Phụng Vụ - Mục Vụ
Niềm tin Việt Nam: Cholesterol mùa Chay
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
06:27 27/02/2008
Niềm tin Việt Nam: Cholesterol mùa Chay
Niềm tin Việt Nam minh họa trong dạng truyện ngắn về những đời sống niềm tin của người Việt Nam, không phải trong quá khứ, cũng không phải trong tương lai, nhưng ngay trong ngày hôm nay và ngay bây giờ. Đọc Niềm tin Việt Nam, có thể bạn sẽ nhận ra những nhân vật xuất hiện trong Niềm tin Việt Nam chính là bạn, hoặc những người thân trong gia đình, hoặc những người hàng xóm, hoặc những người tín hữu trong xứ đạo của chính bạn.Michelle ngần ngại,
— Đại ca kỳ này có hay uống bia không?
Peter nhíu cặp chân mày, lắc đầu quầy quậy,
— Tầm bậy, bia đâu mà uống!
Peter nghi ngờ,
— Nhưng sao khi không mi lại nhắc tới vụ bia bọt ở đây?
Thấy Michelle đắn đo suy nghĩ, Andy nhảy vào đổi câu chuyện sang hướng khác,
— Ngày mai đại ca với tui tới Bally Total Fitness đi. Tui biết ở gần nhà mình có cái Bally họ cho 14 ngày free. Work out thử mấy ngày với tui đi. Nếu không thích, you quit.
Peter hốt hoảng,
— C’mon! What’s really going on here? Hai đứa mi, đứa đóng đứa mở. Tao không biết tụi mi đang muốn nói cái chi.
Andy vỗ bụng Peter cái bụp,
— Alright! If you really want me to tell you the truth, can you handle the truth?
Peter trợn mắt,
— Sure! Just say it.
— Mommy nói đại ca kỳ này có vẻ phát tướng, bụng bự y như uống bia.
— Tầm bậy! Tao có uống bia đâu mà phát tướng. Mà cái ni là mommy nói hay là tụi mi? Tụi mi đúng là rãnh rỗi không có chuyện chi làm, cho nên đi ra đi vô lấy thước đo đo bụng của tao...
Michelle nóng nảy,
— Đại ca đừng có mà mơ! Tụi tui không có quởn quởn ăn không ngồi rồi để làm huấn luyện viên, cân, đo, đong, đếm sức khỏe cho đại ca đâu. May ra đại ca trả tiền, mà phải trả tiền cao tiền cash thì tụi tôi mới gật đầu. Nhưng thiệt tình hôm quá mommy có hỏi tui, “Mi khám cholesterol chưa?”. Thấy Andy đứng xớ rớ gần đó, mommy hốt xác nó luôn, “Còn mi nữa, cứ hambuger với French fries mà dớt vào. Mỡ không thôi đó. Cholesterol, chết ráng chịu”. Hết Andy, mommy quay sang đại ca, “Hổng biết thằng Peter nó đi khám cholesterol chưa. Tao thấy hắn kỳ này phát tướng, bụng bự như uống bia”. Cái ni là mommy nói đó nghen, không tin thì đi gặp mommy mà hỏi thử coi…
Suy Niệm
Cholesterol đang là những cơn ác mộng của nhiều người trên thế giới. Có một thời, người ta đi ngủ, sáng không dậy, thiên hạ nói chết bởi trúng gió. Thời bây giờ thì khác, chết trong giấc ngủ có lẽ không phải bởi vì gió độc mà bởi vì tại cholesterol.
Cholesterol là một chứng bệnh khá phổ thông. Khi mỡ trong máu cao, mỡ tụ lại, nổi gò nổi đống chặn lại đường máu lưu thông. Thế là chết! Đề phòng cholesterol cao, người ta đi khám sức khỏe thường xuyên. Mẹ nhắc, bố nhắc, vợ chồng con cái nhắc nhở nhau, “Đi khám cholesterol chưa?”
Mùa Chay về, mùa đi khám cholesterol xem coi mạch máu tâm hồn có đọng lại nhiều mỡ hay không. Nếu cholesterol tâm hồn cao, những triệu chứng nhức đầu, bối rối, phiền muộn, dễ nổi giận, hay cáu gắt, khó tha thứ, ít mỉm cười, ưa xét đoán hay xảy đến trong đời sống thường nhật và đời sống đức tin.
Muốn bớt cholesterol trong máu, nhiều người ghi danh đi tập thể dục, chạy bộ. Muốn bớt cholesterol trong hồn, mời bạn tham gia vào những chương trình Linh Thao hoặc Crusillo hoặc Cấm phòng Mùa Chay do giáo xứ tổ chức trong mùa Chay. Siêng năng tập thể dục, người nhìn thon gọn, six-packs. Siêng năng tham dự Linh Thao hoặc Crusillo hoặc Cấm phòng Mùa Chay, tâm hồn bạn sẽ khỏe mạnh, linh hồn bạn nhìn mi nhon, thánh giá đức tin trở nên nhẹ tênh.
Mùa Chay về, bố, mẹ, vợ chồng con cái, bạn bè nhắc nhở nhau,
— Đi khám cholesterol Mùa Chay chưa?
www.nguyentrungtay.com
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:38 27/02/2008
DẢI THẮT LƯNG
Có một người nước Tống rất nghiêm chỉnh đọc sách, đối với những trí thức trong sách có nói thì hình như rất nổ lực thực hiện.
Có một hôm, anh ta đọc đến trong sách Châu có một câu: “dải thắt lưng” bèn đi làm hai cái dải và thắt ngang lưng. Khi đi lên phố thì mọi người cảm thấy kỳ lạ bèn hỏi anh ta: “Tại sao anh phải thắt hai dải giây giữa lưng vậy ?” Anh ta trả lời: “Trong sách Châu nói như thế đó.”
Thật ra trong sách Châu viết như thế này: “Dải thắt lưng”, nghĩa là nhờ công năng của dải thắt lưng thắt ngang eo, nghĩa bóng là người đọc sách đối với hành vi của mình phải cân nhắc tính toán và bó buộc nhiều hơn nữa.
Nhưng người nước Tống này lại hoàn toàn theo ý của mặt chữ mà làm.
(Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng)
Suy tư:
Có những người được gọi là con mọt sách vì thích đọc sách, nhưng lại có cái tính lập dị, sách viết sao thì làm vậy như anh chàng thư sinh nước Tống trong truyện trên; có những người Ki-tô hữu thích đọc sách thánh, nhưng có cái tâm khoe khoang nên trở thành kẻ kiêu ngạo, có khi quá khích và lạc đạo, bởi vì họ thích nhớ và thuộc lòng mặt chữ mà không suy tư ý nghĩa của câu Lời Chúa mà mình đã đọc...
Lập dị thì trở thành cố chấp, cố chấp thường là vì khoe khoang, và khoe khoang thì trở thành kiêu ngạo, mà kiêu ngạo thì chắc chắn chẳng ai thích cả, kể cả ma quỷ ở trong hỏa ngục, bởi vì kiêu ngạo đã làm cho nó từ vị phẩm thần sáng chói trở thành ma quỷ tối tăm, và bị Thiên Chúa phạt đời đời trong hỏa ngục.
Cứ nhìn mặt chữ để làm theo thì sẽ có ngày mang họa vào thân, cứ nhìn mặt người rồi khen đẹp xấu thì cũng sẽ có ngày bị cái đẹp xấu ấy hại. Tốt nhất là nhìn ý nghĩa của mặt chữ và nhìn bên trong tâm hồn của con người, bằng cách khiêm tốn cầu nguyện, suy tư và đem lòng yêu thương thông cảm, để nhận ra và hiểu được mặt của chữ và mặt của con người.
Đó là sự khôn ngoan của người Ki-tô hữu vậy.
N2T |
Có một người nước Tống rất nghiêm chỉnh đọc sách, đối với những trí thức trong sách có nói thì hình như rất nổ lực thực hiện.
Có một hôm, anh ta đọc đến trong sách Châu có một câu: “dải thắt lưng” bèn đi làm hai cái dải và thắt ngang lưng. Khi đi lên phố thì mọi người cảm thấy kỳ lạ bèn hỏi anh ta: “Tại sao anh phải thắt hai dải giây giữa lưng vậy ?” Anh ta trả lời: “Trong sách Châu nói như thế đó.”
Thật ra trong sách Châu viết như thế này: “Dải thắt lưng”, nghĩa là nhờ công năng của dải thắt lưng thắt ngang eo, nghĩa bóng là người đọc sách đối với hành vi của mình phải cân nhắc tính toán và bó buộc nhiều hơn nữa.
Nhưng người nước Tống này lại hoàn toàn theo ý của mặt chữ mà làm.
(Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng)
Suy tư:
Có những người được gọi là con mọt sách vì thích đọc sách, nhưng lại có cái tính lập dị, sách viết sao thì làm vậy như anh chàng thư sinh nước Tống trong truyện trên; có những người Ki-tô hữu thích đọc sách thánh, nhưng có cái tâm khoe khoang nên trở thành kẻ kiêu ngạo, có khi quá khích và lạc đạo, bởi vì họ thích nhớ và thuộc lòng mặt chữ mà không suy tư ý nghĩa của câu Lời Chúa mà mình đã đọc...
Lập dị thì trở thành cố chấp, cố chấp thường là vì khoe khoang, và khoe khoang thì trở thành kiêu ngạo, mà kiêu ngạo thì chắc chắn chẳng ai thích cả, kể cả ma quỷ ở trong hỏa ngục, bởi vì kiêu ngạo đã làm cho nó từ vị phẩm thần sáng chói trở thành ma quỷ tối tăm, và bị Thiên Chúa phạt đời đời trong hỏa ngục.
Cứ nhìn mặt chữ để làm theo thì sẽ có ngày mang họa vào thân, cứ nhìn mặt người rồi khen đẹp xấu thì cũng sẽ có ngày bị cái đẹp xấu ấy hại. Tốt nhất là nhìn ý nghĩa của mặt chữ và nhìn bên trong tâm hồn của con người, bằng cách khiêm tốn cầu nguyện, suy tư và đem lòng yêu thương thông cảm, để nhận ra và hiểu được mặt của chữ và mặt của con người.
Đó là sự khôn ngoan của người Ki-tô hữu vậy.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:39 27/02/2008
N2T |
12. Máu của con chiên trong thời cựu ước cứu dân Israel khỏi bị sát hại, mà máu con chiên là hình bóng Mình Máu Thánh Chúa Giê-su của đạo mới. Hình bóng còn có thể hiệu nghiệm, huống hồ là Mình và Máu thật của Chúa Giê-su ?
(Thánh John Chrysostom)Từ muôn thuở được kêu mời bước theo Chúa Giêsu Kitô
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
18:40 27/02/2008
TỪ MUÔN THƯỞ ĐƯỢC KÊU MỜI BƯỚC THEO ĐỨC CHÚA GIÊSU KITÔ
Nếu mọi tín hữu giáo dân được mời gọi bước theo Đức Chúa GIÊSU, thì các tu sĩ được kêu gọi phải theo chân Đức Chúa GIÊSU cách quyết liệt và gần gũi hơn nữa. Tu Sĩ phải đồng hình đồng dạng với Đức Chúa GIÊSU vì được chọn để trở thành các môn đệ. Môn đệ theo sát mẫu gương các Môn Đệ tiên khởi của Đức Chúa GIÊSU lúc Ngài sống nơi dương thế. Sau đây là câu chuyện ơn gọi của nam tu sĩ Ý dòng Phanxicô Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Ơn gọi tu dòng của tôi manh nha từ lúc tuổi còn thơ. Tôi được hồng phúc sinh ra và lớn lên trong một gia đình Công Giáo vô cùng đạo đức. Trong đại gia đình chúng tôi có đến 3 người Bác làm Linh Mục. Ngay từ lúc lên 5 tuổi tôi đã nồng nhiệt ước muốn tận hiến toàn thân cho THIÊN CHÚA. Lý do là vì mỗi lần đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ tôi say mê nhìn ngắm vị Linh Mục mặc áo lễ, theo dõi cách thức ngài cử hành Thánh Lễ và lắng nghe các bài giảng hùng hồn của ngài. Về nhà, tôi bắt chước Linh Mục cử hành Thánh Lễ. Tôi chọn thứ bánh màu trắng có hình tròn để làm bánh thánh. Rồi tôi khoác lên mình các mảnh vải có màu sắc khác nhau tùy theo mùa Phụng Vụ. Chưa hết. Tôi huy động các bạn trẻ trong xóm đến tham dự Thánh Lễ do tôi cử hành. Tôi muốn ghi khắc trong đầu óc non nớt của các bạn đồng tuổi hình ảnh thánh thiêng của Thánh Lễ mà tôi vô cùng trang trọng quí mến.
Mãn bậc tiểu học tôi xin thân mẫu ghi danh tôi vào Tiểu Chủng Viện để theo đuổi ơn gọi Linh Mục. Nhưng Mẹ tôi từ chối, lấy cớ tôi hãy còn nhỏ, phải đợi đến tuổi trưởng thành rồi mới tính. Bị Mẹ từ chối tôi cảm thấy thật bất bình.
Trong khi đó, nhóm bạn của tôi, chúng nó biết tôi ước ao gia nhập Tiểu Chủng Viện nên lôi kéo quyến dũ tôi đi theo chúng nhập vào các cuộc vui chơi ca hát, xem chiếu bóng hoặc các lễ hội thế trần. Khi thấy tôi quyết liệt từ chối, chúng xem tôi như người bất-bình-thường. Hay nói khác đi, vì là người bất-bình-thường nên tôi mới tìm cách đi tu! Tôi trở thành đối tượng cho chúng nhạo báng chế diễu! Đây là khoảng thời gian của lứa tuổi dậy-thì mà tôi cảm thấy vô cùng cay đắng và đổ không biết bao nhiêu giọt nước mắt.
Năm 16 tuổi, tôi lập lại lời xin gia nhập Tiểu Chủng Viện. Lần này có sự hỗ trợ của các Bác Linh Mục của tôi nữa. Nhưng vẫn không có kết quả. Câu trả lời vẫn trước sau như một: phải đợi đến tuổi trưởng thành mới được phép quyết định!
Tiếc thay trong 3 năm đợi chờ này, đáng lý tôi phải sống trong kiên trì và cầu nguyện, thì tôi lại rơi vào cảnh chán nản và buông xuôi. Tôi chạy theo các cuộc vui chơi mà cuộc đời mở rộng trước mắt. Đúng là khoảng thời gian buồn thảm nhất trong cuộc đời tôi. Tôi bỏ hẳn việc đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ cũng không thèm tham gia các cuộc hội họp của ban giúp lễ mà tôi là thành viên. Chưa hết. Tôi giao du với bạn gái, chạy theo việc thực hành một số tôn giáo kỳ lạ đông phương. Rồi tôi có thêm dự tính chuyển sang ngành ngoại giao, tiến tới hôn nhân với người bạn gái tôi yêu thương say đắm, trao trọn quả tim cho nàng!
Tóm lại, tôi lăn xả vào cuộc đời, vào con đường sự nghiệp và tình duyên. Ơn gọi Linh Mục giờ đây chỉ là bóng mờ, hay nói đúng hơn, không mảy may có chỗ đứng trong tâm trí tôi. Tôi tìm mọi cách để thành công và đạt đến hạnh phúc trong cuộc sống.
Thế nhưng, than ôi! Càng tìm kiếm hạnh phúc tôi càng hụt hẫng trống không. Tôi luôn luôn cảm thấy thiếu thốn một cái gì ấy. Chính cái thiếu thốn này mời gọi tôi tìm kiếm cái gì đó để lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn.
THIÊN CHÚA Quan Phòng giơ tay cứu gỡ tôi thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn đau thương. Phương tiện là Chương Trình Phát Thanh Công Giáo do Các Tu Sĩ dòng Phanxicô phụ trách. Tôi không rõ Các Tu Sĩ thuộc ngành nào của Đại Gia Đình dòng Phanxicô. Song Thân theo dõi thường xuyên các Buổi Phát Thanh này. Đến lượt tôi cũng bắt đầu nghe các buổi phát. Chương trình thật phong phú mang lại cho tôi nhiều lợi ích thiêng liêng và nhất là, một niềm an bình sâu xa. Thời gian ngắn sau đó, tôi quyết định liên lạc với vị Linh Mục phụ trách các Chương Trình Phát Thanh. Qua trung gian của một người bạn, tôi tìm ra địa chỉ của Đài Phát Thanh và đích thân đến gặp Cha Giám Đốc.
Cuộc gặp gỡ diễn ra trong bầu khí tín cẩn thân tình. Tôi cởi mở tâm hồn, trình bày mọi khúc-mắt dằn-co cho vị Linh Mục nghe. Đối lại Cha giải thích cho tôi biết Cha thuộc ngành mới của dòng Phanxicô với tên gọi là ”Anh Em Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm”.
Cuộc nói chuyện không những làm phong phú kiến thức văn hóa của tôi mà còn tiến xa hơn. Nó gieo vào lòng tôi niềm mong ước trở thành Tu Sĩ Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm. Linh Mục Giám Đốc đề nghị tôi làm một tuần Tĩnh Tâm nơi Cộng Đoàn để tìm hiểu rõ hơn về cuộc sống của Các Tu Sĩ Phan-Sinh. Phần tôi, tôi thưa với ngài là tôi ước ao gia nhập ngay Cộng Đoàn, vì e sợ rằng, nếu trì hoãn, hẳn tôi sẽ đánh mất quyết tâm và niềm hăng say tận hiến cuộc đời cho THIÊN CHÚA. Vị Linh Mục trái lại, ngài khuyên tôi nên cẩn trọng, kiên nhẫn đợi chờ, chớ vội vã rút ngắn các giai đoạn cần thiết. Ngài lập lại đề nghị tôi làm một tuần Tĩnh Tâm.
Tôi ngoan ngoãn làm theo lời khuyên của vị Linh Mục. Sau tuần tĩnh tâm đó, tôi trở lại gia đình thu xếp mọi sự rồi dứt khoát ra đi, đáp lại lời THIÊN CHÚA mời gọi tôi ngay từ những ngày tôi còn ngây thơ trong trắng.
Giờ đây tôi là tu huynh Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm. Xin dâng lời ca tụng vinh quang THIÊN CHÚA và Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm.
... ”Thú vị thay được tạ ơn Chúa, được mừng hát danh Ngài, lạy Đấng Tối Cao, được tuyên xưng tình thương của Ngài từ buổi sớm, và lòng thành tín của Ngài suốt canh khuya, hòa điệu sắt cầm gieo trầm bổng, nhè nhẹ vấn vương khúc tỳ bà. Lạy Chúa, sự nghiệp Ngài khiến con mừng rỡ, thấy việc tay Ngài làm, con phải reo lên: Lạy Chúa, công trình Ngài xiết bao vĩ đại, tư tưởng Ngài thâm thúy lắm thay!. . Người công chính vươn lên tựa cây dừa tươi tốt, lớn mạnh như hương bá Li-băng được trồng nơi Nhà Chúa, mơn mởn giữa khuôn viên đền thánh Chúa ta” (Thánh Vịnh 92, 2-6/13-14).
(”Il Settimanale di Padre Pio”, Anno VI, n.47, 2 Dicembre 2007, trang 23-25)
Nếu mọi tín hữu giáo dân được mời gọi bước theo Đức Chúa GIÊSU, thì các tu sĩ được kêu gọi phải theo chân Đức Chúa GIÊSU cách quyết liệt và gần gũi hơn nữa. Tu Sĩ phải đồng hình đồng dạng với Đức Chúa GIÊSU vì được chọn để trở thành các môn đệ. Môn đệ theo sát mẫu gương các Môn Đệ tiên khởi của Đức Chúa GIÊSU lúc Ngài sống nơi dương thế. Sau đây là câu chuyện ơn gọi của nam tu sĩ Ý dòng Phanxicô Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Ơn gọi tu dòng của tôi manh nha từ lúc tuổi còn thơ. Tôi được hồng phúc sinh ra và lớn lên trong một gia đình Công Giáo vô cùng đạo đức. Trong đại gia đình chúng tôi có đến 3 người Bác làm Linh Mục. Ngay từ lúc lên 5 tuổi tôi đã nồng nhiệt ước muốn tận hiến toàn thân cho THIÊN CHÚA. Lý do là vì mỗi lần đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ tôi say mê nhìn ngắm vị Linh Mục mặc áo lễ, theo dõi cách thức ngài cử hành Thánh Lễ và lắng nghe các bài giảng hùng hồn của ngài. Về nhà, tôi bắt chước Linh Mục cử hành Thánh Lễ. Tôi chọn thứ bánh màu trắng có hình tròn để làm bánh thánh. Rồi tôi khoác lên mình các mảnh vải có màu sắc khác nhau tùy theo mùa Phụng Vụ. Chưa hết. Tôi huy động các bạn trẻ trong xóm đến tham dự Thánh Lễ do tôi cử hành. Tôi muốn ghi khắc trong đầu óc non nớt của các bạn đồng tuổi hình ảnh thánh thiêng của Thánh Lễ mà tôi vô cùng trang trọng quí mến.
Mãn bậc tiểu học tôi xin thân mẫu ghi danh tôi vào Tiểu Chủng Viện để theo đuổi ơn gọi Linh Mục. Nhưng Mẹ tôi từ chối, lấy cớ tôi hãy còn nhỏ, phải đợi đến tuổi trưởng thành rồi mới tính. Bị Mẹ từ chối tôi cảm thấy thật bất bình.
Trong khi đó, nhóm bạn của tôi, chúng nó biết tôi ước ao gia nhập Tiểu Chủng Viện nên lôi kéo quyến dũ tôi đi theo chúng nhập vào các cuộc vui chơi ca hát, xem chiếu bóng hoặc các lễ hội thế trần. Khi thấy tôi quyết liệt từ chối, chúng xem tôi như người bất-bình-thường. Hay nói khác đi, vì là người bất-bình-thường nên tôi mới tìm cách đi tu! Tôi trở thành đối tượng cho chúng nhạo báng chế diễu! Đây là khoảng thời gian của lứa tuổi dậy-thì mà tôi cảm thấy vô cùng cay đắng và đổ không biết bao nhiêu giọt nước mắt.
Năm 16 tuổi, tôi lập lại lời xin gia nhập Tiểu Chủng Viện. Lần này có sự hỗ trợ của các Bác Linh Mục của tôi nữa. Nhưng vẫn không có kết quả. Câu trả lời vẫn trước sau như một: phải đợi đến tuổi trưởng thành mới được phép quyết định!
Tiếc thay trong 3 năm đợi chờ này, đáng lý tôi phải sống trong kiên trì và cầu nguyện, thì tôi lại rơi vào cảnh chán nản và buông xuôi. Tôi chạy theo các cuộc vui chơi mà cuộc đời mở rộng trước mắt. Đúng là khoảng thời gian buồn thảm nhất trong cuộc đời tôi. Tôi bỏ hẳn việc đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ cũng không thèm tham gia các cuộc hội họp của ban giúp lễ mà tôi là thành viên. Chưa hết. Tôi giao du với bạn gái, chạy theo việc thực hành một số tôn giáo kỳ lạ đông phương. Rồi tôi có thêm dự tính chuyển sang ngành ngoại giao, tiến tới hôn nhân với người bạn gái tôi yêu thương say đắm, trao trọn quả tim cho nàng!
Tóm lại, tôi lăn xả vào cuộc đời, vào con đường sự nghiệp và tình duyên. Ơn gọi Linh Mục giờ đây chỉ là bóng mờ, hay nói đúng hơn, không mảy may có chỗ đứng trong tâm trí tôi. Tôi tìm mọi cách để thành công và đạt đến hạnh phúc trong cuộc sống.
Thế nhưng, than ôi! Càng tìm kiếm hạnh phúc tôi càng hụt hẫng trống không. Tôi luôn luôn cảm thấy thiếu thốn một cái gì ấy. Chính cái thiếu thốn này mời gọi tôi tìm kiếm cái gì đó để lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn.
THIÊN CHÚA Quan Phòng giơ tay cứu gỡ tôi thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn đau thương. Phương tiện là Chương Trình Phát Thanh Công Giáo do Các Tu Sĩ dòng Phanxicô phụ trách. Tôi không rõ Các Tu Sĩ thuộc ngành nào của Đại Gia Đình dòng Phanxicô. Song Thân theo dõi thường xuyên các Buổi Phát Thanh này. Đến lượt tôi cũng bắt đầu nghe các buổi phát. Chương trình thật phong phú mang lại cho tôi nhiều lợi ích thiêng liêng và nhất là, một niềm an bình sâu xa. Thời gian ngắn sau đó, tôi quyết định liên lạc với vị Linh Mục phụ trách các Chương Trình Phát Thanh. Qua trung gian của một người bạn, tôi tìm ra địa chỉ của Đài Phát Thanh và đích thân đến gặp Cha Giám Đốc.
Cuộc gặp gỡ diễn ra trong bầu khí tín cẩn thân tình. Tôi cởi mở tâm hồn, trình bày mọi khúc-mắt dằn-co cho vị Linh Mục nghe. Đối lại Cha giải thích cho tôi biết Cha thuộc ngành mới của dòng Phanxicô với tên gọi là ”Anh Em Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm”.
Cuộc nói chuyện không những làm phong phú kiến thức văn hóa của tôi mà còn tiến xa hơn. Nó gieo vào lòng tôi niềm mong ước trở thành Tu Sĩ Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm. Linh Mục Giám Đốc đề nghị tôi làm một tuần Tĩnh Tâm nơi Cộng Đoàn để tìm hiểu rõ hơn về cuộc sống của Các Tu Sĩ Phan-Sinh. Phần tôi, tôi thưa với ngài là tôi ước ao gia nhập ngay Cộng Đoàn, vì e sợ rằng, nếu trì hoãn, hẳn tôi sẽ đánh mất quyết tâm và niềm hăng say tận hiến cuộc đời cho THIÊN CHÚA. Vị Linh Mục trái lại, ngài khuyên tôi nên cẩn trọng, kiên nhẫn đợi chờ, chớ vội vã rút ngắn các giai đoạn cần thiết. Ngài lập lại đề nghị tôi làm một tuần Tĩnh Tâm.
Tôi ngoan ngoãn làm theo lời khuyên của vị Linh Mục. Sau tuần tĩnh tâm đó, tôi trở lại gia đình thu xếp mọi sự rồi dứt khoát ra đi, đáp lại lời THIÊN CHÚA mời gọi tôi ngay từ những ngày tôi còn ngây thơ trong trắng.
Giờ đây tôi là tu huynh Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm. Xin dâng lời ca tụng vinh quang THIÊN CHÚA và Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm.
... ”Thú vị thay được tạ ơn Chúa, được mừng hát danh Ngài, lạy Đấng Tối Cao, được tuyên xưng tình thương của Ngài từ buổi sớm, và lòng thành tín của Ngài suốt canh khuya, hòa điệu sắt cầm gieo trầm bổng, nhè nhẹ vấn vương khúc tỳ bà. Lạy Chúa, sự nghiệp Ngài khiến con mừng rỡ, thấy việc tay Ngài làm, con phải reo lên: Lạy Chúa, công trình Ngài xiết bao vĩ đại, tư tưởng Ngài thâm thúy lắm thay!. . Người công chính vươn lên tựa cây dừa tươi tốt, lớn mạnh như hương bá Li-băng được trồng nơi Nhà Chúa, mơn mởn giữa khuôn viên đền thánh Chúa ta” (Thánh Vịnh 92, 2-6/13-14).
(”Il Settimanale di Padre Pio”, Anno VI, n.47, 2 Dicembre 2007, trang 23-25)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Báo của Tòa Thánh vạch trần viễn ảnh ''vô vọng'' trong phim đoạt giải Oscar
Phụng Nghi
10:46 27/02/2008
Rome (CWN) – Một bài bình luận trên nhật báo chính thức của Tòa thánh Vatican, L'Osservatore Romano, đưa ra ý kiến rằng giải điện ảnh Oscar năm nay về tay những cuốn phim mô tả hình ảnh nước Mỹ như là một xã hội “không có niềm hy vọng.”
Bài bình luận ký tên Gaetano Vallini, đã phê bình các phim trúng giải Oscar năm nay như No Country for Old Men và There Will Be Blood. Những phim này cũng như các phim khác được đề cử tranh giải, đều “hung hiểm, đầy bạo lực, và trước nhất là không có hy vọng.”
Vallini tìm thấy những khuyết điểm, đặc biệt là trong cuốn phim No Country for Old Men của đạo diễn Joel và Ethan Coen – trúng 4 giải Oscar, kể cả giải “Phim Hay Nhất (Best Picture)” – thất bại do “những hành động bạo hành vô lý và đần độn.” Ông khen ngợi tài đạo diễn của hai anh em Coen, nhưng nói rằng cuốn phim chứng tỏ một “sự thiếu lương tâm đạo đức” và thông điệp của cuốn phim dường như “làm tiêu tan giấc mơ về đất nước Hoa kỳ.”
Nhà phê bình của L'Osservatore Romano nói tiếp: Tệ hại hơn nữa “hình ảnh bi quan rõ rệt đó của Hoa kỳ mà nước này trình bày qua phim ảnh” lại được xác nhận bằng các giải thưởng Oscar, để cho kỹ nghệ phim ảnh tôn vinh những cuốn phim đưa ra viễn ảnh nghiệt ngã như thế.
Vallini nhận định rằng các nhà làm phim độc lập, hoạt động bên ngoài quỹ đạo của Hollywood, đã lựa chọn vinh danh các phim mang thông điệp tích cực hơn, như phim Juno, thuật lại chuyện một thiếu phụ trẻ phải đương đầu với một lần mang thai bất ngờ. Ông cũng khen ngợi Diving Bell and the Butterfly, một cuốn phim “đi ngược lại khuynh hướng đang thịnh hành để miêu tả sinh động vẻ đẹp của cuộc sống.”
Bài bình luận ký tên Gaetano Vallini, đã phê bình các phim trúng giải Oscar năm nay như No Country for Old Men và There Will Be Blood. Những phim này cũng như các phim khác được đề cử tranh giải, đều “hung hiểm, đầy bạo lực, và trước nhất là không có hy vọng.”
Vallini tìm thấy những khuyết điểm, đặc biệt là trong cuốn phim No Country for Old Men của đạo diễn Joel và Ethan Coen – trúng 4 giải Oscar, kể cả giải “Phim Hay Nhất (Best Picture)” – thất bại do “những hành động bạo hành vô lý và đần độn.” Ông khen ngợi tài đạo diễn của hai anh em Coen, nhưng nói rằng cuốn phim chứng tỏ một “sự thiếu lương tâm đạo đức” và thông điệp của cuốn phim dường như “làm tiêu tan giấc mơ về đất nước Hoa kỳ.”
Nhà phê bình của L'Osservatore Romano nói tiếp: Tệ hại hơn nữa “hình ảnh bi quan rõ rệt đó của Hoa kỳ mà nước này trình bày qua phim ảnh” lại được xác nhận bằng các giải thưởng Oscar, để cho kỹ nghệ phim ảnh tôn vinh những cuốn phim đưa ra viễn ảnh nghiệt ngã như thế.
Vallini nhận định rằng các nhà làm phim độc lập, hoạt động bên ngoài quỹ đạo của Hollywood, đã lựa chọn vinh danh các phim mang thông điệp tích cực hơn, như phim Juno, thuật lại chuyện một thiếu phụ trẻ phải đương đầu với một lần mang thai bất ngờ. Ông cũng khen ngợi Diving Bell and the Butterfly, một cuốn phim “đi ngược lại khuynh hướng đang thịnh hành để miêu tả sinh động vẻ đẹp của cuộc sống.”
Phái Đoàn Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ Tham Dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới Tháng 10.2008
Giuse Đặng Văn Kiếm
12:18 27/02/2008
WASHINGTON, DC – Trong khóa họp thường niên tháng 11 năm 2007, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ đã đề cử một phái đoàn tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới tại Vatican từ ngày 5 tới 26 tháng 10 năm 2008, gồm có:
• Hồng y Francis George, Tổng Giáo phận Chicago, Chủ tịch HĐGMCGHK
• Giám mục Gerald Kicanas, Giáo phận Tucson, Phó Chủ tịch HĐGMCGHK
• Hồng y Daniel DiNardo, Tổng Giáo phận Galveston-Houston
• Tổng Giám mục Donald Wuerl, Tổng Giáo phận Washington, DC
Hai vị dự khuyết là: Hồng y Justin Rigali, Tổng Giáo phận Philadelphia, và Giám mục William Skylstad, Giáo phận Spokane, cựu Chủ tịch HĐGMCGHK.
Tổng Giám mục Nikola Eterovic, Tổng Thư ký THĐGMTG gửi thư riêng đến các vị liên hệ thông báo cho biết Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã phê chuẩn phái đoàn của HĐGMCGHK.
Tháng Giêng năm 2007, ĐTC Bênêđictô XVI đã công bố việc triệu tập THĐGMTG tháng 10 năm 2008 với chủ đề: Lời Thiên Chúa trong Đời sống và Sứ mệnh của Hội Thánh. Mấy tháng vừa qua, các Giám mục khắp nơi trên thế giới được mời gọi nghiên cứu tài liệu chuẩn bị và góp ý vào nội dung chương trình nghị sự.
• Hồng y Francis George, Tổng Giáo phận Chicago, Chủ tịch HĐGMCGHK
• Giám mục Gerald Kicanas, Giáo phận Tucson, Phó Chủ tịch HĐGMCGHK
• Hồng y Daniel DiNardo, Tổng Giáo phận Galveston-Houston
• Tổng Giám mục Donald Wuerl, Tổng Giáo phận Washington, DC
Hai vị dự khuyết là: Hồng y Justin Rigali, Tổng Giáo phận Philadelphia, và Giám mục William Skylstad, Giáo phận Spokane, cựu Chủ tịch HĐGMCGHK.
Tổng Giám mục Nikola Eterovic, Tổng Thư ký THĐGMTG gửi thư riêng đến các vị liên hệ thông báo cho biết Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã phê chuẩn phái đoàn của HĐGMCGHK.
Tháng Giêng năm 2007, ĐTC Bênêđictô XVI đã công bố việc triệu tập THĐGMTG tháng 10 năm 2008 với chủ đề: Lời Thiên Chúa trong Đời sống và Sứ mệnh của Hội Thánh. Mấy tháng vừa qua, các Giám mục khắp nơi trên thế giới được mời gọi nghiên cứu tài liệu chuẩn bị và góp ý vào nội dung chương trình nghị sự.
Lộ Đức: ''Đức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn!''
Lm Nguyễn Hữu Thy
12:52 27/02/2008
Lộ Đức: «Đức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn!»
(Kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại hang đá Massabielle/Lộ Đức)
Massabielle – theo thổ âm miền Pyrénée có nghĩa là «núi đá» - là trung tâm của Thánh địa Lộ Đức, nơi Mẹ Maria đã hiện ra cách đây 150 năm về trước (1858-2008). Xưa kia ở nơi hẻo lánh này, nơi người ta dùng làm chỗ đốt các rác rưởi thải ra từ các nhà thương và cũng là nơi hẹn hò của các cặp tình nhân, thì từ ngày 11.02. cho tới ngày 16.07.1858 Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với thôn nữ 14 tuổi Bernadette Soubirous tất cả 18 lần.
Vào năm 1864, nhà điêu khắc Fabisch ở tỉnh Lyon hoàn thành xong bức tượng Đức Mẹ bằng cẩm thạch trắng nguyên khối và đặt vào hốc đá, nơi Đức Mẹ đã đứng trong những lần hiện ra với Bernadette, như chúng ta thấy ngày nay. Dưới chân Đức Mẹ có một tấm bảng bằng đồng ghi tên của «Madame» bằng thổ ngữ miền Pyrénée: «Que soy ere immculada Councepciou» - «Ta là Đấng Vô Nhiễm Thai.» Điều đáng ghi nhận ở đây không chỉ việc Đức Mẹ đã tự xưng tên của mình một cách khác thường như thế trong lần hiện ra thứ 16, nhưng sự xưng tên đó của Đức Mẹ đi song song với việc Thiên Chúa đã mặc khải cho Môsê tên của Người: «Ta là Đấng Hiện Hữu» (Xh 3,14). Điều đó có nghĩa là: «Ta luôn hiện diện bên cạnh các ngươi, hôm nay, ngày mai và mãi mãi» (x. Xh 3,15b). Khi hàng triệu người tín hữu chạy đến cùng Đức Mẹ Lộ Đức với niềm hy vọng sẽ được lành bệnh qua lời bầu cử của Mẹ, thì việc Đức Mẹ xưng tên như thế cũng muốn nói lên rằng: «Ta đã được Thiên Chúa thương ban cho đặc sủng không bị vướng mắc tội nguyên tổ ngay trước khi được cưu mang trong lòng mẹ. Ta là Đấng hoàn toàn tinh tuyền trong trắng cho các con, hôm nay, ngày mai và mãi mãi.»
Sự lành bệnh thể xác và linh hồn
Nhà điêu khắc đã tạc bức tượng Đức Mẹ ở hang đá Lộ Đức theo sự diễn tả của Bernadette về «Madame». Bức tượng Đức Mẹ chấp hai tay trước ngực, có kích thước hơi nhỏ hơn người bình thường. Đầu hơi cúi xuống và đội một tấm khăn màu trắng phủ dài xuống hết hai vai. Đức Mẹ mặc một chiếc áo màu trắng dài đến tận chân và ngang lưng thắt một chiếc khăn vải màu xanh da trời, phần dài còn lại của chiếc khăn rủ xuống. Trên hai bàn chân tượng điểm hai nụ hồng màu vàng. Và cánh tay phải Đức Mẹ mang một bộ tràng hạt Mân Côi dài.
Nhà điêu khắc đã cố gắng tối đã để có thể thực hiện được một bức tượng Đức Mẹ tuyệt vời như thế, khiến cho hàng triệu khách hành hương từ 150 năm nay khi chiêm ngắm bức tượng đã có ngay cảm tưởng như chính mắt họ đã nhìn thấy Đức Mẹ vậy. Nhưng chính Bernadette khi được hỏi ý kiến về bức tượng, đã trả lời là bức tượng tuy đẹp nhưng không thể so sánh với chính Đức Mẹ mà em đã nhìn thấy được, vì Đức Mẹ trông khác hẳn: muôn phần đẹp và rực rỡ hơn bội phần.
Ở Lộ Đức, Đức Mẹ đã được tôn kính và được khẩn cầu với danh hiệu «Đức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn». Dĩ nhiên, sự sùng kính Đức Mẹ và niềm hy vọng được lành bệnh đó không chỉ gắn liền với bức tượng và với dòng nước mà Đức Mẹ đã truyền cho Bernadette dùng tay khơi cho chảy vọt lên trong lần hiện ra thứ chín vào ngày 25.02.1858, mãi cho tới hôm nay. Đúng vậy, ở Lộc Đức nhiều người đã được khỏi bệnh tật không chỉ vì được dìm mình vào bồn nước Đức Mẹ mà còn qua các cuộc nghinh rước Mình Thánh Chúa, nguồn cứu rỗi cho mọi người.
Trong vòng 150 năm qua đã có khoảng 4.000 đến 5.000 trường hợp các bệnh nhân đã được chữa lành bệnh một cách lạ lùng tại Lộ Đức. Nhưng sau những xét nghiệm và kiểm tra hoàn toàn khách quan với những tiêu chuẩn cực kỳ nghiêm ngặt - của các nhà khoa học thuộc đủ các ngành, như: Y khoa, phân tâm học, bệnh lý học, thần học, v.v…; và thuộc nhiều thành phần tư tưởng khác nhau, như: Kitô giáo, các tôn giáo khác hay vô thần – thì chỉ có 68 trường hợp đã chính thức được công nhận là phép lạ. Đó là những trường hợp mà các bác sĩ y khoa gọi là «những trường hợp lành bệnh hoàn toàn vượt khỏi khả năng thẩm định của y khoa, không thể cắt nghĩa được», còn các nhà thần học thì gọi là «các phép lạ».
Nhưng những trường hợp lành bệnh ở Lộ Đức không chỉ dừng lại ở việc lành bệnh thể xác mà thôi, nhưng trước hết là sự lành bệnh tâm linh. Chính sự lành bệnh tâm linh mới chính là điều các khách hương mong muốn và tìm kiếm khi họ đến kính viếng Đức Mẹ Lộ Đức.
Đúng vậy, những ai là Linh mục đã từng ngồi vào một trong hàng trăm tòa giải tội ở Lộ Đức với số tín hữu xếp hàng dài chờ được lãnh nhận Bí tích Cáo Giải, thì chắc chắn đã cảm nhận được rằng, qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, hằng ngày Thiên Chúa đã thực hiện ở Thánh địa Lộc Đức bao phép lạ cả thể nơi các tâm hồn:
• Từ những con người luôn hận thù chống báng Thiên Chúa và Giáo Hội đã thành tâm quay trở về núp bóng Mẹ hiền Giáo Hội.
• Từ những con người vô thần trở thành những tín hữu sốt sắng.
• Những kẻ vốn lấy bạo lực và khủng bố làm lẽ sống đã trở nên những tông đồ bác ái.
• Từ những kẻ ngang tàng, cướp bóc và tham lam hối lộ đã quyết tâm trở lại sống đời lương thiện.
• v.v…
Vâng, qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, ánh sáng tình thương của Thánh Linh đã đánh động bao dòng nước mắt sám hối đã chảy ra nơi đây, nơi hang đá Lộ Đức. Qua Bí tích Cáo Giải, không biết bao nhiêu tâm hồn «bệnh hoạn, ốm yếu» đã đã trở nên lành mạnh, đã được hồi sức thiêng liêng, đã được hưởng ơn tha thứ tội lỗi và sự cứu rỗi. Họ đến Lộ Đức trong tình trạng tâm hồn đầy bệnh hoạn u sầu và chán chường, nhưng rồi sau đó đã ra về với lòng vui tươi, phấn khởi, nhẹ nhàng thanh thản, và can đảm đổi đời, sống một cuộc sống mới: Tin tưởng vào lòng Chúa nhân từ hơn, phó thác vào cánh tay dìu dắt của Mẹ Maria hơn, yêu mến và dấn thân cho đồng loại hơn, v.v… Người ta phải nói rằng sống lạc quan tin tưởng và phó thác vào tương lại chính là hoa quả của Bí tích Cáo Giải mà mỗi khách hành hương đã cảm nhận được khi họ thành tâm chạy đến với Đức Mẹ Lộ Đức. Chính nơi đây, nơi hang đá Massabielle tại Thánh địa Lộ Đức này những ân thiêng Thiên Chúa ban cho các tâm hồn qua lời bầu cử của Mẹ Maria đã trở thành cụ thể trên gương mặt rạng rỡ, trong khoé mắt rực sáng và trong sự đổi đời của họ.
Từ biến cố lành bệnh lạ thường đầu tiên xảy ra ngày 01.03.1858 và đã được Giáo Hội công nhận – đó là trường hợp của cô Catherine Latapie-Chouat, 39 tuổi, đến từ Loubajac, được khỏi bệnh tê liệt – làn sóng các bệnh nhân thuộc đủ mọi lớp tuổi và thuộc đủ mọi dân tộc đã không ngừng tuôn đổ về Lộ Đức từ 150 năm qua và còn tiếp tục mỗi ngày. Theo thông tin chính thức của «Bureau de l’Hospitalitté» của Trung tâm hành hương Lộ Đức cho hay thì hàng năm có tới khoảng 50.000 bệnh nhân từ khắp nơi trên nước Pháp, khắp Âu Châu và trên thế giới đến hành hương Đức Mẹ Lộ Đức. Khi nhìn vào từng hàng hàng lớp lớp các bệnh nhân đủ thứ bệnh nằm/ngồi trên trên cáng, trên xe thồ, trên xe lăn, trước hang đá Đức Mẹ, trong Vương Cung Thánh Đường hay trước quảng trường Lộ Đức, v.v… người ta không khỏi xúc động trước một đức tin mạnh mẽ và một niềm trông cậy vững vàng vào tình thương của Chúa và sự cầu bầu của Mẹ Maria nơi những người anh chị em đồng loại bất hạnh kia.
Nhưng dĩ nhiên, Lộ Đức là một Trung tâm hành hương thuần tuý tôn giáo, có tính cách thiêng liêng, chứ không phải là một nơi chữa bệnh hay dưỡng bệnh theo đúng nghĩa, nghĩa là một nơi có đầy đủ sự săn sóc sức khoẽ mang tính cách y khoa. Vì thế, mục đích của các khách hành hương nói chung và của các bệnh nhân nói riêng khi tuôn đổ về Lộ Đức là để cầu khẩn sự giải thoát qua lời cầu bầu che chở của Mẹ Maria trước nỗi cùng khổ - trước hết thuộc lãnh vực tâm hồn, rồi tiếp đến, mới thuộc lãnh vực thể xác – đang đè nặng lên cuộc đời họ.
Ở Lộ Đức, các bệnh nhân đều cùng cầu nguyện với nhau, cùng đau khổ với nhau và cùng hy vọng với nhau. Vì thế, cái cảm giác bị bỏ rơi và bị cô đơn trong cảnh đau ốm khi các bệnh nhân còn đang ở nhà, thì tại Lộ Đức đã hoàn toàn biến mất. Trước hết, chính tất cả họ đã là một an ủi và động viên cho nhau rồi. Nhưng nhất là sự ấp ủ đầy tình mẫu tử của Mẹ Maria trên linh hồn họ.
Ở Lộ Đức, mọi đau khổ thể xác và tâm hồn của nhân loại, những người thành tâm tin tưởng và yêu mến chạy đến với Mẹ Maria, đã được tắm gội và tuôn chảy vào biển tình thương bô bờ bến của Thiên Chúa, tựa như dòng suối lạ Lộ Đức tuôn chảy và hòa tan vào biển cả bao la. Vâng, «chưa từng có ai kêu khẩn Mẹ mà Mẹ không nhậm lời», «chưa có ai xin Mẹ về không!»
(Kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại hang đá Massabielle/Lộ Đức)
Massabielle – theo thổ âm miền Pyrénée có nghĩa là «núi đá» - là trung tâm của Thánh địa Lộ Đức, nơi Mẹ Maria đã hiện ra cách đây 150 năm về trước (1858-2008). Xưa kia ở nơi hẻo lánh này, nơi người ta dùng làm chỗ đốt các rác rưởi thải ra từ các nhà thương và cũng là nơi hẹn hò của các cặp tình nhân, thì từ ngày 11.02. cho tới ngày 16.07.1858 Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với thôn nữ 14 tuổi Bernadette Soubirous tất cả 18 lần.
Tượng Đức Mẹ tại hang đá Lộ Đức, nơi Mẹ đã hiện ra với Bernadette năm 1858 |
Sự lành bệnh thể xác và linh hồn
Nhà điêu khắc đã tạc bức tượng Đức Mẹ ở hang đá Lộ Đức theo sự diễn tả của Bernadette về «Madame». Bức tượng Đức Mẹ chấp hai tay trước ngực, có kích thước hơi nhỏ hơn người bình thường. Đầu hơi cúi xuống và đội một tấm khăn màu trắng phủ dài xuống hết hai vai. Đức Mẹ mặc một chiếc áo màu trắng dài đến tận chân và ngang lưng thắt một chiếc khăn vải màu xanh da trời, phần dài còn lại của chiếc khăn rủ xuống. Trên hai bàn chân tượng điểm hai nụ hồng màu vàng. Và cánh tay phải Đức Mẹ mang một bộ tràng hạt Mân Côi dài.
Nhà điêu khắc đã cố gắng tối đã để có thể thực hiện được một bức tượng Đức Mẹ tuyệt vời như thế, khiến cho hàng triệu khách hành hương từ 150 năm nay khi chiêm ngắm bức tượng đã có ngay cảm tưởng như chính mắt họ đã nhìn thấy Đức Mẹ vậy. Nhưng chính Bernadette khi được hỏi ý kiến về bức tượng, đã trả lời là bức tượng tuy đẹp nhưng không thể so sánh với chính Đức Mẹ mà em đã nhìn thấy được, vì Đức Mẹ trông khác hẳn: muôn phần đẹp và rực rỡ hơn bội phần.
Ở Lộ Đức, Đức Mẹ đã được tôn kính và được khẩn cầu với danh hiệu «Đức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn». Dĩ nhiên, sự sùng kính Đức Mẹ và niềm hy vọng được lành bệnh đó không chỉ gắn liền với bức tượng và với dòng nước mà Đức Mẹ đã truyền cho Bernadette dùng tay khơi cho chảy vọt lên trong lần hiện ra thứ chín vào ngày 25.02.1858, mãi cho tới hôm nay. Đúng vậy, ở Lộc Đức nhiều người đã được khỏi bệnh tật không chỉ vì được dìm mình vào bồn nước Đức Mẹ mà còn qua các cuộc nghinh rước Mình Thánh Chúa, nguồn cứu rỗi cho mọi người.
Trong vòng 150 năm qua đã có khoảng 4.000 đến 5.000 trường hợp các bệnh nhân đã được chữa lành bệnh một cách lạ lùng tại Lộ Đức. Nhưng sau những xét nghiệm và kiểm tra hoàn toàn khách quan với những tiêu chuẩn cực kỳ nghiêm ngặt - của các nhà khoa học thuộc đủ các ngành, như: Y khoa, phân tâm học, bệnh lý học, thần học, v.v…; và thuộc nhiều thành phần tư tưởng khác nhau, như: Kitô giáo, các tôn giáo khác hay vô thần – thì chỉ có 68 trường hợp đã chính thức được công nhận là phép lạ. Đó là những trường hợp mà các bác sĩ y khoa gọi là «những trường hợp lành bệnh hoàn toàn vượt khỏi khả năng thẩm định của y khoa, không thể cắt nghĩa được», còn các nhà thần học thì gọi là «các phép lạ».
Nhưng những trường hợp lành bệnh ở Lộ Đức không chỉ dừng lại ở việc lành bệnh thể xác mà thôi, nhưng trước hết là sự lành bệnh tâm linh. Chính sự lành bệnh tâm linh mới chính là điều các khách hương mong muốn và tìm kiếm khi họ đến kính viếng Đức Mẹ Lộ Đức.
Đúng vậy, những ai là Linh mục đã từng ngồi vào một trong hàng trăm tòa giải tội ở Lộ Đức với số tín hữu xếp hàng dài chờ được lãnh nhận Bí tích Cáo Giải, thì chắc chắn đã cảm nhận được rằng, qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, hằng ngày Thiên Chúa đã thực hiện ở Thánh địa Lộc Đức bao phép lạ cả thể nơi các tâm hồn:
• Từ những con người luôn hận thù chống báng Thiên Chúa và Giáo Hội đã thành tâm quay trở về núp bóng Mẹ hiền Giáo Hội.
• Từ những con người vô thần trở thành những tín hữu sốt sắng.
• Những kẻ vốn lấy bạo lực và khủng bố làm lẽ sống đã trở nên những tông đồ bác ái.
• Từ những kẻ ngang tàng, cướp bóc và tham lam hối lộ đã quyết tâm trở lại sống đời lương thiện.
• v.v…
Vâng, qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, ánh sáng tình thương của Thánh Linh đã đánh động bao dòng nước mắt sám hối đã chảy ra nơi đây, nơi hang đá Lộ Đức. Qua Bí tích Cáo Giải, không biết bao nhiêu tâm hồn «bệnh hoạn, ốm yếu» đã đã trở nên lành mạnh, đã được hồi sức thiêng liêng, đã được hưởng ơn tha thứ tội lỗi và sự cứu rỗi. Họ đến Lộ Đức trong tình trạng tâm hồn đầy bệnh hoạn u sầu và chán chường, nhưng rồi sau đó đã ra về với lòng vui tươi, phấn khởi, nhẹ nhàng thanh thản, và can đảm đổi đời, sống một cuộc sống mới: Tin tưởng vào lòng Chúa nhân từ hơn, phó thác vào cánh tay dìu dắt của Mẹ Maria hơn, yêu mến và dấn thân cho đồng loại hơn, v.v… Người ta phải nói rằng sống lạc quan tin tưởng và phó thác vào tương lại chính là hoa quả của Bí tích Cáo Giải mà mỗi khách hành hương đã cảm nhận được khi họ thành tâm chạy đến với Đức Mẹ Lộ Đức. Chính nơi đây, nơi hang đá Massabielle tại Thánh địa Lộ Đức này những ân thiêng Thiên Chúa ban cho các tâm hồn qua lời bầu cử của Mẹ Maria đã trở thành cụ thể trên gương mặt rạng rỡ, trong khoé mắt rực sáng và trong sự đổi đời của họ.
Từ biến cố lành bệnh lạ thường đầu tiên xảy ra ngày 01.03.1858 và đã được Giáo Hội công nhận – đó là trường hợp của cô Catherine Latapie-Chouat, 39 tuổi, đến từ Loubajac, được khỏi bệnh tê liệt – làn sóng các bệnh nhân thuộc đủ mọi lớp tuổi và thuộc đủ mọi dân tộc đã không ngừng tuôn đổ về Lộ Đức từ 150 năm qua và còn tiếp tục mỗi ngày. Theo thông tin chính thức của «Bureau de l’Hospitalitté» của Trung tâm hành hương Lộ Đức cho hay thì hàng năm có tới khoảng 50.000 bệnh nhân từ khắp nơi trên nước Pháp, khắp Âu Châu và trên thế giới đến hành hương Đức Mẹ Lộ Đức. Khi nhìn vào từng hàng hàng lớp lớp các bệnh nhân đủ thứ bệnh nằm/ngồi trên trên cáng, trên xe thồ, trên xe lăn, trước hang đá Đức Mẹ, trong Vương Cung Thánh Đường hay trước quảng trường Lộ Đức, v.v… người ta không khỏi xúc động trước một đức tin mạnh mẽ và một niềm trông cậy vững vàng vào tình thương của Chúa và sự cầu bầu của Mẹ Maria nơi những người anh chị em đồng loại bất hạnh kia.
Nhưng dĩ nhiên, Lộ Đức là một Trung tâm hành hương thuần tuý tôn giáo, có tính cách thiêng liêng, chứ không phải là một nơi chữa bệnh hay dưỡng bệnh theo đúng nghĩa, nghĩa là một nơi có đầy đủ sự săn sóc sức khoẽ mang tính cách y khoa. Vì thế, mục đích của các khách hành hương nói chung và của các bệnh nhân nói riêng khi tuôn đổ về Lộ Đức là để cầu khẩn sự giải thoát qua lời cầu bầu che chở của Mẹ Maria trước nỗi cùng khổ - trước hết thuộc lãnh vực tâm hồn, rồi tiếp đến, mới thuộc lãnh vực thể xác – đang đè nặng lên cuộc đời họ.
Ở Lộ Đức, các bệnh nhân đều cùng cầu nguyện với nhau, cùng đau khổ với nhau và cùng hy vọng với nhau. Vì thế, cái cảm giác bị bỏ rơi và bị cô đơn trong cảnh đau ốm khi các bệnh nhân còn đang ở nhà, thì tại Lộ Đức đã hoàn toàn biến mất. Trước hết, chính tất cả họ đã là một an ủi và động viên cho nhau rồi. Nhưng nhất là sự ấp ủ đầy tình mẫu tử của Mẹ Maria trên linh hồn họ.
Ở Lộ Đức, mọi đau khổ thể xác và tâm hồn của nhân loại, những người thành tâm tin tưởng và yêu mến chạy đến với Mẹ Maria, đã được tắm gội và tuôn chảy vào biển tình thương bô bờ bến của Thiên Chúa, tựa như dòng suối lạ Lộ Đức tuôn chảy và hòa tan vào biển cả bao la. Vâng, «chưa từng có ai kêu khẩn Mẹ mà Mẹ không nhậm lời», «chưa có ai xin Mẹ về không!»
ĐTC: Ba giai đoạn trên lộ trình hoán cải của thánh Agostino
Linh Tiến Khải
18:38 27/02/2008
Ba giai đoạn trên lộ trình hoán cải của thánh Agostino
Buổi tiếp kiến sáng thứ tư 27-2-2008
Giống như trong tuần vừa qua sáng thứ tư 27-2-2008 Đức Thánh Cha cũng đã phải tiếp tín hữu tại hai nơi: trước hết trong đền thờ thánh Phêrô, tiếp đến trong đại thính đường Phaolo VI. Trong số các nhóm hiện diện có 34 tu sĩ dòng Bệnh Viện thánh Gioan Thiên Chúa, trong đó có 11 thầy Việt Nam, đang theo khóa huấn luyện chuẩn bị khấn trọn tại Trụ Sở Tổng Quyền ở Roma.
Chào các tín hữu tại đền thờ thánh Phêrô Đức Thánh Cha khuyến khích mọi người lớn lên trong tình bác ái, đặc biệt qua các cử chỉ liên đới đối với các anh chị em yếu đuối cần được trợ giúp nhất, vì họ là hình ảnh của Chúa Kitô. Các trợ giúp vật chất là dấu chỉ món qùa lớn nhất có thể cống hiến cho các anh chị em khác: đó là việc loan báo và làm chứng cho Tin Mừng. Mùa Chay là thời gian đặc biệt của nỗ lực cá nhân và tập thể tin nơi Chúa Kitô để làm chứng cho Ngài.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy cuộc sống nội tâm của thánh giáo phụ Agostino, là vị thánh có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc đời của Đức Thánh Cha như là thần học gia, linh mục vụ và chủ chăn. Cuộc sống nội tâm ấy khiến cho thánh Agostino đã trở thành một trong số những người hoán cải lớn nhất của lịch sử Kitô giáo. Khi đọc tác phẩm ”Tự Thú” trình bầy lời thánh nhân chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa nhưng trong hình thái của thể tự viết tiểu sử đời mình, chúng ta nhận thấy sự hoán cải của thánh nhân là một lộ trình kéo dài trong suốt cuộc đời người với ba chặng khác nhau.
Chặng thứ nhất là thời gian, trong đó Agostino từ từ tiến tới gần Kitô giáo. Là người ngay từ đầu đã say mê kiếm tìm sự thật, Agostino đã nhận được từ mẹ là bà Monica một nền giáo dục Kitô. Tuy trong thời thanh niên Agostino đã có nếp sống phóng đãng, nhưng vẫn luôn cảm thấy bị Chúa Kitô lôi cuốn sâu xa, vì đã được uống từ sữa mẹ tình yêu đối với danh thánh Chúa Kitô. Triết lý, đặc biệt là triết lý Platon, cũng đã góp phần giúp Agostino tiến tới gần Chúa Kitô, bằng cách biểu lộ cho thánh nhân biết Lời, là lý trí tạo dựng. Các sách triết học cho người thấy lý do từ đó phát xuất toàn thế giới, nhưng không cho biết làm sao đạt Lời tạo dựng.
Tiếp tục bài huấn dụ về cuộc sống nội tâm của thánh Agostino Đức Thánh Cha nói: Chỉ các thư của thánh Phaolô trong niềm tin công giáo mới mặc khải hoàn toàn sự thật cho Agostino. Kinh nghiệm đó đã được thánh nhân cô đọng lại trong một trong những trang nổi tiếng nhất của cuốn tự thuật, kể lại rằng: một ngày nọ khi Agostino lui vào một ngôi vườn để suy tư, thì nghe tiếng một em bé hát bài hát ”cầm lấy đọc đi, cầm lấy đọc đi” (VIII, 12,29). Khi đó Agostino nhớ tới ơn gọi của thánh Antonio, cha đẻ của phong trào viện tu, nên vội vã cầm lấy cuốn thư của thánh Phaolo mà người có trong tay trước đó một chút, và đọc đúng ngay đoạn thư thánh Phaolo gửi tín hữu Roma, trong đó thánh tông đồ khuyến khích tín hữu từ bỏ các công việc của thịt xác để mặc lấy Chúa Kitô (13,13-14). Thánh Agostino hiểu rằng đó là lời Chúa muốn nói với người trong lúc ấy và chỉ cho người thấy phải làm gì. Thế là tối tăm của ngờ vực tan biến và Agostino cảm thấy hoàn toàn tự do hiến mình cho Chúa Kitô. Đó là giai đoạn thứ nhất của cuộc hoán cải.
Đề cập tới giai đoạn thứ hai trong lộ trình hoán cải của thánh Agostino Đức Thánh Cha nói:
Niềm tin nơi Chúa Kitô khiến cho thánh nhận hiểu rằng Thiên Chúa xem ra xa vời, nhưng thật ra không xa cách với con người. Thật ra Ngài đã tự khiến cho mình gần gũi với chúng ta, sau cùng Ngài là một vì Thiên Chúa mà ta có thể khẩn cầu và có thể sống cho Ngài và với Ngài. Đây là con đường phải đi với sự can đảm và lòng khiêm tốn, trong thái độ rộng mở thường hằng cho sự thanh tẩy, mà ai cũng cần đến. Nhưng với lễ vọng Phục Sinh năm 387 con đường hoán cải của Agostino chưa chấm dứt. Người trở về Phi châu và thành lập một tu viện nhỏ và cùng một ít bạn bè sống đời chiêm niệm và nghiên cứu. Đó đã là giấc mộng trong cuộc đời người: hoàn toàn sống cho chân lý trong tình yêu thương của Chúa Kitô, là chân lý. Nhưng giấc mộng này chỉ kéo dài có 3 năm, cho tới khi thánh nhân được thụ phong linh mục tại Ippona để phục vụ tín hữu. Thánh nhân hiểu rằng chỉ có thể thực sự sống với Chúa Kitô và cho Chúa Kitô khi phục các anh chị em khác, chứ không chỉ sống đời chiêm niệm. Thế là thánh nhân tập thông truyền lòng tin cho những người đơn sơ và sống cho họ trong thành thành phố của người. Chính thánh nhân thú nhận rằng ”liên lỉ giảng dậy, thảo luận, răn bảo, xây dựng và sẵn sàng với tất cả mọi người là một nhiệm vụ đáng kể, một gánh nặng to lớn và một sự mệt nhọc mênh mông” (Serm. 339,4). Nhưng thánh nhân đã nhận lấy gánh nặng đó trên mình, vì hiểu rằng chỉ như thế người mới có thể sống gần Chúa Kitô. Người hiểu rằng chỉ có thể đến với người khác qua sự đơn sơ khiêm tốn. Đó là sự hoán cải đích thực thứ hai trong cuộc đời người.
Sự hoán cải thứ ba trong cuộc đời thánh Agostino là hằng ngày xin ơn thứ tha của Thiên Chúa. Ban đầu thánh nhân tưởng rằng một khi đã được rửa tội, trong cuộc sống hiệp thông với Chúa Kitô, trong các bí tích, trong việc cử hành Thánh Thể tín hữu sẽ đạt tới điều Tám Mối Phúc Thật đề nghị, nghĩa là đạt sự trọn lành đã nhận lãnh trong bí tích Rửa Tội và tái khẳng định trong bí tích Thánh Thể. Nhưng trong giai đoạn cuối đời thánh Agostno hiểu ra rằng những gì người đã nói trong các bài giảng về Tám Mối Phúc Thật cho rằng giờ đây tín hữu Kitô chúng ta đang sống lý tưởng đó một cách thường hằng, là điều không đúng. Chỉ có Chúa Kitô mới thực hiện hoàn toàn Bài Giảng trên núi mà thôi. Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:
Chúng ta luôn luôn cần được thanh tẩy bởi Chúa Kitô, Đấng rửa chân cho chúng ta và cần được Người canh tân. Chúng ta cần hoán cải thường xuyên. Cho tới cùng chúng ta cần có một lòng khiêm tốn biết thừa nhận chúng ta là những người tội lỗi đang tiến bước, cho tới khi nào Chúa giang tay cho chúng ta một cách vĩnh viễn và dẫn đưa chúng ta vào cuộc sống vĩnh cửu. Thánh Agostino đã sống lòng khiêm tốn đó từng ngày và chết trong thái độ khiếm tốn ấy.
Thái độ khiêm tốn thẳm sâu này trước Chúa Giêsu cũng dẫn đưa thánh nhân tới kinh nghiệm khiêm tốn trí thức. Là một trong các nhà tư tưởng lớn nhất trong lịch sử, vào cuối đời thánh Agostino đã muốn duyệt xét lại rất nhiều tác phẩm của người với óc phê phán. Tác phẩm ”Thu hồi” nảy sinh trong bối cảnh ấy và đã cho phép thánh nhân lồng khung tư tưởng thần học của người vào trong lòng tin khiêm tốn và thánh thiện gọi là niềm tin Công Giáo, tức niềm tin của Giáo Hội.
Khi hoán cải trở về với Chúa Kitô là chân lý và tình yêu, thánh Agostino đã theo Chúa Kitô trong suốt cuộc đời và trở thành mẫu gương cho tất cả mọi người chúng ta trong việc kiếm tìm Thiên Chúa. Chính vì thế nên trong chuyến viếng thăm hài cốt của thánh nhân tại Pavia, tôi đã muốn trao trở lại cho Giáo Hội và cho thế giới thông điệp thứ nhất của tôi ”Thiên Chúa là tình yêu”. Đặc biệt trong phần đầu nó được lấy hứng từ tư tưởng của thánh Agostino. Ngày nay cũng như vào thời thánh Agostino, nhân loại cần biết và sống thực tại nền tảng này: Thiên Chúa là tình yêu và gặp gỡ Chúa là câu trả lời duy nhất cho các âu lo của trái tim con người, một trái tim có niềm hy vọng trú ngụ, có lẽ còn tối tăm và vô thức nơi nhiều người, nhưng đối với Kitô hữu chúng ta thì nó đã mở hiện tại cho tương lai, đến độ thánh Phaolô viết ”Trong niềm hy vọng chúng ta đã được cứu rỗi” (Rm 8,24).
Và tôi đã muốn dành thông điệp thứ hai cho niềm hy vọng ”Spe salvi”. Nó cững được gợi hứng từ thánh Agostino.... Chúng ta hãy cầu xin cho cuộc sống của chúng ta mỗi ngày cũng được theo gương thánh nhân gặp gỡ trong mọi lúc Chúa Giêsu, là Đấng duy nhất cứu rỗi chúng ta, thanh thẩy chúng ta và ban cho chúng ta niềm vui và sức sống đích thực.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trước khi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành cho mọi người.
Buổi tiếp kiến sáng thứ tư 27-2-2008
Giống như trong tuần vừa qua sáng thứ tư 27-2-2008 Đức Thánh Cha cũng đã phải tiếp tín hữu tại hai nơi: trước hết trong đền thờ thánh Phêrô, tiếp đến trong đại thính đường Phaolo VI. Trong số các nhóm hiện diện có 34 tu sĩ dòng Bệnh Viện thánh Gioan Thiên Chúa, trong đó có 11 thầy Việt Nam, đang theo khóa huấn luyện chuẩn bị khấn trọn tại Trụ Sở Tổng Quyền ở Roma.
Chào các tín hữu tại đền thờ thánh Phêrô Đức Thánh Cha khuyến khích mọi người lớn lên trong tình bác ái, đặc biệt qua các cử chỉ liên đới đối với các anh chị em yếu đuối cần được trợ giúp nhất, vì họ là hình ảnh của Chúa Kitô. Các trợ giúp vật chất là dấu chỉ món qùa lớn nhất có thể cống hiến cho các anh chị em khác: đó là việc loan báo và làm chứng cho Tin Mừng. Mùa Chay là thời gian đặc biệt của nỗ lực cá nhân và tập thể tin nơi Chúa Kitô để làm chứng cho Ngài.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy cuộc sống nội tâm của thánh giáo phụ Agostino, là vị thánh có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc đời của Đức Thánh Cha như là thần học gia, linh mục vụ và chủ chăn. Cuộc sống nội tâm ấy khiến cho thánh Agostino đã trở thành một trong số những người hoán cải lớn nhất của lịch sử Kitô giáo. Khi đọc tác phẩm ”Tự Thú” trình bầy lời thánh nhân chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa nhưng trong hình thái của thể tự viết tiểu sử đời mình, chúng ta nhận thấy sự hoán cải của thánh nhân là một lộ trình kéo dài trong suốt cuộc đời người với ba chặng khác nhau.
Chặng thứ nhất là thời gian, trong đó Agostino từ từ tiến tới gần Kitô giáo. Là người ngay từ đầu đã say mê kiếm tìm sự thật, Agostino đã nhận được từ mẹ là bà Monica một nền giáo dục Kitô. Tuy trong thời thanh niên Agostino đã có nếp sống phóng đãng, nhưng vẫn luôn cảm thấy bị Chúa Kitô lôi cuốn sâu xa, vì đã được uống từ sữa mẹ tình yêu đối với danh thánh Chúa Kitô. Triết lý, đặc biệt là triết lý Platon, cũng đã góp phần giúp Agostino tiến tới gần Chúa Kitô, bằng cách biểu lộ cho thánh nhân biết Lời, là lý trí tạo dựng. Các sách triết học cho người thấy lý do từ đó phát xuất toàn thế giới, nhưng không cho biết làm sao đạt Lời tạo dựng.
Tiếp tục bài huấn dụ về cuộc sống nội tâm của thánh Agostino Đức Thánh Cha nói: Chỉ các thư của thánh Phaolô trong niềm tin công giáo mới mặc khải hoàn toàn sự thật cho Agostino. Kinh nghiệm đó đã được thánh nhân cô đọng lại trong một trong những trang nổi tiếng nhất của cuốn tự thuật, kể lại rằng: một ngày nọ khi Agostino lui vào một ngôi vườn để suy tư, thì nghe tiếng một em bé hát bài hát ”cầm lấy đọc đi, cầm lấy đọc đi” (VIII, 12,29). Khi đó Agostino nhớ tới ơn gọi của thánh Antonio, cha đẻ của phong trào viện tu, nên vội vã cầm lấy cuốn thư của thánh Phaolo mà người có trong tay trước đó một chút, và đọc đúng ngay đoạn thư thánh Phaolo gửi tín hữu Roma, trong đó thánh tông đồ khuyến khích tín hữu từ bỏ các công việc của thịt xác để mặc lấy Chúa Kitô (13,13-14). Thánh Agostino hiểu rằng đó là lời Chúa muốn nói với người trong lúc ấy và chỉ cho người thấy phải làm gì. Thế là tối tăm của ngờ vực tan biến và Agostino cảm thấy hoàn toàn tự do hiến mình cho Chúa Kitô. Đó là giai đoạn thứ nhất của cuộc hoán cải.
Đề cập tới giai đoạn thứ hai trong lộ trình hoán cải của thánh Agostino Đức Thánh Cha nói:
Niềm tin nơi Chúa Kitô khiến cho thánh nhận hiểu rằng Thiên Chúa xem ra xa vời, nhưng thật ra không xa cách với con người. Thật ra Ngài đã tự khiến cho mình gần gũi với chúng ta, sau cùng Ngài là một vì Thiên Chúa mà ta có thể khẩn cầu và có thể sống cho Ngài và với Ngài. Đây là con đường phải đi với sự can đảm và lòng khiêm tốn, trong thái độ rộng mở thường hằng cho sự thanh tẩy, mà ai cũng cần đến. Nhưng với lễ vọng Phục Sinh năm 387 con đường hoán cải của Agostino chưa chấm dứt. Người trở về Phi châu và thành lập một tu viện nhỏ và cùng một ít bạn bè sống đời chiêm niệm và nghiên cứu. Đó đã là giấc mộng trong cuộc đời người: hoàn toàn sống cho chân lý trong tình yêu thương của Chúa Kitô, là chân lý. Nhưng giấc mộng này chỉ kéo dài có 3 năm, cho tới khi thánh nhân được thụ phong linh mục tại Ippona để phục vụ tín hữu. Thánh nhân hiểu rằng chỉ có thể thực sự sống với Chúa Kitô và cho Chúa Kitô khi phục các anh chị em khác, chứ không chỉ sống đời chiêm niệm. Thế là thánh nhân tập thông truyền lòng tin cho những người đơn sơ và sống cho họ trong thành thành phố của người. Chính thánh nhân thú nhận rằng ”liên lỉ giảng dậy, thảo luận, răn bảo, xây dựng và sẵn sàng với tất cả mọi người là một nhiệm vụ đáng kể, một gánh nặng to lớn và một sự mệt nhọc mênh mông” (Serm. 339,4). Nhưng thánh nhân đã nhận lấy gánh nặng đó trên mình, vì hiểu rằng chỉ như thế người mới có thể sống gần Chúa Kitô. Người hiểu rằng chỉ có thể đến với người khác qua sự đơn sơ khiêm tốn. Đó là sự hoán cải đích thực thứ hai trong cuộc đời người.
Sự hoán cải thứ ba trong cuộc đời thánh Agostino là hằng ngày xin ơn thứ tha của Thiên Chúa. Ban đầu thánh nhân tưởng rằng một khi đã được rửa tội, trong cuộc sống hiệp thông với Chúa Kitô, trong các bí tích, trong việc cử hành Thánh Thể tín hữu sẽ đạt tới điều Tám Mối Phúc Thật đề nghị, nghĩa là đạt sự trọn lành đã nhận lãnh trong bí tích Rửa Tội và tái khẳng định trong bí tích Thánh Thể. Nhưng trong giai đoạn cuối đời thánh Agostno hiểu ra rằng những gì người đã nói trong các bài giảng về Tám Mối Phúc Thật cho rằng giờ đây tín hữu Kitô chúng ta đang sống lý tưởng đó một cách thường hằng, là điều không đúng. Chỉ có Chúa Kitô mới thực hiện hoàn toàn Bài Giảng trên núi mà thôi. Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:
Chúng ta luôn luôn cần được thanh tẩy bởi Chúa Kitô, Đấng rửa chân cho chúng ta và cần được Người canh tân. Chúng ta cần hoán cải thường xuyên. Cho tới cùng chúng ta cần có một lòng khiêm tốn biết thừa nhận chúng ta là những người tội lỗi đang tiến bước, cho tới khi nào Chúa giang tay cho chúng ta một cách vĩnh viễn và dẫn đưa chúng ta vào cuộc sống vĩnh cửu. Thánh Agostino đã sống lòng khiêm tốn đó từng ngày và chết trong thái độ khiếm tốn ấy.
Thái độ khiêm tốn thẳm sâu này trước Chúa Giêsu cũng dẫn đưa thánh nhân tới kinh nghiệm khiêm tốn trí thức. Là một trong các nhà tư tưởng lớn nhất trong lịch sử, vào cuối đời thánh Agostino đã muốn duyệt xét lại rất nhiều tác phẩm của người với óc phê phán. Tác phẩm ”Thu hồi” nảy sinh trong bối cảnh ấy và đã cho phép thánh nhân lồng khung tư tưởng thần học của người vào trong lòng tin khiêm tốn và thánh thiện gọi là niềm tin Công Giáo, tức niềm tin của Giáo Hội.
Khi hoán cải trở về với Chúa Kitô là chân lý và tình yêu, thánh Agostino đã theo Chúa Kitô trong suốt cuộc đời và trở thành mẫu gương cho tất cả mọi người chúng ta trong việc kiếm tìm Thiên Chúa. Chính vì thế nên trong chuyến viếng thăm hài cốt của thánh nhân tại Pavia, tôi đã muốn trao trở lại cho Giáo Hội và cho thế giới thông điệp thứ nhất của tôi ”Thiên Chúa là tình yêu”. Đặc biệt trong phần đầu nó được lấy hứng từ tư tưởng của thánh Agostino. Ngày nay cũng như vào thời thánh Agostino, nhân loại cần biết và sống thực tại nền tảng này: Thiên Chúa là tình yêu và gặp gỡ Chúa là câu trả lời duy nhất cho các âu lo của trái tim con người, một trái tim có niềm hy vọng trú ngụ, có lẽ còn tối tăm và vô thức nơi nhiều người, nhưng đối với Kitô hữu chúng ta thì nó đã mở hiện tại cho tương lai, đến độ thánh Phaolô viết ”Trong niềm hy vọng chúng ta đã được cứu rỗi” (Rm 8,24).
Và tôi đã muốn dành thông điệp thứ hai cho niềm hy vọng ”Spe salvi”. Nó cững được gợi hứng từ thánh Agostino.... Chúng ta hãy cầu xin cho cuộc sống của chúng ta mỗi ngày cũng được theo gương thánh nhân gặp gỡ trong mọi lúc Chúa Giêsu, là Đấng duy nhất cứu rỗi chúng ta, thanh thẩy chúng ta và ban cho chúng ta niềm vui và sức sống đích thực.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trước khi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành cho mọi người.
Top Stories
Chine: Avec sa photo en Une du Quotidien du peuple, le patron de l’Association patriotique des catholiques chinois semble solidement en place
Eglises d'Asie
12:14 27/02/2008
Chine: Avec sa photo en Une du Quotidien du peuple, le patron de l’Association patriotique des catholiques chinois semble solidement en place
Anthony Liu Bainian, le vice-président de l’Association patriotique des catholiques chinois, est depuis de longues années considéré comme la personnalité qui met en musique la politique du Parti communiste et du gouvernement chinois concernant l’Eglise catholique en Chine. Laïc, âgé d’un peu plus de 75 ans, il n’a jamais vu son autorité remise en question par la haute direction chinoise et la récente publication d’une photo de lui en Une du Renmin Ribao (Quotidien du peuple), pour inhabituelle qu’elle soit, semble indiquer qu’il est solidement en place.
C’est le 2 janvier dernier que le Renmin Ribao a publié la photo en question. On y voit Hu Jintao, qui concentre la double casquette de président de la République populaire et de secrétaire général du Parti communiste chinois (PCC), serrant la main de Liu Bainian. La légende indique que Hu Jintao salue des personnalités issues de divers horizons. Quelques semaines plus tard, le 25 janvier, la même photo a été utilisée en Une de L’Eglise catholique en Chine, bimensuel conjointement publié par l’Association patriotique et la Conférence des évêques « officiels » de Chine. Cette fois-ci, la légende était nominative: « Le secrétaire général Hu Jintao salue chaleureusement le vice-président Liu Bainian. »
Interrogé par l’agence catholique Ucanews, Anthony Liu a indiqué que la photo avait été prise le 1er janvier, lors d’une réception par les dirigeants du pays des membres de la Conférence consultative politique du peuple chinois, la deuxième chambre du Parlement chinois, où Liu Bainian siège, en tant que membre de son Comité permanent. Il s’est déclaré « heureux » de voir cette photo en Une du principal quotidien du pays. Quant au rédacteur en chef de L’Eglise catholique en Chine, Liu Yuanlong, il a précisé que c’était la première fois que sa publication montait en Une le chef de l’Etat; selon lui, cette photo illustre l’harmonie régnant entre l’Eglise et l’Etat ainsi que « l’attention du gouvernement pour les religions ».
Que penser d’une telle mise en avant de la personne de Liu Bainian ? Selon un prêtre catholique chinois, il s’agit là d’un geste « inhabituel ». Sur le fond, « les communistes » et la haute direction chinoise, que ce soient ses composantes « libérale » ou « conservatrice », ont toujours vu la religion « comme un domaine réservé et un sujet délicat ». En octobre dernier, à la faveur du 17ème congrès du PCC, le mot « religion » a fait son entrée dans les statuts du Parti (1). Plus récemment, l’agence officielle, Chine Nouvelle, a rapporté que le Bureau politique du Parti avait discuté de la religion lors de sa réunion du 18 décembre. Présidée par Hu Jintao, la rencontre a débouché sur la conclusion que « le PCC et le gouvernement devaient avoir une entière et complète compréhension des situations et des problèmes variés auxquels ils font face lorsqu’ils ont affaire aux questions religieuses ». Propos à peine éclairés par ceux tenus par Hu Jintao et rapportés par Chine Nouvelle: les autorités doivent se montrer proactives lorsqu’il s’agit des affaires religieuses et promouvoir l’harmonie entre les religions. Hu Jintao a émis trois demandes: que la position de base du PCC sur les religions perdure, que le gouvernement approfondisse son travail auprès des croyants et que la formation des personnels religieux soit renforcée.
Pour le P. Gianni Criveller, du Centre d’études du Saint-Esprit, rattaché au diocèse de Hongkong, la photo de Hu avec Liu semble indiquer que l’Association patriotique reçoit le plein soutien du gouvernement. A un moment où d’aucun semblait espérer que l’Association patriotique était sinon sur la touche, du moins en voie de marginalisation, le signal qu’envoie la publication de cette photo indique le contraire. Liu Bainian demeure influent dans les hautes sphères politiques pékinoises et cela est « inquiétant » pour le développement de l’Eglise catholique en Chine, explique le missionnaire italien. Les propos tenus par Hu Jintao tels qu’ils ont été rapportés par l’agence officielle montrent que, sur le fond, la volonté politique de contrôle sur les religions ne change pas et reste aussi ferme qu’il y a vingt ans. Dans l’immédiat, les autorités veilleront toutefois à ne prendre aucune initiative qui pourrait provoquer l’opprobre de l’opinion internationale, l’objectif premier étant que les Jeux olympiques de cet été se déroulent de manière harmonieuse.
Par ailleurs, la rencontre informelle qui a eu lieu aux Etats-Unis ce 20 février entre le nonce apostolique accrédité aux Etats-Unis et le directeur de l’Administration d’Etat des Affaires religieuses (ex-Bureau des Affaires religieuses), pour inédite qu’elle soit, ne permet pas, là aussi, d’affirmer que les positions entre le Saint-Siège et Pékin sont sur le point de se rapprocher pour déboucher sur une normalisation des liens diplomatiques (2). Au Vatican, un prélat proche du dossier a déclaré à l’agence I-Media qu’il n’y avait « rien de nouveau », rien qui laisse entrevoir une issue rapide à ce dossier à l’histoire déjà longue.
(1) Voir EDA 473
(2) La rencontre entre Mgr Pietro Sambi et Ye Xiaowen a eu lieu à l’université jésuite de Georgetown, à Washington DC. Le haut responsable chinois y a réaffirmé qu’avant de nouer des relations diplomatiques, le Saint-Siège devait reconnaître Pékin comme l’unique représentant de la Chine. Rien n’indique qu’il ait exprimé un changement sur l’autre point clef de ces négociations, à savoir le degré de liberté religieuse que le régime chinois est prêt à concéder aux religions de manière générale et à l’Eglise catholique en particulier.
(Source: Eglises d'Asie - 27 février 2008)
Anthony Liu Bainian, le vice-président de l’Association patriotique des catholiques chinois, est depuis de longues années considéré comme la personnalité qui met en musique la politique du Parti communiste et du gouvernement chinois concernant l’Eglise catholique en Chine. Laïc, âgé d’un peu plus de 75 ans, il n’a jamais vu son autorité remise en question par la haute direction chinoise et la récente publication d’une photo de lui en Une du Renmin Ribao (Quotidien du peuple), pour inhabituelle qu’elle soit, semble indiquer qu’il est solidement en place.
C’est le 2 janvier dernier que le Renmin Ribao a publié la photo en question. On y voit Hu Jintao, qui concentre la double casquette de président de la République populaire et de secrétaire général du Parti communiste chinois (PCC), serrant la main de Liu Bainian. La légende indique que Hu Jintao salue des personnalités issues de divers horizons. Quelques semaines plus tard, le 25 janvier, la même photo a été utilisée en Une de L’Eglise catholique en Chine, bimensuel conjointement publié par l’Association patriotique et la Conférence des évêques « officiels » de Chine. Cette fois-ci, la légende était nominative: « Le secrétaire général Hu Jintao salue chaleureusement le vice-président Liu Bainian. »
Interrogé par l’agence catholique Ucanews, Anthony Liu a indiqué que la photo avait été prise le 1er janvier, lors d’une réception par les dirigeants du pays des membres de la Conférence consultative politique du peuple chinois, la deuxième chambre du Parlement chinois, où Liu Bainian siège, en tant que membre de son Comité permanent. Il s’est déclaré « heureux » de voir cette photo en Une du principal quotidien du pays. Quant au rédacteur en chef de L’Eglise catholique en Chine, Liu Yuanlong, il a précisé que c’était la première fois que sa publication montait en Une le chef de l’Etat; selon lui, cette photo illustre l’harmonie régnant entre l’Eglise et l’Etat ainsi que « l’attention du gouvernement pour les religions ».
Que penser d’une telle mise en avant de la personne de Liu Bainian ? Selon un prêtre catholique chinois, il s’agit là d’un geste « inhabituel ». Sur le fond, « les communistes » et la haute direction chinoise, que ce soient ses composantes « libérale » ou « conservatrice », ont toujours vu la religion « comme un domaine réservé et un sujet délicat ». En octobre dernier, à la faveur du 17ème congrès du PCC, le mot « religion » a fait son entrée dans les statuts du Parti (1). Plus récemment, l’agence officielle, Chine Nouvelle, a rapporté que le Bureau politique du Parti avait discuté de la religion lors de sa réunion du 18 décembre. Présidée par Hu Jintao, la rencontre a débouché sur la conclusion que « le PCC et le gouvernement devaient avoir une entière et complète compréhension des situations et des problèmes variés auxquels ils font face lorsqu’ils ont affaire aux questions religieuses ». Propos à peine éclairés par ceux tenus par Hu Jintao et rapportés par Chine Nouvelle: les autorités doivent se montrer proactives lorsqu’il s’agit des affaires religieuses et promouvoir l’harmonie entre les religions. Hu Jintao a émis trois demandes: que la position de base du PCC sur les religions perdure, que le gouvernement approfondisse son travail auprès des croyants et que la formation des personnels religieux soit renforcée.
Pour le P. Gianni Criveller, du Centre d’études du Saint-Esprit, rattaché au diocèse de Hongkong, la photo de Hu avec Liu semble indiquer que l’Association patriotique reçoit le plein soutien du gouvernement. A un moment où d’aucun semblait espérer que l’Association patriotique était sinon sur la touche, du moins en voie de marginalisation, le signal qu’envoie la publication de cette photo indique le contraire. Liu Bainian demeure influent dans les hautes sphères politiques pékinoises et cela est « inquiétant » pour le développement de l’Eglise catholique en Chine, explique le missionnaire italien. Les propos tenus par Hu Jintao tels qu’ils ont été rapportés par l’agence officielle montrent que, sur le fond, la volonté politique de contrôle sur les religions ne change pas et reste aussi ferme qu’il y a vingt ans. Dans l’immédiat, les autorités veilleront toutefois à ne prendre aucune initiative qui pourrait provoquer l’opprobre de l’opinion internationale, l’objectif premier étant que les Jeux olympiques de cet été se déroulent de manière harmonieuse.
Par ailleurs, la rencontre informelle qui a eu lieu aux Etats-Unis ce 20 février entre le nonce apostolique accrédité aux Etats-Unis et le directeur de l’Administration d’Etat des Affaires religieuses (ex-Bureau des Affaires religieuses), pour inédite qu’elle soit, ne permet pas, là aussi, d’affirmer que les positions entre le Saint-Siège et Pékin sont sur le point de se rapprocher pour déboucher sur une normalisation des liens diplomatiques (2). Au Vatican, un prélat proche du dossier a déclaré à l’agence I-Media qu’il n’y avait « rien de nouveau », rien qui laisse entrevoir une issue rapide à ce dossier à l’histoire déjà longue.
(1) Voir EDA 473
(2) La rencontre entre Mgr Pietro Sambi et Ye Xiaowen a eu lieu à l’université jésuite de Georgetown, à Washington DC. Le haut responsable chinois y a réaffirmé qu’avant de nouer des relations diplomatiques, le Saint-Siège devait reconnaître Pékin comme l’unique représentant de la Chine. Rien n’indique qu’il ait exprimé un changement sur l’autre point clef de ces négociations, à savoir le degré de liberté religieuse que le régime chinois est prêt à concéder aux religions de manière générale et à l’Eglise catholique en particulier.
(Source: Eglises d'Asie - 27 février 2008)
Cambodge: A Phnom Penh, l’Eglise catholique prend part à la campagne pour le don du sang
Eglises d'Asie
12:16 27/02/2008
Cambodge: A Phnom Penh, l’Eglise catholique prend part à la campagne pour le don du sang
« Je suis heureux et je me sens très bien. C’est la première fois que je fais ça », a confié Sorn Muny, un catholique de 29 ans à sa sortie du centre où il a fait don de son sang. Le 17 février dernier marquait la première des trois journées de don du sang organisées pour l’année 2008 par le Comité pastoral de la santé du vicariat apostolique de Phnom Penh. Paola Maiocchi, laïque missionnaire italienne et présidente du Comité, a expliqué que la collecte du sang, organisées tous les quatre mois dans la paroisse de Boeung Tumpun et à l’église de Phsar Thoich, à Phnom Penh, offrait à chacun l’opportunité de remercier Dieu d’être en bonne santé en « venant en aide » à ceux qui sont malades.
Employé du centre de transfusion sanguine de la Croix-Rouge au Cambodge, Ou Soklang s’occupe de la collecte sur les paroisses catholiques, menée en partenariat avec le Centre national de transfusion sanguine. Il précise qu’en 2007, le centre n’a atteint que 16 % de son objectif en matière de don du sang, un chiffre qui s’explique par l’augmentation du nombre des personnes atteintes de la dengue (1) et qui, dans ce cas, ne peuvent donner leur sang. Selon lui, la pénurie de sang est à l’origine de nombreuses dérives au Cambodge. Ainsi, pour sauver un proche, les familles n’hésitent pas à payer des personnes, souvent pauvres, pour avoir un peu de leur sang. Et ce commerce fait naître des rumeurs selon lesquelles les hôpitaux font payer les transfusions sanguines, fragilisant un peu plus un système de santé public mal en point.
Au Cambodge, donner son sang n’est pas un acte anodin, bien des Cambodgiens pensant que la perte du sang affaiblit et fragilise l’organisme pour le restant de ses jours. Les jeunes générations sont moins enclines à ces croyances et moins effrayées par la démarche que leurs aînées, mais il reste difficile de persuader les gens de la nécessité de ce geste. Trente et une personnes sont venues à la première journée de don du sang organisée à la paroisse de Boeung Tumpun. Le P. Ashley John Evans, jésuite, s’est réjoui de voir tant de jeunes y prendre part, ajoutant que de telles initiatives pouvaient contribuer à améliorer les rapports entre les catholiques et le gouvernement cambodgien, en montrant que l’Eglise cherche toujours à travailler pour le bien de la société.
(1) La dengue est une maladie virale transmise par un moustique que l’on contracte surtout dans le Sud-est asiatique, dans le Pacifique, en Amérique du Sud et en Afrique. On estime que les cas de dengue se comptent par dizaines de millions chaque année dans le monde et que 20 000 personnes en meurent chaque année.
Légende photo: Le 17 février dernier, première journée de don du sang organisée par l’Eglise catholique pour l’année 2008.
Photo: ©Ucanews
(Source: Eglises d'Asie - 27 février 2008)
« Je suis heureux et je me sens très bien. C’est la première fois que je fais ça », a confié Sorn Muny, un catholique de 29 ans à sa sortie du centre où il a fait don de son sang. Le 17 février dernier marquait la première des trois journées de don du sang organisées pour l’année 2008 par le Comité pastoral de la santé du vicariat apostolique de Phnom Penh. Paola Maiocchi, laïque missionnaire italienne et présidente du Comité, a expliqué que la collecte du sang, organisées tous les quatre mois dans la paroisse de Boeung Tumpun et à l’église de Phsar Thoich, à Phnom Penh, offrait à chacun l’opportunité de remercier Dieu d’être en bonne santé en « venant en aide » à ceux qui sont malades.
Employé du centre de transfusion sanguine de la Croix-Rouge au Cambodge, Ou Soklang s’occupe de la collecte sur les paroisses catholiques, menée en partenariat avec le Centre national de transfusion sanguine. Il précise qu’en 2007, le centre n’a atteint que 16 % de son objectif en matière de don du sang, un chiffre qui s’explique par l’augmentation du nombre des personnes atteintes de la dengue (1) et qui, dans ce cas, ne peuvent donner leur sang. Selon lui, la pénurie de sang est à l’origine de nombreuses dérives au Cambodge. Ainsi, pour sauver un proche, les familles n’hésitent pas à payer des personnes, souvent pauvres, pour avoir un peu de leur sang. Et ce commerce fait naître des rumeurs selon lesquelles les hôpitaux font payer les transfusions sanguines, fragilisant un peu plus un système de santé public mal en point.
Au Cambodge, donner son sang n’est pas un acte anodin, bien des Cambodgiens pensant que la perte du sang affaiblit et fragilise l’organisme pour le restant de ses jours. Les jeunes générations sont moins enclines à ces croyances et moins effrayées par la démarche que leurs aînées, mais il reste difficile de persuader les gens de la nécessité de ce geste. Trente et une personnes sont venues à la première journée de don du sang organisée à la paroisse de Boeung Tumpun. Le P. Ashley John Evans, jésuite, s’est réjoui de voir tant de jeunes y prendre part, ajoutant que de telles initiatives pouvaient contribuer à améliorer les rapports entre les catholiques et le gouvernement cambodgien, en montrant que l’Eglise cherche toujours à travailler pour le bien de la société.
(1) La dengue est une maladie virale transmise par un moustique que l’on contracte surtout dans le Sud-est asiatique, dans le Pacifique, en Amérique du Sud et en Afrique. On estime que les cas de dengue se comptent par dizaines de millions chaque année dans le monde et que 20 000 personnes en meurent chaque année.
Légende photo: Le 17 février dernier, première journée de don du sang organisée par l’Eglise catholique pour l’année 2008.
Photo: ©Ucanews
(Source: Eglises d'Asie - 27 février 2008)
Cardinal Bertone and Raul Castro conclude meeting with hopes for better ties
Catholic News Agency
12:28 27/02/2008
Cardinal Bertone and Raul Castro conclude meeting with hopes for better ties
President Raul Castro and Cardinal Tarcisio BertoneHavana, Feb 27, 2008 / 10:38 am (CNA).- The historic meeting between Cardinal Tarcisio Bertone, Vatican Secretary of State, and the new president of Cuba, Raul Castro, came to an end on Tuesday with the hope of better relations between the Catholic Church in Cuba and the Communist government, although without concrete promises.
Raul Castro met with Cardinal Bertone on Tuesday afternoon at the “Palace of the Revolution.” Both leaders were accompanied by large entourages. Representatives of the Cuban government included Carlos Lage Davila and Esteban Lazo Hernandez, vice presidents of the Council of the State; Chancellor Felipe Perez Roque; the head of the Religious Affairs Office of the Communist Party in Cuba, Caridad Diego Bello; Eumelio Caballero Rodriguez, vice minister of Foreign Relations; and Raul Roa Kouri, Cuba’s Ambassador to the Holy See.
Cardinal Bertone’s entourage included the Archbishop of Havana, Cardinal Jaime Ortega y Alamino; Archbishop Luigi Bonazzi, Apostolic Nuncio in Cuba; Archbishop Juan Garcia Rodriguez of Camaguey; Auxiliary Bishop Juan de Dios Hernandez Ruiz of Havana; Bishop Emilio Aranguren Echeverria of Holguin; Msgr. Jean Marie Speich, advisor of the Apostolic Nunciature; and Msgr. Nicolas Henry Thevenin and Msgr. Lech Piechota, both officials of the Vatican Secretariat of State.
According to the State-run newspaper “Prensa Latina,” Cardinal Bertone and Raul Castro “held formal talks during which they discussed the progress of relations between the Cuban state and the Holy See and the Catholic Church in Cuba. In addition, they talked about issues of multilateral and international interest.”
During a brief meeting with reporters before heading back to Rome, Cardinal Bertone said talks with Cuban officials had been “satisfactory and hopeful” and were an opportunity to talk about the need to improve relations between the government and the local Church and to allow a “wider participation” of the Church in Cuban society.
The meeting ended, however, without any specific commitment on the part of Cuban officials to grant the Church in Cuba greater leeway on evangelization, education or access to the media.
President Raul Castro and Cardinal Tarcisio BertoneHavana, Feb 27, 2008 / 10:38 am (CNA).- The historic meeting between Cardinal Tarcisio Bertone, Vatican Secretary of State, and the new president of Cuba, Raul Castro, came to an end on Tuesday with the hope of better relations between the Catholic Church in Cuba and the Communist government, although without concrete promises.
TT Raul Castro va ĐHY Bertone |
Cardinal Bertone’s entourage included the Archbishop of Havana, Cardinal Jaime Ortega y Alamino; Archbishop Luigi Bonazzi, Apostolic Nuncio in Cuba; Archbishop Juan Garcia Rodriguez of Camaguey; Auxiliary Bishop Juan de Dios Hernandez Ruiz of Havana; Bishop Emilio Aranguren Echeverria of Holguin; Msgr. Jean Marie Speich, advisor of the Apostolic Nunciature; and Msgr. Nicolas Henry Thevenin and Msgr. Lech Piechota, both officials of the Vatican Secretariat of State.
According to the State-run newspaper “Prensa Latina,” Cardinal Bertone and Raul Castro “held formal talks during which they discussed the progress of relations between the Cuban state and the Holy See and the Catholic Church in Cuba. In addition, they talked about issues of multilateral and international interest.”
During a brief meeting with reporters before heading back to Rome, Cardinal Bertone said talks with Cuban officials had been “satisfactory and hopeful” and were an opportunity to talk about the need to improve relations between the government and the local Church and to allow a “wider participation” of the Church in Cuban society.
The meeting ended, however, without any specific commitment on the part of Cuban officials to grant the Church in Cuba greater leeway on evangelization, education or access to the media.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đào tạo giáo dân ở giáo xứ Phú Hậu, thuộc TGP Huế
Tô-ma Hoàng Kim Khánh
14:27 27/02/2008
HUẾ, Việt Nam ( 25-02-2008) -- Giáo dân cần được đào tạo về mọi mặt để có thể tổ chức và thực hiện tốt những hoạt động ở một giáo xứ. Đào tạo giáo dân là công việc đòi hỏi nhiều công sức và thời gian của linh mục quản xứ, nhưng là công việc cần thiết, có ý nghĩa lâu dài.
Phú Hậu, một giáo xứ nhỏ, ở phía bắc Sông Hương, thuộc địa bàn phường Phú Hậu, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 3 ki-lô-mét, hiện có 162 gia đình, 674 giáo dân trong đó 367 nữ. Nguyên gốc do họ giáo Bãi Dâu - họ nhánh của Giáo xứ Gia Hội, Huế và giáo xứ Đại Phong từ Quảng Bình di cư vào họp thành từ đầu năm 1960.
Nhìn lại 48 năm xây dựng và phát triển, qua 10 linh mục quản xứ hoặc quản nhiệm: Tốc độ và nhịp độ xây dựng và phát triển ở 34 năm đầu là chậm, điều này do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan Đạo và Đời. Nhưng kể từ 11-12-1994, Cha Cố Giuse Trần Thắng Trung quản xứ, rồi từ tháng 02-2002 Cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, nay là Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Huế, quản xứ, và từ 27-7-2005 đến nay Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, quản xứ, Phú Hậu đã có những đổi thay lớn.
Ông Têphanô Nguyễn Duy Lành, chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ với tâm tình tạ ơn, vui vẻ nói "Quả thật, đã qua giai đoạn thử thách, gian khó, cám tạ Chúa đã sắp đặt mọi sự cho giáo xứ chúng tôi trong 10 năm gần đây".
Xét về số lượng: Giáo dân ngày một tăng, cơ sở vật chất như nhà xứ, nhà hội, nhà thờ,… từng bước được tu sửa hoặc xây mới nhằm đáp ứng yêu cầu phụng vụ và sinh hoạt của giáo dân. Nhưng Cha Antôn nói: "Điều đó là cần nhưng cái cần hơn nữa là con người - những giáo dân trưởng thành". Chính vì thế, trong hoạt động mục vụ Ngài quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo giáo dân.
Ban Khuyến học tổ chức các lớp học văn hóa vào ban tối, Ban Giáo lí tổ chức các lớp học giáo lí hàng tuần cho mọi giới đặc biệt cho thanh thiếu nhi - tương lai của giáo xứ - khuyến khích, giúp đỡ họ học văn hóa, rèn luyện nhân bản và củng cố đức tin - để làm Người và làm Con Chúa.. Nhờ các hoạt động của Ban Khuyến học, nhờ việc dạy và học hỏi giáo lí, kết quả học tập văn hóa và rèn luyện đạo đức của học sinh là con em trong giáo xứ năm học sau cao hơn năm học trước. Năm học 2006-2007 có 65/168 con em trong giáo xứ đạt xếp loại văn hóa là Khá, Giỏi, có 72/168 đạt xếp loại hạnh kiểm Tốt.
Các thành phần giáo dân được tập hợp lại trong các hội đoàn, các tổ chức như Giới trẻ, Sinh viên Công giáo, Hội Gia trưởng, Ban Chung Sự, Nhóm Tác viên Tin Mừng, Ca đoàn, Legio, … Cha Tuyến khẳng định: "Bằng và thông qua các hoạt động của các hội đoàn, tổ chức, giáo dân sẽ tự đào tạo và được đào tạo về mọi mặt để trưởng thành".
. Buổi sinh hoạt của bất kì một hội đoàn, tổ chức nào dù bằng hình thức nào đi nữa, đều phải có 3 phần chính yếu không thể thiếu: Phần tỉnh nguyện, là phương thế để xây dựng đời sống tâm linh của người tín hữu. Phần học tập và thảo luận về một đề tài thiết yếu nào đó hoặc về đức tin, hoặc về đời sống,. .. phù hợp với độ tuổi, giới, hoặc lĩnh vực hoạt động để củng cố đức tin, nâng cao sự hiểu biết, ý thức, tinh thần trách nhiện, rèn luyện kỹ năng sống, … Và phần xây dựng kế hoặch để sống, thực hành Lời Chúa.
Anh Phêrô Trương Công Quyền, Trưởng ban Chung sự nói "Khác với trước đây, bây giờ tất cá anh em trong Ban Chung sự ý thức được việc giúp đỡ những người già yếu, bệnh tật, gia đình có người quá cố là bổn phận, trách nhiệm của người Kitô hữu, không phải là công việc của cha sở, của Hội đồng Giáo xứ phân công cho họ. Qua chung sự cho người quá cố, chính anh em nhận ra họ cần phải chuẩn bị cho giờ họ được Chúa gọi".
Chị Annê Nguyễn Thị Kim Chúc, nói về các thành viên của Nhóm Tác viên Tin Mừng "Anh chị em chúng tôi nhận thức rằng rao giảng Lời Chúa không chỉ là công việc của linh mục, tu sĩ mà còn là công việc của mỗi người Kitô hữu. Với khả năng hèn mọn, chúng tôi rao giảng Lời Chúa bằng chính đời sống, công viêc thường ngày của chúng tôi".
Gặp gỡ, chuyện trò với giáo dân Phú Hậu hôm nay, một cháu thiếu nhi, hoặc một cụ bà, tôi dễ nhận ra nơi họ là sự trưởng thành cả trong nhận thức và hành động. Kết quả của bao công khó gieo trồng, bồi đắp từ nhiều đời linh mục đã từng quản xứ nơi đây và của cha Antôn hiện nay. Cây đã đến mùa đơm hoa kết quả. Giáo xứ, Giáo hội sẽ mạnh thêm.
Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, 62 tuổi, 32 năm linh mục, giáo sư của nhiều Đại chủng viện, Hội Dòng tại Việt Nam, chia sẻ: "Tập hợp giáo dân không khó, cái khó là: Mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo họ như thế nào? Và bằng cách nào để họ không ngừng hoạt động?" Ngài nói thêm "Và dĩ nhiên tôi phải có một đội ngũ cộng sự nhiệt tình và có năng lực hoạt động".
2010, Giáo Xứ Phú Hậu tròn 50 tuổi, cũng sẽ là năm mà hy vọng "Ước Mơ Xây Ngôi Đền Thờ Mới" sẽ được thành tựu trong niềm vui của tất cả con cháu xa gần gốc Phú Hậu, như một đánh dấu đậm nét cho một giai đoạn mới của tuổi "tri thiên mệnh". Xin cùng hiệp lời tạ ơn Chúa.
Phú Hậu, một giáo xứ nhỏ, ở phía bắc Sông Hương, thuộc địa bàn phường Phú Hậu, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 3 ki-lô-mét, hiện có 162 gia đình, 674 giáo dân trong đó 367 nữ. Nguyên gốc do họ giáo Bãi Dâu - họ nhánh của Giáo xứ Gia Hội, Huế và giáo xứ Đại Phong từ Quảng Bình di cư vào họp thành từ đầu năm 1960.
Nhìn lại 48 năm xây dựng và phát triển, qua 10 linh mục quản xứ hoặc quản nhiệm: Tốc độ và nhịp độ xây dựng và phát triển ở 34 năm đầu là chậm, điều này do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan Đạo và Đời. Nhưng kể từ 11-12-1994, Cha Cố Giuse Trần Thắng Trung quản xứ, rồi từ tháng 02-2002 Cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, nay là Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Huế, quản xứ, và từ 27-7-2005 đến nay Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, quản xứ, Phú Hậu đã có những đổi thay lớn.
Ông Têphanô Nguyễn Duy Lành, chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ với tâm tình tạ ơn, vui vẻ nói "Quả thật, đã qua giai đoạn thử thách, gian khó, cám tạ Chúa đã sắp đặt mọi sự cho giáo xứ chúng tôi trong 10 năm gần đây".
Xét về số lượng: Giáo dân ngày một tăng, cơ sở vật chất như nhà xứ, nhà hội, nhà thờ,… từng bước được tu sửa hoặc xây mới nhằm đáp ứng yêu cầu phụng vụ và sinh hoạt của giáo dân. Nhưng Cha Antôn nói: "Điều đó là cần nhưng cái cần hơn nữa là con người - những giáo dân trưởng thành". Chính vì thế, trong hoạt động mục vụ Ngài quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo giáo dân.
Ban Khuyến học tổ chức các lớp học văn hóa vào ban tối, Ban Giáo lí tổ chức các lớp học giáo lí hàng tuần cho mọi giới đặc biệt cho thanh thiếu nhi - tương lai của giáo xứ - khuyến khích, giúp đỡ họ học văn hóa, rèn luyện nhân bản và củng cố đức tin - để làm Người và làm Con Chúa.. Nhờ các hoạt động của Ban Khuyến học, nhờ việc dạy và học hỏi giáo lí, kết quả học tập văn hóa và rèn luyện đạo đức của học sinh là con em trong giáo xứ năm học sau cao hơn năm học trước. Năm học 2006-2007 có 65/168 con em trong giáo xứ đạt xếp loại văn hóa là Khá, Giỏi, có 72/168 đạt xếp loại hạnh kiểm Tốt.
Các thành phần giáo dân được tập hợp lại trong các hội đoàn, các tổ chức như Giới trẻ, Sinh viên Công giáo, Hội Gia trưởng, Ban Chung Sự, Nhóm Tác viên Tin Mừng, Ca đoàn, Legio, … Cha Tuyến khẳng định: "Bằng và thông qua các hoạt động của các hội đoàn, tổ chức, giáo dân sẽ tự đào tạo và được đào tạo về mọi mặt để trưởng thành".
. Buổi sinh hoạt của bất kì một hội đoàn, tổ chức nào dù bằng hình thức nào đi nữa, đều phải có 3 phần chính yếu không thể thiếu: Phần tỉnh nguyện, là phương thế để xây dựng đời sống tâm linh của người tín hữu. Phần học tập và thảo luận về một đề tài thiết yếu nào đó hoặc về đức tin, hoặc về đời sống,. .. phù hợp với độ tuổi, giới, hoặc lĩnh vực hoạt động để củng cố đức tin, nâng cao sự hiểu biết, ý thức, tinh thần trách nhiện, rèn luyện kỹ năng sống, … Và phần xây dựng kế hoặch để sống, thực hành Lời Chúa.
Anh Phêrô Trương Công Quyền, Trưởng ban Chung sự nói "Khác với trước đây, bây giờ tất cá anh em trong Ban Chung sự ý thức được việc giúp đỡ những người già yếu, bệnh tật, gia đình có người quá cố là bổn phận, trách nhiệm của người Kitô hữu, không phải là công việc của cha sở, của Hội đồng Giáo xứ phân công cho họ. Qua chung sự cho người quá cố, chính anh em nhận ra họ cần phải chuẩn bị cho giờ họ được Chúa gọi".
Chị Annê Nguyễn Thị Kim Chúc, nói về các thành viên của Nhóm Tác viên Tin Mừng "Anh chị em chúng tôi nhận thức rằng rao giảng Lời Chúa không chỉ là công việc của linh mục, tu sĩ mà còn là công việc của mỗi người Kitô hữu. Với khả năng hèn mọn, chúng tôi rao giảng Lời Chúa bằng chính đời sống, công viêc thường ngày của chúng tôi".
Gặp gỡ, chuyện trò với giáo dân Phú Hậu hôm nay, một cháu thiếu nhi, hoặc một cụ bà, tôi dễ nhận ra nơi họ là sự trưởng thành cả trong nhận thức và hành động. Kết quả của bao công khó gieo trồng, bồi đắp từ nhiều đời linh mục đã từng quản xứ nơi đây và của cha Antôn hiện nay. Cây đã đến mùa đơm hoa kết quả. Giáo xứ, Giáo hội sẽ mạnh thêm.
Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, 62 tuổi, 32 năm linh mục, giáo sư của nhiều Đại chủng viện, Hội Dòng tại Việt Nam, chia sẻ: "Tập hợp giáo dân không khó, cái khó là: Mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo họ như thế nào? Và bằng cách nào để họ không ngừng hoạt động?" Ngài nói thêm "Và dĩ nhiên tôi phải có một đội ngũ cộng sự nhiệt tình và có năng lực hoạt động".
2010, Giáo Xứ Phú Hậu tròn 50 tuổi, cũng sẽ là năm mà hy vọng "Ước Mơ Xây Ngôi Đền Thờ Mới" sẽ được thành tựu trong niềm vui của tất cả con cháu xa gần gốc Phú Hậu, như một đánh dấu đậm nét cho một giai đoạn mới của tuổi "tri thiên mệnh". Xin cùng hiệp lời tạ ơn Chúa.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tôi cũng muốn viết thư cho Thủ Tướng
Hoàng Cúc
13:53 27/02/2008
TÔI CŨNG MUỐN VIẾT THƯ CHO THỦ TƯỚNG
Sáng sớm, hãy còn ngái ngủ mà ông bạn hàng xóm đã cho con mời tôi qua uống trà. Nghĩ tới ấm tràn ngon và tình thân bấy lâu nay, tôi đành rời chăn ấm nệm êm để qua nhà ông bạn.
Bước vào nhà, tôi thấy ông bạn tôi đã ngồi sẵn đó, ấm trà hình như vừa châm xong, hương thơm phảng phất. Gương mặt ông bạn tôi đầy vẻ tư lự. Vừa thấy tôi sang, ông lộ vẻ rất vui. Tôi hỏi luôn:
- Có việc gì mà bác cho triệu em sớm vậy?
- Dĩ nhiên là có việc tôi mới phải phiền chú thế này. Vẫn biết chú hay dậy muộn, nhưng quả thực là tôi sốt ruột quá chú ạ.
- Việc gì vậy bác?
- Chú cứ uống tách trà đi đã.
Tôi vừa chiêu xong một ngụm trà, ông bạn đã nói:
- Mong chú bỏ quá cho những lời vớ vẩn từ trước tới nay.
- Có gì đâu bác.
- Chẳng là tôi vẫn thường nói đùa rằng cái bụng chữ nghĩa của chú cũng chỉ đáng quăng vào sọt rác.
- Vâng thì cái món chữ nghĩa nửa mùa của em đâu có đáng gì so với mấy mẫu vườn trồng đào của bác.
- Vậy chứ cũng chẳng biết lúc nào nhà nước lại quăng cho một món tiền rồi dùng diễn biến qui hoạch để lấy cái vường đào này chú ạ! Trước tiên tôi hãy hỏi chú về cái vụ việc gì mà trả với lại không trả ở cái phố Nhà Chung gì đấy.
- Nhưng sao tự nhiên hôm nay bác lại quan tâm đến chuyện này?
- Tất phải có lí do rồi. Có điều tôi không hiểu sao tự nhiên ông Tổng giám mục lại làm ầm ĩ lên thế. Tôi cứ nghĩ là chính sách tôn giáo của chính phủ đâu đến nỗi nào.
- Em cũng theo dõi qua loa sự việc, em muốn nói với bác rằng chuyện không đơn giản, mà em xin mượn lời bác để trả lời bác rằng “tất phải có lí do rồi”.
- Chắc chú biết chuyện nhà nước cấp đất cho Phật giáo xây học viện trên Sóc Sơn, rồi thiền viện Tây Trúc?
- Chuyện nhà nước có cấp đất hay không thì em không biết, nhưng em đã tới Sóc Sơn và Tây Trúc. Thiền viện với học viện rộng mênh mông, dựa lưng vào núi, phong cảnh thật đẹp.
- Cũng lạ cho chú. Bụng đầy chữ nghĩa mà không chịu tìm hiểu cho tới đầu tới đũa.
- Thì bác tính đâu phải chuyện gì mình cũng biết hết được.
- Thế còn cái vụ nhà nước cấp đất cho Công giáo xây chủng viện ở Cổ Nhuế thì sao?
- Bác ơi, làm gì có chuyện cấp đất. Chẳng là cái chủng viện chỗ phố Nhà Chung bây giờ chật hẹp quá, bên Công giáo họ muốn xin xây ở chỗ khác. Cũng bao nhiêu năm mà không sao giải quyết cho xong chuyện. Cuối cùng thì hình như ông Tổng giám mục đề nghị xây ở Cổ Nhuế, trên mảnh đất có sẵn của xứ Cổ Nhuế đấy chứ. Họ xây chủng viện trên đất của họ, chứ nhà nước chỉ cho có cái phép, chứ nào có cấp đất gì đâu.
- Vậy mà tôi nghe có đứa nó bảo là nhà nước cấp đất cho bên Công giáo ở Cổ Nhuế. Thôi, bây giờ tôi vào chuyện chính. Tôi muốn nhờ chú thảo giúp cho tôi hai bức thư.
- Chuyện gì lạ vậy. Xưa nay bác vẫn tự viết thư được mà.
- Thì là chuyện quan trọng mới phải nhờ đến cái bụng chữ của chú. Chứ nếu không tôi nào dám phiền.
- Thế bác định viết thư cho ai?
- Một bức cho ông thủ tướng chính phủ, một bức cho Hoà thượng Thích Trung Hậu.
- Trời đất quỉ thần ơi, sao có chuyện kì lạ thế này?
- Tôi hẵng nói cho chú biết, bức thư gửi Hoà thượng Thích Trung Hậu là để cám ơn ông ấy đã giúp tôi tìm được cơ hội nhận ra đất tổ tiên mình, còn bức cho ông thủ tướng là yêu cầu nhà nước tham khảo ý kiến dòng họ tôi, mỗi khi định làm gì ở khu Hoàng Thành, cụ thể là chuyện đang định xây lại hội trường Ba Đình.
- Nhưng sao tự nhiên bác lại quan tâm đến những chuyện trời ơi đất hỡi vậy?
- Đấy, tôi phải cảm ơn Hoà thượng Thích Trung Hậu là vậy đấy. Chả là sáng nay thằng con trai tôi đọc cho tôi bức thư của ông Hoà thượng này ở trên mạng mẽo gì đấy của nó. Ông ấy yêu cầu ông thủ tướng phải tham khảo ý kiến bên Phật giáo trong cái vụ trả với không trả gì đó ở phố Nhà Chung.
- Chứ chuyện đó đâu có gì liên quan đến bác?
- Sao lại không liên quan. Từ chuyện đó tôi nghĩ tới chuyện dòng họ nhà tôi. Mà tôi nhắc cho chú biết, tôi đang là tộc trưởng đấy nhé.
- Vâng, thì em nào dám chối cái quyền tộc trưởng của bác. Nhưng sao bác lại viết thư cho ông thủ tướng để yêu cầu những chuyện ở Hoàng Thành với hội trường Ba Đình?
- Thì tôi cũng định làm cái việc giống như Hoà thượng Thích Trung Hậu ấy mà.
- Nhưng hình như ông Hoà thượng có nói tới lịch sử 825 năm họ liên tục sở hữu chùa Báo Thiên. Với lại một Hoà thượng ít ra cũng có lí do lên tiếng nhân danh bên Phật giáo. Còn bác sẽ yêu cầu nhân danh ai đây.
- Tôi đã bảo chú rằng tôi là tộc trưởng. Tôi yêu cầu nhân danh dòng họ. Chú vẫn biết dòng họ nhà tôi đấy chứ.
- Vâng, thì danh tính bác đương nhiên em phải biết. Bác là trưởng tộc họ Lê.
- Điều chú không biết là trong gia phả nhà tôi có ghi rằng dòng họ nhà tôi vốn gốc tích ở mãi Lam Sơn, Thanh Hoá, là một nhánh của Đức Lê Trừ, anh trai Đức Thái Tổ nhà Lê.
- Vâng, nhưng em nào có thấy liên quan gì đến chuyện ông Hoà thượng Thích Đức Hậu với chuyện viết thư cho ông thủ tướng?
- Thật đúng là chú học nhiều mà hiểu ít. Chú vẫn mang tiếng là giỏi về sử mà lại không biết rằng trước thời Lê Trung Hưng, nhà Lê bị nhà Mạc diệt. Sau cụ Nguyễn Kim muốn gây dựng lại nhà Lê. Từ bên Lào, cụ Nguyễn Kim về Thanh Hoá tìm lại con cháu nhà Lê, nhưng không còn ai. Sau cụ Nguyễn Kim tìm được một người con cháu xa của Đức Lê Trừ và lập lên làm vua, đó là vua Lê Trang Tông.
- Chuyện đó thì em có biết.
- Vậy thì có phải tôi thuộc hoàng tộc nhà Lê không?
- Bác nói cũng có lí.
- Sao lại cũng có lí. Phải nói là hoàn toàn hợp lí chứ.
- Vâng, nhưng bác định sao nữa đây.
- Thì ông Hoà thượng Thích Trung Hậu nói tới chuyện bên Phật giáo liên tục sở hữu Chùa Báo Thiên 825 năm. Vậy chứ dòng hoàng tộc nhà tôi lại không sở hữu kinh thành Thăng Long, mà Hoàng Thành là trung tâm, cả đến hơn 350 năm à? Chuyện này chú cũng biết là trong sử sách Việt Nam chẳng ai chối được.
- Nhưng bác ơi, bác nói thế thì chẳng lẽ lại không có ông tộc trưởng họ Trần, rồi tộc trưởng họ Lý, rồi xa hơn là con cháu Cao Biền cũng sẽ đòi tham khảo ý kiến khi nhà nước định làm gì ở khu vực Hoàng Thành.
- Đó là việc của họ, tôi không cần biết. Chứ tôi nghĩ ông Hoà thượng Thích Trung Hậu nào đó liệu có một bằng chứng tương tự như cuốn gia phả nhà tôi hay không?
- Em thì vẫn thấy cái chuyện bác định làm nó viển vông quá sức.
- Ơ cái chú này. Muốn nhờ chú một việc mà chú toàn nói ngang thôi.
- Bác ạ, người ta nói việc quan cứ giấy, chứ không thể nói vu vơ được.
- Trời ơi, chú thật là hồ đồ. Cả cuốn gia phả nhà tôi chưa phải là giấy hay sao? Vậy chứ ông Hoà thượng kia dựa trên giấy nào mà đòi tham khảo ý kiến? Mà tôi cũng có đòi hỏi gì chuyện trả hay không trả đâu, tôi cũng chỉ học ông Hoà thượng kia để yêu cầu nhà nước tham khảo ý kiến dòng họ nhà tôi, khi định làm gì trên mảnh đất mà dòng họ nhà tôi đã sở hữu suốt một thời gian dài.
- Em thật chịu bác rồi.
- Bây giờ ý tôi như thế, chú thảo giúp thư cho tôi được chứ?
- Bác ơi, bác nhờ chuyện gì em cũng giúp, còn chuyện này thì bụng chữ nghĩa nửa mùa của em đúng là vô ích.
- Thế thì cái đám chữ nghĩa của chú đúng là đáng vứt vào sọt rác. Thôi, nếu vậy thì tôi sẽ bảo thằng con tôi cứ thảo y như cái thư của ông Hoà thượng Thích Trung Hậu, chỉ cần thay vài con số, vài cái tên là xong chuyện. Khỏi phải nhờ tới chú.
- Bác ơi, em can bác đừng làm chuyện này. Em xin quay lại với cái chuyện bên Công giáo họ đòi cơ sở. Cái chuyện chuyển giao lúc đất chùa thành đất nhà thờ thì em không biết cụ thể ra sao, nhưng bên Công giáo họ có đầy đủ giấy tờ sở hữu từ lâu rồi. Lúc nhà nước mượn của họ cũng chẳng có văn bản giấy tờ gì cả. Chỉ là mượn bằng miệng. Tức là cứ theo giấy thì cơ sở đó đến giờ vẫn là của họ. Thế mà đơn lên đơn xuống hàngbao nhiêu năm nay, nhà nước chỉ ỡm ỡ hứa hẹn. Vậy nên họ mới phải có cách của họ đấy chứ. Thế mà theo em, những diễn biến mấy ngày gần đây cho thấy là nhà nước hình như vẫn không muốn trả. Cứ xem cái cách họ tuyên truyền trên các trang báo thì biết. Nào là bài viết của linh mục Trương Bá Cần trên báo Công giáo và dân tộc, rồi chính cái thư của ông Hoà thượng nữa đấy. Em nghĩ là họ thấy dùng các cách xưa nay họ quen dùng theo kiểu “cả vú lấp miệng em” có vẻ chẳng đi tới đâu, nên đang thử bài mới vậy thôi theo cái kế “tá đao sát nhân” hay “cách ngạn quan hoả” với lại “dương đông kích tây” ấy mà.
- Chú lại mắc cái bệnh chữ nghĩa rồi. Tôi nhắc cho chú là hình như chú lại lẫn lộn giữa tôn giáo và nhà nước rồi đấy.
- Em nào dám.
- Vậy sao chú lại vơ ông Trương Bá Cần và ông Thích Trung Hậu vào bộ máy tuyên truyền của nhà nước?
- Tại vì mấy tờ báo của họ có bao giờ nói khác ý của nhà nước đâu. Bên Công giáo họ có nhận báo Công giáo và dân tộc là tiếng nói của họ đâu. Rồi báo “Công giáo và Dân tộc” với báo “Phật Tử: Đạo Pháp – Dân Tộc – Thời Đại” nghe cứ như là hai anh em ấy. Chắc bác không biết chứ có chùa người ta còn đặt tượng ông Hồ Chí Minh to tướng ngay trước Đức Phật, rồi còn treo dòng chữ Đạo Pháp – Dân Tộc – Chủ Nghĩa Xã Hội, cứ như ba thứ đó là anh em sinh ba với nhau không bằng. Nên mấy cái loại báo giấy hay báo điện tử đó em cũng vẫn coi là tuyên truyền theo một đường lối.
- Cái chú này, càng nói càng lạc đề. Thôi, tôi không dài dòng với chú nữa, chú không thảo giúp thì để tôi tự làm vậy. Chú cứ đợi đấy. Có ngày nhà nước với ông thủ tướng sẽ tới nhà tôi hỏi ý kiến cho mà xem.
Sáng sớm, hãy còn ngái ngủ mà ông bạn hàng xóm đã cho con mời tôi qua uống trà. Nghĩ tới ấm tràn ngon và tình thân bấy lâu nay, tôi đành rời chăn ấm nệm êm để qua nhà ông bạn.
Bước vào nhà, tôi thấy ông bạn tôi đã ngồi sẵn đó, ấm trà hình như vừa châm xong, hương thơm phảng phất. Gương mặt ông bạn tôi đầy vẻ tư lự. Vừa thấy tôi sang, ông lộ vẻ rất vui. Tôi hỏi luôn:
- Có việc gì mà bác cho triệu em sớm vậy?
- Dĩ nhiên là có việc tôi mới phải phiền chú thế này. Vẫn biết chú hay dậy muộn, nhưng quả thực là tôi sốt ruột quá chú ạ.
- Việc gì vậy bác?
- Chú cứ uống tách trà đi đã.
Tôi vừa chiêu xong một ngụm trà, ông bạn đã nói:
- Mong chú bỏ quá cho những lời vớ vẩn từ trước tới nay.
- Có gì đâu bác.
- Chẳng là tôi vẫn thường nói đùa rằng cái bụng chữ nghĩa của chú cũng chỉ đáng quăng vào sọt rác.
- Vâng thì cái món chữ nghĩa nửa mùa của em đâu có đáng gì so với mấy mẫu vườn trồng đào của bác.
- Vậy chứ cũng chẳng biết lúc nào nhà nước lại quăng cho một món tiền rồi dùng diễn biến qui hoạch để lấy cái vường đào này chú ạ! Trước tiên tôi hãy hỏi chú về cái vụ việc gì mà trả với lại không trả ở cái phố Nhà Chung gì đấy.
- Nhưng sao tự nhiên hôm nay bác lại quan tâm đến chuyện này?
- Tất phải có lí do rồi. Có điều tôi không hiểu sao tự nhiên ông Tổng giám mục lại làm ầm ĩ lên thế. Tôi cứ nghĩ là chính sách tôn giáo của chính phủ đâu đến nỗi nào.
- Em cũng theo dõi qua loa sự việc, em muốn nói với bác rằng chuyện không đơn giản, mà em xin mượn lời bác để trả lời bác rằng “tất phải có lí do rồi”.
- Chắc chú biết chuyện nhà nước cấp đất cho Phật giáo xây học viện trên Sóc Sơn, rồi thiền viện Tây Trúc?
- Chuyện nhà nước có cấp đất hay không thì em không biết, nhưng em đã tới Sóc Sơn và Tây Trúc. Thiền viện với học viện rộng mênh mông, dựa lưng vào núi, phong cảnh thật đẹp.
- Cũng lạ cho chú. Bụng đầy chữ nghĩa mà không chịu tìm hiểu cho tới đầu tới đũa.
- Thì bác tính đâu phải chuyện gì mình cũng biết hết được.
- Thế còn cái vụ nhà nước cấp đất cho Công giáo xây chủng viện ở Cổ Nhuế thì sao?
- Bác ơi, làm gì có chuyện cấp đất. Chẳng là cái chủng viện chỗ phố Nhà Chung bây giờ chật hẹp quá, bên Công giáo họ muốn xin xây ở chỗ khác. Cũng bao nhiêu năm mà không sao giải quyết cho xong chuyện. Cuối cùng thì hình như ông Tổng giám mục đề nghị xây ở Cổ Nhuế, trên mảnh đất có sẵn của xứ Cổ Nhuế đấy chứ. Họ xây chủng viện trên đất của họ, chứ nhà nước chỉ cho có cái phép, chứ nào có cấp đất gì đâu.
- Vậy mà tôi nghe có đứa nó bảo là nhà nước cấp đất cho bên Công giáo ở Cổ Nhuế. Thôi, bây giờ tôi vào chuyện chính. Tôi muốn nhờ chú thảo giúp cho tôi hai bức thư.
- Chuyện gì lạ vậy. Xưa nay bác vẫn tự viết thư được mà.
- Thì là chuyện quan trọng mới phải nhờ đến cái bụng chữ của chú. Chứ nếu không tôi nào dám phiền.
- Thế bác định viết thư cho ai?
- Một bức cho ông thủ tướng chính phủ, một bức cho Hoà thượng Thích Trung Hậu.
- Trời đất quỉ thần ơi, sao có chuyện kì lạ thế này?
- Tôi hẵng nói cho chú biết, bức thư gửi Hoà thượng Thích Trung Hậu là để cám ơn ông ấy đã giúp tôi tìm được cơ hội nhận ra đất tổ tiên mình, còn bức cho ông thủ tướng là yêu cầu nhà nước tham khảo ý kiến dòng họ tôi, mỗi khi định làm gì ở khu Hoàng Thành, cụ thể là chuyện đang định xây lại hội trường Ba Đình.
- Nhưng sao tự nhiên bác lại quan tâm đến những chuyện trời ơi đất hỡi vậy?
- Đấy, tôi phải cảm ơn Hoà thượng Thích Trung Hậu là vậy đấy. Chả là sáng nay thằng con trai tôi đọc cho tôi bức thư của ông Hoà thượng này ở trên mạng mẽo gì đấy của nó. Ông ấy yêu cầu ông thủ tướng phải tham khảo ý kiến bên Phật giáo trong cái vụ trả với không trả gì đó ở phố Nhà Chung.
- Chứ chuyện đó đâu có gì liên quan đến bác?
- Sao lại không liên quan. Từ chuyện đó tôi nghĩ tới chuyện dòng họ nhà tôi. Mà tôi nhắc cho chú biết, tôi đang là tộc trưởng đấy nhé.
- Vâng, thì em nào dám chối cái quyền tộc trưởng của bác. Nhưng sao bác lại viết thư cho ông thủ tướng để yêu cầu những chuyện ở Hoàng Thành với hội trường Ba Đình?
- Thì tôi cũng định làm cái việc giống như Hoà thượng Thích Trung Hậu ấy mà.
- Nhưng hình như ông Hoà thượng có nói tới lịch sử 825 năm họ liên tục sở hữu chùa Báo Thiên. Với lại một Hoà thượng ít ra cũng có lí do lên tiếng nhân danh bên Phật giáo. Còn bác sẽ yêu cầu nhân danh ai đây.
- Tôi đã bảo chú rằng tôi là tộc trưởng. Tôi yêu cầu nhân danh dòng họ. Chú vẫn biết dòng họ nhà tôi đấy chứ.
- Vâng, thì danh tính bác đương nhiên em phải biết. Bác là trưởng tộc họ Lê.
- Điều chú không biết là trong gia phả nhà tôi có ghi rằng dòng họ nhà tôi vốn gốc tích ở mãi Lam Sơn, Thanh Hoá, là một nhánh của Đức Lê Trừ, anh trai Đức Thái Tổ nhà Lê.
- Vâng, nhưng em nào có thấy liên quan gì đến chuyện ông Hoà thượng Thích Đức Hậu với chuyện viết thư cho ông thủ tướng?
- Thật đúng là chú học nhiều mà hiểu ít. Chú vẫn mang tiếng là giỏi về sử mà lại không biết rằng trước thời Lê Trung Hưng, nhà Lê bị nhà Mạc diệt. Sau cụ Nguyễn Kim muốn gây dựng lại nhà Lê. Từ bên Lào, cụ Nguyễn Kim về Thanh Hoá tìm lại con cháu nhà Lê, nhưng không còn ai. Sau cụ Nguyễn Kim tìm được một người con cháu xa của Đức Lê Trừ và lập lên làm vua, đó là vua Lê Trang Tông.
- Chuyện đó thì em có biết.
- Vậy thì có phải tôi thuộc hoàng tộc nhà Lê không?
- Bác nói cũng có lí.
- Sao lại cũng có lí. Phải nói là hoàn toàn hợp lí chứ.
- Vâng, nhưng bác định sao nữa đây.
- Thì ông Hoà thượng Thích Trung Hậu nói tới chuyện bên Phật giáo liên tục sở hữu Chùa Báo Thiên 825 năm. Vậy chứ dòng hoàng tộc nhà tôi lại không sở hữu kinh thành Thăng Long, mà Hoàng Thành là trung tâm, cả đến hơn 350 năm à? Chuyện này chú cũng biết là trong sử sách Việt Nam chẳng ai chối được.
- Nhưng bác ơi, bác nói thế thì chẳng lẽ lại không có ông tộc trưởng họ Trần, rồi tộc trưởng họ Lý, rồi xa hơn là con cháu Cao Biền cũng sẽ đòi tham khảo ý kiến khi nhà nước định làm gì ở khu vực Hoàng Thành.
- Đó là việc của họ, tôi không cần biết. Chứ tôi nghĩ ông Hoà thượng Thích Trung Hậu nào đó liệu có một bằng chứng tương tự như cuốn gia phả nhà tôi hay không?
- Em thì vẫn thấy cái chuyện bác định làm nó viển vông quá sức.
- Ơ cái chú này. Muốn nhờ chú một việc mà chú toàn nói ngang thôi.
- Bác ạ, người ta nói việc quan cứ giấy, chứ không thể nói vu vơ được.
- Trời ơi, chú thật là hồ đồ. Cả cuốn gia phả nhà tôi chưa phải là giấy hay sao? Vậy chứ ông Hoà thượng kia dựa trên giấy nào mà đòi tham khảo ý kiến? Mà tôi cũng có đòi hỏi gì chuyện trả hay không trả đâu, tôi cũng chỉ học ông Hoà thượng kia để yêu cầu nhà nước tham khảo ý kiến dòng họ nhà tôi, khi định làm gì trên mảnh đất mà dòng họ nhà tôi đã sở hữu suốt một thời gian dài.
- Em thật chịu bác rồi.
- Bây giờ ý tôi như thế, chú thảo giúp thư cho tôi được chứ?
- Bác ơi, bác nhờ chuyện gì em cũng giúp, còn chuyện này thì bụng chữ nghĩa nửa mùa của em đúng là vô ích.
- Thế thì cái đám chữ nghĩa của chú đúng là đáng vứt vào sọt rác. Thôi, nếu vậy thì tôi sẽ bảo thằng con tôi cứ thảo y như cái thư của ông Hoà thượng Thích Trung Hậu, chỉ cần thay vài con số, vài cái tên là xong chuyện. Khỏi phải nhờ tới chú.
- Bác ơi, em can bác đừng làm chuyện này. Em xin quay lại với cái chuyện bên Công giáo họ đòi cơ sở. Cái chuyện chuyển giao lúc đất chùa thành đất nhà thờ thì em không biết cụ thể ra sao, nhưng bên Công giáo họ có đầy đủ giấy tờ sở hữu từ lâu rồi. Lúc nhà nước mượn của họ cũng chẳng có văn bản giấy tờ gì cả. Chỉ là mượn bằng miệng. Tức là cứ theo giấy thì cơ sở đó đến giờ vẫn là của họ. Thế mà đơn lên đơn xuống hàngbao nhiêu năm nay, nhà nước chỉ ỡm ỡ hứa hẹn. Vậy nên họ mới phải có cách của họ đấy chứ. Thế mà theo em, những diễn biến mấy ngày gần đây cho thấy là nhà nước hình như vẫn không muốn trả. Cứ xem cái cách họ tuyên truyền trên các trang báo thì biết. Nào là bài viết của linh mục Trương Bá Cần trên báo Công giáo và dân tộc, rồi chính cái thư của ông Hoà thượng nữa đấy. Em nghĩ là họ thấy dùng các cách xưa nay họ quen dùng theo kiểu “cả vú lấp miệng em” có vẻ chẳng đi tới đâu, nên đang thử bài mới vậy thôi theo cái kế “tá đao sát nhân” hay “cách ngạn quan hoả” với lại “dương đông kích tây” ấy mà.
- Chú lại mắc cái bệnh chữ nghĩa rồi. Tôi nhắc cho chú là hình như chú lại lẫn lộn giữa tôn giáo và nhà nước rồi đấy.
- Em nào dám.
- Vậy sao chú lại vơ ông Trương Bá Cần và ông Thích Trung Hậu vào bộ máy tuyên truyền của nhà nước?
- Tại vì mấy tờ báo của họ có bao giờ nói khác ý của nhà nước đâu. Bên Công giáo họ có nhận báo Công giáo và dân tộc là tiếng nói của họ đâu. Rồi báo “Công giáo và Dân tộc” với báo “Phật Tử: Đạo Pháp – Dân Tộc – Thời Đại” nghe cứ như là hai anh em ấy. Chắc bác không biết chứ có chùa người ta còn đặt tượng ông Hồ Chí Minh to tướng ngay trước Đức Phật, rồi còn treo dòng chữ Đạo Pháp – Dân Tộc – Chủ Nghĩa Xã Hội, cứ như ba thứ đó là anh em sinh ba với nhau không bằng. Nên mấy cái loại báo giấy hay báo điện tử đó em cũng vẫn coi là tuyên truyền theo một đường lối.
- Cái chú này, càng nói càng lạc đề. Thôi, tôi không dài dòng với chú nữa, chú không thảo giúp thì để tôi tự làm vậy. Chú cứ đợi đấy. Có ngày nhà nước với ông thủ tướng sẽ tới nhà tôi hỏi ý kiến cho mà xem.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Rửa chân
LM Giuse Hoàng Kim Toan
12:21 27/02/2008
Rửa chân
Dấu Chân: Để khẳng định việc đã đến một nơi nào, người ta thường hay nói đã đặt chân đến nôi ấy, dấu chân, vì thế biểu thị sự hiện diện của một con người đã đến, đã đi. Trong nhiều tôn giáo, nhắc đến nhiều dấu chân, theo truyền thuyết của Đức Phật, ngày đản sinh của Đức Phật, ngài đã bước đi bảy bước trong mỗi chiều của không gian. Theo thần thoại Hy Lạp, thần Vishnu đã bước đi ba bước, bước thứ nhất tiếp xúc với đất, bước thứ hai là bước trung gian, bước thứ ba là tiếp xúc với trời. theo thần thoại này, người ta nghĩ đó là ba bước cơ bản của ba vị trí mặt trời mọc và lặn, bước trung gian là đỉnh vào giữa ngọ. Ở Đông Phương việc thờ phượng các đôi bàn chân của thần Vishnu, của Đức Phật, hay bàn chân tiên ông trong Đạo Lão, hay bàn chân của Mahomet ở La Mecque là thường xuyên.
Dẫm vào dấu chân thần linh. Trong nhiều thần thoại của các dân tộc ở Việt Nam, việc đản sinh của một con người mang tính vượt trội thường là diễn tả sự thụ thai của bà mẹ bước vào dấu bàn chân của nhân vật huyền thoại nào đó chứ không như thường lệ là do người nam. Dẫm vào dấu chân thần linh để diễn tả con người phi thường ấy được sinh ra có sự can thiệp của thần linh chứ không nguyên do con người. Như vậy, trong thần thoại, người xưa đã tin rằng thần linh có mặt trên trái đất này và là chủ của trái đất này. Việc con người dẫm vào dấu chân thần linh là diễn tả con người thuộc về thần linh ấy, con người được các thần linh có tính chủ quyền của đất đai che chở, can thiệp…
Chân là trụ đứng của con người, cây trụ đứng giữa trời này có liên hệ với trục vũ trụ. Con người với đôi bàn chân đứng là trục và là trung tâm của vũ trụ, là trung gian giữa trời và đất, con người là đỉnh cao trong công trình sáng tạo. Là kỳ công của sáng tạo, nên con người cũng được giao phó trách nhiệm quản lý muôn loài thọ tạo. Chân đứng của con người khi khụy xuống hay bị trượt té thì muôn vật cũng theo đó bị đổ vỡ và té nhào. Trong lịch sử, con người đã ngã, vạn vật, thiên nhiên đang rên siết trong sự té ngã của con người. Con người đã không đứng vững và muôn loài cũng đang đau khổ vì cây trụ yếu ớt, mỏng dòn.
Chân là điểm khởi đầu tiếp xúc với đất đối nghịch lại với đầu là phần cuối cùng của thân thể con người. Chân đạp đất biểu thị một quan niệm rất cơ bản: Siêu nhiên cần dựa trên tự nhiên. Siêu nhiên là phần tiếp xúc với đầu, nhưng đầu nhờ có chân nâng đỡ. Cũng chính vì thế khi tự nhiên bị phá đổ, siêu nhiên cũng không còn chỗ đứng. Điều này thánh Augustin diễn tả trong câu nói: “Để dựng nên con, Thiên Chúa không cần có con, để cứu độ con, Thiên Chúa cần đến con”. Cứu độ là hồng ân siêu nhiên hiện tại hóa trong tự nhiên nơi con người Đức Giêsu Kitô. Con người tự nhiên đã bị tội lỗi đánh gục phải nhờ một con người vô tội đến từ siêu nhiên trong con người tự nhiên để cứu vớt. Như vậy, con người muốn được cứu vớt cần được tháp nhập vào trong con người của Đức Giêsu Kitô, việc tháp nhập là do con người quyết định. Thiên Chúa không thể cứu nếu con người không muốn.
Rửa chân trong chiều Thứ Năm Tuần Thánh là một biểu tượng có nhiều liên quan đến việc rửa sạch.
Rửa sạch cái quyền: Quyền của người lãnh đạo đúng như vương quyền Đức Giêsu là cúi xuống rửa chân cho anh em. Thay vì trong vai chủ nhà, theo thông lệ của người Do Thái, Khách đến nhà, chủ gia se lấy nước để khách rửa chân, khi nào là khách quý chính chủ nhà sẽ cúi xuống rửa chân cho vị khách. Chúa Giêsu xem các môn đệ của mình là những người khách quý đến nhà, Ngài đã cúi xuống long trọng rửa chân cho các môn đệ. Hành vi này gây cho Phêrô và các môn đệ thắc mắc: “Sao Thầy lại rửa chân cho con”. Lời thắc mắc này lại mở ra câu trả lời hoàn toàn nghe khác: “Nếu không rửa chân cho con, con se không được tham dự vào Nước của Thầy”. Lãnh vực Nước của Đức Giêsu, cũng bị các môn đệ hiểu sai về một vương quyền trần thế sắp tới. Thực sự, các ông se hiểu rõ hơn: “Nước của Ngài không thuộc thế gian này”. Rửa chân - quyền để phục vụ - Nước Trời, là ba chủ đề liên quan với nhau. Quyền không để trục lợi nhưng để phục vụ, quyền không để chiếm hữu tư lợi nhưng để cùng nhau tiến vào dự tiệc Nước Trời. Quyền bính nếu không để giúp con người sống dồi dào và phong phú hơn, quyền ấy đang bị lạm quyền và mang lại sự chết chóc, tiêu diệt. Rửa quyền hành là rửa sạch tư lợi để được các anh chị em trong hiệp thông sự sống.
Rửa sạch những chiếm hữu: Trần thế này không phải là tất cả, chiếm hữu càng nhiều đôi chân càng bẩn, rửa chân là rửa những chiếm hữu quá đángcủa con người. Khi con người chiếm hữu cho riêng mình phần lớn sẽ chèn ép và tẩy chay những đôi chân khác dù là bé tý. Phá thai – loại trừ sự sống, là cách thức chiếm hữu của con người càng nhiều càng tẩy chay lẫn nhau: “một đứa con sinh ra sẽ chia bớt phần hưởng thụ của cha mẹ và là một gánh nặng thêm cho các gia đình và xã hội”. Rửa sự chiếm hữu để chia cho nhau sự sống và để đi đến hiệp thông trong sự sống.
Rửa các mối tương quan. Từ khi rửa sạch các mối tương quan, con người mới hiểu được di chúc của Chúa trong bữa tiệc ly: “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em”. Đó là nội dung chính của việc rửa chân.
Rửa tay
LM Giuse Hoàng Kim Toan
12:22 27/02/2008
Rửa tay
Tay là một chi thể trong thân thể có nhiều đặc tính và nhiều ý nghĩa biểu trưng liên quan đến quyền lực nhất. Rửa tay, vì thế bao hàm một ý trốn tránh trách nhiệm một cách hèn mạt nhất và có dòng họ với họ Đổ tên Thừa gần nhất.
Bàn tay thể lý: Bàn tay con người là sự kỳ diệu của việc tiến hóa. Các lòai vật có tứ chi, bàn tay để phục vụ cho việc di chuyển, chịu lực cho một phần cơ thể, bàn tay các loài vật ấy có nhiệm vụ khá hơn bàn chân một chút xíu, nhờ có những hành vi ôm chặt, cào cấu. Việc cầm nắm của con vật linh trưởng khá hơn các loài động vật khác nhưng hạn chế nhiều hơn so với bàn tay con người. Bàn tay con người được giải phóng hòan tòan cho việc đi lại từ khi con người biết đứng và đi trên đôi chân của mình, hơn bàn tay con vật nhờ ngón tay cái dài hơn loài linh trưởng, giúp cho con người cấm nắm và điều khiển hoặc có thể chế tác vật dụng thiên nhiên một cách ngày càng điêu luyện. Bàn tay con người rảnh rỗi, không dùng cho việc di chuyển nên chuyển hướng cho những hành vi chế tác. Khi con người chế tác bằng tay, ý niệm về quyền lực cũng nằm trong bàn tay ấy, Người Phương Đông thường nói việc khởi sự một công việc và kết thúc một công việc bằng cách nói: “Bắt tay vào…Buông tay ra”, người Tây Phương nói: “bàn tay đưa nôi là bàn tay cai trị thế giới”. Bàn tay biểu lộ sức mạnh uy quyền, thể hiện việc làm chủ. từ lúc nguyên thủy, con người dùng tay để hái lượm, tiến xa hơn dùng để săn bắt, trồng trọt, làm nên những dụng cụ từ đồ đá, đồng thau, sắt, điện, Kỹ thuật điện tử, IC, Digital … Hàng loạt tiến bộ hiện đại bằng những bàn tay robot… Sự kỳ diệu của bàn tay là thực hiện các ý tưởng trong trí não. Trí não con người phát triển theo một gia tốc thật lớn nhờ vào việc thể hiện được ý tưởng trên bàn tay.
Bàn tay biểu trưng cho sức mạnh, trói tay một người là hành vi khóa chặt tự do, chế ngự sức mạnh, điều này dễ thấy nhất trong thời kỳ nô lệ, trói tay người nô lệ vào một dụng cụ làm việc, như cột chèo, cối xay…Sức mạnh biểu lộ nơi bàn tay mạnh nhất thường biểu hiện cho nhà vua, dấu chỉ của sự thống trị tòan vẹn. Từ Do Thái cổ là Iad có nghĩa là vừa là bàn tay vừa là thống trị. Bàn tay trái của Chúa được biểu trưng là bàn tay công lý, bàn tay phải của Chúa là biểu hiện lòng nhân từ. Ở Trung Hoa, trong Đạo Đức Kinh, bàn tay phải là bàn tay của hành động, bàn tay trái biểu hiện sự vô vi, liên hệ với sự hiển minh. Trong đạo Hindu, hay Phật Giáo, theo Burckardt, Benoist và nhiều nhà nghiên cứu khác, bàn tay chỉ nhiều Mudrâ (Ấn):
Abhaya: Là bàn tay giơ lên tất cả các ngón xòe ra, lòng bàn tay hướng về phía trước, biểu lộ sức manh của thần Kâli, nắm giữ vận mệnh thời gian tồn tại hay hủy diệt, ban sức mạnh giải thoát khỏi sợ hãi đối với những ai cầu khẩn.
Varada: Bàn tay hạ xuống, tất cả các ngón xòe ra, biểu thị cho sự ban phước, bố thí.
Tarjanĩ: Bàn tay đưa cao nắm lại, ngón trỏ chỉ lên trời, biều thị ấn đe dọa đồng thời cũng chỉ con đường giải thoát.
Anjali: Hai bàn tay chắp lại trong tư thế cầu nguyện.
Bhumisparsha: Bàn tay hạ thấp, các ngón tay chụm lại chạm đất, mu bàn tay hướng về phía trước. Đức Phật dùng ấn này để chỉ Đất chứng giam cho đức tính Phật ở trong ngài.
Dhyâna: Hai bàn tay xòe ra đặt lên nhau, lòng bàn tay ngửa, trong tư thế ngồi thiền.
Dấu chỉ của bàn tay nhiều nhất là trong các điệu múa, nhất là các nước trong vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, nó là sự diễn tả trong hát bội, chèo, cải lương, ở Cambodia được biểu lộ qua điệu múa của nữ thần Apsara… Bàn tay trong các điệu múa này mang nhiều tính biểu trưng khi được diễn tả trong không gian, hoặc tư thế của tay so với các phần thân thể khác, hoặc tư thế của từng ngón tay. Trong cách diễn tả này có lẽ ứng dụng nhiều nhất nơi những người câm điếc, bàn tay là thay thế cho môi miệng của họ. Bàn tay cũng thấy nhiều trong các tranh ảnh tượng nghệ thuật, nó diễn tả nghệ thuật gợi hình, diễn ý, biểu đạt nội tâm.
Bàn tay bày tỏ thái độ cung kính: Tại Thái Lan, việc đưa tay lên chắp, cúi đầu tùy theo vị trí biểu lộ sự cung kính. Tại Châu Phi, đặt bàn tay trái nắm lại nằm trong bàn tay phải là biểu lộ sự vâng phục, nhún nhường, ở La Mã bàn tay đưa vào trong tay áo biểu lộ sự kính trọng.
Chạm bàn tay: Bàn tay thần lực, biểu dương sức mạnh, chữa lành, băng bó, nâng đỡ, chăm sóc, yêu thương… được diễn tả rất nhiều bằng hình thức chạm tay. Theo nghĩa Kinh Thánh, Thiên Chúa dùng bàn tay của Người chạm vào bàn tay của ai là truyền sức mạnh của Người cho họ. Như ta thấy, Bàn tay của Giavê đặt trên miệng Giêrêmia trước khi được sai đi làm ngôn sứ, dùng bàn tay của Moisê và của Aharon mà lãnh đạo đòan dân Chúa.
Đặt bàn tay mình vào tay vị phong chức hay trong ngày tuyên khấn của các nữ tu, là biểu lộ tính vâng phục trong lời tuyên khấn. Từ bỏ ý riêng để chu toàn ý Bề Trên liệu có khả thi không? Vấn đề ở đây, trong một hòan cảnh khác xưa, sự vâng phục không theo tính mù quáng, đặt tự do của mình trong tay người khác không có nghĩa là tự biến mình thành nô lệ. Thiên Chúa giải thoát con người khỏi ách nô lệ, bằng cách đưa tay của Moisê trên biển cả để mở ra một lối đi tự do. Tự do trong ý nghĩa là bước đi dưới sự hướng dẫn khôn ngoan của Thiên Chúa. Thiên Chúa đặt tay trên con người cũng là hành vi đặt niềm tin vào con người, cho dù con người có thể một ngày nào đó trở mặt, quay lưng, nhưng bàn tay của Thiên Chúa cũng là bàn tay chữa lành băng bó, tìm kiếm dẫn đưa về. Chính ở đây, chúng ta cần thấy hai bàn tay, một bàn tay công lý và một bàn tay nhân từ. Nhờ vào lòng nhân từ, nghĩa là bàn tay phải của Thiên Chúa, công lý được thực hiện ở bàn tay trái, đó là lối đường tự do trong vâng phục. Như vậy, đặt tay mình vào bàn tay Thiên Chúa là Thiên Chúa chấp nhận tất cả để tha thứ tất cả, tha thứ tất cả để con người được tha thứ ấy trở nên con người thực sự tự do.
Trong nhiều tác phẩm diễn tả một bàn tay của Chúa, thân mình ẩn trong mây, chạm vào bàn tay con người, ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh này nói đến việc truyền ban sự sống cho con người, trao cho con người sức mạnh thần linh để chiến đấu, đồng thời con người yếu đuối cũng chạm vào được ngón tay thần diệu của Thiên Chúa, để con người được chữa lành. Về phía con người, bàn tay đưa ra biểu trưng sự bất lực, đang vươn tới để chạm vào bàn tay Thiên Chúa, con người có những giới hạn trong tầm tay của mình. Sự tự do của con người có thể bị sai lầm nhưng được chính Thiên Chúa hướng dẫn, đưa về nẻo chính. Tình yêu là chữa lành chứ không là hủy diệt người mình yêu, bàn tay đưa ra của Thiên Chúa là bàn tay cứu vớt.
Rửa tay nói đến việc vô tội trong khi thi hành quyền lực như trường hợp Philatô là một hành vi kém nhất, phi nhân bản nhất trong lịch sử của con người. Thiên Chúa không rửa tay nhưng chấp nhận để đôi bàn tay ấy mang lấy tất cả tội lỗi của chúng ta trên vai Ngài, để chịu đóng đinh vào Thập Giá. Bàn tay thi hành quyền lực của con người cần chịu đóng đinh như thế, để thấy rằng bàn tay có quyền lực cao nhất là bàn tay chịu trách nhiệm nhiều nhất. Rửa tay trong trách nhiệm này là kẻ hèn mạt, và biểu lộ tính quái đản nhất trong quyền lực của con người, biểu lộ sự lạm quyền để giết chết, bóp nghẹt, kềm hãm tự do người thuộc quyền. Thao túng quyền lực là cách minh chứng kẻ yếu kém nhất về mặt lãnh đạo, càng dùng quyền để lãnh đạo, người ta càng minh chứng rõ rệt hơn chính người lãnh đạo không có khả năng, thiếu mất một cánh tay, một bàn tay, là một người khuyết tật, chỉ mang trên thân mình một bàn tay thép, một cánh tay hủy diệt.
Trong Thánh Kinh việc Thiên Chúa đặt tay trên một người cũng là trao cho họ một uy quyền và trách nhiệm. Việc tiếp nhận sự ủy quyền đó, các Tông Đồ nhận từ nơi Chúa Giêsu, đến lượt các Tông Đồ chuyển giao cho các thế hệ tiếp theo, và cứ thế chuyển giao làm nên tính tông truyền.
Chúng ta tiếp nhận quyền nhưng quyền này dùng để thực hiện yêu thương và trở nên người phục vụ, chứ không để thống trị, giết chết. Người có quyền lực cao nhất là người mang trách nhiệm lớn nhất, không rửa tay trong trách nhiệm này.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Trắng Sau Vườn
Thérésa Nguyễn
00:55 27/02/2008
HOA TRẮNG SAU VƯỜN
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Bỏ quên hoa nở bên hàng dậu thưa.
"In the hopes of reaching the moon men fail to see the flowers that blossom at their feet.”
Albert Schweitzer
(nđc phóng ngữ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền