Phụng Vụ - Mục Vụ
Lên núi và xuống núi
Lm. Anphong Trần Đức Phương
08:53 22/02/2010
LÊN NÚI và XUỐNG NÚI
(CHÚA NHẬT II MÙA CHAY, NĂM C)
Hôm nay, chúng ta mừng Chúa Nhật II Mùa Chay, Năm C.
Bài Đọc I (Sách Khởi Nguyên 15: 5-12, 17-18) nhắc đến Giao Ước Thiên Chúa đã thiết lập với tổ Phụ Abraham. Đó là Giao Ước Cũ qua việc đổ máu sinh vật để hiến tế.
Trong Bài Đọc II (Philiphê 3: 17-4:1), Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: Chúa Giêsu Kitô đã đến trong thân xác loài người chúng ta, và đổ máu mình ra để thiết lập một Giao Ước Mới, Giao Ước vĩnh cửu, để cứu chuộc nhân loại, và Người “sẽ biến đổi thân xác hèn mọn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Chúa.”
Bài Phúc Âm Năm C (Luca 9: 28-36) cũng như Năm A (Matthêu 17: 1-9) và Năm B (Mátcô 9: 2-10) đều nói đến việc Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê và Gioan “Lên Núi” cầu nguyện và biến hình sáng láng trước mặt các ông, và ba ông đều cảm thấy thật hạnh phúc êm đềm, muốn “cắm lều” để ở lại mãi mãi trong hạnh phúc êm đềm đó. Nhưng các ông đã phải tỉnh mộng, lại phải “Xuống Núi” để đối diện với thực tế của cuộc sống hàng ngày.
Abram đã được Chúa gọi, và ông đã vâng lời Chúa, bỏ thành Ur, quê hương yêu dấu của ông để ra đi “đến một vùng đất Chúa chỉ cho ông.” Chúa đã đổi tên ông là Abraham, và thử thách ông trong nhiều biến cố, đặc biệt qua việc ông vâng lời Chúa và sẵn sàng hy sinh cả người con trai duy nhất của ông làm của lễ hiến tế cho Chúa, nên ông đã “ được Chúa chúc phúc và cho sinh sản con cháu đông đúc… và mọi dân tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc nơi miêu duệ của ông,” (Sách Khởi Nguyên 22: 1-18)
Chúa Giêsu đã mặc lấy xác con người như chúng ta, và Ngài đã vâng phục Đức Chúa Cha để chấp nhận mọi thử thách trong cuộc đời rao giảng Tin Mừng Cứu Độ: chịu người ta chống đối, nhục mạ và kết án như một tội nhân, và sau cùng Ngài đã chấp nhận chịu nạn, chịu chết nhục nhã trên Thánh Giá, mai táng trong mồ, rồi Ngài mới sống lại và về trời vinh hiển để mở đường cứu độ cho chúng ta.
Giáo Hội Chúa ngay từ khởi đầu cho đến ngày nay, cũng luôn gặp bao bách hại, thù ghét và chống đối như Chúa Giêsu đã nói trước: “Nếu thế gian ghét chúng con, chúng con hãy biết rằng, họ đã ghét Thày trước… Họ ghét chúng con vô cớ; nhưng chúng con hãy làm các chứng nhân cho Thày.” (Gioan 15: 18-27). Vâng lời Chúa, Giáo Hội, qua các thế hệ cho đến ngày nay và mãi mãi, vẫn luôn cố gắng để đem ánh sáng và chân lý Tin Mừng tình thương đến cho mọi người, mọi nơi, dù luôn phải chấp nhận những chống đối, bách hại, vì “Bóng tối luôn thù ghét Ánh sáng” và “kẻ dữ luôn rình mò hãm hại người lành”.
Trong cuộc hành trình Đức Tin, mọi người tín hữu chúng ta cũng đều phải trải qua những gian khổ, thử thách và bách hại cách này hay cách khác, dù chúng ta luôn cố gắng làm lành, lánh dữ và tìm cách giúp đỡ mọi người. Hơn nữa, dẫu vẫn là những con người mang bản tính yếu đuối, nhưng chúng ta vẫn phải cố gắng vượt thắng những đam mê thế gian, ‘những gì trái ngược với Thập Giá của Chúa Kitô,” trước khi thân xác chúng ta được cất khỏi đời này, và được biến đổi nên giống thân xác vinh hiển của Chúa.
Mùa Chay là một thời gian tĩnh tâm dài, để chúng ta có nhiều thời giờ cầu nguyện nhiều hơn, dâng nhiều hy sinh, hãm mình hơn, và tiết kiệm trong việc tiêu pha để dành dụm tiền bạc giúp đỡ những người đang cần được giúp đỡ. Đặc biệt trong cuộc lạc quyên giúp đỡ các nạn nhân động đất tại Haiti vừa qua, chúng ta đã thật sự quảng đại đóng góp qua các tổ chức Cứu Trợ Công Giáo, số tiền đã lên tới nhiều triệu Mỹ Kim.
Xin Chúa chúc lành cho mọi người chúng ta trong Mùa Chay Thánh này. Xin Chúa chúc lành cho Giáo Hội toàn cầu, đặc biệt cho các nơi đang bị bách hại như ở Việt Nam, và nhiều nơi trên thế giới. Xin Mẹ Maria, các Thánh Tử Đạo Việt Nam và các Thánh chuyển cầu cho chúng ta.
(CHÚA NHẬT II MÙA CHAY, NĂM C)
Hôm nay, chúng ta mừng Chúa Nhật II Mùa Chay, Năm C.
Bài Đọc I (Sách Khởi Nguyên 15: 5-12, 17-18) nhắc đến Giao Ước Thiên Chúa đã thiết lập với tổ Phụ Abraham. Đó là Giao Ước Cũ qua việc đổ máu sinh vật để hiến tế.
Bài Phúc Âm Năm C (Luca 9: 28-36) cũng như Năm A (Matthêu 17: 1-9) và Năm B (Mátcô 9: 2-10) đều nói đến việc Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê và Gioan “Lên Núi” cầu nguyện và biến hình sáng láng trước mặt các ông, và ba ông đều cảm thấy thật hạnh phúc êm đềm, muốn “cắm lều” để ở lại mãi mãi trong hạnh phúc êm đềm đó. Nhưng các ông đã phải tỉnh mộng, lại phải “Xuống Núi” để đối diện với thực tế của cuộc sống hàng ngày.
Abram đã được Chúa gọi, và ông đã vâng lời Chúa, bỏ thành Ur, quê hương yêu dấu của ông để ra đi “đến một vùng đất Chúa chỉ cho ông.” Chúa đã đổi tên ông là Abraham, và thử thách ông trong nhiều biến cố, đặc biệt qua việc ông vâng lời Chúa và sẵn sàng hy sinh cả người con trai duy nhất của ông làm của lễ hiến tế cho Chúa, nên ông đã “ được Chúa chúc phúc và cho sinh sản con cháu đông đúc… và mọi dân tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc nơi miêu duệ của ông,” (Sách Khởi Nguyên 22: 1-18)
Chúa Giêsu đã mặc lấy xác con người như chúng ta, và Ngài đã vâng phục Đức Chúa Cha để chấp nhận mọi thử thách trong cuộc đời rao giảng Tin Mừng Cứu Độ: chịu người ta chống đối, nhục mạ và kết án như một tội nhân, và sau cùng Ngài đã chấp nhận chịu nạn, chịu chết nhục nhã trên Thánh Giá, mai táng trong mồ, rồi Ngài mới sống lại và về trời vinh hiển để mở đường cứu độ cho chúng ta.
Giáo Hội Chúa ngay từ khởi đầu cho đến ngày nay, cũng luôn gặp bao bách hại, thù ghét và chống đối như Chúa Giêsu đã nói trước: “Nếu thế gian ghét chúng con, chúng con hãy biết rằng, họ đã ghét Thày trước… Họ ghét chúng con vô cớ; nhưng chúng con hãy làm các chứng nhân cho Thày.” (Gioan 15: 18-27). Vâng lời Chúa, Giáo Hội, qua các thế hệ cho đến ngày nay và mãi mãi, vẫn luôn cố gắng để đem ánh sáng và chân lý Tin Mừng tình thương đến cho mọi người, mọi nơi, dù luôn phải chấp nhận những chống đối, bách hại, vì “Bóng tối luôn thù ghét Ánh sáng” và “kẻ dữ luôn rình mò hãm hại người lành”.
Trong cuộc hành trình Đức Tin, mọi người tín hữu chúng ta cũng đều phải trải qua những gian khổ, thử thách và bách hại cách này hay cách khác, dù chúng ta luôn cố gắng làm lành, lánh dữ và tìm cách giúp đỡ mọi người. Hơn nữa, dẫu vẫn là những con người mang bản tính yếu đuối, nhưng chúng ta vẫn phải cố gắng vượt thắng những đam mê thế gian, ‘những gì trái ngược với Thập Giá của Chúa Kitô,” trước khi thân xác chúng ta được cất khỏi đời này, và được biến đổi nên giống thân xác vinh hiển của Chúa.
Mùa Chay là một thời gian tĩnh tâm dài, để chúng ta có nhiều thời giờ cầu nguyện nhiều hơn, dâng nhiều hy sinh, hãm mình hơn, và tiết kiệm trong việc tiêu pha để dành dụm tiền bạc giúp đỡ những người đang cần được giúp đỡ. Đặc biệt trong cuộc lạc quyên giúp đỡ các nạn nhân động đất tại Haiti vừa qua, chúng ta đã thật sự quảng đại đóng góp qua các tổ chức Cứu Trợ Công Giáo, số tiền đã lên tới nhiều triệu Mỹ Kim.
Xin Chúa chúc lành cho mọi người chúng ta trong Mùa Chay Thánh này. Xin Chúa chúc lành cho Giáo Hội toàn cầu, đặc biệt cho các nơi đang bị bách hại như ở Việt Nam, và nhiều nơi trên thế giới. Xin Mẹ Maria, các Thánh Tử Đạo Việt Nam và các Thánh chuyển cầu cho chúng ta.
Tại sao ăn chay ?
LM Giuse Vũ Tiến Tặng
15:19 22/02/2010
Tại sao ăn chay ?
« Chia sẻ hay cho kẻ túng thiếu, đồng ý vì đây là điều thiết thực. Thế còn việc tự tước đi khỏi mình của ăn thì điều đó có thực sự hữu ích không? Tại sao các Kitô hữu lại gắn bó một cách mật thiết với việc ăn chay? ».
Trong tất cả những kinh nghiệm to lớn của tôn giáo, chay tịnh chiếm một vị trí quan trọng. Cựu Ước xếp ăn chay vào số những nền tảng tu đức học của Israel: « Cầu nguyện và chay tịnh, bố thí và công bình có giá trị hơn là giầu có và bất công ». Ăn chay được coi là một thái độ của đức tin, của sự khiêm nhường, của sự phụ thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa. Người ta nại đến ăn chay là để chuẩn bị gặp gỡ Thiên Chúa; trước khi đối diện với một nhiệm vụ khó khăn hay để nài xin sự tha thứ về một lầm lỗi, để lột tả sự buồn phiền về một điều rủi ro xảy ra trong gia đình hay đất nước. Tuy nhiên chay tịnh không thể tách rời cầu nguyện và công bình và nhất là cần phải quay về việc sám hối tận tâm can. Thiếu điều này, theo như lời cảnh báo của các tiên tri, nó sẽ chẳng có nghĩa lý gì.
Được thúc đẩy bởi Thánh Thần, Đức Giêsu, trước khi thi hành sứ vụ công khai, đã ăn chay bốn mươi đêm ngày, trong niềm phó thác tin tưởng vào kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa Cha. Ngài đã đưa ra những chỉ dẫn chính xác cho các môn đệ để cho việc thực hành chay tịnh không bị lệch lạc rơi vào phô trương và giả hình.
Trung thành với truyền thống Kinh Thánh, các giáo phụ đã đặt để chay tịnh ở một địa vị danh dự. Theo các ngài, việc thực hành này giúp con người dễ dàng mở ra với một thứ lương thực khác, đó là Lời Chúa và chu toàn thánh ý Ngài. Ngoài ra, nó còn có mối liên hệ chặt chẽ với cầu nguyện. Chay tịnh giúp củng cố nhân đức thêm mạnh mẽ, đồng thời cũng gợi lên lòng thương xót Chúa, nhất là cầu khẩn ơn phù trợ từ nơi Thiên Chúa, và dẫn đến sự sám hối từ trong tâm hồn. Chính từ quan điểm kép này - nài xin ân sủng Đấng Tối cao và sự hoán cải nội tâm - mà cần phải đón nhận lời mời gọi ăn chay. Trong thực tế, trước những tình thế bi kịch mà nhân loại phải đối diện, nếu không có sự trợ giúp của Thiên Chúa, thì không thể thấy được một giải pháp.
Thực hành chay tịnh thường được quay về quá khứ, hiện tại và tương lai:
- Quá khứ với tư cách là nhận biết những lỗi lầm xúc phạm đến Thiên Chúa và tha nhân, mà mỗi người chúng ta đã mắc phải.
- Hiện tại, để học cách mở rộng tầm nhìn về phía người khác và về thực tại chung quanh ta.
- Tương lai, để đón nhận trong tâm hồn chúng ta những thực tại thiên giới, để đổi mới, nhờ ân huệ do lòng thương xót của Thiên Chúa, sự hiệp thông với tất cả nhân loại, vạn vật, bằng cách ý thức vai trò trách nhiệm của mỗi chúng ta trong vận mệnh lịch sử.
Theo www.inxl6.org/article2872.php
« Chia sẻ hay cho kẻ túng thiếu, đồng ý vì đây là điều thiết thực. Thế còn việc tự tước đi khỏi mình của ăn thì điều đó có thực sự hữu ích không? Tại sao các Kitô hữu lại gắn bó một cách mật thiết với việc ăn chay? ».
Trong tất cả những kinh nghiệm to lớn của tôn giáo, chay tịnh chiếm một vị trí quan trọng. Cựu Ước xếp ăn chay vào số những nền tảng tu đức học của Israel: « Cầu nguyện và chay tịnh, bố thí và công bình có giá trị hơn là giầu có và bất công ». Ăn chay được coi là một thái độ của đức tin, của sự khiêm nhường, của sự phụ thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa. Người ta nại đến ăn chay là để chuẩn bị gặp gỡ Thiên Chúa; trước khi đối diện với một nhiệm vụ khó khăn hay để nài xin sự tha thứ về một lầm lỗi, để lột tả sự buồn phiền về một điều rủi ro xảy ra trong gia đình hay đất nước. Tuy nhiên chay tịnh không thể tách rời cầu nguyện và công bình và nhất là cần phải quay về việc sám hối tận tâm can. Thiếu điều này, theo như lời cảnh báo của các tiên tri, nó sẽ chẳng có nghĩa lý gì.
Được thúc đẩy bởi Thánh Thần, Đức Giêsu, trước khi thi hành sứ vụ công khai, đã ăn chay bốn mươi đêm ngày, trong niềm phó thác tin tưởng vào kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa Cha. Ngài đã đưa ra những chỉ dẫn chính xác cho các môn đệ để cho việc thực hành chay tịnh không bị lệch lạc rơi vào phô trương và giả hình.
Trung thành với truyền thống Kinh Thánh, các giáo phụ đã đặt để chay tịnh ở một địa vị danh dự. Theo các ngài, việc thực hành này giúp con người dễ dàng mở ra với một thứ lương thực khác, đó là Lời Chúa và chu toàn thánh ý Ngài. Ngoài ra, nó còn có mối liên hệ chặt chẽ với cầu nguyện. Chay tịnh giúp củng cố nhân đức thêm mạnh mẽ, đồng thời cũng gợi lên lòng thương xót Chúa, nhất là cầu khẩn ơn phù trợ từ nơi Thiên Chúa, và dẫn đến sự sám hối từ trong tâm hồn. Chính từ quan điểm kép này - nài xin ân sủng Đấng Tối cao và sự hoán cải nội tâm - mà cần phải đón nhận lời mời gọi ăn chay. Trong thực tế, trước những tình thế bi kịch mà nhân loại phải đối diện, nếu không có sự trợ giúp của Thiên Chúa, thì không thể thấy được một giải pháp.
Thực hành chay tịnh thường được quay về quá khứ, hiện tại và tương lai:
- Quá khứ với tư cách là nhận biết những lỗi lầm xúc phạm đến Thiên Chúa và tha nhân, mà mỗi người chúng ta đã mắc phải.
- Hiện tại, để học cách mở rộng tầm nhìn về phía người khác và về thực tại chung quanh ta.
- Tương lai, để đón nhận trong tâm hồn chúng ta những thực tại thiên giới, để đổi mới, nhờ ân huệ do lòng thương xót của Thiên Chúa, sự hiệp thông với tất cả nhân loại, vạn vật, bằng cách ý thức vai trò trách nhiệm của mỗi chúng ta trong vận mệnh lịch sử.
Theo www.inxl6.org/article2872.php
Giờ Thánh ngày Gia Trưởng
Văn phòng TGM Đà Lạt
17:39 22/02/2010
I. Khai mạc
1. Đặt Mình Thánh Chúa
2. Hát kính Mình Thánh Chúa
3. Lời nguyện mở đầu của chủ sự
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con thờ lạy Chúa và tin thật Chúa đang hiện diện trên bàn thờ trước mặt chúng con đây. Trước nhan Chúa chúng con xin biểu lộ niềm tin qua việc chiêm ngắm và thờ lạy Bí Tích Thánh Thể. Đây không những là cách thế để mỗi người chúng con biểu lộ lòng yêu mến Bí tích Thánh Thể; mà còn nói lên niềm xác tín của mỗi người chúng con về sự hiện diện thật sự của Chúa trong Bí tích Thánh Thể. Cảm tạ Chúa đã yêu thương và tuôn đổ hồng ân trên từng gia đình chúng con.
Là những người cha, người gia trưởng trong gia đình, hôm nay chúng con quy tụ nhau nơi đây nhân ngày lễ kính thánh Cả Giuse – Bổn mạng của Giáo Hội Việt Nam – Bổn mạng của Giáo phận để tôn vinh Thánh nhân và học hỏi nơi ngài mẫu gương tuyệt vời cho những người làm cha trong các gia đình.
Và chúng con cũng đến bên Chúa để cùng nhau lắng nghe Lời Chúa, suy niệm và cầu nguyện. Đặc biệt trong năm Thánh mừng kim khánh giáo phận, chúng con tha thiết cầu xin Chúa ban nhiều phúc lành cho các gia đình kitô hữu, cho Gia Đình Giáo Phận và cho Hội Thánh là Gia Đình Thiên Chúa. Cách riêng cho từng gia trưởng trong mỗi gia đình. Nhờ lời chuyển cầu của thánh Cả Giuse, xin cho chúng con biết noi gương thánh nhân – người tôi trung của Thiên Chúa, biết sống công chính, thánh thiện và hy sinh phục vụ gia đình trong cuộc sống hằng ngày. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời – Amen.
II. Lời Chúa - Suy niệm và Cầu nguyện
(Thinh lặng giây lát Hát “Lắng nghe Lời Chúa”)
1. Lời Chúa
Bài trích Tin Mừng theo thánh Mátthêu.
Sau đây là gốc tích Đức Giêsu Kitô: bà Maria, mẹ Người, đã đính hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, thì bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giuse, chồng bà, là người công chính, không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” … Khi tỉnh giấc, ông Giuse đã làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. (Mt 1,17-21.24).
2. Suy niệm 1: Thánh Giuse mẫu gương sống đức tin
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Lời Chúa mà chúng con vừa được nghe gợi lên cho chúng con nhiều suy nghĩ, đặc biệt là hình ảnh thánh Giuse – vị cha nuôi của Chúa, đấng mà Thánh Kinh ca ngợi là người công chính vì đã dám tin tưởng hoàn toàn vào Thiên Chúa, âm thầm sống đức tin trong thử thách và đau thương của cuộc đời. Quả thực Lời Chúa chúng con vừa nghe cho chúng con chiêm ngắm một tấm gương ngời sáng về thái độ âm thầm lắng nghe và mau mắn thi hành thánh ý Thiên Chúa. Nếu lật dở lại những trang Tin Mừng nói đến thánh Giuse, dường như chúng con không hề thấy một lời nói nào của thánh nhân, ngay cả trong những biến cố trọng đại, chúng con chỉ gặp được những hành động của Ngài, hành động của đức tin trong vâng phục và phó thác.
Giuse và Maria yêu nhau thắm thiết; tình yêu của các Ngài thật tuyệt vời, nhất là ở nét đẹp tâm hồn. Giuse thật hạnh phúc và đầy tin tưởng: với một người nữ như Maria thì không thể có gì bất trắc xảy ra khiến cho cuộc sống hôn nhân tương lai của họ bị đe dọa. Thế mà, thật là điều không thể tưởng tượng nổi đối với Giuse, vị hôn thê của ngài lại mang thai khi hai người chưa về chung sống với nhau: “Trước khi hai ông bà về chung sống, thì bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần”. Có thể nói đây là việc của Thiên Chúa muốn đề cao đức tin và sự vâng phục của thánh nhân.
Tin Mừng đã chứng minh lòng tin tinh tuyền của thánh Giuse vào Đức Maria trong công việc của Thiên Chúa; “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần”. Giuse dường như trở thành một người đứng trước ngã ba đường “bỏ thì thương mà vương thì tội”. Thế nhưng, với niềm tin phó thác và bản tính âm thầm của người công chính, lời báo mộng của sứ thần hoàn toàn trái ngược với dự tính đó lại làm rạng ngời đức tin của chàng trai Nazaeth, ngài tìm ra một ngả đường theo thánh ý Thiên Chúa, mau mắn đi vào và hoàn toàn tin vào sự trong trắng và lòng trung thành đối với Đức Maria vị hôn thê của mình.
(Thinh lặng giây lát - Hát bài Tình dâng hiến: Lạy Chúa con tiến dâng lên tình yêu con xin trao đổi tình yêu …)
3. Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa muốn mọi người trong gia đình Kitô hữu trở nên thánh như Cha trên trời là Đấng Thánh. Chúng con cầu xin Chúa cho các gia trưởng biết tin tưởng và vững vàng cậy trông vào sức mạnh và tình yêu của Thiên Chúa hành động nơi mỗi tâm hồn, trong mỗi gia đình. Xin cho chúng con khi càng gặp khó khăn thử thách thì càng biết cậy tin vào Thiên Chúa tình yêu – Amen.
(Thinh lặng giây lát Hát điệp khúc bài “Lắng nghe Lời Chúa”)
4. Lời Chúa:
Bài trích Tin Mừng theo Thánh Mátthêu
Khi các vị đạo sĩ đã ra về, thì kìa sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giuse rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy !”. Ông Giuse liền chỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Aicập. Ông ở đó cho đến khi vua Hêrôđê băng hà … Sau khi vua Hêrôđê băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giuse bên Aicập, báo mộng cho ông rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Israel, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi”. Ông liền chỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Israel. Nhưng vì nghe biết Ackhêlao đã kế vị vua cha là Hêrôđê, cai trị miền Giuđê, nên ông sợ không dám về đó. Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Galilê, đến ở một thành kia gọi là Nazareth… (Mt 2, 13-15.19-23)
5. Suy niệm 2: Thánh Giuse, mẫu gương phục vụ
Thánh Giuse đã được Thiên Chúa tuyển chọn để ký thác toàn bộ gia nghiệp Nước Trời: Đức Giêsu Kitô - Con Một yêu dấu của Thiên Chúa, và Đức Maria. Là một gia trưởng với nhiệm vụ quản lý gia nghiệp Nước Trời tại gia đình Nazareth, thánh Giuse thực sự là người tôi trung của Thiên Chúa trong âm thầm hy sinh từ bỏ ý riêng để đón nhận thánh ý Thiên Chúa, dầu chỉ được truyền đến ngài qua các giấc mộng, thánh Giuse đã mau mắn thi hành nhiệm vụ được giao phó: đó là phục vụ Chúa Giêsu và mẹ Người.
Và hơn nữa, dầu ở địa vị gia trưởng, và trước mặt người đời, ngài là chồng và là cha, nghĩa là người có quyền trong gia đình, nhưng Thánh Giuse chỉ biết phục vụ và phục vụ trong khiêm tốn và thầm lặng. Ngài trở nên mờ nhạt, bé nhỏ để cho người con mà ngài biết là Con Thiên Chúa, cũng như người vợ mà ngài biết là mẹ của Đấng Cứu Thế, được toả sáng và lớn lên. Khi nói với các môn đệ: “Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ”, hoặc khi quên ăn quên ngủ, quên cả nghỉ ngơi, để dạy dỗ và chữa mọi bệnh hoạn tật nguyền cho dân chúng, hoặc khi lấy nước rửa chân cho các môn đệ, chắc chắn Đức Giêsu đã học được mẫu gương phục vụ này của Thánh Giuse, cha nuôi của Người.
Tin Mừng chúng ta vừa nghe đã cho thấy điều đó: giữa đêm khuya lặng lẽ được lời mộng báo “Hãy đưa con trẻ trốn đi” một mệnh lệnh thật lạ lùng, khó lòng mà hiểu thấu. Thánh Giuse đã một mực im lặng, để cho thánh ý Chúa hướng dẫn, và rồi khi nhận ra đó là ý Chúa, thánh nhân đã hoàn toàn vâng phục và mau mắn thi hành không chút nghi ngờ do dự. Ôi kỳ diệu thay chương trình của Chúa !
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chiêm ngắm nhân đức của thánh Giuse, chúng con càng cảm nhận hơn về tình yêu lạ lùng của Chúa, từ trên thập giá Chúa đã im lặng mặc cho những lời nhạo báng và những chước cám dỗ về quyền năng, Chúa vẫn một mực vâng phục phó thác cho tình yêu quan phòng của Chúa Cha.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, với sự hiện diện im lặng nhiệm mầu trong Bí Tích Thánh Thể, xin Chúa đón nhận chúng con vào trong sự im lặng sâu thẳm của Chúa, để nhờ đó trong Mùa Chay thánh này chúng con nhìn ra được chân lý, tính đơn hèn yếu đuối của chúng con, và nhất là giúp chúng con khám phá ra được chính bản thân chúng con.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xưa thánh Giuse được đặt làm bảo trợ gia đình Nazareth, thì ngày nay xin Chúa cũng thương đặt thánh Giuse làm đấng bảo trợ và hướng dẫn gia đình chúng con để không chỉ riêng người gia trưởng nhưng cho mọi người trong gia đình luôn biết noi gương bắt chước thánh nhân, biết sống trong tin yêu phó thác cho tình yêu Chúa, nhất là luôn biết sống cho người khác và vì người khác.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, phút giây ngập tràn hạnh phúc được sống gần Chúa và lời cầu thay nguyện giúp của thánh Giuse xin Chúa tuôn đổ muôn ơn lành xuống trên các gia trưởng của mọi gia đình để họ luôn biết âm thầm hy sinh phục vụ vợ con trong bình đẳng yêu thương, bao la tình Chúa và chan chứa tình người, hầu mọi người được thăng tiến trong đức tin và trong ân sủng Chúa.
(Hát “Xin giữ con”)
6. Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, là những người được Thiên Chúa ban quyền làm cha trong gia đình, chúng con cầu xin Chúa cho chúng con được biết noi gương thánh Giuse: khiêm tốn nhìn nhận giới hạn của mình, để không cản trở sự thăng tiến của con cái. Xin cho chúng con cũng biết vâng phục thánh ý Thiên Chúa, biết phó thác tương lai gia đình trong tay Chúa, nhưng cũng luôn ý thức trách nhiệm của mình là cộng tác với Chúa để xây dựng cuộc sống và hạnh phúc của gia đình chúng con trong tin yêu và phục vụ – Amen.
7. Kinh Thánh Giuse
Lạy thánh Giuse Bổn Mạng Hội Thánh, – Ngài thật xứng đáng được khắp nơi ca tụng – dưới danh hiệu cao đẹp của Tin Mừng – là “người tôi tớ tốt lành và trung tín” (x. Lc 12,42) – đã được Thiên Chúa tín nhiệm – và ký thác toàn bộ gia nghiệp Nước Trời. – Quả vậy, trong kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa, – Ngài được chọn làm Bạn của Đức Trinh Nữ Maria; – và dưới dòng họ của Ngài, – Con Thiên Chúa làm người thuộc hoàng tộc Đavít – đã âu yếm gọi Ngài là “cha”; – giờ đây trên Quê Trời vinh phúc, – Ngài thực hiện vai trò một người Bảo-trợ, – chuyển cầu cho các tín hữu trong đoàn dân Thiên Chúa.
Lạy thánh Giuse Bổn Mạng Hội Thánh, – chúng con ca tụng Ngài là “đấng công chính” (Mt 1,19) – đã nêu cao tấm gương một đời sống thánh thiện – như lời Phúc Âm khuyên dạy: – nhờ việc vâng phục của Ngài – mà Ngôi Lời đã hoàn tất mầu nhiệm Nhập Thể cách tốt đẹp; – trong nếp sống nghèo khó, – Ngài đã cùng Chúa Giêsu và Đức Mẹ – làm phong phú cho đời sống các gia đình; – Ngài lại còn sống thanh khiết – để bảo vệ và gìn giữ Mẹ Thiên Chúa. – Xin chuyển cầu cho Hội Thánh – với biết bao nhu cầu và đòi hỏi trung tín trong sứ mạng, – để mọi thành phần Dân Chúa được cùng Ngài – không ngừng tôn vinh Thiên Chúa – và phục vụ lợi ích anh em mình – Amen.
(Thinh lặng giây lát Hát “Trông cậy Chúa”)
8. Lời nguyện kết thúc
Lạy Chúa Giêsu Thánh thể, Chúa đã sinh ra và lớn lên trong một gia đình, có người cha nuôi và người mẹ là những người đạo đức thánh thiện; Chúa đã được hấp thụ bầu khí đạo đức của gia đình Nazareth, xin Chúa ban ơn trợ giúp cho các gia trưởng chúng con biết noi gương thánh cả Giuse, lèo lái hướng dẫn gia đình theo đường lối của Chúa, bằng cách từ bỏ ý riêng mình và thực hiện ý Chúa trong sự phó thác, kính sợ và yêu mến Chúa mọi ngày suốt đời chúng con - Amen.
III. Kết thúc
1. Hát “Này con là Đá”. Lời nguyện cầu cho Đức Thánh Cha.
2. Hát “Đây nhiệm tích”. Lời nguyện và Phép Lành Mình Thánh Chúa.
3. Hát kính Thánh Giuse kết thúc.
1. Đặt Mình Thánh Chúa
2. Hát kính Mình Thánh Chúa
3. Lời nguyện mở đầu của chủ sự
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con thờ lạy Chúa và tin thật Chúa đang hiện diện trên bàn thờ trước mặt chúng con đây. Trước nhan Chúa chúng con xin biểu lộ niềm tin qua việc chiêm ngắm và thờ lạy Bí Tích Thánh Thể. Đây không những là cách thế để mỗi người chúng con biểu lộ lòng yêu mến Bí tích Thánh Thể; mà còn nói lên niềm xác tín của mỗi người chúng con về sự hiện diện thật sự của Chúa trong Bí tích Thánh Thể. Cảm tạ Chúa đã yêu thương và tuôn đổ hồng ân trên từng gia đình chúng con.
Là những người cha, người gia trưởng trong gia đình, hôm nay chúng con quy tụ nhau nơi đây nhân ngày lễ kính thánh Cả Giuse – Bổn mạng của Giáo Hội Việt Nam – Bổn mạng của Giáo phận để tôn vinh Thánh nhân và học hỏi nơi ngài mẫu gương tuyệt vời cho những người làm cha trong các gia đình.
Và chúng con cũng đến bên Chúa để cùng nhau lắng nghe Lời Chúa, suy niệm và cầu nguyện. Đặc biệt trong năm Thánh mừng kim khánh giáo phận, chúng con tha thiết cầu xin Chúa ban nhiều phúc lành cho các gia đình kitô hữu, cho Gia Đình Giáo Phận và cho Hội Thánh là Gia Đình Thiên Chúa. Cách riêng cho từng gia trưởng trong mỗi gia đình. Nhờ lời chuyển cầu của thánh Cả Giuse, xin cho chúng con biết noi gương thánh nhân – người tôi trung của Thiên Chúa, biết sống công chính, thánh thiện và hy sinh phục vụ gia đình trong cuộc sống hằng ngày. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời – Amen.
II. Lời Chúa - Suy niệm và Cầu nguyện
(Thinh lặng giây lát Hát “Lắng nghe Lời Chúa”)
1. Lời Chúa
Bài trích Tin Mừng theo thánh Mátthêu.
Sau đây là gốc tích Đức Giêsu Kitô: bà Maria, mẹ Người, đã đính hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, thì bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giuse, chồng bà, là người công chính, không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” … Khi tỉnh giấc, ông Giuse đã làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. (Mt 1,17-21.24).
2. Suy niệm 1: Thánh Giuse mẫu gương sống đức tin
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Lời Chúa mà chúng con vừa được nghe gợi lên cho chúng con nhiều suy nghĩ, đặc biệt là hình ảnh thánh Giuse – vị cha nuôi của Chúa, đấng mà Thánh Kinh ca ngợi là người công chính vì đã dám tin tưởng hoàn toàn vào Thiên Chúa, âm thầm sống đức tin trong thử thách và đau thương của cuộc đời. Quả thực Lời Chúa chúng con vừa nghe cho chúng con chiêm ngắm một tấm gương ngời sáng về thái độ âm thầm lắng nghe và mau mắn thi hành thánh ý Thiên Chúa. Nếu lật dở lại những trang Tin Mừng nói đến thánh Giuse, dường như chúng con không hề thấy một lời nói nào của thánh nhân, ngay cả trong những biến cố trọng đại, chúng con chỉ gặp được những hành động của Ngài, hành động của đức tin trong vâng phục và phó thác.
Giuse và Maria yêu nhau thắm thiết; tình yêu của các Ngài thật tuyệt vời, nhất là ở nét đẹp tâm hồn. Giuse thật hạnh phúc và đầy tin tưởng: với một người nữ như Maria thì không thể có gì bất trắc xảy ra khiến cho cuộc sống hôn nhân tương lai của họ bị đe dọa. Thế mà, thật là điều không thể tưởng tượng nổi đối với Giuse, vị hôn thê của ngài lại mang thai khi hai người chưa về chung sống với nhau: “Trước khi hai ông bà về chung sống, thì bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần”. Có thể nói đây là việc của Thiên Chúa muốn đề cao đức tin và sự vâng phục của thánh nhân.
Tin Mừng đã chứng minh lòng tin tinh tuyền của thánh Giuse vào Đức Maria trong công việc của Thiên Chúa; “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần”. Giuse dường như trở thành một người đứng trước ngã ba đường “bỏ thì thương mà vương thì tội”. Thế nhưng, với niềm tin phó thác và bản tính âm thầm của người công chính, lời báo mộng của sứ thần hoàn toàn trái ngược với dự tính đó lại làm rạng ngời đức tin của chàng trai Nazaeth, ngài tìm ra một ngả đường theo thánh ý Thiên Chúa, mau mắn đi vào và hoàn toàn tin vào sự trong trắng và lòng trung thành đối với Đức Maria vị hôn thê của mình.
(Thinh lặng giây lát - Hát bài Tình dâng hiến: Lạy Chúa con tiến dâng lên tình yêu con xin trao đổi tình yêu …)
3. Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa muốn mọi người trong gia đình Kitô hữu trở nên thánh như Cha trên trời là Đấng Thánh. Chúng con cầu xin Chúa cho các gia trưởng biết tin tưởng và vững vàng cậy trông vào sức mạnh và tình yêu của Thiên Chúa hành động nơi mỗi tâm hồn, trong mỗi gia đình. Xin cho chúng con khi càng gặp khó khăn thử thách thì càng biết cậy tin vào Thiên Chúa tình yêu – Amen.
(Thinh lặng giây lát Hát điệp khúc bài “Lắng nghe Lời Chúa”)
4. Lời Chúa:
Bài trích Tin Mừng theo Thánh Mátthêu
Khi các vị đạo sĩ đã ra về, thì kìa sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giuse rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy !”. Ông Giuse liền chỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Aicập. Ông ở đó cho đến khi vua Hêrôđê băng hà … Sau khi vua Hêrôđê băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giuse bên Aicập, báo mộng cho ông rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Israel, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi”. Ông liền chỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Israel. Nhưng vì nghe biết Ackhêlao đã kế vị vua cha là Hêrôđê, cai trị miền Giuđê, nên ông sợ không dám về đó. Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Galilê, đến ở một thành kia gọi là Nazareth… (Mt 2, 13-15.19-23)
5. Suy niệm 2: Thánh Giuse, mẫu gương phục vụ
Thánh Giuse đã được Thiên Chúa tuyển chọn để ký thác toàn bộ gia nghiệp Nước Trời: Đức Giêsu Kitô - Con Một yêu dấu của Thiên Chúa, và Đức Maria. Là một gia trưởng với nhiệm vụ quản lý gia nghiệp Nước Trời tại gia đình Nazareth, thánh Giuse thực sự là người tôi trung của Thiên Chúa trong âm thầm hy sinh từ bỏ ý riêng để đón nhận thánh ý Thiên Chúa, dầu chỉ được truyền đến ngài qua các giấc mộng, thánh Giuse đã mau mắn thi hành nhiệm vụ được giao phó: đó là phục vụ Chúa Giêsu và mẹ Người.
Và hơn nữa, dầu ở địa vị gia trưởng, và trước mặt người đời, ngài là chồng và là cha, nghĩa là người có quyền trong gia đình, nhưng Thánh Giuse chỉ biết phục vụ và phục vụ trong khiêm tốn và thầm lặng. Ngài trở nên mờ nhạt, bé nhỏ để cho người con mà ngài biết là Con Thiên Chúa, cũng như người vợ mà ngài biết là mẹ của Đấng Cứu Thế, được toả sáng và lớn lên. Khi nói với các môn đệ: “Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ”, hoặc khi quên ăn quên ngủ, quên cả nghỉ ngơi, để dạy dỗ và chữa mọi bệnh hoạn tật nguyền cho dân chúng, hoặc khi lấy nước rửa chân cho các môn đệ, chắc chắn Đức Giêsu đã học được mẫu gương phục vụ này của Thánh Giuse, cha nuôi của Người.
Tin Mừng chúng ta vừa nghe đã cho thấy điều đó: giữa đêm khuya lặng lẽ được lời mộng báo “Hãy đưa con trẻ trốn đi” một mệnh lệnh thật lạ lùng, khó lòng mà hiểu thấu. Thánh Giuse đã một mực im lặng, để cho thánh ý Chúa hướng dẫn, và rồi khi nhận ra đó là ý Chúa, thánh nhân đã hoàn toàn vâng phục và mau mắn thi hành không chút nghi ngờ do dự. Ôi kỳ diệu thay chương trình của Chúa !
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chiêm ngắm nhân đức của thánh Giuse, chúng con càng cảm nhận hơn về tình yêu lạ lùng của Chúa, từ trên thập giá Chúa đã im lặng mặc cho những lời nhạo báng và những chước cám dỗ về quyền năng, Chúa vẫn một mực vâng phục phó thác cho tình yêu quan phòng của Chúa Cha.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, với sự hiện diện im lặng nhiệm mầu trong Bí Tích Thánh Thể, xin Chúa đón nhận chúng con vào trong sự im lặng sâu thẳm của Chúa, để nhờ đó trong Mùa Chay thánh này chúng con nhìn ra được chân lý, tính đơn hèn yếu đuối của chúng con, và nhất là giúp chúng con khám phá ra được chính bản thân chúng con.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xưa thánh Giuse được đặt làm bảo trợ gia đình Nazareth, thì ngày nay xin Chúa cũng thương đặt thánh Giuse làm đấng bảo trợ và hướng dẫn gia đình chúng con để không chỉ riêng người gia trưởng nhưng cho mọi người trong gia đình luôn biết noi gương bắt chước thánh nhân, biết sống trong tin yêu phó thác cho tình yêu Chúa, nhất là luôn biết sống cho người khác và vì người khác.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, phút giây ngập tràn hạnh phúc được sống gần Chúa và lời cầu thay nguyện giúp của thánh Giuse xin Chúa tuôn đổ muôn ơn lành xuống trên các gia trưởng của mọi gia đình để họ luôn biết âm thầm hy sinh phục vụ vợ con trong bình đẳng yêu thương, bao la tình Chúa và chan chứa tình người, hầu mọi người được thăng tiến trong đức tin và trong ân sủng Chúa.
(Hát “Xin giữ con”)
6. Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, là những người được Thiên Chúa ban quyền làm cha trong gia đình, chúng con cầu xin Chúa cho chúng con được biết noi gương thánh Giuse: khiêm tốn nhìn nhận giới hạn của mình, để không cản trở sự thăng tiến của con cái. Xin cho chúng con cũng biết vâng phục thánh ý Thiên Chúa, biết phó thác tương lai gia đình trong tay Chúa, nhưng cũng luôn ý thức trách nhiệm của mình là cộng tác với Chúa để xây dựng cuộc sống và hạnh phúc của gia đình chúng con trong tin yêu và phục vụ – Amen.
7. Kinh Thánh Giuse
Lạy thánh Giuse Bổn Mạng Hội Thánh, – Ngài thật xứng đáng được khắp nơi ca tụng – dưới danh hiệu cao đẹp của Tin Mừng – là “người tôi tớ tốt lành và trung tín” (x. Lc 12,42) – đã được Thiên Chúa tín nhiệm – và ký thác toàn bộ gia nghiệp Nước Trời. – Quả vậy, trong kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa, – Ngài được chọn làm Bạn của Đức Trinh Nữ Maria; – và dưới dòng họ của Ngài, – Con Thiên Chúa làm người thuộc hoàng tộc Đavít – đã âu yếm gọi Ngài là “cha”; – giờ đây trên Quê Trời vinh phúc, – Ngài thực hiện vai trò một người Bảo-trợ, – chuyển cầu cho các tín hữu trong đoàn dân Thiên Chúa.
Lạy thánh Giuse Bổn Mạng Hội Thánh, – chúng con ca tụng Ngài là “đấng công chính” (Mt 1,19) – đã nêu cao tấm gương một đời sống thánh thiện – như lời Phúc Âm khuyên dạy: – nhờ việc vâng phục của Ngài – mà Ngôi Lời đã hoàn tất mầu nhiệm Nhập Thể cách tốt đẹp; – trong nếp sống nghèo khó, – Ngài đã cùng Chúa Giêsu và Đức Mẹ – làm phong phú cho đời sống các gia đình; – Ngài lại còn sống thanh khiết – để bảo vệ và gìn giữ Mẹ Thiên Chúa. – Xin chuyển cầu cho Hội Thánh – với biết bao nhu cầu và đòi hỏi trung tín trong sứ mạng, – để mọi thành phần Dân Chúa được cùng Ngài – không ngừng tôn vinh Thiên Chúa – và phục vụ lợi ích anh em mình – Amen.
(Thinh lặng giây lát Hát “Trông cậy Chúa”)
8. Lời nguyện kết thúc
Lạy Chúa Giêsu Thánh thể, Chúa đã sinh ra và lớn lên trong một gia đình, có người cha nuôi và người mẹ là những người đạo đức thánh thiện; Chúa đã được hấp thụ bầu khí đạo đức của gia đình Nazareth, xin Chúa ban ơn trợ giúp cho các gia trưởng chúng con biết noi gương thánh cả Giuse, lèo lái hướng dẫn gia đình theo đường lối của Chúa, bằng cách từ bỏ ý riêng mình và thực hiện ý Chúa trong sự phó thác, kính sợ và yêu mến Chúa mọi ngày suốt đời chúng con - Amen.
III. Kết thúc
1. Hát “Này con là Đá”. Lời nguyện cầu cho Đức Thánh Cha.
2. Hát “Đây nhiệm tích”. Lời nguyện và Phép Lành Mình Thánh Chúa.
3. Hát kính Thánh Giuse kết thúc.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:07 22/02/2010
BẢN ÁN (2)
Trong thị trấn nhỏ, có người gọi phone số 016 để hỏi một việc, một giọng nói nhỏ nhẹ của một cô gái truyền lại:
- “Xin lỗi, ông nên gọi số 015 để hỏi.”
Sau khi gọi số 015 thì anh ta cảm thấy âm thanh trả lời hoàn toàn giống với giọng nói trước, nhịn không được bèn hỏi:
- “Không phải cô là người đã nói chuyện với tôi vừa rồi sao ?”
- “Đúng rồi, là tôi đây, hôm nay tôi phụ trách hai đường dây.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Con người ta khi làm khó dễ người khác thì có nhiều trường hợp, nhưng có ba trường hợp sau đây là dễ thấy nhất:
- Một là người rất nguyên tắc, việc nào ra việc đó. Những người này làm việc rất tốt, nhưng đôi lúc gây khó chịu cho người khác, nhất là những người thường lè phè...
- Hai là người muốn làm ra vẻ ta đây là quan trọng. Đây là hạng người chỉ biết mình là người “thi ân” mà không nghĩ mình là một người làm việc như các công nhân nhân viên khác, do đó mà họ kiêu ngạo thường làm khó dễ cho người khác khi họ có việc cần đến họ.
- Ba là người không có óc nhạy bén linh hoạt, họ thường bị động theo “bàn giấy” hoặc theo lịch trình cứng nhắc, cho nên cũng dễ làm cho người khác khó chịu.
Tình thần truyền giáo không hệ tại giờ giấc hành chánh, nhưng lệ thuộc vào lòng nhiệt thành kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân, bởi vì nếu không kính mến Thiên Chúa thì không thể hy sinh vì Chúa, không yêu tha nhân thì không thể sẵn lòng mở cửa nhà xứ khi giờ hành chánh cấm dứt.
Bản án cũng từ đó mà kết thành cáo trạng trước mặt Chúa ngày phán xét.
Ai hiểu thì hiểu.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Trong thị trấn nhỏ, có người gọi phone số 016 để hỏi một việc, một giọng nói nhỏ nhẹ của một cô gái truyền lại:
- “Xin lỗi, ông nên gọi số 015 để hỏi.”
Sau khi gọi số 015 thì anh ta cảm thấy âm thanh trả lời hoàn toàn giống với giọng nói trước, nhịn không được bèn hỏi:
- “Không phải cô là người đã nói chuyện với tôi vừa rồi sao ?”
- “Đúng rồi, là tôi đây, hôm nay tôi phụ trách hai đường dây.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Con người ta khi làm khó dễ người khác thì có nhiều trường hợp, nhưng có ba trường hợp sau đây là dễ thấy nhất:
- Một là người rất nguyên tắc, việc nào ra việc đó. Những người này làm việc rất tốt, nhưng đôi lúc gây khó chịu cho người khác, nhất là những người thường lè phè...
- Hai là người muốn làm ra vẻ ta đây là quan trọng. Đây là hạng người chỉ biết mình là người “thi ân” mà không nghĩ mình là một người làm việc như các công nhân nhân viên khác, do đó mà họ kiêu ngạo thường làm khó dễ cho người khác khi họ có việc cần đến họ.
- Ba là người không có óc nhạy bén linh hoạt, họ thường bị động theo “bàn giấy” hoặc theo lịch trình cứng nhắc, cho nên cũng dễ làm cho người khác khó chịu.
Tình thần truyền giáo không hệ tại giờ giấc hành chánh, nhưng lệ thuộc vào lòng nhiệt thành kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân, bởi vì nếu không kính mến Thiên Chúa thì không thể hy sinh vì Chúa, không yêu tha nhân thì không thể sẵn lòng mở cửa nhà xứ khi giờ hành chánh cấm dứt.
Bản án cũng từ đó mà kết thành cáo trạng trước mặt Chúa ngày phán xét.
Ai hiểu thì hiểu.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:08 22/02/2010
N2T |
31. Việc cứu tế cho người nghèo, nếu không làm vì Thiên Chúa thì không phải là dâng hiến.
(Thánh Augustine)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:10 22/02/2010
N2T |
372. Dũng khí cho con người ta kiên cường đối diện với sự vật, nó cũng cho con người giữ thái độ lạc quan.
Sống Tỉnh Thức # 49 - TỘI NHỎ LÀ ĐÀN SÂU ĐỤC KHOÉT BẠN
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
20:15 22/02/2010
Sống Tỉnh Thức # 49
TỘI NHỎ LÀ ĐÀN SÂU ĐỤC KHOÉT BẠN
* Chuyện kể: Trên sườn núi Long’s Peak ở Colorado, có một cây cổ thụ. Các nhà thực vật học cho biết nó đã có khoảng 400 năm.
Người ta tính ra nó đã bị sét đánh 14 lần, và trải qua biết bao thời kỳ giá băng giông tố, mà vẫn sừng sững giữa sườn núi.
Thế nhưng, hiện nay cây cổ thụ ấy đã bị tàn phá xác xơ với những phần thân rỗng. Người ta khám phá ra nguyên nhân của sự kiện này là do một đàn sâu đã đục khoét cây cổ thụ. Chúng đã ăn ruỗng bên trong thân cây, một phần vỏ cây, cho đến lúc chính nó tự ngã quỵ vì không còn nguồn sinh lực từ lòng đất.
Mỗi ngày những con sâu gậm nhấm một chút, lên tiếp không ngừng. Những con sâu bé nhỏ có thể bị bóp nát giữa hai đầu ngón tay, ấy thế mà chúng đã đánh gục một cây cổ thụ khổng lồ !!!???
* Một phút hồi tâm: Ma quỷ không bao giờ đến với chúng ta bằng với những đề nghị phạm tội nghiêm trọng. Nó chỉ yêu cầu bạn làm những việc nhỏ nhất.! Với bà Evà, nó chỉ yêu cầu ăn một trái cấm, là Chúa Giêsu chỉ cần Ngài hoá một viên đá thành bánh đi! (Lc 3, 4)
Các tội nhỏ tưởng chừng như không ảnh hưởng bao nhiêu, thế nhưng nó lại trở thành mối hoạ khủng khiếp ! Nó tiếp tục đục khoét bạn như đàn sâu, vươn những cái vòi như bạch tuộc để cuốn lấy và xiết chặt bạn lại. Khi bạn nhận ra những hậu quả nghiêm trọng của những lỗi nhỏ nhất thì mọi sự như đã ngã nhào, thảm thương!!!
Có thể bạn rất vững vàng khi bị bắt bớ, sẵn sàng chịu thiêu đốt trên giàn hỏa, không bước qua thánh giá, không chịu chối bỏ đức tin…;nhưng lại thất bại trước những lời cám dỗ ngọt ngào hôm nay. Phêrô đã sẵn sàng chết vì Thầy trước nhửng lời tra hỏi của tên lính La mã; nhưng lại thốt ra lời chối Chúa trước câu hỏi của tớ gái vô danh tiểu tôt ! Những tật xấu và bản tính tội lỗi, dù nhỏ bé và thường tình đến đâu, nếu không được đề phòng và loại trừ ngay khỏi tâm trí bạn, nó cũng sẽ là mối nguy hại nghiêm trọng cho sứ vụ của bạn.
Khi trở lại, thấy họ đang ngủ, Chúa Giêsu nói với ông Phêrô: “Anh Simon ơi ! anh ngủ sao?” Hôm nay Chúa cũng đang hỏi bạn và tôi như hỏi Phêrô: “ Con ơi! con đang ngủ sao?” (x. Mc 14, 37)
Phó tế: GB Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
TỘI NHỎ LÀ ĐÀN SÂU ĐỤC KHOÉT BẠN
* Chuyện kể: Trên sườn núi Long’s Peak ở Colorado, có một cây cổ thụ. Các nhà thực vật học cho biết nó đã có khoảng 400 năm.
Người ta tính ra nó đã bị sét đánh 14 lần, và trải qua biết bao thời kỳ giá băng giông tố, mà vẫn sừng sững giữa sườn núi.
Thế nhưng, hiện nay cây cổ thụ ấy đã bị tàn phá xác xơ với những phần thân rỗng. Người ta khám phá ra nguyên nhân của sự kiện này là do một đàn sâu đã đục khoét cây cổ thụ. Chúng đã ăn ruỗng bên trong thân cây, một phần vỏ cây, cho đến lúc chính nó tự ngã quỵ vì không còn nguồn sinh lực từ lòng đất.
Mỗi ngày những con sâu gậm nhấm một chút, lên tiếp không ngừng. Những con sâu bé nhỏ có thể bị bóp nát giữa hai đầu ngón tay, ấy thế mà chúng đã đánh gục một cây cổ thụ khổng lồ !!!???
* Một phút hồi tâm: Ma quỷ không bao giờ đến với chúng ta bằng với những đề nghị phạm tội nghiêm trọng. Nó chỉ yêu cầu bạn làm những việc nhỏ nhất.! Với bà Evà, nó chỉ yêu cầu ăn một trái cấm, là Chúa Giêsu chỉ cần Ngài hoá một viên đá thành bánh đi! (Lc 3, 4)
Các tội nhỏ tưởng chừng như không ảnh hưởng bao nhiêu, thế nhưng nó lại trở thành mối hoạ khủng khiếp ! Nó tiếp tục đục khoét bạn như đàn sâu, vươn những cái vòi như bạch tuộc để cuốn lấy và xiết chặt bạn lại. Khi bạn nhận ra những hậu quả nghiêm trọng của những lỗi nhỏ nhất thì mọi sự như đã ngã nhào, thảm thương!!!
Có thể bạn rất vững vàng khi bị bắt bớ, sẵn sàng chịu thiêu đốt trên giàn hỏa, không bước qua thánh giá, không chịu chối bỏ đức tin…;nhưng lại thất bại trước những lời cám dỗ ngọt ngào hôm nay. Phêrô đã sẵn sàng chết vì Thầy trước nhửng lời tra hỏi của tên lính La mã; nhưng lại thốt ra lời chối Chúa trước câu hỏi của tớ gái vô danh tiểu tôt ! Những tật xấu và bản tính tội lỗi, dù nhỏ bé và thường tình đến đâu, nếu không được đề phòng và loại trừ ngay khỏi tâm trí bạn, nó cũng sẽ là mối nguy hại nghiêm trọng cho sứ vụ của bạn.
Khi trở lại, thấy họ đang ngủ, Chúa Giêsu nói với ông Phêrô: “Anh Simon ơi ! anh ngủ sao?” Hôm nay Chúa cũng đang hỏi bạn và tôi như hỏi Phêrô: “ Con ơi! con đang ngủ sao?” (x. Mc 14, 37)
Phó tế: GB Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha ban cho kitô hữu bí quyết để chống lại các chước cám dỗ
Bùi Hữu Thư
11:11 22/02/2010
Suy niệm trước kinh Truyền Tin
Rôma, Chúa Nhật 21 tháng 2, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Vào tuần lễ đầu Mùa Chay, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã ban cho các kitô hữu bí quyết để chống lại các chước cám dỗ của ma qủy: đó là sự trung thành với Lời Chúa.
Đức Thánh Cha tuyên bố trước kinh Truyền Tin, trước hàng vạn khách hành hương tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô.
Hôm nay Đức Thánh Cha Benedict XVI đã giảng về đoạn Phúc Âm Thánh Luca khi Chúa Giêsu ở trong sa mạc và chịu sự thử thách của ma quỷ.
Ngài đã trình bầy ba chước ma quỷ đã dùng để thử thách Chúa Giêsu: “Cái đói, nghiã là nhu cầu vật chất, cám dỗ về quyền bính, cám dỗ thử thách Thiên Chúa, là đòi hỏi Chúa phải chứng tỏ mình chính là Thiên Chúa.”
Chúa Giêsu mỗi lần đều trả lời bằng cách dẫn chứng Thánh Kinh. “Người ta sống không riêng bởi bánh,” rồi “ngươi phải xấp mình trước Thiên Chúa là Chúa của ngươi, và ngươi chỉ được tôn thờ một mình Người mà thôi.” Cuối cùng Đức Thánh Cha giải thích rằng “Chúa Giêsu chống lại các tiêu chuẩn của con người bằng tiêu chuẩn duy nhất và đích thực: đó là sự vâng lời, tuân theo Thánh Ý Chúa, và là nền tảng của sự hiện hữu của chúng ta.”
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng “đây cũng là một giáo huấn nền tảng cho chúng ta: nếu chúng ta gìn giữ Lời Chúa trong tâm trí, nếu Lời Chúa ở trong đời sống chúng ta, nếu chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa, chúng ta có thể đẩy lui mọi chước cám dỗ của ma quỷ.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã mời gọi các tín hữu hãy lợi dụng Mùa Chay “để hồi tâm, và lắng nghe Lời Chúa, để vượt thắng các chước cám dỗ của ma quỷ và tìm được chân lý cho sự hiện hữu của mình,” vì Mùa Chay là “một thời kỳ - có thể nói là – để ‘thao luyện tâm linh’ để sống với Chúa Giêsu, không với sự kiêu ngạo và tự tôn, nhưng bằng cách sử dụng vũ khí của đức tin, nghĩa là cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa và hãm mình đền tội.
Đức Thánh Cha đã kết luận bằng việc xin Đức Mẹ Maria giúp đỡ các kitô hữu sống “trong niềm vui và đạt được kết quả trong thời kỳ ân sủng này,” và xin Mẹ cầu bầu đặc biệt cho ngài và các cộng sự viên của ngài tại giáo triều Rôma, vì họ bắt đầu cấm phòng Linh Thao vào buổi chiều Chúa Nhật.”
Nói với các tín hữu người Pháp, sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã tuyên bố: “Vào tuần thứ nhất của Mùa Chay chúng ta được mời gọi tiến bước về Phục Sinh bằng một cuộc chiến tâm linh, đi theo Chúa Giêsu vào sa mạc, nơi Người trải qua 40 ngày chay tịnh và bị ma quỷ cám dỗ. Tận đáy sâu tâm khảm, con người biết cái cám dỗ của quyền bính, của tham vọng và khoái lạc chủ nghĩa. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Kitô dẫn dắt chúng ta vào mầu nhiệm của sự vâng lời Chúa Cha, để không sa chước cám dỗ và được giải thoát khỏi sự dữ. Xin Đức Nữ Đồng Trinh Maria giúp đỡ chúng ta biết tự dâng hiến mình cho Con của Mẹ và đi theo con đường của Người!
Chúc tất cả các bạn một Chúa Nhật và một Mùa Chay thánh thiện!”
Rôma, Chúa Nhật 21 tháng 2, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Vào tuần lễ đầu Mùa Chay, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã ban cho các kitô hữu bí quyết để chống lại các chước cám dỗ của ma qủy: đó là sự trung thành với Lời Chúa.
Đức Thánh Cha tuyên bố trước kinh Truyền Tin, trước hàng vạn khách hành hương tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô.
Hôm nay Đức Thánh Cha Benedict XVI đã giảng về đoạn Phúc Âm Thánh Luca khi Chúa Giêsu ở trong sa mạc và chịu sự thử thách của ma quỷ.
Ngài đã trình bầy ba chước ma quỷ đã dùng để thử thách Chúa Giêsu: “Cái đói, nghiã là nhu cầu vật chất, cám dỗ về quyền bính, cám dỗ thử thách Thiên Chúa, là đòi hỏi Chúa phải chứng tỏ mình chính là Thiên Chúa.”
Chúa Giêsu mỗi lần đều trả lời bằng cách dẫn chứng Thánh Kinh. “Người ta sống không riêng bởi bánh,” rồi “ngươi phải xấp mình trước Thiên Chúa là Chúa của ngươi, và ngươi chỉ được tôn thờ một mình Người mà thôi.” Cuối cùng Đức Thánh Cha giải thích rằng “Chúa Giêsu chống lại các tiêu chuẩn của con người bằng tiêu chuẩn duy nhất và đích thực: đó là sự vâng lời, tuân theo Thánh Ý Chúa, và là nền tảng của sự hiện hữu của chúng ta.”
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng “đây cũng là một giáo huấn nền tảng cho chúng ta: nếu chúng ta gìn giữ Lời Chúa trong tâm trí, nếu Lời Chúa ở trong đời sống chúng ta, nếu chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa, chúng ta có thể đẩy lui mọi chước cám dỗ của ma quỷ.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã mời gọi các tín hữu hãy lợi dụng Mùa Chay “để hồi tâm, và lắng nghe Lời Chúa, để vượt thắng các chước cám dỗ của ma quỷ và tìm được chân lý cho sự hiện hữu của mình,” vì Mùa Chay là “một thời kỳ - có thể nói là – để ‘thao luyện tâm linh’ để sống với Chúa Giêsu, không với sự kiêu ngạo và tự tôn, nhưng bằng cách sử dụng vũ khí của đức tin, nghĩa là cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa và hãm mình đền tội.
Đức Thánh Cha đã kết luận bằng việc xin Đức Mẹ Maria giúp đỡ các kitô hữu sống “trong niềm vui và đạt được kết quả trong thời kỳ ân sủng này,” và xin Mẹ cầu bầu đặc biệt cho ngài và các cộng sự viên của ngài tại giáo triều Rôma, vì họ bắt đầu cấm phòng Linh Thao vào buổi chiều Chúa Nhật.”
Nói với các tín hữu người Pháp, sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã tuyên bố: “Vào tuần thứ nhất của Mùa Chay chúng ta được mời gọi tiến bước về Phục Sinh bằng một cuộc chiến tâm linh, đi theo Chúa Giêsu vào sa mạc, nơi Người trải qua 40 ngày chay tịnh và bị ma quỷ cám dỗ. Tận đáy sâu tâm khảm, con người biết cái cám dỗ của quyền bính, của tham vọng và khoái lạc chủ nghĩa. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Kitô dẫn dắt chúng ta vào mầu nhiệm của sự vâng lời Chúa Cha, để không sa chước cám dỗ và được giải thoát khỏi sự dữ. Xin Đức Nữ Đồng Trinh Maria giúp đỡ chúng ta biết tự dâng hiến mình cho Con của Mẹ và đi theo con đường của Người!
Chúc tất cả các bạn một Chúa Nhật và một Mùa Chay thánh thiện!”
Đề nghị mới về Cải Tổ Y Tế cuả Obama bị chỉ trích
Trần Mạnh Trác
20:34 22/02/2010
Washington DC, 22 tháng 2 năm 2010 (CNA). - Đề nghị mới của Tổng thống Barack Obama về dự luật chăm sóc sức khỏe hôm thứ hai đã thu hút nhiều chỉ trích và nghi ngại từ những tổ chức phò sự sống. Trong khi một số chỉ trích sự thiếu sót về các hạn chế phá thai, một nhà bình luận từ văn phòng các giám mục Hoa Kỳ cho rằng tổng thống có thể muốn "thảo luận thêm" về vấn đề này.
Tổng thống Obama đã không đề xuất bất kỳ thay đổi nào cuả dự luật Thượng Viện để hạn chế sự tài trợ liên bang cho phá thai, The Los Angeles Times cho biết. Dự luật sẽ đòi hỏi mọi phụ nữ muốn mua một kế hoạch trợ cấp phá thai phải thanh toán một khoản tiền riêng cho các quyền lợi bảo hiểm phá thai.
Bình luận về đề nghị của tổng thống, ông Richard M. Doerflinger, Tổng Thư ký của ban Hoạt Động phò sự sống của Hội Đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ '(USCCB), trả lời qua email rằng,
"Chúng tôi đã tuyên bố rằng dự luật cuả Hạ Viện là chấp nhận được và dự luật của Thượng viện là không. Về đề nghị của Tổng thống, thực sự đó là một bản tóm tắt các điểm chứ không phải là một đề xuất chi tiết cuả lập pháp, Tổng thống nói rằng ông muốn kết hợp cả hai dự luật của Thượng viện và Hạ Viện, nhưng đề nghị cuả ông không đề cập đến kinh phí phá thai hoặc phá thai.
"Có lẽ ông muốn để dành việc này để thảo luận thêm."
Doerflinger nói rằng văn phòng của ông sẽ có một bức thư mới trong tuần này tái khẳng định "những nguyên tắc đạo đức" mà một dự luật chăm sóc y tế cần phản ánh.
"Chúng tôi không dự định bình luận về các đề xuất cho đến khi chúng tôi thấy một cái gì đó cụ thể hơn," ông giải thích.
Douglas Johnson, Giám đốc cơ quan lập pháp cuả Ủy ban quốc gia về Quyền Sự Sống (NRLC), cho rằng đề nghị của tổng thống sẽ trực tiếp tài trợ phá thai bằng cách cung cấp $7 tỷ cho 1.250 Trung tâm y tế cộng đồng tại Hoa Kỳ mà không cấm sử dụng quỹ cho việc nạo phá thai theo yêu cầu.
Theo Johnson, đề nghị cũng sẽ cung cấp trợ cấp và dịch vụ liên bang cho nhiều dịch vụ phá thai khác.
"Trong đề nghị cuả Tổng thống Obama, không hề có một thay đổi nào nhằm mục đích làm giảm bất kỳ một điều khoản phá thai nào", ông nhận xét trong một thông cáo báo chí.
Ông lên án rằng đề nghị sẽ tăng tiền trợ cấp sẵn có cho các thủ tục phá thai và thêm trợ cấp bảo hiểm y tế tư nhân bao gồm nạo phá thai thông qua các chương trình miễn thuế cho chi phí bảo hiểm.
Marjorie Dannenfelser, chủ tịch Danh sách Susan B. Anthony, chỉ trích đề nghị cuả Tổng thống Obama là thiếu hạn chế về kinh phí phá thai.
"Trước sự đồng thuận rõ ràng cuả cả hai đảng đang chống đối kinh phí phá thai, Tổng thống vẫn giả điếc trước tiếng nói của người nộp thuế Mỹ," Dannenfelser nhận xét. "Cái ưu tiên quan trọng nhất cuả tổng thống Obama đang sống vất vưởng nhờ chiếc phao cứu cấp, nhưng ông vẫn từ chối vất đi cái gánh nặng phá thai. Có vẻ như lý tưởng phá thai cuả ông là quý hơn các ưu tiên hàng đầu trong nước. "
Lãnh tụ thiểu số John Boehner (R-Ohio) xác nhận rằng Tu chính án Hyde sẽ được đưa vào dự luật cuả đảng Cộng hòa trong đó tất cả các quỹ liên bang đang được sử dụng để trả tiền phá thai sẽ bị cấm.
Ông cũng cho biết nhiều dân biểu Dân Chủ phò sự sống đã cam kết sẽ bỏ phiếu chống lại các quy định về kinh phí phá thai cuả các dự luật.
"Cải Tổ Y Tế nên là một cơ hội để bảo vệ cuộc sống của con người - chứ không phải để kết thúc nó - và người dân Mỹ cũng đồng ý như vậy", ông nói thêm.
Tổng thống Obama đã không đề xuất bất kỳ thay đổi nào cuả dự luật Thượng Viện để hạn chế sự tài trợ liên bang cho phá thai, The Los Angeles Times cho biết. Dự luật sẽ đòi hỏi mọi phụ nữ muốn mua một kế hoạch trợ cấp phá thai phải thanh toán một khoản tiền riêng cho các quyền lợi bảo hiểm phá thai.
Bình luận về đề nghị của tổng thống, ông Richard M. Doerflinger, Tổng Thư ký của ban Hoạt Động phò sự sống của Hội Đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ '(USCCB), trả lời qua email rằng,
"Chúng tôi đã tuyên bố rằng dự luật cuả Hạ Viện là chấp nhận được và dự luật của Thượng viện là không. Về đề nghị của Tổng thống, thực sự đó là một bản tóm tắt các điểm chứ không phải là một đề xuất chi tiết cuả lập pháp, Tổng thống nói rằng ông muốn kết hợp cả hai dự luật của Thượng viện và Hạ Viện, nhưng đề nghị cuả ông không đề cập đến kinh phí phá thai hoặc phá thai.
"Có lẽ ông muốn để dành việc này để thảo luận thêm."
Doerflinger nói rằng văn phòng của ông sẽ có một bức thư mới trong tuần này tái khẳng định "những nguyên tắc đạo đức" mà một dự luật chăm sóc y tế cần phản ánh.
"Chúng tôi không dự định bình luận về các đề xuất cho đến khi chúng tôi thấy một cái gì đó cụ thể hơn," ông giải thích.
Douglas Johnson, Giám đốc cơ quan lập pháp cuả Ủy ban quốc gia về Quyền Sự Sống (NRLC), cho rằng đề nghị của tổng thống sẽ trực tiếp tài trợ phá thai bằng cách cung cấp $7 tỷ cho 1.250 Trung tâm y tế cộng đồng tại Hoa Kỳ mà không cấm sử dụng quỹ cho việc nạo phá thai theo yêu cầu.
Theo Johnson, đề nghị cũng sẽ cung cấp trợ cấp và dịch vụ liên bang cho nhiều dịch vụ phá thai khác.
"Trong đề nghị cuả Tổng thống Obama, không hề có một thay đổi nào nhằm mục đích làm giảm bất kỳ một điều khoản phá thai nào", ông nhận xét trong một thông cáo báo chí.
Ông lên án rằng đề nghị sẽ tăng tiền trợ cấp sẵn có cho các thủ tục phá thai và thêm trợ cấp bảo hiểm y tế tư nhân bao gồm nạo phá thai thông qua các chương trình miễn thuế cho chi phí bảo hiểm.
Marjorie Dannenfelser, chủ tịch Danh sách Susan B. Anthony, chỉ trích đề nghị cuả Tổng thống Obama là thiếu hạn chế về kinh phí phá thai.
"Trước sự đồng thuận rõ ràng cuả cả hai đảng đang chống đối kinh phí phá thai, Tổng thống vẫn giả điếc trước tiếng nói của người nộp thuế Mỹ," Dannenfelser nhận xét. "Cái ưu tiên quan trọng nhất cuả tổng thống Obama đang sống vất vưởng nhờ chiếc phao cứu cấp, nhưng ông vẫn từ chối vất đi cái gánh nặng phá thai. Có vẻ như lý tưởng phá thai cuả ông là quý hơn các ưu tiên hàng đầu trong nước. "
Lãnh tụ thiểu số John Boehner (R-Ohio) xác nhận rằng Tu chính án Hyde sẽ được đưa vào dự luật cuả đảng Cộng hòa trong đó tất cả các quỹ liên bang đang được sử dụng để trả tiền phá thai sẽ bị cấm.
Ông cũng cho biết nhiều dân biểu Dân Chủ phò sự sống đã cam kết sẽ bỏ phiếu chống lại các quy định về kinh phí phá thai cuả các dự luật.
"Cải Tổ Y Tế nên là một cơ hội để bảo vệ cuộc sống của con người - chứ không phải để kết thúc nó - và người dân Mỹ cũng đồng ý như vậy", ông nói thêm.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Giỗ 1 Năm Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
Giuse Trần Ngọc Huấn
09:36 22/02/2010
Thánh Lễ Giỗ 1 Năm Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
TGP HÀ NỘI – Vào lúc 10h00 sáng ngày 22 tháng 2 năm 2010, tại Nhà thờ Chính Toà Hà Nội đã diễn ra một Thánh lễ đặc biệt long trọng để tưởng nhớ và cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, nhân kỷ niệm một năm ngài được gọi về Nhà Cha trên trời.
Xem hình lễ giỗ ĐHY Phạm Đình Tụng
Thánh lễ do Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có các vị giám mục từ các giáo phận trong giáo tỉnh Hà nội: Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh, và khoảng 150 linh mục của Tổng giáo phận Hà nội, Lạng Sơn, Bắc Ninh. Đông đảo nam nữ tu sỹ, chủng sinh và anh chị em giáo dân trong các giáo phận đã tham dự thánh lễ này.
Một bầu khí trang trọng, sốt sắng nhưng cũng cảm động lan toả khắp không gian và trong lòng mỗi người tham dự thánh lễ. Hôm nay kỷ niệm cách đây đúng 1 năm, vào đúng 10 giờ sáng, vị Cha Chung khả kính của Tổng Giáo phận Hà Nội, cây đại thụ của giáo hội Việt Nam – Đức Hồng Y Phaolô Giuse - đã rời bỏ cuộc sống dương thế để theo tiếng gọi về nhà Cha trên trời.
Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình TụngTụng sinh ngày 20-5-1919 tại Cầu Mễ, Yên Mô, Ninh Bình, thụ phong linh mục ngày 6-6-1949, làm chánh xứ Hàm Long Hà Nội và Giám đốc chủng viện Gioan. Năm 1963, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Bắc Ninh. 31 năm sau đó, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục giáo phận Hà Nội. Ngày 26-11-1994, ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vinh thăng Hồng Y.
Đức cố Hồng Y Phạm đình Tụng nguyên là Chủ tịch HĐGM Việt Nam trong hai nhiệm kỳ từ 1995 đến 2001. Ngài cũng từng làm giám quản giáo phận Lạng Sơn, Hải Phòng và Hưng Hóa. Đức Hồng y là vị sáng lập nam tu đoàn Truyền Tin và nữ tu đoàn Truyền Giáo Truyền Tin tại Tổng giáo phận Hà Nội và Bắc Ninh.
Năm 2003, Đức cố Hồng Y nghỉ hưu khi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa Hà Nội. Ngày 19-2-2005, khi đã 86 tuổi, ngài được Tòa Thánh chính thức nhận đơn từ chức Tổng Giám mục Hà Nội sau những năm tháng dài phục vụ giáo hội cách nhiệt thành và trung kiên.
Lúc 5 giờ chiều Chúa nhật ngày 22 tháng 2 năm 2009, các nhà thờ trong tổng giáo phận Hà Nội đã đồng loạt đánh chuông tang. Đức Tổng Giám mục giuse Ngô Quang Kiệt đã làm phép thi hài Đức cố Hồng Y tại Nhà Nguyện tòa Tổng Giám mục. Lúc 7 giờ sáng ngày 23-2 đã có nghi thức tẩm liệm và sau đó lúc 8 giờ có lễ phát tang tại Nhà Thờ Chính Tòa và các tín hữu bắt đầu đến kính viếng linh cữu.
Thánh lễ an táng Đức cố Hồng y đã được cử hành một cách long trọng vào sáng ngày 26 tháng 2 năm 2009 tại quảng trường nhà thờ Chính toà Hà Nội với đông đảo các vị Giám Mục, linh mục và khoảng 2 vạn giáo hữu khắp nơi tham dự, do Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn – đặc sứ của Đức Thánh Cha – chủ sự. Linh cữu của ngài được an táng trong cung lòng nhà thờ Chính Toà Hà Nội.
Sự ra đi của Đức cố Hồng y Phaolô Giuse là một sự mất mát lớn lao cho Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng và giáo hội Việt Nam nói chung. Trong dịp lễ an táng Đức cố Hồng y, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã gửi điện văn chia buồn với Tổng Giáo phận Hà Nội, cách riêng với Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, đồng thời Ngài đã ca ngợi đời sống mục tử của Đức cố Hồng y Phaolô Giuse: "…Tôi cầu xin Chúa là Cha, nguồn mạch mọi tình thương xót, đón nhận vị Mục Tử trổi vượt này vào bên Ngài, trong an bình và ánh sáng nơi Chúa. Đức Cố Hồng Y đã phục vụ Giáo Hội trong những hoàn cảnh khó khăn với lòng can đảm lớn lao và trong niềm quảng đại trung thành với Tòa Thánh Phêrô, xả thân tận tụy rao giảng Tin Mừng…".
Trong buổi tiếp Hội Đồng Giám mục Việtnam Ad limina 2009 vừa qua, Đức Thánh Cha cũng nhắc lại: “Tôi muốn tưởng nhớ Đức cố Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng. Cùng với anh em, tôi tạ ơn Chúa vì lòng nhiệt thành mục tử của ngài, đã thể hiện một cách khiêm nhường với tình yêu hiền phụ sâu xa đối với đoàn chiên và tình huynh đệ lớn lao đối với các linh mục”.
Trong suốt 1 năm qua, từ khi Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse được Chúa gọi về, mọi thành phần dân Chúa từ khắp nơi trong và ngoài Tổng Giáo phận Hà Nội luôn tưởng nhớ, đồng thời đến kính viếng và cầu nguyện cho Ngài tại phần mộ trong nhà thờ chính tòa Hà nội. Những kỷ niệm và hình ảnh về người Cha thân thương còn đọng lại mãi trong lòng mỗi người.
Mở đầu thánh lễ giỗ 1 năm Đức Cố hồng y hôm nay, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã ngỏ lời với cộng đồng dân Chúa: “Cách đây đúng một năm, cũng vào giờ này, Đức cố Hồng y Phaolô Giuse kính mến đã từ giã chúng ta. Vào đúng 10 giờ sáng, sau khi tiếp phái đoàn Tòa Thánh, ngài đã mệt dần và đã được lãnh các Phép sau hết rồi ra đi một cách nhẹ nhàng. Việc Đức cố Hồng y Phaolô Giuse ra đi lại rơi vào đúng ngày lễ kính Tòa Thánh Phêrô. Chắc hẳn, ý Chúa muốn cho ngài trở thành một viên đá làm nền tảng cho giáo hội. Chính vì thế, hôm nay, dâng lễ giỗ đầu của ngài, tất cả các Đức Cha trong giáo tỉnh Hà nội và quý Cha cùng quy tụ về đây. Chúng ta đang xây dựng nên một tình hiệp nhất. Chúng ta đang sống mầu nhiệm hiệp thông trong giáo hội. Đó chính là chúng ta đang có nền tảng vững chắc: Chúa Giêsu Kitô là đá tảng, thánh Phêrô là nền tảng giáo hội, và Đức cố Hồng y Phaolô Giuse cũng trở nên viên đá quan trọng trong nền móng giáo hội, gây dựng nên sự đoàn kết và hiệp nhất trong chúng ta”.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt – Giám mục giáo phận Bắc Ninh – đã chia sẻ với cộng đoàn phụng vụ về tấm gương kiên trung phục vụ Chúa và giáo hội của Đức cố Hồng y Phaolô Giuse: Chúng ta thấy nơi thánh Phêrô sức mạnh của Thiên Chúa trong một con người, và tương tự như thế, chúng ta cũng thấy được phần nào những điều ấy nơi cuộc đời của Đức cố Hồng y Phaolô Giuse. Đức Cha Cosma đã chia sẻ về những dấn thân không mệt mỏi, không ngừng nghỉ của Đức cố Hồng y Phaolô Giuse cho giáo hội, cách riêng trong những năm tháng phục vụ giáo phận Bắc Ninh và cả khi trở nên chủ chăn của Tổng giáo phận Hà nội. “Hình ảnh ngài để lại là: một người Cha thân thiết gần gũi với tất cả các con cái đến với ngài, ngài là một người thầy dạy dỗ tận tụy, ngài là một chứng nhân đức tin giữa bao khó khăn thử thách. Như Phêrô, ngài quả là một mục tử như lòng Chúa mong ước”.
Kết thúc thánh lễ, Đức Tổng Giuse, quý Đức Cha và quý Cha đã đến niệm hương trước phần mộ của Đức cố Hồng y Phaolô Giuse trong nhà thờ chính tòa Hà nội. Cộng đoàn hiện diện đã dâng lên Chúa những lời kinh nguyện trầm, tha thiết xin Người rủ thương cho Đức cố Hồng y được sớm về hợp đoàn cùng chư thần thánh trên Thiên Quốc, hưởng tôn nhan Chúa muôn đời.
Lạy Chúa là Cha Chí thánh, chúng con xin dâng lời chúc tụng tạ ơn Chúa đã thực hiện những việc kỳ diệu khi làm cho Đức Giêsu Con Chúa sống lại từ cõi chết. Xin Chúa nhận lời chúng con kêu cầu mà ban cho Đức Cố Hồng y Phaolô Giuse được sớm hưởng trọn phúc vinh bên Chúa.
TGP HÀ NỘI – Vào lúc 10h00 sáng ngày 22 tháng 2 năm 2010, tại Nhà thờ Chính Toà Hà Nội đã diễn ra một Thánh lễ đặc biệt long trọng để tưởng nhớ và cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, nhân kỷ niệm một năm ngài được gọi về Nhà Cha trên trời.
Xem hình lễ giỗ ĐHY Phạm Đình Tụng
Thánh lễ do Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có các vị giám mục từ các giáo phận trong giáo tỉnh Hà nội: Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh, và khoảng 150 linh mục của Tổng giáo phận Hà nội, Lạng Sơn, Bắc Ninh. Đông đảo nam nữ tu sỹ, chủng sinh và anh chị em giáo dân trong các giáo phận đã tham dự thánh lễ này.
Một bầu khí trang trọng, sốt sắng nhưng cũng cảm động lan toả khắp không gian và trong lòng mỗi người tham dự thánh lễ. Hôm nay kỷ niệm cách đây đúng 1 năm, vào đúng 10 giờ sáng, vị Cha Chung khả kính của Tổng Giáo phận Hà Nội, cây đại thụ của giáo hội Việt Nam – Đức Hồng Y Phaolô Giuse - đã rời bỏ cuộc sống dương thế để theo tiếng gọi về nhà Cha trên trời.
Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình TụngTụng sinh ngày 20-5-1919 tại Cầu Mễ, Yên Mô, Ninh Bình, thụ phong linh mục ngày 6-6-1949, làm chánh xứ Hàm Long Hà Nội và Giám đốc chủng viện Gioan. Năm 1963, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Bắc Ninh. 31 năm sau đó, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục giáo phận Hà Nội. Ngày 26-11-1994, ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vinh thăng Hồng Y.
Đức cố Hồng Y Phạm đình Tụng nguyên là Chủ tịch HĐGM Việt Nam trong hai nhiệm kỳ từ 1995 đến 2001. Ngài cũng từng làm giám quản giáo phận Lạng Sơn, Hải Phòng và Hưng Hóa. Đức Hồng y là vị sáng lập nam tu đoàn Truyền Tin và nữ tu đoàn Truyền Giáo Truyền Tin tại Tổng giáo phận Hà Nội và Bắc Ninh.
Năm 2003, Đức cố Hồng Y nghỉ hưu khi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa Hà Nội. Ngày 19-2-2005, khi đã 86 tuổi, ngài được Tòa Thánh chính thức nhận đơn từ chức Tổng Giám mục Hà Nội sau những năm tháng dài phục vụ giáo hội cách nhiệt thành và trung kiên.
Lúc 5 giờ chiều Chúa nhật ngày 22 tháng 2 năm 2009, các nhà thờ trong tổng giáo phận Hà Nội đã đồng loạt đánh chuông tang. Đức Tổng Giám mục giuse Ngô Quang Kiệt đã làm phép thi hài Đức cố Hồng Y tại Nhà Nguyện tòa Tổng Giám mục. Lúc 7 giờ sáng ngày 23-2 đã có nghi thức tẩm liệm và sau đó lúc 8 giờ có lễ phát tang tại Nhà Thờ Chính Tòa và các tín hữu bắt đầu đến kính viếng linh cữu.
Thánh lễ an táng Đức cố Hồng y đã được cử hành một cách long trọng vào sáng ngày 26 tháng 2 năm 2009 tại quảng trường nhà thờ Chính toà Hà Nội với đông đảo các vị Giám Mục, linh mục và khoảng 2 vạn giáo hữu khắp nơi tham dự, do Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn – đặc sứ của Đức Thánh Cha – chủ sự. Linh cữu của ngài được an táng trong cung lòng nhà thờ Chính Toà Hà Nội.
Sự ra đi của Đức cố Hồng y Phaolô Giuse là một sự mất mát lớn lao cho Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng và giáo hội Việt Nam nói chung. Trong dịp lễ an táng Đức cố Hồng y, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã gửi điện văn chia buồn với Tổng Giáo phận Hà Nội, cách riêng với Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, đồng thời Ngài đã ca ngợi đời sống mục tử của Đức cố Hồng y Phaolô Giuse: "…Tôi cầu xin Chúa là Cha, nguồn mạch mọi tình thương xót, đón nhận vị Mục Tử trổi vượt này vào bên Ngài, trong an bình và ánh sáng nơi Chúa. Đức Cố Hồng Y đã phục vụ Giáo Hội trong những hoàn cảnh khó khăn với lòng can đảm lớn lao và trong niềm quảng đại trung thành với Tòa Thánh Phêrô, xả thân tận tụy rao giảng Tin Mừng…".
Trong buổi tiếp Hội Đồng Giám mục Việtnam Ad limina 2009 vừa qua, Đức Thánh Cha cũng nhắc lại: “Tôi muốn tưởng nhớ Đức cố Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng. Cùng với anh em, tôi tạ ơn Chúa vì lòng nhiệt thành mục tử của ngài, đã thể hiện một cách khiêm nhường với tình yêu hiền phụ sâu xa đối với đoàn chiên và tình huynh đệ lớn lao đối với các linh mục”.
Trong suốt 1 năm qua, từ khi Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse được Chúa gọi về, mọi thành phần dân Chúa từ khắp nơi trong và ngoài Tổng Giáo phận Hà Nội luôn tưởng nhớ, đồng thời đến kính viếng và cầu nguyện cho Ngài tại phần mộ trong nhà thờ chính tòa Hà nội. Những kỷ niệm và hình ảnh về người Cha thân thương còn đọng lại mãi trong lòng mỗi người.
Mở đầu thánh lễ giỗ 1 năm Đức Cố hồng y hôm nay, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã ngỏ lời với cộng đồng dân Chúa: “Cách đây đúng một năm, cũng vào giờ này, Đức cố Hồng y Phaolô Giuse kính mến đã từ giã chúng ta. Vào đúng 10 giờ sáng, sau khi tiếp phái đoàn Tòa Thánh, ngài đã mệt dần và đã được lãnh các Phép sau hết rồi ra đi một cách nhẹ nhàng. Việc Đức cố Hồng y Phaolô Giuse ra đi lại rơi vào đúng ngày lễ kính Tòa Thánh Phêrô. Chắc hẳn, ý Chúa muốn cho ngài trở thành một viên đá làm nền tảng cho giáo hội. Chính vì thế, hôm nay, dâng lễ giỗ đầu của ngài, tất cả các Đức Cha trong giáo tỉnh Hà nội và quý Cha cùng quy tụ về đây. Chúng ta đang xây dựng nên một tình hiệp nhất. Chúng ta đang sống mầu nhiệm hiệp thông trong giáo hội. Đó chính là chúng ta đang có nền tảng vững chắc: Chúa Giêsu Kitô là đá tảng, thánh Phêrô là nền tảng giáo hội, và Đức cố Hồng y Phaolô Giuse cũng trở nên viên đá quan trọng trong nền móng giáo hội, gây dựng nên sự đoàn kết và hiệp nhất trong chúng ta”.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt – Giám mục giáo phận Bắc Ninh – đã chia sẻ với cộng đoàn phụng vụ về tấm gương kiên trung phục vụ Chúa và giáo hội của Đức cố Hồng y Phaolô Giuse: Chúng ta thấy nơi thánh Phêrô sức mạnh của Thiên Chúa trong một con người, và tương tự như thế, chúng ta cũng thấy được phần nào những điều ấy nơi cuộc đời của Đức cố Hồng y Phaolô Giuse. Đức Cha Cosma đã chia sẻ về những dấn thân không mệt mỏi, không ngừng nghỉ của Đức cố Hồng y Phaolô Giuse cho giáo hội, cách riêng trong những năm tháng phục vụ giáo phận Bắc Ninh và cả khi trở nên chủ chăn của Tổng giáo phận Hà nội. “Hình ảnh ngài để lại là: một người Cha thân thiết gần gũi với tất cả các con cái đến với ngài, ngài là một người thầy dạy dỗ tận tụy, ngài là một chứng nhân đức tin giữa bao khó khăn thử thách. Như Phêrô, ngài quả là một mục tử như lòng Chúa mong ước”.
Kết thúc thánh lễ, Đức Tổng Giuse, quý Đức Cha và quý Cha đã đến niệm hương trước phần mộ của Đức cố Hồng y Phaolô Giuse trong nhà thờ chính tòa Hà nội. Cộng đoàn hiện diện đã dâng lên Chúa những lời kinh nguyện trầm, tha thiết xin Người rủ thương cho Đức cố Hồng y được sớm về hợp đoàn cùng chư thần thánh trên Thiên Quốc, hưởng tôn nhan Chúa muôn đời.
Lạy Chúa là Cha Chí thánh, chúng con xin dâng lời chúc tụng tạ ơn Chúa đã thực hiện những việc kỳ diệu khi làm cho Đức Giêsu Con Chúa sống lại từ cõi chết. Xin Chúa nhận lời chúng con kêu cầu mà ban cho Đức Cố Hồng y Phaolô Giuse được sớm hưởng trọn phúc vinh bên Chúa.
Giáo xứ Trinh Hà, Thanh Hóa, sức sống mới nhưng vẫn còn khó khăn
Lê Văn Sơn
09:47 22/02/2010
Giáo xứ Trinh Hà sức sống mới nhưng vẫn còn khó khăn
Trinh Hà, làng quê nghèo tiền, nghèo tình, nghèo cả tâm linh. Trước thời 50 thế kỷ trước thì không thế nhưng nay thì đang là sự thật.
Mùa xuân hi vọng, một mùa xuân mới lan tràn khắp cùng bờ cõi, trong không khí đón chào mùa xuân mới. Tại Giáo xứ Trinh Hà hân hoan mừng Đại lễ khánh thành trung tâm mục vụ hành hương Lê Bảo Tịnh.Trinh Hà – một tên tuổi, một làng quê ít ai biết đến. Nhưng Thánh Paulus Lê Bảo Tịnh thì có lẽ hàng triệu người trong nước cũng như quốc tế biết rõ.
Đền Thánh Paul Lê Bảo Tịnh nhìn từ tầng thượng trung tâm mục vụ hành hươngNgày18/02 nhằm ngày 05 Tết Canh Dần là ngày đáng ghi muôn đời, là ngày mà Chúa tuôn đổ hồng ân chan chứa cho con cháu của Thánh Tịnh đáng kính. Trung tâm mục vụ hành hương Lê Bảo Tịnh được Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh cùng linh mục đoàn giáo phận cắt băng khánh thành. Từ đây, Trinh hà sẽ có thêm cơ sở, khả năng để phục vụ các đoàn hành hương đến từ khắp nơi về kính Thánh Tịnh.
Nghi thức chuẩn bị cắt băng khánh thànhQua một thời gian dài, bằng tấm lòng tôn kính của Cha quản xứ Micae Trinh Ngọc Tứ đã không quản ngại khó khăn, gian truân. Bằng tấm lòng thành kính, mến mộ đối với Thánh Tịnh của quý ân nhân trong nước cũng như quốc tế, trung tâm hành hương Lê Bảo Tịnh đã được nên hình nên dạng hoành tráng và đẹp đẽ nơi thôn quê sau hơn một năm xây dựng.
Trinh Hà những năm tháng cô tịch, khó khăn
Là người con sinh ra tại làng Trinh Hà, măn mắn nhưng cũng thật buồn thương vì tôi “được sống” và được nghe kể lại bởi những người anh, người cha, người ông đã từng phải sống và từng trải qua những biến cố đau thương.
Cổng chào làng Hà nhìn từ đường quốc lộ 1ABây giờ về Trinh Hà mấy ai có biết được những mất mát, những tháng ngày chới với, chông chênh mà Giáo xứ đã phải gánh chịu, trải qua. Nói ra đây là để lịch sử chưa được ghi lại cho mọi người được tỏ tường, chứ cũng không muốn nhắc tới sự tàn bạo và hiểm ác của cộng sản.
Theo nhiều cụ lớn tuổi trong làng kể lại “Ngày trước, có lẽ là cái thời trước khi có cái chính quyền cộng sản như kiến lửa bò lổm ngổm, ngập ngụa khắp miền bắc Việt Nam. Giáo xứ Trinh Hà cũng là một giáo xứ có truyền thống, lớn mạnh. Nhưng rồi, cơn thử thách, đau khổ quá lớn đã khiến cho Trinh Hà như ngày nay. Đó là cái lúc mà người cộng sản đưa ra cái ‘chính sách cải cách ruộng đất’ rồi những đợt chỉnh huấn, chỉnh đốn tư tưởngtrong nhân dân. Thực ra là người cộng sản muốn triệt tiêu Đạo Công Giáo. Hầu hết người dân trong làng đều là người có đạo, ai cũng rửa tội, đi thờ, đi lễ sốt sắng, những vì cái chính sách khốn nạn đó mà nhiều gia đình bị oan trái. Thế là người dân trong làng hoặc bị họ triệt hạ, hoặc là đi trốn vào trong Nam.
Sau cái cuộc cải cách đó, giáo dân trong làng còn rất ít, nếu ở lại thì buộc phải bỏ đạo. Giáo dân tối đến nhà thờ đọc kinh thì bị theo dõi, chỉ điểm, o bế mọi đường.
Có những ông trùm, ông quản xứ thì bị mời lên xã, đến huyện nhiều lần, bằng nhiều giọng điệu mơn lơi cũng như dọa nạt hòng nắm được thành phần cốt cánđể xóa sổ Trinh Hà. Nhưng ơn Chúa, họ vẫn kiên trung giữ đạo trọn.
Với những người đàn ông trong làng thì họ buộc phải bỏ đạo hoặc là phải đi đền, chùa vào đội tế, cúng ngày rằm, mùng 1 âm lịch cốt là giữ được cái thân yên ổn. Nhưng nhiều gia đình người vợ và con gái vẫn tới nhà thờ đọc kinh, vào các hội Con Hoa, Mân Côi… Từ đó dân gian mới truyền tụng nhau câu “đạo đâu như đạo làng Hà – đàn ông ăn thịt, đàn bà ăn sôi”.
Mà những ngày đó, cộng sản tuyên truyền về đạo gớm nghê lắm, nó toàn tuyên truyền bịa đặt, sỏ lá ba que, vu không đủ điều, rồi nó còn nói đạo Công giáo là giặc, là kẻ thù, là bán nước. Chúng tôi bị kỳ thị lắm.
Thậm chí nó còn thuê tiền những cô gái nhẹ dạ, có con hoang đế đổ vấy cho các Linh mục theo kiểu đấu tố. Mà thời đó đâu có Linh mục ở giáo xứ, vài năm mới có một thánh lễ, mà nếu có thì cộng sản cho phép mới được. Đến những năm 90 mà muốn có lễ, rước sách thì đều phải xin phép, rồi họ yêu cầu phải được đến, phải được ăn… đến bây giờ vẫn còn vậy, mọi người biết hết.”
Đó là những lời tâm sự, bộc bạch của những nhân chứng sống về những thời kỳ gian khổ, khó khăn mà họ đã phải sống.
Vậy, thiết nghĩ khi xây dựng trung tâm mục vụ Lê Bảo Tịnh nhà cầm quyền địa phương có làm khó dễ gì cho cha xứ, cho giáo xứ, và liệu có phải ăn… văn hóa phong bì thì mới yên chuyện?
Câu trả lời này có nhiều người có thể trả lời được, đó là giáo dân trong giáo xứ, là cha xứ, là công an xã, công an huyện, là công an PA38 Thanh Hóa.
Kết
Thiết nghĩ, với một xã hội nhân loại văn minh như ngày nay, quyền tự do tôn giáo là quyền căn bản nhất. Chúng ta phải ý thức được điều đó. Vậy nhưng, chúng ta vẫn phải sống trong cảnh bị kìm kẹp, vẫn phải sống trong cái cơ chế Xin – Cho.
Mong muốn cho Giáo hội, cho xã hội tốt đẹp hơn thì ngay chính mỗi nhân vị trong Giáo Hội ngay từ Hồng Y, Giám mục, linh mục tu sĩ, giáo dân cần phải ý thức và hành động theo đúng quyền của mình. Quyền mà Thiên Chúa ban tặng cho mỗi chúng ta đó là quyền Tôn Thờ Thiên Chúa trong sự tự do, sự thật, bình quyền.
Trung tâm mục vụ hành hương Lê Bảo Tịnh được sử dụng, giáo dân trong giáo xứ ai cũng hồ hởi, mừng vui, bản thân tôi là người con trong giáo xứ, nhưng cái niềm vui như mọi người không thể đánh tan được những nỗi buồn và những lắng lo cho tương lai của Giáo xứ.
Trinh Hà, làng quê nghèo tiền, nghèo tình, nghèo cả tâm linh. Trước thời 50 thế kỷ trước thì không thế nhưng nay thì đang là sự thật.
Đền Thánh Paul Lê Bảo Tịnh nhìn từ tầng thượng trung tâm mục vụ hành hươngNgày18/02 nhằm ngày 05 Tết Canh Dần là ngày đáng ghi muôn đời, là ngày mà Chúa tuôn đổ hồng ân chan chứa cho con cháu của Thánh Tịnh đáng kính. Trung tâm mục vụ hành hương Lê Bảo Tịnh được Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh cùng linh mục đoàn giáo phận cắt băng khánh thành. Từ đây, Trinh hà sẽ có thêm cơ sở, khả năng để phục vụ các đoàn hành hương đến từ khắp nơi về kính Thánh Tịnh.
Nghi thức chuẩn bị cắt băng khánh thànhQua một thời gian dài, bằng tấm lòng tôn kính của Cha quản xứ Micae Trinh Ngọc Tứ đã không quản ngại khó khăn, gian truân. Bằng tấm lòng thành kính, mến mộ đối với Thánh Tịnh của quý ân nhân trong nước cũng như quốc tế, trung tâm hành hương Lê Bảo Tịnh đã được nên hình nên dạng hoành tráng và đẹp đẽ nơi thôn quê sau hơn một năm xây dựng.
Trinh Hà những năm tháng cô tịch, khó khăn
Là người con sinh ra tại làng Trinh Hà, măn mắn nhưng cũng thật buồn thương vì tôi “được sống” và được nghe kể lại bởi những người anh, người cha, người ông đã từng phải sống và từng trải qua những biến cố đau thương.
Cổng chào làng Hà nhìn từ đường quốc lộ 1ABây giờ về Trinh Hà mấy ai có biết được những mất mát, những tháng ngày chới với, chông chênh mà Giáo xứ đã phải gánh chịu, trải qua. Nói ra đây là để lịch sử chưa được ghi lại cho mọi người được tỏ tường, chứ cũng không muốn nhắc tới sự tàn bạo và hiểm ác của cộng sản.
Theo nhiều cụ lớn tuổi trong làng kể lại “Ngày trước, có lẽ là cái thời trước khi có cái chính quyền cộng sản như kiến lửa bò lổm ngổm, ngập ngụa khắp miền bắc Việt Nam. Giáo xứ Trinh Hà cũng là một giáo xứ có truyền thống, lớn mạnh. Nhưng rồi, cơn thử thách, đau khổ quá lớn đã khiến cho Trinh Hà như ngày nay. Đó là cái lúc mà người cộng sản đưa ra cái ‘chính sách cải cách ruộng đất’ rồi những đợt chỉnh huấn, chỉnh đốn tư tưởngtrong nhân dân. Thực ra là người cộng sản muốn triệt tiêu Đạo Công Giáo. Hầu hết người dân trong làng đều là người có đạo, ai cũng rửa tội, đi thờ, đi lễ sốt sắng, những vì cái chính sách khốn nạn đó mà nhiều gia đình bị oan trái. Thế là người dân trong làng hoặc bị họ triệt hạ, hoặc là đi trốn vào trong Nam.
Sau cái cuộc cải cách đó, giáo dân trong làng còn rất ít, nếu ở lại thì buộc phải bỏ đạo. Giáo dân tối đến nhà thờ đọc kinh thì bị theo dõi, chỉ điểm, o bế mọi đường.
Có những ông trùm, ông quản xứ thì bị mời lên xã, đến huyện nhiều lần, bằng nhiều giọng điệu mơn lơi cũng như dọa nạt hòng nắm được thành phần cốt cánđể xóa sổ Trinh Hà. Nhưng ơn Chúa, họ vẫn kiên trung giữ đạo trọn.
Với những người đàn ông trong làng thì họ buộc phải bỏ đạo hoặc là phải đi đền, chùa vào đội tế, cúng ngày rằm, mùng 1 âm lịch cốt là giữ được cái thân yên ổn. Nhưng nhiều gia đình người vợ và con gái vẫn tới nhà thờ đọc kinh, vào các hội Con Hoa, Mân Côi… Từ đó dân gian mới truyền tụng nhau câu “đạo đâu như đạo làng Hà – đàn ông ăn thịt, đàn bà ăn sôi”.
Mà những ngày đó, cộng sản tuyên truyền về đạo gớm nghê lắm, nó toàn tuyên truyền bịa đặt, sỏ lá ba que, vu không đủ điều, rồi nó còn nói đạo Công giáo là giặc, là kẻ thù, là bán nước. Chúng tôi bị kỳ thị lắm.
Thậm chí nó còn thuê tiền những cô gái nhẹ dạ, có con hoang đế đổ vấy cho các Linh mục theo kiểu đấu tố. Mà thời đó đâu có Linh mục ở giáo xứ, vài năm mới có một thánh lễ, mà nếu có thì cộng sản cho phép mới được. Đến những năm 90 mà muốn có lễ, rước sách thì đều phải xin phép, rồi họ yêu cầu phải được đến, phải được ăn… đến bây giờ vẫn còn vậy, mọi người biết hết.”
Đó là những lời tâm sự, bộc bạch của những nhân chứng sống về những thời kỳ gian khổ, khó khăn mà họ đã phải sống.
Vậy, thiết nghĩ khi xây dựng trung tâm mục vụ Lê Bảo Tịnh nhà cầm quyền địa phương có làm khó dễ gì cho cha xứ, cho giáo xứ, và liệu có phải ăn… văn hóa phong bì thì mới yên chuyện?
Câu trả lời này có nhiều người có thể trả lời được, đó là giáo dân trong giáo xứ, là cha xứ, là công an xã, công an huyện, là công an PA38 Thanh Hóa.
Kết
Thiết nghĩ, với một xã hội nhân loại văn minh như ngày nay, quyền tự do tôn giáo là quyền căn bản nhất. Chúng ta phải ý thức được điều đó. Vậy nhưng, chúng ta vẫn phải sống trong cảnh bị kìm kẹp, vẫn phải sống trong cái cơ chế Xin – Cho.
Mong muốn cho Giáo hội, cho xã hội tốt đẹp hơn thì ngay chính mỗi nhân vị trong Giáo Hội ngay từ Hồng Y, Giám mục, linh mục tu sĩ, giáo dân cần phải ý thức và hành động theo đúng quyền của mình. Quyền mà Thiên Chúa ban tặng cho mỗi chúng ta đó là quyền Tôn Thờ Thiên Chúa trong sự tự do, sự thật, bình quyền.
Trung tâm mục vụ hành hương Lê Bảo Tịnh được sử dụng, giáo dân trong giáo xứ ai cũng hồ hởi, mừng vui, bản thân tôi là người con trong giáo xứ, nhưng cái niềm vui như mọi người không thể đánh tan được những nỗi buồn và những lắng lo cho tương lai của Giáo xứ.
Giới trẻ miền Bắc học hỏi về Công Đồng Vaticanô II
Lm Thanh Quang, CSsR
09:51 22/02/2010
GIỚI TRẺ MIỀN BẮC HỌC HỎI VỀ CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II
Các bạn trẻ thân mến, người ta bảo:” Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Ở đây, chúng ta không đi bằng những bước chân dài cụ thể tự nhiên để học những cái khôn ở đời, nhưng đi bằng những “bước chân của tri thức, của sự học hỏi, của sự đào sâu” tinh thần của Công Đồng Vaticanô II để học những cái khôn của Hội thánh dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Một khi đã hiểu sâu về Công Đồng rồi, chắc chắn các bạn rất dễ cảm thông và chia sẻ tất cả những ưu tư, những mối lo và những công việc của Hội Thánh. Từ đó, các bạn dễ dàng cộng tác để góp phần mình xây dựng Hội Thánh Công Giáo mà trong đó chính các bạn là thành phần tích cực, xây dựng thế giới này theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Chúng ta sẽ lần lượt học hỏi từ đầu cho đến cuối cuốn Công Đồng Vaticanô II. Cách thức học hỏi: chúng ta sẽ tìm hiểu, học hỏi dưới dạng hỏi đáp (theo số) thông thường, dễ hiểu, không quá dài dòng. Chúng ta sẽ tìm hiểu theo chương mục của Công Đồng để tiện bề theo dõi. Chúng ta sẽ chia thành nhiều kỳ. Có thể một tuần một kỳ. Để có thể học hỏi cho hết và cho thấu đáo, đòi mỗi chúng ta phải có sự kiên trì, nhẫn nại, không nóng vội, không buông xuôi nhưng theo đuổi cho đến cùng. “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Chúc các bạn được dồi dào sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc, giàu nghị lực và dư tràn ơn Chúa và đặc biệt là thành công trong việc học hỏi Công Đồng Vaticanô II.
Hy vọng những gì các bạn học hỏi được từ Công Đồng Vaticanô II sẽ mang lại thật nhiều lợi ích cho các bạn và như là những hành trang giúp các bạn vững vàng trên đôi chân của người tín hữu với đức tin kiên trung và lòng hăng say nhiệt huyết vô hạn.
Linh Mục Giuse Phạm Thanh Quang (J) CSsR
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MỤC LỤC TỔNG QUÁT
1. Chúng ta dựa vào đâu để học hỏi về Công Đồng Vaticanô II?
Chúng ta dựa vào văn kiện “Công Đồng Vaticanô II” do Phân Khoa Thần Học Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X dịch, xuất bản năm 1972.
2. Văn kiện trên gồm bao nhiêu trang?
Gồm 1371 trang, kể cả phần chú thích.
3. Nội dung chủ yếu mà Công Đồng Vaticanô II đề cập đến là gì?
Nội dung chủ yếu bao gồm:
- Phụng Vụ
- Truyền thông xã hội
- Giáo Hội Công Giáo
- Giáo Hội Công Giáo Đông Phương
- Sự hiệp nhất.
- Giám mục
- Dòng tu
- Đào tạo Linh mục
- Giáo dục Kitô giáo
- Các tôn giáo ngoài Kitô giáo
- Mạc khải của Thiên Chúa
- Tông đồ giáo dân
- Tự do tôn giáo
- Truyền giáo
- Linh mục
- Mục vụ
- Các sứ điệp (gửi đến tất cả mọi người; gửi đến toàn thể nhân loại).
4. Công Đồng là gì?
Công Đồng là một hội nghị gồm các Giám mục và một số vị trong Giáo Hội chính thức nhóm họp với mục đích bàn luận và quyết định những vấn đề thuộc giáo lý hoặc quy luật của Giáo Hội.
5. Có mấy cấp bậc Công Đồng?
Có hai cấp bậc: Công Đồng phổ quát (tức Công Đồng Chung) và Công Đồng Riêng.
6. Thế nào là Công Đồng Chung và thế nào là Công Đồng Riêng?
- Công Đồng Chung: là một Hội nghị toàn thể các Giám mục trên thế giới của Giáo Hội được triệu tập do và dưới quyền của Đức Giáo Hoàng.
- Công Đồng Riêng (Đại Công Đồng): là một Hội nghị gồm các Giám mục của khu vực nào đó trong Giáo Hội.
(còn tiếp)
Các bạn trẻ thân mến, người ta bảo:” Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Ở đây, chúng ta không đi bằng những bước chân dài cụ thể tự nhiên để học những cái khôn ở đời, nhưng đi bằng những “bước chân của tri thức, của sự học hỏi, của sự đào sâu” tinh thần của Công Đồng Vaticanô II để học những cái khôn của Hội thánh dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Một khi đã hiểu sâu về Công Đồng rồi, chắc chắn các bạn rất dễ cảm thông và chia sẻ tất cả những ưu tư, những mối lo và những công việc của Hội Thánh. Từ đó, các bạn dễ dàng cộng tác để góp phần mình xây dựng Hội Thánh Công Giáo mà trong đó chính các bạn là thành phần tích cực, xây dựng thế giới này theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Chúng ta sẽ lần lượt học hỏi từ đầu cho đến cuối cuốn Công Đồng Vaticanô II. Cách thức học hỏi: chúng ta sẽ tìm hiểu, học hỏi dưới dạng hỏi đáp (theo số) thông thường, dễ hiểu, không quá dài dòng. Chúng ta sẽ tìm hiểu theo chương mục của Công Đồng để tiện bề theo dõi. Chúng ta sẽ chia thành nhiều kỳ. Có thể một tuần một kỳ. Để có thể học hỏi cho hết và cho thấu đáo, đòi mỗi chúng ta phải có sự kiên trì, nhẫn nại, không nóng vội, không buông xuôi nhưng theo đuổi cho đến cùng. “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Chúc các bạn được dồi dào sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc, giàu nghị lực và dư tràn ơn Chúa và đặc biệt là thành công trong việc học hỏi Công Đồng Vaticanô II.
Hy vọng những gì các bạn học hỏi được từ Công Đồng Vaticanô II sẽ mang lại thật nhiều lợi ích cho các bạn và như là những hành trang giúp các bạn vững vàng trên đôi chân của người tín hữu với đức tin kiên trung và lòng hăng say nhiệt huyết vô hạn.
Linh Mục Giuse Phạm Thanh Quang (J) CSsR
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MỤC LỤC TỔNG QUÁT
1. Chúng ta dựa vào đâu để học hỏi về Công Đồng Vaticanô II?
Chúng ta dựa vào văn kiện “Công Đồng Vaticanô II” do Phân Khoa Thần Học Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X dịch, xuất bản năm 1972.
2. Văn kiện trên gồm bao nhiêu trang?
Gồm 1371 trang, kể cả phần chú thích.
3. Nội dung chủ yếu mà Công Đồng Vaticanô II đề cập đến là gì?
Nội dung chủ yếu bao gồm:
- Phụng Vụ
- Truyền thông xã hội
- Giáo Hội Công Giáo
- Giáo Hội Công Giáo Đông Phương
- Sự hiệp nhất.
- Giám mục
- Dòng tu
- Đào tạo Linh mục
- Giáo dục Kitô giáo
- Các tôn giáo ngoài Kitô giáo
- Mạc khải của Thiên Chúa
- Tông đồ giáo dân
- Tự do tôn giáo
- Truyền giáo
- Linh mục
- Mục vụ
- Các sứ điệp (gửi đến tất cả mọi người; gửi đến toàn thể nhân loại).
4. Công Đồng là gì?
Công Đồng là một hội nghị gồm các Giám mục và một số vị trong Giáo Hội chính thức nhóm họp với mục đích bàn luận và quyết định những vấn đề thuộc giáo lý hoặc quy luật của Giáo Hội.
5. Có mấy cấp bậc Công Đồng?
Có hai cấp bậc: Công Đồng phổ quát (tức Công Đồng Chung) và Công Đồng Riêng.
6. Thế nào là Công Đồng Chung và thế nào là Công Đồng Riêng?
- Công Đồng Chung: là một Hội nghị toàn thể các Giám mục trên thế giới của Giáo Hội được triệu tập do và dưới quyền của Đức Giáo Hoàng.
- Công Đồng Riêng (Đại Công Đồng): là một Hội nghị gồm các Giám mục của khu vực nào đó trong Giáo Hội.
(còn tiếp)
Thánh Lễ Tuyên Thệ Nhậm Chức Chánh Xứ Giáo Xứ Đức Mẹ Lavang tại Portland
Phan Hoàng Phú Qúy
10:02 22/02/2010
Thánh Lễ Tuyên Thệ Nhậm Chức Chánh Xứ Giáo Xứ Đức Mẹ Lavang tại Portland
(Portland-Oregon) Dựa theo tinh thần văn thư của Đức Tổng Giám Mục Portland, John Vlazny đã chính thức bổ nhiệm linh mục quản nhiệm Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt làm chánh xứ giáo xứ Đức Mẹ La vang, với sự chập thuận của linh mục Bề Trên dòng Tu Đoàn Tông Đồ Nhà Chúa, hiệu lực kể từ ngày 2 thang 2 năm 2010. Đức Ông Charles Quản Hạt Portland đã đại diện Tòa Giám Mục đến chứng nhậm lời tuyên thệ của linh mục Phạm Hữu Đạt để chính thức nhận lãnh trách nhiệm Chánh Xứ Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang vào lúc 6 giờ chìều ngaỳ thứ Bảy 20/2/2010 vừa qua.
Bài thánh ca Giao ước đă được ca đoàn Hồng Ân cất lên hiệp với cọng đoàn dân Chúa hiện diện chào đón vị chủ tế và quý linh mục đồng tến tiến về cung thánh:
Từ đây vâng từ đây
Chúa đã chọn con
Một phút trao lời
Uớc giao muôn vạn thuở
Từ đây vâng từ đây
Từ đây vâng từ đây
Ấn tín trao ban
Là lời hứa sắt son
Lời Người nung chảy vàng khối
Lòng Người phá đỏ tội lỗi
Con thân đứa bé ngây thơ
Dám đâu loan báo lời Người
Từ ngày con trong bào thai
Từ ngày xa xăm thuở ấy
Ơn Ta thánh hoá ngườI rồi
Trao ban giao ước muôn đời
Đức Ông Charles Hạt Trưởng Hạt Portland đã tuyên đọc những đìều luật cững như trách nhiệm va bổn phận của một linh mục chánh xứ, tiếp theo là những biểu tượng được quý vị trong Ban Điều Hành Giáo Xứ đâng lên linh muc chánh xứ như Thánh Kinh để rao giảng và loan truyển Lời Chúa, Dầu Thánh để xức dầu cho kẻ đau ốm, bệnh hoạn, Tiền bạc để bảo vệ tài sản của giáo xứ va giáo hội, Áo Lễ để tỏ sự uy quyển và trong sạch khi thực hành phụng vụ.
Linh mục Tân Chánh xứ Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt đã tiếp nhận những biểu tượng trên một cách trang nghiêm va thành kính, và ngài đã long trọng tuyên thệ nhận lãnh trách nhiệm mà Đức Giám Mục Portland đã uỷ thác cho ngài, đồng thời xin quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quý cụ, quý ông bà và anh chi em cầu nguyện cho ngài trong sứ vụ và trách nhiệm mới mà ngài được giao phó.
Trong phần chia sẽ Lời Chúa, linh mục chánh xứ đã đề cập đến sự cám dỗ của Chúa Giê su nơi hoang địa, muốn thắng được cám dỗ chúng ta phải luôn cầu nguyện và kết hiệp với Chúa, học hỏi kinh thánh, sống kinh thánh, va thực hành kinh thánh, nhất là luôn sống xứng đáng là người Kitô hữu, bởi vì “ Phúc cho ai bền đổ đến cùng”
Sau thánh lễ mọi người đã đến chúc mừng linh mục tân Chánh xứ và cầu chúc ngài được nhìều Hồng ân, nhiều khôn ngoan và nghị lực để lèo lái chiếc thuyền giáo xứ Đức Mẹ La Vang.
Hồng ân Chúa bao la
Tuôn đổ xuống chan hòa
Tuy tay con nhỏ bé
Bao nhiêu cũng không vừa
Chính tay Ngài đã dựng nên con
Thần trí Ngài làm cho con sống
Tình yêu Ngài ngày đêm ấp ủ
Lời Ngài dẫn dắt con trên đời.
Bài thánh ca Giao ước đă được ca đoàn Hồng Ân cất lên hiệp với cọng đoàn dân Chúa hiện diện chào đón vị chủ tế và quý linh mục đồng tến tiến về cung thánh:
Từ đây vâng từ đây
Chúa đã chọn con
Một phút trao lời
Uớc giao muôn vạn thuở
Từ đây vâng từ đây
Từ đây vâng từ đây
Ấn tín trao ban
Là lời hứa sắt son
Lòng Người phá đỏ tội lỗi
Con thân đứa bé ngây thơ
Dám đâu loan báo lời Người
Từ ngày con trong bào thai
Từ ngày xa xăm thuở ấy
Ơn Ta thánh hoá ngườI rồi
Trao ban giao ước muôn đời
Đức Ông Charles Hạt Trưởng Hạt Portland đã tuyên đọc những đìều luật cững như trách nhiệm va bổn phận của một linh mục chánh xứ, tiếp theo là những biểu tượng được quý vị trong Ban Điều Hành Giáo Xứ đâng lên linh muc chánh xứ như Thánh Kinh để rao giảng và loan truyển Lời Chúa, Dầu Thánh để xức dầu cho kẻ đau ốm, bệnh hoạn, Tiền bạc để bảo vệ tài sản của giáo xứ va giáo hội, Áo Lễ để tỏ sự uy quyển và trong sạch khi thực hành phụng vụ.
Trong phần chia sẽ Lời Chúa, linh mục chánh xứ đã đề cập đến sự cám dỗ của Chúa Giê su nơi hoang địa, muốn thắng được cám dỗ chúng ta phải luôn cầu nguyện và kết hiệp với Chúa, học hỏi kinh thánh, sống kinh thánh, va thực hành kinh thánh, nhất là luôn sống xứng đáng là người Kitô hữu, bởi vì “ Phúc cho ai bền đổ đến cùng”
Sau thánh lễ mọi người đã đến chúc mừng linh mục tân Chánh xứ và cầu chúc ngài được nhìều Hồng ân, nhiều khôn ngoan và nghị lực để lèo lái chiếc thuyền giáo xứ Đức Mẹ La Vang.
Tuôn đổ xuống chan hòa
Tuy tay con nhỏ bé
Bao nhiêu cũng không vừa
Chính tay Ngài đã dựng nên con
Thần trí Ngài làm cho con sống
Tình yêu Ngài ngày đêm ấp ủ
Lời Ngài dẫn dắt con trên đời.
Thương nhớ LM. Vincent Nguyễn Hưng
Thomas Nguyễn Văn Hiệp
12:43 22/02/2010
THƯƠNG NHỚ LINH MỤC VINCENT NGUYỄN HƯNG
Khi nghe hung tin cha Nguyễn Hưng qua đời, lòng tôi quặn thắt bật thành tiếng: Hết rồi! Hết rồi! Cây cổ thụ nối kết quá khứ với hiện tại, nối kết mạch nguồn di sản Hán Nôm Công Giáo với hôm nay đã không còn!
Bản thân tôi biết Cha Nguyễn Hưng rất trễ, vào năm 1997, khi vừa tốt nghiệp đại học. Khi ấy, Nhóm Dịch thuật Nghiên cứu Hán Nôm Công Giáo được thành lập từ năm 1985 gồm một số giáo sư, nhà nghiên cứu trước 1975 chỉ còn lại một mình Ngài (một số đã mất, một số định cư tại nước ngoài). Nhờ Ngài tôi mới biết được một dòng văn học Hán Nôm Công giáo đồ sộ chứa đựng bao tinh hoa vô giá về đời sống đức tin, ngôn ngữ và văn học chưa được thế hệ con cháu đào sâu, nghiên cứu và học hỏi. Bởi lớp bụi thời gian phủ dày với bao biến cố thời cuộc đổi thay khắc nghiệt mà đến hôm nay dòng văn học Hán Nôm Công Giáo hơn ba thế kỷ (từ tk 17 – tk 20) vẫn chưa được xã hội nhìn nhận. Đó là nỗi trăn trở thao thức khôn nguôi của Cha Nguyễn Hưng. Cha luôn nói: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của tôi hiện nay là phiên âm dịch nghĩa và giới thiệu hết tất cả các tác phẩm Hán Nôm Công Giáo cho mọi người”. Âm thầm miệt mài lặng lẽ chấp nhận bao cay đắng xót xa của thời cuộc như “Ông Đồ” trong bài thơ cùng tên của Vũ Đình Liên, hơn 20 năm qua Ngài đã giới thiệu gần 130 tác phẩm Hán Nôm Công Giáo. Những tác phẩm cuối cùng sắp in thì Ngài đã phải ra đi. Qui luật cuộc đời thật khắc nghiệt! Ngài đành ngậm ngùi chuyển bầu nhiệt huyết ấy cho thế hệ kế thừa. Nhưng ai có thể thay thế và kế thừa được nhân cách, tri thức và bầu nhiệt huyết của Ngài ?!!!
Song song với việc giới thiệu các tác phẩm Hán Nôm Công Giáo, Ngài đã tiến hành soạn Đại Tự Điển Chữ Nôm Công Giáo. Công việc mới xong phần lập phiếu, đang nhập dữ liệu vào vi tính được nửa chừng thì Ngài lại ra đi vĩnh viễn. Đó là một mất mát cho Giáo hội Việt Nam.
Ngoài những tác phẩm và công trình liên quan đến Hán Nôm, Ngài còn để lại nhiều tác phẩm liên quan đến ngôn ngữ, linh đạo, triết học, thần học… mà Ngài đã viết hay dịch thuật từ tiếng nước ngoài. Với gần 10 năm du học tại Pháp, với bằng Tiến sĩ Ngôn ngữ tại Sorbonne, nhiều năm làm giáo sư tại nhiều trường đại học ở miền Nam trước 1975, hàng chục năm âm thầm nghiên cứu viết lách đã làm nên một Nguyễn Hưng thông tuệ và uyên bác.
Vượt trên tất cả những điều ấy, Ngài luôn là một linh mục thánh thiện, hàng chục năm làm chánh xứ giáo xứ Antôn, hạt trưởng hạt Chí Hòa, linh hướng dòng nữ Mân Côi … Ngài đã diễn tả thật hiệu quả châm ngôn “Tốt đạo đẹp đời”. Ngài đã cống hiến cả cuộc đời cho Nước Trời, đồng thời cũng hết mình phục vụ xã hội trong lĩnh vực văn hóa. Nơi Ngài chúng ta nhận ra một mẫu gương cho một linh mục thời đại: làm sáng tỏ chân lý đức tin trong nền văn hóa Việt Nam. Trong Năm Thánh Linh Mục và Năm Thánh Giáo hội việt Nam, sự ra đi của cha Nguyễn Hưng là một nhắc nhở cho các chủng sinh và các linh mục trẻ: phải nổ lực hết mình trong học tập và làm việc để hạt giống Tin Mừng được sinh hoa kết quả hơn nữa trên quê hương Việt nam.
Viết đến đây, đôi mắt tôi nhập nhòe bởi những giọt lệ long lanh thương tiếc một linh mục thánh thiện nhiệt thành tận hiến cả cuộc đời cho Chúa, cho Giáo hội; tận dụng mọi khả năng có thể phục vụ xã hội. Tuy những công trình, những thao thhức của Ngài còn dang dở chưa thực hiện xong, nhưng tôi tin Thiên Chúa sẽ thực hiện những điều tốt đẹp nhất cho Ngài. Ngài đã trồng đã tưới, nhưng Thiên Chúa mới là Người cho mọc lên cây cối tốt tươi, hoa thơm trái ngọt (x. 1Cr 3,6).
Xin cám ơn “Bố Hưng”! (Tiếng “Bố” thân thương mà mọi người trong Nhóm Dịch Thuật Hán Nôm hay gọi Ngài) Xin cám ơn những gì Bố đã làm cho Giáo hội, cho xã hội và cho mọi người. Riêng con, sự ra đi của Bố là một nỗi đau và mất mát khôn nguôi. Mất đi một người Cha, một người thầy day dỗ bảo ban. Chính 2 năm cộng tác trong nhóm Dịch Thuật Hán Nôm đã giúp con lớn lên rất nhiều trong đời sống tận hiến và tri thức. Xin Thiên Chúa yêu thương đón nhận bố vào nơi Quê Trời vĩnh cửu.
Thomas Nguyễn Văn Hiệp
Nhóm Dịch Thuật Hán Nôm Công Giáo
Bản thân tôi biết Cha Nguyễn Hưng rất trễ, vào năm 1997, khi vừa tốt nghiệp đại học. Khi ấy, Nhóm Dịch thuật Nghiên cứu Hán Nôm Công Giáo được thành lập từ năm 1985 gồm một số giáo sư, nhà nghiên cứu trước 1975 chỉ còn lại một mình Ngài (một số đã mất, một số định cư tại nước ngoài). Nhờ Ngài tôi mới biết được một dòng văn học Hán Nôm Công giáo đồ sộ chứa đựng bao tinh hoa vô giá về đời sống đức tin, ngôn ngữ và văn học chưa được thế hệ con cháu đào sâu, nghiên cứu và học hỏi. Bởi lớp bụi thời gian phủ dày với bao biến cố thời cuộc đổi thay khắc nghiệt mà đến hôm nay dòng văn học Hán Nôm Công Giáo hơn ba thế kỷ (từ tk 17 – tk 20) vẫn chưa được xã hội nhìn nhận. Đó là nỗi trăn trở thao thức khôn nguôi của Cha Nguyễn Hưng. Cha luôn nói: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của tôi hiện nay là phiên âm dịch nghĩa và giới thiệu hết tất cả các tác phẩm Hán Nôm Công Giáo cho mọi người”. Âm thầm miệt mài lặng lẽ chấp nhận bao cay đắng xót xa của thời cuộc như “Ông Đồ” trong bài thơ cùng tên của Vũ Đình Liên, hơn 20 năm qua Ngài đã giới thiệu gần 130 tác phẩm Hán Nôm Công Giáo. Những tác phẩm cuối cùng sắp in thì Ngài đã phải ra đi. Qui luật cuộc đời thật khắc nghiệt! Ngài đành ngậm ngùi chuyển bầu nhiệt huyết ấy cho thế hệ kế thừa. Nhưng ai có thể thay thế và kế thừa được nhân cách, tri thức và bầu nhiệt huyết của Ngài ?!!!
Song song với việc giới thiệu các tác phẩm Hán Nôm Công Giáo, Ngài đã tiến hành soạn Đại Tự Điển Chữ Nôm Công Giáo. Công việc mới xong phần lập phiếu, đang nhập dữ liệu vào vi tính được nửa chừng thì Ngài lại ra đi vĩnh viễn. Đó là một mất mát cho Giáo hội Việt Nam.
Vượt trên tất cả những điều ấy, Ngài luôn là một linh mục thánh thiện, hàng chục năm làm chánh xứ giáo xứ Antôn, hạt trưởng hạt Chí Hòa, linh hướng dòng nữ Mân Côi … Ngài đã diễn tả thật hiệu quả châm ngôn “Tốt đạo đẹp đời”. Ngài đã cống hiến cả cuộc đời cho Nước Trời, đồng thời cũng hết mình phục vụ xã hội trong lĩnh vực văn hóa. Nơi Ngài chúng ta nhận ra một mẫu gương cho một linh mục thời đại: làm sáng tỏ chân lý đức tin trong nền văn hóa Việt Nam. Trong Năm Thánh Linh Mục và Năm Thánh Giáo hội việt Nam, sự ra đi của cha Nguyễn Hưng là một nhắc nhở cho các chủng sinh và các linh mục trẻ: phải nổ lực hết mình trong học tập và làm việc để hạt giống Tin Mừng được sinh hoa kết quả hơn nữa trên quê hương Việt nam.
Viết đến đây, đôi mắt tôi nhập nhòe bởi những giọt lệ long lanh thương tiếc một linh mục thánh thiện nhiệt thành tận hiến cả cuộc đời cho Chúa, cho Giáo hội; tận dụng mọi khả năng có thể phục vụ xã hội. Tuy những công trình, những thao thhức của Ngài còn dang dở chưa thực hiện xong, nhưng tôi tin Thiên Chúa sẽ thực hiện những điều tốt đẹp nhất cho Ngài. Ngài đã trồng đã tưới, nhưng Thiên Chúa mới là Người cho mọc lên cây cối tốt tươi, hoa thơm trái ngọt (x. 1Cr 3,6).
Xin cám ơn “Bố Hưng”! (Tiếng “Bố” thân thương mà mọi người trong Nhóm Dịch Thuật Hán Nôm hay gọi Ngài) Xin cám ơn những gì Bố đã làm cho Giáo hội, cho xã hội và cho mọi người. Riêng con, sự ra đi của Bố là một nỗi đau và mất mát khôn nguôi. Mất đi một người Cha, một người thầy day dỗ bảo ban. Chính 2 năm cộng tác trong nhóm Dịch Thuật Hán Nôm đã giúp con lớn lên rất nhiều trong đời sống tận hiến và tri thức. Xin Thiên Chúa yêu thương đón nhận bố vào nơi Quê Trời vĩnh cửu.
Thomas Nguyễn Văn Hiệp
Nhóm Dịch Thuật Hán Nôm Công Giáo
Liên Tu Sĩ Paris mừng tết Canh Dần tại nhà mẹ dòng các Cha Thừa Sai (Lazaristes)
Lê Đình Thông
16:03 22/02/2010
LIÊN TU SĨ PARIS MỪNG TẾT CANH DẦN TẠI NHÀ MẸ DÒNG CÁC CHA THỪA SAI (LAZARISTES)
Trong phẩm phục linh mục, đôi tay nắm chặt cây thánh giá mà thánh nhân đã dùng để chúc lành cho vua Louis XIII lúc lâm chung, chắc hẳn thánh Vinh Sơn đã vui lòng khi chứng kiến các linh mục, tu sĩ người Việt tại Paris, gọi chung là liên tu sĩ, trong số có các cha thừa sai (Lazaristes) và các nữ tử bác ái, cùng nhau đến chúc tuổi Chúa nhân thánh lễ đầu năm Canh Dần cử hành sáng 20-2-2010 tại nguyện đường nhà mẹ dòng Lazaristes. Cha Bernard Schoepfer, Bề trên Nhà mẹ Lazaristes và cha Ponsard, tuyên úy nguyện đường Notre Dame de la Médaille Miraculeuse cùng với cha Phêrô Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch Liên Tu sĩ, cha Phaolô Nguyễn Thanh Sang, đại diện các cha sinh viên (LISIVIP) đã cử hành thánh lễ cùng với một số linh mục lão thành: cha Nguyễn Chí Thiết, cha Nguyễn Thế Minh (dòng Tên), cha Nguyễn Tiến Lãng (DCCT) và khoảng 50 các cha sinh viên trong thánh lễ đón ‘‘Xuân Hy vọng’’, với sự tham dự của khoảng 100 nữ tu.
Sau ca khúc nhập lễ ‘‘Xuân Hy vọng’’, cha Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch Liên Tu sĩ Việt Nam tại Pháp đã nói lên ý nghĩa của thánh lễ đầu năm: ‘‘Trong bầu khí hiệp thông mà chính Đức Kitô là trung tâm điểm của sự quy tụ chúng ta hôm nay, quanh bàn tiệc thánh, như một đại gia đình huynh đệ, để cùng tạ ơn Chúa với những ân huệ mà chúng ta được đón nhận như quà tặng nhưng không mà Thiên Chúa trao ban cho mỗi người chúng ta cũng như toàn thể gia đình chúng ta trong năm qua.’’
Bài giảng của Nguyễn Thanh Sang là nỗ lực ‘‘ôn cố nhi tri tân’’. Nhìn lại năm cũ, cha Sang cho rằng: ‘‘Chúng ta, những linh mục tu sĩ, thường được gọi là những người đi tu, những người « không thuộc về thế gian », nhưng thật ra chúng ta vẫn « sống trong thế gian » (x. Ga 17,9-26), vẫn sống trong cuộc đời với những vui, buồn, sướng, khổ của nó, nghĩa là chúng ta vẫn có một lịch sử tính của cuộc đời mình. Vậy chúng ta cũng thử nhìn lại năm qua của đời mình: sức khoẻ, việc học hành, việc mục vụ, đời sống với những tương quan nhân văn, đời tu với những nẻo đường khác nhau phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Đâu là những được và đâu là những mất ? Kỷ niệm nào làm lòng chúng ta thấy vui hơn, và kỷ niệm nào làm lòng chúng ta thấy buồn hơn ? Nếu khiêm tốn nhìn lại đời mình, có lẽ chúng ta sẽ cảm nhận được như tác giả của bài thánh ca lời thiêng: « đời con nay vẫn là như giấc mơ chưa trọn ». Và vì giấc mơ chưa trọn, nên đời ta vẫn còn đó những mối lo’’.
Sau khi hướng về năm mới, cha Sang nói: ‘‘Tất cả nói lên một ý nghĩa căn bản của lễ hội là con người muốn vượt thoát lên những cái thường nhật của đời sống đôi khi rất nhạt nhẽo và bày tỏ một khát vọng thăng hoa. Chúng ta khám phá trong lễ hội của tổ tiên chúng ta một chiều kích nhân văn sâu sắc, đó là khát vọng của kiếp nhân sinh về một tương lai tốt đẹp hơn’’.
Trong phần kết luận, vị linh mục đại diện các cha sinh viên đã trở về hiện tại và cho rằng ‘‘lịch sử cuộc đời của mỗi chúng ta vẫn còn đó với quá khứ, hiện tại và tương lai. Con người chúng ta vẫn còn đó với những khát vọng vươn lên và những giới hạn bất toàn. Nếu đường đời có trăm phương ngàn lối, thì đường tu cũng có vạn nẻo. Đức Hồng y Joseph Ratzinger, nay là Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, trong tác phẩm « Muối cho đời », khi được hỏi rằng phải chăng chỉ có một lối đường duy nhất đi về với Thiên Chúa, ngài đã trả lời: « Không ! Có bao nhiêu cuộc đời, là có bấy nhiêu con đường ». Thật vậy, mỗi người là một cuộc đời, và mỗi cuộc đời là một lịch sử. Điều quan trọng là làm sao chúng ta khám phá ra được trên vạn nẻo đường đời của mỗi chúng ta, có một con đường thênh thang của Tình Yêu Thiên Chúa đến với chúng ta, bao phủ mọi nẻo đường cuộc đời chúng ta và từng bước dẫn đưa chúng ta về với Ngài.’’
Ca khúc dâng lễ là ‘‘Lễ dâng mùa xuân’’ của linh mục Nguyễn Duy, do nữ tu Têrêxa Đoàn Nguyễn Kim Loan hướng dẫn cộng đoàn đồng ca, và tiếng đại phong cầm của nữ tu Maria Tuyết Mai, cả hai là nữ tu dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Hai ca khúc hiệp lễ và kết lễ ‘Khúc cảm tạ’’ và ‘‘Thắp nén hương xuân’’ mang âm hưởng dân nhạc diễn tả tình tự dân tộc uống nước nhớ nguồn suối quê trời và quê nhà.
Hội diễn văn nghệ Liên Tu sĩ
Sau thánh lễ, các nam nữ tu sĩ cùng nhau ăn Tết Canh Dần với bánh chưng xanh dưa món, sôi gấc đỏ heo quay và nhiều món ăn ngày Tết qua nghệ thuật nấu nướng của các bà nội trợ Giáo Xứ Việt Nam tại Paris.
Mở đầu chương trình hội diễn văn nghệ mừng xuân Canh Dần của Liên Tu sĩ, thường được gọi tắt là ‘‘họ nhà Liên’’, linh mục trưởng họ Nguyễn Đình Thắng giới thiệu: ‘‘Ngày đầu xuân, anh chị tu sĩ sẽ gom góp tâm tình, khả năng rất là nghiệp dư, để cống hiến cho chúng ta một chương trình văn nghệ với chủ đề ‘‘Xuân yêu thương’’ như quà tặng đầu năm gửi đến mỗi anh chị trong gia đình liên tu sĩ ’’. Linh mục Lê Hoàng Thanh (Cần Thơ) và nữ tu Têrêxa Đoàn Nguyễn Kim Loan (Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm) cùng điều khiển chương trình hội diễn văn nghệ với ngôn từ linh hoạt và sáng tạo.
17 linh mục trẻ nội trú tại trụ sở Hội Thừa sai Paris (MEP) thuộc 10 giáo phận của ba miền đất nước đã mang lại không khí tưng bừng của ngày Hội Tết, qua ca khúc ‘‘Đón Xuân’’ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương:
Tổng giáo phận Hà Nội:
Hưng Hóa: cha Nguyễn Quang Đĩnh, cha Lê Quốc Hưng
Thái Bình: cha Mai Văn Diện, cha Đặng Văn Hội
Thanh Hóa: cha Lê Tiến Nhất, cha Nguyễn Đức Thanh
Vinh: cha Hoàng Đông Dương, cha Nguyễn Văn Khai
Tổng giáo phận Huế:
Đà Nẵng: cha Lê Văn Cường
Huế: cha Nguyễn Xuân Lành
Tổng giáo phận Saigon:
Bà Rịa: cha Vũ Văn Hoàng, cha Nguyễn Ngọc Thảo
Cần Thơ: cha Nguyễn Khắc Minh, cha Lê Hoàng Thanh
Long Xuyên: cha Hoàng Ngọc Minh
Mỹ Tho: cha Nguyễn Tấn Di, cha Nguyễn Thanh Sang
Sau liên khúc ba miền là vũ khúc liên dòng. Các nữ tu dòng Đa Minh, dòng Mân Côi và dòng Notre Dame du Calvaire xúng xính trong áo dài hồng đào vấn khăn trình diễn vũ khúc Ly Rượu Mừng.
-Dòng Đa Minh Việt Nam thành lập năm 1715 tại Bùi Chu, lúc đầu được gọi là Nhà Phước vì các nữ tu chủ yếu làm việc phước thiện. Vào thế kỷ XX, các Nhà Phước được tổ chức lại theo quy định của giáo luật 1917. Đức Cha Phêrô Phạm Ngọc Chi giám mục Bùi Chu tập hợp bảy Nhà Phước trong Địa Phận thành Dòng Nữ Đa Minh Việt Nam. Ngày 21-3-1951, Thánh Bộ Đức Tin đã ra Sắc lệnh công nhận Dòng Nữ Đa Minh Việt Nam. Sau đó, dòng nữ Đa Minh được thành lập tại Hải Phòng, Nam Định, Bắc Ninh, Lạng Sơn và Thái Bình.
- Dòng Nữ tu Đức Bà Calvaire (Congrégation des Sœurs de Notre Dame du Calvaire) do Chân phước Pierre Bonhomme (1803-1861) thành lập năm 1833 ở Gramat vùng Lot, chuyên lo cho những người già yếu, bệnh tật, các cô nhi. Dòng Nữ tu Đức Bà Cavaire được Tòa thánh chuẩn y vào năm 1834. Năm 1856, dòng mở một cơ sở ở Paris, năm 1861 dọn về Bourg-la-Reine đến nay vẫn còn hoạt động. Từ năm 1906, nhà dòng mở rộng địa bàn hoạt động sang bốn châu lục. Dòng Nữ tu Đức Bà Cavaire hiện có gần 300 nữ tu sống rải rác trong 53 cộng đoàn, trong số có Việt Nam.
-Congrégation Notre-Dame du Calvaire à Gramat (Lot)
- Hội Dòng Mân Côi do Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn thành lập năm 1946 tại Bùi Chu theo quy định của giáo luật. Hiện nay, hội dòng có 207 nữ tu khấn dòng, 21 tập sinh, 13 tiền tập sinh, 145 đệ tử, 18 chị tận hiến. Các nữ tu Đa Minh theo học thần học ở Bùi Chu, Saigon; một số khác học khoa học, nghệ thuật, sư phạm và y tế ở Nam Định, Hà Nội, Saigon và ở nước ngoài.
Sau vũ khúc Ly Rượu Mừng là nhạc cảnh ‘‘Đừng hỏi tại sao con đi tu’’, do nữ tu Thùy Linh và một số nữ tu đồng diễn. Câu hỏi thường tình về lý do chọn đời tu được trả lời một cách duyên dáng qua ca khúc tự biên tự diễn của các nữ tu, nói lên được niềm vui tận hiến.
Tiếp theo, các nữ tu dòng thánh Phaolô trình diễn vũ khúc Mandoline đầy mầu sắc sinh động:
Trước khi trình diễn, một nữ tu đã giới thiệu về cộng đoàn như sau: các nữ tu dòng thánh Phaolô (Les Sœurs de Saint Paul de Chartres) là dòng nữ lâu đời nhất, thành lập từ năm 1696. Ngày nay trên khắp thế giới có 4000 nữ tu, trong số có 1000 nữ tu người Việt (tỷ l ệ 1/4). Ngày 20-5-1860, hai nữ tu dòng thánh Phaolô đến Saigon, đáp lại lời kêu gọi của Đức Cha Lefèvre, giám quản tông tòa Tây Đàng trong. Sau dòng Mến Thánh Giá, đây là dòng nữ có bề dầy lịch sử lâu đời nhất ở nước ta. Các nữ tu dòng thánh Phaolô mở viện mồ côi, trường học, dưỡng đường Saint Paul. Sau khi đến Việt Nam được sáu năm, các nữ tu người Pháp đã mở được một tập viện (noviciat) ở Saigon. Dòng nữ tu thánh Phaolô hiện có dự định tái lập hoạt động tại miền Bắc.
Tiết mục cải lương đặc sắc qua hai diễn viên: cha Hoàng Ngọc Minh và thầy Trần Hồng Nho đem lại sắc thái văn học dân gian cho ngày hội Liên Tu sĩ: Khán giả đã nhiệt liệt tán thưởng tài diễn xuất của hai diễn viên qua sáu câu vọng cổ:
- Dương Lễ: Lưu Huynh em cám ơn anh bao ngày chăm lo cho em yên bề kinh sử để so với đời. Thời gian trôi khóa thi đến rồi, việc sao anh chẳng lo, xin đừng vui thú nơi chốn, trà đình bê tha.
- Lưu Bình: Em vững lòng lo bề sử kinh, vang khắp vùng danh truyền lưu gia, của dư có sẵn nhiều năm, đường may nào ta dám bỏ để cha già nơi cửu tuyền thêm phần lo lắng vì ta khoa kỳ đã đến mùa thi.
- Lưu Bình: Em kiếp mau lên đường, gia sản nay tan tành, đành lỡ làng công danh,
- Dương Lễ: Em nỡ nào ra đi, thôi để nơi gia đàn cùng với anh sớt chia cơ hàn.
- Lưu Bình: Còn đây vũ y sau cùng, cầm đi em hiểu cho lòng anh, ngày mai có tên bảng vàng, về quê xưa chúng ta đoàn viên.
Cha Ly Soun Hang là linh mục xứ Chùa Tháp duy nhất tại Paris đã đơn ca một bản dân ca Khmer, rất được cử tọa tán thưởng. Màn hài kịch ‘‘Thất học, thất nghiệp, thất thế’’ do cha Nguyễn Khắc Minh và cha Đặng Văn Hội đồng diễn có phần còn xuất sắc hơn danh hài chuyên nghiệp:
‘‘Mưa trên quê hương’’ là vũ khúc do các nữ tu Notre Dame du Calvaire trình diễn nói lên được ý thơ ‘‘ngoài đường mưa bụi bay’’ của Vũ Đình Liên, càng thêm thấm thía tình hoài hương, nhớ mẹ nhớ cha da diết:
Tâm tình này được diễn tả qua giọng hát truyền cảm của cha Nguyễn Thanh Lý (dòng Lazaristes), cha Nguyễn Văn Việt (Xuân Lộc) và nữ tu Têrêxa Đoàn Nguyễn Kim Loan (Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm). Tôi xin chép lại cả ba lời ca, nói thay cho những lời chân thật của các tu sĩ du học gửi về các bậc sinh thành ở quê nhà hằng mong ngóng tin con.
Cha Nguyễn Thanh Lý hát rằng:
Mẹ là dòng suối mát ngọt ngào
Cha như cánh chim đại bàng phủ che
Tình cha nghĩa mẹ ôi sao quá cao vời
Tạ ơn Thiên Chúa đấng ban cho con có mẹ cha.
Nữ tu Têrêxa Đoàn Nguyễn Kim Loan thể hiện tình yêu mẹ qua ca khúc ‘‘Ngày xưa có mẹ’’, phổ thơ Thanh Nguyên:
Khi con biết đòi ăn, mẹ là người mớm cho con muỗng cháo,
khi con biết đòi ngủ, mẹ là người thức hát ru con
Bầu trời trong mắt con, ngày một xanh hơn là khi tóc mẹ, ngày thêm sợi bạc
Mẹ, mẹ có nghĩa là duy nhất, một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng
Mẹ, mẹ có nghĩa là mãi mãi, đã cho đi không đòi lại bao giờ
Mẹ chưa sống đủ trăm năm nhưng đã cho con dư dả bầu trời và tiếng hát
ch ỉ một lần mẹ không ngăn con khóc là một lần, không thể nào, lau nước mắt cho con...
là khi mẹ không còn.
Cổ tích của những ai còn có mẹ, là ngày xưa, có nàng công chúa hay ông vua...
Cổ tích của con, là ngày xưa, ngày xưa có Mẹ là ngày xưa, ngày xưa có mẹ.
Cha Nguyễn Văn Việt (Xuân Lộc) tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng sáng tác ‘‘Tiếng hát đầu đời’’, êm như lời ru, dịu như tiếng nói mẹ hiền.
1. Ngày con sinh ra, chẳng nói được gì, chỉ cất tiếng khóc, với nụ cười mơ, ánh mắt ngỡ ngàng. Ngày con sinh ra, cha mẹ thương mến, ẵm bồng trong tay, đong đưa câu hát, ầu ơ ngủ ngoan.
ĐK 1: Rồi một ngày con bật tiếng nói. Tiếng nói đầu đời, tiếng gọi mẹ ơi. Mẹ ơi, con ước giờ này được về bên mẹ, gọi lên hai tiếng, hai tiếng “Mẹ ơi!”. Mẹ ơi! Sông kia dù cạn, đá kia có mòn, nhưng tình con thương mẹ, mãi luôn cao dầy. Nhưng tình con thương mẹ mãi không phai mờ.
2. Rồi khi lớn khôn, con bước vào đời, gặp bao sóng gió, kiếp người nổi trôi, giá rét lạnh lùng. Tinh thương bao la, của mẹ yêu dấu, ấm nồng trong con, cho con sức sống, vượt bao khó nguy.
ĐK 2: Rồi một ngày, nơi miền xa xôi, thương nhớ mẹ hiền, đang chờ đợi con. Mẹ ơi, con ước giờ này được về bên mẹ, gọi lên hai tiếng, hai tiếng “Mẹ ơi!”. Mẹ ơi, sông kia dù cạn, đá kia có mòn, nhưng tình con thương mẹ, mãi luôn cao dầy. Nhưng tình con thương mẹ mãi không phai mờ.
Sau hai màn trình diễn thời trang đặc sắc của các nữ tu dòng thánh Phaolô và màn ảo thuật độc đáo của cha Đặng Văn Hội, cha Nguyễn Tuấn Anh đã thay mặt ban tổ chức ‘‘cám ơn tất cả anh chị em. Sự hiện diện đông đủ đã nói lên tình liên đới, sự hiệp thông của các linh mục, tu sĩ trong số có quý cha lão thành cũng như các nữ tu trẻ trung. Có những người ở ngay Paris, cũng có những người vừa đến từ Saigon, Nice.’’
Sau cùng, toàn thể hội trường đồng ca ‘‘Hành khúc người du học’’ có ban nhạc phụ họa, thay cho lời tạm biệt.
Paris, ngày 22 tháng 2 năm 2010
Sau ca khúc nhập lễ ‘‘Xuân Hy vọng’’, cha Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch Liên Tu sĩ Việt Nam tại Pháp đã nói lên ý nghĩa của thánh lễ đầu năm: ‘‘Trong bầu khí hiệp thông mà chính Đức Kitô là trung tâm điểm của sự quy tụ chúng ta hôm nay, quanh bàn tiệc thánh, như một đại gia đình huynh đệ, để cùng tạ ơn Chúa với những ân huệ mà chúng ta được đón nhận như quà tặng nhưng không mà Thiên Chúa trao ban cho mỗi người chúng ta cũng như toàn thể gia đình chúng ta trong năm qua.’’
Sau khi hướng về năm mới, cha Sang nói: ‘‘Tất cả nói lên một ý nghĩa căn bản của lễ hội là con người muốn vượt thoát lên những cái thường nhật của đời sống đôi khi rất nhạt nhẽo và bày tỏ một khát vọng thăng hoa. Chúng ta khám phá trong lễ hội của tổ tiên chúng ta một chiều kích nhân văn sâu sắc, đó là khát vọng của kiếp nhân sinh về một tương lai tốt đẹp hơn’’.
Ca khúc dâng lễ là ‘‘Lễ dâng mùa xuân’’ của linh mục Nguyễn Duy, do nữ tu Têrêxa Đoàn Nguyễn Kim Loan hướng dẫn cộng đoàn đồng ca, và tiếng đại phong cầm của nữ tu Maria Tuyết Mai, cả hai là nữ tu dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Hai ca khúc hiệp lễ và kết lễ ‘Khúc cảm tạ’’ và ‘‘Thắp nén hương xuân’’ mang âm hưởng dân nhạc diễn tả tình tự dân tộc uống nước nhớ nguồn suối quê trời và quê nhà.
Hội diễn văn nghệ Liên Tu sĩ
Sau thánh lễ, các nam nữ tu sĩ cùng nhau ăn Tết Canh Dần với bánh chưng xanh dưa món, sôi gấc đỏ heo quay và nhiều món ăn ngày Tết qua nghệ thuật nấu nướng của các bà nội trợ Giáo Xứ Việt Nam tại Paris.
17 linh mục trẻ nội trú tại trụ sở Hội Thừa sai Paris (MEP) thuộc 10 giáo phận của ba miền đất nước đã mang lại không khí tưng bừng của ngày Hội Tết, qua ca khúc ‘‘Đón Xuân’’ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương:
Tổng giáo phận Hà Nội:
Hưng Hóa: cha Nguyễn Quang Đĩnh, cha Lê Quốc Hưng
Thái Bình: cha Mai Văn Diện, cha Đặng Văn Hội
Thanh Hóa: cha Lê Tiến Nhất, cha Nguyễn Đức Thanh
Vinh: cha Hoàng Đông Dương, cha Nguyễn Văn Khai
Đà Nẵng: cha Lê Văn Cường
Huế: cha Nguyễn Xuân Lành
Tổng giáo phận Saigon:
Bà Rịa: cha Vũ Văn Hoàng, cha Nguyễn Ngọc Thảo
Cần Thơ: cha Nguyễn Khắc Minh, cha Lê Hoàng Thanh
Long Xuyên: cha Hoàng Ngọc Minh
Mỹ Tho: cha Nguyễn Tấn Di, cha Nguyễn Thanh Sang
Sau liên khúc ba miền là vũ khúc liên dòng. Các nữ tu dòng Đa Minh, dòng Mân Côi và dòng Notre Dame du Calvaire xúng xính trong áo dài hồng đào vấn khăn trình diễn vũ khúc Ly Rượu Mừng.
- Dòng Nữ tu Đức Bà Calvaire (Congrégation des Sœurs de Notre Dame du Calvaire) do Chân phước Pierre Bonhomme (1803-1861) thành lập năm 1833 ở Gramat vùng Lot, chuyên lo cho những người già yếu, bệnh tật, các cô nhi. Dòng Nữ tu Đức Bà Cavaire được Tòa thánh chuẩn y vào năm 1834. Năm 1856, dòng mở một cơ sở ở Paris, năm 1861 dọn về Bourg-la-Reine đến nay vẫn còn hoạt động. Từ năm 1906, nhà dòng mở rộng địa bàn hoạt động sang bốn châu lục. Dòng Nữ tu Đức Bà Cavaire hiện có gần 300 nữ tu sống rải rác trong 53 cộng đoàn, trong số có Việt Nam.
-Congrégation Notre-Dame du Calvaire à Gramat (Lot)
- Hội Dòng Mân Côi do Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn thành lập năm 1946 tại Bùi Chu theo quy định của giáo luật. Hiện nay, hội dòng có 207 nữ tu khấn dòng, 21 tập sinh, 13 tiền tập sinh, 145 đệ tử, 18 chị tận hiến. Các nữ tu Đa Minh theo học thần học ở Bùi Chu, Saigon; một số khác học khoa học, nghệ thuật, sư phạm và y tế ở Nam Định, Hà Nội, Saigon và ở nước ngoài.
Tiếp theo, các nữ tu dòng thánh Phaolô trình diễn vũ khúc Mandoline đầy mầu sắc sinh động:
Trước khi trình diễn, một nữ tu đã giới thiệu về cộng đoàn như sau: các nữ tu dòng thánh Phaolô (Les Sœurs de Saint Paul de Chartres) là dòng nữ lâu đời nhất, thành lập từ năm 1696. Ngày nay trên khắp thế giới có 4000 nữ tu, trong số có 1000 nữ tu người Việt (tỷ l ệ 1/4). Ngày 20-5-1860, hai nữ tu dòng thánh Phaolô đến Saigon, đáp lại lời kêu gọi của Đức Cha Lefèvre, giám quản tông tòa Tây Đàng trong. Sau dòng Mến Thánh Giá, đây là dòng nữ có bề dầy lịch sử lâu đời nhất ở nước ta. Các nữ tu dòng thánh Phaolô mở viện mồ côi, trường học, dưỡng đường Saint Paul. Sau khi đến Việt Nam được sáu năm, các nữ tu người Pháp đã mở được một tập viện (noviciat) ở Saigon. Dòng nữ tu thánh Phaolô hiện có dự định tái lập hoạt động tại miền Bắc.
- Dương Lễ: Lưu Huynh em cám ơn anh bao ngày chăm lo cho em yên bề kinh sử để so với đời. Thời gian trôi khóa thi đến rồi, việc sao anh chẳng lo, xin đừng vui thú nơi chốn, trà đình bê tha.
- Lưu Bình: Em vững lòng lo bề sử kinh, vang khắp vùng danh truyền lưu gia, của dư có sẵn nhiều năm, đường may nào ta dám bỏ để cha già nơi cửu tuyền thêm phần lo lắng vì ta khoa kỳ đã đến mùa thi.
- Lưu Bình: Em kiếp mau lên đường, gia sản nay tan tành, đành lỡ làng công danh,
- Dương Lễ: Em nỡ nào ra đi, thôi để nơi gia đàn cùng với anh sớt chia cơ hàn.
- Lưu Bình: Còn đây vũ y sau cùng, cầm đi em hiểu cho lòng anh, ngày mai có tên bảng vàng, về quê xưa chúng ta đoàn viên.
‘‘Mưa trên quê hương’’ là vũ khúc do các nữ tu Notre Dame du Calvaire trình diễn nói lên được ý thơ ‘‘ngoài đường mưa bụi bay’’ của Vũ Đình Liên, càng thêm thấm thía tình hoài hương, nhớ mẹ nhớ cha da diết:
Tâm tình này được diễn tả qua giọng hát truyền cảm của cha Nguyễn Thanh Lý (dòng Lazaristes), cha Nguyễn Văn Việt (Xuân Lộc) và nữ tu Têrêxa Đoàn Nguyễn Kim Loan (Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm). Tôi xin chép lại cả ba lời ca, nói thay cho những lời chân thật của các tu sĩ du học gửi về các bậc sinh thành ở quê nhà hằng mong ngóng tin con.
Cha Nguyễn Thanh Lý hát rằng:
Mẹ là dòng suối mát ngọt ngào
Cha như cánh chim đại bàng phủ che
Tình cha nghĩa mẹ ôi sao quá cao vời
Tạ ơn Thiên Chúa đấng ban cho con có mẹ cha.
Nữ tu Têrêxa Đoàn Nguyễn Kim Loan thể hiện tình yêu mẹ qua ca khúc ‘‘Ngày xưa có mẹ’’, phổ thơ Thanh Nguyên:
Khi con biết đòi ăn, mẹ là người mớm cho con muỗng cháo,
khi con biết đòi ngủ, mẹ là người thức hát ru con
Bầu trời trong mắt con, ngày một xanh hơn là khi tóc mẹ, ngày thêm sợi bạc
Mẹ, mẹ có nghĩa là duy nhất, một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng
Mẹ, mẹ có nghĩa là mãi mãi, đã cho đi không đòi lại bao giờ
Mẹ chưa sống đủ trăm năm nhưng đã cho con dư dả bầu trời và tiếng hát
ch ỉ một lần mẹ không ngăn con khóc là một lần, không thể nào, lau nước mắt cho con...
là khi mẹ không còn.
Cổ tích của những ai còn có mẹ, là ngày xưa, có nàng công chúa hay ông vua...
Cổ tích của con, là ngày xưa, ngày xưa có Mẹ là ngày xưa, ngày xưa có mẹ.
Cha Nguyễn Văn Việt (Xuân Lộc) tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng sáng tác ‘‘Tiếng hát đầu đời’’, êm như lời ru, dịu như tiếng nói mẹ hiền.
1. Ngày con sinh ra, chẳng nói được gì, chỉ cất tiếng khóc, với nụ cười mơ, ánh mắt ngỡ ngàng. Ngày con sinh ra, cha mẹ thương mến, ẵm bồng trong tay, đong đưa câu hát, ầu ơ ngủ ngoan.
ĐK 1: Rồi một ngày con bật tiếng nói. Tiếng nói đầu đời, tiếng gọi mẹ ơi. Mẹ ơi, con ước giờ này được về bên mẹ, gọi lên hai tiếng, hai tiếng “Mẹ ơi!”. Mẹ ơi! Sông kia dù cạn, đá kia có mòn, nhưng tình con thương mẹ, mãi luôn cao dầy. Nhưng tình con thương mẹ mãi không phai mờ.
2. Rồi khi lớn khôn, con bước vào đời, gặp bao sóng gió, kiếp người nổi trôi, giá rét lạnh lùng. Tinh thương bao la, của mẹ yêu dấu, ấm nồng trong con, cho con sức sống, vượt bao khó nguy.
ĐK 2: Rồi một ngày, nơi miền xa xôi, thương nhớ mẹ hiền, đang chờ đợi con. Mẹ ơi, con ước giờ này được về bên mẹ, gọi lên hai tiếng, hai tiếng “Mẹ ơi!”. Mẹ ơi, sông kia dù cạn, đá kia có mòn, nhưng tình con thương mẹ, mãi luôn cao dầy. Nhưng tình con thương mẹ mãi không phai mờ.
Sau hai màn trình diễn thời trang đặc sắc của các nữ tu dòng thánh Phaolô và màn ảo thuật độc đáo của cha Đặng Văn Hội, cha Nguyễn Tuấn Anh đã thay mặt ban tổ chức ‘‘cám ơn tất cả anh chị em. Sự hiện diện đông đủ đã nói lên tình liên đới, sự hiệp thông của các linh mục, tu sĩ trong số có quý cha lão thành cũng như các nữ tu trẻ trung. Có những người ở ngay Paris, cũng có những người vừa đến từ Saigon, Nice.’’
Sau cùng, toàn thể hội trường đồng ca ‘‘Hành khúc người du học’’ có ban nhạc phụ họa, thay cho lời tạm biệt.
Paris, ngày 22 tháng 2 năm 2010
Bài giảng lễ an táng ĐÔ Philipphê Trần Văn Hoài
Đức Ông Banabê Nguyễn Văn Phương
20:08 22/02/2010
Bài giảng lễ an táng ĐÔ Philipphê Trần Văn Hoài
Kính thưa Bà Cố, Chị của Đức Ông Philipphê Trần Văn Hoài, kính thưa Cha Phêrô Nguyễn Hữu Hiến và mọi người thân thương thuộc huyết tộc của gia đình Đức Ông,
Kính thưa quý Đức Ông, quý Linh mục, quý Tu Sĩ nam nữ, quý Chủng sinh và toàn thể Anh Chị Em Tín Hữu giáo dân tại Roma cũng như các vị đến từ xa, từ Âu Châu, Mỹ Châu.
Chúng ta có mặt hôm nay ở đây, trong thánh đường các Mẹ Đa Minh rất thân thương của gia đình ĐÔ Hoài, để tham dự một biến cố quan trọng nhưng đau thương của gia đình, là dâng lễ an táng và tiển đưa Đức Ông ra nơi an nghỉ trong lòng đất lạnh, chờ ngày Phục sinh. Mọi biến cố tôn giáo lớn nhỏ của gia đình nầy đều được diễn ra ở đây: từ những ngày đầu tiên khi gia đình đặt chân trên đất Ý để tị nạn tìm tự do, đến khi các cháu nhỏ dần dần lớn lên, rồi cưới vợ lấy chồng, sinh sản con cái, chịu phép rửa tội, chịu chức linh mục. Tất cả đều có sự lo lắng, quan tâm, sắp xếp yêu thương của Đức Ông, như một người Cha, người Cậu, người Chú, người Ông. Thánh lễ hôm nay thì không do Đức Ông sắp xếp nữa, vì Đức Ông không làm được nữa, chỉ nằm đó, trong quan tài, hoàn toàn bất động. Hôm nay thì chính những người ruột thịt thương mến trong gia đình đứng ra thu xếp cho Đức Ông. Chúng ta cùng hiệp ý với gia đình, dâng thánh lễ nầy, để cầu nguyện cho linh hồn Philipphê, xin Chúa thương xót tha thứ mọi lỗi lầm và đón nhận linh hồn Philipphê về với Người trên Thiên Đàng. Và Chúng ta sẽ tiễn đưa Đức Ông đến phần mộ, an táng Đức Ông, chờ ngày Sống lại ngày tận thế.
Cáo Phó do Cha Hiến đăng tải trên mạn lưới toàn cầu Vietcatholic ngày 02.02 vừa qua đã đánh động, làm sửng sốt và gây thương tiếc cho mọi người, những người trực tiếp biết Đức Ông hay những người chỉ biết qua thông tin và danh tiếng của Ngài. Một số anh chị em tại Rôma được anh Phước, cháu Đức Ông, trực tiếp làm công việc bất đắc dĩ là báo tin buồn. Chắc chắn gia đình đã được điện thư và điện tín phân ưu của nhiều người trong nước cũng như khắp toàn thế giới. Được biết, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã thay mặt Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chân thành phân ưu với Cha Chủ Tịch Liên Tu Sĩ tại Roma, và “chân thành phân ưu với quý vị trong gia đình huyết tộc và linh tông của Đức Ông Philipphê”. Đức Hồng Y Ivan Dias, Tổng Trưởng Bộ Loan Báo Tin Mừng cho các Dân Tộc, sau khi vui lòng cho phép an táng Đức Ông trong Đất Thánh của Bộ tại Campo Verano ở Rôma, đã nhờ tôi chuyển đến gia đình lời phân ưu chân thành của Ngài. Tôi xin thay mặt cho cộng đoàn đang hiện diện dâng lên Bà Cố, Cha Hiến và tất cả mọi thành phần gia đình thân yêu của Đức Ông lời phân ưu chân thành nhất: nguyện xin Chúa giàu lòng từ bi thương xót, tha thứ mọi lỗi lầm yếu đuối của Đức Ông và rước linh hồn đầy tớ trung tín của Người vào Nước hằng sống…. Cũng xin Chúa thương ban ơn an ủi và nâng đỡ gia đình trong cơn tang biến đau thương phiền muộn.
Đức Ông Philipphê Trần Văn Hoài sinh năm 1929 tại giáo xứ An Ninh, Cửa Tùng, Tổng Giáo phận Huế, năm nay được 81 tuổi thọ. Năm 1943 vào Tiểu Chủng Viện An Ninh, rồi lên Đại Chủng Viện Phú Xuân. Chịu chức Linh mục năm 1959, gia nhập giáo phận Huế. Phụ trách họ đạo Bác Vọng, Thừa Thiên, làm giáo sư Tiểu Chủng Viện Phú Xuân, giáo sư Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện, Huế. Năm 1968, được gửi du học giáo luật tại Rôma, sau đó giữ chức Phó Giám Đốc Trường Truyền Giáo Collegio Urbano, Quản lý Trường Thánh Phaolô, Giám đốc Văn Phòng Phối Kết Tông Đồ Mục Mục Việt Nam Hải Ngoại của Bộ Truyền Bá Phúc Âm. Đã từng làm Chủ Tịch Liên Tu Sĩ Rôma. Đã khởi xướng thành lập Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu. Quan trọng nhất và đáng ghi nhớ nhất trong lịch sử Giáo hội Việt Nam là Đức Ông đã vượt thắng bao khó khăn, đã cùng với các linh mục tu sĩ và đồng bào công giáo Việt Nam Hải Ngoại, tổ chức thành công tốt đẹp Đại lễ Phong Hiển Thánh cho 117 Chân Phước Tử Đạo Việt Nam ngày 19-06-1988, trong khi trong nước Hàng Giáo Phẩm Việt Nam bị bó tay, bị sách nhiễu dọa nạt đủ điều, và linh mục tu sĩ giáo dân tại Việt Nam phải đi học tập để nghe những lời chỉ trích phỉ báng Giáo Hội.
Đức Ông đã để lại cho chúng ta hình ảnh một linh mục hạnh phúc với ơn gọi linh mục. Hình ảnh một linh mục vui tính, cởi mở, có khiếu và thích thú kể truyện tiếu lâm để gây bầu khí vui tươi, thoải mái huynh đệ. Hình ảnh một linh mục nhiệt thành tông đồ, yêu thương phục vụ đồng bào. Năm 1975, khi biến cố lịch sử Đất nước đưa đến làn sóng đồng bào vượt biên tị nạn, ngài đã tình nguyện theo chiến hạm của Ý đi nhiều tháng trong hải phận quốc tế, dọc bờ biển Việt Nam, để cứu vớt đồng bào vượt biên, để đưa về định cư tại Ý và các nước tự do. Với chức vụ Giám đốc Văn Phòng Phối Kết Tông đồ mục vụ Việt Nam Hải Ngoại, đã tích cực góp phần cộng tác hữu hiệu với các Giáo quyền địa phương để giúp đồng bào định cự và hội nhập vào đời sống của xã hội mới. Với tầm nhìn xa và nhìn rộng, đã khởi xướng Phong Trào Giáo Dân Hải Ngoại để khuyến khích giáo dân tích cực tham gia chính trị, dấn thân phục vụ công ích, trong những vấn đề xã hội thuộc lĩnh vực trần thế. Đã tổ chức tại Rôma Đại Hội Các Tôn Giáo có mặt tại Việt Nam để đối thoại xây dựng và cộng tác phục vụ quê hương. Trong chiều hướng nầy ngài đã dùng thì giờ còn lại khi đã về hưu để viết và xuất bản năm 2009 cuốn sách với tựa đề “Định mệnh Con Người Trong Đức Giêsu”, và với lời ghi chú: “Kính tặng Tín Đồ Các Tôn Giáo bạn”. Trong sách ngài đã so sánh niềm tin của các Tôn giáo lớn rồi quả quyết rằng: “Đức Giêsu là con người, nhưng cũng là Con Đường của con người”; “Đức Giêsu là con người, nhưng cũng là Sự Thật của con người”; “Đức Giêsu là con người, nhưng cũng chính là Sự Sống của con người”. Chương cuối cùng có tựa đề là: “Về Nhà Cha”. Ngài đã trích dẫn Lời Chúa: “Lòng anh em đừng xao xuyến. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chổ. Thầy đi dọn chổ cho anh em, rồi Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu anh em cũng ở đó” (Ga 14, 1-4). Ngài xác quyết niềm tin mình với lời giải thích sau đây: “Nhà Cha, nhà tình thương, tổ ấm của Đức Kitô không còn là một ý niệm trừu tượng. Đây là một thực tại. Thực tại tuyệt đối nầy chính là Gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi”. Và sau cùng Ngài kết thúc cuốn sách với xác tín sau đây: “Như vậy đối tượng cuối cùng của khát vọng của con người đã được đặt trong bản tính nó: Nó được dựng nên để sống, để yêu thương trong gia đình, nên tự thâm tâm nó khao khát một gia đình trường cửu. Đó là Nhà Cha trên trời”.
Kính thưa toàn thể cộng đồng, niềm tin và niềm hy vọng về “Nhà Cha trên trời” của Đức Ông Philipphê, cũng là niềm hy vọng và niềm tin của gia đình Đức Ông và của chúng ta. Niềm tin và hy vọng nầy được nâng đỡ và an ủi đặc biệt bởi Lời Chúa trong Phúc âm hôm nay: “Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, vì tôi từ trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi. Mà ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (Ga 6,37-40).
Qua Bí Tích Thanh Tẩy Đức Ông Hoài đã được sáp nhập vào thân thể Đức Kitô, Đấng là Sự Sống. Qua thánh chức Linh mục, Đức Ông đã theo sát Đức Kitô, sống thân mật với Người trong kinh nguyện và trong Bí Tích Thánh Thể hằng ngày, được quyền thánh hóa và hòa giải hối nhân với Thiên Chúa, thì chúng ta tin tưởng vào lời hứa của Đức Kitô, Đấng là Sự Thật, không lừa dối chính mình, sẽ giữ lời hứa, với người “bạn” của Người. Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hôm nay: “Về những ai đã an giấc ngàn thu, chúng tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì, hầu anh em khỏi phải buồn phiền như những người khác, là những người không có niềm hy vọng. Vì nếu chúng ta tin rằng Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin rằng những người đã an giấc trong Đức Giêsu, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Giêsu” (1 Tx 4,13-15). Amen.
Kính thưa Bà Cố, Chị của Đức Ông Philipphê Trần Văn Hoài, kính thưa Cha Phêrô Nguyễn Hữu Hiến và mọi người thân thương thuộc huyết tộc của gia đình Đức Ông,
Kính thưa quý Đức Ông, quý Linh mục, quý Tu Sĩ nam nữ, quý Chủng sinh và toàn thể Anh Chị Em Tín Hữu giáo dân tại Roma cũng như các vị đến từ xa, từ Âu Châu, Mỹ Châu.
Chúng ta có mặt hôm nay ở đây, trong thánh đường các Mẹ Đa Minh rất thân thương của gia đình ĐÔ Hoài, để tham dự một biến cố quan trọng nhưng đau thương của gia đình, là dâng lễ an táng và tiển đưa Đức Ông ra nơi an nghỉ trong lòng đất lạnh, chờ ngày Phục sinh. Mọi biến cố tôn giáo lớn nhỏ của gia đình nầy đều được diễn ra ở đây: từ những ngày đầu tiên khi gia đình đặt chân trên đất Ý để tị nạn tìm tự do, đến khi các cháu nhỏ dần dần lớn lên, rồi cưới vợ lấy chồng, sinh sản con cái, chịu phép rửa tội, chịu chức linh mục. Tất cả đều có sự lo lắng, quan tâm, sắp xếp yêu thương của Đức Ông, như một người Cha, người Cậu, người Chú, người Ông. Thánh lễ hôm nay thì không do Đức Ông sắp xếp nữa, vì Đức Ông không làm được nữa, chỉ nằm đó, trong quan tài, hoàn toàn bất động. Hôm nay thì chính những người ruột thịt thương mến trong gia đình đứng ra thu xếp cho Đức Ông. Chúng ta cùng hiệp ý với gia đình, dâng thánh lễ nầy, để cầu nguyện cho linh hồn Philipphê, xin Chúa thương xót tha thứ mọi lỗi lầm và đón nhận linh hồn Philipphê về với Người trên Thiên Đàng. Và Chúng ta sẽ tiễn đưa Đức Ông đến phần mộ, an táng Đức Ông, chờ ngày Sống lại ngày tận thế.
Cáo Phó do Cha Hiến đăng tải trên mạn lưới toàn cầu Vietcatholic ngày 02.02 vừa qua đã đánh động, làm sửng sốt và gây thương tiếc cho mọi người, những người trực tiếp biết Đức Ông hay những người chỉ biết qua thông tin và danh tiếng của Ngài. Một số anh chị em tại Rôma được anh Phước, cháu Đức Ông, trực tiếp làm công việc bất đắc dĩ là báo tin buồn. Chắc chắn gia đình đã được điện thư và điện tín phân ưu của nhiều người trong nước cũng như khắp toàn thế giới. Được biết, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã thay mặt Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chân thành phân ưu với Cha Chủ Tịch Liên Tu Sĩ tại Roma, và “chân thành phân ưu với quý vị trong gia đình huyết tộc và linh tông của Đức Ông Philipphê”. Đức Hồng Y Ivan Dias, Tổng Trưởng Bộ Loan Báo Tin Mừng cho các Dân Tộc, sau khi vui lòng cho phép an táng Đức Ông trong Đất Thánh của Bộ tại Campo Verano ở Rôma, đã nhờ tôi chuyển đến gia đình lời phân ưu chân thành của Ngài. Tôi xin thay mặt cho cộng đoàn đang hiện diện dâng lên Bà Cố, Cha Hiến và tất cả mọi thành phần gia đình thân yêu của Đức Ông lời phân ưu chân thành nhất: nguyện xin Chúa giàu lòng từ bi thương xót, tha thứ mọi lỗi lầm yếu đuối của Đức Ông và rước linh hồn đầy tớ trung tín của Người vào Nước hằng sống…. Cũng xin Chúa thương ban ơn an ủi và nâng đỡ gia đình trong cơn tang biến đau thương phiền muộn.
Đức Ông Philipphê Trần Văn Hoài sinh năm 1929 tại giáo xứ An Ninh, Cửa Tùng, Tổng Giáo phận Huế, năm nay được 81 tuổi thọ. Năm 1943 vào Tiểu Chủng Viện An Ninh, rồi lên Đại Chủng Viện Phú Xuân. Chịu chức Linh mục năm 1959, gia nhập giáo phận Huế. Phụ trách họ đạo Bác Vọng, Thừa Thiên, làm giáo sư Tiểu Chủng Viện Phú Xuân, giáo sư Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện, Huế. Năm 1968, được gửi du học giáo luật tại Rôma, sau đó giữ chức Phó Giám Đốc Trường Truyền Giáo Collegio Urbano, Quản lý Trường Thánh Phaolô, Giám đốc Văn Phòng Phối Kết Tông Đồ Mục Mục Việt Nam Hải Ngoại của Bộ Truyền Bá Phúc Âm. Đã từng làm Chủ Tịch Liên Tu Sĩ Rôma. Đã khởi xướng thành lập Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu. Quan trọng nhất và đáng ghi nhớ nhất trong lịch sử Giáo hội Việt Nam là Đức Ông đã vượt thắng bao khó khăn, đã cùng với các linh mục tu sĩ và đồng bào công giáo Việt Nam Hải Ngoại, tổ chức thành công tốt đẹp Đại lễ Phong Hiển Thánh cho 117 Chân Phước Tử Đạo Việt Nam ngày 19-06-1988, trong khi trong nước Hàng Giáo Phẩm Việt Nam bị bó tay, bị sách nhiễu dọa nạt đủ điều, và linh mục tu sĩ giáo dân tại Việt Nam phải đi học tập để nghe những lời chỉ trích phỉ báng Giáo Hội.
Đức Ông đã để lại cho chúng ta hình ảnh một linh mục hạnh phúc với ơn gọi linh mục. Hình ảnh một linh mục vui tính, cởi mở, có khiếu và thích thú kể truyện tiếu lâm để gây bầu khí vui tươi, thoải mái huynh đệ. Hình ảnh một linh mục nhiệt thành tông đồ, yêu thương phục vụ đồng bào. Năm 1975, khi biến cố lịch sử Đất nước đưa đến làn sóng đồng bào vượt biên tị nạn, ngài đã tình nguyện theo chiến hạm của Ý đi nhiều tháng trong hải phận quốc tế, dọc bờ biển Việt Nam, để cứu vớt đồng bào vượt biên, để đưa về định cư tại Ý và các nước tự do. Với chức vụ Giám đốc Văn Phòng Phối Kết Tông đồ mục vụ Việt Nam Hải Ngoại, đã tích cực góp phần cộng tác hữu hiệu với các Giáo quyền địa phương để giúp đồng bào định cự và hội nhập vào đời sống của xã hội mới. Với tầm nhìn xa và nhìn rộng, đã khởi xướng Phong Trào Giáo Dân Hải Ngoại để khuyến khích giáo dân tích cực tham gia chính trị, dấn thân phục vụ công ích, trong những vấn đề xã hội thuộc lĩnh vực trần thế. Đã tổ chức tại Rôma Đại Hội Các Tôn Giáo có mặt tại Việt Nam để đối thoại xây dựng và cộng tác phục vụ quê hương. Trong chiều hướng nầy ngài đã dùng thì giờ còn lại khi đã về hưu để viết và xuất bản năm 2009 cuốn sách với tựa đề “Định mệnh Con Người Trong Đức Giêsu”, và với lời ghi chú: “Kính tặng Tín Đồ Các Tôn Giáo bạn”. Trong sách ngài đã so sánh niềm tin của các Tôn giáo lớn rồi quả quyết rằng: “Đức Giêsu là con người, nhưng cũng là Con Đường của con người”; “Đức Giêsu là con người, nhưng cũng là Sự Thật của con người”; “Đức Giêsu là con người, nhưng cũng chính là Sự Sống của con người”. Chương cuối cùng có tựa đề là: “Về Nhà Cha”. Ngài đã trích dẫn Lời Chúa: “Lòng anh em đừng xao xuyến. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chổ. Thầy đi dọn chổ cho anh em, rồi Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu anh em cũng ở đó” (Ga 14, 1-4). Ngài xác quyết niềm tin mình với lời giải thích sau đây: “Nhà Cha, nhà tình thương, tổ ấm của Đức Kitô không còn là một ý niệm trừu tượng. Đây là một thực tại. Thực tại tuyệt đối nầy chính là Gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi”. Và sau cùng Ngài kết thúc cuốn sách với xác tín sau đây: “Như vậy đối tượng cuối cùng của khát vọng của con người đã được đặt trong bản tính nó: Nó được dựng nên để sống, để yêu thương trong gia đình, nên tự thâm tâm nó khao khát một gia đình trường cửu. Đó là Nhà Cha trên trời”.
Kính thưa toàn thể cộng đồng, niềm tin và niềm hy vọng về “Nhà Cha trên trời” của Đức Ông Philipphê, cũng là niềm hy vọng và niềm tin của gia đình Đức Ông và của chúng ta. Niềm tin và hy vọng nầy được nâng đỡ và an ủi đặc biệt bởi Lời Chúa trong Phúc âm hôm nay: “Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, vì tôi từ trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi. Mà ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (Ga 6,37-40).
Qua Bí Tích Thanh Tẩy Đức Ông Hoài đã được sáp nhập vào thân thể Đức Kitô, Đấng là Sự Sống. Qua thánh chức Linh mục, Đức Ông đã theo sát Đức Kitô, sống thân mật với Người trong kinh nguyện và trong Bí Tích Thánh Thể hằng ngày, được quyền thánh hóa và hòa giải hối nhân với Thiên Chúa, thì chúng ta tin tưởng vào lời hứa của Đức Kitô, Đấng là Sự Thật, không lừa dối chính mình, sẽ giữ lời hứa, với người “bạn” của Người. Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hôm nay: “Về những ai đã an giấc ngàn thu, chúng tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì, hầu anh em khỏi phải buồn phiền như những người khác, là những người không có niềm hy vọng. Vì nếu chúng ta tin rằng Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin rằng những người đã an giấc trong Đức Giêsu, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Giêsu” (1 Tx 4,13-15). Amen.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cảnh báo về các dự án cho thuê rừng
BBC
12:52 22/02/2010
Cảnh báo về các dự án cho thuê rừng
Hai nhà lão thành cách mạng vừa lên tiếng cảnh báo về việc Việt Nam cho nước ngoài thuê đất đầu nguồn trồng rừng trong khi địa phương bác bỏ quan ngại.
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cuối tháng trước đã công bố lá thư về việc 10 tỉnh trong nước "đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305.3534 ha, trong đó Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264.000 ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới".
Các tỉnh đã ký hợp đồng cho nước ngoài thuê đất nằm ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam.
Hai ông vạch rõ trong lá thư: "Đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia" và "Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn".
"Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo."
Thư của hai ông Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh
Theo phân tích của họ, tiềm ẩn hiểm họa là ở chỗ nước ngoài đã thuê được đất thì cũng có thể "phá rừng vô tội vạ".
"Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo."
Hai vị cựu tướng cũng cảnh báo về nguy cơ di dân, nhất là từ Trung Quốc, vào để thực hiện các dự án thuê rừng này.
Họ yêu cầu đình chỉ các dự án cho thuê rừng ngay lập tức.
Bức thư của hai ông khi công bố đã gây chú ý đặc biệt của dư luận, vì đất đai là tài sản quốc gia, và các mảnh đất địa đầu có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng.
Đây không phải lần đầu tiên các vị lão thành cách mạng phản đối các dự án khai thác nguồn lợi thiên nhiên ở Việt Nam mà theo họ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và xã hội.
Một số cựu tướng lãnh, trong có Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, từng lên tiếng về việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nhưng các dự án vẫn được tiến hành.
'Không cho thuê rừng phòng hộ'
Riêng tại tỉnh Lạng Sơn giáp với Trung Quốc, hiện đã có hai dự án cho nước ngoài thuê rừng.
Dự án thứ nhất đang được triển khai gồm 63.000 ha trồng rừng gỗ nguyên liệu cao cấp tại địa bàn 7 huyện. Dự án thứ hai chưa thực hiện gồm gần 9.500 ha trồng gỗ nguyên liệu bột giấy tại 4 huyện.
Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn bác bỏ quan ngại về nguy cơ "mất rừng". Ông Đào Đức Hoan, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, nói với BBC rằng khi cấp phép cho các dự án, chính quyền địa phương đã cân nhắc kỹ lưỡng "vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và quốc gia".
"Khi cấp phép cho các dự án, chính quyền địa phương đã cân nhắc kỹ lưỡng vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và quốc gia."
Chánh VP UBND tỉnh Lạng Sơn Đào Đức Hoan
Ông Lý Vinh Quang, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Lạng Sơn, thì khẳng định rằng đất giao cho chủ đầu tư nước ngoài hoàn toàn là "rừng sản xuất chứ không phải rừng phòng hộ" và "không có mua bán đất đai, chuyển nhượng sở hữu mà chỉ có cho thuê".
Ông Quang cũng nói cơ quan Tài nguyên-Môi trường tỉnh có cơ chế để giám sát các dự án sao cho bảo đảm về môi trường lâu dài và việc cho thuê đất được thực hiện theo đúng quy trình quy định của Nhà nước.
Nhận định về lá thư của các vị lão thành cách mạng nói ở trên, ông cho rằng đây "chỉ là ý kiến cá nhân", "có thể bắt nguồn từ thông tin không đúng và sai lệch".
Ông Lý Vinh Quang cũng bác bỏ quan ngại về yếu tố Trung Quốc trong các dự án, với lý do rằng quá trình thẩm định không phân biệt nhà đầu tư đến từ nước nào.
--------------------------------------------------------------------------------
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/02/100222_forestation_projects.shtml
Hai nhà lão thành cách mạng vừa lên tiếng cảnh báo về việc Việt Nam cho nước ngoài thuê đất đầu nguồn trồng rừng trong khi địa phương bác bỏ quan ngại.
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cuối tháng trước đã công bố lá thư về việc 10 tỉnh trong nước "đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305.3534 ha, trong đó Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264.000 ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới".
Các tỉnh đã ký hợp đồng cho nước ngoài thuê đất nằm ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam.
Hai ông vạch rõ trong lá thư: "Đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia" và "Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn".
"Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo."
Thư của hai ông Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh
Theo phân tích của họ, tiềm ẩn hiểm họa là ở chỗ nước ngoài đã thuê được đất thì cũng có thể "phá rừng vô tội vạ".
"Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo."
Hai vị cựu tướng cũng cảnh báo về nguy cơ di dân, nhất là từ Trung Quốc, vào để thực hiện các dự án thuê rừng này.
Họ yêu cầu đình chỉ các dự án cho thuê rừng ngay lập tức.
Bức thư của hai ông khi công bố đã gây chú ý đặc biệt của dư luận, vì đất đai là tài sản quốc gia, và các mảnh đất địa đầu có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng.
Đây không phải lần đầu tiên các vị lão thành cách mạng phản đối các dự án khai thác nguồn lợi thiên nhiên ở Việt Nam mà theo họ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và xã hội.
Một số cựu tướng lãnh, trong có Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, từng lên tiếng về việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nhưng các dự án vẫn được tiến hành.
'Không cho thuê rừng phòng hộ'
Riêng tại tỉnh Lạng Sơn giáp với Trung Quốc, hiện đã có hai dự án cho nước ngoài thuê rừng.
Dự án thứ nhất đang được triển khai gồm 63.000 ha trồng rừng gỗ nguyên liệu cao cấp tại địa bàn 7 huyện. Dự án thứ hai chưa thực hiện gồm gần 9.500 ha trồng gỗ nguyên liệu bột giấy tại 4 huyện.
Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn bác bỏ quan ngại về nguy cơ "mất rừng". Ông Đào Đức Hoan, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, nói với BBC rằng khi cấp phép cho các dự án, chính quyền địa phương đã cân nhắc kỹ lưỡng "vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và quốc gia".
"Khi cấp phép cho các dự án, chính quyền địa phương đã cân nhắc kỹ lưỡng vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và quốc gia."
Chánh VP UBND tỉnh Lạng Sơn Đào Đức Hoan
Ông Lý Vinh Quang, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Lạng Sơn, thì khẳng định rằng đất giao cho chủ đầu tư nước ngoài hoàn toàn là "rừng sản xuất chứ không phải rừng phòng hộ" và "không có mua bán đất đai, chuyển nhượng sở hữu mà chỉ có cho thuê".
Ông Quang cũng nói cơ quan Tài nguyên-Môi trường tỉnh có cơ chế để giám sát các dự án sao cho bảo đảm về môi trường lâu dài và việc cho thuê đất được thực hiện theo đúng quy trình quy định của Nhà nước.
Nhận định về lá thư của các vị lão thành cách mạng nói ở trên, ông cho rằng đây "chỉ là ý kiến cá nhân", "có thể bắt nguồn từ thông tin không đúng và sai lệch".
Ông Lý Vinh Quang cũng bác bỏ quan ngại về yếu tố Trung Quốc trong các dự án, với lý do rằng quá trình thẩm định không phân biệt nhà đầu tư đến từ nước nào.
--------------------------------------------------------------------------------
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/02/100222_forestation_projects.shtml
Thông Báo
Thông báo của TGM Kontum vể vấn đề tĩnh tâm Linh Mục và vấn đề đi La Vang
VP Tòa Giám Mục Kontum
20:03 22/02/2010
Kính gửi Quý Cha Hạt Trưởng và Quý Cha.
1. Về vấn đề Tĩnh tâm Linh mục tháng 03.2010, xin Quý Cha tĩnh tâm theo hạt (10 hạt) vào ngày thứ Hai (01.03.2010).
2. Vấn đề đi La Vang tham dự Hội Ngộ Linh Mục của Giáo Tỉnh Huế từ chiều ngày 03 đến sáng ngày 05 tháng 03 năm 2010 (xem chương trình đính kèm sau).
Xin Quý Cha muốn tham dự cuộc Hội Ngộ đăng ngay nơi các Cha Hạt trưởng, để các Ngài báo cho Cha Tổng Đại Diện trước ngày 26/2/2010, để có thể thông báo số lượng ra Ban Tổ Chức TGP Huế.
Xe 25 chỗ ngồi sẽ khởi hành từ Nhà Thăng Thiên, Pleiku, lúc 4 giờ sáng, ngày 03.03.2010.
Chân thành cám ơn Quý Cha Hạt Trưởng và Quý Cha,
TL. Lm. Nguyễn Thanh Liên, Tổng Đại Diện Linh Mục
VP TGM
1. Về vấn đề Tĩnh tâm Linh mục tháng 03.2010, xin Quý Cha tĩnh tâm theo hạt (10 hạt) vào ngày thứ Hai (01.03.2010).
2. Vấn đề đi La Vang tham dự Hội Ngộ Linh Mục của Giáo Tỉnh Huế từ chiều ngày 03 đến sáng ngày 05 tháng 03 năm 2010 (xem chương trình đính kèm sau).
Xin Quý Cha muốn tham dự cuộc Hội Ngộ đăng ngay nơi các Cha Hạt trưởng, để các Ngài báo cho Cha Tổng Đại Diện trước ngày 26/2/2010, để có thể thông báo số lượng ra Ban Tổ Chức TGP Huế.
Xe 25 chỗ ngồi sẽ khởi hành từ Nhà Thăng Thiên, Pleiku, lúc 4 giờ sáng, ngày 03.03.2010.
Chân thành cám ơn Quý Cha Hạt Trưởng và Quý Cha,
TL. Lm. Nguyễn Thanh Liên, Tổng Đại Diện Linh Mục
VP TGM
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ Cười Thanh Xuân
Nguyễn Đăng Khoa
23:15 22/02/2010
NỤ CƯỜI THANH XUÂN
Ảnh của Nguyễn Đăng Khoa (Giáo phận Vinh, Việt Nam)
Nụ cười tế nhị hòa hài,
Như ngàn hoa nở giữa ngày mùa Xuân.
Nụ cười là ánh nắng hồng,
Sang hèn, xấu đẹp đều đồng như nhau.
(Trích thơ của Việt Dương Nhân)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền