Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy vâng nghe Lời Người
Lm. Jude Siciliano, OP
06:48 25/02/2010
CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY C
St 15: 5-12, 17-18; Pl 3: 17-4:1; Lc 9: 28b-36
Cùng với thánh Phêrô, thánh Giacôbê và thánh Gioan, hôm nay chúng ta cũng nhập đoàn với Chúa Giêsu đi lên núi để cầu nguyện. thường thì trong tin mừng Luca mỗi câu chuyện đều bắt đầu bằng việc cầu nguyện. Đó cũng là cách thánh Luca cho chúng ta biết sẽ có điều quan trọng diễn ra đối với các tông đồ cũng như cho chúng ta. Vì thế chúng ta cũng hãy hành xử như các tông đồ; chúng ta bị đánh thức và chúng ta lắng nghe. Cảnh tượng bỗng chố xảy ra: hai nhân vật vĩ đại nhất của lịch sử Israen hiện ra đàm đạo với đức Giêsu về những gì đang chờ Người ở Giêrusalem. Các ngài không ở đó để bàn bạc về những vấn đề tôn giáo thường ngày. Đó không phải là lúc để thảo luận hay cứu xét nhưng là lúc để suy nghĩ nghiêm túc về những gì sắp xảy đến. Môisê và Êlia ở đó cũng giống như hai thiên thần trong vườn Giệt Sêmani, để giúp đức Giêsu đối diện với những gì sắp xả đến cho Người. Thánh Luca mô tả đó như biến có xuất hành của ngài.
Với những ai đọc Kinh Thánh thì hai từ Xuất Hành nhắc nhớ về biến cố quan trọng trong lịch sử của dân Do-thái. Đó là lúc Đức Chúa dẫn dắt dân đang chịu cảnh nô lệ đến với tự do. Đó là hành trình dẫn họ băng qua sa mạc để có được những hiểu biết sơ khởi về Thiên Chúa. Thiên Chúa là sức mạnh của họ khi họ yếu đuối. Ngài cho họ thức ăn khi đói và ban nước uống khi họ khát. Sau khi cố gắng vượt qua hành trình ấy, họ được vào Đất Hứa.
Đức Chúa giải thoát họ khỏi ách nô lệ không phải vì họ hùng mạnh, không phải vì họ xứng đáng, cũng chẳng phải do mẫu gương tuyệt vời về lòng tin của họ - nhưng là vì sáng kiến của Thiên Chúa. Qua kinh nghiệm sống trong sa mạc, dân đã có thể biết một Thiên Chúa, Đấng đã mạc khải tên mình cho Môisê: “Ta là Đấng Tự Hữu.” Nghĩa là “Ta sẽ luôn ở với các ngươi.” Nên không lạ gì bài Tin Mừng hôm nay với âm vang của cuộc Xuất Hành được chọn cho Chúa Nhật Mùa Chay này. Trong đó có một lời hứa cho chúng ta, khi chúng ta suy niệm về như cầu cần được giải phóng của chúng ta. Thiên Chúa Đấng đã dẫn dắt Israen ra khỏi cảnh nô lệ cũng sẽ giải thoát chúng ta khi chúng ta ý thức hơn đến sự cần thiết phải hoán cải trong Mùa Chay. Điều đó cả Israen và chúng ta không tự mình làm được, nhưng Thiên Chúa sẽ thực hiện.
Xin đừng nhìn cuộc hành trình của dân Israen cách lảng mạn khi chúng ta đứng ở một khoảng cách an toàn cách họ cả hàng ngàn năm. Dữ kiện Kinh Thánh cho chúng ta biết về những cám dỗ thường ngày của họ, những lần bất trung với Thiên Chúa, những phàn nàn chống đối Môisê và Đức Chúa. Họ ngày càng chán ngán cuộc hành trình của mình, với những đấu tranh thường nhật và nỗi bấp bênh. Mỗi ngày qua đi họ lại cảm thấy lo sợ, “liệu ngày mai chúng ta có bị lạc đường và bị diệt vong trong sa mạc hay không?” Cám dỗ bỏ cuộc trở nên rất mạnh mẽ và việc trở lại chính nơi mà họ làm nô lệ xem ra lại hợp lý. Ít nhất ở đó họ cũng có một chút thức ăn và biết được mỗi ngày họ sẽ được gì. Họ biết được công việc thường ngày và biết họ phải làm gì. Còn ở trong sa mạc không có sự bảo đảm đó, nhưng chỉ có sự bấp bênh, nguy hiểm và vất vả. Nhưng chính trong sa mạc cùng với tất cả những khốn khổ khốn nạn ấy họ mới khám phá ra rằng Thiên Chúa sẽ hoàn tất lời hứa mà Người đã ký kết với họ. “Ta là Đấng sẽ ở với các ngươi luôn mãi.”
Chính lối suy nghĩ và hành xử cũ đã cho họ sự thoải mái, ngay cả khi họ phạm tội và giới hạn. Còn cuộc hành trình đòi họ phải đẩy lùi những lối nghĩ và cách làm cũ ấy để sống can đảm và thích nghi mỗi ngày. Đôi khi lối nghĩ và hành xử cũ vẫn cám dỗ người ta ngừng cố gắng, dễ đầu hàng và trở về đường lối cũ.
Thế nhưng khoảng cách ngàn năm của chúng ta thực ra cũng không phải là an toàn bởi vì chúng ta, cá nhân cũng như cộng đoàn, cũng lại được mời gọi để thực hiện một hành trình sa mạc. Giống như tổ tiên dân Dothái, chúng ta cũng là những kẻ lữ hành trong sa mạc. Chúng ta cũng luôn được mời gọi từ bỏ những lối sống quen cũ của mình, những lối sống không thể giúp chúng ta tồn tại mà chỉ khiến chúng ta đói khát trong sa mạc của cuộc sống hiện đại này. Mùa Chay giúp chúng ta hiểu được những gì khiến chúng ta có thứ cảm giác sai lầm về sự an toàn thì nên bỏ lại phía sau, vì chúng ta đang bước vào một miền đất mới. Phá vỡ những thói quen và lối sống cũ quả là khó khăn và mất thời gian. Nên chúng ta cũng có thể bị cám dỗ chùn bước và trở lại với lối sống cũ. Thế nhưng nếu chúng ta nghiêm túc thực hiện, thì cuộc hành trình, thì Mùa Chay sẽ thực sự đáng giá khi chúng ta thấy được cuộc sống mới ở cuối hành trình, đó là cuộc họp mừng Lễ Phục Sinh của chúng ta.
Chúng ta bỏ lại phía sau thế giới mà ta đã rất quen thuộc và lắng nghe tiếng nói khích lệ chúng ta tiếp tục hành trình, dẫu rất khó khăn. Trong giọng nói ấy chúng ta cũng nghe thấy một lời hứa “Ta là Đấng sẽ ở với ngươi luôn.” Đó cũng là lời mà Môisê và Êlia đã nghe và đã đi theo. Tiếng nói ấy cũng phát ra trên đỉnh núi để hướng dẫn các tông đồ và chúng ta, “Đây là Người con ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người.”
Ngay sau biến cố này, đức Giêsu cương quyết hướng về Giêrusalem. Trong cuộc hành trình ấy, Người biết thế nào là bị người thân thiết nhất bỏ rơi, kế hoạch của Người thất bại và cuối cùng bị chết tức tưởi trên thập giá. Ngay sau cuộc hành trình sa mạc của Người, Người đã được Thiên Chúa tôn vinh. Cuộc vượt qua của Nguòi đã hoàn tất. Khác với dân Do Thái, đức Giêsu đã trung thành với lời mời gọi của mình, tin tưởng Thiên Chúa và đặt mọi sự trong tay Người. Đó là những gì mà Môisê và Êlia nói với đức Giêsu về những gì Người sẽ “hoàn thành” ở Giêrusalem.
Bên cạnh cách đánh giá của chúng ta, những gì đức Giêsu đã làm trong cuộc đời Người có vẻ như thất bại hơn là hoàn tất. Khi chúng ta nói đến những thành quả vĩ đại thì thường nghĩ đến việc hoàn tất một dự định có ý nghĩa; một việc làm tốt phải được mọi người tán thưởng. Thường thì mọi người hay đề cập đến việc tăng số lượng, ngay cả trong gia đình Giáo hội của chúng ta. Chúng ta quan tâm xem: có bao nhiêu người đến với lớp giáo lý? Cộng đoàn chúng ta có bao nhiêu thành viên? Có bao nhiêu tham dự viên trong chương trình học tập của giáo xứ trong năm nay? Mùa chay này, chúng ta được mời gọi để bước vào một cuộc xuất hành, cả trên bình diện cá nhân lẫn cộng đoàn. Chúng ta xin Thiên Chúa “hoàn tất” những thay đổi mà chúng ta mong muốn.
Khi chúng ta xem xét kỹ lưỡng hiện tại và tương lai của mình, thì thấy những gợi ý mà chúng ta cần thay đổi trong Mùa Chay thánh này. Thánh Phêrô đã cảm thấy hạnh phúc và không muốn thay đổi, nhưng muốn giữ mọi sự yên như thế. Ông sẵn sàng ở lại nơi ông đang ở, thay vì tiếp tục lên đường với đức Giêsu tiến về Giêrusalem. Mùa Chay cũng cho chúng ta cơ hội để làm những việc mà đức Giêsu và các tông đồ đã làm: lánh ra một nơi để cầu nguyện, phản tỉnh và lắng nghe – và rồi tiến đến giai đoạn tiếp theo trên cuộc hành trình của chúng ta.
Cương vị môn đệ đòi hỏi mỗi ngày phải vượt từ cái tôi cũ kỹ của chúng ta đến đời sống mới mà đức Kitô đã mang lại. Biến cố Biến Hình đòi chúng ta phải lắng nghe tiếng nói từ đám mây và lắng nghe xem đức Giêsu muốn chúng ta bước theo Người như thế nào. Chúng ta đều biết việc lắng nghe phải bắt đầu từ sự thinh lặng. Thánh Luca cho chúng ta biết các môn đệ đã đi vào tĩnh lặng. Các ngài cũng giống như chúng ta, trong một trạng thái chạng vạng, nửa tỉnh nửa mê, các ngài nghe thấy cũng có thể đã không nghe. Mùa Chay là thời gian để hành động, nhưng hành động khởi đi từ việc lắng nghe Lời Chúa cách chăm chú hơn – cả Kinh Thánh lẫn nơi những người khác. Chúng ta đang lắng nghe điều gì? Đó là nghe tiếng gọi chúng ta từ tình trạng nô lệ và hướng dẫn chúng ta đến với không gian tự do khỏi tội lỗi.
Tại tiệc Thánh Thể này chúng ta hướng về Thiên Chúa để có sự sống, tin tưởng sâu sắc hơn và cầu xin sự giúp đỡ để giữ thinh lặng; để mở ra không gian lắng nghe Lời Chúa, Lời hướng dẫn chúng đi qua cuộc xuất hành của mình. Một lần nữa, hôm nay chúng ta đặt niềm tín thác vào Đấng đã nói: “Ta là Đấng sẽ ở cùng các ngươi luôn mãi.”.
Anh em học viện Đaminh.
St 15: 5-12, 17-18; Pl 3: 17-4:1; Lc 9: 28b-36
Cùng với thánh Phêrô, thánh Giacôbê và thánh Gioan, hôm nay chúng ta cũng nhập đoàn với Chúa Giêsu đi lên núi để cầu nguyện. thường thì trong tin mừng Luca mỗi câu chuyện đều bắt đầu bằng việc cầu nguyện. Đó cũng là cách thánh Luca cho chúng ta biết sẽ có điều quan trọng diễn ra đối với các tông đồ cũng như cho chúng ta. Vì thế chúng ta cũng hãy hành xử như các tông đồ; chúng ta bị đánh thức và chúng ta lắng nghe. Cảnh tượng bỗng chố xảy ra: hai nhân vật vĩ đại nhất của lịch sử Israen hiện ra đàm đạo với đức Giêsu về những gì đang chờ Người ở Giêrusalem. Các ngài không ở đó để bàn bạc về những vấn đề tôn giáo thường ngày. Đó không phải là lúc để thảo luận hay cứu xét nhưng là lúc để suy nghĩ nghiêm túc về những gì sắp xảy đến. Môisê và Êlia ở đó cũng giống như hai thiên thần trong vườn Giệt Sêmani, để giúp đức Giêsu đối diện với những gì sắp xả đến cho Người. Thánh Luca mô tả đó như biến có xuất hành của ngài.
Với những ai đọc Kinh Thánh thì hai từ Xuất Hành nhắc nhớ về biến cố quan trọng trong lịch sử của dân Do-thái. Đó là lúc Đức Chúa dẫn dắt dân đang chịu cảnh nô lệ đến với tự do. Đó là hành trình dẫn họ băng qua sa mạc để có được những hiểu biết sơ khởi về Thiên Chúa. Thiên Chúa là sức mạnh của họ khi họ yếu đuối. Ngài cho họ thức ăn khi đói và ban nước uống khi họ khát. Sau khi cố gắng vượt qua hành trình ấy, họ được vào Đất Hứa.
Đức Chúa giải thoát họ khỏi ách nô lệ không phải vì họ hùng mạnh, không phải vì họ xứng đáng, cũng chẳng phải do mẫu gương tuyệt vời về lòng tin của họ - nhưng là vì sáng kiến của Thiên Chúa. Qua kinh nghiệm sống trong sa mạc, dân đã có thể biết một Thiên Chúa, Đấng đã mạc khải tên mình cho Môisê: “Ta là Đấng Tự Hữu.” Nghĩa là “Ta sẽ luôn ở với các ngươi.” Nên không lạ gì bài Tin Mừng hôm nay với âm vang của cuộc Xuất Hành được chọn cho Chúa Nhật Mùa Chay này. Trong đó có một lời hứa cho chúng ta, khi chúng ta suy niệm về như cầu cần được giải phóng của chúng ta. Thiên Chúa Đấng đã dẫn dắt Israen ra khỏi cảnh nô lệ cũng sẽ giải thoát chúng ta khi chúng ta ý thức hơn đến sự cần thiết phải hoán cải trong Mùa Chay. Điều đó cả Israen và chúng ta không tự mình làm được, nhưng Thiên Chúa sẽ thực hiện.
Xin đừng nhìn cuộc hành trình của dân Israen cách lảng mạn khi chúng ta đứng ở một khoảng cách an toàn cách họ cả hàng ngàn năm. Dữ kiện Kinh Thánh cho chúng ta biết về những cám dỗ thường ngày của họ, những lần bất trung với Thiên Chúa, những phàn nàn chống đối Môisê và Đức Chúa. Họ ngày càng chán ngán cuộc hành trình của mình, với những đấu tranh thường nhật và nỗi bấp bênh. Mỗi ngày qua đi họ lại cảm thấy lo sợ, “liệu ngày mai chúng ta có bị lạc đường và bị diệt vong trong sa mạc hay không?” Cám dỗ bỏ cuộc trở nên rất mạnh mẽ và việc trở lại chính nơi mà họ làm nô lệ xem ra lại hợp lý. Ít nhất ở đó họ cũng có một chút thức ăn và biết được mỗi ngày họ sẽ được gì. Họ biết được công việc thường ngày và biết họ phải làm gì. Còn ở trong sa mạc không có sự bảo đảm đó, nhưng chỉ có sự bấp bênh, nguy hiểm và vất vả. Nhưng chính trong sa mạc cùng với tất cả những khốn khổ khốn nạn ấy họ mới khám phá ra rằng Thiên Chúa sẽ hoàn tất lời hứa mà Người đã ký kết với họ. “Ta là Đấng sẽ ở với các ngươi luôn mãi.”
Chính lối suy nghĩ và hành xử cũ đã cho họ sự thoải mái, ngay cả khi họ phạm tội và giới hạn. Còn cuộc hành trình đòi họ phải đẩy lùi những lối nghĩ và cách làm cũ ấy để sống can đảm và thích nghi mỗi ngày. Đôi khi lối nghĩ và hành xử cũ vẫn cám dỗ người ta ngừng cố gắng, dễ đầu hàng và trở về đường lối cũ.
Thế nhưng khoảng cách ngàn năm của chúng ta thực ra cũng không phải là an toàn bởi vì chúng ta, cá nhân cũng như cộng đoàn, cũng lại được mời gọi để thực hiện một hành trình sa mạc. Giống như tổ tiên dân Dothái, chúng ta cũng là những kẻ lữ hành trong sa mạc. Chúng ta cũng luôn được mời gọi từ bỏ những lối sống quen cũ của mình, những lối sống không thể giúp chúng ta tồn tại mà chỉ khiến chúng ta đói khát trong sa mạc của cuộc sống hiện đại này. Mùa Chay giúp chúng ta hiểu được những gì khiến chúng ta có thứ cảm giác sai lầm về sự an toàn thì nên bỏ lại phía sau, vì chúng ta đang bước vào một miền đất mới. Phá vỡ những thói quen và lối sống cũ quả là khó khăn và mất thời gian. Nên chúng ta cũng có thể bị cám dỗ chùn bước và trở lại với lối sống cũ. Thế nhưng nếu chúng ta nghiêm túc thực hiện, thì cuộc hành trình, thì Mùa Chay sẽ thực sự đáng giá khi chúng ta thấy được cuộc sống mới ở cuối hành trình, đó là cuộc họp mừng Lễ Phục Sinh của chúng ta.
Chúng ta bỏ lại phía sau thế giới mà ta đã rất quen thuộc và lắng nghe tiếng nói khích lệ chúng ta tiếp tục hành trình, dẫu rất khó khăn. Trong giọng nói ấy chúng ta cũng nghe thấy một lời hứa “Ta là Đấng sẽ ở với ngươi luôn.” Đó cũng là lời mà Môisê và Êlia đã nghe và đã đi theo. Tiếng nói ấy cũng phát ra trên đỉnh núi để hướng dẫn các tông đồ và chúng ta, “Đây là Người con ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người.”
Ngay sau biến cố này, đức Giêsu cương quyết hướng về Giêrusalem. Trong cuộc hành trình ấy, Người biết thế nào là bị người thân thiết nhất bỏ rơi, kế hoạch của Người thất bại và cuối cùng bị chết tức tưởi trên thập giá. Ngay sau cuộc hành trình sa mạc của Người, Người đã được Thiên Chúa tôn vinh. Cuộc vượt qua của Nguòi đã hoàn tất. Khác với dân Do Thái, đức Giêsu đã trung thành với lời mời gọi của mình, tin tưởng Thiên Chúa và đặt mọi sự trong tay Người. Đó là những gì mà Môisê và Êlia nói với đức Giêsu về những gì Người sẽ “hoàn thành” ở Giêrusalem.
Bên cạnh cách đánh giá của chúng ta, những gì đức Giêsu đã làm trong cuộc đời Người có vẻ như thất bại hơn là hoàn tất. Khi chúng ta nói đến những thành quả vĩ đại thì thường nghĩ đến việc hoàn tất một dự định có ý nghĩa; một việc làm tốt phải được mọi người tán thưởng. Thường thì mọi người hay đề cập đến việc tăng số lượng, ngay cả trong gia đình Giáo hội của chúng ta. Chúng ta quan tâm xem: có bao nhiêu người đến với lớp giáo lý? Cộng đoàn chúng ta có bao nhiêu thành viên? Có bao nhiêu tham dự viên trong chương trình học tập của giáo xứ trong năm nay? Mùa chay này, chúng ta được mời gọi để bước vào một cuộc xuất hành, cả trên bình diện cá nhân lẫn cộng đoàn. Chúng ta xin Thiên Chúa “hoàn tất” những thay đổi mà chúng ta mong muốn.
Khi chúng ta xem xét kỹ lưỡng hiện tại và tương lai của mình, thì thấy những gợi ý mà chúng ta cần thay đổi trong Mùa Chay thánh này. Thánh Phêrô đã cảm thấy hạnh phúc và không muốn thay đổi, nhưng muốn giữ mọi sự yên như thế. Ông sẵn sàng ở lại nơi ông đang ở, thay vì tiếp tục lên đường với đức Giêsu tiến về Giêrusalem. Mùa Chay cũng cho chúng ta cơ hội để làm những việc mà đức Giêsu và các tông đồ đã làm: lánh ra một nơi để cầu nguyện, phản tỉnh và lắng nghe – và rồi tiến đến giai đoạn tiếp theo trên cuộc hành trình của chúng ta.
Cương vị môn đệ đòi hỏi mỗi ngày phải vượt từ cái tôi cũ kỹ của chúng ta đến đời sống mới mà đức Kitô đã mang lại. Biến cố Biến Hình đòi chúng ta phải lắng nghe tiếng nói từ đám mây và lắng nghe xem đức Giêsu muốn chúng ta bước theo Người như thế nào. Chúng ta đều biết việc lắng nghe phải bắt đầu từ sự thinh lặng. Thánh Luca cho chúng ta biết các môn đệ đã đi vào tĩnh lặng. Các ngài cũng giống như chúng ta, trong một trạng thái chạng vạng, nửa tỉnh nửa mê, các ngài nghe thấy cũng có thể đã không nghe. Mùa Chay là thời gian để hành động, nhưng hành động khởi đi từ việc lắng nghe Lời Chúa cách chăm chú hơn – cả Kinh Thánh lẫn nơi những người khác. Chúng ta đang lắng nghe điều gì? Đó là nghe tiếng gọi chúng ta từ tình trạng nô lệ và hướng dẫn chúng ta đến với không gian tự do khỏi tội lỗi.
Tại tiệc Thánh Thể này chúng ta hướng về Thiên Chúa để có sự sống, tin tưởng sâu sắc hơn và cầu xin sự giúp đỡ để giữ thinh lặng; để mở ra không gian lắng nghe Lời Chúa, Lời hướng dẫn chúng đi qua cuộc xuất hành của mình. Một lần nữa, hôm nay chúng ta đặt niềm tín thác vào Đấng đã nói: “Ta là Đấng sẽ ở cùng các ngươi luôn mãi.”.
Anh em học viện Đaminh.
Biến Hình Ngàn Thu
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
11:48 25/02/2010
Tin mừng Nhất Lãm tường thuật lời loan báo về cuộc tử nạn. Đức Giêsu đưa Nhóm Mười Hai đi lên Giêrusalem, dọc đường, Người nói với các ông: “Này chúng ta lên Giêrusalem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá và ngày thứ ba, Người sẽ chỗi dậy” (Mt, 17-19).
Theo tin mừng Luca và Marcô thì các môn đệ không hiểu và sợ hãi khi nghe Thầy loan báo về cuộc thương khó. “Nhưng các ông không hiểu gì cả;đối với các ông, lời ấy còn bí ẩn, nên các ông không rõ những điều Người nói” (Lc 18,34); “Người dẫn đầu các ông. Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cũng sợ hãi. Người lại kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy đến cho mình” (Mc 10,32).
Vì không hiểu nên sợ. Sợ nên không muốn đi. Phêrô kéo riêng Chúa ra mà ngăn cản và trách móc nên bị Chúa mắng cho là satan.
Chúa đưa ba môn đệ lên núi Tabor. Biến Hình rực rỡ nhằm củng cố tinh thần cho các môn đệ sau khi Chúa loan báo cuộc khổ nạn.
Tôi được diễm phúc đi hành hương Đất Thánh và đã lên Núi Tabor. Từ khách sạn ở Nazareth xe đi qua những thung lũng với nhiều vườn cây ôliu, vườn chuối, vườn cam xanh tươi ngút mắt. Tabor là ngọn núi rất đẹp, nó đưa mình lên êm ả từ một cánh đồng cỏ xanh. Xe buýt chỉ đến chân núi, sau đó phải đổi xe chuyên leo núi. Lên dốc cao, đường ngoằn ngoèo theo vòng xoáy trôn ốc như đường Đèo Ngoạn Mục. Trời thật lạnh khoảng 40c, gió thổi rét buốt trên đỉnh có độ cao 600m làm ai nấy run lên vì lạnh. Núi Tabor có một ngoại hình rất cân đối. Núi mọc lên giữa cánh đồng như một bàn thờ giữa trời đất, giống như lễ đàn của các bộ lạc để tế thần minh. Lúc Chúa Giêsu đem ba môn đệ yêu quý lên đây, không gian phải rất im vắng. Chỉ có gió vi vu và mây nắng với rừng cây thắm một màu xanh hùng vĩ.
Núi tiêu biểu cho quyền năng và vinh quang của Thiên Chúa. Núi là nơi mặc khải những điều trọng đại như khi xưa Thiên Chúa hiển linh trên núi Sinai với Môisê, núi Khoreb với Êlia, núi Tabor với ba môn đệ. Từ đỉnh núi, nhìn về hướng nam là làng Naim, một thành cổ hiện tại người Ảrập sinh sống, nơi đây Chúa cho con trai bà goá sống lại. Nazareth, một thị trấn sầm uất về hướng tây và Biển hồ Galilê mênh mang phía đông. Tabor, ngọn núi thiêng tạo thành một tam giác đều. Cả ba nơi đều gắn liền với cuộc đời Chúa Giêsu: lớn lên, truyền đạo và hiển dung. Bên ngoài, phía trái Nhà thờ vẫn còn dấu vết tường đá tu viện các cha dòng Bênêđictô một thời Trung cổ huy hoàng.
Theo sử gia Josephus thì nhóm Nhiệt Thành (Zelot) đã chiến đấu với quân Roma tại đây vào năm 66tcn. Năm 1634 các thầy Phanxicô mới dành lại được ngọn núi này từ tay quân Thổ. Nhưng mãi gần 300 năm sau mới xây đựơc Nhà thờ. Nhà Thờ Hiển Dung xây dựng từ năm 1925 do các cha dòng Phanxicô phụ trách. Mặt tiền nhà thờ đựơc kiến trúc nổi bật với hai ngọn tháp vuông cao vút. Bên trong hai ngọn tháp này là hai nguyện đường nhỏ kính tổ phụ Môisen và Êlia. Một bức tranh tuyệt đẹp theo nghệ thuật mosaic phía trên bàn thờ vòm cung thánh. Chúa biến hình trong hào quang rực sáng. Hai bên có Môisen trên núi Sinai và Êlia trên núi Carmel. Phía dưới là ba môn đệ Phêrô, Gioan và Giacôbê.
Tường thuật biến cố biến hình, cả ba Phúc âm đều nhấn mạnh đến thái độ hoảng sợ của các môn đệ. “Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông hoảng sợ” (Mc 9,6); “Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ” (Lc 9,34); “Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng ngã sấp mặt xuống đất” (Mt 17,6). Và khi Phêrô “ngã sấp mặt xuống đất” thì Chúa đến chạm vào ông và bảo: “Chỗi dậy đi, đừng sợ”. Các môn đệ không thể hiểu được hành trình của Đấng Cứu Thế sao lắm gian nan; kẻ theo Ngài làm sao không ngại ngùng sợ hãi cho được! (x. Mt 17,13-14; Mc 8,34; Mt 8,18; Mc 13,9; Lc 9,26). Nếu người ta làm an toàn những viên thuốc đắng bằng vỏ bọc kẹo ngọt, thì Chúa Giêsu cũng hoá giải tin cuộc khổ nạn bằng cuộc Biến hình rực rỡ. Bọc kẹo chứ không bọc thuốc ngũ. Hoá giải chứ không gây mê. Chúa cho các môn đệ thấy trước một thoáng Phục Sinh trước Phục Sinh. Chúa cho cảm nếm một chút Thiên đàng. Các ông đã tưởng là Thiên Đàng nên Phêrô xin làm ba lều để an nhàn trên núi cao, ngũ yên trong hào quang, quên đi các bạn và các cuộc truyền giáo dưới chân núi. Các ông không biết rằng Thầy Giêsu chỉ lên đỉnh Tabor trong chốt lát rồi xuống núi chuẩn bị vác thập giá bước vào cuộc thương khó. Hai đỉnh núi Tabor và Calvariô không xa nhau lắm về mặt địa lý, nhưng lại là con đường vạn lý. Chúa Giêsu đã nối kết hai đỉnh núi bằng con đường tình yêu cứu độ.
Biến cố Chúa biến hình trên núi Tabor là một trong những biến cố đặc biệt. Nó trở nên như một ngôi sao sáng cho các môn đệ trong đêm tối của những gian nan thử thách. Biến cố ấy vẫn luôn ghi đậm trong ký ức của các môn đệ. Nó là một điểm tựa, là một trợ lực cho đức tin của các ngài trong suốt tiến trình theo Chúa Giêsu.
Câu chuyện Chúa Biến hình trên núi Tabor được đặt làm sườn cho cả văn kiện “Tông Huấn Vita Consecrata” (đời sống thánh hiến). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 25.3.1996, đúc kết những thành quả của Thượng Hội Đồng Giám Mục tháng 10.1994. Tông Huấn trình bày vẻ đẹp của đời tu. Con đường tu đức được ví như một cuộc đi tìm cái đẹp (số 19),hướng tới sự chiêm ngưỡng nhan Chúa, chân phúc dành cho các tâm hồn trong trắng. Các tu sĩ đã bị thu hút bởi vẻ đẹp của Chúa; họ mê say chiêm ngưỡng Chúa, để rồi phản chiếu khuôn mặt rạng rỡ của Ngài (số 27) sau khi lên núi chiêm ngắm Chúa Biến hình, các môn đệ được mời hãy đi xuống núi để phục vụ (số 75); họ còn phải trèo lên một núi khác đó là núi Calvariô (Số 14;40).
Người sống đời tận hiến cũng như người tín hữu, muốn được “biến hình” trong đời sống cũng như muốn được trở nên “con yêu dấu” của Thiên Chúa cần phải “vâng nghe lời Người”.
Cả ba Phúc âm đều tường trình tiếng nói từ trời cao. Lời Chúa Cha như giới thiệu, chuẩn nhận Chúa Con và là lệnh truyền cho chúng ta. “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17,5); “ Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9,6); “Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người” (Lc 9,35).
“Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”. Đó là lệnh truyền của Chúa Cha, là điệp khúc kết luận của tiếng nói từ trời cao. Điệp khúc quan trọng vì cả ba Phúc âm đều nói đến. Lời của Chúa Kitô chính là chuẩn mực, là lề luật tuyệt đối mang lại ơn cứu độ cho nhân loại. Lời của Chúa Kitô là Lời Giao Ước vĩnh cửu cho con người được tham dự vào sự sống thần linh của Thiên Chúa Ba Ngôi.
“Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”, một phán quyết long trọng và công khai của Chúa Cha. Từ nay, vâng nghe Lời Chúa Kitô, chúng ta sẽ được biến hình với Chúa Kitô, cùng được hưởng vinh quang Phục sinh với Chúa Kitô.
Chẳng ai gặp Thiên Chúa thực sự mà lại không biến hình. Ðời sống kết hiệp thực sự với Thiên Chúa làm cho người Kitô hữu tỏa sáng rực rỡ. Biến hình không phải là trở thành cái gì khác mình,
như Tôn Ngộ Không với các trò biến hoá. Biến hình là trở lại với cái tôi sâu thẳm của mình:tôi là con yêu dấu của Thiên Chúa. Từ khi chịu phép Thánh Tẩy, chúng ta đã bước vào một cuộc biến hình, từ từ và liên tục
Một nhà giáo dục nổi tiếng người Pháp đã tâm sự về cuộc đời của ông như sau:
Khi còn trẻ, tôi có tinh thần cách mạng và mỗi khi cầu nguyện, tôi luôn cầu xin Chúa một điều là: "Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi thế giới này"
Khi đã lớn tuổi và nhận thấy gần quá nửa đời người trôi qua mà tôi không thay đổi được một người nào hết, nên tôi đã thay đổi lời cầu nguyện của tôi như sau: "Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi những người trong gia đình của con.”
Giờ đây tôi đã già nua và những ngày còn lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay, nên lời cầu nguyện của tôi lại được thay đổi một lần nữa như sau: "Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi chính mình con."
Và ông kết luận: ” Nếu tôi biết cầu nguyện như thế này từ ngày còn trẻ thì tôi đã không uổng phí cả cuộc đời. “
Chúa Kitô biến hình một khoảnh khắc thoáng qua. Cuộc biến hình trọn vẹn qua mầu nhiệm Phục sinh, đây là cuộc biến hình ngàn thu. Cuộc biến hình này là căn tính niềm tin của những người theo Chúa. Hãy để hồng ân của Chúa chiếu rực trong cuộc đời của chúng ta ngỏ hầu nhân loại thấy chúng ta biến hình, nghĩa là có thể thấy Chúa Kitô nơi khuôn mặt và đời sống chúng ta.
Theo tin mừng Luca và Marcô thì các môn đệ không hiểu và sợ hãi khi nghe Thầy loan báo về cuộc thương khó. “Nhưng các ông không hiểu gì cả;đối với các ông, lời ấy còn bí ẩn, nên các ông không rõ những điều Người nói” (Lc 18,34); “Người dẫn đầu các ông. Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cũng sợ hãi. Người lại kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy đến cho mình” (Mc 10,32).
Vì không hiểu nên sợ. Sợ nên không muốn đi. Phêrô kéo riêng Chúa ra mà ngăn cản và trách móc nên bị Chúa mắng cho là satan.
Chúa đưa ba môn đệ lên núi Tabor. Biến Hình rực rỡ nhằm củng cố tinh thần cho các môn đệ sau khi Chúa loan báo cuộc khổ nạn.
Tôi được diễm phúc đi hành hương Đất Thánh và đã lên Núi Tabor. Từ khách sạn ở Nazareth xe đi qua những thung lũng với nhiều vườn cây ôliu, vườn chuối, vườn cam xanh tươi ngút mắt. Tabor là ngọn núi rất đẹp, nó đưa mình lên êm ả từ một cánh đồng cỏ xanh. Xe buýt chỉ đến chân núi, sau đó phải đổi xe chuyên leo núi. Lên dốc cao, đường ngoằn ngoèo theo vòng xoáy trôn ốc như đường Đèo Ngoạn Mục. Trời thật lạnh khoảng 40c, gió thổi rét buốt trên đỉnh có độ cao 600m làm ai nấy run lên vì lạnh. Núi Tabor có một ngoại hình rất cân đối. Núi mọc lên giữa cánh đồng như một bàn thờ giữa trời đất, giống như lễ đàn của các bộ lạc để tế thần minh. Lúc Chúa Giêsu đem ba môn đệ yêu quý lên đây, không gian phải rất im vắng. Chỉ có gió vi vu và mây nắng với rừng cây thắm một màu xanh hùng vĩ.
Núi tiêu biểu cho quyền năng và vinh quang của Thiên Chúa. Núi là nơi mặc khải những điều trọng đại như khi xưa Thiên Chúa hiển linh trên núi Sinai với Môisê, núi Khoreb với Êlia, núi Tabor với ba môn đệ. Từ đỉnh núi, nhìn về hướng nam là làng Naim, một thành cổ hiện tại người Ảrập sinh sống, nơi đây Chúa cho con trai bà goá sống lại. Nazareth, một thị trấn sầm uất về hướng tây và Biển hồ Galilê mênh mang phía đông. Tabor, ngọn núi thiêng tạo thành một tam giác đều. Cả ba nơi đều gắn liền với cuộc đời Chúa Giêsu: lớn lên, truyền đạo và hiển dung. Bên ngoài, phía trái Nhà thờ vẫn còn dấu vết tường đá tu viện các cha dòng Bênêđictô một thời Trung cổ huy hoàng.
Theo sử gia Josephus thì nhóm Nhiệt Thành (Zelot) đã chiến đấu với quân Roma tại đây vào năm 66tcn. Năm 1634 các thầy Phanxicô mới dành lại được ngọn núi này từ tay quân Thổ. Nhưng mãi gần 300 năm sau mới xây đựơc Nhà thờ. Nhà Thờ Hiển Dung xây dựng từ năm 1925 do các cha dòng Phanxicô phụ trách. Mặt tiền nhà thờ đựơc kiến trúc nổi bật với hai ngọn tháp vuông cao vút. Bên trong hai ngọn tháp này là hai nguyện đường nhỏ kính tổ phụ Môisen và Êlia. Một bức tranh tuyệt đẹp theo nghệ thuật mosaic phía trên bàn thờ vòm cung thánh. Chúa biến hình trong hào quang rực sáng. Hai bên có Môisen trên núi Sinai và Êlia trên núi Carmel. Phía dưới là ba môn đệ Phêrô, Gioan và Giacôbê.
Tường thuật biến cố biến hình, cả ba Phúc âm đều nhấn mạnh đến thái độ hoảng sợ của các môn đệ. “Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông hoảng sợ” (Mc 9,6); “Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ” (Lc 9,34); “Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng ngã sấp mặt xuống đất” (Mt 17,6). Và khi Phêrô “ngã sấp mặt xuống đất” thì Chúa đến chạm vào ông và bảo: “Chỗi dậy đi, đừng sợ”. Các môn đệ không thể hiểu được hành trình của Đấng Cứu Thế sao lắm gian nan; kẻ theo Ngài làm sao không ngại ngùng sợ hãi cho được! (x. Mt 17,13-14; Mc 8,34; Mt 8,18; Mc 13,9; Lc 9,26). Nếu người ta làm an toàn những viên thuốc đắng bằng vỏ bọc kẹo ngọt, thì Chúa Giêsu cũng hoá giải tin cuộc khổ nạn bằng cuộc Biến hình rực rỡ. Bọc kẹo chứ không bọc thuốc ngũ. Hoá giải chứ không gây mê. Chúa cho các môn đệ thấy trước một thoáng Phục Sinh trước Phục Sinh. Chúa cho cảm nếm một chút Thiên đàng. Các ông đã tưởng là Thiên Đàng nên Phêrô xin làm ba lều để an nhàn trên núi cao, ngũ yên trong hào quang, quên đi các bạn và các cuộc truyền giáo dưới chân núi. Các ông không biết rằng Thầy Giêsu chỉ lên đỉnh Tabor trong chốt lát rồi xuống núi chuẩn bị vác thập giá bước vào cuộc thương khó. Hai đỉnh núi Tabor và Calvariô không xa nhau lắm về mặt địa lý, nhưng lại là con đường vạn lý. Chúa Giêsu đã nối kết hai đỉnh núi bằng con đường tình yêu cứu độ.
Biến cố Chúa biến hình trên núi Tabor là một trong những biến cố đặc biệt. Nó trở nên như một ngôi sao sáng cho các môn đệ trong đêm tối của những gian nan thử thách. Biến cố ấy vẫn luôn ghi đậm trong ký ức của các môn đệ. Nó là một điểm tựa, là một trợ lực cho đức tin của các ngài trong suốt tiến trình theo Chúa Giêsu.
Câu chuyện Chúa Biến hình trên núi Tabor được đặt làm sườn cho cả văn kiện “Tông Huấn Vita Consecrata” (đời sống thánh hiến). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 25.3.1996, đúc kết những thành quả của Thượng Hội Đồng Giám Mục tháng 10.1994. Tông Huấn trình bày vẻ đẹp của đời tu. Con đường tu đức được ví như một cuộc đi tìm cái đẹp (số 19),hướng tới sự chiêm ngưỡng nhan Chúa, chân phúc dành cho các tâm hồn trong trắng. Các tu sĩ đã bị thu hút bởi vẻ đẹp của Chúa; họ mê say chiêm ngưỡng Chúa, để rồi phản chiếu khuôn mặt rạng rỡ của Ngài (số 27) sau khi lên núi chiêm ngắm Chúa Biến hình, các môn đệ được mời hãy đi xuống núi để phục vụ (số 75); họ còn phải trèo lên một núi khác đó là núi Calvariô (Số 14;40).
Người sống đời tận hiến cũng như người tín hữu, muốn được “biến hình” trong đời sống cũng như muốn được trở nên “con yêu dấu” của Thiên Chúa cần phải “vâng nghe lời Người”.
Cả ba Phúc âm đều tường trình tiếng nói từ trời cao. Lời Chúa Cha như giới thiệu, chuẩn nhận Chúa Con và là lệnh truyền cho chúng ta. “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17,5); “ Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9,6); “Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người” (Lc 9,35).
“Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”. Đó là lệnh truyền của Chúa Cha, là điệp khúc kết luận của tiếng nói từ trời cao. Điệp khúc quan trọng vì cả ba Phúc âm đều nói đến. Lời của Chúa Kitô chính là chuẩn mực, là lề luật tuyệt đối mang lại ơn cứu độ cho nhân loại. Lời của Chúa Kitô là Lời Giao Ước vĩnh cửu cho con người được tham dự vào sự sống thần linh của Thiên Chúa Ba Ngôi.
“Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”, một phán quyết long trọng và công khai của Chúa Cha. Từ nay, vâng nghe Lời Chúa Kitô, chúng ta sẽ được biến hình với Chúa Kitô, cùng được hưởng vinh quang Phục sinh với Chúa Kitô.
Chẳng ai gặp Thiên Chúa thực sự mà lại không biến hình. Ðời sống kết hiệp thực sự với Thiên Chúa làm cho người Kitô hữu tỏa sáng rực rỡ. Biến hình không phải là trở thành cái gì khác mình,
như Tôn Ngộ Không với các trò biến hoá. Biến hình là trở lại với cái tôi sâu thẳm của mình:tôi là con yêu dấu của Thiên Chúa. Từ khi chịu phép Thánh Tẩy, chúng ta đã bước vào một cuộc biến hình, từ từ và liên tục
Một nhà giáo dục nổi tiếng người Pháp đã tâm sự về cuộc đời của ông như sau:
Khi còn trẻ, tôi có tinh thần cách mạng và mỗi khi cầu nguyện, tôi luôn cầu xin Chúa một điều là: "Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi thế giới này"
Khi đã lớn tuổi và nhận thấy gần quá nửa đời người trôi qua mà tôi không thay đổi được một người nào hết, nên tôi đã thay đổi lời cầu nguyện của tôi như sau: "Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi những người trong gia đình của con.”
Giờ đây tôi đã già nua và những ngày còn lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay, nên lời cầu nguyện của tôi lại được thay đổi một lần nữa như sau: "Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi chính mình con."
Và ông kết luận: ” Nếu tôi biết cầu nguyện như thế này từ ngày còn trẻ thì tôi đã không uổng phí cả cuộc đời. “
Chúa Kitô biến hình một khoảnh khắc thoáng qua. Cuộc biến hình trọn vẹn qua mầu nhiệm Phục sinh, đây là cuộc biến hình ngàn thu. Cuộc biến hình này là căn tính niềm tin của những người theo Chúa. Hãy để hồng ân của Chúa chiếu rực trong cuộc đời của chúng ta ngỏ hầu nhân loại thấy chúng ta biến hình, nghĩa là có thể thấy Chúa Kitô nơi khuôn mặt và đời sống chúng ta.
Lắng nghe Lời
Lm. Anmai, CSsR
12:00 25/02/2010
Thiên Chúa là một vị Thiên Chúa đầy quyền năng. Thiên Chúa vẫn bày tỏ quyền năng của mình bằng cách này hay cách khác, qua người này hay người kia để cho dân của Ngài biết rằng Ngài có quyền năng cũng như Ngài yêu thương dân của Ngài. Những ai được Thiên Chúa tỏ mình là những người được thương một cách đặc biệt, được chọn một cách hết sức là ưu ái.
Hôm nay, trang Tin mừng chúng ta vừa nghe, Thánh Luca thuật lại chuyện “Chúa Giêsu biến hình” để cho các môn đệ thấy vinh quang của Ngài. Rõ ràng, các môn đệ hôm nay được Chúa dẫn lên núi là những môn đệ được Chúa yêu hơn. Sự lựa chọn các môn đệ đi theo cũng mang tính chất biểu tượng: "Phêrô, Gioan và Giacôbê" những môn đệ được kêu gọi đầu tiên, những người tại nhà Zairô, đã là chứng nhân của sự toàn thắng trên cái chết (8,31-56).
Trang Tin mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta dung mạo khác, dung mạo tuyệt vời chưa từng có của Chúa Giêsu do Thánh Luca thuật lại. Nếu để ý, trừ hai ba chi tiết, Thánh Luca ba lặp lại y nguyên những chi tiết giống như Máccô và Matthêu để gợi lại một kinh nghiệm không diễn tả được.
Nơi biến cố diễn ra hoàn toàn có tính cách biểu tượng đó là một "ngọn núi". Theo truyền thống Thánh Kinh, núi chính là nơi con người gặp Thiên Chúa và cũng là nơi Thiên Chúa tỏ bày mạc khải của Người cho dân của Người.
Khung cảnh của biến cố này cũng mang tính chất biểu tượng: Đó là cảnh Chúa Giêsu cầu nguyện. Chỉ mình Luca đề cập đến chi tiết này. Theo Thánh Luca, lời cầu nguyện luôn đi theo những giây phút trọng đại trong sứ vụ Chúa Giêsu.
Lúc Người "cầu nguyện" trong ngày chịu phép rửa, trời mở ra, Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Người và có tiếng từ trời phán ra (3, 21-22). Sau khi lánh vào "núi rừng để cầu nguyện", Người đã chọn 12 môn đệ (6, 12- 16). Khi Người "cầu nguyện một mình" Người đã đưa ra câu hỏi dẫn tới lời tuyên xưng đức tin của Phêrô (9, 18-20). Và chẳng bao lâu nữa, ta sẽ thấy Người cầu nguyện trong vườn Giếtsêmani để tìm sức mạnh đảm đương cuộc chiến cuối cùng; biến hơi thở cuối cùng thành lời cầu nguyện (23.34 và 46); Phục sinh rồi giã từ môn đệ khi đọc lời nguyện chúc phúc cho họ (24,50-5 1).
Tại nơi đây, trên núi cao, chính "đang khi cầu nguyện" mà Chúa Giêsu chiếu lên luồng ánh sáng thần linh. Khác với Máccô và Mátthêu, Luca không nói về sự biến hình biến dạng; Thánh sử chỉ nói "dung mạo Người trớ nên khác thường" và "Y phục Người trắng rực rỡ”. Sau đó Thánh Luca viết rằng: “Phêrô và các bạn tỉnh giấc và được thấy vinh quang Chúa Giêsu".
"Mặc lấy vinh quang" có nghĩa là tham dự vào ánh sáng huy hoàng của Thiên Chúa hằng sống, được nâng lên địa vị siêu tôn; y phục trắng ánh chớp, có nghĩa Chúa Giêsu đã tiến vào khung cảnh thiên đường. Như thế, Chúa Giêsu như được tạm thời mặc trước nguồn vinh quang Phục sinh mà Người sẽ được thừa hưởng khi sống lại. Tuy nhiên Luca nghĩ rằng có lẽ nguồn vinh quang này đã tiềm ẩn trong Chúa Giêsu từ trước Phục sinh và do kết quả của việc cầu nguyện, Chúa Giêsu không thể ngăn chặn luồng vinh quang ấy chiếu toả từ thân thể Người "Tin Mừng theo thánh Luca"
Một chi tiết khác rất giàu biểu tượng đó là: Sự hiện diện của hai khuôn mặt lớn trong Cựu ước: Môsê và Êlia, là hai nhân vật tóm tắt tất cả Lề Luật (Môsê) và các tiên tri (Êlia), hai nhân vật chính của Cựu ước đã loan báo rằng: "Đức Kitô phải chịu đau khổ rồi mới bước vào vinh quang" (Lc 24,26-27).
Sự hiện diện của các ngài là bằng chứng hết sức sống động nói rằng lời tiên báo của Chúa Giêsu về tương lai của Người hoàn toàn phù hợp với Kinh Thánh.
Một chi tiết riêng của Thánh Luca đó là "cuộc lên đường của Người" mà hai nhân vật Cựu ước bàn tới. Môsê là một nhân chứng sống trong cuộc Xuất hành, của núi Si- nai, của cuộc vượt qua Biển Đỏ sao vì ông là người thay mặt cho Chúa để điều khiển dân và cũng là đại diện cho dân để gặp gỡ Thiên Chúa. Còn Êlia, Êlia chẳng là vị tiên tri lớn đã phải chịu đau khổ vì Thiên Chúa và vì dân tộc trước khi được cất lên trong vinh quang thần thánh.
Chúa Giêsu cũng được mời gọi chịu đau khổ trước khi được "cất lên" như một Êlia mới vậy. Trong vinh quang thiên quốc Người cũng là Môsê mới trong cuộc Xuất hành mới, trong lễ Vượt Qua mới của một Giao ước mới, sẽ vượt qua biển sự chết để giải phóng dân Người và dẫn đưa họ đến Đất Hứa thật sự là Vương quốc của Cha Người.
Phêrô đã nhớ đến lễ Lều như một biểu tượng báo trước sự chấm dứt của lịch sử, đã đề nghị nắm chặt khoảnh khắc hiện tại bằng cách dựng "ba lều". Nhưng Luca đã ghi nhận rằng mong ước cuộc thần hiển này kéo dài "ông không biết phải nói gì" vì ông vẫn chưa nhìn thấy viễn cảnh hổ nạn như một đoạn đường bắt buộc phải đi qua.
Lúc ấy Phêrô, Gioan và Giacôbê bị bao phủ trong "một đám mây" - Trong Thánh Kinh đó là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa - giống như Đức Maria trong ngày truyền tin, đám mây ấy "phủ bóng che rợp" các ngài. Các ngài "sợ hãi".
Chính lúc ấy "một tiếng nói" vang lên trong đám mây cũng là tiếng nói khi Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Giođan. Nhưng hôm nay, tiếng ấy không còn nói với Chúa Giêsu nữa (“Con là Con Ta, hôm nay Cha đã sinh ra Con”) nhưng nói với các môn đệ của Người: “Đây là Con Ta mà Ta đã tuyển chọn”. Người Tôi Tớ đau khổ (Is 42,1-8). Chúa Giêsu, Người đang đồng hành với họ, thường che giấu vinh quang của mình, nay đã thoáng tỏ ra cho họ. là Người con, nơi Người, Cựu ước được hoàn thành; Người là Đấng nói năng với một uy quyền lớn hơn Môsê và Êlia nên ta phải "lắng nghe" Người là Đấng ta phải đi theo trên con đường dẫn về Giêrusalem: về vinh quang, qua thập giá.
Những trải nghiệm hôm nay của các môn đệ cách riêng của Phêrô là trải nghiệm hết sức tuyệt vời vì đã được tận mắt chứng kiến vinh quang của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi Thầy của mình. Trong hạnh phúc tuyệt vời ấy Phêrô đã có ý muốn dựng 3 cái lều, muốn được ở lại trong vinh quang của Chúa Giêsu lắm nhưng khi trở về với đời thường thì khác. Trong hành trình theo Chúa, trong hành trình loan báo Tin mừng, đã hơn một lần Phêrô đã cản Chúa không cho Chúa lên Giêrusalem chịu nạn và cũng đã chối Chúa. Cuộc đời của Phêrô vẫn đâu đó vấp phải những điều chẳng hay chẳng lành.
Những điều mà Phêrô vấp phải cũng là những điều mà chúng ta cũng phải kinh qua. Nhìn lại cuộc đời của chúng ta, đã hơn một lần chúng ta cũng được nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa trong đời mình nhưng sau đó chứng nào vẫn tật nấy, chuyện gì cứ y như cũ vậy và thậm chí còn tệ hơn trước nữa là đàng khác.
Từng say sưa với những thành công vang dội của Thầy, giờ đây họ chán nản khi gặp chống đối dữ dội. Đã hơn một lần các môn đệ thán phục và đón nhận Đấng Mêsia bây giờ vỡ mộng khi thấy Người bị phản đối. Cứ phân vân chọn lựa giữa "những sự dưới đất" và "những sự trên trời". Cuộc đời mình có thể tin tưởng vào ai, tin tưởng cái gì? Đây là lúc thuận tiện để tỉnh cơn mê, vươn vai đứng dậy để chiêm ngưỡng "dung nhan của Chúa" và sẵn sàng lắng nghe Lời Người. Ánh sáng chói chan, làn sóng hạnh phúc khôn tả, thị kiến thoáng qua về “thế giới khác" với cõi phàm trần nơi các môn đệ cư ngụ. Bỗng dưng quá hạnh phúc khi thấy Thầy mình biến đổi và rồi cơn cám dỗ muốn bám vào cái kinh nghiệm tuyệt vời trong phút chốc lại đến. Từ nay các môn đệ đã biết rằng Chúa Giêsu là Đấng được Cha sai đến. Các môn đệ đã nhìn thấy vinh quang của Người khiến dung mạo Người ra khác. Tuy đã thấy dung nhan đời đời thực sự của Người, nhưng từ nay họ vẫn chỉ được nhìn khuôn mặt xác phàm của Người, khuôn mặt chẳng bao lâu nữa sẽ rướm máu cùng với đầu đội triều thiên là vòng gai.
Sau ngày Chúa Giêsu chịu khổ nạn và nhất là chịu chết ấy thì các môn đệ đã ra chán nản, thất vọng nhưng nhớ lại quyền năng và đặc biệt là Lời của Chúa Giêsu thì các môn đệ hăng hái lên đường rao giảng Tin mừng. Lời của Chúa mà hôm nay Chúa Cha nhắc cho các môn đệ cũng như nhắc cho mỗi người chúng ta thật tuyệt vời.
Hãy nghe Lời Người ! Nghe Người và theo Người trở về với con con đường đầy chông gai của cuộc đời. Chỉ có Lời của Chúa Giêsu, giáo huấn của Ngài mới có thể khoả lấp mọi khát vọng của con người, mới lấp đầy mọi khoảng trống trong lòng của nhân loại. Nếu chúng ta để cho Lời của Chúa chi phối trong cuộc đời của chúng ta thì bảo đảm cuộc đời của chúng ta bình an và hạnh phúc và bình an đó, hạnh phúc đó là bình an và hạnh phúc thật chứ không như bình an và hạnh phúc của trần gians.
Nguyện xin Chúa ban thêm sức cũng như lòng tin nơi mỗi người chúng ta để cuộc đời của chúng ta dẫu thế nào đi chăng nữa cũng biết vâng nghe theo lời Chúa nói với chúng ta để chúng ta cũng như các môn đệ xưa hăng hái đi theo Chúa cho đến cuối cuộc đời dẫu cuộc đời của chúng ta còn nhiều chông gai, còn nhiều cạm bẫy.
Hôm nay, trang Tin mừng chúng ta vừa nghe, Thánh Luca thuật lại chuyện “Chúa Giêsu biến hình” để cho các môn đệ thấy vinh quang của Ngài. Rõ ràng, các môn đệ hôm nay được Chúa dẫn lên núi là những môn đệ được Chúa yêu hơn. Sự lựa chọn các môn đệ đi theo cũng mang tính chất biểu tượng: "Phêrô, Gioan và Giacôbê" những môn đệ được kêu gọi đầu tiên, những người tại nhà Zairô, đã là chứng nhân của sự toàn thắng trên cái chết (8,31-56).
Trang Tin mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta dung mạo khác, dung mạo tuyệt vời chưa từng có của Chúa Giêsu do Thánh Luca thuật lại. Nếu để ý, trừ hai ba chi tiết, Thánh Luca ba lặp lại y nguyên những chi tiết giống như Máccô và Matthêu để gợi lại một kinh nghiệm không diễn tả được.
Nơi biến cố diễn ra hoàn toàn có tính cách biểu tượng đó là một "ngọn núi". Theo truyền thống Thánh Kinh, núi chính là nơi con người gặp Thiên Chúa và cũng là nơi Thiên Chúa tỏ bày mạc khải của Người cho dân của Người.
Khung cảnh của biến cố này cũng mang tính chất biểu tượng: Đó là cảnh Chúa Giêsu cầu nguyện. Chỉ mình Luca đề cập đến chi tiết này. Theo Thánh Luca, lời cầu nguyện luôn đi theo những giây phút trọng đại trong sứ vụ Chúa Giêsu.
Lúc Người "cầu nguyện" trong ngày chịu phép rửa, trời mở ra, Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Người và có tiếng từ trời phán ra (3, 21-22). Sau khi lánh vào "núi rừng để cầu nguyện", Người đã chọn 12 môn đệ (6, 12- 16). Khi Người "cầu nguyện một mình" Người đã đưa ra câu hỏi dẫn tới lời tuyên xưng đức tin của Phêrô (9, 18-20). Và chẳng bao lâu nữa, ta sẽ thấy Người cầu nguyện trong vườn Giếtsêmani để tìm sức mạnh đảm đương cuộc chiến cuối cùng; biến hơi thở cuối cùng thành lời cầu nguyện (23.34 và 46); Phục sinh rồi giã từ môn đệ khi đọc lời nguyện chúc phúc cho họ (24,50-5 1).
Tại nơi đây, trên núi cao, chính "đang khi cầu nguyện" mà Chúa Giêsu chiếu lên luồng ánh sáng thần linh. Khác với Máccô và Mátthêu, Luca không nói về sự biến hình biến dạng; Thánh sử chỉ nói "dung mạo Người trớ nên khác thường" và "Y phục Người trắng rực rỡ”. Sau đó Thánh Luca viết rằng: “Phêrô và các bạn tỉnh giấc và được thấy vinh quang Chúa Giêsu".
"Mặc lấy vinh quang" có nghĩa là tham dự vào ánh sáng huy hoàng của Thiên Chúa hằng sống, được nâng lên địa vị siêu tôn; y phục trắng ánh chớp, có nghĩa Chúa Giêsu đã tiến vào khung cảnh thiên đường. Như thế, Chúa Giêsu như được tạm thời mặc trước nguồn vinh quang Phục sinh mà Người sẽ được thừa hưởng khi sống lại. Tuy nhiên Luca nghĩ rằng có lẽ nguồn vinh quang này đã tiềm ẩn trong Chúa Giêsu từ trước Phục sinh và do kết quả của việc cầu nguyện, Chúa Giêsu không thể ngăn chặn luồng vinh quang ấy chiếu toả từ thân thể Người "Tin Mừng theo thánh Luca"
Một chi tiết khác rất giàu biểu tượng đó là: Sự hiện diện của hai khuôn mặt lớn trong Cựu ước: Môsê và Êlia, là hai nhân vật tóm tắt tất cả Lề Luật (Môsê) và các tiên tri (Êlia), hai nhân vật chính của Cựu ước đã loan báo rằng: "Đức Kitô phải chịu đau khổ rồi mới bước vào vinh quang" (Lc 24,26-27).
Sự hiện diện của các ngài là bằng chứng hết sức sống động nói rằng lời tiên báo của Chúa Giêsu về tương lai của Người hoàn toàn phù hợp với Kinh Thánh.
Một chi tiết riêng của Thánh Luca đó là "cuộc lên đường của Người" mà hai nhân vật Cựu ước bàn tới. Môsê là một nhân chứng sống trong cuộc Xuất hành, của núi Si- nai, của cuộc vượt qua Biển Đỏ sao vì ông là người thay mặt cho Chúa để điều khiển dân và cũng là đại diện cho dân để gặp gỡ Thiên Chúa. Còn Êlia, Êlia chẳng là vị tiên tri lớn đã phải chịu đau khổ vì Thiên Chúa và vì dân tộc trước khi được cất lên trong vinh quang thần thánh.
Chúa Giêsu cũng được mời gọi chịu đau khổ trước khi được "cất lên" như một Êlia mới vậy. Trong vinh quang thiên quốc Người cũng là Môsê mới trong cuộc Xuất hành mới, trong lễ Vượt Qua mới của một Giao ước mới, sẽ vượt qua biển sự chết để giải phóng dân Người và dẫn đưa họ đến Đất Hứa thật sự là Vương quốc của Cha Người.
Phêrô đã nhớ đến lễ Lều như một biểu tượng báo trước sự chấm dứt của lịch sử, đã đề nghị nắm chặt khoảnh khắc hiện tại bằng cách dựng "ba lều". Nhưng Luca đã ghi nhận rằng mong ước cuộc thần hiển này kéo dài "ông không biết phải nói gì" vì ông vẫn chưa nhìn thấy viễn cảnh hổ nạn như một đoạn đường bắt buộc phải đi qua.
Lúc ấy Phêrô, Gioan và Giacôbê bị bao phủ trong "một đám mây" - Trong Thánh Kinh đó là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa - giống như Đức Maria trong ngày truyền tin, đám mây ấy "phủ bóng che rợp" các ngài. Các ngài "sợ hãi".
Chính lúc ấy "một tiếng nói" vang lên trong đám mây cũng là tiếng nói khi Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Giođan. Nhưng hôm nay, tiếng ấy không còn nói với Chúa Giêsu nữa (“Con là Con Ta, hôm nay Cha đã sinh ra Con”) nhưng nói với các môn đệ của Người: “Đây là Con Ta mà Ta đã tuyển chọn”. Người Tôi Tớ đau khổ (Is 42,1-8). Chúa Giêsu, Người đang đồng hành với họ, thường che giấu vinh quang của mình, nay đã thoáng tỏ ra cho họ. là Người con, nơi Người, Cựu ước được hoàn thành; Người là Đấng nói năng với một uy quyền lớn hơn Môsê và Êlia nên ta phải "lắng nghe" Người là Đấng ta phải đi theo trên con đường dẫn về Giêrusalem: về vinh quang, qua thập giá.
Những trải nghiệm hôm nay của các môn đệ cách riêng của Phêrô là trải nghiệm hết sức tuyệt vời vì đã được tận mắt chứng kiến vinh quang của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi Thầy của mình. Trong hạnh phúc tuyệt vời ấy Phêrô đã có ý muốn dựng 3 cái lều, muốn được ở lại trong vinh quang của Chúa Giêsu lắm nhưng khi trở về với đời thường thì khác. Trong hành trình theo Chúa, trong hành trình loan báo Tin mừng, đã hơn một lần Phêrô đã cản Chúa không cho Chúa lên Giêrusalem chịu nạn và cũng đã chối Chúa. Cuộc đời của Phêrô vẫn đâu đó vấp phải những điều chẳng hay chẳng lành.
Những điều mà Phêrô vấp phải cũng là những điều mà chúng ta cũng phải kinh qua. Nhìn lại cuộc đời của chúng ta, đã hơn một lần chúng ta cũng được nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa trong đời mình nhưng sau đó chứng nào vẫn tật nấy, chuyện gì cứ y như cũ vậy và thậm chí còn tệ hơn trước nữa là đàng khác.
Từng say sưa với những thành công vang dội của Thầy, giờ đây họ chán nản khi gặp chống đối dữ dội. Đã hơn một lần các môn đệ thán phục và đón nhận Đấng Mêsia bây giờ vỡ mộng khi thấy Người bị phản đối. Cứ phân vân chọn lựa giữa "những sự dưới đất" và "những sự trên trời". Cuộc đời mình có thể tin tưởng vào ai, tin tưởng cái gì? Đây là lúc thuận tiện để tỉnh cơn mê, vươn vai đứng dậy để chiêm ngưỡng "dung nhan của Chúa" và sẵn sàng lắng nghe Lời Người. Ánh sáng chói chan, làn sóng hạnh phúc khôn tả, thị kiến thoáng qua về “thế giới khác" với cõi phàm trần nơi các môn đệ cư ngụ. Bỗng dưng quá hạnh phúc khi thấy Thầy mình biến đổi và rồi cơn cám dỗ muốn bám vào cái kinh nghiệm tuyệt vời trong phút chốc lại đến. Từ nay các môn đệ đã biết rằng Chúa Giêsu là Đấng được Cha sai đến. Các môn đệ đã nhìn thấy vinh quang của Người khiến dung mạo Người ra khác. Tuy đã thấy dung nhan đời đời thực sự của Người, nhưng từ nay họ vẫn chỉ được nhìn khuôn mặt xác phàm của Người, khuôn mặt chẳng bao lâu nữa sẽ rướm máu cùng với đầu đội triều thiên là vòng gai.
Sau ngày Chúa Giêsu chịu khổ nạn và nhất là chịu chết ấy thì các môn đệ đã ra chán nản, thất vọng nhưng nhớ lại quyền năng và đặc biệt là Lời của Chúa Giêsu thì các môn đệ hăng hái lên đường rao giảng Tin mừng. Lời của Chúa mà hôm nay Chúa Cha nhắc cho các môn đệ cũng như nhắc cho mỗi người chúng ta thật tuyệt vời.
Hãy nghe Lời Người ! Nghe Người và theo Người trở về với con con đường đầy chông gai của cuộc đời. Chỉ có Lời của Chúa Giêsu, giáo huấn của Ngài mới có thể khoả lấp mọi khát vọng của con người, mới lấp đầy mọi khoảng trống trong lòng của nhân loại. Nếu chúng ta để cho Lời của Chúa chi phối trong cuộc đời của chúng ta thì bảo đảm cuộc đời của chúng ta bình an và hạnh phúc và bình an đó, hạnh phúc đó là bình an và hạnh phúc thật chứ không như bình an và hạnh phúc của trần gians.
Nguyện xin Chúa ban thêm sức cũng như lòng tin nơi mỗi người chúng ta để cuộc đời của chúng ta dẫu thế nào đi chăng nữa cũng biết vâng nghe theo lời Chúa nói với chúng ta để chúng ta cũng như các môn đệ xưa hăng hái đi theo Chúa cho đến cuối cuộc đời dẫu cuộc đời của chúng ta còn nhiều chông gai, còn nhiều cạm bẫy.
Chấp nhận Thánh Giá và tiến bước theo chân Chúa
Jos. Tú Nạc, NMS
14:21 25/02/2010
Chúa Nhật II Mùa Chay – Năm C (Genesis 15: 5-12, 17-18; Psalm 27; Philippians 3: 7- 4: 1; Luke 9: 28-36)
Chăm chú nhìn vào bầu trời đầy sao vào một đêm tối trời có thể là một trải nghiệm khiêm tốn. Toàn vũ trụ này dường như đang sống với hàng tỷ điểm sáng lung linh. Hiện tượng thiên nhiên sinh động của cuộc gặp gỡ tình cờ này với khoảng không vô tận có thể đào sâu đức tin của con người. Nhưng nó cũng có thể là sự hèn mọn tột cùng và thậm chí một số người có thể thấy đức tin của mình bị chao đảo khi họ suy tưởng so sánh loài người vô nghĩa trong bình diện của một khoảng không lạ thường.
Abraham đã bị Thiên Chúa thử thách đếm những vì sao trên bầu trời – một điều gì đó rõ ràng là không có thể - và để tin rằng điều này phản ánh đến những hậu duệ của ông. Abraham chắc chắn sẽ hân hoan với tất cả tầm nhìn về những về những vì sao và lời hứa hẹn nhưng nó phải được tôi luyện thậm chí đức tin của ông. Ông cũng như vợ ông đã già. Đứa con trai hứa hẹn trong tương lai chưa đến và không có chứng cứ cho thấy là tình huống sẽ được thay đổi. Trong tuyệt vọng Abraham và Sarah cuối cùng đã có sự giúp đỡ của người hầu Sarah là Hagar đóng vai như một người mang thai giùm. Nhưng Thiên Chúa đã tạo ra nó thì hiển nhiên rằng điều này không có gì để thực hiện với lời hứa. Đó là duy nhất khi họ cả hai đã ở độ cao niên việc thai sinh tự nhiên sẽ khó có khả năng mà thực sự không thể xảy ra.
Những nghi thức giao ước khá xa lạ trong việc đọc Sách Sáng Thế âm u thiếu trong sáng nhưng những luận điểm chính thì lại rõ ràng: vì trong tất cả những giao ước thuộc nền văn hóa cận đông, điều này duy nhất được viết ra và niêm phong bằng máu. Bóng tối dày đặc, sợ hãi và mê hoặc kèm theo là biểu thị của sự hiện diện thiêng liêng. Thiên Chúa đã thực hiện một lời hứa trang trọng mà nó sẽ được viên mãn trong thời gian của Thiên Chúa và lề luật của Thiên Chúa. Abraham không tin vào Thiên Chúa như một ý tưởng hay một khái niệm – ông tin rằng Thiên Chúa là chân lý và khả tín, và dùng lời hứa của Thiên Chúa như chiếc la bàn cho cuộc sống đời mình. Và đây là những gì đức tin thể hiện – không tán thành những tín điều nhưng không nao núng và toàn tâm tin tưởng vào Người, người mà hướng dẫn chúng ta ngay cả khi “từng trải” biểu hiện theo cách khác nhau. Điều này cho phép chúng ta cam chịu và tin vào những điều không có thể. Đó là lý do tại sao mà Abraham là tổ phụ của đức tin đối với người Do Thái, Ki-tô giáo và Hồi giáo.
Cùng chung một phẩm chất đức tin và hy vọng vào sự vô hình thông báo những lá thư của Thánh Phao-lô gửi cộng đồng Phi-lip-phê. Họ đã đấu tranh với sự đàn áp và ý thức về niềm hy vọng đã bắt đầu chùn bước. Nhưng Thánh Phao-lô kêu gọi họ giữ vững lập trường và nuôi hy vọng – cuối cùng, Chúa Giê-su đã thực hiện lời hứa. Chúng ta sẽ được hoán cải và chia sẻ trong niềm vinh quang của Người. Thực tế mà họ không còn phù hợp với xã hội của mình và văn hóa không còn là nguyên nhân của sự khổ đau. Quốc tịch và danh tính của họ giờ đây là một thứ bậc khác – họ được minh định bởi mối quan hệcua3 họ với Thiên Chúa. Bởi còn tập trung vào thực tế vô hình này họ sẽ trở nên mạnh mẽ và uy quyền để chống lại những áp lực tấn công họ. Chúng tạo mọi vấn đề cho chính bản thân chúng ta khi chúng ta nhận định triệt để của nền văn hóa và xã hội của chính mình.
Những người cai quản tinh thần của những truyền thống tôn giáo khác nhau thường nói về sự liên kết mật thiết giữa những trải nghiệm hội nghị thượng đỉnh hấp dẫn và những đấu tranh liên tục ngày này qua ngày khác. Chúng ta không thể thoát khỏi những yêu cầu của đời sống thông qua tâm linh hay tôn giáo. Thay vào đó họ chuẩn bị cho chúng ta để đối diện trước những thử thách với lòng dũng cảm, kiên nhẫn và ân huệ. Duy nhất thường là sự chuẩn bị cho người khác và điều đó hình như là trường hợp trong việc tường thuật sự biến hình của Chúa Giê-su. Người được bao quanh bởi hào quang rực rỡ và trò chuyện với Elijah và Moses. Nhưng những cuộc trò chuyện này tập trung vào cuộc khổ nạn và tử nạn của Người ở Jerusalem và sự khởi hành của Người từ Cõi Thế. Phê-rô và những người khác hoàn toàn bất lực – họ quá căng thẳng bởi sự xuất hiện của hào quang và những nhân vật tối quan trọng đang nói chuyện với Chúa Giê-su và muốn nắm bắt những sự việc liên quan.
Việc khao khát xây dựng một số ít thánh địa hoặc đền thờ là một phản ứng thuộc phong cách nhân loại. Những điều này có thể neo đậu một trải nghiệm của sự siêu phàm đến một nơi đặc biệt và chiếm đoạt nó với quyền lực và ý nghĩa sâu xa hơn của nó. Một trải nghiệm gần gũi hơn của Thiên Chúa thường đa số là những tín hiệu thay vì thiểu số những trách nhiệm và một mức độ phù hợp của đấu tranh và thử thách. Tiếng nói phát ra từ đám mây yêu cầu chúng ta lắng nghe tiếng nói của người con yêu dấu. Và rằng người con yêu dấu tiếp tục nhắc nhở chúng ta trong Tin Mừng của Thánh Lu-ca về việc cần thiết của sự chấp nhận thánh giá của chúng ta và tiếp bước theo Người.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Chăm chú nhìn vào bầu trời đầy sao vào một đêm tối trời có thể là một trải nghiệm khiêm tốn. Toàn vũ trụ này dường như đang sống với hàng tỷ điểm sáng lung linh. Hiện tượng thiên nhiên sinh động của cuộc gặp gỡ tình cờ này với khoảng không vô tận có thể đào sâu đức tin của con người. Nhưng nó cũng có thể là sự hèn mọn tột cùng và thậm chí một số người có thể thấy đức tin của mình bị chao đảo khi họ suy tưởng so sánh loài người vô nghĩa trong bình diện của một khoảng không lạ thường.
Abraham đã bị Thiên Chúa thử thách đếm những vì sao trên bầu trời – một điều gì đó rõ ràng là không có thể - và để tin rằng điều này phản ánh đến những hậu duệ của ông. Abraham chắc chắn sẽ hân hoan với tất cả tầm nhìn về những về những vì sao và lời hứa hẹn nhưng nó phải được tôi luyện thậm chí đức tin của ông. Ông cũng như vợ ông đã già. Đứa con trai hứa hẹn trong tương lai chưa đến và không có chứng cứ cho thấy là tình huống sẽ được thay đổi. Trong tuyệt vọng Abraham và Sarah cuối cùng đã có sự giúp đỡ của người hầu Sarah là Hagar đóng vai như một người mang thai giùm. Nhưng Thiên Chúa đã tạo ra nó thì hiển nhiên rằng điều này không có gì để thực hiện với lời hứa. Đó là duy nhất khi họ cả hai đã ở độ cao niên việc thai sinh tự nhiên sẽ khó có khả năng mà thực sự không thể xảy ra.
Những nghi thức giao ước khá xa lạ trong việc đọc Sách Sáng Thế âm u thiếu trong sáng nhưng những luận điểm chính thì lại rõ ràng: vì trong tất cả những giao ước thuộc nền văn hóa cận đông, điều này duy nhất được viết ra và niêm phong bằng máu. Bóng tối dày đặc, sợ hãi và mê hoặc kèm theo là biểu thị của sự hiện diện thiêng liêng. Thiên Chúa đã thực hiện một lời hứa trang trọng mà nó sẽ được viên mãn trong thời gian của Thiên Chúa và lề luật của Thiên Chúa. Abraham không tin vào Thiên Chúa như một ý tưởng hay một khái niệm – ông tin rằng Thiên Chúa là chân lý và khả tín, và dùng lời hứa của Thiên Chúa như chiếc la bàn cho cuộc sống đời mình. Và đây là những gì đức tin thể hiện – không tán thành những tín điều nhưng không nao núng và toàn tâm tin tưởng vào Người, người mà hướng dẫn chúng ta ngay cả khi “từng trải” biểu hiện theo cách khác nhau. Điều này cho phép chúng ta cam chịu và tin vào những điều không có thể. Đó là lý do tại sao mà Abraham là tổ phụ của đức tin đối với người Do Thái, Ki-tô giáo và Hồi giáo.
Cùng chung một phẩm chất đức tin và hy vọng vào sự vô hình thông báo những lá thư của Thánh Phao-lô gửi cộng đồng Phi-lip-phê. Họ đã đấu tranh với sự đàn áp và ý thức về niềm hy vọng đã bắt đầu chùn bước. Nhưng Thánh Phao-lô kêu gọi họ giữ vững lập trường và nuôi hy vọng – cuối cùng, Chúa Giê-su đã thực hiện lời hứa. Chúng ta sẽ được hoán cải và chia sẻ trong niềm vinh quang của Người. Thực tế mà họ không còn phù hợp với xã hội của mình và văn hóa không còn là nguyên nhân của sự khổ đau. Quốc tịch và danh tính của họ giờ đây là một thứ bậc khác – họ được minh định bởi mối quan hệcua3 họ với Thiên Chúa. Bởi còn tập trung vào thực tế vô hình này họ sẽ trở nên mạnh mẽ và uy quyền để chống lại những áp lực tấn công họ. Chúng tạo mọi vấn đề cho chính bản thân chúng ta khi chúng ta nhận định triệt để của nền văn hóa và xã hội của chính mình.
Những người cai quản tinh thần của những truyền thống tôn giáo khác nhau thường nói về sự liên kết mật thiết giữa những trải nghiệm hội nghị thượng đỉnh hấp dẫn và những đấu tranh liên tục ngày này qua ngày khác. Chúng ta không thể thoát khỏi những yêu cầu của đời sống thông qua tâm linh hay tôn giáo. Thay vào đó họ chuẩn bị cho chúng ta để đối diện trước những thử thách với lòng dũng cảm, kiên nhẫn và ân huệ. Duy nhất thường là sự chuẩn bị cho người khác và điều đó hình như là trường hợp trong việc tường thuật sự biến hình của Chúa Giê-su. Người được bao quanh bởi hào quang rực rỡ và trò chuyện với Elijah và Moses. Nhưng những cuộc trò chuyện này tập trung vào cuộc khổ nạn và tử nạn của Người ở Jerusalem và sự khởi hành của Người từ Cõi Thế. Phê-rô và những người khác hoàn toàn bất lực – họ quá căng thẳng bởi sự xuất hiện của hào quang và những nhân vật tối quan trọng đang nói chuyện với Chúa Giê-su và muốn nắm bắt những sự việc liên quan.
Việc khao khát xây dựng một số ít thánh địa hoặc đền thờ là một phản ứng thuộc phong cách nhân loại. Những điều này có thể neo đậu một trải nghiệm của sự siêu phàm đến một nơi đặc biệt và chiếm đoạt nó với quyền lực và ý nghĩa sâu xa hơn của nó. Một trải nghiệm gần gũi hơn của Thiên Chúa thường đa số là những tín hiệu thay vì thiểu số những trách nhiệm và một mức độ phù hợp của đấu tranh và thử thách. Tiếng nói phát ra từ đám mây yêu cầu chúng ta lắng nghe tiếng nói của người con yêu dấu. Và rằng người con yêu dấu tiếp tục nhắc nhở chúng ta trong Tin Mừng của Thánh Lu-ca về việc cần thiết của sự chấp nhận thánh giá của chúng ta và tiếp bước theo Người.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Trồng cây thập tự
Sa Mạc Hồng
14:23 25/02/2010
Trong cơn nắng hạ của cuộc đời
Chẳng còn đâu bóng mát
Con hăng hái theo Ngài
Trồng những hàng cây thập tự
Chạy quanh những làng quê
Dọc theo từng con phố nhỏ
Con đợi những cơn mưa về
Từ trời cao đổ xuống
Cây thập tự lớn lên
Con vun xới bằng con tim
Bằng giọt mồ hôi kiên nhẫn
Trong cơn lạnh mùa đông giá rét
Biết tìm đâu hơi ấm tình người
Con vẫn bước theo Ngài
Trồng những hàng cây thập tự
Nơi ruộng lúa, trên đồi cao,
Trong những tâm hồn bệnh hoạn
Giọng nói thì thào
Đang đợi chờ niềm an ủi
Trong cả những người chống đối
Và không có niềm tin vào Ngài
Cây thập tự lớn lên
Bằng ánh sáng bình minh
Của niềm tin yêu đầy hy vọng
Rồi mùa xuân cũng đến với khúc hoan ca
Ngàn cây thập tự đầy màu sắc hương hoa
Con dâng lên Ngài những hàng cây thập tự
Một cõi trần yên vui, sống an hoà!
Chẳng còn đâu bóng mát
Con hăng hái theo Ngài
Trồng những hàng cây thập tự
Chạy quanh những làng quê
Dọc theo từng con phố nhỏ
Con đợi những cơn mưa về
Từ trời cao đổ xuống
Cây thập tự lớn lên
Con vun xới bằng con tim
Bằng giọt mồ hôi kiên nhẫn
Trong cơn lạnh mùa đông giá rét
Biết tìm đâu hơi ấm tình người
Con vẫn bước theo Ngài
Trồng những hàng cây thập tự
Nơi ruộng lúa, trên đồi cao,
Trong những tâm hồn bệnh hoạn
Giọng nói thì thào
Đang đợi chờ niềm an ủi
Trong cả những người chống đối
Và không có niềm tin vào Ngài
Cây thập tự lớn lên
Bằng ánh sáng bình minh
Của niềm tin yêu đầy hy vọng
Rồi mùa xuân cũng đến với khúc hoan ca
Ngàn cây thập tự đầy màu sắc hương hoa
Con dâng lên Ngài những hàng cây thập tự
Một cõi trần yên vui, sống an hoà!
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:03 25/02/2010
NHẶT CỦA RƠI
Na-lu-tin nhặt được viên đá quý bên đường, theo quy định của pháp luật, thì người nhặt đồ vật rơi bên đường phải ba lần khác nhau đến trung tâm thành phố tuyên bố, nếu không có ai đến nhận, thì vật ấy sẽ thuộc quyền sở hữu của người nhặt được.
Quan niệm tôn giáo của Na-lu-tin rất mạnh, tuyệt đối không vi phạm pháp luật quy định, nhưng lại không đành để người lấy đá quý về, thế là liên tiếp trong ba buổi tối, đợi người nhà tắt đèn ngủ, ông ta bèn đi đến trung tâm thành phố tuyên bố nho nhỏ: “Tôi nhặt được một viên đá quý bên đường, có ai biết đó là của ai thì hãy mau liên lạc với tôi.”
Đương nhiên chẳng có ai có lỗ tai thính để nghe được, chỉ biết là đến đêm thứ ba thì có người ở bên cửa sổ nghe ông ta lẩm bẩm nói một mình. Hỏi thì biết được câu trả lời như sau:
“Tôi không có nghĩa vụ nói cho ông biết, nhưng khuyên ông bất cứ việc gì cũng đều phải tuân theo quy định của pháp luật ! Tôi vừa mới đứng nói nơi đó, chính là tuân theo pháp luật rồi.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Luật được ghi chép trong sách vở nhưng phải hoàn thiện trên con người; luật được ghi chép để con người nhận ra được trật tự thiên nhiên mà Thiên Chúa đã an bài trong vũ trụ và trong lương tâm của con người.
Mười giới luật Thiên Chúa và Sáu điều răn của Hội Thánh vẫn rành rành ra đó, nhưng có những người Ki-tô hữu vẫn cứ phạm tội, bởi vì sự cám dỗ vật chất mạnh hơn điều răn khắc ghi trên đá và trong sách vở, bởi vì họ không đem giới luật của Thiên Chúa và điều răn của Hội Thánh ghi khắc trong tim...
Dù là một nhà tư tưởng như Na-lu-tin nhưng vẫn cứ bị cám dỗ về vật chất, đến nỗi phải tự làm cho mình trở thành Pha-ri-siêu chỉ thích cái mả tô vôi cho đẹp bên ngoài mà thôi, thế mới biết không ai có thể tránh được chước cám dỗ của ma quỷ và thế gian.
Nhưng thắng được cám dỗ thì chỉ có những ai yêu mến Lời Chúa và thực hành lời của Ngài mà thôi.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Na-lu-tin nhặt được viên đá quý bên đường, theo quy định của pháp luật, thì người nhặt đồ vật rơi bên đường phải ba lần khác nhau đến trung tâm thành phố tuyên bố, nếu không có ai đến nhận, thì vật ấy sẽ thuộc quyền sở hữu của người nhặt được.
Quan niệm tôn giáo của Na-lu-tin rất mạnh, tuyệt đối không vi phạm pháp luật quy định, nhưng lại không đành để người lấy đá quý về, thế là liên tiếp trong ba buổi tối, đợi người nhà tắt đèn ngủ, ông ta bèn đi đến trung tâm thành phố tuyên bố nho nhỏ: “Tôi nhặt được một viên đá quý bên đường, có ai biết đó là của ai thì hãy mau liên lạc với tôi.”
Đương nhiên chẳng có ai có lỗ tai thính để nghe được, chỉ biết là đến đêm thứ ba thì có người ở bên cửa sổ nghe ông ta lẩm bẩm nói một mình. Hỏi thì biết được câu trả lời như sau:
“Tôi không có nghĩa vụ nói cho ông biết, nhưng khuyên ông bất cứ việc gì cũng đều phải tuân theo quy định của pháp luật ! Tôi vừa mới đứng nói nơi đó, chính là tuân theo pháp luật rồi.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Luật được ghi chép trong sách vở nhưng phải hoàn thiện trên con người; luật được ghi chép để con người nhận ra được trật tự thiên nhiên mà Thiên Chúa đã an bài trong vũ trụ và trong lương tâm của con người.
Mười giới luật Thiên Chúa và Sáu điều răn của Hội Thánh vẫn rành rành ra đó, nhưng có những người Ki-tô hữu vẫn cứ phạm tội, bởi vì sự cám dỗ vật chất mạnh hơn điều răn khắc ghi trên đá và trong sách vở, bởi vì họ không đem giới luật của Thiên Chúa và điều răn của Hội Thánh ghi khắc trong tim...
Dù là một nhà tư tưởng như Na-lu-tin nhưng vẫn cứ bị cám dỗ về vật chất, đến nỗi phải tự làm cho mình trở thành Pha-ri-siêu chỉ thích cái mả tô vôi cho đẹp bên ngoài mà thôi, thế mới biết không ai có thể tránh được chước cám dỗ của ma quỷ và thế gian.
Nhưng thắng được cám dỗ thì chỉ có những ai yêu mến Lời Chúa và thực hành lời của Ngài mà thôi.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:05 25/02/2010
N2T |
2. Trong lòng vui vẻ thì việc thành công không khó, trong long buồn bực thì làm việc dễ thất bại.
(Thánh Alexandre)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:07 25/02/2010
N2T |
374. Tôi đối với lòng tự tin của mình, thì vượt qua người khác đánh giá tôi.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phi Luật Tân kỷ niệm 24 năm cuộc Cách Mạng Chuỗi Mân Côi
Nguyễn Hoàng Thương
06:15 25/02/2010
Phi Luật Tân kỷ niệm 24 năm cuộc Cách Mạng Chuỗi Mân Côi
Manila (AsiaNews) - Susan Ong, giáo sư thần học tại Đại học Công Giáo Santo Tomas, Manila hoài niệm về Cuộc Cách Mạng Chuỗi Mân Côi (Rosary Revolution): "Tôi vẫn còn nhớ biển người đầy sức sống và những hy vọng của người dân Phi Luật Tân tụ họp chật ních con đường EDSA để lật đổ Marcos". Bà phát biểu nhân kỷ niệm lần thứ 24 cuộc Cách Mạng Chuỗi Mân Côi hay cuộc Cách Mạng Sức Mạnh Nhân Dân (People Power Revolution) được kỷ niệm vào ngày 24 tháng Hai ở ở Phi Luật Tân. Susan là một trong hàng triệu người Công Giáo đã đóng vai trò then chốt trong việc lật đổ chế độ quân sự của Ferdinand Marcos để mang lại nền dân chủ cho đất nước này vào năm 1986, với Tràng hạt Mân Côi là vũ khí duy nhất của họ, được thúc giục bởi Đức Hồng Y Jaime Sin, sau này là Tổng Giám Mục của Manila. Bà cho hay: "Tinh thần của dân chủ vẫn còn đây, tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm vì sự phát triển của người dân và của đất nước".
Cuộc Cách Mạng Sức Mạnh Nhân Dân nổ ra vào năm 1986 sau 20 năm nằm dưới chế độ quân sự của Tổng thống Ferdinand Marcos. Được bầu cử dân chủ vào năm 1966 và tái cử năm 1970, ông Marcos không thể chạy đua cho nhiệm kỳ thứ ba và vì vậy ngày 21 tháng Chín năm 1972, ông tuyên bố thiết quân luật. Trong 14 năm tiếp theo, ông nắm giữ quyền lực tuyệt đối trên đất nước và người dân.
Năm 1986, dưới áp lực từ bên trong và bên ngoài, nhà độc tài kêu gọi một cuộc bầu cử đột ngột, nhất định ông có thể gian lận để tại vị. Tuy nhiên, vào ngày 25 tháng 2, hàng triệu người tụ tập ở Epifanio de los Santos Avenue (EDSA), một trong những đường phố lớn chính của thủ đô, với Tràng hạt Mân Côi trên tay, để đối mặt với quân đội của Marcos được cử đến để đè bẹp cuộc nổi dậy. Sau bốn ngày biểu tình không bạo lực, quân đội gia nhập vào những người biểu tình và Marcos bị buộc phải trốn chạy.
Đức Hồng Y Jaime Sin, Tướng Fidel Ramos và Cojuangco Corazon Aquino đã lãnh đạo cuộc biểu tình. Bà Aquino, người sớm được bầu làm tổng thống, đã bị mất chồng hai năm trước, ông Benigno "Ninoy" Aquino, do bị binh lính của nhà độc tài bắn hạ khi bước xuống máy bay tại sân bay Manila.
Bà Susan Ong tường thuật thêm: "Tôi đến từ các tỉnh, cha mẹ tôi đã không biết rằng tôi đã là một phần của cuộc Cách mạng này. Tôi vẫn có thể nhớ lại [...] ai đó nói rằng các binh lính của Marcos đã được đưa đến để bắn vào người dân. [...] Thật là đáng sợ, nhưng tôi nghĩ rằng chết cho tự do và dân chủ tốt hơn là cho phép Marcos kéo dài chế độ độc tài của ông. […] Cuộc Cách mạng thay đổi nền chính trị và xã hội của chúng tôi, và chúng tôi vẫn có thể thấy thành quả của ngày hôm nay". Tuy nhiên, "sau 24 năm, tham nhũng trong đời sống công và tư chưa được loại bỏ và điều đó làm người dân nản lòng".
Kể từ khi Marcos trốn chạy, bốn đời Tổng Thống đã nên nắm quyền, đó là Cory Aquino, Fidel Ramos, Joseph Estrada và Gloria Arroyo. Nhiệm kỳ tổng thống của Estrada và Arroyo đã mang đặc điểm của các trường hợp chính về tham nhũng, nỗ lực kiểm soát phương tiện truyền thông đại chúng và bạo lực chống các đối thủ.
Mặc dù kinh tế tăng trưởng cao hơn trong quá khứ, mức độ nghèo đói vẫn cao, lên đến 30 phần trăm trong một số khu vực.
Đối với bà Susan, "chỉ hoạt động mục vụ và giáo dục của Giáo Hội mới có thể phát huy các giá trị nền tảng của cuộc Cuộc Cách Mạng Chuỗi Mân Côi".
Manila (AsiaNews) - Susan Ong, giáo sư thần học tại Đại học Công Giáo Santo Tomas, Manila hoài niệm về Cuộc Cách Mạng Chuỗi Mân Côi (Rosary Revolution): "Tôi vẫn còn nhớ biển người đầy sức sống và những hy vọng của người dân Phi Luật Tân tụ họp chật ních con đường EDSA để lật đổ Marcos". Bà phát biểu nhân kỷ niệm lần thứ 24 cuộc Cách Mạng Chuỗi Mân Côi hay cuộc Cách Mạng Sức Mạnh Nhân Dân (People Power Revolution) được kỷ niệm vào ngày 24 tháng Hai ở ở Phi Luật Tân. Susan là một trong hàng triệu người Công Giáo đã đóng vai trò then chốt trong việc lật đổ chế độ quân sự của Ferdinand Marcos để mang lại nền dân chủ cho đất nước này vào năm 1986, với Tràng hạt Mân Côi là vũ khí duy nhất của họ, được thúc giục bởi Đức Hồng Y Jaime Sin, sau này là Tổng Giám Mục của Manila. Bà cho hay: "Tinh thần của dân chủ vẫn còn đây, tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm vì sự phát triển của người dân và của đất nước".
Cuộc Cách Mạng Sức Mạnh Nhân Dân nổ ra vào năm 1986 sau 20 năm nằm dưới chế độ quân sự của Tổng thống Ferdinand Marcos. Được bầu cử dân chủ vào năm 1966 và tái cử năm 1970, ông Marcos không thể chạy đua cho nhiệm kỳ thứ ba và vì vậy ngày 21 tháng Chín năm 1972, ông tuyên bố thiết quân luật. Trong 14 năm tiếp theo, ông nắm giữ quyền lực tuyệt đối trên đất nước và người dân.
Năm 1986, dưới áp lực từ bên trong và bên ngoài, nhà độc tài kêu gọi một cuộc bầu cử đột ngột, nhất định ông có thể gian lận để tại vị. Tuy nhiên, vào ngày 25 tháng 2, hàng triệu người tụ tập ở Epifanio de los Santos Avenue (EDSA), một trong những đường phố lớn chính của thủ đô, với Tràng hạt Mân Côi trên tay, để đối mặt với quân đội của Marcos được cử đến để đè bẹp cuộc nổi dậy. Sau bốn ngày biểu tình không bạo lực, quân đội gia nhập vào những người biểu tình và Marcos bị buộc phải trốn chạy.
Đức Hồng Y Jaime Sin, Tướng Fidel Ramos và Cojuangco Corazon Aquino đã lãnh đạo cuộc biểu tình. Bà Aquino, người sớm được bầu làm tổng thống, đã bị mất chồng hai năm trước, ông Benigno "Ninoy" Aquino, do bị binh lính của nhà độc tài bắn hạ khi bước xuống máy bay tại sân bay Manila.
Bà Susan Ong tường thuật thêm: "Tôi đến từ các tỉnh, cha mẹ tôi đã không biết rằng tôi đã là một phần của cuộc Cách mạng này. Tôi vẫn có thể nhớ lại [...] ai đó nói rằng các binh lính của Marcos đã được đưa đến để bắn vào người dân. [...] Thật là đáng sợ, nhưng tôi nghĩ rằng chết cho tự do và dân chủ tốt hơn là cho phép Marcos kéo dài chế độ độc tài của ông. […] Cuộc Cách mạng thay đổi nền chính trị và xã hội của chúng tôi, và chúng tôi vẫn có thể thấy thành quả của ngày hôm nay". Tuy nhiên, "sau 24 năm, tham nhũng trong đời sống công và tư chưa được loại bỏ và điều đó làm người dân nản lòng".
Kể từ khi Marcos trốn chạy, bốn đời Tổng Thống đã nên nắm quyền, đó là Cory Aquino, Fidel Ramos, Joseph Estrada và Gloria Arroyo. Nhiệm kỳ tổng thống của Estrada và Arroyo đã mang đặc điểm của các trường hợp chính về tham nhũng, nỗ lực kiểm soát phương tiện truyền thông đại chúng và bạo lực chống các đối thủ.
Mặc dù kinh tế tăng trưởng cao hơn trong quá khứ, mức độ nghèo đói vẫn cao, lên đến 30 phần trăm trong một số khu vực.
Đối với bà Susan, "chỉ hoạt động mục vụ và giáo dục của Giáo Hội mới có thể phát huy các giá trị nền tảng của cuộc Cuộc Cách Mạng Chuỗi Mân Côi".
Iraq: Đức Thánh Cha Benedict XVI đòi hỏi sự tôn trọng nhân quyền của các Kitô hữu
Bùi Hữu Thư
09:18 25/02/2010
Lá thư của Đức Hồng Y Bertone gửi thủ tướng Iraq
ROME, Thứ Tư 24 tháng 2, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI “đòi hỏi sự tôn trọng nhân quyền của các Kitô hữu tại Iraq, theo bản tin đăng trên nhật báo L'Osservatore Romano ngày 25 tháng 2, 2010.
Đức Thánh Cha Benedict XVI, đang cấm phòng, như hàng năm vào đầu Mùa Chay, Chúa Nhật vừa qua, đã bầy tỏ sự đau lòng khi được tin các kitô hữu bị sát hại tại vùng Mossoul ở Iraq ngày hôm qua, khi ba người trong một gia đình Syro-Công giáo bị ám sát (xem Zenit ngày 22 và 23 tháng 2, 2010).
Đài phát thanh Vatican loan báo: Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ kết thúc cuộc cấm phòng vào buổi sáng thứ bẩy, đã bầy tỏ sự “mật thiết”, bằng “lời cầu nguyện” và “tình thương mến” của ngài với những ai đang chịu đau khổ vì hậu quả của sự bạo tàn.
Về phần Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone, ngài đã viết thư ngày 2 tháng 1 vừa qua cho Thủ Tướng Nouri Kamil Mohammed al-Maliki, để lưu ý ông về những bạo lực các kitô hữu tại Iraq phải gánh chịu; lá thư được đăng trên báo L'Osservatore Romano ngày hôm nay bằng tiếng Ý (ấn bản ngày 25 tháng 2, 2010), dưới nhan đề: “Đức Thánh Cha đòi hỏi sự tôn trọng nhân quyền của các Kitô hữu tại Iraq.”
Ngày hôm qua trong ấn bản ngày 24 tháng 2, 2010, báo L'Osservatore Romano đã đăng các lời phản đối của các giám mục Iraq.
Đức Hồng Y Bertone nhắc lại về tầm quan trọng của cuộc viếng thăm Vatican năm 2008 của thủ tướng Iraq và cuộc tiếp xúc với Đức Thánh Cha Benedict XVI.
Lúc đó hai vị đã bầy tỏ “niềm hy vọng chung là qua sự đối thoại và hợp tác giữa các nhóm sắc tộc và tôn giáo,” của quốc gia, “kể cả các nhóm dân thiểu số,” nước Cộng Hòa Iraq “sẽ có thể thực hiện việc tái thiết tinh thần và dân sự, với sự tôn trọng toàn vẹn cá tính của các nhóm này, trong tinh thần hòa giải và tìm kiếm lợi ích chung.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng đã khuyên “Iraq về quyền tự do thờ phượng”, khi đòi hỏi “việc bảo vệ các Kitô hữu và các thánh đường của họ.”
Thủ tường Iraq lúc đó đã đảm bảo với Đức Hồng Y Bertone là chính phủ của ông sẽ “thận trọng xem xét tình trạng của nhóm kitô thiểu số đã sống nhiều thế kỷ bên cạnh đại đa số người Hồi Giáo, và đã đóng góp quan trọng cho lợi ích chung của quốc gia về kinh tế, văn hóa và xã hội.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI sau đó đã yêu cầu Đức Hồng Y Bertone viết thư cho thủ tướng Iraq để chuyển tình huynh đệ chân thành với những ai đã bị giết hại hay bị thương trong các cuộc tấn công nhắm vào các cơ sở của chính phủ hay các nơi thờ phượng Kitô giáo hay Hồi giáo tại Iraq.
Đức Thánh Cha kết thúc lá thư như sau: “tôi sốt sắng cầu nguyện cho có sự chấm dứt các bạo lực và đòi hỏi chính phủ có tất cả những biện pháp có thể để gia tăng sự an ninh chung quanh các nơi thờ phượng trên toàn quốc gia Iraq.”
ROME, Thứ Tư 24 tháng 2, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI “đòi hỏi sự tôn trọng nhân quyền của các Kitô hữu tại Iraq, theo bản tin đăng trên nhật báo L'Osservatore Romano ngày 25 tháng 2, 2010.
Đức Thánh Cha Benedict XVI, đang cấm phòng, như hàng năm vào đầu Mùa Chay, Chúa Nhật vừa qua, đã bầy tỏ sự đau lòng khi được tin các kitô hữu bị sát hại tại vùng Mossoul ở Iraq ngày hôm qua, khi ba người trong một gia đình Syro-Công giáo bị ám sát (xem Zenit ngày 22 và 23 tháng 2, 2010).
Đài phát thanh Vatican loan báo: Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ kết thúc cuộc cấm phòng vào buổi sáng thứ bẩy, đã bầy tỏ sự “mật thiết”, bằng “lời cầu nguyện” và “tình thương mến” của ngài với những ai đang chịu đau khổ vì hậu quả của sự bạo tàn.
Về phần Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone, ngài đã viết thư ngày 2 tháng 1 vừa qua cho Thủ Tướng Nouri Kamil Mohammed al-Maliki, để lưu ý ông về những bạo lực các kitô hữu tại Iraq phải gánh chịu; lá thư được đăng trên báo L'Osservatore Romano ngày hôm nay bằng tiếng Ý (ấn bản ngày 25 tháng 2, 2010), dưới nhan đề: “Đức Thánh Cha đòi hỏi sự tôn trọng nhân quyền của các Kitô hữu tại Iraq.”
Ngày hôm qua trong ấn bản ngày 24 tháng 2, 2010, báo L'Osservatore Romano đã đăng các lời phản đối của các giám mục Iraq.
Đức Hồng Y Bertone nhắc lại về tầm quan trọng của cuộc viếng thăm Vatican năm 2008 của thủ tướng Iraq và cuộc tiếp xúc với Đức Thánh Cha Benedict XVI.
Lúc đó hai vị đã bầy tỏ “niềm hy vọng chung là qua sự đối thoại và hợp tác giữa các nhóm sắc tộc và tôn giáo,” của quốc gia, “kể cả các nhóm dân thiểu số,” nước Cộng Hòa Iraq “sẽ có thể thực hiện việc tái thiết tinh thần và dân sự, với sự tôn trọng toàn vẹn cá tính của các nhóm này, trong tinh thần hòa giải và tìm kiếm lợi ích chung.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng đã khuyên “Iraq về quyền tự do thờ phượng”, khi đòi hỏi “việc bảo vệ các Kitô hữu và các thánh đường của họ.”
Thủ tường Iraq lúc đó đã đảm bảo với Đức Hồng Y Bertone là chính phủ của ông sẽ “thận trọng xem xét tình trạng của nhóm kitô thiểu số đã sống nhiều thế kỷ bên cạnh đại đa số người Hồi Giáo, và đã đóng góp quan trọng cho lợi ích chung của quốc gia về kinh tế, văn hóa và xã hội.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI sau đó đã yêu cầu Đức Hồng Y Bertone viết thư cho thủ tướng Iraq để chuyển tình huynh đệ chân thành với những ai đã bị giết hại hay bị thương trong các cuộc tấn công nhắm vào các cơ sở của chính phủ hay các nơi thờ phượng Kitô giáo hay Hồi giáo tại Iraq.
Đức Thánh Cha kết thúc lá thư như sau: “tôi sốt sắng cầu nguyện cho có sự chấm dứt các bạo lực và đòi hỏi chính phủ có tất cả những biện pháp có thể để gia tăng sự an ninh chung quanh các nơi thờ phượng trên toàn quốc gia Iraq.”
Kinh Truyền tin chúa nhật đầu mùa Bốn Mươi
Bình Hòa
17:00 25/02/2010
Trong tiếng Việt, mùa phụng vụ chúng ta đang sống được gọi là “Mùa Chay”, tuy rằng chúng ta chỉ giữ chay có hai ngày. Danh xưng trong tiếng latinh là “Quadragesima” có nghĩa là 40 ngày, con số mang ý nghĩa tượng trưng, nhắc lại không những là thời gian 40 năm hành trình của dân Israel trên hoang điạ trước khi vào Đất hứa, mà còn là thời gian hai ông Mosê và Êlia rút lui vào nơi hoang vắng trước khi hội ngộ với Thiên Chúa trên núi Horeb, nhất là thời kỳ đức Giêsu chuẩn bị thi hành sứ vụ. Theo gương đó, vào các thế kỷ đầu tiên Hội thánh đã ấn định 40 ngày làm thời kỳ cho các dự tòng chuẩn bị lãnh các bí tích khai tâm vào đêm Vọng phục sinh, rồi dần dần mở rộng cho tất cả các tín hữu theo gương đức Giêsu đi vào nơi cô tịch để lắng nghe Lời Chúa, canh tân cuộc sống và chiến đấu với các chước cám dỗ. Đó là nội dung của bài huấn dụ của đức thánh cha trưa chúa nhật đầu muà Bốn Mươi.
Anh chị em thân mến
Hôm thứ tư vừa qua, với nghi thức thống hối của việc xức tro, chúng ta đã bắt đầu mùa Bốn Mươi, thời kỳ canh tân tinh thần để chuẩn bị mừng lễ Chúa Phục sinh. Thế nhưng bước vào hành trình Bốn mươi có nghĩa là gì? Chúng ta có thể tìm thấy lời giải thích nơi bài Tin mừng của chúa nhật thứ nhất hôm nay, thuật lại những cơn cám dỗ của Đức Giêsu trong hoang địa. Thánh sử Luca viết rằng sau khi lãnh phép rửa của ông Gioan, đức Giêsu, đầy tràn Thánh Linh, đã đi xa sông Giorđanô, và được Thánh Linh dẫn vào hoang điạ trong bốn mươi ngày để chịu ma quỷ cám dỗ” (Lc 4,1-2). Thật rõ ràng là sự cám dỗ không phải là chuyện ngẫu nhiên, nhưng do một sự lựa chọn của đức Giêsu muốn đi theo sứ mạng mà Chúa Cha uỷ thác, sống trọn vẹn thực trạng của Người Con yêu dấu, hoàn toàn tin tưởng vào Cha. Đức Kitô đến trần gian để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và khỏi cơn mê hoặc muốn thiết kế cuộc sống gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài. Đức Kitô đã thể hiện điều này không phải bằng những tuyên ngôn rầm rộ, nhưng bằng cách đich thân đối kháng với tên Cám dỗ, cho đến Thập giá. Tấm gưong này có giá trị cho tất cả mọi người: thế giới này có thể trở nên tốt đẹp hơn bắt đầu từ việc canh tân bản thân, bằng cách – nhờ ơn Chúa - thay đổi điều lệch lạc trong đời sống của mình.
Trong số ba cơn cám dỗ mà Satan đưa ra cho đức Giêsu, điều thứ nhất bắt nguồn từ cơn đói, nghĩa là từ nhu cầu vật chất: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy nói với đá này trở thành bánh đi”. Nhưng đức Giêsu đáp lại bằng câu Kinh Thánh: “Con người sống không chỉ bằng cơm bánh mà thôi” (Lc 4,3-4; x. Đnl 8,3). Thế rồi ma quỷ trỏ cho đức Giêsu các vương quốc trên thế giới và nói: “tất cả những điều này sẽ thuộc về ông, nếu ông bái phục thờ lạy ta”. Đây là cuộc lường gạt của chức quyền, và đức Giêsu đã lật tẩy và xua đuổi: “ Ngươi hãy thờ lạy Thiên Chúa và chỉ bái phục Ngài mà thôi” (x. Lc 4,5-8; Đnl 6,13). Không thể nào thờ lạy chức quyền nhưng chỉ có thể thờ lạy Thiên Chúa, chân lý và tình thương mà thôi. Sau cùng, tên cám dỗ đề nghị đức Giêsu hãy thực hiện một phép lạ hoành tráng: nhảy từ tường thành cao của đền thờ và để cho các thiên sứ đến cứu đỡ, như vậy thiên hạ sẽ tin theo Người. Nhưng đức Giêsu đáp lại rằng không bao giờ được thử thách Thiên Chúa (xc. Đnl 6,16). Chúng ta không được phép “làm cuộc thử nghiệm” trong đó Thiên Chúa buộc phải trả lời và tỏ lộ rằng mình là Thiên Chúa. Chúng ta phải tin vào Thiên Chúa, chứ không được phép dùng Thiên Chúa như chất liệu để chúng ta làm cuộc thử nghiệm! Luôn dựa theo Kinh Thánh, Đức Giêsu trưng dẫn tiêu chuẩn chân chính thay thế cho các tiêu chuẩn phàm nhân: đó là sự vâng phục, việc hoà hợp với ý định của Thiên Chúa là nền tảng cuộc sống chúng ta. Đây cũng là một bài học cơ bản cho chúng ta: nếu chúng ta mang Lời Chúa trong trí và trong lòng, nếu Lời Chúa thấm vào đời ta, nếu chúng ta tin tưởng vào Chúa, thì chúng ta có khả năng kháng cự hết mọi thứ lường gạt của Tên cám dỗ. Ngoài ra, toàn thể bài trình thuật trình bày cho thấy một bức chân dung của đức Kitô như là ông Ađam mới, người Con Thiên Chúa khiêm tốn và tùng phục Chúa Cha, khác hẳn với ông Ađam và và Eva xưa kia trong vườn Địa đàng đã chiều theo lời dụ dỗ của ma quỷ, muốn trở nên bất từ không cần đến Chúa.
Mùa Bốn Mươi như là thời kỳ “rút lui”, trong đó chúng ta trở về với chính mình và lắng nghe Lời Chúa, đế chiến thắng những cơn cám dỗ của Tà thần và tìm ra sự thật của cuộc đời. Một thời kỳ nói được là “chiến đấu” tinh thần cùng với Chúa Giêsu, không phải với kiêu ngạo và cậy sức mình, nhưng bằng cách dùng những khí giới của đức tin, đó là việc cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, sám hối. Nhờ thế mà chúng ta có thể tiến đến việc cử hành lễ Chúa Phục sinh cách chân thực, sẵn sàng lặp lại những lời hứa khi lãnh bí tích Rửa tội. Xin Mẹ Maria giúp chún ta, dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh, biết sống cách hân hoan và hữu ích thời kỳ ân sủng này. Xin Mẹ chuyển cầu đặc biệt cho tôi và các cộng sự viên của giáo triều Rôma, chiều này bắt đầu cuộc Tĩnh tâm.
Anh chị em thân mến
Hôm thứ tư vừa qua, với nghi thức thống hối của việc xức tro, chúng ta đã bắt đầu mùa Bốn Mươi, thời kỳ canh tân tinh thần để chuẩn bị mừng lễ Chúa Phục sinh. Thế nhưng bước vào hành trình Bốn mươi có nghĩa là gì? Chúng ta có thể tìm thấy lời giải thích nơi bài Tin mừng của chúa nhật thứ nhất hôm nay, thuật lại những cơn cám dỗ của Đức Giêsu trong hoang địa. Thánh sử Luca viết rằng sau khi lãnh phép rửa của ông Gioan, đức Giêsu, đầy tràn Thánh Linh, đã đi xa sông Giorđanô, và được Thánh Linh dẫn vào hoang điạ trong bốn mươi ngày để chịu ma quỷ cám dỗ” (Lc 4,1-2). Thật rõ ràng là sự cám dỗ không phải là chuyện ngẫu nhiên, nhưng do một sự lựa chọn của đức Giêsu muốn đi theo sứ mạng mà Chúa Cha uỷ thác, sống trọn vẹn thực trạng của Người Con yêu dấu, hoàn toàn tin tưởng vào Cha. Đức Kitô đến trần gian để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và khỏi cơn mê hoặc muốn thiết kế cuộc sống gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài. Đức Kitô đã thể hiện điều này không phải bằng những tuyên ngôn rầm rộ, nhưng bằng cách đich thân đối kháng với tên Cám dỗ, cho đến Thập giá. Tấm gưong này có giá trị cho tất cả mọi người: thế giới này có thể trở nên tốt đẹp hơn bắt đầu từ việc canh tân bản thân, bằng cách – nhờ ơn Chúa - thay đổi điều lệch lạc trong đời sống của mình.
Trong số ba cơn cám dỗ mà Satan đưa ra cho đức Giêsu, điều thứ nhất bắt nguồn từ cơn đói, nghĩa là từ nhu cầu vật chất: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy nói với đá này trở thành bánh đi”. Nhưng đức Giêsu đáp lại bằng câu Kinh Thánh: “Con người sống không chỉ bằng cơm bánh mà thôi” (Lc 4,3-4; x. Đnl 8,3). Thế rồi ma quỷ trỏ cho đức Giêsu các vương quốc trên thế giới và nói: “tất cả những điều này sẽ thuộc về ông, nếu ông bái phục thờ lạy ta”. Đây là cuộc lường gạt của chức quyền, và đức Giêsu đã lật tẩy và xua đuổi: “ Ngươi hãy thờ lạy Thiên Chúa và chỉ bái phục Ngài mà thôi” (x. Lc 4,5-8; Đnl 6,13). Không thể nào thờ lạy chức quyền nhưng chỉ có thể thờ lạy Thiên Chúa, chân lý và tình thương mà thôi. Sau cùng, tên cám dỗ đề nghị đức Giêsu hãy thực hiện một phép lạ hoành tráng: nhảy từ tường thành cao của đền thờ và để cho các thiên sứ đến cứu đỡ, như vậy thiên hạ sẽ tin theo Người. Nhưng đức Giêsu đáp lại rằng không bao giờ được thử thách Thiên Chúa (xc. Đnl 6,16). Chúng ta không được phép “làm cuộc thử nghiệm” trong đó Thiên Chúa buộc phải trả lời và tỏ lộ rằng mình là Thiên Chúa. Chúng ta phải tin vào Thiên Chúa, chứ không được phép dùng Thiên Chúa như chất liệu để chúng ta làm cuộc thử nghiệm! Luôn dựa theo Kinh Thánh, Đức Giêsu trưng dẫn tiêu chuẩn chân chính thay thế cho các tiêu chuẩn phàm nhân: đó là sự vâng phục, việc hoà hợp với ý định của Thiên Chúa là nền tảng cuộc sống chúng ta. Đây cũng là một bài học cơ bản cho chúng ta: nếu chúng ta mang Lời Chúa trong trí và trong lòng, nếu Lời Chúa thấm vào đời ta, nếu chúng ta tin tưởng vào Chúa, thì chúng ta có khả năng kháng cự hết mọi thứ lường gạt của Tên cám dỗ. Ngoài ra, toàn thể bài trình thuật trình bày cho thấy một bức chân dung của đức Kitô như là ông Ađam mới, người Con Thiên Chúa khiêm tốn và tùng phục Chúa Cha, khác hẳn với ông Ađam và và Eva xưa kia trong vườn Địa đàng đã chiều theo lời dụ dỗ của ma quỷ, muốn trở nên bất từ không cần đến Chúa.
Mùa Bốn Mươi như là thời kỳ “rút lui”, trong đó chúng ta trở về với chính mình và lắng nghe Lời Chúa, đế chiến thắng những cơn cám dỗ của Tà thần và tìm ra sự thật của cuộc đời. Một thời kỳ nói được là “chiến đấu” tinh thần cùng với Chúa Giêsu, không phải với kiêu ngạo và cậy sức mình, nhưng bằng cách dùng những khí giới của đức tin, đó là việc cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, sám hối. Nhờ thế mà chúng ta có thể tiến đến việc cử hành lễ Chúa Phục sinh cách chân thực, sẵn sàng lặp lại những lời hứa khi lãnh bí tích Rửa tội. Xin Mẹ Maria giúp chún ta, dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh, biết sống cách hân hoan và hữu ích thời kỳ ân sủng này. Xin Mẹ chuyển cầu đặc biệt cho tôi và các cộng sự viên của giáo triều Rôma, chiều này bắt đầu cuộc Tĩnh tâm.
Top Stories
Wietnam: arcybiskup Hanoi i tłumy wiernych wspominali zmarłego przed rokiem kardynała
Gazeta.pl
12:17 25/02/2010
KATOLICKA AGENCJA INFORMACYJNA 2010-02-24, ostatnia aktualizacja 2010-02-24 -- Mianem, ,opoki Kościoła katolickiego w Wietnamie" określił obecny arcybiskup Hanoi - Joseph Ngo Quang Kiet swego poprzednika na tym stanowisku, kard. Paula Josepha Pham Dinh Tunga w pierwszą rocznicę jego śmierci. Okolicznościową Mszę św. sprawowało 22 lutego w stolicy wraz z arcybiskupem 10 biskupów metropolii hanojskiej i ok. 150 księży z Hanoi i dwóch okolicznych diecezji. Przybyło prawie 5 tys. wiernych świeckich.
Zdaniem głównego celebransa, zmarły 22 lutego ub.r. purpurat był przykładem dla wszystkich mieszkańców kraju. Odszedł do wieczności w bardzo znaczącym dla Kościoła powszechnego dniu - 22 lutego, gdy katolicy na całym świecie czczą bazylikę św. Piotra w Rzymie., ,Bóg z pewnością chciał, aby był on opoką Kościoła w Wietnamie. Dlatego wszyscy biskupi, kapłani, zakonnicy i wierni z naszej archidiecezji zgromadzili się dziś w Hanoi" - powiedział arcybiskup.
(Source: http://wiadomosci.gazeta.pl/Wiadomosci/1,81048,7597908,Wietnam__arcybiskup_Hanoi_i_tlumy_wiernych_wspominali.html)
Zdaniem głównego celebransa, zmarły 22 lutego ub.r. purpurat był przykładem dla wszystkich mieszkańców kraju. Odszedł do wieczności w bardzo znaczącym dla Kościoła powszechnego dniu - 22 lutego, gdy katolicy na całym świecie czczą bazylikę św. Piotra w Rzymie., ,Bóg z pewnością chciał, aby był on opoką Kościoła w Wietnamie. Dlatego wszyscy biskupi, kapłani, zakonnicy i wierni z naszej archidiecezji zgromadzili się dziś w Hanoi" - powiedział arcybiskup.
(Source: http://wiadomosci.gazeta.pl/Wiadomosci/1,81048,7597908,Wietnam__arcybiskup_Hanoi_i_tlumy_wiernych_wspominali.html)
Vietnam: Une foule émue, l’ensemble de l’épiscopat du Nord et 150 prêtres ont participé au premier anniversaire du décès du cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung
Eglises d'Asie
12:46 25/02/2010
Jeudi 25 février 2010, Eglises d'Asie - Comme lors de ses funérailles l’année dernière, le premier anniversaire du décès du cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung, ancien archevêque de la capitale, a réuni une assemblée nombreuse, émue et fervente dans la cathédrale Saint-Joseph de Hanoi. Une messe solennelle, y a été célébrée dans la matinée du 22 février 2010. Avec l’actuel archevêque, concélébraient la totalité des évêques de la province ecclésiastique de Hanoi ainsi que 150 prêtres. Une foule de fidèles, religieuses et religieux avait rempli la nef de la cathédrale.
Le souvenir du cardinal est resté très vivant au cœur de la communauté catholique du Nord Vietnam et chacun a gardé en mémoire les quelques mots adressés aux évêques par le pape, lors de leur dernière visite ad limina, pour commémorer son souvenir: « Je veux évoquer la mémoire du défunt cardinal, Paul Joseph Pham Dinh Tung. Avec vous, je rends grâce au Seigneur du zèle pastoral qu’il a déployé avec modestie, pour l’amour paternel dont il a fait preuve à l’égard du troupeau qui lui avait été confié et pour la grande fraternité qu’il a abondamment manifestée à ses prêtres ». Au début de la messe, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, qui présidait la célébration a fait remarquer que celle-ci débutait à l’heure même où l’ancien pasteur de la capitale était retourné à Dieu. Dans son homélie, l’évêque de Bac Ninh, Mgr Cosme Hoang Van Dat, a tracé le portrait du cardinal décédé: « Un père très proche de ses enfants, un maître dévoué, un témoin de la foi au cœur des innombrables difficultés et épreuves qu’il a traversées… »
Comme les prêtres et laïcs catholiques de sa génération au Vietnam du Nord, le cardinal Paul Joseph a vécu la longue passion et la résurrection progressive de la communauté catholique dans la deuxième moitié du XXe siècle (1). Le cardinal était né le 20 mai 1919, dans la paroisse de Cau Mê, province du Ninh Binh. Quelque 30 ans plus tard, en avril 49, il était ordonné prêtre et devenait curé de la paroisse de Ham Long. En 1955, il est directeur du séminaire Saint-Jean qu’il est obligé de fermer en 1960 pour assurer l’indépendance de la formation des futurs prêtres. Nommé évêque de Bac Ninh en 1963, il devient 31 ans plus tard archevêque de Hanoi. Le 26 novembre 1994, le pape Jean-Paul II l’élevait à la dignité de cardinal. Il avait 86 ans en 2005, lorsque le Saint-Siège acceptait enfin sa démission au profit de l’actuel archevêque. Lors de ses funérailles le 26 février 2009, quatre jours après son décès, plus de 20 000 personnes étaient venues se prosterner devant sa dépouille.
Mgr Paul Joseph Pham Dinh Tung a assumé également un certain nombre d’autres charges au sein de l’église catholique du Vietnam; il a été président de la Conférence épiscopale du pays, administrateur apostolique de Lang Son, Hai Pjong et Hung Hoa. Il a été aussi le fondateur d’un institut séculier et d’une communauté religieuse féminine.
(1) Pour plus de détails voir EDA 502 et 503.
(Source: Eglises d'Asie, 25 février 2010)
Le souvenir du cardinal est resté très vivant au cœur de la communauté catholique du Nord Vietnam et chacun a gardé en mémoire les quelques mots adressés aux évêques par le pape, lors de leur dernière visite ad limina, pour commémorer son souvenir: « Je veux évoquer la mémoire du défunt cardinal, Paul Joseph Pham Dinh Tung. Avec vous, je rends grâce au Seigneur du zèle pastoral qu’il a déployé avec modestie, pour l’amour paternel dont il a fait preuve à l’égard du troupeau qui lui avait été confié et pour la grande fraternité qu’il a abondamment manifestée à ses prêtres ». Au début de la messe, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, qui présidait la célébration a fait remarquer que celle-ci débutait à l’heure même où l’ancien pasteur de la capitale était retourné à Dieu. Dans son homélie, l’évêque de Bac Ninh, Mgr Cosme Hoang Van Dat, a tracé le portrait du cardinal décédé: « Un père très proche de ses enfants, un maître dévoué, un témoin de la foi au cœur des innombrables difficultés et épreuves qu’il a traversées… »
Comme les prêtres et laïcs catholiques de sa génération au Vietnam du Nord, le cardinal Paul Joseph a vécu la longue passion et la résurrection progressive de la communauté catholique dans la deuxième moitié du XXe siècle (1). Le cardinal était né le 20 mai 1919, dans la paroisse de Cau Mê, province du Ninh Binh. Quelque 30 ans plus tard, en avril 49, il était ordonné prêtre et devenait curé de la paroisse de Ham Long. En 1955, il est directeur du séminaire Saint-Jean qu’il est obligé de fermer en 1960 pour assurer l’indépendance de la formation des futurs prêtres. Nommé évêque de Bac Ninh en 1963, il devient 31 ans plus tard archevêque de Hanoi. Le 26 novembre 1994, le pape Jean-Paul II l’élevait à la dignité de cardinal. Il avait 86 ans en 2005, lorsque le Saint-Siège acceptait enfin sa démission au profit de l’actuel archevêque. Lors de ses funérailles le 26 février 2009, quatre jours après son décès, plus de 20 000 personnes étaient venues se prosterner devant sa dépouille.
Mgr Paul Joseph Pham Dinh Tung a assumé également un certain nombre d’autres charges au sein de l’église catholique du Vietnam; il a été président de la Conférence épiscopale du pays, administrateur apostolique de Lang Son, Hai Pjong et Hung Hoa. Il a été aussi le fondateur d’un institut séculier et d’une communauté religieuse féminine.
(1) Pour plus de détails voir EDA 502 et 503.
(Source: Eglises d'Asie, 25 février 2010)
Persecution goes on in Dong Chiem
Emily Nguyen
14:49 25/02/2010
Nuns from the Sisters of Cross Lovers from faraway Saigon, accompanied by dozens of lay Catholics, were beaten by plain clothes police at the gateway of Dong Chiem on Feb. 24. The sisters suffered from minor injuries but their tour guide, a Hanoi Catholic volunteer, had to be hospitalized at Viet Duc hospital due to more severe injuries.
After Dong Chiem incident made headlines around the world following the government's demolition of a crucifix standing atop a small mountain on Jan 6, life at this poor farming Catholic village has never been back the way it was before that fateful day. Although the concrete crucifix had been blown up and the substitute bamboo crosses had been removed by coercion, the parishioners and the priests are still being under scrutiny of police's surveillance and threats.
On Monday, Jan. 25, state media reported the withdrawal of hundreds of police out of Dong Chiem “in order to restore normalcy in life there.” However, local parish source has repeatedly warned the presence of a large number of plain-clothes police who are ready to assault any outsiders trying to get in, making the parish virtually under siege.
“They [plain-clothes police] are very aggressive,” said Fr. Joseph Nguyen from Hanoi. “Pilgrims to Dong Chiem have been greeted with harassment and assaults even on the occasion of Lunar New Year,” he added.
Indeed, on Feb. 19, a group of 10 faithful from Nam Du parish of the archdiocese of Hanoi had been attacked with rocks on their way home after attending the Eucharistic adoration at Dong Chiem church. The parishioners of Nam Du reported that police stoned them with big rocks causing light injuries to the passengers and severe damage to their rental car.
This has been observed as an outrageous violence against people of the Catholic faith, since tourists to the famous Huong Pagoda, a famous national tourist attraction located in the vicinity of Dong Chiem, are being protected and welcomed by the same local department of police.
The ongoing persecution at Dong Chiem has resulted in the tense relationship between the Church and the government.
Episcopal Conference of Vietnam in an unusual but decisive move has officially requested a rectification of a news episode concerning the Bishops of Vietnam, published by the State agency VNA and the official news agency of the Communist Party.
The two agencies had indeed published information that, on 29 January 2010, in which a representative of the Episcopal Conference had reportedly acted on behalf of the Conference in presenting the traditional New Year greetings and wishes to the Patriotic Front, an annex association of the Communist party responsible for mobilizing the masses.
The Episcopal stated that the individual, whose name was cited in the said reports, received neither any kind of engagement on the part of the bishops nor the request to transmit their New Year greetings to the organization in question.
Information called into question by bishops is also published in most of media outlet. Typically, it was found in the Voice of Vietnam electronic information bulletin.
Collectively or individually, the bishops have repeatedly expressed their concerns on one-sided presentation of the religious activities by the government media. Recently, after the distortion of the Pope’s speech to Vietnamese bishops during their ad Limina visit, bishops have pointed out that the Church-State dialogue could take place only in the truth.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lẽ Tạ ơn và đặt viên đá góc tường nhà thờ giáo xứ Phủ Lý
Phủ Lý
14:27 25/02/2010
HÀ NỘI - Trong không khí vui tươi của những ngày đầu xuân Canh Dần. Hôm nay, ngày 25 tháng 02 năm 2010 (tức 12 tết âm lịch), niềm vui của cộng đoàn giáo xứ Phủ Lý lại được tăng thêm gấp bội khi giáo xứ được đón chào Đức cha Phụ tá Laurensô Chu Văn Minh - Giám mục Phụ tá TGP Hà Nội thay mặt Đức Tổng Giuse về chủ sự thánh lễ tạ ơn đặt viên đá góc tường nhà thờ Phủ Lý. Cùng đồng tế với Đức cha Phụ tá còn có Qúy cha Quản hạt, các cha xứ tiền nhiệm, Quý cha trong và ngoài giáo phận, Qúy tu sĩ nam nữ, Qúy cố, đại diện Ban trùm các xứ, họ và đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ.
Xin xem hình ảnh
Thánh lễ tạ ơn – đặt viên đá hôm nay được tổ chức nhằm mục đích: động viên khích lệ cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Phủ Lý, xin Chúa chúc phúc cho công việc tái thiết thánh đường Phủ Lý sớm được hoàn thành tốt đẹp và để giáo huấn dân Chúa về ý nghĩa của Thánh đường như là hình ảnh của Giáo Hội được xây dựng bởi những viên đá sống động là các tín hữu (GM 840).
Theo các cụ cao tuổi cho biết người dân Phủ Lý được đón nhận Tin Mừng vào khoảng năm 1890, một thời gian sau đó giáo xứ Phủ Lý đã được hình thành vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhà thờ đầu tiên nằm gần ga Phủ Lý, sau đó Cố Emmanuel (hay còn gọi là Cố Thi, người Pháp) thu xếp chuyển nhà thờ về khu đất mới tọa lạc tại trung tâm thị xã Phủ Lý (nay là TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, Việt Nam).
Năm 1947 phi cơ Pháp ném bom xuống xóm đạo Phủ Lý giết hại 11 giáo dân, làm sập nhiều nhà cửa và nhà thờ bị hư hại. Lúc đó, đa số giáo dân phải chạy đi tản cư đến các nơi khác làm ăn. Năm 1954, hòa bình trở lại, phần lớn giáo dân di cư vào Miền Nam lập nghiệp, một số ở lại cố gắng sửa chữa Thánh đường để phục hồi các sinh hoạt tâm linh. Đến thời kỳ chiến tranh Nam - Bắc, một lần nữa năm 1967 nhà thờ lại bị máy bay Mỹ ném bom phá hủy gần như bình địa chỉ còn trơ cây tháp chuông rạn nứt đứng giữa đống gạch vụn. Lúc này, cha Giuse Nguyễn Văn Bàng đang quản nhiệm xứ Phủ Lý phải sơ tán về họ Bình Chính. Trong những năm phục vụ giáo dân miền Phủ Lý – Kim Bảng, cha cố Giuse thường xuyên khuyên dạy chúng con cầu nguyện - hiệp nhất và tiết kiệm để chuẩn bị xây dựng lại nhà thờ. nhiều lần, cha cùng với Ban trùm đi xin lại đất và xin xây dựng lại nhà thờ. Cha thường thao thức trăn trở làm sao để xây dựng lại nhà thờ. Ước muốn của cha chưa trở thành hiện thực nhưng đã được Chúa gọi về vào ngày 29/8/1998. Nỗi niềm thao thức này đã được Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng thường xuyên hỏi thăm và nhắc nhở đến việc xây dựng lại nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu xứ Phủ Lý.
Năm 1999, Toà Tổng Giám mục cử cha Fx. Vũ Đức Văn về làm cha xứ Phủ Lý và tạm trú tại họ đạo Tràng Châu. Trong thời gian 8 năm phục vụ cha đã củng cố tổ chức lại các sinh hoạt của Giáo xứ, xây dựng hiệp nhất trong cộng đoàn. Vào những ngày chuẩn bị về xứ mới nhưng Cha vẫn luôn lo lắng cho công việc chuẩn bị xây dựng nhà thờ: Đó là hạ tháp nhà thờ cũ và dựng tượng đài Đức Mẹ, chuẩn bị cơ sở vật chất để giáo dân Phủ Lý đón Cha xứ mới.
Đầu năm 2007, Bề Trên đã bài sai cha Phêrô Bùi Ngọc Tuấn về đây nhận xứ và lãnh trách nhiệm cùng cộng đoàn tái thiết lại nhà thờ. Giáo xứ có gần 2000 nhân danh, nhưng đa số là lao động chân tay, đánh cá trên sông, một số tiểu công nghiệp và buôn bán nhỏ để kiếm sống qua ngày. Đây là một điểm quan trọng trong sứ vụ truyền giáo và tái truyền giáo của tỉnh Hà Nam – Việt Nam.
Khi mới về nhận xứ, cha xứ mới Phêrô đã tập trung vào việc củng cố các sinh hoạt tâm linh và sự hiệp nhất trong cộng đoàn giáo xứ, dựng ngôi nhà thờ tạm để cử hành thánh lễ và các Bí tích, đồng thờ khẩn trương xúc tiến việc khảo sát và lên phương án xin phép xây dựng nhà thờ mới.
Thể theo nguyện vọng tha thiết của giáo dân xứ Phủ Lý, ngày 15/10/2007 Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt – TGM Giáo Phận Hà Nội đã chấp thuận bằng văn bản số 0710/TGM/QĐ/XD 040 cho phép giáo xứ được xây dựng lại ngôi nhà thờ mới. Sau đó, một thời gian vào ngày 18/2/2008, Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam đã cấp giấy phép số 02/2008/GPXD cho phép giáo xứ xây dựng ngôi nhà thờ tổng diện tích sàn: 2.100 m2, với 2 tầng, chiều cao công trình: 16,99 m2, chiều cao tháp chuông: 32m, chiều dài nhà thờ 51,5 m, chiều rộng 25 m cả hàng lang 02 bên.
Tiếp đó, ngày 22/2/2008, Đức Tổng Giám mục Giuse đã về chủ sự lễ khởi công xây dựng nhà thờ. Công trình đến nay đã đổ được phần nền móng tầng hầm nhà thờ, gác đàn và mái hạ.
Hôm nay, dịp tròn 02 năm nhà thờ Phủ Lý được khởi công xây dựng, giáo xứ Phủ Lý hân hoan vui mừng được Đức cha Phụ tá thay mặt cho Đức Tổng Giám mục Giuse về chủ sự thánh lễ đặt viên đá góc tường để cầu nguyện và xin Chúa chúc phúc cho công trình tái thiết nhà thờ từ khởi sự cho đến hoàn thành.
Xin xem hình ảnh
Thánh lễ tạ ơn – đặt viên đá hôm nay được tổ chức nhằm mục đích: động viên khích lệ cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Phủ Lý, xin Chúa chúc phúc cho công việc tái thiết thánh đường Phủ Lý sớm được hoàn thành tốt đẹp và để giáo huấn dân Chúa về ý nghĩa của Thánh đường như là hình ảnh của Giáo Hội được xây dựng bởi những viên đá sống động là các tín hữu (GM 840).
Theo các cụ cao tuổi cho biết người dân Phủ Lý được đón nhận Tin Mừng vào khoảng năm 1890, một thời gian sau đó giáo xứ Phủ Lý đã được hình thành vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhà thờ đầu tiên nằm gần ga Phủ Lý, sau đó Cố Emmanuel (hay còn gọi là Cố Thi, người Pháp) thu xếp chuyển nhà thờ về khu đất mới tọa lạc tại trung tâm thị xã Phủ Lý (nay là TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, Việt Nam).
Năm 1947 phi cơ Pháp ném bom xuống xóm đạo Phủ Lý giết hại 11 giáo dân, làm sập nhiều nhà cửa và nhà thờ bị hư hại. Lúc đó, đa số giáo dân phải chạy đi tản cư đến các nơi khác làm ăn. Năm 1954, hòa bình trở lại, phần lớn giáo dân di cư vào Miền Nam lập nghiệp, một số ở lại cố gắng sửa chữa Thánh đường để phục hồi các sinh hoạt tâm linh. Đến thời kỳ chiến tranh Nam - Bắc, một lần nữa năm 1967 nhà thờ lại bị máy bay Mỹ ném bom phá hủy gần như bình địa chỉ còn trơ cây tháp chuông rạn nứt đứng giữa đống gạch vụn. Lúc này, cha Giuse Nguyễn Văn Bàng đang quản nhiệm xứ Phủ Lý phải sơ tán về họ Bình Chính. Trong những năm phục vụ giáo dân miền Phủ Lý – Kim Bảng, cha cố Giuse thường xuyên khuyên dạy chúng con cầu nguyện - hiệp nhất và tiết kiệm để chuẩn bị xây dựng lại nhà thờ. nhiều lần, cha cùng với Ban trùm đi xin lại đất và xin xây dựng lại nhà thờ. Cha thường thao thức trăn trở làm sao để xây dựng lại nhà thờ. Ước muốn của cha chưa trở thành hiện thực nhưng đã được Chúa gọi về vào ngày 29/8/1998. Nỗi niềm thao thức này đã được Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng thường xuyên hỏi thăm và nhắc nhở đến việc xây dựng lại nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu xứ Phủ Lý.
Năm 1999, Toà Tổng Giám mục cử cha Fx. Vũ Đức Văn về làm cha xứ Phủ Lý và tạm trú tại họ đạo Tràng Châu. Trong thời gian 8 năm phục vụ cha đã củng cố tổ chức lại các sinh hoạt của Giáo xứ, xây dựng hiệp nhất trong cộng đoàn. Vào những ngày chuẩn bị về xứ mới nhưng Cha vẫn luôn lo lắng cho công việc chuẩn bị xây dựng nhà thờ: Đó là hạ tháp nhà thờ cũ và dựng tượng đài Đức Mẹ, chuẩn bị cơ sở vật chất để giáo dân Phủ Lý đón Cha xứ mới.
Đầu năm 2007, Bề Trên đã bài sai cha Phêrô Bùi Ngọc Tuấn về đây nhận xứ và lãnh trách nhiệm cùng cộng đoàn tái thiết lại nhà thờ. Giáo xứ có gần 2000 nhân danh, nhưng đa số là lao động chân tay, đánh cá trên sông, một số tiểu công nghiệp và buôn bán nhỏ để kiếm sống qua ngày. Đây là một điểm quan trọng trong sứ vụ truyền giáo và tái truyền giáo của tỉnh Hà Nam – Việt Nam.
Khi mới về nhận xứ, cha xứ mới Phêrô đã tập trung vào việc củng cố các sinh hoạt tâm linh và sự hiệp nhất trong cộng đoàn giáo xứ, dựng ngôi nhà thờ tạm để cử hành thánh lễ và các Bí tích, đồng thờ khẩn trương xúc tiến việc khảo sát và lên phương án xin phép xây dựng nhà thờ mới.
Thể theo nguyện vọng tha thiết của giáo dân xứ Phủ Lý, ngày 15/10/2007 Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt – TGM Giáo Phận Hà Nội đã chấp thuận bằng văn bản số 0710/TGM/QĐ/XD 040 cho phép giáo xứ được xây dựng lại ngôi nhà thờ mới. Sau đó, một thời gian vào ngày 18/2/2008, Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam đã cấp giấy phép số 02/2008/GPXD cho phép giáo xứ xây dựng ngôi nhà thờ tổng diện tích sàn: 2.100 m2, với 2 tầng, chiều cao công trình: 16,99 m2, chiều cao tháp chuông: 32m, chiều dài nhà thờ 51,5 m, chiều rộng 25 m cả hàng lang 02 bên.
Tiếp đó, ngày 22/2/2008, Đức Tổng Giám mục Giuse đã về chủ sự lễ khởi công xây dựng nhà thờ. Công trình đến nay đã đổ được phần nền móng tầng hầm nhà thờ, gác đàn và mái hạ.
Hôm nay, dịp tròn 02 năm nhà thờ Phủ Lý được khởi công xây dựng, giáo xứ Phủ Lý hân hoan vui mừng được Đức cha Phụ tá thay mặt cho Đức Tổng Giám mục Giuse về chủ sự thánh lễ đặt viên đá góc tường để cầu nguyện và xin Chúa chúc phúc cho công trình tái thiết nhà thờ từ khởi sự cho đến hoàn thành.
Mừng 50 năm Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng
Paul Maria
15:01 25/02/2010
TRUNG THÀNH - SÁNG TẠO - HY VỌNG - NĂNG ĐỘNG
ĐÀ NẴNG - Hôm nay, lúc 16 giờ 30 ngày 25/2/2010, tại Nhà thờ Chính Tòa Giáo phận Đà Nẵng, đã long trọng cử hành Thánh lễ Tạ ơn mừng 50 Năm Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng.
Xin xem hình ảnh
Thánh lễ do Đức Cha Stêphano Nguyễn Như Thể, TGM Tổng Giáo phận Huế chủ tế. Cùng đồng tế có các ĐGM Giuse Châu Ngọc Tri, ĐGM Giuse Nguyễn Chí Linh, ĐGM Giuse Đặng Đức Ngân, ĐGM Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Đệ, ĐGM Giuse Võ Đức Minh, ĐGM Mathêô Nguyên Văn Khôi, ĐGM FX Nguyễn Quang Sách, ĐGM Phaolô Tịnh Nguyên Bình Tĩnh, Đức Viện Phụ Dòng Thiên An Huế, các Cha Tổng Đại Diện, Giám Đốc Đại Chủng Viện, cùng hơn 120 Linh Mục trong và ngoài Giáo phận.
Về phía Nhà Dòng, có sự hiện diện đặc biệt của Mẹ Bề Trên Tổng Quyền, Ban Tổng Cố Vấn đến từ Rôma, các Mẹ Bề Trên các Tỉnh Dòng Sài Gòn, Mỹ Tho, và đông đảo Nữ tu Dòng Thánh Phaolô tại Việt Nam.
Thánh lễ cử hành trong Nhà thờ nên rất đông Giáo dân phải đứng tham dự bên ngoài. Tuy vậy, Thánh lễ diễn ra trong bầu khí hân hoan, trang trọng và sốt sắng.
Lời dẫn lễ có đoạn viết: " Năm mươi năm dừng lại như một lòi tri ân. Đây không phải là lễ hội, nhưng là một biến cố, một sự kiện ghi dấu chặng đường của Tỉnh Dòng đã được hình thành và lớn lên trong lịch sử lữ hành, về sự hiện diện cuả Nữ tu Phaolô trên quê hương Việt Nam, và kể từ khi các chị đặt chân lên mảnh đất Đà Nẵng thân thương này năm 1887. Bao trôi nổi, để 16 năm sau, năm 1903, cộng đoàn Thánh Tâm mới được manh nha hình thành, nép mình dưới tháp chuông Nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng. Rồi lớn lên theo thời gian với bao biến cố thăng trầm của đất nước, ghi dấu ấn huyền nhiệm của sự chết và sự sống, để đến ngày 3/2/1960, nhờ ơn Chúa, Tỉnh Dòng Đà Nẵng được thành lập. Một hành trình dài trong tình yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa quan phòng... "
Mở đàu Thánh lễ, ĐTGM Chủ sự đã nhắc nhỡ cộng đồng Phụng vụ: ".. . Hôm nay, chúng ta cùng nhau tạ ơn Chúa vì bao ơn lành Người đổ xuống trên quê hương, trên Giáo Hội Việt Nam. Chúng ta cảm tạ Chúa vì Người đã dùng các chị em Dòng Thánh Phaolô để xây dựng, để đồng hành, để chia sẻ vui buồn cùng Dân Tộc, cùng Giáo Hội Việt Nam suốt 150 năm qua từ ngày các chị đặt bước chân đầu tiên đến Việt Nam này, cách riêng tại Đà Nẵng trong suốt 50 năm qua..."
Trong bài chia sẻ sau Tin Mừng, Đức Cha Giuse Giám Mục Đà Nẵng, đã liên tưởng việc di dân của Apraham vào Đất Hứa thuở xưa với cuộc di cư vĩ đại của đoàn người vào Nam năm 1954. Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng đã làm sống lại Nhà Mẹ ngày ấy tại Hà Nội ngay trên mảnh đất Đà Nẵng này. Thanh luyện trong gian khổ, lớn mạnh trong ơn sủng, Nhà Dòng noi theo vị Thánh bổn mạng, Phaolô, để loan truyền ơn Cứu độ cho muôn dân: " Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng ". Rao giảng Tin Mừng là chấp nhận bao gian lao khốn khó, chấp nhận hy sinh cả mạng sống mình vì Danh Đức Kitô, đó là ơn gọi và là sứ mệnh của chúng ta được Chúa Giêsu giao phó: " Không phải anh em chọn Thầy, nhưng Thầy đã chọn anh em ". Vũ khí, tài lực của chúng ta là đức yêu thương, hạt giống là yêu thương và hoa trái cũng là yêu thương...
Trong bầu khí ấm cúng và cảm động, Mẹ Bề Trên Tỉnh Dòng Đà Nẵng đã dâng lời cảm tạ Chúa, cám ơn Đức TGM, Quý Đức Cha, Quý Cha, Mẹ Bề Trên Tổng Quyền, Tu sĩ Nam Nữ và quan khách xa gần đã đến hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn mừng 50 năm Tỉnh Dòng hôm nay.
Trước khi Đức TGM ban Phép lành, cộng đồng Phụng vụ đã cất cao bài ca TE DEUM bằng tiếng La Linh với tâm tình tri ân cảm mến Thiên chúa. Không khí càng thánh thiêng, càng đầy đặc hân hoan.
Quý Đức Cha, quý Cha và khách mời đã dùng bữa cơm thân mật cùng với Nhà Dòng sau Thánh lễ.
Kết thúc ngày tạ ơn 50 năm Tỉnh Dòng Phaolô Đà Nẵng là chương trình văn nghệ và diễn nguyện do các nữ tu trình diễn trong khuôn viên Nhà dòng.
" Hồng ân Chúa như mưa như mưa, rơi xuống đời con miên man miên man, nâng đỡ tình con trong tay trong tay vòng tay thương mến. Đời có Chúa êm trôi êm trôi, Chúa dắt dìu con luôn luôn không thôi, có Chúa cùng đi con không đơn côi. Oi tình tuyệt vời."
ĐÀ NẴNG - Hôm nay, lúc 16 giờ 30 ngày 25/2/2010, tại Nhà thờ Chính Tòa Giáo phận Đà Nẵng, đã long trọng cử hành Thánh lễ Tạ ơn mừng 50 Năm Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng.
Xin xem hình ảnh
Thánh lễ do Đức Cha Stêphano Nguyễn Như Thể, TGM Tổng Giáo phận Huế chủ tế. Cùng đồng tế có các ĐGM Giuse Châu Ngọc Tri, ĐGM Giuse Nguyễn Chí Linh, ĐGM Giuse Đặng Đức Ngân, ĐGM Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Đệ, ĐGM Giuse Võ Đức Minh, ĐGM Mathêô Nguyên Văn Khôi, ĐGM FX Nguyễn Quang Sách, ĐGM Phaolô Tịnh Nguyên Bình Tĩnh, Đức Viện Phụ Dòng Thiên An Huế, các Cha Tổng Đại Diện, Giám Đốc Đại Chủng Viện, cùng hơn 120 Linh Mục trong và ngoài Giáo phận.
Về phía Nhà Dòng, có sự hiện diện đặc biệt của Mẹ Bề Trên Tổng Quyền, Ban Tổng Cố Vấn đến từ Rôma, các Mẹ Bề Trên các Tỉnh Dòng Sài Gòn, Mỹ Tho, và đông đảo Nữ tu Dòng Thánh Phaolô tại Việt Nam.
Thánh lễ cử hành trong Nhà thờ nên rất đông Giáo dân phải đứng tham dự bên ngoài. Tuy vậy, Thánh lễ diễn ra trong bầu khí hân hoan, trang trọng và sốt sắng.
Lời dẫn lễ có đoạn viết: " Năm mươi năm dừng lại như một lòi tri ân. Đây không phải là lễ hội, nhưng là một biến cố, một sự kiện ghi dấu chặng đường của Tỉnh Dòng đã được hình thành và lớn lên trong lịch sử lữ hành, về sự hiện diện cuả Nữ tu Phaolô trên quê hương Việt Nam, và kể từ khi các chị đặt chân lên mảnh đất Đà Nẵng thân thương này năm 1887. Bao trôi nổi, để 16 năm sau, năm 1903, cộng đoàn Thánh Tâm mới được manh nha hình thành, nép mình dưới tháp chuông Nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng. Rồi lớn lên theo thời gian với bao biến cố thăng trầm của đất nước, ghi dấu ấn huyền nhiệm của sự chết và sự sống, để đến ngày 3/2/1960, nhờ ơn Chúa, Tỉnh Dòng Đà Nẵng được thành lập. Một hành trình dài trong tình yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa quan phòng... "
Mở đàu Thánh lễ, ĐTGM Chủ sự đã nhắc nhỡ cộng đồng Phụng vụ: ".. . Hôm nay, chúng ta cùng nhau tạ ơn Chúa vì bao ơn lành Người đổ xuống trên quê hương, trên Giáo Hội Việt Nam. Chúng ta cảm tạ Chúa vì Người đã dùng các chị em Dòng Thánh Phaolô để xây dựng, để đồng hành, để chia sẻ vui buồn cùng Dân Tộc, cùng Giáo Hội Việt Nam suốt 150 năm qua từ ngày các chị đặt bước chân đầu tiên đến Việt Nam này, cách riêng tại Đà Nẵng trong suốt 50 năm qua..."
Trong bài chia sẻ sau Tin Mừng, Đức Cha Giuse Giám Mục Đà Nẵng, đã liên tưởng việc di dân của Apraham vào Đất Hứa thuở xưa với cuộc di cư vĩ đại của đoàn người vào Nam năm 1954. Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng đã làm sống lại Nhà Mẹ ngày ấy tại Hà Nội ngay trên mảnh đất Đà Nẵng này. Thanh luyện trong gian khổ, lớn mạnh trong ơn sủng, Nhà Dòng noi theo vị Thánh bổn mạng, Phaolô, để loan truyền ơn Cứu độ cho muôn dân: " Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng ". Rao giảng Tin Mừng là chấp nhận bao gian lao khốn khó, chấp nhận hy sinh cả mạng sống mình vì Danh Đức Kitô, đó là ơn gọi và là sứ mệnh của chúng ta được Chúa Giêsu giao phó: " Không phải anh em chọn Thầy, nhưng Thầy đã chọn anh em ". Vũ khí, tài lực của chúng ta là đức yêu thương, hạt giống là yêu thương và hoa trái cũng là yêu thương...
Trong bầu khí ấm cúng và cảm động, Mẹ Bề Trên Tỉnh Dòng Đà Nẵng đã dâng lời cảm tạ Chúa, cám ơn Đức TGM, Quý Đức Cha, Quý Cha, Mẹ Bề Trên Tổng Quyền, Tu sĩ Nam Nữ và quan khách xa gần đã đến hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn mừng 50 năm Tỉnh Dòng hôm nay.
Trước khi Đức TGM ban Phép lành, cộng đồng Phụng vụ đã cất cao bài ca TE DEUM bằng tiếng La Linh với tâm tình tri ân cảm mến Thiên chúa. Không khí càng thánh thiêng, càng đầy đặc hân hoan.
Quý Đức Cha, quý Cha và khách mời đã dùng bữa cơm thân mật cùng với Nhà Dòng sau Thánh lễ.
Kết thúc ngày tạ ơn 50 năm Tỉnh Dòng Phaolô Đà Nẵng là chương trình văn nghệ và diễn nguyện do các nữ tu trình diễn trong khuôn viên Nhà dòng.
" Hồng ân Chúa như mưa như mưa, rơi xuống đời con miên man miên man, nâng đỡ tình con trong tay trong tay vòng tay thương mến. Đời có Chúa êm trôi êm trôi, Chúa dắt dìu con luôn luôn không thôi, có Chúa cùng đi con không đơn côi. Oi tình tuyệt vời."
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhạy cảm và bức xúc?
lykhách
14:04 25/02/2010
Nhạy cảm là gì?
Nhạy cảm là những điều vô luân bất lý
Cần nên nói – nhưng người ta tránh đi
Vì lo sợ đụng đến chuyện…chính trị
Kẻ tránh nói, người tránh làm, thậm chí tránh nghĩ suy
Sợ đụng đến đảng dành độc quyền có lý
Tuy chẳng cấm được con người suy nghĩ
Nhưng đảng bỏ tù ngay cả tiếng thầm thì
Người ta im lặng, rồi dần quen đi
Rồi quên đi đâu là giá trị
Khác giữa con người với bầy khỉ!
Khi thiên thần đối thoại với ác quỉ
Cánh trắng và đuôi dài ắt sẽ dấu đi
Cất cánh trắng thiên thần vơi giá trị
Dấu đuôi dài ác quỉ trông nhu mì
Gác chuyện nhạy cảm để nói lời tình cảm
Chuyện từ tâm, chuyện bác ái, chuyện trà đàm…
Cả tỉ chuyện… nhưng tránh đi chi…nhạy cảm!
Ngần ấy chuyện, điều gì cũng vô can
Một cách vô cảm!
Nhạy cảm là những nỗi niềm vô cùng bức xúc
Người ngậm im, tự biệt giam trong tăm tối lương tâm
Người nói ra thì bị đấu tố tống vào lao ngục lớn hơn
Cái sĩ khí khác nhau ở cách chọn
Nhạy cảm câm nín cô đơn, vô cảm đồng bọn
Đảo lộn tung hê thời đạo lý suy mòn!
Thế nhạy cảm là những gì mà người tránh nói?
Là chuyện Trường Sa thoi thóp, Hoàng Sa mất rồi?
Là chuyện Bô-xít để Tàu lên cao nguyên khai quặng cài người?
Là chuyện đảng đã cho ngoại bang thuê đất rừng biên giới?
Rồi mai sau đất nước mất xem như chuyện đã rồi?!
Là chuyện thiếu nữ Việt Nam bán mình xứ xa qua loa hỏi cưới
Là chuyện thanh niên nước nhà hàng loạt đem đi xuất khẩu hàng…sức người
Là chuyện tham nhũng hằng ngày của đầy tớ đảng chiếu trên, chính quyền chiếu dưới
Vắt đến tận cùng những “ông chủ” nông nô, những công nhân rách rưới
Những trận đòn thù trên sư sãi, ni cô, thầy tu, giáo dân chỉ biết thảm thiết kêu trời?
Hay chuyện quốc phá gia vong thời nay chẳng còn đáng nói
Chuyện hiệu trưởng mua trinh học sinh rồi chuyền cho cán bộ ăn chơi
Đảng chắc có quá nhiều công, nên đảng viên được đoái công giảm tội
Quốc nhục tuy nhiều nhưng chia nhỏ đều cho tám mươi triệu con người?
Chẳng ai chịu nhận, nên quốc nhục tụ về một nơi
Treo lơ lửng trên những thế hệ đã qua, thế hệ sắp tới
Chờ đợi!
Réo gọi lương tâm con người!
Gió bão sẽ về vô cùng dữ dội
Nếu qua bao tháng ngày dài chẳng một trận mưa rơi!
Chưa tận nhân lực, chưa dám sống vì người
Làm sao biết ý trời, làm sao mà kêu gọi? than ôi!
Báo chí độc thoại, độc đàn tránh nêu những điều đáng nói
Cây viết bẻ cong những khốn khổ thành hồ hởi
Cả trí thức mất lối cũng dần dà đâm ra mê muội
Bám víu vào thời hoành tráng khi bác còn sinh thời!
Than ôi!
Đảng hết thời, nên phải tô xác bác
Đậm muôn màu huyền thoại Các-Mác
Lại vẽ vời bác ra con người khác
Để an dân, vì phải nuôi lắm đảng viên chất lượng…sọt rác!
Ôi chao! bác thành thần thánh rồi
Có nơi nâng tượng bác bên Đức-Phật ngồi
Phải chi mà hình tượng biết đi biết nói
Thì chắc sẽ nam-mô…bần tăng xin rút lui!
Ngồi sao yên được bên cạnh bác
Chánh - Tà hai cái chẳng ở chung
Một bên sự thiện - một bên gian ác
Chẳng phân minh, nên vận nước mãi mịt mùng!
Đảng phát động chiến dịch học tập gương bác
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư
Ôi dào! đem đảng soi gương thấy ra hơi khác
Cóc cần, cóc kiệm, cóc liêm, cóc chính, cóc chí công, chỉ…nhậu vô tư!
Mà chả hiểu bác có chi cho dân ta học tập?
Đạo đức ấy à? thứ đạo đức khuất lấp
Bác có vợ hờ con rơi, nhưng đảng bác dấu tất
Để vẽ vời một hình ảnh cha già dân tộc
Không có gì… đời chỉ vì nước, vì dân tất tần tật!
Rồi thời cải cách ruộng đất
Bác chờ giết nhầm hàng vạn dân, xong rồi bác…khóc!
Bởi vì bác…bức xúc!
Cho rằng bác có trái tim vô cùng nhạy cảm, thế mới bực!
Thôi cứ cho là bác có công đi
Hy sinh vài triệu dân đen - chuyện nhỏ - đâu có gì
bởi bác đánh Pháp – xong rồi đánh qua Mỹ-Ngụy
Đánh văng hết rồi, đảng đăng cai ngự trị
Tham nhũng, tăm tối, bạo tàn ló hiện đỏ đuôi quỉ!
Bác bảo cán bộ là đầy tớ của nhân dân
Đầy tớ có súng khiến chủ sống phập phồng
Tài nguyên, của cải, đất đai, đầy tớ giữ trọn phần
Ngay cả miệng mồm cũng cấm chủ nói năng!
Người ta bảo bác là nhà tư tưởng
Xưa nay cứ nhìn quả thì biết cây
Con cháu bác ít nhiều cũng ảnh hưởng
Nên ăn gian nói dối chẳng chịu thay!
Rõ! bác nào, đảng ấy! đảng giờ ra sao, bác xưa ắt vậy!
Ăn đến thế mà còn bảo chẳng biết ăn gì?
Ông phó thủ tướng lại than chả biết mua chi!
Cái chi cũng độc, nhãn mác chẳng ghi
Mua quan bán tước, ăn hối lộ an toàn, quả thật hết ý!
Bức xúc là gì?
Bức xúc có phải là những điều duy ý chí
Hay là thổn thức của trái tim trước điều phi lý
Cho lương tâm con người còn biết đâu là chân giá trị
Biết rõ thế, nhưng lại là điều nhạy cảm thành ra cứ im đi!
Thấp cổ, chẳng hèn thì phải nói
Kẻ sang, sáng mắt chết khiếp câm
Quân tử thất thời chính sợ tội
Tiểu nhân được thế tà quyền cầm!
Ôi! có lắm những bức xúc vô cùng nhạy cảm
Những nhạy cảm đầy bức xúc cùng khắp Việt-Nam!
Điều nhạy cảm càng tăng bội phần thê thảm
Khi bức xúc ngồi nhìn, nín lặng mà tâm cam!
Nhạy cảm là những điều vô luân bất lý
Cần nên nói – nhưng người ta tránh đi
Vì lo sợ đụng đến chuyện…chính trị
Kẻ tránh nói, người tránh làm, thậm chí tránh nghĩ suy
Sợ đụng đến đảng dành độc quyền có lý
Tuy chẳng cấm được con người suy nghĩ
Nhưng đảng bỏ tù ngay cả tiếng thầm thì
Người ta im lặng, rồi dần quen đi
Rồi quên đi đâu là giá trị
Khác giữa con người với bầy khỉ!
Khi thiên thần đối thoại với ác quỉ
Cánh trắng và đuôi dài ắt sẽ dấu đi
Cất cánh trắng thiên thần vơi giá trị
Dấu đuôi dài ác quỉ trông nhu mì
Gác chuyện nhạy cảm để nói lời tình cảm
Chuyện từ tâm, chuyện bác ái, chuyện trà đàm…
Cả tỉ chuyện… nhưng tránh đi chi…nhạy cảm!
Ngần ấy chuyện, điều gì cũng vô can
Một cách vô cảm!
Nhạy cảm là những nỗi niềm vô cùng bức xúc
Người ngậm im, tự biệt giam trong tăm tối lương tâm
Người nói ra thì bị đấu tố tống vào lao ngục lớn hơn
Cái sĩ khí khác nhau ở cách chọn
Nhạy cảm câm nín cô đơn, vô cảm đồng bọn
Đảo lộn tung hê thời đạo lý suy mòn!
Thế nhạy cảm là những gì mà người tránh nói?
Là chuyện Trường Sa thoi thóp, Hoàng Sa mất rồi?
Là chuyện Bô-xít để Tàu lên cao nguyên khai quặng cài người?
Là chuyện đảng đã cho ngoại bang thuê đất rừng biên giới?
Rồi mai sau đất nước mất xem như chuyện đã rồi?!
Là chuyện thiếu nữ Việt Nam bán mình xứ xa qua loa hỏi cưới
Là chuyện thanh niên nước nhà hàng loạt đem đi xuất khẩu hàng…sức người
Là chuyện tham nhũng hằng ngày của đầy tớ đảng chiếu trên, chính quyền chiếu dưới
Vắt đến tận cùng những “ông chủ” nông nô, những công nhân rách rưới
Những trận đòn thù trên sư sãi, ni cô, thầy tu, giáo dân chỉ biết thảm thiết kêu trời?
Hay chuyện quốc phá gia vong thời nay chẳng còn đáng nói
Chuyện hiệu trưởng mua trinh học sinh rồi chuyền cho cán bộ ăn chơi
Đảng chắc có quá nhiều công, nên đảng viên được đoái công giảm tội
Quốc nhục tuy nhiều nhưng chia nhỏ đều cho tám mươi triệu con người?
Chẳng ai chịu nhận, nên quốc nhục tụ về một nơi
Treo lơ lửng trên những thế hệ đã qua, thế hệ sắp tới
Chờ đợi!
Réo gọi lương tâm con người!
Gió bão sẽ về vô cùng dữ dội
Nếu qua bao tháng ngày dài chẳng một trận mưa rơi!
Chưa tận nhân lực, chưa dám sống vì người
Làm sao biết ý trời, làm sao mà kêu gọi? than ôi!
Báo chí độc thoại, độc đàn tránh nêu những điều đáng nói
Cây viết bẻ cong những khốn khổ thành hồ hởi
Cả trí thức mất lối cũng dần dà đâm ra mê muội
Bám víu vào thời hoành tráng khi bác còn sinh thời!
Than ôi!
Đảng hết thời, nên phải tô xác bác
Đậm muôn màu huyền thoại Các-Mác
Lại vẽ vời bác ra con người khác
Để an dân, vì phải nuôi lắm đảng viên chất lượng…sọt rác!
Ôi chao! bác thành thần thánh rồi
Có nơi nâng tượng bác bên Đức-Phật ngồi
Phải chi mà hình tượng biết đi biết nói
Thì chắc sẽ nam-mô…bần tăng xin rút lui!
Ngồi sao yên được bên cạnh bác
Chánh - Tà hai cái chẳng ở chung
Một bên sự thiện - một bên gian ác
Chẳng phân minh, nên vận nước mãi mịt mùng!
Đảng phát động chiến dịch học tập gương bác
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư
Ôi dào! đem đảng soi gương thấy ra hơi khác
Cóc cần, cóc kiệm, cóc liêm, cóc chính, cóc chí công, chỉ…nhậu vô tư!
Mà chả hiểu bác có chi cho dân ta học tập?
Đạo đức ấy à? thứ đạo đức khuất lấp
Bác có vợ hờ con rơi, nhưng đảng bác dấu tất
Để vẽ vời một hình ảnh cha già dân tộc
Không có gì… đời chỉ vì nước, vì dân tất tần tật!
Rồi thời cải cách ruộng đất
Bác chờ giết nhầm hàng vạn dân, xong rồi bác…khóc!
Bởi vì bác…bức xúc!
Cho rằng bác có trái tim vô cùng nhạy cảm, thế mới bực!
Thôi cứ cho là bác có công đi
Hy sinh vài triệu dân đen - chuyện nhỏ - đâu có gì
bởi bác đánh Pháp – xong rồi đánh qua Mỹ-Ngụy
Đánh văng hết rồi, đảng đăng cai ngự trị
Tham nhũng, tăm tối, bạo tàn ló hiện đỏ đuôi quỉ!
Bác bảo cán bộ là đầy tớ của nhân dân
Đầy tớ có súng khiến chủ sống phập phồng
Tài nguyên, của cải, đất đai, đầy tớ giữ trọn phần
Ngay cả miệng mồm cũng cấm chủ nói năng!
Người ta bảo bác là nhà tư tưởng
Xưa nay cứ nhìn quả thì biết cây
Con cháu bác ít nhiều cũng ảnh hưởng
Nên ăn gian nói dối chẳng chịu thay!
Rõ! bác nào, đảng ấy! đảng giờ ra sao, bác xưa ắt vậy!
Ăn đến thế mà còn bảo chẳng biết ăn gì?
Ông phó thủ tướng lại than chả biết mua chi!
Cái chi cũng độc, nhãn mác chẳng ghi
Mua quan bán tước, ăn hối lộ an toàn, quả thật hết ý!
Bức xúc là gì?
Bức xúc có phải là những điều duy ý chí
Hay là thổn thức của trái tim trước điều phi lý
Cho lương tâm con người còn biết đâu là chân giá trị
Biết rõ thế, nhưng lại là điều nhạy cảm thành ra cứ im đi!
Thấp cổ, chẳng hèn thì phải nói
Kẻ sang, sáng mắt chết khiếp câm
Quân tử thất thời chính sợ tội
Tiểu nhân được thế tà quyền cầm!
Ôi! có lắm những bức xúc vô cùng nhạy cảm
Những nhạy cảm đầy bức xúc cùng khắp Việt-Nam!
Điều nhạy cảm càng tăng bội phần thê thảm
Khi bức xúc ngồi nhìn, nín lặng mà tâm cam!
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tìm chìa khóa thiên đàng
Thanh Thanh
12:16 25/02/2010
9àngCó một ông vua rất giàu sang và quyền thế, sau khi đã chinh phục các quốc gia láng giềng và những gì vua ưa thích, vua còn muốn tìm kiếm một kho tàng quý hơn nữa là chìa khóa mở cửa Thiên đàng, nhưng không một ai có thể làm thỏa mãn lòng vua được.
Vua sai các quan tướng đi kiếm khắp nơi trong nước, từ trên núi cao xuống tận đáy biển, trong rừng sâu tới chốn bùn lầy nhưng cũng chỉ tốn của uổng công. Sau cùng chính vua quyết định đích thân đi tìm chìa khóa cổng Thiên đàng.
Một hôm, nhà vua cỡi ngựa đến trước một bức tường cao có tháp canh, cổng sắt rất kiên cố, trước cổng cao có thiên thần canh gác rất kỹ, nhà vua tiến lại gần thân thưa: Tôi sẽ không được bình an trong tâm hồn cho đến khi tìm được chìa khoá mở cửa Thiên đàng.
Thiên thần cười đáp: Thật ra trên trần gian này có hàng trăm hàng ngàn thứ chìa khóa mở cửa Thiên đàng được. Các chìa khóa ở ngay dưới chân vua, người ta dẫm lên chúng, nhà vua có thể tìm được chìa khóa mở cửa Thiên đàng nếu nhà vua bền tâm chịu khó tìm kiếm.
Từ ngày đó, nhà vua xuống ngựa bách bộ lang thang đó đây. Năm tháng trôi qua, mặc dầu nhà vua đã mệt mỏi tìm kiếm khắp nơi trên trái đất nhưng vẫn không tìm thấy.
Một ngày kia, đang lúc đi dạo trong rừng, nhà vua vấp ngã vào một gốc cây nhỏ bé gần như sắp tàn héo bên vệ đường. Vì mắt đã già, sức yếu nên nhà vua cũng cảm thấy tự nhiên thích quan tâm đến những vật nhỏ bé, nhà vua nhổ cây nhỏ sắp chết đem về hoàng cung rồi tự tay chăm bón phân đất cho cây, tưới nước hằng ngày.
Các quan cận thần trong hoàng cung thấy vậy liền nói với nhà vua: Tâu Chúa thượng, sao Chúa thượng lại phải bận tâm đến một cây bé nhỏ héo tàn như vậy? Chắc gì nó sống lại được, và nếu nó có sống được thì với tuổi tác trên vai, làm sao hoàng thượng còn hy vọng nghỉ dưới bóng cây của nó hoặc hưởng dùng hoa trái của nó được.
Nhà vua thản nhiên trả lời: Một ngày nào đó, tuy ta không còn sống nữa, nhưng sẽ có người khác đến ngồi dưới bóng cây và họ sẽ sung sướng được thưởng thức hoa trái của nó; điều đó đủ để ta cảm thấy vui sướng ngay từ lúc này rồi. Vừa nói xong, nhà vua đưa chân bước đi thì kìa một chìa khóa từ dưới đất mọc lên như một cái nấm.
Chìa khóa làm bằng một thứ kim loại rất lạ đủ màu, xanh đỏ thêm sắc vàng.
[Sưu tầm]
Có người quan niệm về thiên đàng cũng giống như thành đạt trong cuộc sống. Vì thế mình phải cố làm được những việc lớn lao hay những công trình vĩ đại, hoặc phải có được vợ đẹp con khôn, nhà cao cửa rộng, tiền bạc thật nhiều. Và chìa khoá của họ là lao vào sự nghiệp này như một con thiêu thân, bằng bất cứ cách nào, miễn là có được, đôi khi bằng cả các phương thế xấu nữa.
Có những người luôn sống cho tương lai mà bỏ quên hiện tại. Nên họ chẳng bao giờ hài lòng với cuộc sống. Đời họ luôn khắc khoải lo âu tìm kiếm, dù đời họ đã là thiên đàng.
Có những người coi hiện tại là bàn đạp, tha nhân là đòn bẩy, giúp mình đạt tới sự sự hoàn thiện.
Có những người coi mọi sự thế gian này là vô nghĩa, không giá trị, đáng coi thường, nên dễ đi tìm một thế giới khác. Và họ hy vọng rằng thế giới ấy mới mang lại hạnh phúc.
Thiên đàng chính là hạnh phúc. Vì vậy bất cứ lúc nào trong đời ta sống cho ra sống, sống có ý nghĩa và giá trị thì niềm vui lại có, và lúc đó là thiên đàng. Dù không vĩnh cửu.
Nếu hiểu như vậy thì, ngày sống của ta có quá nhiều chìa khoá mở vào thiên đàng bình yên.
Khởi đầu, Chúa ban cho ta chìa khoá để mở vào con đường đến thiên đàng là Bí tích Rửa tội. Trên con đường đi, Ngài lại ban thêm sức mạnh và nghị lực là Thêm Sức, Mình Thánh Chúa, Xức Dầu, Hôn nhân hay Chức thánh. Và nếu có đi lạc đường thì đã có bí tích Hoà giải.
Những chìa khoá này, cùng với vũ trụ và tha nhân, ta mở các cửa tương quan với thiên nhiên, với đồng loại, với chính mình và với Thiên Chúa.
Cuộc đời có Chúa, có anh em, tất cả là một gia đình, vũ trụ thì gần gũi, thiên nhiên tô đẹp cho cuộc sống thì chẳng phải là thiên đàng sao.
Vua sai các quan tướng đi kiếm khắp nơi trong nước, từ trên núi cao xuống tận đáy biển, trong rừng sâu tới chốn bùn lầy nhưng cũng chỉ tốn của uổng công. Sau cùng chính vua quyết định đích thân đi tìm chìa khóa cổng Thiên đàng.
Một hôm, nhà vua cỡi ngựa đến trước một bức tường cao có tháp canh, cổng sắt rất kiên cố, trước cổng cao có thiên thần canh gác rất kỹ, nhà vua tiến lại gần thân thưa: Tôi sẽ không được bình an trong tâm hồn cho đến khi tìm được chìa khoá mở cửa Thiên đàng.
Thiên thần cười đáp: Thật ra trên trần gian này có hàng trăm hàng ngàn thứ chìa khóa mở cửa Thiên đàng được. Các chìa khóa ở ngay dưới chân vua, người ta dẫm lên chúng, nhà vua có thể tìm được chìa khóa mở cửa Thiên đàng nếu nhà vua bền tâm chịu khó tìm kiếm.
Từ ngày đó, nhà vua xuống ngựa bách bộ lang thang đó đây. Năm tháng trôi qua, mặc dầu nhà vua đã mệt mỏi tìm kiếm khắp nơi trên trái đất nhưng vẫn không tìm thấy.
Một ngày kia, đang lúc đi dạo trong rừng, nhà vua vấp ngã vào một gốc cây nhỏ bé gần như sắp tàn héo bên vệ đường. Vì mắt đã già, sức yếu nên nhà vua cũng cảm thấy tự nhiên thích quan tâm đến những vật nhỏ bé, nhà vua nhổ cây nhỏ sắp chết đem về hoàng cung rồi tự tay chăm bón phân đất cho cây, tưới nước hằng ngày.
Các quan cận thần trong hoàng cung thấy vậy liền nói với nhà vua: Tâu Chúa thượng, sao Chúa thượng lại phải bận tâm đến một cây bé nhỏ héo tàn như vậy? Chắc gì nó sống lại được, và nếu nó có sống được thì với tuổi tác trên vai, làm sao hoàng thượng còn hy vọng nghỉ dưới bóng cây của nó hoặc hưởng dùng hoa trái của nó được.
Nhà vua thản nhiên trả lời: Một ngày nào đó, tuy ta không còn sống nữa, nhưng sẽ có người khác đến ngồi dưới bóng cây và họ sẽ sung sướng được thưởng thức hoa trái của nó; điều đó đủ để ta cảm thấy vui sướng ngay từ lúc này rồi. Vừa nói xong, nhà vua đưa chân bước đi thì kìa một chìa khóa từ dưới đất mọc lên như một cái nấm.
Chìa khóa làm bằng một thứ kim loại rất lạ đủ màu, xanh đỏ thêm sắc vàng.
[Sưu tầm]
Có người quan niệm về thiên đàng cũng giống như thành đạt trong cuộc sống. Vì thế mình phải cố làm được những việc lớn lao hay những công trình vĩ đại, hoặc phải có được vợ đẹp con khôn, nhà cao cửa rộng, tiền bạc thật nhiều. Và chìa khoá của họ là lao vào sự nghiệp này như một con thiêu thân, bằng bất cứ cách nào, miễn là có được, đôi khi bằng cả các phương thế xấu nữa.
Có những người luôn sống cho tương lai mà bỏ quên hiện tại. Nên họ chẳng bao giờ hài lòng với cuộc sống. Đời họ luôn khắc khoải lo âu tìm kiếm, dù đời họ đã là thiên đàng.
Có những người coi hiện tại là bàn đạp, tha nhân là đòn bẩy, giúp mình đạt tới sự sự hoàn thiện.
Có những người coi mọi sự thế gian này là vô nghĩa, không giá trị, đáng coi thường, nên dễ đi tìm một thế giới khác. Và họ hy vọng rằng thế giới ấy mới mang lại hạnh phúc.
Thiên đàng chính là hạnh phúc. Vì vậy bất cứ lúc nào trong đời ta sống cho ra sống, sống có ý nghĩa và giá trị thì niềm vui lại có, và lúc đó là thiên đàng. Dù không vĩnh cửu.
Nếu hiểu như vậy thì, ngày sống của ta có quá nhiều chìa khoá mở vào thiên đàng bình yên.
Khởi đầu, Chúa ban cho ta chìa khoá để mở vào con đường đến thiên đàng là Bí tích Rửa tội. Trên con đường đi, Ngài lại ban thêm sức mạnh và nghị lực là Thêm Sức, Mình Thánh Chúa, Xức Dầu, Hôn nhân hay Chức thánh. Và nếu có đi lạc đường thì đã có bí tích Hoà giải.
Những chìa khoá này, cùng với vũ trụ và tha nhân, ta mở các cửa tương quan với thiên nhiên, với đồng loại, với chính mình và với Thiên Chúa.
Cuộc đời có Chúa, có anh em, tất cả là một gia đình, vũ trụ thì gần gũi, thiên nhiên tô đẹp cho cuộc sống thì chẳng phải là thiên đàng sao.
Lịch sử truyền giáo VN: Thành lập và tổ chức 17 Giáo Phận Tông Tòa, từ 1659 đến 1959
Trần Văn Cảnh
20:24 25/02/2010
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 10)
Thành lập và tổ chức 17 Giáo Phận Tông Tòa, từ 1659 đến 1959
Trong chỉ thị Super cathedram, ban hành ngày 09.09.1659, đặt để hai Đức Cha Pallu và Lambert làm giám mục tông tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong, Đức Thánh Cha Alexandre VII đã đặc biệt tin tưởng các ngài và đã ban cho các ngài nhiều quyền hạn. Không kể việc « Ta tạo dựng ngài, đặt để ngài và đề cử ngài, làm Đại Diện Tông Tòa trong nước Đàng Ngoài nói trên, với quyền cai quản các tỉnh mà Ta đã nêu lên ở trên », Đức Thánh Cha còn ban hai quyền quản trị khác, nhưng cũng là những sứ mệnh cam go:
Một là « Ta ban cho ngài chức năng được nới rộng địa hạt cai quản ra các tỉnh khác, gần với tông tòa của ngài, trong trường hợp mà một trong những Hiền Huynh đáng kính khác của ngài sẽ có thể tử vong hay khiếm khuyết »;
Hai là « Ta còn cho phép ngài được quyền phân chia cho một giám mục khác, nếu ngài thấy rằng đó là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu tinh thần của các giáo dân, hầu để họ khỏi bị không có Mục Tử ». Cụ thể Đức Thánh Cha cho phép các ngài tạo dựng các giám mục mới và các địa phận mới.
Trong 300 năm Tông Tòa, từ 1659 đến 1960, trải dài qua 4 thế kỷ XVII, XVIII, XIX và XX, bao nhiêu giáo phận mới đã được thành lập ? Lịch sử đã cho ta câu trả lời rất rõ ràng: từ 1659 đến 1959, 17 giáo phận đã được thành lập.
A. Trong 2 thế kỷ XVII & XVIII, ba giáo phận đã được thành lập.
1. 1659, Giáo phận Đàng Trong (Qui Nhơn). Được thiết lập cùng ngày với giáo phận Đàng Ngoài, ngày 09.09.1659. Lúc đó, giáo phận có khoảng 20.000 giáo dân. Năm 1664, khi cha chính Louis Chevreuil đến Hội An, không kể Đức Cha Lambert, giám quản địa phận, còn kẹt ở Xiêm, trên địa phận chỉ có 3 cha dòng Tên, cha Domenico Fuciti tại triều đình Thuận Hóa, cha Pedro ở Hải Phố và cha F. Ignace Baudet ở Cửa Hàn. Tại Ayuthia, Đức cha Lambert phong chức cho 2 linh mục đầu tiên của địa phận và cũng là 2 linh mục việt nam đầu tiên là cha Giuse Trang và Luca Bền. Năm 1671 đức cha đi kinh lý địa phận, lập tu viện Mến Thánh Giá tại An Chỉ, Quảng Ngãi và họp công đồng Đàng trong ở Hải Phố. Bốn năm sau, vào năm 1675, đức cha lại đi kinh lý địa phận lần hai. Ngài mang theo và để lại làm việc trong giáo phận 3 linh mục: cha Bénigne Vachet tại Thuận Hóa, cha Jean de Courtaulin ở Quảng Ngãi và cha Gabriel Bouchard tại Nam Trung Việt. Năm 1844, Đức Cha Etienne-Théodore Cuénot Thể, giám mục thứ 10 của địa phận xin Tòa Thánh phân chia địa phận. Đức Giáo Hoàng Gregorius XVI chia Giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) và Tây Đàng Trong (Sài gòn). Giáo phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) gồm các tỉnh miền Trung và do Đức Cha Thể coi sóc.
Năm 1960, giáo phận Qui Nhơn được Tòa Thánh nâng lên hàng chính tòa và tiếp tục trao quyền cai quản cho Đức Cha Phêrô Phạm Ngọc Chi, đã bắt đầu từ 1957.
2. 1659, Giáo phận Đàng Ngoài (Hà Nội). Được thành lập ngày 09.09.1659, giáo phận lúc đó có khoảng 80 000 giáo dân. Theo Bentô Thiện, viết trong « Lịch sử nước Anam » (năm 1659), thì lúc đó các giáo dân qui tụ quanh 340 nhà thờ rải rác trên 6 xứ: “Nghệ an Xứ những nhà thánh thờ đức Chúa trời được bẩy mươi lăm nhà thánh. Sơn nam Xứ được một trăm tám mươi ba nhà thánh. Hải dương Xứ được ba mươi bẩy nhà thánh. Kinh bắc Xứ được mười lăm nhà thánh. Thanh hoá xứ được hai mươi nhà Thánh. Sơn tây xứ được mười nhà thánh”. (Trích trong Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ, Sài Gòn: Đường mới, 1972, tr. 129).
Vào năm 1666, không kể Đức cha Pallu, đại diện tông tòa địa phận, còn kẹt ở Xiêm, trên địa phận chỉ có 2 linh mục: cha chính François Deydier Phan, thừa sai hải ngoại Paris và cha Bernard, dòng capucin. Hai năm sau, 1668, hai tân linh mục việt nam đầu tiên của địa phận đã được phong chức: cha Gioan HUỆ và cha Bênêditô HIỀN.
Năm 1669, Ðức Cha Lambert de la Motte, đại diện tông tòa Đàng Trong, giám quản tông tòa Đàng Ngoài, thay mặt đức cha Pallu đang ở Roma, đi kinh lý Địa phận Đàng Ngoài. Tháng giêng năm 1670, Ngài phong chức cho 7 tân linh mục việt nam. Đó là các cha: Mactinô MÁT, Giacôbê CHIÊU, Philiphê NHÂN, Antôn QUẾ, Simon KIÊN, Lêôn TRỤ và Vitô TRI. Ngày 14 tháng 02 năm 1670, Ðức cha Lambert đã mở công Ðồng Phố Hiến, với sự tham dự của 12 linh mục. Rồi ngày thứ tư lễ tro, 19.02.1670, Ðức cha nhận lời khấn của 2 nữ tu Mến Thánh Giá đầu tiên. Ðó là chị Agnès và chị Phaolô tại Phố Hiến, trên một chiếc thuyền neo tại sông Hồng, đối diện với làng Bái Vàng. Hai tu viện Mến Thánh Giá đầu tiên đã được thành lập ở xứ Ðàng Ngoài, một ở Kiên Lao, tỉnh Nam Ðịnh, nay thuộc địa phận Bùi Chu, một ở Bái Vàng, tỉnh Hà Nam, nay thuộc địa phận Hà Nội.
Năm 1678, Ðức Cha Pallu từ Thái Lan về Roma, đề nghị tấn phong giám mục cho 6 linh mục trong số các linh mục tiên khởi. Tiếc rằng đề nghị này đã bị Tòa Thánh bác bỏ. Năm 1679, địa phận Đàng Ngoài có 200.000 giáo dân, nhiều thầy giảng và nữ tu mến thánh giá, 18 linh mục, gồm 11 việt nam, 2 cha thừa sai là François Deydier Phan và Jacques de Bourges Gia, 3 cha Daminh và 2 cha dòng Tên. Năm sau, 1679, Đức cha Pallu được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Phúc Kiến (Trung Hoa). Ngày 10/06/1683 ngài lên đường nhận niệm sở, tới nơi ngày 27/01/1684 và 9 tháng sau, ngày chúa nhật 29.10.1684 Đức Cha qua đời, thọ 58 tuổi.
Trước sự phát triển mau chóng về số lượng giáo dân như vậy, từ 80.000, năm 1659, lên đến 200.000, năm 1679, Đức Giáo Hoàng Innocentê XI chia giáo phận Đàng Ngoài làm hai: Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng Ngoài, lấy sông Hồng và sông Lô làm ranh giới. Giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) được trao cho Đức cha Jacques de Bourges Gia, Thừa sai Hải ngoại Paris, coi sóc. Năm 1753, giáo phận có 131.727 giáo dân, rải rắc trong các địa hạt sau đây: Bố chính với 10.000 giáo dân, Nghệ An với 42.500 giáo dân, Thanh Hóa với 24.039 giáo dân, Tây Nam (Trấn Sơn Nam) với 45.188 giáo dân, Miền Tây (Trấn Sơn Tây) với 7.000 giáo dân, Kẻ chợ với 3000 giáo dân.
Năm 1950: Ðức Cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê được tấn phong Giám Mục, và đảm nhận địa phận Hà Nội.
3. 1679, Giáo phận Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng). Tân giáo phận được trao cho Cha chính François Deydier Phan, Thừa sai Hải ngoại Paris, được đặt làm giám mục tiên khởi. Lúc đó toà giám mục thường ở Phố Hiến (tên một cảng nằm trên tả ngạn sông Hồng, do Nhà Lê mở vào cuối thế kỷ, phía Nam thị xã Hưng Yên ngày nay). Sau đời Đức cha Deydier, toà giám mục thường đặt ở vùng Bùi Chu, đôi khi ở Kẻ Sặt, Hải Dương. Theo báo cáo của các cha dòng Tên gửi Đức cha J. de Bourges những nơi các ngài coi sóc (hiện nay nằm trong các giáo phận Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Hoá) năm 1668-1707, có số giáo dân như sau: Đông và An Quảng 3.016; Bắc (Kẻ Noi) 990; Đoài 6.250.
Năm 1693, Ðức Cha Deydier mất, Ðức Cha De Bourges phải cai quản hai giáo phận. Vì tình trạng thiếu hụt Thừa Sai, nên Ðức Cha De Bourges đã nhượng địa phận Ðông Đàng Ngoài cho Dòng Ða Minh, trụ sở tại Manila (Phi Luật Tân). Năm 1698, cha Lezoli Cao, Đa Minh, được sắc Tòa Thánh phong làm giám mục đại diện tông tòa, kế vị đức cha Deydier, cai quản địa phận. Ngài được tấn phong tại Kẻ Sặt ngày 02.02.1702, do đức cha Belot, giám mục phó địa phận Tây Đàng Ngoài chủ phong. Nhưng vì làm việc quá sức, ẩn trốn cực khổ, ngài lâm bệnh nặng và mất ngày 18.01.1707. Cha chính Juan de Santa Ceuz Thập được đề cử nắm quyền đại diện tông tòa, rồi được sắc chỉ Tòa Thánh đề ngày 03.04.1716 cử làm giám mục và cử cha Sextri làm giám mục phó. Vào năm 1719, lúc hai đức cha được tấn phong giám mục, giáo phận Đông Đàng Ngoài có tất cả 2 giám mục, 7 linh mục Daminh và khoảng trên 60.000 giáo dân.
Năm 1953, Tòa Thánh chọn Ðức Cha Giuse Trương Cao Ðại, dòng Đa Minh, làm giám mục cai quản địa phận Hải Phòng, nhưng được hơn một năm thì phải di cư vào Nam. Ngài định cư tại Madrid (Tây Ban Nha) và mất tại đó vào năm 1955.
Ba địa phận trên đây là ba địa phận duy nhất đã được thành lập ở Việt Nam trong thế kỷ XVII. 1659: Đàng Trong (Qui Nhơn) và Đàng Ngoài (Hà Nội). 1679: Đàng ngoài được chia đôi thành Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) và Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng).
Trong suốt thế kỷ XVIII, không một địa phận mới nào đã được thành lập. Lý do chính yếu vì những cấm cản, bắt bớ, giết hại đã bắt đầu. Đạo Công Giáo trở thành bất hợp pháp ở Việt Nam.
Lịch sử Giáo Hội Việt Nam ghi nhớ tất cả 53 Sắc chỉ chính thức do các chúa Trịnh, Nguyễn, do nhà Tây Sơn và do các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức ban hành, nhằm khai trừ và tiêu diệt đạo Công Giáo.
Trong hai thế kỷ 17 và 18, với họ Trịnh (1627-1786), 17 Sắc chỉ đã được ban hành; với họ Nguyễn (1615-1778), 8 Sắc chỉ đã được ban hành; rồi dưới triều Tây Sơn (1775-1800), 6 sắc chị đã được ban hành. Hậu quả là chừng 30,000 giáo dân đã bị giết hại vì đạo.
Dưới thời Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1840-1847) và Tự Ðức (1847-1883), 22 sắc chỉ đã được ban hành, chừng 40,000 tín hữu bị xử tử hay chết trong lao tù.
Với phong trào Văn Thân (1874-1895) có tới trên dưới 60,000 người dân Công Giáo bị sát hại.
Tổng cộng có khoảng 130.000 người bị chết vì đạo.
B. Trong 100 năm của thế kỷ XIX, sáu giáo phận mới đã được thành lập
4. 1844, Giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn). Cơn bách đạo ghê gớm thời Minh Mạng (1820-1840) dịu giảm hơn dưới thời Thiệu Trị (1840-1847). Ngày 02.03.1844, Đức Giáo Hoàng Gregorius XVI chia Giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) và Tây Đàng Trong (Sài Gòn). Tây Đàng Trong gồm lục tỉnh Nam Kỳ, cho đến hết xứ Cao miên, trao cho Đức Cha Dominique Lefèvre. Năm 1850, sau khi đã tách biệt Cao Miên làm giáo phận mới Nam Vang, Giáo phận Tây Đàng Trong chia làm 12 hạt: Đất Đỏ, Tân Triều, Lái Thiêu, Thủ Đức, Thị Nghè, Chợ Lớn, Thủ Ngữ, Xoài Mít, Cái Nhum, Cái Mơn, Bãi San và Đầm Nước. Chủng viện được lập tại Thị Nghè. Dòng Mến Thánh Giá được lập ở Cái Nhum và Cái Mơn. Gần 100 năm sau, năm 1938, trước khi phân chia Giáo phận mới là Vĩnh Long, Giáo phận Tây Đàng Trong có 82.375 giáo dân, chia làm 13 hạt, 58 giáo xứ và 152 họ lẻ; do 119 linh mục coi sóc, trong đó 80 linh mục triều, 27 thừa sai và 12 linh mục dòng.
Năm 1955: Ðức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền được tấn phong Giám Mục, và đảm nhận giáo phận Sàigòn, thay thế Ðức Cha Cassaige Sanh từ chức để đi làm tuyên úy Trại Cùi Di Linh.
5. 1846, Giáo phận Nam Đàng Ngoài (Vinh). Giáo phận Tây Đàng Ngoài quá rộng lớn. Ngày 27.03.1846, Đức Giáo Hoàng Gregorius XVI chia đôi: một vẫn giữ tên cũ là Tây Đàng Ngoài, một lấy tên mới là Nam Đàng Ngoài (Vinh), gồm Bố Chính, Nghệ An, Hà Tĩnh. Giáo phận mới có 1 giám mục là Đức cha Gautier Hậu, 35 linh mục việt nam, 4 thừa sai, 75 thầy giảng, 69 chủng sinh, 220 nữ tu, 18 giáo xứ với 66.350 giáo dân. Dưới thời Đức cha Hậu, giáo phận tiếp tục phát triển. Năm 1853, số “giáo hạt” đã tăng lên con số 21 (so với trước chỉ có 18), khoảng 465 “giáo xứ”, giáo họ với 45 linh mục người Việt. Trong phúc trình năm 1853, Đức Cha Hâu viết: “Hiện có 2 chủng viện để dạy cho 85 thanh niên tiếng La tinh…Tôi cũng đã gửi 20 thanh niên khác sang chủng viện Pulo-Pinang học”. Từ năm 1868-1869, với sự trợ giúp đắc lực của Ông Nguyễn Trường Tộ, Đức Cha xây dựng cơ sở Tòa Giám Mục tại Xã Đoài.
Năm 1951: Giáo phận Vinh được trao cho đức tân Giám Mục Baotixita Trần Hữu Ðức.
6. 1848, Giáo phận Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu). Ngày 05.09.1848, Đức Giáo Hoàng Piô IX ban chỉ dụ chia giáo phận Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng) làm đôi: một vẫn tên cũ do Đức cha Jéronimô Hermosilla Liêm, OP, coi sóc, với khoảng 45.000 giáo dân, ở rải rắc trong 327 xứ đạo; một lấy tên mới là Giáo Phận Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu), gồm tỉnh Nam Định và Hưng Yên, trao cho Đức cha Domingo Marti Gia coi sóc. Gọi là Trung, vì nó nằm giữa Đông (Hải Phòng) và Tây (Hà Nội), giữa Nam (Vinh) và Bắc (Bắc Ninh). Giáo phận mới tuy hẹp đất, nhưng số giáo hữu đông gấp 3 lần giáo phận cũ còn lại. Giáo phận Đông có 45.000 giáo dân, Giáo phận Trung có 139.000 tín hữu. Ngày 29/06/1935: Ðức Cha Ða Minh Hồ Ngọc Cẩn, vị giám mục thứ hai Việt Nam được tấn phong tại nhà thờ Phú Cam (Huế). Ngài là Giám Mục phụ tá với quyền kế vị giáo phận Bùi Chu.
Năm 1936, Ðức Cha Monagorri mất, Ðức Cha Ða Minh chính thức nhận quyền Giám Mục Bùi Chu. Ðức Cha Ða Minh mất ngày 27/11/1948 tại Bùi Chu sau 12 năm cai quản giáo phận. Năm 1950: Ðức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi được tấn phong Giám Mục và đảm nhận giáo phận Bùi Chu.
7. 1850, Giáo phận Bắc Đàng Trong (Huế). Năm 1850 Tòa Thánh tách rời một phần đất của Giáo Phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) và lập một giáo phận mới, lấy tên là Giáo Phận Bắc Đàng Trong (Huế), gồm hai tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị và nửa tỉnh Quảng Bình. Lúc thành lập, giáo phận có 1 giám mục là Đức cha tiên khởi Marie Pellerin Phan; 2 linh mục TSHNP, 12 linh mục việt nam, với 24.000 giáo dân. Tòa giám mục đặt tại Di Loan, sau Đức cha Joseph Hyacinthe Sohier Bình cho dời về Kim Long (1862), rồi đức cha Eugène Marie Allys Lý (1908-1931) lại đổi về Phủ Cam.
Năm 1960, giáo phận Huế được nâng lên cấp tổng giáo phận và trao quyền cai quản cho Đức Tổng Giám Mục Phêrô Martinô Ngô Đình Thục. Vào năm 1962, TGP Huế có 112 linh mục triều, 50 linh mục dòng, với 100.225 giáo dân, qui tụ trong 85 giáo xứ (có linh mục) và 264 giáo họ (không có linh mục).
8. 1883, Giáo phận Bắc Đàng Ngoài (Bắc Ninh) Giáo phận Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng) đã được chia một lần để lập Giáo Phận Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu) vào năm 1748. Để việc truyền giáo được phát triển, ngày 29.05.1886, Tòa Thánh lại chia một lần nữa một phần đất từ Giáo Phận Đông Đàng Ngoài để lập Giáo Phận mới, gọi là Giáo Phận Bắc Đàng Ngoài (Bắc Ninh). Giáo phận mới gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Lạng Sơn, Cao Bằng, và một số huyện của các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội. Lúc thành lập, giáo phận có: 1 giám mục là đức cha Antonio Colomer Lễ, 17 linh mục triều, 2 linh mục dòng Đa Minh, 3 thừa sai Tây Ban Nha, 15 đại chủng sinh, 22 tiểu chủng sinh, 50 thầy giảng, 8 chị em dòng Mến Thánh Giá, với 35.000 tín hữu, trong 11 giáo xứ và 28 giáo họ.
Năm 1950: Ðức tân Giám Mục Ða Minh Hoàng Văn Ðoàn được tấn phong Giám Mục tại Rome ngày 3/9/1950, và nhận quyền Giám Mục giáo phận Bắc Ninh.
9. 1895, Giáo phận Đoài (Hưng Hóa) Giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) đã lập một giáo phân mới vào năm 1846, là Giáo Phận Nam Đàng Ngoài (Vinh). Nay lại chia lần thứ hai. Ngày 15.04.1895, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã cho tách rời 3 tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa và Tuyên Quang, thuộc Giáo phận Tây, để thành lập một giáo phận mới, lấy tên là Giáo Phận Đoài (Hưng Hóa), cũng gọi là Thượng Du Bắc Kỳ. Đức cha Paul Raymond Lộc được đặt làm giám mục tiên khởi. Lúc thành lập, giáo phận có 1 giám mục, 24 linh mục (12 thừa sai), 53 tu sĩ, 28 tiểu chủng sinh, 11 giáo xứ, 96 giáo họ. Năm 1938, khi đức cha Lộc nghỉ hưu, địa phận có 64.233 giáo dân, 58 linh mục việt nam, 22 linh mục thừa sai, 42 giáo xứ, 435 giáo họ, 44 người nhà mụ.
Năm 1960, giáo phận Hưng Hóa được Tòa Thánh nâng lên hàng giáo phận chính tòa và trao quyền cai quản cho Đức Cha Phêrô Nguyễn Huy Quang.
C. Trong 60 năm đầu thế kỷ XX, tám giáo phận mới đã được thành lập
10. 1901, Giáo phận Thanh (Phát Diệm). Đây là lần thứ ba, giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) lập ra giáo phận mới. Ngày 19.04.1901, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII ban chiếu thư chia giáo phận Tây Đàng Ngoài làm hai. Một vẫn giữ tên cũ. Một lấy tên mới là Giáo phận Thanh, cũng gọi là Giáo phận Bắc Việt Duyên Hải, gồm hai tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa và Châu Lào, trao cho Đức cha Alexandre J.P. Marcou Thành điều khiển. Khi ấy, Giáo phận Tây Đàng Ngoài đã chia cho Tân Giáo Phận Thanh 48 linh mục việt nam, 21 linh mục thừa sai Pháp, 112 thầy giảng, 18 đại chủng sinh, 145 tiểu chủng sinh, 3 nhàa dòng Mến Thánh Giá và 27 xứ đạo, trong đó, 15 trong tỉnh Ninh Bình, 7 trong tỉnh Thanh Hóa, và 5 thuộc Châu Lào, với tổng số 85.000 giáo dân.
Từ ngày 03.12.1924, tất cả các giáo phận đều đổi tên theo địa bàn hành chánh, nơi đặt tòa giám mục, nên Giáo phận Thanh đổi thành giáo phận Phát Diệm.
Ngày 11/6/1933, tại Ðền Thánh Phêrô (Roma), Ðức Thánh Cha Piô XI đã tấn phong vị Giám Mục tiên khởi cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam là Ðức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng. Ngài là Giám Mục phó với quyền kế vị giáo phận Phát Diệm. Năm 1935, Ðức Cha Marcou Thành từ chức, trao quyền Giám Mục giáo phận Phát Diệm cho Ðức Cha Nguyễn Bá Tòng. Ðây là giáo phận thứ nhất được ủy thác cho hàng giáo sĩ Việt Nam. Năm 1950: Ðức Cha tiên khởi Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng tạ thế. Năm 1940: Thêm một vị giám mục nữa được tấn phong là Ðức Cha Gioan Maria Phan Ðình Phùng. Ngài là Giám Mục phụ tá với quyền kế vị địa phận Phát Diệm. Ngài được Tòa Thánh tấn phong Giám Mục vào ngày 3/12/1940. Ngài mất đột ngột vào ngày 28/5/1944 tại tu viện Châu Sơn, Nho Quan. Năm 1945: Sau đệ nhị thế chiến, Tòa Thánh lưu tâm đến việc tuyển chọn hàng giáo sĩ Việt Nam lên phẩm trật Giám Mục để lèo lái con thuyền giáo hội Việt Nam. Tòa Thánh bổ nhiệm giám mục mới: Ðức Cha Anselmo Lê Hữu Từ, bấy giờ đang là Bề Trên Ðan Viện Xitô Phước Sơn (Nho Quan). Ngài là vị giám mục thứ năm người Việt Nam.
11. 1932, Giáo phận Thanh Hóa. Ngày 07.02.1932, Tòa Thánh ký sắc chỉ thành lập giáo phận Thanh Hóa và cử đức cha Louis de Cooman Hành, giám mục phó Phát Diệm, làm giám mục tiên khởi địa phận mới. Giáo phận Phát Diệm chia cho Giáo Phận Thanh Hóa 26 linh mục thừa sai, 48 linh mục việt nam, 82 thầy giảng, 18 giáo xứ, với chừng 45.000 giáo dân người việt và 5.000 người dân tộc. Lúc đó, giáo phận đã có nhà thờ chính tòa, nhà chung (tòa giám mục), một trường tiểu chủng viện tại Hữu Lễ, một trường tập tại Ba Làng,, 4 dòng tu: dòng Kín, dòng Mến Thánh Giá, dòng Đức Bà Truyền Giáo, dòng Phanxicô. Ngoài ra giáo phận mới còn có 1 trại phong, 1 nhà thương, 1 nhà dục anh. Sau này còn có thêm trường trung học Nhà Chung.
Ngày 17/03/1959, cha Tổng quản Phêrô Phạm Tần nhận sắc phong giám mục đại diện tông tòa, cai quản giáo phận Thanh Hóa, rồi ngày 24/11/1960 được sắc phong giám mục chính tòa, nhưng mãi đến ngày 26/06/1975, ngài mới được tấn phong giám mục.
12. 1932, Giáo phận Kontum. Ngày 18.01.1932, Tòa Thánh đã công bố nghị định thành lập Giáo Phận Kon Tum, tách từ giáo phận mẹ Qui Nhơn, gồm các tỉnh Kontum, Pleiku, Daklăc và Attâpư (Hạ Lào). Cha Bề trên Martial Jannin Phước được bổ nhiệm làm giám mục tiên khởi. Ngài đặc biệt lưu tâm đến việc truyền giáo. Công việc đầu tiên là ngài xây chủng viện thừa sai. Ngài lai cho thực hiện nhà in, phát hành báo Mlabar Tơbang, Chức dịch Thơ Tín (1933), Les Echos (1941), sau đổi thành Dư Âm, rồi Tiếng Vang (1968),…
Năm 1960, giáo phận được Tòa Thánh nâng lên hàng chính tòa và tiếp tục trao quyền cai quản cho Đức cha Paul Léo Seitz Kim, đã bắt đầu từ 1952. Năm 1975 vị giám mục việt nam đầu tiên được bổ nhiệm cai quản địa phận Kon Tum là Đức cha Alexis Phạm Văn Lộc.
13. 1936, Giáo phận Thái Bình. Ngày 09-03-1936, Đức Giáo Hoàng Piô XI ban Sắc chỉ Praecipuas inter Apostolicas thành lập giáo phận Thái Bình tách rời khỏi giáo phận Bùi Chu gồm hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Ba tháng sau, ngày 15-6-1936, Tòa Thánh bổ nhiệm cha Jean Casado Obispo Thuận, dòng Đa Minh (Tây Ban Nha) làm giám mục đại diện tông tòa tiên khởi của Thái Bình. Tất cả các thừa sai Đa Minh người Tây Ban Nha đều rời Bùi Chu sang nhập vào giáo phận mới.
Năm 1936, giáo phận Thái Bình có: 1 giám mục, 25 linh mục Tây Ban Nha, 57 linh mục Việt Nam, 333 thầy giảng, 12 sư huynh La San, 10 nữ tu dòng Saint Paul de Chartres, 280 dì phước Đa Minh, 140.000 giáo hữu trong 50 giáo xứ và 522 giáo họ, dưới sự cai quản của Đức cha Santos Ubierna Ninh (1942-1955).
Năm 1960, Giáo phận Thái Bình được Tòa Thánh nâng lên hàng chính tòa và trao quyền cai quản cho Đức cha Đa Minh Đinh Đức Trụ.
14. 1938, Giáo phận Vĩnh Long. Ngày 08-01-1938, Tòa Thánh ra sắc chỉ thành lập giáo phận Vĩnh Long, bao gồm các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre và phần đất nằm ở tả ngạn sông Hậu, tức tỉnh Sa Đéc sau nầy, và cử Cha Phêrô Ngô Đình Thục (Huế) làm Giám mục. Hiện tình, giáo phận Vĩnh Long nằm trọn trong các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre và một phần của tỉnh Đồng Tháp.
Khi được thành lập, năm 1938, Giáo phận gồm có: 45.318 giáo dân; 07 giáo xứ chính, 28 giáo xứ phụ, 106 họ đạo, 34 nhà thờ, 93 nhà nguyện; 01 Giám mục Đại diện Tông tòa; 03 linh mục người nước ngoài, 47 linh mục Việt Nam; 43 nam tu sĩ, 338 nữ tu (có 12 nữ tu dòng nước ngoàl).
15. 1939, Giáo phận Lạng Sơn. 1939 Phủ doãn Tông toà Lạng Sơn, Cao Bằng, do Đức Ông Bertrand Cothonay Chiểu, Đa Minh, trách nhiệm từ năm 1913. (31-12), được nâng lên thành Giáo phận Lạng Sơn, do Đức Cha Félix Maurice Hedde Minh, Đa Minh, điều khiển. Vào năm 1945, giáo phận có khoảng 5.000 giáo dân. Số người Nùng xin nhập đạo đông hơn người Tày. Năm 1954, có 26 giáo xứ và 26 nhà thờ. Nhưng một nửa di cư vào Nam; Sau đó, chỉ còn lại 11 giáo xứ và 14 nhà thờ.
Năm 1959, Tòa Thánh đặt cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ làm tổng quản, rồi ngày 05/03/1960 làm giám mục coi sóc giáo phận.
16. 1955, Giáo phận Cần Thơ. Năm 1955: Giáo Phận Cần Thơ được thành lập và được giao cho đức tân Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình. Ngài sinh tại Tân Ðịnh ngày 1/9/1910, gia nhập tiểu chủng viện Sàigòn năm 1922. Năm 1932, Ðức Cha Dumortier gửi ngài qua Rome theo học trường Truyền Giáo, và thụ phong linh mục năm 1937. Trước khi Tòa Thánh chọn Ngài làm Giám Mục, cha Bình lần lượt giữ các chức vụ như: giáo sư chủng viện (1943), tuyên úy các sư huynh Sàigòn. Năm 1948, thực hiện tờ báo Tông Ðồ, cha xứ họ Cầu Ðất. Ngày 20/9/1955, Tòa Thánh chọn ngài làm Giám Mục cai quản tân giáo phận Cần Thơ. Năm 1960, Ðức Cha Phao lô Nguyễn Văn Bình thuyên chuyển về Sàigòn và làm Tổng Giám Mục địa phận Sàigòn cho đến ngày qua đời.
17. 1957, Giáo phận Nha Trang. Ngày 05/07/1957 với Tông sắc Crescit Laetissimo, Ðức Thánh Cha Piô XII đã thành lập Giáo phận Nha Trang, gồm 2 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận (trước thuộc Giáo phận Qui Nhơn và 2 tỉnh Bình Thuận, Bình Tuy (trước thuộc Giáo phận Sài Gòn), và đã bổ nhiệm Ðức Cha Marcel Piquet Lợi làm Giám Mục tiên khởi của Giáo Phận. Khi thành lập, Giáo Phận Nha Trang có 90 linh mục và 72.199 giáo dân.
Ngày 04/05/1967, Tòa Thánh đặt cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận làm giám mục chính tóa Nha Trang, thay cho Đức cha Marcel Piquet đã qua đời ngày 11/07/1966.
LỜI KẾT
Ở Bắc Hà, từ giáo phận tiên khởi Đàng Ngoài (Hà Nội, 1659), 9 giáo phận mới khác đã được thành lập: Hải Phòng (1679), Vinh (1846), Bùi chu (1848), Bắc Ninh (1883), Hưng Hóa (1895), Phát Diệm (1901), Thanh Hóa (1932), Thái Bình (1936), Lạng Sơn (1939).
Ở Nam Hà, từ giáo phận đầu tiên là Đàng Trong (Qui Nhơn, 1659), 6 địa phận mới đã được thành lập: Sài gòn (1844), Huế (1850), Kontum 1932), Vĩnh Long (1936), Cần Thơ (1955), Nha Trang (1957).
Ngày 24.11.1960, với sắc chỉ Venerabilium Nostrorum, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã quyết định thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam với 3 Giáo tỉnh Hà Nội - Huế - Saigon. Ba địa phận mới đã được thành lập: Đà Lạt, Mỹ Tho và Long Xuyên.
Từ 1960 đến nay, 6 địa phận mới khác nữa đã được thiết lập. Vị chi hiện nay, 2010, Giáo Hội Việt Nam có 26 giáo Phận, qui tụ trong 3 Tổng Giáo Phận.
Tông Giáo Phận Hà Nội có 10 giáo phận là: Hà Nội (1659), Hải Phòng (1679), Vinh (1846), Bùi chu (1848), Bắc Ninh (1883), Hưng Hóa (1895), Phát Diệm (1901), Thanh Hóa (1932), Thái Bình (1936), Lạng Sơn (1939).
Tổng Giáo Phận Huế có 6 giáo phận là: Huế (1850), Qui Nhơn (1659), Kon Tum (1932), Nha Trang (1957), Đà Nẵng (1963), Ban Mê Thuột (1967).
Tổng Giáo Phận TP Hồ Chí Minh có 10 giáo phận là TP Hồ Chí Minh (1844), Vĩnh Long (1936), Cần Thơ (1955), Đà Lạt (1960), Mỹ Tho (1960), Long Xuyên (1960), Xuân Lộc (1965), Phú Cường (1965), Phan Thiết (1975), Bà Rịa (2005).
Một sự kiện rất mạnh đập vào mắt bất cứ người đọc nào là sự kiện rằng: Thời TÔNG TÒA các Giáo Phận Miền Bắc rất đông về số và mạnh về người. Thời CHÍNH TÒA, từ 1960 đến nay. số Địa Phận của Miền Bắc vẫn là 10, nhưng số giáo dân chuyển hẳn về Miền Nam khiến số các địa phận trong miền Nam, từ 5 vào năm 1954, đã lên đến 16 vào năm 2005.
Có điều là thủ đô của Việt Nam là Hà Nội. Mọi quyết định quan trọng của quốc gia đều được lấy trong các cơ quan đầu não ở Hà Nội. Làm sao để giáo dân miền Bắc được đông đảo hơn ? được góp mặt, góp tiếng, góp tài, góp lực phung sự quốc gia nhiều hơn, thường hơn và hữu hiệu hơn ? Làm sao để Giáo hội là giáo hội ở trần thế, không thuộc về thế trần, nhưng nhập cuộc hữu hiệu hơn ?
Paris, ngày 25 tháng 02 năm 2009
Thành lập và tổ chức 17 Giáo Phận Tông Tòa, từ 1659 đến 1959
Trong chỉ thị Super cathedram, ban hành ngày 09.09.1659, đặt để hai Đức Cha Pallu và Lambert làm giám mục tông tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong, Đức Thánh Cha Alexandre VII đã đặc biệt tin tưởng các ngài và đã ban cho các ngài nhiều quyền hạn. Không kể việc « Ta tạo dựng ngài, đặt để ngài và đề cử ngài, làm Đại Diện Tông Tòa trong nước Đàng Ngoài nói trên, với quyền cai quản các tỉnh mà Ta đã nêu lên ở trên », Đức Thánh Cha còn ban hai quyền quản trị khác, nhưng cũng là những sứ mệnh cam go:
Một là « Ta ban cho ngài chức năng được nới rộng địa hạt cai quản ra các tỉnh khác, gần với tông tòa của ngài, trong trường hợp mà một trong những Hiền Huynh đáng kính khác của ngài sẽ có thể tử vong hay khiếm khuyết »;
Hai là « Ta còn cho phép ngài được quyền phân chia cho một giám mục khác, nếu ngài thấy rằng đó là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu tinh thần của các giáo dân, hầu để họ khỏi bị không có Mục Tử ». Cụ thể Đức Thánh Cha cho phép các ngài tạo dựng các giám mục mới và các địa phận mới.
Trong 300 năm Tông Tòa, từ 1659 đến 1960, trải dài qua 4 thế kỷ XVII, XVIII, XIX và XX, bao nhiêu giáo phận mới đã được thành lập ? Lịch sử đã cho ta câu trả lời rất rõ ràng: từ 1659 đến 1959, 17 giáo phận đã được thành lập.
A. Trong 2 thế kỷ XVII & XVIII, ba giáo phận đã được thành lập.
1. 1659, Giáo phận Đàng Trong (Qui Nhơn). Được thiết lập cùng ngày với giáo phận Đàng Ngoài, ngày 09.09.1659. Lúc đó, giáo phận có khoảng 20.000 giáo dân. Năm 1664, khi cha chính Louis Chevreuil đến Hội An, không kể Đức Cha Lambert, giám quản địa phận, còn kẹt ở Xiêm, trên địa phận chỉ có 3 cha dòng Tên, cha Domenico Fuciti tại triều đình Thuận Hóa, cha Pedro ở Hải Phố và cha F. Ignace Baudet ở Cửa Hàn. Tại Ayuthia, Đức cha Lambert phong chức cho 2 linh mục đầu tiên của địa phận và cũng là 2 linh mục việt nam đầu tiên là cha Giuse Trang và Luca Bền. Năm 1671 đức cha đi kinh lý địa phận, lập tu viện Mến Thánh Giá tại An Chỉ, Quảng Ngãi và họp công đồng Đàng trong ở Hải Phố. Bốn năm sau, vào năm 1675, đức cha lại đi kinh lý địa phận lần hai. Ngài mang theo và để lại làm việc trong giáo phận 3 linh mục: cha Bénigne Vachet tại Thuận Hóa, cha Jean de Courtaulin ở Quảng Ngãi và cha Gabriel Bouchard tại Nam Trung Việt. Năm 1844, Đức Cha Etienne-Théodore Cuénot Thể, giám mục thứ 10 của địa phận xin Tòa Thánh phân chia địa phận. Đức Giáo Hoàng Gregorius XVI chia Giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) và Tây Đàng Trong (Sài gòn). Giáo phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) gồm các tỉnh miền Trung và do Đức Cha Thể coi sóc.
Năm 1960, giáo phận Qui Nhơn được Tòa Thánh nâng lên hàng chính tòa và tiếp tục trao quyền cai quản cho Đức Cha Phêrô Phạm Ngọc Chi, đã bắt đầu từ 1957.
2. 1659, Giáo phận Đàng Ngoài (Hà Nội). Được thành lập ngày 09.09.1659, giáo phận lúc đó có khoảng 80 000 giáo dân. Theo Bentô Thiện, viết trong « Lịch sử nước Anam » (năm 1659), thì lúc đó các giáo dân qui tụ quanh 340 nhà thờ rải rác trên 6 xứ: “Nghệ an Xứ những nhà thánh thờ đức Chúa trời được bẩy mươi lăm nhà thánh. Sơn nam Xứ được một trăm tám mươi ba nhà thánh. Hải dương Xứ được ba mươi bẩy nhà thánh. Kinh bắc Xứ được mười lăm nhà thánh. Thanh hoá xứ được hai mươi nhà Thánh. Sơn tây xứ được mười nhà thánh”. (Trích trong Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ, Sài Gòn: Đường mới, 1972, tr. 129).
Vào năm 1666, không kể Đức cha Pallu, đại diện tông tòa địa phận, còn kẹt ở Xiêm, trên địa phận chỉ có 2 linh mục: cha chính François Deydier Phan, thừa sai hải ngoại Paris và cha Bernard, dòng capucin. Hai năm sau, 1668, hai tân linh mục việt nam đầu tiên của địa phận đã được phong chức: cha Gioan HUỆ và cha Bênêditô HIỀN.
Năm 1669, Ðức Cha Lambert de la Motte, đại diện tông tòa Đàng Trong, giám quản tông tòa Đàng Ngoài, thay mặt đức cha Pallu đang ở Roma, đi kinh lý Địa phận Đàng Ngoài. Tháng giêng năm 1670, Ngài phong chức cho 7 tân linh mục việt nam. Đó là các cha: Mactinô MÁT, Giacôbê CHIÊU, Philiphê NHÂN, Antôn QUẾ, Simon KIÊN, Lêôn TRỤ và Vitô TRI. Ngày 14 tháng 02 năm 1670, Ðức cha Lambert đã mở công Ðồng Phố Hiến, với sự tham dự của 12 linh mục. Rồi ngày thứ tư lễ tro, 19.02.1670, Ðức cha nhận lời khấn của 2 nữ tu Mến Thánh Giá đầu tiên. Ðó là chị Agnès và chị Phaolô tại Phố Hiến, trên một chiếc thuyền neo tại sông Hồng, đối diện với làng Bái Vàng. Hai tu viện Mến Thánh Giá đầu tiên đã được thành lập ở xứ Ðàng Ngoài, một ở Kiên Lao, tỉnh Nam Ðịnh, nay thuộc địa phận Bùi Chu, một ở Bái Vàng, tỉnh Hà Nam, nay thuộc địa phận Hà Nội.
Năm 1678, Ðức Cha Pallu từ Thái Lan về Roma, đề nghị tấn phong giám mục cho 6 linh mục trong số các linh mục tiên khởi. Tiếc rằng đề nghị này đã bị Tòa Thánh bác bỏ. Năm 1679, địa phận Đàng Ngoài có 200.000 giáo dân, nhiều thầy giảng và nữ tu mến thánh giá, 18 linh mục, gồm 11 việt nam, 2 cha thừa sai là François Deydier Phan và Jacques de Bourges Gia, 3 cha Daminh và 2 cha dòng Tên. Năm sau, 1679, Đức cha Pallu được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Phúc Kiến (Trung Hoa). Ngày 10/06/1683 ngài lên đường nhận niệm sở, tới nơi ngày 27/01/1684 và 9 tháng sau, ngày chúa nhật 29.10.1684 Đức Cha qua đời, thọ 58 tuổi.
Trước sự phát triển mau chóng về số lượng giáo dân như vậy, từ 80.000, năm 1659, lên đến 200.000, năm 1679, Đức Giáo Hoàng Innocentê XI chia giáo phận Đàng Ngoài làm hai: Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng Ngoài, lấy sông Hồng và sông Lô làm ranh giới. Giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) được trao cho Đức cha Jacques de Bourges Gia, Thừa sai Hải ngoại Paris, coi sóc. Năm 1753, giáo phận có 131.727 giáo dân, rải rắc trong các địa hạt sau đây: Bố chính với 10.000 giáo dân, Nghệ An với 42.500 giáo dân, Thanh Hóa với 24.039 giáo dân, Tây Nam (Trấn Sơn Nam) với 45.188 giáo dân, Miền Tây (Trấn Sơn Tây) với 7.000 giáo dân, Kẻ chợ với 3000 giáo dân.
Năm 1950: Ðức Cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê được tấn phong Giám Mục, và đảm nhận địa phận Hà Nội.
3. 1679, Giáo phận Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng). Tân giáo phận được trao cho Cha chính François Deydier Phan, Thừa sai Hải ngoại Paris, được đặt làm giám mục tiên khởi. Lúc đó toà giám mục thường ở Phố Hiến (tên một cảng nằm trên tả ngạn sông Hồng, do Nhà Lê mở vào cuối thế kỷ, phía Nam thị xã Hưng Yên ngày nay). Sau đời Đức cha Deydier, toà giám mục thường đặt ở vùng Bùi Chu, đôi khi ở Kẻ Sặt, Hải Dương. Theo báo cáo của các cha dòng Tên gửi Đức cha J. de Bourges những nơi các ngài coi sóc (hiện nay nằm trong các giáo phận Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Hoá) năm 1668-1707, có số giáo dân như sau: Đông và An Quảng 3.016; Bắc (Kẻ Noi) 990; Đoài 6.250.
Năm 1693, Ðức Cha Deydier mất, Ðức Cha De Bourges phải cai quản hai giáo phận. Vì tình trạng thiếu hụt Thừa Sai, nên Ðức Cha De Bourges đã nhượng địa phận Ðông Đàng Ngoài cho Dòng Ða Minh, trụ sở tại Manila (Phi Luật Tân). Năm 1698, cha Lezoli Cao, Đa Minh, được sắc Tòa Thánh phong làm giám mục đại diện tông tòa, kế vị đức cha Deydier, cai quản địa phận. Ngài được tấn phong tại Kẻ Sặt ngày 02.02.1702, do đức cha Belot, giám mục phó địa phận Tây Đàng Ngoài chủ phong. Nhưng vì làm việc quá sức, ẩn trốn cực khổ, ngài lâm bệnh nặng và mất ngày 18.01.1707. Cha chính Juan de Santa Ceuz Thập được đề cử nắm quyền đại diện tông tòa, rồi được sắc chỉ Tòa Thánh đề ngày 03.04.1716 cử làm giám mục và cử cha Sextri làm giám mục phó. Vào năm 1719, lúc hai đức cha được tấn phong giám mục, giáo phận Đông Đàng Ngoài có tất cả 2 giám mục, 7 linh mục Daminh và khoảng trên 60.000 giáo dân.
Năm 1953, Tòa Thánh chọn Ðức Cha Giuse Trương Cao Ðại, dòng Đa Minh, làm giám mục cai quản địa phận Hải Phòng, nhưng được hơn một năm thì phải di cư vào Nam. Ngài định cư tại Madrid (Tây Ban Nha) và mất tại đó vào năm 1955.
Ba địa phận trên đây là ba địa phận duy nhất đã được thành lập ở Việt Nam trong thế kỷ XVII. 1659: Đàng Trong (Qui Nhơn) và Đàng Ngoài (Hà Nội). 1679: Đàng ngoài được chia đôi thành Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) và Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng).
Trong suốt thế kỷ XVIII, không một địa phận mới nào đã được thành lập. Lý do chính yếu vì những cấm cản, bắt bớ, giết hại đã bắt đầu. Đạo Công Giáo trở thành bất hợp pháp ở Việt Nam.
Lịch sử Giáo Hội Việt Nam ghi nhớ tất cả 53 Sắc chỉ chính thức do các chúa Trịnh, Nguyễn, do nhà Tây Sơn và do các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức ban hành, nhằm khai trừ và tiêu diệt đạo Công Giáo.
Trong hai thế kỷ 17 và 18, với họ Trịnh (1627-1786), 17 Sắc chỉ đã được ban hành; với họ Nguyễn (1615-1778), 8 Sắc chỉ đã được ban hành; rồi dưới triều Tây Sơn (1775-1800), 6 sắc chị đã được ban hành. Hậu quả là chừng 30,000 giáo dân đã bị giết hại vì đạo.
Dưới thời Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1840-1847) và Tự Ðức (1847-1883), 22 sắc chỉ đã được ban hành, chừng 40,000 tín hữu bị xử tử hay chết trong lao tù.
Với phong trào Văn Thân (1874-1895) có tới trên dưới 60,000 người dân Công Giáo bị sát hại.
Tổng cộng có khoảng 130.000 người bị chết vì đạo.
B. Trong 100 năm của thế kỷ XIX, sáu giáo phận mới đã được thành lập
4. 1844, Giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn). Cơn bách đạo ghê gớm thời Minh Mạng (1820-1840) dịu giảm hơn dưới thời Thiệu Trị (1840-1847). Ngày 02.03.1844, Đức Giáo Hoàng Gregorius XVI chia Giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) và Tây Đàng Trong (Sài Gòn). Tây Đàng Trong gồm lục tỉnh Nam Kỳ, cho đến hết xứ Cao miên, trao cho Đức Cha Dominique Lefèvre. Năm 1850, sau khi đã tách biệt Cao Miên làm giáo phận mới Nam Vang, Giáo phận Tây Đàng Trong chia làm 12 hạt: Đất Đỏ, Tân Triều, Lái Thiêu, Thủ Đức, Thị Nghè, Chợ Lớn, Thủ Ngữ, Xoài Mít, Cái Nhum, Cái Mơn, Bãi San và Đầm Nước. Chủng viện được lập tại Thị Nghè. Dòng Mến Thánh Giá được lập ở Cái Nhum và Cái Mơn. Gần 100 năm sau, năm 1938, trước khi phân chia Giáo phận mới là Vĩnh Long, Giáo phận Tây Đàng Trong có 82.375 giáo dân, chia làm 13 hạt, 58 giáo xứ và 152 họ lẻ; do 119 linh mục coi sóc, trong đó 80 linh mục triều, 27 thừa sai và 12 linh mục dòng.
Năm 1955: Ðức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền được tấn phong Giám Mục, và đảm nhận giáo phận Sàigòn, thay thế Ðức Cha Cassaige Sanh từ chức để đi làm tuyên úy Trại Cùi Di Linh.
5. 1846, Giáo phận Nam Đàng Ngoài (Vinh). Giáo phận Tây Đàng Ngoài quá rộng lớn. Ngày 27.03.1846, Đức Giáo Hoàng Gregorius XVI chia đôi: một vẫn giữ tên cũ là Tây Đàng Ngoài, một lấy tên mới là Nam Đàng Ngoài (Vinh), gồm Bố Chính, Nghệ An, Hà Tĩnh. Giáo phận mới có 1 giám mục là Đức cha Gautier Hậu, 35 linh mục việt nam, 4 thừa sai, 75 thầy giảng, 69 chủng sinh, 220 nữ tu, 18 giáo xứ với 66.350 giáo dân. Dưới thời Đức cha Hậu, giáo phận tiếp tục phát triển. Năm 1853, số “giáo hạt” đã tăng lên con số 21 (so với trước chỉ có 18), khoảng 465 “giáo xứ”, giáo họ với 45 linh mục người Việt. Trong phúc trình năm 1853, Đức Cha Hâu viết: “Hiện có 2 chủng viện để dạy cho 85 thanh niên tiếng La tinh…Tôi cũng đã gửi 20 thanh niên khác sang chủng viện Pulo-Pinang học”. Từ năm 1868-1869, với sự trợ giúp đắc lực của Ông Nguyễn Trường Tộ, Đức Cha xây dựng cơ sở Tòa Giám Mục tại Xã Đoài.
Năm 1951: Giáo phận Vinh được trao cho đức tân Giám Mục Baotixita Trần Hữu Ðức.
6. 1848, Giáo phận Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu). Ngày 05.09.1848, Đức Giáo Hoàng Piô IX ban chỉ dụ chia giáo phận Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng) làm đôi: một vẫn tên cũ do Đức cha Jéronimô Hermosilla Liêm, OP, coi sóc, với khoảng 45.000 giáo dân, ở rải rắc trong 327 xứ đạo; một lấy tên mới là Giáo Phận Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu), gồm tỉnh Nam Định và Hưng Yên, trao cho Đức cha Domingo Marti Gia coi sóc. Gọi là Trung, vì nó nằm giữa Đông (Hải Phòng) và Tây (Hà Nội), giữa Nam (Vinh) và Bắc (Bắc Ninh). Giáo phận mới tuy hẹp đất, nhưng số giáo hữu đông gấp 3 lần giáo phận cũ còn lại. Giáo phận Đông có 45.000 giáo dân, Giáo phận Trung có 139.000 tín hữu. Ngày 29/06/1935: Ðức Cha Ða Minh Hồ Ngọc Cẩn, vị giám mục thứ hai Việt Nam được tấn phong tại nhà thờ Phú Cam (Huế). Ngài là Giám Mục phụ tá với quyền kế vị giáo phận Bùi Chu.
Năm 1936, Ðức Cha Monagorri mất, Ðức Cha Ða Minh chính thức nhận quyền Giám Mục Bùi Chu. Ðức Cha Ða Minh mất ngày 27/11/1948 tại Bùi Chu sau 12 năm cai quản giáo phận. Năm 1950: Ðức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi được tấn phong Giám Mục và đảm nhận giáo phận Bùi Chu.
7. 1850, Giáo phận Bắc Đàng Trong (Huế). Năm 1850 Tòa Thánh tách rời một phần đất của Giáo Phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) và lập một giáo phận mới, lấy tên là Giáo Phận Bắc Đàng Trong (Huế), gồm hai tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị và nửa tỉnh Quảng Bình. Lúc thành lập, giáo phận có 1 giám mục là Đức cha tiên khởi Marie Pellerin Phan; 2 linh mục TSHNP, 12 linh mục việt nam, với 24.000 giáo dân. Tòa giám mục đặt tại Di Loan, sau Đức cha Joseph Hyacinthe Sohier Bình cho dời về Kim Long (1862), rồi đức cha Eugène Marie Allys Lý (1908-1931) lại đổi về Phủ Cam.
Năm 1960, giáo phận Huế được nâng lên cấp tổng giáo phận và trao quyền cai quản cho Đức Tổng Giám Mục Phêrô Martinô Ngô Đình Thục. Vào năm 1962, TGP Huế có 112 linh mục triều, 50 linh mục dòng, với 100.225 giáo dân, qui tụ trong 85 giáo xứ (có linh mục) và 264 giáo họ (không có linh mục).
8. 1883, Giáo phận Bắc Đàng Ngoài (Bắc Ninh) Giáo phận Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng) đã được chia một lần để lập Giáo Phận Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu) vào năm 1748. Để việc truyền giáo được phát triển, ngày 29.05.1886, Tòa Thánh lại chia một lần nữa một phần đất từ Giáo Phận Đông Đàng Ngoài để lập Giáo Phận mới, gọi là Giáo Phận Bắc Đàng Ngoài (Bắc Ninh). Giáo phận mới gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Lạng Sơn, Cao Bằng, và một số huyện của các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội. Lúc thành lập, giáo phận có: 1 giám mục là đức cha Antonio Colomer Lễ, 17 linh mục triều, 2 linh mục dòng Đa Minh, 3 thừa sai Tây Ban Nha, 15 đại chủng sinh, 22 tiểu chủng sinh, 50 thầy giảng, 8 chị em dòng Mến Thánh Giá, với 35.000 tín hữu, trong 11 giáo xứ và 28 giáo họ.
Năm 1950: Ðức tân Giám Mục Ða Minh Hoàng Văn Ðoàn được tấn phong Giám Mục tại Rome ngày 3/9/1950, và nhận quyền Giám Mục giáo phận Bắc Ninh.
9. 1895, Giáo phận Đoài (Hưng Hóa) Giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) đã lập một giáo phân mới vào năm 1846, là Giáo Phận Nam Đàng Ngoài (Vinh). Nay lại chia lần thứ hai. Ngày 15.04.1895, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã cho tách rời 3 tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa và Tuyên Quang, thuộc Giáo phận Tây, để thành lập một giáo phận mới, lấy tên là Giáo Phận Đoài (Hưng Hóa), cũng gọi là Thượng Du Bắc Kỳ. Đức cha Paul Raymond Lộc được đặt làm giám mục tiên khởi. Lúc thành lập, giáo phận có 1 giám mục, 24 linh mục (12 thừa sai), 53 tu sĩ, 28 tiểu chủng sinh, 11 giáo xứ, 96 giáo họ. Năm 1938, khi đức cha Lộc nghỉ hưu, địa phận có 64.233 giáo dân, 58 linh mục việt nam, 22 linh mục thừa sai, 42 giáo xứ, 435 giáo họ, 44 người nhà mụ.
Năm 1960, giáo phận Hưng Hóa được Tòa Thánh nâng lên hàng giáo phận chính tòa và trao quyền cai quản cho Đức Cha Phêrô Nguyễn Huy Quang.
C. Trong 60 năm đầu thế kỷ XX, tám giáo phận mới đã được thành lập
10. 1901, Giáo phận Thanh (Phát Diệm). Đây là lần thứ ba, giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) lập ra giáo phận mới. Ngày 19.04.1901, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII ban chiếu thư chia giáo phận Tây Đàng Ngoài làm hai. Một vẫn giữ tên cũ. Một lấy tên mới là Giáo phận Thanh, cũng gọi là Giáo phận Bắc Việt Duyên Hải, gồm hai tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa và Châu Lào, trao cho Đức cha Alexandre J.P. Marcou Thành điều khiển. Khi ấy, Giáo phận Tây Đàng Ngoài đã chia cho Tân Giáo Phận Thanh 48 linh mục việt nam, 21 linh mục thừa sai Pháp, 112 thầy giảng, 18 đại chủng sinh, 145 tiểu chủng sinh, 3 nhàa dòng Mến Thánh Giá và 27 xứ đạo, trong đó, 15 trong tỉnh Ninh Bình, 7 trong tỉnh Thanh Hóa, và 5 thuộc Châu Lào, với tổng số 85.000 giáo dân.
Từ ngày 03.12.1924, tất cả các giáo phận đều đổi tên theo địa bàn hành chánh, nơi đặt tòa giám mục, nên Giáo phận Thanh đổi thành giáo phận Phát Diệm.
Ngày 11/6/1933, tại Ðền Thánh Phêrô (Roma), Ðức Thánh Cha Piô XI đã tấn phong vị Giám Mục tiên khởi cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam là Ðức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng. Ngài là Giám Mục phó với quyền kế vị giáo phận Phát Diệm. Năm 1935, Ðức Cha Marcou Thành từ chức, trao quyền Giám Mục giáo phận Phát Diệm cho Ðức Cha Nguyễn Bá Tòng. Ðây là giáo phận thứ nhất được ủy thác cho hàng giáo sĩ Việt Nam. Năm 1950: Ðức Cha tiên khởi Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng tạ thế. Năm 1940: Thêm một vị giám mục nữa được tấn phong là Ðức Cha Gioan Maria Phan Ðình Phùng. Ngài là Giám Mục phụ tá với quyền kế vị địa phận Phát Diệm. Ngài được Tòa Thánh tấn phong Giám Mục vào ngày 3/12/1940. Ngài mất đột ngột vào ngày 28/5/1944 tại tu viện Châu Sơn, Nho Quan. Năm 1945: Sau đệ nhị thế chiến, Tòa Thánh lưu tâm đến việc tuyển chọn hàng giáo sĩ Việt Nam lên phẩm trật Giám Mục để lèo lái con thuyền giáo hội Việt Nam. Tòa Thánh bổ nhiệm giám mục mới: Ðức Cha Anselmo Lê Hữu Từ, bấy giờ đang là Bề Trên Ðan Viện Xitô Phước Sơn (Nho Quan). Ngài là vị giám mục thứ năm người Việt Nam.
11. 1932, Giáo phận Thanh Hóa. Ngày 07.02.1932, Tòa Thánh ký sắc chỉ thành lập giáo phận Thanh Hóa và cử đức cha Louis de Cooman Hành, giám mục phó Phát Diệm, làm giám mục tiên khởi địa phận mới. Giáo phận Phát Diệm chia cho Giáo Phận Thanh Hóa 26 linh mục thừa sai, 48 linh mục việt nam, 82 thầy giảng, 18 giáo xứ, với chừng 45.000 giáo dân người việt và 5.000 người dân tộc. Lúc đó, giáo phận đã có nhà thờ chính tòa, nhà chung (tòa giám mục), một trường tiểu chủng viện tại Hữu Lễ, một trường tập tại Ba Làng,, 4 dòng tu: dòng Kín, dòng Mến Thánh Giá, dòng Đức Bà Truyền Giáo, dòng Phanxicô. Ngoài ra giáo phận mới còn có 1 trại phong, 1 nhà thương, 1 nhà dục anh. Sau này còn có thêm trường trung học Nhà Chung.
Ngày 17/03/1959, cha Tổng quản Phêrô Phạm Tần nhận sắc phong giám mục đại diện tông tòa, cai quản giáo phận Thanh Hóa, rồi ngày 24/11/1960 được sắc phong giám mục chính tòa, nhưng mãi đến ngày 26/06/1975, ngài mới được tấn phong giám mục.
12. 1932, Giáo phận Kontum. Ngày 18.01.1932, Tòa Thánh đã công bố nghị định thành lập Giáo Phận Kon Tum, tách từ giáo phận mẹ Qui Nhơn, gồm các tỉnh Kontum, Pleiku, Daklăc và Attâpư (Hạ Lào). Cha Bề trên Martial Jannin Phước được bổ nhiệm làm giám mục tiên khởi. Ngài đặc biệt lưu tâm đến việc truyền giáo. Công việc đầu tiên là ngài xây chủng viện thừa sai. Ngài lai cho thực hiện nhà in, phát hành báo Mlabar Tơbang, Chức dịch Thơ Tín (1933), Les Echos (1941), sau đổi thành Dư Âm, rồi Tiếng Vang (1968),…
Năm 1960, giáo phận được Tòa Thánh nâng lên hàng chính tòa và tiếp tục trao quyền cai quản cho Đức cha Paul Léo Seitz Kim, đã bắt đầu từ 1952. Năm 1975 vị giám mục việt nam đầu tiên được bổ nhiệm cai quản địa phận Kon Tum là Đức cha Alexis Phạm Văn Lộc.
13. 1936, Giáo phận Thái Bình. Ngày 09-03-1936, Đức Giáo Hoàng Piô XI ban Sắc chỉ Praecipuas inter Apostolicas thành lập giáo phận Thái Bình tách rời khỏi giáo phận Bùi Chu gồm hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Ba tháng sau, ngày 15-6-1936, Tòa Thánh bổ nhiệm cha Jean Casado Obispo Thuận, dòng Đa Minh (Tây Ban Nha) làm giám mục đại diện tông tòa tiên khởi của Thái Bình. Tất cả các thừa sai Đa Minh người Tây Ban Nha đều rời Bùi Chu sang nhập vào giáo phận mới.
Năm 1936, giáo phận Thái Bình có: 1 giám mục, 25 linh mục Tây Ban Nha, 57 linh mục Việt Nam, 333 thầy giảng, 12 sư huynh La San, 10 nữ tu dòng Saint Paul de Chartres, 280 dì phước Đa Minh, 140.000 giáo hữu trong 50 giáo xứ và 522 giáo họ, dưới sự cai quản của Đức cha Santos Ubierna Ninh (1942-1955).
Năm 1960, Giáo phận Thái Bình được Tòa Thánh nâng lên hàng chính tòa và trao quyền cai quản cho Đức cha Đa Minh Đinh Đức Trụ.
14. 1938, Giáo phận Vĩnh Long. Ngày 08-01-1938, Tòa Thánh ra sắc chỉ thành lập giáo phận Vĩnh Long, bao gồm các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre và phần đất nằm ở tả ngạn sông Hậu, tức tỉnh Sa Đéc sau nầy, và cử Cha Phêrô Ngô Đình Thục (Huế) làm Giám mục. Hiện tình, giáo phận Vĩnh Long nằm trọn trong các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre và một phần của tỉnh Đồng Tháp.
Khi được thành lập, năm 1938, Giáo phận gồm có: 45.318 giáo dân; 07 giáo xứ chính, 28 giáo xứ phụ, 106 họ đạo, 34 nhà thờ, 93 nhà nguyện; 01 Giám mục Đại diện Tông tòa; 03 linh mục người nước ngoài, 47 linh mục Việt Nam; 43 nam tu sĩ, 338 nữ tu (có 12 nữ tu dòng nước ngoàl).
15. 1939, Giáo phận Lạng Sơn. 1939 Phủ doãn Tông toà Lạng Sơn, Cao Bằng, do Đức Ông Bertrand Cothonay Chiểu, Đa Minh, trách nhiệm từ năm 1913. (31-12), được nâng lên thành Giáo phận Lạng Sơn, do Đức Cha Félix Maurice Hedde Minh, Đa Minh, điều khiển. Vào năm 1945, giáo phận có khoảng 5.000 giáo dân. Số người Nùng xin nhập đạo đông hơn người Tày. Năm 1954, có 26 giáo xứ và 26 nhà thờ. Nhưng một nửa di cư vào Nam; Sau đó, chỉ còn lại 11 giáo xứ và 14 nhà thờ.
Năm 1959, Tòa Thánh đặt cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ làm tổng quản, rồi ngày 05/03/1960 làm giám mục coi sóc giáo phận.
16. 1955, Giáo phận Cần Thơ. Năm 1955: Giáo Phận Cần Thơ được thành lập và được giao cho đức tân Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình. Ngài sinh tại Tân Ðịnh ngày 1/9/1910, gia nhập tiểu chủng viện Sàigòn năm 1922. Năm 1932, Ðức Cha Dumortier gửi ngài qua Rome theo học trường Truyền Giáo, và thụ phong linh mục năm 1937. Trước khi Tòa Thánh chọn Ngài làm Giám Mục, cha Bình lần lượt giữ các chức vụ như: giáo sư chủng viện (1943), tuyên úy các sư huynh Sàigòn. Năm 1948, thực hiện tờ báo Tông Ðồ, cha xứ họ Cầu Ðất. Ngày 20/9/1955, Tòa Thánh chọn ngài làm Giám Mục cai quản tân giáo phận Cần Thơ. Năm 1960, Ðức Cha Phao lô Nguyễn Văn Bình thuyên chuyển về Sàigòn và làm Tổng Giám Mục địa phận Sàigòn cho đến ngày qua đời.
17. 1957, Giáo phận Nha Trang. Ngày 05/07/1957 với Tông sắc Crescit Laetissimo, Ðức Thánh Cha Piô XII đã thành lập Giáo phận Nha Trang, gồm 2 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận (trước thuộc Giáo phận Qui Nhơn và 2 tỉnh Bình Thuận, Bình Tuy (trước thuộc Giáo phận Sài Gòn), và đã bổ nhiệm Ðức Cha Marcel Piquet Lợi làm Giám Mục tiên khởi của Giáo Phận. Khi thành lập, Giáo Phận Nha Trang có 90 linh mục và 72.199 giáo dân.
Ngày 04/05/1967, Tòa Thánh đặt cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận làm giám mục chính tóa Nha Trang, thay cho Đức cha Marcel Piquet đã qua đời ngày 11/07/1966.
LỜI KẾT
Ở Bắc Hà, từ giáo phận tiên khởi Đàng Ngoài (Hà Nội, 1659), 9 giáo phận mới khác đã được thành lập: Hải Phòng (1679), Vinh (1846), Bùi chu (1848), Bắc Ninh (1883), Hưng Hóa (1895), Phát Diệm (1901), Thanh Hóa (1932), Thái Bình (1936), Lạng Sơn (1939).
Ở Nam Hà, từ giáo phận đầu tiên là Đàng Trong (Qui Nhơn, 1659), 6 địa phận mới đã được thành lập: Sài gòn (1844), Huế (1850), Kontum 1932), Vĩnh Long (1936), Cần Thơ (1955), Nha Trang (1957).
Ngày 24.11.1960, với sắc chỉ Venerabilium Nostrorum, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã quyết định thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam với 3 Giáo tỉnh Hà Nội - Huế - Saigon. Ba địa phận mới đã được thành lập: Đà Lạt, Mỹ Tho và Long Xuyên.
Từ 1960 đến nay, 6 địa phận mới khác nữa đã được thiết lập. Vị chi hiện nay, 2010, Giáo Hội Việt Nam có 26 giáo Phận, qui tụ trong 3 Tổng Giáo Phận.
Tông Giáo Phận Hà Nội có 10 giáo phận là: Hà Nội (1659), Hải Phòng (1679), Vinh (1846), Bùi chu (1848), Bắc Ninh (1883), Hưng Hóa (1895), Phát Diệm (1901), Thanh Hóa (1932), Thái Bình (1936), Lạng Sơn (1939).
Tổng Giáo Phận Huế có 6 giáo phận là: Huế (1850), Qui Nhơn (1659), Kon Tum (1932), Nha Trang (1957), Đà Nẵng (1963), Ban Mê Thuột (1967).
Tổng Giáo Phận TP Hồ Chí Minh có 10 giáo phận là TP Hồ Chí Minh (1844), Vĩnh Long (1936), Cần Thơ (1955), Đà Lạt (1960), Mỹ Tho (1960), Long Xuyên (1960), Xuân Lộc (1965), Phú Cường (1965), Phan Thiết (1975), Bà Rịa (2005).
Một sự kiện rất mạnh đập vào mắt bất cứ người đọc nào là sự kiện rằng: Thời TÔNG TÒA các Giáo Phận Miền Bắc rất đông về số và mạnh về người. Thời CHÍNH TÒA, từ 1960 đến nay. số Địa Phận của Miền Bắc vẫn là 10, nhưng số giáo dân chuyển hẳn về Miền Nam khiến số các địa phận trong miền Nam, từ 5 vào năm 1954, đã lên đến 16 vào năm 2005.
Có điều là thủ đô của Việt Nam là Hà Nội. Mọi quyết định quan trọng của quốc gia đều được lấy trong các cơ quan đầu não ở Hà Nội. Làm sao để giáo dân miền Bắc được đông đảo hơn ? được góp mặt, góp tiếng, góp tài, góp lực phung sự quốc gia nhiều hơn, thường hơn và hữu hiệu hơn ? Làm sao để Giáo hội là giáo hội ở trần thế, không thuộc về thế trần, nhưng nhập cuộc hữu hiệu hơn ?
Paris, ngày 25 tháng 02 năm 2009
Văn Hóa
Sám hối
Trầm Thiên Thu
14:06 25/02/2010
Lòng con tan nát, khiêm nhu
Xin Ngài đừng nỡ mà chê trách hoài
Kiếp sâu bọ lắm đọa đày
Vương mang tội lụy tháng ngày trần gian
Đời vắng Chúa thiếu bình an
Cô đơn sám hối âm thầm, Chúa ơi!
Thành tâm con ngước lên trời
Xin Ngài tha thứ tội đời xưa nay
Mùa Chay 2010
Xin Ngài đừng nỡ mà chê trách hoài
Kiếp sâu bọ lắm đọa đày
Vương mang tội lụy tháng ngày trần gian
Đời vắng Chúa thiếu bình an
Cô đơn sám hối âm thầm, Chúa ơi!
Thành tâm con ngước lên trời
Xin Ngài tha thứ tội đời xưa nay
Mùa Chay 2010
30 giây đủ để bạn làm gì?
Thanh Thanh
15:03 25/02/2010
Đủ để nói một câu chào và một cái bắt tay.
Đủ cho cả chục cái nhíu mày thoáng qua…
Đủ để bỡ ngỡ nhận ra người bạn cũ.
Đủ để hét lên sợ hãi vì một chuyện ma.
Đủ để ướt một bờ vai lúc chia xa
Đủ để hí hoáy viết lời xin lỗi…
Đủ để cười sặc sụa vì một câu chuyện hóm hỉnh
Đủ để dúi một viên kẹo để dỗ dành
Đủ để nghoéo tay làm một lời hứa
Đủ để thực hiện phi vụ nắm tay bất ngờ có báo trước!
Đủ để nhìn và đoán
Đủ để ôm thật chặt
Đủ để hôn thật sâu
Đủ để đấm vỡ mặt nhau
Đủ để vỗ vai, động viên chân thành
Đủ để phớt lờ một người không muốn quen
Đủ để nói một lời từ chối
Đủ để nhìn thấy một cái vẫy tay của người sắp đi xa
Đủ để làm tổn thương nhau mãi mãi…
Đủ để làm ngơ không thèm nghe một lời giải thích…
30 giây, không ít tí nào, đủ làm một đống thứ.
Nếu có bạn trong 30 giây, tôi cũng chưa biết sẽ làm gì. Có thể chửi bạn một câu…tát bạn một cái thay cho lời chào thân thiện.
Còn bạn, nếu có tôi trong 30 giây, 30 ngày bạn sẽ làm gì?
30 giây, đủ để đụng chết một người vì lái xe không cẩn thận
30 giây, đủ để châm một điếu thuốc cũng như đốt một mái nhà
30 giây, đủ để quyết định chọn một việc lành hay theo một hành động xấu
30 giây, đủ để cứu một người sắp chết đuối hay cứu một người vừa ngất sỉu
30 giây, đủ để xót xa cho một người nằm xuống hay cảm nhận sự mất mát chia ly.
30 giây, đủ để nói một câu khích lệ, thay cho những lời vô cảm, chói tai.
30 giây, đủ để từ chối một người đang cầu xin giúp đỡ hay sẵn sàng cho họ chút bố thí
30 giây, đủ để dắt một người lên hoặc xuống phà, thay cho sự lúng túng, sợ hãi của họ.
30 giây, đủ để vỗ tay chúc mừng những nghĩa cử đẹp hay việc làm tốt của người khác.
30 giây, đủ để hít một hơi thật sâu, thở một hơi thật dài, lấy lại bình tĩnh, chặn những phản ứng không tốt do nóng giận gây ra. Giận thì mất khôn mà.
30 giây, đủ để đóng cửa lòng lại với nhau, với người thân, với Chúa hay mở lòng đón nhận tất cả thế giới bằng tâm hồn thanh thản, quý trọng.
30 giây, đủ để bước qua mọi cơ hội tốt lành Chúa gởi đến để vui hưởng, cộng tác, chia sẻ và hy sinh.
30 giây, đủ để nhớ lại cảnh khốn khó của mình mà xót thương anh em đang gặp gian truân
30 giây, đủ để chọn Chúa hay chọn mình, chọn đời này hay đời sau.
30 giây, đủ để cho Chúa, cho nhau trái tim rộng mở, tấm lòng mến yêu, tư tưởng tốt lành, quyết định nhanh chóng, hành động mau lẹ, tạo nhiều cơ hội, giúp nhiều linh hồn
30 giây, đủ để ăn năn sám hối khi nguy tử hay kịp kêu cứu Chúa khi gặp hiểm nguy, cám dỗ
30 giây, không là gì nhưng là tất cả. Đủ để thay đổi… cuộc đời.
Đủ cho cả chục cái nhíu mày thoáng qua…
Đủ để bỡ ngỡ nhận ra người bạn cũ.
Đủ để hét lên sợ hãi vì một chuyện ma.
Đủ để ướt một bờ vai lúc chia xa
Đủ để hí hoáy viết lời xin lỗi…
Đủ để cười sặc sụa vì một câu chuyện hóm hỉnh
Đủ để dúi một viên kẹo để dỗ dành
Đủ để nghoéo tay làm một lời hứa
Đủ để thực hiện phi vụ nắm tay bất ngờ có báo trước!
Đủ để nhìn và đoán
Đủ để ôm thật chặt
Đủ để hôn thật sâu
Đủ để đấm vỡ mặt nhau
Đủ để vỗ vai, động viên chân thành
Đủ để phớt lờ một người không muốn quen
Đủ để nói một lời từ chối
Đủ để nhìn thấy một cái vẫy tay của người sắp đi xa
Đủ để làm tổn thương nhau mãi mãi…
Đủ để làm ngơ không thèm nghe một lời giải thích…
30 giây, không ít tí nào, đủ làm một đống thứ.
Nếu có bạn trong 30 giây, tôi cũng chưa biết sẽ làm gì. Có thể chửi bạn một câu…tát bạn một cái thay cho lời chào thân thiện.
Còn bạn, nếu có tôi trong 30 giây, 30 ngày bạn sẽ làm gì?
30 giây, đủ để đụng chết một người vì lái xe không cẩn thận
30 giây, đủ để châm một điếu thuốc cũng như đốt một mái nhà
30 giây, đủ để quyết định chọn một việc lành hay theo một hành động xấu
30 giây, đủ để cứu một người sắp chết đuối hay cứu một người vừa ngất sỉu
30 giây, đủ để xót xa cho một người nằm xuống hay cảm nhận sự mất mát chia ly.
30 giây, đủ để nói một câu khích lệ, thay cho những lời vô cảm, chói tai.
30 giây, đủ để từ chối một người đang cầu xin giúp đỡ hay sẵn sàng cho họ chút bố thí
30 giây, đủ để dắt một người lên hoặc xuống phà, thay cho sự lúng túng, sợ hãi của họ.
30 giây, đủ để vỗ tay chúc mừng những nghĩa cử đẹp hay việc làm tốt của người khác.
30 giây, đủ để hít một hơi thật sâu, thở một hơi thật dài, lấy lại bình tĩnh, chặn những phản ứng không tốt do nóng giận gây ra. Giận thì mất khôn mà.
30 giây, đủ để đóng cửa lòng lại với nhau, với người thân, với Chúa hay mở lòng đón nhận tất cả thế giới bằng tâm hồn thanh thản, quý trọng.
30 giây, đủ để bước qua mọi cơ hội tốt lành Chúa gởi đến để vui hưởng, cộng tác, chia sẻ và hy sinh.
30 giây, đủ để nhớ lại cảnh khốn khó của mình mà xót thương anh em đang gặp gian truân
30 giây, đủ để chọn Chúa hay chọn mình, chọn đời này hay đời sau.
30 giây, đủ để cho Chúa, cho nhau trái tim rộng mở, tấm lòng mến yêu, tư tưởng tốt lành, quyết định nhanh chóng, hành động mau lẹ, tạo nhiều cơ hội, giúp nhiều linh hồn
30 giây, đủ để ăn năn sám hối khi nguy tử hay kịp kêu cứu Chúa khi gặp hiểm nguy, cám dỗ
30 giây, không là gì nhưng là tất cả. Đủ để thay đổi… cuộc đời.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Vào Tĩnh Lặng
Lm. Trần Cao Tường
19:08 25/02/2010
VÀO TĨNH LẶNG
Ảnh của Cao Tường
Đang khi Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa (Lc 9:29)
Người sẽ dùng quyền năng mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người
(Phil 3:21)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Tuyết Trắng Ngày Đông
Dominic Đức Nguyễn
23:12 25/02/2010
TUYẾT TRẮNG NGÀY ĐÔNG
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Những ngày trọng Ðông chìm trong tuyết giá
Không chừng lòng ta lạnh suốt trăm năm....
(Trích thơ của Hà Huyền Chi)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền