Phụng Vụ - Mục Vụ
Yêu thương để biến thù thành bạn
Lm Đan Vinh
01:01 19/02/2020
Chúa Nhật 7 Thường Niên A
Lv 19,1-2.17-18; 1 Cr 3,16-23; Mt 5,38-48
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 5,38-48.
38 "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. 39 Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. 40 Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. 41 Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. 42 Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi.
43 "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. 44 Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.45Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. 46 Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? 47 Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? 48 Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.
2. Ý CHÍNH:
Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giê-su dạy chúng ta phải yêu thương hết mọi người: kẻ thù của mình, kẻ ghét mình, kẻ ngược đãi và vu khống mình… để chúng ta được nên trọn lành giống như Chúa Cha trên trời, "là Đấng làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương."
3. CHÚ THÍCH:
- C 38-39: + Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng: Đây là luật hình sự dựa trên nguyên tắc đối trọng: ai đã gây thiệt hại, thì phải sửa chữa thiệt hại đã gây ra. (x. Xh 21,23-25; Lv 24,19-20; Đnl 19,21). + Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa: Đức Giê-su dạy môn đệ khi bị kẻ khác xúc phạm, hãy đối xử từ bi nhân ái để biến thù thành bạn.
- C 41-42: + Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm: Có lẽ đây là một dịch vụ do người Rô-ma bắt buộc người Do thái phải làm, như trường hợp quân Rô-ma bắt ông Si-môn Ky-rê-nê vác đỡ thập giá của Đức Giê-su. + Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi: Ở bên đất thánh Pa-lét-ti-na, "cho vay” cũng giống như “bố thí” (x. Hn 29,1). Nghĩa là người Do thái không được cho người đồng chủng Do thái vay tiền để lấy tiền lãi (x. Xh 22,24).
- C 43-44: + Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em: Đức Giê-su muốn các môn đệ mở rộng tình thương đến các người dân ngoại và cả với những kẻ đối xử không tốt hoặc có hành vi ngược đãi mình.
- C 45-48: + Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện: Đức Giê-su dạy môn đệ phải có tình thương tột đỉnh noi gương Thiên Chúa Cha trên trời, đã không phân biệt đối xử khi ban ơn cho cả những kẻ xấu và kẻ bất lương.
4. CÂU HỎI:
1) Luật “Mắt đền mắt, răng đền răng” là luật gì và có nghĩa thế nào?
2) Đức Giê-su muốn dạy các môn đệ chúng ta điều gì qua bài Tin Mừng hôm nay: “Đừng chống cự người ác; sẵn sàng đi gấp đôi số dặm mà những kẻ mạnh thế bắt mình phải đi; quảng đại đáp ứng nhu cầu của kẻ ăn xin vay mượn; yêu kẻ thù…”?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48).
2. CÂU CHUYỆN:
1) SỨC MẠNH HOÁN CẢI TỘI NHÂN CỦA LÒNG NHÂN ÁI:
Ngày kia thánh Clementê đi vào một tiệm ăn, ngửa tay ra và nói:
- Xin quý ông rộng lượng bố thí cho các em mồ côi một miếng cơm, một manh áo.
Tức thì các thực khách cười lên hô hố tỏ vẻ khinh bỉ. Sau đó, một anh thợ giày đã nói:
- Một miếng ư, được lắm.
Rồi anh ta uống một ngụm bia, phùng má trợn mắt phun thẳng vào mặt thánh nhân. Chúng ta thử tưởng tượng xem thánh nhân đã phản ứng thế nào? Có lẽ ngài sẽ giáng cho anh ta một cái tát tai. Nhưng không, ngài vẫn bình tĩnh, rút khăn lau mặt, rồi lại ngửa tay và nói:
- Thưa quý ông, đó là phần của tôi, còn phần của các em mồ côi đâu chưa thấy.
Anh thợ giày bỗng té nhào xuống đất như bị một cú đấm thôi sơn, vì anh ta không thể rằng trên cõi đời nham nhở này mà lại có người khí phách như vậy. Anh lồm cồm ngồi dậy và lắp bắp nói:
- Tôi... tôi sẽ gởi tặng cho các em.
Sau đó, anh dành ra một số tiền lớn để trao tận tay cho thánh nhân để tạ lỗi.
2) GIÓ VÀ MẶT TRỜI AI MẠNH HƠN AI?
Một lần nọ, gió bão và mặt trời tranh cãi nhau xem ai có sức mạnh hơn. Cả hai đều kể lại những chiến tích oai hùng của mình để chứng minh mình có sức mạnh hơn đối phương. Vừa lúc đó có một khách bộ hành đang từ xa tới gần. Cả hai đồng ý kiểm tra sức mạnh bằng cách cố cởi cái áo choàng của người khách bộ hành đang mặc trong thời gian ngắn nhất.
Cơn gió bão đòi ra tay trước. Nó tạo ra một luồng gió xoáy dữ dội nhất từ trước đến giờ, và ngay từ lần cố gắng đầu tiên, gần như nó đã có thể xé rách cái áo choàng của người bộ hành. Nhưng người đàn ông kia đã dùng tay ôm chặt chiếc áo choàng, và còn nằm đè lên chiếc áo choàng, khiến gió bão dù tốn rất nhiều sức lực mà vẫn không làm cho chiếc áo bung ra khỏi người khách bộ hành được. Sau cùng cơn gió bão đành chấp nhận chịu thua.
Đến lượt mặt trời ra tay. Đầu tiên mặt trời xua tan những đám mây đen giăng kín bầu trời và rọi những tia nắng xuống đầu người khách bộ hành. Một vài phứt sau, cảm thấy mồ hôi xuất ra do nhiệt độ tăng đột ngột, người khách bộ hành vội vã cởi chiếc áo choàng ra phơi và đến chỗ cây có che bóng râm gần đó tránh nắng, và chung cuộc mặt trời đã chiến thắng gió bão.
Như vậy trong việc giáo dục con người, dùng tình thương thuyết phục sẽ có hiệu quả hơn dùng biện pháp đánh phạt chửi mắng.
3) TÔI ĐÃ TRẢ THÙ ĐƯỢC RỒI ! :
Có hai người đàn ông thổ dân nước Nam Phi rất thù hằn ganh ghét nhau. Ngày kia một trong hai người gặp thấy đứa con gái nhỏ của kẻ thù đang dạo chơi trong rừng, liền bắt cô bé chặt đứt ngón tay út rồi thả ra. Cô bé bị đau la khóc dùng tay còn lại ôm chặt bàn tay bị chặt đứt ngón út chạy mau về nhà chữa trị, đang khi tên hung thủ la to rằng: “Ta đã trả thù được rồi!”.
Mười năm sau, cô bé bị chặt ngón đã lấy được một người chồng Công Giáo giàu có trong vùng. Ngày kia, một kẻ ăn xin tới xin ăn, bà chủ nhà nhận ngay ra kẻ trước đây đã chặt ngón tay của mình. Bà vào trong nhà, sai gia nhân đem cơm thịt ra đãi người ăn xin. Khi kẻ thù đã ăn no, bà mới giơ bàn tay có ngón út bị cụt ra và nói: “Hôm nay tôi đã trả thù được rồi!”.
Tên ăn mày lập tức nhận ra người đàn bà đối xử tốt với mình không ai khác hơn là cô bé năm xưa đã từng bị hắn chặt đứt ngón tay để trả thù, nên hắn rất hối hận và đã quỳ gối cám ơn bà không những không chấp nhất tội hắn mà còn đối xử nhân hậu là cho hắn một bữa ăn ngon.
4) LẤY ƠN BÁO OÁN ĐỂ HÓA GIẢI HẬN THÙ:
Hai ông nông dân một người tên Thành một người tên Mạnh sống cạnh nhà nhau và vả hai đều trồng dưa trên khu vườn phía sau nhà mỗi người. Ông Mạnh do vướng vào bài bạc rượu chè nên bỏ bê không quan tâm chăm sóc tưới bón, nên đến mùa vườn dưa nhà anh không thu hoạch được bao nhiêu. Đang khi đó vườn dưa nhà ông Thành lại được mùa bội thu, và đã sắm sửa được nhiều thứ trong nhà. Nổi máu ganh ghét, ông Mạnh đã xúi hai thằng con trai lớn ban đêm sang phá hoại vườn dưa nhà ông Thành vừa hái trái vừa nhổ cây, gây thiệt hại nặng nề cho gia đình ông Thành.
Trước hành động gây hấn đó, gia đình ông Thành rất tức giận bàn nhau báo thù. Buổi tối trước khi ra tay hành động, ông Thành suy nghĩ miên man và may thay, Lời Chúa ông mới nghe trong thánh lễ đã đánh động ông: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em”… “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa.” (Mt 5, 44. 38-39).
Nhờ Lời Chúa tác động, ông Thành đã bàn với vợ con đợi đến khi trời sáng sẽ kéo nhau sang vườn dưa ông Mạnh, không phải để phá hoại nhưng chăm sóc, tưới nước, xịt thuốc, bón phân. Chẳng bao lâu sau, vườn dưa của ông A trở nên xanh tốt không kém gì dưa nhà ông B.
Trước việc làm cao đẹp của ông Thành, cả gia đình ông Mạnh hết sức hối hận vì việc làm sai trái của mình, rồi dắt nhau qua tận nhà ông Thành để tạ lỗi. Từ đó, hai gia đình đã kết nghĩa anh em, thề quyết sẽ yêu thương và gắn bó với nhau mãi mãi.
Như vậy, Lời Chúa dạy yêu kẻ thù và lấy ơn báo oán trong Tin Mừng hôm nay chính là một giải pháp hoàn hảo để tránh các tranh chấp và mang lại bình an hòa thuận trong gia đình và xã hội.
3. SUY NIỆM:
1) “ĐỪNG CHỐNG CỰ NGƯỜI ÁC...":
- So sánh Luật đạo cũ với đạo mới: Luật Mô-sê đã tiến bộ hơn nếu so sánh với thời đại trước đó, vì về việc báo oán, Luật Mô-sê chỉ đòi kẻ tấn công bị đối xử ngang bằng điều xấu mà hắn đã gây ra cho nạn nhân. Thực vậy, sách Sáng thế ký đã ghi lại lời của La-méc: "Ca-in sẽ được báo thù gấp bảy, nhưng La-méc thì gấp bảy mươi bảy" (St 4,24), đang khi Mô-sê ra luật trả báo công bình như sau: “Nếu hai người đàn ông đánh nhau mà có gây tổn thương…, thì ngươi phải lấy mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân, vết bỏng đền vết bỏng, vết thương đền vết thương, vết bầm đền vết bầm” (Xh 21,22-25). Tuy nhiên Đức Giê-su trong Tin Mừng hôm nay lại kêu gọi môn đệ nên hoàn thiện bằng thái độ nhẫn nhịn chịu đựng và lấy tình thương xóa bỏ hận thù như sau: "Nếu ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa... Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài... Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm... Ai xin thì anh hãy cho; ai muốn vay mượn thì anh đừng ngoảnh mặt đi" (c 39-42).
- Trước những lời dạy nầy của Đức Giê-su, những kẻ suy nghĩ nông cạn vội cho đây là thái độ của kẻ hèn nhát nhu nhược, khuyến khích kẻ gian ác lộng hành: “Chúng được đằng chân, sẽ lân đằng đầu”; Nhưng những người khôn ngoan lại công nhận đây là lối hành xử tối ưu để giải quyết tận gốc các xung đột xã hội và mang lại hòa bình lâu dài. Thực vậy, nếu bị kẻ ác đánh một cái mà ta đánh lại, thì chắc chắn chúng sẽ đánh tiếp và bạo lực sẽ ngày một gia tăng. Nhưng nếu ta chịu đựng và nói chuyện phải quấy thì có thể kẻ đó sẽ bị khuất phục. Chúng ta có thể ví bạo lực giống như sức mạnh của cây búa tạ trong tay thợ đập đá, tảng đá dù cứng rắn đến đâu, cũng sẽ bị bể tan! Đang khi hồ nước mềm mại có bị búa tạ bổ xuống vẫn không hề hấn gì, trái lại còn có thể nhấn chìm cây búa tạ kia xuống đáy hồ. Trước cơn bão táp cuồng phong, những cây cổ thụ cao lớn cứng cáp kháng cự lại sẽ bị gãy cành trốc gốc, đang khi rặng tre, lau sậy chịu uốn mình theo chiều gió nên vẫn được an toàn. Thế nên Lão tử đã dạy các môn sinh: “Lấy nhu thắng cương, nhược thắng cường”. Môn phái Judo cũng theo quy luật nầy dùng sự mềm dẻo để tự vệ, đánh bại đòn tấn công hung hãn của đối phương.
- Khi dạy các điều trên, chắc chắn Đức Giê-su không muốn duy trì tình trạng những người thân yếu thế cô phải cam chịu sự đàn áp của những kẻ tàn bạo gian ác. Nhưng nếu chủ trương lấy ác báo ác, thì con người sẽ lâm vào vòng xoáy bạo lực: Thay vì chỉ có một kẻ ác, giờ đây lại thêm kẻ ác thứ hai là người đang bị áp bức. Đức Giê-su muốn các môn đệ lấy thiện thắng ác, lấy tình yêu đáp trả hận thù để hóa giải và biến thù thành bạn. Nhưng giả như kẻ ác vẫn cố chấp thì bấy giờ mới xử lý, giống như Đức Giê-su trước Thượng Hội Đồng Do thái đã bị một tên gia nô của thượng tế Khan-na tát, đã không giơ má kia, nhưng hạch lại hắn: "Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào. Còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” (Ga 18,23).
2) HÃY YÊU KẺ THÙ VÀ CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG KẺ NGƯỢC ĐÃI ANH EM:
- Thái độ thông thường của người đời chúng ta là yêu ai yêu mình, và ghét những kẻ ghét hại mình và chống lại Thiên Chúa như Sách Thánh đã ghi lại lời cầu nguyện của dân Do thái: "Lạy Chúa, ước chi Ngài tiêu diệt kẻ gian tà... Lạy Chúa, kẻ ghét Ngài, làm sao con không ghét? Con ghét chúng, ghét cay, ghét đắng, chúng trở thành thù địch của chính con" (Tv 139,19-22).
- Nhưng Đức Giê-su dạy các môn đệ phải vượt lên những điều bình thường này bằng cách yêu những kẻ ghét mình noi gương Chúa Cha: "Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời. Vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính" (Mt 5,44-45).
3) HÃY NÊN HOÀN THIỆN NOI GƯƠNG CHÚA CHA NHƯ ĐỨC GIÊ-SU:
- Đức Giê-su đã yêu thương tha thứ cho những kẻ thù ghét làm hại mình: Người nhẫn nhịn chịu đựng khi bị xét xử bất công, bị xỉ vả đánh đập, bị lột áo trong áo ngoài, bị hành hình đóng đinh tay chân vào thập giá giữa hai tên trộm cướp… Người đã cầu xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ làm khổ mình: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).
- Chúng ta cũng phải tha thứ cho tha nhân: khi giận hờn, căm ghét người khác, tâm hồn chúng ta sẽ mất bình an, ta sẽ không còn thiết ăn uống vì dạ dày không làm việc, sẽ hay suy nghĩ thở dài và không ngủ yên giấc, bệnh tim mạch gia tăng và sẽ bị đột quỵ... trong khi kẻ bị ta thù ghét vẫn sống yên ổn! Như vậy sự giận ghét không những không làm hại kẻ thù mà còn quay ra làm hại chính ta và cắt ngắn tuổi thọ của ta. Vậy chúng ta còn đợi gì mà không tha thứ cho tha nhân theo lời Chúa dạy?
- Hãy cầu nguyện và làm điều tốt để đáp trả kẻ đang thù ghét làm hại mình: Thay vì nuôi lòng thù hận, chúng ta hãy cầu xin Chúa thay đổi lòng trí kẻ thù ghét ta. Hãy tìm dịp thuận tiện để khen ngợi nói tốt cho họ. Khi nghe ai chỉ trích nói xấu họ, thay vì “đổ dầu vào lửa”, chúng ta hãy làm trạng sư để bào chữa lỗi lầm cho họ…
4. THẢO LUẬN:
Hãy xét xem hiện giờ bạn đang giận ghét người nào nhất? Bạn sẽ làm gì để thực hành lời Chúa dạy hôm nay để biến thù thành bạn?
5. LỜI CẦU:
Lạy Chúa Giê-su,
Hình ảnh đẹp nhất là hình ảnh của Chúa xưa kia trên núi Sọ: Dù đang bị đám đông thù ghét phỉ báng, hành hạ, đòi phải đóng đinh vào thập giá mà Chúa vẫn nhẫn nhịn chịu đựng và còn cầu xin Chúa Cha tha cho những kẻ làm hại mình. Xin ban cho chúng con tình yêu thương và lòng từ bi nhân hậu của Chúa, bằng thái độ bao dung cảm thông, sẵn sàng tha thứ cho những kẻ đã nói lời xúc phạm đến chúng con, hầu chúng con nên “con yêu dấu luôn làm đẹp lòng Chúa Cha” noi gương Chúa khi xưa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG COM.
Trả đũa
Lm Vũđình Tường
04:47 19/02/2020
Có những người chúng ta ưa thích, có những người chúng ta thích ít hơn, lại có những người chúng ta không ưa, cũng chẳng thích; lại có những người chúng ta làm ngơ, coi như họ không có trong đời. Trong giao tiếp hàng ngày, rất khó tránh khỏi những xung khắc. Xung khắc đến từ khác biệt cách suy nghĩ, cách xử thế, cách giải quyết vấn đề, quan niệm sống. Chính những điều này dẫn đến việc tranh cãi, từ đó sinh ra xung khắc, đôi khi dẫn đến ẩu đả, thù hằn. Khi điều đó xảy ra chúng ta đòi công lí. Từ đó dẫn đến thưởng phạt. Để tránh cá nhân lạm dụng sức mạnh phe cánh, trong lúc nóng giận, làm hại cá nhân khác, chính phủ can thiệp, bằng cách đưa ra luật lệ bảo vệ mọi công dân, tránh trường hợp trả thù quá đáng gây thiệt hại đến nhân mạng người khác.
Đức Kitô dậy các môn đệ không nên tìm cách trả thù theo thói xã hội cho là công bằng, hợp lí. Ngài dậy các môn đệ, thứ nhất hãy yêu thương kẻ thù và thứ hai, hãy cầu nguyện cho kẻ bách hại ta. Cầu nguyện cho kẻ thù cho biết ta đã không ghét bỏ kẻ làm hại ta, mà còn cầu cho họ được bình an trong tâm hồn. Giáo huấn này vượt khỏi mọi suy luận hợp lí, công bằng, xã hội cổ võ. Đức Kitô kêu gọi ta yêu thương mọi người. Chính Ngài yêu thương tất cả, chết cho tất cả, và sống lại ban ơn cứu độ cho tất cả. Ai đón nhận Ngài đều nhận được ơn trường sinh. Ta chọn yêu người ta thích. Đức Kitô chọn yêu mọi người.
Đức Kitô dậy dùng tình yêu xoá bỏ hận thù. Hận thù gây thêm thù hận; tình yêu xoá bỏ hận thù. Tình yêu có sức mạnh xoa dịu cơn giận, làm mềm con tim chai đá, biến hận thù thành tình bạn. Có người lí luận, sức mạnh có khả năng khống chế nghịch cảnh, bất bình. Thực tế thì sức mạnh có khả năng làm lắng dịu căng thẳng. Vấn đề không được giải quyết thoả đáng, chỉ làm dịu, bớt căng thẳng, xung khắc tạm ngủ yên, khi hoàn cảnh thuận lợi thì căng thẳng lại bùng lên. Đức Kitô cho biết giải quyết vấn đề bằng sức mạnh, lắng dịu bên ngoài chỉ là giải quyết tạm thời. Giải quyết vấn đề thực sự phải đến từ con tim yêu mến, thứ tha. Con tim biết tha thứ, nhân nhượng lẫn nhau, triệt tiêu mọi xung khắc như thế vấn đề mới thực sự được giải quyết.
Thư hai, khi người bách hại ta là kẻ có quyền, có thế, hãy ôn tồn, từ tốn, nhẹ nhàng và kiên nhẫn làm giảm căng thẳng, xung đột. Đối xử nhẹ nhàng như thế kẻ thù sẽ bỏ đi, cảm thấy mình quá đáng. Như thế làm họ suy nghĩ, hy vọng dẫn đến thay đổi, thống hối. Để có thể cầu nguyện cho kẻ bách hại ta, chúng ta không thể tự mình làm điều đó, mà cần có ơn Chúa trong tâm hồn. Không thể minh xác lời cầu của ta giúp ích kẻ làm hại ta thế nào, nhưng chính ta cảm thấy an tâm hơn, tâm hồn thảnh thơi hơn, điều đó dẫn đến tha thứ, làm hoà. Tha thứ cho kẻ thù là điều kiện căn bản nhận ơn thứ tha từ Thiên Chúa, như kinh Lậy Cha chúng ta đọc. Yêu mến, cầu nguyện cho, và giao hoà, chính là làm cho người khác cảm nhận được tình yêu Chúa thật hơn, gần gũi hơn với cuộc sống mọi người. Đức Kitô yêu mến mọi người, môn đệ Đức Kitô cũng đi theo con đường đó. Yêu mến kẻ thù cho thế giới biết chúng ta là môn đệ Đức Kitô. Ngài kêu gọi ta đối xử khác với cách xã hội kêu gọi. Ngài kêu gọi đáp lại bị đối xử tàn tệ bằng cầu nguyện cho họ; thay vì trả thù, trả đũa, ta đáp lại bằng giao hoà; thay vì ghét bỏ, khinh miệt ta đáp lại bằng tình yêu mến. Những người trong vị thế lãnh đạo cảm thấy khó chịu trong giáo lí mới mẻ trên, đặc biệt là những người tự ban cho họ quyền, họ được sinh ra để người khác phục vụ. Đức Kitô cho biết nước Ngài dành cho mọi người, tình yêu Ngài tỏ lộ rõ trên thập giá và sức mạnh của Ngài diễn tả bằng ngôi mộ trống.
TiengChuong.org
Retaliation
Some people we love dearly; others we love less; others again we don't love at all or just ignore them. We think they are unworthy of our love. Human interactions often don't run smoothly and conflicts happen. When they happen we demand fairness and justice. We believe that punishment for a crime committed is fair and just. To avoid personal retaliation taken into one's own hands, the state enacts laws to ensure, that the penalty is not arbitrary, making the punishment more severe than the crime warrants. Otherwise, personal retaliation in times of anger is often out of control.
Jesus gives his disciples a dignified approach in dealing with our enemies (if we happen to have any). He teaches us: first, to love them and second, to pray for them. Our prayers for them demonstrate our love is extended for those who hate or persecute us. This teaching goes beyond common human knowledge. Jesus calls us to love everyone, because everyone is worthy of his love. He died for everyone. His love is inclusive, unlike ours, which is exclusive.
First Jesus asked his disciples to overcome evil with good. Wickedness can't combat wickedness but love does. Love has the power to change another person's heart. The argument that superiority in weaponry is an effective method to control conflicts in the world is human logic. Yes, conflicts may subside. They are suppressed for the time being, but they are not solved. When conflicts are put into a sleeping mode, they will not die, but may rise again when the conditions are in their favour. Jesus is saying to us, love that comes from one's heart will solve all conflicts. The dictum 'an eye for an eye or a tooth for a tooth' is not the way of God; but rather forgiveness for an eye, and reconciliation for a tooth, is the sure way of everlasting peace and true joy. Forgiveness and reconciliation is hard, when the hurt is still raw and the pain is fresh, but we believe, God would never command us to do the impossible, and we don't do it alone without God's blessing.
Second, when a victim is abused by people who are in the position of power, gentleness and calmness on the part of the victim ease the tension. The enemies may walk away, and think about our calm behaviour. They may feel ashamed of their actions and may change. In order to love those who harm and shame us, we need the power of prayers. We don't know how our prayers would affect our enemies, but Jesus told us to pray for them (5:44). We believe, Jesus has his own way to change people's hearts. For us, our prayers help us to ease the anxiety in our hearts, and that opens the way for reconciliation and forgiveness. Forgiving others who wrong us is a condition of receiving God's forgiveness as the Lord's prayer stated. Loving, praying for, and forgiving one's enemy makes God's love true and real for others. God loves everyone, and we should learn from God to do the same. By loving our enemies, we let the world know that our reasoning is God's way. God calls us to be different. For example, we respond to anger, not with retaliation, but in reconciliation; we don't respond to hatred with violence, but with love and prayers. Those who are in power feel that this new teaching does not make sense to them; especially those with the power to provide employment for the victims. God's kingdom is for everyone. God's love is displayed on the cross; God's power is demonstrated at the empty tomb.
Đức Kitô dậy các môn đệ không nên tìm cách trả thù theo thói xã hội cho là công bằng, hợp lí. Ngài dậy các môn đệ, thứ nhất hãy yêu thương kẻ thù và thứ hai, hãy cầu nguyện cho kẻ bách hại ta. Cầu nguyện cho kẻ thù cho biết ta đã không ghét bỏ kẻ làm hại ta, mà còn cầu cho họ được bình an trong tâm hồn. Giáo huấn này vượt khỏi mọi suy luận hợp lí, công bằng, xã hội cổ võ. Đức Kitô kêu gọi ta yêu thương mọi người. Chính Ngài yêu thương tất cả, chết cho tất cả, và sống lại ban ơn cứu độ cho tất cả. Ai đón nhận Ngài đều nhận được ơn trường sinh. Ta chọn yêu người ta thích. Đức Kitô chọn yêu mọi người.
Đức Kitô dậy dùng tình yêu xoá bỏ hận thù. Hận thù gây thêm thù hận; tình yêu xoá bỏ hận thù. Tình yêu có sức mạnh xoa dịu cơn giận, làm mềm con tim chai đá, biến hận thù thành tình bạn. Có người lí luận, sức mạnh có khả năng khống chế nghịch cảnh, bất bình. Thực tế thì sức mạnh có khả năng làm lắng dịu căng thẳng. Vấn đề không được giải quyết thoả đáng, chỉ làm dịu, bớt căng thẳng, xung khắc tạm ngủ yên, khi hoàn cảnh thuận lợi thì căng thẳng lại bùng lên. Đức Kitô cho biết giải quyết vấn đề bằng sức mạnh, lắng dịu bên ngoài chỉ là giải quyết tạm thời. Giải quyết vấn đề thực sự phải đến từ con tim yêu mến, thứ tha. Con tim biết tha thứ, nhân nhượng lẫn nhau, triệt tiêu mọi xung khắc như thế vấn đề mới thực sự được giải quyết.
Thư hai, khi người bách hại ta là kẻ có quyền, có thế, hãy ôn tồn, từ tốn, nhẹ nhàng và kiên nhẫn làm giảm căng thẳng, xung đột. Đối xử nhẹ nhàng như thế kẻ thù sẽ bỏ đi, cảm thấy mình quá đáng. Như thế làm họ suy nghĩ, hy vọng dẫn đến thay đổi, thống hối. Để có thể cầu nguyện cho kẻ bách hại ta, chúng ta không thể tự mình làm điều đó, mà cần có ơn Chúa trong tâm hồn. Không thể minh xác lời cầu của ta giúp ích kẻ làm hại ta thế nào, nhưng chính ta cảm thấy an tâm hơn, tâm hồn thảnh thơi hơn, điều đó dẫn đến tha thứ, làm hoà. Tha thứ cho kẻ thù là điều kiện căn bản nhận ơn thứ tha từ Thiên Chúa, như kinh Lậy Cha chúng ta đọc. Yêu mến, cầu nguyện cho, và giao hoà, chính là làm cho người khác cảm nhận được tình yêu Chúa thật hơn, gần gũi hơn với cuộc sống mọi người. Đức Kitô yêu mến mọi người, môn đệ Đức Kitô cũng đi theo con đường đó. Yêu mến kẻ thù cho thế giới biết chúng ta là môn đệ Đức Kitô. Ngài kêu gọi ta đối xử khác với cách xã hội kêu gọi. Ngài kêu gọi đáp lại bị đối xử tàn tệ bằng cầu nguyện cho họ; thay vì trả thù, trả đũa, ta đáp lại bằng giao hoà; thay vì ghét bỏ, khinh miệt ta đáp lại bằng tình yêu mến. Những người trong vị thế lãnh đạo cảm thấy khó chịu trong giáo lí mới mẻ trên, đặc biệt là những người tự ban cho họ quyền, họ được sinh ra để người khác phục vụ. Đức Kitô cho biết nước Ngài dành cho mọi người, tình yêu Ngài tỏ lộ rõ trên thập giá và sức mạnh của Ngài diễn tả bằng ngôi mộ trống.
TiengChuong.org
Retaliation
Some people we love dearly; others we love less; others again we don't love at all or just ignore them. We think they are unworthy of our love. Human interactions often don't run smoothly and conflicts happen. When they happen we demand fairness and justice. We believe that punishment for a crime committed is fair and just. To avoid personal retaliation taken into one's own hands, the state enacts laws to ensure, that the penalty is not arbitrary, making the punishment more severe than the crime warrants. Otherwise, personal retaliation in times of anger is often out of control.
Jesus gives his disciples a dignified approach in dealing with our enemies (if we happen to have any). He teaches us: first, to love them and second, to pray for them. Our prayers for them demonstrate our love is extended for those who hate or persecute us. This teaching goes beyond common human knowledge. Jesus calls us to love everyone, because everyone is worthy of his love. He died for everyone. His love is inclusive, unlike ours, which is exclusive.
First Jesus asked his disciples to overcome evil with good. Wickedness can't combat wickedness but love does. Love has the power to change another person's heart. The argument that superiority in weaponry is an effective method to control conflicts in the world is human logic. Yes, conflicts may subside. They are suppressed for the time being, but they are not solved. When conflicts are put into a sleeping mode, they will not die, but may rise again when the conditions are in their favour. Jesus is saying to us, love that comes from one's heart will solve all conflicts. The dictum 'an eye for an eye or a tooth for a tooth' is not the way of God; but rather forgiveness for an eye, and reconciliation for a tooth, is the sure way of everlasting peace and true joy. Forgiveness and reconciliation is hard, when the hurt is still raw and the pain is fresh, but we believe, God would never command us to do the impossible, and we don't do it alone without God's blessing.
Second, when a victim is abused by people who are in the position of power, gentleness and calmness on the part of the victim ease the tension. The enemies may walk away, and think about our calm behaviour. They may feel ashamed of their actions and may change. In order to love those who harm and shame us, we need the power of prayers. We don't know how our prayers would affect our enemies, but Jesus told us to pray for them (5:44). We believe, Jesus has his own way to change people's hearts. For us, our prayers help us to ease the anxiety in our hearts, and that opens the way for reconciliation and forgiveness. Forgiving others who wrong us is a condition of receiving God's forgiveness as the Lord's prayer stated. Loving, praying for, and forgiving one's enemy makes God's love true and real for others. God loves everyone, and we should learn from God to do the same. By loving our enemies, we let the world know that our reasoning is God's way. God calls us to be different. For example, we respond to anger, not with retaliation, but in reconciliation; we don't respond to hatred with violence, but with love and prayers. Those who are in power feel that this new teaching does not make sense to them; especially those with the power to provide employment for the victims. God's kingdom is for everyone. God's love is displayed on the cross; God's power is demonstrated at the empty tomb.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 7 Mùa Quanh Năm A 23.2.2020
Lm Francis Lý văn Ca
17:35 19/02/2020
Đầu Lễ: Anh Chi Em thân mến
Các bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta áp dụng giáo huấn của Chúa vào đời sống hằng ngày, đặc biệt là gieo rắc tình thương và là sứ giả hòa bình như chính Chúa Giêsu đã mang an bình và ơn chữa lành đến cho nhân loại. Chúng ta cũng phải tiếp tục mang đến cho tha nhân những ơn phúc lành của Cha trên trời.
Thế gian đang bị sự dữ đe dọa và thống trị, Thiên Chúa muốn chúng ta mang sự tha thứ và cảm thông đến với anh chị em, chấp nhận những khác biêt và dị biệt của nhau. Chính nhờ sự chấp nhận những dị biệt và khác biệt qua sự thứ tha và thông cảm, mỗi ngày chúng ta sẽ gần giống Thiên Chúa là Cha đầy lòng tha thứ.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
Trước Bài Đọc I:
Ngay trong thời Cựu Ước, dân riêng của Thiên Chúa cũng được kêu mời không được thù ghét giữa nhau nhưng phải sống yêu thương. Nền tảng của sự yêu thương căn cứ trên tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân của Ngài. Chúng ta là dân riêng của Chúa phải chia sẻ tình yêu đó giữa nhau.
Trước Bài Đọc II:
Cộng Đoàn dân Chúa là nơi Thiên Chúa ngự trị và gặp gỡ dân riêng của Ngài qua tác động của Thánh Linh. Cho nên mỗi người trong chúng ta là Đền Thờ của Chúa Thánh Linh.
Trước Bài Phúc Âm
Chúa Kitô đòi hỏi mỗi người trong chúng ta phải có một trái tim quảng đại cho dù đối với kẻ thù. Chúng ta phải vượt qua những sự cám dỗ của ma quỷ đế có thể thực hành những điều tốt trong đời sống hằng ngày.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến
Chúng ta cầu xin Thiên Chúa là người Cha từ bi và nhân hậu, chữa lành và ban những ơn cần thiết mà chúng ta cầu xin với Ngài hôm nay.
1. Xin cho Giáo Hội - Dân Thánh Chúa luôn sống kết hợp mật thiết trong việc loan báo Tin Mừng và sống thực thi Tin Mừng trong sự tha thứ, chữa lành và hàn gắn những rạn nứt trong Cộng Đoàn Dân Thánh Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho các Giáo Hội Kitô Giáo Ly Khai đã nhiều thế hệ qua sự hiểu lầm do những dị biệt hay chính kiến mỗi ngày sẽ tiến gần nhau hơn trong Chúa Kitô qua sự tha thứ, chấp nhận nhau trong tình liên đới huynh đệ Kitô hữu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho chính chúng ta là những Kitô hữu, luôn biết tha thứ cho nhau từ tâm hồn bằng cách không thù hận nhau và luôn tìm phương thế để cảm thông và hòa giải. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho mọi gia đình, luôn biết cố gắng để hòa giải mọi bất bình hơn là tích trữ những hận thù trong gia đình hay đại gia đình, để các phần tử trong gia tộc cùng chung hưởng niềm an bình và hạnh phúc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho cộng đoàn giáo xứ của chúng ta, luôn đặt để sự hòa giải, tha thứ và yêu thương là kim chỉ nam trong đời sống cộng đoàn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
6. Chúng ta cầu nguyện cho những ai đã qua đời: giáo dân trong cộng đoàn xứ đạo, thân nhân, bạn bè, họ hàng… Xin cho các ngài được nhìn thấy ánh sáng an bình trong Nước Thiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh Mục:
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết nhìn nơi tha nhân bằng ánh mắt của chính Chúa, nhờ đó, chúng con sẽ dễ dàng chấp nhận nhau trong tình yêu của Con Một Chúa, là Đấng đã mang lửa yêu mến đến trần gian và ước mong lửa đó được tỏa sáng luôn mãi. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Các bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta áp dụng giáo huấn của Chúa vào đời sống hằng ngày, đặc biệt là gieo rắc tình thương và là sứ giả hòa bình như chính Chúa Giêsu đã mang an bình và ơn chữa lành đến cho nhân loại. Chúng ta cũng phải tiếp tục mang đến cho tha nhân những ơn phúc lành của Cha trên trời.
Thế gian đang bị sự dữ đe dọa và thống trị, Thiên Chúa muốn chúng ta mang sự tha thứ và cảm thông đến với anh chị em, chấp nhận những khác biêt và dị biệt của nhau. Chính nhờ sự chấp nhận những dị biệt và khác biệt qua sự thứ tha và thông cảm, mỗi ngày chúng ta sẽ gần giống Thiên Chúa là Cha đầy lòng tha thứ.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
Trước Bài Đọc I:
Ngay trong thời Cựu Ước, dân riêng của Thiên Chúa cũng được kêu mời không được thù ghét giữa nhau nhưng phải sống yêu thương. Nền tảng của sự yêu thương căn cứ trên tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân của Ngài. Chúng ta là dân riêng của Chúa phải chia sẻ tình yêu đó giữa nhau.
Trước Bài Đọc II:
Cộng Đoàn dân Chúa là nơi Thiên Chúa ngự trị và gặp gỡ dân riêng của Ngài qua tác động của Thánh Linh. Cho nên mỗi người trong chúng ta là Đền Thờ của Chúa Thánh Linh.
Trước Bài Phúc Âm
Chúa Kitô đòi hỏi mỗi người trong chúng ta phải có một trái tim quảng đại cho dù đối với kẻ thù. Chúng ta phải vượt qua những sự cám dỗ của ma quỷ đế có thể thực hành những điều tốt trong đời sống hằng ngày.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến
Chúng ta cầu xin Thiên Chúa là người Cha từ bi và nhân hậu, chữa lành và ban những ơn cần thiết mà chúng ta cầu xin với Ngài hôm nay.
1. Xin cho Giáo Hội - Dân Thánh Chúa luôn sống kết hợp mật thiết trong việc loan báo Tin Mừng và sống thực thi Tin Mừng trong sự tha thứ, chữa lành và hàn gắn những rạn nứt trong Cộng Đoàn Dân Thánh Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho các Giáo Hội Kitô Giáo Ly Khai đã nhiều thế hệ qua sự hiểu lầm do những dị biệt hay chính kiến mỗi ngày sẽ tiến gần nhau hơn trong Chúa Kitô qua sự tha thứ, chấp nhận nhau trong tình liên đới huynh đệ Kitô hữu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho chính chúng ta là những Kitô hữu, luôn biết tha thứ cho nhau từ tâm hồn bằng cách không thù hận nhau và luôn tìm phương thế để cảm thông và hòa giải. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho mọi gia đình, luôn biết cố gắng để hòa giải mọi bất bình hơn là tích trữ những hận thù trong gia đình hay đại gia đình, để các phần tử trong gia tộc cùng chung hưởng niềm an bình và hạnh phúc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho cộng đoàn giáo xứ của chúng ta, luôn đặt để sự hòa giải, tha thứ và yêu thương là kim chỉ nam trong đời sống cộng đoàn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
6. Chúng ta cầu nguyện cho những ai đã qua đời: giáo dân trong cộng đoàn xứ đạo, thân nhân, bạn bè, họ hàng… Xin cho các ngài được nhìn thấy ánh sáng an bình trong Nước Thiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh Mục:
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết nhìn nơi tha nhân bằng ánh mắt của chính Chúa, nhờ đó, chúng con sẽ dễ dàng chấp nhận nhau trong tình yêu của Con Một Chúa, là Đấng đã mang lửa yêu mến đến trần gian và ước mong lửa đó được tỏa sáng luôn mãi. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:40 19/02/2020
3. Đức hạnh của việc thiện vốn là báu vật vô giá có thể mua được hạnh phúc thật thiên đàng. Nếu dùng nó để mua danh dự hư không giả trá, thì nếu không phải người ngu thì cũng là người điên.
(Thánh Gregory)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:55 19/02/2020
50. MỘT NGÀY PHẠM ĐẾN BA NGƯỜI
Hy Ngang thường ngày ăn nói làm việc có thể nói được là rất khéo léo, nhưng ngày nọ lại xúc phạm liên tiếp đến ba người.
Hôm ấy, ông ta cùng với người bạn là Vị Trắc bàn chuyện về các thừa tướng đời nhà Đường ai là người vô nhân thất đức nhất, Hy Ngang nhất thời buột miệng nó sai:
- “Vị An Thạch”. (là cha của Vị Trắc).
Lời vừa nói ra khỏi miệng thì cảm thấy nói sai, Hy Ngang xấu hổ kinh hoàng bỏ đi.
Trên đường đi thì gặp Cát Ôn, Cát Ôn thấy ông ta thần sắc không tốt thì hỏi ông ta sao vậy, Hy Ngang trong cơn hoảng loạn liền tránh tên Vị An Thạch và nói với Cát Ôn:
- “Vừa mới cùng với thượng thư Vị nói chuyện về đời nhà Đường thừa tướng nào vô nhân thất đức nhất, tôi liền nghĩ ngay đến Cát Tu”. (Cát Tu là chú của Cát Ôn) mà tôi nói sai thành Vị An Thạch”.
Nói xong thì cảm thấy nói sai, nên lật đật cưỡi ngựa mà đi, đi đến trước trại phủ của thượng thư Phòng, Phòng thấy ông ta thất hồn như vậy thì kéo vào trong chất vấn, Hy Ngang trong lúc ão não thì nghĩ rằng lần này sẽ không nói tên Cát Tu và Vị Trắc nữa, do đó bèn đem tên người thất đức nhất ra nói là Phòng Nhung, nhưng không ngờ Phòng Nhung chính là phụ thân của Phòng !!
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 50:
Người vô đạo đức thì thời nào cũng có, người vô nhân thất đức thì ở đâu cũng có, và sự thất đức của họ vẫn còn làm kinh sợ cho đến hôm nay như Hitler, như Tần Thủy Hoàng.v.v... Người vô đạo đức là người không có lương tâm hoặc có lương tâm nhưng mà lương tâm đã chết, cho nên họ sống tàn ác hơn cả loài thú dữ, bởi vì thú dữ thì không ăn thịt đồng loại, nhưng người tàn ác vô nhân thất đức thì cắn xé giết hại luôn cả anh em đồng bào ruột thịt của mình để thỏa lòng tham lam độc ác của bản thân.
Người thông minh nói mười câu thì cũng có một câu sai, người ngu dốt nói mười câu thì cũng có một câu đúng, đó là một thực tế mà trong cuộc sống chúng ta có thể thấy được. Hi Ngang là một điển hình: một ngày xúc phạm đến ba người vô tâm thất đức mặc dù ông là người ăn nói khéo léo; xúc phạm đến người độc ác vô đạo đức mà Hy Ngang sợ hãi đến phải bỏ trốn từ chỗ này đến chỗ khác mà cũng không tránh khỏi, bởi vì các thừa tướng vô đạo đức quá nhiều, huống chi là chúng ta xúc phạm đến Thiên Chúa.
Mỗi ngày chúng ta xúc phạm đến Thiên Chúa không biết là bao nhiêu lần trong cuộc sống, nhưng chúng ta vẫn cứ nhởn nhơ sống trong tội mà không biết hối lỗi ăn năn, đó là vấn đề mà mỗi người trong chúng ta cần phải suy nghĩ và tự vấn lương tâm của mình...
Hy Ngang chỉ xúc phạm đến ba người thôi mà sợ hãi bỏ đi, còn chúng ta khi xúc phạm đến Thiên Chúa và tha nhân thì sao?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hy Ngang thường ngày ăn nói làm việc có thể nói được là rất khéo léo, nhưng ngày nọ lại xúc phạm liên tiếp đến ba người.
Hôm ấy, ông ta cùng với người bạn là Vị Trắc bàn chuyện về các thừa tướng đời nhà Đường ai là người vô nhân thất đức nhất, Hy Ngang nhất thời buột miệng nó sai:
- “Vị An Thạch”. (là cha của Vị Trắc).
Lời vừa nói ra khỏi miệng thì cảm thấy nói sai, Hy Ngang xấu hổ kinh hoàng bỏ đi.
Trên đường đi thì gặp Cát Ôn, Cát Ôn thấy ông ta thần sắc không tốt thì hỏi ông ta sao vậy, Hy Ngang trong cơn hoảng loạn liền tránh tên Vị An Thạch và nói với Cát Ôn:
- “Vừa mới cùng với thượng thư Vị nói chuyện về đời nhà Đường thừa tướng nào vô nhân thất đức nhất, tôi liền nghĩ ngay đến Cát Tu”. (Cát Tu là chú của Cát Ôn) mà tôi nói sai thành Vị An Thạch”.
Nói xong thì cảm thấy nói sai, nên lật đật cưỡi ngựa mà đi, đi đến trước trại phủ của thượng thư Phòng, Phòng thấy ông ta thất hồn như vậy thì kéo vào trong chất vấn, Hy Ngang trong lúc ão não thì nghĩ rằng lần này sẽ không nói tên Cát Tu và Vị Trắc nữa, do đó bèn đem tên người thất đức nhất ra nói là Phòng Nhung, nhưng không ngờ Phòng Nhung chính là phụ thân của Phòng !!
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 50:
Người vô đạo đức thì thời nào cũng có, người vô nhân thất đức thì ở đâu cũng có, và sự thất đức của họ vẫn còn làm kinh sợ cho đến hôm nay như Hitler, như Tần Thủy Hoàng.v.v... Người vô đạo đức là người không có lương tâm hoặc có lương tâm nhưng mà lương tâm đã chết, cho nên họ sống tàn ác hơn cả loài thú dữ, bởi vì thú dữ thì không ăn thịt đồng loại, nhưng người tàn ác vô nhân thất đức thì cắn xé giết hại luôn cả anh em đồng bào ruột thịt của mình để thỏa lòng tham lam độc ác của bản thân.
Người thông minh nói mười câu thì cũng có một câu sai, người ngu dốt nói mười câu thì cũng có một câu đúng, đó là một thực tế mà trong cuộc sống chúng ta có thể thấy được. Hi Ngang là một điển hình: một ngày xúc phạm đến ba người vô tâm thất đức mặc dù ông là người ăn nói khéo léo; xúc phạm đến người độc ác vô đạo đức mà Hy Ngang sợ hãi đến phải bỏ trốn từ chỗ này đến chỗ khác mà cũng không tránh khỏi, bởi vì các thừa tướng vô đạo đức quá nhiều, huống chi là chúng ta xúc phạm đến Thiên Chúa.
Mỗi ngày chúng ta xúc phạm đến Thiên Chúa không biết là bao nhiêu lần trong cuộc sống, nhưng chúng ta vẫn cứ nhởn nhơ sống trong tội mà không biết hối lỗi ăn năn, đó là vấn đề mà mỗi người trong chúng ta cần phải suy nghĩ và tự vấn lương tâm của mình...
Hy Ngang chỉ xúc phạm đến ba người thôi mà sợ hãi bỏ đi, còn chúng ta khi xúc phạm đến Thiên Chúa và tha nhân thì sao?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cả nhà đạo diễn phim lừng danh Trung Quốc chết vì coronavirus. Bắc Kinh phạm quá nhiều sai lầm
Đặng Tự Do
04:39 19/02/2020
Tờ Tài Tân (Caixin - 财新) số ra ngày thứ Tư 19 tháng Hai, cho biết cả gia đình một đạo diễn phim lừng danh của Trung Quốc đã chết hết. Tin buồn này cho thấy Bắc Kinh phạm quá nhiều sai lầm trong việc đối phó với dịch bệnh.
Sai lầm thứ nhất là dịch bệnh cũng như hỏa hoạn, ta phải dập tắt nó ngay từ đầu. Trong khi đó, bọn cầm quyền không lo dập tắt dịch bệnh nhưng chú trọng vào công tác tuyên truyền và che đậy, đến khi đám cháy trở lên quá lớn, thì các nỗ lực dập tắt dịch bệnh trở nên vô cùng khó khăn, gây ra các hậu quả nghiêm trọng không những cho Trung Quốc, mà còn cho toàn thế giới.
Sai lầm thứ hai là khi dịch bệnh bùng phát, các loại vật tư y tế trở nên đắt đỏ trên thị trường, tình trạng tham ô lập tức xảy ra tràn lan, khiến các bệnh viện không thể đáp ứng nhu cầu của các bệnh nhân, buộc họ phải tự cô lập ở nhà, trong điều kiện không có chữa trị gì cả, dẫn đến lây lay còn nhanh hơn trong các gia đình và lối xóm.
Cái chết của cả bốn thành viên gia đình ở thành phố Vũ Hán, trung tâm của Hoa Lục, đã mất mạng vì coronavirus mới, trong khi tự cách ly trong cùng một căn hộ, đã một lần nữa đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về chính sách tự cách ly tại nhà khi dịch bệnh xảy ra.
Trương Khải (Chang Kai - 张凯), một đạo diễn phim lừng danh của Trung Quốc làm việc tại hãng phim Hồ Bắc, đã chết vào ngày 14 tháng Hai do viêm phổi gây nên bởi coronavirus, còn được gọi là Covid-19, theo một cáo phó được công bố bởi giám đốc hãng phim. Đạo diễn Trương Khải mới 55 tuổi. Cha, mẹ và em gái của ông cũng chết vì Covid-19 trong khoảng thời gian từ 28 tháng Giêng đến 14 tháng Hai. Báo Tài Tân chúng tôi đã biết được chi tiết về cái chết đau lòng này từ những bạn học cũ của ông.
Câu chuyện về cái chết của họ cho thấy một cách rõ ràng là các nhà chức trách ở thành phố Vũ Hán đã sai lầm nghiêm trọng như thế nào, khi từ đầu đã theo đuổi chính sách cách ly tại nhà, nhằm giảm bớt áp lực đối với các bệnh viện đang trong tình trạng quá tải, và thiếu thốn vật tư y tế.
Chính sách đó đã được tiến hành bất chấp những lo ngại rằng nó có nguy cơ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Trần Ba (Chen Bo - 陈波), giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung (Huazhong - 华中) của Vũ Hán, nói với Tài Tân rằng việc tự cách ly tại nhà có thể châm ngòi cho việc lây nhiễm giữa các thành viên trong gia đình và cả trong cộng đồng, và gây ra nhiều ca tử vong bằng cách để mặc cho virus mặc sức tiến triển và hoàng hành nghiêm trọng mà không có điều trị gì cả.
Một trong những bạn học cũ của Trương Khải nói với Tài Tân rằng cha của anh cảm thấy không khoẻ vào đúng ngày mùng Một Tết Canh Tý. Nhà đạo diễn đưa người cha lớn tuổi của mình đến khám ở một bệnh viện và được xác nhận là ông cụ đã nhiễm coronavirus. Tuy nhiên, bệnh viện yêu cầu đưa về nhà vì không có chỗ. Nhà đạo diễn, tin tưởng vào sự nổi tiếng của mình, đã đưa người cha đến một số bệnh viện khác ở Vũ Hán nhưng chỗ nào anh cũng bị từ chối vì thiếu giường. Nhiều người nằm la liệt cả ở ngoài hành lang. Không nỡ để cha nằm ngoài hè lạnh lẽo như thế, anh đưa ông về nhà. Ba ngày sau, ông cụ qua đời.
Nhưng bi kịch gia đình anh chỉ mới bắt đầu. Vào ngày 2 tháng Hai, mẹ anh cũng chết vì cùng một căn bệnh.
Cùng ngày mẹ anh chết, bác sĩ Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan - 钟南山), một nhà dịch tễ học 83 tuổi, người nổi tiếng vì đã chiến đấu với dịch SARS năm 2003, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng thật là cực kỳ nguy hiểm khi các bệnh viện không đủ giường đã đuổi bệnh nhân về nhà bất kể họ đã được chẩn đoán là nhiễm coronavirus hoặc bị nghi ngờ nhiễm bệnh.
Trường hợp của gia đình Trương Khải là một ví dụ điển hình. Trong thời gian chăm sóc cho song thân, anh nhiễm bệnh và qua đời vào ngày 14 tháng Hai. Chỉ vài giờ sau đó, em gái anh cũng đã ngã gục trong trận chiến với virus. Vợ anh, cũng mắc bệnh, đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Một trong những bạn học cũ của Trương Khải đã đưa cho Tài Tân một bài thơ được viết bởi nhà làm phim về chính cái chết của mình. Được viết bằng tiếng Hoa cổ điển đầy thơ mộng, bài thơ dài kết thúc với những câu: Trước khi trút hơi thở yếu ớt cuối cùng, tôi muốn nói với gia đình, bạn bè và con trai tôi ở London xa xôi: Cả đời tôi, tôi là một người con hiếu thảo, một người cha có trách nhiệm, yêu thương vợ mình, và là một người trung thực! Xin chia tay những người tôi yêu mến và những người yêu thương tôi!
Source:CaixinFour Deaths in One Family Show Danger of Wuhan’s Home Quarantine Policy
Sai lầm thứ nhất là dịch bệnh cũng như hỏa hoạn, ta phải dập tắt nó ngay từ đầu. Trong khi đó, bọn cầm quyền không lo dập tắt dịch bệnh nhưng chú trọng vào công tác tuyên truyền và che đậy, đến khi đám cháy trở lên quá lớn, thì các nỗ lực dập tắt dịch bệnh trở nên vô cùng khó khăn, gây ra các hậu quả nghiêm trọng không những cho Trung Quốc, mà còn cho toàn thế giới.
Sai lầm thứ hai là khi dịch bệnh bùng phát, các loại vật tư y tế trở nên đắt đỏ trên thị trường, tình trạng tham ô lập tức xảy ra tràn lan, khiến các bệnh viện không thể đáp ứng nhu cầu của các bệnh nhân, buộc họ phải tự cô lập ở nhà, trong điều kiện không có chữa trị gì cả, dẫn đến lây lay còn nhanh hơn trong các gia đình và lối xóm.
Cái chết của cả bốn thành viên gia đình ở thành phố Vũ Hán, trung tâm của Hoa Lục, đã mất mạng vì coronavirus mới, trong khi tự cách ly trong cùng một căn hộ, đã một lần nữa đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về chính sách tự cách ly tại nhà khi dịch bệnh xảy ra.
Trương Khải (Chang Kai - 张凯), một đạo diễn phim lừng danh của Trung Quốc làm việc tại hãng phim Hồ Bắc, đã chết vào ngày 14 tháng Hai do viêm phổi gây nên bởi coronavirus, còn được gọi là Covid-19, theo một cáo phó được công bố bởi giám đốc hãng phim. Đạo diễn Trương Khải mới 55 tuổi. Cha, mẹ và em gái của ông cũng chết vì Covid-19 trong khoảng thời gian từ 28 tháng Giêng đến 14 tháng Hai. Báo Tài Tân chúng tôi đã biết được chi tiết về cái chết đau lòng này từ những bạn học cũ của ông.
Câu chuyện về cái chết của họ cho thấy một cách rõ ràng là các nhà chức trách ở thành phố Vũ Hán đã sai lầm nghiêm trọng như thế nào, khi từ đầu đã theo đuổi chính sách cách ly tại nhà, nhằm giảm bớt áp lực đối với các bệnh viện đang trong tình trạng quá tải, và thiếu thốn vật tư y tế.
Chính sách đó đã được tiến hành bất chấp những lo ngại rằng nó có nguy cơ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Trần Ba (Chen Bo - 陈波), giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung (Huazhong - 华中) của Vũ Hán, nói với Tài Tân rằng việc tự cách ly tại nhà có thể châm ngòi cho việc lây nhiễm giữa các thành viên trong gia đình và cả trong cộng đồng, và gây ra nhiều ca tử vong bằng cách để mặc cho virus mặc sức tiến triển và hoàng hành nghiêm trọng mà không có điều trị gì cả.
Một trong những bạn học cũ của Trương Khải nói với Tài Tân rằng cha của anh cảm thấy không khoẻ vào đúng ngày mùng Một Tết Canh Tý. Nhà đạo diễn đưa người cha lớn tuổi của mình đến khám ở một bệnh viện và được xác nhận là ông cụ đã nhiễm coronavirus. Tuy nhiên, bệnh viện yêu cầu đưa về nhà vì không có chỗ. Nhà đạo diễn, tin tưởng vào sự nổi tiếng của mình, đã đưa người cha đến một số bệnh viện khác ở Vũ Hán nhưng chỗ nào anh cũng bị từ chối vì thiếu giường. Nhiều người nằm la liệt cả ở ngoài hành lang. Không nỡ để cha nằm ngoài hè lạnh lẽo như thế, anh đưa ông về nhà. Ba ngày sau, ông cụ qua đời.
Nhưng bi kịch gia đình anh chỉ mới bắt đầu. Vào ngày 2 tháng Hai, mẹ anh cũng chết vì cùng một căn bệnh.
Cùng ngày mẹ anh chết, bác sĩ Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan - 钟南山), một nhà dịch tễ học 83 tuổi, người nổi tiếng vì đã chiến đấu với dịch SARS năm 2003, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng thật là cực kỳ nguy hiểm khi các bệnh viện không đủ giường đã đuổi bệnh nhân về nhà bất kể họ đã được chẩn đoán là nhiễm coronavirus hoặc bị nghi ngờ nhiễm bệnh.
Trường hợp của gia đình Trương Khải là một ví dụ điển hình. Trong thời gian chăm sóc cho song thân, anh nhiễm bệnh và qua đời vào ngày 14 tháng Hai. Chỉ vài giờ sau đó, em gái anh cũng đã ngã gục trong trận chiến với virus. Vợ anh, cũng mắc bệnh, đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Một trong những bạn học cũ của Trương Khải đã đưa cho Tài Tân một bài thơ được viết bởi nhà làm phim về chính cái chết của mình. Được viết bằng tiếng Hoa cổ điển đầy thơ mộng, bài thơ dài kết thúc với những câu: Trước khi trút hơi thở yếu ớt cuối cùng, tôi muốn nói với gia đình, bạn bè và con trai tôi ở London xa xôi: Cả đời tôi, tôi là một người con hiếu thảo, một người cha có trách nhiệm, yêu thương vợ mình, và là một người trung thực! Xin chia tay những người tôi yêu mến và những người yêu thương tôi!
Source:Caixin
Hội nghị Địa Trung Hải G20 của các Giám mục tại Bari để hòa giải các dân tộc
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
09:31 19/02/2020
Cuộc họp “Địa Trung Hải – biên giới hòa bình” đón tiếp 20 quốc gia nhìn ra biển lớn. “G20” là biến cố giáo hội được Hội đồng Giám mục Ý tổ chức để mời gọi tất cả những Mục tử hiệp thông với Roma trở thành những tác nhân của hòa bình. Lâu đài Swabian đã đón tiếp cuộc họp G7 vào năm 2017. Từ một trong những tòa tháp, biểu ngữ khổng lồ với logo màu xanh của "hội thảo cam kết", như đã được định nghĩa, và những bàn tay mở ra với nhau, mong muốn một "nền văn minh hữu nghị" mới cho khu vực.
Hai chủ đề chính: truyền tải đức tin cho ngày thứ Năm và quan hệ giữa các Giáo hội và xã hội cho ngày thứ Sáu. Sau đó vào thứ Bảy, văn bản cuối cùng sẽ được hoàn chính và phê duyệt. "Đây không phải là một hội nghị khoa học mà là không gian hiệp thông giữa các giám mục phản ánh và, cố gắng phân định những dấu hiệu của thời đại dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh - Stefano Russo, Tổng thư ký của CEI giải thích - Những mục tử gặp nhau ở trung tâm Địa Trung Hải cụ thể với những người sinh sống ở đó. Và dự án đầy tham vọng nhưng cần thiết của chúng tôi là xây dựng những cầu nối với nền tảng chung về lịch sử, địa lý và nhân loại".
"Hòa bình, đức tin, tình huynh đệ, hy vọng" có thể được đọc trong bốn bảng treo trên bệ cửa sổ của Dinh thành phố. Trước mặt, sân khấu đã được thiết lập cho Thánh lễ mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ chủ sự vào sáng Chúa Nhật và sẽ kết thúc sự kiện Hội đồng Giám mục Ý - CEI. Ít nhất 40 ngàn tín hữu sẽ đến tham gia thánh lễ, con số có thể tăng lên trong những ngày này. Trong số đó, Tổng thống Cộng hòa, ông Sergio Mattarella và Thủ tướng Giuseppe Conte sẽ tham dự. Sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là “một biểu tượng”. Trước khi cử hành thánh lễ, ĐGH sẽ được ban tổ chức trao tài liệu kết thúc, bản tóm tắt về những ngày làm việc và ngài sẽ đối thoại với các giám mục của khu vực. Bất cứ nơi nào cũng có khuôn mặt của ngài được đăng kèm theo biểu tượng của "diễn đàn": trên cửa sổ của các quán bar, ở cửa ra vào của các ngôi nhà, ở lối vào Vương cung thánh đường San Nicola, biểu tượng của thành phố và một lời nhắc nhở về ơn gọi của ngài là trở thành nơi gặp gỡ vượt qua biển khơi.
Tổng số mục tử tham gia vẫn còn năm mươi tám vị. Thông tin cập nhất: Giám mục Jesús Esteban Catalá Ibáñez của Malaga, một trong những đại biểu của Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha, vắng mặt vì bệnh bất ngờ. Ngoài ra, có sự hiện diện của TGM Paul Richard Gallagher, phụ trách về quan hệ ngoại giao Vatican với các quốc gia, sẽ đọc bài tham luận. Ngài là một trong ba đại diện của Tòa thánh cùng với ĐHY Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ Giáo hội Đông phương và ĐHY Michael Czerny, Phó Tổng thư ký phân bộ người di cư và người tị nạn của Bộ phát triển nhân bản toàn diện. Chín DHY sẽ có mặt tại Bari: 2 từ Vatican, Vinko Puljic, TGM của Sarajevo; Cristóbal López Romer, TGM của Rabat ở Ma-rốc; Louis Raphaël Sako Omella, TGM của Barcelona; Angelo Bagnasco, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Âu; Jean-Claude Hollerich, Chủ tịch Ủy ban của Hội đồng Giám mục của Liên minh Châu Âu.
ĐHY Gualtiero Bassetti, Chủ tịch của CEI sẽ khai mạc chiều thứ Tư lúc 4 giờ chiều với một báo cáo giới thiệu. TGM Perugia-Città della Pieve đã đến thủ phủ Puglia từ tối hôm qua với "nhóm" của Hội đồng Giám mục Ý, trong đó có ba Giám mục phó chủ tịch Franco Giulio Brambilla, Mario Meini và Antonino Raspanti, người điều phối sẽ trình bày với các giám mục được ủy nhiệm về cách thức và những diễn trình của những ngày họp tại Bari.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguồn: Avvenire
Hội đồng Hồng Y trong tiến trình cải tổ Giáo triều Roma
Thanh Quảng sdb
17:08 19/02/2020
Hội đồng Hồng Y trong tiến trình cải tổ Giáo triều Roma
Theo một tuyên cáo của Văn phòng Báo chí Tòa thánh, thì các Hồng Y trong Hội đồng cải tổ Giáo triều là các Hồng Y: Pietro Parolin, Óscar A Rodríguez Maradiaga, Reinhard Marx, Seán Patrick O'Malley, Giuseppe Bertello và Oswald Gracias đã nhóm họp với Đức Thánh Cha trong tuần qua cùng với vị Thư ký của Hội đồng là Đức Tổng Giám Mục Marcello Semeraro, và Trợ lý Thư ký là Đức cha Marco Mellino.
Đức Thánh Cha Phanxicô có mặt trong các buổi thảo luận để cùng tìm hiểu và duyệt xét các văn kiện, ngoại trừ ngài vắng mặt vào phiên họp sáng thứ Tư vì cuộc triều yết hàng tuần; nhưng ĐTC có mặt trong phiên họp cuối cùng được kết thúc vào chiều thứ Tư.
Văn bản của Tông hiến mới về cải cách Giáo triều Rôma, đã được sửa đổi nhiều qua những đóng góp của các bộ sở của Tòa Thánh và từ một số chuyên gia… Hội đồng đã học hỏi phân tích thật cặn kẽ, các Hồng Y cũng mới đón nhận một số góp ý trong những tuần gần đây từ Hồng Y đoàn ở Rome...
Công việc học hỏi và thảo luận sẽ được tiếp tục trong những phiên họp kế tiếp được hoạch định vào tháng 4 năm 2020 tới đây.
Theo một tuyên cáo của Văn phòng Báo chí Tòa thánh, thì các Hồng Y trong Hội đồng cải tổ Giáo triều là các Hồng Y: Pietro Parolin, Óscar A Rodríguez Maradiaga, Reinhard Marx, Seán Patrick O'Malley, Giuseppe Bertello và Oswald Gracias đã nhóm họp với Đức Thánh Cha trong tuần qua cùng với vị Thư ký của Hội đồng là Đức Tổng Giám Mục Marcello Semeraro, và Trợ lý Thư ký là Đức cha Marco Mellino.
Đức Thánh Cha Phanxicô có mặt trong các buổi thảo luận để cùng tìm hiểu và duyệt xét các văn kiện, ngoại trừ ngài vắng mặt vào phiên họp sáng thứ Tư vì cuộc triều yết hàng tuần; nhưng ĐTC có mặt trong phiên họp cuối cùng được kết thúc vào chiều thứ Tư.
Văn bản của Tông hiến mới về cải cách Giáo triều Rôma, đã được sửa đổi nhiều qua những đóng góp của các bộ sở của Tòa Thánh và từ một số chuyên gia… Hội đồng đã học hỏi phân tích thật cặn kẽ, các Hồng Y cũng mới đón nhận một số góp ý trong những tuần gần đây từ Hồng Y đoàn ở Rome...
Công việc học hỏi và thảo luận sẽ được tiếp tục trong những phiên họp kế tiếp được hoạch định vào tháng 4 năm 2020 tới đây.
Lòng nhân ái kết tụ chúng ta còn sự giận dữ thì chia cắt chúng ta
Thanh Quảng sdb
17:39 19/02/2020
Lòng nhân ái kết tụ chúng ta còn sự giận dữ thì chia cắt chúng ta
Trong buổi triều yết thứ Tư vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư trước lời của Chúa Giêsu rao giảng về sự hiền lành yêu thương trong bài giảng Tám mối phúc thật mà mời gọi các tín hữu hãy là người của lòng thương xót và hy vọng.
(Tin Vatican)
So sánh mối phúc thật giữa Phúc âm thánh Marco với Phúc âm của Mattheu, thì phúc cho người hiền lành, vì họ sẽ được thừa hưởng đất nước làm gia nghiệp - Đức Thánh Cha Phanxicô đoan quyết rằng một người hiền lành là người có lòng tốt, xa tránh những bất công bạo lực, kìm hãm những bộc phá của đam mê...
Đức Thánh Cha Phanxicô nói ai hiền lành thì bình tĩnh, phản ứng khôn khéo trước những áp lực, bị tấn công, hay bị xúc phạm!
Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày Chúa Giêsu, là mẫu gương của sự hiền lành, đặc biệt khi Ngài phải đối diện với cuộc Khổ nạn của Ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng Kinh thánh thường áp dụng những mối phúc thật cho các tín hữu là những người nghèo và thiếu thốn trên trần thế này!
Vì vậy, Chúa Giêsu giảng người hiền lành sẽ được đất nước làm cơ nghiệp như có vẻ nghịch lý! Nhưng Chúa hứa đất nước đây là miền đất hứa mai sau... Miền đất đó là một lời hứa và một món quà cho dân Chúa, nó trở thành một dấu chỉ về một điều gì đó to lớn vĩ đại hơn với gì là một mảnh đất trần thế! Miền đất ấy chính là quê hương vĩnh hằng trên thiên đàng.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục mô tả những đặc điểm của một môn sinh hiền lành của Chúa Kitô là người có lòng thương xót, tình huynh đệ, niềm tin yêu hy vọng. Trái lại sự giận dữ chỉ mang đến sự chia rẽ hủy diệt!
Và Đức Thánh Cha kết luận: Một người hiền lành sẽ chiếm được trái tim của người khác qua tình bằng hữu an hòa…
Trong buổi triều yết thứ Tư vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư trước lời của Chúa Giêsu rao giảng về sự hiền lành yêu thương trong bài giảng Tám mối phúc thật mà mời gọi các tín hữu hãy là người của lòng thương xót và hy vọng.
(Tin Vatican)
So sánh mối phúc thật giữa Phúc âm thánh Marco với Phúc âm của Mattheu, thì phúc cho người hiền lành, vì họ sẽ được thừa hưởng đất nước làm gia nghiệp - Đức Thánh Cha Phanxicô đoan quyết rằng một người hiền lành là người có lòng tốt, xa tránh những bất công bạo lực, kìm hãm những bộc phá của đam mê...
Đức Thánh Cha Phanxicô nói ai hiền lành thì bình tĩnh, phản ứng khôn khéo trước những áp lực, bị tấn công, hay bị xúc phạm!
Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày Chúa Giêsu, là mẫu gương của sự hiền lành, đặc biệt khi Ngài phải đối diện với cuộc Khổ nạn của Ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng Kinh thánh thường áp dụng những mối phúc thật cho các tín hữu là những người nghèo và thiếu thốn trên trần thế này!
Vì vậy, Chúa Giêsu giảng người hiền lành sẽ được đất nước làm cơ nghiệp như có vẻ nghịch lý! Nhưng Chúa hứa đất nước đây là miền đất hứa mai sau... Miền đất đó là một lời hứa và một món quà cho dân Chúa, nó trở thành một dấu chỉ về một điều gì đó to lớn vĩ đại hơn với gì là một mảnh đất trần thế! Miền đất ấy chính là quê hương vĩnh hằng trên thiên đàng.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục mô tả những đặc điểm của một môn sinh hiền lành của Chúa Kitô là người có lòng thương xót, tình huynh đệ, niềm tin yêu hy vọng. Trái lại sự giận dữ chỉ mang đến sự chia rẽ hủy diệt!
Và Đức Thánh Cha kết luận: Một người hiền lành sẽ chiếm được trái tim của người khác qua tình bằng hữu an hòa…
Các Nhận định về Tông huấn Querida Amazonia
Vũ Văn An
23:38 19/02/2020
Sau nhiều chờ mong, cuối cùng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon dưới tựa đề Querida Amazonia (Amazon Thân Yêu).
O’Connell của Tạp Chí America cho rằng Đức Phanxicô đã gây ngạc nhiên lớn khi không minh nhiên đề cập tới hai vấn đề nóng bỏng trước, trong và sau Thượng Hội Đồng Giám Mục Amazon, tức việc phong chức linh mục cho các người đàn ông có vợ và phong phó tế cho các phụ nữ.
Cha Martin S.J. cũng trên tạp chí America, và cả một số nhà bình luận khác, thì cho rằng vì các đề xuất trên vốn là kết luận được phát biểu rõ ràng trong Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon, một Tài Liệu được Tông Huấn “chính thức giới thiệu”, nên các đề xuất này “vẫn còn đó để được thảo luận trong tương lai”.
O’Connell nhấn mạnh thêm rằng tuy không minh nhiên nhắc đến hai đề xuất trên, nhưng Đức Phanxicô cũng không minh nhiên bác bỏ hai đề xuất này, vốn được quá 2 phần 3 Thượng Hội Đồng bỏ phiếu chấp thuận. Ngài chỉ đơn giản không nhắc đến chúng, dù là ở phần ghi chú.
Ký giả này nhận định thêm: “Cần quả quyết rõ ràng rằng quyết định của Đức Phanxicô không đề cập đến vấn đề phong chức cho các ‘viri probati’ không hề chịu ảnh hưởng bởi cuốn sách của Đức Hồng Y Sarah, cuốn sách được Đức Bênêđíctô XVI đóng góp, vì như America từng biết Đức Phanxicô đã hoàn tất Tông huấn của ngài ngày 27 tháng 12, nhiều tuần lễ trước khi bất cứ ai biết đến sự hiện hữu của cuốn sách, ngoài những người liên hệ”.
Nhận định ấy dường như không vững bao nhiêu vì theo Đức Hồng Y Czerny, thư ký đặc biệt của Thượng Hội Đồng Amazon, người giới thiệu Tông Huấn với thế giới, thì tuy Đức Phanxicô hoàn tất Tông huấn vào cuối năm 2019, nhưng sau đó, Tông huấn được đặt dưới sự góp ý của nhiều nguồn trong Tòa Thánh. Và một nguồn tin cho hay các rì rỏ trước khi Tông huấn được công bố cho biết trong dự thảo ấy, có dự liệu việc soạn thảo các tiêu chuẩn cho việc phong chức này. Như mọi người thấy, dự liệu này đã không hiện diện trong Querida Amazonia.
Gửi các linh mục tới Amazon
Tuy nhiên, theo O’Connell, Đức Phanxicô rất quan tâm tới tầm quan trọng sinh tử của Phép Thánh Thể trong việc xây dựng Giáo Hội. Mà phép Thánh Thể, cùng Phép Giải tội, chỉ có các linh mục mới có tư cách cử hành. Bởi thế, Đức Phanxicô đã kêu gọi các Giám Mục trong vùng và của khắp Châu Mỹ Latinh cầu nguyện cho có nhiều ơn gọi linh mục hơn nữa và khuyến khích các linh mục của mình quảng đại hơn trong việc tình nguyện tới Amazon đáp ứng hai nhu cầu khẩn thiết này. Đàng khác, trong ghi chú 132, Đức Phanxicô không khỏi cho người ta cảm tưởng ngài muốn nói với các vị có thẩm quyền ở Amazon rằng anh em chưa làm hết mình trước khi đề xuất việc phong chức linh mục cho các “viri probati”. Thực vậy trong ghi chú đó, ngài viết “Xin lưu ý rằng, trong một số quốc gia vùng hạ Amazon, nhiều thừa sai thích đi đến châu Âu hoặc Mỹ, hơn là ở lại giúp cho các hạt Đại Diện Tông Tòa của họ ở vùng Amazon”. Và trong ghi chú 133, ngài viết thêm: “Ở Thượng Hội Đồng, cũng nhiều vị nhắc đến việc thiếu các chủng viện để đào tạo linh mục cho người bản địa”.
O’Connell dường như còn muốn cho rằng Tông huấn Querida Amazonia không chỉ nhằm nói với các Kitô hữu, với Dân Thiên Chúa, mà thôi mà còn nói với “Mọi người thiện chí” trên thế giới với mục đích “làm sống lại tình âu yếm và quan tâm” đối với vùng Amazon, nên ít lưu ý đến những chuyện nội bộ như truyền chức cho các “viri probati” và phụ nữ, các vấn đề dù sao vẫn còn đang chia rẽ công luận Công Giáo.
Ngài muốn chính Dân Thiên Chúa phải thống nhất quan điểm về hai vấn đề này trước, do đó, ngài “chính thức” giới thiệu chúng với họ, như thành quả của “nhiều người biết các nan đề và vấn đề của Vùng Amazon hơn tôi và Giáo Triều, vì họ sống ở đó, họ trải nghiệm các đau khổ của vùng ấy và họ yêu vùng ấy một cách say mê”.
Christopher White và Inés San Martín của tờ Crux thì tường thuật rằng Đức Hồng Y Michael Czerny nói với L’Osservatore Romano hôm thứ Tư rằng trong khi khả thể truyền chức linh mục cho các ‘viri probati’ vẫn còn đó, như vốn có trong các Giáo Hội Đông phương, “điều cần là đời sống mới trong các cộng đoàn, một đà truyền giáo mới, các việc phục vụ mới của giáo dân, đào tạo liên tục, bạo dạn và óc sáng tạo... vấn đề lớn là trải nghiệm đức tin và truyền giảng Tin Mừng đổi mới”.
Tông huấn hòa giải
Đức Hồng Y Gerhard Müller nhìn Tông huấn dưới một góc nhìn khác khi cho rằng Đức Giáo Hoàng không rút tỉa từ Tài liệu Sau cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon bất cứ kết luận đáng lưu ý và gây bất đồng nào. Thay vào đó, ngài muốn trình bầy với Giáo Hội và mọi người thiện chí “các câu trả lời của riêng ngài, để giúp bảo đảm ‘việc tiếp nhận toàn bộ diễn trình đồng nghị một cách hài hòa, đầy sáng tạo và hữu hiệu'”.
Đức Hồng Y viết thêm, “Đức Giáo Hoàng không muốn đổ thêm dầu vào các tranh chấp chính trị, sắc tộc và nội bộ Giáo Hội hiện nay, nhưng đúng hơn nhằm vượt thắng chúng”.
Ai cũng biết khi nói đến các tranh chấp nội bộ của Giáo Hội, người ta nghĩ ngay đến hai phe cấp tiến và bảo thủ. Bởi thế, Clemente Lisi đặt câu hỏi: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô cấp tiến ra sao?” và ông trả lời: “không bao nhiêu như nhiều người nghĩ”.
Ông cho rằng việc ngài không nhắc gì tới việc phong chức cho các “viri probati” là “một chiến thắng cho các người Công Giáo bảo thủ, những người vốn sợ rằng luật trừ như thế cuối cùng sẽ hủy luật độc thân của các giáo sĩ khắp thế giới”.
Nhận định trên không hẳn phản ảnh tâm tư của chính Đức Phanxicô. Thực vậy, theo CNA, trong chuyến viếng thăm ad limina của một số Giám Mục thuộc vùng XIII của Mỹ, ngày 10 tháng này, nghĩa là lúc Tòa Thánh sắp công bố Querida Amazonia, Đức Phanxicô nói với các ngài và được Đức Tổng Giám Mục Samuel J. Aquila thuật lại rằng: phe cực tả săn đuổi ngài và phe cực hữu cũng săn đuổi ngài, nhưng không phe nào thực sự trình bầy được ngài là ai.
Dĩ nhiên, điều ấy không xóa bỏ được đường phân ranh cấp tiến – bảo thủ trong Giáo Hội. Do đó, theo ký giả này, khi bác bỏ đề xuất của Thượng Hội Đồng Amazon, “điều này gửi đi tín hiệu cho thấy ngài muốn hợp nhất người Công Giáo chứ không chia rẽ họ”.
Tuy nhiên, đối với những người như Cha Raymond de Souza, cố gắng hợp nhất trên chưa đủ, khi Cha nhận định rằng “Trong Querida Amazonia, cũng như trong các văn kiện trước đây, các câu hỏi rõ ràng đã được nêu lên. Các câu trả lời hàm hồ đã được cung cấp, chờ được các thủ đoạn mới lạ minh xác”.
Hàm hồ? Đúng vậy, theo Cha de Souza, về vấn đề phong chức linh mục cho các “viri probati”, “Đức Giáo Hoàng ám chỉ cả hai hướng mà không đưa ra câu trả lời rõ ràng nào”.
Hướng ủng hộ, khi ngài viết rằng: “Cách lên khuôn đời sống và thừa tác vụ giáo sĩ không có tính độc khối; nó phát triển những đặc điểm khác biệt ở những nơi khác nhau trên thế giới” (87). “Trong các hoàn cảnh chuyên biệt của khu vực Amazon, nhất là trong các khu rừng và những nơi xa xôi hơn của nó, phải tìm ra một cách để bảo đảm thừa tác vụ linh mục này... mọi nỗ lực nên được thực hiện để bảo đảm rằng các dân tộc Amazon không thiếu thức ăn tạo ra sự sống mới này và bí tích tha tội” (89).
Hướng chống đối, khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô dường như muốn đề nghị rằng giải pháp cho việc thiếu linh mục trong vùng Amazon không phải là phong chức cho những người đàn ông đã có vợ, mà là nhiệt tâm truyền giáo mới như Đức Hồng Y Czerny đã nói trên đây hoặc thái độ chưa thấu đáo của hàng Giám Mục sở tại, như trên đã nhấn mạnh.
Cha de Souza còn cho rằng có thể Đức Phanxicô ủng hộ đề xuất trên “qua cửa hậu”. Còn nhớ, trước Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên năm 2018, ngài đã ban hành tông hiến mới có tên là Episcopalis Communio về việc quản trị Thượng Hội Đồng Giám Mục. Văn kiện này đưa ra một điều khoản mới, định rằng “nếu được Giám Mục Rôma minh nhiên chấp thuận, tài liệu sau cùng [của Thượng Hội Đồng] trở thành một phần trong huấn quyền thông thường của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô”.
Và trong đoạn mở đầu Querida Amazonia, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết: “tôi muốn chính thức giới thiệu Tài liệu Sau cùng, trình bầy các kết luận của Thượng hội đồng, vốn được hưởng ơn ích từ việc tham gia của nhiều người hiểu rõ các nan đề và vấn đề của khu vực Amazon hơn tôi hoặc Giáo Triều Rôma, vì họ sống ở đó, họ trải nghiệm sự đau khổ của nó và họ yêu nó say đắm. Tôi không muốn trích dẫn Tài liệu Sau cùng trong Tông Huấn này vì tôi muốn khuyến khích mọi người đọc nó cách trọn vẹn”.
Cha de Souza thắc mắc: “chính thức giới thiệu” nghĩa là gì? Phải chăng Đức Phanxicô đã minh nhiên coi Tài liệu Sau cùng là một phần trong huấn quyền thông thường của ngài, đến nỗi việc phong chức linh mục cho các “viri probati” nay thuộc thẩm quyền của ngài?
Cha cho rằng cách dùng chữ ấy cố tình tạo nên sự hàm hồ. Phải đợi thời gia mới có thể có câu trả lời dứt khoát.
John Allen của Crux phần nào đồng quan điểm với cha de Souza khi cho rằng giống như cuộc tranh cử trong nội bộ Đảng Dân Chủ Mỹ hiện nay, sau nhiều tháng chờ đợi, việc Querida Amazon không đem đến một kết luận rõ ràng khiến người ta không biết đường nào mà mò. Người ủng hộ giải pháp “viri probati” hoàn toàn có quyền nói ngài không nói “không” nhưng những người đối lập với họ cũng đúng khi cho rằng ngài cũng đâu có nói “có”.
Nhiều người không nghĩ như Cha de Souza hay John Allen, tuy nhiên, không ai chối cãi việc Đức Phanxicô coi trọng Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon.
Ryan Di Corpo chẳng hạn, trên tờ America, cho rằng: theo Đức Hồng Y Czerny, phải đọc thông điệp của Đức Giáo Hoàng trong Querida Amazonia song song với các đề xuất trong Tài liệu Sau cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon.
Một phần của cuộc hành trình đồng nghị
Theo Elise Ann Allen của Crux, trong cuộc họp báo hôm thứ Tư, Đức Hồng Y Czerny nhấn mạnh: cách hay nhất để xem xét cách Đức Phanxicô tiếp cận vấn đề phong chức cho các “viri probati” là coi nó như “một phần của cuộc hành trình”.
Cô trích dẫn lời của Đức Hồng Y: “chúng ta đang ở một điểm rất quan trọng trong diễn trình đồng nghị. Có những con đường dài ở trước mắt, cũng như những con đường đã đi qua” và trong vấn đề linh mục có vợ, đức Phanxicô “chưa giải quyết chúng bất cứ cách nào ngoài những điều ngài đã nói trong Tông huấn”. Đức Hồng Y Czerny nhấn mạnh rằng Tông huấn “là một văn kiện thuộc huấn quyền” và do đó, “tham dự vào Huấn quyền thông thường của ngài” nghĩa là có tính trói buộc, trong khi Tài liệu Sau cùng của Thượng Hội Đồng, một tài liệu ủng hộ việc phong chức linh mục cho các “viri Probati” và phó tế cho phụ nữ không có tầm quan trọng như thế. Không có lời nói “không” dứt khoát của Đức Giáo Hoàng về các vấn đề này, theo Đức Hồng Y Czerny, “nếu có các câu hỏi mà bạn cảm thấy còn bỏ ngỏ hay Giáo Hội cảm thấy còn bỏ ngỏ vì Tông huấn, thì chúng tiếp tục được tranh biện, thảo luận, biện phân, cầu nguyện cho và khi chín mùi, được trình cho các thẩm quyền thích đáng để quyết định”.
Theo nữ ký giả trên, Đức Hồng Y Czerny đồng quan điểm với Đức Hồng Y Muller khi cho rằng Querida Amazonia là một văn kiện tạo hòa giải. Ngài nói “Nếu không phải là một văn kiện hòa giải, nó sẽ không được Đức Phanxicô viết”. Ngài nói thêm rằng hòa giải, thương xót và đối thoại là các đặc tính luôn “ở trái tim triều giáo hoàng này và chắc chắn là các giải pháp có thực chất”.
Nhắn nhe các hội đồng đặc thù
Nhận định về vấn đề Đức Phanxicô không đề cập tới ba đề xuất nổi bật của Thượng Hội Đồng Amazon, Jimmy Akin cho rằng xem ra Đức Phanxicô muốn “làm nguội” các hoài mong đang sản sinh ở nước Đức đối với “con đường đồng nghị” của họ, khi ngài nhấn mạnh việc “Mở Rộng Các Chân Trời Quá Bên Kia Các Tranh Chấp”: đối với các đề xuất trái ngược nhau về tổ chức Giáo Hội, giải pháp có thực chất nằm ở chỗ vượt lên trên hai phương thức để tìm phương thức khác tốt hơn, chưa ai nghĩ tới! (xem đoạn 104).
Không những thế, theo Akin, rất có thể đây còn là một cảnh cáo rằng “đừng trông mong các đề xuất mục vụ cấp tiến đưa ra cho một khu vực đặc thù sẽ được chấp thuận”.
Trong một bình luận dài đăng trên Cattolica Civilta, Cha Antonio Sparado, S.J., người vốn được coi là thân tín của Đức Phanxicô, cũng lưu ý trước nhất đến mục Mở Rộng Các Chân Trời Quá Bên Kia Các Tranh Chấp, và coi nó là “cỗ máy của Tông huấn”: “khi có những vấn đề phức tạp, Đức Giáo Hoàng yêu cầu chúng ta đi quá bên kia các mâu thuẫn. Khi có những thái cực và tranh chấp, chúng ta cần tìm ra các giải pháp mới, phá vỡ bế tắc bằng cách tìm các cách thế khác tốt hơn, có lẽ chưa ai nghĩ tới. Vượt quá bên kia các chống đối có tính biện chứng là một trong các tiêu chuẩn hành động nền tảng của Đức Giáo Hoàng. Điều luôn luôn tốt là nhớ điều đó”.
Theo Cha Sparado, điều độc đáo của Querida Amazonia, trước nhất, là lần đầu tiên một văn kiện có tầm quan trọng về huấn quyền như thế “đã minh nhiên tự trình bầy như một bản văn ‘đi kèm’một bản văn khác, tức, Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng, Amazon, Các Nẻo Đường Mới cho Giáo Hội và cho một nền Sinh Thái Toàn Diện”.
Cha Sparado cho rằng, Đức Phanxicô “chấp nhận toàn diện Tài Liệu Sau Cùng và đồng hành với nó, hướng dẫn việc tiếp nhận nó trong hành trình đồng nghị, một hành trình vẫn đang diễn biến và chắc chắn không thể nói là đã kết thúc”.
Diễn trình này được Cha Sparado tóm lược trong phần kết luận bài nhận định của Cha như sau: “ Để soạn thảo Tài Liệu Làm Việc, Giáo Hội đã lắng nghe một cách sâu sắc các Giám Mục và giáo dân thuộc nhiều thành phố và nền văn hóa khác nhau, cũng như thuộc nhiều nhóm trong các giới Giáo Hội đa dạng cùng với các nhà học thuật và các tổ chức xã hội dân sự. Tài Liệu Sau Cùng lượng giá cuộc tranh luận đồng nghị và được phong phú nhờ việc biện phân sống động ngay trong phiên họp. Nay, Tông huấn đồng hành và hướng dẫn việc tiếp nhận các kết luận này để chúng có thề làm giầu, thách thức và gợi hứng không những cho Giáo Hội ở Amazon mà còn cho cả Giáo Hội hoàn vũ nữa”.
O’Connell của Tạp Chí America cho rằng Đức Phanxicô đã gây ngạc nhiên lớn khi không minh nhiên đề cập tới hai vấn đề nóng bỏng trước, trong và sau Thượng Hội Đồng Giám Mục Amazon, tức việc phong chức linh mục cho các người đàn ông có vợ và phong phó tế cho các phụ nữ.
Cha Martin S.J. cũng trên tạp chí America, và cả một số nhà bình luận khác, thì cho rằng vì các đề xuất trên vốn là kết luận được phát biểu rõ ràng trong Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon, một Tài Liệu được Tông Huấn “chính thức giới thiệu”, nên các đề xuất này “vẫn còn đó để được thảo luận trong tương lai”.
O’Connell nhấn mạnh thêm rằng tuy không minh nhiên nhắc đến hai đề xuất trên, nhưng Đức Phanxicô cũng không minh nhiên bác bỏ hai đề xuất này, vốn được quá 2 phần 3 Thượng Hội Đồng bỏ phiếu chấp thuận. Ngài chỉ đơn giản không nhắc đến chúng, dù là ở phần ghi chú.
Ký giả này nhận định thêm: “Cần quả quyết rõ ràng rằng quyết định của Đức Phanxicô không đề cập đến vấn đề phong chức cho các ‘viri probati’ không hề chịu ảnh hưởng bởi cuốn sách của Đức Hồng Y Sarah, cuốn sách được Đức Bênêđíctô XVI đóng góp, vì như America từng biết Đức Phanxicô đã hoàn tất Tông huấn của ngài ngày 27 tháng 12, nhiều tuần lễ trước khi bất cứ ai biết đến sự hiện hữu của cuốn sách, ngoài những người liên hệ”.
Nhận định ấy dường như không vững bao nhiêu vì theo Đức Hồng Y Czerny, thư ký đặc biệt của Thượng Hội Đồng Amazon, người giới thiệu Tông Huấn với thế giới, thì tuy Đức Phanxicô hoàn tất Tông huấn vào cuối năm 2019, nhưng sau đó, Tông huấn được đặt dưới sự góp ý của nhiều nguồn trong Tòa Thánh. Và một nguồn tin cho hay các rì rỏ trước khi Tông huấn được công bố cho biết trong dự thảo ấy, có dự liệu việc soạn thảo các tiêu chuẩn cho việc phong chức này. Như mọi người thấy, dự liệu này đã không hiện diện trong Querida Amazonia.
Gửi các linh mục tới Amazon
Tuy nhiên, theo O’Connell, Đức Phanxicô rất quan tâm tới tầm quan trọng sinh tử của Phép Thánh Thể trong việc xây dựng Giáo Hội. Mà phép Thánh Thể, cùng Phép Giải tội, chỉ có các linh mục mới có tư cách cử hành. Bởi thế, Đức Phanxicô đã kêu gọi các Giám Mục trong vùng và của khắp Châu Mỹ Latinh cầu nguyện cho có nhiều ơn gọi linh mục hơn nữa và khuyến khích các linh mục của mình quảng đại hơn trong việc tình nguyện tới Amazon đáp ứng hai nhu cầu khẩn thiết này. Đàng khác, trong ghi chú 132, Đức Phanxicô không khỏi cho người ta cảm tưởng ngài muốn nói với các vị có thẩm quyền ở Amazon rằng anh em chưa làm hết mình trước khi đề xuất việc phong chức linh mục cho các “viri probati”. Thực vậy trong ghi chú đó, ngài viết “Xin lưu ý rằng, trong một số quốc gia vùng hạ Amazon, nhiều thừa sai thích đi đến châu Âu hoặc Mỹ, hơn là ở lại giúp cho các hạt Đại Diện Tông Tòa của họ ở vùng Amazon”. Và trong ghi chú 133, ngài viết thêm: “Ở Thượng Hội Đồng, cũng nhiều vị nhắc đến việc thiếu các chủng viện để đào tạo linh mục cho người bản địa”.
O’Connell dường như còn muốn cho rằng Tông huấn Querida Amazonia không chỉ nhằm nói với các Kitô hữu, với Dân Thiên Chúa, mà thôi mà còn nói với “Mọi người thiện chí” trên thế giới với mục đích “làm sống lại tình âu yếm và quan tâm” đối với vùng Amazon, nên ít lưu ý đến những chuyện nội bộ như truyền chức cho các “viri probati” và phụ nữ, các vấn đề dù sao vẫn còn đang chia rẽ công luận Công Giáo.
Ngài muốn chính Dân Thiên Chúa phải thống nhất quan điểm về hai vấn đề này trước, do đó, ngài “chính thức” giới thiệu chúng với họ, như thành quả của “nhiều người biết các nan đề và vấn đề của Vùng Amazon hơn tôi và Giáo Triều, vì họ sống ở đó, họ trải nghiệm các đau khổ của vùng ấy và họ yêu vùng ấy một cách say mê”.
Christopher White và Inés San Martín của tờ Crux thì tường thuật rằng Đức Hồng Y Michael Czerny nói với L’Osservatore Romano hôm thứ Tư rằng trong khi khả thể truyền chức linh mục cho các ‘viri probati’ vẫn còn đó, như vốn có trong các Giáo Hội Đông phương, “điều cần là đời sống mới trong các cộng đoàn, một đà truyền giáo mới, các việc phục vụ mới của giáo dân, đào tạo liên tục, bạo dạn và óc sáng tạo... vấn đề lớn là trải nghiệm đức tin và truyền giảng Tin Mừng đổi mới”.
Tông huấn hòa giải
Đức Hồng Y Gerhard Müller nhìn Tông huấn dưới một góc nhìn khác khi cho rằng Đức Giáo Hoàng không rút tỉa từ Tài liệu Sau cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon bất cứ kết luận đáng lưu ý và gây bất đồng nào. Thay vào đó, ngài muốn trình bầy với Giáo Hội và mọi người thiện chí “các câu trả lời của riêng ngài, để giúp bảo đảm ‘việc tiếp nhận toàn bộ diễn trình đồng nghị một cách hài hòa, đầy sáng tạo và hữu hiệu'”.
Đức Hồng Y viết thêm, “Đức Giáo Hoàng không muốn đổ thêm dầu vào các tranh chấp chính trị, sắc tộc và nội bộ Giáo Hội hiện nay, nhưng đúng hơn nhằm vượt thắng chúng”.
Ai cũng biết khi nói đến các tranh chấp nội bộ của Giáo Hội, người ta nghĩ ngay đến hai phe cấp tiến và bảo thủ. Bởi thế, Clemente Lisi đặt câu hỏi: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô cấp tiến ra sao?” và ông trả lời: “không bao nhiêu như nhiều người nghĩ”.
Ông cho rằng việc ngài không nhắc gì tới việc phong chức cho các “viri probati” là “một chiến thắng cho các người Công Giáo bảo thủ, những người vốn sợ rằng luật trừ như thế cuối cùng sẽ hủy luật độc thân của các giáo sĩ khắp thế giới”.
Nhận định trên không hẳn phản ảnh tâm tư của chính Đức Phanxicô. Thực vậy, theo CNA, trong chuyến viếng thăm ad limina của một số Giám Mục thuộc vùng XIII của Mỹ, ngày 10 tháng này, nghĩa là lúc Tòa Thánh sắp công bố Querida Amazonia, Đức Phanxicô nói với các ngài và được Đức Tổng Giám Mục Samuel J. Aquila thuật lại rằng: phe cực tả săn đuổi ngài và phe cực hữu cũng săn đuổi ngài, nhưng không phe nào thực sự trình bầy được ngài là ai.
Dĩ nhiên, điều ấy không xóa bỏ được đường phân ranh cấp tiến – bảo thủ trong Giáo Hội. Do đó, theo ký giả này, khi bác bỏ đề xuất của Thượng Hội Đồng Amazon, “điều này gửi đi tín hiệu cho thấy ngài muốn hợp nhất người Công Giáo chứ không chia rẽ họ”.
Tuy nhiên, đối với những người như Cha Raymond de Souza, cố gắng hợp nhất trên chưa đủ, khi Cha nhận định rằng “Trong Querida Amazonia, cũng như trong các văn kiện trước đây, các câu hỏi rõ ràng đã được nêu lên. Các câu trả lời hàm hồ đã được cung cấp, chờ được các thủ đoạn mới lạ minh xác”.
Hàm hồ? Đúng vậy, theo Cha de Souza, về vấn đề phong chức linh mục cho các “viri probati”, “Đức Giáo Hoàng ám chỉ cả hai hướng mà không đưa ra câu trả lời rõ ràng nào”.
Hướng ủng hộ, khi ngài viết rằng: “Cách lên khuôn đời sống và thừa tác vụ giáo sĩ không có tính độc khối; nó phát triển những đặc điểm khác biệt ở những nơi khác nhau trên thế giới” (87). “Trong các hoàn cảnh chuyên biệt của khu vực Amazon, nhất là trong các khu rừng và những nơi xa xôi hơn của nó, phải tìm ra một cách để bảo đảm thừa tác vụ linh mục này... mọi nỗ lực nên được thực hiện để bảo đảm rằng các dân tộc Amazon không thiếu thức ăn tạo ra sự sống mới này và bí tích tha tội” (89).
Hướng chống đối, khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô dường như muốn đề nghị rằng giải pháp cho việc thiếu linh mục trong vùng Amazon không phải là phong chức cho những người đàn ông đã có vợ, mà là nhiệt tâm truyền giáo mới như Đức Hồng Y Czerny đã nói trên đây hoặc thái độ chưa thấu đáo của hàng Giám Mục sở tại, như trên đã nhấn mạnh.
Cha de Souza còn cho rằng có thể Đức Phanxicô ủng hộ đề xuất trên “qua cửa hậu”. Còn nhớ, trước Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên năm 2018, ngài đã ban hành tông hiến mới có tên là Episcopalis Communio về việc quản trị Thượng Hội Đồng Giám Mục. Văn kiện này đưa ra một điều khoản mới, định rằng “nếu được Giám Mục Rôma minh nhiên chấp thuận, tài liệu sau cùng [của Thượng Hội Đồng] trở thành một phần trong huấn quyền thông thường của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô”.
Và trong đoạn mở đầu Querida Amazonia, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết: “tôi muốn chính thức giới thiệu Tài liệu Sau cùng, trình bầy các kết luận của Thượng hội đồng, vốn được hưởng ơn ích từ việc tham gia của nhiều người hiểu rõ các nan đề và vấn đề của khu vực Amazon hơn tôi hoặc Giáo Triều Rôma, vì họ sống ở đó, họ trải nghiệm sự đau khổ của nó và họ yêu nó say đắm. Tôi không muốn trích dẫn Tài liệu Sau cùng trong Tông Huấn này vì tôi muốn khuyến khích mọi người đọc nó cách trọn vẹn”.
Cha de Souza thắc mắc: “chính thức giới thiệu” nghĩa là gì? Phải chăng Đức Phanxicô đã minh nhiên coi Tài liệu Sau cùng là một phần trong huấn quyền thông thường của ngài, đến nỗi việc phong chức linh mục cho các “viri probati” nay thuộc thẩm quyền của ngài?
Cha cho rằng cách dùng chữ ấy cố tình tạo nên sự hàm hồ. Phải đợi thời gia mới có thể có câu trả lời dứt khoát.
John Allen của Crux phần nào đồng quan điểm với cha de Souza khi cho rằng giống như cuộc tranh cử trong nội bộ Đảng Dân Chủ Mỹ hiện nay, sau nhiều tháng chờ đợi, việc Querida Amazon không đem đến một kết luận rõ ràng khiến người ta không biết đường nào mà mò. Người ủng hộ giải pháp “viri probati” hoàn toàn có quyền nói ngài không nói “không” nhưng những người đối lập với họ cũng đúng khi cho rằng ngài cũng đâu có nói “có”.
Nhiều người không nghĩ như Cha de Souza hay John Allen, tuy nhiên, không ai chối cãi việc Đức Phanxicô coi trọng Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon.
Ryan Di Corpo chẳng hạn, trên tờ America, cho rằng: theo Đức Hồng Y Czerny, phải đọc thông điệp của Đức Giáo Hoàng trong Querida Amazonia song song với các đề xuất trong Tài liệu Sau cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon.
Một phần của cuộc hành trình đồng nghị
Theo Elise Ann Allen của Crux, trong cuộc họp báo hôm thứ Tư, Đức Hồng Y Czerny nhấn mạnh: cách hay nhất để xem xét cách Đức Phanxicô tiếp cận vấn đề phong chức cho các “viri probati” là coi nó như “một phần của cuộc hành trình”.
Cô trích dẫn lời của Đức Hồng Y: “chúng ta đang ở một điểm rất quan trọng trong diễn trình đồng nghị. Có những con đường dài ở trước mắt, cũng như những con đường đã đi qua” và trong vấn đề linh mục có vợ, đức Phanxicô “chưa giải quyết chúng bất cứ cách nào ngoài những điều ngài đã nói trong Tông huấn”. Đức Hồng Y Czerny nhấn mạnh rằng Tông huấn “là một văn kiện thuộc huấn quyền” và do đó, “tham dự vào Huấn quyền thông thường của ngài” nghĩa là có tính trói buộc, trong khi Tài liệu Sau cùng của Thượng Hội Đồng, một tài liệu ủng hộ việc phong chức linh mục cho các “viri Probati” và phó tế cho phụ nữ không có tầm quan trọng như thế. Không có lời nói “không” dứt khoát của Đức Giáo Hoàng về các vấn đề này, theo Đức Hồng Y Czerny, “nếu có các câu hỏi mà bạn cảm thấy còn bỏ ngỏ hay Giáo Hội cảm thấy còn bỏ ngỏ vì Tông huấn, thì chúng tiếp tục được tranh biện, thảo luận, biện phân, cầu nguyện cho và khi chín mùi, được trình cho các thẩm quyền thích đáng để quyết định”.
Theo nữ ký giả trên, Đức Hồng Y Czerny đồng quan điểm với Đức Hồng Y Muller khi cho rằng Querida Amazonia là một văn kiện tạo hòa giải. Ngài nói “Nếu không phải là một văn kiện hòa giải, nó sẽ không được Đức Phanxicô viết”. Ngài nói thêm rằng hòa giải, thương xót và đối thoại là các đặc tính luôn “ở trái tim triều giáo hoàng này và chắc chắn là các giải pháp có thực chất”.
Nhắn nhe các hội đồng đặc thù
Nhận định về vấn đề Đức Phanxicô không đề cập tới ba đề xuất nổi bật của Thượng Hội Đồng Amazon, Jimmy Akin cho rằng xem ra Đức Phanxicô muốn “làm nguội” các hoài mong đang sản sinh ở nước Đức đối với “con đường đồng nghị” của họ, khi ngài nhấn mạnh việc “Mở Rộng Các Chân Trời Quá Bên Kia Các Tranh Chấp”: đối với các đề xuất trái ngược nhau về tổ chức Giáo Hội, giải pháp có thực chất nằm ở chỗ vượt lên trên hai phương thức để tìm phương thức khác tốt hơn, chưa ai nghĩ tới! (xem đoạn 104).
Không những thế, theo Akin, rất có thể đây còn là một cảnh cáo rằng “đừng trông mong các đề xuất mục vụ cấp tiến đưa ra cho một khu vực đặc thù sẽ được chấp thuận”.
Trong một bình luận dài đăng trên Cattolica Civilta, Cha Antonio Sparado, S.J., người vốn được coi là thân tín của Đức Phanxicô, cũng lưu ý trước nhất đến mục Mở Rộng Các Chân Trời Quá Bên Kia Các Tranh Chấp, và coi nó là “cỗ máy của Tông huấn”: “khi có những vấn đề phức tạp, Đức Giáo Hoàng yêu cầu chúng ta đi quá bên kia các mâu thuẫn. Khi có những thái cực và tranh chấp, chúng ta cần tìm ra các giải pháp mới, phá vỡ bế tắc bằng cách tìm các cách thế khác tốt hơn, có lẽ chưa ai nghĩ tới. Vượt quá bên kia các chống đối có tính biện chứng là một trong các tiêu chuẩn hành động nền tảng của Đức Giáo Hoàng. Điều luôn luôn tốt là nhớ điều đó”.
Theo Cha Sparado, điều độc đáo của Querida Amazonia, trước nhất, là lần đầu tiên một văn kiện có tầm quan trọng về huấn quyền như thế “đã minh nhiên tự trình bầy như một bản văn ‘đi kèm’một bản văn khác, tức, Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng, Amazon, Các Nẻo Đường Mới cho Giáo Hội và cho một nền Sinh Thái Toàn Diện”.
Cha Sparado cho rằng, Đức Phanxicô “chấp nhận toàn diện Tài Liệu Sau Cùng và đồng hành với nó, hướng dẫn việc tiếp nhận nó trong hành trình đồng nghị, một hành trình vẫn đang diễn biến và chắc chắn không thể nói là đã kết thúc”.
Diễn trình này được Cha Sparado tóm lược trong phần kết luận bài nhận định của Cha như sau: “ Để soạn thảo Tài Liệu Làm Việc, Giáo Hội đã lắng nghe một cách sâu sắc các Giám Mục và giáo dân thuộc nhiều thành phố và nền văn hóa khác nhau, cũng như thuộc nhiều nhóm trong các giới Giáo Hội đa dạng cùng với các nhà học thuật và các tổ chức xã hội dân sự. Tài Liệu Sau Cùng lượng giá cuộc tranh luận đồng nghị và được phong phú nhờ việc biện phân sống động ngay trong phiên họp. Nay, Tông huấn đồng hành và hướng dẫn việc tiếp nhận các kết luận này để chúng có thề làm giầu, thách thức và gợi hứng không những cho Giáo Hội ở Amazon mà còn cho cả Giáo Hội hoàn vũ nữa”.
Top Stories
Les catholiques vietnamiens engagés pour la protection de la vie
Églises d'Asie
08:59 19/02/2020
Récemment, courant février, Mgr Cosma Hoang Van Dat, évêque du diocèse de Bac Ninh, dans le nord du Vietnam, a présidé une célébration dans un des cimetières du pays dédiés aux enfants à naître, et appelés « angel gardens » (jardins des anges). Situés dans de nombreuses communautés catholiques à travers le pays, ces cimetières permettent aux fœtus avortés d’être enterrés dignement, comme dans les paroisses de Li Lam et de Ngog Lam, dans le diocèse de Bac Ninh, qui ont enterré respectivement 6 000 et 8 000 enfants. Selon les chiffres officiels du gouvernement, on compte entre 275 000 et 300 000 avortements par an dans le pays, mais les organisations pro-vie estiment plutôt ce chiffre entre 1,2 et 1,6 million par an, en comptant les avortements illégaux.
De nombreuses communautés catholiques vietnamiennes comptent des cimetières appelés « angel gardens » (jardins des anges), pour enterrer dignement les enfants à naître.
Pour les catholiques vietnamiens, protéger chaque vie et sensibiliser les jeunes contre les cultures de mort comme l’avortement est une mission plus urgente que jamais. Selon les chiffres indiqués par les organisations internationales de santé, le Vietnam est en tête des pays asiatiques en terme de taux d’avortement, et cinquième à l’échelle mondiale. L’Église vietnamienne est particulièrement inquiète concernant la forte proportion du nombre d’avortement chez les adolescentes, qui représentent 20 % de l’ensemble des femmes qui ont recours à une interruption de grossesse. Selon les chiffres officiels du gouvernement vietnamien, on compte entre 275 000 et 300 000 avortements par an dans le pays. Toutefois, les groupes pro-vie estiment que les chiffres réels sont bien plus élevés, et qu’ils se situeraient plutôt entre 1,2 et 1,6 million d’avortements, en comptant les avortements illégaux. Bien que les directives du ministère de la Santé autorisent les avortements jusqu’à six semaines, certaines cliniques et établissements de santé pratiquent des interruptions de grossesse jusqu’à dix semaines. Les médecins de l’Hôpital central obstétrique de Hanoï affirment que 40 % des femmes enceintes vietnamiennes ont recours à un avortement. Les pères rédemptoristes sont engagés dans des programmes de défense de la vie dans le pays depuis de nombreuses années, afin de sensibiliser les jeunes et les adolescents sur les dégâts irréversibles qu’entraîne l’avortement. De nombreux prêtres, religieux et laïcs participent à des sessions de formation intensives, et invitent les jeunes à prendre part aux activités sociales et caritatives. Des médecins et experts proposent également aux jeunes un soutien psychologique. Depuis 2009, de nombreux groupes pro-vie se sont associés aux Caritas diocésaines afin de lancer des programmes de prévention contre l’avortement.
Jardin des anges : des cimetières dédiés aux fœtus
Ces programmes passent par des sessions sur les enseignements de l’Église sur le couple et la vie de famille, et par des enterrements de fœtus dans les cimetières appelés « angel gardens » (jardins des anges), situés dans de nombreuses communautés catholiques à travers le pays, où les enfants à naître peuvent être enterrés dignement. Ainsi, à Li Lam et Ngoc Lam, deux paroisses du diocèse de Bac Ninh, dans le nord du Vietnam, les fidèles ont enterré respectivement 6 000 et 8 000 fœtus. Tous les ans, de nombreux laïcs, étudiants et membres du diocèse rendent visite aux deux paroisses pour prier et célébrer la messe en leur mémoire. Durant une célébration organisée courant février, Mgr Cosma Hoang Van Dat, évêque de Bac Ninh, a déclaré que « ces enfants ont le droit de vivre, mais leurs parents les ont tués sans pitié ». « Ces gens ont empêché des milliers de naissances. Le meurtre est un crime grave, mais tuer un enfant à naître est bien pire », a-t-il martelé. On trouve heureusement des personnes comme Tong Phuoc Phuc, dont l’histoire est bien connue parmi les catholiques vietnamiens. En vingt ans, avec sa femme, ce menuisier à la retraite, originaire de Puong Sai dans le district de Nha Trang, sur la côte sud, a enterré près de 20 000 fœtus. Ils ont également ouvert un centre d’accueil pour les enfants non désirés, afin de sauver plusieurs centaines d’entre eux de l’avortement. Tong Phuoc Phuc a également construit un cimetière dédié aux enfants à naître à Dien Lam, sur une colline, située à environ 19 km du centre-ville.
« Je ne connais pas les pères et les mères de ces enfants. Mais quand je prépare les tombes, je les nomme d’après des noms de saints. Certains ont déjà des noms choisis par leurs parents, catholiques et non catholiques », explique-t-il. « Quand j’ai commencé ce service, beaucoup de personnes étaient méfiantes. ‘M. Phuc, qu’est-ce qui peut pousser un menuisier à aller demander les dépouilles de ces enfants?’ me demandaient certains. Je leur ai répondu : ‘Je les emmène pour les enterrer.’ » Avec le temps, explique-t-il, ses voisins et sa communauté ont commencé à comprendre son travail. « Beaucoup de catholiques et de personnes d’autres religions ont participé à mon projet pour protéger la vie. Certains m’ont donné du sable ou des briques, tous avec empressement. » Un jour, après un incident particulièrement poignant, il a constaté que ce qu’il faisait n’était pas encore suffisant. « Un après-midi, alors que j’enterrais le 247e fœtus, une adolescente est venue me voir en me demandant : ‘Est-ce que vous avez enterré mon bébé hier?’ Donc je l’ai emmenée voir la tombe. Et je me suis dit : ‘Si je me limite aux enterrements, comment puis-je sauver des vies? Je dois faire davantage. » En quinze ans, avec sa femme, il est venu en aide à 250 femmes en difficulté, en les convainquant de renoncer à l’avortement. Ainsi, des membres de sa famille ont adopté plus de 50 enfants. Il lui est arrivé d’avoir tellement d’enfants à prendre en charge qu’il a dû demander l’aide d’un centre d’accueil de la ville de Cam Ranh, dans la province de Khanh Hoa.
(Source: Églises d'Asie - le 19/02/2020, Avec Asianews, Hanoï)
De nombreuses communautés catholiques vietnamiennes comptent des cimetières appelés « angel gardens » (jardins des anges), pour enterrer dignement les enfants à naître.
Pour les catholiques vietnamiens, protéger chaque vie et sensibiliser les jeunes contre les cultures de mort comme l’avortement est une mission plus urgente que jamais. Selon les chiffres indiqués par les organisations internationales de santé, le Vietnam est en tête des pays asiatiques en terme de taux d’avortement, et cinquième à l’échelle mondiale. L’Église vietnamienne est particulièrement inquiète concernant la forte proportion du nombre d’avortement chez les adolescentes, qui représentent 20 % de l’ensemble des femmes qui ont recours à une interruption de grossesse. Selon les chiffres officiels du gouvernement vietnamien, on compte entre 275 000 et 300 000 avortements par an dans le pays. Toutefois, les groupes pro-vie estiment que les chiffres réels sont bien plus élevés, et qu’ils se situeraient plutôt entre 1,2 et 1,6 million d’avortements, en comptant les avortements illégaux. Bien que les directives du ministère de la Santé autorisent les avortements jusqu’à six semaines, certaines cliniques et établissements de santé pratiquent des interruptions de grossesse jusqu’à dix semaines. Les médecins de l’Hôpital central obstétrique de Hanoï affirment que 40 % des femmes enceintes vietnamiennes ont recours à un avortement. Les pères rédemptoristes sont engagés dans des programmes de défense de la vie dans le pays depuis de nombreuses années, afin de sensibiliser les jeunes et les adolescents sur les dégâts irréversibles qu’entraîne l’avortement. De nombreux prêtres, religieux et laïcs participent à des sessions de formation intensives, et invitent les jeunes à prendre part aux activités sociales et caritatives. Des médecins et experts proposent également aux jeunes un soutien psychologique. Depuis 2009, de nombreux groupes pro-vie se sont associés aux Caritas diocésaines afin de lancer des programmes de prévention contre l’avortement.
Jardin des anges : des cimetières dédiés aux fœtus
Ces programmes passent par des sessions sur les enseignements de l’Église sur le couple et la vie de famille, et par des enterrements de fœtus dans les cimetières appelés « angel gardens » (jardins des anges), situés dans de nombreuses communautés catholiques à travers le pays, où les enfants à naître peuvent être enterrés dignement. Ainsi, à Li Lam et Ngoc Lam, deux paroisses du diocèse de Bac Ninh, dans le nord du Vietnam, les fidèles ont enterré respectivement 6 000 et 8 000 fœtus. Tous les ans, de nombreux laïcs, étudiants et membres du diocèse rendent visite aux deux paroisses pour prier et célébrer la messe en leur mémoire. Durant une célébration organisée courant février, Mgr Cosma Hoang Van Dat, évêque de Bac Ninh, a déclaré que « ces enfants ont le droit de vivre, mais leurs parents les ont tués sans pitié ». « Ces gens ont empêché des milliers de naissances. Le meurtre est un crime grave, mais tuer un enfant à naître est bien pire », a-t-il martelé. On trouve heureusement des personnes comme Tong Phuoc Phuc, dont l’histoire est bien connue parmi les catholiques vietnamiens. En vingt ans, avec sa femme, ce menuisier à la retraite, originaire de Puong Sai dans le district de Nha Trang, sur la côte sud, a enterré près de 20 000 fœtus. Ils ont également ouvert un centre d’accueil pour les enfants non désirés, afin de sauver plusieurs centaines d’entre eux de l’avortement. Tong Phuoc Phuc a également construit un cimetière dédié aux enfants à naître à Dien Lam, sur une colline, située à environ 19 km du centre-ville.
« Je ne connais pas les pères et les mères de ces enfants. Mais quand je prépare les tombes, je les nomme d’après des noms de saints. Certains ont déjà des noms choisis par leurs parents, catholiques et non catholiques », explique-t-il. « Quand j’ai commencé ce service, beaucoup de personnes étaient méfiantes. ‘M. Phuc, qu’est-ce qui peut pousser un menuisier à aller demander les dépouilles de ces enfants?’ me demandaient certains. Je leur ai répondu : ‘Je les emmène pour les enterrer.’ » Avec le temps, explique-t-il, ses voisins et sa communauté ont commencé à comprendre son travail. « Beaucoup de catholiques et de personnes d’autres religions ont participé à mon projet pour protéger la vie. Certains m’ont donné du sable ou des briques, tous avec empressement. » Un jour, après un incident particulièrement poignant, il a constaté que ce qu’il faisait n’était pas encore suffisant. « Un après-midi, alors que j’enterrais le 247e fœtus, une adolescente est venue me voir en me demandant : ‘Est-ce que vous avez enterré mon bébé hier?’ Donc je l’ai emmenée voir la tombe. Et je me suis dit : ‘Si je me limite aux enterrements, comment puis-je sauver des vies? Je dois faire davantage. » En quinze ans, avec sa femme, il est venu en aide à 250 femmes en difficulté, en les convainquant de renoncer à l’avortement. Ainsi, des membres de sa famille ont adopté plus de 50 enfants. Il lui est arrivé d’avoir tellement d’enfants à prendre en charge qu’il a dû demander l’aide d’un centre d’accueil de la ville de Cam Ranh, dans la province de Khanh Hoa.
(Source: Églises d'Asie - le 19/02/2020, Avec Asianews, Hanoï)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trò chuyện với Cha Gioan Lê Quang Việt về Giới Trẻ
Gioan Lê Quang Vinh
09:19 19/02/2020
Trò chuyện với Cha Gioan Lê Quang Việt về Giới Trẻ
Như Vietcatholic đã đưa tin, Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ và Thiếu Nhi trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã tổ chức buổi họp mặt tại Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục VN với chủ đề Đồng Hành Với Người Trẻ sáng ngày 13/2/2020 vừa qua. Vietcatholic được Cha Gioan Lê Quang Việt, Thư Ký UBMVGT&TN dành cho buổi trò chuyện thú vị.
Cha Gioan Lê Quang Việt cho biết Thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã nhìn nhận hành trình Emmaus như là một văn bản kiểu mẫu để hiểu sứ vụ của Giáo hội trong tương quan với các thế hệ trẻ. Trang Kinh Thánh này diễn tả những gì mà các nghị phụ đã cảm nghiệm ở Thượng Hội Đồng 15, và cũng là những điều Thượng Hội Đồng mong muốn các Hội Thánh địa phương thể hiện trong mối liên hệ với người trẻ.
Qua đó HĐGMVN mời gọi các thành phần dân Chúa trở nên bạn đồng hành với người trẻ. Để trở nên bạn đồng hành với họ, Chúa Giêsu đã cùng đi với họ trên đường, hỏi han họ, kiên nhẫn lắng nghe câu chuyện của họ, công bố Lời Chúa cho họ, giải thích những biến cố dưới ánh sáng của Thánh Kinh, chấp nhận lời mời ngừng lại với họ khi màn đêm buông xuống,… Người bước vào đêm đen của cõi lòng người trẻ.
Người trẻ hãy đến với Giáo hội dù chưa hiểu hết ý nghĩa của những gì đã và đang xảy ra, trong đó có những người trẻ đang “tách rời nhóm và rời bỏ Giêrusalem”. Dưới ánh sáng Lời Chúa và qua các hoạt động mục vụ giới trẻ, tinh thần sẽ bừng sáng.
Khi Đức Giêsu bẻ bánh, mắt họ mở ra. Ngay lúc đó, chính họ đã chọn đi con đường ngược lại, để trở về với nhóm và chia sẻ kinh nghiệm về cuộc gặp gỡ với Đấng Phục sinh.
Khi được hỏi về Tông huấn Christus Vivit, Cha Gioan nói: “Theo Đức Thánh Cha trong Tông huấn Christus Vivit- số 22, Đức Giêsu là “người trẻ giữa những người trẻ để nên mẫu gương cho người trẻ và thánh hiến họ cho Chúa”. Chính Đức Giêsu đã trải nghiệm một thời trẻ được lớn lên và trưởng thành cách toàn diện, “được huấn luyện” để thực thi kế hoạch của Chúa Cha. Chúa Giêsu không dạy người trẻ từ xa hay từ bên ngoài, nhưng từ chính tuổi trẻ mà Ngài đã từng trải qua. Những khía cạnh trong cuộc đời của Chúa Giêsu tạo niềm cảm hứng cho người trẻ đang lớn lên và chuẩn bị đón nhận sứ vụ trong cuộc đời”
Cha Gioan nói về hình ảnh của hai người trẻ trên đường Emmaus trong thư chung như sau: “Các giám mục mời gọi người trẻ: Các con hãy đến với Chúa Giêsu, tâm sự với Người trong cầu nguyện, lắng nghe lời Người trong Sách thánh, đón nhận sức sống của Người trong Thánh Thể, nhờ đó biết nhìn cuộc đời với cặp mắt mới và nhận ra Chúa luôn đồng hành với các con.
Như hai người trẻ trên dường Emmaus, các con hãy đến với cộng đoàn Giáo hội ở nơi các con đang sinh sống, học hành, làm việc. Đức tin Kitô giáo luôn mang chiều kích cộng đoàn. Các con không sống đức tin một mình, nhưng với cộng đoàn và trong cộng đoàn. Hãy tích cực tham gia các sinh hoạt của giáo xứ, hội đoàn, hoặc cộng đoàn Kitô hữu nhỏ, nhờ đó các con cảm nhận được sự nâng đỡ trong những lúc khó khăn, đồng thời học mở lòng ra trước nhu cầu của tha nhân.
Như hai người trẻ trên đường Emmaus, các con hãy mạnh dạn kể lại cho các bạn trẻ khác về kinh nghiệm đức tin của mình, kể bằng lời và bằng chính cuộc sống tốt lành của các con. Hơn ai hết, chính các con phải là tông đồ cho người trẻ, những người cùng trang lứa, sống trong cùng một thời đại và môi trường với các con. Được như thế, các con sẽ trở thành những sứ giả loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô Phục Sinh cho mọi người, đồng thời góp phần dựng xây quê hương và dân tộc Việt Nam thịnh vượng, công bằng và hạnh phúc”
Cha Gioan Lê Quang Việt cũng nhấn mạnh đến việc đào luyện lương tâm cho người trẻ. Ngài nhấn mạnh đến DoCat của Giáo Hội: “Dưới ánh sáng Lời Chúa, cần chú ý đến việc giáo dục lương tâm cho người trẻ, giáo dục những giá trị nhân bản dựa trên nhân phẩm, công ích, liên đới và bổ trợ”.
Cha Thư Ký UBMVGT&TN cũng cho biết:
Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã đưa ra "Chương trình mục vụ giới trẻ 2020-2022: Mỗi tháng một hình ảnh hay tước hiệu Đức Giêsu".
Hình ảnh hay tước hiệu rất phổ biến trong đời sống con người, giúp con người tiếp cận các thực tại cách dễ dàng hơn. Nhờ đó, con người có thể lĩnh hội và có được những hiểu biết nhất định về thực tại, đồng thời, có thể chia sẻ và thông truyền thực tại mà mình đã lĩnh hội và hiểu biết cho người khác. Thực tại luôn phong phú và sâu nhiệm hơn những diễn tả, giải thích hay tổng hợp về nó. Thực tại càng tinh túy, sâu nhiệm, thì con người càng phải dùng nhiều hình ảnh hay tước hiệu mới có thể tiếp cận và nhận thức được.
Đức Thánh Cha có nói trong Christus Vivit, số 86: “Cách tiếp cận thực tế có khuynh hướng chú trọng đến nhìn hơn là nghe và đọc sẽ ảnh hưởng đến cách học hỏi cũng như đến sự phát triển của óc phê phán”.
Từ những gợi ý qua bài viết mỗi tháng về hình ảnh hay tước hiệu, với kỹ thuật số trong tay người trẻ sẽ tiếp tục sáng tạo để thể hiện hình ảnh hay tước hiệu qua các hình thức đa dạng hơn của visual communication như video clip, intergram, infographic…
Cầu mong cho Giới Trẻ VN tích cực tham gia các hoạt động của Ủy Ban MVGT&TN để thăng tiếng trong lòng yêu mến Chúa và trưởng thành về đức tin.
Gioan Lê Quang Vinh
Cha Gioan Lê Quang Việt cho biết Thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã nhìn nhận hành trình Emmaus như là một văn bản kiểu mẫu để hiểu sứ vụ của Giáo hội trong tương quan với các thế hệ trẻ. Trang Kinh Thánh này diễn tả những gì mà các nghị phụ đã cảm nghiệm ở Thượng Hội Đồng 15, và cũng là những điều Thượng Hội Đồng mong muốn các Hội Thánh địa phương thể hiện trong mối liên hệ với người trẻ.
Qua đó HĐGMVN mời gọi các thành phần dân Chúa trở nên bạn đồng hành với người trẻ. Để trở nên bạn đồng hành với họ, Chúa Giêsu đã cùng đi với họ trên đường, hỏi han họ, kiên nhẫn lắng nghe câu chuyện của họ, công bố Lời Chúa cho họ, giải thích những biến cố dưới ánh sáng của Thánh Kinh, chấp nhận lời mời ngừng lại với họ khi màn đêm buông xuống,… Người bước vào đêm đen của cõi lòng người trẻ.
Người trẻ hãy đến với Giáo hội dù chưa hiểu hết ý nghĩa của những gì đã và đang xảy ra, trong đó có những người trẻ đang “tách rời nhóm và rời bỏ Giêrusalem”. Dưới ánh sáng Lời Chúa và qua các hoạt động mục vụ giới trẻ, tinh thần sẽ bừng sáng.
Khi Đức Giêsu bẻ bánh, mắt họ mở ra. Ngay lúc đó, chính họ đã chọn đi con đường ngược lại, để trở về với nhóm và chia sẻ kinh nghiệm về cuộc gặp gỡ với Đấng Phục sinh.
Khi được hỏi về Tông huấn Christus Vivit, Cha Gioan nói: “Theo Đức Thánh Cha trong Tông huấn Christus Vivit- số 22, Đức Giêsu là “người trẻ giữa những người trẻ để nên mẫu gương cho người trẻ và thánh hiến họ cho Chúa”. Chính Đức Giêsu đã trải nghiệm một thời trẻ được lớn lên và trưởng thành cách toàn diện, “được huấn luyện” để thực thi kế hoạch của Chúa Cha. Chúa Giêsu không dạy người trẻ từ xa hay từ bên ngoài, nhưng từ chính tuổi trẻ mà Ngài đã từng trải qua. Những khía cạnh trong cuộc đời của Chúa Giêsu tạo niềm cảm hứng cho người trẻ đang lớn lên và chuẩn bị đón nhận sứ vụ trong cuộc đời”
Cha Gioan nói về hình ảnh của hai người trẻ trên đường Emmaus trong thư chung như sau: “Các giám mục mời gọi người trẻ: Các con hãy đến với Chúa Giêsu, tâm sự với Người trong cầu nguyện, lắng nghe lời Người trong Sách thánh, đón nhận sức sống của Người trong Thánh Thể, nhờ đó biết nhìn cuộc đời với cặp mắt mới và nhận ra Chúa luôn đồng hành với các con.
Như hai người trẻ trên dường Emmaus, các con hãy đến với cộng đoàn Giáo hội ở nơi các con đang sinh sống, học hành, làm việc. Đức tin Kitô giáo luôn mang chiều kích cộng đoàn. Các con không sống đức tin một mình, nhưng với cộng đoàn và trong cộng đoàn. Hãy tích cực tham gia các sinh hoạt của giáo xứ, hội đoàn, hoặc cộng đoàn Kitô hữu nhỏ, nhờ đó các con cảm nhận được sự nâng đỡ trong những lúc khó khăn, đồng thời học mở lòng ra trước nhu cầu của tha nhân.
Như hai người trẻ trên đường Emmaus, các con hãy mạnh dạn kể lại cho các bạn trẻ khác về kinh nghiệm đức tin của mình, kể bằng lời và bằng chính cuộc sống tốt lành của các con. Hơn ai hết, chính các con phải là tông đồ cho người trẻ, những người cùng trang lứa, sống trong cùng một thời đại và môi trường với các con. Được như thế, các con sẽ trở thành những sứ giả loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô Phục Sinh cho mọi người, đồng thời góp phần dựng xây quê hương và dân tộc Việt Nam thịnh vượng, công bằng và hạnh phúc”
Cha Gioan Lê Quang Việt cũng nhấn mạnh đến việc đào luyện lương tâm cho người trẻ. Ngài nhấn mạnh đến DoCat của Giáo Hội: “Dưới ánh sáng Lời Chúa, cần chú ý đến việc giáo dục lương tâm cho người trẻ, giáo dục những giá trị nhân bản dựa trên nhân phẩm, công ích, liên đới và bổ trợ”.
Cha Thư Ký UBMVGT&TN cũng cho biết:
Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã đưa ra "Chương trình mục vụ giới trẻ 2020-2022: Mỗi tháng một hình ảnh hay tước hiệu Đức Giêsu".
Hình ảnh hay tước hiệu rất phổ biến trong đời sống con người, giúp con người tiếp cận các thực tại cách dễ dàng hơn. Nhờ đó, con người có thể lĩnh hội và có được những hiểu biết nhất định về thực tại, đồng thời, có thể chia sẻ và thông truyền thực tại mà mình đã lĩnh hội và hiểu biết cho người khác. Thực tại luôn phong phú và sâu nhiệm hơn những diễn tả, giải thích hay tổng hợp về nó. Thực tại càng tinh túy, sâu nhiệm, thì con người càng phải dùng nhiều hình ảnh hay tước hiệu mới có thể tiếp cận và nhận thức được.
Đức Thánh Cha có nói trong Christus Vivit, số 86: “Cách tiếp cận thực tế có khuynh hướng chú trọng đến nhìn hơn là nghe và đọc sẽ ảnh hưởng đến cách học hỏi cũng như đến sự phát triển của óc phê phán”.
Từ những gợi ý qua bài viết mỗi tháng về hình ảnh hay tước hiệu, với kỹ thuật số trong tay người trẻ sẽ tiếp tục sáng tạo để thể hiện hình ảnh hay tước hiệu qua các hình thức đa dạng hơn của visual communication như video clip, intergram, infographic…
Cầu mong cho Giới Trẻ VN tích cực tham gia các hoạt động của Ủy Ban MVGT&TN để thăng tiếng trong lòng yêu mến Chúa và trưởng thành về đức tin.
Gioan Lê Quang Vinh
VietCatholic TV
Hành xử bạt mạng với coronavirus, Hun Sen làm thế giới âu lo, người Miên có thể phải trả giá đắt
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:11 19/02/2020
1. Hành xử bạt mạng với coronavirus, Thủ Tướng Hun Sen có thể khiến người Miên phải trả giá đắt
Tính đến 10 giờ sáng thứ Tư 19 tháng Hai, số người chết vì coronavirus, hay chính thức phải gọi là COVID-19 đã tăng vọt lên đến 2,004 người, và số người nhiễm bệnh lên đến 74,185 người. Như thế, trong ngày thứ Ba đã có thêm 136 người bị thiệt mạng, và thêm 1,749 người được xác nhận là đã nhiễm bệnh. Trung Quốc cho biết trong số những người bị nhiễm bệnh 18% ở trong tình trạng nguy kịch.
Bên cạnh đó, trường hợp tử vong đầu tiên đã xảy ra tại Đài Loan và trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được ghi nhận tại Ai Cập. Như thế, dịch bệnh này gần như đã lây lan khắp năm châu, chỉ còn Mỹ Châu Latinh là chưa có trường hợp nào.
Trong khi đó, Thủ tướng Hun Sen của Cam Bốt vừa làm dậy sóng cộng đồng thế giới với việc cho phép chiếc Westerdam của hãng tàu du lịch Holland America Line với 1,455 hành khách và thuỷ thủ đoàn gồm 802 người cập bến cảng Sihanoukville hôm thứ Sáu ngày 14 tháng Hai.
Tự tin với kết quả âm tính của các du khách, ngay khi chiếc tàu vừa cập bến, thủ tướng thân chinh ra bắt tay, tặng hoa cho các du khách, cho phép họ được lên bờ đi tham quan đền Angkor Wat, tắm biển, tự do trở về xứ sở của họ.
Mặc cho dư luận khen, chê lẫn lộn, ông tuyên bố “Cam Bốt không cho họ cập bến thì họ đi đâu? Đây không phải là lúc để kỳ thị hay sợ hãi mà là lúc để mọi người đoàn kết lại mà giải quyết những vấn nạn mà chúng ta đang phải đối diện”.
Nhưng chỉ vài ngày sau, Mã Lai tuyên bố đã tìm thấy kết quả dương tính trong một phụ nữ 84 tuổi người Mỹ, cũng là du khách đến từ chiếc tàu Westerdam vừa cập bến Cam Bốt. Ngoài con số 236 hành khách và 747 người của thuỷ thủ đoàn, nhà chức trách Cam Bốt và các giới chức của tổ chức y tế thế giới hiện đang vất vả truy tìm 1,219 hành khách và 55 thủy thủ đoàn đã phân tán tứ phương, để ngăn chận sự lây lan của dịch bệnh.
Thủ tướng Hun Sen chỉ được biết đến hung tin này khi ông đang ở Surrey thuộc British Columbia. Tuy nhiên, ông vẫn “nói cứng”: “Chúng tôi có máy dò bệnh, đo nhiệt độ, và chúng tôi không có quan ngại gì về sức khoẻ của chính chúng tôi cả”.
Vị thủ tướng này còn được biết đến với những phát biểu cực kỳ táo bạo khi ông đến thăm Bắc Kinh vào ngày 5 tháng 2. Trong dịp này, ông ngỏ ý muốn đến Vũ Hán để “khuyến khích các học sinh người Cam Bốt không có gì phải sợ vi khuẩn Corona”. Tuy nhiên, chính Tập Cận Bình còn không dám đến đó, nên nguyện vọng này của ông đã bị nhà cầm quyền Trung cộng bác bỏ, viện cớ chính quyền nước này còn bận rộn với việc chống dịch bệnh, không thể sắp xếp chuyến viếng thăm của ông.
2. Thánh Leopoldo Mandic chính thức là Bổn mạng các bệnh nhân ung thư.
Hôm 11 tháng 02 năm 2020, lễ Ðức Mẹ Lộ Ðức cũng là Ngày Thế giới các bệnh nhân Lần thứ 28, thánh Leopoldo Mandic, đã chính thức trở thành bổn mạng các bệnh nhân ung thư.
Trong thánh lễ lúc 4 giờ chiều tại Vương cung thánh đường Thánh Antôn ở thành Padova, bắc Italia, Ðức cha Claudio Cipolla, Giám mục giáo phận sở tại, chính thức công bố quyết định của Bộ Phụng tự và kỷ luật bí bích về việc tôn thánh Mandic làm bổn mạng các bệnh nhân ung thư, trong khi chờ đợi ngày lễ chính thức kính thánh nhân vào ngày 12 tháng 05 năm 2020.
Thánh Leopoldo Mandic, người Croát, sinh trưởng tại Montenegro, thuộc dòng Capuchino, người nhỏ bé, phần lớn cuộc đời linh mục, ngài làm cha giải tội. Thánh nhân cũng dành rất nhiều thời giờ ở cạnh giường bệnh các bệnh nhân trầm trọng để an ủi họ. Chính thánh nhân cũng đã bị ung thư thực quản và qua đời về bệnh này hồi năm 1942. Cha được Ðức Giáo hoàng Gioan Phaolô II tôn phong hiển thánh hồi năm 1983 và tôn làm mẫu gương của các cha giải tội.
Thánh nhân cũng nổi tiếng về các phép lạ, hàng chục phép lạ đã được giáo quyền công nhận, và đền Thánh Mandic ở Padova thu hút nhiều tín hữu hành hương và rất nhiều bảng tạ ơn được các tín hữu gửi lại tại đây.
Nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót 2016, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã cho đưa di hài thánh Mandic và thánh Piô Pietrelcina về Vatican để các tín hữu kính viếng.
Tiến trình xin Tòa Thánh tuyên bố thánh Mandic là bổn mạng các bệnh nhân ung thư đã bắt đầu từ tháng 07 năm 2016, và đã thu thập được 700 ngàn chữ ký, trong đó có nhiều bác sĩ, ủng hộ thư thỉnh nguyện được đệ lên Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích, xin cứu xét và tuyên bố thánh nhân là bổn mạng các bệnh nhân ung thư. Nay Tòa Thánh chính thức công bố sắc lệnh về vấn đề này.
3. Ðức Hồng Y Barbarin muốn trở lại làm mục vụ tại Madagascar.
Ðức Hồng Y Philippe Barbarin, Tổng giám mục giáo phận Lyon bên Pháp, cho biết ngài cảm thấy không có tương lai tại giáo phận này và muốn trở lại Madagascar như một linh mục làm mục vụ, giảng tĩnh tâm cho các linh mục hoặc như một linh mục lưu động.
Ðức Hồng Y Barbarin năm nay 70 tuổi, làm Tổng giám mục giáo phận Lyon từ 18 năm nay (2002). Ngài mới được Tòa kháng án ở Lyon tha bổng hôm 30 tháng 01 năm 2020 về tội gọi là “ém nhẹm vụ một linh mục lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên”. Tuyên bố sau khi được tòa án tha bổng, Ðức Hồng Y Barbarin cho biết ngài tái đặt sứ vụ trong tay Ðức Thánh cha, tùy ngài quyết định chung kết, để một trang mới được lật qua cho giáo phận Lyon.
Trong thời gian chờ đợi tòa kháng án xét xử, Ðức Thánh cha đã bổ nhiệm Ðức cha Michel Dubost, nguyên Giám mục giáo phận Evry, làm Giám quản Tông Tòa giáo phận Lyon.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho tuần báo “Le Point” ở Pháp, Ðức Hồng Y Barbarin tái khẳng định rằng ngài không hề tìm cách ém nhẹm điều gì: “Tôi vẫn luôn tố giác những hành động kinh khủng. Và công lý đã xác nhận tôi vô tội”.
Tưởng cũng nên nhắc lại là ngày 7 tháng 3 năm 2019, Đức Hồng Y Philipe Barbarin Tổng Giám mục Lyon đã bị kết tội “không tố cáo hành vi đối xử tệ bạc với trẻ vị thành niên” của cha Bernard Preynat và bị phạt sáu tháng tù treo.
Đức Hồng Y đã kháng cáo, và hôm thứ Năm 30 tháng Giêng, Tòa Phúc Thẩm ở Lyon đã tuyên bố ngài vô tội.
Sau phán quyết này, Đức Hồng Y Tổng Giám Mục đã ra Tuyên bố sau.
“Với sự thanh thản, tôi ghi nhận phán quyết của Tòa phúc thẩm Lyon, tuyên bố rằng tôi vô tội đối với những gì tôi bị cáo buộc.
Quyết định này khiến cho có thể lật sang một trang mới. Và đối với Giáo Hội tại Lyon, đây là cơ hội để mở ra một chương mới.
Đây là lý do tại sao, một lần nữa, tôi sẽ trao lại chức vụ Tổng Giám mục Lyon cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đương nhiên, nếu Đức Thánh Cha muốn gặp tôi, tôi sẽ đến Rôma.
Tháng Ba năm ngoái, ngài đã từ chối đơn từ chức của tôi, và chấp nhận cho tôi được tạm nghỉ trong suốt thời gian tố tụng. Giờ đây, tôi có thể yên tâm lặp lại thỉnh cầu của mình.
Suy nghĩ của tôi hướng đến các nạn nhân. Với nhiều anh chị em khác, tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện cho họ và gia đình họ hàng ngày.
Xin cầu nguyện cho tôi, cho giáo phận Lyon và mỗi cư dân của thành phố này, để “họ có thể được nên một” (Ga 17: 21).
Cám ơn rất nhiều.
+ Đức Hồng Y Philippe Barbarin
4. Ðức Hồng Y giám quản Roma mời gọi cầu nguyện cho ơn gọi và cho các linh mục.
Ðức Hồng Y Angelo De Donatis, giám quản Roma, đã gửi thư cho các cha sở của giáo phận Roma và mời gọi cầu nguyện cho ơn gọi và cho các linh mục.
Ðức Hồng Y giám quản Roma đã thành lập một ngày đặc biệt, thứ Năm, để dâng lên Thiên Chúa ý nguyện đặc biệt này.
“Nhưng chúng ta cầu nguyện cho họ bao nhiêu?”
Trong thư, Ðức Hồng Y De Donatis nhấn mạnh: “Nếu đối với mỗi Kitô hữu, cầu nguyện là hơi thở của linh hồn, thì đối với một giáo phận, cầu nguyện là hơi thở của toàn thành phố, dù không ý thức, vì nó đang cần Thần khí của Thiên Chúa để sống.” Ðức Hồng Y cũng nhận xét: “Tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta đang sống trong thời gian mà các linh mục sẽ ngày càng ít đi. Chúng ta cảm thấy bối rối khi biết rằng một linh mục gặp khủng hoảng hay rời bỏ sứ vụ. Chúng ta thường phàn nàn rằng có ít chủng sinh trong chủng viện, thiếu linh mục, hoặc họ không có thời gian cho tất cả mọi người. Nhưng chúng ta cầu nguyện cho họ bao nhiêu?”
Và Ðức Hồng Y mời gọi: “Vì thế, tôi xin anh chị em cầu nguyện với tôi, với toàn thể linh mục đoàn giáo phận và với tất cả cộng đồng của anh chị em để Chúa làm cho các linh mục chúng tôi yêu mến Tin Mừng và để Ngài gửi những thợ gặt mới cho mùa gặt của Ngài.”
Ðức Hồng Y cũng gửi cho các cha sở một chương trình cầu nguyện. Thứ Năm đầu tháng cầu nguyện cho các ơn gọi và dành thời gian ban tối thứ Năm và thứ Sáu chầu Thánh Thể để cầu nguyện cho ý chỉ này. Thứ Năm thứ hai của tháng cầu nguyện cho các linh mục cao niên và đau bệnh, cảm tạ Thiên Chúa vì chứng tá mà họ trình bày cho chúng ta và để họ tiếp tục làm chứng ngay cả bằng việc dâng các đau khổ của họ. Thứ Năm thứ ba của tháng cầu nguyện cho việc thánh hóa các linh mục. Và ngày thứ Năm trong tuần cuối cùng của tháng là cầu nguyện cho các linh mục đang gặp thử thách khó khăn.
5. Quỹ Ðức Thánh Cha Phanxicô của bang Valais, Thụy Sĩ đạt 65 ngàn franc trong năm 2019.
Trong năm 2019, Quỹ Ðức Thánh Cha Phanxicô của bang Valais, Thụy Sĩ (FVPF) đã quyên góp được hơn 65,000 franc. Kể từ khi ra mắt vào tháng 11 năm 2016, tức là sau Năm Thánh Lòng Chúa thương xót, Tổ chức này đã phân phối hơn 150,000 franc trợ giúp cho những ai có hoàn cảnh khó khăn.
Trên đây là những số liệu được cha Pierre-Yves Maillard, Tổng đại diện Giáo phận Sion trình bày trong mục “Các Giáo hội” của báo Le Nouvelliste ra vào ngày 8 tháng 2 năm 2020.
Trong những năm qua, Quỹ Ðức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục phát triển. Năm 2019, Tổ chức đã cung cấp hơn 65,000 franc cho những người gặp khó khăn. Năm 2017 số tiền trao cho người nghèo là 30,000 franc và trong năm 2018 là 60,000 franc. Cho tới nay, Tổ chức đã trao 150,000 franc quyên góp được cho những ai gặp khó khăn. Việc phân phát Quỹ được thực hiện dựa trên các hồ sơ của các tổ chức gửi tới. Năm 2020, số hồ sơ xin trợ giúp vượt năm 2019.
Số hồ sơ xin trợ giúp gửi đến Quỹ không ngừng gia tăng, một dấu hiệu cho thấy sự nghèo khó ngày càng tăng của một bộ phận người dân. Vì thế, những những người có trách nhiệm của Quỹ Ðức Thánh Cha Phanxicô cố gắng đảm bảo việc phân bổ số tiền quyên góp cho những người cần hỗ trợ phải đúng đối tượng. Thực tế, khi nhận được hồ sơ xin trợ giúp do các tổ chức gửi tới, Tổ chức thường ưu tiên cho các thành phần như: người vô gia cư, người nghiện ma túy, người mãn hạn tù, người về hưu không có người thân, gia đình cha mẹ đơn thân, gia đình đông con, người di cư.
Theo sau Tông sắc Năm Thánh Lòng thương xót của Ðức Thánh Cha Phanxicô năm 2015, Giáo phận Sion đứng ra thành lập Quỹ bác ái này cùng với sự cộng tác của Tu viện Saint-Maurice và Giáo hội Tin lành Bang Valais. Ðây là một dấu chỉ dấn thân đại kết trong việc phục vụ những người yếu nhất, truyền thống liên đới lâu dài của Kitô giáo.
6. Tổng giáo phận Philadelphia Hoa Kỳ phát động chương trình giáo lý cho người khiếm thính.
“Ðôi tay ân sủng” là tên của chương trình đổi mới do Tổng giáo phận Philadelphia phát triển, nhằm hỗ trợ và tăng trưởng đời sống thiêng liêng cho các tín hữu khiếm thính. Sáng kiến này do cha Seán A. Loomis, tuyên úy Giáo phận cho người khiếm thính đứng ra tổ chức. Mục đích của chương trình là truyền đạt giáo lý Công Giáo cho những người gặp khó khăn trong việc nghe, qua ngôn ngữ ký hiệu (LIS).
Tại Hoa kỳ, ước tính có khoảng 5.4 triệu người Công Giáo khiếm thính. Sáng kiến “Ðôi tay ân sủng” là một chương trình có phiên dịch trong video bằng ngôn ngữ ký hiệu, do cha Loomis thực hiện, một loạt các đĩa DVD chuyên sâu và một cuốn sách giải thích, tập trung vào các khía cạnh trực quan nhằm khuyến khích người dùng học tập tốt và năng động hơn. Bảy khóa đào tạo được lên kế hoạch, cho phép các tham dự viên hiểu sâu giáo lý và đức tin Công Giáo.
Cha Shawn Carey, phụ trách Văn phòng Công Giáo Quốc gia cho người khiếm thính bày tỏ sự hài lòng đối với sáng kiến Chương trình “Ðôi tay ân sủng”. Theo cha, chương trình giúp những người gặp khó khăn trong việc nghe có thể vượt qua các rào cản để đến với Tin Mừng. Theo cách này, các Kitô hữu khiếm thính có thể học cách đánh giá, phân định đức tin của mình một cách cụ thể hơn. Và hơn thế nữa đây là một sáng kiến sẽ giúp người khiếm thính không cảm thấy bị loại trừ và hiểu rằng “Chúa luôn ở bên họ”.
7. 25% các tân linh mục được thụ phong trong những năm gần đây là người Ba Lan
Cứ 4 tân linh mục được thụ phong trong các giáo phận tại Âu Châu, thì có một vị là người Ba Lan. Ủy ban Thống Kê của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan vừa cho biết như trên.
Tuy nhiên, đáng buồn là số các tân linh mục đang giảm dần, trong khi số người rời bỏ chức tư tế lại tăng lên, dẫn đến điều mà ủy ban này gọi là một cuộc khủng hoảng ơn gọi thật sự.
Khoảng 350 tân linh mục Công Giáo đã được tấn phong hàng năm ở Ba Lan trong vài năm qua, chiếm 26% tổng số các tân linh mục tại Âu Châu. Theo ủy ban này, trong năm 2017 có 1,272 vị được phong chức linh mục tại Âu Châu. Tổng số các linh mục được thụ phong trên toàn thế giới vào năm 2017 là 5,800 vị.
Tại Ba Lan và trên toàn cõi Âu Châu, số tân linh mục được thụ phong hàng năm đã giảm dần kể từ năm 2000. Tỷ lệ tân linh mục người Ba Lan so với toàn Âu Châu cũng giảm nhẹ. Vào năm 2013, số tân linh mục Ba Lan chiếm đến 30% số vị được thụ phong tại Âu Châu.
Tổng số linh mục triều trên khắp thế giới đã tăng lên kể từ năm 2000, đạt 281,000 vào năm 2017. Tuy nhiên, ở Âu Châu, xu hướng ngược lại đã diễn ra. Năm 2003, Âu Châu có 141,000 linh mục. Đến năm 2011 chỉ còn 132,000 và năm 2017 chỉ còn 125,000 vị.
Một xu hướng khác được nhấn mạnh trong thống kê này là sự gia tăng số lượng giáo sĩ rời khỏi chức tư tế. Trong khi dữ liệu thay đổi từ năm này sang năm khác, xu hướng toàn cầu là giảm cho đến năm 2009, sau đó lại gia tăng đều đặn, với 739 linh mục triều rời khỏi chức tư tế vào năm 2017.
Ở Âu Châu cũng vậy, nhiều linh mục triều đã rời khỏi chức tư tế trong thập kỷ qua. Cao nhất là vào năm 2012, với 222 trường hợp, so với 146 trường hợp vào năm 2017.
Riêng tại Ba Lan, khoảng 73 linh mục đã rời khỏi chức tư tế vào năm 2017. Con số này là 54 vị vào năm 2012. Tính trung bình từ năm 2000 đến 2017 mỗi năm có 56 vị từ bỏ chức linh mục tại Ba Lan.
Giáo Hội Công Giáo tiếp tục có ảnh hưởng quan trọng tại Ba Lan, với dữ liệu thường xuyên cho thấy hơn 90% người Ba Lan xưng mình là người Công Giáo. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát năm 2018 của Pew Research chỉ ra rằng chỉ 26% những người dưới 40 tuổi đến nhà thờ mỗi Chúa Nhật. Con số này là 55% đối với những người trên 40 tuổi.
8. Malta sẽ là Quốc gia Âu Châu thứ 16 được Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm.
Malta sẽ là quốc gia Âu Châu thứ 16 được Ðức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm vào Chúa Nhật lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, 31 tháng 05 năm 2020.
Tin này được Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo hôm 10 tháng 02 năm 2020, và cho biết các chi tiết của cuộc viếng thăm sẽ được thông báo sau.
Giáo Hội Công Giáo tại Malta có hai giáo phận cũng là 2 hải đảo lớn của nước này: Malta và Gozo. Giáo phận thứ nhất có 380 ngàn tín hữu Công Giáo trong số 426 ngàn dân, do Ðức Tổng giám mục Charles Scicluna coi sóc. Ngài cũng là Ðồng tổng thư ký Bộ giáo lý đức tin, chuyên xét xử kháng án trong những vụ giáo sĩ bị cáo lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên; Giáo phận thứ hai Gozo chỉ có 30 ngàn tín hữu Công Giáo trong tổng số 31 ngàn dân, và do Ðức cha Mario Grech coi sóc. Ngài được Ðức Thánh Cha bổ nhiệm làm Quyền Tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục ngày 02 tháng 10 năm 2019; hiện Ðức cha chuẩn bị thay thế Ðức Hồng Y Lorenzo Baldisseri trong nhiệm vụ mới.
Cuộc viếng thăm của Ðức Thánh Cha tại Malta chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày: Sau chuyến bay dài 1 giờ 20, ngài sẽ cử hành thánh lễ cho các tín hữu, và sẽ có những cuộc gặp gỡ khác.
Cuộc viếng thăm của Ðức Thánh Cha Phanxicô là chuyến viếng thăm thứ tư của 1 vị Giáo Hoàng tại đây trong vòng 30 năm qua, 2 lần với Ðức Gioan Phaolô II năm 1990 và 2001, tiếp đến là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 năm 2010.