Phụng Vụ - Mục Vụ
Nếm Trước
Lm Vũđình Tường
00:34 26/02/2010
Người nấu ăn thường hay thử trước món ăn đang nấu. Thử trước với mục đích tốt. Nhờ nếm thử trước mà biết được cần nêm nếm, thêm, bớt gia vị cho món ăn hoàn chỉnh, ngon miệng, hài lòng với thành quả. Vì nếm thử nên không bao giờ ăn nhiều. Nếu thử đến no bụng, thử biến thành ăn trước.
Hầu như mọi công việc, cẩn trọng đều tốt hơn là cẩu thả. Cẩn trọng cần thiết ngay cả trong lời nói vì thế sách Huấn Ca 26,16-21 ca tụng người cẩn ngôn là ân huệ Chúa ban.
Hình thức thử
Có nhiều hình thức thử khác nhau. Thầy giáo khuyên học sinh học ôn, tập luyện bài học trước khi các em dự thi. Thợ mộc đo đi, thử lại nhiều lần tránh trường hợp cắt sai, cưa dài, làm hư mộng, lệch khớp. Châm ngôn ‘thực hành dẫn đến hoàn thiện’ được các nhà thể thao triệt để áp dụng.
Sai đi
Đức Kitô sai môn đệ đi rao giảng Tin Mừng từng hai người một. Ngài dặn dò kĩ càng trước khi sai các ông đi. Sai đi trong Kinh Thánh chính là cho nếm thử tương lai. Tương lai mà ba môn đệ nếm thử đó là vinh quang nước trời. Các ông học được nhiều bài học quí về niềm tin và con người Đức Kitô.
Mặc khải
Bài học đầu tiên Chúa mặc khải cho các tông đồ biết vinh quang Chúa. Một vinh quang vượt quá mắt trần, trí tưởng và cảm xúc con người có thể cảm nhận được. Vinh quang ngời sáng bao trùm tâm trí Phêrô đến độ nói mà không nhận biết mình nói gì. Đây là một mặc khải đặc biệt.
Mỗi người Kitô hữu đều nhận được những mặc khải cá nhân mà đôi khi chúng ta không nhận ra đó là mặc khải, hoặc gọi bằng một từ khác đi. Thực ra, lần nào đó khi cầu nguyện mà cảm thấy tâm hồn sảng khoái, giờ cầu nguyện thoáng qua như phút giây. Đó chính là lúc con người cảm nhận ân sủng Chúa mặc khải riêng cho cá nhân đó. Cảm giác các tông đồ nhận được trên núi thánh là thấy Chúa gần kề, ngời sáng, hùng vĩ, oai phong nhưng lại rất gần, rất thực. Chúng ta nhận ra Chúa trong cuộc sống, qua câu nói, sự biết ơn hay niềm vui khi tha thứ và khi thực thi đức ái. Đây là những mặc khải cá nhân Chúa ban riêng cho từng cá nhân. Hãy trân trọng đón nhận những mặc khải cá nhân đó. Chúa ban ơn mặc khải riêng ta dường như ít trân trọng đón nhận. Trái lại ước mong đón nhận mặc khải Chúa ban cho người khác. Cũng là ơn mặc khải, sao lại khi trọng, khi coi thường. Bên trọng, bên khinh không phải là tâm tình chân chính, yêu Chúa chân tình.
Tông đồ phản ứng
Phản ứng nhất thời của các tông đồ phát xuất vì thiếu đắn đo suy nghĩ. Nói rõ ra phản ứng một cách vội vã, thiếu tinh thần cầu nguyện, thiếu cân nhắc ơn Thánh Thần hoạt động trong phán đoán. Mọi quyết định thiếu hướng dẫn của Thánh Thần đều là những quyết định thiếu khôn ngoan vì Thánh Thần là Đấng ban ơn khôn ngoan. Thiếu ý kiến, hướng dẫn của Thánh Thần thì không thể gọi là khôn ngoan được. Các ông phản ứng trong lúc tâm hồn mê man vì cảnh đẹp, rực rỡ, hào quang Thiên Chúa sáng rực bầu trời. Chính trong lúc tinh thần cao ngất các ông đưa ra quyết định, chọn lựa xin phép Chúa làm ba lều để cư ngụ trên núi thánh. Đức Kitô không đáp lại lời yêu cầu ngủ mê đó, dù phát xuất do thành tâm.
Ngủ mê
Tinh thần căng thẳng mấy ai ngủ ngon giấc. Trong tâm có thao thức, chao đảo, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ là việc bình thường. Một người ngủ một cách êm thắm, bình an, người đó phải có một tâm hồn bình an, một thần khí sảng khoái. Đó chính là tâm tình của các tông đồ ngủ trên núi thánh. Các ông tìm được bình an nội tâm, các ông ngủ ngon vì có Chúa ở bên cạnh. Khác với giấc ngủ trên vườn Cây Dầu. Giấc ngủ đó có hơi men vì các ông dùng bữa Tiệc Li, có men rượu trước khi Thầy trò leo núi cộng với mệt mỏi.
Giấc ngủ yên lành là hạnh phúc Chúa ban. Chúng ta dâng lời cảm tạ do tinh thần thanh thản, thân xác thoải mái an bình.
Xuống núi
Tình trạng xuống núi biểu tỏ tâm tình của người sống trong cuộc sống hiện tại. Trong cầu nguyện đôi khi con người đụng chạm đến thần linh cũng cảm thấy tinh thần cao vời vợi, thần trí hoan lạc, mừng vui và muốn tiến bước mãi, không mệt mỏi, không chán nản. Rồi đùng một cái quay trở lại với thực tại, với hiện thực, với cuộc sống thường nhật.
Trên đường xuống núi Chúa cũng dậy các tông đồ bài học xuống núi. Cuộc sống thực tế không phải lúc nào cũng nhìn thấy trời quang, mây trắng bay, cảnh hùng vĩ của thiên nhiên. Cái đẹp ngây ngất của đất trời.
Cuộc sống thực tế có nhiều khó khăn đời người ai cũng ít nhiều trải qua. Cần trải qua gian nan, đau khổ trước khi thực sự sống cảnh vinh quang nước trời. Vinh quang được ban cho nhưng phải phấn đấu và trân trọng giữ gìn. Không thể coi thường, coi nhẹ.
Chúa nhắc nhở các môn đệ xuống núi đừng nói gì về điều tai nghe, mắt thấy vì vẻ huy hoàng, rực rỡ Chúa lớn hơn trí hiểu con người. Trần thế không gì sánh bằng. Để cảm nhận cần có đức tin. Không đức tin lời nói của các tông đồ trở nên truyện thần tiên, giả tưởng cho người nghe. Vì thế Chúa khuyên các ông nên giữ làm kỉ niệm riêng trong đời.
Hầu như mọi công việc, cẩn trọng đều tốt hơn là cẩu thả. Cẩn trọng cần thiết ngay cả trong lời nói vì thế sách Huấn Ca 26,16-21 ca tụng người cẩn ngôn là ân huệ Chúa ban.
Hình thức thử
Có nhiều hình thức thử khác nhau. Thầy giáo khuyên học sinh học ôn, tập luyện bài học trước khi các em dự thi. Thợ mộc đo đi, thử lại nhiều lần tránh trường hợp cắt sai, cưa dài, làm hư mộng, lệch khớp. Châm ngôn ‘thực hành dẫn đến hoàn thiện’ được các nhà thể thao triệt để áp dụng.
Sai đi
Đức Kitô sai môn đệ đi rao giảng Tin Mừng từng hai người một. Ngài dặn dò kĩ càng trước khi sai các ông đi. Sai đi trong Kinh Thánh chính là cho nếm thử tương lai. Tương lai mà ba môn đệ nếm thử đó là vinh quang nước trời. Các ông học được nhiều bài học quí về niềm tin và con người Đức Kitô.
Mặc khải
Bài học đầu tiên Chúa mặc khải cho các tông đồ biết vinh quang Chúa. Một vinh quang vượt quá mắt trần, trí tưởng và cảm xúc con người có thể cảm nhận được. Vinh quang ngời sáng bao trùm tâm trí Phêrô đến độ nói mà không nhận biết mình nói gì. Đây là một mặc khải đặc biệt.
Mỗi người Kitô hữu đều nhận được những mặc khải cá nhân mà đôi khi chúng ta không nhận ra đó là mặc khải, hoặc gọi bằng một từ khác đi. Thực ra, lần nào đó khi cầu nguyện mà cảm thấy tâm hồn sảng khoái, giờ cầu nguyện thoáng qua như phút giây. Đó chính là lúc con người cảm nhận ân sủng Chúa mặc khải riêng cho cá nhân đó. Cảm giác các tông đồ nhận được trên núi thánh là thấy Chúa gần kề, ngời sáng, hùng vĩ, oai phong nhưng lại rất gần, rất thực. Chúng ta nhận ra Chúa trong cuộc sống, qua câu nói, sự biết ơn hay niềm vui khi tha thứ và khi thực thi đức ái. Đây là những mặc khải cá nhân Chúa ban riêng cho từng cá nhân. Hãy trân trọng đón nhận những mặc khải cá nhân đó. Chúa ban ơn mặc khải riêng ta dường như ít trân trọng đón nhận. Trái lại ước mong đón nhận mặc khải Chúa ban cho người khác. Cũng là ơn mặc khải, sao lại khi trọng, khi coi thường. Bên trọng, bên khinh không phải là tâm tình chân chính, yêu Chúa chân tình.
Tông đồ phản ứng
Phản ứng nhất thời của các tông đồ phát xuất vì thiếu đắn đo suy nghĩ. Nói rõ ra phản ứng một cách vội vã, thiếu tinh thần cầu nguyện, thiếu cân nhắc ơn Thánh Thần hoạt động trong phán đoán. Mọi quyết định thiếu hướng dẫn của Thánh Thần đều là những quyết định thiếu khôn ngoan vì Thánh Thần là Đấng ban ơn khôn ngoan. Thiếu ý kiến, hướng dẫn của Thánh Thần thì không thể gọi là khôn ngoan được. Các ông phản ứng trong lúc tâm hồn mê man vì cảnh đẹp, rực rỡ, hào quang Thiên Chúa sáng rực bầu trời. Chính trong lúc tinh thần cao ngất các ông đưa ra quyết định, chọn lựa xin phép Chúa làm ba lều để cư ngụ trên núi thánh. Đức Kitô không đáp lại lời yêu cầu ngủ mê đó, dù phát xuất do thành tâm.
Ngủ mê
Tinh thần căng thẳng mấy ai ngủ ngon giấc. Trong tâm có thao thức, chao đảo, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ là việc bình thường. Một người ngủ một cách êm thắm, bình an, người đó phải có một tâm hồn bình an, một thần khí sảng khoái. Đó chính là tâm tình của các tông đồ ngủ trên núi thánh. Các ông tìm được bình an nội tâm, các ông ngủ ngon vì có Chúa ở bên cạnh. Khác với giấc ngủ trên vườn Cây Dầu. Giấc ngủ đó có hơi men vì các ông dùng bữa Tiệc Li, có men rượu trước khi Thầy trò leo núi cộng với mệt mỏi.
Giấc ngủ yên lành là hạnh phúc Chúa ban. Chúng ta dâng lời cảm tạ do tinh thần thanh thản, thân xác thoải mái an bình.
Xuống núi
Tình trạng xuống núi biểu tỏ tâm tình của người sống trong cuộc sống hiện tại. Trong cầu nguyện đôi khi con người đụng chạm đến thần linh cũng cảm thấy tinh thần cao vời vợi, thần trí hoan lạc, mừng vui và muốn tiến bước mãi, không mệt mỏi, không chán nản. Rồi đùng một cái quay trở lại với thực tại, với hiện thực, với cuộc sống thường nhật.
Trên đường xuống núi Chúa cũng dậy các tông đồ bài học xuống núi. Cuộc sống thực tế không phải lúc nào cũng nhìn thấy trời quang, mây trắng bay, cảnh hùng vĩ của thiên nhiên. Cái đẹp ngây ngất của đất trời.
Cuộc sống thực tế có nhiều khó khăn đời người ai cũng ít nhiều trải qua. Cần trải qua gian nan, đau khổ trước khi thực sự sống cảnh vinh quang nước trời. Vinh quang được ban cho nhưng phải phấn đấu và trân trọng giữ gìn. Không thể coi thường, coi nhẹ.
Chúa nhắc nhở các môn đệ xuống núi đừng nói gì về điều tai nghe, mắt thấy vì vẻ huy hoàng, rực rỡ Chúa lớn hơn trí hiểu con người. Trần thế không gì sánh bằng. Để cảm nhận cần có đức tin. Không đức tin lời nói của các tông đồ trở nên truyện thần tiên, giả tưởng cho người nghe. Vì thế Chúa khuyên các ông nên giữ làm kỉ niệm riêng trong đời.
Chuyện Ông Tư Dì Tư: Tàn phá dung nhan
Nguyễn Trung Tây, SVD
02:40 26/02/2010
Chuyện Ông Tư Dì Tư: Tàn phá dung nhan
...Ông Tư Dì Tư, một cặp vợ chồng Nam bộ tái định cư tại Quận Cam từ những ngày cuối tháng Mười Hai năm 75. Ông Tư hồi xưa con điền chủ khét tiếng một vùng, răng bịt vàng sáng chóe...
Dì Tư hỏi chồng,
— Ông mần chi mà tui thấy ông cứ loay hoay đi ra đi vô trong toilet, rồi lại đứng hằng giờ ở trỏng săm soi trước cái kiếng? Bộ ông đau bụng hả? Có cần uống thuốc hay không? Hay là để tui cạo gió cho. Trời lóng nầy nắng đổ lửa như than hầm, dễ bị Tào Tháo rượt lắm đó nghen.
Ông Tư bông lơn,
— Tui hổng có sao. Bà đừng có lo. Tui là người tốt cho nên bụng cũng tốt theo à. Ta nói Tào Tháo có muốn rượt, sợ cũng khó lắm. Bà còn nhớ năm ngoái lúc hai vợ chồng mình về Việt Nam thăm họ hàng hay không.
— Ờ nhớ.
— Tình thiệt mà nói trước khi lên phi cơ, tui cũng hơi ngần ngại, bởi nghe nói nhiều người về bển uống nước rồi bị Tào Tháo rượt. Nhưng mới bước được mấy bước trên đường làng á, thì ta nói thiệt tình… Gần ba mươi năm trời không gặp được bà con chòm xóm, giờ tự dưng gặp lại biết bao nhiêu người, tui vui quá xá à. Cho nên sang tới ngày thứ hai cái là tui bắt đầu sa đà, gặp thịt chó ăn thịt chó, đụng nước mía uống nước mía. Nhưng hên ông trời cho tui cái bụng tốt. Gần ba mươi năm xa nhà, giờ về Việt Nam ăn thịt chó nướng vỉ ngay bên lề đường đó, uống nước mía xay ngoài chợ sáng trưa chiều tối đủ bốn cữ mà vẫn tỉnh bơ như không!
— Hứ, ông đừng tưởng ông ngon! Tại chưa tới lúc Tào Tháo mở sổ gọi tên ông ấy. Ông đừng có quên cái hồi tui mới sanh thằng Hai xong, chiều hôm đó ông sa đà nhậu nhẹt thịt chó với lòng heo chấm mắm tôm. Lết về được tới nhà, ông thượng thổ hạ tả. Thiệt tình bữa đó ông hành tui gần chết luôn…
Ông Tư cụt hứng,
— Bà! Nói chuyện nghe mắc cười quá à…
Ngồi xuống ghế, ông Tư vô đề,
— Bà biết hông? Mới lúc nãy coi TV, tui thấy người ta nói có cái bà người Pháp được bác sĩ thẩm mỹ sửa cho lại cái mặt...
Dì Tư khịt mũi,
— Hứ, mần chi mà phải mò tới viện thẩm mỹ sửa da sửa mặt. Bà này nhiêu tuổi rồi? Dư tiền bạc quá mà...
— Bà, chưa chi đã nghĩ xấu cho người ta à. Đây nè, cái bà này bị chó cắn cái mặt nát bấy như tương vậy đó... Nhưng cũng còn hên cho bả, bởi gặp được bác sĩ thẩm mỹ rành nghề, cho nên khuôn mặt của bả trở lại gần như bình thường nguyên vẹn vậy đó.
Ông Tư tâm sự,
— Thấy chuyện người tui lại nhớ tới chuyện mình.
— Chuyện người thì tui hiểu. Còn chuyện mình là chuyện gì?
— Bộ bà không thấy vợ chồng mình sống tới tuổi này, nhìn miết ở trong gương, tui thấy tóc muối nhiều hơn tiêu. Cho nên tui thấy càng sống lâu càng thêm cơ hội khiến khuôn mặt biến dạng. Tôi thấy ở trên đời này chỉ có mình Chúa Giêsu là còn nguyên vẹn, trắng tinh vẫn là trắng tinh như tuyết, trước sau khuôn mặt của Chúa không hề thay đổi à nghen.
— Ông nói chiện! Chúa mà! Ông còn nhớ cái tuồng Chúa biến hình ở trên núi Tabo hay không?
— Bà! Sao lại có cái vụ tuồng tích ở đây. Bài Phúc Âm Chúa Biến Hình mà bà làm như là tuồng Võ Tòng Đả Hổ hay là Tiếng Trống Mê Linh không bằng.
— (Cười, cười) Ừ, ừ, thì bài Phúc Âm… Tôi nhớ hồi còn nhỏ đó ông, nghe dì phước dậy nếu mình chịu khó siêng năng đi lễ Misa, lần chuỗi Mân Côi, ngoan ngoãn với tía má thì áo rửa tội của mình lúc nào cũng trắng tinh như là áo Chúa Giêsu lúc Ngài biến hình trên núi vậy đó. Ông biết không, nghe vậy tui khoái quá, tui te te đi lễ Misa ngày hai bận. Sáng tinh mơ, chuông nhà thờ vừa đổ là tui lục đục ngồi dậy đi lễ với tía má. Còn chiều đó nghen, tui hấp tấp nấu cơm cho lè lẹ để còn kịp đi lễ. Còn tối khuya, nhiều khi tui còn nhắc nhở tía má lần chuỗi Mân Côi đó ông. Trời ơi, hồi đó tía má cứ nói mai rày lớn lên con nhỏ này sẽ đi tu cho mà coi. Nghe nói vậy, tui cũng khoái tê tê trong bụng, tui tính đi tu thiệt tình đó ông…
— Nè, bà đừng có đổ ngang là tại bà lậm tui cho nên mất đi cơ hội làm dì phước đó nghen…
Dì Tư mặt đỏ tuồng như người nhai trầu thuốc,
— Á! Ông quỷ đa! Nói năng lảm nhảm không à.
Ông Tư bập bập hơi thuốc,
— Bà làm tui nhớ chuyện ông họa sĩ vẽ tranh Bữa Tiệc Ly đó.
— Chuyện làm sao?
— Thì ổng họa sĩ chọn vẽ người đầu tiên là Chúa Giêsu. Người làm mẫu cho Chúa Giêsu, ông ấy nghĩ phải kiếm cho ra người có khuôn mặt nhân hậu nè, từ bi nè. Chỉ trong vòng một thời gian, ổng ấy đã kiếm ra người mẫu cho Chúa Giêsu. Rồi sau đó, ổng lại đi kiếm mười một người mẫu khác cho mười một vị tông đồ. Sau cùng, ổng mới đi kiếm người mẫu cho Giuđa, là một người mà theo như ổng là phải có cái khuôn mặt nham hiểm bất lương. Nhưng cũng phải mất một khoảng thời gian ông họa sĩ mới kiếm ra được người mẫu cho Giuđa đang ngồi ăn xin ở chợ. Thì mang ông ăn mày về nhà, chỉ vô bức tranh, ông họa sĩ giải thích cho người ăn mày biết công trình ông đang thực hiện. Thì thiệt là bất ngờ…
— Sao?
— Thì khi nhìn thấy Chúa Giêsu trong bức tranh, người ăn mày bật khóc, và nói, “Ông biết sao không? Người mẫu cho Chúa Giêsu trong bức tranh chính là tôi đây nè”.
— Í chèng ơi! Nghe ông kể chiện mà tự nhiên tui rùng mình ớn lạnh luôn đó ông. Tự dưng cũng muốn đi soi kiếng coi khuôn mặt mình đã biến đổi tới đâu… Mà lạ hén. Người ta nói, “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Nhưng mà tui không hiểu sao người ta lại biến đổi, mất đi cái tính bổn thiện vậy hả ông?
— Thì cũng có nhiều lý do. Nhưng tôi nghĩ cũng tại cái môi trường nơi mình sống thôi. Bà còn nhớ ông bà mình hay nói, “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”,
— Ừ…
— Hay là “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” hay không?
— Nhớ…
— Cái mặt đang tròn phúc hậu như cô Thúy Vân mà đưa vào cái ống tre ở riết thì cũng biến dạng dài thoòng. Tôi mà cứ giỡn với mực, có ngày mực đổ vấy áo hóa ra đen thui à. Cho nên tôi nhớ chuyện kể Tể Tướng Án Anh nước Tề có lần ổng công du nước Sở. Muốn làm bỉ mặt nước Tề và Án Anh, vua Sở mới bày kế, trong khi nhà vua và Án Anh đang đàm đạo, từ bên ngoài quân lính mang vô một người thanh niên mặc quần áo nước Tề, tay chân bị xiềng xích. Vua Sở mới hỏi quân lính, “Người đó tội chi mà bị xiềng xích như vậy?”. Quân lính mới thưa, “Tâu bệ hạ, người này nguyên gốc dân nước Tề, nay bị bắt vì tội ăn cắp”. Vua Sở mới quay sang hỏi Án Anh, “Bộ nước Tề có nhiều người ăn cắp lắm hay sao?”. Nghe vua nói, Án Anh mặt không biến sắc, nhưng điềm tĩnh trả lời, “Thần nghe nói quất Giang Nam nguyên thủy quất ngọt. Nhưng khi mang qua trồng bên đất Giang Bắc, quất ngọt hóa ra quất chua. Nay anh chàng thanh niên này nguyên thủy người nước Tề, ở bên nước Tề, sống một đời lương thiện cho tới khi dọn nhà qua bên đất Sở sinh sống, khi đó lại hóa ra quân trộm đạo bất lương”. Vua Sở nghe nói vậy, giận tím mặt, vẫy tay cho quân sĩ kéo người thanh niên ra ngoài…
— Chà chà, cái ông Án Anh này thiệt là lanh lợi đa, ông ha. Trả lời như vậy thì còn ai nói cho lợi với ổng. Người xưa ta nói sao mà lợi khẩu quá hén, ông…
Ông Tư bàn thêm,
— Nơi chốn mình ở chỉ là một thôi. Nguyên nhân thứ hai khiến người ta mất đi cái tính bổn thiện thì lại có liên quan tới những cái chọn lựa trong đời sống hằng ngày…
Dì Tư nóng nảy,
— Sao? Sao? Vậy là làm sao? Cái này ông phải nói thêm rồi đa.
Ông Tư chậm rãi,
— Bà còn nhớ câu chuyện bà Evà ăn trái cấm hay không?
— Chuyện đó thì ai còn lạ gì. Nhưng mà ông lôi chuyện bà Evà vào trong đây để làm cái gì?
Ông Tư trợn mắt,
— Để làm cái gì? Bà nói nghe thấy mắc cười à. Bộ bà không thấy rõ ràng là bà Evà có cái chọn lựa hay sao? Hoặc ăn hoặc không ăn. Nhưng mà cuối cùng, bả ấy cũng chọn, một cái chọn lựa khờ dài, và bởi cái chọn lựa khờ dại này, mà hai vợ chồng mất đi khuôn mặt thiên đàng. Tệ hơn nữa, từ cái chọn lựa nghèo nàn của bà Evà, trần gian mới nảy sinh ra khuôn mặt hung thủ Cain và khuôn mặt nạn nhân Abel, nối tiếp theo sau là những khuôn mặt xác chết nổi lềnh bềnh trên dòng nước Đại Hồng Thủy. Đó, bà thấy chưa?
Dì Tư rạng ngời nét mặt,
— Thôi, tui hiểu rồi. Tui nhớ đâu có lần tụi tui thắc mắc hỏi cha linh hướng Hội Legio về sự khác nhau giữa tội nhẹ với tội nặng. Có người còn hỏi, “Ơ, thưa cha, nếu khai thuế hơi quá tay một chút, rồi lấy số tiền đó gửi về cho các trại mồ côi ở bên Việt Nam, làm như vậy có được hay không?”.
— Rồi cha linh hướng nói làm sao?
— Ờ, tui nhớ đâu ổng nói in đâu như là, “Nếu cứ sống với những cái chọn lựa nghèo nàn, chẳng mấy chốc từ người làm mẫu cho Chúa Giêsu, mình sẽ trở thành người mẫu tuyệt vời cho Giuđa”. Đúng rồi đó…
— Thì đấy, vậy là bà hiểu chuyện rồi đó. Bây giờ bà còn tưởng tui bị Tào Tháo rượt nữa hay không?
Suy Niệm
Chọn lựa nghèo nàn dẫn ra đời sống nghèo nàn, khuôn mặt bần hàn.
Chọn lựa thánh thiện dẫn tới đời sống bình an, khuôn mặt an bình.
Ước chi trần gian ngày càng xuất hiện thêm nhiều khuôn mặt an bình.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin sửa lại những đường nét hư hỏng bởi những cái chọn lựa nghèo nàn trên khuôn mặt chúng con.
www.nguyentrungtay.com
Tàn phá dung nhan, Ảnh NTT |
...Ông Tư Dì Tư, một cặp vợ chồng Nam bộ tái định cư tại Quận Cam từ những ngày cuối tháng Mười Hai năm 75. Ông Tư hồi xưa con điền chủ khét tiếng một vùng, răng bịt vàng sáng chóe...
Dì Tư hỏi chồng,
— Ông mần chi mà tui thấy ông cứ loay hoay đi ra đi vô trong toilet, rồi lại đứng hằng giờ ở trỏng săm soi trước cái kiếng? Bộ ông đau bụng hả? Có cần uống thuốc hay không? Hay là để tui cạo gió cho. Trời lóng nầy nắng đổ lửa như than hầm, dễ bị Tào Tháo rượt lắm đó nghen.
Ông Tư bông lơn,
— Tui hổng có sao. Bà đừng có lo. Tui là người tốt cho nên bụng cũng tốt theo à. Ta nói Tào Tháo có muốn rượt, sợ cũng khó lắm. Bà còn nhớ năm ngoái lúc hai vợ chồng mình về Việt Nam thăm họ hàng hay không.
— Ờ nhớ.
— Tình thiệt mà nói trước khi lên phi cơ, tui cũng hơi ngần ngại, bởi nghe nói nhiều người về bển uống nước rồi bị Tào Tháo rượt. Nhưng mới bước được mấy bước trên đường làng á, thì ta nói thiệt tình… Gần ba mươi năm trời không gặp được bà con chòm xóm, giờ tự dưng gặp lại biết bao nhiêu người, tui vui quá xá à. Cho nên sang tới ngày thứ hai cái là tui bắt đầu sa đà, gặp thịt chó ăn thịt chó, đụng nước mía uống nước mía. Nhưng hên ông trời cho tui cái bụng tốt. Gần ba mươi năm xa nhà, giờ về Việt Nam ăn thịt chó nướng vỉ ngay bên lề đường đó, uống nước mía xay ngoài chợ sáng trưa chiều tối đủ bốn cữ mà vẫn tỉnh bơ như không!
— Hứ, ông đừng tưởng ông ngon! Tại chưa tới lúc Tào Tháo mở sổ gọi tên ông ấy. Ông đừng có quên cái hồi tui mới sanh thằng Hai xong, chiều hôm đó ông sa đà nhậu nhẹt thịt chó với lòng heo chấm mắm tôm. Lết về được tới nhà, ông thượng thổ hạ tả. Thiệt tình bữa đó ông hành tui gần chết luôn…
Ông Tư cụt hứng,
— Bà! Nói chuyện nghe mắc cười quá à…
Ngồi xuống ghế, ông Tư vô đề,
— Bà biết hông? Mới lúc nãy coi TV, tui thấy người ta nói có cái bà người Pháp được bác sĩ thẩm mỹ sửa cho lại cái mặt...
Dì Tư khịt mũi,
— Hứ, mần chi mà phải mò tới viện thẩm mỹ sửa da sửa mặt. Bà này nhiêu tuổi rồi? Dư tiền bạc quá mà...
— Bà, chưa chi đã nghĩ xấu cho người ta à. Đây nè, cái bà này bị chó cắn cái mặt nát bấy như tương vậy đó... Nhưng cũng còn hên cho bả, bởi gặp được bác sĩ thẩm mỹ rành nghề, cho nên khuôn mặt của bả trở lại gần như bình thường nguyên vẹn vậy đó.
Ông Tư tâm sự,
— Thấy chuyện người tui lại nhớ tới chuyện mình.
— Chuyện người thì tui hiểu. Còn chuyện mình là chuyện gì?
— Bộ bà không thấy vợ chồng mình sống tới tuổi này, nhìn miết ở trong gương, tui thấy tóc muối nhiều hơn tiêu. Cho nên tui thấy càng sống lâu càng thêm cơ hội khiến khuôn mặt biến dạng. Tôi thấy ở trên đời này chỉ có mình Chúa Giêsu là còn nguyên vẹn, trắng tinh vẫn là trắng tinh như tuyết, trước sau khuôn mặt của Chúa không hề thay đổi à nghen.
— Ông nói chiện! Chúa mà! Ông còn nhớ cái tuồng Chúa biến hình ở trên núi Tabo hay không?
— Bà! Sao lại có cái vụ tuồng tích ở đây. Bài Phúc Âm Chúa Biến Hình mà bà làm như là tuồng Võ Tòng Đả Hổ hay là Tiếng Trống Mê Linh không bằng.
— (Cười, cười) Ừ, ừ, thì bài Phúc Âm… Tôi nhớ hồi còn nhỏ đó ông, nghe dì phước dậy nếu mình chịu khó siêng năng đi lễ Misa, lần chuỗi Mân Côi, ngoan ngoãn với tía má thì áo rửa tội của mình lúc nào cũng trắng tinh như là áo Chúa Giêsu lúc Ngài biến hình trên núi vậy đó. Ông biết không, nghe vậy tui khoái quá, tui te te đi lễ Misa ngày hai bận. Sáng tinh mơ, chuông nhà thờ vừa đổ là tui lục đục ngồi dậy đi lễ với tía má. Còn chiều đó nghen, tui hấp tấp nấu cơm cho lè lẹ để còn kịp đi lễ. Còn tối khuya, nhiều khi tui còn nhắc nhở tía má lần chuỗi Mân Côi đó ông. Trời ơi, hồi đó tía má cứ nói mai rày lớn lên con nhỏ này sẽ đi tu cho mà coi. Nghe nói vậy, tui cũng khoái tê tê trong bụng, tui tính đi tu thiệt tình đó ông…
— Nè, bà đừng có đổ ngang là tại bà lậm tui cho nên mất đi cơ hội làm dì phước đó nghen…
Dì Tư mặt đỏ tuồng như người nhai trầu thuốc,
— Á! Ông quỷ đa! Nói năng lảm nhảm không à.
Ông Tư bập bập hơi thuốc,
— Bà làm tui nhớ chuyện ông họa sĩ vẽ tranh Bữa Tiệc Ly đó.
— Chuyện làm sao?
— Thì ổng họa sĩ chọn vẽ người đầu tiên là Chúa Giêsu. Người làm mẫu cho Chúa Giêsu, ông ấy nghĩ phải kiếm cho ra người có khuôn mặt nhân hậu nè, từ bi nè. Chỉ trong vòng một thời gian, ổng ấy đã kiếm ra người mẫu cho Chúa Giêsu. Rồi sau đó, ổng lại đi kiếm mười một người mẫu khác cho mười một vị tông đồ. Sau cùng, ổng mới đi kiếm người mẫu cho Giuđa, là một người mà theo như ổng là phải có cái khuôn mặt nham hiểm bất lương. Nhưng cũng phải mất một khoảng thời gian ông họa sĩ mới kiếm ra được người mẫu cho Giuđa đang ngồi ăn xin ở chợ. Thì mang ông ăn mày về nhà, chỉ vô bức tranh, ông họa sĩ giải thích cho người ăn mày biết công trình ông đang thực hiện. Thì thiệt là bất ngờ…
— Sao?
— Thì khi nhìn thấy Chúa Giêsu trong bức tranh, người ăn mày bật khóc, và nói, “Ông biết sao không? Người mẫu cho Chúa Giêsu trong bức tranh chính là tôi đây nè”.
— Í chèng ơi! Nghe ông kể chiện mà tự nhiên tui rùng mình ớn lạnh luôn đó ông. Tự dưng cũng muốn đi soi kiếng coi khuôn mặt mình đã biến đổi tới đâu… Mà lạ hén. Người ta nói, “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Nhưng mà tui không hiểu sao người ta lại biến đổi, mất đi cái tính bổn thiện vậy hả ông?
— Thì cũng có nhiều lý do. Nhưng tôi nghĩ cũng tại cái môi trường nơi mình sống thôi. Bà còn nhớ ông bà mình hay nói, “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”,
— Ừ…
— Hay là “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” hay không?
— Nhớ…
— Cái mặt đang tròn phúc hậu như cô Thúy Vân mà đưa vào cái ống tre ở riết thì cũng biến dạng dài thoòng. Tôi mà cứ giỡn với mực, có ngày mực đổ vấy áo hóa ra đen thui à. Cho nên tôi nhớ chuyện kể Tể Tướng Án Anh nước Tề có lần ổng công du nước Sở. Muốn làm bỉ mặt nước Tề và Án Anh, vua Sở mới bày kế, trong khi nhà vua và Án Anh đang đàm đạo, từ bên ngoài quân lính mang vô một người thanh niên mặc quần áo nước Tề, tay chân bị xiềng xích. Vua Sở mới hỏi quân lính, “Người đó tội chi mà bị xiềng xích như vậy?”. Quân lính mới thưa, “Tâu bệ hạ, người này nguyên gốc dân nước Tề, nay bị bắt vì tội ăn cắp”. Vua Sở mới quay sang hỏi Án Anh, “Bộ nước Tề có nhiều người ăn cắp lắm hay sao?”. Nghe vua nói, Án Anh mặt không biến sắc, nhưng điềm tĩnh trả lời, “Thần nghe nói quất Giang Nam nguyên thủy quất ngọt. Nhưng khi mang qua trồng bên đất Giang Bắc, quất ngọt hóa ra quất chua. Nay anh chàng thanh niên này nguyên thủy người nước Tề, ở bên nước Tề, sống một đời lương thiện cho tới khi dọn nhà qua bên đất Sở sinh sống, khi đó lại hóa ra quân trộm đạo bất lương”. Vua Sở nghe nói vậy, giận tím mặt, vẫy tay cho quân sĩ kéo người thanh niên ra ngoài…
— Chà chà, cái ông Án Anh này thiệt là lanh lợi đa, ông ha. Trả lời như vậy thì còn ai nói cho lợi với ổng. Người xưa ta nói sao mà lợi khẩu quá hén, ông…
Ông Tư bàn thêm,
— Nơi chốn mình ở chỉ là một thôi. Nguyên nhân thứ hai khiến người ta mất đi cái tính bổn thiện thì lại có liên quan tới những cái chọn lựa trong đời sống hằng ngày…
Dì Tư nóng nảy,
— Sao? Sao? Vậy là làm sao? Cái này ông phải nói thêm rồi đa.
Ông Tư chậm rãi,
— Bà còn nhớ câu chuyện bà Evà ăn trái cấm hay không?
— Chuyện đó thì ai còn lạ gì. Nhưng mà ông lôi chuyện bà Evà vào trong đây để làm cái gì?
Ông Tư trợn mắt,
— Để làm cái gì? Bà nói nghe thấy mắc cười à. Bộ bà không thấy rõ ràng là bà Evà có cái chọn lựa hay sao? Hoặc ăn hoặc không ăn. Nhưng mà cuối cùng, bả ấy cũng chọn, một cái chọn lựa khờ dài, và bởi cái chọn lựa khờ dại này, mà hai vợ chồng mất đi khuôn mặt thiên đàng. Tệ hơn nữa, từ cái chọn lựa nghèo nàn của bà Evà, trần gian mới nảy sinh ra khuôn mặt hung thủ Cain và khuôn mặt nạn nhân Abel, nối tiếp theo sau là những khuôn mặt xác chết nổi lềnh bềnh trên dòng nước Đại Hồng Thủy. Đó, bà thấy chưa?
Dì Tư rạng ngời nét mặt,
— Thôi, tui hiểu rồi. Tui nhớ đâu có lần tụi tui thắc mắc hỏi cha linh hướng Hội Legio về sự khác nhau giữa tội nhẹ với tội nặng. Có người còn hỏi, “Ơ, thưa cha, nếu khai thuế hơi quá tay một chút, rồi lấy số tiền đó gửi về cho các trại mồ côi ở bên Việt Nam, làm như vậy có được hay không?”.
— Rồi cha linh hướng nói làm sao?
— Ờ, tui nhớ đâu ổng nói in đâu như là, “Nếu cứ sống với những cái chọn lựa nghèo nàn, chẳng mấy chốc từ người làm mẫu cho Chúa Giêsu, mình sẽ trở thành người mẫu tuyệt vời cho Giuđa”. Đúng rồi đó…
— Thì đấy, vậy là bà hiểu chuyện rồi đó. Bây giờ bà còn tưởng tui bị Tào Tháo rượt nữa hay không?
Suy Niệm
Chọn lựa nghèo nàn dẫn ra đời sống nghèo nàn, khuôn mặt bần hàn.
Chọn lựa thánh thiện dẫn tới đời sống bình an, khuôn mặt an bình.
Ước chi trần gian ngày càng xuất hiện thêm nhiều khuôn mặt an bình.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin sửa lại những đường nét hư hỏng bởi những cái chọn lựa nghèo nàn trên khuôn mặt chúng con.
www.nguyentrungtay.com
Taborê - Một thoáng vinh quang rhiên giới
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
11:51 26/02/2010
Cũng vào dịp đầu Mùa Chay này năm trước, người CGVN khắp nơi, đặc biệt ở Giáo phận Xuân Lộc đang xôn xao về hiện tượng Đức Mẹ hiển dung tại Giáo xứ Bạch Lâm, thuộc Giáo hạt Gia Kiệm. Sự thật đến đâu, xin để cho giáo quyền xác nhận. Tuy nhiên, rất nhiều người chứng kiện hiện tượng đã chia sẻ những cảm nghiệm chung như sau:
Nếu ai đã trơng thấy sự kiện thay đổi dung nhan nơi Thánh tượng Đức Mẹ Bạch lâm thì đều mang một tấm lịng yếu mến nồng nàn đối với Đức Trinh Nữ Maria. Tất cả những ai đã một lần gặp được khuơn mặt kiều diễm của Mẹ sau nhiều ngày đêm thao thức thì lại thấy trong lịng vang lên tiếng mời gọi đến gặp Mẹ nhiều hơn. Tất cả những ai gặp khuơn mặt thánh thiện của Mẹ thị đều run sợ và nhận ra thân phận tội lỗi của mình để xin sự thứ tha của Chúa và để bắt đầu lại cuộc sống của mình.
Câu chuyện về Đức Mẹ Bạch lâm Hiển dung và những cảm nghiệm về hiện tượng đó có lẽ cũng gợi lại cho chúng ta câu chuyện về biến cố Chúa Giêsu hiển dung cách đây hơn 2000 năm. Vậy thì đâu là ý nghĩa của biến cố Chúa Giêsu hiển dung?
- Trước hết, biến cố hiển dung là biến cố chứng thực cho sự sống sau cái chết.
Quan niệm của người Dothái về sự sống lại, và sự sống sau cái chết vẫn còn có nhiều bất đồng và mơ hồ. Thậm chí nhóm Sađốc còn chủ trương không tin là có sự sống lại. Tuy nhiên, trong biến cố hiển dung, sự xuất hiện rạng ngời vinh hiển của hai nhân vật quá cố thời Cựu ước xa xưa là Môisê và Êlia, như một bằng chứng hiển nhiên và chắc chắn nói cho các môn đệ rằng có sự sống lại và sự sống sau cái chết. Nói cách khác, qua biến cố hiển dung các môn đệ có thể khẳng định một cách không sai lầm rằng có thế giới bên kia, và hai vị đại tiên tri đang sống hạnh phúc trong thế giới đó.
- Thứ đến, biến cố hiển dung là biến cố biểu lộ vinh quang thần tính của Đức Kitô.
Trong cuộc sống thường nhật, Chúa Giêsu thường chỉ biểu lộ nhân tính của Ngài là một con người như mọi người ngoại trừ tội lỗi. Còn thần tính của Ngài vẫn còn ẩn dấu. Thế nhưng, qua biến cố hiển dung, vinh quang Thiên Chúa, tức thần tính của Đức Giêsu tỏ hiện rõ nét và rạng ngời. Rõ nét đến độ, thánh Mathêu mô tả là các môn đệ choáng ngợp, té sấp mặt xuống đất: “Dung nhan Ngài chói lọi như mặt trời, y phục Ngài trắng sáng như sơn tuyết”. Rạng ngời đến độ các môn đệ chỉ còn muốn sống mãi trên núi với Chúa mà thôi. Chính thánh Phêrô xác nhận điều này: Lạy Thầy, chúng con ở đây thì tuyệt cú mèo rồi. Nếu Thầy muốn, con xin làm 3 lều….. Rõ ràng nếu các môn đệ không nhìn thấy vinh quang thần tính của Đức Giêsu thì các ông không thể có những phản ứng như thế. Dù vinh quang ấy chỉ một thoáng thôi cũng đủ làm cho các môn đệ ngây ngất cõi lòng.
- Sau nữa, biến cố hiển dung còn là biến cố khích lệ niềm tin cho các môn đệ trước viễn tượng cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Ta thấy rằng khi Chúa Giêsu bị bắt thì ít là có 2 trong 3 môn đệ đã từng chứng kiến biến cố hiển dung đã không bỏ trốn như các môn đệ khác. Điều này chứng tỏ niềm tin của 3 môn đệ này được củng cố rất nhiều, nhờ thấy trước vinh quang phục sinh của Đức Giêsu. Đối tượng cụ thể của niềm tin đó chính là Đức Kitô, Con Một Yêu Dấu của Chúa Cha trên trời. Và vì tin vào Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai, là Con Thiên Chúa, các ông cần phải lắng nghe lời dạy của Ngài: “Đây là Con Ta yêu dấu. Các Ngươi hãy nghe lời Ngài”. “Lời Ngài” mà Chúa Cha muốn nói ở đây là lời Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó tử nạn và phục sinh của Người. Lời Ngài ở đây là lời tiên báo về sự bắt bớ, tra tấn, đánh đập và bị giết chết nhục nhã trên Thánh Giá. Nghe để không bị chao đảo, nghe để không bị mất đức tin trước những thử thách nặng nề như thế.
Khi tái khám phá những ý nghĩa của biến cố hiển dung, chúng ta được mời gọi điều gì ? Chúng ta được mời gọi mỗi khi đối diện với những bế tắc, nghiệt ngã trong cuộc sống vô thường ở đời này, hãy chiêm ngắm biến cố hiển dung để hy vọng, để cậy trông vào một cuộc sống vĩnh phúc đích thực mai sau. Sau nữa chúng ta còn được gọi mời khi gặp những đau thương thử thách của thập giá, hãy hướng lòng trí lên Đức Kitô vinh quang trên núi Taborê để được khuyến lệ, để được vấn an hầu có thể vượt qua những thử thách đau thương trong cuộc đời này.
Nếu ai đã trơng thấy sự kiện thay đổi dung nhan nơi Thánh tượng Đức Mẹ Bạch lâm thì đều mang một tấm lịng yếu mến nồng nàn đối với Đức Trinh Nữ Maria. Tất cả những ai đã một lần gặp được khuơn mặt kiều diễm của Mẹ sau nhiều ngày đêm thao thức thì lại thấy trong lịng vang lên tiếng mời gọi đến gặp Mẹ nhiều hơn. Tất cả những ai gặp khuơn mặt thánh thiện của Mẹ thị đều run sợ và nhận ra thân phận tội lỗi của mình để xin sự thứ tha của Chúa và để bắt đầu lại cuộc sống của mình.
Câu chuyện về Đức Mẹ Bạch lâm Hiển dung và những cảm nghiệm về hiện tượng đó có lẽ cũng gợi lại cho chúng ta câu chuyện về biến cố Chúa Giêsu hiển dung cách đây hơn 2000 năm. Vậy thì đâu là ý nghĩa của biến cố Chúa Giêsu hiển dung?
- Trước hết, biến cố hiển dung là biến cố chứng thực cho sự sống sau cái chết.
Quan niệm của người Dothái về sự sống lại, và sự sống sau cái chết vẫn còn có nhiều bất đồng và mơ hồ. Thậm chí nhóm Sađốc còn chủ trương không tin là có sự sống lại. Tuy nhiên, trong biến cố hiển dung, sự xuất hiện rạng ngời vinh hiển của hai nhân vật quá cố thời Cựu ước xa xưa là Môisê và Êlia, như một bằng chứng hiển nhiên và chắc chắn nói cho các môn đệ rằng có sự sống lại và sự sống sau cái chết. Nói cách khác, qua biến cố hiển dung các môn đệ có thể khẳng định một cách không sai lầm rằng có thế giới bên kia, và hai vị đại tiên tri đang sống hạnh phúc trong thế giới đó.
- Thứ đến, biến cố hiển dung là biến cố biểu lộ vinh quang thần tính của Đức Kitô.
Trong cuộc sống thường nhật, Chúa Giêsu thường chỉ biểu lộ nhân tính của Ngài là một con người như mọi người ngoại trừ tội lỗi. Còn thần tính của Ngài vẫn còn ẩn dấu. Thế nhưng, qua biến cố hiển dung, vinh quang Thiên Chúa, tức thần tính của Đức Giêsu tỏ hiện rõ nét và rạng ngời. Rõ nét đến độ, thánh Mathêu mô tả là các môn đệ choáng ngợp, té sấp mặt xuống đất: “Dung nhan Ngài chói lọi như mặt trời, y phục Ngài trắng sáng như sơn tuyết”. Rạng ngời đến độ các môn đệ chỉ còn muốn sống mãi trên núi với Chúa mà thôi. Chính thánh Phêrô xác nhận điều này: Lạy Thầy, chúng con ở đây thì tuyệt cú mèo rồi. Nếu Thầy muốn, con xin làm 3 lều….. Rõ ràng nếu các môn đệ không nhìn thấy vinh quang thần tính của Đức Giêsu thì các ông không thể có những phản ứng như thế. Dù vinh quang ấy chỉ một thoáng thôi cũng đủ làm cho các môn đệ ngây ngất cõi lòng.
- Sau nữa, biến cố hiển dung còn là biến cố khích lệ niềm tin cho các môn đệ trước viễn tượng cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Ta thấy rằng khi Chúa Giêsu bị bắt thì ít là có 2 trong 3 môn đệ đã từng chứng kiến biến cố hiển dung đã không bỏ trốn như các môn đệ khác. Điều này chứng tỏ niềm tin của 3 môn đệ này được củng cố rất nhiều, nhờ thấy trước vinh quang phục sinh của Đức Giêsu. Đối tượng cụ thể của niềm tin đó chính là Đức Kitô, Con Một Yêu Dấu của Chúa Cha trên trời. Và vì tin vào Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai, là Con Thiên Chúa, các ông cần phải lắng nghe lời dạy của Ngài: “Đây là Con Ta yêu dấu. Các Ngươi hãy nghe lời Ngài”. “Lời Ngài” mà Chúa Cha muốn nói ở đây là lời Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó tử nạn và phục sinh của Người. Lời Ngài ở đây là lời tiên báo về sự bắt bớ, tra tấn, đánh đập và bị giết chết nhục nhã trên Thánh Giá. Nghe để không bị chao đảo, nghe để không bị mất đức tin trước những thử thách nặng nề như thế.
Khi tái khám phá những ý nghĩa của biến cố hiển dung, chúng ta được mời gọi điều gì ? Chúng ta được mời gọi mỗi khi đối diện với những bế tắc, nghiệt ngã trong cuộc sống vô thường ở đời này, hãy chiêm ngắm biến cố hiển dung để hy vọng, để cậy trông vào một cuộc sống vĩnh phúc đích thực mai sau. Sau nữa chúng ta còn được gọi mời khi gặp những đau thương thử thách của thập giá, hãy hướng lòng trí lên Đức Kitô vinh quang trên núi Taborê để được khuyến lệ, để được vấn an hầu có thể vượt qua những thử thách đau thương trong cuộc đời này.
Quê hương chúng ta ở trên Trời
Tuyết Mai
11:55 26/02/2010
Anh em thân mến, quê hương chúng ta ở trên trời nơi đó chúng ta mong đợi Đấng Cứu Chuộc là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người sẽ biến đổi thân xác hèn hạ của chúng ta nên giống như thân xác hiển vinh của Người, nhờ quyền lực mà Người vẫn có, để bắt muôn vật suy phục Người. Bởi thế, anh em thân mến và yêu quý, anh em là niềm hoan lạc và triều thiên của tôi; hãy vững vàng trong Chúa. (Pl 3, 20 - 4, 1).
Điều Thánh Phaolô trên khuyên nhủ chúng ta nghe thật xuôi tai và ngọt ngào như viên kẹo mà không một trẻ nào mà không muốn nghe và không muốn được khen thưởng bằng viên kẹo mút thật mời gọi. Nhưng sự thật trên đời có rất nhiều thứ quyến rũ ngon ngọt hơn là mời gọi của Thánh Phaolô và viên kẹo của ngài, bởi ai trong chúng ta được thấy Thiên Đàng bao giờ!? Thiên Đàng trong tâm tưởng của chúng ta là những gì thật mờ ảo, chắc chỉ hao hao giông giống như những phim xảo thuật của Trung Hoa là cùng!? Ai có từng coi phim Tề Thiên Đại Thánh Chưa nhỉ!? Tôi tin rằng không ai trong chúng ta mà không biết về bộ phim này, và trong phim này sự quyến rũ người coi nhiều nhất thưa có phải là những khúc mà cả thầy lẫn trò bị ma nữ cám dỗ ở trong những động mà yêu tinh chúng dựng nên những cái cảnh có bao nhiêu nàng tiên đẹp lạ đẹp lùng, nhưng sau cùng thì chúng toàn là những yêu tinh đội lốt tiên. Ai trong chúng ta đã có hân hạnh được thị kiến và xem thấy thật rõ Nước Trời ra làm sao để mà khi tỉnh thức anh chị em đó đem bán tất cả của cải, bố thí cho người nghèo khổ, và đi theo Chúa cho đến cùng!? Thưa có chứ! Nếu chúng ta tìm đọc những bài vở viết về các Thánh Nam Nữ khi các ngài còn sống thuở xưa, và cũng không thiếu những con người rất quảng đại, rất bao dung, đang sống chung quanh chúng ta.
Việc hệ trọng ở chỗ là khi chúng ta không có niềm tin vào Thiên Chúa, thì Thiên Chúa không thể đến với chúng ta và ở trong lòng của chúng ta được. Đó là điều chắc chắn, hiển nhiên, và phải tin làm vậy! Bởi khi chúng ta không có lòng tin thì Chúa có cho người chết về báo mộng thì anh chị em cũng chẳng tin!? Chỉ cần chúng ta có lòng tin chút chút từ giây phút ban đầu, và kiên nhẫn chờ đợi Chúa đến, bằng cách chúng ta phải dọn nhà tâm hồn của chúng ta sạch sẽ, bớt những rác rưởi của cuộc đời; thí dụ như anh chị em thích xem những ảnh khiêu dâm qua sách báo, Internet, phim,. .., tánh tình điêu ngoa, gian manh, lừa đảo, chuyên ăn cắp từ hạ cấp cho đến cao cấp, và những điều chúng ta làm mà lương tâm của chúng ta không cho phép, thì họa may Chúa sẽ làm những điều lạ cho chúng ta ngay trước mắt mà không cần chúng ta phải xin. Còn trong khi chúng ta vẫn sống trong tội lỗi phủ đầu thì khó lòng cho Chúa đến gần với chúng ta được, vì anh chị em có hiểu, tội lỗi thì như nam châm đi ngược đầu với sự Thánh Thiện của Thiên Chúa!? Chúa chỉ đến được với anh chị em khi mà con dao phạm tội của anh chị em chịu bỏ xuống và kêu cầu đến Chúa, nhưng có đôi khi sự bỏ dao và tu tâm của chúng ta sợ có phần hơi muộn? Chúa có thể làm gì được khi mà linh hồn của anh chị em chúng ta đã thuộc về chúng quỷ??? Nhưng có phải có nhiều sự mầu nhiệm mà chúng ta không thể nào phán đoán được Đấng mà tác tạo mọi sự trong vũ hoàn này! Lòng Thương Xót của Ngài đối với một linh hồn còn có thể gấp trăm ngàn lần tình yêu của một Super Man cứu người yêu của mình đang trầm mình trong vực sâu của sa mạc cát. Ông Super Man này đã phải dùng sức năng của mình đi ngược lại vòng của trái đất để làm thời gian trở lại như thuở ban đầu, có nghĩa là ông cố gắng hết sức của mình để đem người yêu của mình sống lại, tuy dù một tình yêu ông không biết đoạn cuối ra sao!?
Một Super Man, chỉ là chuyện giả tưởng, nhưng đối với Thiên Chúa thì cái gì cũng có thể xẩy ra, khi chúng ta biết chạy đến cùng Ngài, vì Ngài luôn cần tình yêu và linh hồn của chúng ta. Ngài yêu chúng ta đến đỗi phải chết vì chúng ta, thì tôi không tin là Ngài bỏ mặc chúng ta, nên Thánh Phaolô đã tin chắc làm vậy và khuyên chúng ta rằng hãy vững tin vào Chúa, vì Nước Trời sẽ là của chúng ta. Trong cuộc đời từ khi có trí khôn, ai ai trong chúng ta cũng biết chọn lựa những gì tốt cho chúng ta. Có phải từ khi chúng ta thức dậy mỗi buổi sáng, chúng ta cũng biết chọn lựa ngày hôm nay chúng ta sẽ sống ra làm sao!? Chúng ta chọn làm vui hay làm buồn? Mặc gì? Ăn gì? Làm gì? Đi chơi đâu? Muốn gặp gỡ những ai? Cần đi thăm ai không? v.v.v.... thì hà huống chi là chuyện trọng đại cả một đời của chúng ta để chuẩn bị hành lý mà về Quê Trời, có lẽ nào chúng ta lại tỏ ra rất là thờ ơ, vô tình, và thoái thác, thì quả thật không có cái dại nào như cái dại này!? Vì thế có Phải Mùa Chay này Chúa nhắc nhở chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức, ăn chay kiêng thịt, ăn năn, sám hối, sống bác ái, và làm việc lành thánh, để tìm về bên Chúa. Tìm nơi Ngài nguồn an ủi, bình an, yêu thương, hạnh phúc, là tình yêu bất diệt, không ai có thể lấy đi được của chúng ta.
Vâng, không gì khôn ngoan cho bằng chúng ta nghe lời Thánh Phaolô khuyên nhủ: "Hãy vững vàng trong Chúa". Amen.
Điều Thánh Phaolô trên khuyên nhủ chúng ta nghe thật xuôi tai và ngọt ngào như viên kẹo mà không một trẻ nào mà không muốn nghe và không muốn được khen thưởng bằng viên kẹo mút thật mời gọi. Nhưng sự thật trên đời có rất nhiều thứ quyến rũ ngon ngọt hơn là mời gọi của Thánh Phaolô và viên kẹo của ngài, bởi ai trong chúng ta được thấy Thiên Đàng bao giờ!? Thiên Đàng trong tâm tưởng của chúng ta là những gì thật mờ ảo, chắc chỉ hao hao giông giống như những phim xảo thuật của Trung Hoa là cùng!? Ai có từng coi phim Tề Thiên Đại Thánh Chưa nhỉ!? Tôi tin rằng không ai trong chúng ta mà không biết về bộ phim này, và trong phim này sự quyến rũ người coi nhiều nhất thưa có phải là những khúc mà cả thầy lẫn trò bị ma nữ cám dỗ ở trong những động mà yêu tinh chúng dựng nên những cái cảnh có bao nhiêu nàng tiên đẹp lạ đẹp lùng, nhưng sau cùng thì chúng toàn là những yêu tinh đội lốt tiên. Ai trong chúng ta đã có hân hạnh được thị kiến và xem thấy thật rõ Nước Trời ra làm sao để mà khi tỉnh thức anh chị em đó đem bán tất cả của cải, bố thí cho người nghèo khổ, và đi theo Chúa cho đến cùng!? Thưa có chứ! Nếu chúng ta tìm đọc những bài vở viết về các Thánh Nam Nữ khi các ngài còn sống thuở xưa, và cũng không thiếu những con người rất quảng đại, rất bao dung, đang sống chung quanh chúng ta.
Việc hệ trọng ở chỗ là khi chúng ta không có niềm tin vào Thiên Chúa, thì Thiên Chúa không thể đến với chúng ta và ở trong lòng của chúng ta được. Đó là điều chắc chắn, hiển nhiên, và phải tin làm vậy! Bởi khi chúng ta không có lòng tin thì Chúa có cho người chết về báo mộng thì anh chị em cũng chẳng tin!? Chỉ cần chúng ta có lòng tin chút chút từ giây phút ban đầu, và kiên nhẫn chờ đợi Chúa đến, bằng cách chúng ta phải dọn nhà tâm hồn của chúng ta sạch sẽ, bớt những rác rưởi của cuộc đời; thí dụ như anh chị em thích xem những ảnh khiêu dâm qua sách báo, Internet, phim,. .., tánh tình điêu ngoa, gian manh, lừa đảo, chuyên ăn cắp từ hạ cấp cho đến cao cấp, và những điều chúng ta làm mà lương tâm của chúng ta không cho phép, thì họa may Chúa sẽ làm những điều lạ cho chúng ta ngay trước mắt mà không cần chúng ta phải xin. Còn trong khi chúng ta vẫn sống trong tội lỗi phủ đầu thì khó lòng cho Chúa đến gần với chúng ta được, vì anh chị em có hiểu, tội lỗi thì như nam châm đi ngược đầu với sự Thánh Thiện của Thiên Chúa!? Chúa chỉ đến được với anh chị em khi mà con dao phạm tội của anh chị em chịu bỏ xuống và kêu cầu đến Chúa, nhưng có đôi khi sự bỏ dao và tu tâm của chúng ta sợ có phần hơi muộn? Chúa có thể làm gì được khi mà linh hồn của anh chị em chúng ta đã thuộc về chúng quỷ??? Nhưng có phải có nhiều sự mầu nhiệm mà chúng ta không thể nào phán đoán được Đấng mà tác tạo mọi sự trong vũ hoàn này! Lòng Thương Xót của Ngài đối với một linh hồn còn có thể gấp trăm ngàn lần tình yêu của một Super Man cứu người yêu của mình đang trầm mình trong vực sâu của sa mạc cát. Ông Super Man này đã phải dùng sức năng của mình đi ngược lại vòng của trái đất để làm thời gian trở lại như thuở ban đầu, có nghĩa là ông cố gắng hết sức của mình để đem người yêu của mình sống lại, tuy dù một tình yêu ông không biết đoạn cuối ra sao!?
Một Super Man, chỉ là chuyện giả tưởng, nhưng đối với Thiên Chúa thì cái gì cũng có thể xẩy ra, khi chúng ta biết chạy đến cùng Ngài, vì Ngài luôn cần tình yêu và linh hồn của chúng ta. Ngài yêu chúng ta đến đỗi phải chết vì chúng ta, thì tôi không tin là Ngài bỏ mặc chúng ta, nên Thánh Phaolô đã tin chắc làm vậy và khuyên chúng ta rằng hãy vững tin vào Chúa, vì Nước Trời sẽ là của chúng ta. Trong cuộc đời từ khi có trí khôn, ai ai trong chúng ta cũng biết chọn lựa những gì tốt cho chúng ta. Có phải từ khi chúng ta thức dậy mỗi buổi sáng, chúng ta cũng biết chọn lựa ngày hôm nay chúng ta sẽ sống ra làm sao!? Chúng ta chọn làm vui hay làm buồn? Mặc gì? Ăn gì? Làm gì? Đi chơi đâu? Muốn gặp gỡ những ai? Cần đi thăm ai không? v.v.v.... thì hà huống chi là chuyện trọng đại cả một đời của chúng ta để chuẩn bị hành lý mà về Quê Trời, có lẽ nào chúng ta lại tỏ ra rất là thờ ơ, vô tình, và thoái thác, thì quả thật không có cái dại nào như cái dại này!? Vì thế có Phải Mùa Chay này Chúa nhắc nhở chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức, ăn chay kiêng thịt, ăn năn, sám hối, sống bác ái, và làm việc lành thánh, để tìm về bên Chúa. Tìm nơi Ngài nguồn an ủi, bình an, yêu thương, hạnh phúc, là tình yêu bất diệt, không ai có thể lấy đi được của chúng ta.
Vâng, không gì khôn ngoan cho bằng chúng ta nghe lời Thánh Phaolô khuyên nhủ: "Hãy vững vàng trong Chúa". Amen.
Kết hiệp với Chúa
Cao Huy Hoàng
13:07 26/02/2010
Suy niệm Chúa nhật 2 mùa Chay C
Vào Xuân rồi Vào Chay. Hai cuộc đi vào thật đẹp của đời người. Vào Xuân để tận hưởng muôn sắc hương đậm đà của một trái đất mới. Và vào Chay, để tắm mình trong hồng ân mới của một cõi nghìn thu mới: cõi chí thánh của Đấng Nghìn Trùng Chí Thánh.
Vào Xuân thêm một tuổi đời
Vào Chay thêm cả một trời hồng ân
Vào Xuân hái lộc dương trần
Vào Chay múc cả tình thân Chúa Trời
Vào Xuân đươm búp nẩy chồi
Vào Chay lột xác ra người mới toanh.
(Tuyết Mai Texas)
Gần như năm nào, hai mùa Xuân và mùa Chay cũng song hành. Thỉnh thoảng bước trước bước sau không xa nhau mấy bước, nhưng vẫn trong cùng một thời điểm cây ra lá, người ra hoa, hoặc trong cùng một thời điểm trổ hoa trên gốc mai già tưởng cằn cỗi. Trẻ đón xuân vui cười phơi phới, già chầm chậm nghiền ngẫm cái thú vị của cuộc nhân sinh.
Soi gương thì thấy mình già
Soi lòng thì thấy mình là thanh niên
Tôi không nhớ mình đã đọc câu thơ này ở đâu, chỉ nhớ là trong thời gian lo giới trẻ trong giáo xứ. Lúc ấy, tôi cũng chưa thực già, chỉ lớn hơn lớp trẻ chừng mươi tuổi. Nhưng cứ mỗi lần Xuân đến, lại thấy tuổi già cũng xồng xộc đi theo. Không có sức cản! Ngay lúc trong lòng vẫn còn ước ao sức xuân sung mãn đừng héo tàn, thì lực cũng bất tòng tâm.
Hình dung héo úa của đời sống thể xác con người, hương sắc tàn phai nôm na như đóa phù dung chia tay trong hoàng hôn nhạt nắng, được nhắc nhớ, được minh họa ngay trong chút tàn tro nhẹ tênh rắc trên đầu người trong ngày Vào Chay giữa sắc xuân hồng còn thắm.(thứ tư lễ tro)
Cuộc chiến không cân sức trong cuộc làm người, giữa hai chiều hướng hạ và hướng thượng mà phần chiến thắng chắc chắn nghiêng hẳn và thuộc về Người của Thiên Chúa, nơi Đức Giêsu cũng xảy ra trong mùa xuân đương hồi bừng bừng muôn sức sống. (Chúa nhật 1 Chay)
Và hôm nay, Chúa nhật thứ 2 mùa Chay, bữa tiệc Lời Chúa thật thịnh soạn đang dọn sẵn cho chúng ta khi nắng xuân ấm dần thành sức nóng chảy tan bao tuyết giá:
-Một Giao ước mới Thiên Chúa đã thiết lập giữa Thiên Chúa Mùa Xuân Vĩnh Cửu và con người có đức tin vào Thiên Chúa. (x.St 15, 5-12.17-18).
-Dẫu thân phận con người mang tính hay chết mang tật héo tàn nhưng nhờ Đức Tin vào Thiên Chúa, qua Đức Giêsu, chính Đức Giêsu “sẽ biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người”. (x.Pl 3,17-4, 1).
-Chính Chúa Giêsu cho các môn đệ thấy trước thân xác vinh hiển của Ngài khi kết hợp hoàn toàn với Cha- Cha trong Con và Con trong Cha. (x.Lc 9,28-36).
Một bữa tiệc Lời Chúa thịnh soạn trong mùa xuân, vì Lời Chúa cho ta tận hưởng trước toàn cảnh và chân dung Mùa Xuân Vĩnh Cửu dành cho những ai tin tưởng nơi Thiên Chúa và chấp nhận đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu, Con Chí Ái của Ngài.
Để tham dự bữa tiệc mùa xuân vĩnh cửu nầy, Thiên Chúa mời gọi mỗi người biết lắng nghe Lời Chúa Giêsu và biến đổi cuộc sống phù dung thành cuộc sống mới.
Có biết bao lo toan cho sắc xuân mãi đậm đà, cho sức xuân không vơi, không hồn xuân luôn an vui phơi phới. Nhưng thiết tưởng, có ai đã giữ mãi cho mình sắc xuân, sức xuân hay hương xuân đến muôn kiếp muôn đời.
Đang có không ít người chỉ lo chăm sóc cho làn da mái tóc, bằng đủ loại mỹ phẩm, lo kiện toàn sức khỏe phần xác bằng thuốc bổ, bằng thần dược, hoặc lo tìm vui thân xác. Trong khi đó, lại hờ hững cách cố tình để cho đời sống tâm linh già cỗi, nhăn nheo trong một thể xác tráng kiện to đùng, trong một thân hình đẫy đà no mướt múp. Họ muốn “soi lòng thì thấy mình là thanh niên chăng”? Thanh niên của cuộc đời trần thế! Chỉ có tấm lòng của Chúa Giêsu mới là một tấm lòng thanh niên đầy sức mạnh, đầy sức trẻ, tấm lòng luôn mới, để biến đổi những ai kết hợp với Ngài nên mới, nên mạnh mẽ, nên trẻ trung.
Bởi thế, nếu “soi lòng thì thấy mình là thanh niên”, nên soi lòng mình trước mặt Thiên Chúa.
-Mỗi giây phút kết hiệp với Chúa trong ngày, là một lần được cùng Ngài lên núi, để gặp gỡ, để chạm tới sức sống vô viên, sức xuân vĩnh cửu; để múc lấy nguồn sống thanh xuân, sức mạnh diệu kỳ cho tâm linh an bình thư thái.
Rồi từ ấy,
-Mỗi việc lành phúc đức, trở nên một chút hy sinh lột xác, làm cho tâm hồn ta lột được vết nhăn nheo của thời gian
-Chút sẻ chia những đồng tiền chắt chiu nhỏ bé, đổi lấy được một niềm vui lâu bền hơn những cuộc vui đốt tiền xa xỉ.
Lời Chúa thắp lên trong ta niềm hy vọng vinh hiển, nhờ việc kết hiệp với Thiên Chúa, đồng dạng với Chúa Giêsu chịu thương khó, và cùng biến hình với Chúa Giêsu nên thân xác sáng láng.
Sẽ không có một đời sống tâm linh tật nguyền òi ọp, trong một thân xác tàn tạ theo tuổi đời; nhưng ngược lại, đầy sức xuân phơi phới, nếu ta tìm được đúng địa chỉ Chúa Giêsu: vươn lên mọi bận vướng trần gian để kết hiệp toàn thân toàn tính với Thiên Chúa,
Mỗi chúng ta sẽ chấp nhận sự già nua và hay chết dĩ nhiên của thân xác, nhưng không chấp nhận sự tàn tạ và diệt vong của linh hồn, không đáng có.
Cùng Chúa Giêsu, chúng ta sửa sắc đẹp bằng sự lột xác là những hy sinh từ bỏ hằng ngày, với niềm tin “Đức Giêsu sẽ biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người”.
Lạy Chúa, chúng con tin Chúa là sắc xuân, là sức xuân, là hương xuân của chúng con. Xin cho chúng con biết kết hiệp liên lỉ với Chúa, qua Chúa Giêsu, để vui mừng chịu thương khó với Ngài, và đáng được hưởng niềm vinh phúc vinh hiển với Ngài ngàn thu. A men.
Vào Xuân rồi Vào Chay. Hai cuộc đi vào thật đẹp của đời người. Vào Xuân để tận hưởng muôn sắc hương đậm đà của một trái đất mới. Và vào Chay, để tắm mình trong hồng ân mới của một cõi nghìn thu mới: cõi chí thánh của Đấng Nghìn Trùng Chí Thánh.
Vào Xuân thêm một tuổi đời
Vào Chay thêm cả một trời hồng ân
Vào Xuân hái lộc dương trần
Vào Chay múc cả tình thân Chúa Trời
Vào Xuân đươm búp nẩy chồi
Vào Chay lột xác ra người mới toanh.
(Tuyết Mai Texas)
Gần như năm nào, hai mùa Xuân và mùa Chay cũng song hành. Thỉnh thoảng bước trước bước sau không xa nhau mấy bước, nhưng vẫn trong cùng một thời điểm cây ra lá, người ra hoa, hoặc trong cùng một thời điểm trổ hoa trên gốc mai già tưởng cằn cỗi. Trẻ đón xuân vui cười phơi phới, già chầm chậm nghiền ngẫm cái thú vị của cuộc nhân sinh.
Soi gương thì thấy mình già
Soi lòng thì thấy mình là thanh niên
Tôi không nhớ mình đã đọc câu thơ này ở đâu, chỉ nhớ là trong thời gian lo giới trẻ trong giáo xứ. Lúc ấy, tôi cũng chưa thực già, chỉ lớn hơn lớp trẻ chừng mươi tuổi. Nhưng cứ mỗi lần Xuân đến, lại thấy tuổi già cũng xồng xộc đi theo. Không có sức cản! Ngay lúc trong lòng vẫn còn ước ao sức xuân sung mãn đừng héo tàn, thì lực cũng bất tòng tâm.
Hình dung héo úa của đời sống thể xác con người, hương sắc tàn phai nôm na như đóa phù dung chia tay trong hoàng hôn nhạt nắng, được nhắc nhớ, được minh họa ngay trong chút tàn tro nhẹ tênh rắc trên đầu người trong ngày Vào Chay giữa sắc xuân hồng còn thắm.(thứ tư lễ tro)
Cuộc chiến không cân sức trong cuộc làm người, giữa hai chiều hướng hạ và hướng thượng mà phần chiến thắng chắc chắn nghiêng hẳn và thuộc về Người của Thiên Chúa, nơi Đức Giêsu cũng xảy ra trong mùa xuân đương hồi bừng bừng muôn sức sống. (Chúa nhật 1 Chay)
Và hôm nay, Chúa nhật thứ 2 mùa Chay, bữa tiệc Lời Chúa thật thịnh soạn đang dọn sẵn cho chúng ta khi nắng xuân ấm dần thành sức nóng chảy tan bao tuyết giá:
-Một Giao ước mới Thiên Chúa đã thiết lập giữa Thiên Chúa Mùa Xuân Vĩnh Cửu và con người có đức tin vào Thiên Chúa. (x.St 15, 5-12.17-18).
-Dẫu thân phận con người mang tính hay chết mang tật héo tàn nhưng nhờ Đức Tin vào Thiên Chúa, qua Đức Giêsu, chính Đức Giêsu “sẽ biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người”. (x.Pl 3,17-4, 1).
-Chính Chúa Giêsu cho các môn đệ thấy trước thân xác vinh hiển của Ngài khi kết hợp hoàn toàn với Cha- Cha trong Con và Con trong Cha. (x.Lc 9,28-36).
Một bữa tiệc Lời Chúa thịnh soạn trong mùa xuân, vì Lời Chúa cho ta tận hưởng trước toàn cảnh và chân dung Mùa Xuân Vĩnh Cửu dành cho những ai tin tưởng nơi Thiên Chúa và chấp nhận đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu, Con Chí Ái của Ngài.
Để tham dự bữa tiệc mùa xuân vĩnh cửu nầy, Thiên Chúa mời gọi mỗi người biết lắng nghe Lời Chúa Giêsu và biến đổi cuộc sống phù dung thành cuộc sống mới.
Có biết bao lo toan cho sắc xuân mãi đậm đà, cho sức xuân không vơi, không hồn xuân luôn an vui phơi phới. Nhưng thiết tưởng, có ai đã giữ mãi cho mình sắc xuân, sức xuân hay hương xuân đến muôn kiếp muôn đời.
Đang có không ít người chỉ lo chăm sóc cho làn da mái tóc, bằng đủ loại mỹ phẩm, lo kiện toàn sức khỏe phần xác bằng thuốc bổ, bằng thần dược, hoặc lo tìm vui thân xác. Trong khi đó, lại hờ hững cách cố tình để cho đời sống tâm linh già cỗi, nhăn nheo trong một thể xác tráng kiện to đùng, trong một thân hình đẫy đà no mướt múp. Họ muốn “soi lòng thì thấy mình là thanh niên chăng”? Thanh niên của cuộc đời trần thế! Chỉ có tấm lòng của Chúa Giêsu mới là một tấm lòng thanh niên đầy sức mạnh, đầy sức trẻ, tấm lòng luôn mới, để biến đổi những ai kết hợp với Ngài nên mới, nên mạnh mẽ, nên trẻ trung.
Bởi thế, nếu “soi lòng thì thấy mình là thanh niên”, nên soi lòng mình trước mặt Thiên Chúa.
-Mỗi giây phút kết hiệp với Chúa trong ngày, là một lần được cùng Ngài lên núi, để gặp gỡ, để chạm tới sức sống vô viên, sức xuân vĩnh cửu; để múc lấy nguồn sống thanh xuân, sức mạnh diệu kỳ cho tâm linh an bình thư thái.
Rồi từ ấy,
-Mỗi việc lành phúc đức, trở nên một chút hy sinh lột xác, làm cho tâm hồn ta lột được vết nhăn nheo của thời gian
-Chút sẻ chia những đồng tiền chắt chiu nhỏ bé, đổi lấy được một niềm vui lâu bền hơn những cuộc vui đốt tiền xa xỉ.
Lời Chúa thắp lên trong ta niềm hy vọng vinh hiển, nhờ việc kết hiệp với Thiên Chúa, đồng dạng với Chúa Giêsu chịu thương khó, và cùng biến hình với Chúa Giêsu nên thân xác sáng láng.
Sẽ không có một đời sống tâm linh tật nguyền òi ọp, trong một thân xác tàn tạ theo tuổi đời; nhưng ngược lại, đầy sức xuân phơi phới, nếu ta tìm được đúng địa chỉ Chúa Giêsu: vươn lên mọi bận vướng trần gian để kết hiệp toàn thân toàn tính với Thiên Chúa,
Mỗi chúng ta sẽ chấp nhận sự già nua và hay chết dĩ nhiên của thân xác, nhưng không chấp nhận sự tàn tạ và diệt vong của linh hồn, không đáng có.
Cùng Chúa Giêsu, chúng ta sửa sắc đẹp bằng sự lột xác là những hy sinh từ bỏ hằng ngày, với niềm tin “Đức Giêsu sẽ biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người”.
Lạy Chúa, chúng con tin Chúa là sắc xuân, là sức xuân, là hương xuân của chúng con. Xin cho chúng con biết kết hiệp liên lỉ với Chúa, qua Chúa Giêsu, để vui mừng chịu thương khó với Ngài, và đáng được hưởng niềm vinh phúc vinh hiển với Ngài ngàn thu. A men.
Vinh quang Chúa
Lm Jb Nguyễn Minh Phương, C.Ss.R
13:10 26/02/2010
Chúa nhật II mùa chay C (Lc 9, 28b-26)
Người Việt Nam đã quan niệm “Sống gửi thác về”.
Quan niệm này thật đáng trân trọng. Tuy nhiên “về đâu” thì lại còn tùy thuộc vào kinh nghiệm tâm linh của từng người.
Riêng người tín hữu, được lời Chúa hướng dẫn, trên cuộc lữ hành trần thế, họ bước đi theo ánh sáng của vinh quang thiên giới mà đích đến sẽ là quê trời vĩnh cửu.
I. PHÙ VÂN
Là người, ai cũng cần đến nhu cầu vật chất để tồn tại. Để có vật chất, nhiều người đã vất vả ngược xuôi để tìm định cư nơi những miền đất trù phú tràn trề sữa mật…; không ít người xây dựng cuộc đời trên những theo cách trần thế. Nhiều vị vua trần gian còn xây những lăng mộ cho chính mình để kéo dài sự tồn tại của bản thân bên kia cái chết.
Trái lại, ngày nọ, trong khi ông Áp-ra-ham già nua cùng với gia đình sống giàu sang sung túc thì Đức Chúa đã kêu gọi ông phải từ bỏ tất cả để đi theo tiếng Chúa (x. St 12, 1-9). Đức Chúa đã hứa ban cho cho ông: có đất làm gia nghiệp, có con để nối dõi. Người còn hứa ban cho ông được dòng dõi đúc như những vì sao trên vòm trời. Để giữ đúng lời hứa, Đức Chúa đã kết giao ước với ông (x. St 15, 5-12.17-18).
Thì ra, tất cả sang trọng của thế gian chỉ là phù vân; của cải, tài sản, niềm vui, ngay cả những khôn ngoan của con người cũng chỉ là phù vân. Ông Áp-ra-ham đã không rơi vào cơn cám dỗ đắm mình trong những phù vân. Ông đã hoàn toàn tin tưởng Đức Chúa và bước đi theo đường lối của Người.
II. VINH QUANG CHÚA
Nối tiếp lòng tin của ông Ap-ra-ham, hôm nay, các môn đệ Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê cũng theo Đức Giê-su lên núi và đã chiếm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Giê-su.
Trên núi cao Đức Giê-su đã mạc khải chính Người là trung tâm của lịch sử khi đàm đạo với hai nhân vật đặc biệt trong lịch sử cứu độ: ông Mô-sê đại diện cho lề luật, ông Ê-li-a đại diện cho các ngôn sứ. Như thế, tất cả lề luật và lời dạy của các ngôn sứ đã hướng về Đức Giê-su, Ngôi Lời của Thiên Chúa làm người.
Đang khi Đức Giê-su cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa (Lc 9, 28). Thánh Mác-cô còn xác định “Y phục người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy” (Mc 9, 3). Rõ ràng không có điều gì ở trần gian có thể so sánh được với Đức Giê-su. Người là Thiên Chúa vĩnh cửu “là một hôm qua cũng như hôm nay và như vậy mãi mãi đến muôn đời (Dt 13, 8).
Dung mạo Đức Giê-su rực rỡ, y phục Người đã chói lòa vinh quang thiên giới. Vinh quang ấy đã tỏa sáng trên cuộc đời các môn đệ, cuốn hút các ông đến nỗi ông Phê-rô tràn ngập niềm hạnh phúc quyết định nhanh chóng và vui sướng thốt lên: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a” (Lc 9, 33).
Vinh quang thiên giới đã được Đức Giê-su mạc khải và cuốn hút ông Phê-rô khiến ông quên đi tất cả chuyện trần gian, quên luôn bản thân mà chỉ còn biết phục vụ Thiên Chúa, phục vụ lề luật, phục vụ lời ngôn sứ, phục vụ ơn cứu độ.
Vinh quang thiên giới tiếp tục cuốn hút thánh Phao-lô khi ngài xác tín: “Quê hương chúng ta ở trên trời và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta” (Pl3, 3) và mời gọi: “Anh em hãy kết hợp với Chúa mà sống vững vàng như vậy” (Pl 4, 1).
Vinh quang thiên giới cũng đang cuốn hút người tín hữu hướng tới và mở ra cho họ cách thế để đạt thấu bằng đời sống đón nhận và “vâng nghe lời Người” (Lc 9, 35).
III. CHÚA DẪN ĐƯỜNG
Vinh quang thiên giới đã được Đức Giê-su mạc khải nhưng trong thực tế nhiều người trong nhân lọai vẫn “sống đối nghịch với thập giá của Đức Ki-tô” (Pl 3, 18). Họ chỉ nghĩ đến “cái bụng” nghĩ đến chuyện thế gian, đắm mình trong những đam mê của thế trần,
Mùa chay thánh là lúc Hội Thánh khẩn thiết nhắc nhở người tín hữu:
- Hướng về Chúa Giê-su nguyện xin Người soi sáng để cảm nhận ánh sáng siêu nhiên của Chúa đang chiếu soi tâm hồn mình và sẽ cuốn phăng đi những tội lỗi và thay thế vào lòng yêu mến Chúa và dấn thân yêu thương phục vụ tha nhân.
- Từ bỏ cái tôi hầu mở rộng tấm lòng thiện chí để vâng nghe lời Chúa, để ý thánh Chúa được lớn lên trong cuộc đời, để ý kiến của người khác được đón nhận, để cộng đòan được hòa điệu hầu trở thành nơi tin tưởng chốn yêu thương.
- Nhìn mọi sự với ánh mắt tâm linh để chọn lựa thánh ý Chúa, hầu tự chủ đới với bản thân, kiên nhẫn với người vô kỷ luật, nâng đỡ những người yếu, khuyến khích người nhút nhát, luôn làm điều thiện.
- Theo gương Đức Giê-su, trước những thử thách không óan trách thiên hạ, đối thủ, xã hội, Thiên Chúa… không chui vào cái vỏ tủi thân, cay đắng buông xuôi chán đời… nhưng đón nhận đón nhận khổ chế như cơ hội “vàng” để rèn luyện và thánh hóa bản thân nên giống Chúa Giê-su.
Tất cả những điều nêu trên sẽ thể hiện qua những việc thực hành đạo đức: gia tăng cầu nguyện, xưng tội, dâng lễ, nghe giảng dạy, chay tịnh, khổ chế… hầu trở thành thói quen nhân đức khiêm tốn, giúp tan biến đi những tội lỗi hư đốn, thêm sức mạnh để vực dậy những đau khổ, hướng đến quê trời là niềm hy vọng bất diệt.
Thiên Chúa tạo dựng mọi sự đều tốt đẹp. Sử dụng những tiện ích trần gian thuộc họat động chính đáng của con người.
Tuy nhiên, mùa chay Hội Thánh nhắc nhở người tín hữu đừng ngủ quên trong những phù vân trần thế mà hãy chọn con đường về trời là con đường luyện tập chiến đấu thiêng liêng.
Con đường ấy Đức Giê-su đã đi với thập giá trên vai.
Người Việt Nam đã quan niệm “Sống gửi thác về”.
Quan niệm này thật đáng trân trọng. Tuy nhiên “về đâu” thì lại còn tùy thuộc vào kinh nghiệm tâm linh của từng người.
Riêng người tín hữu, được lời Chúa hướng dẫn, trên cuộc lữ hành trần thế, họ bước đi theo ánh sáng của vinh quang thiên giới mà đích đến sẽ là quê trời vĩnh cửu.
I. PHÙ VÂN
Là người, ai cũng cần đến nhu cầu vật chất để tồn tại. Để có vật chất, nhiều người đã vất vả ngược xuôi để tìm định cư nơi những miền đất trù phú tràn trề sữa mật…; không ít người xây dựng cuộc đời trên những theo cách trần thế. Nhiều vị vua trần gian còn xây những lăng mộ cho chính mình để kéo dài sự tồn tại của bản thân bên kia cái chết.
Trái lại, ngày nọ, trong khi ông Áp-ra-ham già nua cùng với gia đình sống giàu sang sung túc thì Đức Chúa đã kêu gọi ông phải từ bỏ tất cả để đi theo tiếng Chúa (x. St 12, 1-9). Đức Chúa đã hứa ban cho cho ông: có đất làm gia nghiệp, có con để nối dõi. Người còn hứa ban cho ông được dòng dõi đúc như những vì sao trên vòm trời. Để giữ đúng lời hứa, Đức Chúa đã kết giao ước với ông (x. St 15, 5-12.17-18).
Thì ra, tất cả sang trọng của thế gian chỉ là phù vân; của cải, tài sản, niềm vui, ngay cả những khôn ngoan của con người cũng chỉ là phù vân. Ông Áp-ra-ham đã không rơi vào cơn cám dỗ đắm mình trong những phù vân. Ông đã hoàn toàn tin tưởng Đức Chúa và bước đi theo đường lối của Người.
II. VINH QUANG CHÚA
Nối tiếp lòng tin của ông Ap-ra-ham, hôm nay, các môn đệ Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê cũng theo Đức Giê-su lên núi và đã chiếm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Giê-su.
Trên núi cao Đức Giê-su đã mạc khải chính Người là trung tâm của lịch sử khi đàm đạo với hai nhân vật đặc biệt trong lịch sử cứu độ: ông Mô-sê đại diện cho lề luật, ông Ê-li-a đại diện cho các ngôn sứ. Như thế, tất cả lề luật và lời dạy của các ngôn sứ đã hướng về Đức Giê-su, Ngôi Lời của Thiên Chúa làm người.
Đang khi Đức Giê-su cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa (Lc 9, 28). Thánh Mác-cô còn xác định “Y phục người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy” (Mc 9, 3). Rõ ràng không có điều gì ở trần gian có thể so sánh được với Đức Giê-su. Người là Thiên Chúa vĩnh cửu “là một hôm qua cũng như hôm nay và như vậy mãi mãi đến muôn đời (Dt 13, 8).
Dung mạo Đức Giê-su rực rỡ, y phục Người đã chói lòa vinh quang thiên giới. Vinh quang ấy đã tỏa sáng trên cuộc đời các môn đệ, cuốn hút các ông đến nỗi ông Phê-rô tràn ngập niềm hạnh phúc quyết định nhanh chóng và vui sướng thốt lên: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a” (Lc 9, 33).
Vinh quang thiên giới đã được Đức Giê-su mạc khải và cuốn hút ông Phê-rô khiến ông quên đi tất cả chuyện trần gian, quên luôn bản thân mà chỉ còn biết phục vụ Thiên Chúa, phục vụ lề luật, phục vụ lời ngôn sứ, phục vụ ơn cứu độ.
Vinh quang thiên giới tiếp tục cuốn hút thánh Phao-lô khi ngài xác tín: “Quê hương chúng ta ở trên trời và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta” (Pl3, 3) và mời gọi: “Anh em hãy kết hợp với Chúa mà sống vững vàng như vậy” (Pl 4, 1).
Vinh quang thiên giới cũng đang cuốn hút người tín hữu hướng tới và mở ra cho họ cách thế để đạt thấu bằng đời sống đón nhận và “vâng nghe lời Người” (Lc 9, 35).
III. CHÚA DẪN ĐƯỜNG
Vinh quang thiên giới đã được Đức Giê-su mạc khải nhưng trong thực tế nhiều người trong nhân lọai vẫn “sống đối nghịch với thập giá của Đức Ki-tô” (Pl 3, 18). Họ chỉ nghĩ đến “cái bụng” nghĩ đến chuyện thế gian, đắm mình trong những đam mê của thế trần,
Mùa chay thánh là lúc Hội Thánh khẩn thiết nhắc nhở người tín hữu:
- Hướng về Chúa Giê-su nguyện xin Người soi sáng để cảm nhận ánh sáng siêu nhiên của Chúa đang chiếu soi tâm hồn mình và sẽ cuốn phăng đi những tội lỗi và thay thế vào lòng yêu mến Chúa và dấn thân yêu thương phục vụ tha nhân.
- Từ bỏ cái tôi hầu mở rộng tấm lòng thiện chí để vâng nghe lời Chúa, để ý thánh Chúa được lớn lên trong cuộc đời, để ý kiến của người khác được đón nhận, để cộng đòan được hòa điệu hầu trở thành nơi tin tưởng chốn yêu thương.
- Nhìn mọi sự với ánh mắt tâm linh để chọn lựa thánh ý Chúa, hầu tự chủ đới với bản thân, kiên nhẫn với người vô kỷ luật, nâng đỡ những người yếu, khuyến khích người nhút nhát, luôn làm điều thiện.
- Theo gương Đức Giê-su, trước những thử thách không óan trách thiên hạ, đối thủ, xã hội, Thiên Chúa… không chui vào cái vỏ tủi thân, cay đắng buông xuôi chán đời… nhưng đón nhận đón nhận khổ chế như cơ hội “vàng” để rèn luyện và thánh hóa bản thân nên giống Chúa Giê-su.
Tất cả những điều nêu trên sẽ thể hiện qua những việc thực hành đạo đức: gia tăng cầu nguyện, xưng tội, dâng lễ, nghe giảng dạy, chay tịnh, khổ chế… hầu trở thành thói quen nhân đức khiêm tốn, giúp tan biến đi những tội lỗi hư đốn, thêm sức mạnh để vực dậy những đau khổ, hướng đến quê trời là niềm hy vọng bất diệt.
Thiên Chúa tạo dựng mọi sự đều tốt đẹp. Sử dụng những tiện ích trần gian thuộc họat động chính đáng của con người.
Tuy nhiên, mùa chay Hội Thánh nhắc nhở người tín hữu đừng ngủ quên trong những phù vân trần thế mà hãy chọn con đường về trời là con đường luyện tập chiến đấu thiêng liêng.
Con đường ấy Đức Giê-su đã đi với thập giá trên vai.
Vinh quang và tự hiến
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
13:12 26/02/2010
Chúa Nhật II Mùa Chay C
Sự thường khi nghe nói đến hai từ vinh quang, người ta dễ liên tưởng đến hai từ quyền lực. Bởi chưng, chuyện như nhãn tiền, đó là khi có quyền lực thì vinh quang ào tới, nhất là do bởi “thói đời” thích khúm núm, quỵ lụy, tâng bốc, tung hô người có lực, có quyền.
Vào Chúa Nhật II Mùa Chay cả ba năm A, B, C, các bài tin mừng giáo hội dọn cho đoàn tín hữu đều tường thuật cuộc biến hình của Chúa Giêsu. Và chúng ta dễ nhận ra hữu ý của việc Chúa Giêsu tỏ bày vinh quang cho ba môn đệ thân tín, đó là để động viên tinh thần các vị trước khi Người lên Giêrusalem chịu tử nạn. Nội dung cuộc đàm đạo giữa Chúa Giêsu với Môsê và Êlia chính là “cuộc xuất hành Chúa Giêsu sắp hoàn thành tại Giêrusalem”. Chúa Giêsu trước đó cũng đã công khai tiên báo cuộc khổ nạn Người sẽ chịu do bởi các kỳ mục, thượng tế cùng các kinh sư gây ra và Người mời gọi những ai muốn theo Người thì phải từ bỏ chính mình, vác thập giá hằng ngày mà theo (x.Lc 9,22-26).
Vinh quang được xem là tình trạng có giá trị tinh thần cao, đáng được tôn kính và ái mộ. Tuy nhiên cũng cần phân biệt vinh quang thật và vinh quang giả hiệu. Vinh quang thật thì lâu bền vì được dệt xây bằng những hành vi tốt đẹp, chính đáng và cao cả. Trái lại vinh quang giả hiệu lại chóng qua và nhất thời, vì nó thường được xây dựng trên bạo lực hoặc những mưu đồ bất chính…Như thế chúng ta có thể nói rằng chỉ mình Thiên Chúa mới có vinh quang đích thật. Nhân loại chúng ta có được vinh quang là nhờ thông dự phần nào đó vào vinh quang của Thiên Chúa.
Chúa Kitô tỏ vinh quang để rồi tự hiến dâng mạng sống vì người mình yêu. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nhìn thấy vinh quang của Thầy chí thánh, một cách như bị thúc bách, Phêrô đã cất tiếng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia” (Lc 9,). Dường như Phêrô quên mất chính mình cũng như hai bạn đồng môn. Lịch sử minh chứng cho ta hay những tâm hồn nào càng kết hiệp thân tình với Thiên Chúa thì luôn quảng đại trao ban chính mình cho tha nhân. Chúng ta có thể kiểm chứng điều này nơi những con người được diễm phúc chiêm ngắm Chúa Giêsu, mẹ Maria hiện ra đó đây theo dòng lịch sử. Có thể nói rằng tất thảy đều thay đổi cách diệu lạ, đều sống tự hiến cách phi thường. Và đây cũng là một trong những tiêu chí mà giáo hội dùng để kiếm tra các hiện tượng cho rằng Chúa, Mẹ hiện ra với người này, người kia. Hãy xem đời sống của những người ấy có đổi thay cách tích cự không, nghĩa là họ có quảng đại hiến thân vì tha nhân hơn không?
Mặt khác, chính khi tự hiến vì yêu thương thì vinh quang được hiển lộ. “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết Tôi Hằng Hữu” (Ga 8,28). Khi Giuđa ra đi để thực hiên âm mưu nộp Thầy thì đó “là lúc Con Người được tôn vinh và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người” (Ga 13,31). Thánh tông đồ dân ngoại khẳng định rằng khi Đức Kitô tự nguyện khước từ vinh quang danh dự của một vị Thiên Chúa, trở nên giống phàm nhân, mặc lấy thân nô lệ và hạ mình vâng lời chịu chết vì chúng ta thì được Thiên Chúa siêu tôn và tặng ban danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu (x.Pl 2,6-11).
Nhân loại xưa lẫn nay đều vinh danh những con người biết xả thân tự hiến vì đồng loại. Đó là các bậc vĩ nhân, là các anh hùng dân tộc và đặc biệt là những thánh nhân. Cần thừa nhận rằng vẫn có đó nhiều vinh quang giả tạo, nhất thời. Đó là những vinh quang vắng bóng sự tự hiến. Tìm kiếm vinh quang mà không biết hiến thân thì chỉ là ảo vọng. Trái lại nếu chúng ta chủ ý tự hiến để kiếm tìm vinh quang thì nhiều khi cũng gặp thất bại, nếu sự tự hiến ấy thiếu trong sáng trong ý hướng kiếm tìm. Như thế có thể nói vinh quang không phải là một tình trạng đến sau nhưng chính là ánh sáng huy hoàng của sự tự hiến. Đến đây chúng ta mới hiểu được vì sao “vinh quang của ta chính là thập giá Chúa Kitô”. Chúa Kitô đã được viên đại đội trưởng thi hành án nhìn nhận: “Người này đích thực là người công chính”(Lc 23,47) ngay phút giây Người tắt thở trên cây thập giá. Và mầu nhiệm Phục Sinh không phải là sự vinh quang đến sau nhưng là một sự chứng thực cái vinh quang đã có nơi mầu nhiệm thập giá.
Dưới cái nhìn đức tin, được vào vinh quang, dù lớn hay bé, tất thảy đều để hiến thân vì hạnh phúc tha nhân và qua đó làm rạng danh Thiên Chúa. Vinh quang ấy có thể là một thánh chức, có thể là một thừa tác vụ hay một bậc sống…Các Đức giáo hoàng khi được Hồng y đoàn bầu vào vai trò vị trí kế vị thánh Phêrô hẳn nhiên đều ý thức là để làm tôi tớ các tôi tớ như Đức Kitô đến thế gian không phải để được hầu hạ nhưng để hầu hạ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (x.Mt 20,28).
Điều cần lưu ý đó là đừng quá mong chờ vinh quang sẽ đến trong thời gian tại thế, sau khi chúng ta hiến thân vì tha nhân. Ước gì chúng ta không chỉ tin mà còn cảm nhận sự thật này đó là sự vinh quang đã có ngay trong chính hành vi tự hiến của chúng ta. Việc Chúa Giêsu biểu lộ vinh quang của Người trước khi chịu khổ hình không chỉ để động viên các môn đệ vững tin bước theo Người lên Giêrusalem mà còn khẳng định rằng chính khi người chịu khổ hình là Người được vinh quang. Thấy được hay cảm được sự vinh quang ngay trong sự tự hiến thì chắc chắn chúng ta sẽ can đảm bước theo Chúa Kitô để sống yêu thương cho đến cùng.
Sự thường khi nghe nói đến hai từ vinh quang, người ta dễ liên tưởng đến hai từ quyền lực. Bởi chưng, chuyện như nhãn tiền, đó là khi có quyền lực thì vinh quang ào tới, nhất là do bởi “thói đời” thích khúm núm, quỵ lụy, tâng bốc, tung hô người có lực, có quyền.
Vào Chúa Nhật II Mùa Chay cả ba năm A, B, C, các bài tin mừng giáo hội dọn cho đoàn tín hữu đều tường thuật cuộc biến hình của Chúa Giêsu. Và chúng ta dễ nhận ra hữu ý của việc Chúa Giêsu tỏ bày vinh quang cho ba môn đệ thân tín, đó là để động viên tinh thần các vị trước khi Người lên Giêrusalem chịu tử nạn. Nội dung cuộc đàm đạo giữa Chúa Giêsu với Môsê và Êlia chính là “cuộc xuất hành Chúa Giêsu sắp hoàn thành tại Giêrusalem”. Chúa Giêsu trước đó cũng đã công khai tiên báo cuộc khổ nạn Người sẽ chịu do bởi các kỳ mục, thượng tế cùng các kinh sư gây ra và Người mời gọi những ai muốn theo Người thì phải từ bỏ chính mình, vác thập giá hằng ngày mà theo (x.Lc 9,22-26).
Vinh quang được xem là tình trạng có giá trị tinh thần cao, đáng được tôn kính và ái mộ. Tuy nhiên cũng cần phân biệt vinh quang thật và vinh quang giả hiệu. Vinh quang thật thì lâu bền vì được dệt xây bằng những hành vi tốt đẹp, chính đáng và cao cả. Trái lại vinh quang giả hiệu lại chóng qua và nhất thời, vì nó thường được xây dựng trên bạo lực hoặc những mưu đồ bất chính…Như thế chúng ta có thể nói rằng chỉ mình Thiên Chúa mới có vinh quang đích thật. Nhân loại chúng ta có được vinh quang là nhờ thông dự phần nào đó vào vinh quang của Thiên Chúa.
Chúa Kitô tỏ vinh quang để rồi tự hiến dâng mạng sống vì người mình yêu. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nhìn thấy vinh quang của Thầy chí thánh, một cách như bị thúc bách, Phêrô đã cất tiếng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia” (Lc 9,). Dường như Phêrô quên mất chính mình cũng như hai bạn đồng môn. Lịch sử minh chứng cho ta hay những tâm hồn nào càng kết hiệp thân tình với Thiên Chúa thì luôn quảng đại trao ban chính mình cho tha nhân. Chúng ta có thể kiểm chứng điều này nơi những con người được diễm phúc chiêm ngắm Chúa Giêsu, mẹ Maria hiện ra đó đây theo dòng lịch sử. Có thể nói rằng tất thảy đều thay đổi cách diệu lạ, đều sống tự hiến cách phi thường. Và đây cũng là một trong những tiêu chí mà giáo hội dùng để kiếm tra các hiện tượng cho rằng Chúa, Mẹ hiện ra với người này, người kia. Hãy xem đời sống của những người ấy có đổi thay cách tích cự không, nghĩa là họ có quảng đại hiến thân vì tha nhân hơn không?
Mặt khác, chính khi tự hiến vì yêu thương thì vinh quang được hiển lộ. “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết Tôi Hằng Hữu” (Ga 8,28). Khi Giuđa ra đi để thực hiên âm mưu nộp Thầy thì đó “là lúc Con Người được tôn vinh và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người” (Ga 13,31). Thánh tông đồ dân ngoại khẳng định rằng khi Đức Kitô tự nguyện khước từ vinh quang danh dự của một vị Thiên Chúa, trở nên giống phàm nhân, mặc lấy thân nô lệ và hạ mình vâng lời chịu chết vì chúng ta thì được Thiên Chúa siêu tôn và tặng ban danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu (x.Pl 2,6-11).
Nhân loại xưa lẫn nay đều vinh danh những con người biết xả thân tự hiến vì đồng loại. Đó là các bậc vĩ nhân, là các anh hùng dân tộc và đặc biệt là những thánh nhân. Cần thừa nhận rằng vẫn có đó nhiều vinh quang giả tạo, nhất thời. Đó là những vinh quang vắng bóng sự tự hiến. Tìm kiếm vinh quang mà không biết hiến thân thì chỉ là ảo vọng. Trái lại nếu chúng ta chủ ý tự hiến để kiếm tìm vinh quang thì nhiều khi cũng gặp thất bại, nếu sự tự hiến ấy thiếu trong sáng trong ý hướng kiếm tìm. Như thế có thể nói vinh quang không phải là một tình trạng đến sau nhưng chính là ánh sáng huy hoàng của sự tự hiến. Đến đây chúng ta mới hiểu được vì sao “vinh quang của ta chính là thập giá Chúa Kitô”. Chúa Kitô đã được viên đại đội trưởng thi hành án nhìn nhận: “Người này đích thực là người công chính”(Lc 23,47) ngay phút giây Người tắt thở trên cây thập giá. Và mầu nhiệm Phục Sinh không phải là sự vinh quang đến sau nhưng là một sự chứng thực cái vinh quang đã có nơi mầu nhiệm thập giá.
Dưới cái nhìn đức tin, được vào vinh quang, dù lớn hay bé, tất thảy đều để hiến thân vì hạnh phúc tha nhân và qua đó làm rạng danh Thiên Chúa. Vinh quang ấy có thể là một thánh chức, có thể là một thừa tác vụ hay một bậc sống…Các Đức giáo hoàng khi được Hồng y đoàn bầu vào vai trò vị trí kế vị thánh Phêrô hẳn nhiên đều ý thức là để làm tôi tớ các tôi tớ như Đức Kitô đến thế gian không phải để được hầu hạ nhưng để hầu hạ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (x.Mt 20,28).
Điều cần lưu ý đó là đừng quá mong chờ vinh quang sẽ đến trong thời gian tại thế, sau khi chúng ta hiến thân vì tha nhân. Ước gì chúng ta không chỉ tin mà còn cảm nhận sự thật này đó là sự vinh quang đã có ngay trong chính hành vi tự hiến của chúng ta. Việc Chúa Giêsu biểu lộ vinh quang của Người trước khi chịu khổ hình không chỉ để động viên các môn đệ vững tin bước theo Người lên Giêrusalem mà còn khẳng định rằng chính khi người chịu khổ hình là Người được vinh quang. Thấy được hay cảm được sự vinh quang ngay trong sự tự hiến thì chắc chắn chúng ta sẽ can đảm bước theo Chúa Kitô để sống yêu thương cho đến cùng.
Lên núi cao quang
LM. Đa Minh Nguyễn Ngọc Long
16:23 26/02/2010
Lên núi cao quang
Khi vào một đền thờ, nơi cung kính trang trọng, ánh sáng mặt trời chiếu xuyên qua cửa sổ kính mầu vào bên trong, ta cảm thấy bầu khí linh thiêng huyền diệu bao phủ lan tỏa trong không gian đó.
Khi nhìn lên ngọn núi cao như vùng Alpen, vùng núi bên Colorado Hoa Kỳ, núi đồi vùng Vancouver bên Canada, núi Fuji bên nước Nhật, dẫy núi Hymã lạp sơn bên Nepal…thấy tuyết trắng xóa bao phủ núi làm cho không gian chỗ vùng đó trong sáng nổi bật hẳn lên, và không khí vẻ huyền bí cũng phát tỏa chen lẫn trong tâm trí người ngắm nhìn.
Những bức ảnh lòng thương xót Chúa Giêsu tỏa sáng những tia ánh quang chói lọi vừa diễn tả vẻ vinh quang của Chúa, vừa nói lên điều gì mầu nhiệm huyền bí chiếu tỏa từ nơi Chúa Giêsu.
Vẻ trong sáng và huyền bí mầu nhiệm không chỉ tạo nên nét đẹp bình an, nhưng còn có sức hấp dẫn thu hút người chiêm ngắm đi tìm hiểu ý nghĩa của nét đẹp đó.
Chúa Giêsu khi đi rao giảng về nước Thiên Chúa cũng đã được bao phủ cùng chiếu tỏa nét đẹp trong sáng huyền nhiệm như vậy.
Kinh Thánh theo phúc âm Thánh Luca thuật lại Chúa Giêsu lên núi cao với ba môn đệ và bỗng chốc người biến hình trắng sáng như tuyết. ( Lc 9,28-26).
Đâu là ý nghĩa nét đẹp trong sáng bình an cùng huyền nhiệm chiếu tỏa từ Chúa Giêsu lên núi với ba môn đệ lúc đó? Biến cố này có liên hệ trong đời sống đức tin không?
Đi tìm hiểu ý nghĩa sâu xa về biến cố này trong đời sống Chúa Giêsu, Đức Giáo hoàng Benedictô thứ 16. đã có suy tư theo lối so sánh biến cố đó giữa hai thời Chúa Giêsu và thời Cựu ước của tiên tri Maisen:
1.Ba nhân chứng
Chúa Giêsu lên núi cao đem theo ba môn đệ Phero, Giacobe và Gioan ( Lc 9, 28-299. Họ là nhân chứng khi Chúa Giêsu chiếu tỏa ánh sáng trên núi, và họ cũng là nhân chứng trong vườn cây dầu sau này lúc Chúa Giêsu cầu nguyện trước khi bị nộp bắt ( Mc 14,33).
Tiên Tri Maisen, lúc dân Israel xuất hành trở về đất Chúa hứa từ Ai cập, khi lên núi cầu nguyện cùng Thiên Chúa, cũng mang theo ba Ông Aaron, Nadab và Abihu vừa là người cùng đồng hành và cũng vừa là nhân chứng (Xh 34), lẽ dĩ nhiên Ông Maisen cũng mang theo 70 vị bô lão khác nữa cùng đi lên núi như những nhân chứng.
2.Hình ảnh ngọn núi
Hình ảnh núi khiến ta liên tưởng tới Bài giảng trên núi của Chúa Giêsu và những lần Chúa Giêsu cầu nguyện cũng trên nuí. Núi như vậy là nơi chốn đặc biệt gần gũi với Thiên Chúa. Và trong đời Chúa Giêsu đã trải qua nhiều ngọn núi khác nhau.: ngọn núi nơi ngài bị cám dỗ, ngọn núi nơi ngài rao giảng, ngọn núi nơi ngài cầu nguyện, ngọn núi nơi ngài biến hình trong sáng như tuyết, ngọn núi nơi ngài lo âu sợ hãi, ngọn núi nơi ngài bị trảm hình đóng đinh vào thập gía, ngọn núi nơi ngài sống lại và trở về trời, nơi chốn này hình ảnh một Chúa Giêsu tỏ hiện vinh quang chiến thắng „ Thầy được trao ban cho mọi quyền hành trên trời dưới đất“ (Mt 28,18) đối ngược lại với ngọn núi cám dỗ nơi ma qủy cũng đã nói mình có mọi quyền hành.
Hình ảnh ngọn núi đời Chúa Giêsu đã trải qua cũng là hình ảnh những ngọn núi Sinai, ngọn núi Horeb, ngọn núi Morija trong thời Cựu Ước, nơi 10 điều răn của Chúa được mạc khải trao cho dân chúng, ngọn núi báo hiệu cuộc khổ nạn thương khó.
Ý nghĩa sâu xa hơn ẩn hiện đàng sau hình ảnh ngọn núi là nơi chốn bước đường thăng tiến sự đi lên không chỉ nơi bề ngoài nhìn thấy bằng mắt, nhưng còn cả bên trong nội tâm nữa.
Ngọn núi trên cao nói lên như được giải thoát khỏi gánh nặng trong đời sống hằng ngày, được hít thở không khí trong lành trong thiên nhiên, và từ đấy tầm con mắt nội tâm hướng nhìn xa hơn đi vào khám phá nét đẹp trong sáng lạ lùng của công trình thiên nhiên. Ngọn núi cao trổi vượt trên khỏi mặt đất bằng phẳng mang đến cho con người cảm gíac tâm hồn mình cũng được nâng vươn lên cao, và dễ dàng nhận ra dấu vết sự hiện diện của Đấng Tạo Hóa.
Lần theo dòng lịch sử, người ta cũng khám phá thấy kinh nghiệm về một Thiên Chúa đã từng nói chuyện với con người và kinh nghiệm về sự khổ nạn thương khó. Cao điểm của biến cố đó trong lễ hy sinh hiến tế Isaak của Abraham cho Thiên Chúa, trong lễ hy sinh của Con chiên (Chúa Giêsu) Thiên Chúa trên núi Calvaria.
Tiên tri Maisen vả tiên tri Elija đã được tiếp nhận mạc khải của Thiên Chúa trên ngọn núi, và các Ông đã được nói truyện với Thiên Chúa, khi Người xuất hiện là một con người mang điều mạc khải cho các Ông.
Thánh sử Luca (9,29) viết thuật lại chi tiết hơn về Chúa Giêsu biến hình trong ý nghĩa về ngọn núi như bước đi lên: „Khi ấy, Đức Giê-su lên núi cầu nguyện, đem theo các ông Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê. Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà“
3. Ánh sáng chiếu tỏa
Như thế có thể nói, biến cố Chúa Giêsu biến hình trên núi có ánh sáng bao phủ chiếu tỏa là biến cố cầu nguyện. Chúa Giêsu cầu nguyện nói chuyện cùng Thiên Chúa Cha, tâm hồn Chúa Giêsu hòa lẫn vào làm một với Thiên Chúa Cha, Đấng là ánh sáng tinh tuyền trong sáng. Và qua đó con người Chúa Giêsu tiếp nhận được ánh sáng từ nơi Thiên Chúa Cha bao phủ truyền sang.
Ngày xưa tiên tri Maisen „ từ trên núi Xi-nai xuống, tay cầm hai tấm bia Chứng Ước, khi xuống núi, ông Mô-sê không biết rằng da mặt ông sáng chói bởi đã đàm đạo với Thiên Chúa.30 Khi ông A-ha-ron và toàn thể con cái con Ít-ra-en thấy ông Mô-sê, thì này đây da mặt ông sáng chói, nên họ sợ không dám lại gần ông.31 Ông Mô-sê gọi họ: ông A-ha-ron và các đầu mục của cộng đồng trở lại với ông, và ông nói chuyện với họ.32 Sau đó, toàn thể con cái Ít-ra-en lại gần ông, và ông truyền cho họ tất cả những điều ĐỨC CHÚA đã phán với ông trên núi Xi-nai.33 Nói với họ xong, ông lấy khăn che mặt đi.34 Khi vào trước nhan ĐỨC CHÚA để đàm đạo với Người, thì ông bỏ khăn cho đến lúc trở ra; ông trở ra và nói lại với con cái Ít-ra-en những mệnh lệnh ông đã nhận được.35 Con cái Ít-ra-en nhìn mặt ông Mô-sê thấy da mặt ông sáng chói; ông Mô-sê lại lấy khăn che mặt, cho đến khi vào đàm đạo với Thiên Chúa.“ ( Xh 34,29-25).
Được gặp nói chuyện với Thiên Chúa trên núi, ánh sáng của Thiên Chúa chiếu tỏa bao phủ Ông tỏ hiện ra nơi gương mặt của Ông. Ánh sáng đó chiếu tỏa ở bên ngoài thân xác của Ông.
Đang khi Chúa Giêsu không chỉ tiếp nhận ánh sáng từ nơi Thiên Chúa, nhưng chính Chúa Giêsu là ánh sáng.
Khi biến đổi hình dạng trên núi, áo của Chúa Giêsu chiếu tỏa ánh sáng trong sáng như tuyết phủ. Hình ảnh này muốn diễn tả tương lai của con người. Sách Khải Huyền của Thánh Gioan viết thuật lại tấm áo trắng tinh ròng là hình ảnh đời sống trên trời, nơi đó các Thiên Thần của Thiên Chúa và những người được tuyển chọn hưởng ơn cứu độ mặc y phục mầu trắng tinh tuyền. ( Kh 7,9.13;19,14)
Y phục của những người được tuyển chọn mầu trắng tinh ròng, vì họ được tắm gội trong máu của Chiên Thiên Chúa (Kh 7,14). Qua làn nước Bí tích rửa tội họ được liên kết gắn bó với sự khổ nạn thương khó. Cuộc khổ nạn thương khó của Chúa Giêsu mang lại sự thanh tẩy và trả lại cho họ tấm áo trắng nguyên thủy tinh tuyền thuở ban đầu ( Lc 15,22).
Qua phép Bí tích rửa tội chúng ta cùng được tiếp nhận y phục ánh sáng cùng với Chúa Giêsu, Đấng chính là ánh sáng ơn cứu độ.
Theo Joseph, Ratzinger Benedikt XVI., JESUS von Nazareth I., Freiburg i. Br. 2007, 9.Kapitel, tr. 356- 359.
******************
Theo kinh nghiệm trong đời sống, hầu như ai cũng muốn không chỉ thân xác mà cả tâm hồn được sạch sẽ trong sáng.
Có lẽ vì thế, nhiều người trang hoàng y phục sao cho sáng chói có nét đẹp hấp dẫn thu hút. Nhưng nhiều khi lại có ảnh hưởng trái ngược lại.
Xưa nay, ai cũng chân nhận một tâm hồn tự nhiên ngây thơ vô tội có sức chiếu tỏa ánh sáng vẻ đẹp thu hút mạnh cùng sâu xa bền hơn là vẻ đẹp sáng chói bên ngoài.
Ánh sáng vẻ đẹp của quần áo hay dáng vẻ bên ngoài tựa như ánh sáng đèn điện Neon mang đến ánh sáng chói lòa cho con mắt.
Ánh sáng nét đẹp phát tỏa từ tận trong tâm hồn ngay chính vô tội chan chứa tình người, tuy không nhìn thấy bằng con mắt thường, nhưng lại là nét đẹp thanh thản mang chiếu tỏa bầu khí vui tươi đầm ấm.
Ân đức tình yêu của Chúa ban cho tầm hồn con người là ánh sáng bình an hạnh phúc cho đời sống.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Khi vào một đền thờ, nơi cung kính trang trọng, ánh sáng mặt trời chiếu xuyên qua cửa sổ kính mầu vào bên trong, ta cảm thấy bầu khí linh thiêng huyền diệu bao phủ lan tỏa trong không gian đó.
Khi nhìn lên ngọn núi cao như vùng Alpen, vùng núi bên Colorado Hoa Kỳ, núi đồi vùng Vancouver bên Canada, núi Fuji bên nước Nhật, dẫy núi Hymã lạp sơn bên Nepal…thấy tuyết trắng xóa bao phủ núi làm cho không gian chỗ vùng đó trong sáng nổi bật hẳn lên, và không khí vẻ huyền bí cũng phát tỏa chen lẫn trong tâm trí người ngắm nhìn.
Những bức ảnh lòng thương xót Chúa Giêsu tỏa sáng những tia ánh quang chói lọi vừa diễn tả vẻ vinh quang của Chúa, vừa nói lên điều gì mầu nhiệm huyền bí chiếu tỏa từ nơi Chúa Giêsu.
Vẻ trong sáng và huyền bí mầu nhiệm không chỉ tạo nên nét đẹp bình an, nhưng còn có sức hấp dẫn thu hút người chiêm ngắm đi tìm hiểu ý nghĩa của nét đẹp đó.
Chúa Giêsu khi đi rao giảng về nước Thiên Chúa cũng đã được bao phủ cùng chiếu tỏa nét đẹp trong sáng huyền nhiệm như vậy.
Kinh Thánh theo phúc âm Thánh Luca thuật lại Chúa Giêsu lên núi cao với ba môn đệ và bỗng chốc người biến hình trắng sáng như tuyết. ( Lc 9,28-26).
Đâu là ý nghĩa nét đẹp trong sáng bình an cùng huyền nhiệm chiếu tỏa từ Chúa Giêsu lên núi với ba môn đệ lúc đó? Biến cố này có liên hệ trong đời sống đức tin không?
Đi tìm hiểu ý nghĩa sâu xa về biến cố này trong đời sống Chúa Giêsu, Đức Giáo hoàng Benedictô thứ 16. đã có suy tư theo lối so sánh biến cố đó giữa hai thời Chúa Giêsu và thời Cựu ước của tiên tri Maisen:
1.Ba nhân chứng
Chúa Giêsu lên núi cao đem theo ba môn đệ Phero, Giacobe và Gioan ( Lc 9, 28-299. Họ là nhân chứng khi Chúa Giêsu chiếu tỏa ánh sáng trên núi, và họ cũng là nhân chứng trong vườn cây dầu sau này lúc Chúa Giêsu cầu nguyện trước khi bị nộp bắt ( Mc 14,33).
Tiên Tri Maisen, lúc dân Israel xuất hành trở về đất Chúa hứa từ Ai cập, khi lên núi cầu nguyện cùng Thiên Chúa, cũng mang theo ba Ông Aaron, Nadab và Abihu vừa là người cùng đồng hành và cũng vừa là nhân chứng (Xh 34), lẽ dĩ nhiên Ông Maisen cũng mang theo 70 vị bô lão khác nữa cùng đi lên núi như những nhân chứng.
2.Hình ảnh ngọn núi
Hình ảnh núi khiến ta liên tưởng tới Bài giảng trên núi của Chúa Giêsu và những lần Chúa Giêsu cầu nguyện cũng trên nuí. Núi như vậy là nơi chốn đặc biệt gần gũi với Thiên Chúa. Và trong đời Chúa Giêsu đã trải qua nhiều ngọn núi khác nhau.: ngọn núi nơi ngài bị cám dỗ, ngọn núi nơi ngài rao giảng, ngọn núi nơi ngài cầu nguyện, ngọn núi nơi ngài biến hình trong sáng như tuyết, ngọn núi nơi ngài lo âu sợ hãi, ngọn núi nơi ngài bị trảm hình đóng đinh vào thập gía, ngọn núi nơi ngài sống lại và trở về trời, nơi chốn này hình ảnh một Chúa Giêsu tỏ hiện vinh quang chiến thắng „ Thầy được trao ban cho mọi quyền hành trên trời dưới đất“ (Mt 28,18) đối ngược lại với ngọn núi cám dỗ nơi ma qủy cũng đã nói mình có mọi quyền hành.
Hình ảnh ngọn núi đời Chúa Giêsu đã trải qua cũng là hình ảnh những ngọn núi Sinai, ngọn núi Horeb, ngọn núi Morija trong thời Cựu Ước, nơi 10 điều răn của Chúa được mạc khải trao cho dân chúng, ngọn núi báo hiệu cuộc khổ nạn thương khó.
Ý nghĩa sâu xa hơn ẩn hiện đàng sau hình ảnh ngọn núi là nơi chốn bước đường thăng tiến sự đi lên không chỉ nơi bề ngoài nhìn thấy bằng mắt, nhưng còn cả bên trong nội tâm nữa.
Ngọn núi trên cao nói lên như được giải thoát khỏi gánh nặng trong đời sống hằng ngày, được hít thở không khí trong lành trong thiên nhiên, và từ đấy tầm con mắt nội tâm hướng nhìn xa hơn đi vào khám phá nét đẹp trong sáng lạ lùng của công trình thiên nhiên. Ngọn núi cao trổi vượt trên khỏi mặt đất bằng phẳng mang đến cho con người cảm gíac tâm hồn mình cũng được nâng vươn lên cao, và dễ dàng nhận ra dấu vết sự hiện diện của Đấng Tạo Hóa.
Lần theo dòng lịch sử, người ta cũng khám phá thấy kinh nghiệm về một Thiên Chúa đã từng nói chuyện với con người và kinh nghiệm về sự khổ nạn thương khó. Cao điểm của biến cố đó trong lễ hy sinh hiến tế Isaak của Abraham cho Thiên Chúa, trong lễ hy sinh của Con chiên (Chúa Giêsu) Thiên Chúa trên núi Calvaria.
Tiên tri Maisen vả tiên tri Elija đã được tiếp nhận mạc khải của Thiên Chúa trên ngọn núi, và các Ông đã được nói truyện với Thiên Chúa, khi Người xuất hiện là một con người mang điều mạc khải cho các Ông.
Thánh sử Luca (9,29) viết thuật lại chi tiết hơn về Chúa Giêsu biến hình trong ý nghĩa về ngọn núi như bước đi lên: „Khi ấy, Đức Giê-su lên núi cầu nguyện, đem theo các ông Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê. Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà“
3. Ánh sáng chiếu tỏa
Như thế có thể nói, biến cố Chúa Giêsu biến hình trên núi có ánh sáng bao phủ chiếu tỏa là biến cố cầu nguyện. Chúa Giêsu cầu nguyện nói chuyện cùng Thiên Chúa Cha, tâm hồn Chúa Giêsu hòa lẫn vào làm một với Thiên Chúa Cha, Đấng là ánh sáng tinh tuyền trong sáng. Và qua đó con người Chúa Giêsu tiếp nhận được ánh sáng từ nơi Thiên Chúa Cha bao phủ truyền sang.
Ngày xưa tiên tri Maisen „ từ trên núi Xi-nai xuống, tay cầm hai tấm bia Chứng Ước, khi xuống núi, ông Mô-sê không biết rằng da mặt ông sáng chói bởi đã đàm đạo với Thiên Chúa.30 Khi ông A-ha-ron và toàn thể con cái con Ít-ra-en thấy ông Mô-sê, thì này đây da mặt ông sáng chói, nên họ sợ không dám lại gần ông.31 Ông Mô-sê gọi họ: ông A-ha-ron và các đầu mục của cộng đồng trở lại với ông, và ông nói chuyện với họ.32 Sau đó, toàn thể con cái Ít-ra-en lại gần ông, và ông truyền cho họ tất cả những điều ĐỨC CHÚA đã phán với ông trên núi Xi-nai.33 Nói với họ xong, ông lấy khăn che mặt đi.34 Khi vào trước nhan ĐỨC CHÚA để đàm đạo với Người, thì ông bỏ khăn cho đến lúc trở ra; ông trở ra và nói lại với con cái Ít-ra-en những mệnh lệnh ông đã nhận được.35 Con cái Ít-ra-en nhìn mặt ông Mô-sê thấy da mặt ông sáng chói; ông Mô-sê lại lấy khăn che mặt, cho đến khi vào đàm đạo với Thiên Chúa.“ ( Xh 34,29-25).
Được gặp nói chuyện với Thiên Chúa trên núi, ánh sáng của Thiên Chúa chiếu tỏa bao phủ Ông tỏ hiện ra nơi gương mặt của Ông. Ánh sáng đó chiếu tỏa ở bên ngoài thân xác của Ông.
Đang khi Chúa Giêsu không chỉ tiếp nhận ánh sáng từ nơi Thiên Chúa, nhưng chính Chúa Giêsu là ánh sáng.
Khi biến đổi hình dạng trên núi, áo của Chúa Giêsu chiếu tỏa ánh sáng trong sáng như tuyết phủ. Hình ảnh này muốn diễn tả tương lai của con người. Sách Khải Huyền của Thánh Gioan viết thuật lại tấm áo trắng tinh ròng là hình ảnh đời sống trên trời, nơi đó các Thiên Thần của Thiên Chúa và những người được tuyển chọn hưởng ơn cứu độ mặc y phục mầu trắng tinh tuyền. ( Kh 7,9.13;19,14)
Y phục của những người được tuyển chọn mầu trắng tinh ròng, vì họ được tắm gội trong máu của Chiên Thiên Chúa (Kh 7,14). Qua làn nước Bí tích rửa tội họ được liên kết gắn bó với sự khổ nạn thương khó. Cuộc khổ nạn thương khó của Chúa Giêsu mang lại sự thanh tẩy và trả lại cho họ tấm áo trắng nguyên thủy tinh tuyền thuở ban đầu ( Lc 15,22).
Qua phép Bí tích rửa tội chúng ta cùng được tiếp nhận y phục ánh sáng cùng với Chúa Giêsu, Đấng chính là ánh sáng ơn cứu độ.
Theo Joseph, Ratzinger Benedikt XVI., JESUS von Nazareth I., Freiburg i. Br. 2007, 9.Kapitel, tr. 356- 359.
******************
Theo kinh nghiệm trong đời sống, hầu như ai cũng muốn không chỉ thân xác mà cả tâm hồn được sạch sẽ trong sáng.
Có lẽ vì thế, nhiều người trang hoàng y phục sao cho sáng chói có nét đẹp hấp dẫn thu hút. Nhưng nhiều khi lại có ảnh hưởng trái ngược lại.
Xưa nay, ai cũng chân nhận một tâm hồn tự nhiên ngây thơ vô tội có sức chiếu tỏa ánh sáng vẻ đẹp thu hút mạnh cùng sâu xa bền hơn là vẻ đẹp sáng chói bên ngoài.
Ánh sáng vẻ đẹp của quần áo hay dáng vẻ bên ngoài tựa như ánh sáng đèn điện Neon mang đến ánh sáng chói lòa cho con mắt.
Ánh sáng nét đẹp phát tỏa từ tận trong tâm hồn ngay chính vô tội chan chứa tình người, tuy không nhìn thấy bằng con mắt thường, nhưng lại là nét đẹp thanh thản mang chiếu tỏa bầu khí vui tươi đầm ấm.
Ân đức tình yêu của Chúa ban cho tầm hồn con người là ánh sáng bình an hạnh phúc cho đời sống.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Đẹp thay 50 năm đời tận hiến
Anmai, CSsR
18:34 26/02/2010
Nhân dịp đầu xuân trở về Nhà Mẹ để hành hương kính Mẹ Minh Niên, vừa vào Nhà Dòng thì kẻ mọn gặp ngay “cụ Cao Giu-se”. Chào cha Giu-se thân yêu xong thì cha nói ngay: “Thứ Bảy tới nữa cậu rảnh dự lễ tớ nhé …”. Sau lời chào năm mới cũng như lời chúc Xuân ấy cha con chuẩn bị giờ hành hương kính Đức Mẹ.
Đi ngang qua bảng thông báo thì mới biết cái thứ Bảy mà “cụ Cao” mời đó là ngày cụ dâng lễ Tạ ơn Kim Khánh Khấn Dòng tại nhà thờ Ngô Xá – quê hương thân yêu của Cha Giu-se. Trong niên lịch của Dòng Chúa Cứu Thế, Mừng Kim Khánh Khấn Dòng năm nay cùng với “cụ Cao” thân yêu có các cha như cha Phao-lô Bùi Thông Giao, cha Mi-ca-en Trương Văn Hành, cha Giu-se Nguyễn Tiến Lãng (Pháp), cha Giu-se Nguyễn Văn Vũ (Pháp).
Ngày đẹp trời – Lễ Mẹ hồn xác lên Trời – năm 1960, thầy Giuse Cao Đình Trị “bước lên bàn khấn” cùng với một số anh em cùng lớp để tuyên khấn tận hiến đời mình cho Chúa. 50 năm dài của cuộc đời, 50 năm dài của “hành trình” ấy, hôm nay 27 tháng 2 năm 2010 thầy Giu-se Cao Đình Trị tạ ơn Chúa và Đức Mẹ vì 50 năm hồng phúc khấn dòng và 46 năm trong sứ vụ linh mục.
Bầu trời xứ đạo Ngô Xá hôm nay vui hơn, nhộn hơn mọi ngày và người người về đây đông hơn mọi bữa để cùng hòa chung niềm vui, niềm tạ ơn với Cha Giu-se thân yêu của Hội Dòng, của bà con linh tông huyết tộc. Tất cả những bài hát, bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay gói ghém trong tâm tình tạ ơn ! Tạ ơn và tạ ơn !
Non kém một nửa thế kỷ mà không dừng lại để tạ ơn quả là một thiếu sót lớn trong đời người và nhất là đời của những tu sĩ – linh mục. Non kém nửa thế kỷ qua, “cụ Cao” đã cùng đồng hành hay nói hơn chút nữa là đã gánh vác Hội Dòng đi qua những thăng trầm của lịch sử. Ngày hôm nay, khi dừng chân nhìn lại, ắt hẳn anh em tu sĩ linh mục Dòng Chúa Cứu Thế không thể nào quên ơn của một I-nha-xi-ô Bùi Quang Diệm (+ 2009), Phan-xi-cô Xa-vi-ê Trần Tử Nhãn (+ 1999), Hen-ri Bạch Văn Lộc (+ 1997), của một Lê-ô Lê Trung Nghĩa, của một Giu-se Trần Ngọc Thao, của một Tô-ma Phạm Huy Lãm, của một Giu-se Cao Đình Trị và vị giám tỉnh Vinh-sơn đương nhiệm.
Chúa có cái nhìn của Chúa và Chúa có cách của Chúa để “chọn mặt gửi vàng”, để phục vụ tu sĩ của Hội Dòng, của anh chị em đồng loại. Mỗi tu sĩ mỗi tính cách, mỗi người một đường lối và mỗi người mỗi cách hành xử nhưng tất cả đều đi theo con đường mang “ơn cứu chuộc chứa chan nơi Người” cho mọi người.
Ai nào đó đã hơn một lần tiếp xúc với “cụ Cao” sẽ nhận ra một tính cách hết sức thẳng thắn, bộc trực và cũng không kém phần cương nghị.
Nhờ cương nghị, nhờ thẳng thắn, nhờ can đảm và nhất là nhờ ơn Chúa mà trong thời gian đen tối sau những ngày “năm xưa ấy” mà có nhiều linh mục được lãnh sứ vụ trong khi nhiều hội dòng còn “e thẹn”. Nhờ những quyết định ấy mà ngày nay có nhiều và nhiều linh mục đang dong duỗi trên khắp mọi miền của đất nước để loan báo Tin mừng. Hiện diện trong Thánh Lễ hôm nay, những linh mục “âm thầm” ngày xưa ấy hôm nay công khai tạ ơn Chúa cùng với “cụ Cao”.
Bên cạnh chuyện xây dựng phần “hồn” cho Hội Dòng, cha Giuse không quên chuyên chăm phần “xác”. Những công trình đâu đó, những cộng đoàn đâu đó, những nhà đâu đó hiện diện trên khắp mọi miền đất nước của Hội Dòng đều mang đậm dấu ấn của cha.
Mỗi lần nhìn vào dãy nhà Hưu Dưỡng của Nhà Dòng, hình ảnh của “cụ Cao” vẫn còn đó. Giữa những năm tháng khó khăn của lịch sử thăng trầm. “Cụ Cao” đã “cứ thế” mà xây sau nhiều lần nộp đơn xin xây dựng. Nếu sợ sệt, thiếu can đảm thì dãy nhà đang cưu mang những “bóng chiều” cũng như “mầm non” của Hội Dòng vẫn còn là khu đất trống. Ắt hẳn những ai đã hơn một lần hay hơn một năm hay hơn chục năm tá túc nơi dãy nhà ấy cũng hơn một lần cảm ơn “cụ Cao”.
Hôm nay, “cụ Cao” tạ ơn Chúa thì những ai có liên hệ, những ai có tương quan với “cụ Cao” cũng cùng hiệp ý tạ ơn Chúa vì suốt hành trình 50 năm qua của “cụ Cao”. Những người ấy ắt hẳn vui, hạnh phúc và cũng hãnh diện khi Thiên Chúa đã ban cho gia đình, ban cho dòng tộc cũng như cho Hội Dòng một tu sĩ – linh mục suốt cuộc đời phục vụ Chúa và tha nhân.
Chẳng biết là “hữu duyên” hay “vô ý” mà ngày tạ ơn “cụ Cao” chọn lại là ngày thứ Bảy. Vốn dĩ có lòng yêu mến Đức Mẹ từ thánh tổ phụ An-phong-sô nên ngày thứ Bảy hôm nay hợp tình hợp lý. Tâm tình tạ ơn đậm nét hơn khi tạ ơn Mẹ và cùng Mẹ tạ ơn Chúa.
Hôm nay cũng là ngày hết sức đặc biệt vì là ngày hôm nay trùng với ngày Việt Nam mừng ngày thầy thuốc. Có thể nói rằng “cụ Cao” không phải là thầy thuốc để chữa bệnh thân xác nhưng “cụ Cao” là một thầy thuốc của tâm hồn. Vậy thì ngày hôm nay Nhà Dòng, gia đình linh tông huyết tộc và những ai bằng cách này hay cách khác cũng mừng thầy thuốc mang tên họ “Cao”. “Cụ Cao” không đào tạo ra những bác sĩ chữa trị phần xác nhưng “cụ Cao” đã góp sức gần như cả đời mình để cưu mang, để đào tạo anh em tu sĩ linh mục trẻ lo phần hồn cho bổn đạo. Tất cả những gì gắn bó trong suốt hành trình 50 năm tận hiến của “cụ Cao” đều là những ơn lành mà Thiên Chúa ban tặng.
Dẫu với những ơn hết sức đặc biệt mà Thiên Chúa tuôn đổ trên cuộc đời “cụ Cao” nhưng với “cụ Cao”, cụ vẫn mang trong mình đậm chất của lòng khiêm hạ.
Nhớ lại lời mời Lễ của cụ, cụ có “thòng” thêm một câu: “Chưa đến ngày mừng nhưng làm sớm vì sợ mai mốt ngồi một chỗ”. Câu nói sao mà dễ thương quá ! Sao mà chân tình quá ! Câu nói ấy gói trọn một tâm tình khiêm hạ vì lẽ sức khỏe, thời gian … Cha Giu-se tạm gọi là khỏe hơn vài anh em cùng lớp một chút như Cha Giu-se Nguyễn Văn Vũ ở Pháp Quốc chưa có cơ may về dự lễ với cụ nhưng ngài vẫn sống tâm tình khiêm hạ. Với Cha Giu-se tất cả đều nằm trong lòng bàn tay Thiên Chúa, ngay cả ngày hồng phúc hôm nay cũng như vậy.
Gia đình cụ, con cháu cụ, những người thân quen có khả năng cũng sẵn lòng lo cho cụ những phương tiện đi lại tốt nhất chạy theo thời nhưng “cụ Cao” không chọn theo kiểu của người đời. Hết sức dễ thương khi thấy vị giám tỉnh của một hội dòng cứ thong dong thư thả ngồi trên chiếc xích-lô “dân biểu”. Đến ngày xích-lô bị tiêu hủy thì cụ lại chọn những chiếc xe ôm cũng “dân biểu” bình dị như thuở nào. Lần nọ, đi đến ngã tư Bảy Hiền, trước mắt kẻ mọn là cụ già bờ vai hơi bị nghiêng một chút với dáng vẻ quen quen, cho “ga” lên một chút thì ra không ai khác như dự đoán đó cha Giu-se thân yêu.
Cạnh tấm lòng khiêm hạ đó là tâm tình phục vụ.
Những ngày tạm gọi là “ẩn mình” sau chiếc màn của “sân khấu” nhưng “cụ Cao” vẫn miệt mài phục vụ, miệt mài lo cho anh em. Những dịp có thể, những lúc sức khỏe cho phép, cha Giu-se vẫn ngược xuôi ra Bắc, đến tận Tây Nguyên để cùng chung chia với những vị đương nhiệm. Hình ảnh ấy hết sức dễ thương nói đến tình hiệp thông của anh em. Kẻ đi sau nương nhờ người đi trước và người đi trước kề vai với anh em.
Ngày đại lễ rồi cũng sẽ qua đi nhưng dấu ấn của đời tận hiến và tình thương của Thiên Chúa trên “cụ Cao” vẫn còn mãi.
Nguyện xin Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ, của Cha Thánh An-phong-sô, các thánh và chân phúc trong Dòng tiếp tục ở lại trên cuộc đời của “cụ Cao” để Thiên Chúa hoàn tất công trình tốt đẹp mà Ngài đã khởi sự nơi “cụ Cao” từ ngày 15.8.1960 – ngày khấn dòng của cụ và hơn nữa là ngày 18.12.1965 – ngày cụ lãnh sứ vụ linh mục.
Ngô Xá, 27.02.2010
Đi ngang qua bảng thông báo thì mới biết cái thứ Bảy mà “cụ Cao” mời đó là ngày cụ dâng lễ Tạ ơn Kim Khánh Khấn Dòng tại nhà thờ Ngô Xá – quê hương thân yêu của Cha Giu-se. Trong niên lịch của Dòng Chúa Cứu Thế, Mừng Kim Khánh Khấn Dòng năm nay cùng với “cụ Cao” thân yêu có các cha như cha Phao-lô Bùi Thông Giao, cha Mi-ca-en Trương Văn Hành, cha Giu-se Nguyễn Tiến Lãng (Pháp), cha Giu-se Nguyễn Văn Vũ (Pháp).
Ngày đẹp trời – Lễ Mẹ hồn xác lên Trời – năm 1960, thầy Giuse Cao Đình Trị “bước lên bàn khấn” cùng với một số anh em cùng lớp để tuyên khấn tận hiến đời mình cho Chúa. 50 năm dài của cuộc đời, 50 năm dài của “hành trình” ấy, hôm nay 27 tháng 2 năm 2010 thầy Giu-se Cao Đình Trị tạ ơn Chúa và Đức Mẹ vì 50 năm hồng phúc khấn dòng và 46 năm trong sứ vụ linh mục.
Bầu trời xứ đạo Ngô Xá hôm nay vui hơn, nhộn hơn mọi ngày và người người về đây đông hơn mọi bữa để cùng hòa chung niềm vui, niềm tạ ơn với Cha Giu-se thân yêu của Hội Dòng, của bà con linh tông huyết tộc. Tất cả những bài hát, bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay gói ghém trong tâm tình tạ ơn ! Tạ ơn và tạ ơn !
Non kém một nửa thế kỷ mà không dừng lại để tạ ơn quả là một thiếu sót lớn trong đời người và nhất là đời của những tu sĩ – linh mục. Non kém nửa thế kỷ qua, “cụ Cao” đã cùng đồng hành hay nói hơn chút nữa là đã gánh vác Hội Dòng đi qua những thăng trầm của lịch sử. Ngày hôm nay, khi dừng chân nhìn lại, ắt hẳn anh em tu sĩ linh mục Dòng Chúa Cứu Thế không thể nào quên ơn của một I-nha-xi-ô Bùi Quang Diệm (+ 2009), Phan-xi-cô Xa-vi-ê Trần Tử Nhãn (+ 1999), Hen-ri Bạch Văn Lộc (+ 1997), của một Lê-ô Lê Trung Nghĩa, của một Giu-se Trần Ngọc Thao, của một Tô-ma Phạm Huy Lãm, của một Giu-se Cao Đình Trị và vị giám tỉnh Vinh-sơn đương nhiệm.
Chúa có cái nhìn của Chúa và Chúa có cách của Chúa để “chọn mặt gửi vàng”, để phục vụ tu sĩ của Hội Dòng, của anh chị em đồng loại. Mỗi tu sĩ mỗi tính cách, mỗi người một đường lối và mỗi người mỗi cách hành xử nhưng tất cả đều đi theo con đường mang “ơn cứu chuộc chứa chan nơi Người” cho mọi người.
Ai nào đó đã hơn một lần tiếp xúc với “cụ Cao” sẽ nhận ra một tính cách hết sức thẳng thắn, bộc trực và cũng không kém phần cương nghị.
Nhờ cương nghị, nhờ thẳng thắn, nhờ can đảm và nhất là nhờ ơn Chúa mà trong thời gian đen tối sau những ngày “năm xưa ấy” mà có nhiều linh mục được lãnh sứ vụ trong khi nhiều hội dòng còn “e thẹn”. Nhờ những quyết định ấy mà ngày nay có nhiều và nhiều linh mục đang dong duỗi trên khắp mọi miền của đất nước để loan báo Tin mừng. Hiện diện trong Thánh Lễ hôm nay, những linh mục “âm thầm” ngày xưa ấy hôm nay công khai tạ ơn Chúa cùng với “cụ Cao”.
Bên cạnh chuyện xây dựng phần “hồn” cho Hội Dòng, cha Giuse không quên chuyên chăm phần “xác”. Những công trình đâu đó, những cộng đoàn đâu đó, những nhà đâu đó hiện diện trên khắp mọi miền đất nước của Hội Dòng đều mang đậm dấu ấn của cha.
Mỗi lần nhìn vào dãy nhà Hưu Dưỡng của Nhà Dòng, hình ảnh của “cụ Cao” vẫn còn đó. Giữa những năm tháng khó khăn của lịch sử thăng trầm. “Cụ Cao” đã “cứ thế” mà xây sau nhiều lần nộp đơn xin xây dựng. Nếu sợ sệt, thiếu can đảm thì dãy nhà đang cưu mang những “bóng chiều” cũng như “mầm non” của Hội Dòng vẫn còn là khu đất trống. Ắt hẳn những ai đã hơn một lần hay hơn một năm hay hơn chục năm tá túc nơi dãy nhà ấy cũng hơn một lần cảm ơn “cụ Cao”.
Hôm nay, “cụ Cao” tạ ơn Chúa thì những ai có liên hệ, những ai có tương quan với “cụ Cao” cũng cùng hiệp ý tạ ơn Chúa vì suốt hành trình 50 năm qua của “cụ Cao”. Những người ấy ắt hẳn vui, hạnh phúc và cũng hãnh diện khi Thiên Chúa đã ban cho gia đình, ban cho dòng tộc cũng như cho Hội Dòng một tu sĩ – linh mục suốt cuộc đời phục vụ Chúa và tha nhân.
Chẳng biết là “hữu duyên” hay “vô ý” mà ngày tạ ơn “cụ Cao” chọn lại là ngày thứ Bảy. Vốn dĩ có lòng yêu mến Đức Mẹ từ thánh tổ phụ An-phong-sô nên ngày thứ Bảy hôm nay hợp tình hợp lý. Tâm tình tạ ơn đậm nét hơn khi tạ ơn Mẹ và cùng Mẹ tạ ơn Chúa.
Hôm nay cũng là ngày hết sức đặc biệt vì là ngày hôm nay trùng với ngày Việt Nam mừng ngày thầy thuốc. Có thể nói rằng “cụ Cao” không phải là thầy thuốc để chữa bệnh thân xác nhưng “cụ Cao” là một thầy thuốc của tâm hồn. Vậy thì ngày hôm nay Nhà Dòng, gia đình linh tông huyết tộc và những ai bằng cách này hay cách khác cũng mừng thầy thuốc mang tên họ “Cao”. “Cụ Cao” không đào tạo ra những bác sĩ chữa trị phần xác nhưng “cụ Cao” đã góp sức gần như cả đời mình để cưu mang, để đào tạo anh em tu sĩ linh mục trẻ lo phần hồn cho bổn đạo. Tất cả những gì gắn bó trong suốt hành trình 50 năm tận hiến của “cụ Cao” đều là những ơn lành mà Thiên Chúa ban tặng.
Dẫu với những ơn hết sức đặc biệt mà Thiên Chúa tuôn đổ trên cuộc đời “cụ Cao” nhưng với “cụ Cao”, cụ vẫn mang trong mình đậm chất của lòng khiêm hạ.
Nhớ lại lời mời Lễ của cụ, cụ có “thòng” thêm một câu: “Chưa đến ngày mừng nhưng làm sớm vì sợ mai mốt ngồi một chỗ”. Câu nói sao mà dễ thương quá ! Sao mà chân tình quá ! Câu nói ấy gói trọn một tâm tình khiêm hạ vì lẽ sức khỏe, thời gian … Cha Giu-se tạm gọi là khỏe hơn vài anh em cùng lớp một chút như Cha Giu-se Nguyễn Văn Vũ ở Pháp Quốc chưa có cơ may về dự lễ với cụ nhưng ngài vẫn sống tâm tình khiêm hạ. Với Cha Giu-se tất cả đều nằm trong lòng bàn tay Thiên Chúa, ngay cả ngày hồng phúc hôm nay cũng như vậy.
Gia đình cụ, con cháu cụ, những người thân quen có khả năng cũng sẵn lòng lo cho cụ những phương tiện đi lại tốt nhất chạy theo thời nhưng “cụ Cao” không chọn theo kiểu của người đời. Hết sức dễ thương khi thấy vị giám tỉnh của một hội dòng cứ thong dong thư thả ngồi trên chiếc xích-lô “dân biểu”. Đến ngày xích-lô bị tiêu hủy thì cụ lại chọn những chiếc xe ôm cũng “dân biểu” bình dị như thuở nào. Lần nọ, đi đến ngã tư Bảy Hiền, trước mắt kẻ mọn là cụ già bờ vai hơi bị nghiêng một chút với dáng vẻ quen quen, cho “ga” lên một chút thì ra không ai khác như dự đoán đó cha Giu-se thân yêu.
Cạnh tấm lòng khiêm hạ đó là tâm tình phục vụ.
Những ngày tạm gọi là “ẩn mình” sau chiếc màn của “sân khấu” nhưng “cụ Cao” vẫn miệt mài phục vụ, miệt mài lo cho anh em. Những dịp có thể, những lúc sức khỏe cho phép, cha Giu-se vẫn ngược xuôi ra Bắc, đến tận Tây Nguyên để cùng chung chia với những vị đương nhiệm. Hình ảnh ấy hết sức dễ thương nói đến tình hiệp thông của anh em. Kẻ đi sau nương nhờ người đi trước và người đi trước kề vai với anh em.
Ngày đại lễ rồi cũng sẽ qua đi nhưng dấu ấn của đời tận hiến và tình thương của Thiên Chúa trên “cụ Cao” vẫn còn mãi.
Nguyện xin Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ, của Cha Thánh An-phong-sô, các thánh và chân phúc trong Dòng tiếp tục ở lại trên cuộc đời của “cụ Cao” để Thiên Chúa hoàn tất công trình tốt đẹp mà Ngài đã khởi sự nơi “cụ Cao” từ ngày 15.8.1960 – ngày khấn dòng của cụ và hơn nữa là ngày 18.12.1965 – ngày cụ lãnh sứ vụ linh mục.
Ngô Xá, 27.02.2010
Cầu Nuyện & Thực Hành Lời Chúa
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
18:40 26/02/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
Chúa nhật 2 Mùa Chay (28-02-10)
Dành cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội Đoàn
CẦU NGUYỆN VÀ THỰC HÀNH LỜI CHÚA
A- Cảm nghiệm Sống và nghe sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần:
Bài đọc 1: Sáng thế (15: 5-12; 17-18). “Ông Áp-ram tin Đức Chúa, và vì thế, Đức Chúa kể ông là người công chính.” (câu 6)
1-Chia sẻ kinh nghiệm tin vào Lời Chúa dạy của tôi trong đời sống?
2/ Cho biết những việc làm của bạn trong chức vụ người Tín hữu ?
Bài đọc 2: Philipphê (3:17--; 4:1). Thưa anh em: “Xin hãy cùng nhau bắt chước tôi, và chăm chú nhìn vào những ai sống theo gương chúng tôi để lại cho anh em.” (câu 17)
1/ Phaolô muốn tôi bắt chước ông là bắt chước Chúa, cho vài ví dụ?
2/ Bạn nghĩ thế nào khi có một số Kitô hữu đang sống phóng túng ?
Tin Mừng: Luca (9:28-36). “Đây là Con Ta, Người đã được tuyển chọn. Hãy vâng nghe Lời người.” (Lc 9 35)
1/ Đức Giêsu dạy tôi cầu nguyện, nói sự cần thiết của cầu nguyện ?
2/ Bạn hãy chia sẻ những việc làm cụ thể để vâng nghe Lời Chúa ?
3/ Thiên Chúa có quyền năng làm những gì cho thân xác của tôi?
B- Đức Giêsu dạy cho bạn và tôi những bài học nào ?
1/ Cầu nguyện trước mọi công việc: (x. Lc 9, 28-29)
a/ Bày tỏ tấm lòng với những ước vọng, băn khoăn lo lắng với Chúa: với cả tấm lòng, như một người bạn, người tình. Cầu nguyện là trình bày với Chúa trước mọi quyết định của cá nhân, gia đình và tập thể; không chỉ đọc kinh theo các mẫu đã soạn sẵn một cách máy móc.
b/ Cầu nguyện là Trò chuyện, đàm thoại trực tiếp với Chúa. Thánh Augustin viết: Cầu nguyện là: “cuộc nói truyện của ta với Thiên Chúa.”, một cuộc trò chuyện có mục đích.
2/ Đọc và suy niệm Phúc âm hàng ngày: Sáng và tối, đọc thật thong thả, ngưng lại những chữ và câu đánh động, khiêm tốn lắng nghe. Biết nghe tiếng nói khen, trách của Chúa Thánh Thần, của lương tâm nhắc nhở trong mọi lúc. Thực hành kinh bảy mối tội đầu: 1-Khiêm nhường chớ kiêu ngạo.- 2- Rộng rãi chớ hà tiện.- 3- Giữ mình sạch sẽ chớ mê tà dâm. – 4- Hay nhịn chớ hờn giận.- 5- Kiêng bớt chớ mê ăn uống.- 6- Yêu người chớ ghen ghét. 7- Siêng năng việc Đức Chúa Trời chớ làm biếng.
3/ Thực hành Bác ái Xã hội: Thực hành kinh thương người có mười bốn mối: A- Thương linh hồn bay mối: 1/ Lấy nhời lành mà khuyên người. 2/Mở dạy kẻ mê muội. 3/ Yên ủi kẻ âu lo. 4/ Răn bảo kẻ có tội. 5/ Tha kẻ dể ta. 6/ Nhịn kẻ mất lòng ta. 7/ Cầu cho hẻ sống và kẻ chết. B- Thương xác bảy mối: 1/ Cho kẻ đói ăn. 2/ cho kẻ khát uống. 3/ Cho kẻ rách rưới ăn mặc. 4/ Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc. 5/ Cho khách đỗ nhà. 6/ Chuộc kẻ làm tôi. 7/ Chôn xác kẻ chết.
4//Không lỗi tứ đổ tường: Cờ bạc, rược chè, trai gái, nghiện hút.
5/ Làm hoà, sống bình an: Không gây bất công chia rã thù hận trong gia đình giữa vợ, chồng, cha mẹ và bạn hữu ngoài xã hội.
Trong mỗi giáo xứ thường có Ban Xã hội để thực hành những việc kể trên, xin mọi người cùng tích cực tham gia. Vì Bác Ái là Huy hiệu thật sự của Người Tín hữu Kitô, còn đeo ảnh hay tràng hạt người ta chỉ biết bạn là người Công giáo bình thường mà thôi.
C- Câu Kinh Thánh thúc đẩy bạn và tôi chọn Sống tuần này:
ĐÂY LÀ CON TA, NGƯỜI ĐƯỢC TA TUYỂN CHỌN, HÃY VÂNG NGHE LỜI NGƯỜI. (Lc 9, 35)
1/ Đọc và suy niệm Lời Chúa để lắng nghe, nói chuyện với Chúa.
2/ Thực hành Bác Ái qua kinh Thương người có mười bốn mối.
D- Bạn và tôi cùng Cầu nguyện với Lời Chúa: (Pray in Action)
Lạy Cha, Cha đã dạy: Đây là con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe Lời Người. Xin Thánh Thần Chúa hãy giúp con thực hành Lời Chúa là sống những giáo huấn của Chúa đã dạy trong Phúc âm bằng đời sống yêu thương và phục vụ tha nhân. Mẹ maria đã thực hành Lời Chúa khi thăm viếng bà chị họ là Elisabet. Con quyết noi gương Mẹ, đến thăm hỏi người trong khu phố chúng con.
Lời hay ý đẹp: CẦU NGUYỆN KHÔNG ĐÒI HỎI TÀI HÙNG BIỆN, MÀ LÀ LÒNG SỐT SẮNG. - Prayer does not require eloquence but earnestress
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI (Ga 3, 30)
Phó tế GB Maria Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Chúa nhật 2 Mùa Chay (28-02-10)
Dành cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội Đoàn
CẦU NGUYỆN VÀ THỰC HÀNH LỜI CHÚA
A- Cảm nghiệm Sống và nghe sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần:
Bài đọc 1: Sáng thế (15: 5-12; 17-18). “Ông Áp-ram tin Đức Chúa, và vì thế, Đức Chúa kể ông là người công chính.” (câu 6)
1-Chia sẻ kinh nghiệm tin vào Lời Chúa dạy của tôi trong đời sống?
2/ Cho biết những việc làm của bạn trong chức vụ người Tín hữu ?
Bài đọc 2: Philipphê (3:17--; 4:1). Thưa anh em: “Xin hãy cùng nhau bắt chước tôi, và chăm chú nhìn vào những ai sống theo gương chúng tôi để lại cho anh em.” (câu 17)
1/ Phaolô muốn tôi bắt chước ông là bắt chước Chúa, cho vài ví dụ?
2/ Bạn nghĩ thế nào khi có một số Kitô hữu đang sống phóng túng ?
Tin Mừng: Luca (9:28-36). “Đây là Con Ta, Người đã được tuyển chọn. Hãy vâng nghe Lời người.” (Lc 9 35)
1/ Đức Giêsu dạy tôi cầu nguyện, nói sự cần thiết của cầu nguyện ?
2/ Bạn hãy chia sẻ những việc làm cụ thể để vâng nghe Lời Chúa ?
3/ Thiên Chúa có quyền năng làm những gì cho thân xác của tôi?
B- Đức Giêsu dạy cho bạn và tôi những bài học nào ?
1/ Cầu nguyện trước mọi công việc: (x. Lc 9, 28-29)
a/ Bày tỏ tấm lòng với những ước vọng, băn khoăn lo lắng với Chúa: với cả tấm lòng, như một người bạn, người tình. Cầu nguyện là trình bày với Chúa trước mọi quyết định của cá nhân, gia đình và tập thể; không chỉ đọc kinh theo các mẫu đã soạn sẵn một cách máy móc.
b/ Cầu nguyện là Trò chuyện, đàm thoại trực tiếp với Chúa. Thánh Augustin viết: Cầu nguyện là: “cuộc nói truyện của ta với Thiên Chúa.”, một cuộc trò chuyện có mục đích.
2/ Đọc và suy niệm Phúc âm hàng ngày: Sáng và tối, đọc thật thong thả, ngưng lại những chữ và câu đánh động, khiêm tốn lắng nghe. Biết nghe tiếng nói khen, trách của Chúa Thánh Thần, của lương tâm nhắc nhở trong mọi lúc. Thực hành kinh bảy mối tội đầu: 1-Khiêm nhường chớ kiêu ngạo.- 2- Rộng rãi chớ hà tiện.- 3- Giữ mình sạch sẽ chớ mê tà dâm. – 4- Hay nhịn chớ hờn giận.- 5- Kiêng bớt chớ mê ăn uống.- 6- Yêu người chớ ghen ghét. 7- Siêng năng việc Đức Chúa Trời chớ làm biếng.
3/ Thực hành Bác ái Xã hội: Thực hành kinh thương người có mười bốn mối: A- Thương linh hồn bay mối: 1/ Lấy nhời lành mà khuyên người. 2/Mở dạy kẻ mê muội. 3/ Yên ủi kẻ âu lo. 4/ Răn bảo kẻ có tội. 5/ Tha kẻ dể ta. 6/ Nhịn kẻ mất lòng ta. 7/ Cầu cho hẻ sống và kẻ chết. B- Thương xác bảy mối: 1/ Cho kẻ đói ăn. 2/ cho kẻ khát uống. 3/ Cho kẻ rách rưới ăn mặc. 4/ Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc. 5/ Cho khách đỗ nhà. 6/ Chuộc kẻ làm tôi. 7/ Chôn xác kẻ chết.
4//Không lỗi tứ đổ tường: Cờ bạc, rược chè, trai gái, nghiện hút.
5/ Làm hoà, sống bình an: Không gây bất công chia rã thù hận trong gia đình giữa vợ, chồng, cha mẹ và bạn hữu ngoài xã hội.
Trong mỗi giáo xứ thường có Ban Xã hội để thực hành những việc kể trên, xin mọi người cùng tích cực tham gia. Vì Bác Ái là Huy hiệu thật sự của Người Tín hữu Kitô, còn đeo ảnh hay tràng hạt người ta chỉ biết bạn là người Công giáo bình thường mà thôi.
C- Câu Kinh Thánh thúc đẩy bạn và tôi chọn Sống tuần này:
ĐÂY LÀ CON TA, NGƯỜI ĐƯỢC TA TUYỂN CHỌN, HÃY VÂNG NGHE LỜI NGƯỜI. (Lc 9, 35)
1/ Đọc và suy niệm Lời Chúa để lắng nghe, nói chuyện với Chúa.
2/ Thực hành Bác Ái qua kinh Thương người có mười bốn mối.
D- Bạn và tôi cùng Cầu nguyện với Lời Chúa: (Pray in Action)
Lạy Cha, Cha đã dạy: Đây là con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe Lời Người. Xin Thánh Thần Chúa hãy giúp con thực hành Lời Chúa là sống những giáo huấn của Chúa đã dạy trong Phúc âm bằng đời sống yêu thương và phục vụ tha nhân. Mẹ maria đã thực hành Lời Chúa khi thăm viếng bà chị họ là Elisabet. Con quyết noi gương Mẹ, đến thăm hỏi người trong khu phố chúng con.
Lời hay ý đẹp: CẦU NGUYỆN KHÔNG ĐÒI HỎI TÀI HÙNG BIỆN, MÀ LÀ LÒNG SỐT SẮNG. - Prayer does not require eloquence but earnestress
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI (Ga 3, 30)
Phó tế GB Maria Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày
Lm Jos Tạ Duy Tuyến
18:52 26/02/2010
Thứ hai sau Chúa nhật 2 mùa chay
Lc 6,36-38
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì được quây quần bên Chúa. Chúng con thật hạnh phúc vì có chung một Cha Trên Trời. Chúng con xin tạ ơn và chúc tụng tình yêu của Chúa. Chúng con cũng cám ơn Chúa đã tạo dựng chúng con mỗi người một vẻ. Chúa ban cho chúng con mỗi người một tài năng khác nhau để bổ túc cho nhau, để đùm bọc lẫn nhau, để sửa chữa cho nhau. Xin giúp chúng con biết dùng khả năng của mình để làm vơi đi những khổ đau của anh em. Xin đừng để chúng con làm hại nhau bằng tài năng khác biệt của mình.
Lạy Chúa là Đấng rất mực nhân từ, xin giúp chúng con biết đối xử với nhau trong yêu thương tha thứ. Xin đừng để chúng con đối xứ bất khoan dung với nhau. Xin giúp chúng con biết sống hoà hợp với mọi người trong tình tương thân tương ái. Xin giúp chúng con biết tha thứ để tìm được niềm vui của đoàn kết yêu thương.
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, qua bí tích Thánh Thể, chúng con được trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa, xin giúp chúng con cũng biết yêu mến nhau như Chúa đã yêu mến chúng con. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 2 mùa chay
Mt 23,1-12
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Vì yêu thương chúng con, Chúa đã tự hạ mình trở nên loài người chúng con. Chúa còn trở nên bé nhỏ qua tấm bánh đơn sơ để hoà quyện trong máu thịt chúng con. Chúa đã chịu tan biến mình để chúng con được sống sung mãn trong tình thường của Chúa.
Nhưng Chúa ơi, sao loài người chúng con lại thích đánh bóng chính mình, thích nổi trội giữa mọi người? Chúng con thích được khen ngợi, thích được tán dương. Phải chăng vì kiêu căng mà chúng con đã không thể sống khiêm tốn trước mặt nhau? Phải chăng vì kiêu căng mà chúng con đã nhiều lần khinh dể, nói hành, nói xấu, bêu xấu và dèm pha người khác để tôn mình lên? Xin tha thứ vì những lần chúng con xét đoán tha nhân một cách bừa bãi. Xin tha thứ vì những lần chúng con sống thiếu chân thật với Chúa và tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã tự hạ để trở nên mọi sự cho mọi người. Xin cho chúng con luôn sống đơn sơ, bé nhỏ để Chúa được lớn lên trong chúng con và chúng con có thể mang Chúa đến trong yêu thương, hoà hợp với mọi người. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 2 mà chay
Mt 20,17-28
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Với tấm bánh bé nhỏ, Chúa đã cho chúng con tình yêu và sự sống. Chúa đã trở nên mọi sự cho chúng con. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa để chúng con tiếp tục gieo vãi yêu thương giữa lòng nhân thế.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, ở đời ai cũng thèm có kẻ hầu người hạ. Ai cũng cần chức cao quyển trọng. Ở đời ai cũng muốn được sống an nhàn trong sự phục vụ của tha nhân. Nhưng Chúa đã không sống như thế! Chúa đã sống vì lợi ích tha nhân. Chúa đến để hầu hạ mọi người. Từ em bé cho đến cụ già. Từ kẻ bần cùng cho đến kẻ quyền quý. Chúa sẵn lòng phục vụ mà không hề so đo tính toàn. Chúa không đến để người khác phục vụ Chúa, nhưng Chúa còn hiến dâng mạng sống vì hạnh phúc tha nhân. Xin giúp chúng con luôn bé nhỏ khiêm nhu để cúi mình phục vụ mọi người. Xin giúp chúng con biết chu toàn bổn phận hằng ngày với lòng yêu mến và phụng sự Chúa trong chính công việc của mình.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn xác tín rằng: “cho thì có phúc hơn nhận lãnh”, để chúng con luôn sẵn lòng quảng đại với tha nhân. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 2 mùa chay
Lc 16,19-31
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tình yêu. Chúa đã mang tình yêu của mình đến cho thế gian. Chúa yêu nhân loại chúng con. Chúa còn thí mạng sống vì nhân loại chúng con. Trái tim Chúa luôn chạnh lòng thương xót những khổ đau của nhân thế. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa để chúng con cũng biết xót thương nhau.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chính tình yêu sẽ liên kết chúng con nên một trong Chúa. Chúng con cũng hiểu rằng lòng thương xót kẻ khốn khổ sẽ đặt chúng con bên cạnh La-da-rô và trong lòng Chúa. Trái lại sự ích kỷ sẽ đẩy chúng con xuống vực thẳm chung với người phú hộ. Nhưng Chúa ơi! Ví ích kỷ chúng con đã xa rời Chúa và anh em. Chúng con thiếu bác ái, thiếu cảm thông với anh em. Chúng con thiếu tình liên đới chia sẻ của những người anh em con cùng một cha trên trời. Xin tha thứ vì những lần chúng con đã không động lòng trắc ẩn giữa khổ đau của tha nhân. Trái tim chúng con băng giá. Tình yêu chúng con khô khan. Chúng con đã từ khước tiếng gọi thổn thức của con tim. Xin tha thứ vì những lần chúng con lạnh lùng, thờ ơ trước sự kêu cứu của anh em. Xin giúp chúng con biết rộng đôi tay để thi ân, để làm phúc cho kẻ cơ hàn, để nhờ đó chúng con có thêm nhiều bạn hữu trong Nước Trời.
Lạy Chúa là Đấng hay xót thương kẻ cơ hàn, xin thương xót chúng con. Xin dạy chúng con biết sống quảng đại hơn là lo cho bản thân. Xin giúp chúng con sẵn lòng phụng sự Chúa qua những kẻ cơ hàn. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 2 mùa chay
Mt 21,33-43.45-46
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ hiệp nhất chúng con nên một trong Chúa. Qua bàn tiệc Thánh Thể chúng con cùng được chia sẻ một tấm bánh hằng sống là chính Máu Thịt Chúa. Xin giúp chúng con luôn sống hiệp nhất và yêu thương nhau. Xin hàn gắn lại những rạn nứt tình người nơi chúng con bằng lòng nhân hậu và tình thương của Chúa, để nhờ đó chúng con cũng biết sống bao dung và đón nhận nhau trong tình nghĩa anh em một nhà.
Lạy Chúa, lòng ghen ghét đã khiến các con nhà Gia-cóp coi Giuse, em mình là kẻ thù. Lòng ghen ghét đó cũng khiến cho các kỳ lão Do Thái tìm cách giết Chúa. Lòng ghen ghét đó cũng khiến chúng con xa rời nhau bởi những kết án, nghi kỵ và hiểu lầm. Xin tha thứ vì những lần chúng con ghen ghét anh em nên nói xấu, bỏ vạ cáo gian anh em. Xin tha thứ vì những lần chúng con xúc phạm đến nhau bằng lời nói và hành động đã làm tổn thương đến danh dự của tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã lấy cái chết để cứu chuộc cả những người hành hạ Chúa. Xin cho chúng con cũng biết lấy ơn trả oán để xoá bỏ hận thù. Xin dạy chúng con cùng nhau canh tân cuộc đời trong tình thần phúc âm, để mỗi người biết đối xử nhân từ với nhau như Chúa đã đối xử nhân từ với chúng con. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 2 mùa chay
Lc 15,1-3.11-32
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa như người Cha nhân hậu. Chúa hằng giang tay chờ đón chúng con trở về với Chúa. Chúa không hỏi tội, Chúa chẳng chấp nhất tội chúng con. Vì “nếu Chúa chấp tội thì nào ai rỗi được”. Xin giúp chúng con trong mùa chay thánh này biết ăn năn trở về thật lòng, biết sám hối những lỗi phạm của mình, và biết canh tân đổi mới cuộc sống.
Lạy Chúa, Chắc Chúa cũng đau buồn lắm khi chúng con không vâng nghe lời Chúa, vì “tò vò mà nuôi nhện – Đến khi nó lớn nó quện nhau đi”. Chúa đã tạo dựng chúng con nên giống hình ảnh Chúa. Chúa còn chăm lo chúng con bằng biết bao ơn lành hồn xác. Thế mà, chúng con lại đang tâm lạc xa tình Chúa. Chúng con phạm tội với trời và với cha. Chúng con lao vào những đam mê truỵ lạc đen tối. Vòng xoáy của danh lợi thú đã đưa chúng con đi xa vòng tay của Chúa. Chúng con chơi vơi giữa dòng đời. Chúng con buông mình theo đam mê xác thịt. Chúng con đã mất đi phương hướng cuộc đời, chỉ còn lại sự thất vọng và buông xuôi.
Lạy Chúa là Cha chúng con. Chúng con đã lỗi phạm đến trời và đến cha. Xin Cha tha thứ tội chúng con đã phạm. Xin giúp chúng con ăn năn chừa hối và quyết tâm làm lại cuộc đời cho sánh với tình cha. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Lc 6,36-38
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì được quây quần bên Chúa. Chúng con thật hạnh phúc vì có chung một Cha Trên Trời. Chúng con xin tạ ơn và chúc tụng tình yêu của Chúa. Chúng con cũng cám ơn Chúa đã tạo dựng chúng con mỗi người một vẻ. Chúa ban cho chúng con mỗi người một tài năng khác nhau để bổ túc cho nhau, để đùm bọc lẫn nhau, để sửa chữa cho nhau. Xin giúp chúng con biết dùng khả năng của mình để làm vơi đi những khổ đau của anh em. Xin đừng để chúng con làm hại nhau bằng tài năng khác biệt của mình.
Lạy Chúa là Đấng rất mực nhân từ, xin giúp chúng con biết đối xử với nhau trong yêu thương tha thứ. Xin đừng để chúng con đối xứ bất khoan dung với nhau. Xin giúp chúng con biết sống hoà hợp với mọi người trong tình tương thân tương ái. Xin giúp chúng con biết tha thứ để tìm được niềm vui của đoàn kết yêu thương.
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, qua bí tích Thánh Thể, chúng con được trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa, xin giúp chúng con cũng biết yêu mến nhau như Chúa đã yêu mến chúng con. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 2 mùa chay
Mt 23,1-12
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Vì yêu thương chúng con, Chúa đã tự hạ mình trở nên loài người chúng con. Chúa còn trở nên bé nhỏ qua tấm bánh đơn sơ để hoà quyện trong máu thịt chúng con. Chúa đã chịu tan biến mình để chúng con được sống sung mãn trong tình thường của Chúa.
Nhưng Chúa ơi, sao loài người chúng con lại thích đánh bóng chính mình, thích nổi trội giữa mọi người? Chúng con thích được khen ngợi, thích được tán dương. Phải chăng vì kiêu căng mà chúng con đã không thể sống khiêm tốn trước mặt nhau? Phải chăng vì kiêu căng mà chúng con đã nhiều lần khinh dể, nói hành, nói xấu, bêu xấu và dèm pha người khác để tôn mình lên? Xin tha thứ vì những lần chúng con xét đoán tha nhân một cách bừa bãi. Xin tha thứ vì những lần chúng con sống thiếu chân thật với Chúa và tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã tự hạ để trở nên mọi sự cho mọi người. Xin cho chúng con luôn sống đơn sơ, bé nhỏ để Chúa được lớn lên trong chúng con và chúng con có thể mang Chúa đến trong yêu thương, hoà hợp với mọi người. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 2 mà chay
Mt 20,17-28
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Với tấm bánh bé nhỏ, Chúa đã cho chúng con tình yêu và sự sống. Chúa đã trở nên mọi sự cho chúng con. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa để chúng con tiếp tục gieo vãi yêu thương giữa lòng nhân thế.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, ở đời ai cũng thèm có kẻ hầu người hạ. Ai cũng cần chức cao quyển trọng. Ở đời ai cũng muốn được sống an nhàn trong sự phục vụ của tha nhân. Nhưng Chúa đã không sống như thế! Chúa đã sống vì lợi ích tha nhân. Chúa đến để hầu hạ mọi người. Từ em bé cho đến cụ già. Từ kẻ bần cùng cho đến kẻ quyền quý. Chúa sẵn lòng phục vụ mà không hề so đo tính toàn. Chúa không đến để người khác phục vụ Chúa, nhưng Chúa còn hiến dâng mạng sống vì hạnh phúc tha nhân. Xin giúp chúng con luôn bé nhỏ khiêm nhu để cúi mình phục vụ mọi người. Xin giúp chúng con biết chu toàn bổn phận hằng ngày với lòng yêu mến và phụng sự Chúa trong chính công việc của mình.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn xác tín rằng: “cho thì có phúc hơn nhận lãnh”, để chúng con luôn sẵn lòng quảng đại với tha nhân. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 2 mùa chay
Lc 16,19-31
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tình yêu. Chúa đã mang tình yêu của mình đến cho thế gian. Chúa yêu nhân loại chúng con. Chúa còn thí mạng sống vì nhân loại chúng con. Trái tim Chúa luôn chạnh lòng thương xót những khổ đau của nhân thế. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa để chúng con cũng biết xót thương nhau.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chính tình yêu sẽ liên kết chúng con nên một trong Chúa. Chúng con cũng hiểu rằng lòng thương xót kẻ khốn khổ sẽ đặt chúng con bên cạnh La-da-rô và trong lòng Chúa. Trái lại sự ích kỷ sẽ đẩy chúng con xuống vực thẳm chung với người phú hộ. Nhưng Chúa ơi! Ví ích kỷ chúng con đã xa rời Chúa và anh em. Chúng con thiếu bác ái, thiếu cảm thông với anh em. Chúng con thiếu tình liên đới chia sẻ của những người anh em con cùng một cha trên trời. Xin tha thứ vì những lần chúng con đã không động lòng trắc ẩn giữa khổ đau của tha nhân. Trái tim chúng con băng giá. Tình yêu chúng con khô khan. Chúng con đã từ khước tiếng gọi thổn thức của con tim. Xin tha thứ vì những lần chúng con lạnh lùng, thờ ơ trước sự kêu cứu của anh em. Xin giúp chúng con biết rộng đôi tay để thi ân, để làm phúc cho kẻ cơ hàn, để nhờ đó chúng con có thêm nhiều bạn hữu trong Nước Trời.
Lạy Chúa là Đấng hay xót thương kẻ cơ hàn, xin thương xót chúng con. Xin dạy chúng con biết sống quảng đại hơn là lo cho bản thân. Xin giúp chúng con sẵn lòng phụng sự Chúa qua những kẻ cơ hàn. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 2 mùa chay
Mt 21,33-43.45-46
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ hiệp nhất chúng con nên một trong Chúa. Qua bàn tiệc Thánh Thể chúng con cùng được chia sẻ một tấm bánh hằng sống là chính Máu Thịt Chúa. Xin giúp chúng con luôn sống hiệp nhất và yêu thương nhau. Xin hàn gắn lại những rạn nứt tình người nơi chúng con bằng lòng nhân hậu và tình thương của Chúa, để nhờ đó chúng con cũng biết sống bao dung và đón nhận nhau trong tình nghĩa anh em một nhà.
Lạy Chúa, lòng ghen ghét đã khiến các con nhà Gia-cóp coi Giuse, em mình là kẻ thù. Lòng ghen ghét đó cũng khiến cho các kỳ lão Do Thái tìm cách giết Chúa. Lòng ghen ghét đó cũng khiến chúng con xa rời nhau bởi những kết án, nghi kỵ và hiểu lầm. Xin tha thứ vì những lần chúng con ghen ghét anh em nên nói xấu, bỏ vạ cáo gian anh em. Xin tha thứ vì những lần chúng con xúc phạm đến nhau bằng lời nói và hành động đã làm tổn thương đến danh dự của tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã lấy cái chết để cứu chuộc cả những người hành hạ Chúa. Xin cho chúng con cũng biết lấy ơn trả oán để xoá bỏ hận thù. Xin dạy chúng con cùng nhau canh tân cuộc đời trong tình thần phúc âm, để mỗi người biết đối xử nhân từ với nhau như Chúa đã đối xử nhân từ với chúng con. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 2 mùa chay
Lc 15,1-3.11-32
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa như người Cha nhân hậu. Chúa hằng giang tay chờ đón chúng con trở về với Chúa. Chúa không hỏi tội, Chúa chẳng chấp nhất tội chúng con. Vì “nếu Chúa chấp tội thì nào ai rỗi được”. Xin giúp chúng con trong mùa chay thánh này biết ăn năn trở về thật lòng, biết sám hối những lỗi phạm của mình, và biết canh tân đổi mới cuộc sống.
Lạy Chúa, Chắc Chúa cũng đau buồn lắm khi chúng con không vâng nghe lời Chúa, vì “tò vò mà nuôi nhện – Đến khi nó lớn nó quện nhau đi”. Chúa đã tạo dựng chúng con nên giống hình ảnh Chúa. Chúa còn chăm lo chúng con bằng biết bao ơn lành hồn xác. Thế mà, chúng con lại đang tâm lạc xa tình Chúa. Chúng con phạm tội với trời và với cha. Chúng con lao vào những đam mê truỵ lạc đen tối. Vòng xoáy của danh lợi thú đã đưa chúng con đi xa vòng tay của Chúa. Chúng con chơi vơi giữa dòng đời. Chúng con buông mình theo đam mê xác thịt. Chúng con đã mất đi phương hướng cuộc đời, chỉ còn lại sự thất vọng và buông xuôi.
Lạy Chúa là Cha chúng con. Chúng con đã lỗi phạm đến trời và đến cha. Xin Cha tha thứ tội chúng con đã phạm. Xin giúp chúng con ăn năn chừa hối và quyết tâm làm lại cuộc đời cho sánh với tình cha. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:08 26/02/2010
PHẨM CHẤT RƯỢU
Trong buổi yến tiệc tại Nhật Bản, có người giới thiệu một loại rượu nổi tiếng của Nhật Bản, hớp thử một ngụm thì thấy mọi vật trong nhà lắc lư.
- “Rượu này quá mạnh.”
Chủ nhà trả lời:
- “Không phải đâu !”- “Vừa mới động đất đó.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Rượu ngon rượu dở không phải tùy thuộc vào nồng độ cao thấp, không tùy thuộc vào rượu tây hay rượu tàu, nhưng tùy thuộc vào cái “gu” của người uống. Bởi vì có người thích rượu tây hơn rượu tàu, có người thích rượu đế Gò Công hơn rượu tàu Thiệu Hưng, có người thích rượu đế Cao Lương hơn rượu chát.v.v...
Rượu của tinh thần tu đức chính là ân sủng của Chúa, ân sủng này chỉ được nhận lãnh trong sự khiêm tốn, tin tưởng và mến yêu. Người có ân sủng của Chúa thì sống khiêm tốn chan hòa với mọi người, người không có ân sủng Chúa thì kiêu ngạo và thường trở nên đầu mối chia rẻ cho mọi người.
Thiên Chúa rất công bằng và không thiên vị ai, ân sủng của Ngài đều được ban cho hết mọi người, nhưng ân sủng sẽ trở thành quan án án phạt những ai đón nhận nó mà không trở thành môn đệ của Đấng ban phát ân sủng là Chúa Giê-su Ki-tô.
Rượu làm cho tinh thần con người ta phấn chấn, khi uống điều độ, nhưng nó sẽ làm cho con người ta mất đi nhân cách của họ nếu uống quá độ.
Cũng vậy, ân sủng thì luôn là cứu sống chứ không là hủy diệt, nhưng những ai coi thường nó thì bị hủy diệt đời đời trong hỏa ngục.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Trong buổi yến tiệc tại Nhật Bản, có người giới thiệu một loại rượu nổi tiếng của Nhật Bản, hớp thử một ngụm thì thấy mọi vật trong nhà lắc lư.
- “Rượu này quá mạnh.”
Chủ nhà trả lời:
- “Không phải đâu !”- “Vừa mới động đất đó.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Rượu ngon rượu dở không phải tùy thuộc vào nồng độ cao thấp, không tùy thuộc vào rượu tây hay rượu tàu, nhưng tùy thuộc vào cái “gu” của người uống. Bởi vì có người thích rượu tây hơn rượu tàu, có người thích rượu đế Gò Công hơn rượu tàu Thiệu Hưng, có người thích rượu đế Cao Lương hơn rượu chát.v.v...
Rượu của tinh thần tu đức chính là ân sủng của Chúa, ân sủng này chỉ được nhận lãnh trong sự khiêm tốn, tin tưởng và mến yêu. Người có ân sủng của Chúa thì sống khiêm tốn chan hòa với mọi người, người không có ân sủng Chúa thì kiêu ngạo và thường trở nên đầu mối chia rẻ cho mọi người.
Thiên Chúa rất công bằng và không thiên vị ai, ân sủng của Ngài đều được ban cho hết mọi người, nhưng ân sủng sẽ trở thành quan án án phạt những ai đón nhận nó mà không trở thành môn đệ của Đấng ban phát ân sủng là Chúa Giê-su Ki-tô.
Rượu làm cho tinh thần con người ta phấn chấn, khi uống điều độ, nhưng nó sẽ làm cho con người ta mất đi nhân cách của họ nếu uống quá độ.
Cũng vậy, ân sủng thì luôn là cứu sống chứ không là hủy diệt, nhưng những ai coi thường nó thì bị hủy diệt đời đời trong hỏa ngục.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 2 MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:10 26/02/2010
CHỦ NHẬT 2 MÙA CHAY
Tin mừng: Lc 9, 28b-36
“Đang lúc Đúc Giê-su cầu nguyện, dung mạo Ngài bổng đổi khác.”
Bạn thân mến,
Chúa Giê-su biến hình sáng láng tốt lành là một trong những biến cố quan trọng của Phúc Âm, để củng cố đức tin cho các tông đồ, cũng như mạc khải cho các ngài biết về vinh quang và nguồn gốc của Chúa Giê-su, từ cuộc biến hình này của Ngài, mà Ngài muốn hướng chúng ta đến hai điểm:
- Sự đổi mới ở đời này.
- Sự biến hình ở đời sau.
1. Đổi mới ở đời này.
Điển hình một: Người hàng xóm của chúng ta có tật xấu là hay đi nói chuyện của người khác khiến ai cũng phải tránh, hôm nay tự nhiên trở nên tốt lành sẵn lòng giúp đỡ người khác, ăn nói nhỏ nhẹ: đó là cuộc biến hình đổi đời của họ...
Điển hình hai: Anh thanh niên ấy ngày ngày uống rượu, đức hạnh được gọi là xấu xa, hôm nay tự nhiên sống tốt lành, siêng năng đi lễ và hay giúp đỡ người khác: đó là cuộc biến hình đổi mới của anh ta.
Điển hình ba: Trong cuộc sống hằng ngày tôi đã tự kiêu, thường hay phê bình người khác, thường hay thoá mạ chửi bới người khác, nay tôi đã trở nên một người sống chan hoà giữa anh em chị em, tôi đã đổi mới cuộc sống của mình cho phù hợp với tinh thần Phúc Âm...
Cuộc đổi mới này của người hàng xóm, của người thanh niên, của tôi hoặc của bạn hoặc của tất cả những người tội lỗi nào khác, đều được ân sủng của Thiên Chúa đánh động trong tâm hồn, Chúa Giê-su biến hình trên núi là để cho những người tội lỗi hôm nay là chúng ta có niềm hi vọng: đó là hy vọng từ cõi chết qua sự sống, từ tội lỗi đến hoán cải và trở nên con người mới trong Đức Ki-tô.
Cuộc đổi mới này không đợi đến ngày tận thế, cũng như không đợi đến ngày lên thiên đàng mới được biến hình sáng láng tốt lành, nhưng cuộc đổi mới này sẽ ảnh hưởng rất lớn trong ngày chúng ta đứng trước tòa phán xét của Thiên Chúa.
2. Biến hình ở đời sau.
Cuộc biến hình của chúng ta ở đời sau đều tuỳ thuộc vào cuộc đổi mới của chúng ta ở ngày hôm nay, ngày hôm nay chúng ta đổi mới con người cũ của mình từ cuộc sống bon chen phù phiếm vật chất đến cuộc sống tích cực tìm Nước Chúa trong đời sống thường ngày; ngày hôm nay chúng ta đổi mới cuộc sống không phù hợp với đạo lí của Phúc Âm của mình, để trở thành con người mẫu mực tuân giữ và thực hành Lời Chúa dạy trong cuộc sống.
Chúa Giê-su đã biến hình trước mặt các tông đồ không phải là chuyện thần thoại cổ tích, nhưng là một thực tại có thật với quyền năng của Thiên Chúa, thực tại này sẽ được bày tỏ rõ ràng trong ngày Ngài phục sinh vinh hiển, và dù cho Ngài có chịu nhiều đau khổ, chịu chết nhục nhã chăng nữa, thì thực tại vinh quang này vẫn sẽ được thực hiện, bởi vì đó là chân lí của những ai tin vào Ngài...
Bạn thân mến,
Thánh sử Lu-ca tường thuật rằng, có ông Môi-sen và tiên tri Ê-li-a hiện ra khi Chúa Giê-su biến hình sáng láng là để cho chúng ta biết: Chúa Giê-su đến để làm cho lề luật nên trọn hảo, và lời loan báo của các tiên tri về Ngài đã được ứng nghiệm.
Tuy nhiên có một điều rõ ràng nhất mà chúng ta cảm nghiệm được khi đổi mới con người cũ của mình, đó là khi chúng ta tuân giữ lề luật và giới răn của Chúa, khi chúng ta quyết tâm trở nên người môn đệ của Chúa, thì chúng ta cảm thấy như có một sức mạnh thần thiêng thôi thúc trong tâm hồn, khiến chúng ta vui vẻ hân hoan và sống hướng thiện ngay trong đời sống đời thường, đó chính là sự đổi mới cuộc sống đích thực của tâm hồn chúng ta, khi chúng ta thực hành Lời Chúa vậy.
--------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Tin mừng: Lc 9, 28b-36
“Đang lúc Đúc Giê-su cầu nguyện, dung mạo Ngài bổng đổi khác.”
Bạn thân mến,
Chúa Giê-su biến hình sáng láng tốt lành là một trong những biến cố quan trọng của Phúc Âm, để củng cố đức tin cho các tông đồ, cũng như mạc khải cho các ngài biết về vinh quang và nguồn gốc của Chúa Giê-su, từ cuộc biến hình này của Ngài, mà Ngài muốn hướng chúng ta đến hai điểm:
- Sự đổi mới ở đời này.
- Sự biến hình ở đời sau.
1. Đổi mới ở đời này.
Điển hình một: Người hàng xóm của chúng ta có tật xấu là hay đi nói chuyện của người khác khiến ai cũng phải tránh, hôm nay tự nhiên trở nên tốt lành sẵn lòng giúp đỡ người khác, ăn nói nhỏ nhẹ: đó là cuộc biến hình đổi đời của họ...
Điển hình hai: Anh thanh niên ấy ngày ngày uống rượu, đức hạnh được gọi là xấu xa, hôm nay tự nhiên sống tốt lành, siêng năng đi lễ và hay giúp đỡ người khác: đó là cuộc biến hình đổi mới của anh ta.
Điển hình ba: Trong cuộc sống hằng ngày tôi đã tự kiêu, thường hay phê bình người khác, thường hay thoá mạ chửi bới người khác, nay tôi đã trở nên một người sống chan hoà giữa anh em chị em, tôi đã đổi mới cuộc sống của mình cho phù hợp với tinh thần Phúc Âm...
Cuộc đổi mới này của người hàng xóm, của người thanh niên, của tôi hoặc của bạn hoặc của tất cả những người tội lỗi nào khác, đều được ân sủng của Thiên Chúa đánh động trong tâm hồn, Chúa Giê-su biến hình trên núi là để cho những người tội lỗi hôm nay là chúng ta có niềm hi vọng: đó là hy vọng từ cõi chết qua sự sống, từ tội lỗi đến hoán cải và trở nên con người mới trong Đức Ki-tô.
Cuộc đổi mới này không đợi đến ngày tận thế, cũng như không đợi đến ngày lên thiên đàng mới được biến hình sáng láng tốt lành, nhưng cuộc đổi mới này sẽ ảnh hưởng rất lớn trong ngày chúng ta đứng trước tòa phán xét của Thiên Chúa.
2. Biến hình ở đời sau.
Cuộc biến hình của chúng ta ở đời sau đều tuỳ thuộc vào cuộc đổi mới của chúng ta ở ngày hôm nay, ngày hôm nay chúng ta đổi mới con người cũ của mình từ cuộc sống bon chen phù phiếm vật chất đến cuộc sống tích cực tìm Nước Chúa trong đời sống thường ngày; ngày hôm nay chúng ta đổi mới cuộc sống không phù hợp với đạo lí của Phúc Âm của mình, để trở thành con người mẫu mực tuân giữ và thực hành Lời Chúa dạy trong cuộc sống.
Chúa Giê-su đã biến hình trước mặt các tông đồ không phải là chuyện thần thoại cổ tích, nhưng là một thực tại có thật với quyền năng của Thiên Chúa, thực tại này sẽ được bày tỏ rõ ràng trong ngày Ngài phục sinh vinh hiển, và dù cho Ngài có chịu nhiều đau khổ, chịu chết nhục nhã chăng nữa, thì thực tại vinh quang này vẫn sẽ được thực hiện, bởi vì đó là chân lí của những ai tin vào Ngài...
Bạn thân mến,
Thánh sử Lu-ca tường thuật rằng, có ông Môi-sen và tiên tri Ê-li-a hiện ra khi Chúa Giê-su biến hình sáng láng là để cho chúng ta biết: Chúa Giê-su đến để làm cho lề luật nên trọn hảo, và lời loan báo của các tiên tri về Ngài đã được ứng nghiệm.
Tuy nhiên có một điều rõ ràng nhất mà chúng ta cảm nghiệm được khi đổi mới con người cũ của mình, đó là khi chúng ta tuân giữ lề luật và giới răn của Chúa, khi chúng ta quyết tâm trở nên người môn đệ của Chúa, thì chúng ta cảm thấy như có một sức mạnh thần thiêng thôi thúc trong tâm hồn, khiến chúng ta vui vẻ hân hoan và sống hướng thiện ngay trong đời sống đời thường, đó chính là sự đổi mới cuộc sống đích thực của tâm hồn chúng ta, khi chúng ta thực hành Lời Chúa vậy.
--------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:13 26/02/2010
N2T |
3. Vui vẻ giống như nước trong xanh nơi nguồn, là từ trong tâm hồn thanh khiết phun ra. Chỉ có phạm tội làm ác, yếu đuối biếng nhác, thì mới làm cho ánh sáng của tâm hồn tối đen lại, thậm chí giập tắt nó, trở thành một màn đen tối.
(Thánh Francis of Assisi)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:15 26/02/2010
N2T |
375. Bắt đầu xây dựng sự nghiệp vĩ đại là thiên tài, hoàn thành sự nghiệp vĩ đại là vất vả và cực nhọc.
Ai đã khiến em biến đổi?
Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM
20:50 26/02/2010
Có nhiều thứ trong đời, con người đặt ra làm chuẩn mực để đánh giá một người. Thường nhân loại nhìn vào bề ngoài mà phê phán. Ít gì thì cũng học vấn, tiền tài, sự nghiệp, khả năng giao tiếp, tri thức nhân loại... những thứ mà nhân loại coi như lăng kính kiếm tìm toàn hảo.
Ai càng hội đủ điều kiện xã hội trên, người ấy càng tự khẳng định mình. Người không có lại càng che giấu bản thân bằng những lớp áo nguỵ trang hào nhoáng. Thật ra, con người có khả năng thủ đắc tri thức nhân loại, cũng như mọi tài năng, nhân đức. Thế nhưng, những thứ mà họ có, những thứ nhân loại miệt mài kiếm tìm ấy, không phải luôn luôn lúc nào cũng trường tồn. Cuộc đời này, có gì là không thay đổi cơ chứ? Có gì tồn tại vĩnh cửu đâu? Cuộc sống nay còn mai mất, những giá trị vật chất mà con người bám víu như là cứu cánh không hứa hẹn cuộc sống an toàn, bất diệt. Không gì là không thay đổi, ngay cả vận số một đời, cũng xoay tròn theo vòng xoáy trái đất. Cuộc sống lúc nào chả vội vã, cuộc đời có lúc nào bình lặng, yên ả hết thảy đâu. Do vậy, nhân loại càng níu vào mớ vật chất hỗn độn xáo trộn đời người để phủ lấp sự thật về thân phận mỏng dòn, bất toàn hay thay đổi thì càng lột bỏ trơ trẽn cái bất hảo của chính mình.
Khi người ta biết sợ mất cái không bao giờ có, thì họ càng dấn sâu vào vực thẳm của hoài nghi và thất vọng. Người biết nhìn nhận sự thật về mình, cuộc sống lúc nào cũng an bình, thư thái. Sự thật ấy là gì? Là khả năng không thể thủ đắc vĩnh viễn mọi thứ mình chiếm hữu. Cuộc sống luôn thay đổi, làm gì có chuyện trường cửu trên cõi đời này. Tất cả rồi cũng hết, duy chỉ có tình yêu thật là sống mãi, thật chỉ có tình yêu đích thực mới vĩnh viễn bất diệt mà thôi.
Khoa học ngày càng văn minh tiến bộ, con người càng nâng cao khả năng sáng tạo cho ra những thành quả bất ngờ, thú vị. Những thành quả hữu ích bao hàm trên mọi phương diện, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, giáo dục, y khoa, công nghệ... Đặc biệt, về phương diện thẩm mỹ, nhu cầu làm đẹp ngày càng gia tăng. Họ không ngần ngại tốn kém, mất mát để tạo cho mình bề ngoài vừa ý. Nói thật, sở dĩ họ tạo ra những thứ không có ấy là để che đậy sự thật nghèo nàn của bản thân. Đó chính là thân phận tro bụi nay còn mai mất, dễ sa ngã, hay thay đổi, bất tín, bất trung.
Đức Giêsu hôm nay biến đổi hình dạng trên núi, không phải Ngài cố gắng tạo ra những gì Ngài không có để che giấu bên trong, cái cốt lõi sơ sài, nhưng chính là thể hiện cách trung thực sự thật về mình, những cái Ngài là, những thứ Ngài có. Không như con người, chúng ta biến đổi hình dáng, khuôn mặt, nước da, mái tóc để cho đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Nói thật đi, chúng ta biến đổi nhờ văn minh y học để che đậy sự thật “phô” của mình trước ý niệm về cái đẹp. Bằng biện pháp y khoa chúng ta tạo từ cái không có thành ra có, hoặc từ cái đã có thô sơ trở nên hoàn thiện. Thiên Chúa, Ngài là Đấng hằng có từ đời đời, Ngài biến đổi hình dạng hầu vén mở bức màn bí mật, mặc khải về chính Ngài cho thế giới nhận biết danh Thiên Chúa, hầu củng cố niềm tin cho nhân loại mở lòng đón nhận ơn cứu độ qua mầu nhiệm tử nạn phục sinh. Ngài biến đổi mình cho chúng ta, chứ không phải tự biến đổi vì bản thân Ngài. Con người mong mỏi biến đổi trúng vào nhu cầu của họ, nhu cầu được tôn vinh, nhu cầu được tôn trọng, được quan tâm, được chú ý, được trở nên hấp dẫn, quyến rũ hầu tìm kiếm vị thế trong xã hội, cộng đồng. Thiên Chúa, Ngài không vậy, Ngài biến đổi cho nhân loại và vì nhân loại.
Đức Giêsu đưa môn sinh lên núi để các ngài được tận hưởng sự thật vinh quang Thiên Chúa. Ngài biến đổi dung mạo vì yêu thương con người. Ngài đã từ bỏ tất cả vinh quang Ngài là, mặc lấy xác phàm trở nên người trần như con người, để đồng hoá với họ thân phận con người, như một người bạn, yêu thương và trung thành tận tuỵ hết mình. Hãy tin vào Ngài, tin vào tình thương của Ngài, như lời Chúa Cha tuyên phán, Ngài chính là Con Một yêu dấu của Thiên Chúa, cả đời chỉ biết sống theo thánh ý. Đức Giêsu đã thực sự trở nên quà tặng yêu thương vĩnh cửu Thiên Chúa dành cho nhân loại khi Ngài biết tự hiến vâng phục thánh ý.
Con người, tự mình không thể biến đổi, có chăng là thay đổi hình dạng ở một mức độ giới hạn. Chỉ có Thiên Chúa, chỉ có Ngài mới có thể biến đổi con người, làm cho họ từ không trở nên hiện hữu, từ hư vô đến chỗ bất diệt. Nếu bạn muốn được thay đổi, nhất định bạn cần phải có ơn thánh, nhất định bạn cần phải có ơn Thiên Chúa trợ giúp. Thế nhưng, sự thay đổi bề ngoài có gì mới, có gì hay hơn được, cái cốt lõi, cái quan trọng bao giờ cũng là nội tâm sâu thẳm bên trong. Cái cần thay đổi hơn bao giờ hết trong thời đại này chính là ý niệm về con người và cuộc đời, ý niệm về thần linh, về chân thiện mỹ của cuộc đời. Con người thời đại đã thực sự để cho thế lực vật chất biến đổi, thay đổi tận căn cái tư chất của một tâm hồn kính Chúa yêu người, một lương tâm biết phân biệt điều lành dữ, điều tốt xấu. Thế giới ngày nay, tiền tài vật chất đã trà trộn trên mọi lãnh vực làm hỗn loạn những giá trị đạo lý luân thường.
Các tông đồ được Thầy củng cố niềm tin, cho cảm nếm vinh quang Thiên Chúa hầu các ngài thêm sức mạnh vững tin mà trung thành bước theo đường khổ giá. Đức Giêsu lột tả sự thật về danh phận mình ngõ hầu các tông đồ hiểu thật hơn Người mà các ông đang bước theo, đang tin nhận. Cái vinh quang chỉ được dành riêng cho những người đặt niềm tin vào Thiên Chúa và bước đi với Ngài. Cái vinh quang ấy chắc chắn phải là vinh quang thật. Có vậy Phêrô mới khao khát được ở mãi trong đó, để rồi nài xin Chúa cho được cắm lều ở lại. Nhưng cuộc sống không vậy bao giờ, chỉ trên thiên quốc, nơi ấy mọi giọt lệ mới được lau khô, nơi ấy mới có sự thật về sự sống bất diệt.
Chỉ trong chốn tư riêng, con người mới có thể gặp gỡ Thiên Chúa mà kết hiệp với Ngài. Thế nhưng, hạnh phúc đích thực khi ở bên Chúa không phải là nguồn hạnh phúc ích kỉ chỉ biết sống riêng mình nhưng cần phải biết sẻ chia cho người. Không thể ở mãi trên đỉnh vinh quang để hưởng kiến tôn nhan nhưng cần phải biết cúi xuống rờ chạm đến những nỗi khổ đau của nhân loại hầu cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa, phải biết cùng Ngài bước vào mầu nhiệm khổ giá, mới có thể chiêm ngắm ánh sáng phục sinh vinh hiển được.
Lạy Chúa, như nhân loại, con cố gắng tìm đủ cách thay đổi mình hầu có thể trở nên xinh đẹp đáng yêu, con đã vội quên mất điều quan trọng tồn tại chính là chỉ có Thiên Chúa, chỉ có Ngài mới có thể biến đổi con nên trinh khiết được. Tự sức mình, cậy dựa vào sức người con chẳng có thể làm được gì nên hồn cả. Nếu như không có ơn thánh Chúa, làm gì có biến đổi, làm sao có ơn hoán cải? Xin giúp con biết thực sự tận hiến để Ngài toàn quyền sử dụng thay vì cứ mãi dâng rồi lại níu kéo, trìu giữ. Bấy lâu nay, con đã để cho đời thay đổi khiến con không còn là mình khi nào chả hay biết. Ai, con đã quá khờ khạo để ai người biến đổi khiến con lãng phí thời giờ của Chúa nhiều đến vậy, để rồi Ngài vẫn mãi phải kiên nhẫn đợi chờ và tha thứ cho con không ngừng. Kể từ phút giây này cuộc đời con đã hoàn toàn là của Chúa, thuộc trọn về Chúa rồi, xin hãy toàn quyền biến đổi con nên bất cứ điều gì Ngài muốn. Xin hãy nắm tay con thật chặt, dắt con bước đi với Ngài vào đường tận hiến vinh quang.
Ai càng hội đủ điều kiện xã hội trên, người ấy càng tự khẳng định mình. Người không có lại càng che giấu bản thân bằng những lớp áo nguỵ trang hào nhoáng. Thật ra, con người có khả năng thủ đắc tri thức nhân loại, cũng như mọi tài năng, nhân đức. Thế nhưng, những thứ mà họ có, những thứ nhân loại miệt mài kiếm tìm ấy, không phải luôn luôn lúc nào cũng trường tồn. Cuộc đời này, có gì là không thay đổi cơ chứ? Có gì tồn tại vĩnh cửu đâu? Cuộc sống nay còn mai mất, những giá trị vật chất mà con người bám víu như là cứu cánh không hứa hẹn cuộc sống an toàn, bất diệt. Không gì là không thay đổi, ngay cả vận số một đời, cũng xoay tròn theo vòng xoáy trái đất. Cuộc sống lúc nào chả vội vã, cuộc đời có lúc nào bình lặng, yên ả hết thảy đâu. Do vậy, nhân loại càng níu vào mớ vật chất hỗn độn xáo trộn đời người để phủ lấp sự thật về thân phận mỏng dòn, bất toàn hay thay đổi thì càng lột bỏ trơ trẽn cái bất hảo của chính mình.
Khi người ta biết sợ mất cái không bao giờ có, thì họ càng dấn sâu vào vực thẳm của hoài nghi và thất vọng. Người biết nhìn nhận sự thật về mình, cuộc sống lúc nào cũng an bình, thư thái. Sự thật ấy là gì? Là khả năng không thể thủ đắc vĩnh viễn mọi thứ mình chiếm hữu. Cuộc sống luôn thay đổi, làm gì có chuyện trường cửu trên cõi đời này. Tất cả rồi cũng hết, duy chỉ có tình yêu thật là sống mãi, thật chỉ có tình yêu đích thực mới vĩnh viễn bất diệt mà thôi.
Khoa học ngày càng văn minh tiến bộ, con người càng nâng cao khả năng sáng tạo cho ra những thành quả bất ngờ, thú vị. Những thành quả hữu ích bao hàm trên mọi phương diện, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, giáo dục, y khoa, công nghệ... Đặc biệt, về phương diện thẩm mỹ, nhu cầu làm đẹp ngày càng gia tăng. Họ không ngần ngại tốn kém, mất mát để tạo cho mình bề ngoài vừa ý. Nói thật, sở dĩ họ tạo ra những thứ không có ấy là để che đậy sự thật nghèo nàn của bản thân. Đó chính là thân phận tro bụi nay còn mai mất, dễ sa ngã, hay thay đổi, bất tín, bất trung.
Đức Giêsu hôm nay biến đổi hình dạng trên núi, không phải Ngài cố gắng tạo ra những gì Ngài không có để che giấu bên trong, cái cốt lõi sơ sài, nhưng chính là thể hiện cách trung thực sự thật về mình, những cái Ngài là, những thứ Ngài có. Không như con người, chúng ta biến đổi hình dáng, khuôn mặt, nước da, mái tóc để cho đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Nói thật đi, chúng ta biến đổi nhờ văn minh y học để che đậy sự thật “phô” của mình trước ý niệm về cái đẹp. Bằng biện pháp y khoa chúng ta tạo từ cái không có thành ra có, hoặc từ cái đã có thô sơ trở nên hoàn thiện. Thiên Chúa, Ngài là Đấng hằng có từ đời đời, Ngài biến đổi hình dạng hầu vén mở bức màn bí mật, mặc khải về chính Ngài cho thế giới nhận biết danh Thiên Chúa, hầu củng cố niềm tin cho nhân loại mở lòng đón nhận ơn cứu độ qua mầu nhiệm tử nạn phục sinh. Ngài biến đổi mình cho chúng ta, chứ không phải tự biến đổi vì bản thân Ngài. Con người mong mỏi biến đổi trúng vào nhu cầu của họ, nhu cầu được tôn vinh, nhu cầu được tôn trọng, được quan tâm, được chú ý, được trở nên hấp dẫn, quyến rũ hầu tìm kiếm vị thế trong xã hội, cộng đồng. Thiên Chúa, Ngài không vậy, Ngài biến đổi cho nhân loại và vì nhân loại.
Đức Giêsu đưa môn sinh lên núi để các ngài được tận hưởng sự thật vinh quang Thiên Chúa. Ngài biến đổi dung mạo vì yêu thương con người. Ngài đã từ bỏ tất cả vinh quang Ngài là, mặc lấy xác phàm trở nên người trần như con người, để đồng hoá với họ thân phận con người, như một người bạn, yêu thương và trung thành tận tuỵ hết mình. Hãy tin vào Ngài, tin vào tình thương của Ngài, như lời Chúa Cha tuyên phán, Ngài chính là Con Một yêu dấu của Thiên Chúa, cả đời chỉ biết sống theo thánh ý. Đức Giêsu đã thực sự trở nên quà tặng yêu thương vĩnh cửu Thiên Chúa dành cho nhân loại khi Ngài biết tự hiến vâng phục thánh ý.
Con người, tự mình không thể biến đổi, có chăng là thay đổi hình dạng ở một mức độ giới hạn. Chỉ có Thiên Chúa, chỉ có Ngài mới có thể biến đổi con người, làm cho họ từ không trở nên hiện hữu, từ hư vô đến chỗ bất diệt. Nếu bạn muốn được thay đổi, nhất định bạn cần phải có ơn thánh, nhất định bạn cần phải có ơn Thiên Chúa trợ giúp. Thế nhưng, sự thay đổi bề ngoài có gì mới, có gì hay hơn được, cái cốt lõi, cái quan trọng bao giờ cũng là nội tâm sâu thẳm bên trong. Cái cần thay đổi hơn bao giờ hết trong thời đại này chính là ý niệm về con người và cuộc đời, ý niệm về thần linh, về chân thiện mỹ của cuộc đời. Con người thời đại đã thực sự để cho thế lực vật chất biến đổi, thay đổi tận căn cái tư chất của một tâm hồn kính Chúa yêu người, một lương tâm biết phân biệt điều lành dữ, điều tốt xấu. Thế giới ngày nay, tiền tài vật chất đã trà trộn trên mọi lãnh vực làm hỗn loạn những giá trị đạo lý luân thường.
Các tông đồ được Thầy củng cố niềm tin, cho cảm nếm vinh quang Thiên Chúa hầu các ngài thêm sức mạnh vững tin mà trung thành bước theo đường khổ giá. Đức Giêsu lột tả sự thật về danh phận mình ngõ hầu các tông đồ hiểu thật hơn Người mà các ông đang bước theo, đang tin nhận. Cái vinh quang chỉ được dành riêng cho những người đặt niềm tin vào Thiên Chúa và bước đi với Ngài. Cái vinh quang ấy chắc chắn phải là vinh quang thật. Có vậy Phêrô mới khao khát được ở mãi trong đó, để rồi nài xin Chúa cho được cắm lều ở lại. Nhưng cuộc sống không vậy bao giờ, chỉ trên thiên quốc, nơi ấy mọi giọt lệ mới được lau khô, nơi ấy mới có sự thật về sự sống bất diệt.
Chỉ trong chốn tư riêng, con người mới có thể gặp gỡ Thiên Chúa mà kết hiệp với Ngài. Thế nhưng, hạnh phúc đích thực khi ở bên Chúa không phải là nguồn hạnh phúc ích kỉ chỉ biết sống riêng mình nhưng cần phải biết sẻ chia cho người. Không thể ở mãi trên đỉnh vinh quang để hưởng kiến tôn nhan nhưng cần phải biết cúi xuống rờ chạm đến những nỗi khổ đau của nhân loại hầu cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa, phải biết cùng Ngài bước vào mầu nhiệm khổ giá, mới có thể chiêm ngắm ánh sáng phục sinh vinh hiển được.
Lạy Chúa, như nhân loại, con cố gắng tìm đủ cách thay đổi mình hầu có thể trở nên xinh đẹp đáng yêu, con đã vội quên mất điều quan trọng tồn tại chính là chỉ có Thiên Chúa, chỉ có Ngài mới có thể biến đổi con nên trinh khiết được. Tự sức mình, cậy dựa vào sức người con chẳng có thể làm được gì nên hồn cả. Nếu như không có ơn thánh Chúa, làm gì có biến đổi, làm sao có ơn hoán cải? Xin giúp con biết thực sự tận hiến để Ngài toàn quyền sử dụng thay vì cứ mãi dâng rồi lại níu kéo, trìu giữ. Bấy lâu nay, con đã để cho đời thay đổi khiến con không còn là mình khi nào chả hay biết. Ai, con đã quá khờ khạo để ai người biến đổi khiến con lãng phí thời giờ của Chúa nhiều đến vậy, để rồi Ngài vẫn mãi phải kiên nhẫn đợi chờ và tha thứ cho con không ngừng. Kể từ phút giây này cuộc đời con đã hoàn toàn là của Chúa, thuộc trọn về Chúa rồi, xin hãy toàn quyền biến đổi con nên bất cứ điều gì Ngài muốn. Xin hãy nắm tay con thật chặt, dắt con bước đi với Ngài vào đường tận hiến vinh quang.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chủ nghĩa duy tương đối và việc sói mòn nhân quyền -- Cần các nền tảng gia đình
Vũ Văn An
00:00 26/02/2010
Trong diễn văn ngày 8 tháng 2 vừa qua ngỏ với Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình, Đức Bênêđíctô XVI đã nhận định về quyết định của hội đồng dành Đại Hội Toàn Thể lần thứ 19 của mình để thảo luận về “Các Quyền của Trẻ Em”. Chủ đề này được chọn để kỷ niệm năm thứ 20 ngày ban hành Quy Ước Liên Hiệp Quốc về Các Quyền Của Trẻ Em. Đây là một quy ước quốc tế ấn định ra các quyền xã hội, kinh tế, và văn hóa cho trẻ em.
Đức Thánh Cha nói rằng Quy Ước trên “được Tòa Thánh nồng nhiệt tiếp nhận”. Điều ấy cho thấy dù biết rõ phương thức đầy tai hại của một số cơ quan LHQ trong lãnh vực dân số và phái tính, Giáo Hội, nói chung, vẫn rất tích cực đối với công việc của cộng đồng quốc tế, nhất là của Liên Hiệp Quốc.
Giáo Hội nhìn nhận rằng trong thế giới hiện đại, càng ngày càng có nhiều vấn đề, như phát triển, nhân quyền, hòa bình, và môi sinh, chỉ có thể giải quyết một cách thỏa đáng trên bình diện quốc tế. Trong thông điệp mới đây của ngài, tức thông điệp “Bác Ái Trong Chân Lý”, Đức Bênêđíctô XVI nói rằng diễn trình hoàn cầu hóa nâng cao tầm quan trọng của cộng đồng QT và đòi một cuộc cải cách nhằm củng cố ảnh hưởng của nó, để “ý niệm gia đình các dân tộc thực sự có ý nghĩa” (Đức Ái Trong Chân Lý, số 67).
Rất may, Quy Ước về Các Quyển của Trẻ Em đã tránh được nhiều cạm bẫy ý thức hệ tìm thấy trong các tài liệu của các hội nghị LHQ về dân số (tại Cairo) và về chủ đề phụ nữ (tại Bắc Kinh). Trong bài diễn văn với Hội Đồng GH về Gia Đình, Đức Thánh Cha nói rằng Quy Ước đã tái khẳng định địa vị không thể thay thế được của gia đình trong việc bảo đảm các quyền của trẻ em, vì Quy Ước này cho rằng gia đình là “môi trường tự nhiên để các thành viên của mình, đặc biệt là trẻ em, phát triển và được an vui”. Ở chỗ khác, Quy Ước còn nhắc tới các quyền của trẻ em chưa sinh ra khi cho rằng trẻ em “cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, trong đó có việc bảo vệ thích đáng về luật pháp trước và sau khi sinh”.
Các nền tảng của gia đình
Tuy nhiên, dù Quy Ước cho thấy phúc lợi của trẻ em chỉ có thể được bảo đảm trong tư cách là thành viên của gia đình, nó lại không nói gì về hôn nhân, vốn là nền tảng của đời sống gia đình. Ý thức được điều đó, Đức Bênêđíctô XVI nhấn mạnh rằng “gia đình, đặt nền tảng trên hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, là trợ giúp lớn lao nhất người ta có thể đem lại cho trẻ em. Chúng muốn được yêu thương bởi một người mẹ và một người cha biết yêu thương nhau”.
Thành thử ra, đối với các chính phủ muốn tranh đấu cho quyền lợi trẻ em nhưng đồng thời lại không làm gì để hỗ trợ hôn nhân, có khi còn gây hại cho nó như trường hợp công nhận các hình thức kết hợp khác cũng có giá trị như hôn nhân, thì quả họ đang xây tay này mà đập phá tay kia vậy.
Một mâu thuẫn khác hiện đang xuất hiện mấy năm gần đây (và từng được Tòa Thánh thấy trước trong các dè dặt của mình đối với Quy Ước) là đặt quyền lợi trẻ em chống lại quyền lợi cha mẹ; là tối thiểu hóa ảnh hưởng của cha mẹ trong khi tối đa hóa ảnh hưởng của nhà nước. Đôi khi người ta làm việc ấy bằng cách nại tới Quy Ước. Một điển hình là khi người ta ban quyền cho vị thành niên được phá thai mà cha mẹ không hay biết gì, nói chi đến đồng thuận. Vấn đề quyền của cha mẹ đối với việc giáo dục con cái mình là một điển hình khác gây mâu thuẫn.
Chính vì mối liên kết giữa các quyền của trẻ em, gia đình bền vững và hôn nhân bền vững mà lúc còn đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã viết rằng: “đứa trẻ có quyền được thụ thai, được duy trì trong dạ mẹ, được sinh ra đời và được nuôi dưỡng trong hôn nhân” vì “chính nhờ mối liên hệ vững ổn và được nhìn nhận với cha mẹ mình, đứa trẻ mới có thể khám phá ra căn tính của riêng mình và thực hiện được sự phát triển nhân bản riêng của mình” (Domum Vitae).
Đúng thế, đứa trẻ có quyền chờ mong sự cam kết không dè dặt của cha mẹ dành cho nhau. Nó có quyền đó vì đó là điều kiện tiên quyết để nó triển nở trong tư cách một con người nhân bản. Ở đây, Đức Bênêđíctô XVI nhắc ta nhớ rằng nhân quyền không phải tự chúng là mục tiêu; đúng hơn, chúng là phương tiện cho một mục tiêu xa hơn đó là sự triển nở nhân bản.
Phải chú ý tới hố phân cách
Vì ý thức được mối liên kết giữa nhân quyền và sự triển nở nhân bản, nên vị tiền nhiệm của Đức Bênêđíctô XVI là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã tuyên bố rằng trẻ em có “quyền được sống trong một gia đình hợp nhất”. Ngài còn thêm rằng chúng có quyền được sống “trong một môi trường luân lý dẫn tới việc phát triển nhân cách của đứa trẻ” ("Centesimus Annus," 21). Lẽ dĩ nhiên, phát biểu các điều trên như thế là đi ngược hẳn lại tâm thức hiện đại vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa duy tương đối. Ý thức hệ của chủ nghĩa duy tương đối cho rằng áp đặt bất cứ tiêu chuẩn luân lý nào lên một người, nhất là trẻ em, là một vi phạm nghiêm trọng tới quyền tự do của người ấy. Nhưng chủ nghĩa duy tương đối, một mối quan tâm hàng đầu của Đức Bênêđíctô XVI, không hề là bằng hữu của nhân quyền. Thực thế, nó đứng đàng sau cơn khủng hoảng hiện đại về quyền lợi. Một lần nữa, trong “Đức Ái Trong Chân Lý”, Đức Bênêđíctô XVI lưu ý tới việc xuất hiện của điều có thể gọi là “hố phân cách các quyền” (rights gap): “Một đàng, người ta nại tới các quyền tự nhận là quyền (alleged rights), điều trong bản chất vốn võ đoán và không chủ yếu (như quyền của người đồng tính luyến ái được kết hôn) đi đôi với đòi hỏi các cơ cấu công phải nhìn nhận và cổ vũ chúng, trong khi ấy, các quyền sơ yếu và căn bản lại không được nhìn nhận và bị vi phạm khắp nơi trên thế giới (như quyền được sống đúng tiêu chuẩn nhân bản)” (Bác Ái Trong Chân Lý, số 43).
Trong trường hợp đầu, chủ nghĩa duy tương đối thất bại trong việc không áp dụng cùng một tiêu chuẩn căn bản về quyền lợi cho mọi người (người nghèo và người giầu). Còn trong trường hợp sau, chủ nghĩa ấy thất bại không đặt các nhân quyền trên căn bản sự thật về con người nhân bản vì nó không nhìn nhận một sự thật như thế. Bởi vậy, bất cứ quan niệm về nhân quyền nào lấy chủ nghĩa duy tương đối làm khởi điểm đều nhất định sẽ thất bại.
Đứng trước việc “nở rộ” các điều tự nhận là nhân quyền, nhất là ở thế giới Tây Phương, làm sao phân biệt được đâu là quyền chân chính, đâu là quyền giả tạo? Phải dùng tiêu chuẩn nào để phán định? Đức Bênêđíctô đã phác thảo một câu trả lời cho câu hỏi đó trong một bản văn khá canh tân trong “Bác Ái Trong Chân Lý”. Ngài nói: “các quyền cá biệt, nếu tách rời khuôn khổ bổn phận là khuôn khổ đem lại ý nghĩa đầy đủ cho chúng, sẽ trở thành bừa bãi (wild)” nhưng “các bổn phận sẽ giới hạn các quyền ấy vì chúng chỉ cho thấy khuôn khổ nhân học và đạo đức học mà các quyền kia chỉ là một thành phần, nhờ thế chúng hết trở thành bừa bãi hoang đàng” (Bác Ái Trong Chân Lý, số 43).
Khi viết “các bổn phận giới hạn các quyền lợi”, Đức Thánh Cha muốn nói rằng theo một nghĩa nào đó, bổn phận chính là nền tảng của quyền lợi. Bổn phận phải đến trước! Bởi thế, quyền được biết chân lý phải đi sau bổn phận tìm kiếm chân lý.
Từ đó, tiêu chuẩn phán định là như sau: mọi quyền chân chính giả thiết phải chỉ tới một bổn phận mà quyền ấy tìm cách chu toàn. Bởi thế, quyền kết hôn phải theo sau bổn phận sinh sản và dạy dỗ con cái. Vì chỉ cuộc kếp hợp của một người đàn ông và một người đàn bà mới chu toàn đầy đủ bổn phận này, nên chỉ có họ mới có quyền kết hôn. Hôn nhân đồng tính không thể là một quyền bởi không có một bổn phận tương ứng để quyền kia tìm cách chu toàn.
Trường hợp Tô Cách Lan
Trước đó ít ngày, Đức Bênêđíctô XVI cũng đã tiếp kiến các giám mục Tô Cách Lan nhân chuyến viếng thăm “ad limina” 5 năm một lần của các vị. Ngài nhắc các vị giám mục nhớ đến trách nhiệm “duy trì và bênh vực quyền của Giáo Hội được sinh hoạt tự do trong xã hội theo các niềm tin của mình”.
Lời ấy hiển nhiên có ý nhắc tới đạo luật đang được thảo luận tại quốc hội Anh, là đạo luật, nhân danh quyền bình đẳng phái tính, có thể cản trở khả năng các tổ chức tôn giáo như Giáo Hội Công Giáo được sống theo các niềm tin của mình, bằng cách kết hình tội họ nếu họ từ khước không chịu sử dụng người đồng tính hay không chịu truyền chức thánh cho phụ nữ.
Tuần lễ trước đó, Đức Bênêđíctô XVI cũng tiếp kiến các vị Gám Mục Anh và xứ Wales nhân chuyến viếng thăm “ad limina” ở Rôma. Sau khi nhận định rằng xứ sở của các vị “nổi tiếng về cam kết dành quyền bình đẳng về cơ hội cho mọi thành viên trong xã hội”, ngài than phiền về “đạo luật nhằm đạt mục tiêu trên (…nhưng lại) áp đặt các giới hạn bất công lên quyền tự do của các cộng đồng tôn giáo được hành động theo các niềm tin của mình”.
Lời chỉ trích của Đức Bênêđíctô XVI bị nhiều giới báo chí Anh chế riễu, nhất là vì cuộc viếng thăm Anh Quốc vào cuối năm nay của ngài. Đứng trước ý niệm lầm lẫn ấy về bình đẳng, điều cần không những là phân biệt quyền chân chính với quyền giả tạo mà còn phải tái khẳng định phẩm trật cho các quyền ấy. Nhân quyền căn bản nhất là quyền sống vì muốn đạt được mọi quyền khác, người ta phải tùy thuộc quyền này. Và quyền quan trọng nhất là quyền tự do tôn giáo, vì quyền này bảo vệ mục tiêu tối hậu của sự sống con người, tức việc hiệp thông với Thiên Chúa. Khi quyền này bị hy sinh để mưu cầu các quyền tự nhận hay các quyền chân thực khác, chắc chắn đã có điều gì đó hết sức lầm lẫn trong ý niệm quyền lợi của xã hội ấy.
Đức Thánh Cha nói rằng Quy Ước trên “được Tòa Thánh nồng nhiệt tiếp nhận”. Điều ấy cho thấy dù biết rõ phương thức đầy tai hại của một số cơ quan LHQ trong lãnh vực dân số và phái tính, Giáo Hội, nói chung, vẫn rất tích cực đối với công việc của cộng đồng quốc tế, nhất là của Liên Hiệp Quốc.
Giáo Hội nhìn nhận rằng trong thế giới hiện đại, càng ngày càng có nhiều vấn đề, như phát triển, nhân quyền, hòa bình, và môi sinh, chỉ có thể giải quyết một cách thỏa đáng trên bình diện quốc tế. Trong thông điệp mới đây của ngài, tức thông điệp “Bác Ái Trong Chân Lý”, Đức Bênêđíctô XVI nói rằng diễn trình hoàn cầu hóa nâng cao tầm quan trọng của cộng đồng QT và đòi một cuộc cải cách nhằm củng cố ảnh hưởng của nó, để “ý niệm gia đình các dân tộc thực sự có ý nghĩa” (Đức Ái Trong Chân Lý, số 67).
Rất may, Quy Ước về Các Quyển của Trẻ Em đã tránh được nhiều cạm bẫy ý thức hệ tìm thấy trong các tài liệu của các hội nghị LHQ về dân số (tại Cairo) và về chủ đề phụ nữ (tại Bắc Kinh). Trong bài diễn văn với Hội Đồng GH về Gia Đình, Đức Thánh Cha nói rằng Quy Ước đã tái khẳng định địa vị không thể thay thế được của gia đình trong việc bảo đảm các quyền của trẻ em, vì Quy Ước này cho rằng gia đình là “môi trường tự nhiên để các thành viên của mình, đặc biệt là trẻ em, phát triển và được an vui”. Ở chỗ khác, Quy Ước còn nhắc tới các quyền của trẻ em chưa sinh ra khi cho rằng trẻ em “cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, trong đó có việc bảo vệ thích đáng về luật pháp trước và sau khi sinh”.
Các nền tảng của gia đình
Tuy nhiên, dù Quy Ước cho thấy phúc lợi của trẻ em chỉ có thể được bảo đảm trong tư cách là thành viên của gia đình, nó lại không nói gì về hôn nhân, vốn là nền tảng của đời sống gia đình. Ý thức được điều đó, Đức Bênêđíctô XVI nhấn mạnh rằng “gia đình, đặt nền tảng trên hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, là trợ giúp lớn lao nhất người ta có thể đem lại cho trẻ em. Chúng muốn được yêu thương bởi một người mẹ và một người cha biết yêu thương nhau”.
Thành thử ra, đối với các chính phủ muốn tranh đấu cho quyền lợi trẻ em nhưng đồng thời lại không làm gì để hỗ trợ hôn nhân, có khi còn gây hại cho nó như trường hợp công nhận các hình thức kết hợp khác cũng có giá trị như hôn nhân, thì quả họ đang xây tay này mà đập phá tay kia vậy.
Một mâu thuẫn khác hiện đang xuất hiện mấy năm gần đây (và từng được Tòa Thánh thấy trước trong các dè dặt của mình đối với Quy Ước) là đặt quyền lợi trẻ em chống lại quyền lợi cha mẹ; là tối thiểu hóa ảnh hưởng của cha mẹ trong khi tối đa hóa ảnh hưởng của nhà nước. Đôi khi người ta làm việc ấy bằng cách nại tới Quy Ước. Một điển hình là khi người ta ban quyền cho vị thành niên được phá thai mà cha mẹ không hay biết gì, nói chi đến đồng thuận. Vấn đề quyền của cha mẹ đối với việc giáo dục con cái mình là một điển hình khác gây mâu thuẫn.
Chính vì mối liên kết giữa các quyền của trẻ em, gia đình bền vững và hôn nhân bền vững mà lúc còn đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã viết rằng: “đứa trẻ có quyền được thụ thai, được duy trì trong dạ mẹ, được sinh ra đời và được nuôi dưỡng trong hôn nhân” vì “chính nhờ mối liên hệ vững ổn và được nhìn nhận với cha mẹ mình, đứa trẻ mới có thể khám phá ra căn tính của riêng mình và thực hiện được sự phát triển nhân bản riêng của mình” (Domum Vitae).
Đúng thế, đứa trẻ có quyền chờ mong sự cam kết không dè dặt của cha mẹ dành cho nhau. Nó có quyền đó vì đó là điều kiện tiên quyết để nó triển nở trong tư cách một con người nhân bản. Ở đây, Đức Bênêđíctô XVI nhắc ta nhớ rằng nhân quyền không phải tự chúng là mục tiêu; đúng hơn, chúng là phương tiện cho một mục tiêu xa hơn đó là sự triển nở nhân bản.
Phải chú ý tới hố phân cách
Vì ý thức được mối liên kết giữa nhân quyền và sự triển nở nhân bản, nên vị tiền nhiệm của Đức Bênêđíctô XVI là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã tuyên bố rằng trẻ em có “quyền được sống trong một gia đình hợp nhất”. Ngài còn thêm rằng chúng có quyền được sống “trong một môi trường luân lý dẫn tới việc phát triển nhân cách của đứa trẻ” ("Centesimus Annus," 21). Lẽ dĩ nhiên, phát biểu các điều trên như thế là đi ngược hẳn lại tâm thức hiện đại vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa duy tương đối. Ý thức hệ của chủ nghĩa duy tương đối cho rằng áp đặt bất cứ tiêu chuẩn luân lý nào lên một người, nhất là trẻ em, là một vi phạm nghiêm trọng tới quyền tự do của người ấy. Nhưng chủ nghĩa duy tương đối, một mối quan tâm hàng đầu của Đức Bênêđíctô XVI, không hề là bằng hữu của nhân quyền. Thực thế, nó đứng đàng sau cơn khủng hoảng hiện đại về quyền lợi. Một lần nữa, trong “Đức Ái Trong Chân Lý”, Đức Bênêđíctô XVI lưu ý tới việc xuất hiện của điều có thể gọi là “hố phân cách các quyền” (rights gap): “Một đàng, người ta nại tới các quyền tự nhận là quyền (alleged rights), điều trong bản chất vốn võ đoán và không chủ yếu (như quyền của người đồng tính luyến ái được kết hôn) đi đôi với đòi hỏi các cơ cấu công phải nhìn nhận và cổ vũ chúng, trong khi ấy, các quyền sơ yếu và căn bản lại không được nhìn nhận và bị vi phạm khắp nơi trên thế giới (như quyền được sống đúng tiêu chuẩn nhân bản)” (Bác Ái Trong Chân Lý, số 43).
Trong trường hợp đầu, chủ nghĩa duy tương đối thất bại trong việc không áp dụng cùng một tiêu chuẩn căn bản về quyền lợi cho mọi người (người nghèo và người giầu). Còn trong trường hợp sau, chủ nghĩa ấy thất bại không đặt các nhân quyền trên căn bản sự thật về con người nhân bản vì nó không nhìn nhận một sự thật như thế. Bởi vậy, bất cứ quan niệm về nhân quyền nào lấy chủ nghĩa duy tương đối làm khởi điểm đều nhất định sẽ thất bại.
Đứng trước việc “nở rộ” các điều tự nhận là nhân quyền, nhất là ở thế giới Tây Phương, làm sao phân biệt được đâu là quyền chân chính, đâu là quyền giả tạo? Phải dùng tiêu chuẩn nào để phán định? Đức Bênêđíctô đã phác thảo một câu trả lời cho câu hỏi đó trong một bản văn khá canh tân trong “Bác Ái Trong Chân Lý”. Ngài nói: “các quyền cá biệt, nếu tách rời khuôn khổ bổn phận là khuôn khổ đem lại ý nghĩa đầy đủ cho chúng, sẽ trở thành bừa bãi (wild)” nhưng “các bổn phận sẽ giới hạn các quyền ấy vì chúng chỉ cho thấy khuôn khổ nhân học và đạo đức học mà các quyền kia chỉ là một thành phần, nhờ thế chúng hết trở thành bừa bãi hoang đàng” (Bác Ái Trong Chân Lý, số 43).
Khi viết “các bổn phận giới hạn các quyền lợi”, Đức Thánh Cha muốn nói rằng theo một nghĩa nào đó, bổn phận chính là nền tảng của quyền lợi. Bổn phận phải đến trước! Bởi thế, quyền được biết chân lý phải đi sau bổn phận tìm kiếm chân lý.
Từ đó, tiêu chuẩn phán định là như sau: mọi quyền chân chính giả thiết phải chỉ tới một bổn phận mà quyền ấy tìm cách chu toàn. Bởi thế, quyền kết hôn phải theo sau bổn phận sinh sản và dạy dỗ con cái. Vì chỉ cuộc kếp hợp của một người đàn ông và một người đàn bà mới chu toàn đầy đủ bổn phận này, nên chỉ có họ mới có quyền kết hôn. Hôn nhân đồng tính không thể là một quyền bởi không có một bổn phận tương ứng để quyền kia tìm cách chu toàn.
Trường hợp Tô Cách Lan
Trước đó ít ngày, Đức Bênêđíctô XVI cũng đã tiếp kiến các giám mục Tô Cách Lan nhân chuyến viếng thăm “ad limina” 5 năm một lần của các vị. Ngài nhắc các vị giám mục nhớ đến trách nhiệm “duy trì và bênh vực quyền của Giáo Hội được sinh hoạt tự do trong xã hội theo các niềm tin của mình”.
Lời ấy hiển nhiên có ý nhắc tới đạo luật đang được thảo luận tại quốc hội Anh, là đạo luật, nhân danh quyền bình đẳng phái tính, có thể cản trở khả năng các tổ chức tôn giáo như Giáo Hội Công Giáo được sống theo các niềm tin của mình, bằng cách kết hình tội họ nếu họ từ khước không chịu sử dụng người đồng tính hay không chịu truyền chức thánh cho phụ nữ.
Tuần lễ trước đó, Đức Bênêđíctô XVI cũng tiếp kiến các vị Gám Mục Anh và xứ Wales nhân chuyến viếng thăm “ad limina” ở Rôma. Sau khi nhận định rằng xứ sở của các vị “nổi tiếng về cam kết dành quyền bình đẳng về cơ hội cho mọi thành viên trong xã hội”, ngài than phiền về “đạo luật nhằm đạt mục tiêu trên (…nhưng lại) áp đặt các giới hạn bất công lên quyền tự do của các cộng đồng tôn giáo được hành động theo các niềm tin của mình”.
Lời chỉ trích của Đức Bênêđíctô XVI bị nhiều giới báo chí Anh chế riễu, nhất là vì cuộc viếng thăm Anh Quốc vào cuối năm nay của ngài. Đứng trước ý niệm lầm lẫn ấy về bình đẳng, điều cần không những là phân biệt quyền chân chính với quyền giả tạo mà còn phải tái khẳng định phẩm trật cho các quyền ấy. Nhân quyền căn bản nhất là quyền sống vì muốn đạt được mọi quyền khác, người ta phải tùy thuộc quyền này. Và quyền quan trọng nhất là quyền tự do tôn giáo, vì quyền này bảo vệ mục tiêu tối hậu của sự sống con người, tức việc hiệp thông với Thiên Chúa. Khi quyền này bị hy sinh để mưu cầu các quyền tự nhận hay các quyền chân thực khác, chắc chắn đã có điều gì đó hết sức lầm lẫn trong ý niệm quyền lợi của xã hội ấy.
Hàng trăm gia đình Kitô giáo Iraq trốn chạy bạo lực
Nguyễn Hoàng Thương
08:37 26/02/2010
Hàng trăm gia đình Kitô giáo Iraq trốn chạy bạo lực
Mosul (AsiaNews) - Mosul đang trải qua "tình trạng khẩn cấp về nhân đạo" thực sự khi chỉ trong vòng một ngày, hôm 25/02/2010, "hàng trăm gia đình Kitô giáo" rời bỏ thành phố tìm nơi ẩn náu, để lại phía sau nhà cửa, tài sản, các hoạt động thương mại của họ: tình hình "thật bi thảm". Đức Giám Mục Emil Shimoun Nona, Tổng Giám Mục Công Giáo nghi lễ Canđê của Mosul, xác nhận về cuộc di cư của các tín hữu từ thành phố này. Trong khi đó, Đức Cha Louis Sako, Tổng Giám Mục của Kirkuk, sẽ phát động "một cuộc tuần hành và ăn chay", để gây xúc cộng cho đồng quốc tế về "cuộc thảm sát Kitô hữu Iraq" và chấm dứt tình trạng bạo lực trong nước.
Đức Tổng Giám Mục của Mosul ưu tư có nhiều gia đình, "hàng trăm", trong một ngày, rời khỏi thành phố. Đức Giám Mục Nona nói đến "sự bất tận của Đường Thập Giá" và lên án "sự thay đổi trong phương pháp" hoạt động của các băng nhóm vũ trang. Ngài nhắc rằng: "Trong quá khứ, chúng tôi nói với các Kitô hữu đóng kín cửa trong nhà. Nhưng giờ thì thậm chí họ bị tấn công ngay trong nhà riêng của mình". Ngài đề cập đến vụ sát hại hôm 23 tháng Hai: các tay biệt kích đột nhập vào nhà của Aishwa Marosi, một Kitô hữu 59 tuổi, sát hại người đàn ông và 2 con trai. Vợ ông và người con gái đã chứng kiến vụ sát hại, nhưng được bọn tội phạm tha cho.
Đức Giám Mục Nona khẳng định nguy cơ "Mosul sẽ hoàn toàn vắng bóng các Kitô hữu", những người đang chạy về phía đồng bằng Nineveh và những nơi khác được xem là an toàn hơn. Ngài cho hay: "Hôm qua tôi đến thăm một số gia đình, tôi đã cố gắng để mang đến sự an ủi, nhưng tình hình thật bi thảm. Người dân bỏ chạy mà không cần mang theo bất cứ thứ gì với họ". Đây là lý do tại sao các Tổng Giáo Phận địa phương đưa ra phản ứng khẩn cấp ban đầu, nhằm cố gắng cung cấp "những tiếp tế và cứu trợ thiết yếu", nhưng sự nguy hiểm của "một cuộc khủng hoảng nhân đạo là có thực".
Đức Tổng Giám Mục của Mosul có kế hoạch đi đến Baghdad để gặp các chính trị gia và chính phủ trung ương, để yêu cầu sự can thiệp của họ. Ngài cho hay rất khó để duy trì sự hiện diện của các Kitô hữu, và có khả năng là cuộc tổng tuyển cử - theo dự kiến vào ngày 07 Tháng Ba - sẽ không ai bỏ phiếu. Việc giữ các Kitô hữu Iraq ở Đồng Bằng Nineveh, nạn nhân của một cuộc tranh giành quyền lực giữa người Ả Rập và người Kurd, dường như là một khả năng xảy ra ngày càng cụ thể, mặc dù các nhà lãnh đạo Giáo Hội luôn luôn phản đối "việc quy vào hạng thấp kém này". Cho đến nay, các phe phái xung khắc nhau đã dùng lý do tôn giáo và các băng nhóm vũ trang để lôi kéo các Kitô hữu vào cuộc xung đột. Đức Cha Nona kết luận: "Về điều này, giờ chúng tôi cần tìm kiếm ‘một phản ứng chính trị’ đối với những cuộc xung đột, cuộc tranh giành quyền lực".
Đức Tổng Giám mục Louis Sako, Tổng Giám Mục của Kirkuk, trong vài ngày tới, phát động "một cuộc tuần hành và ăn chay", để gây xúc cộng cho đồng quốc tế về "cuộc thảm sát Kitô hữu Iraq" và chấm dứt tình trạng bạo lực trong nước. Các chính sách nhằm làm cho Mosul vắng bóng Kitô hữu phải được chấm dứt, các cuộc đàm phán với chính quyền trung ương và nghị viện địa phương đã bắt đầu để tăng cường "hiểu biết về sự thống nhất quốc gia" có nghĩa là làm mất đi các cuộc xung đột giữa những khác biệt mang tính sắc tộc, tôn giáo và những ảnh hưởng nước ngoài trong một Iraq tan vỡ. Đức Giám Mục khẳng định thiện chí của cộng đoàn Kitô hữu để "tham gia vào đời sống chính trị của đất nước", trong khi có một hiểm họa ngày càng cụ thể khi họ bị xem là "công dân hạng hai".
Cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào ngày 07 tháng Ba sẽ gây ra một sự leo thang bạo lực lớn hơn. Các bên xung đột - người Sunni, Shiite, Kurd - không thiếu phương pháp hoặc sử dụng vũ lực để giành quyền kiểm soát lãnh thổ. Baghdad, cũng như Mosul và Kirkuk, đang bị lôi cuối vì tiềm năng dầu mỏ phong phú. Bạo lực giáo phái ở Mosul, dường như không có mối liên kết với al-Qaeda, nhưng đúng hơn là sự thâm nhập vào quân đội và cảnh sát của "những quyền lực lớn" liên kết với các đảng chính trị, các giáo phái tôn giáo, hoặc các sắc tộc. Chúng là dấu hiệu rõ ràng về sự thất bại trong việc tạo ra một nhà nước đơn nhất, "Cộng hòa Iraq" đã được đề cập trong Hiến pháp, nhưng không bao giờ sinh ra bởi những chia rẽ nội bộ. Thêm vào đó những áp lực bên ngoài từ các nước lân cận như Iran: nguồn tin từ Baghdad xác nhận rằng "Tehran có cả hai tay trong giới chính trị nội bộ của Iraq" và là một ảnh hưởng động chạm đến kinh tế, chính trị và tôn giáo.
Đức Cha Sako nhấn mạnh: "Những chia rẽ thuộc về nhà nước, tổ quốc và giáo phái là một thực tế hiển nhiên. Kitô hữu không phải là những người quan tâm đến các trò chơi quyền lực, bá quyền kinh tế, nhưng cần tạo ra một nhà nước, trong đó các nhóm sắc tộc khác nhau có thể sống với nhau một cách hòa bình". Để đạt được mục tiêu, trước hết phải bắt đầu với "sự hiệp nhất của cộng đoàn Kitô giáo và các vị lãnh đạo Giáo Hội, những người phải đem sức mạnh hiệp nhất của mình lên bàn đàm phán với chính quyền trung ương và các lực lượng chính trị của đất nước ".
Mosul (AsiaNews) - Mosul đang trải qua "tình trạng khẩn cấp về nhân đạo" thực sự khi chỉ trong vòng một ngày, hôm 25/02/2010, "hàng trăm gia đình Kitô giáo" rời bỏ thành phố tìm nơi ẩn náu, để lại phía sau nhà cửa, tài sản, các hoạt động thương mại của họ: tình hình "thật bi thảm". Đức Giám Mục Emil Shimoun Nona, Tổng Giám Mục Công Giáo nghi lễ Canđê của Mosul, xác nhận về cuộc di cư của các tín hữu từ thành phố này. Trong khi đó, Đức Cha Louis Sako, Tổng Giám Mục của Kirkuk, sẽ phát động "một cuộc tuần hành và ăn chay", để gây xúc cộng cho đồng quốc tế về "cuộc thảm sát Kitô hữu Iraq" và chấm dứt tình trạng bạo lực trong nước.
Đức Tổng Giám Mục của Mosul ưu tư có nhiều gia đình, "hàng trăm", trong một ngày, rời khỏi thành phố. Đức Giám Mục Nona nói đến "sự bất tận của Đường Thập Giá" và lên án "sự thay đổi trong phương pháp" hoạt động của các băng nhóm vũ trang. Ngài nhắc rằng: "Trong quá khứ, chúng tôi nói với các Kitô hữu đóng kín cửa trong nhà. Nhưng giờ thì thậm chí họ bị tấn công ngay trong nhà riêng của mình". Ngài đề cập đến vụ sát hại hôm 23 tháng Hai: các tay biệt kích đột nhập vào nhà của Aishwa Marosi, một Kitô hữu 59 tuổi, sát hại người đàn ông và 2 con trai. Vợ ông và người con gái đã chứng kiến vụ sát hại, nhưng được bọn tội phạm tha cho.
Đức Giám Mục Nona khẳng định nguy cơ "Mosul sẽ hoàn toàn vắng bóng các Kitô hữu", những người đang chạy về phía đồng bằng Nineveh và những nơi khác được xem là an toàn hơn. Ngài cho hay: "Hôm qua tôi đến thăm một số gia đình, tôi đã cố gắng để mang đến sự an ủi, nhưng tình hình thật bi thảm. Người dân bỏ chạy mà không cần mang theo bất cứ thứ gì với họ". Đây là lý do tại sao các Tổng Giáo Phận địa phương đưa ra phản ứng khẩn cấp ban đầu, nhằm cố gắng cung cấp "những tiếp tế và cứu trợ thiết yếu", nhưng sự nguy hiểm của "một cuộc khủng hoảng nhân đạo là có thực".
Đức Tổng Giám Mục của Mosul có kế hoạch đi đến Baghdad để gặp các chính trị gia và chính phủ trung ương, để yêu cầu sự can thiệp của họ. Ngài cho hay rất khó để duy trì sự hiện diện của các Kitô hữu, và có khả năng là cuộc tổng tuyển cử - theo dự kiến vào ngày 07 Tháng Ba - sẽ không ai bỏ phiếu. Việc giữ các Kitô hữu Iraq ở Đồng Bằng Nineveh, nạn nhân của một cuộc tranh giành quyền lực giữa người Ả Rập và người Kurd, dường như là một khả năng xảy ra ngày càng cụ thể, mặc dù các nhà lãnh đạo Giáo Hội luôn luôn phản đối "việc quy vào hạng thấp kém này". Cho đến nay, các phe phái xung khắc nhau đã dùng lý do tôn giáo và các băng nhóm vũ trang để lôi kéo các Kitô hữu vào cuộc xung đột. Đức Cha Nona kết luận: "Về điều này, giờ chúng tôi cần tìm kiếm ‘một phản ứng chính trị’ đối với những cuộc xung đột, cuộc tranh giành quyền lực".
Đức Tổng Giám mục Louis Sako, Tổng Giám Mục của Kirkuk, trong vài ngày tới, phát động "một cuộc tuần hành và ăn chay", để gây xúc cộng cho đồng quốc tế về "cuộc thảm sát Kitô hữu Iraq" và chấm dứt tình trạng bạo lực trong nước. Các chính sách nhằm làm cho Mosul vắng bóng Kitô hữu phải được chấm dứt, các cuộc đàm phán với chính quyền trung ương và nghị viện địa phương đã bắt đầu để tăng cường "hiểu biết về sự thống nhất quốc gia" có nghĩa là làm mất đi các cuộc xung đột giữa những khác biệt mang tính sắc tộc, tôn giáo và những ảnh hưởng nước ngoài trong một Iraq tan vỡ. Đức Giám Mục khẳng định thiện chí của cộng đoàn Kitô hữu để "tham gia vào đời sống chính trị của đất nước", trong khi có một hiểm họa ngày càng cụ thể khi họ bị xem là "công dân hạng hai".
Cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào ngày 07 tháng Ba sẽ gây ra một sự leo thang bạo lực lớn hơn. Các bên xung đột - người Sunni, Shiite, Kurd - không thiếu phương pháp hoặc sử dụng vũ lực để giành quyền kiểm soát lãnh thổ. Baghdad, cũng như Mosul và Kirkuk, đang bị lôi cuối vì tiềm năng dầu mỏ phong phú. Bạo lực giáo phái ở Mosul, dường như không có mối liên kết với al-Qaeda, nhưng đúng hơn là sự thâm nhập vào quân đội và cảnh sát của "những quyền lực lớn" liên kết với các đảng chính trị, các giáo phái tôn giáo, hoặc các sắc tộc. Chúng là dấu hiệu rõ ràng về sự thất bại trong việc tạo ra một nhà nước đơn nhất, "Cộng hòa Iraq" đã được đề cập trong Hiến pháp, nhưng không bao giờ sinh ra bởi những chia rẽ nội bộ. Thêm vào đó những áp lực bên ngoài từ các nước lân cận như Iran: nguồn tin từ Baghdad xác nhận rằng "Tehran có cả hai tay trong giới chính trị nội bộ của Iraq" và là một ảnh hưởng động chạm đến kinh tế, chính trị và tôn giáo.
Đức Cha Sako nhấn mạnh: "Những chia rẽ thuộc về nhà nước, tổ quốc và giáo phái là một thực tế hiển nhiên. Kitô hữu không phải là những người quan tâm đến các trò chơi quyền lực, bá quyền kinh tế, nhưng cần tạo ra một nhà nước, trong đó các nhóm sắc tộc khác nhau có thể sống với nhau một cách hòa bình". Để đạt được mục tiêu, trước hết phải bắt đầu với "sự hiệp nhất của cộng đoàn Kitô giáo và các vị lãnh đạo Giáo Hội, những người phải đem sức mạnh hiệp nhất của mình lên bàn đàm phán với chính quyền trung ương và các lực lượng chính trị của đất nước ".
Trung Quốc: Linh mục Li Ma Dou trong lịch sử Nhà Minh
Bùi Hữu Thư
09:34 26/02/2010
Matteo Ricci: Hội nhập văn hóa tại Trung Quốc trong thời Nhà Minh.
ROME, Ngày 25 tháng 2, 2010 (Le Monde vu de Rome)- Cơ sở truyền thông Fides và Đài phát thanh Vatican cho hay: Giới truyền thông của chính phủ Trung Quốc đã đề cao cuộc triển lãm về linh mục Matteo Ricci – tên hiệu là cha Li Ma Dou – mới được khai mạc tại Bắc Kinh.
“Matteo Ricci – Cuộc Hội Nhập Văn Hóa tại Trung Quốc trong triều đại nhà Minh,” đây là chủ đề của cuộc triển lãm tại Bắc Kinh, kỷ niệm 400 năm cái chết của nhà truyền giáo Dòng Tên người Ý.
Việc khai mạc cuộc triển lãm này đã gây xúc động lớn trong giới truyền thông của chính phủ bằng tiếng Trung Hoa và tiếng Anh. Hãng Xin Hua được cơ sở truyền thông Fides nhấn mạnh là vị thừa sai người Ý này đã là người Âu Châu đầu tiên mang lại những thành công về kỹ thuật và nghệ thuật tại Trung Hoa.
Cuộc triển lãm này được mở cửa từ 7 tháng 2 đến 20 tháng 3, 2010, tại “Bảo Tàng Viện Thủ Đô” tại Bắc Kinh: dân chúng Trung Quốc có thể tìm hiểu về linh mục Dòng Tên từ Macerata (là thành phố Ý nơi quê hương của ngài), là người đã tự biến thành “người Trung Hoa,” một người ngoại quốc được kính trọng, được biết và được quý chuộng nhất trong nhiều thế kỷ tại Trung Hoa.
Ngày nay, tên tuổi của ngài vẫn tiếp tục sáng chói tại quốc gia nơi ngài đã hy sinh đời sống, đã chết và được mai táng tại đó, cách đây đúng 400 năm.
Cuộc triển lãm, được Région des Marches (Vùng núi tại Miền Trung nước Ý), tổ chức qua Trung Tâm Trao Đổi các di tích khảo cổ Trung Hoa, cùng với Viện Bảo Tàng Thủ Đô Bắc Kinh, và sự hợp tác của Viện Văn Hóa Ý của Tòa Đại Sứ Ý tại Bắc Kinh, trình bầy cuộc đời của cha Li Ma Dou, là tên người Trung Hoa thích gọi cha Matteo Ricci.
Ngoài ra, cuộc triển lãm cũng trình bầy hai trăm tác phẩm – tranh vẽ, tranh khắc, các bản đồ điạ dư, các đồng hồ… để kể lại hành trình của cha Li Ma Dou trong lịch sử của Triều đại nhà Minh.
Cuộc triển lãm sẽ di chuyển đi Thượng Hải (Viện Bảo Tàng Thượng Hải, từ 3 tháng 4, đến 23 tháng 5, 2010) và Nam Kinh (Viện Bảo Tàng Nam Kinh từ 5 tháng 6, đến 25 tháng 7, 2010.)
ROME, Ngày 25 tháng 2, 2010 (Le Monde vu de Rome)- Cơ sở truyền thông Fides và Đài phát thanh Vatican cho hay: Giới truyền thông của chính phủ Trung Quốc đã đề cao cuộc triển lãm về linh mục Matteo Ricci – tên hiệu là cha Li Ma Dou – mới được khai mạc tại Bắc Kinh.
“Matteo Ricci – Cuộc Hội Nhập Văn Hóa tại Trung Quốc trong triều đại nhà Minh,” đây là chủ đề của cuộc triển lãm tại Bắc Kinh, kỷ niệm 400 năm cái chết của nhà truyền giáo Dòng Tên người Ý.
Việc khai mạc cuộc triển lãm này đã gây xúc động lớn trong giới truyền thông của chính phủ bằng tiếng Trung Hoa và tiếng Anh. Hãng Xin Hua được cơ sở truyền thông Fides nhấn mạnh là vị thừa sai người Ý này đã là người Âu Châu đầu tiên mang lại những thành công về kỹ thuật và nghệ thuật tại Trung Hoa.
Cuộc triển lãm này được mở cửa từ 7 tháng 2 đến 20 tháng 3, 2010, tại “Bảo Tàng Viện Thủ Đô” tại Bắc Kinh: dân chúng Trung Quốc có thể tìm hiểu về linh mục Dòng Tên từ Macerata (là thành phố Ý nơi quê hương của ngài), là người đã tự biến thành “người Trung Hoa,” một người ngoại quốc được kính trọng, được biết và được quý chuộng nhất trong nhiều thế kỷ tại Trung Hoa.
Ngày nay, tên tuổi của ngài vẫn tiếp tục sáng chói tại quốc gia nơi ngài đã hy sinh đời sống, đã chết và được mai táng tại đó, cách đây đúng 400 năm.
Cuộc triển lãm, được Région des Marches (Vùng núi tại Miền Trung nước Ý), tổ chức qua Trung Tâm Trao Đổi các di tích khảo cổ Trung Hoa, cùng với Viện Bảo Tàng Thủ Đô Bắc Kinh, và sự hợp tác của Viện Văn Hóa Ý của Tòa Đại Sứ Ý tại Bắc Kinh, trình bầy cuộc đời của cha Li Ma Dou, là tên người Trung Hoa thích gọi cha Matteo Ricci.
Ngoài ra, cuộc triển lãm cũng trình bầy hai trăm tác phẩm – tranh vẽ, tranh khắc, các bản đồ điạ dư, các đồng hồ… để kể lại hành trình của cha Li Ma Dou trong lịch sử của Triều đại nhà Minh.
Cuộc triển lãm sẽ di chuyển đi Thượng Hải (Viện Bảo Tàng Thượng Hải, từ 3 tháng 4, đến 23 tháng 5, 2010) và Nam Kinh (Viện Bảo Tàng Nam Kinh từ 5 tháng 6, đến 25 tháng 7, 2010.)
Sống Mùa Chay trực tuyến
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
11:48 26/02/2010
Cũng như mọi năm, năm nay những khuyến dụ triển nở đối với cư dân mạng mong muốn sống mùa chay trực tuyến. Mùa Chay đã bắt đầu được một tuần, tuy nhiên vẫn còn thời gian để ghi danh.
Ngoài trang mạng « Tĩnh Tâm Mùa Chay trong Thành Phố » (www.retraitedanslaville.org) được các tu sĩ Dòng Đaminh tại Lille đề xướng kể từ liên tiếp tám năm nay, các cộng đoàn dòng tu khác hoặc các địa phận cũng đề nghị sống chặng đường tiến về đại lễ Phục Sinh này.
Đó là trường hợp của Huynh Đoàn Đan Viện Jérusalem (www.jerusalem.cef.fr) tổ chức một cuộc tĩnh tâm trực tuyến để « bước đi trong suốt thời gian Mùa Chay hướng về niềm vui Phục Sinh ». Năm nay, « Con đường Phục Sinh » đề nghị tái khám phá những nền tảng của đời sống Kitô hữu. Chương trình trải dài trong suốt 6 tuần cho phép tiếp cận với các chủ đề sau như: « tin », « hy vọng », « lắng nghe », « giao hòa », « phán đoán » và « yêu thương ».
Mỗi ngày, một bản văn Kinh Thánh sẽ được chọn trong phần đọc sách thiêng liêng, sau đó là một bài chú giải vắn gọn, một phương pháp nguyện gẫm trong ngày và một kinh nguyện được sử dụng lại của ngày hôm ấy trong sự hiệp thông với tất cả những người tham gia tĩnh tâm. Người tham dự cũng có khả năng trao phó những ý chỉ cầu nguyện, đặt câu hỏi Kinh Thánh hay Thần học, tham gia trực tuyến các giờ kinh của đan viện.
Huynh Đoàn Đan Viện Jérusalem đưa ra những lời khuyên thực tiễn đối với chặng đường dài hướng đến Phục Sinh, liên quan đến thời gian dành cho cầu nguyện, phương pháp đọc và cầu nguyện với những bản văn Kinh Thánh.
Về phần mình, các tu sĩ Dòng Tên giới thiệu năm nay một cuộc tĩnh tâm trên trang mạng (www.ndweb.org). Năm 2010 này, chủ đề được thông qua là « Một lời giải thoát » và sẽ được khai triển mỗi tuần bằng những đề tài sau đây: « Thiên Chúa nghe lời kêu cầu của chúng ta »; « Lời Chúa mở ra một tương lai »: « Thiên Chúa mạc khải và sai đi »; « Lời Chúa ứng nghiệm » « Thụ tạo mới trong việc ca tụng »; « Lễ Lá: Lời Chúa an ủi »; « Phục Sinh: Lời Chúa mở tung những nấm mộ ».
Mỗi tuần người tĩnh tâm sẽ tiếp cận với một phần dẫn nhập của chủ đề trong tuần, những chỉ dẫn để cầu nguyện với bài đọc thứ nhất, những phần thực hành thiêng liêng, một chú giải thần học về những bài đọc Kinh Thánh trong thánh lễ, hay còn chiêm ngắm một tác phẩm nghệ thuật.
Trung tâm hành hương thánh địa Paray-le-Monial (www.sanctuaires-paray.com/paray2020) gợi ý sống một cuộc tĩnh tâm Mùa Chay trong mối liên hệ với địa danh này và với sứ điệp của Thánh Tâm Chúa Giêsu, bằng cách mỗi ngày nhận một Lời Chúa. Trang mạng cũng hình thành một kênh cầu nguyện lại vừa mời gọi các tín hữu tín thác những ý chỉ cầu nguyện, rồi tiếp sau đó chúng sẽ được đặt trước Thánh Thể.
« Điều đó cho phép tạo nên một cộng đoàn cùng cầu nguyện và sống Lời Chúa đã được ban cho chúng ta để cùng tiến bước trong tình yêu của Trái Tim Chúa Giêsu. Một dạng thức để có thể cùng tĩnh tâm Mùa Chay với nhau », cha Bernard Peyrous, Quản đốc trung tâm thánh địa giãi bày.
Kể từ khi đề xướng vào đầu Mùa Chay, bước đầu đã tiếp nhận hơn 2000 ghi danh và khoảng 385 ý chỉ cầu nguyện.
Đan viện Bénédictines tại Prailles (www.benedictines-prailles.fr) đương nhiên hướng dẫn « cách thinh lặng để dành chỗ cho Thiên Chúa » để « mở ra cho ngày Đức Giêsu trở lại » bằng cách dừng lại với chủ đề « Ngài lại ngày, tiến bước về Bình Minh Phục Sinh ». Trên trang mạng của mình, các nữ đan sĩ chiêm niệm đề nghị dừng lại mỗi tuần với một từ khóa như: (từ bỏ, lắng nghe, bạn hãy nhớ, chiêm niệm, tiếp đón, trao ban, cử hành), chiêm ngắm một hình biểu tượng kèm theo những câu chữ hoặc có thể để lại những ý chỉ xin cầu nguyện.
Cuối cùng, qua đoạn vidéo mà Trung Tâm Hành Hương Thánh Địa Lộ Đức (dailymotion.com/Lourdes_Sanctuaire) giới thiệu cho các cư dân mạng cách sống Mùa Chay: tất cả mọi ngày cho đến tận lễ Phục Sinh, một sứ điệp bằng vidéo được thực hiện bởi vị Tuyên úy, mời gọi hãy đi theo bước chân của Đức Giêsu.
(Nguồn: http://zenit.org/article-23620?l=french)
Ngoài trang mạng « Tĩnh Tâm Mùa Chay trong Thành Phố » (www.retraitedanslaville.org) được các tu sĩ Dòng Đaminh tại Lille đề xướng kể từ liên tiếp tám năm nay, các cộng đoàn dòng tu khác hoặc các địa phận cũng đề nghị sống chặng đường tiến về đại lễ Phục Sinh này.
Đó là trường hợp của Huynh Đoàn Đan Viện Jérusalem (www.jerusalem.cef.fr) tổ chức một cuộc tĩnh tâm trực tuyến để « bước đi trong suốt thời gian Mùa Chay hướng về niềm vui Phục Sinh ». Năm nay, « Con đường Phục Sinh » đề nghị tái khám phá những nền tảng của đời sống Kitô hữu. Chương trình trải dài trong suốt 6 tuần cho phép tiếp cận với các chủ đề sau như: « tin », « hy vọng », « lắng nghe », « giao hòa », « phán đoán » và « yêu thương ».
Mỗi ngày, một bản văn Kinh Thánh sẽ được chọn trong phần đọc sách thiêng liêng, sau đó là một bài chú giải vắn gọn, một phương pháp nguyện gẫm trong ngày và một kinh nguyện được sử dụng lại của ngày hôm ấy trong sự hiệp thông với tất cả những người tham gia tĩnh tâm. Người tham dự cũng có khả năng trao phó những ý chỉ cầu nguyện, đặt câu hỏi Kinh Thánh hay Thần học, tham gia trực tuyến các giờ kinh của đan viện.
Huynh Đoàn Đan Viện Jérusalem đưa ra những lời khuyên thực tiễn đối với chặng đường dài hướng đến Phục Sinh, liên quan đến thời gian dành cho cầu nguyện, phương pháp đọc và cầu nguyện với những bản văn Kinh Thánh.
Về phần mình, các tu sĩ Dòng Tên giới thiệu năm nay một cuộc tĩnh tâm trên trang mạng (www.ndweb.org). Năm 2010 này, chủ đề được thông qua là « Một lời giải thoát » và sẽ được khai triển mỗi tuần bằng những đề tài sau đây: « Thiên Chúa nghe lời kêu cầu của chúng ta »; « Lời Chúa mở ra một tương lai »: « Thiên Chúa mạc khải và sai đi »; « Lời Chúa ứng nghiệm » « Thụ tạo mới trong việc ca tụng »; « Lễ Lá: Lời Chúa an ủi »; « Phục Sinh: Lời Chúa mở tung những nấm mộ ».
Mỗi tuần người tĩnh tâm sẽ tiếp cận với một phần dẫn nhập của chủ đề trong tuần, những chỉ dẫn để cầu nguyện với bài đọc thứ nhất, những phần thực hành thiêng liêng, một chú giải thần học về những bài đọc Kinh Thánh trong thánh lễ, hay còn chiêm ngắm một tác phẩm nghệ thuật.
Trung tâm hành hương thánh địa Paray-le-Monial (www.sanctuaires-paray.com/paray2020) gợi ý sống một cuộc tĩnh tâm Mùa Chay trong mối liên hệ với địa danh này và với sứ điệp của Thánh Tâm Chúa Giêsu, bằng cách mỗi ngày nhận một Lời Chúa. Trang mạng cũng hình thành một kênh cầu nguyện lại vừa mời gọi các tín hữu tín thác những ý chỉ cầu nguyện, rồi tiếp sau đó chúng sẽ được đặt trước Thánh Thể.
« Điều đó cho phép tạo nên một cộng đoàn cùng cầu nguyện và sống Lời Chúa đã được ban cho chúng ta để cùng tiến bước trong tình yêu của Trái Tim Chúa Giêsu. Một dạng thức để có thể cùng tĩnh tâm Mùa Chay với nhau », cha Bernard Peyrous, Quản đốc trung tâm thánh địa giãi bày.
Kể từ khi đề xướng vào đầu Mùa Chay, bước đầu đã tiếp nhận hơn 2000 ghi danh và khoảng 385 ý chỉ cầu nguyện.
Đan viện Bénédictines tại Prailles (www.benedictines-prailles.fr) đương nhiên hướng dẫn « cách thinh lặng để dành chỗ cho Thiên Chúa » để « mở ra cho ngày Đức Giêsu trở lại » bằng cách dừng lại với chủ đề « Ngài lại ngày, tiến bước về Bình Minh Phục Sinh ». Trên trang mạng của mình, các nữ đan sĩ chiêm niệm đề nghị dừng lại mỗi tuần với một từ khóa như: (từ bỏ, lắng nghe, bạn hãy nhớ, chiêm niệm, tiếp đón, trao ban, cử hành), chiêm ngắm một hình biểu tượng kèm theo những câu chữ hoặc có thể để lại những ý chỉ xin cầu nguyện.
Cuối cùng, qua đoạn vidéo mà Trung Tâm Hành Hương Thánh Địa Lộ Đức (dailymotion.com/Lourdes_Sanctuaire) giới thiệu cho các cư dân mạng cách sống Mùa Chay: tất cả mọi ngày cho đến tận lễ Phục Sinh, một sứ điệp bằng vidéo được thực hiện bởi vị Tuyên úy, mời gọi hãy đi theo bước chân của Đức Giêsu.
(Nguồn: http://zenit.org/article-23620?l=french)
Đức cha Descubes, TGM giáo phận Rouen viết Thư Mục Vụ Mùa Chay 2010
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng dịch
11:53 26/02/2010
HĐGM Pháp (cef.fr) - Là dịp được dành riêng để dìu dắt các dự tòng trên chặng cuối cùng tiến tới lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo, Mùa Chay đương nhiên còn là thời gian canh tân được ban tặng cho tất cả các tín hữu.
Theo bước chân Đức Kitô, mỗi người được mời gọi tái khám phá tình yêu lớn lao của Thiên Chúa dành cho mình, gặp gỡ Ngài, và vui mừng về sự hiện diện của Ngài.
Cùng chiến với Đức Kitô, qua việc khước từ ngẫu tượng, sự thống trị của tiền bạc, thành công dễ dãi, huyền diệu hư ảo, qua việc ăn năn sám hối, qua cách chọn lựa một cuộc sống giản dị, chia sẻ, tin tưởng và thành tín, mỗi người nhường chỗ cho Thánh Thần hành động nhằm hướng tới tự do nội tâm, vì nếu thiếu vắng điều này chúng ta không thể trở thành những con người trong chân lý theo hình ảnh Thiên Chúa.
Để cho Mùa Chay trở thành thời gian của sám hối, cũng như hàng năm, xin nhắc nhớ anh chị em ba lời mời gọi theo truyền thống của đạo Công Giáo.
Cầu nguyện: thời gian để tâm sự với Chúa, để tín thác cho Ngài các ý chỉ của mình, và nhất là để lắng nghe Ngài, bằng cách dành ra những giây phút sống thinh lặng thực sự, bằng việc mở sách Kinh Thánh, bằng việc đọc lại cách chậm rãi cẩm nang « Sống Đạo làm Kitô hữu » của giáo phận…
Chay tịnh và sám hối: thực hành để giải thoát khỏi những xác quyết vô căn cứ, khỏi những điều nô lệ hóa và phụ thuộc, khỏi những chiếm đoạt và ham muốn, khỏi đất sống của bạo hành và hận thù. Chúng ta có thể sống trọn vẹn điều đó bằng cách biết chọn lọc cho mình trong việc đọc sách báo, trong các vở diễn và các chương trình phát sóng. Trong các dịp lễ lạc, chúng ta nên tránh ăn uống quá đà.
Chia sẻ: nếu như không có thể thực hiện được tất cả những khuyến dụ ấy, thì vẫn còn đức tính liên đới, một chiều kích trong đời sống Kitô giáo, vì tất cả điều chúng ta là và những thứ chúng ta có đều thuộc về quà tặng của Thiên Chúa. Chính trong việc kiểm điểm về cách sống của mình, về mối tương quan với tiền bạc, về cách sử dụng quỹ tiết kiệm sao cho hữu ích thay vì cầu cạnh nợ nần, đặc biệt trong khi hoán cải về tất cả những thứ đó, mỗi chúng ta có thể góp phần của mình giúp cho cuộc khủng hoảng có lối thoát, và mở ra những con đường mới của công lý và hòa bình.
Theo bước chân Đức Kitô, mỗi người được mời gọi tái khám phá tình yêu lớn lao của Thiên Chúa dành cho mình, gặp gỡ Ngài, và vui mừng về sự hiện diện của Ngài.
Cùng chiến với Đức Kitô, qua việc khước từ ngẫu tượng, sự thống trị của tiền bạc, thành công dễ dãi, huyền diệu hư ảo, qua việc ăn năn sám hối, qua cách chọn lựa một cuộc sống giản dị, chia sẻ, tin tưởng và thành tín, mỗi người nhường chỗ cho Thánh Thần hành động nhằm hướng tới tự do nội tâm, vì nếu thiếu vắng điều này chúng ta không thể trở thành những con người trong chân lý theo hình ảnh Thiên Chúa.
Để cho Mùa Chay trở thành thời gian của sám hối, cũng như hàng năm, xin nhắc nhớ anh chị em ba lời mời gọi theo truyền thống của đạo Công Giáo.
Cầu nguyện: thời gian để tâm sự với Chúa, để tín thác cho Ngài các ý chỉ của mình, và nhất là để lắng nghe Ngài, bằng cách dành ra những giây phút sống thinh lặng thực sự, bằng việc mở sách Kinh Thánh, bằng việc đọc lại cách chậm rãi cẩm nang « Sống Đạo làm Kitô hữu » của giáo phận…
Chay tịnh và sám hối: thực hành để giải thoát khỏi những xác quyết vô căn cứ, khỏi những điều nô lệ hóa và phụ thuộc, khỏi những chiếm đoạt và ham muốn, khỏi đất sống của bạo hành và hận thù. Chúng ta có thể sống trọn vẹn điều đó bằng cách biết chọn lọc cho mình trong việc đọc sách báo, trong các vở diễn và các chương trình phát sóng. Trong các dịp lễ lạc, chúng ta nên tránh ăn uống quá đà.
Chia sẻ: nếu như không có thể thực hiện được tất cả những khuyến dụ ấy, thì vẫn còn đức tính liên đới, một chiều kích trong đời sống Kitô giáo, vì tất cả điều chúng ta là và những thứ chúng ta có đều thuộc về quà tặng của Thiên Chúa. Chính trong việc kiểm điểm về cách sống của mình, về mối tương quan với tiền bạc, về cách sử dụng quỹ tiết kiệm sao cho hữu ích thay vì cầu cạnh nợ nần, đặc biệt trong khi hoán cải về tất cả những thứ đó, mỗi chúng ta có thể góp phần của mình giúp cho cuộc khủng hoảng có lối thoát, và mở ra những con đường mới của công lý và hòa bình.
Bài huấn dụ Mùa Chay của Đức cha Blaquart: Canh tân mối quan hệ với Thiên Chúa
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng dịch
13:00 26/02/2010
Năm nay, từ Thứ Tư Lễ Tro ngày 17 tháng hai đến Chúa Nhật Phục Sinh 4 tháng tư, trong vòng 40 ngày, người Công Giáo trên toàn thế giới sống thời gian phụng vụ Mùa Chay. Trước hết và trên hết, là thời gian chuẩn bị để cử hành cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô. Trong tâm tình ấy, xin giới thiệu cùng quý độc giả bài giáo lý về Mùa Chay Thánh của Đức cha Jacques Blaquart, Giám mục Phụ tá Bordeaux, Pháp.
Hướng về lễ Phục Sinh và về Đức Giêsu, Đấng hiến mạng sống mình vì tình yêu, các Kitô hữu được mời gọi canh tân mối quan hệ của mình với Thiên Chúa, trở lại với những liên hệ sâu thẳm nhất với Ngài. Thời kỳ thanh tẩy và chiến đấu nội tâm, Mùa Chay cách nghịch lý cũng là thời gian của niềm vui, vì chúng ta tìm lại được sự thân thương và hiện diện của Thiên Chúa.
Khuôn mẫu và điểm tựa của chúng ta suốt trong giai đoạn này chính là Đức Giêsu, Quà Tặng của Thiên Chúa cho nhân loại, đã chiến đấu giành chiến thắng trước thế lực sự dữ. Cùng với Người, chúng ta được gọi mời sống lại kinh nghiệm của dân Do Thái được giải thoát khỏi ách nô lệ tại Ai Cập và bước đi trong sa mạc dưới sự dẫn dắt của Môsê. Trước cái đói và khát, dân chúng thường xuyên thất vọng, đôi khi nổi loạn chống lại Thiên Chúa và Môsê, tôi tớ của Ngài, thế nhưng một cách đặc biệt, dân ấy có kinh nghiệm về lòng thành tín của Thiên Chúa đối với họ. Dân Israel đã không ngừng đọc lại khoảnh khắc độc nhất vô nhị này trong lịch sử của mình, lúc Thiên Chúa ký kết giáo ước với họ bằng cách ban cho Thập Giới trên núi Sinai, và lúc Ngài dạy dỗ, trải qua những khó khăn trong khi dõi bước nơi sa mạc, biết phó thác trong niềm tin tưởng vào Lời Chúa. Đó chính là kinh nghiệm của dân Do Thái mà Đức Giêsu đã thực hiện nơi hoang địa trong vòng 40 đêm ngày, mà Ngài đã tái diễn lại qua cuộc chiến thắng trước những cám dỗ và qua mẫu gương trung thành của Ngài trước Chúa Cha. Đó cũng chính là kinh nghiệm sa mạc mà bản thân chúng ta được kêu mời thực thi mỗi năm vào dịp Mùa Chay.
Nhiều người thường chỉ coi Mùa Chay như những phương thế liên quan đến của ăn, và còn giảm thiểu vào những chỉ dậy chi li về thực phẩm, như kiêng thịt ngày thứ sáu. Nếu chúng ta được đề nghị sống tiết chế là để làm lại nơi bản thân mình sự chọn lựa Thiên Chúa, theo như lời nhắc nhở của Tin Mừng: « Ngươi chỉ tôn thờ một mình Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi ». Một Mùa Chay tốt đẹp trước tiên không phải là thành công của những nỗ lực cá nhân, nhưng là sự cải thiện những mối tương quan với Thiên Chúa, và qua con đường có hậu với anh em đồng loại.
Với Đức Giêsu, chúng ta thông hiểu rằng « người ta sống không nguyên bởi bánh » và của cải vật chất, rằng chỉ một mình sự hiện diện đáng yêu của Thiên Chúa có thể làm triển nở tâm hồn mình. Thế thì Thiên Chúa đã ở trong chúng ta như thánh Phaolô Tông Đồ nói trong thư gửi tín hữu Rôma: « Lời Thiên Chúa ở gần bạn, trong môi miệng bạn, trong trái tim bạn ». Nếu trong suốt giai đoạn này của Mùa Chay, chúng ta được mời gọi suy niệm và cầu nguyện dài lâu bằng Lời Chúa trong Kinh Thánh, là để lấy lại ý thức về sự gần gũi Thiên Chúa và để nuôi dưỡng bằng điều mà Ngài muốn nói với chúng ta. Cầu nguyện đòi hỏi cái mà chúng ta rất khó cho đi: đó là thời gian, rất khó sống: đó là thinh lặng. Chúng ta cần phải học nơi trường học Giêsu cách thinh lặng trong cô tịch để cho Thiên Chúa nói với chúng ta.
Ăn chay là phương tiện tuyệt hảo giúp cho cầu nguyện được dễ dàng. Nó cũng dạy lại chúng ta cách chế ngự bản thân. Người ta có thể chay tịnh về cách ăn uống, ăn bánh mì khô và uống nước, kiêng cữ tất cả những gì làm cản trở chúng ta đến với Thiên Chúa và tha nhân, tất cả những thứ đi kèm nơi mình như: rượu chè, chất nghiện hút các loại, nhạc MP3, sử dụng thái quá điện thoại, và máy vi tính…Để gặp gỡ Thiên Chúa, cần phải sống kinh nghiệm tự hủy. Mùa hè năm ngoái, trở về từ chuyến hành hương Đất Thánh trong xe buýt với câu hỏi: « Điều gì làm bạn ấn tượng nhất ? ». Chúng tôi đã viếng thăm nhiều nơi nào là Giêrusalem, Nazareth, Bêthlêm, nhưng nhiều bạn sinh viên lại trả lời là « sa mạc !», như chính trong sâu thẳm tâm hồn họ trào dâng niềm khát vọng đáp trả ơn gọi làm con cái Thiên Chúa của mình.
Mùa Chay, trong khi mở lòng ra cho Thiên Chúa, thiết thực giúp chúng ta hướng về phía anh em đồng loại, nhất là những người túng quẫn và cô đơn nhất. Làm sao có thể xưng mình là Kitô hữu trong khi trái tim lại không chung nhịp đập với trái tim của Đức Kitô từng rúng động trước người phong cùi hay trước những đám đông dân chúng ? Trong Mùa Chay, bằng việc cho đi của cải, chúng ta học lại cách yêu thương rộng lượng như Thiên Chúa. « Khi kết thúc hành trình dương gian, chúng ta sẽ bị phán xét về đức ái » thánh Gioan Thánh Giá đã nói như thế. Những khuyến dụ thì nhiều vô kể, Giáo Hội có thể giúp chúng ta có những chọn lựa cần thiết. Điều tốt hơn sẽ là thứ ơn huệ, vượt lên trên sự nhiệt huyết nhất thời, dẫn đưa chúng ta vào sự bền lâu và vào mối quan hệ đích thực với những người cần được giúp đỡ.
Như Đức Giêsu sau khi rửa tội đã lui vào trong hoang địa dưới sự thúc đẩy của Thánh Thần, chúng ta hãy bước vào Mùa Chay này bằng cách dựa vào bí tích rửa tội đã được lãnh nhận, vào ân sủng của Chúa Thánh Thần ngự trong chúng ta ! Đức Giêsu đã khước từ những cám dỗ về quyền lực, về giầu sang, Ngài không đòi hỏi gì với Chúa Cha, trái lại Ngài đã khiêm tốn tuân phục trong niềm tin yêu. Đó chính là con đường mà chúng ta cần bước đi nếu như chúng ta muốn thành công trong cuộc sống.
Đức Giêsu đã từng bị cám dỗ, không chỉ trong hoang địa, mà còn trong suốt cuộc sống công khai. Ngài đã chiến đấu không ngừng chống lại điều dễ dàng, những bả vinh hoa, tham vọng và thỏa hiệp mà trần gian đề nghị. Ngài vẫn trung thành cho đến cùng sứ mệnh của mình. Trong thế giới này với cám dỗ về tận hưởng cho riêng cá nhân giây phút hiện tại, về việc chạy trốn trách nhiệm của mình, thì Mùa Chay mời gọi chúng ta bền tâm và trung thành với Thiên Chúa. Điều đó xảy đến qua những cuộc chiến chống lại các cám dỗ quấy nhiễu chúng ta, nhưng nhất là qua niềm tin yêu được đổi mới trong Đức Giêsu, Đấng chiến thắng sự dữ. Như lời điệp ca Mùa Chay mời gọi chúng ta: « Mắt hướng về Đức Giêsu Kitô, chúng ta bước vào cuộc chiến của Thiên Chúa ! ».
Hướng về lễ Phục Sinh và về Đức Giêsu, Đấng hiến mạng sống mình vì tình yêu, các Kitô hữu được mời gọi canh tân mối quan hệ của mình với Thiên Chúa, trở lại với những liên hệ sâu thẳm nhất với Ngài. Thời kỳ thanh tẩy và chiến đấu nội tâm, Mùa Chay cách nghịch lý cũng là thời gian của niềm vui, vì chúng ta tìm lại được sự thân thương và hiện diện của Thiên Chúa.
Khuôn mẫu và điểm tựa của chúng ta suốt trong giai đoạn này chính là Đức Giêsu, Quà Tặng của Thiên Chúa cho nhân loại, đã chiến đấu giành chiến thắng trước thế lực sự dữ. Cùng với Người, chúng ta được gọi mời sống lại kinh nghiệm của dân Do Thái được giải thoát khỏi ách nô lệ tại Ai Cập và bước đi trong sa mạc dưới sự dẫn dắt của Môsê. Trước cái đói và khát, dân chúng thường xuyên thất vọng, đôi khi nổi loạn chống lại Thiên Chúa và Môsê, tôi tớ của Ngài, thế nhưng một cách đặc biệt, dân ấy có kinh nghiệm về lòng thành tín của Thiên Chúa đối với họ. Dân Israel đã không ngừng đọc lại khoảnh khắc độc nhất vô nhị này trong lịch sử của mình, lúc Thiên Chúa ký kết giáo ước với họ bằng cách ban cho Thập Giới trên núi Sinai, và lúc Ngài dạy dỗ, trải qua những khó khăn trong khi dõi bước nơi sa mạc, biết phó thác trong niềm tin tưởng vào Lời Chúa. Đó chính là kinh nghiệm của dân Do Thái mà Đức Giêsu đã thực hiện nơi hoang địa trong vòng 40 đêm ngày, mà Ngài đã tái diễn lại qua cuộc chiến thắng trước những cám dỗ và qua mẫu gương trung thành của Ngài trước Chúa Cha. Đó cũng chính là kinh nghiệm sa mạc mà bản thân chúng ta được kêu mời thực thi mỗi năm vào dịp Mùa Chay.
Nhiều người thường chỉ coi Mùa Chay như những phương thế liên quan đến của ăn, và còn giảm thiểu vào những chỉ dậy chi li về thực phẩm, như kiêng thịt ngày thứ sáu. Nếu chúng ta được đề nghị sống tiết chế là để làm lại nơi bản thân mình sự chọn lựa Thiên Chúa, theo như lời nhắc nhở của Tin Mừng: « Ngươi chỉ tôn thờ một mình Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi ». Một Mùa Chay tốt đẹp trước tiên không phải là thành công của những nỗ lực cá nhân, nhưng là sự cải thiện những mối tương quan với Thiên Chúa, và qua con đường có hậu với anh em đồng loại.
Với Đức Giêsu, chúng ta thông hiểu rằng « người ta sống không nguyên bởi bánh » và của cải vật chất, rằng chỉ một mình sự hiện diện đáng yêu của Thiên Chúa có thể làm triển nở tâm hồn mình. Thế thì Thiên Chúa đã ở trong chúng ta như thánh Phaolô Tông Đồ nói trong thư gửi tín hữu Rôma: « Lời Thiên Chúa ở gần bạn, trong môi miệng bạn, trong trái tim bạn ». Nếu trong suốt giai đoạn này của Mùa Chay, chúng ta được mời gọi suy niệm và cầu nguyện dài lâu bằng Lời Chúa trong Kinh Thánh, là để lấy lại ý thức về sự gần gũi Thiên Chúa và để nuôi dưỡng bằng điều mà Ngài muốn nói với chúng ta. Cầu nguyện đòi hỏi cái mà chúng ta rất khó cho đi: đó là thời gian, rất khó sống: đó là thinh lặng. Chúng ta cần phải học nơi trường học Giêsu cách thinh lặng trong cô tịch để cho Thiên Chúa nói với chúng ta.
Ăn chay là phương tiện tuyệt hảo giúp cho cầu nguyện được dễ dàng. Nó cũng dạy lại chúng ta cách chế ngự bản thân. Người ta có thể chay tịnh về cách ăn uống, ăn bánh mì khô và uống nước, kiêng cữ tất cả những gì làm cản trở chúng ta đến với Thiên Chúa và tha nhân, tất cả những thứ đi kèm nơi mình như: rượu chè, chất nghiện hút các loại, nhạc MP3, sử dụng thái quá điện thoại, và máy vi tính…Để gặp gỡ Thiên Chúa, cần phải sống kinh nghiệm tự hủy. Mùa hè năm ngoái, trở về từ chuyến hành hương Đất Thánh trong xe buýt với câu hỏi: « Điều gì làm bạn ấn tượng nhất ? ». Chúng tôi đã viếng thăm nhiều nơi nào là Giêrusalem, Nazareth, Bêthlêm, nhưng nhiều bạn sinh viên lại trả lời là « sa mạc !», như chính trong sâu thẳm tâm hồn họ trào dâng niềm khát vọng đáp trả ơn gọi làm con cái Thiên Chúa của mình.
Mùa Chay, trong khi mở lòng ra cho Thiên Chúa, thiết thực giúp chúng ta hướng về phía anh em đồng loại, nhất là những người túng quẫn và cô đơn nhất. Làm sao có thể xưng mình là Kitô hữu trong khi trái tim lại không chung nhịp đập với trái tim của Đức Kitô từng rúng động trước người phong cùi hay trước những đám đông dân chúng ? Trong Mùa Chay, bằng việc cho đi của cải, chúng ta học lại cách yêu thương rộng lượng như Thiên Chúa. « Khi kết thúc hành trình dương gian, chúng ta sẽ bị phán xét về đức ái » thánh Gioan Thánh Giá đã nói như thế. Những khuyến dụ thì nhiều vô kể, Giáo Hội có thể giúp chúng ta có những chọn lựa cần thiết. Điều tốt hơn sẽ là thứ ơn huệ, vượt lên trên sự nhiệt huyết nhất thời, dẫn đưa chúng ta vào sự bền lâu và vào mối quan hệ đích thực với những người cần được giúp đỡ.
Như Đức Giêsu sau khi rửa tội đã lui vào trong hoang địa dưới sự thúc đẩy của Thánh Thần, chúng ta hãy bước vào Mùa Chay này bằng cách dựa vào bí tích rửa tội đã được lãnh nhận, vào ân sủng của Chúa Thánh Thần ngự trong chúng ta ! Đức Giêsu đã khước từ những cám dỗ về quyền lực, về giầu sang, Ngài không đòi hỏi gì với Chúa Cha, trái lại Ngài đã khiêm tốn tuân phục trong niềm tin yêu. Đó chính là con đường mà chúng ta cần bước đi nếu như chúng ta muốn thành công trong cuộc sống.
Đức Giêsu đã từng bị cám dỗ, không chỉ trong hoang địa, mà còn trong suốt cuộc sống công khai. Ngài đã chiến đấu không ngừng chống lại điều dễ dàng, những bả vinh hoa, tham vọng và thỏa hiệp mà trần gian đề nghị. Ngài vẫn trung thành cho đến cùng sứ mệnh của mình. Trong thế giới này với cám dỗ về tận hưởng cho riêng cá nhân giây phút hiện tại, về việc chạy trốn trách nhiệm của mình, thì Mùa Chay mời gọi chúng ta bền tâm và trung thành với Thiên Chúa. Điều đó xảy đến qua những cuộc chiến chống lại các cám dỗ quấy nhiễu chúng ta, nhưng nhất là qua niềm tin yêu được đổi mới trong Đức Giêsu, Đấng chiến thắng sự dữ. Như lời điệp ca Mùa Chay mời gọi chúng ta: « Mắt hướng về Đức Giêsu Kitô, chúng ta bước vào cuộc chiến của Thiên Chúa ! ».
Phát hiện bức hình chân dung thật của Chân phước Laura Vicuna
Trần Mạnh Trác
15:57 26/02/2010
Một bức tranh trên tường của ngôi đền thánh sùng kính Chân phước Laura Vicuna, quan thầy các nạn nhân bị lạm dụng, đã phải thay đổi vì sự phát hiện mới đây của một bức hình thực.
Bức tranh của nghệ sĩ người Ý Caffaro Rore mô tả Chân phước là một cô gái trẻ với nhiều nét Châu Âu.
Theo một thông cáo, bức tranh tường sẽ do kiến trúc sư Argentina Alejandro Santana sửa lại. Santana nổi danh là một kiến trúc sư với hai kỳ công ở Argentina là đại thánh đường Bariloche và chặng đàng thánh giá lớn bằng người thật tại Junin de los Andes.
Ông Santana nói với tờ nhật báo "El Mercurio" của Chile rằng "bức ảnh vừa được công bố là rất sinh động, nó diễn tả nhiều điều, đặc biệt là đôi mắt long lanḥ."
"Hình ảnh này truyền đạt rất trung thực những gì Laura Vicuna đã phải trải qua", theo ông Santana. "Tôi sẽ cố gắng phác hoạ Chân phước Laura như là một người đau khổ trong tòan bộ cuộc sống, bị mất cha, thiếu gia đình, không sức khỏe."
Laura Vicuna sinh ra ở Santiago, Chile ngày 05 tháng 4 1891. Cha cô qua đời khi cô mới lên 2 và người mẹ không thể có một cuộc sống đầy đủ. Bà đã di cư qua Argentina với hai con.
Theo lời kể của các nữ tu dòng Salesian của thánh John Bosco thì sau khi đến Argentina, Laura nhận ra rằng mẹ của cô đã xa lánh Thiên Chúa và sống chung với một nông dân tên là Manuel Mora. Laura rất lo lắng, vì vậy cô nguyện hiến dâng cuộc sống của mình cho Chúa để đổi lấy ơn hóan cải cho mẹ mình.
Trong kỳ nghỉ hè năm 1902, khi Laura lên 11 tuổi, Manuel Mora đã muốn lạm dụng cô. Cô chống cự, tên Manuel giận dữ và ngừng đóng tiền học cho trường Salesian. Tuy nhiên các nữ tu vẫn tiếp tục cho Laura đi học miễn phí.
Vào ngày 22 Tháng 1 1904, dưới cái lạnh của mùa đông khắc nghiệt, Laura mất tại Junín, Argentina. Thiên Chúa đã hoàn thành lời mặc cả của Laura là ban ơn xám hối cho người me sau đó.
Ngày 03 Tháng 9 năm 1988, ĐGH John Paul II phong Laura Vicuna lên bậc Chân Phước.
Đức Giám mục Felipe Bacarreza Rodriguez Santa Maria de los Angeles ở Chile, cho biết, những hình vẽ truyền thống về Chân phước Laura "là một cố gắng tốt trong khi thiếu một hình ảnh thật " Tuy nhiên, Ngài giải thích, bây giờ đã có hình thực, thì các bức tranh cũ sẽ được thay đổi.
Đức Giám mục lưu ý rằng bức hình thực của Chân phước Laura cho thấy một khuôn mặt "nghiêm trọng hơn, sâu sắc hơn, và phản ánh sống động cuộc đời của Chân phước Laura" Ngài nói thêm rằng sự phát hiện bức ảnh gần đây "đã làm tăng hơn lòng sùng kính đối với vị Chân phước.."
Bức tranh của nghệ sĩ người Ý Caffaro Rore mô tả Chân phước là một cô gái trẻ với nhiều nét Châu Âu.
Theo một thông cáo, bức tranh tường sẽ do kiến trúc sư Argentina Alejandro Santana sửa lại. Santana nổi danh là một kiến trúc sư với hai kỳ công ở Argentina là đại thánh đường Bariloche và chặng đàng thánh giá lớn bằng người thật tại Junin de los Andes.
Ông Santana nói với tờ nhật báo "El Mercurio" của Chile rằng "bức ảnh vừa được công bố là rất sinh động, nó diễn tả nhiều điều, đặc biệt là đôi mắt long lanḥ."
"Hình ảnh này truyền đạt rất trung thực những gì Laura Vicuna đã phải trải qua", theo ông Santana. "Tôi sẽ cố gắng phác hoạ Chân phước Laura như là một người đau khổ trong tòan bộ cuộc sống, bị mất cha, thiếu gia đình, không sức khỏe."
Laura Vicuna sinh ra ở Santiago, Chile ngày 05 tháng 4 1891. Cha cô qua đời khi cô mới lên 2 và người mẹ không thể có một cuộc sống đầy đủ. Bà đã di cư qua Argentina với hai con.
Theo lời kể của các nữ tu dòng Salesian của thánh John Bosco thì sau khi đến Argentina, Laura nhận ra rằng mẹ của cô đã xa lánh Thiên Chúa và sống chung với một nông dân tên là Manuel Mora. Laura rất lo lắng, vì vậy cô nguyện hiến dâng cuộc sống của mình cho Chúa để đổi lấy ơn hóan cải cho mẹ mình.
Trong kỳ nghỉ hè năm 1902, khi Laura lên 11 tuổi, Manuel Mora đã muốn lạm dụng cô. Cô chống cự, tên Manuel giận dữ và ngừng đóng tiền học cho trường Salesian. Tuy nhiên các nữ tu vẫn tiếp tục cho Laura đi học miễn phí.
Vào ngày 22 Tháng 1 1904, dưới cái lạnh của mùa đông khắc nghiệt, Laura mất tại Junín, Argentina. Thiên Chúa đã hoàn thành lời mặc cả của Laura là ban ơn xám hối cho người me sau đó.
Ngày 03 Tháng 9 năm 1988, ĐGH John Paul II phong Laura Vicuna lên bậc Chân Phước.
Đức Giám mục Felipe Bacarreza Rodriguez Santa Maria de los Angeles ở Chile, cho biết, những hình vẽ truyền thống về Chân phước Laura "là một cố gắng tốt trong khi thiếu một hình ảnh thật " Tuy nhiên, Ngài giải thích, bây giờ đã có hình thực, thì các bức tranh cũ sẽ được thay đổi.
Đức Giám mục lưu ý rằng bức hình thực của Chân phước Laura cho thấy một khuôn mặt "nghiêm trọng hơn, sâu sắc hơn, và phản ánh sống động cuộc đời của Chân phước Laura" Ngài nói thêm rằng sự phát hiện bức ảnh gần đây "đã làm tăng hơn lòng sùng kính đối với vị Chân phước.."
Top Stories
Sisters assaulted and beaten by police in Dong Chiem
Asia-News
08:56 26/02/2010
Hanoi (AsiaNews) – The tension in relations between Catholics and the Vietnamese authorities show no sign of abating, as evidenced by new episodes of violence in the parish of Dong Chiem, while the Catholic Bishops' Conference has formally requested the correction of a news report released by the official VNA. The state agency claimed that the bishops had sent New Year greetings to the Patriotic Front, an organization linked to the Communist Party. An episode strongly denied by the Bishops.
In Dong Chiem after the destruction of the crucifix that stood on the mountain that forced removal of the crosses brought there by the faithful, most of the hundreds of agents and activists who had poured into the area in January had, as emphasised by state media, since been distanced, in order to “return to normal”.
But this is not the case. On 24 February a group of nuns from the Sisters of Cross Lovers, who came from Ho Chi Minh City together with dozens of lay faithful to visit the parishioners for the New year, were attacked and beaten by officers in plain clothes, at the entrance to the town. The nuns were not seriously injured, but the Hanoi volunteer who was their guide had to be admitted to the Viet Duc hospital in serious condition.
The incident follows another episode dated to 19 February, when a dozen of the faithful of the parish of Nam Du, of the diocese of Hanoi, where submitted to a hail of large stones as they walked toward their homes. They report that police threw large stones at them, causing injuries and seriously damaging their car (see photo).
Plain clothes officers, says Father Joseph Nguyen of Hanoi, "are very aggressive." "The pilgrims who come to Dong Chiem have been threatened and even assaulted during the New Year."
What makes it more obvious that the target of violence are just the Catholics, is the fact that those who go to visit the famous Huong pagoda, which stands not far from Dong Chiem, are warmly welcomed and protected by agents who belong the same department.
Violence aside, another sign of the tense atmosphere is the decision of the Episcopal Conference, to request the rectification of a report published by VNA, the Communist Party news agency, according to which January 29 a delegation of bishops submitted season’s greetings to the Patriotic Front. The bishops have said that none of the people named by the agency had received any kind of promise, nor the task of broadcasting greetings to the organization. Individually and collectively, the bishops expressed their concern about the biased way in which the state media treat religious activities, stressing that dialogue between church and state can only take place in truth.
Suore aggredite e picchiate dalla polizia a Dong Chiem
Asia-News
08:57 26/02/2010
Hanoi (AsiaNews) - Non cala la tensione nei rapporti tra i cattolici vietnamiti e le autorità, come testimoniano nuovi episodi di violenza alla parrocchia di Dong Chiem, mentre la Conferenza episcopale ha chiesto formalmente la rettifica di una notizia diffusa dall’agenzia ufficiale VNA. Tale fonte sosteneva che i vescovi avevano presentato gli auguri per il Nuovo anno lunare al Fronte patriottico, un organismo legato al Partito comunista. Cosa che l’episcopato nega.
A Dong Chiem dopo la distruzione del crocefisso che sorgeva sul monte Che e l’asportazione forzata delle croci che i fedeli vi avevano portato, la gran parte delle centinaia di agenti e di attivisti che erano stati fatti affluire a gennaio si erano allontanati i media statali avevano enfatizzato un “ritorno alla normalità”.
Così non è. Il 24 febbraio un gruppo di suore delle Amanti della Croce, venute da Ho Chi Minh City insieme a decine di fedeli laici per visitare i parrocchiani in occasione del Nuovo anno, sono state aggredite e picchiate da agenti in borghese, all’ingresso del paese. Le suore non sono state ferite gravemente, ma il volontario di Hanoi che faceva loro da guida ha dovuto essere ricoverato in gravi condizioni all’ospedale di Viet Duc.
L’episodio fa seguito a quanto accaduto il 19 febbraio, quando una decina di fedeli della parrocchia di Nam Du, della diocesi di Hanoi, mentre tornavano verso casa sono stati segno del lancio di grosse pietre. Essi hanno raccontato che gli agenti hanno lanciato grosse pietre, provocando loro ferite non gravi, ma danneggiando seriamente la loro auto (nella foto).
Gli agenti in borghese, dice a Hanoi padre Joseph Nguyen, “sono molto aggressivi”. “I pellegrini che vanno a Dong Chiem sono stati minacciati e aggrediti persino in occasione del Nuovo anno”.
A rendere più evidente che l’obiettivo della violenza sono proprio i cattolici, c’è il fatto che coloro che si recano in visita alla famosa pagoda Huong, che sorge non lontano da Dong Chiem, vengono accolti amichevolmente e protetti dagli agenti che fanno parte dello stesso dipartimento.
Violenze a parte, un altro segnale del clima teso esistente è stato dato dalla decisione della Conferenza episcopale che ha chiesto la rettifica della notizia pubbllicata dalla VNA e dall’agenzia del Partito comunista, secondo le quali il 29 gennaio una rappresentanza dei vescovi aveva presentato i suoi auguri al Fronte patrottico. I vescovi hanno affermato che nessuna delle persone delle quali le agenzie facevano il nome aveva ricevuto alcun tipo di promessa, né l’incarico di trasmettere gli auguri all’organizzazione. Singolarmente e collettivamente, i vescovi hanno espresso la loro preoccupazione per il modo fazioso col quale i media statali presentano le attività religiose, sottolineando come il dialogo tra Stato e Chiesa possa aver luogo solo nella verità.
Prześladowania w Dong Chiem
Emily Nguyen / Wiara.pl
10:33 26/02/2010
Grupa sióstr zakonnych została napadnięta, kiedy zakonnice chciały odwiedzić parafię z okazji Nowego Roku Księżycowego. Trwające prześladowania w Dong Chiem spowodowały napięte stosunki na linii Kościół – Państwo.
Zakonnice ze Zgromadzenia Sióstr Oblubienic Krzyża Świętego, przybyłe z odległego Sajgonu w otoczeniu dziesiątków katolików świeckich, zostały pobite przez nieumundurowanych policjantów na drodze tuż u granic wioski w dniu 24 lutego br. Siostry odniosły mniejsze obrażenia, ale ich przewodnik turystyczny, katolicki woluntariusz z Hanoi musiał być umieszczony w szpitalu w Viet Duc, gdyż jego rany okazały się dużo groźniejsze.
Po tym jak wypadki następujące po wysadzeniu krzyża w Dong Chiem w dniu 6 stycznia br. trafiły na czołówki gazet i innych środków przekazu w świecie, życie w tej ubogiej rolniczej wiosce katolickiej nie powróciło do normalności. Chociaż betonowy krzyż został wysadzony dynamitem a postawione później w zamian bambusowe krzyże usunięto pod policyjnym przymusem, to parafianie i proboszcz wciąż znajdują się pod bacznym nadzorem policji i wystawieni na pogróżki.
W poniedziałek 25 stycznia br. państwowe środki przekazu doniosły o wycofaniu z Dong Chiem kilku setek policjantów, „aby przywrócić tam normalność życia”. Jednak katolicy z miejscowej parafii ostrzegają, że nadal znajduje się tam, wielka liczba nieumundurowanych policjantów gotowych napaść każdego przybysza z zewnątrz, który chciałby wejść do wsi, co sprawia, że praktycznie parafia nadal jest oblężona i odcięta od świata.
„Oni [nieumundurowani policjanci] są bardzo agresywni” – powiedział ks. J. Nguyen z Hanoi. „Pielgrzymi przybywający do Dong Chiem są przez nich witani szykanami i napaścią, nawet przy tak specjalnej okazji, jaką jest Nowy Rok Księżycowy”.
Rzeczywiście, 19 lutego br. grupa dziesięciu katolików z parafii Nam Du (archidiec. Hanoi) została zaatakowana kamieniami, kiedy byli już w drodze powrotnej po adoracji eucharystycznej z kościoła w Dong Chiem. Parafianie z Nam Du donieśli, że policja obrzuciła ich samochód wielkimi kamieniami powodując obrażenia pasażerów i poważne zniszczenia samego pojazdu.
Jest to dowód barbarzyńskiej przemocy wobec ludzi wyznających wiarę katolicką, podczas gdy w tym samym czasie turyści udający się do sławnej Pagody Huong, narodowej atrakcji turystycznej znajdującej się w sąsiedztwie Dong Chiem, są ochraniani i witani przez ten same oddziały miejscowej policji.
Trwające prześladowanie w Dong Chiem zaowocowało napiętymi relacjami między Kościołem a władzami.
Konferencja Episkopatu Wietnamskiego w nietypowy ale zdecydowany sposób oficjalnie zażądała, aby sprostowano kłamliwe informacje o tych wydarzeniach i dyskredytujące rolę biskupów wietnamskich, które opublikowała przedtem państwowa agencja VNA, a za nią inne agencje komunistyczne.
Okazało się, że dwie agencje opublikowaly [29 stycznia 2010 r.] informację, w której przedstawiciel Konferencji Episkopatu w imieniu całej Konferencji jakoby miał przekazać tradycyjne pozdrowienia i życzenia noworoczne [z okazji Nowego Roku Księżycowego] Patriotycznemu Frontowi. Front Patriotyczny – związane z komunistyczną partią stowarzyszenie – jest odpowiedzialny za „organizowanie reakcji ludu” w omawianych zajściach.
Biskupi stanowczo oświadczyli, że osoba, której personalia podano w przytoczonej informacji, ani nie otrzymała jakiegokolwiek zatrudnienia ze strony biskupów ani nie była upoważniona, aby przekazywać życzenia noworoczne wymienionej organizacji.
Informacja zakwestionowana przez biskupów została opublikowana w większości środków przekazu. Co jest typowe w polityce dezinformacji, znajduje się ona w elektronicznym biuletynie informacyjnym Voice of Vietnam (Głos Wietnamu).
Zarówno we wspólnych a także indywidualnych oświadczeniach biskupi wielokrotnie wyrazili swe zaniepokojenie stronniczymi informacjami państwowych mediów o działalności religijnej. Ostatnio, po przekręceniu przez państwowe media papieskiego przemówienia do biskupów wietnamskich, biskupi podkreślają, że dialog między Kościolem i Państwem może mieć miejsce tylko w atmosferze prawdy.
(Source: Emily Nguyen/tł. Etek, vietcatholic.net/News/Html/77361.htm | http://info.wiara.pl/doc/445442.Przesladowania-w-Dong-Chiem)
Zakonnice ze Zgromadzenia Sióstr Oblubienic Krzyża Świętego, przybyłe z odległego Sajgonu w otoczeniu dziesiątków katolików świeckich, zostały pobite przez nieumundurowanych policjantów na drodze tuż u granic wioski w dniu 24 lutego br. Siostry odniosły mniejsze obrażenia, ale ich przewodnik turystyczny, katolicki woluntariusz z Hanoi musiał być umieszczony w szpitalu w Viet Duc, gdyż jego rany okazały się dużo groźniejsze.
Po tym jak wypadki następujące po wysadzeniu krzyża w Dong Chiem w dniu 6 stycznia br. trafiły na czołówki gazet i innych środków przekazu w świecie, życie w tej ubogiej rolniczej wiosce katolickiej nie powróciło do normalności. Chociaż betonowy krzyż został wysadzony dynamitem a postawione później w zamian bambusowe krzyże usunięto pod policyjnym przymusem, to parafianie i proboszcz wciąż znajdują się pod bacznym nadzorem policji i wystawieni na pogróżki.
W poniedziałek 25 stycznia br. państwowe środki przekazu doniosły o wycofaniu z Dong Chiem kilku setek policjantów, „aby przywrócić tam normalność życia”. Jednak katolicy z miejscowej parafii ostrzegają, że nadal znajduje się tam, wielka liczba nieumundurowanych policjantów gotowych napaść każdego przybysza z zewnątrz, który chciałby wejść do wsi, co sprawia, że praktycznie parafia nadal jest oblężona i odcięta od świata.
„Oni [nieumundurowani policjanci] są bardzo agresywni” – powiedział ks. J. Nguyen z Hanoi. „Pielgrzymi przybywający do Dong Chiem są przez nich witani szykanami i napaścią, nawet przy tak specjalnej okazji, jaką jest Nowy Rok Księżycowy”.
Rzeczywiście, 19 lutego br. grupa dziesięciu katolików z parafii Nam Du (archidiec. Hanoi) została zaatakowana kamieniami, kiedy byli już w drodze powrotnej po adoracji eucharystycznej z kościoła w Dong Chiem. Parafianie z Nam Du donieśli, że policja obrzuciła ich samochód wielkimi kamieniami powodując obrażenia pasażerów i poważne zniszczenia samego pojazdu.
Jest to dowód barbarzyńskiej przemocy wobec ludzi wyznających wiarę katolicką, podczas gdy w tym samym czasie turyści udający się do sławnej Pagody Huong, narodowej atrakcji turystycznej znajdującej się w sąsiedztwie Dong Chiem, są ochraniani i witani przez ten same oddziały miejscowej policji.
Trwające prześladowanie w Dong Chiem zaowocowało napiętymi relacjami między Kościołem a władzami.
Konferencja Episkopatu Wietnamskiego w nietypowy ale zdecydowany sposób oficjalnie zażądała, aby sprostowano kłamliwe informacje o tych wydarzeniach i dyskredytujące rolę biskupów wietnamskich, które opublikowała przedtem państwowa agencja VNA, a za nią inne agencje komunistyczne.
Okazało się, że dwie agencje opublikowaly [29 stycznia 2010 r.] informację, w której przedstawiciel Konferencji Episkopatu w imieniu całej Konferencji jakoby miał przekazać tradycyjne pozdrowienia i życzenia noworoczne [z okazji Nowego Roku Księżycowego] Patriotycznemu Frontowi. Front Patriotyczny – związane z komunistyczną partią stowarzyszenie – jest odpowiedzialny za „organizowanie reakcji ludu” w omawianych zajściach.
Biskupi stanowczo oświadczyli, że osoba, której personalia podano w przytoczonej informacji, ani nie otrzymała jakiegokolwiek zatrudnienia ze strony biskupów ani nie była upoważniona, aby przekazywać życzenia noworoczne wymienionej organizacji.
Informacja zakwestionowana przez biskupów została opublikowana w większości środków przekazu. Co jest typowe w polityce dezinformacji, znajduje się ona w elektronicznym biuletynie informacyjnym Voice of Vietnam (Głos Wietnamu).
Zarówno we wspólnych a także indywidualnych oświadczeniach biskupi wielokrotnie wyrazili swe zaniepokojenie stronniczymi informacjami państwowych mediów o działalności religijnej. Ostatnio, po przekręceniu przez państwowe media papieskiego przemówienia do biskupów wietnamskich, biskupi podkreślają, że dialog między Kościolem i Państwem może mieć miejsce tylko w atmosferze prawdy.
(Source: Emily Nguyen/tł. Etek, vietcatholic.net/News/Html/77361.htm | http://info.wiara.pl/doc/445442.Przesladowania-w-Dong-Chiem)
Wietnam: nie ustają napięcia w relacjach Kościół-państwo
Katolicka Agencja Informacyjna
12:58 26/02/2010
2010-02-26 -- W Wietnamie nie ustają napięcia w relacjach Kościół-państwo. Jak informuje agencja Asianews, pomimo iż reżimowa propaganda utrzymuje, że, ,sytuacja powróciła do normy" w ostatnich dniach doszło do kolejnych konfrontacji.
Agenci służb bezpieczeństwa pobili zakonnice udające się do parafii Dong Chiem, natomiast episkopat został zmuszony do formalnego zażądania, by rządowa agencja VNA sprostowała fałszywe informacje, jakoby biskupi mieli z okazji nowego roku księżycowego złożyć życzenia Frontowi Patriotycznemu.
Z Dong Chiem po zniszczeniu krucyfiksu i usunięciu siłą krzyży, które przynieśli tam wierni, oddaliła się większość agentów i aktywistów partyjnych. W tej sytuacji państwowe media uroczyście oznajmiły, że, ,sytuacja powróciła do normy". Jednakże kiedy 24 lutego przybyły tam z grupą wiernych zakonnice z Miasta Ho Chi Minh, zostały napadnięte i pobite przez agentów w ubraniach cywilnych. Chociaż siostry nie odniosły poważniejszych ran, to jednak towarzyszący im wolontariusz został w stanie ciężkim przewieziony do szpitala.
Wcześniej, 19 lutego ci sami nieznani sprawcy obrzucili kamieniami grupę wiernych powracających do domu z Dong Chiem. Katolicy nie odnieśli poważniejszych obrażeń, ale poważnie zniszczono ich samochód. Jak zaznaczył w wypowiedzi dla agencji Asianews ks. Joseph Nguyen agenci w ubraniach cywilnych są bardzo agresywni, a pielgrzymi udający się do Dong Chiem spotykają się z pogróżkami i pobiciem, nawet kiedy przybywają tam z okazji nowego roku księżycowego. Obecna fala represji dotyczy głównie katolików. Osoby odwiedzające bowiem pobliską pagodę Huong są serdecznie witane i oprowadzane przez funkcjonariuszy tego samego departamentu służby bezpieczeństwa.
Innym sygnałem napięcia w relacjach Kościół-państwo jest decyzja episkopatu, który zaprotestował przeciw fałszywym doniesieniom, jakoby 29 stycznia jego przedstawiciele mieli złożyć życzenia z okazji nowego roku księżycowego fasadowemu Frontowi Patriotycznemu, ściśle powiązanemu z partią komunistyczną. Biskupi stwierdzili, że nie powierzył żadnej z wymienionych przez agencję osób zadania przekazania życzeń dla tej organizacji.
Episkopat zaprotestował także przeciw tendencyjnemu prezentowaniu w państwowych mediach działalności religijnej. Podkreślił, że warunkiem dialogu między Kościołem a państwem jest wierność prawdzie.
(Source: http://wyborcza.pl/1,91446,7606451,Wietnam__nie_ustaja_napiecia_w_relacjach_Kosciol_panstwo.html)
Agenci służb bezpieczeństwa pobili zakonnice udające się do parafii Dong Chiem, natomiast episkopat został zmuszony do formalnego zażądania, by rządowa agencja VNA sprostowała fałszywe informacje, jakoby biskupi mieli z okazji nowego roku księżycowego złożyć życzenia Frontowi Patriotycznemu.
Z Dong Chiem po zniszczeniu krucyfiksu i usunięciu siłą krzyży, które przynieśli tam wierni, oddaliła się większość agentów i aktywistów partyjnych. W tej sytuacji państwowe media uroczyście oznajmiły, że, ,sytuacja powróciła do normy". Jednakże kiedy 24 lutego przybyły tam z grupą wiernych zakonnice z Miasta Ho Chi Minh, zostały napadnięte i pobite przez agentów w ubraniach cywilnych. Chociaż siostry nie odniosły poważniejszych ran, to jednak towarzyszący im wolontariusz został w stanie ciężkim przewieziony do szpitala.
Wcześniej, 19 lutego ci sami nieznani sprawcy obrzucili kamieniami grupę wiernych powracających do domu z Dong Chiem. Katolicy nie odnieśli poważniejszych obrażeń, ale poważnie zniszczono ich samochód. Jak zaznaczył w wypowiedzi dla agencji Asianews ks. Joseph Nguyen agenci w ubraniach cywilnych są bardzo agresywni, a pielgrzymi udający się do Dong Chiem spotykają się z pogróżkami i pobiciem, nawet kiedy przybywają tam z okazji nowego roku księżycowego. Obecna fala represji dotyczy głównie katolików. Osoby odwiedzające bowiem pobliską pagodę Huong są serdecznie witane i oprowadzane przez funkcjonariuszy tego samego departamentu służby bezpieczeństwa.
Innym sygnałem napięcia w relacjach Kościół-państwo jest decyzja episkopatu, który zaprotestował przeciw fałszywym doniesieniom, jakoby 29 stycznia jego przedstawiciele mieli złożyć życzenia z okazji nowego roku księżycowego fasadowemu Frontowi Patriotycznemu, ściśle powiązanemu z partią komunistyczną. Biskupi stwierdzili, że nie powierzył żadnej z wymienionych przez agencję osób zadania przekazania życzeń dla tej organizacji.
Episkopat zaprotestował także przeciw tendencyjnemu prezentowaniu w państwowych mediach działalności religijnej. Podkreślił, że warunkiem dialogu między Kościołem a państwem jest wierność prawdzie.
(Source: http://wyborcza.pl/1,91446,7606451,Wietnam__nie_ustaja_napiecia_w_relacjach_Kosciol_panstwo.html)
Hanoi pamięta o Kardynale
Katolik.pl
16:13 26/02/2010
"Kamień węgielny" Kościoła w Wietnamie i wzór dla wszystkich wierzących w Kraju. Kardynał Józef Pham Dinh Tung był wspominany w dniu 22 lutego w Hanoi podczas Mszy świętej w pierwszą rocznicę śmierci, celebrowanej pod przewodnictwem ks. abp metropolity Józefa Ngo Quang Kiet...
Tysiące wiernych wraz ze wszystkimi biskupami Metropolii Hanoi i kapłanami uczestniczyło we Mszy świętej w pierwszą rocznicę śmierci Kardynała. Abp Kiet: Był on dla nas twórcą solidarności i jedności.
"Kamień węgielny" Kościoła w Wietnamie i wzór dla wszystkich wierzących w Kraju. Kardynał Józef Pham Dinh Tung był wspominany w dniu 22 lutego w Hanoi podczas Mszy świętej w pierwszą rocznicę śmierci, celebrowanej pod przewodnictwem ks. abp metropolity Józefa Ngo Quang Kiet.
Ponad pięć tysięcy wiernych, wśród nich seminarzyści, uczestniczyło w mszy rocznicowej.
Kardynał, który służył Kościołowi z wielką odwagą i wiernością w bardzo trudnych czasach, urodził się 20 maja 1919 roku w Cau Me, w dystrykcie Yen Mo, w prowincji Ninh Binh. Święcenia kapłańskie otrzymał 6 czerwca 1949 r. Najpierw był wikariuszem parafii Ham Long w Hanoi, potem w latach 1955-1963 rektorem Niższego Seminarium św. Jana w Hanoi. Seminarium zostało przymusowo zamknięte przez władze państwowe w 1960 r. i dotąd nie pozwolono na wznowienie jego działalności.
W roku 1963 ks. Tung został mianowany biskupem diecezji Bac Ninh. Ponieważ prawie od samego początku posługi biskupiej znajdował się faktycznie w areszcie domowym, nie miał możliwości normalnego wypełniania swoich obowiązków duszpasterskich w ponad 100 parafiach należących do jego jurysdykcji. Z tego powodu wykorzystując swoje literackie zdolności opisał w poetyckiej formie "luc bat" cały żywot Jezusa, Ewangelie i katechizm, i w ten sposób dał wiernym pomoc w przyswajaniu świętych tekstów.
W Bac Ninh pozostawał przez 31 lat, aż do marca 1994 roku, kiedy to został nominowany Arcybiskupem Metropolitą Hanoi. Jeszcze w tym samym roku w dniu 26 listopada Papież Jan Paweł II wyniósł go do godności kardynalskiej, oddając mu kościół Matki Bożej Królowej Pokoju w Ostii.
19 lutego 2005 roku W wieku 86 lat złożył rezygnację z urzędu, którą w dniu 19 lutego 2005 r. przyjęła Stolica Apostolska. Wtedy następcą metropolity Hanoi został wyznaczony przez Papieża Jana Pawła II ks. abp J. Ngo Quang Kiet, który przyjął paliusz już z rąk Papieża Benedykta XVI.
W dniu 22 lutego 2009 roku Kardynał Pham Dinh Tung odszedł do Pana w wieku 89 lat. Jego śmierć była wielką stratą dla Kościoła w archidiecezji Hanoi i dla całego Wietnamu – napisał Papież Benedykt XVI w telegramie kondolencyjnym.
Kardynał Józef Pham Dinh Tung – powiedział obecny arcybiskup Hanoi na rozpoczęcie Mszy świętej – zmarł w bardzo znamiennym dniu święta Katedry św. Piotra. Bóg z pewnością chciał, aby kardynał był kamieniem węgielnym dla Kościoła w Wietnamie. Dlatego dzisiaj wszyscy biskupi, kapłani, osoby zakonne i wierni archidiecezji zgromadzili się tutaj.
My – kontynuował abp Kiet – budujemy miłość w jedności. Żyjemy w tajemnicy komunii Kościoła. Mamy mocny fundament: Jezus jest kamieniem węgielnym, św. Piotr jest skałą Kościoła a kardynał Paul Joseph Pham Dinh Tung jest jednym z ważnych kamieni w fundamencie Kościoła wietnamskiego, twórcą naszej solidarności i jedności.
W roku 2009 Papież Benedykt XVI, przyjmując wietnamskich biskupów podczas ich pielgrzymki "Ad Limina", wspomniał zmarłego Kardynała dziękując Bogu, za jego entuzjazm i duszpasterską posługę. Cechował się on prostotą charakteru i wielką miłością do wszystkich ludzi, kapłanów i osób zakonnych.
(Source: http://www.katolik.pl/index1.php?st=news&id=1812)
Tysiące wiernych wraz ze wszystkimi biskupami Metropolii Hanoi i kapłanami uczestniczyło we Mszy świętej w pierwszą rocznicę śmierci Kardynała. Abp Kiet: Był on dla nas twórcą solidarności i jedności.
"Kamień węgielny" Kościoła w Wietnamie i wzór dla wszystkich wierzących w Kraju. Kardynał Józef Pham Dinh Tung był wspominany w dniu 22 lutego w Hanoi podczas Mszy świętej w pierwszą rocznicę śmierci, celebrowanej pod przewodnictwem ks. abp metropolity Józefa Ngo Quang Kiet.
Ponad pięć tysięcy wiernych, wśród nich seminarzyści, uczestniczyło w mszy rocznicowej.
Kardynał, który służył Kościołowi z wielką odwagą i wiernością w bardzo trudnych czasach, urodził się 20 maja 1919 roku w Cau Me, w dystrykcie Yen Mo, w prowincji Ninh Binh. Święcenia kapłańskie otrzymał 6 czerwca 1949 r. Najpierw był wikariuszem parafii Ham Long w Hanoi, potem w latach 1955-1963 rektorem Niższego Seminarium św. Jana w Hanoi. Seminarium zostało przymusowo zamknięte przez władze państwowe w 1960 r. i dotąd nie pozwolono na wznowienie jego działalności.
W roku 1963 ks. Tung został mianowany biskupem diecezji Bac Ninh. Ponieważ prawie od samego początku posługi biskupiej znajdował się faktycznie w areszcie domowym, nie miał możliwości normalnego wypełniania swoich obowiązków duszpasterskich w ponad 100 parafiach należących do jego jurysdykcji. Z tego powodu wykorzystując swoje literackie zdolności opisał w poetyckiej formie "luc bat" cały żywot Jezusa, Ewangelie i katechizm, i w ten sposób dał wiernym pomoc w przyswajaniu świętych tekstów.
W Bac Ninh pozostawał przez 31 lat, aż do marca 1994 roku, kiedy to został nominowany Arcybiskupem Metropolitą Hanoi. Jeszcze w tym samym roku w dniu 26 listopada Papież Jan Paweł II wyniósł go do godności kardynalskiej, oddając mu kościół Matki Bożej Królowej Pokoju w Ostii.
19 lutego 2005 roku W wieku 86 lat złożył rezygnację z urzędu, którą w dniu 19 lutego 2005 r. przyjęła Stolica Apostolska. Wtedy następcą metropolity Hanoi został wyznaczony przez Papieża Jana Pawła II ks. abp J. Ngo Quang Kiet, który przyjął paliusz już z rąk Papieża Benedykta XVI.
W dniu 22 lutego 2009 roku Kardynał Pham Dinh Tung odszedł do Pana w wieku 89 lat. Jego śmierć była wielką stratą dla Kościoła w archidiecezji Hanoi i dla całego Wietnamu – napisał Papież Benedykt XVI w telegramie kondolencyjnym.
Kardynał Józef Pham Dinh Tung – powiedział obecny arcybiskup Hanoi na rozpoczęcie Mszy świętej – zmarł w bardzo znamiennym dniu święta Katedry św. Piotra. Bóg z pewnością chciał, aby kardynał był kamieniem węgielnym dla Kościoła w Wietnamie. Dlatego dzisiaj wszyscy biskupi, kapłani, osoby zakonne i wierni archidiecezji zgromadzili się tutaj.
My – kontynuował abp Kiet – budujemy miłość w jedności. Żyjemy w tajemnicy komunii Kościoła. Mamy mocny fundament: Jezus jest kamieniem węgielnym, św. Piotr jest skałą Kościoła a kardynał Paul Joseph Pham Dinh Tung jest jednym z ważnych kamieni w fundamencie Kościoła wietnamskiego, twórcą naszej solidarności i jedności.
W roku 2009 Papież Benedykt XVI, przyjmując wietnamskich biskupów podczas ich pielgrzymki "Ad Limina", wspomniał zmarłego Kardynała dziękując Bogu, za jego entuzjazm i duszpasterską posługę. Cechował się on prostotą charakteru i wielką miłością do wszystkich ludzi, kapłanów i osób zakonnych.
(Source: http://www.katolik.pl/index1.php?st=news&id=1812)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nghi Thức Tuyển Chọn Dự Tòng 2010 tại Giáo Xứ CTTĐVN, Arlington, VA
Như La
19:19 26/02/2010
Arlington, VA: ngày 21/2/2010: Chúa nhật trong thánh lễ 12 giờ trưa, cha xứ Nguyễn Đức Vượng đã cử hành Nghi Thức Tuyển Chọn cho các anh chị em thuộc lớp Giáo Lý Dự Tòng năm 2010.
22 dự tòng trong đó có 8 anh em và 14 chị em đã theo học Giáo Lý Tân Tòng từ ngày 6 tháng 9, 2009 dưới sự hướng dẫn của Thầy Phó Tế Micae Phạm Minh Kiên và thầy Vũ Trần Thành trong 6 tháng vừa qua.
Các anh chị em này sẽ được chịu phép bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức vào đêm Vọng Phục Sinh ngày thứ bẩy 3 tháng 4, 2010.
Sau khi được thầy Kiên giới thiệu tên từng người với cộng đoàn giáo xứ, các anh chị em đã biểu lộ quyết tâm đi theo Chúa Kiô qua Giáo Hội Công Giáo.
Sau nghi thức tuyển chọn, cha xứ Vượng đã mời tất cả các anh chị em dự tòng ở lại tham dự thánh lễ. Khi lên chịu lễ các anh chị em đã lên để được cha xứ chúc lành.
Cộng đoàn đã chúc mừng và hân hoan chào mừng các anh chị em sắp được gia nhập cộng đoàn giáo xứ bằng một tràng pháo tay.
Sau thánh lễ anh chị em đã chụp hình chung với cha xứ, thầy Kiên và thầy Thành. Một bữa tiệc liên hoan được tổ chức tại Hội Trường Giáo Dục để chú mừng quý anh chị em tân tòng và các cha mẹ đỡ đầu.
22 dự tòng trong đó có 8 anh em và 14 chị em đã theo học Giáo Lý Tân Tòng từ ngày 6 tháng 9, 2009 dưới sự hướng dẫn của Thầy Phó Tế Micae Phạm Minh Kiên và thầy Vũ Trần Thành trong 6 tháng vừa qua.
Các anh chị em này sẽ được chịu phép bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức vào đêm Vọng Phục Sinh ngày thứ bẩy 3 tháng 4, 2010.
Sau khi được thầy Kiên giới thiệu tên từng người với cộng đoàn giáo xứ, các anh chị em đã biểu lộ quyết tâm đi theo Chúa Kiô qua Giáo Hội Công Giáo.
Sau nghi thức tuyển chọn, cha xứ Vượng đã mời tất cả các anh chị em dự tòng ở lại tham dự thánh lễ. Khi lên chịu lễ các anh chị em đã lên để được cha xứ chúc lành.
Cộng đoàn đã chúc mừng và hân hoan chào mừng các anh chị em sắp được gia nhập cộng đoàn giáo xứ bằng một tràng pháo tay.
Sau thánh lễ anh chị em đã chụp hình chung với cha xứ, thầy Kiên và thầy Thành. Một bữa tiệc liên hoan được tổ chức tại Hội Trường Giáo Dục để chú mừng quý anh chị em tân tòng và các cha mẹ đỡ đầu.
Thầy Kiên đang chuẫn bị anh chị em dự tòng |
22 anh chị em đang tập nghi thức |
22 anh chị em và các cha mẹ đỡ đầu |
Thầy Phạm Minh Kiên đang dọc tên các dự tòng |
Cha xứ đang đặt tay tên đầu các dự tòng |
Các anh chị em chụp hình chung trên cung thánh |
Bữa tiệc tại Hội Trường Giáo Dục với cha xứ, thầy Kiên và thầy Thành |
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giao ban báo chí đầu năm
Bùi Tín
08:52 26/02/2010
Sáng 23-2, mồng 9 đầu năm âm lịch, sau kỳ nghỉ Tết dài, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự cuộc "giao ban báo chí" đầu năm.
"Giao ban báo chí" là một cuộc họp do Ban Tuyên giáo trung ương Ðảng triệu tập hàng tuần, thường vào sáng thứ ba, để chỉ đạo cho các tổng biên tập báo, đài ở trung ương.
Đây là một kiểu gò ép các báo phải đi vào lề bên phải, chỉ được nêu, bàn và đưa tin những gì đảng cho phép. Đây là một kiểu lãnh đạo, kiểm soát, chăn dắt chặt chẽ hơn 13 ngàn nhà báo viết, báo nói, báo ảnh, báo điện tử ở trong nước."Giao ban báo chí" là một sản phẩm đặc thù, riêng của chế độ độc đoán phi dân chủ, của những người lãnh đạo luôn muốn khống chế dư luận xã hội, thực hiện kiểu thông tin một chiều, thông tin từ trên xuống, coi nhà nước và đảng của mình là luôn đúng đắn, sáng suốt, có chức năng giáo dục, dạy bảo, khuyên răn, uốn nắn toàn xã hội.
"Giao ban báo chí" ở Việt Nam lẽ ra phải bị chấm dứt từ khi "đổi mới", từ khi có luật báo chí, công nhận quyền của xã hội được hưởng một nền thông tin tự do, kịp thời và chính xác, nhất là sau khi hoà nhập với thế giới dân chủ văn minh, tại đó báo chí hầu hết là của tư nhân, của những người công dân tự do, cạnh tranh nhau để phục vụ tốt toàn xã hội về mặt thông tin, chính xác, nhanh nhạy.
Trong một xã hội dân chủ, văn minh, nhân dân là chủ thể quyền lực cao nhất. Các đảng chính trị phải ganh đua nhau phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội để từng kỳ một - 3 năm, 4 năm hay 5 năm - các cử tri lại xem xét và lựa chọn kỹ người lãnh đạo của mình ở các cấp bằng lá phiếu tự do của mỗi công dân.
Trong một xã hội công dân như thế, công luận tức là dư luận xã hội của công chúng, của đông đảo nhân dân, được nâng lên thành một quyền lực xã hội.
Người ta thường gọi đó là đệ tứ quyền, quyền lực thứ tư, sau ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Hệ thống truyền thông, báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình là biểu hiện tập trung của đệ tứ quyền, là công cụ truyền thông của xã hội, qua đó hình thành công luận xã hội, do nhận thức của đông đảo công dân tạo nên.
Đã có tranh luận rằng gọi quyền lực của công luận là đệ tứ quyền chỉ vì theo quan điểm lịch sử, còn thật ra nó là quyền lực cơ bản nhất, vì xét cho cùng công luận xã hội, nhận thức xã hội quyết định sự hình thành và sự thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Về cuộc họp "giao ban báo chí " đầu Xuân Canh Dần sáng 23-2 ở Hà Nội, ta có thể nhận ra điều gì?
Trước hết là theo tin trên các báo đài trong nước như Nhân Dân, Quân Ðội Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Vietnam Net, VNExpress..." Thủ tướng chính phủ đến dự và phát biểu chỉ đạo tại bưổi giao ban báo chí đầu Xuân Canh Dần..." Và trong cuộc họp chỉ có một mình ông thủ tướng nói, vì bản tin chỉ có vậy rồi chấm dứt. Tất cả các quan chức có mặt được kể ra trong bản tin là ông Tô Huy Rứa, trưởng Ban Tuyên giáo trung ương; Nguyễn Xuân Phúc, chủ nhiệm văn phòng chính phủ; Đinh Thế Huynh, chủ tịch Hội nhà báo; cùng các tổng biên tập của báo, đài ở trung ương đều đến chỉ để nhận sự chỉ đạo của ông thủ tướng.
Ở một nước dân chủ văn minh, có nền chính trị trưởng thành, không bao giờ có thể có chuyện các ông chủ báo được triệu tập để nghe ông thủ tướng chỉ đạo, dạy bảo, phải làm điều này điều nọ trong năm mới vừa bắt đầu.
Ngược lại trong một nước dân chủ văn minh, những ngày đầu năm, hay nhân dịp quốc khánh, thường có những cuộc họp báo lý thú, sôi nổi, nhiều khi sôi động, khi tổng thống, thủ tướng mở cuộc họp báo không phải để răn dạy các nhà báo mà để tường trình những việc mình đã làm, rồi sau đó trả lời các câu hỏi của nhà báo. Phần sau bao giờ cũng là phần quan trọng, hấp dẫn nhất, cũng thường là thú vị và bổ ích nhất của cuộc họp báo.
Công luận coi những cuộc họp báo ấy là cuộc sát hạch sinh động của dư luận xã hội - mà các nhà báo là đại diện - đối với chính quyền, đó cũng là sự thực hiện quyền giám sát, quyền kiểm tra rõ ràng, công khai của nhân dân, của công luận đối với người cầm quyền mà họ bầu ra.
Thường sau mỗi cuộc họp báo, cơ quan điều tra dư luận tổ chức thăm dò tỷ số tín nhiệm của tổng thống, thủ tướng hay của đảng cầm quyền lên hay xuống, là tỷ lệ bao nhiêu phần trăm, cứ như là thày giáo cho điểm học sinh sau một cuộc sát hạch. Thế mới thật là dân chủ, dân làm chủ rõ rệt trong cuộc sống.
Để xem trong cuộc "giao ban báo chí" đầu Xuân, thủ tướng Dũng "chỉ đạo" những điều gì cho báo chí. Ông khen ngợi các báo đã "bám sát thực tiễn của đời sống xã hội", "đáp ứng tốt quyền được thông tin của nhân dân, góp phần quan trọng trong việc dân chủ hóa đời sống xã hội". Cuối cùng ông "đề nghị các bộ, ngành chức năng xem xét, sửa đổi các khuôn khổ pháp lý để tạo điều kiện cho báo chí Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa".
Ai cũng biết cả làng báo đang ngóng trông Luật báo chí mới, hay còn gọi là Luật báo chí sửa đổi, đã đặt trong chương trình làm luật của quốc hội, nhưng cứ bị hoãn đi hoãn lại mãi, sao không thấy ông thủ tướng nói đến?
Ai cũng biết thủ tướng Dũng từng tuyên bố công khai "cấm tư nhân làm báo", và còn ra quyết định cấm phản biện công khai, dẫn đến sự bức tử cái cái think-tank (túi khôn) tự do duy nhất của trí thức Việt Nam là Viện Nghiên cứu Phát triển IDS. Ông ngang nhiên 2 lần vi phạm Hiến pháp hiện hành, trong đó quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận của mọi công dân được khẳng định.
Vậy thì quan chức này tự cho phép chỉ đạo, ra chỉ thị, ra mệnh lệnh cho toàn thể làng báo Việt Nam gồm hơn 700 cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, với hơn 13 ngàn nhà báo đủ loại, bất chấp hiến pháp, pháp luật hiện hành, cũng là chuyện dễ hiểu.
Theo đúng quyền hạn, thủ tướng chỉ có quyền ra chỉ thị cho bộ trưởng thông tin truyền thông và các cơ quan truyền thông chính thức của chính phủ mà thôi.
Đây là một sự lạm quyền, rất thô bạo và vô duyên, chỉ phơi bày một cố tật của mọi chính quyền độc đoán độc đảng, quen thói "mục hạ vô nhân", coi thường nhân dân, coi thường mọi công dân trong xã hội, khinh thường công luận, khinh thường dư luận xã hội, khinh thị toàn bộ 13 ngàn nhà báo nước mình.
Đầu Xuân Canh Dần, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những lời khen trịch thượng kiểu xoa đầu các nhà báo, nhưng thực tế đây là thêm một sự khiêu khích thô bạo đối với đông đảo những nhà báo chân chính.
Năm 2009 là một năm đen tối đối với làng báo Việt nam, 17 nhà dân chủ vừa bị kết án tù hầu hết cũng là những nhà báo; nhà báo Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên), Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ) từng ở tù chỉ vì đưa tin về vụ PMU 18 đụng đến "người nhà", "người tin cẩn" của ông Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh; những nhà báo vốn tin cẩn của chế độ như tổng biên tập báo Lao Động Nguyễn Công Khế và tổng biên tập báo ViêtNam Net Nguyễn Anh Tuấn đều bị mất chức hoặc bị đặt trong thế hữu danh vô thực, chỉ vì không chịu nổi cảnh chăn dắt thô bạo như trên đây. Việc Liên Hợp Quốc vẫn xếp Việt Nam vào gần cuối sổ về tự do báo chí (thứ 164/176) là một sỉ nhục quốc gia.
Do đó cuộc xung đột, đối lập, đấu tranh giữa quyền hành pháp đảng trị và đệ tứ quyền - quyền tự do truyền thông - ở Việt Nam trong thời hội nhập chắc chắn còn âm ỉ ngấm ngầm và sẽ có lúc bộc phát trong năm con Hổ hứa hẹn nhiều biến động.
(Nguồn: http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/giao-ban-bao-chi-02-25-2010-85374242.html)
"Giao ban báo chí" là một cuộc họp do Ban Tuyên giáo trung ương Ðảng triệu tập hàng tuần, thường vào sáng thứ ba, để chỉ đạo cho các tổng biên tập báo, đài ở trung ương.
Đây là một kiểu gò ép các báo phải đi vào lề bên phải, chỉ được nêu, bàn và đưa tin những gì đảng cho phép. Đây là một kiểu lãnh đạo, kiểm soát, chăn dắt chặt chẽ hơn 13 ngàn nhà báo viết, báo nói, báo ảnh, báo điện tử ở trong nước."Giao ban báo chí" là một sản phẩm đặc thù, riêng của chế độ độc đoán phi dân chủ, của những người lãnh đạo luôn muốn khống chế dư luận xã hội, thực hiện kiểu thông tin một chiều, thông tin từ trên xuống, coi nhà nước và đảng của mình là luôn đúng đắn, sáng suốt, có chức năng giáo dục, dạy bảo, khuyên răn, uốn nắn toàn xã hội.
"Giao ban báo chí" ở Việt Nam lẽ ra phải bị chấm dứt từ khi "đổi mới", từ khi có luật báo chí, công nhận quyền của xã hội được hưởng một nền thông tin tự do, kịp thời và chính xác, nhất là sau khi hoà nhập với thế giới dân chủ văn minh, tại đó báo chí hầu hết là của tư nhân, của những người công dân tự do, cạnh tranh nhau để phục vụ tốt toàn xã hội về mặt thông tin, chính xác, nhanh nhạy.
Trong một xã hội dân chủ, văn minh, nhân dân là chủ thể quyền lực cao nhất. Các đảng chính trị phải ganh đua nhau phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội để từng kỳ một - 3 năm, 4 năm hay 5 năm - các cử tri lại xem xét và lựa chọn kỹ người lãnh đạo của mình ở các cấp bằng lá phiếu tự do của mỗi công dân.
Trong một xã hội công dân như thế, công luận tức là dư luận xã hội của công chúng, của đông đảo nhân dân, được nâng lên thành một quyền lực xã hội.
Người ta thường gọi đó là đệ tứ quyền, quyền lực thứ tư, sau ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Hệ thống truyền thông, báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình là biểu hiện tập trung của đệ tứ quyền, là công cụ truyền thông của xã hội, qua đó hình thành công luận xã hội, do nhận thức của đông đảo công dân tạo nên.
Đã có tranh luận rằng gọi quyền lực của công luận là đệ tứ quyền chỉ vì theo quan điểm lịch sử, còn thật ra nó là quyền lực cơ bản nhất, vì xét cho cùng công luận xã hội, nhận thức xã hội quyết định sự hình thành và sự thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Về cuộc họp "giao ban báo chí " đầu Xuân Canh Dần sáng 23-2 ở Hà Nội, ta có thể nhận ra điều gì?
Trước hết là theo tin trên các báo đài trong nước như Nhân Dân, Quân Ðội Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Vietnam Net, VNExpress..." Thủ tướng chính phủ đến dự và phát biểu chỉ đạo tại bưổi giao ban báo chí đầu Xuân Canh Dần..." Và trong cuộc họp chỉ có một mình ông thủ tướng nói, vì bản tin chỉ có vậy rồi chấm dứt. Tất cả các quan chức có mặt được kể ra trong bản tin là ông Tô Huy Rứa, trưởng Ban Tuyên giáo trung ương; Nguyễn Xuân Phúc, chủ nhiệm văn phòng chính phủ; Đinh Thế Huynh, chủ tịch Hội nhà báo; cùng các tổng biên tập của báo, đài ở trung ương đều đến chỉ để nhận sự chỉ đạo của ông thủ tướng.
Ở một nước dân chủ văn minh, có nền chính trị trưởng thành, không bao giờ có thể có chuyện các ông chủ báo được triệu tập để nghe ông thủ tướng chỉ đạo, dạy bảo, phải làm điều này điều nọ trong năm mới vừa bắt đầu.
Ngược lại trong một nước dân chủ văn minh, những ngày đầu năm, hay nhân dịp quốc khánh, thường có những cuộc họp báo lý thú, sôi nổi, nhiều khi sôi động, khi tổng thống, thủ tướng mở cuộc họp báo không phải để răn dạy các nhà báo mà để tường trình những việc mình đã làm, rồi sau đó trả lời các câu hỏi của nhà báo. Phần sau bao giờ cũng là phần quan trọng, hấp dẫn nhất, cũng thường là thú vị và bổ ích nhất của cuộc họp báo.
Công luận coi những cuộc họp báo ấy là cuộc sát hạch sinh động của dư luận xã hội - mà các nhà báo là đại diện - đối với chính quyền, đó cũng là sự thực hiện quyền giám sát, quyền kiểm tra rõ ràng, công khai của nhân dân, của công luận đối với người cầm quyền mà họ bầu ra.
Thường sau mỗi cuộc họp báo, cơ quan điều tra dư luận tổ chức thăm dò tỷ số tín nhiệm của tổng thống, thủ tướng hay của đảng cầm quyền lên hay xuống, là tỷ lệ bao nhiêu phần trăm, cứ như là thày giáo cho điểm học sinh sau một cuộc sát hạch. Thế mới thật là dân chủ, dân làm chủ rõ rệt trong cuộc sống.
Để xem trong cuộc "giao ban báo chí" đầu Xuân, thủ tướng Dũng "chỉ đạo" những điều gì cho báo chí. Ông khen ngợi các báo đã "bám sát thực tiễn của đời sống xã hội", "đáp ứng tốt quyền được thông tin của nhân dân, góp phần quan trọng trong việc dân chủ hóa đời sống xã hội". Cuối cùng ông "đề nghị các bộ, ngành chức năng xem xét, sửa đổi các khuôn khổ pháp lý để tạo điều kiện cho báo chí Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa".
Ai cũng biết cả làng báo đang ngóng trông Luật báo chí mới, hay còn gọi là Luật báo chí sửa đổi, đã đặt trong chương trình làm luật của quốc hội, nhưng cứ bị hoãn đi hoãn lại mãi, sao không thấy ông thủ tướng nói đến?
Ai cũng biết thủ tướng Dũng từng tuyên bố công khai "cấm tư nhân làm báo", và còn ra quyết định cấm phản biện công khai, dẫn đến sự bức tử cái cái think-tank (túi khôn) tự do duy nhất của trí thức Việt Nam là Viện Nghiên cứu Phát triển IDS. Ông ngang nhiên 2 lần vi phạm Hiến pháp hiện hành, trong đó quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận của mọi công dân được khẳng định.
Vậy thì quan chức này tự cho phép chỉ đạo, ra chỉ thị, ra mệnh lệnh cho toàn thể làng báo Việt Nam gồm hơn 700 cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, với hơn 13 ngàn nhà báo đủ loại, bất chấp hiến pháp, pháp luật hiện hành, cũng là chuyện dễ hiểu.
Theo đúng quyền hạn, thủ tướng chỉ có quyền ra chỉ thị cho bộ trưởng thông tin truyền thông và các cơ quan truyền thông chính thức của chính phủ mà thôi.
Đây là một sự lạm quyền, rất thô bạo và vô duyên, chỉ phơi bày một cố tật của mọi chính quyền độc đoán độc đảng, quen thói "mục hạ vô nhân", coi thường nhân dân, coi thường mọi công dân trong xã hội, khinh thường công luận, khinh thường dư luận xã hội, khinh thị toàn bộ 13 ngàn nhà báo nước mình.
Đầu Xuân Canh Dần, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những lời khen trịch thượng kiểu xoa đầu các nhà báo, nhưng thực tế đây là thêm một sự khiêu khích thô bạo đối với đông đảo những nhà báo chân chính.
Năm 2009 là một năm đen tối đối với làng báo Việt nam, 17 nhà dân chủ vừa bị kết án tù hầu hết cũng là những nhà báo; nhà báo Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên), Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ) từng ở tù chỉ vì đưa tin về vụ PMU 18 đụng đến "người nhà", "người tin cẩn" của ông Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh; những nhà báo vốn tin cẩn của chế độ như tổng biên tập báo Lao Động Nguyễn Công Khế và tổng biên tập báo ViêtNam Net Nguyễn Anh Tuấn đều bị mất chức hoặc bị đặt trong thế hữu danh vô thực, chỉ vì không chịu nổi cảnh chăn dắt thô bạo như trên đây. Việc Liên Hợp Quốc vẫn xếp Việt Nam vào gần cuối sổ về tự do báo chí (thứ 164/176) là một sỉ nhục quốc gia.
Do đó cuộc xung đột, đối lập, đấu tranh giữa quyền hành pháp đảng trị và đệ tứ quyền - quyền tự do truyền thông - ở Việt Nam trong thời hội nhập chắc chắn còn âm ỉ ngấm ngầm và sẽ có lúc bộc phát trong năm con Hổ hứa hẹn nhiều biến động.
(Nguồn: http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/giao-ban-bao-chi-02-25-2010-85374242.html)
Thư tín hữu Công Giáo Ba Lan gởi ông đại sứ Việt Nam tại Ba Lan
Naszdziennik
08:55 26/02/2010
Nguồn http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100220&typ=cz&id=cz01.txt
Kính gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan, Warsaw.
Là những người Công giáo Ba Lan chúng tôi rất bức xúc và lo lắng về những bách hại và trấn áp liên tục đối với các Kitô hữu Việt Nam, nhất là đối với các vị lãnh đạo tinh thần của họ. Việc công an Việt Nam triệt hạ Thánh giá – biểu tượng thiêng liêng của các Kitô hữu, việc phá hủy những biểu tượng thánh thiêng khác của đức tin chúng tôi, việc đánh đập giáo dân và tu sĩ – tất cả những điều này không thể nào bào chữa rằng đó là những xô xát ngẫu nhiên. Chúng tôi cho rằng chính nhà cầm quyền để cho những sự bách hại này tiếp diễn nhằm đàn áp người dân vì niềm tin tôn giáo của họ. Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu nhà cầm quyền bảo đảm cho các Kitô hữu tại Việt Nam được có những quyền căn bản của con người mà mọi người xứng đáng được hưởng.
Chữ ký của 22 người dân tại Gdańsk, trong đó có: Elżbieta Jankowska, Józefa Lemańczyk, Irena Klonowska, Zygfryd Młodzieniawski, Piotr Kroll.
-----------------------------------------
Kính gửi ông Dinh Xuan Luu
Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan
ul. Resorowa 36, 02-956 Warszawa
Thưa ông Đại sứ!
Chúng tôi tuyên bố rằng chúng tôi vô cùng bức xúc trước những sự bách hại tàn nhẫn, núp dưới chiêu bài luật pháp mà nhà nước CHXHCN VN đang thi hành nhằm chống lại các Kitô hữu và nhất là đàn áp các Tu sĩ DCCT, những công dân chân chính.
Bằng thư này, chúng tôi bày tỏ sự liên đới với những anh chị em của chúng tôi trong đức tin – những người Công giáo đang bị bách hại tại Việt Nam. Chúng tôi cực lực phản đối những sự vi phạm trầm trọng các quyền căn bản của con người tại Việt Nam: quyền được sống hòa bình và quyền tự do tôn giáo. Những cuộc đàn áp các tu sĩ DCCT và những cộng tác viên giáo dân rõ ràng vi phạm các quyền không thể thiếu của con người nằm trong bản Tuyên ngôn Chung về Nhân quyền do Tổ chức Liên Hiệp Quốc ký.
Vì thế, chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam, mà ông là đại diện tại Ba Lan, cam đoan phải có những bước kiên quyết chấm dứt bất công, chấm dứt việc tuyên truyền lòng hận thù và bách hại những Kitô hữu, cách riêng là các tu sĩ DCCT. Việc đánh đập tàn nhẫn một tu sĩ DCCT, người đã đòi hỏi tôn trọng công lý tối thiểu của người dân cũng như những cuộc đàn áp nhắm vào các tu sĩ DCCT và giáo dân, tất cả những điều đó là những chứng cứ tiêu cực về luật pháp của nhà nước CHXHCN VN, và tạo ra hình ảnh rất xấu về đất nước của ông trong thế giới đương đại hôm nay.
Linh mục Mirosław Grakowicz, CSsR, Chánh xứ Bardo thư được ký bởi 268 tín hữu nhân danh toàn thể giáo xứ.
Kính gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan, Warsaw.
Là những người Công giáo Ba Lan chúng tôi rất bức xúc và lo lắng về những bách hại và trấn áp liên tục đối với các Kitô hữu Việt Nam, nhất là đối với các vị lãnh đạo tinh thần của họ. Việc công an Việt Nam triệt hạ Thánh giá – biểu tượng thiêng liêng của các Kitô hữu, việc phá hủy những biểu tượng thánh thiêng khác của đức tin chúng tôi, việc đánh đập giáo dân và tu sĩ – tất cả những điều này không thể nào bào chữa rằng đó là những xô xát ngẫu nhiên. Chúng tôi cho rằng chính nhà cầm quyền để cho những sự bách hại này tiếp diễn nhằm đàn áp người dân vì niềm tin tôn giáo của họ. Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu nhà cầm quyền bảo đảm cho các Kitô hữu tại Việt Nam được có những quyền căn bản của con người mà mọi người xứng đáng được hưởng.
Chữ ký của 22 người dân tại Gdańsk, trong đó có: Elżbieta Jankowska, Józefa Lemańczyk, Irena Klonowska, Zygfryd Młodzieniawski, Piotr Kroll.
-----------------------------------------
Kính gửi ông Dinh Xuan Luu
Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan
ul. Resorowa 36, 02-956 Warszawa
Thưa ông Đại sứ!
Chúng tôi tuyên bố rằng chúng tôi vô cùng bức xúc trước những sự bách hại tàn nhẫn, núp dưới chiêu bài luật pháp mà nhà nước CHXHCN VN đang thi hành nhằm chống lại các Kitô hữu và nhất là đàn áp các Tu sĩ DCCT, những công dân chân chính.
Bằng thư này, chúng tôi bày tỏ sự liên đới với những anh chị em của chúng tôi trong đức tin – những người Công giáo đang bị bách hại tại Việt Nam. Chúng tôi cực lực phản đối những sự vi phạm trầm trọng các quyền căn bản của con người tại Việt Nam: quyền được sống hòa bình và quyền tự do tôn giáo. Những cuộc đàn áp các tu sĩ DCCT và những cộng tác viên giáo dân rõ ràng vi phạm các quyền không thể thiếu của con người nằm trong bản Tuyên ngôn Chung về Nhân quyền do Tổ chức Liên Hiệp Quốc ký.
Vì thế, chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam, mà ông là đại diện tại Ba Lan, cam đoan phải có những bước kiên quyết chấm dứt bất công, chấm dứt việc tuyên truyền lòng hận thù và bách hại những Kitô hữu, cách riêng là các tu sĩ DCCT. Việc đánh đập tàn nhẫn một tu sĩ DCCT, người đã đòi hỏi tôn trọng công lý tối thiểu của người dân cũng như những cuộc đàn áp nhắm vào các tu sĩ DCCT và giáo dân, tất cả những điều đó là những chứng cứ tiêu cực về luật pháp của nhà nước CHXHCN VN, và tạo ra hình ảnh rất xấu về đất nước của ông trong thế giới đương đại hôm nay.
Linh mục Mirosław Grakowicz, CSsR, Chánh xứ Bardo thư được ký bởi 268 tín hữu nhân danh toàn thể giáo xứ.
Lại đánh người, hãy chấm dứt ngay những hành động côn đồ!
Lại Thế Lãng
10:36 26/02/2010
Tin tức trên VietCatholic cho hay “Hôm 19/02 nhằm ngày mùng 06 Tết Canh Dần. Một đoàn Giáo dân thuộc giáo xứ Nam Dư khoảng hơn 10 người đi Hành Hương đầu năm và chúc Tết Cha xứ tại Đồng Chiêm đã bị một nhóm công an ném đá. Khi đang trên đường về, qua cây cầu Xây, đoàn Giáo dân này đã bị một nhóm công an ném đá vào xe ô tô ZACE hiệu Toyota. Những cục đá lớn mà công an sử dụng đã làm kính xe bị vỡ tan, chiếc xe bị méo mó. Ngoài chiếc xe bị hư hỏng, một số Giáo dân cũng bị trúng đòn ném đá. Theo lời nạn nhân kể lại, vì ngồi trên xe bị ném tới tấp những cục đá to, những hòn đá nhỏ nên tránh không kịp. Rất may là không bị thương nặng. Khi chiếc xe và đoàn Hành Hương thoát hiểm tại Đồng Chiêm, trên đường về tới Thị trấn Tế Tiêu, một số công an huyện biết chuyện và thấy chiếc xe bị nạn tại Đồng Chiêm đã tỏ vẻ "khoái trá và cười sung sướng".”
Chỉ mấy ngày sau trên Vietcatholic lại đưa tin “Hôm nay 24/02/2010 Ông Mạnh giáo dân Thái Hà đã dẫn một số nữ tu Mến Thánh Giá Tân Việt Saigon đến thăm và chúc Tết cha xứ Đồng Chiêm. Lúc về, ra tới Cầu Xây thì bị một nhóm công an khoảng 12 người xông vào đánh.
Một số nữ tu bị thương nhẹ, còn ông Mạnh thì bị chúng đánh ngất xỉu. Sau đó bọn chúng bịt mặt giả làm giáo dân đến chở ông Mạnh đi cấp cứu. May mà các Sơ nhận ra kẻ vừa đánh mình. Sau đó giáo dân Nghĩa Ải đã đưa ông Mạnh về nhà thờ của họ sơ cứu”
Xem ra trước sự nhẫn nhục chịu đựng của giáo dân, càng ngày nhà cầm quyền CSVN càng lún sâu vào việc dung túng nếu không muốn nói là chủ trương dùng những hành động côn đồ nhằm trấn áp người giáo dân Công giáo.
Khi vụ Đồng Chiêm xảy ra khoảng một tuần lễ, trên Người Việt Online ngày 12/1/2010 ở mục Quan điểm có bài bình luận mang tựa đề ‘Chế độ côn đồ” nhằm phê phán những hành động tiểu nhân, hèn hạ mà nhà cầm quyền CSVN đã sử dụng đối với giáo dân Đồng Chiêm cũng như họ đã từng sử dụng ở nhiều nơi khác. Sau đó tác gỉa bài bình luận nhận được bức thư phản hồi của một độc gỉa ở Việt Nam càm ràm rằng ông đã qúa hằn học khi viết “Chế độ côn đồ”.
Cũng trên mục này ngày 14/1/2010 nhà bình luận viết thêm bài “Nói lại chế độ côn đồ”. Trong bài viết này, sau khi trả lời từng điểm trong bức thư của người độc gỉa, nhà bình luận đã viết ở phần kết luận như sau: “Nếu hai chữ ‘côn đồ’ có vẻ hằn học qúa thì xin sửa lại, chỉ gọi nó bằng tên thật thôi. Gọi là chế độ Hồ chí Minh hay là chế độ Nông đức Mạnh, Nguyễn minh Triết, Nguyễn tấn Dũng đủ rồi”.
Qủa thật trong thời gian qua những hành động côn đồ nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến cũng như nhắm vào tín đồ các tôn giáo càng ngày càng gia tăng và dưới những hình thức vô cùng bỉ ổi, hèn hạ. Xin được lược qua một số sự kiện:
1/ Đối với các nhà hoạt động bất đồng chính kiến:
Ông Hoàng Minh Chính, Tổng thư ký đảng Dân chủ Việt Nam, khi còn sinh tiền đã bị chửi bới và ném đồ dơ vào trong sân giữa lúc ban ngày khi ông đang ngồi tiếp khách ở trong nhà.
Nữ giáo viên Dương Thị Xuân thư ký tòa soạn báo Tự Do Dân Chủ bị kẻ “lạ mặt” cố ý tông xe gây thương tích.
Nhà văn Nguyễn Văn Nghĩa bị hành hung khi ông lên Hà Nội dự phiên tòa xử phúc thẩm hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.
Nhà đối kháng Hà Thị Bích Khương cũng bị kẻ “lạ mặt” cho xe gắn máy tông thẳng vào người khi bà đang đi xe đạp ở gần nhà tại thị trấn Nam Đàn, Nghệ An.
Anh Phạm Văn Trội thành viên khối 8406 bị nhiều công an chặn đánh trên đường lộ, máu me thương tích đầy người khi anh đến Lạng Sơn thăm người bạn có mẹ bị bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Tệ hại hơn là trường hợp của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy bị bọn côn đồ nhiều lần đổ phân vào sân hay trước cửa nhà.
2/Đối với tôn giáo.
Sau khi dùng đủ mọi phương tiện để xuyên tạc và vu khống Đức TGM Hà Nội, bọn côn đồ đã được huy động để la hét, chửi rủa và đòi giết người ngay giữa thủ đô của một đất nước đã có trên bốn ngàn năm văn hiến.
Ở Thái Hà sau khi đàn áp dã man những giáo dân tay không, nhiều trò hạ đẳng đã được đem ra “thi thố” với mưu đồ khiêu khích giáo dân. Bọn “cháu ngoan” với cử chỉ nhố nhăng và thái độ vô giáo dục đã được sử dụng để khuấy rối giáo dân khi họ đang cầu nguyện hay tham dự thánh lễ.
Ở Tam Tòa bọn côn đồ được dung túng đã đánh đập tàn nhẫn nhiều giáo dân và hai linh mục ngay trước mắt nhân viên công lực.
Ở Bát Nhã bọn côn đồ đột nhập chùa vất đồ đạc của tu sinh ra sân, đập phá, cúp điện. Bọn chúng còn tấn công các tu sinh bằng phân trâu, phân bò và bằng những phương cách hạ tiện khác.
Ở Đồng Chiêm hành động côn đồ được sử dụng để tra tấn lỗ tai giáo dân và ngoài những giáo dân trong giáo xứ bị hành hung, hành động côn đồ còn nhắm vào nhà báo Nguyễn Hữu Vinh, thầy Nguyễn Văn Tặng, một sinh viên ở Hà Nội. Và mới đây là ném đá vào xe hành hương, đánh đập ông Mạnh và các nữ tu khi họ đến thăm cha xứ Đồng Chiêm.
Không biết rồi đây sẽ còn những trò nào khác nữa được sáng chế ra thay thế cho những trò cũ đã qúa nhàm chán? Không biết đến chừng nào nhà cầm quyền CSVN mới nhận ra rằng những hành động thô bạo và hèn hạ chỉ làm cho dân chúng ghê tởm và tự bôi nhọ hình ảnh của nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế?
Hãy hành xử cho ra nhà cầm quyền chứ đừng hành động như một tổ chức xã hội đen. Hãy chấm dứt ngay những hành động côn đồ cho dù là lén lút hay công khai.
“Một chế độ quen sử dụng côn đồ, cuối cùng chính họ cũng cư xử như côn đồ, cuối cùng cũng sẽ trở thành côn đồ”. Lời nhận định của tác gỉa hai bài bình luận trên Người Việt Online thật chí lý.
Vermont 26/2/2010
Chỉ mấy ngày sau trên Vietcatholic lại đưa tin “Hôm nay 24/02/2010 Ông Mạnh giáo dân Thái Hà đã dẫn một số nữ tu Mến Thánh Giá Tân Việt Saigon đến thăm và chúc Tết cha xứ Đồng Chiêm. Lúc về, ra tới Cầu Xây thì bị một nhóm công an khoảng 12 người xông vào đánh.
Một số nữ tu bị thương nhẹ, còn ông Mạnh thì bị chúng đánh ngất xỉu. Sau đó bọn chúng bịt mặt giả làm giáo dân đến chở ông Mạnh đi cấp cứu. May mà các Sơ nhận ra kẻ vừa đánh mình. Sau đó giáo dân Nghĩa Ải đã đưa ông Mạnh về nhà thờ của họ sơ cứu”
Xem ra trước sự nhẫn nhục chịu đựng của giáo dân, càng ngày nhà cầm quyền CSVN càng lún sâu vào việc dung túng nếu không muốn nói là chủ trương dùng những hành động côn đồ nhằm trấn áp người giáo dân Công giáo.
Khi vụ Đồng Chiêm xảy ra khoảng một tuần lễ, trên Người Việt Online ngày 12/1/2010 ở mục Quan điểm có bài bình luận mang tựa đề ‘Chế độ côn đồ” nhằm phê phán những hành động tiểu nhân, hèn hạ mà nhà cầm quyền CSVN đã sử dụng đối với giáo dân Đồng Chiêm cũng như họ đã từng sử dụng ở nhiều nơi khác. Sau đó tác gỉa bài bình luận nhận được bức thư phản hồi của một độc gỉa ở Việt Nam càm ràm rằng ông đã qúa hằn học khi viết “Chế độ côn đồ”.
Cũng trên mục này ngày 14/1/2010 nhà bình luận viết thêm bài “Nói lại chế độ côn đồ”. Trong bài viết này, sau khi trả lời từng điểm trong bức thư của người độc gỉa, nhà bình luận đã viết ở phần kết luận như sau: “Nếu hai chữ ‘côn đồ’ có vẻ hằn học qúa thì xin sửa lại, chỉ gọi nó bằng tên thật thôi. Gọi là chế độ Hồ chí Minh hay là chế độ Nông đức Mạnh, Nguyễn minh Triết, Nguyễn tấn Dũng đủ rồi”.
Qủa thật trong thời gian qua những hành động côn đồ nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến cũng như nhắm vào tín đồ các tôn giáo càng ngày càng gia tăng và dưới những hình thức vô cùng bỉ ổi, hèn hạ. Xin được lược qua một số sự kiện:
1/ Đối với các nhà hoạt động bất đồng chính kiến:
Ông Hoàng Minh Chính, Tổng thư ký đảng Dân chủ Việt Nam, khi còn sinh tiền đã bị chửi bới và ném đồ dơ vào trong sân giữa lúc ban ngày khi ông đang ngồi tiếp khách ở trong nhà.
Nữ giáo viên Dương Thị Xuân thư ký tòa soạn báo Tự Do Dân Chủ bị kẻ “lạ mặt” cố ý tông xe gây thương tích.
Nhà văn Nguyễn Văn Nghĩa bị hành hung khi ông lên Hà Nội dự phiên tòa xử phúc thẩm hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.
Nhà đối kháng Hà Thị Bích Khương cũng bị kẻ “lạ mặt” cho xe gắn máy tông thẳng vào người khi bà đang đi xe đạp ở gần nhà tại thị trấn Nam Đàn, Nghệ An.
Anh Phạm Văn Trội thành viên khối 8406 bị nhiều công an chặn đánh trên đường lộ, máu me thương tích đầy người khi anh đến Lạng Sơn thăm người bạn có mẹ bị bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Tệ hại hơn là trường hợp của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy bị bọn côn đồ nhiều lần đổ phân vào sân hay trước cửa nhà.
2/Đối với tôn giáo.
Sau khi dùng đủ mọi phương tiện để xuyên tạc và vu khống Đức TGM Hà Nội, bọn côn đồ đã được huy động để la hét, chửi rủa và đòi giết người ngay giữa thủ đô của một đất nước đã có trên bốn ngàn năm văn hiến.
Ở Thái Hà sau khi đàn áp dã man những giáo dân tay không, nhiều trò hạ đẳng đã được đem ra “thi thố” với mưu đồ khiêu khích giáo dân. Bọn “cháu ngoan” với cử chỉ nhố nhăng và thái độ vô giáo dục đã được sử dụng để khuấy rối giáo dân khi họ đang cầu nguyện hay tham dự thánh lễ.
Ở Tam Tòa bọn côn đồ được dung túng đã đánh đập tàn nhẫn nhiều giáo dân và hai linh mục ngay trước mắt nhân viên công lực.
Ở Bát Nhã bọn côn đồ đột nhập chùa vất đồ đạc của tu sinh ra sân, đập phá, cúp điện. Bọn chúng còn tấn công các tu sinh bằng phân trâu, phân bò và bằng những phương cách hạ tiện khác.
Ở Đồng Chiêm hành động côn đồ được sử dụng để tra tấn lỗ tai giáo dân và ngoài những giáo dân trong giáo xứ bị hành hung, hành động côn đồ còn nhắm vào nhà báo Nguyễn Hữu Vinh, thầy Nguyễn Văn Tặng, một sinh viên ở Hà Nội. Và mới đây là ném đá vào xe hành hương, đánh đập ông Mạnh và các nữ tu khi họ đến thăm cha xứ Đồng Chiêm.
Không biết rồi đây sẽ còn những trò nào khác nữa được sáng chế ra thay thế cho những trò cũ đã qúa nhàm chán? Không biết đến chừng nào nhà cầm quyền CSVN mới nhận ra rằng những hành động thô bạo và hèn hạ chỉ làm cho dân chúng ghê tởm và tự bôi nhọ hình ảnh của nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế?
Hãy hành xử cho ra nhà cầm quyền chứ đừng hành động như một tổ chức xã hội đen. Hãy chấm dứt ngay những hành động côn đồ cho dù là lén lút hay công khai.
“Một chế độ quen sử dụng côn đồ, cuối cùng chính họ cũng cư xử như côn đồ, cuối cùng cũng sẽ trở thành côn đồ”. Lời nhận định của tác gỉa hai bài bình luận trên Người Việt Online thật chí lý.
Vermont 26/2/2010
Văn Hóa
Ông Trời – Thượng Đế dưới cái nhìn của người Việt Nam
Thanh Quang, CSsR
10:28 26/02/2010
Ông Trời – Thượng Đế dưới cái nhìn của người Việt Nam
Nội dung
I. Dẫn nhập
II. Ông Trời dưới cái nhìn của người Việt Nam.
1. Có Ông Trời hay không?
2. Một cái nhìn tiệm tiến. Một cảm nhận về Ông Trời xuất phát từ đáy sâu tâm hồn.
a. Một cái nhìn tiệm tiến
* Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người: Tín ngưỡng phồn thực.
* Tín ngưỡng sùng bái con người.
b. Một cảm nhận về Ông Trời xuất phát từ đáy sâu tâm hồn.
3. Ông Trời là ai? Người Việt Nam hiểu về Ông Trời như thế nào ?
4. Trở về nguồn: Ông Trời
a. Lập bàn thờ Thông Thiên.
b. Tế Nam Giao.
c. Lễ cổ truyền của người Việt Nam.
5. Ông Trời và mối tương quan giữa Ông Trời và con người.
a. Tương quan như một nhân vị.
b. Tương quan giữa Đấng Tạo Hoá và con người đầy giới hạn.
6. Vài nhận định về cái nhìn của người Việt Nam đối với Ông Trời.
III. Kết luận
I. Dẫn nhập
Dường như dấu ấn về “Ai đó” đã in sâu vào tâm khảm của mọi người ở mọi thời. Trải qua mọi thời và mọi nơi, dấu ấn ấy không phai nhoà trong tâm thức mọi người thuộc mọi dân tộc. “Ai đó” ấy được hiện lộ dưới nhiều tên gọi, dưới nhiều hình thức và dưới nhiều phương diện khác nhau. Kinh nghiệm về cuộc hành trình lịch sử cho thấy, nhân loại không ngừng đặt câu hỏi về Ai đó. Ai đó ấy có khi được gọi là Thiên Chúa, có khi được gọi là Thượng Đế, có khi được gọi là Đấng Siêu Việt, Đấng Tạo Hoá, Đấng Tối Cao. Phải chăng Đấng ấy cũng được gọi là Ông Trời, đúng theo cách gọi bình dân nhưng cũng rất kính trọng của người dân Việt Nam? Đấng ấy tuy rất linh thiêng, cao cả, xa xôi, quyền uy nhưng đồng thời cũng rất đời thường, thấp hèn, gần gũi, yêu thương. Đấng ấy tuy rất im lặng nhưng cũng nói rất nhiều với con người qua từng cảnh vật, biến cố, sự kiện trong cuộc sống. Đấng ấy tuy rất vô hình nhưng đồng thời cũng rất hữu hình. Hữu hình cho đến nỗi người Việt Nam gọi Đấng ấy là Ông Trời.
Nếu như nhân loại nói chung, không ngừng tìm kiếm và muốn trở về nguồn cội của mình là Đấng Tạo Hoá, thì người Việt Nam nói riêng cũng hằng khao khát, trông đợi và mong mỏi đạt cho được một thực tại khác, vượt lên trên thực tại trần thế này. Thực tại “khác” ấy thì linh thiêng, trường cửu, vô giới hạn. Tác giả Dominique Morin đã quả quyết: “Có một điều chắc chắn là con người luôn luôn nuôi ý tưởng về một thực tại thần linh - Thượng Đế.”[1] Phải chăng người Việt Nam luôn nuôi một ý tưởng về một thực tại thần linh - Ông Trời, Thượng Đế ? Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu “Cái nhìn của người Việt Nam về Ông Trời - Thượng Đế. ”
II. Ông Trời dưới cái nhìn của người Việt Nam:
* Ngôn từ: Trời.
Theo từ điển tiếng Việt thì: “Trời là vị thần làm chủ vạn vật” [2]
Ngay từ cách viết từ Trời bằng Hán Nôm người xưa đã tự ý tôn vinh Trời:
. Trời là Thiên (chữ Hán Việt): Chữ Thiên là chữ Nhất ở trên chữ Đại.
. Trời được ghép bởi chữ Thiên ở trên chữ Thượng.
Đấng ấy được kính trọng, tôn vinh và được coi là Đấng cao cả hơn trời đất, hơn muôn loài muôn vật.
Để có thể xác định cách rõ ràng hơn, chúng ta xem xét kỹ một lần rằng, đối với người Việt Nam có hay không có một Ông Trời?
1. Có Ông Trời hay không?
Ngay từ khởi đầu của cuộc sống, người Việt Nam dường như có một cảm nhận sâu sắc về Đấng Tạo Hoá: Qua cảnh vật thiên nhiên, qua trật tự vũ trụ - là một trong năm con đường nhận biết Thượng Đế mà Thánh Tôma Aquinô đã chỉ ra - qua các sự kiện, biến cố xảy ra, qua việc nhận ra dấu chỉ ân huệ của Ơn Trên; qua mọi phương diện của đời sống. Chắc hẳn phải có một cảm nhận, một xác quyết, một xác tín mạnh mẽ mà người Việt Nam ta mới có câu:
“Non kia ai đắp mà cao
Sông kia ai bới, ai đào mà sâu.”
Kinh nghiệm bản thân cho con người thấy chắc chắn điều này, không phải do con người mà có “non cao” hay “sông sâu”. Với sức giới hạn của con người (là đắp, bới, đào) thì không thể nào có được dãy núi Trường Sơn cao chon von, hay sông Cửu Long rộng mênh mông. Vậy những công trình vĩ đại ấy có được là do ai? Từ “Ai” ở đây được nhắc đi nhắc lại để nhấn mạnh và ám chỉ về một éấng nào đó rất quyền năng, đầy sức mạnh, cao cả vô cùng, khôn dò khôn thấu, Thượng Trí vô song. Đấng ấy là Đấng nào nếu không phải là Đấng Siêu Việt, Đấng Tạo Hoá hay gọi theo kiểu bình dân là Ông Trời. Hoá ra, một cách nào đó trực tiếp hay gián tiếp, người Việt Nam đã xác định minh nhiên rằng: Có ông trời. Một cách nào đó, cái nhìn của người Việt Nam trùng khớp với cái nhìn tinh tế của Socrate, một triết gia lớn thời thượng cổ: “Anh chỉ cần ngắm nhìn công trình của thần thánh, cũng đủ tỏ lòng kính cẩn,… Đấng đã an bài và bảo tồn vũ trụ, ta sẽ thấy Ngài thực hiện những công trình vĩ đại hơn hết, nhưng chính Ngài ta không thấy được…”[3].
Nếu chúng ta được học về văn hoá Việt Nam, thì sẽ thấy được nét độc đáo của người Việt Nam là nữ tính, hoà tính, vui vẻ, tâm hồn luôn rộng mở. Nhờ hoà tính, người Việt Nam luôn sống chan hoà với Trời đất, với cảnh vật thiên nhiên. Trên thì có Trời (Thiên), giữa thì có người (nhân), dưới thì có đất (địa). Cấu trúc “Thiên - nhân - địa” như tạo nên “kiềng ba chân” thật vững chãi. Nhờ có tâm hồn rộng mở, người Việt Nam sớm có cảm nhận sâu sắc và dễ đón nhận thần linh, Ông Trời, Thượng Đế. Linh mục Cadiere nhận xét: “ý niệm Trời đã ăn sâu vào trong tâm hồn người Việt Nam”. Còn linh mục Nguyễn Thế Thoại thì quả quyết: “Ý niệm tôn giáo truyền thống nhất của chúng ta là thờ Trời” [4]. Một lần nữa, ta có thể xác quyết rằng, người Việt Nam đã tin nhận là có Ông Trời, đồng thời tôn vinh như Đấng có quyền năng, Siêu Việt. Việc tôn vinh ấy được thể hiện qua việc thờ phụng Ngài bằng cả tấm lòng thành.
2. Một cái nhìn tiệm tiến. Một cảm nhận từ đáy sâu tâm hồn:
a. Một cái nhìn tiệm tiến.
Với tất cả hoà tính và tâm hồn rộng mở, người Việt Nam có cái nhìn rất thoáng rộng và kỳ lạ so với nhiều dân tộc trên thế giới. Người Việt Nam luôn luôn nhìn Trời đất, thiên nhiên, vũ trụ vạn vật dưới cái nhìn rất linh thiêng. Dường như trong từng sự vật đều chứa “chất thiêng liêng” trong đó. Chính vì thế nơi người Việt Nam nảy sinh nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn: Tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái con người và mức cao nhất là tín ngưỡng thờ Trời. Điều này cho ta thấy, người Việt Nam không đơn thuần là sống với những cái cụ thể hữu hình đầy giới hạn, hay bằng lòng với những gì đã có mang đầy tính hạn chế, nhưng còn sống với những giá trị vượt lên trên cuộc sống trần thế. Giá trị ấy mang tính linh thiêng. Giá trị ấy mang tính ưu việt. Giá trị ấy mang tính cao cả và siêu việt. Chính giá trị ấy có tác dụng lấp đầy giới hạn và khiếm khuyết của con người. Hoá ra tâm hồn người Việt Nam là thế: Rất tinh tế, rất chan hoà, rất mở rộng, rất cao vời, rất hướng thượng. Người Việt Nam không dừng lại ở đời sống giới hạn này, nhưng những muốn vươn tới và đạt cho được đời sống linh thiêng siêu vời. Có một tác giả nhận định: “Người Việt Nam tắm mình trong không khí tôn giáo. Họ có thể đặt mâm cúng bái ở bất cứ chỗ nào trong nhà, ngoài đường hay cả ở đền, am, miếu, nhà thờ,… có thể tin đủ loại ma quỷ, thần thánh. Họ đa thần theo một nghĩa nào đó. Dưới con mắt họ, tất cả đều như nhau, đều linh thiêng cả - nếu như điều cầu xin được toại nguyện, nếu như tâm linh tôn giáo được thoả mãn”[5]
Ngay từ thời cổ, người Việt Nam đã nhận ra yếu tố linh thiêng và gửi gắm nó vào trong sự vật tự nhiên, bình thường. Yếu tố linh thiêng ấy như là nguyên lý của sự sống, là động lực thúc đẩy sự luân chuyển của vạn vật vũ trụ. Chúng ta sẽ rõ hơn khi tìm về tín ngưỡng dân gian.
* Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người: Tín ngưỡng phồn thực.
Tự nhiên, sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người tuy lộ ra trước mắt cụ thể, nhưng vẫn chứa chất điều gì đó rất bí ẩn. Nó mang sức mạnh siêu nhiên vượt quá tầm hiểu biết của con người. Chính vì vậy, người Việt Nam đã sùng bái nó như thần thánh, kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực: “Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử, và có tới hai dạng biểu hiện: Thờ cơ quan sinh dục nam nữ và thờ bản thân hành vi giao phối” [6]. Ta thấy các loại tín ngưỡng này được phổ biến ở các nền văn hoá nông nghiệp trồng lúa nước.
Ta thấy rằng, tất cả những gì vượt quá trí hiểu, vượt quá khả năng sức lực của con người và khó lý giải tận ngọn nguồn, thì người Việt Nam đều tôn lên thành những thần thánh. Do sống trong nền văn minh nông nghiệp lúa nước, nên người Việt Nam có sự gắn bó với tự nhiên cách lâu dài và bền chặt. Người Việt Nam đã coi những hiện tượng tự nhiên như thần thánh. Từ đó dẫn đến tình trạng đa thần: “Ban đầu hoàn toàn là các Bà: Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước. Về sau một phần do ý thức được sự đối lập âm dương mà xuất hiện Ông Trời” [7]. Ta cũng thấy có những thần sông, thần suối, thần không gian (Ngũ Hành Nương Nương); thần thời gian (Thập Nhị Hành Khiển); các thần động vật và thực vật như: thần hổ, thần chim đại bàng, thần cá sấu, thần lúa, thần nông…
Như vậy ngay từ buổi sơ khai, người Việt Nam đã cưu mang trong mình “chất tôn giáo”, “chất tín ngưỡng”, “chất linh thiêng” của thần thánh, của Đấng Siêu Việt. Cho dẫu hành động diễn tả niềm tin hay việc thờ phượng còn thô kệch, còn đặt nơi những sự vật tự nhiên, bình thường, ta vẫn thấy nó như là bước chuẩn bị, bước khai mở đáng chân trọng và giữ gìn, để tiến đến mức độ tín ngưỡng cao nhất: Đó là thờ Trời, thờ Đấng có tên là Thượng Đế.
Ta lại thấy ở nơi người Việt Nam có loại tín ngưỡng ở mức độ cao hơn: Tín ngưỡng sùng bái con người.
* Tín ngưỡng sùng bái con người:
Người Việt Nam tin rằng, linh hồn con người là bất tử. Chính vì tin linh hồn bất tử nên người Việt Nam cho rằng, con người chết là về nơi “chín suối” hưởng phúc cực lạc. Vì vậy, ông bà ta có câu: “Sống gửi, thác về”. Người ta sống chỉ là tạm thời, chết đi mới là cuộc trở về nơi trường cửu, vĩnh hằng. Ông bà tổ tiên nếu đã chết thì trở về nơi “chín suối” ấy, nhưng cũng có thể trở lại với con cháu để phù hộ, chở che. Đó cũng là niềm tin của người Việt Nam. Niềm tin ấy đã tạo cơ sở để hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hay còn gọi là đạo Ông Bà. Việc thờ kính ông bà tổ tiên rất đơn giản: Có thể là cúng gì?, khấn vái, lạy, tạ ơn và cầu xin.
Như chúng ta đã đề cập đến, người Việt Nam có nhãn quan rất độc đáo và đặc sắc về giới linh thiêng (khác với dân tộc khác). Nếu không nói quá, thì người Việt Nam đều nhìn mọi s? vật, hiện tượng dưới cái nhìn linh thiêng. Khi người ta sống đó, cũng mang “chất linh thiêng” và đặc biệt khi chết con người thực sự trở nên thần thánh. Và như thế, người Việt Nam đã sùng bái con người. Cho đến nay, đạo Ông Bà vẫn tồn tại.
ở mức độ rộng lớn hơn khuôn khổ thờ Ông Bà tổ tiên trong gia đình, thì người Việt Nam còn sùng bái thần Thành Hoàng (tức những người có công với làng nước và được tôn phong lên bậc thần thánh). Ngoài ra còn có thần Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh,… Những người này có những huyền thoại lưu danh sử thế.
Chúng ta có thể đưa ra một vài nhận xét về tín ngưỡng dân gian Việt Nam: Khởi đầu cuộc sống, người Việt Nam đã có cái nhìn sâu thẳm và linh thiêng về sự vật hiện tượng. Cái nhìn ấy vượt lên trên cái nhìn hình tượng bên ngoài, điều dú cho thấy tâm hồn thênh thang đầy tính tôn giáo của niềm tin người Việt Nam. Nó như là sự chuẩn bị để dẫn người Việt Nam đến niềm tin vào Ông Trời - Thượng Đế.
Chúng ta thấy rằng, tín ngưỡng Việt Nam mang đậm nét của sự tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên, vũ trụ; mang đậm nét nguyên lý âm dương ( thờ Trời - Đất, chim - thú, tiờn - rồng, sông - núi,…); mang đậm nét hoà tính, nữ tớnh (đạo Mẫu, các nữ thần,…); tín ngưỡng Việt Nam cũng mang tính đa thần, tính cộng đồng; đặc biệt mang tính dân chủ, nghĩa là muốn nói lên quyền lợi và trách nhiệm của cả thần linh lẫn con người. Con người thì có trách nhi?m thờ cúng, cầu xin, còn thần thì có nhiệm vụ phù hộ nâng đỡ con người. Nếu thần linh sai lỗi thì con người có quyền kiện đến nơi để thần linh sửa sai! (Câu truyện cổ tích Cóc Kiện Trời chứng minh cho ta thấy điều đó) [8].
Tín ngưỡng Việt Nam đi dần từng bước, từng bước từ mức độ thấp đến mức độ cao và đi đến nguồn cội của sự sống, nguồn cội của thụ tạo, tức Ông Trời. Người Việt Nam đã nhận ra dấu chỉ linh thiêng của Ông Trời, nhưng lúc đầu chưa biết diễn tả việc thờ phượng thế nào và ở đâu nên đã đặt ở sự vật này hay hiện tượng kia một cách rất bình thường, đôi khi rất tầm thường. Chẳng hạn như tín ngưỡng phồn thực, tức thờ bộ phận sinh dục nam nữ, tượng trưng cho nguyên lý sự sống, sự sinh sôi nảy nở, đến tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và ở mức độ cao hơn nữa là tín ngưỡng sùng bái con người, tức thờ Ông Bà tổ tiên, thần Thành Hoàng. Và đặc biệt hơn cả, tín ngưỡng ấy là ở mức độ cao nhất là việc thờ Trời - Đấng Tạo Hoá của người Việt Nam. Cụ thể cho việc thờ phượng Ông Trời được diễn tả qua hành vi ở Tế Đàn Nam Giao của vua chúa và dân chúng Việt Nam. Điều này sẽ được chúng ta làm rõ hơn trong những phần tiếp theo.
b. Một cảm nhận từ đáy sâu tâm hồn:
Con người ta sống ở giữa trời đất, vũ trụ mênh mông bao la, chắc hẳn không thể không một lần ngước mắt lên trời và thốt lên: Ôi! Thật cao cả! Thật siêu việt! Thật lạ lùng! Ai đã tạo nên cảnh hùng vĩ này? Tôi có mặt trong vũ trụ này là do ai? Chắc chắn, khi đưa ra những nghi vấn này, con người ta phần nào đã có cảm nhận về Đấng Tạo Hoá. Cảm nhận ấy cứ ngày càng rõ nét khi người ta không ngừng đi tìm cho mình những câu trả lời thích đáng, rõ ràng, người Việt Nam ta cũng luôn ở trong tâm trạng của những người luôn đặt nghi vấn và đi tìm Đấng Tạo Hoá, hay ít ra cũng có thái độ kính phục trước những kỳ công vĩ đại của Ngài. Linh mục Cadiere kh?ng định: “ý niệm Trời đã ăn sâu vào trong tâm hồn nhân dân Việt Nam”. “Cảm thức về quyền năng tối thượng của Trời đã thấm nhiễm mạnh mẽ ý thức tôn giáo của người dân An Nam” [9]. Không phải tự nhiên mà linh mục Cadiere có được những kh?ng định đó. Chắc chắn Cadiere đã từng chứng kiến bầu khí cũng như khung cảnh người Việt Nam kinh ngạc, bái phục trước sức mạnh, quyền năng cao cả của Ông Trời, hay thấy được niềm tin, cảm nhận sâu xa xuất phát từ đáy sâu tâm hồn người Việt Nam, được diễn tả qua hành vi tế lễ Ông Trời. Tác giả Cadiere nhận xét tiếp: “Trong nghi lễ tế Nam Giao, việc thờ tự mang một vẻ long trọng, oai nghiêm xứng với sự cao cả của Đấng người ta tôn sùng, phản ánh sự thuần khiết trong niềm tin vào Đấng ấy, nói lên những tâm tình sâu xa mà ngài khơI dậy trong tâm h?n người an nam”[10].
Chúng ta cũng thấy sự cảm nhận tự đáy sâu tâm hồn về Ông Trời của người Việt Nam, được bộc lộ cách rõ ràng và cụ thể trong ngôn ngữ thường ngày. Chẳng hạn, khi tỏ sự ngạc nhiên, người Việt Nam thường nói: “Trời ơi!”. Thật vậy dường như ta Thấy tiếng “Trời” luôn được thốt ra từ miệng người Việt Nam trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Tiếng ấy thật thân thương, thật gần gũi. Tiếng ấy khiến ta như thể mường tượng ra rằng, Ông Trời luôn gần gũi, sát kề người Việt trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể can thiệp, giúp đỡ, cảm thông và chia sẻ. Khi buồn chán hay tỏ ra trách cứ, người Việt Nam thường nói: “Trời hỡi, Trời!”, “ Trời ơi có thấu chăng Trời!”. Khi cầu xin thì nói: “Lạy Trời, xin cho con tôi được khỏi bệnh,…”. Hay là:
“ Lạy Trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp…” (ca dao)
Còn khi được ơn, người ta nói:
“Nhờ Trời mưa thuận gió hoà
Nào cày, nào cấy, trẻ già đua nhau.”
Được ơn Trời, ấy là lúc tâm hồn người Việt Nam tỏ ra phấn khởi, hân hoan, vui mừng và không ngớt cám ơn Trời. Cảm nhận sâu sa ấy còn được thể hiện ở việc: Ông Trời là người chứng giám cho con người… “Có Trời làm chứng… tôi không có lỗi trong vụ này!” Hoặc Ông Trời là người thưởng phạt công minh, không kẻ nào có thể thoát khỏi con mắt siêu vời của Ông Trời. Vì vậy, khi mỉa mai hay chê cười kẻ phạm tội, người Việt Nam thường nói: “Đấy chưa Ông Trời có mắt mà!”. Hay khi khuyên người ta có thể tránh được sự trừng phạt ấy thì nói:
“Đi đâu cho khỏi lưới Trời.
ở đâu cho hợp mệnh Trời thì êm.” (cao dao)
Dường như Ông Trời không còn xa lạ gì nữa đối với người Việt Nam. Ông Trời đã đi vào trong từng chi tiết của cuộc sống họ. Ta có thể nói rằng, chuyện gì người ta cũng nại đến Ông Trời, dù đó là thành công hay thất bại, được hay mất, vui hay buồn, thưởng hay phạt, xin ơn hay tạ ơn. Một lần nữa, chúng ta có thể nói mạnh mẽ rằng: Người Việt Nam luôn có một cảm nhận sâu sắc từ đáy sâu tâm hồn về Ông Trời. Cảm nh?n ấy như giúp Ngu?i Việt Nam sống mạnh mẽ, hồn nhiên, sống thăng hoa và sống trọn vẹn con người của mình. Chính sự cảm nhận từ đáy sâu tâm hồn của người Việt về Ông Trời đã làm cho chính mình, cho tâm hồn mình thanh thoát và vươn cao, vươn cao đến tận Đấng Siêu Việt, Đấng Tạo Hoá. Tác giả Cadiere đã cho chúng ta một nhận xét thật độc đáo: “Cảm nhận về Ông Trời đã quá ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam. Cảm nhận này hiển hiện ph? bi?n thụng thường trong ngôn ngữ và một cách một quá hồn nhiên”[11].
3. Ông Trời là ai? Người Việt Nam hiểu về Ông Trời như thế nào ?
Dưới cái nhìn của người Việt Nam thì Ông Trời là ai? Rõ ràng câu trả lời sẽ được tổng hợp từ sự cảm nhận, tâm thức, lối sống, nghi thức thờ Trời và ngôn ngữ bình dân của người Việt Nam.
Từ điển tiếng việt cho ta thấy: Ông Trời là Đấng thần linh làm chủ vạn vật. Đây cũng là câu trả lời của người Việt Nam về Ông Trời. Ông Trời chính là Đấng Cao Cả, vĩ đại, siêu việt, quyền năng, Đấng Tạo Hoá, trường tồn, vĩnh cửu, Đấng đáng được tôn thờ. Tác giả Nguyễn Thế Thoại trưng dẫn lời của linh mục Cadiere như sau: Đối với người Việt Nam, “ Trời coi như nguyên lý các hiện tượng thời tiết và nhân cách hoá. Trời coi như Đấng toàn năng có ảnh hưởng vào vận mệnh của con người”[12]. Trời là Đấng tác tạo muôn vật và làm chủ chúng. Chính Ông Trời đã “đắp non cao”, đã “đào sông sâu”:
“Non kia ai đắp mà cao
Sông kia ai bới đào mà sâu”.
Chính Ông Trời là Đấng tác tạo: “Trời sinh, Trời dưỡng”, “Nước non là nước non Trời”, “Trời cho ai nấy hưởng, Trời kêu ai nấy dạ”. Cảm phục và kính sợ ông Trời trước những kỳ công vĩ đại, các vua quan ngày xưa, khi tế lễ Trời ở Đàn Nam Giao, đã thốt lên những lời này: “Ôi Trời mênh mông vô biên! Ôi đất sâu thẳm êm đềm! Ân huệ các Ngài lớn lao như thiên địa! Công đức sinh thành của các Ngài sao ngợi khen cho xiết!”[13]. Ông Trời cao cả là thế, mênh mông là thế, vô biên là thế, sâu thẳm êm đềm là thế, sinh thành và ban ân huệ là thế! Những điều ấy hoàn toàn thuộc về Ông Trời. Chính Ông Trời đã khiến cho mọi người cho dù ở cương vị nào cũng đều cảm phục và kính sợ. Đến đây, chúng ta có thể dẫn chứng lời nhận xét của L.Cadiere: “Cảm thức về quyền năng tối thượng của Trời đã thấm nhiễm mạnh mẽ ý thức tôn giáo của người Việt, ngôn ngữ bình dân cũng cung cấp nhiều chứng từ về niềm tin và quyền lực của Trời. Người ta cầu khẩn Trời như là một chứng nhân, nại đến Trời như một quan án, chạy đến Trời như một vị cứu tinh. Trời thấy và biết, phán xét và trừng phạt. Trời nhân từ và yêu thương. Trời tác sinh và bảo vệ,… trời làm chủ vận mệnh con người”[14].
Thật vậy, dưới cái nhìn của người Việt Nam, thì Ông Trời quá cao cả, siêu việt, vĩ đại, nhưng đồng thời cũng rất gần gũi, thấp hèn, nhỏ bé để có thể đụng chạm và cúi xuống trên con người. Ông Trời gần gũi thân thương cho đến nỗi người ta gọi những ông vua là Thiên tử, tức là con của Trời. Ông Trời được người ta coi như là cha của ông vua. Và như thế, Ông Trời cũng là ông, là cha của bàn dân thiên hạ. Đây quả là cách gọi quá gần gũi thõn thương của người Việt Nam đối với Đấng Siêu Việt. Ông Trời có quyền năng tối cao vì Ông Trời là Đấng Tạo Hoá, Đấng sáng tạo vũ trụ vạn vật. Ông làm chủ trên muôn loài. Đây quả là cái nhìn sâu xa của người Việt Nam. Kinh nghiệm bản thân cho thấy, với sức giới hạn, yếu đuối, mong manh, con người không thể làm ra mưa nắng, núi non, biển cả, sông ngòi, con người, muôn thú,… Tất cả là do Trời và thuộc về Trời. Ngay cả những cái tưởng chừng như của con người, do con người làm ra thì cuối cùng, người Việt Nam cũng hiểu ra đó không phải do mình mà do Trời và thuộc về Trời:
“ Tháng năm gặt hái đã xong
Nhờ trời một mẫu năm nong thóc đầy”. (Ca dao)
Nhờ Trời mới có thóc đầy. Bản Thân con người chỉ biết làm, còn kết quả lại do Trời. Vì “Trời cho ai nấy hưởng”, “Trời kêu ai nấy dạ”. Kinh nghiệm ngàn đời vẫn còn khắc ghi trong lòng người Việt Nam, để rồi thế hệ trước nhắc nhở cho thế hệ sau: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”. Những khởi sự, những tính toán, những kế hoạch do con người vạch ra để nhắm đến hữu ích nào đó, kết quả nào đó, đều không do con người mà do Trời. Đó là niềm tin của người Việt Nam. Niềm tin ấy không được đặt để ở đâu khác, mà là nơi Ông Trời. Người Việt Nam thật là tuyệt vời. Nếu ai đó nói rằng người Việt Nam vô thần hay vô đạo, thì người ấy quả là không hiểu biết chút gì về người Việt Nam. Trong khi trong thực tế, “Người Việt Nam đắm mình trong không khí tôn giáo”, tràn trề niềm tin vào Ông Trời. Chúng ta nghe tác giả Huy Thông nhận định: “Lòng tin vào Trời không chỉ phổ cập trong dân gian mà còn trở thành nghi lễ quốc gia. Các vua chúa nước ta lập éi?n “Kính Thiên”, xây chùa “Thiên Hựu” để kính Trời, thờ Trời”[15]. Ta cũng thấy niềm tin ấy có ? nơi nh?ng anh hùng dân tộc. Người có ý chí quật cường, anh hùng hào kiệt như Lý Thường Kiệt cũng thể hiện niềm xác tín vào Ông Trời:
“Nước Nam sông núi vua Nam ở
Sách Trời phân giới định rạch ròi
Giặc dữ vì sao sang xâm phạm
Tan tành lập tức bay chờ coi” (Lý Thường Kiệt - “Nam quốc sơn hà”).
Đối với người Việt Nam, Ông Trời thật cao cả, thật quyền năng. Nhưng không chỉ có thế, Ông Trời cũng được xem như Đấng ban ơn, đem lại thật nhiều ân huệ cho con người, như một quan án để đem lại sự thật và công bằng, như Đấng đầy nhân từ và yêu thương, để chăm lo cho con người trong từng chi tiết của cuộc sống. Ông Trời như Đấng hằng ban ơn cho kẻ kêu cầu: “Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống…”. Thế mới thấy được Ông Trời cao cả, quyền năng và con người nhỏ bé, yếu đuối, giới hạn làm sao! Thế mới hay Ông Trời là Đấng ban ơn và con người là kẻ nhận ơn. Kẻ nhận ơn chỉ còn biết cảm phục, tạ ơn, tin yêu và kính thờ. Đó cũng là chất sống tâm linh đầy sống động của người Việt Nam vậy.
Ông Trời cũng được xem như vị quan án thấy và biết, phán xét và trừng phạt, đồng thời đem lại lẽ phải và công bình cho con người. Chính vì thế, khi gặp chuyện chẳng hay, người Việt Nam thường than vãn để Ông Trời thấu tỏ và đoái đến:
“Trời sao Trời ở chẳng cân,
Người ăn không hết, kẻ lần không ra”. (Ca dao)
Câu trên như lời than vãn, như lời trách khéo, đồng thời cũng là lời kêu xin để Ông Trời thương đến thân phận mình đang trong cảnh cơ hàn, bần cùng. Chắc hẳn lúc này, người Việt Nam tin rằng, Ông Trời sẽ đoái đến mình và xét xử cách công minh để đem lại sự công bằng, để ai cũng có cái ăn, ai cũng có cái mặc hầu có sự an vui và hạnh phúc. Quả vậy, đúng là “Trời bao la, mà đi vào từng chi tiết cực nhỏ. Trời cao cả, mà không thấp hèn nào không đoái tới”[16. ]Ông Trời đi vào từng chi tiết nhỏ của cuộc sống, đoái thương đến mọi kẻ thấp hèn. Đó cũng là lúc Ông Trời tỏ lộ lòng nhân từ và yêu thương, đồng thời ra tay nâng đỡ mọi chúng sinh. Chính vì vậy, người Việt Nam mới có câu “Trời sinh voi, Trời sinh cỏ”. Câu này thể hiện niềm tin sâu sắc của người Việt Nam vào Ông Trời. Ông Trời là nguồn cuội của chính mình. Ông Trời sinh ra mình thì chắc chắn sẽ dưỡng nuôi, bao bọc, chở che, nâng đỡ. Niềm tin ấy nói lên Ông Trời là Đấng quan phòng hằng yêu thương loài thọ tạo. Đến đây ta có thể nói rằng: Người Việt Nam đã thấm đượm chất Tin Mừng, đúng như Chúa Giêsu đã nói: đến như con chim sẻ kia mà cũn được Thiên Chúa dưỡng nuôi, huống chi là anh em. Chúng ta thật sự vui sướng và hô lên: người Việt Nam thật tuyệt vời!
Chính vì xác tín về Ông Trời, hiểu rõ Ông Trời là ai và hiểu rõ Ông như thế nào, đồng thời cảm nghiệm sâu sắc về Ông Trời mà người Việt Nam những muốn và khao khát trở về nguồn. Nguồn cội ấy chính là Ông Trời?
4. Trở về nguồn: Ông Trời.
Cuộc trở về nguồn được thể hiện rõ nét nơi tâm tình, hành vi thờ phượng Ông Trời của người Việt Nam. Những tâm tình, hành vi ấy được cụ thể hoá nơi các hình thức, nghi thức thờ Trời như: Bàn thờ thông Thiên, Tế Nam Giao và những tâm tình thờ phượng được thể hiện qua cỏc cách bình dân khác.
Như chúng ta đã xác định với nhau ngay từ đầu rằng, tâm hồn người Việt Nam thật thênh thang, rộng mở, phơi phới. Họ không dừng lại ở sự vật, hiện tượng cụ thể mà vượt lên trên chúng. Họ nhìn chúng dưới cái nhìn linh thiêng. Từ đó, người Việt Nam khám phá ra nguồn cội của mình và những muốn khao khát trở về nguồn là chính Ông Trời.
Người Việt Nam trở về nguồn bằng nhiều cách:
a. Lập bàn thờ Thông Thiên:
Bàn thờ này thật đơn giản, nhỏ bé. Nó được đặt ở trước sân nhà. Người ta có thể đặt lên đó bình bông, bát nhang, ly nước. Lễ tế Trời thật đơn sơ cộng thêm tấm lòng thành. Thế cũng đủ để hai tâm hồn Trời và người gặp nhau, đủ để con người trở về nguồn cội của mình. Sáng chiều, người ta đứng trước bàn thờ để vái bốn phương và thầm thì trò chuyện hay dâng lời khấn xin Ông Trời cho gia đình an vui, ấm êm, thuận hoà, làm ăn tốt đẹp,… Chúng ta không thể quên câu ca dao, muốn diễn tả niềm tin sâu đậm của người Việt Nam:
“Mỗi đêm mỗi thắp đèn Trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con”
Mỗi lần nghi thức thờ Trời đơn sơ ấy diễn ra, là lúc con người được giao hoà với Trời cách cụ thể nhất, sống động nhất và tâm hồn con người như được bay lên tận Trời cao. Cảnh tượng ấy thật là tốt đẹp, cao quý biết bao! Trời - đất - con người như được hoà quyện vào nhau để tạo “Nên Một”. Đó cũng là lúc con người được trở về nguồn cách đích thực vậy.
b. Tế Nam Giao:
Việc thờ Trời, tế Trời của người Việt Nam rõ nét, cao cả và lớn lao hơn cả phải kể đến Tế Nam Giao ở kinh thành Huế. “Tế Nam Giao biểu lộ long trọng niềm tin vào Đấng Tối Cao, là hành vi thờ tự cao cả nhất của người An Nam. Trong nghi lễ Tế Nam Giao, việc thờ tự mang một vẻ long trọng, oai nghiêm xứng với sự cao cả của Đấng người ta tôn sùng, phản ánh sự thuần khiết trong niềm tin vào Đấng ấy, nói lên những tâm tình sâu xa mà Ngài khơi dậy trong tâm hồn người An Nam”.[17]
Theo nhận định của linh mục Cadiere thì việc thờ tự, Tế Nam Giao mang vẻ long trọng, oai nghiêm. Nó không long trọng oai nghiêm sao được khi chính vị vua (Thiên Tử) đứng ra tổ chức và tế lễ. Bởi lẽ “Vua chỉ biết mệnh Trời… Mỗi năm một lần, vua phải ngự đến dàn Nam Giao, là tế đàn hình tròn xây ở phía nam cung thành (Huế) để tế Trời, vì Trời là gốc sinh thành vạn vật”.[18]
Đến đây, chúng ta xác định lại với nhau: chúng ta không tìm hiểu điều gì khác ngoài cái nhìn, tâm thức, niềm tin và việc thờ Trời của người Việt Nam. Vì tin ở Ông Trời, người ta mới xây tế đàn Nam Giao để làm nghi thức thờ phượng. Trong nghi thức ấy, người ta có thể dâng của lễ, ca tụng, ngợi khen, chúc tụng, tôn vinh Đấng Tạo Hoá; cầu xin, khấn nguyện cho dân nước được an vui, ấm no, hạnh phúc. Chúng ta thử đi một vòng để thấy rõ hơn việc tế Nam Giao.
Trước tiên, vua là người đại diện toàn dân, thực hiện trực tiếp việc tế Trời, thờ Trời. Của lễ vua dâng lễ tế Trời bao gồm: nghé, tơ lụa, ngọc, rượu, hoa quả, thức ăn, trầm hương. Linh mục Cadiere cho chúng ta biết: “12 tấm lụa hạng nhất dâng cúng Trời, có màu xanh; bài vị thần cũng màu xanh và mang dòng chữ đỏ: “Hiệu Thiên Thượng Đế” [19]. Lồng vào việc dâng lễ vật là việc vua dâng những lời ca tụng, ngợi khen, tạ ơn, khấn xin. Chẳng hạn, lúc dâng trầm hương, vua nói: “Kính cẩn vâng lệnh Trời và lợi dụng thời buổi thuận tiện, nhân lễ tế lừng hương và nhất hạng này, chúng tử thành kính dâng lên phẩm vật theo tiếng trống oai nghiêm xin chư thần vui lòng đến chứng giám tâm thành tôn kính!”[20]. Hoặc khi dâng ngọc và lụa, vua nói: “Ôi Trời mênh mông vô biên! Ôi đất sâu thẳm êm đềm! Ân huệ các Ngài lớn lao như thiên địa! Công đức sinh thành của các Ngài sao ngợi khen cho xiết! Chúng tử xin thành kính dâng lên các của quý giá này, mặc dầu các Ngài chẳng nói gì cho thiên hạ kêu khấn, ngõ hầu nhờ luôn xứng đáng với uỷ nhiệm lớn lao của các Ngài, chúng tử được các Ngài ban hạnh phúc, thịnh vượng và bình an!”[21]. Lời ngợi khen, khấn xin ấy thật tuyệt vời. Chúng ta cũng thấy, khi dâng rượu, vua không quên dâng lời nguyện xin: “Khấn xin chư thần trong ánh quang rực rỡ, ban phát dồi dào ân huệ và sự chở che cùng mang lại phồn vinh to lớn”[22].
Những lời ca tụng ngợi khen, cảm tạ, khấn xin trên thật tha thiết, tâm thành, yêu mến của kẻ tin đối với Ông Trời, Thượng Đế. Chính vì tin, họ mới ca tụng, ngợi khen, cảm tạ. Chính vì tin, họ mới khấn xin với tư cách là những con người giới hạn, yếu đuối. Ta có thể nói rằng, tế Nam Giao chính là cuộc tuyên xưng niềm tin vĩ đại nhất của người Việt Nam đối với Ông Trời. ở đây, chúng ta không còn hiểu theo nghĩa nghi th?c n?a mà hi?u theo nghia của sự sống, lẽ sống, tương quan, yêu mến, nên một và cuộc trở về nguồn đích thực. Sự sống của Ông Trời được thông chia cho con người để con người sống và hiện diện trên trái đất này. Đó chẳng phải là ân huệ lớn lao mà Ông Trời ban cho con người sao? ở Tế Nam Giao, người ta cũng thấy lẽ sống của con người được thể hiện. Lẽ sống là lẽ sống của con người có tâm hồn hướng thượng. Họ sống ở dưới đất nhưng tâm hồn như bay bổng để được liên kết với Ông Trời - là nguồn cội của mình. Nơi tế Nam Giao, ta cũng thấy sự tương quan sâu đậm giữa Ông Trời và con người được thể hiện. Tương quan ấy là tương quan mật thiết, gần gũi chứ không phải hời hợt xa lạ. Con người không đơn độc một mình mà có Ông Trời sống với. Ta có thể nói mạnh rằng, con người không thể sống nếu không có Ông Trời. Vì Ông Trời là sự sống, lẽ sống, là Đấng tác thành vạn vật hằng yêu mến con người. Tế Nam Giao cũng chứng tỏ cho ta thấy đâu là tình yêu đích thực. Tình yêu ấy không được đặt ở đâu khác mà được đặt nơi Ông Trời và con người, con người và Ông Trời. Có lẽ người Việt Nam nhận ra được điều này, vì Ông Trời đã yêu mến mình trước, nên để đáp lại, con người cũng thể hiện tình yêu mến đối với Ông Trời bằng nghi thức long trọng này. Thật vậy, tế Nam Giao như là một cuộc nên một: Con người được nên một với Ông Trời. Đây chính là một cuộc trở về đích thực.
c. Lễ cổ truyền của người Việt Nam:
Chúng ta cũng thấy, trong các ngày lễ cổ truyền của người Việt Nam, có mang “dáng dấp” của cuộc trở về nguồn cội của mình là Ông Trời. Chẳng hạn, trong ngày Tết cổ truyền, người Việt Nam thường sống mật thiết, chan hoà với Ông Trời qua lời tạ ơn. Trong những ngày này, người ta thường tế Trời, vái Trời và khấn xin cho gia đình sang năm mới được an khang, thịnh vượng và mọi người được sống trong mạnh khoẻ, an vui, hạnh phúc. Linh mục Alexandre de Roes đã mô tả việc tế Trời năm mới của vua chúa nước ta thời xưa như sau: “Đầu năm vua chúa An Nam và quân quốc cả nước ra đi giao tế với Thượng Đế. Đến khi vua chúa đã tế với Thượng Đế đoạn, thì đại thần cùng thiên hạ mới lạy vua chúa trước mặt dân, đoạn ai nấy đi về nhà mà lạy cha mẹ và kẻ bề trên mình, tức ông bà ông vải”[23]. Qua dẫn chứng trên, ta thấy, Ông Trời - Thượng Đế - luôn là ưu tiên số một của người Việt Nam. Người Việt Nam biết sống, biết suy xét, biết suy nghĩ có trước có sau, có trên có dưới, có cao có thấp. Họ biết đâu là Đấng Tạo Hoá và đâu là kẻ thụ tạo, đâu là Đấng Cao Cả và đâu là kẻ thấp hèn, đâu là Đấng trên hết và đâu là kẻ rốt hết, đâu là Đấng Siêu Việt và đâu là kẻ phàm trần. Từ đó họ biết cách xử sự cho phải lẽ, biết sống cho tròn bổn phận và trách nhiệm hầu sinh nhiều hữu ích cho cuộc sống. Nhờ biết sống tình nghĩa với Thượng Đế, người Việt Nam như trang bị cho mình những chất liệu cần thiết cho cuộc hành trình trở về nguồn là chính Ông Trời.
5. Ông Trời và mối tương quan giữa Ông Trời và con người:
Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên thì dưới cái nhìn của người Việt Nam, Ông Trời luôn là Đấng đáng được tôn thờ, yêu mến, Đấng quyền năng siêu vời. Họ cũng coi Ông Trời như Đấng bề trên; như người cha, người mẹ. Họ coi Ông Trời như người bạn hết sức thân thương gần gũi, luôn cảm thông chia sẻ, nâng đỡ và chở che họ.
a. Tương quan như một nhân vị:
Người Việt Nam coi Ông Trời như một ngôi vị có thể đối thoại cách trực tiếp. Trong cách xưng hô, người Việt Nam gọi Ông Trời cách rất thân mật, không khách sáo, không cầu kỳ, không chút e ngại. Chẳng hạn họ nói: “Trời ơi!”, “Trời hỡi Trời”, “Lạy Trời…”. “Lạy Ông…”
“Lạy Ông nắng lên
Cho trẻ nó chơi
Cho già bắt rận
Cho tôi đi cày…” (Ca dao).
Khi nói đến đối thoại là ta nói đến tương quan hai chiều. Con người kêu lên, gọi tên Ông Trời để chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Chắc chắn khi ấy, Ông Trời cũng lắng nghe và đáp lại bằng sự thấu suốt, cảm thông và giúp đỡ. Chẳng hạn Ông Trời sẽ cảm thông và nâng đỡ lời than vãn của kẻ chịu sự bất công:
“Trời ơi có thấu chăng Trời
Công ta vun xới cho người hái hoa”. (Ca dao).
Ông Trời cũng được coi như Đấng Bề Trên. Trong khi đó, con người là kẻ bề dưới. Người Việt Nam coi mình là bề dưới và coi Ông Trời là bề trên, tức là thấy giới hạn của mình và muốn khép mình trong khuôn khổ của người thụ ơn, thụ lệnh, thụ ý Ông Trời. Chẳng hạn vua phải thực thi mệnh Trời (vì là Thiên Tử); hay câu cầu nguyện của vua khi dâng ngọc và lụa ở tế Nam Giao “… ngõ hầu nhờ luôn xứng đáng với uỷ nhi?m lớn lao của các ngài…”, hoặc chúng ta cũng thấy câu ca dao sau đây thể hiện rõ kẻ bề dưới phải thực thi ý của Bề Trên:
“Đi đâu cho khỏi lưới Trời
ở đâu cho hợp mệnh Trời thì êm” (Ca dao).
Một khi thực thi ý Trời, mệnh Trời thì người ta sẽ được an vui, hạnh phúc và thành công lớn. Điều này được chứng tỏ qua lời bình của tác giả Nguyễn Thế Thoại, cũng như trong chính lời xác tín của Nguyễn Trãi: “Hiểu thấu lẽ Trời thì những người từng thành đạt lớn lao như Lê Thái Tổ và Nguyễn Trãi đều cho rằng mình làm theo ý Trời, kiên trì theo ý Trời cho thành công”… “Bởi Trời muốn thử lòng, để trao mệnh lớn, nên ta càng gắng chí, quyết vượt gian nguy,…”[24]
* Tương quan giữa Ông Trời và người Việt Nam cũng được xem như là tương quan giữa cha với con (như được nói rõ trong tế Nam Giao), tương quan như bè bạn với nhau cách rất thân tình và thắm thiết. Tương quan ấy không còn có khoảng cách nữa, không còn câu nệ nữa. Tương quan ấy mang tính dân chủ rõ rệt! Ta hãy nghe tác giả Trần Ngọc Thêm nhận định khi nói về đặc điểm khái quát về tín ngưỡng Việt Nam: “Quyền lợi và trách nhiệm hai chiều giữa thần linh với con người: con người có trách nhiệm thờ cúng thần linh và ngược lại, thần linh (Ông Trời) có trách nhiệm phù hộ độ trì cho con người” [25]. Thấy Trời có lỗi hay có điều gì không hài lòng, bất cứ ai cũng có thể chất vấn Trời, còn Ông Trời phải trả lời có lý do chính đáng và xưng hô “mày - tao” như hai người bạn thân thiện:
“Bắc thang lên hỏi Ông Trời
Sao không thí bỏ cho tôi tí chồng?
Ông Trời ngoảnh mặt lại trông
Mày hay kén chọn Ông không cho mày!” ( Ca dao) [26]
b. Tương quan giữa Đấng Tạo Hoá và con người đầy giới hạn:
Dưới cái nhìn của người VIệt Nam thì Ông Trời như là Đấng hằng thi ân, giáng phúc, còn con người như kẻ đón nhận. Ông Trời như người trao ban, con người như kẻ thiếu thốn và xin ơn: “Chúng tử xin các Ngài ban hạnh phúc, thịnh vượng và bình an!”. Hoặc là với lời khấn tha thiết hầu làm động lòng trắc ẩn của Ông Trời: “Khấn xin chư thần trong ánh quang rực rỡ, ban phát dồi dào ân huệ và sự chở che cùng mang lại phồn vinh to lớn”[27]. Thật là sự biểu lộ niềm tin quá sâu sắc của người Việt Nam. Niềm tin ấy mạnh cho đến nỗi, thúc đẩy họ đi vào trong mối tương quan mật thiết, chặt chẽ với Ông Trời bằng cả tấm lòng thành.
Ông Trời như người đồng cảm và con người như kẻ chia sẻ. Ông Trời như người chở che, bênh đỡ, bao bọc, và con người như kẻ núp bóng, tựa nương. Những lúc vui hay buồn, sung sướng hay đau khổ, hạnh phúc hay bất hạnh, hy vọng hay thất vọng,… người ta đều có thể ngước mắt lên Trời để thầm thì to nhỏ tâm sự, để Ông Trời có thể cảm thông chia sẻ, gánh bớt nỗi phiền muộn và ban phát những ân huệ cần thiết. Nhờ đó, con người có thể tiếp tục vui sống và tiếp tục cuộc hành trình đời người. Vì thế bất cứ chuyện gì, dù to hay nhỏ, người ta đều có thể chạy đến để nại đến Ông Trời: “Người ta cầu khẩn Trời như là một chứng nhân, nại đến Trời như là một vị quan án, chạy đến Trời như một vị cứu tinh. Trời thấy và biết, nhân từ và yêu thương. Trời tái sinh, bảo vệ…”[28]. Thật vậy người Việt Nam coi Ông Trời như một người cha, người mẹ luôn lo lắng, quan tâm chăm sóc chu đáo cho con cái, và chắc chắn còn hơn người cha, người mẹ nữa. Một chuyện dù nhỏ người ta cũng chạy đến Ông Trời. Thế mới rõ đời sống tâm linh thật phong phú, thật sâu sắc của người Việt Nam.
Cuối cùng, một vấn đề nữa chúng ta không thể không nói đến, đó là: Người Việt Nam coi Ông Trời như là Đấng Trường tồn, vĩnh cửu, còn con người như là kẻ giới hạn, mong manh, qua đi. Chính vì thế, con người không ngớt liên kết, tương giao và khấn xin với Trời để xin Trời khoả lấp giới hạn mong manh, chóng tàn của mình, hầu làm cho con người mỗi ngày thêm hoàn thiện hơn. Nhờ vậy, con người có thể hợp nhất, nên một và đạt đến cội nguồn của mình là chính Ông Trời.
6. Vài nhận định về cái nhìn của người Việt Nam đối với Ông Trời:
Ông Trời có vị trí và tầm quan trọng lớn lao trong đời sống người Việt Nam.
Ta có thể nói rằng, Ông Trời có vị trí và tầm quan trọng số một trong đời sống tâm linh người Việt Nam. Thật thế, trải qua bao thế hệ, tiếng “Trời” vẫn mãi vang vọng trong tâm thức, nơi tâm khảm người Việt Nam. Chắc hẳn, người ta chỉ cần kêu lên tiếng “Trời” thì cũng đủ để làm vơi đi nỗi ưu sầu phiền muộn và thay vào đó là niềm an vui, hạnh phúc trong cuộc sống.
Không phải gượng ép để chúng ta có thể đưa ra câu hỏi này: Phải chăng người Việt Nam đã kinh qua tất cả những con đường (ngũ đạo) nhận biết Thiên Chúa mà Thánh Tôma Aquinô đã đưa ra? Đúng thế! Bởi lẽ không chỉ dựa những chứng cứ mắt thấy, tai nghe mà người Việt Nam còn sống sâu sắc và có trực giác, cảm nhận, tâm thức, lương tâm, hồn hướng thượng xuất phát từ đáy sâu tâm hồn. Chính vì vậy, người Việt Nam là một trong những dân tộc có đời sống tâm linh thật sâu sắc. Nếu để ý một chút, ta sẽ thấy người Việt Nam luôn đi tìm cội nguồn của mình hay nói đúng hơn là trở về cội nguồn của mình. Có thể nói, người Việt Nam đi từ ông bà tổ tiên đến tận Ông Trời, là nguồn cội cuối cùng. Người Việt Nam cũng thấy giới hạn của chính mình và vạn vật trong vũ trụ, nên không đặt để bảo đảm đời sống mình nơi trần gian này, mà đặt để nơi thế giới linh thiêng, thế giới siêu việt, thế giới của Ông Trời, Thượng Đế. Thế giới ấy vượt lên trên thế giới hữu hạn này:
“Đố ai biết lúa mấy cây?
Biết sông mấy khúc, biết mây mấy tầng?”
Hoặc là:
“Thấy anh hay chữ
Em hỏi thử đôi lời
Thuở tạo thiên lập địa
Ông Trời tròn ai xây?”
Chúng ta còn thấy, khi nhìn cảnh vật thiên nhiên, những kỳ công vĩ đại của đất trời này, người Việt Nam đã nhận ra ngay đó không phải do bàn tay con người làm ra, mà chính là do Đấng Tạo Hoá. Chính Ông Trời, Thượng Đế mới là Đấng tác tạo muôn loài muôn vật và vũ trụ bao la này:
“Nước non là nước non Trời
Ai cắt được nước, ai dời được non?” (Ca dao)
Dưới cái nhìn của người Việt Nam thì Ông Trời vẫn luôn là Đấng cao cả, vĩ đại, siêu việt, tạo hoá, trường tồn, thưởng phạt, công minh, yêu thương, hướng dẫn và dưỡng nuôi, gần gũi và chở che con người. Ông Trời hướng dẫn con người không chỉ sống đời sống luân lý như ăn ngay ở lành, mà còn hướng dẫn họ luôn đi trong cuộc hành trình trở về nguồn đích thực là chính Ngài. Ông Trời còn là Đấng dưỡng nuôi con người, vì vậy ông bà ta mới có câu “Trời sinh, Trời dưỡng”. Bởi thế trong mọi lãnh vực của đời sống, nhất là trong việc làm ăn, trong kế sinh nhai, người Việt Nam thường kêu cầu đến Trời để được mưa thuận gió hoà, thu hoạch mùa màng dồi dào, mọi sự tốt lành. Chính vì vậy người Việt Nam ta có lễ cầu mùa:
“Nhờ Trời mưa thuận gió hoà
Nào cày, nào cấy, trẻ già đua nhau.” (Ca dao)
Thật vậy, dưới cái nhìn của người Việt Nam, Ông Trời đi vào từng chi tiết của cuộc sống, từng ngóc ngách của cuộc đời con người. “Trời bao la mà đi vào từng chi tiết cực nhỏ. Trời cao cả mà không thấp hèn nào không đoái tới”[29].
Trải qua hàng ngàn năm, người Việt Nam mãi “nâng cấp” mức độ niềm tin của mình lên: từ việc đặt để sự linh thiêng nơi sự vật này, hiện tượng nọ (như tín ngưỡng phồn thực, sùng bái tự nhiên, sùng bái con người) đến việc đặt cả niềm tin của mình vào Ông Trời. Chúng ta thấy rõ nhất việc sống và tuyên xưng niềm tin này là việc khấn vái Trời ở bàn thờ thông Thiên, hay nghi thức thờ phượng Trời ở tế Nam Giao. Quả vậy, đó là niềm tin mạnh mẽ và cao cả. Chính việc tế Trời ấy đã diễn tả tâm hồn hướng thượng của người Việt Nam. Tuy họ sống dưới đất nhưng hình như trái tim đã thuộc về Ông Trời, Thượng Đế. Chúng ta có thể mạnh dạn quả quyết điều này: Ông Trời không thể thiếu được trong đời sống người Việt Nam. Niềm tin ấy vẫn còn đó. Dấu ấn về Ông Trời vẫn còn đó, dấu ấn ấy không thể xoá nhoà trong cái nhìn, trong tâm thức, trong niềm xác tín của người Việt Nam. Tiếng “Trời” vẫn luôn vang lên nơi cửa miệng người Việt Nam trong mọi hoàn cảnh. Đó không phải là tiếng sáo rỗng, vô ý thức, mà là tiếng có ý thức, biểu lộ niềm xác tín vào Ông Trời xuất phát từ đáy sâu tâm hồn người Việt Nam.
III. Kết luận:
Người Việt Nam luôn mở rộng tâm hồn để sống chan hoà với con người, với thiên nhiên, với vũ trụ vạn vật. Họ luôn sống trong ý thức của người có niềm xác tín “dưới thì có đất, trên cao thì có Trời”. Người Việt Nam luôn sống trong mối tương quan hữu cơ: Thiên - Địa - Nhân. Trải qua ngàn đời, mối tương quan ấy vẫn không hề chuyển lay. Thiên - Ông Trời mới là đích điểm để người Việt Nam hướng đến và đạt cho được “chất linh thiêng”, hoàn thiện và sung mãn. Nếu như con người trên thế giới nói chung hằng khao khát tìm về với chân – thiện - mỹ, tìm về với Đấng Siêu Việt thì người Việt Nam cũng hằng nuôi dưỡng niềm khát khao mãnh liệt tìm về với cội nguồn của mình là Đấng Tạo Hoá, Ông Trời, Thượng Đế. Cho dẫu cuộc tìm về với cội nguồn của người Việt Nam còn được diễn tả ở hình thức này hay hình thức khác, ở cách biểu lộ này hay kiểu biểu lộ khác, thì chung cục cũng toát lên niềm xác tín, đời sống tâm linh sâu sắc, và như thể đạt được cội nguồn ấy ngay tại thế này. Điều này cho phép ta quả quyết rằng, dưới cái nhìn của người Việt Nam thì Ông Trời là trên hết, là cao cả, là siêu việt, là Đấng Tạo Hoá. Đấng ấy đáng được tôn thờ và yêu mến. Thật vậy, Ông Trời không thể thiếu được trong đ?i sống người Việt Nam trên mọi bình diện của cuộc sống. Chúng ta có thể mượn lời nhận xét đơn thành và chân thật của linh mục L.Cadiere, để như là một đúc kết cho việc tìm hiểu “Cái nhìn của người Việt Nam về Ông Trời: “Dân An Nam rất sâu sắc về tôn giáo. Tín ngưỡng của họ trong sáng. Và khi họ cầu cứu đến Trời, tế tự Trời thì cũng có thể họ cùng đến với cùng một Đấng Toàn năng mà chính tôi (tức linh mục Cadiere) đang thờ kính và gọi bằng Chúa, và tự đáy lòng họ đang lưu giữ một tia sáng tôn giáo tự nhiên mà tạo hoá vốn ấn dấu vào tâm khảm nhân sinh”[30].
Trước khi viết những dòng cuối cùng của bài viết nhỏ mọn này, người viết xin nói lên đôi dòng suy nghĩ có tính riêng tư, thiển cận. Dấu ấn rõ nét về Ông Trời - Thượng Đế - vẫn in đậm trong tâm khảm của người Việt Nam. Dấu ấn ấy cần được khơi lên mạnh mẽ và sáng rõ hơn nữa để chiếu toả nhân gian. Vậy ai sẽ là người góp phần nhỏ bé vào việc khơi lên mạnh mẽ dấu ấn ấy? Có lẽ trong số đó có mỗi người Giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân chúng ta. Chúng ta được huấn luyện để biết cách khơi lên niềm hy vọng, niềm tin tưởng, tình yêu thương của con người đối với Thiên Chúa. Chính vì thế, nhiệm vụ cao cả và lớn lao của mỗi người Kitô hữu Việt Nam chúng ta ngày nay là không ngừng khơi lên cái nhìn, tâm thức của người Việt Nam về Ông Trời cách mạnh mẽ, hướng đến việc giúp họ nhận ra chân lý, nhận ra Ông Trời đích thực là Thượng Đế, là Thiên Chúa tình yêu. Đấng đem lại hạnh phúc đích thực và ơn cứu độ trường cửu cho muôn dân.
Thanh Quang, CSsR
Tài liệu tham khảo
1. Dominique Morin, Gọi tên Thượng Đế, Tủ sách chuyên đề, NXB Cerf, 1989.
2. Thanh Nghị, Việt Nam tân từ điển minh hoạ, NXB. TPHCM, 1991.
3. Nguyễn Thế Thoại, Tôn giáo học và các tôn giáo lớn ở Việt Nam.
4. Trần Minh Hiển, Về tôn giáo, TI, NXB. Khoa học xã hội, 1994.
5. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB. TPHCM, 1987.
6. Nguyễn Trọng Viễn, lịch sử Triết học Phương Tây.
7. Leopold Cadiere, Tế đàn Nam Giao, Le sacrifice du Nam Giao, NXB. Đà Nẵng, 1995.
8. Leopold Cadiere, Về văn hoá và tín ngưỡng truyền thống người Việt Nam, NXB. Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1997.
9. Huy Thông, Nét tương đồng giữa văn hoá Công Giáo và văn hoá Việt Nam, Toạ đàm về văn hoá Công Giáo Việt Nam (Hội éồng Giám mục Việt Nam, Uỷ Ban giáo dân).
10. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, NXB. Bốn phương, 1951.
11. Alexandre de Rodes, Phép giảng tám ngày, tủ sách Đại kết TPHCM. 1993
12. Toan ánh, Nếp cũ, Làng xóm Việt Nam, NXB. TPHCM, 1999.
13. Phan Kim Huê, Lễ tục Việt Nam xưa và nay, NXB. Thanh niên, 2000.
14. Thanh Lê, Văn hoá với đời sống xã hội, NXB. KHXH, Hà Nội,1998.
15. Nhiều tác giả, Toạ đàm về chữ hiếu, Tôn kính tổ tiên, Toà Tổng Giám mục Huế.
Phần chú thích, trích dẫn
1. Dominique Morin, Gọi tên Thượng Đế, Tủ sách chuyên đề, NXB.Cerf, 1989, tr 19.
2. Thanh Nghị, Việt Nam Tân Từ Điển minh họa, NXB.TpHCM, tr 1427.
3. Nguyễn Trọng Viễn, Lịch sử triết học Tây Phương, tr 16.
4. Nguyễn Thế Thoại, Tôn giáo học và các tôn giáo lớn ở Việt Nam, tr 246.
5. Trần Minh Hiển, Về tôn giáo, TI, NXB.KHXH, 1994, tr 91.
6. Trần ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB.TpHCM, 1997, tr 272.
7. Trần Ngọc Thêm, Sđd, tr 273.
8. Trần Ngọc Thêm, Sđd, tr 287-289.
9. Leopold Cadiere, Tế Nam Giao, Le sacrifice du Nam Giao, NXB. Đà Nẵng, 1995, tr 83.
10. L.Cadiere, Sđd, tr 84.
11. L.Cadiere, Sđd, tr 23.
12. Nguyễn Thế Thoại, Sđd, tr 246.
13. L.Cadiere, Sđd, tr 110.
14. L.Cadiere, Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt Nam, NXB. Văn hóa và thông tin, Hà Nội, 1997, tr 105.
15. Huy Thông, Nét tương đồng giữa văn hóa Công Giáo và văn hóa Việt Nam, Tọa đàm một số vấn đề về văn hóa Công giáo Việt Nam, Hội Đồng Giám mục Việt Nam, Ủy Ban giáo dân.
16. Nguyễn Thế Thoại, Sđd, tr 248.
17. L.Cadiere, Sđd, tr 84.
18. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Bốn Phương, 1951, tr 215.
19. L.Cadiere, Sđd, tr 95.
20. L.Cadiere, Sđd, tr 108.
21. L.Cadiere, Sđd, tr tr 110.
22. L.Cadiere, Sđd, tr tr 120.
23. Alexandre de Rodes, Phép giảng tám ngày, Tủ sách đại kết TpHCM, 1993, tr 21.
24. Nguyễn Thế Thoại, Sđd, tr 252.
25. Trần Ngọc Thêm, Sđd, tr 289.
26. Trần Ngọc Thêm, Sđd, tr 289.
27. L.Cadiere, Sđd, tr 120.
28. L.Cadiere, Sđd, tr 105.
29. Nguyễn Thế Thoại, Sđd, tr 248.
30. L.Cadiere, Sđd, tr 136.
Nội dung
I. Dẫn nhập
II. Ông Trời dưới cái nhìn của người Việt Nam.
1. Có Ông Trời hay không?
2. Một cái nhìn tiệm tiến. Một cảm nhận về Ông Trời xuất phát từ đáy sâu tâm hồn.
a. Một cái nhìn tiệm tiến
* Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người: Tín ngưỡng phồn thực.
* Tín ngưỡng sùng bái con người.
b. Một cảm nhận về Ông Trời xuất phát từ đáy sâu tâm hồn.
3. Ông Trời là ai? Người Việt Nam hiểu về Ông Trời như thế nào ?
4. Trở về nguồn: Ông Trời
a. Lập bàn thờ Thông Thiên.
b. Tế Nam Giao.
c. Lễ cổ truyền của người Việt Nam.
5. Ông Trời và mối tương quan giữa Ông Trời và con người.
a. Tương quan như một nhân vị.
b. Tương quan giữa Đấng Tạo Hoá và con người đầy giới hạn.
6. Vài nhận định về cái nhìn của người Việt Nam đối với Ông Trời.
III. Kết luận
I. Dẫn nhập
Dường như dấu ấn về “Ai đó” đã in sâu vào tâm khảm của mọi người ở mọi thời. Trải qua mọi thời và mọi nơi, dấu ấn ấy không phai nhoà trong tâm thức mọi người thuộc mọi dân tộc. “Ai đó” ấy được hiện lộ dưới nhiều tên gọi, dưới nhiều hình thức và dưới nhiều phương diện khác nhau. Kinh nghiệm về cuộc hành trình lịch sử cho thấy, nhân loại không ngừng đặt câu hỏi về Ai đó. Ai đó ấy có khi được gọi là Thiên Chúa, có khi được gọi là Thượng Đế, có khi được gọi là Đấng Siêu Việt, Đấng Tạo Hoá, Đấng Tối Cao. Phải chăng Đấng ấy cũng được gọi là Ông Trời, đúng theo cách gọi bình dân nhưng cũng rất kính trọng của người dân Việt Nam? Đấng ấy tuy rất linh thiêng, cao cả, xa xôi, quyền uy nhưng đồng thời cũng rất đời thường, thấp hèn, gần gũi, yêu thương. Đấng ấy tuy rất im lặng nhưng cũng nói rất nhiều với con người qua từng cảnh vật, biến cố, sự kiện trong cuộc sống. Đấng ấy tuy rất vô hình nhưng đồng thời cũng rất hữu hình. Hữu hình cho đến nỗi người Việt Nam gọi Đấng ấy là Ông Trời.
Nếu như nhân loại nói chung, không ngừng tìm kiếm và muốn trở về nguồn cội của mình là Đấng Tạo Hoá, thì người Việt Nam nói riêng cũng hằng khao khát, trông đợi và mong mỏi đạt cho được một thực tại khác, vượt lên trên thực tại trần thế này. Thực tại “khác” ấy thì linh thiêng, trường cửu, vô giới hạn. Tác giả Dominique Morin đã quả quyết: “Có một điều chắc chắn là con người luôn luôn nuôi ý tưởng về một thực tại thần linh - Thượng Đế.”[1] Phải chăng người Việt Nam luôn nuôi một ý tưởng về một thực tại thần linh - Ông Trời, Thượng Đế ? Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu “Cái nhìn của người Việt Nam về Ông Trời - Thượng Đế. ”
II. Ông Trời dưới cái nhìn của người Việt Nam:
* Ngôn từ: Trời.
Theo từ điển tiếng Việt thì: “Trời là vị thần làm chủ vạn vật” [2]
Ngay từ cách viết từ Trời bằng Hán Nôm người xưa đã tự ý tôn vinh Trời:
. Trời là Thiên (chữ Hán Việt): Chữ Thiên là chữ Nhất ở trên chữ Đại.
. Trời được ghép bởi chữ Thiên ở trên chữ Thượng.
Đấng ấy được kính trọng, tôn vinh và được coi là Đấng cao cả hơn trời đất, hơn muôn loài muôn vật.
Để có thể xác định cách rõ ràng hơn, chúng ta xem xét kỹ một lần rằng, đối với người Việt Nam có hay không có một Ông Trời?
1. Có Ông Trời hay không?
Ngay từ khởi đầu của cuộc sống, người Việt Nam dường như có một cảm nhận sâu sắc về Đấng Tạo Hoá: Qua cảnh vật thiên nhiên, qua trật tự vũ trụ - là một trong năm con đường nhận biết Thượng Đế mà Thánh Tôma Aquinô đã chỉ ra - qua các sự kiện, biến cố xảy ra, qua việc nhận ra dấu chỉ ân huệ của Ơn Trên; qua mọi phương diện của đời sống. Chắc hẳn phải có một cảm nhận, một xác quyết, một xác tín mạnh mẽ mà người Việt Nam ta mới có câu:
“Non kia ai đắp mà cao
Sông kia ai bới, ai đào mà sâu.”
Kinh nghiệm bản thân cho con người thấy chắc chắn điều này, không phải do con người mà có “non cao” hay “sông sâu”. Với sức giới hạn của con người (là đắp, bới, đào) thì không thể nào có được dãy núi Trường Sơn cao chon von, hay sông Cửu Long rộng mênh mông. Vậy những công trình vĩ đại ấy có được là do ai? Từ “Ai” ở đây được nhắc đi nhắc lại để nhấn mạnh và ám chỉ về một éấng nào đó rất quyền năng, đầy sức mạnh, cao cả vô cùng, khôn dò khôn thấu, Thượng Trí vô song. Đấng ấy là Đấng nào nếu không phải là Đấng Siêu Việt, Đấng Tạo Hoá hay gọi theo kiểu bình dân là Ông Trời. Hoá ra, một cách nào đó trực tiếp hay gián tiếp, người Việt Nam đã xác định minh nhiên rằng: Có ông trời. Một cách nào đó, cái nhìn của người Việt Nam trùng khớp với cái nhìn tinh tế của Socrate, một triết gia lớn thời thượng cổ: “Anh chỉ cần ngắm nhìn công trình của thần thánh, cũng đủ tỏ lòng kính cẩn,… Đấng đã an bài và bảo tồn vũ trụ, ta sẽ thấy Ngài thực hiện những công trình vĩ đại hơn hết, nhưng chính Ngài ta không thấy được…”[3].
Nếu chúng ta được học về văn hoá Việt Nam, thì sẽ thấy được nét độc đáo của người Việt Nam là nữ tính, hoà tính, vui vẻ, tâm hồn luôn rộng mở. Nhờ hoà tính, người Việt Nam luôn sống chan hoà với Trời đất, với cảnh vật thiên nhiên. Trên thì có Trời (Thiên), giữa thì có người (nhân), dưới thì có đất (địa). Cấu trúc “Thiên - nhân - địa” như tạo nên “kiềng ba chân” thật vững chãi. Nhờ có tâm hồn rộng mở, người Việt Nam sớm có cảm nhận sâu sắc và dễ đón nhận thần linh, Ông Trời, Thượng Đế. Linh mục Cadiere nhận xét: “ý niệm Trời đã ăn sâu vào trong tâm hồn người Việt Nam”. Còn linh mục Nguyễn Thế Thoại thì quả quyết: “Ý niệm tôn giáo truyền thống nhất của chúng ta là thờ Trời” [4]. Một lần nữa, ta có thể xác quyết rằng, người Việt Nam đã tin nhận là có Ông Trời, đồng thời tôn vinh như Đấng có quyền năng, Siêu Việt. Việc tôn vinh ấy được thể hiện qua việc thờ phụng Ngài bằng cả tấm lòng thành.
2. Một cái nhìn tiệm tiến. Một cảm nhận từ đáy sâu tâm hồn:
a. Một cái nhìn tiệm tiến.
Với tất cả hoà tính và tâm hồn rộng mở, người Việt Nam có cái nhìn rất thoáng rộng và kỳ lạ so với nhiều dân tộc trên thế giới. Người Việt Nam luôn luôn nhìn Trời đất, thiên nhiên, vũ trụ vạn vật dưới cái nhìn rất linh thiêng. Dường như trong từng sự vật đều chứa “chất thiêng liêng” trong đó. Chính vì thế nơi người Việt Nam nảy sinh nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn: Tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái con người và mức cao nhất là tín ngưỡng thờ Trời. Điều này cho ta thấy, người Việt Nam không đơn thuần là sống với những cái cụ thể hữu hình đầy giới hạn, hay bằng lòng với những gì đã có mang đầy tính hạn chế, nhưng còn sống với những giá trị vượt lên trên cuộc sống trần thế. Giá trị ấy mang tính linh thiêng. Giá trị ấy mang tính ưu việt. Giá trị ấy mang tính cao cả và siêu việt. Chính giá trị ấy có tác dụng lấp đầy giới hạn và khiếm khuyết của con người. Hoá ra tâm hồn người Việt Nam là thế: Rất tinh tế, rất chan hoà, rất mở rộng, rất cao vời, rất hướng thượng. Người Việt Nam không dừng lại ở đời sống giới hạn này, nhưng những muốn vươn tới và đạt cho được đời sống linh thiêng siêu vời. Có một tác giả nhận định: “Người Việt Nam tắm mình trong không khí tôn giáo. Họ có thể đặt mâm cúng bái ở bất cứ chỗ nào trong nhà, ngoài đường hay cả ở đền, am, miếu, nhà thờ,… có thể tin đủ loại ma quỷ, thần thánh. Họ đa thần theo một nghĩa nào đó. Dưới con mắt họ, tất cả đều như nhau, đều linh thiêng cả - nếu như điều cầu xin được toại nguyện, nếu như tâm linh tôn giáo được thoả mãn”[5]
Ngay từ thời cổ, người Việt Nam đã nhận ra yếu tố linh thiêng và gửi gắm nó vào trong sự vật tự nhiên, bình thường. Yếu tố linh thiêng ấy như là nguyên lý của sự sống, là động lực thúc đẩy sự luân chuyển của vạn vật vũ trụ. Chúng ta sẽ rõ hơn khi tìm về tín ngưỡng dân gian.
* Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người: Tín ngưỡng phồn thực.
Tự nhiên, sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người tuy lộ ra trước mắt cụ thể, nhưng vẫn chứa chất điều gì đó rất bí ẩn. Nó mang sức mạnh siêu nhiên vượt quá tầm hiểu biết của con người. Chính vì vậy, người Việt Nam đã sùng bái nó như thần thánh, kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực: “Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử, và có tới hai dạng biểu hiện: Thờ cơ quan sinh dục nam nữ và thờ bản thân hành vi giao phối” [6]. Ta thấy các loại tín ngưỡng này được phổ biến ở các nền văn hoá nông nghiệp trồng lúa nước.
Ta thấy rằng, tất cả những gì vượt quá trí hiểu, vượt quá khả năng sức lực của con người và khó lý giải tận ngọn nguồn, thì người Việt Nam đều tôn lên thành những thần thánh. Do sống trong nền văn minh nông nghiệp lúa nước, nên người Việt Nam có sự gắn bó với tự nhiên cách lâu dài và bền chặt. Người Việt Nam đã coi những hiện tượng tự nhiên như thần thánh. Từ đó dẫn đến tình trạng đa thần: “Ban đầu hoàn toàn là các Bà: Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước. Về sau một phần do ý thức được sự đối lập âm dương mà xuất hiện Ông Trời” [7]. Ta cũng thấy có những thần sông, thần suối, thần không gian (Ngũ Hành Nương Nương); thần thời gian (Thập Nhị Hành Khiển); các thần động vật và thực vật như: thần hổ, thần chim đại bàng, thần cá sấu, thần lúa, thần nông…
Như vậy ngay từ buổi sơ khai, người Việt Nam đã cưu mang trong mình “chất tôn giáo”, “chất tín ngưỡng”, “chất linh thiêng” của thần thánh, của Đấng Siêu Việt. Cho dẫu hành động diễn tả niềm tin hay việc thờ phượng còn thô kệch, còn đặt nơi những sự vật tự nhiên, bình thường, ta vẫn thấy nó như là bước chuẩn bị, bước khai mở đáng chân trọng và giữ gìn, để tiến đến mức độ tín ngưỡng cao nhất: Đó là thờ Trời, thờ Đấng có tên là Thượng Đế.
Ta lại thấy ở nơi người Việt Nam có loại tín ngưỡng ở mức độ cao hơn: Tín ngưỡng sùng bái con người.
* Tín ngưỡng sùng bái con người:
Người Việt Nam tin rằng, linh hồn con người là bất tử. Chính vì tin linh hồn bất tử nên người Việt Nam cho rằng, con người chết là về nơi “chín suối” hưởng phúc cực lạc. Vì vậy, ông bà ta có câu: “Sống gửi, thác về”. Người ta sống chỉ là tạm thời, chết đi mới là cuộc trở về nơi trường cửu, vĩnh hằng. Ông bà tổ tiên nếu đã chết thì trở về nơi “chín suối” ấy, nhưng cũng có thể trở lại với con cháu để phù hộ, chở che. Đó cũng là niềm tin của người Việt Nam. Niềm tin ấy đã tạo cơ sở để hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hay còn gọi là đạo Ông Bà. Việc thờ kính ông bà tổ tiên rất đơn giản: Có thể là cúng gì?, khấn vái, lạy, tạ ơn và cầu xin.
Như chúng ta đã đề cập đến, người Việt Nam có nhãn quan rất độc đáo và đặc sắc về giới linh thiêng (khác với dân tộc khác). Nếu không nói quá, thì người Việt Nam đều nhìn mọi s? vật, hiện tượng dưới cái nhìn linh thiêng. Khi người ta sống đó, cũng mang “chất linh thiêng” và đặc biệt khi chết con người thực sự trở nên thần thánh. Và như thế, người Việt Nam đã sùng bái con người. Cho đến nay, đạo Ông Bà vẫn tồn tại.
ở mức độ rộng lớn hơn khuôn khổ thờ Ông Bà tổ tiên trong gia đình, thì người Việt Nam còn sùng bái thần Thành Hoàng (tức những người có công với làng nước và được tôn phong lên bậc thần thánh). Ngoài ra còn có thần Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh,… Những người này có những huyền thoại lưu danh sử thế.
Chúng ta có thể đưa ra một vài nhận xét về tín ngưỡng dân gian Việt Nam: Khởi đầu cuộc sống, người Việt Nam đã có cái nhìn sâu thẳm và linh thiêng về sự vật hiện tượng. Cái nhìn ấy vượt lên trên cái nhìn hình tượng bên ngoài, điều dú cho thấy tâm hồn thênh thang đầy tính tôn giáo của niềm tin người Việt Nam. Nó như là sự chuẩn bị để dẫn người Việt Nam đến niềm tin vào Ông Trời - Thượng Đế.
Chúng ta thấy rằng, tín ngưỡng Việt Nam mang đậm nét của sự tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên, vũ trụ; mang đậm nét nguyên lý âm dương ( thờ Trời - Đất, chim - thú, tiờn - rồng, sông - núi,…); mang đậm nét hoà tính, nữ tớnh (đạo Mẫu, các nữ thần,…); tín ngưỡng Việt Nam cũng mang tính đa thần, tính cộng đồng; đặc biệt mang tính dân chủ, nghĩa là muốn nói lên quyền lợi và trách nhiệm của cả thần linh lẫn con người. Con người thì có trách nhi?m thờ cúng, cầu xin, còn thần thì có nhiệm vụ phù hộ nâng đỡ con người. Nếu thần linh sai lỗi thì con người có quyền kiện đến nơi để thần linh sửa sai! (Câu truyện cổ tích Cóc Kiện Trời chứng minh cho ta thấy điều đó) [8].
Tín ngưỡng Việt Nam đi dần từng bước, từng bước từ mức độ thấp đến mức độ cao và đi đến nguồn cội của sự sống, nguồn cội của thụ tạo, tức Ông Trời. Người Việt Nam đã nhận ra dấu chỉ linh thiêng của Ông Trời, nhưng lúc đầu chưa biết diễn tả việc thờ phượng thế nào và ở đâu nên đã đặt ở sự vật này hay hiện tượng kia một cách rất bình thường, đôi khi rất tầm thường. Chẳng hạn như tín ngưỡng phồn thực, tức thờ bộ phận sinh dục nam nữ, tượng trưng cho nguyên lý sự sống, sự sinh sôi nảy nở, đến tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và ở mức độ cao hơn nữa là tín ngưỡng sùng bái con người, tức thờ Ông Bà tổ tiên, thần Thành Hoàng. Và đặc biệt hơn cả, tín ngưỡng ấy là ở mức độ cao nhất là việc thờ Trời - Đấng Tạo Hoá của người Việt Nam. Cụ thể cho việc thờ phượng Ông Trời được diễn tả qua hành vi ở Tế Đàn Nam Giao của vua chúa và dân chúng Việt Nam. Điều này sẽ được chúng ta làm rõ hơn trong những phần tiếp theo.
b. Một cảm nhận từ đáy sâu tâm hồn:
Con người ta sống ở giữa trời đất, vũ trụ mênh mông bao la, chắc hẳn không thể không một lần ngước mắt lên trời và thốt lên: Ôi! Thật cao cả! Thật siêu việt! Thật lạ lùng! Ai đã tạo nên cảnh hùng vĩ này? Tôi có mặt trong vũ trụ này là do ai? Chắc chắn, khi đưa ra những nghi vấn này, con người ta phần nào đã có cảm nhận về Đấng Tạo Hoá. Cảm nhận ấy cứ ngày càng rõ nét khi người ta không ngừng đi tìm cho mình những câu trả lời thích đáng, rõ ràng, người Việt Nam ta cũng luôn ở trong tâm trạng của những người luôn đặt nghi vấn và đi tìm Đấng Tạo Hoá, hay ít ra cũng có thái độ kính phục trước những kỳ công vĩ đại của Ngài. Linh mục Cadiere kh?ng định: “ý niệm Trời đã ăn sâu vào trong tâm hồn nhân dân Việt Nam”. “Cảm thức về quyền năng tối thượng của Trời đã thấm nhiễm mạnh mẽ ý thức tôn giáo của người dân An Nam” [9]. Không phải tự nhiên mà linh mục Cadiere có được những kh?ng định đó. Chắc chắn Cadiere đã từng chứng kiến bầu khí cũng như khung cảnh người Việt Nam kinh ngạc, bái phục trước sức mạnh, quyền năng cao cả của Ông Trời, hay thấy được niềm tin, cảm nhận sâu xa xuất phát từ đáy sâu tâm hồn người Việt Nam, được diễn tả qua hành vi tế lễ Ông Trời. Tác giả Cadiere nhận xét tiếp: “Trong nghi lễ tế Nam Giao, việc thờ tự mang một vẻ long trọng, oai nghiêm xứng với sự cao cả của Đấng người ta tôn sùng, phản ánh sự thuần khiết trong niềm tin vào Đấng ấy, nói lên những tâm tình sâu xa mà ngài khơI dậy trong tâm h?n người an nam”[10].
Chúng ta cũng thấy sự cảm nhận tự đáy sâu tâm hồn về Ông Trời của người Việt Nam, được bộc lộ cách rõ ràng và cụ thể trong ngôn ngữ thường ngày. Chẳng hạn, khi tỏ sự ngạc nhiên, người Việt Nam thường nói: “Trời ơi!”. Thật vậy dường như ta Thấy tiếng “Trời” luôn được thốt ra từ miệng người Việt Nam trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Tiếng ấy thật thân thương, thật gần gũi. Tiếng ấy khiến ta như thể mường tượng ra rằng, Ông Trời luôn gần gũi, sát kề người Việt trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể can thiệp, giúp đỡ, cảm thông và chia sẻ. Khi buồn chán hay tỏ ra trách cứ, người Việt Nam thường nói: “Trời hỡi, Trời!”, “ Trời ơi có thấu chăng Trời!”. Khi cầu xin thì nói: “Lạy Trời, xin cho con tôi được khỏi bệnh,…”. Hay là:
“ Lạy Trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp…” (ca dao)
Còn khi được ơn, người ta nói:
“Nhờ Trời mưa thuận gió hoà
Nào cày, nào cấy, trẻ già đua nhau.”
Được ơn Trời, ấy là lúc tâm hồn người Việt Nam tỏ ra phấn khởi, hân hoan, vui mừng và không ngớt cám ơn Trời. Cảm nhận sâu sa ấy còn được thể hiện ở việc: Ông Trời là người chứng giám cho con người… “Có Trời làm chứng… tôi không có lỗi trong vụ này!” Hoặc Ông Trời là người thưởng phạt công minh, không kẻ nào có thể thoát khỏi con mắt siêu vời của Ông Trời. Vì vậy, khi mỉa mai hay chê cười kẻ phạm tội, người Việt Nam thường nói: “Đấy chưa Ông Trời có mắt mà!”. Hay khi khuyên người ta có thể tránh được sự trừng phạt ấy thì nói:
“Đi đâu cho khỏi lưới Trời.
ở đâu cho hợp mệnh Trời thì êm.” (cao dao)
Dường như Ông Trời không còn xa lạ gì nữa đối với người Việt Nam. Ông Trời đã đi vào trong từng chi tiết của cuộc sống họ. Ta có thể nói rằng, chuyện gì người ta cũng nại đến Ông Trời, dù đó là thành công hay thất bại, được hay mất, vui hay buồn, thưởng hay phạt, xin ơn hay tạ ơn. Một lần nữa, chúng ta có thể nói mạnh mẽ rằng: Người Việt Nam luôn có một cảm nhận sâu sắc từ đáy sâu tâm hồn về Ông Trời. Cảm nh?n ấy như giúp Ngu?i Việt Nam sống mạnh mẽ, hồn nhiên, sống thăng hoa và sống trọn vẹn con người của mình. Chính sự cảm nhận từ đáy sâu tâm hồn của người Việt về Ông Trời đã làm cho chính mình, cho tâm hồn mình thanh thoát và vươn cao, vươn cao đến tận Đấng Siêu Việt, Đấng Tạo Hoá. Tác giả Cadiere đã cho chúng ta một nhận xét thật độc đáo: “Cảm nhận về Ông Trời đã quá ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam. Cảm nhận này hiển hiện ph? bi?n thụng thường trong ngôn ngữ và một cách một quá hồn nhiên”[11].
3. Ông Trời là ai? Người Việt Nam hiểu về Ông Trời như thế nào ?
Dưới cái nhìn của người Việt Nam thì Ông Trời là ai? Rõ ràng câu trả lời sẽ được tổng hợp từ sự cảm nhận, tâm thức, lối sống, nghi thức thờ Trời và ngôn ngữ bình dân của người Việt Nam.
Từ điển tiếng việt cho ta thấy: Ông Trời là Đấng thần linh làm chủ vạn vật. Đây cũng là câu trả lời của người Việt Nam về Ông Trời. Ông Trời chính là Đấng Cao Cả, vĩ đại, siêu việt, quyền năng, Đấng Tạo Hoá, trường tồn, vĩnh cửu, Đấng đáng được tôn thờ. Tác giả Nguyễn Thế Thoại trưng dẫn lời của linh mục Cadiere như sau: Đối với người Việt Nam, “ Trời coi như nguyên lý các hiện tượng thời tiết và nhân cách hoá. Trời coi như Đấng toàn năng có ảnh hưởng vào vận mệnh của con người”[12]. Trời là Đấng tác tạo muôn vật và làm chủ chúng. Chính Ông Trời đã “đắp non cao”, đã “đào sông sâu”:
“Non kia ai đắp mà cao
Sông kia ai bới đào mà sâu”.
Chính Ông Trời là Đấng tác tạo: “Trời sinh, Trời dưỡng”, “Nước non là nước non Trời”, “Trời cho ai nấy hưởng, Trời kêu ai nấy dạ”. Cảm phục và kính sợ ông Trời trước những kỳ công vĩ đại, các vua quan ngày xưa, khi tế lễ Trời ở Đàn Nam Giao, đã thốt lên những lời này: “Ôi Trời mênh mông vô biên! Ôi đất sâu thẳm êm đềm! Ân huệ các Ngài lớn lao như thiên địa! Công đức sinh thành của các Ngài sao ngợi khen cho xiết!”[13]. Ông Trời cao cả là thế, mênh mông là thế, vô biên là thế, sâu thẳm êm đềm là thế, sinh thành và ban ân huệ là thế! Những điều ấy hoàn toàn thuộc về Ông Trời. Chính Ông Trời đã khiến cho mọi người cho dù ở cương vị nào cũng đều cảm phục và kính sợ. Đến đây, chúng ta có thể dẫn chứng lời nhận xét của L.Cadiere: “Cảm thức về quyền năng tối thượng của Trời đã thấm nhiễm mạnh mẽ ý thức tôn giáo của người Việt, ngôn ngữ bình dân cũng cung cấp nhiều chứng từ về niềm tin và quyền lực của Trời. Người ta cầu khẩn Trời như là một chứng nhân, nại đến Trời như một quan án, chạy đến Trời như một vị cứu tinh. Trời thấy và biết, phán xét và trừng phạt. Trời nhân từ và yêu thương. Trời tác sinh và bảo vệ,… trời làm chủ vận mệnh con người”[14].
Thật vậy, dưới cái nhìn của người Việt Nam, thì Ông Trời quá cao cả, siêu việt, vĩ đại, nhưng đồng thời cũng rất gần gũi, thấp hèn, nhỏ bé để có thể đụng chạm và cúi xuống trên con người. Ông Trời gần gũi thân thương cho đến nỗi người ta gọi những ông vua là Thiên tử, tức là con của Trời. Ông Trời được người ta coi như là cha của ông vua. Và như thế, Ông Trời cũng là ông, là cha của bàn dân thiên hạ. Đây quả là cách gọi quá gần gũi thõn thương của người Việt Nam đối với Đấng Siêu Việt. Ông Trời có quyền năng tối cao vì Ông Trời là Đấng Tạo Hoá, Đấng sáng tạo vũ trụ vạn vật. Ông làm chủ trên muôn loài. Đây quả là cái nhìn sâu xa của người Việt Nam. Kinh nghiệm bản thân cho thấy, với sức giới hạn, yếu đuối, mong manh, con người không thể làm ra mưa nắng, núi non, biển cả, sông ngòi, con người, muôn thú,… Tất cả là do Trời và thuộc về Trời. Ngay cả những cái tưởng chừng như của con người, do con người làm ra thì cuối cùng, người Việt Nam cũng hiểu ra đó không phải do mình mà do Trời và thuộc về Trời:
“ Tháng năm gặt hái đã xong
Nhờ trời một mẫu năm nong thóc đầy”. (Ca dao)
Nhờ Trời mới có thóc đầy. Bản Thân con người chỉ biết làm, còn kết quả lại do Trời. Vì “Trời cho ai nấy hưởng”, “Trời kêu ai nấy dạ”. Kinh nghiệm ngàn đời vẫn còn khắc ghi trong lòng người Việt Nam, để rồi thế hệ trước nhắc nhở cho thế hệ sau: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”. Những khởi sự, những tính toán, những kế hoạch do con người vạch ra để nhắm đến hữu ích nào đó, kết quả nào đó, đều không do con người mà do Trời. Đó là niềm tin của người Việt Nam. Niềm tin ấy không được đặt để ở đâu khác, mà là nơi Ông Trời. Người Việt Nam thật là tuyệt vời. Nếu ai đó nói rằng người Việt Nam vô thần hay vô đạo, thì người ấy quả là không hiểu biết chút gì về người Việt Nam. Trong khi trong thực tế, “Người Việt Nam đắm mình trong không khí tôn giáo”, tràn trề niềm tin vào Ông Trời. Chúng ta nghe tác giả Huy Thông nhận định: “Lòng tin vào Trời không chỉ phổ cập trong dân gian mà còn trở thành nghi lễ quốc gia. Các vua chúa nước ta lập éi?n “Kính Thiên”, xây chùa “Thiên Hựu” để kính Trời, thờ Trời”[15]. Ta cũng thấy niềm tin ấy có ? nơi nh?ng anh hùng dân tộc. Người có ý chí quật cường, anh hùng hào kiệt như Lý Thường Kiệt cũng thể hiện niềm xác tín vào Ông Trời:
“Nước Nam sông núi vua Nam ở
Sách Trời phân giới định rạch ròi
Giặc dữ vì sao sang xâm phạm
Tan tành lập tức bay chờ coi” (Lý Thường Kiệt - “Nam quốc sơn hà”).
Đối với người Việt Nam, Ông Trời thật cao cả, thật quyền năng. Nhưng không chỉ có thế, Ông Trời cũng được xem như Đấng ban ơn, đem lại thật nhiều ân huệ cho con người, như một quan án để đem lại sự thật và công bằng, như Đấng đầy nhân từ và yêu thương, để chăm lo cho con người trong từng chi tiết của cuộc sống. Ông Trời như Đấng hằng ban ơn cho kẻ kêu cầu: “Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống…”. Thế mới thấy được Ông Trời cao cả, quyền năng và con người nhỏ bé, yếu đuối, giới hạn làm sao! Thế mới hay Ông Trời là Đấng ban ơn và con người là kẻ nhận ơn. Kẻ nhận ơn chỉ còn biết cảm phục, tạ ơn, tin yêu và kính thờ. Đó cũng là chất sống tâm linh đầy sống động của người Việt Nam vậy.
Ông Trời cũng được xem như vị quan án thấy và biết, phán xét và trừng phạt, đồng thời đem lại lẽ phải và công bình cho con người. Chính vì thế, khi gặp chuyện chẳng hay, người Việt Nam thường than vãn để Ông Trời thấu tỏ và đoái đến:
“Trời sao Trời ở chẳng cân,
Người ăn không hết, kẻ lần không ra”. (Ca dao)
Câu trên như lời than vãn, như lời trách khéo, đồng thời cũng là lời kêu xin để Ông Trời thương đến thân phận mình đang trong cảnh cơ hàn, bần cùng. Chắc hẳn lúc này, người Việt Nam tin rằng, Ông Trời sẽ đoái đến mình và xét xử cách công minh để đem lại sự công bằng, để ai cũng có cái ăn, ai cũng có cái mặc hầu có sự an vui và hạnh phúc. Quả vậy, đúng là “Trời bao la, mà đi vào từng chi tiết cực nhỏ. Trời cao cả, mà không thấp hèn nào không đoái tới”[16. ]Ông Trời đi vào từng chi tiết nhỏ của cuộc sống, đoái thương đến mọi kẻ thấp hèn. Đó cũng là lúc Ông Trời tỏ lộ lòng nhân từ và yêu thương, đồng thời ra tay nâng đỡ mọi chúng sinh. Chính vì vậy, người Việt Nam mới có câu “Trời sinh voi, Trời sinh cỏ”. Câu này thể hiện niềm tin sâu sắc của người Việt Nam vào Ông Trời. Ông Trời là nguồn cuội của chính mình. Ông Trời sinh ra mình thì chắc chắn sẽ dưỡng nuôi, bao bọc, chở che, nâng đỡ. Niềm tin ấy nói lên Ông Trời là Đấng quan phòng hằng yêu thương loài thọ tạo. Đến đây ta có thể nói rằng: Người Việt Nam đã thấm đượm chất Tin Mừng, đúng như Chúa Giêsu đã nói: đến như con chim sẻ kia mà cũn được Thiên Chúa dưỡng nuôi, huống chi là anh em. Chúng ta thật sự vui sướng và hô lên: người Việt Nam thật tuyệt vời!
Chính vì xác tín về Ông Trời, hiểu rõ Ông Trời là ai và hiểu rõ Ông như thế nào, đồng thời cảm nghiệm sâu sắc về Ông Trời mà người Việt Nam những muốn và khao khát trở về nguồn. Nguồn cội ấy chính là Ông Trời?
4. Trở về nguồn: Ông Trời.
Cuộc trở về nguồn được thể hiện rõ nét nơi tâm tình, hành vi thờ phượng Ông Trời của người Việt Nam. Những tâm tình, hành vi ấy được cụ thể hoá nơi các hình thức, nghi thức thờ Trời như: Bàn thờ thông Thiên, Tế Nam Giao và những tâm tình thờ phượng được thể hiện qua cỏc cách bình dân khác.
Như chúng ta đã xác định với nhau ngay từ đầu rằng, tâm hồn người Việt Nam thật thênh thang, rộng mở, phơi phới. Họ không dừng lại ở sự vật, hiện tượng cụ thể mà vượt lên trên chúng. Họ nhìn chúng dưới cái nhìn linh thiêng. Từ đó, người Việt Nam khám phá ra nguồn cội của mình và những muốn khao khát trở về nguồn là chính Ông Trời.
Người Việt Nam trở về nguồn bằng nhiều cách:
a. Lập bàn thờ Thông Thiên:
Bàn thờ này thật đơn giản, nhỏ bé. Nó được đặt ở trước sân nhà. Người ta có thể đặt lên đó bình bông, bát nhang, ly nước. Lễ tế Trời thật đơn sơ cộng thêm tấm lòng thành. Thế cũng đủ để hai tâm hồn Trời và người gặp nhau, đủ để con người trở về nguồn cội của mình. Sáng chiều, người ta đứng trước bàn thờ để vái bốn phương và thầm thì trò chuyện hay dâng lời khấn xin Ông Trời cho gia đình an vui, ấm êm, thuận hoà, làm ăn tốt đẹp,… Chúng ta không thể quên câu ca dao, muốn diễn tả niềm tin sâu đậm của người Việt Nam:
“Mỗi đêm mỗi thắp đèn Trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con”
Mỗi lần nghi thức thờ Trời đơn sơ ấy diễn ra, là lúc con người được giao hoà với Trời cách cụ thể nhất, sống động nhất và tâm hồn con người như được bay lên tận Trời cao. Cảnh tượng ấy thật là tốt đẹp, cao quý biết bao! Trời - đất - con người như được hoà quyện vào nhau để tạo “Nên Một”. Đó cũng là lúc con người được trở về nguồn cách đích thực vậy.
b. Tế Nam Giao:
Việc thờ Trời, tế Trời của người Việt Nam rõ nét, cao cả và lớn lao hơn cả phải kể đến Tế Nam Giao ở kinh thành Huế. “Tế Nam Giao biểu lộ long trọng niềm tin vào Đấng Tối Cao, là hành vi thờ tự cao cả nhất của người An Nam. Trong nghi lễ Tế Nam Giao, việc thờ tự mang một vẻ long trọng, oai nghiêm xứng với sự cao cả của Đấng người ta tôn sùng, phản ánh sự thuần khiết trong niềm tin vào Đấng ấy, nói lên những tâm tình sâu xa mà Ngài khơi dậy trong tâm hồn người An Nam”.[17]
Theo nhận định của linh mục Cadiere thì việc thờ tự, Tế Nam Giao mang vẻ long trọng, oai nghiêm. Nó không long trọng oai nghiêm sao được khi chính vị vua (Thiên Tử) đứng ra tổ chức và tế lễ. Bởi lẽ “Vua chỉ biết mệnh Trời… Mỗi năm một lần, vua phải ngự đến dàn Nam Giao, là tế đàn hình tròn xây ở phía nam cung thành (Huế) để tế Trời, vì Trời là gốc sinh thành vạn vật”.[18]
Đến đây, chúng ta xác định lại với nhau: chúng ta không tìm hiểu điều gì khác ngoài cái nhìn, tâm thức, niềm tin và việc thờ Trời của người Việt Nam. Vì tin ở Ông Trời, người ta mới xây tế đàn Nam Giao để làm nghi thức thờ phượng. Trong nghi thức ấy, người ta có thể dâng của lễ, ca tụng, ngợi khen, chúc tụng, tôn vinh Đấng Tạo Hoá; cầu xin, khấn nguyện cho dân nước được an vui, ấm no, hạnh phúc. Chúng ta thử đi một vòng để thấy rõ hơn việc tế Nam Giao.
Trước tiên, vua là người đại diện toàn dân, thực hiện trực tiếp việc tế Trời, thờ Trời. Của lễ vua dâng lễ tế Trời bao gồm: nghé, tơ lụa, ngọc, rượu, hoa quả, thức ăn, trầm hương. Linh mục Cadiere cho chúng ta biết: “12 tấm lụa hạng nhất dâng cúng Trời, có màu xanh; bài vị thần cũng màu xanh và mang dòng chữ đỏ: “Hiệu Thiên Thượng Đế” [19]. Lồng vào việc dâng lễ vật là việc vua dâng những lời ca tụng, ngợi khen, tạ ơn, khấn xin. Chẳng hạn, lúc dâng trầm hương, vua nói: “Kính cẩn vâng lệnh Trời và lợi dụng thời buổi thuận tiện, nhân lễ tế lừng hương và nhất hạng này, chúng tử thành kính dâng lên phẩm vật theo tiếng trống oai nghiêm xin chư thần vui lòng đến chứng giám tâm thành tôn kính!”[20]. Hoặc khi dâng ngọc và lụa, vua nói: “Ôi Trời mênh mông vô biên! Ôi đất sâu thẳm êm đềm! Ân huệ các Ngài lớn lao như thiên địa! Công đức sinh thành của các Ngài sao ngợi khen cho xiết! Chúng tử xin thành kính dâng lên các của quý giá này, mặc dầu các Ngài chẳng nói gì cho thiên hạ kêu khấn, ngõ hầu nhờ luôn xứng đáng với uỷ nhiệm lớn lao của các Ngài, chúng tử được các Ngài ban hạnh phúc, thịnh vượng và bình an!”[21]. Lời ngợi khen, khấn xin ấy thật tuyệt vời. Chúng ta cũng thấy, khi dâng rượu, vua không quên dâng lời nguyện xin: “Khấn xin chư thần trong ánh quang rực rỡ, ban phát dồi dào ân huệ và sự chở che cùng mang lại phồn vinh to lớn”[22].
Những lời ca tụng ngợi khen, cảm tạ, khấn xin trên thật tha thiết, tâm thành, yêu mến của kẻ tin đối với Ông Trời, Thượng Đế. Chính vì tin, họ mới ca tụng, ngợi khen, cảm tạ. Chính vì tin, họ mới khấn xin với tư cách là những con người giới hạn, yếu đuối. Ta có thể nói rằng, tế Nam Giao chính là cuộc tuyên xưng niềm tin vĩ đại nhất của người Việt Nam đối với Ông Trời. ở đây, chúng ta không còn hiểu theo nghĩa nghi th?c n?a mà hi?u theo nghia của sự sống, lẽ sống, tương quan, yêu mến, nên một và cuộc trở về nguồn đích thực. Sự sống của Ông Trời được thông chia cho con người để con người sống và hiện diện trên trái đất này. Đó chẳng phải là ân huệ lớn lao mà Ông Trời ban cho con người sao? ở Tế Nam Giao, người ta cũng thấy lẽ sống của con người được thể hiện. Lẽ sống là lẽ sống của con người có tâm hồn hướng thượng. Họ sống ở dưới đất nhưng tâm hồn như bay bổng để được liên kết với Ông Trời - là nguồn cội của mình. Nơi tế Nam Giao, ta cũng thấy sự tương quan sâu đậm giữa Ông Trời và con người được thể hiện. Tương quan ấy là tương quan mật thiết, gần gũi chứ không phải hời hợt xa lạ. Con người không đơn độc một mình mà có Ông Trời sống với. Ta có thể nói mạnh rằng, con người không thể sống nếu không có Ông Trời. Vì Ông Trời là sự sống, lẽ sống, là Đấng tác thành vạn vật hằng yêu mến con người. Tế Nam Giao cũng chứng tỏ cho ta thấy đâu là tình yêu đích thực. Tình yêu ấy không được đặt ở đâu khác mà được đặt nơi Ông Trời và con người, con người và Ông Trời. Có lẽ người Việt Nam nhận ra được điều này, vì Ông Trời đã yêu mến mình trước, nên để đáp lại, con người cũng thể hiện tình yêu mến đối với Ông Trời bằng nghi thức long trọng này. Thật vậy, tế Nam Giao như là một cuộc nên một: Con người được nên một với Ông Trời. Đây chính là một cuộc trở về đích thực.
c. Lễ cổ truyền của người Việt Nam:
Chúng ta cũng thấy, trong các ngày lễ cổ truyền của người Việt Nam, có mang “dáng dấp” của cuộc trở về nguồn cội của mình là Ông Trời. Chẳng hạn, trong ngày Tết cổ truyền, người Việt Nam thường sống mật thiết, chan hoà với Ông Trời qua lời tạ ơn. Trong những ngày này, người ta thường tế Trời, vái Trời và khấn xin cho gia đình sang năm mới được an khang, thịnh vượng và mọi người được sống trong mạnh khoẻ, an vui, hạnh phúc. Linh mục Alexandre de Roes đã mô tả việc tế Trời năm mới của vua chúa nước ta thời xưa như sau: “Đầu năm vua chúa An Nam và quân quốc cả nước ra đi giao tế với Thượng Đế. Đến khi vua chúa đã tế với Thượng Đế đoạn, thì đại thần cùng thiên hạ mới lạy vua chúa trước mặt dân, đoạn ai nấy đi về nhà mà lạy cha mẹ và kẻ bề trên mình, tức ông bà ông vải”[23]. Qua dẫn chứng trên, ta thấy, Ông Trời - Thượng Đế - luôn là ưu tiên số một của người Việt Nam. Người Việt Nam biết sống, biết suy xét, biết suy nghĩ có trước có sau, có trên có dưới, có cao có thấp. Họ biết đâu là Đấng Tạo Hoá và đâu là kẻ thụ tạo, đâu là Đấng Cao Cả và đâu là kẻ thấp hèn, đâu là Đấng trên hết và đâu là kẻ rốt hết, đâu là Đấng Siêu Việt và đâu là kẻ phàm trần. Từ đó họ biết cách xử sự cho phải lẽ, biết sống cho tròn bổn phận và trách nhiệm hầu sinh nhiều hữu ích cho cuộc sống. Nhờ biết sống tình nghĩa với Thượng Đế, người Việt Nam như trang bị cho mình những chất liệu cần thiết cho cuộc hành trình trở về nguồn là chính Ông Trời.
5. Ông Trời và mối tương quan giữa Ông Trời và con người:
Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên thì dưới cái nhìn của người Việt Nam, Ông Trời luôn là Đấng đáng được tôn thờ, yêu mến, Đấng quyền năng siêu vời. Họ cũng coi Ông Trời như Đấng bề trên; như người cha, người mẹ. Họ coi Ông Trời như người bạn hết sức thân thương gần gũi, luôn cảm thông chia sẻ, nâng đỡ và chở che họ.
a. Tương quan như một nhân vị:
Người Việt Nam coi Ông Trời như một ngôi vị có thể đối thoại cách trực tiếp. Trong cách xưng hô, người Việt Nam gọi Ông Trời cách rất thân mật, không khách sáo, không cầu kỳ, không chút e ngại. Chẳng hạn họ nói: “Trời ơi!”, “Trời hỡi Trời”, “Lạy Trời…”. “Lạy Ông…”
“Lạy Ông nắng lên
Cho trẻ nó chơi
Cho già bắt rận
Cho tôi đi cày…” (Ca dao).
Khi nói đến đối thoại là ta nói đến tương quan hai chiều. Con người kêu lên, gọi tên Ông Trời để chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Chắc chắn khi ấy, Ông Trời cũng lắng nghe và đáp lại bằng sự thấu suốt, cảm thông và giúp đỡ. Chẳng hạn Ông Trời sẽ cảm thông và nâng đỡ lời than vãn của kẻ chịu sự bất công:
“Trời ơi có thấu chăng Trời
Công ta vun xới cho người hái hoa”. (Ca dao).
Ông Trời cũng được coi như Đấng Bề Trên. Trong khi đó, con người là kẻ bề dưới. Người Việt Nam coi mình là bề dưới và coi Ông Trời là bề trên, tức là thấy giới hạn của mình và muốn khép mình trong khuôn khổ của người thụ ơn, thụ lệnh, thụ ý Ông Trời. Chẳng hạn vua phải thực thi mệnh Trời (vì là Thiên Tử); hay câu cầu nguyện của vua khi dâng ngọc và lụa ở tế Nam Giao “… ngõ hầu nhờ luôn xứng đáng với uỷ nhi?m lớn lao của các ngài…”, hoặc chúng ta cũng thấy câu ca dao sau đây thể hiện rõ kẻ bề dưới phải thực thi ý của Bề Trên:
“Đi đâu cho khỏi lưới Trời
ở đâu cho hợp mệnh Trời thì êm” (Ca dao).
Một khi thực thi ý Trời, mệnh Trời thì người ta sẽ được an vui, hạnh phúc và thành công lớn. Điều này được chứng tỏ qua lời bình của tác giả Nguyễn Thế Thoại, cũng như trong chính lời xác tín của Nguyễn Trãi: “Hiểu thấu lẽ Trời thì những người từng thành đạt lớn lao như Lê Thái Tổ và Nguyễn Trãi đều cho rằng mình làm theo ý Trời, kiên trì theo ý Trời cho thành công”… “Bởi Trời muốn thử lòng, để trao mệnh lớn, nên ta càng gắng chí, quyết vượt gian nguy,…”[24]
* Tương quan giữa Ông Trời và người Việt Nam cũng được xem như là tương quan giữa cha với con (như được nói rõ trong tế Nam Giao), tương quan như bè bạn với nhau cách rất thân tình và thắm thiết. Tương quan ấy không còn có khoảng cách nữa, không còn câu nệ nữa. Tương quan ấy mang tính dân chủ rõ rệt! Ta hãy nghe tác giả Trần Ngọc Thêm nhận định khi nói về đặc điểm khái quát về tín ngưỡng Việt Nam: “Quyền lợi và trách nhiệm hai chiều giữa thần linh với con người: con người có trách nhiệm thờ cúng thần linh và ngược lại, thần linh (Ông Trời) có trách nhiệm phù hộ độ trì cho con người” [25]. Thấy Trời có lỗi hay có điều gì không hài lòng, bất cứ ai cũng có thể chất vấn Trời, còn Ông Trời phải trả lời có lý do chính đáng và xưng hô “mày - tao” như hai người bạn thân thiện:
“Bắc thang lên hỏi Ông Trời
Sao không thí bỏ cho tôi tí chồng?
Ông Trời ngoảnh mặt lại trông
Mày hay kén chọn Ông không cho mày!” ( Ca dao) [26]
b. Tương quan giữa Đấng Tạo Hoá và con người đầy giới hạn:
Dưới cái nhìn của người VIệt Nam thì Ông Trời như là Đấng hằng thi ân, giáng phúc, còn con người như kẻ đón nhận. Ông Trời như người trao ban, con người như kẻ thiếu thốn và xin ơn: “Chúng tử xin các Ngài ban hạnh phúc, thịnh vượng và bình an!”. Hoặc là với lời khấn tha thiết hầu làm động lòng trắc ẩn của Ông Trời: “Khấn xin chư thần trong ánh quang rực rỡ, ban phát dồi dào ân huệ và sự chở che cùng mang lại phồn vinh to lớn”[27]. Thật là sự biểu lộ niềm tin quá sâu sắc của người Việt Nam. Niềm tin ấy mạnh cho đến nỗi, thúc đẩy họ đi vào trong mối tương quan mật thiết, chặt chẽ với Ông Trời bằng cả tấm lòng thành.
Ông Trời như người đồng cảm và con người như kẻ chia sẻ. Ông Trời như người chở che, bênh đỡ, bao bọc, và con người như kẻ núp bóng, tựa nương. Những lúc vui hay buồn, sung sướng hay đau khổ, hạnh phúc hay bất hạnh, hy vọng hay thất vọng,… người ta đều có thể ngước mắt lên Trời để thầm thì to nhỏ tâm sự, để Ông Trời có thể cảm thông chia sẻ, gánh bớt nỗi phiền muộn và ban phát những ân huệ cần thiết. Nhờ đó, con người có thể tiếp tục vui sống và tiếp tục cuộc hành trình đời người. Vì thế bất cứ chuyện gì, dù to hay nhỏ, người ta đều có thể chạy đến để nại đến Ông Trời: “Người ta cầu khẩn Trời như là một chứng nhân, nại đến Trời như là một vị quan án, chạy đến Trời như một vị cứu tinh. Trời thấy và biết, nhân từ và yêu thương. Trời tái sinh, bảo vệ…”[28]. Thật vậy người Việt Nam coi Ông Trời như một người cha, người mẹ luôn lo lắng, quan tâm chăm sóc chu đáo cho con cái, và chắc chắn còn hơn người cha, người mẹ nữa. Một chuyện dù nhỏ người ta cũng chạy đến Ông Trời. Thế mới rõ đời sống tâm linh thật phong phú, thật sâu sắc của người Việt Nam.
Cuối cùng, một vấn đề nữa chúng ta không thể không nói đến, đó là: Người Việt Nam coi Ông Trời như là Đấng Trường tồn, vĩnh cửu, còn con người như là kẻ giới hạn, mong manh, qua đi. Chính vì thế, con người không ngớt liên kết, tương giao và khấn xin với Trời để xin Trời khoả lấp giới hạn mong manh, chóng tàn của mình, hầu làm cho con người mỗi ngày thêm hoàn thiện hơn. Nhờ vậy, con người có thể hợp nhất, nên một và đạt đến cội nguồn của mình là chính Ông Trời.
6. Vài nhận định về cái nhìn của người Việt Nam đối với Ông Trời:
Ông Trời có vị trí và tầm quan trọng lớn lao trong đời sống người Việt Nam.
Ta có thể nói rằng, Ông Trời có vị trí và tầm quan trọng số một trong đời sống tâm linh người Việt Nam. Thật thế, trải qua bao thế hệ, tiếng “Trời” vẫn mãi vang vọng trong tâm thức, nơi tâm khảm người Việt Nam. Chắc hẳn, người ta chỉ cần kêu lên tiếng “Trời” thì cũng đủ để làm vơi đi nỗi ưu sầu phiền muộn và thay vào đó là niềm an vui, hạnh phúc trong cuộc sống.
Không phải gượng ép để chúng ta có thể đưa ra câu hỏi này: Phải chăng người Việt Nam đã kinh qua tất cả những con đường (ngũ đạo) nhận biết Thiên Chúa mà Thánh Tôma Aquinô đã đưa ra? Đúng thế! Bởi lẽ không chỉ dựa những chứng cứ mắt thấy, tai nghe mà người Việt Nam còn sống sâu sắc và có trực giác, cảm nhận, tâm thức, lương tâm, hồn hướng thượng xuất phát từ đáy sâu tâm hồn. Chính vì vậy, người Việt Nam là một trong những dân tộc có đời sống tâm linh thật sâu sắc. Nếu để ý một chút, ta sẽ thấy người Việt Nam luôn đi tìm cội nguồn của mình hay nói đúng hơn là trở về cội nguồn của mình. Có thể nói, người Việt Nam đi từ ông bà tổ tiên đến tận Ông Trời, là nguồn cội cuối cùng. Người Việt Nam cũng thấy giới hạn của chính mình và vạn vật trong vũ trụ, nên không đặt để bảo đảm đời sống mình nơi trần gian này, mà đặt để nơi thế giới linh thiêng, thế giới siêu việt, thế giới của Ông Trời, Thượng Đế. Thế giới ấy vượt lên trên thế giới hữu hạn này:
“Đố ai biết lúa mấy cây?
Biết sông mấy khúc, biết mây mấy tầng?”
Hoặc là:
“Thấy anh hay chữ
Em hỏi thử đôi lời
Thuở tạo thiên lập địa
Ông Trời tròn ai xây?”
Chúng ta còn thấy, khi nhìn cảnh vật thiên nhiên, những kỳ công vĩ đại của đất trời này, người Việt Nam đã nhận ra ngay đó không phải do bàn tay con người làm ra, mà chính là do Đấng Tạo Hoá. Chính Ông Trời, Thượng Đế mới là Đấng tác tạo muôn loài muôn vật và vũ trụ bao la này:
“Nước non là nước non Trời
Ai cắt được nước, ai dời được non?” (Ca dao)
Dưới cái nhìn của người Việt Nam thì Ông Trời vẫn luôn là Đấng cao cả, vĩ đại, siêu việt, tạo hoá, trường tồn, thưởng phạt, công minh, yêu thương, hướng dẫn và dưỡng nuôi, gần gũi và chở che con người. Ông Trời hướng dẫn con người không chỉ sống đời sống luân lý như ăn ngay ở lành, mà còn hướng dẫn họ luôn đi trong cuộc hành trình trở về nguồn đích thực là chính Ngài. Ông Trời còn là Đấng dưỡng nuôi con người, vì vậy ông bà ta mới có câu “Trời sinh, Trời dưỡng”. Bởi thế trong mọi lãnh vực của đời sống, nhất là trong việc làm ăn, trong kế sinh nhai, người Việt Nam thường kêu cầu đến Trời để được mưa thuận gió hoà, thu hoạch mùa màng dồi dào, mọi sự tốt lành. Chính vì vậy người Việt Nam ta có lễ cầu mùa:
“Nhờ Trời mưa thuận gió hoà
Nào cày, nào cấy, trẻ già đua nhau.” (Ca dao)
Thật vậy, dưới cái nhìn của người Việt Nam, Ông Trời đi vào từng chi tiết của cuộc sống, từng ngóc ngách của cuộc đời con người. “Trời bao la mà đi vào từng chi tiết cực nhỏ. Trời cao cả mà không thấp hèn nào không đoái tới”[29].
Trải qua hàng ngàn năm, người Việt Nam mãi “nâng cấp” mức độ niềm tin của mình lên: từ việc đặt để sự linh thiêng nơi sự vật này, hiện tượng nọ (như tín ngưỡng phồn thực, sùng bái tự nhiên, sùng bái con người) đến việc đặt cả niềm tin của mình vào Ông Trời. Chúng ta thấy rõ nhất việc sống và tuyên xưng niềm tin này là việc khấn vái Trời ở bàn thờ thông Thiên, hay nghi thức thờ phượng Trời ở tế Nam Giao. Quả vậy, đó là niềm tin mạnh mẽ và cao cả. Chính việc tế Trời ấy đã diễn tả tâm hồn hướng thượng của người Việt Nam. Tuy họ sống dưới đất nhưng hình như trái tim đã thuộc về Ông Trời, Thượng Đế. Chúng ta có thể mạnh dạn quả quyết điều này: Ông Trời không thể thiếu được trong đời sống người Việt Nam. Niềm tin ấy vẫn còn đó. Dấu ấn về Ông Trời vẫn còn đó, dấu ấn ấy không thể xoá nhoà trong cái nhìn, trong tâm thức, trong niềm xác tín của người Việt Nam. Tiếng “Trời” vẫn luôn vang lên nơi cửa miệng người Việt Nam trong mọi hoàn cảnh. Đó không phải là tiếng sáo rỗng, vô ý thức, mà là tiếng có ý thức, biểu lộ niềm xác tín vào Ông Trời xuất phát từ đáy sâu tâm hồn người Việt Nam.
III. Kết luận:
Người Việt Nam luôn mở rộng tâm hồn để sống chan hoà với con người, với thiên nhiên, với vũ trụ vạn vật. Họ luôn sống trong ý thức của người có niềm xác tín “dưới thì có đất, trên cao thì có Trời”. Người Việt Nam luôn sống trong mối tương quan hữu cơ: Thiên - Địa - Nhân. Trải qua ngàn đời, mối tương quan ấy vẫn không hề chuyển lay. Thiên - Ông Trời mới là đích điểm để người Việt Nam hướng đến và đạt cho được “chất linh thiêng”, hoàn thiện và sung mãn. Nếu như con người trên thế giới nói chung hằng khao khát tìm về với chân – thiện - mỹ, tìm về với Đấng Siêu Việt thì người Việt Nam cũng hằng nuôi dưỡng niềm khát khao mãnh liệt tìm về với cội nguồn của mình là Đấng Tạo Hoá, Ông Trời, Thượng Đế. Cho dẫu cuộc tìm về với cội nguồn của người Việt Nam còn được diễn tả ở hình thức này hay hình thức khác, ở cách biểu lộ này hay kiểu biểu lộ khác, thì chung cục cũng toát lên niềm xác tín, đời sống tâm linh sâu sắc, và như thể đạt được cội nguồn ấy ngay tại thế này. Điều này cho phép ta quả quyết rằng, dưới cái nhìn của người Việt Nam thì Ông Trời là trên hết, là cao cả, là siêu việt, là Đấng Tạo Hoá. Đấng ấy đáng được tôn thờ và yêu mến. Thật vậy, Ông Trời không thể thiếu được trong đ?i sống người Việt Nam trên mọi bình diện của cuộc sống. Chúng ta có thể mượn lời nhận xét đơn thành và chân thật của linh mục L.Cadiere, để như là một đúc kết cho việc tìm hiểu “Cái nhìn của người Việt Nam về Ông Trời: “Dân An Nam rất sâu sắc về tôn giáo. Tín ngưỡng của họ trong sáng. Và khi họ cầu cứu đến Trời, tế tự Trời thì cũng có thể họ cùng đến với cùng một Đấng Toàn năng mà chính tôi (tức linh mục Cadiere) đang thờ kính và gọi bằng Chúa, và tự đáy lòng họ đang lưu giữ một tia sáng tôn giáo tự nhiên mà tạo hoá vốn ấn dấu vào tâm khảm nhân sinh”[30].
Trước khi viết những dòng cuối cùng của bài viết nhỏ mọn này, người viết xin nói lên đôi dòng suy nghĩ có tính riêng tư, thiển cận. Dấu ấn rõ nét về Ông Trời - Thượng Đế - vẫn in đậm trong tâm khảm của người Việt Nam. Dấu ấn ấy cần được khơi lên mạnh mẽ và sáng rõ hơn nữa để chiếu toả nhân gian. Vậy ai sẽ là người góp phần nhỏ bé vào việc khơi lên mạnh mẽ dấu ấn ấy? Có lẽ trong số đó có mỗi người Giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân chúng ta. Chúng ta được huấn luyện để biết cách khơi lên niềm hy vọng, niềm tin tưởng, tình yêu thương của con người đối với Thiên Chúa. Chính vì thế, nhiệm vụ cao cả và lớn lao của mỗi người Kitô hữu Việt Nam chúng ta ngày nay là không ngừng khơi lên cái nhìn, tâm thức của người Việt Nam về Ông Trời cách mạnh mẽ, hướng đến việc giúp họ nhận ra chân lý, nhận ra Ông Trời đích thực là Thượng Đế, là Thiên Chúa tình yêu. Đấng đem lại hạnh phúc đích thực và ơn cứu độ trường cửu cho muôn dân.
Thanh Quang, CSsR
Tài liệu tham khảo
1. Dominique Morin, Gọi tên Thượng Đế, Tủ sách chuyên đề, NXB Cerf, 1989.
2. Thanh Nghị, Việt Nam tân từ điển minh hoạ, NXB. TPHCM, 1991.
3. Nguyễn Thế Thoại, Tôn giáo học và các tôn giáo lớn ở Việt Nam.
4. Trần Minh Hiển, Về tôn giáo, TI, NXB. Khoa học xã hội, 1994.
5. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB. TPHCM, 1987.
6. Nguyễn Trọng Viễn, lịch sử Triết học Phương Tây.
7. Leopold Cadiere, Tế đàn Nam Giao, Le sacrifice du Nam Giao, NXB. Đà Nẵng, 1995.
8. Leopold Cadiere, Về văn hoá và tín ngưỡng truyền thống người Việt Nam, NXB. Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1997.
9. Huy Thông, Nét tương đồng giữa văn hoá Công Giáo và văn hoá Việt Nam, Toạ đàm về văn hoá Công Giáo Việt Nam (Hội éồng Giám mục Việt Nam, Uỷ Ban giáo dân).
10. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, NXB. Bốn phương, 1951.
11. Alexandre de Rodes, Phép giảng tám ngày, tủ sách Đại kết TPHCM. 1993
12. Toan ánh, Nếp cũ, Làng xóm Việt Nam, NXB. TPHCM, 1999.
13. Phan Kim Huê, Lễ tục Việt Nam xưa và nay, NXB. Thanh niên, 2000.
14. Thanh Lê, Văn hoá với đời sống xã hội, NXB. KHXH, Hà Nội,1998.
15. Nhiều tác giả, Toạ đàm về chữ hiếu, Tôn kính tổ tiên, Toà Tổng Giám mục Huế.
Phần chú thích, trích dẫn
1. Dominique Morin, Gọi tên Thượng Đế, Tủ sách chuyên đề, NXB.Cerf, 1989, tr 19.
2. Thanh Nghị, Việt Nam Tân Từ Điển minh họa, NXB.TpHCM, tr 1427.
3. Nguyễn Trọng Viễn, Lịch sử triết học Tây Phương, tr 16.
4. Nguyễn Thế Thoại, Tôn giáo học và các tôn giáo lớn ở Việt Nam, tr 246.
5. Trần Minh Hiển, Về tôn giáo, TI, NXB.KHXH, 1994, tr 91.
6. Trần ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB.TpHCM, 1997, tr 272.
7. Trần Ngọc Thêm, Sđd, tr 273.
8. Trần Ngọc Thêm, Sđd, tr 287-289.
9. Leopold Cadiere, Tế Nam Giao, Le sacrifice du Nam Giao, NXB. Đà Nẵng, 1995, tr 83.
10. L.Cadiere, Sđd, tr 84.
11. L.Cadiere, Sđd, tr 23.
12. Nguyễn Thế Thoại, Sđd, tr 246.
13. L.Cadiere, Sđd, tr 110.
14. L.Cadiere, Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt Nam, NXB. Văn hóa và thông tin, Hà Nội, 1997, tr 105.
15. Huy Thông, Nét tương đồng giữa văn hóa Công Giáo và văn hóa Việt Nam, Tọa đàm một số vấn đề về văn hóa Công giáo Việt Nam, Hội Đồng Giám mục Việt Nam, Ủy Ban giáo dân.
16. Nguyễn Thế Thoại, Sđd, tr 248.
17. L.Cadiere, Sđd, tr 84.
18. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Bốn Phương, 1951, tr 215.
19. L.Cadiere, Sđd, tr 95.
20. L.Cadiere, Sđd, tr 108.
21. L.Cadiere, Sđd, tr tr 110.
22. L.Cadiere, Sđd, tr tr 120.
23. Alexandre de Rodes, Phép giảng tám ngày, Tủ sách đại kết TpHCM, 1993, tr 21.
24. Nguyễn Thế Thoại, Sđd, tr 252.
25. Trần Ngọc Thêm, Sđd, tr 289.
26. Trần Ngọc Thêm, Sđd, tr 289.
27. L.Cadiere, Sđd, tr 120.
28. L.Cadiere, Sđd, tr 105.
29. Nguyễn Thế Thoại, Sđd, tr 248.
30. L.Cadiere, Sđd, tr 136.
Bạn có thỏa mãn với cuộc sống?
Jos. Tú Nạc, NMS
13:03 26/02/2010
BẠN CÓ THỎA MÃN VỚI CUỘC SỐNG?
(Are You Content with Life)
Đúc kết từ những công trình nghiên cứu của bản thân và các nhà tâm lý học khác, David Myers của Trường Đại học Hope thuộc tiểu bang Michigan đã đưa ra những bước sau để dẫn đến hạnh phúc.
1/- Hãy thưởng thức khoảnh khác hiện tại.
Hãy sống với hiện tại: hãy trân trọng nụ cười trên môi con trẻ của bạn, thỏa mãn khi giúp đỡ một người bạn, thú vị khi thu mình trong một cuốn sách hay.
2/- Đòi hỏi sự kiểm soát thời gian của bạn.
Những người hạnh phúc là những người biết sắp xếp những mục tiêu quan trọng, rồi ngắt chúng thành từng phần nhỏ mỗi ngày. Viết một cuốn sách 300 trang là một công việc kinh khủng; kéo dài hai trang mỗi ngày thì quả dễ dàng. Lặp đi lặp lại tiến trình này 150 lần và bạn sẽ có một cuốn sách. Nguyên tắc này có thể áp dụng cho bất kỳ một công việc nào.
3/- Nêu bật tính tích cực.
Ngày càng nhiều bằng chứng thừa nhận rằng những xúc cảm tiêu cực trói buộc chúng ta, trong khi những xúc cảm tích cực có thể thúc đẩy tiến trình phục hồi cơ thể. Những người hạnh phúc đưa ra những bước để kiềm chế những xúc cảm tiêu cực của họ.
4/- Đưa ra những ưu tiên cho những mối quan hệ mật thiết.
Những người cùng với bạn bè, chồng, vợ, đồng nghiệp thân thiết sẽ đối phó tốt hơn với những trạng thái căng thẳng chẳng hạn như mất người thân, mất công ăn việc làm. Bệnh tật, thậm chí bị hãm hiếp. Theo một cuộc thăm dò ý kiến của Trung tâm Nghiên cứu Quan điểm Quốc gia Hoa Kỳ (U.S. National Opinion Research Center), những người mà có thể kể được tên năm người bạn thân thì 60% trong số họ nhiều khả năng là “vô cùng hạnh phúc” hơn là những người chẳng kể được tên ai.
5/- Hãy lộ ra vẻ hạnh phúc.
Những nghiên cứu cho thấy rằng những ai biểu lộ một khuôn mặt vui sướng, hẳn thực sự cảm thấy thoải mái hơn. Những cơ mặt hình như luôn là nụ cười rạng rỡ gây ra những cảm xúc thực sự trong não bộ.
6/- Đừng sống vô vị.
Đừng tư lự vẩn vơ chỉ nghĩ tới bản thân hoặc ngồi mình bạn trước truyền hình. Hãy bắt tay vào một việc gì đó mà cần sử dụng đến những kỹ năng của bạn.
7/- Hãy hoạt động.
Thể dục nhịp điệu là dược liệu giải độc nỗi băn khoăn, phiền muộn. Theo một nghiên cứu về những sinh viên suy nhược tinh thần ở mức độ vừa phải tại Đại học Kansas, những sinh viên theo tập trong chương trình thể dục nhịp điệu đã cải thiện tinh thần của họ một cách đột ngột. Những người trong nhóm thư giãn tinh thần chỉ thấy khá hơn đôi chút mà thôi.
8/- Hãy nghỉ ngơi.
Những người hạnh phúc tràn trề nhựa sống, nhưng họ cũng dành thời gian để ngủ và một mình tĩnh tại đàm tâm.
9/- Hãy chăm sóc phần linh hồn.
Nghiên cứu về đức tin và tình trạng hạnh phúc đã chỉ ra rằng những người sùng đạo một cách tích cực thì hạnh phúc hơn hẳn những người khô khan đạo nghĩa. Điều này đã được xác nhận trong một cuộc khảo sát bởi Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Princeton và Tổ chức Gallup về “Tình trạng Tôn giáo ở Mỹ” (State of Religion in America). Những người mộ đạo, dường như, rất ít sử dụng ma túy và rượu, ít khi ly dị hoặc tự tử hơn.
Dĩ nhiên, đức tin không thể bảo đảm rằng chúng ta sẽ không tránh khỏi u buồn, và cũng như những nguyên tắc cũng chẳng phác họa ra ở đây. Nhưng được áp dụng đồng bộ, chúng có thể thúc đẩy bạn bước trên con đường dẫn đến hạnh phúc.
Hạnh phúc không cần biết giới tính.
Hạnh phúc không lệ thuộc vào tuổi tác.
Giàu có không sinh ra hạnh phúc.
Hạnh phúc và hôn nhân cùng sánh bước bên nhau.
(Are You Content with Life)
Đúc kết từ những công trình nghiên cứu của bản thân và các nhà tâm lý học khác, David Myers của Trường Đại học Hope thuộc tiểu bang Michigan đã đưa ra những bước sau để dẫn đến hạnh phúc.
1/- Hãy thưởng thức khoảnh khác hiện tại.
Hãy sống với hiện tại: hãy trân trọng nụ cười trên môi con trẻ của bạn, thỏa mãn khi giúp đỡ một người bạn, thú vị khi thu mình trong một cuốn sách hay.
2/- Đòi hỏi sự kiểm soát thời gian của bạn.
Những người hạnh phúc là những người biết sắp xếp những mục tiêu quan trọng, rồi ngắt chúng thành từng phần nhỏ mỗi ngày. Viết một cuốn sách 300 trang là một công việc kinh khủng; kéo dài hai trang mỗi ngày thì quả dễ dàng. Lặp đi lặp lại tiến trình này 150 lần và bạn sẽ có một cuốn sách. Nguyên tắc này có thể áp dụng cho bất kỳ một công việc nào.
3/- Nêu bật tính tích cực.
Ngày càng nhiều bằng chứng thừa nhận rằng những xúc cảm tiêu cực trói buộc chúng ta, trong khi những xúc cảm tích cực có thể thúc đẩy tiến trình phục hồi cơ thể. Những người hạnh phúc đưa ra những bước để kiềm chế những xúc cảm tiêu cực của họ.
4/- Đưa ra những ưu tiên cho những mối quan hệ mật thiết.
Những người cùng với bạn bè, chồng, vợ, đồng nghiệp thân thiết sẽ đối phó tốt hơn với những trạng thái căng thẳng chẳng hạn như mất người thân, mất công ăn việc làm. Bệnh tật, thậm chí bị hãm hiếp. Theo một cuộc thăm dò ý kiến của Trung tâm Nghiên cứu Quan điểm Quốc gia Hoa Kỳ (U.S. National Opinion Research Center), những người mà có thể kể được tên năm người bạn thân thì 60% trong số họ nhiều khả năng là “vô cùng hạnh phúc” hơn là những người chẳng kể được tên ai.
5/- Hãy lộ ra vẻ hạnh phúc.
Những nghiên cứu cho thấy rằng những ai biểu lộ một khuôn mặt vui sướng, hẳn thực sự cảm thấy thoải mái hơn. Những cơ mặt hình như luôn là nụ cười rạng rỡ gây ra những cảm xúc thực sự trong não bộ.
6/- Đừng sống vô vị.
Đừng tư lự vẩn vơ chỉ nghĩ tới bản thân hoặc ngồi mình bạn trước truyền hình. Hãy bắt tay vào một việc gì đó mà cần sử dụng đến những kỹ năng của bạn.
7/- Hãy hoạt động.
Thể dục nhịp điệu là dược liệu giải độc nỗi băn khoăn, phiền muộn. Theo một nghiên cứu về những sinh viên suy nhược tinh thần ở mức độ vừa phải tại Đại học Kansas, những sinh viên theo tập trong chương trình thể dục nhịp điệu đã cải thiện tinh thần của họ một cách đột ngột. Những người trong nhóm thư giãn tinh thần chỉ thấy khá hơn đôi chút mà thôi.
8/- Hãy nghỉ ngơi.
Những người hạnh phúc tràn trề nhựa sống, nhưng họ cũng dành thời gian để ngủ và một mình tĩnh tại đàm tâm.
9/- Hãy chăm sóc phần linh hồn.
Nghiên cứu về đức tin và tình trạng hạnh phúc đã chỉ ra rằng những người sùng đạo một cách tích cực thì hạnh phúc hơn hẳn những người khô khan đạo nghĩa. Điều này đã được xác nhận trong một cuộc khảo sát bởi Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Princeton và Tổ chức Gallup về “Tình trạng Tôn giáo ở Mỹ” (State of Religion in America). Những người mộ đạo, dường như, rất ít sử dụng ma túy và rượu, ít khi ly dị hoặc tự tử hơn.
Dĩ nhiên, đức tin không thể bảo đảm rằng chúng ta sẽ không tránh khỏi u buồn, và cũng như những nguyên tắc cũng chẳng phác họa ra ở đây. Nhưng được áp dụng đồng bộ, chúng có thể thúc đẩy bạn bước trên con đường dẫn đến hạnh phúc.
Hạnh phúc không cần biết giới tính.
Hạnh phúc không lệ thuộc vào tuổi tác.
Giàu có không sinh ra hạnh phúc.
Hạnh phúc và hôn nhân cùng sánh bước bên nhau.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đà Lạt Ngày Nắng Ấm
Nguyễn Ngọc Liên
23:09 26/02/2010
ĐÀ LẠT NGÀY NẮNG ẤM
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Nắng tháng ba hiền lành như cây cỏ
Lòng nhẹ tênh chẳng còn gợn chút buồn
Tôi chợt ước mình sẽ là ngọn gió
Cùng với người dạo bước du xuân...
(Trích thơ của CV)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền