Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 26/02: Mặc lấy tâm hồn trẻ thơ để được vào Nước Trời - Suy Niệm: Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Giáo Hội Năm Châu
02:49 25/02/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Khi ấy, người ta đưa những trẻ nhỏ đến cùng Chúa Giêsu để Người đặt tay trên chúng, nhưng các môn đệ khiển trách họ. Thấy vậy, Chúa Giêsu bất bình và bảo các ông rằng: “Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Thầy, đừng ngăn cản chúng, vì nước Thiên Chúa là của những người giống như chúng. Thầy bảo thật các con: Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sẽ không được vào nước đó”. Rồi Người ôm chúng, đặt tay ban phép lành cho chúng.
Đó là lời Chúa
Cái Đà Và Cái Rác
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:08 25/02/2022
Cái Đà Và Cái Rác
(CN VIII TN C)
“Người mù có thể dẫn người mù được chăng? Cả hai lại không sa xuống hố ư? (Lc 6,39). Một lời khẳng định dưới dạng nghi vấn thì như bắt buộc người nghe phải nhìn nhận. Quả thật chân lý Chúa Giêsu nói là hiển nhiên. Một sự thật tự nó rõ ràng thì không cần phải nhấn mạnh. Điều Chúa Giêsu muốn thực sự nói đó là có nhiều người đang mù mà cứ tưởng mình sáng và đáng quan ngại hơn đó là nhiều người bị “quáng gà” qua hình ảnh “cái đà ở trong mắt” mà cứ tưởng mình trông thấy rõ ràng và rồi bình thản, vô tư đi hướng dẫn kẻ khác. Việc hướng dẫn tha nhân xét về mặt tiêu cực đó là sửa sai, cảnh báo tha nhân về những mê lầm, sai lạc hay tội ác của họ và về mặt tích cực thì đó là khích lệ, động viên, hướng dẫn tha nhân sống quảng đại với chí cống hiến qua các bậc sống hay qua những sứ vụ cao cả để phụng sự Thiên Chúa, phục vụ đồng loại…
Sửa dạy kẻ mê muội, răn bảo kẻ có tội là điều tất yếu phải thực thi nếu chúng ta muốn sống đức yêu thương mà Giáo Hội đã minh định rõ chúng trong các mối thương người (thương linh hồn bảy mối). Có thể luận lý rằng điều quan trọng là nội dung lời sửa dạy, răn bảo chứ không nhất thiết cần phải hoàn hảo rồi mới được quyền sửa bảo tha nhân. Điều này quả là không sai nhưng nếu bản thân chúng ta không tự sửa mình trước thì rất có thể việc sửa bảo của chúng ta sẽ dễ bị lệch chuẩn. Cái đà đang còn ở trong mắt mình thì làm sao chúng ta có thể thấy rõ cái rác trong mắt anh em. Hơn nữa khi bản thân không tích cực sửa sai mình thì việc mình sửa bảo tha nhân có thể nghiêng chiều mục đích phê phán, xét đoán hơn là xây dựng, và cũng có thể nhằm mục đích che đậy tội của mình khi cố tình moi móc lầm lỗi của tha nhân. Đây là trường hợp của một số biệt phái và luật sĩ thời Chúa Giêsu đã bị Người thẳng thừng gọi là “đồ giả hình”. Một vấn đề đặt ra là ai dám tự hào mình hoàn hảo để có thể sửa bảo tha nhân? Chắc chắn trong phận thụ tạo, ngoài Mẹ Maria ra thì chẳng một ai là hoàn hảo, chính vì thế điều kiện thực tiễn xem ra có thể chấp nhận đó là bản thân chúng ta biết nỗ lực sửa đổi, canh tân. Và khi một người đã quyết chí canh tân, thay đổi một cách nào đó thì họ được quyền sửa dạy tha nhân.
Giúp tha nhân hướng thượng trong sự quảng đại và chí cống hiến là một điều tốt đáng làm và đáng trân trọng. Tuy nhiên ở lãnh vực này thì đòi hỏi người hướng dẫn cần sáng suốt và ngay chính hơn nhiều. Sai lầm của những người trong vai trò lãnh đạo thì gây họa và di hại cho tha nhân cho xã hội nhiều điều xấu xa và tệ hại cách lâu dài và hậu quả thật khó khắc phục cũng như khó sửa chữa ngày một ngày hai. Vì lý do này mà chúng ta thấy Chúa Giêsu dường như kịch liệt lên án nhiều nhà lãnh đạo Do Thái thời bấy giờ với những lời lẽ gay gắt “khốn cho các ngươi, khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái…”. Có thể nhận ra nguyên nhân những sai lầm của nhiều nhà lãnh đạo xã hội và tôn giáo xưa lẫn nay đó là sự cao ngạo, tự tôn và sự tham lam ích kỷ vô độ.
Một hệ quả khó lường của sự tự tôn, tự kiêu đó là dễ phạm sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân và cho tha nhân. Và nếu người tự kiêu, tự tôn đang giữ vị trí cao, đang nắm vai trò lớn trong xã hội hoặc trong tập thể tôn giáo thì còn đáng quan ngại hơn nhiều. Sai lầm là thân phận con người, một chuyện thường tình dễ thứ tha. Nhưng việc khắc phục hậu quả là một vấn đề nan giải, nhất là khi hậu quả ấy lại di hại cho đám đông dân chúng, đặc biệt những người yếu hèn, thấp cổ, bé phận.
Chuyện mù dẫn mù, cả hai lăn cù xuống hố thì có thể xảy ra, nhưng chỉ là biến cố nhất thời và không kéo dài lâu. Cái tai hại hơn cả đó là cái sự “quáng gà” của những người đang trong vai vế hướng dẫn kẻ khác. Biết một cách phiếm diện, biết một chiều, biết chưa rõ mà những tưởng rằng mình đã biết đủ đầy, biết rõ toàn diện thì bản thân không dễ nhận ra sai lầm của mình và tha nhân nhiều khi cũng khó phát hiện.
Sự tham lam, ích kỷ vô độ cũng là một nguyên nhân gây ra không biết bao nhiêu sự sai lầm của rất nhiều người, nhất là khi họ có quyền lực trong tay để phục vụ cho sự tham lam của họ. Các chế độ độc quyền, độc tài đều sinh ra vô số sự độc ác cho nhân loại mà lịch sử đã minh chứng. Một trong những tiến bộ của xã hội loài người đó là quy định hạn kỳ của những chức vị lãnh đạo. Và một điểm tích cực của nó là giới hạn những sai lầm của các vị lãnh đạo, nếu có. Chúng ta cũng có thể nhận ra xu hướng tiến bộ này đã và đang hình thành ngay trong cả sinh hoạt của Giáo Hội Công Giáo mà rõ nét nhất là trong các Hội Dòng.
Chuyện cái đà trong mắt mình và cái rác trong mắt tha nhân là chuyện thường tình của kiếp người xưa lẫn nay. Tuy nhiên không được xem nhẹ, xí xóa hay bỏ qua nó, khi lợi ích và hạnh phúc của tha nhân vì thế mà bị tổn hại.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(CN VIII TN C)
“Người mù có thể dẫn người mù được chăng? Cả hai lại không sa xuống hố ư? (Lc 6,39). Một lời khẳng định dưới dạng nghi vấn thì như bắt buộc người nghe phải nhìn nhận. Quả thật chân lý Chúa Giêsu nói là hiển nhiên. Một sự thật tự nó rõ ràng thì không cần phải nhấn mạnh. Điều Chúa Giêsu muốn thực sự nói đó là có nhiều người đang mù mà cứ tưởng mình sáng và đáng quan ngại hơn đó là nhiều người bị “quáng gà” qua hình ảnh “cái đà ở trong mắt” mà cứ tưởng mình trông thấy rõ ràng và rồi bình thản, vô tư đi hướng dẫn kẻ khác. Việc hướng dẫn tha nhân xét về mặt tiêu cực đó là sửa sai, cảnh báo tha nhân về những mê lầm, sai lạc hay tội ác của họ và về mặt tích cực thì đó là khích lệ, động viên, hướng dẫn tha nhân sống quảng đại với chí cống hiến qua các bậc sống hay qua những sứ vụ cao cả để phụng sự Thiên Chúa, phục vụ đồng loại…
Sửa dạy kẻ mê muội, răn bảo kẻ có tội là điều tất yếu phải thực thi nếu chúng ta muốn sống đức yêu thương mà Giáo Hội đã minh định rõ chúng trong các mối thương người (thương linh hồn bảy mối). Có thể luận lý rằng điều quan trọng là nội dung lời sửa dạy, răn bảo chứ không nhất thiết cần phải hoàn hảo rồi mới được quyền sửa bảo tha nhân. Điều này quả là không sai nhưng nếu bản thân chúng ta không tự sửa mình trước thì rất có thể việc sửa bảo của chúng ta sẽ dễ bị lệch chuẩn. Cái đà đang còn ở trong mắt mình thì làm sao chúng ta có thể thấy rõ cái rác trong mắt anh em. Hơn nữa khi bản thân không tích cực sửa sai mình thì việc mình sửa bảo tha nhân có thể nghiêng chiều mục đích phê phán, xét đoán hơn là xây dựng, và cũng có thể nhằm mục đích che đậy tội của mình khi cố tình moi móc lầm lỗi của tha nhân. Đây là trường hợp của một số biệt phái và luật sĩ thời Chúa Giêsu đã bị Người thẳng thừng gọi là “đồ giả hình”. Một vấn đề đặt ra là ai dám tự hào mình hoàn hảo để có thể sửa bảo tha nhân? Chắc chắn trong phận thụ tạo, ngoài Mẹ Maria ra thì chẳng một ai là hoàn hảo, chính vì thế điều kiện thực tiễn xem ra có thể chấp nhận đó là bản thân chúng ta biết nỗ lực sửa đổi, canh tân. Và khi một người đã quyết chí canh tân, thay đổi một cách nào đó thì họ được quyền sửa dạy tha nhân.
Giúp tha nhân hướng thượng trong sự quảng đại và chí cống hiến là một điều tốt đáng làm và đáng trân trọng. Tuy nhiên ở lãnh vực này thì đòi hỏi người hướng dẫn cần sáng suốt và ngay chính hơn nhiều. Sai lầm của những người trong vai trò lãnh đạo thì gây họa và di hại cho tha nhân cho xã hội nhiều điều xấu xa và tệ hại cách lâu dài và hậu quả thật khó khắc phục cũng như khó sửa chữa ngày một ngày hai. Vì lý do này mà chúng ta thấy Chúa Giêsu dường như kịch liệt lên án nhiều nhà lãnh đạo Do Thái thời bấy giờ với những lời lẽ gay gắt “khốn cho các ngươi, khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái…”. Có thể nhận ra nguyên nhân những sai lầm của nhiều nhà lãnh đạo xã hội và tôn giáo xưa lẫn nay đó là sự cao ngạo, tự tôn và sự tham lam ích kỷ vô độ.
Một hệ quả khó lường của sự tự tôn, tự kiêu đó là dễ phạm sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân và cho tha nhân. Và nếu người tự kiêu, tự tôn đang giữ vị trí cao, đang nắm vai trò lớn trong xã hội hoặc trong tập thể tôn giáo thì còn đáng quan ngại hơn nhiều. Sai lầm là thân phận con người, một chuyện thường tình dễ thứ tha. Nhưng việc khắc phục hậu quả là một vấn đề nan giải, nhất là khi hậu quả ấy lại di hại cho đám đông dân chúng, đặc biệt những người yếu hèn, thấp cổ, bé phận.
Chuyện mù dẫn mù, cả hai lăn cù xuống hố thì có thể xảy ra, nhưng chỉ là biến cố nhất thời và không kéo dài lâu. Cái tai hại hơn cả đó là cái sự “quáng gà” của những người đang trong vai vế hướng dẫn kẻ khác. Biết một cách phiếm diện, biết một chiều, biết chưa rõ mà những tưởng rằng mình đã biết đủ đầy, biết rõ toàn diện thì bản thân không dễ nhận ra sai lầm của mình và tha nhân nhiều khi cũng khó phát hiện.
Sự tham lam, ích kỷ vô độ cũng là một nguyên nhân gây ra không biết bao nhiêu sự sai lầm của rất nhiều người, nhất là khi họ có quyền lực trong tay để phục vụ cho sự tham lam của họ. Các chế độ độc quyền, độc tài đều sinh ra vô số sự độc ác cho nhân loại mà lịch sử đã minh chứng. Một trong những tiến bộ của xã hội loài người đó là quy định hạn kỳ của những chức vị lãnh đạo. Và một điểm tích cực của nó là giới hạn những sai lầm của các vị lãnh đạo, nếu có. Chúng ta cũng có thể nhận ra xu hướng tiến bộ này đã và đang hình thành ngay trong cả sinh hoạt của Giáo Hội Công Giáo mà rõ nét nhất là trong các Hội Dòng.
Chuyện cái đà trong mắt mình và cái rác trong mắt tha nhân là chuyện thường tình của kiếp người xưa lẫn nay. Tuy nhiên không được xem nhẹ, xí xóa hay bỏ qua nó, khi lợi ích và hạnh phúc của tha nhân vì thế mà bị tổn hại.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Lòng lái mắt miệng
Lm. Nguyễn Xuân Trường
14:52 25/02/2022
LÒNG LÁI MẮT MIỆNG
Mắt để nhìn, miệng để nói. Văn thơ thường diễn tả về mắt miệng đầy quyến rũ, rất đẹp. Nhưng Phúc Âm lại nhiều lần nói về mắt mù miệng câm! Bởi vì mắt nhìn mà không như cái camera chụp đúng hình ảnh, miệng nói mà không như cái radio thu phát đúng lời. Mắt nhiều khi nhìn lệch, miệng nhiều khi nói sai. Mắt nhìn miệng nói đúng sai, tốt xấu là do lòng người yêu ghét. Thế nên mới có câu: mắt là cửa sổ tâm hồn.
1. Mắt nhìn. Mắt có thể nhìn thấy mọi vật bên ngoài, nhưng mắt lại không nhìn thấy chính nó. Thế nên, cùng 1 con mắt, một đằng nó nhìn thấy rất rõ khuyết điểm bé tí nơi người khác, đằng khác, con mắt tinh tường ấy lại không nhìn thấy lỗi lầm to tướng nơi bản thân mình như Phúc Âm nói: “Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới?” Cái xà ấy là ánh mắt thành kiến, ánh mắt ghen ghét, ánh mắt nghi ngờ. Mắt dễ nhìn thấy cái xấu nơi người khác mà khó thấy cái xấu nơi mình.
2. Miệng nói. Lời nói là quà tặng quý giá Chúa ban. Chỉ con người mới có lời nói, con vật chỉ có tiếng kêu. Lời nói diễn tả tư tưởng và tình cảm của con người. Lòng yêu thương nói lời tốt đẹp, lòng xấu xa nói lời độc ác bởi vì “lòng đầy miệng mới nói ra.” Hay như bài Sách Thánh thứ nhất diễn tả: “Xem quả thì biết vườn cây. Nghe lời miệng nói biết ngay lòng người.” Chúa Giêsu là Ngôi Lời Thiên Chúa nên luôn ban lời sự sống, lời chữa lành, lời loan báo Tin Mừng.
Mắt nhìn miệng nói đúng sai phụ thuộc vào quan niệm, nhận thức, đặc biệt là tình cảm như câu tục ngữ: “Yêu nên tốt, ghét nên xấu.” Vì thế, để nhìn đúng nói tốt thì Chúa không bảo phải làm đẹp mắt miệng, mà phải làm đẹp lòng dạ. Người có lòng dạ đẹp thì bao giờ cũng có mắt miệng đẹp. Mắt miệng của trẻ thơ đã nói lên điều đó. Amen.
Tự nhiên và lành mạnh
Lm. Minh Anh
23:30 25/02/2022
TỰ NHIÊN VÀ LÀNH MẠNH
“Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào!”.
Robert Fulghum viết, “Hầu hết những gì tôi thực sự cần biết về cách sống, điều phải làm và làm như thế nào, tôi đã học được ở trường mẫu giáo. Trí tuệ không nằm trên đỉnh núi của các trường cao học, mà ở trong mấy hộp cát ở trường mẫu giáo. ‘Tự nhiên và lành mạnh’ biết bao!”.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Tự nhiên và lành mạnh’ cũng là những gì Lời Chúa hôm nay nói đến. Thật thú vị, Chúa Giêsu dùng trẻ em để dạy người lớn! Ngài chỉ ra cách chấp nhận Nước Thiên Chúa như trẻ em chấp nhận; không dè giữ, ngờ vực hay do dự, nhưng cởi mở, vui tươi và đơn sơ. Hơn nữa, Tin Mừng còn tiết lộ một sự thật tinh tế khác, đó là sự cần thiết của một tình cảm ‘tự nhiên và lành mạnh!’.
Thế giới chúng ta đang sống ngày càng có xu hướng đồi trụy và ham muốn sai lầm của con người. Từ “Chiếm hữu và thống trị” được nhắc đến nhiều trong hai ngày qua, khi Nga đem quân tiến vào Ukraine. Sự thèm muốn nhục dục có xu hướng thống trị nền văn hoá của chúng ta theo cách gần như bình thường, khi con người coi người khác là đối tượng của ham muốn. Điều này nhan nhản trên các trang mạng và các ‘shows’ quảng cáo. Tội lỗi do dục vọng tràn lan, ảnh hưởng đến con người tới mức ràng buộc nó, đến nỗi nạn nhân không thể thoát ra. Kết quả đáng buồn là, có vẻ như con người ngày nay đã mất đi những tình cảm trong sáng và hồn nhiên đối với tha nhân, nhất là với người khác phái. Trong một nền văn hoá bị ‘tình dục hoá’ quá mức như thế, chúng ta có thể dễ dàng bắt đầu nhìn mọi thứ qua lăng kính vọng tưởng và vọng động. Kết quả là, sự hiểu biết về một tình cảm ‘tự nhiên và lành mạnh’ nơi con người bị đánh mất!
Chúa Giêsu nói, “Hãy để trẻ nhỏ đến cùng Thầy”; Marcô viết tiếp, “Rồi Ngài ôm chúng, đặt tay, chúc lành cho chúng”. Như vậy, Tin Mừng đã tiết lộ một tình cảm thánh thiện, ‘tự nhiên và lành mạnh’ mà Chúa Giêsu đã dành cho những trẻ này cũng như cho mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, không chỉ trẻ em mới đến với Ngài; một người phụ nữ ngoại tình đã ‘bám lấy’ chân Ngài; một phụ nữ khét tiếng khác, “lấy nước mắt tưới ướt chân, lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Ngài và lấy dầu thơm đổ lên”; và Gioan tông đồ, người đã “tựa đầu vào lòng” Ngài trong Bữa Tiệc Ly.
Tình cảm của con người phải được ‘thanh tẩy và cứu chuộc’ theo cách nó được dâng hiến cho người khác mà không một động cơ ích kỷ nào có thể len vào; và dĩ nhiên, không có những ham muốn tình dục rối loạn! Một khi điều này được thực hiện, như Chúa Giêsu đã làm, thì cái ôm của cha mẹ đối với con cái, của một người bạn với một người bạn, vợ hoặc chồng với người phối ngẫu của mình… sẽ trở thành một biểu hiện thánh thiện, ‘tự nhiên và lành mạnh’ của một tình yêu trong sáng trong trái tim Chúa Kitô. Để có được một tình cảm ‘tự nhiên và lành mạnh’, thánh Giacôbê hôm nay nhắc nhở chúng ta phải cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh, cho mình và cho mọi người; cầu nguyện kiên trì như Êlia. Chỉ có cầu nguyện mới có thể không dè giữ, ngờ vực hay do dự, nhưng cởi mở, vui tươi và đơn sơ trước mặt Chúa như trẻ nhỏ trước mặt cha mẹ, đúng như tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca, “Ước chi lời con nguyện, như hương trầm bay toả trước thánh nhan!”.
Anh Chị em,
Hôm qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đích thân đến toà Đại Sứ Nga tại Vatican; nghĩa cử này được xem là một diễn biến chưa từng có về mặt ngoại giao. Dẫu báo chí có thể đoán già đoán non hoặc cắt nghĩa nội dung cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha cách này cách khác; nhưng chúng ta có thể tin chắc, với tình cảm ‘tự nhiên và lành mạnh’ của một người cha, một vị lãnh đạo tinh thần của thế giới, thay mặt Chúa Kitô, ngài đến để cầu xin hoà bình cho Ukraine. Cũng thế, chúng ta hãy nghĩ đến những gì mỗi người chúng ta có thể làm để đem lại sự trong sáng và hồn nhiên cho môi trường của mình, một môi trường vốn đã bão hoà với một nền văn hoá quá nhiều tạp chất gây ra sự nhầm lẫn về cách nhìn nhận tha nhân. Chúng ta hãy cầu nguyện để trở nên những sứ giả tiếp tục tặng ban một tấm lòng trong sạch; qua đó, chính Chúa Giêsu sẽ mời nhiều người đến với Ngài qua lòng nhân ái và tình cảm ‘thánh khiết’ của chúng ta.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giải thoát con khỏi mọi cám dỗ hưởng thụ, lây nhiễm từ một nền văn hoá thế tục; thay vào đó, cho con thể hiện một tình yêu vị tha ‘tự nhiên và lành mạnh’ như Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tự biết mình
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
23:37 25/02/2022
TỰ BIẾT MÌNH
CHÚA NHẬT VIII THƯỜNG NIÊN NĂM C
Không như các động vật, chỉ có loài người là động vật có lý trí và ý chí. Vì thế, chỉ loài người mới có thế giới nội tâm, có khả năng nhìn vào mình, tự điều chỉnh đời sống, hành vi, suy tư, tương quan... của mình.
Chỉ duy nhất loài người có khả năng tự biết mình, phát triển và lèo lái nhân cách của mình. Tuy nhiên, để một người có thể có đời sống tâm linh và nhân bản phù hợp, không thể ngày một ngày hai, nhưng phải trải qua khổ luyện.
Biết mình là tự biết những việc đã làm, lường trước khả năng đạt được cả ưu lẫn khuyết điểm. Biết mình là ý thức rõ thân phận, hoàn cảnh và khả năng của mình mà ứng xử cho thích hợp với người, với việc.
Trong Tin Mừng, nhiều lần Chúa Giêsu nói đến việc tự biết mình với đời sống khiêm hạ và phục vụ. Chúa luôn nhấn mạnh: “Coi chừng...” và mời gọi: "Hãy tỉnh thức"... Nghĩa là Chúa muốn chúng ta hãy phản tỉnh về bản thân, hãy nhìn vào nội tâm, hãy tự kiềm chế và tiết chế; hãy tự kiểm tra bản thân và làm chủ chính mình...
Chẳng hạn Chúa dạy: “Ai trong anh em muốn xây một cây tháp mà lại không ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có đủ để hoàn thành không? Kẻo lỡ ra đặt móng rồi mà không có khả năng hoàn thành…” (Lc 14,28-29).
Còn trong Tin Mừng hôm nay:
- Người mù có thể dẫn người mù được chăng? Cả hai lại không sa xuống hố ư?
- Môn đệ không trọng hơn Thầy: nếu môn đệ được giống như Thầy, thì kể là hoàn hảo rồi.
- Sao ngươi nhìn cái rác trong mắt anh em, còn cái đà trong chính mắt ngươi thì lại không thấy? Sao ngươi có thể nói với người anh em: ‘Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh’, trong khi chính ngươi không nhìn thấy cái đà trong mắt ngươi?
- Hỡi kẻ giả hình, hãy lấy cái đà ra khỏi mắt mình trước đã, rồi bấy giờ ngươi sẽ trông rõ để lấy cái rác khỏi mắt anh em ngươi.
- Không có cây nào tốt mà sinh trái xấu; và ngược lại, cũng không có cây nào xấu mà sinh trái tốt. Thật vậy, cứ xem trái thì biết cây...
- Người hiền, bởi lòng tích chứa điều lành, nên phát xuất sự thiện; kẻ dữ, bởi tích đầy lòng ác, phát xuất điều ác: vì lòng đầy, thì miệng mới nói ra”.
Với những hình ảnh gần gũi, cụ thể bên trên, Chúa lại dạy một cách xác đáng, rõ ràng để đòi chúng ta phải tự biết chính mình, phải tự nhận ra con người, cách sống, đường lối... của bản thân.
Một trong những cách nhằm giúp tín hữu nhận ra mình để sống sát với thánh ý Chúa, để vươn lên trong ơn gọi nên thánh, để phù hợp với đời sống chung và ngày càng tiến tới trên đường nhân đức, đó là XÉT MÌNH VÀ SÁM HỐI THƯỜNG XUYÊN.
Muốn căn nhà sạch, không hư hao, không ô nhiễm, không nuôi dưỡng nguồn bệnh, chủ nhà phải thường xuyên quét dọn, kiểm tra và sửa chữa. Cũng vậy, tâm hồn con người là môi trường dễ nhiễm bẩn, dễ bắt chước những thói hư tật xấu. Việc xét mình thường xuyên để kiểm tra đời sống từ hành vi nhỏ đến việc làm lớn, từ lời nói đến thái độ, cách cư xử, cách phản ứng trong từng khoảnh khắc diễn ra những biến cố, những hành động..., luôn là sự khôn ngoan tối thiểu để nuôi dưỡng tâm linh của mình.
Không chỉ ở khía cạnh nhân bản, quan trọng hơn, đó là kiểm tra thường xuyên lối sống trong tương quan với thánh ý Chúa, lề luật Chúa, lề luật Hội Thánh...
Sau khi nhận ra khuyết điểm, thậm chí tội lỗi, ta cần giục lòng sám hối, lấy làm tiếc, thậm chí đau khổ về những gì được xem là đổ vỡ, đi xa và đi sai đường lối, giáo huấn của Chúa và Hội Thánh.
Bí tích Hòa giải là phương tiện đạo đức của người tín hữu để giao hòa với Chúa, với tha nhân và với chính bản thân. Bí tích Hòa giải còn là giao lộ để ta gặp gỡ và lãnh nhận tình yêu thương xót của Chúa. Qua con đường của bí tích, ta còn nhận được nhiều ơn Chúa để mạnh mẽ, để trưởng thành, để bền bỉ trung tín với Chúa, với ơn gọi làm con Chúa và làm môn đệ của Chúa Giêsu.
Sau khi xét mình, ăn năn sám hối và lãnh bí tích Hòa giải, ta cần ghi nhớ những cái sai, cái đúng mà mình đã từng thể hiện.
Nếu là điều sai, hãy cố gắng tìm cách khắc phục. Hãy khắc phục trong sự nỗ lực từng ngày của bản thân cách kiên trì, bền bỉ, không thất vọng về mình, không ngã lòng và luôn luôn trong tinh thần cầu nguyện.
Nếu là điều tốt, điều hay, hãy phát huy, hãy ra sức thực hành nhiều hơn nữa những nhân đức dành cho Thiên Chúa như giục lòng yêu mến Chúa, luôn tín thác, cậy trông và tin tưởng vững vàng vào tình yêu của Chúa. Hãy phát huy không ngừng những nhân đức nhân bản như: bác ái, chân thành, vị tha, thích giúp đỡ, thích an ủi người cần đến mình...
Từng người hãy luôn ý thức rằng, tự nhận biết mình là điều kiện tiên quyết để sống đẹp lòng Chúa và sống đúng đạo làm người...
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngỡ ngàng: Sáng sớm ngủ dậy, cha sở thấy tượng Thánh Gia rất lớn biến mất
Đặng Tự Do
05:44 25/02/2022
Cộng đoàn giáo xứ Thánh Margaret Mary đang cầu nguyện cho sự trả lại của một bức tượng linh thiêng mà họ tin rằng đã bị đánh cắp vào tuần trước. Sở cảnh sát San Antonio đã ra một thông báo yêu cầu bất cứ ai có thông tin xin liên lạc qua số 210-207-7660 hay 210-224-STOP.
Cha Jimmy Drennan, cha sở của nhà thờ nằm ở phía đông nam của trung tâm thành phố cho biết sau một đêm ngủ dậy pho tượng Thánh Gia đồ sộ của giáo xứ đã đột nhiên biến mất mà không thể giải thích được.
Bức tượng mô tả Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse đã được Jack và Theresa Fohn tặng cho nhà thờ bốn thập kỷ trước. Tất cả những ân nhân này nay đã qua đời.
“Khi tôi de chiếc xe tải của mình vào, tôi luôn nhìn qua bãi đậu xe, tôi đọc một lời cầu nguyện với Thánh Gia, nhưng vào ngày thứ Năm ngay trước thánh lễ, bức tượng đã biến mất,” Cha Drennan nói.
Drennan cho biết nhà thờ đã từng bị phá phách trước đây nhưng không thể so sánh với biến cố kinh hoàng như thế này.
Ngài nói: “Thật là quá ngỡ ngàng khi bức tượng Thánh Gia, đã ở đây với chúng tôi trong suốt 40 năm trước trung tâm mục vụ của chúng tôi, bị dỡ bỏ chỉ trong một đêm và biến mất không để lại tăm hơi”.
Với bức tượng nặng ít nhất 300 pound và ngồi cao trên nền bê tông, Cha Drennan tin rằng vụ trộm cắp này phải liên quan đến rất nhiều người.
“Tôi tưởng tượng rằng họ đã phải mất một nỗ lực toàn đội để làm được điều này. Chúng tôi đang cầu nguyện rằng họ khuyến khích nhau làm điều đúng đắn. Chúng tôi đang nghĩ bức tượng giờ đây có thể đang nằm trong một con hẻm, ai đó có thể đã lấy trộm nó như một trò chơi ú tim và quăng vàomột nơi nào đó”.
Cha Drennan cho biết sự vắng mặt của bức tượng là một bi kịch đối với tất cả mọi người.
“Bức tượng đại diện cho cộng đồng chúng tôi. Hình ảnh Thánh Gia thể hiện sự hiệp nhất của cộng đồng như một gia đình”.
Ngài cho biết cộng đoàn sẵn sàng tha thứ cho những người chịu trách nhiệm về vụ trộm, miễn là họ đem trả lại.
“Đầu tiên chúng ta phải cầu nguyện cho những người đã đánh cắp bức tượng, và sau đó làm bất cứ điều gì có thể để lấy lại bức tượng,” Cha Drennan nói. “Chúng tôi muốn họ biết rằng cánh cửa của chúng tôi luôn rộng mở và họ là một phần của cộng đồng này. Chúng tôi yêu mến họ và chúng tôi chỉ muốn bức tượng được đưa trở lại”.
Source:KSAT
Fátima: Đức Hồng Y D. António Marto mời gọi cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine
Đặng Tự Do
05:45 25/02/2022
Hôm 21 tháng 2, tại Fatima, Đức Hồng Y António Marto đã kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine, khi nói chuyện với những người hành hương tụ tập để cử hành lễ kính hai Thánh Francisco và Jacinta Marto, là hai trong số ba thị nhân trong các cuộc hiện ra năm 1917.
“Từ Thánh địa Hòa bình này, tôi kêu gọi anh chị em hiện diện ở đây và tất cả những người Công Giáo trong nước hãy bắt đầu chuỗi Mân Côi trong tuần này, với tư cách cá nhân, một gia đình hoặc một cộng đồng, cho hòa bình ở Ukraine”, vị Giám quản Tông Tòa Giáo phận Leiria-Fátima, nói trong một lời kêu gọi được công bố trực tuyến và gửi đến Cơ quan ECCLESIA.
Đức Hồng Y đã đề cập đến “bối cảnh hiện tại mà thế giới đã biết và đang trải qua, sau một thời gian dài của những xung đột, bất ổn, tang tóc và sợ hãi trong đó có cả nguy cơ chiến tranh”.
Ngài nhấn mạnh: “Cần phải thức tỉnh khỏi sự thờ ơ, khỏi sự mệt mỏi về tinh thần, khỏi sự chán nản có thể dẫn đến chủ nghĩa định mệnh”.
Theo Đức Hồng Y António Marto, cần phải phản bác lại ý kiến cho rằng “chỉ những cường quốc - các cường quốc kinh tế, tài chính và chính trị - mới có thể biến đổi thế giới”.
“Thiên Chúa trông cậy vào những người nhỏ bé và khiêm nhường, vào sức mạnh của đức tin nơi lòng thương xót của Người, vào chứng tá hoán cải và lòng trắc ẩn, vào sức mạnh của lời cầu nguyện để đổi mới thế giới. Chúng ta được kêu gọi nhìn về tương lai với sự tự tin, xây dựng lại mối quan hệ giữa con người và các dân tộc, với tư cách là những Người Samaritanô nhân hậu chăm sóc những người bị thương và giúp chữa lành vết thương của thời đại chúng ta”.
Nói về Thánh Francisco và Jacinta Marto, vị Hồng Y người Bồ Đào Nha nói rằng hai đứa trẻ chăn cừu nhỏ tuổi nhất là “nhân chứng sống động của con đường tâm linh này được giới thiệu bởi sự dịu dàng của Đức Mẹ sáng hơn mặt trời”.
“Họ đã để mình rơi vào vòng tay yêu thương của Thiên Chúa với tâm hồn của một đứa trẻ, không sợ hãi, hoàn toàn tin tưởng, thực sự hạnh phúc và đây là bí mật của cuộc sống thần bí kết hiệp với Chúa.”
Đức Hồng Y António Marto cho rằng “trải nghiệm này sẽ vực chúng ta dậy trong thời gian chúng ta quên Chúa, phai nhạt đức tin”. Ngài lưu ý rằng tình hình đại dịch hiện nay, “trong một thế giới đa nguyên, trong một môi trường xã hội và văn hóa của sự thờ ơ với tôn giáo, và đôi khi thù địch với tôn giáo, không có đức tin nào có thể đứng vững nếu không có chiều kích thần bí này”.
Hai em đã chết vì bệnh Cúm Tây Ban Nha, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô phong thánh vào ngày 13 tháng 5 năm 2017, trong lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra, ở Cova da Iria.
Đây là lễ kỷ niệm cuối cùng mà Đức Hồng Y António Marto chủ sự tại Thánh địa Fátima, với tư cách là Giám Mục Giáo phận Leiria-Fátima.
Vào cuối lễ kỷ niệm, trong lời phát biểu trước các nhà báo, Đức Hồng Y nói rằng ngày 13 tháng 5 năm 2017, là “thời điểm đầy đủ và đáng chú ý nhất” trong thánh chức của ngài.
Đức Hồng Y cũng nhớ lại một khoảnh khắc khác, liên quan đến vụ lockdown đầu tiên do đại dịch Covid-19 hiện nay gây ra.
“Tôi sẽ không bao giờ quên, vì điều đáng chú ý là vào ngày 13 tháng 5 năm 2020 tôi phải chủ sự một cuộc hành hương mà tôi chưa bao giờ tưởng tượng với một Thánh địa không có khách hành hương, nhưng với toàn thế giới kết hợp với chúng tôi, để cầu xin lòng Chúa thương xót”.
Đức Hồng Y António Marto đã bày tỏ mối quan tâm của ngài với tình hình khủng hoảng hiện nay ở Đông Âu.
Ngài tuyên bố: “Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng được, sau Thế chiến thứ hai, và tôi thực sự hy vọng rằng con người có thể suy ngẫm về lương tâm của mình và nhìn ra những bước họ phải tránh để không làm cho nhân loại đau khổ”.
Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Đức Cha José Ornelas Carvalho lãnh đạo giáo phận Bồ Đào Nha có một trong những đền thờ Đức Mẹ nổi tiếng nhất thế giới vào ngày 28 tháng Giêng.
Đức Cha Ornelas đã lãnh đạo giáo phận Setúbal, tây nam Bồ Đào Nha, kể từ năm 2015 và được bầu làm chủ tịch hội đồng giám mục Bồ Đào Nha vào năm 2020.
“Đức Cha José Ornelas mang theo tài sản khổng lồ và độc nhất vô nhị để tạo động lực mới cho công cuộc đổi mới mục vụ của giáo phận và Đền thờ Fátima,” Đức Hồng Y Marto nói trong một video sau khi việc bổ nhiệm được công bố.
“Ngài là một giám mục có 'mùi chiên', có mối quan hệ mật thiết và trìu mến với các tín hữu trung thành của Chúa, giáo dân, linh mục và các thành viên của đời sống thánh hiến, cởi mở cho các cuộc đối thoại đại kết và liên tôn cũng như với những người ngoại đạo”.
Đức Hồng Y Marto nói rằng ngài đã nộp đơn từ chức trước khi tròn 75 tuổi vào ngày 5 tháng 5 do “hạn chế về sức mạnh thể chất và tinh thần để có thể thực hiện đầy đủ chức vụ, theo nhu cầu mục vụ của giáo phận và Đền thờ Fatima.”
Vị Hồng Y người Bồ Đào Nha đã làm giám mục Fatima trong gần 16 năm. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lần đầu tiên phong ngài làm giám mục vào năm 2000 và Đức Bênêđíctô XVI bổ nhiệm ngài lãnh đạo giáo phận Leiria-Fátima vào năm 2006. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phong ngài làm Hồng Y vào năm 2018.
Đức Hồng Y Marto sẽ giữ chức vụ Giám Quản Tông Tòa của giáo phận cho đến khi Đức Cha Ornelas nhận tòa trong thánh lễ tại nhà thờ chính tòa ở Leiria vào ngày 13 tháng Ba.
Source:agencia.ecclesia.pt
Bỏ qua các giao thức ngoại giao, Đức Thánh Cha đến Tòa Đại Sứ Nga để phản đối
Đặng Tự Do
10:52 25/02/2022
Hôm Thứ Sáu, 25 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đích thân đến Đại sứ quán Nga cạnh Tòa thánh để bày tỏ quan ngại của ngài đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Đây được xem là diễn biến chưa từng có về mặt ngoại giao. Thông thường, để bày tỏ sự phản đối, chính quyền sở tại sẽ đưa công hàm đến Đại sứ quán hay trong trường hợp nghiêm trọng hơn thì triệu tập đại sứ đến Bộ Ngoại Giao để bày tỏ sự bất mãn của mình.
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Đức Giáo Hoàng đã dành hơn nửa giờ tại đại sứ quán.
Ông Bruni nói: “Đức Thánh Cha đã bày tỏ mối quan tâm của mình về chiến tranh,” nhưng từ chối cho biết các chi tiết về chuyến thăm hoặc nội dung cuộc trò chuyện.
Ông Bruni cũng không bình luận về một báo cáo của các phương tiện truyền thông Á Căn Đình cho rằng Đức Giáo Hoàng, 85 tuổi, đã đề nghị Vatican đứng làm trung gian hòa giải., Theo phóng viên thông tấn xã TASS của Nga thường trú tại Rôma Đại sứ Nga Aleksandr Avdeyev, đã phủ nhận điều này.
Avdeyev nói với hãng thông tấn RIA Novosti rằng cuộc họp kéo dài khoảng 40 phút và Đức Giáo Hoàng bày tỏ “quan ngại sâu xa” về tình hình nhân đạo ở Ukraine.
Đại sứ nói rằng Đức Giáo Hoàng “kêu gọi bảo vệ trẻ em, bảo vệ những người bệnh tật và đau khổ, và bảo vệ mọi người.”
Khi được Reuters liên lạc để đưa ra bình luận, đại sứ quán Nga cho biết đại sứ không có mặt.
Chuyến thăm của một Đức Giáo Hoàng đến đại sứ quán để bày tỏ sự phản đối với đại sứ trong thời điểm xung đột là chưa từng có trong ký ức sống động.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters ngày 14 tháng 2, trước cuộc xâm lược, đại sứ Ukraine tại Vatican, Andriy Yurash, cho biết Kiev rất mong Vatican đứng làm trung gian hòa giải xung đột.
Trong một tuyên bố vào hôm thứ Năm, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cho biết Tòa thánh hy vọng rằng những người nắm giữ vận mệnh của thế giới trong tay họ sẽ có một “tia sáng lương tâm”.
Các nhà lãnh đạo thế giới đã cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế khi tiến hành cuộc tấn công lớn nhất của một quốc gia chống lại quốc gia khác ở Âu Châu kể từ sau Thế chiến thứ hai.
Đức Phanxicô đã đưa ra nhiều lời kêu gọi hòa bình ở Ukraine trước cuộc xâm lược hôm thứ Năm. Ngài đã tuyên bố Thứ Tư tới, 2 tháng Ba, Thứ Tư Lễ Tro, là ngày cầu nguyện và ăn chay vì hòa bình ở Ukraine.
Hôm thứ Sáu, Tòa Thánh cũng cho biết rằng Đức Phanxicô sẽ không thể chủ sự các buổi lễ Thứ Tư Lễ Tro vì cơn đau cấp tính ở đầu gối của ngài. Ngài cũng sẽ phải bỏ qua một chuyến đi đến Florence vào Chúa Nhật này để bế mạc khóa họp của 58 giám mục và 65 thị trưởng từ khoảng 30 quốc gia Địa Trung Hải, vùng biển được coi “là cái nôi của nền văn minh,” nhưng ngày nay đã trở thành biểu tượng cho những vết thương của toàn thế giới.”
Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, là Thượng Phụ Giêrusalem của Công Giáo nghi lễ Latinh, đang tham dự cuộc họp tại Florence, đã được tờ Famiglia Cristiana, nghĩa là Gia đình Kitô, hỏi về thái độ im lặng của Đức Thượng Phụ Kirill của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa.
Ngài nói:
“Họ không im lặng, trên thực tế họ đứng về phía Putin. Chúng ta sẽ nhìn xem thái độ tai hại này sẽ đi đến đâu. Trong mọi trường hợp, các tôn giáo không thể tự mình giải quyết hết các vấn đề. Xã hội dân sự được tạo thành từ tư tưởng tôn giáo, xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị. Những điểm này cần có sự hội tụ, điều này đúng trong mọi bối cảnh mà các tôn giáo có sức nặng trong việc định nghĩa bản sắc và trong việc hình thành văn hóa.”
Đức Tổng Giám Mục âu lo rằng Thượng Phụ Kirill đã không làm việc mà ông ta phải làm là ngăn chặn bàn tay của kẻ xâm lược.
Source:ReutersDeparting from protocol, pope goes to Russian embassy over Ukraine
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Đức Giáo Hoàng đã dành hơn nửa giờ tại đại sứ quán.
Ông Bruni nói: “Đức Thánh Cha đã bày tỏ mối quan tâm của mình về chiến tranh,” nhưng từ chối cho biết các chi tiết về chuyến thăm hoặc nội dung cuộc trò chuyện.
Ông Bruni cũng không bình luận về một báo cáo của các phương tiện truyền thông Á Căn Đình cho rằng Đức Giáo Hoàng, 85 tuổi, đã đề nghị Vatican đứng làm trung gian hòa giải., Theo phóng viên thông tấn xã TASS của Nga thường trú tại Rôma Đại sứ Nga Aleksandr Avdeyev, đã phủ nhận điều này.
Avdeyev nói với hãng thông tấn RIA Novosti rằng cuộc họp kéo dài khoảng 40 phút và Đức Giáo Hoàng bày tỏ “quan ngại sâu xa” về tình hình nhân đạo ở Ukraine.
Đại sứ nói rằng Đức Giáo Hoàng “kêu gọi bảo vệ trẻ em, bảo vệ những người bệnh tật và đau khổ, và bảo vệ mọi người.”
Khi được Reuters liên lạc để đưa ra bình luận, đại sứ quán Nga cho biết đại sứ không có mặt.
Chuyến thăm của một Đức Giáo Hoàng đến đại sứ quán để bày tỏ sự phản đối với đại sứ trong thời điểm xung đột là chưa từng có trong ký ức sống động.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters ngày 14 tháng 2, trước cuộc xâm lược, đại sứ Ukraine tại Vatican, Andriy Yurash, cho biết Kiev rất mong Vatican đứng làm trung gian hòa giải xung đột.
Trong một tuyên bố vào hôm thứ Năm, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cho biết Tòa thánh hy vọng rằng những người nắm giữ vận mệnh của thế giới trong tay họ sẽ có một “tia sáng lương tâm”.
Các nhà lãnh đạo thế giới đã cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế khi tiến hành cuộc tấn công lớn nhất của một quốc gia chống lại quốc gia khác ở Âu Châu kể từ sau Thế chiến thứ hai.
Đức Phanxicô đã đưa ra nhiều lời kêu gọi hòa bình ở Ukraine trước cuộc xâm lược hôm thứ Năm. Ngài đã tuyên bố Thứ Tư tới, 2 tháng Ba, Thứ Tư Lễ Tro, là ngày cầu nguyện và ăn chay vì hòa bình ở Ukraine.
Hôm thứ Sáu, Tòa Thánh cũng cho biết rằng Đức Phanxicô sẽ không thể chủ sự các buổi lễ Thứ Tư Lễ Tro vì cơn đau cấp tính ở đầu gối của ngài. Ngài cũng sẽ phải bỏ qua một chuyến đi đến Florence vào Chúa Nhật này để bế mạc khóa họp của 58 giám mục và 65 thị trưởng từ khoảng 30 quốc gia Địa Trung Hải, vùng biển được coi “là cái nôi của nền văn minh,” nhưng ngày nay đã trở thành biểu tượng cho những vết thương của toàn thế giới.”
Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, là Thượng Phụ Giêrusalem của Công Giáo nghi lễ Latinh, đang tham dự cuộc họp tại Florence, đã được tờ Famiglia Cristiana, nghĩa là Gia đình Kitô, hỏi về thái độ im lặng của Đức Thượng Phụ Kirill của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa.
Ngài nói:
“Họ không im lặng, trên thực tế họ đứng về phía Putin. Chúng ta sẽ nhìn xem thái độ tai hại này sẽ đi đến đâu. Trong mọi trường hợp, các tôn giáo không thể tự mình giải quyết hết các vấn đề. Xã hội dân sự được tạo thành từ tư tưởng tôn giáo, xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị. Những điểm này cần có sự hội tụ, điều này đúng trong mọi bối cảnh mà các tôn giáo có sức nặng trong việc định nghĩa bản sắc và trong việc hình thành văn hóa.”
Đức Tổng Giám Mục âu lo rằng Thượng Phụ Kirill đã không làm việc mà ông ta phải làm là ngăn chặn bàn tay của kẻ xâm lược.
Source:Reuters
Các giáo hội Kitô giáo và cuộc tranh chấp Nga-Ukraine
Vũ Văn An
16:06 25/02/2022
Tạp chí Aleteia đã nhờ I.MEDIA thực hiện cuộc phỏng vấn với một chuyên gia Chính Thống giáo về vai trò của các Giáo hội Kitô đối với viễn ảnh hòa bình tại Ukraine. Xin xem toàn bộ cuộc phỏng vấn tại
https://aleteia.org/2022/02/23/understanding-the-churches-and-the-russia-ukraine-conflict-interview/:
Sử gia Antoine Arjakovsky, đồng giám đốc phân khoa “Chính trị và Tôn giáo” của Cao đẳng Bernardins tại Paris, từng dạy học nhiều năm tại Nga và Ukraine. Là một tín hữu Chính Thống, ông đã thiết lập Viện Nghiên cứu Đại kết tại Lviv, một thành phố đa số theo Công Giáo ở phía tây Ukraine. Sau khi quân đội Nga xâm nhập Donbass, và lời mời gọi của Đức Phanxicô dành Thứ tư Lễ tro làm ngày ăn chay cầu nguyện cho hòa bình, ông chia sẻ với I.MEDIA niềm hy vọng Vatican sẽ tiếp xúc với người Chính thống ở Ukraine.
Trả lời câu hỏi về vai trò của các giáo hội Kitô trong tình hình hiện tại của Ukraine, Arjakovsky trả lời rằng “Tôi đã nói về điều đó trong buổi thuyết trình gần đây với Aid to the Church in Need (Giúp đỡ Giáo hội Túng thiếu): ở Ukraine, các Giáo hội là trung tâm của bản sắc dân tộc và của cuộc xung đột hiện tại, nhưng cũng không thể thiếu họ trong việc tìm kiếm hòa bình. Người ta không thể hiểu được xung đột, cũng như quan niệm được hòa bình, nếu không nhìn vào khía cạnh giáo hội học của cuộc tranh chấp này giữa Nga và Ukraine.
Trong số 40 triệu dân ở Ukraine, có 6 triệu người Công Giáo và 25 triệu người Chính thống giáo. Trong số đó, 15 triệu thuộc về Nhà thờ Chính thống Tự trị của Ukraine, được Tòa Thượng phụ Constantinople công nhận về mặt pháp lý vào năm 2019, 5 đến 7 triệu thuộc Giáo hội Chính thống Ukraine, trực thuộc Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa từ năm 1686, và phần còn lại tự gọi mình là Chính thống mà không chỉ rõ thống thuộc của họ’.
Được hỏi các giáo hội địa phương có đoàn kết trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine không, ông trả lời: “Đối diện với nguy cơ chiến tranh, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã kêu gọi một ngày đoàn kết dân tộc vào ngày 16 tháng 2, khi tất cả các Giáo hội này tập trung lại để cầu nguyện cùng nhau tại Nhà thờ Saint Sophia, một địa điểm mang nhiều kỷ niệm đối với Ukraine. Hai nhà lãnh đạo tôn giáo chính của đất nước, H.B. Sviastoslav Schevchuk, Đức Đại tổng giám mục của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp và Tổng giám mục Epiphanius, người đứng đầu Giáo hội Chính thống Ukraine, đã kêu gọi người dân giữ bình tĩnh, đồng thời nhận thức rằng việc đụng độ dù nhỏ nhất cũng có thể khiến mọi điều trở nên sai trái.
Hôm đó, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp kêu gọi các tín hữu bình tĩnh, ngài nói: “Đừng sợ. Chúng ta từng chịu đựng rất nhiều thời kỳ Xô Viết, nhưng Chúa ở cùng chúng ta. Chúng ta không được mất niềm tin, phải giữ được bình tĩnh và không được hoảng sợ ”. Đây là điều đã gây được tiếng vang mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư, cũng như ngày cầu nguyện do Đức Thánh Cha Phanxicô đề xuất vào ngày 26 tháng Giêng”.
Trả lời câu hỏi về hình ảnh Đức Phanxicô đối với người Ukraine nói chung và với người Chính thống giáo, Arjakovsky cho hay: “Người Ukraine có những kỷ niệm rất sâu sắc về chuyến viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II vào năm 2001, và họ mơ ước được thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm đất nước của họ, nhưng điều này dường như không có trong chương trình nghị sự. Hiện tại, Vatican đang theo đuổi chính sách hoà hoãn đông tây (Ostpolitik) về cơ bản là hướng về Tòa Thượng phụ Mạc tư khoa, thể hiện qua cuộc họp gần đây tại Paris giữa Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo, và Tổng giám mục Hilarion, người đứng đầu đối ngoại của Tòa Thượng phụ Mạc tư khoa.
Những người bạn Công Giáo của tôi đã đúng khi tiến hành một cuộc đối thoại đầy tôn trọng với Tòa Thượng phụ Mạc tư khoa: Giáo hội này đã có nhiều người tử vì đạo, và nó cũng phải chịu đựng rất nhiều sự đàn áp của Liên Xô, với 95% giám mục bị đầy vào Gulag. Nhưng tôi mong muốn Tòa thánh cũng sẽ tiếp xúc với Giáo hội Chính thống Ukraine, được Tòa Thượng phụ Constantinople công nhận là Giáo hội tự trị thứ 15, một điều đã gây ra cuộc chia rẽ với Mạc tư khoa từ năm 2019”.
Được hỏi phải chăng Vatican chưa hề tiếp xúc với giáo hội Chính thống Ukraine, Arjakovsky quả quyết: “Thật vậy, ba năm sau khi đắc cử, Tổng Giám mục Epiphanius vẫn chưa có bất cứ tiếp xúc chính thức nào với Tòa thánh, là định chế tôi thấy hơi rụt rè, trong khi nó có thể đóng góp cho hòa bình bằng cách đảm nhiệm vai trò trung gian giữa các tòa thượng phụ Mạc tư khoa và Constantinople.
Tôi nhấn mạnh rằng ngày cầu nguyện do Đức Thánh Cha Phanxicô đề xuất vào ngày 26 tháng Giêng là quan trọng, nhưng người dân Ukraine hiện đang chờ đợi những cử chỉ cụ thể. Cầu nguyện cho phép đối thoại, cho một sự tin tưởng nhất định. Vấn đề không phải là ném đá vào chính sách ngoại giao của Vatican, đây là thành quả của một lịch sử lâu dài, nhưng sẽ không nhất thiết phải chỉ hướng các nỗ lực về phía Nga”.
Được hỏi về não trạng “yêu mến Nga” (Russophilia) trong một phần lớn thế giới Công Giáo, đặc biệt là ở Pháp, và về sự mù quáng đối với Vladimir Putin, Arjakovsky trả lời: “Bản thân tôi là người gốc Nga, và dĩ nhiên tôi rất cảm động trước sự quan tâm của nhiều người Pháp đối với ‘linh hồn Nga’ trong văn hóa và linh đạo Nga. Nhưng người ta phải mở rộng tầm mắt của họ trước thực tại, với thực tại sức mạnh hiện nay của Nga. Vladimir Putin rất luyến nhớ Liên Xô; ông ta đã công khai tuyên bố rằng ông coi việc Liên Xô tan rã là một ‘thảm họa’.
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến một cuộc xung đột văn minh giữa những người nghĩ rằng chúng ta có thể tự hào về Liên Xô, và những người tin rằng chủ nghĩa cộng sản thật khủng khiếp. Chúng ta không được quên rằng trong thế kỷ 20, chủ nghĩa cộng sản đã gây ra 100 triệu người chết, tức là có 100 triệu người bị sát hại, như Nicolas Werth đã nhắc nhở chúng ta trong cuốn Hắc thư về Chủ nghĩa Cộng sản. Chúng ta không thể bỏ qua một giai đoạn đầy bi thảm như vậy mà không bị phán xét. Nhưng kể từ khi Liên Xô kết thúc năm 1991, chủ nghĩa cộng sản vẫn chưa thực sự bị phán xét.
Hơn nữa, Tổng thống Putin đã không tôn trọng các cam kết quốc tế của đất nước mình. ‘Giác thư Budapest’ ký kết năm 1994 giữa Hoa Kỳ và Nga, trong số nhiều điều khác, đã qui định việc phi hạt nhân hóa Ukraine để đổi lấy sự đảm bảo bất khả xâm phạm biên giới của đất nước. 20 năm sau, Nga đã nuốt chữ ký của mình bằng cách sáp nhập Crimea”.
Liệu các Kitô hữu Tây phương có nên tránh sự mê hoặc vốn khiến họ không sáng suốt đối với Mạc tư khoa? Arjakovsky cho rằng: “Năm 2018, tôi đã thành lập một ủy ban đối thoại, công lý, sự thật và hòa giải với sự giúp đỡ của Liên minh châu Âu, với sự tham gia của hơn 200 trí thức Nga, Ukraine và các nước châu Âu khác. Chúng tôi đã làm việc đặc biệt với Đài tưởng niệm Quốc tế, gần đây đã bị chính quyền Nga cấm. Người phương Tây phải mở rộng tầm mắt và đối mặt với thực tại.
Ngày nay không có sự tương ứng giữa những người muốn bảo vệ chủ nghĩa cộng sản và những người muốn bảo vệ học thuyết xã hội của Giáo hội, nghĩa là, trên bình diện dân sự, phẩm giá con người, tự do, dân chủ và nhân quyền. Tổng thống Putin coi chủ nghĩa tự do là một hình thức của sự suy đồi và cần phải có các chế độ dựa trên “quyền lực theo chiều dọc”, trong khi người Ukraine muốn đi theo mô hình châu Âu”.
Thánh địa Giêrusalem rung chuyển
Đặng Tự Do
16:21 25/02/2022
Bốn trận động đất đã được ghi nhận trong những tuần gần đây ở Thánh địa, Terre Sainte Magazine đưa tin. Các chấn động được mô tả là nhỏ, không vượt quá 3.7 độ Richter, nhưng sự lặp lại của chúng thật đáng lo ngại. Israel và Palestine nằm trên vùng đứt gãy Syria-Phi, nơi có hai mảng di chuyển theo cùng một hướng nhưng với tốc độ khác nhau. Trong khi các trận động đất gần đây không gây ra bất kỳ thiệt hại nào, khu vực này phải hứng chịu các trận động đất nghiêm trọng cứ sau 100 năm.
Theo một số dự đoán được đưa tin bởi Times of Israel, một trận động đất lớn có thể khiến 7,000 người chết và 145,000 người bị thương, cũng như 170,000 người mất nhà cửa.
Tình trạng của Thánh Địa Giêrusalem trong hai năm rất thê thảm do không có khách hành hương là nguồn lợi kinh tế quan trọng cho vùng này. Trong thánh lễ nửa đêm Giáng Sinh vừa qua, Đức Thượng Phụ Pierbattista Pizzaballa đã cho biết như sau:
“Lễ Giáng Sinh năm nay chắc chắn vui hơn năm ngoái. Hôm nay các tín hữu tràn ngập nhà thờ của chúng ta và thành phố đang mừng lễ. So với Giáng Sinh năm ngoái, lượng người tham gia đông hơn rất nhiều và đây là một tín hiệu đáng mừng. Tất nhiên, vẫn còn thiếu một phần quan trọng để niềm vui được trọn vẹn. Chúng ta rất nhớ những người hành hương, những người trong năm thứ hai liên tiếp không thể ở bên chúng ta, do tình trạng khẩn cấp về sức khỏe, với thời gian kéo dài hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Chúng ta cầu nguyện cho họ và đồng thời mong mỏi những lời cầu nguyện của họ, để tất cả những điều này có thể sớm kết thúc và thành phố Bêlem có thể một lần nữa đầy ắp những người hành hương, như đặc thù của nó. Chúng ta cũng cầu nguyện rằng niềm vui có thể trở lại với nhiều gia đình sống nhờ vào các cuộc hành hương và những người, vì đại dịch này, đã mất việc làm hơn hai năm nay qua và đang sống trong hoàn cảnh ngày càng khó khăn. Chúng ta hy vọng rằng với các hành động chính trị phối hợp chung, Giáo Hội và các công ty lữ hành, địa phương và quốc tế, chúng ta có thể tìm ra những cách an toàn để tiếp tục hoạt động này, bất chấp đại dịch. Điều này thực sự là cần thiết!”
Source:Terra Santa
Một linh mục kêu gọi dân chúng bình tĩnh: Mưa chim ở Mễ Tây Cơ không phải là dấu hiệu tận thế
Đặng Tự Do
16:23 25/02/2022
Một video gần đây về một đàn chim đen đột nhiên lao xuống đất ở Mễ Tây Cơ không thể nào được coi là một dấu hiệu tận thế, một linh mục đã đưa ra lập trường trên.
Đoạn video ngày 7 tháng 2 được ghi lại ở Ciudad Cuauhtémoc, thuộc bang Chihuahua của Mễ Tây Cơ, cho thấy đàn chim rơi xuống và nhiều con không thể đứng dậy được.
Cha Mario Arroyo, giáo sư tại Đại học Liên Mỹ ở Thành phố Mễ Tây Cơ, nói với ACI Prensa, ngày 16 tháng 2 rằng dù “những hình ảnh này thực sự lạnh tóc gáy nhưng mà từ đó đưa ra kết luận rằng đây là hình ảnh tiên báo ngày tận thế, một dấu hiệu từ thiên đường cảnh báo chúng ta về ngày cánh chung, thì thực sự là một bước nhảy nhào lộn quá xa”.
Cha Mario Arroyo khuyên rằng trước khi nghĩ đến một dấu hiệu tận thế, “các loại nguyên nhân khác” nên được xem xét.
Văn phòng Tư pháp Liên bang về Bảo vệ Môi trường Mễ Tây Cơ cho biết hôm 16 tháng 2 rằng những con chim rơi xuống đất chết là do “bầy chim bị điện giật khi chạm vào đường dây điện cao thế” trong khu vực.
Source:Catholic News Agency
Đức Giáo Hoàng nói rằng các giới hạn Thánh lễ Latinh không áp dụng cho FSSP
Đặng Tự Do
16:24 25/02/2022
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký một sắc lệnh vào ngày 11 tháng 2 năm 2022, miễn trừ cho các linh mục của Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô, gọi tắt là FSSP, khỏi các điều khoản của Tự Sắc Traditionis Custodes, hạn chế khả năng cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống.
Điều này đã được báo cáo qua một thông cáo báo chí của FSSP phát hành vào ngày 21 tháng 2. Tuần báo Famille Chrétienne, hay Gia Đình Kitô, cho biết việc miễn trừ có thể được mở rộng cho các dòng tu và tu hội truyền thống khác vẫn trung thành với Rôma.
Sự hoang mang tồn tại trong vài tháng qua đã được giải quyết sau một buổi tiếp kiến riêng kéo dài gần một giờ đồng hồ do Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho Tu viện trưởng dòng Bênêđíctô Paul-Joseph, bề trên tỉnh FSSP của Pháp, và Cha Vincent Ribeton, hiệu trưởng Đại chủng viện Thánh Phêrô ở Wigratzbad, bên Đức, nơi có 90 chủng sinh đang được đào tạo. Cuộc họp này không nằm trong chương trình nghị sự công khai của Đức Giáo Hoàng.
Được phỏng vấn bởi tuần báo Famille Chrétienne, Cha Paul-Joseph giải thích rằng Đức Giáo Hoàng đã chú ý và trấn an về tương lai của cộng đồng. “Trong cuộc trò chuyện rất quan trọng về tình phụ tử này, Đức Thánh Cha khẳng định với chúng tôi rằng Tự Sắc Traditionis Custodes không áp dụng cho chúng tôi, vì chúng tôi là thành viên của một cộng đồng được thành lập đặc biệt để sử dụng các sách phụng vụ cổ, và do đó chúng tôi được bảo vệ quyền đã được trao cho chúng tôi,” bề trên tỉnh FSSP tại Pháp nói.
Khi nhắc lại sự ra đời của Huynh đoàn vào năm 1988, tuyên bố cho biết, “Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài đánh giá cao về đường lối của những người sáng lập, với mong muốn của họ là trung thành với Đức Giáo Hoàng và sự tin tưởng của họ vào Giáo hội. Ngài bảo đảm rằng cử chỉ này cần được 'giữ gìn, bảo vệ và khuyến khích.'“
Một sắc lệnh được Đức Thánh Cha Phanxicô ký một tuần sau đó xác nhận các điều khoản đã được ban cho các linh mục của FSSP khi được thành lập vào năm 1988. Do đó, họ vẫn có khả năng “cử hành hy tế Thánh Thể, nghi lễ của các bí tích và các nghi thức thiêng liêng khác, cũng như việc cử hành Phụng Vụ Các Giờ Kinh theo các ấn bản cổ điển của các sách phụng vụ có hiệu lực vào năm 1962, cụ thể đó là Sách lễ Rôma, Sách Nghi thức, Sách các kinh nhật tụ”
Trong cuộc gặp gỡ với hai nhà lãnh đạo của FSSP, Đức Giáo Hoàng bảo đảm rằng các nghi thức truyền chức linh mục theo Nghi thức Tridentinô vẫn có thể tiếp tục. Đức Giáo Hoàng cũng yêu cầu Huynh đoàn Thánh Phêrô phản ánh, “càng nhiều càng tốt,” về các điều khoản của Tự Sắc Traditionis Custodes.
Khả năng mở rộng cho các dòng tu và tu hội truyền thống khác?
Tuần báo Famille Chrétienne cũng báo cáo rằng một sắc lệnh đang được chuẩn bị để được công bố vào tháng 3 để chỉ rõ các trường hợp miễn trừ mà các cộng đồng theo truyền thống khác nhưng không phải là cộng đoàn ly giáo có thể được hưởng lợi.
Các cộng đồng này là kết quả của Tự Sắc Ecclesia Dei - Giáo Hội Chúa, do Đức Gioan Phaolô II ký ngày 2 tháng 7 năm 1988, nhằm khuyến khích sự trở lại của các giáo sĩ và các tín hữu bị dụ dỗ đi theo Đức Tổng Giám Mục Lefebvre, người sáng lập Huynh Đoàn Thánh Piô X, khi họ bác bỏ Công đồng Vatican II.
Các cộng đoàn này có thể tuân theo nghi thức Tridentinô trong các nhà thờ và nhà nguyện của riêng họ, và có thể được một số giám mục kêu gọi đảm nhận các chức năng phụng vụ và mục vụ trong các nhà thờ khác, miễn là họ hiệp thông với giáo phận. Trong một số trường hợp, việc tham dự Thánh lễ Dầu là một trở ngại, do sự miễn cưỡng của một số linh mục khi đồng tế trong nghi thức sau Công đồng.
Lựa chọn trung thành với Rôma
Huynh đoàn Thánh Phêrô được thành lập vào ngày 18 tháng 7 năm 1988, tại Tu viện Hauterive, Thụy Sĩ, bởi 12 linh mục đã từ bỏ Đức Tổng Giám Mục Lefebvre sau cuộc ly giáo gây ra bởi lễ tấn phong trái phép bốn giám mục không có sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng vào ngày 30 tháng 6 cùng năm.
Trong hơn ba thập kỷ, Huynh đoàn, hiện có khoảng 330 linh mục, đã phát triển đặc biệt ở Âu Châu và Hoa Kỳ. Huynh đoàn hiện diện ở Pháp trong khoảng 40 giáo phận.
Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 20 tháng 7 năm 2021, bốn ngày sau khi Tự Sắc Traditionis Custodes được công bố, Huynh đệ đoàn Thánh Phêrô bày tỏ sự ngạc nhiên về những hạn chế, đồng thời vẫn để ngỏ cho một thỏa thuận.
“Trong bối cảnh hiện tại, chúng tôi muốn tái khẳng định lòng trung thành vững chắc của chúng tôi đối với Người kế vị thánh Phêrô, và mong muốn của chúng tôi là trung thành với Hiến pháp và đặc sủng của chúng tôi, tiếp tục phục vụ các tín hữu như chúng tôi đã làm từ khi thành lập,” FFSP cho biết như trên vào cuối tháng 2021.
Thông điệp khích lệ của Đức Thánh Cha Phanxicô năm 2013
Vào đầu triều đại giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ lòng quý trọng đối với công việc của FSSP. Trong một thông điệp gửi đến Cha Vincent Ribeton, lúc đó là Bề trên tỉnh dòng Pháp, vào ngày 29 tháng 10 năm 2013, ngài đã gửi lời chúc lành của Tòa Thánh đến các thành viên của Huynh đoàn nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập.
Đức Thánh Cha ca ngợi “tinh thần vâng phục và hy vọng tuyệt vời” của các vị sáng lập, những người đã “tin tưởng vào Đấng Kế vị Thánh Phêrô để ban cho các tín hữu gắn bó với Sách Lễ năm 1962 khả năng sống đức tin của họ trong sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội.”
Ngài cũng mời gọi cộng đồng “tham gia tích cực vào sứ mệnh của Giáo hội trong thế giới ngày nay, qua chứng tá của một đời sống thánh thiện, một đức tin vững vàng và một đức ái sáng tạo và quảng đại.”
Nhận ra “đặc sủng thích hợp” của Huynh đoàn Thánh Phêrô, ngài ca ngợi sự đóng góp của Huynh đoàn “cho sự hiểu biết và thực hiện tốt hơn Công đồng Vatican II” bằng cách liên kết việc cử hành “các mầu nhiệm thiêng liêng theo Hình thức ngoại thường của Nghi lễ Rôma” với sự “trung thành với truyền thống sống động của Giáo hội.”
Source:Aleteia
Tòa thánh phản đối cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine
Vũ Văn An
19:16 25/02/2022
Theo ký giả Elise Ann Allen của Crux Now (https://cruxnow.com/vatican/2022/02/top-vatican-official-pleas-for-peace-negotiation-in-ukraine-crisis), Quốc vụ khanh Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin đã lên án cuộc tấn công quân sự của Nga ở Ukraine, gọi hành động này là bi kịch và đưa ra lời kêu gọi đàm phán và thiện chí để giành ưu thế trong việc ngăn chặn bùng phát bạo lực hơn nữa.
Đức Hồng Y Parolin mở đầu thông điệp ngày 24 tháng 2 đề cập đến lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô vào cuối bài diễn văn tại buổi yết kiến chung hôm thứ Tư, trong đó ngài tuyên bố rằng ngày 2 tháng Ba, Thứ Tư Lễ Tro, sẽ là một ngày cầu nguyện và ăn chay vì hòa bình ở Ukraine.
Đức Hồng Y Parolin nói: “Trước những diễn biến ngày nay trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine, chúng ta càng thấy rõ hơn tính kịp thời của lời kêu gọi rõ ràng và chân thành mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra,” Đức Hồng Y Parolin nói, đồng thời lưu ý rằng Đức Thánh Cha trong lời kêu gọi của mình đã nói lên “nỗi buồn lớn, đau khổ và quan tâm” về tình hình.
Đức Phanxicô cũng “kêu gọi tất cả các bên liên quan ‘kiềm chế, không thực hiện bất cứ hành động nào có thể gây ra nhiều đau khổ hơn cho người dân, làm mất ổn định sự chung sống giữa các quốc gia, và đưa luật pháp quốc tế tới chỗ tranh chấp’”.
Lời kêu gọi này, Đức Hồng Y Parolin nói, “đã diễn ra cấp bách sau khi bắt đầu các hoạt động quân sự của Nga trên lãnh thổ Ukraine”.
Vào sáng sớm thứ Năm, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công quân sự chính thức vào Ukraine, tiến vào biên giới của nước này và tiến hành các cuộc không kích vào thủ đô Kyiv của nước này và hơn một chục thành phố khác nhằm “phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine”, theo Tổng thống Nga Putin.
Đáp lại, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ban hành lệnh thiết quân luật và khuyến khích người dân ở trong nhà.
Theo một tuyên bố mới từ Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, nhà lãnh đạo Giáo hội này, Đại Tổng giám mục Sviatoslav Shevchuk, hiện đang trú ẩn trong một phòng chống máy bay bên dưới Nhà thờ Phục sinh ở Kyiv cùng với "nhiều người khác," khi thành phố phải chịu đựng các vụ đánh bom từ quân đội Nga.
Trong thông điệp của mình, Đức Hồng Y Parolin nói “Những viễn cảnh bi thảm mà mọi người lo sợ đang trở thành hiện thực,” nhưng nhấn mạnh rằng “vẫn còn thời gian cho thiện chí, vẫn còn chỗ để thương lượng”.
Ngài nói: “Vẫn còn một nơi để thực thi một sự khôn ngoan có thể ngăn chặn ưu thế của các lợi ích đảng phái, bảo vệ các nguyện vọng chính đáng của mọi người và giải thoát thế giới khỏi sự điên rồ và khủng khiếp của chiến tranh”.
Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh rằng là các Kitô hữu, “chúng ta không đánh mất hy vọng cho một tia sáng lương tâm của những người nắm trong tay vận may của thế giới. Và chúng ta tiếp tục cầu nguyện và ăn chay - như chúng ta sẽ làm vào Thứ Tư Lễ Tro sắp tới - cho hòa bình ở Ukraine và trên toàn thế giới".
Cuộc tấn công quân sự diễn ra sau nhiều tuần leo thang căng thẳng, trong đó Nga tập trung quân dọc theo biên giới với Ukraine và yêu cầu các lực lượng NATO rút khỏi Đông Âu và tổ chức này cam kết không bao giờ kết nạp Ukraine hoặc bất cứ quốc gia thuộc Liên Xô cũ nào khác là thành viên của mình.
Căng thẳng giữa hai nước ngày càng gia tăng kể từ khi công dân Ukraine lật đổ tổng thống thân Nga Viktor Fedorovych Yanukovych vào năm 2014. Sau đó, Nga sáp nhập bán đảo Crimea phía nam của Ukraine và hậu thuẫn cho những người ly khai đã chiếm lĩnh nhiều vùng rộng lớn ở Donetsk và Luhansk, và xung đột đã xảy ra kể từ đó.
Các nhà quan sát cảnh báo rằng một cuộc xâm lược sắp xảy ra sau tuyên bố của Putin hôm thứ Hai về việc ông chính thức công nhận Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk, gây ra phản ứng dữ dội quốc tế và hàng loạt các lệnh trừng phạt.
Các tổ chức nhân đạo như Caritas quốc tế đã cảnh báo rằng Ukraine hiện đang phải đối mặt với “một thảm họa nhân đạo khổng lồ”.
Trong một tuyên bố ngày 24 tháng 2, Tetiana Stawnychy, Chủ tịch Caritas Ukraine, cho biết: “Không thể tin rằng trong thế kỷ 21 ở trung tâm châu Âu, mọi người phải thức dậy lúc 5 giờ sáng vì tiếng nổ và tiếng còi báo động của cuộc không kích”.
Cho đến nay trong tám năm xung đột đã qua, khoảng 14,000 người đã chết, 34,000 người khác bị thương và khoảng hai triệu người khác phải di dời khi mọi người chạy khỏi khu vực xung đột.
Tổng thư ký của Caritas Quốc tế Aloysius John cho biết trong một tuyên bố rằng “Chúng ta không thể bỏ qua những tác động nhân đạo bi thảm của cuộc chiến này”.
Ông nói: “Nghĩa vụ của cộng đồng quốc tế là phải bảo vệ người dân Ukraine và đảm bảo họ được tiếp cận với các hỗ trợ cứu sống".
Các nhà lãnh đạo quốc tế đã cam kết áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt chống lại Nga sau cuộc tấn công hôm thứ Năm.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tổ chức các cuộc họp với các nhà lãnh đạo G7 vào thứ Năm để thảo luận về các phản biện pháp đối với cuộc tấn công của Nga.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh từ bụi đất
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long.
10:11 25/02/2022
Hình ảnh từ bụi đất
Hằng năm vào ngày thứ Tư lễ Tro bắt đầu mùa chay, năm nay vào ngày 02.03.2022, người tín hữu Chúa Kitô nhận lãnh chút tro rắc trên trán hay trên đỉnh đầu.
Khi cử hành nghi thức xức tro, vị chủ tế đọc:” Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro, và sẽ trở về bụi tro!
Lời Kinh Thánh này là lời của Thiên Chúa nói với Ông bà nguyên tổ Adong-Evà, sau khi Ông Bà phạm lỗi luật Thiên Chúa cấm ăn qủa của cây biết lành biết dữ: “ Con người là bụi đất, và sẽ trở về bụi đất.” ( Sách Sáng Thế 3,19).
Vậy đâu là hình ảnh con người được tạo thành từ bụi đất?
Kinh Thánh thuật lại sự sáng tạo con người: “ Thiên Chúa lấy bụi đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật.” ( Sách Sáng Thế 2,7).
Hơi thở của Thiên Chúa là thần khí của Ngài làm nên con người. Nhờ thế hình hài thân xác cùng với tinh thần trí tuệ, ý chí con người có sự sống và sự phát triển.
Trong dòng thời gian từ ngày đó, con người được Thiên Chúa phú ban cho khả năng sinh truyền. Mầm sự sống được Thiên Chúa gieo cấy khắc ghi vào cơ thể của người nam và nữ. Khi hai mầm sự sống nam ( dương) và nữ ( âm) này tác hợp nối liền với nhau, sẽ nảy sinh ra sự sống một con người mới.
Đây quy trình tự nhiên của Đấng Tạo Hóa đã tạo lập ra, để cho giống nòi con người cũng như các loài thú động vật, và thảo mộc cây cỏ được tiếp tục truyền sinh phát triển trên mặt đất do Thiên Chúa sáng tạo cùng nuôi dưỡng.
Con người, theo Kinh Thánh viết tường thuật, được Thiên Chúa tạo thành hình hài từ đất không trong ý nghĩa coi thường khinh chê, là vật hèn hạ. Nhưng nói lên ý nghĩa căn bản thâm sâu hơn: sự khiêm nhường và sự an ủi.
Khía cạnh sự khiêm nhường nói lên con người không phải là Thiên Chúa. Con người không tự mình làm tạo ra mình. Con người không làm được tất cả, và đời sống con người có giới hạn. Con người luôn luôn là loài thụ tạo sống động, và phải trải qua cảnh tuổi gìa, sức yếu và ngày chấm dứt tận cùng cuộc sống hành trình trên trần gian. Không con người nào có thể thoát khỏi cảnh phải qua đời.
Dẫu vậy con người cũng nhận được sự an ủi: con người không phải là loài ma qủy thần sự dữ. Con người không được tạo thành từ những quyền lực sức mạnh tiêu cực. Nhưng từ đất tốt lành do Thiên Chúa tạo dựng nên.
Trong dòng lịch sử trải qua mọi thời đại với nhiều nền văn hóa lịch sử khác nhau, nhưng sau cùng con người cũng vẫn là thụ tạo do Thiên Chúa tạo thành từ đất.
Dù là bậc vua chúa quyền thế chức vị, người giầu sang, người gặp may mắn, người nghèo khó, đau khổ gặp bước đường bất hạnh, người có tâm trí sáng suốt thông minh, hay người yếu kém, người có sức khoẻ mạnh to lớn hay người yếu đau bệnh tật…Tất cả đều là công trình được tạo thành từ đất do Thiên Chúa tạo dựng nên.
Cho dù xưa nay trong dòng lịch sử nhân loại có nhiều cơn khủng hoảng, nhất là về bệnh dịch, như lúc này đại dịch do vi trùng Corona gây ra, đang hoành hành gây bện nạn yếu đau cùng tử vong trên toàn thế giới. Nhưng con người vẫn luôn là một công trình được tạo thành từ đất và sau cùng trở về thành (bụi) đất.
Tất cả con người nam hay nữ đều được tạo thành từ một đất tốt lành của Thiên Chúa. Không có những máu và vùng nền, chủng loại giai cấp khác nhau, như những chuyện thần thoại, hay nơi nhiều tôn giáo và những lý thuyết về nhân sinh quan thế giới theo ý thức hệ luận, đặt ra những truyền thuyết phân biệt khác nhau trong dòng thời gian xưa nay.
Nhận lãnh chút tro trên trán, trên đỉnh đầu ngày đầu mùa Chay hằng năm nói lên lòng chân thành muốn chân nhận con người luôn cần có Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên mình từ đất, hằng đồng hành ở bên cạnh.
Và như thế con người mong muốn trở về với nguồn tình yêu thương, nguồn sinh khí hơi thở sự sống bắt nguồn từ nơi Thiên Chúa, để có được sự tha thứ và chúc lành bình an.
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
Hằng năm vào ngày thứ Tư lễ Tro bắt đầu mùa chay, năm nay vào ngày 02.03.2022, người tín hữu Chúa Kitô nhận lãnh chút tro rắc trên trán hay trên đỉnh đầu.
Khi cử hành nghi thức xức tro, vị chủ tế đọc:” Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro, và sẽ trở về bụi tro!
Lời Kinh Thánh này là lời của Thiên Chúa nói với Ông bà nguyên tổ Adong-Evà, sau khi Ông Bà phạm lỗi luật Thiên Chúa cấm ăn qủa của cây biết lành biết dữ: “ Con người là bụi đất, và sẽ trở về bụi đất.” ( Sách Sáng Thế 3,19).
Vậy đâu là hình ảnh con người được tạo thành từ bụi đất?
Kinh Thánh thuật lại sự sáng tạo con người: “ Thiên Chúa lấy bụi đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật.” ( Sách Sáng Thế 2,7).
Hơi thở của Thiên Chúa là thần khí của Ngài làm nên con người. Nhờ thế hình hài thân xác cùng với tinh thần trí tuệ, ý chí con người có sự sống và sự phát triển.
Trong dòng thời gian từ ngày đó, con người được Thiên Chúa phú ban cho khả năng sinh truyền. Mầm sự sống được Thiên Chúa gieo cấy khắc ghi vào cơ thể của người nam và nữ. Khi hai mầm sự sống nam ( dương) và nữ ( âm) này tác hợp nối liền với nhau, sẽ nảy sinh ra sự sống một con người mới.
Đây quy trình tự nhiên của Đấng Tạo Hóa đã tạo lập ra, để cho giống nòi con người cũng như các loài thú động vật, và thảo mộc cây cỏ được tiếp tục truyền sinh phát triển trên mặt đất do Thiên Chúa sáng tạo cùng nuôi dưỡng.
Con người, theo Kinh Thánh viết tường thuật, được Thiên Chúa tạo thành hình hài từ đất không trong ý nghĩa coi thường khinh chê, là vật hèn hạ. Nhưng nói lên ý nghĩa căn bản thâm sâu hơn: sự khiêm nhường và sự an ủi.
Khía cạnh sự khiêm nhường nói lên con người không phải là Thiên Chúa. Con người không tự mình làm tạo ra mình. Con người không làm được tất cả, và đời sống con người có giới hạn. Con người luôn luôn là loài thụ tạo sống động, và phải trải qua cảnh tuổi gìa, sức yếu và ngày chấm dứt tận cùng cuộc sống hành trình trên trần gian. Không con người nào có thể thoát khỏi cảnh phải qua đời.
Dẫu vậy con người cũng nhận được sự an ủi: con người không phải là loài ma qủy thần sự dữ. Con người không được tạo thành từ những quyền lực sức mạnh tiêu cực. Nhưng từ đất tốt lành do Thiên Chúa tạo dựng nên.
Trong dòng lịch sử trải qua mọi thời đại với nhiều nền văn hóa lịch sử khác nhau, nhưng sau cùng con người cũng vẫn là thụ tạo do Thiên Chúa tạo thành từ đất.
Dù là bậc vua chúa quyền thế chức vị, người giầu sang, người gặp may mắn, người nghèo khó, đau khổ gặp bước đường bất hạnh, người có tâm trí sáng suốt thông minh, hay người yếu kém, người có sức khoẻ mạnh to lớn hay người yếu đau bệnh tật…Tất cả đều là công trình được tạo thành từ đất do Thiên Chúa tạo dựng nên.
Cho dù xưa nay trong dòng lịch sử nhân loại có nhiều cơn khủng hoảng, nhất là về bệnh dịch, như lúc này đại dịch do vi trùng Corona gây ra, đang hoành hành gây bện nạn yếu đau cùng tử vong trên toàn thế giới. Nhưng con người vẫn luôn là một công trình được tạo thành từ đất và sau cùng trở về thành (bụi) đất.
Tất cả con người nam hay nữ đều được tạo thành từ một đất tốt lành của Thiên Chúa. Không có những máu và vùng nền, chủng loại giai cấp khác nhau, như những chuyện thần thoại, hay nơi nhiều tôn giáo và những lý thuyết về nhân sinh quan thế giới theo ý thức hệ luận, đặt ra những truyền thuyết phân biệt khác nhau trong dòng thời gian xưa nay.
Nhận lãnh chút tro trên trán, trên đỉnh đầu ngày đầu mùa Chay hằng năm nói lên lòng chân thành muốn chân nhận con người luôn cần có Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên mình từ đất, hằng đồng hành ở bên cạnh.
Và như thế con người mong muốn trở về với nguồn tình yêu thương, nguồn sinh khí hơi thở sự sống bắt nguồn từ nơi Thiên Chúa, để có được sự tha thứ và chúc lành bình an.
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
VietCatholic TV
Người viết tiểu sử Thánh Gioan Phaolô II bàn về tội của người Nga đối với dân tộc Ukraine hiền hòa
VietCatholic Media
03:06 25/02/2022
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Nhân kỷ niệm 100 năm nạn đói kinh hoàng tại Ukraine kéo dài trong suốt hai năm 1921 và 1922, VietCatholic xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ một bài viết của ông nhan đề “Murderers’ Row, Soviet-Style”, nghĩa là “Hàng Dài Những Tên Đao Phủ Thủ Theo Kiểu Sô Viết”
Hơn một trăm năm trước, vào ngày 7 tháng 11 năm 1917, Lênin và Đảng Bolshevik của y đã phỗng tay trên cuộc cách mạng hỗn loạn của nhân dân Nga đã bắt đầu từ tám tháng trước đó, và khởi động cuộc thử nghiệm đầu tiên chủ nghĩa toàn trị trong thời hiện đại. Cuộc tắm máu sau đó là chưa từng có, không chỉ giới hạn trong bản thân cuộc thử nghiệm này mà còn tiếp diễn trong cuộc tắm máu nhân loại kinh hoàng được truyền cảm hứng bởi Lênin trong sáu thập kỷ tiếp theo. Và đáng buồn là giấc mơ của chủ nghĩa Lênin vẫn tiếp tục: trong hố sâu địa ngục Bắc Triều Tiên; trong quốc đảo ngục tù Cuba; ở nơi lẽ ra phải là một trong những quốc gia giàu có nhất hành tinh Venezuela; và ở các quốc gia khác nữa nơi người dân vẫn lầm than như Trung Quốc và Việt Nam. Trong thế kỷ 20, Lênin và các đệ tử của hắn đã gây ra nhiều vị tử đạo hơn những tên như Caligula, Nêrô và Diocletiô có thể tưởng tượng ra được. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, các cuộc tắm máu cộng sản chưa bao giờ dẫn đến những sự lên án liên tục, rõ ràng và mạnh mẽ như đối với các chế độ chuyên chế khác.Nỗi kinh hoàng mà Lênin đã tung ra hiếm khi được ghi lại một cách mạnh mẽ như trong cuốn sách mới của Anne Applebaum, “Red Famine: Stalin’s War on Ukraine”, nghĩa là “Nạn đói Đỏ: Cuộc chiến của Stalin ở Ukraine”. Trong một nghiên cứu đoạt giải Pulitzer có tựa đề Gulag, được công bố trước đó, Applebaum đã chứng minh rằng các trại lao động nô lệ ở “quần đảo ngục tù” của Aleksandr Solzhenitsyn không phải là một hệ lụy ngẫu nhiên do các chính sách của Liên Sô, mà là một phần không thể thiếu được của nó, về mặt kinh tế và chính trị. Trong Nạn đói Đỏ, Applebaum làm rõ không thể nhầm lẫn rằng hai cuộc Holodomor, nạn đói khủng bố ở Ukraine đã cướp đi sinh mạng của khoảng bốn triệu người vào năm 1932-33, và trước đó là một triệu người trong 2 năm 1921-1922, đã được tạo ra một cách giả tạo và được thực thi một cách tàn nhẫn bởi Lênin và người thừa kế của y, là Stalin, để phá vỡ tinh thần dân tộc của Ukraine trong khi cung cấp ngoại tệ từ xuất khẩu nông sản cho một Liên Sô đang chùn bước vì một nền kinh tế sai lầm. Hay nói một cách đơn giản hơn: hai tên giết người không gớm tay này đã bỏ đói khoảng năm triệu đàn ông, phụ nữ và trẻ em vì các mục đích chính trị và ý thức hệ.
Các vụ giết người hàng loạt đó có thể xảy ra trên quy mô kinh hoàng như thế là do ngọn lửa của niềm tin cách mạng hoang tưởng đã thiêu rụi nhiều lương tâm. Ví dụ, ở đây là lời khai ớn lạnh, hậu Holodomor của một nhà hoạt động cộng sản, người đã giúp thực hiện sự tàn phá thảm khốc nền nông nghiệp ở Ukraine, và thay thế nó bằng các trang trại tập thể theo đúng ý thức hệ:
Tôi tin chắc rằng cứu cánh biện minh cho phương tiện. Mục tiêu lớn của chúng tôi là chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản, và vì mục tiêu này, mọi thứ đều được phép - nói dối, ăn cắp, tiêu diệt hàng trăm nghìn và thậm chí hàng triệu người, tất cả những người đang cản trở công việc của chúng tôi, tất cả những kẻ đứng cản đường. Ngần ngại hay nghi ngờ về tất cả điều này chỉ dẫn đến “thứ tri thức buồn nôn” và “thứ chủ nghĩa tự do ngu ngốc.”
Trong vũ trụ luân lý của chủ nghĩa Bolshevism, hai cộng hai thực sự có thể bằng năm — hoặc bảy, hoặc ba, hoặc bất cứ điều gì mà Cách mạng yêu cầu.
Và do đó, giống như chế độ nô lệ, chế độ diệt chủng đã được đưa vào hệ thống của Liên Sô. Tuy nhiên, Applebaum báo cáo tiếp rằng khi hàng nghìn người Ukraine từ từ chết đói, cơ thể của họ tiêu hao đến mức những người tiều tụy nằm chết trên đường phố hoặc ven đường, “các nhà xuất khẩu Liên Sô tiếp tục vận chuyển ra khỏi đất nước trứng, thịt gia cầm, táo, các loại hạt, mật ong, mứt, cá hộp, rau đóng hộp và thịt hộp... là những thứ có thể giúp nuôi sống người dân Ukraine”. Nhưng việc cho Ukraine ăn có nghĩa là phải thừa nhận phẩm giá của những người mà Lênin và Stalin đã gạt bỏ như là “những con người cũ”, những thành phần “phú nông địa chủ”. Applebaum kết luận rằng những nạn đói chết hàng triệu người như thế không phải là các dấu chỉ cho thấy chính sách của Stalin đã thất bại; đúng hơn, “đó là một dấu chỉ của thành công”. Cách mạng đã đánh bại từng kẻ thù đáng sợ nhất của nó, từng người một, thông qua sự thống khổ từng giờ của nạn đói do nhà nước áp đặt và cưỡng chế.
Cũng không kém phần đạo đức cách mạng theo chủ nghĩa Lênin và Stalin là việc các tòa báo phương Tây ngầm chấp nhận nạn đói giả tạo hàng loạt này của các phóng viên phương Tây là những người biết rõ điều gì đang xảy ra ở Ukraine - nhưng không viết gì về nó, để không gây nguy hiểm cho các nguồn tin của họ từ Kremlin và lối sống nhàn nhã của họ ở Mạc Tư Khoa. Ở đây, nhân vật phản diện chính vẫn là Walter Duranty của New York Times, một tác nhân chính trong việc che đậy hai cuộc Holodomor, tiếp tục kéo dài đến những năm 1960 và đang được hồi sinh ở nước Nga của Putin ngày nay, như một phần của cuộc chiến tuyên truyền chống lại một Ukraine hiện đã độc lập. Đạo đức của Duranty được tóm tắt gọn gàng trong một trong những công văn năm 1935 của ông ta: “Người ta có thể phản đối rằng việc giải phẩu các động vật sống là một điều đáng buồn và đáng sợ, và sự thật là có rất nhiều người đã phản đối thử nghiệm của Liên Sô, coi đó là một thử nghiệm bất hạnh; nhưng trong cả hai trường hợp, đau khổ gây ra được thực hiện với một mục đích cao cả”.
Có lẽ để đánh dấu một trăm năm nạn đói tại Ukraine, tờ New York Times nên rút lại Giải thưởng Pulitzer dành cho Walter Duranty, như một cử chỉ nhỏ cho thấy sự ăn năn trước bàn thờ nhân loại đã rỏ máu hàng triệu triệu người.
Source:First Things
Hỡi ôi: Cha sở ngủ say quá trộm rinh tượng Thánh Gia khổng lồ mà ngài không hề hay biết
VietCatholic Media
05:42 25/02/2022
1. Ngỡ ngàng: Sáng sớm ngủ dậy, cha sở thấy tượng Thánh Gia rất lớn biến mất
Cộng đoàn giáo xứ Thánh Margaret Mary đang cầu nguyện cho sự trả lại của một bức tượng linh thiêng mà họ tin rằng đã bị đánh cắp vào tuần trước. Sở cảnh sát San Antonio đã ra một thông báo yêu cầu bất cứ ai có thông tin xin liên lạc qua số 210-207-7660 hay 210-224-STOP.
Cha Jimmy Drennan, cha sở của nhà thờ nằm ở phía đông nam của trung tâm thành phố cho biết sau một đêm ngủ dậy pho tượng Thánh Gia đồ sộ của giáo xứ đã đột nhiên biến mất mà không thể giải thích được.
Bức tượng mô tả Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse đã được Jack và Theresa Fohn tặng cho nhà thờ bốn thập kỷ trước. Tất cả những ân nhân này nay đã qua đời.
“Khi tôi de chiếc xe tải của mình vào, tôi luôn nhìn qua bãi đậu xe, tôi đọc một lời cầu nguyện với Thánh Gia, nhưng vào ngày thứ Năm ngay trước thánh lễ, bức tượng đã biến mất,” Cha Drennan nói.
Drennan cho biết nhà thờ đã từng bị phá phách trước đây nhưng không thể so sánh với biến cố kinh hoàng như thế này.
Ngài nói: “Thật là quá ngỡ ngàng khi bức tượng Thánh Gia, đã ở đây với chúng tôi trong suốt 40 năm trước trung tâm mục vụ của chúng tôi, bị dỡ bỏ chỉ trong một đêm và biến mất không để lại tăm hơi”.
Với bức tượng nặng ít nhất 300 pound và ngồi cao trên nền bê tông, Cha Drennan tin rằng vụ trộm cắp này phải liên quan đến rất nhiều người.
“Tôi tưởng tượng rằng họ đã phải mất một nỗ lực toàn đội để làm được điều này. Chúng tôi đang cầu nguyện rằng họ khuyến khích nhau làm điều đúng đắn. Chúng tôi đang nghĩ bức tượng giờ đây có thể đang nằm trong một con hẻm, ai đó có thể đã lấy trộm nó như một trò chơi ú tim và quăng vàomột nơi nào đó”.
Cha Drennan cho biết sự vắng mặt của bức tượng là một bi kịch đối với tất cả mọi người.
“Bức tượng đại diện cho cộng đồng chúng tôi. Hình ảnh Thánh Gia thể hiện sự hiệp nhất của cộng đồng như một gia đình”.
Ngài cho biết cộng đoàn sẵn sàng tha thứ cho những người chịu trách nhiệm về vụ trộm, miễn là họ đem trả lại.
“Đầu tiên chúng ta phải cầu nguyện cho những người đã đánh cắp bức tượng, và sau đó làm bất cứ điều gì có thể để lấy lại bức tượng,” Cha Drennan nói. “Chúng tôi muốn họ biết rằng cánh cửa của chúng tôi luôn rộng mở và họ là một phần của cộng đồng này. Chúng tôi yêu mến họ và chúng tôi chỉ muốn bức tượng được đưa trở lại”.
Source:KSAT
2. Fátima: Đức Hồng Y D. António Marto mời gọi cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine
Hôm 21 tháng 2, tại Fatima, Đức Hồng Y António Marto đã kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine, khi nói chuyện với những người hành hương tụ tập để cử hành lễ kính hai Thánh Francisco và Jacinta Marto, là hai trong số ba thị nhân trong các cuộc hiện ra năm 1917.
“Từ Thánh địa Hòa bình này, tôi kêu gọi anh chị em hiện diện ở đây và tất cả những người Công Giáo trong nước hãy bắt đầu chuỗi Mân Côi trong tuần này, với tư cách cá nhân, một gia đình hoặc một cộng đồng, cho hòa bình ở Ukraine”, vị Giám quản Tông Tòa Giáo phận Leiria-Fátima, nói trong một lời kêu gọi được công bố trực tuyến và gửi đến Cơ quan ECCLESIA.
Đức Hồng Y đã đề cập đến “bối cảnh hiện tại mà thế giới đã biết và đang trải qua, sau một thời gian dài của những xung đột, bất ổn, tang tóc và sợ hãi trong đó có cả nguy cơ chiến tranh”.
Ngài nhấn mạnh: “Cần phải thức tỉnh khỏi sự thờ ơ, khỏi sự mệt mỏi về tinh thần, khỏi sự chán nản có thể dẫn đến chủ nghĩa định mệnh”.
Theo Đức Hồng Y António Marto, cần phải phản bác lại ý kiến cho rằng “chỉ những cường quốc - các cường quốc kinh tế, tài chính và chính trị - mới có thể biến đổi thế giới”.
“Thiên Chúa trông cậy vào những người nhỏ bé và khiêm nhường, vào sức mạnh của đức tin nơi lòng thương xót của Người, vào chứng tá hoán cải và lòng trắc ẩn, vào sức mạnh của lời cầu nguyện để đổi mới thế giới. Chúng ta được kêu gọi nhìn về tương lai với sự tự tin, xây dựng lại mối quan hệ giữa con người và các dân tộc, với tư cách là những Người Samaritanô nhân hậu chăm sóc những người bị thương và giúp chữa lành vết thương của thời đại chúng ta”.
Nói về Thánh Francisco và Jacinta Marto, vị Hồng Y người Bồ Đào Nha nói rằng hai đứa trẻ chăn cừu nhỏ tuổi nhất là “nhân chứng sống động của con đường tâm linh này được giới thiệu bởi sự dịu dàng của Đức Mẹ sáng hơn mặt trời”.
“Họ đã để mình rơi vào vòng tay yêu thương của Thiên Chúa với tâm hồn của một đứa trẻ, không sợ hãi, hoàn toàn tin tưởng, thực sự hạnh phúc và đây là bí mật của cuộc sống thần bí kết hiệp với Chúa.”
Đức Hồng Y António Marto cho rằng “trải nghiệm này sẽ vực chúng ta dậy trong thời gian chúng ta quên Chúa, phai nhạt đức tin”. Ngài lưu ý rằng tình hình đại dịch hiện nay, “trong một thế giới đa nguyên, trong một môi trường xã hội và văn hóa của sự thờ ơ với tôn giáo, và đôi khi thù địch với tôn giáo, không có đức tin nào có thể đứng vững nếu không có chiều kích thần bí này”.
Hai em đã chết vì bệnh Cúm Tây Ban Nha, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô phong thánh vào ngày 13 tháng 5 năm 2017, trong lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra, ở Cova da Iria.
Đây là lễ kỷ niệm cuối cùng mà Đức Hồng Y António Marto chủ sự tại Thánh địa Fátima, với tư cách là Giám Mục Giáo phận Leiria-Fátima.
Vào cuối lễ kỷ niệm, trong lời phát biểu trước các nhà báo, Đức Hồng Y nói rằng ngày 13 tháng 5 năm 2017, là “thời điểm đầy đủ và đáng chú ý nhất” trong thánh chức của ngài.
Đức Hồng Y cũng nhớ lại một khoảnh khắc khác, liên quan đến vụ lockdown đầu tiên do đại dịch Covid-19 hiện nay gây ra.
“Tôi sẽ không bao giờ quên, vì điều đáng chú ý là vào ngày 13 tháng 5 năm 2020 tôi phải chủ sự một cuộc hành hương mà tôi chưa bao giờ tưởng tượng với một Thánh địa không có khách hành hương, nhưng với toàn thế giới kết hợp với chúng tôi, để cầu xin lòng Chúa thương xót”.
Đức Hồng Y António Marto đã bày tỏ mối quan tâm của ngài với tình hình khủng hoảng hiện nay ở Đông Âu.
Ngài tuyên bố: “Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng được, sau Thế chiến thứ hai, và tôi thực sự hy vọng rằng con người có thể suy ngẫm về lương tâm của mình và nhìn ra những bước họ phải tránh để không làm cho nhân loại đau khổ”.
Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Đức Cha José Ornelas Carvalho lãnh đạo giáo phận Bồ Đào Nha có một trong những đền thờ Đức Mẹ nổi tiếng nhất thế giới vào ngày 28 tháng Giêng.
Đức Cha Ornelas đã lãnh đạo giáo phận Setúbal, tây nam Bồ Đào Nha, kể từ năm 2015 và được bầu làm chủ tịch hội đồng giám mục Bồ Đào Nha vào năm 2020.
“Đức Cha José Ornelas mang theo tài sản khổng lồ và độc nhất vô nhị để tạo động lực mới cho công cuộc đổi mới mục vụ của giáo phận và Đền thờ Fátima,” Đức Hồng Y Marto nói trong một video sau khi việc bổ nhiệm được công bố.
“Ngài là một giám mục có 'mùi chiên', có mối quan hệ mật thiết và trìu mến với các tín hữu trung thành của Chúa, giáo dân, linh mục và các thành viên của đời sống thánh hiến, cởi mở cho các cuộc đối thoại đại kết và liên tôn cũng như với những người ngoại đạo”.
Đức Hồng Y Marto nói rằng ngài đã nộp đơn từ chức trước khi tròn 75 tuổi vào ngày 5 tháng 5 do “hạn chế về sức mạnh thể chất và tinh thần để có thể thực hiện đầy đủ chức vụ, theo nhu cầu mục vụ của giáo phận và Đền thờ Fatima.”
Vị Hồng Y người Bồ Đào Nha đã làm giám mục Fatima trong gần 16 năm. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lần đầu tiên phong ngài làm giám mục vào năm 2000 và Đức Bênêđíctô XVI bổ nhiệm ngài lãnh đạo giáo phận Leiria-Fátima vào năm 2006. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phong ngài làm Hồng Y vào năm 2018.
Đức Hồng Y Marto sẽ giữ chức vụ Giám Quản Tông Tòa của giáo phận cho đến khi Đức Cha Ornelas nhận tòa trong thánh lễ tại nhà thờ chính tòa ở Leiria vào ngày 13 tháng Ba.
Source:agencia.ecclesia.pt
3. Vô tín ngưỡng là thuốc phiện của quần chúng
Cộng sản nói: “tôn giáo là thuốc phiện ngu dân”, nhưng Kurt Hofer nói ngược lại. Trên tờ First Things, ông viết “Unbelief, the Opiate of the Masses”, nghĩa là “Vô tín ngưỡng, thuốc phiện của quần chúng”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
“Tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng”. Chỉ trong một cụm từ ngắn gọn, Marx đã tạo ra một cương lĩnh cho cánh tả thế tục. Thuốc phiện, tất nhiên, là ma tuý của những người nghiện; người nghiện không thể nhìn xa hơn sự phụ thuộc vào hóa chất của họ. Nhưng nếu họ tự nhốt mình trong phòng và đối diện với sự thật toát mồ hôi lạnh, những người nghiện có thể được giải thoát khỏi tai họa của họ. Bức màn của sự thiếu hiểu biết che mắt phán đoán của họ sẽ bị xé nát. Sự tỉnh táo duy lý sẽ cứu họ.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu vô tôn giáo chính là thuốc phiện thực sự của quần chúng — điều gì sẽ xảy ra nếu việc vô tín ngưỡng là thuốc an thần cho những người tự tuyên bố là dũng cảm?
Chủ nghĩa tự do chính trị hiện đại có thể đã bắt nguồn từ các nhân vật như Michel de Montaigne và Blaise Pascal. Cuộc đấu tranh biện chứng vĩ đại giữa lý trí và đức tin, những niềm vui tức thời và hạnh phúc vĩnh cửu, đã có trước Mác hàng thế kỷ, thậm chí cả chủ nghĩa thế tục của Phong trào Khai sáng.
Bởi vì nước Pháp thế kỷ mười sáu vốn bị khuấy động bởi sự đổ máu phe phái, nên Montaigne, tuy không bao giờ chính thức từ bỏ đức tin của mình, đã quả quyết rằng nguyên tắc hướng dẫn đời sống trong lĩnh vực công cộng phải là “sự hài lòng nội tại” — nghĩa là, theo đuổi các thú vui. Tất cả mọi người đều phải trở thành một người có sở thích hoặc một kẻ ăn chơi tài tử, đừng bao giờ quá quan trọng hóa bản thân và nên nhẩy từ thú vui này sang thú vui nọ. Nếu chủ nghĩa nhân bản thời Phục hưng ở thế kỷ XVI, ở một khía cạnh nào đó, là một cuộc chạy đua khô khan đối với chủ nghĩa duy vật lịch sử vốn thống trị tư tưởng cận đại, thì văn học và nghệ thuật Baroque thế kỷ XVII, về nhiều mặt, là tiền thân của cuộc phục hưng tôn giáo lãng mạn vĩ đại vào đầu thế kỷ XIX, đang có tiếng vang thời nay.
Pascal nổi tiếng trong mắt người cận đại với luận điểm “đánh cuộc” của ông - tức là đặt cược vào Thiên Chúa, bạn không có gì để thua trái lại có mọi thứ để thắng. Nhưng suy nghĩ của Pascal còn nhiều điều hơn thế. “Cuộc đánh cược” mang tính triết học lớn hơn của Pascal không chỉ là chúng ta nên đặt cược vào Chúa, mà cuối cùng, còn là các suy nghĩ về vĩnh cửu – bất luận là cuộc sống vĩnh hằng hay hư vô vô tận – là những điều không thể tránh khỏi, cho dù chúng ta cố gắng đánh lạc hướng bản thân bằng cách giải trí đến đâu.
Pascal nói với chúng ta trong “Lá thư để tìm kiếm Thiên Chúa xa hơn”, “Chúng ta không cần một linh hồn được thăng hoa cao cả mới hiểu rằng ở đời này không có sự thỏa mãn thực sự và vững chắc; mọi thú vui của chúng ta chỉ là phù vân”.
Trong cùng một lá thư, ông tiếp tục mô tả hai loại người vô thần: những người tìm kiếm thực sự, chúng ta có thể gọi họ như thế, và những người dung túng thuốc phiện vô tín ngưỡng thiếu suy nghĩ:
“Sự bất tử của linh hồn là một điều rất quan trọng đối với chúng ta, một điều chạm vào chúng ta một cách sâu xa, đến nỗi chúng ta phải mất hết cảm giác mới có thể thờ ơ đối với việc biết các sự kiện của sự việc.... Vì vậy, mối quan tâm hàng đầu và nhiệm vụ chính của chúng ta là trở nên giác ngộ về chủ đề này, mà tất cả các hành vi của chúng ta đều phụ thuộc vào đó. Và đó là lý do tại sao, đối với những người không bị thuyết phục, tôi phân biệt rõ ràng giữa những người cố gắng hết khả năng của họ để thông tri cho bản thân và những người sống mà không hề bị vấn vương hay suy nghĩ về nó”.
Trong một thế giới mà bạn có thể đặt mua ma túy trao tận cửa nhà bạn và truy cập văn hóa khiêu dâm từ điện thoại thông minh của bạn, liệu bạn có còn hoài nghi gì về loại vô thần trên thực tế của xã hội ngày nay hay không? Há xã hội nói chung của chúng ta đã không mù chữ về tôn giáo, hay “thờ ơ” theo cách nói của Pascal, đối với các lập luận như của Thánh Tôma Aquinô trong cuốn Summa Theologica [Tổng luận Thần học] của ngài nhằm chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa đó sao? Chữ tiếng Pháp divertissement, có nghĩa entertainment (giải trí) trong tiếng Anh, cũng có gốc Latinh là “diversio” (chuyển hướng); “Quay đi, chuyển hướng, đi đường vòng, lạc đề.”
Vô tín ngưỡng là thuốc phiện thực sự của quần chúng. Bằng cách dấn thân vào các thú vui đa dạng, chúng ta thực sự đang rút chân ra; tất cả chúng ta đều là những người nhất thời lao vào chứng nghiện mà các hình thức giải trí lặt vặt, từ chạy bộ đến sử dụng ma túy, mang lại cho chúng ta.
Mỗi khi mở ly bia vào chiều thứ sáu, tôi nhận ra Montaigne trong chính mình; và mỗi khi thức trắng đêm vì lo lắng, tôi hình dung Các Suy tưởng của Pascal, những suy tư vốn dày vò ông, đã trở thành của tôi.
Có lẽ đã đến lúc cần thay đổi mô hình trong cách chúng ta suy nghĩ về Thiên Chúa ở phương Tây thế tục hiện đại. Sau hai thế kỷ, trong đó tôn giáo đã được nhiều người coi là “thuốc phiện của quần chúng”, nay đã đến lúc bắt đầu phải tăng áp lực đối với những người theo thuyết bất khả tri và vô thần thoải mái. Sự lười biếng tri thức là bệnh của họ. Như Pascal nói: “Chúng ta nên suy gẫm... và sau đó nói xem có phải điều tốt đẹp duy nhất đời này hệ ở niềm hy vọng ở đời sau”.
Source:First Things
Chưa từng có trong tiền lệ ngoại giao: Đích thân Đức Thánh Cha đến Tòa Đại Sứ Nga phản đối
VietCatholic Media
16:12 25/02/2022
1. Bỏ qua các giao thức ngoại giao, Đức Thánh Cha đến Tòa Đại Sứ Nga để phản đối
Hôm Thứ Sáu, 25 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đích thân đến Đại sứ quán Nga cạnh Tòa thánh để bày tỏ quan ngại của ngài đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Đây được xem là diễn biến chưa từng có về mặt ngoại giao. Thông thường, để bày tỏ sự phản đối, chính quyền sở tại sẽ đưa công hàm đến Đại sứ quán hay trong trường hợp nghiêm trọng hơn thì triệu tập đại sứ đến Bộ Ngoại Giao để bày tỏ sự bất mãn của mình.
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Đức Giáo Hoàng đã dành hơn nửa giờ tại đại sứ quán.
Ông Bruni nói: “Đức Thánh Cha đã bày tỏ mối quan tâm của mình về chiến tranh,” nhưng từ chối cho biết các chi tiết về chuyến thăm hoặc nội dung cuộc trò chuyện.
Ông Bruni cũng không bình luận về một báo cáo của các phương tiện truyền thông Á Căn Đình cho rằng Đức Giáo Hoàng, 85 tuổi, đã đề nghị Vatican đứng làm trung gian hòa giải., Theo phóng viên thông tấn xã TASS của Nga thường trú tại Rôma Đại sứ Nga Aleksandr Avdeyev, đã phủ nhận điều này.
Avdeyev nói với hãng thông tấn RIA Novosti rằng cuộc họp kéo dài khoảng 40 phút và Đức Giáo Hoàng bày tỏ “quan ngại sâu xa” về tình hình nhân đạo ở Ukraine.
Đại sứ nói rằng Đức Giáo Hoàng “kêu gọi bảo vệ trẻ em, bảo vệ những người bệnh tật và đau khổ, và bảo vệ mọi người.”
Khi được Reuters liên lạc để đưa ra bình luận, đại sứ quán Nga cho biết đại sứ không có mặt.
Chuyến thăm của một Đức Giáo Hoàng đến đại sứ quán để bày tỏ sự phản đối với đại sứ trong thời điểm xung đột là chưa từng có trong ký ức sống động.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters ngày 14 tháng 2, trước cuộc xâm lược, đại sứ Ukraine tại Vatican, Andriy Yurash, cho biết Kiev rất mong Vatican đứng làm trung gian hòa giải xung đột.
Trong một tuyên bố hôm thứ Năm, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cho biết Tòa thánh hy vọng rằng những người nắm giữ vận mệnh của thế giới trong tay họ sẽ có một “tia sáng lương tâm”.
Các nhà lãnh đạo thế giới đã cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế khi tiến hành cuộc tấn công lớn nhất của một quốc gia chống lại quốc gia khác ở Âu Châu kể từ sau Thế chiến thứ hai.
Đức Phanxicô đã đưa ra nhiều lời kêu gọi hòa bình ở Ukraine trước cuộc xâm lược hôm thứ Năm. Ngài đã tuyên bố Thứ Tư tới, 2 tháng Ba, Thứ Tư Lễ Tro, là ngày cầu nguyện và ăn chay vì hòa bình ở Ukraine.
Hôm thứ Sáu, Tòa Thánh cũng cho biết rằng Đức Phanxicô sẽ không thể chủ sự các buổi lễ Thứ Tư Lễ Tro vì cơn đau cấp tính ở đầu gối của ngài. Ngài cũng sẽ phải bỏ qua một chuyến đi đến Florence vào Chúa Nhật này để bế mạc khóa họp của 58 giám mục và 65 thị trưởng từ khoảng 30 quốc gia Địa Trung Hải, vùng biển được coi “là cái nôi của nền văn minh,” nhưng ngày nay đã trở thành biểu tượng cho những vết thương của toàn thế giới.”
Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, là Thượng Phụ Giêrusalem của Công Giáo nghi lễ Latinh, đang tham dự cuộc họp tại Florence, đã được tờ Famiglia Cristiana, nghĩa là Gia đình Kitô, hỏi về thái độ im lặng của Đức Thượng Phụ Kirill của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa.
Ngài nói:
“Họ không im lặng, trên thực tế họ đứng về phía Putin. Chúng ta sẽ nhìn xem thái độ tai hại này sẽ đi đến đâu. Trong mọi trường hợp, các tôn giáo không thể tự mình giải quyết hết các vấn đề. Xã hội dân sự được tạo thành từ tư tưởng tôn giáo, xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị. Những điểm này cần có sự hội tụ, điều này đúng trong mọi bối cảnh mà các tôn giáo có sức nặng trong việc định nghĩa bản sắc và trong việc hình thành văn hóa.”
Đức Tổng Giám Mục âu lo rằng Thượng Phụ Kirill đã không làm việc mà ông ta phải làm là ngăn chặn bàn tay của kẻ xâm lược.
Source:Reuters
2. Ukraine lại bị thế giới bỏ rơi lần nữa
Trong chập chùng tuyệt vọng, Tổng thống Ukraine cầu xin thế giới giúp đỡ giữa bóng đen của 'bức màn sắt mới'
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết Ukraine đang lắng nghe âm thanh của bức màn sắt mới rơi xuống khi quân đội Nga tiến qua lãnh thổ đất nước của ông.
Ông Zelenskyy nói: “Những gì chúng ta nghe thấy ngày nay không chỉ là những vụ nổ tên lửa, tiếng súng giao tranh và tiếng ầm ầm của máy bay. Đây là âm thanh của một bức màn sắt mới, đã hạ xuống và đang khiến nước Nga bị loại khỏi thế giới văn minh”
“Nhiệm vụ quốc gia của chúng tôi là bảo đảm bức màn này không rơi trên đất của chúng tôi.”
Trong bối cảnh lo ngại về chính sách bành trướng của Nga, ông đã kêu gọi các đồng minh ngăn chặn cuộc xâm lược của Nga bằng cách giúp Ukraine trang bị khí tài quân sự.
“Nếu bạn không giúp chúng tôi bây giờ, nếu bạn không cung cấp hỗ trợ mạnh mẽ cho Ukraine, ngày mai chiến tranh sẽ gõ cửa nhà bạn.”
Cũng như nhiều người Ukraine, tổng thống Zelenskyy không hồ nghi rằng Ukraine đang bị bỏ rơi lần thứ n. Gọi là lần thứ n vì không ai nhớ nổi quốc gia tội nghiệp này đã bị bao nhiêu lần.
Ông Zelenskyy cho biết Liên Hiệp Âu Châu sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine bằng một loạt các biện pháp trừng phạt mới cứng rắn.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự kiến sẽ bỏ phiếu vào thứ Sáu về một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo lên án Nga xâm lược Ukraine.
Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết sẽ yêu cầu Mạc Tư Khoa “ngay lập tức, hoàn toàn, vô điều kiện”, rút khỏi Ukraine.
Nga, với tư cách là một trong năm thành viên có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an, có khả năng sẽ phủ quyết nghị quyết, quan chức Mỹ cho biết.
Tuy nhiên, Washington và những người khác coi hội đồng là một địa điểm quan trọng, nơi Mạc Tư Khoa phải buộc phải giải thích về các hành vi của mình.
“Chúng tôi sẽ không khoanh tay đứng nhìn và không làm gì cả”, một viên chức nói với các phóng viên trong một báo cáo tóm tắt.
Ngay sau những bình luận đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ra lệnh cho cái mà ông vẫn từ chối gọi là một cuộc xâm lược Ukraine.
Ông Putin cũng cho biết ông tin rằng Nga vẫn là một phần của nền kinh tế toàn cầu bất chấp một loạt các lệnh trừng phạt nhằm vào quốc gia của ông và không có kế hoạch làm tổn hại hệ thống đó.
Các lực lượng Ukraine đã chiến đấu với quân xâm lược Nga từ ba phía sau khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc tấn công bằng đường bộ, đường biển và đường không trong cuộc tấn công lớn nhất nhằm vào một quốc gia châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết 137 dân thường và quân nhân đã thiệt mạng tính đến chiều ngày thứ Năm.
Ông gọi họ là “anh hùng” trong một video gởi quốc dân đồng bào được phát hành trong đó ông cũng cho biết hàng trăm người khác đã bị thương.
Tổng thống Zelensky nói rằng mặc dù Nga tuyên bố rằng họ chỉ tấn công các mục tiêu quân sự, các địa điểm dân sự cũng đã bị tấn công.
“Họ đang giết người và biến các thành phố yên bình thành mục tiêu quân sự. Đó là tội lỗi sẽ không bao giờ được tha thứ. “
Tổng thống cho biết tất cả lính biên phòng trên đảo Zmiinyi ở vùng Odesa đã thiệt mạng hôm thứ Năm. Cơ quan bảo vệ biên giới của Ukraine trước đó trong ngày đã báo cáo rằng hòn đảo này đã bị quân Nga chiếm.
Hãng thông tấn Interfax Ukraine cho biết, Zelensky đã ký sắc lệnh về việc tổng động viên toàn quốc. Các lính nghĩa vụ và quân dự bị sẽ được triệu tập trong 90 ngày tới để “bảo đảm quốc phòng, duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu”.
Trước đó, ông đã kêu gọi người Ukraine bảo vệ đất nước của họ và nói rằng vũ khí sẽ được trao cho bất kỳ ai chuẩn bị chiến đấu.
Source:Sydney Morning Herald
3. Chiếm được Ukraine, Nga sẽ xóa sổ Giáo Hội Chính Thống Ukraine thống nhất
Sau khi cộng sản sụp đổ, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Hai nhóm sau đã chấp nhận thống nhất trong Giáo Hội Chính Thống tân lập. Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa coi Giáo Hội Chính Thống Giáo tân lập là ly giáo và cảnh cáo bất cứ Giáo Hội Chính Thống Giáo nào trên thế giới dám công nhận Giáo Hội mới này.
Tâm tình bài Nga đã dâng cao đặc biệt sau nạn đói diệt chủng Holodomor diễn ra trong hai năm 1931-1932 khiến ít nhất 7 triệu người chết vì đói. Thông qua chính sách siết chặt định mức tài nguyên nông nghiệp, Stalin chặn đứng việc cung cấp thóc giống, xăng dầu và các phương tiện canh tác cho các nông dân Ukraine. Chính sách nham hiểm này dẫn đến nạn đói kinh hoàng ngay trong thời bình, gọi là Holodomor. Tuyên bố chung của Ủy Ban Điều Tra Liên Hiệp Quốc với sự đồng thuận của 25 quốc gia vào năm 2003 nhìn nhận con số người chết trong biến cố Holodomor là từ 7 đến 10 triệu người trong hai năm 1932-1933. Trong khi đó, các sử gia Ukraine cho rằng ít nhất là 12 triệu người đã chết đói trong thời kỳ đó.
Khác với Giáo Hội Công Giáo, Chính Thống Giáo không có một cơ cấu thống nhất, nhưng chia thành 15 Giáo Hội tự trị là Constantinople, Alexandria, Antiokia, Giêrusalem, Nga, Serbia, Rumani, Bảo Gia Lợi, Georgia, Síp, Hy Lạp, Ba Lan, Albania, Tiệp Khắc, Hoa Kỳ. Giáo Hội Chính Thống Giáo tại Ukraine và Belarus không phải là các Giáo Hội độc lập nhưng phụ thuộc vào Chính Thống Giáo Nga.
Từ năm 2018, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constatinople đã nhiều lần bày tỏ ý muốn hiệp nhất ba Giáo Hội Chính Thống tại Ukraine thành một. Nhưng Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa không đồng ý vì âu lo Giáo Hội tân lập sẽ tách khỏi Mạc Tư Khoa. Sau khi hai trong ba Giáo Hội Chính Thống Giáo tại Ukraine hiệp nhất với nhau, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã khẳng định sẽ trao quy chế tự trị cho Giáo Hội tân lập.
Đáp lại, Thánh Công Đồng Chính Thống Nga (bao gồm Nga, Belarusia và Ukraine) đã quyết định chấm dứt “hiệp thông Thánh Thể” với Tòa Thượng Phụ Constatinople.
Hàng lãnh đạo Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga cho rằng họ không thể tiếp tục “hiệp thông Thánh Thể” với Tòa Thượng Phụ Constatinople vì xem quyết định của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô là một hành động lấn chiếm trên “lãnh thổ giáo luật” của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, và vì Tòa Thượng Phụ Constatinople đã thừa nhận các nhóm ly giáo, và công nhận Đức Thượng Phụ Philaret Denisenko của Chính Thống Giáo Kiev, cùng với tất cả các “giám mục” và “giáo sĩ” được phong chức bởi vị Thượng Phụ này.
Theo Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, Nga, Belarusia và Ukraine là các quốc gia nằm trong “lãnh thổ giáo luật” của Chính Thống Giáo Nga, tức là dưới quyền tài phán của Tòa này.
Trong khi đó, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô không đồng ý như vậy. Ngài giải thích như sau:
“Chính Thống Giáo Ukraine đã có từ lâu trước khi Tòa Thượng Phụ Kiev được dời đến Mạc Tư Khoa vào đầu thế kỷ 14. Việc di dời này không hề có phép về giáo luật của Giáo Hội Mẹ. Từ đó đã có những nỗ lực không mệt mỏi về phía các anh em người Kiev của chúng ta để giành độc lập khỏi sự kiểm soát của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.”
Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô nói thêm rằng không có biến cố lịch sử nào của Giáo hội Chính thống ở Ukraine “có thể biện minh cho bất kỳ sự can thiệp nào của Giáo hội tại Nga.” Hơn thế nữa, “Nga, là nước phải chịu trách nhiệm cho tình hình đau khổ hiện nay ở Ukraine, vì thế không thể đứng ra giải quyết vấn đề này.
Do đó, ngài nhấn mạnh rằng: “Thượng Phụ Đại kết đã chủ động giải quyết vấn đề bất công này.”
Ngày 6 tháng Giêng, 2019, Tổng thống Ukraine lúc bấy giờ là ông Petro Poroshenko, Chủ tịch Quốc Hội Andriy Parubiy và các thành viên của phái đoàn đã tham gia vào nghi thức trao Tomos trong Phụng vụ Thánh do Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và Đức Thượng Phụ Epiphaniy cử hành.
Nếu Nga chiếm được Ukraine, khả năng đó là rất cao. Hầu chắc, họ sẽ xóa sổ Giáo Hội Chính Thống Giáo mới của Ukraine.
Giêrusalem rung chuyển, chim sa xuống đất ở Mexico. Thần học gia kêu gọi bình tĩnh, chưa tận thế đâu
VietCatholic Media
16:19 25/02/2022
1. Thánh địa Giêrusalem rung chuyển
Bốn trận động đất đã được ghi nhận trong những tuần gần đây ở Thánh địa, Terre Sainte Magazine đưa tin. Các chấn động được mô tả là nhỏ, không vượt quá 3.7 độ Richter, nhưng sự lặp lại của chúng thật đáng lo ngại. Israel và Palestine nằm trên vùng đứt gãy Syria-Phi, nơi có hai mảng di chuyển theo cùng một hướng nhưng với tốc độ khác nhau. Trong khi các trận động đất gần đây không gây ra bất kỳ thiệt hại nào, khu vực này phải hứng chịu các trận động đất nghiêm trọng cứ sau 100 năm.
Theo một số dự đoán được đưa tin bởi Times of Israel, một trận động đất lớn có thể khiến 7,000 người chết và 145,000 người bị thương, cũng như 170,000 người mất nhà cửa.
Tình trạng của Thánh Địa Giêrusalem trong hai năm rất thê thảm do không có khách hành hương là nguồn lợi kinh tế quan trọng cho vùng này. Trong thánh lễ nửa đêm Giáng Sinh vừa qua, Đức Thượng Phụ Pierbattista Pizzaballa đã cho biết như sau:
“Lễ Giáng Sinh năm nay chắc chắn vui hơn năm ngoái. Hôm nay các tín hữu tràn ngập nhà thờ của chúng ta và thành phố đang mừng lễ. So với Giáng Sinh năm ngoái, lượng người tham gia đông hơn rất nhiều và đây là một tín hiệu đáng mừng. Tất nhiên, vẫn còn thiếu một phần quan trọng để niềm vui được trọn vẹn. Chúng ta rất nhớ những người hành hương, những người trong năm thứ hai liên tiếp không thể ở bên chúng ta, do tình trạng khẩn cấp về sức khỏe, với thời gian kéo dài hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Chúng ta cầu nguyện cho họ và đồng thời mong mỏi những lời cầu nguyện của họ, để tất cả những điều này có thể sớm kết thúc và thành phố Bêlem có thể một lần nữa đầy ắp những người hành hương, như đặc thù của nó. Chúng ta cũng cầu nguyện rằng niềm vui có thể trở lại với nhiều gia đình sống nhờ vào các cuộc hành hương và những người, vì đại dịch này, đã mất việc làm hơn hai năm nay qua và đang sống trong hoàn cảnh ngày càng khó khăn. Chúng ta hy vọng rằng với các hành động chính trị phối hợp chung, Giáo Hội và các công ty lữ hành, địa phương và quốc tế, chúng ta có thể tìm ra những cách an toàn để tiếp tục hoạt động này, bất chấp đại dịch. Điều này thực sự là cần thiết!”
Source:Terra Santa
2. Một linh mục kêu gọi dân chúng bình tĩnh: 'Mưa' chim ở Mễ Tây Cơ không phải là dấu hiệu tận thế
Một video gần đây về một đàn chim đen đột nhiên lao xuống đất ở Mễ Tây Cơ không thể nào được coi là một dấu hiệu tận thế, một linh mục đã đưa ra lập trường trên.
Đoạn video ngày 7 tháng 2 được ghi lại ở Ciudad Cuauhtémoc, thuộc bang Chihuahua của Mễ Tây Cơ, cho thấy đàn chim rơi xuống và nhiều con không thể đứng dậy được.
Cha Mario Arroyo, giáo sư tại Đại học Liên Mỹ ở Thành phố Mễ Tây Cơ, nói với ACI Prensa, ngày 16 tháng 2 rằng dù “những hình ảnh này thực sự lạnh tóc gáy nhưng mà từ đó đưa ra kết luận rằng đây là hình ảnh tiên báo ngày tận thế, một dấu hiệu từ thiên đường cảnh báo chúng ta về ngày cánh chung, thì thực sự là một bước nhảy nhào lộn quá xa”.
Cha Mario Arroyo khuyên rằng trước khi nghĩ đến một dấu hiệu tận thế, “các loại nguyên nhân khác” nên được xem xét.
Văn phòng Tư pháp Liên bang về Bảo vệ Môi trường Mễ Tây Cơ cho biết hôm 16 tháng 2 rằng những con chim rơi xuống đất chết là do “bầy chim bị điện giật khi chạm vào đường dây điện cao thế” trong khu vực.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Giáo Hoàng nói rằng các giới hạn Thánh lễ Latinh không áp dụng cho FSSP
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký một sắc lệnh vào ngày 11 tháng 2 năm 2022, miễn trừ cho các linh mục của Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô, gọi tắt là FSSP, khỏi các điều khoản của Tự Sắc Traditionis Custodes, hạn chế khả năng cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống.
Điều này đã được báo cáo qua một thông cáo báo chí của FSSP phát hành vào ngày 21 tháng 2. Tuần báo Famille Chrétienne, hay Gia Đình Kitô, cho biết việc miễn trừ có thể được mở rộng cho các dòng tu và tu hội truyền thống khác vẫn trung thành với Rôma.
Sự hoang mang tồn tại trong vài tháng qua đã được giải quyết sau một buổi tiếp kiến riêng kéo dài gần một giờ đồng hồ do Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho Tu viện trưởng dòng Bênêđíctô Paul-Joseph, bề trên tỉnh FSSP của Pháp, và Cha Vincent Ribeton, hiệu trưởng Đại chủng viện Thánh Phêrô ở Wigratzbad, bên Đức, nơi có 90 chủng sinh đang được đào tạo. Cuộc họp này không nằm trong chương trình nghị sự công khai của Đức Giáo Hoàng.
Được phỏng vấn bởi tuần báo Famille Chrétienne, Cha Paul-Joseph giải thích rằng Đức Giáo Hoàng đã chú ý và trấn an về tương lai của cộng đồng. “Trong cuộc trò chuyện rất quan trọng về tình phụ tử này, Đức Thánh Cha khẳng định với chúng tôi rằng Tự Sắc Traditionis Custodes không áp dụng cho chúng tôi, vì chúng tôi là thành viên của một cộng đồng được thành lập đặc biệt để sử dụng các sách phụng vụ cổ, và do đó chúng tôi được bảo vệ quyền đã được trao cho chúng tôi,” bề trên tỉnh FSSP tại Pháp nói.
Khi nhắc lại sự ra đời của Huynh đoàn vào năm 1988, tuyên bố cho biết, “Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài đánh giá cao về đường lối của những người sáng lập, với mong muốn của họ là trung thành với Đức Giáo Hoàng và sự tin tưởng của họ vào Giáo hội. Ngài bảo đảm rằng cử chỉ này cần được 'giữ gìn, bảo vệ và khuyến khích.'“
Một sắc lệnh được Đức Thánh Cha Phanxicô ký một tuần sau đó xác nhận các điều khoản đã được ban cho các linh mục của FSSP khi được thành lập vào năm 1988. Do đó, họ vẫn có khả năng “cử hành hy tế Thánh Thể, nghi lễ của các bí tích và các nghi thức thiêng liêng khác, cũng như việc cử hành Phụng Vụ Các Giờ Kinh theo các ấn bản cổ điển của các sách phụng vụ có hiệu lực vào năm 1962, cụ thể đó là Sách lễ Rôma, Sách Nghi thức, Sách các kinh nhật tụ”
Trong cuộc gặp gỡ với hai nhà lãnh đạo của FSSP, Đức Giáo Hoàng bảo đảm rằng các nghi thức truyền chức linh mục theo Nghi thức Tridentinô vẫn có thể tiếp tục. Đức Giáo Hoàng cũng yêu cầu Huynh đoàn Thánh Phêrô phản ánh, “càng nhiều càng tốt,” về các điều khoản của Tự Sắc Traditionis Custodes.
Khả năng mở rộng cho các dòng tu và tu hội truyền thống khác?
Tuần báo Famille Chrétienne cũng báo cáo rằng một sắc lệnh đang được chuẩn bị để được công bố vào tháng 3 để chỉ rõ các trường hợp miễn trừ mà các cộng đồng theo truyền thống khác nhưng không phải là cộng đoàn ly giáo có thể được hưởng lợi.
Các cộng đồng này là kết quả của Tự Sắc Ecclesia Dei - Giáo Hội Chúa, do Đức Gioan Phaolô II ký ngày 2 tháng 7 năm 1988, nhằm khuyến khích sự trở lại của các giáo sĩ và các tín hữu bị dụ dỗ đi theo Đức Tổng Giám Mục Lefebvre, người sáng lập Huynh Đoàn Thánh Piô X, khi họ bác bỏ Công đồng Vatican II.
Các cộng đoàn này có thể tuân theo nghi thức Tridentinô trong các nhà thờ và nhà nguyện của riêng họ, và có thể được một số giám mục kêu gọi đảm nhận các chức năng phụng vụ và mục vụ trong các nhà thờ khác, miễn là họ hiệp thông với giáo phận. Trong một số trường hợp, việc tham dự Thánh lễ Dầu là một trở ngại, do sự miễn cưỡng của một số linh mục khi đồng tế trong nghi thức sau Công đồng.
Lựa chọn trung thành với Rôma
Huynh đoàn Thánh Phêrô được thành lập vào ngày 18 tháng 7 năm 1988, tại Tu viện Hauterive, Thụy Sĩ, bởi 12 linh mục đã từ bỏ Đức Tổng Giám Mục Lefebvre sau cuộc ly giáo gây ra bởi lễ tấn phong trái phép bốn giám mục không có sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng vào ngày 30 tháng 6 cùng năm.
Trong hơn ba thập kỷ, Huynh đoàn, hiện có khoảng 330 linh mục, đã phát triển đặc biệt ở Âu Châu và Hoa Kỳ. Huynh đoàn hiện diện ở Pháp trong khoảng 40 giáo phận.
Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 20 tháng 7 năm 2021, bốn ngày sau khi Tự Sắc Traditionis Custodes được công bố, Huynh đệ đoàn Thánh Phêrô bày tỏ sự ngạc nhiên về những hạn chế, đồng thời vẫn để ngỏ cho một thỏa thuận.
“Trong bối cảnh hiện tại, chúng tôi muốn tái khẳng định lòng trung thành vững chắc của chúng tôi đối với Người kế vị thánh Phêrô, và mong muốn của chúng tôi là trung thành với Hiến pháp và đặc sủng của chúng tôi, tiếp tục phục vụ các tín hữu như chúng tôi đã làm từ khi thành lập,” FFSP cho biết như trên vào cuối tháng 2021.
Thông điệp khích lệ của Đức Thánh Cha Phanxicô năm 2013
Vào đầu triều đại giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ lòng quý trọng đối với công việc của FSSP. Trong một thông điệp gửi đến Cha Vincent Ribeton, lúc đó là Bề trên tỉnh dòng Pháp, vào ngày 29 tháng 10 năm 2013, ngài đã gửi lời chúc lành của Tòa Thánh đến các thành viên của Huynh đoàn nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập.
Đức Thánh Cha ca ngợi “tinh thần vâng phục và hy vọng tuyệt vời” của các vị sáng lập, những người đã “tin tưởng vào Đấng Kế vị Thánh Phêrô để ban cho các tín hữu gắn bó với Sách Lễ năm 1962 khả năng sống đức tin của họ trong sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội.”
Ngài cũng mời gọi cộng đồng “tham gia tích cực vào sứ mệnh của Giáo hội trong thế giới ngày nay, qua chứng tá của một đời sống thánh thiện, một đức tin vững vàng và một đức ái sáng tạo và quảng đại.”
Nhận ra “đặc sủng thích hợp” của Huynh đoàn Thánh Phêrô, ngài ca ngợi sự đóng góp của Huynh đoàn “cho sự hiểu biết và thực hiện tốt hơn Công đồng Vatican II” bằng cách liên kết việc cử hành “các mầu nhiệm thiêng liêng theo Hình thức ngoại thường của Nghi lễ Rôma” với sự “trung thành với truyền thống sống động của Giáo hội.”
Source:Aleteia