Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa nhật 2 Mùa Chay: Đức Chúa Giêsu biến hình
Lm Giuse Đinh lập Liễm
09:39 23/02/2010
CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY C: ĐỨC GIÊSU BIẾN HÌNH
A. DẪN NHẬP
Mùa Chay là thời gian tập chiến đấu và chiến thắng ma quỉ cũng như các khuynh hướng xấu để đổi mới con người cũ của mình, làm cho linh hồn trở lại thời thanh xuân của ân sủng. Vì thế, mỗi năm, vào Chúa nhật thứ hai mùa Chay, Giáo hội cho chúng ta nghe đoạn Tin mừng về việc Đức Giêsu biến hình để khích lệ chúng ta.
Đức Giêsu đã dẫn ba môn đệ thân tín của mình là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi Tabor và đã biến hình trước mặt các ông. Nói khác đi, Đức Giêsu đã cho rạng sáng lên trong giây lát cái vinh hiển của “hình dạng” Thiên Chúa, đã bị che giấu đi trong cái “hình dạng” con người của Ngài. Vì thế, Tin mừng cho biết: Ba môn đệ thấy vinh quang của Ngài.
Đây là dịp Đức Giêsu cho ba môn đệ trông thấy trước vinh quang sáng chói của Ngài, nhìn ra con người thật của Ngài; đồng thời chuẩn bị tinh thần cho các ông, giúp các ông bình tĩnh trước cuộc khổ nạn của Ngài. Qua biến cố này, Đức Giêsu dạy cho các ông một bài học xem ra khó thực hiện đối với các ông nhưng là một điều kiện thiết yếu: phải chết đi rồi mới được sống lại, phải qua thập giá thì mới tiến tới vinh quang: Per crucem ad lucem !
Qua việc biến hình của Đức Giêsu, Giáo hội muốn cho chúng ta trong Mùa Chay thánh này phải bắt chước Đức Giêsu mà thay hình đổi dạng, phải lột bỏ con người cũ mà mặc lấy con người mới tốt lành thánh thiện, phải chết đi cho tội lỗi mà sống cho Chúa để qua cuộc lột xác này mà trở thành một tạo vật mới xinh đẹp với ân sủng của Chúa và dưới tác động của Chúa Thánh Thần.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1: St 15,5-12.17-18.
Nhân loại cũ do Adong kể như đã hư mất vì tội lỗi. Thiên Chúa quyết định thành lập một nhân loại mới bắt đầu từ Abraham. Vì thế, Thiên Chúa ký kết giao ước với ông.
Giao ước được trình bầy dưới dạng một bản giao kèo theo tập tục các chiến binh thời đó: được đóng ấn bằng việc xẻ thịt một bò cái tơ, một dê cái và một cừu đực. Giao ước giữa Thiên Chúa và Abraham sửa soạn cho một giao ước sẽ ký kết giữa Thiên Chúa và Israel tại núi Sinai (Xh 19). Thiên Chúa nhận của lễ Abraham dưới hình dạng ngọn lửa thiêu. Theo giao ước này, nếu Abraham nhận Thiên Chúa là Chúa của mình và tin vào Ngài, thì Thiên Chúa sẽ ban cho ông hai điều: một dòng dõi đông đúc và một vùng đất rộng rãi phì nhiêu.
+ Bài đọc 2: Pl 3,17-4,1.
Thánh Phaolô kêu gọi tín hữu Philipphê hãy noi gương bắt chước ngài. Sở dĩ ngài dám nói như thế là vì ngài muốn nhắc lại cuộc trở lại của mình với Đức Kitô và từ đây ngài hết lòng tin tưởng theo gương ông Abraham ngày xưa đã tin tưởng vào Thiên Chúa.
Ngài muốn hiệp thông cùng cuộc tử nạn và Phục sinh với Đức Kitô. Ngài khuyên nhủ các tín hữu đừng bắt chước những người sống đối nghịch với thập giá Đức Kitô, họ là những kẻ hưởng lạc chỉ nhắm những sự thấp hèn đời này, mà hãy kiên trì theo đuổi việc chạy đua đến vương quốc trên trời, nơi họ sẽ được hoàn toàn hóa thân trong Đức Kitô, vì “quê hương chúng ta ở trên trời”(Pl 3,20).
+ Bài Tin mừng: Lc 9, 28b-36.
Trong trình thuật của thánh Luca về cuộc biến hình cách mầu nhiệm, chúng ta chú ý đến chi tiết Đức Giêsu đàm đạo với ông Maisen và ông Êlia về cuộc “xuất hành” của Ngài tại Giêrusalem, ý nói đến cuộc tử nạn của Ngài sẽ được thực hiện tại đó.
Cuộc xuất hành về Đất Hứa của dân Do thái ngày xưa là hình ảnh cuộc xuất hành của Ngài ngày nay. Ngày xưa trong cuộc xuất hành, Maisen đã dẫn dân ra khỏi đất nô lệ, thì giờ đây, Đức Kitô là Maisen mới sẽ dẫn đưa mọi người thoát khỏi cảnh thống trị của sự dữ.
Chi tiết thứ hai là đám mây trắng tinh sáng ngời là điềm tiên báo sự phục sinh, lên trời của Chúa và của chúng ta, nếu chúng ta nghe Lời Chúa và theo gương Chúa cho đến cùng.
Việc biến hình trước mặt ba môn đệ thân tính hé mở cho ba ông thấy trước một chút vinh quang thật của Ngài, nhờ đó các ông sẽ đỡ hoang mang khi sau này thấy Ngài chịu nạn chịu chết.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Hãy biến đổi con người chúng ta.
I. ĐỨC GIÊSU BIẾN HÌNH.
1. Khung cảnh cuộc biến hình.
Câu chuyện Đức Giêsu biến hình đã được Tin Mừng nhất lãm tường thuật theo một tài liệu duy nhất. Biến cố biến hình này xẩy ra khoảng 8 ngày sau khi Đức Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài, và cũng xẩy ra đồng thời khi ông Phêrô truyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa (Lc 9,20). Và Đức Giêsu, khi đón nhận lời tuyên xưng ấy, đã dùng cuộc biến hình này để chỉ cho các tông đồ thấy trước chính vinh quang đó, hầu soi sáng cho các ông thấy rõ ý nghĩa cuộc thử thách mà Ngài đã loan báo, tức là cuộc thương khó và cuộc tử nạn sắp xẩy đến.
Đức Giêsu chỉ đem theo ba Tông đồ là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi như xưa ông Maisen khi lên núi Sinai đã đem theo một số người đồng hành (Xh 24,9). Ba ông này được chọn riêng trong 3 trường hợp:
- Chúa cho con ông Giairô sống lại (Mt,9,18).
- Chúa biến hình (Mt 17,1)
- Tại vườn Cây dầu (Mt 26,3).
Đang khi các ông ngủ, Đức Giêsu biến hình trước mặt các ông. Thánh Matthêu và Marcô thì dùng chữ “biến hình”, còn thánh Luca thì nói là “dung mạo Ngài biến đổi khác thường”. Tuy dùng từ khác nhau nhưng đều nói lên việc Đức Giêsu biến đổi con người nên sáng láng tốt đẹp vô cùng, làm cho các ông ngây ngất đến nỗi không biết mình đang nói gì. Các ông còn được thấy sự hiện diện của ông Maisen và ông Elia, và cũng được nghe tiếng từ trời xuống:”Đây là Con Ta yêu dấu, Người được Ta tuyển chọn. Hãy vâng nghe lời Ngài”.
Các ông đã nghe nhưng không hiểu gì ngay lúc đó. Sau này các ông sẽ hiểu, khi Đức Giêsu sẽ là “Người tôi tớ”, người “được tuyển chọn” trong biến cố Vượt qua, trong cuộc xuất hành của Ngài về với Chúa Cha.
2. Mục đích cuộc biến hình.
Đức Giêsu chỉ đưa ba ông Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi để chứng kiến việc Ngài biến hình vào khoảng 8 ngày sau khi Ngài báo tin cho môn đệ biết: Con Người sẽ phải chịu nhiều đau khổ… bị giết đi và ngày thứ ba sẽ sống lại. Ngài cũng bảo: Ai muốn đi theo sau Ngài thì hãy từ bỏ chính mình và vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ngài. Những lời ấy không làm cho môn đệ an tâm, nên Ngài đã hứa sẽ cho một số môn đệ có mặt đó được thấy vinh quang của Ngài.
Do đó, việc Đức Giêsu biến hình có 2 mục đích:
- Thứ nhất, Đức Giêsu tỏ ra cho các môn đệ thân tín và mọi người biết rõ ràng Ngài là Thiên Chúa làm người. Bởi vì người Do thái nói chung và nhất là các môn đệ, đã sống gần Ngài 3 năm rồi, đã nghe biết bao nhiêu lời Ngài giảng dạy, và đã chứng kiến nhiều phép lạ Ngài làm, nhưng họ chỉ thấy Ngài là một người như mọi người khác, họ không thấy chân tướng đích thực của Ngài.. Hôm nay qua sự biến hình, Ngài cho họ thấy rõ Ngài là vinh quang của Thiên Chúa, là Thiên Chúa vinh quang.
- Thứ hai, Ngài muốn củng cố đức tin cho các môn đệ. Bởi vì Ngài thấy các ông quá sợ đau khổ, không muốn chấp nhận cuộc khổ nạn của Ngài, nên Ngài đã hé mở sự vinh quang của Nước Thiên Chúa cho các ông thấy để tăng thêm cho các ông niềm tin và hy vọng vào ngày mai. Như vậy, việc Chúa biến hình cũng dạy bảo cho các môn đệ biết: phải trải qua đau khổ rồi mới vào vinh quang bởi vì không ai có thể “Ngồi mát ăn bát vàng”.
II. CHÚNG TA CŨNG PHẢI BIẾN HÌNH.
Chúng ta đã được chịu phép rửa tội, đã được tha tội tổ tông và tội riêng, linh hồn ta đã được trong sạch sáng láng như các thiên thần, xứng đáng là nơi Chúa ngự. Nhưng qua thời gian, qua những thămg trầm của cuộc sống và bị ma quỉ cám dỗ, chúng ta đã sa ngã và làm cho linh hồn chúng ta ra nhơ bẩn, linh hồn cần phải được tẩy sạch để trở nên tình trạng tốt đẹp thuở ban đầu. Vậy Mùa Chay là thời gian thuận lợi để linh hồn được biến hình đổi dạng để trở nên con người mới hoàn thiện hơn.
1. Nhu cầu cầu được biến đổi.
Thánh Phaolô đã có kinh nghiệm bản thân của Ngài về sự biến đổi đó nên Ngài đã nói:”Anh em hãy cởi bỏ kiểu sống xa xưa, con người cũ đã ra hư hốt theo những đam mê lầm lạc. Hãy để Thần Khí canh tân đổi mới anh em thấu tận trí khôn. Hãy mặc lấy người mới đã được tạo dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, trong công chính và thánh thiện bắt nguồn trong sự thật”(Ep 4,22-24).
Thánh Phaolô đã để lại cho chúng ta những kinh nghiệm quí giá về đời sống tâm linh của Ngài mà không ai trong chúng ta có thể chối cãi được. Trong thư gửi cho tín hữu Rôma, Ngài đã cho biết: trong con người của Ngài có hai lực lượng xung khắc nhau kịch liệt, làm cho Ngài phải bận tâm và đau khổ, và ngài không thi hành được cái ngài muốn:
“Điều tôi làm ra, tôi không biết; vì điều tôi muốn tôi không thi hành, nhưng tôi lại làm chính những điều tôi ghét”(Rm 7,15).
“Sự lành tôi muốn, tôi lại không làm; còn sự dữ không muốn, tôi lại thi hành”(Rm 7,19).
Nhưng cũng may, trong con người chúng ta, tuy có hai lực lượng xung khắc nhau, nhưng luật của Thiên Chúa vẫn còn đủ sức mạnh để lôi kéo ta làm việc lành, chứ không phải buông theo luật của xác thịt:
“Tôi hớn hở đồng ý với luật của Thiên Chúa theo con người bên trong, nhưng tôi thấy một luật khác nơi chi thể mình tôi, cự lại luật của lương tri tôi, và giam tù tôi trong luật của sự tội nơi chi thể mình tôi”(Rm 7,22-23)
Trong bài đọc 2 hôm nay, thánh Phaolô bảo tín hữu Philipphê hãy noi gương đổi mới của ngài. Ngài đã đổi đời từ kẻ hung ác bắt bớ hành hung các tín hữu của Đức Giêsu trở thành tông đồ hăng hái nhiệt tình rao giảng Đức Giêsu. Nhưng còn nhiều kẻ chưa đổi đời như ngài, họ vẫn còn thờ cái bụng, thờ cái ô nhục của thế gian. Thánh Phaolô đã thương khóc họ, vì họ sẽ phải hư vong. Ngài cầu nguyện cho họ nhận ra quê hương thật ở trên trời để họ mong đợi Đức Giêsu Kitô đến biến đổi họ nên giống Người, sống khăng khít với Người. Đó là niềm vui và vinh dự thực sự của họ và của thánh Phaolô.
Truyện: Văn hào André Froissard.
Văn hào André Froissard thuộc Hàn lâm viện Pháp đã được ơn “trở lại” lạ thường. Ông đã thuật lại trong cuốn sách thời danh “Có Thiên Chúa và tôi đã gặp Ngài”. Thân phụ ông, Tổng thư ký đảng Cộng sản Pháp, đã từng tuyên bố:”Nếu có Thiên Chúa, thì tôi khuyên “ông ấy” lo rút lui vì không ai thích ông”. Nhưng chính con ông lại được gặp gỡ Chúa và khẳng định:”Khi người ta may mắn được gặp Thiên Chúa thì mọi sự khác chỉ là trò hề. Chỉ có Thiên Chúa là Đấng không làm cho tôi thất vọng kể từ một buổi sáng năm ấy, 1935” (Phỏng vấn của Paris Match 8.4.1988)
2. Biến đổi và thập giá.
Có một mối tương quan giữa thập giá và vinh quang. Sự Chúa biến hình trên núi Tabor hôm nay đem đến cho chúng ta niềm hy vọng, cho chúng ta thấy trước sự vinh quang với Chúa. Nhưng muốn biến đổi không phải là chuyện đơn giản vì nó không phải là cái gì có sẵn, hay dễ dàng, mà đòi hỏi thời gian, vì đây là một tiến trình vô cùng khó khăn. Nó đòi hỏi chúng ta phải đối diện với thực tại hằng ngày của cuộc sống, nhiều khi phải lội ngược dòng đời, lột xác từng tí một, nhiều lúc phải chịu thử thách, đắng cay, mất mát. Hôm nay 5 đầy tớ ưu tuyển của Chúa, tiêu biểu cho cả Cựu ước lẫn Tân ước cùng chứng kiến sự kiện lạ lùng này. Họ cũng được can dự vào sự “biến đổi”.
Trong mùa chay này, Giáo hội cho chúng ta đọc đoạn Tin mừng này để khích lệ chúng ta, nghĩa là bảo cho chúng ta biết: khổ giá mà không có vinh quang phục sinh thì khổ giá vô nghĩa. Vinh quang Phục sinh mà không có khổ giá thì vinh quang không bao giờ có được. Vì thế, mỗi lần loan báo về cuộc khổ nạn, Đức Giêsu cũng nói đến Phục sinh vinh quang. Cũng vậy, sau khi nói về cuộc khổ nạn sắp xẩy đến, Đức Giêsu đã biến hình để các môn đệ thấy vinh quang của Ngài, để động viên khích lệ các ông và dạy cho các ông cũng như mọi người biết rằng: đau khổ chỉ là bước đường phải đi qua để đưa chúng ta tới quê trời, tới hạnh phúc đích thực mà mọi người mong đợi.
Truyện: Con sâu thành con bướm.
Có một con sâu nhỏ bò mãi, cho đến thời điểm cuối của cuộc đời thì tới thiên đàng. Nó gõ cửa, một giọng nói phát ra từ bên trong:
- Không có sâu bọ nào được phép vào đây. Ta thấy ngươi quá vội vã đấy.
- Lạy Chúa, xin dạy cho con biết phải làm gì bây giờ ?
- Chịu đựng hơn một chút nữa, chiến đấu một chút nữa, và hãy biến thành bướm đi.
Thế là con sâu quay lại trần gian bắt đầu lại cuộc hành trình bò lên thiên đàng. Nó bò nhanh hơn, cố gắng nhiều hơn. Mồ hôi vã ra như tắm. Mồ hôi càng đổ ra, sức lực nó càng tiêu hao, nó càng cảm thấy nhẹ nhàng để bò nhanh hơn. Gần tới cửa thiên đàng rồi nhưng nhìn lại nó vẫn là con sâu xấu xí, khốn khổ. Nhưng nó vội xua nỗi buồn bằng sự cố gắng chính mình, nó rướn người lên và cảm thấy tàn hơi, kiệt sức. Chính lúc nó cúi đầu tuyệt vọng lại là lúc nó chợt cảm thấy thân hình nó nhẹ nhàng lạ thường. Nó đã hóa thành chú bướm xinh xắn bay vào khung cửa thiên đàng đang rộng mở. Nó đã biến hình trọn vẹn.
Con sâu biểu tượng mỗi con người chúng ta trong cuộc lữ hành đức tin đời mình. Chúng ta khao khát bò lên cao trên đường thánh đức với bao nỗi nhọc nhằn, vất vả. Vì phải chiến đấu chống lại những chước cám dỗ nội tâm để đáp trả tiếng nói của chân lý, hay phải đối diện với những cám dỗ thế gian đang phơi bầy trước mắt, khiến chúng ta thường có tư tưởng buông xuôi.
Tội lỗi, yếu đuối và sự nhát đảm như chiếc vỏ bọc gồ ghề vây hãm chúng ta. Đó là lớp vỏ chúng ta cần thoát ra để trở thành con người hoàn hảo, tỏa sáng như Đức Kitô trên núi thánh nhờ vào thái độ quy phục thánh ý Cha trên trời, “Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người”. Vì chính lòng nhẫn nại tín trung vào ơn Chúa sẽ giúp chúng ta thoát khỏi mọi nghi ngại, mọi suy tính đầy vụ lợi. Và lòng khiêm nhường thẳm sâu sẽ phá tung lớp vỏ kén tự mãn để trao tặng chúng ta đôi cánh đức tin hy vọng cao bay xuyên qua những đám mây mờ của tháng ngày thử thách gian ngay (Theo Internet).
3. Ơn gọi biến đổi con người.
Việc Đức Giêsu biến hình là mẫu gương cho mọi người noi theo để cố gắng biến đổi con người cũ thành con người mới, từ loài sâu bọ trở nên con bướm xinh đẹp. Mọi người đều có ơn gọi biến đổi không trừ một ai.
Ơn gọi của Abraham là bỏ xứ Ur thuộc Mesopotamia tiến vào Canaan. Người không đức tin sẽ cho Abraham là kẻ lắm tham vọng và tin hão huyền: bỏ cái đang có, đi tìm cái viển vông. Abraham bỏ ruộng vườn, nhà cửa theo ơn gọi, tìm sự vất vả, sống thiếu thốn và khó khăn. Ông lùa đàn vật và dẫn gia nhân vào chốn vô định. Trước mặt ông là giải sa mạc mênh mông, nắng cháy da diết, cỏ cây úa vàng, giọt nước quí hơn kim cương. Vì tín trung với ơn gọi, Abraham đã thành công, trở thành anh hùng lập quốc, được chúc phúc và biến hình.
Ơn gọi của Phaolô là quên đi dĩ vãng. Diệt cái kiêu căng và cuồng tín biệt phái. Từ thái cực là một kẻ hung hăng bắt đạo, Phaolô đã mềm nhũn và ngoan hiền dưới ánh sáng kỳ diệu với lời trách mắng nhẹ:”Saulê, sao ngươi bắt bớ Ta”? Phaolô làm bạn với nhóm 12 và trở thành Tông đồ Dân ngoại. Phaolô vui nhận thử thách, không ngừng thuyết giảng, và trung thành đến giọt máu cuối cùng. Phaolô đã được lột xác và biến hình.
Lịch sử Giáo hội ghi nhận nhiều cuộc biến hình khác. Từ say rượu đến say Chúa, từ gái giang hồ thành thánh nhân, từ trai tứ chiếng nên Đấng lập Dòng, từ kẻ khô khan đến người sốt mến, từ người tham lam, hà khắc trở thành người rộng lượng và khoan nhân… Đó là những cuộc canh tân và biến hình đã, đang và còn tiếp tục xẩy ra trong Giáo hội. Đồng thời chứng minh rằng ơn Chúa dư đủ cho mọi người và Chúa đang thắng ma quỉ, xác thịt và thế gian nơi cung lòng mỗi cá nhân (Carôlô)
Trong việc làm biến đổi con người mình, người ta phải nỗ lực chứ không phải khoán trắng cho Chúa. Chúa không muốn làm biến đổi thay cho chúng ta mà Ngài chỉ trợ lực để chúng ta làm lấy công việc này: ”Hãy tự giúp mình rồi trời sẽ giúp cho” (Ngạn ngữ Pháp).
Truyện: Hãy tự giúp mình trước.
Người ta kể rằng: một bác tiều phu kia đi lấy được một xe bò củi chất đầy. Nhưng khi đi tới một khúc đường sình lầy thì đôi bò dừng lại. Xe bò sụn lún xuống bùn. Bác ta ngồi khóc than. Khóc một hồi, bác ta nhớ ra có một vị thần và bắt đầu van xin. Vị thần hiện ra phán bảo:”Thay vì ngồi khóc thì ngươi hãy ghé vai vào xe thử đẩy đi và ta sẽ giúp”. Bác tiều phu làm theo lời vị thần, cố gắng mọi cách, cuối cùng chiếc xe bò đã vượt qua khúc đường sình lầy.
Đó là ngụ ngôn dạy chúng ta phải cộng tác với một sức mạnh hơn để làm việc, để giải quyết mọi việc. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta còn biết nhờ vả vào những người khỏe mạnh hơn, thì tại sao chúng ta lại không cậy nhờ Chúa, là Đấng toàn năng và hay cứu giúp. Ngài sẽ giúp chúng ta vượt thắng đau khổ nếu chúng ta tin tưởng, cậy trông và kêu xin Ngài.
4. Cầu nguyện và biến đổi.
Trước những biến cố trọng đại, Đức Giêsu thường lên núi hoặc đến một nơi thanh vắng để cầu nguyện, trò chuyện với Chúa Cha. Hôm nay cũng vậy. Đem theo ba môn đệ là những người đã theo Đức Giêsu từ những giây phút đầu tiên trong sứ vụ rao giảng. Các ông là những trụ cột của Giáo hội và vì thế, biến cố biến hình là biến cố rất quan trọng cho đức tin của các ông mà Đức Giêsu cách nào đó muốn tỏ hiện để củng cố niềm tin vốn còn yếu nơi con người các ông.
Ngược lại nếu không biết cầu nguyện, chỉ cậy dựa vào sức của mình, chỉ dùng những phương thế tự nhiên tuy là tối hảo thì “mèo vẫn hoàn mèo”, không thể tiến triển được trên đường biến đổi vì Chúa đã nói: ”Sine me nihil potestis facere”: không có Ta các con không thể làm gì được.
Truyện: bốc cát cọ mình.
Người ta thuật lại rằng cả một khu đất kia chỉ có một gia quyến người da đen ở. Gia quyến đó gồm có một bà vợ, một người chồng và một đứa con trai 9 tuổi, Cậu bé đi học, nhưng giữa bọn trẻ da trắng, riêng mình đen thủi đen thui, nên lắm phen bị chê cười, chế nhạo. Cậu luôn bị chọc ghẹo nên khó chịu, giống như một tấm lòng non nớt bị một vết thương sâu. Sau cùng, cậu tự hỏi mình có thể thay đổi nước da chăng, rồi nhất định làm theo ý nghĩ đó.
Bữa nọ, thầy giáo thấy cậu vắng mặt, bèn hỏi đám học sinh về cậu. Một trò thưa rằng thấy cậu đi đàng sau trường, giữa khu rừng nhỏ có rạch chảy qua. Thầy giáo ra công tìm kiếm và thấy cậu ở sát bờ rạch, đang dùng cát ướt kỳ cọ hai cánh tay đen. Thỉnh thoảng cậu dừng tay, rửa cát dính vào da, rồi nhìn xem màu da đen mất chưa. Chao ôi ! Mầu đen quá sậm cậu mất công toi.
Vài phút sau thầy giáo gọi cậu:
- Này em làm gì vậy ?
Cậu giật mình thưa:
- Con cố sức kỳ cọ hết màu da đen để nên người da trắng, song không sao được.
(Ms Lê văn Thái, Những tia sáng, tập 2, tr 94-95)
Khi gợi lên cho ta thấy Đức Giêsu với “gương mặt biến đổi” nhờ sự cầu nguyện, Luca có ý khích lệ chúng ta. Trong cuộc sống đầy thử thách và thất bại, đầy đau khổ và tội lỗi, chỉ có cầu nguyện, vào những lúc nào đó, mới có thể biến đổi chúng ta. Bởi vì chúng ta cũng được “biến đổi”, phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương (2Cr 3,18). Khuôn mặt Mùa Chay phải là khuôn mặt biến đổi.
Tóm lại, sự thay đổi là trọng tâm của Mùa Chay, và mục đích của Giáo hội là tìm cách cho con cái mình lãnh nhận dồi dào ân sủng, để biến đổi họ trong vui mừng của Mầu nhiệm Phục sinh. Hôm nay Chúa dạy chúng ta bài học cầu nguyện, cầu nguyện thật sự, đúng cách sẽ thay đổi được tâm hồn con người, sẽ làm cho người khác nhận diện được sự đổi thay lạ lùng – dĩ nhiên là qua những việc làm lành thánh -, đó là cầu nguyện, đàm đạo với Chúa về con đường đi đến đồi Calvê, con đường khổ giá của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn từng ngày, từng lúc.
Ước gì trong Mùa Chay thánh này, mỗi người tín hữu sẽ nhận ra được giá trị thật sự của sự cầu nguyện, biết trở về với Giáo hội để lãnh nhận ân sủng, những ơn cần thiết, được ban nhưng không, để cùng được biến đổi, cùng được dự phần vào ngày vinh thắng của Chúa. Nếu như không có thứ Sáu Chịu nạn, sẽ không bao giờ có Chúa Nhật Phục sinh. Đây là định luật bắt buộc cho bất cứ ai muốn tiến vào Vương quốc vĩnh cửu của Thiên Chúa.
5. Chúa sẽ biến đổi thân xác chúng ta.
Trong kinh Tin Kính, chúng ta vẫn tuyên xưng: ”Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy”. Chúa sẽ biến đổi thân xác khốn hèn của chúng ta trong ngày sau hết. Với niềm tin tưởng ấy, thánh Phaolô, trong bài đọc 2, đã khuyên mọi người bắt chước Ngài, vì Ngài tin tưởng và hoàn toàn sống theo mầu nhiệm thập giá. Đang khi ấy có lắm kẻ sống như thù địch với thập giá của Đức Kitô. Họ lấy bụng làm Chúa và chỉ nghĩ đến những sự dưới đất. Họ đặt vinh quang nơi những điều đáng phải xấu hổ, ngay cả nơi phép cắt bì của người Do thái. Họ là những người chỉ cậy vào sức mình và chỉ lấy những mối lợi trước mắt làm hạnh phúc. Họ sẽ đi tới diệt vong.
Trái lại, quê hương của ta là trời cao, tự đó sẽ đến vị Cứu Chúa là Đức Giêsu Kitô. Ngài sẽ biến đổi thân xác khốn hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh quang của Ngài. Chính vì vậy mà chúng ta phải đi vào con đường thập giá, là con đường đã dẫn Chúa chúng ta đạt tới vinh quang.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
A. DẪN NHẬP
Mùa Chay là thời gian tập chiến đấu và chiến thắng ma quỉ cũng như các khuynh hướng xấu để đổi mới con người cũ của mình, làm cho linh hồn trở lại thời thanh xuân của ân sủng. Vì thế, mỗi năm, vào Chúa nhật thứ hai mùa Chay, Giáo hội cho chúng ta nghe đoạn Tin mừng về việc Đức Giêsu biến hình để khích lệ chúng ta.
Đức Giêsu đã dẫn ba môn đệ thân tín của mình là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi Tabor và đã biến hình trước mặt các ông. Nói khác đi, Đức Giêsu đã cho rạng sáng lên trong giây lát cái vinh hiển của “hình dạng” Thiên Chúa, đã bị che giấu đi trong cái “hình dạng” con người của Ngài. Vì thế, Tin mừng cho biết: Ba môn đệ thấy vinh quang của Ngài.
Đây là dịp Đức Giêsu cho ba môn đệ trông thấy trước vinh quang sáng chói của Ngài, nhìn ra con người thật của Ngài; đồng thời chuẩn bị tinh thần cho các ông, giúp các ông bình tĩnh trước cuộc khổ nạn của Ngài. Qua biến cố này, Đức Giêsu dạy cho các ông một bài học xem ra khó thực hiện đối với các ông nhưng là một điều kiện thiết yếu: phải chết đi rồi mới được sống lại, phải qua thập giá thì mới tiến tới vinh quang: Per crucem ad lucem !
Qua việc biến hình của Đức Giêsu, Giáo hội muốn cho chúng ta trong Mùa Chay thánh này phải bắt chước Đức Giêsu mà thay hình đổi dạng, phải lột bỏ con người cũ mà mặc lấy con người mới tốt lành thánh thiện, phải chết đi cho tội lỗi mà sống cho Chúa để qua cuộc lột xác này mà trở thành một tạo vật mới xinh đẹp với ân sủng của Chúa và dưới tác động của Chúa Thánh Thần.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1: St 15,5-12.17-18.
Nhân loại cũ do Adong kể như đã hư mất vì tội lỗi. Thiên Chúa quyết định thành lập một nhân loại mới bắt đầu từ Abraham. Vì thế, Thiên Chúa ký kết giao ước với ông.
Giao ước được trình bầy dưới dạng một bản giao kèo theo tập tục các chiến binh thời đó: được đóng ấn bằng việc xẻ thịt một bò cái tơ, một dê cái và một cừu đực. Giao ước giữa Thiên Chúa và Abraham sửa soạn cho một giao ước sẽ ký kết giữa Thiên Chúa và Israel tại núi Sinai (Xh 19). Thiên Chúa nhận của lễ Abraham dưới hình dạng ngọn lửa thiêu. Theo giao ước này, nếu Abraham nhận Thiên Chúa là Chúa của mình và tin vào Ngài, thì Thiên Chúa sẽ ban cho ông hai điều: một dòng dõi đông đúc và một vùng đất rộng rãi phì nhiêu.
+ Bài đọc 2: Pl 3,17-4,1.
Thánh Phaolô kêu gọi tín hữu Philipphê hãy noi gương bắt chước ngài. Sở dĩ ngài dám nói như thế là vì ngài muốn nhắc lại cuộc trở lại của mình với Đức Kitô và từ đây ngài hết lòng tin tưởng theo gương ông Abraham ngày xưa đã tin tưởng vào Thiên Chúa.
Ngài muốn hiệp thông cùng cuộc tử nạn và Phục sinh với Đức Kitô. Ngài khuyên nhủ các tín hữu đừng bắt chước những người sống đối nghịch với thập giá Đức Kitô, họ là những kẻ hưởng lạc chỉ nhắm những sự thấp hèn đời này, mà hãy kiên trì theo đuổi việc chạy đua đến vương quốc trên trời, nơi họ sẽ được hoàn toàn hóa thân trong Đức Kitô, vì “quê hương chúng ta ở trên trời”(Pl 3,20).
+ Bài Tin mừng: Lc 9, 28b-36.
Trong trình thuật của thánh Luca về cuộc biến hình cách mầu nhiệm, chúng ta chú ý đến chi tiết Đức Giêsu đàm đạo với ông Maisen và ông Êlia về cuộc “xuất hành” của Ngài tại Giêrusalem, ý nói đến cuộc tử nạn của Ngài sẽ được thực hiện tại đó.
Cuộc xuất hành về Đất Hứa của dân Do thái ngày xưa là hình ảnh cuộc xuất hành của Ngài ngày nay. Ngày xưa trong cuộc xuất hành, Maisen đã dẫn dân ra khỏi đất nô lệ, thì giờ đây, Đức Kitô là Maisen mới sẽ dẫn đưa mọi người thoát khỏi cảnh thống trị của sự dữ.
Chi tiết thứ hai là đám mây trắng tinh sáng ngời là điềm tiên báo sự phục sinh, lên trời của Chúa và của chúng ta, nếu chúng ta nghe Lời Chúa và theo gương Chúa cho đến cùng.
Việc biến hình trước mặt ba môn đệ thân tính hé mở cho ba ông thấy trước một chút vinh quang thật của Ngài, nhờ đó các ông sẽ đỡ hoang mang khi sau này thấy Ngài chịu nạn chịu chết.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Hãy biến đổi con người chúng ta.
I. ĐỨC GIÊSU BIẾN HÌNH.
1. Khung cảnh cuộc biến hình.
Câu chuyện Đức Giêsu biến hình đã được Tin Mừng nhất lãm tường thuật theo một tài liệu duy nhất. Biến cố biến hình này xẩy ra khoảng 8 ngày sau khi Đức Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài, và cũng xẩy ra đồng thời khi ông Phêrô truyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa (Lc 9,20). Và Đức Giêsu, khi đón nhận lời tuyên xưng ấy, đã dùng cuộc biến hình này để chỉ cho các tông đồ thấy trước chính vinh quang đó, hầu soi sáng cho các ông thấy rõ ý nghĩa cuộc thử thách mà Ngài đã loan báo, tức là cuộc thương khó và cuộc tử nạn sắp xẩy đến.
Đức Giêsu chỉ đem theo ba Tông đồ là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi như xưa ông Maisen khi lên núi Sinai đã đem theo một số người đồng hành (Xh 24,9). Ba ông này được chọn riêng trong 3 trường hợp:
- Chúa cho con ông Giairô sống lại (Mt,9,18).
- Chúa biến hình (Mt 17,1)
- Tại vườn Cây dầu (Mt 26,3).
Đang khi các ông ngủ, Đức Giêsu biến hình trước mặt các ông. Thánh Matthêu và Marcô thì dùng chữ “biến hình”, còn thánh Luca thì nói là “dung mạo Ngài biến đổi khác thường”. Tuy dùng từ khác nhau nhưng đều nói lên việc Đức Giêsu biến đổi con người nên sáng láng tốt đẹp vô cùng, làm cho các ông ngây ngất đến nỗi không biết mình đang nói gì. Các ông còn được thấy sự hiện diện của ông Maisen và ông Elia, và cũng được nghe tiếng từ trời xuống:”Đây là Con Ta yêu dấu, Người được Ta tuyển chọn. Hãy vâng nghe lời Ngài”.
Các ông đã nghe nhưng không hiểu gì ngay lúc đó. Sau này các ông sẽ hiểu, khi Đức Giêsu sẽ là “Người tôi tớ”, người “được tuyển chọn” trong biến cố Vượt qua, trong cuộc xuất hành của Ngài về với Chúa Cha.
2. Mục đích cuộc biến hình.
Đức Giêsu chỉ đưa ba ông Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi để chứng kiến việc Ngài biến hình vào khoảng 8 ngày sau khi Ngài báo tin cho môn đệ biết: Con Người sẽ phải chịu nhiều đau khổ… bị giết đi và ngày thứ ba sẽ sống lại. Ngài cũng bảo: Ai muốn đi theo sau Ngài thì hãy từ bỏ chính mình và vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ngài. Những lời ấy không làm cho môn đệ an tâm, nên Ngài đã hứa sẽ cho một số môn đệ có mặt đó được thấy vinh quang của Ngài.
Do đó, việc Đức Giêsu biến hình có 2 mục đích:
- Thứ nhất, Đức Giêsu tỏ ra cho các môn đệ thân tín và mọi người biết rõ ràng Ngài là Thiên Chúa làm người. Bởi vì người Do thái nói chung và nhất là các môn đệ, đã sống gần Ngài 3 năm rồi, đã nghe biết bao nhiêu lời Ngài giảng dạy, và đã chứng kiến nhiều phép lạ Ngài làm, nhưng họ chỉ thấy Ngài là một người như mọi người khác, họ không thấy chân tướng đích thực của Ngài.. Hôm nay qua sự biến hình, Ngài cho họ thấy rõ Ngài là vinh quang của Thiên Chúa, là Thiên Chúa vinh quang.
- Thứ hai, Ngài muốn củng cố đức tin cho các môn đệ. Bởi vì Ngài thấy các ông quá sợ đau khổ, không muốn chấp nhận cuộc khổ nạn của Ngài, nên Ngài đã hé mở sự vinh quang của Nước Thiên Chúa cho các ông thấy để tăng thêm cho các ông niềm tin và hy vọng vào ngày mai. Như vậy, việc Chúa biến hình cũng dạy bảo cho các môn đệ biết: phải trải qua đau khổ rồi mới vào vinh quang bởi vì không ai có thể “Ngồi mát ăn bát vàng”.
II. CHÚNG TA CŨNG PHẢI BIẾN HÌNH.
Chúng ta đã được chịu phép rửa tội, đã được tha tội tổ tông và tội riêng, linh hồn ta đã được trong sạch sáng láng như các thiên thần, xứng đáng là nơi Chúa ngự. Nhưng qua thời gian, qua những thămg trầm của cuộc sống và bị ma quỉ cám dỗ, chúng ta đã sa ngã và làm cho linh hồn chúng ta ra nhơ bẩn, linh hồn cần phải được tẩy sạch để trở nên tình trạng tốt đẹp thuở ban đầu. Vậy Mùa Chay là thời gian thuận lợi để linh hồn được biến hình đổi dạng để trở nên con người mới hoàn thiện hơn.
1. Nhu cầu cầu được biến đổi.
Thánh Phaolô đã có kinh nghiệm bản thân của Ngài về sự biến đổi đó nên Ngài đã nói:”Anh em hãy cởi bỏ kiểu sống xa xưa, con người cũ đã ra hư hốt theo những đam mê lầm lạc. Hãy để Thần Khí canh tân đổi mới anh em thấu tận trí khôn. Hãy mặc lấy người mới đã được tạo dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, trong công chính và thánh thiện bắt nguồn trong sự thật”(Ep 4,22-24).
Thánh Phaolô đã để lại cho chúng ta những kinh nghiệm quí giá về đời sống tâm linh của Ngài mà không ai trong chúng ta có thể chối cãi được. Trong thư gửi cho tín hữu Rôma, Ngài đã cho biết: trong con người của Ngài có hai lực lượng xung khắc nhau kịch liệt, làm cho Ngài phải bận tâm và đau khổ, và ngài không thi hành được cái ngài muốn:
“Điều tôi làm ra, tôi không biết; vì điều tôi muốn tôi không thi hành, nhưng tôi lại làm chính những điều tôi ghét”(Rm 7,15).
“Sự lành tôi muốn, tôi lại không làm; còn sự dữ không muốn, tôi lại thi hành”(Rm 7,19).
Nhưng cũng may, trong con người chúng ta, tuy có hai lực lượng xung khắc nhau, nhưng luật của Thiên Chúa vẫn còn đủ sức mạnh để lôi kéo ta làm việc lành, chứ không phải buông theo luật của xác thịt:
“Tôi hớn hở đồng ý với luật của Thiên Chúa theo con người bên trong, nhưng tôi thấy một luật khác nơi chi thể mình tôi, cự lại luật của lương tri tôi, và giam tù tôi trong luật của sự tội nơi chi thể mình tôi”(Rm 7,22-23)
Trong bài đọc 2 hôm nay, thánh Phaolô bảo tín hữu Philipphê hãy noi gương đổi mới của ngài. Ngài đã đổi đời từ kẻ hung ác bắt bớ hành hung các tín hữu của Đức Giêsu trở thành tông đồ hăng hái nhiệt tình rao giảng Đức Giêsu. Nhưng còn nhiều kẻ chưa đổi đời như ngài, họ vẫn còn thờ cái bụng, thờ cái ô nhục của thế gian. Thánh Phaolô đã thương khóc họ, vì họ sẽ phải hư vong. Ngài cầu nguyện cho họ nhận ra quê hương thật ở trên trời để họ mong đợi Đức Giêsu Kitô đến biến đổi họ nên giống Người, sống khăng khít với Người. Đó là niềm vui và vinh dự thực sự của họ và của thánh Phaolô.
Truyện: Văn hào André Froissard.
Văn hào André Froissard thuộc Hàn lâm viện Pháp đã được ơn “trở lại” lạ thường. Ông đã thuật lại trong cuốn sách thời danh “Có Thiên Chúa và tôi đã gặp Ngài”. Thân phụ ông, Tổng thư ký đảng Cộng sản Pháp, đã từng tuyên bố:”Nếu có Thiên Chúa, thì tôi khuyên “ông ấy” lo rút lui vì không ai thích ông”. Nhưng chính con ông lại được gặp gỡ Chúa và khẳng định:”Khi người ta may mắn được gặp Thiên Chúa thì mọi sự khác chỉ là trò hề. Chỉ có Thiên Chúa là Đấng không làm cho tôi thất vọng kể từ một buổi sáng năm ấy, 1935” (Phỏng vấn của Paris Match 8.4.1988)
2. Biến đổi và thập giá.
Có một mối tương quan giữa thập giá và vinh quang. Sự Chúa biến hình trên núi Tabor hôm nay đem đến cho chúng ta niềm hy vọng, cho chúng ta thấy trước sự vinh quang với Chúa. Nhưng muốn biến đổi không phải là chuyện đơn giản vì nó không phải là cái gì có sẵn, hay dễ dàng, mà đòi hỏi thời gian, vì đây là một tiến trình vô cùng khó khăn. Nó đòi hỏi chúng ta phải đối diện với thực tại hằng ngày của cuộc sống, nhiều khi phải lội ngược dòng đời, lột xác từng tí một, nhiều lúc phải chịu thử thách, đắng cay, mất mát. Hôm nay 5 đầy tớ ưu tuyển của Chúa, tiêu biểu cho cả Cựu ước lẫn Tân ước cùng chứng kiến sự kiện lạ lùng này. Họ cũng được can dự vào sự “biến đổi”.
Trong mùa chay này, Giáo hội cho chúng ta đọc đoạn Tin mừng này để khích lệ chúng ta, nghĩa là bảo cho chúng ta biết: khổ giá mà không có vinh quang phục sinh thì khổ giá vô nghĩa. Vinh quang Phục sinh mà không có khổ giá thì vinh quang không bao giờ có được. Vì thế, mỗi lần loan báo về cuộc khổ nạn, Đức Giêsu cũng nói đến Phục sinh vinh quang. Cũng vậy, sau khi nói về cuộc khổ nạn sắp xẩy đến, Đức Giêsu đã biến hình để các môn đệ thấy vinh quang của Ngài, để động viên khích lệ các ông và dạy cho các ông cũng như mọi người biết rằng: đau khổ chỉ là bước đường phải đi qua để đưa chúng ta tới quê trời, tới hạnh phúc đích thực mà mọi người mong đợi.
Truyện: Con sâu thành con bướm.
Có một con sâu nhỏ bò mãi, cho đến thời điểm cuối của cuộc đời thì tới thiên đàng. Nó gõ cửa, một giọng nói phát ra từ bên trong:
- Không có sâu bọ nào được phép vào đây. Ta thấy ngươi quá vội vã đấy.
- Lạy Chúa, xin dạy cho con biết phải làm gì bây giờ ?
- Chịu đựng hơn một chút nữa, chiến đấu một chút nữa, và hãy biến thành bướm đi.
Thế là con sâu quay lại trần gian bắt đầu lại cuộc hành trình bò lên thiên đàng. Nó bò nhanh hơn, cố gắng nhiều hơn. Mồ hôi vã ra như tắm. Mồ hôi càng đổ ra, sức lực nó càng tiêu hao, nó càng cảm thấy nhẹ nhàng để bò nhanh hơn. Gần tới cửa thiên đàng rồi nhưng nhìn lại nó vẫn là con sâu xấu xí, khốn khổ. Nhưng nó vội xua nỗi buồn bằng sự cố gắng chính mình, nó rướn người lên và cảm thấy tàn hơi, kiệt sức. Chính lúc nó cúi đầu tuyệt vọng lại là lúc nó chợt cảm thấy thân hình nó nhẹ nhàng lạ thường. Nó đã hóa thành chú bướm xinh xắn bay vào khung cửa thiên đàng đang rộng mở. Nó đã biến hình trọn vẹn.
Con sâu biểu tượng mỗi con người chúng ta trong cuộc lữ hành đức tin đời mình. Chúng ta khao khát bò lên cao trên đường thánh đức với bao nỗi nhọc nhằn, vất vả. Vì phải chiến đấu chống lại những chước cám dỗ nội tâm để đáp trả tiếng nói của chân lý, hay phải đối diện với những cám dỗ thế gian đang phơi bầy trước mắt, khiến chúng ta thường có tư tưởng buông xuôi.
Tội lỗi, yếu đuối và sự nhát đảm như chiếc vỏ bọc gồ ghề vây hãm chúng ta. Đó là lớp vỏ chúng ta cần thoát ra để trở thành con người hoàn hảo, tỏa sáng như Đức Kitô trên núi thánh nhờ vào thái độ quy phục thánh ý Cha trên trời, “Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người”. Vì chính lòng nhẫn nại tín trung vào ơn Chúa sẽ giúp chúng ta thoát khỏi mọi nghi ngại, mọi suy tính đầy vụ lợi. Và lòng khiêm nhường thẳm sâu sẽ phá tung lớp vỏ kén tự mãn để trao tặng chúng ta đôi cánh đức tin hy vọng cao bay xuyên qua những đám mây mờ của tháng ngày thử thách gian ngay (Theo Internet).
3. Ơn gọi biến đổi con người.
Việc Đức Giêsu biến hình là mẫu gương cho mọi người noi theo để cố gắng biến đổi con người cũ thành con người mới, từ loài sâu bọ trở nên con bướm xinh đẹp. Mọi người đều có ơn gọi biến đổi không trừ một ai.
Ơn gọi của Abraham là bỏ xứ Ur thuộc Mesopotamia tiến vào Canaan. Người không đức tin sẽ cho Abraham là kẻ lắm tham vọng và tin hão huyền: bỏ cái đang có, đi tìm cái viển vông. Abraham bỏ ruộng vườn, nhà cửa theo ơn gọi, tìm sự vất vả, sống thiếu thốn và khó khăn. Ông lùa đàn vật và dẫn gia nhân vào chốn vô định. Trước mặt ông là giải sa mạc mênh mông, nắng cháy da diết, cỏ cây úa vàng, giọt nước quí hơn kim cương. Vì tín trung với ơn gọi, Abraham đã thành công, trở thành anh hùng lập quốc, được chúc phúc và biến hình.
Ơn gọi của Phaolô là quên đi dĩ vãng. Diệt cái kiêu căng và cuồng tín biệt phái. Từ thái cực là một kẻ hung hăng bắt đạo, Phaolô đã mềm nhũn và ngoan hiền dưới ánh sáng kỳ diệu với lời trách mắng nhẹ:”Saulê, sao ngươi bắt bớ Ta”? Phaolô làm bạn với nhóm 12 và trở thành Tông đồ Dân ngoại. Phaolô vui nhận thử thách, không ngừng thuyết giảng, và trung thành đến giọt máu cuối cùng. Phaolô đã được lột xác và biến hình.
Lịch sử Giáo hội ghi nhận nhiều cuộc biến hình khác. Từ say rượu đến say Chúa, từ gái giang hồ thành thánh nhân, từ trai tứ chiếng nên Đấng lập Dòng, từ kẻ khô khan đến người sốt mến, từ người tham lam, hà khắc trở thành người rộng lượng và khoan nhân… Đó là những cuộc canh tân và biến hình đã, đang và còn tiếp tục xẩy ra trong Giáo hội. Đồng thời chứng minh rằng ơn Chúa dư đủ cho mọi người và Chúa đang thắng ma quỉ, xác thịt và thế gian nơi cung lòng mỗi cá nhân (Carôlô)
Trong việc làm biến đổi con người mình, người ta phải nỗ lực chứ không phải khoán trắng cho Chúa. Chúa không muốn làm biến đổi thay cho chúng ta mà Ngài chỉ trợ lực để chúng ta làm lấy công việc này: ”Hãy tự giúp mình rồi trời sẽ giúp cho” (Ngạn ngữ Pháp).
Truyện: Hãy tự giúp mình trước.
Người ta kể rằng: một bác tiều phu kia đi lấy được một xe bò củi chất đầy. Nhưng khi đi tới một khúc đường sình lầy thì đôi bò dừng lại. Xe bò sụn lún xuống bùn. Bác ta ngồi khóc than. Khóc một hồi, bác ta nhớ ra có một vị thần và bắt đầu van xin. Vị thần hiện ra phán bảo:”Thay vì ngồi khóc thì ngươi hãy ghé vai vào xe thử đẩy đi và ta sẽ giúp”. Bác tiều phu làm theo lời vị thần, cố gắng mọi cách, cuối cùng chiếc xe bò đã vượt qua khúc đường sình lầy.
Đó là ngụ ngôn dạy chúng ta phải cộng tác với một sức mạnh hơn để làm việc, để giải quyết mọi việc. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta còn biết nhờ vả vào những người khỏe mạnh hơn, thì tại sao chúng ta lại không cậy nhờ Chúa, là Đấng toàn năng và hay cứu giúp. Ngài sẽ giúp chúng ta vượt thắng đau khổ nếu chúng ta tin tưởng, cậy trông và kêu xin Ngài.
4. Cầu nguyện và biến đổi.
Trước những biến cố trọng đại, Đức Giêsu thường lên núi hoặc đến một nơi thanh vắng để cầu nguyện, trò chuyện với Chúa Cha. Hôm nay cũng vậy. Đem theo ba môn đệ là những người đã theo Đức Giêsu từ những giây phút đầu tiên trong sứ vụ rao giảng. Các ông là những trụ cột của Giáo hội và vì thế, biến cố biến hình là biến cố rất quan trọng cho đức tin của các ông mà Đức Giêsu cách nào đó muốn tỏ hiện để củng cố niềm tin vốn còn yếu nơi con người các ông.
Ngược lại nếu không biết cầu nguyện, chỉ cậy dựa vào sức của mình, chỉ dùng những phương thế tự nhiên tuy là tối hảo thì “mèo vẫn hoàn mèo”, không thể tiến triển được trên đường biến đổi vì Chúa đã nói: ”Sine me nihil potestis facere”: không có Ta các con không thể làm gì được.
Truyện: bốc cát cọ mình.
Người ta thuật lại rằng cả một khu đất kia chỉ có một gia quyến người da đen ở. Gia quyến đó gồm có một bà vợ, một người chồng và một đứa con trai 9 tuổi, Cậu bé đi học, nhưng giữa bọn trẻ da trắng, riêng mình đen thủi đen thui, nên lắm phen bị chê cười, chế nhạo. Cậu luôn bị chọc ghẹo nên khó chịu, giống như một tấm lòng non nớt bị một vết thương sâu. Sau cùng, cậu tự hỏi mình có thể thay đổi nước da chăng, rồi nhất định làm theo ý nghĩ đó.
Bữa nọ, thầy giáo thấy cậu vắng mặt, bèn hỏi đám học sinh về cậu. Một trò thưa rằng thấy cậu đi đàng sau trường, giữa khu rừng nhỏ có rạch chảy qua. Thầy giáo ra công tìm kiếm và thấy cậu ở sát bờ rạch, đang dùng cát ướt kỳ cọ hai cánh tay đen. Thỉnh thoảng cậu dừng tay, rửa cát dính vào da, rồi nhìn xem màu da đen mất chưa. Chao ôi ! Mầu đen quá sậm cậu mất công toi.
Vài phút sau thầy giáo gọi cậu:
- Này em làm gì vậy ?
Cậu giật mình thưa:
- Con cố sức kỳ cọ hết màu da đen để nên người da trắng, song không sao được.
(Ms Lê văn Thái, Những tia sáng, tập 2, tr 94-95)
Khi gợi lên cho ta thấy Đức Giêsu với “gương mặt biến đổi” nhờ sự cầu nguyện, Luca có ý khích lệ chúng ta. Trong cuộc sống đầy thử thách và thất bại, đầy đau khổ và tội lỗi, chỉ có cầu nguyện, vào những lúc nào đó, mới có thể biến đổi chúng ta. Bởi vì chúng ta cũng được “biến đổi”, phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương (2Cr 3,18). Khuôn mặt Mùa Chay phải là khuôn mặt biến đổi.
Tóm lại, sự thay đổi là trọng tâm của Mùa Chay, và mục đích của Giáo hội là tìm cách cho con cái mình lãnh nhận dồi dào ân sủng, để biến đổi họ trong vui mừng của Mầu nhiệm Phục sinh. Hôm nay Chúa dạy chúng ta bài học cầu nguyện, cầu nguyện thật sự, đúng cách sẽ thay đổi được tâm hồn con người, sẽ làm cho người khác nhận diện được sự đổi thay lạ lùng – dĩ nhiên là qua những việc làm lành thánh -, đó là cầu nguyện, đàm đạo với Chúa về con đường đi đến đồi Calvê, con đường khổ giá của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn từng ngày, từng lúc.
Ước gì trong Mùa Chay thánh này, mỗi người tín hữu sẽ nhận ra được giá trị thật sự của sự cầu nguyện, biết trở về với Giáo hội để lãnh nhận ân sủng, những ơn cần thiết, được ban nhưng không, để cùng được biến đổi, cùng được dự phần vào ngày vinh thắng của Chúa. Nếu như không có thứ Sáu Chịu nạn, sẽ không bao giờ có Chúa Nhật Phục sinh. Đây là định luật bắt buộc cho bất cứ ai muốn tiến vào Vương quốc vĩnh cửu của Thiên Chúa.
5. Chúa sẽ biến đổi thân xác chúng ta.
Trong kinh Tin Kính, chúng ta vẫn tuyên xưng: ”Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy”. Chúa sẽ biến đổi thân xác khốn hèn của chúng ta trong ngày sau hết. Với niềm tin tưởng ấy, thánh Phaolô, trong bài đọc 2, đã khuyên mọi người bắt chước Ngài, vì Ngài tin tưởng và hoàn toàn sống theo mầu nhiệm thập giá. Đang khi ấy có lắm kẻ sống như thù địch với thập giá của Đức Kitô. Họ lấy bụng làm Chúa và chỉ nghĩ đến những sự dưới đất. Họ đặt vinh quang nơi những điều đáng phải xấu hổ, ngay cả nơi phép cắt bì của người Do thái. Họ là những người chỉ cậy vào sức mình và chỉ lấy những mối lợi trước mắt làm hạnh phúc. Họ sẽ đi tới diệt vong.
Trái lại, quê hương của ta là trời cao, tự đó sẽ đến vị Cứu Chúa là Đức Giêsu Kitô. Ngài sẽ biến đổi thân xác khốn hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh quang của Ngài. Chính vì vậy mà chúng ta phải đi vào con đường thập giá, là con đường đã dẫn Chúa chúng ta đạt tới vinh quang.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
Thiên Chúa vẫn còn hiển dung
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
20:29 23/02/2010
Thiên Chúa vẫn còn hiển dung
(Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật II mùa chay. Tin Mừng Luca 9, 28-36))
Nếu bạn là một người từ hành tinh khác vừa mới đáp xuống địa cầu lần đầu tiên, ắt bạn sẽ thấy trái đất nầy quá đỗi nhiệm mầu: ngay cả mỗi chiếc lá, mỗi chiếc vỏ sò, mỗi cánh bướm, mỗi bông hoa… đều có một sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng thật quyến rủ, thật nhiệm mầu và tâm hồn bạn sẽ ngây ngất vì vẻ đẹp lạ lùng của chúng.
Thế nhưng trong thực tế, không mấy ai cảm nhận được vẻ đẹp nhiệm mầu của những tạo vật như thế. Tại sao?
Vì mỗi lần nhìn vào những sự vật chung quanh, chúng ta không nhìn chúng bằng cặp mắt đầy ngạc nhiên của trẻ thơ, bằng ánh mắt của người mới thấy sự vật lần đầu; chúng ta không nhìn chúng y như chúng là, nhưng chúng ta để cho những hình ảnh ta có về chúng (vốn có sẵn trong tâm trí ta) phóng hiện ra bên ngoài và bao phủ lên những vật đó.
Thế là vạn vật chung quanh ta trở thành cũ rích và nhàm chán. Vẻ đẹp tinh khôi nhiệm mầu của chúng đã bị hình ảnh ta có về chúng phóng rọi ra che phủ nên không còn hiển dung ra được nữa. Một trong những nỗ lực của các thiền giả là thanh tẩy cái nhìn mang tính chủ quan của mình về ngoại giới để có thể cảm nhận được vạn vật đúng với bản chất của nó. Lúc đó, sự kỳ diệu của thế giới sẽ hiện nguyên hình.
Trong cuốn sách The Golden String, văn sĩ người Anh Bede Griffiths mô tả lại một khám phá diệu kỳ của ông khi còn là một cậu học sinh.
Một buổi chiều hè, Bede Griffiths ung dung thư thái dạo chơi ở bìa rừng. Trong lúc thơ thẩn một mình bỗng dưng cậu nhận ra tiếng hót líu lo của đàn chim trên tàng cây mới tuyệt vời làm sao! Cậu rất ngạc nhiên vì từ hồi nào đến giờ chưa bao giờ được nghe chúng hót hay đến thế.
Đang lúc tiếp tục bước tới, cậu gặp thấy những đoá hoa của những bụi táo gai như đang nhởn nhơ mỉm cười và niềm nở chào đón cậu trông dễ thương đến lạ lùng và đang toả hương thoang thoảng trong gió. Bede cũng rất ngạc nhiên vì từ trước tới nay cậu đã từng thấy những bông hoa như thế nở rộ cả trăm lần mà không hề nhận ra vẻ đẹp tinh khôi và hương thơm dịu dàng của chúng.
Sau cùng cậu tìm đến một nơi yên tĩnh, đứng tựa vào thân cây, lặng ngắm vầng kim ô đang dần dần chìm xuống sau rặng núi lam cuối chân trời. Bỗng chốc cậu cảm thấy trời đất vô cùng huyền diệu và bất giác cậu nghiêng mình quì gối xuống để bày tỏ một niềm cảm xúc rất thánh thiêng: cậu vừa trải nghiệm được sự hiện diện rất nhiệm mầu của Thiên Chúa trong tạo vật của Người.
Theo Tin Mừng Lu-ca được trích đọc hôm nay, chiều hôm ấy trên núi cao, ba môn đệ Phê-rô, Gioan và Giacôbê cũng có những trải nghiệm tuyệt vời về Chúa Giê-su. Cũng vẫn là Chúa Giê-su bằng xương bằng thịt mà các ông vẫn thường gặp gỡ tiếp xúc hằng ngày, nhưng lần nầy, các ông lại nhìn thấy Người dưới một dung mạo mới: thật sáng ngời, thật hấp dẫn và đầy uy nghi, lại có cả Môi-sê và tiên tri Êlia hiện ra đàm đạo với Ngài.
Lòng đầy hoan lạc, các ông không muốn cho giây phút mầu nhiệm đó trôi đi. Các ông muốn níu kéo khoảnh khắc thần tiên ấy lại nên Phê-rô thay mặt anh em thưa với Chúa Giê-su: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a.”
Hôm nay, Thiên Chúa vẫn hiển dung dưới thiên hình vạn trạng nhưng vì đôi mắt chúng ta bị che phủ nên không nhận ra Ngài.
* Vinh quang của Thiên Chúa vẫn được hiển dung (được tỏ bày) trong các tạo vật của Người, qua bầu trời lung linh ánh sao đêm hay những áng mây rực rỡ ban ngày, qua những cánh đồng, những khe suối và rừng cây, qua tiếng chim ca, qua bông hoa đang nở, qua mọi tạo vật chung quanh…
Vua Đavít cảm nhận được vinh quang ấy rạng ngời lên trong vũ trụ nên đã thốt lên:
“Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa.
Không trung loan báo việc tay Người làm” (Tv 19, 2)
* Tình yêu của Thiên Chúa được hiển dung (được tỏ bày) rõ nét nơi tình thương chan chứa của người cha ngày đêm lao nhọc vì con, qua sự hi sinh miệt mài của người mẹ, vắt kiệt sức mình để chăm lo cho đàn con khôn lớn…
* Và đặc biệt, Thiên Chúa vẫn hiển dung (tỏ lộ mình ra) nơi những anh chị em cùng sống cùng ta, nhưng tiếc thay, chúng ta không cảm nhận được, nên bỏ lơ, nên thờ ơ và không còn muốn dựng lều chung sống với những hiện thân của Chúa chung quanh mình.
Hôm xưa, ba môn đệ vui sướng nhận ra Thiên Chúa hiển dung nơi thân phận người phàm của Đức Giê-su, thì hôm nay, nguyện xin Chúa cho chúng ta được nhận ra Chúa hiển dung nơi những anh chị em đang sống chung quanh. Nhờ đó, chúng ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc chan hoà vì được sống cùng, sống với những chi thể của Chúa mỗi ngày và có thể reo lên như thánh Phê-rô hôm xưa: chúng con được ở chung với nhau nơi đây thì thật là hạnh phúc.
(Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật II mùa chay. Tin Mừng Luca 9, 28-36))
Nếu bạn là một người từ hành tinh khác vừa mới đáp xuống địa cầu lần đầu tiên, ắt bạn sẽ thấy trái đất nầy quá đỗi nhiệm mầu: ngay cả mỗi chiếc lá, mỗi chiếc vỏ sò, mỗi cánh bướm, mỗi bông hoa… đều có một sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng thật quyến rủ, thật nhiệm mầu và tâm hồn bạn sẽ ngây ngất vì vẻ đẹp lạ lùng của chúng.
Thế nhưng trong thực tế, không mấy ai cảm nhận được vẻ đẹp nhiệm mầu của những tạo vật như thế. Tại sao?
Vì mỗi lần nhìn vào những sự vật chung quanh, chúng ta không nhìn chúng bằng cặp mắt đầy ngạc nhiên của trẻ thơ, bằng ánh mắt của người mới thấy sự vật lần đầu; chúng ta không nhìn chúng y như chúng là, nhưng chúng ta để cho những hình ảnh ta có về chúng (vốn có sẵn trong tâm trí ta) phóng hiện ra bên ngoài và bao phủ lên những vật đó.
Thế là vạn vật chung quanh ta trở thành cũ rích và nhàm chán. Vẻ đẹp tinh khôi nhiệm mầu của chúng đã bị hình ảnh ta có về chúng phóng rọi ra che phủ nên không còn hiển dung ra được nữa. Một trong những nỗ lực của các thiền giả là thanh tẩy cái nhìn mang tính chủ quan của mình về ngoại giới để có thể cảm nhận được vạn vật đúng với bản chất của nó. Lúc đó, sự kỳ diệu của thế giới sẽ hiện nguyên hình.
Trong cuốn sách The Golden String, văn sĩ người Anh Bede Griffiths mô tả lại một khám phá diệu kỳ của ông khi còn là một cậu học sinh.
Một buổi chiều hè, Bede Griffiths ung dung thư thái dạo chơi ở bìa rừng. Trong lúc thơ thẩn một mình bỗng dưng cậu nhận ra tiếng hót líu lo của đàn chim trên tàng cây mới tuyệt vời làm sao! Cậu rất ngạc nhiên vì từ hồi nào đến giờ chưa bao giờ được nghe chúng hót hay đến thế.
Đang lúc tiếp tục bước tới, cậu gặp thấy những đoá hoa của những bụi táo gai như đang nhởn nhơ mỉm cười và niềm nở chào đón cậu trông dễ thương đến lạ lùng và đang toả hương thoang thoảng trong gió. Bede cũng rất ngạc nhiên vì từ trước tới nay cậu đã từng thấy những bông hoa như thế nở rộ cả trăm lần mà không hề nhận ra vẻ đẹp tinh khôi và hương thơm dịu dàng của chúng.
Sau cùng cậu tìm đến một nơi yên tĩnh, đứng tựa vào thân cây, lặng ngắm vầng kim ô đang dần dần chìm xuống sau rặng núi lam cuối chân trời. Bỗng chốc cậu cảm thấy trời đất vô cùng huyền diệu và bất giác cậu nghiêng mình quì gối xuống để bày tỏ một niềm cảm xúc rất thánh thiêng: cậu vừa trải nghiệm được sự hiện diện rất nhiệm mầu của Thiên Chúa trong tạo vật của Người.
Theo Tin Mừng Lu-ca được trích đọc hôm nay, chiều hôm ấy trên núi cao, ba môn đệ Phê-rô, Gioan và Giacôbê cũng có những trải nghiệm tuyệt vời về Chúa Giê-su. Cũng vẫn là Chúa Giê-su bằng xương bằng thịt mà các ông vẫn thường gặp gỡ tiếp xúc hằng ngày, nhưng lần nầy, các ông lại nhìn thấy Người dưới một dung mạo mới: thật sáng ngời, thật hấp dẫn và đầy uy nghi, lại có cả Môi-sê và tiên tri Êlia hiện ra đàm đạo với Ngài.
Lòng đầy hoan lạc, các ông không muốn cho giây phút mầu nhiệm đó trôi đi. Các ông muốn níu kéo khoảnh khắc thần tiên ấy lại nên Phê-rô thay mặt anh em thưa với Chúa Giê-su: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a.”
Hôm nay, Thiên Chúa vẫn hiển dung dưới thiên hình vạn trạng nhưng vì đôi mắt chúng ta bị che phủ nên không nhận ra Ngài.
* Vinh quang của Thiên Chúa vẫn được hiển dung (được tỏ bày) trong các tạo vật của Người, qua bầu trời lung linh ánh sao đêm hay những áng mây rực rỡ ban ngày, qua những cánh đồng, những khe suối và rừng cây, qua tiếng chim ca, qua bông hoa đang nở, qua mọi tạo vật chung quanh…
Vua Đavít cảm nhận được vinh quang ấy rạng ngời lên trong vũ trụ nên đã thốt lên:
“Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa.
Không trung loan báo việc tay Người làm” (Tv 19, 2)
* Tình yêu của Thiên Chúa được hiển dung (được tỏ bày) rõ nét nơi tình thương chan chứa của người cha ngày đêm lao nhọc vì con, qua sự hi sinh miệt mài của người mẹ, vắt kiệt sức mình để chăm lo cho đàn con khôn lớn…
* Và đặc biệt, Thiên Chúa vẫn hiển dung (tỏ lộ mình ra) nơi những anh chị em cùng sống cùng ta, nhưng tiếc thay, chúng ta không cảm nhận được, nên bỏ lơ, nên thờ ơ và không còn muốn dựng lều chung sống với những hiện thân của Chúa chung quanh mình.
Hôm xưa, ba môn đệ vui sướng nhận ra Thiên Chúa hiển dung nơi thân phận người phàm của Đức Giê-su, thì hôm nay, nguyện xin Chúa cho chúng ta được nhận ra Chúa hiển dung nơi những anh chị em đang sống chung quanh. Nhờ đó, chúng ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc chan hoà vì được sống cùng, sống với những chi thể của Chúa mỗi ngày và có thể reo lên như thánh Phê-rô hôm xưa: chúng con được ở chung với nhau nơi đây thì thật là hạnh phúc.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:07 23/02/2010
ĐÚNG GIỜ
Sử Quân giết vợ, câu trả lời của ông ta rõ ràng là lộn xộn. Đứng trên vị trí là chứng nhân, luật sư yêu cầu ông ta báo cáo rõ ràng qúa trình phạm tội cho tòa án nghe.
Sử Quân bắt đầu báo cáo:
- “Thưa quý vị, tôi là một người coi trọng quy cũ, mỗi sáng bảy giờ thức dậy, bảy giờ rưởi ăn sáng, đúng chín giờ thì đến văn phòng làm việc, năm giờ chiều tan sở và về đến nhà thì đúng sáu giờ, cơm tối đã có trên bàn ăn, ăn xong thì đọc báo, coi truyền hình, chín giờ về phòng nghỉ ngơi. Cho đến một hôm thì phát sinh vấn đề...”
Hơi thở của ông ta bắt đầu gấp gáp, trên mặt bày tỏ sự giận dữ. Luật sư theo bổn phận, nói:
- “Tiếp tục báo cáo cho tòa án nghe tình hình.”
- “Sự việc xảy ra hôm ấy, theo thói quen tôi thức dậy lúc bảy giờ, ăn sáng xong thì chín giờ đi làm, năm giờ nghỉ việc, sáu giờ về đến nhà nhưng không nhìn thấy bữa ăn tối trên bàn, cũng không thấy vợ tôi đâu. Tôi tìm khắp nơi và phát hiện vợ tôi đang ân ái với một người xa lạ trên giường, tôi bèn bắn chết bà ta.”
Luật sư đúc kết những tình tiết quan trọng, và yêu cầu ông ta:
- “Nói rõ ràng động cơ nào anh giết vợ mình ?”
- “Thưa quan án đại nhân và các vị bồi thẩm đoàn, lúc ấy tôi nộ khí xung thiên, toàn thân giận quá phát run.” ông ta vừa la lớn vừa đập ghế và ngồi xuống. “Sáu giờ về đến nhà, bữa cơm tối nhất định phải chuẩn bị sẵn trên bàn ăn.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Lý do giết vợ rất rõ ràng: không dọn cơm tối và nhìn tận mắt vợ mình ngoại tình với người khác. Nhưng luật sư thì không nghe không để ý đến những chi tiết mà Sử Quân trình bày cụ thể, ông luật sư chỉ biết làm theo sách vỡ đã học, nhưng trong sách vỡ cũng không đến nỗi “ngớ ngẩn” như ông luật sư bàu chữa này.
Có một vài người Ki-tô hữu than phiền rằng, khi đi xưng tội thì cha giải tội hỏi tên tuổi và hỏi tùm lum làm họ khó chịu, chẳng muốn đi xưng tội, bởi vì họ đã thành tâm xưng thú các tội rồi. Cho nên có một vài giáo dân hỏi tôi rằng: “Trong tòa giải tội cha có hỏi tên người xưng tội không, và có hỏi người xưng tội đã phạm tội với ai không?”
Theo giáo luật điều 979 dạy rằng: “Khi đặt những câu hỏi, tư tế phải tiến hành cách khôn ngoan và kín đáo, phải lưu ý đến địa vị và tuổi tác của hối nhân và phải tránh đừng hỏi tên người đồng lõa.”
Có những lúc thói quen hay hỏi hối nhân trong tòa giải tội làm cho họ không vui vẻ, bởi vì những tội đáng xưng thì họ đã xưng rồi, không nên để một hối nhân ra khỏi tòa giải tội với bộ mặt buồn bả và tâm hồn nặng trĩu.
Bởi vì Thiên Chúa không muốn như vậy.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Sử Quân giết vợ, câu trả lời của ông ta rõ ràng là lộn xộn. Đứng trên vị trí là chứng nhân, luật sư yêu cầu ông ta báo cáo rõ ràng qúa trình phạm tội cho tòa án nghe.
Sử Quân bắt đầu báo cáo:
- “Thưa quý vị, tôi là một người coi trọng quy cũ, mỗi sáng bảy giờ thức dậy, bảy giờ rưởi ăn sáng, đúng chín giờ thì đến văn phòng làm việc, năm giờ chiều tan sở và về đến nhà thì đúng sáu giờ, cơm tối đã có trên bàn ăn, ăn xong thì đọc báo, coi truyền hình, chín giờ về phòng nghỉ ngơi. Cho đến một hôm thì phát sinh vấn đề...”
Hơi thở của ông ta bắt đầu gấp gáp, trên mặt bày tỏ sự giận dữ. Luật sư theo bổn phận, nói:
- “Tiếp tục báo cáo cho tòa án nghe tình hình.”
- “Sự việc xảy ra hôm ấy, theo thói quen tôi thức dậy lúc bảy giờ, ăn sáng xong thì chín giờ đi làm, năm giờ nghỉ việc, sáu giờ về đến nhà nhưng không nhìn thấy bữa ăn tối trên bàn, cũng không thấy vợ tôi đâu. Tôi tìm khắp nơi và phát hiện vợ tôi đang ân ái với một người xa lạ trên giường, tôi bèn bắn chết bà ta.”
Luật sư đúc kết những tình tiết quan trọng, và yêu cầu ông ta:
- “Nói rõ ràng động cơ nào anh giết vợ mình ?”
- “Thưa quan án đại nhân và các vị bồi thẩm đoàn, lúc ấy tôi nộ khí xung thiên, toàn thân giận quá phát run.” ông ta vừa la lớn vừa đập ghế và ngồi xuống. “Sáu giờ về đến nhà, bữa cơm tối nhất định phải chuẩn bị sẵn trên bàn ăn.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Lý do giết vợ rất rõ ràng: không dọn cơm tối và nhìn tận mắt vợ mình ngoại tình với người khác. Nhưng luật sư thì không nghe không để ý đến những chi tiết mà Sử Quân trình bày cụ thể, ông luật sư chỉ biết làm theo sách vỡ đã học, nhưng trong sách vỡ cũng không đến nỗi “ngớ ngẩn” như ông luật sư bàu chữa này.
Có một vài người Ki-tô hữu than phiền rằng, khi đi xưng tội thì cha giải tội hỏi tên tuổi và hỏi tùm lum làm họ khó chịu, chẳng muốn đi xưng tội, bởi vì họ đã thành tâm xưng thú các tội rồi. Cho nên có một vài giáo dân hỏi tôi rằng: “Trong tòa giải tội cha có hỏi tên người xưng tội không, và có hỏi người xưng tội đã phạm tội với ai không?”
Theo giáo luật điều 979 dạy rằng: “Khi đặt những câu hỏi, tư tế phải tiến hành cách khôn ngoan và kín đáo, phải lưu ý đến địa vị và tuổi tác của hối nhân và phải tránh đừng hỏi tên người đồng lõa.”
Có những lúc thói quen hay hỏi hối nhân trong tòa giải tội làm cho họ không vui vẻ, bởi vì những tội đáng xưng thì họ đã xưng rồi, không nên để một hối nhân ra khỏi tòa giải tội với bộ mặt buồn bả và tâm hồn nặng trĩu.
Bởi vì Thiên Chúa không muốn như vậy.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:09 23/02/2010
Chương 24:
“Anh em hãy vui mừng trong Chúa.”
(Pl 3, 1)
VUI VẺ
“Anh em hãy vui mừng trong Chúa.”
(Pl 3, 1)
N2T |
1. Niềm vui thần thánh thì ở trong tâm, là nhờ vào thánh sủng ở trong tâm hồn.
(Thánh Bonaventura)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:57 23/02/2010
N2T |
373. Tìm căn nguyên đến cùng, cuộc sống là một bãi chiến trường. Tất cả quyền lực đều thuộc về người chiến thắng.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Irak: 5 Kitô hữu bị sát hại
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:41 23/02/2010
Irak: 5 Kitô hữu bị sát hại
Đức cha Basile Georges Casmoussa, Tổng Giám Mục Mossoul, Irak đã nhắc đến tính khẩn thiết về sự can thiệp của chính phủ Irak sau vụ giết hại 5 Kitô hữu trong vòng một tuần xảy ra tại Mossoul.
Tin này đã được Radio Vatican loan báo trong chương trình phát thanh ngày 21 tháng hai.
Để gợi lại vấn đề này, mới đây các giám mục của thành phố đã tiếp xúc với các nhà hữu trách dân sự Irak.
« Họ đã chăm chú lắng nghe chúng tôi. Vào buổi tối ngay sau lần gặp gỡ ấy, truyền hình địa phương đã phát một phóng sự dài về đề tài này », đức cha Casmoussa bày tỏ. « Vị Tổng Đốc đã nói công khai về cuộc gặp gỡ của chúng tôi và đã có những tuyên bố rất tốt đẹp ». « Chúng tôi cũng biết rằng có những tranh luận về tình hình người tín hữu tại trụ sở chính quyền ».
Chính phủ « đã hứa hẹn với chúng tôi trong việc gia tăng an ninh, triển khai lực lượng quân sự và cảnh sát trong những khu vực mà các Kitô hữu đang sinh sống », Vị Tổng Giám Mục Irak còn cho biết thêm. « Tuy nhiên tại Mossoul, người tín hữu vẫn không được sống trong an bình ».
« Điều thực sự cần thiết là chính phủ nên nghiêm trị những kẻ gây ra hành động này, bởi vì sức mạnh duy nhất mà chúng tôi có là luật pháp ».
Sau cùng, vị giám chức nhắc đến cuộc di dân của các Kitô hữu Irak. « Có rất nhiều gia đình rời bỏ Mossoul để lánh nạn sang những thành phố khác, nơi có những người tín hữu sống gần Mossoul và Kurdistan ». « Can thiệp của chính phủ và cần thiết ».
Ngài cũng nghĩ đến việc cần thiết gặp gỡ « Thủ Tướng tại Bagdad để nói về vấn đề này ». « Chúng tôi đang chờ đợi cuộc gặp này ».
Tuy vậy, trong lúc mong đợi, « tất cả các ngôi nhà thờ của chúng tôi tại Mossoul vẫn mở cửa ». « Chúng tôi cần tiếp tục cuộc sống bình thường của mình ngay cả trong hoàn cảnh này ! ». Đức Tổng Giám Mục Casmoussa kết luận.
Theo http://zenit.org/article-23586?l=french
Đức cha Basile Georges Casmoussa, Tổng Giám Mục Mossoul, Irak đã nhắc đến tính khẩn thiết về sự can thiệp của chính phủ Irak sau vụ giết hại 5 Kitô hữu trong vòng một tuần xảy ra tại Mossoul.
Tin này đã được Radio Vatican loan báo trong chương trình phát thanh ngày 21 tháng hai.
Để gợi lại vấn đề này, mới đây các giám mục của thành phố đã tiếp xúc với các nhà hữu trách dân sự Irak.
« Họ đã chăm chú lắng nghe chúng tôi. Vào buổi tối ngay sau lần gặp gỡ ấy, truyền hình địa phương đã phát một phóng sự dài về đề tài này », đức cha Casmoussa bày tỏ. « Vị Tổng Đốc đã nói công khai về cuộc gặp gỡ của chúng tôi và đã có những tuyên bố rất tốt đẹp ». « Chúng tôi cũng biết rằng có những tranh luận về tình hình người tín hữu tại trụ sở chính quyền ».
Chính phủ « đã hứa hẹn với chúng tôi trong việc gia tăng an ninh, triển khai lực lượng quân sự và cảnh sát trong những khu vực mà các Kitô hữu đang sinh sống », Vị Tổng Giám Mục Irak còn cho biết thêm. « Tuy nhiên tại Mossoul, người tín hữu vẫn không được sống trong an bình ».
« Điều thực sự cần thiết là chính phủ nên nghiêm trị những kẻ gây ra hành động này, bởi vì sức mạnh duy nhất mà chúng tôi có là luật pháp ».
Sau cùng, vị giám chức nhắc đến cuộc di dân của các Kitô hữu Irak. « Có rất nhiều gia đình rời bỏ Mossoul để lánh nạn sang những thành phố khác, nơi có những người tín hữu sống gần Mossoul và Kurdistan ». « Can thiệp của chính phủ và cần thiết ».
Ngài cũng nghĩ đến việc cần thiết gặp gỡ « Thủ Tướng tại Bagdad để nói về vấn đề này ». « Chúng tôi đang chờ đợi cuộc gặp này ».
Tuy vậy, trong lúc mong đợi, « tất cả các ngôi nhà thờ của chúng tôi tại Mossoul vẫn mở cửa ». « Chúng tôi cần tiếp tục cuộc sống bình thường của mình ngay cả trong hoàn cảnh này ! ». Đức Tổng Giám Mục Casmoussa kết luận.
Theo http://zenit.org/article-23586?l=french
Nhận định của một LM Công giáo thuộc Giáo hội thầm lặng tại Trung Quốc về sự hiệp nhất trong Giáo hội tại nước này.
Chu Văn
09:59 23/02/2010
Nhận định của một linh mục Công giáo thuộc Giáo hội thầm lặng tại Trung Quốc về sự hiệp nhứt trong Giáo hội tại nước này.
Bắc Kinh, Trung Quốc [Asianews 18/2/2010] - Kính thưa quý vị, các bạn thân mến. Mới đây nguyệt san Công giáo Ý có tên là "Trenta Giorni" [30 ngày], do cựu thủ tướng Ý, ông Andreotti làm chủ bút, lên tiếng phê bình Ðức hồng y Joseph Zen Ze Kiun, cựu Giám mục Hongkong, vì cho rằng vị Giám mục này hiểu sai lá thư của Ðức thánh cha Benedicto XVI gởi cho người Công giáo Trung Quốc. Báo này cũng đề cập đến những chia rẽ giữa Giáo hội chính thức và Giáo hội thầm lặng tại Trung Quốc.
Trong nhiều phản ứng sôi nổi, hãng thông tấn Asianews đã nhận được chứng từ của cha Peter Song Zhichun, một linh mục thuộc Giáo hội thầm lặng tại Trung Quốc. Vị linh mục này không tán thành việc Ðức cha An Shuxin, Giám mục phó giáo phận Baoding, thuộc Giáo hội thầm lặng, đã quyết định gia nhập Hội công giáo Ái Quốc Trung Quốc và được bổ nhiệm làm phó chủ tịch của Hội này. Trong bài viết, cha Zhichun đã đề cao Ðức hồng Zen, nhà vô địch tranh đấu cho tự do của Giáo hội tại Trung Quốc.
Mở đầu bài viết, cha Zhichun nói rằng ngài biết rõ giáo phận Baoding, Hong kong cũng như đã từng tiếp xúc với Ðức cha Francis An Shuxin, Giám mục phó giáo phận Baoding và cả Ðức hồng y Zen Ze Kiun, cựu Giám mục Hongkong. Cha khẳng định: cả hai vị đều là những mẫu gương nên được noi theo.
Cha Zhichun cũng tự giới thiệu: ngài hiện đang là một cha sở, đang cố gắng áp dụng giáo huấn của Ðức thánh cha trong lá thư gởi cho người Công giáo Trung Quốc hồi năm 2007.
Trước hết, đề cập đến những quan hệ khó khăn với chính quyền cộng sản Trung Quốc, cha Zhichun khẳng định: ngài không tin rằng Bộ Truyền Giáo đã tìm cách khuyến dụ Ðức cha An Shuxin để ngài ra khỏi Giáo hội thầm lặng và hợp tác với chính quyền. Theo cha, Tòa thánh để cho mỗi vị Giám mục được tự do hành động trong quyền hạn của mình và không hề buộc các Ðức giám mục Trung Quốc từ bỏ chứng từ "anh hùng" của mình để gia nhập Hội Công Giáo Ái Quốc vốn có chủ trương đi ngược lại giáo lý của Giáo hội khi xây dựng một Giáo hội độc lập và tự trị, tự quản.
Trong thời gian gần đây, cha Zhichun đã nhận thấy nhiều Giám mục thuộc Giáo hội thầm lặng ra khỏi hầm trú, như trường hợp Ðức cha Wei Jingyi, Giám mục Qiqihar hay Ðức cha Li Jingfeng, Giám mục Fengxiang. Ðức cha Jingfeng đã được sự ủng hộ của cộng đồng tín hữu. Riêng Ðức cha Wei hiện đang vận động để được nhà nước nhìn nhận tư cách Giám mục. Bộ truyền giáo theo đúng chỉ thị của Ðức thánh cha, để cho các Ðức giám mục địa phương được tự do quyết định.
Cha Zhichun viết: kinh nghiệm của ngài cho thấy rằng thật khó cho các cộng đồng thuộc Giáo hội thầm lặng được nhìn nhận, ngay cả khi Tòa Thánh muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc để cho vấn đề này được dễ dàng hơn. Phủ quốc vụ khanh Tòa thánh đã làm hết sức có thể nhưng vẫn còn gặp một trở ngại lớn và trở ngại này cũng chính là trở ngại mà Giáo hội thầm lặng phải đương đầu.Trở ngại đó là: hợp thức hóa Giáo hội tự trị là đi ngược lại giáo lý của Giáo hội.
Cha Zhichun nêu lên câu hỏi: "Làm sao Giáo hội có thể chối bỏ chính mình? Như Ðức thánh cha đã tái khẳng định trong lá thư gởi cho người Công giáo Trung Quốc: tự đặt mình lên trên các Ðức giám mục và hướng dẫn cuộc sống của cộng đồng Giáo hội là điều không phù hợp với Giáo lý Công giáo".
Sau khi Ðức thánh cha cho công bố lá thư, nhiều người tỏ ra lạc quan về các mối quan hệ giữa Giáo hội và chính phủ. Trong thực tế, theo nhận định của cha Zhichun, điều Ðức thánh cha nhắm tới trong lá thư không phải là mối quan hệ với Nhà nước cộng sản, mà là sự hiệp nhứt của Giáo hội tại Trung Quốc. Cha Zhichun viết: "Với tư cách là một linh mục thuộc Giáo hội thầm lặng, tôi đã từng mong ước được thực thi chức vụ trong xã hội Trung Quốc bằng cách làm chứng cho niềm tin Công giáo trước mặt bạn bè, những người đồng môn thời thơ ấu. Nhưng tôi cảm thấy cần phải chấp nhận hy sinh để sống chui như Chúa Giêsu đã đón nhận thập giá, một cách kiên nhẫn, bằng lời cầu nguyện và tha thứ, chấp nhận sự Quan Phòng của Cha trên trời".
Nhận định về việc Ðức cha An Shuxin quyết định gia nhập Hội công giáo ái quốc Trung Quốc và làm phó chủ tịch của Hội với hy vọng bình thường hóa đời sống của giáo phận Baoding, cha Zhichun viết: "nhiều người không ngừng tranh cãi về những lý do khiến cho vị Giám mục này được trả tự do hay chấp nhận làm phó chủ tịch của Hội công giáo Ái quốc Trung Quốc. Họ nói rằng hành động của Ðức cha tạo thêm chia rẽ trong giáo phận". Về phần mình, cha Zhichun nói rằng ngài không hề lên án quyết định của Ðức cha Shuxin, mặc dù đây là một sai lầm.
Nhận định về những nỗ lực của Ðức hồng y Zen, cựu Giám mục Hongkong, cha Zhichun nói rằng nhờ bản toát yếu về lá thư của Ðức thánh cha do Ðức hồng y biên soạn, các linh mục Trung quốc có thể đào sâu những chỉ đạo của Ðức thánh cha. Theo cha, sau khi lá thư được công bố, Giáo hội công khai và Giáo hội thầm lặng tại Trung Quốc dần dần xích lại gần nhau hơn và hợp tác với nhau. Cha khẳng định: "chúng tôi sẳn sàng cứu vãn sự hiệp nhứt của Giáo hội, dù có gặp những trở ngại về chính trị".
Về Ðức hồng y cựu Giám mục Hongkong, cha Zhichun khẳng định: "Ðức hồng y Zen đáng được kính trọng. Ngài có một tiếng nói quan trọng tại Hongkong; tiếng nói của ngài cũng vang dội khắp thế giới. Ngài là một người bênh vực cho nhân quyền và tính chính đáng của Giáo hội Công giáo.
Kết thúc bài viết, cha Zhichun kêu gọi: "Chúng tôi cần sự cộng tác chân thành của tất cả anh chị em trong Chúa Kitô, bên trong cũng như bên ngoài lục địa, để giúp Giáo hội Trung Quốc tìm lại được hiệp nhứt. Mọi tố cáo vô bổ không những không giúp cho Giáo hội mà còn trở thành một dụng cụ trong tay của Hội công giáo Ái quốc Trung Quốc.Tại Trung Quốc, vì hòa giải và tha thứ, chúng tôi phải thăng tiến tinh thần tử đạo, tức sẵn sàng thí mạng vì Ý Chúa và sự hiệp nhứt của Giáo hội. Chúng tôi phải học phương pháp đối thoại do Công Ðồng Vatican II để lại, ngõ hầu một ngày kia tất cả chúng tôi đều có thể cùng nhau cầu nguyện "Lạy Cha chúng con".
Bắc Kinh, Trung Quốc [Asianews 18/2/2010] - Kính thưa quý vị, các bạn thân mến. Mới đây nguyệt san Công giáo Ý có tên là "Trenta Giorni" [30 ngày], do cựu thủ tướng Ý, ông Andreotti làm chủ bút, lên tiếng phê bình Ðức hồng y Joseph Zen Ze Kiun, cựu Giám mục Hongkong, vì cho rằng vị Giám mục này hiểu sai lá thư của Ðức thánh cha Benedicto XVI gởi cho người Công giáo Trung Quốc. Báo này cũng đề cập đến những chia rẽ giữa Giáo hội chính thức và Giáo hội thầm lặng tại Trung Quốc.
Trong nhiều phản ứng sôi nổi, hãng thông tấn Asianews đã nhận được chứng từ của cha Peter Song Zhichun, một linh mục thuộc Giáo hội thầm lặng tại Trung Quốc. Vị linh mục này không tán thành việc Ðức cha An Shuxin, Giám mục phó giáo phận Baoding, thuộc Giáo hội thầm lặng, đã quyết định gia nhập Hội công giáo Ái Quốc Trung Quốc và được bổ nhiệm làm phó chủ tịch của Hội này. Trong bài viết, cha Zhichun đã đề cao Ðức hồng Zen, nhà vô địch tranh đấu cho tự do của Giáo hội tại Trung Quốc.
Mở đầu bài viết, cha Zhichun nói rằng ngài biết rõ giáo phận Baoding, Hong kong cũng như đã từng tiếp xúc với Ðức cha Francis An Shuxin, Giám mục phó giáo phận Baoding và cả Ðức hồng y Zen Ze Kiun, cựu Giám mục Hongkong. Cha khẳng định: cả hai vị đều là những mẫu gương nên được noi theo.
Cha Zhichun cũng tự giới thiệu: ngài hiện đang là một cha sở, đang cố gắng áp dụng giáo huấn của Ðức thánh cha trong lá thư gởi cho người Công giáo Trung Quốc hồi năm 2007.
Trước hết, đề cập đến những quan hệ khó khăn với chính quyền cộng sản Trung Quốc, cha Zhichun khẳng định: ngài không tin rằng Bộ Truyền Giáo đã tìm cách khuyến dụ Ðức cha An Shuxin để ngài ra khỏi Giáo hội thầm lặng và hợp tác với chính quyền. Theo cha, Tòa thánh để cho mỗi vị Giám mục được tự do hành động trong quyền hạn của mình và không hề buộc các Ðức giám mục Trung Quốc từ bỏ chứng từ "anh hùng" của mình để gia nhập Hội Công Giáo Ái Quốc vốn có chủ trương đi ngược lại giáo lý của Giáo hội khi xây dựng một Giáo hội độc lập và tự trị, tự quản.
Trong thời gian gần đây, cha Zhichun đã nhận thấy nhiều Giám mục thuộc Giáo hội thầm lặng ra khỏi hầm trú, như trường hợp Ðức cha Wei Jingyi, Giám mục Qiqihar hay Ðức cha Li Jingfeng, Giám mục Fengxiang. Ðức cha Jingfeng đã được sự ủng hộ của cộng đồng tín hữu. Riêng Ðức cha Wei hiện đang vận động để được nhà nước nhìn nhận tư cách Giám mục. Bộ truyền giáo theo đúng chỉ thị của Ðức thánh cha, để cho các Ðức giám mục địa phương được tự do quyết định.
Cha Zhichun viết: kinh nghiệm của ngài cho thấy rằng thật khó cho các cộng đồng thuộc Giáo hội thầm lặng được nhìn nhận, ngay cả khi Tòa Thánh muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc để cho vấn đề này được dễ dàng hơn. Phủ quốc vụ khanh Tòa thánh đã làm hết sức có thể nhưng vẫn còn gặp một trở ngại lớn và trở ngại này cũng chính là trở ngại mà Giáo hội thầm lặng phải đương đầu.Trở ngại đó là: hợp thức hóa Giáo hội tự trị là đi ngược lại giáo lý của Giáo hội.
Cha Zhichun nêu lên câu hỏi: "Làm sao Giáo hội có thể chối bỏ chính mình? Như Ðức thánh cha đã tái khẳng định trong lá thư gởi cho người Công giáo Trung Quốc: tự đặt mình lên trên các Ðức giám mục và hướng dẫn cuộc sống của cộng đồng Giáo hội là điều không phù hợp với Giáo lý Công giáo".
Sau khi Ðức thánh cha cho công bố lá thư, nhiều người tỏ ra lạc quan về các mối quan hệ giữa Giáo hội và chính phủ. Trong thực tế, theo nhận định của cha Zhichun, điều Ðức thánh cha nhắm tới trong lá thư không phải là mối quan hệ với Nhà nước cộng sản, mà là sự hiệp nhứt của Giáo hội tại Trung Quốc. Cha Zhichun viết: "Với tư cách là một linh mục thuộc Giáo hội thầm lặng, tôi đã từng mong ước được thực thi chức vụ trong xã hội Trung Quốc bằng cách làm chứng cho niềm tin Công giáo trước mặt bạn bè, những người đồng môn thời thơ ấu. Nhưng tôi cảm thấy cần phải chấp nhận hy sinh để sống chui như Chúa Giêsu đã đón nhận thập giá, một cách kiên nhẫn, bằng lời cầu nguyện và tha thứ, chấp nhận sự Quan Phòng của Cha trên trời".
Nhận định về việc Ðức cha An Shuxin quyết định gia nhập Hội công giáo ái quốc Trung Quốc và làm phó chủ tịch của Hội với hy vọng bình thường hóa đời sống của giáo phận Baoding, cha Zhichun viết: "nhiều người không ngừng tranh cãi về những lý do khiến cho vị Giám mục này được trả tự do hay chấp nhận làm phó chủ tịch của Hội công giáo Ái quốc Trung Quốc. Họ nói rằng hành động của Ðức cha tạo thêm chia rẽ trong giáo phận". Về phần mình, cha Zhichun nói rằng ngài không hề lên án quyết định của Ðức cha Shuxin, mặc dù đây là một sai lầm.
Nhận định về những nỗ lực của Ðức hồng y Zen, cựu Giám mục Hongkong, cha Zhichun nói rằng nhờ bản toát yếu về lá thư của Ðức thánh cha do Ðức hồng y biên soạn, các linh mục Trung quốc có thể đào sâu những chỉ đạo của Ðức thánh cha. Theo cha, sau khi lá thư được công bố, Giáo hội công khai và Giáo hội thầm lặng tại Trung Quốc dần dần xích lại gần nhau hơn và hợp tác với nhau. Cha khẳng định: "chúng tôi sẳn sàng cứu vãn sự hiệp nhứt của Giáo hội, dù có gặp những trở ngại về chính trị".
Về Ðức hồng y cựu Giám mục Hongkong, cha Zhichun khẳng định: "Ðức hồng y Zen đáng được kính trọng. Ngài có một tiếng nói quan trọng tại Hongkong; tiếng nói của ngài cũng vang dội khắp thế giới. Ngài là một người bênh vực cho nhân quyền và tính chính đáng của Giáo hội Công giáo.
Kết thúc bài viết, cha Zhichun kêu gọi: "Chúng tôi cần sự cộng tác chân thành của tất cả anh chị em trong Chúa Kitô, bên trong cũng như bên ngoài lục địa, để giúp Giáo hội Trung Quốc tìm lại được hiệp nhứt. Mọi tố cáo vô bổ không những không giúp cho Giáo hội mà còn trở thành một dụng cụ trong tay của Hội công giáo Ái quốc Trung Quốc.Tại Trung Quốc, vì hòa giải và tha thứ, chúng tôi phải thăng tiến tinh thần tử đạo, tức sẵn sàng thí mạng vì Ý Chúa và sự hiệp nhứt của Giáo hội. Chúng tôi phải học phương pháp đối thoại do Công Ðồng Vatican II để lại, ngõ hầu một ngày kia tất cả chúng tôi đều có thể cùng nhau cầu nguyện "Lạy Cha chúng con".
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không phản đối việc Giáo hội Chính thống kháng án lên tòa án Âu Châu.
Chu Văn
10:01 23/02/2010
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không phản đối việc Giáo hội Chính thống kháng án lên tòa án Âu Châu.
Thổ Nhĩ Kỳ [Asianews 19/2/2010] - Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không phản đối việc Giáo hội Chính thống nước này kháng án lên tòa án Âu Châu để yêu cầu cho mở lại chủng viện.
Theo các nguồn tin ngoại giao tại Bruxelles, Bỉ, Ðức thượng phụ đại kết Bartolomeo I đã làm đơn kháng cáo lên tòa án quốc tế tại Strasbourg để yêu cầu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho phép mở lại chủng viện Halki.
Việc Ðức thượng phụ đại kết kiện lên tòa án Âu Châu không phải là một hành động mới mẽ, bởi vì ngài đã từng đưa vấn đề lên các diễn đàn quốc tế để đòi hỏi một quyền vốn đã bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ chối bỏ trong nhiều thập niên qua.
Theo các nhà ngoại giao tại Bruxelles, điều đáng ngạc nhiên là dường như nhiều nhóm trong chính phủ cải cách của thủ tướng Erdogan đã tán thành hành động của Ðức thượng phụ. Các nhóm có chủ trương cải cách này tin rằng phán quyết của tòa án Âu Châu tại Strasbourg có tính cách cưỡng bách và như vậy có thể bẽ gẫy được sự đối kháng của phe bảo thủ trong chính phủ.
Chính phủ cải cách của ông Erdogan cũng đạt được một thắng lợi qua việc bổ nhiệm tân đại sứ bên cạnh Tòa thánh. Tân đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ bên cạnh Tòa thánh không xuất thân từ giới ngoại giao bảo thủ của nước này. Trước khi lên đường sang Roma nhậm chức, ông tân đại sứ đã viếng thăm xã giao Ðức thượng phụ đại kết. Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, người ta chứng kiến một hành động như thế.
Thổ Nhĩ Kỳ [Asianews 19/2/2010] - Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không phản đối việc Giáo hội Chính thống nước này kháng án lên tòa án Âu Châu để yêu cầu cho mở lại chủng viện.
Theo các nguồn tin ngoại giao tại Bruxelles, Bỉ, Ðức thượng phụ đại kết Bartolomeo I đã làm đơn kháng cáo lên tòa án quốc tế tại Strasbourg để yêu cầu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho phép mở lại chủng viện Halki.
Việc Ðức thượng phụ đại kết kiện lên tòa án Âu Châu không phải là một hành động mới mẽ, bởi vì ngài đã từng đưa vấn đề lên các diễn đàn quốc tế để đòi hỏi một quyền vốn đã bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ chối bỏ trong nhiều thập niên qua.
Theo các nhà ngoại giao tại Bruxelles, điều đáng ngạc nhiên là dường như nhiều nhóm trong chính phủ cải cách của thủ tướng Erdogan đã tán thành hành động của Ðức thượng phụ. Các nhóm có chủ trương cải cách này tin rằng phán quyết của tòa án Âu Châu tại Strasbourg có tính cách cưỡng bách và như vậy có thể bẽ gẫy được sự đối kháng của phe bảo thủ trong chính phủ.
Chính phủ cải cách của ông Erdogan cũng đạt được một thắng lợi qua việc bổ nhiệm tân đại sứ bên cạnh Tòa thánh. Tân đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ bên cạnh Tòa thánh không xuất thân từ giới ngoại giao bảo thủ của nước này. Trước khi lên đường sang Roma nhậm chức, ông tân đại sứ đã viếng thăm xã giao Ðức thượng phụ đại kết. Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, người ta chứng kiến một hành động như thế.
Ủy ban nhân quyền Indonesia kêu gọi chính phủ nước này bãi bỏ luật chống phạm thượng.
Chu Văn
10:02 23/02/2010
Ủy ban nhân quyền Indonesia kêu gọi chính phủ nước này bãi bỏ luật chống phạm thượng.
Jakarta, Indonesia [Ucanews 19/2/2010] - Ủy ban nhân quyền Indonesia kêu gọi chính phủ nước này bãi bỏ luật chống phạm thượng.
Ðược biết luật chống phạm thượng đã được ban hành tại Indonesia vào năm 1965.
Ông Ifdhal Kasim, chủ tịch Ủy ban nhân quyền Indonesia nói rằng luật chống phạm thượng tạo ra nhiều vấn đề vì nó cho phép nhà nước được can thiệp vào tôn giáo. Theo ông Kasim, không nên duy trì luật này vì nó không bảo vệ tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
Phát biểu tại một phiên họp do Tòa bảo hiến Jakarta tổ chức hôm 17 tháng 2 năm 2010 nhằm duyệt xét lại ngành tư pháp, ông Kasim nói rằng nhà nước "nên tích cực hơn trong việc bảo vệ người có tôn giáo và tôn giáo của họ". Ông kêu gọi nhà nước hãy có hành động chống lại những người gây ra bạo động chống tôn giáo.
Theo luật chống phạm thượng tại Indonesia, những ai có hành vi phạm thượng chống lại bất cứ tôn giáo nào được chính phủ chính thức nhìn nhận đều có thể bị án tù.
Ông Kasim nói rằng chính phủ ban hành luật này chỉ để bảo vệ 6 tôn giáo được chính phủ nhìn nhận là Phật giáo, Khổng giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Công giáo và Tin lành. Những người không thuộc các tôn giáo này luôn gặp khó khăn.
Ông Kasim cho biết các tín đồ Bahai chỉ thực thi niềm tin một cách lén lút vì họ sợ bị xem như tội phạm chiếu theo luật chống phạm thượng.
Theo ông, nhà nước cần phải nhìn nhận những tôn giáo khác để các tín đồ không bị kỳ thị hay bị tấn công.
Jakarta, Indonesia [Ucanews 19/2/2010] - Ủy ban nhân quyền Indonesia kêu gọi chính phủ nước này bãi bỏ luật chống phạm thượng.
Ðược biết luật chống phạm thượng đã được ban hành tại Indonesia vào năm 1965.
Ông Ifdhal Kasim, chủ tịch Ủy ban nhân quyền Indonesia nói rằng luật chống phạm thượng tạo ra nhiều vấn đề vì nó cho phép nhà nước được can thiệp vào tôn giáo. Theo ông Kasim, không nên duy trì luật này vì nó không bảo vệ tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
Phát biểu tại một phiên họp do Tòa bảo hiến Jakarta tổ chức hôm 17 tháng 2 năm 2010 nhằm duyệt xét lại ngành tư pháp, ông Kasim nói rằng nhà nước "nên tích cực hơn trong việc bảo vệ người có tôn giáo và tôn giáo của họ". Ông kêu gọi nhà nước hãy có hành động chống lại những người gây ra bạo động chống tôn giáo.
Theo luật chống phạm thượng tại Indonesia, những ai có hành vi phạm thượng chống lại bất cứ tôn giáo nào được chính phủ chính thức nhìn nhận đều có thể bị án tù.
Ông Kasim nói rằng chính phủ ban hành luật này chỉ để bảo vệ 6 tôn giáo được chính phủ nhìn nhận là Phật giáo, Khổng giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Công giáo và Tin lành. Những người không thuộc các tôn giáo này luôn gặp khó khăn.
Ông Kasim cho biết các tín đồ Bahai chỉ thực thi niềm tin một cách lén lút vì họ sợ bị xem như tội phạm chiếu theo luật chống phạm thượng.
Theo ông, nhà nước cần phải nhìn nhận những tôn giáo khác để các tín đồ không bị kỳ thị hay bị tấn công.
Các tín hữu Kitô tại Pakistan kêu gọi trả tự do cho một người Công giáo bị kết án tù chung thân vì tội phạm thượng.
Chu Văn
10:02 23/02/2010
Các tín hữu Kitô tại Pakistan kêu gọi trả tự do cho một người Công giáo bị kết án tù chung thân vì tội phạm thượng.
Faisalabad, Pakistan [Ucanews 19/2/2010] - Một tổ chức nhân quyền liên tôn có trụ sợ tại Hoa kỳ kêu gọi chính quyền Pakistan trả tự do cho một người Công giáo bị kết án tù chung thân vì tội phạm thượng đối với Kinh Coran.
Ðại diện vùng của Tổ chức có tên là "Quan ngại của Kitô giáo thế giới" gọi tắt là ICC, đã kêu gọi chính phủ Pakistan trả tự do cho ông Imran Masih và bảo đảm an ninh cho gia đình ông. Ngoài ra tổ chức này cũng kêu gọi chính phủ Pakistan duyệt xét lại luật chống phạm thượng bởi vì luật này luôn bị người Hồi giáo lạm dụng để giải quyết các cuộc xung đột quyền lợi cá nhân với các tín hữu Kitô.
Một tòa án tại Faisalabad đã kết án tù chung thân ông Masih và buộc ông phải đền bù khoảng trên 1 ngàn mỹ kim sau khi người láng giềng Hồi giáo của ông tố cáo ông đốt kinh Coran.
Hồi tháng 7 năm 2009, người Hồi giáo đã tấn công vào tiệm buôn của ông Masih và trao nộp ông cho cảnh sát địa phương.
Cha Khalid Rashid, Tổng đại diện Giáo phận Faisalabad nói với hãng thông tấn Ucanews rằng trong đa số các trường hợp những người bị bách hại đều là những người vô tội. Các tín hữu Kitô là nạn nhân của những vụ trả thù liên quan đến những vấn đề như phụ nữ, tiền bạc và tài sản. Các nạn nhân hoặc bị giết chết hoặc chết dần chết mòn mà không ai biết tới.
Hồi năm 2009, đã có 15 người bị kết án vị tội phạm thượng.
Faisalabad, Pakistan [Ucanews 19/2/2010] - Một tổ chức nhân quyền liên tôn có trụ sợ tại Hoa kỳ kêu gọi chính quyền Pakistan trả tự do cho một người Công giáo bị kết án tù chung thân vì tội phạm thượng đối với Kinh Coran.
Ðại diện vùng của Tổ chức có tên là "Quan ngại của Kitô giáo thế giới" gọi tắt là ICC, đã kêu gọi chính phủ Pakistan trả tự do cho ông Imran Masih và bảo đảm an ninh cho gia đình ông. Ngoài ra tổ chức này cũng kêu gọi chính phủ Pakistan duyệt xét lại luật chống phạm thượng bởi vì luật này luôn bị người Hồi giáo lạm dụng để giải quyết các cuộc xung đột quyền lợi cá nhân với các tín hữu Kitô.
Một tòa án tại Faisalabad đã kết án tù chung thân ông Masih và buộc ông phải đền bù khoảng trên 1 ngàn mỹ kim sau khi người láng giềng Hồi giáo của ông tố cáo ông đốt kinh Coran.
Hồi tháng 7 năm 2009, người Hồi giáo đã tấn công vào tiệm buôn của ông Masih và trao nộp ông cho cảnh sát địa phương.
Cha Khalid Rashid, Tổng đại diện Giáo phận Faisalabad nói với hãng thông tấn Ucanews rằng trong đa số các trường hợp những người bị bách hại đều là những người vô tội. Các tín hữu Kitô là nạn nhân của những vụ trả thù liên quan đến những vấn đề như phụ nữ, tiền bạc và tài sản. Các nạn nhân hoặc bị giết chết hoặc chết dần chết mòn mà không ai biết tới.
Hồi năm 2009, đã có 15 người bị kết án vị tội phạm thượng.
Caritas quốc tế trợ giúp nạn nhân động đất Haiti trên 200 triệu Mỹ Kim
Nguyễn Long Thao
10:23 23/02/2010
Caritas trợ giúp nạn nhân động đất Haiti trên 200 triệu Mỹ Kim
Bản tin của Caritas quốc tế cho biết các cơ quan Caritas của 40 quốc gia trên thế giới đã quyên góp được một số tiền là 198 triệu Mỹ kim từ các tư nhân và 36 triệu Mỹ Kim từ các chính quyền và các cơ quan để trợ giú nạn nhân động đất tại Haiti.
Caritas tại Haiti đang cung cấp thực phẩm cho 500,000 người, cung cấp chỗ tạm trú cho 43,000 nạn nhân, chữa trị bệnh và săn sóc y tế cho 12,000 người.
Kế hoạh trợ giúp cấp thời của Caritas cho nạn nhân động đất kéo dài trong 2 tháng và trong 3 đến 5 năm sắp tới Caritas sẽ tập trung vấn đề cứu trợ vào việc xây dựng gia cư, giáo dục và công ăn việc làm.
Bản tin của Caritas quốc tế cho biết các cơ quan Caritas của 40 quốc gia trên thế giới đã quyên góp được một số tiền là 198 triệu Mỹ kim từ các tư nhân và 36 triệu Mỹ Kim từ các chính quyền và các cơ quan để trợ giú nạn nhân động đất tại Haiti.
Caritas tại Haiti đang cung cấp thực phẩm cho 500,000 người, cung cấp chỗ tạm trú cho 43,000 nạn nhân, chữa trị bệnh và săn sóc y tế cho 12,000 người.
Kế hoạh trợ giúp cấp thời của Caritas cho nạn nhân động đất kéo dài trong 2 tháng và trong 3 đến 5 năm sắp tới Caritas sẽ tập trung vấn đề cứu trợ vào việc xây dựng gia cư, giáo dục và công ăn việc làm.
Hồng Y Rouco Varela giới thiệu về Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Madrid 2011
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
10:25 23/02/2010
Hồng Y Rouco Varela giới thiệu về Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Madrid 2011
« Liên quan đến Ngày Quốc Tế Giới Trẻ (NQTGT), mối quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước tiến triển tốt đẹp », Tổng Giám Mục Madrid đã khẳng định hôm 19 tháng hai.
Hồng Y Antonio María Rouco Varela đã cung cấp những tin mới đây liên quan đến NQTGT và chiều kích thế giới của chúng cho các ký giả trong cuộc họp báo quốc tế.
Hồng Y cũng đã đánh giá bầu khí hợp tác của các cơ quan hành chính quốc gia. Qua việc cung cấp nhiều địa điểm, và các cơ cấu công cộng, tính cách của sự kiện về lợi ích chung thật tuyệt vời đã nhượng lại cho NQTGT, cũng như có các quy chế ưu đãi về thuế khóa đối với những công ty ủng hộ cho dịp trọng đại này.
Sự cộng tác của Chính Phủ Tây Ban Nha thể hiện qua việc tạo điều kiện thuận lợi trong khâu cấp thị thực nhập cảnh cho những bạn trẻ đến từ một số nước.
Những hoạt cảnh Thương Khó khắp nơi tại Tây Ban Nha
Trong số những cử hành khác nhau dự tính cho sự kiện, sẽ được diễn ra tại Madrid vào tháng tám 2011, chặng đường Thánh Giá triển khai dọc theo tuyến paseo de la Castellana, trục đường chính của thủ đô Tây Ban Nha.
« Đó sẽ là một cuộc biểu dương văn hóa đại quy mô trong Tuần Thánh Tây Ban Nha », Đức Hồng Y giải thích và nói thêm rằng nó sẽ quy tụ những hoạt cảnh Thương Khó có giá trị lớn về nghệ thuật và tôn giáo đến từ khắp nơi trên đất nước».
NQTGT sẽ được khai mạc bằng việc đón Đức Thánh Cha và thánh lễ được cử hành tại plaza de Cibeles, trung tâm thành phố vào ngày 16 tháng tám.
Buổi diễn nguyện và thánh lễ bế mạc Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ sẽ diễn ra trong hai ngày 19 và 20 tháng tám tại Cuatro Vientos, nơi cũng đã diễn cuộc gặp gỡ với Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 11 tháng tư năm 2003.
Tiếp đón
Tổng Giám Mục Madrid đã nhắc rằng thách đố chính yếu của NQTGT hệ tại trong cách suy luận: « Chúng tôi cần phải sẵn sàng đón tiếp hai triệu bạn trẻ, rồi chuẩn bị đồ ăn và nơi ngủ nghỉ cho họ ».
Dự kiến cũng có sự hiện diện của hơn 1000 giám mục và phân nửa các Hồng Y trong toàn Giáo Hội.
Vị giám chức bày tỏ niềm tin tưởng: « Tại Madrid, chúng tôi có một khả năng to lớn về việc đón tiếp » và cũng gợi lại kinh nghiệm đã gặt hái được từ những lần gặp gỡ trọng thể với Đức Thánh Cha.
Có rất nhiều gia đình tại thủ đô sẽ tiếp đón các bạn trẻ cũng như những không gian được trù liệu để đón tiếp những giới tham dự khác.
« Madrid sẽ là một dịp lễ hội quốc tế lớn », Hồng Y Rouco đánh giá, « với đại đa số các bạn trẻ Châu Âu, nhưng cũng có nhiều người trẻ đến từ Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Châu Á ».
Phần lớn các bạn trẻ tham dự đại hội là Công Giáo, nhưng sự kiện này cũng mở ra cho những ai có niềm tin tôn giáo cũng như cho cả những người chưa có.
« Tất cả sẽ được tiếp đãi với sự tôn trọng, niềm nở và huynh đệ », Đức Hồng Y đảm bảo. « Chân lý tự biểu đạt, chứ không hề áp đặt », ngài nhấn mạnh bằng việc nhắc lại lời nói của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong dịp tông du Tây Ban Nha vào năm 2003.
JMJ: một dấu chỉ trong cuộc sống của người trẻ
Trả lời những câu hỏi liên quan đến hoàn cảnh sống đạo của các bạn trẻ Châu Âu, Hồng Y Rouco Varela thừa nhận một số vấn đề.
Ngài cũng đã đánh giá « rất lạc quan về giới trẻ Châu Âu ». « Người ta không có thể nói chung chung rằng người trẻ Châu Âu đã cắt đứt với cội nguồn Kitô giáo của mình ». Tại Tây Ban Nha cũng như tại một số nước khác, người ta nhận thấy sự phục hưng của đức tin nơi rất nhiều trong số họ ».
Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh rằng NQTGT được khởi xướng từ 25 năm nay, giúp đảo ngược khuynh hướng tại rất nhiều địa phương và để lại một dấu ấn trong cuộc sống người trẻ.
Với ý nghĩa này, ngài khẳng định, « Sau mỗi dịp NQTGT, các ơn gọi linh mục và sống thánh hiến hầu như tự động gia tăng».
Theo http://zenit.org/article-23585?l=french
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
« Liên quan đến Ngày Quốc Tế Giới Trẻ (NQTGT), mối quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước tiến triển tốt đẹp », Tổng Giám Mục Madrid đã khẳng định hôm 19 tháng hai.
Hồng Y Antonio María Rouco Varela đã cung cấp những tin mới đây liên quan đến NQTGT và chiều kích thế giới của chúng cho các ký giả trong cuộc họp báo quốc tế.
Hồng Y cũng đã đánh giá bầu khí hợp tác của các cơ quan hành chính quốc gia. Qua việc cung cấp nhiều địa điểm, và các cơ cấu công cộng, tính cách của sự kiện về lợi ích chung thật tuyệt vời đã nhượng lại cho NQTGT, cũng như có các quy chế ưu đãi về thuế khóa đối với những công ty ủng hộ cho dịp trọng đại này.
Sự cộng tác của Chính Phủ Tây Ban Nha thể hiện qua việc tạo điều kiện thuận lợi trong khâu cấp thị thực nhập cảnh cho những bạn trẻ đến từ một số nước.
Những hoạt cảnh Thương Khó khắp nơi tại Tây Ban Nha
Trong số những cử hành khác nhau dự tính cho sự kiện, sẽ được diễn ra tại Madrid vào tháng tám 2011, chặng đường Thánh Giá triển khai dọc theo tuyến paseo de la Castellana, trục đường chính của thủ đô Tây Ban Nha.
« Đó sẽ là một cuộc biểu dương văn hóa đại quy mô trong Tuần Thánh Tây Ban Nha », Đức Hồng Y giải thích và nói thêm rằng nó sẽ quy tụ những hoạt cảnh Thương Khó có giá trị lớn về nghệ thuật và tôn giáo đến từ khắp nơi trên đất nước».
NQTGT sẽ được khai mạc bằng việc đón Đức Thánh Cha và thánh lễ được cử hành tại plaza de Cibeles, trung tâm thành phố vào ngày 16 tháng tám.
Buổi diễn nguyện và thánh lễ bế mạc Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ sẽ diễn ra trong hai ngày 19 và 20 tháng tám tại Cuatro Vientos, nơi cũng đã diễn cuộc gặp gỡ với Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 11 tháng tư năm 2003.
Tiếp đón
Tổng Giám Mục Madrid đã nhắc rằng thách đố chính yếu của NQTGT hệ tại trong cách suy luận: « Chúng tôi cần phải sẵn sàng đón tiếp hai triệu bạn trẻ, rồi chuẩn bị đồ ăn và nơi ngủ nghỉ cho họ ».
Dự kiến cũng có sự hiện diện của hơn 1000 giám mục và phân nửa các Hồng Y trong toàn Giáo Hội.
Vị giám chức bày tỏ niềm tin tưởng: « Tại Madrid, chúng tôi có một khả năng to lớn về việc đón tiếp » và cũng gợi lại kinh nghiệm đã gặt hái được từ những lần gặp gỡ trọng thể với Đức Thánh Cha.
Có rất nhiều gia đình tại thủ đô sẽ tiếp đón các bạn trẻ cũng như những không gian được trù liệu để đón tiếp những giới tham dự khác.
« Madrid sẽ là một dịp lễ hội quốc tế lớn », Hồng Y Rouco đánh giá, « với đại đa số các bạn trẻ Châu Âu, nhưng cũng có nhiều người trẻ đến từ Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Châu Á ».
Phần lớn các bạn trẻ tham dự đại hội là Công Giáo, nhưng sự kiện này cũng mở ra cho những ai có niềm tin tôn giáo cũng như cho cả những người chưa có.
« Tất cả sẽ được tiếp đãi với sự tôn trọng, niềm nở và huynh đệ », Đức Hồng Y đảm bảo. « Chân lý tự biểu đạt, chứ không hề áp đặt », ngài nhấn mạnh bằng việc nhắc lại lời nói của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong dịp tông du Tây Ban Nha vào năm 2003.
JMJ: một dấu chỉ trong cuộc sống của người trẻ
Trả lời những câu hỏi liên quan đến hoàn cảnh sống đạo của các bạn trẻ Châu Âu, Hồng Y Rouco Varela thừa nhận một số vấn đề.
Ngài cũng đã đánh giá « rất lạc quan về giới trẻ Châu Âu ». « Người ta không có thể nói chung chung rằng người trẻ Châu Âu đã cắt đứt với cội nguồn Kitô giáo của mình ». Tại Tây Ban Nha cũng như tại một số nước khác, người ta nhận thấy sự phục hưng của đức tin nơi rất nhiều trong số họ ».
Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh rằng NQTGT được khởi xướng từ 25 năm nay, giúp đảo ngược khuynh hướng tại rất nhiều địa phương và để lại một dấu ấn trong cuộc sống người trẻ.
Với ý nghĩa này, ngài khẳng định, « Sau mỗi dịp NQTGT, các ơn gọi linh mục và sống thánh hiến hầu như tự động gia tăng».
Theo http://zenit.org/article-23585?l=french
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
Quyền của người di cư tị nạn
Linh Tiến Khải
10:30 23/02/2010
Quyền của người di cư tị nạn: Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Antonio Maria Vegliò, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh cho người di cư và lưu động về quyền của các anh chị em di cư
Chúa Nhật 17-1-2010 là Ngày Quốc Tế của người di cư và tị nạn lần thứ 96 với đề tài ”Các người di cư và tị nạn vị thành niên”. Trong sứ điệp gửi ngày này Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã kêu gọi cộng đồng quốc tế và các chính quyền chú ý một cách đúng đắn tới các trẻ em vị thành niên di cư, làm sao để các em có thể phát triển về thể lý, văn hóa, tinh thần và luân lý. Đức Thánh Cha cũng nhắc lại rằng chính Chúa Giêsu cũng đã phải sống kiếp tị nạn khi được cha mẹ đem đi trốn sang Ai Cập để thoát cảnh truy lùng của vua Hêrôđê. Ngài khẳng định rằng đề tài của năm nay đụng tới một khía cạnh mà các Kitô hữu phải chú ý đó là lời Chúa Giêsu nói trong ngày phán xét sau hết: ”Tất cả những gì các con làm cho một trong những người bé mọn nhất trong các con là làm cho chính Thầy” (Mt 25,40.45). Đức Thánh Cha cũng than phiền rằng mặc dù có Hiệp định về các quyền của trẻ em bảo vệ các quyền căn bản của trẻ em, nhưng vẫn có biết bao nhiệu trẻ vị thành niên ”bị bỏ rơi và có nguy cơ bị khai thác trong nhiều cách thế”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Tổng Giám Mục Antonio Maria Vegliò, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh cho người di cư và lưu động về quyền của các anh chị em di cư và việc hội nhập của họ.
Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục Vegliò, sự trợ giúp của Giáo Hội đối với các anh chị em di cư và tị nạn đôi khi bổ túc cho thiếu sót của các chính quyền, có phải thế không?
Đáp: Giáo Hội đã luôn luôn sát cánh với người di cư, đặc biệt những người phải sống trong những điều kiện dễ bị tổn thương và yếu đuối nhất tại khắp nơi trên thế giới này. Đồng thời Giáo Hội cũng khích lệ các xã hội nơi họ tìm tới rộng mở tiếp đón họ. Tất cả những điều này đã được phối hơp, trong mức độ có thể, với các cơ quan chính quyền và các hiệp hội dấn thân trong lãnh vực này. Trái lại nơi đâu cần có việc bổ túc, Giáo Hội đã tìm cách đương đầu với một vài thách đố, trước hết là thách đố xã hội và nhân đạo. Do đó Giáo Hội đã thăng tiến các sáng kiến và hướng dẫn bằng cách tôn trọng các nguyên tắc liên đới và phụ đới để đáp ứng các nhu cầu thiếu nhà ở, thiếu nguồn lợi thực phẩm, thiếu các cơ cấu trợ giúp, tìm giải pháp đúng đắn cho các các người di cư không hợp lệ vv... Trong rất nhiều trường hợp Giáo Hội cộng tác để cho các anh chị em di cư có giấy phép cư trú, nhất là để chống lại tệ nạn buôn bán và khai thác người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Hỏi: Thưa Đức Cha, trong công tác mục vụ cho người di cư đâu là các nút thắt chưa giải quyết được?
Đáp: Trên bình diện mục vụ cho người di cư, sự đa diện và phân tán mỏng của các nhóm chủng tộc trong nhiều bối cảnh trên thế giới khiến cho việc bảo đảm công tác mục vụ trợ giúp họ luôn gặp khó khăn: chẳng hạn như việc cử hành thánh lễ và ban các bí tích trong các thứ tiếng khác nhau. Một đàng phải tôn trọng truyền thống của Giáo Hội, đàng khác cũng phải tôn trọng gia tài văn hóa riêng biệt của các anh chị em di cư. Ngoài ra cũng còn sự kiện thiếu các cơ cấu mục vụ, bao gồm các nơi cử hành phụng vụ và gặp gỡ đáp ứng nhu cầu của các nhóm khác nhau. Đây là việc phối hợp khôn khéo mục vụ bình thường, đặc biệt là mục vụ giáo xứ, với mục vụ chuyên biệt, làm sao để tiếp nhận với sự nhậy cảm việc cấp thiết hội nhập đức tin vào lòng văn hóa trong tính cách khác biệt của các dân tộc. Đương nhiên càng ngày càng cần phải lôi kéo các nhân viên mục vụ giáo dân cộng tác với các linh mục và tu sĩ nam nữ, như được minh nhiên trong tài liệu mục vụ cho người di cư ”Erga migrantes caritas Christi”.
Hỏi: Thưa Đức Cha, riêng đối với người trẻ di cư, có đề nghị mục vụ chuyên biệt nào hay không?
Đáp: Để trả lời cho các thay đổi liên tục của thực tại giới trẻ cần phải có nhiều óc sáng tạo và sự linh động hơn là đối với các lứa tuổi khác. Các hình thức mục vụ chuyên biệt khác nhau cho giới trẻ cần chú ý tới vài yếu tố nòng cốt sau đây: trước hết là liên tục chú ý tới các nhu cầu đầu tiên của người trẻ, bao gồm việc bảo vệ phẩm giá và quyền lợi của họ, cả khi họ sống trong tình trạng bất hợp lệ. Thứ hai, tìm đối thoại không mệt mỏi như là khả thể làm giầu cho nền văn hóa, vì người trẻ di cư thuộc nhiều tôn giáo khác nhau. Thứ ba, tái chiếm lại cho các thế hệ trẻ vị thế chủ động của họ cả trong lãnh vực tôn giáo. Thứ bốn, đánh gía các đặc thái chủng tộc của người trẻ di cư, trong tinh thần công giáo, bằng cách nhấn mạnh trên sự hội nhập, nhưng khước từ sự đồng hóa. Thứ năm, tái chiếm ý nghĩa Giáo Hội lữ hành trong lịch sử, luôn luôn tiến bước bên cạnh tất cả mọi người, kể cả người trẻ vì nhiều lý do đã rơi vào cạm bẫy của bạo lực lạc hướng hay tôi phạm.
Hỏi: Như mới xảy ra trong cuộc trưng cầu dân ý bên Thụy sĩ, tại nhiều nước âu châu người dân không đồng ý nhượng bộ chấp nhận cho người hồi có các đền thờ. Làm như thế lại không phải là vi phạm quyền diễn tả niềm tin tôn giáo hay sao thưa Đức Cha?
Đáp: Tôn giáo không chia rẽ, nhưng hiệp nhất, bắt đầu từ việc chia sẻ các giá trị không thể khước từ được như sự sống, hòa bình, việc tôn trọng các quyền căn bản của con người, sự tự do tôn giáo và sự phát triển có thể chịu đựng nổi. Dĩ nhiên việc gặp gỡ với Hồi giáo có các vấn đề, trong một giai đoạn định đoạt đối với thế giới, dưới nỗi ám ảnh của nạn khủng bố phá hoại và nguy cơ của sự đụng độ giữa các nền văn hóa. Chiến tranh, như chúng ta đều biết, gây ra khổ đau và thiệt hại cho mọi người, hồi giáo cũng như Kitô. Liên quan tới cuộc trưng cầu dân ý bên Thụy Sĩ về việc cho phép hay không cho phép xây thêm các đền thờ hồi giáo, tôi đồng ý với lập trường của Hội Đồng Giám Mục Thụỵ Sĩ, coi việc khước từ là ”một chướng ngại trên con đường hội nhập và đối thoại liên tôn trong sự tôn trong lẫn nhau”. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay người ta thảo luận nhiều về ý nghĩa của sự kiện là tín hữu hồi và làm thế nào để thực hiện cuộc gặp gỡ giữa tín hữu hồi và tín hữu Kitô. Đó cũng là các câu hỏi mà Giáo Hội đặt ra. Câu trả lời nằm trong việc cùng nhau tìm kiếm trong đối thoại và đối tác. Trong đại hội khoáng đại của Hội Đồng Tòa Thánh về di cư và tị nạn năm 2006 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI có nói: ”Tự bản chất của nó, tình yêu Kitô là đi bước trước. Vì thế các tín hữu được mời gọi mở rộng vòng tay và con tim cho mỗi người, bất kỳ họ thuộc quốc gia nào, và để cho các chính quyền có trách nhiệm đối với đời sống công cộng thiết định các luật lệ thích hợp cho việc chung sống”. Dĩ nhiên là người ta cũng hy vọng rằng các Kitô hữu di cư sang các nước có đa số dân theo Hồi giáo cũng tìm thấy sự tiếp đón và tôn trọng căn cước tôn giáo của họ như vậy.
Hỏi: Sự hiện diện của người di cư cũng đặt vấn nạn liên quan tới đề tài đa nguyên tôn giáo và dậy tôn giáo trong các trường học. Đức Cha nghĩ gì về vấn đề này?
Đáp: Không được lẫn lộn đề tài đa nguyên tôn giáo với việc dậy tôn giáo trong trường học. Đa nguyên tôn giáo có nhiều khía cạnh tích cực trong chính nó. Liên quan tới việc dậy tôn giáo trong trường học, tôi tán đồng suy tư khôn ngoan mà Đức Hồng Y Angelo Bagnasco đã trình bầy trong bài diễn văn khai mạc đại hội mùa thu của Hội Đồng Giám Mục Italia diễn ra hồi tháng 9 năm 2009. Đức Hồng Y nói rằng: ”Đây không phải là việc thảo luận về sự tự do tôn giáo của bất cứ ai như có người nói đâu đó, mà là tính cách đặc thù của học đường và các mục đích chuyên biệt của nó, mà trong một nước đời lành mạnh, chúng thuộc lãnh vực văn hóa và giáo dục. Thật vậy, việc dậy về Công Giáo, như đã biết, không phải là một giờ giáo lý, mà là một dịp hiểu biết mà người ta muốn bảo đảm liên quan tới các nguyên tắc của đạo Công Giáo, là phần gia tài lịch sử của người dân Italia”. Nói một cách linh động, diễn văn đó được áp dụng vào bối cảnh rộng rãi hơn của Âu châu. Dầu sao đi nữa, cần phải ghi nhận rằng tính cách đời đúng đắn của chính quyền không bao giờ được đưa tới cảnh đa số nuốt trửng các nhóm thiểu số, và cũng không được cho phép các nhóm thiểu số có các yêu sách sai trái đòi sự tôn trọng đến gây thiệt hại cho đa số. Tôi muốn nói đến chiến dịch đòi hủy bỏ các dấu chỉ biểu tượng của Kitô giáo, nhân danh việc bảo vệ sai trái quyền của các nhóm thiểu số. Thật ra đây là khuynh hướng giản lược và san bằng đồng nhất mọi sự, mà quên đi các gốc rễ lịch sử và các giá trị của nền văn hóa và của đức tin.
Hỏi: Từ tháng 5 năm 2009 Italia khước từ chấp nhận các người di cư từ đường biển. Đức Cha nghĩ gì về thái độ này của chính quyền?
Đáp: Giáo huấn xã hội của Hội Thánh nêu bật một vài yếu tố nền tảng và coi thái độ đối với người di cư, đặc biệt là những người xin tị nạn, là vấn đề của bổn phận luân lý và nhân đạo, trước khi là chuyện chính trị và pháp lý. Điều đầu tiên cần chú ý đó là sự cách biệt giữa các nước giầu miền bắc bán cầu và các nước nghèo miền nam bán cầu tạo ra làn sóng di cư của người dân các nước nghèo hướng tới các vùng phát triển giầu có hơn.
Trong thông điệp lo lắng cho các vấn đề xã hội Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói tới ”các cơ cấu tội lỗi” và các ”guồng máy tồi bại” gây ra tình trạng thê thảm mà ngài gọi là ”di cư của sự tuyệt vọng”. Tại Âu châu người ta tiếp tục nói tới vấn đề này, nhưng không có các cử chỉ cụ thể giúp giải quyết, vì tại nhiều vùng giầu có dân chúng khép kín trong pháo đài của sự sung túc đã đạt được, và nhất quyết bảo vệ nó bằng mọi giá mà không chú ý liên đới với những người khác ở bên ngoài pháo đài.
Nói tới ”sự di cư của tuyệt vọng” có nghĩa là hình thức di cư này không phải là hậu qủa của sự tự do lựa chọn, mà là hậu qủa của một sự cần thiết nghiêm trọng, thường khi là tột cùng: nó không phải là việc ra đi, mà là trốn chạy các bần cùng và bách hại. Vì thế cần phải áp dụng luật tị nạn và che chở nhân đạo đối với họ. Các nguyên tắc này không cống hiến một giải pháp chính xác giúp trả lời cho vấn đề phức tạp khước từ người di cư tị nạn, nhưng chúng cung cấp một khung luân lý và sự nhậy cảm giúp đối phó vấn đề với sự hữu lý và lương tâm Kitô, kể cả các vấn đề gai góc gắn liền với hiện tượng di cư tị nạn.
Hỏi: Tại Italia đã có đề nghị của luật hai đảng phái yêu cầu cấp quốc tịch cho con cái của những người nước ngoài sinh tại Italia. Đức Cha nghĩ sao?
Đáp: Một người di cư có công ăn việc làm bình thường, đóng thuế và tôn trọng luật lệ và các truyền thống của quốc gia nơi họ được tiếp nhận, học tiếng và hội nhập vào cuộc sống xã hội mà họ coi là của họ, thì họ có tất cả các điều kiện để ước mong tham gia vào sinh hoạt hành chánh và chính trị của quốc gia đó đã trở thành quê hương của họ. Do đó tôi không thấy các lý do cản trở họ gia nhập quốc tịch. Còn liên quan tới thời gian và cách thức thì tùy luật lệ xác định của từng nước.
(JESUS Gennaio 2010, trang 13-15)
Chúa Nhật 17-1-2010 là Ngày Quốc Tế của người di cư và tị nạn lần thứ 96 với đề tài ”Các người di cư và tị nạn vị thành niên”. Trong sứ điệp gửi ngày này Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã kêu gọi cộng đồng quốc tế và các chính quyền chú ý một cách đúng đắn tới các trẻ em vị thành niên di cư, làm sao để các em có thể phát triển về thể lý, văn hóa, tinh thần và luân lý. Đức Thánh Cha cũng nhắc lại rằng chính Chúa Giêsu cũng đã phải sống kiếp tị nạn khi được cha mẹ đem đi trốn sang Ai Cập để thoát cảnh truy lùng của vua Hêrôđê. Ngài khẳng định rằng đề tài của năm nay đụng tới một khía cạnh mà các Kitô hữu phải chú ý đó là lời Chúa Giêsu nói trong ngày phán xét sau hết: ”Tất cả những gì các con làm cho một trong những người bé mọn nhất trong các con là làm cho chính Thầy” (Mt 25,40.45). Đức Thánh Cha cũng than phiền rằng mặc dù có Hiệp định về các quyền của trẻ em bảo vệ các quyền căn bản của trẻ em, nhưng vẫn có biết bao nhiệu trẻ vị thành niên ”bị bỏ rơi và có nguy cơ bị khai thác trong nhiều cách thế”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Tổng Giám Mục Antonio Maria Vegliò, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh cho người di cư và lưu động về quyền của các anh chị em di cư và việc hội nhập của họ.
Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục Vegliò, sự trợ giúp của Giáo Hội đối với các anh chị em di cư và tị nạn đôi khi bổ túc cho thiếu sót của các chính quyền, có phải thế không?
Đáp: Giáo Hội đã luôn luôn sát cánh với người di cư, đặc biệt những người phải sống trong những điều kiện dễ bị tổn thương và yếu đuối nhất tại khắp nơi trên thế giới này. Đồng thời Giáo Hội cũng khích lệ các xã hội nơi họ tìm tới rộng mở tiếp đón họ. Tất cả những điều này đã được phối hơp, trong mức độ có thể, với các cơ quan chính quyền và các hiệp hội dấn thân trong lãnh vực này. Trái lại nơi đâu cần có việc bổ túc, Giáo Hội đã tìm cách đương đầu với một vài thách đố, trước hết là thách đố xã hội và nhân đạo. Do đó Giáo Hội đã thăng tiến các sáng kiến và hướng dẫn bằng cách tôn trọng các nguyên tắc liên đới và phụ đới để đáp ứng các nhu cầu thiếu nhà ở, thiếu nguồn lợi thực phẩm, thiếu các cơ cấu trợ giúp, tìm giải pháp đúng đắn cho các các người di cư không hợp lệ vv... Trong rất nhiều trường hợp Giáo Hội cộng tác để cho các anh chị em di cư có giấy phép cư trú, nhất là để chống lại tệ nạn buôn bán và khai thác người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Hỏi: Thưa Đức Cha, trong công tác mục vụ cho người di cư đâu là các nút thắt chưa giải quyết được?
Đáp: Trên bình diện mục vụ cho người di cư, sự đa diện và phân tán mỏng của các nhóm chủng tộc trong nhiều bối cảnh trên thế giới khiến cho việc bảo đảm công tác mục vụ trợ giúp họ luôn gặp khó khăn: chẳng hạn như việc cử hành thánh lễ và ban các bí tích trong các thứ tiếng khác nhau. Một đàng phải tôn trọng truyền thống của Giáo Hội, đàng khác cũng phải tôn trọng gia tài văn hóa riêng biệt của các anh chị em di cư. Ngoài ra cũng còn sự kiện thiếu các cơ cấu mục vụ, bao gồm các nơi cử hành phụng vụ và gặp gỡ đáp ứng nhu cầu của các nhóm khác nhau. Đây là việc phối hợp khôn khéo mục vụ bình thường, đặc biệt là mục vụ giáo xứ, với mục vụ chuyên biệt, làm sao để tiếp nhận với sự nhậy cảm việc cấp thiết hội nhập đức tin vào lòng văn hóa trong tính cách khác biệt của các dân tộc. Đương nhiên càng ngày càng cần phải lôi kéo các nhân viên mục vụ giáo dân cộng tác với các linh mục và tu sĩ nam nữ, như được minh nhiên trong tài liệu mục vụ cho người di cư ”Erga migrantes caritas Christi”.
Hỏi: Thưa Đức Cha, riêng đối với người trẻ di cư, có đề nghị mục vụ chuyên biệt nào hay không?
Đáp: Để trả lời cho các thay đổi liên tục của thực tại giới trẻ cần phải có nhiều óc sáng tạo và sự linh động hơn là đối với các lứa tuổi khác. Các hình thức mục vụ chuyên biệt khác nhau cho giới trẻ cần chú ý tới vài yếu tố nòng cốt sau đây: trước hết là liên tục chú ý tới các nhu cầu đầu tiên của người trẻ, bao gồm việc bảo vệ phẩm giá và quyền lợi của họ, cả khi họ sống trong tình trạng bất hợp lệ. Thứ hai, tìm đối thoại không mệt mỏi như là khả thể làm giầu cho nền văn hóa, vì người trẻ di cư thuộc nhiều tôn giáo khác nhau. Thứ ba, tái chiếm lại cho các thế hệ trẻ vị thế chủ động của họ cả trong lãnh vực tôn giáo. Thứ bốn, đánh gía các đặc thái chủng tộc của người trẻ di cư, trong tinh thần công giáo, bằng cách nhấn mạnh trên sự hội nhập, nhưng khước từ sự đồng hóa. Thứ năm, tái chiếm ý nghĩa Giáo Hội lữ hành trong lịch sử, luôn luôn tiến bước bên cạnh tất cả mọi người, kể cả người trẻ vì nhiều lý do đã rơi vào cạm bẫy của bạo lực lạc hướng hay tôi phạm.
Hỏi: Như mới xảy ra trong cuộc trưng cầu dân ý bên Thụy sĩ, tại nhiều nước âu châu người dân không đồng ý nhượng bộ chấp nhận cho người hồi có các đền thờ. Làm như thế lại không phải là vi phạm quyền diễn tả niềm tin tôn giáo hay sao thưa Đức Cha?
Đáp: Tôn giáo không chia rẽ, nhưng hiệp nhất, bắt đầu từ việc chia sẻ các giá trị không thể khước từ được như sự sống, hòa bình, việc tôn trọng các quyền căn bản của con người, sự tự do tôn giáo và sự phát triển có thể chịu đựng nổi. Dĩ nhiên việc gặp gỡ với Hồi giáo có các vấn đề, trong một giai đoạn định đoạt đối với thế giới, dưới nỗi ám ảnh của nạn khủng bố phá hoại và nguy cơ của sự đụng độ giữa các nền văn hóa. Chiến tranh, như chúng ta đều biết, gây ra khổ đau và thiệt hại cho mọi người, hồi giáo cũng như Kitô. Liên quan tới cuộc trưng cầu dân ý bên Thụy Sĩ về việc cho phép hay không cho phép xây thêm các đền thờ hồi giáo, tôi đồng ý với lập trường của Hội Đồng Giám Mục Thụỵ Sĩ, coi việc khước từ là ”một chướng ngại trên con đường hội nhập và đối thoại liên tôn trong sự tôn trong lẫn nhau”. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay người ta thảo luận nhiều về ý nghĩa của sự kiện là tín hữu hồi và làm thế nào để thực hiện cuộc gặp gỡ giữa tín hữu hồi và tín hữu Kitô. Đó cũng là các câu hỏi mà Giáo Hội đặt ra. Câu trả lời nằm trong việc cùng nhau tìm kiếm trong đối thoại và đối tác. Trong đại hội khoáng đại của Hội Đồng Tòa Thánh về di cư và tị nạn năm 2006 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI có nói: ”Tự bản chất của nó, tình yêu Kitô là đi bước trước. Vì thế các tín hữu được mời gọi mở rộng vòng tay và con tim cho mỗi người, bất kỳ họ thuộc quốc gia nào, và để cho các chính quyền có trách nhiệm đối với đời sống công cộng thiết định các luật lệ thích hợp cho việc chung sống”. Dĩ nhiên là người ta cũng hy vọng rằng các Kitô hữu di cư sang các nước có đa số dân theo Hồi giáo cũng tìm thấy sự tiếp đón và tôn trọng căn cước tôn giáo của họ như vậy.
Hỏi: Sự hiện diện của người di cư cũng đặt vấn nạn liên quan tới đề tài đa nguyên tôn giáo và dậy tôn giáo trong các trường học. Đức Cha nghĩ gì về vấn đề này?
Đáp: Không được lẫn lộn đề tài đa nguyên tôn giáo với việc dậy tôn giáo trong trường học. Đa nguyên tôn giáo có nhiều khía cạnh tích cực trong chính nó. Liên quan tới việc dậy tôn giáo trong trường học, tôi tán đồng suy tư khôn ngoan mà Đức Hồng Y Angelo Bagnasco đã trình bầy trong bài diễn văn khai mạc đại hội mùa thu của Hội Đồng Giám Mục Italia diễn ra hồi tháng 9 năm 2009. Đức Hồng Y nói rằng: ”Đây không phải là việc thảo luận về sự tự do tôn giáo của bất cứ ai như có người nói đâu đó, mà là tính cách đặc thù của học đường và các mục đích chuyên biệt của nó, mà trong một nước đời lành mạnh, chúng thuộc lãnh vực văn hóa và giáo dục. Thật vậy, việc dậy về Công Giáo, như đã biết, không phải là một giờ giáo lý, mà là một dịp hiểu biết mà người ta muốn bảo đảm liên quan tới các nguyên tắc của đạo Công Giáo, là phần gia tài lịch sử của người dân Italia”. Nói một cách linh động, diễn văn đó được áp dụng vào bối cảnh rộng rãi hơn của Âu châu. Dầu sao đi nữa, cần phải ghi nhận rằng tính cách đời đúng đắn của chính quyền không bao giờ được đưa tới cảnh đa số nuốt trửng các nhóm thiểu số, và cũng không được cho phép các nhóm thiểu số có các yêu sách sai trái đòi sự tôn trọng đến gây thiệt hại cho đa số. Tôi muốn nói đến chiến dịch đòi hủy bỏ các dấu chỉ biểu tượng của Kitô giáo, nhân danh việc bảo vệ sai trái quyền của các nhóm thiểu số. Thật ra đây là khuynh hướng giản lược và san bằng đồng nhất mọi sự, mà quên đi các gốc rễ lịch sử và các giá trị của nền văn hóa và của đức tin.
Hỏi: Từ tháng 5 năm 2009 Italia khước từ chấp nhận các người di cư từ đường biển. Đức Cha nghĩ gì về thái độ này của chính quyền?
Đáp: Giáo huấn xã hội của Hội Thánh nêu bật một vài yếu tố nền tảng và coi thái độ đối với người di cư, đặc biệt là những người xin tị nạn, là vấn đề của bổn phận luân lý và nhân đạo, trước khi là chuyện chính trị và pháp lý. Điều đầu tiên cần chú ý đó là sự cách biệt giữa các nước giầu miền bắc bán cầu và các nước nghèo miền nam bán cầu tạo ra làn sóng di cư của người dân các nước nghèo hướng tới các vùng phát triển giầu có hơn.
Trong thông điệp lo lắng cho các vấn đề xã hội Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói tới ”các cơ cấu tội lỗi” và các ”guồng máy tồi bại” gây ra tình trạng thê thảm mà ngài gọi là ”di cư của sự tuyệt vọng”. Tại Âu châu người ta tiếp tục nói tới vấn đề này, nhưng không có các cử chỉ cụ thể giúp giải quyết, vì tại nhiều vùng giầu có dân chúng khép kín trong pháo đài của sự sung túc đã đạt được, và nhất quyết bảo vệ nó bằng mọi giá mà không chú ý liên đới với những người khác ở bên ngoài pháo đài.
Nói tới ”sự di cư của tuyệt vọng” có nghĩa là hình thức di cư này không phải là hậu qủa của sự tự do lựa chọn, mà là hậu qủa của một sự cần thiết nghiêm trọng, thường khi là tột cùng: nó không phải là việc ra đi, mà là trốn chạy các bần cùng và bách hại. Vì thế cần phải áp dụng luật tị nạn và che chở nhân đạo đối với họ. Các nguyên tắc này không cống hiến một giải pháp chính xác giúp trả lời cho vấn đề phức tạp khước từ người di cư tị nạn, nhưng chúng cung cấp một khung luân lý và sự nhậy cảm giúp đối phó vấn đề với sự hữu lý và lương tâm Kitô, kể cả các vấn đề gai góc gắn liền với hiện tượng di cư tị nạn.
Hỏi: Tại Italia đã có đề nghị của luật hai đảng phái yêu cầu cấp quốc tịch cho con cái của những người nước ngoài sinh tại Italia. Đức Cha nghĩ sao?
Đáp: Một người di cư có công ăn việc làm bình thường, đóng thuế và tôn trọng luật lệ và các truyền thống của quốc gia nơi họ được tiếp nhận, học tiếng và hội nhập vào cuộc sống xã hội mà họ coi là của họ, thì họ có tất cả các điều kiện để ước mong tham gia vào sinh hoạt hành chánh và chính trị của quốc gia đó đã trở thành quê hương của họ. Do đó tôi không thấy các lý do cản trở họ gia nhập quốc tịch. Còn liên quan tới thời gian và cách thức thì tùy luật lệ xác định của từng nước.
(JESUS Gennaio 2010, trang 13-15)
Giáo hội Công Giáo Hoa Kỳ bành trướng mạnh so với mức độ gia tăng dân số
Bùi Hữu Thư
11:12 23/02/2010
Hoa Thịnh Đốn, ngày 22, tháng 2, 2010 (CNA).- Số giáo dân Công Giáo của Giáo Hội Hoa Kỳ bành trướng mạnh với tỉ lệ khoảng 1,5% trong năm 2008, theo Niên Giám mới phát hành năm 2010 của Các Giáo Hội Hoa Kỳ và Gia Nã Đại (NCC).
Niên Giám năm 2009 báo cáo một sự suy giảm nhỏ, nhưng NCC cho hay con số cuối cùng cho thấy có sự “tăng trưởng mạnh mẽ.” Các con số này được thống kê năm 2008 trình bầy. Sự tăng trưởng vượt trên mức độ bành trướng dân số Hoa Kỳ năm 2008, và được ghi nhận là 0,9 phần trăm, theo CIA World Factbook.
Có khoảng 68,1 triệu người Công Giáo tại Hoa Kỳ.
Giáo Hội Jesus Christ of Latter-Day Saints, có thành viên dược gọi là Mormons, bành trướng 1,7 phần trăm và lên tới gần 5,9 triệu tín đồ. Giáo Hội Assemblies of God gia tăng 1,3 phần trăm tới khoảng 2,9 triệu người.
Các tôn giáo khác cũng mất số tín hữu. Giáo Hội Presbyterian giảm 3,3 phần trăm và bây giờ còn 2,9 triệu thành viên. Giáo Hội American Baptist giảm 2 phần trăm còn 1,4 triệu, trong khi Giáo Hội Evangelical Lutheran mất 1,9 phần trăm và còn 4,7 triệu.
Giáo Hội Southern Baptist Convention, lớn nhất sau Công giáo, mất 0,24 phần trăm tín đồ và bây giờ còn 16,2 triệu người. Họ cũng mất một số người trong năm trước đó.
Con số các tín hữu được báo cáo trong tập Niên Giám năm 2010 được các giáo hội thu thập vào năm 2008 và được phổ biến trong Niên Giám 2009. Có 11 trong số 25 giáo hội không báo cáo các con số đã cập nhật hoá.
Niên Giám cho thấy có sự suy giảm đã được báo cáo trong hầu hết các giáo hội Tin Lành.
Mục sư Eileen W. Lindner, biên soạn viên cuốn Niên Giám của NCC, nói một số các quan sát viên đã thấy “một sự gia tăng về hiện tượng tục hóa” trong xã hội Hoa Kỳ đã có một ảnh hưởng lớn đối với “các nhóm tôn giáo cấp tiến.”
Tuy nhiên, bà cũng lưu ý không nên gán ép các lý do cho việc suy giảm thành viên.
Bà Lindner cũng ghi nhận, "Xã hội Hoa Kỳ nói chung đã không cảm nghiệm được nhịp độ và loại tuc hóa đã thể hiện rõ ràng trong phần tư thế kỷ vừa qua tại Tây Âu. Thật vậy, số giáo dân trong Giáo Hội Hoa Kỳ vẫn chống lại được sự suy giảm đặc biệt là những nơi có kinh nghiệm về Thánh Linh.”
Bà cũng ghi nhận rằng đại đa số các người di cư đến Hoa Kỳ trong 50 năm qua là các kitô hữu.
Cuốn Niên Giám cũng trình bầy sự thảo luận về vấn đề tài chánh của các giáo hội. Trong số gần 45 triệu thành viên của 64 giáo hội báo cáo tài chánh cho thấy con số đóng góp được gần 36 triệu Mỹ Kim, thua năm trước 26 triệu.
Niên Giám năm 2009 báo cáo một sự suy giảm nhỏ, nhưng NCC cho hay con số cuối cùng cho thấy có sự “tăng trưởng mạnh mẽ.” Các con số này được thống kê năm 2008 trình bầy. Sự tăng trưởng vượt trên mức độ bành trướng dân số Hoa Kỳ năm 2008, và được ghi nhận là 0,9 phần trăm, theo CIA World Factbook.
Có khoảng 68,1 triệu người Công Giáo tại Hoa Kỳ.
Giáo Hội Jesus Christ of Latter-Day Saints, có thành viên dược gọi là Mormons, bành trướng 1,7 phần trăm và lên tới gần 5,9 triệu tín đồ. Giáo Hội Assemblies of God gia tăng 1,3 phần trăm tới khoảng 2,9 triệu người.
Các tôn giáo khác cũng mất số tín hữu. Giáo Hội Presbyterian giảm 3,3 phần trăm và bây giờ còn 2,9 triệu thành viên. Giáo Hội American Baptist giảm 2 phần trăm còn 1,4 triệu, trong khi Giáo Hội Evangelical Lutheran mất 1,9 phần trăm và còn 4,7 triệu.
Giáo Hội Southern Baptist Convention, lớn nhất sau Công giáo, mất 0,24 phần trăm tín đồ và bây giờ còn 16,2 triệu người. Họ cũng mất một số người trong năm trước đó.
Con số các tín hữu được báo cáo trong tập Niên Giám năm 2010 được các giáo hội thu thập vào năm 2008 và được phổ biến trong Niên Giám 2009. Có 11 trong số 25 giáo hội không báo cáo các con số đã cập nhật hoá.
Niên Giám cho thấy có sự suy giảm đã được báo cáo trong hầu hết các giáo hội Tin Lành.
Mục sư Eileen W. Lindner, biên soạn viên cuốn Niên Giám của NCC, nói một số các quan sát viên đã thấy “một sự gia tăng về hiện tượng tục hóa” trong xã hội Hoa Kỳ đã có một ảnh hưởng lớn đối với “các nhóm tôn giáo cấp tiến.”
Tuy nhiên, bà cũng lưu ý không nên gán ép các lý do cho việc suy giảm thành viên.
Bà Lindner cũng ghi nhận, "Xã hội Hoa Kỳ nói chung đã không cảm nghiệm được nhịp độ và loại tuc hóa đã thể hiện rõ ràng trong phần tư thế kỷ vừa qua tại Tây Âu. Thật vậy, số giáo dân trong Giáo Hội Hoa Kỳ vẫn chống lại được sự suy giảm đặc biệt là những nơi có kinh nghiệm về Thánh Linh.”
Bà cũng ghi nhận rằng đại đa số các người di cư đến Hoa Kỳ trong 50 năm qua là các kitô hữu.
Cuốn Niên Giám cũng trình bầy sự thảo luận về vấn đề tài chánh của các giáo hội. Trong số gần 45 triệu thành viên của 64 giáo hội báo cáo tài chánh cho thấy con số đóng góp được gần 36 triệu Mỹ Kim, thua năm trước 26 triệu.
Hiện tình các giáo hội Thiên Chúa Giáo tại Hoa Kỳ.
Nguyễn Long Thao
11:14 23/02/2010
Hiện tình các giáo hội Thiên Chúa Giáo tại Hoa Kỳ.
Washington D.C.,21/02/10.- Theo niên giám thống kê năm 2010 do Hội Đồng Quốc Gia Các Giáo Hội tại Mỹ và Canada, gọi tắt là NCC (National Council of Churches) công bố thì số người Công Giáo tại Hoa Kỳ gia tăng 1.5%. Đây là con số mà cơ quan thông tấn xã CNA của Công Giáo Mỹ gọi là mức gia tăng “mạnh mẽ”(robust).
Tại Hoa Kỳ số người Công Giáo hiện nay là 68.1 triệu ngừơi trong tổng số dân cư là 308 triệu người tức chiếm 22% dân số.
Số tín hữu của giáo hội Tin Lành The Church of Jesus Christ of Latter-Day Saint, thường được gọi là Mormons, tăng 1.7%. Số tín hữu hiện nay của giáo hội này 5.9 triệu người.
Số tín hữu của giáo hội Assemblies of God tăng 1.3%, có 2.9 triệu tín đồ
Giáo hội the Presbyterian Church tại Mỹ giảm 3.3% còn 2.9 triệu tín hữu
Giáo hội American Baptist Churches giảm 2%, còn 1.4 triệu tín đồ
Giáo hội Evangelical Lutheran Church giảm bớt 1.9 %, số tín hữu hiện nay là 4.7 triệu người.
Giáo hội Southern Baptist Convention, mất 0.24%, còn 16.2 triệu tín hữu. Tại Hoa Kỳ, giáo hội này đứng hàng thứ hai sau Công Giáo về con số tín hữu.
Cuốn niên giám của các giáo hội Thiên Chúa Giáo tại Hoa Kỳ và Canada cũng cho biết cac giáo dân đã đóng góp một số tiền là 36 tỷ mỹ kim cho các giáo hội. So với năm trước số tiền đóng góp giảm 26 triệu mỹ kim.
Niên giám cũng đưa ra một chi tiết đáng chú ý là nhiều di dân đến Hoa Kỳ phần lớn là các người Kitô Giáo.
Washington D.C.,21/02/10.- Theo niên giám thống kê năm 2010 do Hội Đồng Quốc Gia Các Giáo Hội tại Mỹ và Canada, gọi tắt là NCC (National Council of Churches) công bố thì số người Công Giáo tại Hoa Kỳ gia tăng 1.5%. Đây là con số mà cơ quan thông tấn xã CNA của Công Giáo Mỹ gọi là mức gia tăng “mạnh mẽ”(robust).
Tại Hoa Kỳ số người Công Giáo hiện nay là 68.1 triệu ngừơi trong tổng số dân cư là 308 triệu người tức chiếm 22% dân số.
Số tín hữu của giáo hội Tin Lành The Church of Jesus Christ of Latter-Day Saint, thường được gọi là Mormons, tăng 1.7%. Số tín hữu hiện nay của giáo hội này 5.9 triệu người.
Số tín hữu của giáo hội Assemblies of God tăng 1.3%, có 2.9 triệu tín đồ
Giáo hội the Presbyterian Church tại Mỹ giảm 3.3% còn 2.9 triệu tín hữu
Giáo hội American Baptist Churches giảm 2%, còn 1.4 triệu tín đồ
Giáo hội Evangelical Lutheran Church giảm bớt 1.9 %, số tín hữu hiện nay là 4.7 triệu người.
Giáo hội Southern Baptist Convention, mất 0.24%, còn 16.2 triệu tín hữu. Tại Hoa Kỳ, giáo hội này đứng hàng thứ hai sau Công Giáo về con số tín hữu.
Cuốn niên giám của các giáo hội Thiên Chúa Giáo tại Hoa Kỳ và Canada cũng cho biết cac giáo dân đã đóng góp một số tiền là 36 tỷ mỹ kim cho các giáo hội. So với năm trước số tiền đóng góp giảm 26 triệu mỹ kim.
Niên giám cũng đưa ra một chi tiết đáng chú ý là nhiều di dân đến Hoa Kỳ phần lớn là các người Kitô Giáo.
Phỏng vấn LM Enrico Dal Covolo về tuần giảng tuần tĩnh tâm cho ĐTC và giáo triều Roma
Linh Tiến Khải
19:05 23/02/2010
Phỏng vấn Linh Mục Enrico Dal Covolo, về tuần giảng tuần tĩnh tâm cho Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và giáo triều Roma
Từ Chúa Nhật thứ I mùa Chay 21-2-2010, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và các chức sắc thuộc Giáo Triều Roma đã bắt đầu tuần tĩnh tâm hằng năm về đề tài ”Các bài học của Thiên Chúa và của Giáo Hội về ơn gọi linh mục”.
Vị thuyết giảng cho tuần cấm phòng năm nay là Cha Enrico Dal Covolo, dòng Don Bosco, giáo sư văn chương Kitô tại Đại học giáo hoàng Salesien ở Roma. Cha cũng là cố vấn Bộ Giáo Lý Đức Tin và là thỉnh nguyện viên các án phong chân phước cho các tu sĩ dòng Don Bosco.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn cha về tuần tĩnh tâm này.
Hỏi: Thưa cha Dal Covolo, cha có thể giải thích một chút về đề tài mà cha đề nghị cho tuần tĩnh tâm của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và các cộng sự viên của ngài năm nay hay không?
Đáp: Đề tài ”Các bài học của Thiên Chúa và của Giáo Hội về ơn gọi linh mục” vừa bao hàm đường nét phương pháp vừa bao hàm đường nét nội dung. Phương pháp là phương pháp cũ và đáng kính của việc đọc hiểu, suy gẫm, cầu nguyện và áp dụng Lời Chúa vào cuộc sống linh mục gọi là ”Lectio divina” trong các chặng truyền thống như được Cha Guido Bề trên đan viện Certosa định nghĩa. Nghĩa là đọc Lời Chúa, suy gẫm, cầu nguyện và chiệm niệm.
Tôi sẽ nhấn mạnh nhiều trên việc chiêm niệm như các Giáo Phụ đã hiểu. Nó không phải là một lời cầu nguyện đặc biệt sâu sắc, mà là dấn thân hoán cải đời sống. Đó là đích điểm của ”Lectio Divina” và đó cũng là mục đích của việc tĩnh tâm hay cũng thường gọi là cấm phòng.
Hỏi: Thế nội dung tuần giảng phòng cho Đức Thánh Cha và Giáo Triều chính cha đã chọn hay ai chọn?
Đáp: Đề tài ơn gọi linh mục trong Năm Linh Mục đã được gợi ý cho tôi. Trong thư chỉ định tôi giảng tĩnh tâm cho Giáo Triều do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ký, có viết rằng tôi có thể khai triển một đề tài thống nhất, hay cũng có thể minh giải các gương mặt linh mục gương mẫu. Tôi đã đón nhận cả hai gợi ý.
Đề tài thống nhất là ơn gọi linh mục, đối chiếu với các trình thuật về ơn gọi trong Kinh Thánh. Các trình thuật này có 5 đặc thái: thứ nhất là tiếng Chúa mời gọi, thứ hai là lời đáp trả của con người, thứ ba là sứ mệnh được giao phó, thứ bốn là sự nghi ngờ và thứ năm là việc tái xác định và trấn an từ phía Thiên Chúa. Trong tuần phòng mỗi sáng tôi đều duyệt xét năm yếu tố nòng cốt đó và ban chiều tôi dành suy niệm cuối cùng để minh giải gương mặt một linh mục.
Hỏi: Thế cha đã chọn các gương mặt linh mục nào như mẫu gương cho hàng linh mục?
Đáp: Tôi bắt đầu với gương mặt của thánh Agostino, Giám Mục thành Ippona, tiến sĩ Giáo Hội sinh năm 354 qua đời năm 430. Rồi tới thánh Gioan Maria Vianney cha sở họ Ars, sinh năm 1786 và qua đời năm 1859. Tiếp đến là gương mặt ”cha sở miền quê” của văn sĩ Bernanos. Gương mẫu linh mục thứ tư là cha Giuseppe Quadrio dòng Don Bosco, và sau cùng là gương mặt của Đức Gioan Phaolô II, là vị Giáo Hoàng đã cho trùng tu nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Thế, nơi giảng tĩnh tâm.
Hỏi: Cha đã chọn các mẫu gương linh mục này với các tiêu chuẩn nào?
Đáp: Tôi thấy thật là điều hợp lý bắt đầu với các Giáo Phụ lớn. Và gương mặt ý nghĩa nhất chắc chắn là gương mặt của thánh Agostino, nhất là khi chúng ta chú ý đến ấn tượng ngoại thường mà ngài đã gây ra cho dân Kitô, đó là chưa kể tới gương mặt của vị Giám Mục thành Ippona, một gương mặt rấn gần gũi với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Cha sở họ Ars là một gương mặt phải chọn vì đã được coi là mẫu gương của Năm Linh Mục Đức Thánh Cha đã công bố nhân kỷ niệm 150 năm thánh nhân qua đời. Gương mặt ”cha sở miền quê” của nhà văn Bernanos là một gương mặt khổ đau của một linh mục phải trải qua nỗi nghi nan đớn đau, sự thinh lặng của Thiên Chúa, các đêm đen của tinh thần, và tự nó chứa đựng một sứ điệp rất quan trọng ít được đào sâu. Đó là kinh nghiệm của sự cô đơn mà linh mục phải được đào tạo để chấp nhận: sự cô đơn không phải như là cái trống rỗng hiện sinh, nhưng như là điều kiện để có thể gặp gỡ Thiên Chúa trong chiều sâu hơn.
Hỏi: Tại sao cha lại chọn gương mặt của một nhân vật tiểu thuyết? Ở đây là từ cuốn ”Nhật ký của một cha sở miền quê” của văn sĩ Bernanos. Thiếu các gương mặt linh mục cụ thể hay sao thưa cha?
Đáp: Nếu chọn một gương mặt linh mục cụ thể sẽ vi phạm đến lãnh vực riêng tư thầm kín cuộc sống của vị linh mục ấy. Trái lại gương mặt do nhà văn Bernanos tạo ra cho cha sở vùng quê cho phép đi sâu vào cuộc sống linh mục mà không vén mở cho thấy bí mật nào cả.
Hỏi: Thế còn trường hợp cha Giuseppe Quadrio sinh năm 1921 qua đời năm 1963 đã được chọn vì ngài là tu sĩ dòng Don Bosco hay sao?
Đáp: Dĩ nhiên là không phải chỉ vì thế. Cha Quadrio đã là một thần học gia lớn và án phong chân phước cho ngài đang được tiến hành. Cha là một thí dụ cụ thể chứng minh cho thấy việc nghiên cứu học hỏi và dậy thần học cũng có thể thánh hóa chúng ta. Ngoài ra các thư tín trao đổi của cha trình bầy một gương mặt lý tưởng và toàn vẹn của đời linh mục đến độ có thể đề nghị như là mẫu gương với bất cứ linh mục nào.
Hỏi: Gương mặt của Đức Karol Wojtila thì sao thưa cha?
Đáp: Gương mặt của người sẽ được giới thiệu trong ngày dành cho Đức Mẹ. Vì ai cũng biết lòng sùng kính mà Đức Gioan Phaolô II dành cho Trinh Nữ Maria thật là một gương mẫu. Đó là lòng tôn sùng mà linh mục phải có đối với Đức Đức Maria Mẹ của chức linh mục.
Hỏi: Tĩnh tâm là điều quan trọng đối với linh mục và cả đối với Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều Roma đến thế hay sao thưa cha?
Đáp: Theo truyền thống của Giáo Hội tĩnh tâm là điều quan trọng đối với tất cả mọi người. Đối với một linh mục đó là một bổn phận bắt buộc. Hằng năm vị linh mục phải dành ra một tuần để tham dự tĩnh tâm. Lý do là vì và nhất là trong một môi trường văn hóa trong đó chúng ta đang phải sống, cám dỗ quên đi các lý do sâu xa của ơn gọi linh mục rất là lớn, và linh mục có nguy cơ bị đè dẹp bởi chủ trương tiêu thụ đang thống trị xã hội. Tĩnh tâm luôn luôn là dịp ”trao ban trật tự cho cuộc sống” như thánh Ignazio thành Loyola thường nói. Nhưng đặc biệt đối với linh mục tĩnh tâm là dịp quan phòng giúp tái say mê Chúa Giêsu và tận tụy đối với đoàn chiên Chúa đã trao phó. Tất cả những điều này lại còn đúng hơn nữa đối với tất cả các linh mục mà Giáo Hội có Chúa Thánh Thần trợ giúp đã giao phó cho các trọng trách lớn hơn.
Hỏi: Đâu là các yếu tố của linh đạo Salesien mà cha sẽ lồng vào trong các bài suy niệm trong tuần giảng phòng?
Đáp: Tu sĩ Salesien có thể đặc biệt chú ý tới khía cạnh giáo dục, là khía cạnh mà trong lúc này Đức Thánh Cha cũng rất nhậy cảm và lưu tâm. Ngài đã mạnh mẽ nhắc tới ”sự cấp thiết giáo dục” trong thời đại chúng ta. Tự bản chất của chúng linh đạo và sự thánh thiện Salesien luôn gắn liền với cuộc sống thường ngày. Từng lúc một. Làm tốt các việc bé nhỏ của cuộc sống thường ngày. Trong các ngày tĩnh tâm này tôi cũng sẽ tìm cách nhấn mạnh trên điều này. Nghĩa là cho thấy các việc bé nhỏ được thi hành với đức tin và tình yêu, có thể dẫn đưa linh mục tới đích thánh thiện linh mục một cách hữu hiệu như thế nào.
(Avvenire 20-2-2010)
Linh Tiến Khải
Từ Chúa Nhật thứ I mùa Chay 21-2-2010, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và các chức sắc thuộc Giáo Triều Roma đã bắt đầu tuần tĩnh tâm hằng năm về đề tài ”Các bài học của Thiên Chúa và của Giáo Hội về ơn gọi linh mục”.
Vị thuyết giảng cho tuần cấm phòng năm nay là Cha Enrico Dal Covolo, dòng Don Bosco, giáo sư văn chương Kitô tại Đại học giáo hoàng Salesien ở Roma. Cha cũng là cố vấn Bộ Giáo Lý Đức Tin và là thỉnh nguyện viên các án phong chân phước cho các tu sĩ dòng Don Bosco.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn cha về tuần tĩnh tâm này.
Hỏi: Thưa cha Dal Covolo, cha có thể giải thích một chút về đề tài mà cha đề nghị cho tuần tĩnh tâm của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và các cộng sự viên của ngài năm nay hay không?
Đáp: Đề tài ”Các bài học của Thiên Chúa và của Giáo Hội về ơn gọi linh mục” vừa bao hàm đường nét phương pháp vừa bao hàm đường nét nội dung. Phương pháp là phương pháp cũ và đáng kính của việc đọc hiểu, suy gẫm, cầu nguyện và áp dụng Lời Chúa vào cuộc sống linh mục gọi là ”Lectio divina” trong các chặng truyền thống như được Cha Guido Bề trên đan viện Certosa định nghĩa. Nghĩa là đọc Lời Chúa, suy gẫm, cầu nguyện và chiệm niệm.
Tôi sẽ nhấn mạnh nhiều trên việc chiêm niệm như các Giáo Phụ đã hiểu. Nó không phải là một lời cầu nguyện đặc biệt sâu sắc, mà là dấn thân hoán cải đời sống. Đó là đích điểm của ”Lectio Divina” và đó cũng là mục đích của việc tĩnh tâm hay cũng thường gọi là cấm phòng.
Hỏi: Thế nội dung tuần giảng phòng cho Đức Thánh Cha và Giáo Triều chính cha đã chọn hay ai chọn?
Đáp: Đề tài ơn gọi linh mục trong Năm Linh Mục đã được gợi ý cho tôi. Trong thư chỉ định tôi giảng tĩnh tâm cho Giáo Triều do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ký, có viết rằng tôi có thể khai triển một đề tài thống nhất, hay cũng có thể minh giải các gương mặt linh mục gương mẫu. Tôi đã đón nhận cả hai gợi ý.
Đề tài thống nhất là ơn gọi linh mục, đối chiếu với các trình thuật về ơn gọi trong Kinh Thánh. Các trình thuật này có 5 đặc thái: thứ nhất là tiếng Chúa mời gọi, thứ hai là lời đáp trả của con người, thứ ba là sứ mệnh được giao phó, thứ bốn là sự nghi ngờ và thứ năm là việc tái xác định và trấn an từ phía Thiên Chúa. Trong tuần phòng mỗi sáng tôi đều duyệt xét năm yếu tố nòng cốt đó và ban chiều tôi dành suy niệm cuối cùng để minh giải gương mặt một linh mục.
Hỏi: Thế cha đã chọn các gương mặt linh mục nào như mẫu gương cho hàng linh mục?
Đáp: Tôi bắt đầu với gương mặt của thánh Agostino, Giám Mục thành Ippona, tiến sĩ Giáo Hội sinh năm 354 qua đời năm 430. Rồi tới thánh Gioan Maria Vianney cha sở họ Ars, sinh năm 1786 và qua đời năm 1859. Tiếp đến là gương mặt ”cha sở miền quê” của văn sĩ Bernanos. Gương mẫu linh mục thứ tư là cha Giuseppe Quadrio dòng Don Bosco, và sau cùng là gương mặt của Đức Gioan Phaolô II, là vị Giáo Hoàng đã cho trùng tu nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Thế, nơi giảng tĩnh tâm.
Hỏi: Cha đã chọn các mẫu gương linh mục này với các tiêu chuẩn nào?
Đáp: Tôi thấy thật là điều hợp lý bắt đầu với các Giáo Phụ lớn. Và gương mặt ý nghĩa nhất chắc chắn là gương mặt của thánh Agostino, nhất là khi chúng ta chú ý đến ấn tượng ngoại thường mà ngài đã gây ra cho dân Kitô, đó là chưa kể tới gương mặt của vị Giám Mục thành Ippona, một gương mặt rấn gần gũi với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Cha sở họ Ars là một gương mặt phải chọn vì đã được coi là mẫu gương của Năm Linh Mục Đức Thánh Cha đã công bố nhân kỷ niệm 150 năm thánh nhân qua đời. Gương mặt ”cha sở miền quê” của nhà văn Bernanos là một gương mặt khổ đau của một linh mục phải trải qua nỗi nghi nan đớn đau, sự thinh lặng của Thiên Chúa, các đêm đen của tinh thần, và tự nó chứa đựng một sứ điệp rất quan trọng ít được đào sâu. Đó là kinh nghiệm của sự cô đơn mà linh mục phải được đào tạo để chấp nhận: sự cô đơn không phải như là cái trống rỗng hiện sinh, nhưng như là điều kiện để có thể gặp gỡ Thiên Chúa trong chiều sâu hơn.
Hỏi: Tại sao cha lại chọn gương mặt của một nhân vật tiểu thuyết? Ở đây là từ cuốn ”Nhật ký của một cha sở miền quê” của văn sĩ Bernanos. Thiếu các gương mặt linh mục cụ thể hay sao thưa cha?
Đáp: Nếu chọn một gương mặt linh mục cụ thể sẽ vi phạm đến lãnh vực riêng tư thầm kín cuộc sống của vị linh mục ấy. Trái lại gương mặt do nhà văn Bernanos tạo ra cho cha sở vùng quê cho phép đi sâu vào cuộc sống linh mục mà không vén mở cho thấy bí mật nào cả.
Hỏi: Thế còn trường hợp cha Giuseppe Quadrio sinh năm 1921 qua đời năm 1963 đã được chọn vì ngài là tu sĩ dòng Don Bosco hay sao?
Đáp: Dĩ nhiên là không phải chỉ vì thế. Cha Quadrio đã là một thần học gia lớn và án phong chân phước cho ngài đang được tiến hành. Cha là một thí dụ cụ thể chứng minh cho thấy việc nghiên cứu học hỏi và dậy thần học cũng có thể thánh hóa chúng ta. Ngoài ra các thư tín trao đổi của cha trình bầy một gương mặt lý tưởng và toàn vẹn của đời linh mục đến độ có thể đề nghị như là mẫu gương với bất cứ linh mục nào.
Hỏi: Gương mặt của Đức Karol Wojtila thì sao thưa cha?
Đáp: Gương mặt của người sẽ được giới thiệu trong ngày dành cho Đức Mẹ. Vì ai cũng biết lòng sùng kính mà Đức Gioan Phaolô II dành cho Trinh Nữ Maria thật là một gương mẫu. Đó là lòng tôn sùng mà linh mục phải có đối với Đức Đức Maria Mẹ của chức linh mục.
Hỏi: Tĩnh tâm là điều quan trọng đối với linh mục và cả đối với Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều Roma đến thế hay sao thưa cha?
Đáp: Theo truyền thống của Giáo Hội tĩnh tâm là điều quan trọng đối với tất cả mọi người. Đối với một linh mục đó là một bổn phận bắt buộc. Hằng năm vị linh mục phải dành ra một tuần để tham dự tĩnh tâm. Lý do là vì và nhất là trong một môi trường văn hóa trong đó chúng ta đang phải sống, cám dỗ quên đi các lý do sâu xa của ơn gọi linh mục rất là lớn, và linh mục có nguy cơ bị đè dẹp bởi chủ trương tiêu thụ đang thống trị xã hội. Tĩnh tâm luôn luôn là dịp ”trao ban trật tự cho cuộc sống” như thánh Ignazio thành Loyola thường nói. Nhưng đặc biệt đối với linh mục tĩnh tâm là dịp quan phòng giúp tái say mê Chúa Giêsu và tận tụy đối với đoàn chiên Chúa đã trao phó. Tất cả những điều này lại còn đúng hơn nữa đối với tất cả các linh mục mà Giáo Hội có Chúa Thánh Thần trợ giúp đã giao phó cho các trọng trách lớn hơn.
Hỏi: Đâu là các yếu tố của linh đạo Salesien mà cha sẽ lồng vào trong các bài suy niệm trong tuần giảng phòng?
Đáp: Tu sĩ Salesien có thể đặc biệt chú ý tới khía cạnh giáo dục, là khía cạnh mà trong lúc này Đức Thánh Cha cũng rất nhậy cảm và lưu tâm. Ngài đã mạnh mẽ nhắc tới ”sự cấp thiết giáo dục” trong thời đại chúng ta. Tự bản chất của chúng linh đạo và sự thánh thiện Salesien luôn gắn liền với cuộc sống thường ngày. Từng lúc một. Làm tốt các việc bé nhỏ của cuộc sống thường ngày. Trong các ngày tĩnh tâm này tôi cũng sẽ tìm cách nhấn mạnh trên điều này. Nghĩa là cho thấy các việc bé nhỏ được thi hành với đức tin và tình yêu, có thể dẫn đưa linh mục tới đích thánh thiện linh mục một cách hữu hiệu như thế nào.
(Avvenire 20-2-2010)
Linh Tiến Khải
Ðức thánh cha nhắc lại tính tối thượng của con người.
Chu Văn
19:07 23/02/2010
Ðức thánh cha nhắc lại tính tối thượng của con người.
Vatican [AFP 20/2/2010] - Ðức thánh cha Benedicto XVI nhắc lại tính tối thượng của con người, ngay cả khi bị khủng bố đe dọa.
Ðức thánh cha đã đưa ra khẳng định trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho các đại diện của hàng không dân sự Ý hôm thứ Bảy 20 tháng 2 năm 2010.
Ngỏ lời với chủ tịch và nhân viên của hiệp hội hàng không dân sự toàn quốc Ý, Ðức thánh cha nói: "Trong mọi hoạt động, "vốn tư bản" đầu tiên cần bảo toàn và đánh giá cao là con người, trong sự toàn vẹn của nó".
Theo Ðức thánh cha, tôn trọng những nguyên tắc này là điều xem ra khó khăn trong hoàn cảnh hiện nay, vì cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như nạn khủng bố quốc tế. Tuy nhiên, ngay cả trong hoàn cảnh này, tôn trọng con người và quan tâm đến những nhu cầu của con người vẫn bảo đảm tính hiệu năng của sự phục vụ.
Vatican [AFP 20/2/2010] - Ðức thánh cha Benedicto XVI nhắc lại tính tối thượng của con người, ngay cả khi bị khủng bố đe dọa.
Ðức thánh cha đã đưa ra khẳng định trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho các đại diện của hàng không dân sự Ý hôm thứ Bảy 20 tháng 2 năm 2010.
Ngỏ lời với chủ tịch và nhân viên của hiệp hội hàng không dân sự toàn quốc Ý, Ðức thánh cha nói: "Trong mọi hoạt động, "vốn tư bản" đầu tiên cần bảo toàn và đánh giá cao là con người, trong sự toàn vẹn của nó".
Theo Ðức thánh cha, tôn trọng những nguyên tắc này là điều xem ra khó khăn trong hoàn cảnh hiện nay, vì cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như nạn khủng bố quốc tế. Tuy nhiên, ngay cả trong hoàn cảnh này, tôn trọng con người và quan tâm đến những nhu cầu của con người vẫn bảo đảm tính hiệu năng của sự phục vụ.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Quy chế đào tạo ơn gọi của TGP Hà Nội
TGP Hà Nội
09:33 23/02/2010
Vài cảm nghĩ về cố Linh Mục Vincent Nguyễn Hưng
Vincent Thụ Nguyễn
11:24 23/02/2010
VÀI CẢM NGHĨ VỀ CỐ LINH MỤC VINCENT NGUYỄN HƯNG
Tôi sinh ra và lớn lên trong một giáo xứ nhỏ mà Lm Vincent Nguyễn Hưng là cha xứ trong suốt thời gian dài cho đến khi tôi đi định cư tại Hoa Kỳ. Đó là giáo xứ thánh An Tôn Padova thuộc hạt Chí Hòa, nơi đó tôi vinh dự được ngài làm chủ lễ nghi thức xưng tội lần đầu cho đến nghi thức hôn phối. Vâng có thể nói rằng ngài chính là người luôn bên cạnh chia sẻ những sự kiện quan trọng nhất đời tôi. Ngoài ra nhà của ngài lại trong xóm của tôi nên tôi lại càng có nhiều kỷ niệm sâu sắc về ngài:
- Về cương vị linh mục, ngài luôn nghiêm khắc, hướng dẫn giáo dân của mình sống cho đúng mục vụ qua các bài giảng thật hay, sâu sắc và uyên bác. Có thể một số người không thích nghe ngài giảng vì bài giảng của ngài thường quá dài mà họ chỉ muốn càng ngắn càng tốt. Với ngài, khi giảng thì phải giảng hết ý nghĩa của lời chúa thì giáo dân mới hiểu mà mới sống tốt đẹp được. Ngài luôn thẳng thắn nói những tệ nạn trong xã hội cũng như trong giáo xứ mà ngài phụ trách nhưng ngài luôn sẵn sàng nâng đỡ những người lạc bước và hướng dẫn họ về đường ngay lẽ phải.
- Có lẽ ngài sống trong một xóm lao động nghèo làm ngài đôi lúc phải buồn lòng bởi những trận cãi nhau, đánh nhau mà lại chính con chiên mình gây nên nhưng ngài luôn chan hòa với mọi người. Chính cuộc sống bình dị của ngài là bài học cho tất cả giáo dân trong giáo xứ: Phải sống làm sao cho xứng đáng là người Công giáo, để cho các anh em Lương giáo thấy Đạo Thiên Chúa chính là Đạo của tình yêu.
- Có lẽ do sự sắp đặt của Thiên Chúa mà hàng xóm bên cạnh nhà ngài lại là những anh em Lương giáo nhưng họ lại rất yêu quý ngài. Ngay cả khi ngài về hưu hay khi biết tin ngài bị bệnh, những anh em Lương giáo này, nếu có dịp đều đến thăm viếng ngài. Đó là câu trả lời cho những ai cần phải học nơi ngài.
- Tôi biết khi ngài quyết định xin Đức Hồng Y nghỉ hưu, tất cả giáo dân trong giáo xứ đều buồn và không muốn điều đó xảy ra vì ngài rất quan trọng trong giáo xứ nhỏ bé này, vì mọi người đều rất yêu thương ngài, xem ngài là một người cha và dù là Công giáo hay Lương giáo luôn kêu ngài một tiếng rất thân yêu “Bố”.
- Khi được báo tin về sự ra đi của ngài, tuy lòng tôi buồn nhưng tôi vẫn tin rằng sự ra đi đó là bắt đầu một cuộc sống mới, một cuộc sống luôn dành cho những người biết mình là ai? Luôn cống hiến trí lực, cuộc sống thánh thiện mình cho tha nhân.
Nguyện xin Thiên Chúa, Mẹ Maria, Thánh An Tôn Padaova, Thánh bổn mạng Vincent và các Thánh Tử Đạo Việt Nam đón nhận cố linh mục Vincent Nguyễn Hưng vào Thiên Quốc hưởng cuộc sống vĩnh hằng.
Florida, Feb 22 2010.
Vincent Thụ Nguyễn
Tôi sinh ra và lớn lên trong một giáo xứ nhỏ mà Lm Vincent Nguyễn Hưng là cha xứ trong suốt thời gian dài cho đến khi tôi đi định cư tại Hoa Kỳ. Đó là giáo xứ thánh An Tôn Padova thuộc hạt Chí Hòa, nơi đó tôi vinh dự được ngài làm chủ lễ nghi thức xưng tội lần đầu cho đến nghi thức hôn phối. Vâng có thể nói rằng ngài chính là người luôn bên cạnh chia sẻ những sự kiện quan trọng nhất đời tôi. Ngoài ra nhà của ngài lại trong xóm của tôi nên tôi lại càng có nhiều kỷ niệm sâu sắc về ngài:
- Về cương vị linh mục, ngài luôn nghiêm khắc, hướng dẫn giáo dân của mình sống cho đúng mục vụ qua các bài giảng thật hay, sâu sắc và uyên bác. Có thể một số người không thích nghe ngài giảng vì bài giảng của ngài thường quá dài mà họ chỉ muốn càng ngắn càng tốt. Với ngài, khi giảng thì phải giảng hết ý nghĩa của lời chúa thì giáo dân mới hiểu mà mới sống tốt đẹp được. Ngài luôn thẳng thắn nói những tệ nạn trong xã hội cũng như trong giáo xứ mà ngài phụ trách nhưng ngài luôn sẵn sàng nâng đỡ những người lạc bước và hướng dẫn họ về đường ngay lẽ phải.
- Có lẽ ngài sống trong một xóm lao động nghèo làm ngài đôi lúc phải buồn lòng bởi những trận cãi nhau, đánh nhau mà lại chính con chiên mình gây nên nhưng ngài luôn chan hòa với mọi người. Chính cuộc sống bình dị của ngài là bài học cho tất cả giáo dân trong giáo xứ: Phải sống làm sao cho xứng đáng là người Công giáo, để cho các anh em Lương giáo thấy Đạo Thiên Chúa chính là Đạo của tình yêu.
- Có lẽ do sự sắp đặt của Thiên Chúa mà hàng xóm bên cạnh nhà ngài lại là những anh em Lương giáo nhưng họ lại rất yêu quý ngài. Ngay cả khi ngài về hưu hay khi biết tin ngài bị bệnh, những anh em Lương giáo này, nếu có dịp đều đến thăm viếng ngài. Đó là câu trả lời cho những ai cần phải học nơi ngài.
- Tôi biết khi ngài quyết định xin Đức Hồng Y nghỉ hưu, tất cả giáo dân trong giáo xứ đều buồn và không muốn điều đó xảy ra vì ngài rất quan trọng trong giáo xứ nhỏ bé này, vì mọi người đều rất yêu thương ngài, xem ngài là một người cha và dù là Công giáo hay Lương giáo luôn kêu ngài một tiếng rất thân yêu “Bố”.
- Khi được báo tin về sự ra đi của ngài, tuy lòng tôi buồn nhưng tôi vẫn tin rằng sự ra đi đó là bắt đầu một cuộc sống mới, một cuộc sống luôn dành cho những người biết mình là ai? Luôn cống hiến trí lực, cuộc sống thánh thiện mình cho tha nhân.
Nguyện xin Thiên Chúa, Mẹ Maria, Thánh An Tôn Padaova, Thánh bổn mạng Vincent và các Thánh Tử Đạo Việt Nam đón nhận cố linh mục Vincent Nguyễn Hưng vào Thiên Quốc hưởng cuộc sống vĩnh hằng.
Florida, Feb 22 2010.
Vincent Thụ Nguyễn
Đức Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc dâng lễ tại Trung tâm Mục vụ Neuenkirchen
CĐ Các Thánh TTử Đạo VN - Đức
16:11 23/02/2010
Đức Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc dâng lễ tại Trung tâm Mục vụ Neuenkirchen
(20.02.2010, LGP) Cùng với làn gió ấm áp đang làm tan những giá băng đã từ lâu bao phủ cả Âu Châu, Đức Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, GM Giáo phận Mỹ Tho, đặc trách Tín lý và Đức tin, theo lời mời của Cơ quan Bác ái Misereor của Giáo hội Công Giáo Đức đã đại diện Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhân dịp cơ quan này tổ chức lễ khai mạc „mùa Misereor“ tại Giáo Phận Muenter Với chủ đề:
(Gottes Schoepfung bewahren, damit alle leben koennen – Hãy gìn giữ vũ trụ của Thiên Chúa, để mọi người có thể sinh sống)
Xem hình ĐGM Bùi Văn Đọc dâng lễ tại Đức
Nhân dịp nầy ủy ban đặc trách ngoại kiều Giáo phận Muenter sắp xếp dành riêng gần một ngày chuyến viếng thăm của Đức Giám Mục Phaolô cho Cộng đồng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc Liên Giáo phận Muenter & Osnabrueck.
Trong Thánh lễ mừng xuân cùng với Mẹ La Vang Thánh du Âu Châu, Đức Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã cùng dâng Thánh lễ với Linh Mục Tuyên úy Giuse Huỳnh Công Hạnh SVD với sự hiện diện của trên 200 giáo dân Việt đến từ khắp nơi cùng một số quan khách Đức, Ông Franz Thomas Sonka, lo mục vụ ngoại kiều Giáo phận Muenster. Ông Dr. Ulrich Dornberg thuộc cơ quan Misereor đặc trách Á Châu. Ông Dr. Johannes Heck, Hiêu trưởng trường trung học Arnold Janssen Gynasium và vợ của ông. Ông Overmann thầy giáo trường AJG, cùng những đại diện báo chí điạ phương.
Sau bài hát nhập lễ, với ngọn nến lung linh được thắp lên từ ngọn nến Phục Sinh cháy sáng trong tay, mở đầu Đức Giám Mục Phaolô, Linh Mục tuyên úy cùng toàn thể quan khách Đức và giáo dân lần lượt đặt chung quanh bản đồ VN để cầu nguyện cho Quê hương và Giáo hội Việt Nam. Cùng cất cao tiếng hát Kinh Hoà Bình (Thánh Phanxicô Assisi).
Trong lời nguyện giáo dân, Cộng đồng Dân Chúa cũng cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam, trong năm mới này biết dẹp bỏ sự thù hận, bất công và bạo lực để xây dựng đất nước sống yêu thương, công lý và hòa bình đích thực theo tinh thần Giáo Hội mời gọi cầu nguyện và sống trong Năm Thánh này. Xin cho các vụ việc ở Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý và Đồng Chiêm, Bát Nhã và những nơi khác có được hướng giải quyết tích cực, công bằng và hợp lý, cũng như cho các nạn nhân bị lăng mạ, kết án, trù dập, hay bị đánh đập thương tích trầm trọng sớm hồi phục, ổn định tinh thần và cuộc sống.
Trước sự chứng kiến của Đức Giám Mục Phaolô, đại diện của Hội đồng Giám Mục Việt Nam, ông Chủ tịch Cộng đồng Liên Giáo phận cũng đã khẳng định và luôn xác tín rằng các Giám mục, cách riêng Giám Mục Việt Nam có vai trò lãnh đạo với tư cách là thầy dạy và người bảo vệ Đức tin. Như cố Đức Gioan Phaolô II diễn tả Giáo Hội tham gia là Giáo Hội. “trong đó tất cả đều sống ơn gọi riêng của mình và hoàn thành vai trò riêng của mình, đặc sủng độc đáo của mỗi phần tử cần được nhìn nhận, phát triển và sử dụng cách hiệu quả". Và cũng nhắc lại lời khẳng định gần đây của Đức Thánh Cha Benedict XVI: “Đời sống con người phải luôn luôn được công nhận là một vấn đề nhân quyền bất khả xâm phạm và không bao giờ được cho là một vấn đề phụ thuộc vào sự phân xử của những kẻ mạnh hơn,”.
Trong bữa tiệc thân mật tại hội trường, Đức GM cũng đã chia sẻ với mọi người về sứ mệnh của Ngài kỳ này được thay mặt Giáo hội Việt Nam để nói với cơ quan bác ái Misereor của giáo hội Đức những vấn nạn về môi sinh và môi trường đang bị hủy diệt tại Việt Nam. Nhân dịp này Ngài cũng đã chia sẻ thật chân tình và cởi mở về tình hình Giáo hội Việt Nam trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Với một giọng nói đơn sơ, thật thà và chất phát của dân miền Nam, thấm vào lòng đất theo từng con nước của những giòng sông đang chạy dài qua những Giáo phận Miền tây, trong đó có Giáo phận Mỹ tho, Ngài đã chấm dứt buổi nói chuyện bằng câu „dzậy đã hài lòng rồi nghen“, như đang gợi nhớ lại một nét quê hương, trong đó có một mùa xuân đầy bông mai nở rộ kề bên Thánh tượng Mẹ La Vang yêu dấu.
Kính mời Quý vị mở nghe âm thanh phần Lới nguyện giáo dân trong Thánh lễ và phần hỏi đáp với Đức Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc trong buổi hội thảo ngày 20.02.2010 tại Trung tâm mục vụ Neuenkirchen thuộc Cộng đồng các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Liên Giáo Phận Muenster & Osnabrueck, Đức Quốc.
Để nghe, xin bấm vào đây:
http://www.ttmv.de/audio/LoiNguyen.m3u
http://www.ttmv.de/audio/HoiThao.m3u
Bản tin của Cộng đồng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,
Liên Giáo phận Muenster & Osnabrueck, Đức Quốc
(20.02.2010, LGP) Cùng với làn gió ấm áp đang làm tan những giá băng đã từ lâu bao phủ cả Âu Châu, Đức Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, GM Giáo phận Mỹ Tho, đặc trách Tín lý và Đức tin, theo lời mời của Cơ quan Bác ái Misereor của Giáo hội Công Giáo Đức đã đại diện Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhân dịp cơ quan này tổ chức lễ khai mạc „mùa Misereor“ tại Giáo Phận Muenter Với chủ đề:
(Gottes Schoepfung bewahren, damit alle leben koennen – Hãy gìn giữ vũ trụ của Thiên Chúa, để mọi người có thể sinh sống)
Xem hình ĐGM Bùi Văn Đọc dâng lễ tại Đức
Nhân dịp nầy ủy ban đặc trách ngoại kiều Giáo phận Muenter sắp xếp dành riêng gần một ngày chuyến viếng thăm của Đức Giám Mục Phaolô cho Cộng đồng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc Liên Giáo phận Muenter & Osnabrueck.
Trong Thánh lễ mừng xuân cùng với Mẹ La Vang Thánh du Âu Châu, Đức Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã cùng dâng Thánh lễ với Linh Mục Tuyên úy Giuse Huỳnh Công Hạnh SVD với sự hiện diện của trên 200 giáo dân Việt đến từ khắp nơi cùng một số quan khách Đức, Ông Franz Thomas Sonka, lo mục vụ ngoại kiều Giáo phận Muenster. Ông Dr. Ulrich Dornberg thuộc cơ quan Misereor đặc trách Á Châu. Ông Dr. Johannes Heck, Hiêu trưởng trường trung học Arnold Janssen Gynasium và vợ của ông. Ông Overmann thầy giáo trường AJG, cùng những đại diện báo chí điạ phương.
Sau bài hát nhập lễ, với ngọn nến lung linh được thắp lên từ ngọn nến Phục Sinh cháy sáng trong tay, mở đầu Đức Giám Mục Phaolô, Linh Mục tuyên úy cùng toàn thể quan khách Đức và giáo dân lần lượt đặt chung quanh bản đồ VN để cầu nguyện cho Quê hương và Giáo hội Việt Nam. Cùng cất cao tiếng hát Kinh Hoà Bình (Thánh Phanxicô Assisi).
Trong lời nguyện giáo dân, Cộng đồng Dân Chúa cũng cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam, trong năm mới này biết dẹp bỏ sự thù hận, bất công và bạo lực để xây dựng đất nước sống yêu thương, công lý và hòa bình đích thực theo tinh thần Giáo Hội mời gọi cầu nguyện và sống trong Năm Thánh này. Xin cho các vụ việc ở Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý và Đồng Chiêm, Bát Nhã và những nơi khác có được hướng giải quyết tích cực, công bằng và hợp lý, cũng như cho các nạn nhân bị lăng mạ, kết án, trù dập, hay bị đánh đập thương tích trầm trọng sớm hồi phục, ổn định tinh thần và cuộc sống.
Trước sự chứng kiến của Đức Giám Mục Phaolô, đại diện của Hội đồng Giám Mục Việt Nam, ông Chủ tịch Cộng đồng Liên Giáo phận cũng đã khẳng định và luôn xác tín rằng các Giám mục, cách riêng Giám Mục Việt Nam có vai trò lãnh đạo với tư cách là thầy dạy và người bảo vệ Đức tin. Như cố Đức Gioan Phaolô II diễn tả Giáo Hội tham gia là Giáo Hội. “trong đó tất cả đều sống ơn gọi riêng của mình và hoàn thành vai trò riêng của mình, đặc sủng độc đáo của mỗi phần tử cần được nhìn nhận, phát triển và sử dụng cách hiệu quả". Và cũng nhắc lại lời khẳng định gần đây của Đức Thánh Cha Benedict XVI: “Đời sống con người phải luôn luôn được công nhận là một vấn đề nhân quyền bất khả xâm phạm và không bao giờ được cho là một vấn đề phụ thuộc vào sự phân xử của những kẻ mạnh hơn,”.
Trong bữa tiệc thân mật tại hội trường, Đức GM cũng đã chia sẻ với mọi người về sứ mệnh của Ngài kỳ này được thay mặt Giáo hội Việt Nam để nói với cơ quan bác ái Misereor của giáo hội Đức những vấn nạn về môi sinh và môi trường đang bị hủy diệt tại Việt Nam. Nhân dịp này Ngài cũng đã chia sẻ thật chân tình và cởi mở về tình hình Giáo hội Việt Nam trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Với một giọng nói đơn sơ, thật thà và chất phát của dân miền Nam, thấm vào lòng đất theo từng con nước của những giòng sông đang chạy dài qua những Giáo phận Miền tây, trong đó có Giáo phận Mỹ tho, Ngài đã chấm dứt buổi nói chuyện bằng câu „dzậy đã hài lòng rồi nghen“, như đang gợi nhớ lại một nét quê hương, trong đó có một mùa xuân đầy bông mai nở rộ kề bên Thánh tượng Mẹ La Vang yêu dấu.
Kính mời Quý vị mở nghe âm thanh phần Lới nguyện giáo dân trong Thánh lễ và phần hỏi đáp với Đức Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc trong buổi hội thảo ngày 20.02.2010 tại Trung tâm mục vụ Neuenkirchen thuộc Cộng đồng các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Liên Giáo Phận Muenster & Osnabrueck, Đức Quốc.
Để nghe, xin bấm vào đây:
http://www.ttmv.de/audio/LoiNguyen.m3u
http://www.ttmv.de/audio/HoiThao.m3u
Bản tin của Cộng đồng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,
Liên Giáo phận Muenster & Osnabrueck, Đức Quốc
Giáo xứ và địa danh mang tên Suiza (Thụy Sĩ) tại vùng Turrialba của Costa Rica
LM Trần Công Nghị
16:28 23/02/2010
-->Xem Photos giáo xứ Suiza -- -->Xem Photos các loại hoa trong vườn giáo xứ Suiza
Vương cung thánh đường Đức Mẹ Các Thiên Thần hiện nay được kiến trúc trên 2 nền nhà thờ cũ, và là một thánh đường nguy nga, bên ngoài có nhiều tháp xây kiểu barốc, bên trong các cột và trần bằng gỗ, sơn vẽ hình ảnh rực rỡ, nhất là tượng Đức Mẹ đá đen được tôn kính tại đây (chúng tôi sẽ có dịp viết về sự tích và phép lạ Đức Mẹ) được đặt trên một bàn thờ lộng lẫy và sơn thiếp vàng.
Từ thủ đô San José tới thành Cartago chừng hơn 30 cây số, và từ Cartago tới thành Turrialba về phía nam là 40 cây số để từ đó đi tới xứ đạo mà tôi định tới. Tuy không xa nhưng vì đường ngoằn nghèo và vượt rừng leo núi, nên phải mất gần 2 tiếng đồng hồ lái xe. Sau đó từ Turrialba đi thêm một quảng đường 12 cây số nữa thì tới xứ đạo có tên là thánh Isidro Labrador (thánh Isidorô quan thầy nông dân) ở Suiza. Đây là nơi tôi sẽ dừng lại trong một thời gian để tìm hiểu, khám phá, kinh nghiệm mục vụ tại một xứ đạo miền quê và chia sẻ mục vụ với cha xứ ở đây, đàng khác cũng là thời gian để tôi thực tập và trau dồi thêm vốn liếng tiếng tiếng Tây ban nha của tôi.
Suiza một một quận của tỉnh Turrialba và cách thị trấn tỉnh 12 cây số. Quận Suiza bao gồm diện tích 650.000 km2, và mật độ là 10 người ở cho một cây số vuông. Quận bao gồm các cộng đoàn: Suiza trung ương, Las Colonias, Santa Cristina, Los Arcángeles, El Porvenir, Atirro, El Carmen, El Silenzio, Pascuare, Mollejones, Pacayitas và San Vicente. Tất cả làm thành xứ đạo Công giáo Suiza.
Toàn quận Suiza có 11 trường công (có trường chỉ có 20 học sinh như ở Silenzio) và một trường trung học. Có nhà bệnh phát thuốc và cấp cứu, có 1 chi nhánh ngân hàng, một trung tâm dậy về dinh dưỡng và mới đây có tháp viễn thông cho điện thoại cầm tay và internet dựng lên bên kia công trường đối diện với nhà thờ.
Sở dĩ có tên là Suiza (Thụy sĩ) vì ban đầu quãng năm 1910 nói là có gia đình đi dân đến từ Thụy sĩ tới lập cư và thấy phong cảnh núi đồi, hồ nước, thiên nhiên kỳ thú nên đặt tên là Thụy sĩ để tưởng nhớ quê hương xưa. Hiện nay có một địa điểm trong xứ đạo nổi tiếng du lịch đó là khu vực Đồn Điền Hacienda Tayutic. Nơi đây còn giữ lại đuợc một số những ngôi nhà nguyên thủy bằng gổ cả trăm năm cùng những kỉ vật của gia đình đại điền chủ này, còn cả một nhà nguyện riêng cổ xưa, khu vực đồn điền vẫn còn sản xuất café, mía, đường ngọt. Còn có khu khác được thế hệ sau biến thành địa điểm du lịch sinh thái và tiếp đón khách du lịch cao cấp với chỉ 4 phòng trọ sang trọng.
Xứ đạo Suiza một phần nhà giáo dân nằm chênh vênh trên sườn đồi, một phần năm dưới chân núi. Theo tài liệu của giáo phận Cartago thì thánh lễ đầu tiên được cử hành cho dân chúng ở đây vào năm 1916 theo yêu cầu của giáo dân sống ở Suiza và La Canada, và tiếp đó vẫn có các linh mục đến dâng thánh lễ cho giáo dân Nhưng mãi đến năm 1941 giáo xứ này mới được chính thức thành lập và được đặt tên là nhà thờ Thánh Isidro Labrador (thánh Isidôrô thợ) là vị thánh mà dân chúng khắp vùng Turrialba đều rất quen thuộc. Trụ sở giáo xứ cà nhà Cha xứ được xây năm 1966 và nhà thờ nhỏ được dựng lên, nhưng nhà thờ lớn hiện nay mới khánh thành từ năm 2000. Nhà thờ chứa chừng 600 người, ngoài ra còn 12 họ lẻ mà tên đã được kể ở trên, các nơi này còn gọi là các địa điểm truyền giáo, hay là các “communidad”, tất cà đều có nhà nguyện nho nhỏ xinh xinh, số người từng cộng đoàn tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật thay đổi từ 40 đến 200 người.
Vì dân chúng ở đây đa phần là nông dân, có ba vụ mùa và nông sản chính là trồng café, mía và chuối. Tuy nhiên ít người có vườn lớn để trồng cấy nên phải làm thuê cho các địa chủ và lại tuỳ thuộc vào mùa gặt, nên đời sống dân chúng rất nghèo nàn. Các gia đình hầu hết cũng có nhà riêng, mái lợp bằng tôn, vách gạch hay xi măng, có radio, và đôi khi có TV. Điện nước robinê do thành phố cung cấp đầy đủ (dù phải trà tiền hàng tháng) ngay cả ở vùng xâu và xa cũng có điện nước và ngay cả dịch vụ xe bus cũng tới khắp các cộng đoàn xa xôi có khi chỉ là 30 nóc nhà và chừng vài trăm người.
Đường từ quốc lộ 10 đi vào nhà thờ chính của xứ đạo Suiza đã được trải nhựa, nhưng đường đi tới các cộng đoàn và đường đi vào các nhà dân chúng vẫn còn là đường đất và đá. Chỉ có một số gia đình có xe và đa số là xe jeep 4x4 để leo đồi vượt đường đất. Dân chúng ít người có phương tiên đi lại, ngay cả motor hay xe đạp cũng ít. Đa số đi bộ, và nếu cần đi đâu phải đi bộ tới trạm xe bus.
Vì không có phương tiện đi lại nên vấn đề tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật là vấn đế nan giải cho việc mục vụ. Thứ Bảy vừa qua, lúc 2 giờ có lễ cưới, tiếp sau là thánh lễ vọng Chúa nhật vào lúc 4 giờ chiều tại nhà thờ chính. Sau đó, Cha xứ và tôi đã đi dâng lễ tại một địa điểm khác cho chừng 40 giáo dân (trong tổng số 200 giáo dân ở cộng đoàn này).
Ngày Chúa Nhật vừa rồi, chúng tôi dâng lễ lúc 8:00 sáng tại nhà thờ chính cho chừng 350 giáo dân (trong thánh lễ có quan tài một bà 86 tuổi mới qua đời chiều hôm trước) vì thế cũng làm phép xác cho bà trước lễ và làm phép tiễn đưa sau lễ, nhưng thánh lễ theo nghi thức các bài đọc Chúa Nhật I mùa Chay. Sau đó 9:30 đến dâng thánh lễ cho cộng đoàn Silenzio cách chừng 6 cây số. Tiếp đến đi thêm 6 cây số nữa dâng lễ vào lúc 11:30 tại nhà thờ ở Pacayitas cho giáo dân ở cộng đoàn này và 2 cộng đoàn gần đó là Mollejones và San Vincente.
Trở về giáo xứ nghỉ ngơi một chút rồi đi tiếp tới cộng đoàn La Canada dâng lễ lúc 4 giờ cho chừng 130 người. Sau cùng về giáo xứ chính dâng lễ lúc 6 giờ chiều cho chừng 300 người nữa.
Thật là một ngày vất vả trong công tác mục vụ và phải quan tâm tới nhiều khía cạnh khác nhau khi thi hành mục vụ tại một nơi mà không những thiếu linh mục mà còn thiếu nhiều các phương tiện và trong những điều kiện rất khó khăn. Có đến đây và cùng chia sẻ mục vụ với linh mục chính xứ là Cha Eliecer Monge Marin, tôi mới cảm nhận được đâu là tình thần và đời sống của một vị linh mục truyền giáo.
Tôi rất cảm phục và hãnh diện co dịp làm quen và biết vị linh mục đầy sinh lực và năng động này. Ngài cao lớn còn ở trạc tuổi dưới 50. Tuy nhiên kinh nghiệm mục vụ rất trổi vượt. Ngài trước đây thuộc dòng Augustinô nhưng này đã nhập giáo phận Cartago. Ngài về được 2 năm, nhưng trước đó đã từng là thừa sai truyền giáo tại nước Brazil, một nước mà ngài nói kinh nghiệm truyền giáo còn gặp khó khăn nhiều gấp bội ở đây vì đường xá xa xôi và dân bản địa Amazon chưa thích nghi và hiểu cuộc sống thế giới tôn giáo và văn minh hiện đại.
Vì thiếu linh mục, nên Cha Eliecer đã tổ chức tại một xứ đạo một Ban Giáo Lý viên lo các việc chẳng những về phụng vụ mà còn lo dậy đạo cho các em. Các giáo lý viên chinh là những bàn tay nối dài của linh mục tại các thí điểm truyền giáo như các Communidad nơi đây.
Có dịp chúng tôi sẽ chia sẻ thêm về đời sống gia đình, giáo dục và học đường, vấn đề xã hội và ý hướng vươn lên tại các cộng đoàn xa xôi hẻo lánh ra sao…
Thông Báo: Chương Trình Chuyên Đề Cuối Tuần Tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Sàigon
TTMV
20:41 23/02/2010
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI TUẦN 08
TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU KHÓA ĐẶC BIỆT
BẮT ĐẦU Ngày 06.03. 2010
Thời gian: 09 đề tài, từ 2g00 – 5g00, các chiều thứ bảy (06.03 – 24.04. 2010)CHƯƠNG TRÌNH và THUYẾT TRÌNH VIÊN
1. Ơn gọi làm người Lm. Louis Nguyễn Anh Tuấn Trưởng ban mục vụ HNGĐ2. Vai trò và sứ mệnh của người Phụ Nữ Việt Nam Nt. Maria Ng. Thị Hồng Quế, OP.3. Cách dạy con từ trong bụng mẹ và phương án 0 tuổi Ts. Nguyễn Mạnh Hùng,
4. Cả nhà cùng thai giáo Ths. Phạm Thị Thuý + Cv XHH Nguyễn Thị Thanh Thuý5. Đặc biệt tối thứ Sáu Ngày 26.03.2010 Từ 17:45 tới 20:30 Tĩnh Tâm mùa chay Lm GB. Nguyễn Quang Tuyến (TTMV)
Kịch: Người Cha nhân hậu Nhóm kịch Raboni6. Ơn gọi làm con Thiên Chúa Mục sư Otto Kakoschke, Canada7. Duy trì và phát triển kết quả thai giáo Ths. Phạm Thị Thuý
+ Cv XHH Nguyễn Thị Thanh Thuý
8. Giáo dục sức khoẻ về sinh sản cho thai phụ Bs. Nguyễn Thị Mỹ Xuân, Khoa Sản
9. Bảo vệ sự sống Nt. Maria Ng.Thị Hồng Quế, OP. & Mặc Trầm Cung
GHI DANH Từ ngày 22/02/2010 đến 06/03/2010, trong giờ hành chánh.
§ Tại văn phòng Học Vụ TTMV, gặp Chị Phương Anh, (: 62.910.366 (thứ 2 ® thứ 6)
§ Phòng B.104 (lầu 1), TTMV, gặp Anh Ng.Văn THỨC: 090307.5511 (thứ 7)
§ Trường hợp không thể đến ghi danh trước ngày khai mạc, có thể ghi danh qua email điền vào tờ phiếu ghi danh đính kèm (trong Attach), để ban tổ chức làm bảng tên và chuẩn bị tài liệu. Email: bmvgiadinh@gmail.comQuý vị có thể theo dõi những họat động và bài vở của Chương Trình Chuyên đề trong các trang Web sau
· http://tamlinhvaodoi.net/chuyende.htm
· http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=subject&is=34
· http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20091202/3234
TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU KHÓA ĐẶC BIỆT
BẮT ĐẦU Ngày 06.03. 2010
Thời gian: 09 đề tài, từ 2g00 – 5g00, các chiều thứ bảy (06.03 – 24.04. 2010)CHƯƠNG TRÌNH và THUYẾT TRÌNH VIÊN
1. Ơn gọi làm người Lm. Louis Nguyễn Anh Tuấn Trưởng ban mục vụ HNGĐ2. Vai trò và sứ mệnh của người Phụ Nữ Việt Nam Nt. Maria Ng. Thị Hồng Quế, OP.3. Cách dạy con từ trong bụng mẹ và phương án 0 tuổi Ts. Nguyễn Mạnh Hùng,
4. Cả nhà cùng thai giáo Ths. Phạm Thị Thuý + Cv XHH Nguyễn Thị Thanh Thuý5. Đặc biệt tối thứ Sáu Ngày 26.03.2010 Từ 17:45 tới 20:30 Tĩnh Tâm mùa chay Lm GB. Nguyễn Quang Tuyến (TTMV)
Kịch: Người Cha nhân hậu Nhóm kịch Raboni6. Ơn gọi làm con Thiên Chúa Mục sư Otto Kakoschke, Canada7. Duy trì và phát triển kết quả thai giáo Ths. Phạm Thị Thuý
+ Cv XHH Nguyễn Thị Thanh Thuý
8. Giáo dục sức khoẻ về sinh sản cho thai phụ Bs. Nguyễn Thị Mỹ Xuân, Khoa Sản
9. Bảo vệ sự sống Nt. Maria Ng.Thị Hồng Quế, OP. & Mặc Trầm Cung
GHI DANH Từ ngày 22/02/2010 đến 06/03/2010, trong giờ hành chánh.
§ Tại văn phòng Học Vụ TTMV, gặp Chị Phương Anh, (: 62.910.366 (thứ 2 ® thứ 6)
§ Phòng B.104 (lầu 1), TTMV, gặp Anh Ng.Văn THỨC: 090307.5511 (thứ 7)
§ Trường hợp không thể đến ghi danh trước ngày khai mạc, có thể ghi danh qua email điền vào tờ phiếu ghi danh đính kèm (trong Attach), để ban tổ chức làm bảng tên và chuẩn bị tài liệu. Email: bmvgiadinh@gmail.comQuý vị có thể theo dõi những họat động và bài vở của Chương Trình Chuyên đề trong các trang Web sau
· http://tamlinhvaodoi.net/chuyende.htm
· http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=subject&is=34
· http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20091202/3234
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Yêu cầu Thông Tấn Xã Việt Nam và Trang tin điện tử của Đảng Cộng Sản Việt Nam nói lại cho đúng
Ban Biên Tập WHD
08:55 23/02/2010
Yêu cầu Thông Tấn Xã Việt Nam và Trang tin điện tử của Đảng Cộng Sản Việt Nam nói lại cho đúng
WHĐ (23.02.2010) – Vừa qua Trang tin điện tử của Hội đồng Giám mục Việt Nam (WHĐ) nhận được thư độc giả thắc mắc: Vì sao không đưa tin đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam chúc tết Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam ngày 29-01-2010?
WHĐ tìm hiểu và được biết:
– Bản tin điện tử của Thông tấn xã Việt Nam, tại địa chỉ:
http://www.vietnamplus.vn/Home/Hoi-dong-Giam-muc-VN-chuc-Tet-Mat-tran-To-quoc/20101/32993.vnplus
đã phát bản tin Hội đồng Giám mục VN chúc Tết Mặt trận Tổ quốc lúc 21:24:00 ngày 29/01/2010.
– Trang tin điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam, tại địa chỉ:
http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30077&cn_id=386700#ZiWM2db0Mck7
đã phát bản tin Hội đồng Giám mục Việt Nam chúc mừng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhân dịp năm mới lúc 20:47:00 ngày 29/01/2010.
Cả hai bản tin đều cho biết: “Thừa ủy quyền của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Linh mục Nguyễn Khắc Quế, Quản hạt Thanh Oai, Giáo phận Hà Nội cảm ơn sự quan tâm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với đồng bào Công giáo cả nước nói chung và Hội đồng Giám mục nói riêng” (sic).
WHĐ tìm hiểu và được biết: Linh mục Nguyễn Khắc Quế, Quản hạt Thanh Oai, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội không được Hội đồng Giám mục Việt Nam ủy quyền về bất cứ sự vụ nào liên quan đến Hội đồng Giám mục Việt Nam, kể cả việc chúc Tết Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam ngày 29-01-2010.
WHĐ trả lời cho quý độc giả đã nêu thắc mắc được rõ. Đồng thời cũng yêu cầu những người có trách nhiệm trong hai cơ quan thông tấn trên phải có trách nhiệm đính chính, nói lại cho đúng.
Ban Biên tập WHĐ
http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=1471&CateID=63
WHĐ (23.02.2010) – Vừa qua Trang tin điện tử của Hội đồng Giám mục Việt Nam (WHĐ) nhận được thư độc giả thắc mắc: Vì sao không đưa tin đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam chúc tết Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam ngày 29-01-2010?
WHĐ tìm hiểu và được biết:
http://www.vietnamplus.vn/Home/Hoi-dong-Giam-muc-VN-chuc-Tet-Mat-tran-To-quoc/20101/32993.vnplus
đã phát bản tin Hội đồng Giám mục VN chúc Tết Mặt trận Tổ quốc lúc 21:24:00 ngày 29/01/2010.
– Trang tin điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam, tại địa chỉ:
http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30077&cn_id=386700#ZiWM2db0Mck7
đã phát bản tin Hội đồng Giám mục Việt Nam chúc mừng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhân dịp năm mới lúc 20:47:00 ngày 29/01/2010.
Cả hai bản tin đều cho biết: “Thừa ủy quyền của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Linh mục Nguyễn Khắc Quế, Quản hạt Thanh Oai, Giáo phận Hà Nội cảm ơn sự quan tâm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với đồng bào Công giáo cả nước nói chung và Hội đồng Giám mục nói riêng” (sic).
WHĐ tìm hiểu và được biết: Linh mục Nguyễn Khắc Quế, Quản hạt Thanh Oai, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội không được Hội đồng Giám mục Việt Nam ủy quyền về bất cứ sự vụ nào liên quan đến Hội đồng Giám mục Việt Nam, kể cả việc chúc Tết Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam ngày 29-01-2010.
WHĐ trả lời cho quý độc giả đã nêu thắc mắc được rõ. Đồng thời cũng yêu cầu những người có trách nhiệm trong hai cơ quan thông tấn trên phải có trách nhiệm đính chính, nói lại cho đúng.
Ban Biên tập WHĐ
http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=1471&CateID=63
Nhân vụ Đồng Chiêm, nhớ lời Đức Thánh Cha dạy
Hà Minh Thảo
14:14 23/02/2010
NHÂN VỤ ÐỒNG CHIÊM, NHỚ LỜI ÐỨC THÁNH CHA DẠY
Khoảng ba tuần nay, chúng tôi có dịp đọc bài ‘Thấy gì qua vụ việc ở Đồng Chiêm?’ viết bởi Anh Quang, đăng trên báo Hà Nội Mới ngày 27.01.2010.
Chúng ta biết Hà Nội Mới là cơ quan của Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hà nội. Tờ báo này đã bị hai bà Ngô thị Dung và Nguyễn thị Việt có đơn khởi kiện về việc báo này đã thông tin sai sự thật xúc phạm đến danh dự công dân. Lãnh đạo Hà Nội Mới không dám đối chất với hai bà trước toà án quận Hoàn Kiếm bằng không làm những thủ tục mà toà cho rằng cần thiết phải thể hiện trong hồ sơ khởi kiện. Ngoài ra, Anh Quang đã viết bài ‘Dưới chiêu bài dối trá ‘Cầu nguyện cho công lý” đăng trong Hà Nội Mới ngày 26.04.2009 khiến số báo bị thu hồi lại vì ‘có điều nói sai về các Cha ở Thái Hà’.
Trong phần đầu bài báo, người viết cho là: « người dân Đồng Chiêm đã tự tháo dỡ những cây Thánh giá dựng trái phép, không còn tụ tập cầu nguyện ngoài nơi thờ tự và đã trở lại với cuộc sống bình thường. » và đòi: « có nhiều câu hỏi được đặt ra cần lời giải đáp ». Anh đặt câu hỏi: « Sao một việc như thế, bị xé ra to, để các tờ báo mạng phản động vội vã chộp lấy, rồi nhào nặn, bóp méo, thổi phồng lên, với những cảnh "đàn áp", "máu chảy"?... ». Rồi, anh tự trả lời: « vì hành vi vi phạm nhiều luật (Đất đai, Xây dựng…) của linh mục chính xứ Nguyễn Văn Hữu và Ban Hành giáo xứ Đồng Chiêm và linh mục còn kích động giáo dân phạm pháp. » và cho biết: « chính quyền Hà Nội đã áp dụng nhiều biện pháp cương quyết nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong các lĩnh vực quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, trật tự xây dựng ». Kế đến, anh phàn nàn: « các chức sắc của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội thay vì răn dạy giáo dân... lại liên tiếp ra hai thông báo hiệp thông với Đồng Chiêm, vu cáo chính quyền đàn áp giáo dân và đòi ‘các quyền cơ bản của con người được tôn trọng để có được nền hòa bình, công lý, dân chủ và văn minh thật’ ».
Khi viết: « … không có một đoàn ngoại giao, một đại sứ hay một tổ chức quốc tế nào đang có mặt tại Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ trước những hành vi vi phạm pháp luật ngày càng lộ liễu của một số chức sắc của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, các linh mục giáo xứ Thái Hà. », người viết cho thấy người cộng sản vừa đàn áp giáo dân Đồng Chiêm, vừa biết nghe ngóng phán xét từ ngoại nhân vì không tin hành động mình có chính nghĩa khi diễn ra trong đêm tối, lúc 2 giờ khuya. Năm, sáu trăm cảnh sát, công an các loại với dụng cụ hỗ trợ dùi cui, roi điện, mìn, pháo mù để trấn áp những giáo dân tay không và điên cuồng dùng mìn đập tan cây Thánh giá… là những điều họ khó có thể tưởng tượng. Sau gần 35 năm gọi là chấm dứt chiến tranh, máu người Việt vẫn tiếp tục chảy.
Các đại sứ đã thông suốt cách thức làm việc như thế nào của chánh quyền Hà nội. Họ còn nhớ chuyện khi được mời tới để nghe sự giải thích (hay muốn hơn nữa !) về trường hợp Đức cha Tổng Giám mục Hà nội nói sự thật mà không liên quan trực tiếp hay gián tiếp gì đến họ và càng không thuộc thẩm quyền của họ. Họ chỉ là những công chức ngoại giao hay nhân viên làm trọn trách nhiệm, cuối tháng lãnh lương.
Nếu là những dân cử, nhất là các dân biểu, họ lên tiếng để cử tri còn bầu phiếu cho họ vì đã làm theo ý muốn của người và sự thật. Bà dân biểu Patricia McKenna, đảng Xanh, Phó trưởng phái đoàn Nghị viện Âu châu đến thăm viếng Việt-Nam tháng 09.2002, đã nói với một nhóm người Việt, Miên và Lào tại Brussels (Vương quốc Bỉ):
« Đây là lần đầu tiên tôi đến Việt-Nam, tôi cảm nhận một sự bưng bít, một xã hội bị kiềm chế, người dân không có quyền lập các tổ chức phi chánh phủ dưới bất cứ hình thức nào và những tổ chức phi chánh phủ mà chúng tôi gặp đều là những tổ chức quốc tế mà quyền lên tiếng hình như cũng bị hạn chế, nếu không sẽ bị mời ra khỏi nước. Sự kiện không có tự do truyền thông đại chúng, nên chúng tôi không thể tiếp xúc với báo chí.
Tôi chưa từng chứng kiến một quốc gia nào như thế. Cam bốt, với bao nhiêu vấn đề, nhưng ít nhất đối lập cũng được cho phép hiện hữu. Trái lại ở Việt-Nam, chẳng có một không gian nào cho bất cứ tư tưởng chánh trị nào, hiệp hội công dân nào và, trên hết, không có báo chí. »
Bây giờ, chúng ta bàn đến những điều liên quan đến Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và người tín hữu Công giáo:
1.- Tòa Thánh Vaticăng không hiệp thông với các linh mục vi phạm pháp luật.
a. - Chúng ta tạm chấp nhận cho người viết dùng cụm từ ‘Tòa Thánh Vaticăng’ (chữ của người viết) thay gì ‘Đức Giáo Hoàng’ hay ‘Đức Thánh Cha’ vì người ta không nói ‘linh mục hiệp thông với một quốc gia Tòa Thánh Vatican (Saint Siège, tiếng Pháp, hay Holy See, tiếng Anh).
b.- Nếu không biết thì người viết nên cần tìm học: thế nào là hiệp thông trong Công giáo. Nhờ đó, anh sẽ biết: không một Linh mục nào không hiệp thông với Đức Thánh Cha và Đức Thánh Cha cũng hiệp thông đáp trả với người tất cả anh em trong hàng Linh mục (Đức Giáo Hoàng cũng là một Linh mục, thi hành nhiệm vụ như chính Chúa Giêsu).
Khi dâng Thánh Lễ, Đức Thánh Cha, Đức Giám mục và Linh mục hiệp thông nhau lúc đọc:
« Lạy Chúa,
xin nhớ đến Hội Thánh Chúa lan rộng khắp hoàn cầu,
để kiện toàn Hội Thánh trong đức mến,
cùng với Đức Giáo Hoàng T…
Đức Giám Mục T… chúng con và toàn thể hàng giáo sĩ. »
Ngoài ra, hàng ngày, trọn 24 tiếng đồng hồ, trên mặt địa cầu, lúc nào cũng có Linh mục dâng Thánh Lễ và đọc lời nguyện đó, có thể nói, ngày này qua ngày kia… cho đến ngày tận thế.
Hơn thế nữa, việc hiệp thông với hai Linh mục và giáo dân Đồng Chiêm đã được thể hiện trong Hạt, qua Giáo phận, Giáo tỉnh, lan ra khắp Việt-Nam và tỏa toàn thế giới:
- các báo, đài phát thanh và truyền hình, qua mạng Internet đã loan tin để tín hữu Thiên Chúa giáo (Công giáo, Tin lành và Chính thống giáo) hiệp thông cầu nguyện vì Thánh Giá bị xúc phạm và những người bị thương tích;
- Ngày 28.01.2010, Đức cha Thomas Collins, Tổng Giám Mục Toronto, đã gởi thư cho ông Nguyễn đức Hùng, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt-Nam tại Gia nã đại (Canada). Đức cha viết:
« Thưa ông Đại sứ;
Tôi sâu sắc quan tâm về việc gia tăng bách hại người công dân công giáo tại quý quốc và cách riêng các vụ bạo hành xảy ra gần đây tại Giáo xứ Đồng Chiêm.
Hình ảnh tuyệt vời của dân tộc Việt-Nam đã bị hoen ố trong con mắt mọi người trên thế giới khi những công dân Việt-Nam hiền hoà đã bị sách nhiễu và thậm chí bị tấn công bằng bạo lực chỉ vì Đức Tin của họ. Hành động này rất đáng tiếc và thật không cần thiết. Người tín hữu Công giáo là những công dân tốt của các quốc gia trên toàn thế giới, và việc tự do thực thi Đức Tin cũng như việc tôn sùng Thánh Giá của họ không phải là những mối đe dọa cho bất kỳ một quốc gia hay chính phủ nào. Thật vậy, người công dân Công giáo Việt-Nam là nguồn sức mạnh và sinh lực sống còn cho đất nước tuyệt vời của quý quốc. Thật là điều hổ thẹn khi họ không được tôn trọng.
Tôi khẩn cấp yêu cầu ông khuyến khích chính phủ của ông cùng làm việc trong một tinh thần hợp tác với người tín hữu Công giáo Việt-Nam, hỗ trợ họ trong việc thực thi Đức Tin, và qua đó, gia tăng sự thịnh vượng cho quý quốc và tăng thêm uy tín của Việt-Nam trên thế giới. »
- Ngày 04.02.2010 đã được chọn là ngày Hiệp thông, Liên đới và Cầu nguyện cho Giáo hội tại Việt-Nam do sáng kiến của Ủy ban Truyền Giáo trực thuộc Hội đồng Giám mục Ba lan và Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Ba lan. Trong ngày đó, nhiều buổi cầu nguyện cho Giáo hội Việt-Nam đã diễn ra trong cả nước Ba lan. Đức cha Tarnowski Wiktor Skworc, chủ tịch Ủy ban Truyền Giáo đã nhấn mạnh: « Nhà cầm quyền bất cứ ở đâu, kể cả nhà cầm quyền cộng sản Việt-Nam, cũng không thể cứ mãi bất chấp dư luận. Thành ra, chúng ta phải nói to lên cho mọi người nghe là Giáo hội đang bị bách hại tại Việt-Nam, và chúng ta không thể câm nín nhượng bộ được. »
- Ngày 14.02.2010, nhân ngày mùng Một Tết Nguyên đán, các Đức Giám mục hay Linh mục ngoại quốc đến chủ tọa những Thánh Lễ mừng Năm Mới với tín hữu Việt-Nam đều mời mọi người tham dự cùng hiệp thông cầu nguyện cho Giáo hội Việt-Nam, giáo xứ Đồng Chiêm và Đức Tổng Giám mục Hà nội.
Trong khi nhà cầm quyền cộng sản đàn áp người dân nước mình và đập phá Thánh Giá thì những Kytô-hữu khắp nơi hiệp thông cầu nguyện cho người Việt-Nam.
2. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói với các linh mục quê hương:
Tác giả bài báo viết: « Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã răn dạy các linh mục: "Giáo hội mời gọi các phần tử của mình dấn thân một cách lương thiện để xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng. Giáo hội không đòi hỏi phải làm thay vai trò của các nhà chức trách của Chính phủ, chỉ mong rằng Giáo hội có thể, trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng lẫn nhau, góp phần xứng đáng vào sinh hoạt quốc gia, vào việc phục vụ tất cả người dân". »
Trước khi trình giải về nội dung những dòng viết này, chúng tôi xin được nhắc lại lòng quý mến Việt-Nam của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI qua hai sự kiện gần đây:
a.- Sáng ngày 11.01.2010, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã tiếp kiến đoàn ngoại giao cạnh Tòa Thánh, gồm Đại sứ 178 quốc gia và đại diện của chính quyền Palestine đến chúc mừng Tân Niên dương lịch. Quốc gia thứ 178 lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh trên cấp đại sứ và sứ thần là Liên bang Nga hồi cuối tháng 12 vừa qua.
Buổi tiếp kiến ngoại giao đoàn là dịp để Đức Thánh Cha kiểm điểm tình hình thế giới đồng thời bày tỏ lập trường của Tòa Thánh đối với các vấn đề thời sự.
Sau lời chào mừng Niên trưởng ngoại giao Alejandro Lalladares Lanza, Đại sứ Honduras, và gửi lời cầu chúc nồng nhiệt đến các vị Đại Sứ, chính quyền và nhân dân các nước mà các vị đại diện. Ngài đánh giá cao sứ mạng của các vị đại sứ cạnh Tòa Thánh và nói:
« Tôi cũng nghĩ đến tất cả các nước khác trên trái đất: Người Kế Vị Thánh Phêrô mở rộng cửa cho tất cả mọi người và muốn có những quan hệ với tất cả mọi nước, những quan hệ góp phần vào sự tiến bộ của gia đình nhân loại. Từ vài tuần nay, quan hệ ngoại giao hoàn toàn đã được thiết lập giữa Tòa Thánh và Liên Bang Nga, đây là một động lực mang lại sự hài lòng sâu xa. Cũng vậy, thật là một điều rất ý nghĩa cuộc viếng thăm mà Chủ tịch Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt-Nam mới thực hiện nơi tôi, một quốc gia tôi rất quí mến, nơi mà Giáo hội đang mừng kỷ niệm sự hiện diện từ nhiều thế kỷ qua việc cử hành Năm Thánh. »
Bao giờ Việt-Nam đáp lời mời chân thành của Người Kế Vị Thánh Phêrô để Đại sứ nước mình góp mặt vào Ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh? Hỡi những giáo sĩ sao, năm 1975, đã ‘hồ hỡi’ xúc phạm đến Đức Khâm sứ Henri Lemaitre và đòi trục xuất Đức cha nay lại ‘tha thiết’ bang giao với Tòa Thánh ? Hãy nhớ: ‘đập phá thì dễ, xây dựng mới khó khăn’, tiền nhân đã dạy như vậy.
b.- Lúc trưa ngày 14.02.2010, nhân dịp Đầu năm Âm lịch, sau khi đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành Tòa thánh tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha gửi lời chúc mừng đến mọi người trên thế giới đang cử hành Tết Nguyên đán: « Hôm nay ở nhiều nước khác nhau ở Á châu - Tôi nghĩ đến Trung Quốc và Việt-Nam - và trong nhiều cộng đồng rải rác khắp thế giới, Tết âm lịch được đón mừng. Đây là những ngày đại lễ, những người mừng Tết có cơ hội đặc biệt để tái củng cố mối liên kết trong gia đình và giữa các thế hệ. Tôi cầu chúc tất cả mọi người sẽ duy trì và không ngừng nuôi dưỡng gia sản phong phú về các giá trị đạo đức và tinh thần được đâm rễ vững chắc trong nền văn hóa của các dân tộc. »
Bây giờ, chúng ta trở lại bài báo đăng trên Hà Nội Mới.
Đây là đoạn trích trong Huấn từ do Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã đọc nhân dịp tiếp 29 Giám mục Việt-Nam đã đến Rôma để thực hành cuộc ‘Ad limina’ ngày 27.06.2009. Chúng tôi xin trích dài hơn để thấy trọn ý Đức Thánh Cha:
« Cũng như tôi, Anh Em biết rằng một sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo hội và cộng đồng chính trị là điều có thể. Về vấn đề này, Giáo hội mời gọi mọi phần tử của mình hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội công chính (juste, nguyên văn tiếng Pháp của Đức Thánh Cha), liên đới (solidaire) và công bằng (équitable). Giáo hội không hề muốn thay thế các vị hữu trách chính quyền, nhưng chỉ mong muốn có thể tham gia chính đáng vào đời sống quốc gia, trong tinh thần đối thoại và cộng tác tôn trọng, để phục vụ toàn dân. »
Chúng ta có thể chia đoạn này ra làm 3 câu với ba ý nghĩa:
a. Sự cộng tác lành mạnh. Trong một quốc gia dân chủ và văn minh (nơi đó, các chánh trị gia và lãnh đạo các tôn giáo đều là những nhân vật trưởng thành và trách nhiệm, không ai muốn kiểm soát người khác), Nhà nước và các tôn giáo tuy mục đích hoạt động khác nhau, nhưng cùng chung một nhiệm vụ: phục vụ Dân Tộc, mang hạnh phúc đến Toàn Dân.
Muốn cho sự phục vụ đó đạt được kết quả mỹ mãn, nó đòi hỏi phải có một sự cộng tác lành mạnh giữa đôi bên. Nhận thấy các quốc gia khác đã thực hiện sự cộng tác đó và người dân nước họ đã đạt được kết quả tốt, nên vị Giám mục Roma đồng ý với các Giám mục Việt-Nam: « Cũng như tôi, Anh Em biết…(đó) là điều có thể ». Nhưng ở Việt-Nam, Nhà nước từ chối ‘sự cộng tác lành mạnh’ đó, rõ rệt nhất trong lãnh vực giáo dục. Có thể, Giáo hội đang là nạn nhân của thành quả Giáo hội đã thực hiện trong lãnh vực này trước năm 1975. Chỉ vì sự nghi kỵ của một thiểu số người, tiền đồ Dân Tộc chịu nhiều thiệt hại.
b. Hãy chân thành dấn thân. Về ‘vấn đề này’ là ‘sự cộng tác lành mạnh’, Đức Thánh Cha nhắc mọi Kitô-hữu ‘hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội công chính, liên đới và công bằng’, dù có hay không ‘sự cộng tác lành mạnh’.
Thật vậy, những biến cố đã xảy ra ở Tòa Khâm sứ cũ, tại Thái hà, Tam Tòa, Dòng Thánh Phaolô Vĩnh long, Đồng Chiêm… và biết bao công tác bác ái, xã hội mà các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân thực hiện vì những người anh em phải bỏ học, mang bệnh không được chửa trị vì không tiền…
c. Giáo hội không muốn làm thay vai trò của Nhà nước. Trong phần a., Đức Thánh Cha phân biệt đôi bên: Giáo hội và cộng đồng chính trị. Nói một cách giản dị, tuy đôi bên có những đường hướng và tổ chức khác nhau nhưng có cùng chung một mục đích: phục vụ tất cả người dân Việt-Nam, nên cần thiết phải có những cuộc hội họp. Do đó, chúng ta có thể nói rằng: các cuộc hội họp đó diễn ra ‘trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng lẫn nhau, góp phần xứng đáng vào sinh hoạt quốc gia’.
Ngoài ra, khi ‘Giáo hội không đòi hỏi phải làm thay vai trò của các nhà chức trách của Chính phủ’ thì chúng ta thiết nghĩ Chính phủ cũng nên sớm giải tán cái ‘Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam’, tuy mang danh Công giáo nhưng không do Giáo luật quy định cũng không do Hội đồng Giám mục Việt-Nam lập ra. Trong quá trình 27 năm hoạt động, ủy ban này chỉ phá đạo cho đến nổi Linh mục Nguyễn công Danh, trong thư trả lời Cha Chánh văn phòng Dòng Chúa Cứu Thế Việt-Nam, ngày 05.02.2010, chỉ dám ký tên và không ghi chức vụ Chủ tịch ủy ban đó.
Ðể chấm dứt bài, là những tín hữu Công giáo, trong Năm Thánh 2010, chúng ta hãy gia tăng cầu nguyện Bình an và Hạnh phúc cho Dân Tộc cùng Công lý và Sự thật cho Giáo hội Việt-Nam và vững tin vào Lời Chúa trong Phúc Âm đọc trong Thánh Lễ ngày hôm nay 22.02.2010: « Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. » (Matthiêu 16, 18).
Khoảng ba tuần nay, chúng tôi có dịp đọc bài ‘Thấy gì qua vụ việc ở Đồng Chiêm?’ viết bởi Anh Quang, đăng trên báo Hà Nội Mới ngày 27.01.2010.
Chúng ta biết Hà Nội Mới là cơ quan của Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hà nội. Tờ báo này đã bị hai bà Ngô thị Dung và Nguyễn thị Việt có đơn khởi kiện về việc báo này đã thông tin sai sự thật xúc phạm đến danh dự công dân. Lãnh đạo Hà Nội Mới không dám đối chất với hai bà trước toà án quận Hoàn Kiếm bằng không làm những thủ tục mà toà cho rằng cần thiết phải thể hiện trong hồ sơ khởi kiện. Ngoài ra, Anh Quang đã viết bài ‘Dưới chiêu bài dối trá ‘Cầu nguyện cho công lý” đăng trong Hà Nội Mới ngày 26.04.2009 khiến số báo bị thu hồi lại vì ‘có điều nói sai về các Cha ở Thái Hà’.
Trong phần đầu bài báo, người viết cho là: « người dân Đồng Chiêm đã tự tháo dỡ những cây Thánh giá dựng trái phép, không còn tụ tập cầu nguyện ngoài nơi thờ tự và đã trở lại với cuộc sống bình thường. » và đòi: « có nhiều câu hỏi được đặt ra cần lời giải đáp ». Anh đặt câu hỏi: « Sao một việc như thế, bị xé ra to, để các tờ báo mạng phản động vội vã chộp lấy, rồi nhào nặn, bóp méo, thổi phồng lên, với những cảnh "đàn áp", "máu chảy"?... ». Rồi, anh tự trả lời: « vì hành vi vi phạm nhiều luật (Đất đai, Xây dựng…) của linh mục chính xứ Nguyễn Văn Hữu và Ban Hành giáo xứ Đồng Chiêm và linh mục còn kích động giáo dân phạm pháp. » và cho biết: « chính quyền Hà Nội đã áp dụng nhiều biện pháp cương quyết nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong các lĩnh vực quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, trật tự xây dựng ». Kế đến, anh phàn nàn: « các chức sắc của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội thay vì răn dạy giáo dân... lại liên tiếp ra hai thông báo hiệp thông với Đồng Chiêm, vu cáo chính quyền đàn áp giáo dân và đòi ‘các quyền cơ bản của con người được tôn trọng để có được nền hòa bình, công lý, dân chủ và văn minh thật’ ».
Khi viết: « … không có một đoàn ngoại giao, một đại sứ hay một tổ chức quốc tế nào đang có mặt tại Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ trước những hành vi vi phạm pháp luật ngày càng lộ liễu của một số chức sắc của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, các linh mục giáo xứ Thái Hà. », người viết cho thấy người cộng sản vừa đàn áp giáo dân Đồng Chiêm, vừa biết nghe ngóng phán xét từ ngoại nhân vì không tin hành động mình có chính nghĩa khi diễn ra trong đêm tối, lúc 2 giờ khuya. Năm, sáu trăm cảnh sát, công an các loại với dụng cụ hỗ trợ dùi cui, roi điện, mìn, pháo mù để trấn áp những giáo dân tay không và điên cuồng dùng mìn đập tan cây Thánh giá… là những điều họ khó có thể tưởng tượng. Sau gần 35 năm gọi là chấm dứt chiến tranh, máu người Việt vẫn tiếp tục chảy.
Các đại sứ đã thông suốt cách thức làm việc như thế nào của chánh quyền Hà nội. Họ còn nhớ chuyện khi được mời tới để nghe sự giải thích (hay muốn hơn nữa !) về trường hợp Đức cha Tổng Giám mục Hà nội nói sự thật mà không liên quan trực tiếp hay gián tiếp gì đến họ và càng không thuộc thẩm quyền của họ. Họ chỉ là những công chức ngoại giao hay nhân viên làm trọn trách nhiệm, cuối tháng lãnh lương.
Nếu là những dân cử, nhất là các dân biểu, họ lên tiếng để cử tri còn bầu phiếu cho họ vì đã làm theo ý muốn của người và sự thật. Bà dân biểu Patricia McKenna, đảng Xanh, Phó trưởng phái đoàn Nghị viện Âu châu đến thăm viếng Việt-Nam tháng 09.2002, đã nói với một nhóm người Việt, Miên và Lào tại Brussels (Vương quốc Bỉ):
« Đây là lần đầu tiên tôi đến Việt-Nam, tôi cảm nhận một sự bưng bít, một xã hội bị kiềm chế, người dân không có quyền lập các tổ chức phi chánh phủ dưới bất cứ hình thức nào và những tổ chức phi chánh phủ mà chúng tôi gặp đều là những tổ chức quốc tế mà quyền lên tiếng hình như cũng bị hạn chế, nếu không sẽ bị mời ra khỏi nước. Sự kiện không có tự do truyền thông đại chúng, nên chúng tôi không thể tiếp xúc với báo chí.
Tôi chưa từng chứng kiến một quốc gia nào như thế. Cam bốt, với bao nhiêu vấn đề, nhưng ít nhất đối lập cũng được cho phép hiện hữu. Trái lại ở Việt-Nam, chẳng có một không gian nào cho bất cứ tư tưởng chánh trị nào, hiệp hội công dân nào và, trên hết, không có báo chí. »
Bây giờ, chúng ta bàn đến những điều liên quan đến Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và người tín hữu Công giáo:
1.- Tòa Thánh Vaticăng không hiệp thông với các linh mục vi phạm pháp luật.
a. - Chúng ta tạm chấp nhận cho người viết dùng cụm từ ‘Tòa Thánh Vaticăng’ (chữ của người viết) thay gì ‘Đức Giáo Hoàng’ hay ‘Đức Thánh Cha’ vì người ta không nói ‘linh mục hiệp thông với một quốc gia Tòa Thánh Vatican (Saint Siège, tiếng Pháp, hay Holy See, tiếng Anh).
b.- Nếu không biết thì người viết nên cần tìm học: thế nào là hiệp thông trong Công giáo. Nhờ đó, anh sẽ biết: không một Linh mục nào không hiệp thông với Đức Thánh Cha và Đức Thánh Cha cũng hiệp thông đáp trả với người tất cả anh em trong hàng Linh mục (Đức Giáo Hoàng cũng là một Linh mục, thi hành nhiệm vụ như chính Chúa Giêsu).
Khi dâng Thánh Lễ, Đức Thánh Cha, Đức Giám mục và Linh mục hiệp thông nhau lúc đọc:
« Lạy Chúa,
xin nhớ đến Hội Thánh Chúa lan rộng khắp hoàn cầu,
để kiện toàn Hội Thánh trong đức mến,
cùng với Đức Giáo Hoàng T…
Đức Giám Mục T… chúng con và toàn thể hàng giáo sĩ. »
Ngoài ra, hàng ngày, trọn 24 tiếng đồng hồ, trên mặt địa cầu, lúc nào cũng có Linh mục dâng Thánh Lễ và đọc lời nguyện đó, có thể nói, ngày này qua ngày kia… cho đến ngày tận thế.
Hơn thế nữa, việc hiệp thông với hai Linh mục và giáo dân Đồng Chiêm đã được thể hiện trong Hạt, qua Giáo phận, Giáo tỉnh, lan ra khắp Việt-Nam và tỏa toàn thế giới:
- các báo, đài phát thanh và truyền hình, qua mạng Internet đã loan tin để tín hữu Thiên Chúa giáo (Công giáo, Tin lành và Chính thống giáo) hiệp thông cầu nguyện vì Thánh Giá bị xúc phạm và những người bị thương tích;
- Ngày 28.01.2010, Đức cha Thomas Collins, Tổng Giám Mục Toronto, đã gởi thư cho ông Nguyễn đức Hùng, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt-Nam tại Gia nã đại (Canada). Đức cha viết:
« Thưa ông Đại sứ;
Tôi sâu sắc quan tâm về việc gia tăng bách hại người công dân công giáo tại quý quốc và cách riêng các vụ bạo hành xảy ra gần đây tại Giáo xứ Đồng Chiêm.
Hình ảnh tuyệt vời của dân tộc Việt-Nam đã bị hoen ố trong con mắt mọi người trên thế giới khi những công dân Việt-Nam hiền hoà đã bị sách nhiễu và thậm chí bị tấn công bằng bạo lực chỉ vì Đức Tin của họ. Hành động này rất đáng tiếc và thật không cần thiết. Người tín hữu Công giáo là những công dân tốt của các quốc gia trên toàn thế giới, và việc tự do thực thi Đức Tin cũng như việc tôn sùng Thánh Giá của họ không phải là những mối đe dọa cho bất kỳ một quốc gia hay chính phủ nào. Thật vậy, người công dân Công giáo Việt-Nam là nguồn sức mạnh và sinh lực sống còn cho đất nước tuyệt vời của quý quốc. Thật là điều hổ thẹn khi họ không được tôn trọng.
Tôi khẩn cấp yêu cầu ông khuyến khích chính phủ của ông cùng làm việc trong một tinh thần hợp tác với người tín hữu Công giáo Việt-Nam, hỗ trợ họ trong việc thực thi Đức Tin, và qua đó, gia tăng sự thịnh vượng cho quý quốc và tăng thêm uy tín của Việt-Nam trên thế giới. »
- Ngày 04.02.2010 đã được chọn là ngày Hiệp thông, Liên đới và Cầu nguyện cho Giáo hội tại Việt-Nam do sáng kiến của Ủy ban Truyền Giáo trực thuộc Hội đồng Giám mục Ba lan và Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Ba lan. Trong ngày đó, nhiều buổi cầu nguyện cho Giáo hội Việt-Nam đã diễn ra trong cả nước Ba lan. Đức cha Tarnowski Wiktor Skworc, chủ tịch Ủy ban Truyền Giáo đã nhấn mạnh: « Nhà cầm quyền bất cứ ở đâu, kể cả nhà cầm quyền cộng sản Việt-Nam, cũng không thể cứ mãi bất chấp dư luận. Thành ra, chúng ta phải nói to lên cho mọi người nghe là Giáo hội đang bị bách hại tại Việt-Nam, và chúng ta không thể câm nín nhượng bộ được. »
- Ngày 14.02.2010, nhân ngày mùng Một Tết Nguyên đán, các Đức Giám mục hay Linh mục ngoại quốc đến chủ tọa những Thánh Lễ mừng Năm Mới với tín hữu Việt-Nam đều mời mọi người tham dự cùng hiệp thông cầu nguyện cho Giáo hội Việt-Nam, giáo xứ Đồng Chiêm và Đức Tổng Giám mục Hà nội.
Trong khi nhà cầm quyền cộng sản đàn áp người dân nước mình và đập phá Thánh Giá thì những Kytô-hữu khắp nơi hiệp thông cầu nguyện cho người Việt-Nam.
2. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói với các linh mục quê hương:
Tác giả bài báo viết: « Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã răn dạy các linh mục: "Giáo hội mời gọi các phần tử của mình dấn thân một cách lương thiện để xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng. Giáo hội không đòi hỏi phải làm thay vai trò của các nhà chức trách của Chính phủ, chỉ mong rằng Giáo hội có thể, trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng lẫn nhau, góp phần xứng đáng vào sinh hoạt quốc gia, vào việc phục vụ tất cả người dân". »
Trước khi trình giải về nội dung những dòng viết này, chúng tôi xin được nhắc lại lòng quý mến Việt-Nam của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI qua hai sự kiện gần đây:
a.- Sáng ngày 11.01.2010, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã tiếp kiến đoàn ngoại giao cạnh Tòa Thánh, gồm Đại sứ 178 quốc gia và đại diện của chính quyền Palestine đến chúc mừng Tân Niên dương lịch. Quốc gia thứ 178 lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh trên cấp đại sứ và sứ thần là Liên bang Nga hồi cuối tháng 12 vừa qua.
Buổi tiếp kiến ngoại giao đoàn là dịp để Đức Thánh Cha kiểm điểm tình hình thế giới đồng thời bày tỏ lập trường của Tòa Thánh đối với các vấn đề thời sự.
Sau lời chào mừng Niên trưởng ngoại giao Alejandro Lalladares Lanza, Đại sứ Honduras, và gửi lời cầu chúc nồng nhiệt đến các vị Đại Sứ, chính quyền và nhân dân các nước mà các vị đại diện. Ngài đánh giá cao sứ mạng của các vị đại sứ cạnh Tòa Thánh và nói:
« Tôi cũng nghĩ đến tất cả các nước khác trên trái đất: Người Kế Vị Thánh Phêrô mở rộng cửa cho tất cả mọi người và muốn có những quan hệ với tất cả mọi nước, những quan hệ góp phần vào sự tiến bộ của gia đình nhân loại. Từ vài tuần nay, quan hệ ngoại giao hoàn toàn đã được thiết lập giữa Tòa Thánh và Liên Bang Nga, đây là một động lực mang lại sự hài lòng sâu xa. Cũng vậy, thật là một điều rất ý nghĩa cuộc viếng thăm mà Chủ tịch Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt-Nam mới thực hiện nơi tôi, một quốc gia tôi rất quí mến, nơi mà Giáo hội đang mừng kỷ niệm sự hiện diện từ nhiều thế kỷ qua việc cử hành Năm Thánh. »
Bao giờ Việt-Nam đáp lời mời chân thành của Người Kế Vị Thánh Phêrô để Đại sứ nước mình góp mặt vào Ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh? Hỡi những giáo sĩ sao, năm 1975, đã ‘hồ hỡi’ xúc phạm đến Đức Khâm sứ Henri Lemaitre và đòi trục xuất Đức cha nay lại ‘tha thiết’ bang giao với Tòa Thánh ? Hãy nhớ: ‘đập phá thì dễ, xây dựng mới khó khăn’, tiền nhân đã dạy như vậy.
b.- Lúc trưa ngày 14.02.2010, nhân dịp Đầu năm Âm lịch, sau khi đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành Tòa thánh tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha gửi lời chúc mừng đến mọi người trên thế giới đang cử hành Tết Nguyên đán: « Hôm nay ở nhiều nước khác nhau ở Á châu - Tôi nghĩ đến Trung Quốc và Việt-Nam - và trong nhiều cộng đồng rải rác khắp thế giới, Tết âm lịch được đón mừng. Đây là những ngày đại lễ, những người mừng Tết có cơ hội đặc biệt để tái củng cố mối liên kết trong gia đình và giữa các thế hệ. Tôi cầu chúc tất cả mọi người sẽ duy trì và không ngừng nuôi dưỡng gia sản phong phú về các giá trị đạo đức và tinh thần được đâm rễ vững chắc trong nền văn hóa của các dân tộc. »
Bây giờ, chúng ta trở lại bài báo đăng trên Hà Nội Mới.
Đây là đoạn trích trong Huấn từ do Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã đọc nhân dịp tiếp 29 Giám mục Việt-Nam đã đến Rôma để thực hành cuộc ‘Ad limina’ ngày 27.06.2009. Chúng tôi xin trích dài hơn để thấy trọn ý Đức Thánh Cha:
« Cũng như tôi, Anh Em biết rằng một sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo hội và cộng đồng chính trị là điều có thể. Về vấn đề này, Giáo hội mời gọi mọi phần tử của mình hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội công chính (juste, nguyên văn tiếng Pháp của Đức Thánh Cha), liên đới (solidaire) và công bằng (équitable). Giáo hội không hề muốn thay thế các vị hữu trách chính quyền, nhưng chỉ mong muốn có thể tham gia chính đáng vào đời sống quốc gia, trong tinh thần đối thoại và cộng tác tôn trọng, để phục vụ toàn dân. »
Chúng ta có thể chia đoạn này ra làm 3 câu với ba ý nghĩa:
a. Sự cộng tác lành mạnh. Trong một quốc gia dân chủ và văn minh (nơi đó, các chánh trị gia và lãnh đạo các tôn giáo đều là những nhân vật trưởng thành và trách nhiệm, không ai muốn kiểm soát người khác), Nhà nước và các tôn giáo tuy mục đích hoạt động khác nhau, nhưng cùng chung một nhiệm vụ: phục vụ Dân Tộc, mang hạnh phúc đến Toàn Dân.
Muốn cho sự phục vụ đó đạt được kết quả mỹ mãn, nó đòi hỏi phải có một sự cộng tác lành mạnh giữa đôi bên. Nhận thấy các quốc gia khác đã thực hiện sự cộng tác đó và người dân nước họ đã đạt được kết quả tốt, nên vị Giám mục Roma đồng ý với các Giám mục Việt-Nam: « Cũng như tôi, Anh Em biết…(đó) là điều có thể ». Nhưng ở Việt-Nam, Nhà nước từ chối ‘sự cộng tác lành mạnh’ đó, rõ rệt nhất trong lãnh vực giáo dục. Có thể, Giáo hội đang là nạn nhân của thành quả Giáo hội đã thực hiện trong lãnh vực này trước năm 1975. Chỉ vì sự nghi kỵ của một thiểu số người, tiền đồ Dân Tộc chịu nhiều thiệt hại.
b. Hãy chân thành dấn thân. Về ‘vấn đề này’ là ‘sự cộng tác lành mạnh’, Đức Thánh Cha nhắc mọi Kitô-hữu ‘hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội công chính, liên đới và công bằng’, dù có hay không ‘sự cộng tác lành mạnh’.
Thật vậy, những biến cố đã xảy ra ở Tòa Khâm sứ cũ, tại Thái hà, Tam Tòa, Dòng Thánh Phaolô Vĩnh long, Đồng Chiêm… và biết bao công tác bác ái, xã hội mà các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân thực hiện vì những người anh em phải bỏ học, mang bệnh không được chửa trị vì không tiền…
c. Giáo hội không muốn làm thay vai trò của Nhà nước. Trong phần a., Đức Thánh Cha phân biệt đôi bên: Giáo hội và cộng đồng chính trị. Nói một cách giản dị, tuy đôi bên có những đường hướng và tổ chức khác nhau nhưng có cùng chung một mục đích: phục vụ tất cả người dân Việt-Nam, nên cần thiết phải có những cuộc hội họp. Do đó, chúng ta có thể nói rằng: các cuộc hội họp đó diễn ra ‘trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng lẫn nhau, góp phần xứng đáng vào sinh hoạt quốc gia’.
Ngoài ra, khi ‘Giáo hội không đòi hỏi phải làm thay vai trò của các nhà chức trách của Chính phủ’ thì chúng ta thiết nghĩ Chính phủ cũng nên sớm giải tán cái ‘Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam’, tuy mang danh Công giáo nhưng không do Giáo luật quy định cũng không do Hội đồng Giám mục Việt-Nam lập ra. Trong quá trình 27 năm hoạt động, ủy ban này chỉ phá đạo cho đến nổi Linh mục Nguyễn công Danh, trong thư trả lời Cha Chánh văn phòng Dòng Chúa Cứu Thế Việt-Nam, ngày 05.02.2010, chỉ dám ký tên và không ghi chức vụ Chủ tịch ủy ban đó.
Ðể chấm dứt bài, là những tín hữu Công giáo, trong Năm Thánh 2010, chúng ta hãy gia tăng cầu nguyện Bình an và Hạnh phúc cho Dân Tộc cùng Công lý và Sự thật cho Giáo hội Việt-Nam và vững tin vào Lời Chúa trong Phúc Âm đọc trong Thánh Lễ ngày hôm nay 22.02.2010: « Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. » (Matthiêu 16, 18).
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Maria Qua Các Thời Đại (phụ chương)
Vũ Văn An
17:53 23/02/2010
Đôi Hàng Về Tác Giả
Jaroslav Pelikan, Giáo Sư Danh Dự Về Môn Sử tại Đại Học Yale, đã được trao tặng hơn 35 bằng tiến sĩ danh dự của các đại học khắp nơi trên thế giới, cũng như các bằng tưởng thưởng và huy chương của nhiều hội và định chế bác học. Ông được đề cử là Ủy Viên Kỳ Cựu của Qũy Carnegie yểm trợ Phát Triển Việc Giảng Dạy trong các năm 1982-1983 và 1990-1991. Bằng tưởng thưởng Jefferson, vinh dự cao nhất do chính phủ Hoa Kỳ trao tặng các học giả về khoa học nhân văn, đã được trao cho ông năm 1983, sau đó ông được Hàn Lâm Viện Trung Cổ của Hoa Kỳ trao tặng huy chương Haskins năm 1985. Năm 1989, ông lãnh giải thưởng của Hàn Lâm Viện Tôn Giáo của Hoa Kỳ và năm 1990, ông lãnh huy chương Umanita của thư viện Newberry. Thư Viện Công của New York trao tặng ông Giải Thưởng “Sư Tử Văn Học” năm 1992, và trong cùng năm ấy, ông được Cộng Hòa Liên Bang Tiệp và Slovak trao tặng huy chương Jan Amos Komenský. Ông từng phục vụ Ủy Ban Tổng Thống Hoa Kỳ về Nghệ Thuật và Nhân Bản từ năm 1994 và hiện là Chủ Tịch Hàn Lâm Viện Nghệ Thuật và Khoa Học của Hoa Kỳ.
Trong nhiều giảng khóa do Pelikan đảm nhiệm ta thấy có Giảng Khóa Gauss, tại Đại Học Princeton; Giảng Khóa Gifford, tại Đại Học Aberdeen; Giảng Khóa Jefferson, tại Cơ Quan Tài Trợ Các Môn Nhân Văn; giảng khóa Jerome tại Hàn Lâm Viện Hoa Kỳ ở Roma và Đại Học Michigan; giảng khóa Mellon tại Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Quốc Gia; và giảng khóa William Clyde De Vane, tại Đại Học Yale.
Cuốn Đức Ma-ri-a Qua Các Thế Kỷ là tác phẩm thứ 34 của Jaroslav Pelikan. Tác phẩm đầu tiên của ông, tựa là Từ Luther đến Kierkegarrd (From Luther to Keirkegarrd), đã được ấn hành năm 1950. Tác phẩm gồm năm cuốn của ông tựa là Truyền Thống Kitô Giáo: Lịch Sử Khai Triển Học Lý (The Christian Tradition: A History of the Development of Doctrine), viết trong các năm 1971-1989, được rất nhiều người nhìn nhận là tác phẩm hàng đầu về lịch sử. Trong khá nhiều bộ sách do ông chủ biên, ta thấy có bộ Các Công Trình Của Luther (Luther’s Works), gồm 22 cuốn, ấn hành trong các năm 1955-1971. Các sách khác của Pelikan được nhà Xuất Bản của Đại Học Yale ấn hành là Việc Khai Triển Học Lý Kitô Giáo (Development of Christian Doctrine), 1969; Sự Chứng Thực Của Truyền Thống (The Vindication of Tradition), 1984; Chúa Giê-su Qua Các Thế Kỷ (Jesus Through the Centuries), 1985; Hình Ảnh Thiên Chúa (Imago Dei), 1990; Ý Niệm Đại Học - Một Tái Thẩm Định (The Idea of the University – A Reexamination), 1992; Kitô Giáo và Văn Hóa Cổ Điển (Christianity and Classical Culture), 1993; Faust Nhà Thần Học (Faust the Theologian), 1995; và Cải Cách Của Thánh Kinh/Thánh Kinh của Cải Cách (the Reformation of the Bible/The Bible of the Reformation)1996.
Ghi Chú Thư Mục
Thư mục về đức Trinh Nữ Maria hết sức đồ sộ. Danh mục điện tử của Thư Viện Trường Đại Học Yale vào cuối năm 1995 đã liệt kê 2,424 cuốn sách về Ngài (một số ít trùng bản), ấy là chưa kể các bài báo và hầu hết các tác phẩm có trước thế kỷ này. Trong các sách viết về Ngài, một số phải được kê ở đây, vì chúng có thể đã được trích dẫn ở mỗi chương: do Juniper Carol chủ biên, Mariology (Thánh mẫu học), 3 cuốn (Milwaukee: Bruce,1955-1961); Carol Graef, Mary: A History of Doctrine and Devotion (Ma-ri-a: Lịch Sử Khai Triển và Sùng Kính), 2 cuốn (New York: Sheed and Ward, 1963-1965); Walter Delius, Geschichte der Marien-vehehrung (Munich: Ernst Reinhardt Verlag, 1963); Từ điển bách khoa dầy 1,042 trang của Wolfgang Beinert và Heinrich Petri, Handbuch der Marienkunde (Regensburg: F. Pustet, 1984); và bộ sách đồ sộ tưởng niệm René Laurentin, Kecharitomene: Mélanges René Laurentin (Paris: Desclée, 1990).
Tác giả đã can dự vào chủ đề Ma-ri-a trong tư cách học giả và tác giả hơn 4 thập niên qua. Như Herman Kogan từng mô tả trong bộ The Great Encyclopedia Britanica (Đại Bách Khoa Anh), việc liên hệ lâu dài và sinh ích lợi của tác giả với nhóm Encyclopedia Britanica bắt đầu từ thập niên 1950, lúc tác giả được kêu cứu, sau khi nhiều dự thảo liên tiếp về mục Ma-ri-a, bởi nhiều tác giả khác nhau, bị hết duyệt viên này đến duyệt viên khác bác bỏ. Bài viết đó đến ngày nay vẫn còn trên bộ Bách Khoa này; và 30 năm sau, dùng chính cấu trúc căn bản của nó, tác giả đã viết một khảo luận được đăng bằng Đức Ngữ năm 1985 và Anh Ngữ năm 1986 nói về “Đức Ma-ri-a - Điển hình cho việc Khai Triển Học Lý Kitô Giáo”. Khảo luận này là một phần trong tác phẩm phẩm chung của Jaroslav Pelikan, David Flusser, và Justin Lang tựa là Ma-ri-a: Các Hình Ảnh của Mẹ Chúa Giê-su trong Cái Nhìn Do Thái và Kitô Giáo (Mary: Images of the Mother of Jesus in Jewish and Christian Perspective) do nhà Fortress Press ở Hoa Kỳ ấn hành. Cuốn Riddle of Roman Catholicism (Điều Khó Hiểu Trong Đạo Công Giáo La Mã) của tác giả, viết cận kề Công Đồng Vatican II và được trao Giải Thưởng Abingdon vào năm 1959, có một chương tựa là “Kính Mừng Ma-ri-a”. Việc ấn hành bản dịch tiếng Anh tác phẩm của Otto Semmelroch tựa là Mary, Archetype of the Church (Ma-ri-a, Nguyên Mẫu của Giáo Hội) (New York: Sheed and Ward, 1963) cho tác giả cơ hội viết một tiểu luận ngắn làm lời phi lộ tựa là “Ý Niệm Căn Bản Về Đức Ma-ri-a” (The Basic Marian Idea). Trong giảng khóa về Thomas More, do Nhà Xuất Bản Đại Học Yale ấn hành năm 1965, tựa là Development of Christian Doctrine: Some Historical Prolegomena (Việc Khai Triển Học Lý Kitô Giáo: Một Số Tổng Luận Lịch Sử), tác giả đã phân tích “Thánh Anastasiô Viết Về Đức Ma-ri-a”, nhất là ý niệm Theotokos (Mẹ Thiên Chúa) của ngài. Giảng khóa Mason Gross tại Đại Học Rutgers, được tác giả trình bày năm 1989 và được nhà Xuất Bản của Đại Học này xuất bản năm 1990 tựa là Eternal Feminines: Three Theological Allegories in Dante’s “Paradiso” (Những Người Nữ Muôn Thuở: Ba Ẩn Dụ Thần Học Trong “Paradiso” của Dante) có một chương nói về cái nhìn của Dante đối với đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Giảng khóa Andrew W. Mellon tại Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Quốc Gia, được trình bày năm 1987 nhân dịp kỷ niệm 1,200 năm Công Đồng Nixêa và được nhà Xuất Bản Đại Học Princeton ấn hành năm 1990 tựa là Imago Dei (Hình Ảnh Thiên Chúa) có thảo luận về nghệ thuật ảnh tượng Ma-ri-a thời đầu Byzantine và biện minh cho nó về phương diện thần học. Faust the Theogian (Faust Nhà Thần Học), giảng khóa Wilson của tác giả tại Đại Học Southwestern University được nhà xuất bản Đại Học Yale ấn hành năm 1995, lên cao điểm với hình ảnh đức Ma-ri-a là Mẹ Hiển Vinh (Mater Gloriosa) và Người Nữ Muôn Thuở, giống như trong Faust của Goethe. Hơn nữa, trong bộ sách năm cuốn của tác giả tựa là The Christian Tradition (Truyền Thống Kitô Giáo), do nhà Xuất Bản Đại Học Chicago ấn hành giữa các năm 1971 và 1989, các học lý về đức Ma-ri-a từ nhiều thời kỳ khác nhau luôn được đem ra để khảo sát kỹ càng.
Tất cả các khảo luận có trước trên đây về đức Ma-ri-a đều đã góp phần vào cuốn sách này, và tác giả rất biết ơn khi được dịp (và đôi khi được phép) dùng lại chúng ở đây lần đầu trong một trình thuật lịch sử đầy đủ và có tương quan gắn bó với nhau; nếu chỉ đơn giản nhắc đến sách, chứ không nhắc đến những đoạn cụ thể, tác giả thường dùng chữ “xem” phía trước. Để lấy tài liệu cho tất cả các sách trên đây, và nhất là tác phẩm cuối cùng vừa trích dẫn, hàng trăm câu trích dẫn từ những nguồn đệ nhất đẳng để nhấn mạnh trình thuật có tính lịch sử cũng đã được nhận diện trọn vẹn, và xem ra quá dư thừa nếu phải nhắc lại chúng ở đây.
Những Chữ Viết Tắt
Jaroslav Pelikan, Giáo Sư Danh Dự Về Môn Sử tại Đại Học Yale, đã được trao tặng hơn 35 bằng tiến sĩ danh dự của các đại học khắp nơi trên thế giới, cũng như các bằng tưởng thưởng và huy chương của nhiều hội và định chế bác học. Ông được đề cử là Ủy Viên Kỳ Cựu của Qũy Carnegie yểm trợ Phát Triển Việc Giảng Dạy trong các năm 1982-1983 và 1990-1991. Bằng tưởng thưởng Jefferson, vinh dự cao nhất do chính phủ Hoa Kỳ trao tặng các học giả về khoa học nhân văn, đã được trao cho ông năm 1983, sau đó ông được Hàn Lâm Viện Trung Cổ của Hoa Kỳ trao tặng huy chương Haskins năm 1985. Năm 1989, ông lãnh giải thưởng của Hàn Lâm Viện Tôn Giáo của Hoa Kỳ và năm 1990, ông lãnh huy chương Umanita của thư viện Newberry. Thư Viện Công của New York trao tặng ông Giải Thưởng “Sư Tử Văn Học” năm 1992, và trong cùng năm ấy, ông được Cộng Hòa Liên Bang Tiệp và Slovak trao tặng huy chương Jan Amos Komenský. Ông từng phục vụ Ủy Ban Tổng Thống Hoa Kỳ về Nghệ Thuật và Nhân Bản từ năm 1994 và hiện là Chủ Tịch Hàn Lâm Viện Nghệ Thuật và Khoa Học của Hoa Kỳ.
Trong nhiều giảng khóa do Pelikan đảm nhiệm ta thấy có Giảng Khóa Gauss, tại Đại Học Princeton; Giảng Khóa Gifford, tại Đại Học Aberdeen; Giảng Khóa Jefferson, tại Cơ Quan Tài Trợ Các Môn Nhân Văn; giảng khóa Jerome tại Hàn Lâm Viện Hoa Kỳ ở Roma và Đại Học Michigan; giảng khóa Mellon tại Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Quốc Gia; và giảng khóa William Clyde De Vane, tại Đại Học Yale.
Cuốn Đức Ma-ri-a Qua Các Thế Kỷ là tác phẩm thứ 34 của Jaroslav Pelikan. Tác phẩm đầu tiên của ông, tựa là Từ Luther đến Kierkegarrd (From Luther to Keirkegarrd), đã được ấn hành năm 1950. Tác phẩm gồm năm cuốn của ông tựa là Truyền Thống Kitô Giáo: Lịch Sử Khai Triển Học Lý (The Christian Tradition: A History of the Development of Doctrine), viết trong các năm 1971-1989, được rất nhiều người nhìn nhận là tác phẩm hàng đầu về lịch sử. Trong khá nhiều bộ sách do ông chủ biên, ta thấy có bộ Các Công Trình Của Luther (Luther’s Works), gồm 22 cuốn, ấn hành trong các năm 1955-1971. Các sách khác của Pelikan được nhà Xuất Bản của Đại Học Yale ấn hành là Việc Khai Triển Học Lý Kitô Giáo (Development of Christian Doctrine), 1969; Sự Chứng Thực Của Truyền Thống (The Vindication of Tradition), 1984; Chúa Giê-su Qua Các Thế Kỷ (Jesus Through the Centuries), 1985; Hình Ảnh Thiên Chúa (Imago Dei), 1990; Ý Niệm Đại Học - Một Tái Thẩm Định (The Idea of the University – A Reexamination), 1992; Kitô Giáo và Văn Hóa Cổ Điển (Christianity and Classical Culture), 1993; Faust Nhà Thần Học (Faust the Theologian), 1995; và Cải Cách Của Thánh Kinh/Thánh Kinh của Cải Cách (the Reformation of the Bible/The Bible of the Reformation)1996.
Ghi Chú Thư Mục
Thư mục về đức Trinh Nữ Maria hết sức đồ sộ. Danh mục điện tử của Thư Viện Trường Đại Học Yale vào cuối năm 1995 đã liệt kê 2,424 cuốn sách về Ngài (một số ít trùng bản), ấy là chưa kể các bài báo và hầu hết các tác phẩm có trước thế kỷ này. Trong các sách viết về Ngài, một số phải được kê ở đây, vì chúng có thể đã được trích dẫn ở mỗi chương: do Juniper Carol chủ biên, Mariology (Thánh mẫu học), 3 cuốn (Milwaukee: Bruce,1955-1961); Carol Graef, Mary: A History of Doctrine and Devotion (Ma-ri-a: Lịch Sử Khai Triển và Sùng Kính), 2 cuốn (New York: Sheed and Ward, 1963-1965); Walter Delius, Geschichte der Marien-vehehrung (Munich: Ernst Reinhardt Verlag, 1963); Từ điển bách khoa dầy 1,042 trang của Wolfgang Beinert và Heinrich Petri, Handbuch der Marienkunde (Regensburg: F. Pustet, 1984); và bộ sách đồ sộ tưởng niệm René Laurentin, Kecharitomene: Mélanges René Laurentin (Paris: Desclée, 1990).
Tác giả đã can dự vào chủ đề Ma-ri-a trong tư cách học giả và tác giả hơn 4 thập niên qua. Như Herman Kogan từng mô tả trong bộ The Great Encyclopedia Britanica (Đại Bách Khoa Anh), việc liên hệ lâu dài và sinh ích lợi của tác giả với nhóm Encyclopedia Britanica bắt đầu từ thập niên 1950, lúc tác giả được kêu cứu, sau khi nhiều dự thảo liên tiếp về mục Ma-ri-a, bởi nhiều tác giả khác nhau, bị hết duyệt viên này đến duyệt viên khác bác bỏ. Bài viết đó đến ngày nay vẫn còn trên bộ Bách Khoa này; và 30 năm sau, dùng chính cấu trúc căn bản của nó, tác giả đã viết một khảo luận được đăng bằng Đức Ngữ năm 1985 và Anh Ngữ năm 1986 nói về “Đức Ma-ri-a - Điển hình cho việc Khai Triển Học Lý Kitô Giáo”. Khảo luận này là một phần trong tác phẩm phẩm chung của Jaroslav Pelikan, David Flusser, và Justin Lang tựa là Ma-ri-a: Các Hình Ảnh của Mẹ Chúa Giê-su trong Cái Nhìn Do Thái và Kitô Giáo (Mary: Images of the Mother of Jesus in Jewish and Christian Perspective) do nhà Fortress Press ở Hoa Kỳ ấn hành. Cuốn Riddle of Roman Catholicism (Điều Khó Hiểu Trong Đạo Công Giáo La Mã) của tác giả, viết cận kề Công Đồng Vatican II và được trao Giải Thưởng Abingdon vào năm 1959, có một chương tựa là “Kính Mừng Ma-ri-a”. Việc ấn hành bản dịch tiếng Anh tác phẩm của Otto Semmelroch tựa là Mary, Archetype of the Church (Ma-ri-a, Nguyên Mẫu của Giáo Hội) (New York: Sheed and Ward, 1963) cho tác giả cơ hội viết một tiểu luận ngắn làm lời phi lộ tựa là “Ý Niệm Căn Bản Về Đức Ma-ri-a” (The Basic Marian Idea). Trong giảng khóa về Thomas More, do Nhà Xuất Bản Đại Học Yale ấn hành năm 1965, tựa là Development of Christian Doctrine: Some Historical Prolegomena (Việc Khai Triển Học Lý Kitô Giáo: Một Số Tổng Luận Lịch Sử), tác giả đã phân tích “Thánh Anastasiô Viết Về Đức Ma-ri-a”, nhất là ý niệm Theotokos (Mẹ Thiên Chúa) của ngài. Giảng khóa Mason Gross tại Đại Học Rutgers, được tác giả trình bày năm 1989 và được nhà Xuất Bản của Đại Học này xuất bản năm 1990 tựa là Eternal Feminines: Three Theological Allegories in Dante’s “Paradiso” (Những Người Nữ Muôn Thuở: Ba Ẩn Dụ Thần Học Trong “Paradiso” của Dante) có một chương nói về cái nhìn của Dante đối với đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Giảng khóa Andrew W. Mellon tại Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Quốc Gia, được trình bày năm 1987 nhân dịp kỷ niệm 1,200 năm Công Đồng Nixêa và được nhà Xuất Bản Đại Học Princeton ấn hành năm 1990 tựa là Imago Dei (Hình Ảnh Thiên Chúa) có thảo luận về nghệ thuật ảnh tượng Ma-ri-a thời đầu Byzantine và biện minh cho nó về phương diện thần học. Faust the Theogian (Faust Nhà Thần Học), giảng khóa Wilson của tác giả tại Đại Học Southwestern University được nhà xuất bản Đại Học Yale ấn hành năm 1995, lên cao điểm với hình ảnh đức Ma-ri-a là Mẹ Hiển Vinh (Mater Gloriosa) và Người Nữ Muôn Thuở, giống như trong Faust của Goethe. Hơn nữa, trong bộ sách năm cuốn của tác giả tựa là The Christian Tradition (Truyền Thống Kitô Giáo), do nhà Xuất Bản Đại Học Chicago ấn hành giữa các năm 1971 và 1989, các học lý về đức Ma-ri-a từ nhiều thời kỳ khác nhau luôn được đem ra để khảo sát kỹ càng.
Tất cả các khảo luận có trước trên đây về đức Ma-ri-a đều đã góp phần vào cuốn sách này, và tác giả rất biết ơn khi được dịp (và đôi khi được phép) dùng lại chúng ở đây lần đầu trong một trình thuật lịch sử đầy đủ và có tương quan gắn bó với nhau; nếu chỉ đơn giản nhắc đến sách, chứ không nhắc đến những đoạn cụ thể, tác giả thường dùng chữ “xem” phía trước. Để lấy tài liệu cho tất cả các sách trên đây, và nhất là tác phẩm cuối cùng vừa trích dẫn, hàng trăm câu trích dẫn từ những nguồn đệ nhất đẳng để nhấn mạnh trình thuật có tính lịch sử cũng đã được nhận diện trọn vẹn, và xem ra quá dư thừa nếu phải nhắc lại chúng ở đây.
Những Chữ Viết Tắt
ADB | Anchor Dictionary of the Bible. Do David Noel Freedman và những người khác chủ biên. 6 cuốn. New York: Doubleday, 1992. |
Bauer-Gingrich | Walter Bauer, F. Wilbur Gingrich và những người khác chủ biên. A Greek-English Lexicon of the New Testament and Other Early Christian Literature. Kỳ ấn hành lần 2. Chicago: University of Chicago Press, 1979. |
Deferrari-Barry | Roy J. Deferrari và Inviolata M. Barry chủ biên. A Lexicon of St Thomas Aquinas Based on the “Summa Theologica” and Selected Passages of His Other Works. Washington, D.C.: Catholic University of America Press, 1948. |
Denzinger | Henricus Denzinger và Adolfus Schonmetzer chủ biên. Enchiridion symbolorum editionum et declarationum de rebus fidei et morum. Ấn bản thứ 36. Freiburg and Rome: Herder, 1976. |
DTC | Dictionnaire de théologie catholique. 15 cuốn cộng thêm đề mục. Paris: Letouzey et Ané, 1909-1972. |
Lampe | Geoffrey W.H. Lampe chủ biên. A Patrristic Greek Lexicon. Oxford: Clarendon Press, 1961. |
Liddell-Scott-Jones | Henry George Liddell, Robert Scott và Henry Stuart Jones chủ biên. A Greek-English Lexicon. Ấn bản thứ 9. Oxford: Clarendon Press, 1940. |
OED | The Oxford English Dictionary. 16 cuốn. Oxford: Oxford University Press, 1933-1986. |
PG | Patrologia Graeca. 162 cuốn. Paris: J.P. Migne, 1857-1866 |
PL | Patrologia Latina. 221 cuốn. Paris, J.P. Migne, 1844-1864. |
Schaff | Philip Schaff chủ biên. Creeds of Christendom, with a History and Critical Notes. 3 cuốn. Ấn bản thứ 6. Grand Rapids, Mich.: Baker Book House, 1990. |
Sophocles | E.A. Sophocles chủ biên. Greek Lexicon of the Roman and Byzanine Periods. Boston: Little, Brown and Company, 1870 |
Tanner | Norman P. Tanner chủ biên. Decrees of the Ecumenical Councils. 2 cuốn. Washington D.C.: Georgetown University Press, 1990. |
Văn Hóa
Chút Hư Vô
Vọng Sinh
11:28 23/02/2010
- Phù hoa mối tiếp phù hoa
- Trần gian tất cả chỉ là phù hoa.(1)
- Rồi ta sẽ trở về tro bụi
- Kiếp phù dung sớm nở tối tàn
- “…Trăm năm còn có gì đâu
- Chẳng qua một nấm cổ khâu xanh rì…”!(2)
- Đời phù hoa mải vui ta chẳng nghĩ
- Ta quay cuồng trong điên loạn mê si
- Tình, Tiền, Tài, Danh Vọng với những gì
- Cả một đời tranh đua không ngơi nghỉ.
- Tình là gì những đêm vui mộng mị
- Ánh đèn màu sàn nhảy khói thuốc cay…
- Có cho ta chút hạnh phúc nào đây ?
- Hay chán chường sau đêm dầy rã rượi !
- Tiền là gì mà một đời đeo đuổi?
- Con thiêu thân biết chết vẫn rong ruổi
- Lặn lội ngược xuôi…Mệt mỏi rã rời…
- Tiền có cho người muôn đời trường thọ!
- Rồi tài năng, danh vọng hay …lem lọ?
- Có phải chăng những mồ mả tô vôi?
- Chút mước sơn thiên hạ vẽ vời
- Làm ta tưởng là “rạng ngời sáng láng”
- Bao năm qua ta lầm lũi trong choáng váng
- Cứ đảo điên, điên đảo dọc ngang
- Ta cuồng say giữa thắng… bại …phũ phàng…
- Mà quên mất thân dã tràng cát bụi.
- Ta quên mất kiếp hư vô ngắn ngủi
- “…Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi…”(3)
- Ta chợt nghe đau xót đáy tim rồi
- Đường nào đây đưa ta về “Cõi Đợi”?
- Thập Tự cao Chúa giang tay đón đợi
- Kéo con lên khỏi vũng tối cuộc đời
- Nắm chặt Tay Thập Tự giang không mỏi
- Ôm ấp con trong Ân Thánh Tình Trời.
- (1) GV.1.2
- (2) Cung Oán Ngâm Khúc, Nguyễn Gia Thiều
- (3) Cát Bụi. Trịnh Công Sơn
Xin Tình Thánh Ân Trời. Đưa hồn lạc nẻo về nơi Chúa Trời.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đi Chùa Đầu Năm
Nguyễn Đức Cung
23:14 23/02/2010
ĐI CHÙA ĐẦU NĂM
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Vào chùa cởi dép cởi giầy
Cởi danh cởi vị bỏ ngoài lo âu
Trút ham trút hận trút sầu
Nhẹ chân nhẹ bước nhẹ đầu nhẹ thân.
(Trích thơ của Hafiz Gs. LV Vịnh sáng tác theo ý bài Anh ngữ
Removing the shoe from the Temple của D. Lavinsky)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền