Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:15 25/02/2014
NGƯỜI PHỖNG
Ấn Độ có một câu chuyện cổ như sau:
Chiếc thuyền của một thương gia bị chìm ngoài biển, người thì bị trôi dạt đến tận bờ biển I-lan, con quái vật Wei-bi-sa là vua của vùng ấy. Người thương gia bị điệu đến trước mặt nhà vua, nhà vua vừa nhìn thấy ông ta thì rất là vui vẻ phấn khởi, nói:
- “A, ông ta thật giống vị thần Lama mà ta tôn thờ, thật giống như đúc.”
Thế là sai người đem loại y phục quý giá và vàng bạc trân châu đeo trên người của thương gia và bái lạy ông ta.
Suy tư
Điều răn thứ nhất trong mười điếu răn của Đức Chúa Trời là: “thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.”
Do đó việc thờ lạy bụt thần ma quỷ, thờ lạy những thứ do tay người làm ra là tội lớn nhất trong các thứ tội, bởi vì khi chúng ta thờ lạy bụt thần ma quỷ hay những thứ khác, là chúng ta nhìn nhận chúng nó là chúa của mình, là cha của mình, là đấng tạo dựng nên mình, hay nói cách khác, khi chúng ta thờ lạy ma quỷ bụt thần là chúng ta nói với Thiên Chúa rằng: ông không phải là cha tôi, không phải là đấng tạo dựng nên tôi...
Có những người Ki-tô hữu tin có Thiên Chúa và gọi Thiên Chúa là Cha của mình, nhưng vẫn đặt tiền bạc vật chất lên trên cả Chúa Trời; có những người Ki-tô hữu sáng đi nhà thờ chiều đi chùa, họ tin rằng Chúa không giúp họ thì có bụt thần ma quỷ giúp họ, hoặc ngược lại.
Người Ki-tô hữu không thờ ngẫu tượng, không bái lạy bụt thần, nhưng cũng có nhiều người tôn thờ đồng tiền và danh vọng hơn cả Chúa Trời của mình.
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Ấn Độ có một câu chuyện cổ như sau:
Chiếc thuyền của một thương gia bị chìm ngoài biển, người thì bị trôi dạt đến tận bờ biển I-lan, con quái vật Wei-bi-sa là vua của vùng ấy. Người thương gia bị điệu đến trước mặt nhà vua, nhà vua vừa nhìn thấy ông ta thì rất là vui vẻ phấn khởi, nói:
- “A, ông ta thật giống vị thần Lama mà ta tôn thờ, thật giống như đúc.”
Thế là sai người đem loại y phục quý giá và vàng bạc trân châu đeo trên người của thương gia và bái lạy ông ta.
Suy tư
Điều răn thứ nhất trong mười điếu răn của Đức Chúa Trời là: “thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.”
Do đó việc thờ lạy bụt thần ma quỷ, thờ lạy những thứ do tay người làm ra là tội lớn nhất trong các thứ tội, bởi vì khi chúng ta thờ lạy bụt thần ma quỷ hay những thứ khác, là chúng ta nhìn nhận chúng nó là chúa của mình, là cha của mình, là đấng tạo dựng nên mình, hay nói cách khác, khi chúng ta thờ lạy ma quỷ bụt thần là chúng ta nói với Thiên Chúa rằng: ông không phải là cha tôi, không phải là đấng tạo dựng nên tôi...
Có những người Ki-tô hữu tin có Thiên Chúa và gọi Thiên Chúa là Cha của mình, nhưng vẫn đặt tiền bạc vật chất lên trên cả Chúa Trời; có những người Ki-tô hữu sáng đi nhà thờ chiều đi chùa, họ tin rằng Chúa không giúp họ thì có bụt thần ma quỷ giúp họ, hoặc ngược lại.
Người Ki-tô hữu không thờ ngẫu tượng, không bái lạy bụt thần, nhưng cũng có nhiều người tôn thờ đồng tiền và danh vọng hơn cả Chúa Trời của mình.
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:18 25/02/2014
N2T |
4. Nêu gương tốt là phương pháp truyền giáo có hiệu quả nhất.
(Thánh Josepha Rossello)-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Tiền có cứu độ con người được không ?
Jos. Vinc. Ngọc Biển
10:12 25/02/2014
TIỀN CÓ CỨU ĐỘ CON NGƯỜI ĐƯỢC KHÔNG?
(Chúa Nhật 8, Thường Niên, A)
Khi đến tuổi trưởng thành, người ta phải đối diện với thực tế cuộc sống như: nghề nghệp, đi tu hay xây dựng gia đình...? Vì thế, đòi mỗi người phải có sự chọn lựa, để chọn sao cho trọn, nhằm tránh đừng “đứng núi này trông núi nọ”. Tuy nhiên, khi đã chọn cho mình một nghề nghệp hay một ơn gọi, con người cần phải tiến xa hơn nữa để chọn lựa cho mình một giá trị tinh thần trong cuộc đời phù hợp với nghề nghiệp, lương tâm và ơn gọi, hầu mang lại sự hạnh phúc và bình an, nhất là ơn cứu độ của mình.
Hôm nay, Đức Giêsu cũng giúp cho các môn đệ đi đến tận căn khi xác định chọn Chúa hay tiền tài, Ngài nói: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được" (Lc 16,13b). Một là Thiên Chúa, hai là tiền của. Không có chuyện “bắt cá hai tay”. Thật vậy, chúng ta có hoàn toàn tự do để chọn lựa. Nhưng như một quy luật, chúng ta phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước sự chọn lựa của mình.
1. Ý nghĩa Lời Chúa
Cả ba bài đọc hôm nay đều nói về sự chọn lựa và hậu quả của sự chọn lựa đó. Nếu chọn Chúa thì con người sẽ được hạnh phúc, bình an và giải thoát. Ngược lại, không chọn Chúa và đi theo những trào lưu tục hóa, hay những cái mau qua chóng hết thì ắt sẽ bị đau khổ hay dẫn tới hành vi gian ác.
Khởi đi từ bài đọc I: nói về việc dân Israel bị lưu đầy bên Babylon. Trong lúc đau khổ như thế, họ lên tiếng than thân trách phận và trách luôn cả Chúa. Họ cho rằng Chúa đã bỏ mặc họ cho người ta hành hạ và làm nhục. Từ đó, niềm tin của dân chúng đã bị hao mòn và dần dần lạnh nhạt với Thiên Chúa, đã đi theo và tôn thờ thần Baal là thần của dân ngoại.
Khi ấy, tiên tri Isaia lên tiếng khuyên răn và củng cố lòng tin của dân, ông nói: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49, 15). Vì thế, tuy không nói, nhưng ông ngầm gợi lại hình ảnh của một bà mẹ để thấy được rằng Thiên Chúa không bao giờ quên lời hứa của mình, là đã chọn họ làm dân riêng và sẽ cứu độ.
Sang bài đọc II: khi thấy dân thành Corintô đang có dấu hiệu bị phân tán do những tật xấu như: tham lam, ích kỷ, tự phụ và hay có sự phê phán, xét đoán người khác, làm cho trong cộng đoàn mất sự bình an và nghi kị nhau. Nhận ra điều đó, thánh Phaolô đã mạnh mẽ lên tiếng khuyên ngăn dân chúng đừng có đi vào con đường nguy hiểm đó, con đường đó là con đường dẫn đến diệt vong, bởi lẽ những hành vi xấu xa ấy xuất phát nơi Ma Quỷ chứ không đến từ Thiên Chúa.
Nếu chọn Chúa thì phải gạt ra bên lề tất cả những tật xấu đó và để dành quyền xét xử cho Thiên Chúa, bởi vì chỉ có Người mới thấu xuốt lòng dạ con người, và cũng chỉ có mình Người mới có quyền xét xử mà thôi. Thật vậy, chính Chúa Giêsu đã nói: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy” (Mt 7, 1-2).
Cuối cùng là bài Tin Mừng: Đức Giêsu thấy rất rõ mối nguy hại của đồng tiền, nên Ngài lên tiếng dạy cho mọi người phải biết chọn lựa. Chọn Chúa hay tiền của. Nếu chọn Chúa thì phải từ bỏ những điều bất chính của đồng tiền gây nên, để chỉ phụng sự một mình Thiên Chúa mà thôi: “Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ” (Lc 16, 13a). Chọn Chúa thì phải coi tiền bạc chỉ là phương tiện. Nếu đã coi nó là phương tiện, tức khắc, nó trở thành nô lệ. Chúa mới là niềm cậy trông, phó thác và cùng đích, là niềm vui và hy vọng, là Chủ của cuộc đời. Nói như thế, Đức Giêsu không dạy người ta: “ngồi mát ăn bát vàng”; hay “bắc nước chờ gạo người”; hoặc “không làm cũng có ăn”. Không phải như vậy, vì nếu như thế thì một cách vô hình trung, Chúa cổ xúy cho cái nghèo, hay bảo người ta “an phận thủ thường”. Nhưng Ngài muốn nói rằng: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 33). Khi chọn Chúa, chúng ta có quyền tin tưởng vào tình thương của Ngài qua sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa: “Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc; vì mạng sống thì hơn của ăn, và thân thể thì hơn áo mặc. Hãy nhìn những con quạ mà suy: chúng không gieo, không gặt, cũng không có kho có lẫm, thế mà Thiên Chúa vẫn nuôi chúng. Anh em còn quý giá hơn loài chim biết bao!” (Lc 12, 22-24).
2. Chọn sao cho trọn
Trong cuộc sống, nhất là thời điểm hiện đại như ngày nay, con người luôn bị cuốn vào vòng soáy của đủ thứ. Mọi chuyện trong xã hội thay đổi từng ngày. Nhiều giá trị cuộc sống cũng bị đổi thay không ngừng theo thời gian làm cho con người ngày nay cũng hay thay đổi và chạy theo những trào lưu hoặc xu hướng thời đại mà ít quan tâm đến tính bền vững của sự lựa chọn. Họ thượng tôn đồng tiền lên làm chúa của mình. Vì thế, không lạ gì khi có nhiều người cho rằng: đồng tiền giải quyết được mọi sự: “Tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà của danh vọng, là cái lọng để che thân, là cán cân của công lý”. Hoặc: “Mạnh về gạo, bạo về tiền”; “Lắm tiền, nhiều gạo là tiên trên đời”. Ngay cả việc đạo, nhiều người cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”.
Tuy nhiên, có phải vậy không? Thưa không! Tiền có thể mua được nhiều thứ, nhưng nếu coi nó như ông chủ thì sẽ không thể mua được: mái ấm; thời gian; mục đích; hạnh phúc; bình an; trân trọng; nhân cách; tình nghĩa; tâm hồn; đời sau; Thiên Đàng. Còn nếu nó là đầy tớ thì mới hy vọng đạt được những thứ trên.
Sứ điệp mà bài Tin Mừng hôm nay muốn nhắm tới chính là chúng ta chọn Chúa hay chọn đồng tiền? Chọn điều chính yếu hay phụ thuộc? Đồng thời cũng mời gọi con người không được lo lắng, nhưng biết tin tưởng vào Chúa Quan Phòng.
Thật vậy, không được lo lắng, bởi vì lo lắng thái quá sẽ mất niềm hy vọng, mà ơn cứu độ của chúng ta nhờ vào hy vọng. Nhưng Chúa dạy chúng ta hãy biết lo liệu, bởi vì: “Không biết lo xa ắt phải rầu gần”. Lo liệu là một trong Bẩy ơn của Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ giúp cho con người biết khôn ngoan để cậy trông vào Chúa Quan Phòng. Đừng lo lắng, bồn chồn quá sức, bởi vì quá khứ đã qua, tương lai chưa tới, và giây phút hiện tại là tốt đẹp nhất, vì thế, ai đang làm gì và nắm giữ vai trò nào thì chúng ta cứ thi hành với lòng mến, chu toàn, tin tưởng và trao phó cho Chúa: “Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? (32) Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó” (Mt 6,31-32). Ý của Đức Giêsu muốn nói ở đây chính là sự khôn ngoan và biết tiên liệu.
3. Sống Lời Chúa
Thật ra, Đức Giêsu không lên án tiền của, bởi vì đã có lần Đức Giêsu nói: “Hãy sắm lấy túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá" (Lc 12,33). Nếu biết sử dụng thì nó thì nó là tên đầy tớ tốt. Còn không thì nó sẽ là ông chủ tồi. Thật vậy, chính đồng tiền nó sẽ gây nên lòng tham, vì: “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (1Tm 6,10). Đồng tiền, nó có thể làm cho chúng ta mù mắt và bất chấp mọi sự để đạt được mục đích, cho dù “mục đích rẻ tiền hay bẩn thỉu”. Đồng tiền nó rất rễ điều khiển con người, khiến con người bị lớp bụi ham lợi phủ lên lương tâm, làm cho lương tâm trở nên mù quáng và từ đó dẫn đến mọi chuyện bất chính, khuất tất. Tiền có thể làm cho trí khôn u mê. Giuđa là điển hình cho vấn đề này: ông đã được Chúa chọn, gọi để đi theo Ngài, để rồi sẽ như các tông đồ khác kế tục sứ vụ của Chúa, ấy vậy mà chỉ vì 30 đồng bạc, ông sẵn sàng bán Thầy của mình để Thầy phải chết.
Tiền có thể làm cho tâm hồn vô cảm. Chúng ta cứ xem chuyện ông phú hộ giàu có và Larazô nghèo khó. Ông ta dửng dưng với người anh em chỉ vì chúa của ông ta là đồng tiền và cái bụng. Tiền có thể làm cho ý chí chai lì. "Còn những kẻ muốn làm giàu, thì sa chước cám dỗ, sa vào cạm bẫy và nhiều ước muốn ngu xuẩn độc hại; đó là những thứ làm cho con người chìm đắm trong cảnh hủy diệt tiêu vong " (1 Tm 6, 9).
Khi diễn tả về việc đồng tiền hay làm cho con người “thay trắng đổi đen”, ngạn ngữ Trung Quốc cũng có câu: “Ngồi trên đống cát, ai cũng quân tử và hiền nhân. Nhưng khi ngồi trên đống vàng mới biết ai thực sự là hiền nhân, quân tử”.
Thật vậy, người môn đệ của Chúa mà ham tiền hơn cả Chúa, hơn cả sứ mạng, thì hạng người đó là đồ bỏ, vì nó đã bị “hư thối”, bị “hết đát”, không dùng được nữa, họ như muối mà hết mặn thì chỉ còn đổ ra đường cho người ta trà đạp lên mà thôi. Nhưng có lẽ đau đớn hơn cả khi những người đó ham tiền thì chẳng khác nào một khối “ung thư di căn”. Họ sẽ dùng mọi lời lẽ khôn khéo xảo quyệt để ngụy biện cho hành vi trục lợi của mình. Khiến cho nhiều người bị họ “đánh lận con đen” nên không biết đâu là thật, đâu là giả nữa.
Những người ham tiền, họ sẵn sàng tôn thờ chúng mà bỏ Chúa, bất chấp tình nghĩa cha con, anh em, bạn bè. Đọc lại lịch sử các thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta thấy rất rõ: nhiều đấng bị ngay chính con của mình làm hại chỉ vì ham tiền, tham danh vọng. Cũng vì ham tiền, nên họ có thể sẵn sàng hồ nghi sự quan phòng của Thiên Chúa, và họ khấn vái tứ phương: “gió chiều nào thì ngả theo chiều đó”, miễn sao được lợi. Những hạng người này được ví như người “ba phải”, kẻ “bắt cá hai tay”
Tuy nhiên, người bắt cá hai tay khó có thể thành công, mà nếu có thành công thì không bền vững. Bởi vì, họ bắt được con cá này thì ngỡ con khác to hơn. Đi tìm con khác thì hóa ra nó nhỏ hơn con trước, nhưng như một cái giá phải trả, con cá trước đã cao chạy xa bay, và con cá sau cũng không còn nữa, nên cuối cùng không bắt được con nào. Những người như thế là những người vô dụng và đáng bị nguyền rủa: “Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (Mt 25, 30).
Lạy Chúa, xin tha thứ cho mỗi người chúng con vì những lần con đã thượng tôn tiền của mà đánh mất hay làm ngơ trước tiếng nói của Lương Tâm. Xin cũng cho mỗi người chúng con biết chọn Chúa làm Chủ cuộc đời mình và tin tưởng vào Chúa Quan Phòng. Amen.
(Chúa Nhật 8, Thường Niên, A)
Khi đến tuổi trưởng thành, người ta phải đối diện với thực tế cuộc sống như: nghề nghệp, đi tu hay xây dựng gia đình...? Vì thế, đòi mỗi người phải có sự chọn lựa, để chọn sao cho trọn, nhằm tránh đừng “đứng núi này trông núi nọ”. Tuy nhiên, khi đã chọn cho mình một nghề nghệp hay một ơn gọi, con người cần phải tiến xa hơn nữa để chọn lựa cho mình một giá trị tinh thần trong cuộc đời phù hợp với nghề nghiệp, lương tâm và ơn gọi, hầu mang lại sự hạnh phúc và bình an, nhất là ơn cứu độ của mình.
Hôm nay, Đức Giêsu cũng giúp cho các môn đệ đi đến tận căn khi xác định chọn Chúa hay tiền tài, Ngài nói: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được" (Lc 16,13b). Một là Thiên Chúa, hai là tiền của. Không có chuyện “bắt cá hai tay”. Thật vậy, chúng ta có hoàn toàn tự do để chọn lựa. Nhưng như một quy luật, chúng ta phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước sự chọn lựa của mình.
1. Ý nghĩa Lời Chúa
Cả ba bài đọc hôm nay đều nói về sự chọn lựa và hậu quả của sự chọn lựa đó. Nếu chọn Chúa thì con người sẽ được hạnh phúc, bình an và giải thoát. Ngược lại, không chọn Chúa và đi theo những trào lưu tục hóa, hay những cái mau qua chóng hết thì ắt sẽ bị đau khổ hay dẫn tới hành vi gian ác.
Khởi đi từ bài đọc I: nói về việc dân Israel bị lưu đầy bên Babylon. Trong lúc đau khổ như thế, họ lên tiếng than thân trách phận và trách luôn cả Chúa. Họ cho rằng Chúa đã bỏ mặc họ cho người ta hành hạ và làm nhục. Từ đó, niềm tin của dân chúng đã bị hao mòn và dần dần lạnh nhạt với Thiên Chúa, đã đi theo và tôn thờ thần Baal là thần của dân ngoại.
Khi ấy, tiên tri Isaia lên tiếng khuyên răn và củng cố lòng tin của dân, ông nói: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49, 15). Vì thế, tuy không nói, nhưng ông ngầm gợi lại hình ảnh của một bà mẹ để thấy được rằng Thiên Chúa không bao giờ quên lời hứa của mình, là đã chọn họ làm dân riêng và sẽ cứu độ.
Sang bài đọc II: khi thấy dân thành Corintô đang có dấu hiệu bị phân tán do những tật xấu như: tham lam, ích kỷ, tự phụ và hay có sự phê phán, xét đoán người khác, làm cho trong cộng đoàn mất sự bình an và nghi kị nhau. Nhận ra điều đó, thánh Phaolô đã mạnh mẽ lên tiếng khuyên ngăn dân chúng đừng có đi vào con đường nguy hiểm đó, con đường đó là con đường dẫn đến diệt vong, bởi lẽ những hành vi xấu xa ấy xuất phát nơi Ma Quỷ chứ không đến từ Thiên Chúa.
Nếu chọn Chúa thì phải gạt ra bên lề tất cả những tật xấu đó và để dành quyền xét xử cho Thiên Chúa, bởi vì chỉ có Người mới thấu xuốt lòng dạ con người, và cũng chỉ có mình Người mới có quyền xét xử mà thôi. Thật vậy, chính Chúa Giêsu đã nói: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy” (Mt 7, 1-2).
Cuối cùng là bài Tin Mừng: Đức Giêsu thấy rất rõ mối nguy hại của đồng tiền, nên Ngài lên tiếng dạy cho mọi người phải biết chọn lựa. Chọn Chúa hay tiền của. Nếu chọn Chúa thì phải từ bỏ những điều bất chính của đồng tiền gây nên, để chỉ phụng sự một mình Thiên Chúa mà thôi: “Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ” (Lc 16, 13a). Chọn Chúa thì phải coi tiền bạc chỉ là phương tiện. Nếu đã coi nó là phương tiện, tức khắc, nó trở thành nô lệ. Chúa mới là niềm cậy trông, phó thác và cùng đích, là niềm vui và hy vọng, là Chủ của cuộc đời. Nói như thế, Đức Giêsu không dạy người ta: “ngồi mát ăn bát vàng”; hay “bắc nước chờ gạo người”; hoặc “không làm cũng có ăn”. Không phải như vậy, vì nếu như thế thì một cách vô hình trung, Chúa cổ xúy cho cái nghèo, hay bảo người ta “an phận thủ thường”. Nhưng Ngài muốn nói rằng: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 33). Khi chọn Chúa, chúng ta có quyền tin tưởng vào tình thương của Ngài qua sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa: “Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc; vì mạng sống thì hơn của ăn, và thân thể thì hơn áo mặc. Hãy nhìn những con quạ mà suy: chúng không gieo, không gặt, cũng không có kho có lẫm, thế mà Thiên Chúa vẫn nuôi chúng. Anh em còn quý giá hơn loài chim biết bao!” (Lc 12, 22-24).
2. Chọn sao cho trọn
Trong cuộc sống, nhất là thời điểm hiện đại như ngày nay, con người luôn bị cuốn vào vòng soáy của đủ thứ. Mọi chuyện trong xã hội thay đổi từng ngày. Nhiều giá trị cuộc sống cũng bị đổi thay không ngừng theo thời gian làm cho con người ngày nay cũng hay thay đổi và chạy theo những trào lưu hoặc xu hướng thời đại mà ít quan tâm đến tính bền vững của sự lựa chọn. Họ thượng tôn đồng tiền lên làm chúa của mình. Vì thế, không lạ gì khi có nhiều người cho rằng: đồng tiền giải quyết được mọi sự: “Tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà của danh vọng, là cái lọng để che thân, là cán cân của công lý”. Hoặc: “Mạnh về gạo, bạo về tiền”; “Lắm tiền, nhiều gạo là tiên trên đời”. Ngay cả việc đạo, nhiều người cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”.
Tuy nhiên, có phải vậy không? Thưa không! Tiền có thể mua được nhiều thứ, nhưng nếu coi nó như ông chủ thì sẽ không thể mua được: mái ấm; thời gian; mục đích; hạnh phúc; bình an; trân trọng; nhân cách; tình nghĩa; tâm hồn; đời sau; Thiên Đàng. Còn nếu nó là đầy tớ thì mới hy vọng đạt được những thứ trên.
Sứ điệp mà bài Tin Mừng hôm nay muốn nhắm tới chính là chúng ta chọn Chúa hay chọn đồng tiền? Chọn điều chính yếu hay phụ thuộc? Đồng thời cũng mời gọi con người không được lo lắng, nhưng biết tin tưởng vào Chúa Quan Phòng.
Thật vậy, không được lo lắng, bởi vì lo lắng thái quá sẽ mất niềm hy vọng, mà ơn cứu độ của chúng ta nhờ vào hy vọng. Nhưng Chúa dạy chúng ta hãy biết lo liệu, bởi vì: “Không biết lo xa ắt phải rầu gần”. Lo liệu là một trong Bẩy ơn của Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ giúp cho con người biết khôn ngoan để cậy trông vào Chúa Quan Phòng. Đừng lo lắng, bồn chồn quá sức, bởi vì quá khứ đã qua, tương lai chưa tới, và giây phút hiện tại là tốt đẹp nhất, vì thế, ai đang làm gì và nắm giữ vai trò nào thì chúng ta cứ thi hành với lòng mến, chu toàn, tin tưởng và trao phó cho Chúa: “Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? (32) Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó” (Mt 6,31-32). Ý của Đức Giêsu muốn nói ở đây chính là sự khôn ngoan và biết tiên liệu.
3. Sống Lời Chúa
Thật ra, Đức Giêsu không lên án tiền của, bởi vì đã có lần Đức Giêsu nói: “Hãy sắm lấy túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá" (Lc 12,33). Nếu biết sử dụng thì nó thì nó là tên đầy tớ tốt. Còn không thì nó sẽ là ông chủ tồi. Thật vậy, chính đồng tiền nó sẽ gây nên lòng tham, vì: “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (1Tm 6,10). Đồng tiền, nó có thể làm cho chúng ta mù mắt và bất chấp mọi sự để đạt được mục đích, cho dù “mục đích rẻ tiền hay bẩn thỉu”. Đồng tiền nó rất rễ điều khiển con người, khiến con người bị lớp bụi ham lợi phủ lên lương tâm, làm cho lương tâm trở nên mù quáng và từ đó dẫn đến mọi chuyện bất chính, khuất tất. Tiền có thể làm cho trí khôn u mê. Giuđa là điển hình cho vấn đề này: ông đã được Chúa chọn, gọi để đi theo Ngài, để rồi sẽ như các tông đồ khác kế tục sứ vụ của Chúa, ấy vậy mà chỉ vì 30 đồng bạc, ông sẵn sàng bán Thầy của mình để Thầy phải chết.
Tiền có thể làm cho tâm hồn vô cảm. Chúng ta cứ xem chuyện ông phú hộ giàu có và Larazô nghèo khó. Ông ta dửng dưng với người anh em chỉ vì chúa của ông ta là đồng tiền và cái bụng. Tiền có thể làm cho ý chí chai lì. "Còn những kẻ muốn làm giàu, thì sa chước cám dỗ, sa vào cạm bẫy và nhiều ước muốn ngu xuẩn độc hại; đó là những thứ làm cho con người chìm đắm trong cảnh hủy diệt tiêu vong " (1 Tm 6, 9).
Khi diễn tả về việc đồng tiền hay làm cho con người “thay trắng đổi đen”, ngạn ngữ Trung Quốc cũng có câu: “Ngồi trên đống cát, ai cũng quân tử và hiền nhân. Nhưng khi ngồi trên đống vàng mới biết ai thực sự là hiền nhân, quân tử”.
Thật vậy, người môn đệ của Chúa mà ham tiền hơn cả Chúa, hơn cả sứ mạng, thì hạng người đó là đồ bỏ, vì nó đã bị “hư thối”, bị “hết đát”, không dùng được nữa, họ như muối mà hết mặn thì chỉ còn đổ ra đường cho người ta trà đạp lên mà thôi. Nhưng có lẽ đau đớn hơn cả khi những người đó ham tiền thì chẳng khác nào một khối “ung thư di căn”. Họ sẽ dùng mọi lời lẽ khôn khéo xảo quyệt để ngụy biện cho hành vi trục lợi của mình. Khiến cho nhiều người bị họ “đánh lận con đen” nên không biết đâu là thật, đâu là giả nữa.
Những người ham tiền, họ sẵn sàng tôn thờ chúng mà bỏ Chúa, bất chấp tình nghĩa cha con, anh em, bạn bè. Đọc lại lịch sử các thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta thấy rất rõ: nhiều đấng bị ngay chính con của mình làm hại chỉ vì ham tiền, tham danh vọng. Cũng vì ham tiền, nên họ có thể sẵn sàng hồ nghi sự quan phòng của Thiên Chúa, và họ khấn vái tứ phương: “gió chiều nào thì ngả theo chiều đó”, miễn sao được lợi. Những hạng người này được ví như người “ba phải”, kẻ “bắt cá hai tay”
Tuy nhiên, người bắt cá hai tay khó có thể thành công, mà nếu có thành công thì không bền vững. Bởi vì, họ bắt được con cá này thì ngỡ con khác to hơn. Đi tìm con khác thì hóa ra nó nhỏ hơn con trước, nhưng như một cái giá phải trả, con cá trước đã cao chạy xa bay, và con cá sau cũng không còn nữa, nên cuối cùng không bắt được con nào. Những người như thế là những người vô dụng và đáng bị nguyền rủa: “Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (Mt 25, 30).
Lạy Chúa, xin tha thứ cho mỗi người chúng con vì những lần con đã thượng tôn tiền của mà đánh mất hay làm ngơ trước tiếng nói của Lương Tâm. Xin cũng cho mỗi người chúng con biết chọn Chúa làm Chủ cuộc đời mình và tin tưởng vào Chúa Quan Phòng. Amen.
Tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa tình yêu
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:14 25/02/2014
Tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa tình yêu
Suy niệm Chúa Nhật VIII thường niên - Năm A
(Mt 6,24 - 34)
"Chúa đã thương bênh đỡ phù trì, Người kéo tôi ra chỗ thảnh thơi, vì yêu thương tôi nên Người giải thoát. " Ca nhập lễ Chúa Nhật hôm nay như sợi chỉ đỏ xuyên suốt và một chìa khóa để giải thích ý định của Thiên Chúa tình thương, Ngài muốn giải thoát chúng ta khỏi những ràng buộc thế trần, giúp chúng ta biết "vui vẻ phục vụ không lo lắng" và mong sao "mọi việc ở trần gian luôn diễn tiến trong hòa bình trật tự, theo sự quan phòng của Chúa Cha" (x. Lời nguyện nhập lễ). Vì thế tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa là sứ điệp chính yếu trong phụng vụ lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay.
Tin tưởng vào Chúa
Để tin tưởng vào Chúa, trước hết chúng ta phải trị sự mất lòng tin của chúng ta, từ khi con rắn làm hư hỏng hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người, nó ghen tị với hạnh phúc của chúng ta và hành hạ tâm hồn chúng ta, làm cho chúng ta kém tin vào Chúa. Lời tiên tri Isaia là một thần dược chống lại nọc độc của con rắn xưa : " Sion nói : " Chúa đã bỏ rơi tôi, Chúa đã quên tôi rồi ". Nào người mẹ có thể quên con mình mà không thương xót chính đứa con mình đã cưu mang ư ? Cho dù người mẹ có quên, nhưng Ta sẽ không quên người đâu. Lời Thiên Chúa toàn năng phán "(Is 49, 14- 15). Ðó là lời mời gọi tin tưởng vào tình yêu không bao giờ phôi phai của Thiên Chúa, thật cảm động và đầy an ủi cho dân Chúa trước sự kiện thành Giêrusalem bị tàn phá và cả chúng ta ngày hôm nay nữa.
Lời mời gọi này cũng được đề cập đến trong Tin Mừng Matthêu, khi Chúa Giêsu dạy các môn đệ của mình tin tưởng vào sự quan phòng của Cha trên Trời, Ðấng nuôi dưỡng mọi loài chim trời và điểm trang cho hoa huệ ngoài đồng, là Ðấng thấu biết mọi điều cần thiết của chúng ta (x. Mt 6, 24-34). Chúa Giêsu dạy: " Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng : Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì lấy gì mà mạc? Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng Cha các con biết rõ các con cần đến những điều ấy." Và Người mời gọi chúng ta hãy đặt lên hàng đầu việc "tìm kiếm nước của Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó, Người sẽ ban them cho". Niềm tin vào sự quan phòng không thế chỗ cho những nỗ lực chiến đấu để hướng đến một cuộc sống đúng với phẩm giá con người, nhưng giải phóng chúng ta khỏi những nỗi bận tâm về của cải và những nỗi sợ hãi trong tương lai.
Nhưng thế giới chúng ta đang sống, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, " một thế giới mà đồng tiền thống trị và điều khiển mọi sự ". Nên con người bị chi phối và nghiêng chiều về nó, sẵn lòng phàm hóa mọi sự, bỏ Chúa ra khỏi đời sống, chẳng tin tưởng vào Thiên Chúa nữa. Lời Chúa mời gọi chúng ta chọn Chúa, thờ phượng Chúa, và vững tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa tình yêu.
Không làm tôi Tiền Của
Trong cuộc sống, luôn có cái lôi kéo, thậm trí cắt đứt tương quan giữa con người với Thiên Chúa, giam hãm con người vào trong sợ hãi: sợ về tương lai, sợ người khác, sợ bệnh, sợ không lường trước được, sợ sự đảo ngược của số phận, vì thế chúng ta đi tìm kiếm sự an toàn, bảo đảm mọi sự, với hy vọng sẽ tìm thấy ở tiền, và tiền được cho là bảo vệ chúng ta khỏi tất cả các thay đổi bất thường của cuộc sống.
Chúa Giêsu đã lấy tiền làm mô hình để áp dụng cho lòng tham, vì tiền của đề cập đến quyền lực và vinh quang theo kiểu thế gian. Tiền tự nó không phải là nguyên nhân: nếu không có tiền, cần phải đặt để một thứ khác để trao đổi, như thế sẽ tốt hơn. Điều Chúa Giêsu chỉ trích ở đây là tương quan của chúng ta với tiền : tiền là đầy tớ, hay đúng hơn là một phương tiện trao đổi hàng hoá và dịch vụ, nó đã trở thành một mục đích tự thân tuyệt đối, nghĩa là một thần tượng, người ta tôn thờ nó. Và đó là lý do tại sao Chúa Giê-su nói với chúng ta rằng : "Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và Tiền Của được " (Mt 6,24): hoặc Thiên Chúa hoặc Tiền Của.
Hôm nay, mỗi người chúng ta tự hỏi thật lòng mình : Chúng ta đặt niềm tin tưởng vào ai? Nơi bản thân mình, nơi tiền bạc, hay nơi Thiên Chúa? Tất cả chúng ta bị cám dỗ đặt mình làm trung tâm, và tưởng rằng tự chúng ta có thể xây dựng đời mình và rằng đời mình chỉ được hạnh phúc nếu xây trên của cải, tiền bạc hay quyền lực. Không phải thế. Chắc chắn của cải, tiền bạc hay quyền lực có thể đem lại cảm xúc nhưng nhất thời, ảo tưởng hạnh phúc, rốt cuộc những thứ ấy lại ám ảnh chúng ta và làm cho chúng ta cứ muốn có nhiều và nhiều thêm nữa, không bao giờ thỏa mãn. "Hãy mặc lấy Đức Kitô" và đặt tin tưởng nơi Người, chúng ta sẽ không bao giờ thất vọng.
Chúa là nơi ta trú ẩn, là hạnh phúc của đời ta
Chúng ta còn nhớ chuyện nhà phú hộ, ruộng nương được mùa, nên suy tính với mình rằng : " Hồn ơi! mày có chán của cải, sẵn đó cho nhiều năm; nghỉ đi! ăn uống đi! hưởng đi! Nhưng Thiên Chúa bảo nó: Ðồ ngốc! ngay đêm nay, người ta sẽ đòi ngươi trả lại hồn ngươi, mọi điều ngươi đã soạn kia sẽ về tay ai? " Và Đức Giêsu kết luận : " Như thế đó, kẻ lo chất kho cho mình, mà không biết làm giàu nơi Thiên Chúa" ( Lc 12, 16-21 ). Phúc cho người nào nói được như tác giả Thánh Vịnh : " Duy có nơi Thiên Chúa, hồn tôi mong được an nghỉ, tự nơi Người, ơn tế độ cho tôi. Duy có Người là tảng đá, là ơn tế độ cho tôi, là đồn trú của tôi, tôi sẽ không hề mảy may nao núng!" (Tv 61, 2-3), người ấy sẽ không thất vọng vì họ cậy dựa vào Đấng Toàn Năng. Điều này không có nghĩa là người ấy sẽ được chở che khỏi mọi thử thách, nhưng niềm tin vào Thiên Chúa đã đủ cho họ : " Hỡi anh em, hãy kể như niềm vui trọn hảo, khi anh em sa vòng trăm điều thử thách, bởi biết rằng: đức tin thí luyện của anh em làm nên kiên nhẫn; mà kiên nhẫn tất sinh quả phúc trọn lành, để anh em nên trọn lành, toàn bích, không thiếu sót về một sự gì" (Gc 1, 2-4).
