Phụng Vụ - Mục Vụ
Lấy cái rác, cái xà
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
00:12 26/02/2019
Chúa Nhật VIII Thường Niên, năm C
Lc 6,39-45
Ở một đền thờ bên Hy Lạp có ghi dòng chữ :” Hãy biết mình “. Người ta lấy làm kỳ lạ sao lại viết “ Hãy biết mình “.Biết mình thì khó mà biết người ta hay thấy người ta thì dễ. Bởi ví không ai gần gũi ta hơn chính ta, không ai biết ta hơn chính ta.Tuy nhiên, biết mình vẫn luôn là một bí ẩn, là một điều thiêng liêng, kỳ diệu. Chắc gì cả cuộc đời ta có thể biết ta rõ ràng, nhưng ta lại thấy kẻ khác, hiểu những điều nhỏ nhặt, những sự li ti trong đời của họ. Cái xà tức những lỗi lầm to lớn trong ta, chúng ta không thể thấy được, hiểu được cái tật xấu, sự lỗi phạm của chúng ta, có lẽ vì chúng ta sống gần chúng ta quá hoặc chúng ta tự cho mình là hoàn hảo,là tuyệt vời,nên không nhận ra tội lỗi nặng nề của ta.
Để làm người lãnh đạo, chỉ đạo người khác không phải chỉ ăn nói qua loa, suy nghĩ hời hợt là có thể dẫn dắt người khác bởi vì “ Mù mà lại dẫn mù được sao ? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố ?" ( Lc 6, 39 ).
Vâng, người lãnh đạo phải là người có tài có đức. Lời nói phải đi đôi với hành động. Nếu chỉ đánh võ miệng mà việc làm không ra gì thì có thể làm cho bản thân người đó và nhiều người bị họa lây.Chính vì thế, người hướng đạo, người dẫn đường phải là người có tâm trong sáng, việc làm công tâm vv…Con người có nhiều tội, có nhiều sai lầm, nhưng cái tội dễ phạm nhất là tội nghĩ xấu, nghĩ sai, nghĩ bậy về người khác. Đó là tội xét đoán.
Và để có đôi mắt trong sáng, chúng ta không được nhìn vào mắt người khác để bới lông tìm vết, để chỉ thấy cái rác của họ, nhưng hãy nhìn vào cõi lòng, vào tâm hồn, vào con tim của ta để nhận ra sự ích kỷ, tự mãn, kiêu căng của cái xà, đồng thời tránh sự phô trương giả hình, khoe khoang của ta. Tục ngữ có câu:” Việc người thì sáng, việc mình thì quáng “. Việc người ta mình dễ xía vào, dễ nhận ra, còn việc của mình thì mình không thể nào nhận ra được, chứ đừng nói đến việc giải quyết vv… Các nhà tu đức thường khuyên chúng ta hồi tâm, hoán cải, đổi mới . Có hồi tâm suy nghĩ nhìn lên Chúa để thấy ta còn khiếm khuyết quá nhiều, nên cố gắng thay đổi để bắt chước Chúa là Đấng hoàn thiện, chí thánh, chí tôn…Thánh Augustinô thường cầu nguyện :” Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con “. Biết Chúa để chúng ta học đòi bắt chước và trở nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện. Biết mình để thấy mình yếu hèn, bất toàn, nên mình phải cố gắng từng giây,từng giờ để đổi mới…Biết mình là yếu hèn, tội lỗi để mình không khe khắt, lên án, gắt gỏng với anh em, với người khác, với tha nhân. Biết mình sống che đậy, giả hình để mình quảng đại với anh em. Biết mình thích khuếch đại, phô trương, tự mãn để mình đừng phê phán, đoán xét, gây tổn thương cho anh em. Chúng ta không coi cái xà trong mắt mình nhỏ hơn cái xà trong mắt anh em. Đừng thổi phồng tội của người khác và thu hẹp tội của mình. Khiêm nhượng sửa mình trước khi góp ý, sửa lỗi anh em, sửa lỗi người khác.
Để lấy cái xà ra khỏi mắt, Chúa Giêsu khuyên mọi người hãy đến với Người, hãy học cùng Người vì Người khiêm nhượng và hiền hậu trong lòng. Chúa nói :” Cây tốt sinh trái tốt.Cây xấu sinh trái xấu “ ( Lc 6, 43 ). Chúa là Đấng : “ Chân, Thiện,Mỹ “. Ngài là nguồn mạch tình yêu, Ngài là Đấng hiền lành, khiêm nhượng. Lắng nghe Lời của Ngài, thực thi Lời của Ngài, chúng ta sẽ trở nên dòng suối tình yêu, trở nên men, muối cho đời.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết lắng nghe và thực thi Lời của Chúa trong đời sống.Xin cho chúng con biết nhận ra những yếu đuối của mình để chúng con luôn biết cảm thông, quảng đại, tha thứ đối với những lỗi lầm của anh chị em.Amen.
GÓP Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Cái rác, cái xà có nghĩa gì trong đoạn Tin mừng hôm nay ?
2.Tại sao chúng ta lại thấy cái rác trong mắt người khác mà không thấy cái xà trong mắt của ta ?
3.Để lấy cái xà ra khỏi mắt mình, chúng ta phải làm gì ?
4.Anh chị em có kinh nghiệm gì về “ Lòng có đầy mới nói ra “?
5.” Cây tốt sinh trái tốt, cây xấu sinh trái xấu “ có nghĩa gì ?
Lc 6,39-45
Ở một đền thờ bên Hy Lạp có ghi dòng chữ :” Hãy biết mình “. Người ta lấy làm kỳ lạ sao lại viết “ Hãy biết mình “.Biết mình thì khó mà biết người ta hay thấy người ta thì dễ. Bởi ví không ai gần gũi ta hơn chính ta, không ai biết ta hơn chính ta.Tuy nhiên, biết mình vẫn luôn là một bí ẩn, là một điều thiêng liêng, kỳ diệu. Chắc gì cả cuộc đời ta có thể biết ta rõ ràng, nhưng ta lại thấy kẻ khác, hiểu những điều nhỏ nhặt, những sự li ti trong đời của họ. Cái xà tức những lỗi lầm to lớn trong ta, chúng ta không thể thấy được, hiểu được cái tật xấu, sự lỗi phạm của chúng ta, có lẽ vì chúng ta sống gần chúng ta quá hoặc chúng ta tự cho mình là hoàn hảo,là tuyệt vời,nên không nhận ra tội lỗi nặng nề của ta.
Để làm người lãnh đạo, chỉ đạo người khác không phải chỉ ăn nói qua loa, suy nghĩ hời hợt là có thể dẫn dắt người khác bởi vì “ Mù mà lại dẫn mù được sao ? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố ?" ( Lc 6, 39 ).
Vâng, người lãnh đạo phải là người có tài có đức. Lời nói phải đi đôi với hành động. Nếu chỉ đánh võ miệng mà việc làm không ra gì thì có thể làm cho bản thân người đó và nhiều người bị họa lây.Chính vì thế, người hướng đạo, người dẫn đường phải là người có tâm trong sáng, việc làm công tâm vv…Con người có nhiều tội, có nhiều sai lầm, nhưng cái tội dễ phạm nhất là tội nghĩ xấu, nghĩ sai, nghĩ bậy về người khác. Đó là tội xét đoán.
Và để có đôi mắt trong sáng, chúng ta không được nhìn vào mắt người khác để bới lông tìm vết, để chỉ thấy cái rác của họ, nhưng hãy nhìn vào cõi lòng, vào tâm hồn, vào con tim của ta để nhận ra sự ích kỷ, tự mãn, kiêu căng của cái xà, đồng thời tránh sự phô trương giả hình, khoe khoang của ta. Tục ngữ có câu:” Việc người thì sáng, việc mình thì quáng “. Việc người ta mình dễ xía vào, dễ nhận ra, còn việc của mình thì mình không thể nào nhận ra được, chứ đừng nói đến việc giải quyết vv… Các nhà tu đức thường khuyên chúng ta hồi tâm, hoán cải, đổi mới . Có hồi tâm suy nghĩ nhìn lên Chúa để thấy ta còn khiếm khuyết quá nhiều, nên cố gắng thay đổi để bắt chước Chúa là Đấng hoàn thiện, chí thánh, chí tôn…Thánh Augustinô thường cầu nguyện :” Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con “. Biết Chúa để chúng ta học đòi bắt chước và trở nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện. Biết mình để thấy mình yếu hèn, bất toàn, nên mình phải cố gắng từng giây,từng giờ để đổi mới…Biết mình là yếu hèn, tội lỗi để mình không khe khắt, lên án, gắt gỏng với anh em, với người khác, với tha nhân. Biết mình sống che đậy, giả hình để mình quảng đại với anh em. Biết mình thích khuếch đại, phô trương, tự mãn để mình đừng phê phán, đoán xét, gây tổn thương cho anh em. Chúng ta không coi cái xà trong mắt mình nhỏ hơn cái xà trong mắt anh em. Đừng thổi phồng tội của người khác và thu hẹp tội của mình. Khiêm nhượng sửa mình trước khi góp ý, sửa lỗi anh em, sửa lỗi người khác.
Để lấy cái xà ra khỏi mắt, Chúa Giêsu khuyên mọi người hãy đến với Người, hãy học cùng Người vì Người khiêm nhượng và hiền hậu trong lòng. Chúa nói :” Cây tốt sinh trái tốt.Cây xấu sinh trái xấu “ ( Lc 6, 43 ). Chúa là Đấng : “ Chân, Thiện,Mỹ “. Ngài là nguồn mạch tình yêu, Ngài là Đấng hiền lành, khiêm nhượng. Lắng nghe Lời của Ngài, thực thi Lời của Ngài, chúng ta sẽ trở nên dòng suối tình yêu, trở nên men, muối cho đời.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết lắng nghe và thực thi Lời của Chúa trong đời sống.Xin cho chúng con biết nhận ra những yếu đuối của mình để chúng con luôn biết cảm thông, quảng đại, tha thứ đối với những lỗi lầm của anh chị em.Amen.
GÓP Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Cái rác, cái xà có nghĩa gì trong đoạn Tin mừng hôm nay ?
2.Tại sao chúng ta lại thấy cái rác trong mắt người khác mà không thấy cái xà trong mắt của ta ?
3.Để lấy cái xà ra khỏi mắt mình, chúng ta phải làm gì ?
4.Anh chị em có kinh nghiệm gì về “ Lòng có đầy mới nói ra “?
5.” Cây tốt sinh trái tốt, cây xấu sinh trái xấu “ có nghĩa gì ?
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:20 26/02/2019
44. TÌNH NGUYỆN ĐỂ CHÂN ĐÁ
Có tiều phu gánh củi vô ý đụng phải thầy thuốc, thầy thuốc hua tay muốn đánh, tiều phu la lên, nói:
- “Tôi tình nguyện để chân đá.”
Người đi đường bèn hỏi ông ta tại sao, tiều phu nói:
- “Chịu đựng được tay của ông ta nhất định là khó sống !”
(Tiếu phủ)
Suy tư 44:
Theo con nhà võ thì một cước bằng ba quyền, tức là sức mạnh của một cú đá bằng ba cái đấm, vậy mà ông tiều phu lại xin thà bị đá hơn là bị đấm, đúng là...điếc không sợ súng, nhưng nếu gặp người có võ nghệ thì dù đấm hay đá cũng đau và nguy hiểm như nhau.
Ma quỷ là tên cám dỗ cực kỳ lợi hại, nó biết dùng tay đấm (cám dỗ gần) và dùng chân đá (cám dỗ xa) để cám dỗ con người.
Với người sợ đau (sợ tội) thì nó cám dỗ xa để cho họ có cảm giác là không đau, cho nên cứ tà tà mà sống trong tội; với người không sợ đau thì nó cám dỗ gần, vì với những người này coi tội lỗi là không ra gì, cho nên cám dỗ gần hay xa thì cũng thế thôi...
“Lạy Đức Chúa Giê-su, bốn mươi ngày cầu nguyện ăn chay trong hoang địa, Chúa đã bị ma quỷ cám dỗ ba lần với những độc chiêu đánh gần và đánh xa để làm cho Chúa phải thua nó, nhưng ma quỷ đã thất bại hoàn toàn vì Chúa đã dùng chính lời Kinh Thánh và sự khiêm tốn để làm cho ma quỷ phải khiếp sợ.
Xin Chúa dạy cho chúng con biết chuẩn bị xa và chuẩn bị gần cho tâm hồn để khỏi sa chước cám dỗ, bằng cách cầu nguyện và sống Lời của Chúa mỗi ngày, và nhất là ban cho chúng con ơn soi sáng, để chúng con nhận ra rằng, cám dỗ xa hay cám dỗ gần cũng đều nguy hiểm như nhau cho linh hồn của chúng con. Amen”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có tiều phu gánh củi vô ý đụng phải thầy thuốc, thầy thuốc hua tay muốn đánh, tiều phu la lên, nói:
- “Tôi tình nguyện để chân đá.”
Người đi đường bèn hỏi ông ta tại sao, tiều phu nói:
- “Chịu đựng được tay của ông ta nhất định là khó sống !”
(Tiếu phủ)
Suy tư 44:
Theo con nhà võ thì một cước bằng ba quyền, tức là sức mạnh của một cú đá bằng ba cái đấm, vậy mà ông tiều phu lại xin thà bị đá hơn là bị đấm, đúng là...điếc không sợ súng, nhưng nếu gặp người có võ nghệ thì dù đấm hay đá cũng đau và nguy hiểm như nhau.
Ma quỷ là tên cám dỗ cực kỳ lợi hại, nó biết dùng tay đấm (cám dỗ gần) và dùng chân đá (cám dỗ xa) để cám dỗ con người.
Với người sợ đau (sợ tội) thì nó cám dỗ xa để cho họ có cảm giác là không đau, cho nên cứ tà tà mà sống trong tội; với người không sợ đau thì nó cám dỗ gần, vì với những người này coi tội lỗi là không ra gì, cho nên cám dỗ gần hay xa thì cũng thế thôi...
“Lạy Đức Chúa Giê-su, bốn mươi ngày cầu nguyện ăn chay trong hoang địa, Chúa đã bị ma quỷ cám dỗ ba lần với những độc chiêu đánh gần và đánh xa để làm cho Chúa phải thua nó, nhưng ma quỷ đã thất bại hoàn toàn vì Chúa đã dùng chính lời Kinh Thánh và sự khiêm tốn để làm cho ma quỷ phải khiếp sợ.
Xin Chúa dạy cho chúng con biết chuẩn bị xa và chuẩn bị gần cho tâm hồn để khỏi sa chước cám dỗ, bằng cách cầu nguyện và sống Lời của Chúa mỗi ngày, và nhất là ban cho chúng con ơn soi sáng, để chúng con nhận ra rằng, cám dỗ xa hay cám dỗ gần cũng đều nguy hiểm như nhau cho linh hồn của chúng con. Amen”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:22 26/02/2019
92. Tất cả mọi việc đều do Đức Chúa Giê-su làm chủ, cho nên trong tất cả mọi việc, chỉ nên nhìn thấy một mình Đức Chúa Giê-su mà thôi.
(Thánh Teresa of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thi ca suy niệm: Chúa nhật tuần 8 thường niên C
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:33 26/02/2019
(Luca 6: 39-45)
NHÂN QỦA
Người mù dẫn dắt kẻ đui,
Cả hai lăn hố, tối thui thấy gì.
Môn đồ mở mắt thấy chi,
Hãy nên hoàn hảo, thực thi tín thành.
Tìm tòi cái rác, cái mành,
Cái đà to lớn, rõ rành mắt ngươi.
Sao nhìn không thấy trong đời,
Giả hình giả nghĩa, nói lời dối gian.
Xét mình nhận lỗi làm càn,
Chiếc đà trong mắt, tiên vàn lấy ra.
Đừng tìm bắt lỗi người ta,
Trước tiên nhận lỗi, thứ tha giải hòa.
Xem kìa cây tốt trổ hoa,
Trái vàng mọng chín, tựa tòa đài sen.
Biết rằng cây xấu bon chen,
Trổ hoa èo ọt, trái đen héo tàn.
Người lành nhân đức trời ban,
Phát sinh sự thiện, chứa chan ân tình.
Tâm hồn tĩnh lặng an bình,
Trổ sinh nhân đức, tâm linh rạng ngời.
Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: Cứ xem trái, thì biết cây. Cây tốt sinh trái tốt và cây xấu sinh trái xấu, đó là lẽ thường. Con người tốt sẽ thực hành điều tốt tự trong lòng của họ phát ra. Hôm nay Chúa mời gọi chúng ta hãy nhìn vào tận đáy tâm hồn mình nơi ẩn dấu những sự tốt lành. Chúng ta thường có khuynh hướng nhìn ra ngoài để tìm sự tốt lành và thánh thiện. Chúng ta hay đánh giá người khác qua dáng vẻ bên ngoài hơn là nhìn sâu vào nội tâm. Nhiều khi chúng ta bị lầm lẫn.
Cây tốt sinh trái tốt. Đó chính là hoa qủa từ bên trong. Đời sống tốt lành thánh thiện được tỏ lộ qua sự thực hành sống đạo như giúp đỡ tha nhân, thăm viếng người già cả, kẻ tù đầy, người túng thiếu và những người không có nơi nương tựa. Những hành động tốt bày tỏ tấm lòng tốt. Người tốt trở nên gương mẫu và là đèn sáng soi cho những người chung quanh.
Làm sao chúng ta có thể dẫn đường cho người khác, nếu chúng ta bị mù lòa. Cách tốt nhất để giúp anh chị em, không phải chỉ là lời nói mà bằng chính những gương sáng trong đời sống. Triết gia Socrate nói rằng: Trời ban cho chúng ta có hai lỗ tai, hai con mắt, nhưng có một cái miệng và một cái lưỡi. Bởii thế chúng ta nên nghe nhiều hơn nói. Nếu chúng ta không có gì nói tốt về người khác, tốt hơn chúng ta hãy thinh lặng. Chúng ta có miệng lưỡi, những lời chúng ta nói ra, sẽ đánh giá chúng ta là người thế nào.
Làm sao chúng ta có thể nói với người anh em rằng để tôi lấy cái rác trong mắt anh, trong khi chúng ta không chú ý cái đà trong mắt mình. Đây là một trong những điểm yếu nơi mỗi người. Chúng ta thường dành qúa nhiều thời giờ nói về người khác như phê bình, chỉ trích, bới móc, xét đoán và chê bai đủ điều. Trong khi chúng ta không dám nhìn vào lỗi mình hoặc chúng ta nghĩ mình đã hoàn hảo.
Truyện xưa kể rằng khi các tu sĩ sống ẩn dật nơi vùng sa mạc bên Ai Cập, có một thầy đã phạm lỗi nặng. Các bậc phụ lão đòi mang thầy ra xét xử. Các vị mời cha bề trên đến. Ngài ra đi đeo một cái rổ có nhiều lỗ. Cha đổ cát vào và đeo sau lưng. Khi ngài đi dọc đường, cát rơi xuống để lại vết. Các phụ lão hỏi tại sao cha làm thế? Ngài trả lời: Tội của tôi rời sau tôi, mọi nơi tôi đi qua, có dấu vết của lỗi lầm. Hầu như những thời gian qua, tôi đã không nhận thấy tội lỗi của tôi. Nghe thế, các bậc phụ lão đã bỏ cuộc xét xử.
Chúng ta được mời gọi nhìn lại chính tâm hồn và sửa lỗi mình trước khi sửa lỗi anh em. Hãy sống như đèn luôn cháy sáng để soi đường chúng ta đi.
THỨ HAI, TUẦN 8 THƯỜNG NIÊN
(Mc 10, 17-27).
NHÂN LÀNH
Một người quỳ gối dâng lời,
Làm sao được sống đời đời Chúa ơi!
Một mình Thiên Chúa cao vời,
Nhân lành tuyệt đối, mọi người kính tin.
Con hằng thờ Chúa nguyện xin,
Chu toàn Thập Giới, con tin vào Ngài.
Ngoại tình, lường gạt lưới chài,
Giết người, trộm cắp, không sai điều nào.
Thảo cha kính mẹ thanh cao,
Trọn lành con muốn, điều nào cần hơn.
Chúa thương bạn trẻ van lơn,
Hãy về bán hết giang sơn ở đời.
Mang đi bố thí cho người,
Anh rầu nét mặt, không lời bỏ đi.
Người giầu giữ được thứ gì,
Thế gian của cải, mất đi phần hồn.
THỨ BA, TUẦN 8 THƯỜNG NIÊN
(Mc 10, 28-31).
GẤP TRĂM
Phê-rô thưa Chúa điều nầy,
Từ bỏ mọi sự, theo Thầy được chi?
Gấp trăm phần thưởng khắc ghi.
Bỏ nhà bỏ cửa, sự gì đã trao.
Bỏ cha bỏ mẹ máu đào,
Bỏ đi đồng ruộng, vườn cao thổ điền.
Vì Thầy buông bỏ túi tiền,
Phúc âm tin tưởng, cửa thiên cao vời.
Hy sinh chịu khổ trong đời,
Gia tài phúc lộc, rạng ngời phúc thiêng.
Theo Thầy ngưỡng vọng cõi thiên,
Trần đời trút bỏ, linh thiêng tìm về.
Chúa ban phần thưởng tư bề,
Cùng đường kiên vững, lời thề tín trung.
Nước Trời nhắm hướng tới cùng,
Vinh quang vĩnh cửu, thiên cung sáng ngời.
THỨ TƯ, TUẦN 8 THƯỜNG NIÊN
(Mc 10, 32-45).
PHỤC VỤ
Chúa lên Giê-rú-sa-lem,
Con Người bị nộp, rồi đem tử hình.
Tông đồ sợ hãi hết mình,
Theo Thầy bị khổ, liều mình bước chân.
Nhạo cười phỉ nhổ xác thân,
Đánh đòn giết chết, lột trần treo cây.
Giê-su mạc khải nay đây,
Nhục hình đang tới, bủa vây cõi đời.
Niềm tin hy vọng rạng ngời,
Ba ngày sống lại, lên trời hiển vinh.
Môn đồ không hiểu nghĩa tình,
Nài xin vinh dự, cung đình thế gian.
Gia-cô-bê lẫn Gio-an,
Ước ngồi bên hữu, cầu ban phúc lành.
Chúa rằng làm lớn cầu danh,
Khiêm nhường phục vụ, thực hành yêu thương.
THỨ NĂM, TUẦN 8 THƯỜNG NIÊN
(Mc 10, 46-52).
ĐƯỢC THẤY
Người mù nghe biết Giê-su,
Con vua Đa-vít, trong khu Hội Đường,
Lại gần lớn tiếng xin thương,
Cho con được thấy, tựa nương bên Ngài.
Nhiều người mắng mỏ chê bai,
Im đi lặng tiếng, Chúa sai gọi vào.
Vui mừng đứng dậy nôn nao,
Muốn chi anh nói, khát khao điều gì.
Lạy Thầy thương xót từ bi,
Mắt con xem thấy, xin đi theo Thầy.
Chúa thương chữa mắt anh nầy,
Đức tin mạnh mẽ, lòng đầy tin yêu.
Mắt anh thông sáng mọi điều,
Cả hồn lẫn xác, mỹ miều cả hai.
Nhận ra Thiên Chúa Ngôi Hai,
Quyền năng phép tắc, đóng vai người trần.
THỨ SÁU, TUẦN 8 THƯỜNG NIÊN
(Mc 11, 11-26).
NHÀ TA
Nhìn xem cây vả lá xanh,
Um tùm không trái, hữu danh vô thường.
Từ nay trụi qủa tơ vương,
Không ai ăn trái, vô phương sống bền.
Trên đường rảo bước vào Đền,
Chướng tai gai mắt, hai bên đổi tiền.
Bán buôn trao đổi gây phiền,
Ồn ào lớn tiếng, chợ phiên mỗi ngày.
Giê-su xô đổ nơi này,
Nơi nhà cầu nguyện, trải bày bán buôn.
Nên hang trộm cắp trầm buồn,
Đâu còn nơi thánh, để luôn phụng thờ.
Các nhà lãnh đạo đền thờ,
Mưu tìm giết Chúa, hững hờ tin vui.
Tránh đừng đụng chạm rút lui,
Chúa đi rao giảng, niềm vui mọi miền.
THỨ BẢY, TUẦN 8 THƯỜNG NIÊN
(Mc 11, 27-33).
THÁCH THỨC
Tin mừng phân rẽ tình yêu,
Đối đầu Thượng Tế, nhiều điều khó khăn.
Nhóm phe Luật Sĩ băn khoăn,
Tập đoàn Kỳ Lão, cản ngăn rao truyền.
Giê-su Cứu Thế dủ khuyên,
Không nghe, không hiểu, cội nguyên là gì.
Hùa nhau bắt bẻ tinh vi,
Quyền nào Chúa đã dời đi chỗ này?
Bán buôn lợi nhuận có hay,
Đền Thờ cai quản, ai thay được nào?
Gio-an Phép Rửa ra sao?
Bởi người, bởi Chúa, trên cao, dưới trần?
Họ rằng không biết, sợ dân,
Chúa không đáp trả, bởi nhân, bởi Trời.
Chúa Con giáng thế xuống đời,
Quyền năng phép tắc, cao vời phúc ân.
Suy Niệm Chúa Nhật VIII Thường Niên – C
Lm Antôn Nguyễn Văn Độ
10:58 26/02/2019
Xét đoán và kết án theo Chúa Giêsu
Suy Niệm Chúa Nhật VIII Thường Niên – C
(Lc 6, 39-45)
Con người chúng ta thường quá độ lượng với chính mình, nhưng lại khắt khe với người khác, thấy lỗi người khác mà không thấy lỗi của mình; phê phán người khác mà không tự phê phán mình; đó là thứ mù quáng và giả hình mà Chúa Giêsu nhiều lần cảnh báo.
Nhìn thấy cái rác trong mắt anh em dễ hơn là thấy cây đà trong mắt mình. Không phải ta không thấy vướng mắt, nhưng là vì ta quá quảng đại với bản thân, thậm trí viện dẫn muôn ngàn lý do để cho rằng cái đà trong mắt ta chẳng có là gì trước mặt mọi người. Tình trạng đó đưa ta đến một khả năng rất dễ thấy cái rác trong mắt anh em mình.
Việc Chúa dạy chúng ta phải làm là “trước hết phải lấy cây đà khỏi mắt mình đi” (Lc 6, 42). Chúa muốn thay đổi cái nhìn, nhận ra mình cần được sửa đổi trước đã, để nhờ thay đổi bản thân, ta không còn thấy và muốn nhặt rác trong mắt anh em mình nữa, rộng lượng hơn đối với anh em. Chúa nói : “Môn đệ không trọng hơn Thầy; nếu môn đệ được giống như Thầy, thì kể là hoàn hảo rồi” (Lc 6, 40). Chúa là Thiên Chúa, Người đã không khắt khe với ta, sao ta lại vượt quá cách Chúa đối xử đại lượng với chúng ta.
Thật lỗi phạm biết bao khi ta xét nét anh em! Ta quên rằng chính ta lắm khi còn tệ hơn thế nữa. Chính bản thân ta vẫn còn đầy những thói hư tật xấu. Khi lên án, chỉ trích anh em, tôi làm như thể ta vô tội. Thực ra đó chỉ là cái đà lớn che đi con người của tôi mà thôi. Tất cả chúng ta được Thiên Chúa đối xử khoan hồng với giá máu châu báu của Chúa Kitô. Nhưng thư hỏi : Chúng ta đã được tha thứ điều gì? Hãy nhớ lại những điều tệ hại và xấu xa chính bản thân ta đã làm trong cuộc đời ta. Thế mà Thiên Chúa đã tha thứ tất cả.
Chuyện kể rằng : Có một vị vị ân sĩ kia, khi đến thăm một đan viện, thấy một tu sĩ làm điều lỗi, ngài có ý lên án. Khi trơ về chòi tong sa mạc, gặp một thiên thần đứn chặn trước cửa và nói : “Ta không cho ngươi vào”. ngài ngạc nhiên hoi : “Tại sao thế thưa ngài ?” Thiên thần đáp : “Thiên Chúa sai ta đến hỏi ngươi, xem ngươi đẩy vị tu sĩ ấy đi đâu ?” Lập tức, vị ấy hối hận thưa : “Tôi đã phạm tội, xin tha cho tôi”. Thiên sứ bao : “Thiên Chúa tha cho ngươi, ngươi hãy giữ mình chớ bao giờ xét đoán ai, trước khi Thiên Chúa xét xử người ấy”.
Chắc chắn không ai muốn sống mà lúc nào cũng bị người khác để ý từng hành vi, cư chi. Vậy đừng làm cho người ta cái gì mình không ưa thích. Chúa nhắc nhớ chúng ta : “Hãy lấy cái đà trong mắt chúng ta trước, rồi lấy rác nơi anh em sau” (Lc 6, 42). Chúa sinh chúng ta ra mỗi người một vẻ để chúng ta đùm bọc nhau, sưa chữa nhau chứ không để hại nhau đâu. Hãy tha thứ và nhiệt tình phục vụ anh em, đừng xét đoánn, đừng lên án. Đó là điều Chúa nhắn nhủ chúng ta hôm nay.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết nghe lời Chúa dạy và đem ra thực hành trong đời sống. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Chúa Nhật VIII Thường Niên – C
(Lc 6, 39-45)
Con người chúng ta thường quá độ lượng với chính mình, nhưng lại khắt khe với người khác, thấy lỗi người khác mà không thấy lỗi của mình; phê phán người khác mà không tự phê phán mình; đó là thứ mù quáng và giả hình mà Chúa Giêsu nhiều lần cảnh báo.
Nhìn thấy cái rác trong mắt anh em dễ hơn là thấy cây đà trong mắt mình. Không phải ta không thấy vướng mắt, nhưng là vì ta quá quảng đại với bản thân, thậm trí viện dẫn muôn ngàn lý do để cho rằng cái đà trong mắt ta chẳng có là gì trước mặt mọi người. Tình trạng đó đưa ta đến một khả năng rất dễ thấy cái rác trong mắt anh em mình.
Việc Chúa dạy chúng ta phải làm là “trước hết phải lấy cây đà khỏi mắt mình đi” (Lc 6, 42). Chúa muốn thay đổi cái nhìn, nhận ra mình cần được sửa đổi trước đã, để nhờ thay đổi bản thân, ta không còn thấy và muốn nhặt rác trong mắt anh em mình nữa, rộng lượng hơn đối với anh em. Chúa nói : “Môn đệ không trọng hơn Thầy; nếu môn đệ được giống như Thầy, thì kể là hoàn hảo rồi” (Lc 6, 40). Chúa là Thiên Chúa, Người đã không khắt khe với ta, sao ta lại vượt quá cách Chúa đối xử đại lượng với chúng ta.
Thật lỗi phạm biết bao khi ta xét nét anh em! Ta quên rằng chính ta lắm khi còn tệ hơn thế nữa. Chính bản thân ta vẫn còn đầy những thói hư tật xấu. Khi lên án, chỉ trích anh em, tôi làm như thể ta vô tội. Thực ra đó chỉ là cái đà lớn che đi con người của tôi mà thôi. Tất cả chúng ta được Thiên Chúa đối xử khoan hồng với giá máu châu báu của Chúa Kitô. Nhưng thư hỏi : Chúng ta đã được tha thứ điều gì? Hãy nhớ lại những điều tệ hại và xấu xa chính bản thân ta đã làm trong cuộc đời ta. Thế mà Thiên Chúa đã tha thứ tất cả.
Chuyện kể rằng : Có một vị vị ân sĩ kia, khi đến thăm một đan viện, thấy một tu sĩ làm điều lỗi, ngài có ý lên án. Khi trơ về chòi tong sa mạc, gặp một thiên thần đứn chặn trước cửa và nói : “Ta không cho ngươi vào”. ngài ngạc nhiên hoi : “Tại sao thế thưa ngài ?” Thiên thần đáp : “Thiên Chúa sai ta đến hỏi ngươi, xem ngươi đẩy vị tu sĩ ấy đi đâu ?” Lập tức, vị ấy hối hận thưa : “Tôi đã phạm tội, xin tha cho tôi”. Thiên sứ bao : “Thiên Chúa tha cho ngươi, ngươi hãy giữ mình chớ bao giờ xét đoán ai, trước khi Thiên Chúa xét xử người ấy”.
Chắc chắn không ai muốn sống mà lúc nào cũng bị người khác để ý từng hành vi, cư chi. Vậy đừng làm cho người ta cái gì mình không ưa thích. Chúa nhắc nhớ chúng ta : “Hãy lấy cái đà trong mắt chúng ta trước, rồi lấy rác nơi anh em sau” (Lc 6, 42). Chúa sinh chúng ta ra mỗi người một vẻ để chúng ta đùm bọc nhau, sưa chữa nhau chứ không để hại nhau đâu. Hãy tha thứ và nhiệt tình phục vụ anh em, đừng xét đoánn, đừng lên án. Đó là điều Chúa nhắn nhủ chúng ta hôm nay.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết nghe lời Chúa dạy và đem ra thực hành trong đời sống. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Văn Độ
Tư cách xấu tốt
Lm Vũđình Tường
21:22 26/02/2019
Cách hành xử của cá nhân ảnh hưởng rất nhiều đến cá nhân đó. Người ta nhìn vào cách hành xử để đánh giá cá nhân đó có tư cách hay thiếu tư cách. Cách hành xử của ta ảnh hưởng đến việc người khác chấp nhận mình đến mức độ nên đến gần hay nên tránh xa, hay nên cẩn trọng khi bắt buộc phải tiếp xúc.
Là Kitô hữu, chúng ta tin tưởng mọi điều tốt lành, tuyệt hảo đều đến từ Thiên Chúa. Thiên Chúa ban cho để chúng ta hưởng dùng và chia sẻ điều tốt hảo đó đến tha nhân, và cùng với tha nhân kiến tạo một đời sống tốt lành, an bình, thịnh vượng và một thế giới tốt đẹp, cho mọi người chung hưởng. Sự xấu xuất hiện khi tự nhận có quyền, và tự ban cho mình quyền ban phát cho người nào họ ưa thích. Điều này hoàn toàn trái với í Thiên Chúa từ lúc sáng tạo. Sau khi sáng tạo vũ trụ Chúa ban vũ trụ đó cho con người làm chủ cả chim trời lẫn cá biển và mọi sinh vật trong đó. Con người có trách nhiệm chung coi sóc, bảo vệ và hưởng thành quả tốt lành do Chúa tạo dựng- Xem Sáng Thế Kí 1,28. Kinh Thánh ghi nhận Satan là kẻ đầu tiên nhận hão chúng là chủ nhân trái đất. Gọi là nhận hão bởi chúng nhận điều chúng không có. Chúng không tạo dựng trái đất. Thiên Chúa tạo dựng trái đất, Satan lại hứa ban trái đất và mọi vinh quang của trái đất cho Đức Kitô khi chúng cám dỗ Ngài (Xem Mat 4,9).
Điều này cho thấy công chính và tốt lành không đi chung với xấu xa. Điều gì, hành động nào, thiếu công chính, thiếu tốt lành đều là trá hình của giả tạo và sự dữ. Sự dữ chung vai, sát cánh với dối trá, gian giảo và lừa gạt. Ma quỷ dối trái, lừa gạt bằng hứa hẹn, khích động lòng tham để con người sa vào cạm bẫy. Nơi nào có công chính, nơi đó đầy bình an, đời sống thanh nhàn, thảnh thơi, có hạnh phúc thật, niềm vui thật. Nơi nào có sự dữ, nơi đó nhiều đau khổ, lắm tang thương, nhiều hối lộ, bất công lan tràn. Mù dẫn mù xuống hố c.39 cho biết dùng sự dữ để cai trị dẫn đến chấp nhận giả tạo. Dùng yêu thương đáp trả sự dữ dẫn đến hoán cải. Hoán cải thành tâm phát xuất tự tâm. Con tim xúc động trước hành động yêu thương dẫn đến hoán cải, thay đổi cuộc sống, thái độ sống, cách hành xử. Như thế lành thánh con đường dẫn đến sự thiện.
Sự dữ tồn tại vì Thiên Chúa ban cho con người quyền tự do lựa chọn lối sống ta thích. Cuối đời ta chịu trách nhiệm cho lựa chọn sống trong đời. Chọn sống tốt lành là chọn cuộc sống mang ơn tha nhân và luôn tạ ơn Thiên Chúa. Sống khiêm nhường nhận ra và tôn trọng tài năng Chúa ban cho tha nhân. Chọn lối sống, khinh người này, chê người kia, bài bác kẻ nọ chính là không nhận ra tài năng của mình. Vì không biết rõ mình nên ghen tị với tha nhân, sống hưởng lạc, kiêu căng, phê bình, chỉ trích, muốn thiên hạ phục dịch mình là chọn cuộc sống tội lỗi, xấu xa.
Chúng ta xin ơn khiêm nhường biết sống đời sống tạ ơn và tâm tình cảm tạ Chúa ban trong cuộc sống.
TiengChuong.org
Good and bad attitudes
Both good and bad attitudes influence a person's behaviour. Our behaviour towards others plays a big part in socializing. Other persons form their opinions of us based on the way we relate to them. It is the image of us they form in their minds and it plays a vital role in friendship relationships. The saying: 'he is a lovely person or an evil person' is the expression of our perception of someone.
We, Christians, believe that all goodness come from God. It is given to us to enjoy life, and to share it with others, and together to make the world to be a better, and safer place for everyone to enjoy. Badness happens when someone claims something as his own possession, and then claims to have the full rights of his own possession. Such a claim is not of God's original intention, but Evil's. We recall, when God created the universe, God gave it to the human race to take care of it, cultivate it and be master of it -Gen1,28. The idea of claiming to have ownership of the earth came from Satan. Such a claim is a false claim since God, not Satan, created the earth. At the temptation of Jesus, Satan promised to give Jesus the splendour of this world which he didn't own Mt. 4,9.
Badness is not only the lacking of goodness, but it is connected to lying. Goodness is something lovely, truthful and honest. God is the source of all goodness. Badness is in the opposite of God's goodness. Wherever there is goodness; life is good and peaceful, and we love others and love life. Wherever badness plays a prominent role; life is full of suffering, unjust dominance, and pains of all kinds are plentiful. As 'a blind man can't guide another blind man' v. 39; using badness to pay for badness leads to further bitterness and vengeance, but using goodness to pay for badness may open a door for reconciliation and a conversion of the heart.
Badness exists because of our own freewill God has given us to choose in life. We are free to choose to live a good life or a bad one, and we are responsible before God for the choices we have made when we finish our earthly journey. When we chose to live a good life we appreciate other peoples' gifts and enjoy it and praise God for his goodness. When we chose to live a bad life we are jealous of other people's gifts, and we do not just have less concern for the welfare of others, but we want them to serve us. We are quick to see the imperfections of others and proud of ourselves. We pray for the gift of meekness to choose goodness in life, and thank God for the many blessings God has given to us.
Là Kitô hữu, chúng ta tin tưởng mọi điều tốt lành, tuyệt hảo đều đến từ Thiên Chúa. Thiên Chúa ban cho để chúng ta hưởng dùng và chia sẻ điều tốt hảo đó đến tha nhân, và cùng với tha nhân kiến tạo một đời sống tốt lành, an bình, thịnh vượng và một thế giới tốt đẹp, cho mọi người chung hưởng. Sự xấu xuất hiện khi tự nhận có quyền, và tự ban cho mình quyền ban phát cho người nào họ ưa thích. Điều này hoàn toàn trái với í Thiên Chúa từ lúc sáng tạo. Sau khi sáng tạo vũ trụ Chúa ban vũ trụ đó cho con người làm chủ cả chim trời lẫn cá biển và mọi sinh vật trong đó. Con người có trách nhiệm chung coi sóc, bảo vệ và hưởng thành quả tốt lành do Chúa tạo dựng- Xem Sáng Thế Kí 1,28. Kinh Thánh ghi nhận Satan là kẻ đầu tiên nhận hão chúng là chủ nhân trái đất. Gọi là nhận hão bởi chúng nhận điều chúng không có. Chúng không tạo dựng trái đất. Thiên Chúa tạo dựng trái đất, Satan lại hứa ban trái đất và mọi vinh quang của trái đất cho Đức Kitô khi chúng cám dỗ Ngài (Xem Mat 4,9).
Điều này cho thấy công chính và tốt lành không đi chung với xấu xa. Điều gì, hành động nào, thiếu công chính, thiếu tốt lành đều là trá hình của giả tạo và sự dữ. Sự dữ chung vai, sát cánh với dối trá, gian giảo và lừa gạt. Ma quỷ dối trái, lừa gạt bằng hứa hẹn, khích động lòng tham để con người sa vào cạm bẫy. Nơi nào có công chính, nơi đó đầy bình an, đời sống thanh nhàn, thảnh thơi, có hạnh phúc thật, niềm vui thật. Nơi nào có sự dữ, nơi đó nhiều đau khổ, lắm tang thương, nhiều hối lộ, bất công lan tràn. Mù dẫn mù xuống hố c.39 cho biết dùng sự dữ để cai trị dẫn đến chấp nhận giả tạo. Dùng yêu thương đáp trả sự dữ dẫn đến hoán cải. Hoán cải thành tâm phát xuất tự tâm. Con tim xúc động trước hành động yêu thương dẫn đến hoán cải, thay đổi cuộc sống, thái độ sống, cách hành xử. Như thế lành thánh con đường dẫn đến sự thiện.
Sự dữ tồn tại vì Thiên Chúa ban cho con người quyền tự do lựa chọn lối sống ta thích. Cuối đời ta chịu trách nhiệm cho lựa chọn sống trong đời. Chọn sống tốt lành là chọn cuộc sống mang ơn tha nhân và luôn tạ ơn Thiên Chúa. Sống khiêm nhường nhận ra và tôn trọng tài năng Chúa ban cho tha nhân. Chọn lối sống, khinh người này, chê người kia, bài bác kẻ nọ chính là không nhận ra tài năng của mình. Vì không biết rõ mình nên ghen tị với tha nhân, sống hưởng lạc, kiêu căng, phê bình, chỉ trích, muốn thiên hạ phục dịch mình là chọn cuộc sống tội lỗi, xấu xa.
Chúng ta xin ơn khiêm nhường biết sống đời sống tạ ơn và tâm tình cảm tạ Chúa ban trong cuộc sống.
TiengChuong.org
Good and bad attitudes
Both good and bad attitudes influence a person's behaviour. Our behaviour towards others plays a big part in socializing. Other persons form their opinions of us based on the way we relate to them. It is the image of us they form in their minds and it plays a vital role in friendship relationships. The saying: 'he is a lovely person or an evil person' is the expression of our perception of someone.
We, Christians, believe that all goodness come from God. It is given to us to enjoy life, and to share it with others, and together to make the world to be a better, and safer place for everyone to enjoy. Badness happens when someone claims something as his own possession, and then claims to have the full rights of his own possession. Such a claim is not of God's original intention, but Evil's. We recall, when God created the universe, God gave it to the human race to take care of it, cultivate it and be master of it -Gen1,28. The idea of claiming to have ownership of the earth came from Satan. Such a claim is a false claim since God, not Satan, created the earth. At the temptation of Jesus, Satan promised to give Jesus the splendour of this world which he didn't own Mt. 4,9.
Badness is not only the lacking of goodness, but it is connected to lying. Goodness is something lovely, truthful and honest. God is the source of all goodness. Badness is in the opposite of God's goodness. Wherever there is goodness; life is good and peaceful, and we love others and love life. Wherever badness plays a prominent role; life is full of suffering, unjust dominance, and pains of all kinds are plentiful. As 'a blind man can't guide another blind man' v. 39; using badness to pay for badness leads to further bitterness and vengeance, but using goodness to pay for badness may open a door for reconciliation and a conversion of the heart.
Badness exists because of our own freewill God has given us to choose in life. We are free to choose to live a good life or a bad one, and we are responsible before God for the choices we have made when we finish our earthly journey. When we chose to live a good life we appreciate other peoples' gifts and enjoy it and praise God for his goodness. When we chose to live a bad life we are jealous of other people's gifts, and we do not just have less concern for the welfare of others, but we want them to serve us. We are quick to see the imperfections of others and proud of ourselves. We pray for the gift of meekness to choose goodness in life, and thank God for the many blessings God has given to us.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và cuộc khủng hoảng lạm dụng
Đặng Tự Do
01:05 26/02/2019
Trong hội nghị thượng đỉnh về lạm dụng tình dục giáo sĩ kết thúc hôm Chúa Nhật 24 tháng Hai tại Vatican, phản ứng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trước các tai tiếng lạm dụng tính dục đã được trích dẫn nhiều lần bởi các thuyết trình viên, khiến nhiều người ngạc nhiên. Nhiều người cho rằng Giáo Hội chỉ bắt đầu xem xét vấn đề này một cách nghiêm chỉnh và đầy ưu tư dưới thời Đức Bênêđíctô XVI.
Tờ Crux, cùng với Đài truyền hình Ba Lan TVP1, đã có một buổi nói chuyện với người gần gũi nhất với Đức Gioan Phaolô II, là Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz của tổng giáo phận Krakow, về chính sách của vị Giáo Hoàng Ba Lan đối với tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ. Đức Hồng Y Dziwisz đã bảo vệ mạnh mẽ di sản của thầy mình.
Khi Đức Gioan Phaolô II phát hiện ra sự thật đằng sau những lời buộc tội lạm dụng tình dục, “ngài vô cùng kinh hoàng”, Đức Hồng Y Dziwisz nói.
“Ngài luôn sống rất mãnh liệt các vấn đề của Giáo Hội: ngài rất thích những điều tốt đẹp về Giáo Hội và cảm thấy buồn trước mọi biểu hiện của tội ác. Tin tức về các linh mục và tu sĩ, những người mà ơn gọi của họ là giúp đỡ mọi người trong việc gặp gỡ Thiên Chúa, lại là nguyên nhân gây ra rất nhiều đau khổ cho những người trẻ tuổi và tai tiếng cho mọi người, làm tổn thương ngài rất nhiều.”
“Don Stanislao” là thư ký riêng của Đức Hồng Y Karol Wojtyła, trong 12 năm ở Krakow trước khi cùng ngài đến Vatican trong 27 năm triều giáo hoàng của ngài. Trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong tuần qua, Đức Hồng Y Dziwisz nói với tờ Crux: “Sự kiện này phù hợp với cách hành động của Đức Gioan Phaolô II.”
Đức Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Theodore McCarrick làm Giám Mục tiên khởi Metuchen, New Jersey, năm 1981; Newark năm 1986; và Washington, D.C. vào năm 2000 - cũng như nâng ông lên hàng Hồng Y vào năm 2001. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Dziwisz cũng khẳng định rằng nếu Đức Gioan Phaolô II còn sống ngài cũng trục xuất McCarrick khỏi hàng giáo sĩ nếu biết rõ tội lỗi của ông này. Những quyết định bổ nhiệm của vị Giáo Hoàng Ba Lan chắc chắn dựa trên các báo cáo của Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ và Bộ Giám Mục.
“Tôi thấy quyết định gần đây về việc loại bỏ McCarrick khỏi Hồng Y đoàn và khỏi chức tư tế hoàn toàn phù hợp với định hướng mà John Paul II đã chỉ định,” Đức Hồng Y Dziwisz nói.
“Trong suốt triều giáo hoàng của ngài, Đức Gioan Phaolô II gần gũi với những người đau khổ, đứng về phía họ và bảo vệ họ, bao gồm những người bị tổn thương bởi những người của Giáo Hội.”
Đức Hồng Y Dziwisz cho biết điều làm ngài hài lòng đó là ban tổ chức hội nghị thượng đỉnh đã trích dẫn các tài liệu được trình bày trong thời giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II như là một điểm tham chiếu quan trọng. Ngài đã khen ngợi Đức Hồng Y Sean O'Malley của Boston và Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna của Malta, cả hai được xem như các nhà cải cách hàng đầu trong việc đối phó với tai ương lạm dụng tính dục, vì đã nhớ lại những lời của Gioan Phaolô II rằng “không chỗ trong đời sống linh mục và tận hiến cho những kẻ làm hại giới trẻ.”
Một số người tại Đức hô hào tản quyền từ Vatican cho các Hội Đồng Giám Mục các nước thường cáo buộc Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cố gắng tạo ra một “triều đình” giáo hoàng, tập trung quyền lực xung quanh mình. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Dziwisz khẳng định rằng đó chỉ là một lời cáo gian.
“Đức Gioan Phaolô II là một người của Công Đồng Vatican Hai. Tính đồng đoàn (collegiality) đối với ngài là một quy tắc cơ bản trong Giáo Hội. Các cộng tác viên của ngài, đặc biệt là những vị đang lãnh đạo các bộ tại Vatican, đã có một liên hệ cá nhân với Đức Gioan Phaolô II và các vị luôn có thể nói chuyện thoải mái với ngài. Các vấn đề quan trọng đã được quyết định cùng nhau tại các cuộc họp các nhà lãnh đạo các bộ, các hội đồng và các ủy ban.”
Đức Hồng Y Dziwisz cũng phủ nhận việc tự mình nắm lấy quyền lực vô song, đặc biệt là khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã già yếu.
“Bí thư cá nhân của Đức Thánh Cha không bao giờ có thể thay thế các nhà lãnh đạo các bộ trong Giáo triều Rôma,” ngài nói.
Những tai tiếng lạm dụng tính dục đầu tiên bùng nổ dữ dội trên các phương tiện truyền thông là tại Canada và Ireland trong hai thập niên 80 và 90 của thế kỷ qua, trước khi cơn bão đổ bộ vào Hoa Kỳ vào đầu những năm 2000. Đức Hồng Y Dziwisz thừa nhận rằng Vatican vào thời điểm đó chỉ mới bắt đầu nhận ra ra sự nghiêm trọng của vấn đề.
“Lúc đó, chúng ta không nhận thức được toàn bộ quy mô của hiện tượng lạm dụng tình dục hoặc bản chất toàn cầu của nó, như chúng ta thấy rõ những vấn đề này ngày hôm nay,” Đức Hồng Y nói với tờ Crux.
Tuy nhiên, theo Đức Hồng Y Dziwisz, Đức Gioan Phaolô II cố gắng tìm ra một định hướng đúng để đương đầu với tai ương này.
“Đức Gioan Phaolô II thấy rằng vấn đề không chỉ giới hạn nơi thảm kịch của các nạn nhân, mà còn có nguy cơ trầm trọng hơn bởi phản ứng sai lầm của các bề trên và các vị bản quyền. Ngài thấy rằng mặc dù có giáo luật và các thủ tục của Giáo Hội, nhưng không phải lúc nào những điều này cũng được các giám mục áp dụng.”
Đức Hồng Y Dziwisz chỉ ra rằng “chính Đức Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng đầu tiên áp đặt nghĩa vụ báo cáo từng trường hợp lạm dụng giáo sĩ trực tiếp lên Bộ Giáo Lý Đức Tin, lúc bấy giờ do Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, vị Giáo Hoàng tương lai, lãnh đạo. Ngài là người mà Đức Gioan Phaolô II tuyệt đối tin tưởng.”
Động thái này, theo Đức Hồng Y Dziwisz, là “nhằm ngăn chặn cám dỗ chôn vùi những vấn đề đau đớn này dưới tấm thảm.”
Khi được hỏi liệu có văn hóa im lặng tại Vatican dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hay không, Đức Hồng Y Dziwisz nói rằng “Ngài là một người rất rõ ràng và không mơ hồ. Bất cứ ai gặp và hợp tác với ngài đều biết rõ rằng trong ngài không có sự chấp nhận hay thỏa hiệp có ý thức với bất kỳ tội ác nào.”
“Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tin rằng Giáo Hội cần sự minh bạch, nhưng cũng có trách nhiệm phải đối xử với mọi người đúng với phẩm giá của họ.”
“Ngài nói rằng trong thời đại chúng ta, Giáo Hội phải nỗ lực hết sức minh bạch giống như một ngôi nhà kính, và đây là hành động đúng đắn.”
Theo Đức Hồng Y Dziwisz, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, có một cái nhìn bao quát về cuộc khủng hoảng lạm dụng.
“Ngài nhận thức rõ rằng cuộc khủng hoảng không chỉ ảnh hưởng đến Giáo Hội mà còn toàn xã hội, và nó có liên quan đến sự rối loạn sâu sắc trong lĩnh vực đạo đức tình dục. Ngài đã chẩn đoán vấn đề này từ rất sớm trong triều giáo hoàng của mình.”
Theo Đức Hồng Y Dziwisz, kết luận của Đức Gioan Phaolô II rất rõ ràng: “Cách duy nhất để đối mặt với cuộc khủng hoảng này và những nguyên nhân tạo ra nó là cổ vũ sự trưởng thành và trách nhiệm trong tình yêu và tình dục của con người.”
Đức Hồng Y Dziwisz kết luận rằng:
“Đức Gioan Phaolô II nhìn thấy điều ác này, nhưng không bao giờ mất hy vọng. Ngài nhìn mọi thứ với một niềm tin mãnh liệt rằng Chúa có thể mang lại những điều tốt lành từ cả từ những sự ác tồi tệ nhất. Ngài tin rằng nơi nào tội lỗi gia tăng, ân sủng sẽ tuôn tràn lai láng.”
Đức Hồng Y nhớ lại hơn một lần, Đức Gioan Phaolô II nói với ngài rằng “Chính cuộc khủng hoảng có thể giúp Giáo Hội thanh lọc chính mình và củng cố Giáo Hội trong sự thánh thiện.”
Source:Crux John Paul’s closest aide defends pope’s legacy on sex abuse scandals
Tờ Crux, cùng với Đài truyền hình Ba Lan TVP1, đã có một buổi nói chuyện với người gần gũi nhất với Đức Gioan Phaolô II, là Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz của tổng giáo phận Krakow, về chính sách của vị Giáo Hoàng Ba Lan đối với tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ. Đức Hồng Y Dziwisz đã bảo vệ mạnh mẽ di sản của thầy mình.
Khi Đức Gioan Phaolô II phát hiện ra sự thật đằng sau những lời buộc tội lạm dụng tình dục, “ngài vô cùng kinh hoàng”, Đức Hồng Y Dziwisz nói.
“Ngài luôn sống rất mãnh liệt các vấn đề của Giáo Hội: ngài rất thích những điều tốt đẹp về Giáo Hội và cảm thấy buồn trước mọi biểu hiện của tội ác. Tin tức về các linh mục và tu sĩ, những người mà ơn gọi của họ là giúp đỡ mọi người trong việc gặp gỡ Thiên Chúa, lại là nguyên nhân gây ra rất nhiều đau khổ cho những người trẻ tuổi và tai tiếng cho mọi người, làm tổn thương ngài rất nhiều.”
“Don Stanislao” là thư ký riêng của Đức Hồng Y Karol Wojtyła, trong 12 năm ở Krakow trước khi cùng ngài đến Vatican trong 27 năm triều giáo hoàng của ngài. Trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong tuần qua, Đức Hồng Y Dziwisz nói với tờ Crux: “Sự kiện này phù hợp với cách hành động của Đức Gioan Phaolô II.”
Đức Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Theodore McCarrick làm Giám Mục tiên khởi Metuchen, New Jersey, năm 1981; Newark năm 1986; và Washington, D.C. vào năm 2000 - cũng như nâng ông lên hàng Hồng Y vào năm 2001. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Dziwisz cũng khẳng định rằng nếu Đức Gioan Phaolô II còn sống ngài cũng trục xuất McCarrick khỏi hàng giáo sĩ nếu biết rõ tội lỗi của ông này. Những quyết định bổ nhiệm của vị Giáo Hoàng Ba Lan chắc chắn dựa trên các báo cáo của Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ và Bộ Giám Mục.
“Tôi thấy quyết định gần đây về việc loại bỏ McCarrick khỏi Hồng Y đoàn và khỏi chức tư tế hoàn toàn phù hợp với định hướng mà John Paul II đã chỉ định,” Đức Hồng Y Dziwisz nói.
“Trong suốt triều giáo hoàng của ngài, Đức Gioan Phaolô II gần gũi với những người đau khổ, đứng về phía họ và bảo vệ họ, bao gồm những người bị tổn thương bởi những người của Giáo Hội.”
Đức Hồng Y Dziwisz cho biết điều làm ngài hài lòng đó là ban tổ chức hội nghị thượng đỉnh đã trích dẫn các tài liệu được trình bày trong thời giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II như là một điểm tham chiếu quan trọng. Ngài đã khen ngợi Đức Hồng Y Sean O'Malley của Boston và Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna của Malta, cả hai được xem như các nhà cải cách hàng đầu trong việc đối phó với tai ương lạm dụng tính dục, vì đã nhớ lại những lời của Gioan Phaolô II rằng “không chỗ trong đời sống linh mục và tận hiến cho những kẻ làm hại giới trẻ.”
Một số người tại Đức hô hào tản quyền từ Vatican cho các Hội Đồng Giám Mục các nước thường cáo buộc Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cố gắng tạo ra một “triều đình” giáo hoàng, tập trung quyền lực xung quanh mình. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Dziwisz khẳng định rằng đó chỉ là một lời cáo gian.
“Đức Gioan Phaolô II là một người của Công Đồng Vatican Hai. Tính đồng đoàn (collegiality) đối với ngài là một quy tắc cơ bản trong Giáo Hội. Các cộng tác viên của ngài, đặc biệt là những vị đang lãnh đạo các bộ tại Vatican, đã có một liên hệ cá nhân với Đức Gioan Phaolô II và các vị luôn có thể nói chuyện thoải mái với ngài. Các vấn đề quan trọng đã được quyết định cùng nhau tại các cuộc họp các nhà lãnh đạo các bộ, các hội đồng và các ủy ban.”
Đức Hồng Y Dziwisz cũng phủ nhận việc tự mình nắm lấy quyền lực vô song, đặc biệt là khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã già yếu.
“Bí thư cá nhân của Đức Thánh Cha không bao giờ có thể thay thế các nhà lãnh đạo các bộ trong Giáo triều Rôma,” ngài nói.
Những tai tiếng lạm dụng tính dục đầu tiên bùng nổ dữ dội trên các phương tiện truyền thông là tại Canada và Ireland trong hai thập niên 80 và 90 của thế kỷ qua, trước khi cơn bão đổ bộ vào Hoa Kỳ vào đầu những năm 2000. Đức Hồng Y Dziwisz thừa nhận rằng Vatican vào thời điểm đó chỉ mới bắt đầu nhận ra ra sự nghiêm trọng của vấn đề.
“Lúc đó, chúng ta không nhận thức được toàn bộ quy mô của hiện tượng lạm dụng tình dục hoặc bản chất toàn cầu của nó, như chúng ta thấy rõ những vấn đề này ngày hôm nay,” Đức Hồng Y nói với tờ Crux.
Tuy nhiên, theo Đức Hồng Y Dziwisz, Đức Gioan Phaolô II cố gắng tìm ra một định hướng đúng để đương đầu với tai ương này.
“Đức Gioan Phaolô II thấy rằng vấn đề không chỉ giới hạn nơi thảm kịch của các nạn nhân, mà còn có nguy cơ trầm trọng hơn bởi phản ứng sai lầm của các bề trên và các vị bản quyền. Ngài thấy rằng mặc dù có giáo luật và các thủ tục của Giáo Hội, nhưng không phải lúc nào những điều này cũng được các giám mục áp dụng.”
Đức Hồng Y Dziwisz chỉ ra rằng “chính Đức Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng đầu tiên áp đặt nghĩa vụ báo cáo từng trường hợp lạm dụng giáo sĩ trực tiếp lên Bộ Giáo Lý Đức Tin, lúc bấy giờ do Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, vị Giáo Hoàng tương lai, lãnh đạo. Ngài là người mà Đức Gioan Phaolô II tuyệt đối tin tưởng.”
Động thái này, theo Đức Hồng Y Dziwisz, là “nhằm ngăn chặn cám dỗ chôn vùi những vấn đề đau đớn này dưới tấm thảm.”
Khi được hỏi liệu có văn hóa im lặng tại Vatican dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hay không, Đức Hồng Y Dziwisz nói rằng “Ngài là một người rất rõ ràng và không mơ hồ. Bất cứ ai gặp và hợp tác với ngài đều biết rõ rằng trong ngài không có sự chấp nhận hay thỏa hiệp có ý thức với bất kỳ tội ác nào.”
“Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tin rằng Giáo Hội cần sự minh bạch, nhưng cũng có trách nhiệm phải đối xử với mọi người đúng với phẩm giá của họ.”
“Ngài nói rằng trong thời đại chúng ta, Giáo Hội phải nỗ lực hết sức minh bạch giống như một ngôi nhà kính, và đây là hành động đúng đắn.”
Theo Đức Hồng Y Dziwisz, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, có một cái nhìn bao quát về cuộc khủng hoảng lạm dụng.
“Ngài nhận thức rõ rằng cuộc khủng hoảng không chỉ ảnh hưởng đến Giáo Hội mà còn toàn xã hội, và nó có liên quan đến sự rối loạn sâu sắc trong lĩnh vực đạo đức tình dục. Ngài đã chẩn đoán vấn đề này từ rất sớm trong triều giáo hoàng của mình.”
Theo Đức Hồng Y Dziwisz, kết luận của Đức Gioan Phaolô II rất rõ ràng: “Cách duy nhất để đối mặt với cuộc khủng hoảng này và những nguyên nhân tạo ra nó là cổ vũ sự trưởng thành và trách nhiệm trong tình yêu và tình dục của con người.”
Đức Hồng Y Dziwisz kết luận rằng:
“Đức Gioan Phaolô II nhìn thấy điều ác này, nhưng không bao giờ mất hy vọng. Ngài nhìn mọi thứ với một niềm tin mãnh liệt rằng Chúa có thể mang lại những điều tốt lành từ cả từ những sự ác tồi tệ nhất. Ngài tin rằng nơi nào tội lỗi gia tăng, ân sủng sẽ tuôn tràn lai láng.”
Đức Hồng Y nhớ lại hơn một lần, Đức Gioan Phaolô II nói với ngài rằng “Chính cuộc khủng hoảng có thể giúp Giáo Hội thanh lọc chính mình và củng cố Giáo Hội trong sự thánh thiện.”
Source:Crux
Sứ điệp Mùa Chay 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô
J.B. Đặng Minh An dịch
14:47 26/02/2019
Như thông lệ trước Mùa Chay hàng năm, sáng thứ Ba 26 tháng Hai, Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ Dịch vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện, và các phụ tá của ngài đã tổ chức một cuộc họp báo tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh để công bố sứ điệp Mùa Chay 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Chủ đề của sứ điệp năm nay lấy từ thư của thánh Phaolô gởi giáo đoàn Rôma: “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.” (Rm 8,19).
Dưới đây là bản dịch Việt ngữ toàn văn sứ điệp này.
“Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.” (Rm 8: 19)
Anh chị em thân mến,
Mỗi năm, thông qua Giáo Hội Mẹ, Thiên Chúa “ban cho chúng ta mùa hân hoan này khi chúng ta chuẩn bị mừng đón mầu nhiệm Vượt Qua với lòng trí được đổi mới… khi chúng ta nhớ lại những sự kiện vĩ đại đã mang đến cho chúng ta cuộc sống mới trong Chúa Kitô (Kinh Tiền Tụng Mùa Chay I). Do đó, chúng ta có thể hành trình từ mùa Phục Sinh này đến mùa Phục Sinh khác hướng đến sự viên mãn của ơn cứu độ chúng ta đã được nhận lãnh nhờ mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô – “vì trong hy vọng chúng ta đã được cứu” (Rm 8:24). Mầu nhiệm cứu độ này, đã hoạt động nơi chúng ta trong cuộc sống dương thế, là một quá trình năng động cũng bao trùm lịch sử và tất cả muôn loài thọ tạo. Như Thánh Phaolô nói: “muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người” (Rm 8:19). Trong viễn cảnh này, tôi muốn đưa ra một vài suy tư để đồng hành cùng hành trình hoán cải của chúng ta trong Mùa Chay sắp tới.
1. Ơn cứu chuộc của muôn loài thọ tạo
Cử hành Tam nhật Vượt qua kính nhớ cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, là đỉnh cao của năm Phụng Vụ, kêu gọi chúng ta hàng năm thực hiện một hành trình chuẩn bị, với nhận thức rằng được đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô (xem Rôma 8:29) là một món quà vô giá của lòng thương xót Chúa.
Khi chúng ta sống như con cái Chúa, như những người được cứu chuộc, được dẫn dắt bởi Chúa Thánh Thần (xem Rôma 8:14) và có khả năng nhìn nhận và tuân thủ luật pháp Chúa, bắt đầu với lề luật được ghi khắc trong tâm hồn và trong tự nhiên, chúng ta cũng mang lại lợi ích cho sáng tạo bằng cách hợp tác trong công trình cứu độ của tất cả tạo vật. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô nói rằng muôn loài thọ tạo háo hức đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người; nói cách khác, tất cả những ai được hưởng ân sủng của mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu có thể trải nghiệm sự viên mãn trong ơn cứu chuộc của chính thân xác con người. Khi tình yêu của Chúa Kitô biến đổi cuộc sống của các thánh trong tinh thần, thể xác và linh hồn, các ngài ca khen tán tụng Thiên Chúa. Thông qua cầu nguyện, chiêm niệm và nghệ thuật, các ngài cũng bao gồm các thụ tạo khác trong lời tụng ca đó, như chúng ta thấy được thể hiện một cách đáng ngưỡng mộ trong “Bài ca Tạo vật”, của Thánh Phanxicô thành Assisi (x. Laudato Si, 87). Tuy nhiên, trong thế giới này, sự hài hòa được hình thành bởi ơn cứu độ liên tục bị đe dọa bởi sức mạnh tiêu cực của tội lỗi và sự chết.
2. Sức mạnh hủy diệt của tội lỗi
Thật vậy, khi chúng ta không sống như con cái Chúa, chúng ta thường cư xử theo chiều hướng hủy diệt đối với người lân cận và các thụ tạo khác - cũng như chính chúng ta - vì chúng ta bắt đầu nghĩ, một cách có ý thức hay vô thức, rằng chúng ta có thể sử dụng chúng theo ý chúng ta muốn. Khi đó, sự quá độ chiếm ưu thế: chúng ta bắt đầu sống một cuộc sống vượt quá những giới hạn được áp đặt bởi chính tình trạng con người và bản chất của chúng ta. Chúng ta chiều theo những mong muốn vô độ mà Sách Khôn ngoan coi là điển hình của kẻ vô đạo, là những người hành động mà không nghĩ gì đến Chúa cũng chẳng có chút hy vọng cho tương lai (xem 2: 1-11). Trừ khi chúng ta giữ khuynh hướng liên tục hướng tới lễ Phục sinh, hướng về phía chân trời Phục sinh, não trạng được thể hiện trong các khẩu hiệu “Tôi muốn tất cả và tôi muốn ngay bây giờ!” và “Quá nhiều chẳng bao giờ là đủ” sẽ dành được thế thượng phong.
Căn nguyên của mọi sự ác, như chúng ta biết, là tội lỗi, mà từ lần xuất hiện đầu tiên, nó đã phá vỡ sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa, với những người khác và với chính thiên nhiên, mà chúng ta được liên kết một cách đặc biệt qua cơ thể của chúng ta. Sự rạn nứt trong tình hiệp thông với Thiên Chúa cũng làm suy yếu mối quan hệ hài hòa của chúng ta với môi trường mà chúng ta được kêu gọi để sống, đến nỗi vườn địa đàng đã trở thành một nơi hoang dã (x. Stk 3: 17-18). Tội lỗi dẫn con người đến chỗ coi mình là thần minh của thiên nhiên, coi mình là chủ nhân tuyệt đối của nó và sử dụng nó, không phải cho những mục đích phù hợp với thánh ý của Đấng Tạo Hóa, mà vì tư lợi của chính mình, gây phương hại cho các tạo vật khác.
Một khi luật Thiên Chúa, luật tình yêu, bị từ bỏ, thì luật mạnh được yếu thua sẽ thắng thế. Tội lỗi ẩn giấu trong lòng con người (x. Mc 7: 20-23) mang hình dạng của sự tham lam và theo đuổi lạc thú vô độ, thiếu quan tâm đến thiện ích của người khác và thậm chí của chính mình. Nó dẫn đến việc khai thác sáng tạo, cả con người lẫn môi trường, do sự thèm muốn không kềm chế, trong đó coi mọi ham muốn như một quyền [đáng được hưởng], và sớm hay muộn sẽ hủy diệt tất cả những gì trong tầm tay của nó.
3. Sức mạnh chữa lành của sự ăn năn và tha thứ
Muôn loài thọ tạo đang cần một cách cấp thiết sự mặc khải vinh quang của con cái Thiên Chúa, là những người đã được tạo ra như “một thọ tạo mới”. Vì “ai ở trong Đức Kitô thì đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi.”(2 Cr 5:17). Thật vậy, khi được mặc khải, bản thân tạo vật có thể đón mừng một cuộc Vượt Qua, mở chính mình ra trước một trời mới và một đất mới (x. Kh 21: 1). Con đường đến với lễ Phục sinh đòi hỏi chúng ta phải canh tân diện mạo và tâm hồn mình như các Kitô hữu thông qua sự ăn năn, hoán cải và tha thứ, để sống trọn vẹn ân sủng dồi dào của mầu nhiệm Phục sinh.
Sự “trông mong háo hức” này, sự mong đợi của mọi loài thụ tạo này, sẽ được viên mãn trong sự mặc khải con cái Thiên Chúa, nghĩa là khi các Kitô hữu và tất cả mọi người bước một cách dứt khoát vào “cuộc hành trình” đòi hỏi sự hoán cải. Mọi loài thụ tạo được kêu gọi, cùng với chúng ta, “thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rm 8:21). Mùa Chay là một dấu hiệu bí tích của sự chuyển hoá này. Mùa Chay mời gọi các Kitô hữu thể hiện mầu nhiệm Vượt qua sâu sắc và cụ thể hơn trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội của họ, trên hết qua việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí.
Chay tịnh, nghĩa là học cách thay đổi thái độ của chúng ta đối với người khác và tất cả những loài thọ tạo, học cách từ bỏ cám dỗ “nuốt chửng” mọi thứ để thỏa mãn lòng khao khát tham lam của chúng ta và sẵn sàng chịu đựng cho tình yêu, là điều có thể lấp đầy sự trống rỗng trong con tim chúng ta. Lời cầu nguyện dạy chúng ta từ bỏ thói thờ ngẫu tượng và sự tự mãn của bản ngã, giúp ta nhìn ra rằng chúng ta cần đến Chúa và lòng thương xót của Ngài. Việc bố thí, nhờ đó chúng ta thoát khỏi sự điên rồ của việc tích trữ mọi thứ cho bản thân với niềm tin viễn vông rằng chúng ta có thể bảo đảm cho mình một tương lai không hề thuộc về chúng ta. Và như thế, chúng ta có thể tái khám phá niềm vui trong chương trình của Chúa dành cho sáng tạo và cho mỗi người chúng ta, đó là yêu mến Người, anh chị em của chúng ta, và toàn bộ thế giới, và tìm thấy nơi tình yêu này hạnh phúc đích thực của chúng ta.
Anh chị em thân mến, thời kỳ “mùa chay” trong bốn mươi ngày của Con Thiên Chúa trong sa mạc thiên nhiên là nhằm biến nó một lần nữa trở thành khu vườn hiệp thông với Thiên Chúa như trước khi xảy ra tội nguyên tổ (x. Mc 1: 12-13; là 51: 3). Cầu xin Mùa Chay năm nay của chúng ta là một hành trình trên cùng con đường đó, mang lại niềm hy vọng của Chúa Kitô cho sáng tạo, để thiên nhiên có thể “được giải thoát khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rm 8:21). Chúng ta đừng để mùa hồng ân này trôi qua vô ích! Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta cất bước trên con đường hoán cải thực sự. Chúng ta hãy bỏ lại sau lưng tính ích kỷ và sự tự hấp thụ vào chính mình, nhưng hướng đến sự Phục sinh của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy đứng bên cạnh những anh chị em đang túng thiếu của chúng ta, chia sẻ những của cải tinh thần và vật chất của chúng ta với họ. Nhờ thế, khi chào đón vào cuộc sống của chúng ta một cách cụ thể chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và cái chết, chúng ta cũng sẽ phản chiếu ánh quang rạng rỡ quyền năng biến đổi của chiến thắng ấy cho tất cả các tạo vật.
+ Đức Thánh Cha Phanxicô
Từ Vatican ngày 4 tháng 10, 2018
Lễ Thánh Phanxicô thành Assisi
Công bố: 26 tháng Hai, 2019
Source: Libreria Editrice Vaticana MESSAGE OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS FOR LENT 2019
Chủ đề của sứ điệp năm nay lấy từ thư của thánh Phaolô gởi giáo đoàn Rôma: “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.” (Rm 8,19).
Dưới đây là bản dịch Việt ngữ toàn văn sứ điệp này.
“Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.” (Rm 8: 19)
Anh chị em thân mến,
Mỗi năm, thông qua Giáo Hội Mẹ, Thiên Chúa “ban cho chúng ta mùa hân hoan này khi chúng ta chuẩn bị mừng đón mầu nhiệm Vượt Qua với lòng trí được đổi mới… khi chúng ta nhớ lại những sự kiện vĩ đại đã mang đến cho chúng ta cuộc sống mới trong Chúa Kitô (Kinh Tiền Tụng Mùa Chay I). Do đó, chúng ta có thể hành trình từ mùa Phục Sinh này đến mùa Phục Sinh khác hướng đến sự viên mãn của ơn cứu độ chúng ta đã được nhận lãnh nhờ mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô – “vì trong hy vọng chúng ta đã được cứu” (Rm 8:24). Mầu nhiệm cứu độ này, đã hoạt động nơi chúng ta trong cuộc sống dương thế, là một quá trình năng động cũng bao trùm lịch sử và tất cả muôn loài thọ tạo. Như Thánh Phaolô nói: “muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người” (Rm 8:19). Trong viễn cảnh này, tôi muốn đưa ra một vài suy tư để đồng hành cùng hành trình hoán cải của chúng ta trong Mùa Chay sắp tới.
1. Ơn cứu chuộc của muôn loài thọ tạo
Cử hành Tam nhật Vượt qua kính nhớ cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, là đỉnh cao của năm Phụng Vụ, kêu gọi chúng ta hàng năm thực hiện một hành trình chuẩn bị, với nhận thức rằng được đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô (xem Rôma 8:29) là một món quà vô giá của lòng thương xót Chúa.
Khi chúng ta sống như con cái Chúa, như những người được cứu chuộc, được dẫn dắt bởi Chúa Thánh Thần (xem Rôma 8:14) và có khả năng nhìn nhận và tuân thủ luật pháp Chúa, bắt đầu với lề luật được ghi khắc trong tâm hồn và trong tự nhiên, chúng ta cũng mang lại lợi ích cho sáng tạo bằng cách hợp tác trong công trình cứu độ của tất cả tạo vật. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô nói rằng muôn loài thọ tạo háo hức đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người; nói cách khác, tất cả những ai được hưởng ân sủng của mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu có thể trải nghiệm sự viên mãn trong ơn cứu chuộc của chính thân xác con người. Khi tình yêu của Chúa Kitô biến đổi cuộc sống của các thánh trong tinh thần, thể xác và linh hồn, các ngài ca khen tán tụng Thiên Chúa. Thông qua cầu nguyện, chiêm niệm và nghệ thuật, các ngài cũng bao gồm các thụ tạo khác trong lời tụng ca đó, như chúng ta thấy được thể hiện một cách đáng ngưỡng mộ trong “Bài ca Tạo vật”, của Thánh Phanxicô thành Assisi (x. Laudato Si, 87). Tuy nhiên, trong thế giới này, sự hài hòa được hình thành bởi ơn cứu độ liên tục bị đe dọa bởi sức mạnh tiêu cực của tội lỗi và sự chết.
2. Sức mạnh hủy diệt của tội lỗi
Thật vậy, khi chúng ta không sống như con cái Chúa, chúng ta thường cư xử theo chiều hướng hủy diệt đối với người lân cận và các thụ tạo khác - cũng như chính chúng ta - vì chúng ta bắt đầu nghĩ, một cách có ý thức hay vô thức, rằng chúng ta có thể sử dụng chúng theo ý chúng ta muốn. Khi đó, sự quá độ chiếm ưu thế: chúng ta bắt đầu sống một cuộc sống vượt quá những giới hạn được áp đặt bởi chính tình trạng con người và bản chất của chúng ta. Chúng ta chiều theo những mong muốn vô độ mà Sách Khôn ngoan coi là điển hình của kẻ vô đạo, là những người hành động mà không nghĩ gì đến Chúa cũng chẳng có chút hy vọng cho tương lai (xem 2: 1-11). Trừ khi chúng ta giữ khuynh hướng liên tục hướng tới lễ Phục sinh, hướng về phía chân trời Phục sinh, não trạng được thể hiện trong các khẩu hiệu “Tôi muốn tất cả và tôi muốn ngay bây giờ!” và “Quá nhiều chẳng bao giờ là đủ” sẽ dành được thế thượng phong.
Căn nguyên của mọi sự ác, như chúng ta biết, là tội lỗi, mà từ lần xuất hiện đầu tiên, nó đã phá vỡ sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa, với những người khác và với chính thiên nhiên, mà chúng ta được liên kết một cách đặc biệt qua cơ thể của chúng ta. Sự rạn nứt trong tình hiệp thông với Thiên Chúa cũng làm suy yếu mối quan hệ hài hòa của chúng ta với môi trường mà chúng ta được kêu gọi để sống, đến nỗi vườn địa đàng đã trở thành một nơi hoang dã (x. Stk 3: 17-18). Tội lỗi dẫn con người đến chỗ coi mình là thần minh của thiên nhiên, coi mình là chủ nhân tuyệt đối của nó và sử dụng nó, không phải cho những mục đích phù hợp với thánh ý của Đấng Tạo Hóa, mà vì tư lợi của chính mình, gây phương hại cho các tạo vật khác.
Một khi luật Thiên Chúa, luật tình yêu, bị từ bỏ, thì luật mạnh được yếu thua sẽ thắng thế. Tội lỗi ẩn giấu trong lòng con người (x. Mc 7: 20-23) mang hình dạng của sự tham lam và theo đuổi lạc thú vô độ, thiếu quan tâm đến thiện ích của người khác và thậm chí của chính mình. Nó dẫn đến việc khai thác sáng tạo, cả con người lẫn môi trường, do sự thèm muốn không kềm chế, trong đó coi mọi ham muốn như một quyền [đáng được hưởng], và sớm hay muộn sẽ hủy diệt tất cả những gì trong tầm tay của nó.
3. Sức mạnh chữa lành của sự ăn năn và tha thứ
Muôn loài thọ tạo đang cần một cách cấp thiết sự mặc khải vinh quang của con cái Thiên Chúa, là những người đã được tạo ra như “một thọ tạo mới”. Vì “ai ở trong Đức Kitô thì đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi.”(2 Cr 5:17). Thật vậy, khi được mặc khải, bản thân tạo vật có thể đón mừng một cuộc Vượt Qua, mở chính mình ra trước một trời mới và một đất mới (x. Kh 21: 1). Con đường đến với lễ Phục sinh đòi hỏi chúng ta phải canh tân diện mạo và tâm hồn mình như các Kitô hữu thông qua sự ăn năn, hoán cải và tha thứ, để sống trọn vẹn ân sủng dồi dào của mầu nhiệm Phục sinh.
Sự “trông mong háo hức” này, sự mong đợi của mọi loài thụ tạo này, sẽ được viên mãn trong sự mặc khải con cái Thiên Chúa, nghĩa là khi các Kitô hữu và tất cả mọi người bước một cách dứt khoát vào “cuộc hành trình” đòi hỏi sự hoán cải. Mọi loài thụ tạo được kêu gọi, cùng với chúng ta, “thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rm 8:21). Mùa Chay là một dấu hiệu bí tích của sự chuyển hoá này. Mùa Chay mời gọi các Kitô hữu thể hiện mầu nhiệm Vượt qua sâu sắc và cụ thể hơn trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội của họ, trên hết qua việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí.
Chay tịnh, nghĩa là học cách thay đổi thái độ của chúng ta đối với người khác và tất cả những loài thọ tạo, học cách từ bỏ cám dỗ “nuốt chửng” mọi thứ để thỏa mãn lòng khao khát tham lam của chúng ta và sẵn sàng chịu đựng cho tình yêu, là điều có thể lấp đầy sự trống rỗng trong con tim chúng ta. Lời cầu nguyện dạy chúng ta từ bỏ thói thờ ngẫu tượng và sự tự mãn của bản ngã, giúp ta nhìn ra rằng chúng ta cần đến Chúa và lòng thương xót của Ngài. Việc bố thí, nhờ đó chúng ta thoát khỏi sự điên rồ của việc tích trữ mọi thứ cho bản thân với niềm tin viễn vông rằng chúng ta có thể bảo đảm cho mình một tương lai không hề thuộc về chúng ta. Và như thế, chúng ta có thể tái khám phá niềm vui trong chương trình của Chúa dành cho sáng tạo và cho mỗi người chúng ta, đó là yêu mến Người, anh chị em của chúng ta, và toàn bộ thế giới, và tìm thấy nơi tình yêu này hạnh phúc đích thực của chúng ta.
Anh chị em thân mến, thời kỳ “mùa chay” trong bốn mươi ngày của Con Thiên Chúa trong sa mạc thiên nhiên là nhằm biến nó một lần nữa trở thành khu vườn hiệp thông với Thiên Chúa như trước khi xảy ra tội nguyên tổ (x. Mc 1: 12-13; là 51: 3). Cầu xin Mùa Chay năm nay của chúng ta là một hành trình trên cùng con đường đó, mang lại niềm hy vọng của Chúa Kitô cho sáng tạo, để thiên nhiên có thể “được giải thoát khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rm 8:21). Chúng ta đừng để mùa hồng ân này trôi qua vô ích! Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta cất bước trên con đường hoán cải thực sự. Chúng ta hãy bỏ lại sau lưng tính ích kỷ và sự tự hấp thụ vào chính mình, nhưng hướng đến sự Phục sinh của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy đứng bên cạnh những anh chị em đang túng thiếu của chúng ta, chia sẻ những của cải tinh thần và vật chất của chúng ta với họ. Nhờ thế, khi chào đón vào cuộc sống của chúng ta một cách cụ thể chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và cái chết, chúng ta cũng sẽ phản chiếu ánh quang rạng rỡ quyền năng biến đổi của chiến thắng ấy cho tất cả các tạo vật.
+ Đức Thánh Cha Phanxicô
Từ Vatican ngày 4 tháng 10, 2018
Lễ Thánh Phanxicô thành Assisi
Công bố: 26 tháng Hai, 2019
Source: Libreria Editrice Vaticana
Thư của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ gởi dân Chúa về đường hướng đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục
Đặng Tự Do
18:19 26/02/2019
Bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt ngữ.
“Chúa gần gũi với tất cả những ai kêu cầu Ngài, với tất cả những ai kêu cầu Ngài trong sự thật.” (Thánh Vịnh 145: 18)
Những ngày hội nghị này là những ngày đầy thách đố, và mang lại nhiều hoa trái. Các chứng từ của các nạn nhân đã vạch ra cho chúng tôi thấy, một lần nữa, những vết thương sâu trong Thân thể Chúa Kitô. Lắng nghe các chứng từ của họ làm thay đổi trái tim anh chị em. Tôi thấy điều đó nơi khuôn mặt các giám mục anh em của tôi. Chúng tôi mắc nợ các nạn nhân một sự cảnh giác kiên định mà chúng tôi không bao giờ được phép thất bại một lần nữa.
Làm thế nào để băng bó các vết thương? Thưa: Hãy tăng cường Hiến chương Dallas. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, là người mà tôi muốn cám ơn bội phần vì hội nghị này, đã kêu gọi chúng tôi đề ra “các biện pháp cụ thể và có hiệu quả.” Một loạt các thuyết trình viên từ các Hồng Y đến các Giám Mục, cho đến các nữ tu và các nữ giáo dân đã nói về một bộ các quy tắc ứng xử dành cho các giám mục, các giao thức cụ thể để giải quyết các cáo buộc chống lại các giám mục, các cơ chế báo cáo thân thiện và vai trò thiết yếu của tính minh bạch trong quá trình chữa lành.
Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi phải có sự tham gia và hợp tác tích cực của anh chị em giáo dân. Giáo hội cần những lời cầu nguyện, chuyên môn và ý tưởng của anh chị em. Như chúng ta đã học được từ các hội đồng xét duyệt giáo phận, cần có một loạt các kỹ năng tổng hợp để đánh giá các cáo buộc và để bảo đảm rằng các chính sách và quy trình địa phương thường xuyên được tái xét để phản ứng chữa lành của chúng ta tiếp tục có hiệu quả. Tất cả các mô hình được thảo luận trong tuần này đều dựa vào sự giúp đỡ tốt lành của dân Chúa.
Tôi và các giám mục Hoa Kỳ cảm thấy được khẳng định trong công việc đang được tiến hành. Được tăng cường bởi những gì tôi đã trải nghiệm ở Rôma này, chúng tôi sẽ chuẩn bị để thúc đẩy các đề xuất, trong tình hiệp thông với Tòa Thánh, trong mỗi lĩnh vực này để các giám mục anh em tôi có thể xem xét những đề nghị đó tại Đại hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ vào tháng Sáu tới. Điều khẩn cấp là chúng ta phải luôn đáp lại trước tiếng kêu của các nạn nhân. Tôi cũng nhận thức được rằng các bước tiếp theo của chúng tôi có thể là nền tảng vững chắc để phục vụ cả các chủng sinh, nữ tu và tất cả những người có thể sống dưới sự đe dọa của lạm dụng tình dục hoặc lạm dụng quyền lực.
Trong đức tin, chúng tôi cảm nhận được sự đau đớn của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Nó có thể gây ra cảm giác bị cô lập và bị bỏ rơi, nhưng Phục sinh là lời hứa chữa lành của Chúa. Khi băng bó các vết thương đang ở trước mặt chúng ta đây, chúng ta sẽ gặp Chúa Phục sinh. Chỉ mình Ngài là tất cả hy vọng và chữa lành.
Tôi cũng muốn thêm ở đây một lời cám ơn chân thành đến nhiều người đã cầu nguyện cho tôi và cho tất cả để cuộc gặp gỡ này là một thành công.
+ Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo
Tổng Giám Mục Galveston-Houston
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
Source:USCCB
Phản ứng của Tòa Thánh trước tin Đức Hồng Y Pell bị kết án
Vũ Văn An
18:31 26/02/2019
Việc Đức Hồng Y Pell bị tòa án Melbourne kết án đã diễn ra cách nay 2 tháng. Lúc đó, đã có người lên tiếng hỏi ông Burke, phát ngôn viên của Tòa Thánh, và ông đã ngắn gọn trả lời rằng Tòa Thánh tôn trọng hệ thống pháp lý của Úc và diễn trình pháp lý ấy chưa chấm dứt, nên Tòa Thánh chưa có tuyên bố nào về bản thân Đức Hồng Y Pell. Có người cho rằng Ông Burke, khi tuyên bố như thế, ý thức rõ lệnh cấm của Tòa Melbourne đối với việc tường trình bất cứ chi tiết nào quanh vụ án.
Nay thì quan tòa Melbourne đã “nhanh chóng” hủy bỏ vụ án thứ hai chống lại Đức Hồng Y Pell, lý do khiến họ áp đặt lệnh cấm, để báo chí và công luận tha hồ làm rùm beng vụ “tai tiếng” mà họ cho là làm rúng động Giáo Hội Công Giáo, kịp thời khiến mọi người một là coi thường ý nghĩa của Hội Nghị “Bảo Vệ Các Vị Thành Niên Trong Giáo Hội” hai là áp lực để Giáo Hội làm mạnh hơn nữa với mục đích lũng đoạn hoàn toàn hàng ngũ lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu.
Nhưng Tòa Thánh vẫn giữ vững lập trường bình dị của mình. Thực vậy, vị giáo phẩm đầu tiên lên tiếng sau việc tòa cho phép công luận bàn tán về vụ Đức Hồng Y Pell, Đức Tổng Giám Mục Mark Colerodge, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Úc. Ngài viết:
“Tin tức về việc kết án Đức Hồng Y George Pell vì các cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em đã lâu năm đã làm nhiều người khắp nước Úc và khắp thế giới ngỡ ngàng, trong đó có các giám mục Công Giáo Úc.
“Các giám mục đồng ý rằng mọi người nên bình đẳng dưới pháp luật, và chúng tôi tôn trọng hệ thống pháp lý của Úc. Cùng một hệ thống pháp lý đã đưa ra lời kết án sẽ xem xét việc kháng án mà toán luật sư của Đức Hồng Y đã đệ nạp. Hy vọng của chúng tôi, lúc nào cũng thế, là: nhờ diễn trình này, công lý sẽ được phục vụ.
“Trong khi chờ đợi, chúng tôi cầu nguyện cho tất cả những ai từng bị lạm dụng và gia đình họ, và chúng tôi tái cam kết làm mọi điều có thể làm để bảo đảm rằng Giáo Hội là nơi an toàn cho mọi người, nhất là người trẻ và người dễ bị thương tổn”.
Liền sau đó, Tòa Thánh, qua Ông Alessandro Gisotti, Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cũng đã ra thông cáo như sau:
“Tòa Thánh nhất trí với lời tuyên bố do Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Úc công bố liên quan đến việc kết tội ở tòa sơ thẩm liên quan đến Đức Hồng Y George Pell. Đây là tin đau đớn, như chúng ta biết rõ, đã gây ngỡ ngàng cho nhiều người, không phải chỉ ở Úc. Như đã phát biểu trong nhiều dịp khác, chúng tôi rất có lòng tôn trọng đối với các thẩm quyền pháp lý của Úc. Vì lòng tôn trọng này, chúng tôi chờ đợi kết quả của diễn trình kháng án. Trong khi chờ phán quyết sau cùng, chúng tôi kết hợp với các giám mục Úc trong việc cầu nguyện cho mọi nạn nhân của lạm dụng, và tái khẳng định cam kết của chúng tôi trong việc làm mọi điều có thể làm để Giáo Hội là căn nhà an toàn cho mọi người, nhất là các trẻ em và những người dễ bị thương tổn nhất. Để bảo đảm diễn trình công lý, Đức Thánh Cha đã xác nhận các biện pháp đề phòng (precautionary) do Đấng Bản Quyền địa phương áp đặt lên Đức Hồng Y George Pell khi ngài trở về Úc. Nghĩa là, trong khi chờ đợi việc lượng định các sự kiện cuối cùng, như vốn là qui phạm, Đức Hồng Y George Pell bị cấm thi hành thừa tác vụ công khai và bất cứ tiếp xúc tự ý nào với các vị thành niên”.
Tổng Giáo Phận Sydney, nơi Đức Hồng Y George Pell là Tổng Giám Mục trước đây và là nơi ngài hiện đang cư ngụ và do đó thuộc bản quyền Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher, theo Đài ABC, chỉ vắn tắt, có thể rất vắn tắt, tuyên bố rằng: phải chờ kết quả cuộc kháng án của Đức Hồng Y George Pell. Đài này cũng phỏng vấn một số giáo dân: họ tỏ ra bình thản và cho hay: điều quan trọng là chờ kết quả kháng cáo.
Dự Luật 360 của California buộc linh mục Công Giáo phải phúc trình những gì làm hại trẻ em khi xưng tội
LM. Nguyễn Tất Thắng, OP
18:46 26/02/2019
Ngày 20 tháng 2 năm 2019, thượng nghị sĩ bang California Jerry Hill, đảng Dân Chủ, giới thiệu Điều Luật 360 tại thượng viện bang California. Ông tuyên bố khi giới thiệu điều luật: “Những cá nhân làm hại đến trẻ em hoặc bị tình nghi làm hại trẻ em phải được phúc trình để điều tra theo thời hạn do việc thực thi pháp luật đòi hỏi.” Có hơn 40 ngành nghề, bao gồm giáo sĩ, đã bị luật bang đòi hỏi phải phúc trình cho chính quyền dân sự biết về những trường hợp liên quan đến nghi ngờ lạm dụng hoặc bỏ bê trẻ em. Luật lệ hiện hành có một miễn trừ (exemption) cho ấn tín tòa giải tội giữa người xưng tội và linh mục theo đòi hỏi của Giáo luật phải giữ tư mật (confidentiality). Như vậy, linh mục Giáo Hội Công Giáo không phải phúc trình những gì xày ra khi xưng tội, vì đó là việc thực hành thánh thiêng trong Giáo Hội Công Giáo.
Giáo luật Giáo Hội Công Giáo qui định những điều sau: 1/ Ấn tín bí tích là điều bất khả xâm phạm, vì thế, tuyệt đối cấm cha giải tội không được tiết lộ hối nhân bằng lời nói hay bằng cách nào khác, và vì bất cứ lý do gì (điều 983 § 1); 2/ Thông dịch viên, nếu có, và tất cả mọi người đã biết được tội bằng bất cứ cách nào, do việc thú tội, cũng đều buộc phải giữ bí mật (điều 983 §2); 3/ Tuyệt đối cấm cha giải tội dùng những kiến thức biết được trong lúc giải tội để làm hại hối nhân, mặc dù không có nguy cơ tiết lộ nào (điều 984 §1); 4/ Người cầm quyền không thể dùng những kiến thức biết được bất cứ lúc nào do việc giải tội, để xử dụng ở toà ngoài, bằng bắt cứ cách nào (điều 984 §2)
Ông Jerry Hill muốn bãi bỏ miễn trừ này vì “luật áp dụng bình đẳng cho mọi người chuyên nghiệp buộc phải phúc trình về những tội ác, không có ngoại lệ” Ông nói rằng: “Miễn trừ cho giáo sĩ chỉ là bảo vệ người lạm dụng và đặt trẻ em vào tình trạng nguy cơ hơn” Hội Đồng Giám Mục California ủng hộ vai trò của giáo sĩ là những phúc trình viên bó buộc nhưng phản đối việc mở rộng điều đó liên quan đến xưng tội. Steve Pehanich, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục California nói: “Việc chính phủ xem vào vấn đề xưng tội không liên quan đến việc bảo vệ trẻ em nhưng tất cả là xói mòn những quyền lợi căn bản và những tự do mà dân Hoa Kỳ đang có”
Theo báo cáo của Fox News, linh mục buộc phải phúc trình lạm dụng tình dục trẻ em do việc thực thi pháp luật, “không xét đến làm sao linh mục biết về việc này” (phải phúc trình bất kê là trong hoặc ngoài việc xưng tội) tại các bang Conneticut, Indiana, Mississippi, Nebraska, New Hampshire, New Jersey, North Carolina, Oaklahoma, Rhode Island, Tennesse, Texas và West Virginia.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Ông Jerry Hill muốn bãi bỏ miễn trừ này vì “luật áp dụng bình đẳng cho mọi người chuyên nghiệp buộc phải phúc trình về những tội ác, không có ngoại lệ” Ông nói rằng: “Miễn trừ cho giáo sĩ chỉ là bảo vệ người lạm dụng và đặt trẻ em vào tình trạng nguy cơ hơn” Hội Đồng Giám Mục California ủng hộ vai trò của giáo sĩ là những phúc trình viên bó buộc nhưng phản đối việc mở rộng điều đó liên quan đến xưng tội. Steve Pehanich, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục California nói: “Việc chính phủ xem vào vấn đề xưng tội không liên quan đến việc bảo vệ trẻ em nhưng tất cả là xói mòn những quyền lợi căn bản và những tự do mà dân Hoa Kỳ đang có”
Theo báo cáo của Fox News, linh mục buộc phải phúc trình lạm dụng tình dục trẻ em do việc thực thi pháp luật, “không xét đến làm sao linh mục biết về việc này” (phải phúc trình bất kê là trong hoặc ngoài việc xưng tội) tại các bang Conneticut, Indiana, Mississippi, Nebraska, New Hampshire, New Jersey, North Carolina, Oaklahoma, Rhode Island, Tennesse, Texas và West Virginia.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Cha Brennan, Dòng Tên: vụ kết án Đức Hồng Y Pell đảo ngược diễn trình công lý: gánh nặng từ nay thuộc bị cáo phải chứng minh sự vô tội, chứ không thuộc công tố viện phải chứng minh tội lỗi.
Vũ Văn An
19:36 26/02/2019
Tờ The Catholic Weekly, tờ tuần báo của tổng giáo phận Sydney, nơi Đức Hồng Y George Pell từng là Tổng Giám Mục và hiện nay là nơi ngài cư trú, và do đó, thuộc bản quyền Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher, ngày 26 tháng Hai, đã cho đăng bài nhận định khá chi tiết của Cha Frank Brennan Dòng Tên, một chuyên gia luật pháp nổi tiếng tại Úc.
Diễn tiến vụ xử
Thoạt đầu ngài thuật lại diễn tiến vụ xử:
“Bồi thẩm đoàn mất ba ngày để cân nhắc sau một phiên tòa kéo dài bốn tuần. Vụ xử trên thực tế là một phiên xử lại. Phiên xử đầu tiên, bồi thẩm đoàn không thể nhất trí. Phiên tòa liên quan đến hai người được coi là nạn nhân, một trong số họ đã chết.
"Công chúng có thể tham dự các thủ tục tố tụng này nếu họ biết chỗ đi trong Tòa án Hạt Melbourne. Công chúng cũng có thể nghe tất cả các bằng chứng ngoại trừ bản ghi âm bằng chứng khiếu nại của nguyên cáo từ phiên tòa đầu tiên. Nguyên cáo, người không thể được nhận diện, đã không đưa ra bằng chứng tại phiên tòa xử lại; bản ghi âm từ phiên tòa đầu tiên đã được thừa nhận là bằng chứng của người khiếu nại.
"Bản ghi âm chỉ dành cho công chúng khi nó được các luật sư trích dẫn để khảo sát các nhân chứng khác hoặc trong các diễn từ cuối cùng của họ ngỏ với bồi thẩm đoàn, và bởi thẩm phán khi ông ngỏ lời với bồi thẩm đoàn. Vì vậy, không có thành viên nào của công chúng có một bức tranh hoàn chỉnh về bằng chứng và không thành viên nào của công chúng có thể đưa ra một đánh giá về cách xử xự của người khiếu nại.
"Bằng chứng của người khiếu nại ở phiên tòa đầu tiên kéo dài hai ngày rưỡi. Nó đã được đối chất trong hơn một ngày bởi luật sư bênh vực cho Đức Hồng Y Pell, Robert Richter QC, người có tiếng là một trong những luật sư giỏi nhất và là một trong những người đối chất hắc búa nhất trong nghề luật sư.
"Đức Hồng Y Pell đã không đưa ra bằng chứng nhưng một bản ghi cuộc phỏng vấn của cảnh sát, trong đó, ngài phủ nhận các cáo buộc, được nêu ra làm bằng chứng. Bằng chứng của người khiếu nại liên quan đến các biến cố xảy ra vào năm 1996 hoặc 1997 khi anh ta là một cậu bé mười ba tuổi trong ca đoàn của Nhà thờ Thánh Patrick ở Melbourne. Hầu hết các nhân chứng khác từng là những cậu bé ca viên, cậu bé giúp lễ hoặc các viên chức Nhà thờ chính tòa vào năm 1996 khi Đức Hồng Y Pell lần đầu tiên trở thành tổng giám mục của Melbourne”.
Nội dung vụ án
Sau đó, Cha thuật lại nội dung lời tố cáo:
“Người khiếu nại tuyên bố rằng biến cố đầu tiên, liên quan đến bốn cáo buộc, xảy ra sau một Thánh lễ long trọng Chúa Nhật do Đức Tổng Giám Mục Pell cử hành vào nửa cuối năm 1996. Cơ sở chung giữa công tố viện và luật sư bào chữa là: các ngày phải được quy bốn tội danh này là 15 tháng 12 năm 1996 hoặc 22 tháng 12 năm 1996.
"Đây là những ngày mà Thánh lễ Chúa Nhật long trọng thứ nhất và thứ hai được Đức Tổng Giám Mục Pell cử hành tại Nhà thờ chính tòa sau khi ngài trở thành tổng giám mục vào tháng 8 năm 1996. Nhà thờ đang được sửa sang và do đó không được sử dụng cho các Thánh lễ Chúa Nhật trong các tháng đầu năm 1996.
"Người khiếu nại nói rằng anh ta và một cậu bé ca viên khác đã rời khỏi đám rước phụng vụ vào cuối một Thánh lễ Chúa Nhật và đi lục lọi ngoài phòng áo lễ nơi họ bắt đầu nốc rượu lễ. Đức Tổng Giám Mục xuất hiện không người đi theo, la mắng họ, và rồi, trong khi còn mặc đầy đủ phẩm phục phụng vụ kềnh càng, đã tiến hành ba hành vi tình dục hèn hạ bao gồm cả sự giao hợp bằng miệng người khiếu nại. Người khiếu nại nói rằng cửa phòng áo lễ mở rộng và các em giúp lễ đang đi lại dọc hành lang. Người khiếu nại nói rằng anh ta và cậu bé kia sau đó trở lại tập luyện với ca đoàn. Ca đoàn đang thực hiện một cuộc thu âm Giáng sinh tại thời điểm đó.
"Hai cậu bé ca đoàn này ở lại ca đoàn thêm một năm nữa, nhưng người khiếu nại cho biết, họ không bao giờ nói về vấn đề này với nhau, mặc dù đôi khi họ có những lần ngủ ở nhà của nhau. Cậu bé thứ hai đã từng được mẹ hỏi rằng cậu có từng bị ai lạm dụng chưa và cậu nói cậu chưa bị như vậy.
"Người khiếu nại tuyên bố rằng khoảng một tháng sau đó, sau Thánh lễ Chúa Nhật khi Đức Tổng Giám Mục đang chủ sự (nhưng không cử hành Thánh lễ), Đức Tổng Giám Mục Pell đi dọc hành lang bên ngoài phòng áo lễ nơi có nhiều ca viên và người khác đang rảo quanh. Anh ta tuyên bố rằng Đức Tổng Giám Mục Pell rất nhanh tóm lấy anh ta, đẩy anh ta vào tường và nắm chắc bộ phận sinh dục của anh ta. Đây là chủ đề của lời cáo buộc thứ năm. Đức Hồng Y Pell không biết cậu bé nào và không có liên lạc với ai trong số họ sau đó”.
Vai trò công tố viện
Sau đây là đoạn cha nói về công tố viện:
“Lý lẽ của công tố viện là: Đức Hồng Y Pell trong Thánh lễ long trọng Chúa Nhật đầu tiên hoặc thứ hai của ngài trong tư cách Tổng Giám mục, vì một lý do không rõ nào đó, quyết định bỏ đám rước và các phụ tá phụng vụ của ngài và vội vã bỏ lối vào Nhà thờ chính tòa để tới phòng áo lễ, không có sự cùng đi của vị Chưởng Nghi là Đức Ông Charles Portelli trong khi đám rước phụng vụ vẫn còn đang kết thúc. Đức Ông Portelli và người coi phòng áo lễ lâu năm là Max Potter đã mô tả việc Đức Tổng Giám Mục luôn được đồng hành sau một Thánh lễ trọng thể có đám rước cho đến khi một trong số họ giúp Đức Tổng Giám Mục cởi áo lễ trong phòng áo.
"Có đủ bằng chứng cho thấy Đức Tổng Giám Mục là người giữ đúng hình thức phụng vụ và ngài đã khai triển các nghi thức nghiêm ngặt trong thời gian làm tổng giám mục, dừng lại ở lối vào Nhà thờ sau Thánh lễ để chào hỏi giáo dân thường là trong 10 đến 20 phút, trước khi trở lại phòng áo để cởi bỏ phẩm phục cùng với vị Chưởng Nghi của ngài. Công tố cho rằng các thủ tục này có thể đã không được đặt để khi Đức Tổng Giám Mục Pell lần đầu tiên trở thành tổng giám mục. Gợi ý là các dàn xếp phụng vụ khác có thể đã được xem xét”.
Nhận định của Cha Brennan
Và sau đây là nhận định của Cha Brennan:
“Trong phát biểu cuối cùng của mình, luật sư Richter đã chỉ trích những mâu thuẫn cố hữu và tính bất cái nhiên (improbability)của nhiều chi tiết trong câu chuyện này. Tôi đã nghe một số bằng chứng công khai có sẵn và đã đọc hầu hết các bản ghi chép lại (transcripts). Tôi thấy nhiều lời phê bình của luật sư Richter về câu chuyện này rất thuyết phục. Bất cứ ai quen thuộc với việc tiến hành Thánh lễ long trọng tại Nhà thờ chính tòa với ca đoàn đầy đủ sẽ thấy rằng hầu như không có một giám mục nào, nếu không có lý do nghiêm trọng, lại bỏ đoàn rước kiệu lúc tan lễ và lui vào phòng áo lễ không có ai đi cùng.
"Các nhân chứng quen thuộc với phẩm phục phụng vụ đã được gọi tới; họ đưa ra bằng chứng thuyết phục rằng không thể đưa ra một dương vật cương cứng qua một áo anba (alb=áo chùng trắng) liền mạch. Áo anba là một chiếc áo choàng dài, mặc dưới một áo lễ (chasuble) nặng hơn. Nó được giữ chặt và ngay ngắn nhờ một dây lưng giống như một dây thắt lưng kéo thật chặt. Áo anba không thể được mở cúc hoặc mở dây kéo, các lỗ duy nhất là các khe nhỏ ở bên cạnh để có thể thò tay vào các túi quần bên dưới.
"Khiếu nại ban đầu của người khiếu nại với cảnh sát là Đức Tổng Giám Mục Pell đã vạch (parted) phẩm phục của ngài, nhưng áo anba không thể vạch được; nó giống như một chiếc váy liền mạch. Sau đó, người khiếu nại nói rằng Đức Tổng Giám Mục Pell di chuyển phẩm phục qua một bên. Áo anba được giữ chặt bằng một dây lưng không thể di chuyển qua một bên được. Cảnh sát không bao giờ kiểm tra các phẩm phục trong các cuộc điều tra của họ, và công tố cũng không cho thấy rằng các phẩm phục có thể bị vạch hoặc di chuyển sang một bên như người khiếu nại đã cáo buộc. Đề xuất cho rằng các tội danh bị buộc tội đã được thực hiện ngay sau Thánh lễ bởi một Tổng Giám mục còn mặc phẩm phục hoàn toàn trong phòng áo lễ với cánh cửa mở rộng và được mọi người nhìn toàn cảnh từ hành lang quả là điều tôi không thể tin được.
"Tôi rất ngạc nhiên trước bản án. Thực thế, tôi tan nát cả cõi lòng. Kết luận duy nhất của tôi là bồi thẩm đoàn đã bất kể nhiều lời chỉ trích do Richter đưa ra bằng chứng rõ ràng về bằng chứng của nguyên cáo, và mặc dù người khiếu nại bị nhầm lẫn về mọi cung cách của sự việc, nhưng bồi thẩm đoàn vẫn cứ nghĩ - như ủy ban hoàng gia gần đây đã thảo luận – rằng trẻ em bị xâm phạm tình dục lúc nào cũng nhớ chi tiết về thời gian, địa điểm, trang phục và tư thế. Mặc dù người khiếu nại sai về đủ loại sự kiện, nhưng bồi thẩm đoàn vẫn tin rằng Đức Hồng Y Pell đã làm điều gì đó khủng khiếp đối với anh ta. Các bồi thẩm viên chắc đã đánh giá người khiếu nại là trung thực và đáng tin cậy mặc dù nhiều chi tiết anh ta đưa ra là không thể cái nhiên (improbable) nếu không muốn nói là không thể.
"Đức Hồng Y Pell đã được công luận chú ý trong một thời gian rất dài. Có một số người sẵn sàng kết án ngài về mọi điều ở tòa công luận bất kể bằng chứng ra sao. Có nhiều người khác không bao giờ kết án ngài bất cứ điều gì, hết sức tôn trọng ngài. Hệ thống công lý hình sự có mục đích chống lại các định kiến này. Tuy nhiên hệ thống này đang bị sức căng nghiêm trọng, khi nói đến Đức Hồng Y Pell.
"Các biến cố trong cuộc điều tra của quốc hội Victoria, ủy ban hoàng gia liên bang, việc xuất bản cuốn sách 'Cardinal' của Louise Milligan và bài hát 'Come Home (Cardinal Pell)' của Tim Minchin đã được tiếp theo, chỉ hai tuần trước khi phiên tòa bắt đầu, bởi lời xin lỗi của Quốc hội đối với các nạn nhân của nạn trẻ em bị lạm dụng tình dục.
"Thủ tướng Scott Morrison nói: 'Không chỉ như một người cha, mà còn như một Thủ tướng, tôi cũng tức giận vì việc hủy hoại có tính toán cuộc sống và lạm dụng lòng tin, kể cả những người đã lạm dụng lá chắn đức tin và tôn giáo để che giấu tội ác, một lá chắn được giả thiết để bảo vệ người vô tội, chứ không bảo vệ kẻ gây tội. Họ bị kết án... thay mặt cho nhân dân Úc, Quốc hội này và chính phủ chúng tôi... nói đơn giản tôi tin các bạn, chúng tôi tin các bạn, đất nước của các bạn tin các bạn'.
"Những điều như thế có xu hướng chuyển không phải gánh nặng pháp lý, mà là gánh nặng uy tín lên người bị buộc tội phải chứng minh sự vô tội thay vì công tố viện phải chứng minh tội lỗi.
"Phán quyết có sẽ khác không nếu Đức Hồng Y Pell đưa ra bằng chứng? Ai có thể nói được? Người ta chỉ có thể nói rằng, mặc dù bên bào chữa dường như có cơ sở mạnh trong việc đệ trình rằng các hoàn cảnh khiến cho câu chuyện công tố đưa ra rõ ràng là không cái nhiên, nhưng việc này đã không đem lại việc tha bổng.
"Bản án có bất hợp lý không? Nó có thể được hỗ trợ về phương bằng chứng không? Đó là những câu hỏi cho tòa thượng thẩm. Tôi chỉ hy vọng và cầu nguyện rằng người khiếu nại có thể tìm được sự bình yên, có thể tiếp tục với cuộc sống của mình, bất kể việc kháng cáo đi theo hướng nào. Nếu kháng cáo thất bại, tôi hy vọng và cầu nguyện rằng Đức Hồng Y Pell, hướng về nhà tù, không phải là nạn nhân vô tình của một quốc gia bị thương đang tìm kiếm một con dê tế thần. Nếu kháng cáo thành công, Cảnh sát Victoria nên duyệt lại sự thỏa đáng của việc điều tra của cảnh sát về các cáo buộc hình sự nghiêm trọng này.
"Khi các thủ tục tố tụng chống lại Đức Hồng Y Pell lần đầu tiên bắt đầu vào tháng 7 năm 2017, Fran Kelly đã hỏi tôi trên chương trình ABC Radio National Breakfast: 'cha có lo ngại về vụ này không, bất kể kết quả ra sao, và nó sẽ ảnh hưởng đến Giáo hội như thế nào?' Tôi trả lời: 'Fran, tôi nghĩ rằng vụ này sẽ là một thử nghiệm đối với mọi cá nhân và mọi định chế có liên quan. Và điều chúng ta có thể làm là hy vọng rằng kết quả sẽ được đánh dấu bằng sự thật, công lý, hàn gắn, hòa giải và minh bạch. Một thách thức lớn cho giáo hội của tôi, và vâng, rất nhiều người chờ mong ở vụ này. Nhưng điều tuyệt đối cần thiết là phải để luật pháp thực hiện công việc của nó. Và ta hãy chờ đợi và xem bằng chứng, và ta hãy chờ đợi và xem nó diễn ra như thế nào. Và ta hãy hy vọng có thể có sự thật và công lý cho tất cả các cá nhân liên quan đến các thủ tục tố tụng này’.
Và đó vẫn là hy vọng của tôi.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhân dịp lễ giỗ Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống : Linh Đạo “Từng Bước Một Thôi”
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
10:54 26/02/2019
Nhân ngày Lễ Giỗ Mãn Tang Đức cố Giám mục Giuse (1.3.2019), theo tư tưởng Đức cha Phêrô, xin được điểm lại linh đạo của Đức Cha Giuse qua 3 nét.
1. Linh đạo Từng bước một thôi.
Đức Hồng Y John Henri Newmann, người đã can đảm giã từ vinh quang của một linh mục Anh giáo nổi tiếng tại đại học Oxford để trở thành chủng sinh trong một chủng viện Công Giáo, rồi làm linh mục và là nhà thần học Công Giáo nổi tiếng trước khi được nâng lên hàng Hồng Y. Trong bước chuyển dịch đầy đau đớn từ Anh giáo sang Công Giáo, có những lúc ngài cảm thấy tăm tối bao trùm chung quanh, không biết phải đi đường nào, và từ đó, ngài viết ra lời kinh nổi tiếng “Lead, kindly Light” với điệp khúc “One step enough for me” :
Dẫn con vững bước trên đường,
con không cầu thấy chân trời xa xôi.
Dẫn con,
dẫn con từng bước,
từng bước một thôi.
(Bản dịch của Cha Cố Đaminh Trần Thái Hiệp)
Xin Chúa dẫn đi từng bước thôi. Và khi bản thân người mục tử cảm nhận những tăm tối trong đời để xin Chúa dẫn mình đi từng bước một thôi, thì người mục tử cũng tìm cách dẫn đưa người khác từng bước một thôi. Không vội vã, không nặng nề nhưng nhẹ nhàng từng bước một thôi. Thiết nghĩ đó cũng là lối sống và cung cách làm việc của Đức cha Giuse trong tư cách mục tử của dân Chúa.
Với thời gian 8 năm đảm trách chức vụ Giám Mục chính tòa Giáo phận Phan thiết, Đức Cha Giuse đã thể hiện rõ nét nhất linh đạo “Từng bước một thôi”. Đến hành hương Đức Mẹ Tàpao, mọi người sẽ nhận thấy ngay từng bước một, trung tâm hành hương hôm nay mang một bộ mặt mới tươi trẻ và thoáng rộng hơn. Mỗi năm đều đặn có lễ phong chức Phó tế, Linh mục. Từng bước một thôi trong điều hành mục vụ.
Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu, Tổng đại diện, viết lời ngỏ trong cuốn sách:“Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, dấu ấn mục vụ tại Giáo Phận Phan Thiết” như sau:
“Kính thưa Đức Cha Giuse kính mến,
Thời gian trôi qua thật nhanh, ngày giỗ mãn tang của Đức Cha đã đến gần, nhưng với chúng con, đây chỉ là một điểm dừng, để Đức Cha lại tiếp tục hiện diện, như đã từng hiện diện với chúng con trên những nẻo đường mục vụ. Dấu ấn mục tử của Đức Cha vẫn còn đó. Tình yêu Đức Kitô thúc bách Đức Cha, tình yêu ấy cũng đã thúc bách chúng con. Chúng con biết thao thức của Đức Cha trong những ngày đầu đến với Giáo Phận Phan Thiết, là lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria. Vì qua Mẹ Maria, Đức Cha đã nhận ra Tình yêu Đức Kitô. Và hôm nay, kính nhớ Đức Cha, trong bầu khí thánh thiêng của Năm Thánh kỷ niệm 60 Năm Đức Mẹ Tàpao, chúng con muốn nhắc đến công trình mang dấu ấn của Đức Cha kính dâng Mẹ Tàpao, mà bài hát BÊN MẸ TÀPAO, sáng tác của Đức Cha, như là một chúc thư, qua đó Đức Cha tâm tình với chúng con.
“Mình ước ao sáng tác một bản nhạc kính dâng Đức Mẹ Tàpao”.Đó là thao thức mà Đức Cha đã từng chia sẻ với chúng con. Chúng con nhớ mãi hình ảnh của Đức Cha bên cạnh cửa sổ của căn phòng nhỏ, hướng ra đồi Đức Mẹ Tàpao trong khuôn viên Tòa Giám Mục. Sau những chặng đường dài mục vụ, Đức Cha đã ngồi hằng giờ bên Mẹ Tàpao để “tìm ý nhạc”. Và khi bản nhạc ra đời, được phối khí và trình diễn, Đức Cha vẫn chưa hài lòng, vì ca sĩ thể hiện âm độ của cụm từ “núi cao” chưa lên đúng mức. “Núi cao”, giọng hát phải vút cao lên, như đỉnh điểm tuôn trào hồng ân Thiên Chúa, là nơi náu nương, là nơi thắp sáng niềm tin. Đức Cha cho biết, từ trên đỉnh núi cao, Mẹ đã trở thành hồng ân, Mẹ đã trở thành chốn nương thân và là ánh sáng cho muôn dân”.
Đức Cha Giuse viết những ca khúc nhẹ nhàng mà thấm đẫm linh đạo “từng bước một thôi”. Đôi khi, Một chút, Dấu Chân, Trầm Tư… Đôi khi và Chút chút nhưng mưa giầm thấm lâu. Dấu Chân và Trầm Tư mênh mang những suy tư và thao thức. Nét linh đạo này cho thấy ngài điều hành Giáo phận bằng cung cách sống nhẹ nhàng, vui tươi, dí dỏm và đôi khi lại rất nghệ sĩ với anh em linh mục trẻ.
2. Linh đạo Nút vòng xoay.
Ở Sàigòn, tại những trục lộ giao thông phức tạp với nhiều con đường dọc ngang lên xuống. Người ta thiết lập những nút vòng xoay như ở Hàng Xanh, Ngã Sáu… Nút vòng xoay có mục đích điều tiết giao thông. Giao thông có thể bị chậm lại đôi chút nhưng tránh được sự ùn tắc và nhất là tránh được tai nạn giao thông. Cuộc sống của một cộng đoàn, nhất là cộng đoàn lớn như một giáo phận cũng thế. Cuộc sống ấy bao gồm những tương quan đa chiều, và trong mỗi tương quan, lại có những khuynh hướng, lập trường, suy nghĩ và phán đoán khác nhau, đôi khi trái nghịch nhau. Vai trò của người lãnh đạo là điều tiết giao thông, làm sao để mỗi người, mỗi cộng đoàn có thể phát huy đặc sủng của mình, làm sao để mọi đặc sủng cùng quy về lợi ích chung, đồng thời tránh được những va chạm và tai nạn không cần thiết. Nói theo ngôn ngữ của Đức cha Giuse, “điều quan trọng là biết tôn trọng cái ‘khác’, và đừng bao giờ chuyển thể thành cái ‘khắc’. Những nét tương đồng sẽ giúp hiểu nhau, còn những nét khác biệt lại cần để yêu thương và hợp tác với nhau” (Trả lời phỏng vấn báo CG&DT). Một nhiệm vụ hết sức phức tạp và tế nhị, đòi hỏi sự nhạy bén và khôn ngoan đúng mức. Trong vai trò là Giám mục Chính tòa, Đức cha Giuse đã tích cực và nổ lực điều tiết giao thông, kiến tạo sự hiệp thông giữa mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận. Đó chính là linh đạo Nút vòng xoay của ngài.
3. Linh đạo Hạt nắng vô tư.
Trong bài ca “Khát vọng”, Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn viết ca từ là một câu hỏi “Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư?”. Không biết nhạc sĩ này có phải là người Công Giáo hay không, nhưng lời hỏi ấy và tiếng hát ấy mời gọi ta về với chính Chúa Giêsu trong Tin Mừng Matthêu khi Người dùng ngôn ngữ hình ảnh để nói đến tình thương của Cha trên trời: Mặt trời mọc lên cho kẻ lành cũng như người ác, mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương. Ánh sáng mặt trời chiếu soi trên tất cả mọi người và mọi miền, dù là người giầu hay người nghèo, người công chính hay người gian ác, kẻ lòng ngay cũng như kẻ bất lương. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh ấy để diễn tả về tình thương không tính toán, tình thương vô điều kiện của Thiên Chúa. Và chính hình ảnh ấy cũng soi rọi lối sống của Đức cha Giuse: không tính toán thiệt hơn, cứ chiếu soi ánh sáng, cứ làm tất cả những gì mình xác tín là tốt.
Tâm tình của ngài vẫn mãi là:
Xin làm hạt nắng vô tư,
Ươm thênh thang sớm, gieo dư tràn chiều.
Đó là 3 nét gợi lên phần nào cung cách sống và linh đạo của Đức cha Giuse. Nếu hiểu linh đạo là đường thiêng liêng thì đối với người Kitô hữu, chỉ có một con đường duy nhất là chính Đức Kitô. Mỗi linh đạo có thể làm nổi bật một nét đặc trưng nào đó nhưng tất cả đều quy vào Chúa Kitô. Cũng thế, ba nét linh đạo vừa trình bày đều phát xuất từ một động lực duy nhất là “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách tôi”, cũng là khẩu hiệu giám mục của Đức cha Giuse. Khi được Chúa gọi làm Giám mục, Đức cha Giuse đã viết lá thư tâm tình với những người anh em bạn bè thân thiết rằng: “Hơn 15 năm trước, vì tình yêu Chúa Kitô thúc bách, mình đã dấn bước vào đời sống linh mục; bây giờ, cũng tình yêu Chúa Kitô thúc bách mình dấn bước vào đời sống giám mục”. Vì tình yêu Chúa Kitô thúc bách, ngài đảm nhận nhiệm vụ được trao gởi. Chắc chắn rằng khi một mục tử đón nhận nhiệm vụ chỉ vì tình yêu Chúa Kitô thúc bách chứ không vì bất cứ tính toán hay ham muốn nào khác, thì mục tử ấy sẽ tận hiến đời mình cho đoàn chiên theo gương Vị Mục Tử Nhân Lành và theo châm ngôn của thánh Augustinô: “Với anh em, tôi là Kitô hữu; cho anh em, tôi là Giám mục”. Và cũng chắc chắn thêm một điều nữa: khi ra đi vì tình yêu Chúa Kitô thúc bách thì đi đâu và làm gì, người tông đồ cũng bình an thanh thản vì có Chúa đồng hành và trợ lực.
Từng bước một thôi, Nút vòng xoay, Hạt nắng vô tư, Làm nụ hoa trắng, Với cả tâm tình “chỉ là những bước đi trước sau trên cũng một thửa đất phụng sự”. Đây là 5 cuốn sách do Đức Cha Giuse viết và được xuất bản năm 2007. Năm cuốn sách “góp lại những suy niệm như chút ghi niệm ngày mùa, đồng thời cũng như một món quà gởi trao, mong gieo thêm ấm áp trên đường phục vụ” (Lời ngỏ: Hạt nắng vô tư).
Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Phan Thiết, viết lời giới thiệu trong cuốn sách “Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, dấu ấn mục vụ tại Giáo Phận Phan Thiết” như sau:
“ ‘Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh nhiều bông hạt khác’ (Ga 12, 24). Đức Cố Giám mục Giuse là hạt lúa được chết đi để nứt võ nẩy mầm, để trở nên thân cây vững mạnh, để mang trên thân những nhánh non, những cành cứng tích tụ nhựa sống để sinh hoa kết trái là các tín hữu. Đức Cố Giám mục Giuse là hạt lúa được nghiền nát để nên tấm bánh nuôi sống đàn chiên. Tài năng và công việc đa dạng của Đức Cố Giám mục Giuse là một ví dụ về sự chuyên chăm lo cho đàn chiên, sự khôn ngoan và nhiệt thành tận tụy vì Nước Thiên Chúa. Ngài đã phục vụ trong khiêm tốn và quảng đại, không cần ghi dấu ấn, không cần phô trương. Ngài luôn nhìn nhận mình chỉ là đầy tớ vô dụng, chỉ làm việc phải làm do Chủ mình là Chúa Kitô giao phó. Tất cả vì Tình Yêu Chúa Kitô thúc bách”.
Giáo phận Phan thiết thương nhớ về vị mục tử khả kính với những nét đẹp của linh đạo như thế. Một Giám mục và là một nhạc sĩ của những bài ca “Hạt giống tâm hồn” đã đi vào lòng người.
“Từ khẩu hiệu ‘Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi’, Đức Cha Giuse đã trải cuộc đời mình trên mảnh đất thân thương với câu nói đầu tiên khi đặt bước chân đến, “từ nay đơn giản tôi sẽ là người Phan thiết”, thân thương và gần gũi biết chừng nào. Với một nhân cách đơn sơ giản dị mà ẩn chứa một nội lực uyên thâm, một tình thương mến vô tận, luôn tìm cách ôn hòa nhẫn nại bao dung. Vâng, Vị Cha chung là thế đó, người mục tử có trái tim nghệ sĩ mang tên Giêsu khiêm nhường, hiền lành, ý nhị. Hôm nay muôn con tim, muôn cõi lòng lại một lần nữa đang hướng về Đức Cha nhân ngày giỗ trọn 2 năm của Đức Cha. Và con cũng nhận được rằng, với những lần có dịp gặp gỡ, nét đẹp tuyệt vời của Người là luôn nở nụ cười trên môi, dẫu biết rằng đau đớn thể xác và gánh nặng trên vai nhưng Người luôn có những câu nói dí dỏm vui tươi, lạc quan, hy vọng để luôn luôn nhìn về phía trước”. (Đức cha Tôma, sđd).
Về bên Thiên Chúa Tình Yêu, xin Đức Cha cầu bàu cùng Chúa cho chúng con.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Đoàn Kiệm Tân - Xuân Lộc đi thăm và tặng quà cho những hoàn cảnh khó khăn tại Kon Tum và Gia Lai
Trương Trí
21:15 26/02/2019
Với một tấm lòng luôn yêu thương đến hoàn cảnh khó khăn của những phận người nghèo khổ,trong những ngày 22 và 23 tháng 2 nhằm ngày 18 và 19 Tết Kỷ Hợi, Đoàn Kiệm Tân-Xuân Lộc gòm 70 người già trẻ do thầy cô Nguyễn Văn Kiểm làm Trưởng đoàn lại lên đường vượt qua hơn 700 km, mang theo 7 tấn gạo, 16 ngàn gói mì tôm, 400 lít nước mắm, 400 lít dầu ăn, 400 kg đường, 200 kg bột ngọt, 10 triệu đòng tiền mặt và nhiều nhu yếu phẩm khác cùng bánh kẹo để đến với bà con vùng Đăk Tô, một địa danh mà thời chiến tranh cùng với Charlie xương chất thành núi, máu chảy thành sông. Các nhà Cô nhi Vinh Sơn 3 và Vinh Sơn 6 trên đường hành hương Đức Mẹ Măng Đen. Cuối cùng là tại Giáo xứ Ia Tô thuộc xã Ia Grai, huyện Ia Kai, nơi đây giáp với biên giới Kampuchia. Một giáo xứ với ngôi Nhà thờ đơn sơ giữa núi rừng, ngôi Nhà thờ duy nhất của huyện Ia Kai thuộc tỉnh Gia Lai, với đài Đức Mẹ hết sức uy nghi.
Xem Hình
Thời tiết khắc nghiệt của vùng đất chịu ảnh hưởng khí hậu của hai miền Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây, có đến đây mới thấy hết được vì sa người dân đói khổ, đất đai cằn cổi, nắng cháy da người. Anh chị em trong đoàn phải khuân vác những bao gạo, những thùng mì giữa nắng cháy để chuyển vào cho bà con. Mồ hôi nhễ nhại nhưng thấy được niềm vui của bà con là mọi người đều quên hết những mệt mỏi của chặng đường dài cũng như nắng gió.
Mệt nhọc là vậy, nhưng khi lên đến Đức Mẹ Măng Đen, đứng dưới ánh mắt từ ái của Mẹ, với hai cánh tay không nguyên vẹn, lại còn được cha Đa Minh Trần Văn Vũ Quản nhiệm Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Măng Đen dâng Thánh lễ Tạ ơn bên Đài Mẹ, cọng với khí hậu mát lạnh đã xua đi bao nhọc nhằn vất vả.
Một sự động viên đặc biệt nữa là Đoàn đã được Đức Giám Mục Giáo phận Kon Tum tiếp đón và ban Phép lành. Cũng trong buổi gặp, Đức Giám Mục Aloisio Nguyễn Hùng Vị đã trao những Phép lành Tòa Thánh cho một số anh chị em thuộc Công ty Việt Thắng do anh Vũ Đình Châu làm trưởng nhóm.
Kết thúc chuyến hành trình đầy mệt nhọc nhưng mang lại nhiều niềm vui, mọi vẫn ao ước sẽ tiếp tục vận động để nhanh chóng đến với bà con nghèo khổ.
Trương Trí
Xem Hình
Thời tiết khắc nghiệt của vùng đất chịu ảnh hưởng khí hậu của hai miền Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây, có đến đây mới thấy hết được vì sa người dân đói khổ, đất đai cằn cổi, nắng cháy da người. Anh chị em trong đoàn phải khuân vác những bao gạo, những thùng mì giữa nắng cháy để chuyển vào cho bà con. Mồ hôi nhễ nhại nhưng thấy được niềm vui của bà con là mọi người đều quên hết những mệt mỏi của chặng đường dài cũng như nắng gió.
Mệt nhọc là vậy, nhưng khi lên đến Đức Mẹ Măng Đen, đứng dưới ánh mắt từ ái của Mẹ, với hai cánh tay không nguyên vẹn, lại còn được cha Đa Minh Trần Văn Vũ Quản nhiệm Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Măng Đen dâng Thánh lễ Tạ ơn bên Đài Mẹ, cọng với khí hậu mát lạnh đã xua đi bao nhọc nhằn vất vả.
Một sự động viên đặc biệt nữa là Đoàn đã được Đức Giám Mục Giáo phận Kon Tum tiếp đón và ban Phép lành. Cũng trong buổi gặp, Đức Giám Mục Aloisio Nguyễn Hùng Vị đã trao những Phép lành Tòa Thánh cho một số anh chị em thuộc Công ty Việt Thắng do anh Vũ Đình Châu làm trưởng nhóm.
Kết thúc chuyến hành trình đầy mệt nhọc nhưng mang lại nhiều niềm vui, mọi vẫn ao ước sẽ tiếp tục vận động để nhanh chóng đến với bà con nghèo khổ.
Trương Trí
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Khi nào sử dụng khăn thánh?
Nguyễn Trọng Đa
11:01 26/02/2019
Giải đáp phụng vụ: Khi nào sử dụng khăn thánh?
Nói thêm về câu “Ngài lại phục sinh”
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Liệu việc đặt các bình thánh và lễ phẩm trên khăn thánh trước và sau khi truyền phép, cũng như lúc và nơi tráng chén - Chúa Ba Ngôi và Chiên Thánh Thể là không bao giờ được đặt đơn giản trên bàn thờ hay bất cứ nơi nào, nhưng luôn trên Khăn thánh – là đúng không, thưa cha? Ngoài ra, trong giờ chầu Thánh Thể công khai “riêng”, khi Chúa ở trong Mặt nhật hoặc trên khăn thánh, liệu phải có 4-6 ngọn nến thắp sáng không, - hay không có ngọn nến nào cả? - J. A., Jamestown, North Dakota, Hoa Kỳ.
Đáp: Bạn đọc này nói đúng về việc sử dụng khăn thánh, khi Thánh Thể dưới một trong hai hình được đặt trên bàn thờ hoặc cái bàn.
Khăn thánh là một miếng vải thánh màu trắng. Nó thường có diện tích khoảng 20 inch vuông (129cm vuông). Khi không sử dụng, nó thường được gấp ba lần theo cách tạo thành chín ô vuông bằng nhau. Nó có thể được đặt trên tấm đậy chén thánh (chalice pall), hoặc trong một hộp vải đặc biệt gọi là Bao nhỏ đựng khăn thánh (burse). Khăn thánh thường được ủi hồ cho cứng chắc.
Trong thời gian gần đây, do sự xuất hiện của nhiều lễ đồng tế và sự gia tăng của việc cho rước lễ dưới hai hình, khăn thánh được làm lớn hơn nhiều, để cho các bình thánh được đặt đủ lên đó.
Trong hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma, Bánh thánh đã truyền phép (corpus) được đặt trực tiếp trên khăn thánh, vốn có thể là nguồn gốc của nó từ thực tiễn, tửc là corporal. Trong hình thức thông thường, Mình thánh hiếm khi được đặt trên khăn thánh, nhưng khăn thánh luôn được sử dụng để chứa đựng mọi mảnh vụn Mình thánh rơi xuống, và như một dấu hiệu của việc kính tôn Chúa.
Các bản văn chính yếu từ Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) là như sau:
“73. Bắt đầu phụng vụ Thánh Thể, thì đưa lên bàn thờ các lễ phẩm sẽ trở thành Mình và Máu Ðức Kitô.
Trước hết để sửa soạn bàn thờ, cũng gọi là bàn tiệc của Chúa, là trung tâm điểm của toàn bộ phụng vụ Thánh Thể, thì đặt trên bàn thờ khăn thánh, khăn lau chén, Sách Lễ và chén lễ, trừ khi chén lễ được dọn ở bàn phụ.
“139. Sau lời nguyện cho mọi người, mọi người ngồi và bắt đầu hát ca tiến lễ (x. số 74), nếu có rước lễ phẩm.
Thầy giúp lễ hay một thừa tác viên giáo dân khác đem khăn thánh, khăn lau chén, chén thánh và Sách Lễ đặt trên bàn thờ.
“141. Tại bàn thờ, vị tư tế tiếp nhận đĩa thánh có bánh; rồi hai tay cầm đĩa, nâng lên cao một chút, mà đọc thầm: "Lạy Chúa, chúc tụng Chúa, Benedictus es, Domine ". Ðoạn đặt đĩa có bánh trên khăn thánh.
“142. Sau đó, người giúp lễ trao các bình rượu, nước cho vị tư tế đứng phía cạnh bàn thờ, vị tư tế rót rượu và một chút nước vào chén thánh, đọc thầm: "Nhờ mầu nhiệm nước, Per huius aquae". Trở lại giữa bàn thờ, vị tư tế hai tay cầm chén, nâng cao một chút mà đọc nhỏ tiếng: "Lạy Chúa, chúc tụng Chúa, Benedictus es, Domine", rồi đặt chén trên khăn thánh và tùy nghi đậy tấm che.
“151. Sau khi truyền phép, vị tư tế nói: "Ðây là mầu nhiệm đức tin", giáo dân tung hô theo một trong các công thức có sẵn.
Cuối kinh Tạ Ơn, vị tư tế cầm đĩa có bánh thánh và chén, rồi nâng cả hai, đọc lời vinh tụng: Chính nhờ Ðức Kitô. Dân chúng tung hô: A-men. Sau đó vị tư tế đặt đĩa và chén trên khăn thánh.
“163. Cho rước lễ xong, vị tư tế rước hết rượu thánh hiến còn lại ngay tại bàn thờ; còn bánh thánh còn dư thì hoặc rước hết tại bàn thờ hay đưa cất trong nhà tạm.
Vị tư tế trở lại bàn thờ, thu những mụn bánh nếu có; rồi ngài đứng sang phía cạnh bàn thờ hay tới bàn phụ mà gạt các mụn bánh trên đĩa thánh và trong bình thánh vào chén thánh; ngài vừa tráng chén, vừa đọc thầm: "Lạy Chúa, miệng chúng con, Quod ore sumpsimus..." và dùng khăn lau chén mà lau. Nếu tráng chén trên bàn thờ, thì sau đó người giúp lễ sẽ đem bình và chén xuống bàn phụ. Cũng có thể để bình chưa tráng, nhất là khi có nhiều bình, trên một khăn thánh ở bàn thờ hay bàn phụ, che đậy lại tùy nghi, để liền sau lễ, khi giải tán dân chúng rồi, sẽ tráng.
“248. Các vị đồng tế cũng có thể rước Mình Thánh đặt trên bàn thờ và liền sau đó, rước Máu Thánh.
Trong trường hợp này, chủ tế rước lễ dưới hai hình như thường lệ (x. số 158), nếu ngài chọn cách thức rước chén thánh nào thì các vị đồng tế khác theo cách ấy.
Sau khi chủ tế rước lễ, chén thánh được đặt bên cạnh bàn thờ trên một khăn thánh khác. Các vị đồng tế từng người một đến giữa bàn thờ, quì gối và rước Mình Thánh, sau đó đi qua bên cạnh bàn thờ và rước Máu Thánh, theo nghi thức rước chén thánh đã chọn, như nói trên…
“249. Nếu các vị đồng tế rước bằng cách chấm, thì chủ tế rước Mình và Máu Thánh Chúa như thường lệ, tuy nhiên chú ý để lại trong chén đủ Máu Thánh cho các vị đồng tế rước. Sau đó, thầy phó tế, hay một vị đồng tế, đặt chén thánh ở giữa bàn thờ hay bên cạnh bàn thờ trên một khăn thánh khác, cùng với đĩa đựng Mình Thánh…
“297. Trong nơi thánh, Thánh Lễ phải được cử hành trên một bàn thờ; còn ngoài nơi thánh thì có thể cử hành trên một cái bàn xứng đáng, nhưng luôn phải có khăn phủ bàn thờ và khăn thánh, thánh giá và đèn.
“306. Trên bàn thờ chỉ đặt những gì mà việc cử hành Thánh Lễ đòi hỏi, nghĩa là, sách Tin Mừng từ đầu cử hành cho đến khi công bố Tin Mừng, chén thánh với đĩa, bình thánh, nếu cần, khăn thánh, khăn lau và Sách Lễ từ lúc trình lễ phẩm cho đến khi tráng chén” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Như vậy, nhiểu khăn thánh có thể được sử dụng trong Thánh lễ. Ít nhất một khăn thánh được đặt ở trung tâm bàn thờ khi dâng lễ phẩm. Các khăn thánh khác có thể được đặt tại các vị trí khác của bàn thờ, nếu có nhiều bình thánh. Cũng cần có ít nhất một khăn thánh trên bàn đồ lễ (credence table) cho việc tráng chén.
Nghi thức Rước lễ và Chầu Thánh Thể ngoài thánh lễ cũng có các chỉ dẫn quan trọng liên quan đến khăn thánh:
“19. Khi việc rước lễ diễn ra trong nhà thờ hay nhà nguyện, cần đặt khăn thánh trên bàn thờ và bàn thờ được phủ khăn lớn, và sử dụng đĩa rước lễ. Khi việc rước lễ diễn ra nơi khác, cần dọn một bàn thích hợp, được phủ khăn lớn; cũng sử dụng nến”.
Các “nơi khác” được đề cập nói chung là dành cho người bệnh rước lễ. Trong trường hợp này, người đó hoặc gia đình người đó chuẩn bị nến và một cái bàn phủ một khăn lớn. Chính linh mục, phó tế hoặc thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ sẽ mang theo khăn thánh. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như trong bệnh viện khi nhiều người bệnh được rước lễ, nghi thức tiên liệu khả năng bắt đầu nghi thức trong phòng đầu tiên và kết thúc ở phòng cuối cùng. Trong tình huống như vậy, chỉ cần sử dụng khăn thánh ở phòng đầu tiên mà thôi.
Về việc đặt Mình Thánh để chầu, sách nghi thức nói:
" 93. Nếu Mình Thánh không được lưu giữ tại bàn thờ, nơi diễn ra việc chầu Thánh Thể, thì linh mục mang khăn vai và đem Mình Thánh từ nơi lưu giữ; ngài đi với người giúp lễ hoặc tín hữu, cùng với nến sáng.
“Bình thánh hoặc Mặt nhật (monstrance) cần được đặt trên bàn thờ được phủ bằng một tấm vải. Nếu việc chầu Thánh Thể với Mặt nhật diễn ra lâu giờ, một ngai cao có thể được sử dụng, nhưng ngai này không nên quá cao hoặc xa. Sau khi đặt Mình Thánh, nếu sử dụng Mặt Nhật, linh mục sẽ xông hương. Nếu giờ chầu dài, ngài có thể rút lui.
“Trong trường hợp của giờ chầu kéo dài và trọng thể, Mình Thánh nên được truyền phép trong Thành lễ ngay trước đó, và sau khi hiệp lễ, nên được đặt trong Mặt nhật trên bàn thờ. Thánh lễ kết thúc với lời cầu nguyện sau hiệp lễ, và các nghi thức cuối lễ được bỏ qua. Trước khi linh mục rời đi, ngài có thể đặt Mình Thánh lên ngai và xông hương”.
Trong khi từ ngữ “tấm vải (cloth)” là hơi mơ hồ, số 1104 của Sách Nghi thức Giám mục nói rằng cần phải có một khăn thánh trên bàn thờ “khi hoàn cảnh yêu cầu”.
Cụm từ điều kiện này có tính đến các tình huống đặc biệt, như chẩu Thánh Thể vào cuối Thánh lễ và, có lẽ, các giờ chầu không diễn ra trên bàn thờ. Thí dụ, một số hình thức của giờ chầu có thể giữ lại các thông lệ lịch sử, chẳng hạn nhà tạm với bàn xoay (turntable). Trong trường hợp đó, khăn thánh đã ở dưới Mặt nhật trong nhà tạm xoay (rotary tabernacle). Nguyên tắc của việc sử dụng một khăn thánh dưới Mặt nhật hoặc Hộp đựng Mình Thánh (pyx) là vẫn giữ nguyên.
Cuối cùng, về việc sử dụng nến chầu Mình Thánh, sách nghi thức nói:
“54. Khi chầu Mình thánh trong Mặt nhật, từ bốn đến sáu ngọn nến được thắp sáng, như trong Thánh lễ, và hương được sử dụng. Khi chầu Mình thánh trong Bình thánh, ít nhất có hai ngọn nến được thắp sáng, và hương có thể được dùng”.
Sau khi tôi trả lời ngày 12-2 về ý nghĩa câu “Ngài lại phục sinh, He rose again”, một số bạn đọc đã đưa ra các gợi ý, vốn sẽ hoàn chỉnh và, ở một mức độ nào đó, điều chỉnh câu trả lời của tôi.
Các bạn đều cho rằng không có gì kỳ quặc về câu dịch tiếng Anh cả. Sau đây là tổng hợp nhiều ý kiến khác nhau:
“Trong tiếng Latinh, ‘Ngài đã phục sinh = surrexit’. Nhưng Giáo hội nói ‘Ngài lại phục sinh – resurrexit’, vốn chính xác là ‘Ngài đã phục sinh’ (surrexit) + ‘lại’ (re-).
“Trong tiếng Hy Lạp, chúng ta có từ -ana của anastasis (và cognates), vốn cũng có thể có nghĩa là ‘lại’.
“Trong tiếng Ý, è risorto là cũng giống như câu trên: sorto = Ngài phục sinh và ri- = lại.
“Thường khá phổ biến trong các ngôn ngữ Romance, là diễn tả ý tưởng 'lại' thông qua tiền tố 're-, ri-,' ngay cả trong các trường hợp mà trong tiếng Anh người ta thêm chữ “again” một cách thật tự nhiên hơn. Thí dụ:
“Tôi gọi điện thoại lúc 9 giờ và tôi gọi lại lúc 10 giờ = Ho chiamato alle nove e ho richiamato alle dieci.
“Tiếng Anh là không đặc biệt chút nào; nó theo sát tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh và các ngôn ngữ khác, cũng như là xác thực về thành ngữ trong tiếng bản địa. Trong tất cả các ngôn ngữ này, có nhiều cách để diễn tả Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, với ý tưởng “lại” hoặc không ý tưởng “lại”, mà không hề có sự thay đổi về ý nghĩa”. (Zenit.org 26-2-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/when-a-corporal-should-be-used/
Nói thêm về câu “Ngài lại phục sinh”
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Liệu việc đặt các bình thánh và lễ phẩm trên khăn thánh trước và sau khi truyền phép, cũng như lúc và nơi tráng chén - Chúa Ba Ngôi và Chiên Thánh Thể là không bao giờ được đặt đơn giản trên bàn thờ hay bất cứ nơi nào, nhưng luôn trên Khăn thánh – là đúng không, thưa cha? Ngoài ra, trong giờ chầu Thánh Thể công khai “riêng”, khi Chúa ở trong Mặt nhật hoặc trên khăn thánh, liệu phải có 4-6 ngọn nến thắp sáng không, - hay không có ngọn nến nào cả? - J. A., Jamestown, North Dakota, Hoa Kỳ.
Đáp: Bạn đọc này nói đúng về việc sử dụng khăn thánh, khi Thánh Thể dưới một trong hai hình được đặt trên bàn thờ hoặc cái bàn.
Khăn thánh là một miếng vải thánh màu trắng. Nó thường có diện tích khoảng 20 inch vuông (129cm vuông). Khi không sử dụng, nó thường được gấp ba lần theo cách tạo thành chín ô vuông bằng nhau. Nó có thể được đặt trên tấm đậy chén thánh (chalice pall), hoặc trong một hộp vải đặc biệt gọi là Bao nhỏ đựng khăn thánh (burse). Khăn thánh thường được ủi hồ cho cứng chắc.
Trong thời gian gần đây, do sự xuất hiện của nhiều lễ đồng tế và sự gia tăng của việc cho rước lễ dưới hai hình, khăn thánh được làm lớn hơn nhiều, để cho các bình thánh được đặt đủ lên đó.
Trong hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma, Bánh thánh đã truyền phép (corpus) được đặt trực tiếp trên khăn thánh, vốn có thể là nguồn gốc của nó từ thực tiễn, tửc là corporal. Trong hình thức thông thường, Mình thánh hiếm khi được đặt trên khăn thánh, nhưng khăn thánh luôn được sử dụng để chứa đựng mọi mảnh vụn Mình thánh rơi xuống, và như một dấu hiệu của việc kính tôn Chúa.
Các bản văn chính yếu từ Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) là như sau:
“73. Bắt đầu phụng vụ Thánh Thể, thì đưa lên bàn thờ các lễ phẩm sẽ trở thành Mình và Máu Ðức Kitô.
Trước hết để sửa soạn bàn thờ, cũng gọi là bàn tiệc của Chúa, là trung tâm điểm của toàn bộ phụng vụ Thánh Thể, thì đặt trên bàn thờ khăn thánh, khăn lau chén, Sách Lễ và chén lễ, trừ khi chén lễ được dọn ở bàn phụ.
“139. Sau lời nguyện cho mọi người, mọi người ngồi và bắt đầu hát ca tiến lễ (x. số 74), nếu có rước lễ phẩm.
Thầy giúp lễ hay một thừa tác viên giáo dân khác đem khăn thánh, khăn lau chén, chén thánh và Sách Lễ đặt trên bàn thờ.
“141. Tại bàn thờ, vị tư tế tiếp nhận đĩa thánh có bánh; rồi hai tay cầm đĩa, nâng lên cao một chút, mà đọc thầm: "Lạy Chúa, chúc tụng Chúa, Benedictus es, Domine ". Ðoạn đặt đĩa có bánh trên khăn thánh.
“142. Sau đó, người giúp lễ trao các bình rượu, nước cho vị tư tế đứng phía cạnh bàn thờ, vị tư tế rót rượu và một chút nước vào chén thánh, đọc thầm: "Nhờ mầu nhiệm nước, Per huius aquae". Trở lại giữa bàn thờ, vị tư tế hai tay cầm chén, nâng cao một chút mà đọc nhỏ tiếng: "Lạy Chúa, chúc tụng Chúa, Benedictus es, Domine", rồi đặt chén trên khăn thánh và tùy nghi đậy tấm che.
“151. Sau khi truyền phép, vị tư tế nói: "Ðây là mầu nhiệm đức tin", giáo dân tung hô theo một trong các công thức có sẵn.
Cuối kinh Tạ Ơn, vị tư tế cầm đĩa có bánh thánh và chén, rồi nâng cả hai, đọc lời vinh tụng: Chính nhờ Ðức Kitô. Dân chúng tung hô: A-men. Sau đó vị tư tế đặt đĩa và chén trên khăn thánh.
“163. Cho rước lễ xong, vị tư tế rước hết rượu thánh hiến còn lại ngay tại bàn thờ; còn bánh thánh còn dư thì hoặc rước hết tại bàn thờ hay đưa cất trong nhà tạm.
Vị tư tế trở lại bàn thờ, thu những mụn bánh nếu có; rồi ngài đứng sang phía cạnh bàn thờ hay tới bàn phụ mà gạt các mụn bánh trên đĩa thánh và trong bình thánh vào chén thánh; ngài vừa tráng chén, vừa đọc thầm: "Lạy Chúa, miệng chúng con, Quod ore sumpsimus..." và dùng khăn lau chén mà lau. Nếu tráng chén trên bàn thờ, thì sau đó người giúp lễ sẽ đem bình và chén xuống bàn phụ. Cũng có thể để bình chưa tráng, nhất là khi có nhiều bình, trên một khăn thánh ở bàn thờ hay bàn phụ, che đậy lại tùy nghi, để liền sau lễ, khi giải tán dân chúng rồi, sẽ tráng.
“248. Các vị đồng tế cũng có thể rước Mình Thánh đặt trên bàn thờ và liền sau đó, rước Máu Thánh.
Trong trường hợp này, chủ tế rước lễ dưới hai hình như thường lệ (x. số 158), nếu ngài chọn cách thức rước chén thánh nào thì các vị đồng tế khác theo cách ấy.
Sau khi chủ tế rước lễ, chén thánh được đặt bên cạnh bàn thờ trên một khăn thánh khác. Các vị đồng tế từng người một đến giữa bàn thờ, quì gối và rước Mình Thánh, sau đó đi qua bên cạnh bàn thờ và rước Máu Thánh, theo nghi thức rước chén thánh đã chọn, như nói trên…
“249. Nếu các vị đồng tế rước bằng cách chấm, thì chủ tế rước Mình và Máu Thánh Chúa như thường lệ, tuy nhiên chú ý để lại trong chén đủ Máu Thánh cho các vị đồng tế rước. Sau đó, thầy phó tế, hay một vị đồng tế, đặt chén thánh ở giữa bàn thờ hay bên cạnh bàn thờ trên một khăn thánh khác, cùng với đĩa đựng Mình Thánh…
“297. Trong nơi thánh, Thánh Lễ phải được cử hành trên một bàn thờ; còn ngoài nơi thánh thì có thể cử hành trên một cái bàn xứng đáng, nhưng luôn phải có khăn phủ bàn thờ và khăn thánh, thánh giá và đèn.
“306. Trên bàn thờ chỉ đặt những gì mà việc cử hành Thánh Lễ đòi hỏi, nghĩa là, sách Tin Mừng từ đầu cử hành cho đến khi công bố Tin Mừng, chén thánh với đĩa, bình thánh, nếu cần, khăn thánh, khăn lau và Sách Lễ từ lúc trình lễ phẩm cho đến khi tráng chén” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Như vậy, nhiểu khăn thánh có thể được sử dụng trong Thánh lễ. Ít nhất một khăn thánh được đặt ở trung tâm bàn thờ khi dâng lễ phẩm. Các khăn thánh khác có thể được đặt tại các vị trí khác của bàn thờ, nếu có nhiều bình thánh. Cũng cần có ít nhất một khăn thánh trên bàn đồ lễ (credence table) cho việc tráng chén.
Nghi thức Rước lễ và Chầu Thánh Thể ngoài thánh lễ cũng có các chỉ dẫn quan trọng liên quan đến khăn thánh:
“19. Khi việc rước lễ diễn ra trong nhà thờ hay nhà nguyện, cần đặt khăn thánh trên bàn thờ và bàn thờ được phủ khăn lớn, và sử dụng đĩa rước lễ. Khi việc rước lễ diễn ra nơi khác, cần dọn một bàn thích hợp, được phủ khăn lớn; cũng sử dụng nến”.
Các “nơi khác” được đề cập nói chung là dành cho người bệnh rước lễ. Trong trường hợp này, người đó hoặc gia đình người đó chuẩn bị nến và một cái bàn phủ một khăn lớn. Chính linh mục, phó tế hoặc thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ sẽ mang theo khăn thánh. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như trong bệnh viện khi nhiều người bệnh được rước lễ, nghi thức tiên liệu khả năng bắt đầu nghi thức trong phòng đầu tiên và kết thúc ở phòng cuối cùng. Trong tình huống như vậy, chỉ cần sử dụng khăn thánh ở phòng đầu tiên mà thôi.
Về việc đặt Mình Thánh để chầu, sách nghi thức nói:
" 93. Nếu Mình Thánh không được lưu giữ tại bàn thờ, nơi diễn ra việc chầu Thánh Thể, thì linh mục mang khăn vai và đem Mình Thánh từ nơi lưu giữ; ngài đi với người giúp lễ hoặc tín hữu, cùng với nến sáng.
“Bình thánh hoặc Mặt nhật (monstrance) cần được đặt trên bàn thờ được phủ bằng một tấm vải. Nếu việc chầu Thánh Thể với Mặt nhật diễn ra lâu giờ, một ngai cao có thể được sử dụng, nhưng ngai này không nên quá cao hoặc xa. Sau khi đặt Mình Thánh, nếu sử dụng Mặt Nhật, linh mục sẽ xông hương. Nếu giờ chầu dài, ngài có thể rút lui.
“Trong trường hợp của giờ chầu kéo dài và trọng thể, Mình Thánh nên được truyền phép trong Thành lễ ngay trước đó, và sau khi hiệp lễ, nên được đặt trong Mặt nhật trên bàn thờ. Thánh lễ kết thúc với lời cầu nguyện sau hiệp lễ, và các nghi thức cuối lễ được bỏ qua. Trước khi linh mục rời đi, ngài có thể đặt Mình Thánh lên ngai và xông hương”.
Trong khi từ ngữ “tấm vải (cloth)” là hơi mơ hồ, số 1104 của Sách Nghi thức Giám mục nói rằng cần phải có một khăn thánh trên bàn thờ “khi hoàn cảnh yêu cầu”.
Cụm từ điều kiện này có tính đến các tình huống đặc biệt, như chẩu Thánh Thể vào cuối Thánh lễ và, có lẽ, các giờ chầu không diễn ra trên bàn thờ. Thí dụ, một số hình thức của giờ chầu có thể giữ lại các thông lệ lịch sử, chẳng hạn nhà tạm với bàn xoay (turntable). Trong trường hợp đó, khăn thánh đã ở dưới Mặt nhật trong nhà tạm xoay (rotary tabernacle). Nguyên tắc của việc sử dụng một khăn thánh dưới Mặt nhật hoặc Hộp đựng Mình Thánh (pyx) là vẫn giữ nguyên.
Cuối cùng, về việc sử dụng nến chầu Mình Thánh, sách nghi thức nói:
“54. Khi chầu Mình thánh trong Mặt nhật, từ bốn đến sáu ngọn nến được thắp sáng, như trong Thánh lễ, và hương được sử dụng. Khi chầu Mình thánh trong Bình thánh, ít nhất có hai ngọn nến được thắp sáng, và hương có thể được dùng”.
Sau khi tôi trả lời ngày 12-2 về ý nghĩa câu “Ngài lại phục sinh, He rose again”, một số bạn đọc đã đưa ra các gợi ý, vốn sẽ hoàn chỉnh và, ở một mức độ nào đó, điều chỉnh câu trả lời của tôi.
Các bạn đều cho rằng không có gì kỳ quặc về câu dịch tiếng Anh cả. Sau đây là tổng hợp nhiều ý kiến khác nhau:
“Trong tiếng Latinh, ‘Ngài đã phục sinh = surrexit’. Nhưng Giáo hội nói ‘Ngài lại phục sinh – resurrexit’, vốn chính xác là ‘Ngài đã phục sinh’ (surrexit) + ‘lại’ (re-).
“Trong tiếng Hy Lạp, chúng ta có từ -ana của anastasis (và cognates), vốn cũng có thể có nghĩa là ‘lại’.
“Trong tiếng Ý, è risorto là cũng giống như câu trên: sorto = Ngài phục sinh và ri- = lại.
“Thường khá phổ biến trong các ngôn ngữ Romance, là diễn tả ý tưởng 'lại' thông qua tiền tố 're-, ri-,' ngay cả trong các trường hợp mà trong tiếng Anh người ta thêm chữ “again” một cách thật tự nhiên hơn. Thí dụ:
“Tôi gọi điện thoại lúc 9 giờ và tôi gọi lại lúc 10 giờ = Ho chiamato alle nove e ho richiamato alle dieci.
“Tiếng Anh là không đặc biệt chút nào; nó theo sát tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh và các ngôn ngữ khác, cũng như là xác thực về thành ngữ trong tiếng bản địa. Trong tất cả các ngôn ngữ này, có nhiều cách để diễn tả Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, với ý tưởng “lại” hoặc không ý tưởng “lại”, mà không hề có sự thay đổi về ý nghĩa”. (Zenit.org 26-2-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/when-a-corporal-should-be-used/
Văn Hóa
Nhận dịp lễ giỗ thừa sai Paul Maheu : Văn Tế Cha Paul Maheu 1869-1931
Sơn Ca Linh
11:05 26/02/2019
(Dịp Lễ Giỗ 88 năm : 1931 – 27.02 - 2019)
Cho dẫu biết : “Ai tin Đức Ki-tô, dù có chết vẫn được vào cõi sống”
Nhưng phận người : “Thân cát bụi, cỏ dại hoa đồng mềm yếu, mỏng manh”.
Nên hôm nay, nhân ngày Giỗ 88 năm của cha Paul Maheu,
Đoàn chúng con, lớp hậu thế, cùng hoà chung ý hợp tâm đầu,
Nguyện xin Chúa, giàu xót thương, niệm tình thương giải thoát.
Nhớ thuở xưa,
Cha Maheu vốn người dân nước Pháp, sinh ngày 24 tháng 1 năm 1869.
Lớn lên vào đời nơi hoa lệ Paris, là giáo dân của cộng đoàn Thánh Gioan Tẩy Giả.
Là học sinh ngoan, cha cần mẫn chăm chuyên,
Sinh hoạt ca đoàn, cha tinh thông đàn hát.
Ngay từ thuở thiếu thời, cha đã chẳng từ nan bao việc làm nặng nhọc,
Còn trẻ dạ non lòng, nhưng luật Chúa cha luôn nghiêm cẩn thực thi.
Nhờ công hướng đạo của những mục tử địa phương,
nơi Tiểu chủng viện Thánh Nicolas, cha thành tâm hướng đến con đường tận hiến.
Ơn Chúa giúp trong lời kinh mỗi ngày,
qua bàn tay Giám Mục, năm 1895, cha long trọng lãnh hồng ân Linh mục Thánh chức.
Từ dạo ấy, tiếng gọi tông đồ thôi thúc trái tim đầy nhiệt huyết nhắm cõi Phương Đông,
Nên vào ngày 31 tháng 7 năm 1895,
cha giã từ chốn hoa lệ Pa-ris, chọn giáo phận Đông Đàng Trong làm quê hương đất sống.
Rồi những tháng ngày dài,
hết Phan Rang đến Kontum, cha miệt mài mỏi bàn chân mục tử,
Sức lực hao mòn,
Cha được về an dưỡng khi nơi đồng bằng, lúc sang tận Hồng Kông.
Nhưng chương trình Chúa thật diệu kỳ : cũng chính nơi đây,
Thời gian dưỡng bệnh : cha có cơ hội để học thêm nghề “in ấn”.
Chính tay cha đã trùng tu và thiết dựng,
biến nhà in Làng Sông trở thành khí cụ tuyệt vời trong công cuộc truyền giáo.
Và cùng với cơ sở văn hoá nầy,
Cha đã thiết lập viện tế bần, trạm xá, để phục vụ những người nghèo bệnh tật, khổ đau.
Sau những chuỗi ngày vất vả truân chuyên, cha đã nhiều phen kiệt sức nghỉ ngơi,
có lúc phải vâng theo luật đời, cha sẵn sàng lên đường tòng chinh nhập ngủ.
Để rồi đến năm 1929,
Cùng bác sĩ Le Moine, cha chèo ghe cập thung lũng Qui Hoà, để bắt đầu một chương trình mới.
Với trái tim nhân ái, cha quy tụ về các bệnh nhân phong, để từ đây chung tay xây lại cuộc đời…!
Nơi đây đất lành, cha cống hiến hết mình cho biết bao phận người khốn khổ chơi vơi,
Với mái ấm tình thương, nhiều mảnh đời héo úa được tận tình chăm sóc cho qua cầu sinh diệt !
Nhưng kiếp sống con người, như sách Giảng Viên, “có một thời để sinh và một thời để chết.”
Cuộc lữ hành dưới thế, như chuyến tàu đời, đã đến lúc đành bỏ lại những sân ga.
Sau những tháng năm miệt mài ra công rao giảng ở những miền đất lạ, quê xa,
Cha trở lại quê nhà với những bước chân tông đồ đã kiệt cùng thương tích.
Trong nắng bình minh của ngày định mệnh cách đây 88 năm (27.02. 1931), với những lời hàn huyên sau hết,
Giữa những vòng tay yêu thương và dưới ánh nhìn của Chúa, Cha lịm dần theo “giấc ngủ ngàn thu”.
Đã tới lúc về cội, như chiếc lá vàng rơi
Là hạt lúa mì, thân cha đã đi vào lòng đất.
Giữa những anh em đồng hội đồng thuyền nơi nghĩa trang Montparnasse,
“Gánh nặng đã qua, nhọc nhằn đã hết”, giờ cha đang ngủ giấc bình yên !
Hôm nay nhân ngày vọng tưởng,
Cộng đoàn hiệp dâng Thánh lễ nguyện cầu.
Cùng với nén hương thơm, đây thế hệ cháu con cung kính cúi đầu.
Xin cha đón nhận lòng thành của chúng con, và niệm tình thụ bái !
Người soạn : Sơn Ca Linh
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Xuân Muộn
Trần Mạnh Trác
09:16 26/02/2019
XUÂN MUỘN
Ảnh của Trần Mạnh Trác
Năm nay Xuân đến muộn
Tết qua rồi mà gió cuốn mưa rơi!
Cây hoa chậu kiểng chơi vơi,
Con ong tỉnh giấc biết nơi nao về?
Thôi thì dù trễ hơn không !
Hái hoa chúc Tết người thân xa gần.
(Trần Mạnh Trác)
Ảnh của Trần Mạnh Trác
Năm nay Xuân đến muộn
Tết qua rồi mà gió cuốn mưa rơi!
Cây hoa chậu kiểng chơi vơi,
Con ong tỉnh giấc biết nơi nao về?
Thôi thì dù trễ hơn không !
Hái hoa chúc Tết người thân xa gần.
(Trần Mạnh Trác)
VietCatholic TV
Sứ điệp Mùa Chay 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi các tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:33 26/02/2019
Bản dịch Việt ngữ: J.B. Đặng Minh An
Như thông lệ trước Mùa Chay hàng năm, sáng thứ Ba 26 tháng Hai, Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ Dịch vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện, và các phụ tá của ngài đã tổ chức một cuộc họp báo tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh để công bố sứ điệp Mùa Chay 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Chủ đề của sứ điệp năm nay lấy từ thư của thánh Phaolô gởi giáo đoàn Rôma: “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.” (Rm 8,19).
Dưới đây là bản dịch Việt ngữ toàn văn sứ điệp này.
“Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.” (Rm 8: 19)
Anh chị em thân mến,
Mỗi năm, thông qua Giáo Hội Mẹ, Thiên Chúa “ban cho chúng ta mùa hân hoan này khi chúng ta chuẩn bị mừng đón mầu nhiệm Vượt Qua với lòng trí được đổi mới… khi chúng ta nhớ lại những sự kiện vĩ đại đã mang đến cho chúng ta cuộc sống mới trong Chúa Kitô (Kinh Tiền Tụng Mùa Chay I). Do đó, chúng ta có thể hành trình từ mùa Phục Sinh này đến mùa Phục Sinh khác hướng đến sự viên mãn của ơn cứu độ chúng ta đã được nhận lãnh nhờ mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô – “vì trong hy vọng chúng ta đã được cứu” (Rm 8:24). Mầu nhiệm cứu độ này, đã hoạt động nơi chúng ta trong cuộc sống dương thế, là một quá trình năng động cũng bao trùm lịch sử và tất cả muôn loài thọ tạo. Như Thánh Phaolô nói: “muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người” (Rm 8:19). Trong viễn cảnh này, tôi muốn đưa ra một vài suy tư để đồng hành cùng hành trình hoán cải của chúng ta trong Mùa Chay sắp tới.
1. Ơn cứu chuộc của muôn loài thọ tạo
Cử hành Tam nhật Vượt qua kính nhớ cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, là đỉnh cao của năm Phụng Vụ, kêu gọi chúng ta hàng năm thực hiện một hành trình chuẩn bị, với nhận thức rằng được đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô (xem Rôma 8:29) là một món quà vô giá của lòng thương xót Chúa.
Khi chúng ta sống như con cái Chúa, như những người được cứu chuộc, được dẫn dắt bởi Chúa Thánh Thần (xem Rôma 8:14) và có khả năng nhìn nhận và tuân thủ luật pháp Chúa, bắt đầu với lề luật được ghi khắc trong tâm hồn và trong tự nhiên, chúng ta cũng mang lại lợi ích cho sáng tạo bằng cách hợp tác trong công trình cứu độ của tất cả tạo vật. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô nói rằng muôn loài thọ tạo háo hức đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người; nói cách khác, tất cả những ai được hưởng ân sủng của mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu có thể trải nghiệm sự viên mãn trong ơn cứu chuộc của chính thân xác con người. Khi tình yêu của Chúa Kitô biến đổi cuộc sống của các thánh trong tinh thần, thể xác và linh hồn, các ngài ca khen tán tụng Thiên Chúa. Thông qua cầu nguyện, chiêm niệm và nghệ thuật, các ngài cũng bao gồm các thụ tạo khác trong lời tụng ca đó, như chúng ta thấy được thể hiện một cách đáng ngưỡng mộ trong “Bài ca Tạo vật”, của Thánh Phanxicô thành Assisi (x. Laudato Si, 87). Tuy nhiên, trong thế giới này, sự hài hòa được hình thành bởi ơn cứu độ liên tục bị đe dọa bởi sức mạnh tiêu cực của tội lỗi và sự chết.
2. Sức mạnh hủy diệt của tội lỗi
Thật vậy, khi chúng ta không sống như con cái Chúa, chúng ta thường cư xử theo chiều hướng hủy diệt đối với người lân cận và các thụ tạo khác - cũng như chính chúng ta - vì chúng ta bắt đầu nghĩ, một cách có ý thức hay vô thức, rằng chúng ta có thể sử dụng chúng theo ý chúng ta muốn. Khi đó, sự quá độ chiếm ưu thế: chúng ta bắt đầu sống một cuộc sống vượt quá những giới hạn được áp đặt bởi chính tình trạng con người và bản chất của chúng ta. Chúng ta chiều theo những mong muốn vô độ mà Sách Khôn ngoan coi là điển hình của kẻ vô đạo, là những người hành động mà không nghĩ gì đến Chúa cũng chẳng có chút hy vọng cho tương lai (xem 2: 1-11). Trừ khi chúng ta giữ khuynh hướng liên tục hướng tới lễ Phục sinh, hướng về phía chân trời Phục sinh, não trạng được thể hiện trong các khẩu hiệu “Tôi muốn tất cả và tôi muốn ngay bây giờ!” và “Quá nhiều chẳng bao giờ là đủ” sẽ dành được thế thượng phong.
Căn nguyên của mọi sự ác, như chúng ta biết, là tội lỗi, mà từ lần xuất hiện đầu tiên, nó đã phá vỡ sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa, với những người khác và với chính thiên nhiên, mà chúng ta được liên kết một cách đặc biệt qua cơ thể của chúng ta. Sự rạn nứt trong tình hiệp thông với Thiên Chúa cũng làm suy yếu mối quan hệ hài hòa của chúng ta với môi trường mà chúng ta được kêu gọi để sống, đến nỗi vườn địa đàng đã trở thành một nơi hoang dã (x. Stk 3: 17-18). Tội lỗi dẫn con người đến chỗ coi mình là thần minh của thiên nhiên, coi mình là chủ nhân tuyệt đối của nó và sử dụng nó, không phải cho những mục đích phù hợp với thánh ý của Đấng Tạo Hóa, mà vì tư lợi của chính mình, gây phương hại cho các tạo vật khác.
Một khi luật Thiên Chúa, luật tình yêu, bị từ bỏ, thì luật mạnh được yếu thua sẽ thắng thế. Tội lỗi ẩn giấu trong lòng con người (x. Mc 7: 20-23) mang hình dạng của sự tham lam và theo đuổi lạc thú vô độ, thiếu quan tâm đến thiện ích của người khác và thậm chí của chính mình. Nó dẫn đến việc khai thác sáng tạo, cả con người lẫn môi trường, do sự thèm muốn không kềm chế, trong đó coi mọi ham muốn như một quyền [đáng được hưởng], và sớm hay muộn sẽ hủy diệt tất cả những gì trong tầm tay của nó.
3. Sức mạnh chữa lành của sự ăn năn và tha thứ
Muôn loài thọ tạo đang cần một cách cấp thiết sự mặc khải vinh quang của con cái Thiên Chúa, là những người đã được tạo ra như “một thọ tạo mới”. Vì “ai ở trong Đức Kitô thì đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi.”(2 Cr 5:17). Thật vậy, khi được mặc khải, bản thân tạo vật có thể đón mừng một cuộc Vượt Qua, mở chính mình ra trước một trời mới và một đất mới (x. Kh 21: 1). Con đường đến với lễ Phục sinh đòi hỏi chúng ta phải canh tân diện mạo và tâm hồn mình như các Kitô hữu thông qua sự ăn năn, hoán cải và tha thứ, để sống trọn vẹn ân sủng dồi dào của mầu nhiệm Phục sinh.
Sự “trông mong háo hức” này, sự mong đợi của mọi loài thụ tạo này, sẽ được viên mãn trong sự mặc khải con cái Thiên Chúa, nghĩa là khi các Kitô hữu và tất cả mọi người bước một cách dứt khoát vào “cuộc hành trình” đòi hỏi sự hoán cải. Mọi loài thụ tạo được kêu gọi, cùng với chúng ta, “thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rm 8:21). Mùa Chay là một dấu hiệu bí tích của sự chuyển hoá này. Mùa Chay mời gọi các Kitô hữu thể hiện mầu nhiệm Vượt qua sâu sắc và cụ thể hơn trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội của họ, trên hết qua việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí.
Chay tịnh, nghĩa là học cách thay đổi thái độ của chúng ta đối với người khác và tất cả những loài thọ tạo, học cách từ bỏ cám dỗ “nuốt chửng” mọi thứ để thỏa mãn lòng khao khát tham lam của chúng ta và sẵn sàng chịu đựng cho tình yêu, là điều có thể lấp đầy sự trống rỗng trong con tim chúng ta. Lời cầu nguyện dạy chúng ta từ bỏ thói thờ ngẫu tượng và sự tự mãn của bản ngã, giúp ta nhìn ra rằng chúng ta cần đến Chúa và lòng thương xót của Ngài. Việc bố thí, nhờ đó chúng ta thoát khỏi sự điên rồ của việc tích trữ mọi thứ cho bản thân với niềm tin viễn vông rằng chúng ta có thể bảo đảm cho mình một tương lai không hề thuộc về chúng ta. Và như thế, chúng ta có thể tái khám phá niềm vui trong chương trình của Chúa dành cho sáng tạo và cho mỗi người chúng ta, đó là yêu mến Người, anh chị em của chúng ta, và toàn bộ thế giới, và tìm thấy nơi tình yêu này hạnh phúc đích thực của chúng ta.
Anh chị em thân mến, thời kỳ “mùa chay” trong bốn mươi ngày của Con Thiên Chúa trong sa mạc thiên nhiên là nhằm biến nó một lần nữa trở thành khu vườn hiệp thông với Thiên Chúa như trước khi xảy ra tội nguyên tổ (x. Mc 1: 12-13; là 51: 3). Cầu xin Mùa Chay năm nay của chúng ta là một hành trình trên cùng con đường đó, mang lại niềm hy vọng của Chúa Kitô cho sáng tạo, để thiên nhiên có thể “được giải thoát khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rm 8:21). Chúng ta đừng để mùa hồng ân này trôi qua vô ích! Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta cất bước trên con đường hoán cải thực sự. Chúng ta hãy bỏ lại sau lưng tính ích kỷ và sự tự hấp thụ vào chính mình, nhưng hướng đến sự Phục sinh của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy đứng bên cạnh những anh chị em đang túng thiếu của chúng ta, chia sẻ những của cải tinh thần và vật chất của chúng ta với họ. Nhờ thế, khi chào đón vào cuộc sống của chúng ta một cách cụ thể chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và cái chết, chúng ta cũng sẽ phản chiếu ánh quang rạng rỡ quyền năng biến đổi của chiến thắng ấy cho tất cả các tạo vật.
+ Đức Thánh Cha Phanxicô
Từ Vatican ngày 4 tháng 10, 2018
Lễ Thánh Phanxicô thành Assisi
Công bố: 26 tháng Hai, 2019
Source: Libreria Editrice Vaticana MESSAGE OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS FOR LENT 2019
Như thông lệ trước Mùa Chay hàng năm, sáng thứ Ba 26 tháng Hai, Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ Dịch vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện, và các phụ tá của ngài đã tổ chức một cuộc họp báo tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh để công bố sứ điệp Mùa Chay 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Chủ đề của sứ điệp năm nay lấy từ thư của thánh Phaolô gởi giáo đoàn Rôma: “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.” (Rm 8,19).
Dưới đây là bản dịch Việt ngữ toàn văn sứ điệp này.
“Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.” (Rm 8: 19)
Anh chị em thân mến,
Mỗi năm, thông qua Giáo Hội Mẹ, Thiên Chúa “ban cho chúng ta mùa hân hoan này khi chúng ta chuẩn bị mừng đón mầu nhiệm Vượt Qua với lòng trí được đổi mới… khi chúng ta nhớ lại những sự kiện vĩ đại đã mang đến cho chúng ta cuộc sống mới trong Chúa Kitô (Kinh Tiền Tụng Mùa Chay I). Do đó, chúng ta có thể hành trình từ mùa Phục Sinh này đến mùa Phục Sinh khác hướng đến sự viên mãn của ơn cứu độ chúng ta đã được nhận lãnh nhờ mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô – “vì trong hy vọng chúng ta đã được cứu” (Rm 8:24). Mầu nhiệm cứu độ này, đã hoạt động nơi chúng ta trong cuộc sống dương thế, là một quá trình năng động cũng bao trùm lịch sử và tất cả muôn loài thọ tạo. Như Thánh Phaolô nói: “muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người” (Rm 8:19). Trong viễn cảnh này, tôi muốn đưa ra một vài suy tư để đồng hành cùng hành trình hoán cải của chúng ta trong Mùa Chay sắp tới.
1. Ơn cứu chuộc của muôn loài thọ tạo
Cử hành Tam nhật Vượt qua kính nhớ cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, là đỉnh cao của năm Phụng Vụ, kêu gọi chúng ta hàng năm thực hiện một hành trình chuẩn bị, với nhận thức rằng được đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô (xem Rôma 8:29) là một món quà vô giá của lòng thương xót Chúa.
Khi chúng ta sống như con cái Chúa, như những người được cứu chuộc, được dẫn dắt bởi Chúa Thánh Thần (xem Rôma 8:14) và có khả năng nhìn nhận và tuân thủ luật pháp Chúa, bắt đầu với lề luật được ghi khắc trong tâm hồn và trong tự nhiên, chúng ta cũng mang lại lợi ích cho sáng tạo bằng cách hợp tác trong công trình cứu độ của tất cả tạo vật. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô nói rằng muôn loài thọ tạo háo hức đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người; nói cách khác, tất cả những ai được hưởng ân sủng của mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu có thể trải nghiệm sự viên mãn trong ơn cứu chuộc của chính thân xác con người. Khi tình yêu của Chúa Kitô biến đổi cuộc sống của các thánh trong tinh thần, thể xác và linh hồn, các ngài ca khen tán tụng Thiên Chúa. Thông qua cầu nguyện, chiêm niệm và nghệ thuật, các ngài cũng bao gồm các thụ tạo khác trong lời tụng ca đó, như chúng ta thấy được thể hiện một cách đáng ngưỡng mộ trong “Bài ca Tạo vật”, của Thánh Phanxicô thành Assisi (x. Laudato Si, 87). Tuy nhiên, trong thế giới này, sự hài hòa được hình thành bởi ơn cứu độ liên tục bị đe dọa bởi sức mạnh tiêu cực của tội lỗi và sự chết.
2. Sức mạnh hủy diệt của tội lỗi
Thật vậy, khi chúng ta không sống như con cái Chúa, chúng ta thường cư xử theo chiều hướng hủy diệt đối với người lân cận và các thụ tạo khác - cũng như chính chúng ta - vì chúng ta bắt đầu nghĩ, một cách có ý thức hay vô thức, rằng chúng ta có thể sử dụng chúng theo ý chúng ta muốn. Khi đó, sự quá độ chiếm ưu thế: chúng ta bắt đầu sống một cuộc sống vượt quá những giới hạn được áp đặt bởi chính tình trạng con người và bản chất của chúng ta. Chúng ta chiều theo những mong muốn vô độ mà Sách Khôn ngoan coi là điển hình của kẻ vô đạo, là những người hành động mà không nghĩ gì đến Chúa cũng chẳng có chút hy vọng cho tương lai (xem 2: 1-11). Trừ khi chúng ta giữ khuynh hướng liên tục hướng tới lễ Phục sinh, hướng về phía chân trời Phục sinh, não trạng được thể hiện trong các khẩu hiệu “Tôi muốn tất cả và tôi muốn ngay bây giờ!” và “Quá nhiều chẳng bao giờ là đủ” sẽ dành được thế thượng phong.
Căn nguyên của mọi sự ác, như chúng ta biết, là tội lỗi, mà từ lần xuất hiện đầu tiên, nó đã phá vỡ sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa, với những người khác và với chính thiên nhiên, mà chúng ta được liên kết một cách đặc biệt qua cơ thể của chúng ta. Sự rạn nứt trong tình hiệp thông với Thiên Chúa cũng làm suy yếu mối quan hệ hài hòa của chúng ta với môi trường mà chúng ta được kêu gọi để sống, đến nỗi vườn địa đàng đã trở thành một nơi hoang dã (x. Stk 3: 17-18). Tội lỗi dẫn con người đến chỗ coi mình là thần minh của thiên nhiên, coi mình là chủ nhân tuyệt đối của nó và sử dụng nó, không phải cho những mục đích phù hợp với thánh ý của Đấng Tạo Hóa, mà vì tư lợi của chính mình, gây phương hại cho các tạo vật khác.
Một khi luật Thiên Chúa, luật tình yêu, bị từ bỏ, thì luật mạnh được yếu thua sẽ thắng thế. Tội lỗi ẩn giấu trong lòng con người (x. Mc 7: 20-23) mang hình dạng của sự tham lam và theo đuổi lạc thú vô độ, thiếu quan tâm đến thiện ích của người khác và thậm chí của chính mình. Nó dẫn đến việc khai thác sáng tạo, cả con người lẫn môi trường, do sự thèm muốn không kềm chế, trong đó coi mọi ham muốn như một quyền [đáng được hưởng], và sớm hay muộn sẽ hủy diệt tất cả những gì trong tầm tay của nó.
3. Sức mạnh chữa lành của sự ăn năn và tha thứ
Muôn loài thọ tạo đang cần một cách cấp thiết sự mặc khải vinh quang của con cái Thiên Chúa, là những người đã được tạo ra như “một thọ tạo mới”. Vì “ai ở trong Đức Kitô thì đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi.”(2 Cr 5:17). Thật vậy, khi được mặc khải, bản thân tạo vật có thể đón mừng một cuộc Vượt Qua, mở chính mình ra trước một trời mới và một đất mới (x. Kh 21: 1). Con đường đến với lễ Phục sinh đòi hỏi chúng ta phải canh tân diện mạo và tâm hồn mình như các Kitô hữu thông qua sự ăn năn, hoán cải và tha thứ, để sống trọn vẹn ân sủng dồi dào của mầu nhiệm Phục sinh.
Sự “trông mong háo hức” này, sự mong đợi của mọi loài thụ tạo này, sẽ được viên mãn trong sự mặc khải con cái Thiên Chúa, nghĩa là khi các Kitô hữu và tất cả mọi người bước một cách dứt khoát vào “cuộc hành trình” đòi hỏi sự hoán cải. Mọi loài thụ tạo được kêu gọi, cùng với chúng ta, “thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rm 8:21). Mùa Chay là một dấu hiệu bí tích của sự chuyển hoá này. Mùa Chay mời gọi các Kitô hữu thể hiện mầu nhiệm Vượt qua sâu sắc và cụ thể hơn trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội của họ, trên hết qua việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí.
Chay tịnh, nghĩa là học cách thay đổi thái độ của chúng ta đối với người khác và tất cả những loài thọ tạo, học cách từ bỏ cám dỗ “nuốt chửng” mọi thứ để thỏa mãn lòng khao khát tham lam của chúng ta và sẵn sàng chịu đựng cho tình yêu, là điều có thể lấp đầy sự trống rỗng trong con tim chúng ta. Lời cầu nguyện dạy chúng ta từ bỏ thói thờ ngẫu tượng và sự tự mãn của bản ngã, giúp ta nhìn ra rằng chúng ta cần đến Chúa và lòng thương xót của Ngài. Việc bố thí, nhờ đó chúng ta thoát khỏi sự điên rồ của việc tích trữ mọi thứ cho bản thân với niềm tin viễn vông rằng chúng ta có thể bảo đảm cho mình một tương lai không hề thuộc về chúng ta. Và như thế, chúng ta có thể tái khám phá niềm vui trong chương trình của Chúa dành cho sáng tạo và cho mỗi người chúng ta, đó là yêu mến Người, anh chị em của chúng ta, và toàn bộ thế giới, và tìm thấy nơi tình yêu này hạnh phúc đích thực của chúng ta.
Anh chị em thân mến, thời kỳ “mùa chay” trong bốn mươi ngày của Con Thiên Chúa trong sa mạc thiên nhiên là nhằm biến nó một lần nữa trở thành khu vườn hiệp thông với Thiên Chúa như trước khi xảy ra tội nguyên tổ (x. Mc 1: 12-13; là 51: 3). Cầu xin Mùa Chay năm nay của chúng ta là một hành trình trên cùng con đường đó, mang lại niềm hy vọng của Chúa Kitô cho sáng tạo, để thiên nhiên có thể “được giải thoát khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rm 8:21). Chúng ta đừng để mùa hồng ân này trôi qua vô ích! Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta cất bước trên con đường hoán cải thực sự. Chúng ta hãy bỏ lại sau lưng tính ích kỷ và sự tự hấp thụ vào chính mình, nhưng hướng đến sự Phục sinh của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy đứng bên cạnh những anh chị em đang túng thiếu của chúng ta, chia sẻ những của cải tinh thần và vật chất của chúng ta với họ. Nhờ thế, khi chào đón vào cuộc sống của chúng ta một cách cụ thể chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và cái chết, chúng ta cũng sẽ phản chiếu ánh quang rạng rỡ quyền năng biến đổi của chiến thắng ấy cho tất cả các tạo vật.
+ Đức Thánh Cha Phanxicô
Từ Vatican ngày 4 tháng 10, 2018
Lễ Thánh Phanxicô thành Assisi
Công bố: 26 tháng Hai, 2019
Source: Libreria Editrice Vaticana