Ngày 27-02-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Giằng Co
Lm Vũđình Tường
06:12 27/02/2014
Đời người thường bị giằng co giữa hai thế lực. Một là thế lực trần thế hai là thế lực tâm linh. Như thế giữa thân xác và tâm linh có bất đồng nội tại. Cả hai đều lôi kéo con người vào vòng ảnh hưởng của thế lực. Vật chất cần thiết cho sự sống còn và phát triển của thân thể; tâm linh cần thiết cho an bình nội tâm và con tim vui mạnh. Cả hai đều cần, không thể thiếu. Cả hai đều ảnh hưởng mạnh đến con người. Sống hài hoà giữa hai thế lực là điều khó thực hiện bởi không có nguyên tắc, hướng dẫn giúp thực hiện việc chọn lựa. Cách giúp chọn lựa khôn ngoan hơn cả là sốt sắng tham dự thánh lễ cuối tuần và hăng say phục vụ trong cộng đoàn đức tin vì khi phục vụ chúng ta sẽ biết rõ hơn về điểm mạnh yếu của tâm linh mình, từ đó tìm cách hài hoà cho cuộc sống. Đó là nghệ thuật sống bởi nó giúp ta nhận biết đủ là đủ. Nghệ thuật sống giúp ta biết đón nhận và biết cho đi. Từ đó ta biết mở tấm lòng bác ái giúp đỡ tha nhân những người thiếu may mắn hơn mình.

Một số tự tin vào khả năng riêng, tự đi tìm câu trả lời cho cuộc đời bằng cách chọn một thế lực làm chuẩn cho cuộc sống. Đáp lại tiếng kêu gào của vật chất với ước mong sẽ đạt được í nguyện, có danh vọng và có thế đứng trong xã hội cũng như tên tuổi được nhiều người biết đến. Khi chọn vật chất làm chuẩn có nghĩa là tâm linh trở thành phụ thuộc hay không cần thiết. Điều chắc chắn xảy ra là vật chất ảnh hưởng đến lối sống cá nhân, gia đình và những người họ ảnh hưởng. Điều gì xảy ra? Người đó bị vật chất chi phối, biến đổi. Với họ, danh vọng, địa vị quan trọng như sự sống. Có nó có sự sống, thiếu nó, thiếu sự sống trong người. Khi đã công thành, danh toại, người đó lại muốn chi phối xã hội, tung tiền ra làm những chương trình vĩ đại mong hình hài khắc bia đá, tên tuổi ghi bảng vàng. Lúc nghèo nàn bị xã hội thay đổi khi có thế lực lại muốn thay đổi bộ mặt xã hội theo í mình, mong thành danh.

Tiếng nói tâm linh thánh thót, êm dịu nằm sâu trong tâm hồn nhẹ nhàng hướng dẫn con người làm điều tốt lành, thánh thiện. Chọn tâm linh làm chuẩn cho cuộc sống người đó cũng bị thay đổi, ảnh hưởng bởi giáo huấn, tinh thần phục vụ và tình yêu của Đức Kitô. Người đó mang tâm tình của Đức Kitô và được sai đi thay đổi xã hội. Có sự khác biệt trong í nghĩ và mục đích giữa hai chọn lựa. Chọn bước theo thế lực xã hội, nếu may mắn thành công, lắm bạc, nhiều tiền sẽ tính đến chuyện ngày nào đó tung tiền mong tên khắc bảng vàng. Chọn bước theo Đức Kitô cũng lăn xả vào xã hội, cũng mong thay đổi xã hội nhưng không phải cho danh mình, mà cho Danh của Đức Kitô được cả sáng. Chọn theo Đức Kitô nhưng không chê vật chất nhưng dùng vật chất được thực thi đức ái.

Chọn theo thế lực xã hội, chưa thành công thì cố gắng hết sức mong đạt điều mong muốn; khi thành công thì ngày đêm lo giữ vững những gì đang có như thế cuộc đời lúc nào cũng trong tình trạng căng thẳng, lo lắng. Cuộc đời quả là gánh nặng. Để lấy lại thế cân bằng không khó chỉ cần biết giới hạn đam mê vật chất nhưng giới hạn đam mê không dễ. Biết giới hạn đam mê là bước đầu biết từ bỏ. Từ bỏ được cuộc sống sẽ nhẹ nhàng, thảnh thơi. Từ bỏ để làm chủ vật chất mà không phải là nô lệ cho nó.

Chọn mang tình yêu Chúa đến mọi người sẽ tránh được tình trạng căng thẳng vì tình yêu mang tặng luôn nhận được tình yêu đáp trả và như thế cảm xúc buồn, vui phục vụ tha nhân trở thành cảm xúc buồn, vui cho chính mình. Chọn theo Đức Kitô sẽ nghèo vật chất nhưng giầu tinh thần và cuộc sống cân bằng hơn.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Tiền Bạc: Ông Chủ Hay Đầy Tớ ?
Lm. Đan Vinh
23:12 27/02/2014
Chúa Nhật 8 Thường Niên A

Is 49,14-15; 1 Cr 4,1-5; Mt 6,24-34


Tiền Bạc: Ông Chủ Hay Đầy Tớ ?

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 6,24-34

(24) "Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được. (25) "Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? (26) Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? (27) Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? (28) Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; (29) thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. (30) Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! (31) Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? (32) Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. (33) Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. (34) Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai : ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.

2. Ý CHÍNH:

Tin Mừng hôm nay tiếp tục Bài Giảng Trên Núi. Đức Giê-su dạy các tín hữu về thái độ phải có đối với tiền bạc vật chất: Họ không được coi đồng tiền là ông chủ mà phải bắt nó phục vụ mình như đầy tớ. Không nên quá lo tìm kiếm cái ăn cái mặc vì tin vào tình thương của Chúa quan phòng. Điều phải quan tâm trước hết là “lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, còn các điều khác Ngài sẽ ban cho”.

3. CHÚ THÍCH:

-C 24-25: +Không ai có thể làm tôi hai chủ: Đức Giê-su đưa ra một nguyên tắc chung về cuộic sống đức tin là không ai có thể phụng sự hai ông chủ một trật. Cần phải dứt khóat chọn một trong hai là phụng sự Thiên Chúa hay tiền bạc. +làm tôi: mang ý nghĩa như một nô lệ bị mất quyền tự chủ và phải hòan tòan lệ thuộc vào ông chủ của mình. +Tiền Của: Được viết Hoa để nhấn mạnh là Thần Tài. Tiền được nâng lên địa vị là một vị thần có sức mạnh vạn năng như người ta thường nói: Có tiền mua tiên cũng được”. Đức Giê-su khuyên các tín hữu cần có thai độ dứt khóat chọn một trong hai làm chủ cuộc đời của mình. +Đừng lo cho mạng sống: Đừng lo âu thái quá tìm kiếm cái ăn cái mặc vì “Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó” (x Mt 6,32) Tuy vậy, Đức Giê-su không cổ võ thái độ thụ động và ỷ nại để hưởng nhàn, vì “Nhàn cư vi bất thiện!” nghĩa là sự lười biếng ở không là nguồn phát sinh mọi tội lỗi. Các tín hữu chỉ cần bình tâm làm việc để kiếm cơm áo hôm nay và phó thác tương lai cho Chúa quan phòng như lời cầu trong Kinh Lạy Cha: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày” (Mt 6,11). +Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? : Đừng lo lắng làm chi vì Thiên Chúa sẽ luôn bảo đảm cho ta có đủ cơm ăn áo mặc cho cuộc sống thể xác.

-C 26-29: +Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho: Thiên Chúa luôn quan tâm săn sóc đến các tạo vật như lòai chim nhỏ bé mà Ngài đã dựng nên, để cho chúng có thể tồn tại. +Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao ?: Chim trời không có giá trị bao nhiêu mà còn được Cha trên trời quan tâm như vậy, phương chi chúng ta là con cái của Ngài. +Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? : Hơn nữa, dù ta có lo lắng bao nhiêu đi nữa cũng vô ích, vì mọi sự đều do ơn Chúa ban như lời thánh Phao-lô: “Tôi trồng, A-pô-lô tưới, còn Thiên Chúa cho mọc lên”. +Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào: Về áo mặc, Đức Giê-su lấy ví dụ về vẻ đẹp của một bông hoa huệ ngòai đồng nay còn mai mất mà Thiên Chúa còn ban cho mặc đẹp hơn vinh quang của vua Sa-lô-mông, phương chi con người là con cái Thiên Chúa lại không được Ngài ban cho áo mặc hay sao?

-C 31-34: + Anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? : Những điều cần cho thân xác như của ăn áo mặc không đáng gì trước tình thương quan phòng của Thiên Chúa. +Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm: Dân ngọai đi tìm của cải vật chất vì họ không tin có đời sau, nên chỉ lo tìm kiếm hạnh phúc vật chất cho đời tạm này. +Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó: Thiên Chúa là Cha yêu thương nên biết rõ chúng ta cần và luôn quan tâm thỏa mãn những nhu cầu của chúng ta. +Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho: Thái độ khôn ngoan là phải ưu tiên làm sáng danh Thiên Chúa, làm cho Nước Cha mau trị đến như Đức Giê-su đã dạy cầu nguyện trong Kinh Lạy Cha. Một người hy sinh lo việc cho Chúa thì chắc chắn Chúa sẽ bù đắp những thiệt thòi để quan phòng cho họ có đủ cơm ăn áo mặc hằng ngày. +Anh em đừng lo lắng về ngày mai. Ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy: Cuộc sống ở trần gian còn nhiều gian nan thử thách. Nhưng các tín hữu đừng khờ dại khi chỉ lo tích trữ của cải vật chất nay còn mai mất. Hãy cứ lo sống sung mãn trong từng giây phút hiện tại, bằng cách chu tòan các việc bổn phận với lòng mến Chúa yêu người, và tín thác cậy trông vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa.

4. CÂU HỎI: 1) Một người chọn làm tôi Tiền Của với người thứ hai chọn làm tôi Thiên Chúa khác nhau thế nào về cách suy nghĩ, nói năng và ứng xử với tha nhân trong cuộc sống? 2) Khi dạy “Đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì hay mặc gì đây? ” Phải chăng Đức Giê-su cổ võ thái độ lười biếng của người tín hữu chỉ biết khoanh tay cầu nguyện và ỷ nại vào Thiên Chúa sẽ quan phòng mọi sự thay cho mình? 3) Câu “trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” có ý nghĩa thế nào?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: "Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6,24).

2. CÂU CHUYỆN:

1) KHI TIỀN VÀO NHÀ THÌ CHÚA ĐI RA:

Có một đôi vợ chồng tá điền kia làm công cho một ông lãnh chúa giàu có. Hai vợ chồng tuy nghèo nhưng rất có lòng đạo đức: Ngày nào cũng vậy, cả hai đều thức giấc khi gà vừa gáy sáng và dâng giây phút đầu ngày tạ ơn chúc tụng Thiên Chúa. Trong ngày dù phải chịu vất vả làm việc nắng nôi, họ cũng không quên hát những bài thánh ca quen thuộc. Trước và sau bữa ăn đạm bạc, cả hai đều có những lời cầu nguyện sốt sắng. Ngày nào họ cũng đọc kinh tối: ăn năn sám hối tội lỗi và đọc 50 kinh Mân côi dâng kính Đức Mẹ rồi phó thác hồn xác cho Chúa trước khi nghỉ đêm. Tiếng lành về lòng đạo đức của đôi vợ chồng tá điền đã đến tai ông lãnh chúa. Ông ta quyết định thử để biết nếu đôi vợ chồng này giàu lên thì họ có còn giữ được lòng đạo đức như hiện tại hay không ?

Một hôm chờ lúc đêm khuya ông lãnh chúa sai đầy tớ bí mật mang một hòm tiền đựng 100 đồng vàng đến để trước cửa nhà của đôi vợ chồng tá điền rồi quan sát động tĩnh. Hôm ấy khi nghe tiếng gà gáy sáng, theo lệ thường hai vợ chồng bác nông dân liền thức dậy đọc kinh râm ran rồi ăn sáng qua loa trước khi ra đồng làm việc. Chợt anh chồng phát hiện ra một chiếc hòm rất đẹp nằm ngay trước cửa nhà. Anh liền gọi vợ ra khiêng vào nhà. Cả hai rất đỗi ngạc nhiên khi mở hòm ra đếm được tới 100 đồng tiền vàng, một tài sản lớn lao mà không bao giờ hai người dám mơ ước. Thế là họ không đi làm như mọi khi mà ở nhà bàn nhau cách cất giấu hòm tiền vàng. Họ hết đào góc nhà lên chôn hòm tiền vàng xuống, rồi lại moi lên mang cất giấu chỗ khác trong nhà vì không yên tâm. Buổi trưa hôm ấy họ không cảm thấy đói và bỏ ăn luôn cả bữa chiều. Đến tối họ cũng không còn đọc kinh râm ran như mọi khi và lúc nào cũng thắc mắc hòm tiền kia của ai và lý do tại sao xuất hiện trước cửa nhà mình. Ba ngày sau, do ăn uống thất thường và tâm trạng quá lo lắng, nên sức khỏe suy kiệt và cả hai vợ chồng đều nằm liệt giường với chiếc hòm tiền được cất giấu ngay dưới gầm giường.

Tất cả thái độ và cách ứng xử của đôi vợ chồng đều được gia nhân báo cáo cho ông lãnh chúa nên ba ngày sau, ông liền đến nhà đôi vợ chồng tá điền thăm hỏi và báo tin nhà ông bị trộm mất một hòm tiền vàng. Lúc đầu cả hai vợ chồng đều chối, nhưng một phần vì sợ bị đi tù và phần khác biết không thể tiếp tục dấu được mãi, nên hai vợ chồng đành phải thành thật khai báo đã cất giữ hòm tiền vàng ra sao và xin được hoàn lại chủ cũ để tránh sự tù tội. Từ ngày đó, do không còn lo lắng về tiền của bất minh nên hai vợ chồng bác nông dân đã dần dần bình tâm trở lại và tiếp tục thói quen cầu nguyện chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa như trước. Từ nay họ bằng lòng với hòan cảnh hiện tại và đã rút ra bài học này: “Khi tiền vào nhà thì Chúa đi ra!”.

2) THAM THÌ THÂM:

Một buổi sáng kia khi mặt trời vừa ló dạng, ông lãnh chúa đã gặp người đầy tớ và nói với anh như sau: "Ta thấy anh đã giúp việc cho ta rất đắc lực trong nhiều năm qua. Hôm nay ta sẽ thưởng công cho anh bằng việc ký văn tự cho anh một phần đất của ta như sau: Từ bây giờ anh sẽ đi đánh dấu với cục phấn mang theo rồi trở lại đây vào đúng 6 giờ chiều. Tất cả nhà cửa ruộng vườn ao hồ anh đã đánh dấu phấn trắng đều thuộc về anh. Nhưng ta nhắc lại một điều rất quan trọng là anh phải trở lại đây trước 6 giờ chiều để tránh bị trắng tay nếu về trễ dù chỉ một phút”. Nghe ông lãnh chúa nói như vậy, anh đầy tớ rất phấn khởi và lập tức lên đường với hy vọng đánh dấu được nhiều nhà cửa đất đai bao nhiêu có thể. Anh cố đi thật nhanh và không quên vạch phấn lên cây cối nhà cửa và các cột mốc bên đường để làm dấu quyền sở hữu của anh. Đến trưa anh cảm thấy vui mừng khi nhìn thấy đã đánh dấu được nhiều nhà cửa đất đai đồng lúa. Anh chỉ lo chạy mà quên việc phải dừng lại để nghỉ ngơi ăn uông. Đến khi cần vòng lại cho kịp thời gian thì lại thấy trước mặt một cái hồ nước trong xanh có nhiều cây cối chung quanh bờ hồ khiến anh nổi máu tham cố chạy vòng qua hồ mất thêm cả tiếng đồng hồ để lấy thêm hồ nước cho mình. Khi thời gian không còn bao nhiêu anh mới nghĩ đến việc chạy vòng về cho kịp giờ hẹn. Không may cho anh, khi về cách nhà khoảng vài chục mét thì đã nghe tiếng đồng hồ quả lắc điểm 6 giờ chiều. Anh đầy tớ liền té ngã ra bất tỉnh vì bị đuối sức do đã nhịn ăn nhịn uông nhiều giờ, phần nữa do đã trễ giờ hẹn bị mất tất cả đất đai nhà cửa đã đánh dấu và cuối cùng anh đã bị đột quỵ chết thảm. Cảm thương cho người đầy tớ trung thành nhưng bất hạnh do lòng tham quá đáng, ông lãnh chúa đã tổ chức lễ an táng cho anh thật long trọng và chôn cất anh trong một ngôi mộ đẹp ngay tại thửa vườn nơi anh đã từng sinh sông nhiều năm, nhưng mộ anh chỉ chiếm diện tích không đầy ba thước vuông!

3. SUY NIỆM:

1) KHÔNG AI CÓ THỂ LÀM TÔI HAI CHỦ:

-Ngày nay nhiều người rất coi trọng đồng tiền và thường đề cao sức mạnh vạn năng của nó như sau: “Đồng tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà của danh vọng, là cái lọng để che thân, là cán cân của công lý”; Hoặc “Có tiền mua tiên cũng được!”; “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”; “Có thực mới vực được đạo”…

-Đức Giê-su không coi thường tiền bạc: vì chính Người hiểu rõ giá trị của đồng tiền cần cho các sinh hoạt đời thường. Chẳng hạn: Người hỏi Phi-líp-phê : "Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây ?" (Ga 6,5). Có lần Người đã bảo Si-mon: “Anh hãy ra biển thả câu: con cá nào câu lên trước hết thì bắt lấy, mở miệng nó ra, sẽ thấy một đồng tiền, anh hãy lấy tiền đó mà nộp cho họ, trả phần Thầy và phần anh" (Mt 17,26); Người đòi đầy tớ phải làm lợi ra gấp đôi số nén vàng bạc được chủ trao phó trước khi đi xa để xứng đáng được ban thưởng khi ông trở về. Còn đầy tớ nào lười biếng đem chôn giấu nén vàng được giao thì sẽ bị chủ trách mắng là lười biếng với lý do như sau: “Sao ngươi không gửi bạc ta ở ngân hàng, để rồi khi ta trở về, ta có thể lấy cả vốn lẫn lời" (Lc 19,23). Đức Giê-su dạy môn đệ phải biết cách sử dụng tiền bạc như sau: “Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” (Lc 16,9); Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su cũng cần tiền cho các sinh hoạt ăn ở của thầy trò, nên Người đã trao nhiệm vụ quản lý số tiền người ta giúp đỡ cho Giu-đa. Tin Mừng Gio-an cũng cho biết về tính tham tiền của ông này khi thuật lại lời ông ta trách cô Ma-ri-a ở Bê-ta-ni-a đã lấy chai dầu thơm quý giá đắt tiền xức chân Đức Giê-su. Tin mừng Gio-an còn chú thích thêm: “Y nói thế không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung” (Ga 12,6). Ngoài ra cùng đi với Đức Giê-su trên bước đường truyền giao, có Nhóm Mười Hai và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh… “Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giê-su và các môn đệ” (Lc 8,3).

2) NHỮNG NGUY HIỂM KHI ĐỒNG TIỀN TRỞ THÀNH ÔNG CHỦ:

Đồng tiền sẽ là một người đầy tớ tốt nhưng lại là một ông chủ xấu: Đức Giê-su đòi các môn đệ không được làm tôi hai chủ như sau: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được”. Vậy khi đồng tiền trở thành ông chủ sẽ gây ra hậu quả nào ?

- Đồng tiền khi trở thành ông chủ sẽ làm lu mờ lương tâm bất chấp tội phúc miễn sao có nhiều tiền như Giu-đa đã phản nộp Thầy với giá ba mươi quan tiền! (x. Mt 27,3).

- Đồng tiền khi làm chủ sẽ khiến tâm hồn người ta trở nên vô cảm. Trong câu chuyện La-da-rô nghèo khó, ông phú hộ đã tỏ thái độ vô cảm khi nhắm mắt để không thấy không giúp đỡ La-da-rô nghèo khó đang nằm ngay trước cửa nhà ông (x. Lc 16,19-21).

- Đồng tiền khi làm chủ sẽ khiến người ta trở nên tán tận lương tâm, không còn coi trọng tình nghĩa vợ chồng, cha con, thầy trò… Những người chồng tham lam đồng tiền bất chính, khi cần có thể bán cả nhà cửa vợ con để chơi trò đỏ đen may rủi! Hoặc có thể phạm phải những tội ác như cướp của giết người, buôn bán sì-ke ma túy… miễn sao kiếm được thật nhiều tiền.

3) PHẢI TRÁNH LÒNG THAM LAM TIỀN BẠC BẤT CHÍNH:

- Khi lòng tham nắm quyền thống trị người nào, thì người ấy sẽ bị mất quyền làm chủ bản thân và phải tuân theo sự sai khiến của lòng tham không đáy. Một số bác sĩ thừa biết “lương y như từ mẫu”, nhưng do lòng tham đã làm chủ tâm trí nên sai khiến họ phải làm những điều gian dối để trục lợi hoặc từ chối cấp cứu nạn nhân đang bị nguy kịch không tiền viện phí, khiến cho nhiều bệnh nhân nghèo đã bị chết oan.

- Không ít thầy cô giáo thừa biết thế nào là đạo đức nhà giáo, nhưng khi bị lòng tham thống trị, họ sẽ bắt học sinh phải học thêm ngoài giờ để thêm thu nhập, khiến các phụ huynh vừa tốn thêm tiền, mà con em còn bị học quá tải có hại cho sức khỏe sau này.

- Không ít cảnh sát giao thông tuy biết rõ tham nhũng là một quốc nạn, là một tội ác làm giảm uy tín của chế độ trước nhân dân. Nhưng do tâm trí đã bị lòng tham thống trị, nên họ sẵn sàng bỏ ngoài tai các lời phê phán chỉ trích của dư luận báo chí để tiếp tục “làm luật”, xử phạt các lỗi vi phạm giao thông cách bất công hầu kiếm thêm những đồng tiền bất chính.

4) TÍN THÁC VÀO SỰ QUAN PHÒNG CỦA Thiên Chúa:

- Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đã dạy các môn đệ phải tín thác vào tình yêu quan phòng của Thiên Chúa. Tín thác không đồng nghĩa với sự phó mặc cho Chúa định liệu mọi sự của mình, nhưng là bình tâm làm việc để kiếm tiền nuôi thân với niềm tin Chúa sẽ ban đủ lương thực hằng ngày. Vì như chim trời chẳng đáng giá là bao và không gieo không gặt, thế mà Cha trên trời vẫn nuôi chúng; hoặc bông huệ ngòai đồng sớm nở tối tàn mà vẫn được Cha trên trời cho mặc áo đẹp hơn áo của vua Sa-lô-mông. Tin ở tình yêu quan phòng của Thiên Chúa là luôn bình tĩnh trước mọi tình huống để không quá lo lắng, vì tin vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa. Tín thác vào Chúa quan phòng cũng đồng nghĩa với việc sẵn sàng nhìn nhận khuyết điểm của mình để tu sửa, khoan dung trước những thiếu sót giới hạn của người dưới và coi các sự thất bại như cơ hội giúp mình thêm kinh nghiệm để làm tốt hơn trong tương lai.

