Phụng Vụ - Mục Vụ
Giao thừa: Trao cuộc đời cho Chúa
LM Huệ Minh
11:24 18/02/2015
Giao thừa ! Hai tiếng nghe thật thân thương, thật thiêng liêng !
Giao thừa chính là thời khắc giao giữa năm cũ và năm mới để rồi ai ai cũng háo hức chờ đợi. Đơn giản, là người, ai cũng mong cái gì mới và mong cả một năm mới. Điều ước mong của năm mới thật giản đơn đó là năm mới được mọi chuyện tốt lành hơn năm cũ, được hạnh phúc hơn năm cũ, được bình an hơn năm cũ.
Chính với tâm tình đó, đêm hôm nay ta được nghe Chúa nói với ta thật dễ thương.
Thoạt nghe ta sẽ cảm thấy rất khó nghe, rất sốc bởi lẽ giữa chợ đời, người ta mong cho mình được giàu mà Chúa lại bảo là phúc cho nghèo ! Ai cũng mong cho mình dữ tợn hơn người khác mà Chúa lại bảo là phúc cho người hiền ! Và rồi những cái phúc tiếp theo trong bài giảng trên núi phải nói là khá sốc và khó nghe ! Đỉnh điểm của những mối phúc đó là bị bách hại vì sống công chính ! Phải nói thêm là vô duyên nữa ở cái phúc nài vì sống công chính mà bị bách hại lẽ ra khó chịu, lẽ ra bực mình nhưng lại phúc !
Thật sự, khi lắng đọng tâm hồn, ta sẽ thấy một điều thật này đó chính là Thiên Chúa mới là chủ thời gian, chủa trời đất và là chủ của cuộc đời chúng ta. Vấn đề căn cốt là ở chỗ đó để rồi ta cứ mãi đi tìm những cái thuộc về thế gian. Những cái thuộc về thế gian đó, ngay trước mắt ta đó nhưng rồi có gì là tồn tại mãi, có gì là bền vững mãi đâu.
Ai trong chúng ta cũng nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ. Cách riêng với người Á Đông và là nét đẹp của người Á Đông là vào những ngày Tết đến thì người ta dành đặc biệt cái ngày cuối năm để đón ông bà về ăn Tết với gia đình, với con cháu.
Ông bà ta là ai ? Là cha, là mẹ, là ông, là bà của ta ... những người hết sức thân thương và gần gụi với ta. Những người đó đã sống với ta một thời thân thương. Có khi cãi vả, có khi gận hờn, có khi ganh tỵ, có khi bực giọc ... nhưng đến giờ có muốn giận, muốn hờn, muốn bực cũng không còn cơ hội nữa. Họ đã đi xa thật xa.
Nhắc nhớ như thế để ta thấy rằng phận con người của ta là thế, là vắn vỏi trong cái cõi tạm này để rồi thật sư quê hương đích thực của ta như Chúa nói chính là Nước Trời.
Mở đầu các mối phúc, Chúa nói vì Nước Trời. Khép lại các mối phúc Chúa cũng nói vì Nước Trời.
Căn cốt, quê hương đích thực của ta là Nước Trời để rồi những mối phúc mà Thiên Chúa mời gọi không còn là khó nghe, không còn là sốc mà là chuyện hết sức bình thường của những người chân nhận Nước Trời chính là quê hương thật của ta.
Trần gian này qua đi quá vội, trần gian này cũng chỉ là cái cõi tạm như Trịnh Công Sơn nói :
Con chim ở đậu cành tre
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời
À ra thế ! Ta chỉ ở trọ trần gian để rồi tất cả cũng chỉ là tạm bợ mà thôi ! Và, chỉ mình Thiên Chúa mới thật sự là chủ đời ta mà thôi.
Và như thế, bước sang một năm mới, ta cũng vui vẻ để mà tín thác này trong lòng bàn tay của Chúa bởi vì Chúa mới là chủ thời gian, là chủ vũ trụ này.
Chính trong lẽ đó, ngoài chuyện cơm áo gạo tiền, phải chăng đó chính là đời sống thiêng liêng, đời sống tâm linh, đời sống cầu nguyện giữa ta với Chúa. Chỉ có Chúa mới là nguồn vui, là gia tài thật của đời ta để rồi chuyện ta tìm đó chính là tìm Chúa.
Cũng cần lắm vật chất để nuôi thân, cũng cần lắm sự giàu sang phú quý ở đời, cũng cần lắm sự dữ tợn để ăn hiếp người khác, cũng cần lắm những thực tại trần gian nhưng cần thiết hơn vẫn chính là Nước Trời mà chúng ta đang mong đợi. Sống được như thế, ta luôn luôn vui mừng hướng lòng về Nước trời và sống gắn bó mật thiết hơn với Chúa trong đời sống cầu nguyện. Không đẹp gì cho bằng ta tín thác, ta giao phó cuộc đời, giao phó mọi sự trong tay Chúa.
Trong tâm tình đó, Thanh Phaolô mời gọi cộng đoàn Thessalonica cũng như mời gọi mỗi người chúng ta thật dễ thương : Thưa anh em, anh em hãy vui mừng luôn mãi và cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu.
Tuyệt vời ! Hãy tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh ! Đúng như vậy ! Có thể đời sống vật chất, thu nhập của ta năm qua nó có yếu đi một chút nhưng nhìn quanh ta, ta vẫn hạnh phúc hơn nhiều người. Bằng chứng, giờ này ta tham dự Thánh Lễ, ít ra khi ra về ta còn có một mái ấm để bao bọc ta. Trong khi đó, còn biết bao nhiêu người xa quê, vì miếng cơm manh áo vẫn không về nhà được trong những ngày thiêng liêng đón chào năm mới này. Và, còn đó biết bao nhiêu mảnh đời khác ở trong các trại mồ côi, trại tâm thần, trại sida ... những bệnh nhân ung thư, những người nghèo bị bỏ rơi được gom vào trong các trại xã hội ...
Ít ra, ta cũng hạnh phúc hơn nhiều người, ta may mắn hơn nhiều người nhưng liệu rằng ta có nhận ra sự may mắn đó để ta tạ ơn Chúa hay không hay là ta dửng dưng trước ơn Chúa và còn tệ hơn là oán hờn Chúa nữa. Thật đáng tiếc cho ta nếu ta không mặc lấy tâm tình tạ ơn Chúa trong hoàn cảnh hiện tại của ta.
Thánh Phaolô đã nguyện xin chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hóa toàn diện con người chúng ta để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách.
Đặc biệt, không phải chỉ Thánh Phaolô mà lời đó chính là lời mà Thiên Chúa xưa kia đã nói với Mô-sê : “Hãy nói với Aharon và các con ông ấy rằng : Khi chúc lành cho con cái Israel, anh em hãy nói thế này : ‘Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em ! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em, và dủ lòng thương anh em ! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn,và ban bình an cho anh em !’ Chúc như thế là đặt con cái Ít-ra-en dưới quyền bảo trợ của danh Ta, và Ta, Ta sẽ chúc lành cho chúng.”
Trong tâm tình đó, giây phút linh thiêng đầu năm mới này, ta hãy cùng nói với nhau : ‘Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ ông, bà, anh, chị ... Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến ông, bà, anh, chị..., và dủ lòng thương ông, bà, anh, chị ... ! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn,và ban bình an cho ông, bà, anh, chị ... !
Trong năm mới này, với những nguyện ước chân thành như thế, tin chắc rằng Thiên Chúa sẽ gìn giữ, thương xót, ghé mắt nhìn và ban bình an cho mỗi người chúng ta.
Hãy ký thác đường đời cho Chúa ! Hãy giao cuộc đời của mỗi người chúng ta trong vòng tay yêu thương của Chúa để rồi Chúa chúc phúc cho chúng ta ngay trong những ngày ở trần gian này để rồi mai kia ta được hưởng Phúc Nước Trời mà Chúa hứa ban cho những ai đã sống, đã thực thi lời Chúa dạy.
Món ăn năn: Lễ Tro
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:43 18/02/2015
Có một món ăn các nhà hàng nhiều sao không quen thết đãi, nhưng những quán ăn tôn giáo lại xem như đặc sản của mình. Món ăn ấy người đời không quen thưởng thức, nhưng kẻ có đạo lại tìm đến ăn như một thứ lương thực sớm tối. Món ăn ấy không có trong thực đơn của những đầu bếp trứ danh nhưng luôn gặp thấy trên bàn ăn của Giáo Hội lữ hành. Món ăn ấy đơn giản lắm nhưng lại là món ăn có đầy đủ mọi hương vị chua cay mặn chát ngọt bùi của quá khứ hiện tại tương lai. Món ăn chữa bệnh nhưng đồng thời cũng là món ăn bổ dưỡng tâm linh.
Món ấy là món gì? Thưa đó là món “ăn năn sám hối”, một món ăn màu tím truyền thống của Mùa Chay.
Đó không phải là món ăn mới nhưng luôn có diệu cảm mới dành cho những ai biết ăn đúng cách. Đó không phải là món ăn lạ, nhưng luôn là những phép lạ tâm linh dành cho những ai biết ăn đúng liều lượng. Đó không phải là món ăn đặc sản chỉ thết đãi trong thời gian cao điểm như Mùa Vọng Mùa Chay, mà là món quanh năm ngày tháng mở cửa cho hết mọi người bất kể giàu nghèo lớn bé. Đó không phải là món ăn cầu kỳ trong các nhà hàng quý tộc, mà thực ra là một nhịp cầu vô cùng kỳ diệu dẫn ta ra khỏi tình trạng tối tăm và dẫn ta bước tới đời sống thánh ân . (1)
1. Ăn năn sám hối
Trong nghi thức khai mạc Mùa Chay, các tín hữu từ giáo hoàng, giám mục, linh mục, tu sĩ đến giáo dân, mọi người đều khiêm hạ nhận lấy một chút tro trên đầu. Người giàu cũng như người nghèo, người già cũng như người trẻ, ai cũng nhận mình là thân phận bụi đất. Nghi thức xức tro thật cảm động, vừa diễn tả lòng sám hối ăn năn, vừa nói lên nguồn gốc tro bụi của đời người. Lần lượt mỗi người, từ cụ ông cụ bà đến trẻ nhỏ bước lên để thừa tác viên rắc tro trên đầu. Nghi thức và cử chỉ ấy giúp con người ý thức thân phận mong manh và giới hạn của mình. “Hãy nhớ ngươi được tạo dựng từ bụi tro, và sẽ trở về với bụi tro”. Đó là lời Thiên Chúa đã phán với Ađam Evà. Đó là lời Chúa nói với từng người khi lên xức tro.
Ý thức thân phận giới hạn mong mong của mình, để làm gì? Thưa là để biết rằng tôi không sống mãi trong cuộc đời này, sớm muộn gì cũng đến lúc tôi trở về với Chúa, và tôi sẽ phải trả lời trước mặt Chúa về cuộc đời của mình. Con người có sinh có tử, có hợp có tan, có khởi đầu sẽ có kết thúc. Nghĩ về sự chết để mà sống sao cho “đẹp” đời trần thế. Làm sao để tôi sống cuộc đời này cách ý thức hơn, với tinh thần trách nhiệm hơn, để khi đến trước mặt Chúa tôi có thể đến trong niềm vui, chứ không phải trong sự sợ hãi!
Vì thế, cử chỉ xức tro còn hàm chứa một lời mời gọi: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”; hãy nhìn nhận những tội lỗi thiếu sót, những bất tất trong cuộc đời của mình, hãy tỏ lòng ăn năn sám hối và hãy cố gắng để sửa đổi những gì còn thiếu sót đó để sống hợp với thánh ý Thiên Chúa hơn.
2. Năm bước ăn năn (2)
Mùa Chay là mùa đặc biệt dành cho sự trở về của người biết ăn năm sám hối. Sự trở về này gồm nhiều giai đoạn, phần lớn xảy ra trong nội tâm. Ăn năm sám hối bắt đầu từ nội tâm, từ cõi lòng.
- Bước đầu tiên của hành trình ăn năn sám hối là ý thức tội lỗi. Trong thâm sâu của cõi lòng, trong nội tâm, chúng ta thấy mình có tội, nhận ra tội lỗi của mình. Chúng ta phán xét chính mình, nhận điều xấu mình đã làm, hay cái tâm địa xấu xa của mình. Đối với nhiều người, bước đầu tiên này đã là khó. Nhiều người trong thời đại hôm nay dù đã làm bao nhiêu điều xấu, vẫn không thấy mình có tội. Họ đã đánh mất ý thức tội lỗi, và đó là nguy cơ lớn nhất của nhân loại ngày nay.
- Bước thứ hai là sự hối hận, đau buồn, ray rứt trong lòng vì những điều xấu mình đã làm. Sự đau buồn này là một liều thuốc đắng, chữa lành cho vết thương tội lỗi. Sự ăn năn phản tỉnh của một con người sau khi đã lỡ làm điều ác, sẽ làm cho người đó trở nên tốt hơn, sâu sắc hơn.
- Bước thứ ba là sự gặp gỡ Thiên Chúa trong nội tâm, là một sự gặp gỡ trong tin yêu. Khi đã lỡ phạm tội, nhiều người rất hối hận, vì yêu Chúa. Càng yêu Chúa, chúng ta càng hối hận, càng hối hận chúng ta càng yêu Chúa. Chúng ta gặp gỡ Chúa, thú nhận tội lỗi với Chúa và xin Chúa tha thứ. Chắc chắn Chúa tha thứ và ban lại cho chúng ta niềm vui và sự bình an. Giai đoạn này Chúa cho chúng ta cảm nghiệm được Tình yêu và lòng thương xót của Chúa.
- Bước thứ tư là quyết tâm thú nhận tội lỗi của mình, không những với Chúa, mà còn với Giáo Hội. Giai đoạn này, cần phải lướt thắng sự ngại ngùng trong việc xưng tội, nói ra sự thật và tất cả sự thật với cha giải tội là đại diện cho Chúa và cho Hội Thánh. Giai đoạn này cũng rất cần thiết, vì nó biểu lộ sự chân thực của lòng thống hối, tránh cho chúng ta ảo tưởng và sự chủ quan.
- Bước thứ năm là thực sự sửa đổi đời sống. Sống khác đi, không sống như cũ nữa, không làm điều ác nữa; dứt khoát với tình trạng tội lỗi mà mình đang mắc phải. Giai đoạn này rất khó và đòi hỏi sự hy sinh, sự chiến đấu với chính mình, và sự chiến thắng, làm chủ được chính mình. Chính vì thế mà cần rất nhiều ơn Chúa, cần sự giúp đỡ của những anh chị em đồng đạo với mình.
Để có thể canh tân đổi mới đời sống cách hữu hiệu và bền bỉ, phải cầu nguyện rất nhiều như lời Chúa dạy. Cầu nguyện âm thầm kín đáo trong lòng, chứ đọc kinh bên ngoài thôi chưa đủ. Rồi phải ăn chay, nghĩa là phải nhịn, không chỉ nhịn ăn mà thôi, có khi còn phải nhịn nói, nhịn thỏa mãn sở thích của mình, kiềm hãm tình cảm nóng giận. Và cuối cùng hãy tập làm việc lành, tập giúp đỡ những người nghèo khổ hơn mình.
3. Chuyện kể ăn năn
Thánh Kinh kể nhiều câu chuyện ăn năn sám hối rất cảm động.
- Vua Ðavít phạm tội ngoại tình với Bát Seva, vợ của tướng Urigia. Sau khi phạm tội vua Ðavít cố tình che đậy tội lỗi của mình. Nhà vua sai chồng bà đang ở ngoài mặt trận về nhà với vợ, để mai mốt bà có sinh con, thì thiên hạ sẽ cho rằng đó là con của vị tướng. Tuy nhiên tướng Urigia nhất định không chịu về nhà vì ông là một tướng lãnh chuyên nghiệp, muốn sống chết với binh sĩ ngoài mặt trận. Giấu giếm bằng cách này không được, vua Ðavít lại toan che đậy tội lỗi của mình bằng cách lập kế cho giết vị tướng là chồng bà ngoài trận địa để vua có thể cưới bà.Ðến đây Thiên Chúa sai ngôn sứ Nathan đến để làm thức tỉnh lương tâm của nhà vua. Ðược thức tỉnh lương tâm, vua Ðavít liền ăn năn sám hối, vội trở về với Chúa. Nhà vua thốt lên: Tôi đã đắc tội với Thiên Chúa (2 Sm12,13). Vua tỏ lòng ăn năn sám hối cho tội lỗi đã phạm được bầy tỏ trong Thánh vịnh 51 mà truyền thống cho rằng vua Đavid là tác giả.
- Câu chuyện người phụ nữ tội lỗi được trong Phúc âm. Tội lỗi đã đọa đầy chị ra ngoài vòng xã hội. Cuối cùng chị đến xin Chúa Giêsu ban cho chị đời sống mới và một tình yêu đổi mới. Chị ta chứng tỏ cho Chúa thấy biểu hiệu của tình yêu bằng cách rửa chân Chúa bằng nước mắt và dùng tóc lau chân Chúa và sức dầu thơm cho Chúa. Do đó tội lỗi của chị đã được tha thứ nhiều vì yêu nhiều (Lc 7,47). Hành vi của Chị biểu lộ tâm tình ăn năm sám hối. Ðể có được tâm tình sám hối, người ta phải tỏ lòng khiêm tốn, chấp nhận thân phận yếu hèn và tội lỗi của mình. Người biết sám hối là người ý thức về sự yếu hèn và tội lỗi của mình. Người đàn bà tội lỗi khi nhận thức được mình là kẻ có tội, đã ăn năn sám hối bằng những giọt nước mắt. Chỉ khi nào người ta ý thức được về tội lỗi của mình, người ta mới cảm thấy nhu cầu cần Chúa. Còn người Pharisêu tự coi mình là công chính nên mới không cảm thấy cần sám hối.
- Khi còn thuộc nhóm Pharisiêu, Phaolô kiêu ngạo, cứng lòng và bách hại các tín hữu. Nhờ ăn năm sám hối, ngài đổi mới hoàn toàn, ngài có được kinh nghiệm sống trong tình yêu lòng nhân từ và tha thứ của Ðấng đã quật ngã mình khỏi lưng ngựa.Thánh Phaolô yêu Chúa trên hết mọi sự và đã trở thành Tông đồ dân ngoại.
- Thánh Phêrô chối Chúa. Chúa thức tỉnh ký ức của Phêrô bằng tiếng gà gáy và ánh mắt tha thứ nhân từ. Nhờ ăn năn sám hối bằng những giọt nước mắt hối hận “ Phêrô ra ngoài khóc lóc thảm thiết”( Lc 22,62), Phêrô đã nên vị lãnh đạo chăm sóc đàn chiên của Chúa.
Câu chuyện về những người tội lỗi có lòng ăn năn sám hối và được tha thứ như vua Ðavít, như người đàn bà tội lỗi và như thánh Phaolô hay như thánh Phêrô nói lên lòng thương xót thứ tha của Chúa. Tâm tình ăn năn sám hối ở đây khác với mặc cảm tội lỗi. Ðược tha thứ rồi, ta không cần mang mặc cảm tội lỗi. Mang mặc cảm tội lỗi có thể khiến ta nghi ngờ lòng thương xót tha thứ của Chúa. Tuy nhiên ta nên duy trì tâm tình sám hối vì sống trong tâm tình sám hối sẽ giúp ta sống gần bên Chúa mãi.
Ðể có thể sám hối, cần phải có ơn biết kính sợ Chúa. Không phải sợ mà không dám đến gần Chúa, nhưng sợ làm điều mất lòng Chúa như sách Huấn ca dạy: Kính sợ Chúa là bước đầu của khôn ngoan (Hc1,14). Ơn biết kính sợ Chúa là cần thiết để được hưởng nhờ ơn cứu độ.
4. Muốn ăn năn phải hãm mình
Xã hội càng duy vật và giàu có, người ta càng có khuynh hướng quên đi một số quy luật cơ bản của đời sống tinh thần. Quy luật xem ra bị lãng quên nhiều nhất chính là ăn năn sám hối, để rèn luyện ý chí hầu có thể làm chủ bản thân. Trong mọi cuộc đấu tranh, sự đấu tranh với bản thân là gay go hơn cả. Chính vì thế có một số người, sau khi đã đấu tranh thất bại với bản thân thì hoàn toàn nản chí, không còn muốn đấu tranh với chính mình nữa và thường xuyên chiều theo con người hư đốn của mình. Có những người khác, vì không bao giờ đấu tranh với chính mình, nên chỉ dành thời giờ và sức lực để đấu tranh chống tha nhân và ức hiếp người yếu thế.
Mùa Chua là mùa ăn năm sám hối. Mục đích của việc ăn năn sám hối là hãm mình. Hãm con người mình lại, hãm bớt dục vọng, hãm bớt đam mê, hãm bớt thói hư tật xấu, hãm bớt sự tham lam của cải, hãm bớt sự hung hăng gây chiến, hãm bớt lòng tự cao tự đại, hãm bớt cả những sở thích thường nhật. Sự hãm bớt như thế có một tác dụng rất lớn, nếu được thực hành thường xuyên sẽ tạo cho ta một nội lực một sức mạnh giúp ta làm chủ bản thân khi cần thiết. Ðức tính tự chủ dễ nảy sinh và phát triển nơi những con người quen hãm mình. Và chính đức tính ấy làm cho con người thực sự tự do, làm chủ bản thân, không nô lệ chính mình vào bất cứ điều gì. Thoạt nghĩ tới thì sự hãm mình có vẻ là một sự gò bó, giới hạn, cắt xén, làm cho con người không còn được tự do thoải mái. Chính vì thế mà nhiều người trong xã hội hôm nay, kể cả những người có đạo, thậm chí cả những người sống đời tu trì, không thích hãm mình, và hầu như không còn hãm mình nữa. Ðó là lý do của sự xuống dốc về đạo đức trong gia đình và ngoài xã hội . (3)
Giáo Hội biết rõ cứ sự thường người ta không thích hãm mình, nên thường dạy hy sinh đi đôi với sự hãm mình. Hy sinh là tự nguyện chết đi, là thông phần với cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu, kết hợp với hiến tế thập giá của Ngài. Hy sinh làm những điều mình không thích quả thật là từ bỏ chính mình để bước theo Chúa. Hy sinh là liều mất sự sống, thì sẽ được sống, là đánh mất bản thân, thì sẽ gặp lại bản thân. Hy sinh là chết đi để được vui sống muôn đời. Hy sinh là đi con đường thập giá dẫn tới vinh quang Phục Sinh. Nếu không có động lực nào thúc đẩy thì con người rất ngại hy sinh hãm mình. Nhưng khi có động lực là tình yêu, con người có thể hy sinh dễ dàng. Hãm mình hy sinh không còn là gánh nặng, trái lại còn trở nên nhẹ nhàng cho những ai đang yêu Chúa và yêu những người khác. Chính vì thế mà hãm mình hy sinh thường đi chung với cầu nguyện. Có cầu nguyện, tiếp xúc với Chúa, gặp gỡ Chúa, cảm nghiệm tình yêu của Chúa, chúng ta sẽ sẵn sàng hy sinh nhiều thứ, và dễ dàng làm chủ bản thân mình. Đời sống cầu nguyện thường được nuôi dưỡng bằng những hy sinh nho nhỏ trong đời sống thực tế mỗi ngày.
Mùa Chay là thời gian thuận tiện để cầu nguyện, để ăn năn sám hối để hy sinh hãm mình, nhờ đó mà canh tân bản thân mình ngày mỗi hoàn thiện hơn.
5. Mùa Chay linh thiêng
Mùa Chay linh thiêng lại về với đời sống tín hữu Công Giáo. Mùa chay là thời gian 40 ngày dọn lòng mừng lễ Phục Sinh, trải dài từ Lễ Tro cho đến Tuần Thánh, lặp lại thời gian 40 ngày chay tịnh của Chúa Giêsu năm xưa khi chuẩn bị bước vào đời công khai rao giảng Tin Mừng (Mt 4,2). Con số 40 còn lặp lại nhiều biến cố khác trong lịch sử cứu độ như 40 ngày của Êlia trên núi Horeb dọn mình thực thi sứ vụ Chúa trao (1 V 19,8), như 40 ngày của Môsê trên núi Sinai chuẩn bị đón nhận thập điều Chúa dạy (Xh 34,28), và như 40 năm dân Chúa lưu lạc trong hoang địa dọn lòng đặt chân vào đất hứa. Mùa Chay như vậy là thời điểm thuận lợi để sống mầu nhiệm Tử Nạn của Chúa Kitô thông qua việc chay tịnh để sẵn sàng mừng lễ Phục Sinh. Nhưng Mùa Chay không chỉ là việc chay tịnh, cho dẫu khởi đầu và kết thúc Mùa Chay được diễn ra bằng việc buộc ăn chay và kiêng thịt thứ tư Lễ Tro và thứ sáu Tuần Thánh. Mùa Chay còn là mùa xuân tâm hồn với những sinh hoạt đổi mới đời sống đức tin.
Cầu nguyện, canh tân, chia sẻ: đó là ba sinh hoạt mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện trong Mùa Chay năm nay, cũng là ba chiều kích với Chúa, với mình, với tha nhân dệt nên nhịp sống Giáo Hội.
Mùa Chay là thời gian đặc biệt như lời Thánh Phaolô nói: “Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ” (2 Cr 6,2). Đây là thời gian thuận tiện để mỗi người quyết tâm hoán cải, tăng cường việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện, thống hối, mở rộng tâm hồn đón nhận thánh ý Chúa, quảng đại giúp đỡ tha nhân.
Mùa Chay là lúc thuận tiện để khích lệ mọi thành phần Dân Chúa gia tăng sức lực thực hiện công việc bác ái nhiều hơn nữa. “Giữa biển cả thờ ơ” của xã hội hôm nay, mỗi người, mỗi giáo xứ và cộng đoàn thực thi đức ái, nhất định Giáo Hội sẽ “trở nên những hòn đảo lòng thương xót”. (4)
____________
(1) Làm Nụ Hoa Trắng. ĐGM Vũ Duy Thống.
(2) Bài giảng lễ Tro 2007, ĐTGM Bùi Văn Đọc.
(3) ĐTGM Bùi Văn Đọc.
(4) Sứ Điệp Mùa Chay 2015.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:24 18/02/2015
NGƯỜI MÓC TÚI CHƯA HỐI CẢI
Có một tên trộm thường đi móc túi của người khác để mưu sinh, trước khi sắp chết thì trong lòng đột nhiên cảm thấy khủng hoảng sợ hãi, cho nên mời một vị linh mục đến và xưng ra những tội lỗi của mình, và hứa sẽ hối cải hướng thiện.
Người sắp chết ấy nước mắt chảy dài, khẩn thiết xin vị linh mục cầu nguyện cho ông ta.
Nhưng khi vị linh mục quỳ xuống bên giường của hắn ta để cầu nguyện, thì sợi dây chuyện bằng vàng trong túi của vị linh mục làm cho tên móc túi chú ý, cầu nguyện xong thì tên móc túi cũng vừa tắt hơi, nhưng trong tay của hắn ta lại nắm chặt sợi dây chuyền vàng ấy.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Sự hối cải chân thành sẽ làm cho chúng ta dễ dàng thấy những hậu quả của tội gây ra, và do đó cũng dễ dàng có quyết tâm sửa đổi cuộc sống, bằng nếu không chân thành hối cải, thì dù cho cái chết gần kề rồi cũng vẫn cứ phạm tội như thường.
Giờ hấp hối rất dễ sợ, ai đã từng giúp cho người hấp hối được chết lành thì đều biết: ma quỷ dùng tất cả lực lượng của hỏa ngục để tấn công hòng cướp mất linh hồn của người hấp hối ấy, bởi chính vì linh hồn của con người mà Đức Chúa Giê-su phải đổ máu ra để chuộc tội. Cho nên, nếu khi còn mạnh khỏe mà không thay đổi cuộc sống cho phù hợp với Phúc Âm, thì khi gần chết, cơn cám dỗ càng dữ dội gấp bội không thể tưởng tượng nổi, mà cám dỗ nặng nề nhất là những thói quen phạm tội của chúng ta, đó là kiêu ngạo, dâm dục, tham lam, ích kỷ.v.v...
Ơn sủng của Chúa và sự hối cải chân thành là vũ khí chống lại cơn cám dỗ của ma quỷ trong giờ sau hết, nhưng tốt nhất là phải hối cải ngay từ giây phút này, đừng để đến lúc hấp hối rồi hối cải, bởi vì ai mà biết được ngày giờ của Chúa đến...
Cần phải luôn tỉnh thức và hối cải để được gặp Chúa trong giờ sau hết.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có một tên trộm thường đi móc túi của người khác để mưu sinh, trước khi sắp chết thì trong lòng đột nhiên cảm thấy khủng hoảng sợ hãi, cho nên mời một vị linh mục đến và xưng ra những tội lỗi của mình, và hứa sẽ hối cải hướng thiện.
Người sắp chết ấy nước mắt chảy dài, khẩn thiết xin vị linh mục cầu nguyện cho ông ta.
Nhưng khi vị linh mục quỳ xuống bên giường của hắn ta để cầu nguyện, thì sợi dây chuyện bằng vàng trong túi của vị linh mục làm cho tên móc túi chú ý, cầu nguyện xong thì tên móc túi cũng vừa tắt hơi, nhưng trong tay của hắn ta lại nắm chặt sợi dây chuyền vàng ấy.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Sự hối cải chân thành sẽ làm cho chúng ta dễ dàng thấy những hậu quả của tội gây ra, và do đó cũng dễ dàng có quyết tâm sửa đổi cuộc sống, bằng nếu không chân thành hối cải, thì dù cho cái chết gần kề rồi cũng vẫn cứ phạm tội như thường.
Giờ hấp hối rất dễ sợ, ai đã từng giúp cho người hấp hối được chết lành thì đều biết: ma quỷ dùng tất cả lực lượng của hỏa ngục để tấn công hòng cướp mất linh hồn của người hấp hối ấy, bởi chính vì linh hồn của con người mà Đức Chúa Giê-su phải đổ máu ra để chuộc tội. Cho nên, nếu khi còn mạnh khỏe mà không thay đổi cuộc sống cho phù hợp với Phúc Âm, thì khi gần chết, cơn cám dỗ càng dữ dội gấp bội không thể tưởng tượng nổi, mà cám dỗ nặng nề nhất là những thói quen phạm tội của chúng ta, đó là kiêu ngạo, dâm dục, tham lam, ích kỷ.v.v...
Ơn sủng của Chúa và sự hối cải chân thành là vũ khí chống lại cơn cám dỗ của ma quỷ trong giờ sau hết, nhưng tốt nhất là phải hối cải ngay từ giây phút này, đừng để đến lúc hấp hối rồi hối cải, bởi vì ai mà biết được ngày giờ của Chúa đến...
Cần phải luôn tỉnh thức và hối cải để được gặp Chúa trong giờ sau hết.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:27 18/02/2015
N2T |
24. Người yêu mến Thiên Chúa thì ôn nhu, khiêm tốn và nhẫn nại.
(Thánh Gioan Thánh Giá)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha chủ sự lễ tro
Lm. Trần Đức Anh OP
12:13 18/02/2015
ROMA. ĐTC Phanxicô mời gọi các tín hữu thành tâm trở về cùng Thiên Chúa và âm thầm thực hành các công việc bác ái, tránh mọi hình thức khoa trương.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ này trong bài giảng thánh lễ thứ tư lễ tro hôm 18-2-2015, sau cuộc rước thống hối ngài chủ sự, đi từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh trên đồi Aventino ở Roma.
Đi trong đoàn rước lúc quá 4 giờ rưỡi với ĐTC, có hàng chục HY, GM, đông đảo tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh, trong đó có 2 vị Tổng quyền của 2 dòng liên hệ. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh.
Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ 5, ĐTC đã chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hội Hiệp sĩ Malta.
Trong bài giảng, ĐTC đã quảng diễn các bài đọc của ngày lễ và giải thích lời mời gọi của ngôn sứ Joel ”Các ngươi hãy hết lòng trở về cùng Ta” (2,12). Hết lòng trở về cùng Chúa có nghĩa là thực hiện một cuộc hoán cải không hời hợt và nhất thời, nhưng là một hành trình thiêng liêng, từ nội tâm sâu thẳm nhất. Hành động này không phải chỉ liên hệ tới cá nhân, nhưng còn trải rộng cho toàn thể cộng đoàn nữa”.
Nhắc đến bài Tin Mừng trong đó Chúa Giêsu nói đến việc làm phúc, cầu nguyện và chay tịnh, đồng thời cảnh giác chống lại thái độ giả hình khi thực hiện những việc đạo đức ấy. ĐTC nói: ”Khi thực hiện điều gì tốt, hầu như tự nhiên nảy sinh nơi chúng ta ước muốn được quí chuộng và chiêm ngưỡng vì hành động tốt ấy, để được thỏa mãn. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta thi hành các việc lành ấy mà không khoa trương, và chỉ tín thác nơi phần thưởng của Chúa Cha trên trời, Đấng nhìn thấy trong nơi sâu kín” (Mt 4.6.18)
Trong nghi thức bỏ tro sau bài giảng, ĐHY Jozef Tomko, 91 tuổi người Slovak, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo, có nhà thờ hiệu tòa là Đền thờ thánh nữ Sabina, đã bỏ tro trên đầu ĐTC, trước khi ngài bỏ tro cho các Hồng Y và một số tín hữu, trong khi 12 LM Đa Minh và Biển Đức bỏ tro trên đầu các tín hữu hiện diện. (SD 18-2-2015)
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ này trong bài giảng thánh lễ thứ tư lễ tro hôm 18-2-2015, sau cuộc rước thống hối ngài chủ sự, đi từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh trên đồi Aventino ở Roma.
Đi trong đoàn rước lúc quá 4 giờ rưỡi với ĐTC, có hàng chục HY, GM, đông đảo tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh, trong đó có 2 vị Tổng quyền của 2 dòng liên hệ. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh.
Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ 5, ĐTC đã chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hội Hiệp sĩ Malta.
Trong bài giảng, ĐTC đã quảng diễn các bài đọc của ngày lễ và giải thích lời mời gọi của ngôn sứ Joel ”Các ngươi hãy hết lòng trở về cùng Ta” (2,12). Hết lòng trở về cùng Chúa có nghĩa là thực hiện một cuộc hoán cải không hời hợt và nhất thời, nhưng là một hành trình thiêng liêng, từ nội tâm sâu thẳm nhất. Hành động này không phải chỉ liên hệ tới cá nhân, nhưng còn trải rộng cho toàn thể cộng đoàn nữa”.
Nhắc đến bài Tin Mừng trong đó Chúa Giêsu nói đến việc làm phúc, cầu nguyện và chay tịnh, đồng thời cảnh giác chống lại thái độ giả hình khi thực hiện những việc đạo đức ấy. ĐTC nói: ”Khi thực hiện điều gì tốt, hầu như tự nhiên nảy sinh nơi chúng ta ước muốn được quí chuộng và chiêm ngưỡng vì hành động tốt ấy, để được thỏa mãn. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta thi hành các việc lành ấy mà không khoa trương, và chỉ tín thác nơi phần thưởng của Chúa Cha trên trời, Đấng nhìn thấy trong nơi sâu kín” (Mt 4.6.18)
Trong nghi thức bỏ tro sau bài giảng, ĐHY Jozef Tomko, 91 tuổi người Slovak, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo, có nhà thờ hiệu tòa là Đền thờ thánh nữ Sabina, đã bỏ tro trên đầu ĐTC, trước khi ngài bỏ tro cho các Hồng Y và một số tín hữu, trong khi 12 LM Đa Minh và Biển Đức bỏ tro trên đầu các tín hữu hiện diện. (SD 18-2-2015)
ĐTC: Cần cấp thiết đem tình huynh đệ vào lòng xã hội ngày nay
Linh Tiến Khải
12:14 18/02/2015
Khi tương quan huynh đệ bị hư hỏng, thì mở ra con đường các kinh nghiệm đớn đau của xung khắc, phản bội và thù hận…Ngày nay hơn bao giờ hết cần phải đem tình huynh đệ trở lại vào trung tâm xã hội kỹ thuật và bàn giấy rườm rà của chúng ta, khi đó cả sự tự do và bình đẳng cũng sẽ có được giọng điệu đúng đắn của chúng.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung tại công trường thánh Phêrô sáng thứ tư 18-2-2015.
Trong bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tài giáo lý về “anh chị em” trong gia đình. Ngài nói: Anh chị em là các từ Kitô giáo rất ưa thích. Nhờ kinh nghiệm gia đình đó là các từ mà tất cả mọi nền văn hóa và mọi thời đại đều hiểu. ĐTC nêu bật mối dây huynh đệ trong Kitô giáo như sau:
Mối dây huynh đệ có một chỗ đặc biệt trong lịch sử dân Thiên Chúa, nhận được sự mạc khải của Người trong kinh nghiệm nhân bản sống động. Tác giả thánh vịnh ca tụng vẻ đẹp của mối dây huynh đệ như sau: “Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau!” Tv 132, 1). Chúa Giêsu đã đưa nó tới sự toàn vẹn cả trong kinh nghiệm nhân bản của việc là anh chị em với nhau, bằng cách tiếp nhận nó trong trình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi và gia tăng năng lực khiến cho nó vượt mọi mối dây bà con thân thuộc và có thể vượt qua mọi bức tường của sự xa lạ.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: chúng ta biết rằng khi mối dây huynh đệ bị hư hỏng, thì nó mở đường cho các kinh nghiệm đau đớn của xung khắc, phản bội và thù hận. Trình thuật kinh thánh về Cain và Abel là thí dụ điển hình của kết quả tiêu cực đó. Sau khi Cain giết Abel, Thiên Chúa hỏi Cain: “Abel, em ngươi đâu?” (St 4,9a). Đó là câu hỏi mà Chúa tiếp tục hỏi từng thế hệ. Nhưng rất tiếc trong mọi thế hệ cũng không ngừng lập lại câu trả lời thê thảm của Cain: “Con không biết. Con là người giữ em con sao?” (St 4, 9b).
Mối dây huynh đệ được tạo thành trong gia đình giữa các con cái, nếu xảy ra trong một bầu khí giáo dục rộng mở cho tha nhân, thì nó là trường học lớn của sự tự do và hòa bình. Có lẽ chúng ta không ý thức được điều ấy, nhưng chính gia đình đưa tình huynh đệ vào lòng thế giới. Bắt đầu từ kinh nghiệm đầu tiên này về tình huynh đệ, được dưỡng nuôi bằng các trìu mến và nền giáo dục gia đình kiểu sống tình huynh đệ tỏa ra như một lời hứa trên toàn xã hội và trên các tương quan giữa các dân tộc với nhau.
Nơi Đức Giêsu Kitô phước lành của Thiên Chúa đổ xuống trên mối dây huynh đệ này, khiến cho nó nở lớn ra một cách không thể nào tưởng tượng nổi, bằng cách khiến cho nó có khả năng vượt qua mọi khác biệt quốc gia, tiếng nói, văn hóa và cả tôn giáo nữa.
Anh chị em hãy nghĩ coi mối dây giữa con người với nhau trở thành cái gì, khi họ có thể nói với nhau: “Anh ta thật như một người anh em, chị ta thật như là một người chị em đối với tôi”. Ngoài ra lịch sử đã cho thấy đủ rằng nếu không có tình huynh đệ, thì cả sự tự do và sự bình đẳng cũng tràn đầy khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa và xu thời.
Áp dụng vào cuộc sống cụ thể trong gia đình ĐTC nói:
Tình huynh đệ trong gia đình đặc biệt toả sáng, khi chúng ta thấy sự sốt sắng, lòng kiên nhẫn, trìu mến bao bọc người em trai em gái bé nhỏ yếu đuối hơn, đau bệnh hay tàn tật. Có rất nhiều các anh chị em làm điều đó trên toàn thế giới, và có lẽ chúng ta không đánh giá đúng đắn lòng quảng đại của họ. Có được một người anh em, chị em yêu thương chúng ta là một kinh nghiệm mạnh mẽ, không thể nào trả giá được, không thể nào thay thế được. Cùng điều này cũng xảy ra đối với tình huynh đệ kitô. Các anh chị em bé nhỏ nhất, yêu đuối nhất. nghèo nàn nhất phải khiến cho chúng ta mềm lòng: họ có quyền lấy đi linh hồn và con tim của chúng ta. Phải, họ là các anh chị em của chúng ta, và chúng ta phải yêu thương và dối xử với họ như là anh chị em. Khi điều này xảy ra, khi người nghèo cảm thấy thoải mái như ở nhà họ, chính tình huynh đệ kitô của chúng ta hồi sinh. Thật vậy các kitô hữu đi gặp người nghèo và yếu đuối không để vâng lời một chương trình ý thức hệ, nhưng bởi vì lời nói và gương sống của Chúa nói với chúng ta rằng họ là anh chị em của chúng ta. Đây là nguyên tắc tình yêu của Thiên Chúa và của mọi mọi sự công bằng giữa mọi người.
Ngày nay hơn bao giờ hết cần phải đem tình huynh đệ trở lại vào trung tâm xã hội kỹ thuật và bàn giấy rườm rà của chúng ta, khi đó cả sự tự do và bình đẳng cũng sẽ có được giọng điệu đúng đắn của chúng. Vì thế, chúng ta đừng nhẹ dạ, do lụy phục hay vì sợ hãi, lấy mất đi khỏi các gia đình của chúng ta vẻ đẹp của một kinh nghiệm huynh đệ rộng rãi giữa các con cái với nhau. Và chúng ta đừng đánh mất đi sự tin tưởng nơi chân trời rộng rãi mà đức tin có khả năng rút tiả ra từ kinh nghiệm được soi sáng bởi phước lành của Thiên Chúa.
** ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ và Âu châu cũng như các đoàn hành hương đến từ Nhật Bản, Chile và Argentina. Ngài đã đặc biệt chào các Giám Mục Ucraina về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh, và các tín hữu tháp tùng các vị. Ngài nói: anh chị em thân mến, trong số các ý chỉ anh chị em đem tới mộ hai Thánh Tông Đồ, cũng có ý chỉ cầu nguyện cho hòa bình tại Ucraina. Tôi mang trong tim ước mong này và tôi hiệp ý với lời cầu nguyện của anh chị em để hòa bình lâu bền đến trên quê hương của anh chị em.
Ngài cũng chào một nhóm sinh viên học Giáo Luật đến từ Muenchen và Augsburg nam Đức.
Trong số các nhóm Italia ngài đặc biệt chào các bạn trẻ phong trào Canh tân dặc sủng Thánh Linh quốc tế tại nhiều nơi trên thế giới tụ tập nhau chầu Mình Thánh Chúa ngày hôm qua. Ngài hiệp ý với họ và khích lệ sáng kiến hay đẹp này cũng như cầu mong các thế hệ trẻ luôn có thể ngày càng đi đến gặp Chúa Kitô hơn.
Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắc cho mọi người biết Mùa Chay là thời gian thuận tiện để củng cố đời sống thiêng liêng. Ưóc chi việc thực thi ăn chay giúp người trẻ làm chủ chính mình, trợ lực người đau yếu phó thác các khổ đau cho Chúa và cảm nhận được sự hiện diện yêu thương của Chúa.
Ngài cầu chúc các công việc bác ái thương xót giúp các đôi tân hôn sống đời gia đình và rộng mở cho các nhu cầu của những người nghèo túng.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi người.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung tại công trường thánh Phêrô sáng thứ tư 18-2-2015.
Trong bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tài giáo lý về “anh chị em” trong gia đình. Ngài nói: Anh chị em là các từ Kitô giáo rất ưa thích. Nhờ kinh nghiệm gia đình đó là các từ mà tất cả mọi nền văn hóa và mọi thời đại đều hiểu. ĐTC nêu bật mối dây huynh đệ trong Kitô giáo như sau:
Mối dây huynh đệ có một chỗ đặc biệt trong lịch sử dân Thiên Chúa, nhận được sự mạc khải của Người trong kinh nghiệm nhân bản sống động. Tác giả thánh vịnh ca tụng vẻ đẹp của mối dây huynh đệ như sau: “Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau!” Tv 132, 1). Chúa Giêsu đã đưa nó tới sự toàn vẹn cả trong kinh nghiệm nhân bản của việc là anh chị em với nhau, bằng cách tiếp nhận nó trong trình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi và gia tăng năng lực khiến cho nó vượt mọi mối dây bà con thân thuộc và có thể vượt qua mọi bức tường của sự xa lạ.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: chúng ta biết rằng khi mối dây huynh đệ bị hư hỏng, thì nó mở đường cho các kinh nghiệm đau đớn của xung khắc, phản bội và thù hận. Trình thuật kinh thánh về Cain và Abel là thí dụ điển hình của kết quả tiêu cực đó. Sau khi Cain giết Abel, Thiên Chúa hỏi Cain: “Abel, em ngươi đâu?” (St 4,9a). Đó là câu hỏi mà Chúa tiếp tục hỏi từng thế hệ. Nhưng rất tiếc trong mọi thế hệ cũng không ngừng lập lại câu trả lời thê thảm của Cain: “Con không biết. Con là người giữ em con sao?” (St 4, 9b).
Mối dây huynh đệ được tạo thành trong gia đình giữa các con cái, nếu xảy ra trong một bầu khí giáo dục rộng mở cho tha nhân, thì nó là trường học lớn của sự tự do và hòa bình. Có lẽ chúng ta không ý thức được điều ấy, nhưng chính gia đình đưa tình huynh đệ vào lòng thế giới. Bắt đầu từ kinh nghiệm đầu tiên này về tình huynh đệ, được dưỡng nuôi bằng các trìu mến và nền giáo dục gia đình kiểu sống tình huynh đệ tỏa ra như một lời hứa trên toàn xã hội và trên các tương quan giữa các dân tộc với nhau.
Nơi Đức Giêsu Kitô phước lành của Thiên Chúa đổ xuống trên mối dây huynh đệ này, khiến cho nó nở lớn ra một cách không thể nào tưởng tượng nổi, bằng cách khiến cho nó có khả năng vượt qua mọi khác biệt quốc gia, tiếng nói, văn hóa và cả tôn giáo nữa.
Anh chị em hãy nghĩ coi mối dây giữa con người với nhau trở thành cái gì, khi họ có thể nói với nhau: “Anh ta thật như một người anh em, chị ta thật như là một người chị em đối với tôi”. Ngoài ra lịch sử đã cho thấy đủ rằng nếu không có tình huynh đệ, thì cả sự tự do và sự bình đẳng cũng tràn đầy khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa và xu thời.
Áp dụng vào cuộc sống cụ thể trong gia đình ĐTC nói:
Tình huynh đệ trong gia đình đặc biệt toả sáng, khi chúng ta thấy sự sốt sắng, lòng kiên nhẫn, trìu mến bao bọc người em trai em gái bé nhỏ yếu đuối hơn, đau bệnh hay tàn tật. Có rất nhiều các anh chị em làm điều đó trên toàn thế giới, và có lẽ chúng ta không đánh giá đúng đắn lòng quảng đại của họ. Có được một người anh em, chị em yêu thương chúng ta là một kinh nghiệm mạnh mẽ, không thể nào trả giá được, không thể nào thay thế được. Cùng điều này cũng xảy ra đối với tình huynh đệ kitô. Các anh chị em bé nhỏ nhất, yêu đuối nhất. nghèo nàn nhất phải khiến cho chúng ta mềm lòng: họ có quyền lấy đi linh hồn và con tim của chúng ta. Phải, họ là các anh chị em của chúng ta, và chúng ta phải yêu thương và dối xử với họ như là anh chị em. Khi điều này xảy ra, khi người nghèo cảm thấy thoải mái như ở nhà họ, chính tình huynh đệ kitô của chúng ta hồi sinh. Thật vậy các kitô hữu đi gặp người nghèo và yếu đuối không để vâng lời một chương trình ý thức hệ, nhưng bởi vì lời nói và gương sống của Chúa nói với chúng ta rằng họ là anh chị em của chúng ta. Đây là nguyên tắc tình yêu của Thiên Chúa và của mọi mọi sự công bằng giữa mọi người.
Ngày nay hơn bao giờ hết cần phải đem tình huynh đệ trở lại vào trung tâm xã hội kỹ thuật và bàn giấy rườm rà của chúng ta, khi đó cả sự tự do và bình đẳng cũng sẽ có được giọng điệu đúng đắn của chúng. Vì thế, chúng ta đừng nhẹ dạ, do lụy phục hay vì sợ hãi, lấy mất đi khỏi các gia đình của chúng ta vẻ đẹp của một kinh nghiệm huynh đệ rộng rãi giữa các con cái với nhau. Và chúng ta đừng đánh mất đi sự tin tưởng nơi chân trời rộng rãi mà đức tin có khả năng rút tiả ra từ kinh nghiệm được soi sáng bởi phước lành của Thiên Chúa.
** ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ và Âu châu cũng như các đoàn hành hương đến từ Nhật Bản, Chile và Argentina. Ngài đã đặc biệt chào các Giám Mục Ucraina về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh, và các tín hữu tháp tùng các vị. Ngài nói: anh chị em thân mến, trong số các ý chỉ anh chị em đem tới mộ hai Thánh Tông Đồ, cũng có ý chỉ cầu nguyện cho hòa bình tại Ucraina. Tôi mang trong tim ước mong này và tôi hiệp ý với lời cầu nguyện của anh chị em để hòa bình lâu bền đến trên quê hương của anh chị em.
Ngài cũng chào một nhóm sinh viên học Giáo Luật đến từ Muenchen và Augsburg nam Đức.
Trong số các nhóm Italia ngài đặc biệt chào các bạn trẻ phong trào Canh tân dặc sủng Thánh Linh quốc tế tại nhiều nơi trên thế giới tụ tập nhau chầu Mình Thánh Chúa ngày hôm qua. Ngài hiệp ý với họ và khích lệ sáng kiến hay đẹp này cũng như cầu mong các thế hệ trẻ luôn có thể ngày càng đi đến gặp Chúa Kitô hơn.
Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắc cho mọi người biết Mùa Chay là thời gian thuận tiện để củng cố đời sống thiêng liêng. Ưóc chi việc thực thi ăn chay giúp người trẻ làm chủ chính mình, trợ lực người đau yếu phó thác các khổ đau cho Chúa và cảm nhận được sự hiện diện yêu thương của Chúa.
Ngài cầu chúc các công việc bác ái thương xót giúp các đôi tân hôn sống đời gia đình và rộng mở cho các nhu cầu của những người nghèo túng.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi người.
Bài giảng của Đức Thánh Cha ngày Thứ Tư Lễ Tro
Đặng Tự Do
18:28 18/02/2015
Lúc 4:30 chiều thứ Tư 18 tháng Hai, Đức Thánh Cha đã chủ sự cuộc rước kiệu sám hối từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh.
Đi trong đoàn rước với Đức Thánh Cha, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma, đông đảo tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh, trong đó có 2 vị Tổng quyền của 2 dòng này. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.
Lúc 5 giờ chiều, tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ Năm, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hội Hiệp sĩ Malta.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trong tư cách là dân Chúa, hôm nay chúng ta bắt đầu cuộc hành trình Mùa Chay, một thời gian trong đó chúng ta cố gắng để kết hợp chặt chẽ hơn với Chúa Giêsu Kitô, để chia sẻ mầu nhiệm cuộc thương khó và sự phục sinh của Ngài.
Phụng vụ Thứ Tư Lễ Tro trình bày với chúng ta, trước hết, một đoạn nói về tiên tri Joel, được Thiên Chúa sai đến để kêu gọi mọi người ăn năn hối cải trước một tai họa là nạn châu chấu đang tàn phá xứ Giuđêa. Chỉ có Chúa mới có thể cứu dân khỏi tai họa này, và do đó dân chúng cần phải khẩn khoản cầu nguyện và ăn chay, cũng như thú nhận tội lỗi của mình.
Vị tiên tri nhất mực đòi dân chúng phải hoán cải nội tâm: "Hãy quay về với Ta với tất cả con tim ngươi" (2:12). Trở về với Chúa "với tất cả con tim" có nghĩa là chọn một con đường hoán cải không hời hợt hay chóng qua, nhưng là một hành trình tâm linh đạt đến nơi thâm sâu nhất trong tâm hồn của chúng ta. Tâm hồn, thực tế là chỗ ngự trị những tình cảm của chúng ta, là trung tâm nơi các quyết định và thái độ của chúng ta được hình thành.
Như thế, "quay về với Ta với tất cả tâm hồn ngươi" không chỉ liên quan đến cá nhân, nhưng mở rộng ra cho cộng đồng, là một lời hiệu triệu cho tất cả: "Hãy tụ tập chúng dân, mời dự đại hội thánh, triệu tập các cụ già, tụ họp đám thiếu nhi cũng như trẻ thơ còn đang bú. Tân lang hãy ra khỏi loan phòng, tân nương hãy rời bỏ phòng khuê! (2:16) "
Vị tiên tri đặc biệt nhắm đến những lời cầu nguyện của các tư tế, khi lưu ý rằng lời cầu nguyện của họ nên được kèm theo nước mắt. Vào đầu Mùa Chay này chúng ta hết sức kêu cầu xin ân sủng biết rơi lệ, để lời cầu nguyện của chúng ta và cuộc hành trình hoán cải của chúng ta trở nên đích thực hơn bao giờ hết và không có chút đạo đức giả nào.
Đây chính là thông điệp của Tin Mừng hôm nay. Trong đoạn trích từ Phúc Âm Thánh Matthêu, Chúa Giêsu đã nhắc lại ba việc bác ái theo quy định của luật Môi sê là: bố thí, cầu nguyện và ăn chay. Theo thời gian, các quy định này được thực hiện hời hợt bề ngoài, thậm chí còn bị biến dạng thành một thứ dấu chỉ của sự ưu việt xã hội. Chúa Giêsu nhấn mạnh một cám dỗ chung trong ba công việc này, có thể được mô tả tóm lược là đạo đức giả (Ngài nhắc đến từ đạo đức giả này đến ba lần): “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. .. Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen...Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi. .. Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả” (Mt 6: 1, 2, 5, 16)"
Khi thực hiện điều gì tốt, hầu như tự nhiên nảy sinh nơi chúng ta ước muốn được quí chuộng và chiêm ngưỡng vì hành động tốt ấy, để được hài lòng. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta thi hành các việc lành ấy mà không khoa trương, và chỉ tín thác nơi phần thưởng của Chúa Cha trên trời, Đấng nhìn thấy tận những nơi sâu kín”(Mt 6,4.6.18).
Anh chị em thân mến, Chúa không bao giờ ngừng thương xót chúng ta, và luôn mong muốn ban cho chúng ta sự tha thứ của Ngài một lần nữa, mời gọi chúng ta trở về với Ngài bằng một trái tim mới, tinh tuyền khỏi mọi tội lỗi, để dự phần trong niềm vui của Ngài. Làm thế nào để nhận lời mời này? Thánh Phaolô đưa ra một gợi ý cho chúng ta trong bài đọc thứ hai ngày hôm nay: "Nhân danh Chúa Kitô, chúng tôi tha thiết mong anh em hòa giải với Thiên Chúa. (2 Cor 5:20)" Công việc hoán cải này không chỉ là một nỗ lực của con người. Hòa giải giữa chúng ta và Thiên Chúa có thể thực hiện được là nhờ vào lòng thương xót của Chúa Cha, Đấng, vì yêu thương chúng ta, đã không ngần ngại hy sinh Con Một của Ngài. Chúa Kitô, Đấng công chính và tinh tuyền không chút tội lỗi nào đã thành tội nhân vì chúng ta (câu 21). Trên thập tự giá, Ngài đã gánh lấy tội lỗi của chúng ta, và như vậy đã cứu chuộc chúng ta và làm cho chúng ta được nên công chính trước mặt Thiên Chúa. Trong Ngài, chúng ta có thể trở nên công chính, trong Ngài, chúng ta có thể thay đổi, nếu chúng ta chấp nhận ân sủng của Thiên Chúa và không để "thời thuận tiện (6: 2)" trôi qua trong vô ích.
Với nhận thức này, tin tưởng và vui tươi, chúng ta hãy bắt đầu cuộc hành trình Mùa Chay. Xin Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội nâng đỡ trận chiến tâm linh của chúng ta chống lại tội lỗi, đồng hành với chúng ta trong thời thuận lợi này, để chúng ta có thể cùng nhau hát mừng niềm hân hoan chiến thắng trong lễ Phục Sinh.
Giờ đây chúng ta sẽ thực hiện cử chỉ xức tro trên đầu. Vị chủ tế nói những lời này: “Hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về bụi tro (x Gen 3:19)” hoặc lặp lại lời kêu gọi của Chúa Giêsu: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng. (Mk 1:15)” Cả hai công thức là một lời nhắc nhở về sự thật của sự hiện hữu của con người: chúng ta là những tạo vật có giới hạn, là những người tội lỗi luôn cần đến sám hối và hoán cải. Thật là quan trọng để lắng nghe và đón nhận lời nhắc nhở này trong thời của chúng ta! Lời mời gọi hoán cải là một sự thúc đẩy để trở về trong vòng tay Thiên Chúa dịu dàng và đầy lòng thương xót như người con trai trong dụ ngôn để tin cậy và phó thác chúng ta cho Ngài.
Đi trong đoàn rước với Đức Thánh Cha, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma, đông đảo tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh, trong đó có 2 vị Tổng quyền của 2 dòng này. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.
Lúc 5 giờ chiều, tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ Năm, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hội Hiệp sĩ Malta.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trong tư cách là dân Chúa, hôm nay chúng ta bắt đầu cuộc hành trình Mùa Chay, một thời gian trong đó chúng ta cố gắng để kết hợp chặt chẽ hơn với Chúa Giêsu Kitô, để chia sẻ mầu nhiệm cuộc thương khó và sự phục sinh của Ngài.
Phụng vụ Thứ Tư Lễ Tro trình bày với chúng ta, trước hết, một đoạn nói về tiên tri Joel, được Thiên Chúa sai đến để kêu gọi mọi người ăn năn hối cải trước một tai họa là nạn châu chấu đang tàn phá xứ Giuđêa. Chỉ có Chúa mới có thể cứu dân khỏi tai họa này, và do đó dân chúng cần phải khẩn khoản cầu nguyện và ăn chay, cũng như thú nhận tội lỗi của mình.
Vị tiên tri nhất mực đòi dân chúng phải hoán cải nội tâm: "Hãy quay về với Ta với tất cả con tim ngươi" (2:12). Trở về với Chúa "với tất cả con tim" có nghĩa là chọn một con đường hoán cải không hời hợt hay chóng qua, nhưng là một hành trình tâm linh đạt đến nơi thâm sâu nhất trong tâm hồn của chúng ta. Tâm hồn, thực tế là chỗ ngự trị những tình cảm của chúng ta, là trung tâm nơi các quyết định và thái độ của chúng ta được hình thành.
Như thế, "quay về với Ta với tất cả tâm hồn ngươi" không chỉ liên quan đến cá nhân, nhưng mở rộng ra cho cộng đồng, là một lời hiệu triệu cho tất cả: "Hãy tụ tập chúng dân, mời dự đại hội thánh, triệu tập các cụ già, tụ họp đám thiếu nhi cũng như trẻ thơ còn đang bú. Tân lang hãy ra khỏi loan phòng, tân nương hãy rời bỏ phòng khuê! (2:16) "
Vị tiên tri đặc biệt nhắm đến những lời cầu nguyện của các tư tế, khi lưu ý rằng lời cầu nguyện của họ nên được kèm theo nước mắt. Vào đầu Mùa Chay này chúng ta hết sức kêu cầu xin ân sủng biết rơi lệ, để lời cầu nguyện của chúng ta và cuộc hành trình hoán cải của chúng ta trở nên đích thực hơn bao giờ hết và không có chút đạo đức giả nào.
Đây chính là thông điệp của Tin Mừng hôm nay. Trong đoạn trích từ Phúc Âm Thánh Matthêu, Chúa Giêsu đã nhắc lại ba việc bác ái theo quy định của luật Môi sê là: bố thí, cầu nguyện và ăn chay. Theo thời gian, các quy định này được thực hiện hời hợt bề ngoài, thậm chí còn bị biến dạng thành một thứ dấu chỉ của sự ưu việt xã hội. Chúa Giêsu nhấn mạnh một cám dỗ chung trong ba công việc này, có thể được mô tả tóm lược là đạo đức giả (Ngài nhắc đến từ đạo đức giả này đến ba lần): “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. .. Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen...Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi. .. Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả” (Mt 6: 1, 2, 5, 16)"
Khi thực hiện điều gì tốt, hầu như tự nhiên nảy sinh nơi chúng ta ước muốn được quí chuộng và chiêm ngưỡng vì hành động tốt ấy, để được hài lòng. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta thi hành các việc lành ấy mà không khoa trương, và chỉ tín thác nơi phần thưởng của Chúa Cha trên trời, Đấng nhìn thấy tận những nơi sâu kín”(Mt 6,4.6.18).
Anh chị em thân mến, Chúa không bao giờ ngừng thương xót chúng ta, và luôn mong muốn ban cho chúng ta sự tha thứ của Ngài một lần nữa, mời gọi chúng ta trở về với Ngài bằng một trái tim mới, tinh tuyền khỏi mọi tội lỗi, để dự phần trong niềm vui của Ngài. Làm thế nào để nhận lời mời này? Thánh Phaolô đưa ra một gợi ý cho chúng ta trong bài đọc thứ hai ngày hôm nay: "Nhân danh Chúa Kitô, chúng tôi tha thiết mong anh em hòa giải với Thiên Chúa. (2 Cor 5:20)" Công việc hoán cải này không chỉ là một nỗ lực của con người. Hòa giải giữa chúng ta và Thiên Chúa có thể thực hiện được là nhờ vào lòng thương xót của Chúa Cha, Đấng, vì yêu thương chúng ta, đã không ngần ngại hy sinh Con Một của Ngài. Chúa Kitô, Đấng công chính và tinh tuyền không chút tội lỗi nào đã thành tội nhân vì chúng ta (câu 21). Trên thập tự giá, Ngài đã gánh lấy tội lỗi của chúng ta, và như vậy đã cứu chuộc chúng ta và làm cho chúng ta được nên công chính trước mặt Thiên Chúa. Trong Ngài, chúng ta có thể trở nên công chính, trong Ngài, chúng ta có thể thay đổi, nếu chúng ta chấp nhận ân sủng của Thiên Chúa và không để "thời thuận tiện (6: 2)" trôi qua trong vô ích.
Với nhận thức này, tin tưởng và vui tươi, chúng ta hãy bắt đầu cuộc hành trình Mùa Chay. Xin Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội nâng đỡ trận chiến tâm linh của chúng ta chống lại tội lỗi, đồng hành với chúng ta trong thời thuận lợi này, để chúng ta có thể cùng nhau hát mừng niềm hân hoan chiến thắng trong lễ Phục Sinh.
Giờ đây chúng ta sẽ thực hiện cử chỉ xức tro trên đầu. Vị chủ tế nói những lời này: “Hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về bụi tro (x Gen 3:19)” hoặc lặp lại lời kêu gọi của Chúa Giêsu: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng. (Mk 1:15)” Cả hai công thức là một lời nhắc nhở về sự thật của sự hiện hữu của con người: chúng ta là những tạo vật có giới hạn, là những người tội lỗi luôn cần đến sám hối và hoán cải. Thật là quan trọng để lắng nghe và đón nhận lời nhắc nhở này trong thời của chúng ta! Lời mời gọi hoán cải là một sự thúc đẩy để trở về trong vòng tay Thiên Chúa dịu dàng và đầy lòng thương xót như người con trai trong dụ ngôn để tin cậy và phó thác chúng ta cho Ngài.
Top Stories
Pope at Audience: We are our brother's keeper
Vatican Radio
13:40 18/02/2015
(Vatican 2015-02-18) In families, we learn how to be good brothers and sisters; what we learn at home then becomes a source of enrichment for society as a whole, said Pope Francis Wednesday during the general audience as he continued his series of lessons on the family.
Below a Vatican Radio translation of the Holy Father’s catechesis
Dear brothers and sisters,
in our journey of catechesis on the family, after considering the role of mother, father, children, today it is the turn of brothers and sisters. "Brother," "sister" are words that Christianity loves very much. And, thanks to the family experience, they are words that all cultures and all ages understand.
The fraternal bond has a special place in the history of the People of God, which receives its revelation in the living human experience. The psalmist sings of the beauty of the fraternal bond "How good and how pleasant it is, when brothers dwell together as one!" (Ps 132,1). This is true; being brothers and sisters is beautiful. Jesus Christ brought even this human experience of being brothers and sisters to fulfillment, assimilating it into Trinitarian love and strengthening it so that it goes well beyond the ties of kinship and is capable of overcoming every obstacle of estrangement.
We know that when the fraternal relationship is ruined, when it is ruined, this opens the path to painful experiences of conflict, betrayal, hatred. The biblical story of Cain and Abel is an example of this negative result. After the murder of Abel, God asks Cain, "Where is Abel your brother?" (Gen 4,9a). It is a question that the Lord continues to repeat to every generation. And unfortunately, in every generation, the Cain’s dramatic response continues to be repeated: "I do not know. Am I my brother's keeper?"(Gen 4,9b).
When the bond between brothers is broken, it leads to something that is truly ugly, that is bad for humanity. Even in families how many brothers and sisters have fought even over little things…over an inheritance… then they stop speaking to each other, they no longer greet each other…this is an awful thing. Brotherhood is such a great thing. Just think, brothers and sisters, they all dwelt in the womb of the same mother for nine months, they come from their mother’s flesh. We cannot break the bonds of brotherhood. We all know families where brothers and sisters are divided; where they have fallen out, maybe in our own families we have cases like these. Let’s ask the Lord to help us to reunite these families, to rebuild these families. The bonds of brotherhood should not be broken, because when they are broken, things happen like with Cain and Abel, when the Lord asks Cain, he responds I am not my brother’s keeper, this is awful, really terrible to hear.
The bond of brotherhood that is formed between the children in the family, if it takes place in a climate of an education open to others, is the great school of freedom and peace. Maybe we are not always aware of this, but it is the family that introduces brotherhood into the world! From this first experience of brotherhood, nourished by affection and by family education, style of fraternity radiates like a promise throughout society and relations between peoples.
The blessing that God, in Jesus Christ, poured out on this bond of brotherhood expands it in a way unimaginable, enabling it to overcome all differences of nationhood, language, culture and even religion.
Just think of what this bond between men, even very different from each other, becomes when they can say to another: "He is like a brother to me, she is like a sister to me"! This is beautiful! History has shown enough, moreover, that freedom and equality, without brotherhood, become full of individualism and conformity and personal interest too.
Brotherhood in the family is particularly illuminating when we see the care, patience, affection with which the weaker, sick, or disabled brother or sister are surrounded. World over there are many brothers and sisters who do this, and maybe we do not appreciate their generosity enough. And when there are many brothers and sisters in a family…today I greeted a family here who has nine children…the oldest helps the mother and father to take care of the younger ones, this work of helping each other as brothers and sisters, this is beautiful ….
Having a brother, a sister who loves you is a powerful, priceless, irreplaceable experience. Christian brotherhood happens in the same way. The little ones, the weak, the poor must provoke our tenderness: They have the "right" to in our heart and soul. Yes, they are our brothers and sisters and we love them and treat them as such. When this happens, when the poor are like a part of our family, our own Christian brotherhood comes back to life. Christians, in fact, go out to the poor and weak not in obedience to an ideological agenda, but because the word and example of the Lord tell us we are all brothers and sisters. This is the principle of love of God and of all justice among men.
I would like to suggest something before finishing, let us think in silence of our brothers and sisters; in the silence of our hearts let us pray for them…a moment of silence [pause]. With this prayer we have brought all of our brothers and sisters here in our hearts to this square for a blessing. Thank you.
Today more than ever it is necessary to bring brotherhood back to the heart of our technocratic and bureaucratic society: Only then will freedom and equality take on the correct intonation. Therefore, we must not deprive ourselves or our families in a light-minded manner, out of subjection or fear, of the beautiful of a wide-ranging fraternal experience of sons and daughters. And we must not lose our confidence in the breadth of horizons that faith is able to draw from this experience, illuminated by God’s blessing.
Below a Vatican Radio translation of the Holy Father’s catechesis
Dear brothers and sisters,
in our journey of catechesis on the family, after considering the role of mother, father, children, today it is the turn of brothers and sisters. "Brother," "sister" are words that Christianity loves very much. And, thanks to the family experience, they are words that all cultures and all ages understand.
The fraternal bond has a special place in the history of the People of God, which receives its revelation in the living human experience. The psalmist sings of the beauty of the fraternal bond "How good and how pleasant it is, when brothers dwell together as one!" (Ps 132,1). This is true; being brothers and sisters is beautiful. Jesus Christ brought even this human experience of being brothers and sisters to fulfillment, assimilating it into Trinitarian love and strengthening it so that it goes well beyond the ties of kinship and is capable of overcoming every obstacle of estrangement.
We know that when the fraternal relationship is ruined, when it is ruined, this opens the path to painful experiences of conflict, betrayal, hatred. The biblical story of Cain and Abel is an example of this negative result. After the murder of Abel, God asks Cain, "Where is Abel your brother?" (Gen 4,9a). It is a question that the Lord continues to repeat to every generation. And unfortunately, in every generation, the Cain’s dramatic response continues to be repeated: "I do not know. Am I my brother's keeper?"(Gen 4,9b).
When the bond between brothers is broken, it leads to something that is truly ugly, that is bad for humanity. Even in families how many brothers and sisters have fought even over little things…over an inheritance… then they stop speaking to each other, they no longer greet each other…this is an awful thing. Brotherhood is such a great thing. Just think, brothers and sisters, they all dwelt in the womb of the same mother for nine months, they come from their mother’s flesh. We cannot break the bonds of brotherhood. We all know families where brothers and sisters are divided; where they have fallen out, maybe in our own families we have cases like these. Let’s ask the Lord to help us to reunite these families, to rebuild these families. The bonds of brotherhood should not be broken, because when they are broken, things happen like with Cain and Abel, when the Lord asks Cain, he responds I am not my brother’s keeper, this is awful, really terrible to hear.
The bond of brotherhood that is formed between the children in the family, if it takes place in a climate of an education open to others, is the great school of freedom and peace. Maybe we are not always aware of this, but it is the family that introduces brotherhood into the world! From this first experience of brotherhood, nourished by affection and by family education, style of fraternity radiates like a promise throughout society and relations between peoples.
The blessing that God, in Jesus Christ, poured out on this bond of brotherhood expands it in a way unimaginable, enabling it to overcome all differences of nationhood, language, culture and even religion.
Just think of what this bond between men, even very different from each other, becomes when they can say to another: "He is like a brother to me, she is like a sister to me"! This is beautiful! History has shown enough, moreover, that freedom and equality, without brotherhood, become full of individualism and conformity and personal interest too.
Brotherhood in the family is particularly illuminating when we see the care, patience, affection with which the weaker, sick, or disabled brother or sister are surrounded. World over there are many brothers and sisters who do this, and maybe we do not appreciate their generosity enough. And when there are many brothers and sisters in a family…today I greeted a family here who has nine children…the oldest helps the mother and father to take care of the younger ones, this work of helping each other as brothers and sisters, this is beautiful ….
Having a brother, a sister who loves you is a powerful, priceless, irreplaceable experience. Christian brotherhood happens in the same way. The little ones, the weak, the poor must provoke our tenderness: They have the "right" to in our heart and soul. Yes, they are our brothers and sisters and we love them and treat them as such. When this happens, when the poor are like a part of our family, our own Christian brotherhood comes back to life. Christians, in fact, go out to the poor and weak not in obedience to an ideological agenda, but because the word and example of the Lord tell us we are all brothers and sisters. This is the principle of love of God and of all justice among men.
I would like to suggest something before finishing, let us think in silence of our brothers and sisters; in the silence of our hearts let us pray for them…a moment of silence [pause]. With this prayer we have brought all of our brothers and sisters here in our hearts to this square for a blessing. Thank you.
Today more than ever it is necessary to bring brotherhood back to the heart of our technocratic and bureaucratic society: Only then will freedom and equality take on the correct intonation. Therefore, we must not deprive ourselves or our families in a light-minded manner, out of subjection or fear, of the beautiful of a wide-ranging fraternal experience of sons and daughters. And we must not lose our confidence in the breadth of horizons that faith is able to draw from this experience, illuminated by God’s blessing.
Pope Francis: Ash Wednesday homily
Vatican Radio
13:41 18/02/2015
(Vatican 2015-02-18) - Pope Francis delivered the homily at Mass in the Basilica of St. Sabina on the Aventine Hilll in Rome on Wednesday afternoon – Ash Wednesday – the beginning of the great penitential season of Lent. Below, please find Vatican Radio’s translation of the text the Holy Father prepared for the occasion.
As God's people today we begin the journey of Lent, a time in which we try to unite ourselves more closely to the Lord Jesus Christ, to share the mystery of His passion and resurrection.
The Ash Wednesday liturgy offers us, first of all, the passage from the prophet Joel, sent by God to call the people to repentance and conversion, due to a calamity (an invasion of locusts) that devastates Judea. Only the Lord can save from the scourge, and so there is need of supplication, with prayer and fasting, each confessing his sin.
The prophet insists on inner conversion: “Return to me with all your heart” (2:12). To return to the Lord “with all [one’s] heart,” means taking the path of a conversion that is neither superficial nor transient, but is a spiritual journey that reaches the deepest place of our self. The heart, in fact, is the seat of our sentiments, the center in which our decisions and our attitudes mature.
That, “Return to me with all your heart,” does not involve only individuals, but extends to the community, is a summons addressed to all: “Gather the people. Sanctify the congregation; assemble the elders; gather the children, even nursing infants. Let the bridegroom leave his room, and the bride her chamber. (2:16)”
The prophet dwells particularly on the prayers of priests, noting that their prayer should be accompanied by tears. We will do well to ask, at the beginning of this Lent, for the gift of tears, so as to make our prayer and our journey of conversion ever more authentic and without hypocrisy.
This is precisely the message of today’s Gospel. In the passage from Matthew, Jesus rereads the three works of mercy prescribed by the Mosaic law: almsgiving, prayer and fasting. Over time, these prescriptions had been scored by the rust of external formalism, or even mutated into a sign of social superiority. Jesus highlights a common temptation in these three works, which can be described summarily as hypocrisy (He names it as such three times): “Beware of practicing your piety before men in order to be seen by them ... Thus, when you give alms, sound no trumpet before you, as the hypocrites do ... And when you pray, you must not be like the hypocrites; for they love to stand and pray in the synagogues and at the street corners, that they may be seen by men ... And when you fast, do not look dismal, like the hypocrites. (Mt 6:1, 2, 5, 16)”
When you do something good, almost instinctively born in us is the desire to be respected and admired for this good deed, to obtain a satisfaction. Jesus invites us to do these works without any ostentation, and to trust only in the reward of the Father "who sees in secret" (Mt 6,4.6.18).
Dear brothers and sisters, the Lord never ceases to have mercy on us, and desires to offer us His forgiveness yet again, inviting us to return to Him with a new heart, purified from evil, to take part in His joy. How to accept this invitation? St. Paul makes a suggestion to us in the second reading today: “We beseech you on behalf of Christ, be reconciled to God. (2 Cor 5:20)” This work of conversion is not just a human endeavor. Reconciliation between us and God is possible thanks to the mercy of the Father who, out of love for us, did not hesitate to sacrifice his only Son. In fact, the Christ, who was righteous and without sin was made sin for us (v. 21) when on the cross He was burdened with our sins, and so redeemed us and justified before God. In Him we can become righteous, in him we can change, if we accept the grace of God and do not let the “acceptable time (6:2)” pass in vain.
With this awareness, trusting and joyful, let us begin our Lenten journey. May Mary Immaculate sustain our spiritual battle against sin, accompany us in this acceptable time, so that we might come together to sing the exultation of victory in Easter.
Soon we will make the gesture of the imposition of ashes on the head. The celebrant says these words: “You are dust and to dust you shall return, (cf. Gen 3:19)” or repeats Jesus’ exhortation: “Repent and believe the gospel. (Mk 1:15)” Both formulae are a reminder of the truth of human existence: we are limited creatures, sinners ever in need of repentance and conversion. How important is it to listen and to welcome this reminder in our time! The call to conversion is then a push to return, as did the son of the parable, to the arms of God, tender and merciful Father, to trust Him and to entrust ourselves to Him.
As God's people today we begin the journey of Lent, a time in which we try to unite ourselves more closely to the Lord Jesus Christ, to share the mystery of His passion and resurrection.
The Ash Wednesday liturgy offers us, first of all, the passage from the prophet Joel, sent by God to call the people to repentance and conversion, due to a calamity (an invasion of locusts) that devastates Judea. Only the Lord can save from the scourge, and so there is need of supplication, with prayer and fasting, each confessing his sin.
The prophet insists on inner conversion: “Return to me with all your heart” (2:12). To return to the Lord “with all [one’s] heart,” means taking the path of a conversion that is neither superficial nor transient, but is a spiritual journey that reaches the deepest place of our self. The heart, in fact, is the seat of our sentiments, the center in which our decisions and our attitudes mature.
That, “Return to me with all your heart,” does not involve only individuals, but extends to the community, is a summons addressed to all: “Gather the people. Sanctify the congregation; assemble the elders; gather the children, even nursing infants. Let the bridegroom leave his room, and the bride her chamber. (2:16)”
The prophet dwells particularly on the prayers of priests, noting that their prayer should be accompanied by tears. We will do well to ask, at the beginning of this Lent, for the gift of tears, so as to make our prayer and our journey of conversion ever more authentic and without hypocrisy.
This is precisely the message of today’s Gospel. In the passage from Matthew, Jesus rereads the three works of mercy prescribed by the Mosaic law: almsgiving, prayer and fasting. Over time, these prescriptions had been scored by the rust of external formalism, or even mutated into a sign of social superiority. Jesus highlights a common temptation in these three works, which can be described summarily as hypocrisy (He names it as such three times): “Beware of practicing your piety before men in order to be seen by them ... Thus, when you give alms, sound no trumpet before you, as the hypocrites do ... And when you pray, you must not be like the hypocrites; for they love to stand and pray in the synagogues and at the street corners, that they may be seen by men ... And when you fast, do not look dismal, like the hypocrites. (Mt 6:1, 2, 5, 16)”
When you do something good, almost instinctively born in us is the desire to be respected and admired for this good deed, to obtain a satisfaction. Jesus invites us to do these works without any ostentation, and to trust only in the reward of the Father "who sees in secret" (Mt 6,4.6.18).
Dear brothers and sisters, the Lord never ceases to have mercy on us, and desires to offer us His forgiveness yet again, inviting us to return to Him with a new heart, purified from evil, to take part in His joy. How to accept this invitation? St. Paul makes a suggestion to us in the second reading today: “We beseech you on behalf of Christ, be reconciled to God. (2 Cor 5:20)” This work of conversion is not just a human endeavor. Reconciliation between us and God is possible thanks to the mercy of the Father who, out of love for us, did not hesitate to sacrifice his only Son. In fact, the Christ, who was righteous and without sin was made sin for us (v. 21) when on the cross He was burdened with our sins, and so redeemed us and justified before God. In Him we can become righteous, in him we can change, if we accept the grace of God and do not let the “acceptable time (6:2)” pass in vain.
With this awareness, trusting and joyful, let us begin our Lenten journey. May Mary Immaculate sustain our spiritual battle against sin, accompany us in this acceptable time, so that we might come together to sing the exultation of victory in Easter.
Soon we will make the gesture of the imposition of ashes on the head. The celebrant says these words: “You are dust and to dust you shall return, (cf. Gen 3:19)” or repeats Jesus’ exhortation: “Repent and believe the gospel. (Mk 1:15)” Both formulae are a reminder of the truth of human existence: we are limited creatures, sinners ever in need of repentance and conversion. How important is it to listen and to welcome this reminder in our time! The call to conversion is then a push to return, as did the son of the parable, to the arms of God, tender and merciful Father, to trust Him and to entrust ourselves to Him.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đố vui Năm Con Dê
Giuse & Augustino
11:35 18/02/2015
Với ước mong góp thêm một chút hành trang cho các anh chị Giáo Lý Viên và Huynh Trưởng trong các cuộc họp mặt dịp Tết Nguyên Đán, xin được gởi đến các anh chị 40 câu đố vui liên quan đến năm con Dê sau đây. Chúc các anh chị Năm Mới vạn an!
VỀ DÊ NÓI CHUNG
1. Dê thuộc loài động vật nhai lại. Đúng hay sai?
2. Dê là động vật không thuộc nhóm tam sinh lục súc. Đúng hay sai?
3. Dê đực có râu, còn dê cái không có râu. Đúng hay Sai?
4. Dê đực thường có sừng còn dê cái không có sừng. Đúng hay sai?
5. Hàm trên của dê có bao nhiêu cái răng?
6. Đường ruột của dê dài gấp 5 lần thân dê. Đúng hay Sai?
7. Dê đi ra nước ngoài gọi là gì?
8. Dê sống một mình gọi là gì?
9. Dê đi lộn chuồng gọi là gì?
10. Dê sống trên núi gọi là sơn dương; dê sống ở vùng biển gọi là gì?
11. Dê mà các học trò không bao giờ thích là dê gì?
12. Dê ngồi xe lăn gọi là gì?
13. Dê đực còn được gọi là gì?
14. Con của dê còn được gọi là gì?
15. Quả gì màu tím, có tên nghe hơi “sợ”, nhưng người ta vẫn thường ăn?
16. Xe do dê kéo, dùng để đưa vua đến phòng các cung phi được gọi là gì?
17. Giờ Mùi bắt đầu từ giờ thứ mấy?
18. Tháng Mùi là tháng mấy Âm lịch?
19. Con gì đầu “dê” mình “ốc”?
20. Bài hát “Tuổi Thần Tiên” có “liên hệ” đến tuổi con gì?
21. Hai con dê trong truyện ngụ ngôn “Dê con qua cầu” có màu gì?
22. Một trò chơi dân gian rèn luyện thính giác và óc phán đoán có tên gọi là gì?
23. Địa danh nào nổi tiếng về đặc sản dê núi?
24. Dê là con vật được người dân nước nào sùng bái?
25. Trong huyền thoại Hy Lạp, con dê đực là hình tượng của thần nào?
DÊ TRONG TỤC NGỮ - CA DAO
26. Câu thành ngữ chỉ người buôn bán không có lương tâm, lừa gạt khách hàng.
27. Câu thành ngữ đánh giá sự kể lể dài dòng, huyên thuyên những chuyện vớ vẩn.
28. Cách nói mỉa mai người làm ăn không biết tính toán, bỏ vật hữu ích để chuốc lấy thứ chẳng ra gì.
29. Câu thành ngữ mượn oai kẻ khác để dọa nạt, đánh lừa người.
30. Câu thành ngữ nói đến trong cái rủi, còn có cái may.
31. Câu ca dao Việt Nam chỉ người đàn ông có thói trăng hoa.
32. Câu thành ngữ có nghĩa tương đương với câu “Ngựa non háu đá”.
DÊ TRONG KINH THÁNH
33. Điền từ còn thiếu vào câu Kinh Thánh: “Ðến khi Chúa đưa dẫn ông và gia đình đến vùng Ðất Hứa, ông Áp-ra-ham bán tín bán nghi về quyền sở hữu vùng đất mới đó. Ông thưa với Chúa: ‘Lạy Ðức Chúa, làm sao biết là con sẽ được đất này làm sở hữu’. Ðể chứng minh lời hứa của mình, Chúa đã truyền dạy cho ông Áp-ra-ham tìm vật đính ước gồm một con bò cái ba tuổi, một con … … ba tuổi, một con cừu đực ba tuổi, một chim gáy, và một bồ câu non làm vật tế lễ để thiết lập giao ước (x. St 15, 1-21).
34. Theo sách Xuất Hành (Xh 12,5), máu bôi lên khung cửa nhà con cái Israel trong Ngày lễ Vượt Qua là máu của chiên hay dê?
35. Điền vào chỗ trống câu Kinh Thánh sau đây: “Nếu một đầu mục trong dân vô ý phạm đến các giới răn của Chúa cách công khai, thì người ấy phải tiến dâng một con … … còn non và vẹn tuyền lên cho Chúa để làm lễ tạ tội (Lv 4,24). Nếu một thường dân vô ý vi phạm luật Môsê công khai, thì người ấy sẽ tiến dâng một con … … để làm lễ xá tội” (Ds 15,27).
36. Theo sách Sử Biên Niên quyển 2 (2Sb 29,21), Lễ Tạ Tội cho vương quốc cần bao nhiêu con dê đực?
37. Theo sách Ét-tra (Er 6,17), Lễ khánh thành Đền Thờ Chúa cần bao nhiêu con dê đực ?
38. Trong Kinh Thánh Cựu Ước, con dê thường xuất hiện với hình tượng nào?
39. Theo trình thuật của Thánh sử Matthêu, vào ngày phán xét, Chúa Kitô sẽ ngự đến để tách biệt chiên với dê. Chiên sẽ đứng bên nào, dê sẽ đứng bên nào?
40. Điền vào chỗ trống câu Kinh Thánh sau đây: “Thế mà, chưa bao giờ cha cho lấy được một con … … để con ăn mừng với chúng bạn” (Lc 15,29).
ĐÁP ÁN
VỀ DÊ NÓI CHUNG
1. Đúng.
2. Sai (Dê thuộc lục súc: mã, ngưu, dương, cẩu, trư, kê).
3. Sai (cả hai đều có râu).
4. Đúng.
5. Hàm trên của dê không có răng (chỉ là một miếng xương dài).
6. Sai (gấp 25 lần).
7. Xuất Dương.
8. Đơn Dương (một địa danh ở Lâm Đồng có diện tích cà chua lớn nhất VN).
9. Lạc Dương (một huyện thuộc Lâm Đồng, nơi có núi Langbiang.
10. Hải Dương (tên một tỉnh ở Bắc Việt).
11. Dê-rô.
12. Liệt Vị/ liệt…
13. Nam Dương (tên gọi khác của Indonesia).
14. Dương Tử (tên một con sông nổi tiếng ở Trung Quốc).
15. Quả cà dái dê (Cà tím dài).
16. Dương xa.
17. Giờ thứ 13.
18. Tháng 6.
19. Con dốc.
20. Thần tiên = tiền thân = trước khỉ = con dê.
21. Đen và trắng.
22. Bịt mắt bắt dê.
23. Ninh Bình
24. Ai Cập.
25. Thần Pan.
DÊ TRONG TỤC NGỮ - CA DAO
26. Treo đầu dê bán thịt chó.
27. Cà kê dê ngỗng.
28. Bán bò tậu ruộng mua dê về cày.
29. Dê khoác áo cọp.
30. Mất dê được bò.
31. Bươm bướm mà đậu cành bông Đã dê con chị, lại bồng con em.
32. Dê non ngứa sừng.
DÊ TRONG KINH THÁNH
33. Dê cái (x. St 15, 1-21).
34. Chiên và dê đều được (x. Xh 12,5).
35. Dê đực (x. Lv 4,24)…. Dê cái (x. Ds 15,27).
36. Bảy con (x. 2Sb 29,21).
37. Mười hai con (x. Er 6,17).
38. Con dê gánh tội (oan dương)
39. Chiên đứng bên phải, dê đứng bên trái.
40. Dê con (x. Lc 15,29).
Giáo xứ Rạng - Xuân 2015
Thánh lễ Minh Niên -
Ngày cầu Bình an cho Năm Mới
11:45 18/02/2015
Ngày cầu Bình an cho Năm Mới
LỜI NGUYỆN ƯỚC BÌNH AN
Thuở ban đầu, tình Chúa – tình người thật dễ thương. Thế nhưng, từ giây phút con người đánh mất tình Chúa ta lại bắt gặp con người cũng lại đánh mất luôn cả tình người. Bằng chứng hết sức sống động đó chính là việc Cain đã sát hại Abel – người em yêu dấu của mình.
Chắc có lẽ ta còn nhớ câu chuyện bi đát đánh mất tình người của Cain và Abel trong chương 4 của trình thuật sách Sáng Thế.
Sách Sáng Thế kể lại cho ta nghe rất rõ về tâm tính của Cain. Cain tức tối vì Thiên Chúa đã nhận lễ vật của Abel chứ không nhận lễ vật của mình. Thiên Chúa thấy như thế v à hỏi thẳng Cain : "Hà cớ chi ngươi phải tức tối? Hà cớ chi ngươi phải sầm mặt xuống? Há không phải là, nếu ngươi ở tốt lành, ngửng lên ; nếu ngươi ở không tốt lành, tội mai phục, trên ngươi sự hăm he của nó, và ngươi sẽ khống chế nó”.
Như dầu cho thêm vào lửa đang cháy, lòng hận thù của Cain tăn lên ngùn ngụt và rồi Cain rủ em mình ra đồng để “xử lý” Abel.
Sau khi giết Abel, Cain đã bị Thiên Chúa lật mặt nhưng Cain vẫn chối bây bẩy và rồi Thiên Chúa cũng đã nói với Cain : “Ngươi đã làm gì? Tiếng máu của em ngươi từ đất kêu oán lên Ta. Bấy giờ, ngươi hãy là đồ chúc dữ và bật khỏi mặt đất màu mỡ đã há miệng hớp lấy từ tay ngươi máu, em ngươi. Ngươi có canh tác đất đai, đất đai sẽ chẳng còn cho ngươi sức lực của nó. Ngươi sẽ vất vơ vất vưởng rong chạy trên đất”.
Ta thấy Cain thưa với Thiên Chúa : “Tội vạ tôi quá lớn làm sao mang nổi. 14Này hôm nay Người đuổi tôi khỏi mặt đất màu mỡ và khuất khỏi nhan Người, nên kẻ vất vơ vất vưởng chạy rong trên đất. Và có ai bắt gặp tôi tất sẽ giết tôi”.
Sau tội ác tày đình đó, Cain đã ra khỏi nhan Thiên Chúa và cư ngụ ở phía đông Êđen.
Rõ ràng, đang được hưởng hạnh phúc, đang được hưởng nhan Thiên Chúa là Chúa, là Chủ cuộc đời của mình nhưng đáng tiếc thay Cain đã khước từ những ơn huệ mà Thiên Chúa đã ban một cách nhưng không cho Cain.
Sự bất an đã lan tràn vào mặt đất, sự bất an đã len lỏi vào đời sống của con người. Chính vì thế, sự bình an là niềm khao khát của con người bởi lẽ cũng dễ hiểu khi tâm hồn bất an con người sẽ không cảm thấy thoải mái và lúc nào trong lòng cũng sôi sục điều gì đó mà không thể nào diễn tả được.
Chúng ta đã, đang và sẽ bước vào năm mới Ất Mùi. Một năm mới với biết bao nguyện ước dâng lên Thiên Chúa. Nhưng, trong tất cả mọi niềm ước ao của con người không có ước ao nào lớn cho bằng ước ao được sự bình an. Vì thế, ngày hôm nay, ngày đầu năm mọi người hân hoan đi vào năm mới và đồng thời cũng trao phó cuộc đời, trao phó tất cả những gì dính bén đến mình vào lòng bàn tay của Chúa để xin sự bình an.
Sự bất an đến với con người khi con người cảm thấy mình chưa đủ, mình thua kém người khác. Chính khi mình thấy mình chưa đủ, mình không bằng người khác đó lòng mình sẽ trỗi lên sự căm hờn và hơn thua như Cain là bài học, là mẫu gương cho ta học về sự bình an trong cuộc đời.
Cain cứ nghĩ tương rằng sau khi giết Abel là lòng mình được thảnh thơi vì đã khử được một đối thủ và từ nay trở đi Cain chiếm trọng vẹn Thiên Chúa của mình. Khởi đi từ cái suy nghĩ lệch lạc là khử chính đứa em của mình đi mình sẽ được hưởng phúc, hưởng nhan Thiên Chúa nhưng ngược lại.
Dừng lại một chút để ta thấy cuộc đời này, vòm trời này … tất cả đều được sấp xếp rất trật tự do bàn tay quan phòng của Thiên Chúa.
Bài đọc thứ nhất trích trong sách Sáng Thế nhắc nhớ chúng ta về Thiên Chúa mới chính là chủ công trình tay Ngài sáng tạo : “Thiên Chúa còn phán: "Hãy có những vật sáng trên vòm trời và hãy phân chia ngày và đêm, và trở thành dấu chỉ thời gian, ngày và năm tháng, để soi sáng trên vòm trời và giãi sáng mặt đất". Và đã xảy ra như vậy. Thiên Chúa đã làm nên hai vầng sáng lớn: Vầng sáng lớn hơn làm chủ ban ngày, và vầng sáng nhỏ hơn làm chủ ban đêm. Và Ngài cũng làm nên các tinh tú. Thiên Chúa đặt chúng trên vòm trời để soi sáng trên mặt đất, và làm chủ ngày đêm, và phân chia ánh sáng với tối tăm. Thiên Chúa thấy nó tốt đẹp”.
Chắc có lẽ, con người ngày nay cũng như nhiều thế hệ trước đều mắc phải sai lầm là khước từ sự quan phòng của Thiên Chúa để rồi con người mang lấy sự bất an vào đời mình.
Chuyện ở đời, rất đơn sơ và bình dị mà ông bà mình vẫn thường dạy cho chúng ta nhất là trên các bàn thờ mà gia đình bày biện vào dịp Tết và nhất là người miền Nam đó chính là mâm hoa quả.
Trên cái mâm hoa quả, với ý niệm đơn sơ, người ta vẫn thường chưng những loại quả có cái tên ghép lại thật dễ thương : “cầu (mãng cầu) vừa (quả dừa) đủ (quả đu đủ) xài (quả xoài)”. Có người đùa : “Nhà tui, tui thêm quả sung nữa để thành cầu vừa đủ xài sung”. Cũng có người thêm vào nữa là tui thêm cái líp xe đạp và cái baga nữa để thành cầu xài líp baga !
Đó là những câu đùa vui nhưng cũng gói ghém tâm tình của năm mới.
Có lẽ trong cái mâm hoa quả đó, quả đu đủ phải chăng là quả “đinh”.
Cuộc đời, hơn nhau ở quan niệm rằng cuộc sống mình có đủ hay không ? Nếu mình biết đủ mình sẽ bình an, nếu không biết đủ sẽ bất an và có khi cái bất an đó dẫn đến chuyện sát hại người đồng loại như Cain.
Trang Tin Mừng mà chúng ta nghe trong Thánh Lễ cầu bình an cho năm mới được Thánh Matthêu thuật lại rất hay. Trang Tin Mừng gói ghém thân phận của con người. Tất cả cái phận người đó đều nằm trong lòng bàn tay Thiên Chúa : “Vậy các con chớ áy náy lo lắng về ngày mai. Vì ngày mai sẽ lo cho ngày mai. Ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy".
Quả thật ! Cuộc đời chúng ta, hơn một lần chúng ta có cái cảm nghiệm hay nói đúng hơn là cái kinh nghiệm về sự lo lắng của cuộc đời. Cũng chính vì lo lắng quá nhiều, cố gắng quá nhiều mà không đặt tất cả mọi sự trong lòng bàn tay Thiên Chúa để rồi càng lo càng thấy thiếu, càng lo càng bực mình vì ngoài tầm tay với.
Trang Tin Mừng hôm nay ngẫu nhiêng trùng với ước nguyện của người Việt chúng ta trong lời nguyện đầu năm mới.
Chúng ta thấy, ngày hôm nay, bài học hơn thua ganh ghét và đấu đá của Cain dù đã lâu nhưng vẫn còn rất mới và rất mới. Chuyện quan trọng là ta xin với Chúa cho ta được sự bình an thật sự trong tâm hồn. Sự bình an đó đến với ta nếu như ta biết thấy mình đủ và nhất là biết rằng có Chúa là đủ cho cuộc đời ta.
Kim chỉ Nam mà Thánh Phaolô gửi tín hữu Phillip cũng như gửi mỗi người chúng ta thật hay trong năm mới này : Anh em thân mến, anh em hãy vui luôn trong Chúa! Tôi nhắc lại một lần nữa: anh em hãy vui lên! Đức ôn hoà của anh em phải sáng tỏ trước mặt mọi người, vì Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì hết, nhưng trong khi cầu nguyện, anh em hãy trình bày những ước vọng lên cùng Chúa, bằng kinh nguyện và lời cầu xin đi đôi với lời cảm tạ. Và bình an của Thiên Chúa vượt mọi trí hiểu, sẽ giữ gìn lòng trí anh em trong Chúa Giêsu Kitô. Vả lại, hỡi anh em, những gì là chân thật, trong sạch, công chính, là thánh thiện, đáng yêu chuộng, danh thơm tiếng tốt, là nhân đức, là luật pháp đáng khen, thì anh em hãy tưởng nghĩ những sự ấy.
Và như thế, trong mọi ngày sống, phút sống, giây sống trong năm mới này chúng ta hãy trình bày ước nguyện cũng như lời cảm tạ của ta lên Thiên Chúa. Có như thế, sự bình an của Thiên Chúa sẽ ở lại trong chúng ta. Khi chúng ta bình an thật sự trong tâm hồn chúng ta mới có thể chia sẻ cho người khác được.
Nguyện xin Chúa Xuân đến, ở lại và ban bình an cho mỗi người chúng ta, cho gia đình chúng ta, cho xứ đạo chúng ta trong năm mới Ất Mùi này.
Giáo xứ Đức Mẹ La Vang Miami: Làm phép Đài Đức Mẹ La Vang và Mừng Xuân Mới
LM Nguyễn Kim Long
15:43 18/02/2015
MIAMI - Từ ngày trở thành Giáo xứ với khu vực rộng rãi, Giáo xứ Đức Mẹ La Vang thuộc Tổng Gp Miami tiếp tục phát triển với các sinh hoạt mục vụ, các tổ chức Văn nghệ Giáng sinh..... Tuy nhiên, đối với Anh chị em giáo dân, niềm mong ước là có một đài Đức Mẹ La Vang để có thể cầu nguyện trước và sau mỗi Thánh Lễ.
Hình ảnh
Công việc xây dựng đài Đức Mẹ đã được khởi sự vào thứ Năm 29-01, và sau hơn 2 tuần với sự hy sinh xây dựng của một số anh chị em, đã hoàn tất và được cha Quản xứ làm phép vào sáng Chúa Nhật 15-02. Tượng Đức Mẹ La Vang và 2 tượng khác là Đức Mẹ Ban Ơn và Thánh cà Giuse để trong nhà thờ do ba gia đình trong giáo xứ dâng tặng và được đặt từ Việt Nam.
Sau khi cắt băng khánh thành Đài Đức Mẹ, Giáo xứ cũng khai mạc Hội chợ Tết Ất Muì lần đầu tiên được tổ chức. Khởi đầu là việc đốt dây pháo dài 15 thước hoà lẫn với tiếng trống của 3 con lân đang nhảy múa. Bầu khí hội chợ được tăng lên niềm vui với các gian hàng trò chơi cho trẻ em, bầu cua cá cọp và lô tô cho người lớn. Bên cạnh đó, 4 khu và hội LTXC bán đồ ăn với các món ăn đặc sản của 3 miền đất nước Việt Nam. Chương trình văn nghệ cũng đặc sắc với các điệu vũ của các em thiếu nhi, sớ táo quân của huynh trưởng, của các ca đoàn và 2 ca sĩ của trung tâm Asia.
Tối thứ Ba 17-02, Giáo xứ đã tổ chức Lễ Giao thừa vào lúc 9:00PM, gĩa từ Năm cũ Giáp Ngọ và đón chào Năm Mới Ất Mùi. Số người tham dự khoảng hơn 500 với nhiều màu sắc khác nhau. Trước Lễ có phần dâng hương lên Thiên Chúa và cầu nguyện cho Ông bà tổ tiên. Sau Thánh Lễ có phát lộc Lời Chúa, lì xì và sổ số lấy hên với giải độc đắc Con Dê Vàng do Cha Quản xứ bảo trợ.
Xin cảm tạ Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ La Vang và Thánh cả Giuse, đã cho Giáo xứ chúng con một năm qua an bình. Xin chúc lành cho chúng con trong Năm Mới được thêm lòng kính mến Chúa, yêu thươgn nhau và quảng đại giúp đỡ người nghèo.
Hình ảnh
Công việc xây dựng đài Đức Mẹ đã được khởi sự vào thứ Năm 29-01, và sau hơn 2 tuần với sự hy sinh xây dựng của một số anh chị em, đã hoàn tất và được cha Quản xứ làm phép vào sáng Chúa Nhật 15-02. Tượng Đức Mẹ La Vang và 2 tượng khác là Đức Mẹ Ban Ơn và Thánh cà Giuse để trong nhà thờ do ba gia đình trong giáo xứ dâng tặng và được đặt từ Việt Nam.
Sau khi cắt băng khánh thành Đài Đức Mẹ, Giáo xứ cũng khai mạc Hội chợ Tết Ất Muì lần đầu tiên được tổ chức. Khởi đầu là việc đốt dây pháo dài 15 thước hoà lẫn với tiếng trống của 3 con lân đang nhảy múa. Bầu khí hội chợ được tăng lên niềm vui với các gian hàng trò chơi cho trẻ em, bầu cua cá cọp và lô tô cho người lớn. Bên cạnh đó, 4 khu và hội LTXC bán đồ ăn với các món ăn đặc sản của 3 miền đất nước Việt Nam. Chương trình văn nghệ cũng đặc sắc với các điệu vũ của các em thiếu nhi, sớ táo quân của huynh trưởng, của các ca đoàn và 2 ca sĩ của trung tâm Asia.
Tối thứ Ba 17-02, Giáo xứ đã tổ chức Lễ Giao thừa vào lúc 9:00PM, gĩa từ Năm cũ Giáp Ngọ và đón chào Năm Mới Ất Mùi. Số người tham dự khoảng hơn 500 với nhiều màu sắc khác nhau. Trước Lễ có phần dâng hương lên Thiên Chúa và cầu nguyện cho Ông bà tổ tiên. Sau Thánh Lễ có phát lộc Lời Chúa, lì xì và sổ số lấy hên với giải độc đắc Con Dê Vàng do Cha Quản xứ bảo trợ.
Xin cảm tạ Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ La Vang và Thánh cả Giuse, đã cho Giáo xứ chúng con một năm qua an bình. Xin chúc lành cho chúng con trong Năm Mới được thêm lòng kính mến Chúa, yêu thươgn nhau và quảng đại giúp đỡ người nghèo.
Chuyện vui buồn lẫn lộn ngày Tết: Em bé 3 tuổi muốn làm Giáo Hoàng.
Trần Mạnh Trác
23:45 18/02/2015
Không biết câu chuyện có thật này đáng được liệt vào loại chuyện vui, chuyện buồn hay chuyện truyền cảm đây?
Em Rafael Freitas là một cậu bé người Brazil mới 3 tuổi, thích 'làm lễ như các Cha', và ước mong một ngày nào đó sẽ làm Giáo Hoàng!
Bố cuả em nói chỉ có mấy tháng mà thôi, em đã 'dâng lễ' tới 300 lần. Với chén thánh, điã thánh, đủ bộ, thứ thiệt. Là quà tặng cuả một linh mục.
Những em nhỏ thích học 'làm lễ' như thế thì không hiếm. Các gia đình mộ đạo thường khuyến khích con cái sống theo lề lối các bậc tu trì, cho nên có thể đã có hằng triệu đứa bé 'giả bộ làm lễ' như thế rồi. Và cũng không hiếm có những chú bé như vậy đã trở thành linh mục, giám mục, và ...(biết đâu đấy?) giáo hoàng.
Nhưng trường hợp cuả em Rafael Freitas thì khác, em bị bệnh ung thư đã tới giai đoạn cuối.
Vào năm 2014, em bị chẩn đoán là mang bệnh ung thư ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và xương, giai đoạn 4.
Tháng 3 năm 2014, người ta đưa em vào bệnh viện nhi đồng cuả thành phố Barretos để bắt đầu 'hoá trị', nhưng các bác sĩ cho biết em không có hy vọng gì nữa.
Tại bệnh viện, cha mẹ em dọn cho em một chỗ để 'làm lễ', và mời các bệnh nhân khác tới tham dự 'chung vui'.
Cha em, ông Randersson Freitas, cho biết rằng em đã say mê 'làm lễ' từ khi mới lên một tuổi: " Nó bắt chước từng cử chỉ cuả vị chủ tế. Và khi Ngài dâng chén thánh, nó cũng dâng chén cuả nó lên," ông bố nói.
Một hôm sau khi tham dự thánh lễ với cha mẹ tại nhà nguyện của bệnh viện, em Rafael đã nói với cha tuyên úy rằng cậu ao ước có được một chiếc 'đĩa thánh' giống như cuả Ngài.
"Vị linh mục nghĩ rằng sự ao ước của Rafael là thật tuyệt vời và Ngài đã cho nó đủ một bộ chén lễ không ai dùng nữa." cha em nói.
Sự thực thì không chỉ có chén thánh và đĩa thánh mà thôi, nhưng vị tuyên úy còn 'cắt may' cho em cả một bộ áo lễ giống như thật vậy.
Cha cuả em nói đùa. "Nó vẫn 'ăn mừng' Thánh Lễ cả khi đã tới lúc 11 giờ đêm."
Mặc dù đã bị liệt là một bệnh nhân giai đoạn cuối, em Rafael đã bắt đầu cải thiện đôi chút nhờ các phương pháp điều trị với cường độ cao và nhờ ở những lời cầu nguyện của gia đình và bạn bè.
Nay thì các bác sĩ cho biết rằng em có thể có một hy vọng mong manh.
"Chúng tôi đang ở trong một tuần rất quan trọng, chờ đợi những xét nghiệm để tìm ra những gì cần phải làm tiếp. Có lẽ nó sẽ cần phải cấy ghép tủy xương, " cha cuả em, ông Randersson nói.
"Chúng tôi xin lời cầu nguyện của tất cả các giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân và gia đình. Xin cầu nguyện cho Rafael. Chúng tôi biết rằng sự chữa lành của Rafael là ở trong tay của Thiên Chúa và chúng tôi hy vọng rằng phép lạ này sẽ diễn ra, " ông nói.
Nhưng ông Randersson cũng cho biết em Rafael đã nhận được một "món quà tốt nhất". Đó là đã có hàng ngàn người xem video 'làm lễ' cuả em trên Facebook.
Cho nên dù nếu em Rafael không qua khỏi, ít ra sự say mê cuả em sẽ lan truyền cảm hứng cho nhiều ơn gọi sau naỳ vậy.
Xem video:
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam: Tháng Hai buồn hiu
Phạm Trần
11:32 18/02/2015
Tháng hai năm 2015 ở Việt Nam có 3 sự kiện khó quên nhưng day dứt thắc mắc: Trưởng Ban Nội Chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh qua đời được nhân dân mến thương hơn nhiều Lãnh đạo đảng, tại sao ?
Cũng thắc mắc là chuyện Đảng và Nhà nước đã 36 lần cố tình lờ đi không hương khói cho trên 40,000 quân và dân 6 tỉnh biên giới Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh đã bỏ mình trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc từ ngày 17/02/1979 đến cuối năm 1987.
Sau cùng là chuyện chả ai hiểu nổi tại sao Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, vào ngày 11/02 (2015) đã phải gọi điện chúc Tết Ất Mùi Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình, để sau đó đến ngày 13/02 (2015) Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh cũng phải điện đàm chúc Tết người đồng nhiệm của phía Trung Quốc là Quốc vụ viện Dương Khiết Trì. Họ Dương là người đã có những lời nói và cử chỉ khiếm nhã đối với các Lãnh đạo CSVN trong lần sang Hà Nội ngày 18/06/2014, sau vụ Trung Quốc đặt giàn khoan Hải dương 981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 2/5/2014 đến 27/07/2014.
Kết qủa sau 2 cuộc điện đàm này là việc ông Trọng chuẩn bị thăm Trung Quốc trong năm nay (2015). Chuyến đi Bắc Kinh của ông Trọng rơi vào thời điểm đảng chuẩn bị cho Đại hội khoá XII vào đầu năm 2016 đã gây ngạc nhiên không ít cho những người theo dõi tình hình Việt-Trung. Câu hỏi được bàn tán bây giờ là : Tại sao ông Trọng phải thăm Trung Quốc trước ngày Đại hội đảng và với mục đích gì, nếu không phải là chuyện cốt tử liên quan đến chức vụ Tổng Bí thư đảng khoá XII và quan hệ giữa 2 đảng và 2 nhà nước trong nhiệm kỳ 2016-2021 ?
Ông Trọng sẽ 72 tuổi vào kỳ Đại hội đảng XII, qúa tuổi nghỉ hưu đến 7 tuổi và đã thất bại trong nhiệm vụ chống tham nhũng và xây dựng chỉnh đốn đảng nên nếu ông được ngồi lại thêm nhiệm kỳ 2 thì đó là theo ý muốn của Bắc Kinh vì ông Trọng là người được phiá Trung Quốc tin cậy nhất hiện nay.
Vây hai ông Trọng và Tập đã nói với nhau những gì trong cuộc điện đàm ?
Phiá Nhà nước Viết Nam nói : “Trong cuộc điện đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, 65 năm qua, quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống Việt-Trung là tài sản quý báu cần được kế thừa, gìn giữ và phát huy. Trải qua các giai đoạn, thời điểm khó khăn, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung cần tiếp tục được thúc đẩy vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Tổng bí thư cho rằng, hai bên cần tăng cường hơn nữa hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, củng cố hữu nghị; đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực; duy trì hòa bình, ổn định, đàm phán, trao đổi chân thành để giải quyết thỏa đáng các vấn đề trên biển Đông theo tinh thần các thỏa thuận đã đạt được và phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế; đưa quan hệ Việt - Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.”
Vế phần mình, ông Tập Cận Bình cũng nói : “ Truyền thống hữu nghị, ủng hộ, tương trợ lẫn nhau là tài sản quý báu trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước trong 65 năm qua; Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, mong muốn cùng với phía Việt Nam tăng cường tin cậy và hữu nghị, đi sâu hợp tác cùng có lợi trên mọi lĩnh vực, giải quyết thỏa đáng bất đồng trên cơ sở các nhận thức chung giữa lãnh đạo hai nước, thúc đẩy quan hệ hữu nghị Trung - Việt phát triển lành mạnh theo phương châm "16 chữ" và tinh thần "4 tốt".”
Nhưng trong thực tế, phiá Trung Quốc không giữ như đã nói theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Bằng chứng điển hình như vụ giàn khoan Hải Dương 981 và việc Trung Quốc tái tạo các đảo và đá ngầm chiếm được của Việt Nam năm 1988 tại quần đảo Trường Sa thành các căn cứ quân sự và xây dựng đường bay, bến cảng đã trực tiếp đe dọa an ninh đường biển và quốc phòng Việt Nam.
Vì vậy, việc ông Trọng phải sang Bắc Kinh trước ngày Đại hội đảng XII, nếu chỉ để tái xác nhận những sáo ngữ ghi trong cuộc điện đàm ngày 11/02 (2015) nhưng lại bỏ qua hành động của Trung Quốc ở Biển Đông thì ông Trọng chỉ chuốc lấy thất bại cho phiá Việt Nam.
Trong cuộc điện đàm giưa hai ông Minh và Dương thì bản tin của Bộ Ngọai giao Việt Nam cho biết : “ Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy và phối hợp chuẩn bị tốt cho các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, trong đó có chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hai bên cũng nhất trí tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc trong việc điều phối, thúc đẩy các mặt hợp tác giữa hai nước và tổ chức tốt phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban trong 6 tháng đầu năm 2015 tại Trung Quốc; tăng cường các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước; kiểm soát và giữ vững ổn định trên biển, duy trì quan hệ hai nước phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.”
Ngôn ngữ ngoại giao này chỉ phản ảnh làm theo yêu cầu của Trung Quốc trong khi phía Việt Nam không kiểm soát được tình hình trên biển. Ngư dân Việt Nam vẫn bị “các tầu lạ” và tầu của Trung Quốc tấn công, đánh đập và tịch thu tài sản quanh vùng biển Hòang Sa và Trường Sa. Phiá Việt Nam cũng không dám chống lại hành động bành trướng các khu vực bị chiếm ở Trường Sa, không ngăn chặn được các hành động xây dựng, khuếch trương ở quần đảo Hòang Sa nhưng vẫn phải bằng lòng với nhóm chữ “giữ vững ổn định trên biển” !
HIỆN TƯỢNG NGUYỄN BÁ THANH
Về ông Nguyễn Bá Thanh, qua đời ở tuổi 62, sau 2 năm 47 ngày giữ chức Trưởng ban Nội Chính Trung ương theo quyết định của Bộ Chính trị ngày 28 tháng 12 năm 2012 thì hiện tượng người dân thương tiếc ông có liên quan gì đến chuyện ông là một đảng viên Cộng sản ?
Ngược lại là khác. Ông Bá Thanh mà người dân Đà Nẵng thường quen gọi, đã làm được nhiều việc cho Thành phố và người dân hơn “hành dân” như nhiều lãnh đạo nào khác trên tòan cõi Việt Nam từ sau năm 1975.
Ông từng nắm các chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng từ năm 1996 rồi Bí thư Thành ủy năm 2003 và Đại biểu Quốc hội 3 Khoá IX, XI và XII trước khi đượcđiều động ra Hà Nội giữ chức Trương ban Nội Chính Trung ương có nhiệm vụ chính là giúp Bộ Chính trị dẹp tham nhũng và xử 10 vụ án quan trọng đã tồn đọng trong nhiều năm.
Rất tiếc trong số 10 vụ án tham nhũng lớn và nghiêm trọng nhất đã kéo dài trên 10 năm không ai dám ra tay thì ông Bá Thanh mới giải quyết được 3 là : Vụ Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên cán bộ Vietinbank chi nhánh TP HCM) lừa đảo chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân khoảng 4.000 tỷ đồng bị án chung thân; Vụ tham nhũng tại Công ty Vinalines với nguyên cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng bị án tử hình; Và vụ lừa đảo,thao túng thị trường địa ốc và ngân hàng của Nguyễn Đức Kiện tự Bầu Kiên bị mức án tù 30 năm, phạt 75 tỷ đồng.
Các Bác sỷ điều trị cho biết ông Bá Thanh bị mắc bệnh rối loạn sinh tủy phải điều trị từ tháng 5/2014 từ Việt Nam qua Singapore rồi sang Mỹ với dự định ghép tủy. Tuy nhiên, vì sức khỏe bình phục kém nên chưa đủ điều kiện ghép tủy.
Sau đó ông được đưa về Đà Nẵng để tiếp tục điều trị từ ngày 9/1/2015 , nhưng chỉ sau một thời gian ngắn căn bệnh hiểm nghèo đã sinh ra nhiều biến chứng khiến ông kiệt quệ rồi qua đời ngày 13/02/2015.
Ngay trước vài ngày ông Thanh được máy bay đặc biệt đưa về Đà Nẵng, một số buổi lễ cầu an cho ông đã được người dân tổ chức tại Chùa và hàng trăm người dân Đà Nẵng đã đội mưa ra phi trường đón ông trong hai lần với hy vọng được nhìn mặt ông và cầu chúc ông mau bình phục.
Đến khi nghe tin ông Bá Thanh được đưa vào bệnh viện chuyên khoa Đà Nẵng thì hàng trăm người khác đã tự động kéo đến đứng đông nghẹt hai bên đường dẫn đến Bệnh viện để đón chào ông.
Rồi khi hay tin ông đã bỏ họ mà đi, hàng ngàn người dân Đà Nẵng và vùng phụ cận cũng đã kéo đến nhà riêng nối đuôi nhau xin được vào thăm viếng.
Đến ngày tiễn đưa 30 Tết (18/02/2015), nhiều ngàn người đã đứng hai bên đường trên suốt chiếu dài 10 cây số vẫy tay từ biệt.
Với tất cả mọi người miền Trung, không riêng gì dân Đà Nẵng đã hãnh diện với con người xứ Quảng vì ông Bá Thanh đã biến Đà Nẵng từ một thành phồ nghèo, chậm phát triển thành một nơi “đáng sống nhất của Việt Nam” với những tòa nhà cao ngất, những cây cầu khang trang bắc qua sông Hàn chưa bao giờ có, những con đường rộng mở sạch sẽ và những bãi biển an tòan.
Báo chí bên Việt Nam cũng chỉ nói đến bấy nhiêu đó khi viết về ông Nguyễn Bá Thanh, nhưng nhiều người dân đã lo lắng sau ông Thanh không biết có ai dám chống tham nhũng nữa không ?
Có người dân viết tự do trên Internet rằng “rất nhiều lãnh đạo chức vụ cao hơn ông Thanh chỉ biết nói chống tham nhũng bằng nước bọt nên tham nhũng mới tồn tại”.
Ông Vũ Mão – nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nói về hiện tượng có nhiều người dân đến viếng ông Bá Thanh: “Đấy là hình ảnh đẹp, nói lên sự yêu mến của nhân dân với anh Thanh, và cũng sẽ làm thức tỉnh không ít người có trách nhiệm trong bộ máy công quyền. Mọi việc làm của lãnh đạo người dân biết cả đấy, làm tốt hay không tốt, làm thật tâm hay giả vờ, chỉ nói chứ không làm thì sớm hay muộn cũng lòi ra hết. Vậy là danh dự sụp đổ và bị nhân dân coi thường, dẫu biết thế nhưng nhiều lãnh đạo vẫn không giữ nổi mình.” (Phỏng vấn của báo Giáo dục Việt Nam ngày 15/02/2015)
Cũng rất dễ hiểu vì “một số không nhỏ” cán bộ, đảng viên đã nói mà không làm từ trong bản chất chứ không phải đến khi có chức trọng quyền cao thì họ mới lãng quên. Vì vậy Nghị quyết trung ương 4/XI đã chỉ rõ tình trạng suy thoái đạo đức và tham nhũng đang đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã thất bại với Nghị quyết 4 “về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” sau 2 năm thực hiện.
Có lẽ ông Nguyễn Bá Thanh là một trường hợp ngọai lệ nên mới được nhiều người dân yêu mến đến thế.
Nhưng người dân Đà Nẵng trả ơn ông Bá Thanh như thế đã nói lên điều gì nếu không phải vì ông là người đã làm được nhiều việc giúp dân nghèo khi còn sống ?
Khi đến viếng và ký vào sổ Tang, có thể Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhiều Lãnh đạo khác đã nhanh hẩu đỏang nghĩ rằng “nhờ ơn Đảng mà ông Bá Thanh mới được người dân mến thương như thế”, nhưng đâu biết rằng người dân đã đến chỉ để nhớ ơn ông Thanh đã giúp họ có đời sống tốt đẹp hơn và không có mục đích nào khác.
Nhưng ở Việt Nam có còn bao nhiêu Nguyễn Bá Thanh khác hay đâu đâu cũng chỉ thấy nhiều cán bộ, đảng viên chỉ biết “ăn và phá”, như ông Bá Thanh từng phát biểu ?
TẠI SAO LẠI LÃNG QUÊN ?
Sau cùng là chuyện buồn tháng Hai khi nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung từ ngày 17/02/1979 đến cuối năm 1987, trước khi có cuộc họp bí mật ở Thành Đô, Tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 1990 giữa phái đòan đảng CSVN do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cầm đầu với Phái đòan Trung Quốc do Giang Trạch Dân lãnh đạo.
Nhiều dư luận rất xấu có hại cho Việt Nam đã được loan truyền vì phái đòan Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng đã có những cam kết bí mật, trong đó có cả việc Việt Nam không được nhắc đến cuộc chiến biên giới Việt-Trung và vụ quân Trung Quốc xâm lược và chiếm quần đào Hoàng Sa từ tay quân lực Việt Nam Cộng hoà năm 1974.
Vì vậy mà trong suốt 36 năm qua, đảng CSVN từ thời các Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đến Đỗ Mười rồi qua Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng đã không dám cho dân và quân đội được tổ chức truy điệu những người đã hy sinh trong cuộc chiến tuy ngắn những đẫm máu và nhục nhã này.
Tuy nhiên trong vài năm gần đây, Ban Tuyên giáo Việt Nam đã làm ngơ để cho báo chí chính thống tự ý viết các bài về cuộc chiến cùng những phát biểu ghi ơn những người đã hy sinh, không riêng tại chiến trường biên giới Việt-Trung mà cả 74 chiến sỹ VNCH hy sinh tại Hòang Sa và 64 người lính của Quân đội Nhân dân đã hy sinh trong trận chiến chống quân Trung Quốc xâm lược ở Trường Sa.
Với tựa đế “Phía Bắc 1979: 30 ngày không thể nào quên”, báo điện tử Infonet.vn của Bộ Thông tin và Truyền Thông đã viết một loạt bài, mở đầu bằng lới giới thiệu :”Cuối năm 1978, để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược mà phía Trung Quốc gọi là “phản kích tự vệ chống Việt Nam”, giới cầm quyền Bắc Kinh đã tập trung một bộ phận lớn quân đội ở khu vực biên giới.”
Sau đó, báo này viết Lời Tòa soạn:” Đã 36 năm trôi qua nhưng ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam về một trang sử hào hùng của Tổ quốc, ký ức về sự hy sinh của hàng ngàn đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất biên cương khởi đầu từ ngày 17/2/1979 ... vẫn chưa hề phai mờ. Nhắc lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 với 30 ngày khốc liệt để hậu thế chúng ta thêm hiểu hơn về lịch sử của đất nước, để tôn vinh những người con ưu tú đã ngã xuống giống như chúng ta vẫn thường tôn vinh những anh hùng, liệt sỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc.
Với mong muốn giúp cho độc giả có một cái nhìn khái quát nhất nhưng toàn cảnh nhất về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979, Infonet xin giới thiệu loạt bài viết được chắt lọc, tham khảo và tổng hợp từ các tài liệu, sách báo đã từng được xuất bản như:
Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Quân khu 1 và 2;
Lịch sử các quân đoàn 1, 2, Binh đoàn Pắc Bó;
Lịch sử các sư đoàn 3, 316, 337, 338, 346, 395;
Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thị xã Cao Bằng; Lịch sử Bộ đội Biên phòng
Lịch sử Dẫn đường Không quân
Lịch sử Pháo binh QĐNDVN
Báo Quân đội Nhân dân tháng 2 và 3-1979
China’s Aggression: How and Why It Failed – Nguyen Huu Thuy
Chinese Military Strategy In The Third Indochina War - Edward C. O’Dowd
China’s War With Vietnam 1979 – King C. Chen.”
Trong bài về “Những bài học tháng hai” của Tác gỉa Đào Tuấn, báo Lao Động của Tổng liên đòan Lao động Việt Nam viết lời giới thiệu ngày 17/02/2015 : “Đến hẹn lại lên, mỗi năm cứ đến tháng 2 tây lịch, đất và người vùng biên giới phía Bắc lại dâng lên nhiều cảm xúc đan xen khó tả khi nhớ lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của tổ quốc nổ ra vào rạng sáng ngày 17.2.1979.
Phóng viên báo Lao Động đã có mặt ở những vùng đất nóng bỏng, trực tiếp gặp gỡ những nhân chứng sống trong những thời khắc ác liệt nhất của cuộc chiến năm nào. Đau thương, uất nghẹn, pha lẫn tự hào, tự tin trước những biến cố của chiến tranh, của thời cuộc. Nhưng dù là đau thương đến mấy, 36 năm đã qua đi, vết thương theo năm tháng cũng dần lành lặn và hồi sinh hướng về một tương lai mới. Chỉ còn duy nhất những bài học, bài học phải trả bằng xương máu là vẫn còn nguyên giá trị.”
Và ngay trong bài đầu tiên, tờ Lao Động đã đăng hình tấm bia tưởng nhớ về một vụ quân Trung Quốc đã dã man tàn sát dân lành người Tày : “Vụ thảm sát tại Tổng Chúp, Xã Hưng Đạo, Huyện Hòa An Quân Trung Quốc Xâm lược dùng cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ em quăng xuống giến nước”
Trong khi đó trên báo Dân Trí của Hội Khuyến học Việt Nam đã đăng bài viết của Phạm Ngọc Triển hô bào nhớ ơn những người dân Việt đã bỏ mình trong cuộc chiến năm 1979.
Bài báo đó đọan viết : “ Ngày 17/2 hàng năm được coi là ngày giỗ trận của hàng ngàn liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc - ngày 17/2/1979.
Ở vùng biên giới tỉnh Lào Cai, các nghĩa trang liệt sĩ trong ngày 17/2 rất đông bà con các dân tộc địa phương và người thân của liệt sĩ tới tảo mộ và thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ đã dũng cảm ngã xuống vì lãnh thổ thiêng liêng của đất nước.
Ngày giỗ trận 17/2/2015 đúng vào ngày 29 Tết Ất Mùi, xin cùng tưởng nhớ một vài tấm gương liệt sĩ trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới đầu năm 1979 đã được ghi vào sử sách truyền thống Lào Cai.”
SÁCH SỬ VIẾT GÌ ?
Nhưng khi nói đến sử sách thì thật tủi nhục cho những Nhà viết sử của đảng và nhà nước CSVN. Không những chỉ thiếu sót mà họ còn bôi bác, cẩu thả không xứng danh viết sử.
Cuộc chiến đẫm màu và vô cùng hào hùng của những con dân nước Việt đã hy sinh trong các cuộc chiến chống quân Tầu xâm lược không hề được nói đến cặn kẽ để làm bài học cho mai sau.
Trong cuốn “Việt Nam Những sự kiện Lịch sử 1945-1975” của Viện Sử Học (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia) do Nhà xuất Bản Giáo dục phát hành thì họ viết về trận chiến Hòang Sa như thế này:
“Ngày 19 tháng Một (1974): Trung Quốc cho hải quân tiến đánh quân ngụy Sài Gòn và chiếm đảo Hòang Sa.”
“Ngày 20 tháng Một (1974) : Trung Quốc cho máy bay ném bom xuống ba đảo Hữu Nhật, Quang Anh và Hòang Sa, sau đó quân Trung Quốc đánh chiếm phần phía tây của quần đào Hòang Sa. Đồng thời, Bộ Ngọai giao Trung Quốc ra tuyên bố về tình hình quần đảo Hòang Sa để biện hộ hành động của họ.
Đại diện chính quyền Sài Gòn tại Liên hợp quốc gửi Công hàm thông báo hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc tại Hòang Sa cho Hội dồng Bảo an và Tổng thư ký Liên hợp quốc. Chính quyền Sài Gòn thông báo tình hình Trường Sa cho các bên ký Định ước Pari và các nước khác trên thế giới.”
Sự im lặng không phản ứng vào thời gian này của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc trước hành động xâm lược Hòang Sa của Trung Quốc được coi như một thái độ chính trị đang gây bất lợi cho Việt Nam trong cuộc tranh chấp chủ quyền Hòang Sa với Trung Quốc, tiếp theo sau Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khi ấy thuộc quyền sở hữu của Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam !
Về cuộc chiến đẫm máu biên giới từ 1979 đến hết năm 1987, họ càng viết mờ nhạt hơn : “ Từ ngày 17 tháng Hai đến 18 tháng Ba (1979): Quân đội và nhân dân Việt Nam gìanh thắng lợi trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía bắc.
Ngày 17-2-1979, Trung Quốc huy động lực lượng với 32 sư đòan, mở cuộc tiến công dọc biên giới phía Bắc từ Quang Ninh đến Lai Châu.
Để bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, quân và dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã trực tiếp chiến đấu. Đến ngày 18-3-1979, quân Trung Quốc rút khỏi lãnh thổ nước ta.”
Tuyệt nhiên, những viên chức đảng viết sử “ngồi mát ăn bát vàng” đã quên hết những máu đổ, thịt rơi của trên 40,000 quân và dân 6 tỉnh biên giới đã hy sinh trong cuộc chiến này.
Đó là bài học mà thiết tưởng ông Nguyễn Phú Trọng phải nhớ khi giáp mặt với ông Tập Cận Bình trong cuộc họp sắp tới chứ không phải tương lai chính trị của ông.
Nâng ly nhé
lykhách
12:32 18/02/2015
Nâng ly nhé chúc muôn lòng tươi trẻ
Dù ba mươi hoặc đã xém sáu mươi
Cứ cộng lại chia đều cho vui vẻ
Anh em mà…nhân dịp đầu Xuân tươi!
Nào cạn ly rồi ta nâng thơ
Thi phú phúng trào bất luận bàn hay, dở
Văn chương vẫn luôn… tự cổ vô bằng cớ
Ghẹo nàng Xuân chơi… lả lướt mấy đường tơ!
Lẳng lặng mà nghe em chúc đây
Chúc cho quý bác uống chẳng say
Ly thứ nhất cầm trên tay năm ngón
Tới ly thứ mười vẫn cầm bằng năm ngón tay
Kế đến chúc sức khỏe mọi nhà
Từ đàn ông, con nít tới cô, cậu, quý bà…
Nhỏ chúc chóng lớn, lớn chúc trẻ lại
Mặc nàng Xuân cứ ỏng ẹo đi qua!
Rồi chúc nhau thêm phúc đức ơn Trời
Cho cả năm không ta thán: “Giời ơi!”
“Cầu -Dzừa-Đủ-X(o)ài” cộng “Sung” một trái
Để xong áo cơm còn chút đỉnh lai rai!
Sau đó chúc nhau hạnh phúc gia đình
Chồng cho ra chồng, vợ cho ra vợ… chớ linh tinh
Vợ phải trọng chồng, chồng phải biết…nịnh
và… kính mến vợ nhà sẽ tránh được chiến tranh!
Vợ chồng hòa bình con cái ắt vui
Chúng ưa ở nhà chẳng lêu lổng bụi đời
Ở xứ này tình nghĩa vợ chồng ít may - nhiều rủi
Hễ bực tí là hăm he bỏ… (mẹ) nhau rồi!
Đi đâu nhớ rước quý bà theo
Dăm câu khen vợ, đừng quá nghèo
Vợ chính là Xuân ngay bên cạnh đấy
Để Xuân… dở chứng thì đời tiêu!
Dzô ly nữa cho thêm phần khí thế
Dù Xuân nơi nao ta cũng níu nàng về
Tết tha hương, rượu Xuân ít nhiều pha lệ
Cạn ly nầy ém xuống chút thổn thức tình quê…
Thoáng đấy…bốn mươi năm rồi nhỉ
Từ mùa Xuân về ngập đường một rừng khỉ
Chủ nghĩa cộng sản đã rõ ràng là cái ngu thế kỷ
Nhân loại đã thoát mà đất nước mình mãi chưa thể dứt đi!
Xót xa dân mình lắm chìm nổi long đong
Bao thôn nữ đành xuất giá sang lân bang tìm chồng
Bao thanh niên phải xuất khẩu đi cu li lao động
Bao cha mẹ già tủi hờn lệ ứa chẳng thể giữ con!
Thêm ly này cho ai còn muốn nhớ
Thân lưu vong dù đã vững bến bờ
Ai có quên cũng chẳng ai trách cớ
Dân mình đã quen kiểu sống thờ ơ!
Ta chúc đất nước sẽ mạnh, dân ta sẽ giàu
Chúc chế độ cộng sản sẽ sụp đổ mau mau
Chúc dân ta biết “Lấy nghĩa nhân mà thay cường bạo!”
Biết hợp sức dân để tránh lệ thuộc Tàu!
Nâng ly nhé chúc muôn lòng tươi trẻ
Dù đôi mươi hoặc xấp sỉ bảy mươi
Cứ cộng lại chia đều cho vui vẻ
Lì xì cho nhau thêm, bớt ít tuổi đời!
Ái chà! nhậu thơ mà cũng xém say
Chúc nữa, em sợ sẽ chúc bậy!
Thôi đại khái chúc nhau: “Ước sao được vậy!”
Thịnh vượng - khang an… đời cứ thế phây phây!
Nâng ly nhé… chúc muôn lòng vui vẻ
Dù ba mươi hoặc đã xém sáu, bảy mươi
Xuân bao nghìn năm nàng vẫn trẻ
Ta mới mấy mươi đừng hóa cụ…Ối Giời Ơi!!!
Dù ba mươi hoặc đã xém sáu mươi
Cứ cộng lại chia đều cho vui vẻ
Anh em mà…nhân dịp đầu Xuân tươi!
Nào cạn ly rồi ta nâng thơ
Thi phú phúng trào bất luận bàn hay, dở
Văn chương vẫn luôn… tự cổ vô bằng cớ
Ghẹo nàng Xuân chơi… lả lướt mấy đường tơ!
Lẳng lặng mà nghe em chúc đây
Chúc cho quý bác uống chẳng say
Ly thứ nhất cầm trên tay năm ngón
Tới ly thứ mười vẫn cầm bằng năm ngón tay
Kế đến chúc sức khỏe mọi nhà
Từ đàn ông, con nít tới cô, cậu, quý bà…
Nhỏ chúc chóng lớn, lớn chúc trẻ lại
Mặc nàng Xuân cứ ỏng ẹo đi qua!
Rồi chúc nhau thêm phúc đức ơn Trời
Cho cả năm không ta thán: “Giời ơi!”
“Cầu -Dzừa-Đủ-X(o)ài” cộng “Sung” một trái
Để xong áo cơm còn chút đỉnh lai rai!
Sau đó chúc nhau hạnh phúc gia đình
Chồng cho ra chồng, vợ cho ra vợ… chớ linh tinh
Vợ phải trọng chồng, chồng phải biết…nịnh
và… kính mến vợ nhà sẽ tránh được chiến tranh!
Vợ chồng hòa bình con cái ắt vui
Chúng ưa ở nhà chẳng lêu lổng bụi đời
Ở xứ này tình nghĩa vợ chồng ít may - nhiều rủi
Hễ bực tí là hăm he bỏ… (mẹ) nhau rồi!
Đi đâu nhớ rước quý bà theo
Dăm câu khen vợ, đừng quá nghèo
Vợ chính là Xuân ngay bên cạnh đấy
Để Xuân… dở chứng thì đời tiêu!
Dzô ly nữa cho thêm phần khí thế
Dù Xuân nơi nao ta cũng níu nàng về
Tết tha hương, rượu Xuân ít nhiều pha lệ
Cạn ly nầy ém xuống chút thổn thức tình quê…
Thoáng đấy…bốn mươi năm rồi nhỉ
Từ mùa Xuân về ngập đường một rừng khỉ
Chủ nghĩa cộng sản đã rõ ràng là cái ngu thế kỷ
Nhân loại đã thoát mà đất nước mình mãi chưa thể dứt đi!
Xót xa dân mình lắm chìm nổi long đong
Bao thôn nữ đành xuất giá sang lân bang tìm chồng
Bao thanh niên phải xuất khẩu đi cu li lao động
Bao cha mẹ già tủi hờn lệ ứa chẳng thể giữ con!
Thêm ly này cho ai còn muốn nhớ
Thân lưu vong dù đã vững bến bờ
Ai có quên cũng chẳng ai trách cớ
Dân mình đã quen kiểu sống thờ ơ!
Ta chúc đất nước sẽ mạnh, dân ta sẽ giàu
Chúc chế độ cộng sản sẽ sụp đổ mau mau
Chúc dân ta biết “Lấy nghĩa nhân mà thay cường bạo!”
Biết hợp sức dân để tránh lệ thuộc Tàu!
Nâng ly nhé chúc muôn lòng tươi trẻ
Dù đôi mươi hoặc xấp sỉ bảy mươi
Cứ cộng lại chia đều cho vui vẻ
Lì xì cho nhau thêm, bớt ít tuổi đời!
Ái chà! nhậu thơ mà cũng xém say
Chúc nữa, em sợ sẽ chúc bậy!
Thôi đại khái chúc nhau: “Ước sao được vậy!”
Thịnh vượng - khang an… đời cứ thế phây phây!
Nâng ly nhé… chúc muôn lòng vui vẻ
Dù ba mươi hoặc đã xém sáu, bảy mươi
Xuân bao nghìn năm nàng vẫn trẻ
Ta mới mấy mươi đừng hóa cụ…Ối Giời Ơi!!!
Văn Hóa
Bài ca suy niệm mùa chay: Hạt Bụi
Văn Duy Tùng, Tiếng hát: Diệu Hiền
11:04 18/02/2015
BÀi giảng
Cho những phận người chưa thấy mùa Xuân
Sơn Ca Linh
09:46 18/02/2015
(Nén hương xuân dâng về các linh hồn thai nhi)
Ngoài kia rộn rã đất trời,
Én đưa tin lại xuân thời về đây.
Nắng hồng lên má hây hây,
Mắt vui rực ánh vàng mai nụ cười.
Riêng mình ai vẫn một đời,
Một mùa đông lạnh chơi vơi giữa dòng.
Trời cho kiếp phận long đong,
Chưa nhìn thấy ánh trời trong mây ngàn.
Làm người được chút thời gian,
Mịt mùng dạ mẹ cưu mang tháng ngày.
Nhưng đời sao lắm đắng cay,
Chút tình mẫu tử cũng thay đổi lòng.
Chút bào thai nhỏ long đong,
Làm chi có được thong dong phận người !
Dẫu rằng sinh diệt cuộc đời,
Cơ trời huyền hoặc ai thời có hay.
Tiếc rằng duyên phận đắng cay,
Tình cha nghĩa mẹ từ nay chẳng còn.
Những bào thai, những đứa con,
Người ta vứt bỏ như hòn đá lăn.
Không giọt lệ, chẳng vành khăn,
Đầu đường cuối phố mưa giăng nắng tràn.
Chó tha, mèo ngậm, kiến mang,
Còn đâu hình ảnh cao sang Chúa Trời !
Thôi đành một kiếp nổi trôi,
Xuân trần gian hẹn lại nơi thiên đình.
Một nén hương, một chút tình,
Dâng về muôn vạn sinh linh thai bào !
Xuân mong
Trầm Thiên Thu
11:12 18/02/2015
Tết đến, Xuân về thắm sắc Mai
Chim bay, bướm lượn rợp trời mây
Muôn người náo nức chào Xuân mới
Khắp chốn tưng bừng đón Tết này
Khúc nhạc ngân vang thêm rạo rực
Ân tình mến tặng thỏa sum vầy
Mong Xuân đẹp mãi cho đời Tết
Phúc lộc chan hòa chẳng nhạt phai.
XUÂN VIỆT NAM
Đất nước vào Xuân, tổ quốc tôi
Quê hương rạo rực, Việt Nam ơi!
Năm qua đã hết, buồn lui bước
Năm mới vừa sang, sướng đến nơi
Mai, cúc đua nhau khoe sắc thắm
Trẻ, già náo nức đón Xuân vui
Gia đình sum họp mừng ngày Tết
Hạnh phúc chứa chan khắp đất trời.
Khai bút Xuân về
Bảo Giang
11:18 18/02/2015
Bên đường bánh pháo nổ khai xuân,
Theo khói lung linh họa mấy vần.
Váy đỏ thằng hề phơi giữa phố,
Sao vàng gái đĩ buộc trên sân.
Nhờ thời nón cối kiếm ăn dễ,
Đục nước dép râu chẳng mất phần.
Chim Việt cành Nam đôi cánh mỏi,
Mai Vàng không nở mộng gì Xuân?.
Cảnh xuân
1. Xuân về ngán nỗi cảnh bơ vơ,
Chẳng khóc mà sao mắt lệ mờ?
Tuổi tác thêm sầu bờ đất khách,
Tháng năm xót dạ chốn quê xưa.
Rượu nồng ray rứt lòng nhân thế,
Phím nhạc tơ chùng hết mộng mơ.
Lá rụng bên thềm mai chẳng nở,
Xuân sang vắng nhạn khó đề thơ..
2. Xuân sang vắng nhạn khó đề thơ,
Ba mươi sắp hết chẳng ai chờ.
Khói nhang vắng lạnh nơi nhà miếu,
Rêu mốc đền xưa dấu phủ mờ.
Đâu phút linh thiêng đổi cũ mới?
Đây giờ khắc khoải thế giao mùa.
Đì đùng dăm tiếng kêu ngoài ngõ,
Lẹt đẹt đôi nơi tiếng pháo hờ.
3. Lẹt đẹt đôi nơi tiếng pháo hờ,
Xa quê không pháo cũng giao thừa.
Tiễn đưa năm cũ không kèn trống,
Rước đón xuân sang với thẫn thờ!
Cơm áo ra đi thêm lẻ bóng.
Gối chăn ở lại mảnh tình trơ.
Tìm đâu mai thắm bên thềm cũ,
Chỉ thấy quanh đây dấu lệ mờ.
4. Chỉ thấy quanh đây dấu lệ mờ.
Xuân ơi xuân đến qúa thờ ơ.
Tủi người lỡ bước đôi tay trắng,
Xót kẻ quê nhà cạn ước mơ.
Năm tháng trôi đi hương phấn nhạt,
Ngày giờ xum họp chỉ trong thơ.
Không hoa xuân đến thêm hờn tủi.
Đất khách dở đời vết bụi nhơ!
5, Đất khách dở đời vết bụi nhơ.
Mươi năm gió thoảng mấy ai ngờ:
Chim khôn vỡ tổ không nơi tựa,
Kẻ khó xa quê kiếp sống nhờ.
Ngoảnh mặt về nam nghe tiếc nuối,
Trông vời phương bắc nuốt bơ vơ.
Ai vui mảnh đất nhiều cơm áo?
Có kẻ khóc đêm bởi lỡ cờ.
6. Có kẻ khóc đêm bởi lỡ cờ,
Thương cho dân Việt giống Hời ơ !
Quê xưa gặp biến người nheo nhóc,
Đất mới tang thương gánh thẫn thờ.
Nhớ thuở cha ông gầy dựng nước,
Nay hờn con cháu ngủ như mơ,
Người đi chim cũng bay xa tổ,
Ai nhớ xuân sang để đợi chờ?
7. Ai nhớ xuân sang để đợi chờ,
Cho tôi nhắn tới một lời thơ.
Tuổi xanh như trúc lòng băng tuyết,
Đứng bóng tùng cao dấu lệ mờ!
Đất cũ tết này chưa có phận,
Xuân nơi hải ngoại cũng không cờ?
Trống chiêng khéo gõ muôn ngàn vẻ,
Cắc cắc beng beng chuyện vỡ bờ.
8. Cắc cắc beng beng chuyện vỡ bờ,
Non Lam mỏi cổ ngóng tin thơ.
Trời tây trống gõ dăm dùi lẻ,
Mỹ, Úc chiêng khua vẫn đúng giờ!
Một giấc hùng anh nung chí khí,
Lỡ đường kém vận hóa bơ vơ!
Giang sơn một gánh, thuyền không lại,
Cố quốc gan bào, loạn gió mưa.
9. Cố Quốc gan bào, loạn gío mưa,
Nghe câu “tiếng lạ” thoả lòng chưa?
Đầu đường múa rối, dăm anh cán,
Cuối phố quần thoa đứng vẫy… cờ!
Tội kẻ đau lưng chân gối mỏi,
Khốn người tóc bạc mắt hoen mờ.
Khói nhang khấn vái làn nghi ngút,
Áo mão cân đai hổ bóng cờ.
10. Áo mão cân đai tủi bóng cờ,
Non cao mẹ gọi mảnh tình trơ.
Bốn ngằn năm trước không xa tổ,
Mấy vạn đêm sau kiếp sống nhờ.
Hổ bước sa cơ hờn cũi sắt,
Người lâm quốc nạn dạ thờ ơ.
Trong làng tiếng trống cầm hơi thở,
Ngoài ngước khua chiêng khéo tảng lờ.
Lời chúc đầu năm
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:22 18/02/2015
Ngày thường gặp nhau “tiếng chào cao hơn mâm cỗ”. Người Việt lấy ứng xử nhân nghĩa ở đời làm thước đo văn hóa nên chào hỏi trở thành nghi lễ trong xã giao, và nó trở thành nét đẹp văn hóa đời thường. Lời chúc đầu năm thiêng liêng là lời hay ý đẹp dành tặng cho nhau.
Thi sĩ Bùi Nghiệp có bài thơ “Chúc Tết” ngũ phúc lâm môn.
Chẳng có món gì mừng tuổi nhau
Gọi là năm mới tết thêm màu
Thôi thì mượn chữ người xưa cũ
Mến chúc xuân này ngũ phúc sâu
Phước ngập gia đình lẫn tổ gia
Niềm vui trên dưới sống chan hòa
Ân tình nghĩa thiết luôn đằm thắm
Vắng mặt gần lòng chẳng có xa
Lộc nảy mầm tươi kết tựu thành
Xum xuê cành lá trổ vươn xanh
Đơm hoa kết trái mau thông đạt
Phấn khởi tiền tài lợi tức nhanh
Thọ với đất trời tựa núi sông
Tuổi già dù đến cứ ung dung
Bên đàn con cháu đông vui đủ
Ríu rít xum xuê cội bách tùng
Khang an tráng kiện tháng ngày vui
Gân cốt bền dai dạo chợ đời
Thời tiết bốn mùa xem nhẹ hẫng
Nắng mưa nóng lạnh chuyện thường thôi
Ninh tĩnh bình yên dưới mái nhà
Khó khăn trắc trở đẩy lùi xa
An cư lạc nghiệp thuyền xuôi mái
Gia tộc luôn vui sống thuận hòa
Ngũ phúc lâm môn đón quý thần
Cận kề gia tộc suốt hằng năm
Đầu xuân mến chúc chư bằng hữu
Vạn sự hanh thông phúc đức tràn…
Những ngày đầu năm, lời chúc trước tiên là dành cho người thân ruột thịt trong gia đình dòng tộc. Đêm 30 Tết, tham dự thánh lễ tất niên, gia đình đoàn viên, cả nhà quây quần nói chuyện tâm tình, ôn lại buồn vui được mất của năm qua đón chờ giao thừa. Thắp nến sáng lung linh trên bàn thờ, đốt nén nhang thơm tỏa ngát. Chuông nhà thờ ngân vang đúng lúc giao thừa. Mọi người dâng lời kinh hạt đầu năm mới, sau đó vui vẻ chúc mừng nhau. Con cháu chúc ông bà cha mẹ, anh chị chúc mừng em, ba mẹ chúc con cái, ông bà chúc con cháu. Lòng ai cũng nao nao thời khắc giao thừa vui vầy trang trọng, gần gũi thiêng liêng ấm áp tình thân.
Sáng Mồng Một, thánh lễ Minh niên, đến nhà thờ gặp nhau ai cũng rôm rã lời chúc mừng năm mới. Cha xứ chúc cộng đoàn, mọi người chúc mừng nhau những lời tốt đẹp. Những ngày tết đến thăm nhau, gia chủ mời ly trà ly rượu thân tình và cầu chúc những lời hay nhất: ơn thánh dồi dào, sức khỏe bình an, hạnh phúc thành đạt, làm ăn tấn tới. Hàng xóm thân quen, người này đến thăm người kia, rộn ràng vui vẻ, nén nhang thắp trên bàn thờ gia tiên, ly rượu đầu xuân mời nhau thân thiết, nói chuyện đầu năm nụ cười tươi nở. Đơn sơ mà ấm áp, thăm nhau chúc nhau mấy ngày xuân được xem như nghiã cử ở đời thật đáng quý đáng trân trọng. Tiếng Việt vốn phong phú nên lời chúc Tết cũng muôn hình vạn trạng, không cứng nhắc và không sáo ngữ. Ai cũng chọn lọc câu chữ tinh tế để người nghe cảm thấy vui lòng tin tưởng. Lời chúc làm cho tâm hồn cảm thấy thăng hoa hạnh phúc, niềm vui dâng tràn. Gặp nhau đầu năm mới, lời chúc Tết bao hàm nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Ngày thường giận nhau ghét nhau thế nào đi nữa, nhưng Tết đến Xuân về mọi lời chúc đều trở nên chan hòa trân trọng tràn ngập yêu thương gắn bó mọi người gia đình trong giáo xứ. Lời chúc đầu năm trở thành văn hóa thẩm mỹ mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
Đối với người Kitô hữu, lời chúc Tết hay nhất, mang đến hạnh phúc và niềm vui trọn vẹn chính là Lời Chúa trong sách Dân Số: “Đức Chúa phán với ông Môsê: Hãy nói với Aharon và các con nó rằng: Khi chúc lành cho con cái Ítraen, anh em hãy nói thế này :Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em!
Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em!
Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em!
Chúc như thế là đặt con cái Ítraen dưới quyền bảo trợ của danh Ta, và Ta, Ta sẽ chúc lành cho chúng” (Ds 6, 22-27).
Chúa Giêsu không chúc theo kiểu thế gian. Khi Chúa Giáng Sinh, các thiên thần đã chúc bình an cho người thiện tâm. Khi Phục Sinh, Chúa cũng chúc bình an cho các môn đệ trung thành. Bài giảng trên núi “Tám mối phúc thật” là Hiến Chương Nước Trời, Chúa Giêsu chúc phúc cho những thân phận nhỏ bé, bị thua thiệt hay bị áp bức đáng thương, cùng những tâm hồn biết hướng về Chúa, về tha nhân.
Chúa Giêsu không chúc “phú quý thọ khang ninh” mà chúc phúc Nước Trời cho những ai có tâm hồn nghèo khó, không nô lệ tiền bạc vật chất hay tiện nghi, những người bé mọn, yếu đuối, oan ức, đau buồn, khóc lóc. Khi có tấm lòng thanh thoát, sẵn sàng đón nhận Lời Chúa gieo vào, bén rễ và sinh hoa kết trái, là phúc trường sinh sau này.
Năm Ất Mùi, Mùa Xuân vừa về thì Mùa Chay vừa đến. Mừng Xuân và vui Tết nhưng phải luôn ghi nhớ “mình là bụi đất và sẽ trở về với bụi đất” (St 3,19). Vì thế người tín hữu luôn ghi nhớ lời Chúa dặn dò: “Tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia (nghĩa là của cải vật chất), Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 33). Sống theo ưu tiên của Nước Thiên Chúa, người Kitô hữu sẽ giữ được sự tự do thanh thoát và bình an ngay giữa những nhiệm vụ nặng nề nhất, vì họ biết có Chúa là Cha yêu thương cùng lo cho họ và với họ, và chỉ có Người mới đem lại cho họ niềm hạnh phúc đích thực mà họ hằng mong ước.
Sẽ không mong là an khang thịnh vượng, là công thành danh toại, là buôn may bán đắt, là vạn sự như ý, là… là… Nhưng chỉ cần tâm nguyện là một năm mới trong tình thương của Chúa, một năm mới bình an, một năm mới theo thánh ý Chúa, một năm mới thuộc về Chúa. Niềm hạnh phúc của một tâm hồn trong sạch và có Chúa ở cùng, cũng chính là niềm hạnh phúc mà chúng ta cầu chúc cho nhau trong năm mới Ất Mùi này.
Lạy Chúa, mỗi lần Tết đến, chúng con dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất và ước ao cho tất cả cầu chúc ấy trở nên hiện thực trong năm mới. Giờ đây, dưới ánh sáng của Lời Chúa, chúng con biết rằng Chúa là khởi nguyên và cùng đích của mọi phúc lành. Chúng con xin đặt đất nước chúng con, gia đình, bạn bè thân hữu, và tất cả anh chị em chúng con dưới sự bảo trợ của danh Chúa trong năm mới này. Xin Chúa chúc lành cho chúng con.
Lạy Chúa, khi chúng con chúc lành cho nhau, xin hướng lòng chúng con về Chúa và thưa lên: Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh chị em!
Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh chị em và dủ lòng thương anh chị em! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh chị em!
Xuân Về
Trầm Hương Thơ
11:25 18/02/2015
Cuối năm dâng Chúa tâm tình
Tạ ơn Ngài đã cho mình thêm xuân
Một năm lắm sự chuyển luân
Nhưng trong tình Chúa cùng tuân ý Trời
Ngài cho con bước vào đời
Mỗi năm một tuổi thêm lời ngợi ca
Học thêm một chút vị tha
Bỏ buông cho nhẹ đời ta bước về
Ai người nặng nợ u mê
Ngủ trong qúa khứ bốn bề lợi danh
Đánh rơi mất chữ an lành
Uổng công Ngài đã để dành cho ta
Cuối năm én lượn quanh nhà
Nhâm nhi một chén hương trà tịnh tâm
Đôi vần tán tụng vịnh ngâm
Vút lên cao thượng hồng tâm kính thờ
Ồ! xuân đã đến bao giờ
Cành mai đã nở bất ngờ trong ta
Xuân trong thế giới bao la
Xuân đây xuân đó Ngài là cõi Xuân.
Vui Tết chưa hết chuyện Dê
Đinh Văn Tiến Hùng
16:07 18/02/2015
Vui TẾT chưa hết chuyện DÊ
Những năm Tiểu học xưa kia, một tuần lễ chúng tôi vẫn còn phải học 2 giờ Hán văn. Thày DƯƠNG dạy chữ Hán (Nho) khăn đống áo dài, cắp ô bệ vệ bước vào lớp, nghiêm khắc nhìn, khiến bọn học trò đang ồn ào liền im hơi lắng tiếng ngay. Thày khoa tay viết lên bảng hàng chữ Nho về các con vật, có ghi tiếng Việt phía dưới và bắt chúng tôi đọc đi đọc lại nhiều lần theo nhịp gõ của thày vào bảng đen: ngưu là trâu- mã ngựa- khuyển chó- dương dê- ngư cá- điểu chim… Cứ đến chữ Dương là Dê bọn chúng tôi lại gào to hơn. Thày hiểu ý cau mặt khó chịu, biết bọn học trò muốn trêu tức tên thày, nhưng cũng đành chịu.
Lại một chuyện khác, có anh học trò tên DƯƠNG, tính tình nghịch ngợm, ngu dốt lại lười biếng.
Thày dạy chữ Nho muốn học trò dễ hiểu dễ nhớ, khi dạy đến chữ ‘viên là tròn’, thày cho ví dụ tròn như trái banh hay hòn bi mà các trò thường chơi. Hôm ấy sau buổi học về nhà, trò Dương bèn ra ngay bờ áo lấy đất dẻo nặn thành hòn bi, lấy lá bọc lại bỏ vào túi. Ngày hôm sau đến lớp, thày gọi trò Dương trả bài:
-Trò Dương! Viên là gì ?
Dương nhanh nhẹn đưa tay vào túi quần thấy cục đất xẹp đáp ngay:
-Dạ thưa thày, viên là méo ạ !
Thày trừng mắt quát to:
-Tại sao lại thế ? Thật là ngu dốt !
Trò Dương rút trong túi quần giơ lên viên đất tròn mà đêm qua ngủ quên không lấy ra đã bị bóp méo. Cả lớp khua bàn ghế cười ồ lên- Đúng là ‘Nhất quỉ, nhì ma, thứ ba học trò’….
Hai câu truyện vui thày trò cùng tên Dương, khiến chúng ta nghĩ ngay đến chú Dương Dê xồm đang lù lù dẫn xác tới, bàn giao cùng chàng ngựa để điều hành công việc Hạ giới năm Ât Tỵ 2015.
Theo Tử vi Đông phương tuổi Mùi (Dê hay Dương ) lại ứng với tuổi Nam Dương (Capricorn) Tây phương cùng một họ Dê. Sách tướng nói nam nữ tuổi này tính tình hiền lành, cẩn thận và chịu khó, quí ông thì nhẫn nại cương quyết, quí bà thì dịu dàng quyến rũ. Đó là những ưu điểm dễ thành công trong chính trường nêu ra tranh cử và biết đâu một ngày kia nước Cờ Hoa có một nữ lưu tuổi Dê lên làm Tổng Thống, lúc đó Ngài Đệ nhất Phu Quân lại được diễm phúc núp bóng quần hồng- Nhưng về hôn nhân nên nhớ tuổi Mùi kỵ tuổi Tý, Ngưu, Tuất, và chỉ hợp với tuổi Mão, Mã, Hợi thôi.
Nói đến nguồn gốc loại Dê, theo các nhà sinh vật học, địa chất và khảo cổ, thì Dê xuất hiện trước con người 5 hoặc 6 ngàn năm, vì trên những vách đá hay lăng tẩm có vẽ khắc hình Dê.
Trên thế giới có hàng trăm giống Dê khác nhau, nhưng phân biệt 2 loại chính: Dê hoang hay Dê núi và Dê nhà. Tùy theo giống có loại lùn chừng nửa mét, có loại cao hơn 1 mét. Cân nặng từ 30 đến hơn 100 kg. Dê đực có sừng, Dê cái thì không, nhưng đặc biệt cả hai đều có râu trông thật lôi cuốn tình tứ. Lông Dê thường màu trắng hay đen, nhưng cũng có loại màu xám hay khoang.
Dê ăn tạp cả cỏ, lá cây hay bụi gai và nhai lại nên có người cho Dê họ hàng với trâu bò - Còn Cừu hay Trừu cùng loài tương cận với Dê, nhưng thân hình tròn, lực lưỡng hơn, lông rất dầy.
Dê thật đa dụng: ăn thịt, lấy sữa, lấy da, làm len. Thịt và huyết rất bổ, các ‘dê cụ’ rất ham, trong lúc quí bà quí cô lại ưa sữa Dê hơn sữa bò. Các nữ hoàng như Saba, Cleopatre, Võ tắc Thiên thích tắm bằng sữa Dê cho da dẻ hồng hào tươi mát… Nói tới Dê, làm tôi hoài cố hương, nhớ trước 75 gần ngã tư Phú Nhuận đối diện Thông Thiên học, đường lên Tổng Y Viện Cộng Hòa có quán thịt Dê với những món độc đáo như: rượu pha huyết dê, tiết canh dê, cà ri dê và tái dê chấm mắm gừng. Quán này thường thấy những nam tử hán ngồi ngất ngư bên ly nước mắt quê hương hòa huyết dê, nhưng rất tiếc không thấy bóng hồng xuất hiện. Nghe nói sau này thành phố mang tên giặc Hồ xuất hiện nhiều quán lẩu Dê, món đặc sản các cán ngố ưa thích.
Da Dê dùng làm áo khoác cho dân du mục tại những vùng băng giá như Bắc cực và được chế tạo thành nhiều đồ dùng đẹp mắt cho nữ giới. Nuôi cừu, dê trở thành đại kỹ nghệ tại Hoa Kỳ để chế biến áo khoác, túi xách, ví, bao tay, mũ…nhiều màu đẹp mắt và đắt giá (xin nhắc quí ông mua tặng người đẹp đừng lẫn lộn áo lông cừu và áo da dê nhé!)
Ta thường chê người Mỹ cá mè một lứa, chẳng cần phân biệt già trẻ, lớn bé, chức tước..cứ 1 tiếng You cho tiện. Nhưng không phải tất cả đều thế, Mỹ cũng có nhiều cái nhiêu khê lắm đấy như: Dê đực gọi là goat hay buck, Dê cái là doe, Dê con là kid giống như con nít chạy nhảy tung tăng-Nhưng còn bú gọi là chevon, dứt sữa lại là weaner. Dê không sừng là polled. Còn Cừu hay Trừu kêu là sheep, con Chiên là những chú cừu non là young sheep hay lamb món ăn khoái khẩu của người Mỹ.
Nhưng Dê có 2 điều mà nhiều người không ưa thích là mùi hôi nó tiết ra rất khó chịu, vì thế trước khi giết thịt người ta thường cho uống rượu và đánh cho Dê toát mồ hôi. Tiếng Dê kêu … be…be…làm ta bực mình. Thật khác với tiếng gầm oai phong của chúa sơn lâm. Tiếng ngựa hí vang gợi hình ảnh chinh đông dẹp bắc. Gà gáy sáng làm ta bừng tỉnh giấc Nam Kha. Chim hót líu lo đón chào ngày mới khiến tâm hồn sảng khoái.
Dê thường xuất hiện trong văn hóa, nghệ thuật và tôn giáo đông tây kim cổ rất phong phú đa dạng. Xưa người La Mã, Hy Lạp, Ai Cập dùng Dê tế thần thay người. Hình ảnh được tìm thấy trong các đền thờ lăng tẩm, chứng tỏ Dê được nâng lên hàng linh vật như long, ly, qui, phượng.
Trong Kinh Thánh Cựu Ước có nhiều đoạn nhắc đến những đàn Dê, cừu và chiên đông đúc của các tổ phụ và các Ngài thường dùng chiên, dê làm của lễ toàn thiêu dâng lên Đức Gia-vê, còn lông chiên cùng da dê làm vật dụng trong Đền Tạm. Hay việc ông Gia-cốp cùng mẹ là Rebeca lập mưu chiếm quyền trưởng nam của Esau bằng bữa thịt Dê và đã được Y-sac cha chàng chúc phúc. Cũng trong Cựu Ước đoạn thi nhạc Diễm Ca (còn gọi là Diệu Ca hay Nhã Ca) của vua Salomon, nhiều lần nhắc đến Dê, cừu và chiên. Linh mục Gerard Gagnon, khi truyền giáo tại Việt nam Ngài rất am tường phong tục và thông tháo tiếng Việt, đã chuyển dịch Chương 1 câu 8 Diễm Ca: “Hỡi người đẹp hơn hết trong các người nữ. Nếu ngươi chẳng biết, hãy ra theo dấu của bầy. Và chăn các Dê con của mình gần bên trại kẻ chăn chiên.” qua lời thơ tròn ý rất tài tình như sau: ‘Nếu cô không biết hỡi giai nhân,
Theo vết đàn chiên hãy dấn thân,
Hãy dắt dê con về gặm cỏ,
Kế lều mục tử sẽ tràn ân.’
Trong Tân Ước khi Chúa giáng trần, Thiên Thần mời gọi các mục đồng chăn dê, cừu, chiên là những người đầu tiên đến kính bái Hài Nhi. Qua dụ ngôn, Chúa ví mình như người chủ chăn chiên nhân lành, khi một con chiên đi lạc, chủ để lại 99 con, đi tìm con chiên lạc và khi tìm thấy xin mọi người cùng chia vui với mình. Chúng ta ai cũng khát vọng trở thành con chiên được Chúa chúc phúc như phúc âm Thánh Ma-thêu trình thuật: Khi ấy Chúa phán cùng các môn đệ rằng: “Khi con Người đến trong vinh quang, có hết thảy mọi Thiên Thần hầu cận. Ngài sẽ ngự trên ngai uy linh của Người. Muôn dân sẽ được tập họp trước mặt Người và Người sẽ phân chía họ ra, như mục tử tách chiên ra khỏi dê. Chiên thì Người cho đứng bên phải, còn dê ở bên trái. Bấy giờ Vua sẽ phán với những người bên hữu rằng: Hãy đến! Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh phần gia nghiệp nước trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ…”Và chính Chúa Giêsu đã tỏ cho các môn đệ Ngài là Chủ Chiên lành và các môn đệ sẽ là những người kế vị Ngài dẫn dắt đoàn chiên sau này- Riêng các cụ nhà đạo miền Nam Cali chắc không xa lạ gì với vườn vĩnh cửu ‘Chúa Chiên Lành’ phải không ?
Về khoa học, cuối thế kỷ 20, người ta dùng phương pháp sinh sản vô tính (cloning) cho ra đời một chú Dê Dolly qua bản gốc từ một Dê mẹ 6 tuổi. Thừa thắng xông lên, khi bước vào thiên niên kỷ mới, ngày 26/12/02, công ty Conaid đã tạo ra con người đầu tiên theo phương pháp vô sinh. Em bé nặng 7 pound lấy từ buồng trứng của bà mẹ 31 tuổi. Quá lạc quan nên có hơn 2000 người đăng ký xin được áp dụng theo phương pháp này. Khoa học vỗ tay reo mừng vì nghĩ mình giành được quyền sinh sản trong tay Thượng Đế và một ngày gần đây họ sẽ sản xuất ra hàng loạt con người theo kỹ thuật này. Nhưng đừng quá vội mừng, vì mẫu người tạo nên từ vô tính sẽ lớn lên ra sao, phát triển thế nào, trưởng thành bình thường hay bất thường…còn phần hồn…? Chỉ biết rằng chú Dê con và Em bé sống trong tình trạng ‘tim đập nửa vời’, nên các nhà khoa học phải thường trực thay phiên nhau theo dõi xem sao!...
Trong văn chương, ngụ ngôn La Fontain tả các nàng Dê non chỉ ưa rong chơi ngắm phong cảnh đồi núi hữu tình- Les Lettres de mon Moulin (Những cánh thư viết từ cối xay gió) của văn hào Alphonse Daudet tả con Dê của ông Seguin thoát khỏi chuồng lên núi sống tung tăng theo ý thích, dù 6 con Dê trước nó thoát khỏi chuồng đã bị chó sói ăn thịt. Con Dê xinh đẹp, lông trắng nhuộm đầy máu đã can đảm chiến đấu cùng chó sói suốt đêm, nhưng cuối cùng nó bị chó sói ăn thịt chỉ vì thèm khát bầu trời tự do nơi núi đồi. Nhưng có lẽ phong phú nhất là văn chương, lịch sử và điện ảnh Trung Hoa, Dê được khai thác nhiều. Trong tích cổ đại, Lý Bá Hề một người nghèo khổ, giã từ vợ con, bôn ba khắp nơi mong lập công danh, cuộc đời lận đận, ngoài 70 tuổi, Sở vương Tần Mục Công mới nhận ra là kẻ hiền tài, đem 5 tấm da Dê để đổi lấy ông và phong cho làm thừa tướng. Người vợ nghèo sau 30 năm xa cách nhớ thương đi tìm chồng đã xin làm gia nhân, rồi cất tiếng ca Lý tề tướng mới nhân ra vợ mình:
-Năm bộ da dê, Bá Lý Hề năm bộ da dê. Từ chàng ra đi, mổ con gà mái, Nồi cơm gạo đỏ, Chừ thương thì thương. Ngày nay giàu sang, chàng quên chăng chàng ?
Hay Tô Vũ đời nhà Hán đi sứ sang nước Hồ cầu hòa, bị bắt lên miền giá lạnh chăn Dê. Sau nhờ vua Hán triều cống Chiêu Quân- một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa (gồm Tây Thi, Điêu Thuyền, Dương quí Phi và Chiêu Quân), ông mới được tha về. Khi còn đi chăn Dê ông cảm khái thân phận làm mấy vần thơ:
-Giống nai sao lại tiếng be be,
Đứng lại mà coi vốn thật Dê,
Đực cái cũng râu không hổ thẹn,
Vợ chồng một mặt hết khen chê.
Sớm phơi bốn móng sân Tô Vũ,
Chiều gác đôi sừng cửa Lý Hề.
Bởi nó sợ trâu kia dớn dác,
Cam lòng chịu buộc cảnh vua Tề.
Quí vị nào mê truyện kiếm hiệp của Kim Dung, chắc còn nhớ trong Cô Gái Đồ Long: Trương vô Kỵ nhờ Tiểu Siêu chỉ dẫn đã phát giác được bí quyết võ công ‘Càn Khôn Đại Nã Di Tâm Pháp’ ẩn dấu trong miếng da dê.
Những ngày cuối năm vừa qua, để thắt chặt tình hữu nghi thắm thiết dài lâu giữa 2 đại quốc Nga- Tàu; ông Putin đã cho 2 chú hổ quí vượt biên sang Trung Quốc dự tiệc ‘thịt Dê’ khoái khẩu do Tập chủ tịch hậu đãi, đón chào Xuân Ất Mùi đang đến.
Với phong tục và nếp sống Việt Nam, Dê được tuyển chọn cùng 6 gia súc gần gũi thân thương nhất với người là trâu, bò, ngựa, gà, heo và Dê. Lục Súc Tranh Công mô tả Dê lại có phần cao quí linh thiêng hơn vì:
-Hễ có việc lấy Dê làm trước,
Dê dâng vào người mới lạy sau.
Danh tướng Trần hưng Đạo trong bài Hịch Tướng Sĩ, ví bọn sứ giả hống hách Mông Cổ chỉ bằng loài Dê chó:
-Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình,
Đem thân Dê chó mà ngạo mạn tướng sĩ.
Truyện Trinh Thử cũng nhắc tới Dê:
-Chớ quên bán chó mua Dê,
Vui cùng hạc nội ham chi gà lồng.
Cụ Đồ Chiểu trong Lục vân Tiên gọi Bùi Kiệm là tên Dê xồm, mặt mày nham nhở trơ trẽn:
-Con người Bùi Kiệm máu Dê,
Ngồi chai bẻ mặt như dề thịt trâu.
Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn gia Thiều có câu:
-Phải duyên hương lửa cùng nhau,
Xe Dê là rắc lá dâu tìm vào,
Ngấn phương liễu chòm rêu lỗ chỗ,
Dấu dương xa đám cỏ quanh co.
Do điển tích ‘Dương xa’ của vua Võ Vương bên Tàu. Ông vua hoang dâm này có hàng ngàn cung tần mỹ nữ, nên mỗi tối ngồi trên xe dát vàng do Dê kéo, hễ xe dừng lại trước cưa phòng nào thì đêm ấy vua sẽ ở lại với người đẹp phòng đó. Vì thế nảy sinh ra việc cung tần hối lộ thái giám đem lá dâu trải trước cửa phòng, Dê thích ăn lá dâu sẽ dừng lại.
Lịch sử nước ta kể rằng hàng năm nhà vua tế trời đất cho quốc thái dân an tại đàn Nam giao, dâng lễ Tam sinh gồm: trâu, heo và Dê. Còn máu Dê dùng làm lễ tế cờ trong buổi xuất chinh.
Khi còn nhỏ, tôi rất thích những tranh dân gian vẽ: đám cưới chuột, trạng lợn vinh qui, cá hóa long, tranh gà…nhưng bức tranh lý thú hơn cả là ‘bịt mắt bắt Dê’, vẽ cặp nam nữ ăn mặc theo lối nhà nghèo thời nay trông rất hấp dẫn, bị bịt mắt đang hào hứng đuổi theo chú Dê. Ngắm bức tranh này, một nhà thờ trào phúng hạ bút phê bình:
-Giả vờ bịt mắt bắt Dê,
Để cho cô cậu dễ bề…..bên nhau.
Ở nước ta nhiều người có tiếng tăm mang họ Dương như: Dương diên Nghệ, Dương Khuê, Dương bá Trạc, Dương thiệu Tước…và hình như nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh thuộc dòng dõi danh sĩ Dương Khuê thì phải ?
Nhiều người sinh năm Dê, cứ lấy tên Dương và Mùi cho dễ nhớ, nhưng không thấy cha mẹ nào đặt tên con là Dê cả.
Tội nghiệp cho Dê hiền lành dễ thương và hữu dụng như thế mà ca dao, tục ngữ đem hình ảnh Dê gán ghép cho kẻ phàm phu tục tử: Dê xồm, Dê cụ, máu Dê, Dê chúa, Dê 35…( xin mở ngoặc tại sao Dê lại mang con số 35 là vì trước kia tại sòng bài Đại Thế giới Kim chung Sàigòn-Chợ Lớn, người ta cho mỗi con vật một số và Dê mang số 35). Nhưng cũng chẳng oan tí nào khi dân Việt gọi lão Hồ tặc và những tên chóp bu đảng CSVN là những tên Dê chúa !…
Tục ngữ mô tả quan nhiều hơn dân giống như Công an Việt cộng ngày nay: 10 Dê 9 kẻ chăn- Chỉ hạng người dối trá lừa bịp: treo đầu Dê bán thịt chó- Đánh lừa người cho khiếp sợ phải nghe theo: Dê khoác áo cọp- Đưa người vào chỗ chết thay mình: nộp Dê cho sói hay Dê tế thần-
-Còn câu chuyện dài lê thê khó chấm dứt gọi là Cà kê Dê ngỗng, cũng như kẻ hèn này đang viết về con Dê vậy- Nhưng nếu gặp may mắn: Mất Dê được bò- cũng giống như truyện ‘Tái ông mất ngựa’.
Ca dao chấm biếm anh chàng có máu 35, thấy mía ngọt đánh cả cụm:
-Bươm bướm mà đậu cành bông,
Đã Dê con chị, lại bồng con em.
Nhưng coi chừng tham ăn có ngày mắc nghẹn:
-Dê xồm ăn lá khổ qua,
Ăn nhiều sâu rọm chết cha Dê xồm.
Và còn bị nguyền rủa:
-Phụng hoàng đậu nhánh sa kê,
Ông thần không vật mấy thằng dê cho rồi !
Trong bài ca dao ru em, tác giả bình dân đã khéo
ghép 2 chữ ‘dê-mùi’ thành những câu thơ dí dỏm:
-Ru em buồn ngủ buồn nghê,
Con tằm chín đỏ, con dê chín mùi,
Con tằm chín đỏ để lại mà nuôi,
Con dê chín mùi làm thịt mà ăn.
Người ta tin tuổi mùi số tốt sống sung túc hạnh phúc:
-Người ta tuổi ngọ, tuổi mùi,
Em đây luống những ngậm ngùi tuổi thân.
-Năm ngọ mã đáo thành công,
Năm mùi dê béo, rượu nồng phủ phê.
Biết là dịp tốt để anh chàng thợ chạm trổ tài với con gái gia chủ:
-Bốn cửa anh chạm bốn dê,
Bốn con dê đực chầu về tổ tông.
Nơi thôn quê, ta thường nghe bày trẻ chơi trò ‘ú tìm’ hát bài đồng dao:
-Dung dăng dung dẻ, dắt trẻ đi chơi, đến ngõ nhà trời, lạy ông lạy bà, cho cháu về quê, cho Dê đi học, cho cóc ở nhà, cho gà bới bếp…ú… à… ập !...
Nữ sĩ Hồ xuân Hương văn tài lỗi lạc, mở thi quán thường đối họa với nhiều nhà thơ tên tuổi đương thời, nhưng đôi lúc có những kẻ non kém tài cũng lăm le bắn sẻ, bị nữ sĩ dùng thơ châm biếm:
-Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ,
Lại đây cho chị dạy làm thơ,
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa,
Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa.
Nhà thơ Bùi Giáng chán nản tình đời thay trắng đổi đen, về quê chăn Dê ông cảm khái làm mấy vần thơ:
-Thôi từ nay tha hồ em mặc sức,
Nhảy múa tung sườn núi vút dòng khe,
Vang vang lên đồi núi giọng be be,
Ngẩng đầu lên Dê ơi anh thong thả.
Chúng ta luôn nhắc đi nhắc lại câu sấm ký của cụ Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm:
-Long vĩ xà đầu khởi chiến trinh,
Can qua tứ xứ khởi đao binh,
Mã đề dương cước anh hùng tận,
Thân dậu niên lai kiến thái bình.
Tiên đoán rằng cuối năm rồng đầu năm rắn sẽ khởi sự binh đao khói lửa, kéo dài cho tới năm ngựa và năm Dê, sẽ có nhiều người chết; mãi đến năm khỉ và năm gà mới được hưởng thái bình. Vậy hãy chờ xem !
Đến đây, xin kể hầu Quí vị câu truyện vui của thần đồng Trạng Quỳnh về ‘Dê đực có chửa’:
Ngày xưa, vua nghe đồn tại Thanh Hoa có thần đồng nổi tiếng thông minh. Muốn thử tài vua ra lệnh mỗi làng phải nộp gấp một con Dê đực có chửa, nếu không sẽ bị trị tội. Các hương chức và dân làng rất lo lắng vì cái lệnh quái gở này. Họ không biết giải quyết bằng cách nào, chỉ riêng chú bé Trạng Quỳnh vẫn thấy ung dung bình thản và bảo mọi người đừng lo sợ. Một ngày kia, vua ngự du qua làng xem dân tình ra sao. Trạng Quỳnh ra đứng giữa đàng khóc to thảm thiết.
Vua thấy lạ, sai ngừng kiệu và hỏi cậu bé đầu đuôi cớ sự. Cậu ta gào khóc to hơn và nói: “Mẹ thần đã qua đời mấy năm, nhưng cha thần vẫn không chịu đẻ em bé để tôi ẵm bồng cho bớt cô đơn, nên tôi tủi thân quá mà khóc.” Vua cười phán: “Mày điên hay sao ? Cha mày là đàn ông làm sao sinh đẻ được ? “ Trạng Quỳnh liền ngừng khóc và tâu: “Ấy thế mà nhà vua bắt làng tôi phải nộp 1 con Dê đực có chửa, nếu không sẽ bị phạt ! “ Vua nghe nói giật mình biết ngay là thần đồng Trạng Quỳnh, nên truyền lệnh tha cho dân làng và thưởng cho cậu bé.
Đó là chuyện ‘Dê đực có chửa’ khó tin những lại thực. Còn chuyện ‘Dê đi nhầm’ càng khó tin những càng thực hơn vì mới xảy ra đây-
Theo Bản tin Vietnam.net: ngày 22/1/15, UBND tỉnh Thanh Hóa có công văn yêu cầu huyện Thạch thành làm rõ nội vụ Dê giống ủy lạo người nghèo ‘đi nhầm’ vào trang trại bí thư Huyện ủy, sau khi dân ca thán và báo chí phản ảnh. Nguyên nhân sự việc là 6 hộ nghèo thuộc xã Thành yên được hỗ trợ 24 con Dê, nhưng chỉ có 3 hộ nhận được 12 con, còn lại 12 con được ‘hợp thức hóa đi lạc’ vào nông trại của bí thư Huyện ủy.
Thật là hành động đê tiện chỉ có trong chế độ CSVN như người dân châm biếm:
‘Con ơi nhớ lấy lời này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.’
Sau cùng, xin thông báo Quí Vị một tin vui: để chào mừng Năm Mới Ất Mùi 2015, chính phủ Hoa Kỳ đã cho phát hành ‘Đồng Tiền May mắn’ hình chú Dê. Dê đứng hàng thứ 8 trong 12 con giáp, nên chỉ có 88.888 ‘Đồng Tiền May Mắn’ được phát hành mang hình chú Dê và lời chúc Tết theo phong tục Đông Phương. Việc phát hành tờ bạc đặc biệt này, xem ra chính phủ Hoa Kỳ cũng rất ưu ái với người Á Đông đang sinh sống trên đất Mỹ phải không Quí Vị ? Đồng tiền này rất đắt giá tại Trung Hoa và Việt Nam. Riêng tại Việt Nam đang được rao bán với giá 600.000 đồng VN 1 tờ- Qúi vị đã có đồng tiền đặc biệt này để giữ làm kỷ niệm chưa ?
Kết thúc bài ‘Cà kê chuyện Dê năm Mùi’, xin mượn ý một bài vè mà mỗi lần chợ Tết ở Quê nhà, thường nghe được nơi các cửa hàng chơi Lô tô. Một anh chàng trai trẻ, ăn mặc ngộ nghính, miệng dẻo kẹo hô to:
-Con gì mà lại có sừng,
Bộ lông láng mịn, cái lưng…cái lưng lắc hoài,
Hai bên má bố râu dài,
Mắt thì thao láo, nhìn ai…nhìn ai cười đùa,
Con gì mà để các vua,
Kéo xe ngự lãm một tua…một tua cung đình,
Con gì nghe nói thì khinh,
Nhưng ăn đại bổ, thấy mình…thấy mình khỏe re!
Ngừng một lúc để mọi người hồi hợp chờ đợi, anh chàng hô tiếp:
Ấy là… ấy là con số băm lăm…con số băm lăm ấy… chính là con Dê…
Bên này,… ông hai trúng một chai rượu …Huyết Dê,
Bên kia,…cô ba trúng một chiếc ví… Da Dê….
Mọi người cùng cười vui như Tết, quên hết cái xấu của Dê.
Năm Mới nơi đất khách quê người, chúc Quí Vị hưởng Tết Ất Mùi an mạnh và yêu đời.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
*Ghi chú Hình từ trên xuống: Chúc Xuân- Con Dê – Phân biệt Chiên và Dê trong ngày Chung Thẩm- Tô Vũ chăn Dê- Bịt mắt bắt Dê- Đồng tiền may mắn Năm Con Dê.
Lại một chuyện khác, có anh học trò tên DƯƠNG, tính tình nghịch ngợm, ngu dốt lại lười biếng.
Thày dạy chữ Nho muốn học trò dễ hiểu dễ nhớ, khi dạy đến chữ ‘viên là tròn’, thày cho ví dụ tròn như trái banh hay hòn bi mà các trò thường chơi. Hôm ấy sau buổi học về nhà, trò Dương bèn ra ngay bờ áo lấy đất dẻo nặn thành hòn bi, lấy lá bọc lại bỏ vào túi. Ngày hôm sau đến lớp, thày gọi trò Dương trả bài:
-Trò Dương! Viên là gì ?
Dương nhanh nhẹn đưa tay vào túi quần thấy cục đất xẹp đáp ngay:
-Dạ thưa thày, viên là méo ạ !
Thày trừng mắt quát to:
-Tại sao lại thế ? Thật là ngu dốt !
Trò Dương rút trong túi quần giơ lên viên đất tròn mà đêm qua ngủ quên không lấy ra đã bị bóp méo. Cả lớp khua bàn ghế cười ồ lên- Đúng là ‘Nhất quỉ, nhì ma, thứ ba học trò’….
Hai câu truyện vui thày trò cùng tên Dương, khiến chúng ta nghĩ ngay đến chú Dương Dê xồm đang lù lù dẫn xác tới, bàn giao cùng chàng ngựa để điều hành công việc Hạ giới năm Ât Tỵ 2015.
Theo Tử vi Đông phương tuổi Mùi (Dê hay Dương ) lại ứng với tuổi Nam Dương (Capricorn) Tây phương cùng một họ Dê. Sách tướng nói nam nữ tuổi này tính tình hiền lành, cẩn thận và chịu khó, quí ông thì nhẫn nại cương quyết, quí bà thì dịu dàng quyến rũ. Đó là những ưu điểm dễ thành công trong chính trường nêu ra tranh cử và biết đâu một ngày kia nước Cờ Hoa có một nữ lưu tuổi Dê lên làm Tổng Thống, lúc đó Ngài Đệ nhất Phu Quân lại được diễm phúc núp bóng quần hồng- Nhưng về hôn nhân nên nhớ tuổi Mùi kỵ tuổi Tý, Ngưu, Tuất, và chỉ hợp với tuổi Mão, Mã, Hợi thôi.
Nói đến nguồn gốc loại Dê, theo các nhà sinh vật học, địa chất và khảo cổ, thì Dê xuất hiện trước con người 5 hoặc 6 ngàn năm, vì trên những vách đá hay lăng tẩm có vẽ khắc hình Dê.
Dê ăn tạp cả cỏ, lá cây hay bụi gai và nhai lại nên có người cho Dê họ hàng với trâu bò - Còn Cừu hay Trừu cùng loài tương cận với Dê, nhưng thân hình tròn, lực lưỡng hơn, lông rất dầy.
Dê thật đa dụng: ăn thịt, lấy sữa, lấy da, làm len. Thịt và huyết rất bổ, các ‘dê cụ’ rất ham, trong lúc quí bà quí cô lại ưa sữa Dê hơn sữa bò. Các nữ hoàng như Saba, Cleopatre, Võ tắc Thiên thích tắm bằng sữa Dê cho da dẻ hồng hào tươi mát… Nói tới Dê, làm tôi hoài cố hương, nhớ trước 75 gần ngã tư Phú Nhuận đối diện Thông Thiên học, đường lên Tổng Y Viện Cộng Hòa có quán thịt Dê với những món độc đáo như: rượu pha huyết dê, tiết canh dê, cà ri dê và tái dê chấm mắm gừng. Quán này thường thấy những nam tử hán ngồi ngất ngư bên ly nước mắt quê hương hòa huyết dê, nhưng rất tiếc không thấy bóng hồng xuất hiện. Nghe nói sau này thành phố mang tên giặc Hồ xuất hiện nhiều quán lẩu Dê, món đặc sản các cán ngố ưa thích.
Da Dê dùng làm áo khoác cho dân du mục tại những vùng băng giá như Bắc cực và được chế tạo thành nhiều đồ dùng đẹp mắt cho nữ giới. Nuôi cừu, dê trở thành đại kỹ nghệ tại Hoa Kỳ để chế biến áo khoác, túi xách, ví, bao tay, mũ…nhiều màu đẹp mắt và đắt giá (xin nhắc quí ông mua tặng người đẹp đừng lẫn lộn áo lông cừu và áo da dê nhé!)
Ta thường chê người Mỹ cá mè một lứa, chẳng cần phân biệt già trẻ, lớn bé, chức tước..cứ 1 tiếng You cho tiện. Nhưng không phải tất cả đều thế, Mỹ cũng có nhiều cái nhiêu khê lắm đấy như: Dê đực gọi là goat hay buck, Dê cái là doe, Dê con là kid giống như con nít chạy nhảy tung tăng-Nhưng còn bú gọi là chevon, dứt sữa lại là weaner. Dê không sừng là polled. Còn Cừu hay Trừu kêu là sheep, con Chiên là những chú cừu non là young sheep hay lamb món ăn khoái khẩu của người Mỹ.
Nhưng Dê có 2 điều mà nhiều người không ưa thích là mùi hôi nó tiết ra rất khó chịu, vì thế trước khi giết thịt người ta thường cho uống rượu và đánh cho Dê toát mồ hôi. Tiếng Dê kêu … be…be…làm ta bực mình. Thật khác với tiếng gầm oai phong của chúa sơn lâm. Tiếng ngựa hí vang gợi hình ảnh chinh đông dẹp bắc. Gà gáy sáng làm ta bừng tỉnh giấc Nam Kha. Chim hót líu lo đón chào ngày mới khiến tâm hồn sảng khoái.
Dê thường xuất hiện trong văn hóa, nghệ thuật và tôn giáo đông tây kim cổ rất phong phú đa dạng. Xưa người La Mã, Hy Lạp, Ai Cập dùng Dê tế thần thay người. Hình ảnh được tìm thấy trong các đền thờ lăng tẩm, chứng tỏ Dê được nâng lên hàng linh vật như long, ly, qui, phượng.
Trong Kinh Thánh Cựu Ước có nhiều đoạn nhắc đến những đàn Dê, cừu và chiên đông đúc của các tổ phụ và các Ngài thường dùng chiên, dê làm của lễ toàn thiêu dâng lên Đức Gia-vê, còn lông chiên cùng da dê làm vật dụng trong Đền Tạm. Hay việc ông Gia-cốp cùng mẹ là Rebeca lập mưu chiếm quyền trưởng nam của Esau bằng bữa thịt Dê và đã được Y-sac cha chàng chúc phúc. Cũng trong Cựu Ước đoạn thi nhạc Diễm Ca (còn gọi là Diệu Ca hay Nhã Ca) của vua Salomon, nhiều lần nhắc đến Dê, cừu và chiên. Linh mục Gerard Gagnon, khi truyền giáo tại Việt nam Ngài rất am tường phong tục và thông tháo tiếng Việt, đã chuyển dịch Chương 1 câu 8 Diễm Ca: “Hỡi người đẹp hơn hết trong các người nữ. Nếu ngươi chẳng biết, hãy ra theo dấu của bầy. Và chăn các Dê con của mình gần bên trại kẻ chăn chiên.” qua lời thơ tròn ý rất tài tình như sau: ‘Nếu cô không biết hỡi giai nhân,
Theo vết đàn chiên hãy dấn thân,
Hãy dắt dê con về gặm cỏ,
Kế lều mục tử sẽ tràn ân.’
Về khoa học, cuối thế kỷ 20, người ta dùng phương pháp sinh sản vô tính (cloning) cho ra đời một chú Dê Dolly qua bản gốc từ một Dê mẹ 6 tuổi. Thừa thắng xông lên, khi bước vào thiên niên kỷ mới, ngày 26/12/02, công ty Conaid đã tạo ra con người đầu tiên theo phương pháp vô sinh. Em bé nặng 7 pound lấy từ buồng trứng của bà mẹ 31 tuổi. Quá lạc quan nên có hơn 2000 người đăng ký xin được áp dụng theo phương pháp này. Khoa học vỗ tay reo mừng vì nghĩ mình giành được quyền sinh sản trong tay Thượng Đế và một ngày gần đây họ sẽ sản xuất ra hàng loạt con người theo kỹ thuật này. Nhưng đừng quá vội mừng, vì mẫu người tạo nên từ vô tính sẽ lớn lên ra sao, phát triển thế nào, trưởng thành bình thường hay bất thường…còn phần hồn…? Chỉ biết rằng chú Dê con và Em bé sống trong tình trạng ‘tim đập nửa vời’, nên các nhà khoa học phải thường trực thay phiên nhau theo dõi xem sao!...
Trong văn chương, ngụ ngôn La Fontain tả các nàng Dê non chỉ ưa rong chơi ngắm phong cảnh đồi núi hữu tình- Les Lettres de mon Moulin (Những cánh thư viết từ cối xay gió) của văn hào Alphonse Daudet tả con Dê của ông Seguin thoát khỏi chuồng lên núi sống tung tăng theo ý thích, dù 6 con Dê trước nó thoát khỏi chuồng đã bị chó sói ăn thịt. Con Dê xinh đẹp, lông trắng nhuộm đầy máu đã can đảm chiến đấu cùng chó sói suốt đêm, nhưng cuối cùng nó bị chó sói ăn thịt chỉ vì thèm khát bầu trời tự do nơi núi đồi. Nhưng có lẽ phong phú nhất là văn chương, lịch sử và điện ảnh Trung Hoa, Dê được khai thác nhiều. Trong tích cổ đại, Lý Bá Hề một người nghèo khổ, giã từ vợ con, bôn ba khắp nơi mong lập công danh, cuộc đời lận đận, ngoài 70 tuổi, Sở vương Tần Mục Công mới nhận ra là kẻ hiền tài, đem 5 tấm da Dê để đổi lấy ông và phong cho làm thừa tướng. Người vợ nghèo sau 30 năm xa cách nhớ thương đi tìm chồng đã xin làm gia nhân, rồi cất tiếng ca Lý tề tướng mới nhân ra vợ mình:
-Năm bộ da dê, Bá Lý Hề năm bộ da dê. Từ chàng ra đi, mổ con gà mái, Nồi cơm gạo đỏ, Chừ thương thì thương. Ngày nay giàu sang, chàng quên chăng chàng ?
-Giống nai sao lại tiếng be be,
Đứng lại mà coi vốn thật Dê,
Đực cái cũng râu không hổ thẹn,
Vợ chồng một mặt hết khen chê.
Sớm phơi bốn móng sân Tô Vũ,
Chiều gác đôi sừng cửa Lý Hề.
Bởi nó sợ trâu kia dớn dác,
Cam lòng chịu buộc cảnh vua Tề.
Quí vị nào mê truyện kiếm hiệp của Kim Dung, chắc còn nhớ trong Cô Gái Đồ Long: Trương vô Kỵ nhờ Tiểu Siêu chỉ dẫn đã phát giác được bí quyết võ công ‘Càn Khôn Đại Nã Di Tâm Pháp’ ẩn dấu trong miếng da dê.
Những ngày cuối năm vừa qua, để thắt chặt tình hữu nghi thắm thiết dài lâu giữa 2 đại quốc Nga- Tàu; ông Putin đã cho 2 chú hổ quí vượt biên sang Trung Quốc dự tiệc ‘thịt Dê’ khoái khẩu do Tập chủ tịch hậu đãi, đón chào Xuân Ất Mùi đang đến.
Với phong tục và nếp sống Việt Nam, Dê được tuyển chọn cùng 6 gia súc gần gũi thân thương nhất với người là trâu, bò, ngựa, gà, heo và Dê. Lục Súc Tranh Công mô tả Dê lại có phần cao quí linh thiêng hơn vì:
-Hễ có việc lấy Dê làm trước,
Dê dâng vào người mới lạy sau.
Danh tướng Trần hưng Đạo trong bài Hịch Tướng Sĩ, ví bọn sứ giả hống hách Mông Cổ chỉ bằng loài Dê chó:
-Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình,
Đem thân Dê chó mà ngạo mạn tướng sĩ.
Truyện Trinh Thử cũng nhắc tới Dê:
-Chớ quên bán chó mua Dê,
Vui cùng hạc nội ham chi gà lồng.
Cụ Đồ Chiểu trong Lục vân Tiên gọi Bùi Kiệm là tên Dê xồm, mặt mày nham nhở trơ trẽn:
-Con người Bùi Kiệm máu Dê,
Ngồi chai bẻ mặt như dề thịt trâu.
Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn gia Thiều có câu:
-Phải duyên hương lửa cùng nhau,
Xe Dê là rắc lá dâu tìm vào,
Ngấn phương liễu chòm rêu lỗ chỗ,
Dấu dương xa đám cỏ quanh co.
Lịch sử nước ta kể rằng hàng năm nhà vua tế trời đất cho quốc thái dân an tại đàn Nam giao, dâng lễ Tam sinh gồm: trâu, heo và Dê. Còn máu Dê dùng làm lễ tế cờ trong buổi xuất chinh.
Khi còn nhỏ, tôi rất thích những tranh dân gian vẽ: đám cưới chuột, trạng lợn vinh qui, cá hóa long, tranh gà…nhưng bức tranh lý thú hơn cả là ‘bịt mắt bắt Dê’, vẽ cặp nam nữ ăn mặc theo lối nhà nghèo thời nay trông rất hấp dẫn, bị bịt mắt đang hào hứng đuổi theo chú Dê. Ngắm bức tranh này, một nhà thờ trào phúng hạ bút phê bình:
-Giả vờ bịt mắt bắt Dê,
Để cho cô cậu dễ bề…..bên nhau.
Ở nước ta nhiều người có tiếng tăm mang họ Dương như: Dương diên Nghệ, Dương Khuê, Dương bá Trạc, Dương thiệu Tước…và hình như nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh thuộc dòng dõi danh sĩ Dương Khuê thì phải ?
Nhiều người sinh năm Dê, cứ lấy tên Dương và Mùi cho dễ nhớ, nhưng không thấy cha mẹ nào đặt tên con là Dê cả.
Tội nghiệp cho Dê hiền lành dễ thương và hữu dụng như thế mà ca dao, tục ngữ đem hình ảnh Dê gán ghép cho kẻ phàm phu tục tử: Dê xồm, Dê cụ, máu Dê, Dê chúa, Dê 35…( xin mở ngoặc tại sao Dê lại mang con số 35 là vì trước kia tại sòng bài Đại Thế giới Kim chung Sàigòn-Chợ Lớn, người ta cho mỗi con vật một số và Dê mang số 35). Nhưng cũng chẳng oan tí nào khi dân Việt gọi lão Hồ tặc và những tên chóp bu đảng CSVN là những tên Dê chúa !…
Tục ngữ mô tả quan nhiều hơn dân giống như Công an Việt cộng ngày nay: 10 Dê 9 kẻ chăn- Chỉ hạng người dối trá lừa bịp: treo đầu Dê bán thịt chó- Đánh lừa người cho khiếp sợ phải nghe theo: Dê khoác áo cọp- Đưa người vào chỗ chết thay mình: nộp Dê cho sói hay Dê tế thần-
-Còn câu chuyện dài lê thê khó chấm dứt gọi là Cà kê Dê ngỗng, cũng như kẻ hèn này đang viết về con Dê vậy- Nhưng nếu gặp may mắn: Mất Dê được bò- cũng giống như truyện ‘Tái ông mất ngựa’.
Ca dao chấm biếm anh chàng có máu 35, thấy mía ngọt đánh cả cụm:
-Bươm bướm mà đậu cành bông,
Đã Dê con chị, lại bồng con em.
Nhưng coi chừng tham ăn có ngày mắc nghẹn:
-Dê xồm ăn lá khổ qua,
Ăn nhiều sâu rọm chết cha Dê xồm.
Và còn bị nguyền rủa:
-Phụng hoàng đậu nhánh sa kê,
Ông thần không vật mấy thằng dê cho rồi !
Trong bài ca dao ru em, tác giả bình dân đã khéo
ghép 2 chữ ‘dê-mùi’ thành những câu thơ dí dỏm:
-Ru em buồn ngủ buồn nghê,
Con tằm chín đỏ, con dê chín mùi,
Con tằm chín đỏ để lại mà nuôi,
Con dê chín mùi làm thịt mà ăn.
Người ta tin tuổi mùi số tốt sống sung túc hạnh phúc:
-Người ta tuổi ngọ, tuổi mùi,
Em đây luống những ngậm ngùi tuổi thân.
-Năm ngọ mã đáo thành công,
Năm mùi dê béo, rượu nồng phủ phê.
Biết là dịp tốt để anh chàng thợ chạm trổ tài với con gái gia chủ:
-Bốn cửa anh chạm bốn dê,
Bốn con dê đực chầu về tổ tông.
Nơi thôn quê, ta thường nghe bày trẻ chơi trò ‘ú tìm’ hát bài đồng dao:
-Dung dăng dung dẻ, dắt trẻ đi chơi, đến ngõ nhà trời, lạy ông lạy bà, cho cháu về quê, cho Dê đi học, cho cóc ở nhà, cho gà bới bếp…ú… à… ập !...
Nữ sĩ Hồ xuân Hương văn tài lỗi lạc, mở thi quán thường đối họa với nhiều nhà thơ tên tuổi đương thời, nhưng đôi lúc có những kẻ non kém tài cũng lăm le bắn sẻ, bị nữ sĩ dùng thơ châm biếm:
-Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ,
Lại đây cho chị dạy làm thơ,
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa,
Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa.
Nhà thơ Bùi Giáng chán nản tình đời thay trắng đổi đen, về quê chăn Dê ông cảm khái làm mấy vần thơ:
-Thôi từ nay tha hồ em mặc sức,
Nhảy múa tung sườn núi vút dòng khe,
Vang vang lên đồi núi giọng be be,
Ngẩng đầu lên Dê ơi anh thong thả.
Chúng ta luôn nhắc đi nhắc lại câu sấm ký của cụ Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm:
-Long vĩ xà đầu khởi chiến trinh,
Can qua tứ xứ khởi đao binh,
Mã đề dương cước anh hùng tận,
Thân dậu niên lai kiến thái bình.
Tiên đoán rằng cuối năm rồng đầu năm rắn sẽ khởi sự binh đao khói lửa, kéo dài cho tới năm ngựa và năm Dê, sẽ có nhiều người chết; mãi đến năm khỉ và năm gà mới được hưởng thái bình. Vậy hãy chờ xem !
Đến đây, xin kể hầu Quí vị câu truyện vui của thần đồng Trạng Quỳnh về ‘Dê đực có chửa’:
Ngày xưa, vua nghe đồn tại Thanh Hoa có thần đồng nổi tiếng thông minh. Muốn thử tài vua ra lệnh mỗi làng phải nộp gấp một con Dê đực có chửa, nếu không sẽ bị trị tội. Các hương chức và dân làng rất lo lắng vì cái lệnh quái gở này. Họ không biết giải quyết bằng cách nào, chỉ riêng chú bé Trạng Quỳnh vẫn thấy ung dung bình thản và bảo mọi người đừng lo sợ. Một ngày kia, vua ngự du qua làng xem dân tình ra sao. Trạng Quỳnh ra đứng giữa đàng khóc to thảm thiết.
Vua thấy lạ, sai ngừng kiệu và hỏi cậu bé đầu đuôi cớ sự. Cậu ta gào khóc to hơn và nói: “Mẹ thần đã qua đời mấy năm, nhưng cha thần vẫn không chịu đẻ em bé để tôi ẵm bồng cho bớt cô đơn, nên tôi tủi thân quá mà khóc.” Vua cười phán: “Mày điên hay sao ? Cha mày là đàn ông làm sao sinh đẻ được ? “ Trạng Quỳnh liền ngừng khóc và tâu: “Ấy thế mà nhà vua bắt làng tôi phải nộp 1 con Dê đực có chửa, nếu không sẽ bị phạt ! “ Vua nghe nói giật mình biết ngay là thần đồng Trạng Quỳnh, nên truyền lệnh tha cho dân làng và thưởng cho cậu bé.
Đó là chuyện ‘Dê đực có chửa’ khó tin những lại thực. Còn chuyện ‘Dê đi nhầm’ càng khó tin những càng thực hơn vì mới xảy ra đây-
Theo Bản tin Vietnam.net: ngày 22/1/15, UBND tỉnh Thanh Hóa có công văn yêu cầu huyện Thạch thành làm rõ nội vụ Dê giống ủy lạo người nghèo ‘đi nhầm’ vào trang trại bí thư Huyện ủy, sau khi dân ca thán và báo chí phản ảnh. Nguyên nhân sự việc là 6 hộ nghèo thuộc xã Thành yên được hỗ trợ 24 con Dê, nhưng chỉ có 3 hộ nhận được 12 con, còn lại 12 con được ‘hợp thức hóa đi lạc’ vào nông trại của bí thư Huyện ủy.
Thật là hành động đê tiện chỉ có trong chế độ CSVN như người dân châm biếm:
‘Con ơi nhớ lấy lời này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.’
Kết thúc bài ‘Cà kê chuyện Dê năm Mùi’, xin mượn ý một bài vè mà mỗi lần chợ Tết ở Quê nhà, thường nghe được nơi các cửa hàng chơi Lô tô. Một anh chàng trai trẻ, ăn mặc ngộ nghính, miệng dẻo kẹo hô to:
-Con gì mà lại có sừng,
Bộ lông láng mịn, cái lưng…cái lưng lắc hoài,
Hai bên má bố râu dài,
Mắt thì thao láo, nhìn ai…nhìn ai cười đùa,
Con gì mà để các vua,
Kéo xe ngự lãm một tua…một tua cung đình,
Con gì nghe nói thì khinh,
Nhưng ăn đại bổ, thấy mình…thấy mình khỏe re!
Ngừng một lúc để mọi người hồi hợp chờ đợi, anh chàng hô tiếp:
Ấy là… ấy là con số băm lăm…con số băm lăm ấy… chính là con Dê…
Bên này,… ông hai trúng một chai rượu …Huyết Dê,
Bên kia,…cô ba trúng một chiếc ví… Da Dê….
Mọi người cùng cười vui như Tết, quên hết cái xấu của Dê.
Năm Mới nơi đất khách quê người, chúc Quí Vị hưởng Tết Ất Mùi an mạnh và yêu đời.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
*Ghi chú Hình từ trên xuống: Chúc Xuân- Con Dê – Phân biệt Chiên và Dê trong ngày Chung Thẩm- Tô Vũ chăn Dê- Bịt mắt bắt Dê- Đồng tiền may mắn Năm Con Dê.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chúc Mừng Năm Mới
Nguyễn Đức Cung
21:42 18/02/2015
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Bên thềm năm mới gia đình
Trang Ảnh Nghệ Thuật
Chiêm/Niệm/Thiền:
Kính chúc quí độc giả
và bửu quyến năm mới
Ất Mùi tràn đầy sức khoẻ
và muôn vàn như ý.
Trân trọng.
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 12/02-18/02/2015: Ngày Thứ Tư Lễ Tro
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:12 18/02/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kitô hữu được mời gọi để bảo vệ kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai 09 tháng 02 tại nhà nguyện Santa Marta. Ngài cũng đề cập đến “cuộc tạo thành lần thứ hai”, được thực hiện bởi Chúa Giêsu khi Ngài “tái tạo” những gì đã bị hủy hoại bởi tội lỗi.
Thiên Chúa sáng tạo ra vũ trụ nhưng kỳ công sáng tạo không kết thúc ở đó, “Ngài tiếp tục củng cố những gì Ngài đã tạo thành.” Đó là ý chính trong bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô dựa trên bài đọc thứ Nhất trong sách Sáng Thế kể về công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nói rằng: “Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy một công trình sáng tạo khác của Thiên Chúa, của Chúa Giêsu, Đấng đã đến để tái tạo những gì đã bị hủy hoại bởi tội lỗi.”
Chúng ta thấy Chúa Giêsu ở giữa dân chúng, và “những ai chạm vào Ngài đều được chữa khỏi”, đó là “sự tái tạo”. Kỳ công sáng tạo lần hai này còn tuyệt vời hơn so với công trình lần thứ nhất. Kỳ công sáng tạo lần thứ hai này thật tuyệt vời. “Cuối cùng, còn ‘một công việc khác’, là ‘sự bền đỗ trong đức tin’ mà trong đó Chúa Thánh Thần hoạt động.
Đức Thánh Cha nói tiếp:
“Thiên Chúa vẫn đang tiếp tục hoạt động, và chúng ta tự hỏi xem mình sẽ đáp lại như thế nào đây trước kỳ công sáng tạo này của Thiên Chúa xuất phát từ tình yêu, vì Ngài hoạt động qua tình yêu. Đối với ‘cuộc tạo thành thứ nhất’, chúng ta phải đáp lại bằng trách nhiệm mà Chúa đã trao cho chúng ta: ‘Trái đất này là của các ngươi, hãy làm cho nó tăng trưởng’. Cả chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ trái đất, dưỡng nuôi công trình sáng tạo để trái đất tăng trưởng theo những quy luật của nó. Chúng ta là những người quản lý công trình sáng tạo chứ không phải là những chủ nhân ông.”
Đức Thánh Cha cảnh báo rằng chúng ta phải cẩn thận đừng để mình trở thành những chủ nhân ông của công trình sáng tạo, nhưng phải làm cho công trình sáng tạo tăng trưởng theo những quy luật của nó. Vì vậy, đáp trả đầu tiên trước kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa là hãy trở thành những người bảo vệ công trình sáng tạo.
"Khi chúng ta nghe thấy người ta có những cuộc họp về bảo vệ thiên nhiên, chúng ta có thể nói: 'Không, họ là thành viên đảng xanh!' Không phải đâu, họ không phải là thành viên đảng xanh! Họ là các tín hữu Kitô! Đây phải là 'phản ứng của chúng ta trước các ‘kỳ công sáng tạo đầu tiên’ của Thiên Chúa. Và cũng là trách nhiệm của chúng ta. Một Kitô hữu không bảo vệ thiên nhiên, không cho nó phát triển, là một Kitô hữu không quan tâm đến công việc của Thiên Chúa, một công việc nảy sinh từ tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Và phản ứng đầu tiên đối với kỳ công sáng tạo đầu tiên phải là bảo vệ thiên nhiên, làm cho nó phát triển "
Về “cuộc tạo thành thứ hai”, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta nhìn đến gương mặt của thánh Phaolô tông đồ. Thánh nhân khuyên chính chúng ta hãy “giao hòa cùng Thiên Chúa”, “đi vào con đường hòa giải nội tâm, hoà giải trong cộng đồng, vì giao hòa là công trình của Chúa Kitô. Và một lần nữa, khi nhắc lại những lời của Thánh Phaolô, Đức Thánh Cha nói chúng ta không nên âu lo là Chúa Thánh Thần ở trong chúng ta, đang hoạt động trong chúng ta. Chúng tay phải tin vào Ba Ngôi Thiên Chúa: Ngôi Cha, Con và Thánh Thần.
Và cả ba ngôi đều tham gia vào công trình sáng tạo này, trong việc tái tạo này. Và đáp lại của chúng ta với Ba Ngôi là chúng ta hãy bảo vệ và nuôi dưỡng công trình sáng tạo, hãy để chính chúng ta hòa giải mỗi ngày với Chúa Giêsu, với Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô, mỗi ngày, và đừng lo buồn vì Chúa Thánh Thần trong ta, đừng tránh xa Ngài, Đấng làm chủ tâm hồn chúng ta, đồng hành với chúng ta, và làm cho chúng ta lớn lên”.
“Nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để hiểu rằng Ngài đang hoạt động và ban cho chúng ta ân sủng đáp lại cách thích đáng công trình tình yêu này.”
2. Lòng can đảm của một con tim thổn thức khôn nguôi
Nếu anh chị em muốn tìm kiếm Thiên Chúa, anh chị em sẽ không gặp Ngài khi anh chị em ngồi trên một chiếc ghế thoải mái lướt nhìn qua các tạp chí, hay đang ngồi trên máy điện toán của mình. Tìm kiếm Thiên Chúa nghĩa là có can đảm cất bước trên một hành trình nguy hiểm, nghĩa là đi theo tiếng gọi của con tim thổn thức khôn nguôi. Đó là ý chính trong bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ Ba, 10 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta.
Đức Thánh Cha đã bắt đầu những suy tư của ngài với bài đọc thứ nhất trích từ sách Sáng Thế kể về việc Thiên Chúa tạo dựng nên con người “theo hình ảnh của Ngài”. Đức Thánh Cha đã phân tích về những nẻo đường đúng đắn và sai trái mà Kitô hữu có thể gặp phải trên đường tìm hiểu nguồn gốc và căn tính của mình. Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng chúng ta chắc chắn không thể tìm thấy hình ảnh Thiên Chúa “trên máy tính, hoặc trong những cuốn bách khoa toàn thư”. Trái lại, chúng ta chỉ có thể tìm thấy hình ảnh Thiên Chúa và “hiểu về căn tính của chúng ta” khi chúng ta dám cất bước “trong một cuộc hành trình”. Chẳng vậy, “chúng ta sẽ không bao giờ biết được khuôn mặt Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha giải thích như sau:
“Những ai không bao giờ cất bước trong một hành trình, sẽ không bao giờ biết hình ảnh của Thiên Chúa, sẽ không bao giờ tìm thấy khuôn mặt của Chúa Kitô. Các kitô hữu ngồi một chỗ hay các Kitô hữu thụ động sẽ không bao giờ biết về khuôn mặt của Thiên Chúa: Họ không biết Ngài. Họ nói: “Thiên Chúa là như thế này, thế kia… nhưng những người thơ ơ sẽ không biết gì về Ngài. Anh chị em cần phải có một con tim thổn thức trên hành trình tìm kiếm Thiên Chúa, sự thổn thức mà Thiên Chúa đặt trong tâm hồn mỗi người chúng ta và đưa chúng ta tiến về phía trước trong việc tìm kiếm Ngài”.
Một “bức biếm họa” về Thiên Chúa
Đức Thánh Cha nói tiếp là dĩ nhiên “cất bước trên một hành trình như thế và để cho Thiên Chúa hay cuộc đời thử thách chúng ta nghĩa là đón nhận rủi ro.” Đó là những gì mà những nhân vật vĩ đại [của Kinh Thánh] như Êlia, hay Giêrêmia hay ông Giop đã làm khi đương đầu với những nguy hiểm và những cảm nhận mệt mỏi và mất lòng tin. Nhưng chúng ta cũng có những nguy cơ khác khi trở nên ù lì và do đó tạo ra sai lầm trong việc tìm kiếm Thiên Chúa. Đức Thánh Cha đã chỉ ra điều này khi đề cập đến đoạn Tin Mừng trong đó các kinh sư và người Pharisêu quở trách Chúa Giêsu và các môn đệ ăn mà không rửa tay:
“Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu gặp những người sợ cất bước trong hành trình tìm kiếm căn tính của mình và những người hài lòng với một hình ảnh biếm họa về Thiên Chúa. Đó là căn tính sai lạc. Những con người thờ ơ này đã làm câm nín sự thổn thức trong tâm hồn mình, họ mô tả Thiên Chúa với những giới răn và quên đi Ngài. ‘Các ngươi chỉ tuân theo các truyền thống con người khi bỏ qua lệnh truyền của Thiên Chúa’, và khi làm như vậy họ quay lưng lại với Thiên Chúa, không cất bước trong hành trình hướng về Thiên Chúa và khi họ cảm thấy không an toàn, họ lại chế tạo hay đặt ra nên một điều răn khác”.
Ân sủng để ở lại trong nẻo đường đoan chính
Đức Thánh Cha kết luận rằng “những ai hành động như trên thực ra đang đi trên ‘cái gọi là đạo’, nhưng chỉ là một con đường chẳng đi đến đâu, một con đường mơ mơ màng màng”.
“Hôm nay phụng vụ mời gọi chúng ta suy tư về hai đoạn văn này, như là hai thẻ căn cước mà tất cả chúng ta đều có. 1. Thiên Chúa đã dựng nên ta cách này. Ngài nói với chúng ta: ‘Hãy cất bước và con sẽ khám phá ra căn tính của con, vì con là hình ảnh của Thiên Chúa, con được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa. Chỗi dậy và tìm kiếm Thiên Chúa. 2. Đừng lo lắng: hãy thực thi tất cả những giới răn này, và đây là Thiên Chúa. Đây là khuôn mặt của Thiên Chúa’.
Xin Chúa ban cho tất cả chúng ta ơn can đảm để cất bước trong cuộc hành trình tìm kiếm khuôn mặt của Chúa, khuôn mặt mà một ngày nào đó chúng ta sẽ thấy, nhưng chúng ta phải tìm kiếm ngay ở đây, trên dương thế này”.
3. Lịch sử và ý nghĩa ngày thứ Tư Lễ Tro
Ngày Thứ Tư Lễ Tro, chúng ta nghe văng vẳng lời thánh ca từ Sách Sáng thế: Hỡi người hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro.
Lời Kinh thánh này nhắc nhở chúng ta ý thức về thân phận con người qua biểu hiệu "bụi tro" được dùng trong Kinh thánh và trong nghi lễ ngày Thứ Tư đầu Mùa Chay.
Giáo Hội đã có tục lệ bỏ tro cho hối nhân đã phạm một số tội nặng cách công khai, mà mọi nguời đều biết, như chối bỏ đức tin, giết người, ngoại tình . . . Những người này bị loại ra khỏi cộng đoàn tín hữu. Ðể được nhận lại trong cộng đoàn, họ phải làm việc thống hối công khai theo định chế Giáo Hội đưa ra. Vào ngày thứ Tư trước Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, những hối nhân này sẽ tụ tập lại tại nhà thờ chính tòa, và sau khi xưng thú tội của mình, họ sẽ được Ðức Giám mục trao cho chiếc áo nhậm mang trên mình, rồi lãnh nhận tro trên đầu và trên mình. Sau đó họ bị đuổi ra khỏi nhà thờ và được chỉ định đi tới một tu viện để ở đó và thi hành một số việc thống hối đã ra cho họ. Vào sáng thứ năm Tuần thánh, các hối nhân này tụ tập lại tại nhà thờ chính tòa, được Ðức Giám mục xem xét việc thực hành thống hối của họ trong Mùa Chay, sau đó ngài đọc lời xá giải tội lỗi của họ để giao hòa với cộng đoàn. Từ đây họ được quyền tham dự các buổi cử hành bí tích.
Về sau định chế thống hối công khai không còn nữa, tuy nhiên lễ nghi bỏ tro vẫn còn giữ lại trong ngày Thứ Tư Lễ Tro. Ðầu tiên chỉ có các tín hữu lãnh nhận tro trên mình. Về sau các Ðức Giáo Hoàng và tín hữu đều lãnh tro, để tỏ lòng thống hối.
Vào thế kỷ thứ 11, cũng tại Rôma, Ðức Giáo Hoàng tập họp các giáo sỹ, giáo dân tại nhà thờ thánh Anastasia. Ngài làm phép tro, bỏ tro cho mọi người, sau đó tất cả đi kiệu về nhà thờ thánh nữ Sabina ở đồi Aventino.
Ngày nay vào Thứ Tư Lễ Tro, Ðức Giáo hoàng cũng đến làm phép tro và bỏ tro tại nhà thờ Thánh nữ Sabina theo truyền thống xưa. Trước đó có cuộc rước kiệu từ nhà thờ thánh Anselmô cũng trên dồi Aventino. Tại nhà thờ thánh nữ Sabina, ngài công bố sứ điệp Mùa Chay cho toàn thể Giáo Hội.
4. Con cái là hồng ân của Chúa - Một xã hội không có con là một xã hội không ký ức và không tương lai
Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 11 tháng Hai, Đức Thánh Cha đã nói về con cái trong gia đình. Ngài trích một câu trong sách Isaia miêu tả cảnh gia đình hạnh phúc: “Con trai ngươi từ phương xa tới, con gái ngươi được ẵm bên hông. Khi dó ngươi sẽ nhìn và sẽ rạng rỡ, tim ngươi sẽ hồi hộp và nở lớn” (Is 60,4-5a). Đây là một hình ảnh tuyệt vời của niềm hạnh phúc đạt được trong cảnh gặp gỡ giữa cha mẹ và con cái, cùng tiến bước về một tương lai tự do và hòa bình, sau một thời gian thiếu thốn và chia cách. Thật thế, có một ràng buộc chặt chẽ giữa niềm hy vọng của một dân tộc và sự hài hòa giữa các thế hệ. Niềm vui của con cái khiến cho con tim của cha mẹ hồi hộp và rộng mở cho tương lai.
Đức Thánh Cha nói:
Con cái là niềm vui của gia đình và của xã hội. Chúng không phải là một vấn đề sinh học truyền sinh, cũng không phải là một trong biết bao kiểu cloning – tức là sao y chính mình, lại càng không phải là một chiếm hữu của cha mẹ. Không, con cái là một ơn, chúng là một ân sủng. Mỗi người là duy nhất và không thể lập lại được; nhưng đồng thời con cái cũng được gắn liền với nguồn gốc của mình một cách không thể nhầm lẫn được. Thật vậy, là con trai con gái theo chương trình của Thiên Chúa có nghĩa là mang theo trong mình ký ức và niềm hy vọng của một tình yêu đã thực hiện chính mình bằng cách thắp sáng lên sự sống của một con người khác, độc đáo và mới mẻ. Và đối với các cha mẹ mỗi một đứa con là chính nó, khác biệt. Xin anh chị em cho phép tôi nhớ tới một kỷ niệm gia đình. Tôi còn nhớ mẹ tôi đã nói về chúng tôi là năm anh chị em: “Tôi có năm người con”, Khi người ta hỏi bà: “Bà thích đứa nào nhất?” Bà trả lời: “Tôi có năm đứa con như năm ngón tay”. Bà chỉ các ngón tay và nói: “Nếu người ta đánh ngón này, nó làm tôi đau; nếu người ta đánh ngón kia, nó làm tôi đau. Cả năm ngón đều làm tôi đau. Tất cả chúng là con tôi, nhưng tất cả đều khác nhau như các ngón của bàn tay”. Gia đình tôi là như thế đấy! Các con khác nhau, nhưng tất cả là con.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:
Ta yêu một người con, bởi vì nó là con, chứ không phải vì nó đẹp, lành mạnh, tốt, không phải vì nó suy tư như tôi, hay nhập thể các ước mong của tôi. Một người con là một người con, một sư sống đã được sinh ra bởi chúng ta nhưng được chỉ định cho nó, cho thiện ích của nó, cho thiện ích của gia đình, của xã hội và của toàn nhân loại. Từ đó cũng phát xuất ra sự sâu thẳm của kinh nghiệm nhân bản là con trai và con gái, cho phép chúng ta khám phá ra chiều kích nhưng không của tình yêu, không ngừng làm cho chúng ta ngạc nhiên. Đó là vẻ đẹp được yêu trước: trước khi làm đuợc bất cứ gì để xứng đáng điều ấy, trước khi biết nói hay biết nghĩ và cả trước khi chào đời nữa!
Biết bao nhiêu lần tôi thấy các bà mẹ ở công trường giơ bụng cho tôi coi và xin tôi chúc lành cho họ… các đứa trẻ này đã được yêu thương trước khi chúng vào đời. Đó là sự nhưng không, đó là tình yêu; chúng được yêu thương trước khi sinh ra, như tình yêu của Thiên Chúa, là Đấng yêu chúng ta trước. Chúng được yêu trước: trước khi làm được bất cứ gì để xứng đáng điều ấy, trước khi biết nói hay biết nghĩ và cả trước khi chào đời nữa.
Là con cái là điều kiện nền tảng để nhận biết tình yêu của Thiên Chúa, là suối nguồn cuối cùng của phép lạ đích thật này.
Trong linh hồn của mỗi người con, cho dù có dễ bị tổn thương tới đâu, Thiên Chúa đặt để dấu ấn của tình yêu đó, là nền tảng phẩm giá cá nhân, một phẩm giá mà không có gì và không có ai sẽ có thể phá hủy được.
Ngày nay các người con xem ra khó tưởng tượng ra tương lai. Trong các bài giáo lý trước đây tôi đã nhấn mạnh rằng các người cha có lẽ đã thụt lùi một bước và con cái đã trở nên chắc chắn trong việc bước tới. Chúng ta có thể học tương quan tốt giữa các thế hệ từ Cha trên Trời, là Đấng để cho từng người trong chúng ta tự do, nhưng không bao giờ để chúng ta một mình. Và nếu chúng ta sai lầm, thì Người tiếp tục theo chúng ta với lòng kiên nhẫn mà không giảm thiểu tình yêu đối với chúng ta. Cha thiên quốc không lui bước; Ngài muốn rằng con cái Ngài can đảm và tiến bước.
Về phía mình con cái không được sợ dấn thân xây dựng một thế giới mới: chúng thật đúng, khi ước ao nó tốt lành hơn là thế giới chúng đã nhận lãnh. Nhưng điều này đươc làm mà không xấc láo, không yêu sách. Cần phải biết thừa nhận giá trị của con cái, và phải luôn luôn tôn kính cha mẹ.
Điều răn thứ tư xin con cái – và chúng ta tất cả là con cái – thờ kính cha mẹ (x, Xh 20,12). Điều răn này đến ngay sau các điều răn liên quan tới Thiên Chúa. Qủa thế, nó chứa đựng một cái gì thánh thiêng, một cái gì nằm ở gốc rễ của mọi loại tôn trọng khác giữa con người. Và trong kiểu nói kinh thánh của điều răn thứ tư người ta còn thêm: “để cho ngươi được sống lâu trong đất Thiên Chúa ban cho ngươi”.
Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:
Mối dây nối kết mạnh mẽ giữa các thế hệ là bảo đảm cho tương lai, và bảo đảm của một lịch sử nhân bản thực sự. Một xã hội con cái không thờ kính cha mẹ là một xã hội không danh dự, bị chỉ định tràn đầy những người trẻ khô cằn và tham lam. Nhưng một xã hội hà tiện việc sinh sản, không yêu thích được vây quanh bởi con cái, nhất là coi chúng là một mối lo âu, một gánh nặng, một liều lĩnh, là một xã hội trầm cảm. Nếu một gia đình quảng đại có nhiều con cái bị coi như là một gánh nặng, thì có cái gì đó không ổn! Chúng ta hãy nghĩ tới biết bao xã hội ở Âu châu này: đó là các xã hội trầm cảm, bởi vì chúng không muốn có con, không có con, mức sinh không tới một phần trăm. Tại sao vậy? Mỗi người hãy suy nghĩ và trả lời.
Việc sinh con cái phải có tinh thần trách nhiệm, như Thông điệp Humanae vitae của Chân phước Phaolô Đệ Lục dậy, nhưng có nhiều con hơn không thể tự động trở thành một lựa chọn trách nhịệm. Sự sống trở thành trẻ trung và có được các năng lực bằng cách nhân nhiều lên: nó trở thành giầu có chứ không nghèo nàn đi! Con cái học lo lắng cho gia đình, trưởng thành trong việc chia sẻ các hy sinh của nó, lớn lên trong việc đánh giá các ơn của nó. Kinh nghiệm tươi vui của tình huynh đệ linh hoạt lòng tôn trọng và việc chăm sóc cha mẹ, mà chúng ta phải biết ơn. Biết bao anh chị em hiện diện ở đây có con cái và chúng ta tất cả là con. Chúng ta hãy làm một điều, hãy giữ một phút thinh lặng. Mỗi người trong chúng ta hãy nghĩ tới con cái mình trong tim, nếu có con, hãy suy nghĩ trong thinh lặng. Và tất cả chúng ta nghĩ tới cha mẹ của chúng ta và cảm tạ Thiên Chúa vì ơn sự sống. Trong thinh lặng, ai có con cái thì nghĩ tới chúng, và chúng ta tất cả nghĩ tới cha mẹ mình. Xin Chúa chúc lành cho cha mẹ của chúng ta và chúc lành cho con cái anh chị em.
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ: Xin Chúa Giêsu là Con vĩnh cửu đã trở thành con trong thời gian, giúp chúng ta tìm ra con đường dãi toả một cách mới mẻ kinh nghiệm nhân bản là con đơn sơ và to lớn này. Trong việc nhân thế hệ nhiều lên có một mầu nhiệm phong phú sự sống của tất cả mọi nguời đến từ chính Thiên Chúa. Chúng ta phải tái khám ra nó, bằng cách thách thức thành kiến, và sống nó trong đức tin và trong sự tươi vui toàn thiện. Và tôi nói: thật là xinh đẹp biết bao, khi tôi đi ngang qua giữa anh chị em và trông thấy các người cha và người mẹ giơ con lên để được chúc lành; đây là một cử chỉ hầu như thiên linh. Xin cám ơn anh chị em vì làm như thế.
5. Lòng thương xót của Thiên Chúa vượt qua mọi rào cản
Chúa Giêsu đã trở thành thuyền và xe để chuyên chở lòng thương xót chữa lành của Chúa Cha. Đây cũng là bản chất sứ vụ của Giáo Hội phải được thể hiện rõ rệt hơn hết nơi các vị Hồng Y.
Đức Thánh Cha đã nói như trên trong buổi đọc Kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật 15 tháng Hai trước hàng chục ngàn tín hữu sau khi ngài cử hành thánh lễ tạ ơn với các tân Hồng Y bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
"Lòng thương xót của Thiên Chúa vượt qua mọi rào cản," Đức Thánh Cha nói. "Bàn tay của Chúa Giêsu chạm vào người phong cùi, nghĩa là Chúa Kitô không hành động từ một khoảng cách an toàn, cũng không hành động qua một trung gian nhưng tiếp xúc trực tiếp với sự lây lan tội lỗi của chúng ta. Vì vậy, tội lỗi của chúng ta trở thành một nơi gặp gỡ: Đức Giêsu gánh lấy bệnh hoạn nhân sinh của chúng ta và chúng ta nhận lãnh nơi Ngài ơn chữa lành – là nhân tính lành mạnh của Ngài. Điều này xảy ra mỗi khi chúng ta nhận lãnh một bí tích với đức tin: Chúa Giêsu 'chạm' vào chúng ta và ban cho chúng ta ân sủng của Ngài. Trong trường hợp này, chúng ta đặc biệt nghĩ đến là Bí Tích Hòa Giải là bí tích chữa lành chúng ta khỏi thứ phong cùi tội lỗi. "
Đức Thánh Cha kết luận rằng, nếu chúng ta bắt chước Chúa Kitô, như Thánh Phaolô khuyên chúng ta trong Thư gửi tín hữu Côrintô (xem 1 Cor 11: 1) trước những người nghèo hoặc người bệnh, chúng ta không nên sợ nhìn vào mắt những người đau khổ này, nhưng hãy gần gũi với những người đau khổ với sự dịu dàng và lòng từ bi.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
"Nếu điều ác là truyền nhiễm, thì điều thiện cũng vậy; do đó, chúng ta phải để cho sự thiện triển nở giữa chúng ta, ngày càng nhiều; để chúng ta bị nhiễm bởi những điều thiện, và chúng ta hãy lây lan những sự tốt lành này. "
Cuối buổi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã chúc mừng đặc biệt tất cả những dân tộc trên thế giới đang chuẩn bị đón năm mới âm lịch. "Cầu xin những lễ hội này mang lại những dịp vui mừng để tái khám phá và sống mãnh liệt tình anh em, đó là mối giây ràng buộc quý giá của cuộc sống gia đình và là nền tảng của đời sống xã hội,"
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ hy vọng rằng các dân tộc sẽ đánh dấu năm mới âm lịch với một quyết tâm xây dựng một xã hội trong đó các quan hệ giữa các cá nhân được hình thành với sự tôn trọng lẫn nhau, công lý và bác ái.