Phụng Vụ - Mục Vụ
Thi ca suy niệm Chúa Nhật tuần 2 mùa Chay
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:03 20/02/2018
(Mc 9, 2-10)
CHỨNG KIẾN
Chúa cùng môn đệ lên cao,
Biến hình sáng láng, bước vào đám mây.
Áo Người chói lọi trời tây,
Tông đồ hiện diện, ngất ngây tâm hồn.
Môi-sen xuất hiện kính tôn,
Ê-li-a đến, thiền môn dự phần.
Ở đây tốt lắm ẩn thân,
Ba lều xin dựng, cõi trần linh thiêng.
Đám mây bao phủ tư riêng,
Các ông hoảng sợ, thần thiêng đón chào.
Tòa mây lên tiếng xen vào,
Con Ta Yêu Dấu, từ cao vọng về.
Hãy nghe Lời Chúa mọi bề,
Loan tin cứu độ, trọn thề trung kiên.
Khổ đau cõi chết trước tiên,
Ngày sau sống lại, nơi miền trường sinh.
Mầu nhiệm Nhập Thể ẩn dấu nơi con người của Chúa Giêsu. Chúa mang thân xác như mọi người, nhưng người đó chính là Con Thiên Chúa. Chúa thường biểu lộ bản tính của Ngài qua các dấu lạ Ngài đã thực hiện. Với một quyền năng vô biên, Chúa đã chữa lành tất cả các loại bệnh hoạn tật nguyền, truyền khiến thiên nhiên vâng phục và còn cho kẻ chết sống lại.
Biến hình trước mắt các tông đồ, đó chính là bản tính thật của Ngài. Chúa biến hình trong sáng chói. Quyền năng bao trùm vạn vật. Ngắm nhìn Chúa thay đổi diện mạo, các tông đồ đều hoảng sợ. Thầy mà các ông vẫn chung đụng, hàng ngày đối thoại, gặp gỡ, ăn uống và dạy bảo, giờ đây là Chúa uy linh của trời đất. Ngài chính là Con Yêu Dấu của Chúa Cha.
Từng bước, Chúa đã mặc khải cho chúng ta chương trình cứu độ. Biết bao nhiêu phép lạ Chúa đã thực hiện, nhưng nhiều người vẫn không nhận ra quyền năng của Chúa. Họ nghi kỵ, ghen tương và tìm đủ mọi cách để loại trừ Chúa ra khỏi đời sống và xã hội của họ. Họ đã gán cho Chúa biết bao danh xưng nào là mất trí, phạm thượng, phản quốc và nào là dùng quyền tướng qủy Bêelzebut để trừ qủy. Họ không muốn chấp nhận một Thiên Chúa làm người cách khiêm hạ và nghèo khó.
Con đường Chúa đi là con đường của thập giá và khiêm nhượng khổ đau. Chúa đi từ thấp lên cao. Chúa từ trời cao hạ thân làm người trong nghèo khó. Chúa muốn đồng hành cùng với những người cùng khổ, yếu đuối và bị khinh rể nhất. Chúa muốn xuống thấp để rồi nâng mọi người lên làm con Chúa. Chúa đi ngược dòng từ đáy nguồn để cùng kéo mọi người lên thượng nguồn chính là tình yêu nơi Chúa Cha.
Hãy nghe lời Ngài. Được nghe lời của Chúa là một hạnh phúc tuyệt vời. Có biết bao người chưa hề được nghe lời Chúa dạy. Chưa biết quyền phép lạ lùng của Chúa. Nhiều người không biết, không nghe, không chứng kiến viêc Chúa làm. Họ không nhận biết để tôn thờ Chúa cho phải đạo. Còn chúng ta rất hạnh phúc khi được lắng nghe lời Chúa dạy. Lời Chúa là lời hằng sống, có sức thánh hóa và đổi mới con người.
Trong Mùa Chay Thánh, chúng ta chứng kiến các biến cố xảy ra trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Chúa đã chọn con đường của khổ đau thập giá. Con đường của tình yêu hy sinh mạng sống. Chúa đã hiến thân chịu chết vì tội lỗi chúng ta, nhưng Chúa sẽ sống lại vinh hiển. Qua thập giá tới vinh quang. Đây chính là con đường Chúa đã đi qua.
THỨ HAI, TUẦN 2 MÙA CHAY
(Lc 6, 36-38).
THA THỨ
Chúa luôn thương xót gian trần,
Nhân từ quảng đại, toàn dân kính thờ.
Thực hành đức ái nương nhờ,
Xin đừng xét đoán, nghi ngờ dối gian.
Cũng đừng kết án dở gàn,
Hằng mong thoát khỏi, muôn vàn tội khiên.
Kêu mời nhân đức dịu hiền,
Lãnh ơn tha thứ, ân thiêng diệu vời.
Trao ban rộng lượng ở đời,
Hồng ân chan chứa, rạng ngời tấm thân.
Đấu đầy hảo hạng muôn phần,
Dư tràn vạt áo, vạn lần thưởng công.
Công bằng bác ái hằng trông,
Yêu thương chan chứa, cảm thông phận người.
Chúa thương ban phúc bởi trời,
Gia ân phù trợ, một đời lạc an.
THỨ BA, TUẦN 2 MÙA CHAY
(Mt 23, 1-12).
THỰC HÀNH
Trên tòa Biệt Phái truyền rao,
Những điều họ nói, khát khao mong chờ.
Thực hành tuân giữ hưởng nhờ,
Đừng theo hình thức, mập mờ thực thi.
Không làm, mà nói điều chi,
Đặt vai gánh nặng, ai bì xả thân.
Không thèm lay thử cán cân,
Trình làng công việc, mong dân chúc mừng.
May dài tua áo lưng chừng,
Thẻ kinh nới rộng, không ngừng khoe khoang.
Chọn ngồi chỗ nhất huy hoàng,
Ghế đầu nhà hội, dân làng kính tôn.
Làm thầy lãnh đạo dạy khôn,
Tâm hồn trống rỗng, tự tôn lấp đầy.
Một người chỉ đạo là Thầy,
Giê-su chí thánh, tràn đầy quyền năng.
THỨ TƯ, TUẦN 2 MÙA CHAY
(Mt 20, 17-28).
SỨ MỆNH
Dọc đường chia xẻ đôi điều,
Thầy trò tiến bước, gặp nhiều khổ đau.
Con người bị nộp trước sau,
Nhóm đầu Thượng tế, cùng nhau vào hùa.
Các thầy Luật sĩ ganh đua,
Nhạo cười phỉ báng, nhạo vua đánh đòn.
Treo Người thập giá héo hon,
Cực hình hấp hối, chết mòn tấm thân.
Thứ ba sống lại thiện chân,
Vinh quang chiếu tỏa, nhân trần kính tôn.
Thương con, bà mẹ dủ hồn,
Khấn xin con cái, học khôn bên Người.
Chúa rằng chén đắng trong đời,
Các con dám uống, gọi mời bước lên.
Việc ngồi tả hữu ngay bên,
Cha Ta chuẩn bị, ai trên Nước Trời.
THỨ NĂM, TUẦN 2 MÙA CHAY
(Lc 16, 19-21).
BÁC ÁI
Một nhà phú hộ giầu sang,
Vận toàn gấm vóc, an khang gia đình.
Ngày ngày yến tiệc linh đình.
Vui chơi ăn uống, vô tình ngó xem.
Một người hành khất bên rèm,
Mình đầy ghẻ chốc, đói thèm miếng ăn.
Chó con liếm ghẻ hôi tanh,
Khổ thân tới chết, nằm lăn vệ đường.
Thiên thần đón tiếp yêu thương,
Đưa về hưởng phúc, tựa nương cõi trời.
Ông nhà phú hộ qua đời,
Cực hình hỏa ngục, một thời xa hoa.
Sống đời ích kỷ mù lòa,
Trần gian hưởng phúc, giờ xa thiên đàng.
Thực hành bác ái cưu mang,
Thưởng công nhân đức, dễ dàng qui thiên.
THỨ SÁU, TUẦN 2 MÙA CHAY
(Mt 21, 33-43. 45-56).
THỪA TỰ
Chủ ông trồng một vườn nho,
Đào hầm ép rượu, giao cho tá điền.
Phương xa lữ bước điền viên,
Đến mùa thu hoặch, lấy tiền làm thuê.
Ông sai đầy tớ đi về,
Thu phần hoa lợi, lời thề kết giao.
Tá điền phản phúc tự hào,
Giam cầm đánh đập, kéo rào vây quanh.
Chủ sai nhóm khác đồng hành,
Xua trừ đánh đuổi, tranh dành lợi thu.
Người làm thất tín gây thù,
Mong rằng chiếm đoạt, cả khu làm giầu.
Ông sai con một làm đầu,
Chúng liền giết chết, âu sầu khổ thân.
Chủ đành xử bọn ác nhân,
Trao vườn kẻ khác, chia phần phước ân.
THỨ BẢY, TUẦN 2 MÙA CHAY
(Lc 15, 1-3.11-32).
TRỞ VỀ
Dụ ngôn Chúa dậy hôm nay,
Cha già nhân hậu, ơn này không phai.
Yêu con chia cắt gia tài,
Người em thu nhặt, trên vai gánh gồng.
Ra đi thỏa chí tang bồng,
Tiêu xài hoang phí, mọi đồng cha cho.
Hết tiền, hết của trong kho,
Gặp cơn đói kém, lắng lo bội phần.
Xin vào giúp việc nơi cần,
Cám heo rau cỏ, nợ nần khổ đau.
Hồi tâm tự nhủ trước sau,
Xin cha thứ lỗi, quay mau về nhà.
Cha già trông ngóng từ xa,
Yêu thương ôm ẵm, thứ tha tội tình.
Người anh khó chịu em mình,
Cha đành êm dịu, dủ tình xót thương.
Ba ngọn núi
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:01 20/02/2018
Chúa Nhật 2 Chay B
Núi là biểu tượng cho sự uy nghi, hùng vĩ, cao cả. Trong Thánh Kinh, núi thường được xem là nơi gặp gỡ giữa trời và đất, giữa thần linh và con người. Những mạc khải quan trọng trong Thánh Kinh đều diễn ra trên núi.
Trong tác phẩm “Đức Giêsu thành Nazareth”, suy niệm về biến cố Hiển Dung, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã viết những lời thật ý nghĩa về các ngọn núi: “Chúa Giêsu đem theo các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan riêng với mình và dẫn họ lên một ngọn núi cao (Mc 9,2). Chúng ta lại gặp ba vị này trong vườn Cây Dầu (Mc 14,33), lúc đó cơn âu lo cuối cùng của Đức Giêsu như hình ảnh nghịch lại với Hiển Dung, dù vậy cả hai vẫn thuộc vào nhau. Ở đây không nên bỏ qua đoạn Xh 24, ông Môisen lên núi cùng với Aaron, Nadab và Abihu, có lẽ cùng với 70 vị trưởng lão của Israel.
Ở đây, như lời bài giảng trên núi và trong những đêm cầu nguyện của Đức Giêsu, chúng ta lại gặp núi như vị trí gần gũi cách đặc biệt với Thiên Chúa. Chúng ta nhìn tổng hợp một lần những ngọn núi khác nhau trong đời sống Đức Giêsu: núi cám dỗ; núi lúc Người ngồi rao giảng; núi cầu nguyện; núi Hiển Dung; núi âu lo; núi thập tự và cuối cùng là núi Thăng Thiên, trên đó - nghịch lại với lời mời đón nhận vương quyền thế giới do quyền lực của ma quĩ - Chúa tuyên bố: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất” (Mt 28,18). Nhưng trong hậu cảnh, người ta cũng thấy xuất hiện các ngọn núi Sinai; Horep; Morija- các ngọn núi mạc khải của Cựu Ước, kết hợp làm một với núi khổ nạn và núi mạc khải; tất cả chúng đều hướng đến núi Đền Thờ, nơi đó mạc khải trở thành phụng vụ
Nếu chúng ta đi tìm một lời giải thích, sẽ gặp ở hậu cảnh biểu trưng chung về núi: núi là vị trí nâng cao, không những phải trèo lên bên ngoài, nhưng ngay cả bên trong; núi như giải thoát gánh nặng thường nhật, như hít thở không khí trong lành của sáng tạo; núi cho chúng ta một cái nhìn thật xa và vẻ đẹp của vũ trụ; núi cho tôi một cảm giác nâng cao trong tâm hồn và cho tôi cảm nghiệm về Đấng Sáng Tạo. Ngoài lịch sử, còn có cảm nghiệm về một Thiên Chúa, Đấng đang nói và kinh nghiệm về cuộc khổ nạn mà đỉnh cao đạt được trong cuộc hy tế Isaac, trong hy tế Con chiên, tiền ảnh của Con Chiên cuối cùng bị sát tế trên núi Golgotha. Trên núi, ông Môisen và ông Êlia được đón nhận mạc khải của Thiên Chúa; các ngài đàm đạo với Đấng là mạc khải của Thiên Chúa nơi bản thân Người”. (x.Đức Giêsu thành Nazareth, Lm Aug Nguyễn Văn Trinh biên dịch, trang 266-267).
Các bài đọc Thánh Kinh của Chúa Nhật hôm nay nói đến ba ngọn núi. Núi Moria đức tin, Tabor vinh quang và Golgotha tình yêu.
1. Moria, núi niềm tin
Bài đọc 1 kể về ngọn núi Moria. Trên núi cao, Tổ phụ Abraham sẵn sàng hiến tế con trai duy nhất cho Thiên Chúa.
Tổ phụ Abraham có quê hương miền Lưỡng Hà. Chúa gọi ông tại Haran, lúc ông 75 tuổi. Chúa hứa cho ông có một dòng dõi đông đúc như sao trên trời, như cát bãi biển (St 12,1-5). Chờ đợi mãi, dài đến 25 năm sau, bà Sara mới sinh cho ông được một người con duy nhất. Abraham bước vào tuổi 100, lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện. Niềm vui quá lớn trong ngày con trẻ chào đời (St 21,1-7). Bồng ẳm con trẻ, ông thấy tương lai của cả một dân tộc hùng mạnh. Vợ chồng già hạnh phúc ngập tràn trong tiếng khóc tiếng cười trẻ thơ. Isaac là đứa con của lời hứa, là cây gậy nương tựa tuổi già.
Thế rồi vào một ngày kia, Chúa phán với ông: "Abraham, Abraham! Ngươi hãy đem Isaac, đứa con một yêu dấu của ngươi, và đi đến đất Moria, ở đó, ngươi sẽ dâng nó làm của lễ toàn thiêu trên núi Ta sẽ chỉ cho ngươi ". Tiếng sét ngang tai làm ông chết lặng. Lệnh truyền sát tế Isaac, vượt quá tầm nghĩ của con người. Lời chúc phúc của Thiên Chúa cho ông làm tổ phụ các dân tộc, sẽ thành mây khói. Lệnh truyền làm ông đau nhói ruột gan.
Nhưng với niềm tin mãnh liệt, Abraham thi hành lập tức lệnh truyền ấy. Ngay khi ông đang giơ cao con dao để hạ sát con trai, Thiên Chúa đã ngăn cản bàn tay ông. Chúa phán: "Đừng giết con trẻ và đừng động đến nó, vì giờ đây Ta biết ngươi kính sợ Chúa, đến nỗi không từ chối dâng đứa con duy nhất cho Ta ".
Đức tin và lòng vâng phục của tổ phụ Abraham trở nên gương mẫu cho muôn thế hệ.
Tác giả thư Do Thái viết: “Bởi tin, Abraham được kêu gọi vâng lời ra đi đến xứ ông sẽ lấy làm cơ nghiệp, ông ra đi mà chẳng biết mình đi đâu” (Dt 11,8). Tin là sẵn sàng làm theo lời Chúa dạy, hy vọng Chúa sẽ thực hiện điều Người hứa, dù trước mắt chưa thấy chút gì là hiện thực cả. Vâng lời Chúa, ông đã bỏ quê cha đất tổ lên đường và đặc biệt ông đã dám dâng Isaac làm lễ tế Thiên Chúa. Đức tin thật vững chắc, không do dự, không mặc cả. Vì một dạ tín trung với Chúa, Abraham đã nên “bạn thân của Thiên Chúa” (Gc 2,23). Chúa gọi ông là “Tôi Tớ của Ta” và nói “Ta ở với ngươi” (St 26,24). Vì Chúa “Chúc lành cho các dân tộc trong dòng giống ông và dòng giống ông sẽ nên đông như cát biển” (Hc 44,21), nên ông là cha chúng ta trong đức tin.
2. Tabor, núi vinh quang
Chuẩn bị bước vào cuộc khổ nạn, Chúa Giêsu loan báo cho các môn đệ biết : Người sẽ lên Giêrusalem để chịu khổ nạn và chịu chết. Các môn đệ chao đảo niềm tin. Phêrô đại diện cho các anh em phản đối kiệt liệt. Phêrô không chấp nhận thập giá khổ nhục. Để cũng cố niềm tin cho các môn đệ, Chúa Giêsu đưa họ lên núi cao. Chúa biến hình, cho họ thấy một thoáng Phục sinh trước Phục sinh, cho hưởng nếm một chút Thiên đàng trước Thiên đàng. Nhờ đó các môn đệ thêm niềm tin tưởng, thêm mạnh mẽ can đảm.
Chúa đưa ba môn đệ lên núi cao. Các ông được đi vào một thế giới vừa kỳ diệu vừa lạ lùng, làm biến đổi ý nghĩa cuộc đời.
Các ông thấy: “Dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy” (Mc 9,3); “Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng” (Mt 17,2); “Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa” (Lc 9,29).
“Chính nơi đây nổi bật sự liên hệ và sự khác biệt với gương mặt ông Môisen: “Khi ông Môisen từ trên núi Sinai xuống, tay cầm hai tấm bia Chứng Ước, khi xuống núi, ông Môisen không biết rằng da mặt ông sáng chói bởi đã đàm đạo với Thiên Chúa” (Xh 34,29-35). Qua việc đàm đạo với Thiên Chúa, ánh sáng của Thiên Chúa chiếu sáng trên ông và làm cho ông sáng chói. Như thế, ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào ông làm cho ông sáng chói. Đức Giêsu chói sáng tự bên trong, không những Người đón nhận ánh sáng mà chính Người là ánh sáng bởi ánh sáng”. (sđd trang 268).
Và có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người!” (Mc 9,7). Đám mây thiên linh, là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa. Đám mây ngự trên Lều Hội Ngộ cho thấy sự hiện diện của Đức Chúa. Đức Giêsu là Lều Thánh, đám mây của sự hiện diện Thiên Chúa đậu trên Người và từ đó cũng sẽ “bao phủ” mọi người. Sự kiện thánh tẩy Đức Giêsu được tái hiện, nơi đó Chúa Cha từ đám mây công bố Đức Giêsu là Con: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con” (Mc 1,11). (sđd trang 172).
Các môn đệ còn thấy: “Có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Môsê và ông Êlia”. Đây là hai nhân vật quan trọng nhất trong Cựu ước, đại diện cho hai thực tại quan trọng nhất của Do Thái giáo. Môisen đại diện cho luật pháp. Êlia đại diện cho các ngôn sứ. Hai ông là biểu tượng tiên báo sự ra đời của Đức Giêsu. “Lề luật và ngôn sứ đàm đạo với Đức Giêsu và nói về Người. Trong một chú thích ngắn ngũi, thánh Luca trình thuật cho chúng ta về điều hai chứng nhân của Thiên Chúa nói với Đức Giêsu: “Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem” (Lc 9,31). Đề tài đàm đạo của các ngài là thập giá, nhưng hiều ngầm là cả cuộc “Xuất hành của Đức Giêsu” phải diễn ra tại Giêrusalem. Thập giá Đức Giêsu là cuộc xuất hành, một việc bước ra khỏi cuộc sống này, vượt qua Biển Đỏ của cuộc khổ nạn và tiến đến vinh quang, dù vẫn còn mang thương tích của cuộc khổ nạn”. (sđd trang 268).
Ba môn đệ Phêrô, Gioan và Giacôbê có những trải nghiệm tuyệt vời về Thầy của mình. Cũng vẫn là Đức Giêsu bằng xương bằng thịt mà các ông vẫn thường gặp gỡ tiếp xúc hằng ngày, nhưng lần này, các ông được nhìn thấy Người dưới một dung mạo mới: thật sáng ngời, thật hấp dẫn và đầy uy nghi. Các ông vững lòng tin tưởng.
3. Golgotha, núi tình yêu
Trên núi cao, Đức Giêsu gặp gỡ thân mật với Chúa Cha. Bỗng chốc Người biến hình. Các môn đệ ngất ngây trong niềm hạnh phúc tuyệt vời. Các ông muốn ở lại trên núi để sống niềm hạnh phúc ngập tràn ấy. Các ông muốn níu kéo khoảnh khắc thần tiên ấy lại nên Phêrô thay mặt anh em thưa với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môisen, và một cho ông Êlia”.
Các môn đệ muốn đăng ký thường trú trên núi Tabor, muốn đắm mình trong hào quang rực rỡ. Họ bỏ lại dưới chân núi các bạn đồng môn, các cuộc truyền giáo của Thầy. Họ muốn xa rời dân chúng đang khao khát Lời Chúa. Nhưng Đức Giêsu đưa các môn đệ trở xuống. Người chỉ lên đỉnh Tabor trong chốc lát rồi xuống núi chuẩn bị vác thập giá lên núi Golgotha. Xuống núi để chu toàn nhiệm vụ trần gian. Đức Giêsu phải chịu khổ nạn, chịu chết rồi mới Phục Sinh mở lối vào thiên đàng. “Cảm nghiệm sự kiện Hiển Dung đã giúp cho thánh Phêrô nhận thức trong lúc ngất trí, những thực tại được biểu trưng trong các nghi thức của ngày lễ đã được hoàn tất, biến cố Hiển Dung loan báo thời đại Messia đã bắt đầu. Mãi khi xuống núi, thánh Phêrô lại phải học hỏi một lần nữa, thời đại Messia trước tiên là thời đại của thập giá và việc Hiển Dung, Chúa biến dạng thành ánh sáng, sẽ bao trùm chúng ta trong ánh sáng của cuộc khổ nạn.”. (sđd trang 269).
Hai đỉnh núi: núi Tabor và núi Golgotha cách nhau không xa về địa lý nhưng lại là con đường vạn lý. Chỉ có con đường thập giá tình yêu mới nối liền hai núi mà thôi.
Thánh Phêrô cùng các Tông đồ còn phải vượt qua những yếu đuối, sa ngã, còn phải nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách, còn phải chịu đau khổ vì Thầy chí thánh, còn phải trải qua cái chết đớn đau rồi mới tới được Núi Thánh thiên quốc như lòng mong ước. Các ngài chỉ đi một con đường Thầy mình đã đi qua. Đó là con đường thánh giá tình yêu.
4. Muốn tới vinh quang phải đi qua thập giá tình yêu và niềm tin.
Ba môn đệ thân tín được Đức Giêsu dẫn lên núi Tabor. Ở đó cả ba nhìn thấy vinh quang của vương quốc Thiên Chúa chói sáng nơi Đức Giêsu. Trên núi, đám mây thánh thiện của Thiên Chúa bao phủ họ. Trên núi, trong cuộc đàm đạo của Đức Giêsu Hiển Dung với Lề luật và Tiên tri, họ hiểu rằng, giờ của ngày Lễ Lều đích thực đã đến. Trên núi, họ cảm nghiệm, Đức Giêsu chính là Tora sống động, là lời trọn vẹn của Thiên Chúa. Trên núi, họ thấy “quyền lực” của vương quốc đang đến trong Đức Kitô. Nhưng chính trong sự gặp gỡ đáng sợ với vinh quang của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu, họ phải học biết điều thánh Phaolô nói trong lá thư thứ nhất gởi giáo đoàn Côrintô với các môn đệ thuộc mọi thời đại: “Chúng tôi rao giảng một Đức Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, Người là sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1,23-24). Sức mạnh của vương quốc tương lai xuất hiện nơi Đức Giêsu Hiển Dung, Đấng nói với các chứng nhân Cựu ước về sự cần thiết của cuộc khổ nạn như con đường tiến đến vinh quang (x. Lc 24,26-27). Như thế, họ được tiền dự vào ngày quang lâm; nhờ đó dần dần họ được dẫn vào mầu nhiệm sâu thẳm của Đức Giêsu.(sđd trang 273).
Muốn đạt tới vinh quang núi Tabor, cần phải vượt qua được hai ngọn núi Moria đức tin và Golgotha tình yêu một cách trọn vẹn. Lúc ấy, thật là hạnh phúc được chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa.
Núi là biểu tượng cho sự uy nghi, hùng vĩ, cao cả. Trong Thánh Kinh, núi thường được xem là nơi gặp gỡ giữa trời và đất, giữa thần linh và con người. Những mạc khải quan trọng trong Thánh Kinh đều diễn ra trên núi.
Trong tác phẩm “Đức Giêsu thành Nazareth”, suy niệm về biến cố Hiển Dung, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã viết những lời thật ý nghĩa về các ngọn núi: “Chúa Giêsu đem theo các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan riêng với mình và dẫn họ lên một ngọn núi cao (Mc 9,2). Chúng ta lại gặp ba vị này trong vườn Cây Dầu (Mc 14,33), lúc đó cơn âu lo cuối cùng của Đức Giêsu như hình ảnh nghịch lại với Hiển Dung, dù vậy cả hai vẫn thuộc vào nhau. Ở đây không nên bỏ qua đoạn Xh 24, ông Môisen lên núi cùng với Aaron, Nadab và Abihu, có lẽ cùng với 70 vị trưởng lão của Israel.
Ở đây, như lời bài giảng trên núi và trong những đêm cầu nguyện của Đức Giêsu, chúng ta lại gặp núi như vị trí gần gũi cách đặc biệt với Thiên Chúa. Chúng ta nhìn tổng hợp một lần những ngọn núi khác nhau trong đời sống Đức Giêsu: núi cám dỗ; núi lúc Người ngồi rao giảng; núi cầu nguyện; núi Hiển Dung; núi âu lo; núi thập tự và cuối cùng là núi Thăng Thiên, trên đó - nghịch lại với lời mời đón nhận vương quyền thế giới do quyền lực của ma quĩ - Chúa tuyên bố: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất” (Mt 28,18). Nhưng trong hậu cảnh, người ta cũng thấy xuất hiện các ngọn núi Sinai; Horep; Morija- các ngọn núi mạc khải của Cựu Ước, kết hợp làm một với núi khổ nạn và núi mạc khải; tất cả chúng đều hướng đến núi Đền Thờ, nơi đó mạc khải trở thành phụng vụ
Nếu chúng ta đi tìm một lời giải thích, sẽ gặp ở hậu cảnh biểu trưng chung về núi: núi là vị trí nâng cao, không những phải trèo lên bên ngoài, nhưng ngay cả bên trong; núi như giải thoát gánh nặng thường nhật, như hít thở không khí trong lành của sáng tạo; núi cho chúng ta một cái nhìn thật xa và vẻ đẹp của vũ trụ; núi cho tôi một cảm giác nâng cao trong tâm hồn và cho tôi cảm nghiệm về Đấng Sáng Tạo. Ngoài lịch sử, còn có cảm nghiệm về một Thiên Chúa, Đấng đang nói và kinh nghiệm về cuộc khổ nạn mà đỉnh cao đạt được trong cuộc hy tế Isaac, trong hy tế Con chiên, tiền ảnh của Con Chiên cuối cùng bị sát tế trên núi Golgotha. Trên núi, ông Môisen và ông Êlia được đón nhận mạc khải của Thiên Chúa; các ngài đàm đạo với Đấng là mạc khải của Thiên Chúa nơi bản thân Người”. (x.Đức Giêsu thành Nazareth, Lm Aug Nguyễn Văn Trinh biên dịch, trang 266-267).
Các bài đọc Thánh Kinh của Chúa Nhật hôm nay nói đến ba ngọn núi. Núi Moria đức tin, Tabor vinh quang và Golgotha tình yêu.
1. Moria, núi niềm tin
Bài đọc 1 kể về ngọn núi Moria. Trên núi cao, Tổ phụ Abraham sẵn sàng hiến tế con trai duy nhất cho Thiên Chúa.
Tổ phụ Abraham có quê hương miền Lưỡng Hà. Chúa gọi ông tại Haran, lúc ông 75 tuổi. Chúa hứa cho ông có một dòng dõi đông đúc như sao trên trời, như cát bãi biển (St 12,1-5). Chờ đợi mãi, dài đến 25 năm sau, bà Sara mới sinh cho ông được một người con duy nhất. Abraham bước vào tuổi 100, lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện. Niềm vui quá lớn trong ngày con trẻ chào đời (St 21,1-7). Bồng ẳm con trẻ, ông thấy tương lai của cả một dân tộc hùng mạnh. Vợ chồng già hạnh phúc ngập tràn trong tiếng khóc tiếng cười trẻ thơ. Isaac là đứa con của lời hứa, là cây gậy nương tựa tuổi già.
Thế rồi vào một ngày kia, Chúa phán với ông: "Abraham, Abraham! Ngươi hãy đem Isaac, đứa con một yêu dấu của ngươi, và đi đến đất Moria, ở đó, ngươi sẽ dâng nó làm của lễ toàn thiêu trên núi Ta sẽ chỉ cho ngươi ". Tiếng sét ngang tai làm ông chết lặng. Lệnh truyền sát tế Isaac, vượt quá tầm nghĩ của con người. Lời chúc phúc của Thiên Chúa cho ông làm tổ phụ các dân tộc, sẽ thành mây khói. Lệnh truyền làm ông đau nhói ruột gan.
Nhưng với niềm tin mãnh liệt, Abraham thi hành lập tức lệnh truyền ấy. Ngay khi ông đang giơ cao con dao để hạ sát con trai, Thiên Chúa đã ngăn cản bàn tay ông. Chúa phán: "Đừng giết con trẻ và đừng động đến nó, vì giờ đây Ta biết ngươi kính sợ Chúa, đến nỗi không từ chối dâng đứa con duy nhất cho Ta ".
Đức tin và lòng vâng phục của tổ phụ Abraham trở nên gương mẫu cho muôn thế hệ.
Tác giả thư Do Thái viết: “Bởi tin, Abraham được kêu gọi vâng lời ra đi đến xứ ông sẽ lấy làm cơ nghiệp, ông ra đi mà chẳng biết mình đi đâu” (Dt 11,8). Tin là sẵn sàng làm theo lời Chúa dạy, hy vọng Chúa sẽ thực hiện điều Người hứa, dù trước mắt chưa thấy chút gì là hiện thực cả. Vâng lời Chúa, ông đã bỏ quê cha đất tổ lên đường và đặc biệt ông đã dám dâng Isaac làm lễ tế Thiên Chúa. Đức tin thật vững chắc, không do dự, không mặc cả. Vì một dạ tín trung với Chúa, Abraham đã nên “bạn thân của Thiên Chúa” (Gc 2,23). Chúa gọi ông là “Tôi Tớ của Ta” và nói “Ta ở với ngươi” (St 26,24). Vì Chúa “Chúc lành cho các dân tộc trong dòng giống ông và dòng giống ông sẽ nên đông như cát biển” (Hc 44,21), nên ông là cha chúng ta trong đức tin.
2. Tabor, núi vinh quang
Chuẩn bị bước vào cuộc khổ nạn, Chúa Giêsu loan báo cho các môn đệ biết : Người sẽ lên Giêrusalem để chịu khổ nạn và chịu chết. Các môn đệ chao đảo niềm tin. Phêrô đại diện cho các anh em phản đối kiệt liệt. Phêrô không chấp nhận thập giá khổ nhục. Để cũng cố niềm tin cho các môn đệ, Chúa Giêsu đưa họ lên núi cao. Chúa biến hình, cho họ thấy một thoáng Phục sinh trước Phục sinh, cho hưởng nếm một chút Thiên đàng trước Thiên đàng. Nhờ đó các môn đệ thêm niềm tin tưởng, thêm mạnh mẽ can đảm.
Chúa đưa ba môn đệ lên núi cao. Các ông được đi vào một thế giới vừa kỳ diệu vừa lạ lùng, làm biến đổi ý nghĩa cuộc đời.
Các ông thấy: “Dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy” (Mc 9,3); “Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng” (Mt 17,2); “Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa” (Lc 9,29).
“Chính nơi đây nổi bật sự liên hệ và sự khác biệt với gương mặt ông Môisen: “Khi ông Môisen từ trên núi Sinai xuống, tay cầm hai tấm bia Chứng Ước, khi xuống núi, ông Môisen không biết rằng da mặt ông sáng chói bởi đã đàm đạo với Thiên Chúa” (Xh 34,29-35). Qua việc đàm đạo với Thiên Chúa, ánh sáng của Thiên Chúa chiếu sáng trên ông và làm cho ông sáng chói. Như thế, ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào ông làm cho ông sáng chói. Đức Giêsu chói sáng tự bên trong, không những Người đón nhận ánh sáng mà chính Người là ánh sáng bởi ánh sáng”. (sđd trang 268).
Và có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người!” (Mc 9,7). Đám mây thiên linh, là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa. Đám mây ngự trên Lều Hội Ngộ cho thấy sự hiện diện của Đức Chúa. Đức Giêsu là Lều Thánh, đám mây của sự hiện diện Thiên Chúa đậu trên Người và từ đó cũng sẽ “bao phủ” mọi người. Sự kiện thánh tẩy Đức Giêsu được tái hiện, nơi đó Chúa Cha từ đám mây công bố Đức Giêsu là Con: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con” (Mc 1,11). (sđd trang 172).
Các môn đệ còn thấy: “Có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Môsê và ông Êlia”. Đây là hai nhân vật quan trọng nhất trong Cựu ước, đại diện cho hai thực tại quan trọng nhất của Do Thái giáo. Môisen đại diện cho luật pháp. Êlia đại diện cho các ngôn sứ. Hai ông là biểu tượng tiên báo sự ra đời của Đức Giêsu. “Lề luật và ngôn sứ đàm đạo với Đức Giêsu và nói về Người. Trong một chú thích ngắn ngũi, thánh Luca trình thuật cho chúng ta về điều hai chứng nhân của Thiên Chúa nói với Đức Giêsu: “Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem” (Lc 9,31). Đề tài đàm đạo của các ngài là thập giá, nhưng hiều ngầm là cả cuộc “Xuất hành của Đức Giêsu” phải diễn ra tại Giêrusalem. Thập giá Đức Giêsu là cuộc xuất hành, một việc bước ra khỏi cuộc sống này, vượt qua Biển Đỏ của cuộc khổ nạn và tiến đến vinh quang, dù vẫn còn mang thương tích của cuộc khổ nạn”. (sđd trang 268).
Ba môn đệ Phêrô, Gioan và Giacôbê có những trải nghiệm tuyệt vời về Thầy của mình. Cũng vẫn là Đức Giêsu bằng xương bằng thịt mà các ông vẫn thường gặp gỡ tiếp xúc hằng ngày, nhưng lần này, các ông được nhìn thấy Người dưới một dung mạo mới: thật sáng ngời, thật hấp dẫn và đầy uy nghi. Các ông vững lòng tin tưởng.
3. Golgotha, núi tình yêu
Trên núi cao, Đức Giêsu gặp gỡ thân mật với Chúa Cha. Bỗng chốc Người biến hình. Các môn đệ ngất ngây trong niềm hạnh phúc tuyệt vời. Các ông muốn ở lại trên núi để sống niềm hạnh phúc ngập tràn ấy. Các ông muốn níu kéo khoảnh khắc thần tiên ấy lại nên Phêrô thay mặt anh em thưa với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môisen, và một cho ông Êlia”.
Các môn đệ muốn đăng ký thường trú trên núi Tabor, muốn đắm mình trong hào quang rực rỡ. Họ bỏ lại dưới chân núi các bạn đồng môn, các cuộc truyền giáo của Thầy. Họ muốn xa rời dân chúng đang khao khát Lời Chúa. Nhưng Đức Giêsu đưa các môn đệ trở xuống. Người chỉ lên đỉnh Tabor trong chốc lát rồi xuống núi chuẩn bị vác thập giá lên núi Golgotha. Xuống núi để chu toàn nhiệm vụ trần gian. Đức Giêsu phải chịu khổ nạn, chịu chết rồi mới Phục Sinh mở lối vào thiên đàng. “Cảm nghiệm sự kiện Hiển Dung đã giúp cho thánh Phêrô nhận thức trong lúc ngất trí, những thực tại được biểu trưng trong các nghi thức của ngày lễ đã được hoàn tất, biến cố Hiển Dung loan báo thời đại Messia đã bắt đầu. Mãi khi xuống núi, thánh Phêrô lại phải học hỏi một lần nữa, thời đại Messia trước tiên là thời đại của thập giá và việc Hiển Dung, Chúa biến dạng thành ánh sáng, sẽ bao trùm chúng ta trong ánh sáng của cuộc khổ nạn.”. (sđd trang 269).
Hai đỉnh núi: núi Tabor và núi Golgotha cách nhau không xa về địa lý nhưng lại là con đường vạn lý. Chỉ có con đường thập giá tình yêu mới nối liền hai núi mà thôi.
Thánh Phêrô cùng các Tông đồ còn phải vượt qua những yếu đuối, sa ngã, còn phải nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách, còn phải chịu đau khổ vì Thầy chí thánh, còn phải trải qua cái chết đớn đau rồi mới tới được Núi Thánh thiên quốc như lòng mong ước. Các ngài chỉ đi một con đường Thầy mình đã đi qua. Đó là con đường thánh giá tình yêu.
4. Muốn tới vinh quang phải đi qua thập giá tình yêu và niềm tin.
Ba môn đệ thân tín được Đức Giêsu dẫn lên núi Tabor. Ở đó cả ba nhìn thấy vinh quang của vương quốc Thiên Chúa chói sáng nơi Đức Giêsu. Trên núi, đám mây thánh thiện của Thiên Chúa bao phủ họ. Trên núi, trong cuộc đàm đạo của Đức Giêsu Hiển Dung với Lề luật và Tiên tri, họ hiểu rằng, giờ của ngày Lễ Lều đích thực đã đến. Trên núi, họ cảm nghiệm, Đức Giêsu chính là Tora sống động, là lời trọn vẹn của Thiên Chúa. Trên núi, họ thấy “quyền lực” của vương quốc đang đến trong Đức Kitô. Nhưng chính trong sự gặp gỡ đáng sợ với vinh quang của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu, họ phải học biết điều thánh Phaolô nói trong lá thư thứ nhất gởi giáo đoàn Côrintô với các môn đệ thuộc mọi thời đại: “Chúng tôi rao giảng một Đức Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, Người là sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1,23-24). Sức mạnh của vương quốc tương lai xuất hiện nơi Đức Giêsu Hiển Dung, Đấng nói với các chứng nhân Cựu ước về sự cần thiết của cuộc khổ nạn như con đường tiến đến vinh quang (x. Lc 24,26-27). Như thế, họ được tiền dự vào ngày quang lâm; nhờ đó dần dần họ được dẫn vào mầu nhiệm sâu thẳm của Đức Giêsu.(sđd trang 273).
Muốn đạt tới vinh quang núi Tabor, cần phải vượt qua được hai ngọn núi Moria đức tin và Golgotha tình yêu một cách trọn vẹn. Lúc ấy, thật là hạnh phúc được chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông cáo báo chí của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc về tình trạng của giáo phận Ahiara, Nigeria
Đặng Tự Do
11:07 20/02/2018
Đức Cha Peter Okpaleke đã được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Ahiara miền Nam Nigeria, bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI vào năm 2012. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm này vấp phải sự phản kháng của các linh mục và anh chị em giáo dân. Họ phàn nàn rằng Đức Cha Okpaleke, là người thuộc bộ tộc Igbo, sẽ không được những người thuộc bộ tộc Mbaise tại địa phương chấp nhận.
Tháng Sáu năm ngoái Đức Thánh Cha đã đưa ra một tối hậu thư cho các linh mục giáo phận Ahira cảnh cáo rằng họ sẽ bị treo chén nếu họ không tuân phục và chấp nhận Đức Giám Mục Peter Okpaleke làm giám mục của họ.
Ngài đã ra một hạn định là 30 ngày, bắt đầu từ 9 tháng 6 đến 9 tháng 7, 2017 cho các linh mục của giáo phận Ahiara, Nigeria phải viết thư cho ngài cầu xin sự tha thứ và bày tỏ sự tuân phục. Quá hạn trên những ai không thực hiện lệnh truyền này đương nhiên bị treo chéo.
Đức Thánh Cha đã nhận được hơn 200 thư như vậy, tức là gần một nửa số linh mục triều và dòng trong giáo phận này. Trong khi đó nhiều linh mục giáo phận vẫn tiếp tục chống lại Đức Cha Okpaleke. Một tuyên bố được đưa ra năm ngoái bởi các nhà lãnh đạo giáo dân của giáo phận nhấn mạnh rằng Đức Giám Mục Okpaleke “không có chỗ trong giáo phận Ahiara.”
Tình hình này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống của Giáo Hội trong khu vực. Không có tân linh mục được thụ phong, không có trẻ em được chịu phép Thêm Sức... nên cuối cùng Đức Cha Okpaleke đành từ chức và ngài nói rằng ngài đưa ra quyết định này “vì thiện ích của Giáo Hội.”
Ngày thứ Hai 19 tháng Hai, Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Okpaleke.
Trước những diễn biến này Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc vừa đưa ra một thông cáo báo chí về tình trạng của giáo phận Ahiara, Nigeria. Toàn văn bản thông báo như sau:
Đức Thánh Cha, sau khi chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Peter Ebere Okpaleke, đã miễn cho ngài khỏi trách vụ chăm sóc mục vụ cho Giáo phận Ahiara, đồng thời cám ơn ngài vì tình yêu đối với Giáo Hội.
Theo Chỉ thị của Đức Thánh Cha Phanxicô, trong tháng Sáu và tháng 7 năm 2017, ngài đã nhận được 200 thư cá nhân của các linh mục trong Giáo phận Ahiara, trong đó các vị bày tỏ sự vâng phục và trung thành. Tuy nhiên, một số linh mục đã cho biết họ có khó khăn về mặt tâm lý trong việc hợp tác với Đức Giám Mục sau nhiều năm xung đột. Tính đến sự ăn năn của họ, Đức Thánh Cha đã quyết định không tiến hành các hình thức trừng phạt theo giáo luật và hướng dẫn Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc viết thư hồi đáp cho mỗi người.
Thực hiện điều này, Bộ đã kêu gọi mỗi linh mục suy ngẫm về những thiệt hại nghiêm trọng đã gây ra cho Giáo hội Chúa Kitô và bày tỏ hy vọng rằng trong tương lai, họ sẽ không bao giờ lặp lại các hành động bất hợp lý này chống lại một vị Giám mục được chỉ định hợp pháp bởi Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha cảm ơn tất cả các tín hữu: các linh mục, tu sĩ và giáo dân, những người đã tỏ thái độ gần gũi với Đức Cha Okpaleke, và đã nâng đỡ ngài bằng những lời cầu nguyện. Ngài cũng biết ơn các Giám mục trong Hội Đồng Giám Mục Nigeria về sự hỗ trợ dành cho người Giám Mục anh em, là người mà Đức Thánh Cha ưu ái ban Phép Lành Tòa Thánh đặc biệt.
Đức Thánh Cha cảm ơn Đức Hồng Y John Cardinal Onaiyekan vì sứ vụ của ngài trong vai trò Giám Quản Tông Tòa, Đức Tổng Giám Mục Ignatius Kaigama, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nigeria, và Đức Cha Anthony Obinna, là Tổng Giám Mục Owerri vì những nỗ lực của các ngài nhằm giải quyết tình huống đáng tiếc này.
Trong thời gian này, Đức Thánh Cha không có ý định bổ nhiệm một giám mục mới cho giáo phận Ahiara, nhưng ngài bảo lưu quyền tiếp tục có một mối quan tâm đặc biệt cho Giáo phận này, và bổ nhiệm một Giám Quản Tông Tòa mới, Sede vacante et ad nutum Sanctae Sedis, là Đức Cha Lucius lwejuru Ugorji, Giám mục Umuahia, và ban cho ngài tất cả các năng quyền của một Đấng Bản Quyền.
Đức Thánh Cha đồng hành trong lời cầu nguyện với giáo phận Ahiara trong giai đoạn mới này của cuộc sống Giáo hội tại đây, hy vọng rằng với vị Giám Quản Tông Tòa mới, Giáo hội địa phương sẽ hồi phục sức sống của mình và không bao giờ phải chịu đựng những hành động làm tổn thương Nhiệm Thể Chúa Kitô như thế.
Source: Fides - VATICAN - Press release of the Congregation for the Evangelization of Peoples on the Diocese of Ahiara
Tháng Sáu năm ngoái Đức Thánh Cha đã đưa ra một tối hậu thư cho các linh mục giáo phận Ahira cảnh cáo rằng họ sẽ bị treo chén nếu họ không tuân phục và chấp nhận Đức Giám Mục Peter Okpaleke làm giám mục của họ.
Ngài đã ra một hạn định là 30 ngày, bắt đầu từ 9 tháng 6 đến 9 tháng 7, 2017 cho các linh mục của giáo phận Ahiara, Nigeria phải viết thư cho ngài cầu xin sự tha thứ và bày tỏ sự tuân phục. Quá hạn trên những ai không thực hiện lệnh truyền này đương nhiên bị treo chéo.
Đức Thánh Cha đã nhận được hơn 200 thư như vậy, tức là gần một nửa số linh mục triều và dòng trong giáo phận này. Trong khi đó nhiều linh mục giáo phận vẫn tiếp tục chống lại Đức Cha Okpaleke. Một tuyên bố được đưa ra năm ngoái bởi các nhà lãnh đạo giáo dân của giáo phận nhấn mạnh rằng Đức Giám Mục Okpaleke “không có chỗ trong giáo phận Ahiara.”
Tình hình này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống của Giáo Hội trong khu vực. Không có tân linh mục được thụ phong, không có trẻ em được chịu phép Thêm Sức... nên cuối cùng Đức Cha Okpaleke đành từ chức và ngài nói rằng ngài đưa ra quyết định này “vì thiện ích của Giáo Hội.”
Ngày thứ Hai 19 tháng Hai, Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Okpaleke.
Trước những diễn biến này Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc vừa đưa ra một thông cáo báo chí về tình trạng của giáo phận Ahiara, Nigeria. Toàn văn bản thông báo như sau:
Đức Thánh Cha, sau khi chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Peter Ebere Okpaleke, đã miễn cho ngài khỏi trách vụ chăm sóc mục vụ cho Giáo phận Ahiara, đồng thời cám ơn ngài vì tình yêu đối với Giáo Hội.
Theo Chỉ thị của Đức Thánh Cha Phanxicô, trong tháng Sáu và tháng 7 năm 2017, ngài đã nhận được 200 thư cá nhân của các linh mục trong Giáo phận Ahiara, trong đó các vị bày tỏ sự vâng phục và trung thành. Tuy nhiên, một số linh mục đã cho biết họ có khó khăn về mặt tâm lý trong việc hợp tác với Đức Giám Mục sau nhiều năm xung đột. Tính đến sự ăn năn của họ, Đức Thánh Cha đã quyết định không tiến hành các hình thức trừng phạt theo giáo luật và hướng dẫn Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc viết thư hồi đáp cho mỗi người.
Thực hiện điều này, Bộ đã kêu gọi mỗi linh mục suy ngẫm về những thiệt hại nghiêm trọng đã gây ra cho Giáo hội Chúa Kitô và bày tỏ hy vọng rằng trong tương lai, họ sẽ không bao giờ lặp lại các hành động bất hợp lý này chống lại một vị Giám mục được chỉ định hợp pháp bởi Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha cảm ơn tất cả các tín hữu: các linh mục, tu sĩ và giáo dân, những người đã tỏ thái độ gần gũi với Đức Cha Okpaleke, và đã nâng đỡ ngài bằng những lời cầu nguyện. Ngài cũng biết ơn các Giám mục trong Hội Đồng Giám Mục Nigeria về sự hỗ trợ dành cho người Giám Mục anh em, là người mà Đức Thánh Cha ưu ái ban Phép Lành Tòa Thánh đặc biệt.
Đức Thánh Cha cảm ơn Đức Hồng Y John Cardinal Onaiyekan vì sứ vụ của ngài trong vai trò Giám Quản Tông Tòa, Đức Tổng Giám Mục Ignatius Kaigama, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nigeria, và Đức Cha Anthony Obinna, là Tổng Giám Mục Owerri vì những nỗ lực của các ngài nhằm giải quyết tình huống đáng tiếc này.
Trong thời gian này, Đức Thánh Cha không có ý định bổ nhiệm một giám mục mới cho giáo phận Ahiara, nhưng ngài bảo lưu quyền tiếp tục có một mối quan tâm đặc biệt cho Giáo phận này, và bổ nhiệm một Giám Quản Tông Tòa mới, Sede vacante et ad nutum Sanctae Sedis, là Đức Cha Lucius lwejuru Ugorji, Giám mục Umuahia, và ban cho ngài tất cả các năng quyền của một Đấng Bản Quyền.
Đức Thánh Cha đồng hành trong lời cầu nguyện với giáo phận Ahiara trong giai đoạn mới này của cuộc sống Giáo hội tại đây, hy vọng rằng với vị Giám Quản Tông Tòa mới, Giáo hội địa phương sẽ hồi phục sức sống của mình và không bao giờ phải chịu đựng những hành động làm tổn thương Nhiệm Thể Chúa Kitô như thế.
Source: Fides - VATICAN - Press release of the Congregation for the Evangelization of Peoples on the Diocese of Ahiara
Khủng bố Hồi Giáo thảm sát các tín hữu Nga vừa cử hành nghi thức chuẩn bị Mùa Chay
Đặng Tự Do
11:26 20/02/2018
Hôm thứ Hai 20 tháng Hai, quân khủng bố Hồi Giáo IS đã tuyên bố chịu trách nhiệm về một vụ tấn công giết chết 5 người tại một nhà thờ Chính Thống Giáo ở Cộng Hòa Dagestan của Liên Bang Nga.
Các nhà chức trách Nga cũng xác nhận tên sát thủ là Khalil Khalilov, 22 tuổi, là một thành viên của quân khủng bố Hồi Giáo IS.
Ít nhất năm người đã thiệt mạng và một số khác bị thương sau khi tên sát thủ bắn loạn xạ vào một nhà thờ Chính Thống Giáo Nga vào chiều Chúa Nhật.
Thị trưởng Alexander Shuvalov nói với hãng tin TASS của Nga rằng vụ thảm sát diễn ra trong khi anh chị em tín hữu đang ra về sau buổi lễ chuẩn bị cho Mùa Chay theo truyền thống ở thành phố Kizlyar, thủ đô của Cộng hòa Dagestan.
Ông Shuvalov cho biết:
“Mọi người đang rời khỏi nhà thờ sau buổi lễ buổi tối thì tên sát thủ mở cuộc tấn công. Hai nhân viên cảnh sát và một phụ nữ đã bị thương. Bốn phụ nữ đã chết tại hiện trường sau khi tên sát thủ dùng một khẩu súng săn bắn vào đám đông và một phụ nữ thứ năm chết sau khi được đưa đến một bệnh viện để phẫu thuật”
Bộ Y tế cho biết có năm người khác bị thương và đang được điều trị tại bệnh viện.
Các nhà chức trách Nga cũng xác nhận tên sát thủ là Khalil Khalilov, 22 tuổi, là một thành viên của quân khủng bố Hồi Giáo IS.
Ít nhất năm người đã thiệt mạng và một số khác bị thương sau khi tên sát thủ bắn loạn xạ vào một nhà thờ Chính Thống Giáo Nga vào chiều Chúa Nhật.
Thị trưởng Alexander Shuvalov nói với hãng tin TASS của Nga rằng vụ thảm sát diễn ra trong khi anh chị em tín hữu đang ra về sau buổi lễ chuẩn bị cho Mùa Chay theo truyền thống ở thành phố Kizlyar, thủ đô của Cộng hòa Dagestan.
Ông Shuvalov cho biết:
“Mọi người đang rời khỏi nhà thờ sau buổi lễ buổi tối thì tên sát thủ mở cuộc tấn công. Hai nhân viên cảnh sát và một phụ nữ đã bị thương. Bốn phụ nữ đã chết tại hiện trường sau khi tên sát thủ dùng một khẩu súng săn bắn vào đám đông và một phụ nữ thứ năm chết sau khi được đưa đến một bệnh viện để phẫu thuật”
Bộ Y tế cho biết có năm người khác bị thương và đang được điều trị tại bệnh viện.
Chuyên gia về Trung Hoa cho rằng thỏa thuận của Vatican với Trung Hoa là ''khập khiễng''
Vũ Văn An
20:01 20/02/2018
Hai ký giả John Allen và Claire Giangravé của Tạp Chí Crux ngày 20 tháng 2 năm 2018 vừa qua có cuộc phỏng vấn lý thú sau đây về cuộc tranh luận liên quan tới thỏa thuận nói là sắp sửa công bố giữa Vatican và Trung Hoa về việc bổ nhiệm giám mục.
Hai ký giả này cho rằng: Trong 70 năm qua, Vatican và Trung Hoa không có quan hệ ngoại giao chính thức, Đạo Công Giáo vẫn còn đang bị áp bức trong nước và một phần trong mười hai triệu người Công Giáo sống ở đó đang tuyên xưng đức tin của họ một cách bí mật. Gần đây, những tin đồn đáng tin cậy về một thỏa thuận với Trung Hoa đã được tái xuất hiện.
Theo các viên chức Vatican, thỏa thuận này sẽ trao cho chính phủ Trung Hoa một mức kiểm soát đáng kể trong việc bổ nhiệm các giám mục, một vấn đề gai góc trong mối quan hệ giữa hai bên. Dường như thỏa thuận sắp tới sẽ cho phép chính phủ Trung Hoa được chọn các giám mục, và Đức Giáo Hoàng sẽ có cơ hội phủ quyết.
Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, Hồng Y người Ý Pietro Parolin, trong một cuộc phỏng vấn với cơ quan tin tức Ý La Stampa, đã nói rằng “Toà Thánh cố gắng tìm một cách tổng hợp sự thật, và một cách thiết thực để đáp ứng sự mong đợi hợp pháp của tín hữu, bên trong và bên ngoài Trung Hoa”.
Ngài nói thêm: “Tất cả chúng ta cần thận trọng và chừng mực hơn để đừng rơi vào những lời chỉ trích vô bổ làm tổn thương sự hiệp thông và lấy đi niềm hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn”.
Mặc dù thỏa thuận lần này với Trung Hoa không phải là lần đầu tiên Tòa Thánh Vatican nhượng bộ quyền hạn của mình trong việc bổ nhiệm giám mục để có được một mục tiêu lớn hơn, nhưng động thái này đã bị chỉ trích bởi những người coi nó như một việc “bán đứng” người Công Giáo Trung Hoa cho chính phủ, như nguyên giám mục Hồng Kông, Hồng Y Joseph Zen, chẳng hạn, từng nói.
Theo Cha Bernardo Cervellera, giám đốc cơ quan Asia News thuộc Viện Giáo Hoàng Truyền Giáo Nước Ngoài, thỏa thuận với Trung Hoa sẽ gây thiệt hại một cách độc đáo so với các thỏa thuận trước đây với các nước khác.
Không giống như ở Việt Nam, nơi Đức Giáo Hoàng đưa ra một danh sách lựa chọn ban đầu và sau đó được chính phủ xem xét, thỏa thuận với Trung Hoa sẽ ngược hẳn lại, kết quả dẫn đến một “trường hợp đặc biệt”, mà theo Cha Cervellera, không hề được biện minh.
Vị linh mục và là nhà báo này nhận định “Việc này khiến thoả thuận Trung Hoa-Vatican trở thành ‘khập khiễng’” và mở ra khả thể để chính phủ Trung Hoa lựa chọn các giám mục “có thể uốn nắn, kiểm soát được”, những người này, ngược lại, sẽ làm việc vì lợi ích của nhà nước chứ không phải của Giáo Hội.
Cha cho rằng “Khi có nhiều giám mục hơn được lựa chọn bởi chính phủ, và khi họ thực thi các chính sách của chính phủ [...], vì họ bị kiểm soát, để tạo ra một giáo hội độc lập, thì đây thực sự trở thành một vấn đề gần như ly giáo. Nó trở thành một giáo hội quốc gia của nhà nước”.
Cha Cervellera nói thêm: Bất chấp các chia rẽ trong nội bộ Giáo Hội, chính sự thống nhất của Giáo Hội Công Giáo khiến Bắc Kinh hoảng sợ; theo ngài, hơn bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào khác, người Công Giáo là những người bị người ta trông chừng một cách đầy quan tâm.
Sau đây là bản ghi lại cuộc phỏng vấn của Crux với Cha Cervellera.
Crux: Nhìn vào vụ thương lượng với Trung Hoa từ bên ngoài, một số người có thể hỏi: Đâu là vấn đề? Có vẻ như hợp lý khi Vatican muốn có một mối quan hệ ngoại giao với Trung Hoa, và tất cả chúng ta đều biết rằng qua nhiều thế kỷ, đã có một vài thương lượng liên quan đến việc bổ nhiệm các giám mục. Ý tưởng về một thẩm quyền dân sự có tiếng nói trong vấn đề này không phải là một điều mới lạ. Tại sao không thực hiện cuộc thương lượng này?
Cha Bernardo Cervellera: Tôi nghĩ rằng, trước hết, là vấn đề truyền thông liên hệ tới Vatican. Thay vì nói “chúng ta đang thực hiện một cuộc thương lượng”, thì lại có những mẩu tin loan ra nói rằng mọi giám mục sẽ được công nhận. Đương nhiên, điều này tạo ra nhiều khó khăn cho Giáo hội Trung Hoa bởi vì mọi người muốn biết liệu tất cả các giám mục, kể cả những người bất hợp pháp (do chính phủ Trung Hoa chỉ định), có được bao gồm trong vụ thương lượng hay không và liệu những vị không được chính phủ công nhận, tức tất cả các giám mục hầm trú, có được bao gồm hay không. Bởi vì nếu không, cuộc thương lượng này có nguy cơ bị 'khập khiễng'. Đây là mối lo âu chính.
Cũng có vấn đề khi bảo: “Vatican chấp nhận các giám mục bất hợp pháp.” Điều này sai. Vatican sẽ hòa giải với các giám mục bất hợp pháp, đây là một việc tôn giáo, chỉ liên quan đến đức tin của cộng đồng Kitô hữu chứ không liên quan gì đến chính phủ.
Vấn đề là, chính phủ và Vatican có những cân lượng nào trong vụ thương lượng này? Từ những thông tin mơ hồ đang được truyền lan, Trung Hoa - như giám đốc Tôn giáo sự vụ từng tuyên bố- chỉ đơn giản muốn tiếp tục chính sách của họ được chỉ định các giám mục và Đức Giáo Hoàng chỉ có chức năng chúc lành cho những gì họ đã quyết định.
Trong ảnh hưởng của chính phủ, những người Công Giáo nào biết nhận ra yếu tố tiêu cực đối với đời sống của Giáo Hội, đều tin rằng điều này có nghĩa là trao quyền bổ nhiệm các giám mục trong Giáo Hội cho chính phủ Trung Hoa. Đây là những mối âu lo dễ hiểu và dễ chia sẻ. Đức Hồng Y Pietro Paolo Parolin (Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh) đã công bố một cuộc phỏng vấn trên cơ quan thông tin ưa thích của ngài, tức tờ Vatican Insider, trong đó, ngài tuyên bố rằng cuộc thương lượng đang được thực hiện vì các lý do đức tin vì chúng ta muốn giúp Giáo hội được thống nhất, vì chúng ta sợ rằng sự việc có thể trở nên tồi tệ hơn trong tương lai và thứ ba, vì mặc dù chúng ta biết đây là một cuộc thương lượng xấu, nhưng thà một thương lượng xấu còn hơn là không có thương lượng nào.
Mỗi người có ý kiến riêng của mình. Đức Hồng Y Joseph Zen (Nguyên giám mục Hồng Công), người trực tiếp thấy mọi vấn đề của Giáo hội hầm trú, nói rằng tốt hơn nên có một cuộc thương lượng trong đó chúng ta yêu cầu Trung Hoa nhượng bộ thêm nữa.
Một số người cho rằng qua nhiều thế kỷ, Giáo hội đã thực hiện nhiều cuộc thương lượng với nhiều chính phủ và cả với chế độ độc tài của Franco ở Tây Ban Nha. Nhưng chế độ độc tài của Franco đã diễn ra 80 năm nay rồi. Chúng ta không thể hiểu tại sao Trung Hoa phải là một trường hợp đặc biệt so với những gì các nước khác đã làm.
Trung Hoa, hết sức hiện đại theo viễn ảnh kỹ thuật, kinh tế, khoa học và thiên văn học, nhưng trong vấn đề này được xem như là di tích của đế quốc Trung Hoa lạc hậu nhất. Hay là di tích của các cuộc chiến phong kiến cổ đại nhất, bởi vì thực tế, đây là một cuộc chiến đấu giành phong chức tước từng diễn ra cách đây hơn một nghìn năm rồi.
Chỉ vài tháng trước đây thôi, tôi đã biết rằng thỏa thuận là Đức Giáo Hoàng chỉ có quyền phủ quyết tạm thời trong ba tháng đối với một giám mục. Người ta nói, sau đó, nếu hội đồng giám mục không tin rằng các phản đối của Đức Giáo Hoàng là thích đáng thì họ có thể tiếp tục như thể không có gì xảy ra cả.
Điều đó có nguy cơ, vì nó sẽ đặt vào tay chính phủ khả thể lựa chọn mọi giám mục họ muốn tùy thuộc các tiêu chuẩn họ luôn luôn có, tức lựa chọn những người dễ uốn nắn, dễ kiểm soát nhất và biến họ thành công cụ chính trị của họ, thay vì các vị này làm việc để loan báo Tin Mừng cho Trung Hoa.
Khi đánh giá các nguy cơ, giáo hội hầm trú tốt hơn bây giờ khi không có thỏa thuận, hay tốt hơn khi chí ít cũng có một thỏa thuận “khập khiễng”?
Đây là một vấn đề có liên hệ đến chức năng của Hiệp hội Công Giáo yêu nước Trung Hoa (do chính phủ kiểm soát). Bức thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gửi cho người Công Giáo Trung Hoa năm 2007, mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên bố là nền tảng của mọi cuộc đối thoại với Trung Hoa, nói rằng các giám mục phải cố gắng và thông đạt với chính phủ, và, nếu không thể làm cách khác, thì tham dự vào các cơ quan này, trong khi nhớ rằng các cơ quan này không tương thích với tín lý Công Giáo. Điều này phải được thực hiện với các linh mục và tín hữu và ngay cả khi ta trở thành một phần của Hiệp hội Yêu nước, thì điều này phải được thực hiện trong khi vẫn lưu tâm đến lợi ích của Giáo hội.
Điều này xảy ra với nhiều giám mục của Giáo hội chính thức, mặc dù, theo các tín hữu, một số người không làm điều này, vì bị chính phủ thu phục và không có cuộc sống riêng: họ thường lặp đi lặp lại rằng lý tưởng của họ là một Giáo hội độc lập (nghĩa là độc lập đối với Vatican, đối với quyền lợi nước ngoài, với Đức Giáo Hoàng). Trong bí mật, họ nói họ theo đức tin Công Giáo, nhưng ở nơi công cộng, họ làm theo những gì chính phủ muốn.
Làm thế nào các tín hữu có thể tin tưởng các giám mục này? Thậm chí nếu họ trở thành chính thức, làm sao họ có thể tin tưởng các giám mục hàm hồ này? Đức Bênêđíctô XVI đã từng gọi họ là “cơ hội chủ nghĩa”, và họ khá đông. Ngay trong số bảy giám mục bất hợp pháp, có một vài người cơ hội chủ nghĩa.
Một câu hỏi khác là tín hữu trong giáo hội hầm trú hiện đang được tự do hơn, không bị sự kiểm soát liên tục của Hiệp hội Yêu nước. Người ta chỉ cần nhìn những gì đang xảy ra trong Giáo hội chính thức, tức giáo hội đang bị kiểm soát hoàn toàn. Có những máy quay phim trong văn phòng các giáo xứ, trong các hành lang, cảnh sát luôn có đó. Điều này là do Trung Hoa rất sợ các tôn giáo.
Họ có sợ Giáo Hội Công Giáo hơn bất kỳ tôn giáo nào khác không?
Có, họ sợ Giáo Hội Công Giáo nhiều hơn. Một thành viên của Đảng Cộng sản từng nói với tôi điều này: “Chúng tôi sợ Giáo Hội Công Giáo vì các ông đoàn kết. Nếu có chuyện gì xảy ra với một người Công Giáo, ngay lập tức tất cả những người Công Giáo khác trên thế giới đều nói, lên tiếng, hành động! Chúng tôi rất sợ sự đoàn kết của các ông”.
Vấn đề còn lại là các giám mục hầm trú, vì với những gì chúng tôi biết và những gì được Đức Hồng Y người Trung Hoa Tong Hon tuyên bố chính thức vào năm ngoái, các giám mục hầm trú là vấn đề lớn nhất trong cuộc đối thoại giữa Trung Hoa và Vatican và chính phủ Trung Hoa không muốn thừa nhận các ngài vì các ngài không tin tưởng họ. Những vị đã từng tử đạo, từng bị cầm tù, từng cố gắng tuân theo các chỉ dẫn của Vatican chứ không gia nhập Hiệp hội Yêu nước để được tự do sống đức tin giờ đây đã bị cho ra rìa.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Parolin có nhắc đến việc phải hy sinh cho cộng đồng Công Giáo như một toàn thể. Ý kiến của cha ra sao?
Đây là một hy sinh to lớn. Ông bảo, chúng ta hãy thỏa thuận, nhưng thỏa thuận để có được những gì? Chúng ta đã để mất một nửa Giáo hội, chúng ta đã đặt việc bổ nhiệm các giám mục vào tay chính phủ. .. Khoảng hai năm trước đây, một viên chức Trung Hoa được phỏng vấn bởi tờ Thời Báo Hoàn Cầu đã bác bỏ kiểu phong chức của Việt Nam, nơi Vatican đề nghị các ứng cử viên và chính phủ chọn một trong số đó, sau đó được Đức Giáo Hoàng phê chuẩn. Trong trường hợp này, chính phủ Trung Hoa chọn các giám mục và Đức Giáo Hoàng phải chúc lành. Chính phủ, như thế, có một ảnh hưởng lớn hơn. Chúng ta đặt các giám mục vào tay chính phủ, chúng ta không cho các giám mục hầm trú một cơ hội được thừa nhận. .. dường như một mất mát hoàn toàn. Tại sao lại thỏa thuận như vậy?
Vậy tại sao lại thỏa thuận như thế?
Tôi nghĩ rằng một mặt Vatican sợ rằng Bộ Tôn giáo Trung Hoa, như luôn luôn hứa hẹn, sẽ bổ nhiệm nhiều giám mục mà không có sự chấp thuận của giáo hoàng, ít nhất là 20 giáo phận. Hai mươi giáo phận ít nhất là một phần năm của tất cả các giáo phận ở Trung Hoa. Tôi cho rằng Vatican sợ nếu số lượng các giám mục bị tuyệt thông gia tăng nhiều như thế, thì sẽ càng khó hơn để xây dựng được một điều gì đó.
Điều thứ hai mà người ta đang nói là trong tương lai mọi sự có thể sẽ tồi tệ hơn. Vì vậy, tốt hơn nên nhận thỏa thuận này, dù cho nó có xấu, nhận nó như nhận một điều ít xấu hơn. Liệu tương lai có tệ hơn không? Thực tế có, nhưng tương lai này đã bắt đầu rồi.
Với các quy định mới, trên thực tế, mọi sự đang bị kiểm soát, bộ máy hành chính đã được tăng cường. Ví dụ, để làm bất cứ điều gì - để sửa chữa nhà thờ, tổ chức một cuộc họp, tuyển dụng một giáo sư hoặc tổ chức các bài học, bất cứ điều gì - bạn phải xin phép ở thành phố, ở quận, ở tỉnh và ở chính phủ liên bang. Tất cả đều có ngày hết hạn là ba tháng, vì vậy nếu bạn muốn tổ chức một cuộc họp, bạn phải bắt đầu một năm rưỡi trước!
Làm thế nào cha thấy có khả thể ly giáo?
Ý tưởng ly giáo, vì thỏa thuận này đã được ký kết, và một số người không chấp nhận nó, đối với tôi dường như có xác suất rất thấp. Các giám mục hầm trú, những vị sẽ bị gạt sang một bên, đã nói rằng nếu Đức Giáo Hoàng yêu cầu chúng tôi vâng lời, chúng ta sẽ vâng lời và chúc ngủ ngon. Thật vậy, Đức Cha Giuseppe Wei Jingyi đã đưa ra một cuộc phỏng vấn tuyệt vời, trong đó ngài nói rằng thay vì là một điểm gây chia rẽ, chúng tôi muốn các tín hữu vâng theo Đức Giáo Hoàng, v.v...
Vấn đề chính xác là như thế này: Việc Đức Giáo Hoàng tìm kiếm không gian để gặp gỡ người dân Trung Hoa dường như là một cuộc đối thoại chính trị bí mật chứ không phải là một đường lối mục vụ.
Vấn đề thực chất liên quan đến sự ly giáo là điều Đức Hồng Y Zen nói, và tôi đồng ý với ngài. Khi có nhiều giám mục hơn được lựa chọn bởi chính phủ, và khi họ thực thi các chính sách của chính phủ. .. ta hãy gỉa dụ, họ buộc phải nói và làm (những gì chính phủ muốn), bởi vì họ đang bị kiểm soát, để tạo ra một giáo hội độc lập, thì thực tế đây là vấn đề, gần như ly giáo vậy. Nó trở thành một giáo hội quốc gia của nhà nước.
Chắc chắn, ông có thể hy vọng rằng người Công Giáo sẽ tiếp tục, sẽ bí mật cố gắng tuân theo các chỉ dẫn của Đức Giáo Hoàng, nhưng tất cả thực sự sẽ rất khó khăn. Hiện nay, tôi thấy, khi đến Trung Hoa và gặp một giám mục chính thức, họ không muốn nói chuyện, vì họ nói rằng những người của Hiệp hội Yêu nước đang có mặt ở đó, chúng tôi không thể nói, chúng tôi không thể nói. Tôi đi nói chuyện với một giám mục ở Bắc Kinh, và ngài nói, không, chúng ta không thể nói, bởi vì nơi này bị nghe trộm. Thực tế, chúng tôi đang sống trong một trại tập trung không khóa cổng. Những con người khốn khổ, tôi không chắc họ có thể sống còn.
Vấn đề thực sự là các giám mục của giáo hội chính thức. .. sẽ không có sự ly giáo của nhà thờ hầm trú, các vị này nói rằng “Không, chúng tôi không đồng ý với quyết định này”. Điều này đã được nói ra, và các linh mục, theo lương tâm, sẽ quyết định phải làm gì, liệu có nên tham gia và hợp tác với chính phủ hay không. Nhiều người sẽ nói, nếu điều gì đó không mâu thuẫn với đức tin của tôi, thì được, nhưng nếu có mâu thuẫn, tôi sẽ không làm. Đó không phải là ly giáo, bởi vì tất cả vẫn liên kết với Đức Giáo Hoàng. Sẽ là một vấn đề nếu chính phủ tiếp tục can thiệp vào đời sống của giáo hội, cử nhiệm các giám mục, họ sẽ tạo ra một giáo hội quốc gia có tính... hơn nữa...
Tính Gallican?
Vâng, tính Gallican. [Thuật ngữ này nhắc nhớ một ý tưởng ở thế kỷ 17 bắt nguồn bên Pháp. Ý tưởng này cho rằng quyền lực dân sự nên có bằng, hoặc nhiều hơn, thẩm quyền đối với Giáo hội như Đức Giáo Hoàng. Nó đã trở thành một thuật ngữ chỉ một giáo hội quốc gia, trung thành với chính phủ quốc gia chứ không phải Rôma.]
Hai ký giả này cho rằng: Trong 70 năm qua, Vatican và Trung Hoa không có quan hệ ngoại giao chính thức, Đạo Công Giáo vẫn còn đang bị áp bức trong nước và một phần trong mười hai triệu người Công Giáo sống ở đó đang tuyên xưng đức tin của họ một cách bí mật. Gần đây, những tin đồn đáng tin cậy về một thỏa thuận với Trung Hoa đã được tái xuất hiện.
Theo các viên chức Vatican, thỏa thuận này sẽ trao cho chính phủ Trung Hoa một mức kiểm soát đáng kể trong việc bổ nhiệm các giám mục, một vấn đề gai góc trong mối quan hệ giữa hai bên. Dường như thỏa thuận sắp tới sẽ cho phép chính phủ Trung Hoa được chọn các giám mục, và Đức Giáo Hoàng sẽ có cơ hội phủ quyết.
Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, Hồng Y người Ý Pietro Parolin, trong một cuộc phỏng vấn với cơ quan tin tức Ý La Stampa, đã nói rằng “Toà Thánh cố gắng tìm một cách tổng hợp sự thật, và một cách thiết thực để đáp ứng sự mong đợi hợp pháp của tín hữu, bên trong và bên ngoài Trung Hoa”.
Ngài nói thêm: “Tất cả chúng ta cần thận trọng và chừng mực hơn để đừng rơi vào những lời chỉ trích vô bổ làm tổn thương sự hiệp thông và lấy đi niềm hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn”.
Mặc dù thỏa thuận lần này với Trung Hoa không phải là lần đầu tiên Tòa Thánh Vatican nhượng bộ quyền hạn của mình trong việc bổ nhiệm giám mục để có được một mục tiêu lớn hơn, nhưng động thái này đã bị chỉ trích bởi những người coi nó như một việc “bán đứng” người Công Giáo Trung Hoa cho chính phủ, như nguyên giám mục Hồng Kông, Hồng Y Joseph Zen, chẳng hạn, từng nói.
Theo Cha Bernardo Cervellera, giám đốc cơ quan Asia News thuộc Viện Giáo Hoàng Truyền Giáo Nước Ngoài, thỏa thuận với Trung Hoa sẽ gây thiệt hại một cách độc đáo so với các thỏa thuận trước đây với các nước khác.
Không giống như ở Việt Nam, nơi Đức Giáo Hoàng đưa ra một danh sách lựa chọn ban đầu và sau đó được chính phủ xem xét, thỏa thuận với Trung Hoa sẽ ngược hẳn lại, kết quả dẫn đến một “trường hợp đặc biệt”, mà theo Cha Cervellera, không hề được biện minh.
Vị linh mục và là nhà báo này nhận định “Việc này khiến thoả thuận Trung Hoa-Vatican trở thành ‘khập khiễng’” và mở ra khả thể để chính phủ Trung Hoa lựa chọn các giám mục “có thể uốn nắn, kiểm soát được”, những người này, ngược lại, sẽ làm việc vì lợi ích của nhà nước chứ không phải của Giáo Hội.
Cha cho rằng “Khi có nhiều giám mục hơn được lựa chọn bởi chính phủ, và khi họ thực thi các chính sách của chính phủ [...], vì họ bị kiểm soát, để tạo ra một giáo hội độc lập, thì đây thực sự trở thành một vấn đề gần như ly giáo. Nó trở thành một giáo hội quốc gia của nhà nước”.
Cha Cervellera nói thêm: Bất chấp các chia rẽ trong nội bộ Giáo Hội, chính sự thống nhất của Giáo Hội Công Giáo khiến Bắc Kinh hoảng sợ; theo ngài, hơn bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào khác, người Công Giáo là những người bị người ta trông chừng một cách đầy quan tâm.
Sau đây là bản ghi lại cuộc phỏng vấn của Crux với Cha Cervellera.
Crux: Nhìn vào vụ thương lượng với Trung Hoa từ bên ngoài, một số người có thể hỏi: Đâu là vấn đề? Có vẻ như hợp lý khi Vatican muốn có một mối quan hệ ngoại giao với Trung Hoa, và tất cả chúng ta đều biết rằng qua nhiều thế kỷ, đã có một vài thương lượng liên quan đến việc bổ nhiệm các giám mục. Ý tưởng về một thẩm quyền dân sự có tiếng nói trong vấn đề này không phải là một điều mới lạ. Tại sao không thực hiện cuộc thương lượng này?
Cha Bernardo Cervellera: Tôi nghĩ rằng, trước hết, là vấn đề truyền thông liên hệ tới Vatican. Thay vì nói “chúng ta đang thực hiện một cuộc thương lượng”, thì lại có những mẩu tin loan ra nói rằng mọi giám mục sẽ được công nhận. Đương nhiên, điều này tạo ra nhiều khó khăn cho Giáo hội Trung Hoa bởi vì mọi người muốn biết liệu tất cả các giám mục, kể cả những người bất hợp pháp (do chính phủ Trung Hoa chỉ định), có được bao gồm trong vụ thương lượng hay không và liệu những vị không được chính phủ công nhận, tức tất cả các giám mục hầm trú, có được bao gồm hay không. Bởi vì nếu không, cuộc thương lượng này có nguy cơ bị 'khập khiễng'. Đây là mối lo âu chính.
Cũng có vấn đề khi bảo: “Vatican chấp nhận các giám mục bất hợp pháp.” Điều này sai. Vatican sẽ hòa giải với các giám mục bất hợp pháp, đây là một việc tôn giáo, chỉ liên quan đến đức tin của cộng đồng Kitô hữu chứ không liên quan gì đến chính phủ.
Vấn đề là, chính phủ và Vatican có những cân lượng nào trong vụ thương lượng này? Từ những thông tin mơ hồ đang được truyền lan, Trung Hoa - như giám đốc Tôn giáo sự vụ từng tuyên bố- chỉ đơn giản muốn tiếp tục chính sách của họ được chỉ định các giám mục và Đức Giáo Hoàng chỉ có chức năng chúc lành cho những gì họ đã quyết định.
Trong ảnh hưởng của chính phủ, những người Công Giáo nào biết nhận ra yếu tố tiêu cực đối với đời sống của Giáo Hội, đều tin rằng điều này có nghĩa là trao quyền bổ nhiệm các giám mục trong Giáo Hội cho chính phủ Trung Hoa. Đây là những mối âu lo dễ hiểu và dễ chia sẻ. Đức Hồng Y Pietro Paolo Parolin (Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh) đã công bố một cuộc phỏng vấn trên cơ quan thông tin ưa thích của ngài, tức tờ Vatican Insider, trong đó, ngài tuyên bố rằng cuộc thương lượng đang được thực hiện vì các lý do đức tin vì chúng ta muốn giúp Giáo hội được thống nhất, vì chúng ta sợ rằng sự việc có thể trở nên tồi tệ hơn trong tương lai và thứ ba, vì mặc dù chúng ta biết đây là một cuộc thương lượng xấu, nhưng thà một thương lượng xấu còn hơn là không có thương lượng nào.
Mỗi người có ý kiến riêng của mình. Đức Hồng Y Joseph Zen (Nguyên giám mục Hồng Công), người trực tiếp thấy mọi vấn đề của Giáo hội hầm trú, nói rằng tốt hơn nên có một cuộc thương lượng trong đó chúng ta yêu cầu Trung Hoa nhượng bộ thêm nữa.
Một số người cho rằng qua nhiều thế kỷ, Giáo hội đã thực hiện nhiều cuộc thương lượng với nhiều chính phủ và cả với chế độ độc tài của Franco ở Tây Ban Nha. Nhưng chế độ độc tài của Franco đã diễn ra 80 năm nay rồi. Chúng ta không thể hiểu tại sao Trung Hoa phải là một trường hợp đặc biệt so với những gì các nước khác đã làm.
Trung Hoa, hết sức hiện đại theo viễn ảnh kỹ thuật, kinh tế, khoa học và thiên văn học, nhưng trong vấn đề này được xem như là di tích của đế quốc Trung Hoa lạc hậu nhất. Hay là di tích của các cuộc chiến phong kiến cổ đại nhất, bởi vì thực tế, đây là một cuộc chiến đấu giành phong chức tước từng diễn ra cách đây hơn một nghìn năm rồi.
Chỉ vài tháng trước đây thôi, tôi đã biết rằng thỏa thuận là Đức Giáo Hoàng chỉ có quyền phủ quyết tạm thời trong ba tháng đối với một giám mục. Người ta nói, sau đó, nếu hội đồng giám mục không tin rằng các phản đối của Đức Giáo Hoàng là thích đáng thì họ có thể tiếp tục như thể không có gì xảy ra cả.
Điều đó có nguy cơ, vì nó sẽ đặt vào tay chính phủ khả thể lựa chọn mọi giám mục họ muốn tùy thuộc các tiêu chuẩn họ luôn luôn có, tức lựa chọn những người dễ uốn nắn, dễ kiểm soát nhất và biến họ thành công cụ chính trị của họ, thay vì các vị này làm việc để loan báo Tin Mừng cho Trung Hoa.
Khi đánh giá các nguy cơ, giáo hội hầm trú tốt hơn bây giờ khi không có thỏa thuận, hay tốt hơn khi chí ít cũng có một thỏa thuận “khập khiễng”?
Đây là một vấn đề có liên hệ đến chức năng của Hiệp hội Công Giáo yêu nước Trung Hoa (do chính phủ kiểm soát). Bức thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gửi cho người Công Giáo Trung Hoa năm 2007, mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên bố là nền tảng của mọi cuộc đối thoại với Trung Hoa, nói rằng các giám mục phải cố gắng và thông đạt với chính phủ, và, nếu không thể làm cách khác, thì tham dự vào các cơ quan này, trong khi nhớ rằng các cơ quan này không tương thích với tín lý Công Giáo. Điều này phải được thực hiện với các linh mục và tín hữu và ngay cả khi ta trở thành một phần của Hiệp hội Yêu nước, thì điều này phải được thực hiện trong khi vẫn lưu tâm đến lợi ích của Giáo hội.
Điều này xảy ra với nhiều giám mục của Giáo hội chính thức, mặc dù, theo các tín hữu, một số người không làm điều này, vì bị chính phủ thu phục và không có cuộc sống riêng: họ thường lặp đi lặp lại rằng lý tưởng của họ là một Giáo hội độc lập (nghĩa là độc lập đối với Vatican, đối với quyền lợi nước ngoài, với Đức Giáo Hoàng). Trong bí mật, họ nói họ theo đức tin Công Giáo, nhưng ở nơi công cộng, họ làm theo những gì chính phủ muốn.
Làm thế nào các tín hữu có thể tin tưởng các giám mục này? Thậm chí nếu họ trở thành chính thức, làm sao họ có thể tin tưởng các giám mục hàm hồ này? Đức Bênêđíctô XVI đã từng gọi họ là “cơ hội chủ nghĩa”, và họ khá đông. Ngay trong số bảy giám mục bất hợp pháp, có một vài người cơ hội chủ nghĩa.
Một câu hỏi khác là tín hữu trong giáo hội hầm trú hiện đang được tự do hơn, không bị sự kiểm soát liên tục của Hiệp hội Yêu nước. Người ta chỉ cần nhìn những gì đang xảy ra trong Giáo hội chính thức, tức giáo hội đang bị kiểm soát hoàn toàn. Có những máy quay phim trong văn phòng các giáo xứ, trong các hành lang, cảnh sát luôn có đó. Điều này là do Trung Hoa rất sợ các tôn giáo.
Họ có sợ Giáo Hội Công Giáo hơn bất kỳ tôn giáo nào khác không?
Có, họ sợ Giáo Hội Công Giáo nhiều hơn. Một thành viên của Đảng Cộng sản từng nói với tôi điều này: “Chúng tôi sợ Giáo Hội Công Giáo vì các ông đoàn kết. Nếu có chuyện gì xảy ra với một người Công Giáo, ngay lập tức tất cả những người Công Giáo khác trên thế giới đều nói, lên tiếng, hành động! Chúng tôi rất sợ sự đoàn kết của các ông”.
Vấn đề còn lại là các giám mục hầm trú, vì với những gì chúng tôi biết và những gì được Đức Hồng Y người Trung Hoa Tong Hon tuyên bố chính thức vào năm ngoái, các giám mục hầm trú là vấn đề lớn nhất trong cuộc đối thoại giữa Trung Hoa và Vatican và chính phủ Trung Hoa không muốn thừa nhận các ngài vì các ngài không tin tưởng họ. Những vị đã từng tử đạo, từng bị cầm tù, từng cố gắng tuân theo các chỉ dẫn của Vatican chứ không gia nhập Hiệp hội Yêu nước để được tự do sống đức tin giờ đây đã bị cho ra rìa.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Parolin có nhắc đến việc phải hy sinh cho cộng đồng Công Giáo như một toàn thể. Ý kiến của cha ra sao?
Đây là một hy sinh to lớn. Ông bảo, chúng ta hãy thỏa thuận, nhưng thỏa thuận để có được những gì? Chúng ta đã để mất một nửa Giáo hội, chúng ta đã đặt việc bổ nhiệm các giám mục vào tay chính phủ. .. Khoảng hai năm trước đây, một viên chức Trung Hoa được phỏng vấn bởi tờ Thời Báo Hoàn Cầu đã bác bỏ kiểu phong chức của Việt Nam, nơi Vatican đề nghị các ứng cử viên và chính phủ chọn một trong số đó, sau đó được Đức Giáo Hoàng phê chuẩn. Trong trường hợp này, chính phủ Trung Hoa chọn các giám mục và Đức Giáo Hoàng phải chúc lành. Chính phủ, như thế, có một ảnh hưởng lớn hơn. Chúng ta đặt các giám mục vào tay chính phủ, chúng ta không cho các giám mục hầm trú một cơ hội được thừa nhận. .. dường như một mất mát hoàn toàn. Tại sao lại thỏa thuận như vậy?
Vậy tại sao lại thỏa thuận như thế?
Tôi nghĩ rằng một mặt Vatican sợ rằng Bộ Tôn giáo Trung Hoa, như luôn luôn hứa hẹn, sẽ bổ nhiệm nhiều giám mục mà không có sự chấp thuận của giáo hoàng, ít nhất là 20 giáo phận. Hai mươi giáo phận ít nhất là một phần năm của tất cả các giáo phận ở Trung Hoa. Tôi cho rằng Vatican sợ nếu số lượng các giám mục bị tuyệt thông gia tăng nhiều như thế, thì sẽ càng khó hơn để xây dựng được một điều gì đó.
Điều thứ hai mà người ta đang nói là trong tương lai mọi sự có thể sẽ tồi tệ hơn. Vì vậy, tốt hơn nên nhận thỏa thuận này, dù cho nó có xấu, nhận nó như nhận một điều ít xấu hơn. Liệu tương lai có tệ hơn không? Thực tế có, nhưng tương lai này đã bắt đầu rồi.
Với các quy định mới, trên thực tế, mọi sự đang bị kiểm soát, bộ máy hành chính đã được tăng cường. Ví dụ, để làm bất cứ điều gì - để sửa chữa nhà thờ, tổ chức một cuộc họp, tuyển dụng một giáo sư hoặc tổ chức các bài học, bất cứ điều gì - bạn phải xin phép ở thành phố, ở quận, ở tỉnh và ở chính phủ liên bang. Tất cả đều có ngày hết hạn là ba tháng, vì vậy nếu bạn muốn tổ chức một cuộc họp, bạn phải bắt đầu một năm rưỡi trước!
Làm thế nào cha thấy có khả thể ly giáo?
Ý tưởng ly giáo, vì thỏa thuận này đã được ký kết, và một số người không chấp nhận nó, đối với tôi dường như có xác suất rất thấp. Các giám mục hầm trú, những vị sẽ bị gạt sang một bên, đã nói rằng nếu Đức Giáo Hoàng yêu cầu chúng tôi vâng lời, chúng ta sẽ vâng lời và chúc ngủ ngon. Thật vậy, Đức Cha Giuseppe Wei Jingyi đã đưa ra một cuộc phỏng vấn tuyệt vời, trong đó ngài nói rằng thay vì là một điểm gây chia rẽ, chúng tôi muốn các tín hữu vâng theo Đức Giáo Hoàng, v.v...
Vấn đề chính xác là như thế này: Việc Đức Giáo Hoàng tìm kiếm không gian để gặp gỡ người dân Trung Hoa dường như là một cuộc đối thoại chính trị bí mật chứ không phải là một đường lối mục vụ.
Vấn đề thực chất liên quan đến sự ly giáo là điều Đức Hồng Y Zen nói, và tôi đồng ý với ngài. Khi có nhiều giám mục hơn được lựa chọn bởi chính phủ, và khi họ thực thi các chính sách của chính phủ. .. ta hãy gỉa dụ, họ buộc phải nói và làm (những gì chính phủ muốn), bởi vì họ đang bị kiểm soát, để tạo ra một giáo hội độc lập, thì thực tế đây là vấn đề, gần như ly giáo vậy. Nó trở thành một giáo hội quốc gia của nhà nước.
Chắc chắn, ông có thể hy vọng rằng người Công Giáo sẽ tiếp tục, sẽ bí mật cố gắng tuân theo các chỉ dẫn của Đức Giáo Hoàng, nhưng tất cả thực sự sẽ rất khó khăn. Hiện nay, tôi thấy, khi đến Trung Hoa và gặp một giám mục chính thức, họ không muốn nói chuyện, vì họ nói rằng những người của Hiệp hội Yêu nước đang có mặt ở đó, chúng tôi không thể nói, chúng tôi không thể nói. Tôi đi nói chuyện với một giám mục ở Bắc Kinh, và ngài nói, không, chúng ta không thể nói, bởi vì nơi này bị nghe trộm. Thực tế, chúng tôi đang sống trong một trại tập trung không khóa cổng. Những con người khốn khổ, tôi không chắc họ có thể sống còn.
Vấn đề thực sự là các giám mục của giáo hội chính thức. .. sẽ không có sự ly giáo của nhà thờ hầm trú, các vị này nói rằng “Không, chúng tôi không đồng ý với quyết định này”. Điều này đã được nói ra, và các linh mục, theo lương tâm, sẽ quyết định phải làm gì, liệu có nên tham gia và hợp tác với chính phủ hay không. Nhiều người sẽ nói, nếu điều gì đó không mâu thuẫn với đức tin của tôi, thì được, nhưng nếu có mâu thuẫn, tôi sẽ không làm. Đó không phải là ly giáo, bởi vì tất cả vẫn liên kết với Đức Giáo Hoàng. Sẽ là một vấn đề nếu chính phủ tiếp tục can thiệp vào đời sống của giáo hội, cử nhiệm các giám mục, họ sẽ tạo ra một giáo hội quốc gia có tính... hơn nữa...
Tính Gallican?
Vâng, tính Gallican. [Thuật ngữ này nhắc nhớ một ý tưởng ở thế kỷ 17 bắt nguồn bên Pháp. Ý tưởng này cho rằng quyền lực dân sự nên có bằng, hoặc nhiều hơn, thẩm quyền đối với Giáo hội như Đức Giáo Hoàng. Nó đã trở thành một thuật ngữ chỉ một giáo hội quốc gia, trung thành với chính phủ quốc gia chứ không phải Rôma.]
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng Xuân Mậu Tuất tại Gx Thánh Vinh Sơn Liêm ở Calgary, Canada
Lm Nguyễn Đức Vượng
09:47 20/02/2018
CALGARY CANADA - Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm thuộc giáo phận Calgary, Alberta Canada; bắt đầu từ 1 cộng đoàn năm 1978, như vậy năm nay là 40 năm có sự hiện diện của người Việt Công Giáo tại đây.
Hình ảnh
Vào năm 1985 Cộng Đoàn đã lên giáo xứ và đã mua được ngôi thánh đường nhỏ để dâng lễ và làm việc mục vụ. Vào thập niên 2000 quý cha và giáo dân có ước vọng xây một nhà thờ mới. Sau khi bán ngôi nhà thờ và nhà xứ cũ. Quý cha tiền nhiệm đã quyên góp thêm để mua 2 mẫu đất ngay sau trung tâm Little Sài Gòn và xây dựng một nhà thờ được khánh thành năm 2015, với 600 chỗ ngồi, và một hội trường 400 chỗ đối diện với lòng nhà thờ để khi nào lễ đông người sẽ đủ chỗ cho hết thảy 1000 người tham dự các đại lễ . Ngoài ra còn có một khu vực đậu xe là 130 chỗ, chung quanh khu vực này có những công ty vì vậy có thể đậu thêm bên ngoài nếu thiếu.
Vào đầu tháng 8/2017. Cha JB Nguyễn Đức Vượng được thuyên chuyển từ giáo xứ Đức Mẹ La Vang Houston Texas về đây trong vai trò chánh xứ và có cha Phó xứ Giuse Phạm Công Liêm phụ trách giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm này.
Với khí hậu rất khắc nghiệt của mùa đông, âm từ 15 đô C và thường xuyên tuyết phủ. Dịp đầu năm Mậu Tuất 2018, hai Cha cùng với Hội Đồng Mục Vụ và các ban ngành đoàn thể, ca đoàn tổ chức Hội Chợ lấy tên là “Mừng Xuân Hợp Nhất” trong vòng 3 ngày. Hai ngày, mùng 1 và mùng 2 âm lịch dành cho người lớn và ngày mùng 3 âm lịch nhằm ngày Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Chay, ngay sau thánh lễ tiếp tục hội chợ cho các em thiếu nhi trong giáo xứ. Kể ra, đây là Hội Chợ đầu tiên và đạt một thành công lớn lao được đông đảo đồng bào trong ngoài giáo xứ đến tham dự 3 ngày hội chợ Tết Mậu Tuất này. Nhằm đoàn kết quý Hội Đoàn, toàn thể giáo dân, phá tan màn đêm cô đơn, lạnh lẽo của mùa đông khắc nghiệt.
Kính chúc quý Đức Cha, quý Linh Mục, quý Tu sĩ và toàn thể quý vị đã từng biết đến giáo xứ hay quý cha hoặc những người giáo dân trong giáo xứ một năm mới vui tươi, khỏe mạnh, khang an và hạnh phúc
Sau đây là một số hình ảnh gửi đến mọi người để chia sẻ niềm vui ngày đầu xuân nơi xứ tuyết.
Hình ảnh
Vào năm 1985 Cộng Đoàn đã lên giáo xứ và đã mua được ngôi thánh đường nhỏ để dâng lễ và làm việc mục vụ. Vào thập niên 2000 quý cha và giáo dân có ước vọng xây một nhà thờ mới. Sau khi bán ngôi nhà thờ và nhà xứ cũ. Quý cha tiền nhiệm đã quyên góp thêm để mua 2 mẫu đất ngay sau trung tâm Little Sài Gòn và xây dựng một nhà thờ được khánh thành năm 2015, với 600 chỗ ngồi, và một hội trường 400 chỗ đối diện với lòng nhà thờ để khi nào lễ đông người sẽ đủ chỗ cho hết thảy 1000 người tham dự các đại lễ . Ngoài ra còn có một khu vực đậu xe là 130 chỗ, chung quanh khu vực này có những công ty vì vậy có thể đậu thêm bên ngoài nếu thiếu.
Vào đầu tháng 8/2017. Cha JB Nguyễn Đức Vượng được thuyên chuyển từ giáo xứ Đức Mẹ La Vang Houston Texas về đây trong vai trò chánh xứ và có cha Phó xứ Giuse Phạm Công Liêm phụ trách giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm này.
Với khí hậu rất khắc nghiệt của mùa đông, âm từ 15 đô C và thường xuyên tuyết phủ. Dịp đầu năm Mậu Tuất 2018, hai Cha cùng với Hội Đồng Mục Vụ và các ban ngành đoàn thể, ca đoàn tổ chức Hội Chợ lấy tên là “Mừng Xuân Hợp Nhất” trong vòng 3 ngày. Hai ngày, mùng 1 và mùng 2 âm lịch dành cho người lớn và ngày mùng 3 âm lịch nhằm ngày Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Chay, ngay sau thánh lễ tiếp tục hội chợ cho các em thiếu nhi trong giáo xứ. Kể ra, đây là Hội Chợ đầu tiên và đạt một thành công lớn lao được đông đảo đồng bào trong ngoài giáo xứ đến tham dự 3 ngày hội chợ Tết Mậu Tuất này. Nhằm đoàn kết quý Hội Đoàn, toàn thể giáo dân, phá tan màn đêm cô đơn, lạnh lẽo của mùa đông khắc nghiệt.
Kính chúc quý Đức Cha, quý Linh Mục, quý Tu sĩ và toàn thể quý vị đã từng biết đến giáo xứ hay quý cha hoặc những người giáo dân trong giáo xứ một năm mới vui tươi, khỏe mạnh, khang an và hạnh phúc
Sau đây là một số hình ảnh gửi đến mọi người để chia sẻ niềm vui ngày đầu xuân nơi xứ tuyết.
Ngày Xuân Nghĩ Về Một Giáo Xứ Miền Tây Bắc
Gioan Lê Quang Vinh
09:51 20/02/2018
Việt Nam nhiều đồi núi. Nhưng một Cha quản xứ phải lái xe trên đường dốc núi hiềm trở hàng trăm kilômét để dâng Thánh Lễ hàng tuần thì chắc là hiếm thấy. Việt Nam còn nhiều khó khăn về tôn giáo. Nhưng Thánh Lễ bị ngăn chặn và luôn có người chú ý theo dõi thì không phổ biến cả nước. Việt Nam còn nhiều người nghèo đói, nhưng trẻ em phải trần truồng trong cái giá rét mùa đông cũng không phải là đa số.
Tất cả những khó khăn gian lao nhất mà một giáo xứ, một cha xứ và những giáo dân lam lũ phải chấp nhận thì giáo xứ Lào Cai có hết. Người ta nghe tin hay đọc tin đây đó về giáo xứ này, nhưng phải đến nơi, phải cùng cha xứ đi vào những thôn làng hẻo lánh, trắc trở và gặp những con người nghèo khổ ở đó thì mới cảm được những đau khổ của những con người thật sự đồng hình đồng dạng với Đức Kitô.
Xem Hình
Lào Cai là một giáo xứ ở cực Bắc Việt nam, thuộc giáo phận Hưng Hóa. Trong những năm qua, giáo xứ Lào Cai “nổi tiếng” qua những khó khăn về tôn giáo mà cha xứ và giáo dân hứng chịu.
Nhiều người đã đọc bài viết của Cha quản xứ Giuse Nguyễn Văn Thành (Chủ tịch Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng Giáo phận Hưng Hóa) trên website laocaichurch.org: “Theo chương trình, lễ mừng Chúa Phục Sinh cho bà con giáo dân Mường Khương sẽ cử hành vào lúc 15g00 tại nhà bà Trần Thị Trầm, thôn Sàng Chải, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương, cách thành phố Lào Cai 50 cây số, nhưng rất sớm trước đó, khoảng 30 cán bộ, công an, an ninh viên thuộc huyện và thị trấn Mường Khương đã có mặt để ngăn cản giáo dân đến dự lễ. Khi cha phó Phêrô Nguyễn Đình Thái tới nơi, họ yêu cầu cha phải ra khỏi thị trấn. Cha Thái hỏi lý do thì ông Cường, phó chủ tịch thị trấn, trả lời “vì không được phép của chính quyền”. Cha Thái giải thích: “Phép hay không thì xin hỏi cấp trên của các ông, bởi Ban Tôn Giáo tỉnh, trong một cuộc họp trước đây với Tòa giám mục, giáo xứ Lào Cai và giáo họ Mường Khương, đã đồng ý cho cử hành thánh lễ tại ba điểm là thị trấn Mường Khương, Bản Xen và Bản Lầu”. Trong khi cha đang trao đổi với ông Cường thì ông Thanh, công an viên, có lời nói cùng hành vi thô bạo với cha Thái và định hành hung giáo dân. Quá bất bình, bà con đã phản ứng mạnh mẽ suýt xảy ra ẩu đả”.
Ở thế kỷ 21 mà những chuyện như thế có thể xảy ra cho tôn giáo thì cũng là điều “quý hiếm” trên thế gian này vốn đa đoan nhưng chẳng mấy ai còn hảnh xử như thế. Nhưng ở đây chúng tôi không nhằm trình bày giáo xứ Lào Cai ở khía cạnh ấy.
Giáo xứ Lào Cai đón nhận Tin Mừng từ năm 1880 do các Linh mục thuộc Hội Thừa sai Paris đến truyền giáo. Vào năm 1897 ngôi nhà thờ thứ nhất đã được xây cất nơi đây, nhưng vì chiến tranh nên đã bị tàn phá bình địa. Từ năm 1947 đã thiếu vắng các linh mục coi sóc, đoàn chiên tan tác, giáo dân chạy đây đó sinh sống. Mãi tới năm 1999 Cha Gioan Maria Vũ Tất (hiện là Giám mục Chính Tòa Giáo phận Hưng Hóa) lên làm mục vụ. Nhờ ơn Chúa thương cách lạ thường, ngài đã xây dựng lại cho giáo xứ Lào Cai ngôi nhà thờ hiện nay.
Giáo xứ Lào Cai hiện nay trải dài trên 8 huyện và có 27 dân tộc sinh sống. Số giáo dân Lào Cai là 3500, chia thành 15 giáo họ. Cha quản xứ là Cha Giuse Nguyễn Văn Thành. Ngài được nhiều linh mục triều và dòng đến phụ tá trong công việc mục vụ rất khó khăn vất vả. Nhà thờ giáo xứ tọa lạc tại phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, nên còn được gọi là nhà thờ Cốc Lếu.
Chúng tôi được Cha xứ Lào Cai đưa đến một số giáo họ và giáo điểm thuộc giáo xứ. Chiếc xe hơi cũ kỹ của ngài men theo triền núi dọc bờ sông Nậm Thi, biên giới Việt – Trung. Các giáo họ trải dài trên vùng đất có chiều dài gần cả trăm cây số. Cảnh thiên nhiên đẹp nao lòng, nhưng nhìn nhà cửa và sinh hoạt của người dân thì lại xốn xang. Dân chúng đa phần nghèo khổ, thiếu trước hụt sau.
Người dân Lào Cai một số lòng đạo vững vàng. Dĩ nhiên vẫn có những người giáo dân không tha thiết với lòng đạo, có lẽ một phần do ảnh hưởng của những năm tháng quá khó khăn về mọi mặt. Trong một “Câu chuyện Truyền giáo” đăng trên website của Giáo phận Hưng Hóa, Cha Giuse Thành kể chuyện một người phụ nữ đến gặp ngài và nói: “Dạ, thưa Thầy cho em thôi theo Đạo để em về với Phật, bên lương dân ạ, bởi vì bà ngoại em theo Đạo, khi nhỏ ở dưới quê em cũng được theo bà ngoại đi nhà thờ, dâng hoa nhưng từ năm 1966 lên đây không có nhà thờ em chẳng được đi nhà thờ. Em lại lấy chồng không Công Giáo, các con chẳng ai theo Đạo cả. Em muốn thôi Đạo để trở về Lương và trở về một mối cho thuận tiện. Kẻo chẳng ở bên nào rồi lại thiệt thòi!”. Và thế là cha Giuse phải khuyên bảo phải trái cho đến khi “chị từ bỏ ý định chuyển sang lương dân và quay trở về với Chúa” (Xin Thầy cho em chuyển sang lương dân- Câu chuyện truyền giáo số 25, www.giaophanhunghoa.org).
Chúng tôi thấy xúc động nhất là khi đến thăm nhà nguyện giáo họ Bản Xen thuộc giáo xứ Lào Cai. Đó là một ngôi nhà nhỏ, rất nghèo nàn, chơ vơ giữa rừng thưa. Nhìn Cha xứ giữa những anh chị em hăng hái phục vụ trong cảnh thiếu thốn cùng cực như thế, chúng tôi thấy dậy lên trong lòng nhiều suy nghĩ và tâm tình khó diễn tả.
Ngày đầu xuân, chúng tôi chưa có dịp trở lại Lào cai, chỉ liên lạc qua Internet với Cha xứ Giuse Nguyễn Văn Thành, và được ngài chia sẻ thêm về sinh hoạt ngày Tết của giáo xứ:
“Trong những ngày tết Nguyên Đán, lòng người như mở ra và muốn đón nhận cái mới qua việc thăm hỏi và chúc Tết. Nhận được cơ hội này, cha xứ Lào Cai mời gọi quý cha phụ tá, thầy phó tế và quý tu sỹ tích cực viếng thăm và chúc Tết. Trước tiên là những người già cả, neo đơn và đau yếu. Tiếp theo là người nghèo và dân tộc cũng như lương dân. Rồi đến những người trí thức và giới sinh viên cũng như những người không có khả năng ăn tết. Cuối cùng là giáo dân khô khan và ngại ngùng đến nhà thờ. Kết quả là rất khả quan. Nhiều người thiện cảm với nhà thờ và một số người bỏ nhà thờ nhiều năm đi lễ dịp Tết. Đặc biệt, có một số người lương dân tham dự Thánh lễ đầu Năm Mới".
Gioan Lê Quang Vinh
Tất cả những khó khăn gian lao nhất mà một giáo xứ, một cha xứ và những giáo dân lam lũ phải chấp nhận thì giáo xứ Lào Cai có hết. Người ta nghe tin hay đọc tin đây đó về giáo xứ này, nhưng phải đến nơi, phải cùng cha xứ đi vào những thôn làng hẻo lánh, trắc trở và gặp những con người nghèo khổ ở đó thì mới cảm được những đau khổ của những con người thật sự đồng hình đồng dạng với Đức Kitô.
Xem Hình
Lào Cai là một giáo xứ ở cực Bắc Việt nam, thuộc giáo phận Hưng Hóa. Trong những năm qua, giáo xứ Lào Cai “nổi tiếng” qua những khó khăn về tôn giáo mà cha xứ và giáo dân hứng chịu.
Ở thế kỷ 21 mà những chuyện như thế có thể xảy ra cho tôn giáo thì cũng là điều “quý hiếm” trên thế gian này vốn đa đoan nhưng chẳng mấy ai còn hảnh xử như thế. Nhưng ở đây chúng tôi không nhằm trình bày giáo xứ Lào Cai ở khía cạnh ấy.
Giáo xứ Lào Cai đón nhận Tin Mừng từ năm 1880 do các Linh mục thuộc Hội Thừa sai Paris đến truyền giáo. Vào năm 1897 ngôi nhà thờ thứ nhất đã được xây cất nơi đây, nhưng vì chiến tranh nên đã bị tàn phá bình địa. Từ năm 1947 đã thiếu vắng các linh mục coi sóc, đoàn chiên tan tác, giáo dân chạy đây đó sinh sống. Mãi tới năm 1999 Cha Gioan Maria Vũ Tất (hiện là Giám mục Chính Tòa Giáo phận Hưng Hóa) lên làm mục vụ. Nhờ ơn Chúa thương cách lạ thường, ngài đã xây dựng lại cho giáo xứ Lào Cai ngôi nhà thờ hiện nay.
Giáo xứ Lào Cai hiện nay trải dài trên 8 huyện và có 27 dân tộc sinh sống. Số giáo dân Lào Cai là 3500, chia thành 15 giáo họ. Cha quản xứ là Cha Giuse Nguyễn Văn Thành. Ngài được nhiều linh mục triều và dòng đến phụ tá trong công việc mục vụ rất khó khăn vất vả. Nhà thờ giáo xứ tọa lạc tại phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, nên còn được gọi là nhà thờ Cốc Lếu.
Chúng tôi được Cha xứ Lào Cai đưa đến một số giáo họ và giáo điểm thuộc giáo xứ. Chiếc xe hơi cũ kỹ của ngài men theo triền núi dọc bờ sông Nậm Thi, biên giới Việt – Trung. Các giáo họ trải dài trên vùng đất có chiều dài gần cả trăm cây số. Cảnh thiên nhiên đẹp nao lòng, nhưng nhìn nhà cửa và sinh hoạt của người dân thì lại xốn xang. Dân chúng đa phần nghèo khổ, thiếu trước hụt sau.
Người dân Lào Cai một số lòng đạo vững vàng. Dĩ nhiên vẫn có những người giáo dân không tha thiết với lòng đạo, có lẽ một phần do ảnh hưởng của những năm tháng quá khó khăn về mọi mặt. Trong một “Câu chuyện Truyền giáo” đăng trên website của Giáo phận Hưng Hóa, Cha Giuse Thành kể chuyện một người phụ nữ đến gặp ngài và nói: “Dạ, thưa Thầy cho em thôi theo Đạo để em về với Phật, bên lương dân ạ, bởi vì bà ngoại em theo Đạo, khi nhỏ ở dưới quê em cũng được theo bà ngoại đi nhà thờ, dâng hoa nhưng từ năm 1966 lên đây không có nhà thờ em chẳng được đi nhà thờ. Em lại lấy chồng không Công Giáo, các con chẳng ai theo Đạo cả. Em muốn thôi Đạo để trở về Lương và trở về một mối cho thuận tiện. Kẻo chẳng ở bên nào rồi lại thiệt thòi!”. Và thế là cha Giuse phải khuyên bảo phải trái cho đến khi “chị từ bỏ ý định chuyển sang lương dân và quay trở về với Chúa” (Xin Thầy cho em chuyển sang lương dân- Câu chuyện truyền giáo số 25, www.giaophanhunghoa.org).
Chúng tôi thấy xúc động nhất là khi đến thăm nhà nguyện giáo họ Bản Xen thuộc giáo xứ Lào Cai. Đó là một ngôi nhà nhỏ, rất nghèo nàn, chơ vơ giữa rừng thưa. Nhìn Cha xứ giữa những anh chị em hăng hái phục vụ trong cảnh thiếu thốn cùng cực như thế, chúng tôi thấy dậy lên trong lòng nhiều suy nghĩ và tâm tình khó diễn tả.
Ngày đầu xuân, chúng tôi chưa có dịp trở lại Lào cai, chỉ liên lạc qua Internet với Cha xứ Giuse Nguyễn Văn Thành, và được ngài chia sẻ thêm về sinh hoạt ngày Tết của giáo xứ:
“Trong những ngày tết Nguyên Đán, lòng người như mở ra và muốn đón nhận cái mới qua việc thăm hỏi và chúc Tết. Nhận được cơ hội này, cha xứ Lào Cai mời gọi quý cha phụ tá, thầy phó tế và quý tu sỹ tích cực viếng thăm và chúc Tết. Trước tiên là những người già cả, neo đơn và đau yếu. Tiếp theo là người nghèo và dân tộc cũng như lương dân. Rồi đến những người trí thức và giới sinh viên cũng như những người không có khả năng ăn tết. Cuối cùng là giáo dân khô khan và ngại ngùng đến nhà thờ. Kết quả là rất khả quan. Nhiều người thiện cảm với nhà thờ và một số người bỏ nhà thờ nhiều năm đi lễ dịp Tết. Đặc biệt, có một số người lương dân tham dự Thánh lễ đầu Năm Mới".
Gioan Lê Quang Vinh
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ý Thức Hệ
Hồn Việt
09:57 20/02/2018
Ý thức hệ
Ý thức hệ là chi?
Nó từ đâu mà đến
Trong đầu của con người,
Hóa lòng người điên dại,
Làm thế giới đảo điên…
Gây biết bao buồn phiền…
Phải chăng là quỷ dữ?
Gây chia rẽ lẫn nhau,
Giết hại bao nhiêu người,
Hủy hoại mọi quan hệ,
Cắt đứt mọi tương quan,
Tàn sát cả người thân,
Vấy máu người vô tội,
Gây biết bao thảm họa
Tang tóc khắp gian trần…
Chỉ vì ý thức hệ,
Con người hóa quỷ dử,
Lòng nuôi dưỡng hận thù,
Loại trừ và lên án,
Sẵn sàng chém giết nhau,
Mà chẳng hề hay biết
Mình là con rối thôi,
Chỉ là tên nô lệ,
Là đồ tể hung tàn,
Ma cà rồng khát máu,
Đao phủ thủ sát nhân.
Và cũng chẳng hề biết
Mình là kẻ cuồng điên,
Mãi u mê, ngộ nhận,
Có mắt mà như mù,
Có tai mà vẫn điếc,
Tim còn đó vô tâm,
Lý trí hóa tối câm,
Hành động như cổ máy,
Như cái xác không hồn,
Chẳng còn biết phân biệt
Thiên thần với quỷ ma,
Mù điếc tiếng lương tâm,
Chỉ còn là cầm thú,
Tên bạo chúa hung tàn.
(Tưởng niệm 50 năm Tết Mậu thân- Hồn Việt )
Tôi bỗng mơ
Tôi mơ đến một ngày
Sau một đêm thức dậy
Mọi sự bỗng đổi thay:
Những năm tháng tối tăm
Đã lui vào dĩ vãng,
Lịch sử Việt sang trang,
Một trang mới hoàn toàn
Trong lịch sử Việt nam.
Một ngày mới thật đẹp,
Đất trời đổi thịt da,
Thiên nhiên nên hiền hòa,
Tâm hồn người khoan khoái,
Mẹ Việt bật khóc òa,
Lòng chan chứa niềm vui
Khi nhìn thấy con thơ
Cười đùa, vui thanh thoát.
Tuổi xuân đẹp phơi phới,
Tương lai thật rạng ngời.
Mẹ già lòng thanh thản,
Yên giấc ngủ bình an.
Đó là ngày ánh sáng,
Ngày chân lý ngập tràn,
Xua đêm đen tăm tối:
Những ngộ nhận sai lầm,
Những đam mê mù quáng,
Những ích kỷ bất nhân.
Khởi đầu kỷ nguyên mới:
Nền văn minh sự thật,
Nền văn minh tình thương
Của tự do, dân chủ,
Của công lý, nhân quyền,
Của phát triển tối ưu.
Một đất nước thanh bình,
Một xã hội văn minh,
Một quê hương giàu đẹp,
Một chính quyền vì dân,
Mọi cộng đồng tương thân,
Tình người nên ấm áp.
Hồn Việt
Ý thức hệ là chi?
Nó từ đâu mà đến
Trong đầu của con người,
Hóa lòng người điên dại,
Làm thế giới đảo điên…
Gây biết bao buồn phiền…
Phải chăng là quỷ dữ?
Gây chia rẽ lẫn nhau,
Giết hại bao nhiêu người,
Hủy hoại mọi quan hệ,
Cắt đứt mọi tương quan,
Tàn sát cả người thân,
Vấy máu người vô tội,
Gây biết bao thảm họa
Tang tóc khắp gian trần…
Chỉ vì ý thức hệ,
Con người hóa quỷ dử,
Lòng nuôi dưỡng hận thù,
Loại trừ và lên án,
Sẵn sàng chém giết nhau,
Mà chẳng hề hay biết
Mình là con rối thôi,
Chỉ là tên nô lệ,
Là đồ tể hung tàn,
Ma cà rồng khát máu,
Đao phủ thủ sát nhân.
Và cũng chẳng hề biết
Mình là kẻ cuồng điên,
Mãi u mê, ngộ nhận,
Có mắt mà như mù,
Có tai mà vẫn điếc,
Tim còn đó vô tâm,
Lý trí hóa tối câm,
Hành động như cổ máy,
Như cái xác không hồn,
Chẳng còn biết phân biệt
Thiên thần với quỷ ma,
Mù điếc tiếng lương tâm,
Chỉ còn là cầm thú,
Tên bạo chúa hung tàn.
(Tưởng niệm 50 năm Tết Mậu thân- Hồn Việt )
Tôi bỗng mơ
Tôi mơ đến một ngày
Sau một đêm thức dậy
Mọi sự bỗng đổi thay:
Những năm tháng tối tăm
Đã lui vào dĩ vãng,
Lịch sử Việt sang trang,
Một trang mới hoàn toàn
Trong lịch sử Việt nam.
Một ngày mới thật đẹp,
Đất trời đổi thịt da,
Thiên nhiên nên hiền hòa,
Tâm hồn người khoan khoái,
Mẹ Việt bật khóc òa,
Lòng chan chứa niềm vui
Khi nhìn thấy con thơ
Cười đùa, vui thanh thoát.
Tuổi xuân đẹp phơi phới,
Tương lai thật rạng ngời.
Mẹ già lòng thanh thản,
Yên giấc ngủ bình an.
Đó là ngày ánh sáng,
Ngày chân lý ngập tràn,
Xua đêm đen tăm tối:
Những ngộ nhận sai lầm,
Những đam mê mù quáng,
Những ích kỷ bất nhân.
Khởi đầu kỷ nguyên mới:
Nền văn minh sự thật,
Nền văn minh tình thương
Của tự do, dân chủ,
Của công lý, nhân quyền,
Của phát triển tối ưu.
Một đất nước thanh bình,
Một xã hội văn minh,
Một quê hương giàu đẹp,
Một chính quyền vì dân,
Mọi cộng đồng tương thân,
Tình người nên ấm áp.
Hồn Việt
Tài Liệu - Sưu Khảo
Download hình ảnh từ Internet – Google Image View biến mất làm sao đây?
Đặng Tự Do
07:13 20/02/2018
Từ năm 2016, Getty Images, là công ty chuyên cung cấp cho các tạp chí, và các trang Web những hình ảnh với độ phân giải cao đã kiện Google lên tới Uỷ Ban Châu Âu với cáo buộc cho rằng Google đã biến những trang Web của mình thành “những phòng trưng bày quyến rũ với những hình ảnh sắc nét thật tiện lợi cho người dùng ăn cắp.”
Trong một cố gắng để làm vui lòng Getty Images, từ ngày 15 tháng Hai vừa qua, Google đã gở bỏ nút “Image View”.
Người dùng vẫn có thể download các hình ảnh, nhưng trước hết phải “visit”, nghĩa là phải vao xem cái trang có hình ảnh muốn download.
Đây là một điều rất phiền toái vì mất rất nhiều thời gian so với trước đây. Bên cạnh đó, khi vào thăm trang Web liên hệ, ta có thể gặp phải những thứ linh tinh, nhiêu khê và bất ngờ …có thể làm mất “cả chay lẫn tịnh”… không được đâu!
May mắn là có “thuốc chữa”. Về cơ bản là ta cài đặt trong Firefox hay Chrome một cái Extension gọi là: “View Image”, mọi sự sẽ như trước đây.
Nếu bạn không biết làm sao cài đặt một cái Extension thì xin làm như sau trong FireFox.
1) Giữ hai phím Ctrl và Shift xuống rồi nhấn vào phím A (Ctrl-Shift-A).
2) Kéo xuống cuối trang, để nhấn vào button See more add-ons!
3) Trong search box, đánh vào View Image
4) Nhấn vào View Image của Joshua B.
5) Tắt Firefox và mở lại là xong.
Nếu dùng Chrome,
1) Xin chọn menu Extensions như trong hình bên.
2) Kéo xuống cuối trang, để nhấn vào Get more extensions!
3) Trong search box, đánh vào View Image
4) Nhấn vào View Image của Joshua B.
5) Tắt Chrome và mở lại là xong.
Trong một cố gắng để làm vui lòng Getty Images, từ ngày 15 tháng Hai vừa qua, Google đã gở bỏ nút “Image View”.
Người dùng vẫn có thể download các hình ảnh, nhưng trước hết phải “visit”, nghĩa là phải vao xem cái trang có hình ảnh muốn download.
Đây là một điều rất phiền toái vì mất rất nhiều thời gian so với trước đây. Bên cạnh đó, khi vào thăm trang Web liên hệ, ta có thể gặp phải những thứ linh tinh, nhiêu khê và bất ngờ …có thể làm mất “cả chay lẫn tịnh”… không được đâu!
May mắn là có “thuốc chữa”. Về cơ bản là ta cài đặt trong Firefox hay Chrome một cái Extension gọi là: “View Image”, mọi sự sẽ như trước đây.
Nếu bạn không biết làm sao cài đặt một cái Extension thì xin làm như sau trong FireFox.
1) Giữ hai phím Ctrl và Shift xuống rồi nhấn vào phím A (Ctrl-Shift-A).
2) Kéo xuống cuối trang, để nhấn vào button See more add-ons!
3) Trong search box, đánh vào View Image
4) Nhấn vào View Image của Joshua B.
5) Tắt Firefox và mở lại là xong.
Nếu dùng Chrome,
1) Xin chọn menu Extensions như trong hình bên.
2) Kéo xuống cuối trang, để nhấn vào Get more extensions!
3) Trong search box, đánh vào View Image
4) Nhấn vào View Image của Joshua B.
5) Tắt Chrome và mở lại là xong.