- Dân ngọai vì không nhận biết Thiên Chúa và không tin có đời sau, nên chỉ biết lo tìm kiếm cơm ăn áo mặc đời này. Đức Giê-su dạy các tín hữu phải ưu tiên làm việc cho Nước Chúa mau trị đến, ý Chúa sớm nên hiện thực dưới đất cũng như trên trời. Do đó, chúng ta cần chu tòan các việc bổn phận với lòng tin cậy phó thác vào Chúa quan phòng. Hãy luôn ưu tiên chọn phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân vô vị lợi hơn là làm điều gian dối để có được nhiều tiền. Nếu chúng ta quảng đại dâng hiến tương lai đời mình cho Chúa thì Người cũng sẽ quảng đại ban phát muôn ơn lành cho ta như lời Đức Giê-su: “Anh em đong bằng cái đấu nào thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng chính cái đấu ấy” (Mt 7,2). Do đó, các tín hữu chúng ta cần thực hành lời Chúa hôm nay: “Trước hết hãy lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những sự khác, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).

4. THẢO LUẬN: 1) Câu chuyện “Tiền vào nhà Chúa đi ra” nói trên dạy chúng ta bài học gì về thái độ phải có đối với của cải tiền bạc? 2) Qua câu: “Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn? ; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc?”, phải chăng Chúa dạy chúng ta chỉ cần đọc kinh dự lễ và làm các việc bác ái truyền giáo, rồi hòan tòan phó mặc công việc làm ăn nuôi sống gia đình cho người thân lo liệu? 3) Tuần này mỗi người chúng ta nên làm gì để sống lời Chúa: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” ?

5.CẦU NGUYỆN:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúa muốn chúng con sống từng phút giây hiện tại cách tốt đẹp theo thánh ý Chúa Cha. Chúa muốn chúng con làm theo lời Chúa. Xin cho chúng con luôn biết sống theo châm ngôn “làm mọi sự vì vinh danh Thiên Chúa và vì phần rỗi các linh hồn”. Xin giúp chúng con biết quảng đại cho đi hơn là nhận lãnh, “Cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc…”, hầu đến ngày tận thế chúng con sẽ được Chúa xếp vào hàng chiên ngoan và sẽ được hưởng hạnh phúc trong Nước Trời muôn đời.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân cho phép chúng ta cảm nghiệm được lòng xót thương của Thiên Chúa đối với con người
Linh Tiến Khải
10:02 27/02/2014
Ngay từ thời các Tông Đồ Giáo Hội đã có thói quen ban bí tích Xức Dầu và cầu nguyện cho các bệnh nhân. Vị linh mục và các người có mặt đại diện cho toàn cộng đoàn kitô tụ tập chung quanh người bệnh và các thân nhân của họ để cầu nguyện cho họ, dưỡng nuôi đức tin và đức cậy của họ trong tình huynh đệ liên đới. Và chính Chúa Giêsu cầm tay chúng ta và nhắc nhở chúng ta rằng cả sự dữ và cái chết cũng không bao giờ có thể tách rời chúng ta ra khỏi Ngài.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong buổi tiếp kiến chung hơn 40.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu sáng thứ tư 26-2-2014 tại quảng trường thánh Phêrô. Chào mọi người ngài ca ngợi tín hữu can đảm, vì tuy tiên báo thời tiết cho biết trời mưa, nhưng họ vẫn đến tham dự buổi tiếp kiến đông đảo. Thật ra, sáng thứ tư trời tạnh ráo và có chút nắng ấm. Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh nói:

Anh chi em thân mến, hôm nay tôi muốn nói với anh chị em về bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, là bí tích cho phép chúng ta sờ mó được với đôi bàn tay lòng xót thương của Thiên Chúa đối với con người. Trong qúa khứ nó được gọi là ”Phép xức dầu tột cùng”, vì nó được hiểu như sự củng cố tinh thần trong giờ chết cận kề. Nhưng nói tới bí tích ”Xức dầu các bệnh nhân” giúp chúng ta trải rộng cái nhìn trên kinh nghiệm của tật bệnh và khổ đau, trong chân trời lòng xót thương của Thiên Chúa.

Có một hình ảnh kinh thánh diễn tả tất cả mầu nhiệm tỏa thoát ra từ bí tích Xức Dầu cho các bệnh nhân sự sâu thẳm của nó: đó là dụ ngôn người Samaritano nhân hậu, trong Phúc âm thánh Luca (Lc 10,30-35).

Mỗi lần chúng ta cử hành Bí tích này chính Chúa Giêsu, trong con người của vị linh mục, tới gần người khổ đau, người bệnh nặng hay người già cả. Dụ ngôn nói rằng người Samaritano nhân hậu săn sóc người khỗ đau bằng cách đổ dầu và rượu trên các vết thương của ông. Dầu khiến chúng ta nghĩ tới dầu được Giám Mục làm phép hằng năm trong Lễ Dầu ngày Thứ Năm Tuần Thánh, để xức cho các bệnh nhân. Trái lại, rượu là dấu chỉ của tình yêu thương và ơn thánh của Chúa Kitô, nảy sinh từ ơn sự sống Người ban cho chúng ta, và diễn tả tất cả sự phong phú của chúng trong cuộc sống bí tích của Giáo Hội.

Sau cùng, người khổ đau được tín thác cho chủ quán trọ, để ông có thể tiếp tục săn sóc cho mgười đó, mà không chú ý gì tới các chi phí. Vậy ai là chủ quản trọ? Đó là Giáo Hội, là cộng đoàn kitô, là chúng ta, trong thân xác và trong tinh thần, để chúng ta có thể tiếp tục đổ trên họ tất cả lòng xót thương và ơn cứu độ của Chúa một cách vô chừng mực.

Tiếp tục bài huấn dụ về bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, Đức Thánh Cha nói: lệnh truyền ấy được nêu bật một cách rõ rằng và chính xác trong thư của thánh Giacôbê, trong đó người dặn dò các tín hữu: ”Ai đau yếu thì hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy sau khi xức dầu nhân danh Chúa. Và lời cầu nguyện được làm với lòng tin sẽ cứu người bệnh: Chúa sẽ nâng người ấy dậy; và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha” (Gc 5,14-15). Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:

Như vậy, đây là một thực hành đã có từ thời các Tông Đồ. Thật thế, Chúa Giêsu đã dậy các môn đệ đặc biệt có lòng yêu thương các bệnh nhân và những người đau khổ như Ngài, và đã thông truyền cho họ khả năng và nhiệm vụ tiếp tục ban phát nhân danh Ngài và theo con tim của Ngài, sự xoa dịu và bình an, qua ơn thánh đặc biệt của Bí tích này. Tuy nhiên, điều này không được khiến cho chúng ta rơi vào chỗ tìm kiếm phép lạ một cách ám ảnh, hay rơi vào yêu sách có thể luôn luôn được chữa lành. Nhưng nó là sự gần gũi chắc chắn của Chúa Giêsu đối với người bệnh, cả đối với người già, bởi vì mỗi người già, mỗi người qúa 65 tuổi đều có thể nhận bí tích này: đó chính là Chúa Giêsu đến gần chúng ta. Nhưng khi một người bệnh nghĩ: ”Mình hãy mời linh mục đến”, thì người ta bàn lui bàn tới: - ” Không, không, đừng, vì ổng đem đến cái không may, thôi đừng gọi nữa”, hay: ”Như thế người bệnh sẽ hoảng sợ”. Tại sao vây? Tại vì người ta nghĩ rằng, khi có người đau và linh mục đến thì sau linh mục là nhà hòm đến: đâu có thật như vậy!
Vị linh mục đến để trợ giúp bệnh nhân hay người già: vì thế thật là quan trọng việc linh mục thăm viếng các bệnh nhân. Gọi linh mục đến để ngài xức dầu và chúc lành cho người bệnh chứ. Bởi vì Chúa Giêsu đến gần để nâng bệnh nhân dậy, ban cho họ sức mạnh, niềm hy vọng và trợ giúp họ. Và cũng để tha tội cho họ nữa. Đây là điều rất đẹp! Và xin anh chị em đừng nghĩ đó là điều cấm kị.

Bởi vì vấn đề đó là càng ngày người ta càng ít xin có thể cử hành Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân hơn. Lý do chính là ở chỗ trong biết bao gia đình kitô, do ảnh hưởng của nền văn hóa và sự nhậy cảm ngày nay, người ta đi tới chỗ coi sự khổ đau và chính cái chết như là một điều cấm kị, như cái gì cần phải che dấu và nói đến càng ít càng tốt. Có đúng thật là sự khổ đau, bệnh tật và chính cái chết vẫn là một mầu nhiệm trong nhiều khía cạnh của chúng; nó vượt cao hơn chúng ta và trước nó các lời nói giảm đi. Đó cũng là điều cảm nhận được trong lễ nghi Xức Dầu, trong đó với một kiểu rất đơn giản và kính trọng người ta nói rằng: ”Vị linh mục đặt tay trên thân thể người bệnh, mà không nói gì”.

Anh chị em thân mến, thật là đẹp khi biết rằng trong lúc khổ đau và bệnh tật, chúng ta không cô đơn: thật ra, vị linh mục và những người hiện diện trong lễ nghi Xức Dầu Bệnh Nhân đại diện cho toàn cộng đoàn kitô, như là một thân mình duy nhất, quây quần chung quanh người đau khổ và các thân nhân của họ, dưỡng nuôi trong họ đức tin và đức cây, bằng cách nâng đỡ họ với lời cầu nguyện và hơi ấm huynh đệ. Nhưng sự ủi an lớn lao nhất đến từ sự kiện chính Chúa Giêsu hiện diện trong bí tích cầm tay chúng ta, vuốt ve chúng ta như Người đã làm với các bệnh nhân xưa kia. Người nhắc nhớ chúng ta rằng chúng ta thuộc về Người và không gì, kể cả sự dữ và cái chết - sẽ có thể tách rời chúng ta ra khỏi Người.

Chúng ta hãy có thói quen mời linh mục đến xức dầu cho các bệnh nhân - tôi không nói tới người bị cảm cúm ba bốn ngày là hết - nhưng khi có bệnh nặng - và cho cả các người già nữa, xin linh mục đến ban bí tích này cho họ, ban cho họ sự củng cố và sức mạnh của Chúa Giêsu để họ tiến bước.

Chào tín hữu các đoàn hành hương đến từ nhiều nước tây âu, bắc Mỹ và châu Mỹ Latinh, Đức Thánh Cha khuyến khích họ đừng bao giờ sợ hãi mời các linh mục đến ban bí tích Xức Dầu cho các thân nhân bị bệnh, vì đó là phương thế Thiên Chúa dùng để ban ơn thánh cho các bệnh nhân.

Cũng như thường lệ Đức Thánh Cha đã dành thời giờ chào và vuốt ve an ủi hàng chục bệnh nhân lớn nhỏ ngồi trên xe lăn, trước khi bắt tay và nói chuyện với những người được đừng hai bên khán đài và các cặp vợ chồng mới cưới. Ngài thường nói chuyện và trao đổi lâu với họ. Cặp nào cũng muốn ôm hôn Đức Thánh Cha, và dĩ nhiên là họ có nhiều hìmh rất đẹp với ngài.

Buổi tiếp kiến đã kết thức với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
 
Giáo Hội tại Pakistan vẫn phát triển dù bị bách hại tàn khốc.
Nguyễn Việt Nam
10:02 27/02/2014
Thánh lễ nhậm chức Tổng Giám Mục Lahore của Đức Cha Sebastian Francis Shaw thuộc dòng anh em hèn mọn đã được tổ chức ngày 19 tháng Hai vừa qua tại Vương Cung Thánh Đường Thành Phố. Ngài đã được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận từ ngày 14 tháng Hai năm 2009. Từ tháng Tư năm 2011, ngài là Giám Quản Tông Tòa cho đến khi được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Tổng Giám Mục vào đầu năm nay.

Giáo phận Lahore được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1886. Năm 1950, toàn giáo phận chỉ có 2 linh mục và 78,000 người Công Giáo. Ngày nay, tổng giáo phận đã có 30 linh mục và 570,000 tín hữu bất chấp sự kiện là những tín hữu đạo Hồi nào cải đạo sang Kitô Giáo đều bị đe dọa giết chết vì tội bội giáo.
 
ĐGH và giáo triều Roma tĩnh tâm bên ngoài Tòa Thánh Vatican
Nguyễn Long Thao
11:10 27/02/2014
Nguồn tin từ Tòa Thánh Vatican xác nhận Đức Thánh Cha Phaxicô và các giới chức cao cấp của giáo triều Roma sẽ đi Ariccia, một khu vực núi non nằm ở phía nam thành phố Roma, để tĩnh tâm mùa chay. Tuần tĩnh tâm kéo dài từ ngày 9 đến hết ngày 14 tháng 3 năm 2014.

Người ta chưa biết ĐTC có sẽ chủ sự nghi lễ rửa chân vào ngày thứ Năm tuần thánh hay không. Tuy nhiên, theo giới chức tại Vatican thì hầu như ĐTC sẽ theo gương Chúa Giêsu rửa chân cho các tông đồ tại một nơi ngoài giáo triều Vatican.

Năm ngoái vào dịp tuần thánh ĐTC Phanxicô đã đến trại giam thiếu nhi phạm pháp ở Rome để rửa chân cho thiếu nhi phạm pháp trong đó có cả phụ nữ và các em Hồi Giáo. Giới quan sát tại Vatican cho đây là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng đã rửa chân cho phụ nữ và và người Hồi Giáo.
 
Đức Thánh Cha gặp gỡ 60 Giám Mục Bạn Phong trào Focolare
LM. Trần Đức Anh OP
12:43 27/02/2014
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 27-2-2014, dành cho các GM bạn của Phong trào Focolare (Tổ Ấm), ĐTC đề cao linh đạo hiệp thông như một yếu tố cơ bản trong mọi nỗ lực loan báo Tin Mừng.

60 GM đến từ 4 châu lục đang tham dự cuộc gặp gỡ lần thứ 37 từ ngày 24 đến 28-2-2014 tại trung tâm của Phong trào Tổ Ấm ở Castel Gandolfo về đề tài ”đặc tính hỗ tương của tình yêu thương giữa các môn đệ Chúa Kitô”.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhận xét rằng: ”Xã hội ngày nay rất cần chứng tá về một lối sống biểu lộ sự mới mẻ mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta, đó là anh chị em yêu thương nhau, mặc dù có những khác biệt về tính tình, gốc gác, tuổi tác.. Chứng tá này làm nảy sinh ước muốn được tham gia vào biểu tượng cao cả là Giáo Hội.”

ĐTC giải thích rằng: ”Khi một người nhận thấy sự yêu thương nhau giữa các môn đệ Chúa Kitô là điều có thể và có khả năng biến đổi chất lượng quan hệ giữa con người với nhau, thì họ cảm thấy được kêu gọi khám phá, hoặc tái khám phá Chúa Kitô, cởi mở đối với cuộc gặp gỡ với Chúa hằng sống và đang hoạt động, họ cũng được thúc đẩy ra khỏi chính mình để đến gặp tha nhân và phổ biến niềm hy vọng họ đã nhận được”.

ĐTC cũng nhắc lại lời Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 trong Tông thư ”Ngàn Năm mới đang đến” (Novo millennio ineunte) kêu gọi biến Giáo Hội thành nhà và trường dạy hiệp thông, và ngài gọi đây là một thách đố lớn chúng ta cần đương đầu nếu muốn trung thành với ý định của Thiên Chúa và đáp ứng những mong đợi sâu xa của thế giới.

ĐTC Phanxicô khẳng định rằng ”Biến Giáo Hội thành nhà và trường dạy hiệp thông” thực là một điều cơ bản để mọi nỗ lực loan báo Tin Mừng được hữu hiệu, vì nó biểu lộ ước muốn sâu xa của Chúa Cha, đó là mọi con cái Chúa sống với nhau như anh chị em, và biểu lộ ý muốn thành tâm của Chúa Kitô: ”Ước gì tất cả chúng được nên một” (Ga 17,21).

Trong 4 ngày gặp gỡ, các GM trao đổi với nhau qua hai cuộc thảo luận bàn tròn:

- Thứ I về đề tài: ”Những đường hướng Giáo Hội nổi bật trong năm đầu tiên của ĐGH Phanxicô”. Hai vị phát biểu gợi ý là ĐHY João Braz de Aviz, người Brazil, Tổng trưởng Bộ các dòng tu, và Đức TGM Vincenzo Zani, Tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo.

- Thứ II về đề tài: ”Đặc tính công nghị (sinodalità) ngày nay, dưới ánh sáng giáo huấn và thực hành của ĐGH Phanxicô”. Trong số các vị trình bày gợi ý trong cuộc thảo luận này có ĐHY Kurt Koch, người Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, và hai GM khác.

Hai buổi chiều 25 và 26-2-2014, các GM, theo các vùng địa lý, môi trường xã hội và tôn giáo khác nhau, đã trình bày những chứng từ bản thân (SD 27-2-2014)
 
Tấm hình đáng xem tại quảng truờng Thánh Phêrô trong ngày thứ Tư vừa qua
Vietcatholic
13:08 27/02/2014
Đức Giáo Hoàng ôm hôn một cậu bé ăn mặc như ngài trong buổi tiếp kiến chung với giáo dân tại Quảng trường Thánh Phêrô, Vatican.
 
Tâm thư tường trình về Tổng Tu Nghị Don Bosco lần thứ 27 tại Roma
Lm Giuse Trần Hòa Hưng
22:54 27/02/2014
Tâm Thư của cha Giám Tỉnh Trần Hòa Hưng tường trình về Tổng Tu Nghị 27 của Dòng Don Bosco tại Pisanna Roma

Pisana, ngày 27 tháng 2 năm 2014

Kính gửi : Quý Cha Giám Đốc, Quý Cha Trưởng Hiện Diện
Anh em hội viên Salêdiêng và các thành viên trong Gia đình Salêdiêng

Kính thưa Quý Cha,
Anh chị em rất thân mến,

Từ Nhà Mẹ Pisana ở Roma, tôi xin được cùng với Cha Thịnh Phước và Cha Ngọc Vinh, nhóm anh em Salêdiêng Việt Nam tham dự Tổng Tu Nghị 27, kính gửi đến quý Cha và tất cả anh chị em lời chào thân ái. Chúng tôi đã đến Pisana từ ngày 20 tháng 2, và như anh chị em đã biết, kể từ ngày đó, Cha Thịnh Phước và Cha Ngọc Vinh đã thay phiên nhau gửi về Tỉnh Dòng những thông tin liên quan đến các hoạt động của Tổng Tu Nghị. Những thông tin này đã được Ban Truyền thông của Tỉnh Dòng đưa lên trang web : http://www.donboscoviet.net ; nhờ đó, chúng ta cùng dõi bước theo Tổng Tu Nghị, cùng sống hiệp thông sâu xa với toàn Tu Hội, với tất cả anh em Salêdiêng khắp nơi trên thế giới, cùng nhau cầu nguyện và cảm nhận được tác động của Thiên Chúa qua biến cố lịch sử này.

Chủ đề Tổng Tu Nghị 27: Trở về căn tính Phúc âm và Don Bosco
Khai mạc Tổng Tu Nghị 27 tại Pisanna Roma


1. Những Lời Cám Ơn

Dù chỉ mới trải qua vài ngày, những khúc dạo đầu của Tổng Tu Nghị 27, chúng tôi đã muốn nói lên lời cám ơn chân thành, để gửi đến các Cha Giám đốc, các Cha Trưởng Hiện diện cũng như tất cả anh em Salêdiêng trong Tỉnh Dòng, những người luôn đồng hành với Tổng Tu Nghị bằng lời cầu nguyện, tâm tình hiệp thông chia sẻ cùng với những lời nguyện chúc giàu ý nghĩa. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận được những lời chúc mừng, khích lệ từ Chị Giám tỉnh FMA, chị phụ trách VDB, các anh chị Cộng tác viên, Cựu học viên,.. Xin cám ơn tất cả mọi người về lòng thương mến, lời cầu nguyện và nghĩa cử hiệp thông huynh đệ sâu xa. Đặc biệt khi đặt chân lên nước Ý, chúng tôi đã được các anh em Việt Nam tại đây đón tiếp rất nhiệt tình và chu đáo : Thầy Văn Tiến ở Pisana, Thầy Đức Nam ở Vatican, Cha Đức Dũng tại UPS, Cha An Phong tại Valdocco,.. và các anh em khác. Xin chân thành cám ơn tất cả anh em đã đón tiếp và luôn sẵn lòng trợ giúp chúng tôi về mọi phương diện.

Trong những ngày vừa qua, chúng tôi đã được gặp gỡ và trao đổi với các bề trên, các Cha Giám tỉnh nơi các anh em truyền giáo Việt Nam của chúng ta đang làm việc, và nhận được nhiều lời cám ơn từ các ngài. Hầu hết các bề trên đều hài lòng, cám ơn Tỉnh Dòng Việt Nam đã gửi anh em truyền giáo đến phục vụ mọi nơi với lòng nhiệt thành, vui tươi, luôn dấn thân hy sinh, chịu khó. Lời cám ơn của các ngài thực sự đã đem lại cho chúng ta niềm vui lớn, tràn đầy phấn khởi và tăng thêm nhiệt huyết tông đồ. Giờ đây, chúng tôi xin chuyển tất cả những lời cám ơn của các Cha Giám tỉnh cùng với tâm tình biết ơn của Tỉnh Dòng Việt Nam đến các anh em truyền giáo xa xôi. Thực sự, các anh em truyền giáo rất xứng đáng để nhận lãnh mọi lời cám ơn. Nhiệt tình dấn thân của anh em là gương sáng, và là lời kêu gọi mạnh mẽ cho mọi người trong Tỉnh Dòng hăng say tiến bước.

Những tâm tình biết ơn cao đẹp từ các bề trên đã dẫn chúng tôi hướng về Tỉnh Dòng Việt Nam, để dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn tận đáy lòng, vì biết bao đặc ân Ngài đã ban cho Tỉnh Dòng chúng ta. Chẳng hạn, con số khá lớn các hội viên, các tập sinh trong Tỉnh Dòng Việt Nam đúng là hồng ân Chúa ban mà rất nhiều Tỉnh Dòng khác đang mơ ước. Nhận định về tình trạng ngày càng thiếu vắng ơn gọi, có người đã ví von như sau : trong khi các Tỉnh Dòng Âu châu rất chân thành tâm sự với Chúa : "Thưa Thầy, chúng con đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì !", thì Tỉnh Dòng Việt Nam chỉ cần "vâng lời Thầy, con thả lưới" là bắt được nhiều cá ! - Nói thế để chia sẻ với anh chị em những gì chúng tôi đang cảm nhận trong những ngày này khi tiếp xúc với các Tỉnh Dòng bạn, với ước mong chúng ta hãy luôn ý thức về ơn huệ Chúa ban, và hãy dâng lên Ngài lời tạ ơn sâu lắng.

Đây đó, qua các câu chuyện trao đổi, chúng tôi cũng nhận ra được tâm tình biết ơn của các thành viên tham dự Tổng Tu Nghị đối với Cha Bề Trên Cà Pascual Chavez và các vị trong Ban Tổng Cố Vấn. Thật đơn sơ mỗi khi có dịp, chúng tôi đã thay mặt Tỉnh Dòng để đến cám ơn Cha Bề Trên Cả và từng vị Tổng Cố Vấn. Trong những ngày vừa qua, sau khi lắng nghe toàn bộ tất cả các bản báo cáo rất cụ thể từ mỗi vị Tổng Cố Vấn, các thành viên Tổng Tu Nghị đều cảm nhận được lòng hy sinh tận tụy, với tinh thần phục vụ khiêm tốn mà Cha Bề Trên Cả và các Tổng Cố Vấn đã dành cho Tu Hội. Dù chưa nói lên lời cám ơn chính thức, nhưng nhiều tràng pháo tay đã vang dội trong hội trường để diễn tả lòng tri ân chân thành vốn là nét đặc trưng của những người con Cha Thánh Gioan Bosco.

Đến từ mọi nơi khắp chốn, để cùng nhau tụ họp trong Nhà Mẹ ở Pisana, giờ đây, tâm trí các thành viên lại hướng về các anh em Salêdiêng đang hoạt động trên toàn thế giới, để rồi tất cả cùng cám ơn Chúa về đoàn sủng Salêdiêng đang trải rộng khắp hoàn cầu, về lòng yêu thương phục vụ giới trẻ đa dạng, về tình anh em một nhà trong gia đình Cha Thánh Gioan Bosco. Khi đến tham dự Tổng Tu Nghị, Cha Lanfranco Fedrigotti, giám tỉnh Tỉnh Dòng Trung Hoa đã không ngờ được gặp lại người bạn cũ sau 50 năm xa cách vì tiếng gọi truyền giáo : Cha Diego Vancetta, giám tỉnh Tỉnh Dòng Recife-Brazil. Cà hai đều là những nhà truyền giáo Salêdiêng nhiệt thành. Xin chia sẻ với anh em một trong nhiều niềm vui rất đậm nét salêdiêng như thế trong bầu khí gia đình của Tổng Tu Nghị, để thấy được chúng ta thuộc về một Tu Hội rộng lớn, có sứ mạng loan báo Tin Mừng mạnh mẽ trong thế giới ngày nay. Tạ Ơn Chúa
Hai người bạn cùng đi truyền giáo gặp lại sau 50 năm tại Tu nghị, cha Giám tỉnh Hồng Kông Fedrigotti và Giám tỉnh Ba tây Vancetta

2. Trở về với Don Bosco, về với giới trẻ, về với sự thánh thiện Salêdiêng

Nhưng chúng ta phải cám ơn Thiên Chúa nhiều hơn nữa vì Ngài đã ban cho chúng ta Thánh Gioan Bosco. Từ ngày 20 đến ngày 23 vừa qua, các thành viên Tổng Tu Nghị đã đến thành phố Torino, thực hiện cuộc hành hương về nguồn để nhìn lại chiếc nôi của đoàn sủng Salêdiêng ; đó là những nơi Don Bosco đã sống và đã tận hiến cả cuộc đời của ngài cho giới trẻ. Viếng thăm xóm Becchi bé nhỏ thuở nào, nhưng giờ đây được gọi là "Colle Don Bosco" rất đồ sộ, hoặc cùng nhau sinh hoạt dưới mái ấm nguyện xá Valdocco, chúng tôi như được tái sinh để trở về với Don Bosco, lặp lại cuộc đời của ngài giữa giới trẻ và chiêm ngưỡng kỳ công Chúa đã thực hiện nơi ngài. Quả thực, Don Bosco là quà tặng Chúa ban cho giới trẻ. Don Bosco là để cho giới trẻ, và chúng ta, những người Salêdiêng tiếp bước theo Don Bosco cũng mang cùng một căn tính ấy.

Thật rất có ý nghĩa khi Tu Hội mong muốn chúng ta cử hành Lễ mừng 200 năm sinh nhật Don Bosco bằng cách thành tâm trở về với ngài, để làm sống lại nơi chúng ta tư thế là con, là học trò và là những người thừa hưởng gia tài phong phú Don Bosco để lại. Chúng tôi đã cùng nhau cầu nguyện trong Đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ do Don Bosco xây dựng, thăm viếng các thánh tích của Don Bosco cũng như của bao vị Thánh Salêdiêng, nơi an nghỉ của các Cha Bề Trên Cả, để nghiệm ra rằng Don Bosco thực sự có sức hút mạnh mẽ, lôi cuốn giới trẻ đến với ngài. Ngài làm cho họ trở thành những người con trong gia đình ngài, sống sát bên ngài rồi dần trở thành các vị Thánh. Tất cả các vị thánh Salêdiêng, tất cả các bề trên của Tu Hội đều từng là những người trẻ, những cậu học trò, những người con của Don Bosco ; tất cả đều đã bước đi trên con đường mà chúng ta quen gọi là đường lối giáo dục mục vụ của Don Bosco. Thưa anh chị em, chúng ta cũng thế. Tất cả chúng ta đều đã được Don Bosco lôi cuốn vào trong gia đình của ngài bằng tình yêu hy sinh phục vụ ; chúng ta đã được hấp thụ nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm thiêng liêng của ngài, và chúng ta sẽ trở nên các vị thánh như Don Bosco mong muốn. Hướng đến sự thánh thiện là mục tiêu hàng đầu của Don Bosco, của Tu Hội và cũng là mục đích tối thượng trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Đây chính là điểm nhấn cơ bản Tổng Tu Nghị 27 muốn suy tư và cầu nguyện, hầu có thể hướng dẫn người Salêdiêng ngày càng sống triệt để hơn, tận căn hơn với các giá trị của Tin Mừng, như Don Bosco đã sống.

Chúng tôi xin được kết thúc mấy lời chia sẻ vắn gọn này với tâm tình hướng về Don Bosco. Xin anh chị em hãy cùng chúng tôi cám ơn ngài về hồng ân đoàn sủng Salêdiêng chúng ta đã nhận được. Xin anh chị em tiếp tục hiệp thông, đồng hành với Tổng Tu Nghị bằng lời cầu nguyện và những hy sinh bé nhỏ hằng ngày.

Chân thành cám ơn quý Cha và tất cả anh chị em,
Thương mến trong Don Bosco,

JM. Trần Hòa Hưng SDB
Giám tỉnh
 
Top Stories
The Pope defines the mission of the Congregation for Bishops and the characteristics of the Apostles' Successors
LM. Trần Đức Anh OP
13:01 27/02/2014
Vatican City, 27 February 2014 (VIS) – This morning, in the Sala Bologna of the Vatican Apostolic Palace, Pope Francis presided over a meeting of the Congregation for Bishops, whose prefect is Cardinal Marc Ouellet, P.S.S., and gave an address to those present regarding the mission of this congregation and the criteria that should determine the selection of a bishop, as well as the characteristics he should embody and his task in relation to the faithful entrusted to him. The Holy Father concluded by urging greater attention in scouring the fields in search of suitable pastors for this ministry, with the certainty that Christ never abandons His Church.

Extensive extracts are published below:

1. The essential mission of the Congregation

"In celebration of the ordination of a bishop the Church gathered together, after the invocation of the Holy Spirit, asks for the presented candidate to be ordained. He who presides then asks, “Do you have the mandate?”. ... This Congregation exists tohelp write this mandate, which then resonates in many Churches and brings joy and hope to the Holy People of God. This Congregation exists to ensure that the name chosen has first of all been pronounced by the Lord. ... The Holy People of God continues to speak: ...we need someone who looks upon us with the breadth of heart of God; we do not need a manager, a company administrator. ... We need someone who knows how to raise himself to the height of God's gaze above us in order to guide us towards Him. ... We must not lose sight of the needs of the particular Churches, for whom we must always provide. There does not exist a standard Pastor for all Churches. ... Our challenge is to enter into Christ's view, taking into account the singularity of the particular Churches”.

2. God's horizon determines the mission of the Congregation

"To choose such ministers we too need to elevate ourselves, to rise to the 'upper level'. We must rise above and overcome any eventual preferences, sympathies, provenances or tendencies to arrive at God's broad horizon. ... We do not need men conditioned by fear from below, but Pastors endowed with parresia, capable of ensuring that in the world there is a sacrament of unity, and therefore humanity is not destined to abandonment and helplessness. ... In approving the appointment of each bishop I would like to be able to feel the authority of your discernment and the greatness of the horizons according to which you arrive at your counsel. Therefore, the spirit that presides over your work cannot be other than that humble, silent and laborious process carried out by the light that comes from above. Professionalism, service and holiness of life: if we turn away from these three virtues we fall from the greatness to which we are called”.

3. The Apostolic Church as a wellspring

"The height of the Church is always found in the depths of its foundations. ... The future of the Church always lives in its origins. ... We know that the College of Bishops, which the bishops enter by the Sacrament, succeeds the Apostolic College. The world needs to be aware that this sequence is uninterrupted. ... People already know through suffering the experience of many ruptures: they need to find that there remains in the Church the grace of her origins".

4. The bishop as a witness to the Risen Christ

"Let us consider ... the moment at which the Apostolic Church must recompose the College of the Twelve after the betrayal of Judas. Without the Twelve the fullness of the Spirit can not descend. We must find a successor among those who have followed from the beginning the journey of Jesus and who now can be,'along with the Twelve' a 'witness of the resurrection". We must choose from the followers of Jesus those who will be witnesses of the Risen Christ. ... Also for us, this is the unifying criterion: the bishop is he who is able to make current all that befell Jesus and above all, who knows, along with the Church, how to bear witness to His Resurrection. ... Not an isolated witness, but together with the Church. ... I would like to emphasise that renouncement and sacrifice is inherent to the episcopal mission. The episcopate is not for oneself, it is for the Church ... for others , especially for those who according to the world should be excluded. ... Therefore, to identify a bishop, it is not necessary to list his human, intellectual cultural or even pastoral skills. ... Certainly, there is a need for someone who excels; whose human integrity ensures a capacity for healthy relationships ... so as not to project his shortcomings onto others and to become a destabilising factor ... his cultural preparation must enable him to enter into dialogue with men and their cultures; his orthodoxy and faithfulness to the complete Truth held by the Church makes him a pillar and a point of reference ... his transparency and detachment when managing community assets must confer authority and merit the esteem of all”.

“All these indispensable skills must be, however, in support of his central witness to the Risen Christ, and must be subordinate to this central commitment.

5. The sovereignty of God, responsible for the decision.

"Let us return to the apostolic text. After the tiring task of discernment, the Apostles pray ... We cannot elude that 'Show us, Lord.' The decisions can not be conditioned by our claims, for any groups, cliques or hegemonies. To guarantee this sovereignty two attitudes are fundamental: conscience before God, and collegiality ... Not discretion, but the discernment of all. No one can have everything on hand, each person must humbly and honestly add his tile to a mosaic which belongs to God”.

6. “Kerygmatic” bishops

"Since faith comes from proclamation we need kerygmatic bishops. ... Men who are guardians of doctrine, not so as as to measure how far the world is from doctrinal truth, but in order to fascinate the world ... with the beauty of love, with the freedom offered by the Gospel. The Church does not need apologists for her causes or crusaders for her battles, but humble and trusting sowers of the truth, who know that it is always given to them anew and trust in its power. Men who are patient men as they know that the weeds will never fill the field".

7. Praying bishops

"I have spoken of kerygmatic bishops; now I will move on to the other trait typical of the bishop: he must be a man of prayer. The same parresia he must have in the proclamation of the Word, must be present in his prayer, in speaking with God our Lord of the good of his people, the salvation of his people. ... A man who does not have the courage to argue with God on behalf of his people can not be a bishop, nor can he who is not able to assume the mission of guiding the people of God to where He, the Lord, indicates. ... And this also applies to apostolic patience ... the bishop must be able to 'go with patience' before God ... finding and letting himself be found".

8. Bishop-Pastors

"May bishops be shepherds, close to the people; 'fathers and brothers, may they be gentle, patient and merciful; may they love poverty, interior poverty, as freedom for the Lord, and exterior poverty, as well as simplicity and a modest lifestyle; may they not have the mindset of “princes”'. Be careful that they are not ambitious, that they are not in quest of the episcopate', that they are espoused to the Church, without constantly seeking another; this is called adultery. May they be overseers of the flock that has been entrusted to them, to take care of everything that is needed to keep it united. ... I wish to emphasise again that the Church needs genuine Pastors ... look at the testament of the Apostle Paul. ... He speaks directly to us. He commits the pastors of the Church 'to the word of his grace, which can build you up and give you an inheritance'. Therefore, not masters of the Word, but committed to it, servants of the Word. Only in this way is it possible to edify and obtain the inheritance of the saints. To those who are plagued with questions about their legacy: 'What is the legacy of a bishop, gold or silver?', Paul answers, 'Holiness'. The Church remains when God's holiness spreads to her members. ... Vatican Council II states that the 'pastoral office or the habitual and daily care of their sheep is entrusted” completely to bishops. In our times, regularity and the everyday are often associated with routine and boredom. Therefore we often try to escape to a permanent 'elsewhere'. Unfortunately even in the Church we are not exempt from this risk. I think that in this time of meetings and congresses the decree of the Council of Trent is very current, and it would be good for the Congregation for Bishops to write something about this. ... The flock needs to find a place in the heart of its Pastor. If this is not solidly anchored in itself, in Christ and His Church, the bishop will continually be at the mercy of the waves, in search of ephemeral compensations, and will offer no shelter to his flock".

Conclusion

"At the end of these words, I wonder: where can we find such men? ... It is not easy. ... I think of the prophet Samuel in search of Saul's successor, who, knowing that little David was outside in the field grazing the sheep, demands 'Send for him'. We too must search among the fields of the Church for men to present to the Lord, in order that he say 'Rise and anoint him; this is the one'. I am sure that they are there, since the Lord does not abandon his Church. Perhaps we are not seeking well enought in the fields. Perhaps we need to heed Samuel 's warning: 'We will not sit down until he arrives'. I would like this Congregation to live in this state of this holy restlessness”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Linh mục VN hành hương Thánh Địa: Hãy đến mà xem
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:31 27/02/2014
Hãy đến mà xem. Cuộc hành trình đức tin bước theo con đường Chúa Giêsu đã đi qua. Phái đoàn linh mục và tu sĩ đã có 35 thành viên đến từ 14 tiểu bang tại Hoa Kỳ, tham dự cuộc hành hương Thánh Địa Do Thái từ ngày 17 tới 25 tháng 2 năm 2014. Anh em linh mục đã đồng hành bên nhau trong 9 ngày để cùng kính viếng, nhìn xem, học hỏi, cầu nguyện và suy niệm về những biến cố đã xảy ra trên những phần đất mà Chúa Giêsu đã rao giảng Tin Mừng Cứu Độ. Ai trong chúng ta cũng đã nghe rất nhiều về các địa danh của Thánh Địa trong Kinh Thánh, nơi đã cưu mang mọi biến cố thăng trầm của lịch sử ơn cứu độ. Miền đất đã có dấu chân của tổ phụ Abraham, Isaac và Giacób. Nơi đã ghi dấu sự an nghỉ của các Vua, các Tiên Tri và đoàn Dân mà Chúa đã chọn. Những bước chân của chúng ta trên miền Đất Thánh thật là mới lạ, nhưng chúng ta biết Miền Đất Hứa chảy sữa và mật mà Thiên Chúa hứa dành cho Dân riêng của Người đã có trên năm thiên niên kỷ. Sách Giảng Viên soi dẫn chúng ta: Nếu có điều gì đáng cho người ta nói: Coi đây, cái mới đây này! Thì điều đó đã có trước chúng ta từ bao thế hệ (Gv 1, 10).

Trăm nghe không bằng mắt thấy. Các Kitô hữu rất quen thuộc với những địa danh tại Đất Do Thái và Palestine. Thánh Matthêo đã tường trình: Đức Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc và giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin mừng Nước Trời và chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền (Mt 9, 35). Các anh em linh mục đi hành hương qua các nẻo đường từ Nazarét xuống vùng Samaria, đến Bethlehem và kính viếng thành thánh Giêrusalem. Khởi đầu hành trình, phái đoàn lên núi Carmelô, thăm viếng Thánh Đường Gabriel, Thánh Đường Thánh Giuse, Hội Đường Do Thái, Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Nhận Tin, Nhà nguyện Tiệc Cưới Cana, núi Taborê, núi Tám Mối Phúc Thật, hồ Tiberias, Carpernaum, Tabgha (Phép lạ hóa bánh và cá), Nguyện đường thánh Phêrô được trao quyền, biển hồ Galilêa. Trên con đường tiến về Giêrusalem, phái đoàn đi ngang qua vùng Samaria dân ngoại, ghé thăm Giếng Giacob (Phụ nữ Samaria), tham quan thung lũng Jordan, làng Qumran, Biển Chết và lên núi viếng nơi Chúa chịu Cám dỗ trong sa mạc.

Về thành thánh Giêrusalem, anh em kính viếng Nhà thờ Hang Belem, Cánh đồng của các Mục Đồng, lên núi Zion, viếng Vương Cung Thánh Đường Mẹ Về trời, Nhà Tiệc Ly, Nguyện đường Gà Gáy khi thánh Phêrô chối Chúa, Thánh Đường Kinh Lạy Cha, Nguyện Đường Chúa Khóc Đền Thờ, Thánh Đường Vườn Cây Dầu Gethsemani. Đến làng Bethany thăm Nhà nguyện thánh Martha, Maria và Lazarô, viếng Mộ Lazarô, Núi Đền Thờ, Đền Hồi Giáo, Thánh Đường Thánh Ana, thành phố Ein Karem, nơi Mẹ thăm viếng bà Thánh Isave, Thánh đường Thánh Gioan, cùng Đi đàng Thánh Giá lên đồi Golgôtha, viếng núi Oliu, kính viếng Mộ Chúa, nơi xức dầu thơm và táng Xác Chúa, viếng Thánh Đường Chúa Lên Trời và bước theo nhiều ngõ ngách có dấu chân Chúa đã đi qua…

Khắp các nẻo đường Chúa đã đi qua của 2 ngàn năm trước, các địa điểm ấy, nay đã thay ngôi đổi chủ thuộc quyền sở hữu của các nhóm tôn giáo khác nhau. Thành Thánh Giêrusalem đã bị tàn phá bình địa không còn đá nào trên hòn đá nào vào năm 70 như lời Chúa Giêsu đã tiên báo. Dấu vết còn lại bây giờ chỉ là Bức Tường Than Khóc. Hành hương về Thánh Địa, chúng ta không còn chứng kiến những cảnh vẻ hoang sơ, con đường mòn cát bụi hay những nhà hầm vách đá, nhưng thay vào đó là những ngôi đền thờ cổ kính được xây đi cất lại nhiều lần. Những dấu vết xưa đã chìm trong lòng đất đến muôn ngàn đời. Ngày xưa, Chúa Giêsu đã mời gọi các môn đệ hãy đến mà xem, nay nếu có cơ hội, chúng ta hãy đến mà xem. Chúa Giêsu bảo họ: “Đến mà xem”. Họ đã đến xem chỗ Người ở và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười (Ga 1, 39). Các môn đệ đã đến và xem, các Ngài đã bỏ mọi sự để đi theo Chúa. Không khi nào trễ, chúng ta nên cố gắng tạo cơ hội để có thể kính viếng, nhìn xem, cảm nhận và gẫm suy về hành trình mà Chúa đã từng đi qua rao giảng và ban phát ơn lành cứu độ tại Đất Thánh.

Những ngày qua, các anh em linh mục đã có cơ hội cùng đồng hành đi về nguồn. Rời nơi xứ sở phục vụ hàng ngày, các anh em đã có dịp sống gần gũi, cảm thông, chia sẻ niềm tin và sứ mệnh mục vụ. Sự hiện diện của các cha và tu sĩ Dòng Đồng Công, dòng Chúa Cứu Thế, dòng Biển Đức đã dẫn anh em đi sâu vào đời sống thánh hiến trong sự thanh thoát, khó nghèo và dịu hiền. Các anh em linh mục triều, cho dù sự khác biệt tuổi tác và năm tháng phục vụ trong chức vụ linh mục, đều hòa đồng sống chung trong tình thân hữu. Các linh mục đàn anh nêu gương khiêm nhường, nhẹ nhàng và kiên nhẫn, trong khi các linh mục trẻ rất năng động làm nhân chứng cho niềm tin và hy vọng. Mỗi sáng và chiều trên xe buýt, tiếng hát tiếng cười rộn rã bày tỏ sự an bình và thanh thản. Anh em đã có cơ hội cùng ăn uống, sinh hoạt, chung lời ca tiếng hát, cùng cầu nguyện và cùng dâng lễ mỗi ngày để hun đốt lòng mến và canh tân đời sống thánh hiến tại các Thánh Đường: Mẹ Sao Biển, Vương Cung Thánh Đường Truyền Tin, tại Núi Tám Mối Phúc Thật, nơi Sa Mạc, Nhà Thờ Hang Belem, Thánh đường Mẹ thăm Viếng và Nguyện đường bên Mộ Chúa.

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chúng ta đã đọc và học hỏi Kinh Thánh rất nhiều qua sách vở, nghe các lời giảng dạy và xem các địa danh trên các bản đồ, nhưng nếu có những bước chân cụ thể trên miền Đất Hứa, chúng ta sẽ cảm nghiệm được nhiều hơn về ý nghĩa của con đường Chúa đã đi qua. Chúng ta sẽ thấu hiểu hơn những lời rao giảng của Chúa về các dụ ngôn nước trời như: Người gieo giống, hạt cải bé nhỏ, cây cải và ẩn dụ lạc đà chui qua lỗ kim... Chúa Giêsu đã dong duổi khắp các miền để loan báo tin mừng cứu độ. Chúa Giêsu không dừng lại bất cứ nơi nào để qui tụ con dân để xây cất đền thờ hay trung tâm trụ sở, nhưng Chúa nói: Con chồn có hang, chim trời có tổ nhưng con người không có chỗ tựa đầu (Mt 8, 20). Nơi nương tựa của Chúa là trái tim biết yêu thương và chia xẻ.

Anh em linh mục cùng khao khát trở về tận nguồn để củng cố niềm tin yêu và hy vọng. Tại giếng Giacób, chính Chúa Giêsu đã trả lời cho người đàn bà Samaria về việc thờ phượng Thiên Chúa ở đâu cho đúng: Thiên Chúa là Thần Khí và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật (Ga 4, 24). Ngắm nhìn cảnh những khách hành hương hàng hàng lớp lớp từ khắp nơi tuôn về thành thánh Giêrusalem để kính viếng, chúng ta cảm nhận lòng con người đang còn khao khát một niềm tin sống đạo. Theo truyền thống lâu đời của các tín hữu, các dấu vết thánh được khắc ghi cụ thể nơi những địa danh giúp mọi người có thể đến thăm viếng, tôn kính và thờ lạy Chúa. Trạm cuối cùng, chúng ta đã chứng kiến ngôi mộ trống, chính nơi đây đã khởi đầu cho niềm tin hy vọng vào sự sống và sự sống lại ngày sau. Ơn Cứu Độ sẽ được loan truyền khắp nơi và in ghi trong trái tim. Để tiếp tục là nhân chứng cho Chúa Kitô, chúng ta hãy đáp lời mời gọi: Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (Mt 28, 19).

Chúng ta cùng dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa. Anh em linh mục chúng con xin cám ơn cha Nguyễn Ngọc Thụ đã lo lắng tổ chức rất chu đáo và hướng dẫn tận tình. Cám ơn Đức Ông Trịnh Minh Trí, chủ tịch Liên Đoàn và tất cả các linh mục và các ân nhân đã giúp đỡ, bảo trợ. Cám ơn anh chị em giáo hữu đã dâng lời cầu nguyện cho chúng con có một cuộc hành hương Thánh Địa đạt kết qủa mỹ mãn. Xin Thiên Chúa chúc lành cho mỗi người chúng ta.
 
Lễ đặt viên đá xây dựng nhà thờ giáo họ Nam Xuân
Trương Trí
11:48 27/02/2014
BAN MÊ THUỘT - Giáo họ Nam Xuân là một trong 14 Giáo điểm của Giáo xứ Quảng Đà, Giáo phận Ban Mê Thuột. Đây là vùng đất mới của Đại ngàn Tây nguyên hùng vĩ thuộc huyện Krôngnô, tỉnh Đaknông. Một năm trước đây, chúng tôi đã có dịp đi thực địa và có bài viết về cánh đồng truyền giáo màu mở này.

Hình ảnh

Đây là ngôi Nhà thờ thứ hai trong số 14 giáo điểm được khởi công xây dựng chỉ trong vòng 6 tháng. Một hồng ân cao vời mà Thiên Chúa đã thương ban cho Giáo xứ Quảng Đà nói chung và giáo họ Nam Xuân cách riêng.

Trở lại Krôngnô lần này đã thấy bộ mặt của núi rừng có nhiều đổi thay đáng kể, đường sá đã được làm xong, những cây cầu đã được hoàn thành, đồi núi phủ xanh một màu tươi thắm và hương thơm dìu dịu của hoa cà phê, một hương thơm đặc trưng của Tây nguyên mùa cà phê nở hoa.

Hạt giống đức tin nơi đây xuất phát từ những gia đình Công Giáo di dân từ những Giáo phận miền Bắc vốn có truyền thống đạo đức từ bao đời. Trong thời gian chừng 10 năm nay, họ đã phải rất vất vả mỗi khi muốn đi dự Thánh lễ tại Nhà thờ, vì điều kiện kinh tế khó khăn, đường sá lại xa xôi, có những gia đình phải đi bộ ba bốn chục cây số mới đến được nhà thờ. Hằng đêm, sau một ngày lao động mệt nhọc, họ vẫn quy tụ với nhau tại một gia đình nào đó để cùng nhau sốt sắng đọc kinh cầu nguyện. Niềm mơ ước duy nhất là có được ngôi nhà thờ dù nhỏ bé để làm nơi thờ phượng Chúa. Nhờ vào sự tận tâm và tình yêu thương của Cha Antôn Nguyễn Phi Hùng quản xứ Quảng Đà, Ngài đã nỗ lực để dựng nên một căn lều bạt trên một mãnh đất của giáo dân dâng cúng, tạm thời làm nhà nguyện cho bà con.

Và hôm nay, ước mơ của cộng đoàn đã trở thành hiện thực, một ngôi Nhà thờ khang trang đang được khởi công.

Trước cổng khuôn viên được trang trí cờ xí lộng lẫy rợp trời,, đội trống của giáo họ tấu lên những khúc chào mừng rộn rã, bà con giáo dân không phân biệt kinh hay dân tộc đều lũ lượt với những bộ áo quần sặc sỡ để mừng ngày vui của giáo họ, ai nấy đều vui mừng với nụ cười luôn nở trên môi.

Buổi tối trước ngày lễ là đêm canh thức và diễn nguyện, khởi đầu là phiên chầu Thánh thể long trọng do Cha Phêrô Maria Bùi Công Minh từ Mỹ chủ sự, cùng đi với Ngài có ca sĩ Nhã Ca và nhóm giới trẻ Thánh Kinh thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn dâng những lời ca thiết tha ca ngợi tình yêu thương vô bờ của Thiên Chúa, đến nỗi đã cho Con Một xuống trần gian, dung chính máu thịt của chính mình để cứu chuộc, Ngài đã lập Phép Thánh Thể để lưu truyền cho Giáo Hội. Ngài chính là người thầy thuốc đã băng bó vết thương cho nhân loại.

Sau phần canh thức chầu Thánh thể là những tiết mục múa hát do các em dân tộc và các đoàn thể của các giáo họ xung quanh về góp chung trong ngày vui. Đặc biệt hội hiền mẫu gồm những bà mẹ tuổi đã cao nhưng vẫn hăng say biểu diễn một cách đơn sơ mà nhiệt thành.

Sáng hôm nay, không chỉ Giáo họ Nam Xuân mà toàn thể cộng đoàn Giáo xứ Quảng Đà hân hoan chào mừng Đức Giám Mục Giáo phận Ban Mê Thuột Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản đến dâng thánh lễ tạ ơn và chủ sự nghi thức đặt viên đá xây dựng Nhà thờ. Cộng đoàn cũng hân hoan chào mừng Hiệp sĩ Đại Thánh giá Gioan Baotixita Lê Đức Thịnh, vị Đại ân nhân đã ưu tư rất nhiều đến sự khó khăn của cộng đoàn, đã nỗ lực can thiệp và thúc đẩy phía chính quyền để các giáo họ được cấp đất và cấp giấy phép xây dựng nhà thờ, cùng biết bao ân nhân xã gần đã không quản ngại đường sá xa xôi hiểm trở về đây chung niềm vui với giáo họ.

Đoàn rước đoàn đồng tế tiến lên bàn thờ trong tiếng trống kèn chào mừng rộn rã. Cha quản xứ Antôn Nguyễn Phi Hùng thay mặt giáo xứ chào mừng Đức Giám Mục Giáo phận, quý Cha đồng tê, quý tu sĩ nam nữ và quý ân nhân xa gần và về đây hiệp dâng lời tạ ơn và cầu nguyện cho công trình xây dựng sớm hoàn thành. Ngài sơ lược đôi nét về Giáo xứ Quảng Đà và 14 Giáo họ giáo điểm, trải dài trên 14 xã của huyện Krôngnô và 2 xã của huyện Lak với trên 100 cây số đường đồi núi.Do đó việc xây dựng nhà thờ cho các giáo họ là một việc cấp bách và cần thiết, cần đến sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền các cấp, nhất là tấm lòng quảng đại của các ân nhân xa gần.

Ông Chủ tịch Hội đồng Giáo họ thay mặt cộng đoàn Giáo họ Nam Xuân bày tỏ long tri ân Đức Giám Mục Giáo phận và quý Cha đồng tế đã dâng lễ tạ ơn và chủ sự nghi thức đặt viên đá xây dựng nhà thờ. Cảm ơn Hiệp sĩ Đại Thánh giá và quý ân nhân đã đem tình yêu thương đến với giáo họ, cảm ơn Cha Giuse Maria Bùi Công Minh, Ca sĩ Nhã Ca đã từ hải ngoại về thăm và giúp đỡ cho giáo họ, cảm ơn xơ bề trên và quý xơ dòng Chứng nhân Đức tin thuộc Giáo phận Đà Lạt. Đặc biệt xin bày tỏ lòng tri ân Cha Giám đốc và Ban Biên tập Thông tấn xã Công Giáo (Vietcatholic News) đã kịp thời đưa tin cho độc giả, nhờ đó có nhiều ân nhân trong và ngoài nước biết đến để dâng lời cầu nguyện và giúp đỡ cho chúng con.

Trong bài giảng lễ, Đức Giám Mục nhấn mạnh đến sự kiện quan trọng: Chúa Giêsu đã đặt Thánh Phêrô làm viên đá tảng để xây dựng Giáo Hội: Trong chuyến đi cuối cùng của Chúa Giêsu về Giêrusalem để chịu khổ nạn. Ngài đã mạc khải cho các môn đệ bằng việc biến hình trên núi Taborê, chính Phêrô đã xác tín rằng: “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống”. Chúa Giêsu đã tưởng thưởng bằng việc chúc phúc : “Con là đá, trên viên này Ta sẽ xây Hội Thánh của Ta”. Đức Cha chủ tế nhấn mạnh đến cộng đoàn Giáo họ Nam Xuân vốn là những tín hữu có truyền thống đạo đức từ những Giáo phận phía Bắc, vì mưu sinh mà phải lìa bỏ quê hương để vào đây lập nghiệp, anh chị em luôn xác tín được Đức Giêsu Con Thiên Chúa hằng sống. Chính vì thế, khi mới vào đây, dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng anh chị em vẫn với đôi chân trần vượt 70, 80 cây số để được đến Nhà thờ. Nhìn lại hành trình đức tin, anh chị em đã được Thiên Chúa đoái thương ban cho ngôi nhà thờ hôm nay khởi công xây dựng. Anh chị em chính là tảng đá góc tường để cho con cháu về sau là những viên gạch xây nên ngôi Thánh đường để thờ phượng Chúa. Chúc anh chị em luôn biết lien kết với nhau xây dựng một cộng đoàn biết yêu thương và đoàn kết như những viên gạch lien kết với nhau thành ngôi nhà thờ.

Cha Chưởng ấn toà Giám mục công bố văn thư của Đức Giám Mục cho phép xây nhà thờ và đồng ý cho cha sở được vận động sự giúp đỡ của những ân nhân xa gần.

Khởi đầu nghi thức đặt đá, Đức Giám Mục rãy nước Thánh trên khu đất xây dựng nhà thờ và làm phép viên đá góc tường, sau đó Ngài tự tay đặt vữa và dựng viên đá vào góc tường, Ngài cũng đặt tấm bia kỷ niệm lên bức tường tiền đường.

Sau Thánh lễ, đại diện Giáo họ lên tặng hoa Đức Giám Mục Giáo phận, Cha Quản xứ và Hiệp sĩ Đại Thánh giá bày tỏ tâm tình quý mến của cộng đoàn.

Chia sẻ với cộng đoàn, Hiệp sĩ Đại Thánh giá nêu lên ba nhân vật nổi bật: người đầu tiên là Đức Giáo Hoàng Phanxicô mà Hiệp sĩ đã được tiếp kiến và dùng cơm chung với Ngài vào dịp Kết thúc hồ sơ án phong Chân phước Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê: Đức Thánh Cha thật đơn sơ mặc chiếc áo dòng của Dòng Tên đã củ sờn và không đội mũ Giáo hoàng . Người thứ hai là Đức Cha Vinh Sơn của Giáo phận Ban Mê Thuột: Hiệp sĩ đã từng gặp gỡ Ngài khi còn là một linh mục giảng dạy tại Đại Chủng viện Sao Biển, khi đó Ngài chỉ giản đơn đi lại trên một chiếc xe máy cũ kỷ, đầu đội chiếc mũ bảo hiểm cũng cũ với đôi giày sờn, nhưng đôi môi lúc nào cũng nở nụ cười. Người thứ ba Hiệp sĩ đề cập là Cha An tôn Nguyễn Phi Hùng, quản xứ Quảng Đà: Hiệp sĩ đã từng đi với Ngài đến thăm các giáo họ, trên xe có mấy gói mì tôm và những chai nước suối, khi Cha đi mục vụ phải vượt qua hang trăm cây số để đến được từng nơi, Ngài phải vừa lái xe vừa bóc mì tôm nhai sống, uống nước suối trừ bữa cơm.

Hiệp sĩ xâu chuỗi lại ba nhân vật: Giáo hoàng, Giám mục và Linh mục. Ba con người của ba vị trí khác nhau, nhưng cùng có chung một điểm đích là hết lòng yêu thương kẻ khó nghèo, chăm lo cho người nghèo để Giáo Hội phát triển., mà cụ thể ở đây là 2 ngôi nhà thờ cho người nghèo đang được xây dựng, trong đó có nhà thờ Giáo họ Nam Xuân này.

Kết thúc Thánh lễ, Đức Giám Mục cùng quý Cha đồng tế cùng chụp hình lưu niệm với Giáo họ, kỷ niệm biến cố trọng đại hôm nay.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tín nhiệm hay không còn ai tín nhiệm nữa ?
Phạm Trần
10:16 27/02/2014
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) của Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã công khai xác nhận Quốc hội không phải là cơ quan đại biểu của dân mà thật sự là “bù nhìn”, “công cụ” và “tay sai” của đảng.

Việc làm này nằm trong quyết định ngày 21/02/2014 của các ủy viên trong UBTVQH khi họ đồng ý tạm “dừng việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đầu năm 2014 đối với người giữ chức vụ do Quốc Hội, Hội Đồng Nhân Dân bầu hoặc phê chuẩn” để chờ quyết định của Bộ Chính trị.

Tuy nhiên Bộ Chính trị 16 người chỉ có quyêt định sau Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương 9 sẽ diễn ra trước Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội vào hạ cuối tháng 05/2014.

Trước khi trả lời câu hỏi “tại sao phải đợi ý kiến của Bộ Chính trị” thì cũng cần biết UBTVQH đã quyết định “tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm”, sau khi đã “nghiên cứu và thấm nhuần” chỉ thị của nhóm 16 người Bộ Chính trị ghi trong “Thông báo số 149-TB/TW ngày 20/12/2013 về đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Quy định số 165-QĐ/TW ngày 18/2/2013 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm”.

Tòan văn Thông báo không phổ biến công khai, nhưng Trưởng ban công tác của Quốc hội Đại biểu Nguyễn Thị Nương cho biết: “ Tại khoản 3 của thông báo này (thông báo 149), Bộ Chính trị cho biết sẽ căn cứ ý kiến của Hội nghị Trung ương 9 khóa 11 về việc lấy phiếu để sửa đổi, bổ sung quy định số 165 ngày 18/2/2013 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm, tiến hành tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh theo quy định của Bộ Chính trị, ban Bí thư tại HN TW 10 khóa 11 QH, tiến hành sửa đổi Nghị quyết 35 ngày 21/11/2012 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.” (báo VietNamNet, 21/02/2014)

Như vậy, có thể hiểu rằng việc “tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm” trong Đảng, từ Tổng Bí thư xuống, chưa hề làm như lời hứa của Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 6/2013, sẽ được thực hiện tại Hội nghị Trung ương 10 nhưng chưa biết ngày nào.

Cũng tương tự như thế đối với “người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn” hy vọng sẽ “tái diễn” sau khi Quốc hội thông qua những điều sửa đổi trong Nghị quyết 35 ngày 21/11/2012.

CHUYỆN CỦA NĂM 2013

Thi hành Quy định số 165-QĐ/TW ngày 18/2/2013 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 35 của Quốc hội, ngày 10/06/2013 lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, kỳ họp 5 của Khóa Quốc hội CSVN thứ 13 đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh lãnh đạo cao cấp trong bộ máy Nhà nước, cả Hành pháp lẫn Lập pháp.

Nhưng kết qủa “hòa cả làng” công bố ngày 11/06/2013 đã giúp cho mọi đối tượng thở phào nhẹ nhõm với việc làm phô diễn này. Không có ai trong 47 chức danh phải qua vòng 2 để đối diện với cuộc “bỏ phiếu tín nhiệm” (hay bất tín nhiệm). Người có số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất là Thống đốc Ngân hành Nhà nước Nguyễn Văn Bình, với số phiếu 209 vẫn chưa đủ “quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội”, hay ít nhất là 250 trong tổng số 498 Đại biểu còn sống hiện diện.

Với 3 mức độ lấy phiếu “ai cũng có lợi” như “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp” không thực tế và đầy kịch tính này thì cho dù nột người có số phiếu “tín nhiệm cao” thấp nhất trong số 47 chức danh như ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, tuy chỉ được 83 phiếu, nhưng ông Quang vẫn đứng vững vì ông chỉ có 94 phiếu “tín nhiệm thấp”, thay vì phải qúa bán tổng số Đại biểu Quốc hội !

Phương pháp tổ chức tiếp nhận giải trình của 47 người trước khi Quốc hội bỏ phiếu cũng luộm thuộm, hình thức vì không có các cuộc chất vấn mỗi cá nhân. Đại biểu Quốc hội chỉ biết căn cứ vào các bản tự khai thành tích dài lê thê của người phải lấy phiếu, có người khai tới 30 trang với muôn vàn chi tiết mà các Đại biểu Quốc hội không có khả năng điều tra hư, thật, đúng, sai.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, người thóat bị kỷ luật tại Hội nghị Trung ương đảng kỳ 6, dù đã bị Bộ Chính trị đề nghị, cũng được tới 210 phiếu “tín nhiệm cao”, 122 phiếu “tín nhiệm”, nhưng lại có tới 160 phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất trong số 9 Ủy viên Bộ Chính trị có chức danh bị Quốc hội “soi xét” hôm 10/06 (2013).

Tuy nhiên không ai trong Quốc hội, kể cả Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng và báo chí của đảng “dám” bình luận về số phiếu “tín nhiệm thấp” mà Quốc hội đã tròng vào cổ ông Dũng vì nó không đủ để đẩy ông qua vòng 2 cho Quốc hội bỏ phiếu “bất tín nhiệm”.

Số phiếu “tín nhiệm thấp” của tám người còn lại của Bộ Chính trị là: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (28 phiếu); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (25 phiếu); Phó Chú tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (14 phiếu); Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng (24 phiếu); Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh (13 phiếu); Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang (14 phiếu); Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (35 phiếu); Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (65 phiếu).

CỨU NGƯỜI HAY CỨU ĐẢNG ?

Trước màn kịch “lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm” được diễn tại “sân khấu” Quốc hội thì ai cũng biết nó sẽ chẳng làm “chết thằng Tây nào”, bởi vì Nghị quyết 35 của Quốc hội đã nói rõ tính không kiên quyết và nặng hình thức của việc lấy phiếu tín nhiệm: “Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ.”

Ngay cả Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng cũng đã từng nói trong Diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay (31/12/2011) thì mục đích của Nghị quyết 4 là để “nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, coi trọng sự giáo dục, sự giúp đỡ chân thành của đồng chí, đồng nghiệp, học tập lẫn nhau, "trị bệnh cứu người" !

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nói thêm, theo kiểu “dĩ hòa vi qúy” sau cuộc bỏ phiếu 2013: “Phiếu tín nhiệm cao của Quốc hội vừa là sự động viên khích lệ đối với cá nhân người trong diện được lấy phiếu, vừa là sự đánh giá kết quả điều hành phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đạt được thời gian qua. Còn phiếu tín nhiệm thấp là sự nhắc nhở nghiêm túc đối với người được lấy phiếu để có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 12/06-013).

Nhưng sau khi kết qủa bỏ phiếu được công bố ngày 11/06/2013 thì dư luận bắt đầu “chán ngắt” cách làm ba phải của Quốc hội. Nhiều thắc mắc đã nêu: Tại sao Quốc hội không quyết định chỉ bỏ phiếu qua 2 cấp: “Tín nhiệm” và “bất tín nhiệm” và chỉ làm việc này với Cơ quan Hành Pháp là Chính phủ như các nước dân chủ trên Thế giới đang làm.

Việc bỏ phiếu một số chức danh bên Lập pháp (Quốc hội) gồm “Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội” là không thực tế vì những chức danh này ít va chạm với dân trong những việc quan hệ đến đời sống hàng ngày của họ. Hơn nữa để Quốc hội bỏ phiếu cho người của mình thì có khác nào “vừa đá bóng vừa thổi còi” nên số phiếu tín nhiệm bên Quốc hội đã cao hơn bên người của Hành pháp trong cuộc bỏ phiếu ngày 10/06/2013.

CHUYỆN 2014-CÓ VI HIẾN KHÔNG ?

Vì những chuyện “tréo cẳng ngỗng” và “đầu Ngô, mình Sở” của việc lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm đã diễn ra trong năm 2013 mà đảng kỳ vọng diễn ra mỗi năm để kiện tòan hàng ngũ cầm quyền, Bộ Chính trị 16 người đã quyết định phải “làm lại” để cứu đảng đang ở vào thời kỳ tín nhiệm xuống thấp nhất.

Ông Nguyễn Khắc Mai, Nhà nghiên cứu Văn hoá ở Việt Nam viết: “Ở VN nếu gạt Đảng ra ngoài mọi cuộc lấy phiếu tín nhiệm đều vô nghĩa. Hiện nay sự tín nhiệm đối với Đảng và ban lãnh đạo của Đảng đã xuống đến mức thấp nhất chưa từng có. Những dư luận, những lời đồn xấu không ai có thể cải chính nổi. Đảng đang thả nổi tín nhiệm của mình trước nhân dân và Dân tộc.” (Theo báo điện tử Quê Choa củaNhà văn Nguyễn Quang Lập, 24/02/2014)

Phải chăng đó cũng là mục đích của báo ViệtNamNet (21/02/2014) khi phản ảnh lý do tại sao phải sửa Nghị quyết 35 của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “ Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho biết sau khi triển khai lấy phiếu tín nhiệm đã có những ý kiến về thời gian lấy phiếu, các mức độ tín nhiệm, hình thức thực hiện, … Nghị quyết 35 còn những ý kiến khác nhau nên UBTVQH thấy rằng cần phải bổ sung sửa đổi 1 số điều trong Nghị quyết này cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Sửa những nội dung nào, lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hay trong cả nhiệm kỳ, lấy phiếu 3 bước hay 2 bước? Có chuyển sang bỏ phiếu không, nếu bỏ phiếu thì 2/3 hay quá bán? …là những vấn đề sẽ được trao đổi.”

Liệu những điều được gọi là “sẽ được trao đổi ấy” giữa các Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp 7 vào cuối tháng 5/2014 có dám vượt ra khỏi vòng vây của Bộ Chính trị 16 người, kể cả ông Nguyễn Sinh Hùng ?

Thắc mắc cũng không hiểu ông Hùng có biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng lõa vi phạm Hiến pháp 2013 với Bộ Chính trị khi tự mình từ bỏ thực thi quyền hạn được quy định tại Điều 69 Hiến pháp viết rằng: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước” ?

Một điều rõ ràng là khi Bộ Chính trị 16 người tiếm quyền Lập pháp để chỉ đạo Quốc hội phải chờ quyết định của Bộ Chính trị trước khi sửa Nghị quyết 35 để thi hành việc “lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm” trong tương lai thì Bộ Chính trị đã vi Hiến khi tự cho mình cái quyền “không có” để áp đặt ý muốn của mình lên cơ quan Lập pháp là Quốc hội.

Và như vậy thì rõ ràng Quốc hội không còn là “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước” nữa.

Hơn nữa Điều Lệ Đảng thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011 không có bất cứ điều nào cho phép đảng “xâm phạm” vào nhiệm vụ của Ban Thường vụ Quốc hội nói riêng và Quốc hội nói chung.

Điều 17 của Điều lệ viết: “Bộ Chính trị lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.”

Vậy phải chăng Bộ Chính trị đã căn cứ vào Điều 4 Hiến pháp cho phép đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” để “cai trị” luôn cả Quốc hội nên “tính đương nhiên” ấy đã công khai đến “lõa lồ” trong quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/02/2014.

Việc này đã xác nhận thêm lần nữa tại sao trong thời kỳ lấy ý kiến tòan dân cho Dự thảo Hiến pháp sửa đổi 1992 từ tháng 01 đến tháng 10/2013 nhiều Lãnh đạo đảng CSVN, kể cả Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, đã quai mồm ra chống quyết liệt đề nghị cần viết vào Hiến pháp tam quyền: “Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp” phân lập thì quyền làm chủ đất nước và quyền tự do của dân mới được bảo đảm.

Thay vào đó, Ban sọan thảo đã viết rất mơ hồ với cụm từ “thống nhất” để bảo đảm vai trò lãnh đạo tuyệt đối và tòan diện của đảng như quy định trong Khỏan 3, Điều 2 của Hiến pháp: “ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” ?

Như vậy đến Quốc hội (lập pháp) và Tư pháp (tòa án) mà cũng chỉ được “phân công” đưới mái dù chỉ huy của đảng thì làm sao dân tin được lời tuyên truyền “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền” ?

Phạm Trần

(02/014)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lịch sử Mùa Chay Thánh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
11:14 27/02/2014
LỊCH SỬ MÙA CHAY THÁNH

Tứ thời bát tiết Xuân, Hạ, Thu, Đông, thay đổi tuần hoàn luân vòng chuyển đổi. Niên lịch phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo cũng nằm trong chu kỳ ấy.

Phụng vụ Giáo Hội cũng có bốn Mùa như : Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh qua đi, Mùa Thường niên tiếp nối, chúng ta chuẩn bị bước vào Mùa Chay Thánh, cao điểm là Tuần Thánh và Đêm Vọng Phục Sinh. Vậy Mùa Chay có từ bao giờ, kéo dài bao lâu ? Những việc chúng ta làm trong Mùa Chay có ý nghĩa thế nào ? Mùa Chay đến rồi lại đi, chúng ta làm gì để Mùa Chay không trở nên nhàm chán và có ý nghĩa ?

Mùa Chay có từ bao giờ, kéo dài bao lâu ?

Vào những thế kỷ đầu Kitô giáo, để sống đạo và thực hành đạo, các kitô hữu tiên khởi đã quan sát những người chung quanh xem họ sống đạo và thực hành đạo thế nào, cụ thể như việc người Dothái giữ ngày Sabát, hay lên Đền thờ cầu nguyện. Tuy các kitô hữu tiên khởi họp nhau thành một cộng đoàn tế tự, cử hành phép rửa nhân danh Cha và Con và Thánh Thần theo một công thức tuyên xưng đức tin. Nhưng khi cử hành các ngày đại lễ như lễ Vượt Qua, lễ Năm Mươi, dù vẫn giữ nguyên những ngày lễ của người Dothái nhưng lại mặc cho các ngày lễ ấy một ý nghĩa mới, chẳng hạn : khi cử hành, họ không chỉ nhắc lại các biến cố Xuất Hành Cựu Ước, mà còn tưởng nhớ cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Kitô, cũng như việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông đồ.

Mãi đến thế kỷ thứ IV, trong Giáo Hội mới nảy sinh những ý kiến khác nhau như : liệu có cử hành lễ Phục Sinh vào ngày lễ Vượt Qua của người Dothái không ? Tại các Giáo đoàn thuộc Tiểu Á, họ vẫn giữ nghi lễ chiên vượt qua. Riêng Giáo đoàn Antiokia lại ấn định lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật sau lễ Vượt Qua của người Dothái, trong khi đó, các kitô hữu tại Alexandria do các nhà chiêm tinh tính toán nên đã chuyển rời lễ Phục Sinh vào dịp phân xuân.

Cho dù có sự khác nhau về ngày cử hành các ngày lễ, nhưng lễ Phục Sinh vẫn là lễ chung của toàn thể cộng đoàn Kitô giáo, vì lễ Phục Sinh dựa trên nền tảng đức tin, trước lễ Phục Sinh, có một thời gian chuẩn bị tương đối dài gọi là Mùa Chay hay « 40 ngày », tưởng nhớ 40 Chúa Giêsu ở trong hoang địa 40 đêm ngày.

Việc thực hành Mùa Chay đã có từ thời thì đầu Kitô giáo, nhưng trải qua những bước thăng trầm, mãi tới thế kỷ thứ II, thời thánh Irênê, giám mục thành Lyon, việc giữ chay ngắn hạn từ hai đến ba ngày, không ăn bất kỳ thức ăn nào mới được phổ biến. Sang kỷ thứ III tại Alexandria, người ta kéo dài việc ăn chay ra hết một tuần. Những dấu tích của Mùa Chay hay « 40 ngày » được tìm thấy ở thế kỷ thứ IV, trong lễ qui của Công Đồng Nicêa. Đây là thời gian chuẩn bị mừng lễ, nhưng ưu tiên vẫn là việc giúp các người dự tòng chuẩn bị lãnh Phép Rửa Tội và Đêm Vọng Phục Sinh.

Cuối thế kỷ thứ IV, Giáo đoàn tại Giêrusalem bắt đầu giữ chay 40 ngày hay còn gọi là Mùa Chay 8 tuần, người ta ăn chay suốt thời gian này, trừ thứ Bẩy và Chúa Nhật. Sang thế kỷ thứ V, tại Aicập người ta cũng giữ chay, tiếp đến là xứ Gôlơ, người ta ăn chay ngày thứ Bẩy và thứ Sáu tuần trong Mùa Chay. Trong khi giữ chay, các kitô hữu chỉ ăn một bữa mỗi ngày, thức ăn gồm có bánh, rau và nước. Giữ nghiêm ngặt nhất là ngày Thứ Sáu và Thứ Bẩy Tuần Thánh, người ta không ăn một chút thức ăn nào. Giờ ăn chay được qui định tùy theo sự khác nhau của mỗi giáo đoàn. Vì mùa chay gồm 6 tuần không thể tương ứng với 40 ngày được. Nên sang thế kỷ thứ VII, người ta đã lùi về trước Mùa Chay mấy ngày, cụ thể như bắt đầu từ ngày thứ Tư cho đến ngày thứ Bẩy tuần trước khi bước vào Mùa Chay, ngày mà hôm nay chúng ta gọi là Thứ Tư Lễ Tro, ngày ăn chay. Đồng thời, ba Chúa Nhật trước Mùa chay, là gồm tóm thời gian chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh, cách lễ Phục Sinh chín tuần. Việc giữ chay ngày càng đòi hỏi nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn như buộc chỉ ăn bữa tối. Nhưng đến thế kỷ thứ VIII, việc giữ chay được nới rộng ra, nghĩa là cho phép những người ốm đau bệnh tật được ăn chứng, bơ, sữa, cá và cả rượu nữa. Sang thế kỷ XII và XIII, bữa ăn ngày chay được ấn định là trước giờ trưa 3 giờ tức 9 chín giờ sáng, tiếp theo được ăn « bữa ăn nhẹ » vào buổi tối. Sang thế kỷ XVII việc ăn chay giảm dần và Giáo Hội cho phép được ăn cháo, sữa và cá nhỏ. Trong ngày chay, tại các hoàng gia, nhà bếp thi nhau trổ tài làm ăn với những thực đơn sao cho dồi dào phong phú hơn ngày thường.

Một cảnh chợ cá ngày Thứ Tư Lễ Tro

Từ năm 1949, Giáo Hội Công Giáo qui định việc giữ chay và kiêng thịt là ngày Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh mà thôi. Lý do vì hai ngày đó là ngày tưởng nhớ sự chết : ngày thứ tư lễ Tro, linh mục chính thức làm phép tro được đốt từ những cành lá đã làm phép vào ngày Lễ Lá năm trước rồi vẽ hình thánh giá trên trán người nhận tro và nhắc lại rằng « ngươi là tro bụi, và người sẽ trở về tro bụi », nhắc lại cái chết của mỗi người chúng ta, tiếp đến, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá.

Trong phụng vụ của Giáo Hội Chính Thống, thời gian chuẩn bị bước vào Mùa Chay kéo dài năm tuần liền, mỗi tuần đọc một đoạn Tim Mừng riêng, với cách thức sám hối sâu xa. Tuần thứ bốn, được ấn định là ngày kiên thịt và ăn chay trong toàn Giáo Hội. Chúa Nhật thứ năm được gọi là Chúa Nhật Hòa giải, mỗi người hòa giải với người bên cạnh trước khi toàn thể cộng đoàn xin lỗi Chúa.

Cảm tưởng chung là một bầu không khí « vui và buồn ». Mỗi tín hữu, với sự hiểu biết có giới hạn và khác nhau về phụng vụ, nên khi bước vào nhà thờ với các kinh nguyện của Mùa Chay, mỗi người mỗi cảm tưởng khác nhau. Một phần vì những lời kinh tiếng hát mang đậm nét buồn, màu áo tím, những bài đọc dài hơn, đơn điệu hơn ngày thường, và hầu như không có nét vui tươi. Một nét đẹp nội tâm rực sáng, tựa như ánh sáng ban mai chiếu rọi từ thung lũng tối tăm lên tận đỉnh cao của núi đồi.

Niềm vui âm thầm, êm dịu và toàn bộ các bài Sách thánh trong Mùa Chay nghe thật đơn điệu cho thấy sự bình an đã dẫn đưa người ta tới những điệp ca hòa tấu Allêluia trong Đêm Vọng Phục Sinh.

Chúa Nhật lễ Lá là thời gian không còn dành riêng cho việc tưởng niệm cuộc khổ nạn nữa, bước vào một Tuần Thánh, với những bài đọc nhắc lại những ngày sau hết của Chúa Kitô trên trần gian và sự Phục Sinh của Ngài.

Tại sao lại gọi là 40 ngày chay thánh ?

Từ « Mùa Chay » là một từ tương phản với từ gốc latinh là « quadragesima » có nghĩa là 40. Trong Kinh thánh, con số 40 có ý diễn tả một khoảng thời gian chờ đợi, một quá trình, tượng trưng cho việc chuẩn bị gặp gỡ Thiên Chúa. Số 40 còn diễn tả hành trình trong sa mạc trên đường về Đất hứa của Dân Dothái kéo dài 40 năm. Ông Môisen đã ở trên núi Chúa 40 ngày (x. Xh 24,18; 34,28). Những người trinh sát đã ở trong vùng đấy 40 ngày (x. Ds 13, 25). Elia đã đi 40 ngày trước khi tới được hang ở đó Ngài được thị kiến (x. 1V 19,8). Ninivê đã được cho 40 ngày để sám hối (x. Gn 3,4). Và quan trọng nhất là Chúa Giêsu được Chúa Thánh Thần thúc đẩy vào trong hoang địa 40 ngày để ăn chay cầu nguyện trước khi thi hành sứ vụ công khai (x. Mt 4,2).

Như vậy Mùa Chay là mùa nhắc nhớ 40 năm hành trình trong sa mạc của dân Dothái, 40 ngày trong hoang địa của Chúa Giêsu. Con số 40 ngày, là thời gian đi vào hoang địa của cõi lòng, thinh lặng để chuẩn bị gặp gỡ Chúa. Đây là thời gian phụng vụ cao điểm thuân tiện thích hợp cho các kitô hữu noi gương Đức Kitô dùng 40 ngày để ăn năn đền tội và dấn thân phục vụ anh chị em. Và bằng 40 ngày long trọng của Mùa Chay, mỗi người được liên kết mật thiết hơn với các Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu, Đấng đang tiến đến cái chết và sự sống lại.

Mùa chay mang lại cho chúng ta điều gì?

Phần lớn người kitô hữu không thực hành việc ăn chay, nguyện ngắm, nên Mùa Chay không có ảnh hưởng tới đời sống của họ là bao? Khi nói về Mùa Chay, người ta thường hiểu một cách không tích cực lắm. Đại đa số dân chúng cho rằng trong Mùa Chay việc kiêng ăn, kiêng uống giữ chay chiếm vị trí hàng đầu.

Tuy nhiên điều đáng lưu ý là đại đa số người kitô hữu không thực hành đạo trong đời sống nhưng họ vẫn đến nhận tro vào Thứ Tư Lễ Tro. Đây là một nghi thức giầu tính biểu tượng, nó tác động đến tận đáy lòng con người, nhắc nhớ người ta suy nghĩ về thân phận của mình khi nhận tro và mời gọi con người trở về với Chúa. Vì nhiều khi con người quên đi thân phận yếu hèn, mỏng giòn của mình, dẫn đến đau thương và đổ vỡ. Bi kịch cuộc đời con người đều từ đó mà ra. Con người phạm tội, tội cắt đứt sự hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa, làm cho con người mất đi hạnh phúc, phải đau khổ và phải chết. Chuyện sa ngã của Nguyên tổ đã chứng minh điều đó. Lịch sử cứ độ của Dân Chúa, tội thì Chúa phạt, hối cải thì Chúa tha và cứu. Nên mỗi khi lâm vào hoàn cảnh bi đát đau thương hay thất vọng, Dân Chúa đều nhận ra rằng cần phải sám hối trở về giao hòa với Thiên Chúa để được chữa lành. Mùa Chay là mùa sám hỗi, chúng ta hãy ra sức làm những việc cần thiết để được giao hòa và hiệp thông với Chúa, hầu được Chúa ban ơn.

Trong đời sống người kitô hữu, nhiều khi lắng nghe lời Chúa xong, chúng ta đã có quyết tâm đi xưng tội, làm việc đền tội, nhưng rồi kết quả không mấy khả quan, thì Mùa Chay là cơ hội rất thuận lợi. Thư thánh Phaolô nói với chúng ta : « Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ» (2 Cr 6,2). Đây là thời gian khẩn trương trong năm phụng vụ, thời gian thuận tiện được ban cho chúng ta để đẩy mạnh quyết tâm hoán cải, tăng cường việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện, thống hối, mở rộng tâm hồn đón nhận thánh ý Chúa, thực hành khổ chế một cách quảng đại hơn, để đi tới và giúp đỡ tha nhân đang túng thiếu: đó là một hành trình tinh thần giúp chúng ta chuẩn bị sống Mầu Nhiệm Phục Sinh. Vậy chúng ta hãy tin tưởng điều đó và bước vào Mùa Chay Thánh.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Cuộc tranh luận về tính bất khả tiêu của hôn nhân (3)
Vũ Văn An
17:33 27/02/2014
Các bài học từ quá khứ

Ta học được gì từ truyền thống của Giáo Hội trong vấn đề này? Điều chắc chắn là truyền thống này không độc dạng và cũng không bất biến. Kasper từng cảnh cáo việc “lẫn lộn các mảnh cá thể trong chứng cớ truyền thống với truyền thống theo nghĩa tín lý” (75). Nghĩa là, ngài nghĩ một cách chính xác rằng truyền thống theo nghĩa sau có ý nói tới việc thoả thuận chung một số mạch chứng cớ. Lập trường của UBTHQT cũng tương tự như thế, vì đã thừa nhận tính đa dạng về bất khả tiêu trong Giáo Hội sơ khai nhưng quả quyết rằng quan điểm trổi vượt vẫn luôn coi ly dị là một điều sai lầm và ngăn cấm tái hôn, bao lâu người phối ngẫu vẫn còn sống (76).

Hai tác giả nhấn mạnh một vài vấn đề khi đưa ra câu trả lời. Thứ nhất, tính đa dạng trong giáo huấn và thực hành của thẩm quyền kéo dài quá bên kia Giáo Hội sơ khai, tới thời Trung Cổ là ít nhất và, nếu ta thêm chứng tá của các Giáo Hội Đông Phương nữa, thì tính đa dạng ấy vẫn còn tiếp diễn tới bây giờ. Sự kiện Giáo Hội Tây Phương hợp nhất với Giáo Hội Đông Phương trong một thời gian lâu dài hơn là phân rẽ cho thấy ta nên trân trọng chứng tá liên tục của họ đối với ý nghĩa Tin Mừng. Nhất là vì về vấn đề đặc thù này, Tây Phương chưa bao giờ chính thức lến án giáo huấn hay thực hành của Đông Phương cả.

Thứ hai, giáo huấn luôn ở trong trạng thái phát triển và ta sẽ bị coi là quá mạo muội khi nghĩ rằng vì thiếu một tín điều về bất khả tiêu, nên việc duyệt xét có chất lượng nào hiện nay cũng không thể nào có được. Hai tác giả cho rằng sự đa dạng về lập trường được thừa nhận trong lịch sử Giáo Hội xưa nay tự nó không phải là lý do để thay đổi giáo huấn nhưng sự đa dạng này có hỗ trợ chủ trương cho rằng giáo huấn có thể thay đổi và không hẳn là vấn đề đã được giải quyết dứt khoát. Có một số nghi vấn đã được truyền thống nêu ra và rất khó giải thích nếu ta tin rằng giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo Rôma về bất khả tiêu là xác thực và chắc chắn. Làm sao giải thích được rất nhiều nhượng bộ từng được ban cho người ta không phải trong các thế kỷ đầu mà cho tới tận thế kỷ 20? Tại sao lập trường về cuộc hôn nhân thứ hai trong các Giáo Hội Đông Phương chưa bao giờ bị bác bỏ cách rõ ràng, minh nhiên? Tại sao Công Đồng Trent chỉ đưa ra một phán quyết rất giới hạn và tinh tế trong việc lên án của mình? Như Ladislas Orsy từng nhận xét: “Nếu chấp nhận giả thuyết cho rằng Giáo Hội có thẩm quyền triệt để trong việc tiêu hủy dây hôn phối, thì mọi nghi vấn này đều được giải thích cách dễ dàng” (77).

Sau cùng, một phạm vi phát triển quan trọng trong truyền thống về hôn nhân là nền thần học bí tích vì càng ngày ta càng ý thức được qui mô thẩm quyền của Giáo Hội đối với các bí tích. “Từ các nghiên cứu tìm tòi sử học, càng ngày ta càng thấy rõ: trong suốt lịch sử, Giáo Hội đã thay đổi cách đáng kể, tái sắp xếp, mở rộng và thu gọn sinh hoạt bí tích của mình một cách sâu rộng và hết sức chủ yếu” (78).

Theo hai tác giả này, giáo huấn hiện nay về hôn nhân thành hiệu và hoàn hợp, được coi là triệt để bất khả tiêu, không phải là một với giáo huấn của Chúa Giêsu lịch sử. Nó là giáo huấn mãi sau này của Giáo Hội. Thẩm quyền cải cách giáo huấn này “ cũng cùng là một với tác nhân đã dẫn nhập giáo huấn này trước nhất, tức, Giáo Hội huấn quyền” (79).

Sợi dây hôn phối

Trong truyền thống Công Giáo Rôma, lý do thường được trích dẫn nhiều hơn cả để chống lại ly dị và tái hôn là lập trường cho rằng ngay cả khi hai vợ chồng ly thân và không còn chia sẻ cuộc sống chung với nhau nữa, thì sợi dây hôn phối vẫn còn đó (80). Theo hai tác giả, cách hiểu hôn nhân này chấp nhận được khi ngữ cảnh để suy nghĩ về hôn nhân có tính khế ước, nhưng nó sẽ ít thuyết phục hơn nếu ta xem sét hôn nhân trong ngữ cảnh giao ước. Hôn nhân như khế ước để trao đổi một số quyền lợi sẽ không bị vi phạm bao lâu không bên nào lỗi phạm bên kia bằng cách trao đổi các quyền theo khế ước ấy với một đệ tam nhân. Khi được coi như một giao ước, hôn nhân đòi hỏi không phải điều tối thiểu (không được phản bội tôi) nhưng là điều tối đa (phải tận hiến cho tôi). Và do đó, việc chấm dứt cuộc sống chung và tình âu yếm trở thành vấn đề do tiêu chuẩn giao ước phu phụ, dù việc ấy không phải là vấn đề trong mô thức khế ước (81). Hai tác giả cho rằng Giáo Hội chưa hoàn toàn nắm được mọi hệ luận của sự thay đổi lớn lao này theo cung cách ta hiểu hôn nhân như giao ước hiện nay.

Bối cảnh cho cách hiểu mới

Như nhiều người biết, quan điểm Công Giáo về hôn nhân đã được tái lên khuôn trong thời gian gần đây. Theo Schillebeeckx, gốc gác của việc tái suy tư này ở Tây Phương đã có từ thời chủ nghĩa Lãng Mạn xuất hiện vào các giai đoạn cuối của Phong Trào Ánh Sáng như một phản ứng chống lại chủ nghĩa duy lý của giai đoạn trước đó. Từ đây, người ta coi tính dục như một biểu thức của tình yêu liên vị và tình yêu liên vị và hỗ tương này “bắt đầu được trân trọng như là chính yếu tính của hôn nhân” (82). Trọng điểm ở đây không hẳn là trước thế kỷ 18, ta thiếu tình yêu lãng mạn, mà chỉ là đến thời cận đại, tình yêu liên vị “mới tiến đến chỗ được coi như nguyên lý cơ cấu của đời sống vợ chồng” (83).

Ở Tây Phương, lúc ấy đang có nhiều thay đổi xã hội dẫn tới các thay đổi văn hóa trong quan niệm về hôn nhân. Kỹ nghệ hóa và đô thị hóa thay đổi vai trò cố hữu của hôn nhân trong nền kinh tế. Người ta đi tìm hôn nhân vì chính các thiện ích nội tại của nó như tình đồng hành, sự thân mật xuồng xã, và tình yêu thương, và ít chú trọng tới các lợi ích tài chánh của nó. Khuynh hướng nhằm tách biệt cuộc sống gia đình và thế giới việc làm, do đó, giảm thiểu giá trị chức năng của hôn nhân, đã gia tăng đều đặn tại Tây Phương với những phong trào mới đòi quyền bình đẳng và tính lưu động về xã hội cho phụ nữ, và do đó, càng cung cấp ít động lực kinh tế và cấu trúc giai cấp hơn đối với hôn nhân. Theo hai tác giả, ngày nay, người ta kết hôn là để được ở bên nhau, và chính việc thiết lập liên hệ hỗ tương, thân mật và yêu thương này là mục đích trổi vượt của hôn nhân. Thành ra, hôn nhân mà không có tình yêu, hôn nhân mà trong đó liên hệ vợ chồng đã hoàn toàn đổ vỡ, đang đặt ra cho giáo huấn Giáo Hội một thế lưỡng nan mới (84).

Thách thứ sẽ sắc cạnh hơn nhiều so với quá khứ nếu vấn đề đặt ra là: nói rằng hôn nhân vẫn tồn tại dù liên hệ hôn nhân đã hoàn toàn đổ vỡ, điều ấy có nghĩa gì?

Sự thay đổi của Công Đồng

Trong hiến chế mục vụ Gaudium et spes, các nghị phụ của Công Đồng Vatican II đã đặt hôn nhân vào một ngữ cảnh mới. Hôn nhân không còn được mô tả là có mục đích đệ nhất và đệ nhị đẳng nữa với bonum prolis (thiện ích con cái) được xếp hạng cao hơn so với bonum conjugum (thiện ích sống chung). Hôn nhân được coi như “sự chia sẻ đầy thân mật cuộc sống và tình yêu” (an intimate partnership of life and love) mà người ta bước vào nhờ một giao ước (chứ không phải khế ước) trong đó, “các bên hiến mình hỗ tương cho nhau” (85). Dần dà, cách nhận thức hôn nhân này tìm được đường đi vào nền luật học của Giáo Hội và vào Bộ Giáo Luật sửa đổi (86) bất chấp chống đối của những người cho rằng vì Gaudium et spes chỉ là một văn kiện mục vụ, không thể dùng nó cho việc thay đổi tín lý.

Trong lối xem sét hôn nhân của Công Đồng, sự ưng thuận từng tạo ra hôn nhân không kéo theo việc trao đổi quyền lợi mà là việc hiến trọn con người mình cho người phối ngẫu và tiếp nhận sự tự hiến của người phối ngẫu này. Quyền lợi và nghĩa vụ vẫn có đó nhưng chúng không thể có đó một cách tách biệt đối với liên hệ vợ chồng, giống như độc lập đối với mối liên hệ bản vị giữa những người có các quyền lợi và nghĩa vụ này. Sự ưng thuận có tính bản vị, vốn bất khả thu hồi này, tạo ra giao ước (87). Nhìn dưới quan điểm nhân vị như thế này, hôn nhân từ nay được định nghĩa chủ yếu là mối liên hệ giữa hai con người đoan hứa với nhau trung thành sống một cuộc sống kết hợp. Liên hệ này lớn hơn tình bạn hay bất cứ mối liên hệ nhân bản quan yếu nào khác vì trong liên hệ hôn nhân, người ta hiểu rằng trọn cuộc sống của cả hai người có liên hệ mật thiết với nhau; đây là một chung chia suốt đời (totius viate consortium) (88).

Một khi chấp nhận cách hiểu nhân vị về hôn nhân, một loạt các vấn đề khác nhau được đặt ra, nhưng không vấn đề nào quan trọng hơn vấn đề: điều gì xẩy ra cho dây hôn phối nếu hôn nhân tan vỡ? Làm thế nào một cuộc hôn nhân lại có thể còn hiện hữu nếu liên hệ hôn nhân không còn hiện hữu nữa, chỉ hiện hữu vì sợi dây hôn phối thôi sao? Sợi dây hôn phối này bao gồm điều gì? Từ lúc có sự thay đổi của Công Đồng trong lối mô tả hôn nhân, làm thế nào Giáo Hội lại có thể chủ trương rằng sợi dây hôn phối vẫn tồn tại khi chính cuộc hôn nhân không còn nữa? Thời hiện tại tiếp tục là giai đoạn chuyển tiếp trong đời sống Giáo Hội để Giáo Hội thích ứng đối với các tầm nhìn thấu suốt của Công Đồng. Theo hai tác giả, do khoảng cách giữa lối định nghĩa cũ và mới về hôn nhân và việc chuyển tiếp chưa hoàn tất qua cách hiểu nhân vị về hôn nhân, nên Giáo Hội vẫn tiếp tục với giáo huấn và luật lệ không thỏa đáng trong lãnh vực này. Họ nêu ba thí dụ để chứng tỏ sự thất bại xưa nay của Giáo Hội trong việc chưa thẩm thấu được trọn vẹn các tầm hiểu thấu suốt của Công Đồng.

Các liên hệ anh trai em gái (frater-soror)

Trong tông thư Familiaris consortio năm 1981, có một nhận định về việc không thể cho phép các người ly dị tái hôn được rước lễ. Với những ai tiếp tụp ở lại trong các cuộc phối hợp bất hợp lệ theo giáo luật như thế mà muốn được tham dự Thánh Thể đầy đủ, tông thư khuyên họ muốn làm thế, họ phải ăn năn về sự thất bại hôn nhân của họ và phải sống sao đó đừng đi ngược lại qui luật bất khả tiêu. “Trên thực tế, điều này có nghĩa: khi vì những lý do nghiêm túc, như để dưỡng dục con cái chẳng hạn, mà người đàn ông và người đàn bà không thể thoả mãn bổn phận phải ly thân, họ ‘nên tự có nghĩa vụ sống hoàn toàn tiết dục, nghĩa là, tiết chế các hành vi riêng của các cặp vợ chồng’” (89).

Hai tác giả cho rằng: theo lời khuyên của Đức Giáo Hoàng, sẽ không xẩy ra vi phạm nào đối với giáo huấn bất khả tiêu bao lâu cặp thứ hai tiết chế sinh hoạt tính dục. Làm thế nào cuộc hôn nhân thứ nhất lại không bị đi ngược lại, người phối ngẫu thứ nhất lại không bị phản bội, bởi một liên hệ trong đó, mọi âu yếm, mọi tín thác, mọi thân mật xúc cảm, mọi hỗ trợ tài chánh, mọi chia sẻ tri thức và tâm linh hiện đang được dồn cho một đệ tam nhân? Trong cách hiểu của Công Đồng về hôn nhân, tình yêu, sự hỗ tương và thân mật liên vị cũng là thành phần trong bản chất của hôn nhân không kém gì giao hợp tính dục. Như thế, tại sao mọi phẩm tính trong liên hệ vợ chồng đều có thể được thực hiện trong mối liên hệ thứ hai, chỉ trừ giao hợp tính dục, mà cuộc hôn nhân đầu lại không bị đi ngược lại?

Hai tác giả cho rằng để trả lời, Đức Gioan Phaolô II đã mô tả việc giao hợp tính dục như là “hành vi riêng của các cặp vợ chồng”. Tất cả các yếu tố khác của liên hệ vợ chồng xem ra không phải là “của riêng” hôn nhân, nghĩa là không có tính yếu tính. Họ nhận định rằng: chủ trương như thế quả vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của mô thức khế ước trong đó, quyền giao hợp tính dục đã được trao đổi trong ưng thuận hôn nhân. Việc này xem ra không nắm bắt được trọng điểm của cách hiểu nhân vị coi hôn nhân như là một “chung chia suốt đời” (totius vitae consortium). Họ kết luận: theo viễn tượng khế ước trước đây, liên hệ anh-trai-em-gái còn có đôi chút giá trị. Trong ngữ cảnh mới, phương thuốc ấy ít thuyết phục hơn nhiều (90).

Suy nghĩ lại việc ưng thuận

Bộ Giáo Luật năm 1983 phản ảnh một cố gắng hết sức lớn lao muốn nhập thân giáo huấn của Công Đồng. Ấy thế nhưng, cả ở đây nữa, theo hai tác giả, trọn một loạt các lưỡng nan mới về mục vụ và luật lệ nổi lên khi người ta cố gắng duy trì giáo huấn và thực hành truyền thống liên quan tới tính bất khả tiêu của các cuộc hôn nhân thành hiệu và hoàn hợp. Một quan ngại là: vì quan niệm hôn nhân đã di chuyển từ việc coi nó như khế ước nhằm trao đổi quyền lợi tính dục sang việc coi nó như tạo ra một chung chia suốt đời, nên các cơ sở để phán định khả năng kết hôn cũng đã thay đổi theo. Trong cách hiều trước, khả năng thể lý giao hợp tính dục để sinh sản là khả năng cần thiết. Nhưng trong cách hiểu thứ hai, vấn đề khả năng kết hôn đã dẫn nhập các yếu tố thuộc chín mùi tâm lý (psychic maturity). Nếu tập chú là sinh sản, thì ngưỡng cửa của khả năng kết hôn rất thấp; tuy nhiên, nếu tập chú là liên hệ vợ chồng, thì ngưỡng cửa của khả năng này cao hơn.

Ngày nay, số lượng lớn các vụ tuyên bố vô hiệu đã được ban cấp dưới chuyên mục thiếu suy sét chín chắn (discretion) cần phải có. Nghĩa là, phán quyết có hiệu lực trở về trước (in retrospect) cho rằng lý do khiến hôn nhân không thành là một trong hai người phối ngẫu thiếu khả năng tâm lý lúc đầu để có thể duy trì liên hệ hôn nhân thực sự (91). Như thế, việc thiếu khả năng khởi diễn cuộc chung sống thân mật suốt đời là một cơ sở để nói rằng cuộc hôn nhân này chưa bao giờ hiện hữu (92). Ấy thế mà, theo hai tác giả, việc tiêu hủy một cuộc chung sống thân mật suốt đời không phải là cơ sở thỏa đáng để nói rằng cuộc hôn nhân này không còn hiện hữu nữa. Tiêu chuẩn để xác định sự hiện hữu của một cuộc hôn nhân trong yêu cầu tuyên bố vô hiệu không phải là tiêu chuẩn để xác định sự hiện hữu của một cuộc hôn nhân khi muốn ly dị. Ở trường hợp thứ nhất, quan điểm có tính nhân vị hơn về hôn nhân đã được nhìn nhận trong việc lên khuôn luật học trong khi ở trường hợp thứ hai, Giáo Hội đã đảo ngược để bênh vực lập trường có tính luật pháp cho rằng sợi dây hôn phối hiện hữu độc lập với liên hệ vợ chồng.

Suy nghĩ lại việc hoàn hợp

Ngoài việc xem sét lại bản chất thành hiệu (ratum) trong hôn nhân, ta còn thấy nhiều soạn tác nói về việc ta phải hiểu hoàn hợp (consummatum) ra sao. Trong quan điểm truyền thống, hoàn hợp được đạt tới qua hành vi giao hợp đầu tiên tiếp theo việc trao đổi lời ưng thuận. Luận lý ở đây rất rõ ràng, nếu hôn nhân là một khế ước về việc hai người phối ngẫu trao đổi với nhau các quyền trên thân xác của nhau, thì dĩ nhiên khế ước này sẽ được đóng ấn khi có việc thi hành quyền này lần đầu tiên. Tuy nhiên, theo hai tác giả, nếu hôn nhân là một giao ước của tình yêu giữa hai con người nhằm tạo ra một cuộc chung chia sự thân mật, thì nguyên một hành vi giao hợp tính dục mà thôi chưa hẳn là biểu tượng thích đáng của hoàn hợp.

Hoàn hợp có ý chỉ sự hoàn tất một điều gì đó hay đem một điều gì đó tới chỗ thành toàn (fulfillment). Một hành vi giao hợp tính dục có thể thoả đáng để đem một khế ước hôn nhân tới chỗ hoàn tất vì các sự thiện trong khế ước đã được trao đổi trong hành vi giao hợp. Liệu điều này có hợp lý chăng khi ta hiểu hôn nhân như một giao ước thân mật và chung chia mọi khía cạnh của cuộc đời? Có hợp lý chăng khi coi hành vi giao hợp tính dục đầu tiên như là sự hoàn tất dứt khoát giao ước của vợ chồng cam kết hiến thân toàn diện?

Theo hai tác giả này, khi rời khỏi tiêu chuẩn giao hợp theo giáo luật, dĩ nhiên, ý niệm hoàn hợp sẽ trở nên ít chính xác hơn. Ta sẽ định lường ra sao việc lúc nào thì sự chung chia đời sống được hoàn hợp? Đây là một vấn đề quan trọng theo quan điểm giáo luật. Tuy nhiên, việc tìm kiếm sự rõ ràng về luật pháp không được dẫn Giáo Hội tới chỗ chấp nhận lối mô tả giản lược hóa kinh nghiệm trọn vẹn của con người về hôn nhân (93).

Hiện nay, ta đang đứng ở điểm: một đàng Công Đồng xác nhận lối mô tả mới về hôn nhân, về bản chất và các mục đích của nó, nhưng đàng khác, ta lại vẫn tiếp tục ép thực tại hôn nhân vào các phạm trù truyền thống có tính luật học không còn thích hợp nữa (94). Đối với lúc này, điều hữu ích là ghi nhớ giáo huấn dạy rằng bất cứ cuộc hôn nhân không có tính bí tích nào cũng có thể bị tiêu hủy qua việc thi hành thừa tác vụ Phêrô. Nếu ta không thể giả dụ rằng tiêu chuẩn xưa về hoàn hợp không còn thích đáng nữa, thì, căn cứ ngay vào giáo huấn hiện thời, rất có thể nhiều cuộc hôn nhân bí tích hơn nữa sẽ bị tiêu hủy hơn trước đây (95).

Thực tại của dây hôn phối

Dù cái hiểu có tính nhân vị về hôn nhân đã dẫn tới việc duyệt lại ý nghĩa của thành hiệu và hoàn hợp, nó đã tạo ra nhiều khó khăn sâu xa hơn cho ý niệm truyền thống về chính dây hôn phối. Theo Kasper, trong thần học Công Giáo, “người ta thường được dẫn tới cảm tưởng này: dây hôn phối là một thứ bản vị (hypostasis) siêu hình được đặt lên hôn nhân cách cụ thể” (96). Nhà thần học này khuyến cáo ta nên tránh lầm lẫn này bằng cách ngưng, đừng nói tới sợi dây này như một “thực tại khách quan”, mà đúng hơn, nên nói về nó “một cách phù hợp với phạm vi bản vị của hôn nhân”. Giống thực tại của bất cứ bí tích nào, thực tại của dây hôn phối phải được bắt rễ chắc chắn nơi thực tại con người.

Trong nhiều năm qua, trận đồ nhân bản (human matrix) của hôn nhân đã được mô tả nhiều cách, nhưng ở Vatican II, nó đã được coi như việc chia sẻ cuộc sống thân mật trong một tương ước yêu thương. Nếu mối liên hệ giữa các người phối ngẫu này bị tan vỡ một cách toàn diện và không thể cứu vãn được nữa, thì tính bất khả tiêu được liên kết với điều gì? Thực tại nào có được phẩm tính bất khả tiêu? Theo giáo huấn hiện nay, câu trả lời là dây hôn phối. Nhưng dây này là dây gì? Liệu nó có thể hiện hữu bên ngoài thực tại nhân bản của giao ước phu thê hay không? Giống Kasper, Ladislas Orsy tự hỏi liệu dây này có phải là một “thực tại thể lý mới, độc lập với những con người” hay không, và tự trả lời là không thể như thế. Theo lời ông, “ngay đến việc quan niệm một thực tại thể lý như thế là thế nào, người ta cũng không làm được”. Ông nói tiếp: cũng không có chứng cớ nào cho thấy sợi dây này hiện hữu trong trật tự ơn thánh. Truyền thống cũng chưa bao giờ mô tả sợi dây này như là “ấn tích” (sacramental character) giống như với phép rửa. Đối với Orsy, chỉ có lựa chọn này: dây hôn phối “biểu thị cho một mối liên hệ” (97).

Michael Lawler từng giải thích ý nghĩa của chủ trương trên, bằng cách sử dụng triết lý kinh viện truyền thống. “Yếu tính của bản thể (substance) là hiện hữu ngay trong mình, esse in se; yếu tính của tùy thể (accident) là hiện hữu trong một chủ thể khác mà nó vốn dính liền với (inhere), esse in alio tamquam in subjecto inhaesionis. Liên hệ không phải là một bản thể, một esse in se… cho nên, nó không hiện hữu độc lập. Liên hệ là một tùy thể, một esse in alio; nó là hữu thể trong một hữu thể khác. Là tùy thể, nó đòi một chủ thể mà nó vốn dính liền với, nếu không, nó sẽ không hiện hữu. Vì sợi dây này phát sinh từ một cuộc hôn nhân thành sự nên nó là một liên hệ, nó là một tùy thể, nó đòi một chủ thể mà nó đính liền với để được hiện hữu” (98).

Theo hai tác giả, quan điểm trên phù hợp với giáo huấn của Gaudium et spes rằng dây hôn phối phát sinh từ “giao ước ưng thuận có tính bản vị một cách bất thu hồi” (99), theo đó, hai người phối ngẫu đoan hứa sẽ sống với nhau như vợ chồng. Chính liên hệ vợ chồng này đem sự sống lại cho sợi dây và nhờ thế, sợi dây này được dính liền với những con người nhân bản là các chủ thể tạo nên mối liên hệ. Do đó, khi nói tới thực tại của sợi dây hôn phối, nó phải cho hiểu đó là thực tại của người đàn ông và người đàn bà, những người đem lại một xu hướng trọn bộ cho cuộc sống họ bằng cách đoan hứa rằng họ sẽ sống với nhau như chồng và vợ.

Hai tác giả cho rằng khi đã hiểu rõ rằng dây hôn phối không hơn không kém là một liên hệ nhân bản, “một quy hướng vĩnh viễn của toàn bộ thế giới bên trong một con người hướng về một người khác” (100), thì ta dễ hiểu điều gì sẽ xẩy ra nếu mối liên hệ này chấm dứt: sợi dây cũng chấm dứt luôn. Sợi dây là sợi dây của tình yêu vợ chồng và nếu liên hệ hôn nhân chấm dứt, thì sợi dây cũng chấm dứt; không còn bí tích nữa vì không còn nữa cái thực tại nhân bản vốn là một “yếu tố” của bí tích (101).

Luật hôn phối trong Giáo Hội Công Giáo Rôma trân quí quan điểm coi hôn nhân như nói về sợi dây chứ không nói tới liên hệ nhân bản, như thể đó là hai thực thể tách biệt nhau: khi một thực thể hết còn hiện hữu, thì thực thể kia vẫn tiếp tục hiện hữu. Nếu đây là chủ trương thực sự, thì điều đang thiếu trong giáo huấn hiện nay là một mô tả có ý nghĩa cho thấy sợi dây này là gì một khi nó tách rời khỏi trận đồ nhân bản, tức liên hệ hôn nhân trên thực tế. Chủ trương rằng sợi dây luật pháp vẫn tồn tại là trở về với mô thức khế ước của hôn nhân vì mô thức này không đòi hỏi việc chung chia cuộc sống thân mật. Nhưng trong mô thức giao ước của hôn nhân, ta thấy khó có thể thấy làm thế nào sợi dây hôn phoấi lại có thể tồn tại khi không còn liên hệ vợ chồng đúng nghĩa nữa.

Trong mô thức khế ước, đâu là chủ thể của tính bất khả tiêu? Kiểu nói trừu tượng gọi đó là sợi dây, nhưng là một sợi dây không có thực tại trong cuộc sống thực sự của hôn nhân. Nó là một sợi dây được coi như thể một “bản vị siêu hình” nói theo kiểu than phiền của Kasper. Hai tác giả đồng ý với nhận định của tổng giám mục Chính Thống Giáo Peter L’Huillier rằng “khó mà giả đò rằng cuộc hôn nhân vẫn hiện tồn trong cõi trừu tượng”. Hai tác giả chủ trương rằng dây hôn phối là liên hệ vợ chồng và các liên hệ này không hiện hữu tách biệt với những con người chuyên biệt bước vào chúng và duy trì chúng.

Còn tiếp
 
Văn Hóa
Lá thư Canada : Mừng Tết Con Ngựa
Trà Lũ
23:02 27/02/2014
Lá thư Canada: MỪNG TẾT CON NGỰA

Ông Từ Hoè hội viên viễn cư về làng ăn tết đã làm không khí làng sôi động hẳn lên. Ông đem về bánh chưng, giò thủ, và không biết bao nhiêu tiếng cười. Vui sướng ầm ĩ nhất là phe các bà. Ông này là một ông ODP thứ hai trong làng. Các cụ còn nhớ gốc gác ông Từ Hoè của làng An Lạc chúng tôi chứ. Ông từ trại tỵ nạn Mã Lai đến Toronto cùng với gia đình Cụ Chánh, đầu thập niên 1980, do nhà thờ Cha Paolo bảo trợ. Vì có duyên từ kiếp trước, chúng tôi gặp nhau là dính với nhau liền, rồi lập ra ngay cái làng đầy tiếng cười này. Ông mới ở đây được mấy năm thì chú em kết nghĩa của ông được Canada cho định cư ở đất Alberta miền tây. Theo đúng lời thề, ông dọn sang miền tây sống với chú em, nhưng mỗi tết ông mỗi về tổ Toronto.

Ngay từ ngày lập làng, ông được bầu làm trưởng ban tổ chức lễ tết và đặc biệt là phụ trách phần nấu cỗ. Năm con giáp nào thì ông cho làng ăn cỗ thịt con ấy. Năm gà thì món chính là gà, năm heo thì cỗ chính là heo, năm nay là năm ngựa thì dứt khoát ông sẽ nấu món thịt ngựa. Ông này nhiều tài lắm. Một trong cái tài siêu đẳng của ông là nấu ăn. Là liền ông mà nấu ăn ngon thần sầu. Chị Ba Biên Hòa và hai cô Huế luôn luôn đòi đến làm phụ tá, xin được ông sai bảo, cốt để học cách nấu nướng.

Vì năm nay ăn tết con ngựa nên cả làng đã đoán rằng ông sẽ đi mua thịt ngựa và nấu món ngựa. Chị Ba Biên Hòa bảo thịt ngựa giống thịt bò nên chắc ông sẽ cho làng ăn bí tết ngựa, thịt ngựa lúc lắc, thịt ngựa hầm khoai tây, thịt ngựa xào lá lốt.

Qủa đúng như vậy. Các cụ đã xơi món thịt ngựa chưa? Nều chưa thì mời cụ xơi ngay nha. Nó giống y như thịt bò. Chợ Canada có bán. Chợ Quebec còn bán nhiều thịt ngựa hơn chợ Toronto.

Anh H.O. hỏi ông Từ Hoè: Hàng thịt bò bao giờ cũng bán món ngầu pín, không biết hàng thịt ngựa có bán món ‘mã pín’ không? Ông Từ Hoè cười ha hả, rồi trả lời ngay: Có chứ, sao không. Rồi trong lúc phe các bà tíu tít trao đổi tin tức về các hàng tết thì phe liền ông nói nhỏ: Cái phần nguy hiểm nhất nơi con ngựa là phần ‘mã pín’ này. Anh John nghe mã pín thì không hiểu gì nên ông Từ Hoè nói ngay: Mã pín là cái tiếng anh H.O. này vừa đặt ra, chứ nói nôm na thì đó là món hai hòn ngọc của con ngựa. Ông ODP góp thêm ý:

- Con ngựa là con vật rất thân với con người. Bên Âu Châu họ coi con ngựa là con vật đẹp nhất trong các loài thú. Nó thường được con người hôn hít nựng nịu, thế nhưng không ai được nựng cái phần đó của nó. Ai đụng tới là nó đá liền, nó đá bằng cả hai chân, ai bị nó đá là chỉ có nước chết.

Nghe đến đây thì phe liền ông phá ra cười. Nghe tiếng cười này, phe các bà biết ngay là phe các ông đang nói chuyện mặn nên đòi nghe. Ông ODP đứng ra nói thay cho ông Từ Hoè. Ông bảo:

- Phe chúng tôi vừa kể cho nhau nghe chuyện một bà mẹ vợ bị con ngựa đá chết ấy mà, chuyện Canada này cũ, chắc ai cũng biết hết rồi phải không cơ? Đa số phe các bà đều tỏ ra ngơ ngác, nhất là bà Cụ B.95.

Thế là ông ODP liền kể: Rằng có một anh con trai Canada kia cưới vợ xong thì mua một căn nhà mới. Anh nuôi một con ngựa rất đẹp và rất to lớn. Bà mẹ vợ đến thăm thì được dẫn ra vườn sau xem con ngựa. Lần đầu tiên bà được nhìn sát con ngựa và ngắm nghía kỹ con ngựa nên bà thích lắm. Không biết bà vuốt ve con ngựa chỗ nào và thế nào mà con ngựa đá bà một phát, bà lăn ra chết liền. Vì bà góa sống một mình nên ông con rể phải lo tang lễ. Ông cha chủ lễ ở nhà thờ rất ngạc nhiên vì số người đi dự tang lễ đông khác thường. Sau tang lễ thì ông cha nói nhỏ với anh con rể:

- Tôi làm cha sở nhà thờ này đã lâu mà chưa bao giờ có buổi lễ nào đông như buổi lễ hôm nay. Điều này chứng tỏ anh được rất nhiều người qúy mến, nhất là giới trẻ. Xin chúc mừng Anh.

Ông con rể đáp ngay:

- Thưa Cha, cha thấy trong tang lễ có rất nhiều người trẻ trạc tuổi con, những anh này dự tang lễ không phải vì qúy mến con, mà chỉ có ý muốn lấy lòng con để hoặc là thuê con ngựa của con, hoặc là mua con ngựa của con. Chúng nó đều muốn bà mẹ vợ săn sóc con ngựa ấy mà.

Anh H.O. nghe ông ODP kể đến đây xong liền nói nhỏ: Chắc bà mẹ vợ anh ta chết vì phạm vào cái tội mà ông cha VN mình ngày xưa đã cảnh cáo là ‘ Mó giái ngựa’. Phe liền ông nghe xong thì bò ra cười.

Đến đây thì bà cụ B.95 biết là chuyện cười của phe đàn ông chúng tôi đang ngả sang mặn, bèn làm cho nó nhạt đi. Cụ không hỏi mấy ông Bắc Kỳ kỳ cục này nữa mà hỏi anh John:

- Ở Canada có nuôi nhiều ngựa không? Xin anh kể chuyện ngựa Canada đi.

Anh John như đã chuẩn bị sẵn bèn kể ngay:

- Ồ, chuyện ngựa Canada dài lắm. Có một điều rất đặc biệt đã làm các nhà sử học và khảo cổ học rất ngạc nhiên là những con ngựa đầu tiên trên trái đất này đều xuất phát từ Mỹ Châu, nhưng rồi không hiểu tại sao con ngựa biến mất khỏi Mỹ Châu, nó đã chạy sang Âu Châu và Á Châu. Mãi thế kỷ 15, khi người Tây Ban Nha sang chinh phục miền Nam Mỹ thì họ mới đem con ngựa trở lại đây. Con ngựa phát triển từ Nam Mỹ tiến lên Bắc Mỹ. Con ngựa tái xuất hiện ở Bắc Mỹ đã làm biến đổi hẳn nếp sống của người Da Đỏ. Từ thế kỷ 15 trở về trước thì người Da Đỏ di chuyển dưới nước bằng xuồng canoe, hay bằng thuyền độc mộc kayark, trên bộ thì mùa đông đi bằng khung giày tuyết snowshoe hay bằng ván lướt toboggan do đàn chó kéo. Khi con ngựa tái xuất hiện thì việc di chuyển bằng ngựa đã làm những phép lạ cho nhiều ngành như vận chuyển lương thực, đi sắn thú, mở rộng lãnh thổ, và nhất là đánh nhau với các bộ lạc khác.

Cụ B,95 nghe đến đây thì thích qúa, liền hỏi tiếp:

- Anh mới kể chuyện gốc con ngựa ở Mỹ Châu và Âu Châu, thế con ngựa ở Á

Châu mình thì sao?

Anh John trả lời ngay:

- Cháu chỉ biết chuyện ngựa ở Mỹ Châu và Âu Châu thôi, chuyện ngựa Á Châu, đặc biệt ngựa ở Tàu và VN thì cháu không rành. Xin bồ chữ ODP tiếp sức.

Ông ODP tiếp sức ngay:

- Theo lịch sử thì người VN rất quý voi và ngựa vì hai con vật này đã góp phần rất lớn vào các chiến thắng chống ngoại xâm. Thế kỷ 13, Mông Cổ làm mưa làm gíó trên các chiến trường Á Châu và Âu Châu, sử ghi rằng kỵ binh Mông Cổ đến đâu thì ngay ngọn cỏ cũng chết hết. Thế mà khi đoàn kỵ binh Mông Cổ của Hốt Tất Liệt với các danh tướng như Toa Đô, Ô Mã Nhi, A Bát Xích xuống chiếm VN thì đã bị dân quân nước Nam đánh cho tan tành. Bạn cứ đọc Hịch Tướng Sĩ của Hưng Đạo Đại Vương thì rõ. Nhưng chưa hết, giặc Tàu chưa biết sợ, cuối thế kỷ 18 chúng kéo đại quân sang chiếm thủ đô Thăng Long của ta. Quân dân ta đã dùng kỵ binh và tượng binh đánh ba trận lớn, tiêu diệt gần hết 30 vạn quân Mãn Thanh. Nhưng thôi, ngày tết ta không nói chuyện đánh nhau, ta nói chuyện yêu đương thì hay hơn, hên hơn, và thơ mộng hơn. Mọi người đều vỗ tay hoan hô cái ý kiến này. Ai cũng xin ông ODP nói chuyện thơ mộng. Ông kể tiếp:

Tôi xin kể chút xíu về Vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Đó là khi vua ra Thăng Long, ngài thấy hoa đào đất Bắc vào dịp tết đẹp qúa nên đã nhờ Đô Đốc Đặng Văn Long cỡi con chiến mã phi nước nhất mang một cành hoa đào Thăng Long vào kinh đô Phú Xuân tặng người yêu là công chúa Ngọc Hân. Chuyện chỉ có thế, không ghi trong chính sử nhưng được ghi bên lề. Nó nói lên một cử chỉ rất đẹp của nhà vua. Con ngựa đã góp công với cành đào xứ Bắc trong việc bày tỏ tình yêu, phải không cơ?

Nói xong câu này rồi ông hỏi Cụ. B.95: Đó là chuyện ngựa trong sách vở. Chắc cụ cũng phải có nhiều chuyện ngựa trong dân gian xứ Bắc Kỳ, vậy bây giờ đến phiên cụ, xin cụ kể cho nghe. Cụ B.95 cười hi hi rồi kể:

- Lão gốc nhà quê, không biết chuyện con ngựa chiến, mà chỉ biết chuyện con ngựa nhà quê. Chẳng hạn trò chơi con nít lấy tàu cau làm ngựa. Thuở còn con nít, bọn tôi vừa cỡi tàu cau làm ngựa, vừa chạy vòng tròn trong sân vừa hát:

Nhong nhong ngựa ông đã về

Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn…

Hoặc là bọn con nít chúng tôi được đi theo cha mẹ để xem những vị tân khoa vửa đỗ tiến sĩ, được vua ban mũ áo vinh quy bái tổ, cỡi ngựa về làng, được làng đón rước trọng thể …Ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau... Lúc ấy tôi thấy ông tân khoa cỡi ngựa sao mà oai phong thế, và lúc đó bọn con gái chúng tôi chỉ ao ước sau này lớn lên mà lấy được một ông tân khoa như vậy làm chồng thì sẽ sung sướng biết là chừng nào.

Câu chuyện ngựa ngày xưa đang hay như thế thì bị đứt. Ông Từ Hoè từ nhà bếp ra mời mọi người vào xơi cơm. Ông bảo món thịt ngựa phải ăn nóng mới ngon. Chưa đúng ngày tết mà dân làng tôi đã được ăn thịt ngựa. Bữa nay ông nấu món ngựa hầm khoai tây, cà rốt, ăn với bánh mì baguette, nhâm nhi với rượu vang đỏ. Ăn từ từ, nhai kỹ từng miếng, tôi thấy thịt ngựa thơm ngon lắm các cụ ạ.

Rồi từ món thịt ngựa này đã sinh ra bao nhiêu chuyện cười.

Anh John lần đầu tiên nghe các chuyện về ngựa VN nhất là chuyện ngựa ở Bắc Kỳ thì thích lắm. Anh xin Cụ B.95 nói tiếp, nhưng cụ bảo kho chuyện của cụ hết rồi. Anh John quay vào ông ODP. Ông ODP cũng bảo chuyện ngựa của ông hết rồi, nhưng chuyện cười ngày xưa thì ông còn nhiều lắm. Chẳng hạn ngày xưa con nít Bắc Kỳ hay chơi cái trò ‘oẳn tù tì’. Mấy nhà quân tử gốc Bắc kỳ trong làng tôi nghe nhắc tới tên trò chơi này thì ai cũng gật đầu và tỏ vẻ thích thú. Anh John và Chị Ba gốc Nam Kỳ đều lắc đầu không biết và đều xin nghe. Ông ODP liền nhìn ông Từ Hoè: cái này phải xin bác Từ Hoè kể thì mới đầy đủ chi tiết và mới hấp dẫn. Ông Từ Hoè vừa nhìn anh John vừa cười có vẻ bí mật rồi kể:

- Trò chơi như thế này: Cả bọn con nít chia làm nhiều cặp, mỗi cặp là 2 đứa chơi với nhau. Chúng nắm tay mặt lại rồi cùng nói một lúc: Oẳn tù tì, ra cái gì? ra cái này. Khi hết tiếng ‘này’ thì phải chìa tay ra theo cái dạng mình chọn. Hoặc là nắm tay để chỉ cái búa, hoặc chìa 2 ngón tay để chỉ cái kéo, hoặc xòe cả bàn tay ra chỉ tờ giấy. Cái búa thì thắng cái kéo nhưng thua tờ giấy. Tờ giấy thua cái kéo nhưng thắng cái búa… Cứ hai đứa thì có một đứa thắng. Rồi các đứa thắng chơi với nhau, cũng từng cặp. Đứa nào thắng cuối cùng là được giải. Trò chơi này rất vui. Không ai tính tóan trước được.

Kể xong, ông Từ Hoè hỏi anh John: Anh nghe 3 tiếng oẳn tù ti anh có thấy gì lạ tai không? Chàng John lắc đầu, ông Từ Hoè cười ha ha. Ngày xưa khi chơi trò này thì tôi không thấy gì lạ tai, các người lớn thời đó cũng không thấy gì lạ tai, nhưng bây giờ thì tôi giật mình. Oẳn tu tì thì rõ ràng là one two three, rõ ràng là tiếng Anh! Làm sao thời Pháp đô hộ mà người Bắc kỳ lại biết nói tiếng Anh ? Oẳn tù tì rõ ràng là tiếng Anh mà. Tôi nghĩ không chừng trò chơi này xuất phát từ bên Anh. Mà nếu xuất phát từ thế giới nói tiếng Anh thì anh John phải biết chứ! Lạ quá ha !

Rồi ông Từ Hoè kể sang chuyện khác. Ông bảo ngày xưa còn bé theo mẹ đi tết họ hàng, ông thường được mừng tuổi mấy đồng xu. Đơn vị tiền VN ngày xưa là đồng bạc. Một đồng bạc có 10 hào. Mỗi hào có 10 xu. Đồng xu còn gọi là đồng xèng. Dân quê thường nói đồng xu đồng xèng. Một đồng bạc có 100 đồng xèng. Nói đền đây rồi ông Từ Hoè lại phá ra cười. Tiếng đồng xèng VN này đã đẻ ra tiếng cent trong đồng đô la của Mỹ của Canada đó, anh John ơi, anh có nhận ra như vậy không?

Anh John lần đầu tiên nghe sự lạ: trẻ con Bắc Kỳ ngày xưa đã nói tiếng Anh trong trò chơi oẳn tu tì, đồng xèng trong hệ thống tiền bạc VN ngày xưa đã đẻ ra đồng ‘cent’ của tiền đô la bây giờ.

Làng tôi lại phá ra cười. Anh John chắp tay vái ông Từ Hoè: Xưa nay cháu đã sợ bồ chữ ODP, nay cháu cũng sợ luôn bồ chữ Từ Hoè.

Thấy dân làng khoái nghe chuyện tếu, ông Từ Hoè đang hứng liền kể tiếp. Rằng tôi còn một chuyện tếu nói về tiếng Việt đẻ ra tiếng Anh, làng còn muốn nghe nữa không? Cả làng gật đầu lia lịa. Thế là ông Từ Hoè kể ngay:

- Có một anh chàng kia mới lấy vợ. Bữa đó anh gặp bố vợ ở nhà. Hai người nói chuyện vui lắm. Trong lúc hai bên say sưa nói thì ông bố vợ vô ý phát ra một tiếng bủm. Anh ta thấy ông bố vợ có vẻ mắc cở bèn lấy tay bốc một nắm không khí rồi đưa lên mũi ngửi. Anh ngửi xong liền nói: Ôi rắm của bố thơm làm sao! Ông bố vợ thấy anh này vô duyên, nịnh lộ liễu qúa, liền nói: Anh nói rắm của tôi thơm thì nguy cho tôi rồi. Xưa nay ai cũng bảo rắm càng thối thì người đó càng khoẻ. Nay anh bảo rắm tôi thơm thì chết tôi rồi ! Anh chàng rể bị hố, bèn chữa. Anh ta lại lấy tay bốc một nắm không khí đưa lên mũi ngửi, rồi nói ngay: Ôi chao, lúc này thì rắm của bố thối qúa chừng.

Người Anh thấy cái chuyện nịnh nọt này của VN quá hay, nên lấy chuyện này làm gốc mà sáng tác ra chữ ‘ fart catcher’, nghĩa đen là người bắt cái rắm, nghĩa bóng là người nịnh. Anh John hãy nhớ kỹ nha, chuyện VN là cái gốc đã đẻ ra tiếng fart catcher.

Rồi ông lại cười và kể tiếp:

- Ở VN, chúng tôi không gọi người nịnh nọt là người bốc rắm ngửi như tiếng Anh, mà chúng tôi gọi những người nịnh là ‘nâng bi’ nếu người được nịnh là liền ông. Còn nếu người được nịnh là liền bà, là người không có bi, chúng tôi gọi người nịnh là ‘đội đĩa’. Nâng bi, đội đĩa nghe ấn tượng hơn nhiều. Như: Thằng đó hèn lắm, nó nâng bi ông chủ, đội đĩa bà chủ…

Nói đến đây xong thì ông Từ Hoè nhìn anh John:

- Bây giờ đến phiên anh. Hôm nay ngày tết, các bà đã cho phép phe liền ông chúng ta kể chuyện thả cửa, mặn nhạt gì cũng được hết. Vợ anh cũng gật đầu kia kìa. Nào có chuyện gì gay cấn thì anh cứ kể ra thoải mái.

Thấy ai cũng vừa cười vừa vỗ tay cổ võ, anh John được khích lệ mạnh mẽ, liền kể một hơi ba chuyện.

- Tôi xin kể chuyện nước Cuba. Thứ nhất: chỉ có người VN phát âm tên nước Cuba là đúng. Người VN đọc là ‘cu-ba’, chứ người Anh người Pháp đều phát âm sai. Người Anh người Mỷ đọc là ‘kiu-bơ’, người Pháp đọc là ‘quy-ba’, thế là sai. Từ danh xưng Cuba này mới sinh ra chuyện ông bố chồng. Rằng bữa đó chỉ có cô con dâu và ông bố chồng ở nhà. Ông bố chồng thì ngồi đọc báo, còn cô con dâu thì nấu nướng trong bếp. Vì trời mùa hè nóng nực, cô con dâu còn trẻ, lại ăn mặc phong phanh hở hang, nên ông bố bị kích thích qúa sức. Đang lúc ông bố bị ‘bức xúc’ như vậy thì cô con dâu đi qua nhìn thấy ông đang đọc báo liền hỏi: Thế giới có bằng an không, hở ba? Ông bố liền trả lời: Hiện nay thế giới thì bằng an chỉ có ‘cu ba’ là đang căng thẳng.

Phe các bà phá ra cười. Chị Ba Biên Hòa lên tiếng: Chuyện này em đã nghe rồi, còn chuyện Cuba nào mới và hay hơn không? Anh John gật đầu rồi xin kể ngay:

Chuyện này xảy ra ở bên Mỹ. Rằng có một ông già kia là công dân Mỹ nhưng gốc Cuba. Ông ở trong nhà dưỡng lão, và đang bịnh nặng. Người ta biết ông chẳng sống bao lâu nữa nên hỏi ông còn muốn điều gì trên cõi đời này không. Ông bóp trán suy nghĩ rồi nói: Tôi ao ước được trông thấy lá cờ Cuba. Mọi người đi tìm lá cờ Cuba mà không sao tìm ra. Cuối cùng, thấy tình thế khẩn trương qúa nên một cô ý tá nói nhỏ với ban giám đốc: Tôi là dân cũng gốc Cuba. Tôi yêu Cuba lắm nên đã nhờ người xâm lá cờ Cuba trên mông của tôi. Ngày nào tôi cũng được sờ lá cờ quê hương này. Người ta liền dẫn cô y tá tới gặp ông già. Ông già được cô gái trật mông cho xem cờ Cuba. Ông già vui mừng quá sức, ông sờ và ôm chặt lá cờ. Một lúc lâu sau thì ông nói: cám ơn cháu đã cho lão thoả lòng được nhìn và ôm hôn quốc kỳ Cuba. Quốc kỳ Cuba làm lão nhớ tới lãnh tụ Fidel Castro hết sức. Vậy bây giờ cháu hãy xoay người lại để lão được ôm hôn lãnh tụ vô vàn kính yêu này.

Mọi người vỗ tay và cười ầm lên. Anh John thích chí quá chừng. Anh lại giơ tay xin nói nữa. Rằng nghĩ tới viêc ôm hôn lãnh tụ Castro làm tôi cuống qúyt quên cả phần đầu. Chuyện tôi vừa kể là đoạn cuối, chứ chuyện ông Cuba này còn đoạn đầu, cũng hấp dẫn nữa. Rằng khi thấy ông già này đau yếu qúa, con cháu phải đem ông vô bệnh viện. Vì ông già theo đạo Công Giáo nên ông ao ước được vào bệnh viện Công Giáo, nhưng lúc đó không đâu còn một chỗ trống. Ông được đưa vô một bệnh viện Do Thái. Một tuần sau thì bạn bè mới biết tin và vào thăm. Ai cũng hỏi ông có được thoải mái nơi bệnh viện này không. Ông đáp: Ở đây rất thoải mái. Bên trái tôi đây là một ông già kỹ sư. Ông đã nghỉ hưu 20 năm nay mà ở đây ai cũng gọi ông là ‘Cụ kỹ sư’, và bên phải tôi đây là một ông già nhạc sĩ 92 tuồi. Ông cũng đã nghỉ hưu gần 30 năm mà ở đây ai cũng kêu ông là ‘Cụ nhạc sĩ’. Bạn bè liền hỏi: Thế ở đây họ kêu Anh là gì, là cụ gì? Ông già Cuba liền nói: Bọn mình già hết rồi, cái đó của tôi đã teo lại từ lâu rồi, còn sex gì đâu, thế mà mấy người ở đây ai cũng gọi tôi là ‘ Cái lão Cuba đang làm tình,‘ The fucking Cuban’!

Làng tôi đã cười ngả nghiêng, vui thế đấy các cụ ạ.

Mà cũng chưa hết cái tếu. Chuyện ông ‘ the fucking Cuban’ đã châm ngòi kho thuốc nổ. Ông Từ Hoè xin nói:

- Lời ông già Cuba hết xí quách này khơi lại trong tôi nhiều câu thơ tả cảnh bút hết mực. Vì làng đã cho phép, tôi xin đọc lại câu đối của một cụ đốc học tỉnh Hải Dương ngày xưa, là bố của nhà văn Nguyễn Quốc Hùng ở Toronto. Ông Hùng kể rằng thuở còn bé ông được đứng hầu trà các bạn đồng môn của bố. Các cụ càng già càng tếu. Bữa đó các cụ đố nhau tả cảnh già. Nhiều câu hay lắm. Bố ông đã đọc một câu đối mà ai cũng khen là hay nhất:

Trên thì móm mém nhai không vỡ

Dưới lại chun choăn nhét chẳng vào

Có lẽ câu đối này nổi tiếng và được truyền bá khắp nơi nên đã sinh ra câu khác:

Hàm răng mang nặng, hàm răng giả

Túi đạn đeo thừa, túi đạn chay…

Ông ODP góp lời:

- Mấy câu vừa rồi tả tuổi già về chiều buồn quá, chứ hôm qua tôi tình cờ tôi gặp

lại bài thơ tả tuổi trẻ mùa xuân. Nó không ủ rũ ‘bề dưới không tuân lệnh bề trên, đồng hồ chỉ hoài 6 giờ 30’ mà nó oai phong lẫm liệt, nó đầy sức mạnh, nó hừng hực. Tôi gặp 6 câu thơ chúc tết của cụ Trần Tế Xương mà giật mình. Trên văn đàn tôi chưa thấy ai cực tả được sự sung mãn của phe đàn ông hay như vậy. Đây là mấy câu thơ cụ Tú Xương chúc tết các em môi đỏ mày xanh như thế này:

Ngày xuân mừng qúy khách

Khi vui lọ đàn phách

Chuyện nở như gạo rang

Chuyện giai như chão rách

Gẫy cả bốn chân giường

Xiêu cả mấy bức vách…

Gẫy một chân giường đã là ghê gớm lắm, thế mà thời Cụ Tú Xương phe ta mạnh mẽ đến độ gẫy luôn cả 4 chân giường, lại còn đổ cả mấy bức vách nữa. Kinh quá. Xét như thế thì bây giờ bọn mình vất đi hết.

Anh H.O. cũng giơ tay xin góp chuyện:

- Nghe bác ODP nói việc tình cờ mở lại kho sách ngày xưa. Hôm qua tôi cũng tình cờ xem lại kho báo cũ, tình cờ tôi gặp câu chuyện của cô ca sĩ Khánh Ly. Đây là tự truyện, cô kể rằng thời mới bước chân vào nghề ca hát, đầu thập niên 1960 cô sống ở Đà lạt, mỗi buổi tối đều hát ở vũ trường. Hát xong, lúc ra về bao giờ cô cũng ghé vào quán xôi gà. Cô mê món xôi gà nơi này lắm. Cô hay tới đến độ chủ nhân thấy cô là biết cô sẽ ăn món xôi gì. Khi thấy cô tới thì chủ nhân thường nói lớn để nhà bếp nghe cho rõ: ‘Đùi Khánh Ly! phao câu Khánh Ly!’. Ý chủ nhân muốn nói là nhà bếp hãy làm ngay món xôi với đùi gà và phao câu gà cho cô Khánh Ly. Ôi tiếng Việt Nam nhiều lúc nói vắn tắt mà hóa ra hay, hay đến độ rùng rợn. Nghe chủ nhân nói, ai cũng cười, cô Khánh Ly cũng cười mà không hề giận, chính cô kể thế.

À, tôi còn một chuyện nói tiếng Việt vắn tắt nữa, xin kể tiếp. Rằng bữa đó có một đoàn người VN sang Tiệp Khắc du lịch. Họ thuê luôn một cái xe bus và mướn luôn một người nói tiếng Việt làm hướng dẫn viên. Xe chạy được một giờ thì có một bà kêu mót đái, bà xin xe ngừng cho bà giải quyết vần đề. Bà chạy vào nhà vệ sinh bên đường rồi vội chạy ra bá cáo là ở đó họ không cho bà vào. Anh hướng dẫn hiểu chuyện bèn nói: bác phải có 2 cu thì người ta mới cho bác đái. Cả xe bus cười ầm lên. Có người còn nói: Bà ấy là liền bà, một cu còn chả có lấy đâu ra 2 cu! Nghe thấy thế anh hướng dẫn viên bèn chữa thẹn: Cháu xin lỗi đã nói vắn tắt qúa nên không rõ nghĩa. Đơn vị tiền ở đây là kula. Người Việt ở đây thường gọi tắt là ‘cu’. Lúc nãy ý cháu muốn nói là bác phải có 2 kula trả cho họ thì họ mới cho vào đái.

Nghe xong mọi người cười bò ra, các bà lại đấm nhau thùm thụp. Làng tôi vui thế đấy các cụ a.

Đợi cho mọi người cười thỏa thích rồi Cụ Chánh tiên chỉ làng mới lên tiếng. Không phải cụ kể chuyện cười mà cụ chúc tết. Lời đầu là lời cụ cám ơn ông Từ Hoè. Có ông về làng, không khí làng xưa nay đã vui nay vui hơn. Tiếng cười của ông có bùa mê. Lão kính chúc cả làng năm mới cười nhiều hơn nữa. Lão xin chia sẻ kinh nghiệm này: mỗi buổi sáng thức dậy việc đầu tiên lão làm là mỉm cười để chào đón một ngày mới. Cây cỏ quanh ta, hoa lá quanh ta đều đang mỉm cười với ta. Tiếng cười là ngôn ngữ của tình yêu, nó không tốn kém gì nhưng mua được bao nhiêu hạnh phúc, cho ta và cho người. Muốn luôn luôn cười thì lâu nay lão tập thiền, lão nhìn đời là vô thường, lão hay đọc bài kệ này:

Ra đời hai bàn tay trắng

Lìa đời trắng hai bàn tay

Sao mãi nhặt cho đầy

Túi đời không có đáy

Cuộc đời như mây bay…

Tuần trước lão đem khoe bài kệ này với Cha Paolo. Ngài bảo bài kệ này giống y như một đoạn thơ trong Thánh Vịnh 102 của Kinh Thánh:

…Đời sống con người phù du,

Như bông hoa nở giữa đồng,

Một cơn gió thoảng đủ làm nó bay đi

Nơi nó mọc cũng không còn mang dấu vết…

Năm mới, xin kính chúc các cụ thân tâm an lạc, và đầy tiếng cười như làng An Lạc chúng tôi.

TRÀ LŨ

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Tuyết Ngày Đông
Joseph Ngọc Phạm
22:56 27/02/2014
HOA TUYẾT NGÀY ĐÔNG
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Tuyết rơi... rơi tiếp chừng không dứt ?
Toả khắp không gian trắng một màu...
Nhà ai bếp lửa còn thao thức
Có chạnh niềm riêng... tóc bạc phau !?
(Trích thơ của Thi Giang Võ Hữu Quyên)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 20/02 - 26/02/2014
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:52 27/02/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Chúa Giêsu luôn luôn đi trước chúng ta. Ngài đi trước và dẫn đường cho chúng ta.

Trong Công Nghị Tấn Phong Hồng Y đầu tiên trong triều giáo hoàng của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nâng lên hàng Hồng Y 19 giám chức của Giáo Hội lúc 11 giờ sáng ngày thứ Bẩy 22 tháng Hai nhân lễ Tông Tòa Thánh Phêrô.

Vào lúc bắt đầu buổi lễ diễn ra trong Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nồng nhiệt chào đón Đức Thánh Cha danh dự Bênêđíctô thứ 16. Vị tiền nhiệm của ngài đã ngồi ngay bên cạnh các Hồng Y sắp được tấn phong.

Cộng đoàn đã nghe tuyên đọc bài Tin Mừng theo thánh Máccô đoạn 10 từ câu 32 đến câu 45 thuật lại hành trình của Chúa Giêsu cùng với 12 Tông đồ lên Giêrusalem, qua đó Chúa loan báo cho các ông: Con Người sẽ bị nộp cho các Thượng Tế và luật sĩ, bị kết án tử hình và giao cho dân ngoại, để chịu cực hình và hành quyết, nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại. Nhưng Tông Đồ Giacôbê và Gioan xin Chúa cho được ngồi bên tả và bên hữu; và trước sự phẫn nộ của các Tông Đồ khác, Chúa dạy các môn đệ “Ai muốn trở thành người cao trong trong các con, thì hãy thành người phục vụ, ai muốn trở thành người thứ nhất trong các con, thì hãy trở thành tôi tớ cho mọi người”.

Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:

Tại thời điểm này cũng vậy, Chúa Giêsu đang đi trước chúng ta. Ngài luôn luôn đi trước chúng ta. Ngài đi trước và dẫn đường cho chúng ta. Đây là nguồn mạch của niềm tự tin và niềm vui của chúng ta để trở thành môn đệ của Ngài, ở lại với Ngài, đi phía sau Ngài và dõi theo bước chân Ngài.

Khi chúng ta hiệp nhau để đồng tế Thánh Lễ đầu tiên tại nhà nguyện Sistina, từ ngữ đầu tiên Chúa đề xuất với chúng ta là "bước theo", là hành trình cùng với Ngài, và sau đó là xây dựng và tuyên xưng.

Hôm nay từ ngữ này cũng được lặp lại, nhưng giờ đây là một hành động, một hành động Chúa Giêsu đang thực hiện: "Ngài đang tiến bước... " . Đây là một điểm nổi bật trong các sách Phúc Âm: Chúa Giêsu thường xuyên vừa tiến bước vừa dạy dỗ các môn đệ trên đường đi. Điều này là rất quan trọng. Chúa Giêsu không đến để dạy một triết lý, một ý thức hệ ... mà là "một con đường", một cuộc hành trình được thực hiện với Ngài, và chúng ta học con đường này trong khi chúng ta tiến bước. Vâng, anh em thân mến, thật là niềm vui khi được cùng đi với Chúa Giêsu.

Nhưng điều này không dễ dàng, hay thoải mái, vì đường lối Chúa Giêsu chọn con là đường Thánh Giá. Khi đi đường cùng nhau, Ngài nói với các môn đệ những gì sẽ xảy ra tại Giêrusalem: Ngài báo trước cuộc thương khó, cái chết và sự Phục sinh của Ngài. Và họ “kinh hoàng” và “đầy sợ hãi”. Họ bị kinh hoàng, chắc chắn rồi, vì đối với họ lên Giêrusalem có nghĩa là chia sẻ vinh quang chiến thắng của Đấng Cứu Thế, trong cuộc khải hoàn của Ngài - chúng ta thấy rõ điều này trong yêu cầu của Thánh Giacôbê và Thánh Gioan. Nhưng họ cũng đầy sợ hãi vì những gì sắp xảy ra với Chúa Giêsu, và vì những gì bản thân họ có thể phải gánh chịu.

Không giống như các môn đệ những ngày đó, chúng ta biết Chúa Giêsu đã chiến thắng, và chúng ta không cần phải lo sợ Thánh Giá. Thật vậy, Thánh Giá là hy vọng của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta tất cả cũng đều là con người, những người tội lỗi, bị cám dỗ để nghĩ như loài người, không phải như Chúa.

Và một khi chúng ta chạy theo lối nghĩ của thế gian, những gì sẽ xảy ra? " Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan" (Mc 10:41 ). Họ phẫn nộ. Bất cứ khi nào một não trạng thế tục chiếm ưu thế, kết quả là sự cạnh tranh , ganh tị, và phe phái ...

Và vì thế, những lời Chúa Giêsu nói với chúng ta hôm nay là bổ ích nhất. Nó thanh tẩy chúng ta tự thâm tâm, nó soi sáng lương tâm chúng ta và giúp chúng ta hiệp nhất hoàn toàn với Chúa Giêsu, và làm như thế cùng với nhau, tại thời điểm này khi Hồng Y Đoàn được mở rộng với sự gia nhập của các thành viên mới .

"Ðức Giêsu gọi các ông lại ... " (Mc 10:42) . Đây là hành động khác của Chúa Giêsu. Trên đường đi, Ngài nhận thức rằng cần phải nói chuyện với Nhóm Mười Hai, Ngài dừng họ lại và gọi họ đến với mình. Anh em, chúng ta hãy để cho Chúa Giêsu gọi cho chúng ta đến với Ngài! Chúng ta hãy để Ngài "triệu tập". Và chúng ta hãy lắng nghe Ngài, với niềm vui xuất phát từ việc đón nhận Lời Ngài với nhau, để Lời Ngài và Thánh Thần giáo huấn chúng ta, và để trở nên một trái tim và linh hồn hơn bao giờ, khi quy tụ xung quanh Ngài.

Và khi chúng ta được "triệu tập", được gọi đến với Ngài bởi cùng một Thầy, tôi cũng sẽ nói với anh em về những điều Giáo Hội cần: Giáo Hội cần anh em, cần sự hợp tác của anh em, và hơn thế nữa là sự hiệp thông, hiệp thông với tôi và với chính anh em. Giáo Hội cần sự can đảm của anh em, để rao giảng Tin Mừng tại mọi thời điểm, cả lúc thuận lợi cũng như trong gian truân, để làm chứng cho sự thật. Giáo Hội cần lời cầu nguyện của anh em cho sự tiến bộ của đàn chiên Chúa Kitô, lời cầu nguyện đó, cùng với việc công bố Lời Chúa, là nhiệm vụ chính của các Giám mục Giáo Hội cần lòng từ bi của anh em, đặc biệt là vào thời điểm nhiều đau khổ và chịu đựng này của rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Chúng ta muốn bày tỏ sự gần gũi tinh thần với các cộng đồng Giáo Hội và với tất cả các Kitô hữu bị bách hại và phân biệt đối xử. Giáo Hội cần lời cầu nguyện của chúng ta cho họ, để họ được kiên vững trong đức tin và có thể đáp trả lại sự dữ bằng sự tốt lành. Và lời cầu nguyện của chúng ta cũng hướng đến mỗi người nam nữ đang phải đau khổ một cách bất công chỉ vì niềm tin tôn giáo của họ

Giáo Hội cũng cần đến chúng ta như những nhà kiến tạo hòa bình, xây dựng hòa bình bằng lời nói, bằng hy vọng và bằng lời cầu nguyện: do đó, chúng ta hãy cầu khẩn hòa bình và hoà giải cho những dân tộc đang phải gánh chịu bạo lực và chiến tranh.

Cảm ơn anh em thân yêu. Chúng ta hãy cùng nhau bước theo Chúa, và chúng ta hãy luôn luôn để mình được gọi lại với Ngài, cùng với nhau, trong lòng dân tộc trung tín của Ngài, là Mẹ Hội Thánh của chúng ta.

2. Đức tin không đem lại hành động cụ thể thì không phải là đức tin

"Một đức tin không sinh hoa kết quả nơi các hành động thì không phải là đức tin." Đây là lời khẳng định của Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Sáu 21 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta trong thánh lễ đồng tế với các vị Hồng Y đang tham dự Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường. Ý chỉ trong thánh lễ này là mừng sinh nhật thứ 90 của Đức Hồng Y Silvano Piovanelli, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Florence. Đức Thánh Cha đã cảm ơn Đức Hồng Y Piovanelli vì "công việc của ngài, chứng tá và lòng nhân hậu của ngài."

Thế giới này đầy dẫy các Kitô hữu đọc thuộc lòng Kinh Tin Kính, nhưng rất ít khi đưa những lời kinh này vào thực hành - và cũng có các học giả uyên bác giản lược thần học vào một loạt những lý thuyết gọn gàng ngăn nắp, trong khi loại bỏ triệt để bất kỳ ảnh hưởng nào của thần học trên cuộc sống thực. Đó là mối nguy hiểm mà Thánh Giacôbê lo sợ từ cả hai ngàn năm trước, và đó cũng là chủ đề mà Đức Thánh Cha Phanxicô muốn đưa ra với các tín hữu sau đọc bài đọc trích từ thư Thánh Giacôbê trong đó có những đoạn như: “Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? ...Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết...Anh em thấy đó, nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà thôi.”

Đức Thánh Cha nói:

"Chúng ta cũng phạm sai lầm khi nói: ‘Nhưng tôi có rất nhiều niềm tin, và tôi tin tất cả mọi thứ, tất cả mọi thứ - nhưng người nói như thế lại có một cuộc sống thờ ơ, yếu ớt. Đức tin của người ấy là một thứ lý thuyết, không sống động trong cuộc đời. Thánh Tông Đồ Giacôbê khi nói về đức tin, đã nói chính xác về đạo lý, về những gì hình thành nội dung của đức tin. Một người dù có thể thuộc tất cả các điều răn, tất cả những lời tiên tri, tất cả các chân lý đức tin, nhưng nếu không đưa vào thực hành, thể hiện nơi hành động cụ thể thì chỉ là vô ích. Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể đọc Kinh Tin Kính, thậm chí ngay cả khi không có đức tin, và có rất nhiều người làm như vậy - ngay cả ma quỷ. Ma quỷ biết rất rõ những gì được đề cập trong Kinh Tin Kính và chúng biết đó là sự thật."

Những lời của Đức Thánh Cha vang vọng khẳng định của Thánh Giacôbê: "Anh chị em tin có một Thiên Chúa duy nhất phải không? Đúng lắm. Ma quỷ cũng tin, và run sợ".

Đức Thánh Cha nói thêm rằng sự khác biệt là ma quỷ không có “đức tin đích thực”, chúng chỉ có “kiến thức”. Đức tin chân thực có nghĩa là đón nhận thông điệp của Thiên Chúa từ Chúa Kitô.

Đức Thánh Cha nói tiếp là Tin Mừng đã đề cập đến hai dấu chỉ rõ rệt của những người “biết điều gì đáng tin, nhưng lại không có đức tin” Dấu hiệu đầu tiên là xu hướng “luật sĩ” đại diện bởi những người hỏi Chúa Giêsu có nên nộp thuế cho Cêsarê hay không, và những kẻ thắc mắc về câu chuyện người phụ nữ góa chồng đã lần lượt kết hôn với bảy anh em. Dấu chỉ thứ hai là xem đức tin như một thứ “ý thức hệ”. Đó là những Kitô hữu xem đức tin như một hệ thống các ý tưởng có tính lý thuyết. Ngay vào thời của Chúa Giêsu cũng có những kẻ như thế. Thánh Tông Đồ Gioan nói họ là những phản Kitô, những kẻ uốn nắn đức tin theo những dấu ấn ý thức hệ mà họ đã từng theo đuổi. Vào thời điểm đó, có những kẻ theo phái Ngộ Đạo, nhưng sẽ luôn có và có rất nhiều những Kitô hữu rơi vào nhóm “luật sĩ” hay nhóm ý thức hệ, là những kẻ biết đến đạo lý Kitô, nhưng không có đức tin, y hệt như ma quỷ. Cái khác biệt là ma quỷ còn biết run sợ chứ các Kitô hữu này thì không, họ cứ tỉnh bơ sống an nhiên tự tại.

Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ đến những ví dụ trong các sách Tin Mừng về "những người không biết đạo lý, nhưng có rất nhiều niềm tin." Ngài đề cập đến câu chuyện của người phụ nữ xứ Canaan, đã làm Chúa xúc động trước đức tin của bà và Ngài đã chữa lành cho đứa con gái bị quỷ ám của bà; và người phụ nữ Samaria là người mở lòng ra bởi vì, "cô ấy đã không gặp gỡ với những chân lý trừu tượng", nhưng chính là gặp gỡ "Chúa Giêsu Kitô. " Sau đó, là người mù được Chúa Giêsu chữa lành đã phải đối diện với sự thẩm vấn dai dẳng của những người Biệt Phái và các luật sĩ cho đến khi ông quỳ xuống với sự khiêm nhường và tôn vinh người đã chữa lành cho ông. Ba người này cho thấy đức tin và chứng tá là không thể tách rời.

Đức tin là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, với Thiên Chúa, từ đó đức tin được sinh ra, và từ đó đưa ta đến với chứng tá. Đó chính là những gì thánh Tông Đồ Giacôbê muốn nói Đức tin không có hành động, một đức tin không lôi cuốn toàn con người ta, thì không phải là đức tin. Đó là những từ ngữ - và chỉ là những từ ngữ.

3. Chúa Giêsu là ai đối với chúng ta?

Trong thánh lễ sáng thứ Năm 20 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta với các Hồng Y đang tham dự Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường và đặc biệt với sự tham dự của nữ tu Candida Bellotti, người nữ tu già nhất thế giới được mời tham dự thánh lễ nhân ngày sinh nhật thứ 107 của bà, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày những suy tư của ngài về bài Tin Mừng thuật lại tình cảnh bẽ bàng của thánh Phêrô.

Ðức Giêsu và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xêdarê Philípphê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai?" Các ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó". Người lại hỏi các ông: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Phêrô trả lời: "Thầy là Ðấng Kitô". Ðức Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.

Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại. Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. Nhưng khi Ðức Giêsu quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phêrô: "Xatan ! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người". (Mc 8: 27-33).

Đức Thánh Cha nói:

"Trước câu hỏi vang lên từ con tim chúng ta: ‘Chúa Giêsu là ai đối với chúng ta?’, những điều chúng ta đã biết, những điều chúng ta đã học xem ra là chưa đủ. Học hỏi và hiểu biết là điều quan trọng, nhưng nó chưa đủ. Để biết Chúa Giêsu điều cần thiết là phải trải qua cuộc hành trình của Thánh Phêrô: sau chuyện bẽ bàng đó, Thánh Phêrô đã trưởng thành hơn với Chúa Giêsu, đã nhìn thấy những phép lạ Ngài làm, đã thấy quyền năng của Ngài. Rồi thánh nhân cũng nộp thuế như Chúa Giêsu đã truyền cho ngài là bắt một con cá, lấy ra một đồng xu để nộp thuế. Thánh nhân đã thấy nhiều phép lạ như thế. Tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định, chính Phêrô lại đã chối Chúa, đã phản bội Thầy mình, và ngài học được bài học gay go nhất ấy - vượt xa mọi thông hiểu – bằng nước mắt, và than khóc."

"Câu hỏi đầu tiên dành cho Thánh Phêrô - ' Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?' chỉ có thể hiểu được sau một hành trình, một hành trình rất dài, hành trình của ân sủng và tội lỗi, hành trình của một môn đệ. Chúa Giêsu đã không nói với Phêrô và các Thánh Tông Đồ ‘Hãy biết Ta!’; nhưng Ngài nói: ‘Hãy theo Ta!’ Và việc theo Chúa Giêsu này làm cho chúng ta biết Ngài. Chúng ta theo Chúa Giêsu với sức mạnh của chúng ta, và cả với tội lỗi chúng ta, nhưng luôn luôn theo Chúa. Điều cần thiết không phải chỉ là học biết điều này điều nọ, nhưng là sống cuộc sống của một môn đệ Người. "

"Biết Chúa Giêsu là một ân sủng của Chúa Cha, chính Ngài là Đấng làm cho chúng ta biết Chúa Giêsu. Đó là một tác động của Chúa Thánh Thần, là một người thợ vĩ đại, không phải là một ‘đoàn viên công đoàn’ - Ngài là một người thợ tuyệt vời luôn làm việc trong chúng ta. Ngài giải thích những mầu nhiệm về Chúa Giêsu, và đem đến cho chúng ta nhận thức về Chúa Giêsu. Chúng ta nhìn vào Chúa Giêsu, Thánh Phêrô, và các Thánh Tông Đồ, và chúng ta nghe vang vọng trong lòng mình câu hỏi ‘Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?’ Cũng như các Thánh Tông Đồ, chúng ta hãy xin cùng Chúa Cha ban cho chúng ta được biết Chúa Kitô từ Thánh Thần, Đấng sẽ giải thích cho ta mầu nhiệm này”

4. Kinh Truyền Tin

Thánh lễ kéo dài 1 tiếng rưỡi đồng hồ và kết thúc lúc 11 giờ rưỡi. Nửa tiếng sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của Đức Giáo Hoàng ở lầu 3 trong dinh Tông tòa để chủ sự buổi đọc kinh truyền tin với 60 ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô, dưới bầu trời nắng đẹp.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhắc đến bài đọc thứ hai của Chúa Nhật 23 tháng Hai, trong đó thánh Phaolô nói đến tình trạng chia rẽ trong giáo đoàn Corinto (1 Cr 1,12..): họ họp thành những nhóm theo những nhà giảng thuyết khác nhau mà họ coi là thủ lãnh, Phaolo, Apollo, Cepha. Thánh Phaolô giải thích rằng cách suy tư như thế là sai lầm, vì cộng đoàn không thuộc về các tông đồ, nhưng các vị thuộc về cộng đoàn, nhưng toàn thể cộng đoàn thuộc về Chúa Kitô. Từ sự thuộc về ấy phát sinh điều này là trong các cộng đoàn Kitô - giáo phận, giáo xứ, hội đoàn, phong trào - các khác biệt không thể đi ngược sự kiện tất cả chúng ta có cùng phẩm giá nhờ bí tích rửa tội: tất cả đều là con cái Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Những người đã nhận sứ vụ hướng dẫn, rao giảng, cử hành các bí tích, không được coi mình là những người sở hữu các quyền bính đặc biệt, nhưng phải đặt mình phục vụ cộng đoàn, giúp cộng đoàn tiến bước trên con đường nên thánh trong vui tươi. Hôm nay Giáo Hội ủy thác việc làm chứng tá về lối sống mục vụ ấy cho các Hồng Y mới mà tôi đã cử hành thánh lễ với các vị sáng nay. Ước gì công nghị Hồng Y hôm qua mang lại cho chúng ta cơ hội quí giá để cảm nghiệm đặc tính Công Giáo, hoàn vũ của Giáo Hội, được biểu lộ qua nguyên quán khác nhau của các thành viên Hồng Y đoàn, liên kết trong niềm hiệp thông chặt chẽ quanh người Kế Vị Thánh Phêrô. Và xin chúa ban cho chúng ta ơn được hoạt động cho sự hiệp nhất của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Ước gì những lúc cử hành phụng vụ và mừng lễ mà chúng ta đã được cơ hội trải qua trong hai ngày qua, củng cố nơi tất cả chúng ta niềm tin, tình yêu đối với Chúa Kitô và Giáo Hội của Chúa! Tôi cũng mời gọi anh chị em hãy nâng đỡ các vị mục tử ấy và trợ giúp các vị bằng lời cầu nguyện để các vị luôn nhiệt thành hướng dẫn dân được ủy thác cho các vị, tỏ cho tất cả mọi người thấy sự dịu dàng và tình thương của Chúa. Một Giám Mục, một Hồng Y, một Giáo Hoàng, cần lời cầu nguyện dường nào, để có thể giúp dân Chúa tiến bước. Tôi nói “giúp đỡ” có nghĩa là phục vụ Dân Chúa, vì ơn gọi của Giám Mục, của Hồng Y và của Giáo Hoàng chính là người phục vụ, phục vụ nhân dân Chúa Kitô. Anh chị em hãy cầu nguyện cho chúng tôi, để chúng tôi là những người đầy tớ tốt, chứ không phải là những ông chủ tốt! Tất cả các Giám Mục, linh mục, những người thánh hiến và giáo dân chúng ta phải cùng nhau làm chứng về một Giáo Hội trung thành với Chúa Kitô, được linh hoạt bằng ước muốn phục vụ anh em và với lòng can đảm như các ngôn sứ, sẵn sàng đáp ứng những mong đợi và đòi hỏi tinh thần của con người thời nay. Xin Mẹ Maria tháp tùng và bảo vệ chúng ta trong hành trình này.

5. Buổi triều chung sáng thứ Tư 26 tháng Hai

Trong buổi triều chung sáng thứ Tư 26 tháng Hai với hàng chục ngàn tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã giảng giải về bí tích Xức dầu bệnh nhân.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến:

Tiếp tục loạt bài giáo lý của chúng ta về các phép bí tích, giờ đây chúng ta hướng đến Bí tích Xức dầu bệnh nhân, là bí tích thể hiện sự hiện diện đầy lòng thương xót của Thiên Chúa với người bệnh, người đau khổ và người cao tuổi.

Dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu nói lên mối quan tâm dịu dàng của Chúa chúng ta với những người đau khổ. Như người Samaritanô nhân hậu, và noi gương Chúa Kitô cũng như tuân theo giáo huấn của Ngài, Giáo Hội mang sự hiện diện chữa lành của Thiên Chúa đến cho những người đau khổ thông qua bí tích xức dầu bệnh nhân.

Như chúng ta đọc thấy từ Thư của Thánh Giacôbê Tông Đồ ( 5:14-15 ), Giáo Hội tiên khởi đã tiếp tục sứ vụ của Chúa Kitô đối với các bệnh nhân qua lời cầu nguyện và việc xức dầu được thực hiện bởi linh mục của mình.

Thông qua việc cử hành Bí tích Xức Dầu, Giáo Hội đồng hành với chúng ta khi chúng ta phải đối mặt với mầu nhiệm sâu xa của sự đau khổ và cái chết.

Trong nền văn hóa mà quá thường khi người ta tránh né đề cập đến những thực tại này, tất cả chúng ta cần nhận biết vẻ đẹp của Bí tích Xức Dầu và đánh giá cao, trong tình hiệp thông với toàn thể Giáo Hội, sự hiện diện của Chúa Giêsu, Đấng củng cố chúng ta trong đức tin và hy vọng, và nhắc nhở chúng ta rằng không có gì - thậm chí sự dữ và cái chết - có thể tách chúng ta khỏi quyền năng cứu độ của tình yêu Ngài.