chính trực, không bị ràng buộc bởi những lợi ích “trần gian”, tìm kiếm hòa bình hoà hợp và quan tâm đến nhu cầu của những người bị thiệt thòi nhất, bị những hệ thống thông tin toàn cầu đặt ra ngoài lề.
Cha giải thích: “Mục tiêu hàng đầu của Giáo hội là thông tin để loan báo Tin Mừng bằng mọi phương tiện có được”, do đó thông tin với thế giới bên ngoài “cũng quan trọng ngang bằng hay còn hơn” thông tin trong nội bộ Giáo hội.
Điều này cần đến sự chú tâm theo dõi những gì đang xảy ra trên thế giới ngày nay hầu đưa ra lời giải đáp.
Cha Lombaridi nói thêm: “Chúng ta không thể nghĩ đến một nền thông tin Công giáo tách biệt khỏi thông tin thế tục, mà phải nỗ lực nhìn con người và các vấn đề khó khăn của con người dưới nhãn quan của Tin Mừng. Chúng ta không chỉ quan tâm đến cuộc sống của Giáo hội, mà còn đến sinh hoạt của toàn thể nhân loại, với các nan đề của nó như phát triển, công lý, hòa bình, v.v…”
Cha giải thích: “Trên phương diện này, Đức giáo hoàng đối với chúng ta là người bình luận chính yếu về tình hình thế giới hiện nay, qua cách gián tiếp là những điều ngài giáo huấn, và qua cách trực tiếp là những lời ngài kêu gọi và thẩm định liên quan đến những điều phúc lợi cho con người và cho xã hội.”
Nền thông tin trung thực phải đưa ra “một viễn ảnh về thực tại mà không được loại trừ Thiên Chúa ra khỏi.” Cha nhấn mạnh đến điều cần thiết là “không được chia tách thông tin ra thành điều thánh thiêng và điều phàm tục.” Trái lại, chúng ta phải “chứng tỏ rằng các động cơ luân lý và tôn giáo là một thành phần thiết yếu trong thế giới của cuộc sống.”
Cha nói tiếp: “Trong một thế giới hỗn độn như thế giới chúng ta đang sống, một trong những sứ vụ chúng ta được kêu gọi thực thi là đem lại trật tự trong cách nhìn các biến cố, trong cách phân biệt được những điều thực nghiêm túc và quan trọng ra khỏi những điều gì kém hơn.”
Những trận chiến bị lãng quên
Cha Lombardi nói rằng một trong những sứ mạng mà nền thông tin của Giáo hội thực thi, đó là rút ra những tin tức của giới truyền thông thế giới liên quan đến những nước nghèo khổ nhất và những trận chiến bị hệ thống thông tin toàn cầu quên lãng.
Cha giải thích rằng, theo đường hướng đó, truyền thông thực hiện “một công tác phục vụ công lý, đáp ứng lại sự bất quân bình hiện nay giữa Nam và Bắc trong thế giới thông tin”, đặc biệt là “lợi dụng khả năng mà Giáo hội có, để đưa ra một viễn ảnh trung thực hơn đối với các vấn đề, nhờ ở sự kiện Giáo hội hiện diện và [gần gũi] các dân tộc.”
Theo lời cha phát ngôn của Tòa thánh, thì một cuộc nghiên cứu mới đây tại Italy (Ý) chứng tỏ rằng những thông tin về Thế giới thứ ba do Đài Phát thanh Vatican loan đi, lớn hơn tổng số tin cộng lại của tất cả các kênh trên đài truyền hình công cộng nước Ý rất nhiều.”
Hơn nữa, cha cho biết, nền thông tin Công giáo “có thể phục vụ lớn lao cho hòa bình, thúc đẩy sự thông cảm và đối thoại.”
Do đó, điều cần yếu là phải “biết cách nhẫn nại trước những căng thẳng, ngay cả trước nguy cơ bị chỉ trích”, và quyết tâm dùng “ngôn ngữ kính trọng trong mọi trường hợp.”
“Qua kinh nghiệm của tôi khi phục vụ tại Đài Phát thanh Vatican, tôi đã học hỏi được rằng thật là quan trọng và đồng thời cũng thật khó khăn khi giúp đỡ những người chính họ đang sống trong những cảnh xung đột, chẳng hạn như những sự việc trong vùng Balkans, có liên hệ cá nhân đến nhiều biên tập viên của chúng tôi ở các toán ngôn ngữ khác nhau.”
Truyền thông Công giáo “không được để cho mình bị thúc đẩy đến chỗ đưa ra những thông tin thiên lệch về các chính quyền liên hệ, mà phải luôn luôn đưa ra tiếng nói của Giáo hội, đặt mình bên trên mọi phe phái, và tiếp tục thúc đẩy đối thoại, hoà giải và hoà bình.”
Cha khẳng định: “Các khí cụ của truyền thông Công giáo rất thiết yếu trong việc xây dựng cộng đồng Kitô giáo, và cộng đồng lớn lao hơn đó là nhân loại. Thông tin để hiệp thông đã trở thành một khẩu hiệu liên tục kiên trì đối với tôi: Nói lên nhằm để kết hợp chứ không để phân cách.”
Luôn luôn nói sự thật
Liên quan đến việc thông truyền các tin tức về giáo hội, cha Lombardi nhấn mạnh đến nhu cầu “dùng ngôn ngữ trong sáng, giản dị và dễ hiểu.”
“Nếu chúng ta không làm như thế, thì chúng ta không thể phàn nàn [nếu những người khác] giải thích thiên lệch hoặc sai lạc về lập trường của Giáo hội.
Mặt khác, cha khẳng định rằng trong dịch vụ thông tin của Giáo hội “sự thật phải luôn luôn được nói lên, ngay cả khi phải đối đầu với những vấn nạn khó khăn. Sự thật là một thành tố thiết yếu để giải quyết cái gọi là khủng hoảng thông tin khi nó bị các điều tai tiếng hoặc lầm lạc tấn công. Khi một câu hỏi đáng được trả lời, thì phải trả lời ngay không chần chờ.”
Ngài kết luận: “Thế giới ngày nay cung ứng cho Giáo hội nhiều cơ may mà ta phải tiếp nhận với một niềm thanh thản và hào hứng. Sự thật là đã có nhiều quyền lực thông tin lớn lao mà khi đối diện, chúng ta cảm thấy nhỏ bé và nghèo nàn, nhưng điều này cũng thật nữa, là Giáo hội có một sức sống mãnh liệt và gần gũi với cuộc sống thực của con người.”
Toàn văn bài diễn từ có thể truy cập tại:
http://www.zenit.org/article-25123?l=english
Top Stories
Hanoi Catholics find Holy See visit morale booster shot
Emily Nguyen
13:27 18/02/2009
Masses celebrated by Vatican diplomats have drawn massive crowds at Hanoi as Catholics find the Holy See visit a morale booster shot they desperately need.
Although the news of the Vatican delegation's arrival in Hanoi didn't make headlines on state-run media thousands of faithful have made their way to Hanoi Cathedral and the convent of the Sisters of St. Paul de Chartres upon the words of mouth just to be able to see and welcome the delegates in person. VietCatholic News local reporter has reported the gatherings "as crowded and excited as in a festival celebration."
The faithful have proudly brought along with them the unique and adorable cultural features to the concelebrating Masses as a way to show the Vatican diplomats how much they appreciate their presence in Vietnam. The Masses though religious events have been filled with cultural artistic performances in a very unique way that seems to amaze both the guests and the locals who don't usually get to enjoy such a festive celebration.
Many have turned out to greet the bishops and the delegates in person. They have presented them flowers; some even put their own children out hoping to get the delegates’ blessing. Others have come to see the delegates in private just to be able to thank them for coming and to hear them offering words of comfort and encouragement.
Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi, who had been consigned to virtual house arrest in the wake of Church-state clashes in Hanoi, was also one of the most sought out celebrities during the celebration on Sunday Feb 15. Many stopped him and told him that he had always been in their thoughts and prayers ever since the state media's whirlwind had tried to inflict so much harm on his image and reputation to no avail. They brought signs which read:"We love our archbishop" "We will stand by you wherever you are" and "May God protects and keeps our archbishop in safety".
To these supporters archbishop Kiet thanked them, but he politely asked them to put away those signs, for fear that they might be putting the Vatican diplomats between a rock and a hard place when dealing with the government in the coming days.
After much experience in the past, the faithful from Hanoi and the neighboring dioceses had learned to trust their worthy sources when it comes to news on the Holy See and state of Vietnam's talks: their Church leaders and words of mouth rather than from the state media outlets. They brushed aside the report on state's News about "the Vatican's desire to establish diplomatic relationship with Vietnam which was brought up by Pope Benedict XVI when Prime Minister Nguyen Tan Dung's stop at the Vatican while visiting the Republic of Italy in Jan 2007". Some even mocked at the idea of Vietnam's daring effort to establish diplomatic relation with the Holy See one step ahead of the giant mentor and sponsor China and called PM Dung's move as "brave".
No matter how the Vietnamese Catholics have expressed how they feel in words and actions to the Vatican delegation, none of them can hide a burning desire that has been brewing in their hearts for decades: that the Church of Vietnam can take care of its matter by itself without the government gross interference, so that the faithful religious life can be served better with more new appointments of priests and bishops. And that their religious leaders are not going to live in fear or being manipulated by government cadres who have very little or no knowledge of Catholicism but would like to see both the clergy and the faithful how to worship God the way they have laid out via the puppet organization called "The Committee For Solidarity of Catholics"
Sisters of St. Paul de Chartres whose convent in Vinh Long was bulldozed last year |
The faithful have proudly brought along with them the unique and adorable cultural features to the concelebrating Masses as a way to show the Vatican diplomats how much they appreciate their presence in Vietnam. The Masses though religious events have been filled with cultural artistic performances in a very unique way that seems to amaze both the guests and the locals who don't usually get to enjoy such a festive celebration.
Many have turned out to greet the bishops and the delegates in person. They have presented them flowers; some even put their own children out hoping to get the delegates’ blessing. Others have come to see the delegates in private just to be able to thank them for coming and to hear them offering words of comfort and encouragement.
Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi, who had been consigned to virtual house arrest in the wake of Church-state clashes in Hanoi, was also one of the most sought out celebrities during the celebration on Sunday Feb 15. Many stopped him and told him that he had always been in their thoughts and prayers ever since the state media's whirlwind had tried to inflict so much harm on his image and reputation to no avail. They brought signs which read:"We love our archbishop" "We will stand by you wherever you are" and "May God protects and keeps our archbishop in safety".
To these supporters archbishop Kiet thanked them, but he politely asked them to put away those signs, for fear that they might be putting the Vatican diplomats between a rock and a hard place when dealing with the government in the coming days.
After much experience in the past, the faithful from Hanoi and the neighboring dioceses had learned to trust their worthy sources when it comes to news on the Holy See and state of Vietnam's talks: their Church leaders and words of mouth rather than from the state media outlets. They brushed aside the report on state's News about "the Vatican's desire to establish diplomatic relationship with Vietnam which was brought up by Pope Benedict XVI when Prime Minister Nguyen Tan Dung's stop at the Vatican while visiting the Republic of Italy in Jan 2007". Some even mocked at the idea of Vietnam's daring effort to establish diplomatic relation with the Holy See one step ahead of the giant mentor and sponsor China and called PM Dung's move as "brave".
No matter how the Vietnamese Catholics have expressed how they feel in words and actions to the Vatican delegation, none of them can hide a burning desire that has been brewing in their hearts for decades: that the Church of Vietnam can take care of its matter by itself without the government gross interference, so that the faithful religious life can be served better with more new appointments of priests and bishops. And that their religious leaders are not going to live in fear or being manipulated by government cadres who have very little or no knowledge of Catholicism but would like to see both the clergy and the faithful how to worship God the way they have laid out via the puppet organization called "The Committee For Solidarity of Catholics"
Dominican Friars Boost Commitment to Vietnamese Ministries
Rev. Liem Tran, O.P.
13:55 18/02/2009
On Sunday, February 15, 2009 officials of four major entities of the Order of Preachers, more commonly known as the Dominicans, gathered together in Houston to officially mark the re-alignment of responsibility within the Order for serving the Vietnamese faithful in Houston. The Very Rev. Edward Ruane, O.P., Vicar of the Master of the Order traveled to Houston from Rome; the Very Rev. Joseph Luat Nguyen, O.P. Socius of the Provincial of Queen of Martyrs Province, came in from Vietnam; the Very Rev. Liem Tran, O.P. Vicar Provincial of the Vicariate of St. Vincent Liem arrived from his headquarters in Calgary, Canada; and the Very Rev. Martin Gleeson, O.P., Provincial of the Province of St. Martin de Porres traveled from his headquarters in New Orleans.
The re-alignment, in effect, transfers St. Dominic House and the responsibility for its associated ministries, which include Our Lady of Lavang Parish and Our Lady of Lourdes Parish, from the Province of St. Martin de Porres to the Vicariate of St. Vincent Liem.
Father Ruane served as the main celebrant and preacher at the Eucharistic liturgy which was held at Our Lady of Lavang’s church. Also participating in the celebration were the local friars; a number of friars from other parts of the United States and Canada, including Father Liem Tran’s entire Vicariate Council; a number of Dominican Sisters; representatives of the Dominican Laity; and members of the local clergy.
Father Ruane expressed his gratitude on behalf of the Master of the Order for the on-going welcome and trust that the Dominican friars have enjoyed in the Archdiocese first under Archbishop Fiorenza and more recently under Cardinal DiNardo. He also expressed delight and gratitude to the friars representing the Dominican entities involved, for the fraternal spirit which characterized the process leading up to this transfer. The agreement entered into by these Dominican entities states that they “.. . enter into this agreement with a shared understanding that the transfer will enable the Order to better serve the growing Vietnamese population in Houston, Texas in the future than would be possible without this transfer.”
Dominican friars from both the Vicariate of St. Vincent Liem and Queen of Martyrs Province have served in the Archdiocese of Galveston-Houston from the late 1970’s until now on assignment to the Province of St. Martin de Porres. The Dominicans have been an integral part of the history of the Vietnamese presence in the Archdiocese including the establishment and continuous pastoral leadership of Our Lady of Lavang Parish (est. 1985) and Our Lady of Lourdes Parish (est. 1994).
The re-alignment, in effect, transfers St. Dominic House and the responsibility for its associated ministries, which include Our Lady of Lavang Parish and Our Lady of Lourdes Parish, from the Province of St. Martin de Porres to the Vicariate of St. Vincent Liem.
Father Ruane served as the main celebrant and preacher at the Eucharistic liturgy which was held at Our Lady of Lavang’s church. Also participating in the celebration were the local friars; a number of friars from other parts of the United States and Canada, including Father Liem Tran’s entire Vicariate Council; a number of Dominican Sisters; representatives of the Dominican Laity; and members of the local clergy.
Father Ruane expressed his gratitude on behalf of the Master of the Order for the on-going welcome and trust that the Dominican friars have enjoyed in the Archdiocese first under Archbishop Fiorenza and more recently under Cardinal DiNardo. He also expressed delight and gratitude to the friars representing the Dominican entities involved, for the fraternal spirit which characterized the process leading up to this transfer. The agreement entered into by these Dominican entities states that they “.. . enter into this agreement with a shared understanding that the transfer will enable the Order to better serve the growing Vietnamese population in Houston, Texas in the future than would be possible without this transfer.”
Dominican friars from both the Vicariate of St. Vincent Liem and Queen of Martyrs Province have served in the Archdiocese of Galveston-Houston from the late 1970’s until now on assignment to the Province of St. Martin de Porres. The Dominicans have been an integral part of the history of the Vietnamese presence in the Archdiocese including the establishment and continuous pastoral leadership of Our Lady of Lavang Parish (est. 1985) and Our Lady of Lourdes Parish (est. 1994).
Vaticaanse delegatie in Vietnam (tiếng Hòa Lan)
Katholieknieuwsblad
14:15 18/02/2009
Vaticaanse delegatie in Vietnam (tiếng Hòa Lan) - Phái đoàn Vatican đến Việt Nam
Dinsdag, 17 februari 2009 - In Vietnam is maandag een Vaticaanse delegatie gearriveerd voor gesprekken met vertegenwoordigers van de communistische regering. Officieel gaat het om gesprekken over “diplomatieke relaties”, maar het is duidelijk dat er een aantal zeer dringende zaken liggen zoals de groeiende druk vanuit de Vietnamese gelovigen om teruggave van kerkelijke bezittingen.
De gesprekken vinden plaats tegen de achtergrond van een onlangs uitgelekte oekaze van de Vietnamese premier dat geen van de 2.250 door de overheid genaaste bezittingen mag worden teruggegeven. Pikant is dat dit bevel begin vorig jaar werd uitgevaardigd toen er door tussenkomst van het Vaticaan enige ontspanning scheen op te treden.
Een tweede punt van geschil is de vurige wens van de Vietnamese regering dat de aartsbisschop van Hanoi, de strijdbare Joseph Ngo Quang Kiet, wordt vervangen. De Vaticaanse delegatie zal op haar beurt waarschijnlijk het schijnproces tegen acht katholieken uit Hanoi aan de orde stellen die in december wegens vernieling en opruiing voorwaardelijke straffen kregen opgelegd.
De Vaticaanse prelaten zullen ook een ontmoeting hebben met het dagelijks bestuur van de Vietnamese bisschoppenconferentie. Ook reist de delegatie naar de noordelijk bisdommen Thai Bin en Bui Chu, waar opnieuw sprake is van vervolging van katholieken onder de Hmong, een etnische minderheid in de bergen.
In een brief aan de gelovigen heeft de voorzitter van de bisschoppenconferentie de gelovigen opgeroepen tot “vurig gebed” “uit liefde voor de Kerk”. Ook worden de gelovigen uitdrukkelijk opgeroepen tot eenheid. Dit is een verdekte waarschuwing tegen pogingen van de regering om een alternatieve door de regering gecontroleerde Kerk op te zetten naar voorbeeld van de Chinees-patriottische vereniging. (KN/AsiaNews)
Katholieknieuwsblad
(Source: http://www.katholieknieuwsblad.nl/kort/index.php?id=5914)
Dinsdag, 17 februari 2009 - In Vietnam is maandag een Vaticaanse delegatie gearriveerd voor gesprekken met vertegenwoordigers van de communistische regering. Officieel gaat het om gesprekken over “diplomatieke relaties”, maar het is duidelijk dat er een aantal zeer dringende zaken liggen zoals de groeiende druk vanuit de Vietnamese gelovigen om teruggave van kerkelijke bezittingen.
De gesprekken vinden plaats tegen de achtergrond van een onlangs uitgelekte oekaze van de Vietnamese premier dat geen van de 2.250 door de overheid genaaste bezittingen mag worden teruggegeven. Pikant is dat dit bevel begin vorig jaar werd uitgevaardigd toen er door tussenkomst van het Vaticaan enige ontspanning scheen op te treden.
Een tweede punt van geschil is de vurige wens van de Vietnamese regering dat de aartsbisschop van Hanoi, de strijdbare Joseph Ngo Quang Kiet, wordt vervangen. De Vaticaanse delegatie zal op haar beurt waarschijnlijk het schijnproces tegen acht katholieken uit Hanoi aan de orde stellen die in december wegens vernieling en opruiing voorwaardelijke straffen kregen opgelegd.
De Vaticaanse prelaten zullen ook een ontmoeting hebben met het dagelijks bestuur van de Vietnamese bisschoppenconferentie. Ook reist de delegatie naar de noordelijk bisdommen Thai Bin en Bui Chu, waar opnieuw sprake is van vervolging van katholieken onder de Hmong, een etnische minderheid in de bergen.
In een brief aan de gelovigen heeft de voorzitter van de bisschoppenconferentie de gelovigen opgeroepen tot “vurig gebed” “uit liefde voor de Kerk”. Ook worden de gelovigen uitdrukkelijk opgeroepen tot eenheid. Dit is een verdekte waarschuwing tegen pogingen van de regering om een alternatieve door de regering gecontroleerde Kerk op te zetten naar voorbeeld van de Chinees-patriottische vereniging. (KN/AsiaNews)
Katholieknieuwsblad
(Source: http://www.katholieknieuwsblad.nl/kort/index.php?id=5914)
Vietnam: Delegation des Vatikans trifft Regierungsvertreter in Hanoi (tiếng Đức)
Zenit
14:17 18/02/2009
Vietnam: Delegation des Vatikans trifft Regierungsvertreter in Hanoi (tiếng Đức)
(Việt Nam: Phái Đoàn Vatican gặp gỡ đại diện chính quyền Hà Nội)
Neue Plattform von Kirchenführern und Regierung könnte einzigartig werden
ROM, 17. Februar 2009 (ZENIT.org).- „Die Regierung der Volksrepublik Vietnam berät mit Vertretern des Vatikans über die mögliche Aufnahme von diplomatischen Beziehungen", berichtete gestern die katholische Nachrichtenagentur AsiaNews.
Eine Delegation des Heiligen Stuhls, die aus drei Mitgliedern besteht und von Msgr. Pietro Parolin, dem Sekretär der Sektion des Staatssekretariats für die Beziehungen mit den Staaten, angeführt wird, kam am vergangenen Sonntag am Flughafen von Hanoi an.
Die offiziellen Gespräche und Besuche begannen offiziell am 16. Februar und werden am kommenden Samstag enden. Als Gäste der vietnamesischen Regierung wurden die Mitglieder der Delegation in einem Hotel in der Nähe der Kathedrale untergebracht.
Ein warmherziger Empfang wurde den Vertretern des Heiligen Stuhls seitens des Erzbistums von Hanoi durch Erzbischof Joseph Ngo Quang Kiet zuteil. Sehr viele Gläubige waren aus dem ganzen Bistum zu diesem Anlass zu einem feierlichen Hochamt in die Kathedrale gekommen.
Der Sprecher des vietnamesischen Ministeriums für Auswärtige Angelegenheiten, Lê Dung, hatte den Besuch am 11. Februar über die einzige existierende vietnamesische Nachrichtenagentur angekündigt. Zwei Tage später, am 13. Februar, folgte ein Schreiben des Vorsitzenden der Bischofskonferenz, Bischof Pierre Nguyên Van Nhon, an alle Mitglieder der katholischen Kirche im Vietnam.
Für besondere Freude sorgte, dass auch Erzbischof Francisco Cao Minh Dung zur dreiköpfigen Delegation gehört, der aus Vietnam stammt. Er wurde in Rom in der Diplomatenschule des Heiligen Stuhls ausgebildet. 20 Jahre lang arbeitete er an verschiedenen Projekten und Nuntiaturen des Heiligen Stuhls weltweit mit. Er wird der neue Leiter der Sektion Südostasien des Staatssekretariats werden.
In seinem Schreiben erklärt Bischof Nhon, dass die Päpstliche Delegation an den Arbeitssitzungen der Arbeitsgruppe des vietnamesischen Außenministeriums und der Mitglieder des Präsidiums der Regierung für religiöse Angelegenheiten teilnehmen könne. Thema seien die Beziehungen zwischen dem Staat Vietnam und dem Heiligen Stuhl.
Das erste Treffen einer gemeinsamen Arbeitsgruppe soll bereits in der kommenden Woche in Hanoi stattfinden. Ein solches Gremium wäre ein Novum in der Geschichte der Beziehungen zwischen dem kommunistisch regierten Land und dem Heiligen Stuhl.
Vietnam beheimatet mit rund sieben Millionen Katholiken nach den Philippinen die zweitgrößte katholische Gemeinde in Südostasien. Das Verhältnis zwischen der kommunistischen Regierung und den Katholiken war lange Zeit gespannt. Die Hoffnungen auf diplomatische Beziehungen zwischen dem Vatikan und Hanoi gehen auf den Monat Januar 2007 zurück. Damals hatte Premierminister Nguyen Tan Dung dem Papst in Rom besucht.
(Source: http://www.zenit.org/article-17117?l=german)
(Việt Nam: Phái Đoàn Vatican gặp gỡ đại diện chính quyền Hà Nội)
Neue Plattform von Kirchenführern und Regierung könnte einzigartig werden
ROM, 17. Februar 2009 (ZENIT.org).- „Die Regierung der Volksrepublik Vietnam berät mit Vertretern des Vatikans über die mögliche Aufnahme von diplomatischen Beziehungen", berichtete gestern die katholische Nachrichtenagentur AsiaNews.
Eine Delegation des Heiligen Stuhls, die aus drei Mitgliedern besteht und von Msgr. Pietro Parolin, dem Sekretär der Sektion des Staatssekretariats für die Beziehungen mit den Staaten, angeführt wird, kam am vergangenen Sonntag am Flughafen von Hanoi an.
Die offiziellen Gespräche und Besuche begannen offiziell am 16. Februar und werden am kommenden Samstag enden. Als Gäste der vietnamesischen Regierung wurden die Mitglieder der Delegation in einem Hotel in der Nähe der Kathedrale untergebracht.
Ein warmherziger Empfang wurde den Vertretern des Heiligen Stuhls seitens des Erzbistums von Hanoi durch Erzbischof Joseph Ngo Quang Kiet zuteil. Sehr viele Gläubige waren aus dem ganzen Bistum zu diesem Anlass zu einem feierlichen Hochamt in die Kathedrale gekommen.
Der Sprecher des vietnamesischen Ministeriums für Auswärtige Angelegenheiten, Lê Dung, hatte den Besuch am 11. Februar über die einzige existierende vietnamesische Nachrichtenagentur angekündigt. Zwei Tage später, am 13. Februar, folgte ein Schreiben des Vorsitzenden der Bischofskonferenz, Bischof Pierre Nguyên Van Nhon, an alle Mitglieder der katholischen Kirche im Vietnam.
Für besondere Freude sorgte, dass auch Erzbischof Francisco Cao Minh Dung zur dreiköpfigen Delegation gehört, der aus Vietnam stammt. Er wurde in Rom in der Diplomatenschule des Heiligen Stuhls ausgebildet. 20 Jahre lang arbeitete er an verschiedenen Projekten und Nuntiaturen des Heiligen Stuhls weltweit mit. Er wird der neue Leiter der Sektion Südostasien des Staatssekretariats werden.
In seinem Schreiben erklärt Bischof Nhon, dass die Päpstliche Delegation an den Arbeitssitzungen der Arbeitsgruppe des vietnamesischen Außenministeriums und der Mitglieder des Präsidiums der Regierung für religiöse Angelegenheiten teilnehmen könne. Thema seien die Beziehungen zwischen dem Staat Vietnam und dem Heiligen Stuhl.
Das erste Treffen einer gemeinsamen Arbeitsgruppe soll bereits in der kommenden Woche in Hanoi stattfinden. Ein solches Gremium wäre ein Novum in der Geschichte der Beziehungen zwischen dem kommunistisch regierten Land und dem Heiligen Stuhl.
Vietnam beheimatet mit rund sieben Millionen Katholiken nach den Philippinen die zweitgrößte katholische Gemeinde in Südostasien. Das Verhältnis zwischen der kommunistischen Regierung und den Katholiken war lange Zeit gespannt. Die Hoffnungen auf diplomatische Beziehungen zwischen dem Vatikan und Hanoi gehen auf den Monat Januar 2007 zurück. Damals hatte Premierminister Nguyen Tan Dung dem Papst in Rom besucht.
(Source: http://www.zenit.org/article-17117?l=german)
Church's situation in Vietnam is the focal point of diplomatic relations
Asia-News
15:53 18/02/2009
This is highlighted by statements today from the head of the Committee for Religious Affairs, who, in an interview, stresses that "no one must influence" the principle according to which the Church must "take the same road as the nation," and calls for "respect" for the country's laws and traditions.
Hanoi (AsiaNews) - The difficulties that the Church is facing in Vietnam, and not only the establishing of diplomatic relations, are part of talks between the Hanoi government and the delegation from the Holy See that is visiting the country. Official confirmation comes from the president of the Committee for Religious Affairs, Nguyen The Doanh, in an interview published today by the state news agency VNS, highlighting the obstacles that Hanoi is setting up against normalized relations with the Vatican, in spite of the government's desire to achieve this.
Clarifying what are the true problems that so far have blocked the formalization of diplomatic relations is the fact - significant in itself - that the person talking about a possible exchange of ambassadors is not the foreign minister, but the government official who deals with domestic religious questions. The official made a rather cryptic statement that echoes the threats repeatedly issued against the archbishop of Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet, and in general against those who fight for full respect for religious freedom. Nguyen The Doanh said that the Vatican and Vietnam "must be determined to pursue clear and healthy development, in which the maintenance and affirmation of the Vietnamese Catholic Church 'taking the same road as the nation' is of special and important significance. It should not be affected by negative thoughts and acts from any third party."
Apart from this, his tone was distinctly positive, with specific references to the fact that since 1990 - or since the "new course" taken by Vietnam, which has set out on a road of "openness" - representatives from Hanoi and the Vatican have met 18 times, 16 of them, before the current one, in Vietnam. "It can also be confirmed that dialogue is the most suitable form of creating a friendly environment for the two sides to better understand each other and to jointly solve the issues of mutual concern for the common interest of each side. That is why the two sides are largely satisfied with the meetings."
Despite this, "in my opinion, the most important factors that help boost the bilateral relations include, first of all, mutual respect, including respect for Vietnam’s independence and sovereignty, history, culture, traditions and laws; the sharing of and mutual respect for the differences along with the demonstration of goodwill in search of new ties between the two sides."
Hanoi (AsiaNews) - The difficulties that the Church is facing in Vietnam, and not only the establishing of diplomatic relations, are part of talks between the Hanoi government and the delegation from the Holy See that is visiting the country. Official confirmation comes from the president of the Committee for Religious Affairs, Nguyen The Doanh, in an interview published today by the state news agency VNS, highlighting the obstacles that Hanoi is setting up against normalized relations with the Vatican, in spite of the government's desire to achieve this.
Clarifying what are the true problems that so far have blocked the formalization of diplomatic relations is the fact - significant in itself - that the person talking about a possible exchange of ambassadors is not the foreign minister, but the government official who deals with domestic religious questions. The official made a rather cryptic statement that echoes the threats repeatedly issued against the archbishop of Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet, and in general against those who fight for full respect for religious freedom. Nguyen The Doanh said that the Vatican and Vietnam "must be determined to pursue clear and healthy development, in which the maintenance and affirmation of the Vietnamese Catholic Church 'taking the same road as the nation' is of special and important significance. It should not be affected by negative thoughts and acts from any third party."
Apart from this, his tone was distinctly positive, with specific references to the fact that since 1990 - or since the "new course" taken by Vietnam, which has set out on a road of "openness" - representatives from Hanoi and the Vatican have met 18 times, 16 of them, before the current one, in Vietnam. "It can also be confirmed that dialogue is the most suitable form of creating a friendly environment for the two sides to better understand each other and to jointly solve the issues of mutual concern for the common interest of each side. That is why the two sides are largely satisfied with the meetings."
Despite this, "in my opinion, the most important factors that help boost the bilateral relations include, first of all, mutual respect, including respect for Vietnam’s independence and sovereignty, history, culture, traditions and laws; the sharing of and mutual respect for the differences along with the demonstration of goodwill in search of new ties between the two sides."
E’ la situazione della Chiesa in Vietnam il nodo dei rapporti diplomatici
Asia-News
15:53 18/02/2009
Lo evidenzia quanto afferma oggi il responsabile del Comitato per gli affari religiosi che, in un’intervista, sottolinea che “nessuno deve colpire” il principio per cui la Chiesa deve “seguire la stessa strada della nazione”, chiede “rispetto” per le leggi e le tradizioni del Paese.
Hanoi (AsiaNews) –Le difficoltà che sta vivendo la Chiesa in Vietnam, e non solo l’istituzione di rapporti diplomatici, fanno parte dei colloqui tra il governo di Hanoi e la delegazione della Santa Sede, in visita nel Paese. A confermarlo ufficialmente è il presidente del Comitato per gli affari religiosi, Nguyen The Doanh, in una intervista pubblicata oggi dall’agenzia statale VNS, nella quale si evidenziano i “paletti” che Hanoi pone alla pur voluta normalizzazione dei rapporti col Vaticano.
A chiarire quali sono i veri problemi che finora hanno impedito la formalizzazione di relazioni diplomatiche è intanto il fatto, di per sé già significativo, che a parlare di un possiile scambio di ambasciatori non è il Ministero degli esteri, ma colui che nel governo si occupa delle questioni religiose interne. C’è poi una frase piuttosto criptica, ma nella quale si sente l’eco delle minacce a più riprese rivolte contro l’arcivescovo di Hanoi, mons. Joseph Ngo Quang Kiet, e in genere contro quanti si battono per un pieno rispetto della libertà religosa. “Vaticano e Vietnam – ha detto Nguyen The Doanh - debbono essere determinati a perseguire uno sviluppo chiaro e sano, nel quale il mantenimento e l’affermazione della Chiesa cattolica vietnamita di ‘seguire la stessa strada della nazione’ sono di significato speciale e importante. Esso non deve essere colpito da azioni e pensieri negativi da qualsiasi terza parte”.
Per il resto, i toni sono decisamente positivi, con sottolineature sul fatto che dal 1990, - ossia dal “nuovo corso” preso dal Vietnam, che ha preso una strada di “apertura” - rappresentanti di Hanoi e del Vaticano si sono incontrate 18 volte, 16 delle quali, prima dell’attuale, in Vietnam. “Si conferma – egli dice in proposito – che il dialogo è il metodo più appropriato per creare un ambiente amichevole per le due parti per una migliore reciproca comprensione per risolvere questini di comune preoccupazione”. “Questo il perché entrambe le parti sono largamente soddisfatte degli incontri”.
Ciò malgrado, “secondo me, i fattori più importanti che aiutano a incrementare i rapporti bilaterali comprendono, prima di tutto, il rispetto reciproco, compreso il rispetto per l’indipendenza,, la sovranità, la storia, la cultura, le tradizioni e le leggi del Vietnam; dimostrare mutuo rispetto per le differenze insieme alla dimostrazione di buona volontà nella ricerca di nuovi legami tra le due parti”.
Hanoi (AsiaNews) –Le difficoltà che sta vivendo la Chiesa in Vietnam, e non solo l’istituzione di rapporti diplomatici, fanno parte dei colloqui tra il governo di Hanoi e la delegazione della Santa Sede, in visita nel Paese. A confermarlo ufficialmente è il presidente del Comitato per gli affari religiosi, Nguyen The Doanh, in una intervista pubblicata oggi dall’agenzia statale VNS, nella quale si evidenziano i “paletti” che Hanoi pone alla pur voluta normalizzazione dei rapporti col Vaticano.
A chiarire quali sono i veri problemi che finora hanno impedito la formalizzazione di relazioni diplomatiche è intanto il fatto, di per sé già significativo, che a parlare di un possiile scambio di ambasciatori non è il Ministero degli esteri, ma colui che nel governo si occupa delle questioni religiose interne. C’è poi una frase piuttosto criptica, ma nella quale si sente l’eco delle minacce a più riprese rivolte contro l’arcivescovo di Hanoi, mons. Joseph Ngo Quang Kiet, e in genere contro quanti si battono per un pieno rispetto della libertà religosa. “Vaticano e Vietnam – ha detto Nguyen The Doanh - debbono essere determinati a perseguire uno sviluppo chiaro e sano, nel quale il mantenimento e l’affermazione della Chiesa cattolica vietnamita di ‘seguire la stessa strada della nazione’ sono di significato speciale e importante. Esso non deve essere colpito da azioni e pensieri negativi da qualsiasi terza parte”.
Per il resto, i toni sono decisamente positivi, con sottolineature sul fatto che dal 1990, - ossia dal “nuovo corso” preso dal Vietnam, che ha preso una strada di “apertura” - rappresentanti di Hanoi e del Vaticano si sono incontrate 18 volte, 16 delle quali, prima dell’attuale, in Vietnam. “Si conferma – egli dice in proposito – che il dialogo è il metodo più appropriato per creare un ambiente amichevole per le due parti per una migliore reciproca comprensione per risolvere questini di comune preoccupazione”. “Questo il perché entrambe le parti sono largamente soddisfatte degli incontri”.
Ciò malgrado, “secondo me, i fattori più importanti che aiutano a incrementare i rapporti bilaterali comprendono, prima di tutto, il rispetto reciproco, compreso il rispetto per l’indipendenza,, la sovranità, la storia, la cultura, le tradizioni e le leggi del Vietnam; dimostrare mutuo rispetto per le differenze insieme alla dimostrazione di buona volontà nella ricerca di nuovi legami tra le due parti”.
Nepal: Les communistes marxistes introduisent Bouddha dans leur panthéon
Eglises d'Asie
17:56 18/02/2009
Dans l’ancien royaume himalayen, les maoïstes (Parti communiste du Népal, PCN), au pouvoir depuis 2008 (1), poursuivent leur politique de sécularisation du pays, action dans laquelle ils affrontent régulièrement les marxistes (Parti communiste du Népal marxiste-léniniste unifié, CPN-UML) qu’ils considèrent comme leurs principaux adversaires bien qu’ils aient passé avec eux des accords de coalition au sein du gouvernement actuel (2).
Après l’institution des kumaris (2), les déesses vivantes que le gouvernement nomme désormais à la place des prêtres du culte, puis le scandale déclenché par leur tentative d’éviction des prêtres indiens hindous de Pashupatinath (3), c’est au tour du Bouddha, révéré par plus de 11 % de la population népalaise, de servir d’enjeu pour les factions communistes rivales.
Selon l’agence IANS (4), le Parti communiste du Népal marxiste-léniniste unifié (UML), qui se réunissait à partir du 16 février à Butwal, dans le sud du Népal, afin d’élire ses nouveaux représentants, a essuyé de très vives critiques de la part des maoïstes, qui n’hésitent plus à les qualifier de « déviationnistes ».
Afin de célébrer son huitième congrès avec le faste qui convient, l’ULM avait fait réaliser les effigies de ses leaders nationaux et internationaux. Les figures de Vladimir Lénine et de Karl Marx côtoyaient fraternellement celles de leaders communistes tels Manmohan Adhikari ou Madan Bhandari, émergeant d’un rocher, à l’imitation des « Pères fondateurs » américains du Mont Rushmore (5).
La surprise est venue de la présence, plutôt inhabituelle, d’une statue du Bouddha grandeur nature dans ce panthéon communiste. Toujours en l’honneur du fondateur du bouddhisme, la cérémonie d’ouverture de la cession de six jours du meeting communiste s’est articulée autour de l’arrivée d’une torche acheminée par relais depuis Lumbini, proche de la frontière indienne, considérée comme le lieu de naissance du Bouddha, il y a 2 500 ans environ.
Choqués par la place majeure accordée au Bouddha au congrès de l’UML, les maoïstes ont accusé leurs adversaires d’avoir fait du communisme un sujet de moquerie. « L’ULM a ridiculisé le mouvement communiste en plaçant la statue du Bouddha aux côtés de Marx et de Lénine, a-t-on pu lire dans le quotidien Janadisha, considéré comme l’organe de presse officiel du PCN. Maintenant, ce parti qui ose se qualifier de communiste fait ériger la statue d’un chef religieux à son congrès et lui rend le même honneur que celui réservé à ses philosophes et ses leaders. »
Le quotidien, interdit pendant les dix années de lutte armée contre le pouvoir royal du Népal, a également affirmé que la présence du Bouddha géant avait fortement contrarié certains membres de l’UML. Sans les nommer, le journal a prétendu que ceux-ci avaient déclaré que « l’ULM avait insulté Marx et Lénine en plaçant Bouddha au milieu d’eux ». Toujours selon le quotidien, ces mêmes militants auraient également dit que cela prouvait que l’ULM était passé d’une politique athée à une politique religieuse.
Ce règlement de compte à propos du Bouddha entre les deux factions communistes se produit peu de temps après que le Népal se soit enflammé contre un film indien de production bollywoodienne, dont l’une des scènes suggérait que le fondateur du bouddhisme était né en Inde. Le 22 janvier, le ministère de l’Intérieur népalais interdisait pour tout le pays la diffusion de la comédie « Chandni Chowk to China » de Nikhil Advani, en raison de « l’importance des mouvements de protestation » qui se produisaient au Népal, bien que la scène contenant les propos « offensants » ait été coupée par la censure (6).
Parallèlement, les mouvements étudiants du parti maoïste (All Nepal Students Union) avaient brûlé des exemplaires d’un livre en anglais mis au programme de l’Université Tribhuvan de Katmandou, lequel affirmait lui aussi que Siddarta Gautama dit le Bouddha était « né dans le nord de l’Inde ». Les étudiants maoïstes avaient alors clamé qu’il s’agissait d’une « attaque contre la souveraineté du Népal ».
En conclusion de ces incidents qui ont secoué le pays, les moines bouddhistes et les intellectuels népalais ont demandé au gouvernement maoïste de faire réaliser un documentaire afin d’informer le monde entier du fait que le fondateur du bouddhisme est né au Népal.
(1) Le Parti communiste du Népal - maoïste (PCN-M), qui a lancé l’insurrection contre le gouvernement en 1996 avec l’Armée népalaise du peuple, a pris le pouvoir en 2006. L’ancien chef de guerre maoïste Prachanda a été nommé en 2008 par l’Assemblée constituante, Premier ministre du nouvel Etat du Népal.
(2) Voir EDA 492.
(3) Voir EDA 499.
(3) Indo-Asian News Service (IANS), 16 février 2009.
(4) Myrepublica.com (site de l’UML).
(5) AFP, 22 janvier 2009.
(6) NewKerala.com, 3 février 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 18 février 2009)
Après l’institution des kumaris (2), les déesses vivantes que le gouvernement nomme désormais à la place des prêtres du culte, puis le scandale déclenché par leur tentative d’éviction des prêtres indiens hindous de Pashupatinath (3), c’est au tour du Bouddha, révéré par plus de 11 % de la population népalaise, de servir d’enjeu pour les factions communistes rivales.
Selon l’agence IANS (4), le Parti communiste du Népal marxiste-léniniste unifié (UML), qui se réunissait à partir du 16 février à Butwal, dans le sud du Népal, afin d’élire ses nouveaux représentants, a essuyé de très vives critiques de la part des maoïstes, qui n’hésitent plus à les qualifier de « déviationnistes ».
Afin de célébrer son huitième congrès avec le faste qui convient, l’ULM avait fait réaliser les effigies de ses leaders nationaux et internationaux. Les figures de Vladimir Lénine et de Karl Marx côtoyaient fraternellement celles de leaders communistes tels Manmohan Adhikari ou Madan Bhandari, émergeant d’un rocher, à l’imitation des « Pères fondateurs » américains du Mont Rushmore (5).
La surprise est venue de la présence, plutôt inhabituelle, d’une statue du Bouddha grandeur nature dans ce panthéon communiste. Toujours en l’honneur du fondateur du bouddhisme, la cérémonie d’ouverture de la cession de six jours du meeting communiste s’est articulée autour de l’arrivée d’une torche acheminée par relais depuis Lumbini, proche de la frontière indienne, considérée comme le lieu de naissance du Bouddha, il y a 2 500 ans environ.
Choqués par la place majeure accordée au Bouddha au congrès de l’UML, les maoïstes ont accusé leurs adversaires d’avoir fait du communisme un sujet de moquerie. « L’ULM a ridiculisé le mouvement communiste en plaçant la statue du Bouddha aux côtés de Marx et de Lénine, a-t-on pu lire dans le quotidien Janadisha, considéré comme l’organe de presse officiel du PCN. Maintenant, ce parti qui ose se qualifier de communiste fait ériger la statue d’un chef religieux à son congrès et lui rend le même honneur que celui réservé à ses philosophes et ses leaders. »
Le quotidien, interdit pendant les dix années de lutte armée contre le pouvoir royal du Népal, a également affirmé que la présence du Bouddha géant avait fortement contrarié certains membres de l’UML. Sans les nommer, le journal a prétendu que ceux-ci avaient déclaré que « l’ULM avait insulté Marx et Lénine en plaçant Bouddha au milieu d’eux ». Toujours selon le quotidien, ces mêmes militants auraient également dit que cela prouvait que l’ULM était passé d’une politique athée à une politique religieuse.
Ce règlement de compte à propos du Bouddha entre les deux factions communistes se produit peu de temps après que le Népal se soit enflammé contre un film indien de production bollywoodienne, dont l’une des scènes suggérait que le fondateur du bouddhisme était né en Inde. Le 22 janvier, le ministère de l’Intérieur népalais interdisait pour tout le pays la diffusion de la comédie « Chandni Chowk to China » de Nikhil Advani, en raison de « l’importance des mouvements de protestation » qui se produisaient au Népal, bien que la scène contenant les propos « offensants » ait été coupée par la censure (6).
Parallèlement, les mouvements étudiants du parti maoïste (All Nepal Students Union) avaient brûlé des exemplaires d’un livre en anglais mis au programme de l’Université Tribhuvan de Katmandou, lequel affirmait lui aussi que Siddarta Gautama dit le Bouddha était « né dans le nord de l’Inde ». Les étudiants maoïstes avaient alors clamé qu’il s’agissait d’une « attaque contre la souveraineté du Népal ».
En conclusion de ces incidents qui ont secoué le pays, les moines bouddhistes et les intellectuels népalais ont demandé au gouvernement maoïste de faire réaliser un documentaire afin d’informer le monde entier du fait que le fondateur du bouddhisme est né au Népal.
(1) Le Parti communiste du Népal - maoïste (PCN-M), qui a lancé l’insurrection contre le gouvernement en 1996 avec l’Armée népalaise du peuple, a pris le pouvoir en 2006. L’ancien chef de guerre maoïste Prachanda a été nommé en 2008 par l’Assemblée constituante, Premier ministre du nouvel Etat du Népal.
(2) Voir EDA 492.
(3) Voir EDA 499.
(3) Indo-Asian News Service (IANS), 16 février 2009.
(4) Myrepublica.com (site de l’UML).
(5) AFP, 22 janvier 2009.
(6) NewKerala.com, 3 février 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 18 février 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Các tu sĩ Đa Minh đẩy mạnh cam kết phục vụ cộng đồng Việt Nam tại Houston
LM Trần Trung Liêm, OP
00:12 18/02/2009
CÁC TU SĨ ĐAMINH ĐẨY MẠNH CAM KẾT
PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM TẠI HOUSTON
Vào sáng Chúa Nhật ngày 15 tháng 02, 2009 các Bề Trên của bốn thực thể khác nhau của Dòng Anh Em Thuyết Giáo, thường được gọi là Dòng Đaminh, đã quy tụ tại Houston để chính thức đánh dấu việc tái sắp xếp vai trò trách nhiệm của Dòng trong việc phục vụ các tín hữu Việt Nam tại Houston: Cha Edward Ruane, O.P., Phụ Tá Bề Trên Tổng Quyền đến từ Rome; Cha Giuse Nguyễn Cao Luật, O.P., Phụ tá Bề Trên Giám Tỉnh, tỉnh dòng Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đến từ Việt Nam; Cha Giuse Trần Trung Liêm, O.P., Bề Trên Phụ Tỉnh, phụ tỉnh Thánh Vinh Sơn Liêm, đến từ trụ sở của Phụ tỉnh ở Calgary, Canada, và cha Martin Gleeson, O.P., Bề Trên Giám Tỉnh, tỉnh dòng thánh Martin de Porres, đến từ trụ sở của tỉnh dòng ở New Orleans.
Trên thực tế, việc tái sắp xếp này chuyển giao Tu Xá Thánh Đaminh ở Houston và trách nhiệm những mục vụ liên hệ, bao gồm giáo xứ Đức Mẹ Lavang và Đức Mẹ Lộ Đức, từ Tỉnh Dòng thánh Martin de Porres sang cho Phụ Tỉnh thánh Vinh Sơn Liêm. Cha Ruane chủ tế và thuyết giảng trong Phụng Vụ Thánh Thể được cử hành tại Thánh Đường Đức Mẹ Lavang. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ là các tu sĩ địa phương; một số tu sĩ từ những nơi khác nhau trong Hoa Kỳ và Canada, kể cả toàn Ban Cố Vấn của Phụ Tỉnh; một số đông các nữ tu Đaminh Việt Nam; các đại diện các Huynh Đoàn Đaminh và một số linh mục trong vùng.
Cha Ruane thay mặt cha Bề Trên Tổng Quyền, đã bày tỏ lòng tri ân của mình với Tổng Giáo Phận, vì kể từ Đức Tổng Giám Mục Fiorenza và gần đây là Đức Hồng Y DiNardo, các ngài vẫn liên tục mời đón và tín nhiệm các tu sĩ Đaminh. Cha cũng bày tỏ niềm vui mừng và lòng biết ơn đối với các tu sĩ đại diện cho các thực thể khác nhau trong Dòng mà với tinh thần huynh đệ đã góp phần và cộng tác trong tiến trình dẫn đến việc chuyển giao này. Bản Giao Kèo do hai thực thể Đaminh cam kết có diễn tả rằng hai thực thể: “... ký kết giao kèo này cùng hiểu là việc chuyển giao sẽ giúp cho Dòng phục vụ hữu hiệu hơn số (giáo) dân ngày càng gia tăng ở Houston, Texas mà không có việc chuyển giao này, Dòng không thể thực hiện được điều đó.”
Các tu sĩ Đaminh từ Phụ Tỉnh thánh Vinh Sơn Liêm và từ tỉnh dòng Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã phục vụ trong Tổng Giáo Phận Galveston-Houston kể từ cuối thập niên 70 cho đến nay, qua sự bổ nhiệm của Tỉnh Dòng thánh Martin de Porres. Anh em Đaminh đã là thành phần không thể thiếu trong lịch sử sự hiện diện của các tín hữu Việt Nam trong Tổng Giáo Phận, kể cả việt thành lập và liên tục giữ vai trò chính xứ tại giáo xứ Đức Mẹ Lavang (được thành lập từ năm 1985) và giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức (được thành lập từ năm 1994).
PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM TẠI HOUSTON
Vào sáng Chúa Nhật ngày 15 tháng 02, 2009 các Bề Trên của bốn thực thể khác nhau của Dòng Anh Em Thuyết Giáo, thường được gọi là Dòng Đaminh, đã quy tụ tại Houston để chính thức đánh dấu việc tái sắp xếp vai trò trách nhiệm của Dòng trong việc phục vụ các tín hữu Việt Nam tại Houston: Cha Edward Ruane, O.P., Phụ Tá Bề Trên Tổng Quyền đến từ Rome; Cha Giuse Nguyễn Cao Luật, O.P., Phụ tá Bề Trên Giám Tỉnh, tỉnh dòng Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đến từ Việt Nam; Cha Giuse Trần Trung Liêm, O.P., Bề Trên Phụ Tỉnh, phụ tỉnh Thánh Vinh Sơn Liêm, đến từ trụ sở của Phụ tỉnh ở Calgary, Canada, và cha Martin Gleeson, O.P., Bề Trên Giám Tỉnh, tỉnh dòng thánh Martin de Porres, đến từ trụ sở của tỉnh dòng ở New Orleans.
Trên thực tế, việc tái sắp xếp này chuyển giao Tu Xá Thánh Đaminh ở Houston và trách nhiệm những mục vụ liên hệ, bao gồm giáo xứ Đức Mẹ Lavang và Đức Mẹ Lộ Đức, từ Tỉnh Dòng thánh Martin de Porres sang cho Phụ Tỉnh thánh Vinh Sơn Liêm. Cha Ruane chủ tế và thuyết giảng trong Phụng Vụ Thánh Thể được cử hành tại Thánh Đường Đức Mẹ Lavang. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ là các tu sĩ địa phương; một số tu sĩ từ những nơi khác nhau trong Hoa Kỳ và Canada, kể cả toàn Ban Cố Vấn của Phụ Tỉnh; một số đông các nữ tu Đaminh Việt Nam; các đại diện các Huynh Đoàn Đaminh và một số linh mục trong vùng.
Cha Ruane thay mặt cha Bề Trên Tổng Quyền, đã bày tỏ lòng tri ân của mình với Tổng Giáo Phận, vì kể từ Đức Tổng Giám Mục Fiorenza và gần đây là Đức Hồng Y DiNardo, các ngài vẫn liên tục mời đón và tín nhiệm các tu sĩ Đaminh. Cha cũng bày tỏ niềm vui mừng và lòng biết ơn đối với các tu sĩ đại diện cho các thực thể khác nhau trong Dòng mà với tinh thần huynh đệ đã góp phần và cộng tác trong tiến trình dẫn đến việc chuyển giao này. Bản Giao Kèo do hai thực thể Đaminh cam kết có diễn tả rằng hai thực thể: “... ký kết giao kèo này cùng hiểu là việc chuyển giao sẽ giúp cho Dòng phục vụ hữu hiệu hơn số (giáo) dân ngày càng gia tăng ở Houston, Texas mà không có việc chuyển giao này, Dòng không thể thực hiện được điều đó.”
Các tu sĩ Đaminh từ Phụ Tỉnh thánh Vinh Sơn Liêm và từ tỉnh dòng Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã phục vụ trong Tổng Giáo Phận Galveston-Houston kể từ cuối thập niên 70 cho đến nay, qua sự bổ nhiệm của Tỉnh Dòng thánh Martin de Porres. Anh em Đaminh đã là thành phần không thể thiếu trong lịch sử sự hiện diện của các tín hữu Việt Nam trong Tổng Giáo Phận, kể cả việt thành lập và liên tục giữ vai trò chính xứ tại giáo xứ Đức Mẹ Lavang (được thành lập từ năm 1985) và giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức (được thành lập từ năm 1994).
Giáo Xứ Đồng Trì thuộc TGP Hà Nội mừng Lễ Bổng Mạng Thánh Théophane Vénard Bổn Mạng
Giuse Trần Ngọc Huấn
15:21 18/02/2009
HÀ NỘI - Thánh lễ đã được cử hành trọng thể do Đức Cha Lôrenxô Chu Văn Minh - Giám mục phụ tá Hà Nội - chủ sự. Ngoài ra còn có sự hiện diện của Quý Cha: Giuse Nguyễn Văn Tuyền – cha chính xứ Đồng Trì, và hai cha tiền nhiệm của giáo xứ là: Cha Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh và Cha Phêrô Bùi Ngọc Tuấn, và các Cha trong giáo hạt Hà Nội cũng về hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện với cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Đồng Trì.
Xem hình ảnh
Đồng Trì là một giáo xứ với khoảng 800 nhân danh, nằm ở ngoại thành Hà Nội. Hiện nay, giáo xứ do Cha Giuse Nguyễn Văn Tuyền làm chính xứ.
Thánh lễ được cử hành lúc 10 giờ sáng với khoảng 2000 giáo dân tham dự. Với lòng sùng kính mến yêu thánh bổn mạng, trước Thánh lễ, một cuộc rước long trọng đã được tổ chức quanh khuôn viên thánh đường giáo xứ. Trước khi kết thúc thánh lễ, đoàn đồng tế và giáo dân đã tiến đến hôn thánh tích của thánh Ven một cách cung kính và đầy xúc động.
Gioan Ven (Théophane Vénard), Sinh năm 1829 tại St. Loup sur Thouet, Poitiersm, Pháp, Linh Mục Hội Thừa sai Paris, địa phận Tây Ðàng Ngoài, bị xử trảm ngày 2/02/1861 tại Ô Cầu Giấy dưới đời vua Tự Ðức, Năm 1865, Đức Piô X suy tôn cha Gioan Théophane Vénard Ven lên bậc chân phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 2/02.
Nụ cười bất tận
Tạp chí "Những người ra đi" (1) số dành riêng cho hội thừa sai Pari đã phác họa chân dung vị thánh Tử Đạo trẻ trung, linh mục Théophane VÉNARD VEN như sau:
"Phải nói rằng khi anh chào đời một đóa hồng nở trên môi, một cánh chim cất tiếng líu lo bên tai. Bởi vì khi anh diễn tả ý mình, lời anh tràn ngập những hình ảnh dễ thương dịu dàng duyên dáng. Mối tình thân từ nhỏ cũng như sau này, anh càng duy trì bền vững ngày càng đậm đà, ngọt ngào và thánh thiện.
"Đời anh là một bài ca trong lúc vui lúc buồn. Từ những biến cố thời học sinh cho đến lòng sốt sắn khi gia nhập hàng tư tế. Anh hát lên khi rời đất Pháp, anh hát lên khi thấy đất Việt Nam…
"Trong những lá thư dài và thường xuyên, anh kể lại cho gia đình từng chi tiết anh gặp trong đời. Đối với anh đời tông đồ sao mà thoải mái, vui tươi dễ yêu đến thế ! Anh thi vị hóa tất cả: Với anh việc cực nhọc thành nhẹ nhàng, gánh nặng nên nhẹ nhõm, bệnh tật không làm anh nản chí, anh coi như cơ hội thưởng ném những giây phút nghỉ ngơi, các cuộc hành trình qua đồng lầy, núi cao hay trên đường sỏi đá, anh diễn tả dưới màu sắc tươi mát như đi dạo giữa mùa xuân. Anh quả là cây huệ có sức mạnh của cây sồi.
"Chúng ta chỉ có thể đoán ra những cực hình anh chịu, vì anh mô tả chúng đằng sau những cánh hoa kỳ diệu, mà anh không ngừng gieo trồng tung vãi mọi nơi cho đến khi nhắm mắt lìa đời. Những cánh hoa đó nở rộ trong công việc của anh, nở trong những cực hình, nở trong cũi gỗ, nở trên những dụng cụ tra tấn và nở ngay trên mảnh đất thấm máu đào của anh. Quan tòa cũng trở thành bạn hữu, lý hình cũng phải tỏ lòng ngưỡng mộ, đối với anh, nhát gươm chém đầu định mệnh cũng chỉ là "ngắt nhẹ cánh hoa tuyển lựa, để trang hoàng trên bàn thờ".
Tìm viên ngọc Viễn Đông
Gioan Théophane Vénard sinh ngày 21-11-1829 sinh tại Saint Loup sur Thouet, thuộc thị trấn Deux Sèvres nước Pháp. Thân phụ ông là Gioan Vénard, thân mẫu là bà Marie Gueret. Gioan Théophane Vénard chịu ảnh hưởng rất nhiều nơi thân phụ. Chính ông dạy dỗ và gợi lên trong cậu ước nguyện làm linh mục. Cũng chính ông gởi gắm cậu cho cha xứ để học tiếng Latinh.
Năm 14 tuổi, thân mẫu cậu qua đời, chị Mélanie trở thành người bảo mẫu hiền dịu, đã cùng với thân phụ chăm sóc khích lệ cậu vượt qua mọi khó khăn thời chủng viện, và thư từ thường xuyên với linh mục Vénard trên bước đường truyền giáo sau này.
Mãn khóa triết học sau này, thày Vénard được chuyển qua giáo phận Poitiers tiếp tục khóa thần học (1848). Qua các thư từ gởi cho thân phụ, ta biết thầy Vénard tại Poitiers đã thao thức nhiều về việc truyền giáo. Do đó, ngay sau khi lãng chức phó tế, thầy xin gia nhập hội thừa sai giáo phận. Năm 1852, thầy được Đức cha Piô phong chức linh mục, vị tân linh mục nôn nao chờ ngày được phái dến Việt Nam.
Ngày 23-09-1852, cha xuống tàu ở cảng Anvers để thế chân thừa sai mới bị trục xuất khỏi Việt Nam. Sau bốn tháng rưỡi bập bềnh trên biển cả, cha Vénard đến Singapo. Nơi đây cha gặp bốn chủng sinh Việt Nam với những xúc động sâu xa, vì cha coi họ là anh em của các vị tử đạo. Sau đó cha được đưa đến Hồng Kông chờ cơ hội. Ở đây cha nỗ lực học thêm tiếng Hán. Trong một lá thư viết từ Paris, cha Darran nói với cha Vénard rằng: "Thưa cha, viên ngọc quý Việt Nam được trao cho cha rồi đó." (02.1854).
Ngày 13-07-1854 cha cập bến Cửa Cấm, và được tiếp đón cách long trọng tại tòa Giám Mục Vĩnh Trị, trụ sở Đức Cha Retord Liêu đang phụ trách giáo phận Tây Đằng Ngoài. Sau vài tháng học tiếng cha tháp tùng Đức Cha đi kinh lý khắp nơi, và dạy học ở chủng viện. Đầu tháng 03-1857, viên tri huyện Vĩnh Trị là bạn thân Đức Cha Retord, trước khi đem quân đến vây bắt, ông đã báo tin cho biết, nhờ đó Đức Cha Retord và cha Charbonnier chạy thoát (cha Lê Bảo Tịnh ra trình diện). Từ đây bắt đầu những ngày lưu lạc của cha Ven, nay đây mai đó không lúc nào yên ổn.
Tù tội vì yêu thương
Ngày 30-11-1860, nhân lúc cha đang ở Kẻ Bèo, viên Cai Đội đem 5,6 chiếc thuyền chở khoảng 20 người đến vậy bắt cha. Cha liền trốn giữa vách đôi của căn nhà, cai đội thét lớn tiếng: "Tây dương đạo trưởng đâu ra đây ngay". Thầy giảng Phêrô Khang tìm cách nói tránh đi: "Ở đây chỉ có tôi thôi. Ông Cai thương tôi được nhờ, ông Cai bắt tôi đành chịu". Vì đã được mật báo, viên cai đội cho lệnh trói thầy, rồi đi thẳng tới vách nhà vị thừa sai đang ẩn, và đập thật mạnh bật tung miếng ván che ra, bắt cha Vénard Ven nhốt vào củi giải về Thăng Long (Hà Nội).
Trong những ngày chờ đợi, một viên tổng trấn đối xử với cha một cách lịch sự. Ông cho đóng một chiếc cũi rộng hơn một chút và trói cha bằng sợi dây xích nhẹ nhất. Thỉnh thoảng còn mời cha lên phủ ăn cơm như người tự do. Nhưng thời gian đó kéo dài không bao lâu.
Trong lá thư gởi cho gia đình, qua chị Mélanie, cha kể: "Em đã đến Kẻ Chợ (tên cũ của Hà Nội). Cả nhà thử tưởng tượng coi: Ngồi bó gối trong cũi gỗ, tám người lính khiêng hai bên, đám đông dân chúng ồn ào bu lại nhìn xem. Em nghe họ nói: ‘Chàng Au Châu này dễ thương quá. Anh ta thản nhiên và vui tươi như đi dự lễ tiệc, chẳng tỏ vẻ gì là sợ hãi cả’. Em cầu nguyện với Nữ Vương các Thánh Tử Đạo, xin Đức Mẹ phù trợ cho người tôi tớ nhỏ bé của Mẹ. Mới đầu quan tòa cho em uống một chén trà. Em bị ngồi cũi nhưng em uống một cách thản nhiên. Rồi quan tra hỏi như thường lệ:
- Anh đến An Nam để làm gì ?
- Tôi đến đây chỉ để giảng đạo thật.
- Anh bao nhiêu tuổi rồi ?
- Thưa, ba mươi mốt.
-
Viên quan tỏ vẻ thương cảm thốt lên: "Hắn còn trẻ quá". Rồi ông hỏi: "Ai sai anh đến đây?" Em đã đáp: "Không phải vua quan đất Pháp gởi tôi đi. Tôi muốn đi rao giảng đạo lành cho mọi người, và các bề trên trong đạo gởi tôi đến Việt Nam."
Khi viên quan muốn gán cho cha tội xâm lược của Pháp, cha khẳng khái trả lời: "Không bao giờ chúng tôi ủng hộ quân viễn chinh đâu. Nếu không tin cứ để tôi đến gặp họ, tôi sẽ khiển trách việc họ đến gây chiến. Nếu tôi thất bại xin tình nguyện về đây nộp mạng.
- Hãy đạp lên Thánh Giá anh sẽ thoát chết.
- Tôi đã suốt đời thuyết giảng về đạo Thập Giá, sao tôi làm như thế được ? Tôi thiết nghĩ cuộc sống đời này đâu quá quý, đến độ tôi phải mua nó bằng cái giá bội giáo.
-
Ngày 03-01-1861, cha viết thư cho Đức Cha Theurel: "Gươm đã ở kề sát bên cổ mà con chẳng rùng mình chút nào. Thiên Chúa nhân lành đã hộ trợ sự yếu đuối của con, nên con thấy vui mừng. Thỉnh thoảng con lại cất cao tiếng hát trong cung điệu này:
Lạy Mẹ dấu yêu
Xin thương đặt con
Trong Quê đời đời
Bên thánh nhan Người.
Lạy Mẹ Vô Nhiễm, khi đầu con rơi xuống dưới đầu gươm của lý hình, xin nhận lấy tôi tớ nhỏ bé như trái nho chín được hái, như bông hồng nở rộ, được ngắt về dâng kính Mẹ AVE MARIA".
Nhờ một giáo hữu tên Hương dẫn lối, linh mục Thịnh đã đến bên cũi của vị thừa sai giải tội cho cha. Sau lại nhờ một bà đạo đức chuyển cho cha một hộp nhỏ đựng mình thánh chúa. Cha Vénard Ven cung kính chầu thánh thể cho đến nửa đêm, rồi mới chịu lễ. Một lần khi trao mình thánh bị phát hiện, bà này nhanh miệng giải thích là thuốc bổ để trị bệnh.
Ngàn thu vĩnh phúc
Ngày 02-02-1861, nghe quan tuyên đọc bản án trảm quyết, cha Vénard Ven liền mặc áo lông cừu trắng toát mà cha may riêng để mặc trong ngày tử đạo. Cha muốn mặc trang phục đại lễ. Một toán lính độ 200 người và hai sĩ quan cỡi voi áp giải vị anh hùng đức tin ra pháp trường. Suốt nửa giờ hành trình, cha không ngừng hát thánh ca và kết thúc bằng lời kinh "Magnificat", lời kinh tạ ơn của Đức Mẹ thuở xưa. Tới nơi đã định, lính tháo gông cùm cho cha. Cha liền đứng trên chiếc chiếu đã được trải sẵn, và nhìn khắp tứ phía có ý tìm cha Thịnh để lãnh ơn tha thứ lần cuối. Nhưng cha Thịnh vì không rõ giờ hành quyết nên chưa đến.
Một lý hình thấy chiếc áo cha mặc đẹp quá nên tình nguyện chém cha. Anh ta nói dối rằng cha phải xử lăng trì để cha cởi áo ra cho hắn lấy. Hắn còn đòi đút tiền để chém sao cho mau chết. Vị anh hùng chỉ cười và nói: "Có hề chi đâu, càng lâu càng tốt". Rồi đưa tay cho hắn trói vào cột, ba hồi chiêng trống vừa dứt, lý hình vung gươm chém lần thứ nhất, gươm trượt qua một bên vào má. Nhát gươm thứ hai y bổ đầu cha ra làm đôi. Năm đó cha Ven mới 32 tuổi.
Các giáo hữu phải nộp tiền để xin an táng thi hài và chuộc lại y phục của cha. Còn thủ cấp của cha thì bị bêu lên cây ba ngày rồi thả trôi sông, sau các thuyền chài vớt được đem về tôn kính.
Năm 1865, Đức Piô X suy tôn cha Gioan Théophane Vénard Ven lên bậc chân phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh.
Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng rất ngưỡng mộ đời sống và những suy tư của cha Gioan Théophane Vénard Ven, thánh nữ đã trích dẫn nguyên đoạn văn cha viết cho thân phụ rồi tiếp: "Tư tưởng và tâm hồn của tôi cũng giống như tư tưởng và tâm hồn của ngài."
Xác Ngài được an táng tại đó. Tháng 5 năm 1862 xác Ngài được đưa về xứ Đồng Trì an táng. Năm 1865, Cố Chính Phước cho khai quật và chuyển hài cốt Ngài sang Pháp.
Ngày sinh nhật trên quê Trời của Cha Thánh là ngày 2 tháng 2. Nhưng đối với giáo xứ Đồng Trì, ngày 18 tháng 2 hằng năm là ngày truyền thống mừng kính Cha Thánh trọng thể, ngày hội lớn của giáo xứ.
Cuối Thánh lễ, cha xứ và ông trùm đại diện cho cộng đồng dân Chúa đã nói lên tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa qua lời cầu bầu của thánh quan thầy đã ban cho giáo xứ muôn ơn lành và sự bình an; đồng thời cảm ơn Đức Cha phụ tá và quý Cha đã dành nhiều sự quan tâm và ưu ái về tham dự ngày lễ đặc biệt hôm nay với giáo dân Đồng Trì.
(Bài viết có tham khảo nguồn Tu Viện Đa Minh về phần tiểu sử thánh Ven)
Xem hình ảnh
Đồng Trì là một giáo xứ với khoảng 800 nhân danh, nằm ở ngoại thành Hà Nội. Hiện nay, giáo xứ do Cha Giuse Nguyễn Văn Tuyền làm chính xứ.
Thánh lễ được cử hành lúc 10 giờ sáng với khoảng 2000 giáo dân tham dự. Với lòng sùng kính mến yêu thánh bổn mạng, trước Thánh lễ, một cuộc rước long trọng đã được tổ chức quanh khuôn viên thánh đường giáo xứ. Trước khi kết thúc thánh lễ, đoàn đồng tế và giáo dân đã tiến đến hôn thánh tích của thánh Ven một cách cung kính và đầy xúc động.
Gioan Ven (Théophane Vénard), Sinh năm 1829 tại St. Loup sur Thouet, Poitiersm, Pháp, Linh Mục Hội Thừa sai Paris, địa phận Tây Ðàng Ngoài, bị xử trảm ngày 2/02/1861 tại Ô Cầu Giấy dưới đời vua Tự Ðức, Năm 1865, Đức Piô X suy tôn cha Gioan Théophane Vénard Ven lên bậc chân phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 2/02.
Nụ cười bất tận
Tạp chí "Những người ra đi" (1) số dành riêng cho hội thừa sai Pari đã phác họa chân dung vị thánh Tử Đạo trẻ trung, linh mục Théophane VÉNARD VEN như sau:
"Phải nói rằng khi anh chào đời một đóa hồng nở trên môi, một cánh chim cất tiếng líu lo bên tai. Bởi vì khi anh diễn tả ý mình, lời anh tràn ngập những hình ảnh dễ thương dịu dàng duyên dáng. Mối tình thân từ nhỏ cũng như sau này, anh càng duy trì bền vững ngày càng đậm đà, ngọt ngào và thánh thiện.
"Đời anh là một bài ca trong lúc vui lúc buồn. Từ những biến cố thời học sinh cho đến lòng sốt sắn khi gia nhập hàng tư tế. Anh hát lên khi rời đất Pháp, anh hát lên khi thấy đất Việt Nam…
"Trong những lá thư dài và thường xuyên, anh kể lại cho gia đình từng chi tiết anh gặp trong đời. Đối với anh đời tông đồ sao mà thoải mái, vui tươi dễ yêu đến thế ! Anh thi vị hóa tất cả: Với anh việc cực nhọc thành nhẹ nhàng, gánh nặng nên nhẹ nhõm, bệnh tật không làm anh nản chí, anh coi như cơ hội thưởng ném những giây phút nghỉ ngơi, các cuộc hành trình qua đồng lầy, núi cao hay trên đường sỏi đá, anh diễn tả dưới màu sắc tươi mát như đi dạo giữa mùa xuân. Anh quả là cây huệ có sức mạnh của cây sồi.
"Chúng ta chỉ có thể đoán ra những cực hình anh chịu, vì anh mô tả chúng đằng sau những cánh hoa kỳ diệu, mà anh không ngừng gieo trồng tung vãi mọi nơi cho đến khi nhắm mắt lìa đời. Những cánh hoa đó nở rộ trong công việc của anh, nở trong những cực hình, nở trong cũi gỗ, nở trên những dụng cụ tra tấn và nở ngay trên mảnh đất thấm máu đào của anh. Quan tòa cũng trở thành bạn hữu, lý hình cũng phải tỏ lòng ngưỡng mộ, đối với anh, nhát gươm chém đầu định mệnh cũng chỉ là "ngắt nhẹ cánh hoa tuyển lựa, để trang hoàng trên bàn thờ".
Tìm viên ngọc Viễn Đông
Gioan Théophane Vénard sinh ngày 21-11-1829 sinh tại Saint Loup sur Thouet, thuộc thị trấn Deux Sèvres nước Pháp. Thân phụ ông là Gioan Vénard, thân mẫu là bà Marie Gueret. Gioan Théophane Vénard chịu ảnh hưởng rất nhiều nơi thân phụ. Chính ông dạy dỗ và gợi lên trong cậu ước nguyện làm linh mục. Cũng chính ông gởi gắm cậu cho cha xứ để học tiếng Latinh.
Năm 14 tuổi, thân mẫu cậu qua đời, chị Mélanie trở thành người bảo mẫu hiền dịu, đã cùng với thân phụ chăm sóc khích lệ cậu vượt qua mọi khó khăn thời chủng viện, và thư từ thường xuyên với linh mục Vénard trên bước đường truyền giáo sau này.
Mãn khóa triết học sau này, thày Vénard được chuyển qua giáo phận Poitiers tiếp tục khóa thần học (1848). Qua các thư từ gởi cho thân phụ, ta biết thầy Vénard tại Poitiers đã thao thức nhiều về việc truyền giáo. Do đó, ngay sau khi lãng chức phó tế, thầy xin gia nhập hội thừa sai giáo phận. Năm 1852, thầy được Đức cha Piô phong chức linh mục, vị tân linh mục nôn nao chờ ngày được phái dến Việt Nam.
Ngày 23-09-1852, cha xuống tàu ở cảng Anvers để thế chân thừa sai mới bị trục xuất khỏi Việt Nam. Sau bốn tháng rưỡi bập bềnh trên biển cả, cha Vénard đến Singapo. Nơi đây cha gặp bốn chủng sinh Việt Nam với những xúc động sâu xa, vì cha coi họ là anh em của các vị tử đạo. Sau đó cha được đưa đến Hồng Kông chờ cơ hội. Ở đây cha nỗ lực học thêm tiếng Hán. Trong một lá thư viết từ Paris, cha Darran nói với cha Vénard rằng: "Thưa cha, viên ngọc quý Việt Nam được trao cho cha rồi đó." (02.1854).
Ngày 13-07-1854 cha cập bến Cửa Cấm, và được tiếp đón cách long trọng tại tòa Giám Mục Vĩnh Trị, trụ sở Đức Cha Retord Liêu đang phụ trách giáo phận Tây Đằng Ngoài. Sau vài tháng học tiếng cha tháp tùng Đức Cha đi kinh lý khắp nơi, và dạy học ở chủng viện. Đầu tháng 03-1857, viên tri huyện Vĩnh Trị là bạn thân Đức Cha Retord, trước khi đem quân đến vây bắt, ông đã báo tin cho biết, nhờ đó Đức Cha Retord và cha Charbonnier chạy thoát (cha Lê Bảo Tịnh ra trình diện). Từ đây bắt đầu những ngày lưu lạc của cha Ven, nay đây mai đó không lúc nào yên ổn.
Tù tội vì yêu thương
Ngày 30-11-1860, nhân lúc cha đang ở Kẻ Bèo, viên Cai Đội đem 5,6 chiếc thuyền chở khoảng 20 người đến vậy bắt cha. Cha liền trốn giữa vách đôi của căn nhà, cai đội thét lớn tiếng: "Tây dương đạo trưởng đâu ra đây ngay". Thầy giảng Phêrô Khang tìm cách nói tránh đi: "Ở đây chỉ có tôi thôi. Ông Cai thương tôi được nhờ, ông Cai bắt tôi đành chịu". Vì đã được mật báo, viên cai đội cho lệnh trói thầy, rồi đi thẳng tới vách nhà vị thừa sai đang ẩn, và đập thật mạnh bật tung miếng ván che ra, bắt cha Vénard Ven nhốt vào củi giải về Thăng Long (Hà Nội).
Trong những ngày chờ đợi, một viên tổng trấn đối xử với cha một cách lịch sự. Ông cho đóng một chiếc cũi rộng hơn một chút và trói cha bằng sợi dây xích nhẹ nhất. Thỉnh thoảng còn mời cha lên phủ ăn cơm như người tự do. Nhưng thời gian đó kéo dài không bao lâu.
Trong lá thư gởi cho gia đình, qua chị Mélanie, cha kể: "Em đã đến Kẻ Chợ (tên cũ của Hà Nội). Cả nhà thử tưởng tượng coi: Ngồi bó gối trong cũi gỗ, tám người lính khiêng hai bên, đám đông dân chúng ồn ào bu lại nhìn xem. Em nghe họ nói: ‘Chàng Au Châu này dễ thương quá. Anh ta thản nhiên và vui tươi như đi dự lễ tiệc, chẳng tỏ vẻ gì là sợ hãi cả’. Em cầu nguyện với Nữ Vương các Thánh Tử Đạo, xin Đức Mẹ phù trợ cho người tôi tớ nhỏ bé của Mẹ. Mới đầu quan tòa cho em uống một chén trà. Em bị ngồi cũi nhưng em uống một cách thản nhiên. Rồi quan tra hỏi như thường lệ:
- Anh đến An Nam để làm gì ?
- Tôi đến đây chỉ để giảng đạo thật.
- Anh bao nhiêu tuổi rồi ?
- Thưa, ba mươi mốt.
-
Viên quan tỏ vẻ thương cảm thốt lên: "Hắn còn trẻ quá". Rồi ông hỏi: "Ai sai anh đến đây?" Em đã đáp: "Không phải vua quan đất Pháp gởi tôi đi. Tôi muốn đi rao giảng đạo lành cho mọi người, và các bề trên trong đạo gởi tôi đến Việt Nam."
Khi viên quan muốn gán cho cha tội xâm lược của Pháp, cha khẳng khái trả lời: "Không bao giờ chúng tôi ủng hộ quân viễn chinh đâu. Nếu không tin cứ để tôi đến gặp họ, tôi sẽ khiển trách việc họ đến gây chiến. Nếu tôi thất bại xin tình nguyện về đây nộp mạng.
- Hãy đạp lên Thánh Giá anh sẽ thoát chết.
- Tôi đã suốt đời thuyết giảng về đạo Thập Giá, sao tôi làm như thế được ? Tôi thiết nghĩ cuộc sống đời này đâu quá quý, đến độ tôi phải mua nó bằng cái giá bội giáo.
-
Ngày 03-01-1861, cha viết thư cho Đức Cha Theurel: "Gươm đã ở kề sát bên cổ mà con chẳng rùng mình chút nào. Thiên Chúa nhân lành đã hộ trợ sự yếu đuối của con, nên con thấy vui mừng. Thỉnh thoảng con lại cất cao tiếng hát trong cung điệu này:
Lạy Mẹ dấu yêu
Xin thương đặt con
Trong Quê đời đời
Bên thánh nhan Người.
Lạy Mẹ Vô Nhiễm, khi đầu con rơi xuống dưới đầu gươm của lý hình, xin nhận lấy tôi tớ nhỏ bé như trái nho chín được hái, như bông hồng nở rộ, được ngắt về dâng kính Mẹ AVE MARIA".
Nhờ một giáo hữu tên Hương dẫn lối, linh mục Thịnh đã đến bên cũi của vị thừa sai giải tội cho cha. Sau lại nhờ một bà đạo đức chuyển cho cha một hộp nhỏ đựng mình thánh chúa. Cha Vénard Ven cung kính chầu thánh thể cho đến nửa đêm, rồi mới chịu lễ. Một lần khi trao mình thánh bị phát hiện, bà này nhanh miệng giải thích là thuốc bổ để trị bệnh.
Ngàn thu vĩnh phúc
Ngày 02-02-1861, nghe quan tuyên đọc bản án trảm quyết, cha Vénard Ven liền mặc áo lông cừu trắng toát mà cha may riêng để mặc trong ngày tử đạo. Cha muốn mặc trang phục đại lễ. Một toán lính độ 200 người và hai sĩ quan cỡi voi áp giải vị anh hùng đức tin ra pháp trường. Suốt nửa giờ hành trình, cha không ngừng hát thánh ca và kết thúc bằng lời kinh "Magnificat", lời kinh tạ ơn của Đức Mẹ thuở xưa. Tới nơi đã định, lính tháo gông cùm cho cha. Cha liền đứng trên chiếc chiếu đã được trải sẵn, và nhìn khắp tứ phía có ý tìm cha Thịnh để lãnh ơn tha thứ lần cuối. Nhưng cha Thịnh vì không rõ giờ hành quyết nên chưa đến.
Một lý hình thấy chiếc áo cha mặc đẹp quá nên tình nguyện chém cha. Anh ta nói dối rằng cha phải xử lăng trì để cha cởi áo ra cho hắn lấy. Hắn còn đòi đút tiền để chém sao cho mau chết. Vị anh hùng chỉ cười và nói: "Có hề chi đâu, càng lâu càng tốt". Rồi đưa tay cho hắn trói vào cột, ba hồi chiêng trống vừa dứt, lý hình vung gươm chém lần thứ nhất, gươm trượt qua một bên vào má. Nhát gươm thứ hai y bổ đầu cha ra làm đôi. Năm đó cha Ven mới 32 tuổi.
Các giáo hữu phải nộp tiền để xin an táng thi hài và chuộc lại y phục của cha. Còn thủ cấp của cha thì bị bêu lên cây ba ngày rồi thả trôi sông, sau các thuyền chài vớt được đem về tôn kính.
Năm 1865, Đức Piô X suy tôn cha Gioan Théophane Vénard Ven lên bậc chân phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh.
Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng rất ngưỡng mộ đời sống và những suy tư của cha Gioan Théophane Vénard Ven, thánh nữ đã trích dẫn nguyên đoạn văn cha viết cho thân phụ rồi tiếp: "Tư tưởng và tâm hồn của tôi cũng giống như tư tưởng và tâm hồn của ngài."
Xác Ngài được an táng tại đó. Tháng 5 năm 1862 xác Ngài được đưa về xứ Đồng Trì an táng. Năm 1865, Cố Chính Phước cho khai quật và chuyển hài cốt Ngài sang Pháp.
Ngày sinh nhật trên quê Trời của Cha Thánh là ngày 2 tháng 2. Nhưng đối với giáo xứ Đồng Trì, ngày 18 tháng 2 hằng năm là ngày truyền thống mừng kính Cha Thánh trọng thể, ngày hội lớn của giáo xứ.
Cuối Thánh lễ, cha xứ và ông trùm đại diện cho cộng đồng dân Chúa đã nói lên tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa qua lời cầu bầu của thánh quan thầy đã ban cho giáo xứ muôn ơn lành và sự bình an; đồng thời cảm ơn Đức Cha phụ tá và quý Cha đã dành nhiều sự quan tâm và ưu ái về tham dự ngày lễ đặc biệt hôm nay với giáo dân Đồng Trì.
(Bài viết có tham khảo nguồn Tu Viện Đa Minh về phần tiểu sử thánh Ven)
Phong trào TNTT hai giáo xứ Cồn Cả và Vĩnh Giang Gp. Vinh
Anthony Trung Thành
16:36 18/02/2009
Chương trình sinh hoạt và cầu nguyện mừng sinh nhật lần thứ nhất của Phong trào TNTT hai giáo xứ Cồn Cả và Vĩnh Giang Gp. Vinh
7h30: Thánh lễ tạ ơn
Trong thánh lễ tạ ơn, Cha xứ Antôn Nguyễn Văn Đính đã trao khăn và tiếp nhận 29 em vào nghành nghĩa trong phong trào TNTT của hai giáo xứ.
8h30-11h: Giao lưu Kinh thánh và trò chơi đồng đội:
Nhằm mục đích giúp đoàn sinh hiểu biết thêm kiến thức Kinh thánh và tinh thần đoàn kết, ban tổ chức đã cho các em tham gia giao lưu Kinh Thánh, các trò chơi đồng đội.
14h – 15h30: Cầu nguyện
Khởi đầu phần cầu nguyện bằng việc lần chuỗi Mân Côi. Sau đó, tất cả các đoàn sinh ngồi thinh lặng hoà tâm hồn cùng với những bài thánh ca nhẹ nhàng, sâu lắng giúp mọi người hồi tâm, suy niệm…Xen lẫn giữa các bài thánh ca là lời cầu nguyện tự phát của các đoàn sinh. Các em dâng lên Chúa những lời cầu nguyện đơn sơ, chân thành và thiết thực: cầu cho bản thân, cho gia đình, cho tổ quốc, cho phong trào TNTT, cho công lý và hoà bình…Kết thúc chương trình hoà tấu cầu nguyện là lời cảm tạ tri ân và cầu xin Chúa ban thêm nhiều ơn khôn ngoan và lòng nhiệt thành phục vụ của đại diện các anh chị huynh trưởng.
15h30 – 17h: Tổng kết đánh giá một năm hoạt động phong trào
Ban điều hành đọc bản tổng kết đánh giá hoạt động của Phong trào TNTT của hai giáo xứ trong năm qua: Về số lượng, ngoài ban điều hành của hai giáo xứ có 460 đoàn sinh, 46 anh chị huynh trưởng. Ban điều hành cũng nêu lên những việc đã làm được, những tồn đọng và vạch ra phương hướng hoạt động cho năm tới.
Để các đoàn sinh ý thức được nhiệm vụ và lợi ích trong phong trào TNTT, Cha quản xứ đã đọc lại bản nội qui và chia sẻ cho các đoàn sinh những lời huấn từ bổ ích. Ngài nhắc nhở các đoàn sinh không những chỉ có những sinh hoạt, các trò chơi vui nhộn bề ngoài mà cần phải tăng triển về đời sống nội tâm bằng cách thực hiện sổ Hoa Thiêng hằng ngày: xem lễ, rước lễ, lần hạt, hy sinh, bác ái…
17h – 17h30: Chầu Thánh Thể kết thúc
Giờ chầu Thánh Thể long trọng và sốt sắng đã kết thúc một ngày sinh hoạt vui nhộn, sốt sắng, đầy ý nghĩa và đáng nhớ của các em thiếu nhi Thánh Thể trong hai giáo xứ Cồn Cả và Vĩnh Giang.
7h30: Thánh lễ tạ ơn
Trong thánh lễ tạ ơn, Cha xứ Antôn Nguyễn Văn Đính đã trao khăn và tiếp nhận 29 em vào nghành nghĩa trong phong trào TNTT của hai giáo xứ.
8h30-11h: Giao lưu Kinh thánh và trò chơi đồng đội:
Nhằm mục đích giúp đoàn sinh hiểu biết thêm kiến thức Kinh thánh và tinh thần đoàn kết, ban tổ chức đã cho các em tham gia giao lưu Kinh Thánh, các trò chơi đồng đội.
14h – 15h30: Cầu nguyện
Khởi đầu phần cầu nguyện bằng việc lần chuỗi Mân Côi. Sau đó, tất cả các đoàn sinh ngồi thinh lặng hoà tâm hồn cùng với những bài thánh ca nhẹ nhàng, sâu lắng giúp mọi người hồi tâm, suy niệm…Xen lẫn giữa các bài thánh ca là lời cầu nguyện tự phát của các đoàn sinh. Các em dâng lên Chúa những lời cầu nguyện đơn sơ, chân thành và thiết thực: cầu cho bản thân, cho gia đình, cho tổ quốc, cho phong trào TNTT, cho công lý và hoà bình…Kết thúc chương trình hoà tấu cầu nguyện là lời cảm tạ tri ân và cầu xin Chúa ban thêm nhiều ơn khôn ngoan và lòng nhiệt thành phục vụ của đại diện các anh chị huynh trưởng.
15h30 – 17h: Tổng kết đánh giá một năm hoạt động phong trào
Ban điều hành đọc bản tổng kết đánh giá hoạt động của Phong trào TNTT của hai giáo xứ trong năm qua: Về số lượng, ngoài ban điều hành của hai giáo xứ có 460 đoàn sinh, 46 anh chị huynh trưởng. Ban điều hành cũng nêu lên những việc đã làm được, những tồn đọng và vạch ra phương hướng hoạt động cho năm tới.
Để các đoàn sinh ý thức được nhiệm vụ và lợi ích trong phong trào TNTT, Cha quản xứ đã đọc lại bản nội qui và chia sẻ cho các đoàn sinh những lời huấn từ bổ ích. Ngài nhắc nhở các đoàn sinh không những chỉ có những sinh hoạt, các trò chơi vui nhộn bề ngoài mà cần phải tăng triển về đời sống nội tâm bằng cách thực hiện sổ Hoa Thiêng hằng ngày: xem lễ, rước lễ, lần hạt, hy sinh, bác ái…
17h – 17h30: Chầu Thánh Thể kết thúc
Giờ chầu Thánh Thể long trọng và sốt sắng đã kết thúc một ngày sinh hoạt vui nhộn, sốt sắng, đầy ý nghĩa và đáng nhớ của các em thiếu nhi Thánh Thể trong hai giáo xứ Cồn Cả và Vĩnh Giang.
Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Nho Quan-Ninh Bình
Nguyễn Xuân Trường
16:55 18/02/2009
ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU SƠN NHO QUAN - NINH BÌNH
Cho tới nay, Đan viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Nho Quan đã trải qua một chặng hành trình lịch sử 72 năm với biết bao sự kiện vui buồn, chia ly và hạnh phúc…
Thuở khai sinh
Bối cảnh khai sinh Đan viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn thật đặc biệt. Đức Giám mục tiên khởi người Việt Nam Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng đã ngỏ ý xin cha Bề trên Đan viện Xitô Phước Sơn, Quảng Trị cử một nhóm đan sĩ ra Miền Bắc lập dòng trong địa phận Phát Diệm "để nên như cây thu lôi thiêng liêng, cùng với nhà dòng kín bênh đỡ Giáo phận bằng lời cầu nguyện và hãm mình"[1].
Ngày 08/09/1936, cha bề trên Anselmô Lê Hữu Từ chính thức khai sinh cộng đoàn Xitô Châu Sơn. Cộng đoàn tọa lạc trên khu đất chiều dài 12 km, rộng 9 km thuộc xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, cách rừng Quốc gia Cúc Phương 17 km, cách Tòa Giám Mục Phát Diệm 70 km về hướng đông và cách Hà Nội 97 km về hướng Bắc.
Tôn Chỉ và Mục Đích
Lao động và Cầu nguyện (Ora et Labora) là tôn chỉ của Đan viện.
Những bước thăng trầm theo dòng lịch sử
Giai đoạn xây dựng (1940 - 1948)
Có thể nói những năm 1940 - 1948 là thời điểm Đan viện Châu Sơn lớn mạnh và bắt đầu đơm bông kết trái. Giai đoạn này có nhiều linh mục triều, chủng sinh và thầy giảng xin gia nhập cộng đoàn. Năm 1941 Đan viện đã có 71 đệ tử.
Lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Thánh đường và khuôn viên Đan viện được cử hành vào ngày 18/2/1939, dịp lễ kính các thánh Tử đạo Việt Nam[2]. Thánh đường khánh thành ngày 4/11/1945.
Năm 1944, cha bề trên Đan viện Châu sơn Anselmô Lê Hữu Từ được Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Phát Diệm.
Giai đoạn gian khó (1950 - 1988)
Từ năm 1950, các đan sĩ bị ép buộc thường xuyên tham gia những cuộc hội họp, học tập chính trị xã hội… Đan viện bị cơ quan an ninh nhà nước giám sát chặt chẽ. Nhiều tu sĩ đã bị bắt đi cải tạo, giam giữ, tù đầy không cần xét xử và thậm chí một số đã chết rũ tù.
Năm 1952, phần lớn các tu sĩ Xitô Châu Sơn lên đường di cư vào Miền Nam. Năm 1954, Cộng đoàn chỉ còn 14 thành viên, trong đó có 2 linh mục, 6 thày và 6 cố dòng ba.
Ngày 30/11/1957, Đức Tổng Phụ Dòng Xitô Sighard Kleiner đặt cha Philipphê Năng làm Bề trên.
Theo dòng thời gian, hầu hết đất đai của Đan viện bị hợp tác xã quản lý hoặc do dân tứ phương đến lấn chiếm định cư canh tác. Đan viện chỉ còn một phần rất nhỏ đất vườn và ruộng cấy khô cằn. Các đan sĩ phải tích cực canh tác nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu; có những lúc trong nhà hết lương thực, các thày phải đi làm thuê kiếm tiền sinh sống.
Về đối ngoại, mọi liên lạc với bên ngoài rất khó khăn; nội bất xuất, ngoại bất nhập, kiểm soát rất chặt chẽ, ai ra vào Đan viện đều được theo dõi kỹ lưỡng, mọi đề đạt của Đan viện đều bị chính quyền lãng quên, không được giải quyết.
Vào những năm 1980 - 1981, Đan viện Châu Sơn chỉ còn một cha, một thày và hai cố dòng ba.
Giai đoạn hồi sinh và phát triển (1988 - 2008)
Sau một mùa đông dài khô cằn, Đan viện Châu Sơn dần được hưởng mùa xuân triển nở.
Năm 1989, cha Bề trên Philipphê làm đơn xin cho 4 người vào đan viện, nhưng chính quyền chỉ chấp thuận hai người vào giúp việc chứ không phải là vào học tu. Trong hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn nhân sự, được hai người vào giúp việc cũng là một ân huệ lớn lao rồi! Bóng người trẻ trong nhà đã thắp lên niềm hy vọng tương lai phục hồi Đan viện mà bấy lâu nay các Đấng Bề trên hằng mong ước. Từ đó, hàng năm đều có người xin gia nhập cộng đoàn.
Năm 1994, cha Gêrađô Nguyễn Văn Thất đắc cử Viện phụ Châu Sơn Đơn Dương. Ngài tích cực củng cố cộng đoàn Châu Sơn Nho Quan trên nhiều phương diện: tinh thần, vật chất, đào tạo nhân sự và cử một số linh mục ra giúp đỡ. Ngài tiếp tục đón nhận những anh em dự tu của Châu Sơn Nho Quan vào đào tạo tại Châu Sơn Đơn Dương.
Ngày 10/6/1998, Cha Jean Berchmans Nguyễn Văn Thảo, từ Đan viện Châu Thuỷ ra Châu Sơn Nho Quan làm Bề trên thứ năm của cộng đoàn. Châu Sơn Nho Quan đã thực sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt. Ngài tổ chức cộng đoàn đi vào nền nếp theo truyền thống đan tu. Các giờ kinh trong ngày được cử hành đầy đủ. Giờ hội chung và mọi sinh hoạt hàng ngày trong Đan viện được thực hiện theo như Tu Luật, Hiến Pháp và Thói lệ Hội Dòng ấn định.
Năm 2005, Đan viện mở lại tập viện để đào tạo tại chỗ. Sau khi khấn tạm, khấn sinh có thể được gửi đi học triết và than học ở học viện của Hội Dòng hoặc học ngành nghề ngoài xã hội để phục vụ cộng đoàn.
Hiện Đan viện Châu Sơn Nho Quan có tổng số 91 thành viên, trong đó có 5 linh mục, 22 đan sĩ khấn trọng, 20 Tu sĩ khấn tạm, 24 Tập sinh và 20 Dự tu.
Ngoài ra, cộng đoàn còn quan tâm đặc biệt đến việc đón tiếp quý khách. Vì theo tinh thần Tu luật Biển Đức: "Mọi khách đến Đan viện phải được tiếp đón như Chúa Kitô" [3]. Từ những năm mới thành lập, đã có nhiều người tìm đến Đan viện xin cầu nguyện, tĩnh tâm. Cộng đoàn sẵn sàng đón tiếp, chia sẻ và cùng đồng hành cầu nguyện giúp họ hoán cải và đón nhận ơn Chúa.
Hôm nay, tiếp bước gương lành các bậc Tiền nhân, việc đón tiếp quý khách đến Đan viện cầu nguyện, tĩnh tâm vẫn được ưu tiên hàng đầu. Nếu quý vị cá nhân hay nhóm nào có nhu cầu tĩnh tâm tại Đan viện, xin liên hệ theo địa chỉ:
Đan viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
Xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam
Điện thoại: +84 (30) 3866 416 - Email: chauson@hotmail.com
Đồng thời, Cộng đoàn thường xuyên giúp mục vụ anh chị em giáo dân các họ đạo chung quanh Đan viện và tham gia công tác cứu trợ những nơi gặp thiên tai, trợ cấp học bổng, xây dựng các trường mầm non cho con em địa phương, thăm hỏi phát gạo cho người neo đơn, giúp đỡ kinh phí cho một số gia đình có cơ hội sửa chữa nhà ở hoặc xây mới hoàn toàn.
Ngày 4/ 11/ 2005, Toà Thánh ban phép cho cộng đoàn Châu Sơn Nho Quan mở Năm Thánh, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Cung hiến Thánh đường. Và ngày 8/ 9/ 2006, một lần nữa, Toà Thánh ban phép cho cộng đoàn Châu Sơn Nho Quan mở Năm Thánh, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Đan viện.
Định hướng tương lai
Nối gót các bậc tiền nhân, cùng với Hội Thánh Việt Nam, ý thức rõ sứ mạng của mình, người đan sĩ Châu Sơn hôm nay nguyện một lòng nhiệt tâm, khơi dậy và làm sáng tỏ hơn lý do hiện hữu và mục tiêu nền tảng của dòng mình nơi nhiệm thể Chúa Kitô trong tin yêu và phục vụ.
Thế hệ đan sĩ trẻ Châu Sơn cần được đào tạo và tự đào tạo cho mình luôn trung thành gìn giữ di sản của Đấng sáng lập được tinh tuyền, không lai tạp và biến hoá theo dòng xoáy của thời cuộc. Như thế, đời sống của các đan sĩ Châu Sơn một mặt trung thành với Đoàn sủng của mình, mặt khác vẫn có thể vươn tới tiếp thu những tinh hoa, dung hoà và thích nghi theo đà tiến của thời đại đã được gạn đục khơi trong dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần qua Mẹ Hội Thánh [4]. Đoàn sủng của Xitô chiêm niệm là một ân huệ của Chúa Thánh Thần ban cho Giáo hội, và qua Giáo hội cho toàn thế giới. Trong bối cảnh của một thế giới đang từng ngày biến chuyển sâu xa, Giáo hội mời gọi mỗi đan sĩ tích cực tham dự vào tiến trình phúc âm hoá: Đi theo Chúa Giêsu; định hướng quy về mầu nhiệm; huấn luyện đời cộng tu; thuộc về Dòng; hiệp thông với Giáo hội; biện phân văn hoá; hội nhập gia sản; đối thoại đại kết và liên tôn.[5]
Người trẻ Châu Sơn Nho Quan hôm nay đã có thể kế thừa và tiếp nối công trình của các bậc tiền nhân đi trước, dù gặp nhiều thử thách gian lao, nhưng cậy vào ơn Chúa, anh em luôn vững bước hướng về tương lai. Xin tạ ơn Thiên Chúa, tri ân công đức các bậc tiền nhân đã khai lối mở đường với bao hy sinh trong thầm lặng; các ngài đã đổ nhiều mồ hôi nước mắt và ngay cả mạng sống mình với một niềm cậy trông phó thác vững bền nơi Thiên Chúa, để ươm trồng, gìn giữ và làm phát triển một Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn hôm nay như dấu chỉ tình thương Chúa giữa lòng Hội Thánh Việt Nam.
(Viết theo Lược sử Đan viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn)
....................................................................................
[1] Trích Kỷ yếu Phát Diệm, trang 33.
[2] Theo lịch Phụng vụ thời bấy giờ.
[3] X. Tu luật thánh Biển Đức, chương 53.
[4] X. CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II. Sắc lệnh về Canh Tân thích nghi đời sống dòng tu, số 2.
[5] X. Bernado Olivera, Ocso, Du monde d'aujourd'hui, Dịch giả Duyên Thập Tự, 1998, tr.
Giáo xứ Thánh Mẫu, GP Bùi Chu, nêu cao ngọn đèn công lý
Thiên Ân
17:24 18/02/2009
GIÁO XỨ THÁNH MẪU GIÁO PHẬN BÙI CHU NÊU CAO NGỌN ĐÈN CÔNG LÝ:
Vào ngày 01 tháng 02 vừa qua, sau khi chủ sự thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh tại Giáo Xứ Thái Hà Hà Nội, cha Vinh-sơn Phạm Trung Thành, Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế đã ghé qua Giáo xứ Thánh Mẫu Giáo Phận Bùi Chu để Dâng Lễ. Tại đây, Cha Bề Trên Giám Tỉnh được Cha Xứ và giáo dân đón tiếp một cách trọng thị. Cha xứ và Giáo dân Giáo xứ Thánh Mẫu đã tổ chức một cuộc rước nến thật tưng bừng, vừa để ủng hộ lập trường của các Cha Dòng Chúa Cứu Thế, vừa để nêu cao ngọn đèn Công Lý.
Sở dĩ Cha Bề Trên Giám Tỉnh đã ghé thăm Giáo xứ Thánh Mẫu là vì những lý do sau đây:
Giáo xứ thánh Mẫu là một Giáo xứ vừa mới mẻ lại vừa bé nhỏ. Mới mẻ là vì Giáo xứ này mới được tách ra từ Giáo xứ Quần Cống chưa đến một chục năm nay. Trước đây, Giáo xứ Thánh Mẫu là một họ lẻ của Giáo xứ Quần Cống, với tên gọi là Giáo họ Nghiệp Thổ. Sau khi được nâng lên hàng Giáo xứ, Giáo họ đã đổi tên thành Giáo xứ Thánh Mẫu vì được dâng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa.
Giáo xứ Thánh Mẫu còn là một Giáo xứ nhỏ bé nữa vì chưa đầy tám trăm nhân danh.
Mặc dù mới mẻ và nhỏ bé như vậy, nhưng Giáo xứ Thánh Mẫu lại có một sự đóng góp đáng kể trong công cuộc đấu tranh dành Công Lý của Giáo Hội Bắc Việt trong thời gian qua. Tuyệt đại đa số các Giáo dân nơi đây đều có công ăn việc làm tại Hà Nội: từ nhặt ve chai tới quản trị kinh doanh; từ đạp xích lô tới chủ hãng Taxi, hầu như việc gì cũng có dân Thánh Mẫu. Không những thế, Giáo xứ Thánh Mẫu còn có một số đông các anh chị em sống đời Thánh Hiến đang theo học các lớp bồi dưỡng và dự bị tại Hà Nội. Trong số này, có những người đang là những cộng sự viên rất tích cực của Đức Tổng Giám Mục Giu-se Ngô Quang Kiệt.
Khi sáng kiến đốt nến cầu nguyện đòi Công Lý được đưa ra, thì tất cả mọi thành phần dân Chúa của Giáo xứ Thánh Mẫu đang tu nghiệp, học tập hay làm việc tại Hà Nội đều đã ủng hộ một cách rất hồ hởi. Họ thường xuyên có mặt tại các buổi cầu nguyện đó. Rồi khi ngọn nến được lan sang Giáo xứ Thái Hà, thì những người này cũng đến đó để chung lời nguyện ca. Hầu như không có buổi đốt nến cầu nguyện nào của hai nơi trên lại không có sự hiện diện của các giáo dân Giáo xứ Thánh Mẫu.
Nếu ai quan tâm thì hẳn đều đã biết, cụ bà ngồi cầu nguyện một mình mấy tiếng đồng hồ sáng hôm 19/09/2008 tại quảng trường Toà Khâm Sứ giữa sự vây bủa của hàng ngàn công an và chó nghiệp vụ, chính là một giáo dân của Giáo xứ Thánh Mẫu. Cụ bà này cũng là một trong rất nhiều các chị em Giáo xứ Thánh Mẫu thường xuyên túc trực và thay phiên nhau canh đêm tại Linh Địa Thái Hà.
Khi 8 Giáo dân của Giáo xứ Thái Hà bị triệu ra toà thì những người dân Thánh Mẫu cũng tay trong tay, cầm nhành lá Thiên Tuế, hô vang khẩu hiệu: THẢ NGƯỜI VÔ TỘI, và đồng hành với 8 vị anh hùng cho tới khi phiên toà kết thúc.
Việc Cha Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế ghé về thăm Giáo xứ Thánh Mẫu còn có một lý do khác nữa, đó là vì ở đây có một số người thuộc họ hàng máu mủ của Đức Tổng Kiệt, và một số đông khác thì thuộc về huyết tộc của Cha Bề Trên Giám Tỉnh.
Tuy nhiên, việc chính yếu của Cha Bề Trên không phải là ghé về thăm họ hàng thân tộc, nhưng là về đây để có ý nói lên lời cám ơn vì suốt thời gian qua, hầu như mọi thành phần dân Chúa của Giáo xứ Thánh Mẫu đều đã chung vai sát cánh với Cha, và với toàn thể Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam trong cuộc chiến chống lại sự bất công.
Khi đặt chân tới đất Thánh Mẫu, Cha Bề Trên đã không vào nhà thờ ngay, nhưng Ngài đã vào thẳng nhà của ông bà Cố Giu-se Trần Viết Ngân, song thân của một Linh mục Dòng Châu-sơn Đơn Dương. Bà Cố Ngân chính là cụ bà ngồi cầu nguyện một mình tại Toà Khâm Sứ được nhắc tới ở trên, và cũng là người không bỏ sót một đêm nào tại Linh Địa Thái Hà. Bà là người tỏ ra kính phục một cách đặc biệt đối với các Cha Dòng Chúa Cứu Thế, và sẵn sàng làm bất cứ công việc gì khi nhà Dòng cần đến. Ong Bà Cố đã xin Cha Giám Tỉnh chúc lành cho gia đình, nhưng Cha Giám Tỉnh đáp lại rằng, con đến đây không phải để chúc lành cho ông bà, nhưng là đến để nhận ơn lành từ gia đình ông bà bởi gia đình ông bà đang có quá nhiều phúc lành của Chúa.
Rời gia đình ông bà Cố Ngân, Cha Bề Trên Giám tỉnh tới ngay nhà thờ và cuộc rước nến bắt đầu vì mọi người đã tề tựu đông đủ.
Anh nến được đốt lên ngay chính giữa lòng nhà thờ, và chỉ trong vòng một lát sau thôi thì toàn nhà thờ đã tràn ngập ánh nến hồng. Trong buổi đốt nến này, hầu như trăm phần trăm số giáo dân của Giáo xứ đều có mặt (vì đang là dịp Tết), thêm vào đó là các Giáo dân của các Giáo xứ chung quanh cũng đến đây để chung lời nguyện ca, khiến cho cả nhà thờ chật ních người, và phải ngồi tràn ra bên ngoài. Tất cả mọi người đều nô nức phấn khởi cầm nến sáng trong tay. Các ông trong Hội Đồng Giáo xứ tỏ ra rất tích cực trong việc phát nến miễn phí cho những Giáo dân từ nơi khác đến.
Khi mà một rừng nến được thắp lên, khi mà cả nhà thờ đã tràn ngập ánh nến hồng thì cuộc rước nến bắt đầu. Dẫn đầu đoàn rước vẫn là Thánh Giá nến cao. Tiếp theo là các ban nhạc, hội đoàn. Có cả một đội Trống và một đội Trắc trông thật ngoạn mục. Ban Kèn Đồng cử những bài Thánh ca thật hùng tráng. Đoàn người bước đi trong hân hoan, miệng hát Thánh Ca và tay giơ cao ngọn nến sáng. Có lẽ chưa bao giờ người dân Thánh Mẫu lại tưng bừng trong bầu khí của một ngày hội như hôm nay: người người cầm nến sáng, người người hát Thánh ca. Tất cả đều đi trong đoàn rước, không ai đứng chầu rìa cả.
Đoàn rước bắt đầu từ trong nhà thờ và đi vòng khắp khuôn viên Thánh Đường. Thời gian của cuộc rước kéo dài khoảng gần một tiếng đồng hồ.
Gió bên ngoài nhà thờ rất to nên nhiều ngọn nến đã bị thổi tắt. Tuy nhiên, cứ tắt là người ta lại đốt lên, nên trong suốt cuộc rước, mặc dù gió lồng lộng thổi, nhưng không lúc nào đoàn rước bị mất lửa.
Khi đoàn rước trở lại vạch xuất phát tức là lòng nhà thờ thì tất cả mọi ngọn nến lại đều được thắp sáng. Nhìn toàn cảnh một rừng nến đang cháy sáng lòng tôi vô cùng súc động. Ôi Thánh Mẫu thân yêu, tuy ngươi thật bé nhỏ nhưng chí khí chống lại sự bất công thì lại thật quật cường nơi ngươi. Nhìn một rừng nến cháy sáng lung linh, tôi tự nhủ rằng, quỷ thần dù có ở tận đáy hoả ngục cũng phải khiếp sợ chứ nói chi đến những kẻ sống bất công làm điều gian ác trên đời.
Khi mọi người yên vị thì Thánh Lễ bắt đầu.
Cha bề Trên Giám Tỉnh chủ sự Thánh Lễ hôm nay. Ngài mời gọi mọi người hãy tiếp tục cầm nến sáng trong tay vì ngọn nến chính là biểu tượng của công lý, của sự thật. Ai yêu sự thật thì đến cùng ánh sáng để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa. Và thế là tất cả mọi ngọn nến mà mọi người đang cầm trên tay, đều được thắp sáng cho đến hết Thánh Lễ.
Trong bài giảng của mình, Cha Bề Trên lại tiếp tục nói về ý nghĩa của ánh sáng, ý nghĩa của ngọn nến mà mọi người đang cầm trên tay. Ngài nói rằng, Chúa Ky-tô chính là ánh sáng thế gian. Ai đi theo Chúa Ky-tô, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống. Ngọn nến mà mọi người đang cầm trên tay muốn nói lên rằng, chúng ta đang thuộc về Đức Ky-tô và đang bước đi trên con đường của Chúa Ky-tô.
Chẳng những là ánh sáng của thế gian mà Chúa Ky-tô còn là sự thật và là sự sống nữa. Vì thế, bước đi trong ánh sáng chính là bước đi trong sự thật. Mà sự thật thì giải phóng con người. Ơ đâu có ánh sáng, ở đó không còn chỗ cho bóng tối, không còn chỗ cho sự gian dối và bất công nữa. Giữa đêm tối mịt mù, người ta cảm thấy bất an và sợ hãi, nhưng khi đốt lên một ngọn nến, người ta liền cảm thấy an tâm và không còn sợ hãi chi. Giữa một xã hội đen tối đầy dẫy những bất công, người ta cảm thấy bế tắc và mất phương hướng. Tuy nhiên, thay vì ngồi đó mà than vãn và nguyền rủa bóng tối, người ta được mời gọi hãy thắp lên một ngọn nến hồng. Anh nến mà chúng ta đang cầm trên tay muốn nói lên rằng, chúng ta không thoả hiệp, không đồng loã với bóng tối, với những sự bất công đang tràn lan giữa xã hội chúng ta. Chúng ta muốn sống trong một xã hội đầy ánh sáng, tình thương và chân lý, bởi chỉ có chân lý mới giải thoát chúng ta.
Thánh Lễ tiếp tục với những nghi thức như thường lệ. Anh nến vẫn cháy lung linh khắp cùng nhà thờ. Lòng mỗi người lúc này như cũng muốn bừng cháy lên cùng với những ngọn nến hồng.
Cuối Thánh Lễ, một vị trong Ban Hành Giáo đã đọc bài diễn văn chúc mừng Xuân mới Cha Bề Trên Giám Tỉnh. Vị này cũng không quên cám ơn Cha vì đã không quản ngại đường xá xa xôi để về thăm một Giáo xứ vừa nhỏ bé lại vừa mới mẻ. Đồng thời, vị này cũng nhắc tới những gian lao vất vả mà Cha cũng như toàn thể Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã phải gánh chịu trong thời gian qua vì cuộc chiến chống lại sự bất công. Cuối cùng, đại diện cho mọi thành phần dân Chúa của Giáo xứ, vị này xin hứa sẽ tiếp tục đồng hành và chung vai sát cánh với Cha trong công cuộc mở mang Nước Chúa.
Đáp lại, Cha Bề Trên Giám Tỉnh đã cám ơn Cha Xứ và cám ơn tất cả mọi thành phần trong Giáo xứ vì đã dành cho Ngài một sự đón tiếp thật nồng hậu và chân thành. Cha Bề Trên cũng cám ơn mọi người vì đã chung vai sát cánh với Ngài và với toàn thể Anh Em của Ngài trong thời gian qua. Cuối cùng, Cha xin mọi người hãy tiếp tục cầu nguyện và đồng hành với Ngài trên những chặng đường tiếp theo.
Kết thúc Thánh Lễ, mọi người hân hoan ra về, trên tay cầm nến cháy sáng. Bên ngoài nhà thờ gió đã lặng nhưng bầu trời lại đen ngịt. Anh nến lung linh theo gót chân mỗi người về đến tận những nơi hang cùng ngõ cụt của Giáo xứ. Trời càng về khuya, ánh nến càng lung linh. Ai nấy đều muốn sao cho ngọn nến của mình cứ được cháy sáng mãi.
Vào ngày 01 tháng 02 vừa qua, sau khi chủ sự thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh tại Giáo Xứ Thái Hà Hà Nội, cha Vinh-sơn Phạm Trung Thành, Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế đã ghé qua Giáo xứ Thánh Mẫu Giáo Phận Bùi Chu để Dâng Lễ. Tại đây, Cha Bề Trên Giám Tỉnh được Cha Xứ và giáo dân đón tiếp một cách trọng thị. Cha xứ và Giáo dân Giáo xứ Thánh Mẫu đã tổ chức một cuộc rước nến thật tưng bừng, vừa để ủng hộ lập trường của các Cha Dòng Chúa Cứu Thế, vừa để nêu cao ngọn đèn Công Lý.
Sở dĩ Cha Bề Trên Giám Tỉnh đã ghé thăm Giáo xứ Thánh Mẫu là vì những lý do sau đây:
Giáo xứ thánh Mẫu là một Giáo xứ vừa mới mẻ lại vừa bé nhỏ. Mới mẻ là vì Giáo xứ này mới được tách ra từ Giáo xứ Quần Cống chưa đến một chục năm nay. Trước đây, Giáo xứ Thánh Mẫu là một họ lẻ của Giáo xứ Quần Cống, với tên gọi là Giáo họ Nghiệp Thổ. Sau khi được nâng lên hàng Giáo xứ, Giáo họ đã đổi tên thành Giáo xứ Thánh Mẫu vì được dâng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa.
Giáo xứ Thánh Mẫu còn là một Giáo xứ nhỏ bé nữa vì chưa đầy tám trăm nhân danh.
Mặc dù mới mẻ và nhỏ bé như vậy, nhưng Giáo xứ Thánh Mẫu lại có một sự đóng góp đáng kể trong công cuộc đấu tranh dành Công Lý của Giáo Hội Bắc Việt trong thời gian qua. Tuyệt đại đa số các Giáo dân nơi đây đều có công ăn việc làm tại Hà Nội: từ nhặt ve chai tới quản trị kinh doanh; từ đạp xích lô tới chủ hãng Taxi, hầu như việc gì cũng có dân Thánh Mẫu. Không những thế, Giáo xứ Thánh Mẫu còn có một số đông các anh chị em sống đời Thánh Hiến đang theo học các lớp bồi dưỡng và dự bị tại Hà Nội. Trong số này, có những người đang là những cộng sự viên rất tích cực của Đức Tổng Giám Mục Giu-se Ngô Quang Kiệt.
Khi sáng kiến đốt nến cầu nguyện đòi Công Lý được đưa ra, thì tất cả mọi thành phần dân Chúa của Giáo xứ Thánh Mẫu đang tu nghiệp, học tập hay làm việc tại Hà Nội đều đã ủng hộ một cách rất hồ hởi. Họ thường xuyên có mặt tại các buổi cầu nguyện đó. Rồi khi ngọn nến được lan sang Giáo xứ Thái Hà, thì những người này cũng đến đó để chung lời nguyện ca. Hầu như không có buổi đốt nến cầu nguyện nào của hai nơi trên lại không có sự hiện diện của các giáo dân Giáo xứ Thánh Mẫu.
Nếu ai quan tâm thì hẳn đều đã biết, cụ bà ngồi cầu nguyện một mình mấy tiếng đồng hồ sáng hôm 19/09/2008 tại quảng trường Toà Khâm Sứ giữa sự vây bủa của hàng ngàn công an và chó nghiệp vụ, chính là một giáo dân của Giáo xứ Thánh Mẫu. Cụ bà này cũng là một trong rất nhiều các chị em Giáo xứ Thánh Mẫu thường xuyên túc trực và thay phiên nhau canh đêm tại Linh Địa Thái Hà.
Khi 8 Giáo dân của Giáo xứ Thái Hà bị triệu ra toà thì những người dân Thánh Mẫu cũng tay trong tay, cầm nhành lá Thiên Tuế, hô vang khẩu hiệu: THẢ NGƯỜI VÔ TỘI, và đồng hành với 8 vị anh hùng cho tới khi phiên toà kết thúc.
Việc Cha Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế ghé về thăm Giáo xứ Thánh Mẫu còn có một lý do khác nữa, đó là vì ở đây có một số người thuộc họ hàng máu mủ của Đức Tổng Kiệt, và một số đông khác thì thuộc về huyết tộc của Cha Bề Trên Giám Tỉnh.
Tuy nhiên, việc chính yếu của Cha Bề Trên không phải là ghé về thăm họ hàng thân tộc, nhưng là về đây để có ý nói lên lời cám ơn vì suốt thời gian qua, hầu như mọi thành phần dân Chúa của Giáo xứ Thánh Mẫu đều đã chung vai sát cánh với Cha, và với toàn thể Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam trong cuộc chiến chống lại sự bất công.
Khi đặt chân tới đất Thánh Mẫu, Cha Bề Trên đã không vào nhà thờ ngay, nhưng Ngài đã vào thẳng nhà của ông bà Cố Giu-se Trần Viết Ngân, song thân của một Linh mục Dòng Châu-sơn Đơn Dương. Bà Cố Ngân chính là cụ bà ngồi cầu nguyện một mình tại Toà Khâm Sứ được nhắc tới ở trên, và cũng là người không bỏ sót một đêm nào tại Linh Địa Thái Hà. Bà là người tỏ ra kính phục một cách đặc biệt đối với các Cha Dòng Chúa Cứu Thế, và sẵn sàng làm bất cứ công việc gì khi nhà Dòng cần đến. Ong Bà Cố đã xin Cha Giám Tỉnh chúc lành cho gia đình, nhưng Cha Giám Tỉnh đáp lại rằng, con đến đây không phải để chúc lành cho ông bà, nhưng là đến để nhận ơn lành từ gia đình ông bà bởi gia đình ông bà đang có quá nhiều phúc lành của Chúa.
Rời gia đình ông bà Cố Ngân, Cha Bề Trên Giám tỉnh tới ngay nhà thờ và cuộc rước nến bắt đầu vì mọi người đã tề tựu đông đủ.
Anh nến được đốt lên ngay chính giữa lòng nhà thờ, và chỉ trong vòng một lát sau thôi thì toàn nhà thờ đã tràn ngập ánh nến hồng. Trong buổi đốt nến này, hầu như trăm phần trăm số giáo dân của Giáo xứ đều có mặt (vì đang là dịp Tết), thêm vào đó là các Giáo dân của các Giáo xứ chung quanh cũng đến đây để chung lời nguyện ca, khiến cho cả nhà thờ chật ních người, và phải ngồi tràn ra bên ngoài. Tất cả mọi người đều nô nức phấn khởi cầm nến sáng trong tay. Các ông trong Hội Đồng Giáo xứ tỏ ra rất tích cực trong việc phát nến miễn phí cho những Giáo dân từ nơi khác đến.
Khi mà một rừng nến được thắp lên, khi mà cả nhà thờ đã tràn ngập ánh nến hồng thì cuộc rước nến bắt đầu. Dẫn đầu đoàn rước vẫn là Thánh Giá nến cao. Tiếp theo là các ban nhạc, hội đoàn. Có cả một đội Trống và một đội Trắc trông thật ngoạn mục. Ban Kèn Đồng cử những bài Thánh ca thật hùng tráng. Đoàn người bước đi trong hân hoan, miệng hát Thánh Ca và tay giơ cao ngọn nến sáng. Có lẽ chưa bao giờ người dân Thánh Mẫu lại tưng bừng trong bầu khí của một ngày hội như hôm nay: người người cầm nến sáng, người người hát Thánh ca. Tất cả đều đi trong đoàn rước, không ai đứng chầu rìa cả.
Đoàn rước bắt đầu từ trong nhà thờ và đi vòng khắp khuôn viên Thánh Đường. Thời gian của cuộc rước kéo dài khoảng gần một tiếng đồng hồ.
Gió bên ngoài nhà thờ rất to nên nhiều ngọn nến đã bị thổi tắt. Tuy nhiên, cứ tắt là người ta lại đốt lên, nên trong suốt cuộc rước, mặc dù gió lồng lộng thổi, nhưng không lúc nào đoàn rước bị mất lửa.
Khi đoàn rước trở lại vạch xuất phát tức là lòng nhà thờ thì tất cả mọi ngọn nến lại đều được thắp sáng. Nhìn toàn cảnh một rừng nến đang cháy sáng lòng tôi vô cùng súc động. Ôi Thánh Mẫu thân yêu, tuy ngươi thật bé nhỏ nhưng chí khí chống lại sự bất công thì lại thật quật cường nơi ngươi. Nhìn một rừng nến cháy sáng lung linh, tôi tự nhủ rằng, quỷ thần dù có ở tận đáy hoả ngục cũng phải khiếp sợ chứ nói chi đến những kẻ sống bất công làm điều gian ác trên đời.
Khi mọi người yên vị thì Thánh Lễ bắt đầu.
Cha bề Trên Giám Tỉnh chủ sự Thánh Lễ hôm nay. Ngài mời gọi mọi người hãy tiếp tục cầm nến sáng trong tay vì ngọn nến chính là biểu tượng của công lý, của sự thật. Ai yêu sự thật thì đến cùng ánh sáng để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa. Và thế là tất cả mọi ngọn nến mà mọi người đang cầm trên tay, đều được thắp sáng cho đến hết Thánh Lễ.
Trong bài giảng của mình, Cha Bề Trên lại tiếp tục nói về ý nghĩa của ánh sáng, ý nghĩa của ngọn nến mà mọi người đang cầm trên tay. Ngài nói rằng, Chúa Ky-tô chính là ánh sáng thế gian. Ai đi theo Chúa Ky-tô, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống. Ngọn nến mà mọi người đang cầm trên tay muốn nói lên rằng, chúng ta đang thuộc về Đức Ky-tô và đang bước đi trên con đường của Chúa Ky-tô.
Chẳng những là ánh sáng của thế gian mà Chúa Ky-tô còn là sự thật và là sự sống nữa. Vì thế, bước đi trong ánh sáng chính là bước đi trong sự thật. Mà sự thật thì giải phóng con người. Ơ đâu có ánh sáng, ở đó không còn chỗ cho bóng tối, không còn chỗ cho sự gian dối và bất công nữa. Giữa đêm tối mịt mù, người ta cảm thấy bất an và sợ hãi, nhưng khi đốt lên một ngọn nến, người ta liền cảm thấy an tâm và không còn sợ hãi chi. Giữa một xã hội đen tối đầy dẫy những bất công, người ta cảm thấy bế tắc và mất phương hướng. Tuy nhiên, thay vì ngồi đó mà than vãn và nguyền rủa bóng tối, người ta được mời gọi hãy thắp lên một ngọn nến hồng. Anh nến mà chúng ta đang cầm trên tay muốn nói lên rằng, chúng ta không thoả hiệp, không đồng loã với bóng tối, với những sự bất công đang tràn lan giữa xã hội chúng ta. Chúng ta muốn sống trong một xã hội đầy ánh sáng, tình thương và chân lý, bởi chỉ có chân lý mới giải thoát chúng ta.
Thánh Lễ tiếp tục với những nghi thức như thường lệ. Anh nến vẫn cháy lung linh khắp cùng nhà thờ. Lòng mỗi người lúc này như cũng muốn bừng cháy lên cùng với những ngọn nến hồng.
Cuối Thánh Lễ, một vị trong Ban Hành Giáo đã đọc bài diễn văn chúc mừng Xuân mới Cha Bề Trên Giám Tỉnh. Vị này cũng không quên cám ơn Cha vì đã không quản ngại đường xá xa xôi để về thăm một Giáo xứ vừa nhỏ bé lại vừa mới mẻ. Đồng thời, vị này cũng nhắc tới những gian lao vất vả mà Cha cũng như toàn thể Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã phải gánh chịu trong thời gian qua vì cuộc chiến chống lại sự bất công. Cuối cùng, đại diện cho mọi thành phần dân Chúa của Giáo xứ, vị này xin hứa sẽ tiếp tục đồng hành và chung vai sát cánh với Cha trong công cuộc mở mang Nước Chúa.
Đáp lại, Cha Bề Trên Giám Tỉnh đã cám ơn Cha Xứ và cám ơn tất cả mọi thành phần trong Giáo xứ vì đã dành cho Ngài một sự đón tiếp thật nồng hậu và chân thành. Cha Bề Trên cũng cám ơn mọi người vì đã chung vai sát cánh với Ngài và với toàn thể Anh Em của Ngài trong thời gian qua. Cuối cùng, Cha xin mọi người hãy tiếp tục cầu nguyện và đồng hành với Ngài trên những chặng đường tiếp theo.
Kết thúc Thánh Lễ, mọi người hân hoan ra về, trên tay cầm nến cháy sáng. Bên ngoài nhà thờ gió đã lặng nhưng bầu trời lại đen ngịt. Anh nến lung linh theo gót chân mỗi người về đến tận những nơi hang cùng ngõ cụt của Giáo xứ. Trời càng về khuya, ánh nến càng lung linh. Ai nấy đều muốn sao cho ngọn nến của mình cứ được cháy sáng mãi.
Paraguay-Khúc ngoặc mới trong sứ vụ truyền giáo
LM. Trần Xuân Sang. SVD.
23:13 18/02/2009
PARAGUAY – KHÚC NGOẶC MỚI TRONG SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO
Cuộc chia tay thầm lặng
Dịp Tết Âm lịch 2009, tôi có nhận được bài sai mới từ Hội Đồng Tỉnh Dòng Paraguay để làm một công việc mà trong lòng thật sự không vui cho lắm. Tôi sẽ trở thành một nhà đào tạo các tu sĩ linh mục tương lai của Dòng.
Tôi đã từng hai lần từ chối lời đề nghị khi bề trên tham vấn và yêu cầu để trở thành nhà đào tạo. Tôi đã trả lời với ngài rằng tôi không xứng đáng vì tôi cảm thấy có những điều không xứng hợp với vai trò của một nhà đào tạo. Tuy nhiên lần này ngài đã tha thiết mời tôi dấn thân và nghĩ đến Tỉnh Dòng về vấn đề ơn gọi và đào tạo trong Dòng. Cụ thể là trong năm vừa qua, rất nhiều chủng sinh đã thôi tu vì nhiều lý do khác nhau và hiện tại chỉ còn 3 khấn sinh đang học thần học và 2 tập sinh chuẩn bị khấn lần đầu. Nhìn tương lai của Nhà Dòng sau 100 năm hiện diện ở Paraguay mà giờ đây chỉ còn lại những nhà truyền giáo ngoại quốc già nua và các anh em tu sĩ linh mục bản xứ Paraguay chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thấy xót xa. Nghĩ đến đó tôi đã cúi đầu vâng phục bề trên và chuẩn bị khăn gói lên đường nhận nhiệm vụ mới.
Giáo dân xứ tôi nghe biết tôi sắp chuyển đi nơi khác họ buồn lắm. Tôi cũng thấy trong lòng xốn xang vì mục tử và đàn chiên vừa mới thân nhau mà giờ này lại từ giã nhau. Trước ngày tôi lên đường về trụ sở Dòng để chuyển tiếp lên địa điểm mới thì người dân trong xứ tôi đã đến nhà xứ rất đông và đem theo nhiều đồ ăn, thức uống để làm lễ chia tay. Nhiều cụ bà và cả các cô gái đã đến hôn tôi và khóc thật cảm động. Nhiều người nói rằng họ sẽ thuê xe để đưa tôi đến địa điểm mới nhưng tôi nói với họ rằng tôi rất cảm ơn lòng tốt của họ và tôi chỉ muốn đi trong âm thầm để giữ mãi những hình ảnh dễ thương này và mong ngày trở lại. Quả thực tôi chưa muốn rời nơi truyền giáo thân thương này nhưng vì thể theo lời khấn vâng lời tôi phải ra đi.
Cuộc hội ngộ bất ngờ
Sau khi rời vùng truyền giáo, tôi đã đến Trụ Sở Chính của Dòng ở Thủ Đô Asunción để có cuộc nói chuyện chính thức với cha Giám Tỉnh về bài sai mới của tôi và về hướng đi mới của Dòng.
Buối sáng ngày hôm sau khi tôi chuẩn bị dâng thánh lễ với anh em trong Dòng tại Nhà Chính, tôi đã bất ngời gặp vị tổng thống đương nhiệm của Paraguay- Fernando Lugo, cựu Giám mục của Giáo phận San Pedro và cũng là cựu Giám Tỉnh của Tỉnh Dòng Ngôi Lời Paraguay. Ông đã đến Nhà Dòng chúng tôi rất sớm với 3 vị cận vệ thân tín đế đàm đạo với một vị giám mục bạn của ông. Tôi nghĩ rằng ông đã quên tôi vì lúc này ông đã là nguyên thủ của một quốc gia dân chủ, và tôi cũng chẳng có gì đặc biệt để mà ông nhớ. Tuy nhiên tôi đã lầm! Khi chúng tôi chào nhau, ông đã gọi đúng tên tôi và còn hỏi thăm Cha Pedro Sâm, một linh mục Việt Nam đã từng làm việc ở Paraguay từ thập niên 90 và hiện nay cha Sâm đang làm việc ở Hàn Quốc và có những khóa giảng dạy tại Việt Nam. Năm 2008, trước kỳ Tổng Tuyển Cử tổng thống, tôi cũng có dịp nói chuyện riêng với ông. Phải thật sự nhìn nhận rằng ông là một con người khiêm nhường, đơn sơ và có tình có nghĩa. Sau khi đắc cử tổng thống, ông đã tuyên bố tiền lương của ông sẽ giành hết cho người nghèo. Và đã hơn 6 tháng làm tổng thống, ông đã thực hiện điều đó một cách đầy đủ. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau như những người anh em dù ông hiện giờ không còn đứng chung chuyến tuyến với chung tôi trong sứ mạng truyền giáo nữa. Ông cũng nói tôi cầu nguyện cho ông và cho đất nước Paraguay để những dự án và kế họach cải tổ của ông sớm được thực hiện. Ông cũng hỏi tôi lúc này làm việc ở đâu và khi biết rằng tôi sẽ nhận sứ mạng làm công tác đào tạo thì ông nói một ngày nào đó sẽ đến thăm chủng viện chúng tôi, nơi mà ông cũng từng là chú chủng sinh ở đó. Cuộc hội ngộ bất ngờ này để lại trong tôi một ấn tượng đẹp để hiểu rõ thêm một con người đã hết lòng vì dân, vì nước.
Một khúc ngoặc mới
Tôi đã đến miền Nam của Paraguay để nhận nhiệm vụ mới sau một thời gian làm việc truyền giáo tại các các giáo điểm miền Bắc. Lần này tôi phải nhận hai trách nhiệm: huấn luyện các chủng sinh tiền tập và tuyên úy cho những người di dân đến từ Âu châu. Quả thực hai công việc này đều mới lạ đối với một tu sĩ truyền giáo trẻ và thiếu kinh nghiệm như tôi. Đây quả thực là một khúc ngoặc mới trong cuộc sống truyền giáo của mình. Cũng giống như ngôn sứ Giê-rê-mi-a ngày xưa cũng có lần muốn thoái thác trong vai trò ngôn sứ khi nói với Chúa là ông còn quá trẻ không biết ăn, biết nói. Nhưng Chúa đã trấn an ông rằng Chúa luôn ở với ông (x. Gr 1, 4tt). Tôi cũng đã cố gắng vận dụng những gì đã được học để thi hành sứ vụ mới này.
Chủng viện hiện tôi đang phục vụ có một lịch sử rất lâu đời. Đây là chủng viện do chính các nhà truyền giáo Ngôi Lời người Đức thành lập để huấn luyện các chủng sinh trong nước cũng như các chủng sinh nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay việc tìm kiếm ơn gọi thật khó như mò kim đáy biển! Cũng không phải vì thế mà nhắm mắt lựa chọn các ứng sinh. Các chủng sinh của tôi có độ tuổi từ 20 đến 28 và đến từ nhiều vùng với những tập tục và văn hóa khác nhau. Nhiều lúc tôi tự hỏi làm sao một người Việt Nam tóc đen, da vàng như tôi lại có thể đứng trong vai trò đào tạo các chủng sinh ngoại quốc và làm tuyên úy cho những người di dân Âu châu, liệu có quá lắm không! Một người thân đã trấn an tôi qua điện thọai và nói đùa rằng giờ đây thời thế thay đổi rồi, Nhà Trắng ở Mỹ mà bây giờ đã được sơn Đen hết rồi (ý ông nói là người chủ Tòa Bạch Ốc hiện giờ là Obama người Mỹ gốc da đen).
Tôi muốn chia sẻ thêm về vùng đất mới mà tôi đã bắt đầu làm việc. Đây là thành phố tọa lạc ở miền Nam nước Paraguay, giáp với Argentina. Vùng này có rất đông người nước ngoài đến từ Ba-lan, Đức, Nga, Nhật, Brazil… sinh sống. Chính vì thế mà đời sống ở đây văn minh hơn, phát triển và an toàn hơn rất nhiều vùng khác trong đất nước. Vùng này cũng có nhiều nét văn hóa đa dạng và phong phú được kết tinh từ nhiều nền văn hóa khác, trong đó có lễ hội Carnaval truyền thống xuất hiện từ đầu thế kỷ XX. Mùa này là mùa Carnaval ở Encarnación cách chủng viện chúng tôi khoảng 30 phút xe. Phải thật sự nhìn nhận rằng con gái và phụ nữ ở vùng này đẹp và hấp dẫn thật vì mang nhiều dòng máu của người di dân nước ngoài. Mùa này vẫn còn nóng nực nên lễ hội Carnaval là dịp để các cô gái khoe nhan sắc qua các trang phục được kết bằng lông chim trông rất đẹp mắt. Cứ tối thứ 6 và thứ 7 hàng tuần người ta lại kéo ra các đường phố chính của Encarnación để tưng bừng lễ hội. Người ta còn tạt nước vào nhau và lấy làm thích thú. Một số trường học cũng chuẩn bị khai giảng năm học mới sau một kỳ hè dài từ giữa tháng 12 năm ngoái. Chủng viện của chúng tôi cũng đã khai giảng và đón nhận chủng sinh. Tôi cũng đã bù đầu trong việc lên kế hoạch cho niên khóa mới cũng như về vấn đề mục vụ cho người nước ngoài.
Một trang mới đã bắt đầu trong cuộc sống của tôi ở nơi đất khách quê người. Không biết rồi đây tôi có làm nên cơm cháo gì trong công việc trồng người này hay không nếu tôi không có ơn Chúa giúp cộng với sự nâng đỡ trong lời nguyện cầu của những người thân yêu, bè bạn và quí độc giả trong thời gian qua. Mùa Chay sắp đến gần với ngày Thứ Tư Lễ Tro sắp tới. Xin mọi người cùng nhau dọn lòng để bước vào mùa Chay và cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo của Giáo Hội cũng như cầu nguyện cho cho ơn gọi tận hiến.
Paraguay, 18/02/ 2009,
Lm. Trần Xuân Sang, SVD
Cuộc chia tay thầm lặng
Dịp Tết Âm lịch 2009, tôi có nhận được bài sai mới từ Hội Đồng Tỉnh Dòng Paraguay để làm một công việc mà trong lòng thật sự không vui cho lắm. Tôi sẽ trở thành một nhà đào tạo các tu sĩ linh mục tương lai của Dòng.
Tôi đã từng hai lần từ chối lời đề nghị khi bề trên tham vấn và yêu cầu để trở thành nhà đào tạo. Tôi đã trả lời với ngài rằng tôi không xứng đáng vì tôi cảm thấy có những điều không xứng hợp với vai trò của một nhà đào tạo. Tuy nhiên lần này ngài đã tha thiết mời tôi dấn thân và nghĩ đến Tỉnh Dòng về vấn đề ơn gọi và đào tạo trong Dòng. Cụ thể là trong năm vừa qua, rất nhiều chủng sinh đã thôi tu vì nhiều lý do khác nhau và hiện tại chỉ còn 3 khấn sinh đang học thần học và 2 tập sinh chuẩn bị khấn lần đầu. Nhìn tương lai của Nhà Dòng sau 100 năm hiện diện ở Paraguay mà giờ đây chỉ còn lại những nhà truyền giáo ngoại quốc già nua và các anh em tu sĩ linh mục bản xứ Paraguay chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thấy xót xa. Nghĩ đến đó tôi đã cúi đầu vâng phục bề trên và chuẩn bị khăn gói lên đường nhận nhiệm vụ mới.
Giáo dân xứ tôi nghe biết tôi sắp chuyển đi nơi khác họ buồn lắm. Tôi cũng thấy trong lòng xốn xang vì mục tử và đàn chiên vừa mới thân nhau mà giờ này lại từ giã nhau. Trước ngày tôi lên đường về trụ sở Dòng để chuyển tiếp lên địa điểm mới thì người dân trong xứ tôi đã đến nhà xứ rất đông và đem theo nhiều đồ ăn, thức uống để làm lễ chia tay. Nhiều cụ bà và cả các cô gái đã đến hôn tôi và khóc thật cảm động. Nhiều người nói rằng họ sẽ thuê xe để đưa tôi đến địa điểm mới nhưng tôi nói với họ rằng tôi rất cảm ơn lòng tốt của họ và tôi chỉ muốn đi trong âm thầm để giữ mãi những hình ảnh dễ thương này và mong ngày trở lại. Quả thực tôi chưa muốn rời nơi truyền giáo thân thương này nhưng vì thể theo lời khấn vâng lời tôi phải ra đi.
Cuộc hội ngộ bất ngờ
Sau khi rời vùng truyền giáo, tôi đã đến Trụ Sở Chính của Dòng ở Thủ Đô Asunción để có cuộc nói chuyện chính thức với cha Giám Tỉnh về bài sai mới của tôi và về hướng đi mới của Dòng.
Buối sáng ngày hôm sau khi tôi chuẩn bị dâng thánh lễ với anh em trong Dòng tại Nhà Chính, tôi đã bất ngời gặp vị tổng thống đương nhiệm của Paraguay- Fernando Lugo, cựu Giám mục của Giáo phận San Pedro và cũng là cựu Giám Tỉnh của Tỉnh Dòng Ngôi Lời Paraguay. Ông đã đến Nhà Dòng chúng tôi rất sớm với 3 vị cận vệ thân tín đế đàm đạo với một vị giám mục bạn của ông. Tôi nghĩ rằng ông đã quên tôi vì lúc này ông đã là nguyên thủ của một quốc gia dân chủ, và tôi cũng chẳng có gì đặc biệt để mà ông nhớ. Tuy nhiên tôi đã lầm! Khi chúng tôi chào nhau, ông đã gọi đúng tên tôi và còn hỏi thăm Cha Pedro Sâm, một linh mục Việt Nam đã từng làm việc ở Paraguay từ thập niên 90 và hiện nay cha Sâm đang làm việc ở Hàn Quốc và có những khóa giảng dạy tại Việt Nam. Năm 2008, trước kỳ Tổng Tuyển Cử tổng thống, tôi cũng có dịp nói chuyện riêng với ông. Phải thật sự nhìn nhận rằng ông là một con người khiêm nhường, đơn sơ và có tình có nghĩa. Sau khi đắc cử tổng thống, ông đã tuyên bố tiền lương của ông sẽ giành hết cho người nghèo. Và đã hơn 6 tháng làm tổng thống, ông đã thực hiện điều đó một cách đầy đủ. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau như những người anh em dù ông hiện giờ không còn đứng chung chuyến tuyến với chung tôi trong sứ mạng truyền giáo nữa. Ông cũng nói tôi cầu nguyện cho ông và cho đất nước Paraguay để những dự án và kế họach cải tổ của ông sớm được thực hiện. Ông cũng hỏi tôi lúc này làm việc ở đâu và khi biết rằng tôi sẽ nhận sứ mạng làm công tác đào tạo thì ông nói một ngày nào đó sẽ đến thăm chủng viện chúng tôi, nơi mà ông cũng từng là chú chủng sinh ở đó. Cuộc hội ngộ bất ngờ này để lại trong tôi một ấn tượng đẹp để hiểu rõ thêm một con người đã hết lòng vì dân, vì nước.
Một khúc ngoặc mới
Tôi đã đến miền Nam của Paraguay để nhận nhiệm vụ mới sau một thời gian làm việc truyền giáo tại các các giáo điểm miền Bắc. Lần này tôi phải nhận hai trách nhiệm: huấn luyện các chủng sinh tiền tập và tuyên úy cho những người di dân đến từ Âu châu. Quả thực hai công việc này đều mới lạ đối với một tu sĩ truyền giáo trẻ và thiếu kinh nghiệm như tôi. Đây quả thực là một khúc ngoặc mới trong cuộc sống truyền giáo của mình. Cũng giống như ngôn sứ Giê-rê-mi-a ngày xưa cũng có lần muốn thoái thác trong vai trò ngôn sứ khi nói với Chúa là ông còn quá trẻ không biết ăn, biết nói. Nhưng Chúa đã trấn an ông rằng Chúa luôn ở với ông (x. Gr 1, 4tt). Tôi cũng đã cố gắng vận dụng những gì đã được học để thi hành sứ vụ mới này.
Chủng viện hiện tôi đang phục vụ có một lịch sử rất lâu đời. Đây là chủng viện do chính các nhà truyền giáo Ngôi Lời người Đức thành lập để huấn luyện các chủng sinh trong nước cũng như các chủng sinh nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay việc tìm kiếm ơn gọi thật khó như mò kim đáy biển! Cũng không phải vì thế mà nhắm mắt lựa chọn các ứng sinh. Các chủng sinh của tôi có độ tuổi từ 20 đến 28 và đến từ nhiều vùng với những tập tục và văn hóa khác nhau. Nhiều lúc tôi tự hỏi làm sao một người Việt Nam tóc đen, da vàng như tôi lại có thể đứng trong vai trò đào tạo các chủng sinh ngoại quốc và làm tuyên úy cho những người di dân Âu châu, liệu có quá lắm không! Một người thân đã trấn an tôi qua điện thọai và nói đùa rằng giờ đây thời thế thay đổi rồi, Nhà Trắng ở Mỹ mà bây giờ đã được sơn Đen hết rồi (ý ông nói là người chủ Tòa Bạch Ốc hiện giờ là Obama người Mỹ gốc da đen).
Tôi muốn chia sẻ thêm về vùng đất mới mà tôi đã bắt đầu làm việc. Đây là thành phố tọa lạc ở miền Nam nước Paraguay, giáp với Argentina. Vùng này có rất đông người nước ngoài đến từ Ba-lan, Đức, Nga, Nhật, Brazil… sinh sống. Chính vì thế mà đời sống ở đây văn minh hơn, phát triển và an toàn hơn rất nhiều vùng khác trong đất nước. Vùng này cũng có nhiều nét văn hóa đa dạng và phong phú được kết tinh từ nhiều nền văn hóa khác, trong đó có lễ hội Carnaval truyền thống xuất hiện từ đầu thế kỷ XX. Mùa này là mùa Carnaval ở Encarnación cách chủng viện chúng tôi khoảng 30 phút xe. Phải thật sự nhìn nhận rằng con gái và phụ nữ ở vùng này đẹp và hấp dẫn thật vì mang nhiều dòng máu của người di dân nước ngoài. Mùa này vẫn còn nóng nực nên lễ hội Carnaval là dịp để các cô gái khoe nhan sắc qua các trang phục được kết bằng lông chim trông rất đẹp mắt. Cứ tối thứ 6 và thứ 7 hàng tuần người ta lại kéo ra các đường phố chính của Encarnación để tưng bừng lễ hội. Người ta còn tạt nước vào nhau và lấy làm thích thú. Một số trường học cũng chuẩn bị khai giảng năm học mới sau một kỳ hè dài từ giữa tháng 12 năm ngoái. Chủng viện của chúng tôi cũng đã khai giảng và đón nhận chủng sinh. Tôi cũng đã bù đầu trong việc lên kế hoạch cho niên khóa mới cũng như về vấn đề mục vụ cho người nước ngoài.
Một trang mới đã bắt đầu trong cuộc sống của tôi ở nơi đất khách quê người. Không biết rồi đây tôi có làm nên cơm cháo gì trong công việc trồng người này hay không nếu tôi không có ơn Chúa giúp cộng với sự nâng đỡ trong lời nguyện cầu của những người thân yêu, bè bạn và quí độc giả trong thời gian qua. Mùa Chay sắp đến gần với ngày Thứ Tư Lễ Tro sắp tới. Xin mọi người cùng nhau dọn lòng để bước vào mùa Chay và cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo của Giáo Hội cũng như cầu nguyện cho cho ơn gọi tận hiến.
Paraguay, 18/02/ 2009,
Lm. Trần Xuân Sang, SVD
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Một nhà thờ cho thành phố Đồng Hới
Lữ Giang
04:12 18/02/2009
Một nhà thờ cho TP Đồng Hới
Hôm 15.2.2009, phái đoàn ngoại giao Toà Thánh Vatican do Đức ông Pietro Parolin, thứ trưởng Ngoại giao, đặc trách các vấn đề quan hệ với các quốc gia, làm trưởng Phái đoàn, cùng với Đức ông Phanxico Cao Minh Dung, đặc trách vùng Đông Nam Á Châu của phủ Quốc Vụ Khanh, và Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, vụ trưởng Bộ Truyền Giáo, đã đến viếng thăm Việt Nam. Phái đoàn sẽ thăm và làm việc ở Việt Nam từ 16 đến 21.2.2009. Đây là lần viếng thăm thứ 16 của phái đoàn và là lần viếng thăm thứ tư của Đức Ông Parolin, thứ trưởng ngoại giao của Toà Thánh.
Bản tin của AP ngày 12.2.2009 cho biết từ nhiều năm nay hai bên đã thảo luận về việc có thể mở lại quan hệ ngoại giao với nhau, dù các cuộc thảo luận trước đây diễn ra với sự tham dự của các giới chức Việt Nam ở một cấp bậc thấp hơn. Tuần tới đánh dấu lần đầu tiên vấn đề này được chính Bộ Ngoại Giao đảm nhận, và đây có thể là một dấu hiệu cho thấy các cuộc thảo luận đang trên đà tiến triển.
Trong khi đó, một số bản tin hay bình luận “kiểu tung bong bóng” được đưa ra nhằm “hướng dẫn” phái đoàn Toà Thánh đi vào những vấn đề mà họ cho rằng đáng quan tâm. Nhưng trước khi lên đường, phái đoàn đã nhận chỉ thị của Toà Thánh về những vấn đề sẽ phải thảo luận và đường lối giải quyết của Toà Thánh nên những tin hay bình luận kiểu này sẽ không ảnh hưởng gì.
Tuy nội dung của các cuộc thảo luận chưa được tiết lộ, nhưng sau đây là những vấn đề còn tồn động giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính Phủ Việt Nam chỉ mới được giải quyết một phần trong các lần trước:
1. Vấn đề bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam
2. Việc bổ nhiệm một số giám mục cho các giáo phận còn chưa có giám mục. Giáo Hội muốn được tự do bổ nhiệm các giám mục cho các giáo phận vì đó là việc nội bộ của Giáo hội.
3. Giáo Hội muốn chính quyền Việt Nam trả lại các cơ sở tôn giáo thuộc Giáo hội, đặc biệt Toà Khâm Sứ cũ ở Hà Nội và Đại Chủng Viện Pio X ở Đà Lạt.
4. Giáo Hội muốn tham gia vào việc giáo dục như: mở các trường đại học, trung học và tiểu học để phục vụ quần chúng và đặc biệt giới trẻ, góp phần vào việc kiến tạo đất nước và giáo hội.
5. Giáo Hội muốn tham gia vào các công tác từ thiện, bác ái, như mở bệnh viện, cô nhi viện, nhà phát thuốc, v.v... hầu phục vụ dân nghèo và những người bị xã hội bỏ rơi không được ai chăm sóc...
Hôm nay, nhân dịp phái đoàn Toà Thánh đến thăm Việt Nam, chúng tôi xin nêu lên một vấn đề, tuy thuộc phạm vi điạ phương, nhưng cũng rất quan trọng, đó là yêu cầu được tái thiết lại một thánh đường tại thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình. Thành phố này đã bị bom đạn san bằng trong chiến tranh, nay đã được tái thiết, trừ ngôi thánh đường lớn nhất của tỉnh Quảng Bình. Đây là một thành phố duy nhất trên toàn quốc không một cơ sở công giáo nào được phục hồi và hoạt động.
VÀI NÉT VỀ QUẢNG BÌNH & ĐỒNG HỚI
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải ở Trung Việt, bắc giáp Hà Tỉnh, nam giáp Quảng Trị, tây giáp Lào, và phía đông là Biển Đông có bờ biển rất đẹp với các đảo Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, Hòn Cỏ và Hòn Chù. Diện là tỉnh Quảng Bình là 8065,27 km2. Dân số 831.600 người. Phong cảnh nổi tiếng nhất là Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cách thành phố Đồng Hới 50 km, Vào năm 2003, phong cảnh này đã UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Động Phong Nha dài 7729 m, có 14 hang do dòng sông ngầm dài 13.969m hoà tan đá vôi tạo thành. Vì thế, du khách, nhất là người ngoại quốc, cứ đua nhau kéo nhau về đây.
Ngoài trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có 6 huyện với tổng cộng có 159 xã, phường và thị trấn (cả Đồng Hới). Sáu huyện là: Bố Trạch, Lệ Thủy, Minh Hóa, Quảng Trạch, Quảng Ninh và Tuyên Hóa.
NHỮNG NGÀY ĐIÊU TÀN
Sau khi Hiệp Định Genève 1954 được ký kết, tỉnh Quảng Bình được trao cho Việt Minh. Quân đội, công chức và dân chúng khắp nơi trong tỉnh tìm mọi phương tiện để rời khỏi Quảng Bình. Hai phương tiện được dùng để di cư đồng bào một cách nhanh chóng là tàu thủy và máy bay.
Lúc đó tôi và một số anh em đã tham gia vào toán tiếp cư do linh mục Georges Neyroud, tuyên úy Quân Đội Pháp thành lập. Ngày 1.8.1954, linh mục cho biết linh mục phải vào gấp Đồng Hà và Đà Nẵng để lo cho đồng bào mới vào. Linh mục cần mấy người biết tiếng Pháp ở lại tiếp tục đón tiếp các đồng bào ở xa tới và cấp giấy cho họ đi.
Gia đình chúng tôi đã vào Đà Nẵng hết rồi, nhưng tôi và một số anh em vẫn còn ở lại lo công việc tiếp cư. Khi nghe Linh mục Georges Neyroud hỏi như trên, tôi, anh Nguyễn Kim Thuyên và anh Lê Trung Tha xin tình nguyện ở lại. Thấy chúng tôi còn quá nhỏ, ông hơi do dự, nhưng không còn ai khác, mọi người đã lo đi càng sớm càng tốt, nên ông đành chấp nhận cho chúng tôi ở lại và giới thiệu một Trung Úy người Pháp đến làm việc chung với chúng tôi. Ông ném lại cho chúng tôi hai tạ gạo và một thùng lựu đạn OF. Đó là lương thực của chúng tôi. Mỗi ngày chúng tôi đem một trái lựu đạn OF ném xuống sông Nhật Lệ rồi lặn xuống bắt cá đem lên luộc ăn với cơm. Sông Nhật Lệ quá nhiều cá nên có khi chúng tôi ăn cá thay cơm.
Sáng 8.8.1954, Trung Úy ngưới Pháp đến báo tin cho chúng tôi biết phải rời thành phố chiều hôm nay và phải đi bằng đường bộ vượt qua sông Bến Hải, vì không còn phương tiện tàu thủy hay máy bay nữa. Con đường từ Đồng Hới đến Bến Hải dài 71 cây số. Cách đây một năm, ba chúng tôi đã dám vượt qua các bãi mìn, đi bộ từ Bến Hải đến Đống Hới, nên khi được bảo phải đi bằng đường bộ, chúng tôi không có chút lo ngại nào. Đúng là điếc không sợ súng!
Chiều hôm đó, khi chúng tôi qua khỏi phà Quản Hàu, cách thành phố Đồng Hới khoảng 3 cây số, quay nhìn lại thì thành phố đang cháy!
Trong thời gian chiến tranh, ba tỉnh bị lãnh bom đạn của Mỹ nhiều nhất là Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Riêng tỉnh Quảng Bình bị oanh tạc nặng nề nhất vì nằm sát với vỹ tuyến 17. Người ta ước lượng từ 1965 đến 1972 đã có khoảng 40.000 phi vụ oanh tạc Quảng Bình và khoảng 3.000 trận pháo kích do các tàu chiến ở ngoài khơi hay phía Nam bờ Bền Hải bắn vào. Vì thế, Quảng Bình gần như bằng địa. Không một chiếc cầu nào bắc qua quốc lộ 1 còn tồn tại và quốc lộ này không còn xử dụng được nữa. Dân chúng phải di tản ra khỏi vùng ven biển. Thành phố Đồng Hới được dời lên Cổn ở vùng núi phía Tây...
Ngôi nhà thờ lớn nhất và đẹp nhất của thành phố Đồng Hới và tỉnh Quảng Bình là nhà thờ Tam Toà đã bị máy bay Mỹ phá sập vào năm 1968, chỉ còn chừa lại cái tháp cao chơi vơi. Hình như người Mỹ muốn giữ lại cát tháp này làm một dấu ghi nhớ (point de repère) để mỗi khi trở lại oanh tạc Đồng Hới, cứ theo dấu đó mà lao vào.
Năm 1987, khi tôi trở lại thăm thành phố Đồng Hới thì thấy gần như không còn hòn đá nào chồng trên hòn đá nào. Ngoài cái tháp nhà thờ Tam Toà, không còn nhà của hay đường sá gì. Tôi không thể nhận ra ngôi nhà tôi ở và ngôi trường tôi học khi còn nhỏ nằm ở đâu. Lũy Thầy hay Lũy Trường Dục không còn dấu vết gì. Thành Đồng Hới được Vua Mênh Mạng cho xây cất năm 1825 gióng như kiểu thành Huế nhưng nhỏ hơn, nay chỉ còn mấy khúc tường ngắn. Phải đến năm 1989, khi Quảng Bình được tách ra khỏi tỉnh Bình Trị Thiên, nhờ sự giúp đỡ của Cuba và Pháp, Đồng Hới mới được tái thiết lại và năm 2004 được nâng lên hàng thành phố loại 3. Bây giờ Đồng Hới trông rất hoành tráng nhưng khu nhà thờ Tam Toà vẫn còn là một bãi đất vắng với cái tháp nhà thờ sứt mẽ đứng chơi vơi. Ngày 26.3.1997, UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định lấy nhà thờ Tam Tòa làm “di tích tội ác chiến tranh của Mỹ”!
VÀI NÉT VỀ TAM TOÀ
Giáo xứ Tam Toà có một tiến trình lịch sử khá bi thương nhưng cũng rất kiên cường. Giáo xứ Tam Tòa được thành lập khoảng năm 1631, lúc đầu với cái tên là giáo xứ Động Hải (tên làng nơi lập giáo xứ) hay còn được gọi là Họ Lũy (tức Lũy Thầy hay Lũy Trường Dục). Năm 1798, sau khi lực lượng Chúa Trịnh chiếm được Đàng Trong và san bằng Lũy Thầy, giáo xứ Động Hải được chuyển về khu vực Sáo Bùn thuộc phường Phú Hải ở phiá Nam, cách Đồng Hới khoảng 4 cây số, và lấy tên địa phương là giáo xứ Sáo Bùn. Ngày 24.6.1886, quân Văn Thân mở cuộc tấn công giáo xứ Sáo Bùn, đốt nhà thờ và giết 52 giáo dân đang ẩn trốn trong nhà thờ.
Sau khi các vụ bách hại chấm dứt, Linh mục Claude Bonin đã tập trung các giáo dân tỵ nạn ở phía nam Quảng Bình lại và quyết định thành lập một giáo xứ mới ở phía bắc thành Động Hải (sau này gọi là Đồng Hới) và lấy tên là giáo xứ Tam Tòa, vì nơi đây có miếu Tam Tòa hư hỏng, bỏ hoang từ lâu. Ngôi thánh đường Tam Tòa đầu tiên được linh mục Claude Bonin (1839 – 1825)) xây dựng và khánh thành vào ngày 8.12.1887.
Nếu Linh mục Claude Bonin là người có công thành lập giáo xứ Tam Tòa thì Linh mục Réné Toussaint Morineau (thường gọi là Cố Trung) là người có công lớn trong việc xây dựng giáo xứ Tam Tòa. Năm 1934, ngài được bổ nhiệm làm Chánh xứ Tam Tòa. Tại đây, ngài đã thực hiện những công trình lớn sau đây:
- Năm 1940 xây cất nhà thờ Tam Tòa (hiện nay chỉ còn lại cái tháp).
- Làm nhà cha sở trong một khu vườn rộng rất đẹp và khang trang.
- Thiết lập hệ thống đường sá trong giáo xứ, nhất là con đường nối liền nhà thờ với quốc lộ 1.
- Vận động sở Công Chánh xây một bờ đê kiên cố từ Cầu Mụ Kề đến hết nhà cha xứ.
- Xây dựng trường Sainte Marie.
- Xây Dòng Mến Thánh Giá đối diện với nhà cha sở.
- Xây nhà dục anh ở cuối làng để nuôi trẻ mồ côi.
Những công trình xây cất của giáo xứ Tam Tòa mà chúng ta thấy trước khi rời Tam Tòa năm 1954 đều do cha Morineau xây. Giáo xứ Tam Toà về sau đã trở thành một giáo xứ lớn nhất của tỉnh Quảng Bình và thuộc Giáo Phận Huế. Năm 1953, DHY Nguyễn Văn Thuận, sau khi chịu chức Linh Mục, đã đến làm cha phó của giáo xứ này đầu tiên.
Sau Hiệp Định Genève năm 1954, gần như toàn bộ giáo dân giáo xứ Tam Tòa đã đi cư vào thành phố Đà Nẵng. Phần phía nam Quảng Bình được giao cho Giáo Phận Vinh. Giáo dân còn lại ở phiá nam sông Giang do hai Linh mục Trần Quang Nghiêm và Lương Minh Thể coi sóc. Đến năm 1962, Linh mục Thể qua đời, và năm 1964, khi Mỹ bắt đầu oanh tạc Quảng Bình, cả thành phố dời vào trong núi, tất cả dân cư đểu phài đi theo. Năm 1968, nhà thờ Tam Toà bị bom phá sập.
NIỀM TIN SỐNG LẠI
Quảng Bình từ sông Gianh trở vào vốn thuộc Giáo Phận Huế, nên Đức TGM Nguyễn Như Thể đã nhiều lần xin chính quyền Quảng Bình cho một linh mục ở Huế ra làm mục vụ cho giáo dân Quảng Bình, nhưng bị từ chối. Một linh mục đã đến quan sát tình hình tại chỗ nhưng bị đưổi về.
Trong thời gian “cải tạo xã hội chủ nghĩa”, chính quyền các tỉnh Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định vốn nổi tiếng sắt máu.
Vì không được phái linh mục đến làm mục vụ tại Quảng Bình, ngày 15.5.2006, Đức Cha Nguyễn Như Thể, TGM Giáo Phận Huế, đã bàn giao giáo hạt Nam Quảng Bình cho Giáo Phận Vinh. Linh mục Lê Thanh Hồng được Đức Giám Mục Giáo Phận Vinh cử vào quản xứ Sen Bàng (phía tây Đồng Hới, sát chân núi) và các xứ còn lại từ Đồng Hới trở vào. Từ đó, các tín hữu Tam Tòa và một số giáo xứ lân cận mới tìm lại với nhau và hiện nay đã có khoảng 1.000 người. Nhưng vì không có nhà thờ nên mọi sinh hoạt tạm thời được tổ chức tại nhà một giáo dân, trên đường Nguyễn Du, cách nền nhà thờ cũ hơn 100 mét về phía Tây Bắc.
Ngày 8.12.2007, 13 linh mục cùng khoảng 1.000 tín hữu đã rước kiệu và dâng thánh lễ đầu tiên tại nền nhà thờ Tam Tòa cũ.
Hôm mồng 7 Tết Mậu Tý (2008), các giáo dân thuộc phía nam Quảng Bình tập họp về phường Đồng Mỹ, thành phố Đồng Hới, tìm đến nền nhà thờ Tam Tòa cũ với tháp chuông trơ trọi để hiệp dâng thánh lễ. Khoảng 11 giờ trưa, một đoàn rước kiệu với tượng Chúa chịu nạn đi đầu, theo sau là 17 linh mục và Đức Cha Cao Đình Tuyên, Giám Mục Giáo Phận Vinh, các nam nữ tu sĩ và giáo dân, đã tiến về nền nhà thờ cũ. Tại đây, Đức Giám Mục và long trọng dâng thánh lễ, mở đầu cho sự hồi sinh của giáo xứ Tam Tòa.
Linh mục Tổng Đại Diện Giáo Phận Vinh đã tuyên bố: “Nơi mảnh đất Tam Tòa này đã làm phát sinh những nhân vật vĩ đại như Đức cha phó Nha Trang Giuse Võ Đức Minh, nhà thơ Hàn Mạc Tử; và nhất là nhiều vị tử đạo khác. Với trang sử hào hùng, tuyệt đẹp đó, chúng ta mong ước ngôi nhà thờ sớm được phép tái thiết để trở thành một trung tâm của văn hóa đạo và đời.”
Hôm 2.2.2009 vừa qua, Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên lại đến chủ sự thánh lễ cầu bằng yên năm mới tại khuôn viên nhà thờ Tam Toà. Cùng đồng tế có Linh mục Võ Thanh Tâm, tổng đại diện giáo phận Vinh và 14 linh mục trong giáo phận với sự tham dự của hơn 1000 giáo dân.
Giáo Phận Vinh, mặc dầu phải trải qua nhiều biến cố đau thương, vẫn phát triển rất mạnh. Sau cuộc di cư năm 1954, số giáo dân của Giáo Phận Vinh chỉ còn lại 156.195 giáo hữu với 124 linh mục và 54 nữ tu. Đến năm 1994 số giáo dân đã tăng lên 385.840 và năm 2008 là khoảng 447.000. Vinh trở thành một trong những giáo phận lớn nhất của Việt Nam.
Số giáo dân Quảng Bình còn lại sau cuộc di cư năm 1954 đều nằm trong hạt Bình Chính với 24 giáo xứ, trong đó có nhiều giáo xứ rất lớn, có đông giáo dân (từ 3000 trở lên) như Giáp Tam, Chợ Sáng, Cầu Nâm, Đan Sa, Hướng Phương, Kinh Nhuận, Vĩnh Phước II, v.v. Tất cả các giáo xứ này đều nằm trong hai huyện Bố Trạch và Quảng Trạch ở phiá bắc Quảng Binh, cách xa thành phố Hới.
Tỉnh Quảng Bình hiện nay đã có trên 100.000 giáo dân, nhưng thành phố Đồng Hới lại không được phép thành lập một giáo xứ và xây cất một nhà thờ. Tại sao?
Như đã nói ở trên, vì không có nhà thờ, mọi sinh hoạt của giáo dân ở vùng Đồng Hới đều phải tạm thời được tổ chức tại nhà một giáo dân, cách nền nhà thờ Tam Toà cũ hơn 100 mét về phía Tây Bắc.
Trong Chỉ Thị 1940/CT-TTg ngày 31.12.2008 về nhà đất liên quan đến tôn giáo, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có nói:
“Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đoàn kết dân tộc. Đảng và Nhà Nước tôn trọng, bảo đảm quyền sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật và các nhu cầu chính đáng về nhà, đất để phục vụ mục đích tôn giáo của tổ chức, tín đồ tôn giáo.”
Với những tài liệu chúng tôi đã trình bày trên, ai cũng thấy việc cho thành lập lại giáo xứ Tam Toà và cho xây cất lại nhà thờ Tam Toà là “nhu cầu chính đáng... để phục vụ mục đích tôn giáo” của giáo dân tại đây.
Một cuộc thăm dò cho biết nhiều viên chức chính quyền tỉnh Quảng Bình cũng nhận thấy rằng Đồng Hới cần có một nhà thờ để du khách công giáo không phải rời Quảng Bình trong hai ngày thứ bảy hay Chuá Nhật vì sở bỏ lễ. Thế thì tại sao chính quyền địa phương vẫn không chấp nhận cho tái lập lại giáo xứ Tam Toà và tái thiết nhà thờ Tam Toà?
Nhà cầm quyền nói rằng không thể cho tái thiết lại nhà thờ Tam Toà ở chỗ cũ vì ngày 26.3.1997, UBND tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định lấy nhà thờ Tam Tòa làm “di tích tội ác chiến tranh của Mỹ”! Nhưng lý do này không còn đứng vững nữa, vì hiện nay Đảng và Nhà Nước đã thay đổi chủ trương: Trước đây Đảng và Nhà Nước chủ trương “Chống Mỹ cứu nước” nay đã quay lại “Nhờ Mỹ cứu Đảng” nên lý do UBND tỉnh Quảng Bình nêu ra không còn đứng vững nữa.
Vã lại, cấu trúc của tháp nhà thờ Tam Toà còn lại là một cấu trúc không bền vững, có thể đổ xuống bất cứ lúc nào. Không lẽ lúc đó chính quyền sẽ xây lại như “Quảng Bình Quan” để làm di tích sao?
Dầu sao, chính quyền địa phương cũng đã tạo điều kiện cho Đức Giám Mục Giáo Phận Vinh, các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân hai lần đến tập họp tại nền nhà thờ Tam Toà cũ để rước kiệu và dâng thánh lễ, chúng tôi hy vọng chính quyền xẽ bước xa thêm một bước nữa.
Trước cuộc di cư năm 1954, Toà Thánh Vatican đã có ý định thành lập Giáo Phận Quảng Bình gồm hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình vì giáo dân giáo phận Vinh quá đông, nhưng vì chiến tranh nên ý định đó không thực hiện được. Nay chiến tranh đã chấm dứt, Giáo Hội sẽ trở lại chủ trương này với Toà Giám Mục đặt tại Đồng Hới. Do đó trong tương lai Giáo Hội cũng cần một khu nhà thờ và Toà Giám Mục khang trang ở Đồng Hới.
Chúng tôi mong rằng chính quyền và giáo quyền tại địa phương sẽ có những buổi họp để tìm phương cách thi hành Chỉ Thị 1940/CT-TTg ngày 31.12.2008 của Thủ Tướng, “bảo đảm quyền sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật và các nhu cầu chính đáng về nhà, đất để phục vụ mục đích tôn giáo của tổ chức, tín đồ tôn giáo.”
Hôm 15.2.2009, phái đoàn ngoại giao Toà Thánh Vatican do Đức ông Pietro Parolin, thứ trưởng Ngoại giao, đặc trách các vấn đề quan hệ với các quốc gia, làm trưởng Phái đoàn, cùng với Đức ông Phanxico Cao Minh Dung, đặc trách vùng Đông Nam Á Châu của phủ Quốc Vụ Khanh, và Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, vụ trưởng Bộ Truyền Giáo, đã đến viếng thăm Việt Nam. Phái đoàn sẽ thăm và làm việc ở Việt Nam từ 16 đến 21.2.2009. Đây là lần viếng thăm thứ 16 của phái đoàn và là lần viếng thăm thứ tư của Đức Ông Parolin, thứ trưởng ngoại giao của Toà Thánh.
Bản tin của AP ngày 12.2.2009 cho biết từ nhiều năm nay hai bên đã thảo luận về việc có thể mở lại quan hệ ngoại giao với nhau, dù các cuộc thảo luận trước đây diễn ra với sự tham dự của các giới chức Việt Nam ở một cấp bậc thấp hơn. Tuần tới đánh dấu lần đầu tiên vấn đề này được chính Bộ Ngoại Giao đảm nhận, và đây có thể là một dấu hiệu cho thấy các cuộc thảo luận đang trên đà tiến triển.
Trong khi đó, một số bản tin hay bình luận “kiểu tung bong bóng” được đưa ra nhằm “hướng dẫn” phái đoàn Toà Thánh đi vào những vấn đề mà họ cho rằng đáng quan tâm. Nhưng trước khi lên đường, phái đoàn đã nhận chỉ thị của Toà Thánh về những vấn đề sẽ phải thảo luận và đường lối giải quyết của Toà Thánh nên những tin hay bình luận kiểu này sẽ không ảnh hưởng gì.
Tuy nội dung của các cuộc thảo luận chưa được tiết lộ, nhưng sau đây là những vấn đề còn tồn động giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính Phủ Việt Nam chỉ mới được giải quyết một phần trong các lần trước:
1. Vấn đề bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam
2. Việc bổ nhiệm một số giám mục cho các giáo phận còn chưa có giám mục. Giáo Hội muốn được tự do bổ nhiệm các giám mục cho các giáo phận vì đó là việc nội bộ của Giáo hội.
3. Giáo Hội muốn chính quyền Việt Nam trả lại các cơ sở tôn giáo thuộc Giáo hội, đặc biệt Toà Khâm Sứ cũ ở Hà Nội và Đại Chủng Viện Pio X ở Đà Lạt.
4. Giáo Hội muốn tham gia vào việc giáo dục như: mở các trường đại học, trung học và tiểu học để phục vụ quần chúng và đặc biệt giới trẻ, góp phần vào việc kiến tạo đất nước và giáo hội.
5. Giáo Hội muốn tham gia vào các công tác từ thiện, bác ái, như mở bệnh viện, cô nhi viện, nhà phát thuốc, v.v... hầu phục vụ dân nghèo và những người bị xã hội bỏ rơi không được ai chăm sóc...
Hôm nay, nhân dịp phái đoàn Toà Thánh đến thăm Việt Nam, chúng tôi xin nêu lên một vấn đề, tuy thuộc phạm vi điạ phương, nhưng cũng rất quan trọng, đó là yêu cầu được tái thiết lại một thánh đường tại thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình. Thành phố này đã bị bom đạn san bằng trong chiến tranh, nay đã được tái thiết, trừ ngôi thánh đường lớn nhất của tỉnh Quảng Bình. Đây là một thành phố duy nhất trên toàn quốc không một cơ sở công giáo nào được phục hồi và hoạt động.
VÀI NÉT VỀ QUẢNG BÌNH & ĐỒNG HỚI
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải ở Trung Việt, bắc giáp Hà Tỉnh, nam giáp Quảng Trị, tây giáp Lào, và phía đông là Biển Đông có bờ biển rất đẹp với các đảo Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, Hòn Cỏ và Hòn Chù. Diện là tỉnh Quảng Bình là 8065,27 km2. Dân số 831.600 người. Phong cảnh nổi tiếng nhất là Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cách thành phố Đồng Hới 50 km, Vào năm 2003, phong cảnh này đã UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Động Phong Nha dài 7729 m, có 14 hang do dòng sông ngầm dài 13.969m hoà tan đá vôi tạo thành. Vì thế, du khách, nhất là người ngoại quốc, cứ đua nhau kéo nhau về đây.
Ngoài trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có 6 huyện với tổng cộng có 159 xã, phường và thị trấn (cả Đồng Hới). Sáu huyện là: Bố Trạch, Lệ Thủy, Minh Hóa, Quảng Trạch, Quảng Ninh và Tuyên Hóa.
NHỮNG NGÀY ĐIÊU TÀN
Sau khi Hiệp Định Genève 1954 được ký kết, tỉnh Quảng Bình được trao cho Việt Minh. Quân đội, công chức và dân chúng khắp nơi trong tỉnh tìm mọi phương tiện để rời khỏi Quảng Bình. Hai phương tiện được dùng để di cư đồng bào một cách nhanh chóng là tàu thủy và máy bay.
Lúc đó tôi và một số anh em đã tham gia vào toán tiếp cư do linh mục Georges Neyroud, tuyên úy Quân Đội Pháp thành lập. Ngày 1.8.1954, linh mục cho biết linh mục phải vào gấp Đồng Hà và Đà Nẵng để lo cho đồng bào mới vào. Linh mục cần mấy người biết tiếng Pháp ở lại tiếp tục đón tiếp các đồng bào ở xa tới và cấp giấy cho họ đi.
Gia đình chúng tôi đã vào Đà Nẵng hết rồi, nhưng tôi và một số anh em vẫn còn ở lại lo công việc tiếp cư. Khi nghe Linh mục Georges Neyroud hỏi như trên, tôi, anh Nguyễn Kim Thuyên và anh Lê Trung Tha xin tình nguyện ở lại. Thấy chúng tôi còn quá nhỏ, ông hơi do dự, nhưng không còn ai khác, mọi người đã lo đi càng sớm càng tốt, nên ông đành chấp nhận cho chúng tôi ở lại và giới thiệu một Trung Úy người Pháp đến làm việc chung với chúng tôi. Ông ném lại cho chúng tôi hai tạ gạo và một thùng lựu đạn OF. Đó là lương thực của chúng tôi. Mỗi ngày chúng tôi đem một trái lựu đạn OF ném xuống sông Nhật Lệ rồi lặn xuống bắt cá đem lên luộc ăn với cơm. Sông Nhật Lệ quá nhiều cá nên có khi chúng tôi ăn cá thay cơm.
Sáng 8.8.1954, Trung Úy ngưới Pháp đến báo tin cho chúng tôi biết phải rời thành phố chiều hôm nay và phải đi bằng đường bộ vượt qua sông Bến Hải, vì không còn phương tiện tàu thủy hay máy bay nữa. Con đường từ Đồng Hới đến Bến Hải dài 71 cây số. Cách đây một năm, ba chúng tôi đã dám vượt qua các bãi mìn, đi bộ từ Bến Hải đến Đống Hới, nên khi được bảo phải đi bằng đường bộ, chúng tôi không có chút lo ngại nào. Đúng là điếc không sợ súng!
Chiều hôm đó, khi chúng tôi qua khỏi phà Quản Hàu, cách thành phố Đồng Hới khoảng 3 cây số, quay nhìn lại thì thành phố đang cháy!
Trong thời gian chiến tranh, ba tỉnh bị lãnh bom đạn của Mỹ nhiều nhất là Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Riêng tỉnh Quảng Bình bị oanh tạc nặng nề nhất vì nằm sát với vỹ tuyến 17. Người ta ước lượng từ 1965 đến 1972 đã có khoảng 40.000 phi vụ oanh tạc Quảng Bình và khoảng 3.000 trận pháo kích do các tàu chiến ở ngoài khơi hay phía Nam bờ Bền Hải bắn vào. Vì thế, Quảng Bình gần như bằng địa. Không một chiếc cầu nào bắc qua quốc lộ 1 còn tồn tại và quốc lộ này không còn xử dụng được nữa. Dân chúng phải di tản ra khỏi vùng ven biển. Thành phố Đồng Hới được dời lên Cổn ở vùng núi phía Tây...
Ngôi nhà thờ lớn nhất và đẹp nhất của thành phố Đồng Hới và tỉnh Quảng Bình là nhà thờ Tam Toà đã bị máy bay Mỹ phá sập vào năm 1968, chỉ còn chừa lại cái tháp cao chơi vơi. Hình như người Mỹ muốn giữ lại cát tháp này làm một dấu ghi nhớ (point de repère) để mỗi khi trở lại oanh tạc Đồng Hới, cứ theo dấu đó mà lao vào.
Năm 1987, khi tôi trở lại thăm thành phố Đồng Hới thì thấy gần như không còn hòn đá nào chồng trên hòn đá nào. Ngoài cái tháp nhà thờ Tam Toà, không còn nhà của hay đường sá gì. Tôi không thể nhận ra ngôi nhà tôi ở và ngôi trường tôi học khi còn nhỏ nằm ở đâu. Lũy Thầy hay Lũy Trường Dục không còn dấu vết gì. Thành Đồng Hới được Vua Mênh Mạng cho xây cất năm 1825 gióng như kiểu thành Huế nhưng nhỏ hơn, nay chỉ còn mấy khúc tường ngắn. Phải đến năm 1989, khi Quảng Bình được tách ra khỏi tỉnh Bình Trị Thiên, nhờ sự giúp đỡ của Cuba và Pháp, Đồng Hới mới được tái thiết lại và năm 2004 được nâng lên hàng thành phố loại 3. Bây giờ Đồng Hới trông rất hoành tráng nhưng khu nhà thờ Tam Toà vẫn còn là một bãi đất vắng với cái tháp nhà thờ sứt mẽ đứng chơi vơi. Ngày 26.3.1997, UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định lấy nhà thờ Tam Tòa làm “di tích tội ác chiến tranh của Mỹ”!
VÀI NÉT VỀ TAM TOÀ
Giáo xứ Tam Toà có một tiến trình lịch sử khá bi thương nhưng cũng rất kiên cường. Giáo xứ Tam Tòa được thành lập khoảng năm 1631, lúc đầu với cái tên là giáo xứ Động Hải (tên làng nơi lập giáo xứ) hay còn được gọi là Họ Lũy (tức Lũy Thầy hay Lũy Trường Dục). Năm 1798, sau khi lực lượng Chúa Trịnh chiếm được Đàng Trong và san bằng Lũy Thầy, giáo xứ Động Hải được chuyển về khu vực Sáo Bùn thuộc phường Phú Hải ở phiá Nam, cách Đồng Hới khoảng 4 cây số, và lấy tên địa phương là giáo xứ Sáo Bùn. Ngày 24.6.1886, quân Văn Thân mở cuộc tấn công giáo xứ Sáo Bùn, đốt nhà thờ và giết 52 giáo dân đang ẩn trốn trong nhà thờ.
Sau khi các vụ bách hại chấm dứt, Linh mục Claude Bonin đã tập trung các giáo dân tỵ nạn ở phía nam Quảng Bình lại và quyết định thành lập một giáo xứ mới ở phía bắc thành Động Hải (sau này gọi là Đồng Hới) và lấy tên là giáo xứ Tam Tòa, vì nơi đây có miếu Tam Tòa hư hỏng, bỏ hoang từ lâu. Ngôi thánh đường Tam Tòa đầu tiên được linh mục Claude Bonin (1839 – 1825)) xây dựng và khánh thành vào ngày 8.12.1887.
Nếu Linh mục Claude Bonin là người có công thành lập giáo xứ Tam Tòa thì Linh mục Réné Toussaint Morineau (thường gọi là Cố Trung) là người có công lớn trong việc xây dựng giáo xứ Tam Tòa. Năm 1934, ngài được bổ nhiệm làm Chánh xứ Tam Tòa. Tại đây, ngài đã thực hiện những công trình lớn sau đây:
- Năm 1940 xây cất nhà thờ Tam Tòa (hiện nay chỉ còn lại cái tháp).
- Làm nhà cha sở trong một khu vườn rộng rất đẹp và khang trang.
- Thiết lập hệ thống đường sá trong giáo xứ, nhất là con đường nối liền nhà thờ với quốc lộ 1.
- Vận động sở Công Chánh xây một bờ đê kiên cố từ Cầu Mụ Kề đến hết nhà cha xứ.
- Xây dựng trường Sainte Marie.
- Xây Dòng Mến Thánh Giá đối diện với nhà cha sở.
- Xây nhà dục anh ở cuối làng để nuôi trẻ mồ côi.
Những công trình xây cất của giáo xứ Tam Tòa mà chúng ta thấy trước khi rời Tam Tòa năm 1954 đều do cha Morineau xây. Giáo xứ Tam Toà về sau đã trở thành một giáo xứ lớn nhất của tỉnh Quảng Bình và thuộc Giáo Phận Huế. Năm 1953, DHY Nguyễn Văn Thuận, sau khi chịu chức Linh Mục, đã đến làm cha phó của giáo xứ này đầu tiên.
Sau Hiệp Định Genève năm 1954, gần như toàn bộ giáo dân giáo xứ Tam Tòa đã đi cư vào thành phố Đà Nẵng. Phần phía nam Quảng Bình được giao cho Giáo Phận Vinh. Giáo dân còn lại ở phiá nam sông Giang do hai Linh mục Trần Quang Nghiêm và Lương Minh Thể coi sóc. Đến năm 1962, Linh mục Thể qua đời, và năm 1964, khi Mỹ bắt đầu oanh tạc Quảng Bình, cả thành phố dời vào trong núi, tất cả dân cư đểu phài đi theo. Năm 1968, nhà thờ Tam Toà bị bom phá sập.
NIỀM TIN SỐNG LẠI
Quảng Bình từ sông Gianh trở vào vốn thuộc Giáo Phận Huế, nên Đức TGM Nguyễn Như Thể đã nhiều lần xin chính quyền Quảng Bình cho một linh mục ở Huế ra làm mục vụ cho giáo dân Quảng Bình, nhưng bị từ chối. Một linh mục đã đến quan sát tình hình tại chỗ nhưng bị đưổi về.
Trong thời gian “cải tạo xã hội chủ nghĩa”, chính quyền các tỉnh Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định vốn nổi tiếng sắt máu.
Vì không được phái linh mục đến làm mục vụ tại Quảng Bình, ngày 15.5.2006, Đức Cha Nguyễn Như Thể, TGM Giáo Phận Huế, đã bàn giao giáo hạt Nam Quảng Bình cho Giáo Phận Vinh. Linh mục Lê Thanh Hồng được Đức Giám Mục Giáo Phận Vinh cử vào quản xứ Sen Bàng (phía tây Đồng Hới, sát chân núi) và các xứ còn lại từ Đồng Hới trở vào. Từ đó, các tín hữu Tam Tòa và một số giáo xứ lân cận mới tìm lại với nhau và hiện nay đã có khoảng 1.000 người. Nhưng vì không có nhà thờ nên mọi sinh hoạt tạm thời được tổ chức tại nhà một giáo dân, trên đường Nguyễn Du, cách nền nhà thờ cũ hơn 100 mét về phía Tây Bắc.
Ngày 8.12.2007, 13 linh mục cùng khoảng 1.000 tín hữu đã rước kiệu và dâng thánh lễ đầu tiên tại nền nhà thờ Tam Tòa cũ.
Hôm mồng 7 Tết Mậu Tý (2008), các giáo dân thuộc phía nam Quảng Bình tập họp về phường Đồng Mỹ, thành phố Đồng Hới, tìm đến nền nhà thờ Tam Tòa cũ với tháp chuông trơ trọi để hiệp dâng thánh lễ. Khoảng 11 giờ trưa, một đoàn rước kiệu với tượng Chúa chịu nạn đi đầu, theo sau là 17 linh mục và Đức Cha Cao Đình Tuyên, Giám Mục Giáo Phận Vinh, các nam nữ tu sĩ và giáo dân, đã tiến về nền nhà thờ cũ. Tại đây, Đức Giám Mục và long trọng dâng thánh lễ, mở đầu cho sự hồi sinh của giáo xứ Tam Tòa.
Linh mục Tổng Đại Diện Giáo Phận Vinh đã tuyên bố: “Nơi mảnh đất Tam Tòa này đã làm phát sinh những nhân vật vĩ đại như Đức cha phó Nha Trang Giuse Võ Đức Minh, nhà thơ Hàn Mạc Tử; và nhất là nhiều vị tử đạo khác. Với trang sử hào hùng, tuyệt đẹp đó, chúng ta mong ước ngôi nhà thờ sớm được phép tái thiết để trở thành một trung tâm của văn hóa đạo và đời.”
Hôm 2.2.2009 vừa qua, Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên lại đến chủ sự thánh lễ cầu bằng yên năm mới tại khuôn viên nhà thờ Tam Toà. Cùng đồng tế có Linh mục Võ Thanh Tâm, tổng đại diện giáo phận Vinh và 14 linh mục trong giáo phận với sự tham dự của hơn 1000 giáo dân.
Giáo Phận Vinh, mặc dầu phải trải qua nhiều biến cố đau thương, vẫn phát triển rất mạnh. Sau cuộc di cư năm 1954, số giáo dân của Giáo Phận Vinh chỉ còn lại 156.195 giáo hữu với 124 linh mục và 54 nữ tu. Đến năm 1994 số giáo dân đã tăng lên 385.840 và năm 2008 là khoảng 447.000. Vinh trở thành một trong những giáo phận lớn nhất của Việt Nam.
Số giáo dân Quảng Bình còn lại sau cuộc di cư năm 1954 đều nằm trong hạt Bình Chính với 24 giáo xứ, trong đó có nhiều giáo xứ rất lớn, có đông giáo dân (từ 3000 trở lên) như Giáp Tam, Chợ Sáng, Cầu Nâm, Đan Sa, Hướng Phương, Kinh Nhuận, Vĩnh Phước II, v.v. Tất cả các giáo xứ này đều nằm trong hai huyện Bố Trạch và Quảng Trạch ở phiá bắc Quảng Binh, cách xa thành phố Hới.
Tỉnh Quảng Bình hiện nay đã có trên 100.000 giáo dân, nhưng thành phố Đồng Hới lại không được phép thành lập một giáo xứ và xây cất một nhà thờ. Tại sao?
Như đã nói ở trên, vì không có nhà thờ, mọi sinh hoạt của giáo dân ở vùng Đồng Hới đều phải tạm thời được tổ chức tại nhà một giáo dân, cách nền nhà thờ Tam Toà cũ hơn 100 mét về phía Tây Bắc.
Trong Chỉ Thị 1940/CT-TTg ngày 31.12.2008 về nhà đất liên quan đến tôn giáo, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có nói:
“Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đoàn kết dân tộc. Đảng và Nhà Nước tôn trọng, bảo đảm quyền sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật và các nhu cầu chính đáng về nhà, đất để phục vụ mục đích tôn giáo của tổ chức, tín đồ tôn giáo.”
Với những tài liệu chúng tôi đã trình bày trên, ai cũng thấy việc cho thành lập lại giáo xứ Tam Toà và cho xây cất lại nhà thờ Tam Toà là “nhu cầu chính đáng... để phục vụ mục đích tôn giáo” của giáo dân tại đây.
Một cuộc thăm dò cho biết nhiều viên chức chính quyền tỉnh Quảng Bình cũng nhận thấy rằng Đồng Hới cần có một nhà thờ để du khách công giáo không phải rời Quảng Bình trong hai ngày thứ bảy hay Chuá Nhật vì sở bỏ lễ. Thế thì tại sao chính quyền địa phương vẫn không chấp nhận cho tái lập lại giáo xứ Tam Toà và tái thiết nhà thờ Tam Toà?
Nhà cầm quyền nói rằng không thể cho tái thiết lại nhà thờ Tam Toà ở chỗ cũ vì ngày 26.3.1997, UBND tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định lấy nhà thờ Tam Tòa làm “di tích tội ác chiến tranh của Mỹ”! Nhưng lý do này không còn đứng vững nữa, vì hiện nay Đảng và Nhà Nước đã thay đổi chủ trương: Trước đây Đảng và Nhà Nước chủ trương “Chống Mỹ cứu nước” nay đã quay lại “Nhờ Mỹ cứu Đảng” nên lý do UBND tỉnh Quảng Bình nêu ra không còn đứng vững nữa.
Vã lại, cấu trúc của tháp nhà thờ Tam Toà còn lại là một cấu trúc không bền vững, có thể đổ xuống bất cứ lúc nào. Không lẽ lúc đó chính quyền sẽ xây lại như “Quảng Bình Quan” để làm di tích sao?
Dầu sao, chính quyền địa phương cũng đã tạo điều kiện cho Đức Giám Mục Giáo Phận Vinh, các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân hai lần đến tập họp tại nền nhà thờ Tam Toà cũ để rước kiệu và dâng thánh lễ, chúng tôi hy vọng chính quyền xẽ bước xa thêm một bước nữa.
Trước cuộc di cư năm 1954, Toà Thánh Vatican đã có ý định thành lập Giáo Phận Quảng Bình gồm hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình vì giáo dân giáo phận Vinh quá đông, nhưng vì chiến tranh nên ý định đó không thực hiện được. Nay chiến tranh đã chấm dứt, Giáo Hội sẽ trở lại chủ trương này với Toà Giám Mục đặt tại Đồng Hới. Do đó trong tương lai Giáo Hội cũng cần một khu nhà thờ và Toà Giám Mục khang trang ở Đồng Hới.
Chúng tôi mong rằng chính quyền và giáo quyền tại địa phương sẽ có những buổi họp để tìm phương cách thi hành Chỉ Thị 1940/CT-TTg ngày 31.12.2008 của Thủ Tướng, “bảo đảm quyền sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật và các nhu cầu chính đáng về nhà, đất để phục vụ mục đích tôn giáo của tổ chức, tín đồ tôn giáo.”
Thông cáo báo chí: Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican họp phiên đầu tiên
TTXVN
14:59 18/02/2009
Thực hiện thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Tòa thánh Vatican, cuộc họp đầu tiên của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican đã được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 16 đến 17/2/2009 để trao đổi quan điểm về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao ông Nguyễn Quốc Cường và Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Đức ông P.Parolin đã chủ trì cuộc họp.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường đã nêu rõ chính sách nhất quán của Việt Nam về tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng như thành tựu và thực tế tình hình công tác tôn giáo trong thời gian qua ở Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường bày tỏ mong muốn Tòa thánh Vatican đóng góp tích cực vào đời sống Công giáo ở Việt Nam, tăng cường quan hệ đoàn kết giữa các tôn giáo và qua đó tới khối đoàn kết toàn dân ở Việt Nam, làm cho Giáo hội Công giáo Việt Nam gắn bó với dân tộc và đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng đất nước.
Về phía Tòa thánh, Thứ trưởng Parolin ghi nhận trình bày của phía Việt Nam về việc thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thừa nhận những tiến bộ tích cực đã đạt được trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam và mong muốn các vấn đề còn tồn tại trong quan hệ giữa Việt nam và Vatican sẽ được giải quyết bằng thiện chí thông qua đối thoại chân thành.
Thứ trưởng Parolin khẳng định chính sách của Tòa thánh là tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, trong đó các hoạt động tôn giáo của Giáo hội hoàn toàn không vì mục đích chính trị. Thứ trưởng Parolin nhấn mạnh giáo lý của Giáo hội kêu gọi tín đồ phải là công dân tốt, phấn đấu vì lợi ích chung của đất nước.
Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican đã trao đổi một cách sâu rộng và tổng thể các vấn đề trong quan hệ giữa hai bên trong đó có các vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam. Hai bên ghi nhận chiều hướng phát triển đáng khích lệ của mối quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh từ năm 1990 tới nay. Hai bên cho rằng cuộc họp đầu tiên của Nhóm công tác hỗn hợp là một bước tiến mới quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh và nhất trí tiếp tục nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy quan hệ song phương.
Hai bên nhất trí sẽ tiến hành phiên họp thứ hai của Nhóm công tác hỗn hợp. Thời gian và địa điểm phiên họp sẽ được xác định sau.
Cuộc họp của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican đã diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau.
Nhân dịp tới Hà Nội tham dự cuộc họp Nhóm công tác hỗn hợp, đoàn Tòa thánh Vatican cũng sẽ tới chào Ban Tôn giáo Chính phủ, thăm giáo phận Thái Bình, Bùi Chu và một số công trình văn hóa, lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam.
(Bản dịch theo TTXVN)
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao ông Nguyễn Quốc Cường và Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Đức ông P.Parolin đã chủ trì cuộc họp.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường đã nêu rõ chính sách nhất quán của Việt Nam về tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng như thành tựu và thực tế tình hình công tác tôn giáo trong thời gian qua ở Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường bày tỏ mong muốn Tòa thánh Vatican đóng góp tích cực vào đời sống Công giáo ở Việt Nam, tăng cường quan hệ đoàn kết giữa các tôn giáo và qua đó tới khối đoàn kết toàn dân ở Việt Nam, làm cho Giáo hội Công giáo Việt Nam gắn bó với dân tộc và đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng đất nước.
Về phía Tòa thánh, Thứ trưởng Parolin ghi nhận trình bày của phía Việt Nam về việc thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thừa nhận những tiến bộ tích cực đã đạt được trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam và mong muốn các vấn đề còn tồn tại trong quan hệ giữa Việt nam và Vatican sẽ được giải quyết bằng thiện chí thông qua đối thoại chân thành.
Thứ trưởng Parolin khẳng định chính sách của Tòa thánh là tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, trong đó các hoạt động tôn giáo của Giáo hội hoàn toàn không vì mục đích chính trị. Thứ trưởng Parolin nhấn mạnh giáo lý của Giáo hội kêu gọi tín đồ phải là công dân tốt, phấn đấu vì lợi ích chung của đất nước.
Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican đã trao đổi một cách sâu rộng và tổng thể các vấn đề trong quan hệ giữa hai bên trong đó có các vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam. Hai bên ghi nhận chiều hướng phát triển đáng khích lệ của mối quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh từ năm 1990 tới nay. Hai bên cho rằng cuộc họp đầu tiên của Nhóm công tác hỗn hợp là một bước tiến mới quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh và nhất trí tiếp tục nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy quan hệ song phương.
Hai bên nhất trí sẽ tiến hành phiên họp thứ hai của Nhóm công tác hỗn hợp. Thời gian và địa điểm phiên họp sẽ được xác định sau.
Cuộc họp của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican đã diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau.
Nhân dịp tới Hà Nội tham dự cuộc họp Nhóm công tác hỗn hợp, đoàn Tòa thánh Vatican cũng sẽ tới chào Ban Tôn giáo Chính phủ, thăm giáo phận Thái Bình, Bùi Chu và một số công trình văn hóa, lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam.
(Bản dịch theo TTXVN)
Rao bán linh hồn
An Dân
23:35 18/02/2009
RAO BÁN LINH HỒN
Những ngày qua, bản tin “chính quyền Hà Nội tiếp tục cho xây khách sạn Novotel trên phần đất công cộng thuộc công viên Thống Nhất” bất chấp dư luận, gây nhiều sự chú ý của bạn đọc và công luận.
Có rất nhiều bài viết trên các trang báo mạng điện tử phản ánh về vấn đề này.
Các nhà kiến trúc cảnh quan đô thị, các cựu quan chức rôm rả tham gia đóng góp ý kiến… phản đối. Điểm mặt sơ sơ đã thấy ông Phạm Sỹ Liêm - nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường, Nguyễn Trực Luyện - Nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư VN, Huỳnh Đăng Hy - Tổng Thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nhưng UBND TP. Hà Nội vẫn tiếp tục cho tiến hành xây dựng với ba lý do: “Quy hoạch, văn bản pháp lý và cam kết quốc tế”. Ai cũng biết đây chỉ là những lý do nhằm ngụy biện cho quá trình cắt xén đất công, chia chác, tư túi hòng bù đắp lại những dự án bị treo do cách làm ăn tắc trách của các “đầy tớ nhân dân” gây nên.
Người ngoại quốc cũng lên tiếng
Trong số ý kiến đóng góp, người đọc chú ý nhiều tới những lời tâm huyết của những người ngoại quốc đã một thời ở Việt Nam hoặc đang làm ăn sinh sống trên đất nước này. Đọc rồi mới cảm thấy cái nhục dâng trào lên trên khóe mắt. Những dòng chữ quay vòng như trêu ngươi:
“Hà Nội rao bán linh hồn thành phố”.
“Tôi rất mong mỏi rằng chính quyền thành phố Hà Nội, những người thực sự chăm lo cho đời sống của người dân Hà Nội sẽ hành động vì lợi ích của hàng ngàn người dân thường hàng ngày đến tập thể dục và vui chơi trong công viên Thống Nhất. Hãy dọn dẹp những công trình lấn chiếm và chăm sóc cho công viên được trở nên sạch đẹp, là lá phổi xanh của thành phố. Các thành phố, dù giàu hay nghèo, không thể để những công viên, tài sản quý báu của mình bị xâm phạm hoặc hủy hoại.” (Debra Efroymson - Giám đốc vùng Quỹ HealthBridge, Canada).
Quả là nhục và hèn thật những người Hà Nội đã một thời quyết tâm gìn giữ thủ đô!
Ai cũng biết khu đất hiện đang được chính quyền Hà Nội gấp rút xây khách sạn Novotel trong khuôn viên công viên Thống Nhất là đất công, tài sản của nhân dân. Ai cũng biết cái lý do chính quyền Hà Nội đưa ra biện minh cho hành động của mình rằng “vì nghĩa cử nhân ái với tập đoàn SAS của Thụy Điển, nên vì những cam kết quốc tế nên cứ phải làm”, hoàn toàn không đúng sự thật. Thực tế, hiện nay, khu đất này đang được công ty Accor Singapore đầu tư xây dựng (Tin trên báo Nhân dân – Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam).
Biết thế, nhưng “linh hồn của thành phố” vẫn tiếp tục bị các quan chức Hà Nội “rao bán” và người dân biết mình bị “bán linh hồn” mà vẫn làm ngơ.
Đâu rồi quần chúng tự phát?
Chợt nhớ lại những ngày mùa thu tháng tám, cả đám người gồm cựu chiến binh, hội phụ nữ, sinh viên tình nguyện, quần chúng nhân dân tự phát… dưới sự hộ tống của cảnh sát các loại và chó nghiệp vụ bao vây tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, hò hét đòi giết chết Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà.
Hành động phi nhân tính ấy, xét dưới khía cạnh đạo đức và pháp luật thì đều đáng bị lên án và phải chịu sự trừng trị của pháp luật. Chẳng có luật pháp nào cho phép đang đêm bao vây tu viện, dọa nạt giết các nhà tu hành. Chẳng có một quốc gia nào lại nhân danh pháp luật để vi phạm pháp luật, xúc phạm niềm tin tôn giáo.
Hành động ấy cũng cho thấy, chính quyền Hà Nội bất chấp nhân tâm, bất chấp luân lý đạo đức, bất chấp tất cả. Họ chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là một chính quyền “do dân, cho dân và vì dân”.
Đám quần chúng tự phát hôm ấy được nhiều người gọi là “đám quần chúng tự phát… tiền” - một đám quần chúng đáng thương đã bị nhồi sọ và tẩy não, bị mua chuộc bởi những đồng tiền dơ bẩn, từ những dự án khuất tất, thiếu minh bạch như dự án xây khách sạn Novotel. Những con người đáng thương ấy đã có những lúc, dưới mãnh lực của đồng tiền đã gào rú lên một cách man rợ.
Thôi thì, như Chúa nói: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34).
Những người Công giáo, nạn nhân của màn đấu tố vào những ngày mùa thu tháng tám vừa qua, với lòng bao dung của Chúa, chắc cũng đã tha thứ cho những người “không biết việc mình làm”.
Tuy nhiên, việc chính quyền Hà Nội bất chấp dư luận, tiếp tục cho xây dựng khách sạn Novotel trên phần đất cắt xén công viên Thống Nhất, tiếp tục “rao bán linh hồn thành phố” cũng là tài sản chung của toàn dân, thì đám người tự phát ấy phải biết và biết rất rõ.
Không biết đám quần chúng tự phát ấy hôm nay ở đâu? Nếu họ là những con người chính nghĩa, yêu nước thì tại sao lúc này không lên tiếng, không bao vây khu vực đang xây dựng bất hợp pháp trên đất công cũng là tài sản của nhân dân, tài sản của chính họ để phản đối, để yêu cầu ngừng thi công, trả lại tài sản cho chính họ?
Phải chăng họ cũng đã bị chính quyền thành phố “rao bán và mua đứt mất linh hồn”?
Rao bán linh hồn
Chuyện chính quyền thành phố Hà Nội tiếp tục cho thi công khách sạn trên phần đất lấn chiếm đất công được ví von là hành động “rao bán linh hồn thành phố”, hóa ra, ẩn sâu bên dưới lại là một cuộc “rao bán linh hồn” - phần linh diệu nhất nơi con người.
Quả thật, đây không còn là câu chuyện của một mảnh đất, một dự án phi pháp hay chuyện chiếm đoạt của công nhằm phục vụ cho những nhu cầu cá nhân; lớn hơn nhiều, đó là chuyện nhân cách con người.
Con người – ai cũng có quyền sống, nhưng là một cuộc sống trong sạch, lương thiện.
Chuyện các quan chức thành phố Hà Nội, không vì lợi ích của dân, chiếm đoạt đất công để tư túi, dùng những hành động và cách làm phi nhân để đạt mục đích – như trong vụ Thái Hà, Tòa Khâm sứ, tưởng rằng với cách làm ấy họ sẽ đạt được mục đích, nhưng thực ra, họ đang chính thức “rao bán linh hồn mình” cho ma quỷ và các thế lực của nó.
Kinh thánh nói: “Ma quỷ là cha của kẻ dối trá và lừa lọc” (Ga 8, 44).
Một chính thể lừa dân bằng những “khẩu hiệu mị dân”: “xây dựng công viên để phục vụ nhân dân” nay lại “cắt đất công viên để tư lợi”, thực chất đã bán mất nhân cách của mình.
“Đám đông tự phát… tiền” ngày nào cũng đã là những nạn nhân của cuộc mua bán đổi chác này. Họ không còn khả năng nhận thức được cái gì là chân, là thiện. Họ bị đồng tiền xui khiến hóa rồ, mất năng lực nhận thức rằng đã bị mua chuộc, dụ dỗ làm điều phi nhân.
Cổ nhân nói: “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Một đất nước mà các nhà lãnh đạo đã bán mất linh hồn mình và tìm cách “mua linh hồn người dân”, thì sự loạn lạc, mất nước ắt sẽ đến.
18/2/2009
Những ngày qua, bản tin “chính quyền Hà Nội tiếp tục cho xây khách sạn Novotel trên phần đất công cộng thuộc công viên Thống Nhất” bất chấp dư luận, gây nhiều sự chú ý của bạn đọc và công luận.
Có rất nhiều bài viết trên các trang báo mạng điện tử phản ánh về vấn đề này.
Các nhà kiến trúc cảnh quan đô thị, các cựu quan chức rôm rả tham gia đóng góp ý kiến… phản đối. Điểm mặt sơ sơ đã thấy ông Phạm Sỹ Liêm - nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường, Nguyễn Trực Luyện - Nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư VN, Huỳnh Đăng Hy - Tổng Thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nhưng UBND TP. Hà Nội vẫn tiếp tục cho tiến hành xây dựng với ba lý do: “Quy hoạch, văn bản pháp lý và cam kết quốc tế”. Ai cũng biết đây chỉ là những lý do nhằm ngụy biện cho quá trình cắt xén đất công, chia chác, tư túi hòng bù đắp lại những dự án bị treo do cách làm ăn tắc trách của các “đầy tớ nhân dân” gây nên.
Người ngoại quốc cũng lên tiếng
Trong số ý kiến đóng góp, người đọc chú ý nhiều tới những lời tâm huyết của những người ngoại quốc đã một thời ở Việt Nam hoặc đang làm ăn sinh sống trên đất nước này. Đọc rồi mới cảm thấy cái nhục dâng trào lên trên khóe mắt. Những dòng chữ quay vòng như trêu ngươi:
“Hà Nội rao bán linh hồn thành phố”.
“Tôi rất mong mỏi rằng chính quyền thành phố Hà Nội, những người thực sự chăm lo cho đời sống của người dân Hà Nội sẽ hành động vì lợi ích của hàng ngàn người dân thường hàng ngày đến tập thể dục và vui chơi trong công viên Thống Nhất. Hãy dọn dẹp những công trình lấn chiếm và chăm sóc cho công viên được trở nên sạch đẹp, là lá phổi xanh của thành phố. Các thành phố, dù giàu hay nghèo, không thể để những công viên, tài sản quý báu của mình bị xâm phạm hoặc hủy hoại.” (Debra Efroymson - Giám đốc vùng Quỹ HealthBridge, Canada).
Quả là nhục và hèn thật những người Hà Nội đã một thời quyết tâm gìn giữ thủ đô!
Ai cũng biết khu đất hiện đang được chính quyền Hà Nội gấp rút xây khách sạn Novotel trong khuôn viên công viên Thống Nhất là đất công, tài sản của nhân dân. Ai cũng biết cái lý do chính quyền Hà Nội đưa ra biện minh cho hành động của mình rằng “vì nghĩa cử nhân ái với tập đoàn SAS của Thụy Điển, nên vì những cam kết quốc tế nên cứ phải làm”, hoàn toàn không đúng sự thật. Thực tế, hiện nay, khu đất này đang được công ty Accor Singapore đầu tư xây dựng (Tin trên báo Nhân dân – Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam).
Biết thế, nhưng “linh hồn của thành phố” vẫn tiếp tục bị các quan chức Hà Nội “rao bán” và người dân biết mình bị “bán linh hồn” mà vẫn làm ngơ.
Đâu rồi quần chúng tự phát?
Chợt nhớ lại những ngày mùa thu tháng tám, cả đám người gồm cựu chiến binh, hội phụ nữ, sinh viên tình nguyện, quần chúng nhân dân tự phát… dưới sự hộ tống của cảnh sát các loại và chó nghiệp vụ bao vây tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, hò hét đòi giết chết Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà.
Hành động phi nhân tính ấy, xét dưới khía cạnh đạo đức và pháp luật thì đều đáng bị lên án và phải chịu sự trừng trị của pháp luật. Chẳng có luật pháp nào cho phép đang đêm bao vây tu viện, dọa nạt giết các nhà tu hành. Chẳng có một quốc gia nào lại nhân danh pháp luật để vi phạm pháp luật, xúc phạm niềm tin tôn giáo.
Hành động ấy cũng cho thấy, chính quyền Hà Nội bất chấp nhân tâm, bất chấp luân lý đạo đức, bất chấp tất cả. Họ chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là một chính quyền “do dân, cho dân và vì dân”.
Đám quần chúng tự phát hôm ấy được nhiều người gọi là “đám quần chúng tự phát… tiền” - một đám quần chúng đáng thương đã bị nhồi sọ và tẩy não, bị mua chuộc bởi những đồng tiền dơ bẩn, từ những dự án khuất tất, thiếu minh bạch như dự án xây khách sạn Novotel. Những con người đáng thương ấy đã có những lúc, dưới mãnh lực của đồng tiền đã gào rú lên một cách man rợ.
Thôi thì, như Chúa nói: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34).
Những người Công giáo, nạn nhân của màn đấu tố vào những ngày mùa thu tháng tám vừa qua, với lòng bao dung của Chúa, chắc cũng đã tha thứ cho những người “không biết việc mình làm”.
Tuy nhiên, việc chính quyền Hà Nội bất chấp dư luận, tiếp tục cho xây dựng khách sạn Novotel trên phần đất cắt xén công viên Thống Nhất, tiếp tục “rao bán linh hồn thành phố” cũng là tài sản chung của toàn dân, thì đám người tự phát ấy phải biết và biết rất rõ.
Không biết đám quần chúng tự phát ấy hôm nay ở đâu? Nếu họ là những con người chính nghĩa, yêu nước thì tại sao lúc này không lên tiếng, không bao vây khu vực đang xây dựng bất hợp pháp trên đất công cũng là tài sản của nhân dân, tài sản của chính họ để phản đối, để yêu cầu ngừng thi công, trả lại tài sản cho chính họ?
Phải chăng họ cũng đã bị chính quyền thành phố “rao bán và mua đứt mất linh hồn”?
Rao bán linh hồn
Chuyện chính quyền thành phố Hà Nội tiếp tục cho thi công khách sạn trên phần đất lấn chiếm đất công được ví von là hành động “rao bán linh hồn thành phố”, hóa ra, ẩn sâu bên dưới lại là một cuộc “rao bán linh hồn” - phần linh diệu nhất nơi con người.
Quả thật, đây không còn là câu chuyện của một mảnh đất, một dự án phi pháp hay chuyện chiếm đoạt của công nhằm phục vụ cho những nhu cầu cá nhân; lớn hơn nhiều, đó là chuyện nhân cách con người.
Con người – ai cũng có quyền sống, nhưng là một cuộc sống trong sạch, lương thiện.
Chuyện các quan chức thành phố Hà Nội, không vì lợi ích của dân, chiếm đoạt đất công để tư túi, dùng những hành động và cách làm phi nhân để đạt mục đích – như trong vụ Thái Hà, Tòa Khâm sứ, tưởng rằng với cách làm ấy họ sẽ đạt được mục đích, nhưng thực ra, họ đang chính thức “rao bán linh hồn mình” cho ma quỷ và các thế lực của nó.
Kinh thánh nói: “Ma quỷ là cha của kẻ dối trá và lừa lọc” (Ga 8, 44).
Một chính thể lừa dân bằng những “khẩu hiệu mị dân”: “xây dựng công viên để phục vụ nhân dân” nay lại “cắt đất công viên để tư lợi”, thực chất đã bán mất nhân cách của mình.
“Đám đông tự phát… tiền” ngày nào cũng đã là những nạn nhân của cuộc mua bán đổi chác này. Họ không còn khả năng nhận thức được cái gì là chân, là thiện. Họ bị đồng tiền xui khiến hóa rồ, mất năng lực nhận thức rằng đã bị mua chuộc, dụ dỗ làm điều phi nhân.
Cổ nhân nói: “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Một đất nước mà các nhà lãnh đạo đã bán mất linh hồn mình và tìm cách “mua linh hồn người dân”, thì sự loạn lạc, mất nước ắt sẽ đến.
18/2/2009
Tài Liệu - Sưu Khảo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: BA - Beard
Nguyễn Trọng Đa
14:01 18/02/2009
B.A..
Cử nhân văn chương
Babel, Tower Of
Tháp Babel. Trên đồng bằng Shinar người dân quyết định xây dựng một thị trấn xây một tháp có thể cao tới tận trời. Giavê nghi ngờ các động cơ của họ (Stk 11:1-9). Người làm xáo trộn ngôn ngữ của họ đến nỗi họ không còn hiểu được tiếng nói nhau. Rồi Người tản mác họ khắp thế giới.
Babylonian Captivity
Thời lưu đày ở Babylon. Một từ ngữ được Petrarch sử dụng, và sau này cũng được sử dụng bởi các nhà viết sử về thời kỳ lưu đày của các Đức Giáo hòang ở Avignon, Pháp, từ năm 1309 đến năm 1377. Bảy Đức Giáo hòang người Pháp—gồm có Clement V, John XXII, Benedict XII, Clement VI, Innocent VI, Chân phước Urban V, và Gregory XI—từng sống ở Avignon. Đức giáo hòang Gregory, vị cuối cùng của thời kỳ này, đã trở về Rome theo lời khuyên của thánh nữ Catherine thành Siena (1347-80) bất chấp sự phản đối của Vua nước Pháp và đa số các Hồng y.
Bad Example
Gương xấu. Việc thực hiện một hành vi xấu về luân lý gây vấp phạm cho người khác và khuyến khích họ cũng làm như vậy. Đặc biệt gương xấu quy chiếu cho các nhà lãnh đạo trong Giáo hội hoặc xã hội dân sự, là những người được chờ mong thực thi trên cả nhân đức bình thường, và sự ứng xử luôn được công chúng theo dõi. Vì vậy, lẽ tất nhiên cư xử sai phép của họ tạo ra gương xấu cho những ai nhìn vào họ như người hướng dẫn và người gây cảm hứng cho họ.
Bad Faith
Ý gian, thiếu thành thật, gian lận. Là điều kiện của một người hoặc là người ấy hành động trái với lời lương tâm chỉ bảo, hoặc người ấy không tìm sự soi sáng của lương tâm trước khi có quyết định luân lý. Từ ngữ gian lận cũng áp dụng cho một người lấy tài sản của người khác và không tìm các cách hợp lý để tìm ra chủ nhân thật sự của tài sản ấy, hoặc trả lại tài sản cho người ấy. Còn những người được cho là có ý gian hay bất lương, khi họ không theo Công giáo mặc dầu họ biết chân lý của công giáo, hoặc khi họ không tìm các biện pháp thích hợp để học biết đức tin chân thật là gì.
Baianism
Thuyết Baiô. Là một hệ thống ân sủng được Michael Baius (1513-89) khai triển tại Louvain và bị kết án trong 79 luận đề bởi thánh Đức Giáo hòang Pius V vào năm 1567. Các nguyên lý chính của thuyết này là: 1. tình trạng nguyên thủy của con người không phải là ân ban siêu nhiên của Chúa; 2. tội tổ tông cũng giống như là một sự ham muốn bình thường; 3. là kết quả của sự sa ngã, ý chí con người không thật sự là tự do nội tại; 4. mọi hành vi của con người diễn ra hoặc từ sự tham lam (ham muốn xấu) hoặc từ đức ái do Chúa ban cho. Các hành vi trước là xấu về luân lý, còn các hành vi sau lại tốt về luân lý. Thuyết Baiô là tiền thân trực tiếp của thuyết Jansen (đạo lý khắc khổ) và trao cho nó các tiền đề lý luận phái sinh từ các nhà Cải cách Tin lành, và thuyết Jansen được xây dựng trên các tiền đề ấy.
Balaam
Balaam, Bilơam. Là nhà tiên tri ngọai giáo đưa ra nhiều ấn tượng mâu thuẫn trong Kinh thánh. Được vua Balak của Moab mời khẩn cấp đến Thung lũng Jordan để nguyền rủa người Israel đang xâm chiếm đất nước, Balaam chứng tỏ một ước muốn gây ngạc nhiên là vâng lời Giavê, mặc dầu ông không phải là người tin đạo. mọi lời khấn nài và tiền hối lộ của vua Balak đều vô ích,; thay vào việc ông Balaam nguyền rủa dân Israel, ông lại liên tục chúc phúc cho họ (Dân số 22-24). Tuy nhiên sau đó, ông Moses biết rằng Balaam đã phản bội dân ông bằng cách khuyến khích họ phạm tội trọng khi ăn thực phẩm dâng cúng cho các ngẫu tượng. Moses ra lệnh cho Balaam phải chết (Dân số 31:8-16). Trong Tân ước cũng nhắc đến tội ác của Balaam. Thư của thánh Giuđa xếp hạng ông Balaam giống như Cain nổi lọan và Korah (Giuđa 11), và thánh Gioan tố cáo một số người làm điều ác như là “người nắm giữ đạo lý của Bilơam" (Kh 2:14).
Baldachino
Phương du, lộng che. Một cái tán hình vòm, làm bằng gỗ, đá hoặc kim lọai, che trên bàn thờ cao. Nó được treo bằng dây hoặc đỡ bằng các cột trụ. Nó cũng được gọi là bình thánh. Phương du nổi tiếng nhất là phương du trong thánh đường thánh Phêrô tại Rome, do Bernini (1598-1680) thiết kế cho Đức Giáo hòang Urban VIII. Tên phương du (baldachino) phát sinh từ Baldacco, tức Baghdad theo tiếng Ý, thành phố cung cấp nhiều chất liệu quý cho các phương du này. Phương du cũng được gọi cho các lộng che sử dụng trong cuộc rước kiệu hoặc đặt trên các ngai giám mục.
Balsam
Nhựa thơm, tô hợp hương. Tô hợp hương lấy từ một số cây và dùng trong dược phẩm và nước hoa. Đây là một trong các chất của dầu thánh, cùng với dầu ôliu, dùng trong việc ban bí tích Thêm sức và nghi lễ Rửa tội công khai. Nhựa thơm tượng trưng việc tiếp nhận ơn Chúa để gìn giữ khỏi sự xấu xa của thế gian, và gửi hương thơm nhân đức Kitô giáo cho đời sống sùng đạo.
Baltimore Catechism
Sách Giáo lý Baltimore. Lúc đầu gọi là “Sách giáo lý của tín lý Kitô giáo, được sọan và xuất bản theo lệnh của Nghị hội Baltimore lần thứ ba”. Đây là công đồng toàn miền năm 1884 cho phép xuất bản sách giáo lý này vào năm 1885, sau khi một ủy ban gồm sáu Giám mục được ủy thác sọan cuốn giáo lý này. Vấn đề một cuốn Giáo lý chung đã được hội đồng giám mục Mỹ xem xét kể từ công đồng giáo tỉnh đầu tiên năm 1829, nhưng phải 50 năm sau dự án mới hòan thành. Sau khi sách giáo lý được ấn hành, nhiều bản in đã được xuất bản, với ý nghĩa từ ngữ, ghi chú giải thích, và cả nhiều cách sắp xếp khác nhau nữa, đến nỗi trong vài thập niên có sự đa dạng lớn trong các sách được gọi là sách Giáo lý Baltimore.
Baltimore, Councils Of
Các công đồng Baltimore. Là 13 công đồng của các Giám mục Mỹ, gồm ba công đồng toàn miền (1852-84) và 10 công đồng giáo tỉnh (1829-69), nhờ đó Giáo hội công giáo tại Mỹ được tổ chức có nề nếp. Công đồng cuối cùng vào năm 1884 quyết định sọan sách Giáo lý Baltimore, quy định dạy giáo lý trong các trường học công giáo, thành lập Đại học công giáo Mỹ (CUA), và xác định sáu ngày lễ buộc hàng năm trong năm phục vụ.
Bambino
Tượng Chúa Hài Đồng, Tượng Bambino. Là tượng của Chúa Hài Đồng, bằng sáp, đặt nằm trong Máng cỏ tại Bê Lem. Tượng Chúa Hài đồng được đặt trong các nhà thờ từ lễ Giáng sinh đến lễ Chúa Hiển linh. Việc sùng kính này bắt nguồn từ thánh Phanxicô Átxidi (1181-1226). Một tượng gỗ có nạm ngọc của Chúa Hài Đồng, gọi là "Santissimo Bambino" (Hài Đồng chí thánh), đặt trong nhà thờ Ara Coeli của dòng Phanxicô ở Rome. Tượng được đưa từ Đất Thánh về, được rước trong lễ Giáng sinh và lễ Hiển Linh, và nổi tiếng là từng làm nhiều phép lạ.
Banneux
Đền thánh Banneux. Là đền thánh dâng kính Đức Mẹ Người Nghèo, gần thành phố Liège ở làng Banneux, vùng Flamand. Việc sùng kính Đức Mẹ này là kết quả của một lần Đức Mẹ hiện ra với một cô gái nghèo 12 tuổi trong vườn nhà cô bé vào ngày 16-1-1933. Đức Mẹ nói với cô rằng Ngài đến để cất đi đau khổ và bệnh tật của người nghèo mọi quốc gia. Một bức họa trên tường nhà thờ của làng Banneux được thực hiện theo sự mô tả của cô bé, cho thấy Đức Mẹ mang áo trắng với dây thắt lưng màu xanh và tay phải cầm tràng chuỗi Mân Côi. Ngày 18-1-1933, thân phụ cô bé, một người vô thần công khai, đi với cô bé vào vườn, và mặc dầu ông không nhìn thấy Đức Mẹ, ông được biến đổi và trở lại ngay tức khắc, lòng ngập tràn vui sướng trong sự hiện diện của một sức mạnh vô hình. Sau nhiều năm điều tra, Tòa Thánh cho phép việc sùng kính công khai Đức Mẹ Banneux, bổn mạng của người nghèo, từ năm 1942. Đức Giám mục Liège đã chấp thuận chính thức vào năm 1949, và một tượng mang tước hiệu trên được làm phép trọng thể vào năm 1956. Khách hành hương từ nhiều quốc gia đến làm việc sùng kính Đức Mẹ tại nhà htờ này. Hơn 100 đền thờ trên thế giới được dâng kính Đức Mẹ Banneux.
Bannezianism
Cáo thư hôn phối, rao hôn phối. Việc thông báo công khai sự kết hôn sắp tới của một đôi nam nữ. Mục đích của việc rao hôn phối là nhắm phát hiện các ngăn trở hôn nhân nếu có. Trừ khi có phép chuẩn, việc rao hôn phối cần thực hiện ba lần trong ba chủ nhật hoặc ba lễ trọng tại các nhà thờ của hai đương sự. Những ai biết các ngăn trở hôn phối thì buộc phải trình báo với giáo sĩ liên hệ. Những người sắp chịu chức thánh cũng cần được thông báo công khai ở nhà thờ như thế. (Từ nguyên Anglo-Saxon gebann, công bố.)
Baptism
Bí tích Rửa tội, phép Thanh tẩy. Là bí tích trong đó, bởi nước và lời Chúa, một người được tẩy sạch mọi tội lỗi, đưọc tái sinh và thánh hóa trong Chúa Kitô để có sự sống đời đời. (Từ nguyên Latinh baptisma; từ chữ Hi Lạp baptisma, nhúng, nhận chìm.)
Baptism, Matter And Form
Bí tích Rửa tội, Chất thể và mô thức của Bí tích Rửa tội. Nước tự nhiên được đổ lên hoặc rưới lên một người, hoặc một người được dìm trong đó, là chất thể hoặc yếu tố vật chất cần thiết cho phép rửa tội. Việc đọc các lời lúc rửa tội là mô thức của phép rửa tội, cụ thể là: “Ta rửa tội cho con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.” Có vấn đề đã tranh luận là liệu trong Giáo hội ban sơ, ngoài việc kể trên, phép rửa tội cũng được thực hiện nhân danh Chúa Giêsu hay không. Nhưng điều chắc chắn rằng Giáo hội công giáo thời đầu đã tuyên bố sự cần thiết dùng công thức Chúa Ba Ngôi để cho phép rửa tội thành sự.
Baptismal Covenant
Khế ước Rửa tội. Một thỏa thuận được thực hiện bởi người sắp rửa tội, hoặc tự mình hoặc qua người đỡ đầu, để thuộc trọn vẹn về Chúa Kitô, và Chúa hứa chúc phúc cho người ấy với trọn đời đầy ân sủng Chúa.
Baptismal Font
Giếng Rửa tội. Một đồ chứa bằng gỗ, đá hay kim loại, thường được trang trí đẹp, dùng để chứa nước rửa tội trong nghi thức long trọng của phép rửa tội. Theo luật chung, nhà thờ giáo xứ nào cũng cần có giếng rửa tội.
Baptismal Graces
Ơn phép Rửa tội. Các hiệu quả siêu nhiên của bí tích rửa tội. Đó là: 1. cất đi mọi tội lỗi, cả tội tổ tông lẫn tội cá nhân; 2. cất đi mọi hình phạt do tội, hình phạt tạm và hình phạt đời đời; 3. ban ơn thánh hóa và các nhân đức đối thần (tin, cậy, mến), và các ơn Chúa Thánh Thần; 4. tháp nhập vào Chúa Kitô; và 5. gia nhập vào Nhiệm Thể, là Giáo hội Công giáo; 6. in dấu ấn rửa tội, giúp người ấy có thể nhận lãnh các bí tích khác, tham dự vào chức linh mục của Chúa Kitô qua phụng vụ thánh, và lớn lên trong việc trở nên giống Chúa Kitô nhờ việc thánh hóa bản thân. Nhưng phép rửa tội không cất đi hai hiệu quả của tội tổ tông, đó là dục vọng và phải chết thể lý. Tuy nhiên, phép rửa tội giúp Kitô hữu được thánh hóa bằng sự đấu tranh với dục vọng, và ban cho danh hiệu được chỗi dậy trong thân xác vinh quang trong ngày tận thế.
Baptismal Name
Tên thánh Rửa tội. Là tên thánh một người nhận lãnh khi chịu phép rửa tội. Nghi thức mới nhất của Giáo hội quy định việc chọn tên thánh, khi người ban phép hỏi cha mẹ hoặc người đỡ đầu của đứa nhỏ: “Ông (bà) muốn đặt tên thánh nào cho đưa bé?” Theo truyền thống của Giáo hội, tên thánh rửa tội “ nên lấy từ một người mà sự thánh thiện đã cho ngài có vị trí trong hàng ngũ các thánh. Sự giống tên như thế sẽ kích thích người ấy bắt chước các nhân đức và sự thánh thiện của thánh bổn mạng, và hơn nữa, sẽ hy vọng và cầu nguyện rằng vị thánh gương mẫu của mình sẽ là vị bầu cử cho mình và che chở cho sự an toàn hồn xác của mình” (Giáo lý của công đồng chung Trent, phép Rửa tội).
Baptismal Register
Sổ Rửa tội. Sổ rửa tội được linh mục ban phép rửa tội thực hiện. Sổ được lưu trữ trong sổ bộ của giáo xứ. Trong sổ có ghi tên của những người được rửa tội, tên của người rửa tội, tên của cha mẹ và người đỡ đầu; cũng ghi ngày tháng và nơi rửa tội. Có các điều khỏan đặc biệt để ghi cho cha mẹ có con sinh ngòai giá thú. Tên mẹ phải được ghi nếu việc sinh đẻ là công khai, hoặc nếu người mẹ yêu cầu bằng văn bản hay có người làm chứng. Tên người cha cũng được ghi nếu người nầy yêu cầu bằng văn bản hay có người làm chứng, hoặc nếu người này được công nhận là cha đứa trẻ trong giấy tờ nào đó của chính quyền. Trong một số trường hợp, đứa trẻ được ghi là có cha mẹ vô danh. Vị mục tử phải giữ gìn sổ rửa tội.
Baptism Of Blood
Rửa tội bằng máu. Là việc tử vì đạo trong trường hợp của một người chết cho đức tin Kitô giáo trước khi người ấy lãnh bí tích rửa tội. Các hiệu qủa của rửa tội bằng máu là tha mọi tội lỗi và được vào thiên đàng ngay lập tức. Từ ngữ này đi vào từ vựng Kitô giáo trong ba thế kỷ đầu khi nhiều tân tòng chờ đợi được rửa tội và nhiều người ngọai giáo trở lại bất ngờ với đức tin công giáo, chịu tử vì đạo trước khi họ có thể rửa tội bằng nước.
Baptism Of Desire
Rửa tội bằng ước muốn. Từ ngữ này tương đương với rửa tội bằng nước, vốn là đủ trong sự quan phòng của Chúa để giúp một người nhận được tình trạng ân sủng và cứu linh hồn mình. Theo giáo huấn của Giáo hội, “Thực thế, những kẻ vô tình không nhận biết Phúc Âm của Chúa Kitô và Giáo Hội Người, nhưng nếu thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ơn thánh, họ cố gắng chu toàn Thánh Ý Thiên Chúa trong công việc mình theo sự hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể được cứu rỗi” (Công đồng chung Vatican II, Hiến chế tín lý về Giáo hội, II, 16).
Baptism Of Martyrdom
Rửa tội bằng tử vì đạo. Cũng gọi là rửa tội bằng máu. Đây là sự chịu đụng kiên trì nỗi tra tấn chết người, được thực hiện do người ta thù ghét Chúa Kitô, hoặc vì mình có đức tin Kitô giáo hoặc nhân đức Kitô giáo.
Baptistery
Cung Rửa tội, đền Rửa tội. Là một phần của nhà thờ hoặc một tòa nhà riêng dành để ban bí tích rửa tội. Nó thường nằm ở sân đi vào nhà thờ để nêu ý nghĩa là cần được rửa tội để gia nhập Giáo hội. Khi là tòa nhà riêng, đền rửa tội thường có dạng hình bát giác hoặc hình tròn, chung quanh có hành lang, có một tiền phòng và một phòng ở giữa có một vũng nước. Các đền Rửa tội đẹp nhất là ở Palma vùng Mallorca; Florence và Pisa tại Ý; và Cranbrook tại Anh.
Bar
Bar, một tiền tố trong ngôn ngữ Aramaic có nghĩa là “con”, chẳng hạn Bar-Jonah, con của Jonah; Bartholomew, con của Tolmai.
Barabbas
Barabbas. Tên của “một người tù khét tiếng”, như thánh Matthêu mô tả (Mt 27:16-17). Thánh Gioan gọi ông là “một tên cướp” (Ga 18:40-41). Thánh Marcô và thánh Luca đều nói ông bị ngồi tù vì là tên phiến lọan và tên giết người (Mc 15:7-15; Lc 23:19-25). Khi Philatô tra hỏi Chúa Giêsu tại phiên tòa và thấy Chúa không bị tội gì cả, ông đề nghị dân chúng chọn tha Chúa Kitô hoặc tha Barabbas, với hy vọng rằng sự nổi danh của tên tù khét tiếng sẽ làm cho họ đồng ý tha Chúa Kitô. Nhưng, được các thầy tư tế xúi giục căm giận, họ nhấn mạnh rằng người có tội được tha và người vô tội phải chết. (Từ nguyên Aramaic bar' abba, con của bố.)
Barnabas
Thánh Barnabas, Ba-na-ba. Cũng còn gọi là Giuse, người Lêvi ở đảo Cyprus (TĐCV 4:36-37). Thánh nhân đã trở thành một thành viên của Giáo hội thuở đầu. Việc các Kitô hữu ở Jerusalem chấp nhận thánh Phaolô (Sao-lô) một phần lớn là nhờ lợi khẩu của Barnabas, khi ngài thuyết phục họ về sự thành thực của Phaolô và việc hóan cải bằng phép lạ của Phaolô ở Damascus. Cả hai vị cùng lên đường làm việc Chúa, vâng theo Chúa Thánh thần: “Hãy dành riêng Ba-na-ba và Sao-lô cho Ta, để lo công việc Ta đã kêu gọi hai người ấy làm" (TĐCV 13:2). Hai vị rất thành công trong một năm họat động ở Antioch, rửa tội cho nhiều người (TĐCV 11:25-26). Nhưng rồi cuối cùng hai vị nổi nóng đến mức phải chia tay nhau. Trong chuyến đi dự tính sau đó, Barnabas muốn cháu mình là Marcô cùng đi với hai vị, nhưng Phaolô không đồng ý. Kết quả là Phaolô chọn Silks đi với mình, còn Barnabas và Marcô trẩy đi đảo Cyprus (TĐCV 15:36-40). Tình bạn mới này dọn đường cho Marcô sẽ trở thành môn đệ của thánh Phêrô và là Thánh sử thứ nhì. (Từ nguyên Hi lạp barnabas, từ chữ Aramaic, có nghĩa là “con của sự an ủi.")
Baroque
Nghệ thuật Barốc. Là một hình thức trang trí của nghệ thuật và kiến trúc của Giáo hội, bắt đầu tại Ý từ thế kỷ 17 và sớm lan tỏa khắp châu Âu. Mục đích của nghệ thuật này là đưa cuộc sống mới vào phong cách lạnh lùng của cuối thời Phục hưng. Tuy nhiên, hình thức thuần túy đôi khi bị hy sinh cho đam mê trang trí.
Barsabbas
Ông Barsabbas, Basaba. Ông là một trong hai ứng viên được chỉ định để thay thế cho ông Giuđa làm Tông đồ thứ 12 (TĐCV 1:23-26). Truyền thống chủ trương rằng Barsabbas và Matthia thuộc trong số 72 môn đệ được Chúa Kitô chọn (Lc 10:1). Các tông đồ rút thăm và ông Matthia được chọn. (Từ nguyên Aramaic bar sa'ba', con của Sabbas.)
Bartholomew
Thánh Batôlômêô. Là một trong 12 Tông đồ được nêu tên chung với các vị bốn lần trong Tân ước (Mt 10:3; Mc 3:18; Lc 6:14; TĐCV 1:13). Ngòai ra tên thánh nhân không xuất hiện lần nào nữa. Các tác giả suy đoán rằng thánh nhân có thể là ông Nathanael được thảo luận trong Tin mừng theo thánh Gioan (Ga 1:45-48), nhưng không có bằng chứng rõ ràng. (Từ nguyên Hi lạp bartholomaios, từ chữ Aramaic bar talmai, con của Tolmai.)
Bartimaeus
Bartimaeus, Ba-ti-mê. Là người ăn xin bị mù ngồi bên vệ đường khi Chúa Giêsu và các môn đệ đi ngang gần ông sau khi các ngài thăm Jericho. Ông thu hút sự chú ý của Chúa bằng cách la to và xin Chúa chữa mình hết mù mắt. Chúa Giêsu chữa ông lành bệnh và ông gia nhập đám đông đi theo Chúa (Mc 10:46-52). (Từ nguyên Hi Lạp bartimaios, từ chữ Aramaic bartimai, con của Timaeus.)
Baruch
Baruch, Barúc. Baruch là bạn thân và là thư ký của ngôn sứ Giêrêmia, sống vào thế kỷ thứ bảy trước Công nguyên. Chúa đã cung cấp nhiều cảnh báo dài cho Giêrêmia về người Do thái. Chương 36 sách Giêrêmia mô tả chi tiết cách thức ngài đọc các sứ điệp cho Baruch, và ra lệnh cho Baruch đọc cho dân chúng nghe trong đền thờ. Vua Jehoiakim nghe các lời cảnh báo mà không hài lòng, và ra lệnh tiêu diệt hai người. Giêrêmia cứ cho lặp lại các lời sứ điệp, ngài xác tín đến nỗi tòan dân nghe theo lời ngài. Cả Giêrêmia và Baruch phải bỏ trốn vương quốc. Sách Baruch là một trong các sách của Kinh thánh Công giáo. Năm chương đầu là các lời sứ ngôn được Baruch dùng để an ủi dân Do Thái đang lưu đày. Chương 6 là thư của Giêrêmia, và được gán cho Giêrêmia là tác gỉa chứ không phải là của Baruch.
Basilians
Tu sĩ Dòng thánh Basiliô. Một tên chung cho nhiều hội dòng. Các tu sĩ Chính thống giáo đôi khi cũng được gọi là Basilians (tu sĩ dòng Basiliô), bởi vì họ thừa hưởng tinh thần của thánh Basiliô (329-79), mặc dầu họ không có luật giống nhau. Có năm dòng tu thánh Basiliô dành cho nam giới và bốn dòng dành cho nữ giới, tất cả đều có qui chế Tòa thánh. Một dòng tu Các linh mục của thánh Basiliô được thành lập năm 1822 tại Annonay, Pháp, để lo công tác giáo dục và mục vụ giáo xứ.
Basilica
Vương cung thánh đường. Là một nhà thờ lớn, dài, có hình dáng chữ nhật và một hậu cung ở cuối. Lúc đầu tên Vương cung thánh đường được trao cho một số nhà thờ ở Rome, Thánh Địa, và ở những nơi mà đền thờ ngọai giáo được biến thành nhà thờ công giáo. Chiều rộng của Vương cung thánh đường thì không bao giờ lớn hơn một nửa của chiều dài. Thánh đường được các hàng cột chia ra thành một lòng nhà thờ và gian hông chạy chung quanh. Phần trên của lòng nhà thờ được soi sáng bằng các cửa sổ trên mái của gian bên. Các cửa sổ thấp hơn cũng soi sáng cho phần cánh nhà thờ. Bàn thờ được đặt trong hoặc trước hậu cung nối vòm từ lòng nhà thờ và mở ra trong cánh ngang của nhà thờ. Ở cửa chính của vương cung thánh đường là tiền đường, và các tân tòng không được phép vào quá tiền đường này. Vương cung thánh đường thánh Gioan Lateran, Nhà thờ mẹ, là the Mother Church, là đại vương cung thánh đường của thượng phụ phương Tây, tức Đức Giáo hòang; vương cung thánh đường thánh Phêrô là dành cho thượng phụ Constantinople; vương cung thánh đường thánh Phaolô ngọai thành là dành cho thượng phụ Alexandria; vương cung thánh đường Đức Bà Cả là dành cho thượng phụ Antioch; vương cung thánh đường thánh Lôrensô ngọai thành là dành cho thượng phụ Jerusalem. Mỗi đại vương cung thánh đường này đều có một bàn thờ dành riêng cho Đức Giáo hòang sử dụng, và cho các chức sắc được Đức Giáo hòang cho phép. Bên cạnh vương cung thánh đường là dinh thự cổ dành cho các thượng phụ khi các ngài về Rome. Nhà thờ thánh Phanxicô Átxidi cũng là một đại vương cung thánh đường, với một bàn thờ và ngai dành cho Đức Giáo hòang. Mười một nhà thờ ở Rome và nhiều nhà thờ khác trên khắp thế giới được Đức Giáo hòang đặt tên là tiểu vương cung thánh đường, cụ thể là tại Loreto và Padua ở Ý, Lộ Đức ở Pháp, Lough Derg ở Ireland. Các giáo sĩ phục vụ ở các nhà thờ này được hưởng tước hiệu danh dự để chủ tọa trong một số buổi lễ tại đó. (Từ nguyên Latinh basilicus, hòang gia.)
Basilica Of St. Peter
Vương cung thánh đường thánh Phêrô. Là nhà thờ của thượng phụ bên cạnh Dinh Giáo hòang ở Vatican. Năm 67, thánh Phêrô bị xử tử ở đấu trường của vua Nero, gần chân cột hình tháp được đưa từ Ai Cập về, và dựng đứng giữa quãng trường trước Vương cung thánh đường thánh Phêrô. Năm 90, thánh Giáo hòang Anacletus đánh dấu ngôi mộ của Phêrô bằng cách xây dựng một nhà nguyện nhỏ trên địa điểm, mà vua Constantine, sau khi phá đấu trường cũ, hy vọng đặt móng cho một nhà thờ chính tòa mới. Vương cung thánh đường đầu tiên tồn tại 1100 năm, trước khi Đức Giáo hòang Nicholas V quyết định xây dựng một nhà thờ lớn hơn nhiều. Công việc xây dựng tiến triển rất chậm. Các Đức Giáo hòang kế tiếp mời sự giúp đỡ xây dựng của Rosselino (1439-1507), Alberti (1474-1515), Bramante (1444-1514), Michelangelo (1475-1564), Maderna (1556-1629), và Bernini (1598-1680). Vương cung thánh đường hòan thành sau một quá trình xây dựng kéo dài 176 năm. Đức Giáo hoàng Urban VII long trọng cung hiến vương cung thánh đường năm 1626. Hàng cột nổi tiếng bao quanh quãng trường, gồm bốn dãy cột, là do Bernini thiết kế. Bên trên hàng cột là 126 bức tượng các thánh, mỗi tượng cao tới 3,65m. Trên cửa vào mở mặt tiền là Loggia della Benedizione, nơi Đức Giáo hòang ban phép lành cho dân chúng. Từ mái cổng có năm cửa dẫn vào vương cung thánh đường, trong đó cửa thứ nhất mang tên Porta Santa (Cửa Thánh), chỉ mở trong Năm thánh mà thôi. Lối vào ở giữa có các cửa bằng đồng của vương cung thánh đường nguyên thủy, mô tả cuộc đời của Chúa Kitô và của Đức Trinh nữ. Lòng nhà thờ này là dài nhất so với lòng các nhà thờ khác trên thế giới, với các cột trụ được xoi rãnh để đặt tượng các thánh lập Dòng. Lòng nhà thờ dẫn đến bàn thờ cao, có một phương du bằng đồng và được mạ vàng, do Bernini thực hiện năm 1633, che trên bàn thờ. Trước bàn thờ là hàng lan can hình tròn bằng cẩm thạch, với 95 ngọn đèn thắp sáng ngày đêm, dẫn xuống hầm mộ bằng đồng trên đó có thánh giá vàng của thánh Phêrô. Phía trái khi người ta đi lên từ Confessio là tượng đồng từ thế kỷ thứ năm của vị giáo hòang tiên khởi, đã đặt trong vương cung thánh đường đầu tiên năm 445. Chân phải của tượng đã bị mòn và láng bóng do hàng triệu người đã hôn chân thánh Phêrô. Quá gian ngang thánh đường là đài ngồi, nơi chứa một hòm thánh tích bằng đồng trong đó có ngai gỗ giám mục của Vị đại diện đầu tiên của Chúa Kitô. Nhiều mộ Giáo hòang là nằm trong phần đài ngồi và các cánh nhà thờ, trong đó nổi tiếng nhất là mộ Đức Giáo hòang Phaolô III, được xem là đẹp nhất trong các mộ ở thánh đường. Bức tượng Pietà nổi tiếng thế giới của Michelangelo ở trong nhà nguyện thứ nhất của cánh phải thánh đường với tượng Đức Mẹ còn trẻ và Người Con tử nạn của ngài. Trong tầng hầm thánh đường, trong bốn mét cách giữa móng nhà thờ cũ và nhà thờ mới, là phần mộ của nhiều Giáo hòang, trong đó có Đức Giáo hòang Adrian IV, người Anh duy nhất kế vị thánh Phêrô, và thánh Giáo hòang Pius X, vị Giáo hòang nổi tiếng về Bí tích Thánh thể. Thi hài thánh Phêrô nằm trong một hầm mộ dưới bàn thờ cao. Các cuộc khai quật khoa học gần đây đã xác minh đó là hài cốt của ngài.
Basil, Rule Of Saint
Luật thánh Basiliô. Một bộ luật tu trì được thánh Basiliô Cả (329-79) viết ra từ năm 358 đến năm 364. Nó vẫn là nền tảng cho đời đan tu trong Giáo hội phương Đông. Có hai dạng luật này, một dạng thông thường có 55 đọan và một dạng hỏi đáp có 313 câu. Mặc dầu là khắc khổ, luật cố ý tránh một số hình thức thái quá của đan tu phương Đông trước thời thánh Basiliô. Các giờ kinh phụng vụ được qui định sẵn. Công việc tay chân và công việc khác đều được yêu cầu làm. Trẻ em được giáo dục ở các lớp học gần tu viện và được tạo cơ hội để thử ơn gọi tu trì. Các tu viện đều chăm sóc người nghèo. Bộ luật hiện nay mang hình thức của luật duyệt lại của thánh Theodore thành Studion (759-826).
Basin (Ecclesiastical)
Chậu rửa tay. Là một chậu kim loại được trang trí dùng để linh mục rửa tay trong Thánh lễ, và cho Giám mục rửa tay trong các nghi thức.
B., Bb., B1..
Beatus, beati, chân phúc, chân phước, á thánh.
B.C..
B.C. Trước Công nguyên
B.C.L..
Baccalaureus Civilis (or Canonicae) Legis – Tú tài dân luật, Tú tài giáo luật.
B.D..
Cử nhân Thần học
Beadle
Thầy tư tế, người tiếp tân, người thông báo, cận vệ. Một chức nhỏ trong Giáo hội có các nhiệm vụ thay đổi qua nhiều thế kỷ và ở các nơi khác nhau. Dưới thời Đức Giáo hòang Gregory Cả, thầy tư tế là “người bảo vệ nhà thờ”, lo thắp đèn nến ở nhà thờ. Sau đó, đây là một người tiếp tân, lo dẫn giáo dân vào chỗ ngồi, hoặc là một người thông báo, lo việc đọc các thông báo cho công đòan, hoặc là một người cận vệ đi trước một giám mục hay một giám chức khác để dọn đường cho ngài đi giữa đám đông. (Từ nguyên Anglo-Saxon b_odan, chỉ huy, mời.)
Beads
Tràng chuỗi, tràng hạt. Các hạt nhỏ bằng gỗ, đá, hoặc thủy tinh được sắp xếp thành một chuỗi, một sợi, một dây tùy theo lọai và theo số kinh đọc trong một số hình thức đạo đức. Tràng hạt được người Công giáo sử dụng như một cách để bảo đảm mức chính xác trong việc đọc một kinh nhiều lần. Chuỗi Mân Côi, đôi khi được gọi là chuỗi Năm Mươi, gồm năm nhóm hạt, mỗi nhóm có 10 hạt, và thường được sử dụng. Việc dùng tràng hạt để đọc kinh đã có từ xa xưa, và cũng được sử dụng nhiều nơi người Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Beard
Bộ râu. Trong Giáo hội phương Đông, việc để râu là một tập tục có từ thời các thánh tông đồ như là một dấu hiệu của nam tính và sự hùng dũng. Từ thế kỷ thứ năm trở về sau, các giáo sĩ phương Tây dần dà cạo sạch râu. Trong thế kỷ 12, có nhiều sắc lệnh của các công đồng ở phương Tây chống lại việc giáo sỉ để râu. Trong các thế kỷ 16 và 17, việc để râu thắng thế và một số Giáo hòang cũng để râu. Sau đó, người ta trở lại với tập túc trước đó, và gần đây nhất nhiều linh mục ở phương Tây thích theo tập tục để râu dài và tóc dài.
Subprimes và Liên Hiệp Âu Châu (3)
Hà Minh Thảo
23:21 18/02/2009
SUBPRIMES VÀ LIÊN HIỆP ÂU CHÂU (3)
D. NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRONG KHỦNG HOẢNG.
I. TINH THẦN BẤT AN VÀ TƯƠNG LAI VÔ VỌNG.
Người Pháp cảm thấy các vị cầm quyền đem tiền công quỹ trợ giúp cho giới ngân hàng, còn họ không được gì cả. Tâm lý người làm công luôn lo sợ bị sa thải, nói chi đến việc tăng lương, dù lời hứa ‘tăng mãi lực’ của ứng cử viên Nicolas Sarkozy vẫn còn nghe đâu đó. Việc ‘tăng mãi lực’ có thật… nhưng chỉ tăng cho một thiểu số nhỏ được làm thêm giờ phụ trội và lương giờ phụ trội này không bị trừ tiền phải góp các quỹ an ninh xã hội và khỏi phải tính thuế lợi tức. Theo một báo cáo của Bộ Kinh tế, Công nghệ và Việc làm, chỉ 5,5 triệu người Pháp đã lao động 750 triệu giờ phụ trội trong năm 2008.
[Ý kiến chúng tôi thì việc trợ giúp ngân hàng để ngân hàng có tiền cho các xí nghiệp vay để không bị trở ngại sản xuất. Lãi suất tín dụng (Chính phủ đòi ngân hàng trả 8%) cần phải thấp hơn để người mua ít bị mất mãi lực và hàng xuất cảng không bị mất tính cạnh tranh. Biện pháp bỏ mức (tranche) thấp nhất thuế lợi tức (xin xem phần dưới đây) có thể công bằng hơn lương giờ phụ trội vì sự khiếm hụt các quỹ an ninh xã hội đòi hỏi những người kém lợi tức hơn phải trả bù vào đó. Chưa kể, biện pháp nầy cho phép giới chủ không cần mướn thêm người]
Chủ lẫn thợ trong tất cả mọi ngành, nghề hoạt động kinh tế đều lo lắng. Mọi người bi quan về tương lai của cuộc sống: khả năng tiết kiệm giảm nhiều và cho rằng bây giờ không phải là lúc mua sắm vật dụng quan trọng, đắt đỏ.
Số người thất nghiệp gia tăng trong tháng 12/2008 là 45.800 người để đưa con số thất nghiệp trọn năm 2008 là 217.000 người, tức tăng 11,40% so với năm 2007. Chánh phủ cũng không tin tưởng sẽ có tăng trưởng kinh tế Pháp năm 2009 hầu có thể làm giảm bớt số thất nghiệp.
Bất mãn xã hội do thấy số người thất nghiệp ngày càng tăng và tăng nhanh hơn, nhất là giới trẻ với các hợp đồng làm việc sắp đáo hạn, không việc làm. Không ai ước lượng được là quy mô và thời gian khủng hoảng là những ẩn số mà phương trình xã hội tùy thuộc vào. Do đó, cuộc biểu tình ngày 29.01.2009 đã xảy ra.
Theo kết quả một thăm dò ý kiến do báo ‘le Parisien’ cho thấy có đến 69% người Pháp ủng hộ ngày đình công và biểu tình này. Một thăm dò khác cho biết có đến 75% người được hỏi trả lời: cuộc tranh đấu này là chính đáng.
Đa số công nhân ủng hộ ngày tranh đấu vì đây là dịp để chứng tỏ lòng bất mãn mà họ không dám biểu lộ trong xí nghiệp vì sợ bị sa thải.
II. ĐÌNH CÔNG VÀ BIỂU TÌNH NGÀY 29.01.2009.
Biểu tình là một tập thể hành động bất bạo động để bày tỏ một cách công khai những ý kiến chung của nhóm người này… Những người biểu tình có thể có mục đích trình bày tỏ những quan điểm ủng hộ hoặc phản đối một vấn đề công cộng, cách riêng để chống những bất công xã hội... Các biểu tình thường có liên quan đến vấn đề chính trị, kinh tế, và xã hội, thường nhằm mục đích gây sức ép cho một thay đổi nhất định. Đó là những tiếng chuông cảnh cáo Chánh phủ biết rõ lòng dân, hầu quan tâm và hành xử trách nhiệm giải quyết một vấn đề nào đó khiến nhân dân bức xúc, không chỉ trong lãnh vực chính trị, mà ngay cả kinh tế, xã hội…
Quyền đình công và biểu tình được Hiến pháp 1958 công nhận. Do đó, Nhà Nước và mọi công dân Pháp đều phải tôn trọng. Các cuộc biểu tình phải được thông báo Đại biểu Chánh phủ (Préfet) để cảnh sát được gởi đến giữ trật tự.
1,08 triệu người theo Bộ Nội vụ (2,5 triệu theo nghiệp đoàn thợ) tham gia 195 cuộc biểu tình đã diễn ra trên toàn nước Pháp theo lời yêu gọi các nghiệp đoàn thợ với các yêu sách là bảo vệ việc làm, mãi lực và các dịch vụ công cộng trước những khó khăn do khủng hoảng kinh tế gây ra.
Trên một triệu công chức đình công, đạt tỉ lệ 26% theo số chánh thức được các Bộ công bố, nhiều hơn cuộc vận động chống chế độ hưu bổng đặc biệt năm 2007. Nhiều công nhân công ty Điện Pháp quốc tuy đình công nhưng cũng đã làm việc khẩn cấp nối các đường dây điện cho các vùng vừa bị bảo tàn phá miền Nam nước Pháp trước đó.
Để đáp lại số người tham gia đình công và biểu tình, Tổng thống Nicolas Sarkozy tuyên bố tham dự cuộc phỏng vấn truyền hình vào ngày 05.02.2009.
III. PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH NGÀY 05.02.2009
20 giờ 15 ngày 05.02.2009, mở đầu chương trình ‘Đối diện với khủng hoảng’ (Face à la crise), Tổng thống Nicolas Sarkozy tuyên bố trên các đài truyền hình TF1, FR2, M6 và RTL: « Chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng không hề biết từ một thế kỷ nay nên người Pháp cảm thấy lo âu. Đó là điều bình thường ». Ông cầu chúc « nước Pháp đi vào càng trể càng tốt cuộc khủng hoảng và thoát càng sớm càng tốt cuộc khủng hoảng » và nhấn mạnh ông cũng phải « nghe những người không dự biểu tình. Tôi không có ý định trốn tránh trách nhiệm. Ông xác nhận ề tiền cho các ngân hàng vay không tốn một xu nào nhưng mang lại tiền cho người Pháp. »
- Số tiền lời 1,4 triệu euro mà Nhà Nước cho các ngân hàng vay năm nay sẽ được dùng trọn để tài trợ các ‘biện pháp xã hội’.
- Các chương trình cải tổ quốc gia vẫn tiếp tục theo cùng nhịp độ. Nếu phải ngưng lại, như đã thường làm trong quá khứ mỗi khi có biểu tình, thì tốt hơn là đừng làm cải tổ nào cả. Và như vậy người ta được yên ổn. Đoạn tuyệt ? Đó là đoạn tuyệt với thói quen này.
- Sau đó, ông Sarkozy cho biết ông sẽ tiếp các nghiệp đoàn chủ và thợ trong phiên họp ngày 18.02.2009 để thảo luận về việc tăng tiền bồi thường cho các công nhân phải rơi vào tình trạng thất nghiệp kỹ thuật (hay từng phần) từ 50% lên 60% tiền lương bình thường.
- Để giúp giới trung lưu có lợi tức thấp bằng bỏ mức (tranche) thấp nhất, từ 5.688 tới 11.344 euro, để tính thuế lợi tức cho khoảng 2 triệu hộ thuế (contribuable) và miễn thu một phần ba (1/3) thứ nhì (deuxième tiers) ứng trước tiền thuế này. Thí dụ, anh A khai thuế lần đầu nộp cho Trung tâm Thuế hồi tháng 05.2008 cho lợi tức anh thu được năm 2007. Tháng 8.2008, Trung tâm Thuế gởi giấy đòi thuế 2007 là 1.500 euro và phải trả trước ngày 15.09.2008. Sang năm 2009, ngày 15.02.2009 (năm 2009, ngày này rơi vào chúa nhật nên được dời sang 24 giờ ngày 16.02.2009) là hạn chót anh A phải trả một phần ba thứ nhất là 500 euro. Sau đó, anh A phải nộp tờ khai anh thu được năm 2008 trước ngày 31.05.2009. Trước ngày 15.05.2009, anh A phải trả một phần ba thứ nhì là 500 euro tức số tiền Tổng thống Sarkozy đề cập nhưng chưa đưa chi tiết. Tháng 8.2008, anh A sẽ nhận được giấy đòi thuế lợi tức 2008. Nếu số thuế trên 1.000 euro, anh A phải trả số sai biệt. Nếu số thuế dưới 1.000 euro, anh A phải được hoàn trả số sai biệt.
- Trong phiên họp ngày 18.02.2009, Tổng thống Sarkozy sẽ đề cập đến vấn đề chia lợi nhuận công ty theo thể thức 3 lần một phần ba (1/3) tức lợi nhuận 100 euro thì phải chia 33 euro cho các cổ đông, 33 euro cho các công nhân và 33 euro cho các vị điều hành công ty. Nhưng ông quên nói tới euro thứ 100 sẽ chia cho ai ?
- Tổng thống Sarkozy không đồng ý tăng Lương tối thiểu liên ngành (Salaire minimum interprofessionnel de croissance, SMIC) vì ‘người ta quên 83% số người làm việc’. Ông sẳn sàng làm một cố gắng để giúp các người thất nghiệp trẻ.
Trong khi chờ kết quả phiên họp ngày 18.02.2009, các nghiệp đoàn thợ đã họp và quyết định có thể có ngày ‘hành động’ (tức đình công và biểu tình) vào ngày 19.03.2009. Chúng ta có thể xem đó là một áp lực để họ đạt được kết quả nhiều hơn trong phiên họp ngày 18.02.2009. Đây là một tiến trình bình thường trong một chế độ tự do, dân chủ.
Cuộc đình công và biểu tình ngày 29.01.2009 đã tốn khoảng 250 triệu euro cho nền kinh tế nước Pháp và cho chính những người tham gia đình công và biểu tình.
Tự do, dân chủ luôn luôn có một giá phải trả và thường với một giá thật đắt.
Nhiều người Việt-Nam chúng ta biết điều đó.
(Còn tiếp)
D. NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRONG KHỦNG HOẢNG.
I. TINH THẦN BẤT AN VÀ TƯƠNG LAI VÔ VỌNG.
Người Pháp cảm thấy các vị cầm quyền đem tiền công quỹ trợ giúp cho giới ngân hàng, còn họ không được gì cả. Tâm lý người làm công luôn lo sợ bị sa thải, nói chi đến việc tăng lương, dù lời hứa ‘tăng mãi lực’ của ứng cử viên Nicolas Sarkozy vẫn còn nghe đâu đó. Việc ‘tăng mãi lực’ có thật… nhưng chỉ tăng cho một thiểu số nhỏ được làm thêm giờ phụ trội và lương giờ phụ trội này không bị trừ tiền phải góp các quỹ an ninh xã hội và khỏi phải tính thuế lợi tức. Theo một báo cáo của Bộ Kinh tế, Công nghệ và Việc làm, chỉ 5,5 triệu người Pháp đã lao động 750 triệu giờ phụ trội trong năm 2008.
[Ý kiến chúng tôi thì việc trợ giúp ngân hàng để ngân hàng có tiền cho các xí nghiệp vay để không bị trở ngại sản xuất. Lãi suất tín dụng (Chính phủ đòi ngân hàng trả 8%) cần phải thấp hơn để người mua ít bị mất mãi lực và hàng xuất cảng không bị mất tính cạnh tranh. Biện pháp bỏ mức (tranche) thấp nhất thuế lợi tức (xin xem phần dưới đây) có thể công bằng hơn lương giờ phụ trội vì sự khiếm hụt các quỹ an ninh xã hội đòi hỏi những người kém lợi tức hơn phải trả bù vào đó. Chưa kể, biện pháp nầy cho phép giới chủ không cần mướn thêm người]
Chủ lẫn thợ trong tất cả mọi ngành, nghề hoạt động kinh tế đều lo lắng. Mọi người bi quan về tương lai của cuộc sống: khả năng tiết kiệm giảm nhiều và cho rằng bây giờ không phải là lúc mua sắm vật dụng quan trọng, đắt đỏ.
Số người thất nghiệp gia tăng trong tháng 12/2008 là 45.800 người để đưa con số thất nghiệp trọn năm 2008 là 217.000 người, tức tăng 11,40% so với năm 2007. Chánh phủ cũng không tin tưởng sẽ có tăng trưởng kinh tế Pháp năm 2009 hầu có thể làm giảm bớt số thất nghiệp.
Bất mãn xã hội do thấy số người thất nghiệp ngày càng tăng và tăng nhanh hơn, nhất là giới trẻ với các hợp đồng làm việc sắp đáo hạn, không việc làm. Không ai ước lượng được là quy mô và thời gian khủng hoảng là những ẩn số mà phương trình xã hội tùy thuộc vào. Do đó, cuộc biểu tình ngày 29.01.2009 đã xảy ra.
Theo kết quả một thăm dò ý kiến do báo ‘le Parisien’ cho thấy có đến 69% người Pháp ủng hộ ngày đình công và biểu tình này. Một thăm dò khác cho biết có đến 75% người được hỏi trả lời: cuộc tranh đấu này là chính đáng.
Đa số công nhân ủng hộ ngày tranh đấu vì đây là dịp để chứng tỏ lòng bất mãn mà họ không dám biểu lộ trong xí nghiệp vì sợ bị sa thải.
II. ĐÌNH CÔNG VÀ BIỂU TÌNH NGÀY 29.01.2009.
Biểu tình là một tập thể hành động bất bạo động để bày tỏ một cách công khai những ý kiến chung của nhóm người này… Những người biểu tình có thể có mục đích trình bày tỏ những quan điểm ủng hộ hoặc phản đối một vấn đề công cộng, cách riêng để chống những bất công xã hội... Các biểu tình thường có liên quan đến vấn đề chính trị, kinh tế, và xã hội, thường nhằm mục đích gây sức ép cho một thay đổi nhất định. Đó là những tiếng chuông cảnh cáo Chánh phủ biết rõ lòng dân, hầu quan tâm và hành xử trách nhiệm giải quyết một vấn đề nào đó khiến nhân dân bức xúc, không chỉ trong lãnh vực chính trị, mà ngay cả kinh tế, xã hội…
Quyền đình công và biểu tình được Hiến pháp 1958 công nhận. Do đó, Nhà Nước và mọi công dân Pháp đều phải tôn trọng. Các cuộc biểu tình phải được thông báo Đại biểu Chánh phủ (Préfet) để cảnh sát được gởi đến giữ trật tự.
1,08 triệu người theo Bộ Nội vụ (2,5 triệu theo nghiệp đoàn thợ) tham gia 195 cuộc biểu tình đã diễn ra trên toàn nước Pháp theo lời yêu gọi các nghiệp đoàn thợ với các yêu sách là bảo vệ việc làm, mãi lực và các dịch vụ công cộng trước những khó khăn do khủng hoảng kinh tế gây ra.
Trên một triệu công chức đình công, đạt tỉ lệ 26% theo số chánh thức được các Bộ công bố, nhiều hơn cuộc vận động chống chế độ hưu bổng đặc biệt năm 2007. Nhiều công nhân công ty Điện Pháp quốc tuy đình công nhưng cũng đã làm việc khẩn cấp nối các đường dây điện cho các vùng vừa bị bảo tàn phá miền Nam nước Pháp trước đó.
Để đáp lại số người tham gia đình công và biểu tình, Tổng thống Nicolas Sarkozy tuyên bố tham dự cuộc phỏng vấn truyền hình vào ngày 05.02.2009.
III. PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH NGÀY 05.02.2009
20 giờ 15 ngày 05.02.2009, mở đầu chương trình ‘Đối diện với khủng hoảng’ (Face à la crise), Tổng thống Nicolas Sarkozy tuyên bố trên các đài truyền hình TF1, FR2, M6 và RTL: « Chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng không hề biết từ một thế kỷ nay nên người Pháp cảm thấy lo âu. Đó là điều bình thường ». Ông cầu chúc « nước Pháp đi vào càng trể càng tốt cuộc khủng hoảng và thoát càng sớm càng tốt cuộc khủng hoảng » và nhấn mạnh ông cũng phải « nghe những người không dự biểu tình. Tôi không có ý định trốn tránh trách nhiệm. Ông xác nhận ề tiền cho các ngân hàng vay không tốn một xu nào nhưng mang lại tiền cho người Pháp. »
- Số tiền lời 1,4 triệu euro mà Nhà Nước cho các ngân hàng vay năm nay sẽ được dùng trọn để tài trợ các ‘biện pháp xã hội’.
- Các chương trình cải tổ quốc gia vẫn tiếp tục theo cùng nhịp độ. Nếu phải ngưng lại, như đã thường làm trong quá khứ mỗi khi có biểu tình, thì tốt hơn là đừng làm cải tổ nào cả. Và như vậy người ta được yên ổn. Đoạn tuyệt ? Đó là đoạn tuyệt với thói quen này.
- Sau đó, ông Sarkozy cho biết ông sẽ tiếp các nghiệp đoàn chủ và thợ trong phiên họp ngày 18.02.2009 để thảo luận về việc tăng tiền bồi thường cho các công nhân phải rơi vào tình trạng thất nghiệp kỹ thuật (hay từng phần) từ 50% lên 60% tiền lương bình thường.
- Để giúp giới trung lưu có lợi tức thấp bằng bỏ mức (tranche) thấp nhất, từ 5.688 tới 11.344 euro, để tính thuế lợi tức cho khoảng 2 triệu hộ thuế (contribuable) và miễn thu một phần ba (1/3) thứ nhì (deuxième tiers) ứng trước tiền thuế này. Thí dụ, anh A khai thuế lần đầu nộp cho Trung tâm Thuế hồi tháng 05.2008 cho lợi tức anh thu được năm 2007. Tháng 8.2008, Trung tâm Thuế gởi giấy đòi thuế 2007 là 1.500 euro và phải trả trước ngày 15.09.2008. Sang năm 2009, ngày 15.02.2009 (năm 2009, ngày này rơi vào chúa nhật nên được dời sang 24 giờ ngày 16.02.2009) là hạn chót anh A phải trả một phần ba thứ nhất là 500 euro. Sau đó, anh A phải nộp tờ khai anh thu được năm 2008 trước ngày 31.05.2009. Trước ngày 15.05.2009, anh A phải trả một phần ba thứ nhì là 500 euro tức số tiền Tổng thống Sarkozy đề cập nhưng chưa đưa chi tiết. Tháng 8.2008, anh A sẽ nhận được giấy đòi thuế lợi tức 2008. Nếu số thuế trên 1.000 euro, anh A phải trả số sai biệt. Nếu số thuế dưới 1.000 euro, anh A phải được hoàn trả số sai biệt.
- Trong phiên họp ngày 18.02.2009, Tổng thống Sarkozy sẽ đề cập đến vấn đề chia lợi nhuận công ty theo thể thức 3 lần một phần ba (1/3) tức lợi nhuận 100 euro thì phải chia 33 euro cho các cổ đông, 33 euro cho các công nhân và 33 euro cho các vị điều hành công ty. Nhưng ông quên nói tới euro thứ 100 sẽ chia cho ai ?
- Tổng thống Sarkozy không đồng ý tăng Lương tối thiểu liên ngành (Salaire minimum interprofessionnel de croissance, SMIC) vì ‘người ta quên 83% số người làm việc’. Ông sẳn sàng làm một cố gắng để giúp các người thất nghiệp trẻ.
Trong khi chờ kết quả phiên họp ngày 18.02.2009, các nghiệp đoàn thợ đã họp và quyết định có thể có ngày ‘hành động’ (tức đình công và biểu tình) vào ngày 19.03.2009. Chúng ta có thể xem đó là một áp lực để họ đạt được kết quả nhiều hơn trong phiên họp ngày 18.02.2009. Đây là một tiến trình bình thường trong một chế độ tự do, dân chủ.
Cuộc đình công và biểu tình ngày 29.01.2009 đã tốn khoảng 250 triệu euro cho nền kinh tế nước Pháp và cho chính những người tham gia đình công và biểu tình.
Tự do, dân chủ luôn luôn có một giá phải trả và thường với một giá thật đắt.
Nhiều người Việt-Nam chúng ta biết điều đó.
(Còn tiếp)
Thông Báo
Thông cáo của Dòng Mân Côi về một nữ tu giả dạng!
Dòng Mân Côi
14:36 18/02/2009
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bắc Cầu
Lê Trị
15:39 18/02/2009
BẮC CẦU
Ảnh của Lê Trị
Bắc cầu cho kiến leo qua
Để cho ai đó qua nhà tôi chơi.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền