Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phản ứng của ĐTGM Cordileone trước yêu cầu của các nhà lập pháp California đòi các trường Công Giáo thay đổi chính sách
Nguyễn Việt Nam
07:59 23/02/2015
Nại đến quyền được đối xử bình đẳng trong môi trường làm việc, tám nhà lập pháp thuộc đảng Dân Chủ ở tiểu bang California đã đưa ra một tuyên bố chung yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của tổng giáo phận San Francico bãi bỏ một yêu cầu của ngài là tất cả những thầy cô giáo nào muốn dạy học trong các trường Công Giáo của tổng giáo phận phải thể hiện sự tôn trọng cần thiết đối với giáo huấn của Giáo Hội. Ngài đã đưa ra yêu cầu nêu trên trong một cố gắng nhằm xác định căn tính Công Giáo của các trường do tổng giáo phận điều hành.
Phản ứng lại tuyên bố của các nhà lập pháp, Đức Tổng Giám mục Salvatore Cordileone đã đưa ra một bức thư ngỏ trong đó ngài thách thức các nhà lập pháp “Khi các ông tranh cử, liệu các ông có thuê một người quản lý chiến dịch tranh cử có chủ trương chống lại chính sách mà các ông hô hào hay không? Các ông có dám thuê những người cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với các ông và Đảng Dân chủ nói chung hay không? Nếu các ông không thuê những người như thế thì xin cũng hãy tôn trọng cách hành xử của chúng tôi.”
“Thứ đến là khi người quản lý chiến dịch này, người mà các ông đã thuê, bất chấp những hứa hẹn ban đầu với các ông, bắt đầu chỉ trích các ông và nói tốt cho đối thủ mà các ông đang phải chạy đua, thì các ông có quyết định sa thải người ấy không? Các ông làm điều này bởi vì các ông ghét cay ghét đắng tất cả các đảng viên Cộng hòa, hay vì người này, người lòi ra một người Cộng hòa, đã vi phạm sự tin tưởng của các ông và hành động trái với công việc của các ông? Quan điểm của tôi là: Nếu tôi tôn trọng quyền của các ông sử dụng hay không sử dụng bất cứ ai phù hợp với công việc của các ông. Tôi cũng chỉ cần yêu cầu sự tôn trọng tương tự như thế từ quý ông.”
Đức Tổng Giám Mục cũng nghiêm khắc lưu ý 8 nhà lập pháp Mỹ rằng "điều quan trọng là, trước khi đưa ra nhận xét về một tình huống hoặc về một hành động của bất cứ ai, một trong những yêu cầu tri thức đầu tiên phải có là được thông tin đầy đủ và chính xác nhất có thể."
Ngài khuyến khích các chính trị gia hãy đọc rõ những chính sách của ngài trên trang web của tổng giáo phận.
Phản ứng lại tuyên bố của các nhà lập pháp, Đức Tổng Giám mục Salvatore Cordileone đã đưa ra một bức thư ngỏ trong đó ngài thách thức các nhà lập pháp “Khi các ông tranh cử, liệu các ông có thuê một người quản lý chiến dịch tranh cử có chủ trương chống lại chính sách mà các ông hô hào hay không? Các ông có dám thuê những người cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với các ông và Đảng Dân chủ nói chung hay không? Nếu các ông không thuê những người như thế thì xin cũng hãy tôn trọng cách hành xử của chúng tôi.”
“Thứ đến là khi người quản lý chiến dịch này, người mà các ông đã thuê, bất chấp những hứa hẹn ban đầu với các ông, bắt đầu chỉ trích các ông và nói tốt cho đối thủ mà các ông đang phải chạy đua, thì các ông có quyết định sa thải người ấy không? Các ông làm điều này bởi vì các ông ghét cay ghét đắng tất cả các đảng viên Cộng hòa, hay vì người này, người lòi ra một người Cộng hòa, đã vi phạm sự tin tưởng của các ông và hành động trái với công việc của các ông? Quan điểm của tôi là: Nếu tôi tôn trọng quyền của các ông sử dụng hay không sử dụng bất cứ ai phù hợp với công việc của các ông. Tôi cũng chỉ cần yêu cầu sự tôn trọng tương tự như thế từ quý ông.”
Đức Tổng Giám Mục cũng nghiêm khắc lưu ý 8 nhà lập pháp Mỹ rằng "điều quan trọng là, trước khi đưa ra nhận xét về một tình huống hoặc về một hành động của bất cứ ai, một trong những yêu cầu tri thức đầu tiên phải có là được thông tin đầy đủ và chính xác nhất có thể."
Ngài khuyến khích các chính trị gia hãy đọc rõ những chính sách của ngài trên trang web của tổng giáo phận.
ĐTC: Mùa Chay là mùa chiến đấu chống tội lỗi và những tính hư nết xấu
Lm. Trần Đức Anh OP
08:30 23/02/2015
ROMA - Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 22 tháng Hai với 40 ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa mùa chay như một mùa chiến đấu chống tội lỗi và những tính hư nết xấu và ngài tặng các tín hữu tập sách nhỏ giúp sống mùa chay.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em
Thứ tư vừa qua, với nghi thức bỏ tro, mùa chay đã bắt đầu và hôm nay là Chúa Nhật thứ Nhất của mùa phụng vụ gợi lại 40 ngày Chúa Giêsu trải qua trong hoang địa, sau khi chịu phép rửa nơi sông Giordan. Thánh Marco đã viết trong Tin Mừng hôm nay: “Thánh Linh thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ở lại trong hoang địa 40 ngày, chịu Satan cám dỗ. Người ở với các dã thú và các thiên thần hầu hạ Người” (Mc 1,12-13). Với những lời này, thánh sử Tin Mừng mô tả cuộc thử thách Chúa Giêsu tự nguyện đương đầu, trước khi khai mạc sứ vụ cứu thế. Đó là một thử thách từ đó Chúa chiến thắng vinh hiển và chuẩn bị Người loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Trong 40 ngày cô tịch, Người đương đầu với Satan ”giáp lá cà”, Người vạch trần những cám dỗ và đã chiến thắng hắn. Và trong Người, tất cả chúng ta đều chiến thắng, nhưng mỗi người chúng ta có nghĩa vụ bảo vệ chiến thắng ấy trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta”.
Giáo Hội nhắc nhớ cho chúng ta mầu nhiệm ấy vào đầu mùa chay, vì mầu nhiệm ấy mang lại cho chúng ta viễn tượng và ý nghĩa của mùa này, là một thời kỳ chiến đấu - trong mùa chay ta phải chiến đấu - một thời kỳ chiến đấu tinh thần chống lại thần dữ (Xc Lời nguyện thứ tư lễ tro). Và trong lúc chúng ta tiến qua hoang địa mùa chay, chúng ta hướng nhìn về lễ Phục Sinh, là chiến thắng chung kết của Chúa Giêsu chống lại Ma Quỷ, chống lại tội lỗi và chống lại sự chết. Đó chính là ý nghĩa Chúa Nhật thứ I mùa chay này: chúng ta quyết liệt lên đường theo Chúa Giêsu trên con đường dẫn đến sự sống. Như Chúa Giêsu, những điều Người đã làm, và đồng hành với Người”.
Con đường Chúa Giêsu tiến qua hoang địa. Hoang địa là nơi ta có thể lắng nghe tiếng Thiên Chúa và tiếng nói của kẻ cám dỗ. Trong sự ồn ào, huyên náo, ta không nghe được tiếng ấy mà chỉ nghe thấy những tiếng nói hời hợt. Trái lại trong hoang địa chúng ta có thể đi xuống chiều sâu, nơi quyết định thực sự về vận mệnh của chúng ta, sống hay chết. Nhưng làm sao chúng ta nghe thấy tiếng Chúa? Thưa chúng ta nghe thấy trong Lời của Ngài. Vì thế điều quan trọng là biết Kinh Thánh, nếu không chúng ta sẽ không biết cách đáp trả những mưu mô của ma quỷ. Và ở đây tôi muốn lập lại lời khuyên: mỗi ngày hãy đọc Tin Mừng, suy niệm một chút, chừng 10 phút; và luôn mang theo sách Tin Mừng: trong túi, trong sắc.. Nhưng luôn để sách Tin Mừng trong tầm tay. Hoang địa mùa chay giúp chúng ta chống lại những điều trần tục, những 'thần tượng”, giúp chúng ta đi tới những chọn lựa can đảm phù hợp với Tin Mừng và củng cố tình liên đới với anh chị em chúng ta”.
“Vậy chúng ta hãy đi vào hoang địa không chút sợ hãi vì chúng ta không lẻ loi: chúng ta ở cùng Chúa Giêsu, với Chúa Cha và Chúa Thánh Linh. Đúng hơn, cũng như trường hợp Chúa Giêsu, chính Thánh Linh hướng dẫn chúng ta trong hành trình mùa chay, chính Chúa Thánh Linh đã ngự xuống trên Chúa Giêsu và là Đấng được ban cho chúng ta trong phép rửa tội. Vì thế mùa chay là thời điểm thuận tiện giúp chúng ta ngày càng ý thức hơn về điều Chúa Thánh Linh mà chúng ta lãnh nhận trong phép rửa, đã và có thể làm trong chúng ta. Và vào cuối hành trình mùa chay, trong đêm Vọng Phục Sinh, chúng ta có thể canh tân giao ước phép rửa và những quyết tâm từ đó mà ra, với ý thức mạnh mẽ hơn”.
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Xin Đức Thánh Trinh Nữ là mẫu gương về sự ngoan ngoãn đối với Chùa Thánh Linh, giúp chúng ta để cho mình được Ngài dẫn dắt, Ngài là Đấng muốn làm cho mỗi người chúng ta trở nên một thụ tạo mới. Đặc biệt tôi phó thác cho Mẹ tuần tĩnh tâm của tôi bắt đầu từ chiều Chúa Nhật hôm nay, và các cộng sự viên của tôi trong giáo triều Roma cùng tham dự. Tôi xin anh chị em tháp tùng chúng tôi bằng lời cầu nguyện: Xin anh chị em hãy cầu nguyện để trong hoang địa này, chúng tôi có thể lắng nghe tiếng Chúa Giêsu và sửa chữa những khuyết điểm để đương đầu với những cám dỗ hằng ngày tấn công chúng tôi. Vì thế tôi xin anh chị em tháp tùng chúng tôi với lời cầu nguyện của anh chị em”
Sau khi ban phép lành, Đức Thánh Cha đã chào thăm các gia đình, các nhóm giáo xứ, hội đoàn và tất cả các khách hành hương. Ngài cũng loan báo sáng kiến trao tặng các tín hữu tập sách nhỏ, bỏ túi với tựa đề ”Bạn hãy gìn giữ con tim”. Ngài nói:
”Tập sách nhỏ này chứa đựng một số giáo huấn của Chúa Giêsu và những nội dung thiết yếu của đức tin chúng ta, chẳng hạn như 7 bí tích, các ơn của Chúa Thánh Linh, 10 giới răn, các nhân đức, các công việc từ bi (”thương người bẩy mối”). Bây giờ những người thiện nguyện sẽ phân phát các tập sách này, trong đó có nhiều người vô gia cư, đến đây hành hương. Những người túng thiếu cũng là những người trao cho chúng ta sự phong phú lớn lao này, sự phong phú của đạo lý chúng ta. Mỗi người anh chị em hãy nhận lấy cuốn sách nhỏ này và mang theo mình, như một trợ lực để hoán cải và tăng trưởng tinh thần, luôn khởi hành từ con tim...
Cuốn sách bỏ túi Đức Thánh Cha tặng dầy 30 trang với tựa đề ”Bạn hãy gìn giữ tâm hồn” và tiểu đề là: ”Đức Giáo Hoàng: sống mùa chay như thế nào.”
Ngay trang đầu tiên, Đức Thánh Cha mô tả chương trình mùa chay: “Chúng ta phải trở thành những tín hữu Kitô can đảm”, thực hành điều chúng ta tin. Ngài nhắn nhủ các tín hữu hãy quan tâm đến việc huấn luyện con tim, làm cho nó trở nên giống trái tim của Chúa Giêsu vị Mục Tử Nhân Lành. Hình bìa của cuốn sách in lại bức bích họ trong hang toại đạo thánh Callisto, diễn tả Chúa Giêsu đang vác con chiên trên vai và có 2 con chiên khác ngoái đầu hướng về Chúa.
Trong Mùa chay, vang vọng mỗi năm lời mời gọi hoán cải từ con tim, nơi diễn ra những chọn lựa cụ thể, thường nhật, giữa sự thiện và sự ác, giữa những gì là phàm tục với Tin Mừng, giữa dửng dưng và chia sẻ, giữa thái độ khép kín ích kỷ và sự cởi mở quảng đại đối với Thiên Chúa và tha nhân.
Đức Thánh Cha nhắc đến lời nguyện trong sứ điệp Mùa chay năm nay ngài đã cho phổ biến: “Lạy Chúa xin làm cho trái tim chúng con nên giống Trái Tim Chúa”. Được như thế, chúng ta sẽ có một con tim mạnh mẽ và từ bi, tỉnh thức và quảng đại, không để cho mình bị khép kín, không rơi vào hố sâu là hoàn cầu hóa sự dửng dưng.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em
Thứ tư vừa qua, với nghi thức bỏ tro, mùa chay đã bắt đầu và hôm nay là Chúa Nhật thứ Nhất của mùa phụng vụ gợi lại 40 ngày Chúa Giêsu trải qua trong hoang địa, sau khi chịu phép rửa nơi sông Giordan. Thánh Marco đã viết trong Tin Mừng hôm nay: “Thánh Linh thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ở lại trong hoang địa 40 ngày, chịu Satan cám dỗ. Người ở với các dã thú và các thiên thần hầu hạ Người” (Mc 1,12-13). Với những lời này, thánh sử Tin Mừng mô tả cuộc thử thách Chúa Giêsu tự nguyện đương đầu, trước khi khai mạc sứ vụ cứu thế. Đó là một thử thách từ đó Chúa chiến thắng vinh hiển và chuẩn bị Người loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Trong 40 ngày cô tịch, Người đương đầu với Satan ”giáp lá cà”, Người vạch trần những cám dỗ và đã chiến thắng hắn. Và trong Người, tất cả chúng ta đều chiến thắng, nhưng mỗi người chúng ta có nghĩa vụ bảo vệ chiến thắng ấy trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta”.
Giáo Hội nhắc nhớ cho chúng ta mầu nhiệm ấy vào đầu mùa chay, vì mầu nhiệm ấy mang lại cho chúng ta viễn tượng và ý nghĩa của mùa này, là một thời kỳ chiến đấu - trong mùa chay ta phải chiến đấu - một thời kỳ chiến đấu tinh thần chống lại thần dữ (Xc Lời nguyện thứ tư lễ tro). Và trong lúc chúng ta tiến qua hoang địa mùa chay, chúng ta hướng nhìn về lễ Phục Sinh, là chiến thắng chung kết của Chúa Giêsu chống lại Ma Quỷ, chống lại tội lỗi và chống lại sự chết. Đó chính là ý nghĩa Chúa Nhật thứ I mùa chay này: chúng ta quyết liệt lên đường theo Chúa Giêsu trên con đường dẫn đến sự sống. Như Chúa Giêsu, những điều Người đã làm, và đồng hành với Người”.
Con đường Chúa Giêsu tiến qua hoang địa. Hoang địa là nơi ta có thể lắng nghe tiếng Thiên Chúa và tiếng nói của kẻ cám dỗ. Trong sự ồn ào, huyên náo, ta không nghe được tiếng ấy mà chỉ nghe thấy những tiếng nói hời hợt. Trái lại trong hoang địa chúng ta có thể đi xuống chiều sâu, nơi quyết định thực sự về vận mệnh của chúng ta, sống hay chết. Nhưng làm sao chúng ta nghe thấy tiếng Chúa? Thưa chúng ta nghe thấy trong Lời của Ngài. Vì thế điều quan trọng là biết Kinh Thánh, nếu không chúng ta sẽ không biết cách đáp trả những mưu mô của ma quỷ. Và ở đây tôi muốn lập lại lời khuyên: mỗi ngày hãy đọc Tin Mừng, suy niệm một chút, chừng 10 phút; và luôn mang theo sách Tin Mừng: trong túi, trong sắc.. Nhưng luôn để sách Tin Mừng trong tầm tay. Hoang địa mùa chay giúp chúng ta chống lại những điều trần tục, những 'thần tượng”, giúp chúng ta đi tới những chọn lựa can đảm phù hợp với Tin Mừng và củng cố tình liên đới với anh chị em chúng ta”.
“Vậy chúng ta hãy đi vào hoang địa không chút sợ hãi vì chúng ta không lẻ loi: chúng ta ở cùng Chúa Giêsu, với Chúa Cha và Chúa Thánh Linh. Đúng hơn, cũng như trường hợp Chúa Giêsu, chính Thánh Linh hướng dẫn chúng ta trong hành trình mùa chay, chính Chúa Thánh Linh đã ngự xuống trên Chúa Giêsu và là Đấng được ban cho chúng ta trong phép rửa tội. Vì thế mùa chay là thời điểm thuận tiện giúp chúng ta ngày càng ý thức hơn về điều Chúa Thánh Linh mà chúng ta lãnh nhận trong phép rửa, đã và có thể làm trong chúng ta. Và vào cuối hành trình mùa chay, trong đêm Vọng Phục Sinh, chúng ta có thể canh tân giao ước phép rửa và những quyết tâm từ đó mà ra, với ý thức mạnh mẽ hơn”.
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Xin Đức Thánh Trinh Nữ là mẫu gương về sự ngoan ngoãn đối với Chùa Thánh Linh, giúp chúng ta để cho mình được Ngài dẫn dắt, Ngài là Đấng muốn làm cho mỗi người chúng ta trở nên một thụ tạo mới. Đặc biệt tôi phó thác cho Mẹ tuần tĩnh tâm của tôi bắt đầu từ chiều Chúa Nhật hôm nay, và các cộng sự viên của tôi trong giáo triều Roma cùng tham dự. Tôi xin anh chị em tháp tùng chúng tôi bằng lời cầu nguyện: Xin anh chị em hãy cầu nguyện để trong hoang địa này, chúng tôi có thể lắng nghe tiếng Chúa Giêsu và sửa chữa những khuyết điểm để đương đầu với những cám dỗ hằng ngày tấn công chúng tôi. Vì thế tôi xin anh chị em tháp tùng chúng tôi với lời cầu nguyện của anh chị em”
Sau khi ban phép lành, Đức Thánh Cha đã chào thăm các gia đình, các nhóm giáo xứ, hội đoàn và tất cả các khách hành hương. Ngài cũng loan báo sáng kiến trao tặng các tín hữu tập sách nhỏ, bỏ túi với tựa đề ”Bạn hãy gìn giữ con tim”. Ngài nói:
”Tập sách nhỏ này chứa đựng một số giáo huấn của Chúa Giêsu và những nội dung thiết yếu của đức tin chúng ta, chẳng hạn như 7 bí tích, các ơn của Chúa Thánh Linh, 10 giới răn, các nhân đức, các công việc từ bi (”thương người bẩy mối”). Bây giờ những người thiện nguyện sẽ phân phát các tập sách này, trong đó có nhiều người vô gia cư, đến đây hành hương. Những người túng thiếu cũng là những người trao cho chúng ta sự phong phú lớn lao này, sự phong phú của đạo lý chúng ta. Mỗi người anh chị em hãy nhận lấy cuốn sách nhỏ này và mang theo mình, như một trợ lực để hoán cải và tăng trưởng tinh thần, luôn khởi hành từ con tim...
Cuốn sách bỏ túi Đức Thánh Cha tặng dầy 30 trang với tựa đề ”Bạn hãy gìn giữ tâm hồn” và tiểu đề là: ”Đức Giáo Hoàng: sống mùa chay như thế nào.”
Ngay trang đầu tiên, Đức Thánh Cha mô tả chương trình mùa chay: “Chúng ta phải trở thành những tín hữu Kitô can đảm”, thực hành điều chúng ta tin. Ngài nhắn nhủ các tín hữu hãy quan tâm đến việc huấn luyện con tim, làm cho nó trở nên giống trái tim của Chúa Giêsu vị Mục Tử Nhân Lành. Hình bìa của cuốn sách in lại bức bích họ trong hang toại đạo thánh Callisto, diễn tả Chúa Giêsu đang vác con chiên trên vai và có 2 con chiên khác ngoái đầu hướng về Chúa.
Trong Mùa chay, vang vọng mỗi năm lời mời gọi hoán cải từ con tim, nơi diễn ra những chọn lựa cụ thể, thường nhật, giữa sự thiện và sự ác, giữa những gì là phàm tục với Tin Mừng, giữa dửng dưng và chia sẻ, giữa thái độ khép kín ích kỷ và sự cởi mở quảng đại đối với Thiên Chúa và tha nhân.
Đức Thánh Cha nhắc đến lời nguyện trong sứ điệp Mùa chay năm nay ngài đã cho phổ biến: “Lạy Chúa xin làm cho trái tim chúng con nên giống Trái Tim Chúa”. Được như thế, chúng ta sẽ có một con tim mạnh mẽ và từ bi, tỉnh thức và quảng đại, không để cho mình bị khép kín, không rơi vào hố sâu là hoàn cầu hóa sự dửng dưng.
James Foley và tử đạo mới, tử đạo cũ
Vũ Van An
22:47 23/02/2015
Việc ISIS chặt đầu nhà báo James Foley hồi tháng 8 năm ngoái khiến dư luận hoàn cầu nổi giận và thất vọng. Nhưng đối với phần đông người đồng đạo Công Giáo, cái chết của anh biến anh thành một biểu tượng đức tin trong những hoàn cảnh man rợ nhất.
Một nhà bình luận Công Giáo so sánh anh với Thánh Báctôlômêô, vị thánh đã chết vì đức tin Kitô giáo. Nhiều người khác bị lôi cuốn về câu truyện Foley đọc kinh Mân Côi khi bị giam tại Libya trước đó. Chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi gọi chia buồn với cha mẹ anh, cũng mô tả anh như một vị tử đạo.
Chuyện không ngờ đã được các bạn đồng tù của anh tiết lộ gần đây: anh là một trong số các con tin tại Syria đã trở lại Hồi Giáo lúc bị giam cầm. Điều vốn được người Công Giáo coi như một cuộc đối thoại thần học về đức tin và đề kháng anh hùng thì nay trở thành một loạt các câu hỏi như:
* Cuộc trở lại dưới một áp lực nặng nề như thế có phải là một cuộc trở lại chính đáng không?
* Tại sao một người công khai nói tới đức tin Công Giáo của mình đến thế mà lại trở lại Hồi Giáo?
* Xét trong các hoàn cảnh như thế, có nên ngạc nhiên nếu anh thực sự trở lại Hồi Giáo không?
Linh mục James Martin, Dòng Tên, chủ bút tổng quát của tạp chí Công Giáo America, người từng mô tả Foley như “một người tốt lành và thánh thiện” và cho rằng mình hoài nghi về tính chân thực của việc trở lại, bình luận “Ta lượng giá việc này ra sao? Câu trả lời là: ta không thể lượng giá được nó. Ta không thể nhìn vào những gì hiện hữu trong linh hồn một con người”.
Tử đạo là chuyện hiện vẫn đang diễn ra
Niềm tin tôn giáo thường được mô tả như một sức mạnh nâng đỡ sâu sắc đối với những người bị giam cầm: nó cung cấp ủi an, sức mạnh, và hy vọng. Gia đình của Kayla Mueller, người chết trong tháng này trong khi bị ISIS giữ làm con tin tại Syria, mới đây có cho công bố lá thư cô viết trong tù trong đó, cô mô tả việc phó thác cho Thiên Chúa và cảm thấy “được âu yếm vỗ về trong cảnh rơi tự do”.
Các nhà chuyên môn cho rằng đức tin cũng có thể là một sức mạnh thực tiễn, theo nghĩa: cầu nguyện hay đọc các bản văn tôn giáo có thể cung cấp cho ta trật tự cũng như kỷ luật cho ngày sống, chống lại các cảm thức sợ hãi, man rợ hay buồn nản. Thực tiễn ở đây cũng có nghĩa như một phương thế sinh tồn: một số con tin được phóng thích mô tả việc trở lại Hồi Giáo như một chiến thuật lấy lòng những kẻ giam cầm mình.
Đối với người Công Giáo, các vấn đề như bách hại tôn giáo, cưỡng bức trở lại, và tử đạo vẫn còn là chuyện đang diễn ra. Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường hay cảnh cáo chống lại việc bách hại các Kitô hữu ở Trung Đông, nơi các chiến binh ISIS truyền lệnh cho các Kitô hữu trở lại Hồi Giáo, nếu không sẽ bị giết.
Trong tháng này, Ngài nêu cái chết của Thánh Gioan Tẩy Giả làm kiểu mẫu cho việc hy sinh của Kitô hữu, khi nhắc tới “những người đàn ông, đàn bà và trẻ em đang bị bách hại, kỳ thị, đuổi khỏi nhà, tra tấn, và sát hại”.
Ngài nói thêm “tử đạo không phải là chuyện dĩ vãng: hiện nó đang diễn ra ngay trong lúc này”.
Hành trình đức tin của James Foley
Nói về sự kiện cái chết của James Foley, ký giả Jim Yardley của New York Times News Services, ngày 23 tháng hai vừa qua, cho rằng đối với nhiều người Công Giáo, cái chết của anh đậm mùi tôn giáo. Vốn là một cậu bé giúp lễ và lớn lên trong một gia đình Công Giáo ngoan đạo ở Wolfeboro, NH, Foley làm thiện nguyện trong các trường thu nhập ít trong khi theo học tại Đại Học Marquette ở Milwaukee, rồi tham gia chương trình Teach For America. Quay qua nghề nhiếp ảnh báo chí, anh say mê công việc phúc trình các cuộc tranh chấp tại Iraq và Afghanistan, trong tư cách nhà báo tự do, rồi phúc trình cuộc nội chiến Libya năm 2011.
Lăn xả vào các tiền tuyến hỗn loạn, Foley và ba đồng nghiệp bị lực lượng trung thành với Moammar Gadhafi phục kích. Một nhiếp ảnh viên là Anton Hammerl bị giết; Foley và hai đồng nghiệp kia bị bắt làm con tin và bị giam 44 ngày. Gia đình và bạn bè cũ tại Đại Học Marquette mở chiến dịch vận động trả tự do cho anh cũng như tổ chức các đêm canh thức cầu nguyện cho anh.
Được thả, anh viết một bức thư cám ơn Đại Học Marquette trong đó, anh mô tả sự quan trọng của đức tin Công Giáo lúc anh bị giam giữ. Anh và người bạn tù cầu nguyện to tiếng “để cùng nói lên các yếu điểm và các hy vọng của chúng tôi, như thể nói chuyện với Thiên Chúa”. Anh cũng đọc kinh Mân Côi để nối kết với mẹ anh.
Anh viết: “(Nhờ) cầu nguyện, tôi có thể liên lạc với mẹ qua một cái với tay có tính vũ trụ nào đó. Tôi bắt đầu đọc kinh mân côi. Đó là kinh mẹ tôi và bà tôi quen đọc”.
Việc anh công khai thảo luận tới linh đạo lại được kể lại một lần nữa sau khi anh bị bắt năm 2012 tại Syria, và sau cái chết rùng rợn của anh hồi tháng Tám năm ngoái. Trên các phương tiện truyền thông Công Giáo, nhiều người đồng đạo được gợi hứng nhờ những lời trước đây của anh cũng như lời các bạn đồng tù khác kể về anh trong đó họ mô tả anh là người thường nhường phần ăn hay chăn mền của mình cho người khác, nhưng không bao giờ oằn lưng đối với những người bắt giam mình.
Một số nhà bình luận Công Giáo gợi ý cho rằng: Foley xứng đáng là ứng viên hưởng phúc tử đạo của Công Giáo. Có người, tuy ca ngợi anh nhưng tự hỏi nói tới việc này có thích đáng không hay các động lực của những kẻ sát hại anh có tính chính trị hay có tính tôn giáo nhiều hơn.
Một người bỏ đạo?
Thế rồi tới tháng Mười, một bài báo trên tờ New York Times cho biết các chi tiết man rợ mà Foley và các con tin khác phải chịu đựng khi bị giam cầm. Bài báo này cũng trích dẫn lời các con tin được thả tự do cho biết Foley và nhiều người khác đã trở lại Hồi Giáo. Những người này mô tả Foley rất sùng đạo và say mê đọc Kinh Kôrăng. Đầu tháng Hai này, trong một cuộc phỏng vấn, một người được trả tự do là Nicolas Hénin cho biết: Foley xem ra là người lưu ý nhất tới việc học hỏi Hồi Giáo và việc anh trở lại Hồi Giáo là chân thực, dù Hénin không biết chắc chắn. Người này bảo: “Tôi đâu có nằm trong tâm trí anh ta”.
Một số người Công Giáo ngỡ ngàng. Nhưng đối với mẹ anh, bà Diane Foley, việc tiết lộ trên không mới lạ gì. Bà nói rằng trước đó mấy tháng, bà có nói chuyện với Jejoen Bontinck, một cựu tù nhân người Bỉ theo đạo Hồi, sau khi được thả, và theo người này, việc con bà trở lại Hồi Giáo là một hành vi chân thực. Nhưng sau khi các tù nhân người Pháp và người Tây Ban Nha được thả, bà Diane Foley cho hay bà nhận được những tường thuật khác hẳn.
Trong một cuộc phỏng vấn, Diane Foley cho biết: “Điều các con tin cho tôi hay là nhờ tuyên bố mình trở lại Hồi Giáo, con tôi được ở yên một mình năm lần mỗi ngày, không bị đánh đập, nhờ thế cháu có thể cầu nguyện”.
Giống nhiều người khác, Diane Foley, vốn là một thừa tác viên Thánh Thể tại giáo xứ của bà ở New Hampshire, mô tả con bà như một người lưu tâm sâu sắc tới linh đạo và đức tin của người khác. Nhưng bà mạnh mẽ tin rằng con bà chết như một Kitô hữu, và việc anh trở lại Hồi Giáo chỉ là một hành vi thực tiễn.
Bà bảo: “Chỉ có Thiên Chúa và Jim mới biết được điều gì diễn ra trong trái tim cháu mà thôi. Tôi thiết nghĩ Chúa đã dùng Jim một cách diệu kỳ trong hai năm cuối đời cháu. Cháu đem hy vọng lại cho các bạn tù của mình”.
Khúc mắc trên cũng đã được nêu ra sau thời gian Foley bị giam cầm ở Libya. Trong một loạt bài đăng trên tờ Global Post, cũng như trong lúc xuất hiện tại Đại Học Marquette, chính Foley tả lại việc anh thỏa thuận cầu nguyện chung với các bạn cùng tù theo Hồi Giáo vì chống chế độ Gadhafi. Anh ngạc nhiên trước việc: sau khi anh tắm, họ tuyên bố anh đã trở lại.
Anh nói tại Đại Học Marquette rằng “Thế là từ đó, tôi cầu nguyện với họ năm ngày mỗi lần. Việc này hết sức mạnh mẽ và là điều tôi cần làm để hiệp thông với những người này, họ vốn cậy trông vào đức tin của họ đối với Allah. Nhưng là việc khá khó. Tôi thường nghĩ, ‘Lạy Chúa Giêsu, con đang cầu nguyện với Allah sao? Con có vi phạm niềm tin của con vào Chúa hay không?’”
Anh nói tiếp “Tôi không có câu trả lời cho câu hỏi ấy. Tôi chỉ biết: tôi rất chân thực đối với họ, và tôi rất chân thực trong việc cầu nguyện với Chúa Giêsu. Tôi không biết gì về thần học. Nhưng tôi nghĩ tôi rất chân thực”.
Gia đình anh cho hay thời anh bị bắt ở Syria cũng giống hệt như thế. Michael Foley, một người anh của Jim, nói thêm: “tôi tin, giống như ở Libya, Jim ‘trở lại’ vì mục tiêu sinh tồn và được gần gũi một số người ở đó, và có một vài môn đồ. Tôi cá với qúy vị và tôi sẽ mạnh mẽ tìm hiểu ‘việc trở lại’ trong tình huống đó”.
Cưỡng bức trở lại không phải là trở lại
Tại Vatican, Đức HY Angelo Amato, bộ trưởng Thánh Bộ Phong Thánh cho biết ngài không biết gì tới bất cứ cuộc thảo luận nào về phúc tử đạo của Foley, đây là một diễn trình kéo dài có khi cả hàng thập niên hay hàng thế kỷ. Nhưng ngài quả quyết: bất cứ cuộc trở lại đạo nào, “nếu không được tự do làm, thì không phải là một cuộc trở lại”.
Đức Hồng Y cho biết thêm: “Bạn không thể lên án những người sợ chết và do đó không dám tỏ mình là Công Giáo. Một Kitô hữu không buộc phải tử vì đạo”.
Nicole Tung, một nữ nhiếp ảnh gia từng làm việc gần gũi với Foley ở Syria, mô tả đức tin của anh như một đức tin “sâu sắc trong chính anh”. Anh thuộc Thánh Kinh đến nỗi thường có những cuộc thảo luận sâu rộng với người Syria để so sánh Kitô Giáo với Hồi Giáo.
Nhưng Tung nghĩ: Foley không thoải mái mấy khi được coi như một vị tử đạo. Cô mô tả nghề báo chí của anh như hoà lẫn với một lòng cảm thương mạnh mẽ: anh giúp lạc quyên 14,000 dollars để mua một xe cứu thương cho trẻ em tại Aleppo, Syria, giống như anh đã giúp tổ chức một cuộc lạc quyên trước đó cho gia đình Hammerl, nhiếp ảnh gia bị giết tại Libya. Theo Tung, “là nhà nhân đạo và là một nhà báo, đó mới thực sự là tác phong của anh”.
Nhận định của Tung thiên về phía nghề nghiệp của Foley. Tuy nhiên, không ai không lưu tâm tới cuộc sống đức tin của anh. Như mô tả của chính anh: anh bị tuyên bố là trở lại Hồi Giáo, chỉ duy vì đã cùng cầu nguyện với người Hồi Giáo năm lần mỗi ngày. Nhưng anh quả quyết: anh chỉ cầu cùng Chúa Giêsu mà thôi, và cầu ít nhất mỗi ngày năm lần! Câu truyện của anh chưa được tìm hiểu hết: nếu biết chắc anh đã trở lại Hồi Giáo, thì tại sao người duy Hồi Giáo vẫn đã sát hại anh? Phải chăng họ đã khám phá ra cái gian dối, hay cái chiến thuật sinh tồn của anh khi “ngụy trang” Hồi Giáo để có nhiều thì giờ hơn nghĩ tới Chúa Giêsu. Phải chăng đây cũng là chiến thuật của những vị tử đạo thời mới?
Một nhà bình luận Công Giáo so sánh anh với Thánh Báctôlômêô, vị thánh đã chết vì đức tin Kitô giáo. Nhiều người khác bị lôi cuốn về câu truyện Foley đọc kinh Mân Côi khi bị giam tại Libya trước đó. Chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi gọi chia buồn với cha mẹ anh, cũng mô tả anh như một vị tử đạo.
Chuyện không ngờ đã được các bạn đồng tù của anh tiết lộ gần đây: anh là một trong số các con tin tại Syria đã trở lại Hồi Giáo lúc bị giam cầm. Điều vốn được người Công Giáo coi như một cuộc đối thoại thần học về đức tin và đề kháng anh hùng thì nay trở thành một loạt các câu hỏi như:
* Cuộc trở lại dưới một áp lực nặng nề như thế có phải là một cuộc trở lại chính đáng không?
* Tại sao một người công khai nói tới đức tin Công Giáo của mình đến thế mà lại trở lại Hồi Giáo?
* Xét trong các hoàn cảnh như thế, có nên ngạc nhiên nếu anh thực sự trở lại Hồi Giáo không?
Linh mục James Martin, Dòng Tên, chủ bút tổng quát của tạp chí Công Giáo America, người từng mô tả Foley như “một người tốt lành và thánh thiện” và cho rằng mình hoài nghi về tính chân thực của việc trở lại, bình luận “Ta lượng giá việc này ra sao? Câu trả lời là: ta không thể lượng giá được nó. Ta không thể nhìn vào những gì hiện hữu trong linh hồn một con người”.
Tử đạo là chuyện hiện vẫn đang diễn ra
Niềm tin tôn giáo thường được mô tả như một sức mạnh nâng đỡ sâu sắc đối với những người bị giam cầm: nó cung cấp ủi an, sức mạnh, và hy vọng. Gia đình của Kayla Mueller, người chết trong tháng này trong khi bị ISIS giữ làm con tin tại Syria, mới đây có cho công bố lá thư cô viết trong tù trong đó, cô mô tả việc phó thác cho Thiên Chúa và cảm thấy “được âu yếm vỗ về trong cảnh rơi tự do”.
Các nhà chuyên môn cho rằng đức tin cũng có thể là một sức mạnh thực tiễn, theo nghĩa: cầu nguyện hay đọc các bản văn tôn giáo có thể cung cấp cho ta trật tự cũng như kỷ luật cho ngày sống, chống lại các cảm thức sợ hãi, man rợ hay buồn nản. Thực tiễn ở đây cũng có nghĩa như một phương thế sinh tồn: một số con tin được phóng thích mô tả việc trở lại Hồi Giáo như một chiến thuật lấy lòng những kẻ giam cầm mình.
Đối với người Công Giáo, các vấn đề như bách hại tôn giáo, cưỡng bức trở lại, và tử đạo vẫn còn là chuyện đang diễn ra. Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường hay cảnh cáo chống lại việc bách hại các Kitô hữu ở Trung Đông, nơi các chiến binh ISIS truyền lệnh cho các Kitô hữu trở lại Hồi Giáo, nếu không sẽ bị giết.
Trong tháng này, Ngài nêu cái chết của Thánh Gioan Tẩy Giả làm kiểu mẫu cho việc hy sinh của Kitô hữu, khi nhắc tới “những người đàn ông, đàn bà và trẻ em đang bị bách hại, kỳ thị, đuổi khỏi nhà, tra tấn, và sát hại”.
Ngài nói thêm “tử đạo không phải là chuyện dĩ vãng: hiện nó đang diễn ra ngay trong lúc này”.
Hành trình đức tin của James Foley
Nói về sự kiện cái chết của James Foley, ký giả Jim Yardley của New York Times News Services, ngày 23 tháng hai vừa qua, cho rằng đối với nhiều người Công Giáo, cái chết của anh đậm mùi tôn giáo. Vốn là một cậu bé giúp lễ và lớn lên trong một gia đình Công Giáo ngoan đạo ở Wolfeboro, NH, Foley làm thiện nguyện trong các trường thu nhập ít trong khi theo học tại Đại Học Marquette ở Milwaukee, rồi tham gia chương trình Teach For America. Quay qua nghề nhiếp ảnh báo chí, anh say mê công việc phúc trình các cuộc tranh chấp tại Iraq và Afghanistan, trong tư cách nhà báo tự do, rồi phúc trình cuộc nội chiến Libya năm 2011.
Lăn xả vào các tiền tuyến hỗn loạn, Foley và ba đồng nghiệp bị lực lượng trung thành với Moammar Gadhafi phục kích. Một nhiếp ảnh viên là Anton Hammerl bị giết; Foley và hai đồng nghiệp kia bị bắt làm con tin và bị giam 44 ngày. Gia đình và bạn bè cũ tại Đại Học Marquette mở chiến dịch vận động trả tự do cho anh cũng như tổ chức các đêm canh thức cầu nguyện cho anh.
Được thả, anh viết một bức thư cám ơn Đại Học Marquette trong đó, anh mô tả sự quan trọng của đức tin Công Giáo lúc anh bị giam giữ. Anh và người bạn tù cầu nguyện to tiếng “để cùng nói lên các yếu điểm và các hy vọng của chúng tôi, như thể nói chuyện với Thiên Chúa”. Anh cũng đọc kinh Mân Côi để nối kết với mẹ anh.
Anh viết: “(Nhờ) cầu nguyện, tôi có thể liên lạc với mẹ qua một cái với tay có tính vũ trụ nào đó. Tôi bắt đầu đọc kinh mân côi. Đó là kinh mẹ tôi và bà tôi quen đọc”.
Việc anh công khai thảo luận tới linh đạo lại được kể lại một lần nữa sau khi anh bị bắt năm 2012 tại Syria, và sau cái chết rùng rợn của anh hồi tháng Tám năm ngoái. Trên các phương tiện truyền thông Công Giáo, nhiều người đồng đạo được gợi hứng nhờ những lời trước đây của anh cũng như lời các bạn đồng tù khác kể về anh trong đó họ mô tả anh là người thường nhường phần ăn hay chăn mền của mình cho người khác, nhưng không bao giờ oằn lưng đối với những người bắt giam mình.
Một số nhà bình luận Công Giáo gợi ý cho rằng: Foley xứng đáng là ứng viên hưởng phúc tử đạo của Công Giáo. Có người, tuy ca ngợi anh nhưng tự hỏi nói tới việc này có thích đáng không hay các động lực của những kẻ sát hại anh có tính chính trị hay có tính tôn giáo nhiều hơn.
Một người bỏ đạo?
Thế rồi tới tháng Mười, một bài báo trên tờ New York Times cho biết các chi tiết man rợ mà Foley và các con tin khác phải chịu đựng khi bị giam cầm. Bài báo này cũng trích dẫn lời các con tin được thả tự do cho biết Foley và nhiều người khác đã trở lại Hồi Giáo. Những người này mô tả Foley rất sùng đạo và say mê đọc Kinh Kôrăng. Đầu tháng Hai này, trong một cuộc phỏng vấn, một người được trả tự do là Nicolas Hénin cho biết: Foley xem ra là người lưu ý nhất tới việc học hỏi Hồi Giáo và việc anh trở lại Hồi Giáo là chân thực, dù Hénin không biết chắc chắn. Người này bảo: “Tôi đâu có nằm trong tâm trí anh ta”.
Một số người Công Giáo ngỡ ngàng. Nhưng đối với mẹ anh, bà Diane Foley, việc tiết lộ trên không mới lạ gì. Bà nói rằng trước đó mấy tháng, bà có nói chuyện với Jejoen Bontinck, một cựu tù nhân người Bỉ theo đạo Hồi, sau khi được thả, và theo người này, việc con bà trở lại Hồi Giáo là một hành vi chân thực. Nhưng sau khi các tù nhân người Pháp và người Tây Ban Nha được thả, bà Diane Foley cho hay bà nhận được những tường thuật khác hẳn.
Trong một cuộc phỏng vấn, Diane Foley cho biết: “Điều các con tin cho tôi hay là nhờ tuyên bố mình trở lại Hồi Giáo, con tôi được ở yên một mình năm lần mỗi ngày, không bị đánh đập, nhờ thế cháu có thể cầu nguyện”.
Giống nhiều người khác, Diane Foley, vốn là một thừa tác viên Thánh Thể tại giáo xứ của bà ở New Hampshire, mô tả con bà như một người lưu tâm sâu sắc tới linh đạo và đức tin của người khác. Nhưng bà mạnh mẽ tin rằng con bà chết như một Kitô hữu, và việc anh trở lại Hồi Giáo chỉ là một hành vi thực tiễn.
Bà bảo: “Chỉ có Thiên Chúa và Jim mới biết được điều gì diễn ra trong trái tim cháu mà thôi. Tôi thiết nghĩ Chúa đã dùng Jim một cách diệu kỳ trong hai năm cuối đời cháu. Cháu đem hy vọng lại cho các bạn tù của mình”.
Khúc mắc trên cũng đã được nêu ra sau thời gian Foley bị giam cầm ở Libya. Trong một loạt bài đăng trên tờ Global Post, cũng như trong lúc xuất hiện tại Đại Học Marquette, chính Foley tả lại việc anh thỏa thuận cầu nguyện chung với các bạn cùng tù theo Hồi Giáo vì chống chế độ Gadhafi. Anh ngạc nhiên trước việc: sau khi anh tắm, họ tuyên bố anh đã trở lại.
Anh nói tại Đại Học Marquette rằng “Thế là từ đó, tôi cầu nguyện với họ năm ngày mỗi lần. Việc này hết sức mạnh mẽ và là điều tôi cần làm để hiệp thông với những người này, họ vốn cậy trông vào đức tin của họ đối với Allah. Nhưng là việc khá khó. Tôi thường nghĩ, ‘Lạy Chúa Giêsu, con đang cầu nguyện với Allah sao? Con có vi phạm niềm tin của con vào Chúa hay không?’”
Anh nói tiếp “Tôi không có câu trả lời cho câu hỏi ấy. Tôi chỉ biết: tôi rất chân thực đối với họ, và tôi rất chân thực trong việc cầu nguyện với Chúa Giêsu. Tôi không biết gì về thần học. Nhưng tôi nghĩ tôi rất chân thực”.
Gia đình anh cho hay thời anh bị bắt ở Syria cũng giống hệt như thế. Michael Foley, một người anh của Jim, nói thêm: “tôi tin, giống như ở Libya, Jim ‘trở lại’ vì mục tiêu sinh tồn và được gần gũi một số người ở đó, và có một vài môn đồ. Tôi cá với qúy vị và tôi sẽ mạnh mẽ tìm hiểu ‘việc trở lại’ trong tình huống đó”.
Cưỡng bức trở lại không phải là trở lại
Tại Vatican, Đức HY Angelo Amato, bộ trưởng Thánh Bộ Phong Thánh cho biết ngài không biết gì tới bất cứ cuộc thảo luận nào về phúc tử đạo của Foley, đây là một diễn trình kéo dài có khi cả hàng thập niên hay hàng thế kỷ. Nhưng ngài quả quyết: bất cứ cuộc trở lại đạo nào, “nếu không được tự do làm, thì không phải là một cuộc trở lại”.
Đức Hồng Y cho biết thêm: “Bạn không thể lên án những người sợ chết và do đó không dám tỏ mình là Công Giáo. Một Kitô hữu không buộc phải tử vì đạo”.
Nicole Tung, một nữ nhiếp ảnh gia từng làm việc gần gũi với Foley ở Syria, mô tả đức tin của anh như một đức tin “sâu sắc trong chính anh”. Anh thuộc Thánh Kinh đến nỗi thường có những cuộc thảo luận sâu rộng với người Syria để so sánh Kitô Giáo với Hồi Giáo.
Nhưng Tung nghĩ: Foley không thoải mái mấy khi được coi như một vị tử đạo. Cô mô tả nghề báo chí của anh như hoà lẫn với một lòng cảm thương mạnh mẽ: anh giúp lạc quyên 14,000 dollars để mua một xe cứu thương cho trẻ em tại Aleppo, Syria, giống như anh đã giúp tổ chức một cuộc lạc quyên trước đó cho gia đình Hammerl, nhiếp ảnh gia bị giết tại Libya. Theo Tung, “là nhà nhân đạo và là một nhà báo, đó mới thực sự là tác phong của anh”.
Nhận định của Tung thiên về phía nghề nghiệp của Foley. Tuy nhiên, không ai không lưu tâm tới cuộc sống đức tin của anh. Như mô tả của chính anh: anh bị tuyên bố là trở lại Hồi Giáo, chỉ duy vì đã cùng cầu nguyện với người Hồi Giáo năm lần mỗi ngày. Nhưng anh quả quyết: anh chỉ cầu cùng Chúa Giêsu mà thôi, và cầu ít nhất mỗi ngày năm lần! Câu truyện của anh chưa được tìm hiểu hết: nếu biết chắc anh đã trở lại Hồi Giáo, thì tại sao người duy Hồi Giáo vẫn đã sát hại anh? Phải chăng họ đã khám phá ra cái gian dối, hay cái chiến thuật sinh tồn của anh khi “ngụy trang” Hồi Giáo để có nhiều thì giờ hơn nghĩ tới Chúa Giêsu. Phải chăng đây cũng là chiến thuật của những vị tử đạo thời mới?
Top Stories
Huê : incertitude sur l’avenir d’un monastère bénédictin menacé par l’extension d’un parc touristique
Eglises d'Asie
09:41 23/02/2015
Le monastère bénédictin de Thiên An (‘Paix céleste’), situé sur une colline, à l’intérieur d’une pinède, à quelque dix kilomètres de la ville de Huê, vient de confirmer l’information selon laquelle les forces de police qui, depuis près de dix ans, campaient près de la propriété se sont retirées de leur poste de garde. Leur retrait date du début de ce mois de février.
S’il s’agit là d’une décision définitive, cette nouvelle pourrait marquer le début d’un changement de politique des autorités à l’égard de la propriété des moines contemplatifs. Il est toutefois encore très difficile aujourd’hui de déchiffrer la signification de cet événement et de savoir si les conséquences en seront positives ou négatives pour les religieux.
Depuis le début des années 2000, le monastère se défend contre une tentative de spoliation émanant des autorités aussi bien régionales que centrales. C’est le 27 avril 2000 que les religieux avaient appris la nouvelle du projet gouvernemental de la bouche d’émissaires du Comité populaire du district de Huong Thuy où est situé le monastère. Ils avaient alors eu connaissance de la décision n° 1230/QD-TTg signée du chef du gouvernement le 24 décembre 1999, à savoir plus de quatre mois auparavant. Les religieux furent ainsi informés que 495 929 m² (50 ha) du terrain leur appartenant étaient réquisitionnés et loués au Service du tourisme de Huê, qui avait la charge d’y construire un vaste centre de loisirs largement ouvert au public. L’abbé bénédictin, dans une lettre ouverte, contestait immédiatement la décision gouvernementale, s’attachant à en démontrer le caractère illégitime. Depuis cette époque, le responsable spirituel de la communauté religieuse n’a cessé de résister, sans faiblir, aux tentatives d’accaparement de plus en plus poussées.
Le 6 juin 2002, le gouvernement central franchissait une nouvelle étape en niant aux bénédictins le droit de propriété sur le terrain où ils étaient établis, malgré les preuves de propriété présentées par la suite dans une lettre adressée par la communauté au pouvoir central et régional.
Dès l’année 2002, les religieux avaient demandé que le projet gouvernemental soit réalisé en un autre lieu pour sauvegarder le recueillement nécessaire à la vie monastique. Ils demandèrent plus tard que les 50 ha de forêt entourant le monastère leur soient laissés afin d’assurer leur subsistance et les protéger des intrusions des touristes. Malgré de nombreuses protestations à l’intérieur comme à l’extérieur du pays, le projet gouvernemental de parc touristique fut en partie réalisé et les bénédictins ne bénéficient plus depuis que d’une portion réduite de leur propriété.
Les observateurs ont noté que quelques mois avant le retrait de la police hors du monastère, en novembre 2014, le journal provincial avait annoncé que de nouveaux travaux allaient être entrepris sur le parc touristique, ce qui pourrait donner à penser que l’actuel retrait des forces publiques hors du monastère ne constitue pas forcément une bonne nouvelle pour les religieux. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 23 février 2015)
S’il s’agit là d’une décision définitive, cette nouvelle pourrait marquer le début d’un changement de politique des autorités à l’égard de la propriété des moines contemplatifs. Il est toutefois encore très difficile aujourd’hui de déchiffrer la signification de cet événement et de savoir si les conséquences en seront positives ou négatives pour les religieux.
Depuis le début des années 2000, le monastère se défend contre une tentative de spoliation émanant des autorités aussi bien régionales que centrales. C’est le 27 avril 2000 que les religieux avaient appris la nouvelle du projet gouvernemental de la bouche d’émissaires du Comité populaire du district de Huong Thuy où est situé le monastère. Ils avaient alors eu connaissance de la décision n° 1230/QD-TTg signée du chef du gouvernement le 24 décembre 1999, à savoir plus de quatre mois auparavant. Les religieux furent ainsi informés que 495 929 m² (50 ha) du terrain leur appartenant étaient réquisitionnés et loués au Service du tourisme de Huê, qui avait la charge d’y construire un vaste centre de loisirs largement ouvert au public. L’abbé bénédictin, dans une lettre ouverte, contestait immédiatement la décision gouvernementale, s’attachant à en démontrer le caractère illégitime. Depuis cette époque, le responsable spirituel de la communauté religieuse n’a cessé de résister, sans faiblir, aux tentatives d’accaparement de plus en plus poussées.
Le 6 juin 2002, le gouvernement central franchissait une nouvelle étape en niant aux bénédictins le droit de propriété sur le terrain où ils étaient établis, malgré les preuves de propriété présentées par la suite dans une lettre adressée par la communauté au pouvoir central et régional.
Dès l’année 2002, les religieux avaient demandé que le projet gouvernemental soit réalisé en un autre lieu pour sauvegarder le recueillement nécessaire à la vie monastique. Ils demandèrent plus tard que les 50 ha de forêt entourant le monastère leur soient laissés afin d’assurer leur subsistance et les protéger des intrusions des touristes. Malgré de nombreuses protestations à l’intérieur comme à l’extérieur du pays, le projet gouvernemental de parc touristique fut en partie réalisé et les bénédictins ne bénéficient plus depuis que d’une portion réduite de leur propriété.
Les observateurs ont noté que quelques mois avant le retrait de la police hors du monastère, en novembre 2014, le journal provincial avait annoncé que de nouveaux travaux allaient être entrepris sur le parc touristique, ce qui pourrait donner à penser que l’actuel retrait des forces publiques hors du monastère ne constitue pas forcément une bonne nouvelle pour les religieux. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 23 février 2015)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn Công Giáo VN TGP Paderborn và GP Essen Đức quốc mừng xuân Ất Mùi
Trầm Hương Thơ
08:11 23/02/2015
ĐỨC QUỐC: LỄ TẾT VÀ MỪNG XUÂN CỦA CĐCGVN TGP: PADERBORN & GP. ESSEN
Tết đến Lộc Trời muôn nghĩa Tết
Xuân về Ơn Chúa vạn tình Xuân
Sáng hôm nay tôi hăng hái lái xe lên đường đi dự lễ đầu xuân để cảm tạ ơn Chúa đã ban cho một năm con ngựa "Giáp ngọ" đã qua đi, và vui mừng đòn nhận năm mới con dê "Ất Mùi" của "lộc Trời" ban xuống.
Xem Hình
Những lời mừng vui cảm tạ xuân trời của ca đoàn hát lên khi nhập lễ đã bừng lên cả một khung trời xuân thánh, nhịp nhàng trầm bổng lôi ta vào những cảm nhận của vạn vật trong đất trời bát ngát mùa xuân tạ ơn.
Tạ ơn Thiên Chúa của Đất-Trời
Ngài cho Xuân đẹp đến muôn nơi
Thiên Cung ban xuống muôn Lộc Thánh
Trần Thế đón nhận mãi ngàn đời.
Lời nguyện đầu lễ của Lm. PX. Nguyễn Ngọc Thủy:
- Tạ ơn Chúa Cả đã thương ban cho chúng con có một mùa xuân nơi đất nước tự do dân chủ này.
- Cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con một năm qua sống trong ơn lành của Ngài nơi đây được thoải mái, tươi vui, con em chúng ta được cắp sách đến trường học những cái hay, cái đẹp, cái tốt, cái tự do phát biểu cảm tưởng của mình.
Sau phần 2 bài đọc và Phúc Âm. Phần chia sẻ Lời Chúa:
"Hãy yêu thương và cầu nguyện cho kẻ thù"
Nhìn về Quê Hương chúng ta thấy biết bao những đau khổ, những bất công, những bạo lực từ học đường ra đến ngoài xã hội, những người dân oan mất đất mất nhà, những tai nạn xe cộ, những sự chém giết nhau chỉ vì những chuyện va chạm nhỏ nhoi, những nạn mãi lộ tràn lan, những quan tham vô tận bóc lột những người dân thấp bé nghèo nàn rồi lại nghèo hơn. những thứ này ngày một làn tràn nhiều hơn lên chứ không có thấy giảm xuống. Qua báo chí sách vở truyền thông mạng chúng ta thấy thật là nguy hại cho dân tộc và đất nước Việt Nam chúng ta. Đây là kết qủa của sự dối trá, tức là nói một đàng nhưng làm một nẻo. Nói là đầy tớ nhưng thật ra là ông chủ bóc lột đến tận xương tủy của nhân dân.
Cha cũng nhắn nhủ đặc biết tới các thanh thiếu niên và thiếu nhi. Các con được sống trong một môi trường tự do và dân chủ, hãy biết ơn đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên chúng con, hãy cố gắng học hành giỏi giang ngoan ngoãn để sau này có nhiều cơ hội trả ơn và đền đáp những gì mà đã hy sinh làm cho chúng ta có được của ngày hôm nay. Vì không cố gắng học hành cho giỏi thì chúng ta không có nhiều cơ hội để tự giúp bản thân mình và quê hương đất nước sau này.
- Những lời nguyện giáo dân cũng cầu đặc biệt cho quê hương đất nước Việt Nam hôm nay đang còn bị kềm kẹp trong sự bất công gông cùm của cộng sản, những con người của vô thần đang đày đọa chính dân tộc mình, xin Thiên Chúa soi sáng cho họ để biết đổi thay tâm lòng yêu nước thương nòi để cứu chính quê hương mình.
- Xin ban cho ĐGH. nhiếu sức khỏe hai phần hồn-xác để hướng dẫn Giáo Hội thăng tiến theo chân Thầy Giêsu.
- Xin Chúa thương ban cho Cộng Đồng được an bình trong năm mới, đoàn kết thương mến nhau để cho ngày một thăng tiến hơn lên.
Xin ban cho những linh hồn tiền nhân chúng con, đặc biệt những linh hồn trong Cộng Đồng đã ra đi trước chúng con được Chúa đón nhận vào hưởng mùa xuân vĩnh cửu của Ngài.
Những của lễ trang trọng dâng lên Thiên Chúa trong ngày đầu xuân của cả 3 thế hệ.
Sau phần đón nhận Mình Thánh Chúa mỗi người còn nhận được lộc thánh "Lời Chúa" làm phương châm cho năm sống của mình. Đây cũng là một nét son trong cuộc sống của người Kitô hữu chúng ta.
Cuối thánh lễ ông Giuse Trịnh Quốc Khang chủ tịch Cộng Đồng thánh Micae thuộc Tổng Giáo Phận Essen và Paderborn thay mặt Công Đồng kính chào và cám ơn tới cha cô Phêrô Dr. Nguyễn Trọng Qúy rất thương nên đã đến dâng lễ với chúng con, chúng con rất trân qúy. Cũng kính chào và chân thành cám ơn cha Tuyên Úy PX. Nguyễn Ngọc Thủy, cám ơn tới tất cả Quý vị quan khách và mọi người trong và ngoài Cộng Đồng, cám ơn ca đoàn tổng hợp, ca đoàn thiếu nhi, đội giúp lễ và kêu gọi qúy phụ huynh, thanh thiếu niên và thiếu nhi nên tham gia vào 2 ca đoàn này. Cám ơn tất cả các ban ngành, đoàn thể và kính mời tất cả đến hội trường Heinrich Heine-Gymnasium Oberhausen để cùng dự đại hội mừng xuân Ất Mùi 2015.
PHẦN II: ĐẠI HỘI MỪNG XUÂN
Trong hội trường thật nhộn nhịp tay bắt mặt mừng của ngày đại hội dân tộc lần thứ 17 mừng xuân Ất Mùi. Từ khắp nơi tìm về nơi đây để hưởng những không khí của ngày xuân nơi đất khách, ngoài trời tuy còn giá lạnh nhưng trong đây thật ấm áp của đong đầy hương xuân. Sau khi thưởng thức những hương vị của ngày tết cổ truyền với những quầy hàng luôn đầy ắp người và hàn huyên tâm sự.
Đúng 19g tất cả cùng đứng trang nghiêm để rước Hoàng Kỳ tự do tiến lên khán đài. Dưới sự hướng dấn của ông Lê Thái By, 3 vị cao niên đã niệm hương trước bàn thờ Tổ Quốc.
Tiếp theo là nghi lễ chào cờ với Quốc Ca VNCH. nghiêm trang sốt sắng. Tất cả mọi người luôn cảm thấy hãnh diện khi được đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng của tự do dân chủ, của lòng thương yêu giữa 3 miền Đất Nước, của sự cao sang qúy trọng mà tiền nhân chúng ta để lại đến bây giờ. Mỗi khi được đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đò và hát Quốc cá tôi cảm thấy một sự cao qúy lạ lùng, như đang sống lại những ngày vàng son trước đây 40 năm trước. Tôi chắc chắn rằng một ngày không xa nữa lá cờ biểu tưỡng cho tự do dân chủ này sẽ phất phới tung bay trên bầu trời tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Tiếp theo nghi thức chào Quốc Kỳ là một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến tiền nhân anh dũng đã hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và giang san Việt Nam đã nằm xuống vì một lý tưởng cao qúy cho dân tộc. Cho tất cả những người đả bỏ mình trong rừng sâu nước độc trong chốn lao tù cs., hay trên biển cả đại dương để đánh đổi lấy sự tự do, vì không thể cúi đầu chấp nhận sự kìm kẹp của một chế độ vô lương và độc tài vô thần.
Sau phần chào mừng và phát biểu của ông Giuse Nguyễn Duy Trình trưởng ban tổ chức năm nay đến qúy cha, qúy quan khách, là phần khai mạc chương trình văn nghệ mừng xuân Ất Mùi liền theo sau.
Mở màn với màn múa lân của các em thanh thiếu niên thất là vui nhộn và hào hứng. Các em thiếu nhi từ 12 tuổi trở xuống đều nhận được qùa lì xì đầu năm lấy hên từ 2 cha và các bác cố vấn cùng những quan khách.
Năm nay văn nghệ rất tưng bừng với những hai ban nhạc trẻ Việt Soul và VietMusic cùng MC. Mai Tâm
- Sau màn chúc tết của hai em bé Việt Nam là màn trình diễn nhạc cảnh mừng xuân rất hùng hậu, đặc biệt của rất nhiều vũ công, với một số qúy phụ huynh trẻ và các thanh thiếu niên và thiếu nhi làm tưng bừng rộn ràng của không khí mùa xuân an lành, những tiếng pháo nổ vang dòn rỗn rã cùng những tràng pháo tay như bất tận.
Chương trình văn nghệ năm nay rất phong phú với hai ban nhạc và các bạn trẻ rất đa tài trong những màn biểu diễn của mình. Đặc biệt có nhiều giọng ca vàng nhí rất điêu luyện và chuyên nghiệp cất lên cáo vút phải gọi là tuyệt vời! cho tinh thần của các em và những phụ huynh cũng như những anh chị em đã bỏ ra rất nhiều thời gian sức lực tập luyện cho các em để có những đóng góp cho CĐCGVN. nói riêng và cho CĐVNTNcs. nói chung.
Tôi cũng phải công tâm mà nói rằng các con em chúng ta bên này được hưởng sự tự do trong môi trường học hành, nên đa số các em được học nhạc căn bản từ trong trường lớp, được tập luyện đứng trước các bạn để phát biểu, được trình bày những gì các em hiểu biết và những gì các em suy nghĩ nên các em rất tự nhiên và bạo dạn khi đứng trên sân khấu. Không như thời chúng ta còn ở trong nước, bị nhồi sọ trong một chế độ hà khắc độc tài, tôi nhớ cứ mỗi lần phát biểu gì hơi sai với ý của sự tuyên truyền là được ghép ngay cho hai chữ "phản động" nên mỗi lần nói là mấy lần run.
Các bạn trẻ năm nay đóng góp rất nhiều tiết mục hấp dẫn cho chương trình.
Năm nay cũng có phần góp vui đặc sắc của ban nhạc KDT. với những câu chuyện vui hợp thời hiện tại và mượn nhạc bài Chúc Xuân của cố nhạc sỹ Lữ Liên để chúc tết đến cộng đồng và mọi giới, nhưng với lời mới hoàn toàn xứng hợp với những hoàn cảnh hiện tại của chúng ta và Cộng Đồng. Đây cũng là một trong những điểm nổi bật của những ngày Tết vui Xuân đóng góp cho sinh hoạt văn nghệ của Cộng Đồng, mong rằng ngày càng có những bài ca vui nhộn như thế hơn.
Ngoài phần văn nghệ hấp dẫn ra thì nơi hấp đẫn nữa cũng luôn đông nghẹt người chiếu cố đến đó là những gian hàng ăn với những món không thể thiếu của ngày tết cỗ truyền của chúng. Đó là bánh chưng bánh tét và món giò thủ v.v.. hấp dẫn bên ly rượu nồng ấm tình anh em. Những màn Loto nơi đây cũng đưa đến may mắn và hấp dẫn không kém là bao.
Chương trình văn nghê mừng xuân và dạ vũ còn kéo dài đến 01g đêm nhưng vì ở xa nên tôi ra xe về lúc 23g. Lái xe về đến nhà cũng đã hơn nửa đêm sáng nay ngồi ghi lại chút tường thuật này mà những vị xuân nồng ấm vẫn còn đầy ắp cả trong trái tim này.
Tết đến Lộc Trời muôn nghĩa Tết
Xuân về Ơn Chúa vạn tình Xuân
Sáng hôm nay tôi hăng hái lái xe lên đường đi dự lễ đầu xuân để cảm tạ ơn Chúa đã ban cho một năm con ngựa "Giáp ngọ" đã qua đi, và vui mừng đòn nhận năm mới con dê "Ất Mùi" của "lộc Trời" ban xuống.
Xem Hình
Những lời mừng vui cảm tạ xuân trời của ca đoàn hát lên khi nhập lễ đã bừng lên cả một khung trời xuân thánh, nhịp nhàng trầm bổng lôi ta vào những cảm nhận của vạn vật trong đất trời bát ngát mùa xuân tạ ơn.
Tạ ơn Thiên Chúa của Đất-Trời
Ngài cho Xuân đẹp đến muôn nơi
Thiên Cung ban xuống muôn Lộc Thánh
Trần Thế đón nhận mãi ngàn đời.
Lời nguyện đầu lễ của Lm. PX. Nguyễn Ngọc Thủy:
- Tạ ơn Chúa Cả đã thương ban cho chúng con có một mùa xuân nơi đất nước tự do dân chủ này.
- Cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con một năm qua sống trong ơn lành của Ngài nơi đây được thoải mái, tươi vui, con em chúng ta được cắp sách đến trường học những cái hay, cái đẹp, cái tốt, cái tự do phát biểu cảm tưởng của mình.
Sau phần 2 bài đọc và Phúc Âm. Phần chia sẻ Lời Chúa:
"Hãy yêu thương và cầu nguyện cho kẻ thù"
Nhìn về Quê Hương chúng ta thấy biết bao những đau khổ, những bất công, những bạo lực từ học đường ra đến ngoài xã hội, những người dân oan mất đất mất nhà, những tai nạn xe cộ, những sự chém giết nhau chỉ vì những chuyện va chạm nhỏ nhoi, những nạn mãi lộ tràn lan, những quan tham vô tận bóc lột những người dân thấp bé nghèo nàn rồi lại nghèo hơn. những thứ này ngày một làn tràn nhiều hơn lên chứ không có thấy giảm xuống. Qua báo chí sách vở truyền thông mạng chúng ta thấy thật là nguy hại cho dân tộc và đất nước Việt Nam chúng ta. Đây là kết qủa của sự dối trá, tức là nói một đàng nhưng làm một nẻo. Nói là đầy tớ nhưng thật ra là ông chủ bóc lột đến tận xương tủy của nhân dân.
Cha cũng nhắn nhủ đặc biết tới các thanh thiếu niên và thiếu nhi. Các con được sống trong một môi trường tự do và dân chủ, hãy biết ơn đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên chúng con, hãy cố gắng học hành giỏi giang ngoan ngoãn để sau này có nhiều cơ hội trả ơn và đền đáp những gì mà đã hy sinh làm cho chúng ta có được của ngày hôm nay. Vì không cố gắng học hành cho giỏi thì chúng ta không có nhiều cơ hội để tự giúp bản thân mình và quê hương đất nước sau này.
- Những lời nguyện giáo dân cũng cầu đặc biệt cho quê hương đất nước Việt Nam hôm nay đang còn bị kềm kẹp trong sự bất công gông cùm của cộng sản, những con người của vô thần đang đày đọa chính dân tộc mình, xin Thiên Chúa soi sáng cho họ để biết đổi thay tâm lòng yêu nước thương nòi để cứu chính quê hương mình.
- Xin ban cho ĐGH. nhiếu sức khỏe hai phần hồn-xác để hướng dẫn Giáo Hội thăng tiến theo chân Thầy Giêsu.
- Xin Chúa thương ban cho Cộng Đồng được an bình trong năm mới, đoàn kết thương mến nhau để cho ngày một thăng tiến hơn lên.
Xin ban cho những linh hồn tiền nhân chúng con, đặc biệt những linh hồn trong Cộng Đồng đã ra đi trước chúng con được Chúa đón nhận vào hưởng mùa xuân vĩnh cửu của Ngài.
Những của lễ trang trọng dâng lên Thiên Chúa trong ngày đầu xuân của cả 3 thế hệ.
Sau phần đón nhận Mình Thánh Chúa mỗi người còn nhận được lộc thánh "Lời Chúa" làm phương châm cho năm sống của mình. Đây cũng là một nét son trong cuộc sống của người Kitô hữu chúng ta.
Cuối thánh lễ ông Giuse Trịnh Quốc Khang chủ tịch Cộng Đồng thánh Micae thuộc Tổng Giáo Phận Essen và Paderborn thay mặt Công Đồng kính chào và cám ơn tới cha cô Phêrô Dr. Nguyễn Trọng Qúy rất thương nên đã đến dâng lễ với chúng con, chúng con rất trân qúy. Cũng kính chào và chân thành cám ơn cha Tuyên Úy PX. Nguyễn Ngọc Thủy, cám ơn tới tất cả Quý vị quan khách và mọi người trong và ngoài Cộng Đồng, cám ơn ca đoàn tổng hợp, ca đoàn thiếu nhi, đội giúp lễ và kêu gọi qúy phụ huynh, thanh thiếu niên và thiếu nhi nên tham gia vào 2 ca đoàn này. Cám ơn tất cả các ban ngành, đoàn thể và kính mời tất cả đến hội trường Heinrich Heine-Gymnasium Oberhausen để cùng dự đại hội mừng xuân Ất Mùi 2015.
PHẦN II: ĐẠI HỘI MỪNG XUÂN
Trong hội trường thật nhộn nhịp tay bắt mặt mừng của ngày đại hội dân tộc lần thứ 17 mừng xuân Ất Mùi. Từ khắp nơi tìm về nơi đây để hưởng những không khí của ngày xuân nơi đất khách, ngoài trời tuy còn giá lạnh nhưng trong đây thật ấm áp của đong đầy hương xuân. Sau khi thưởng thức những hương vị của ngày tết cổ truyền với những quầy hàng luôn đầy ắp người và hàn huyên tâm sự.
Đúng 19g tất cả cùng đứng trang nghiêm để rước Hoàng Kỳ tự do tiến lên khán đài. Dưới sự hướng dấn của ông Lê Thái By, 3 vị cao niên đã niệm hương trước bàn thờ Tổ Quốc.
Tiếp theo là nghi lễ chào cờ với Quốc Ca VNCH. nghiêm trang sốt sắng. Tất cả mọi người luôn cảm thấy hãnh diện khi được đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng của tự do dân chủ, của lòng thương yêu giữa 3 miền Đất Nước, của sự cao sang qúy trọng mà tiền nhân chúng ta để lại đến bây giờ. Mỗi khi được đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đò và hát Quốc cá tôi cảm thấy một sự cao qúy lạ lùng, như đang sống lại những ngày vàng son trước đây 40 năm trước. Tôi chắc chắn rằng một ngày không xa nữa lá cờ biểu tưỡng cho tự do dân chủ này sẽ phất phới tung bay trên bầu trời tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Tiếp theo nghi thức chào Quốc Kỳ là một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến tiền nhân anh dũng đã hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và giang san Việt Nam đã nằm xuống vì một lý tưởng cao qúy cho dân tộc. Cho tất cả những người đả bỏ mình trong rừng sâu nước độc trong chốn lao tù cs., hay trên biển cả đại dương để đánh đổi lấy sự tự do, vì không thể cúi đầu chấp nhận sự kìm kẹp của một chế độ vô lương và độc tài vô thần.
Sau phần chào mừng và phát biểu của ông Giuse Nguyễn Duy Trình trưởng ban tổ chức năm nay đến qúy cha, qúy quan khách, là phần khai mạc chương trình văn nghệ mừng xuân Ất Mùi liền theo sau.
Mở màn với màn múa lân của các em thanh thiếu niên thất là vui nhộn và hào hứng. Các em thiếu nhi từ 12 tuổi trở xuống đều nhận được qùa lì xì đầu năm lấy hên từ 2 cha và các bác cố vấn cùng những quan khách.
Năm nay văn nghệ rất tưng bừng với những hai ban nhạc trẻ Việt Soul và VietMusic cùng MC. Mai Tâm
- Sau màn chúc tết của hai em bé Việt Nam là màn trình diễn nhạc cảnh mừng xuân rất hùng hậu, đặc biệt của rất nhiều vũ công, với một số qúy phụ huynh trẻ và các thanh thiếu niên và thiếu nhi làm tưng bừng rộn ràng của không khí mùa xuân an lành, những tiếng pháo nổ vang dòn rỗn rã cùng những tràng pháo tay như bất tận.
Chương trình văn nghệ năm nay rất phong phú với hai ban nhạc và các bạn trẻ rất đa tài trong những màn biểu diễn của mình. Đặc biệt có nhiều giọng ca vàng nhí rất điêu luyện và chuyên nghiệp cất lên cáo vút phải gọi là tuyệt vời! cho tinh thần của các em và những phụ huynh cũng như những anh chị em đã bỏ ra rất nhiều thời gian sức lực tập luyện cho các em để có những đóng góp cho CĐCGVN. nói riêng và cho CĐVNTNcs. nói chung.
Tôi cũng phải công tâm mà nói rằng các con em chúng ta bên này được hưởng sự tự do trong môi trường học hành, nên đa số các em được học nhạc căn bản từ trong trường lớp, được tập luyện đứng trước các bạn để phát biểu, được trình bày những gì các em hiểu biết và những gì các em suy nghĩ nên các em rất tự nhiên và bạo dạn khi đứng trên sân khấu. Không như thời chúng ta còn ở trong nước, bị nhồi sọ trong một chế độ hà khắc độc tài, tôi nhớ cứ mỗi lần phát biểu gì hơi sai với ý của sự tuyên truyền là được ghép ngay cho hai chữ "phản động" nên mỗi lần nói là mấy lần run.
Các bạn trẻ năm nay đóng góp rất nhiều tiết mục hấp dẫn cho chương trình.
Năm nay cũng có phần góp vui đặc sắc của ban nhạc KDT. với những câu chuyện vui hợp thời hiện tại và mượn nhạc bài Chúc Xuân của cố nhạc sỹ Lữ Liên để chúc tết đến cộng đồng và mọi giới, nhưng với lời mới hoàn toàn xứng hợp với những hoàn cảnh hiện tại của chúng ta và Cộng Đồng. Đây cũng là một trong những điểm nổi bật của những ngày Tết vui Xuân đóng góp cho sinh hoạt văn nghệ của Cộng Đồng, mong rằng ngày càng có những bài ca vui nhộn như thế hơn.
Ngoài phần văn nghệ hấp dẫn ra thì nơi hấp đẫn nữa cũng luôn đông nghẹt người chiếu cố đến đó là những gian hàng ăn với những món không thể thiếu của ngày tết cỗ truyền của chúng. Đó là bánh chưng bánh tét và món giò thủ v.v.. hấp dẫn bên ly rượu nồng ấm tình anh em. Những màn Loto nơi đây cũng đưa đến may mắn và hấp dẫn không kém là bao.
Chương trình văn nghê mừng xuân và dạ vũ còn kéo dài đến 01g đêm nhưng vì ở xa nên tôi ra xe về lúc 23g. Lái xe về đến nhà cũng đã hơn nửa đêm sáng nay ngồi ghi lại chút tường thuật này mà những vị xuân nồng ấm vẫn còn đầy ắp cả trong trái tim này.
Đoàn Thanh Thiếu Niên Salesian St Margaret Mary tại Hội Chợ Tết Melbourne
Salesian St Margaret Mary
08:00 23/02/2015
Giáo Phận Đà Nẵng hành hương đầu Mùa Chay 2015
Toma Trương Văn Ân
09:54 23/02/2015
Sáng Mồng 5 Tết (23.2.2015), Cộng đoàn Giáo phận Đà Nẵng hành hương về Đồi Sọ của Giáo xứ An Ngãi, cùng nhau nguyện gẫm 14 chặng Đàng Thánh Giá được khai mạc lúc 7 giờ 30. Những bài ca và nguyện gẫm về cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su, vì tội lỗi của mỗi người chúng ta, về tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta , khi chúng ta còn là tội nhân. Mời gọi mỗi người sám hối ăn năn , mau quay về cùng Thiên Chúa, làm hòa với Chúa và làm hòa với anh chị em.
Hình ảnh
Trong cái nắng gắt đầu xuân, hơn 2 giờ nguyện gẫm, làm cho bước chân lên dốc Đồi Sọ của đoàn nguyện gẫm thêm nặng, mồ hôi lấm tấm trán, đủ làm cho mỗi người cảm nghiệm phần nhỏ cuộc khổ nạn xưa . Tượng Đức Mẹ đồng công cứu chuộc ở đỉnh đồi, chặng cuối đường nguyện gẫm được rất nhiều khách hành hương cố gắng chạm vào tà áo, thoa lên mái đầu, xin Mẹ cầu cùng Chúa cho chúng con biết trở về với Chúa và làm hòa với anh em.
Tiếp đó, Cha Tổng Đại diện chủ sự Thánh lễ đồng tế. Trong bài chia sẻ, Ngài đã dùng đoạn Tin Mừng Mt 25,31-46 để chứng minh : Thiên Chúa sẽ phán xét mỗi người chúng ta theo Đức ái, dưa trên cách chúng ta đối xử với anh em, vì khi làm cho anh em là làm cho chính Chúa. Mỗi người sẽ gặp Chúa trong Mình Thánh Chúa và trong anh em, yêu mến anh em là gặp gỡ Chúa trong họ; Cuộc sống đời này là để chuẩn bị cho cuộc sống vĩnh hằng đời sau. Ngài cũng dẫn lời của Đức Thánh Cha Phanxico trong Sứ điệp Mùa chay 2015 về thói vô cảm ích kỷ mang chiều kích toàn cầu, vô cảm đối với tha nhân và vô cảm đối với Thiên Chúa, ĐTC mời gọi mỗi người, mỗi cộng đoàn cần ra khỏi chính mình, đến với người nghèo, người bị bất công, bé nhỏ nhất…chúng ta phải trở thành những hải đảo yêu thương trong đại dương vô cảm.…..vì vậy Dân Chúa cần canh tân nội tâm, để không trở nên vô cảm và không thu mình lại.
Trước lúc kết thúc Thánh lễ, Cha Phao–lô Đoàn Quan Dân, Quản xứ An Ngãi có lời cám ơn Cha Tổng, quý Cha, quý Tu sĩ, ca đoàn giáo xứ Hội An ( hát lễ), giáo xứ Hòa Khánh ( dâng lễ), Chính quyền và các ban ngành trong giáo xứ đã hy sinh rất nhiều cho ngày hành hương này. Với lời chúc năm mới hài hước : ”con dê không đẹp trai, bị mang tiếng không tốt … nhưng là đăc sản của người Việt Nam. Cha cầu chúc cho mọi người là đăc sản của nhau” làm cho người khó tính nhất cũng nở được nụ cười với người bên cạnh.
Tiếp đó, Cha G.B Hồ Thái Sơn ( Chánh văn phòng TGM ) thông báo cho cộng đoàn biết: Đức Giám Mục Giáo phận vì sức khỏe, không đến với cộng đoàn trong ngày hành hương này. Ngài cũng đọc thơ của ĐGM cám ơn cộng đoàn về việc lạc quyên vừa qua, mỗi người đã góp phần vào công việc Mục vụ chung và truyền Giáo của giáo phận . ĐGM gởi lời cầu chúc mọi điều tốt lành Thánh thiện đến với từng người , từng gia đình và giáo xứ. Cha cũng thông báo kết quả xổ số tạo niềm vui đầu năm, lịch phát thưởng, và tuần tĩnh tâm năm của Linh mục đoàn Giáo phận.
Trước lúc ban phép lành, Cha Tổng đã thay lời cộng đoàn hiện diện cám ơn Cha quản xứ và giáo xứ đã hy sinh nhiều cho cộng đoàn giáo phận có ngày hành hương đầu năm mới thật sốt mến, nhiều ý nghĩa.
Bắt tay chào ra về với người bên cạnh, tôi chào thân ái : Chúng ta là đặc sản của nhau nhé ! mội nụ cười hạnh phúc trên môi….
Hình ảnh
Trong cái nắng gắt đầu xuân, hơn 2 giờ nguyện gẫm, làm cho bước chân lên dốc Đồi Sọ của đoàn nguyện gẫm thêm nặng, mồ hôi lấm tấm trán, đủ làm cho mỗi người cảm nghiệm phần nhỏ cuộc khổ nạn xưa . Tượng Đức Mẹ đồng công cứu chuộc ở đỉnh đồi, chặng cuối đường nguyện gẫm được rất nhiều khách hành hương cố gắng chạm vào tà áo, thoa lên mái đầu, xin Mẹ cầu cùng Chúa cho chúng con biết trở về với Chúa và làm hòa với anh em.
Tiếp đó, Cha Tổng Đại diện chủ sự Thánh lễ đồng tế. Trong bài chia sẻ, Ngài đã dùng đoạn Tin Mừng Mt 25,31-46 để chứng minh : Thiên Chúa sẽ phán xét mỗi người chúng ta theo Đức ái, dưa trên cách chúng ta đối xử với anh em, vì khi làm cho anh em là làm cho chính Chúa. Mỗi người sẽ gặp Chúa trong Mình Thánh Chúa và trong anh em, yêu mến anh em là gặp gỡ Chúa trong họ; Cuộc sống đời này là để chuẩn bị cho cuộc sống vĩnh hằng đời sau. Ngài cũng dẫn lời của Đức Thánh Cha Phanxico trong Sứ điệp Mùa chay 2015 về thói vô cảm ích kỷ mang chiều kích toàn cầu, vô cảm đối với tha nhân và vô cảm đối với Thiên Chúa, ĐTC mời gọi mỗi người, mỗi cộng đoàn cần ra khỏi chính mình, đến với người nghèo, người bị bất công, bé nhỏ nhất…chúng ta phải trở thành những hải đảo yêu thương trong đại dương vô cảm.…..vì vậy Dân Chúa cần canh tân nội tâm, để không trở nên vô cảm và không thu mình lại.
Trước lúc kết thúc Thánh lễ, Cha Phao–lô Đoàn Quan Dân, Quản xứ An Ngãi có lời cám ơn Cha Tổng, quý Cha, quý Tu sĩ, ca đoàn giáo xứ Hội An ( hát lễ), giáo xứ Hòa Khánh ( dâng lễ), Chính quyền và các ban ngành trong giáo xứ đã hy sinh rất nhiều cho ngày hành hương này. Với lời chúc năm mới hài hước : ”con dê không đẹp trai, bị mang tiếng không tốt … nhưng là đăc sản của người Việt Nam. Cha cầu chúc cho mọi người là đăc sản của nhau” làm cho người khó tính nhất cũng nở được nụ cười với người bên cạnh.
Tiếp đó, Cha G.B Hồ Thái Sơn ( Chánh văn phòng TGM ) thông báo cho cộng đoàn biết: Đức Giám Mục Giáo phận vì sức khỏe, không đến với cộng đoàn trong ngày hành hương này. Ngài cũng đọc thơ của ĐGM cám ơn cộng đoàn về việc lạc quyên vừa qua, mỗi người đã góp phần vào công việc Mục vụ chung và truyền Giáo của giáo phận . ĐGM gởi lời cầu chúc mọi điều tốt lành Thánh thiện đến với từng người , từng gia đình và giáo xứ. Cha cũng thông báo kết quả xổ số tạo niềm vui đầu năm, lịch phát thưởng, và tuần tĩnh tâm năm của Linh mục đoàn Giáo phận.
Trước lúc ban phép lành, Cha Tổng đã thay lời cộng đoàn hiện diện cám ơn Cha quản xứ và giáo xứ đã hy sinh nhiều cho cộng đoàn giáo phận có ngày hành hương đầu năm mới thật sốt mến, nhiều ý nghĩa.
Bắt tay chào ra về với người bên cạnh, tôi chào thân ái : Chúng ta là đặc sản của nhau nhé ! mội nụ cười hạnh phúc trên môi….
Phóng sự Hội Chợ Tết Melbourne
Salesian Melbourne
19:31 23/02/2015
Kính Thánh Bổn Mạng ca đoàn Phaolô Lộc, thuộc CĐCGVN-Nam Úc
Jos. Vĩnh SA
18:29 23/02/2015
Thánh Lễ lúc 09 giờ 00 sáng, Chúa Nhật ngày 22 tháng Hai, năm 2015, ca đoàn đoàn Phaolô Lộc thuộc Cộng Đồng CGVN- Nam Úc đã tổ chức Thánh Lễ trọng thể mừng kính thánh tử đạo Linh mục Phaolô Lê Văn Lộc Bổn mạng của ca đoàn và mừng kỷ niệm 30 thành lập.
Chủ tế Thánh Lễ do Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm cộng đồng, cùng đống tế có Lm. Phêrô Trần Quang Tòng phó xứ, giáo xứ Saint Ausgustine, vùng Salisbury, Adelaide, tiểu bang Nam Úc.
Bài giảng trong Thánh Lễ Đức ông đã quảng diễn bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay và Ngài cũng sơ lược qua, hạnh của thánh tử đạo Phaolô Lộc, sau đó Đức ông Quản nhiệm nói lời cảm ơn đến ca đoàn đã hy sinh thờl giờ, công sức tập hát để phụng vụ thánh nhạc các Thánh Lễ mỗl chiều Chúa Nhật một cách sốt sáng và khích lệ tinh thần các ca viên.
Hôm nay là ngày mừng Bổn mạng của ca đoàn Phaolô Lộc, nên ca đoàn đã xin phụng vụ thánh nhạc Lễ lúc 09 giờ sáng Chúa Nhật, đổi cho ca đoàn Việt Linh, để ca đoàn Phaolô Lộc có dịp mừng kính Thánh Bổn Mạng một cách long trọng hơn và có nhiều thì giờ dành cho buổi liên hoan tiếp đãi ca viên, quan khách và thân hữu đông hơn.
Vì thường thường buổi sáng Chúa Nhật, số tín hữu đến hiệp dâng Thánh Lễ đông hơn gấp 3 lần Thánh Lễ buổi chiều Chúa Nhật.
Sau Thánh Lễ Ban Chấp Hành ca đoàn đã mở tiệc liên hoan khoản đãi các ca viên, quan khách, thân hữu và thân quyến của các ca viên.
Lồng trong khung cảnh của bữa tiệc là chương trình văn nghệ Karaoké giúp vui, do các ca sĩ “cây nhà lá vườn” và các thân hữu trình diễn, thật vui nhộn.
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, Ban Chấp Hành ca đoàn cũng đã trao các bằng Tưởng Lệ và Tri Ân đến các vị đoàn trưởng đã từng phục vụ ca đoàn trong suốt thời gian 30 năm qua, kể từ ngày mới thành lập cho đến naỵ
Ca đoàn Phaolô Lộc được hình thành khoảng từ năm 1985, thể theo nhu cầu phát triển của Cộng Đồng, trải qua 30 năm, tính đến năm 2015. Hiện nay, ca đoàn có khoảng 40 ca viên.
Ca đoàn Phaolô Lộc sinh hoạt thường xuyên vào các buổi chiều Chúa Nhật hàng tuần, hội họp và tập hát từ lúc 02 giờ 00 cho đến 04 giờ 30 chiều. Sau đó ca đoàn sẽ đặc trách phụng vụ Thánh nhạc, Thánh Lễ lúc 05 giờ 00 chiều Chúa Nhật và Thánh Lễ tối thứ Bảy đầu tháng.
XEM HÌNH
Được biết ca đoàn Phaolô Lộc là “Một”, trong “Bốn” ca đoàn chính của Cộng Đồng:
-Ca đoàn Việt Linh phụng vụ Thánh nhạc, Lễ lúc 09 giờ 00 sáng Chúa Nhật và Thánh Lễ các tối thứ Bảy. Ngoại trừ Thánh Lễ tối thứ Bảy đầu tháng và Lễ 09 giờ sáng Chúa Nhật đầu tháng.
-Ca đoàn Philiphê Minh phụng vụ Thánh nhạc, Lễ lúc 11 giờ 30 sáng, Chúa Nhật của CĐ
-Ca đoàn tí hon Thiếu Nhi Thánh Thể Têrêsa phụng vụ Thánh nhạc, Lễ 09 giờ 00 sáng Chúa Nhật đầu tháng và Lễ 07 giờ tối thứ Năm đầu tháng.
-Ca đoàn Phaolô Lộc phụng vụ Thánh nhạc, Lễ 05 giờ chiều, Chúa Nhật và Lễ 7 giờ tối thứ Bảy đầu tháng.
Chủ tế Thánh Lễ do Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm cộng đồng, cùng đống tế có Lm. Phêrô Trần Quang Tòng phó xứ, giáo xứ Saint Ausgustine, vùng Salisbury, Adelaide, tiểu bang Nam Úc.
Bài giảng trong Thánh Lễ Đức ông đã quảng diễn bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay và Ngài cũng sơ lược qua, hạnh của thánh tử đạo Phaolô Lộc, sau đó Đức ông Quản nhiệm nói lời cảm ơn đến ca đoàn đã hy sinh thờl giờ, công sức tập hát để phụng vụ thánh nhạc các Thánh Lễ mỗl chiều Chúa Nhật một cách sốt sáng và khích lệ tinh thần các ca viên.
Hôm nay là ngày mừng Bổn mạng của ca đoàn Phaolô Lộc, nên ca đoàn đã xin phụng vụ thánh nhạc Lễ lúc 09 giờ sáng Chúa Nhật, đổi cho ca đoàn Việt Linh, để ca đoàn Phaolô Lộc có dịp mừng kính Thánh Bổn Mạng một cách long trọng hơn và có nhiều thì giờ dành cho buổi liên hoan tiếp đãi ca viên, quan khách và thân hữu đông hơn.
Vì thường thường buổi sáng Chúa Nhật, số tín hữu đến hiệp dâng Thánh Lễ đông hơn gấp 3 lần Thánh Lễ buổi chiều Chúa Nhật.
Sau Thánh Lễ Ban Chấp Hành ca đoàn đã mở tiệc liên hoan khoản đãi các ca viên, quan khách, thân hữu và thân quyến của các ca viên.
Lồng trong khung cảnh của bữa tiệc là chương trình văn nghệ Karaoké giúp vui, do các ca sĩ “cây nhà lá vườn” và các thân hữu trình diễn, thật vui nhộn.
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, Ban Chấp Hành ca đoàn cũng đã trao các bằng Tưởng Lệ và Tri Ân đến các vị đoàn trưởng đã từng phục vụ ca đoàn trong suốt thời gian 30 năm qua, kể từ ngày mới thành lập cho đến naỵ
Ca đoàn Phaolô Lộc được hình thành khoảng từ năm 1985, thể theo nhu cầu phát triển của Cộng Đồng, trải qua 30 năm, tính đến năm 2015. Hiện nay, ca đoàn có khoảng 40 ca viên.
Ca đoàn Phaolô Lộc sinh hoạt thường xuyên vào các buổi chiều Chúa Nhật hàng tuần, hội họp và tập hát từ lúc 02 giờ 00 cho đến 04 giờ 30 chiều. Sau đó ca đoàn sẽ đặc trách phụng vụ Thánh nhạc, Thánh Lễ lúc 05 giờ 00 chiều Chúa Nhật và Thánh Lễ tối thứ Bảy đầu tháng.
XEM HÌNH
Được biết ca đoàn Phaolô Lộc là “Một”, trong “Bốn” ca đoàn chính của Cộng Đồng:
-Ca đoàn Việt Linh phụng vụ Thánh nhạc, Lễ lúc 09 giờ 00 sáng Chúa Nhật và Thánh Lễ các tối thứ Bảy. Ngoại trừ Thánh Lễ tối thứ Bảy đầu tháng và Lễ 09 giờ sáng Chúa Nhật đầu tháng.
-Ca đoàn Philiphê Minh phụng vụ Thánh nhạc, Lễ lúc 11 giờ 30 sáng, Chúa Nhật của CĐ
-Ca đoàn tí hon Thiếu Nhi Thánh Thể Têrêsa phụng vụ Thánh nhạc, Lễ 09 giờ 00 sáng Chúa Nhật đầu tháng và Lễ 07 giờ tối thứ Năm đầu tháng.
-Ca đoàn Phaolô Lộc phụng vụ Thánh nhạc, Lễ 05 giờ chiều, Chúa Nhật và Lễ 7 giờ tối thứ Bảy đầu tháng.
Thông Báo
Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Kỳ II 2015 tại Melbourne - Australia
Ban Tổ Chức
08:00 23/02/2015
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Miếu Giữa Đồng
Joseph Nguyễn Tro Bụi
21:58 23/02/2015
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Cớ chi có miếu giữa đồng,
Để anh vô thề thẳng dạ, kẻo lòng em nghi.
(Ca dao)