Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:39 21/02/2011
DƯ XƯƠNG
Nhà nọ mời thầy giáo đến nhà dạy cho con, cơm ba bữa rất đạm bạc.
Một hôm trời mưa lớn, thằng nhỏ trong nhà đưa cơm trưa tới, chỉ mấy lát thịt mỏng rất thê thảm, thầy giáo chửi tại sao đem cơm đến trể, thằng nhỏ nói: “Trời mưa đường lại trơn”.
Thầy giáo nói: “Mày nói đường trơn thì có thể viết chữ “trơn” để ta coi, thì ta sẽ không đánh mày”.
Thằng nhỏ bèn nói:
- “Một chấm, lại một chấm, rồi lại một chấm nghiêng bên đầu, còn lại đều là xương” (1).
Suy tư:
Giận cá chém thớt là do lòng dạ nhỏ nhen của con người, lòng dạ nhỏ nhen tức là ích kỷ chỉ biết mình mà không biết người.
Thời nay có những thầy giáo giận cá chém thớt, tức là khi phụ huynh chưa đóng kịp học phí thì chì chiết “đì” học sinh (con cái của phụ huynh), khi phụ huynh khất hẹn đóng học phí, thì thầy giáo cho học sinh nghĩ học.v.v...đó là giận cá chém thớt, mà cái thớt ấy chính là học sinh và là tương lai của đất nước.
Khi con người ta đặt bổn phận và trách nhiệm lên hàng đầu trong cuộc sống của mình, thì xã hội và đất nước như được chấp cánh bay cao trong bầu trời hạnh phúc và ấm no.
Nhưng hạnh phúc và ấm no của đất nước và xã hội càng bay cao hơn, khi con người ta đặt yêu thương vào trung tâm của cuộc sống của mình. Yêu thương chính là quả tim của bổn phận và trách nhiệm.
Ai hiểu thì vui vẻ thực hành...
(1) Chữ “trơn” tiếng hoa viết là滑, gồm có hai chấm ngắn và một chấm dài (bộ thủy 水) và chữ “xương” 骨ghép thành.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Nhà nọ mời thầy giáo đến nhà dạy cho con, cơm ba bữa rất đạm bạc.
Một hôm trời mưa lớn, thằng nhỏ trong nhà đưa cơm trưa tới, chỉ mấy lát thịt mỏng rất thê thảm, thầy giáo chửi tại sao đem cơm đến trể, thằng nhỏ nói: “Trời mưa đường lại trơn”.
Thầy giáo nói: “Mày nói đường trơn thì có thể viết chữ “trơn” để ta coi, thì ta sẽ không đánh mày”.
Thằng nhỏ bèn nói:
- “Một chấm, lại một chấm, rồi lại một chấm nghiêng bên đầu, còn lại đều là xương” (1).
Suy tư:
Giận cá chém thớt là do lòng dạ nhỏ nhen của con người, lòng dạ nhỏ nhen tức là ích kỷ chỉ biết mình mà không biết người.
Thời nay có những thầy giáo giận cá chém thớt, tức là khi phụ huynh chưa đóng kịp học phí thì chì chiết “đì” học sinh (con cái của phụ huynh), khi phụ huynh khất hẹn đóng học phí, thì thầy giáo cho học sinh nghĩ học.v.v...đó là giận cá chém thớt, mà cái thớt ấy chính là học sinh và là tương lai của đất nước.
Khi con người ta đặt bổn phận và trách nhiệm lên hàng đầu trong cuộc sống của mình, thì xã hội và đất nước như được chấp cánh bay cao trong bầu trời hạnh phúc và ấm no.
Nhưng hạnh phúc và ấm no của đất nước và xã hội càng bay cao hơn, khi con người ta đặt yêu thương vào trung tâm của cuộc sống của mình. Yêu thương chính là quả tim của bổn phận và trách nhiệm.
Ai hiểu thì vui vẻ thực hành...
(1) Chữ “trơn” tiếng hoa viết là滑, gồm có hai chấm ngắn và một chấm dài (bộ thủy 水) và chữ “xương” 骨ghép thành.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:41 21/02/2011
Chương 33:
“Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em”. (Mt 6, 14-15)
THA THỨ
“Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em”. (Mt 6, 14-15)
N2T |
1. Ở đâu có đau khổ hận thù, con sẽ gieo vào hạt giống thứ tha.
(Thanh1Francis of Assisi)Thiên Chúa quan phòng
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:18 21/02/2011
CHÚA NHẬT 8 THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 6, 24-34
Sống trên đời, ai cũng có những lo âu, những suy nghĩ, những tính toán. Hầu hết, ai cũng lo lắng cho miếng cơm manh áo, ai cũng tìm cách kiếm ra nhiều tiền để đời sống được sung túc, dư dật, để cuộc sống được hạnh phúc theo như suy nghĩ thường tình của con người. Tuy nhiên, Chúa dạy con người đừng quá lo lắng cho mạng sống mình nhưng phải tin cậy vào sự quan phòng chăm sóc của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu cảnh báo con người đừng quá nô lệ vào tiền của, vào vật chất mau qua ở đời: ” Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền của được “ ( Mt 6, 24 ). Chúng ta thấy, đồng Tiền ở trong đoạn Tin Mừng này được viết chữ hoa, chữ nổi, ma Tiền theo tiếng Aram là Ma Quỷ, là Mammôn, có nghĩa là thần. Tiền được nâng lên bậc Thần Tiền, nghĩa là nó có sức mạnh vượt bực. Do đó, con người phải chọn lựa giữa Tiền và Thiên Chúa, giữa tự do và nô lệ.
Vâng, sống trên gian trần, trên thế giới, cuộc sống của mỗi người là một cuộc lựa chọn liên lỉ, không ngừng. Và những chọn lựa mãi mãi này sẽ giúp con người trở nên tốt hay xấu. Chọn lựa là một sự từ bỏ không tiếc nuối. Đã chọn điều này thì phải bỏ điều khác. Đã từ bỏ phải đòi nhiều hy sinh. Chúa Giêsu muốn người môn đệ Chúa phải chọn lựa dứt khoát, không lưng chừng, không tiếc nuối, không thỏa hiệp, không bắt cá hai tay. Bởi vì, người bắt cá hay tay luôn luôn là kẻ thua thiệt. Hoặc họ chọn Chúa làm chủ hoặc họ chọn nô lệ cho Mammon, ma quỷ. Ở Việt Nam trước đây báo chí đã đăng một bài thơ thật dí dỏm về tiền: ” Tiền là Tiên, là Phật. Tiền nổi bật cuộc đời. Tiền là cái đà danh vọng. Tiền là hết ý “. Tục ngữ ca dao chúng ta cũng có câu để đời: ” Có tiền mua tiên cũng được “, ngay trong việc đạo cũng có câu: ” Có thực mới vực được đạo “. Nhưng Chúa Giêsu hôm nay đã đưa ra hai hình ảnh chứng minh sự chăm sóc quan phòng của Thiên Chúa: ” Chim trên trời, hoa huệ ngoài đồng “. Thực tế, chim trên trời hay hoa huệ ngoài đồng nào chúng có đáng gì đâu, thế mà Thiên Chúa vẫn hằng hằng chăm sóc, nuôi dưỡng, lo lắng, để ý đến. Cho nên, con người là đối tượng Chúa để ý chăm sóc đặc biệt vì con người được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh của Ngài và đã được chính Chúa Kitô cứu chuộc bằng giá máu của Ngài.
Chúa Giêsu trong Tin Mừng và trong các bài đọc Chúa nhật hôm nay giúp chúng ta tự kiểm thảo xem đời sống theo Chúa từ trước tới nay chúng ta đã thật lòng sống theo giáo huấn của Ngài hay chúng ta ơ hờ sống nô lệ tiền bạc, vật chất ? Chúng ta có để Chúa làm chủ cuộc đời chúng ta hay chúng ta chưa đủ tín thác vào sự quan phòng chăm sóc dưỡng nuôi của Chúa ? Chúa Giêsu muốn chúng ta đừng tìm bảo đảm nơi của cải trần gian này, mà phải tìm điều căn bản cho cuộc đời trước đã, còn các thứ khác Ngài sẽ ban cho. Con người có lo lắng mấy đi nữa thì cũng chẳng giải quyết được gì cả: ” Dù có lo lắng đi nữa, hỏi có ai trong các con kéo dài đời mình đời mình thêm được vài gang tấc không ?”. Tín thác vào Chúa không có nghĩa là chúng ta để mặc Ngài, còn chúng ta cứ ăn chơi rồi sung sẽ rụng và chúng ta nhặt lấy ! Không, chúng ta phải: ” Tự giúp ta rồi trời sẽ giúp ta “ ( Aide-toi et Dieu t’aidera ). Thiên Chúa tôn trọng con người vì con người quí hơn chim sẻ, quí hơn bông huệ rất nhiều. Con người là tạo dựng của Thiên Chúa, do đó, họ phải làm việc để sống, nuôi dưỡng gia đình và góp tay vào việc làm đẹp công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Chúa dạy con người trước hết hãy tìm nghĩa là hãy đặt đúng vị trí, đặt đúng công việc: việc nào trước, việc nào sau. Chúa nói: Trước hết hãy lo tìm kiếm Nước Chúa và sự công chính của Ngài. Thiên Chúa muốn chúng ta chọn Ngài ưu tiên trong cuộc sống. Đi ngược ý định này là đi ngược thánh ý và chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa.
Thiên Chúa mời gọi con người hãy bền tâm, kiên trì và cầu nguyện. Chúa khuyên chúng ta đừng lo lắng, chứ không ngăn cản chúng ta lo liệu, cân nhắc, tiên liệu. Đừng quá lo cho ngày mai vì ngày mai chưa đến. Tất cả đều nằm trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Tất cả đều là hồng ân. Tất cả đều là ơn Chúa. Anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày đó ( Mt 6, 34). Chúng ta hãy ký thác đường đời cho Chúa...
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn biết làm vinh danh Chúa trong đời sống của chúng con. Amen.
Mt 6, 24-34
Sống trên đời, ai cũng có những lo âu, những suy nghĩ, những tính toán. Hầu hết, ai cũng lo lắng cho miếng cơm manh áo, ai cũng tìm cách kiếm ra nhiều tiền để đời sống được sung túc, dư dật, để cuộc sống được hạnh phúc theo như suy nghĩ thường tình của con người. Tuy nhiên, Chúa dạy con người đừng quá lo lắng cho mạng sống mình nhưng phải tin cậy vào sự quan phòng chăm sóc của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu cảnh báo con người đừng quá nô lệ vào tiền của, vào vật chất mau qua ở đời: ” Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền của được “ ( Mt 6, 24 ). Chúng ta thấy, đồng Tiền ở trong đoạn Tin Mừng này được viết chữ hoa, chữ nổi, ma Tiền theo tiếng Aram là Ma Quỷ, là Mammôn, có nghĩa là thần. Tiền được nâng lên bậc Thần Tiền, nghĩa là nó có sức mạnh vượt bực. Do đó, con người phải chọn lựa giữa Tiền và Thiên Chúa, giữa tự do và nô lệ.
Vâng, sống trên gian trần, trên thế giới, cuộc sống của mỗi người là một cuộc lựa chọn liên lỉ, không ngừng. Và những chọn lựa mãi mãi này sẽ giúp con người trở nên tốt hay xấu. Chọn lựa là một sự từ bỏ không tiếc nuối. Đã chọn điều này thì phải bỏ điều khác. Đã từ bỏ phải đòi nhiều hy sinh. Chúa Giêsu muốn người môn đệ Chúa phải chọn lựa dứt khoát, không lưng chừng, không tiếc nuối, không thỏa hiệp, không bắt cá hai tay. Bởi vì, người bắt cá hay tay luôn luôn là kẻ thua thiệt. Hoặc họ chọn Chúa làm chủ hoặc họ chọn nô lệ cho Mammon, ma quỷ. Ở Việt Nam trước đây báo chí đã đăng một bài thơ thật dí dỏm về tiền: ” Tiền là Tiên, là Phật. Tiền nổi bật cuộc đời. Tiền là cái đà danh vọng. Tiền là hết ý “. Tục ngữ ca dao chúng ta cũng có câu để đời: ” Có tiền mua tiên cũng được “, ngay trong việc đạo cũng có câu: ” Có thực mới vực được đạo “. Nhưng Chúa Giêsu hôm nay đã đưa ra hai hình ảnh chứng minh sự chăm sóc quan phòng của Thiên Chúa: ” Chim trên trời, hoa huệ ngoài đồng “. Thực tế, chim trên trời hay hoa huệ ngoài đồng nào chúng có đáng gì đâu, thế mà Thiên Chúa vẫn hằng hằng chăm sóc, nuôi dưỡng, lo lắng, để ý đến. Cho nên, con người là đối tượng Chúa để ý chăm sóc đặc biệt vì con người được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh của Ngài và đã được chính Chúa Kitô cứu chuộc bằng giá máu của Ngài.
Chúa Giêsu trong Tin Mừng và trong các bài đọc Chúa nhật hôm nay giúp chúng ta tự kiểm thảo xem đời sống theo Chúa từ trước tới nay chúng ta đã thật lòng sống theo giáo huấn của Ngài hay chúng ta ơ hờ sống nô lệ tiền bạc, vật chất ? Chúng ta có để Chúa làm chủ cuộc đời chúng ta hay chúng ta chưa đủ tín thác vào sự quan phòng chăm sóc dưỡng nuôi của Chúa ? Chúa Giêsu muốn chúng ta đừng tìm bảo đảm nơi của cải trần gian này, mà phải tìm điều căn bản cho cuộc đời trước đã, còn các thứ khác Ngài sẽ ban cho. Con người có lo lắng mấy đi nữa thì cũng chẳng giải quyết được gì cả: ” Dù có lo lắng đi nữa, hỏi có ai trong các con kéo dài đời mình đời mình thêm được vài gang tấc không ?”. Tín thác vào Chúa không có nghĩa là chúng ta để mặc Ngài, còn chúng ta cứ ăn chơi rồi sung sẽ rụng và chúng ta nhặt lấy ! Không, chúng ta phải: ” Tự giúp ta rồi trời sẽ giúp ta “ ( Aide-toi et Dieu t’aidera ). Thiên Chúa tôn trọng con người vì con người quí hơn chim sẻ, quí hơn bông huệ rất nhiều. Con người là tạo dựng của Thiên Chúa, do đó, họ phải làm việc để sống, nuôi dưỡng gia đình và góp tay vào việc làm đẹp công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Chúa dạy con người trước hết hãy tìm nghĩa là hãy đặt đúng vị trí, đặt đúng công việc: việc nào trước, việc nào sau. Chúa nói: Trước hết hãy lo tìm kiếm Nước Chúa và sự công chính của Ngài. Thiên Chúa muốn chúng ta chọn Ngài ưu tiên trong cuộc sống. Đi ngược ý định này là đi ngược thánh ý và chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa.
Thiên Chúa mời gọi con người hãy bền tâm, kiên trì và cầu nguyện. Chúa khuyên chúng ta đừng lo lắng, chứ không ngăn cản chúng ta lo liệu, cân nhắc, tiên liệu. Đừng quá lo cho ngày mai vì ngày mai chưa đến. Tất cả đều nằm trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Tất cả đều là hồng ân. Tất cả đều là ơn Chúa. Anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày đó ( Mt 6, 34). Chúng ta hãy ký thác đường đời cho Chúa...
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn biết làm vinh danh Chúa trong đời sống của chúng con. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hơn 2 triệu khách thập phương về Roma dự lễ phong chân phước cho ĐGH Gioan - Phaolô II
Lê Đình Thông
07:11 21/02/2011
HƠN HAI TRIỆU KHÁCH THẬP PHƯƠNG VỀ ROMA DỰ LỄ PHONG CHÂN PHƯỚC ĐỨC GIOAN-PHAOLÔ II (1920-2005)
Đức Hồng Y Saraiva Martins, nguyên bộ trưởng Thánh bộ Phong thánh tiên đoán ngày 1-5 sắp tới sẽ có ít nhất hai triệu khách thập phương về Roma dự lễ phong chân phước Đức Gioan-Phaolô II. Ngài qua đời ngày 2-4-2005 sau hơn một phần tư thế kỷ giữ ngôi kế vị thánh Phêrô.
Hôm nay (20-2-2011), linh mục Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh nhận định việc Đức Gioan-Phaolô II trải qua những năm dài bệnh hoạn khiến ta càng xác tín về cuộc sống thánh thiện của ngài.
Ông Giuseppe Roscioli, chủ tịch Federalberghi Roma ước lượng có từ 2 đến 3 triệu người hành hương tại Roma để dự biến cố lịch sử này. Theo công ty du lịch Raptim, khách thập phương đến từ Phi châu, Brésil và Ba Lan. Trong số những người hành hương có nhiều bạn trẻ. Theo Massimo Camussi, giám đốc trung tâm giới trẻ Gioan-Phaolô II, ‘’’Đức Gioan-Phaolô là vị thánh của giới trẻ’’. Ngài có công tập hợp các bạn trẻ hành hương tại quảng trường thánh Phêrô trong Đại hội JMJ năm 2000, mở đầu cho các Đại hội JMJ.
Linh cữu của Đức Gioan sẽ được đặt trong đền thánh Phêrô để các tín hữu tôn kính. Theo thông tấn xã công giáo i.media, Đức Bênêdictô sẽ đến tưởng niệm trước di hài bậc tiền nhiệm. Thi hài Đức Gioan-Phaolô II được đặt trong quan tài bằng cây bách (cyprès), dưới ngôi mộ cẩm thạch trong hầm cung thánh (crypte).
Đại lễ phong chân phước sẽ do Đức Bênêdictô XVI cử hành vào chủ nhật 1 tháng 5, lúc 10 giờ. Đây là lễ phong chân phước thứ hai do Đức Bênêdictô XVI cử hành, sau ĐHY John Henry Newman vào tháng 9 vừa qua tại Birmingham ở miền trung nước Anh.
Giáo hội mở hai địa chỉ mạng lưới toàn cầu giúp khách hành hương theo dõi biến cố này: www.operaromanapellegrinaggi.org www.jpiibeatus.org.
Ngoài ra còn một địa chỉ thứ ba hướng dẫn việc di chuyển tại Roma vào những ngày đầu tháng 5: Special JPII Pass.
Cha François-Marie Lethel, dòng các linh mục Cát minh (O.C.D.) thuyết giảng cho Đức Bênêdictô XVI và giáo triều từ 13 đên 19-6-2011, đã cho rằng khẩu hiệu giáo mục của cha Karol Wojtyla vào năm 1958: Totus tuus (Tất cả cho Mẹ) đồng thời là châm ngôn cho tuần tĩnh tâm của giáo triều, kết thúc ngày 19-3 là lễ kính thánh cả Giuse. Đức Gioan-Phaolô II được phong chân phuớc vào ngày 1 tháng 5 tuần bát nhật Phục sinh, trong ánh sáng Chúa Kitô Phục sinh (Redemptor Hominis): ‘‘Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người’’ (Gioan, 1,9). Linh mục Lethel đặt tên cho bài giảng thuyết mùa chay là: Đức Gioan-Phaolô II và Thần học các Thánh.
Roma, ngày 20 tháng 2 năm 2011
Hôm nay (20-2-2011), linh mục Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh nhận định việc Đức Gioan-Phaolô II trải qua những năm dài bệnh hoạn khiến ta càng xác tín về cuộc sống thánh thiện của ngài.
Ông Giuseppe Roscioli, chủ tịch Federalberghi Roma ước lượng có từ 2 đến 3 triệu người hành hương tại Roma để dự biến cố lịch sử này. Theo công ty du lịch Raptim, khách thập phương đến từ Phi châu, Brésil và Ba Lan. Trong số những người hành hương có nhiều bạn trẻ. Theo Massimo Camussi, giám đốc trung tâm giới trẻ Gioan-Phaolô II, ‘’’Đức Gioan-Phaolô là vị thánh của giới trẻ’’. Ngài có công tập hợp các bạn trẻ hành hương tại quảng trường thánh Phêrô trong Đại hội JMJ năm 2000, mở đầu cho các Đại hội JMJ.
Linh cữu của Đức Gioan sẽ được đặt trong đền thánh Phêrô để các tín hữu tôn kính. Theo thông tấn xã công giáo i.media, Đức Bênêdictô sẽ đến tưởng niệm trước di hài bậc tiền nhiệm. Thi hài Đức Gioan-Phaolô II được đặt trong quan tài bằng cây bách (cyprès), dưới ngôi mộ cẩm thạch trong hầm cung thánh (crypte).
Đại lễ phong chân phước sẽ do Đức Bênêdictô XVI cử hành vào chủ nhật 1 tháng 5, lúc 10 giờ. Đây là lễ phong chân phước thứ hai do Đức Bênêdictô XVI cử hành, sau ĐHY John Henry Newman vào tháng 9 vừa qua tại Birmingham ở miền trung nước Anh.
Giáo hội mở hai địa chỉ mạng lưới toàn cầu giúp khách hành hương theo dõi biến cố này: www.operaromanapellegrinaggi.org www.jpiibeatus.org.
Ngoài ra còn một địa chỉ thứ ba hướng dẫn việc di chuyển tại Roma vào những ngày đầu tháng 5: Special JPII Pass.
Cha François-Marie Lethel, dòng các linh mục Cát minh (O.C.D.) thuyết giảng cho Đức Bênêdictô XVI và giáo triều từ 13 đên 19-6-2011, đã cho rằng khẩu hiệu giáo mục của cha Karol Wojtyla vào năm 1958: Totus tuus (Tất cả cho Mẹ) đồng thời là châm ngôn cho tuần tĩnh tâm của giáo triều, kết thúc ngày 19-3 là lễ kính thánh cả Giuse. Đức Gioan-Phaolô II được phong chân phuớc vào ngày 1 tháng 5 tuần bát nhật Phục sinh, trong ánh sáng Chúa Kitô Phục sinh (Redemptor Hominis): ‘‘Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người’’ (Gioan, 1,9). Linh mục Lethel đặt tên cho bài giảng thuyết mùa chay là: Đức Gioan-Phaolô II và Thần học các Thánh.
Roma, ngày 20 tháng 2 năm 2011
Đại sứ Ai Cập sẽ trở lại Vatican sau một tháng triệu hồi
Tiền Hô
09:54 21/02/2011
UCANEWS, 21 Tháng Hai 2011 - Ai Cập vừa thông báo rằng, họ sẽ khôi phục lại đại sứ của mình tại Vatican, sau hơn một tháng bà được triệu hồi về nước vì một bất đồng liên quan đến ý kiến của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô.
Đại sứ Lamia Mekheimar sẽ quay lại Vatican vào Thứ Tư, kết quả từ một "thông điệp tích cực" mà Vatican gửi đến Ai Cập gần đây, Bộ Ngoại Giao Ai Cập cho biết như thế trong một báo cáo.
Bà Mekheimar được triệu hồi vào Tháng Giêng vì chính phủ nước này không đồng tình với một bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng trước ngoại giao đoàn, trong đó, ngài kêu gọi chính phủ tại đa số các quốc gia Hồi giáo phải tăng cường nỗ lực để bảo vệ Kitô hữu tại quốc gia họ.
Đại sứ Lamia Mekheimar sẽ quay lại Vatican vào Thứ Tư, kết quả từ một "thông điệp tích cực" mà Vatican gửi đến Ai Cập gần đây, Bộ Ngoại Giao Ai Cập cho biết như thế trong một báo cáo.
Bà Mekheimar được triệu hồi vào Tháng Giêng vì chính phủ nước này không đồng tình với một bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng trước ngoại giao đoàn, trong đó, ngài kêu gọi chính phủ tại đa số các quốc gia Hồi giáo phải tăng cường nỗ lực để bảo vệ Kitô hữu tại quốc gia họ.
Người Công giáo Hồng Kông cũng có vai trò trong quan hệ Trung Quốc - Vatican
Tiền Hô
09:55 21/02/2011
Hồng Kông, 21 Tháng Hai 2011 (UCANews) - Đức Tổng Giám Mục Dòng Salêdiêng - Savio Hàn Đại Huy - đã kêu gọi người Công giáo Hồng Kông làm cầu nối để thúc đẩy quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican.
Đức Tổng Giám Mục nói, Trung Quốc và Vatican có một hệ thống chính trị tương tự như hình chóp (ý nói chính trị tập quyền), nhưng có nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Tín hữu hoặc các cộng đoàn Giáo Hội từ bên ngoài có thể phục vụ như là "một cầu nối để thúc đẩy đối thoại, hiểu biết lẫn nhau và thậm chí là đồng thuận giữa họ", ngài nói.
Vị tân tổng thư ký Thánh Bộ Truyền Giáo của Tòa Thánh vừa thực hiện một chuyến thăm kéo dài một tuần đến Hồng Kông - nơi sinh trưởng của ngài, và cũng sẽ viếng thăm Đài Loan vào ngày 23 Tháng Hai sắp tới.
Ngài đã tổ chức một cuộc trò chuyện với khoảng 100 người Công giáo địa phương vào ngày hôm qua, trước khi tham dự thánh lễ chào đón tại Nhà thờ chánh tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, do giáo phận Hồng Kông tổ chức.
Trả lời cho một giáo dân đã hỏi: "Người Công giáo Hồng Kông có thể làm gì cho Trung Quốc?", Đức Tổng Giám Mục Hàn đã trích dẫn từ lời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II rằng, hãy đối thoại và chia sẻ vận sự với người Công giáo đại lục và khuyến khích sự tha thứ trong đó.
Ngài cho biết, tín hữu Hồng Kông có thể liên hệ với cả cộng đồng Giáo Hội Chính thức lẫn Hầm Trú tại đại lục và giúp đỡ việc hòa giải giữa họ.
Từ khi người Công giáo Hồng Kông trở thành cộng đoàn tách ly khỏi đại lục, họ không còn bị vướng vào các cuộc xung đột phát sinh từ việc bị ép buộc tham gia vào một giáo hội độc lập với Tòa Thánh, hoặc không còn có cảm giác mình là phản quốc hệ lụy từ cuộc khủng hoảng chính trị từ những năm 1950, ngài nói.
Một số bước đi cụ thể đã được thực hiện gần đây, ngài lấy ví dụ như việc Đại Học Công Giáo Phụ Nhân (Fujen) của Đài Loan tiếp nhận các linh mục và giáo dân từ đại lục ra theo học.
"Nếu trong sứ vụ của mình, tôi có thể phục vụ như là một cầu nối, tôi sẽ hạnh phúc để làm như vậy", ngài tuyên bố.
Một giáo dân trung niên từ đại lục đã chúc mừng Đức Tổng Giám Mục được bổ nhiệm và thể hiện mong muốn được thấy sự bình thường hóa quan hệ Trung Quốc-Vatican.
Đức Tổng Giám Mục Hàn trả lời bằng cách nói rằng, Vatican nên thận trọng khi đàm phán với Trung Quốc. Ngài nhấn mạnh rằng, "Nếu Vatican nhượng bộ quá nhiều cho việc bình thường hóa, hoặc để cho chủ nghĩa cơ hội tác động vào các cuộc đàm phán, chính bản chất của Giáo Hội Trung Quốc có thể bị bóp méo".
Vào đầu Thánh lễ buổi tối, Đức Giám Mục Gioan Tống của Hồng Kông đã chào đón Đức tân Tổng Giám Mục Savio Hàn. Thánh lễ với gần 70 linh mục đồng tế, hơn 1.000 giáo dân, bao gồm cả một số đến từ Trung Quốc đại lục, quy tụ trong Nhà thờ chánh tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Đức Tổng Giám Mục nói, Trung Quốc và Vatican có một hệ thống chính trị tương tự như hình chóp (ý nói chính trị tập quyền), nhưng có nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Tín hữu hoặc các cộng đoàn Giáo Hội từ bên ngoài có thể phục vụ như là "một cầu nối để thúc đẩy đối thoại, hiểu biết lẫn nhau và thậm chí là đồng thuận giữa họ", ngài nói.
Vị tân tổng thư ký Thánh Bộ Truyền Giáo của Tòa Thánh vừa thực hiện một chuyến thăm kéo dài một tuần đến Hồng Kông - nơi sinh trưởng của ngài, và cũng sẽ viếng thăm Đài Loan vào ngày 23 Tháng Hai sắp tới.
Ngài đã tổ chức một cuộc trò chuyện với khoảng 100 người Công giáo địa phương vào ngày hôm qua, trước khi tham dự thánh lễ chào đón tại Nhà thờ chánh tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, do giáo phận Hồng Kông tổ chức.
Trả lời cho một giáo dân đã hỏi: "Người Công giáo Hồng Kông có thể làm gì cho Trung Quốc?", Đức Tổng Giám Mục Hàn đã trích dẫn từ lời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II rằng, hãy đối thoại và chia sẻ vận sự với người Công giáo đại lục và khuyến khích sự tha thứ trong đó.
Ngài cho biết, tín hữu Hồng Kông có thể liên hệ với cả cộng đồng Giáo Hội Chính thức lẫn Hầm Trú tại đại lục và giúp đỡ việc hòa giải giữa họ.
Từ khi người Công giáo Hồng Kông trở thành cộng đoàn tách ly khỏi đại lục, họ không còn bị vướng vào các cuộc xung đột phát sinh từ việc bị ép buộc tham gia vào một giáo hội độc lập với Tòa Thánh, hoặc không còn có cảm giác mình là phản quốc hệ lụy từ cuộc khủng hoảng chính trị từ những năm 1950, ngài nói.
Một số bước đi cụ thể đã được thực hiện gần đây, ngài lấy ví dụ như việc Đại Học Công Giáo Phụ Nhân (Fujen) của Đài Loan tiếp nhận các linh mục và giáo dân từ đại lục ra theo học.
"Nếu trong sứ vụ của mình, tôi có thể phục vụ như là một cầu nối, tôi sẽ hạnh phúc để làm như vậy", ngài tuyên bố.
Một giáo dân trung niên từ đại lục đã chúc mừng Đức Tổng Giám Mục được bổ nhiệm và thể hiện mong muốn được thấy sự bình thường hóa quan hệ Trung Quốc-Vatican.
Đức Tổng Giám Mục Hàn trả lời bằng cách nói rằng, Vatican nên thận trọng khi đàm phán với Trung Quốc. Ngài nhấn mạnh rằng, "Nếu Vatican nhượng bộ quá nhiều cho việc bình thường hóa, hoặc để cho chủ nghĩa cơ hội tác động vào các cuộc đàm phán, chính bản chất của Giáo Hội Trung Quốc có thể bị bóp méo".
Vào đầu Thánh lễ buổi tối, Đức Giám Mục Gioan Tống của Hồng Kông đã chào đón Đức tân Tổng Giám Mục Savio Hàn. Thánh lễ với gần 70 linh mục đồng tế, hơn 1.000 giáo dân, bao gồm cả một số đến từ Trung Quốc đại lục, quy tụ trong Nhà thờ chánh tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Giáo Hội tại Căm-Bốt ra tuyên bố về xung đột biên giới giữa nước này với Thái Lan
Tiền Hô
12:50 21/02/2011
Nam Vang (Căm-Bốt) - Đấng Đại Diện Tông Tòa tại Nam Vang - Đức Giám mục Olivier Schmitthaeusler, với tư cách đứng đầu Giáo Hội Công Giáo tại Căm-Bốt, kêu gọi tất cả cộng đồng quốc gia và các tổ chức quốc tế khẩn trương hợp tác để giúp chấm dứt cuộc giao tranh giữa Thái Lan và Căm-Bốt tại khu đất Đền Preah, tuyên bố được ban hành vào ngày 14 Tháng Hai 2011.
Số 8/2011-BP
Tuyên bố chính thức của Giáo Hội Công Giáo Căm-Bốt.
Giáo hội Công giáo tại Căm-Bốt lấy làm tiếc một cách sâu sắc về các vụ xung đột vũ trang đã xảy ra trong vài ngày qua tại khu đất của đền Preah Vihear. Giáo Hội hòa mình vào trong sự đau đớn này, là một nỗi đau của nhân dân Căm-Bốt và của cả nhân loại.
Giáo hội Công giáo kêu gọi cả hai bên tìm kiếm sự thật trong hoà bình. "Giáo hội kêu gọi tất cả nam giới và phụ nữ thiết lập mối quan hệ tốt đẹp và chân thành, Giáo hội khuyến khích họ thực thi những phương cách của sự tha thứ và hòa giải, để được sáng suốt trong tất cả các cuộc đối thoại và để trung tín với lời đã được ban cho". (Đức Bênêđictô XVI, Thông điệp hòa bình, 2006)
Giáo hội Công giáo tại Căm-Bốt kêu gọi tất cả các tổ chức cộng đồng, quốc gia và quốc tế khẩn trương hợp tác trên mọi cấp độ để giúp chấm dứt giao tranh tại khu đất của ngôi đền Preah Vihear. Cuộc xung đột này gây ra thương tổn không cần thiết cho sự sống con người vốn là vô giá, gây tổn thất nghiêm trọng và phá hủy các địa điểm thiêng liêng, và gây thiệt hại không thể khắc phục của một khu đất di sản thế giới thuộc về tất cả nhân loại.
Chúng tôi cầu nguyện với Thiên Chúa toàn năng rằng Chúa sẽ ban ơn xuống cho hai quốc gia có được hòa bình và soi dẫn các nhà lãnh đạo của cả hai quốc gia giải quyết cuộc xung đột này bằng biện pháp hòa bình và tránh tiếp tục đổ máu.
Nam Vang, ngày 14 Tháng Hai 2011
Đại diện của Giáo Hội Công Giáo
+ Olivier SCHMITTHAEUSLER
Giám mục, Đại diện Tông Tòa tại Nam Vang
Số 8/2011-BP
Tuyên bố chính thức của Giáo Hội Công Giáo Căm-Bốt.
Giáo hội Công giáo tại Căm-Bốt lấy làm tiếc một cách sâu sắc về các vụ xung đột vũ trang đã xảy ra trong vài ngày qua tại khu đất của đền Preah Vihear. Giáo Hội hòa mình vào trong sự đau đớn này, là một nỗi đau của nhân dân Căm-Bốt và của cả nhân loại.
Giáo hội Công giáo kêu gọi cả hai bên tìm kiếm sự thật trong hoà bình. "Giáo hội kêu gọi tất cả nam giới và phụ nữ thiết lập mối quan hệ tốt đẹp và chân thành, Giáo hội khuyến khích họ thực thi những phương cách của sự tha thứ và hòa giải, để được sáng suốt trong tất cả các cuộc đối thoại và để trung tín với lời đã được ban cho". (Đức Bênêđictô XVI, Thông điệp hòa bình, 2006)
Giáo hội Công giáo tại Căm-Bốt kêu gọi tất cả các tổ chức cộng đồng, quốc gia và quốc tế khẩn trương hợp tác trên mọi cấp độ để giúp chấm dứt giao tranh tại khu đất của ngôi đền Preah Vihear. Cuộc xung đột này gây ra thương tổn không cần thiết cho sự sống con người vốn là vô giá, gây tổn thất nghiêm trọng và phá hủy các địa điểm thiêng liêng, và gây thiệt hại không thể khắc phục của một khu đất di sản thế giới thuộc về tất cả nhân loại.
Chúng tôi cầu nguyện với Thiên Chúa toàn năng rằng Chúa sẽ ban ơn xuống cho hai quốc gia có được hòa bình và soi dẫn các nhà lãnh đạo của cả hai quốc gia giải quyết cuộc xung đột này bằng biện pháp hòa bình và tránh tiếp tục đổ máu.
Nam Vang, ngày 14 Tháng Hai 2011
Đại diện của Giáo Hội Công Giáo
+ Olivier SCHMITTHAEUSLER
Giám mục, Đại diện Tông Tòa tại Nam Vang
Hiện tình chính trị xã hội tôn giáo Etiopia
Linh Tiến Khải
15:26 21/02/2011
Một số nhận định của Đức Paulos III, Thượng Phụ Chính Thống Etiopia về hiện tình chính trị xã hội và tôn giáo tại đây
Trong khi làn sóng dân chủ đang làn tràn và dâng cao tại các quốc gia thuộc khối A rập Bắc phi cũng như vùng Trung Đông, thì Etiopia và Eritrea trong vùng Sừng Phi châu vẫn sống trong tình trạng căng thẳng quan hệ, đặc biệt tại vùng biên giới giữa hai bên.
Etiopia rộng hơn 1 triệu 133 ngàn cây số vuông có hơn 80 triệu dân, 61,6% theo Kitô giáo, trong đó có 50,6% theo Chính Thống giáo, 10,1% theo Tin Lành, 0,9% theo Công Giáo. Số còn lại 32,8% theo Hồi giáo và 5,6% theo đạo thờ vật linh. Tuổi thọ trung bình của người dân là 58. Người dân Etiopia thuộc nhiều chủng tộc khác nhau như: Oromo hay Galla chiếm 40% tổng số dân, Amhara chiếm 32%, Sidama 9%, Tigrè 7%, Shankella 6%, Somali 6%, Afar 4% Gurage 2%.
Trên bình diện nhân chủng và khảo cổ, Etiopia nổi tiếng với các khám phá ra các bộ xương người rất cổ xưa chứng minh cho thấy gốc gác của loài người.
Vào năm 1973 các nhà khảo cổ Yves Coppens, Donald Johanson, Maurice Taieb và Tom Gray đã tìm thấy tại Afar, bên Etiopia, một bộ xương phụ nữ sống cách đây 3,2 triệu năm. Phụ nữ này chết có lẽ vì kiệt lực bên một đầm lầy. Xương chìm xuống bùn và với dòng thời gian biến thành đá cứng. Các nhà khảo cổ đặt tên cho bà là Lucia.
Vào năm 1975 các nhà khảo cổ cũng tìm thấy bên Etiopia 13 bộ xương người khác thuộc mọi lứa tuổi và cũng sống cách đây khoảng 3,2 triệu năm.
Hồi thập niên 1990 Etiopia bị khủng hoảng kinh tế nặng, vì chiến tranh kéo dài giữa Etiopia và Eritrea cũng như các vụ hạn hán thường xuyên xảy ra. Đây cũng là lý do khiến cho Etiopia là một trong các nước nghèo nhất thế giới.
Eritrea là phần duyên hải của Etiopia, rộng khoảng 120 ngàn cây số vuông, có khoảng 4 triệu dân, nhưng bị chính quyền thực dân Italia tách rời khỏi Etiopia năm 1890. Sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt, Eritrea được tái hiệp nhất với Etiopia, nhưng nội chiến đã bùng nổ và kéo dài 30 năm từ năm 1961 đến 1991. Trong khi Etiopia trở thành quốc gia siêu chư hầu của Hoa Kỳ, và nhận được tới 48% tổng số tiền Hoa Kỳ tài trợ cho các nước Phi châu, thì Eritrea lại lựa chọn con đường độc lập và năm 1993 Eritrea lại tách rời khỏi Etiopia. Kể từ đó Eritrea nằm dưới quyền cai trị của tổng thống Isaias Afewerki và cũng là một trong các nước nghèo nhất thế giới.
Vị trí địa lý chính trị và chiến thuật của Eritrea khiến cho Hoa Kỳ tìm mọi cách để tái sát nhập Eritrea vào Etiopia, nhưng chính quyền Asmara kháng cự và từ chối không chấp nhận cho Hoa Kỳ đặt các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình. Đây là một trong những lý do khiến cho chiến tranh tái bùng nổ giữa Etiopia và Eritrea vào năm 1998 và kéo dài cho tới năm 2000.
Quân đội Etiopia được Hoa Kỳ và Isrel yểm trợ đã xua quân xâm lăng Eritrea, lấy cớ là để đòi lại vùng đất biên giới, nhưng đã không thành công, mà trở thành chiến tranh địa thế. Chiến tranh trong vùng biên giới giữa hai nước đã khiến cho hơn 40.000 người chết, trong đó có 19.000 binh sĩ Eritrea. Nó cũng đã khiến cho hàng chục ngàn người phải di cư lánh nạn, và làm cho nền kinh tế trong vùng bị kiệt quệ. Hiệp định Algeri đã chấm dứt chiến cuộc năm 2000, theo đó Ủy ban độc lập của Liên Hiệp Quốc đã xác định biên giới giữa hai quốc gia. Ủy ban đã kết thúc cuộc điều tra măm 2002, và quyết định thành phố Badamme thuộc lãnh thổ Eritrea. Tuy nhiên, cho tới nay chính quyền Etiopia vẫn chưa rút quân ra khỏi thành phố này, vì thế người ta lo sợ căng thẳng có thể tái bùng nổ trong tương lai.
Lịch sử Etiopia thật không may mắn, vì hồi thế kỷ XX khi quân đội Italia xâm lăng nước này, họ đã dùng hơi ngạt để sát hại hàng ngàn người dân vô tội. Tiếp đến trong các năm 1977-1991 người dân phải sống trong kinh hoàng dưới chế độ độc tài của ông Menghistu, là chế độ đã sát hại 1,5 triệu người gồm các nhà đối lập, thường dân, linh mục, và cả các Thượng Phụ nữa. Đức Thượng Phụ Theophilos đã bị giết năm 1977 sau một năm bị nhốt tù. Hai nạn đói năm 1974 và 1984-1985 đã khiến cho 1,5 triệu người khác phải chết, và sau đó là chiến tranh với Eritrea.
Kitô giáo Etiopia bắt nguồn từ cuộc gặp gỡ giữa hoạn quan người Etiopi và Tông Đồ Philiphê như kể trong sách Công Vụ 8,27-40. Sau khi được Tông Đồ Philiphê giảng giải cho hiểu biết các lời tiên tri của ngôn sứ Isaia liên quan tới Đấng Cứu Thế là Đức Giêsu Kitô, chính vị hoạn qan này đã xin chịu phép rửa. Và sau đó hẳn chính ông đã rao giảng Tin Mừng cho các người đồng hương, khiến cho Giáo Hội Kitô Etiopia thành hình từ đó.
Tuy nhiên, có người cho rằng nguồn gốc của Kitô giáo Etiopia còn cổ xưa hơn nữa, vì đã bắt đầu với ông vua mặt đen, tức một trong ba nhà đạo sĩ, là người Etiopi, đã nhận ra ngôi sao sáng và tìm đến thờ lậy Vị Vua Cứu Thế mới giáng sinh tại Bếtlêhem. Sau khi ra về, chính ông đã loan báo Chúa Giêsu Cứu Thế cho mọi người đồng hương ông gặp.
Nhưng theo Đức Thượng Phụ Abuna Paulos III, Giáo chủ Giáo Hội Chính Thống Etiopi, thì Giáo Hội Etiopia đã có lịch sử dài 3.000 năm, vì đã bắt đầu vào năm 1.000 trước công nguyên. Nghĩa là từ thời hoàng hậu Saba đã có một cộng đoàn do thái hoàn toàn hướng về Đấng Cứu Thế và duy trì các hình thái tôn giáo giống hình thái của do thái giáo. Chẳng hạn như thói quen cử hành lễ cắt bì vào ngày thứ 8, các nhà thờ có nơi cực thánh ở chính giữa, thói quen phân biệt thịt ô uế và thịt trong sạch, trong khi cử hành các lễ nghi các linh mục nhảy múa theo nhịp trống của truyền thống Đavít.
Sách Các Vua I chương 10 và sách Sử Biên II chương 9 cũng như sách Kebra Nagast của Etiopia kể rằng hoàng hậu Saba nghe danh sự khôn ngoan của vua Salomog nên ngưỡng mộ tìm đến viếng thăm, đem theo rất nhiều lễ vật, vàng và đá qúy (1 V 10,1-13; 2 Sb 9,1-12). Sách Kebra Nagast còn cho biết vua Salomong đã có một con trai với hoàng hậu Saba: đó là vua Menelik I, hoàng đế tiên khởi của vương quốc Etiopia. Sách cũng kể lại sự kiện vua Menelik ăn trộm Hòm Bia Thánh của đền thờ Giêrusalem để đem về Etiopia. Theo tương truyền, Hòm Bia ấy hiện nay vẫn được giữ trong nhà thờ chính tòa Đức thánh Maria của Sion trong thành phố Axum, là thủ đô cũ của vương quốc Etiopia. Và trong mỗi nhà thờ toàn nước Etiopia đều có một bản sao của Hòm Bia Thánh đó. Chính hoàng đế Hailé Selassié cũng đã từng coi mình là con cháu thuộc dòng dõi trực tiếp của vua Salomon.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Paulos III, Thượng Phụ Chính Thống Etiopia, về hiện tình chính trị xã hội và tôn giáo tại đây.
Hỏi: Thưa Đức Thượng Phụ, Giáo Hội Chính Thống Etiopia nắm giữ vai trò nào và có ý nghĩa gì trong bối cảnh hiện nay của Etiopia?
Đáp: Đây là hoa trái của một lịch sử dài và được chúc phúc. Chúng tôi, trong sự tiếp nối với cộng đoàn do thái, chúng tôi đã duy trì được một đức tin sống động, với các tu viện, hiện diện trong mọi làng mạc, và chúng tôi sống gần gũi với dân chúng. Điều này khiến cho chúng tôi tiếp xúc chặt chẽ với các truyền thống khác một cách hòa bình, không xung khắc chiến tranh. Tôi xin đơn cử một thí dụ. Hồi thế kỷ thứ VII các tín hữu hồi bị bách hại trong quê hương của họ đã chạy trốn, và Etiopia là nơi đầu tiên đồng thời cũng là nơi duy nhất tiếp đón họ. Nếu Thiên Chúa đã muốn chúng tôi sinh sống tại đây, dìm mình giữa các tín hữu Hồi giáo, thì đó là để chúng tôi là Giáo Hội của hòa bình, của sự sống chung hòa bình. Tại Etiopia đã không bao giờ có cuộc chiến tôn giáo nào.
Hỏi: Đức Thượng Phụ Abuna Theophilos, vị tiền nhiệm của Đức Thượng Phụ, đã bị tổng thống Menghistu sát hại. Chính Đức Thượng Phụ cũng đã bị nhốt tù trong nhiều năm trời. Giáo Hội Chính Thống Etiopia có phải là một Giáo Hội tử đạo không?
Đáp: Đó đã là 17 năm đen tối dầy đặc. Giáo Hội đã là mục tiêu đầu tiên của sự thù ghét của ông Menghistu, là người biết rất rõ Giáo Hội đâm rễ sâu trong lòng người dân thế nào, và có khả năng kháng cự lại ông ta ra sao. Dĩ nhiên, hiện nay chúng tôi đã sống lại, nhưng cũng như Chúa, chúng tôi còn mang các vết thẹo trên khắp thân mình. Tôi đã bị tù 8 năm, rồi sau đó tôi phải sống lưu vong bên Hoa Kỳ. Không dễ mà giải thích được, đức tin và đức cậy đã nâng đỡ chúng tôi, và giờ đây chúng tôi hướng nhìn về phía trước.
Hỏi: Thưa Đức Thượng Phụ, sau các năm bị đàn áp gắt gao, Giáo Hội giờ đây sống một giai đoạn tái sinh, có đúng thế không?
Đáp: Vâng. Tôi tin rằng điều này có đựơc cũng là nhờ sự kiện chúng tôi trung thành với dân chúng và với ơn gọi của chúng tôi. Chúng tôi đã cùng chịu đau khổ với dân chúng; trong một vài trường hợp chúng tôi đã phải trả giá bằng cái chết. Và hiện nay càng ngày càng có nhiều người tới với Giáo Hội: có những người đã xa rời Giáo Hội có khi vì sợ chết, hiện đang trở về với Giáo Hội. Nhiều người khác nữa, trong các giai đoạn khó khăn và tàn ác, đã nhìn lên chúng tôi như suối nguồn duy nhất của lòng xót thương. Họ kiếm tìm lời khuyên nhủ, sự ủi an từ phía chúng tôi, và họ đã tìm được điều họ mong ước.
(Avvenire 13-2-2011)
Trong khi làn sóng dân chủ đang làn tràn và dâng cao tại các quốc gia thuộc khối A rập Bắc phi cũng như vùng Trung Đông, thì Etiopia và Eritrea trong vùng Sừng Phi châu vẫn sống trong tình trạng căng thẳng quan hệ, đặc biệt tại vùng biên giới giữa hai bên.
Etiopia rộng hơn 1 triệu 133 ngàn cây số vuông có hơn 80 triệu dân, 61,6% theo Kitô giáo, trong đó có 50,6% theo Chính Thống giáo, 10,1% theo Tin Lành, 0,9% theo Công Giáo. Số còn lại 32,8% theo Hồi giáo và 5,6% theo đạo thờ vật linh. Tuổi thọ trung bình của người dân là 58. Người dân Etiopia thuộc nhiều chủng tộc khác nhau như: Oromo hay Galla chiếm 40% tổng số dân, Amhara chiếm 32%, Sidama 9%, Tigrè 7%, Shankella 6%, Somali 6%, Afar 4% Gurage 2%.
Trên bình diện nhân chủng và khảo cổ, Etiopia nổi tiếng với các khám phá ra các bộ xương người rất cổ xưa chứng minh cho thấy gốc gác của loài người.
Vào năm 1973 các nhà khảo cổ Yves Coppens, Donald Johanson, Maurice Taieb và Tom Gray đã tìm thấy tại Afar, bên Etiopia, một bộ xương phụ nữ sống cách đây 3,2 triệu năm. Phụ nữ này chết có lẽ vì kiệt lực bên một đầm lầy. Xương chìm xuống bùn và với dòng thời gian biến thành đá cứng. Các nhà khảo cổ đặt tên cho bà là Lucia.
Vào năm 1975 các nhà khảo cổ cũng tìm thấy bên Etiopia 13 bộ xương người khác thuộc mọi lứa tuổi và cũng sống cách đây khoảng 3,2 triệu năm.
Hồi thập niên 1990 Etiopia bị khủng hoảng kinh tế nặng, vì chiến tranh kéo dài giữa Etiopia và Eritrea cũng như các vụ hạn hán thường xuyên xảy ra. Đây cũng là lý do khiến cho Etiopia là một trong các nước nghèo nhất thế giới.
Eritrea là phần duyên hải của Etiopia, rộng khoảng 120 ngàn cây số vuông, có khoảng 4 triệu dân, nhưng bị chính quyền thực dân Italia tách rời khỏi Etiopia năm 1890. Sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt, Eritrea được tái hiệp nhất với Etiopia, nhưng nội chiến đã bùng nổ và kéo dài 30 năm từ năm 1961 đến 1991. Trong khi Etiopia trở thành quốc gia siêu chư hầu của Hoa Kỳ, và nhận được tới 48% tổng số tiền Hoa Kỳ tài trợ cho các nước Phi châu, thì Eritrea lại lựa chọn con đường độc lập và năm 1993 Eritrea lại tách rời khỏi Etiopia. Kể từ đó Eritrea nằm dưới quyền cai trị của tổng thống Isaias Afewerki và cũng là một trong các nước nghèo nhất thế giới.
Vị trí địa lý chính trị và chiến thuật của Eritrea khiến cho Hoa Kỳ tìm mọi cách để tái sát nhập Eritrea vào Etiopia, nhưng chính quyền Asmara kháng cự và từ chối không chấp nhận cho Hoa Kỳ đặt các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình. Đây là một trong những lý do khiến cho chiến tranh tái bùng nổ giữa Etiopia và Eritrea vào năm 1998 và kéo dài cho tới năm 2000.
Quân đội Etiopia được Hoa Kỳ và Isrel yểm trợ đã xua quân xâm lăng Eritrea, lấy cớ là để đòi lại vùng đất biên giới, nhưng đã không thành công, mà trở thành chiến tranh địa thế. Chiến tranh trong vùng biên giới giữa hai nước đã khiến cho hơn 40.000 người chết, trong đó có 19.000 binh sĩ Eritrea. Nó cũng đã khiến cho hàng chục ngàn người phải di cư lánh nạn, và làm cho nền kinh tế trong vùng bị kiệt quệ. Hiệp định Algeri đã chấm dứt chiến cuộc năm 2000, theo đó Ủy ban độc lập của Liên Hiệp Quốc đã xác định biên giới giữa hai quốc gia. Ủy ban đã kết thúc cuộc điều tra măm 2002, và quyết định thành phố Badamme thuộc lãnh thổ Eritrea. Tuy nhiên, cho tới nay chính quyền Etiopia vẫn chưa rút quân ra khỏi thành phố này, vì thế người ta lo sợ căng thẳng có thể tái bùng nổ trong tương lai.
Lịch sử Etiopia thật không may mắn, vì hồi thế kỷ XX khi quân đội Italia xâm lăng nước này, họ đã dùng hơi ngạt để sát hại hàng ngàn người dân vô tội. Tiếp đến trong các năm 1977-1991 người dân phải sống trong kinh hoàng dưới chế độ độc tài của ông Menghistu, là chế độ đã sát hại 1,5 triệu người gồm các nhà đối lập, thường dân, linh mục, và cả các Thượng Phụ nữa. Đức Thượng Phụ Theophilos đã bị giết năm 1977 sau một năm bị nhốt tù. Hai nạn đói năm 1974 và 1984-1985 đã khiến cho 1,5 triệu người khác phải chết, và sau đó là chiến tranh với Eritrea.
Kitô giáo Etiopia bắt nguồn từ cuộc gặp gỡ giữa hoạn quan người Etiopi và Tông Đồ Philiphê như kể trong sách Công Vụ 8,27-40. Sau khi được Tông Đồ Philiphê giảng giải cho hiểu biết các lời tiên tri của ngôn sứ Isaia liên quan tới Đấng Cứu Thế là Đức Giêsu Kitô, chính vị hoạn qan này đã xin chịu phép rửa. Và sau đó hẳn chính ông đã rao giảng Tin Mừng cho các người đồng hương, khiến cho Giáo Hội Kitô Etiopia thành hình từ đó.
Tuy nhiên, có người cho rằng nguồn gốc của Kitô giáo Etiopia còn cổ xưa hơn nữa, vì đã bắt đầu với ông vua mặt đen, tức một trong ba nhà đạo sĩ, là người Etiopi, đã nhận ra ngôi sao sáng và tìm đến thờ lậy Vị Vua Cứu Thế mới giáng sinh tại Bếtlêhem. Sau khi ra về, chính ông đã loan báo Chúa Giêsu Cứu Thế cho mọi người đồng hương ông gặp.
Nhưng theo Đức Thượng Phụ Abuna Paulos III, Giáo chủ Giáo Hội Chính Thống Etiopi, thì Giáo Hội Etiopia đã có lịch sử dài 3.000 năm, vì đã bắt đầu vào năm 1.000 trước công nguyên. Nghĩa là từ thời hoàng hậu Saba đã có một cộng đoàn do thái hoàn toàn hướng về Đấng Cứu Thế và duy trì các hình thái tôn giáo giống hình thái của do thái giáo. Chẳng hạn như thói quen cử hành lễ cắt bì vào ngày thứ 8, các nhà thờ có nơi cực thánh ở chính giữa, thói quen phân biệt thịt ô uế và thịt trong sạch, trong khi cử hành các lễ nghi các linh mục nhảy múa theo nhịp trống của truyền thống Đavít.
Sách Các Vua I chương 10 và sách Sử Biên II chương 9 cũng như sách Kebra Nagast của Etiopia kể rằng hoàng hậu Saba nghe danh sự khôn ngoan của vua Salomog nên ngưỡng mộ tìm đến viếng thăm, đem theo rất nhiều lễ vật, vàng và đá qúy (1 V 10,1-13; 2 Sb 9,1-12). Sách Kebra Nagast còn cho biết vua Salomong đã có một con trai với hoàng hậu Saba: đó là vua Menelik I, hoàng đế tiên khởi của vương quốc Etiopia. Sách cũng kể lại sự kiện vua Menelik ăn trộm Hòm Bia Thánh của đền thờ Giêrusalem để đem về Etiopia. Theo tương truyền, Hòm Bia ấy hiện nay vẫn được giữ trong nhà thờ chính tòa Đức thánh Maria của Sion trong thành phố Axum, là thủ đô cũ của vương quốc Etiopia. Và trong mỗi nhà thờ toàn nước Etiopia đều có một bản sao của Hòm Bia Thánh đó. Chính hoàng đế Hailé Selassié cũng đã từng coi mình là con cháu thuộc dòng dõi trực tiếp của vua Salomon.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Paulos III, Thượng Phụ Chính Thống Etiopia, về hiện tình chính trị xã hội và tôn giáo tại đây.
Hỏi: Thưa Đức Thượng Phụ, Giáo Hội Chính Thống Etiopia nắm giữ vai trò nào và có ý nghĩa gì trong bối cảnh hiện nay của Etiopia?
Đáp: Đây là hoa trái của một lịch sử dài và được chúc phúc. Chúng tôi, trong sự tiếp nối với cộng đoàn do thái, chúng tôi đã duy trì được một đức tin sống động, với các tu viện, hiện diện trong mọi làng mạc, và chúng tôi sống gần gũi với dân chúng. Điều này khiến cho chúng tôi tiếp xúc chặt chẽ với các truyền thống khác một cách hòa bình, không xung khắc chiến tranh. Tôi xin đơn cử một thí dụ. Hồi thế kỷ thứ VII các tín hữu hồi bị bách hại trong quê hương của họ đã chạy trốn, và Etiopia là nơi đầu tiên đồng thời cũng là nơi duy nhất tiếp đón họ. Nếu Thiên Chúa đã muốn chúng tôi sinh sống tại đây, dìm mình giữa các tín hữu Hồi giáo, thì đó là để chúng tôi là Giáo Hội của hòa bình, của sự sống chung hòa bình. Tại Etiopia đã không bao giờ có cuộc chiến tôn giáo nào.
Hỏi: Đức Thượng Phụ Abuna Theophilos, vị tiền nhiệm của Đức Thượng Phụ, đã bị tổng thống Menghistu sát hại. Chính Đức Thượng Phụ cũng đã bị nhốt tù trong nhiều năm trời. Giáo Hội Chính Thống Etiopia có phải là một Giáo Hội tử đạo không?
Đáp: Đó đã là 17 năm đen tối dầy đặc. Giáo Hội đã là mục tiêu đầu tiên của sự thù ghét của ông Menghistu, là người biết rất rõ Giáo Hội đâm rễ sâu trong lòng người dân thế nào, và có khả năng kháng cự lại ông ta ra sao. Dĩ nhiên, hiện nay chúng tôi đã sống lại, nhưng cũng như Chúa, chúng tôi còn mang các vết thẹo trên khắp thân mình. Tôi đã bị tù 8 năm, rồi sau đó tôi phải sống lưu vong bên Hoa Kỳ. Không dễ mà giải thích được, đức tin và đức cậy đã nâng đỡ chúng tôi, và giờ đây chúng tôi hướng nhìn về phía trước.
Hỏi: Thưa Đức Thượng Phụ, sau các năm bị đàn áp gắt gao, Giáo Hội giờ đây sống một giai đoạn tái sinh, có đúng thế không?
Đáp: Vâng. Tôi tin rằng điều này có đựơc cũng là nhờ sự kiện chúng tôi trung thành với dân chúng và với ơn gọi của chúng tôi. Chúng tôi đã cùng chịu đau khổ với dân chúng; trong một vài trường hợp chúng tôi đã phải trả giá bằng cái chết. Và hiện nay càng ngày càng có nhiều người tới với Giáo Hội: có những người đã xa rời Giáo Hội có khi vì sợ chết, hiện đang trở về với Giáo Hội. Nhiều người khác nữa, trong các giai đoạn khó khăn và tàn ác, đã nhìn lên chúng tôi như suối nguồn duy nhất của lòng xót thương. Họ kiếm tìm lời khuyên nhủ, sự ủi an từ phía chúng tôi, và họ đã tìm được điều họ mong ước.
(Avvenire 13-2-2011)
Nhà nước dân sự và Kitô Giáo Trung Đông
Vũ Văn An
21:20 21/02/2011
Theo một chuyên viên thượng thặng về Trung Đông, Linh Mục Samir Khalil, Dòng Tên, các Kitô hữu Trung Đông không phải là nạn nhân của một cuộc bách hại có hệ thống, song họ sống trong một sự kỳ thị đang từ từ giập tắt sự hiện hữu của họ tại vùng này, một hiện tượng mà Đức TGM Louis Sako của Kirkuk mô tả là “cuộc mất máu của các Kitô hữu Trung Đông”
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 10 năm 2010 của hãng Zenit, Cha Khalil trình bày một bức tranh có tính lịch sử và tôn giáo về hiện tình của vùng này. Ngài phân tách các thách đố khẩn trương nhất và đưa ra một số giải pháp liên quan tới nhà nước dân sự và Kitô Giáo tại Trung Đông.
Vấn đề chính trị trong hậu cảnh tôn giáo
Theo cha Khalil, vì là một thiểu số, không quá 10% dân số Trung Đông, trong khi đại đa số theo Hồi Giáo, sự hiện hữu của Kitô hữu dĩ nhiên tùy thuộc sự thuận tình của đại đa số này, nhất là vì Hồi Giáo vừa được coi như một nhà nước vừa được coi như một tôn giáo. Và trong hơn 30 năm qua, đại đa số các nhà nước tại Trung Đông đều áp dụng phương thức duy hồi giáo vào thực tại nhà nước, nơi tôn giáo quyết định mọi nét đặc thù của sinh hoạt xã hội và chính trị hàng ngày. Cho nên khỏi cần nói, ai cũng hiểu: hoàn cảnh của Kitô hữu lệ thuộc thiện chí của người Hồi Giáo và hệ thống duy hồi giáo. Bởi thế, không ngạc nhiên khi ta dành cho vấn đề này tầm quan trọng đặc biệt của nó.
Theo cha Khalil, cần phải phân biệt giữa tín hữu Hồi Giáo trên bình diện cá nhân và hệ thống duy Hồi Giáo. Lý do đơn giản: vì với các cá nhân tín hữu Hồi Giáo, ta có thể thiết lập được một cuộc đối thoại rất chân tình và một cuộc gặp gỡ tốt đẹp về liên văn hóa và liên tôn giáo. Cha Khalil cho hay ngay chiều hôm trước, cha được một người Hồi Giáo Sunni miền bắc Libăng tiếp xúc qua hệ thống Skype, người mà cha mới tình cờ gặp trên chuyến phi cơ cách đó một tháng. Hai người bàn luận về Chúa Ba Ngôi và việc cầu nguyện. Trong khi nói chuyện, anh ta bảo: “thưa tiến sĩ, tôi muốn giới thiệu ông với bà xã nhà tôi”. Ở Phương Đông, việc giới thiệu như thế có nghĩa họ kể cha như là người trong gia đình.
Bởi thế, theo cha, nếu kể theo cá nhân, thì, nghịch lý thay, người Hồi Giáo gần gũi với người Kitô Giáo Đông Phương hơn là công dân Âu Châu. Có một cảm thức tôn giáo chung nào đó kết hợp họ lại với nhau. Nhưng nếu nói tới chủ nghĩa duy hồi giáo (islamism), thì câu chuyện thay đổi hoàn toàn vì đây là vấn đề chính trị trong hậu cảnh tôn giáo.
Trong hậu cảnh ấy, người Kitô hữu Đông Phương chỉ muốn được đối xử như những công dân dưới một hiến pháp vượt lên trên mọi tôn giáo. Tiếc thay, tại hầu hết các quốc gia trong vùng, hiến pháp lại chủ yếu, nếu không muốn nói là trọn vẹn, dựa trên luật duy hồi giáo. Và đó là nan đề đối với người Kitô Giáo Trung Đông. Ngoại trừ một ít trường hợp như Libăng, dù có hiến pháp thế tục, các nước như Tunisia, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là duy hồi giáo về phương diện văn hóa và do đó dành nhiều ưu tiên cho các công dân theo tôn giáo này.
Hồi Giáo chính trị và chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo
Việc phục hưng chủ nghĩa duy hồi giáo là một hiện tượng phức tạp do nhiều nguồn gốc tạo ra. Nào là các trào lưu chủ trương về nguồn như chủ nghĩa Wahhab (1); nào là cách đọc Phương Tây đầy đối kháng theo trình bày của những nhân vật đầu thế kỷ 20 như Sayyid Qutb, cha đẻ của phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo; nào là các thiên kiến khác nhau về văn hóa từng đồng hóa Phương Tây với Kitô Giáo; rồi các cuộc chiến tranh gần đây của Mỹ bị coi như những thập tự chinh chống lại Hồi Giáo; ấy là chưa kể tới sự thiên vị của Phương Tây trong cuộc tranh chấp giữa Do Thái và Palestine. Người ta coi những khai triển ấy là có tính lũy thừa (exponential) phát sinh ra chủ nghĩa hồi giáo chính trị và chủ nghĩa cực đoan hồi giáo. Vậy đâu là tâm điểm của cuộc khai triển có tính lũy thừa đó?
Cha Khalil cho rằng: khởi đầu thập niên 1970, người ta thấy xuất hiện một làn sóng duy hồi giáo. Đầu năm 1973, tiếp theo cuộc chiến tranh giữa Israel và các nước Ả Rập, một hiện tượng kinh tế đã xuất hiện, qua đó, giá dầu thô tăng lên gấp bốn lần chỉ trong vài tháng. Nhờ thế, các nước sản xuất dầu thấy mình thành núi đôla do dầu hỏa mang tới. Saudi Arabia không biết phải làm gì với số vốn khổng lồ đó, nên đã dùng nó để xây các đền thờ và trường học Hồi Giáo. Nước này còn tài trợ cho Phong Trào Huynh Đệ Hồi Giáo tại Ai Cập và kế hoạch của họ hết sức rõ ràng: hồi giáo hóa xã hội Ai Cập vì nước này chưa Hồi Giáo đủ. Rồi, họ còn tiến hành cùng một chiến dịch ấy tại mọi quốc gia Trung Đông khác.
Nhờ thế, đến đầu thập niên 1980, Huynh Đệ Hồi Giáo đông đến nỗi trở thành mối đe dọa cho Syria, khiến tổng thống nước này, là Hafez al-Assad, phải dùng võ lực khuất phục họ. Một ít thập niên trước, Nam Dương được coi là thiên đàng của tự do tôn giáo trong một nước Hồi Giáo, nhờ thế nhiều linh mục trước đây vốn là người Hồi Giáo trở lại. Ngày nay, chuyện đó không thể xẩy ra nữa. Tại Nigeria, trong một thập niên qua, con số các tỉnh áp dụng luật hồi giáo đã tăng từ 4 lên 12. Âu Châu, với khoảng 5% người Hồi Giáo, đang cảm thấy bị xâm lăng và đe dọa. Cuối năm 2010, thủ tướng Đức, là bà Angela Merkel, đã lên tiếng cảnh cáo về sự thất bại của phương thức hội nhập, vì lý do đơn giản là "họ" không chịu hội nhập. Nhưng tại sao họ không chịu hội nhập? Vì họ có dự án tôn giáo, trong khi đất nước hiện họ đang sống không có những dự án như thế.
Riêng tại Trung Đông, Hồi Giáo mỗi ngày một lấn lướt đến nỗi, theo cha Khalil, tại Liên Đoàn Ảrập, câu hỏi đầu tiên bao giờ cũng là: phải giải quyết chủ nghĩa duy hồi giáo ra sao? Nên nhớ, tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Trung Đông cuối năm 2010 vừa qua, mối liên hệ với Hồi Giáo đã được chú trọng đặc biệt. Các nghị phụ từng tự hỏi tại sao tín hữu của mình đang lìa bỏ quê cha đất tổ của họ, vốn là cái nôi của Kitô Giáo.
Trong thế giới Ảrập, vốn không có việc bách hại Kitô hữu, chỉ có việc kỳ thị họ. Kitô hữu không được đối xử giống như người Hồi Giáo. Người Hồi Giáo là công dân bình thường, người thừa hưởng luật lệ. Theo hiến pháp, những người khác tuy là công dân, nhưng trên thực tế, các luật lệ chỉ đem lại cho họ một tình trạng bất thuận lợi. Đàng khác, tự do lương tâm là điều không có; chỉ có thứ khoan dung tối thiểu cho phép người Kitô Giáo ở lại trên đất Hồi Giáo nhưng với rất nhiều hạn chế. Tuy nhiên, người ta không được phép bỏ Hồi Giáo để theo một tôn giáo khác. Các nghị phụ của Thượng Hội Đồng biết rõ những tình thế ấy.
Ý niệm công dân và ý niệm thành viên Ảrập
Muốn giúp người Kitô Giáo thoát ra ngoài tình thế ấy, cha Khalil cho rằng cần phải phát huy một số ý niệm chung hiện nay, những ý niệm mà người Hồi Giáo cũng thừa nhận đó là hai ý niệm công dân và thành viên Ảrập (Arab membership).
Các phong trào từng cổ vũ các giá trị này ở đầu thế kỷ 20 đã thành công một cách vẻ vang vì đã đem lại một luồng gió mới, giúp người ta loại bỏ được cái nhìn có tính cục bộ; nhưng gần đây, quan điểm này đang bị gạt qua một bên để nhường chỗ cho ý niệm Umma, tức ý niệm Quốc Gia Duy Hồi Giáo. Thực vậy, dưới thời Tổng Thống Nasser, cho tận tới giữa thập niên 1970, quan niệm ấy có tên là Umma al-Arabiyya có nghĩa là Quốc Gia Ả Rập. Nhưng từ giữa thập niên 1970, ý niệm thịnh hành hơn chính là ý niệm Umma al-Islamiyya hay Quốc Gia Duy Hồi Giáo, một ý niệm không còn đất đứng cho người không theo Hồi Giáo.
Thành ra, giải pháp đầu tiên là phải đưa ra cho cả người Hồi Giáo lẫn người Kitô Giáo một ý niệm hiện đại về nhà nước, không phải chỉ trên bình diện chính trị mà cả trên bình diện văn hóa nữa. Đề nghị này bị nhiều người coi là khó thực hiện trong bầu khí văn hóa của Phương Đông. Nhưng theo cha Khalil, chính các nghị phụ của Thượng Hội Đồng về Trung Đông cũng cho rằng: vấn đề ở đây không phải là đưa ra một dự án Kitô Giáo như thể tranh đấu cho người Kitô Giáo, phản ảnh khát vọng của thiểu số Kitô Giáo muốn được bảo vệ. Người Kitô Giáo không mưu cầu được bảo vệ, nhưng những gì họ chủ trương cũng phản ảnh lời nói của nhiều người Hồi Giáo. Những người này vốn cho rằng quốc gia Ảrập không lành mạnh bao nhiêu vì nó gặp nhiều trở ngại trong việc thực thi dân chủ, trong việc phân phối của cải và trong việc thiết lập công bằng xã hội cũng như một nhà nước trọng pháp, trong việc cải cách hệ thống sức khỏe.
Hồi Giáo rất nhạy cảm đối với các chiều kích trên. Tự do lương tâm và tự do phát biểu được nhiều người mong ước, và điều này không hẳn vì người ta muốn tách ra xa Hồi Giáo, nhưng vì họ muốn sống đạo Hồi của họ một cách bản thân hơn.
Trong thế giới Hồi Giáo, người ta thấy một cảm thức về tính hiện đại và tự do nhưng không dám tự biểu hiện ra. Một Kitô hữu có thể viết lời chỉ trích vị thượng phụ hay vị giám mục của họ, trong khi ấy, thật khó cho một người Hồi Giáo làm việc đó. Không hẳn vì có ai đó đặc trưng ngăn cấm ông ta, mà chỉ vì nền văn hóa không cho phép họ làm như vậy. Các giáo sĩ (imam) là những ulema (những bậc học giả) và sức học của họ là điều không ai được tranh luận. Theo cha Khalil, đề xướng trên cũng không có mục đích làm người Hồi Giáo bớt hồi giáo đi hay làm người Kitô Giáo bớt kitô giáo đi, mà chỉ muốn nói rằng đức tin là một vấn đề bản thân dù nó có chiều kích xã hội, và mỗi người phải sống đức tin của mình như được Thiên Chúa linh hứng.
Thế tục tích cực, nhà nước dân sự và Hồi Giáo như giải pháp
Ý niệm thế tục tích cực (positive secularism) không thể thành công trong môi trường duy hồi giáo, vì thế tục ('elmaniyya) trong tiếng Ảrập nghe ra như xa cách và từ bỏ Thiên Chúa để chạy theo thế gian. Nhưng liệu ý niệm nhà nước dân sự (civic state) của Cha Khalil có may mắn hơn không hay Phương Đông vẫn thích khẩu hiệu “al-islam huwa l-hall” (Hồi Giáo là giải pháp), vì họ thất vọng trước sự thất bại về tôn giáo, luân lý và bản sắc của Phương Tây?
Về câu hỏi này, cha Khalil nghĩ rằng: nói cho đúng, Phương Tây đã đi quá xa, đến độ tự hủy diệt gốc rễ của chính bản sắc mình. Ta hãy nhớ lại bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng tại Regensburg năm 2006, trong đó, ngài chủ yếu phê phán nền văn hóa Phương Tây đã đi quá xa, quá cả phong trào Ánh Sáng đến độ đồng hóa văn hóa với chủ nghĩa duy vật.
Còn về Hồi Giáo cực đoan, thì lý luận của họ như sau: Phương Tây tuy có một kế hoạch văn minh, nhưng mẫu mực họ đưa ra là một mẫu mực thoái hóa: sa đọa và trác táng về tính dục, ngoại tình, phá hoại gia đình, phá thai. Đó là một kế hoạch mà Hồi Giáo không thể chấp nhận được, vì Hồi Giáo chỉ thấy nó thoái hóa, xa lìa Thiên Chúa. Tính hiện đại được Phương Tây truyền giảng, vì thế, chỉ đồng nghĩa với vô thần và vô luân. Đối với những người Hồi Giáo cực đoan, Kitô Giáo mà họ đồng hóa với Phương Tây đã hết thời rồi. Họ cũng cho rằng chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội đã cáo chung. Chỉ còn Hồi Giáo. Hồi Giáo nay là giải pháp và chứng cớ là: trong quá khứ, khi họ thực thi Hồi Giáo từng chữ, họ đã chinh phục được trọn vùng Địa Trung Hải. Lý luận đó chính là lý luận của Ghaddafi khi ông ta viếng Ý gần đây: “năm 2050, đại đa số Âu Châu sẽ theo Hồi Giáo”.
Theo cha Khalil, lời tiên đoán của ông ta sẽ thành sự thật nếu người Kitô Giáo không thay đổi thái độ. Về việc Kitô hữu rời bỏ Trung Đông, Zenit cho rằng Kitô Hữu Trung Đông chán nghe những lời khuyên họ ở lại, vì những lời khuyên này phần lớn xuất phát từ những người sống phè phỡn tại Phương Tây trù phú và tự do. Vả lại, chương 8 Sách Công Vụ Tông Đồ đề cập đến cuộc bách hại Kitô Hữu đầu tiên khiến họ phải tản mác đi nơi khác. Biến cố tiêu cực này sau đó đã được giải thích như một thời điểm thuận lợi (kairos) giúp Kitô Hữu truyền bá Tin Mừng ra khắp nơi. Phải chăng tình thế hiện nay khiến các Kitô Hữu rời bỏ quê hương họ cũng là một dấu chỉ của thời đại?
Đối với câu hỏi này, Cha Khalil thú thực nhiều Kitô Hữu Trung Đông nói với Cha: “Ở lại là vấn đề khó khăn hơn bao giờ hết. Cho rằng điều đó có đúng với chúng con đi chăng nữa, nhưng còn con cái chúng con thì không biết sao!”. Theo Cha, có ba điểm cần trình bày ở đây: Thứ nhất, không ai có quyền buộc ai phải ở lại. Mọi gia đình đều có quyền quyết định nơi mình sống và sống ra sao. Các linh mục không có quyền bảo ai phải ở lại. Điểm thứ hai: trên bình diện bản thân, hay bình diện cá nhân, di cư qua Gia Nã Đại, Úc hay Pháp có thể là điều tối hảo, nhưng trên bình diện cộng đồng, điều đó không hẳn tốt. Bởi nếu ai cũng làm thế, vùng này sẽ không còn ai là Kitô hữu nữa; tại ngay lãnh thổ phát sinh ra Kitô Giáo mà lại không còn ai là Kitô hữu nữa, điều ấy thật khó chấp nhận. Thành thử người Kitô hữu Trung Đông có một ơn gọi và một trách nhiệm lớn trong khía cạnh này. Điểm thứ ba, nếu người Kitô hữu Trung Đông phát tán ra khắp tứ phương (diaspora) liệu họ có còn duy trì được căn tính Phương Đông của họ nữa hay không? Người ta đã chứng tỏ điều này: thật khó mà duy trì được nền văn hóa và truyền thống cha ông sau 2 hay 3 thế hệ con cháu. Và một lần nữa, đây không phải là một vấn đề bản thân mà là một vấn đề của chung Giáo Hội hoàn vũ. Vì Đức Gioan Phaolô II từng nói rằng Giáo Hội có hai buồng phổi, đó là Giáo Hội Phương Đông và Giáo Hội Phương Tây. Thiếu một trong 2 thực tại này, Giáo Hội sẽ thiếu hơi sống vì chỉ còn lại một buồng phổi. Bởi thế, Cha muốn nói với người Kitô hữu Phương Đông: đi hay ở không hẳn là vấn đề, điều chủ yếu là giữ đức tin của bạn. Hãy lưu truyền đức tin cho con cháu bạn và ở bất cứ nơi nào thấy các Kitô hữu mất đức tin, bạn hãy truyền bá đức tin cho họ.
Còn đối với chương 8 Sách Công Vụ Tông Đồ, đã đành sứ mệnh hay việc truyền giáo vốn phát sinh từ một biến cố khó khăn bất ngờ, nhưng bao giờ cũng giả thiết điều này: trong trái tim ta phải có ngọn lửa bừng cháy của đức tin. Nếu di cư chỉ vì kinh tế, vì đồng tiền, thì việc di cư của ta hoàn toàn vô ích, trống rỗng, hư vô. Thành thử, điều chủ yếu là ngọn lửa Tin Mừng phải luôn hiện hữu trong trái tim ta. Ở lại Ai Cập, Li Băng hay Syria, ta cũng phải duy trì ngọn lửa đó để truyền bá nó cho anh em Hồi Giáo của ta. Còn nếu ta qua Mỹ hay một quốc gia nào khác bất cứ, ta cũng phải truyền bá ngọn lửa ấy cho các công dân tại các quốc gia mới của ta.
Hỗ trợ kinh tế
Khuyến cáo và hướng dẫn mục vụ cho các Kitô hữu Trung Đông để họ ở lại vùng đất cha ông của họ rõ ràng là điều không đủ. Cần phải hỗ trợ họ về mặt kinh tế. Vấn đề hỗ trợ kinh tế này không hẳn là vấn đề riêng của Kitô Giáo. Tại Li Băng chẳng hạn, người Hồi Giáo Shia đã được Iran hỗ trợ rất mạnh về kinh tế, trong khi người Hồi Giáo Sunni thì được các nước vùng Vịnh hỗ trợ, nhờ thế, họ đã cải thiện được hoàn cảnh xã hội và chính trị của họ cách đáng kể. Nhưng theo Cha Khalil, vấn đề ở đây không hẳn là tài chánh. Lấy ngay trường hợp Li Băng, tại đây, có rất nhiều cơ quan bác ái do các Kitô hữu phát động. Nhưng phần lớn các hoạt động bác ái ấy có mầu sắc tuyên truyền chính trị, điều mà Giáo Hội không thể làm được vì Giáo Hội không phải là một quốc gia và cũng không có một quốc gia Kitô Giáo nào để làm việc đó. Những người nhập cư có thể hữu ích, họ đã và đang giúp đỡ các thân nhân của họ. Nhưng điều ấy không giải quyết được vấn đề. Cần phải đặt dự án, những dự án rõ ràng và an toàn, để đường đi của đồng tiền do các Kitô hữu ân nhân đóng góp được mọi người đều biết và không bị thất thoát dọc đường, nhưng tới được các công trình cụ thể. Trong vấn đề này, hàng giáo sĩ không nêu gương đủ về sự ân cần. Bởi thế, một lần nữa, ta lại phải nói tới sự hồi tâm, thanh tẩy để làm cho đời ta vang dội hơn nữa sứ điệp của Tin Mừng.
Cha Khalil, nhân dịp này, nhắc lại nhận định của một chức sắc Hồi Giáo, ông Mohammad Sammak, người từng đọc tham luận tại Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Trung Đông cuối năm 2010. Ông nhìn nhận vai trò quan trọng của người Kitô hữu trong việc tạo ra bản sắc Trung Đông. Ông bảo: không có họ, xã hội Trung Đông sẽ không như hiện nay. Trong quá khứ họ đã đóng góp và hiện nay còn đóng góp đáng kể về văn hóa, xã hội, chính trị và tâm linh, làm cho xã hội Ảrập ngày càng phong phú hơn. Muốn cho vai trò này không chỉ là hoài niệm của quá khứ mà là thực tại của thời đại, các Kitô hữu, từ giám mục cho tới giáo dân, đều phải phát huy hiệp thông, không phải giữa mình vói nhau mà thôi, mà còn với người khác nữa, đặc biêt là người Hồi Giáo. Họ cũng phải sống sứ mệnh của họ, không phải theo nghĩa cải đạo, mà là sống thực yếu tính của Tin Mừng mà chúng ta là người loan báo.
Ghi Chú
(1) Muhammad Ibn Abd-al-Wahhab: sinh năm 1703 tại Uyaynah; qua đời năm 1792, là một học giả sáng chói của Hồi Giáo. Ông coi phong trào của mình như một cố gắng thanh tẩy Hồi Giáo, giúp tín hữu quay trở lại điều ông coi là nguyên tắc khởi nguyên của Hồi Giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 10 năm 2010 của hãng Zenit, Cha Khalil trình bày một bức tranh có tính lịch sử và tôn giáo về hiện tình của vùng này. Ngài phân tách các thách đố khẩn trương nhất và đưa ra một số giải pháp liên quan tới nhà nước dân sự và Kitô Giáo tại Trung Đông.
Vấn đề chính trị trong hậu cảnh tôn giáo
Theo cha Khalil, vì là một thiểu số, không quá 10% dân số Trung Đông, trong khi đại đa số theo Hồi Giáo, sự hiện hữu của Kitô hữu dĩ nhiên tùy thuộc sự thuận tình của đại đa số này, nhất là vì Hồi Giáo vừa được coi như một nhà nước vừa được coi như một tôn giáo. Và trong hơn 30 năm qua, đại đa số các nhà nước tại Trung Đông đều áp dụng phương thức duy hồi giáo vào thực tại nhà nước, nơi tôn giáo quyết định mọi nét đặc thù của sinh hoạt xã hội và chính trị hàng ngày. Cho nên khỏi cần nói, ai cũng hiểu: hoàn cảnh của Kitô hữu lệ thuộc thiện chí của người Hồi Giáo và hệ thống duy hồi giáo. Bởi thế, không ngạc nhiên khi ta dành cho vấn đề này tầm quan trọng đặc biệt của nó.
Theo cha Khalil, cần phải phân biệt giữa tín hữu Hồi Giáo trên bình diện cá nhân và hệ thống duy Hồi Giáo. Lý do đơn giản: vì với các cá nhân tín hữu Hồi Giáo, ta có thể thiết lập được một cuộc đối thoại rất chân tình và một cuộc gặp gỡ tốt đẹp về liên văn hóa và liên tôn giáo. Cha Khalil cho hay ngay chiều hôm trước, cha được một người Hồi Giáo Sunni miền bắc Libăng tiếp xúc qua hệ thống Skype, người mà cha mới tình cờ gặp trên chuyến phi cơ cách đó một tháng. Hai người bàn luận về Chúa Ba Ngôi và việc cầu nguyện. Trong khi nói chuyện, anh ta bảo: “thưa tiến sĩ, tôi muốn giới thiệu ông với bà xã nhà tôi”. Ở Phương Đông, việc giới thiệu như thế có nghĩa họ kể cha như là người trong gia đình.
Bởi thế, theo cha, nếu kể theo cá nhân, thì, nghịch lý thay, người Hồi Giáo gần gũi với người Kitô Giáo Đông Phương hơn là công dân Âu Châu. Có một cảm thức tôn giáo chung nào đó kết hợp họ lại với nhau. Nhưng nếu nói tới chủ nghĩa duy hồi giáo (islamism), thì câu chuyện thay đổi hoàn toàn vì đây là vấn đề chính trị trong hậu cảnh tôn giáo.
Trong hậu cảnh ấy, người Kitô hữu Đông Phương chỉ muốn được đối xử như những công dân dưới một hiến pháp vượt lên trên mọi tôn giáo. Tiếc thay, tại hầu hết các quốc gia trong vùng, hiến pháp lại chủ yếu, nếu không muốn nói là trọn vẹn, dựa trên luật duy hồi giáo. Và đó là nan đề đối với người Kitô Giáo Trung Đông. Ngoại trừ một ít trường hợp như Libăng, dù có hiến pháp thế tục, các nước như Tunisia, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là duy hồi giáo về phương diện văn hóa và do đó dành nhiều ưu tiên cho các công dân theo tôn giáo này.
Hồi Giáo chính trị và chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo
Việc phục hưng chủ nghĩa duy hồi giáo là một hiện tượng phức tạp do nhiều nguồn gốc tạo ra. Nào là các trào lưu chủ trương về nguồn như chủ nghĩa Wahhab (1); nào là cách đọc Phương Tây đầy đối kháng theo trình bày của những nhân vật đầu thế kỷ 20 như Sayyid Qutb, cha đẻ của phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo; nào là các thiên kiến khác nhau về văn hóa từng đồng hóa Phương Tây với Kitô Giáo; rồi các cuộc chiến tranh gần đây của Mỹ bị coi như những thập tự chinh chống lại Hồi Giáo; ấy là chưa kể tới sự thiên vị của Phương Tây trong cuộc tranh chấp giữa Do Thái và Palestine. Người ta coi những khai triển ấy là có tính lũy thừa (exponential) phát sinh ra chủ nghĩa hồi giáo chính trị và chủ nghĩa cực đoan hồi giáo. Vậy đâu là tâm điểm của cuộc khai triển có tính lũy thừa đó?
Cha Khalil cho rằng: khởi đầu thập niên 1970, người ta thấy xuất hiện một làn sóng duy hồi giáo. Đầu năm 1973, tiếp theo cuộc chiến tranh giữa Israel và các nước Ả Rập, một hiện tượng kinh tế đã xuất hiện, qua đó, giá dầu thô tăng lên gấp bốn lần chỉ trong vài tháng. Nhờ thế, các nước sản xuất dầu thấy mình thành núi đôla do dầu hỏa mang tới. Saudi Arabia không biết phải làm gì với số vốn khổng lồ đó, nên đã dùng nó để xây các đền thờ và trường học Hồi Giáo. Nước này còn tài trợ cho Phong Trào Huynh Đệ Hồi Giáo tại Ai Cập và kế hoạch của họ hết sức rõ ràng: hồi giáo hóa xã hội Ai Cập vì nước này chưa Hồi Giáo đủ. Rồi, họ còn tiến hành cùng một chiến dịch ấy tại mọi quốc gia Trung Đông khác.
Nhờ thế, đến đầu thập niên 1980, Huynh Đệ Hồi Giáo đông đến nỗi trở thành mối đe dọa cho Syria, khiến tổng thống nước này, là Hafez al-Assad, phải dùng võ lực khuất phục họ. Một ít thập niên trước, Nam Dương được coi là thiên đàng của tự do tôn giáo trong một nước Hồi Giáo, nhờ thế nhiều linh mục trước đây vốn là người Hồi Giáo trở lại. Ngày nay, chuyện đó không thể xẩy ra nữa. Tại Nigeria, trong một thập niên qua, con số các tỉnh áp dụng luật hồi giáo đã tăng từ 4 lên 12. Âu Châu, với khoảng 5% người Hồi Giáo, đang cảm thấy bị xâm lăng và đe dọa. Cuối năm 2010, thủ tướng Đức, là bà Angela Merkel, đã lên tiếng cảnh cáo về sự thất bại của phương thức hội nhập, vì lý do đơn giản là "họ" không chịu hội nhập. Nhưng tại sao họ không chịu hội nhập? Vì họ có dự án tôn giáo, trong khi đất nước hiện họ đang sống không có những dự án như thế.
Riêng tại Trung Đông, Hồi Giáo mỗi ngày một lấn lướt đến nỗi, theo cha Khalil, tại Liên Đoàn Ảrập, câu hỏi đầu tiên bao giờ cũng là: phải giải quyết chủ nghĩa duy hồi giáo ra sao? Nên nhớ, tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Trung Đông cuối năm 2010 vừa qua, mối liên hệ với Hồi Giáo đã được chú trọng đặc biệt. Các nghị phụ từng tự hỏi tại sao tín hữu của mình đang lìa bỏ quê cha đất tổ của họ, vốn là cái nôi của Kitô Giáo.
Trong thế giới Ảrập, vốn không có việc bách hại Kitô hữu, chỉ có việc kỳ thị họ. Kitô hữu không được đối xử giống như người Hồi Giáo. Người Hồi Giáo là công dân bình thường, người thừa hưởng luật lệ. Theo hiến pháp, những người khác tuy là công dân, nhưng trên thực tế, các luật lệ chỉ đem lại cho họ một tình trạng bất thuận lợi. Đàng khác, tự do lương tâm là điều không có; chỉ có thứ khoan dung tối thiểu cho phép người Kitô Giáo ở lại trên đất Hồi Giáo nhưng với rất nhiều hạn chế. Tuy nhiên, người ta không được phép bỏ Hồi Giáo để theo một tôn giáo khác. Các nghị phụ của Thượng Hội Đồng biết rõ những tình thế ấy.
Ý niệm công dân và ý niệm thành viên Ảrập
Muốn giúp người Kitô Giáo thoát ra ngoài tình thế ấy, cha Khalil cho rằng cần phải phát huy một số ý niệm chung hiện nay, những ý niệm mà người Hồi Giáo cũng thừa nhận đó là hai ý niệm công dân và thành viên Ảrập (Arab membership).
Các phong trào từng cổ vũ các giá trị này ở đầu thế kỷ 20 đã thành công một cách vẻ vang vì đã đem lại một luồng gió mới, giúp người ta loại bỏ được cái nhìn có tính cục bộ; nhưng gần đây, quan điểm này đang bị gạt qua một bên để nhường chỗ cho ý niệm Umma, tức ý niệm Quốc Gia Duy Hồi Giáo. Thực vậy, dưới thời Tổng Thống Nasser, cho tận tới giữa thập niên 1970, quan niệm ấy có tên là Umma al-Arabiyya có nghĩa là Quốc Gia Ả Rập. Nhưng từ giữa thập niên 1970, ý niệm thịnh hành hơn chính là ý niệm Umma al-Islamiyya hay Quốc Gia Duy Hồi Giáo, một ý niệm không còn đất đứng cho người không theo Hồi Giáo.
Thành ra, giải pháp đầu tiên là phải đưa ra cho cả người Hồi Giáo lẫn người Kitô Giáo một ý niệm hiện đại về nhà nước, không phải chỉ trên bình diện chính trị mà cả trên bình diện văn hóa nữa. Đề nghị này bị nhiều người coi là khó thực hiện trong bầu khí văn hóa của Phương Đông. Nhưng theo cha Khalil, chính các nghị phụ của Thượng Hội Đồng về Trung Đông cũng cho rằng: vấn đề ở đây không phải là đưa ra một dự án Kitô Giáo như thể tranh đấu cho người Kitô Giáo, phản ảnh khát vọng của thiểu số Kitô Giáo muốn được bảo vệ. Người Kitô Giáo không mưu cầu được bảo vệ, nhưng những gì họ chủ trương cũng phản ảnh lời nói của nhiều người Hồi Giáo. Những người này vốn cho rằng quốc gia Ảrập không lành mạnh bao nhiêu vì nó gặp nhiều trở ngại trong việc thực thi dân chủ, trong việc phân phối của cải và trong việc thiết lập công bằng xã hội cũng như một nhà nước trọng pháp, trong việc cải cách hệ thống sức khỏe.
Hồi Giáo rất nhạy cảm đối với các chiều kích trên. Tự do lương tâm và tự do phát biểu được nhiều người mong ước, và điều này không hẳn vì người ta muốn tách ra xa Hồi Giáo, nhưng vì họ muốn sống đạo Hồi của họ một cách bản thân hơn.
Trong thế giới Hồi Giáo, người ta thấy một cảm thức về tính hiện đại và tự do nhưng không dám tự biểu hiện ra. Một Kitô hữu có thể viết lời chỉ trích vị thượng phụ hay vị giám mục của họ, trong khi ấy, thật khó cho một người Hồi Giáo làm việc đó. Không hẳn vì có ai đó đặc trưng ngăn cấm ông ta, mà chỉ vì nền văn hóa không cho phép họ làm như vậy. Các giáo sĩ (imam) là những ulema (những bậc học giả) và sức học của họ là điều không ai được tranh luận. Theo cha Khalil, đề xướng trên cũng không có mục đích làm người Hồi Giáo bớt hồi giáo đi hay làm người Kitô Giáo bớt kitô giáo đi, mà chỉ muốn nói rằng đức tin là một vấn đề bản thân dù nó có chiều kích xã hội, và mỗi người phải sống đức tin của mình như được Thiên Chúa linh hứng.
Thế tục tích cực, nhà nước dân sự và Hồi Giáo như giải pháp
Ý niệm thế tục tích cực (positive secularism) không thể thành công trong môi trường duy hồi giáo, vì thế tục ('elmaniyya) trong tiếng Ảrập nghe ra như xa cách và từ bỏ Thiên Chúa để chạy theo thế gian. Nhưng liệu ý niệm nhà nước dân sự (civic state) của Cha Khalil có may mắn hơn không hay Phương Đông vẫn thích khẩu hiệu “al-islam huwa l-hall” (Hồi Giáo là giải pháp), vì họ thất vọng trước sự thất bại về tôn giáo, luân lý và bản sắc của Phương Tây?
Về câu hỏi này, cha Khalil nghĩ rằng: nói cho đúng, Phương Tây đã đi quá xa, đến độ tự hủy diệt gốc rễ của chính bản sắc mình. Ta hãy nhớ lại bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng tại Regensburg năm 2006, trong đó, ngài chủ yếu phê phán nền văn hóa Phương Tây đã đi quá xa, quá cả phong trào Ánh Sáng đến độ đồng hóa văn hóa với chủ nghĩa duy vật.
Còn về Hồi Giáo cực đoan, thì lý luận của họ như sau: Phương Tây tuy có một kế hoạch văn minh, nhưng mẫu mực họ đưa ra là một mẫu mực thoái hóa: sa đọa và trác táng về tính dục, ngoại tình, phá hoại gia đình, phá thai. Đó là một kế hoạch mà Hồi Giáo không thể chấp nhận được, vì Hồi Giáo chỉ thấy nó thoái hóa, xa lìa Thiên Chúa. Tính hiện đại được Phương Tây truyền giảng, vì thế, chỉ đồng nghĩa với vô thần và vô luân. Đối với những người Hồi Giáo cực đoan, Kitô Giáo mà họ đồng hóa với Phương Tây đã hết thời rồi. Họ cũng cho rằng chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội đã cáo chung. Chỉ còn Hồi Giáo. Hồi Giáo nay là giải pháp và chứng cớ là: trong quá khứ, khi họ thực thi Hồi Giáo từng chữ, họ đã chinh phục được trọn vùng Địa Trung Hải. Lý luận đó chính là lý luận của Ghaddafi khi ông ta viếng Ý gần đây: “năm 2050, đại đa số Âu Châu sẽ theo Hồi Giáo”.
Theo cha Khalil, lời tiên đoán của ông ta sẽ thành sự thật nếu người Kitô Giáo không thay đổi thái độ. Về việc Kitô hữu rời bỏ Trung Đông, Zenit cho rằng Kitô Hữu Trung Đông chán nghe những lời khuyên họ ở lại, vì những lời khuyên này phần lớn xuất phát từ những người sống phè phỡn tại Phương Tây trù phú và tự do. Vả lại, chương 8 Sách Công Vụ Tông Đồ đề cập đến cuộc bách hại Kitô Hữu đầu tiên khiến họ phải tản mác đi nơi khác. Biến cố tiêu cực này sau đó đã được giải thích như một thời điểm thuận lợi (kairos) giúp Kitô Hữu truyền bá Tin Mừng ra khắp nơi. Phải chăng tình thế hiện nay khiến các Kitô Hữu rời bỏ quê hương họ cũng là một dấu chỉ của thời đại?
Đối với câu hỏi này, Cha Khalil thú thực nhiều Kitô Hữu Trung Đông nói với Cha: “Ở lại là vấn đề khó khăn hơn bao giờ hết. Cho rằng điều đó có đúng với chúng con đi chăng nữa, nhưng còn con cái chúng con thì không biết sao!”. Theo Cha, có ba điểm cần trình bày ở đây: Thứ nhất, không ai có quyền buộc ai phải ở lại. Mọi gia đình đều có quyền quyết định nơi mình sống và sống ra sao. Các linh mục không có quyền bảo ai phải ở lại. Điểm thứ hai: trên bình diện bản thân, hay bình diện cá nhân, di cư qua Gia Nã Đại, Úc hay Pháp có thể là điều tối hảo, nhưng trên bình diện cộng đồng, điều đó không hẳn tốt. Bởi nếu ai cũng làm thế, vùng này sẽ không còn ai là Kitô hữu nữa; tại ngay lãnh thổ phát sinh ra Kitô Giáo mà lại không còn ai là Kitô hữu nữa, điều ấy thật khó chấp nhận. Thành thử người Kitô hữu Trung Đông có một ơn gọi và một trách nhiệm lớn trong khía cạnh này. Điểm thứ ba, nếu người Kitô hữu Trung Đông phát tán ra khắp tứ phương (diaspora) liệu họ có còn duy trì được căn tính Phương Đông của họ nữa hay không? Người ta đã chứng tỏ điều này: thật khó mà duy trì được nền văn hóa và truyền thống cha ông sau 2 hay 3 thế hệ con cháu. Và một lần nữa, đây không phải là một vấn đề bản thân mà là một vấn đề của chung Giáo Hội hoàn vũ. Vì Đức Gioan Phaolô II từng nói rằng Giáo Hội có hai buồng phổi, đó là Giáo Hội Phương Đông và Giáo Hội Phương Tây. Thiếu một trong 2 thực tại này, Giáo Hội sẽ thiếu hơi sống vì chỉ còn lại một buồng phổi. Bởi thế, Cha muốn nói với người Kitô hữu Phương Đông: đi hay ở không hẳn là vấn đề, điều chủ yếu là giữ đức tin của bạn. Hãy lưu truyền đức tin cho con cháu bạn và ở bất cứ nơi nào thấy các Kitô hữu mất đức tin, bạn hãy truyền bá đức tin cho họ.
Còn đối với chương 8 Sách Công Vụ Tông Đồ, đã đành sứ mệnh hay việc truyền giáo vốn phát sinh từ một biến cố khó khăn bất ngờ, nhưng bao giờ cũng giả thiết điều này: trong trái tim ta phải có ngọn lửa bừng cháy của đức tin. Nếu di cư chỉ vì kinh tế, vì đồng tiền, thì việc di cư của ta hoàn toàn vô ích, trống rỗng, hư vô. Thành thử, điều chủ yếu là ngọn lửa Tin Mừng phải luôn hiện hữu trong trái tim ta. Ở lại Ai Cập, Li Băng hay Syria, ta cũng phải duy trì ngọn lửa đó để truyền bá nó cho anh em Hồi Giáo của ta. Còn nếu ta qua Mỹ hay một quốc gia nào khác bất cứ, ta cũng phải truyền bá ngọn lửa ấy cho các công dân tại các quốc gia mới của ta.
Hỗ trợ kinh tế
Khuyến cáo và hướng dẫn mục vụ cho các Kitô hữu Trung Đông để họ ở lại vùng đất cha ông của họ rõ ràng là điều không đủ. Cần phải hỗ trợ họ về mặt kinh tế. Vấn đề hỗ trợ kinh tế này không hẳn là vấn đề riêng của Kitô Giáo. Tại Li Băng chẳng hạn, người Hồi Giáo Shia đã được Iran hỗ trợ rất mạnh về kinh tế, trong khi người Hồi Giáo Sunni thì được các nước vùng Vịnh hỗ trợ, nhờ thế, họ đã cải thiện được hoàn cảnh xã hội và chính trị của họ cách đáng kể. Nhưng theo Cha Khalil, vấn đề ở đây không hẳn là tài chánh. Lấy ngay trường hợp Li Băng, tại đây, có rất nhiều cơ quan bác ái do các Kitô hữu phát động. Nhưng phần lớn các hoạt động bác ái ấy có mầu sắc tuyên truyền chính trị, điều mà Giáo Hội không thể làm được vì Giáo Hội không phải là một quốc gia và cũng không có một quốc gia Kitô Giáo nào để làm việc đó. Những người nhập cư có thể hữu ích, họ đã và đang giúp đỡ các thân nhân của họ. Nhưng điều ấy không giải quyết được vấn đề. Cần phải đặt dự án, những dự án rõ ràng và an toàn, để đường đi của đồng tiền do các Kitô hữu ân nhân đóng góp được mọi người đều biết và không bị thất thoát dọc đường, nhưng tới được các công trình cụ thể. Trong vấn đề này, hàng giáo sĩ không nêu gương đủ về sự ân cần. Bởi thế, một lần nữa, ta lại phải nói tới sự hồi tâm, thanh tẩy để làm cho đời ta vang dội hơn nữa sứ điệp của Tin Mừng.
Cha Khalil, nhân dịp này, nhắc lại nhận định của một chức sắc Hồi Giáo, ông Mohammad Sammak, người từng đọc tham luận tại Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Trung Đông cuối năm 2010. Ông nhìn nhận vai trò quan trọng của người Kitô hữu trong việc tạo ra bản sắc Trung Đông. Ông bảo: không có họ, xã hội Trung Đông sẽ không như hiện nay. Trong quá khứ họ đã đóng góp và hiện nay còn đóng góp đáng kể về văn hóa, xã hội, chính trị và tâm linh, làm cho xã hội Ảrập ngày càng phong phú hơn. Muốn cho vai trò này không chỉ là hoài niệm của quá khứ mà là thực tại của thời đại, các Kitô hữu, từ giám mục cho tới giáo dân, đều phải phát huy hiệp thông, không phải giữa mình vói nhau mà thôi, mà còn với người khác nữa, đặc biêt là người Hồi Giáo. Họ cũng phải sống sứ mệnh của họ, không phải theo nghĩa cải đạo, mà là sống thực yếu tính của Tin Mừng mà chúng ta là người loan báo.
Ghi Chú
(1) Muhammad Ibn Abd-al-Wahhab: sinh năm 1703 tại Uyaynah; qua đời năm 1792, là một học giả sáng chói của Hồi Giáo. Ông coi phong trào của mình như một cố gắng thanh tẩy Hồi Giáo, giúp tín hữu quay trở lại điều ông coi là nguyên tắc khởi nguyên của Hồi Giáo.
Top Stories
Interview du cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Mân par le National Catholic Reporter
Eglises d'Asie
11:54 21/02/2011
NDT: Dans cette interview accordée à Thomas Fox, rédacteur en chef du National Catholic Reporter, le cardinal archevêque de Saigon répond à dix questions posées par le journaliste américain. Les thèmes abordés sont les plus divers. Cependant, le tableau de la communauté catholique de l’archidiocèse (toujours nommé Saigon et non plus Hô Chi Minh-Ville) occupe la plus grande place. Le cardinal souligne la croissance remarquable des effectifs du diocèse au cours des années récentes mais il n’évite pas certaines questions « sensibles » touchant l’ensemble de l’Eglise du Vietnam, comme celle du veto gouvernemental aux nominations d’évêques, d’une certaine désunion entre la hiérarchie du Nord et du Sud du Vietnam ainsi que des rapports entre l’Eglise et l’Etat. La traduction de la version vietnamienne de l’interview est de la rédaction d’Eglises d’Asie (1).
1.) J’ai entendu dire que votre archidiocèse était l’un de ceux dont la croissance a été la plus rapide au Vietnam ? Quelles en sont les raisons ?
(A une première question du journaliste concernant les effectifs, le cardinal répond en présentant un tableau des statistiques comparées de l’archidiocèse en 1998 et en 2009, où l’on constate que le nombre des paroisses est passé de 191 à 200, celui des fidèles de 524 281 à 662 148, des prêtres diocésains de 244 à 318, des prêtres religieux de 169 à 327, des religieux et des religieuses passait de 2 655 à 4 754.)Les raisons de la croissance du diocèse sont les suivantes: le nombre des naissances a tout simplement été plus élevé que celui des décès; chaque année, de 5 000 à 7 000 adultes reçoivent le baptême; de nombreux catholiques migrants viennent s’installer dans la ville (…). Il y a cependant des raisons plus fondamentales. Le Seigneur dispense de nombreuses semences de chrétiens sur une terre défrichée par les pionniers de l’évangélisation, arrosée et fécondée par le sang versé par les témoins de la foi. En outre, l’esprit religieux, la vie de prière, la charité, l’esprit de sacrifice et de généreuse disponibilité de nombreuses familles catholiques et des diverses communautés de fidèles ont permis à ces semences de croître et de porter du fruit.
2.) En tant que responsable de cet archidiocèse, que considérez-vous comme étant votre plus grand défi ?
Les familles du diocèse, dont la foi s’appuie sur une antique tradition devenue leur cadre de vie aujourd’hui, doivent maintenant répondre à l’appel lancé par la « Grande assemblée du peuple de Dieu » de l’Année Sainte 2010, qui les invite au renouvellement et à l’élargissement de la communion dans l’Eglise du Christ de façon à ce que le peuple de Dieu au Vietnam s’intègre à la vie sociale pour y annoncer la bonne nouvelle de l’amour dans le cadre de la mondialisation actuelle.
3.) Les prêtres doivent-ils toujours être approuvés par le gouvernement pour être ordonnés ?
Depuis 2007, je n’ai plus à demander la permission d’accueillir de nouveaux candidats au sacerdoce ni de déplacer mes prêtres dans l’archidiocèse. Autrefois, le séminaire avait le droit de recruter vingt nouveaux étudiants tous les deux ans. Aujourd’hui, vingt nouveaux candidats entrent au séminaire chaque année. Actuellement, pour la ville de Saigon, près de 300 jeunes gens sont inscrits sur la liste d’attente, espérant être acceptés un jour au grand séminaire. Pour les années à venir, le nombre de jeunes gens se préparant au sacerdoce est de 140 pour Saigon et 240 pour les diocèses de Phu Cuong et My Tho. Au total, 280 séminaristes suivent une formation commune au grand séminaire de Saigon. Pour les douze années passées, le nombre moyen des nouveaux prêtres a été de dix. Dans quatre ans, nous espérons que ce chiffre s’élèvera à vingt.
4.) Combien de religieuses ont-elles pu prononcer leurs vœux ? Leur nombre a-t-il été limité par les autorités ?
Voilà aussi quatre ans que les religieux et religieuses n’ont plus à demander l’autorisation pour accueillir de nouveaux membres. Au cours des douze années écoulées, le nombre de religieux prêtres s’est élevé de 169 à 327. Le nombre de religieux et de religieux est passé de 2 655 à 4 754, ceci sans parler des jeunes qui sont entrés dans les quelque cinquante communautés religieuses vietnamiennes présentes à l’étranger.
5.) J’ai entendu dire que cette forte croissance avait engendré d’autres problèmes, comme celui de la formation. Qu’en est-il ?
Actuellement dans l’archidiocèse, dix institutions sont chargées de la formation des religieux et des religieuses. D’une façon générale, le monde des religieux comme d’ailleurs celui des prêtres et des laïcs a tout d’abord besoin de se défaire d’une mentalité d’auto-défense, de lutte pour la survie. Ensuite seulement, ils pourront avancer ensemble à la suite du Christ sur le chemin de l’incarnation et de l’engagement, au service de l’Evangile et de la vie humaine, dans l’amour et l’offrande de soi pour une vie nouvelle et l’unité de la famille humaine dans l’univers mondialisé qui est le nôtre aujourd’hui.
6.) On dit également que le taux d’avortement est extrêmement élevé au Vietnam. Que peut faire l’Eglise face à ce fléau ?
Selon les informations publiées dans les médias, chaque année, il y a plus de deux millions d’avortements au Vietnam. Un tel fléau va à l’encontre de la tradition morale et culturelle de notre peuple. Où cela nous mènera-t-il ? Dix après que j’ai soulevé cette question, les autorités gouvernementales en sont venues à se préoccuper du problème et ont publiquement mis en garde contre lui. Parallèlement, de nombreuses organisations catholiques comme non catholiques ont cherché, par différents moyens, comment aider les femmes à ne pas recourir à l’avortement. Mais aujourd’hui, un autre phénomène désastreux est apparu: de plus en plus de nouveau-nés sont abandonnés. Il existe des organisations religieuses et profanes qui tentent de remédier aux conséquences destructrices d’une « culture de mort ». Mais il n’y a pas encore de mobilisation de l’ensemble de la société pour inculquer aux générations d’aujourd’hui et de demain une attitude conforme à « la civilisation de la vie et de l’amour ». Après la grande assemblée du peuple de Dieu de l’année 2010, j’ai adressé une lettre ouverte appelant chaque fidèle à se pencher sur ce problème afin que s’ouvre un horizon plus lumineux aux jeunes d’aujourd’hui.
7.) Comment se déroule le processus de nomination des évêques ?
D’habitude, les évêques établissent une liste de candidats envoyée au Vatican. Le Vatican fait son choix et soumet le nom du candidat à l’Etat. Ensuite, le Saint-Siège fait connaître la nomination. D’une façon générale, dans de très nombreux cas, cela se passe sans anicroche. Dans quelques cas, il y a difficulté. Mais le Vatican la surmonte…
8.) Vous avez déclaré que la formation des laïcs était primordiale. Comment cela se passe-t-il aujourd’hui ?
Pendant trente ans après 1975, les laïcs n’ont pas eu l’occasion d’élargir et d’élever le niveau de leurs connaissances en matière de foi et de pastorale. Le centre pastoral ainsi qu’un institut de pastorale ont vu le jour dans le diocèse en 2004 afin de répondre aux besoins particuliers des membres des organisations pastorales laïques, à savoir les 5 000 membres des conseils paroissiaux, les 5 000 catéchistes, les très nombreux membres des 900 chorales appartenant aux 200 paroisses du diocèse et des 25 associations apostoliques diocésaines. Chaque année, plus de 6 000 personnes participent dans le centre pastoral à diverses sessions et à des classes de formation. Elles y développent leurs capacités qu’elles pourront utiliser à l’édification de l’Eglise et au renouvellement de la vie religieuse. En outre, quinze associations pastorales diocésaines se sont spécialisées dans le domaine de l’enfance, la jeunesse, les familles, les migrants, l’instruction religieuse, les vocations, la liturgie, la musique sacrée, la mission Caritas, la tradition culturelle catholique, l’éducation catholique, le dialogue interreligieux, le comité ‘Justice et Paix’.
9.) Comment définiriez-vous les relations entre l’Eglise et l’Etat ? Ont-elles évolué ? Y a-t-il une différence à ce sujet entre le Nord et le Sud du Vietnam ?
Lors des deux dernières visites ad limina des évêques à Rome, deux papes, Jean Paul II et Benoît XVI, leur ont rappelé que l’Eglise devait se tenir avec fermeté sur le chemin du dialogue et de la collaboration avec toutes les composantes de la société – y comprise avec l’Etat – pour le service de l’Evangile, de la vie humaine et du développement durable du pays. Les circonstances culturelles, historiques, économiques et politiques ayant été différentes au Nord et au Sud du pays, il existe entre les deux régions une différence qui touche à la façon de penser et aux comportements. Nous espérons que, grâce au renforcement de la communion au sein de l’Eglise, ces différences s’estomperont peu à peu.
10.) Y a-t-il une réelle possibilité que le pape se rende au Vietnam d’ici deux ou trois ans ?
J’ai exprimé cet espoir au moins deux fois. La première fois, j’ai dit au pape Jean Paul II que le peuple du Vietnam serait très heureux d’accueillir le souverain pontife dans son pays. Celui-ci m’a demandé quelle était l’opinion des communistes et de la Chine à ce sujet. La deuxième fois, j’ai dit au pape Benoît XVI que sa visite au Vietnam apporterait un surcroît de stabilité et d’espérance à de nombreux peuples de l’Asie du Sud-Est, comme cela a avait été le cas pour le Moyen-Orient. Il a levé ses deux bras au ciel et m’a invité à prier afin de connaître le dessein de la Providence. Je n’ai pas compris s’il faisait allusion à sa santé ou à la situation mondiale actuelle… Peut-être aux deux ?
(1) La version vietnamienne de cette interview a paru, le 18 février 2011, sur le site de la Conférence épiscopale du Vietnam ainsi que sur celui de l’archidiocèse de Saigon, la version en anglais de l’interview étant publiée sur le site du National Catholic Reporter le 19 février.
(Source: Eglises d'Asie, 21 février 2011)
1.) J’ai entendu dire que votre archidiocèse était l’un de ceux dont la croissance a été la plus rapide au Vietnam ? Quelles en sont les raisons ?
(A une première question du journaliste concernant les effectifs, le cardinal répond en présentant un tableau des statistiques comparées de l’archidiocèse en 1998 et en 2009, où l’on constate que le nombre des paroisses est passé de 191 à 200, celui des fidèles de 524 281 à 662 148, des prêtres diocésains de 244 à 318, des prêtres religieux de 169 à 327, des religieux et des religieuses passait de 2 655 à 4 754.)Les raisons de la croissance du diocèse sont les suivantes: le nombre des naissances a tout simplement été plus élevé que celui des décès; chaque année, de 5 000 à 7 000 adultes reçoivent le baptême; de nombreux catholiques migrants viennent s’installer dans la ville (…). Il y a cependant des raisons plus fondamentales. Le Seigneur dispense de nombreuses semences de chrétiens sur une terre défrichée par les pionniers de l’évangélisation, arrosée et fécondée par le sang versé par les témoins de la foi. En outre, l’esprit religieux, la vie de prière, la charité, l’esprit de sacrifice et de généreuse disponibilité de nombreuses familles catholiques et des diverses communautés de fidèles ont permis à ces semences de croître et de porter du fruit.
2.) En tant que responsable de cet archidiocèse, que considérez-vous comme étant votre plus grand défi ?
Les familles du diocèse, dont la foi s’appuie sur une antique tradition devenue leur cadre de vie aujourd’hui, doivent maintenant répondre à l’appel lancé par la « Grande assemblée du peuple de Dieu » de l’Année Sainte 2010, qui les invite au renouvellement et à l’élargissement de la communion dans l’Eglise du Christ de façon à ce que le peuple de Dieu au Vietnam s’intègre à la vie sociale pour y annoncer la bonne nouvelle de l’amour dans le cadre de la mondialisation actuelle.
3.) Les prêtres doivent-ils toujours être approuvés par le gouvernement pour être ordonnés ?
Depuis 2007, je n’ai plus à demander la permission d’accueillir de nouveaux candidats au sacerdoce ni de déplacer mes prêtres dans l’archidiocèse. Autrefois, le séminaire avait le droit de recruter vingt nouveaux étudiants tous les deux ans. Aujourd’hui, vingt nouveaux candidats entrent au séminaire chaque année. Actuellement, pour la ville de Saigon, près de 300 jeunes gens sont inscrits sur la liste d’attente, espérant être acceptés un jour au grand séminaire. Pour les années à venir, le nombre de jeunes gens se préparant au sacerdoce est de 140 pour Saigon et 240 pour les diocèses de Phu Cuong et My Tho. Au total, 280 séminaristes suivent une formation commune au grand séminaire de Saigon. Pour les douze années passées, le nombre moyen des nouveaux prêtres a été de dix. Dans quatre ans, nous espérons que ce chiffre s’élèvera à vingt.
4.) Combien de religieuses ont-elles pu prononcer leurs vœux ? Leur nombre a-t-il été limité par les autorités ?
Voilà aussi quatre ans que les religieux et religieuses n’ont plus à demander l’autorisation pour accueillir de nouveaux membres. Au cours des douze années écoulées, le nombre de religieux prêtres s’est élevé de 169 à 327. Le nombre de religieux et de religieux est passé de 2 655 à 4 754, ceci sans parler des jeunes qui sont entrés dans les quelque cinquante communautés religieuses vietnamiennes présentes à l’étranger.
5.) J’ai entendu dire que cette forte croissance avait engendré d’autres problèmes, comme celui de la formation. Qu’en est-il ?
Actuellement dans l’archidiocèse, dix institutions sont chargées de la formation des religieux et des religieuses. D’une façon générale, le monde des religieux comme d’ailleurs celui des prêtres et des laïcs a tout d’abord besoin de se défaire d’une mentalité d’auto-défense, de lutte pour la survie. Ensuite seulement, ils pourront avancer ensemble à la suite du Christ sur le chemin de l’incarnation et de l’engagement, au service de l’Evangile et de la vie humaine, dans l’amour et l’offrande de soi pour une vie nouvelle et l’unité de la famille humaine dans l’univers mondialisé qui est le nôtre aujourd’hui.
6.) On dit également que le taux d’avortement est extrêmement élevé au Vietnam. Que peut faire l’Eglise face à ce fléau ?
Selon les informations publiées dans les médias, chaque année, il y a plus de deux millions d’avortements au Vietnam. Un tel fléau va à l’encontre de la tradition morale et culturelle de notre peuple. Où cela nous mènera-t-il ? Dix après que j’ai soulevé cette question, les autorités gouvernementales en sont venues à se préoccuper du problème et ont publiquement mis en garde contre lui. Parallèlement, de nombreuses organisations catholiques comme non catholiques ont cherché, par différents moyens, comment aider les femmes à ne pas recourir à l’avortement. Mais aujourd’hui, un autre phénomène désastreux est apparu: de plus en plus de nouveau-nés sont abandonnés. Il existe des organisations religieuses et profanes qui tentent de remédier aux conséquences destructrices d’une « culture de mort ». Mais il n’y a pas encore de mobilisation de l’ensemble de la société pour inculquer aux générations d’aujourd’hui et de demain une attitude conforme à « la civilisation de la vie et de l’amour ». Après la grande assemblée du peuple de Dieu de l’année 2010, j’ai adressé une lettre ouverte appelant chaque fidèle à se pencher sur ce problème afin que s’ouvre un horizon plus lumineux aux jeunes d’aujourd’hui.
7.) Comment se déroule le processus de nomination des évêques ?
D’habitude, les évêques établissent une liste de candidats envoyée au Vatican. Le Vatican fait son choix et soumet le nom du candidat à l’Etat. Ensuite, le Saint-Siège fait connaître la nomination. D’une façon générale, dans de très nombreux cas, cela se passe sans anicroche. Dans quelques cas, il y a difficulté. Mais le Vatican la surmonte…
8.) Vous avez déclaré que la formation des laïcs était primordiale. Comment cela se passe-t-il aujourd’hui ?
Pendant trente ans après 1975, les laïcs n’ont pas eu l’occasion d’élargir et d’élever le niveau de leurs connaissances en matière de foi et de pastorale. Le centre pastoral ainsi qu’un institut de pastorale ont vu le jour dans le diocèse en 2004 afin de répondre aux besoins particuliers des membres des organisations pastorales laïques, à savoir les 5 000 membres des conseils paroissiaux, les 5 000 catéchistes, les très nombreux membres des 900 chorales appartenant aux 200 paroisses du diocèse et des 25 associations apostoliques diocésaines. Chaque année, plus de 6 000 personnes participent dans le centre pastoral à diverses sessions et à des classes de formation. Elles y développent leurs capacités qu’elles pourront utiliser à l’édification de l’Eglise et au renouvellement de la vie religieuse. En outre, quinze associations pastorales diocésaines se sont spécialisées dans le domaine de l’enfance, la jeunesse, les familles, les migrants, l’instruction religieuse, les vocations, la liturgie, la musique sacrée, la mission Caritas, la tradition culturelle catholique, l’éducation catholique, le dialogue interreligieux, le comité ‘Justice et Paix’.
9.) Comment définiriez-vous les relations entre l’Eglise et l’Etat ? Ont-elles évolué ? Y a-t-il une différence à ce sujet entre le Nord et le Sud du Vietnam ?
Lors des deux dernières visites ad limina des évêques à Rome, deux papes, Jean Paul II et Benoît XVI, leur ont rappelé que l’Eglise devait se tenir avec fermeté sur le chemin du dialogue et de la collaboration avec toutes les composantes de la société – y comprise avec l’Etat – pour le service de l’Evangile, de la vie humaine et du développement durable du pays. Les circonstances culturelles, historiques, économiques et politiques ayant été différentes au Nord et au Sud du pays, il existe entre les deux régions une différence qui touche à la façon de penser et aux comportements. Nous espérons que, grâce au renforcement de la communion au sein de l’Eglise, ces différences s’estomperont peu à peu.
10.) Y a-t-il une réelle possibilité que le pape se rende au Vietnam d’ici deux ou trois ans ?
J’ai exprimé cet espoir au moins deux fois. La première fois, j’ai dit au pape Jean Paul II que le peuple du Vietnam serait très heureux d’accueillir le souverain pontife dans son pays. Celui-ci m’a demandé quelle était l’opinion des communistes et de la Chine à ce sujet. La deuxième fois, j’ai dit au pape Benoît XVI que sa visite au Vietnam apporterait un surcroît de stabilité et d’espérance à de nombreux peuples de l’Asie du Sud-Est, comme cela a avait été le cas pour le Moyen-Orient. Il a levé ses deux bras au ciel et m’a invité à prier afin de connaître le dessein de la Providence. Je n’ai pas compris s’il faisait allusion à sa santé ou à la situation mondiale actuelle… Peut-être aux deux ?
(1) La version vietnamienne de cette interview a paru, le 18 février 2011, sur le site de la Conférence épiscopale du Vietnam ainsi que sur celui de l’archidiocèse de Saigon, la version en anglais de l’interview étant publiée sur le site du National Catholic Reporter le 19 février.
(Source: Eglises d'Asie, 21 février 2011)
Cardinal Phạm Minh Mẫn on church growth in Vietnam
Thomas C. Fox
12:07 21/02/2011
HO CHI MINH CITY, Vietnam (NCR Feb. 19, 2011) -- The Vietnamese Communist Party took control of Northern Vietnam in 1954 and all of Vietnam in 1975. The situation between Catholics and the communist leaders of Vietnam has been a major factor in the shape and growth of the church for these past decades. Catholics have generally responded in one of two ways: Confronting and attacking the state leaders or looking for ways to work with them on common concerns. Cardinal Pham Minh Man, archbishop of Ho Chi Minh City, falls into the second camp.
Born in 1934, in southern Vietnam, he studied in Can Tho, the largest city in the Mekong Delta, and then in Ho Chi Minh City (then Saigon). He was ordained in 1965 for the diocese of Can Tho.
He was appointed Coadjutor Bishop of My Tho in 1993. He was promoted to Archbishop of Ho Chi Minh City in 1998.
Pope John Paul II elevated him to the College of Cardinals in on October 2003. I interviewed Man Feb. 19 in his office in Ho Chi Minh City. The cardinal answered questions in Vietnamese and they are translated here.
I have heard it said that the Ho Chi Minh Archdiocese has been one of the fastest growing in Vietnam? What’s the secret to this growth?
I’d say first we are growing because of a high birth rate here in Vietnam. But it is more than that. Each year in our archdiocese we have between 5, 000 and 7,000 new adult baptisms. You have to add to this the great influx of migrants from the countryside to Ho Chi Minh City. They come seeking employment. Twenty years ago we had 191 parishes in the archdiocese; today we have 200. Then we had 169 priests; today we have 327. Then we had 524, 281 parishioners; today we have grown to 662,148. It’s a growing archdiocese.
At another level I see deep reasons for the growth. With love, God sows many Christian seeds. Blood of early witnesses to the faith made that land fertile and now the life of piety, praying, charity and sacrifice – the generous contributions many Catholic families – is bearing the fruit of seeds sown many years back.
What do you feel has been your greatest challenge as head of the archdiocese?
We finished a Vietnam synod last year. It now becomes a challenge to live out the new energy and mission that grew out of that synod. At the bottom we always need to renew and widen the communion of Christ’s church here so that we can integrate better into the social life of the people where we can live and proclaim the gospel. We need harmony with God, and then all people so we can better communicate and serve in our society. That’s how we proclaim the faith.
Do priests still have to be approved by the government in order to be ordained? Does the government still limit ordinations?
Since 2007, I have not had to ask for permission to receive new postulants for the priesthood or for ordination or for moving priests from one diocese to another. The number of priests in Vietnam is on the rise and we have postulants waiting to enter our seminaries, which are full. In the past years we were allowed 10 new priests for the diocese each year; but now this number has doubled.
How many women religious have taken vows ? Have these numbers been limited by the government?
For the past several years we have not had to ask permission to have women or men enter the religious life. This is a change. So the numbers are growing. In the last 12 years the number of religious priests has increased from 169 to 327 in our diocese. The number of women and men religious nationwide has increased from 2,655 to 4,754. This does not include Vietnamese living outside Vietnam who are entering religious life in some 50 congregations
I have heard that with this fast growth comes with other problems, including problems with adequate formation. Can you speak about this?
Right now in our diocese there are 10 institutes in charge of religious formation. Generally speaking, religious people as well as priests and lay people need to escape from an ingrained self-defensive framework in order to open up to truly accompanying Christ on the road of integration and service and love for all human beings. We are called to this love and it requires self sacrifice so that there can be new life and unity throughout the human family in this newly globalized world of ours. Teaching this is the primary challenge we face.
I have heard abortions are very high in Vietnam today ? What are the numbers ? What is the church doing to lower the abortion rate ?
It is said that every year there are 2 million abortions yearly in Vietnam. This evil works against our traditional sense of morality and culture. Where does this lead us as a national community? After I spoke about this ten years ago the government authorities also began to take this issue into account, publicly warning that we were headed to a catastrophe. Both Catholic and non-Catholic organizations had found many ways to help pregnant women avoid abortions. But now a new evil has appeared. We are finding more and more new-born abandoned babies. So far both secular and religious organizations are finding ways to repair the evil of this culture of death. But we are still not adequately mobilized. All elements in society need to come together to work on this, to look at new lifestyles.
How is the process for naming bishops agreed upon with the government working ? What are the components of that agreement ?
Normally bishops recommend a list of candidates and submit it to Vatican. The Vatican selects the persons and sends their names to the government of Vietnam for its opinions. After that the Vatican announces the appointment. Generally speaking, except in a few cases, the system has been working well. There have been some difficulties and the Vatican has had to overcome these.
You have said once that lay formation and leadership is a major goal ? How is this going?
For nearly 30 years after 1975, lay people had no opportunities to widen and improve their knowledge of faith and ministry. We established a pastoral center in 2004 to meet these needs, especially for parish pastoral organizations, including more than 5,000 members of the pastoral councils, more than 5,000 catechists, many members of 900 choirs of 200 parishes, and 25 lay apostolic organizations. Every year 6,000 participants attend courses, training classes at the pastoral center. This is all aimed at helping lay people bring into play their full capacity to participate in the work of building up the church and to renew their spiritual lives. We have many organizations working to build lay leadership. These include children, young people and family organizations. Also we have offices on Migrants, Catechism, Vocation, Liturgies, Sacred Music, Mission, Caritas, Communication, Catholic Culture, Catholic Education, Inter-religion Dialogue, Justice and Peace. So there is a lot of work going on here to build leadership.
How would you characterize church state relations? How has it changed? Is there still a difference in the way the church deals with the state between northern an southern Vietnam?
During the last to Vietnamese Ad Limina in Rome, the Vietnamese bishops were reminded by the two popes, John Paul II, and Benedict XVI that the church needs to be persistent in its way of dialogue and cooperation with all people in our society, including the government. This is the ways we believe we can best work to serve the Gospel and the life of all human beings, Catholic or not. This is the way we can develop our country. The political, economic, historical and cultural situations are different between the north and the south. So there is difference in thinking as well as in behavior in these two regions. This is normal. We hope, however, that through building communication and building communion in our church these differences will gradually be lessened.
Is there a possibility of a papal visit to Vietnam in the next two or three years?
I expressed this hope at least twice, the first time to the Pope John Paul II. He asked me about how the communists and China would look at this. The second time I spoke to the Pope Benedict XVI. I told him a visit would bring more stability and hope. He raised two hands in the air, inviting me to pray and seek out God’s will. I didn’t understand in his gesture if he was speaking about the uncertainty of his health or the world situation today, or both?
Born in 1934, in southern Vietnam, he studied in Can Tho, the largest city in the Mekong Delta, and then in Ho Chi Minh City (then Saigon). He was ordained in 1965 for the diocese of Can Tho.
He was appointed Coadjutor Bishop of My Tho in 1993. He was promoted to Archbishop of Ho Chi Minh City in 1998.
Pope John Paul II elevated him to the College of Cardinals in on October 2003. I interviewed Man Feb. 19 in his office in Ho Chi Minh City. The cardinal answered questions in Vietnamese and they are translated here.
I have heard it said that the Ho Chi Minh Archdiocese has been one of the fastest growing in Vietnam? What’s the secret to this growth?
Cardinal Pham Minh Man |
I’d say first we are growing because of a high birth rate here in Vietnam. But it is more than that. Each year in our archdiocese we have between 5, 000 and 7,000 new adult baptisms. You have to add to this the great influx of migrants from the countryside to Ho Chi Minh City. They come seeking employment. Twenty years ago we had 191 parishes in the archdiocese; today we have 200. Then we had 169 priests; today we have 327. Then we had 524, 281 parishioners; today we have grown to 662,148. It’s a growing archdiocese.
At another level I see deep reasons for the growth. With love, God sows many Christian seeds. Blood of early witnesses to the faith made that land fertile and now the life of piety, praying, charity and sacrifice – the generous contributions many Catholic families – is bearing the fruit of seeds sown many years back.
What do you feel has been your greatest challenge as head of the archdiocese?
We finished a Vietnam synod last year. It now becomes a challenge to live out the new energy and mission that grew out of that synod. At the bottom we always need to renew and widen the communion of Christ’s church here so that we can integrate better into the social life of the people where we can live and proclaim the gospel. We need harmony with God, and then all people so we can better communicate and serve in our society. That’s how we proclaim the faith.
Do priests still have to be approved by the government in order to be ordained? Does the government still limit ordinations?
Since 2007, I have not had to ask for permission to receive new postulants for the priesthood or for ordination or for moving priests from one diocese to another. The number of priests in Vietnam is on the rise and we have postulants waiting to enter our seminaries, which are full. In the past years we were allowed 10 new priests for the diocese each year; but now this number has doubled.
How many women religious have taken vows ? Have these numbers been limited by the government?
For the past several years we have not had to ask permission to have women or men enter the religious life. This is a change. So the numbers are growing. In the last 12 years the number of religious priests has increased from 169 to 327 in our diocese. The number of women and men religious nationwide has increased from 2,655 to 4,754. This does not include Vietnamese living outside Vietnam who are entering religious life in some 50 congregations
I have heard that with this fast growth comes with other problems, including problems with adequate formation. Can you speak about this?
Right now in our diocese there are 10 institutes in charge of religious formation. Generally speaking, religious people as well as priests and lay people need to escape from an ingrained self-defensive framework in order to open up to truly accompanying Christ on the road of integration and service and love for all human beings. We are called to this love and it requires self sacrifice so that there can be new life and unity throughout the human family in this newly globalized world of ours. Teaching this is the primary challenge we face.
I have heard abortions are very high in Vietnam today ? What are the numbers ? What is the church doing to lower the abortion rate ?
It is said that every year there are 2 million abortions yearly in Vietnam. This evil works against our traditional sense of morality and culture. Where does this lead us as a national community? After I spoke about this ten years ago the government authorities also began to take this issue into account, publicly warning that we were headed to a catastrophe. Both Catholic and non-Catholic organizations had found many ways to help pregnant women avoid abortions. But now a new evil has appeared. We are finding more and more new-born abandoned babies. So far both secular and religious organizations are finding ways to repair the evil of this culture of death. But we are still not adequately mobilized. All elements in society need to come together to work on this, to look at new lifestyles.
How is the process for naming bishops agreed upon with the government working ? What are the components of that agreement ?
Normally bishops recommend a list of candidates and submit it to Vatican. The Vatican selects the persons and sends their names to the government of Vietnam for its opinions. After that the Vatican announces the appointment. Generally speaking, except in a few cases, the system has been working well. There have been some difficulties and the Vatican has had to overcome these.
For nearly 30 years after 1975, lay people had no opportunities to widen and improve their knowledge of faith and ministry. We established a pastoral center in 2004 to meet these needs, especially for parish pastoral organizations, including more than 5,000 members of the pastoral councils, more than 5,000 catechists, many members of 900 choirs of 200 parishes, and 25 lay apostolic organizations. Every year 6,000 participants attend courses, training classes at the pastoral center. This is all aimed at helping lay people bring into play their full capacity to participate in the work of building up the church and to renew their spiritual lives. We have many organizations working to build lay leadership. These include children, young people and family organizations. Also we have offices on Migrants, Catechism, Vocation, Liturgies, Sacred Music, Mission, Caritas, Communication, Catholic Culture, Catholic Education, Inter-religion Dialogue, Justice and Peace. So there is a lot of work going on here to build leadership.
How would you characterize church state relations? How has it changed? Is there still a difference in the way the church deals with the state between northern an southern Vietnam?
During the last to Vietnamese Ad Limina in Rome, the Vietnamese bishops were reminded by the two popes, John Paul II, and Benedict XVI that the church needs to be persistent in its way of dialogue and cooperation with all people in our society, including the government. This is the ways we believe we can best work to serve the Gospel and the life of all human beings, Catholic or not. This is the way we can develop our country. The political, economic, historical and cultural situations are different between the north and the south. So there is difference in thinking as well as in behavior in these two regions. This is normal. We hope, however, that through building communication and building communion in our church these differences will gradually be lessened.
Is there a possibility of a papal visit to Vietnam in the next two or three years?
I expressed this hope at least twice, the first time to the Pope John Paul II. He asked me about how the communists and China would look at this. The second time I spoke to the Pope Benedict XVI. I told him a visit would bring more stability and hope. He raised two hands in the air, inviting me to pray and seek out God’s will. I didn’t understand in his gesture if he was speaking about the uncertainty of his health or the world situation today, or both?
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ khởi công xây dựng cầu Du Sinh thuộc hạt Hố Nai GP Xuân Lộc
Giuse Khổng Hữu Nguồn
09:53 21/02/2011
HỐ NAI - Sáng ngày 21.2.2011, cha Đaminh Bùi Văn Án chánh xứ Bắc Hải đến dự lễ khởi công xây dựng cầu Du Sinh thuộc khu phố 10, phường Hố Nai, Biên Hòa Đồng Nai.
Xem hình ảnh
Nhân dịp này Ngài phát biểu động viên bà con trong giáo họ Du Sinh hãy cùng với mọi người trong khu phố 10 phường Hố Nai cũng như bà con thuộc phường Tân Biên hiện đang sinh sống trong họ đạo cố gắng sửa sang đường xá, xây dựng cầu cống trong khu xóm để việc đi lại làm ăn buôn bán, học hành được dễ dàng.
Thay cho chiếc cầu làm bằng ghi sắt tạm bợ nhiều năm, chiếc cầu này được một công ty tư nhân nhận hợp đồng thi công có chiều dài là 9 mét, mặt cầu rộng 3 mét, nguyên liệu chính là xi măng cốt thép, thời gian thi công 40 ngày, giá trị hợp đồng là 335 triệu đồng VN.
Du Sinh là giáo họ thứ 14 của giáo xứ Bắc Hải, thành lập năm 1994, năm Giáo Phận Truyền Giáo. Vùng đất Du Sinh là vành đai phi trường bay Biên Hòa khi xưa, sau năm 1975 bà con lương giáo khắp nơi về đây khai hoang lập nghiệp.
Tại đây có một nhà Nguyện được Đức Cố Giám Mục Phaolo Maria Nguyễn Minh Nhật ghé thăm và cho phép Đặt Mình Thánh Chúa, nhờ đó đời sống đạo được ấm dần lên, mỗi ngày hai buổi sáng chiều bà con đến đọc kinh cầu nguyện, hàng tuần cha xứ, cha phó đến dâng thánh lễ.
Giáo họ Du Sinh hiện nay có 145 gia đình công giáo cùng sinh hoạt trong vùng đất với nhiều gia đình các tôn giáo bạn.
Nguyện xin Thánh Cả Giuse, Quan Thầy giáo họ Du Sinh cầu bầu cùng Chúa ban muôn ơn lành hồn xác trên mỗi người mỗi gia đình các thành phần cư ngụ trong vùng đất này luôn luôn hiệp nhất yêu thương, hầu cho danh Chúa được cả sáng.
Xem hình ảnh
Nhân dịp này Ngài phát biểu động viên bà con trong giáo họ Du Sinh hãy cùng với mọi người trong khu phố 10 phường Hố Nai cũng như bà con thuộc phường Tân Biên hiện đang sinh sống trong họ đạo cố gắng sửa sang đường xá, xây dựng cầu cống trong khu xóm để việc đi lại làm ăn buôn bán, học hành được dễ dàng.
Thay cho chiếc cầu làm bằng ghi sắt tạm bợ nhiều năm, chiếc cầu này được một công ty tư nhân nhận hợp đồng thi công có chiều dài là 9 mét, mặt cầu rộng 3 mét, nguyên liệu chính là xi măng cốt thép, thời gian thi công 40 ngày, giá trị hợp đồng là 335 triệu đồng VN.
Du Sinh là giáo họ thứ 14 của giáo xứ Bắc Hải, thành lập năm 1994, năm Giáo Phận Truyền Giáo. Vùng đất Du Sinh là vành đai phi trường bay Biên Hòa khi xưa, sau năm 1975 bà con lương giáo khắp nơi về đây khai hoang lập nghiệp.
Tại đây có một nhà Nguyện được Đức Cố Giám Mục Phaolo Maria Nguyễn Minh Nhật ghé thăm và cho phép Đặt Mình Thánh Chúa, nhờ đó đời sống đạo được ấm dần lên, mỗi ngày hai buổi sáng chiều bà con đến đọc kinh cầu nguyện, hàng tuần cha xứ, cha phó đến dâng thánh lễ.
Giáo họ Du Sinh hiện nay có 145 gia đình công giáo cùng sinh hoạt trong vùng đất với nhiều gia đình các tôn giáo bạn.
Nguyện xin Thánh Cả Giuse, Quan Thầy giáo họ Du Sinh cầu bầu cùng Chúa ban muôn ơn lành hồn xác trên mỗi người mỗi gia đình các thành phần cư ngụ trong vùng đất này luôn luôn hiệp nhất yêu thương, hầu cho danh Chúa được cả sáng.
ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn trả lời phỏng vấn Hãng tin Agenzia Fides
Tiền Hô
09:57 21/02/2011
SAIGÒN (19/2 Agenzia Fides) - Hội nghị của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu năm 2012 sẽ được tổ chức tại Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, các tín hữu tại Việt Nam có một cơ hội to lớn để "chia sẻ về một trải nghiệm hiệp nhất và mang lại một thông điệp đức ái đến Á Châu". "Đó cũng là một dấu hiệu mong mỏi những sự khởi đầu mới có thể đến với quốc gia này, nơi mà các Kitô hữu được kêu gọi "chiếu tỏa sáng ánh sáng của Chúa Kitô", Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục TPHCM, thành phố đăng cai Hội nghị của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC) nói. Giáo hội địa phương sẽ chuẩn bị Trung tâm Mục vụ của tổng giáo phận và Chủng viện Xuân Lộc để sẵn sàng đón hơn 100 đại biểu đến từ 15 quốc gia thành viên của FABC. Liên Hội Đồng nói với Fides rằng, họ mong muốn mạnh mẽ Việt Nam đăng cai sự kiện này, để một dấu hiệu của sự hỗ trợ, hữu nghị và thân tình từ các tín hữu của các Giáo hội Á Châu đến với các tín hữu Việt Nam. Dưới đây là cuộc phỏng vấn của Hãng tin Fides với Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn.
Hỏi: Lần đầu tiên Việt Nam sẽ tổ chức cuộc hội nghị của các Giám mục Á Châu: đó có phải là một dấu hiệu của sự thay đổi thực sự xảy ra trong nước không?
ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn: Sau nhiều năm chúng tôi sống trong sự cô lập, người dân Việt Nam mong muốn có một sự cởi mở và phù hợp với thế giới ngày nay, trong sự năng động của việc toàn cầu hóa. Gần đây, tôi đã có dịp gặp gỡ với các đại diện từ sáu tôn giáo, các đại sứ và các cơ quan chức dân sự của TPHCM để gửi lời chúc mừng năm mới; và tôi đã nói Lời của Chúa Giêsu: "Con Thiên Chúa, nhập thể giữa nhân loại, Ngài đến để mang lại hòa bình". Biến cố này rất cần thiết cho tất cả mọi người. Đó là một quà tặng mà chúng tôi muốn truyền đạt cho tất cả. Với hòa bình, mọi người đều có sức mạnh để sống trong tình huynh đệ, để sống cùng nhau trong ngôi làng mang tính toàn cầu, bất chấp những khó khăn dường như là một gia đình duy nhất.
Hỏi: Hội nghị này có ý nghĩa gì đối với Giáo Hội tại Việt Nam?
ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn:: Hội nghị các Giám Mục Á Châu tại Việt Nam sẽ là một cơ hội cho người Công Giáo Việt Nam đoàn kết với các tín hữu từ khắp Á Châu, chia sẻ kinh nghiệm của họ, làm nhân chứng cho Lời Chúa và mang một thông điệp của đức ái đến cho Á Châu. Nó cũng sẽ là một cơ hội để loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô, vì vậy tất cả chúng tôi hiệp nhất lại như một gia đình, để chúng ta có thể xây dựng một nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương cho người dân Á Châu.
Hỏi: Ngài có những đề nghị gì với các tín hữu để chuẩn bị cho sự kiện này?
ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn: Mỗi linh mục, tu sĩ và giáo dân trong mỗi giáo phận nên làm hai điều: trước tiên là cầu nguyện, bởi vì cầu nguyện là chìa khóa cho mọi hoạt động; cầu xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta ánh sáng và sức mạnh để làm theo ý của Chúa Cha, để mọi người có thể có ân sủng dồi dào và được bổ sức. Thứ hai, chúng ta nên cố gắng để đoàn kết và hiệp thông. Chúng ta được mời gọi để vượt qua khỏi "nền văn hóa sự chết" trong một xã hội bị ảnh hưởng bởi sự bất công, sự phân chia giữa người giàu và người nghèo, sự tàn phá bởi những tệ nạn xã hội như phá thai, AIDS, hiếp dâm, và trẻ em bị bỏ rơi. Người Kitô hữu chúng ta mong muốn xây dựng một nền văn minh tình thương, để vượt qua những tệ nạn, để thúc đẩy một nền văn hóa sự sống cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Hỏi: Ngài hoan nghênh việc bổ nhiệm vị "đại diện không trường trú" của Tòa Thánh tại Việt Nam như thế nào?
ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn: Tôi đã bày tỏ với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI một niềm tin rằng, một vị đại diện thường trực của Đức Giáo Hoàng sẽ mang lại hy vọng mới cho người dân Việt Nam. Tôi hy vọng rằng Tòa Thánh có thể giúp đỡ dân Chúa tại Việt Nam chiếu tỏa sự thật và tình yêu của Chúa Kitô, kiên trì thông qua đối thoại và thông qua hợp tác với tất cả mọi công dân: giáo viên, trí thức, người giàu, người nghèo, chính quyền dân sự và các thành viên của các tôn giáo khác. Điều này sẽ mở đường cho nhân dân Việt Nam khắc phục những hạn chế và những xung đột, khủng hoảng, bất bình và bất công, để đảm bảo sự ổn định và phồn vinh cho đất nước. Tôi nghĩ rằng mỗi quốc gia và mỗi dân tộc cần ánh sáng của sự thật và tình yêu cho cuộc sống của chính mình và để phát triển bền vững.
(Nguồn: http://www.fides.org/aree/news/newsdet.php?idnews=28365&lan=eng)
Hỏi: Lần đầu tiên Việt Nam sẽ tổ chức cuộc hội nghị của các Giám mục Á Châu: đó có phải là một dấu hiệu của sự thay đổi thực sự xảy ra trong nước không?
ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn: Sau nhiều năm chúng tôi sống trong sự cô lập, người dân Việt Nam mong muốn có một sự cởi mở và phù hợp với thế giới ngày nay, trong sự năng động của việc toàn cầu hóa. Gần đây, tôi đã có dịp gặp gỡ với các đại diện từ sáu tôn giáo, các đại sứ và các cơ quan chức dân sự của TPHCM để gửi lời chúc mừng năm mới; và tôi đã nói Lời của Chúa Giêsu: "Con Thiên Chúa, nhập thể giữa nhân loại, Ngài đến để mang lại hòa bình". Biến cố này rất cần thiết cho tất cả mọi người. Đó là một quà tặng mà chúng tôi muốn truyền đạt cho tất cả. Với hòa bình, mọi người đều có sức mạnh để sống trong tình huynh đệ, để sống cùng nhau trong ngôi làng mang tính toàn cầu, bất chấp những khó khăn dường như là một gia đình duy nhất.
Hỏi: Hội nghị này có ý nghĩa gì đối với Giáo Hội tại Việt Nam?
ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn:: Hội nghị các Giám Mục Á Châu tại Việt Nam sẽ là một cơ hội cho người Công Giáo Việt Nam đoàn kết với các tín hữu từ khắp Á Châu, chia sẻ kinh nghiệm của họ, làm nhân chứng cho Lời Chúa và mang một thông điệp của đức ái đến cho Á Châu. Nó cũng sẽ là một cơ hội để loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô, vì vậy tất cả chúng tôi hiệp nhất lại như một gia đình, để chúng ta có thể xây dựng một nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương cho người dân Á Châu.
Hỏi: Ngài có những đề nghị gì với các tín hữu để chuẩn bị cho sự kiện này?
ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn: Mỗi linh mục, tu sĩ và giáo dân trong mỗi giáo phận nên làm hai điều: trước tiên là cầu nguyện, bởi vì cầu nguyện là chìa khóa cho mọi hoạt động; cầu xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta ánh sáng và sức mạnh để làm theo ý của Chúa Cha, để mọi người có thể có ân sủng dồi dào và được bổ sức. Thứ hai, chúng ta nên cố gắng để đoàn kết và hiệp thông. Chúng ta được mời gọi để vượt qua khỏi "nền văn hóa sự chết" trong một xã hội bị ảnh hưởng bởi sự bất công, sự phân chia giữa người giàu và người nghèo, sự tàn phá bởi những tệ nạn xã hội như phá thai, AIDS, hiếp dâm, và trẻ em bị bỏ rơi. Người Kitô hữu chúng ta mong muốn xây dựng một nền văn minh tình thương, để vượt qua những tệ nạn, để thúc đẩy một nền văn hóa sự sống cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Hỏi: Ngài hoan nghênh việc bổ nhiệm vị "đại diện không trường trú" của Tòa Thánh tại Việt Nam như thế nào?
ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn: Tôi đã bày tỏ với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI một niềm tin rằng, một vị đại diện thường trực của Đức Giáo Hoàng sẽ mang lại hy vọng mới cho người dân Việt Nam. Tôi hy vọng rằng Tòa Thánh có thể giúp đỡ dân Chúa tại Việt Nam chiếu tỏa sự thật và tình yêu của Chúa Kitô, kiên trì thông qua đối thoại và thông qua hợp tác với tất cả mọi công dân: giáo viên, trí thức, người giàu, người nghèo, chính quyền dân sự và các thành viên của các tôn giáo khác. Điều này sẽ mở đường cho nhân dân Việt Nam khắc phục những hạn chế và những xung đột, khủng hoảng, bất bình và bất công, để đảm bảo sự ổn định và phồn vinh cho đất nước. Tôi nghĩ rằng mỗi quốc gia và mỗi dân tộc cần ánh sáng của sự thật và tình yêu cho cuộc sống của chính mình và để phát triển bền vững.
(Nguồn: http://www.fides.org/aree/news/newsdet.php?idnews=28365&lan=eng)
ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn trả lời Tom Fox, chủ bút National Catholic Reporter
+ ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn
12:01 21/02/2011
WGPSG – Vừa qua, ông Tom Fox, chủ bút của tờ National Catholic Repoter, một tờ báo Công giáo độc lập hàng đầu ở Hoa Kỳ, đã có cuộc phỏng vấn với Đức Hồng y Gioan B. Phạm Minh Mẫn với 10 câu hỏi như sau:
1. Tôi nghe nói Giáo Hội tại Tổng giáo phận TP.HCM đang trên đà tăng trưởng mạnh nhất. Những con số cụ thể ra sao? Giáo Hội tăng trưởng như thế nào? Xin Ngài cho biết lý do.
2. Ngài cảm thấy đâu là những thách đố lớn nhất của ngài trong tư cách là người lãnh đạo Tổng giáo phận TP.HCM?
3. Mỗi năm có bao nhiêu linh mục được phong chức? Có bao nhiêu chủng sinh trong Chủng viện chờ được phong chức?
4. Có bao nhiêu nữ tu tuyên khấn? Con số này có bị chính quyền giới hạn không?
5. Tôi nghe nói việc đào tạo tu sĩ đang có vấn đề. Xin ngài giải thích.
6. Tôi nghe nói hiện nay tỉ lệ phá thai ở Việt Nam rất cao. Con số cụ thể là bao nhiêu? Giáo Hội làm gì để hạ thấp tỉ lệ này?
7. Việc bổ nhiệm giám mục có sự thỏa thuận với chính quyền diễn tiến ra sao? Các điều thỏa thuận này là gì?
8. Ngài từng nói việc đào tạo giáo dân và người lãnh đạo là một mục tiêu lớn. Việc này tiến triển ra sao?
9. Xin Ngài cho biết quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà nước như thế nào? Quan hệ này đã thay đổi ra sao? Liệu vẫn còn sự khác biệt giữa miền Bắc với miền Nam trong cách Giáo Hội tiếp xúc với Nhà nước?
10. Có thể Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Việt Nam trong hai, ba năm nữa không?
Và Đức Hồng y đã trả lời:
1. Về sự tăng trưởng của gia đình giáo phận
– Những con số:
– Lý do tăng trưởng: (1) số sinh cao hơn số tử; (2) hằng năm có từ 5 đến 7 ngàn người lớn nhập đạo; (3) có một số di dân công giáo nhập cư...
– Nguyên nhân sâu xa: (1) Thiên Chúa thương gieo nhiều hạt giống kitô hữu trên thửa đất mà các tiền nhân đã khai hoang, (2) máu đào của các chứng nhân đức tin đã đổ ra vun tưới cho thửa đất trở nên phì nhiêu; (3) lòng đạo cùng đời sống cầu nguyện và lòng bác ái hy sinh, quảng đại cống hiến của nhiều gia đình công giáo, của nhiều cộng đoàn tín hữu, đã vun phân tưới nước cho hạt giống phát triển và đơm bông kết trái như ngày nay.
2. Thách đố hôm nay
Với truyền thống lâu đời nay đã thành khung nếp xơ chai, gia đình giáo phận hôm nay phải đáp lại lời Đại Hội Dân Chúa trong Năm Thánh 2010 kêu gọi đổi mới và mở rộng sự hiệp thông trong Giáo Hội Chúa Kitô, cho dân Chúa Việt Nam hoà nhập vào đời sống xã hội, và loan báo Tin Mừng Sự Sống, Tin Mừng Tình Thương của Ngài trong thế giới toàn cầu hoá hôm nay.
3. Về đào tạo linh mục
Từ năm 2007, tôi không còn phải xin phép cho việc nhận ứng sinh linh mục mới, cho việc phong chức linh mục, cho việc thuyên chuyển linh mục trong giáo phận. Trước thì 2 năm chiêu sinh 20 người, nay thì hằng năm 20 người. Hiện nay, còn gần 300 bạn trẻ trong Thành phố nầy đang xếp hàng chờ ngày được nhận vào Đại Chủng viện. Trong những năm tới, con số ứng sinh linh mục sẽ là 140 cho Saigon, và 140 cho Phú Cường và Mỹ Tho, tổng cộng là 280 tu học chung trong Đại Chủng Viện Saigon. Trong 12 năm qua, mỗi năm có 10 tân linh mục. Sau 4 năm nữa, hy vọng con số sẽ là gần 20 mỗi năm.
4. Về tu sĩ
Cũng từ 4 năm nay, tu sĩ nam nữ không còn phải xin phép để nhập tu. Trong 12 năm nay, số linh mục dòng tăng lên từ 169 lên 327, số tu sĩ nam nữ từ 2.655 lên 4.754. Chưa kể đến số nhập tu vào trên 50 tu hội ngoài Việt Nam.
5. Về vấn đề đào tạo nhân sự
Hiện nay trong giáo phận có đến 10 học viện lo việc huấn luyện nam nữ tu sĩ. Nói chung, giới tu sĩ cũng như linh mục và giáo dân, cần thoát ra khỏi khung nếp tự vệ xưa nay để tồn tại, để cùng nhau bước theo Chúa Kitô trên con đường vừa hội nhập và dấn thân phục vụ cho Tin Mừng Chúa Kitô và sự sống con người, vừa yêu thương tới cùng và hiến thân vì sự sống mới và sự hiệp nhất gia đình nhân loại trong thế giới toàn cầu hoá hôm nay.
6. Về nạn phá thai
Cách đây 10 năm. tôi có nêu vấn đề cho mọi người: theo các phương tiện truyền thông, hằng năm có trên hai triệu vụ phá thai. Tệ nạn đó đi ngược lại truyền thống đạo lý và văn hoá của dân tộc, và rồi sẽ đưa tương lai của cộng đồng dân tộc đi về đâu...? Sau đó thì giới hữu trách có lưu tâm đến vấn đề, có công khai cảnh báo về tai hoạ đó. Đồng thời có những tổ chức công giáo và không công giáo tìm nhiều cách giúp đỡ nhiều phụ nữ thoát ra khỏi tệ nạn đó. Nhưng nay thì phát sinh một tệ nạn khác, là ngày càng có nhiều trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Đến nay cũng có những tổ chức đạo đời lo khắc phục những hậu quả tệ hại của lối sống văn hoá sự chết. Nhưng chưa có cách vận động mọi thành phần trong xã hội chung lòng chung sức vun đắp lối sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Sau Đại Hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010, tôi có bức thư ngỏ kêu gọi mọi người quan tâm đến công việc đó, nhằm mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho thế hệ trẻ hôm nay.
7. Về bổ nhiệm giám mục
Thông thường, các giám mục đề xuất danh sách ứng viên và gởi cho Vatican. Vatican chọn người và gởi tên cho chính phủ Việt Nam có ý kiến. Sau đó Vatican công bố việc bổ nhiệm. Nói chung thì đến nay, bên cạnh nhiều trường hợp không có trở ngại, có vài trường hợp có gặp khó khăn. Thế nhưng Vatican cũng đã vượt qua.
8. Huấn luyện giáo dân
Trong gần 30 năm sau 1975, người giáo dân không có cơ hội mở rộng và nâng cao kiến thức đức tin và mục vụ. Trung Tâm Mục Vụ và Học viện Mục Vụ của giáo phận được hình thành từ năm 2004 nhằm đáp ứng nhu cầu đó, đặc biệt cho các tổ chức mục vụ giáo xứ, (gồm trên 5.000 thành viên Hội Đồng Giáo Xứ, trên 5.000 giáo lý viên, và nhiều thành viên của 900 ca đoàn thuộc 200 giáo xứ trong giáo phận), và 25 tổ chức tông đồ giáo dân. Hằng năm có trên 6.000 lượt người qua những khoá, những lớp huấn luyện tại Trung Tâm Mục Vụ giáo phận, giúp cho giáo dân phát huy khả năng tham gia vào công cuộc xây dựng Giáo Hội, đổi mới đời sống đạo, và đáp ứng những nhu cầu mục vụ mới phát sinh. Ngoài ra cũng đã hình thành đến nay là 15 tổ chức mục vụ giáo phận, đáp ứng những nhu cầu mục vụ chuyên ngành: Thiếu Nhi, Giới Trẻ, Gia Đình, Di Dân, Giáo Lý, Ơn Gọi, Phụng Tự, Thánh Nhạc, Truyền Giáo, Caritas, Truyền Thông, Văn Hoá Công Giáo, Giáo dục Công Giáo, Đối Thoại Liên Tôn, Công Lý và Hoà Bình.
9. Bang giao giữa Giáo Hội và Nhà Nước
Hai lần đi Ad Limina, các Giám Mục Việt Nam đều được 2 vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Bênêđitô XVI nhắc nhở: Giáo Hội cần kiên trì trên con đường đối thoại và hợp tác với mọi thành phần trong xã hội, với cả Nhà Nước, nhằm phục vụ cho Tin Mừng, cho sự sống con người, cho sự phát triển vững bền của đất nước. Hoàn cảnh văn hoá và lịch sử, kinh tế và chính trị Bắc Nam có khác nhau, nên có sự khác biệt trong suy nghĩ cũng như trong ứng xử là lẽ thông thường. Hy vọng qua công cuộc từng bước xây dựng hiệp thông trong Giáo Hội, những khác biệt đó sẽ giảm dần.
10. Việc Đức Giáo Hoàng viếng thăm Việt Nam
Tôi bày tỏ niềm hy vọng này ít là 2 lần. Lần I với Đức Gioan Phaolô II: nhân dân Việt Nam sẽ rất vui mừng đón tiếp Đức Thánh Cha ở Việt Nam. Ngài hỏi tôi, còn người cộng sản và Trung Quốc thì sao...? Lần II với Đức Bênêđitô XVI: Viếng thăm Việt Nam, Đức Thánh Cha sẽ đem lại sự ổn định và hy vọng cho nhiều dân tộc trong miền Đông Nam Á, như Ngài đã làm đối với miền Trung Đông. Ngài đưa 2 tay lên trời, mời gọi cầu nguyện và tìm ý Chúa Quan Phòng. Tôi không rõ Ngài muốn ám chỉ sức khoẻ của Ngài hay tình hình thế giới hôm nay? Hoặc cả hai?...
Toà Tổng Giám mục Thành phố HCM 17.2.2011
Hồng Y Tổng Giám mục
(Nguồn: http://www.tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20110219/8981)
1. Tôi nghe nói Giáo Hội tại Tổng giáo phận TP.HCM đang trên đà tăng trưởng mạnh nhất. Những con số cụ thể ra sao? Giáo Hội tăng trưởng như thế nào? Xin Ngài cho biết lý do.
2. Ngài cảm thấy đâu là những thách đố lớn nhất của ngài trong tư cách là người lãnh đạo Tổng giáo phận TP.HCM?
3. Mỗi năm có bao nhiêu linh mục được phong chức? Có bao nhiêu chủng sinh trong Chủng viện chờ được phong chức?
4. Có bao nhiêu nữ tu tuyên khấn? Con số này có bị chính quyền giới hạn không?
5. Tôi nghe nói việc đào tạo tu sĩ đang có vấn đề. Xin ngài giải thích.
6. Tôi nghe nói hiện nay tỉ lệ phá thai ở Việt Nam rất cao. Con số cụ thể là bao nhiêu? Giáo Hội làm gì để hạ thấp tỉ lệ này?
7. Việc bổ nhiệm giám mục có sự thỏa thuận với chính quyền diễn tiến ra sao? Các điều thỏa thuận này là gì?
8. Ngài từng nói việc đào tạo giáo dân và người lãnh đạo là một mục tiêu lớn. Việc này tiến triển ra sao?
9. Xin Ngài cho biết quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà nước như thế nào? Quan hệ này đã thay đổi ra sao? Liệu vẫn còn sự khác biệt giữa miền Bắc với miền Nam trong cách Giáo Hội tiếp xúc với Nhà nước?
10. Có thể Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Việt Nam trong hai, ba năm nữa không?
Và Đức Hồng y đã trả lời:
1. Về sự tăng trưởng của gia đình giáo phận
– Những con số:
– Lý do tăng trưởng: (1) số sinh cao hơn số tử; (2) hằng năm có từ 5 đến 7 ngàn người lớn nhập đạo; (3) có một số di dân công giáo nhập cư...
– Nguyên nhân sâu xa: (1) Thiên Chúa thương gieo nhiều hạt giống kitô hữu trên thửa đất mà các tiền nhân đã khai hoang, (2) máu đào của các chứng nhân đức tin đã đổ ra vun tưới cho thửa đất trở nên phì nhiêu; (3) lòng đạo cùng đời sống cầu nguyện và lòng bác ái hy sinh, quảng đại cống hiến của nhiều gia đình công giáo, của nhiều cộng đoàn tín hữu, đã vun phân tưới nước cho hạt giống phát triển và đơm bông kết trái như ngày nay.
2. Thách đố hôm nay
Với truyền thống lâu đời nay đã thành khung nếp xơ chai, gia đình giáo phận hôm nay phải đáp lại lời Đại Hội Dân Chúa trong Năm Thánh 2010 kêu gọi đổi mới và mở rộng sự hiệp thông trong Giáo Hội Chúa Kitô, cho dân Chúa Việt Nam hoà nhập vào đời sống xã hội, và loan báo Tin Mừng Sự Sống, Tin Mừng Tình Thương của Ngài trong thế giới toàn cầu hoá hôm nay.
3. Về đào tạo linh mục
Từ năm 2007, tôi không còn phải xin phép cho việc nhận ứng sinh linh mục mới, cho việc phong chức linh mục, cho việc thuyên chuyển linh mục trong giáo phận. Trước thì 2 năm chiêu sinh 20 người, nay thì hằng năm 20 người. Hiện nay, còn gần 300 bạn trẻ trong Thành phố nầy đang xếp hàng chờ ngày được nhận vào Đại Chủng viện. Trong những năm tới, con số ứng sinh linh mục sẽ là 140 cho Saigon, và 140 cho Phú Cường và Mỹ Tho, tổng cộng là 280 tu học chung trong Đại Chủng Viện Saigon. Trong 12 năm qua, mỗi năm có 10 tân linh mục. Sau 4 năm nữa, hy vọng con số sẽ là gần 20 mỗi năm.
4. Về tu sĩ
Cũng từ 4 năm nay, tu sĩ nam nữ không còn phải xin phép để nhập tu. Trong 12 năm nay, số linh mục dòng tăng lên từ 169 lên 327, số tu sĩ nam nữ từ 2.655 lên 4.754. Chưa kể đến số nhập tu vào trên 50 tu hội ngoài Việt Nam.
5. Về vấn đề đào tạo nhân sự
Hiện nay trong giáo phận có đến 10 học viện lo việc huấn luyện nam nữ tu sĩ. Nói chung, giới tu sĩ cũng như linh mục và giáo dân, cần thoát ra khỏi khung nếp tự vệ xưa nay để tồn tại, để cùng nhau bước theo Chúa Kitô trên con đường vừa hội nhập và dấn thân phục vụ cho Tin Mừng Chúa Kitô và sự sống con người, vừa yêu thương tới cùng và hiến thân vì sự sống mới và sự hiệp nhất gia đình nhân loại trong thế giới toàn cầu hoá hôm nay.
6. Về nạn phá thai
Cách đây 10 năm. tôi có nêu vấn đề cho mọi người: theo các phương tiện truyền thông, hằng năm có trên hai triệu vụ phá thai. Tệ nạn đó đi ngược lại truyền thống đạo lý và văn hoá của dân tộc, và rồi sẽ đưa tương lai của cộng đồng dân tộc đi về đâu...? Sau đó thì giới hữu trách có lưu tâm đến vấn đề, có công khai cảnh báo về tai hoạ đó. Đồng thời có những tổ chức công giáo và không công giáo tìm nhiều cách giúp đỡ nhiều phụ nữ thoát ra khỏi tệ nạn đó. Nhưng nay thì phát sinh một tệ nạn khác, là ngày càng có nhiều trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Đến nay cũng có những tổ chức đạo đời lo khắc phục những hậu quả tệ hại của lối sống văn hoá sự chết. Nhưng chưa có cách vận động mọi thành phần trong xã hội chung lòng chung sức vun đắp lối sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Sau Đại Hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010, tôi có bức thư ngỏ kêu gọi mọi người quan tâm đến công việc đó, nhằm mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho thế hệ trẻ hôm nay.
7. Về bổ nhiệm giám mục
Thông thường, các giám mục đề xuất danh sách ứng viên và gởi cho Vatican. Vatican chọn người và gởi tên cho chính phủ Việt Nam có ý kiến. Sau đó Vatican công bố việc bổ nhiệm. Nói chung thì đến nay, bên cạnh nhiều trường hợp không có trở ngại, có vài trường hợp có gặp khó khăn. Thế nhưng Vatican cũng đã vượt qua.
8. Huấn luyện giáo dân
Trong gần 30 năm sau 1975, người giáo dân không có cơ hội mở rộng và nâng cao kiến thức đức tin và mục vụ. Trung Tâm Mục Vụ và Học viện Mục Vụ của giáo phận được hình thành từ năm 2004 nhằm đáp ứng nhu cầu đó, đặc biệt cho các tổ chức mục vụ giáo xứ, (gồm trên 5.000 thành viên Hội Đồng Giáo Xứ, trên 5.000 giáo lý viên, và nhiều thành viên của 900 ca đoàn thuộc 200 giáo xứ trong giáo phận), và 25 tổ chức tông đồ giáo dân. Hằng năm có trên 6.000 lượt người qua những khoá, những lớp huấn luyện tại Trung Tâm Mục Vụ giáo phận, giúp cho giáo dân phát huy khả năng tham gia vào công cuộc xây dựng Giáo Hội, đổi mới đời sống đạo, và đáp ứng những nhu cầu mục vụ mới phát sinh. Ngoài ra cũng đã hình thành đến nay là 15 tổ chức mục vụ giáo phận, đáp ứng những nhu cầu mục vụ chuyên ngành: Thiếu Nhi, Giới Trẻ, Gia Đình, Di Dân, Giáo Lý, Ơn Gọi, Phụng Tự, Thánh Nhạc, Truyền Giáo, Caritas, Truyền Thông, Văn Hoá Công Giáo, Giáo dục Công Giáo, Đối Thoại Liên Tôn, Công Lý và Hoà Bình.
9. Bang giao giữa Giáo Hội và Nhà Nước
Hai lần đi Ad Limina, các Giám Mục Việt Nam đều được 2 vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Bênêđitô XVI nhắc nhở: Giáo Hội cần kiên trì trên con đường đối thoại và hợp tác với mọi thành phần trong xã hội, với cả Nhà Nước, nhằm phục vụ cho Tin Mừng, cho sự sống con người, cho sự phát triển vững bền của đất nước. Hoàn cảnh văn hoá và lịch sử, kinh tế và chính trị Bắc Nam có khác nhau, nên có sự khác biệt trong suy nghĩ cũng như trong ứng xử là lẽ thông thường. Hy vọng qua công cuộc từng bước xây dựng hiệp thông trong Giáo Hội, những khác biệt đó sẽ giảm dần.
10. Việc Đức Giáo Hoàng viếng thăm Việt Nam
Tôi bày tỏ niềm hy vọng này ít là 2 lần. Lần I với Đức Gioan Phaolô II: nhân dân Việt Nam sẽ rất vui mừng đón tiếp Đức Thánh Cha ở Việt Nam. Ngài hỏi tôi, còn người cộng sản và Trung Quốc thì sao...? Lần II với Đức Bênêđitô XVI: Viếng thăm Việt Nam, Đức Thánh Cha sẽ đem lại sự ổn định và hy vọng cho nhiều dân tộc trong miền Đông Nam Á, như Ngài đã làm đối với miền Trung Đông. Ngài đưa 2 tay lên trời, mời gọi cầu nguyện và tìm ý Chúa Quan Phòng. Tôi không rõ Ngài muốn ám chỉ sức khoẻ của Ngài hay tình hình thế giới hôm nay? Hoặc cả hai?...
Toà Tổng Giám mục Thành phố HCM 17.2.2011
Hồng Y Tổng Giám mục
(Nguồn: http://www.tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20110219/8981)
Văn Hóa
Lá thư Canada: Để Có Hạnh Phúc
Trà Lũ
23:58 21/02/2011
Lá thư Canada: Để Có Hạnh Phúc
Tôi ở Canada đã lâu mà chưa bao giờ thấy tuyết rơi sớm như năm nay. Mới đầu tháng 12 đã tuyết. Tỉnh Brampton ngoại ô Toronto có đêm tuyết đã rơi xuống một thước rưỡi. Cả thành phố chìm trong biển tuyết. Sống ở Canada với tuyết rồi tôi mới hiểu hết ý nghĩa bài ca nổi tiếng White Christmas. Theo người Canada thì năm nào đi lễ đêm Giáng Sinh ở nhà thờ ra mà tuyết bắt đầu rơi thì năm đó rất hên. Năm nay tuyết đã đến qúa sớm, trước lễ Giáng Sinh nhiều ngày. Điềm gì đây? Anh Mike người hàng xóm da trắng đã bảo tôi: Không chừng sắp tận thế. Nhiều điềm lạ đang xảy ra, như đầu năm nay chim bay trên trời tự nhiên rơi xuống chết cả đàn, cá ngoài biển tấp vào bờ chết cả đống. Nhiều khoa học gia đã báo là năm 2012 trái đất sẽ rơi vào hố đen của vũ trụ. Các cụ ở xa miền tuyết lạnh này có tin như vậy không cơ?
Tôi thì không tin như vậy, làng An Hạ của tôi cũng không tin như vậy.
Ông Từ Hoè bảo cả làng: Tuyết rơi cũng như mưa bay gió thổi, khi sớm khi muộn, khi mạnh khi yếu, đó là việc trời đất xoay vần trong giải thiên hà mênh mông này. Nó phải như thế. Ngoài ra, trái đất là một kỳ công của Tạo Hóa, làm sao mà tan biến đi được. Vậy hãy vui và hưởng hạnh phúc trên giải đất thiên đàng thân yêu này. Ngay lúc này.
Bây giờ xin trình các cụ mấy chuyện trong dịp tết vừa qua. Chuyện đầu tiên là cuối tháng Giêng tây, Toronto đã có một hội tết Việt Nam truyền thồng rất lớn và rất thành công. Trời đang âm u đầy tuyết, đúng ngày hội chợ tự nhiên bầu trời sáng hẳn ra và ban trưa lại còn nắng vàng nữa. Khí trời đang băng giá - 20 C độ âm, hôm hội chợ tự nhiên ấm hẳn lên. Thế có phải là ông trời cưng dân VN không. Dân Việt ở miền Toronto có khoảng bốn chục ngàn người thế mà hơn mười hai ngàn người đã đến hội chợ. Đại diện các cấp chính quyền Canada, từ liên bang tới tiểu bang tới thành phố, đã tới dự lễ khai mạc. Vị nào cũng muốn lấy điểm với cộng đồng VN bằng cách xin lên diễn đàn chúc tết. Vị nào cũng cố gắng bập bẹ hai câu ‘ Kính chào qúy vị, Chúc mừng năm mới’. Cả một hội trường mênh mông chỗ nào cũng rộn rã tiếng cười và tiếng chào hỏi. Đoàn quân phóng viên báo chí quốc tế như nhìn thấy sự lạ nên chụp hình quay phim và phỏng vấn lia lịa.
Nơi tổ chức hội chợ mang tên International Centre, gần phi trường Toronto. Bên ngoài giá buốt bao nhiêu thì bên trong ấm áp bấy nhiêu. Cái xứ Canada này văn minh và tối tân thế đó. Chính giữa là một sân khấu vĩ đại,với bao nhiêu hàng ghế vây quanh, hai bên còn có nhiều sân khấu nhỏ cho các cuộc đố vui để học, tuyển lựa ca sĩ, bầu chọn người mẫu. Lại còn các gian hàng thực phẩm, thương mại, hội đoàn, tôn giáo. Đông người đến độ nhiều chỗ phải chen vai mà đi. Đúng là cảnh ‘áo quần như nêm’ mà Cụ Nguyễn Du ngày xưa đã nói tới khi cô Kiều đi dự hội xuân. Có 2 chương trình ca nhạc dài, nhiều ca sĩ từ Hoa Kỳ sang, đa số thuộc đoàn văn nghệ Paris By Night với 2 MC chuyên nghiệp Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
Tôi đi chung với ông Từ Hoè. Chen mãi mới tìm ra được hai ghế trống. Hai tiết mục văn nghệ mà chúng tôi thích nhất là hai màn đánh trống của Nhật Bản và Đại Hàn. Canada là xứ đa văn hóa, các cộng đồng các sắc dân sống với nhau rất hài hòa và thân ái. Năm nay cộng đồng Nhật Bản và Đại Hàn đã cử một số nghệ sĩ ưu tú của họ đến chúc tết và giúp vui văn nghệ. Các cụ đã bao giờ xem màn múa trống và đánh trống của Nhật Bản và Đại Hàn chưa? Thât là hay và đẹp tuiyệt vời. Không phải họ chỉ đánh trống tùng tùng như VN ta vẫn làm. Đánh trống văn nghệ của Nhật Bản và Đại Hàn khác lạ lắm. Nhanh chậm khác nhau, to nhỏ khác nhau, gõ mặt trống tang trống khác nhau, gõ trên gõ dưới khác nhau, vừa đánh trống vừa múa tay khác nhau. Lại còn kích thước trống khác nhau, cái to cái nhỏ, cái một mặt cái hai mặt. Nghệ sĩ Nhật Bản thì đứng yên tạì chỗ, nghệ sĩ Đại Hàn thì đi vòng tròn, đầu đội mũ có gắn giải lụa vàng. Giải lụa này biến thành những vòng tròn hư ảo theo nhịp trống, rất lạ mắt. Ông Từ Hoè vỗ tay khen hai màn trình diễn trống này liên tục. Ông bảo người VN mình chỉ biết đáng trống tùng tùng chứ chưa có bài bản. Ông bảo ông có xem màn biểu diễn đáng trống cuả lễ khai mạc Ngàn Năm Thăng Long ở Hà Nội năm vừa qua. Hoành tráng và nhịp nhàng thì có, tùng tùng cắc cắc thì có, nhưng âm điệu và nghệ thuật thì chưa. Xin ông tổ âm nhạc VN phù hộ chúng con.
Sau các màn văn nghệ, chúng tôi còn kéo nhau tham quan một vòng các gian hàng. Đẹp nhất là các gian hàng thực phẩm và nghệ thuật ba miền, các thiếu nữ bận áo ba miền, bán đặc sản ba miền sao mà đẹp thế và dễ thương thế. Các phóng viên đua nhau chụp ảnh tới tấp.
Ban tổ chức cho biết hội chợ thành công tốt đẹp như thế này là do các các thiện nguyện viên mà đa số là giới trẻ. Đây là một điểm son, rất đáng mừng. Các em đâu có mất gốc, các em chính là sức sống của cộng đồng, là tương lai của cộng đồng. Hai con chim đầu đàn của Hội Tết này là BS Nguyễn Hoành Khôi và Anh Nguyễn Văn Trường Quang, hai vị trung niên đầy nhiệt huyết và tài năng. Ông Từ Hoè xem xong hội tết thì tỏ ra khâm phục dân Việt ở Toronto qúa chừng. Ông bảo đúng là giải đất Tổ Rồng To.
Xin tạm ngưng chuyện hội tết để trình các cụ chuyện thời sự khác. Chuyện đầu tiên là chuyện đồng đô la Canada hiện có mệnh giá cao hơn đồng Mỹ kim. Theo các nhà kinh tế thì trong năm 2011 này, tiền Canada sẽ luôn luôn ở trên tiền Mỹ. Dân Canada đang đua nhau sang Mỹ du lịch và mua hàng. Dân chúng thì vui nhưng các nhà sản xuất thì lo vì khó bán hàng.
Tin thứ hai là Canada đã chính thức mời bà Aung San Sui Ky vị nữ anh thư Miến Điện sang thăm Canada. Cách đây mấy năm Canada đã tặng bà danh hiệu ‘ Công Dân Danh Dự’. Nay Canada muốn bà sang dể được chính thức tôn vinh bà, và đê được nghe bà nói chuyện. Bà sẽ là ngọn đuốc soi đường dân chủ cho mọi người. Hiện chưa biết bà có nhận lời hay không vì đất nước Miến Điện đang cần bà từng ngày. Việc mời này làm tôi nhớ tới việc Đại Sứ Canada tại VN mời LM Nguyễn Văn Lý sang Canada chữa bệnh, mà LM Lý đã từ chối. Đất nước Canada này có lòng tốt qúa chứ.
Tin thứ ba là Canada đã nhận lời tổ chức Thế Vận Hội Liên Mỹ, Pan Am Games, vào năm 2015 tại Toronto. Còn những 5 năm nữa thế mà bây giờ ban tổ chức đã bắt đầu ráo riết chuẩn bị. Toronto sẽ cho xây một hệ thấng hồ bơi thật lớn cho các cuộc thi dưới nước, và xây thêm rất nhiều sân vận động. Ngân quỹ dự trù ban đầu là 47 triệu, nay đã tăng lên 80 triệu. Con số này chắc sẽ còn tăng lên nhiều nữa. Chắc Canada sẽ tiếp tục gât đầu, xứ này là xứ thể thao nên không ngại tốn kém. Các cụ còn nhớ Thế Vận Hội mùa đông năm vừa qua ở Canada chứ? Sơ sơ tốn có hai tỷ đồng. Các cụ phương xa nhớ ghi năm 2015 vào lịch nha, vừa cho chính các cụ vừa cho con cháu các cụ.
Tin tiếp theo là tin Canada đã đồng ý bán thịt hải cẩu cho Trung Quốc. Canada là nơi ba bề giáp ba đại dương lớn, và là nơi đại gia đình họ nhà hải cầu cư trú và sinh sôi nảy nở nhiều vô cùng. Theo ước tính thì hiện nay ở bờ Thái Bình Dương, Đại Tây Dưong và Bắc Băng Dương, dân số hải cẩu có vào khoảng một triệu con. Thực phẩm của một triệu con hải cẩu này là cá. Các cụ thử làm một bài tính mà coi, một ngày các vị chó biển này xơi hết bao nhiêu cá, rồi nhân con số này lên cho một năm. Ngư nghiệp Canada cũng cần có cá để đánh bắt chứ. Cho nên Canada đã cho phép dân đánh cá mỗi năm được giết 250.000 con chó biển này. Việc đánh bắt thường giao cho các người Da Đỏ thực hiện. Người anh em Da Đỏ của chúng ta thường dùng những dụng cụ thô sơ truyền thống ngày xưa giết hải cẩu. Máu đỏ hải cẩu chảy đầy trên tuyết trắng. Cảnh này đập vào mắt thế giới qua các phóng viên. Thế là Hội Bảo Vệ Súc Vật bên Âu Châu làm ầm lên. To tiếng nhất là cụ già kiều nữ Brigitte Bardot. Và Âu Châu đã tẩy chay sản phẩm hải cẩu của Canada. Ngày xưa áo da, găng tay, giày dép, thắt lưng loại đẹp nhất bán ở Âu Châu đều làm bằng da hải cẩu. Nay thị trường da hải cẩu Canada bị khưng lại.
Tôi có đem việc này trao đổi với anh Mike hàng xóm của tôi. Anh Mike vừa cười vừa nói: Sức mấy mà ông tây bà đầm bên Âu Châu chê được các sản phẩm này. Vẫn bán được đó nhưng là phải bán lén. Các cụ bên Âu Châu coi lại xem sắc tay, thất lưng, áo choàng trong gia dình các cụ, dám làm bằng da hải cẩu Canada đấy nha.
Âu Châu phản đối và tẩy chay thì mặc Âu Châu, Canada vẫn cho giết hải cẩu, giết để bảo vệ ngư nghiệp. Da hải cẩu không bán công khai được thì bán chợ đen bán lén, bán ở Á Châu, Úc Châu, Nam Mỹ châu.
Đó là phần da. Còn thịt hải cẩu thì sao? Theo các nhà nghiên cứu về thực phẩm thì thịt hải cẩu rất bổ dưỡng và ít mỡ. Xưa nay Canada chỉ lọc lấy da còn thịt thì đổ xuống biển, thật là phí của trời. Ông Tàu đã nhìn thấy kho thịt vĩ đại này và đã đề nghi mua. Được qúa chứ. Canada bán liền. Nghe nói các thủ tục mua bán đang trên bàn hội nghị. Tôi còn nghe nói là Ông Nhật và ông Đại Hàn cũng đang đề nghị mua thịt hải cẩu của Canada.
Ôn Từ Hoè nghe chuyện hải cẩu xong thì cười ha hả. Ông bảo chắc ông sẽ đăng báo tìm con cháu nhà thuốc Võ Văn Vân ở Saigon. Khi xưa Saigon đầy quảng cáo của Nhà Thuốc Võ Văn Vân “ Tam Tinh hải cẩu bổ thận hoàn: Đây là loại thuốc bổ dương, ông nào rũ liệt, xài thuốc này một hộp là lấy lại phong độ ngay, cam đoan hiệu nghiệm hơn cao hổ cốt và sâm nhung”. Ông Từ Hoè đi vào chi tiết: Ngày xưa ở Saigon làm chó gì có hải cẩu. Cụ Võ Văn Vân mua cái ngầu pín của hải cẩu ở đâu, từ nước nào ? Cái mà cụ dùng để bào chế rõ ràng là đồ giả, rõ ràng là quảng cáo loè thiên hạ.
Ông ODP ngồi nghe ông Từ Hoè diễn nghĩa và luận về hải cẩu thì ra chiều thích thú. Ông gật gù cái đầu rồi góp ý: Ngày xưa Cụ Võ Văn Vân không hề có cái món qúy đó, còn bây giờ Canada ê hề, mỗi năm giết mấy trăm ngàn con hải cẩu và đổ xuống biển mấy trăm ngàn cái ấy. Tại sao ta không xin với Canada cho ta thầu cái món này. Có trong tay rồi thì ta bào chế. Bây giờ nếu có con cháu cụ Võ Văn Vân góp sức thì cam đoan thuốc của ta sẽ đánh bại xuân dược Viagara.
Cả làng tôi nghe hai đại nhân Từ Hoè và ODP bàn về phương thuốc cứu nhân độ thế, giúp cho bao nhiêu ông chồng lấy lại phong độ để xây lại hạnh phúc gia đình, ai cũng gật gù và cũng muốn làng An Hạ chúng tôi lập ngay công ty dược phẩm bác ái này. Các nhà quân tử trong làng tôi sẽ nghiên cứu về cách chế biến thuốc, rồi lập nhà máy bào chế. Tên thuốc và tên công ty chưa bàn lúc này. Các cụ phương xa muốn chung vốn lập công ty này xin liên lạc ngay với làng chúng tôi. Ai biết con cháu cụ Võ Văn Vân ở đâu, xin mách cho ông Từ Hoè hay ông ODP để hai ông mời họ làm cố vấn.
Chị Ba Biên Hòa nghe các nhà quân tử trong làng bàn việc dùng ngầu pín của hải cẩu Canada chế ra thuốc viên thì không nói gì. Để cho làng ngưng nói về việc chế ‘bổ thận hoàn’, chi Ba xin góp thêm ý:
Từ đầu đến giờ tôi chỉ nghe các bạn nói đến việc chế ra thuốc viên. Tại sao ta không nghĩ tới việc chế ra món ăn. Hiện giờ trên thị trường ăn uống tôi thấy món được ưa thích nhất hiện nay là món lẩu. Đã có lẩu dê, lẩu bò, tại sao ta không nghĩ ra lẩu pín hải cẩu? Thuốc viên thì ít ra phải uống xong một hộp mới thấy hiệu nghiệm, còn lẩu thì chỉ nhậu một lẩu là công hiệu liền. Các bạn nghĩ sao?
Nghe có lý qúa chứ, phải không các cụ. Các nhà quân tử trong làng đã phân công như sau: Ông Từ Hoè, sau tết về lại miền tây, sẽ liên hệ với ngành ngư nghiệp đặc trách hải cẩu ở miền Thái Bình Dương để tìm mua pín của hải cẩu. Ông ODP sẽ nghiên cứu việc này ở miền Đại Tây Dương. Anh H.O. đã giơ tay xung phong lên miền Bắc Cực liên hệ với các bộ lạc Da Đỏ. Các cụ có thấy tương lai của làng tôi trong năm Mão này huy hoàng chưa? Hải cẩu muôn năm!
Bây giờ xin kể chuyện trong làng. Thấm thoát ông Từ Hoè về làng ăn tết đã hơn hai tuần. Hôm hạ nêu ở nhà cụ Chánh, chúng tôi đã làm một bữa tiêc tiển ông. Thực đơn bữa ăn này do ông Từ Hoè chọn. Chắc các cụ cũng chả đoán được đâu. Tôi thân với ông Từ Hoè như thế mà cũng chịu. Ông đòi ăn mấy món dân giả gốc Bắc Kỳ ngày xưa. Đó là canh rau đay nấu cua, cà pháo, dưa chua, thịt heo đông, gà kho, rau muống xào thịt bò, cơm trắng Nàng Hương. Tráng miệng là bánh chưng nướng chấm mật. Các cụ có thích món này không cơ. Ngon lắm các cụ ạ. Bánh chưng ngày tết nhà ai mà chả có. Qua tết rồi, ta đem đồng bánh chưng bị bỏ quên trong tủ lạnh ra nướng bỏ lò. Đồng bánh vàng cháy thơm lừng. Mời cụ xơi với mật nha. Bánh chưng chấm mật ăn thật là ngon, cha ông cha đã bảo thế.Vừa xơi bánh chưng nóng, vừa nhâm nhi ngụm trà xanh Thái Nguyên hay hớp cà phê Trung Nguyên, cam đoan cụ sẽ thấy đời đẹp vô cùng và biết ơn Thượng Đế vô cùng.
Tạ ơn Thượng Đế về những ơn lành này, những ơn nghe qua tưởng là nhỏ, nhưng nghĩ lại thì thấy là những ơn rất lớn. Cụ Chánh đem ngay sách của Mục Sư Phan Thanh Bình ra đọc, cụ đọc đoạn nói về cái ‘sướng’, trang 28. À, mà các cụ đã mua sách này chưa? Hình như tôi có giới thiệu cuốn này rồi mà. Ông mục sư này là nhà văn. Lời nào của ông cũng đem lại sự an bình, đúng y như tên của ông, một cụ già 75 đầy kinh nghiệm sống đạo. Mỗi tối trước khi ngủ, tôi thường đọc một đọan. Đây là thuốc ngủ thần tiên. Ông đã viết nhiều sách. Cuốn mới nhất ra đầu năm nay: ĐỜI TA giá 15 mỹ kim ( Rev Phan Thanh Bình, 660 S. Third St, El Cajon, CA 92019, USA).
Đọc xong đoạn nói về cái sướng trong sách, cụ Chánh nói với cả làng: Lão cầu cho làng ta cả năm được vui được sướng. Giọng cụ có lẽ lây MS Bình: Giàu có mà làm chi, danh vọng mà làm chi nếu lòng ta không được an vui sung sướng. Rồi thấy nét mặt cả làng có vẻ nghiêm trang như đang nghe giảng ở nhà thờ, cụ cười xoà: Thôi, lão không giảng đạo nữa. Xin trả lại tiếng cười cho cả làng. Mời anh John kể chuyện.
Anh John trả lời là vì mải nghe cu Chánh giảng đạo nên chưa sẵn sàng. Anh xin Ông Từ Hoè lên diễn đàn. Cái ông họ Từ này quả là giỏi. Ông giao hẹn bây giờ đang mùa tết, các diễn giả phải được nói thả giàn nha. Rồi ông vào chuyện. Ông luận rằng năm nay là năm con mèo. Họ nhà mèo lớn lắm. Miêu tộc gồm cả hổ báo. Theo các gia phả ngày xưa để lại thì gia đình nào hầu như cũng có ít nhiều liên hệ với miêu tộc.
Nói đến đây rồi ông Từ Hoè vừa cười hà hà vưa nhâm nhi ngụm trà. Chị Ba Biên Hòa sốt ruột liền lên tiếng: Sao bác nhập đề năm mèo dài qúa và cao siêu qúa. Xin bác vào chính đề ngay và nói thấp xuống, nói đơn sơ cho chị em chúng tôi hiểu.
Ông Từ Hoè lại cười hà hà nữa rồi mới nói: Tôi nói mỗi gia đình đều có lien hệ về miêu tộc là có ý nói nhà nào cũng thường có con cọp và con mèo. Ông chồng đa số có máu dê nên thường có bồ nhí, tức là có mèo. Bà vợ tự nhiên hoá ra dữ như cọp. Đó, rõ chưa, nhà nào cũng có mèo có cọp là thế.
Nghe đến đây, ông bồ chữ ODP liền giơ tay góp ý. Ông cũng vừa nói vừa cười. Rằng tôi mới đọc xong bản tin một hội nghị các nhà quân tử thế giới bàn về sự hòa bình trong gia đình. Hội nghị đã khuyến cáo các bà vợ nên thay đổi thái độ và hành động để bảo tồn hạnh phúc gia đình Nhân năm mèo, hội nghị đã so sánh con mèo và con cọp, như sau:
- Mèo không bao giờ cáu gắt và quát tháo ầm ĩ, mà luôn luôn dịu dàng, giọng meo meo nghe rất dễ thương
- Mèo bao giờ cũng sạch sẽ thơm tho còn cọp trong nhà thường đầu bù tóc rối
- Mèo ưa cho vuốt ve còn cọp thì chớ hề
- Mèo ăn uống nhỏ nhẹ và ăn nói từ tốn chứ không giảng bài và phán xét ngay trong bữa ăn như cọp
- Mèo biết vâng lời, nhịn nhục chứ không như cọp luôn đòi thống trị
- Mèo luôn ca tụng chứ không bao giờ làm mất mặt chồng trưóc đám đông như cọp
- Mèo nếu lỡ tay cào cấu thì đó là dấu vết của yêu đương chứ cọp mà đã cào cấu thì chỉ có từ chết đến trọng thương.
Cụ B.95 nghe đến đây xong thì phát biểu: Thế các bác có ý ám chỉ phe nữ chúng tôi là cọp cái hung dữ hết à? Hai đại nhân Từ Hoè và ODP chưa kịp trả lời thì Anh H.O. đã góp ý ngay: Hai bác nói các chuyện liên hệ tới năm mèo mà nói cao xa qúa. Vậy xin để chuyện mèo với cọp này bàn về sau. Bây giờ tôi xin kể chuyện thời sự còn nóng hổi.Tôi mới đọc được một tin thời sự vừa xảy ra ở VN, nghe rất tiếu lâm mà lại có thực, lại xảy ra ngay ở đất Thăng Long của cụ B.95 đây. Đó là chuyện một cặp vợ chồng trẻ nhà quê, chồng tên Đức vợ tên Hoa. Hai vợ chồng sống ở nhà quê, làm ngày nào xào ngày đó. Nghe tin ở thủ đô dễ kiếm việc nên anh Đức cho vợ lên Hà Nội. Chị Hoa đã xin được chân bán hàng ở chợ. Sau khi dành dụm được ít tiền, chị Hoa về quê đưa chồng ra thủ đô và giúp chồng hành nghề hớt tóc. Mọi sự đều tốt đẹp. Chi Hoa muốn tiến lên bước nữa, chị đi học may. Chị có nhan sắc và thông minh nên đã lọt mắt chủ trường. Cái anh chủ trường này đã bỏ bùa và hút được hồn của chị. Chị thường bỏ bê anh chồng gốc nhà quê mà đi về với anh chủ trường dê xồm. Máu ghen của anh Đức đã sôi lên. Một đêm anh rình mò và lẻn được vào nhà anh chủ trường. Đợi khi chúng nó vừa làm tình xong thì anh ra tay. Anh đã thủ sẵn cuộn giây thừng và con giao phay. Anh trói gô tên chủ trường vào chân giường và đã dùng con giao phay sắc bén xẻo luôn cả ổ đại bác. Anh biết rằng các bác sĩ có thể khâu may súng lại, nên khi xẻo xong thì anh băm nát khẩu súng này. Hàng xóm thấy la hét kéo đến thì mọi sự đã xong, mọi chuyện tiếp cứu trở thành vô vọng. Sau đó, anh chồng tên Đức tự đến đồn cảnh sát nộp mình và khai mình đã hủy khí giới của tên dê xồm vì tên này đã dám biến vợ anh thành mèo của hắn.
Nghe xong câu chuyện, phe các bà đều lên tiếng là đáng đời cái lão dê xồm. Không một ai bình luận về con mèo, không biết số phận nó sẽ ra sao. Cũng không có ai thắc mắc là cái lão dê xồm bây giờ mất hết khí giới của đàn ông thì sẽ ra sao. Hăn có biết sang Tháí Lan biến giống, từ nam nhân ra tiên nữ hay không.
Bà cụ B.95 quay vào thần tượng John. Cụ bảo: Xin anh cho tôi nghe chuyện tết của anh đi. Anh John này thông minh vô cùng, anh hiểu được ý cụ. Anh nói là tết con Mèo đã qua, anh không nói chuyện mèo bốn chân hay hai chân nữa. Anh xin kể câu chuyện anh mới đọc được và anh rất thích. Anh chưa hề gặp trong văn chương tiếng Anh hay tiếng Pháp có chuyện nào hay như vậy. Đây là chuyện Việt Nam nhưng tác giả đã lấy nhân vật nổi tiếng trong chuyện Tàu để diễn xuất. Thật tài tình hết sức. Chuyện mang thông điệp ‘ Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn?’ Chuyện như thế này: mẹ và vợ té xuống sông một lúc, bạn chỉ có thể cứu được một người, bạn sẽ cứu ai? Ta hãy nghe lập luận và hành động của những nhân vật lớn bên Tàu, như sau:
- Mạnh Tử: Bố chết từ khi ta còn rất nhỏ, mẹ ta tần tảo nuôi ta vô cùng khó nhọc,
ba lần dọn nhà để tránh cho ta các ảnh hưởng xấu, dành món ngon cho ta ăn, chọn áo đẹp mua cho ta mặc, lúc nào cũng giúp ta ngẩng cao đầu nhìn thiên hạ. Vợ chết thì lấy vợ khác, mẹ chết làm gì có mẹ nữa. Mẹ ơi, con sẽ cứu mẹ. Nói xong Mạnh Tử nhảy ùm xuống sông cứu mẹ.
- Chu U Vương: Ta sẽ cứu vợ ta trước, bởi vì xưa nay khi ta đùa giỡn với nàng, tiếng cười của nàng làm ta thấy cả giang sơn này cũng như cả mạng sống này đều nhỏ bé và không còn ý nghĩa gì. Còn mẹ ta ư, lúc lập thái tử khi xưa, bà đã có ý định bỏ ta làm ta xém mất ngôi báu. Ta sẽ cứu nàng. Nói xong Chu U Vương nhảy ùm xuống sông cứu vợ.
- Lưu Bị: Anh em như thể chân tay, vợ con như áo mặc, áo rách có thể vá, chân tay gẫy không thể thay thế được. Chỉ cần Nhị Đệ và Tam đệ của ta không ngã xuống sông là được, những kẻ khác ta không cần để ý. Mẹ ơi, vợ ơi, các người chết thật đáng tiếc. Lưu Bị đứng trên bờ sông khóc mẹ và vợ thê thảm. Chỉ khóc mà thôi.
- Tào Tháo: Thà rằng ta phụ người chứ ta không để người phụ ta. mẹ ta hay vợ ta cũng thế thôi., chỉ cần ta không ngã xuống sông là được rồi. Nói xong, Tháo thong thả bước đi.
- Khuất Nguyên: Thế gian này u ám qúa, triều đại này hủ bại qúa, sống cũng chẳng có ý nghĩa gì, chi bằng chết cho trong sạch. Mẹ ơi, vợ ơi, ta cùng nhau chết nơi này. Nói xong, Khuất Nguyên vừa hát vừa nhảy ùm xuống sông mà chết.
- Trang Tử: Sinh về đâu và chết về đâu? Mẹ ta vợ ta chết cứ chết, chẳng qua chỉ là từ trạng thái hữu hình trở về trạng thái vô hình, có gì phải đau đớn, có gì phải xót thương. Chẳng cần phải cứu ai cả! Trang Tử ngồi xuống, vừa lấy tay gõ nhịp vừa hát, mắt nhìn mẹ và vợ chìm dần mà nét mặt rất thản nhiên.
- Vương Bột: Lòng bàn tay và mu bàn tay đều là thịt. Vợ là người ta yêu nhất, mẹ là người ta thuơng nhất, vậy phải làm sao bây giờ. Thôi thì ta cứ nhảy xuống sông, thấy ai gần thì cứu. Nói xong Vương Bột nhảy ùm xuống sông. Nhưng rồi Vương Bột cố ngoi lên khỏi mặt nước: Chết rồi! ta quên là ta không biềt bơi. Vương Bột vùng vẫy một hồi rồi từ từ chìm xuống.
Kể đến đây xong, anh John tuyên bố hết chuyện. Rồi anh đặt câu hỏi: Nếu là chúng ta thì chúng ta sẽ ứng xử ra sao đây? Chọn mẹ hay chọn vợ?
Cụ B.95 nghe câu chuyện này thì khen hay. Rồi cụ hỏi ngược lại chính anh: Nếu là anh thì anh chọn mẹ hay Chị Ba ? Anh John đáp ngay: Con chọn nhà con, vì mẹ con đã về với Chúa từ lâu rồi ạ.
Các cụ đã thấy cái anh con rể Canada này vừa lém lỉnh vừa thông minh chưa!
Chuyện làng tôi còn dài lắm, xin hẹn các cụ thư sau sẽ kể tiếp.
Vẩn còn trong tháng Giêng ăn tết, kinh chúc các cụ năm mới có sức khỏe tốt, cả thể xác cả tâm hồn, theo phương pháp của người Nhật, như sau:
- Ăn nhiều rau, bớt ăn thịt
- Ăn nhiều chất chua, bớt ăn mặn
- Ăn nhiều hoa quả, bớt ăn ngọt
- Uống nhiều sữa, bớt ăn các chất bột
- Năng đi bộ, bớt đi xe - Ngủ nhiều hơn, bớt phiền muộn
- Cười nhiều hơn, bớt nóng giận
- Làm nhiều hơn, nói ít hơn
- Giúp đỡ tha nhân nhiều hơn, bớt tích trữ và ham muốn
TRÀ LŨ
Tôi ở Canada đã lâu mà chưa bao giờ thấy tuyết rơi sớm như năm nay. Mới đầu tháng 12 đã tuyết. Tỉnh Brampton ngoại ô Toronto có đêm tuyết đã rơi xuống một thước rưỡi. Cả thành phố chìm trong biển tuyết. Sống ở Canada với tuyết rồi tôi mới hiểu hết ý nghĩa bài ca nổi tiếng White Christmas. Theo người Canada thì năm nào đi lễ đêm Giáng Sinh ở nhà thờ ra mà tuyết bắt đầu rơi thì năm đó rất hên. Năm nay tuyết đã đến qúa sớm, trước lễ Giáng Sinh nhiều ngày. Điềm gì đây? Anh Mike người hàng xóm da trắng đã bảo tôi: Không chừng sắp tận thế. Nhiều điềm lạ đang xảy ra, như đầu năm nay chim bay trên trời tự nhiên rơi xuống chết cả đàn, cá ngoài biển tấp vào bờ chết cả đống. Nhiều khoa học gia đã báo là năm 2012 trái đất sẽ rơi vào hố đen của vũ trụ. Các cụ ở xa miền tuyết lạnh này có tin như vậy không cơ?
Tôi thì không tin như vậy, làng An Hạ của tôi cũng không tin như vậy.
Ông Từ Hoè bảo cả làng: Tuyết rơi cũng như mưa bay gió thổi, khi sớm khi muộn, khi mạnh khi yếu, đó là việc trời đất xoay vần trong giải thiên hà mênh mông này. Nó phải như thế. Ngoài ra, trái đất là một kỳ công của Tạo Hóa, làm sao mà tan biến đi được. Vậy hãy vui và hưởng hạnh phúc trên giải đất thiên đàng thân yêu này. Ngay lúc này.
Bây giờ xin trình các cụ mấy chuyện trong dịp tết vừa qua. Chuyện đầu tiên là cuối tháng Giêng tây, Toronto đã có một hội tết Việt Nam truyền thồng rất lớn và rất thành công. Trời đang âm u đầy tuyết, đúng ngày hội chợ tự nhiên bầu trời sáng hẳn ra và ban trưa lại còn nắng vàng nữa. Khí trời đang băng giá - 20 C độ âm, hôm hội chợ tự nhiên ấm hẳn lên. Thế có phải là ông trời cưng dân VN không. Dân Việt ở miền Toronto có khoảng bốn chục ngàn người thế mà hơn mười hai ngàn người đã đến hội chợ. Đại diện các cấp chính quyền Canada, từ liên bang tới tiểu bang tới thành phố, đã tới dự lễ khai mạc. Vị nào cũng muốn lấy điểm với cộng đồng VN bằng cách xin lên diễn đàn chúc tết. Vị nào cũng cố gắng bập bẹ hai câu ‘ Kính chào qúy vị, Chúc mừng năm mới’. Cả một hội trường mênh mông chỗ nào cũng rộn rã tiếng cười và tiếng chào hỏi. Đoàn quân phóng viên báo chí quốc tế như nhìn thấy sự lạ nên chụp hình quay phim và phỏng vấn lia lịa.
Nơi tổ chức hội chợ mang tên International Centre, gần phi trường Toronto. Bên ngoài giá buốt bao nhiêu thì bên trong ấm áp bấy nhiêu. Cái xứ Canada này văn minh và tối tân thế đó. Chính giữa là một sân khấu vĩ đại,với bao nhiêu hàng ghế vây quanh, hai bên còn có nhiều sân khấu nhỏ cho các cuộc đố vui để học, tuyển lựa ca sĩ, bầu chọn người mẫu. Lại còn các gian hàng thực phẩm, thương mại, hội đoàn, tôn giáo. Đông người đến độ nhiều chỗ phải chen vai mà đi. Đúng là cảnh ‘áo quần như nêm’ mà Cụ Nguyễn Du ngày xưa đã nói tới khi cô Kiều đi dự hội xuân. Có 2 chương trình ca nhạc dài, nhiều ca sĩ từ Hoa Kỳ sang, đa số thuộc đoàn văn nghệ Paris By Night với 2 MC chuyên nghiệp Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
Tôi đi chung với ông Từ Hoè. Chen mãi mới tìm ra được hai ghế trống. Hai tiết mục văn nghệ mà chúng tôi thích nhất là hai màn đánh trống của Nhật Bản và Đại Hàn. Canada là xứ đa văn hóa, các cộng đồng các sắc dân sống với nhau rất hài hòa và thân ái. Năm nay cộng đồng Nhật Bản và Đại Hàn đã cử một số nghệ sĩ ưu tú của họ đến chúc tết và giúp vui văn nghệ. Các cụ đã bao giờ xem màn múa trống và đánh trống của Nhật Bản và Đại Hàn chưa? Thât là hay và đẹp tuiyệt vời. Không phải họ chỉ đánh trống tùng tùng như VN ta vẫn làm. Đánh trống văn nghệ của Nhật Bản và Đại Hàn khác lạ lắm. Nhanh chậm khác nhau, to nhỏ khác nhau, gõ mặt trống tang trống khác nhau, gõ trên gõ dưới khác nhau, vừa đánh trống vừa múa tay khác nhau. Lại còn kích thước trống khác nhau, cái to cái nhỏ, cái một mặt cái hai mặt. Nghệ sĩ Nhật Bản thì đứng yên tạì chỗ, nghệ sĩ Đại Hàn thì đi vòng tròn, đầu đội mũ có gắn giải lụa vàng. Giải lụa này biến thành những vòng tròn hư ảo theo nhịp trống, rất lạ mắt. Ông Từ Hoè vỗ tay khen hai màn trình diễn trống này liên tục. Ông bảo người VN mình chỉ biết đáng trống tùng tùng chứ chưa có bài bản. Ông bảo ông có xem màn biểu diễn đáng trống cuả lễ khai mạc Ngàn Năm Thăng Long ở Hà Nội năm vừa qua. Hoành tráng và nhịp nhàng thì có, tùng tùng cắc cắc thì có, nhưng âm điệu và nghệ thuật thì chưa. Xin ông tổ âm nhạc VN phù hộ chúng con.
Sau các màn văn nghệ, chúng tôi còn kéo nhau tham quan một vòng các gian hàng. Đẹp nhất là các gian hàng thực phẩm và nghệ thuật ba miền, các thiếu nữ bận áo ba miền, bán đặc sản ba miền sao mà đẹp thế và dễ thương thế. Các phóng viên đua nhau chụp ảnh tới tấp.
Ban tổ chức cho biết hội chợ thành công tốt đẹp như thế này là do các các thiện nguyện viên mà đa số là giới trẻ. Đây là một điểm son, rất đáng mừng. Các em đâu có mất gốc, các em chính là sức sống của cộng đồng, là tương lai của cộng đồng. Hai con chim đầu đàn của Hội Tết này là BS Nguyễn Hoành Khôi và Anh Nguyễn Văn Trường Quang, hai vị trung niên đầy nhiệt huyết và tài năng. Ông Từ Hoè xem xong hội tết thì tỏ ra khâm phục dân Việt ở Toronto qúa chừng. Ông bảo đúng là giải đất Tổ Rồng To.
Xin tạm ngưng chuyện hội tết để trình các cụ chuyện thời sự khác. Chuyện đầu tiên là chuyện đồng đô la Canada hiện có mệnh giá cao hơn đồng Mỹ kim. Theo các nhà kinh tế thì trong năm 2011 này, tiền Canada sẽ luôn luôn ở trên tiền Mỹ. Dân Canada đang đua nhau sang Mỹ du lịch và mua hàng. Dân chúng thì vui nhưng các nhà sản xuất thì lo vì khó bán hàng.
Tin thứ hai là Canada đã chính thức mời bà Aung San Sui Ky vị nữ anh thư Miến Điện sang thăm Canada. Cách đây mấy năm Canada đã tặng bà danh hiệu ‘ Công Dân Danh Dự’. Nay Canada muốn bà sang dể được chính thức tôn vinh bà, và đê được nghe bà nói chuyện. Bà sẽ là ngọn đuốc soi đường dân chủ cho mọi người. Hiện chưa biết bà có nhận lời hay không vì đất nước Miến Điện đang cần bà từng ngày. Việc mời này làm tôi nhớ tới việc Đại Sứ Canada tại VN mời LM Nguyễn Văn Lý sang Canada chữa bệnh, mà LM Lý đã từ chối. Đất nước Canada này có lòng tốt qúa chứ.
Tin thứ ba là Canada đã nhận lời tổ chức Thế Vận Hội Liên Mỹ, Pan Am Games, vào năm 2015 tại Toronto. Còn những 5 năm nữa thế mà bây giờ ban tổ chức đã bắt đầu ráo riết chuẩn bị. Toronto sẽ cho xây một hệ thấng hồ bơi thật lớn cho các cuộc thi dưới nước, và xây thêm rất nhiều sân vận động. Ngân quỹ dự trù ban đầu là 47 triệu, nay đã tăng lên 80 triệu. Con số này chắc sẽ còn tăng lên nhiều nữa. Chắc Canada sẽ tiếp tục gât đầu, xứ này là xứ thể thao nên không ngại tốn kém. Các cụ còn nhớ Thế Vận Hội mùa đông năm vừa qua ở Canada chứ? Sơ sơ tốn có hai tỷ đồng. Các cụ phương xa nhớ ghi năm 2015 vào lịch nha, vừa cho chính các cụ vừa cho con cháu các cụ.
Tin tiếp theo là tin Canada đã đồng ý bán thịt hải cẩu cho Trung Quốc. Canada là nơi ba bề giáp ba đại dương lớn, và là nơi đại gia đình họ nhà hải cầu cư trú và sinh sôi nảy nở nhiều vô cùng. Theo ước tính thì hiện nay ở bờ Thái Bình Dương, Đại Tây Dưong và Bắc Băng Dương, dân số hải cẩu có vào khoảng một triệu con. Thực phẩm của một triệu con hải cẩu này là cá. Các cụ thử làm một bài tính mà coi, một ngày các vị chó biển này xơi hết bao nhiêu cá, rồi nhân con số này lên cho một năm. Ngư nghiệp Canada cũng cần có cá để đánh bắt chứ. Cho nên Canada đã cho phép dân đánh cá mỗi năm được giết 250.000 con chó biển này. Việc đánh bắt thường giao cho các người Da Đỏ thực hiện. Người anh em Da Đỏ của chúng ta thường dùng những dụng cụ thô sơ truyền thống ngày xưa giết hải cẩu. Máu đỏ hải cẩu chảy đầy trên tuyết trắng. Cảnh này đập vào mắt thế giới qua các phóng viên. Thế là Hội Bảo Vệ Súc Vật bên Âu Châu làm ầm lên. To tiếng nhất là cụ già kiều nữ Brigitte Bardot. Và Âu Châu đã tẩy chay sản phẩm hải cẩu của Canada. Ngày xưa áo da, găng tay, giày dép, thắt lưng loại đẹp nhất bán ở Âu Châu đều làm bằng da hải cẩu. Nay thị trường da hải cẩu Canada bị khưng lại.
Tôi có đem việc này trao đổi với anh Mike hàng xóm của tôi. Anh Mike vừa cười vừa nói: Sức mấy mà ông tây bà đầm bên Âu Châu chê được các sản phẩm này. Vẫn bán được đó nhưng là phải bán lén. Các cụ bên Âu Châu coi lại xem sắc tay, thất lưng, áo choàng trong gia dình các cụ, dám làm bằng da hải cẩu Canada đấy nha.
Âu Châu phản đối và tẩy chay thì mặc Âu Châu, Canada vẫn cho giết hải cẩu, giết để bảo vệ ngư nghiệp. Da hải cẩu không bán công khai được thì bán chợ đen bán lén, bán ở Á Châu, Úc Châu, Nam Mỹ châu.
Đó là phần da. Còn thịt hải cẩu thì sao? Theo các nhà nghiên cứu về thực phẩm thì thịt hải cẩu rất bổ dưỡng và ít mỡ. Xưa nay Canada chỉ lọc lấy da còn thịt thì đổ xuống biển, thật là phí của trời. Ông Tàu đã nhìn thấy kho thịt vĩ đại này và đã đề nghi mua. Được qúa chứ. Canada bán liền. Nghe nói các thủ tục mua bán đang trên bàn hội nghị. Tôi còn nghe nói là Ông Nhật và ông Đại Hàn cũng đang đề nghị mua thịt hải cẩu của Canada.
Ôn Từ Hoè nghe chuyện hải cẩu xong thì cười ha hả. Ông bảo chắc ông sẽ đăng báo tìm con cháu nhà thuốc Võ Văn Vân ở Saigon. Khi xưa Saigon đầy quảng cáo của Nhà Thuốc Võ Văn Vân “ Tam Tinh hải cẩu bổ thận hoàn: Đây là loại thuốc bổ dương, ông nào rũ liệt, xài thuốc này một hộp là lấy lại phong độ ngay, cam đoan hiệu nghiệm hơn cao hổ cốt và sâm nhung”. Ông Từ Hoè đi vào chi tiết: Ngày xưa ở Saigon làm chó gì có hải cẩu. Cụ Võ Văn Vân mua cái ngầu pín của hải cẩu ở đâu, từ nước nào ? Cái mà cụ dùng để bào chế rõ ràng là đồ giả, rõ ràng là quảng cáo loè thiên hạ.
Ông ODP ngồi nghe ông Từ Hoè diễn nghĩa và luận về hải cẩu thì ra chiều thích thú. Ông gật gù cái đầu rồi góp ý: Ngày xưa Cụ Võ Văn Vân không hề có cái món qúy đó, còn bây giờ Canada ê hề, mỗi năm giết mấy trăm ngàn con hải cẩu và đổ xuống biển mấy trăm ngàn cái ấy. Tại sao ta không xin với Canada cho ta thầu cái món này. Có trong tay rồi thì ta bào chế. Bây giờ nếu có con cháu cụ Võ Văn Vân góp sức thì cam đoan thuốc của ta sẽ đánh bại xuân dược Viagara.
Cả làng tôi nghe hai đại nhân Từ Hoè và ODP bàn về phương thuốc cứu nhân độ thế, giúp cho bao nhiêu ông chồng lấy lại phong độ để xây lại hạnh phúc gia đình, ai cũng gật gù và cũng muốn làng An Hạ chúng tôi lập ngay công ty dược phẩm bác ái này. Các nhà quân tử trong làng tôi sẽ nghiên cứu về cách chế biến thuốc, rồi lập nhà máy bào chế. Tên thuốc và tên công ty chưa bàn lúc này. Các cụ phương xa muốn chung vốn lập công ty này xin liên lạc ngay với làng chúng tôi. Ai biết con cháu cụ Võ Văn Vân ở đâu, xin mách cho ông Từ Hoè hay ông ODP để hai ông mời họ làm cố vấn.
Chị Ba Biên Hòa nghe các nhà quân tử trong làng bàn việc dùng ngầu pín của hải cẩu Canada chế ra thuốc viên thì không nói gì. Để cho làng ngưng nói về việc chế ‘bổ thận hoàn’, chi Ba xin góp thêm ý:
Từ đầu đến giờ tôi chỉ nghe các bạn nói đến việc chế ra thuốc viên. Tại sao ta không nghĩ tới việc chế ra món ăn. Hiện giờ trên thị trường ăn uống tôi thấy món được ưa thích nhất hiện nay là món lẩu. Đã có lẩu dê, lẩu bò, tại sao ta không nghĩ ra lẩu pín hải cẩu? Thuốc viên thì ít ra phải uống xong một hộp mới thấy hiệu nghiệm, còn lẩu thì chỉ nhậu một lẩu là công hiệu liền. Các bạn nghĩ sao?
Nghe có lý qúa chứ, phải không các cụ. Các nhà quân tử trong làng đã phân công như sau: Ông Từ Hoè, sau tết về lại miền tây, sẽ liên hệ với ngành ngư nghiệp đặc trách hải cẩu ở miền Thái Bình Dương để tìm mua pín của hải cẩu. Ông ODP sẽ nghiên cứu việc này ở miền Đại Tây Dương. Anh H.O. đã giơ tay xung phong lên miền Bắc Cực liên hệ với các bộ lạc Da Đỏ. Các cụ có thấy tương lai của làng tôi trong năm Mão này huy hoàng chưa? Hải cẩu muôn năm!
Bây giờ xin kể chuyện trong làng. Thấm thoát ông Từ Hoè về làng ăn tết đã hơn hai tuần. Hôm hạ nêu ở nhà cụ Chánh, chúng tôi đã làm một bữa tiêc tiển ông. Thực đơn bữa ăn này do ông Từ Hoè chọn. Chắc các cụ cũng chả đoán được đâu. Tôi thân với ông Từ Hoè như thế mà cũng chịu. Ông đòi ăn mấy món dân giả gốc Bắc Kỳ ngày xưa. Đó là canh rau đay nấu cua, cà pháo, dưa chua, thịt heo đông, gà kho, rau muống xào thịt bò, cơm trắng Nàng Hương. Tráng miệng là bánh chưng nướng chấm mật. Các cụ có thích món này không cơ. Ngon lắm các cụ ạ. Bánh chưng ngày tết nhà ai mà chả có. Qua tết rồi, ta đem đồng bánh chưng bị bỏ quên trong tủ lạnh ra nướng bỏ lò. Đồng bánh vàng cháy thơm lừng. Mời cụ xơi với mật nha. Bánh chưng chấm mật ăn thật là ngon, cha ông cha đã bảo thế.Vừa xơi bánh chưng nóng, vừa nhâm nhi ngụm trà xanh Thái Nguyên hay hớp cà phê Trung Nguyên, cam đoan cụ sẽ thấy đời đẹp vô cùng và biết ơn Thượng Đế vô cùng.
Tạ ơn Thượng Đế về những ơn lành này, những ơn nghe qua tưởng là nhỏ, nhưng nghĩ lại thì thấy là những ơn rất lớn. Cụ Chánh đem ngay sách của Mục Sư Phan Thanh Bình ra đọc, cụ đọc đoạn nói về cái ‘sướng’, trang 28. À, mà các cụ đã mua sách này chưa? Hình như tôi có giới thiệu cuốn này rồi mà. Ông mục sư này là nhà văn. Lời nào của ông cũng đem lại sự an bình, đúng y như tên của ông, một cụ già 75 đầy kinh nghiệm sống đạo. Mỗi tối trước khi ngủ, tôi thường đọc một đọan. Đây là thuốc ngủ thần tiên. Ông đã viết nhiều sách. Cuốn mới nhất ra đầu năm nay: ĐỜI TA giá 15 mỹ kim ( Rev Phan Thanh Bình, 660 S. Third St, El Cajon, CA 92019, USA).
Đọc xong đoạn nói về cái sướng trong sách, cụ Chánh nói với cả làng: Lão cầu cho làng ta cả năm được vui được sướng. Giọng cụ có lẽ lây MS Bình: Giàu có mà làm chi, danh vọng mà làm chi nếu lòng ta không được an vui sung sướng. Rồi thấy nét mặt cả làng có vẻ nghiêm trang như đang nghe giảng ở nhà thờ, cụ cười xoà: Thôi, lão không giảng đạo nữa. Xin trả lại tiếng cười cho cả làng. Mời anh John kể chuyện.
Anh John trả lời là vì mải nghe cu Chánh giảng đạo nên chưa sẵn sàng. Anh xin Ông Từ Hoè lên diễn đàn. Cái ông họ Từ này quả là giỏi. Ông giao hẹn bây giờ đang mùa tết, các diễn giả phải được nói thả giàn nha. Rồi ông vào chuyện. Ông luận rằng năm nay là năm con mèo. Họ nhà mèo lớn lắm. Miêu tộc gồm cả hổ báo. Theo các gia phả ngày xưa để lại thì gia đình nào hầu như cũng có ít nhiều liên hệ với miêu tộc.
Nói đến đây rồi ông Từ Hoè vừa cười hà hà vưa nhâm nhi ngụm trà. Chị Ba Biên Hòa sốt ruột liền lên tiếng: Sao bác nhập đề năm mèo dài qúa và cao siêu qúa. Xin bác vào chính đề ngay và nói thấp xuống, nói đơn sơ cho chị em chúng tôi hiểu.
Ông Từ Hoè lại cười hà hà nữa rồi mới nói: Tôi nói mỗi gia đình đều có lien hệ về miêu tộc là có ý nói nhà nào cũng thường có con cọp và con mèo. Ông chồng đa số có máu dê nên thường có bồ nhí, tức là có mèo. Bà vợ tự nhiên hoá ra dữ như cọp. Đó, rõ chưa, nhà nào cũng có mèo có cọp là thế.
Nghe đến đây, ông bồ chữ ODP liền giơ tay góp ý. Ông cũng vừa nói vừa cười. Rằng tôi mới đọc xong bản tin một hội nghị các nhà quân tử thế giới bàn về sự hòa bình trong gia đình. Hội nghị đã khuyến cáo các bà vợ nên thay đổi thái độ và hành động để bảo tồn hạnh phúc gia đình Nhân năm mèo, hội nghị đã so sánh con mèo và con cọp, như sau:
- Mèo không bao giờ cáu gắt và quát tháo ầm ĩ, mà luôn luôn dịu dàng, giọng meo meo nghe rất dễ thương
- Mèo bao giờ cũng sạch sẽ thơm tho còn cọp trong nhà thường đầu bù tóc rối
- Mèo ưa cho vuốt ve còn cọp thì chớ hề
- Mèo ăn uống nhỏ nhẹ và ăn nói từ tốn chứ không giảng bài và phán xét ngay trong bữa ăn như cọp
- Mèo biết vâng lời, nhịn nhục chứ không như cọp luôn đòi thống trị
- Mèo luôn ca tụng chứ không bao giờ làm mất mặt chồng trưóc đám đông như cọp
- Mèo nếu lỡ tay cào cấu thì đó là dấu vết của yêu đương chứ cọp mà đã cào cấu thì chỉ có từ chết đến trọng thương.
Cụ B.95 nghe đến đây xong thì phát biểu: Thế các bác có ý ám chỉ phe nữ chúng tôi là cọp cái hung dữ hết à? Hai đại nhân Từ Hoè và ODP chưa kịp trả lời thì Anh H.O. đã góp ý ngay: Hai bác nói các chuyện liên hệ tới năm mèo mà nói cao xa qúa. Vậy xin để chuyện mèo với cọp này bàn về sau. Bây giờ tôi xin kể chuyện thời sự còn nóng hổi.Tôi mới đọc được một tin thời sự vừa xảy ra ở VN, nghe rất tiếu lâm mà lại có thực, lại xảy ra ngay ở đất Thăng Long của cụ B.95 đây. Đó là chuyện một cặp vợ chồng trẻ nhà quê, chồng tên Đức vợ tên Hoa. Hai vợ chồng sống ở nhà quê, làm ngày nào xào ngày đó. Nghe tin ở thủ đô dễ kiếm việc nên anh Đức cho vợ lên Hà Nội. Chị Hoa đã xin được chân bán hàng ở chợ. Sau khi dành dụm được ít tiền, chị Hoa về quê đưa chồng ra thủ đô và giúp chồng hành nghề hớt tóc. Mọi sự đều tốt đẹp. Chi Hoa muốn tiến lên bước nữa, chị đi học may. Chị có nhan sắc và thông minh nên đã lọt mắt chủ trường. Cái anh chủ trường này đã bỏ bùa và hút được hồn của chị. Chị thường bỏ bê anh chồng gốc nhà quê mà đi về với anh chủ trường dê xồm. Máu ghen của anh Đức đã sôi lên. Một đêm anh rình mò và lẻn được vào nhà anh chủ trường. Đợi khi chúng nó vừa làm tình xong thì anh ra tay. Anh đã thủ sẵn cuộn giây thừng và con giao phay. Anh trói gô tên chủ trường vào chân giường và đã dùng con giao phay sắc bén xẻo luôn cả ổ đại bác. Anh biết rằng các bác sĩ có thể khâu may súng lại, nên khi xẻo xong thì anh băm nát khẩu súng này. Hàng xóm thấy la hét kéo đến thì mọi sự đã xong, mọi chuyện tiếp cứu trở thành vô vọng. Sau đó, anh chồng tên Đức tự đến đồn cảnh sát nộp mình và khai mình đã hủy khí giới của tên dê xồm vì tên này đã dám biến vợ anh thành mèo của hắn.
Nghe xong câu chuyện, phe các bà đều lên tiếng là đáng đời cái lão dê xồm. Không một ai bình luận về con mèo, không biết số phận nó sẽ ra sao. Cũng không có ai thắc mắc là cái lão dê xồm bây giờ mất hết khí giới của đàn ông thì sẽ ra sao. Hăn có biết sang Tháí Lan biến giống, từ nam nhân ra tiên nữ hay không.
Bà cụ B.95 quay vào thần tượng John. Cụ bảo: Xin anh cho tôi nghe chuyện tết của anh đi. Anh John này thông minh vô cùng, anh hiểu được ý cụ. Anh nói là tết con Mèo đã qua, anh không nói chuyện mèo bốn chân hay hai chân nữa. Anh xin kể câu chuyện anh mới đọc được và anh rất thích. Anh chưa hề gặp trong văn chương tiếng Anh hay tiếng Pháp có chuyện nào hay như vậy. Đây là chuyện Việt Nam nhưng tác giả đã lấy nhân vật nổi tiếng trong chuyện Tàu để diễn xuất. Thật tài tình hết sức. Chuyện mang thông điệp ‘ Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn?’ Chuyện như thế này: mẹ và vợ té xuống sông một lúc, bạn chỉ có thể cứu được một người, bạn sẽ cứu ai? Ta hãy nghe lập luận và hành động của những nhân vật lớn bên Tàu, như sau:
- Mạnh Tử: Bố chết từ khi ta còn rất nhỏ, mẹ ta tần tảo nuôi ta vô cùng khó nhọc,
ba lần dọn nhà để tránh cho ta các ảnh hưởng xấu, dành món ngon cho ta ăn, chọn áo đẹp mua cho ta mặc, lúc nào cũng giúp ta ngẩng cao đầu nhìn thiên hạ. Vợ chết thì lấy vợ khác, mẹ chết làm gì có mẹ nữa. Mẹ ơi, con sẽ cứu mẹ. Nói xong Mạnh Tử nhảy ùm xuống sông cứu mẹ.
- Chu U Vương: Ta sẽ cứu vợ ta trước, bởi vì xưa nay khi ta đùa giỡn với nàng, tiếng cười của nàng làm ta thấy cả giang sơn này cũng như cả mạng sống này đều nhỏ bé và không còn ý nghĩa gì. Còn mẹ ta ư, lúc lập thái tử khi xưa, bà đã có ý định bỏ ta làm ta xém mất ngôi báu. Ta sẽ cứu nàng. Nói xong Chu U Vương nhảy ùm xuống sông cứu vợ.
- Lưu Bị: Anh em như thể chân tay, vợ con như áo mặc, áo rách có thể vá, chân tay gẫy không thể thay thế được. Chỉ cần Nhị Đệ và Tam đệ của ta không ngã xuống sông là được, những kẻ khác ta không cần để ý. Mẹ ơi, vợ ơi, các người chết thật đáng tiếc. Lưu Bị đứng trên bờ sông khóc mẹ và vợ thê thảm. Chỉ khóc mà thôi.
- Tào Tháo: Thà rằng ta phụ người chứ ta không để người phụ ta. mẹ ta hay vợ ta cũng thế thôi., chỉ cần ta không ngã xuống sông là được rồi. Nói xong, Tháo thong thả bước đi.
- Khuất Nguyên: Thế gian này u ám qúa, triều đại này hủ bại qúa, sống cũng chẳng có ý nghĩa gì, chi bằng chết cho trong sạch. Mẹ ơi, vợ ơi, ta cùng nhau chết nơi này. Nói xong, Khuất Nguyên vừa hát vừa nhảy ùm xuống sông mà chết.
- Trang Tử: Sinh về đâu và chết về đâu? Mẹ ta vợ ta chết cứ chết, chẳng qua chỉ là từ trạng thái hữu hình trở về trạng thái vô hình, có gì phải đau đớn, có gì phải xót thương. Chẳng cần phải cứu ai cả! Trang Tử ngồi xuống, vừa lấy tay gõ nhịp vừa hát, mắt nhìn mẹ và vợ chìm dần mà nét mặt rất thản nhiên.
- Vương Bột: Lòng bàn tay và mu bàn tay đều là thịt. Vợ là người ta yêu nhất, mẹ là người ta thuơng nhất, vậy phải làm sao bây giờ. Thôi thì ta cứ nhảy xuống sông, thấy ai gần thì cứu. Nói xong Vương Bột nhảy ùm xuống sông. Nhưng rồi Vương Bột cố ngoi lên khỏi mặt nước: Chết rồi! ta quên là ta không biềt bơi. Vương Bột vùng vẫy một hồi rồi từ từ chìm xuống.
Kể đến đây xong, anh John tuyên bố hết chuyện. Rồi anh đặt câu hỏi: Nếu là chúng ta thì chúng ta sẽ ứng xử ra sao đây? Chọn mẹ hay chọn vợ?
Cụ B.95 nghe câu chuyện này thì khen hay. Rồi cụ hỏi ngược lại chính anh: Nếu là anh thì anh chọn mẹ hay Chị Ba ? Anh John đáp ngay: Con chọn nhà con, vì mẹ con đã về với Chúa từ lâu rồi ạ.
Các cụ đã thấy cái anh con rể Canada này vừa lém lỉnh vừa thông minh chưa!
Chuyện làng tôi còn dài lắm, xin hẹn các cụ thư sau sẽ kể tiếp.
Vẩn còn trong tháng Giêng ăn tết, kinh chúc các cụ năm mới có sức khỏe tốt, cả thể xác cả tâm hồn, theo phương pháp của người Nhật, như sau:
- Ăn nhiều rau, bớt ăn thịt
- Ăn nhiều chất chua, bớt ăn mặn
- Ăn nhiều hoa quả, bớt ăn ngọt
- Uống nhiều sữa, bớt ăn các chất bột
- Năng đi bộ, bớt đi xe - Ngủ nhiều hơn, bớt phiền muộn
- Cười nhiều hơn, bớt nóng giận
- Làm nhiều hơn, nói ít hơn
- Giúp đỡ tha nhân nhiều hơn, bớt tích trữ và ham muốn
TRÀ LŨ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hát Khúc Xuân Ca
Lê Trị
22:10 21/02/2011
HÁT KHÚC XUÂN CA
Ảnh của Lê Trị
Mở mắt chào đời cất tiếng ca
Chào mừng Xuân mới khắp sơn hà
Trăm hoa muôn sắc tranh đua nở
Hoà nhịp đất trời khúc Xuân ca.
(Lê Trị)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Lê Trị
Mở mắt chào đời cất tiếng ca
Chào mừng Xuân mới khắp sơn hà
Trăm hoa muôn sắc tranh đua nở
Hoà nhịp đất trời khúc Xuân ca.
(Lê Trị)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền