Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa biến hình trên núi Taborê
Tuyết Mai
12:03 27/02/2010
Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cầu nguyện. Đang khi cầu nguyện, diện mạo Người biến đổi khác thường và áo Người trở nên trắng tinh sáng láng. Có hai vị đàm đạo với Người, là Môsê và Êlia, hiện đến nói về sự chết của Người sẽ thực hiện tại Giêrusalem. Phêrô và hai bạn ông đang ngủ mê, chợt tỉnh dậy, thấy vinh quang của Chúa và hai vị đang đứng với Người. Lúc hai vị từ biệt Chúa, Phêrô thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm; chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia". Khi nói thế, Phêrô không rõ mình nói gì. Lúc ông còn đang nói, thì một đám mây bao phủ các Ngài và thấy các ngài biến vào trong đám mây, các môn đệ đều kinh hoàng. Bấy giờ từ đám mây có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người". (Lc 9, 28b-36).
Người sống trên Trần Gian và người sống trên Thiên Đàng quả là hai thế giới rất khác biệt y như đất thì đen xì xì và trời thì cho ta ánh sáng của mọi ánh sáng, như những tấm hình phóng đại của ống kính Hubble cho chúng ta thấy hằng triệu triệu những tinh tú và những giải ngân hà xa tít trên mấy tầng trời cao cả hằng triệu triệu cây số mà mắt chúng ta không thể nào thấy được. Trần gian và Thiên Đàng cũng xa cách nhau y như thế thưa anh chị em! Có điều sự cách biệt giữa Trần Gian và Thiên Đàng là một sự bí ẩn rất nhiệm mầu chỉ có Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta biết mà thôi, chứ không có ống kiếng vĩ đại nào trên trần gian này có thể bay lên Thiên Đàng để đem về cho chúng ta những hình ảnh mà chúng ta mong muốn. Bởi nếu chúng ta muốn lên được trên Ấy thì chúng ta phải được chết đi, cởi bỏ thân xác tội lỗi thối tha này, bước qua một thế giới mới, một thế giới mà chỉ có Thiên Chúa mới mặc cho chúng ta một thân thể mới, với chiếc áo mới trắng tinh như Chúa Giêsu mặc trên núi Tabore, biến hình cho ba ông Tông Đồ được thấy! Trong khi các môn đệ còn đang sửng sốt và quá bàng hoàng, lại được nghe tiếng của Thiên Chúa Cha phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người".
Đối với ba môn đệ của Chúa Giêsu được tuyển chọn lên núi, mắt được trông thấy thật chính xác hình ảnh Chúa hiển dung thật sáng láng và thật uy nghi, trong chiếc áo trắng tinh mà không một thợ dệt nào trên trần gian có thể giặt được cho trắng như vậy! Từ dung nhan và diện mạo của Ngài cũng toả ra ánh sáng nhưng không chói lòa, không từng thấy được nơi đâu trên trần gian này! Điều này Thiên Chúa muốn nhắn gởi gì cho nhân loại chúng ta là thân phận con người?? Ở thời điểm này thì ba môn đệ Chúa chắc chưa hiểu gì hết về chương trình Cứu Độ của Người, nên chỉ biết rất đỗi ngạc nhiên và suốt thời gian đó, các môn đệ giữ kín không nói với ai những điều mình đã chứng kiến.
Ngay thời của Chúa Giêsu mà Ngài đã muốn hé mở cho chúng ta thấy rằng con người thật của Ngài trên Trời là như thế! Sáng láng, thánh thiện, tốt lành, và đẹp đẽ biết nhường bao! Có phải là để củng cố thêm niềm tin cho các Tông Đồ là hãy trông cậy vào Chúa Giêsu và tin tưởng vào con đường của Ngài đang đi và sẽ đến. Hãy vững tin vào Ngài! Hãy theo Ngài! Hãy học cùng Ngài những gì Ngài dậy dỗ và khuyên răn! Hãy biết sống luôn cầu nguyện như Ngài hằng cầu nguyện với Thiên Chúa Cha của Ngài! Hãy luôn biết sống phó dâng như Ngài hằng phó dâng con người của Ngài lên cho Chúa Cha! Hãy biết lắng nghe để nghe được thánh ý Chúa! Hãy biết ăn chay hãm mình và làm việc lành thánh như Chúa Giêsu hay làm! Để trong khi chúng ta cầu nguyện là chúng ta được kết hiệp cùng Thiên Chúa là Đấng chúng ta muôn đời Phụng Thờ, Vinh Danh, và Tôn Kính. Chỉ những khi ấy! Chúng ta sẽ được Thiên Chúa cho thấy vinh quang của Chúa và Nước Trời của Ngài qua Chúa Thánh Linh, Ngài sẽ ban cho chúng ta có được cặp mắt tâm linh mà nhìn thấy thật rõ thánh ý của Ngài.
Chỉ qua Ngài chúng ta mới thấu hiểu thật rõ đâu là những cám dỗ của ma quỷ giăng mắc và đâu là con đường giúp chúng ta trở về Quê Trời. Sự lành và thánh thiện thì sáng láng như sự hiển dung của Chúa Giêsu, còn sự dữ thì giống như những con người bệnh hoạn của thời đại, chỉ biết sống bám vào những sự vật vô tri vô giác. Càng văn minh tân tiến tới đâu thì tội chúng ta càng ngày càng chồng chất, bởi càng văn minh thì chúng ta càng dựa vào chúng vật chất nhiều. Ai có cái gì thì mình cũng phải có y như vậy!? Kẻo thua chị thua em!? Càng có nhiều thì chúng ta lại càng leo thêm nữa! Bởi lòng tham thì vô đáy? Bởi lòng tham mà chúng ta dần càng xa Chúa? Chúng ta cứ mải chạy theo những vật chất mà quên đi Thiên Chúa là nguồn của hạnh phúc, của bình an, và là sự sống vĩnh cửu của chúng ta trên Quê Trời.
Mùa Chay là mùa giúp chúng ta có cơ hội quay trở lại cùng Chúa. Hãy sống trong tâm tình cầu nguyện, để được có cơ hội thấy Chúa biến hình, một lần trong tâm hồn chúng ta, là một lần duy nhất Chúa sẽ cũng biến chúng ta nên giống Chúa, để ít nhất anh chị em có được bình an mà sống kết hiệp với Chúa ngay từ bây giờ cho đến mãi mãi thiên thu miên viễn trên Nước Trời.
Người sống trên Trần Gian và người sống trên Thiên Đàng quả là hai thế giới rất khác biệt y như đất thì đen xì xì và trời thì cho ta ánh sáng của mọi ánh sáng, như những tấm hình phóng đại của ống kính Hubble cho chúng ta thấy hằng triệu triệu những tinh tú và những giải ngân hà xa tít trên mấy tầng trời cao cả hằng triệu triệu cây số mà mắt chúng ta không thể nào thấy được. Trần gian và Thiên Đàng cũng xa cách nhau y như thế thưa anh chị em! Có điều sự cách biệt giữa Trần Gian và Thiên Đàng là một sự bí ẩn rất nhiệm mầu chỉ có Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta biết mà thôi, chứ không có ống kiếng vĩ đại nào trên trần gian này có thể bay lên Thiên Đàng để đem về cho chúng ta những hình ảnh mà chúng ta mong muốn. Bởi nếu chúng ta muốn lên được trên Ấy thì chúng ta phải được chết đi, cởi bỏ thân xác tội lỗi thối tha này, bước qua một thế giới mới, một thế giới mà chỉ có Thiên Chúa mới mặc cho chúng ta một thân thể mới, với chiếc áo mới trắng tinh như Chúa Giêsu mặc trên núi Tabore, biến hình cho ba ông Tông Đồ được thấy! Trong khi các môn đệ còn đang sửng sốt và quá bàng hoàng, lại được nghe tiếng của Thiên Chúa Cha phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người".
Đối với ba môn đệ của Chúa Giêsu được tuyển chọn lên núi, mắt được trông thấy thật chính xác hình ảnh Chúa hiển dung thật sáng láng và thật uy nghi, trong chiếc áo trắng tinh mà không một thợ dệt nào trên trần gian có thể giặt được cho trắng như vậy! Từ dung nhan và diện mạo của Ngài cũng toả ra ánh sáng nhưng không chói lòa, không từng thấy được nơi đâu trên trần gian này! Điều này Thiên Chúa muốn nhắn gởi gì cho nhân loại chúng ta là thân phận con người?? Ở thời điểm này thì ba môn đệ Chúa chắc chưa hiểu gì hết về chương trình Cứu Độ của Người, nên chỉ biết rất đỗi ngạc nhiên và suốt thời gian đó, các môn đệ giữ kín không nói với ai những điều mình đã chứng kiến.
Ngay thời của Chúa Giêsu mà Ngài đã muốn hé mở cho chúng ta thấy rằng con người thật của Ngài trên Trời là như thế! Sáng láng, thánh thiện, tốt lành, và đẹp đẽ biết nhường bao! Có phải là để củng cố thêm niềm tin cho các Tông Đồ là hãy trông cậy vào Chúa Giêsu và tin tưởng vào con đường của Ngài đang đi và sẽ đến. Hãy vững tin vào Ngài! Hãy theo Ngài! Hãy học cùng Ngài những gì Ngài dậy dỗ và khuyên răn! Hãy biết sống luôn cầu nguyện như Ngài hằng cầu nguyện với Thiên Chúa Cha của Ngài! Hãy luôn biết sống phó dâng như Ngài hằng phó dâng con người của Ngài lên cho Chúa Cha! Hãy biết lắng nghe để nghe được thánh ý Chúa! Hãy biết ăn chay hãm mình và làm việc lành thánh như Chúa Giêsu hay làm! Để trong khi chúng ta cầu nguyện là chúng ta được kết hiệp cùng Thiên Chúa là Đấng chúng ta muôn đời Phụng Thờ, Vinh Danh, và Tôn Kính. Chỉ những khi ấy! Chúng ta sẽ được Thiên Chúa cho thấy vinh quang của Chúa và Nước Trời của Ngài qua Chúa Thánh Linh, Ngài sẽ ban cho chúng ta có được cặp mắt tâm linh mà nhìn thấy thật rõ thánh ý của Ngài.
Chỉ qua Ngài chúng ta mới thấu hiểu thật rõ đâu là những cám dỗ của ma quỷ giăng mắc và đâu là con đường giúp chúng ta trở về Quê Trời. Sự lành và thánh thiện thì sáng láng như sự hiển dung của Chúa Giêsu, còn sự dữ thì giống như những con người bệnh hoạn của thời đại, chỉ biết sống bám vào những sự vật vô tri vô giác. Càng văn minh tân tiến tới đâu thì tội chúng ta càng ngày càng chồng chất, bởi càng văn minh thì chúng ta càng dựa vào chúng vật chất nhiều. Ai có cái gì thì mình cũng phải có y như vậy!? Kẻo thua chị thua em!? Càng có nhiều thì chúng ta lại càng leo thêm nữa! Bởi lòng tham thì vô đáy? Bởi lòng tham mà chúng ta dần càng xa Chúa? Chúng ta cứ mải chạy theo những vật chất mà quên đi Thiên Chúa là nguồn của hạnh phúc, của bình an, và là sự sống vĩnh cửu của chúng ta trên Quê Trời.
Mùa Chay là mùa giúp chúng ta có cơ hội quay trở lại cùng Chúa. Hãy sống trong tâm tình cầu nguyện, để được có cơ hội thấy Chúa biến hình, một lần trong tâm hồn chúng ta, là một lần duy nhất Chúa sẽ cũng biến chúng ta nên giống Chúa, để ít nhất anh chị em có được bình an mà sống kết hiệp với Chúa ngay từ bây giờ cho đến mãi mãi thiên thu miên viễn trên Nước Trời.
Đức Chúa Giêsu - Ánh Sáng Thế Gian
Linh mục Phêrô Hồng Phúc
12:06 27/02/2010
ĐỨC GIÊSU – ÁNH SÁNG THẾ GIAN
Chúa Giêsu biến hình trên núi, hay nói chính xác Chúa Giêsu tỏ dung nhan của Chúa cho các tông đồ được chiêm ngắm. Không có gì lạ vì trong Kinh Tin kính chúng ta vẫn tuyên xưng: “Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa. Ánh sáng thật bởi ánh sáng” Vì là “Ánh sáng” cho nên khi nhập thể làm người, Đức Giêsu Kitô đã ẩn mình trong thân xác bụi trần của chúng ta. Giờ đây, trước khi đi khổ nạn, để các tông đồ mạnh tin vào Thiên Chúa, Đức Giêsu đã tỏ cho các ông thấy bản chất ánh sáng của Ngài. Người không hiển hiện một mình nhưng có Môsê và Êlia, một vị đại diện cho Lề luật, còn tiên tri Elia đại diện cho Lời Chúa. Vì vậy, Lề luật và Lời Chúa là những gì mà Đức Giêsu thể hiện qua những dấu ấn mà Ngài để lại trên trần thế này. Ngài để lại Lời Chúa, Ngài để lại Lề luật Yêu Thương.
Các tông đồ sung sướng và ngây ngất, điều đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Bởi vì nhìn thấy Chúa là nhìn thấy Thiên đàng. Phêrô xin với Đức Giêsu “Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm!”(Lc 9,33) cả điều này cũng không có gì là khó hiểu. Nhưng điều mà chúng ta thấy khó hiểu đó là Đức Giêsu đã không cho các ông nói về tất cả những gì mà các ông được nhìn thấy với một điều kiện là “Cho đến khi Con Người từ trong cõi chết sống lại” (Mt 17, 9b) các ông mới được thuật lại sự kiện quan trọng này. Từ trên núi đi xuống, các ông không hiểu. Các ông không hiểu “Con Người từ trong cõi chết sống lại” nghĩa là thế nào? Các ông không hiểu “Tại sao Thầy mình lại cấm không cho các ông nói ra?”... Nhưng cho đến khi Đức Giêsu từ trong cõi chết sống lại thì tất cả bừng sáng. Các ông đã nhận ra sứ mệnh: Đến lượt chính các ông là những người được Chúa sai đi làm chứng về sự sáng.
Thật ra, sự sáng này Chúa đã trao ban cho con người.Trong Cựu Ước, Môsê là người đã được Chúa gọi lên núi Sinai gặp Chúa. Khi xuống, mặt ông giãi sáng cho đến nỗi dân chúng không dám nhìn thẳng vào mặt ông, ông phải che mạng để gặp dân chúng và nói với dân chúng. Môsê chỉ là người được đón nhận ánh sáng từ Chúa phản chiếu lại thôi. Cũng như mặt trăng phản chiếu lại ánh sáng từ mặt trời, vì thế người ta chỉ có thể nhìn vào mặt trăng chứ không thể nhìn thẳng vào mặt trời vì mặt trời quá chói chang. Điều quan trọng ở đây là Thiên Chúa lại trao ban ánh sáng ấy cho con người. Ánh sáng mà tưởng rằng chỉ có một mình nơi Đức Giêsu Kitô thì Chúa lại trao ban cho từng con người được ánh sáng ấy. Bằng chứng là chính Đức Giêsu đã dạy điều đó: “Ánh sáng trong các con phải chiếu giãi ra, để mọi người nhìn thấy sự sáng ấy mà ngợi khen Cha các con ở trên trời” (Mt 5, 16). Như vậy, ngày hôm nay không chỉ Phêrô, Giacôbê và Gioan được nhìn thấy Chúa hiển dung trên núi Tarbo mà tất cả chúng ta đều có quyền được nhìn thấy ánh sáng ấy. Thế nhưng tại sao chúng ta vẫn chưa nhìn thấy ánh sáng của Chúa? Thánh Phaolô phân tích: “Tôi phải khóc mà nói lại, có nhiều người sống đối nghịch với Thập giá Đức Kitô: chung cục của họ là hư vong. Chúa họ thờ là cái bụng, và cái họ lấy làm vinh quang lại là cái đáng hổ thẹn. Họ là những người chỉ nghĩ đến những sự thế gian ” (Pl 3,18–19). Đó chính là bóng tối đã che phủ mất ánh sáng. Thế hệ trẻ ngày nay đang ứng nghiệm lời Thánh Phaolô nói và đó chính là bóng tối đã che mất ánh sáng của Chúa trao ban đến cho từng người. Vì vậy Đức Giêsu dạy: “Chúng ta phải chiếu giãi ra”, có nghĩa là chúng ta phải vượt lên những gì mà thánh Phaolô phân tích. Đừng lấy hư vong làm mục đích. Đừng lấy cái bụng làm chúa tể và đừng chỉ biết những sự đời này. Nhiều bạn trẻ đã không còn biết coi trọng những giá trị của tâm lình và nhiều bạn trẻ ngày nay đã quá mải mê với những khoa học kỹ thuật mà quên đi những giá trị cao cả của những nền đạo đức, những giá trị của văn hóa và nhất là những giá trị thiêng liêng tâm linh trong tâm hồn của con người. Đức Giêsu mời gọi chúng ta hãy nhìn vào trong lương tâm của mình, soi rọi vào trong tâm hồn của mình, lắng nghe tiếng nói từ trong đáy lòng mình...
Có một người kia có một chiếc ôtô rất đẹp. Tuần nào anh ta cũng rửa xe rất là bóng. thứ bảy và thậm chí ngày Chúa nhật được nghỉ thì anh ta bỏ cả ngày Chúa nhật để lau chiếc xe đó. Không còn có giờ để mà đi lễ nữa. Tiếng lương tâm bắt đầu phản ứng: “Ông chủ ơi! Ông chủ chẳng công bằng, Lương tâm của tôi đã đến hàng chục năm nay ông chủ chẳng cọ rửa gì. Thế mà cái xe này hàng tuần ông rửa xe. Sạch như thế mà ông vẫn rửa xe hàng tuần, còn chúng tôi thì hàng chục năm nay ông chủ chẳng nom dòm gì hết”. Ông chủ liền dàn xếp nói với lương tâm: “Mày chẳng hiểu gì lương tâm ạ. Mày ở mãi trong lòng tao, ai mà nhìn thấy. Họ chỉ nhìn thấy tao mặc áo gì chứ họ có nhìn thấy lương tâm ở mãi bên trong đâu. Còn chiếc xe này ở trước mắt hơi bẩn một tí là người ta biết ngay. Cho nên tao phải cọ rửa nó sạch kẻo người ta phê bình, chứ còn mày, cứ đợi đấy! Còn lâu!”
Mùa Chay thánh về, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy làm nhiều việc lành phúc đức, hãy ăn năn sám hối đền tội để chúng ta được nên mới trong mùa Phục Sinh. Đó chính là để lương tâm của chúng ta nên sạch và ánh sáng của chúng ta từ đó được tỏa ra. Nhưng có rất nhiều bạn trẻ giống ông chủ kia. Lương tâm ở mãi trong lòng hàng chục năm chẳng xưng tội, chẳng rước lễ, chẳng đoái hoài gì đến. Còn cái xe ở trước mắt thì hàng ngày hàng tuần cọ rửa kẻo người ta phê bình cho. Đó cũng là một lối vụ hình thức mà quên mất nội dung. Vì chỉ biết những sự ở đời này mà quên đi chính Thiên Chúa là sự sống đời đời.
Hôm nay thế hệ trẻ cần phải suy nghĩ hơn bao giờ hết xem chúng ta đã đi trên con đường nào? Con đường mà Chúa dẫn các tông đồ là lên núi cao, ở đó cao hơn tất cả những mặt bằng ở trên mặt đất này. Ở một bầu khí tĩnh mịch và thanh thoát ấy, các tông đồ được chiêm ngưỡng ánh sáng từ nơi Thiên Chúa. Cũng vậy, các bạn cũng phải đưa tâm hồn lên cao thì các bạn mới được chiêm ngưỡng sự thanh thoát từ trong tâm hồn và ánh sáng thiên linh của Chúa. Còn nếu tâm hồn của các bạn cũng cứ lệt đệt ở dưới đất, cũng cứ mải mê những sự trần thế này thì các bạn không thấy được sự thanh cao của tâm hồn và ánh sáng của thiên linh đâu. Rồi nữa, khi lên trên núi rồi, Chúa dạy các tông đồ phải xuống núi, tiếp cận thực tế, chấp nhận sự chết, rồi sau sự chết ấy mới là sự phục sinh, mới là sự sống đời đời. Do đó các bạn được lĩnh nhận sức mạnh từ nơi Chúa, từ trong các bí tích của Giáo Hội, từ trong Thánh lễ, Lời Chúa, Mình Thánh Chúa là sức sống cho các bạn. Từ đó, bắt đầu các bạn đi vào đời, các bạn cũng tiếp cận thực tế, cũng phải vất vả, cũng phải một nắng hai sương, đối diện với những khó khăn. Tâm hồn của các bạn được gia tăng thêm sức mạnh, vững đức tin để chiến thắng chướng ngại. Các bạn được một tâm hồn thanh thoát bình an, sự bình an của Chúa ban không như thế gian ban tặng để chấp nhận những rủi ro, những bệnh tật và thậm chí cả sự chết. Có như vậy thì các bạn mới vượt thắng được tất cả. Có như vậy các bạn mới nhận thấy ánh sáng đích thật của Chúa, sự sống đích thật của Chúa dành cho những ai đã chiến thắng.
Lạy Chúa,
Ngày hôm nay các tông đồ đã được chứng kiến hình ảnh của Thiên Chúa
Xin Chúa cho chúng con nhìn thấy ánh sáng thật của Chúa
từ trong tâm hồn của mình,
từ trong chiều sâu của đáy lòng mình
và đó chính là mối phúc thật:
“Phúc cho ai có lòng trong sạch thì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa”.
Xin Chúa cho chúng con được một tâm hồn thanh khiết,
một tâm hồn an bình,
một tâm hồn đầy lòng tin cậy mến
để chúng con cũng được thưa với Chúa như Phêrô:
“Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm”
được ở trong tâm hồn có Chúa hiện diện,
được ở trong Giáo Hội,
được ở trong mầu nhiệm hiệp thông của Năm Thánh thì tốt lắm!
Xin Chúa cho ánh sáng thiên linh
giúp cho chúng con chiến thắng được tối tăm của cuộc đời.
Xin ánh sáng thánh thiện của Chúa
giúp chúng con xua tan bóng tối của tội lỗi,
giúp chúng con xua tan những căn bệnh của thời đại,
giúp chúng con xua tan những cám dỗ thời đại
để chúng con đạt tới ơn cứu độ
là sự sống đời đời. Amen.
Chúa Giêsu biến hình trên núi, hay nói chính xác Chúa Giêsu tỏ dung nhan của Chúa cho các tông đồ được chiêm ngắm. Không có gì lạ vì trong Kinh Tin kính chúng ta vẫn tuyên xưng: “Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa. Ánh sáng thật bởi ánh sáng” Vì là “Ánh sáng” cho nên khi nhập thể làm người, Đức Giêsu Kitô đã ẩn mình trong thân xác bụi trần của chúng ta. Giờ đây, trước khi đi khổ nạn, để các tông đồ mạnh tin vào Thiên Chúa, Đức Giêsu đã tỏ cho các ông thấy bản chất ánh sáng của Ngài. Người không hiển hiện một mình nhưng có Môsê và Êlia, một vị đại diện cho Lề luật, còn tiên tri Elia đại diện cho Lời Chúa. Vì vậy, Lề luật và Lời Chúa là những gì mà Đức Giêsu thể hiện qua những dấu ấn mà Ngài để lại trên trần thế này. Ngài để lại Lời Chúa, Ngài để lại Lề luật Yêu Thương.
Các tông đồ sung sướng và ngây ngất, điều đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Bởi vì nhìn thấy Chúa là nhìn thấy Thiên đàng. Phêrô xin với Đức Giêsu “Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm!”(Lc 9,33) cả điều này cũng không có gì là khó hiểu. Nhưng điều mà chúng ta thấy khó hiểu đó là Đức Giêsu đã không cho các ông nói về tất cả những gì mà các ông được nhìn thấy với một điều kiện là “Cho đến khi Con Người từ trong cõi chết sống lại” (Mt 17, 9b) các ông mới được thuật lại sự kiện quan trọng này. Từ trên núi đi xuống, các ông không hiểu. Các ông không hiểu “Con Người từ trong cõi chết sống lại” nghĩa là thế nào? Các ông không hiểu “Tại sao Thầy mình lại cấm không cho các ông nói ra?”... Nhưng cho đến khi Đức Giêsu từ trong cõi chết sống lại thì tất cả bừng sáng. Các ông đã nhận ra sứ mệnh: Đến lượt chính các ông là những người được Chúa sai đi làm chứng về sự sáng.
Thật ra, sự sáng này Chúa đã trao ban cho con người.Trong Cựu Ước, Môsê là người đã được Chúa gọi lên núi Sinai gặp Chúa. Khi xuống, mặt ông giãi sáng cho đến nỗi dân chúng không dám nhìn thẳng vào mặt ông, ông phải che mạng để gặp dân chúng và nói với dân chúng. Môsê chỉ là người được đón nhận ánh sáng từ Chúa phản chiếu lại thôi. Cũng như mặt trăng phản chiếu lại ánh sáng từ mặt trời, vì thế người ta chỉ có thể nhìn vào mặt trăng chứ không thể nhìn thẳng vào mặt trời vì mặt trời quá chói chang. Điều quan trọng ở đây là Thiên Chúa lại trao ban ánh sáng ấy cho con người. Ánh sáng mà tưởng rằng chỉ có một mình nơi Đức Giêsu Kitô thì Chúa lại trao ban cho từng con người được ánh sáng ấy. Bằng chứng là chính Đức Giêsu đã dạy điều đó: “Ánh sáng trong các con phải chiếu giãi ra, để mọi người nhìn thấy sự sáng ấy mà ngợi khen Cha các con ở trên trời” (Mt 5, 16). Như vậy, ngày hôm nay không chỉ Phêrô, Giacôbê và Gioan được nhìn thấy Chúa hiển dung trên núi Tarbo mà tất cả chúng ta đều có quyền được nhìn thấy ánh sáng ấy. Thế nhưng tại sao chúng ta vẫn chưa nhìn thấy ánh sáng của Chúa? Thánh Phaolô phân tích: “Tôi phải khóc mà nói lại, có nhiều người sống đối nghịch với Thập giá Đức Kitô: chung cục của họ là hư vong. Chúa họ thờ là cái bụng, và cái họ lấy làm vinh quang lại là cái đáng hổ thẹn. Họ là những người chỉ nghĩ đến những sự thế gian ” (Pl 3,18–19). Đó chính là bóng tối đã che phủ mất ánh sáng. Thế hệ trẻ ngày nay đang ứng nghiệm lời Thánh Phaolô nói và đó chính là bóng tối đã che mất ánh sáng của Chúa trao ban đến cho từng người. Vì vậy Đức Giêsu dạy: “Chúng ta phải chiếu giãi ra”, có nghĩa là chúng ta phải vượt lên những gì mà thánh Phaolô phân tích. Đừng lấy hư vong làm mục đích. Đừng lấy cái bụng làm chúa tể và đừng chỉ biết những sự đời này. Nhiều bạn trẻ đã không còn biết coi trọng những giá trị của tâm lình và nhiều bạn trẻ ngày nay đã quá mải mê với những khoa học kỹ thuật mà quên đi những giá trị cao cả của những nền đạo đức, những giá trị của văn hóa và nhất là những giá trị thiêng liêng tâm linh trong tâm hồn của con người. Đức Giêsu mời gọi chúng ta hãy nhìn vào trong lương tâm của mình, soi rọi vào trong tâm hồn của mình, lắng nghe tiếng nói từ trong đáy lòng mình...
Có một người kia có một chiếc ôtô rất đẹp. Tuần nào anh ta cũng rửa xe rất là bóng. thứ bảy và thậm chí ngày Chúa nhật được nghỉ thì anh ta bỏ cả ngày Chúa nhật để lau chiếc xe đó. Không còn có giờ để mà đi lễ nữa. Tiếng lương tâm bắt đầu phản ứng: “Ông chủ ơi! Ông chủ chẳng công bằng, Lương tâm của tôi đã đến hàng chục năm nay ông chủ chẳng cọ rửa gì. Thế mà cái xe này hàng tuần ông rửa xe. Sạch như thế mà ông vẫn rửa xe hàng tuần, còn chúng tôi thì hàng chục năm nay ông chủ chẳng nom dòm gì hết”. Ông chủ liền dàn xếp nói với lương tâm: “Mày chẳng hiểu gì lương tâm ạ. Mày ở mãi trong lòng tao, ai mà nhìn thấy. Họ chỉ nhìn thấy tao mặc áo gì chứ họ có nhìn thấy lương tâm ở mãi bên trong đâu. Còn chiếc xe này ở trước mắt hơi bẩn một tí là người ta biết ngay. Cho nên tao phải cọ rửa nó sạch kẻo người ta phê bình, chứ còn mày, cứ đợi đấy! Còn lâu!”
Mùa Chay thánh về, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy làm nhiều việc lành phúc đức, hãy ăn năn sám hối đền tội để chúng ta được nên mới trong mùa Phục Sinh. Đó chính là để lương tâm của chúng ta nên sạch và ánh sáng của chúng ta từ đó được tỏa ra. Nhưng có rất nhiều bạn trẻ giống ông chủ kia. Lương tâm ở mãi trong lòng hàng chục năm chẳng xưng tội, chẳng rước lễ, chẳng đoái hoài gì đến. Còn cái xe ở trước mắt thì hàng ngày hàng tuần cọ rửa kẻo người ta phê bình cho. Đó cũng là một lối vụ hình thức mà quên mất nội dung. Vì chỉ biết những sự ở đời này mà quên đi chính Thiên Chúa là sự sống đời đời.
Hôm nay thế hệ trẻ cần phải suy nghĩ hơn bao giờ hết xem chúng ta đã đi trên con đường nào? Con đường mà Chúa dẫn các tông đồ là lên núi cao, ở đó cao hơn tất cả những mặt bằng ở trên mặt đất này. Ở một bầu khí tĩnh mịch và thanh thoát ấy, các tông đồ được chiêm ngưỡng ánh sáng từ nơi Thiên Chúa. Cũng vậy, các bạn cũng phải đưa tâm hồn lên cao thì các bạn mới được chiêm ngưỡng sự thanh thoát từ trong tâm hồn và ánh sáng thiên linh của Chúa. Còn nếu tâm hồn của các bạn cũng cứ lệt đệt ở dưới đất, cũng cứ mải mê những sự trần thế này thì các bạn không thấy được sự thanh cao của tâm hồn và ánh sáng của thiên linh đâu. Rồi nữa, khi lên trên núi rồi, Chúa dạy các tông đồ phải xuống núi, tiếp cận thực tế, chấp nhận sự chết, rồi sau sự chết ấy mới là sự phục sinh, mới là sự sống đời đời. Do đó các bạn được lĩnh nhận sức mạnh từ nơi Chúa, từ trong các bí tích của Giáo Hội, từ trong Thánh lễ, Lời Chúa, Mình Thánh Chúa là sức sống cho các bạn. Từ đó, bắt đầu các bạn đi vào đời, các bạn cũng tiếp cận thực tế, cũng phải vất vả, cũng phải một nắng hai sương, đối diện với những khó khăn. Tâm hồn của các bạn được gia tăng thêm sức mạnh, vững đức tin để chiến thắng chướng ngại. Các bạn được một tâm hồn thanh thoát bình an, sự bình an của Chúa ban không như thế gian ban tặng để chấp nhận những rủi ro, những bệnh tật và thậm chí cả sự chết. Có như vậy thì các bạn mới vượt thắng được tất cả. Có như vậy các bạn mới nhận thấy ánh sáng đích thật của Chúa, sự sống đích thật của Chúa dành cho những ai đã chiến thắng.
Lạy Chúa,
Ngày hôm nay các tông đồ đã được chứng kiến hình ảnh của Thiên Chúa
Xin Chúa cho chúng con nhìn thấy ánh sáng thật của Chúa
từ trong tâm hồn của mình,
từ trong chiều sâu của đáy lòng mình
và đó chính là mối phúc thật:
“Phúc cho ai có lòng trong sạch thì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa”.
Xin Chúa cho chúng con được một tâm hồn thanh khiết,
một tâm hồn an bình,
một tâm hồn đầy lòng tin cậy mến
để chúng con cũng được thưa với Chúa như Phêrô:
“Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm”
được ở trong tâm hồn có Chúa hiện diện,
được ở trong Giáo Hội,
được ở trong mầu nhiệm hiệp thông của Năm Thánh thì tốt lắm!
Xin Chúa cho ánh sáng thiên linh
giúp cho chúng con chiến thắng được tối tăm của cuộc đời.
Xin ánh sáng thánh thiện của Chúa
giúp chúng con xua tan bóng tối của tội lỗi,
giúp chúng con xua tan những căn bệnh của thời đại,
giúp chúng con xua tan những cám dỗ thời đại
để chúng con đạt tới ơn cứu độ
là sự sống đời đời. Amen.
Tấm áo mầu trắng
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
16:58 27/02/2010
Tấm áo mầu trắng
Ngày còn thờ bé từ khi mở mắt chào đời, cha mẹ thường mặc cho con em bé mình quần áo mầu trắng, nhất là vào những dịp ăn mừng cháu bé.
Lớn lên tuổi thanh thiếu niên, tuy cũng có những chiếc áo mầu khác nhau, nhưng áo mầu trắng vẫn sang trọng hơn cùng yêu thích hơn.
Trong thiên nhiên hoa mầu trắng tuy không nổi hơn những cánh hoa mầu hồng, mầu đỏ, mầu xanh, mầu tím..,nhưng cánh hoa mầu trắng cắm chen vào bó bông có những cánh hoa mầu khác nhau lại làm cho bó bông nổi hẳn lên.
Còn trong đời sống đức tin mầu trắng có ý nghĩa gì?
Ngày lãnh nhận làn Nước Bí tích rửa tội, linh mục nói với em bé: „ Con yêu qúy, qua làn nước Bí tích rửa tội con đã trở nên tạo vật mới và đã mặc lấy Chúa Kitô, chiếc áo trắng con mặc trong mình là dấu chỉ tước vị của con“.
Ngày Bạn trẻ thanh thiếu niên tiến lên bàn thờ lãnh nhận tấm Bánh Thánh Thể Chúa Kitô lần đầu tiên cũng mặc chiếc áo trắng.
Ngày đôi bạn trẻ tay trong tay trước bàn thờ Thiên Chúa nói lên lời ưng thuận nhận nhau làm vợ chồng, cô dâu và chú rể cũng mặc chiếc áo trắng mới tinh tuyền.
Mỗi khi dâng Thánh lễ, linh mục cũng mặc chiếc áo trắng dài ( Albe).
Theo tục lệ hiếu nghĩa bên Việt Nam, khi để tang tưởng nhớ đến người qúa cố trong gia đình, trong họ hàng thân thuộc cũng mặc áo hoặc đeo khăn tang mầu trắng.
Thánh Giaon trong sách Khải huyền“ Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên“( Kh 7,14).
Trong lễ nghi Phụng vụ của Giáo Hội những ngày lễ trọng mừng Chúa Giáng sinh, mừng Chúa sống lại, mừng Đức Mẹ Maria, mừng Các Thánh Nam Nữ, từ khăn bàn thờ trang trí đến áo lễ Linh mục mặc cũng toàn mầu trắng nói lên sự vinh quang của Thiên Chúa tỏ hiện trong đời sống đức tin.
Mầu trắng diễn tả tâm tình vui mừng ngày lễ mừng. Mầu trắng sáng trong như ánh sáng mặt trời chiếu tỏa ban ngày mang đến cho đời sống trong sáng ra. Ingrid Riedel đã có nhận xét: „ Như mầu của ánh sáng, mầu trắng có ý nghĩa sự soi sáng, sự trong sáng chiếu tỏa, sự sống lại và trọn vẹn tràn đầy… Mầu trắng cũng còn nói lên ý nghĩa về tuyệt đối, về khởi đầu và tận cùng, về tràn đầy và trống không cũng như sự hợp nhất quy tụ lại. Như sự khởi đầu, mầu trắng nói lên sự đơn giản và sự bung nở nẩy sinh“.
Quan sát mầu trắng người ta tìm thấy nơi tuyết, trứng và sữa.
Mầu trắng của tuyết nói lên sự trong trắng tinh tuyền, sự vô tội. Xưa nay trong nếp sống văn hóa cùng tập tục đời sống con người, người chưa đi lập gia đình, hay chưa bao giờ chung sống với người khác là người còn trong trắng đồng trinh.
Mầu trắng của trứng nói lên hình ảnh của sự sinh sôi nẩy nở trù phú. Đây là hình ảnh của sự phú túc thịnh vượng.
Chất sữa tượng trưng cho thực phẩm tinh thần, linh hồn. Và mầu trắng của sữa nói lên sự bất tử vĩnh cửu.Thời Giáo Hội ban đầu những người lớn mới được rửa tội, lần đầu tiên tiếp nhận tấm bánh Thánh Thể được rước uống sữa và mật ong.
Đức Mẹ Maria thường được vẽ diễn tả là một người mẹ tuôn chiếu tỏa tia ánh sáng như tuôn chảy dòng sữa xuống cho con người. Thiên Chúa nuôi dưỡng bằng dòng sữa tình yêu của Người cho tâm hồn niềm tin con người.
Chúa Giêsu khi lên đỉnh núi Tabor với ba môn đệ Phero, Giaon và Giacobe, đã biến hình mặc áo trắng trong sáng như tuyết ( Lc 9,28-36).
Mầu trắng không chỉ là mầu để làm nền trang trí cho các mầu sắc khác nổi bật lên, nhưng mầu trắng nói lên rõ nét niềm vui mừng hân hoan phấn khởi, sự trong trắng ngây thơ vô tội.
Thiên Chúa, Đấng là ánh sáng, luôn chiếu tỏa mầu trắng niềm vui vinh quang và sự tẩy rửa cho trở nên trong sạch trong trắng vào bóng tối sự dữ, sự tội nơi tâm hồn con người. Đó là ơn tha thứ của Thiên Chúa cho tâm hồn con người.
Ngày còn thờ bé từ khi mở mắt chào đời, cha mẹ thường mặc cho con em bé mình quần áo mầu trắng, nhất là vào những dịp ăn mừng cháu bé.
Lớn lên tuổi thanh thiếu niên, tuy cũng có những chiếc áo mầu khác nhau, nhưng áo mầu trắng vẫn sang trọng hơn cùng yêu thích hơn.
Trong thiên nhiên hoa mầu trắng tuy không nổi hơn những cánh hoa mầu hồng, mầu đỏ, mầu xanh, mầu tím..,nhưng cánh hoa mầu trắng cắm chen vào bó bông có những cánh hoa mầu khác nhau lại làm cho bó bông nổi hẳn lên.
Còn trong đời sống đức tin mầu trắng có ý nghĩa gì?
Ngày lãnh nhận làn Nước Bí tích rửa tội, linh mục nói với em bé: „ Con yêu qúy, qua làn nước Bí tích rửa tội con đã trở nên tạo vật mới và đã mặc lấy Chúa Kitô, chiếc áo trắng con mặc trong mình là dấu chỉ tước vị của con“.
Ngày Bạn trẻ thanh thiếu niên tiến lên bàn thờ lãnh nhận tấm Bánh Thánh Thể Chúa Kitô lần đầu tiên cũng mặc chiếc áo trắng.
Ngày đôi bạn trẻ tay trong tay trước bàn thờ Thiên Chúa nói lên lời ưng thuận nhận nhau làm vợ chồng, cô dâu và chú rể cũng mặc chiếc áo trắng mới tinh tuyền.
Mỗi khi dâng Thánh lễ, linh mục cũng mặc chiếc áo trắng dài ( Albe).
Theo tục lệ hiếu nghĩa bên Việt Nam, khi để tang tưởng nhớ đến người qúa cố trong gia đình, trong họ hàng thân thuộc cũng mặc áo hoặc đeo khăn tang mầu trắng.
Thánh Giaon trong sách Khải huyền“ Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên“( Kh 7,14).
Trong lễ nghi Phụng vụ của Giáo Hội những ngày lễ trọng mừng Chúa Giáng sinh, mừng Chúa sống lại, mừng Đức Mẹ Maria, mừng Các Thánh Nam Nữ, từ khăn bàn thờ trang trí đến áo lễ Linh mục mặc cũng toàn mầu trắng nói lên sự vinh quang của Thiên Chúa tỏ hiện trong đời sống đức tin.
Mầu trắng diễn tả tâm tình vui mừng ngày lễ mừng. Mầu trắng sáng trong như ánh sáng mặt trời chiếu tỏa ban ngày mang đến cho đời sống trong sáng ra. Ingrid Riedel đã có nhận xét: „ Như mầu của ánh sáng, mầu trắng có ý nghĩa sự soi sáng, sự trong sáng chiếu tỏa, sự sống lại và trọn vẹn tràn đầy… Mầu trắng cũng còn nói lên ý nghĩa về tuyệt đối, về khởi đầu và tận cùng, về tràn đầy và trống không cũng như sự hợp nhất quy tụ lại. Như sự khởi đầu, mầu trắng nói lên sự đơn giản và sự bung nở nẩy sinh“.
Quan sát mầu trắng người ta tìm thấy nơi tuyết, trứng và sữa.
Mầu trắng của tuyết nói lên sự trong trắng tinh tuyền, sự vô tội. Xưa nay trong nếp sống văn hóa cùng tập tục đời sống con người, người chưa đi lập gia đình, hay chưa bao giờ chung sống với người khác là người còn trong trắng đồng trinh.
Mầu trắng của trứng nói lên hình ảnh của sự sinh sôi nẩy nở trù phú. Đây là hình ảnh của sự phú túc thịnh vượng.
Chất sữa tượng trưng cho thực phẩm tinh thần, linh hồn. Và mầu trắng của sữa nói lên sự bất tử vĩnh cửu.Thời Giáo Hội ban đầu những người lớn mới được rửa tội, lần đầu tiên tiếp nhận tấm bánh Thánh Thể được rước uống sữa và mật ong.
Đức Mẹ Maria thường được vẽ diễn tả là một người mẹ tuôn chiếu tỏa tia ánh sáng như tuôn chảy dòng sữa xuống cho con người. Thiên Chúa nuôi dưỡng bằng dòng sữa tình yêu của Người cho tâm hồn niềm tin con người.
Chúa Giêsu khi lên đỉnh núi Tabor với ba môn đệ Phero, Giaon và Giacobe, đã biến hình mặc áo trắng trong sáng như tuyết ( Lc 9,28-36).
Mầu trắng không chỉ là mầu để làm nền trang trí cho các mầu sắc khác nổi bật lên, nhưng mầu trắng nói lên rõ nét niềm vui mừng hân hoan phấn khởi, sự trong trắng ngây thơ vô tội.
Thiên Chúa, Đấng là ánh sáng, luôn chiếu tỏa mầu trắng niềm vui vinh quang và sự tẩy rửa cho trở nên trong sạch trong trắng vào bóng tối sự dữ, sự tội nơi tâm hồn con người. Đó là ơn tha thứ của Thiên Chúa cho tâm hồn con người.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:24 27/02/2010
BỌ CHÉT
Con voi đi ra khỏi đàn voi, một mình vượt qua cây cầu gỗ đã cũ chắn ngang khe núi. Thật tội nghiệp cho cây cầu gỗ kêu cọt kẹt, rên xiết run lẫy bẫy, tựa hồ như không thể gánh chịu trọng lượng của con voi.
Thật không dễ gì đi qua khe núi, có con bọ chét núp trong lỗ tai con voi đắc ý nói:
- “Anh bạn tốt, chúng ta thật có thể làm chấn động cái cầu gỗ này.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Trọng lượng của con voi trên dưới một tấn, tức là một ngàn kí lô, mà trọng lượng của con bọ chét thì chỉ bằng một hai cọng lông của con voi mà thôi, vì thế mà con bọ chét không thấy sự nguy hiểm và mệt nhọc của con voi khi đi trên chiếc cầu gỗ đã cũ.
Có những người cứ hay suy bụng ta ra bụng người, vì được sống trong hoàn cảnh thuận lợi nên cứ chê trách người này không thức thời, người kia không biết thay đổi, mà không nghĩ đến người khác đang bị sức nặng ngàn tấn của hoàn cảnh, của nghèo đói, của bệnh hoạn đang đè trên vai họ; có những người bổng chốc trở thành triệu phú thế là lên tiếng chỉ trích chê bai anh em: tại vì nó không to gan nên không thể làm giàu, nó không biết làm ăn nên không thể thành triệu phú. Nhưng họ không biết rằng, mỗi người có một suy nghĩ riêng và cách thế làm ăn riêng của họ...
Con bọ chét chỉ nhỏ chút xíu mà lại ăn bám ở trên thân con voi, cho nên khi nhìn thấy con voi đang vất vả đi trên cái cầu gỗ đã cũ ọp ẹp thì cứ tưởng con voi đang đùa giỡn múa nhảy trên cầu.
Cũng vậy, nếu chúng ta không thông cảm, không chia sẻ niềm vui nổi buồn với tha nhân như lời thánh Phao-lô tông đồ dạy “khóc với người khóc, vui với người vui”, thì chúng ta chưa có làm cho tình yêu Chúa tỏa lan trong cuộc sống của mình.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Con voi đi ra khỏi đàn voi, một mình vượt qua cây cầu gỗ đã cũ chắn ngang khe núi. Thật tội nghiệp cho cây cầu gỗ kêu cọt kẹt, rên xiết run lẫy bẫy, tựa hồ như không thể gánh chịu trọng lượng của con voi.
Thật không dễ gì đi qua khe núi, có con bọ chét núp trong lỗ tai con voi đắc ý nói:
- “Anh bạn tốt, chúng ta thật có thể làm chấn động cái cầu gỗ này.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Trọng lượng của con voi trên dưới một tấn, tức là một ngàn kí lô, mà trọng lượng của con bọ chét thì chỉ bằng một hai cọng lông của con voi mà thôi, vì thế mà con bọ chét không thấy sự nguy hiểm và mệt nhọc của con voi khi đi trên chiếc cầu gỗ đã cũ.
Có những người cứ hay suy bụng ta ra bụng người, vì được sống trong hoàn cảnh thuận lợi nên cứ chê trách người này không thức thời, người kia không biết thay đổi, mà không nghĩ đến người khác đang bị sức nặng ngàn tấn của hoàn cảnh, của nghèo đói, của bệnh hoạn đang đè trên vai họ; có những người bổng chốc trở thành triệu phú thế là lên tiếng chỉ trích chê bai anh em: tại vì nó không to gan nên không thể làm giàu, nó không biết làm ăn nên không thể thành triệu phú. Nhưng họ không biết rằng, mỗi người có một suy nghĩ riêng và cách thế làm ăn riêng của họ...
Con bọ chét chỉ nhỏ chút xíu mà lại ăn bám ở trên thân con voi, cho nên khi nhìn thấy con voi đang vất vả đi trên cái cầu gỗ đã cũ ọp ẹp thì cứ tưởng con voi đang đùa giỡn múa nhảy trên cầu.
Cũng vậy, nếu chúng ta không thông cảm, không chia sẻ niềm vui nổi buồn với tha nhân như lời thánh Phao-lô tông đồ dạy “khóc với người khóc, vui với người vui”, thì chúng ta chưa có làm cho tình yêu Chúa tỏa lan trong cuộc sống của mình.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:25 27/02/2010
N2T |
4. Lương tâm thuần khiết thường vui vẻ, lương tâm có tội thường sợ hãi bất an.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:27 27/02/2010
N2T |
376. Hoàn thiện nhân cách là gốc, tạo lập tài phúc là ngọn.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hàng ngàn người tham gia cuộc vận động của một linh mục để xin trì hoãn việc thay đổi các kinh nguyện trong Thánh Lễ.
Bùi Hữu Thư
01:57 27/02/2010
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Một cha xứ ở Seattle, đã có mặt tại quảng trường Thánh Phêrô năm 1963 khi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI trình bầy văn kiện về phụng vụ "Sacrosanctum Concilium," của Công Đồng Vatican II, đang dẫn đầu cuộc vận động xin trì hoãn việc áp dụng bản dịch mới nhất bằng tiếng Anh của Thánh Lễ Rôma. Linh mục Michael G. Ryan, cha xứ nhà thờ chánh tòa St. James tại Seattle từ năm 1988, đã quy tụ được trên 17.000 chữ ký của các người Công Giáo nói tiếng Anh trên toàn thế giới để xin cho bản dịch các kinh nguyện được sử dụng trong Thánh Lễ được trắc nghiệm qua một chương trình sơ khảo tại một số các giáo xứ được lựa chọn trong một năm trước khi được hoàn toàn áp dụng.
Cha Ryan viết trong tờ nguyệt san America vào cuối năm ngoái: "Điều trớ trêu là, chúng ta dành ra rất nhiều thì giờ để tham khảo khi chuẩn bị để tu chỉnh một cơ sở của nhà thờ hay hội trường của giáo xứ, nhưng không hay tham khảo, hay rất ít khi ‘tu chính’ ngôn ngữ của phụng vụ.”
Cho tới ngày 24 tháng 2, 2010, gia trang của cha tai: www.whatifwejustsaidwait.org đã ghi nhận được 17.305 chữ ký của những người cho biết họ là các linh mục, thầy phó tế tu sĩ hay giáo dân Công Giáo từ các quốc gia: Anh, Ái Nhĩ Lan, Úc, TânTây Lan, Gia Nã Đại, và Hoa Kỳ và các nước nói tiếng Anh khác.
Một thỉnh nguyện được các người ký tên viết: "Chúng tôi tin rằng việc chấp nhận một bản dịch có nhiều chỗ hết sức mâu thuẫn, mà các vị lãnh đạo trong hàng ngũ các giám mục của chúng ta cũng như nhiều chuyên gia về phụng vụ và ngôn ngữ cho là có nhiều thiếu sót, sẽ là một sự sai lầm trầm trọng.”
Nhưng Đức Giám Mục Arthur J. Serratelli ở Paterson, N.J., chủ tịch Ủy Ban Phụng Tư của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ viết trong một bài báo dành cho ấn bản ngày 1 tháng 3 của nguyệt san America là “thể thức thông dịch đã có sự đóng góp của các học giả về ngôn ngữ học, Thánh Kinh và phụng vụ từ 11 quốc gia nói tiếng Anh” thuộc Ủy Ban Quốc Tế về Anh Ngữ trong Phụng Vụ.”
Ngài tiếp: "Các bản văn có thể xa lạ bây giờ nhưng khi chúng ta hiểu rõ ý nghiã hơn, thì việc sử dụng sẽ có ý nghĩa nhiều hơn trong phụng vụ.”
Cha Ryan viết trong tờ nguyệt san America vào cuối năm ngoái: "Điều trớ trêu là, chúng ta dành ra rất nhiều thì giờ để tham khảo khi chuẩn bị để tu chỉnh một cơ sở của nhà thờ hay hội trường của giáo xứ, nhưng không hay tham khảo, hay rất ít khi ‘tu chính’ ngôn ngữ của phụng vụ.”
Cho tới ngày 24 tháng 2, 2010, gia trang của cha tai: www.whatifwejustsaidwait.org đã ghi nhận được 17.305 chữ ký của những người cho biết họ là các linh mục, thầy phó tế tu sĩ hay giáo dân Công Giáo từ các quốc gia: Anh, Ái Nhĩ Lan, Úc, TânTây Lan, Gia Nã Đại, và Hoa Kỳ và các nước nói tiếng Anh khác.
Một thỉnh nguyện được các người ký tên viết: "Chúng tôi tin rằng việc chấp nhận một bản dịch có nhiều chỗ hết sức mâu thuẫn, mà các vị lãnh đạo trong hàng ngũ các giám mục của chúng ta cũng như nhiều chuyên gia về phụng vụ và ngôn ngữ cho là có nhiều thiếu sót, sẽ là một sự sai lầm trầm trọng.”
Nhưng Đức Giám Mục Arthur J. Serratelli ở Paterson, N.J., chủ tịch Ủy Ban Phụng Tư của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ viết trong một bài báo dành cho ấn bản ngày 1 tháng 3 của nguyệt san America là “thể thức thông dịch đã có sự đóng góp của các học giả về ngôn ngữ học, Thánh Kinh và phụng vụ từ 11 quốc gia nói tiếng Anh” thuộc Ủy Ban Quốc Tế về Anh Ngữ trong Phụng Vụ.”
Ngài tiếp: "Các bản văn có thể xa lạ bây giờ nhưng khi chúng ta hiểu rõ ý nghiã hơn, thì việc sử dụng sẽ có ý nghĩa nhiều hơn trong phụng vụ.”
Ơn gọi linh mục nẩy sinh từ gia đình đạo đức
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
07:47 27/02/2010
... Tôi chào đời ngày 6-11-1973 tại Fort-de-France, thủ phủ Martinique. Chào đời tại thủ phủ nhưng lớn lên và trải qua thời niên thiếu nơi thành phố khác. Tôi là con trai duy nhất. Thân phụ tôi hành nghề tài xế giao hàng và từ trần năm 2002. Thân mẫu tôi hiện nay về hưu nhưng trước đó là nhân viên ngân hàng. Sau khi đậu tú tài ngành kinh tế và xã hội tôi tiếp tục trau dồi thêm về môn khoa học kinh tế.
Ơn gọi Linh Mục của tôi nẩy sinh từ một gia đình Công Giáo đạo đức. Song thân tôi sống đạo chân thành. Ngay từ thời tôi còn bé tí teo Cha Mẹ mang tôi theo khi các ngài đi dự lễ. Chính vì thế - nếu tôi nhớ không lầm - ngay năm lên 3 tuổi tôi đã chăm chú theo dõi tất cả các động tác vị Linh Mục làm nơi bàn thờ khi ngài cử hành Thánh Lễ. Và càng ngày niềm ước muốn trở thành Linh Mục càng lớn mạnh trong tôi. Thêm vào đó hình ảnh Linh Mục đáng trọng đáng kính của Cha Sở giáo xứ như ghi khắc vào tâm tư tôi. Chính thời gian theo đuổi ngành khoa học kinh tế mà tôi hiểu rằng:
- Thật đáng giá biết bao nếu tôi dấn thân phục vụ Đức Chúa GIÊSU KITÔ và dâng hiến trọn con người tôi cho Ngài trong cuộc đời Linh Mục.
Tôi trình bày ước muốn trở thành Linh Mục với Cha Sở. Ngài gởi tôi đến Cư Xá Ơn Gọi Thánh Dominique-Savio ở Redoute. Các vị phụ trách giúp tôi phân định và tìm kiếm đâu là con đường Thánh ý THIÊN CHÚA muốn cho tôi đi. Cùng thời gian này tôi kết thúc học trình. Các Bề Trên quyết định gởi tôi đến Đại Chủng Viện Issy-les-Moulineaux thuộc giáo phận Nanterre bên Pháp.
Thời gian đại chủng viện kéo dài từ 6 đến 8 năm tùy theo trường hợp. Các chủng sinh cần hiểu rõ nhiệm vụ trước tiên của Linh Mục là loan báo Tin Mừng Đức Chúa GIÊSU KITÔ cho con người, thánh hóa dân Chúa nhờ các Bí Tích và xây dựng mối hiệp thông và hiệp nhất trong Giáo Hội cũng như trong thế giới. Để chu toàn nhiệm vụ cao cả này, Linh Mục cần biết các thực tại của thế giới hôm nay và những khía cạnh đặc thù của thân phận con người.
Thời gian sống trong đại chủng viện không ngăn cách chủng sinh với thế giới bên ngoài. Trái lại là đàng khác. Tôi chọn cuộc sống Linh Mục triều vì tôi muốn phục vụ Giáo Hội tại Martinique nơi tôi được hồng phúc lãnh nhận và lớn lên trong Đức Tin Công Giáo. Ơn gọi của tôi chính là trở thành Linh Mục trong thế giới và dấn thân phục vụ con người ngay nơi môi trường sống hằng ngày của họ.
Trong thời gian thụ huấn nơi đại chủng viện bên Pháp tôi không hề bị cắt đứt với xứ sở Martinique thân yêu. Không. Tôi thường xuyên trở về quê hương cứ hai năm một lần. Bởi vì, chính tại Martinique diễn ra các hoạt động mục vụ của tôi. Thêm vào đó, thực trạng xã hội của mỗi nước khác nhau. Tôi cần biết rõ hoàn cảnh sống khó khăn của người dân nơi xứ sở tôi. Các vấn đề gia đình như: các phụ nữ bị cô lập, các bà mẹ độc thân và nền kinh tế thấp kém vì nhiều người bị thất nghiệp. Về phương diện thiêng liêng thì vị Linh Mục cần phải đáp ứng các nhu cầu huấn luyện; giúp các tín hữu Công Giáo biết chọn và đặt Đức Chúa GIÊSU KITÔ nơi trung tâm cuộc đời họ.
Trước khi là Linh Mục tôi là tín hữu Công Giáo sống niềm tin nơi Đức Chúa GIÊSU KITÔ Phục Sinh. Tiếp đến với tư cách là Linh Mục tôi dấn thân phục vụ Giáo Hội Công Giáo tại Martinique. Qua việc Đức Giám Mục đặt tay truyền chức cho tôi, tôi trở thành cộng tác viên của ngài trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Đối với tôi, mối liên hệ với Đức Giám Mục bản quyền và với các anh em Linh Mục khác trong giáo phận rất quan trọng. Bởi vì, tôi không sống cô đơn và riêng rẽ. Trái lại, tôi sống mối hiệp thông với toàn thể Giáo Hội. Tôi đặt niềm tin tưởng nơi lời cầu nguyện và sự nâng đỡ của các anh chị em tôi trong Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Tôi cố gắng chu toàn nhiệm vụ do vị Giám Mục ủy thác cho tôi.
Chứng từ của Cha Pascal Degras bên Antilles ở Trung Mỹ.
... ”Tôi là kẻ rốt hết trong toàn thể dân thánh, thế mà THIÊN CHÚA đã ban cho tôi ân sủng này là loan báo cho các dân ngoại Tin Mừng về sự phong phú khôn lường của Đức Chúa GIÊSU KITÔ và soi sáng cho mọi người được thấy đâu là mầu nhiệm THIÊN CHÚA đã an bài. . Trong Đức Chúa GIÊSU KITÔ và nhờ tin vào Người, chúng ta được mạnh dạn và tin tưởng đến gần THIÊN CHÚA. Bởi vậy, tôi xin anh chị em đừng nản chí khi thấy tôi phải gian truân vì anh chị em: những gian truân ấy là vinh quang của anh chị em” (Thư gửi tín hữu Êphêxô 3,8-9/12-13).
(”Église en Martinique” Revue diocésaine - Bimensuel - 13 Décembre 2009, n. 394, trang 12-13)
Ơn gọi Linh Mục của tôi nẩy sinh từ một gia đình Công Giáo đạo đức. Song thân tôi sống đạo chân thành. Ngay từ thời tôi còn bé tí teo Cha Mẹ mang tôi theo khi các ngài đi dự lễ. Chính vì thế - nếu tôi nhớ không lầm - ngay năm lên 3 tuổi tôi đã chăm chú theo dõi tất cả các động tác vị Linh Mục làm nơi bàn thờ khi ngài cử hành Thánh Lễ. Và càng ngày niềm ước muốn trở thành Linh Mục càng lớn mạnh trong tôi. Thêm vào đó hình ảnh Linh Mục đáng trọng đáng kính của Cha Sở giáo xứ như ghi khắc vào tâm tư tôi. Chính thời gian theo đuổi ngành khoa học kinh tế mà tôi hiểu rằng:
- Thật đáng giá biết bao nếu tôi dấn thân phục vụ Đức Chúa GIÊSU KITÔ và dâng hiến trọn con người tôi cho Ngài trong cuộc đời Linh Mục.
Tôi trình bày ước muốn trở thành Linh Mục với Cha Sở. Ngài gởi tôi đến Cư Xá Ơn Gọi Thánh Dominique-Savio ở Redoute. Các vị phụ trách giúp tôi phân định và tìm kiếm đâu là con đường Thánh ý THIÊN CHÚA muốn cho tôi đi. Cùng thời gian này tôi kết thúc học trình. Các Bề Trên quyết định gởi tôi đến Đại Chủng Viện Issy-les-Moulineaux thuộc giáo phận Nanterre bên Pháp.
Thời gian đại chủng viện kéo dài từ 6 đến 8 năm tùy theo trường hợp. Các chủng sinh cần hiểu rõ nhiệm vụ trước tiên của Linh Mục là loan báo Tin Mừng Đức Chúa GIÊSU KITÔ cho con người, thánh hóa dân Chúa nhờ các Bí Tích và xây dựng mối hiệp thông và hiệp nhất trong Giáo Hội cũng như trong thế giới. Để chu toàn nhiệm vụ cao cả này, Linh Mục cần biết các thực tại của thế giới hôm nay và những khía cạnh đặc thù của thân phận con người.
Thời gian sống trong đại chủng viện không ngăn cách chủng sinh với thế giới bên ngoài. Trái lại là đàng khác. Tôi chọn cuộc sống Linh Mục triều vì tôi muốn phục vụ Giáo Hội tại Martinique nơi tôi được hồng phúc lãnh nhận và lớn lên trong Đức Tin Công Giáo. Ơn gọi của tôi chính là trở thành Linh Mục trong thế giới và dấn thân phục vụ con người ngay nơi môi trường sống hằng ngày của họ.
Trong thời gian thụ huấn nơi đại chủng viện bên Pháp tôi không hề bị cắt đứt với xứ sở Martinique thân yêu. Không. Tôi thường xuyên trở về quê hương cứ hai năm một lần. Bởi vì, chính tại Martinique diễn ra các hoạt động mục vụ của tôi. Thêm vào đó, thực trạng xã hội của mỗi nước khác nhau. Tôi cần biết rõ hoàn cảnh sống khó khăn của người dân nơi xứ sở tôi. Các vấn đề gia đình như: các phụ nữ bị cô lập, các bà mẹ độc thân và nền kinh tế thấp kém vì nhiều người bị thất nghiệp. Về phương diện thiêng liêng thì vị Linh Mục cần phải đáp ứng các nhu cầu huấn luyện; giúp các tín hữu Công Giáo biết chọn và đặt Đức Chúa GIÊSU KITÔ nơi trung tâm cuộc đời họ.
Trước khi là Linh Mục tôi là tín hữu Công Giáo sống niềm tin nơi Đức Chúa GIÊSU KITÔ Phục Sinh. Tiếp đến với tư cách là Linh Mục tôi dấn thân phục vụ Giáo Hội Công Giáo tại Martinique. Qua việc Đức Giám Mục đặt tay truyền chức cho tôi, tôi trở thành cộng tác viên của ngài trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Đối với tôi, mối liên hệ với Đức Giám Mục bản quyền và với các anh em Linh Mục khác trong giáo phận rất quan trọng. Bởi vì, tôi không sống cô đơn và riêng rẽ. Trái lại, tôi sống mối hiệp thông với toàn thể Giáo Hội. Tôi đặt niềm tin tưởng nơi lời cầu nguyện và sự nâng đỡ của các anh chị em tôi trong Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Tôi cố gắng chu toàn nhiệm vụ do vị Giám Mục ủy thác cho tôi.
Chứng từ của Cha Pascal Degras bên Antilles ở Trung Mỹ.
... ”Tôi là kẻ rốt hết trong toàn thể dân thánh, thế mà THIÊN CHÚA đã ban cho tôi ân sủng này là loan báo cho các dân ngoại Tin Mừng về sự phong phú khôn lường của Đức Chúa GIÊSU KITÔ và soi sáng cho mọi người được thấy đâu là mầu nhiệm THIÊN CHÚA đã an bài. . Trong Đức Chúa GIÊSU KITÔ và nhờ tin vào Người, chúng ta được mạnh dạn và tin tưởng đến gần THIÊN CHÚA. Bởi vậy, tôi xin anh chị em đừng nản chí khi thấy tôi phải gian truân vì anh chị em: những gian truân ấy là vinh quang của anh chị em” (Thư gửi tín hữu Êphêxô 3,8-9/12-13).
(”Église en Martinique” Revue diocésaine - Bimensuel - 13 Décembre 2009, n. 394, trang 12-13)
Top Stories
Wietnamska policja zaatakowała siostry zakonne
Maria Popielewicz
07:35 27/02/2010
Nieumundurowani policjanci zaatakowali siostry ze Zgromadzenia Sióstr Oblubienic Krzyża Świętego z Sajgonu. Zakonnice chciały odwiedzić wiernych z parafii Dong Chiem z okazji rozpoczęcia nowego roku księżycowego. Tamtejsi chrześcijanie od czasu wysadzenia krzyża znajdującego się na katolickim cmentarzu ciągle są izolowani od świata, a przybywający do nich pielgrzymi - nierzadko atakowani i szykanowani przez komunistyczne służby bezpieczeństwa.
Jak poinformowała agencja Vietcatcholic News, do ataku na siostry doszło na drodze prowadzącej do wioski Dong Chiem 24 lutego bieżącego roku. Nie odniosły one na szczęście poważnych obrażeń. Dużo bardziej dotkliwie został pobity ich przewodnik, katolicki wolontariusz z Hanoi, który trafił do szpitala w Viet Duc. To nie pierwszy przypadek ataku na przybywających do wioski katolików. Od czasu wysadzenia betonowego krzyża na parafialnym cmentarzu w wiosce przez cały czas przebywa kilkuset policjantów, którzy atakują gości i pielgrzymów. Choć pod koniec stycznia władze obiecały wycofanie funkcjonariuszy, jednak - jak informują parafianie - w wiosce i okolicach ciągle są nieumundurowani policjanci. - Oni zachowują się bardzo agresywnie - powiedział ks. Joseph Nguyen z Hanoi. - Pielgrzymi przybywający do Dong Chiem są przez nich witani szykanami i napaścią, nawet przy tak wyjątkowej okazji, jaką jest nowy rok księżycowy - dodał. Przez te działania policji parafia ciągle pozostaje oblężona i praktycznie odcięta od świata, a parafianie i proboszcz wciąż znajdują się pod bacznym nadzorem policji i są narażeni na pogróżki. W zeszłym tygodniu grupa dziesięciu katolików z parafii Nam Du (archidiecezja Hanoi) została zaatakowana, kiedy wracała z adoracji eucharystycznej w kościele w Dong Chiem. Policja obrzuciła jej samochód ogromymi kamieniami, wywołując obrażenia pasażerów i poważne zniszczenia pojazdu.
Atmosfera w wiosce i fałszywe informacje przekazywane przez prokomunistyczne media potęgują napięcie na linii państwo - Kościół. Wietnamscy biskupi żądają sprostowania wszystkich nieprawdziwych informacji. Zarówno we wspólnych, jak i indywidualnych oświadczeniach hierarchowie wielokrotnie wyrażali swe zaniepokojenie stronniczymi informacjami państwowych mediów na temat Kościoła katolickiego. Przypominając przemówienie Ojca Świętego Benedykta XVI do wietnamskich biskupów - którego przesłanie w relacjach komunistycznych środków przekazu wypaczono - podkreślają, że dialog może być prowadzony tylko w prawdzie.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100227&typ=wi&id=wi11.txt)
Jak poinformowała agencja Vietcatcholic News, do ataku na siostry doszło na drodze prowadzącej do wioski Dong Chiem 24 lutego bieżącego roku. Nie odniosły one na szczęście poważnych obrażeń. Dużo bardziej dotkliwie został pobity ich przewodnik, katolicki wolontariusz z Hanoi, który trafił do szpitala w Viet Duc. To nie pierwszy przypadek ataku na przybywających do wioski katolików. Od czasu wysadzenia betonowego krzyża na parafialnym cmentarzu w wiosce przez cały czas przebywa kilkuset policjantów, którzy atakują gości i pielgrzymów. Choć pod koniec stycznia władze obiecały wycofanie funkcjonariuszy, jednak - jak informują parafianie - w wiosce i okolicach ciągle są nieumundurowani policjanci. - Oni zachowują się bardzo agresywnie - powiedział ks. Joseph Nguyen z Hanoi. - Pielgrzymi przybywający do Dong Chiem są przez nich witani szykanami i napaścią, nawet przy tak wyjątkowej okazji, jaką jest nowy rok księżycowy - dodał. Przez te działania policji parafia ciągle pozostaje oblężona i praktycznie odcięta od świata, a parafianie i proboszcz wciąż znajdują się pod bacznym nadzorem policji i są narażeni na pogróżki. W zeszłym tygodniu grupa dziesięciu katolików z parafii Nam Du (archidiecezja Hanoi) została zaatakowana, kiedy wracała z adoracji eucharystycznej w kościele w Dong Chiem. Policja obrzuciła jej samochód ogromymi kamieniami, wywołując obrażenia pasażerów i poważne zniszczenia pojazdu.
Atmosfera w wiosce i fałszywe informacje przekazywane przez prokomunistyczne media potęgują napięcie na linii państwo - Kościół. Wietnamscy biskupi żądają sprostowania wszystkich nieprawdziwych informacji. Zarówno we wspólnych, jak i indywidualnych oświadczeniach hierarchowie wielokrotnie wyrażali swe zaniepokojenie stronniczymi informacjami państwowych mediów na temat Kościoła katolickiego. Przypominając przemówienie Ojca Świętego Benedykta XVI do wietnamskich biskupów - którego przesłanie w relacjach komunistycznych środków przekazu wypaczono - podkreślają, że dialog może być prowadzony tylko w prawdzie.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100227&typ=wi&id=wi11.txt)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội đồng hương Dinh Cát - Quang Trị - tại Miền Nam họp mặt đầu Xuân lần thứ 22
LM Anrê Lê Văn Hải (gốc Trí Bưu)
07:58 27/02/2010
HỘI ĐỒNG HƯƠNG DINH CÁT (QUẢNG TRỊ) TẠI MIỀN NAM HỌP MẶT ĐẦU XUÂN CANH DẦN - 2010. LẦN XXII.
Cùng cội nguồn họp mặt nhớ chốn xưa,
Tình đồng hương xót dạ về quê cũ,
Mừng xuân sang tụ hội kính tiên tổ,
Vui tết đến tri ân bậc sinh thành.
Sáng Chúa nhật mồng 8 đầu xuân Canh Dần-2010, bà con đồng hương Dinh Cát – Quảng Trị đang định cư tại miền nam ( từ Ninh Thuận trở vào Tp. HCM và các tỉnh phía nam) lại họp mặt lần thứ XXII tại nhà thờ Fatima Bình Triệu, hạt Thủ Đức để sống tâm tình tốt đẹp của những ngày đầu xuân là sẻ chia tình đồng hương, tìm về cội nguồn, kính nhớ tổ tiên, chúc tuổi các bậc sinh thành…
Khoảng 8 giờ sáng Chúa nhật, tiết trời Bình Triệu êm dịu, chừng 300 người gốc Dinh Cát đủ mọi thành phần từ Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Biên Hòa, Phước Long, Trà vinh…và tại thành phố HCM đã tụ hội đông đủ tại hội trường lộ thiên của giáo xứ Fatima Bình triệu với những lời chào chúc năm mới hòa vang trong tiếng cười rôm rả đậm đà bản sắc Quảng Trị: Eng mần chi ? Ả ở mô ? Mi răng rứa ?...
Đúng 9 giờ 30’ nghi thức kính nhớ tổ tiên thật trang trọng do ông Lê Thanh Ngọc đọc văn tế nhắc lại cội nguồn Dinh Cát, công đức gầy dựng của các bậc tiền nhân, và gương anh dũng của các thánh Tử Đạo gốc Giáo phận Huế…10 giờ Thánh lể cầu bình an do Đức cha Phêrô Nguyễn văn Đệ, gốc Thạch Hản, giám mục giáo phận Thái Bình chủ tế cùng với cha đồng tế Anrê Lê văn Hải, gốc Trí Bưu.
Trong tâm tình Mục tử, lại nặng nghĩa đồng hương, Đức cha chủ tế đã chia sẻ tâm tình vui xuân đón tết của đàn chiên giáo phận Thái Bình, nơi ngài đang phục vụ khiến mọi người vui lây và mến phục. Đồng thời ngài cũng nhắc nhở mọi người hãy nuôi dưỡng tình đồng hương bằng cách giúp đỡ nhau khi có thể, sống đức tin bền bỉ như các bậc tiên nhân và quan tâm giáo dục con cháu. Ngài con mời gọi mọi người hãy sống tình bác ái của Tin Mừng là quan tâm đến những người nghèo khổ, những kẻ bị bỏ rơi, những trẻ em khuyết tật…
11 giờ 30 mọi người chung chia tiệc vui xuân đầy tình quê hương như bánh bột lọc, bánh nậm, mứt gừng, bún Huế chen lẫn với đủ màu sắc hái lộc đầu xuân, xen kẻ những tiết mục văn nghệ … hoặc những mẫu chuyện hài hước, những lời bình luận dí dỏm được Đức cha Phêrô, cha Anrê Lê Văn Hải và các anh trong ban tổ chức: Lê Cần, Lê Viết Tòa… làm cho tình đồng hương thêm nồng ấm, rôm rả tiếng vui cười !!! Với cả tâm tình “Uống nước nhớ nguồn” người người rộng tay lỳ xì cho chương trình “Ơn Gọi ”để mong phần nào vơi bớt nỗi trăn trở bao năm xa quê âu cũng là cách làm đẹp cho chốn cũ Dinh Cát được triển nở…
13 giờ cùng ngày, trước giờ chia tay là phần chụp hình lưu niệm theo địa danh quê cũ như: Trí Bưu, Thạch Hản, La Vang, An Lộng... đồng thời hẹn nhau ngày tái ngộ vào xuân Tân Mão Chúa nhật, mồng 9 tháng Giêng ( 04.01.2011) tại Bình Triệu sau đó ban tổ chức hội đồng hương phía nam cùng một số bà con sẽ lên đường ra Quảng Thuận, Ninh Thuận để tiếp tục tham dự buổi họp mặt đồng hương với bà con nơi đây…
Thay mặt ban tổ chức HỘI ĐỒNG HƯƠNG DINH CÁT
Kính Chúc Quý Đức Cha, quý cha, quý nam nữ tu sĩ cùng quý bà con đồng hương Dinh Cát (Quảng Trị) trong nước cũng như ở hải ngoại MỘT NĂM MỚI CANH DẦN 2010 TRÀN ĐẦY ƠN LÀNH CỦA THIÊN CHÚA QUA TAY MẸ HIỀN LA VANG KÍNH YÊU.
Cùng cội nguồn họp mặt nhớ chốn xưa,
Tình đồng hương xót dạ về quê cũ,
Mừng xuân sang tụ hội kính tiên tổ,
Vui tết đến tri ân bậc sinh thành.
Sáng Chúa nhật mồng 8 đầu xuân Canh Dần-2010, bà con đồng hương Dinh Cát – Quảng Trị đang định cư tại miền nam ( từ Ninh Thuận trở vào Tp. HCM và các tỉnh phía nam) lại họp mặt lần thứ XXII tại nhà thờ Fatima Bình Triệu, hạt Thủ Đức để sống tâm tình tốt đẹp của những ngày đầu xuân là sẻ chia tình đồng hương, tìm về cội nguồn, kính nhớ tổ tiên, chúc tuổi các bậc sinh thành…
Khoảng 8 giờ sáng Chúa nhật, tiết trời Bình Triệu êm dịu, chừng 300 người gốc Dinh Cát đủ mọi thành phần từ Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Biên Hòa, Phước Long, Trà vinh…và tại thành phố HCM đã tụ hội đông đủ tại hội trường lộ thiên của giáo xứ Fatima Bình triệu với những lời chào chúc năm mới hòa vang trong tiếng cười rôm rả đậm đà bản sắc Quảng Trị: Eng mần chi ? Ả ở mô ? Mi răng rứa ?...
Đúng 9 giờ 30’ nghi thức kính nhớ tổ tiên thật trang trọng do ông Lê Thanh Ngọc đọc văn tế nhắc lại cội nguồn Dinh Cát, công đức gầy dựng của các bậc tiền nhân, và gương anh dũng của các thánh Tử Đạo gốc Giáo phận Huế…10 giờ Thánh lể cầu bình an do Đức cha Phêrô Nguyễn văn Đệ, gốc Thạch Hản, giám mục giáo phận Thái Bình chủ tế cùng với cha đồng tế Anrê Lê văn Hải, gốc Trí Bưu.
Trong tâm tình Mục tử, lại nặng nghĩa đồng hương, Đức cha chủ tế đã chia sẻ tâm tình vui xuân đón tết của đàn chiên giáo phận Thái Bình, nơi ngài đang phục vụ khiến mọi người vui lây và mến phục. Đồng thời ngài cũng nhắc nhở mọi người hãy nuôi dưỡng tình đồng hương bằng cách giúp đỡ nhau khi có thể, sống đức tin bền bỉ như các bậc tiên nhân và quan tâm giáo dục con cháu. Ngài con mời gọi mọi người hãy sống tình bác ái của Tin Mừng là quan tâm đến những người nghèo khổ, những kẻ bị bỏ rơi, những trẻ em khuyết tật…
11 giờ 30 mọi người chung chia tiệc vui xuân đầy tình quê hương như bánh bột lọc, bánh nậm, mứt gừng, bún Huế chen lẫn với đủ màu sắc hái lộc đầu xuân, xen kẻ những tiết mục văn nghệ … hoặc những mẫu chuyện hài hước, những lời bình luận dí dỏm được Đức cha Phêrô, cha Anrê Lê Văn Hải và các anh trong ban tổ chức: Lê Cần, Lê Viết Tòa… làm cho tình đồng hương thêm nồng ấm, rôm rả tiếng vui cười !!! Với cả tâm tình “Uống nước nhớ nguồn” người người rộng tay lỳ xì cho chương trình “Ơn Gọi ”để mong phần nào vơi bớt nỗi trăn trở bao năm xa quê âu cũng là cách làm đẹp cho chốn cũ Dinh Cát được triển nở…
13 giờ cùng ngày, trước giờ chia tay là phần chụp hình lưu niệm theo địa danh quê cũ như: Trí Bưu, Thạch Hản, La Vang, An Lộng... đồng thời hẹn nhau ngày tái ngộ vào xuân Tân Mão Chúa nhật, mồng 9 tháng Giêng ( 04.01.2011) tại Bình Triệu sau đó ban tổ chức hội đồng hương phía nam cùng một số bà con sẽ lên đường ra Quảng Thuận, Ninh Thuận để tiếp tục tham dự buổi họp mặt đồng hương với bà con nơi đây…
Thay mặt ban tổ chức HỘI ĐỒNG HƯƠNG DINH CÁT
Kính Chúc Quý Đức Cha, quý cha, quý nam nữ tu sĩ cùng quý bà con đồng hương Dinh Cát (Quảng Trị) trong nước cũng như ở hải ngoại MỘT NĂM MỚI CANH DẦN 2010 TRÀN ĐẦY ƠN LÀNH CỦA THIÊN CHÚA QUA TAY MẸ HIỀN LA VANG KÍNH YÊU.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chủng sinh ĐCV Vinh Thanh và giáo xứ Mỹ Yên cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình tại Trại Gáo
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
12:08 27/02/2010
VINH - Tối ngày 26 – 02 – 2010, tại Linh địa Trại Gáo thuộc giáo phận Vinh, chủng sinh hai khoá IX và X – Đại Chủng viện Vinh Thanh cùng cộng đoàn giáo xứ Mỹ Yên đã có giờ thắp nến, đi đàng trọng thể, chầu Mình Thánh Chúa hiệp thông với các giáo xứ Đồng Chiêm, Tam Toà, Thái Hà và cầu cho mùa xuân công lý hoà bình sớm được nở rộ trên quê hương Việt Nam.
Xem hình ảnh
Hiệp thông trong giờ cầu nguyện có Cha Gioan TC Nguyễn Phước, đặc trách linh hướng chủng sinh Đại Chủng viện Vinh Thanh; Cha Antôn Nguyễn Đình Thăng, quản nhiệm giáo xứ Mỹ Yên.
Xem hình ảnh
Hiệp thông trong giờ cầu nguyện có Cha Gioan TC Nguyễn Phước, đặc trách linh hướng chủng sinh Đại Chủng viện Vinh Thanh; Cha Antôn Nguyễn Đình Thăng, quản nhiệm giáo xứ Mỹ Yên.
Những điều trong thấy... mà vui trong lòng...
Bình an nhân thế
16:55 27/02/2010
Ai đến Âu Châu vừa có ý nghỉ hè vài tuần, cũng vừa muốn có thời gian thăm viếng đó đây. Trọ nhà một người bạn bên bờ hồ Geneve Thụy Sĩ. Tôi có cơ hội đi thăm những vườn nho, xanh mượt bát ngàn, trải dài theo những triền đồi nghiêng nghiêng thật đẹp. Thụy sĩ, một đất nước nhỏ bé, nhưng đẹp cả ngoại cảnh và con người.
Dường như nhà nào cũng sơn phết sạch sẽ, cố gắng phô bày nét thanh tao, lịch sự và dễ thu hút người khác. Những chậu bông hoa nhiều màu sắc sặc sỡ được đặt trước mái hiên nhà hay treo lơ lững chung quanh nhà. Đường phố đông người, quán xá khá sầm uất, nhưng thật bình an và vui mắt. Vui mắt vì màu sắc nhà cửa và dinh thự. Bình an vì rất ít tiếng ồn ào. Cái bình an bộc lộ rõ nét qua tính ôn hòa, lịch sự trong cách cư xử với nhau. Không bao giờ nghe tiếng quát tháo, văng tục hay rượt bắt hỗn độn trên đường phố. Trong quán ăn cũng thế, không bao giờ nghe được tiếng gọi như “Ê! bồi!’ trịch thượng hay những cười cợt kém giáo dục như tôi đã từng thấy.
Bước vào nơi tiền sảnh rộng của văn phòng dành cho du khác đển thăm Liên Hiệp Quốc. Mắt tôi chụp ngay tấm bảng to khổ, dựng sừng sửng “Map of Hunger.” Chương trình của Liên Hiệp Quốc cứu trợ những nơi đói khổ được tô màu đỏ đậm trên bản đồ thế giới. Cố dò tìm, nhưng không thấy Việt Nam trong bản đồ những nơi đói khổ nầy. Nhân viên Liên Hiệp Quốc cho biết: năm 2008, Việt Nam tuyên bố chính thức xóa tên khỏi những quốc gia nghèo đói trên thế giới. Vậy bây giờ Việt Nam xếp vào hạng nước giàu hay ấm no hạnh phúc trên thế giới chăng? Nhân viên trả lời: Tôi không biết! Việt Nam có cái gì khó hiểu!!!
Tôi lần lượt đi thăm viếng và tìm hiều sinh hoạt, cũng như tổ chức của Liên Hiệp Quốc ở Geneva. Phòng họp khoảng đại thật rộng lớn có đến hàng mấy trăm ghế ngồi trang bị loa nhỏ và mi-crô-phone xếp theo hình bán nguyệt. Thấy một ghế ngồi ở khá xa bàn chủ tọa đề “Quan sát viên thường trực – Tòa Thánh Vatican” Tôi thắc mắc về chuyện Tòa Thánh chỉ là quan sát viên thường trực và không có chỗ ngồi quan trọng trong số thành viên Liên Hiệp Quốc. Hướng dẫn viên trả lời: Tòa Thánh Vatican không là thành viên. Tòa Thánh Vatican không bao giờ xin gia nhập Liên Hiệp Quốc.
Tôi à lên một tiếng! Toàn thế giới có 195 quốc gia độc lập. Trong số nầy, 192 quốc gia được vào tổ chức Liên Hiệp Quốc. Như vậy, Liên Hiệp Quốc cũng chỉ là một tổ chức liên kết các quốc gia muốn liên kết với nhau. Còn lại một vài quốc gia không độc lập và không được vào Liên Hiệp Quốc. Vatican là một quốc gia, nhưng Tòa Thánh Vatican luôn muốn liên kiết với tất cả mọi quốc gia. Khi gia nhập một tồ chức, dù muốn dù không, cũng dễ trở thành “phe cánh” đánh mất vị trí trung lập của Tòa Thánh. Ở đây chúng ta hiểu được tại sao Giáo Sĩ Công Giáo không được tham gia đảng phái chính trị. Có đảng phái là có phe cánh, có đối lập và có kẻ thù. Giám Mục, Linh Mục… phải là người của mọi người, chứ không là người của một tổ chức đảng phái chính trị.
…….mà đau đớn lòng
Chúng tôi tiếp tục thăm viếng cơ sở và cách tổ chức sinh họat của Liên Hiệp Quốc. Tôi yêu cầu được đến thăm viếng và lưu lại khá lâu với nhiều vấn nạn liên quan đến gian phòng lịch sử gọi là Geneva Conference. Nơi đây, từ ngày 8 tháng 5 cho đến ngày 21 tháng 7 năm 1954 đã diễn ra hội nghị giữa các quốc gia liên hệ nhằm giải quyết vấn đề Việt Nam sau trận chiến Điện Biên Phủ. Kết quả, ngày 21 tháng 7 năm 1954 Việt Minh và Pháp đã ký Hiệp Ước Geneva (Geneva Accords). Nội dung Hiệp Ước Geneva gồm ba điểm: Ngưng bắn, chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17 và tổng tuyển cử vào năm 1956. Sau ngày ký hiệp định Geneva, nửa triệu người Miền Bắc di cư vào Nam và hơn năm chục ngàn người từ Miền Nam tập kết ra Bắc.
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng! Hiệp định Geneva, gọi là hiệp ước ngưng chiến hay đình chiến. “Ngưng và đình” đều không có nghĩa là chấm dứt hay kết thúc. Nên sau đó chiến tranh lại bộc phát theo nhịp độ leo thang và tiến dần đến thảm hại. Một hiệp định được ký kết để quyết định về vận mệnh của một quốc gia, nhưng lại được ký giữa hai anh lính tham chiến: Pháp và Việt Minh. Việt Minh, đảng cộng sản ở Việt Nam chứ không là Việt Nam. Việt Nam không có chữ ký trong hiệp định Geneva. Việt Nam, một ngàn năm bị Tàu đô hộ, một trăm năm bị Thực Dân Pháp chiếm đóng. Bây giờ vẫn tiếp tục bị khống chế bởi những thế lực đảng phái chính trị để phục vụ quyền lợi đảng viên.
Những ngày thoải mái và hữu ích của tôi bên bờ hồ Geneva bị tan biến dần sau ngày viếng thăm phòng họp của Liên Hiệp Quốc, nơi ký Hiệp Định Geneva năm 1954. Và nhất là vào một buổi sáng…. Khi tôi theo người bạn đến Văn Phòng Thường Vụ Lãnh sự quán của Việt Nam ở Geneve (Mission Permanente et consulat du VietNam a Geneve) để xin Visa nhập cảnh Việt Nam, về tổ chức lễ giỗ giáp năm cho bà mẹ. Tôi ăn mặc khá tế chỉnh vì nghĩ mình đang đi đến chốn văn minh, quan quyền, sẽ gặp những nhân viên thường vụ của lãnh sự quán Việt Nam.
Xe vừa dừng hẵn trước tòa nhà, nơi đặt văn phòng thường vụ lãnh sự quán, bạn tôi và tôi kẻ trước người sau tiến vào văn phòng trực. Thấy chúng tôi, một anh người Miền Bắc răng hô, má lồi, ăn mặc rất đơn giản, áo sơ mi, quần dài, chân đi dép, đang ngồi ngay bậc thềm hút thuốc lá vội đứng dậy nhoẽn miệng cười hỏi:
Các bác đến đây sớm có chuyện gì thế? Chắc xin Visa về thăm quê hương chứ gì?
Tôi có cảm tưởng như mình đang đi lạc ở Lạng Sơn hay Mống Cáy.
Bạn tôi ấp úng trả lời: Dạ phải!
Nhân viên Thường Vụ lãnh sự quán bảo:
Dễ thôi, các bác vào trước đi! Để tôi bảo các cô thư ký cứu xét khẩn trương cho các bác. Anh giới thiệu tên và chức vụ là trưởng văn phòng thường trực. Anh vừa chìa tay bắt tay chúng tôi vừa bảo:
Chúng tôi nhiệt tình giúp đỡ đồng bào ruột thịt mình lắm, chả nệ khó chi cả! Anh vào điền đơn xin Visa, đóng tiền giấy mực và dịch vụ, ba ngày sau trở lại đây là có ngay.
Chúng tôi bước đến ô cửa có bàn viết nơi có nhân viên tiếp dân. Tôi đưa mắt nhìn vào bên trong văn phòng: Anh nhân viên Trưởng văn phòng vừa đẩy cửa bước vào, hai cô thư ký, tôi đoán vậy, ăn mặc xoề xòa, đơn giản, đang ngồi nói chuyện! Hai đứa bé đang nô đùa dưới nền gạnh. Anh Chánh văn Phòng bước đến, tay bồng một cháu bé, tay kia kéo hộc bàn lấy mấy mẫu giấy đưa cho anh bạn tôi. Tôi đứng ngay sau bạn mình, hoàn toàn im lặng, đưa mắt quan sát căn phòng và tự hỏi: Văn phòng? Phòng ăn? Phòng ngủ… ? tôi không phân biệt được! Nó qui tụ khá đầy đủ những yếu tố của các thứ phòng khác biệt tôi vừa liệt kê. Họ nói chuyện với nhau to tiếng, toàn giọng Bắc đặc sệt như đài phát thanh Hà Nội mà tôi không bao giờ dám nghe. Thật sự tôi không quen với loại âm thanh sắc nhọn, đanh đá và xáo rỗng ở ngoài đó. Nhiều năm sống chung với người bên nầy, tôi thấy thích kiểu ăn nói từ tốn, nhỏ nhẹ và thuyết phục hơn là những thứ chanh chua, đấu tranh hay trịch thượng kiểu ngoài đó.
Để người bạn ở lại văn phòng làm việc của Thường Vụ lãnh sự quán, tôi im lặng rút lui, đảo một vòng quanh tòa nhà. Tòa nhà xây bằng gạch đỏ hai tầng, kiến trúc khá kiên cố theo lối cỗ. Lá cờ đỏ sao vàng to bay phất phới để nói lên bộ mặt của Việt Nam ở Geneve hay để phân biệt với những nhà thường dân chung quanh. Tôi đi về phía cuối tòa nhà. Một căn nhà không có gi khang trang dựng tạm nối liền với tòa nhà xây. Chung quanh thật nhiều rác và những đồ vật hư hỏng và phế thải như vỏ xe hơi, vài chiếc xe đạp cũ kỹ, thùng xách nước, vài cây chổi cùn…. Kế đó dưới bóng cây râm mát, có lẽ làm chỗ vui chơi cho gia đình nhân viên, tôi thấy một đóng củi khô, vài cái ghế cũ, đồ nướng thịt và một chiếc shopping cart còn khá tốt. Từ đâu ra? Chắc chắn tứ một cửa hàng nào gần đây? Nhân viên Thường vụ lãnh sự quán Việt Nam không chỉ đưa người sang đây làm việc mà còn cả cái tính cộng sản thiếu tôn trọng sở hữu của người khác. Dùng xe cửa hàng đi mua sắm, rồi đầy cả đồ mua và xe của người khác về làm của riêng. Đây là Thường Vụ Lãnh Sự Quán của Việt Nam ở Geneve? Đây là bộ mặt thật của Việt Nam trên phương diện ngoại giao?
Bộ veston lịch sự tôi đang mặc để tỏ lòng tôn trọng với nhân viên chính phủ Việt Nam giờ thành lố bịch. Chỉ cần chiếc áo sơ mi, quần xoàng, chân đi dép, ngồi bệt trước thềm nhà hút thuốc cũng là nhân viên chánh văn phòng của Thường Vụ lãnh sự quán chứ cần gì phải như tôi. Ăn ngủ, làm việc hay nấu nướng có cần chi chỗ đặc biệt theo kiểu quan liêu, điền chủ. Chỉ cần một căn phòng, quân ta có thể bố trí thành đa dạng với nhiều chức năng. Đấy mới là trí tuệ và sáng tạo chứ! Bên Việt Nam những cửa hàng đều có nhân viên an ninh xềp hàng, nhiều khi trang bị cả súng ngắn súng dài. Bên nầy, họ không biết thuê an ninh xử lý. Quân ta ha hồ thao túng! Xá gì một hay hai hay mười chiếc xe mua đồ. Tất cả là của chung. Dân có quyền xử dụng theo nhu cầu….
Tôi đi về phía cuối khuôn viên tòa nhà. Thêm một anh thanh niên quần áo loàng xoàng và một em bé trai chừng 10 tuổi đang đùa vui với nhau. Thấy tôi, anh thanh niên to tiếng: Bác đi ra, không được phép vào. Đây là khu gia cư dành riêng cho nhân viên cán bộ của Thường Vụ Lãnh Sự quán. Tôi làm bộ ngơ ngác không hiểu, hỏi lại bằng tiếng Anh: What are you saying? Anh lặp lại lời xua đuổi cũng cứ bằng tiếng Việt với cử chỉ hung hăng và quyết liệt hơn. Tôi lững thững quay ra, đến trước cửa chính của tòa nhà.
Một người đàn Ông Việt Nam khá đứng tuổi vận veston màu đen đang chào tạm biệt một người đàn Ông ngoại quốc ngay trên những bậc thang trước nhà. Họ nói những câu từ biệt rất vui vẻ bằng tiếng Pháp. Người đàn Ông Việt Nam, tôi đoán chính là Chánh Ủy Viên Thường Vụ Lãnh Sự Quán Việt Nam, thấy tôi, Ông sẵn giọng hỏi: Bác làm chi ở đây? Tôi ú ớ không hiểu. Ông chuyển sang tiếng Pháp “Que fais-tu ici?” Tôi càng ú ớ không hiểu! Vừa lúc đó, bạn tôi cũng vừa xong công việc. Bạn tôi ra dấu, chúng tôi đi nhanh ra cỗng.
Tôi yêu cầu bạn mình đánh một vòng hồ Geneve trên đường về. Tôi hình dung mình đang vòng quanh hồ Hoàn Kiếm Hà Nội. Tôi nhìn thấy thật sống động những cảnh sống khắc khổ cùng cực gần như đọa đày mà tôi có dịp gặp ở quê hương mình. Những Thường vụ lãnh sự quán, hay sứ quán của Việt Nam ở các nước trên thế giới là những món thù lao béo bỡ, bù đắp cho những năm tháng chiến đấu sống chết nơi rừng sâu, nơi địa đạo hay giao thông hào trong chiến tranh Việt Nam. Còn gì sướng bằng được đại diện cho Việt Nam để đi nước ngoài, sống phè phỡn giữa những nước văn minh tư bản giàu có. Làm việc nửa đùa nửa thật, nguệch ngoạc ít chữ, ký tên, cấp giấy chiếu khán nhập cảnh Việt Nam, ngày kiếm bạc ngàn dễ dàng. Rồi sống ky cóp, dành dụm sau về quê hương sống đời đế vương. Thật không bõ chút nào máu xương của bao anh hùng tử sĩ!
Không buồn. Không giận. Không hận. Hãy giữ tâm hồn bình lặng như mặt nước hồ Geneve. Nhưng…đau đớn lòng… vì những điều trông thấy. … Thấy Việt Nam ở hải ngoại không là một Việt Nam đáng tự hào. Thấy những người làm việc cho Thường Vụ Sứ Quán Việt Nam ở đây hay chỗ khác chỉ là thành phần của đảng phái chính trị. Thấy người ta bám vào đảng, sang đây thừa hưởng công khó chiến đấu nhiều xương máu ngày xưa. Thấy người ta tự gán cho mình vai trò lãnh đạo đất nước. Thấy người ta tự nhận mình đại diện cho nước Việt Nam. Những điều trông thấy ….mà đau đớn lòng….. vì xem chừng kém văn hóa và nghèo nàn sĩ diện dân tộc quá!!
Pax Hominibus – Bình An Nhân Thế!
Dường như nhà nào cũng sơn phết sạch sẽ, cố gắng phô bày nét thanh tao, lịch sự và dễ thu hút người khác. Những chậu bông hoa nhiều màu sắc sặc sỡ được đặt trước mái hiên nhà hay treo lơ lững chung quanh nhà. Đường phố đông người, quán xá khá sầm uất, nhưng thật bình an và vui mắt. Vui mắt vì màu sắc nhà cửa và dinh thự. Bình an vì rất ít tiếng ồn ào. Cái bình an bộc lộ rõ nét qua tính ôn hòa, lịch sự trong cách cư xử với nhau. Không bao giờ nghe tiếng quát tháo, văng tục hay rượt bắt hỗn độn trên đường phố. Trong quán ăn cũng thế, không bao giờ nghe được tiếng gọi như “Ê! bồi!’ trịch thượng hay những cười cợt kém giáo dục như tôi đã từng thấy.
Bước vào nơi tiền sảnh rộng của văn phòng dành cho du khác đển thăm Liên Hiệp Quốc. Mắt tôi chụp ngay tấm bảng to khổ, dựng sừng sửng “Map of Hunger.” Chương trình của Liên Hiệp Quốc cứu trợ những nơi đói khổ được tô màu đỏ đậm trên bản đồ thế giới. Cố dò tìm, nhưng không thấy Việt Nam trong bản đồ những nơi đói khổ nầy. Nhân viên Liên Hiệp Quốc cho biết: năm 2008, Việt Nam tuyên bố chính thức xóa tên khỏi những quốc gia nghèo đói trên thế giới. Vậy bây giờ Việt Nam xếp vào hạng nước giàu hay ấm no hạnh phúc trên thế giới chăng? Nhân viên trả lời: Tôi không biết! Việt Nam có cái gì khó hiểu!!!
Tôi lần lượt đi thăm viếng và tìm hiều sinh hoạt, cũng như tổ chức của Liên Hiệp Quốc ở Geneva. Phòng họp khoảng đại thật rộng lớn có đến hàng mấy trăm ghế ngồi trang bị loa nhỏ và mi-crô-phone xếp theo hình bán nguyệt. Thấy một ghế ngồi ở khá xa bàn chủ tọa đề “Quan sát viên thường trực – Tòa Thánh Vatican” Tôi thắc mắc về chuyện Tòa Thánh chỉ là quan sát viên thường trực và không có chỗ ngồi quan trọng trong số thành viên Liên Hiệp Quốc. Hướng dẫn viên trả lời: Tòa Thánh Vatican không là thành viên. Tòa Thánh Vatican không bao giờ xin gia nhập Liên Hiệp Quốc.
Tôi à lên một tiếng! Toàn thế giới có 195 quốc gia độc lập. Trong số nầy, 192 quốc gia được vào tổ chức Liên Hiệp Quốc. Như vậy, Liên Hiệp Quốc cũng chỉ là một tổ chức liên kết các quốc gia muốn liên kết với nhau. Còn lại một vài quốc gia không độc lập và không được vào Liên Hiệp Quốc. Vatican là một quốc gia, nhưng Tòa Thánh Vatican luôn muốn liên kiết với tất cả mọi quốc gia. Khi gia nhập một tồ chức, dù muốn dù không, cũng dễ trở thành “phe cánh” đánh mất vị trí trung lập của Tòa Thánh. Ở đây chúng ta hiểu được tại sao Giáo Sĩ Công Giáo không được tham gia đảng phái chính trị. Có đảng phái là có phe cánh, có đối lập và có kẻ thù. Giám Mục, Linh Mục… phải là người của mọi người, chứ không là người của một tổ chức đảng phái chính trị.
…….mà đau đớn lòng
Chúng tôi tiếp tục thăm viếng cơ sở và cách tổ chức sinh họat của Liên Hiệp Quốc. Tôi yêu cầu được đến thăm viếng và lưu lại khá lâu với nhiều vấn nạn liên quan đến gian phòng lịch sử gọi là Geneva Conference. Nơi đây, từ ngày 8 tháng 5 cho đến ngày 21 tháng 7 năm 1954 đã diễn ra hội nghị giữa các quốc gia liên hệ nhằm giải quyết vấn đề Việt Nam sau trận chiến Điện Biên Phủ. Kết quả, ngày 21 tháng 7 năm 1954 Việt Minh và Pháp đã ký Hiệp Ước Geneva (Geneva Accords). Nội dung Hiệp Ước Geneva gồm ba điểm: Ngưng bắn, chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17 và tổng tuyển cử vào năm 1956. Sau ngày ký hiệp định Geneva, nửa triệu người Miền Bắc di cư vào Nam và hơn năm chục ngàn người từ Miền Nam tập kết ra Bắc.
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng! Hiệp định Geneva, gọi là hiệp ước ngưng chiến hay đình chiến. “Ngưng và đình” đều không có nghĩa là chấm dứt hay kết thúc. Nên sau đó chiến tranh lại bộc phát theo nhịp độ leo thang và tiến dần đến thảm hại. Một hiệp định được ký kết để quyết định về vận mệnh của một quốc gia, nhưng lại được ký giữa hai anh lính tham chiến: Pháp và Việt Minh. Việt Minh, đảng cộng sản ở Việt Nam chứ không là Việt Nam. Việt Nam không có chữ ký trong hiệp định Geneva. Việt Nam, một ngàn năm bị Tàu đô hộ, một trăm năm bị Thực Dân Pháp chiếm đóng. Bây giờ vẫn tiếp tục bị khống chế bởi những thế lực đảng phái chính trị để phục vụ quyền lợi đảng viên.
Xe vừa dừng hẵn trước tòa nhà, nơi đặt văn phòng thường vụ lãnh sự quán, bạn tôi và tôi kẻ trước người sau tiến vào văn phòng trực. Thấy chúng tôi, một anh người Miền Bắc răng hô, má lồi, ăn mặc rất đơn giản, áo sơ mi, quần dài, chân đi dép, đang ngồi ngay bậc thềm hút thuốc lá vội đứng dậy nhoẽn miệng cười hỏi:
Các bác đến đây sớm có chuyện gì thế? Chắc xin Visa về thăm quê hương chứ gì?
Tôi có cảm tưởng như mình đang đi lạc ở Lạng Sơn hay Mống Cáy.
Bạn tôi ấp úng trả lời: Dạ phải!
Nhân viên Thường Vụ lãnh sự quán bảo:
Dễ thôi, các bác vào trước đi! Để tôi bảo các cô thư ký cứu xét khẩn trương cho các bác. Anh giới thiệu tên và chức vụ là trưởng văn phòng thường trực. Anh vừa chìa tay bắt tay chúng tôi vừa bảo:
Chúng tôi nhiệt tình giúp đỡ đồng bào ruột thịt mình lắm, chả nệ khó chi cả! Anh vào điền đơn xin Visa, đóng tiền giấy mực và dịch vụ, ba ngày sau trở lại đây là có ngay.
Chúng tôi bước đến ô cửa có bàn viết nơi có nhân viên tiếp dân. Tôi đưa mắt nhìn vào bên trong văn phòng: Anh nhân viên Trưởng văn phòng vừa đẩy cửa bước vào, hai cô thư ký, tôi đoán vậy, ăn mặc xoề xòa, đơn giản, đang ngồi nói chuyện! Hai đứa bé đang nô đùa dưới nền gạnh. Anh Chánh văn Phòng bước đến, tay bồng một cháu bé, tay kia kéo hộc bàn lấy mấy mẫu giấy đưa cho anh bạn tôi. Tôi đứng ngay sau bạn mình, hoàn toàn im lặng, đưa mắt quan sát căn phòng và tự hỏi: Văn phòng? Phòng ăn? Phòng ngủ… ? tôi không phân biệt được! Nó qui tụ khá đầy đủ những yếu tố của các thứ phòng khác biệt tôi vừa liệt kê. Họ nói chuyện với nhau to tiếng, toàn giọng Bắc đặc sệt như đài phát thanh Hà Nội mà tôi không bao giờ dám nghe. Thật sự tôi không quen với loại âm thanh sắc nhọn, đanh đá và xáo rỗng ở ngoài đó. Nhiều năm sống chung với người bên nầy, tôi thấy thích kiểu ăn nói từ tốn, nhỏ nhẹ và thuyết phục hơn là những thứ chanh chua, đấu tranh hay trịch thượng kiểu ngoài đó.
Bộ veston lịch sự tôi đang mặc để tỏ lòng tôn trọng với nhân viên chính phủ Việt Nam giờ thành lố bịch. Chỉ cần chiếc áo sơ mi, quần xoàng, chân đi dép, ngồi bệt trước thềm nhà hút thuốc cũng là nhân viên chánh văn phòng của Thường Vụ lãnh sự quán chứ cần gì phải như tôi. Ăn ngủ, làm việc hay nấu nướng có cần chi chỗ đặc biệt theo kiểu quan liêu, điền chủ. Chỉ cần một căn phòng, quân ta có thể bố trí thành đa dạng với nhiều chức năng. Đấy mới là trí tuệ và sáng tạo chứ! Bên Việt Nam những cửa hàng đều có nhân viên an ninh xềp hàng, nhiều khi trang bị cả súng ngắn súng dài. Bên nầy, họ không biết thuê an ninh xử lý. Quân ta ha hồ thao túng! Xá gì một hay hai hay mười chiếc xe mua đồ. Tất cả là của chung. Dân có quyền xử dụng theo nhu cầu….
Tôi đi về phía cuối khuôn viên tòa nhà. Thêm một anh thanh niên quần áo loàng xoàng và một em bé trai chừng 10 tuổi đang đùa vui với nhau. Thấy tôi, anh thanh niên to tiếng: Bác đi ra, không được phép vào. Đây là khu gia cư dành riêng cho nhân viên cán bộ của Thường Vụ Lãnh Sự quán. Tôi làm bộ ngơ ngác không hiểu, hỏi lại bằng tiếng Anh: What are you saying? Anh lặp lại lời xua đuổi cũng cứ bằng tiếng Việt với cử chỉ hung hăng và quyết liệt hơn. Tôi lững thững quay ra, đến trước cửa chính của tòa nhà.
Một người đàn Ông Việt Nam khá đứng tuổi vận veston màu đen đang chào tạm biệt một người đàn Ông ngoại quốc ngay trên những bậc thang trước nhà. Họ nói những câu từ biệt rất vui vẻ bằng tiếng Pháp. Người đàn Ông Việt Nam, tôi đoán chính là Chánh Ủy Viên Thường Vụ Lãnh Sự Quán Việt Nam, thấy tôi, Ông sẵn giọng hỏi: Bác làm chi ở đây? Tôi ú ớ không hiểu. Ông chuyển sang tiếng Pháp “Que fais-tu ici?” Tôi càng ú ớ không hiểu! Vừa lúc đó, bạn tôi cũng vừa xong công việc. Bạn tôi ra dấu, chúng tôi đi nhanh ra cỗng.
Tôi yêu cầu bạn mình đánh một vòng hồ Geneve trên đường về. Tôi hình dung mình đang vòng quanh hồ Hoàn Kiếm Hà Nội. Tôi nhìn thấy thật sống động những cảnh sống khắc khổ cùng cực gần như đọa đày mà tôi có dịp gặp ở quê hương mình. Những Thường vụ lãnh sự quán, hay sứ quán của Việt Nam ở các nước trên thế giới là những món thù lao béo bỡ, bù đắp cho những năm tháng chiến đấu sống chết nơi rừng sâu, nơi địa đạo hay giao thông hào trong chiến tranh Việt Nam. Còn gì sướng bằng được đại diện cho Việt Nam để đi nước ngoài, sống phè phỡn giữa những nước văn minh tư bản giàu có. Làm việc nửa đùa nửa thật, nguệch ngoạc ít chữ, ký tên, cấp giấy chiếu khán nhập cảnh Việt Nam, ngày kiếm bạc ngàn dễ dàng. Rồi sống ky cóp, dành dụm sau về quê hương sống đời đế vương. Thật không bõ chút nào máu xương của bao anh hùng tử sĩ!
Không buồn. Không giận. Không hận. Hãy giữ tâm hồn bình lặng như mặt nước hồ Geneve. Nhưng…đau đớn lòng… vì những điều trông thấy. … Thấy Việt Nam ở hải ngoại không là một Việt Nam đáng tự hào. Thấy những người làm việc cho Thường Vụ Sứ Quán Việt Nam ở đây hay chỗ khác chỉ là thành phần của đảng phái chính trị. Thấy người ta bám vào đảng, sang đây thừa hưởng công khó chiến đấu nhiều xương máu ngày xưa. Thấy người ta tự gán cho mình vai trò lãnh đạo đất nước. Thấy người ta tự nhận mình đại diện cho nước Việt Nam. Những điều trông thấy ….mà đau đớn lòng….. vì xem chừng kém văn hóa và nghèo nàn sĩ diện dân tộc quá!!
Pax Hominibus – Bình An Nhân Thế!
Thông Báo
Cáo phó: LM Philipphê Lễ Phước Minh đã từ trần tại Xuân Lộc
Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM
05:47 27/02/2010
Trong Niềm Tin Vào Chúa Kitô Tử Nạn Và Phục Sinh
Linh Mục Đoàn Giáo Phận Xuân Lôc, Hạt Xuân Lộc,
Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc
Giáo xứ Tân Xuân và Gia Đình Linh Tông, Huyết Tộc
Trân Trọng Kính Báo
Linh mục Philipphê LÊ PHƯỚC MINH
Chánh xứ Tân Xuân, linh hướng Đại chủng viện đã được Chúa gọi về Nhà Cha trên Trời
vào lúc 5h00 ngày 18-2-2010 tại giáo xứ Tân Xuân, giáo hạt Xuân Lộc.
Hưởng thọ: 70 tuổi.
Nghi thức tẩm liệm được cử hành vào lúc 9h00 ngày 19 - 02 - 2010 tại giáo xứ Tân Xuân.
Sau đó linh cữu được quàng tại nhà thờ Tân Xuân để mọi người cầu nguyện và kính viếng.
Thánh lễ an táng được cử hành vào lúc 8h30 ngày 22 - 02 - 2010 tại nhà thờ Tân Xuân, và được an táng tại giáo xứ.
Cha Philipphê Lê Phước Minh sinh ngày 10 - 02 – 1940 tại Trà Vinh.
- Chịu chức Linh Mục tại cần Thơ: 25 – 04 – 1972
- Linh hướng tiểu chủng viện Cái Răng, Cần Thơ: 1972 – 1975
- Phụ trách Giáo xứ Khúc Tréo, Cà Mau: 1975
- Phó xứ Phương Lâm: 1975 – 1978
- Gián đoạn mục vụ: 1978 – 1982
- Nghỉ tại tòa Giám Mục và tại gia đình: 1982 – 1992
- Chánh xứ Phú Lâm: 1992 – 1994
- Chánh xứ Tân Xuân: 1994 đến nay
- Quản nhiện giáo xứ Tân Phú: 1996 – 1998
- Quản nhiệm giáo xứ Bảo Vinh: 1996 – 2002
- Linh hướng và Cha giáo tại chủng viện Xuân Lộc: 1995 đến nay
Xin thêm lời cầu nguyện cho linh hồn Philipphê.