Khi bàn về vấn đề tiền bạc, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI nói : "Tiền bạc cho phép chúng ta hạnh phúc và làm ra của cải trên thế giới, nhưng tiền của mà thôi không đủ mang đến hạnh phúc cho chúng ta. (…) hạnh phúc là một cái gì đó mà tất cả chúng ta đều mong muốn, nhưng một trong những thảm kịch của thế gian này là con người không bao giờ tìm thấy, vì nó không ở chỗ con người tìm kiếm. Chìa khóa hạnh phúc rất đơn giản : hạnh phúc thật chỉ thấy ở nơi Thiên Chúa. Chúng ta phải can đảm đặt hy vọng tuyệt đối ở nơi Thiên Chúa, không phải nơi tiền của, nơi sự thành công thế gian, hay nơi người đời, nhưng là ở nơi Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể lấp đầy những khát vọng sâu xa nhất của lòng người" (Thư gửi các bạn trẻ trường Công Giáo Twickenham).
Lạy Chúa, chúng con chọn Chúa, Chúa là gia nghiệp đời con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật VIII thường niên - Năm A
(Mt 6,24 - 34)
"Chúa đã thương bênh đỡ phù trì, Người kéo tôi ra chỗ thảnh thơi, vì yêu thương tôi nên Người giải thoát. " Ca nhập lễ Chúa Nhật hôm nay như sợi chỉ đỏ xuyên suốt và một chìa khóa để giải thích ý định của Thiên Chúa tình thương, Ngài muốn giải thoát chúng ta khỏi những ràng buộc thế trần, giúp chúng ta biết "vui vẻ phục vụ không lo lắng" và mong sao "mọi việc ở trần gian luôn diễn tiến trong hòa bình trật tự, theo sự quan phòng của Chúa Cha" (x. Lời nguyện nhập lễ). Vì thế tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa là sứ điệp chính yếu trong phụng vụ lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay.
Tin tưởng vào Chúa
Để tin tưởng vào Chúa, trước hết chúng ta phải trị sự mất lòng tin của chúng ta, từ khi con rắn làm hư hỏng hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người, nó ghen tị với hạnh phúc của chúng ta và hành hạ tâm hồn chúng ta, làm cho chúng ta kém tin vào Chúa. Lời tiên tri Isaia là một thần dược chống lại nọc độc của con rắn xưa : " Sion nói : " Chúa đã bỏ rơi tôi, Chúa đã quên tôi rồi ". Nào người mẹ có thể quên con mình mà không thương xót chính đứa con mình đã cưu mang ư ? Cho dù người mẹ có quên, nhưng Ta sẽ không quên người đâu. Lời Thiên Chúa toàn năng phán "(Is 49, 14- 15). Ðó là lời mời gọi tin tưởng vào tình yêu không bao giờ phôi phai của Thiên Chúa, thật cảm động và đầy an ủi cho dân Chúa trước sự kiện thành Giêrusalem bị tàn phá và cả chúng ta ngày hôm nay nữa.
Lời mời gọi này cũng được đề cập đến trong Tin Mừng Matthêu, khi Chúa Giêsu dạy các môn đệ của mình tin tưởng vào sự quan phòng của Cha trên Trời, Ðấng nuôi dưỡng mọi loài chim trời và điểm trang cho hoa huệ ngoài đồng, là Ðấng thấu biết mọi điều cần thiết của chúng ta (x. Mt 6, 24-34). Chúa Giêsu dạy: " Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng : Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì lấy gì mà mạc? Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng Cha các con biết rõ các con cần đến những điều ấy." Và Người mời gọi chúng ta hãy đặt lên hàng đầu việc "tìm kiếm nước của Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó, Người sẽ ban them cho". Niềm tin vào sự quan phòng không thế chỗ cho những nỗ lực chiến đấu để hướng đến một cuộc sống đúng với phẩm giá con người, nhưng giải phóng chúng ta khỏi những nỗi bận tâm về của cải và những nỗi sợ hãi trong tương lai.
Nhưng thế giới chúng ta đang sống, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, " một thế giới mà đồng tiền thống trị và điều khiển mọi sự ". Nên con người bị chi phối và nghiêng chiều về nó, sẵn lòng phàm hóa mọi sự, bỏ Chúa ra khỏi đời sống, chẳng tin tưởng vào Thiên Chúa nữa. Lời Chúa mời gọi chúng ta chọn Chúa, thờ phượng Chúa, và vững tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa tình yêu.
Không làm tôi Tiền Của
Trong cuộc sống, luôn có cái lôi kéo, thậm trí cắt đứt tương quan giữa con người với Thiên Chúa, giam hãm con người vào trong sợ hãi: sợ về tương lai, sợ người khác, sợ bệnh, sợ không lường trước được, sợ sự đảo ngược của số phận, vì thế chúng ta đi tìm kiếm sự an toàn, bảo đảm mọi sự, với hy vọng sẽ tìm thấy ở tiền, và tiền được cho là bảo vệ chúng ta khỏi tất cả các thay đổi bất thường của cuộc sống.
Chúa Giêsu đã lấy tiền làm mô hình để áp dụng cho lòng tham, vì tiền của đề cập đến quyền lực và vinh quang theo kiểu thế gian. Tiền tự nó không phải là nguyên nhân: nếu không có tiền, cần phải đặt để một thứ khác để trao đổi, như thế sẽ tốt hơn. Điều Chúa Giêsu chỉ trích ở đây là tương quan của chúng ta với tiền : tiền là đầy tớ, hay đúng hơn là một phương tiện trao đổi hàng hoá và dịch vụ, nó đã trở thành một mục đích tự thân tuyệt đối, nghĩa là một thần tượng, người ta tôn thờ nó. Và đó là lý do tại sao Chúa Giê-su nói với chúng ta rằng : "Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và Tiền Của được " (Mt 6,24): hoặc Thiên Chúa hoặc Tiền Của.
Hôm nay, mỗi người chúng ta tự hỏi thật lòng mình : Chúng ta đặt niềm tin tưởng vào ai? Nơi bản thân mình, nơi tiền bạc, hay nơi Thiên Chúa? Tất cả chúng ta bị cám dỗ đặt mình làm trung tâm, và tưởng rằng tự chúng ta có thể xây dựng đời mình và rằng đời mình chỉ được hạnh phúc nếu xây trên của cải, tiền bạc hay quyền lực. Không phải thế. Chắc chắn của cải, tiền bạc hay quyền lực có thể đem lại cảm xúc nhưng nhất thời, ảo tưởng hạnh phúc, rốt cuộc những thứ ấy lại ám ảnh chúng ta và làm cho chúng ta cứ muốn có nhiều và nhiều thêm nữa, không bao giờ thỏa mãn. "Hãy mặc lấy Đức Kitô" và đặt tin tưởng nơi Người, chúng ta sẽ không bao giờ thất vọng.
Chúa là nơi ta trú ẩn, là hạnh phúc của đời ta
Chúng ta còn nhớ chuyện nhà phú hộ, ruộng nương được mùa, nên suy tính với mình rằng : " Hồn ơi! mày có chán của cải, sẵn đó cho nhiều năm; nghỉ đi! ăn uống đi! hưởng đi! Nhưng Thiên Chúa bảo nó: Ðồ ngốc! ngay đêm nay, người ta sẽ đòi ngươi trả lại hồn ngươi, mọi điều ngươi đã soạn kia sẽ về tay ai? " Và Đức Giêsu kết luận : " Như thế đó, kẻ lo chất kho cho mình, mà không biết làm giàu nơi Thiên Chúa" ( Lc 12, 16-21 ). Phúc cho người nào nói được như tác giả Thánh Vịnh : " Duy có nơi Thiên Chúa, hồn tôi mong được an nghỉ, tự nơi Người, ơn tế độ cho tôi. Duy có Người là tảng đá, là ơn tế độ cho tôi, là đồn trú của tôi, tôi sẽ không hề mảy may nao núng!" (Tv 61, 2-3), người ấy sẽ không thất vọng vì họ cậy dựa vào Đấng Toàn Năng. Điều này không có nghĩa là người ấy sẽ được chở che khỏi mọi thử thách, nhưng niềm tin vào Thiên Chúa đã đủ cho họ : " Hỡi anh em, hãy kể như niềm vui trọn hảo, khi anh em sa vòng trăm điều thử thách, bởi biết rằng: đức tin thí luyện của anh em làm nên kiên nhẫn; mà kiên nhẫn tất sinh quả phúc trọn lành, để anh em nên trọn lành, toàn bích, không thiếu sót về một sự gì" (Gc 1, 2-4).
Khi bàn về vấn đề tiền bạc, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI nói : "Tiền bạc cho phép chúng ta hạnh phúc và làm ra của cải trên thế giới, nhưng tiền của mà thôi không đủ mang đến hạnh phúc cho chúng ta. (…) hạnh phúc là một cái gì đó mà tất cả chúng ta đều mong muốn, nhưng một trong những thảm kịch của thế gian này là con người không bao giờ tìm thấy, vì nó không ở chỗ con người tìm kiếm. Chìa khóa hạnh phúc rất đơn giản : hạnh phúc thật chỉ thấy ở nơi Thiên Chúa. Chúng ta phải can đảm đặt hy vọng tuyệt đối ở nơi Thiên Chúa, không phải nơi tiền của, nơi sự thành công thế gian, hay nơi người đời, nhưng là ở nơi Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể lấp đầy những khát vọng sâu xa nhất của lòng người" (Thư gửi các bạn trẻ trường Công Giáo Twickenham).
Lạy Chúa, chúng con chọn Chúa, Chúa là gia nghiệp đời con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Powerpoint Chúa Nhật thứ 8 Quanh Năm Năm A - 8th Ordinary Sunday Year A
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
18:51 25/02/2014
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha gởi thư cho các gia đình trên thế giới
Đặng Tự Do
08:07 25/02/2014
Sáng thứ Ba 25 tháng Hai, Tòa Thánh đã công bố một lá thư của Đức Thánh Cha gởi cho tất cả các gia đình trên thế giới xin họ cầu nguyện cho hai cuộc họp sắp tới trong đó gia đình là chủ đề chính.
Trong thư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến cuộc họp Thượng Hội Đồng Giám Mục vào tháng 10 năm nay, được triệu tập để thảo luận về chủ đề "các thách thức mục vụ cho các gia đình trong bối cảnh truyền giáo."
Đức Thánh Cha cho biết Thượng Hội Đồng này sẽ suy tư một cách đặc biệt về gia đình, về ơn gọi và sứ vụ của họ trong Giáo Hội và xã hội, những thách thức đối với hôn nhân, cuộc sống gia đình, việc giáo dục trẻ em, và vai trò của gia đình trong đời sống của Giáo Hội. "
Đức Thánh Cha cho biết thêm là cuộc họp sẽ quy tụ mọi thành phần dân Chúa bao gồm các giám mục, linh mục và giáo dân trên thế giới là những người đang "tích cực chuẩn bị cho cuộc họp với những gợi ý thực tế và sự hỗ trợ quan trọng của lời cầu nguyện. "
Đức Giáo Hoàng cũng yêu cầu các gia đình cầu nguyện cho Hội nghị thế giới của gia đình sẽ diễn ra tại Philadelphia vào tháng Chín năm 2015.
Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng rằng thông qua những lời cầu nguyện cho cả hai sự kiện quan trọng này Giáo Hội sẽ tiến hành một cuộc hành trình thực sự của việc phân định và chọn ra những phương tiện mục vụ cần thiết để giúp các gia đình đối mặt với những thách thức hiện tại trong ánh sáng và sức mạnh xuất phát từ Tin Mừng.
Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chính Chúa Giêsu là Đấng soi sáng con đường của các gia đình trong cuộc sống hàng ngày và nâng đỡ tất cả mọi người trong cuộc hành trình của họ
Trong thư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến cuộc họp Thượng Hội Đồng Giám Mục vào tháng 10 năm nay, được triệu tập để thảo luận về chủ đề "các thách thức mục vụ cho các gia đình trong bối cảnh truyền giáo."
Đức Thánh Cha cho biết Thượng Hội Đồng này sẽ suy tư một cách đặc biệt về gia đình, về ơn gọi và sứ vụ của họ trong Giáo Hội và xã hội, những thách thức đối với hôn nhân, cuộc sống gia đình, việc giáo dục trẻ em, và vai trò của gia đình trong đời sống của Giáo Hội. "
Đức Thánh Cha cho biết thêm là cuộc họp sẽ quy tụ mọi thành phần dân Chúa bao gồm các giám mục, linh mục và giáo dân trên thế giới là những người đang "tích cực chuẩn bị cho cuộc họp với những gợi ý thực tế và sự hỗ trợ quan trọng của lời cầu nguyện. "
Đức Giáo Hoàng cũng yêu cầu các gia đình cầu nguyện cho Hội nghị thế giới của gia đình sẽ diễn ra tại Philadelphia vào tháng Chín năm 2015.
Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng rằng thông qua những lời cầu nguyện cho cả hai sự kiện quan trọng này Giáo Hội sẽ tiến hành một cuộc hành trình thực sự của việc phân định và chọn ra những phương tiện mục vụ cần thiết để giúp các gia đình đối mặt với những thách thức hiện tại trong ánh sáng và sức mạnh xuất phát từ Tin Mừng.
Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chính Chúa Giêsu là Đấng soi sáng con đường của các gia đình trong cuộc sống hàng ngày và nâng đỡ tất cả mọi người trong cuộc hành trình của họ
Nguyên Văn Bức Thư của Đức Thánh Cha Gửi Các Gia Đình
Phaolô Phạm Xuân Khôi
09:47 25/02/2014
(Vatican Radio) Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban hành một bức thư gửi cho các gia đình hôm thứ Ba,25 tháng 2 năm 2014, trong đó ngài yêu cầu họ cầu nguyện cho Đại Hội Ngoại Thường của Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới, được triệu tập để thảo luận về chủ đề “Các thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh của công cuộc loan báo Tin Mừng”.
Dưới đây là bản dịch nguyên văn bức thư Đức Thánh Cha.
Các gia đình thân mến,
Với bức thư này, như được viết, tôi muốn vào tận nhà của anh chị em để nói với anh chị em về một biến cố sẽ xảy ra ở Vatican vào tháng Mười tới. Đó là Đại Hội Ngoại Thường của Thượng Hội Đồng Giám Mục, đang được triệu tập để thảo luận về chủ đề “Các thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh của công cuộc loan báo Tin Mừng”. Thật vậy, trong thời đại chúng ta, Hội Thánh được mời gọi để rao giảng Tin Mừng bằng cách trực diện với những nhu cầu mục vụ mới và cấp bách mà các gia đình đang phải gặp phải.
Cuộc họp quan trọng này sẽ liên quan đến toàn thể Dân Thiên Chúa - Giám Mục, Linh Mục, các nam nữ tu sĩ, và giáo dân của các Hội Thánh địa phương trên toàn thế giới - tất cả những người đang tích cực tham gia vào việc chuẩn bị cho cuộc họp qua những đề nghị thực tế và nâng đỡ chủ yếu là cầu nguyện. Sự nâng đỡ như thế từ anh chị em, các gia đình thân yêu, là điều đặc biệt quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Đại Hội của Thượng Hội Đồng này đặc biệt dành riêng cho anh chị em, cho ơn gọi và sứ vụ trong Hội Thánh và trong xã hội của anh chị em, với những thách đố của hôn nhân, của cuộc sống gia đình, của việc giáo dục con cái, và vai trò của gia đình trong đời sống Hội Thánh. Cho nên tôi yêu cầu anh chị em tha thiết cầu nguyện cùng Chúa Thánh Thần, để Ngài soi sáng cho các Nghị Phụ của Thượng Hội Đồng và hướng dẫn các ngài trong nhiệm vụ quan trọng của các ngài. Như anh chị em đã biết, Đại Hội Ngoại Thường của Thượng Hội Đồng này sẽ được tiếp theo bởi một Đại Hội Thường Kỳ một năm sau đó, cũng sẽ có gia đình như chủ đề. Trong bối cảnh ấy, cũng sẽ có Đại Hội Thế Giới về Gia Đình dự định tổ chức ở Philadelphia vào tháng Chín năm 2015. Vậy, chớ gì tất cả chúng ta cùng nhau cầu nguyện để qua những biến cố này Hội Thánh sẽ thực hiện một cuộc hành trình phân biệt thật sự và áp dụng các phương tiện mục vụ cần thiết để giúp các gia đình đương đầu với những thách đố hiện nay của họ với ánh sáng và sức mạnh đến từ Tin Mừng.
Tôi viết thư này cho anh chị em vào ngày lễ Đức Mẹ Dâng Chúa trong Đền Thờ. Thánh Sử Luca cho chúng ta biết rằng Đức Mẹ và Thánh Giuse, khi giữ Luật Môsê, đã đem Hài Nhi Giêsu đến Đền Thờ để dâng Người cho Chúa, và có hai vị lão thành, là ông Simeon và bà Anna, được Chúa Thánh Thần đánh động, đã đến gặp các Ngài và nhìn nhận Chúa Giêsu là Đấng Được Xức Dầu (x. Lc 2:22-38 ). Ông Simeon đã bế Chúa trong tay ông và cảm tạ Thiên Chúa rằng ông cuối cùng đã “nhìn thấy” ơn cứu rỗi. Bà Anna, mặc dù đã cao niên, tìm thấy sức sống mới và bắt đầu nói với mọi người về Hài Nhi. Đó là một hình ảnh đẹp: hai cha mẹ trẻ và hai người lớn tuổi được Chúa Giêsu đem đến cùng nhau. Người là Đấng đem các thế hệ lại và kết họ với nhau! Người là suối nguồn vô tận của tình yêu ấy là tình yêu vượt qua mọi ích kỷ, cô đơn và buồn rầu. Trong cuộc hành trình của anh chị em như một gia đình, anh chị em chia sẻ rất nhiều những giây phút tốt đẹp: các bữa ăn, nghỉ ngơi, công việc gia đình, giải trí, cầu nguyện, các cuộc du lịch và hành hương, và thời gian nâng đỡ lẫn nhau... Tuy nhiên, nếu không có tình yêu thì không có niềm vui, và tình yêu đích thực đến với chúng ta từ Chúa Giêsu. Người ban cho chúng ta Lời Người, là Lời soi sáng con đường của chúng ta; Người ban cho chúng ta Bánh hằng sống là bánh nâng đỡ chúng ta trên hành trình của chúng ta.
Các gia đình thân mến, lời cầu nguyện của anh chị em cho Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ là một kho tàng quí báu làm cho Hội Thánh thêm phong phú. Tôi cảm ơn anh chị em, và xin anh chị em cũng cầu nguyện cho tôi, để tôi có thể phục vụ Dân Chúa trong chân lý và trong tình yêu. Nguyên xin sự bảo vệ của Đức Mẹ và Thánh Giuse luôn luôn đi cùng tất cả anh chị em và giúp anh chị em đoàn kết bước đi trong tình yêu và trong việc chăm sóc cho nhau. Tôi cầu khẩn Chúa ban phúc lành cho mỗi gia đình.
http://giaoly.org/vn/
Dưới đây là bản dịch nguyên văn bức thư Đức Thánh Cha.
Các gia đình thân mến,
Với bức thư này, như được viết, tôi muốn vào tận nhà của anh chị em để nói với anh chị em về một biến cố sẽ xảy ra ở Vatican vào tháng Mười tới. Đó là Đại Hội Ngoại Thường của Thượng Hội Đồng Giám Mục, đang được triệu tập để thảo luận về chủ đề “Các thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh của công cuộc loan báo Tin Mừng”. Thật vậy, trong thời đại chúng ta, Hội Thánh được mời gọi để rao giảng Tin Mừng bằng cách trực diện với những nhu cầu mục vụ mới và cấp bách mà các gia đình đang phải gặp phải.
Cuộc họp quan trọng này sẽ liên quan đến toàn thể Dân Thiên Chúa - Giám Mục, Linh Mục, các nam nữ tu sĩ, và giáo dân của các Hội Thánh địa phương trên toàn thế giới - tất cả những người đang tích cực tham gia vào việc chuẩn bị cho cuộc họp qua những đề nghị thực tế và nâng đỡ chủ yếu là cầu nguyện. Sự nâng đỡ như thế từ anh chị em, các gia đình thân yêu, là điều đặc biệt quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Đại Hội của Thượng Hội Đồng này đặc biệt dành riêng cho anh chị em, cho ơn gọi và sứ vụ trong Hội Thánh và trong xã hội của anh chị em, với những thách đố của hôn nhân, của cuộc sống gia đình, của việc giáo dục con cái, và vai trò của gia đình trong đời sống Hội Thánh. Cho nên tôi yêu cầu anh chị em tha thiết cầu nguyện cùng Chúa Thánh Thần, để Ngài soi sáng cho các Nghị Phụ của Thượng Hội Đồng và hướng dẫn các ngài trong nhiệm vụ quan trọng của các ngài. Như anh chị em đã biết, Đại Hội Ngoại Thường của Thượng Hội Đồng này sẽ được tiếp theo bởi một Đại Hội Thường Kỳ một năm sau đó, cũng sẽ có gia đình như chủ đề. Trong bối cảnh ấy, cũng sẽ có Đại Hội Thế Giới về Gia Đình dự định tổ chức ở Philadelphia vào tháng Chín năm 2015. Vậy, chớ gì tất cả chúng ta cùng nhau cầu nguyện để qua những biến cố này Hội Thánh sẽ thực hiện một cuộc hành trình phân biệt thật sự và áp dụng các phương tiện mục vụ cần thiết để giúp các gia đình đương đầu với những thách đố hiện nay của họ với ánh sáng và sức mạnh đến từ Tin Mừng.
Tôi viết thư này cho anh chị em vào ngày lễ Đức Mẹ Dâng Chúa trong Đền Thờ. Thánh Sử Luca cho chúng ta biết rằng Đức Mẹ và Thánh Giuse, khi giữ Luật Môsê, đã đem Hài Nhi Giêsu đến Đền Thờ để dâng Người cho Chúa, và có hai vị lão thành, là ông Simeon và bà Anna, được Chúa Thánh Thần đánh động, đã đến gặp các Ngài và nhìn nhận Chúa Giêsu là Đấng Được Xức Dầu (x. Lc 2:22-38 ). Ông Simeon đã bế Chúa trong tay ông và cảm tạ Thiên Chúa rằng ông cuối cùng đã “nhìn thấy” ơn cứu rỗi. Bà Anna, mặc dù đã cao niên, tìm thấy sức sống mới và bắt đầu nói với mọi người về Hài Nhi. Đó là một hình ảnh đẹp: hai cha mẹ trẻ và hai người lớn tuổi được Chúa Giêsu đem đến cùng nhau. Người là Đấng đem các thế hệ lại và kết họ với nhau! Người là suối nguồn vô tận của tình yêu ấy là tình yêu vượt qua mọi ích kỷ, cô đơn và buồn rầu. Trong cuộc hành trình của anh chị em như một gia đình, anh chị em chia sẻ rất nhiều những giây phút tốt đẹp: các bữa ăn, nghỉ ngơi, công việc gia đình, giải trí, cầu nguyện, các cuộc du lịch và hành hương, và thời gian nâng đỡ lẫn nhau... Tuy nhiên, nếu không có tình yêu thì không có niềm vui, và tình yêu đích thực đến với chúng ta từ Chúa Giêsu. Người ban cho chúng ta Lời Người, là Lời soi sáng con đường của chúng ta; Người ban cho chúng ta Bánh hằng sống là bánh nâng đỡ chúng ta trên hành trình của chúng ta.
Các gia đình thân mến, lời cầu nguyện của anh chị em cho Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ là một kho tàng quí báu làm cho Hội Thánh thêm phong phú. Tôi cảm ơn anh chị em, và xin anh chị em cũng cầu nguyện cho tôi, để tôi có thể phục vụ Dân Chúa trong chân lý và trong tình yêu. Nguyên xin sự bảo vệ của Đức Mẹ và Thánh Giuse luôn luôn đi cùng tất cả anh chị em và giúp anh chị em đoàn kết bước đi trong tình yêu và trong việc chăm sóc cho nhau. Tôi cầu khẩn Chúa ban phúc lành cho mỗi gia đình.
http://giaoly.org/vn/
Nguyên văn Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân dịp 50 năm ban hành Hiến Chế “Sacrosanctum Conciulium”
Phaolô Phạm Xuân Khôi
16:53 25/02/2014
Dưới đây là bản dịch nguyên văn sứ điệp của ĐTC Phanxicô gửi ĐHY Cardinal Antonio Cañizares Llovera, Bộ Trưởng Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, nhân dịp kết thúc hội nghị kỷ niệm 50 năm bàn hành Hiến Chế Phụng Vụ Thánh với chủ đề “Sacrosanctum Concilium. Biết ơn và dấn thân cho Một Phong Trào Hội Thánh Cao Cả”, được Thánh Bộ tổ chức với sự hợp tác của Giáo Hoàng Học Viện Lateran.
Gửi Hiền Huynh Đáng Kính,
Đức Hồng Y Antonio Cañizares Llovera
Bộ Trưởng Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích
Đã 50 năm kể từ ngày ban hành Hiến Chế Sacrosanctum Concilium, tài liệu đầu tiên được Công Đồng Vatican II phát hành, và ngày kỷ niệm quan trọng này làm tăng thêm những cảm tình biết ơn đối với sự đổi mới sâu xa và phổ biến rộng rãi về đời sống phụng vụ, có thể thực hiện được nhờ giáo huấn của Công Đồng, để vinh danh Thiên Chúa và xây dựng Hội Thánh, đồng thời thúc đẩy việc phục hồi cam kết chấp nhận và áp dụng giáo huấn này một cách đầy đủ hơn bao giờ hết.
Hiến Chế Sacrosanctum Concilium và sự khai triển thêm của Huấn Quyền đã làm cho chúng ta hiểu rõ hơn về phụng vụ trong ánh sáng Mặc Khải của Thiên Chúa, như “việc thực thi sứ vụ tư tế của Đức Chúa Giêsu Kitô”, trong đó “toàn thể việc thờ phượng công cộng được thực hiện bởi Nhiệm Thể của Đức Chúa Giêsu Kitô, nghĩa là, của Đầu và các chi thể của Người” (SC 7). Đức Kitô được mặc khải là nhân vật chính thực sự của mọi cuộc cử hành, và Người “luôn luôn liên kết Hội Thánh, là hiền thê yêu quý của Người, với chính Người. Hội Thánh gọi Người là Chúa của mình và qua Người dâng việc thờ phượng lên Chúa Cha hằng hữu” (ibid.). Hành động này, xảy ra nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, có một sức mạnh sáng tạo sâu xa, có khả năng lôi kéo mọi người, và một cách nào đó, toàn thể thụ tạo, đến với mình.
Cử hành việc thờ phượng thiêng liêng chân thật có nghĩa là dâng hiến chính mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa (x. Rm 12:1). Một phụng vụ bị tách ra khỏi việc thờ phượng thiêng liêng có nguy cơ không còn giá trị, giảm từ nguồn gốc Kitô giáo xuống một nghĩa thánh thiêng tổng quát, hầu như ma thuật, và có vẻ thẩm mỹ rỗng tuếch. Như một hành động của Đức Kitô, phụng vụ có một sức đẩy nội tâm để được biến đổi theo những tâm tình của Đức Kitô, và trong động năng này, toàn thể thực tại được biến đổi. “Cuộc sống hằng ngày của chúng ta trong thân xác chúng ta, trong những việc nhỏ, phải được linh hứng, tràn ngập, đắm chìm trong thực tại của Thiên Chúa, phải trở thành hành động với Thiên Chúa. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải luôn luôn nghĩ về Thiên Chúa, nhưng chúng ta phải thực sự được thâm nhuần bởi thực tại của Thiên Chúa, ngõ hầu toàn thể cuộc đời chúng ta là... phụng vụ, là tôn thờ” (ĐTC Bênêđictô XVI , Lectio Divina tại chủng viện Rôma, ngày 15 tháng 2 năm 2012).
Để tạ ơn Thiên Chúa vì những gì đã có thể thực hiện được, chúng ta cần phải kết hợp với nhau trong ước muốn canh tân của mình để di chuyển về phía trước trên con đường mà các Nghị Phụ Công Đồng đã đề ra, vì vẫn còn nhiều việc phải làm ngõ hầu những người đã được rửa tội và các cộng đồng Hội Thánh có thể hấp thụ đúng và hoàn toàn Hiến Chế Phụng Vụ Thánh. Tôi đặc biệt muốn nói đến một sự dấn thân cho một khởi đầu và một đào luyện phụng vụ vững chắc của các tín hữu giáo dân cũng như của hàng giáo sĩ và những người được thánh hiến.
Trong khi bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những ai đã khuyến khích và chuẩn bị hội nghị này, tôi hy vọng rằng nó sẽ mang lại kết quả mong muốn. Tôi khẩn xin sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria và thân ái gửi đến Đức Hồng Y, các cộng sự viên, các thuyết trình viên và tất cả các tham dự viên Phép Lành Tòa Thánh.
Từ Vatican, ngày 18 tháng hai năm 2014
+GH Phanxicô
http://giaoly.org/vn/
Gửi Hiền Huynh Đáng Kính,
Đức Hồng Y Antonio Cañizares Llovera
Bộ Trưởng Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích
Đã 50 năm kể từ ngày ban hành Hiến Chế Sacrosanctum Concilium, tài liệu đầu tiên được Công Đồng Vatican II phát hành, và ngày kỷ niệm quan trọng này làm tăng thêm những cảm tình biết ơn đối với sự đổi mới sâu xa và phổ biến rộng rãi về đời sống phụng vụ, có thể thực hiện được nhờ giáo huấn của Công Đồng, để vinh danh Thiên Chúa và xây dựng Hội Thánh, đồng thời thúc đẩy việc phục hồi cam kết chấp nhận và áp dụng giáo huấn này một cách đầy đủ hơn bao giờ hết.
Hiến Chế Sacrosanctum Concilium và sự khai triển thêm của Huấn Quyền đã làm cho chúng ta hiểu rõ hơn về phụng vụ trong ánh sáng Mặc Khải của Thiên Chúa, như “việc thực thi sứ vụ tư tế của Đức Chúa Giêsu Kitô”, trong đó “toàn thể việc thờ phượng công cộng được thực hiện bởi Nhiệm Thể của Đức Chúa Giêsu Kitô, nghĩa là, của Đầu và các chi thể của Người” (SC 7). Đức Kitô được mặc khải là nhân vật chính thực sự của mọi cuộc cử hành, và Người “luôn luôn liên kết Hội Thánh, là hiền thê yêu quý của Người, với chính Người. Hội Thánh gọi Người là Chúa của mình và qua Người dâng việc thờ phượng lên Chúa Cha hằng hữu” (ibid.). Hành động này, xảy ra nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, có một sức mạnh sáng tạo sâu xa, có khả năng lôi kéo mọi người, và một cách nào đó, toàn thể thụ tạo, đến với mình.
Cử hành việc thờ phượng thiêng liêng chân thật có nghĩa là dâng hiến chính mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa (x. Rm 12:1). Một phụng vụ bị tách ra khỏi việc thờ phượng thiêng liêng có nguy cơ không còn giá trị, giảm từ nguồn gốc Kitô giáo xuống một nghĩa thánh thiêng tổng quát, hầu như ma thuật, và có vẻ thẩm mỹ rỗng tuếch. Như một hành động của Đức Kitô, phụng vụ có một sức đẩy nội tâm để được biến đổi theo những tâm tình của Đức Kitô, và trong động năng này, toàn thể thực tại được biến đổi. “Cuộc sống hằng ngày của chúng ta trong thân xác chúng ta, trong những việc nhỏ, phải được linh hứng, tràn ngập, đắm chìm trong thực tại của Thiên Chúa, phải trở thành hành động với Thiên Chúa. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải luôn luôn nghĩ về Thiên Chúa, nhưng chúng ta phải thực sự được thâm nhuần bởi thực tại của Thiên Chúa, ngõ hầu toàn thể cuộc đời chúng ta là... phụng vụ, là tôn thờ” (ĐTC Bênêđictô XVI , Lectio Divina tại chủng viện Rôma, ngày 15 tháng 2 năm 2012).
Để tạ ơn Thiên Chúa vì những gì đã có thể thực hiện được, chúng ta cần phải kết hợp với nhau trong ước muốn canh tân của mình để di chuyển về phía trước trên con đường mà các Nghị Phụ Công Đồng đã đề ra, vì vẫn còn nhiều việc phải làm ngõ hầu những người đã được rửa tội và các cộng đồng Hội Thánh có thể hấp thụ đúng và hoàn toàn Hiến Chế Phụng Vụ Thánh. Tôi đặc biệt muốn nói đến một sự dấn thân cho một khởi đầu và một đào luyện phụng vụ vững chắc của các tín hữu giáo dân cũng như của hàng giáo sĩ và những người được thánh hiến.
Trong khi bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những ai đã khuyến khích và chuẩn bị hội nghị này, tôi hy vọng rằng nó sẽ mang lại kết quả mong muốn. Tôi khẩn xin sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria và thân ái gửi đến Đức Hồng Y, các cộng sự viên, các thuyết trình viên và tất cả các tham dự viên Phép Lành Tòa Thánh.
Từ Vatican, ngày 18 tháng hai năm 2014
+GH Phanxicô
http://giaoly.org/vn/
Ngày hôm nay, các Kitô hữu phải khóc than các cuộc chiến
Bùi Hữu Thư
19:19 25/02/2014
Huấn từ ngày 25 tháng 2, 2014
ROME, 25 tháng 2, 2014 (Zenit.org) - «Một Kitô hữu phải làm gì vào ngày 25 tháng 2 này?” “Trước biết bao nhiêu chiến cuộc khắp nơi, phải than khóc, phải tang chế, và hạ mình” Đây là câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô sáng nay, trong Thánh lễ tại nhà nguyện Thánh Mácta.
Đức Thánh Cha đã bình giải về bài đọc một, trong đó Thánh Giacôbê nói: “Bởi đâu có chiến tranh, bởi đâu có xung đột giữa anh em? Chẳng phải là bởi chính những khuynh hướng bẩm sinh của anh em đang gây chiến trong con người anh em đó sao?» (Gc 4,1-10).
Những chiến tranh nho nhỏ khắp nơi
Đức Thánh Cha đã than phiền về các tin tức về các cuộc chiến tiếp diễn, được đăng tải mỗi ngày trong các báo chí”: con số các thương vong hầu như đều có mỗi ngày”, và “muốn kê khai tất cả các cuộc chiến hiện tại trên thế giới sẽ phải mất nhiều tập giấy.”
Đến lúc gần như “tinh thần hiếu chiến” trở thành “ông chủ của con người”, không chỉ ở những nơi xa xôi, nơi các dân nước chia rẽ, tương tàn lẫn nhau để duy trì lợi ích riêng”, mà còn “ngay cả trong quê hương của họ”: vẫn có các cuộc chiến nho nhỏ khắp nơi… trong các gia đình, trong các khu phố, ở khắp mọi nơi.
Thế mà con người đã “quá quen thuộc khi xem thấy các nguồn tin này”: họ tưởng niệm các chiến tranh lớn”, họ nhắc đến hàng triệu người chết, họ cho là chiến tranh ghê tởm“, nhưng ngày nay, cũng vẫn y như vậy!”
Ngày nay vẫn còn hàng triệu người “anh em chém giết lẫn nhau”, nhưng, “cuộc chiến to lớn này gần như ở khắp nơi, gần như bị che dấu, lại không làm cho người ta cảm thấy phẫn nộ. Có biết bao nhiêu người phải chết vì một mảnh đất nhỏ bé, vì một cao vọng, vì một sự ganh ghét chủng tộc.”
Xin hãy nhỏ lệ cho các cuộc chiến
Đức Thánh Cha nói: “Chiến tranh, hận thù, ganh ghét không mua được ngoài chợ: mà có ngay tại đây, trong các trái tim. Các cuộc chiến và tranh chấp xuất phát tự con tim con người!”
“Tôi khuyên anh chị em hãy cầu nguyện cho hòa bình, cho hòa bình này không chỉ trở nên một danh từ, không hơn không kém”. Đức Thánh Cha nhắc lại lời Thánh Giacôbê để khuyên bảo: “xin hãy lại gần Thiên Chúa, thì Người sẽ đến gần anh chị em. Những ai tội lỗi, hãy rửa sạch những vết nhơ trên bàn tay; hãy tẩy sạch con tim. Xin cho nụ cười của anh chị em không biến thành lời than khóc, và niềm vui của anh chị em không trở thành sự đau buồn.”
“Có ai trong chúng ta đã khóc khi đọc một bài báo, khi nhìn thấy những hình ảnh đau thương trên vô tuyến truyền hình?” Đối với Đức Thánh Cha, đây là điều “các Kitô hữu phải làm ngày hôm nay 25 tháng 2” : “trước biết bao nhiêu chiến tranh khắp mọi nơi… cần phải than khóc, cần mang tang chế, và hạ mình.”
Hãy đáp trả bằng ngôn ngữ của hòa bình
Đức Thánh Cha lưu ý: Trước một tranh chấp “một tình trạng kỳ lạ: tranh chấp để giải quyết bằng ngôn ngữ của chiến tranh. Thì ngôn ngữ của hoà bình không bao giờ đến trước được.”
“Xin hãy nghĩ đến những hậu quả”: những trẻ em đói khát trong các trại tị nạn”, những gia đình “tan nát vì cha mẹ đã không tìm được con đường hòa bình và thích chiến tranh hơn… Chiến tranh phá hủy!”
Đức Thánh Cha tiếp: “Xin hãy nghĩ đến các trẻ em bệnh tật, đói khát trong các trại tị nạn” và “xin hãy nghĩ đến những bữa tiệc lớn của các chủ nhân các xí nhiệp sản xuất vũ khí, những người tác tạo vũ khí.”
ROME, 25 tháng 2, 2014 (Zenit.org) - «Một Kitô hữu phải làm gì vào ngày 25 tháng 2 này?” “Trước biết bao nhiêu chiến cuộc khắp nơi, phải than khóc, phải tang chế, và hạ mình” Đây là câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô sáng nay, trong Thánh lễ tại nhà nguyện Thánh Mácta.
Đức Thánh Cha đã bình giải về bài đọc một, trong đó Thánh Giacôbê nói: “Bởi đâu có chiến tranh, bởi đâu có xung đột giữa anh em? Chẳng phải là bởi chính những khuynh hướng bẩm sinh của anh em đang gây chiến trong con người anh em đó sao?» (Gc 4,1-10).
Những chiến tranh nho nhỏ khắp nơi
Đức Thánh Cha đã than phiền về các tin tức về các cuộc chiến tiếp diễn, được đăng tải mỗi ngày trong các báo chí”: con số các thương vong hầu như đều có mỗi ngày”, và “muốn kê khai tất cả các cuộc chiến hiện tại trên thế giới sẽ phải mất nhiều tập giấy.”
Đến lúc gần như “tinh thần hiếu chiến” trở thành “ông chủ của con người”, không chỉ ở những nơi xa xôi, nơi các dân nước chia rẽ, tương tàn lẫn nhau để duy trì lợi ích riêng”, mà còn “ngay cả trong quê hương của họ”: vẫn có các cuộc chiến nho nhỏ khắp nơi… trong các gia đình, trong các khu phố, ở khắp mọi nơi.
Thế mà con người đã “quá quen thuộc khi xem thấy các nguồn tin này”: họ tưởng niệm các chiến tranh lớn”, họ nhắc đến hàng triệu người chết, họ cho là chiến tranh ghê tởm“, nhưng ngày nay, cũng vẫn y như vậy!”
Ngày nay vẫn còn hàng triệu người “anh em chém giết lẫn nhau”, nhưng, “cuộc chiến to lớn này gần như ở khắp nơi, gần như bị che dấu, lại không làm cho người ta cảm thấy phẫn nộ. Có biết bao nhiêu người phải chết vì một mảnh đất nhỏ bé, vì một cao vọng, vì một sự ganh ghét chủng tộc.”
Xin hãy nhỏ lệ cho các cuộc chiến
Đức Thánh Cha nói: “Chiến tranh, hận thù, ganh ghét không mua được ngoài chợ: mà có ngay tại đây, trong các trái tim. Các cuộc chiến và tranh chấp xuất phát tự con tim con người!”
“Tôi khuyên anh chị em hãy cầu nguyện cho hòa bình, cho hòa bình này không chỉ trở nên một danh từ, không hơn không kém”. Đức Thánh Cha nhắc lại lời Thánh Giacôbê để khuyên bảo: “xin hãy lại gần Thiên Chúa, thì Người sẽ đến gần anh chị em. Những ai tội lỗi, hãy rửa sạch những vết nhơ trên bàn tay; hãy tẩy sạch con tim. Xin cho nụ cười của anh chị em không biến thành lời than khóc, và niềm vui của anh chị em không trở thành sự đau buồn.”
“Có ai trong chúng ta đã khóc khi đọc một bài báo, khi nhìn thấy những hình ảnh đau thương trên vô tuyến truyền hình?” Đối với Đức Thánh Cha, đây là điều “các Kitô hữu phải làm ngày hôm nay 25 tháng 2” : “trước biết bao nhiêu chiến tranh khắp mọi nơi… cần phải than khóc, cần mang tang chế, và hạ mình.”
Hãy đáp trả bằng ngôn ngữ của hòa bình
Đức Thánh Cha lưu ý: Trước một tranh chấp “một tình trạng kỳ lạ: tranh chấp để giải quyết bằng ngôn ngữ của chiến tranh. Thì ngôn ngữ của hoà bình không bao giờ đến trước được.”
“Xin hãy nghĩ đến những hậu quả”: những trẻ em đói khát trong các trại tị nạn”, những gia đình “tan nát vì cha mẹ đã không tìm được con đường hòa bình và thích chiến tranh hơn… Chiến tranh phá hủy!”
Đức Thánh Cha tiếp: “Xin hãy nghĩ đến các trẻ em bệnh tật, đói khát trong các trại tị nạn” và “xin hãy nghĩ đến những bữa tiệc lớn của các chủ nhân các xí nhiệp sản xuất vũ khí, những người tác tạo vũ khí.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tập huấn giáo lý cấp Giáo phận tại giáo hạt Văn Hạnh
Bình Minh
16:23 25/02/2014
Tập huấn giáo lý cấp Giáo phận tại giáo hạt Văn Hạnh
Huấn giáo là một cột trụ để giáo dục đức tin và cần có những giáo lý viên tốt (ĐTC Phan-xi-cô)
Hình ảnh
Trong tâm tình vươi tươi của những ngày sau Tết Giáp Ngọ, ban giáng huấn giáo lý Giáo phận đã hành trình về tập huấn giáo lý Cấp III tại giáo hạt Văn Hạnh và giáo xứ Trung Nghĩa từ ngày 17 đến 22/ 2/ 2014.
Vì hoàn cảnh địa lý và con số giáo lý viên (GLV) quá đông nên ban giáo lý giáo phận đã thống nhất với ban giáo lý giáo hạt Văn Hạnh là chia thành 2 Cụm để tiện lợi việc dạy và đi lại giữa thời tiết lạnh giá hầu mang lại kết quả cao hơn.
Cụm I tại Văn Hạnh gồm các giáo xứ: Văn Hạnh, An Nhiên, Chân Thành, Lộc Thủy, Tĩnh Giang, Kẻ Đông và Hòa Thắng do cha quản hạt Phê-rô Trần Phúc Chính điều hành. Đội ngũ giảng viên chuyên trách gồm: Sr. Thiên Hoàng, Sr. Thùy Chanh, Sr. Bích Phượng. Số Giáo lý viên tham dự cụm I là 250 vị.
Cụm II tại Trung Nghĩa gồm các giáo xứ: Trung Nghĩa, Mỹ Lộc, Xuân Tình và Thu Chỉ do cha Paul Nguyễn Đức Vĩnh đặc trách giáo lý hạt điều hành. Đội ngũ giảng viên chuyên trách gồm: Sr. Ánh Hồng, Sr. Minh Tuyết, Sr. Thùy Linh và Sr. Hải Yến. Số giáo lý viên tham dự cụm II là 220 vị.
Cả 2 Cụm đều tổ chức theo chung một lịch biểu mà ban giảng huấn đã đưa ra. Chủ đề xuyên suốt cho khóa tập huấn này đi sâu vào : “Đời sống cầu nguyện bằng Lời Chúa, sư phạm huấn giáo và thực hành nhân bản ki-tô giáo, cho các khối : Đồng cỏ non, Sơ cấp, Căn bản, Kinh Thánh và Vào Đời”.
Với đội ngũ chuyên về trách giáo lý của giáo phận, các giảng viên đã hoàn thành một cách xuất sắc và để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người GLV. Nỗi bật các giờ học chung quý giảng viên đã xen kẻ các tiết mục tập hát, vũ điệu vui nhộn, để tăng thêm tinh thần cho học viên. Trong những giờ giải lao cha đặc trách giáo lý hạt đã có những sáng kiến tạo sân chơi thể thao nhanh gọn và cũng không kém phần hấp dẫn, khi những giải thưởng được trao cho những đội dành chiến thắng.
Một điều rất linh động và thiết thực là cha trưởng ban giáo lý và cha đặc trách giáo lý hạt đã thống nhất với ban giảng huấn là chuyển giờ lễ 5h00 sáng vào 17h00 chiều sau mỗi ngày học, nhằm tạo điều kiện cho GLV tham dự đầy đủ và các giáo xứ được giao trách nhiệm phục vụ thánh lễ trong tuần tập huấn được dễ dàng hơn . Thông qua đó các bài chia sẻ của quý cha trong thánh lễ làm tăng thêm tính thực tế của các bài học và áp dựng cho các bài học Tâm linh.
Trong bài phát biểu của mình, cha đặc trách giáo lý hạt đã nói lên tầm quan trọng của người GLV trong việc dạy các em sống đức tin, giữ luật Chúa trong đời sống thường ngày. Cha đã trích lại câu nói quan trọng của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô trọng buổi nói chuyện với 2000 GLV tại Vatican vừa qua là : “Huấn giáo là một cột trụ để giáo dục đức tin và cần có những giáo lý viên tốt!”.
Do đó người GLV tuy khó khăn mấy thì cũng phải cố gắng mỗi ngày để hoàn thiện chính mình, trau dồi kiến thức và yêu công việc của mình vì không ai có thể cho cái mình không có.
Đức Thánh Cha cũng cảm nhận sâu sắc khi nói : “Việc phục vụ này thật là khó khăn, ta làm việc rất nhiều, dấn thân tận tình nhưng không thấy kết quả mong muốn; giáo dục về đức tin thật là điều tốt đẹp! Giúp các trẻ em, thiếu niên, người trẻ, người lớn ngày càng hiểu biết và yêu mến Chúa hơn, đó thực là một cuộc phiêu liêu giáo dục đẹp đẽ nhất, ta xây dựng Giáo Hội qua việc làm đó! Sống như giáo lý viên! ('Essere' catechisti!) Xin anh chị em chú ý, tôi không nói ”làm” giáo lý viên, nhưng là ”sống như giáo lý viên” vì đây là điều bao gồm cuộc sống. Ta hướng dẫn tới cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu bằng lời nói và bằng cuộc sống, bằng chứng tá. Và ”sống như giáo lý viên” đòi phải có lòng yêu mến ngày càng nồng nhiệt hơn đối với Chúa Kitô, yêu mến Dân thánh của Chúa. Và tình yêu này nhất thiết phải khởi hành từ Chúa Kitô”.
Kết thúc một kỳ tập huấn đầy ý nghĩa và kết quả. Trong thánh lễ tổng kết cha quản hạt cũng nói lên thành công khá toàn diện của cả 2 Cụm tại giáo hạt nhà. Thành công này là nhờ vào lịch biểu làm việc có khoa học của ban giảng huấn và sự sáng tạo tại các cụm, cũng như sự ý thức cao của tập thể GLV trong toàn giáo hạt.
Sau thánh lễ bế mạc là nghi thức sai đi, tại 2 Cụm, cha quản hạt và cha đặc trách giáo lý hạt thay mặt Đức Giám Mục giáo phận dặn dò và trao sứ vụ cho toàn thể GLV tiếp tục lên đường ngõ hầu sinh lợi cho Chúa nhiều nén bạc khác.
Hy vọng sau kỳ tập huấn này, GLV trong toàn giáo hạt là những GLV tốt lại càng tốt hơn, yêu mái trường thân yêu của mình hơn và mến học sinh hơn trong sứ vụ cao cả, nhưng cũng đầy thách đố và trách nhiệm của người GLV trong thời đại mới.
Huấn giáo là một cột trụ để giáo dục đức tin và cần có những giáo lý viên tốt (ĐTC Phan-xi-cô)
Hình ảnh
Trong tâm tình vươi tươi của những ngày sau Tết Giáp Ngọ, ban giáng huấn giáo lý Giáo phận đã hành trình về tập huấn giáo lý Cấp III tại giáo hạt Văn Hạnh và giáo xứ Trung Nghĩa từ ngày 17 đến 22/ 2/ 2014.
Vì hoàn cảnh địa lý và con số giáo lý viên (GLV) quá đông nên ban giáo lý giáo phận đã thống nhất với ban giáo lý giáo hạt Văn Hạnh là chia thành 2 Cụm để tiện lợi việc dạy và đi lại giữa thời tiết lạnh giá hầu mang lại kết quả cao hơn.
Cụm I tại Văn Hạnh gồm các giáo xứ: Văn Hạnh, An Nhiên, Chân Thành, Lộc Thủy, Tĩnh Giang, Kẻ Đông và Hòa Thắng do cha quản hạt Phê-rô Trần Phúc Chính điều hành. Đội ngũ giảng viên chuyên trách gồm: Sr. Thiên Hoàng, Sr. Thùy Chanh, Sr. Bích Phượng. Số Giáo lý viên tham dự cụm I là 250 vị.
Cụm II tại Trung Nghĩa gồm các giáo xứ: Trung Nghĩa, Mỹ Lộc, Xuân Tình và Thu Chỉ do cha Paul Nguyễn Đức Vĩnh đặc trách giáo lý hạt điều hành. Đội ngũ giảng viên chuyên trách gồm: Sr. Ánh Hồng, Sr. Minh Tuyết, Sr. Thùy Linh và Sr. Hải Yến. Số giáo lý viên tham dự cụm II là 220 vị.
Cả 2 Cụm đều tổ chức theo chung một lịch biểu mà ban giảng huấn đã đưa ra. Chủ đề xuyên suốt cho khóa tập huấn này đi sâu vào : “Đời sống cầu nguyện bằng Lời Chúa, sư phạm huấn giáo và thực hành nhân bản ki-tô giáo, cho các khối : Đồng cỏ non, Sơ cấp, Căn bản, Kinh Thánh và Vào Đời”.
Với đội ngũ chuyên về trách giáo lý của giáo phận, các giảng viên đã hoàn thành một cách xuất sắc và để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người GLV. Nỗi bật các giờ học chung quý giảng viên đã xen kẻ các tiết mục tập hát, vũ điệu vui nhộn, để tăng thêm tinh thần cho học viên. Trong những giờ giải lao cha đặc trách giáo lý hạt đã có những sáng kiến tạo sân chơi thể thao nhanh gọn và cũng không kém phần hấp dẫn, khi những giải thưởng được trao cho những đội dành chiến thắng.
Một điều rất linh động và thiết thực là cha trưởng ban giáo lý và cha đặc trách giáo lý hạt đã thống nhất với ban giảng huấn là chuyển giờ lễ 5h00 sáng vào 17h00 chiều sau mỗi ngày học, nhằm tạo điều kiện cho GLV tham dự đầy đủ và các giáo xứ được giao trách nhiệm phục vụ thánh lễ trong tuần tập huấn được dễ dàng hơn . Thông qua đó các bài chia sẻ của quý cha trong thánh lễ làm tăng thêm tính thực tế của các bài học và áp dựng cho các bài học Tâm linh.
Trong bài phát biểu của mình, cha đặc trách giáo lý hạt đã nói lên tầm quan trọng của người GLV trong việc dạy các em sống đức tin, giữ luật Chúa trong đời sống thường ngày. Cha đã trích lại câu nói quan trọng của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô trọng buổi nói chuyện với 2000 GLV tại Vatican vừa qua là : “Huấn giáo là một cột trụ để giáo dục đức tin và cần có những giáo lý viên tốt!”.
Do đó người GLV tuy khó khăn mấy thì cũng phải cố gắng mỗi ngày để hoàn thiện chính mình, trau dồi kiến thức và yêu công việc của mình vì không ai có thể cho cái mình không có.
Đức Thánh Cha cũng cảm nhận sâu sắc khi nói : “Việc phục vụ này thật là khó khăn, ta làm việc rất nhiều, dấn thân tận tình nhưng không thấy kết quả mong muốn; giáo dục về đức tin thật là điều tốt đẹp! Giúp các trẻ em, thiếu niên, người trẻ, người lớn ngày càng hiểu biết và yêu mến Chúa hơn, đó thực là một cuộc phiêu liêu giáo dục đẹp đẽ nhất, ta xây dựng Giáo Hội qua việc làm đó! Sống như giáo lý viên! ('Essere' catechisti!) Xin anh chị em chú ý, tôi không nói ”làm” giáo lý viên, nhưng là ”sống như giáo lý viên” vì đây là điều bao gồm cuộc sống. Ta hướng dẫn tới cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu bằng lời nói và bằng cuộc sống, bằng chứng tá. Và ”sống như giáo lý viên” đòi phải có lòng yêu mến ngày càng nồng nhiệt hơn đối với Chúa Kitô, yêu mến Dân thánh của Chúa. Và tình yêu này nhất thiết phải khởi hành từ Chúa Kitô”.
Kết thúc một kỳ tập huấn đầy ý nghĩa và kết quả. Trong thánh lễ tổng kết cha quản hạt cũng nói lên thành công khá toàn diện của cả 2 Cụm tại giáo hạt nhà. Thành công này là nhờ vào lịch biểu làm việc có khoa học của ban giảng huấn và sự sáng tạo tại các cụm, cũng như sự ý thức cao của tập thể GLV trong toàn giáo hạt.
Sau thánh lễ bế mạc là nghi thức sai đi, tại 2 Cụm, cha quản hạt và cha đặc trách giáo lý hạt thay mặt Đức Giám Mục giáo phận dặn dò và trao sứ vụ cho toàn thể GLV tiếp tục lên đường ngõ hầu sinh lợi cho Chúa nhiều nén bạc khác.
Hy vọng sau kỳ tập huấn này, GLV trong toàn giáo hạt là những GLV tốt lại càng tốt hơn, yêu mái trường thân yêu của mình hơn và mến học sinh hơn trong sứ vụ cao cả, nhưng cũng đầy thách đố và trách nhiệm của người GLV trong thời đại mới.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cuộc tranh luận về tính bất khả tiêu của hôn nhân (1)
Vũ Văn An
19:09 25/02/2014
Giáo lý Công Giáo chính thống hiện nay vẫn là: hôn nhân đã thành hiệu (ratum) và hoàn hợp (consummatum) thì tuyệt nhiên không thể tiêu hủy được. Tuy nhiên, gần đây một số nhà thần học Công Giáo đã nêu ra một số lý do để có thể xem sét lại giáo lý này. Cụ thể là hai nhà thần học Kenneth R. Himes thuộc Dòng Anh Em Hèn Mọn và James A. Coriden.
Linh mục Himes có bằng tiến sĩ tôn giáo và chính sách công từ ĐH Duke (1981), hiện là chủ tịch phân khoa thần học tại Boston College, chuyên dạy về giáo huấn xã hội, luân lý căn bản và cải cách xã hội. Coriden thì đậu tiến sĩ giáo luật tại ĐH Gregorian và tiến sĩ luật tại ĐH Công Giáo America, hiện là giáo sư luật tại Washington Theological Union. Ngoài việc nghiên cứu về hôn nhân ra, ông đang chuẩn bị một cuốn nghiên cứu về các thượng hội đồng giám mục.
Trên tạp chí Theological Studies số tháng Chín, 2004, hai tác giả này cho phổ biến một tham luận tựa là: Tính Bất Khả Tiêu Của Hôn Nhân: Các Lý Do Để Sét Lại (The Indissolubility of Marriage: Reasons to Reconsider). Theo họ, giáo huấn Công Giáo hiện nay về tính bất khả tiêu của hôn nhân có một lịch sử phức tạp. Nó dựa trên nhiều loại tư liệu từ Thánh Kinh, bí tích, đạo đức học tới giáo luật. Trong tham luận này, họ tập chú vào hai vấn đề: a) có thể thay đổi được giáo huấn này hay không, và b) chứng cớ của truyền thống có thỏa đáng đủ để hỗ trợ giáo huấn hiện nay hay không? Họ đi đến kết luận: tính bất khả tiêu của một hôn nhân đã thành hiệu và hoàn hợp là giáo huấn tín lý có thể được huấn quyền tái duyệt, và các luận điểm hiện nay không đủ để bác bỏ mọi đề xuất thay đổi giáo huấn này.
Theo họ, đổ vỡ hôn nhân là một kinh nghiệm thông thường trong nền văn hóa Phương Tây nhưng không kém bi thảm nếu xét đến hiện tượng năng xẩy ra của nó. Qua giáo huấn, lời giảng và thực hành mục vụ, Giáo Hội Công Giáo cố gắng “đi dây” giữa việc duy trì phẩm giá và tính vĩnh viễn của hôn nhân và việc biểu lộ thông cảm đối với những ai kinh qua cơn đau ly dị, và sẵn sàng chăm lo cho họ. Căn cứ vào giáo huấn của mình, một giáo huấn cho rằng hôn nhân là một trong các biến cố bí tích ưu hạng trong đời sống người ta, Giáo Hội nhấn mạnh tới ý nghĩa sâu xa của tình yêu nhân bản nói chung và cam kết yêu thương giữa một người đàn ông và một người đàn bà nói riêng. Các tư liệu và chương trình khác nhau trong việc chuẩn bị hôn nhân cho thấy quan tâm sâu sắc của Giáo Hội đối với các cặp đính hôn khi họ sẵn sàng dấn thân không những cho ngày lễ cưới mà còn cho cả cuộc hôn nhân suốt đời của họ nữa.
Đứng trước tỷ lệ ly dị phần đời quá cao, Giáo Hội Công Giáo Mỹ đã đáp ứng một cách sáng tạo và có óc thực tiễn. Họ đã đầu tư rất nhiều năng lực, nhân sự và tài nguyên vào việc thiết lập ra một hệ thống tòa án hết sức hữu hiệu. Diễn biến của án lệ về hôn nhân và công khó của các nhân viên tòa án đã giúp nhiều người có được các tuyên bố vô hiệu mà trước đây khó lòng có được. Con số đông đảo người Công Giáo ly dị và tái hôn phần đời đã thúc đẩy nhiều phương thức mục vụ nhằm mang hòa giải và phép được rước lễ lại cho họ, dù họ chưa được hay không được nhìn nhận chính thức về tình trạng hôn nhân của mình. Các phương thức mục vụ này ít nhiều được gom lại với nhau dưới tiêu đề “tòa trong” gồm cả trường hợp khó khăn (hardship) lẫn trường hợp tranh chấp (conflict) mà tòa ngoài không giải quyết được (1).
Các cố gắng nhằm giải quyết tình trạng người ly dị và tái hôn này không phải là không gây ra tranh cãi. Cách nay ít năm, ba giám mục Đức từng đề nghị một giải pháp tòa trong cho các người Công Giáo ly dị và tái hôn nào ước ao được rước lễ (2).
Gợi ý của các ngài bị chỉ trích là không lưu tâm tới việc “nếu người ly dị tái hôn ở phần đời, thì họ lâm vào tình thế trái ngược một cách khách quan đối với luật Thiên Chúa”. Vì tính bất khả tiêu của cuộc hôn nhân đầu làm cho bất cứ cuộc hôn nhân sau nào thành một mâu thuẫn đối với “cuộc kết hợp yêu thương giữa Chúa Kitô và Giáo Hội Người, một kết hợp được Thánh Thể biểu hiệu và lên hiệu lực” (3).
Tóm lại, giải pháp mục vụ được đề nghị bị bác bỏ vì giáo huấn của huấn quyền hiện nay về tính bất khả tiêu và tính đơn nhất của hôn nhân nhất thiết coi bất cứ cuộc hôn nhân thứ hai nào sau cuộc hôn nhân đầu đã thành hiệu và hoàn hợp là một mâu thuẫn khách quan đối với luật luân lý của Thiên Chúa bao lâu cả hai người phối ngẫu nguyên thủy vẫn còn sống. Thành thử, theo Bộ Giáo Lý Đức Tin, những cặp nào trong tình thế ấy không được rước lễ.
Những người chỉ trích giải pháp mục vụ cho phép người ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ tin rằng bất chấp ý hướng mục vụ cao quí, không phương thức mục vụ nào đi ngược lại luật Thiên Chúa được phép đề xuất cả (4).
Giáo Hội không được tự do chấp nhận bất cứ giải pháp nào về số phận người ly dị và tái hôn vì do ý muốn Thiên Chúa, tính đơn nhất và bất khả phân của hôn nhân ngăn ta không được thừa nhận bất cứ phương thức mục vụ nào cho phép những người sống như chồng vợ trong một kết hợp hôn nhân bất hợp qui được rước lễ. Chăm sóc mục vụ tốt phải được yểm trợ bởi một thần học tốt.
Hố phân cách giữa giáo huấn chính thức của Giáo Hội và việc chăm sóc mục vụ của Giáo Hội không mới lạ và cũng không luôn bất lành mạnh gì. Thói quen của các mục tử trong việc trợ giúp tín hữu sống Tin Mừng vốn là một nguồn cho suy tư thần học và, trong dòng lịch sử, có thể góp phần vào việc tái duyệt và hoàn thiện việc phát biểu đức tin. Tuy nhiên, sự phân cách quá lớn giữa chăm sóc mục vụ và giáo huấn chính thức là một vấn đề; nó cho thấy một là giáo huấn bất cập hai là thực hành mục vụ thiếu khôn ngoan. Hai tác giả này tin rằng chăm sóc mục cho người ly dị và tái hôn, trong hoàn cản hiện nay, đã tới giai đoạn trong đó, sự trung thực đòi phải xét lại đường ranh vẫn còn phân chia giữa giáo huấn bất khả tiêu với các phương thức mục vụ của các mục tử.
Chính vì thế, mục tiêu của hai tác giả là khảo sát giáo huấn tín lý về bất khả tiêu và hỏi xem lối phát biểu giáo huấn hiện nay có còn tiếp tục thuyết phục và phải được giảng dạy như tín điều hay tín lý dứt khoát hay không (5).
Tuy nhiên, khi đặt nghi vấn như thế, họ không muốn bị coi là người ủng hộ ly dị. Giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo khi dạy rằng hôn nhân giữa những người rửa tội là một bí tích phát sinh ra một cuộc phối hợp yêu thương vĩnh viễn và thủy chung giữa chồng và vợ là một sứ điệp khôn ngoan và rất cần thiết đối với thế giới hiện nay. Trong một nền văn hóa như nền văn hóa Mỹ, nó là một chứng tá quan trọng để duy trì tính đơn nhất và vĩnh viễn của hôn nhân. Quan điểm của các tác giả này là: các thiện ích này vẫn có thể được duy trì ngay cả khi qui định cấm tái hôn sau cuộc hôn nhân bí tích hoàn hợp thứ nhất không còn được coi là không có luật trừ nữa.
Chủ điểm của cuộc tranh luận này là gì?
Các tác giả cho rằng họ mở rất to mắt khi khởi diễn cuộc tranh luận này. Vì họ hiểu rất rõ cái giá nhân bản khổng lồ của các cuộc hôn nhân tan vỡ, cả đối với các cá nhân lẫn đối với xã hội. Các nghiên cứu gần đây đã minh hoạ đầy đủ cái hại do ly dị gây ra cho những người trực tiếp liên hệ, tức các người phối ngẫu, nhất là phụ nữ, cho con cái, cũng như cho thân nhân xa như cháu chắt, đại gia đình, và cộng đoàn địa phương.
Toàn bộ cấu trúc xã hội bị kéo mỏng và xé nát bởi “cơn dịch ly dị” (6): trong đó có các hệ thống nhân dụng, giáo dục, an sinh, và chăm sóc trẻ em.
Ngay các mẫu mực du đãng và tác phong hình sự cũng chịu ảnh hưởng của việc gián đoạn gia đình có liên hệ với ly dị. Các tác giả không hề có bất cứ ảo giác nào về các nguy cơ ấy ở đây (7).
Tỷ lệ ly dị tại Hoa Kỳ gia tăng đáng kể từ năm 1960 tới năm 1980, và từ đó chỉ giảm chút đỉnh; có người cho rằng nó đã bình phi ở một độ cao.
Người ta có thể nói rằng hiện vẫn còn khoảng 50% may rủi ly dị, nghĩa là “một nửa các cuộc hôn nhân có cơ kết thúc bằng ly dị trước khi hôn nhân bị tiêu hủy bởi cái chết” (8).
Các tác giả không có bất cứ chứng cớ nào cho thấy tỷ lệ ly dị của người Công Giáo khác nhiều so với các dữ kiện toàn quốc này (9).
Họ cho hay: họ nêu ra các câu hỏi về giáo huấn bất khả tiêu là để Giáo Hội làm chứng hữu hiệu hơn cho tính thánh thiêng và tính vĩnh viễn của hôn nhân và để thăng tiến viêc chăm sóc mục vụ cho các gia đình. Việc làm chứng công khai và các phương thức mục vụ của Giáo Hội sẽ hữu hiệu hơn nếu chúng được dựa vững chắc vào một tín lý sáng sủa, nhất quán và hiện thực.
Lời lẽ đầy tiên tri của Chúa Giêsu về cam kết hôn nhân cần được nghe thấy trong thế giới bất an ngày nay. Giáo huấn của Giáo Hội phải liên tục với Thánh Kinh và truyền thống lâu đời Kitô Giáo, nhưng nó còn phải coi trọng kinh nghiệm thực sự nhân bản của đời sống vợ chồng. Giáo Hội cam kết đối với việc đọc có suy nghĩ “các dấu chỉ thời đại” (10), tức thân phận con người trong mọi chiều kích của nó.
Giáo huấn nào đồng thanh đồng khí với kinh nghiệm nhân bản đều khả tín, sẵn sàng được nhận ra và chấp nhận hơn. Một giáo huấn như thế sẽ đặt cơ sở vững chãi hơn nữa cho nhiều xác tín về hôn nhân và gia đình, và việc chăm sóc mà các xác tín này vốn đòi hỏi từ cộng đoàn tín hữu. Một sứ điệp rõ ràng và gắn bó về cam kết vĩnh viễn của hôn nhân sẽ có tính thuyết phục hơn, được tin tưởng hơn.
Giáo huấn của Giáo Hội như thế nào?
Giáo huấn Công Giáo về tính vĩnh viễn của hôn nhân đã được lên khuôn và đúc khuôn trong nhiều thế kỷ, và hiện còn đang được tiếp tục sắc thái hóa và giải thích nhiều hơn. Giáo huấn này vốn được tạo hình với nhiều định tính và luật trừ, tuy không bao giờ quên bỏ, không phù hợp với lời chính Chúa dạy, được nói ra ngay lúc các địch thù của Người tìm cách gài bẫy Người giữa các phe chống đối nhau trong cuộc tranh luận về ly dị của các trường phái Do Thái Giáo:
“Các ông không đọc rằng từ thuở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã dựng nên họ có nam có nữ và phán: ‘chính vì lý do này, người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mình và gắn bó với vợ, và cả hai sẽ nên một thân xác’?” Như thế họ không còn là hai nhưng là một thân xác. Bởi thế, sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, con người không được phân ly” (Mt 19:4-6).
Mọi nhà văn Kitô Giáo đều nhấn mạnh tới tính vĩnh viễn của hôn nhân, nhưng với những dị biệt và sắc thái khác nhau. Thông thường nhất, họ hay nói bằng ngôn từ luân lý: “Không được phép lấy người khác”, “không được phân rẽ tương ước này”, “tái hôn có tội”, “không được phép tái hôn”, “phạm tội ngoại tình” (11). Chữ “bất khả tiêu” liên hệ tới hôn nhân không phải của Thánh Kinh, cũng không phải của giáo phụ. Nó không phải là chữ thông thường của các luật gia Giáo Luật thời trung cổ cổ điển, hoặc của các công đồng chung thời ấy. Nó cũng không được sử dụng trong việc bàn tới hôn nhân của thế kỷ 15 với Sắc Lệnh Cho Người Acmênia (Decretum pro Armenis) của Công Đồng Florence chính thức truyền dạy học lý bẩy bí tích (12).
Thực vậy, lần đầu tiên chữ “bất khả tiêu” được dùng trong ngữ cảnh giáo huấn chính thức là tại Công Đồng Trent thế kỷ 16 trong học lý và qui định về bí tích hôn phối (13).
Công Đồng quả quyết rằng Adong (trong Sáng Thế 2:23-24) công bố hôn nhân là dây liên kết (nexum) vĩnh viễn và không thể hủy tiêu. Công Đồng bác bỏ điều này: người phối ngẫu có thể tiêu hủy dây liên kết hôn nhân “trên cơ sở lạc giáo, sống chung không thuận, hay vắng mặt liên tục” hay bị hủy tiêu vì sự ngoại tình của một trong hai người phối ngẫu (ở đây phải rất thận trọng, không nên kết án tập tục của các Giáo Hội Đông Phương cho phép tái hôn trong trường hợp ngoại tình).
Công Đồng cũng quả quyết rằng một hôn nhân chưa hoàn hợp được hủy tiêu bởi lời khấn dòng trọng thể. Sau Công Đồng Trent, chữ “bất khả tiêu” hầu như luôn luôn được gắn liền với chữ “dây liên kết” (vinculum hay nexum) của hôn nhân (14).
Nó là ngôn ngữ luật pháp chứ không phải là ngôn ngữ của trói buộc luân lý. Khi giáo huấn về bất khả tiêu của dây hôn phối được Đức Piô XI chi tiết hóa vào năm 1930, “sự ổn định bất khả xâm phạm này, dù không có cùng một mức độ như nhau trong mọi trường hợp, vẫn thuộc về mọi cuộc hôn nhân chân thực”, một dây liên kết vĩnh viễn và bất khả tiêu không tùy thuộc bất cứ quyền bính dân sự nào.
Và nếu sự ổn định này có thể có luật trừ đi chăng nữa, dù rất hiếm hoi, như trong một số cuộc hôn nhân tự nhiên giữa những người không tin, hay trong cuộc hôn nhân tuy thành sự nhưng chưa hoàn hợp, thì luật trừ này cũng không tùy thuộc ý chí con người hay ý chí của bất cứ quyền hành nào chỉ có tính nhân bản thuần túy, mà tùy thuộc luật Thiên Chúa, một luật mà Giáo Hội Chúa Kitô là người bảo vệ và giải thích. Tuy nhiên, ngay quyền hành này cũng không được vì bất cứ lý do nào ảnh hưởng tới cuộc hôn nhân Kitô Giáo đã thành sự và hoàn hợp, vì một lẽ giản dị là khế ước hôn nhân đã hoàn toàn hoàn tất rồi, nhờ đó, do ý Chúa, nó đã hoàn toàn vững chắc và bất khả tiêu, do bất cứ thẩm quyền nhân bản nào (15).
Vui Mừng và Hy Vọng, tức hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay (7 tháng 12, 1965), chứa đựng giáo huấn nghiêm chỉnh và sâu rộng nhất của Vatican II về hôn nhân. Nó thay đổi câu định nghĩa về hôn nhân và sử dụng ngôn từ giao ước (foedus) hơn là ngôn từ khế ước để mô tả về hôn nhân. Hiến chế này quả quyết tính bất khả tiêu của hôn nhân, sự kết hợp thân mật về người và hoạt động, việc hiến thân cho nhau của hai người cũng như thiện ích con cái của họ. Ở đây, sự kết hợp của họ được gọi là bất khả tiêu (số 48). Trong tiết sau, tình yêu lứa đôi của họ được gọi là trung thành một cách bất khả tiêu (số 49). Và cuối cùng, trong tiết nói về tính sinh hoa trái của hôn nhân (số 50), chúng ta được nhắc nhở rằng hôn nhân vẫn duy trì được tính bất khả tiêu của nó dù không có con cái. Khi quả quyết tính vĩnh viễn suốt đời của hôn nhân, công đồng đã không sử dụng ngôn từ luật lệ trong kiểu nói tính vô hiệu của dây hôn phối (16).
Thông điệp hậu công đồng của Đức Phaolô VI về Sự Sống Con Người nói rằng tình yêu vợ chồng “trung thành và độc chiếm cho tới chết” chứ không dùng chữ bất khả tiêu (17).
Văn kiện có tính giáo huấn sâu rộng nhất về hôn nhân và gia đình kể từ Vatican II trở đi, là tông thư “Về Gia Đình” của Đức Gioan Phaolô II, ban hành sau Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới năm 1980. Tông thư này qui tính bất khả tiêu cho việc hiệp thông phu phụ, và cho hôn nhân, chứ không qui cho sợi dây hôn phối. Tính bất khả tiêu của hôn nhân “bén rễ trong việc hiến thân có tính bản vị và trọn vẹn của vợ chồng” và “được thiện ích con cái đòi hỏi” (18).
Khi giáo huấn trên được lồng vào Bộ Giáo Luật của Giáo Hội La Tinh năm 1983, chính “việc ưng thuận của đôi bên tạo ra hôn nhân” và tính bất khả tiêu là đặc tính yếu tính của hôn nhân (các điều 1057, 1056). “Từ cuộc hôn nhân thành sự, xuất hiện giữa các người phối ngẫu một sợi dây (vinculum) mà tự bản chất vốn trường cửu và độc chiếm” (điều 1134) (19).
Các điều giáo luật ở đây nói tới mọi cuộc hôn nhân, bất luận giữa Kitô hữu hay không Kitô hữu. Kỷ luật Giáo Luật có dự liệu việc hủy tiêu hôn nhân trong trường hợp chưa hoàn hợp hay trở lại với đức tin Kitô Giáo:
“Giám mục Rôma có thể hủy tiêu một hôn nhân chưa hoàn hợp giữa những người đã chịu phép rửa hay giữa một bên đã chịu phép rửa và một bên chưa chịu phép rửa” (điều 1142), và “một hôn nhân ký kết bởi hai người chưa chịu phép rửa được tiêu hủy bởi Đặc Ân Thánh Phaolô nhằm lợi ích đức tin của bên đã chịu phép rửa, do chính sự kiện một hôn nhân mới đã được ký kết bởi cùng một bên này” (điều 1143) (20).
Cuối cùng, các điều giáo luật này còn quả quyết rằng một hôn nhân thành hiệu giữa các Kitô hữu đã chịu phép rửa (gọi là ratum, thành hiệu), “nếu các người phối ngẫu thi hành giữa họ theo cách nhân bản một hành vi vợ chồng tự nó xứng hợp với việc sinh sản con cái” (lúc ấy nó được gọi là ratum et consummatum, thành hiệu và hoàn hợp), “thì không thể bị tiêu hủy bởi bất cứ quyền lực nhân bản nào và vì bất cứ lý do nào, ngoại trừ sự chết” (các điều 1061, 1134). Đây là “điều vững chắc lớn lao nhất và bất khả tiêu” (Casti connubii số 35), do tính bí tích và hoàn hợp của hôn nhân; một số tác giả gọi nó là tính bất khả tiêu “tuyệt đối” hay “triệt để” (21).
Các cuộc tiêu hủy liên hệ tới việc trở lại và rửa tội hiển nhiên căn cứ vào lời khuyên của Thánh Phaolô ngỏ với giáo đoàn Côrintô (1Cor 7:12-16): “tuy nhiên, nếu người không tin muốn chia tay, hãy để họ làm vậy”; câu này đã được Ambrosiaster, có lẽ cả thánh Gioan Chrysostom, Theodore thành Canterbury, Hincmar thành Rheims, và các giáo luật gia sau này cho là có nghĩa: bên Kitô hữu được tự do tái hôn (22).
Việc ngoại suy Đặc Ân Thánh Phaolô vào thẩm quyền giám mục Rôma trong việc tiêu hủy các hôn nhân không có tính bí tích vì “lợi ích đức tin” dựa trên việc thi hành quyền lực giáo hoàng trên thực tế và việc biện minh nó sau đó. Nó thường được qui cho “quyền chìa khóa” buộc tha trong Tin Mừng Mátthêu (16:19) (23).
Các cuộc tiêu hủy hôn nhân chưa hoàn hợp phát sinh từ cuộc tranh luận thời Trung Cổ quanh việc điều gì tạo nên hôn nhân. Các giáo luật gia và các nhà thần học thế kỷ 12 tranh luận với nhau xem có phải duy nhất đó là sự ưng thuận của các bên mà thôi hay việc giao hợp xác thân (copula carnalis) sau đó cũng đóng vai chủ yếu trong việc hình thành ra hôn nhân.
Quyết định của các vị giáo hoàng Alexander III (1159-1181) và Innocent III (1198-1216) đưa ra trong ngữ cảnh hôn nhân tranh cãi cho rằng giống như truyền thống Luật Rôma, ưng thuận tạo nên hôn nhân (24).
Hôn nhân giữa các Kitô hữu là bí tích sau khi họ trao đổi lời ưng thuận với nhau một cách hợp pháp. Nhưng sự kết hợp của họ chưa hoàn tất, chưa kết thúc và hoàn hảo cho tới lúc được hoàn hợp bằng giao hợp tính dục (25).
Hai tác giả cho rằng: học lý của Giáo Hội về tính bất khả tiêu của hôn nhân đã diễn biến qua nhiều thế kỷ mới có hình thức tổng hợp hết sức phức tạp này. Nó duy trì nhiều vang dội trong lời lẽ có tính tiên tri của Chúa Giêsu, nhưng cũng được lồng vào nhiều luật trừ, đặc ân và miễn chước dựa trên thế giá có thể bị nghi vấn về phương diện thần học.
Phối hợp học lý hỗn hợp này với thực hành của các tòa án Giáo Hội mỗi năm ban hành hàng chục ngàn án hôn nhân vô hiệu được các tòa này cho là vô hiệu lực (invalid) từ đầu, người ta thấy chứng cớ của Giáo Hội về tính vĩnh cửu của hôn nhân đã yếu đi nhiều. Rồi còn phải cộng thêm hàng trăm ngàn cuộc hôn nhân Công Giáo kết ước hàng năm bị coi là vô hiệu lực theo giáo luật vì thiếu hình thức giáo luật nữa, tức các cuộc hôn nhân rất có thể bị tuyên bố vô hiệu bởi những người điều tra xem những người này có được tự do tái hôn hay không (26).
Kết quả là chứng cớ của Giáo Hội đối với tính vĩnh viễn của giao ước hôn nhân khá trở thành mờ nhạt.
Giáo huấn trên có thể thay đổi chăng?
Đó là câu hỏi chủ yếu do hai tác giả nêu ra. Theo họ, truyền thống Công Giáo đã kinh qua nhiều diễn biến trong giáo huấn về hôn nhân. Ấy thế mà, theo hai tác giả này, chủ trương hiện nay lại được một số người coi như không thể xét lại được. Tuy nhiên, họ bảo: Ủy Ban Thần Học Quốc Tế (UBTHQT), trong tuyên bố năm 1978 về hôn nhân, có đưa ra một dè dặt (caveat) quan trọng đối với tuyên bố của Công Đồng Trent về hôn nhân ở điều bẩy. Tại công đồng này, các giám mục tập chú vào việc bác bỏ giáo huấn của các nhà Cải Cách, nhất là Luther, trong việc họ không nhìn nhận thẩm quyền của Giáo Hội đối với hôn nhân. Đó là chủ điểm chính xác của giáo huấn và UBTHQT hiểu mục tiêu của Trent theo nghĩa chặt chẽ này.
“Như thế, ta không thể nói Công Đồng có ý định định tín một cách long trọng tính bất khả tiêu của hôn nhân như một chân lý của đức tin”. Và cũng không có lý do để tin rằng Trent coi giáo huấn này là một tín lý dứt khoát.
Theo hai tác giả, trong lời giải thích của mình về Công Đồng Trent, UBTHQT nhất trí với một loạt khảo luận giá trị cho Piet Fransen ấn hành về việc giải thích Công Đồng Trent.
Fransen cho thấy rằng các vị tham dự CĐ Trent biết rất rõ các quan điểm khác nhau về tính bất khả tiêu của các thần học gia giáo phụ và trung cổ cũng như các thực hành khác nhau trong Giáo Hội Hy Lạp. Các nghị phụ không muốn bao gồm mọi điều này trong lời kết án tuyệt thông và chỉ tập chú vào Luther mà thôi. Chủ trương của CĐ Trent về phương diện này nhất quán với các nghị phụ của CĐ Lyons II (1274) và CĐ Florence (1439) trong đó, các Giáo Hội La Tinh và Hy Lạp thảo luận việc tái hợp nhất. Ở cả hai công đồng này, tính bất khả tiêu của hôn nhân không được các vị tham dự coi là bất khả đảo ngược hay là giáo huấn định tín. Không lúc nào, sự khác nhau trong giáo huấn về bất khả tiêu bị coi là trở ngại cho việc tái hợp nhất dù các đại biểu La Tinh tại CĐ Florence tỏ ý muốn thảo luận. Sự từ chối của phía Hy Lạp không gây trở ngại cho việc mưu tìm tái hợp nhất (29).
Đức HY Walter Kasper, trong cái hiểu của ngài về sắc lệnh của CĐ Trent, đã nhất trí với quan điểm của Fransen. “Ý định duy nhất là đạt được một quyết định trong cuộc tranh cãi lúc ấy đang dữ dội giữa Giáo Hội Công Giáo và phái Luther. Tuy nhiên, các tranh cãi bên trong Giáo Hội Công Giáo thì vẫn để ngỏ”.
Đức HY Kasper trưng dẫn hai đức HY Joseph Ratzinger và Karl Lehmann như là những người đồng quan điểm với Fransen. Ngài cũng kể Hubert Jedin như có cùng quan điềm này trong các viễn kiến của mình (30).
Tại Hoa Kỳ, Lawrence Wrenn, Charles Curran, Francis Sullivan, và Michael Lawler cũng đạt tới cùng kết luận như Fransen về quan điểm của CĐ Trent (31).
Gần đây hơn, Đức HY Ratzinger đã rút lại quan điểm trước đây của ngài. Lúc đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngài có trao đổi thư từ với Charles Curran liên quan tới các lãnh vực hợp pháp trong đó, người ta có quyền bất đồng về thần học (32).
Trong thư đề năm 1986, Đức HY Ratzinger cho rằng CĐ Trent định tín tính bất khả tiêu của hôn nhân như là thuộc “gia tài đức tin” và không được thách thức (33).
Xem ra, ngài muốn trở về với ý kiến trước đó từng được Louis Billot phát biểu (34) nhưng không được các học giả hồi đó hay trở về sau hỗ trợ đáng kể, như tuyên bố của UBTHQT đã chứng tỏ. Trong thư trả lời Đức HY Ratzinger, Curran nhận định: đa số thần học gia Công Giáo nhìn nhận rằng “giáo huấn của Công Đồng Trent không coi thực hành ‘nhiệm cục’ của Giáo Hội Hy Lạp là đi ngược lại đức tin” (35). Hai tác giả tin rằng, về điểm này, Curran chính xác trong nhận định của mình.
Chủ trương thứ hai liên quan tới thế giá của giáo huấn bất khả tiêu cho rằng nó từng được bênh vực trong các thông điệp Arcanum divinae sapientiae của Đức Lêô XIII và Casti connubii của Đức Piô XI. Luận chứng bênh vực tính bất khả tiêu của Đức Lêô là luận chứng luật tự nhiên; điểm này sẽ được hai tác giả bàn tới dưới đây. Trong thông điệp của Đức Piô XI, ngài trích dẫn điều 1118 của bộ giáo luật năm 1917 (36).
Trên thực tế, Đức Giáo Hoàng chỉ giả thuyết giáo huấn này, chứ không biện luận gì hay làm nó mạnh mẽ gì thêm, ngoài việc nó có trong bộ Giáo Luật. Hai tác giả cho rằng điều trên cũng đúng đối với lời bình luận về điều luật này của Đức Piô XII trong buổi nói truyện với Tòa Tối Cao Rôma năm 1941, một lời bình luận được coi là sâu rộng nhất của một vị giáo hoàng về điều 1118 (37).
Trái với đức HY Ratzinger, hai tác giả tin rằng dựa vào dữ kiện, người ta không đủ cơ sở để quả quyết: giáo huấn hiện thời về tính bất khả tiêu hôn nhân là một vấn đề phải được coi là tín điều dứt khoát hay tín lý định tín. Chắc chắn nó là một tín lý Công Giáo có thẩm quyền và phải được coi như thế, nhưng điều này không loại bỏ khả năng phát triển và sửa đổi thêm sau này. Dựa vào Fransen và một số học giả khác, cách đọc lịch sử của hai tác giả này chứng tỏ rằng người ta được tự do thay đổi giáo huấn hiện thời nếu có đủ lý do vững chắc. Đây là tâm điểm của vấn đề: liệu có hay không có đủ lý do vững chắc để thay đổi giáo huấn?
Dưới đây, hai tác giả này trình bày các gợi ý cho thấy giáo huấn bất khả tiêu hôn nhân nên được xem sét lại để có thể thừa nhận một số ngoại lệ, cả trong trường hợp hôn nhân đã thành hiệu và hoàn hợp.
Còn tiếp
Linh mục Himes có bằng tiến sĩ tôn giáo và chính sách công từ ĐH Duke (1981), hiện là chủ tịch phân khoa thần học tại Boston College, chuyên dạy về giáo huấn xã hội, luân lý căn bản và cải cách xã hội. Coriden thì đậu tiến sĩ giáo luật tại ĐH Gregorian và tiến sĩ luật tại ĐH Công Giáo America, hiện là giáo sư luật tại Washington Theological Union. Ngoài việc nghiên cứu về hôn nhân ra, ông đang chuẩn bị một cuốn nghiên cứu về các thượng hội đồng giám mục.
Trên tạp chí Theological Studies số tháng Chín, 2004, hai tác giả này cho phổ biến một tham luận tựa là: Tính Bất Khả Tiêu Của Hôn Nhân: Các Lý Do Để Sét Lại (The Indissolubility of Marriage: Reasons to Reconsider). Theo họ, giáo huấn Công Giáo hiện nay về tính bất khả tiêu của hôn nhân có một lịch sử phức tạp. Nó dựa trên nhiều loại tư liệu từ Thánh Kinh, bí tích, đạo đức học tới giáo luật. Trong tham luận này, họ tập chú vào hai vấn đề: a) có thể thay đổi được giáo huấn này hay không, và b) chứng cớ của truyền thống có thỏa đáng đủ để hỗ trợ giáo huấn hiện nay hay không? Họ đi đến kết luận: tính bất khả tiêu của một hôn nhân đã thành hiệu và hoàn hợp là giáo huấn tín lý có thể được huấn quyền tái duyệt, và các luận điểm hiện nay không đủ để bác bỏ mọi đề xuất thay đổi giáo huấn này.
Theo họ, đổ vỡ hôn nhân là một kinh nghiệm thông thường trong nền văn hóa Phương Tây nhưng không kém bi thảm nếu xét đến hiện tượng năng xẩy ra của nó. Qua giáo huấn, lời giảng và thực hành mục vụ, Giáo Hội Công Giáo cố gắng “đi dây” giữa việc duy trì phẩm giá và tính vĩnh viễn của hôn nhân và việc biểu lộ thông cảm đối với những ai kinh qua cơn đau ly dị, và sẵn sàng chăm lo cho họ. Căn cứ vào giáo huấn của mình, một giáo huấn cho rằng hôn nhân là một trong các biến cố bí tích ưu hạng trong đời sống người ta, Giáo Hội nhấn mạnh tới ý nghĩa sâu xa của tình yêu nhân bản nói chung và cam kết yêu thương giữa một người đàn ông và một người đàn bà nói riêng. Các tư liệu và chương trình khác nhau trong việc chuẩn bị hôn nhân cho thấy quan tâm sâu sắc của Giáo Hội đối với các cặp đính hôn khi họ sẵn sàng dấn thân không những cho ngày lễ cưới mà còn cho cả cuộc hôn nhân suốt đời của họ nữa.
Đứng trước tỷ lệ ly dị phần đời quá cao, Giáo Hội Công Giáo Mỹ đã đáp ứng một cách sáng tạo và có óc thực tiễn. Họ đã đầu tư rất nhiều năng lực, nhân sự và tài nguyên vào việc thiết lập ra một hệ thống tòa án hết sức hữu hiệu. Diễn biến của án lệ về hôn nhân và công khó của các nhân viên tòa án đã giúp nhiều người có được các tuyên bố vô hiệu mà trước đây khó lòng có được. Con số đông đảo người Công Giáo ly dị và tái hôn phần đời đã thúc đẩy nhiều phương thức mục vụ nhằm mang hòa giải và phép được rước lễ lại cho họ, dù họ chưa được hay không được nhìn nhận chính thức về tình trạng hôn nhân của mình. Các phương thức mục vụ này ít nhiều được gom lại với nhau dưới tiêu đề “tòa trong” gồm cả trường hợp khó khăn (hardship) lẫn trường hợp tranh chấp (conflict) mà tòa ngoài không giải quyết được (1).
Các cố gắng nhằm giải quyết tình trạng người ly dị và tái hôn này không phải là không gây ra tranh cãi. Cách nay ít năm, ba giám mục Đức từng đề nghị một giải pháp tòa trong cho các người Công Giáo ly dị và tái hôn nào ước ao được rước lễ (2).
Gợi ý của các ngài bị chỉ trích là không lưu tâm tới việc “nếu người ly dị tái hôn ở phần đời, thì họ lâm vào tình thế trái ngược một cách khách quan đối với luật Thiên Chúa”. Vì tính bất khả tiêu của cuộc hôn nhân đầu làm cho bất cứ cuộc hôn nhân sau nào thành một mâu thuẫn đối với “cuộc kết hợp yêu thương giữa Chúa Kitô và Giáo Hội Người, một kết hợp được Thánh Thể biểu hiệu và lên hiệu lực” (3).
Tóm lại, giải pháp mục vụ được đề nghị bị bác bỏ vì giáo huấn của huấn quyền hiện nay về tính bất khả tiêu và tính đơn nhất của hôn nhân nhất thiết coi bất cứ cuộc hôn nhân thứ hai nào sau cuộc hôn nhân đầu đã thành hiệu và hoàn hợp là một mâu thuẫn khách quan đối với luật luân lý của Thiên Chúa bao lâu cả hai người phối ngẫu nguyên thủy vẫn còn sống. Thành thử, theo Bộ Giáo Lý Đức Tin, những cặp nào trong tình thế ấy không được rước lễ.
Những người chỉ trích giải pháp mục vụ cho phép người ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ tin rằng bất chấp ý hướng mục vụ cao quí, không phương thức mục vụ nào đi ngược lại luật Thiên Chúa được phép đề xuất cả (4).
Giáo Hội không được tự do chấp nhận bất cứ giải pháp nào về số phận người ly dị và tái hôn vì do ý muốn Thiên Chúa, tính đơn nhất và bất khả phân của hôn nhân ngăn ta không được thừa nhận bất cứ phương thức mục vụ nào cho phép những người sống như chồng vợ trong một kết hợp hôn nhân bất hợp qui được rước lễ. Chăm sóc mục vụ tốt phải được yểm trợ bởi một thần học tốt.
Hố phân cách giữa giáo huấn chính thức của Giáo Hội và việc chăm sóc mục vụ của Giáo Hội không mới lạ và cũng không luôn bất lành mạnh gì. Thói quen của các mục tử trong việc trợ giúp tín hữu sống Tin Mừng vốn là một nguồn cho suy tư thần học và, trong dòng lịch sử, có thể góp phần vào việc tái duyệt và hoàn thiện việc phát biểu đức tin. Tuy nhiên, sự phân cách quá lớn giữa chăm sóc mục vụ và giáo huấn chính thức là một vấn đề; nó cho thấy một là giáo huấn bất cập hai là thực hành mục vụ thiếu khôn ngoan. Hai tác giả này tin rằng chăm sóc mục cho người ly dị và tái hôn, trong hoàn cản hiện nay, đã tới giai đoạn trong đó, sự trung thực đòi phải xét lại đường ranh vẫn còn phân chia giữa giáo huấn bất khả tiêu với các phương thức mục vụ của các mục tử.
Chính vì thế, mục tiêu của hai tác giả là khảo sát giáo huấn tín lý về bất khả tiêu và hỏi xem lối phát biểu giáo huấn hiện nay có còn tiếp tục thuyết phục và phải được giảng dạy như tín điều hay tín lý dứt khoát hay không (5).
Tuy nhiên, khi đặt nghi vấn như thế, họ không muốn bị coi là người ủng hộ ly dị. Giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo khi dạy rằng hôn nhân giữa những người rửa tội là một bí tích phát sinh ra một cuộc phối hợp yêu thương vĩnh viễn và thủy chung giữa chồng và vợ là một sứ điệp khôn ngoan và rất cần thiết đối với thế giới hiện nay. Trong một nền văn hóa như nền văn hóa Mỹ, nó là một chứng tá quan trọng để duy trì tính đơn nhất và vĩnh viễn của hôn nhân. Quan điểm của các tác giả này là: các thiện ích này vẫn có thể được duy trì ngay cả khi qui định cấm tái hôn sau cuộc hôn nhân bí tích hoàn hợp thứ nhất không còn được coi là không có luật trừ nữa.
Chủ điểm của cuộc tranh luận này là gì?
Các tác giả cho rằng họ mở rất to mắt khi khởi diễn cuộc tranh luận này. Vì họ hiểu rất rõ cái giá nhân bản khổng lồ của các cuộc hôn nhân tan vỡ, cả đối với các cá nhân lẫn đối với xã hội. Các nghiên cứu gần đây đã minh hoạ đầy đủ cái hại do ly dị gây ra cho những người trực tiếp liên hệ, tức các người phối ngẫu, nhất là phụ nữ, cho con cái, cũng như cho thân nhân xa như cháu chắt, đại gia đình, và cộng đoàn địa phương.
Toàn bộ cấu trúc xã hội bị kéo mỏng và xé nát bởi “cơn dịch ly dị” (6): trong đó có các hệ thống nhân dụng, giáo dục, an sinh, và chăm sóc trẻ em.
Ngay các mẫu mực du đãng và tác phong hình sự cũng chịu ảnh hưởng của việc gián đoạn gia đình có liên hệ với ly dị. Các tác giả không hề có bất cứ ảo giác nào về các nguy cơ ấy ở đây (7).
Tỷ lệ ly dị tại Hoa Kỳ gia tăng đáng kể từ năm 1960 tới năm 1980, và từ đó chỉ giảm chút đỉnh; có người cho rằng nó đã bình phi ở một độ cao.
Người ta có thể nói rằng hiện vẫn còn khoảng 50% may rủi ly dị, nghĩa là “một nửa các cuộc hôn nhân có cơ kết thúc bằng ly dị trước khi hôn nhân bị tiêu hủy bởi cái chết” (8).
Các tác giả không có bất cứ chứng cớ nào cho thấy tỷ lệ ly dị của người Công Giáo khác nhiều so với các dữ kiện toàn quốc này (9).
Họ cho hay: họ nêu ra các câu hỏi về giáo huấn bất khả tiêu là để Giáo Hội làm chứng hữu hiệu hơn cho tính thánh thiêng và tính vĩnh viễn của hôn nhân và để thăng tiến viêc chăm sóc mục vụ cho các gia đình. Việc làm chứng công khai và các phương thức mục vụ của Giáo Hội sẽ hữu hiệu hơn nếu chúng được dựa vững chắc vào một tín lý sáng sủa, nhất quán và hiện thực.
Lời lẽ đầy tiên tri của Chúa Giêsu về cam kết hôn nhân cần được nghe thấy trong thế giới bất an ngày nay. Giáo huấn của Giáo Hội phải liên tục với Thánh Kinh và truyền thống lâu đời Kitô Giáo, nhưng nó còn phải coi trọng kinh nghiệm thực sự nhân bản của đời sống vợ chồng. Giáo Hội cam kết đối với việc đọc có suy nghĩ “các dấu chỉ thời đại” (10), tức thân phận con người trong mọi chiều kích của nó.
Giáo huấn nào đồng thanh đồng khí với kinh nghiệm nhân bản đều khả tín, sẵn sàng được nhận ra và chấp nhận hơn. Một giáo huấn như thế sẽ đặt cơ sở vững chãi hơn nữa cho nhiều xác tín về hôn nhân và gia đình, và việc chăm sóc mà các xác tín này vốn đòi hỏi từ cộng đoàn tín hữu. Một sứ điệp rõ ràng và gắn bó về cam kết vĩnh viễn của hôn nhân sẽ có tính thuyết phục hơn, được tin tưởng hơn.
Giáo huấn của Giáo Hội như thế nào?
Giáo huấn Công Giáo về tính vĩnh viễn của hôn nhân đã được lên khuôn và đúc khuôn trong nhiều thế kỷ, và hiện còn đang được tiếp tục sắc thái hóa và giải thích nhiều hơn. Giáo huấn này vốn được tạo hình với nhiều định tính và luật trừ, tuy không bao giờ quên bỏ, không phù hợp với lời chính Chúa dạy, được nói ra ngay lúc các địch thù của Người tìm cách gài bẫy Người giữa các phe chống đối nhau trong cuộc tranh luận về ly dị của các trường phái Do Thái Giáo:
“Các ông không đọc rằng từ thuở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã dựng nên họ có nam có nữ và phán: ‘chính vì lý do này, người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mình và gắn bó với vợ, và cả hai sẽ nên một thân xác’?” Như thế họ không còn là hai nhưng là một thân xác. Bởi thế, sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, con người không được phân ly” (Mt 19:4-6).
Mọi nhà văn Kitô Giáo đều nhấn mạnh tới tính vĩnh viễn của hôn nhân, nhưng với những dị biệt và sắc thái khác nhau. Thông thường nhất, họ hay nói bằng ngôn từ luân lý: “Không được phép lấy người khác”, “không được phân rẽ tương ước này”, “tái hôn có tội”, “không được phép tái hôn”, “phạm tội ngoại tình” (11). Chữ “bất khả tiêu” liên hệ tới hôn nhân không phải của Thánh Kinh, cũng không phải của giáo phụ. Nó không phải là chữ thông thường của các luật gia Giáo Luật thời trung cổ cổ điển, hoặc của các công đồng chung thời ấy. Nó cũng không được sử dụng trong việc bàn tới hôn nhân của thế kỷ 15 với Sắc Lệnh Cho Người Acmênia (Decretum pro Armenis) của Công Đồng Florence chính thức truyền dạy học lý bẩy bí tích (12).
Thực vậy, lần đầu tiên chữ “bất khả tiêu” được dùng trong ngữ cảnh giáo huấn chính thức là tại Công Đồng Trent thế kỷ 16 trong học lý và qui định về bí tích hôn phối (13).
Công Đồng quả quyết rằng Adong (trong Sáng Thế 2:23-24) công bố hôn nhân là dây liên kết (nexum) vĩnh viễn và không thể hủy tiêu. Công Đồng bác bỏ điều này: người phối ngẫu có thể tiêu hủy dây liên kết hôn nhân “trên cơ sở lạc giáo, sống chung không thuận, hay vắng mặt liên tục” hay bị hủy tiêu vì sự ngoại tình của một trong hai người phối ngẫu (ở đây phải rất thận trọng, không nên kết án tập tục của các Giáo Hội Đông Phương cho phép tái hôn trong trường hợp ngoại tình).
Công Đồng cũng quả quyết rằng một hôn nhân chưa hoàn hợp được hủy tiêu bởi lời khấn dòng trọng thể. Sau Công Đồng Trent, chữ “bất khả tiêu” hầu như luôn luôn được gắn liền với chữ “dây liên kết” (vinculum hay nexum) của hôn nhân (14).
Nó là ngôn ngữ luật pháp chứ không phải là ngôn ngữ của trói buộc luân lý. Khi giáo huấn về bất khả tiêu của dây hôn phối được Đức Piô XI chi tiết hóa vào năm 1930, “sự ổn định bất khả xâm phạm này, dù không có cùng một mức độ như nhau trong mọi trường hợp, vẫn thuộc về mọi cuộc hôn nhân chân thực”, một dây liên kết vĩnh viễn và bất khả tiêu không tùy thuộc bất cứ quyền bính dân sự nào.
Và nếu sự ổn định này có thể có luật trừ đi chăng nữa, dù rất hiếm hoi, như trong một số cuộc hôn nhân tự nhiên giữa những người không tin, hay trong cuộc hôn nhân tuy thành sự nhưng chưa hoàn hợp, thì luật trừ này cũng không tùy thuộc ý chí con người hay ý chí của bất cứ quyền hành nào chỉ có tính nhân bản thuần túy, mà tùy thuộc luật Thiên Chúa, một luật mà Giáo Hội Chúa Kitô là người bảo vệ và giải thích. Tuy nhiên, ngay quyền hành này cũng không được vì bất cứ lý do nào ảnh hưởng tới cuộc hôn nhân Kitô Giáo đã thành sự và hoàn hợp, vì một lẽ giản dị là khế ước hôn nhân đã hoàn toàn hoàn tất rồi, nhờ đó, do ý Chúa, nó đã hoàn toàn vững chắc và bất khả tiêu, do bất cứ thẩm quyền nhân bản nào (15).
Vui Mừng và Hy Vọng, tức hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay (7 tháng 12, 1965), chứa đựng giáo huấn nghiêm chỉnh và sâu rộng nhất của Vatican II về hôn nhân. Nó thay đổi câu định nghĩa về hôn nhân và sử dụng ngôn từ giao ước (foedus) hơn là ngôn từ khế ước để mô tả về hôn nhân. Hiến chế này quả quyết tính bất khả tiêu của hôn nhân, sự kết hợp thân mật về người và hoạt động, việc hiến thân cho nhau của hai người cũng như thiện ích con cái của họ. Ở đây, sự kết hợp của họ được gọi là bất khả tiêu (số 48). Trong tiết sau, tình yêu lứa đôi của họ được gọi là trung thành một cách bất khả tiêu (số 49). Và cuối cùng, trong tiết nói về tính sinh hoa trái của hôn nhân (số 50), chúng ta được nhắc nhở rằng hôn nhân vẫn duy trì được tính bất khả tiêu của nó dù không có con cái. Khi quả quyết tính vĩnh viễn suốt đời của hôn nhân, công đồng đã không sử dụng ngôn từ luật lệ trong kiểu nói tính vô hiệu của dây hôn phối (16).
Thông điệp hậu công đồng của Đức Phaolô VI về Sự Sống Con Người nói rằng tình yêu vợ chồng “trung thành và độc chiếm cho tới chết” chứ không dùng chữ bất khả tiêu (17).
Văn kiện có tính giáo huấn sâu rộng nhất về hôn nhân và gia đình kể từ Vatican II trở đi, là tông thư “Về Gia Đình” của Đức Gioan Phaolô II, ban hành sau Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới năm 1980. Tông thư này qui tính bất khả tiêu cho việc hiệp thông phu phụ, và cho hôn nhân, chứ không qui cho sợi dây hôn phối. Tính bất khả tiêu của hôn nhân “bén rễ trong việc hiến thân có tính bản vị và trọn vẹn của vợ chồng” và “được thiện ích con cái đòi hỏi” (18).
Khi giáo huấn trên được lồng vào Bộ Giáo Luật của Giáo Hội La Tinh năm 1983, chính “việc ưng thuận của đôi bên tạo ra hôn nhân” và tính bất khả tiêu là đặc tính yếu tính của hôn nhân (các điều 1057, 1056). “Từ cuộc hôn nhân thành sự, xuất hiện giữa các người phối ngẫu một sợi dây (vinculum) mà tự bản chất vốn trường cửu và độc chiếm” (điều 1134) (19).
Các điều giáo luật ở đây nói tới mọi cuộc hôn nhân, bất luận giữa Kitô hữu hay không Kitô hữu. Kỷ luật Giáo Luật có dự liệu việc hủy tiêu hôn nhân trong trường hợp chưa hoàn hợp hay trở lại với đức tin Kitô Giáo:
“Giám mục Rôma có thể hủy tiêu một hôn nhân chưa hoàn hợp giữa những người đã chịu phép rửa hay giữa một bên đã chịu phép rửa và một bên chưa chịu phép rửa” (điều 1142), và “một hôn nhân ký kết bởi hai người chưa chịu phép rửa được tiêu hủy bởi Đặc Ân Thánh Phaolô nhằm lợi ích đức tin của bên đã chịu phép rửa, do chính sự kiện một hôn nhân mới đã được ký kết bởi cùng một bên này” (điều 1143) (20).
Cuối cùng, các điều giáo luật này còn quả quyết rằng một hôn nhân thành hiệu giữa các Kitô hữu đã chịu phép rửa (gọi là ratum, thành hiệu), “nếu các người phối ngẫu thi hành giữa họ theo cách nhân bản một hành vi vợ chồng tự nó xứng hợp với việc sinh sản con cái” (lúc ấy nó được gọi là ratum et consummatum, thành hiệu và hoàn hợp), “thì không thể bị tiêu hủy bởi bất cứ quyền lực nhân bản nào và vì bất cứ lý do nào, ngoại trừ sự chết” (các điều 1061, 1134). Đây là “điều vững chắc lớn lao nhất và bất khả tiêu” (Casti connubii số 35), do tính bí tích và hoàn hợp của hôn nhân; một số tác giả gọi nó là tính bất khả tiêu “tuyệt đối” hay “triệt để” (21).
Các cuộc tiêu hủy liên hệ tới việc trở lại và rửa tội hiển nhiên căn cứ vào lời khuyên của Thánh Phaolô ngỏ với giáo đoàn Côrintô (1Cor 7:12-16): “tuy nhiên, nếu người không tin muốn chia tay, hãy để họ làm vậy”; câu này đã được Ambrosiaster, có lẽ cả thánh Gioan Chrysostom, Theodore thành Canterbury, Hincmar thành Rheims, và các giáo luật gia sau này cho là có nghĩa: bên Kitô hữu được tự do tái hôn (22).
Việc ngoại suy Đặc Ân Thánh Phaolô vào thẩm quyền giám mục Rôma trong việc tiêu hủy các hôn nhân không có tính bí tích vì “lợi ích đức tin” dựa trên việc thi hành quyền lực giáo hoàng trên thực tế và việc biện minh nó sau đó. Nó thường được qui cho “quyền chìa khóa” buộc tha trong Tin Mừng Mátthêu (16:19) (23).
Các cuộc tiêu hủy hôn nhân chưa hoàn hợp phát sinh từ cuộc tranh luận thời Trung Cổ quanh việc điều gì tạo nên hôn nhân. Các giáo luật gia và các nhà thần học thế kỷ 12 tranh luận với nhau xem có phải duy nhất đó là sự ưng thuận của các bên mà thôi hay việc giao hợp xác thân (copula carnalis) sau đó cũng đóng vai chủ yếu trong việc hình thành ra hôn nhân.
Quyết định của các vị giáo hoàng Alexander III (1159-1181) và Innocent III (1198-1216) đưa ra trong ngữ cảnh hôn nhân tranh cãi cho rằng giống như truyền thống Luật Rôma, ưng thuận tạo nên hôn nhân (24).
Hôn nhân giữa các Kitô hữu là bí tích sau khi họ trao đổi lời ưng thuận với nhau một cách hợp pháp. Nhưng sự kết hợp của họ chưa hoàn tất, chưa kết thúc và hoàn hảo cho tới lúc được hoàn hợp bằng giao hợp tính dục (25).
Hai tác giả cho rằng: học lý của Giáo Hội về tính bất khả tiêu của hôn nhân đã diễn biến qua nhiều thế kỷ mới có hình thức tổng hợp hết sức phức tạp này. Nó duy trì nhiều vang dội trong lời lẽ có tính tiên tri của Chúa Giêsu, nhưng cũng được lồng vào nhiều luật trừ, đặc ân và miễn chước dựa trên thế giá có thể bị nghi vấn về phương diện thần học.
Phối hợp học lý hỗn hợp này với thực hành của các tòa án Giáo Hội mỗi năm ban hành hàng chục ngàn án hôn nhân vô hiệu được các tòa này cho là vô hiệu lực (invalid) từ đầu, người ta thấy chứng cớ của Giáo Hội về tính vĩnh cửu của hôn nhân đã yếu đi nhiều. Rồi còn phải cộng thêm hàng trăm ngàn cuộc hôn nhân Công Giáo kết ước hàng năm bị coi là vô hiệu lực theo giáo luật vì thiếu hình thức giáo luật nữa, tức các cuộc hôn nhân rất có thể bị tuyên bố vô hiệu bởi những người điều tra xem những người này có được tự do tái hôn hay không (26).
Kết quả là chứng cớ của Giáo Hội đối với tính vĩnh viễn của giao ước hôn nhân khá trở thành mờ nhạt.
Giáo huấn trên có thể thay đổi chăng?
Đó là câu hỏi chủ yếu do hai tác giả nêu ra. Theo họ, truyền thống Công Giáo đã kinh qua nhiều diễn biến trong giáo huấn về hôn nhân. Ấy thế mà, theo hai tác giả này, chủ trương hiện nay lại được một số người coi như không thể xét lại được. Tuy nhiên, họ bảo: Ủy Ban Thần Học Quốc Tế (UBTHQT), trong tuyên bố năm 1978 về hôn nhân, có đưa ra một dè dặt (caveat) quan trọng đối với tuyên bố của Công Đồng Trent về hôn nhân ở điều bẩy. Tại công đồng này, các giám mục tập chú vào việc bác bỏ giáo huấn của các nhà Cải Cách, nhất là Luther, trong việc họ không nhìn nhận thẩm quyền của Giáo Hội đối với hôn nhân. Đó là chủ điểm chính xác của giáo huấn và UBTHQT hiểu mục tiêu của Trent theo nghĩa chặt chẽ này.
“Như thế, ta không thể nói Công Đồng có ý định định tín một cách long trọng tính bất khả tiêu của hôn nhân như một chân lý của đức tin”. Và cũng không có lý do để tin rằng Trent coi giáo huấn này là một tín lý dứt khoát.
Theo hai tác giả, trong lời giải thích của mình về Công Đồng Trent, UBTHQT nhất trí với một loạt khảo luận giá trị cho Piet Fransen ấn hành về việc giải thích Công Đồng Trent.
Fransen cho thấy rằng các vị tham dự CĐ Trent biết rất rõ các quan điểm khác nhau về tính bất khả tiêu của các thần học gia giáo phụ và trung cổ cũng như các thực hành khác nhau trong Giáo Hội Hy Lạp. Các nghị phụ không muốn bao gồm mọi điều này trong lời kết án tuyệt thông và chỉ tập chú vào Luther mà thôi. Chủ trương của CĐ Trent về phương diện này nhất quán với các nghị phụ của CĐ Lyons II (1274) và CĐ Florence (1439) trong đó, các Giáo Hội La Tinh và Hy Lạp thảo luận việc tái hợp nhất. Ở cả hai công đồng này, tính bất khả tiêu của hôn nhân không được các vị tham dự coi là bất khả đảo ngược hay là giáo huấn định tín. Không lúc nào, sự khác nhau trong giáo huấn về bất khả tiêu bị coi là trở ngại cho việc tái hợp nhất dù các đại biểu La Tinh tại CĐ Florence tỏ ý muốn thảo luận. Sự từ chối của phía Hy Lạp không gây trở ngại cho việc mưu tìm tái hợp nhất (29).
Đức HY Walter Kasper, trong cái hiểu của ngài về sắc lệnh của CĐ Trent, đã nhất trí với quan điểm của Fransen. “Ý định duy nhất là đạt được một quyết định trong cuộc tranh cãi lúc ấy đang dữ dội giữa Giáo Hội Công Giáo và phái Luther. Tuy nhiên, các tranh cãi bên trong Giáo Hội Công Giáo thì vẫn để ngỏ”.
Đức HY Kasper trưng dẫn hai đức HY Joseph Ratzinger và Karl Lehmann như là những người đồng quan điểm với Fransen. Ngài cũng kể Hubert Jedin như có cùng quan điềm này trong các viễn kiến của mình (30).
Tại Hoa Kỳ, Lawrence Wrenn, Charles Curran, Francis Sullivan, và Michael Lawler cũng đạt tới cùng kết luận như Fransen về quan điểm của CĐ Trent (31).
Gần đây hơn, Đức HY Ratzinger đã rút lại quan điểm trước đây của ngài. Lúc đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngài có trao đổi thư từ với Charles Curran liên quan tới các lãnh vực hợp pháp trong đó, người ta có quyền bất đồng về thần học (32).
Trong thư đề năm 1986, Đức HY Ratzinger cho rằng CĐ Trent định tín tính bất khả tiêu của hôn nhân như là thuộc “gia tài đức tin” và không được thách thức (33).
Xem ra, ngài muốn trở về với ý kiến trước đó từng được Louis Billot phát biểu (34) nhưng không được các học giả hồi đó hay trở về sau hỗ trợ đáng kể, như tuyên bố của UBTHQT đã chứng tỏ. Trong thư trả lời Đức HY Ratzinger, Curran nhận định: đa số thần học gia Công Giáo nhìn nhận rằng “giáo huấn của Công Đồng Trent không coi thực hành ‘nhiệm cục’ của Giáo Hội Hy Lạp là đi ngược lại đức tin” (35). Hai tác giả tin rằng, về điểm này, Curran chính xác trong nhận định của mình.
Chủ trương thứ hai liên quan tới thế giá của giáo huấn bất khả tiêu cho rằng nó từng được bênh vực trong các thông điệp Arcanum divinae sapientiae của Đức Lêô XIII và Casti connubii của Đức Piô XI. Luận chứng bênh vực tính bất khả tiêu của Đức Lêô là luận chứng luật tự nhiên; điểm này sẽ được hai tác giả bàn tới dưới đây. Trong thông điệp của Đức Piô XI, ngài trích dẫn điều 1118 của bộ giáo luật năm 1917 (36).
Trên thực tế, Đức Giáo Hoàng chỉ giả thuyết giáo huấn này, chứ không biện luận gì hay làm nó mạnh mẽ gì thêm, ngoài việc nó có trong bộ Giáo Luật. Hai tác giả cho rằng điều trên cũng đúng đối với lời bình luận về điều luật này của Đức Piô XII trong buổi nói truyện với Tòa Tối Cao Rôma năm 1941, một lời bình luận được coi là sâu rộng nhất của một vị giáo hoàng về điều 1118 (37).
Trái với đức HY Ratzinger, hai tác giả tin rằng dựa vào dữ kiện, người ta không đủ cơ sở để quả quyết: giáo huấn hiện thời về tính bất khả tiêu hôn nhân là một vấn đề phải được coi là tín điều dứt khoát hay tín lý định tín. Chắc chắn nó là một tín lý Công Giáo có thẩm quyền và phải được coi như thế, nhưng điều này không loại bỏ khả năng phát triển và sửa đổi thêm sau này. Dựa vào Fransen và một số học giả khác, cách đọc lịch sử của hai tác giả này chứng tỏ rằng người ta được tự do thay đổi giáo huấn hiện thời nếu có đủ lý do vững chắc. Đây là tâm điểm của vấn đề: liệu có hay không có đủ lý do vững chắc để thay đổi giáo huấn?
Dưới đây, hai tác giả này trình bày các gợi ý cho thấy giáo huấn bất khả tiêu hôn nhân nên được xem sét lại để có thể thừa nhận một số ngoại lệ, cả trong trường hợp hôn nhân đã thành hiệu và hoàn hợp.
Còn tiếp
Từ Đổ Vỡ đến Hòa Điệu
Lm. Khất Tuệ
10:09 25/02/2014
Từ Đổ Vỡ đến Hòa Điệu
Để hiểu một con người, không phải là một chuyện dễ dàng. Theo tâm trí bình thường của con người, ai ai cũng cho rằng, những gì gần nhất mình là những điều chúng ta thấu hiểu hơn hết. Không ít những đôi vợ chồng thường nói rằng: "Tôi biết quá rõ chồng tôi mà..." hay "ồ, bà ấy là thế đó... tôi còn lạ gì!" "đàn bà mà," "đàn ông mà," "con nít mà"... Và đại loại những kiểu nói như thế để nói về sự hiểu biết rành rọt của mình về đối tượng. Cũng từ não trạng chủ quan "biết người" này của mỗi người mà đó đây không ngừng xảy ra biết bao bạo lực, hiềm thù, ganh ghét,... Chỉ có cái "tôi" của mình là đúng nhất, và cũng là tiêu chuẩn để đo lường đồng loại! Blaise Pascal: "Cái tôi là đáng ghét, nhưng đó là cái tôi... của người khác,” chứ cái "tôi" của tôi thì đáng yêu biết dường nào! Pascal nhấn mạnh tiếp: "Mỗi cái tôi là thù địch của nhau và khao khát muốn làm bạo chúa trên những cái tôi khác.” Chính vì trong thẳm sâu tâm hồn mỗi người, từ các tín hữu cho đến các nhà tu hành, ai ai cũng khát khao làm bạo chúa người khác, nên thế gian này không ngừng đổ vỡ, từ sự đổ vỡ nội tại cho đến những đổ vỡ ngoại tại kéo theo.
Khác biệt hay tách biệt?
“Ngày nọ, Trang Tử cùng Huệ Tử đứng chơi trên cầu sông Hào. Trang Tử nói: – Ôi! Đàn cá bạc đang bơi lội thong dong, đó là vì cá vui vẻ vậy.
Huệ Tử hỏi: – Ông không phải là cá, làm sao biết được cá vui?
Trang Tử hỏi lại: – Ông không phải là tôi thì làm sao ông biết được tôi không biết cá vui?
Huệ Tử trả lời: – Tôi không phải là ông, dĩ nhiên tôi không thể biết được tâm của ông. Cũng vậy, ông không phải là cá, nên tất nhiên ông không thể biết được cái vui của cá. Thực không còn nghi ngờ gì nữa! (Nam Hoa Kinh, Trang Tử - Thiên Thu Thủy).
Nhìn thấy cá, chúng ta đều nghĩ cá đang tung tăng. Khi vui, chúng ta dùng chữ "tung tăng," khi buồn thì dùng chữ "ủ rũ." Suy bụng ta ra bụng người, thế mà, nhiều khi chính bụng ta, ta cũng... chẳng hiểu. Trong khi mọi người đều cho rằng “không ai gần gũi ta hơn chính bản thân ta” nên chẳng ai hiểu ta hơn chính ta. Rất hợp lý đấy chứ! Nhưng ta đã lầm, và lầm to. Ta tưởng ta hiểu cá, rằng cá đang vui thú! Có những kẻ nhảy múa giữa phố chợ, vậy thì họ đang vui hay đang điên đảo? Có những giọt nước mắt rơi xuống, là buồn khổ hay hạnh phúc? Tại đền thờ thần Apollon, Delphes, Hy Lạp, có câu châm ngôn: “Hãy tự biết chính mình,” và triết gia cổ đại Socrates đã dùng châm ngôn này để đi sâu rộng về mọi mặt. Nhận biết chính mình, không đơn giản. Tại sao con người mãi đảo điên? Tại sao gian dối, ganh tỵ hiềm thù cứ tràn lan? Tại sao cứ phải chống chế và phòng vệ? Ấy chỉ vì ta sống mà quên mất con người của ta, không biết được chính ta. Không biết ta, thì ta không thể biết yêu mình và từ đó chẳng thể yêu người, không phải yêu kiểu Narcissism (yêu ích kỷ, tự yêu, tự ái), nhưng tình yêu nảy sinh khi ta biết rõ chính mình, là mình cũng chẳng hơn gì ai, mình có đủ bụi trần đeo bám của tham sân si phận người. Biết mình thật sự bất toàn và đầy hữu hạn, thì mình mới có thể đi đến hòa giải với chính mình, từ đó mới chan hòa vào ánh sáng tâm linh trong thẳm sâu lòng mình và tâm hồn người khác.
Với hình ảnh Trang Tử trên sông Hào ở trên, sẽ có hai hướng nhìn: Cá không vui thật và cá vui thật. Nếu Trang Tử và cá là hai hữu thể tách biệt, không một điểm hòa điệu nào, thì cả hai sẽ không thể chạm được với nhau và đi vào trong nhau. Khi thế giới này chỉ là kho chứa những cái tách biệt không đi vào được với nhau được thì thế giới này sẽ không thể nào có thể tồn tại và đứng vững. Mọi hữu thể trong vũ trụ này đều có sự liên đới và nương tựa nhau để hiện hữu. Thế giới thể lý trong con người hay bất kỳ động thực vật nào cũng thế, các bộ phận và chi tiết đều khác biệt (diversity) chứ không tách biệt (separation). Khác biệt là sự khác nhau về chức năng hoạt động, cấu trúc, không gian thời gian... nhưng lại cùng chung chia hòa hợp với nhau để làm cho sự sống tồn tại và tăng trưởng. Mỗi hữu thể đều hướng đến toàn thể tính (wholeness) nên các chi tiết đều quyện chặt với nhau (1Cr 12,12-13). Phá rừng sẽ ảnh hưởng đến môi sinh quanh nó. Bất kỳ một bộ phận hay chi tiết nào bị hư hại thì các bộ phận hay chi tiết khác sẽ bị tác động và thể thống nhất sẽ bị phá vỡ.
Trang Tử nói cá vui, vì tâm trạng Trang Tử đang vui trên cầu sông Hào và cảm nghiệm ngoại cảnh đang tuôn chảy với mình, trong mình, và biết ngoại cảnh cũng đang vui với niềm vui của mình. Nói theo ngôn từ của cụ Nguyễn Du: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ." Có thể nói đây là tâm trạng chủ quan, đem cảm xúc của người đối cảnh chi phối lên cảnh vật, nhưng cũng có thể nói đây là sự chung chia hòa hợp giữa người với cảnh. Chỉ những người cảm nghiệm được ánh sáng tâm linh trong thẳm sâu lòng mình thì mới có thể cảm nhận được "ta với cảnh" chỉ là một. Trang Tử đã nên một với ngoại cảnh, và đã cảm nghiệm "mình với ta tuy hai mà một". Trang Tử và cá có khác biệt nhưng không tách biệt. Vâng! Một giọt lệ của bạn lăn trên gò má cũng có thể làm rung động cả Đất Trời. Một tiếng thở dài của bạn cũng làm cho cả vũ trụ này cúi xuống ôm choàng lấy bạn. Sự tương tác vẫn liên tục tỏa khắp vũ trụ như các loại sóng điện từ lan truyền trong không gian, mà mắt thường không thể nào nhìn thấy.
Vỏ bọc phỉnh gạt
Hình thức bên ngoài rất dễ đánh lừa chúng ta. Không phải người giàu nào cũng sang. Không phải người nghèo nào cũng hèn. Không phải người nào có đạo là sẽ có đức. Thế nhưng, số đông mọi người đều có chung một khuôn nhìn, đánh giá và kết luận dựa theo hình thức bên ngoài. Đây cũng chính là điểm mạnh của ngành quảng cáo đã dựa vào tâm lý ấy nơi con người để hốt bạc. Trong lãnh vực đời sống tâm linh cũng vậy. Kiểu đạo đức "nghiêm trang và trầm trọng" đã gây ra biết bao nạn nhân và cái chết dần mòn nơi các tín hữu cũng như người tu sĩ trong đời tu trì. Tâm thức đạo đức "trầm trọng" vẫn lặng lẽ lỳ lợm bám chặt vào não trạng của kẻ sống đạo, của những tu sĩ cho đến suốt cả cuộc đời! Sống kiểu "đạo đức" rập khuôn như thế đã trở thành một khuôn mẫu mà mọi tín đồ đều phải tuân theo và không thể làm khác. Sống khác sẽ bị coi là vô đạo hoặc sẽ bị đánh giá rất thấp, và sẽ bị xem là kẻ rốt hết!
Trong một tu viện nọ, có một thầy trẻ trung xem ra có nhiều triển vọng. Anh rất chuẩn mực trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Anh rất chăm chỉ học hành, siêng năng chu toàn kinh nguyện, đến nỗi không bao giờ vắng một ngày (giữ cô-rô, tiếng Hy Lạp khoros, Latin chorus). Không ai nghe thấy anh ngồi lê đôi mách nói xấu và chỉ trích ai. Anh luôn luôn nghiêm trang và nghiêm túc. Anh luôn luôn là một tu sĩ vô cùng mẫu mực. Anh chính là niềm hãnh diện của Dòng và sẽ là một linh mục rất sáng giá tương lai!
Thế nhưng, ai ai tiếp xúc với anh cũng cảm nhận rằng, có một bức rào cản vô hình nào đó giữa anh và mọi người. Anh ít tươi cười và hài hước. Có những buổi các anh em bạn quây quần vui đùa, nhưng khi anh xuất hiện thì như anh mang cả một bầu khí u ám bao trùm. Trong lúc đó, mỗi anh em của anh đột nhiên khựng lại và một bức cản vô hình xuất hiện ở giữa. Anh không hồn nhiên. Những tiếng nô đùa và hồn nhiên của anh em làm anh thêm thu vào thế giới đổ vỡ của chính mình. Phòng vệ. Tách biệt. Trong vô thức, anh đau đớn vì sự vui đùa ấy tố giác cái bất toàn đổ vỡ trong anh.
Trước sự ngạc nhiên của cộng đoàn nơi anh ở, anh chàng trai trẻ này đột nhiên ngã bệnh. Bác sĩ chẩn đoán căn bệnh do anh đã sống trong tình trạng trầm cảm (dépression). Anh được chuyển đến khoa trị liệu tâm lý và được điều trị trong vòng hơn một tháng.
Trầm cảm xảy ra chủ yếu do từ hai nguyên nhân chính, thứ nhất là người bệnh đã phản ứng trái ngược lại với biến cố đã từng xảy ra (trầm cảm ngoại sinh), thứ hai là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể (trầm cảm nội sinh). Thế nhưng, hầu hết con người thời đại mắc căn bệnh trầm cảm ngoại sinh, vì cuộc sống càng ngày thêm phức tạp và làm cho con người luôn luôn phải lao theo nhịp sống hiện đại. Càng hiện đại càng phức tạp, càng phức tạp thì con người càng phải trở nên phức tạp theo. Một cách vô hình chung, nhịp sống này cho con người biết rằng "nếu bạn dừng lại, hoặc không đi theo tốc độ ấy, có nghĩa là bạn sẽ bị loại khỏi guồng máy đang chạy, nếu không sẽ bị đè bẹp." Lối sống nhanh, làm cho tâm trí phải nhanh theo, khi tâm trí nhanh, lại kéo thêm lối sống nhanh nữa, và cứ thế...
Trầm cảm ngoại sinh đang phổ biến, nhất là nơi các tu sĩ trong các Dòng tu, hoặc những nơi có nhiều nghi lễ, nghi thức trịnh trọng. Những tu sĩ nghiêm trang và quá đạo đức thường đã và đang trong tình trạng trầm cảm. Sự đạo đức và nghiêm trang bên ngoài chỉ là vỏ bọc để bảo vệ tâm hồn đang đổ vỡ bên trong. Chính áo khoác này đã làm cho bao nhiêu người lầm tưởng đó là sự đạo đức thánh thiện. Thật ra, áo khoác này là rào cản tách biệt giữa nội tại và ngoại tại của anh. Một cách nào đó, sự nghiêm cẩn và đạo đức là một căn bệnh.
Người tu sĩ trên đây đã không đi đến sự hòa điệu giữa cái bên ngoài và bên trong. Lòng anh không thống nhất, nên anh không thể có bình an nội tại. Anh cố gắng giữ nghiêm túc, nhưng sâu thẳm lòng anh vẫn đổ vỡ và tách biệt. Anh không phải là một con người mang toàn thể tính. Tiếng cười, những dòng lệ rơi, sự hài hước, lòng chân thật, sự giản dị, hòa đồng, yêu thương, lòng trắc ẩn là dấu chứng của một con người bình an và tràn đầy ánh sáng tâm linh. Một khi con người đã đánh mất tính hồn nhiên và trong sáng của phận người, thì đó là một con người không nhìn nhận đổ vỡ nội tại và thật đáng thương. Thomas Merton cho biết: "Âu lo chính là dấu bất an tâm linh" (Anxiety is the mark of spiritual insecurity).
Lắng nghe tiếng nấc nghẹn đồng loại...
Trong một cộng đoàn nữ tu nọ, có chị bề trên chịu trách nhiệm coi sóc các chị em gần như về mọi mặt. Tôi nói mọi mặt vì có lý do của nó. Chị cũng phân và giao việc cho một số chị em để cáng đáng đời sống tu viện, nhưng thật tình mà nói, chị vẫn làm tất cả mọi sự. Các chị em của chị có "tên" đó, có "việc" đó, nhưng đó chỉ là trên mặt chữ. Từng chi tiết cho đến tổng thể trong đời sống tu viện và từng cá nhân chị em, chị đều nắm rất rõ, quyết định tất cả, và chi phối tất cả. Chị đã không tin một ai. Các chị em hay tín hữu đến với chị chỉ vì luật lệ, nhu cầu, hay vì công việc quan trọng nào đó, chứ không một ai dám đến tâm sự hay trò chuyện với chị trong tư cách là tình chị em hay tình bạn hữu. Chị không thuộc típ người nghiêm túc và "đạo đức" như chàng tu sĩ trẻ kia, nhưng trái lại, chị lúc nào cũng thể hiện sự cau có và khó chịu. Trong những buổi nguyện kinh và Thánh Lễ, thái độ và nét mặt của chị lúc nào cũng hiện lên sự sầu não và căng thẳng. Ánh mắt chị biểu lộ một sự bất an. Khi sinh hoạt chung với nhau, không chị em nào dám hỏi hay nói chuyện với chị bất cứ câu gì. Các chị em sợ chị. Cộng đoàn vì thế trở nên ngột ngạt và... không có sức sống gì nữa, dù rằng các chị em của chị còn trẻ trung và nhiều tiềm năng nội lực. Giáo tiếp với người ngoài, chị có vẻ vui lên một chút, nhưng với các chị em, chị luôn luôn đáp lại bằng những lời cay cú và gắt gỏng.
Chúng ta cũng có thể ít nhiều đã trải qua những kinh nghiệm như thế. Có những lúc tâm hồn chúng ta không được vui, và từ đó chúng ta thể hiện ra bên ngoài bằng những cử chỉ và lời nói cay cú và ác độc. Tục ngữ Việt Nam có câu: "Giận cá chém thớt." Chị bề trên nữ tu kia đang có đổ vỡ nội tại. Đổ vỡ này đã được thể hiện ra bên ngoài bằng những cử chỉ lời nói cay cú gắt gỏng. Đây là một phản ứng lại chính đổ vỡ nội tại của mình. Chị đã không chấp nhận chính mình. Chị chạy trốn sự đổ vỡ nơi bản thân mình. Một khi chúng ta không nhìn nhận và thân ái với đổ vỡ nội tại trong mình, thì chúng ta không thể phát triển và sống tràn đầy. Nhìn nhận và thân ái với đổ vỡ chính là tạo nên sự hòa điệu trong mình. Đây là sự khiêm tốn và nhận biết sự thật của chính mình.
Những lời cay cú, cử chỉ khinh miệt, thái độ khó chịu, nét mặt căng thẳng như là những tiếng thét gào van xin được chữa lành. Nữ văn sĩ Maya Angelou nói: "Cay cú gắt gỏng giống như bệnh ung thư, nó sẽ ăn dần ăn mòn con người ấy. Còn giận dữ như là ngọn lửa thiêu hủy hoàn toàn con người ấy ngay lập tức." Một con thú đang gầm gừ và giận dữ là con thú đang mang trong mình những vết thương đau hành hạ. Hãy lắng nghe tiếng nghẹn nấc cũng như tiếng gào thét của đồng loại xung quanh chúng ta. Con người có bình an nội tâm là con người không thể giận dữ và chua cay, nhưng sẽ hiền lành và lan tỏa bình an đến người khác. Chúng ta cần nhạy bén và nhận biết điều này, để thay vì lên án và tẩy chay những người đang có vết thương ấy, chúng ta hãy có nơi mình sự thấu cảm và lòng thương xót. Họ đang bệnh. Thế mà rất thường khi, chúng ta rơi vào hai thái độ, thứ nhất là phản ứng lại qua thái độ xa lánh, không muốn dính bén phiền lụy; thứ hai là sẽ "ăn thua đủ", "hòn đất ném đi hòn chì ném lại." Với hai thái độ ấy, chúng ta không thể làm cho tình thế tốt hơn.
Con người ngày nay có khuynh hướng phòng vệ lẫn tấn công nhiều hơn, đó là anh có "đất" còn tôi có "chì". Chúng ta đang xé toạc vết thương đau của người ấy thêm sâu rộng mà không phải vì mục đích chữa lành, nhưng chỉ vì cảm thấy bị xúc phạm và máu điên có pha thêm bản tính thích giết người nổi lên trong ta. Ông tổ phân tâm học Sigmund Freud, cho biết, trong mỗi người đều tồn tại hai năng lực thúc đẩy: năng lực sống và năng lực chết. Khi chúng ta phản ứng lại như thế, có nghĩa là cả hai phía đều mang hai năng lực này. Tự vệ mình bằng cách tấn công lại. Tự vệ để sống còn, phản ứng lại để tiêu diệt, tiêu diệt rồi thì ta mới tồn tại! Người ấy ném hòn đất vào ta, còn ta thì phản ứng lại bằng cách ném hòn chì vào họ. Hòn chì nặng hơn hòn đất!
Ham sống và thèm chết
Có những khi chúng ta không hiểu tại sao hôm qua chúng ta lại hành xử tệ bạc như thế, nhưng có lúc chúng ta lại đối đãi rất ư là tử tế và bao dung. Lúc thì chúng ta hiền hậu thứ tha, gặp ai cũng thương yêu và quan tâm trìu mến, nói nói cười cười, lúc thì lại muốn phá đổ, cay nghiệt cay cú, hoặc vô vọng rút vào vỏ ốc mỏng manh tạm bợ. Nhìn sâu vào nội tâm, chúng ta cũng cảm nhận một sự xung khắc vô hình nào đó lúc ẩn lúc hiện. Nội tâm của chúng ta như một trận chiến vô hình cả khi thức lẫn khi ngủ (ý thức và vô thức), chỉ có ta biết ta sống hay chết trong trận chiến dai dẳng và thầm lặng ấy. Khi ta thắng, ta cảm thấy an vui, khi ta thua, ta thấy cả bầu trời này thật là u ám. Những khi ta cảm thấy thắng thế là những lúc ta được năng lực sống chi phối, đó là lòng yêu thương, bao dung, thân ái, gần gũi, tươi vui. Những lúc ta cảm thấy thua thiệt là những lúc ta bị năng lực chết thống lãnh, đó là sự ghen ghét, ganh tỵ, nhỏ nhen, kết án, hằn thù, càm ràm, khó chịu, ích kỷ, u sầu ủ dột, chua cay, gắt gỏng. Cũng nên nhớ rằng, đừng tưởng khi ta hạ gục ai, chà đạp phẩm giá ai, dùng lý lẽ để chống lại ai... là chúng ta chiến thắng! Không, chính khi chúng ta chiến thắng với chủ tâm nâng mình lên và hạ người khác xuống, chính là lúc chúng ta đã thua trận. Đây là sự chiến thắng của "cái tôi" trong ta. "Cái tôi" của ta càng thắng thế, trong sâu thẳm nội tâm, chúng ta càng cảm thấy ê chề và đớn đau. Có hai loại thắng thế, nếu sự thắng thế hướng đến mục đích tốt lành và tình thương, thì sự thắng thế ấy sẽ đem lại bình an và thanh thoát cho ta và cho người, còn sự thắng thế mà hướng đến cái tôi ích kỷ của mình và hạ gục đồng loại là sự thắng thế đem đến bất an và sự chua xót sâu thẳm.
Vậy, cuối cùng, chúng ta thật sự là ai? là con người ham sống (thuộc năng lực sống) hay thèm chết (thuộc năng lực chết)? là thánh nhân hay ma quỷ? là người đem bình an hay mang lại chết chóc? Hai năng lực cứ xen kẽ đắp đổi trong ta!
Từ nguyên thủy, do phá vỡ quy luật của Thiên Chúa bởi tiền nhân Ađam và Evà, đã xuất hiện sự đổ vỡ trong thẳm sâu nội tâm con người. Cố giáo hoàng Gioan Phaolô II cho biết "sau khi phạm tội con người đã biểu lộ một đổ vỡ nhân vị," và ngài nói thêm: "Ađam và Evà cảm thấy bất an và xấu hổ với chính mình do sự thiếu hợp nhất trong chính bản thân mình" (Thần Học về Thân Xác, chương III). Đổ vỡ là do đánh mất sự hòa điệu trong nội tại của mình, nhất là khi con người phải đương đầu với khó khăn thử thách trong cuộc đời. Con người vô cùng dễ vỡ. Chúng ta ít nhiều cũng có kinh nghiệm rằng, nhiều lúc chúng ta cảm thấy rất bình an và yêu thương mọi người tha thiết, thế nhưng bất chợt khi gặp một biến cố không may nào đó, chúng ta lập tức suy sụp và thất vọng buông xuôi. Từ thái độ vui tươi bao dung đã nhanh chóng chuyển sang cách hành xử cau có gắt gỏng với những người mà chúng ta đã từng yêu thương liên đới. Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói nơi con người mọi nơi mọi thời đều mang cái đổ vỡ nhân vị, đổ vỡ này làm con người mất đi tự chủ, mất tự kiểm soát chính mình: "Sau khi phạm tội, Ađam và Evà không kiểm soát thân xác mình theo kiểu trước đây, với tính đơn sơ hồn nhiên của con người vô tội nguyên thủy nữa. Chính cái cơ cấu tự chủ, vốn là cốt lõi của nhân vị, một cách nào đó, đã bị lung lay tận gốc rễ.” Việc lấy lá che thân của Ađam và Evà đã khởi sự việc đổ vỡ, mà trước đó hai người chưa biết xấu hổ và đổ lỗi nhau. Bấy giờ hai người đang hòa điệu tự thân và vào nhau. Nhưng, thay vì hai người trao ban sự tốt lành cho nhau, thì giờ đây, hai người đã ngờ vực nhau, xem bạn mình như thù nghịch. Chính sự đổ vỡ này đã thúc đẩy mình lại làm những điều không nên làm và chẳng làm những điều mà lẽ ra nên làm (đối chiếu Rm 7,19). Sự đổ vỡ là hậu quả của nguyên tội, từ đó con người luôn bị thúc đẩy sống và yêu không còn đúng nghĩa, như xưa Thiên Chúa đã từng đặt để nơi con người nữa, trái lại, thay vì tình yêu nguyên vẹn của nó là hy hiến trao ban trong giản dị hồn nhiên, giờ đây sẽ chỉ còn lại là thống trị, chiếm hữu, ích kỷ, khước từ, và triệt hạ lẫn nhau.
Cuộc chiến dai dẳng giữa năng lực sống và chết trong nội tâm con người vẫn còn đó. Một thách đố lớn nhất cho mỗi chúng ta, đó là chúng ta để cho năng lực sống chiếm ưu thế hơn hay năng lực chết luôn chi phối mọi suy nghĩ và hành vi của mình? Đau khổ vẫn xảy ra trong chúng ta, cho dù chúng ta đứng về phía năng lực sống hoặc chết. Sống tốt (tinh thần Bát Phúc) hay không tốt (bóng tối, sự dữ), đều có giá của nó.
Đau khổ xuất hiện từ sự đổ vỡ nhân vị. Nhưng suy cho cùng tận, đây vẫn luôn là một mầu nhiệm - mầu nhiệm về sự tự do con người, và mầu nhiệm này liên quan mật thiết với mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chúa Giêsu - Ngôi Lời xuống thế làm người - đã chọn Giuđa Iscariốt làm môn đệ. Giuđa phải được Chúa thương lắm mới được chọn, và phải được tin tưởng như thế nào mới được giữ "của". Vậy mà, Chúa lại bị phản bội. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã cho biết cảm nhận của mình về sự đổ vỡ con người qua biến cố Giuđa phản bội như sau: “Sự phản bội của Giuđa cho thấy, sẽ còn mãi đau khổ vì hứng chịu sự bất trung. Thánh vịnh viết: ‘Cả người bạn thân con hằng tin cậy, đã cùng con chia cơm sẻ bánh, mà nay cũng giơ gót đạp con!’ (Tv 41, 10). Sự đổ vỡ của tình bạn cũng chạm đến cộng đoàn bí tích là Hội Thánh. Trong Hội Thánh, vẫn luôn luôn xuất hiện những con người ‘nhận lấy bánh’ được Chúa trao và rồi quay lại phản bội Ngài” (Joseph Ratzinger - Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, cuốn Đức Giêsu thành Nazareth – Phần II. Vatican City, 2011).
Qua biến cố trớ trêu ấy, mỗi người chúng ta và toàn thể Hội Thánh đã, đang và sẽ sống với bi kịch Chúa bị khước từ. Hay nói cách khác, chúng ta sẽ sống với một Thiên Chúa bị đổ vỡ. Những con người, nhân vật trong Kinh Thánh Cựu Ước và các sách Tin Mừng trong Tân Ước, chúng ta sẽ thấy toàn là những con người đổ vỡ (bệnh tật, bị loại trừ, bị khinh miệt, giết người, bỏ chồng, bỏ vợ, phản bạn, phản thầy... bởi những cộng đồng bất bao dung, cố chấp). Đây chính là mầu nhiệm trong đời sống tâm linh của chúng ta, qua đó Chúa Giêsu khát khao gặp gỡ mỗi người chúng ta trong cõi lòng sâu thẳm của mình. Mầu nhiệm nhập thể vẫn đang tiếp diễn. Chính thẳm sâu cõi lòng mình là nơi tịch lặng và là cung thánh, nơi đó Ngài sẽ cho chúng ta cảm nếm được tình yêu của Ngài, và chúng ta không còn thấy sợ hãi gì nữa. Thánh Gioan Thánh Giá đã nói: "Thinh lặng chính là ngôn ngữ trước nhất của Chúa." Và cũng chính nơi đây, chúng ta sẽ nhận diện hữu thể sâu nhất và thật nhất của bản thân mình, từ đó mới có thể học biết yêu Chúa. Nhận biết chính mình, để yêu Chúa và thân ái với chính mình hơn. Có như thế, chúng ta mới có thể hiểu rõ hai điều quan trọng trong giới răn của Chúa: "Giới răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi. Còn đây là giới răn thứ hai: Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi" (Mc 12,29-31). Một khi không dám nhận diện hay chấp nhận chính mình, hoặc phổ biến hơn như là Ađam Evà tìm cái gì đó để che phủ chính mình, thì chúng ta vẫn mãi ở trong sự đổ vỡ, nơi bản thân mình và từ đó nơi người thân cận. Thách đố lớn nhất của chúng ta là ở chỗ, chúng ta có thật sự mở lòng để mời Chúa vào trong cung thánh của cõi lòng chúng ta không? Để Chúa ngự vào lòng chúng ta, chúng ta mới biết yêu chính thân phận đầy hạn giới và đổ vỡ của mình. Khi biết yêu chính mình như thế, chúng ta mới có thể trao ban tình yêu đích thực cho đồng loại (mở lòng mình - biết chính mình - yêu chính mình - biết Chúa - yêu Chúa - yêu đồng loại). Thomas Merton gọi cõi lòng sâu thẳm đó là tâm điểm của hữu thể chúng ta, nơi ấy sẽ không có gì có thể chạm tới được, ngoại trừ một sự thật tinh tuyền và một điểm sáng quy hướng hoàn toàn về Đấng Tuyệt Đối. Merton nói: "Chúa ẩn núp trong tôi. Tôi khám phá được Ngài khi tôi chìm vào cõi tịch lặng tâm hồn, là nơi mà Ngài đang ẩn núp" (The Journals of Thomas Merton: Entering the Silence: Becoming a Monk and Writer. Volume II: 1941-1952. Jonathan Montaldo, ed. San Francisco: HarperCollins Publishers, 1996, trg. 187).
Mãnh lực bóng tối hay năng lực chết vẫn không ngừng vây bủa quanh và trong chúng ta. Đặc biệt trong thế giới ngày nay, có vẻ như chúng đang chiếm ưu thế. Vâng, con người đang có khuynh hướng khước từ và phản bội lẫn nhau, hơn là đón nhận và nâng đỡ nhau. Con người vì thế chỉ có thể hàn gắn đổ vỡ khi con người khiêm tốn nhìn-nhận chính cái đổ vỡ ấy. Nhận diện rõ đổ vỡ nơi mình, con người mới "đầu hàng" Thiên Chúa. Chính khi Chúa Giêsu chạm đến đổ vỡ tận cùng của hữu thể mình trên Thánh Giá: "Lạy Cha, sao Cha bỏ con?" (Mt 27:46) là chính lúc Chúa Giêsu "đầu hàng" hoàn toàn trước Thiên Chúa. Thực sự, lúc bấy giờ, không còn gì và chẳng còn ai để Chúa Giêsu bám vào nữa. "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng ta" (Mt 11,28) vì rằng, sự hiện diện Thiên Chúa hữu hình qua Ngôi Lời Nhập Thể và vô hình qua các Bí Tích trên trần gian này là để cho chúng ta "được sống và sống dồi dào" (Ga 10,10). Với sự nhẫn nại và niềm xác tín vào Thiên Chúa tình yêu, chúng ta và cả những đổ vỡ trong chúng ta luôn luôn được Chúa chúc phúc. “Hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta, mắt hướng về Đức Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin. Chính Người đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục” (Dt 12,1-2).
Sống trong sự cảm nghiệm phúc lành của Thiên Chúa, dẫu rằng sự đổ vỡ vẫn còn đó dưới dạng thức của những đau đớn về thể lý hoặc tinh thần, chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ và vượt qua mọi chướng ngại cách dễ dàng. Ngược lại, cũng cùng cái đổ vỡ ấy, nếu không liên hệ đến sự chúc lành của Chúa, thì dù một thách đố rất nhỏ cũng đủ làm chúng ta ngã gục. Chính vì thế, rất nhiều người không cảm nhận được sự chúc phúc, nên đã cho phép năng lực chết chiếm ưu thế qua tình trạng trầm cảm, u sầu hoặc qua thái độ cay cú, gắt gỏng, khó chịu, chỉ trích.
Khi nhận biết sự phúc lành của Chúa vẫn luôn tuôn đổ xuống từng hơi thở và mỗi nhịp đập trái tim ta, chúng ta sẽ không còn sợ hãi bất cứ điều gì. Đó là cốt lõi đời sống tâm linh của chúng ta. Chúng ta phải cảm nhận thực sự nơi từng tế bào của thân thể mình, lời mà Chúa đã nói với mỗi người chúng ta: "Con là con Ta rất yêu dấu." Vâng! Chúng ta được Chúa thương và thương đến cùng tận, và chúng ta sẽ không thể nào thấu hiểu "cùng tận" ấy của Chúa được khi chúng ta không nhìn nhận hay chưa chạm đến sự đổ vỡ cùng tận của nhân vị.
Càng nhận biết phúc lành "con Ta yêu dấu", càng thêm kết hợp với Ngài. Vì thế, khi bị u sầu trầm cảm, chính là lúc chúng ta sẽ khởi sự cuộc thanh lọc chính nội tâm mình; Khi bị khước từ và phản bội, chính là lúc chúng ta sẽ bắt đầu đến gần với sự thật và tinh trong hữu thể của mình và của người; Và, khi bị thất bại và thua cuộc, chính là lúc chúng ta sẽ bắt đầu biết sống và sống dồi dào. Triết gia La Mã cổ đại, Lucius Annaeus Seneca, nói: "Ngày mà bạn cho là tận cùng của mọi sự, lại là ngày khởi đầu của vĩnh cửu."
SÁCH THAM KHẢO
- Matthew, Iain. The Impact of God: Soundings from St. John of The Cross. Great Britain: Hodder and Stoughton, 1995.
- Merton, Thomas. The Silent Life. New York: The Noonday Press, the Abbey of Our Lady of Gethsemani, 1957.
- Merton, Thomas. Life and Holiness. USA: The Abbey of Gethsemani, Inc., 1963.
- Nouwen, Henri J. M. The Only Necessary Thing: Living a Prayerful Life. New York: A Crossroad Book, 1999.
- Pope Benedict XVI. Jesus of Nazareth: The Infancy Narratives. New York: Image Books, 2012.
- Pope Francis. Open Mind, Faithful Heart: Reflections on Following Jesus. New York: The Crossroad Publishing Company, 2013.
- Rolheiser, Ronald. The Holy Longing: The Search for a Christian Spirituality. New York: Doubleday, 1999.
- Rolheiser, Ronald. The Restless Heart. New York: Doubleday, 2004.
- Saint John of the Cross. Dark Night of the Soul. (New translation and introduction by Mirabai Starr) New York: Riverhead Books, 2002.
Để hiểu một con người, không phải là một chuyện dễ dàng. Theo tâm trí bình thường của con người, ai ai cũng cho rằng, những gì gần nhất mình là những điều chúng ta thấu hiểu hơn hết. Không ít những đôi vợ chồng thường nói rằng: "Tôi biết quá rõ chồng tôi mà..." hay "ồ, bà ấy là thế đó... tôi còn lạ gì!" "đàn bà mà," "đàn ông mà," "con nít mà"... Và đại loại những kiểu nói như thế để nói về sự hiểu biết rành rọt của mình về đối tượng. Cũng từ não trạng chủ quan "biết người" này của mỗi người mà đó đây không ngừng xảy ra biết bao bạo lực, hiềm thù, ganh ghét,... Chỉ có cái "tôi" của mình là đúng nhất, và cũng là tiêu chuẩn để đo lường đồng loại! Blaise Pascal: "Cái tôi là đáng ghét, nhưng đó là cái tôi... của người khác,” chứ cái "tôi" của tôi thì đáng yêu biết dường nào! Pascal nhấn mạnh tiếp: "Mỗi cái tôi là thù địch của nhau và khao khát muốn làm bạo chúa trên những cái tôi khác.” Chính vì trong thẳm sâu tâm hồn mỗi người, từ các tín hữu cho đến các nhà tu hành, ai ai cũng khát khao làm bạo chúa người khác, nên thế gian này không ngừng đổ vỡ, từ sự đổ vỡ nội tại cho đến những đổ vỡ ngoại tại kéo theo.
Khác biệt hay tách biệt?
“Ngày nọ, Trang Tử cùng Huệ Tử đứng chơi trên cầu sông Hào. Trang Tử nói: – Ôi! Đàn cá bạc đang bơi lội thong dong, đó là vì cá vui vẻ vậy.
Huệ Tử hỏi: – Ông không phải là cá, làm sao biết được cá vui?
Trang Tử hỏi lại: – Ông không phải là tôi thì làm sao ông biết được tôi không biết cá vui?
Huệ Tử trả lời: – Tôi không phải là ông, dĩ nhiên tôi không thể biết được tâm của ông. Cũng vậy, ông không phải là cá, nên tất nhiên ông không thể biết được cái vui của cá. Thực không còn nghi ngờ gì nữa! (Nam Hoa Kinh, Trang Tử - Thiên Thu Thủy).
Nhìn thấy cá, chúng ta đều nghĩ cá đang tung tăng. Khi vui, chúng ta dùng chữ "tung tăng," khi buồn thì dùng chữ "ủ rũ." Suy bụng ta ra bụng người, thế mà, nhiều khi chính bụng ta, ta cũng... chẳng hiểu. Trong khi mọi người đều cho rằng “không ai gần gũi ta hơn chính bản thân ta” nên chẳng ai hiểu ta hơn chính ta. Rất hợp lý đấy chứ! Nhưng ta đã lầm, và lầm to. Ta tưởng ta hiểu cá, rằng cá đang vui thú! Có những kẻ nhảy múa giữa phố chợ, vậy thì họ đang vui hay đang điên đảo? Có những giọt nước mắt rơi xuống, là buồn khổ hay hạnh phúc? Tại đền thờ thần Apollon, Delphes, Hy Lạp, có câu châm ngôn: “Hãy tự biết chính mình,” và triết gia cổ đại Socrates đã dùng châm ngôn này để đi sâu rộng về mọi mặt. Nhận biết chính mình, không đơn giản. Tại sao con người mãi đảo điên? Tại sao gian dối, ganh tỵ hiềm thù cứ tràn lan? Tại sao cứ phải chống chế và phòng vệ? Ấy chỉ vì ta sống mà quên mất con người của ta, không biết được chính ta. Không biết ta, thì ta không thể biết yêu mình và từ đó chẳng thể yêu người, không phải yêu kiểu Narcissism (yêu ích kỷ, tự yêu, tự ái), nhưng tình yêu nảy sinh khi ta biết rõ chính mình, là mình cũng chẳng hơn gì ai, mình có đủ bụi trần đeo bám của tham sân si phận người. Biết mình thật sự bất toàn và đầy hữu hạn, thì mình mới có thể đi đến hòa giải với chính mình, từ đó mới chan hòa vào ánh sáng tâm linh trong thẳm sâu lòng mình và tâm hồn người khác.
Với hình ảnh Trang Tử trên sông Hào ở trên, sẽ có hai hướng nhìn: Cá không vui thật và cá vui thật. Nếu Trang Tử và cá là hai hữu thể tách biệt, không một điểm hòa điệu nào, thì cả hai sẽ không thể chạm được với nhau và đi vào trong nhau. Khi thế giới này chỉ là kho chứa những cái tách biệt không đi vào được với nhau được thì thế giới này sẽ không thể nào có thể tồn tại và đứng vững. Mọi hữu thể trong vũ trụ này đều có sự liên đới và nương tựa nhau để hiện hữu. Thế giới thể lý trong con người hay bất kỳ động thực vật nào cũng thế, các bộ phận và chi tiết đều khác biệt (diversity) chứ không tách biệt (separation). Khác biệt là sự khác nhau về chức năng hoạt động, cấu trúc, không gian thời gian... nhưng lại cùng chung chia hòa hợp với nhau để làm cho sự sống tồn tại và tăng trưởng. Mỗi hữu thể đều hướng đến toàn thể tính (wholeness) nên các chi tiết đều quyện chặt với nhau (1Cr 12,12-13). Phá rừng sẽ ảnh hưởng đến môi sinh quanh nó. Bất kỳ một bộ phận hay chi tiết nào bị hư hại thì các bộ phận hay chi tiết khác sẽ bị tác động và thể thống nhất sẽ bị phá vỡ.
Trang Tử nói cá vui, vì tâm trạng Trang Tử đang vui trên cầu sông Hào và cảm nghiệm ngoại cảnh đang tuôn chảy với mình, trong mình, và biết ngoại cảnh cũng đang vui với niềm vui của mình. Nói theo ngôn từ của cụ Nguyễn Du: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ." Có thể nói đây là tâm trạng chủ quan, đem cảm xúc của người đối cảnh chi phối lên cảnh vật, nhưng cũng có thể nói đây là sự chung chia hòa hợp giữa người với cảnh. Chỉ những người cảm nghiệm được ánh sáng tâm linh trong thẳm sâu lòng mình thì mới có thể cảm nhận được "ta với cảnh" chỉ là một. Trang Tử đã nên một với ngoại cảnh, và đã cảm nghiệm "mình với ta tuy hai mà một". Trang Tử và cá có khác biệt nhưng không tách biệt. Vâng! Một giọt lệ của bạn lăn trên gò má cũng có thể làm rung động cả Đất Trời. Một tiếng thở dài của bạn cũng làm cho cả vũ trụ này cúi xuống ôm choàng lấy bạn. Sự tương tác vẫn liên tục tỏa khắp vũ trụ như các loại sóng điện từ lan truyền trong không gian, mà mắt thường không thể nào nhìn thấy.
Vỏ bọc phỉnh gạt
Hình thức bên ngoài rất dễ đánh lừa chúng ta. Không phải người giàu nào cũng sang. Không phải người nghèo nào cũng hèn. Không phải người nào có đạo là sẽ có đức. Thế nhưng, số đông mọi người đều có chung một khuôn nhìn, đánh giá và kết luận dựa theo hình thức bên ngoài. Đây cũng chính là điểm mạnh của ngành quảng cáo đã dựa vào tâm lý ấy nơi con người để hốt bạc. Trong lãnh vực đời sống tâm linh cũng vậy. Kiểu đạo đức "nghiêm trang và trầm trọng" đã gây ra biết bao nạn nhân và cái chết dần mòn nơi các tín hữu cũng như người tu sĩ trong đời tu trì. Tâm thức đạo đức "trầm trọng" vẫn lặng lẽ lỳ lợm bám chặt vào não trạng của kẻ sống đạo, của những tu sĩ cho đến suốt cả cuộc đời! Sống kiểu "đạo đức" rập khuôn như thế đã trở thành một khuôn mẫu mà mọi tín đồ đều phải tuân theo và không thể làm khác. Sống khác sẽ bị coi là vô đạo hoặc sẽ bị đánh giá rất thấp, và sẽ bị xem là kẻ rốt hết!
Trong một tu viện nọ, có một thầy trẻ trung xem ra có nhiều triển vọng. Anh rất chuẩn mực trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Anh rất chăm chỉ học hành, siêng năng chu toàn kinh nguyện, đến nỗi không bao giờ vắng một ngày (giữ cô-rô, tiếng Hy Lạp khoros, Latin chorus). Không ai nghe thấy anh ngồi lê đôi mách nói xấu và chỉ trích ai. Anh luôn luôn nghiêm trang và nghiêm túc. Anh luôn luôn là một tu sĩ vô cùng mẫu mực. Anh chính là niềm hãnh diện của Dòng và sẽ là một linh mục rất sáng giá tương lai!
Thế nhưng, ai ai tiếp xúc với anh cũng cảm nhận rằng, có một bức rào cản vô hình nào đó giữa anh và mọi người. Anh ít tươi cười và hài hước. Có những buổi các anh em bạn quây quần vui đùa, nhưng khi anh xuất hiện thì như anh mang cả một bầu khí u ám bao trùm. Trong lúc đó, mỗi anh em của anh đột nhiên khựng lại và một bức cản vô hình xuất hiện ở giữa. Anh không hồn nhiên. Những tiếng nô đùa và hồn nhiên của anh em làm anh thêm thu vào thế giới đổ vỡ của chính mình. Phòng vệ. Tách biệt. Trong vô thức, anh đau đớn vì sự vui đùa ấy tố giác cái bất toàn đổ vỡ trong anh.
Trước sự ngạc nhiên của cộng đoàn nơi anh ở, anh chàng trai trẻ này đột nhiên ngã bệnh. Bác sĩ chẩn đoán căn bệnh do anh đã sống trong tình trạng trầm cảm (dépression). Anh được chuyển đến khoa trị liệu tâm lý và được điều trị trong vòng hơn một tháng.
Trầm cảm xảy ra chủ yếu do từ hai nguyên nhân chính, thứ nhất là người bệnh đã phản ứng trái ngược lại với biến cố đã từng xảy ra (trầm cảm ngoại sinh), thứ hai là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể (trầm cảm nội sinh). Thế nhưng, hầu hết con người thời đại mắc căn bệnh trầm cảm ngoại sinh, vì cuộc sống càng ngày thêm phức tạp và làm cho con người luôn luôn phải lao theo nhịp sống hiện đại. Càng hiện đại càng phức tạp, càng phức tạp thì con người càng phải trở nên phức tạp theo. Một cách vô hình chung, nhịp sống này cho con người biết rằng "nếu bạn dừng lại, hoặc không đi theo tốc độ ấy, có nghĩa là bạn sẽ bị loại khỏi guồng máy đang chạy, nếu không sẽ bị đè bẹp." Lối sống nhanh, làm cho tâm trí phải nhanh theo, khi tâm trí nhanh, lại kéo thêm lối sống nhanh nữa, và cứ thế...
Trầm cảm ngoại sinh đang phổ biến, nhất là nơi các tu sĩ trong các Dòng tu, hoặc những nơi có nhiều nghi lễ, nghi thức trịnh trọng. Những tu sĩ nghiêm trang và quá đạo đức thường đã và đang trong tình trạng trầm cảm. Sự đạo đức và nghiêm trang bên ngoài chỉ là vỏ bọc để bảo vệ tâm hồn đang đổ vỡ bên trong. Chính áo khoác này đã làm cho bao nhiêu người lầm tưởng đó là sự đạo đức thánh thiện. Thật ra, áo khoác này là rào cản tách biệt giữa nội tại và ngoại tại của anh. Một cách nào đó, sự nghiêm cẩn và đạo đức là một căn bệnh.
Người tu sĩ trên đây đã không đi đến sự hòa điệu giữa cái bên ngoài và bên trong. Lòng anh không thống nhất, nên anh không thể có bình an nội tại. Anh cố gắng giữ nghiêm túc, nhưng sâu thẳm lòng anh vẫn đổ vỡ và tách biệt. Anh không phải là một con người mang toàn thể tính. Tiếng cười, những dòng lệ rơi, sự hài hước, lòng chân thật, sự giản dị, hòa đồng, yêu thương, lòng trắc ẩn là dấu chứng của một con người bình an và tràn đầy ánh sáng tâm linh. Một khi con người đã đánh mất tính hồn nhiên và trong sáng của phận người, thì đó là một con người không nhìn nhận đổ vỡ nội tại và thật đáng thương. Thomas Merton cho biết: "Âu lo chính là dấu bất an tâm linh" (Anxiety is the mark of spiritual insecurity).
Lắng nghe tiếng nấc nghẹn đồng loại...
Trong một cộng đoàn nữ tu nọ, có chị bề trên chịu trách nhiệm coi sóc các chị em gần như về mọi mặt. Tôi nói mọi mặt vì có lý do của nó. Chị cũng phân và giao việc cho một số chị em để cáng đáng đời sống tu viện, nhưng thật tình mà nói, chị vẫn làm tất cả mọi sự. Các chị em của chị có "tên" đó, có "việc" đó, nhưng đó chỉ là trên mặt chữ. Từng chi tiết cho đến tổng thể trong đời sống tu viện và từng cá nhân chị em, chị đều nắm rất rõ, quyết định tất cả, và chi phối tất cả. Chị đã không tin một ai. Các chị em hay tín hữu đến với chị chỉ vì luật lệ, nhu cầu, hay vì công việc quan trọng nào đó, chứ không một ai dám đến tâm sự hay trò chuyện với chị trong tư cách là tình chị em hay tình bạn hữu. Chị không thuộc típ người nghiêm túc và "đạo đức" như chàng tu sĩ trẻ kia, nhưng trái lại, chị lúc nào cũng thể hiện sự cau có và khó chịu. Trong những buổi nguyện kinh và Thánh Lễ, thái độ và nét mặt của chị lúc nào cũng hiện lên sự sầu não và căng thẳng. Ánh mắt chị biểu lộ một sự bất an. Khi sinh hoạt chung với nhau, không chị em nào dám hỏi hay nói chuyện với chị bất cứ câu gì. Các chị em sợ chị. Cộng đoàn vì thế trở nên ngột ngạt và... không có sức sống gì nữa, dù rằng các chị em của chị còn trẻ trung và nhiều tiềm năng nội lực. Giáo tiếp với người ngoài, chị có vẻ vui lên một chút, nhưng với các chị em, chị luôn luôn đáp lại bằng những lời cay cú và gắt gỏng.
Chúng ta cũng có thể ít nhiều đã trải qua những kinh nghiệm như thế. Có những lúc tâm hồn chúng ta không được vui, và từ đó chúng ta thể hiện ra bên ngoài bằng những cử chỉ và lời nói cay cú và ác độc. Tục ngữ Việt Nam có câu: "Giận cá chém thớt." Chị bề trên nữ tu kia đang có đổ vỡ nội tại. Đổ vỡ này đã được thể hiện ra bên ngoài bằng những cử chỉ lời nói cay cú gắt gỏng. Đây là một phản ứng lại chính đổ vỡ nội tại của mình. Chị đã không chấp nhận chính mình. Chị chạy trốn sự đổ vỡ nơi bản thân mình. Một khi chúng ta không nhìn nhận và thân ái với đổ vỡ nội tại trong mình, thì chúng ta không thể phát triển và sống tràn đầy. Nhìn nhận và thân ái với đổ vỡ chính là tạo nên sự hòa điệu trong mình. Đây là sự khiêm tốn và nhận biết sự thật của chính mình.
Những lời cay cú, cử chỉ khinh miệt, thái độ khó chịu, nét mặt căng thẳng như là những tiếng thét gào van xin được chữa lành. Nữ văn sĩ Maya Angelou nói: "Cay cú gắt gỏng giống như bệnh ung thư, nó sẽ ăn dần ăn mòn con người ấy. Còn giận dữ như là ngọn lửa thiêu hủy hoàn toàn con người ấy ngay lập tức." Một con thú đang gầm gừ và giận dữ là con thú đang mang trong mình những vết thương đau hành hạ. Hãy lắng nghe tiếng nghẹn nấc cũng như tiếng gào thét của đồng loại xung quanh chúng ta. Con người có bình an nội tâm là con người không thể giận dữ và chua cay, nhưng sẽ hiền lành và lan tỏa bình an đến người khác. Chúng ta cần nhạy bén và nhận biết điều này, để thay vì lên án và tẩy chay những người đang có vết thương ấy, chúng ta hãy có nơi mình sự thấu cảm và lòng thương xót. Họ đang bệnh. Thế mà rất thường khi, chúng ta rơi vào hai thái độ, thứ nhất là phản ứng lại qua thái độ xa lánh, không muốn dính bén phiền lụy; thứ hai là sẽ "ăn thua đủ", "hòn đất ném đi hòn chì ném lại." Với hai thái độ ấy, chúng ta không thể làm cho tình thế tốt hơn.
Con người ngày nay có khuynh hướng phòng vệ lẫn tấn công nhiều hơn, đó là anh có "đất" còn tôi có "chì". Chúng ta đang xé toạc vết thương đau của người ấy thêm sâu rộng mà không phải vì mục đích chữa lành, nhưng chỉ vì cảm thấy bị xúc phạm và máu điên có pha thêm bản tính thích giết người nổi lên trong ta. Ông tổ phân tâm học Sigmund Freud, cho biết, trong mỗi người đều tồn tại hai năng lực thúc đẩy: năng lực sống và năng lực chết. Khi chúng ta phản ứng lại như thế, có nghĩa là cả hai phía đều mang hai năng lực này. Tự vệ mình bằng cách tấn công lại. Tự vệ để sống còn, phản ứng lại để tiêu diệt, tiêu diệt rồi thì ta mới tồn tại! Người ấy ném hòn đất vào ta, còn ta thì phản ứng lại bằng cách ném hòn chì vào họ. Hòn chì nặng hơn hòn đất!
Ham sống và thèm chết
Có những khi chúng ta không hiểu tại sao hôm qua chúng ta lại hành xử tệ bạc như thế, nhưng có lúc chúng ta lại đối đãi rất ư là tử tế và bao dung. Lúc thì chúng ta hiền hậu thứ tha, gặp ai cũng thương yêu và quan tâm trìu mến, nói nói cười cười, lúc thì lại muốn phá đổ, cay nghiệt cay cú, hoặc vô vọng rút vào vỏ ốc mỏng manh tạm bợ. Nhìn sâu vào nội tâm, chúng ta cũng cảm nhận một sự xung khắc vô hình nào đó lúc ẩn lúc hiện. Nội tâm của chúng ta như một trận chiến vô hình cả khi thức lẫn khi ngủ (ý thức và vô thức), chỉ có ta biết ta sống hay chết trong trận chiến dai dẳng và thầm lặng ấy. Khi ta thắng, ta cảm thấy an vui, khi ta thua, ta thấy cả bầu trời này thật là u ám. Những khi ta cảm thấy thắng thế là những lúc ta được năng lực sống chi phối, đó là lòng yêu thương, bao dung, thân ái, gần gũi, tươi vui. Những lúc ta cảm thấy thua thiệt là những lúc ta bị năng lực chết thống lãnh, đó là sự ghen ghét, ganh tỵ, nhỏ nhen, kết án, hằn thù, càm ràm, khó chịu, ích kỷ, u sầu ủ dột, chua cay, gắt gỏng. Cũng nên nhớ rằng, đừng tưởng khi ta hạ gục ai, chà đạp phẩm giá ai, dùng lý lẽ để chống lại ai... là chúng ta chiến thắng! Không, chính khi chúng ta chiến thắng với chủ tâm nâng mình lên và hạ người khác xuống, chính là lúc chúng ta đã thua trận. Đây là sự chiến thắng của "cái tôi" trong ta. "Cái tôi" của ta càng thắng thế, trong sâu thẳm nội tâm, chúng ta càng cảm thấy ê chề và đớn đau. Có hai loại thắng thế, nếu sự thắng thế hướng đến mục đích tốt lành và tình thương, thì sự thắng thế ấy sẽ đem lại bình an và thanh thoát cho ta và cho người, còn sự thắng thế mà hướng đến cái tôi ích kỷ của mình và hạ gục đồng loại là sự thắng thế đem đến bất an và sự chua xót sâu thẳm.
Vậy, cuối cùng, chúng ta thật sự là ai? là con người ham sống (thuộc năng lực sống) hay thèm chết (thuộc năng lực chết)? là thánh nhân hay ma quỷ? là người đem bình an hay mang lại chết chóc? Hai năng lực cứ xen kẽ đắp đổi trong ta!
Từ nguyên thủy, do phá vỡ quy luật của Thiên Chúa bởi tiền nhân Ađam và Evà, đã xuất hiện sự đổ vỡ trong thẳm sâu nội tâm con người. Cố giáo hoàng Gioan Phaolô II cho biết "sau khi phạm tội con người đã biểu lộ một đổ vỡ nhân vị," và ngài nói thêm: "Ađam và Evà cảm thấy bất an và xấu hổ với chính mình do sự thiếu hợp nhất trong chính bản thân mình" (Thần Học về Thân Xác, chương III). Đổ vỡ là do đánh mất sự hòa điệu trong nội tại của mình, nhất là khi con người phải đương đầu với khó khăn thử thách trong cuộc đời. Con người vô cùng dễ vỡ. Chúng ta ít nhiều cũng có kinh nghiệm rằng, nhiều lúc chúng ta cảm thấy rất bình an và yêu thương mọi người tha thiết, thế nhưng bất chợt khi gặp một biến cố không may nào đó, chúng ta lập tức suy sụp và thất vọng buông xuôi. Từ thái độ vui tươi bao dung đã nhanh chóng chuyển sang cách hành xử cau có gắt gỏng với những người mà chúng ta đã từng yêu thương liên đới. Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói nơi con người mọi nơi mọi thời đều mang cái đổ vỡ nhân vị, đổ vỡ này làm con người mất đi tự chủ, mất tự kiểm soát chính mình: "Sau khi phạm tội, Ađam và Evà không kiểm soát thân xác mình theo kiểu trước đây, với tính đơn sơ hồn nhiên của con người vô tội nguyên thủy nữa. Chính cái cơ cấu tự chủ, vốn là cốt lõi của nhân vị, một cách nào đó, đã bị lung lay tận gốc rễ.” Việc lấy lá che thân của Ađam và Evà đã khởi sự việc đổ vỡ, mà trước đó hai người chưa biết xấu hổ và đổ lỗi nhau. Bấy giờ hai người đang hòa điệu tự thân và vào nhau. Nhưng, thay vì hai người trao ban sự tốt lành cho nhau, thì giờ đây, hai người đã ngờ vực nhau, xem bạn mình như thù nghịch. Chính sự đổ vỡ này đã thúc đẩy mình lại làm những điều không nên làm và chẳng làm những điều mà lẽ ra nên làm (đối chiếu Rm 7,19). Sự đổ vỡ là hậu quả của nguyên tội, từ đó con người luôn bị thúc đẩy sống và yêu không còn đúng nghĩa, như xưa Thiên Chúa đã từng đặt để nơi con người nữa, trái lại, thay vì tình yêu nguyên vẹn của nó là hy hiến trao ban trong giản dị hồn nhiên, giờ đây sẽ chỉ còn lại là thống trị, chiếm hữu, ích kỷ, khước từ, và triệt hạ lẫn nhau.
Cuộc chiến dai dẳng giữa năng lực sống và chết trong nội tâm con người vẫn còn đó. Một thách đố lớn nhất cho mỗi chúng ta, đó là chúng ta để cho năng lực sống chiếm ưu thế hơn hay năng lực chết luôn chi phối mọi suy nghĩ và hành vi của mình? Đau khổ vẫn xảy ra trong chúng ta, cho dù chúng ta đứng về phía năng lực sống hoặc chết. Sống tốt (tinh thần Bát Phúc) hay không tốt (bóng tối, sự dữ), đều có giá của nó.
Đau khổ xuất hiện từ sự đổ vỡ nhân vị. Nhưng suy cho cùng tận, đây vẫn luôn là một mầu nhiệm - mầu nhiệm về sự tự do con người, và mầu nhiệm này liên quan mật thiết với mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chúa Giêsu - Ngôi Lời xuống thế làm người - đã chọn Giuđa Iscariốt làm môn đệ. Giuđa phải được Chúa thương lắm mới được chọn, và phải được tin tưởng như thế nào mới được giữ "của". Vậy mà, Chúa lại bị phản bội. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã cho biết cảm nhận của mình về sự đổ vỡ con người qua biến cố Giuđa phản bội như sau: “Sự phản bội của Giuđa cho thấy, sẽ còn mãi đau khổ vì hứng chịu sự bất trung. Thánh vịnh viết: ‘Cả người bạn thân con hằng tin cậy, đã cùng con chia cơm sẻ bánh, mà nay cũng giơ gót đạp con!’ (Tv 41, 10). Sự đổ vỡ của tình bạn cũng chạm đến cộng đoàn bí tích là Hội Thánh. Trong Hội Thánh, vẫn luôn luôn xuất hiện những con người ‘nhận lấy bánh’ được Chúa trao và rồi quay lại phản bội Ngài” (Joseph Ratzinger - Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, cuốn Đức Giêsu thành Nazareth – Phần II. Vatican City, 2011).
Qua biến cố trớ trêu ấy, mỗi người chúng ta và toàn thể Hội Thánh đã, đang và sẽ sống với bi kịch Chúa bị khước từ. Hay nói cách khác, chúng ta sẽ sống với một Thiên Chúa bị đổ vỡ. Những con người, nhân vật trong Kinh Thánh Cựu Ước và các sách Tin Mừng trong Tân Ước, chúng ta sẽ thấy toàn là những con người đổ vỡ (bệnh tật, bị loại trừ, bị khinh miệt, giết người, bỏ chồng, bỏ vợ, phản bạn, phản thầy... bởi những cộng đồng bất bao dung, cố chấp). Đây chính là mầu nhiệm trong đời sống tâm linh của chúng ta, qua đó Chúa Giêsu khát khao gặp gỡ mỗi người chúng ta trong cõi lòng sâu thẳm của mình. Mầu nhiệm nhập thể vẫn đang tiếp diễn. Chính thẳm sâu cõi lòng mình là nơi tịch lặng và là cung thánh, nơi đó Ngài sẽ cho chúng ta cảm nếm được tình yêu của Ngài, và chúng ta không còn thấy sợ hãi gì nữa. Thánh Gioan Thánh Giá đã nói: "Thinh lặng chính là ngôn ngữ trước nhất của Chúa." Và cũng chính nơi đây, chúng ta sẽ nhận diện hữu thể sâu nhất và thật nhất của bản thân mình, từ đó mới có thể học biết yêu Chúa. Nhận biết chính mình, để yêu Chúa và thân ái với chính mình hơn. Có như thế, chúng ta mới có thể hiểu rõ hai điều quan trọng trong giới răn của Chúa: "Giới răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi. Còn đây là giới răn thứ hai: Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi" (Mc 12,29-31). Một khi không dám nhận diện hay chấp nhận chính mình, hoặc phổ biến hơn như là Ađam Evà tìm cái gì đó để che phủ chính mình, thì chúng ta vẫn mãi ở trong sự đổ vỡ, nơi bản thân mình và từ đó nơi người thân cận. Thách đố lớn nhất của chúng ta là ở chỗ, chúng ta có thật sự mở lòng để mời Chúa vào trong cung thánh của cõi lòng chúng ta không? Để Chúa ngự vào lòng chúng ta, chúng ta mới biết yêu chính thân phận đầy hạn giới và đổ vỡ của mình. Khi biết yêu chính mình như thế, chúng ta mới có thể trao ban tình yêu đích thực cho đồng loại (mở lòng mình - biết chính mình - yêu chính mình - biết Chúa - yêu Chúa - yêu đồng loại). Thomas Merton gọi cõi lòng sâu thẳm đó là tâm điểm của hữu thể chúng ta, nơi ấy sẽ không có gì có thể chạm tới được, ngoại trừ một sự thật tinh tuyền và một điểm sáng quy hướng hoàn toàn về Đấng Tuyệt Đối. Merton nói: "Chúa ẩn núp trong tôi. Tôi khám phá được Ngài khi tôi chìm vào cõi tịch lặng tâm hồn, là nơi mà Ngài đang ẩn núp" (The Journals of Thomas Merton: Entering the Silence: Becoming a Monk and Writer. Volume II: 1941-1952. Jonathan Montaldo, ed. San Francisco: HarperCollins Publishers, 1996, trg. 187).
Mãnh lực bóng tối hay năng lực chết vẫn không ngừng vây bủa quanh và trong chúng ta. Đặc biệt trong thế giới ngày nay, có vẻ như chúng đang chiếm ưu thế. Vâng, con người đang có khuynh hướng khước từ và phản bội lẫn nhau, hơn là đón nhận và nâng đỡ nhau. Con người vì thế chỉ có thể hàn gắn đổ vỡ khi con người khiêm tốn nhìn-nhận chính cái đổ vỡ ấy. Nhận diện rõ đổ vỡ nơi mình, con người mới "đầu hàng" Thiên Chúa. Chính khi Chúa Giêsu chạm đến đổ vỡ tận cùng của hữu thể mình trên Thánh Giá: "Lạy Cha, sao Cha bỏ con?" (Mt 27:46) là chính lúc Chúa Giêsu "đầu hàng" hoàn toàn trước Thiên Chúa. Thực sự, lúc bấy giờ, không còn gì và chẳng còn ai để Chúa Giêsu bám vào nữa. "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng ta" (Mt 11,28) vì rằng, sự hiện diện Thiên Chúa hữu hình qua Ngôi Lời Nhập Thể và vô hình qua các Bí Tích trên trần gian này là để cho chúng ta "được sống và sống dồi dào" (Ga 10,10). Với sự nhẫn nại và niềm xác tín vào Thiên Chúa tình yêu, chúng ta và cả những đổ vỡ trong chúng ta luôn luôn được Chúa chúc phúc. “Hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta, mắt hướng về Đức Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin. Chính Người đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục” (Dt 12,1-2).
Sống trong sự cảm nghiệm phúc lành của Thiên Chúa, dẫu rằng sự đổ vỡ vẫn còn đó dưới dạng thức của những đau đớn về thể lý hoặc tinh thần, chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ và vượt qua mọi chướng ngại cách dễ dàng. Ngược lại, cũng cùng cái đổ vỡ ấy, nếu không liên hệ đến sự chúc lành của Chúa, thì dù một thách đố rất nhỏ cũng đủ làm chúng ta ngã gục. Chính vì thế, rất nhiều người không cảm nhận được sự chúc phúc, nên đã cho phép năng lực chết chiếm ưu thế qua tình trạng trầm cảm, u sầu hoặc qua thái độ cay cú, gắt gỏng, khó chịu, chỉ trích.
Khi nhận biết sự phúc lành của Chúa vẫn luôn tuôn đổ xuống từng hơi thở và mỗi nhịp đập trái tim ta, chúng ta sẽ không còn sợ hãi bất cứ điều gì. Đó là cốt lõi đời sống tâm linh của chúng ta. Chúng ta phải cảm nhận thực sự nơi từng tế bào của thân thể mình, lời mà Chúa đã nói với mỗi người chúng ta: "Con là con Ta rất yêu dấu." Vâng! Chúng ta được Chúa thương và thương đến cùng tận, và chúng ta sẽ không thể nào thấu hiểu "cùng tận" ấy của Chúa được khi chúng ta không nhìn nhận hay chưa chạm đến sự đổ vỡ cùng tận của nhân vị.
Càng nhận biết phúc lành "con Ta yêu dấu", càng thêm kết hợp với Ngài. Vì thế, khi bị u sầu trầm cảm, chính là lúc chúng ta sẽ khởi sự cuộc thanh lọc chính nội tâm mình; Khi bị khước từ và phản bội, chính là lúc chúng ta sẽ bắt đầu đến gần với sự thật và tinh trong hữu thể của mình và của người; Và, khi bị thất bại và thua cuộc, chính là lúc chúng ta sẽ bắt đầu biết sống và sống dồi dào. Triết gia La Mã cổ đại, Lucius Annaeus Seneca, nói: "Ngày mà bạn cho là tận cùng của mọi sự, lại là ngày khởi đầu của vĩnh cửu."
SÁCH THAM KHẢO
- Matthew, Iain. The Impact of God: Soundings from St. John of The Cross. Great Britain: Hodder and Stoughton, 1995.
- Merton, Thomas. The Silent Life. New York: The Noonday Press, the Abbey of Our Lady of Gethsemani, 1957.
- Merton, Thomas. Life and Holiness. USA: The Abbey of Gethsemani, Inc., 1963.
- Nouwen, Henri J. M. The Only Necessary Thing: Living a Prayerful Life. New York: A Crossroad Book, 1999.
- Pope Benedict XVI. Jesus of Nazareth: The Infancy Narratives. New York: Image Books, 2012.
- Pope Francis. Open Mind, Faithful Heart: Reflections on Following Jesus. New York: The Crossroad Publishing Company, 2013.
- Rolheiser, Ronald. The Holy Longing: The Search for a Christian Spirituality. New York: Doubleday, 1999.
- Rolheiser, Ronald. The Restless Heart. New York: Doubleday, 2004.
- Saint John of the Cross. Dark Night of the Soul. (New translation and introduction by Mirabai Starr) New York: Riverhead Books, 2002.
Cuộc tranh luận về tính bất khả tiêu của hôn nhân (2)
Vũ Văn An
19:09 25/02/2014
Đặt nghi vấn đối với giáo huấn hiện thời
“Truyền thống của Giáo Hội sơ khai, dựa vào giáo huấn của Chúa Kitô và các tông đồ, vốn quả quyết tính bất khả tiêu của hôn nhân, ngay trong các vụ ngoại tình”
Nguyên tắc trên trong tuyên bố của UBTHQT cho thấy một khía cạnh quan trọng trong chủ trương của Công Giáo đối với tính bất khả tiêu của hôn nhân, tức khía cạnh: nó được đặt căn bản trên giáo huấn của Chúa Giêsu và vốn được tôn trọng từ buổi đầu của Giáo Hội, “bất chấp một số bản văn khó giải thích và các điển hình ân giải đối với những người rơi vào các hoàn cảnh rất khó khăn” (38).
Hai tác giả cho rằng luận điểm chủ yếu đối với việc duy trì giáo huấn bất khả tiêu hiển nhiên là lòng trung thành đối với truyền thống xưa vốn dựa vào Thánh Kinh. Thành thử, sẽ không có bất cứ thay đổi nào về giáo huấn bất khả tiêu nếu không thận trọng khảo sát để thấy rằng việc thay đổi này phù hợp với truyền thống.
Chứng cớ Thánh Kinh
Hai tác giả cho rằng dù có khác nhau về một số vấn đề, ta vẫn thấy nhiều điểm quan trọng được số đông các học giả Thánh Kinh Công Giáo nhất trí theo nghĩa rộng khi họ khảo sát 5 đoạn Tân Ước nói về thái độ của Chúa Giêsu đối với ly dị (Mc 10:1-12; Lc 16:18; Mt 5:32 và 19:1-12; 1Cor 7:10-11) (39).
Họ cho rằng không thể tái tạo các lời Chúa Giêsu thực sự đã nói, dù các học giả quả quyết rằng Chúa Giêsu chống đối ly dị và coi việc tái hôn là ngoại tình (40).
Ấy thế nhưng, Thánh Phaolô cho phép ly dị trong trường hợp hôn nhân giữa người tin và người không tin khi hôn nhân này gây trở ngại cho sự bình an và nên thánh. Ngoài ra, bất cứ hiểu ý nghĩa chính xác của chữ porneia ra sao, bản văn của Thánh Mátthêu vẫn cho thấy một ngoại lệ nào đó đối với lệnh cấm tuyệt đối của Chúa Giêsu. Năm trình thuật trên có những điểm khác nhau và sự khác nhau này khá có ý nghĩa vì những dị biệt này không hẳn phản ảnh các lời nói khác nhau của Chúa Giêsu cho bằng phản ảnh các truyền thống khác nhau sau thời Chúa Giêsu, xuất hiện vì các tình thế khác nhau của các Giáo Hội sơ khai.
Hai tác giả này cho rằng: không nên đọc giáo huấn của các Tin Mừng Nhất Lãm về ly dị bên ngoài ngữ cảnh của nó, và đọc nó như các qui định luật lệ hay phương châm luân lý. Như John Donohue từng nhận định “các câu nói về ly dị thẩy đều xuất hiện trong các ngữ cảnh trong đó, Chúa Giêsu giảng dạy các môn đệ về ý nghĩa Nước Trời” (41).
Trong Mátthêu 5, Chúa Giêsu được mô tả như đang giảng dạy một Torah được triệt để hóa đến độ chỉ thèm thuồng nhìn cũng là ngoại tình rồi (5:27-28), còn phiên bản của Thánh Máccô thì nằm giữa giáo huấn tự cắt bỏ phần thân thể hơn là làm gương mù gương xấu và lệnh truyền phải từ bỏ giầu sang, quyền thế, và tiếng tăm để bước theo Chúa Giêsu.
Ngữ cảnh cho thấy các tuyên bố về ly dị phải được hiểu là có tính tiên tri và triệt để, là “phương cách biểu tượng để quả quyết rằng các đòi hỏi của nước trời đụng tới các khía cạnh thâm hậu nhất của đời người” (42).
Tách biệt các câu tuyên bố về ly dị ra khỏi khung cảnh do các Phúc Âm Gia đặt để là biến một minh họa về tính triệt để của Nước Thiên Chúa thành qui phạm độc nhất (43).
Hai tác giả cho rằng không nên đọc các bản văn ly dị của Tân Ước như một lý tưởng bất khả hữu mà các cặp vợ chồng sẵn sàng được miễn thứ. Một phương thức như thế sẽ đánh mất chứng từ cánh chung của giáo huấn. Nghe sứ điệp Chúa Giêsu rằng nước Thiên Chúa đang bước vào lịch sử nhân loại sẽ khiến các người theo Người phải dấn thân để nhập thân Nước ấy, nghĩa là phải sống cách khác vì tương lai Thiên Chúa đã tới gần. Do Thái Giáo thời Chúa Giêsu cho thấy mức độ đa nguyên khá rõ và một số trường phái còn tiến tới chỗ quá nhân nhượng ly dị nữa. Chúa Giêsu rõ ràng chống lại lối phát triển này (44).
Tuy nhiên, điều cũng rõ ràng là Người rất cảm thương những người bị tổn thương bởi ly dị, nhất là các phụ nữ bị xua đuổi khỏi tổ ấm của họ (45).
Nhìn nhận sắc thái cánh chung trong các câu nói về ly dị giúp ta giải thích việc Chúa Giêsu trưng dẫn Sáng Thế. Với việc xuất hiện Nước Thiên Chúa, tình trạng trong vắt của tạo dựng phải được tái tạo, như Đấng Tạo Dựng vốn từng dự tính cho nó. Từ nguyên thủy, Thiên Chúa muốn nam nữ tạo nên một phối hợp, một thân xác. Chính sự phối hợp yêu thương giữa đàn ông đàn bà này là hình ảnh Thiên Chúa, ly dị đã phá hủy hình ảnh này. Như thế, ly dị không phải là một phần trong dự tính nguyên thủy của Thiên Chúa dành cho tạo thế. Sống trong Nước Thiên Chúa bao hàm việc tái lập các mối tương quan của mọi tạo vật vào kế hoạch của Thiên Chúa Tạo Hóa, và đối với người đàn ông và người đàn bà việc này có nghĩa đem hôn nhân trở về với việc làm hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng vốn là tình yêu.
Hai tác giả cho rằng điều nâng đỡ người Kitô hữu để họ làm chứng cho Nước Thiên Chúa một phần hệ ở việc sống trong cộng đồng môn đệ đang mong chờ thế giới mau chấm dứt và trật tự tạo thế mau biến đổi. Khi niềm mong chờ này không đến và sứ điệp Kitô Giáo được loan truyền tới các nền văn hóa và khung cảnh khác không được Chúa Giêsu dự trù (?), thì người ta cần có một thời kỳ để thích ứng và điều chỉnh.
Khi suy nghĩ về cách thế làm môn đệ và các hệ luận của nó đối với hôn nhân và ly dị, chắc chắn Giáo Hội sơ khai đã rút tỉa từ các ký ức khác nhau về Chúa Giêsu. Vị tiên tri cánh chung, tuy tuyệt đối chống việc ly dị, nhưng cũng là người hết sức cảm thương những ai rơi vào các hoàn cảnh khó khăn. Các viên thu thuế và gái mãi dâm được tỏ ơn tha thứ và hiểu biết ngay khi Chúa Giêsu rao giảng việc phải triệt để cam kết đối với Tin Mừng. Giáo Hội sơ khai dễ dàng tìm thấy nơi Chúa Giêsu một lý chứng chấp nhận những ai không thành công trong hôn nhân. Trước nhất, không chỗ nào trong Tin Mừng, ta thấy Chúa Giêsu kết án người ly dị. Như John Donahue từng nhận xét, khi so sánh “với các khía cạnh khác trong giáo huấn đạo đức của Chúa Giêsu như cuộc luận chiến chống chủ nghĩa duy luật lệ của Người, các cảnh giác của Người đối với nguy hiểm của giầu sang, hay giáo huấn của Người về bất bạo động và tha thứ kẻ thù, điều Người nói về ly dị quả là ít ỏi một cách đáng ngạc nhiên” (46).
Khi khảo sát điều Chúa Giêsu thực sự nói, ta phải thận trọng để đừng khoác các phạm trù sau này vào ngôn ngữ và lời dạy của Người. Ta không thể giả thiết rằng trong lời ngăn cấm ly dị của Người, Chúa Giêsu nghĩ tới giáo huấn hiện nay của Giáo Hội Công Giáo về tính bất khả tiêu. Nếu phải giả thiết rằng Chúa Giêsu công bố điều Giáo Hội hiện nay giảng dạy, thì hẳn Người phải nói rằng ly dị không thể có được nếu hai người phối ngẫu đều đã rửa tội, đã ưng thuận đúng theo thể thức giáo luật, và sau đó thực hiện việc giao hợp tính dục. Nếu Người muốn nói một điều khác, thì giáo huấn Công Giáo hiện nay sẽ không phù hợp với lệnh cấm ly dị của Người. Ấy thế nhưng, hai điều kiện khiến một hôn nhân ra bất khả tiêu theo chủ trương của Giáo Hội, tức một hôn nhân vừa có tính bí tích vừa đã hoàn hợp, không bao giờ được Chúa Giêsu hay các soạn giả Tân Ước nhắc tới ở bất cứ chỗ nào (47).
Như một số nhà chú giải đề xuất, càng khó có việc Chúa Giêsu lịch sử dạy rằng ly dị là đi ngược lại ý Thiên Chúa và người ta không được thực hành điều này. Đây là ý nghĩa trong giáo huấn của Chúa Giêsu: ly dị là sai và không được diễn ra, chứ không phải ly dị là sai và không thể diễn ra. Người đưa ra một thách thức có tính tiên tri, nghĩa là phải sống đời sống mình ra sao trong Nước Thiên Chúa.
Trong Nước Thiên Chúa, con người nam nữ không được ly dị, không được thề gian, không được gây gương mù gương xấu, không được dùng vũ khí, không được bỏ bê con cái, tìm quyền thế và của cải hay hàng ức vạn những việc khác mà con người yếu đuối và dễ sai lầm vốn làm trong dòng lịch sử. Với viễn tượng ấy trong đầu, Kasper nghĩ rằng “Ngay từ đầu, Giáo Hội hiểu lời Chúa Giêsu không như một thứ luật lệ, mà như lời tiên tri và thiên sai (messianic)” (48).
Chúa Giêsu không đưa ra một luật lệ phổ quát hay một công bố siêu hình nào về bản chất của sợi dây hôn phối. Qua việc sử dụng minh họa về hôn nhân, Người cho thấy cuộc sống trong Nước Thiên Chúa biến đổi mọi nhân sinh như thế nào. Lối giải thích này cho ta thấy lý do tại sao Thánh Phaolô, dù hiểu biết trọn vẹn lời Chúa Giêsu nói về ly dị (49), vẫn không do dự đưa ra lời khuyên mục vụ của riêng ngài khi đương đầu với các vấn đề hôn nhân trong cộng đoàn Côrintô. Cũng thế, Thánh Mátthêu, dù hiểu porneia ra sao, cũng đã đưa ra các trau chuốt của riêng ngài đối với giáo huấn của Chúa Giêsu. Các soạn giả này không coi mình như người làm méo mó giáo huấn của Chúa Giêsu mà như người giải thích cách các môn đệ phải làm gì để vẫn trung thành trong các hoàn cảnh chưa được bao gồm trong sự mô tả của Đấng Thiên Sai về Nước Thiên Chúa.
Có thể cho rằng sự phân biệt của Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô liên hệ tới sự khác biệt giữa cuộc hôn nhân của người đã chịu phép rửa và người chưa chịu phép này; như thế, ít nhất cũng một cách ngụ ý, Thánh Phaolô đã tạo cơ sở để Giáo Hội xử sự khác nhau giữa cuộc hôn nhân bí tích và cuộc hôn nhân không bí tích. Nhưng như George MacRae đã giải thích giáo huấn của Thánh Phaolô: “không phải bản chất của hôn nhân xác định ra tính vĩnh viễn của nó, mà là cam kết của các người phối ngẫu” (50).
Nếu người phối ngẫu không Kitô hữu sẵn sàng chấp nhận cuộc hôn nhân, thì người Kitô hữu cũng phải chấp nhận nó. Đối với Thánh Phaolô, cuộc hôn nhân trước khi trở lại cũng lâu bền như cuộc hôn nhân sau khi trở lại, bao lâu hai người phối ngẫu có thiên hướng đúng.
Hôn nhân không thay đổi, các người phối ngẫu mới thay đổi. Điều gọi là Đặc Ân Thánh Phaolô nhờ đó có sự phân biệt đối với các cuộc hôn nhân không bí tích chỉ là một quyết định của Giáo Hội sau này chứ không phải của chính Tông Đồ Dân Ngoại (51).
Việc khảo sát các nhà chú giải Công Giáo trên đây làm chứng điều này: diễn trình giải thích giáo huấn của Chúa Giêsu liên kết chặt chẽ với Thánh Kinh đến độ không hề có giáo huấn nào của Người tách biệt khỏi Giáo Hội. Cho nên, ta không thể cho rằng “điều cuộc tìm kiếm bác học coi như chính lời nói của Chúa Giêsu không nhất thiết có tính quyết định đối với Giáo Hội hơn gì điều xem ra đã được chính các môn đệ của Người giải thích” (52).
Các thích ứng của Thánh Phaolô và của Thánh Mátthêu đều là giáo huấn linh hứng, như chính lời Chúa Giêsu vậy (53).
Nói tóm, khó có thể bất đồng với câu kết luận này: “bằng cách duy trì hàng loạt những câu nói khác nhau từng được các cộng đoàn đầu tiên sử dụng, Tân Ước đã nói lên niềm tin của các cộng đồng này rằng thẩm quyền của Chúa Thánh Thần cho phép họ điều chỉnh (modify) và áp dụng các lời nói này của Chúa” (54)
Giáo huấn của Chúa Giêsu không giống hệt (same) giáo huấn của Giáo Hội sơ khai và giáo huấn của Người càng không đồng nhất (identical) với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo. Giáo huấn của Giáo Hội hiện nay không vi phạm chứng tá Thánh Kinh nhưng giáo huấn này không thể cho rằng mình là chủ trương duy nhất được Thánh Kinh bảo đảm.
Việc phát triển của Thánh Truyền
Hai tác giả không có ý định cung cấp một trình thuật đầy đủ về diễn trình phát triển của hôn nhân trong truyền thống Công Giáo. Nhiều người khác đã làm việc này cách chi tiết rồi (55).
Nhưng, cũng như đối với chứng cớ Thánh Kinh, mục tiêu của hai tác giả này là nhấn mạnh tới các yếu tố trong truyền thống Công Giáo từng khiến người ta đặt nghi vấn đối với giáo huấn bất khả tiêu hiện nay. Giáo Hội sơ khai hiểu rằng Chúa Giêsu truyền dạy một thái độ mới về ly dị và chồng với vợ buộc phải trung thành với nhau suốt đời, còn cộng đồng đức tin thì có nhiệm vụ phải công bố giáo huấn này. Tuy nhiên, chi tiết của việc công bố này có thay đổi, vì tính phức tạp của cuộc sống đem lại nhiều vấn nạn mục vụ mới.
Tình huống tại Côrintô và rồi tại cộng đoàn Mátthêu là những minh họa sớm nhất của diễn trình này. Nhưng diễn trình giải thích bổn phận phải trung thành với nhau suốt đời không dừng lại ở thế kỷ thứ nhất.
Lẽ dĩ nhiên, không hề có luật lệ có tính hệ thống nào nhằm qui định về hôn nhân trong Giáo Hội sơ khai. Hôn nhân của các Kitô hữu được tiến hành theo luật lệ và phong tục của xã hội nơi họ sinh sống. Sự kiện này kéo dài mãi tới thế kỷ thứ chín. Các nhà hữu trách của Giáo Hội không dửng dưng đối với hôn nhân trong cộng đoàn của họ vì, giống như mọi khía cạnh quan trọng khác, đời sống hôn nhân cần được sống phù hợp với Tin Mừng. “Đây là lý do tại sao các can thiệp buổi đầu của Giáo Hội vào hôn nhân thoạt tiên chỉ có bản chất mục vụ” (56).
Quan tâm lúc đó là nhằm nhắc cặp vợ chồng nhớ đến bổn phận sống trung thành với nhau và cần bác bỏ ly dị. Dù các bổn phận này được truyền dạy rộng rãi, thực hành mục vụ không hẳn là nhất thống. Đến thế kỷ thứ tư, ta có bằng chứng về việc hai giám mục là Thánh Basilêô thành Xêdarê và Thánh Gioan Kim Khẩu thành Constantinốp đưa ra phán quyết cho phép cuộc hôn nhân thứ hai sau khi ly dị.
Đối với Thánh Basilêô, câu ngoại lệ trong Tin Mừng Mátthêu là biện minh chính. Vì hiểu porneia là ngoại tình, nên ngài cho phép người phối ngẫu vô tội, bị người ngoại tình bỏ rơi, được ly dị và tái hôn. Thực vậy, thông lệ hồi đó tại Phương Đông là đòi có việc ly thân trong trường hợp ngoại tình. Trong một vụ khác, Thánh Basilêô xem ra còn chấp nhận người bỏ rơi người phối ngẫu của mình trở lại với cộng đoàn sau một thời gian đền tội dài, mà không đòi họ phải chấm dứt cuộc kết hợp thứ hai và hoà giải với người phối ngẫu nguyên thủy.
Đối với Thánh Gioan Kim Khẩu, việc ngài cho phép tái hôn ít rõ ràng bằng nhưng ngài quả có chấp nhận ý niệm ly dị, coi ngoại tình là nguyên cớ để tiêu hủy một cuộc hôn nhân (57).
Do ảnh hưởng của các ngài, ta có thể an tâm cho rằng giáo huấn của các giáo phụ trên đây đã được nhiều giám mục khác của Phương Đông áp dụng, hiển nhiên các điển hình của các ngài đã khích lệ việc diễn biến của thực hành hiện nay tại Phương này trong đó, người phối ngẫu vô tội được tự do ly dị và tái hôn sau khi bị bỏ rơi hay ngoại tình (58).
Một trong các hoàn cảnh ảnh hưởng tới thực hành hôn nhân ở Phương Đông là tính trung tâm liên tục của thẩm quyền nhà nước tại Phương Đông. Không như hoàn cảnh Phương Tây, nơi sự sụp đổ của thẩm quyền đế quốc Rôma đã là một cơ hội để Giáo Hội dần dà dành được thẩm quyền đối với hôn nhân, “tâm trí các nhà giáo luật học Hy Lạp thời Trung Cổ không bao giờ có ý niệm đặt dấu hỏi đối với năng quyền của Đế Quốc trong lãnh vực luật lệ hôn nhân” (59).
Điều trên có nghĩa: các nhà thần học và các mục tử tại Phương Đông phải đương đầu với luật lệ dân sự cho phép ly dị. Truyền thống Phương Đông càng diễn biến, họ càng nhấn mạnh tới việc tương phản ly dị với việc ưng thuận hỗ tương, dù vẫn cho phép ly dị vì một số lý do. Các ngoại lệ đối với việc chống ly dị tổng quát là rút từ câu ngoại lệ trong Tin Mừng Mátthêu; còn các tiền lệ thì do Giáo Hội Capađôxia và một số Giáo Hội khác lập ra (60).
Với thời gian, ý niệm về lý do chính đáng để ly dị dần dà dựa vào các loại suy liên quan tới hai biến cố thường được chấp nhận để chấm dứt một cuộc hôn nhân: loại suy với cái chết (mất trí, mất tích, bỏ rơi vĩnh viễn) hoặc loại suy với ly dị được coi như tấn công vào chính nền tảng của hôn nhân (bí mật phá thai, nguy hiểm tới tính mệnh người phối ngẫu, cưỡng bức mãi dâm) (61).
Chính vì cách tiếp cận hôn nhân của Giáo Hội Phương Đông phát khởi theo lối hữu cơ này dựa vào điều được coi như có nền tảng Thánh Kinh, bởi các thế giá lớn như Thánh Basilêô và Thánh Gioan Kim Khẩu, nên năm 1439 tại Công Đồng Florence, các giám mục Hy Lạp đã trả lời lời Đức Giáo Hoàng yêu cầu họ bãi bỏ ly dị bằng những lời sau: “các cuộc hôn nhân tại Phương Đông chỉ được tiêu hủy vì các lý do có giá trị” (62).
Vì bất cứ tổng hợp lý do nào, tôn giáo, chính trị, ngay cả quân sự nữa, ước muốn hòa giải giữa Đông và Tây không bị trở ngại vì chủ trương này của Giáo Hội Hy Lạp. Các giám mục tại Florence không tìm cách áp đặt kỷ luật La Tinh lên các Giáo Hội Đông Phương. Cùng một lòng tôn trọng lành mạnh này đối với giáo huấn và thực hành hôn nhân của Đông Phương, một lần nữa lại bị trộn lẫn bởi các yếu tố chính trị, kinh tế và quân sự, cũng đã hướng dẫn các giám mục tại Công Đồng Trent đưa ra câu phạt tuyệt thông rất thận trọng nhằm vào Luther chứ không nhằm vào người Chính Thống.
Và cứ thế, tập tục oikonomia (nhiệm cục) nổi danh đã trở thành thông lệ tại Phương Đông Kitô Giáo. Người ta nại tới oikonomia, “mỗi khi có sự tranh chấp biểu kiến giữa đòi hỏi của luật lệ và lời mời gọi đến tinh thần Kitô Giáo” (63).
Thực hành trên không mập mờ đến nỗi có thể được sử dụng để bênh vực một thực hành đi ngược lại chân lý Kitô Giáo.
Người ta không thể dùng oikonomia để nói ngược lại một tín điều vì chân lý mạc khải đặt giới hạn lên oikonomia. Như Ladislas Orsy từng viết: “Trong diễn trình này, người ta không được làm cho tín điều ra sai lạc, nhưng qui luật chính thống này cũng xét tới một phương diện khác: bất cứ khi nào không có tín điều, thì không nên ngăn cản việc dùng tới oikonomia” (64).
Không phải chỉ có Đông Phương mới kinh qua một phát triển có ý nghĩa trong giáo huấn về hôn nhân (65). Mặc dù Tây Phương xuất hiện với một lập trường khác liên quan tới tính bất khả tiêu, nhưng con đường đi tới một lập trường như thế đã trải qua nhiều khúc cong khúc ngoặt. Ngoài chứng cớ hiển nhiên tại Đông Phương, các điển hình khác không hề thiếu tại Tây Phương cho thấy điều được Lawrence Wrenn gọi là “truyền thống trái phép mỏng manh” (fragility-illiceity tradition) (66).
Tại Anh và Ái Nhĩ Lan, các sách ân giải thế kỷ thứ bẩy và thế kỷ thứ tám có cho phép người ly dị được tái hôn trong một số hoàn cảnh khó khăn, như một người phối ngẫu gia nhập tu viện, thì người phối ngẫu còn lại được tự do tái hôn; một nô lệ đã lập gia đình được trả tự do thì được phép tái hôn nếu người phối ngẫu kia vẫn còn bị làm nô lệ; phối ngẫu của người bị bắt làm con tin hay bị bắt cóc được tự do tái hôn nếu người phối ngẫu bị bắt kia không có hy vọng trở về (67).
Nhưng không phải chỉ có các đan sĩ giải tội mới đưa ra các “lý đoán” có tính mục vụ khi đụng tới tan vỡ hôn nhân mà thôi. Vào thế kỷ thứ tám, Đức Grêgôriô II đã khuyên Boniface rằng khi vợ một người đàn ông không còn khỏe mạnh đủ để ân ái với chồng được nữa, thì có thể cho phép ông tái hôn miễn là ông phải tiếp tục chu cấp cho người vợ đầu (68).
Trong khi Đông Phương theo con đường oikonomia, thì Tây Phương khai triển cả một bộ phận có chất lượng về luật lệ và luật học liên quan tới hôn nhân theo tư duy của truyền thống bất khả tiêu-bất thành hiệu. Ấy thế nhưng, một số minh họa sau đây cho thấy con đường của Tây Phương quả là phức tạp và tiệm tiến, không hẳn là một chủ trương thẳng tuột đi từ việc coi hôn nhân là bất khả tiêu tới giáo huấn hiện nay coi chỉ có cuộc hôn nhân thành hiệu và hoàn hợp mới bất khả tiêu mà thôi.
Quen thuộc với mọi người nghiên cứu giáo huấn Công Giáo về hôn nhân là điều vốn được gọi là Đặc Ân Thánh Phaolô, qua đó, Thánh Tông Đồ dạy rằng một người phối ngẫu, khi trở lại Kitô Giáo sau khi đã cưới một người không theo Kitô Giáo, thì không bị trói buộc bởi liên hệ hôn nhân này nếu người phối ngẫu không trở lại ấy không hoà hợp với ơn gọi rửa tội của người phối ngẫu Kitô Giáo. Người phối ngẫu Kitô giáo này được tự do tái hôn và cuộc hôn nhân sau hủy tiêu cuộc hôn nhân trước. Bất kể nguồn gốc của nó phát sinh từ Côrintô cổ thời, phán kết mục vụ này đã được sử dụng rộng rãi trong các thế kỷ đầu của Kitô Giáo. Thực vậy, chính Đức Clêmentê III, trong thế kỷ 12, là người thứ nhất đã ban đặc ân này theo cách hiểu của ta ngày nay, khi cho phép không những ly thân mà còn tái hôn nữa vì cuộc hôn nhân đầu bị hủy tiêu (69). Thành thử, đòi hỏi bất khả tiêu không còn được áp dụng cho các cuộc hôn nhân không bí tích nữa.
Ngoài việc Đức Giáo Hoàng trích dẫn Đặc Ân Thánh Phaolô, còn có chủ trương ít cổ xưa hơn gọi là Đặc Ân Thánh Phêrô hay việc hủy tiêu một hôn nhân bằng quyền chìa khóa của Đức Giáo Hoàng (70). Trong thế kỷ 16, việc mở rộng truyền giáo tới Phi Châu và Ấn Độ cũng như các vùng lân cận đem lại thế lưỡng nan mới cho mục vụ. Những người đàn ông đa thê muốn rửa tội buộc phải lựa chọn người vợ nào làm người vợ duy nhất của mình khi gia nhập Giáo Hội. Trong những trường hợp khi biết rõ ai là người vợ thứ nhất thì cuộc hôn nhân được coi là thành hiệu. Nhưng trong những trường hợp không biết ai là người vợ thứ nhất, thì người đàn ông được phép lựa người vợ nào ông ta muốn khởi đầu cuộc đơn hôn với. Đức GH Phaolô III đã tiêu hủy cuộc hôn nhân với người vợ không biết là thứ nhất để việc ưng thuận của cuộc nhân mới được thành hiệu. Căn bản là: không có cuộc hôn nhân bí tích trước đó. Nhiều thập niên sau, Đức Piô V xác nhận hành động của vị tiền nhiệm bằng một khúc cong khác cho rằng người chồng có thể chọn người vợ ông ưa thích nếu người này sẵn sàng cùng ông được rửa tội, dù người ta biết rõ ai là người vợ thứ nhất. Trong cả hai trường hợp này, ta thấy có sự mới mẻ này là dù người vợ không bỏ hay không từ chối duy trì cuộc hôn nhân nhưng người chồng theo Kitô Giáo vẫn có quyền bỏ người vợ ngoại đạo để chọn người ông ưa thích. Sau này, vào năm 1585, Đức Grêgôriô XIII giải quyết sự khó khăn của các nạn nhân bất hạnh của chế độ nô lệ, bị tách li khỏi người phối ngẫu, sau đó được rửa tội, rồi ước ao được kết hôn lần thứ hai trong hoàn cảnh mới. Thế còn người phối ngẫu ngoại đạo thì sao? Đức Giáo Hoàng quyết định rằng không cần phải tìm hiểu ý muốn của người phối ngẫu ngoại đạo có muốn ở lại trong cuộc hôn nhân hay không, như tiền lệ của Thánh Phaolô đòi hỏi; người vừa được rửa tội được tự do tái hôn và cuộc hôn nhân đầu bị hủy tiêu (71).
Các hành động của các vị giáo hoàng hiện đại
Có thể cho rằng những phát triển như trên trong thánh truyền là điều dễ hiểu trong mấy thế kỷ đầu sau việc hệ thống hóa các qui định của giáo luật và việc làm sáng tỏ bản chất bí tích của hôn nhân diễn ra giữa và cuối Thời Trung Cổ. Nhưng các phát triển này vẫn tiếp tục sau giai đoạn này khá lâu; thực vậy, một trong các khai triển có chất lượng hơn cả đã được phát sinh từ một số trường hợp điển hình tại Hoa Kỳ trong thế kỷ 20. Năm 1924, để trả lời một kiến nghị từ Helena, tiểu bang Montana, Đức Piô XI đã chấp thuận hủy hôn cho một người đàn ông chưa rửa tội, đã ly dị về phần đời với người vợ đã rửa tội theo giáo phái Giám Chức (Episcopalian), nay muốn được rửa tội và kết hôn với một người đàn bà Công Giáo.
Trường hợp điển hình tại giáo phận Monterey-Fresno năm 1947 đem lại một yếu tố mới khi Đức Piô XII hủy bỏ cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông Công Giáo và một người đàn bà chưa rửa tội mặc dù cặp này đã được phép chuẩn vì khác đạo để lấy nhau trước đây. Sau khi ly dị phần đời, người đàn bà chưa rửa tội muốn lấy một người đàn ông Công Giáo khác và chính bà cũng trở thành Công Giáo. Giống trường hợp tại Helena, lý lẽ biện minh là “đặc ân đức tin” qua đó, cuộc hôn nhân không có tính bí tích được hủy bỏ để cho phép cuộc hôn nhân thứ hai, có tính bí tích, cho dù trong biến cố thứ hai, Giáo Hội từng ban phép chuẩn để cuộc hôn nhân không bí tích có thể diễn ra. Một trường hợp điển hình nữa tại Monterey-Fresno đã đẩy thẩm quyền giáo hoàng đi xa hơn bằng cách chấp thuận việc hủy hôn để cuộc hôn nhân thứ hai với một người Công Giáo có thể diễn ra.
Cuối cùng, một hành vi được coi như mở rộng đặc quyền giáo hoàng một cách triệt để hơn cả là việc hủy hôn vào năm 1959 liên hệ tới một người đàn ông chưa rửa tội, ly dị phần đời với một người đàn bà Thệ Phản. Do đó, cuộc hôn nhân này không có tính bí tích. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người xin muốn được tự do để lấy một người đàn bà Công Giáo nhưng không muốn rửa tội. Như thế, cuộc hôn nhân thứ hai cũng không có tính bí tích. Thế nhưng, việc tiêu hủy cuộc nhân thứ nhất đã được chấp thuận dù không có kỳ vọng gì là việc này sẽ lôi kéo người xin chịu rửa tội. Những điển hình này không hẳn chấm dứt việc thi hành quyền giáo hoàng đối với mọi cuộc hôn nhân không có tính bí tích vì còn nhiều trường hợp khác cũng đã được quyết định cách tương tự như thế cả hàng thập niên. Rồi năm 1970, các giám mục Hoa Kỳ đã được thông tri về một quyết định như sau: trong tương lai, mọi trường hợp “đặc ân đức tin” đòi cuộc hôn nhân thứ hai phải là một cuộc hôn nhân bí tích. Tuy thế, năm 1973, một chỉ thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin được công bố với các hướng dẫn cho phép cuộc hôn nhân thứ hai mà không cần nó phải có tính bí tích (72).
Rõ ràng là giáo huấn Công Giáo về tính bất khả tiêu đã được thích ứng để cho phép vị giáo hoàng hủy tiêu bất cứ cuộc hôn nhân nào không có tính bí tích (và đừng quên ngài có quyền hủy tiêu các cuộc hôn nhân chưa hoàn hợp dù có tính bí tích nữa). Một số điểm đáng được nhấn mạnh như sau. Thứ nhất, câu truyện này là câu truyện vẫn đang tiếp diễn và, căn cứ vào các phát triển trong mấy thập niên gần đây, không có lý do hiển nhiên nào để đoán chừng là hiện nay nó đã kết thúc và trong tương lai không còn phát triển nào thêm nữa; qui mô của thẩm quyền Giáo Hội trong việc hủy hôn vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ. Thứ hai, căn cứ vào sự kiện đại đa số các cuộc hôn nhân đang diễn ra trên thế giới đều không có tính bí tích, thì, theo giáo huấn hiện nay của Giáo Hội, phần lớn các cuộc hôn nhân không có tính bất khả tiêu (73).
Thứ ba, Giáo Hội thấy mình trong tư thế khá lúng túng khi cho rằng mình có nhiều thẩm quyền đối với các cuộc hôn nhân của những người không phải là Kitô hữu, chứ không phải chỉ là những người không phải là Công Giáo, hơn là đối với những cuộc hôn nhân diễn ra theo thực hành bí tích riêng của mình. Sự lúng túng này còn tăng hơn nữa khi nhận ra rằng “bí tích rửa tội đã trở thành cơ sở để ly dị” (74).
Còn tiếp
“Truyền thống của Giáo Hội sơ khai, dựa vào giáo huấn của Chúa Kitô và các tông đồ, vốn quả quyết tính bất khả tiêu của hôn nhân, ngay trong các vụ ngoại tình”
Nguyên tắc trên trong tuyên bố của UBTHQT cho thấy một khía cạnh quan trọng trong chủ trương của Công Giáo đối với tính bất khả tiêu của hôn nhân, tức khía cạnh: nó được đặt căn bản trên giáo huấn của Chúa Giêsu và vốn được tôn trọng từ buổi đầu của Giáo Hội, “bất chấp một số bản văn khó giải thích và các điển hình ân giải đối với những người rơi vào các hoàn cảnh rất khó khăn” (38).
Hai tác giả cho rằng luận điểm chủ yếu đối với việc duy trì giáo huấn bất khả tiêu hiển nhiên là lòng trung thành đối với truyền thống xưa vốn dựa vào Thánh Kinh. Thành thử, sẽ không có bất cứ thay đổi nào về giáo huấn bất khả tiêu nếu không thận trọng khảo sát để thấy rằng việc thay đổi này phù hợp với truyền thống.
Chứng cớ Thánh Kinh
Hai tác giả cho rằng dù có khác nhau về một số vấn đề, ta vẫn thấy nhiều điểm quan trọng được số đông các học giả Thánh Kinh Công Giáo nhất trí theo nghĩa rộng khi họ khảo sát 5 đoạn Tân Ước nói về thái độ của Chúa Giêsu đối với ly dị (Mc 10:1-12; Lc 16:18; Mt 5:32 và 19:1-12; 1Cor 7:10-11) (39).
Họ cho rằng không thể tái tạo các lời Chúa Giêsu thực sự đã nói, dù các học giả quả quyết rằng Chúa Giêsu chống đối ly dị và coi việc tái hôn là ngoại tình (40).
Ấy thế nhưng, Thánh Phaolô cho phép ly dị trong trường hợp hôn nhân giữa người tin và người không tin khi hôn nhân này gây trở ngại cho sự bình an và nên thánh. Ngoài ra, bất cứ hiểu ý nghĩa chính xác của chữ porneia ra sao, bản văn của Thánh Mátthêu vẫn cho thấy một ngoại lệ nào đó đối với lệnh cấm tuyệt đối của Chúa Giêsu. Năm trình thuật trên có những điểm khác nhau và sự khác nhau này khá có ý nghĩa vì những dị biệt này không hẳn phản ảnh các lời nói khác nhau của Chúa Giêsu cho bằng phản ảnh các truyền thống khác nhau sau thời Chúa Giêsu, xuất hiện vì các tình thế khác nhau của các Giáo Hội sơ khai.
Hai tác giả này cho rằng: không nên đọc giáo huấn của các Tin Mừng Nhất Lãm về ly dị bên ngoài ngữ cảnh của nó, và đọc nó như các qui định luật lệ hay phương châm luân lý. Như John Donohue từng nhận định “các câu nói về ly dị thẩy đều xuất hiện trong các ngữ cảnh trong đó, Chúa Giêsu giảng dạy các môn đệ về ý nghĩa Nước Trời” (41).
Trong Mátthêu 5, Chúa Giêsu được mô tả như đang giảng dạy một Torah được triệt để hóa đến độ chỉ thèm thuồng nhìn cũng là ngoại tình rồi (5:27-28), còn phiên bản của Thánh Máccô thì nằm giữa giáo huấn tự cắt bỏ phần thân thể hơn là làm gương mù gương xấu và lệnh truyền phải từ bỏ giầu sang, quyền thế, và tiếng tăm để bước theo Chúa Giêsu.
Ngữ cảnh cho thấy các tuyên bố về ly dị phải được hiểu là có tính tiên tri và triệt để, là “phương cách biểu tượng để quả quyết rằng các đòi hỏi của nước trời đụng tới các khía cạnh thâm hậu nhất của đời người” (42).
Tách biệt các câu tuyên bố về ly dị ra khỏi khung cảnh do các Phúc Âm Gia đặt để là biến một minh họa về tính triệt để của Nước Thiên Chúa thành qui phạm độc nhất (43).
Hai tác giả cho rằng không nên đọc các bản văn ly dị của Tân Ước như một lý tưởng bất khả hữu mà các cặp vợ chồng sẵn sàng được miễn thứ. Một phương thức như thế sẽ đánh mất chứng từ cánh chung của giáo huấn. Nghe sứ điệp Chúa Giêsu rằng nước Thiên Chúa đang bước vào lịch sử nhân loại sẽ khiến các người theo Người phải dấn thân để nhập thân Nước ấy, nghĩa là phải sống cách khác vì tương lai Thiên Chúa đã tới gần. Do Thái Giáo thời Chúa Giêsu cho thấy mức độ đa nguyên khá rõ và một số trường phái còn tiến tới chỗ quá nhân nhượng ly dị nữa. Chúa Giêsu rõ ràng chống lại lối phát triển này (44).
Tuy nhiên, điều cũng rõ ràng là Người rất cảm thương những người bị tổn thương bởi ly dị, nhất là các phụ nữ bị xua đuổi khỏi tổ ấm của họ (45).
Nhìn nhận sắc thái cánh chung trong các câu nói về ly dị giúp ta giải thích việc Chúa Giêsu trưng dẫn Sáng Thế. Với việc xuất hiện Nước Thiên Chúa, tình trạng trong vắt của tạo dựng phải được tái tạo, như Đấng Tạo Dựng vốn từng dự tính cho nó. Từ nguyên thủy, Thiên Chúa muốn nam nữ tạo nên một phối hợp, một thân xác. Chính sự phối hợp yêu thương giữa đàn ông đàn bà này là hình ảnh Thiên Chúa, ly dị đã phá hủy hình ảnh này. Như thế, ly dị không phải là một phần trong dự tính nguyên thủy của Thiên Chúa dành cho tạo thế. Sống trong Nước Thiên Chúa bao hàm việc tái lập các mối tương quan của mọi tạo vật vào kế hoạch của Thiên Chúa Tạo Hóa, và đối với người đàn ông và người đàn bà việc này có nghĩa đem hôn nhân trở về với việc làm hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng vốn là tình yêu.
Hai tác giả cho rằng điều nâng đỡ người Kitô hữu để họ làm chứng cho Nước Thiên Chúa một phần hệ ở việc sống trong cộng đồng môn đệ đang mong chờ thế giới mau chấm dứt và trật tự tạo thế mau biến đổi. Khi niềm mong chờ này không đến và sứ điệp Kitô Giáo được loan truyền tới các nền văn hóa và khung cảnh khác không được Chúa Giêsu dự trù (?), thì người ta cần có một thời kỳ để thích ứng và điều chỉnh.
Khi suy nghĩ về cách thế làm môn đệ và các hệ luận của nó đối với hôn nhân và ly dị, chắc chắn Giáo Hội sơ khai đã rút tỉa từ các ký ức khác nhau về Chúa Giêsu. Vị tiên tri cánh chung, tuy tuyệt đối chống việc ly dị, nhưng cũng là người hết sức cảm thương những ai rơi vào các hoàn cảnh khó khăn. Các viên thu thuế và gái mãi dâm được tỏ ơn tha thứ và hiểu biết ngay khi Chúa Giêsu rao giảng việc phải triệt để cam kết đối với Tin Mừng. Giáo Hội sơ khai dễ dàng tìm thấy nơi Chúa Giêsu một lý chứng chấp nhận những ai không thành công trong hôn nhân. Trước nhất, không chỗ nào trong Tin Mừng, ta thấy Chúa Giêsu kết án người ly dị. Như John Donahue từng nhận xét, khi so sánh “với các khía cạnh khác trong giáo huấn đạo đức của Chúa Giêsu như cuộc luận chiến chống chủ nghĩa duy luật lệ của Người, các cảnh giác của Người đối với nguy hiểm của giầu sang, hay giáo huấn của Người về bất bạo động và tha thứ kẻ thù, điều Người nói về ly dị quả là ít ỏi một cách đáng ngạc nhiên” (46).
Khi khảo sát điều Chúa Giêsu thực sự nói, ta phải thận trọng để đừng khoác các phạm trù sau này vào ngôn ngữ và lời dạy của Người. Ta không thể giả thiết rằng trong lời ngăn cấm ly dị của Người, Chúa Giêsu nghĩ tới giáo huấn hiện nay của Giáo Hội Công Giáo về tính bất khả tiêu. Nếu phải giả thiết rằng Chúa Giêsu công bố điều Giáo Hội hiện nay giảng dạy, thì hẳn Người phải nói rằng ly dị không thể có được nếu hai người phối ngẫu đều đã rửa tội, đã ưng thuận đúng theo thể thức giáo luật, và sau đó thực hiện việc giao hợp tính dục. Nếu Người muốn nói một điều khác, thì giáo huấn Công Giáo hiện nay sẽ không phù hợp với lệnh cấm ly dị của Người. Ấy thế nhưng, hai điều kiện khiến một hôn nhân ra bất khả tiêu theo chủ trương của Giáo Hội, tức một hôn nhân vừa có tính bí tích vừa đã hoàn hợp, không bao giờ được Chúa Giêsu hay các soạn giả Tân Ước nhắc tới ở bất cứ chỗ nào (47).
Như một số nhà chú giải đề xuất, càng khó có việc Chúa Giêsu lịch sử dạy rằng ly dị là đi ngược lại ý Thiên Chúa và người ta không được thực hành điều này. Đây là ý nghĩa trong giáo huấn của Chúa Giêsu: ly dị là sai và không được diễn ra, chứ không phải ly dị là sai và không thể diễn ra. Người đưa ra một thách thức có tính tiên tri, nghĩa là phải sống đời sống mình ra sao trong Nước Thiên Chúa.
Trong Nước Thiên Chúa, con người nam nữ không được ly dị, không được thề gian, không được gây gương mù gương xấu, không được dùng vũ khí, không được bỏ bê con cái, tìm quyền thế và của cải hay hàng ức vạn những việc khác mà con người yếu đuối và dễ sai lầm vốn làm trong dòng lịch sử. Với viễn tượng ấy trong đầu, Kasper nghĩ rằng “Ngay từ đầu, Giáo Hội hiểu lời Chúa Giêsu không như một thứ luật lệ, mà như lời tiên tri và thiên sai (messianic)” (48).
Chúa Giêsu không đưa ra một luật lệ phổ quát hay một công bố siêu hình nào về bản chất của sợi dây hôn phối. Qua việc sử dụng minh họa về hôn nhân, Người cho thấy cuộc sống trong Nước Thiên Chúa biến đổi mọi nhân sinh như thế nào. Lối giải thích này cho ta thấy lý do tại sao Thánh Phaolô, dù hiểu biết trọn vẹn lời Chúa Giêsu nói về ly dị (49), vẫn không do dự đưa ra lời khuyên mục vụ của riêng ngài khi đương đầu với các vấn đề hôn nhân trong cộng đoàn Côrintô. Cũng thế, Thánh Mátthêu, dù hiểu porneia ra sao, cũng đã đưa ra các trau chuốt của riêng ngài đối với giáo huấn của Chúa Giêsu. Các soạn giả này không coi mình như người làm méo mó giáo huấn của Chúa Giêsu mà như người giải thích cách các môn đệ phải làm gì để vẫn trung thành trong các hoàn cảnh chưa được bao gồm trong sự mô tả của Đấng Thiên Sai về Nước Thiên Chúa.
Có thể cho rằng sự phân biệt của Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô liên hệ tới sự khác biệt giữa cuộc hôn nhân của người đã chịu phép rửa và người chưa chịu phép này; như thế, ít nhất cũng một cách ngụ ý, Thánh Phaolô đã tạo cơ sở để Giáo Hội xử sự khác nhau giữa cuộc hôn nhân bí tích và cuộc hôn nhân không bí tích. Nhưng như George MacRae đã giải thích giáo huấn của Thánh Phaolô: “không phải bản chất của hôn nhân xác định ra tính vĩnh viễn của nó, mà là cam kết của các người phối ngẫu” (50).
Nếu người phối ngẫu không Kitô hữu sẵn sàng chấp nhận cuộc hôn nhân, thì người Kitô hữu cũng phải chấp nhận nó. Đối với Thánh Phaolô, cuộc hôn nhân trước khi trở lại cũng lâu bền như cuộc hôn nhân sau khi trở lại, bao lâu hai người phối ngẫu có thiên hướng đúng.
Hôn nhân không thay đổi, các người phối ngẫu mới thay đổi. Điều gọi là Đặc Ân Thánh Phaolô nhờ đó có sự phân biệt đối với các cuộc hôn nhân không bí tích chỉ là một quyết định của Giáo Hội sau này chứ không phải của chính Tông Đồ Dân Ngoại (51).
Việc khảo sát các nhà chú giải Công Giáo trên đây làm chứng điều này: diễn trình giải thích giáo huấn của Chúa Giêsu liên kết chặt chẽ với Thánh Kinh đến độ không hề có giáo huấn nào của Người tách biệt khỏi Giáo Hội. Cho nên, ta không thể cho rằng “điều cuộc tìm kiếm bác học coi như chính lời nói của Chúa Giêsu không nhất thiết có tính quyết định đối với Giáo Hội hơn gì điều xem ra đã được chính các môn đệ của Người giải thích” (52).
Các thích ứng của Thánh Phaolô và của Thánh Mátthêu đều là giáo huấn linh hứng, như chính lời Chúa Giêsu vậy (53).
Nói tóm, khó có thể bất đồng với câu kết luận này: “bằng cách duy trì hàng loạt những câu nói khác nhau từng được các cộng đoàn đầu tiên sử dụng, Tân Ước đã nói lên niềm tin của các cộng đồng này rằng thẩm quyền của Chúa Thánh Thần cho phép họ điều chỉnh (modify) và áp dụng các lời nói này của Chúa” (54)
Giáo huấn của Chúa Giêsu không giống hệt (same) giáo huấn của Giáo Hội sơ khai và giáo huấn của Người càng không đồng nhất (identical) với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo. Giáo huấn của Giáo Hội hiện nay không vi phạm chứng tá Thánh Kinh nhưng giáo huấn này không thể cho rằng mình là chủ trương duy nhất được Thánh Kinh bảo đảm.
Việc phát triển của Thánh Truyền
Hai tác giả không có ý định cung cấp một trình thuật đầy đủ về diễn trình phát triển của hôn nhân trong truyền thống Công Giáo. Nhiều người khác đã làm việc này cách chi tiết rồi (55).
Nhưng, cũng như đối với chứng cớ Thánh Kinh, mục tiêu của hai tác giả này là nhấn mạnh tới các yếu tố trong truyền thống Công Giáo từng khiến người ta đặt nghi vấn đối với giáo huấn bất khả tiêu hiện nay. Giáo Hội sơ khai hiểu rằng Chúa Giêsu truyền dạy một thái độ mới về ly dị và chồng với vợ buộc phải trung thành với nhau suốt đời, còn cộng đồng đức tin thì có nhiệm vụ phải công bố giáo huấn này. Tuy nhiên, chi tiết của việc công bố này có thay đổi, vì tính phức tạp của cuộc sống đem lại nhiều vấn nạn mục vụ mới.
Tình huống tại Côrintô và rồi tại cộng đoàn Mátthêu là những minh họa sớm nhất của diễn trình này. Nhưng diễn trình giải thích bổn phận phải trung thành với nhau suốt đời không dừng lại ở thế kỷ thứ nhất.
Lẽ dĩ nhiên, không hề có luật lệ có tính hệ thống nào nhằm qui định về hôn nhân trong Giáo Hội sơ khai. Hôn nhân của các Kitô hữu được tiến hành theo luật lệ và phong tục của xã hội nơi họ sinh sống. Sự kiện này kéo dài mãi tới thế kỷ thứ chín. Các nhà hữu trách của Giáo Hội không dửng dưng đối với hôn nhân trong cộng đoàn của họ vì, giống như mọi khía cạnh quan trọng khác, đời sống hôn nhân cần được sống phù hợp với Tin Mừng. “Đây là lý do tại sao các can thiệp buổi đầu của Giáo Hội vào hôn nhân thoạt tiên chỉ có bản chất mục vụ” (56).
Quan tâm lúc đó là nhằm nhắc cặp vợ chồng nhớ đến bổn phận sống trung thành với nhau và cần bác bỏ ly dị. Dù các bổn phận này được truyền dạy rộng rãi, thực hành mục vụ không hẳn là nhất thống. Đến thế kỷ thứ tư, ta có bằng chứng về việc hai giám mục là Thánh Basilêô thành Xêdarê và Thánh Gioan Kim Khẩu thành Constantinốp đưa ra phán quyết cho phép cuộc hôn nhân thứ hai sau khi ly dị.
Đối với Thánh Basilêô, câu ngoại lệ trong Tin Mừng Mátthêu là biện minh chính. Vì hiểu porneia là ngoại tình, nên ngài cho phép người phối ngẫu vô tội, bị người ngoại tình bỏ rơi, được ly dị và tái hôn. Thực vậy, thông lệ hồi đó tại Phương Đông là đòi có việc ly thân trong trường hợp ngoại tình. Trong một vụ khác, Thánh Basilêô xem ra còn chấp nhận người bỏ rơi người phối ngẫu của mình trở lại với cộng đoàn sau một thời gian đền tội dài, mà không đòi họ phải chấm dứt cuộc kết hợp thứ hai và hoà giải với người phối ngẫu nguyên thủy.
Đối với Thánh Gioan Kim Khẩu, việc ngài cho phép tái hôn ít rõ ràng bằng nhưng ngài quả có chấp nhận ý niệm ly dị, coi ngoại tình là nguyên cớ để tiêu hủy một cuộc hôn nhân (57).
Do ảnh hưởng của các ngài, ta có thể an tâm cho rằng giáo huấn của các giáo phụ trên đây đã được nhiều giám mục khác của Phương Đông áp dụng, hiển nhiên các điển hình của các ngài đã khích lệ việc diễn biến của thực hành hiện nay tại Phương này trong đó, người phối ngẫu vô tội được tự do ly dị và tái hôn sau khi bị bỏ rơi hay ngoại tình (58).
Một trong các hoàn cảnh ảnh hưởng tới thực hành hôn nhân ở Phương Đông là tính trung tâm liên tục của thẩm quyền nhà nước tại Phương Đông. Không như hoàn cảnh Phương Tây, nơi sự sụp đổ của thẩm quyền đế quốc Rôma đã là một cơ hội để Giáo Hội dần dà dành được thẩm quyền đối với hôn nhân, “tâm trí các nhà giáo luật học Hy Lạp thời Trung Cổ không bao giờ có ý niệm đặt dấu hỏi đối với năng quyền của Đế Quốc trong lãnh vực luật lệ hôn nhân” (59).
Điều trên có nghĩa: các nhà thần học và các mục tử tại Phương Đông phải đương đầu với luật lệ dân sự cho phép ly dị. Truyền thống Phương Đông càng diễn biến, họ càng nhấn mạnh tới việc tương phản ly dị với việc ưng thuận hỗ tương, dù vẫn cho phép ly dị vì một số lý do. Các ngoại lệ đối với việc chống ly dị tổng quát là rút từ câu ngoại lệ trong Tin Mừng Mátthêu; còn các tiền lệ thì do Giáo Hội Capađôxia và một số Giáo Hội khác lập ra (60).
Với thời gian, ý niệm về lý do chính đáng để ly dị dần dà dựa vào các loại suy liên quan tới hai biến cố thường được chấp nhận để chấm dứt một cuộc hôn nhân: loại suy với cái chết (mất trí, mất tích, bỏ rơi vĩnh viễn) hoặc loại suy với ly dị được coi như tấn công vào chính nền tảng của hôn nhân (bí mật phá thai, nguy hiểm tới tính mệnh người phối ngẫu, cưỡng bức mãi dâm) (61).
Chính vì cách tiếp cận hôn nhân của Giáo Hội Phương Đông phát khởi theo lối hữu cơ này dựa vào điều được coi như có nền tảng Thánh Kinh, bởi các thế giá lớn như Thánh Basilêô và Thánh Gioan Kim Khẩu, nên năm 1439 tại Công Đồng Florence, các giám mục Hy Lạp đã trả lời lời Đức Giáo Hoàng yêu cầu họ bãi bỏ ly dị bằng những lời sau: “các cuộc hôn nhân tại Phương Đông chỉ được tiêu hủy vì các lý do có giá trị” (62).
Vì bất cứ tổng hợp lý do nào, tôn giáo, chính trị, ngay cả quân sự nữa, ước muốn hòa giải giữa Đông và Tây không bị trở ngại vì chủ trương này của Giáo Hội Hy Lạp. Các giám mục tại Florence không tìm cách áp đặt kỷ luật La Tinh lên các Giáo Hội Đông Phương. Cùng một lòng tôn trọng lành mạnh này đối với giáo huấn và thực hành hôn nhân của Đông Phương, một lần nữa lại bị trộn lẫn bởi các yếu tố chính trị, kinh tế và quân sự, cũng đã hướng dẫn các giám mục tại Công Đồng Trent đưa ra câu phạt tuyệt thông rất thận trọng nhằm vào Luther chứ không nhằm vào người Chính Thống.
Và cứ thế, tập tục oikonomia (nhiệm cục) nổi danh đã trở thành thông lệ tại Phương Đông Kitô Giáo. Người ta nại tới oikonomia, “mỗi khi có sự tranh chấp biểu kiến giữa đòi hỏi của luật lệ và lời mời gọi đến tinh thần Kitô Giáo” (63).
Thực hành trên không mập mờ đến nỗi có thể được sử dụng để bênh vực một thực hành đi ngược lại chân lý Kitô Giáo.
Người ta không thể dùng oikonomia để nói ngược lại một tín điều vì chân lý mạc khải đặt giới hạn lên oikonomia. Như Ladislas Orsy từng viết: “Trong diễn trình này, người ta không được làm cho tín điều ra sai lạc, nhưng qui luật chính thống này cũng xét tới một phương diện khác: bất cứ khi nào không có tín điều, thì không nên ngăn cản việc dùng tới oikonomia” (64).
Không phải chỉ có Đông Phương mới kinh qua một phát triển có ý nghĩa trong giáo huấn về hôn nhân (65). Mặc dù Tây Phương xuất hiện với một lập trường khác liên quan tới tính bất khả tiêu, nhưng con đường đi tới một lập trường như thế đã trải qua nhiều khúc cong khúc ngoặt. Ngoài chứng cớ hiển nhiên tại Đông Phương, các điển hình khác không hề thiếu tại Tây Phương cho thấy điều được Lawrence Wrenn gọi là “truyền thống trái phép mỏng manh” (fragility-illiceity tradition) (66).
Tại Anh và Ái Nhĩ Lan, các sách ân giải thế kỷ thứ bẩy và thế kỷ thứ tám có cho phép người ly dị được tái hôn trong một số hoàn cảnh khó khăn, như một người phối ngẫu gia nhập tu viện, thì người phối ngẫu còn lại được tự do tái hôn; một nô lệ đã lập gia đình được trả tự do thì được phép tái hôn nếu người phối ngẫu kia vẫn còn bị làm nô lệ; phối ngẫu của người bị bắt làm con tin hay bị bắt cóc được tự do tái hôn nếu người phối ngẫu bị bắt kia không có hy vọng trở về (67).
Nhưng không phải chỉ có các đan sĩ giải tội mới đưa ra các “lý đoán” có tính mục vụ khi đụng tới tan vỡ hôn nhân mà thôi. Vào thế kỷ thứ tám, Đức Grêgôriô II đã khuyên Boniface rằng khi vợ một người đàn ông không còn khỏe mạnh đủ để ân ái với chồng được nữa, thì có thể cho phép ông tái hôn miễn là ông phải tiếp tục chu cấp cho người vợ đầu (68).
Trong khi Đông Phương theo con đường oikonomia, thì Tây Phương khai triển cả một bộ phận có chất lượng về luật lệ và luật học liên quan tới hôn nhân theo tư duy của truyền thống bất khả tiêu-bất thành hiệu. Ấy thế nhưng, một số minh họa sau đây cho thấy con đường của Tây Phương quả là phức tạp và tiệm tiến, không hẳn là một chủ trương thẳng tuột đi từ việc coi hôn nhân là bất khả tiêu tới giáo huấn hiện nay coi chỉ có cuộc hôn nhân thành hiệu và hoàn hợp mới bất khả tiêu mà thôi.
Quen thuộc với mọi người nghiên cứu giáo huấn Công Giáo về hôn nhân là điều vốn được gọi là Đặc Ân Thánh Phaolô, qua đó, Thánh Tông Đồ dạy rằng một người phối ngẫu, khi trở lại Kitô Giáo sau khi đã cưới một người không theo Kitô Giáo, thì không bị trói buộc bởi liên hệ hôn nhân này nếu người phối ngẫu không trở lại ấy không hoà hợp với ơn gọi rửa tội của người phối ngẫu Kitô Giáo. Người phối ngẫu Kitô giáo này được tự do tái hôn và cuộc hôn nhân sau hủy tiêu cuộc hôn nhân trước. Bất kể nguồn gốc của nó phát sinh từ Côrintô cổ thời, phán kết mục vụ này đã được sử dụng rộng rãi trong các thế kỷ đầu của Kitô Giáo. Thực vậy, chính Đức Clêmentê III, trong thế kỷ 12, là người thứ nhất đã ban đặc ân này theo cách hiểu của ta ngày nay, khi cho phép không những ly thân mà còn tái hôn nữa vì cuộc hôn nhân đầu bị hủy tiêu (69). Thành thử, đòi hỏi bất khả tiêu không còn được áp dụng cho các cuộc hôn nhân không bí tích nữa.
Ngoài việc Đức Giáo Hoàng trích dẫn Đặc Ân Thánh Phaolô, còn có chủ trương ít cổ xưa hơn gọi là Đặc Ân Thánh Phêrô hay việc hủy tiêu một hôn nhân bằng quyền chìa khóa của Đức Giáo Hoàng (70). Trong thế kỷ 16, việc mở rộng truyền giáo tới Phi Châu và Ấn Độ cũng như các vùng lân cận đem lại thế lưỡng nan mới cho mục vụ. Những người đàn ông đa thê muốn rửa tội buộc phải lựa chọn người vợ nào làm người vợ duy nhất của mình khi gia nhập Giáo Hội. Trong những trường hợp khi biết rõ ai là người vợ thứ nhất thì cuộc hôn nhân được coi là thành hiệu. Nhưng trong những trường hợp không biết ai là người vợ thứ nhất, thì người đàn ông được phép lựa người vợ nào ông ta muốn khởi đầu cuộc đơn hôn với. Đức GH Phaolô III đã tiêu hủy cuộc hôn nhân với người vợ không biết là thứ nhất để việc ưng thuận của cuộc nhân mới được thành hiệu. Căn bản là: không có cuộc hôn nhân bí tích trước đó. Nhiều thập niên sau, Đức Piô V xác nhận hành động của vị tiền nhiệm bằng một khúc cong khác cho rằng người chồng có thể chọn người vợ ông ưa thích nếu người này sẵn sàng cùng ông được rửa tội, dù người ta biết rõ ai là người vợ thứ nhất. Trong cả hai trường hợp này, ta thấy có sự mới mẻ này là dù người vợ không bỏ hay không từ chối duy trì cuộc hôn nhân nhưng người chồng theo Kitô Giáo vẫn có quyền bỏ người vợ ngoại đạo để chọn người ông ưa thích. Sau này, vào năm 1585, Đức Grêgôriô XIII giải quyết sự khó khăn của các nạn nhân bất hạnh của chế độ nô lệ, bị tách li khỏi người phối ngẫu, sau đó được rửa tội, rồi ước ao được kết hôn lần thứ hai trong hoàn cảnh mới. Thế còn người phối ngẫu ngoại đạo thì sao? Đức Giáo Hoàng quyết định rằng không cần phải tìm hiểu ý muốn của người phối ngẫu ngoại đạo có muốn ở lại trong cuộc hôn nhân hay không, như tiền lệ của Thánh Phaolô đòi hỏi; người vừa được rửa tội được tự do tái hôn và cuộc hôn nhân đầu bị hủy tiêu (71).
Các hành động của các vị giáo hoàng hiện đại
Có thể cho rằng những phát triển như trên trong thánh truyền là điều dễ hiểu trong mấy thế kỷ đầu sau việc hệ thống hóa các qui định của giáo luật và việc làm sáng tỏ bản chất bí tích của hôn nhân diễn ra giữa và cuối Thời Trung Cổ. Nhưng các phát triển này vẫn tiếp tục sau giai đoạn này khá lâu; thực vậy, một trong các khai triển có chất lượng hơn cả đã được phát sinh từ một số trường hợp điển hình tại Hoa Kỳ trong thế kỷ 20. Năm 1924, để trả lời một kiến nghị từ Helena, tiểu bang Montana, Đức Piô XI đã chấp thuận hủy hôn cho một người đàn ông chưa rửa tội, đã ly dị về phần đời với người vợ đã rửa tội theo giáo phái Giám Chức (Episcopalian), nay muốn được rửa tội và kết hôn với một người đàn bà Công Giáo.
Trường hợp điển hình tại giáo phận Monterey-Fresno năm 1947 đem lại một yếu tố mới khi Đức Piô XII hủy bỏ cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông Công Giáo và một người đàn bà chưa rửa tội mặc dù cặp này đã được phép chuẩn vì khác đạo để lấy nhau trước đây. Sau khi ly dị phần đời, người đàn bà chưa rửa tội muốn lấy một người đàn ông Công Giáo khác và chính bà cũng trở thành Công Giáo. Giống trường hợp tại Helena, lý lẽ biện minh là “đặc ân đức tin” qua đó, cuộc hôn nhân không có tính bí tích được hủy bỏ để cho phép cuộc hôn nhân thứ hai, có tính bí tích, cho dù trong biến cố thứ hai, Giáo Hội từng ban phép chuẩn để cuộc hôn nhân không bí tích có thể diễn ra. Một trường hợp điển hình nữa tại Monterey-Fresno đã đẩy thẩm quyền giáo hoàng đi xa hơn bằng cách chấp thuận việc hủy hôn để cuộc hôn nhân thứ hai với một người Công Giáo có thể diễn ra.
Cuối cùng, một hành vi được coi như mở rộng đặc quyền giáo hoàng một cách triệt để hơn cả là việc hủy hôn vào năm 1959 liên hệ tới một người đàn ông chưa rửa tội, ly dị phần đời với một người đàn bà Thệ Phản. Do đó, cuộc hôn nhân này không có tính bí tích. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người xin muốn được tự do để lấy một người đàn bà Công Giáo nhưng không muốn rửa tội. Như thế, cuộc hôn nhân thứ hai cũng không có tính bí tích. Thế nhưng, việc tiêu hủy cuộc nhân thứ nhất đã được chấp thuận dù không có kỳ vọng gì là việc này sẽ lôi kéo người xin chịu rửa tội. Những điển hình này không hẳn chấm dứt việc thi hành quyền giáo hoàng đối với mọi cuộc hôn nhân không có tính bí tích vì còn nhiều trường hợp khác cũng đã được quyết định cách tương tự như thế cả hàng thập niên. Rồi năm 1970, các giám mục Hoa Kỳ đã được thông tri về một quyết định như sau: trong tương lai, mọi trường hợp “đặc ân đức tin” đòi cuộc hôn nhân thứ hai phải là một cuộc hôn nhân bí tích. Tuy thế, năm 1973, một chỉ thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin được công bố với các hướng dẫn cho phép cuộc hôn nhân thứ hai mà không cần nó phải có tính bí tích (72).
Rõ ràng là giáo huấn Công Giáo về tính bất khả tiêu đã được thích ứng để cho phép vị giáo hoàng hủy tiêu bất cứ cuộc hôn nhân nào không có tính bí tích (và đừng quên ngài có quyền hủy tiêu các cuộc hôn nhân chưa hoàn hợp dù có tính bí tích nữa). Một số điểm đáng được nhấn mạnh như sau. Thứ nhất, câu truyện này là câu truyện vẫn đang tiếp diễn và, căn cứ vào các phát triển trong mấy thập niên gần đây, không có lý do hiển nhiên nào để đoán chừng là hiện nay nó đã kết thúc và trong tương lai không còn phát triển nào thêm nữa; qui mô của thẩm quyền Giáo Hội trong việc hủy hôn vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ. Thứ hai, căn cứ vào sự kiện đại đa số các cuộc hôn nhân đang diễn ra trên thế giới đều không có tính bí tích, thì, theo giáo huấn hiện nay của Giáo Hội, phần lớn các cuộc hôn nhân không có tính bất khả tiêu (73).
Thứ ba, Giáo Hội thấy mình trong tư thế khá lúng túng khi cho rằng mình có nhiều thẩm quyền đối với các cuộc hôn nhân của những người không phải là Kitô hữu, chứ không phải chỉ là những người không phải là Công Giáo, hơn là đối với những cuộc hôn nhân diễn ra theo thực hành bí tích riêng của mình. Sự lúng túng này còn tăng hơn nữa khi nhận ra rằng “bí tích rửa tội đã trở thành cơ sở để ly dị” (74).
Còn tiếp
Thông Báo
Cáo phó: LM Antôn Khổng tiến Giác qua đời tại Kim Thượng, Gia Kiệm
Lm. Giuse Phạm Bá Lãm
08:35 25/02/2014
Gia Đình Linh mục Tu sĩ gốc Phát Diệm kính báo:
Cha Cố ANTÔN KHỔNG TIẾN GIÁC
Linh mục gốc Phát Diệm, nhập Sàigòn-XuânLộc
được Chúa gọi về lúc 8g30 tối thứ sáu 21.02.2014
tại Giáo xứ Kim Thượng, Giáo Hạt Gia Kiệm
hưởng thọ 89 tuổi với 60 năm Linh mục.
Thánh lễ an táng : 8g30 thứ tư 26.02.2014
tại Nhà thờ Kim Thượng, Giáo Hạt Gia Kiệm
TIỂU SỬ CỦA CHA CỐ ANTÔN KHỔNG TIẾN GIÁC:
Sinh ngày 07.11.1925 tại Khiết Kỷ, Kim Sơn, Ninh Bình (Gp. Phát Diệm)
Thụ phong Linh mục ngày 16.06.1954 tại Phát Diệm
- 1954 - 1957: Phó xứ Phúc Nhạc
- 1957 - 1960: Thành lập và Chính xứ tiên khởi Gx. Thánh Giuse, hạt Tân Mai
- 1960 - 1975: Hoạt động xã hội và làm việc mục vụ tại Sàigòn
- 1972 - 1974: Thành lập và Chính xứ tiên khởi Gx. Tân Đức, Thủ Đức (nay là Q.9)
- 1975 - 1981: Học tập cải tạo
- 1981 - 1991: Nghỉ tại Giáo xứ Hiền Đức
- 1991 - 2004: Chính xứ Thánh Giuse (lần 2)
- 2005 - 2011: Nghỉ hưu tại An dưỡng viện Phát Diệm Xóm Mới
- 2011 - 2012: Nghỉ hưu tại Dòng Đồng Công Thủ Đức
- 2012: Nghỉ bệnh tại gia đình thuộc Giáo xứ Kim Thượng, Gia Kiệm.
Linh mục bào đệ: cha Khổng Văn Giám (Nhà Hưu Dưỡng LM Xuân Lộc tại Gia Viên).
Linh mục huyết tộc: cha Khổng Năng Bao (nhà hưu Xóm Mới),
cha Khổng Đức Ý (Nhà thờ Thành Triệu, Bến Tre), cha Nguyễn Việt Tiến (Nt. Phúc Nhạc, Gia Kiệm)
Linh mục linh tông: cha Lê Quang Việt (Nt. Mạc Ty Nho, Sàigòn).
Xin thành thật chia buồn với Quý Cha trong linh tông huyết tộc. Xin Quý Cha gốc Phát Diệm dâng lễ.
Xin Quý Tu Sĩ và anh chị em giáo dân gốc Phát Diệm hiệp ý cầu nguyện.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cô Hàng Hoa
Dominic Đức Nguyễn
22:20 25/02/2014
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Thân em như gánh hàng hoa
Sớm đi chợ sớm, chiều quay chợ chiều.
(Ca dao)