Phụng Vụ - Mục Vụ
Niềm tin Việt Nam: Lạc đường mùa Chay
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
01:35 28/02/2008
Niềm tin Việt Nam: Lạc đường mùa Chay
Niềm tin Việt Nam minh họa trong dạng truyện ngắn về những đời sống niềm tin của người Việt Nam, không phải trong quá khứ, cũng không phải trong tương lai, nhưng ngay trong ngày hôm nay và ngay bây giờ. Đọc Niềm tin Việt Nam, có thể bạn sẽ nhận ra những nhân vật xuất hiện trong Niềm tin Việt Nam chính là bạn, hoặc những người thân trong gia đình, hoặc những người hàng xóm, hoặc những người tín hữu trong xứ đạo của chính bạn.Lạc đường, Ảnh Nguyễn Trung Tây |
— Chuyện tình với người đẹp tóc dài tới đâu rồi?
Andy vừa húp những thìa nước phở vừa nhấm nhẳng trả lời,
— Well! Lúc on lúc off.
— Là làm sao?
— Thì tui nói rồi đó. Lúc on lúc off. Giống như sư tỷ hay nói, “Lúc nóng lúc lạnh” đó....
— Mi làm cho tao nhớ chuyện hồi xưa.
— Chuyện nào? Chuyện sư tỷ mượn đại ca tiền mua cái đầm màu hồng cho cái date đầu tiên, hay là chuyện sư tỷ bị thằng kép cho leo cây?
— Ai nói với mi tao mượn tiền đại ca? Mà sao mi biết tao bị thằng kép cho leo cây?
— (Hốt hoảng) Me! Me know nothing! Đừng có hỏi tui. Tui không biết chi hết. Đừng có hỏi tui.
Michelle điểm ngay mặt Andy,
— Mi ăn hết một tô phở chị Hai trả tiền, rồi tính qua sông đá bèo hả?
Andy gãi gãi vành tai,
— Sư tỷ đừng có nói đại ca nghen. Đại ca mà biết, ổng ghét tui nhiều chuyện; lần sau có chuyện, khó nhờ vả. Mà sư tỷ cũng đừng giận đại ca. Cũng tại có lần tui chạy tới gặp đại ca làm mặt khó. Ổng ấy cự tui, “Để làm chi?”. Tui nói đại, “Date”. Đại ca hất hàm, “Tới mà hỏi sư tỷ của mi. Hắn còn nợ tao hai tờ ba số. Mi đòi được, cho mi luôn”. Tui mới hỏi, “Ủa, sư tỷ nợ đại ca tiền gì?”. Ổng ấy nói, “Thì cũng tiền date…”
— Thằng kép bữa đó cà chớn! Tao đợi hắn hơn một tiếng rồi mà vẫn không thấy hắn đâu. Quê gần chết! Phần trời tối, phần trời lạnh, kẹt quá, tao đành lôi cell phone ra gọi mấy con bạn tới đón. Nhưng đúng là xui tận mạng, bữa đó không có đứa nào nó chịu mở điện thoại. Kẹt quá! Tao đành phải gọi đại ca tới đón… (Than thở) Trên đời chắc chỉ có tao. Xui tận mạng!
Michelle giải thích,
— Thằng kép bữa đó đang trên đường lái tới chỗ hẹn, tự nhiên xe nổ bánh. Hắn phải dừng xe, lục đục thay cái bánh xe khác. Thay được cái bánh xe thì trời tối om, nó chạy lạng quạng, lộn đường luôn. Càng chạy càng lạc; càng lạc đường, càng cuống quýt. Hắn vượt đèn đỏ. Thế là ủi thẳng vào đít xe người ta một cái rầm.
Michelle kết luận,
— Chiều hôm trước, thằng kép ôm hoa tới gặp tao. Chiều hôm sau, tao mang hoa vào bệnh viện thăm hắn toàn thân bó bột, nhìn y như xác ướp.
Suy Niệm
Mùa Chay nhắc nhở mọi người chúng ta lạc đường rồi, lạc xa lắm rồi. Chúa đang đứng đợi chờ, nôn nóng đi ra đi vào chờ đợi bóng dáng chúng ta nơi điểm hẹn. Nhưng thay vì quẹo tay phải trên con đường dẫn tới bến mơ thanh bình, chúng ta lại quẹo tay trái. Vậy là lạc đường! Xa Chúa ngàn dặm!
Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong Mùa Chay thánh, xin ban thêm ơn trời để chúng con đứng dậy, quay về lại hướng, nơi Chúa đang đứng dõi nhìn mong chờ bóng dáng chúng con.
www.nguyentrungtay.com
Ngày 28 tháng 2: Kính Thánh Justus
PhóTế Huỳnh Mai Trác
09:03 28/02/2008
Thánh Justus là một Phó Tế giúp việc trong giáo phận Vienna. Vào năm 374 giáo phận Lyons chọn ngài làm Giám mục. Khi đi dự Công đồng Aquileia, Justus đã gặp được thánh Ambrose, hai người trở nên đôi bạn thân. Họ thường viết thơ cho nhau và trao đổi những tin tức, nhưng Justus đã xin thánh Ambrose gởi cho ngài những bài bình luận về Kinh Thánh thay vì những tin tức chỉ làm mất thì giờ mà thôi.
Là một người có một đời sống rất nhiệm nhặt, ngài từ nhiệm tòa Giám Mục vì ngài cảm thấy bất lực khi án mạng đã xẩy ra trong nhà thờ. Một người điên chạy ngoài phố Lyons, chưởi bới và hành hung người qua đường bị dân chúng rượt đánh đã chạy vào ẩn núp trong nhà thờ. Đức Giám mục Justus hối hả chạy đến can thiệp xin tha cho người điên này nhưng đám đông đã bắt được hắn và xúm lại đánh chết.
Justus là người hiền lành và phúc đức cảm thấy mình bất lực không cứu được người điên mất trí vô tội nên buồn bã và muốn lánh xa thế tục tìm một nơi vắng vẻ để ẩn tu. Trong đêm tối ngài đã trốn xuống hải cảng Marseilles và xuống tàu đi Ai cập. Khi tàu vừa rời bến thì Viator một thầy tu làm việc với ngài xin cùng được trốn theo ngài.
Khi đến xứ Scete, Justus và Viator xin nhập vào một tu viện mà không khai báo những chức vụ của mình và đã sống âm thầm trong cầu nguyện với các tu sĩ trong tu viện trong 9 năm. Tình cờ một nhóm giáo dân từ Lyons đến hành hương đã nhận biết các ngài. Sau đó thì có cha Antiochus ở Lyons nài nỉ xin được gặp mặt vị chủ chăn của mình nên được gặp một lần.
Justus và Viator lần lượt qua đời. Một thời gian sau các tín hữu ở Lyons thường đến hành hương nơi mộ của ngài và nhận được nhiều ơn lạ nên họ xin tu viện được mang hài cốt của thánh Justus về lại Lyons để dân chúng tôn kính và ngưỡng mộ.
Là một người có một đời sống rất nhiệm nhặt, ngài từ nhiệm tòa Giám Mục vì ngài cảm thấy bất lực khi án mạng đã xẩy ra trong nhà thờ. Một người điên chạy ngoài phố Lyons, chưởi bới và hành hung người qua đường bị dân chúng rượt đánh đã chạy vào ẩn núp trong nhà thờ. Đức Giám mục Justus hối hả chạy đến can thiệp xin tha cho người điên này nhưng đám đông đã bắt được hắn và xúm lại đánh chết.
Justus là người hiền lành và phúc đức cảm thấy mình bất lực không cứu được người điên mất trí vô tội nên buồn bã và muốn lánh xa thế tục tìm một nơi vắng vẻ để ẩn tu. Trong đêm tối ngài đã trốn xuống hải cảng Marseilles và xuống tàu đi Ai cập. Khi tàu vừa rời bến thì Viator một thầy tu làm việc với ngài xin cùng được trốn theo ngài.
Khi đến xứ Scete, Justus và Viator xin nhập vào một tu viện mà không khai báo những chức vụ của mình và đã sống âm thầm trong cầu nguyện với các tu sĩ trong tu viện trong 9 năm. Tình cờ một nhóm giáo dân từ Lyons đến hành hương đã nhận biết các ngài. Sau đó thì có cha Antiochus ở Lyons nài nỉ xin được gặp mặt vị chủ chăn của mình nên được gặp một lần.
Justus và Viator lần lượt qua đời. Một thời gian sau các tín hữu ở Lyons thường đến hành hương nơi mộ của ngài và nhận được nhiều ơn lạ nên họ xin tu viện được mang hài cốt của thánh Justus về lại Lyons để dân chúng tôn kính và ngưỡng mộ.
Ngày mai đây ai sẽ còn ở lại? (thơ)
Tuyết Mai
12:48 28/02/2008
Ngày mai đây ai sẽ còn ở lại?
Tôi trông đợi gì ở ngày mai?
Một ngày mai có thể sẽ không tới.
Thế tôi chờ đợi gì?
Chờ đợi một biến cố thay đổi cuộc đời tôi?
Ngày mai đây ai sẽ còn ở lại?
Trong cuộc đời đầy lọc lừa đầy dối gian.
Ai sẽ cho tôi lòng Tin Tưởng?
Để cuối chân trời còn thấy hạnh phúc buổi hòang hôn.
Ai sẽ với tôi cùng sánh bước?
Khi hai mái đầu tóc đã điểm sương.
Ai sẽ cùng tôi một đời chung thủy?
Cùng một con đường đi tới cùng đích của yêu thương.
Có phải ngày mai là những gì của hiện tại?
Đừng mơ mộng và cũng đừng tìm về quá khứ.
Vì quá khứ đã là sự muộn màng.
Và tương lai là những bóng mờ của ảo tưởng?
Hãy cố gắng hòan thành nhiều Lý Tưởng!
Yêu thương, Hy Sinh, và Phục Vụ,
Làm cho Tâm Hồn hôm nay được An Vui,
Vì ngày mai là những gì ta Gặt Hái của ngày hôm nay.
Tôi trông đợi gì ở ngày mai?
Một ngày mai có thể sẽ không tới.
Thế tôi chờ đợi gì?
Chờ đợi một biến cố thay đổi cuộc đời tôi?
Ngày mai đây ai sẽ còn ở lại?
Trong cuộc đời đầy lọc lừa đầy dối gian.
Ai sẽ cho tôi lòng Tin Tưởng?
Để cuối chân trời còn thấy hạnh phúc buổi hòang hôn.
Ai sẽ với tôi cùng sánh bước?
Khi hai mái đầu tóc đã điểm sương.
Ai sẽ cùng tôi một đời chung thủy?
Cùng một con đường đi tới cùng đích của yêu thương.
Có phải ngày mai là những gì của hiện tại?
Đừng mơ mộng và cũng đừng tìm về quá khứ.
Vì quá khứ đã là sự muộn màng.
Và tương lai là những bóng mờ của ảo tưởng?
Hãy cố gắng hòan thành nhiều Lý Tưởng!
Yêu thương, Hy Sinh, và Phục Vụ,
Làm cho Tâm Hồn hôm nay được An Vui,
Vì ngày mai là những gì ta Gặt Hái của ngày hôm nay.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:23 28/02/2008
CẢNH CÔNG ĐI XUỐNG
Tề Cảnh công đi du ngoạn bên ngoài, quan khoái mã chuyền đến tin tức: “Yến Anh bệnh nặng rất nguy, e rằng phải chết.”
Yến Anh là thừa tướng rất nổi tiếng của nước Tề, một mình đã phò qua ba đời vua nước Tề, có thể nói là đại thần quan trọng của quốc gia. Cho nên khi Cảnh công nghe tin như thế thì lập tức bảo mọi người trở về đô thành, rất lo lắng, sợ rằng e không gặp được Yến Anh lần cuối.
Ông ta vừa bắt đầu ra lệnh thì người lái xe ngựa là Hàn Xu -có kỷ thuật lái xe rất tốt- lái đi, nhưng mới đi chưa được bao lâu, thì Cảnh công vì trong lòng nôn nóng vội vàng nên trách Hàn Xu lái xe quá chậm, bèn một tay với lấy dây cương tự mình lái xe đi. Lại đi không được bao lâu, ông ta trách ngựa sao chạy quá chậm, nên quyết định xuống xe đi bộ...
(Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng)
Suy tư:
Người trong lòng thường nôn nóng thì thấy việc gì cũng chậm chạp, do đó mà thường xảy ra những chuyện đáng tiếc; người thường coi mọi vấn đề đều quan trọng thì trong lòng không hề thảnh thơi, bởi vì họ thấy trách nhiệm quá lớn, mà đôi lúc –thật ra- không phải lớn lao như họ nghĩ; người việc nhỏ cũng coi là nặng nề như chuyện lớn thì thường là làm khổ cộng sự viên, bởi vì họ thường quá quan trọng hóa vấn đề, chứ thật ra không phải như thế...
Thời nay người ta sống vội vàng, yêu đương vội vàng và hưởng thụ vội vàng, cái vội vàng này không phải như Cảnh công nóng lòng trở về gặp Yến Anh lần cuối, cũng không phải vội vàng vì sợ trể tàu trể xe, nhưng là cái vội càng ích kỷ cho bản thân mình mà thôi
Có một chuyện cần kíp nhất, vội vàng nhất mà người Ki-tô hữu luôn đặt lên hàng đầu trong cuộc sống của họ, đó chính là “làm chứng nhân cho niềm tin của mình vào Chúa Giê-su”, bởi vì một khi đã trở thành một chứng nhân của niềm tin vào Chúa Giê-su rồi, thì họ cũng sẽ vội vàng ra đi để trở nên những sứ giả đem yêu thương và hòa bình của Chúa đến cho người khác, vì đó là nhu cầu cấp thiết nhất của con người trong thời đại hôm nay.
N2T |
Tề Cảnh công đi du ngoạn bên ngoài, quan khoái mã chuyền đến tin tức: “Yến Anh bệnh nặng rất nguy, e rằng phải chết.”
Yến Anh là thừa tướng rất nổi tiếng của nước Tề, một mình đã phò qua ba đời vua nước Tề, có thể nói là đại thần quan trọng của quốc gia. Cho nên khi Cảnh công nghe tin như thế thì lập tức bảo mọi người trở về đô thành, rất lo lắng, sợ rằng e không gặp được Yến Anh lần cuối.
Ông ta vừa bắt đầu ra lệnh thì người lái xe ngựa là Hàn Xu -có kỷ thuật lái xe rất tốt- lái đi, nhưng mới đi chưa được bao lâu, thì Cảnh công vì trong lòng nôn nóng vội vàng nên trách Hàn Xu lái xe quá chậm, bèn một tay với lấy dây cương tự mình lái xe đi. Lại đi không được bao lâu, ông ta trách ngựa sao chạy quá chậm, nên quyết định xuống xe đi bộ...
(Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng)
Suy tư:
Người trong lòng thường nôn nóng thì thấy việc gì cũng chậm chạp, do đó mà thường xảy ra những chuyện đáng tiếc; người thường coi mọi vấn đề đều quan trọng thì trong lòng không hề thảnh thơi, bởi vì họ thấy trách nhiệm quá lớn, mà đôi lúc –thật ra- không phải lớn lao như họ nghĩ; người việc nhỏ cũng coi là nặng nề như chuyện lớn thì thường là làm khổ cộng sự viên, bởi vì họ thường quá quan trọng hóa vấn đề, chứ thật ra không phải như thế...
Thời nay người ta sống vội vàng, yêu đương vội vàng và hưởng thụ vội vàng, cái vội vàng này không phải như Cảnh công nóng lòng trở về gặp Yến Anh lần cuối, cũng không phải vội vàng vì sợ trể tàu trể xe, nhưng là cái vội càng ích kỷ cho bản thân mình mà thôi
Có một chuyện cần kíp nhất, vội vàng nhất mà người Ki-tô hữu luôn đặt lên hàng đầu trong cuộc sống của họ, đó chính là “làm chứng nhân cho niềm tin của mình vào Chúa Giê-su”, bởi vì một khi đã trở thành một chứng nhân của niềm tin vào Chúa Giê-su rồi, thì họ cũng sẽ vội vàng ra đi để trở nên những sứ giả đem yêu thương và hòa bình của Chúa đến cho người khác, vì đó là nhu cầu cấp thiết nhất của con người trong thời đại hôm nay.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:24 28/02/2008
N2T |
13. Người say rượu cùng với khi chưa say thì có hai dáng, Mình Máu Thánh của Chúa Giê-su của chúng ta cũng có thể làm cho người ta say, chính là biến đổi tâm hồn của con người, khiến cho người ta chán ghét sự giàu sang của thế tục, chỉ yêu mến một mình Thiên Chúa trên hết mọi sự mà thôi.
(Thánh Cyprian)Chúa chữa người mù
LM Trần Tân
21:05 28/02/2008
Chúa Nhật thứ IV mùa Chay
CHÚA CHỮA NGƯỜI MÙ
Những bài đọc và nội dung của Thánh kinh Chúa Nhật thứ 4 mùa Chay chu kỳ năm A quá phong phú và chuyển tải nhiều thông điệp. Chúng ta chỉ khai triển vài khía cạnh của các thông điệp ấy. Những bài đọc này được Giáo hội Mỹ ưa chuộng và khai thác đặc biệt trong các giáo án dành cho các lớp dự tòng.
Nếu chỉ đọc thoáng qua, ta không thấy những móc xích liền lạc như cầu nối, nối kết nội dung cả 3 bài đọc lại với nhau. Nội dung chính là về ánh sáng. Ánh sáng là yếu tố cần thiết để các sinh vật tồn tại và phát triển. Ánh sáng cần thiết để ta nhìn rõ sự việc, để thẩm định chính xác vấn đề, để đạt tới quyết định đúng đắn, và qua đó sinh hiệu qủa phong phú.
Qua bài sách thánh tiên tri Samuel, tất cả chúng ta cảm thấy được rất an ủi vì Chúa là đấng thấu rõ tâm can con người. Ai cũng có nhiều ít khuyết điểm hay những mặc cảm trong cuộc sống. Có người buồn vì kém thông minh. Có người buồn vì cánh cửa cuộc đởi mình đóng lại, thiếu vắng cơ hội tốt. Có người buồn vì vóc dáng không sáng sủa. Có người buồn vì nhìn đã sáng sủa nhưng chiều cao lại khiêm tốn. Rất nhiều nỗi niềm và rất nhiều mặc cảm khác… Qua bài đọc này tại sao ta được an ủi? Vì Chúa là Đấng có cái nhìn thấu suốt. Chúa đọc được tâm can con người và thấu suốt nỗi lòng cũng như thiện chí của ta. Câu truyện Chúa thúc giục và hướng dẫn Samuel lựa chọn xức dầu phong vương 1 trong các con của Jesse là bằng chứng. Cả vị tiên tri cũng lầm tưởng khi được sai đến xức dầu ngưòi Chúa tuyển chọn. Ông đã tự nghĩ và phán quyết theo lối nhìn tự nhiên…chọn người có tướng tá, chọn nhân vật ra vẻ vóc dáng. Chúa đâ giáo huấn chính vị tiên tri và các người khác rằng đường lối của Chúa khác của người ta. Chúa không nhìn theo sự thẩm định hời hợt ngoại diện, theo vỏ bề ngoài, nhưng đạt thấu tâm can, đi vào đúng nội tâm con người. Chúa chính là nguồn sáng và là Đấng ban phát ánh sáng hiểu biết.
Trong giáo huấn cho giáo đoàn Ê phê sô, thánh Phaolô đã nhắn nhủ, đào sâu khía cạnh ánh sáng và bóng tối. Khi chưa nhận biết Chúa, chúng ta là con cái sự tối tăm và buớc đi trong bóng tối; một khi đã nhận biết, và có Thiên Chúa trong cuộc đời rồi, ta phải sống và hành xử như con cái sự sáng. Ở đây có một chi tiết liên quan đến tu đức của bí tích giải tội. Thánh Phaolô nói ta phải moi móc, phơi bày những việc làm cũ của sự tăm tối ra. Cũng như ánh nắng tia sáng mặt trời sẽ biến đổi và sàng lọc nước thải đá bị ô uế (sanitary field/pool) để biến thành lành mạnh tốt đẹp, ta cũng phải mạnh dạn phô bày những việc làm của tăm tối và tội lỗi để được ơn Chúa và Nguồn Sáng thanh lọc. Phaolô hiểu rõ tâm lý ngại ngùng và khó khăn của vấn đề: dù có ngại, có xấu hổ để ôn lại ký ức, để duyệt xét lại tội lỗi tâm linh, thì đó là việc làm rất cần thiết. Mọi việc khi đưọc phơi bày sẽ hiển lộ; khi đã hiển lộ sẽ là chính ánh sáng, là thiện hảo.
Câu truyện dài với nhiều chi tiết ly kỳ về việc Chúa chữa người mù từ lúc mới sinh, là trọng điểm Thánh kinh hôm nay. Nói đến ngũ giác con người, ta phải đồng ý rằng giác quan nào cũng quan trọng và đặc biệt, để giúp chúng ta sống phong phú đúng đời sống con người. Thính giác và thị giác còn là những giác quan đặc biệt hơn của sinh vật cao cấp. Ngoài công dụng thiết yếu cho nhu cầu bảo tồn đời sống, “thính & thị” còn cho ta cơ hội học hỏi, thưởng thúc sự phong phú của nghệ thuật, làm con người trổi vượt và tiến bộ vô cùng giữa muôn ngàn sinh vật. Thời nay chúng ta nghe nhiều về phương pháp thính thị (audio & video). Audio và Video là 2 động từ Latinh nghĩa đen là “tôi nghe”, “tôi thấy”
Bị mù lòa là sự thiệt hại và mất mát vô cùng to lớn. Theo quan niệm người xưa trong thánh kinh, mù loà cũng như nhiều bệnh hoạn ghê gớm khác được gán cho là hậu qủa bị Trời phạt, do chính mình phạm tội hoặc gia đình, tổ tiên phạm tội. Không lạ gì, các môn đệ Chúa hỏi Ngài rằng anh thanh niên bị mù là do tội của anh ta hay của gia đình cha mẹ. Chúa xác định không phải do anh mà cũng không bởi cha mẹ anh, mà chỉ là “cơ hội” cho thiên hạ chung quanh được “xem thấy”. Chúa muốn những người có mặt chứng kiến phép lạ sẽ nhìn thấy sự hiện diện và bàn tay Thiên Chúa và mong họ sẽ được mở mắt đức tin.
Sự mù loà thể xác chỉ là diễn tả của một thực tại khác còn khốc liệt hơn, đó là sự mù loà tâm linh. Thị giác con người quá quí hóa. Mất thị giác, con người mất phương tiện lớn lao để học hỏi, để tiến bộ, để thưởng thức, để tồn tại. Cho tới bây giờ khoa học và y học chỉ có thể giúp điều chỉnh thị giác, nếu bị những khuyết điểm như: loà, cận, viễn, loạn…chứ không thể chữa một người mù bẩm sinh để có ánh sáng được. Anh thanh niên mù trong Phúc âm qủa là qúa hạnh phúc. Từ mù lòa tăm tối nay anh được Chúa chạm đến chữa lành và cho được xem thấy. Anh ta qúa đỗi vui mừng tới độ khẳng khái quyết liệt tuyên xưng lòng yêu mến và nể phục tuyệt đối với nhân vật Giêsu. Anh ta không hề sơ sệt e dè những người Do Thái đầy ghen tương và thâm hiểm. Cha mẹ anh ta thì sợ lắm, sợ chuyện “cái miệng vạ cái thân”. Vì thế để trả lời người Do thái đang ngang ngược ép cung, cha mẹ anh khéo léo nói rằng: “Cháu nó lớn rồi, các bác cứ nó mà hỏi đi …”
Phúc âm Chúa nhật này đã bắt đầu dàn dựng bối cành cho cuộc thương khó của Chúa Giêsu mà chúng ta sê cử hành trong vài tuần nữa. Các trưởng tế, biệt phái, và viên chức Do thái mưu tính giết luôn cả Chúa Giêsu và người mù đuợc chữa lành này. Vị trí và ảnh hường của các nhóm người này thực sự bị đe dọa. Sự chữa lành người mù là cực kỳ siêu phàm, kéo theo sự thán phục và tin tưởng mãnh liệt nơi quần chúng! Quả thật chưa hề có mà cũng chẳng bao giờ có, dù ở giữa thế kỷ 21 với sự ra đời của computer cao cấp, như một ngã rẽ ngoạn mục của đời sống con người ngày hôm nay.
Mù lòa thể xác chỉ là phản ảnh một thực tại của mù lòa tâm linh. Khi ta không nhìn thấy sự thật khách quan nơi vấn đề hàng ngày là ta đã mù loà hiểu biết, mù lòa tri thức. Khi ta không nhận biết và đánh giá những thực tại tâm linh, là ta đã mù loà đức tin, mù lòa tâm linh. Chúa Giêsu đến để làm chứng về Thiên Chúa Cha và mong cho người ta qua Ngài nhận biết Cha. Chúa Giêsu không cần ta nài xin vẫn tự nguyện chữa lành ta, giúp ta được thấy. Trong nhiều câu truyện chữa lành trong Phúc âm, người ta phải xin rồi Chúa mới chữa cho. Trong trường hợp người mù này, Chúa chủ động đến với người mù và chữa anh ta. Đọc kỹ đoạn Thánh kinh này, ta thấy Ngài muốn chữa để những người khác được “thấy”. Nghe thì thật tức cười: chữa mắt mù người này mà có mục đích cho những người khác được “thấy”.
Oan nghiệt thay: trước dấu lạ, phép lạ nhãn tiền như vậy, nhóm biệt phái và đầu mục Do Thái lại quyết tâm chối bỏ, cố gây khó dễ, và âm mưu giết cả Giêsu lẫn người mù đã được chữa lành. Đó là chiêu giết người bịt miệng, diệt đối thủ, diệt luôn nhân chứng. Chấp nhận phép lạ này nhóm viên chức Do thái này hiển nhiên chấp nhận tầm ảnh hưỏng quan trọng của ngôi sao đang lên Giêsu ( a rising star); là chấp nhận mình bị yếu vai vế, bị mất đặc quyền đặc lợi… Ngược lại, người mù được chữa lành và dân chúng đơn thành thì hết lòng tin vào ông Giêsu. Đối chiếu trong cuộc đời, trong cuộc sống đức tin, có những điều nhãn tiền nhưng ta vẫn không thấy. Có những dấu chỉ của Chúa rất rõ ràng nhưng vì tác động và áp lực của đam mê, của tội lỗi ta vẫn cố tìm cách chối bỏ Chúa và tiếng Chúa.
Mù lòa thể xác chỉ phản ánh phần nào sự mù lòa tâm linh là thứ mù loà tàn hại và thê thảm hơn. Xin Chúa ban sức mạnh để con vượt qua đam mê và tội lỗi, để được sáng và được thấy. Xin ân sủng mùa Chay thánh giúp con đến gần Chúa và được thấy!
Giữa cõi u minh, cặp mắt loà.
Ngài thương chạm mở, thấy ngàn hoa.
Tâm linh mù tối, dọi nguồn sáng.
Chúa chữa tim con, lòng bão hòa.
Des Moines, IOWA
CHÚA CHỮA NGƯỜI MÙ
Những bài đọc và nội dung của Thánh kinh Chúa Nhật thứ 4 mùa Chay chu kỳ năm A quá phong phú và chuyển tải nhiều thông điệp. Chúng ta chỉ khai triển vài khía cạnh của các thông điệp ấy. Những bài đọc này được Giáo hội Mỹ ưa chuộng và khai thác đặc biệt trong các giáo án dành cho các lớp dự tòng.
Nếu chỉ đọc thoáng qua, ta không thấy những móc xích liền lạc như cầu nối, nối kết nội dung cả 3 bài đọc lại với nhau. Nội dung chính là về ánh sáng. Ánh sáng là yếu tố cần thiết để các sinh vật tồn tại và phát triển. Ánh sáng cần thiết để ta nhìn rõ sự việc, để thẩm định chính xác vấn đề, để đạt tới quyết định đúng đắn, và qua đó sinh hiệu qủa phong phú.
Qua bài sách thánh tiên tri Samuel, tất cả chúng ta cảm thấy được rất an ủi vì Chúa là đấng thấu rõ tâm can con người. Ai cũng có nhiều ít khuyết điểm hay những mặc cảm trong cuộc sống. Có người buồn vì kém thông minh. Có người buồn vì cánh cửa cuộc đởi mình đóng lại, thiếu vắng cơ hội tốt. Có người buồn vì vóc dáng không sáng sủa. Có người buồn vì nhìn đã sáng sủa nhưng chiều cao lại khiêm tốn. Rất nhiều nỗi niềm và rất nhiều mặc cảm khác… Qua bài đọc này tại sao ta được an ủi? Vì Chúa là Đấng có cái nhìn thấu suốt. Chúa đọc được tâm can con người và thấu suốt nỗi lòng cũng như thiện chí của ta. Câu truyện Chúa thúc giục và hướng dẫn Samuel lựa chọn xức dầu phong vương 1 trong các con của Jesse là bằng chứng. Cả vị tiên tri cũng lầm tưởng khi được sai đến xức dầu ngưòi Chúa tuyển chọn. Ông đã tự nghĩ và phán quyết theo lối nhìn tự nhiên…chọn người có tướng tá, chọn nhân vật ra vẻ vóc dáng. Chúa đâ giáo huấn chính vị tiên tri và các người khác rằng đường lối của Chúa khác của người ta. Chúa không nhìn theo sự thẩm định hời hợt ngoại diện, theo vỏ bề ngoài, nhưng đạt thấu tâm can, đi vào đúng nội tâm con người. Chúa chính là nguồn sáng và là Đấng ban phát ánh sáng hiểu biết.
Trong giáo huấn cho giáo đoàn Ê phê sô, thánh Phaolô đã nhắn nhủ, đào sâu khía cạnh ánh sáng và bóng tối. Khi chưa nhận biết Chúa, chúng ta là con cái sự tối tăm và buớc đi trong bóng tối; một khi đã nhận biết, và có Thiên Chúa trong cuộc đời rồi, ta phải sống và hành xử như con cái sự sáng. Ở đây có một chi tiết liên quan đến tu đức của bí tích giải tội. Thánh Phaolô nói ta phải moi móc, phơi bày những việc làm cũ của sự tăm tối ra. Cũng như ánh nắng tia sáng mặt trời sẽ biến đổi và sàng lọc nước thải đá bị ô uế (sanitary field/pool) để biến thành lành mạnh tốt đẹp, ta cũng phải mạnh dạn phô bày những việc làm của tăm tối và tội lỗi để được ơn Chúa và Nguồn Sáng thanh lọc. Phaolô hiểu rõ tâm lý ngại ngùng và khó khăn của vấn đề: dù có ngại, có xấu hổ để ôn lại ký ức, để duyệt xét lại tội lỗi tâm linh, thì đó là việc làm rất cần thiết. Mọi việc khi đưọc phơi bày sẽ hiển lộ; khi đã hiển lộ sẽ là chính ánh sáng, là thiện hảo.
Câu truyện dài với nhiều chi tiết ly kỳ về việc Chúa chữa người mù từ lúc mới sinh, là trọng điểm Thánh kinh hôm nay. Nói đến ngũ giác con người, ta phải đồng ý rằng giác quan nào cũng quan trọng và đặc biệt, để giúp chúng ta sống phong phú đúng đời sống con người. Thính giác và thị giác còn là những giác quan đặc biệt hơn của sinh vật cao cấp. Ngoài công dụng thiết yếu cho nhu cầu bảo tồn đời sống, “thính & thị” còn cho ta cơ hội học hỏi, thưởng thúc sự phong phú của nghệ thuật, làm con người trổi vượt và tiến bộ vô cùng giữa muôn ngàn sinh vật. Thời nay chúng ta nghe nhiều về phương pháp thính thị (audio & video). Audio và Video là 2 động từ Latinh nghĩa đen là “tôi nghe”, “tôi thấy”
Bị mù lòa là sự thiệt hại và mất mát vô cùng to lớn. Theo quan niệm người xưa trong thánh kinh, mù loà cũng như nhiều bệnh hoạn ghê gớm khác được gán cho là hậu qủa bị Trời phạt, do chính mình phạm tội hoặc gia đình, tổ tiên phạm tội. Không lạ gì, các môn đệ Chúa hỏi Ngài rằng anh thanh niên bị mù là do tội của anh ta hay của gia đình cha mẹ. Chúa xác định không phải do anh mà cũng không bởi cha mẹ anh, mà chỉ là “cơ hội” cho thiên hạ chung quanh được “xem thấy”. Chúa muốn những người có mặt chứng kiến phép lạ sẽ nhìn thấy sự hiện diện và bàn tay Thiên Chúa và mong họ sẽ được mở mắt đức tin.
Sự mù loà thể xác chỉ là diễn tả của một thực tại khác còn khốc liệt hơn, đó là sự mù loà tâm linh. Thị giác con người quá quí hóa. Mất thị giác, con người mất phương tiện lớn lao để học hỏi, để tiến bộ, để thưởng thức, để tồn tại. Cho tới bây giờ khoa học và y học chỉ có thể giúp điều chỉnh thị giác, nếu bị những khuyết điểm như: loà, cận, viễn, loạn…chứ không thể chữa một người mù bẩm sinh để có ánh sáng được. Anh thanh niên mù trong Phúc âm qủa là qúa hạnh phúc. Từ mù lòa tăm tối nay anh được Chúa chạm đến chữa lành và cho được xem thấy. Anh ta qúa đỗi vui mừng tới độ khẳng khái quyết liệt tuyên xưng lòng yêu mến và nể phục tuyệt đối với nhân vật Giêsu. Anh ta không hề sơ sệt e dè những người Do Thái đầy ghen tương và thâm hiểm. Cha mẹ anh ta thì sợ lắm, sợ chuyện “cái miệng vạ cái thân”. Vì thế để trả lời người Do thái đang ngang ngược ép cung, cha mẹ anh khéo léo nói rằng: “Cháu nó lớn rồi, các bác cứ nó mà hỏi đi …”
Phúc âm Chúa nhật này đã bắt đầu dàn dựng bối cành cho cuộc thương khó của Chúa Giêsu mà chúng ta sê cử hành trong vài tuần nữa. Các trưởng tế, biệt phái, và viên chức Do thái mưu tính giết luôn cả Chúa Giêsu và người mù đuợc chữa lành này. Vị trí và ảnh hường của các nhóm người này thực sự bị đe dọa. Sự chữa lành người mù là cực kỳ siêu phàm, kéo theo sự thán phục và tin tưởng mãnh liệt nơi quần chúng! Quả thật chưa hề có mà cũng chẳng bao giờ có, dù ở giữa thế kỷ 21 với sự ra đời của computer cao cấp, như một ngã rẽ ngoạn mục của đời sống con người ngày hôm nay.
Mù lòa thể xác chỉ là phản ảnh một thực tại của mù lòa tâm linh. Khi ta không nhìn thấy sự thật khách quan nơi vấn đề hàng ngày là ta đã mù loà hiểu biết, mù lòa tri thức. Khi ta không nhận biết và đánh giá những thực tại tâm linh, là ta đã mù loà đức tin, mù lòa tâm linh. Chúa Giêsu đến để làm chứng về Thiên Chúa Cha và mong cho người ta qua Ngài nhận biết Cha. Chúa Giêsu không cần ta nài xin vẫn tự nguyện chữa lành ta, giúp ta được thấy. Trong nhiều câu truyện chữa lành trong Phúc âm, người ta phải xin rồi Chúa mới chữa cho. Trong trường hợp người mù này, Chúa chủ động đến với người mù và chữa anh ta. Đọc kỹ đoạn Thánh kinh này, ta thấy Ngài muốn chữa để những người khác được “thấy”. Nghe thì thật tức cười: chữa mắt mù người này mà có mục đích cho những người khác được “thấy”.
Oan nghiệt thay: trước dấu lạ, phép lạ nhãn tiền như vậy, nhóm biệt phái và đầu mục Do Thái lại quyết tâm chối bỏ, cố gây khó dễ, và âm mưu giết cả Giêsu lẫn người mù đã được chữa lành. Đó là chiêu giết người bịt miệng, diệt đối thủ, diệt luôn nhân chứng. Chấp nhận phép lạ này nhóm viên chức Do thái này hiển nhiên chấp nhận tầm ảnh hưỏng quan trọng của ngôi sao đang lên Giêsu ( a rising star); là chấp nhận mình bị yếu vai vế, bị mất đặc quyền đặc lợi… Ngược lại, người mù được chữa lành và dân chúng đơn thành thì hết lòng tin vào ông Giêsu. Đối chiếu trong cuộc đời, trong cuộc sống đức tin, có những điều nhãn tiền nhưng ta vẫn không thấy. Có những dấu chỉ của Chúa rất rõ ràng nhưng vì tác động và áp lực của đam mê, của tội lỗi ta vẫn cố tìm cách chối bỏ Chúa và tiếng Chúa.
Mù lòa thể xác chỉ phản ánh phần nào sự mù lòa tâm linh là thứ mù loà tàn hại và thê thảm hơn. Xin Chúa ban sức mạnh để con vượt qua đam mê và tội lỗi, để được sáng và được thấy. Xin ân sủng mùa Chay thánh giúp con đến gần Chúa và được thấy!
Giữa cõi u minh, cặp mắt loà.
Ngài thương chạm mở, thấy ngàn hoa.
Tâm linh mù tối, dọi nguồn sáng.
Chúa chữa tim con, lòng bão hòa.
Des Moines, IOWA
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội Đồng Giám Mục Venezuela lên án vụ tấn công vào Văn Phòng Chưởng Ấn Tòa Giám Mục Caracas
Nguyễn Việt Nam
08:02 28/02/2008
Hội Đồng Giám Mục Venezuela đã lên án vụ tấn công của nhóm 15 ủng hộ viên của Hugo Chávez nhắm vào Văn Phòng Chưởng Ấn tại thủ đô Caracas hôm 27/2. Những kẻ ủng hộ Hugo Chávez này đã chiếm văn phòng này trong nhiều giờ và tổ chức một cuộc biểu tình chống Giáo Hội Công Giáo và đài truyền hình độc lập duy nhất tại Venezuela Globovision.
Nhóm 15 tên côn đồ này đeo mặt nạ được hướng dẫn bởi Lina Ron, một thành viên của Đảng Liên Hiệp Xã Hội Venezuela – một tổ chức chính trị của Hugo Chávez chuyên tổ chức những cuộc phản biểu tình nhằm tấn công bạo lực tất cả những ai dám chống lại Hugo Chávez.
Nhóm côn đồ này đã trục xuất tất cả những nhân viên trong Văn Phòng Chưởng Ấn kể cả Đức Giám Mục Jesús González de Zárate, Giám Mục Phó của tổng giáo phận Caracas, mới được Đức Thánh Cha bổ nhiệm chưa đầy một tháng.
Đức Hồng Y Jorge Urosa Sabino, Tổng Giám Mục Caracas, không có mặt tại văn phòng này trong lúc xảy ra vụ lộn xộn. Nhóm côn đồ này đã truy lùng ngài nhắm tấn công bạo lực để trả thù cho những tuyên bố gần đây của ngài gây bất lợi cho Hugo Chavéz, đặc biệt là trong cuộc trưng cầu dân ý để Hugo Chavéz có thể cai trị Venezuela bao lâu tùy thích.
Sau khi chiếm được văn phòng, Lina Ron đọc một tuyên cáo lên án Giáo Hội Công Giáo là ủng hộ cho cuộc đảo chính bất thành vào năm 2002.
Các ủng hộ viên Chavéz lên án Đức Cố Tổng Giám Mục Caracas là Đức Hồng Y Ignacio Velasco đã ủng hộ cuộc đảo chính này trong khi Hội Đồng Giám Mục nước này liên tục phủ nhận sự dính líu của Đức Hồng Y cũng như của các Đức Giám Mục khác.
Ron cũng lên án Đức Sứ Thần Tòa Thánh về tội “phản cách mạng” vì đã cho Nixon Moreno, một sinh viên biểu tình trốn tránh trong Tòa Sứ Thần.
Mục tiêu khác của Ron là đài truyền hình Globovision. Ron nói: “Chúng tôi muốn đặt bom đài truyền hình này nhưng chúng tôi nhường điều này cho sáng kiến của mọi người”.
Các ủng hộ viên Chavéz đã lớn tiếng yêu cầu CONATEL, một tổ chức nhà nước kiểm soát truyền thanh và truyền hình phải “có hành động thích đáng chống lại đài truyền hình Globovision”.
Trước khi rút lui, bọn này hô to khẩu hiệu: “Có Chavéz thì có tất cả, không có Chavéz thì chỉ có chì (ám chỉ đạn)”.
Nhóm 15 tên côn đồ này đeo mặt nạ được hướng dẫn bởi Lina Ron, một thành viên của Đảng Liên Hiệp Xã Hội Venezuela – một tổ chức chính trị của Hugo Chávez chuyên tổ chức những cuộc phản biểu tình nhằm tấn công bạo lực tất cả những ai dám chống lại Hugo Chávez.
Nhóm côn đồ này đã trục xuất tất cả những nhân viên trong Văn Phòng Chưởng Ấn kể cả Đức Giám Mục Jesús González de Zárate, Giám Mục Phó của tổng giáo phận Caracas, mới được Đức Thánh Cha bổ nhiệm chưa đầy một tháng.
Đức Hồng Y Jorge Urosa Sabino, Tổng Giám Mục Caracas, không có mặt tại văn phòng này trong lúc xảy ra vụ lộn xộn. Nhóm côn đồ này đã truy lùng ngài nhắm tấn công bạo lực để trả thù cho những tuyên bố gần đây của ngài gây bất lợi cho Hugo Chavéz, đặc biệt là trong cuộc trưng cầu dân ý để Hugo Chavéz có thể cai trị Venezuela bao lâu tùy thích.
Sau khi chiếm được văn phòng, Lina Ron đọc một tuyên cáo lên án Giáo Hội Công Giáo là ủng hộ cho cuộc đảo chính bất thành vào năm 2002.
Các ủng hộ viên Chavéz lên án Đức Cố Tổng Giám Mục Caracas là Đức Hồng Y Ignacio Velasco đã ủng hộ cuộc đảo chính này trong khi Hội Đồng Giám Mục nước này liên tục phủ nhận sự dính líu của Đức Hồng Y cũng như của các Đức Giám Mục khác.
Ron cũng lên án Đức Sứ Thần Tòa Thánh về tội “phản cách mạng” vì đã cho Nixon Moreno, một sinh viên biểu tình trốn tránh trong Tòa Sứ Thần.
Mục tiêu khác của Ron là đài truyền hình Globovision. Ron nói: “Chúng tôi muốn đặt bom đài truyền hình này nhưng chúng tôi nhường điều này cho sáng kiến của mọi người”.
Các ủng hộ viên Chavéz đã lớn tiếng yêu cầu CONATEL, một tổ chức nhà nước kiểm soát truyền thanh và truyền hình phải “có hành động thích đáng chống lại đài truyền hình Globovision”.
Trước khi rút lui, bọn này hô to khẩu hiệu: “Có Chavéz thì có tất cả, không có Chavéz thì chỉ có chì (ám chỉ đạn)”.
Đức Thánh Cha sẽ ngụ tại nhà Đức Hồng Y George Pell trong thời gian Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Thúy Dung
08:15 28/02/2008
Trong suốt thời gian Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney vào tháng Bẩy này, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI sẽ ngụ tại nhà Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục Sydney. Tờ The Age cho biết như trên hôm thứ Năm 28/2. Căn nhà này nằm ngay sát bên nhà thờ Chánh Tòa Đức Bà Sydney.
Hôm thứ Tư, phó thủ hiến tiểu bang New South Wales, ông John Watkins đã cho biết nhiều chi tiết về chuyến viếng thăm Úc của Đức Thánh Cha.
Trong chuyến viếng thăm 4 ngày này, Đức Thánh Cha có lẽ sẽ thăm viếng một vài kỳ quan của Sydney như nhà hát Con Sò, công viên Centennial, khu vực Domain, và Barangaroo ở cảng East Darling.
Một phát ngôn viên trong ban tổ chức ngày Quốc Tế Giới Trẻ cho biết Đức Thánh Cha sẽ đến Barangaroo bằng thuyền và tại đây sẽ có buổi lễ chính thức để chào đón ngài. Tuy nhiên, phát ngôn viên này cũng cho biết là chương trình chi tiết vẫn còn đang được dự thảo.
Đức Thánh Cha sẽ cử hành đêm Canh Thức và lễ bế mạc hôm 19 và 20/7 tại trường đua Randwick.
Hôm thứ Tư, phó thủ hiến tiểu bang New South Wales, ông John Watkins đã cho biết nhiều chi tiết về chuyến viếng thăm Úc của Đức Thánh Cha.
Trong chuyến viếng thăm 4 ngày này, Đức Thánh Cha có lẽ sẽ thăm viếng một vài kỳ quan của Sydney như nhà hát Con Sò, công viên Centennial, khu vực Domain, và Barangaroo ở cảng East Darling.
Một phát ngôn viên trong ban tổ chức ngày Quốc Tế Giới Trẻ cho biết Đức Thánh Cha sẽ đến Barangaroo bằng thuyền và tại đây sẽ có buổi lễ chính thức để chào đón ngài. Tuy nhiên, phát ngôn viên này cũng cho biết là chương trình chi tiết vẫn còn đang được dự thảo.
Đức Thánh Cha sẽ cử hành đêm Canh Thức và lễ bế mạc hôm 19 và 20/7 tại trường đua Randwick.
Hồi Giáo trên thế giới lo lắng trước quyết định của Thổ tu chính lại cuốn Hadith.
Đặng Tự Do
08:38 28/02/2008
Đài BBC cho biết các viên chức trong chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã xác nhận chính phủ nước này đang tài trợ cho một dự án nhằm tu chính lại cuốn Hadith, là cuốn sách có tầm quan trọng thứ hai sau cuốn Kinh Qu'ran.
Văn phòng Tôn Giáo Vụ Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu tập các học giả Hồi Giáo tại Đại Học Ankara trong một dự án nhằm tu chính toàn bộ cuốn Hadith. Cố gắng này sẽ dẫn đến những thay đổi sâu xa trong việc diễn dịch các tư tưởng Hồi Giáo. Trước mắt, khi chưa biết những thay đổi này sẽ như thế nào, các học giả Hồi Giáo tại trường Đại Học Hồi Giáo lớn nhất thế giới ở Cairo đã lên tiếng phản đối coi việc này là như là một hành vi phạm thánh.
Cuốn Hadith được coi là tuyển tập ghi chép các tư tưởng được cho là của tiên tri Mohammed, và là cơ sở để giải thích Kinh Qu'ran. Các học giả Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng nhiều tư tưởng trong cuốn Hadith được gán cho là của Mohammed nhưng thực ra là không phải và đã được thêm vào sau này. Dựa theo khoa phân tích lịch sử, các học giả Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị ra một phương pháp khác để diễn dịch cuốn Hadith và như vậy là toàn bộ tư tưởng Hồi Giáo như một tổng thể.
Trong các nước theo Hồi Giáo, Thổ là nước chủ nghĩa thế tục rất mạnh. Một thí dụ cụ thể là Quân Đội được quyền can thiệp để lật đổ bất cứ chính phủ nào có khuynh hướng Hồi Giáo hóa đất nước. Chính vì thế việc viết lại cuốn Hadith đang gây xao xuyến trong thế giới Hồi Giáo.
Chính phủ Thổ hy vọng rằng việc tái duyệt cuốn Hadith sẽ là cơ hội để cải tổ và cập nhật hóa kiến thức cũng như thực hành Hồi Giáo, làm đức tin Hồi Giáo phù hợp hơn với thời đại mới. Thế nhưng, các nhà lãnh đạo Hồi Giáo có khuynh hướng chống chủ nghĩa hiện đại lại thấy cố gắng của chính phủ Thổ là một thách thức ngạo mạn đối với họ và là một điều đáng ghê tởm.
Văn phòng Tôn Giáo Vụ Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu tập các học giả Hồi Giáo tại Đại Học Ankara trong một dự án nhằm tu chính toàn bộ cuốn Hadith. Cố gắng này sẽ dẫn đến những thay đổi sâu xa trong việc diễn dịch các tư tưởng Hồi Giáo. Trước mắt, khi chưa biết những thay đổi này sẽ như thế nào, các học giả Hồi Giáo tại trường Đại Học Hồi Giáo lớn nhất thế giới ở Cairo đã lên tiếng phản đối coi việc này là như là một hành vi phạm thánh.
Cuốn Hadith được coi là tuyển tập ghi chép các tư tưởng được cho là của tiên tri Mohammed, và là cơ sở để giải thích Kinh Qu'ran. Các học giả Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng nhiều tư tưởng trong cuốn Hadith được gán cho là của Mohammed nhưng thực ra là không phải và đã được thêm vào sau này. Dựa theo khoa phân tích lịch sử, các học giả Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị ra một phương pháp khác để diễn dịch cuốn Hadith và như vậy là toàn bộ tư tưởng Hồi Giáo như một tổng thể.
Trong các nước theo Hồi Giáo, Thổ là nước chủ nghĩa thế tục rất mạnh. Một thí dụ cụ thể là Quân Đội được quyền can thiệp để lật đổ bất cứ chính phủ nào có khuynh hướng Hồi Giáo hóa đất nước. Chính vì thế việc viết lại cuốn Hadith đang gây xao xuyến trong thế giới Hồi Giáo.
Chính phủ Thổ hy vọng rằng việc tái duyệt cuốn Hadith sẽ là cơ hội để cải tổ và cập nhật hóa kiến thức cũng như thực hành Hồi Giáo, làm đức tin Hồi Giáo phù hợp hơn với thời đại mới. Thế nhưng, các nhà lãnh đạo Hồi Giáo có khuynh hướng chống chủ nghĩa hiện đại lại thấy cố gắng của chính phủ Thổ là một thách thức ngạo mạn đối với họ và là một điều đáng ghê tởm.
Vatican Bổ Nhiệm 4 Đại Biểu Tham Dự Thượng Hội Đồng Giám Mục
Bùi Hữu Thư
10:19 28/02/2008
Vatican Bổ Nhiệm 4 Đại Biểu Tham Dự Thượng Hội Đồng Giám Mục
Hoa Thịnh Đốn, 27/2/2008 - Đức Giáo Hoàng Benedict XVI thông qua việc lựa chọn các Giám Mục Hoa Kỳ làm đại biểu cho Thượng Hội Đồng Giám Mục tháng 10 về Lời Chúa.
Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm Đức Hồng Y Francis George ở Chicago, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ; Đức Giám Mục Gerald Kicanas ở Tucson, Arizona, Phó Chủ Tịch Hội Đồng; Đức Hồng Y Daniel DiNardo ở Houston, Texas; và Đức Tổng Giám Mục Donald Wuerl ở Hoa Thịnh Đốn.
Đức Hồng Y Justin Rigali ở Philadelphia và Đức Giám Mục William Skylstad ở Spokane, Washington, được chỉ định là đại biểu trừ bị.
Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ 12 sẽ được tổ chức từ ngày 5 đến ngày 26 tháng 10 tại Rôma với chủ đề: "Lời Chúa Trong Đời Sống và Sứ Mệnh Của Giáo Hội."
Các Giám Mục Hoa Kỳ đề cử các đại biểu này trong buổi họp khoáng đại vào Tháng 11 vừa qua.
Lá thư chấp thuận được Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục gửi cho Đức Hồng Y Francis George vào đầu năm nay.
ĐHY Bertone xác nhận là ĐTC Benedictô đang soạn thảo Tông thư về những vấn đề xã hội
Đồng Nhân
12:41 28/02/2008
ROMA – Quốc vụ khanh Tòa Khánh, ĐHY Tarcisio Bertone, hôm nay xác nhận là ĐGH Benedictô XVI đã soạn thảo và đã sắp hoàn thành một tông thư về những vấn đề xã hội.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo "La Repubblica", ĐHY Bertone xác nhẫn là ĐGH đang soạn thông điệp và xã hội và ngài nói “tôi tin là nó sẽ có ảnh hưởng ý nghĩa trên các vấn đề kinh tế và xã hội trong thế giới hiện đại... Thông điệp này sẽ đưa ra những vấn đề liên quan tới thế giới thứ ba và thế giới thứ tư”.
Danh từ “thế giới thứ tư” được Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô sử dụng lần đầu tiên trong thông điệp về cã hội của Ngài “Sollicitudo Rei Socialis – Quan tâm về những vấn đề xã hội”, trong đó ngài nói tới những người nghèo và những người bị bỏ rơi bên lể xã hội, tuy họ sống trong các nước phát triển, và sống tại những thành thị giầu có nhưng kể như sống xa với bị bỏ rơi.
Tuy ĐHY Bertone không cho biết khi nào thông điệp thứ 3 của ĐTC Benedictô này sẽ được công bó, nhưng tờ nhật trình "Il Messaggero," cho biết từ một nguồn tin thân cận thì có thể sẽ được công bố ngày 19/3/2008 lễ thánh Giuse, hay là trong dịp Phục Sinh.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo "La Repubblica", ĐHY Bertone xác nhẫn là ĐGH đang soạn thông điệp và xã hội và ngài nói “tôi tin là nó sẽ có ảnh hưởng ý nghĩa trên các vấn đề kinh tế và xã hội trong thế giới hiện đại... Thông điệp này sẽ đưa ra những vấn đề liên quan tới thế giới thứ ba và thế giới thứ tư”.
Danh từ “thế giới thứ tư” được Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô sử dụng lần đầu tiên trong thông điệp về cã hội của Ngài “Sollicitudo Rei Socialis – Quan tâm về những vấn đề xã hội”, trong đó ngài nói tới những người nghèo và những người bị bỏ rơi bên lể xã hội, tuy họ sống trong các nước phát triển, và sống tại những thành thị giầu có nhưng kể như sống xa với bị bỏ rơi.
Tuy ĐHY Bertone không cho biết khi nào thông điệp thứ 3 của ĐTC Benedictô này sẽ được công bó, nhưng tờ nhật trình "Il Messaggero," cho biết từ một nguồn tin thân cận thì có thể sẽ được công bố ngày 19/3/2008 lễ thánh Giuse, hay là trong dịp Phục Sinh.
Nguyện Đường Thánh Katharine Drexel Đã Được Nâng Lên Hàng Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia.
Bùi Hữu Thư
21:28 28/02/2008
Nguyện Đường Thánh Katharine Drexel Đã Được Nâng Lên Hàng Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia.
Vị Thánh Hoa Kỳ Được Cung Hiến Cho Thánh Thể.
BENSALEM, Pennsylvania, Ngày 28, tháng 2, 2008 - Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã nâng Nguyện Đường Thánh Katherine Drexel lên hàng Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia. Đây là Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia thứ 27 tại Hoa Kỳ.
Đức Hồng Y Justin Rigali, Tổng Giám Mục Philadelphia tuyên bố, "Tôi rất hân hoan tiếp nhận tin mừng là Nguyện Đường Thánh Katharine Drexel đã được nâng lên hàng Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia. Danh xưng này là một danh dự đặc biệt vì Mẹ Katherine yêu mến Thánh Thể và lo lắng cho người nghèo và người bị áp bức trong tổng giáo phận Philadelphia.
"Tôi cầu xin là danh dự được dành cho Vương Cung Thánh Đường sẽ mở ra các cơ hội mới để mọi người được nghe Lời Chúa và suy niệm về điệp văn của Thánh Katherine về tình yêu và nhu cầu phải phục vụ tất cả mọi người.''
Thánh Katharine Drexel sanh tại Philadelphia năm 1858. Cuộc đời của ngài dâng hiến cho Thánh Thể và việc phục vụ những người nghèo và bị áp bức trong xã hội, trong các sắc dân Mỹ gốc Da Đỏ và Phi Châu.
Mẹ Drexel xây nguyện đường năm 1893, hai năm sau khi thành lập Dòng Nữ Tu Thánh Thể. Ngài bỏ ra 20 năm cuối cùng trong cuộc đời để cầu nguyện và suy niệm tại nhà Mẹ tại Bensalem, nằm ngay bên ngoài Philadelphia. Thân xác của Mẹ được chôn ngay dưới bàn thờ của nhà nguyện Thánh Elizabeth.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong ngài làm Á Thánh năm 1988, và gần 12 năm sau, nhờ có một thiếu nữ bị điếc được chữa lành một cách mầu nhiệm do sự cầu bầu của ngài năm 1994, ngài đã được phong thánh năm 2000.
Đức Thánh Cha tiếp kiến 12 Giám Mục El Salvador
LM Trần Đức Anh OP
22:40 28/02/2008
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 khích lệ các GM El Salvador đẩy mạnh công cuộc truyền giảng Tin Mừng và giúp các tín hữu đào sâu đời sống thiêng liêng.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 28-2-2008, dành cho 12 GM El Salvador, nhân dịp các vị kết thúc tuần lễ hành hương Roma, viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.
Trong bài huấn dụ, ĐTC ghi nhận nhiều thách đố đang đè nặng trên đời sống dân chúng tại El Salvador, nhất là tình trạng nghèo đói thúc đẩy nhiều người phải di cư ra nước ngoài để tìm những điều kiện sống tốt đẹp hơn. Hiện tượng này cũng gây ra những hậu quả tiêu cực cho sự ổn định của hôn nhân và gia đình.
ĐTC cũng nhận xét rằng ”đứng trước cảnh nghèo của bao nhiêu người, người ta cảm thấy một sự cấp thiết không thể tránh né, đó là cải tiến các cơ cấu và điều kiện kinh tế, giúp mọi người sống xứng đáng. Nhưng không được quên rằng con người không phải chỉ là sản phẩm của những điều kiện vật chất hoặc xã hội nơi họ sinh sống. Con người còn khao khát một cái gì hơn nữa, cao cả hơn những gì mà khoa học hoặc bất kỳ sáng kiến nhân trần nào có thể mang lại. Con người có một niềm khao khát vô biên đối với Thiên Chúa”.
Trong ý hướng đó, ĐTC nói với các GM El Salvador rằng: ”Cần có một nỗ lực bao quát và táo bạo để truyền giảng Tin Mừng trong các giáo phận của anh em, nhắm giúp mọi tín hữu gặp gỡ thân mật với Chúa Kitô hằng sống, vốn là căn nguyên của đời sống Kitô. Cần giúp các tín hữu giáo dân ngày càng khám phá sự phong phú thiêng liêng của bí tích rửa tội.. Để chu toàn ơn gọi rất cả cao, cần phải ăn rễ sâu nơi cuộc sống cầu nguyện nồng nhiệt, siêng năng và khiêm tốn lắng nghe Lời Chúa và thường xuyên tham dự các bí tích, nhờ đó tín hữu cảm thấy mình thuộc về Giáo Hội và được huấn luyện vững chắc về đạo lý, đặc biệt là đạo lý xã hội Công Giáo, với những tiêu chuẩn và đường hướng rõ ràng soi sáng cho xã hội nơi họ sinh sống”.
Trong bài huấn dụ, ĐTC đặc biệt nhắn nhủ các GM El Salvador cổ võ và giúp tăng cường tình hiệp thông trong hàng linh mục và giữa các LM với Giám mục, đồng thời ngài nhấn mạnh rằng: ”Lòng yêu mến và trung thành của LM đối với ơn gọi của mình chính là việc mục vụ ơn gọi tốt đẹp và hữu hiệu nhất, như một mẫu gương và là một khích lệ cho các chủng sinh. Anh em hãy dành cho các chủng sinh những năng lực tốt đẹp nhất vì họ là niềm hy vọng của các giáo phận anh em”.
Sau cùng, ĐTC khích lệ các tu sĩ El Salvador gia tăng cộng tác vào hoạt động mục vụ của giáo phận, để làm cho tình hiệp thông của Giáo Hội thêm phong phú. Trong phần đầu của bài diễn văn, ngài nhắc đến Đức TGM Oscar Romero của giáo phận San Salvador bị đội quân tử thần cực hữu sát hại hồi năm 1980, tuy nhiên ngài không nhắc đến án phong chân phước cho Đức Cố TGM đang được tiến hành, nhưng chỉ bày tỏ lòng quí mến đối với Đức Cố TGM, thuộc vào số các vị ”mục tử đầy lòng yêu mến Chúa, đã rao giảng Tin Mừng tại El Salvador và mang lại nhiều thành quả dồi dào cho đời sống Kitô và sự thánh thiện”.
El Salvador chỉ rộng hơn 21 ngàn cây số vuông, với 7 triệu dân cư, trong đó 83% là tín hữu Công Giáo (SD 28-2-2008)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 28-2-2008, dành cho 12 GM El Salvador, nhân dịp các vị kết thúc tuần lễ hành hương Roma, viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.
Trong bài huấn dụ, ĐTC ghi nhận nhiều thách đố đang đè nặng trên đời sống dân chúng tại El Salvador, nhất là tình trạng nghèo đói thúc đẩy nhiều người phải di cư ra nước ngoài để tìm những điều kiện sống tốt đẹp hơn. Hiện tượng này cũng gây ra những hậu quả tiêu cực cho sự ổn định của hôn nhân và gia đình.
ĐTC cũng nhận xét rằng ”đứng trước cảnh nghèo của bao nhiêu người, người ta cảm thấy một sự cấp thiết không thể tránh né, đó là cải tiến các cơ cấu và điều kiện kinh tế, giúp mọi người sống xứng đáng. Nhưng không được quên rằng con người không phải chỉ là sản phẩm của những điều kiện vật chất hoặc xã hội nơi họ sinh sống. Con người còn khao khát một cái gì hơn nữa, cao cả hơn những gì mà khoa học hoặc bất kỳ sáng kiến nhân trần nào có thể mang lại. Con người có một niềm khao khát vô biên đối với Thiên Chúa”.
Trong ý hướng đó, ĐTC nói với các GM El Salvador rằng: ”Cần có một nỗ lực bao quát và táo bạo để truyền giảng Tin Mừng trong các giáo phận của anh em, nhắm giúp mọi tín hữu gặp gỡ thân mật với Chúa Kitô hằng sống, vốn là căn nguyên của đời sống Kitô. Cần giúp các tín hữu giáo dân ngày càng khám phá sự phong phú thiêng liêng của bí tích rửa tội.. Để chu toàn ơn gọi rất cả cao, cần phải ăn rễ sâu nơi cuộc sống cầu nguyện nồng nhiệt, siêng năng và khiêm tốn lắng nghe Lời Chúa và thường xuyên tham dự các bí tích, nhờ đó tín hữu cảm thấy mình thuộc về Giáo Hội và được huấn luyện vững chắc về đạo lý, đặc biệt là đạo lý xã hội Công Giáo, với những tiêu chuẩn và đường hướng rõ ràng soi sáng cho xã hội nơi họ sinh sống”.
Trong bài huấn dụ, ĐTC đặc biệt nhắn nhủ các GM El Salvador cổ võ và giúp tăng cường tình hiệp thông trong hàng linh mục và giữa các LM với Giám mục, đồng thời ngài nhấn mạnh rằng: ”Lòng yêu mến và trung thành của LM đối với ơn gọi của mình chính là việc mục vụ ơn gọi tốt đẹp và hữu hiệu nhất, như một mẫu gương và là một khích lệ cho các chủng sinh. Anh em hãy dành cho các chủng sinh những năng lực tốt đẹp nhất vì họ là niềm hy vọng của các giáo phận anh em”.
Sau cùng, ĐTC khích lệ các tu sĩ El Salvador gia tăng cộng tác vào hoạt động mục vụ của giáo phận, để làm cho tình hiệp thông của Giáo Hội thêm phong phú. Trong phần đầu của bài diễn văn, ngài nhắc đến Đức TGM Oscar Romero của giáo phận San Salvador bị đội quân tử thần cực hữu sát hại hồi năm 1980, tuy nhiên ngài không nhắc đến án phong chân phước cho Đức Cố TGM đang được tiến hành, nhưng chỉ bày tỏ lòng quí mến đối với Đức Cố TGM, thuộc vào số các vị ”mục tử đầy lòng yêu mến Chúa, đã rao giảng Tin Mừng tại El Salvador và mang lại nhiều thành quả dồi dào cho đời sống Kitô và sự thánh thiện”.
El Salvador chỉ rộng hơn 21 ngàn cây số vuông, với 7 triệu dân cư, trong đó 83% là tín hữu Công Giáo (SD 28-2-2008)
Top Stories
Vietnam: Underground Buddhist Church shows support to Hanoi Catholics in the quest to regain the nunciature
J.B. An Dang
06:29 28/02/2008
A leader of the outlawed Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV) shows his support to Hanoi Catholics denouncing state-approved Buddhist leaders, who claimed the ownership of the nunciature, as “a tool of the Communist Party”.
Hanoi Catholics who earlier this month won a government promise to restore Church control of the building that once housed the apostolic nunciature, face a serious complication in their quest, as a state-approved Buddhist Church has claimed ownership of the land. In a letter sent to Vietnam prime minister-- dated February 16 -- Venerable Thích Trung Hậu, a leader of the Vietnam Buddhist Church (VBC) stated that all the settlements regarding the former nunciature must be approved by his Church. He argued that on the land in dispute there had been a pagoda named Báo Thiên built in 1054. In 1883, “The French colonists seized and gave it to Bishop Puginier”, he stated.
However, in an interview with British Broadcasting Corporation News on February 23rd, Venerable Thích Không Tánh, Commissioner for Social and Humanitarian Affairs of UBCV stated that the Catholic Church is actually the legal owner of the land. “The Catholic Church”, he said “had legally owned the land before the VBC was established, and even before Hậu was born”.
Thích Không Tánh also questions the political motive of the VBC leadership. “It is clear that the government is reluctant to satisfy the legitimate aspirations of Hanoi Catholics. Now, they want to use Buddhists to confront the Catholics for them”, he said urging Vietnam Buddhists not allow the government to do so.
He underlines that the UBCV “has nothing to deal with the nunciature” calling for greater attentions to two key UBCV institutions that have been seized by the government: the Vietnam Quoc Tu Pagoda and the Quang Duc Cultural Centre in Saigon.
The UBCV, which claims to lead 80% Buddhists in Vietnam, has been outlawed since 1981, when the atheist government set up the state-controlled VBD. Like other Buddhist monks in UBCV, Venerable Thích Không Tánh, 65, had spent 15 years in prison for his support of the banned UBCV and his outspoken advocacy of human rights.
Father Joseph Nguyễn from Hanoi reported that “Some government officials have already criticized those who involve in the letter of Thích Trung Hậu raising the concern that this development may force Catholics to cooperate with the UBCV in efforts to regain their properties. Moreover, state-sponsored Vietnam Buddhist Church in Hanoi is going to host the upcoming international celebrations of the 2008 Vesak Festival – the Anniversary of the Birth of Buddha. So far, celebrations have taken place in Thailand. This year, Vietnam asked the Thai government to allow Hanoi to host the Vesak festival in 2008. This cooperation would definitely be a tense challenge for the government in various aspects”.
In another event, a Catholic lawyer in Hanoi points out that a state-run magazine published in 2001 states that the Báo Thiên pagoda was destroyed in 1426 and that it was located in another place about 5km in the north of the nunciature. The plot of land on which the archbishop's residence, the city's Catholic cathedral, and St. Joseph seminary are located had been vacant for a long time before 1883, when these building were constructed.
Hanoi Catholics who earlier this month won a government promise to restore Church control of the building that once housed the apostolic nunciature, face a serious complication in their quest, as a state-approved Buddhist Church has claimed ownership of the land. In a letter sent to Vietnam prime minister-- dated February 16 -- Venerable Thích Trung Hậu, a leader of the Vietnam Buddhist Church (VBC) stated that all the settlements regarding the former nunciature must be approved by his Church. He argued that on the land in dispute there had been a pagoda named Báo Thiên built in 1054. In 1883, “The French colonists seized and gave it to Bishop Puginier”, he stated.
However, in an interview with British Broadcasting Corporation News on February 23rd, Venerable Thích Không Tánh, Commissioner for Social and Humanitarian Affairs of UBCV stated that the Catholic Church is actually the legal owner of the land. “The Catholic Church”, he said “had legally owned the land before the VBC was established, and even before Hậu was born”.
Thích Không Tánh also questions the political motive of the VBC leadership. “It is clear that the government is reluctant to satisfy the legitimate aspirations of Hanoi Catholics. Now, they want to use Buddhists to confront the Catholics for them”, he said urging Vietnam Buddhists not allow the government to do so.
He underlines that the UBCV “has nothing to deal with the nunciature” calling for greater attentions to two key UBCV institutions that have been seized by the government: the Vietnam Quoc Tu Pagoda and the Quang Duc Cultural Centre in Saigon.
The UBCV, which claims to lead 80% Buddhists in Vietnam, has been outlawed since 1981, when the atheist government set up the state-controlled VBD. Like other Buddhist monks in UBCV, Venerable Thích Không Tánh, 65, had spent 15 years in prison for his support of the banned UBCV and his outspoken advocacy of human rights.
Father Joseph Nguyễn from Hanoi reported that “Some government officials have already criticized those who involve in the letter of Thích Trung Hậu raising the concern that this development may force Catholics to cooperate with the UBCV in efforts to regain their properties. Moreover, state-sponsored Vietnam Buddhist Church in Hanoi is going to host the upcoming international celebrations of the 2008 Vesak Festival – the Anniversary of the Birth of Buddha. So far, celebrations have taken place in Thailand. This year, Vietnam asked the Thai government to allow Hanoi to host the Vesak festival in 2008. This cooperation would definitely be a tense challenge for the government in various aspects”.
In another event, a Catholic lawyer in Hanoi points out that a state-run magazine published in 2001 states that the Báo Thiên pagoda was destroyed in 1426 and that it was located in another place about 5km in the north of the nunciature. The plot of land on which the archbishop's residence, the city's Catholic cathedral, and St. Joseph seminary are located had been vacant for a long time before 1883, when these building were constructed.
Immigrant workers in Ho Chi Minh City lack housing, work, and rights
Asia-News
07:28 28/02/2008
by Nguyen Hung
The city needs manual labour for its development, but the authorities are not concerned about the problems of labourers coming from other areas. Those who do not have the money can't even get residency documents.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - Homeless, exploited, not even considered residents, with everything that this entails. The condition of immigrant workers in Ho Chi Minh City highlights the lack of respect for their fundamental rights. According to the theory of socialism, the government should take care of the well-being of the poor and their freedom of religion, but it seems that this is not true in Vietnamese society today.
To continue its economic development, the city needs a large labour force, so the government is carrying forward the utopian strategy of allowing the number of immigrants to rise. According to data of the administration, each year Ho Chi Minh City needs 200,000 labourers, but has only 86,000.
There are 15 industrial areas around the city where 185,000 people work, 70 percent of them coming from the various provinces. The city numbers between 7 and 8 million inhabitants, and an increasing number of them are in poverty. The number is changing because of economic development and because the poor and the migrant workers do not have homes.
Immigrants who do not have residency documents for the city are called "di dan". The neighbourhood and district governments discriminate against them. This discrimination is seen not only on the level of psychology or prejudice, but also on the levels of administration, social policy, and freedom of religion. This is explained to AsiaNews by the Nhan family: "When we came here to learn a living, I had no documents, so I could only do temporary work, with no contract. When I was sick, I had no money to buy medicine. I had to work hard to earn the KT3, registration as emigrants. I obtained the 'mark', which means that my son is able to go to elementary school. I had to pay the local authorities. People with no money cannot get the KT3".
"The room where I live", recounts 26 year-old Yen, who comes from the province of Quang Nam, "is very small, and I live there with four other women. During the rainy season it is humid and very hot, beginning at noon. I have lost my family and my son. I have a lot of work, and I only want to earn enough money to get by".
The city needs manual labour for its development, but the authorities are not concerned about the problems of labourers coming from other areas. Those who do not have the money can't even get residency documents.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - Homeless, exploited, not even considered residents, with everything that this entails. The condition of immigrant workers in Ho Chi Minh City highlights the lack of respect for their fundamental rights. According to the theory of socialism, the government should take care of the well-being of the poor and their freedom of religion, but it seems that this is not true in Vietnamese society today.
To continue its economic development, the city needs a large labour force, so the government is carrying forward the utopian strategy of allowing the number of immigrants to rise. According to data of the administration, each year Ho Chi Minh City needs 200,000 labourers, but has only 86,000.
There are 15 industrial areas around the city where 185,000 people work, 70 percent of them coming from the various provinces. The city numbers between 7 and 8 million inhabitants, and an increasing number of them are in poverty. The number is changing because of economic development and because the poor and the migrant workers do not have homes.
Immigrants who do not have residency documents for the city are called "di dan". The neighbourhood and district governments discriminate against them. This discrimination is seen not only on the level of psychology or prejudice, but also on the levels of administration, social policy, and freedom of religion. This is explained to AsiaNews by the Nhan family: "When we came here to learn a living, I had no documents, so I could only do temporary work, with no contract. When I was sick, I had no money to buy medicine. I had to work hard to earn the KT3, registration as emigrants. I obtained the 'mark', which means that my son is able to go to elementary school. I had to pay the local authorities. People with no money cannot get the KT3".
"The room where I live", recounts 26 year-old Yen, who comes from the province of Quang Nam, "is very small, and I live there with four other women. During the rainy season it is humid and very hot, beginning at noon. I have lost my family and my son. I have a lot of work, and I only want to earn enough money to get by".
胡志明市民工严重缺乏住房、工作和权利
Asia-News
07:29 28/02/2008
by Nguyen Hung
胡志明市迫切需要劳动力以满足发展需求。但是,当局却无视外来民工问题。没有钱的人,连身份证件都无法申请
胡志明市(亚洲新闻)—越南胡志明市的民工们没有住房、受到剥削,甚至根本不被视为正式居民。民工们的遭遇,充分突显了胡志明市缺乏对民工基本权益的尊重。按照社会主义理论,政府本应关心穷人的福祉和宗教自由。然而,今天的越南社会却不是这样。
为了推动经济发展,城市需要大批劳动力。为此,政府一味推动乌托邦式的战术增加民工人数。据有关部门统计,胡志明市每年需要20万民工。但现在,只有8.6万名。
胡志明市周边的十五个工业区共有18.5万人,70%来自其它省份。城市共有七到八百万名市民,穷人数量居多。这一数字正因经济发展而发生变化,因为,穷人和民工没有住房。
没有户籍身份的民工受到了从地方政府到市民街区的层层歧视。而且,不仅是心理或者偏见的歧视,还有社会管理和政治,乃至宗教自由方面的歧视。一名民工向亚洲新闻通讯社介绍说,“我们到这里来是为了打工挣钱的。由于没有证件,我只能做没有合同的临时工。生病时,我也没钱治病买药。我费尽周折,才获得了民工身份登记。有了它,我的儿子才能到小学校读书,我还得向地方当局付费。没钱的人,根本就别想获得身份证件”。
一名二十六岁青年表示,“我住的房间很小,和四名妇女同住。雨季时,房屋潮湿阴暗、从中午开始闷热无比。我失去了家、孩子。我有很多工作,只希望挣钱活下去”。
胡志明市迫切需要劳动力以满足发展需求。但是,当局却无视外来民工问题。没有钱的人,连身份证件都无法申请
胡志明市(亚洲新闻)—越南胡志明市的民工们没有住房、受到剥削,甚至根本不被视为正式居民。民工们的遭遇,充分突显了胡志明市缺乏对民工基本权益的尊重。按照社会主义理论,政府本应关心穷人的福祉和宗教自由。然而,今天的越南社会却不是这样。
为了推动经济发展,城市需要大批劳动力。为此,政府一味推动乌托邦式的战术增加民工人数。据有关部门统计,胡志明市每年需要20万民工。但现在,只有8.6万名。
胡志明市周边的十五个工业区共有18.5万人,70%来自其它省份。城市共有七到八百万名市民,穷人数量居多。这一数字正因经济发展而发生变化,因为,穷人和民工没有住房。
没有户籍身份的民工受到了从地方政府到市民街区的层层歧视。而且,不仅是心理或者偏见的歧视,还有社会管理和政治,乃至宗教自由方面的歧视。一名民工向亚洲新闻通讯社介绍说,“我们到这里来是为了打工挣钱的。由于没有证件,我只能做没有合同的临时工。生病时,我也没钱治病买药。我费尽周折,才获得了民工身份登记。有了它,我的儿子才能到小学校读书,我还得向地方当局付费。没钱的人,根本就别想获得身份证件”。
一名二十六岁青年表示,“我住的房间很小,和四名妇女同住。雨季时,房屋潮湿阴暗、从中午开始闷热无比。我失去了家、孩子。我有很多工作,只希望挣钱活下去”。
Tickets for U.S. Papal Masses in high demand
Catholic News Agency
12:24 28/02/2008
Washington DC, Feb 28, 2008 / 01:50 am (CNA).- The two archdioceses hosting public papal Masses during Pope Benedict XVI’s upcoming U.S. visit have received more than 200,000 ticket requests from Catholics around the nation, USA Today reports.
There are about twice as many ticket requests as there are seats available.
Only 46,000 seats are available for the Mass at Nationals Park in Washington, D.C., while 57,000 will be available at Yankees Stadium in New York City.
On Friday dioceses will be notified of the exact number of tickets they will have to distribute, but people are already pursuing tickets.
After posting on its website a notice about acquiring tickets, the Archdiocese of Baltimore’s website shut down for an hour.
In Dallas, more than 300 pastors wrote letters attesting to parishioners’ requests for seats. Two of the diocese’s 20 seats at the New York Mass will go to a woman who wrote that her sick daughter would benefit from attending a Mass with the Pope. "People are very excited about their faith and about coming together as a family with the Holy Father," said Annette Gonzales Taylor, according to the Washington Post.
In both cities most of the tickets will be distributed to local parishes and surrounding dioceses. For the Washington Mass, 9,990 will be divided among the nearby states, with the Diocese of Arlington receiving 6,000. The numbers of tickets distributed to parishes in Washington will be based on parish Mass attendance size and whether it has a school or a significant religious education program. Parish priests will decide how to distribute such tickets.
Additionally, 14,000 other tickets for the Washington Mass will be distributed around the country.
Archdiocese of New York spokesman Joseph Zwilling said security would be tight at the venues on the New York leg of the Pope’s trip. Attendees will use bar-coded tickets and be required to show government identification. Security officials will also conduct searches of some people.
Both security concerns and religious principle will also forbid scalping the tickets, which are distributed to the ticket holders at no cost. “We don’t charge people to come to Mass,” Zwilling said.
There are about twice as many ticket requests as there are seats available.
Only 46,000 seats are available for the Mass at Nationals Park in Washington, D.C., while 57,000 will be available at Yankees Stadium in New York City.
On Friday dioceses will be notified of the exact number of tickets they will have to distribute, but people are already pursuing tickets.
After posting on its website a notice about acquiring tickets, the Archdiocese of Baltimore’s website shut down for an hour.
In Dallas, more than 300 pastors wrote letters attesting to parishioners’ requests for seats. Two of the diocese’s 20 seats at the New York Mass will go to a woman who wrote that her sick daughter would benefit from attending a Mass with the Pope. "People are very excited about their faith and about coming together as a family with the Holy Father," said Annette Gonzales Taylor, according to the Washington Post.
In both cities most of the tickets will be distributed to local parishes and surrounding dioceses. For the Washington Mass, 9,990 will be divided among the nearby states, with the Diocese of Arlington receiving 6,000. The numbers of tickets distributed to parishes in Washington will be based on parish Mass attendance size and whether it has a school or a significant religious education program. Parish priests will decide how to distribute such tickets.
Additionally, 14,000 other tickets for the Washington Mass will be distributed around the country.
Archdiocese of New York spokesman Joseph Zwilling said security would be tight at the venues on the New York leg of the Pope’s trip. Attendees will use bar-coded tickets and be required to show government identification. Security officials will also conduct searches of some people.
Both security concerns and religious principle will also forbid scalping the tickets, which are distributed to the ticket holders at no cost. “We don’t charge people to come to Mass,” Zwilling said.
Viet Buddhist leader backs Catholic claim to Hanoi property
Catholic World News
14:12 28/02/2008
Hanoi, Feb. 28, 2008 (CWNews.com) - A leader of an underground Buddhist group in Vietnam has supported the claim of Catholics to legal ownership of a disputed building in Hanoi.
Early this month, Catholic activists secured a promise from the government that a building formerly housing the offices of the apostolic nuncio would be returned to the Church. The Catholic activists had been staging prayer vigils outside the building, which had been confiscated by the Communist government in 1959.
However, shortly after the government made that concession, a state- approved Buddhist group made its own claim to ownership of the property, charging that the French colonial government had seized property from Buddhists in 1883.
In an interview with BBC, a spokesman for the outlawed Buddhist Church of Vietnam (UBCV), Thich Khong Tanh, disputed that claim. He charged that the government had encouraged the rival Buddhist group to stake a claim to the property.
“It is clear that the government is reluctant to satisfy the legitimate aspirations of Catholics," the Buddhist leader told the BBC. "Now they want to use Buddhists to confront the Catholics for them.”
Thich Khong Tanh, whose UBCV claims to represent 80% of the Buddhists living in Vietnam, said that the rival Buddhist group is "a tool of the Communist party." The UBCV was outlawed in 1981 because of its refusal to follow the dictates of the government; he himself has spent 15 years in prison for his human-rights efforts.
The underground Buddhist leader said that there is not doubt that the Catholic Church owned legal title to the disputed property in Hanoi. While the government-approved Buddhist group claimed that the Bao Thien pagoda was built on that land, Thich Khong Tanh says that the pagoda was actually at a separate location-- and in an event, was destroyed in 1426, more than four centuries before the Catholic Church gained titled to the land.
Early this month, Catholic activists secured a promise from the government that a building formerly housing the offices of the apostolic nuncio would be returned to the Church. The Catholic activists had been staging prayer vigils outside the building, which had been confiscated by the Communist government in 1959.
However, shortly after the government made that concession, a state- approved Buddhist group made its own claim to ownership of the property, charging that the French colonial government had seized property from Buddhists in 1883.
In an interview with BBC, a spokesman for the outlawed Buddhist Church of Vietnam (UBCV), Thich Khong Tanh, disputed that claim. He charged that the government had encouraged the rival Buddhist group to stake a claim to the property.
“It is clear that the government is reluctant to satisfy the legitimate aspirations of Catholics," the Buddhist leader told the BBC. "Now they want to use Buddhists to confront the Catholics for them.”
Thich Khong Tanh, whose UBCV claims to represent 80% of the Buddhists living in Vietnam, said that the rival Buddhist group is "a tool of the Communist party." The UBCV was outlawed in 1981 because of its refusal to follow the dictates of the government; he himself has spent 15 years in prison for his human-rights efforts.
The underground Buddhist leader said that there is not doubt that the Catholic Church owned legal title to the disputed property in Hanoi. While the government-approved Buddhist group claimed that the Bao Thien pagoda was built on that land, Thich Khong Tanh says that the pagoda was actually at a separate location-- and in an event, was destroyed in 1426, more than four centuries before the Catholic Church gained titled to the land.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thái Bình: các bác sĩ và nhân viên y tế Công giáo họp mặt Ngày Thầy Thuốc Việt Nam
Đàm Nguyên
09:47 28/02/2008
THÀNH PHỐ, Thái Bình -- Lần đầu tiên các bác sĩ và nhân viên y tế Công Giáo trong toàn Giáo phận Thái Bình được mời gọi quy tụ gặp gỡ nhau trước ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27-2, ngày truyền thống của họ.
Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang chủ sự Thánh lễ đồng tế với 7 Linh mục để cầu nguyện cho khoảng 160 bác sĩ, y tá, hộ lý cũng như các nhân viên y tế và khoảng 1.300 giáo dân tham dự hôm Chúa Nhật, 24-2-2008, tại Nhà thờ Chính toà Thánh Tâm Chúa Giêsu ở thành phố Thái Bình.
Trong bài giảng lễ, Đức cha Sang đã ca tụng những người suốt một đời “cứu nhân độ thế” trong nghề nghiệp với những khả năng mà Thiên Chúa đã phú ban. Đức Cha cũng đã nhắn nhủ cách riêng cho các thầy thuốc, các y bác sĩ và nhân viên ý tế trước những thách đố của thời đại ngày nay, trước sự băng hoại của nền luân lý và đạo đức nghề nghiệp, trước những nguy cơ và phong trào cố tình coi thường sự sống.
Vị giám mục 77 tuổi của Giáo phận còn mời gọi những nhà y tế, là những con người đang tiếp tục công trình tạo dựng của Thiên Chúa, những người có nhiệm vụ cao cả là bảo vệ và giữ gìn sự sống, “hãy học nơi Đức Giêsu Kitô là Vị Thầy Thuốc nhân lành và quyền năng vô cùng, nơi Ngài, chẳng bao giờ chúng ta có thể khám phá hết được”.
Các bác sĩ và chuyên viên y tế Công Giáo được gọi chung là “các thầy thuốc” đến từ giáo xứ Võng Phan, giáo xứ Thụy Lôi của tỉnh Hưng Yên, các Giáo hạt trong tỉnh Thái Bình, cùng với các Nữ tu chuyên viên y tế thuộc các Dòng Đaminh, Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Phaolô, Dòng Mân Côi, có cả các bác sĩ không Công Giáo như Giám đốc và phái đoàn đến từ bệnh viện phong Vân Môn. Có những người đang công tác tại các bệnh viện tỉnh, huyện-thành và trạm y tế xã-phường, có những người là cán bộ sở y tế hoặc phòng y tế, có những thầy thuốc đã nghỉ công tác những vẫn đang góp phần không nhỏ cho sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ở địa phương.
Sau Thánh lễ, tất cả các thầy thuốc được mời gọi vào gặp gỡ và nói chuyện với Đức Cha và các Cha tại hội trường Toà Giám Mục. Nơi đây, mọi người gặp gỡ nhau, họ làm quen, hỏi thăm và kết thân cùng chung tay góp sức để thực hiện cho bằng được những chương trình dự định của Giáo Phận đã đề ra trong năm Hồng Đào này, đó là xây dựng Trung tâm chăm sóc và điều trị các nạn nhân chất độc màu da cam.
Tất cả trong số những người đến tham dự lần gặp gỡ đầu tiên này bao gồm cả đông y, tây y và y học cổ truyền. Cuộc gặp gỡ là cơ dịp hiếm có để họ diện kiến trước Thiên Chúa và các lãnh đạo Giáo Hội, để họ đặt lại vấn đề lương tâm nghề nghiệp, vấn đề tôn trọng sự sống, quyết tâm gìn giữ giá trị truyền thống y đức của nền y tế Việt Nam, bất chấp những khó khăn thử thách và những cám dỗ lôi kéo của danh vọng và tiền bạc.
Trong dịp này, các tham dự viên đã đề cử được một ban đại diện của Hội thầy thuốc Công Giáo Thái Bình. Bác sĩ Gioan Baotixita Bùi Văn Thoan (Tích) làm chủ tịch Hội và 5 thành viên khác.
Bác sĩ Thoan phát biểu trong Thánh lễ rằng, sự kiện ngày gặp mặt này “vô cùng trọng đại và ý nghĩa đối với những người làm công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Chúng con rất lấy làm vinh dự vì được tham dự trực tiếp vào việc duy trì và bảo vệ sự sống để kế hoạch của Thiên Chúa được thực hiện trên mỗi người, từ những sinh linh nhỏ bé nhất vừa được thụ thai trong lòng mẹ cho đến các cụ già không còn sức lao động chỉ còn nằm trên giường bệnh. Chúng con không thể hoàn thành được sứ mệnh cao cả này nếu không có ơn Chúa trợ lực và hướng dẫn”.
Tại Hội trường Toà Giám mục, ngoài tâm tình chúc mừng của Đức Cha, còn có những lời phát biểu của qúi linh mục và một số tham dự viên; các sinh viên y khoa Công Giao đang theo học tại Thành phố Thái Bình cũng đến tham dự và hát mừng ngày truyền thống của mình qua ca khúc của Nhạc sĩ Nam Phương mới viết tặng. Mỗi tham dự viên được Toà Giám Mục tặng lịch tranh năm Hồng Đào để treo tường và văn bản bài giảng lễ của Đức Cha. Tất cả mọi người cùng chụp hình lưu niệm và ở lại dùng bữa trưa thân mật do Toà Giám Mục thiết đãi.
Giáo phận Thái Bình đang đang hòa chung tâm tình với hàng ngàn người trong ngành y tế của cả nước nhân dịp ngày truyền thống Thầy Thuốc Việt Nam 27-2. Xin được dâng lên Vị Thầy Thuốc tối cao là Thiên Chúa nhân lành tất cả những con người đang ngày đêm giành giật sự sống lại cho muôn người, phục vụ, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Xin được dâng lên Thiên Chúa ngành y tế nước nhà Việt Nam.
Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang chủ sự Thánh lễ đồng tế với 7 Linh mục để cầu nguyện cho khoảng 160 bác sĩ, y tá, hộ lý cũng như các nhân viên y tế và khoảng 1.300 giáo dân tham dự hôm Chúa Nhật, 24-2-2008, tại Nhà thờ Chính toà Thánh Tâm Chúa Giêsu ở thành phố Thái Bình.
Trong bài giảng lễ, Đức cha Sang đã ca tụng những người suốt một đời “cứu nhân độ thế” trong nghề nghiệp với những khả năng mà Thiên Chúa đã phú ban. Đức Cha cũng đã nhắn nhủ cách riêng cho các thầy thuốc, các y bác sĩ và nhân viên ý tế trước những thách đố của thời đại ngày nay, trước sự băng hoại của nền luân lý và đạo đức nghề nghiệp, trước những nguy cơ và phong trào cố tình coi thường sự sống.
Vị giám mục 77 tuổi của Giáo phận còn mời gọi những nhà y tế, là những con người đang tiếp tục công trình tạo dựng của Thiên Chúa, những người có nhiệm vụ cao cả là bảo vệ và giữ gìn sự sống, “hãy học nơi Đức Giêsu Kitô là Vị Thầy Thuốc nhân lành và quyền năng vô cùng, nơi Ngài, chẳng bao giờ chúng ta có thể khám phá hết được”.
Các bác sĩ và chuyên viên y tế Công Giáo được gọi chung là “các thầy thuốc” đến từ giáo xứ Võng Phan, giáo xứ Thụy Lôi của tỉnh Hưng Yên, các Giáo hạt trong tỉnh Thái Bình, cùng với các Nữ tu chuyên viên y tế thuộc các Dòng Đaminh, Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Phaolô, Dòng Mân Côi, có cả các bác sĩ không Công Giáo như Giám đốc và phái đoàn đến từ bệnh viện phong Vân Môn. Có những người đang công tác tại các bệnh viện tỉnh, huyện-thành và trạm y tế xã-phường, có những người là cán bộ sở y tế hoặc phòng y tế, có những thầy thuốc đã nghỉ công tác những vẫn đang góp phần không nhỏ cho sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ở địa phương.
Sau Thánh lễ, tất cả các thầy thuốc được mời gọi vào gặp gỡ và nói chuyện với Đức Cha và các Cha tại hội trường Toà Giám Mục. Nơi đây, mọi người gặp gỡ nhau, họ làm quen, hỏi thăm và kết thân cùng chung tay góp sức để thực hiện cho bằng được những chương trình dự định của Giáo Phận đã đề ra trong năm Hồng Đào này, đó là xây dựng Trung tâm chăm sóc và điều trị các nạn nhân chất độc màu da cam.
Tất cả trong số những người đến tham dự lần gặp gỡ đầu tiên này bao gồm cả đông y, tây y và y học cổ truyền. Cuộc gặp gỡ là cơ dịp hiếm có để họ diện kiến trước Thiên Chúa và các lãnh đạo Giáo Hội, để họ đặt lại vấn đề lương tâm nghề nghiệp, vấn đề tôn trọng sự sống, quyết tâm gìn giữ giá trị truyền thống y đức của nền y tế Việt Nam, bất chấp những khó khăn thử thách và những cám dỗ lôi kéo của danh vọng và tiền bạc.
Trong dịp này, các tham dự viên đã đề cử được một ban đại diện của Hội thầy thuốc Công Giáo Thái Bình. Bác sĩ Gioan Baotixita Bùi Văn Thoan (Tích) làm chủ tịch Hội và 5 thành viên khác.
Bác sĩ Thoan phát biểu trong Thánh lễ rằng, sự kiện ngày gặp mặt này “vô cùng trọng đại và ý nghĩa đối với những người làm công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Chúng con rất lấy làm vinh dự vì được tham dự trực tiếp vào việc duy trì và bảo vệ sự sống để kế hoạch của Thiên Chúa được thực hiện trên mỗi người, từ những sinh linh nhỏ bé nhất vừa được thụ thai trong lòng mẹ cho đến các cụ già không còn sức lao động chỉ còn nằm trên giường bệnh. Chúng con không thể hoàn thành được sứ mệnh cao cả này nếu không có ơn Chúa trợ lực và hướng dẫn”.
Tại Hội trường Toà Giám mục, ngoài tâm tình chúc mừng của Đức Cha, còn có những lời phát biểu của qúi linh mục và một số tham dự viên; các sinh viên y khoa Công Giao đang theo học tại Thành phố Thái Bình cũng đến tham dự và hát mừng ngày truyền thống của mình qua ca khúc của Nhạc sĩ Nam Phương mới viết tặng. Mỗi tham dự viên được Toà Giám Mục tặng lịch tranh năm Hồng Đào để treo tường và văn bản bài giảng lễ của Đức Cha. Tất cả mọi người cùng chụp hình lưu niệm và ở lại dùng bữa trưa thân mật do Toà Giám Mục thiết đãi.
Giáo phận Thái Bình đang đang hòa chung tâm tình với hàng ngàn người trong ngành y tế của cả nước nhân dịp ngày truyền thống Thầy Thuốc Việt Nam 27-2. Xin được dâng lên Vị Thầy Thuốc tối cao là Thiên Chúa nhân lành tất cả những con người đang ngày đêm giành giật sự sống lại cho muôn người, phục vụ, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Xin được dâng lên Thiên Chúa ngành y tế nước nhà Việt Nam.
Mái Ấm Hoa Hồng và Vòng Tay Yêu Thương cho người thiếu thốn tại Củ Chi
Kim Hòa
12:18 28/02/2008
CỦ CHI - Mười phút sinh hoạt đầu giờ hôm nay của các lớp thần học chúng tôi được nhường cho những lời huấn dụ của sơ Giám Đốc M. Bùi Thị Điểm về Mùa Chay, ý nghĩa và những việc làm cụ thể trong Mùa Chay thánh năm nay.
“Chị em hãy xé nát tâm hồn, chứ đừng xé áo” (Ge 2,12), Sơ Giám Đốc nhắc nhở chúng tôi hãy trở về với Chúa trong chay tịnh, trong thống hối ăn năn và qua các việc Bác ái cụ thể. Những lời nhắc nhở của sơ giúp chúng tôi nhìn lại chính mình trong tình thương của Chúa, và có những quyết tâm cụ thể cho mùa chay này.
Toàn thể chị em sinh viên trong các lớp Thần học Tôma chúng tôi đều phấn khởi hưởng ứng lời kêu gọi của sơ Giám Đốc, vui vẻ đem tới văn phòng những gì mình muốn chia sẻ với anh chị em thiếu thốn hơn mình. Nào là bánh kẹo, đồ dùng, quần áo cho các cháu, cả đến tiền quỹ lớp cũng như tiền lìxì còn lại… tất cả đều dành cho chuyến đi thăm hai địa điểm: Nhà Dưỡng Lão Tình Thương Tân Thông và Mái Ấm Hoa Hồng – Củ Chi, với sự hỗ trợ đặc biệt của Ông Vũ và Ông Huỳnh qua Hội VN-Sisters Support Association của chị Quý – Lan.
1. Đúng 7g00 sáng ngày 26-2-2008, chúng tôi khởi hành tiến về hướng Củ Chi. Chuyến xe đầy ắp tiếng cười buổi sáng cho một ngày “hành hương” thật ý nghĩa với Lớp Thần III chúng tôi. Những gì chúng tôi học trên lớp bây giờ được đem ra ứng dụng. Chúng tôi học về Chúa, nhưng bây giờ chúng tôi sẽ gặp chính Chúa trên khuôn mặt dị dạng, trên thân thể khiếm khuyết, trên những con người “nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu chút nào.”
Khi chúng tôi đến Mái Ấm Hoa Hồng, cánh cổng vừa mở ra thì những tiếng cười và vỗ tay vang lên, những ánh mắt chan hòa niềm vui của các em, và vài em chạy lăng xăng nắm tay chúng tôi ú ớ chẳng thành lời, nhưng chúng tôi cũng hiểu các em muốn nói gì. Cả đến các cụ khiếm thị cũng quờ quạng đến chào chúng tôi. Sơ Nguyễn Thị Mỹ, người phụ trách Mái Ấm đón chúng tôi bằng nụ cười thân thương và ánh mắt lấp lánh giọt lệ khi một chị đại diện cho Trường Thần Học Tôma phát biểu. Có thể sơ quá vui khi nhìn thấy các em nhẩy nhót vui cười đón chúng tôi, hoặc là sơ cảm nhận được tình thương của Chúa thật ngọt ngào dành cho các em khuyết tật qua cuộc thăm viếng của chúng tôi nên sơ vừa đáp lời vừa nghẹn ngào, nỗi nghẹn ngào trong hạnh phúc.
Chúng tôi được tiếp đãi rất ân cần với những ly nước ngọt mà ‘tiếp viên’ là các em khiếm thính mời chào rất điệu nghệ, đặc biệt là món Khoai Mì nóng hổi vừa thổi vừa ăn vừa cảm nhận tình người trong từng củ khoai mì đó. Những bài hát sinh hoạt vang lên, những tiếng cười dòn dã, những bàn tay nắm lấy bàn tay, và những lời nhỏ to tâm sự với các cụ lớn tuổi hay những chia sẻ của các sơ phục vụ trong Mái Ấm Hoa Hồng này.
Trước khi chia tay, chúng tôi viếng Thánh Thể và những lời cầu nguyện tận đáy lòng chị em vang lên, cầu khẩn Chúa ban tràn đầy phúc lành trên quý sơ và toàn thể thành viên trong Mái Ấm. Và trước nhan thánh Chúa, điều mà chúng tôi cảm nhận được là mình quá hạnh phúc vì có một thân thể lành mạnh, một sức khỏe tốt và một gia đình tràn đầy tình thương của bố mẹ và anh chị em. Hạnh phúc này chúng tôi tận hưởng hàng ngày nhưng rất nhiều khi lại chẳng hề nhận ra được!
Chẳng có niềm vui nào bất tận, vì thế niềm vui của chúng tôi cũng bị ngắt quãng bởi thời gian. Những bàn tay vẫy chào nhau thay lời tạm biệt, các em cố gắng chạy ra tận xe để níu kéo những bàn tay của chúng tôi như muốn kéo dài thêm niềm vui cho cuộc gặp gỡ hôm nay.
2. Giã từ Mái Ấm Hoa Hồng, chúng tôi tìm đến Nhà Dưỡng Lão Tình Thương Tân Thông. Sau một vài lần hỏi đường chúng tôi đã tìm đến nơi. Nhìn tấm bảng Nhà Tình Thương nhỏ bé và cũ kỹ ngoài cổng, chúng tôi cũng có thể đoán được chiều dài phục vụ của cha Quản hạt, của quý sơ, và 56 mảnh đời ( 54 cụ bà và 2 cụ ông) trong đó được sống yêu thương như thế nào rồi.
Cha Quản hạt Củ Chi – người phụ trách Nhà Tình Thương này cùng với các cụ còn đi lại được ra đón chúng tôi. Nhìn các cụ tươm tất và vui vẻ nói cười làm chúng tôi cảm thấy ấm lòng vì tình thương thực sự đang chan hòa ở đây.
Chúng tôi được hướng dẫn đi thăm phòng các cụ ở trong những dẫy nhà tương đối khang trang. Những cụ còn đi lại được thì ở riêng, mỗi cụ một phòng, còn các cụ không thể đi lại và cũng không thể tự lo cho mình được thì ở chung trong những phòng lớn, mỗi cụ một chiếc giường được thiết kế đặc biệt thuận tiện cho mọi sinh hoạt của các cụ. Phòng nào cũng sạch sẽ, gọn gàng với bàn tay chăm sóc của các nữ tu dòng Bác Ái Mẹ Têrêxa Calcutta.
Chị em chúng tôi chia nhau đi thăm hỏi chuyện trò với từng cụ. Có những cụ nằm ở đây đã lâu và cảm thấy như đây là nhà của mình rồi. Có những cụ chia sẻ niềm vui với chúng tôi qua những năm sống tại đây, mặc dù không một lần người thân thăm viếng. Nhìn nét mặt hạnh phúc và thanh thản của các cụ mà chúng tôi thấy vui lây. Thật đáng quí khi các cụ được sống những ngày cuối đời trong an bình và yêu thương như nơi này. Theo như cha Quản Hạt cho biết ngày Chúa Nhật vừa qua có một cụ được Chúa rước về trong bình an, giữa sự thương yêu của cộng đoàn, thật hạnh phúc thay!
Giờ cơm đã đến nên chúng tôi nói lời tạm biệt các cụ, như vẫn còn lưu luyến nên có cụ xin được tặng chúng tôi bài hát mà cụ chưa giới thiệu xong đã cất cao tiếng hát: “Cầu xin Chúa Thánh Thần..” Chắc chắn trong tâm tình yêu thương, cụ cầu xin cho chúng tôi được đầy ơn Thánh Thần để tiếp tục hành trình đức tin và con đường học vấn của mình.
Bỏ lại đằng sau Nhà Tình Thương với những khuôn mặt hạnh phúc, với những bàn tay vẫy chào, với cây xoài trĩu quả nhưng còn xanh mầu, và với ánh mắt chan hòa niềm vui của Cha Quản Hạt đưa tiễn đến tận ngoài cổng, chúng tôi cảm nhận lời Thánh Vịnh: “ Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, các cụ được sống vui vầy bên nhau.”
Mùa chay đang ngắn lại nhưng tình thương con người chia sẻ cho nhau mãi mãi tiếp nối, từ năm nay đến năm tới, từ thế hệ này cho tới thế hệ kia, và lại xoay vòng đến Phục Sinh, rồi lại tiếp đến Mùa chay sang năm..những bàn tay vẫn mãi nắm lấy bàn tay trong ơn cứu độ của Đức Kitô.
Xin chân thành cảm ơn Hội VN-Sisters Support Association của anh chị Quý – Lan, đặc biệt sự nhiệt tình giúp đỡ của quý ân nhân: Ông Vũ và Ông Huỳnh, nhờ đó sinh viên trong Học Viện Liên Dòng Thánh Tôma chúng tôi có được cơ hội đi “hành hương” trong Mùa Chay năm nay.
(Học Viện Liên Dòng Thánh Tôma, Mùa Chay 2008)
“Chị em hãy xé nát tâm hồn, chứ đừng xé áo” (Ge 2,12), Sơ Giám Đốc nhắc nhở chúng tôi hãy trở về với Chúa trong chay tịnh, trong thống hối ăn năn và qua các việc Bác ái cụ thể. Những lời nhắc nhở của sơ giúp chúng tôi nhìn lại chính mình trong tình thương của Chúa, và có những quyết tâm cụ thể cho mùa chay này.
Toàn thể chị em sinh viên trong các lớp Thần học Tôma chúng tôi đều phấn khởi hưởng ứng lời kêu gọi của sơ Giám Đốc, vui vẻ đem tới văn phòng những gì mình muốn chia sẻ với anh chị em thiếu thốn hơn mình. Nào là bánh kẹo, đồ dùng, quần áo cho các cháu, cả đến tiền quỹ lớp cũng như tiền lìxì còn lại… tất cả đều dành cho chuyến đi thăm hai địa điểm: Nhà Dưỡng Lão Tình Thương Tân Thông và Mái Ấm Hoa Hồng – Củ Chi, với sự hỗ trợ đặc biệt của Ông Vũ và Ông Huỳnh qua Hội VN-Sisters Support Association của chị Quý – Lan.
1. Đúng 7g00 sáng ngày 26-2-2008, chúng tôi khởi hành tiến về hướng Củ Chi. Chuyến xe đầy ắp tiếng cười buổi sáng cho một ngày “hành hương” thật ý nghĩa với Lớp Thần III chúng tôi. Những gì chúng tôi học trên lớp bây giờ được đem ra ứng dụng. Chúng tôi học về Chúa, nhưng bây giờ chúng tôi sẽ gặp chính Chúa trên khuôn mặt dị dạng, trên thân thể khiếm khuyết, trên những con người “nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu chút nào.”
Khi chúng tôi đến Mái Ấm Hoa Hồng, cánh cổng vừa mở ra thì những tiếng cười và vỗ tay vang lên, những ánh mắt chan hòa niềm vui của các em, và vài em chạy lăng xăng nắm tay chúng tôi ú ớ chẳng thành lời, nhưng chúng tôi cũng hiểu các em muốn nói gì. Cả đến các cụ khiếm thị cũng quờ quạng đến chào chúng tôi. Sơ Nguyễn Thị Mỹ, người phụ trách Mái Ấm đón chúng tôi bằng nụ cười thân thương và ánh mắt lấp lánh giọt lệ khi một chị đại diện cho Trường Thần Học Tôma phát biểu. Có thể sơ quá vui khi nhìn thấy các em nhẩy nhót vui cười đón chúng tôi, hoặc là sơ cảm nhận được tình thương của Chúa thật ngọt ngào dành cho các em khuyết tật qua cuộc thăm viếng của chúng tôi nên sơ vừa đáp lời vừa nghẹn ngào, nỗi nghẹn ngào trong hạnh phúc.
Chúng tôi được tiếp đãi rất ân cần với những ly nước ngọt mà ‘tiếp viên’ là các em khiếm thính mời chào rất điệu nghệ, đặc biệt là món Khoai Mì nóng hổi vừa thổi vừa ăn vừa cảm nhận tình người trong từng củ khoai mì đó. Những bài hát sinh hoạt vang lên, những tiếng cười dòn dã, những bàn tay nắm lấy bàn tay, và những lời nhỏ to tâm sự với các cụ lớn tuổi hay những chia sẻ của các sơ phục vụ trong Mái Ấm Hoa Hồng này.
Trước khi chia tay, chúng tôi viếng Thánh Thể và những lời cầu nguyện tận đáy lòng chị em vang lên, cầu khẩn Chúa ban tràn đầy phúc lành trên quý sơ và toàn thể thành viên trong Mái Ấm. Và trước nhan thánh Chúa, điều mà chúng tôi cảm nhận được là mình quá hạnh phúc vì có một thân thể lành mạnh, một sức khỏe tốt và một gia đình tràn đầy tình thương của bố mẹ và anh chị em. Hạnh phúc này chúng tôi tận hưởng hàng ngày nhưng rất nhiều khi lại chẳng hề nhận ra được!
Chẳng có niềm vui nào bất tận, vì thế niềm vui của chúng tôi cũng bị ngắt quãng bởi thời gian. Những bàn tay vẫy chào nhau thay lời tạm biệt, các em cố gắng chạy ra tận xe để níu kéo những bàn tay của chúng tôi như muốn kéo dài thêm niềm vui cho cuộc gặp gỡ hôm nay.
2. Giã từ Mái Ấm Hoa Hồng, chúng tôi tìm đến Nhà Dưỡng Lão Tình Thương Tân Thông. Sau một vài lần hỏi đường chúng tôi đã tìm đến nơi. Nhìn tấm bảng Nhà Tình Thương nhỏ bé và cũ kỹ ngoài cổng, chúng tôi cũng có thể đoán được chiều dài phục vụ của cha Quản hạt, của quý sơ, và 56 mảnh đời ( 54 cụ bà và 2 cụ ông) trong đó được sống yêu thương như thế nào rồi.
Cha Quản hạt Củ Chi – người phụ trách Nhà Tình Thương này cùng với các cụ còn đi lại được ra đón chúng tôi. Nhìn các cụ tươm tất và vui vẻ nói cười làm chúng tôi cảm thấy ấm lòng vì tình thương thực sự đang chan hòa ở đây.
Chúng tôi được hướng dẫn đi thăm phòng các cụ ở trong những dẫy nhà tương đối khang trang. Những cụ còn đi lại được thì ở riêng, mỗi cụ một phòng, còn các cụ không thể đi lại và cũng không thể tự lo cho mình được thì ở chung trong những phòng lớn, mỗi cụ một chiếc giường được thiết kế đặc biệt thuận tiện cho mọi sinh hoạt của các cụ. Phòng nào cũng sạch sẽ, gọn gàng với bàn tay chăm sóc của các nữ tu dòng Bác Ái Mẹ Têrêxa Calcutta.
Chị em chúng tôi chia nhau đi thăm hỏi chuyện trò với từng cụ. Có những cụ nằm ở đây đã lâu và cảm thấy như đây là nhà của mình rồi. Có những cụ chia sẻ niềm vui với chúng tôi qua những năm sống tại đây, mặc dù không một lần người thân thăm viếng. Nhìn nét mặt hạnh phúc và thanh thản của các cụ mà chúng tôi thấy vui lây. Thật đáng quí khi các cụ được sống những ngày cuối đời trong an bình và yêu thương như nơi này. Theo như cha Quản Hạt cho biết ngày Chúa Nhật vừa qua có một cụ được Chúa rước về trong bình an, giữa sự thương yêu của cộng đoàn, thật hạnh phúc thay!
Giờ cơm đã đến nên chúng tôi nói lời tạm biệt các cụ, như vẫn còn lưu luyến nên có cụ xin được tặng chúng tôi bài hát mà cụ chưa giới thiệu xong đã cất cao tiếng hát: “Cầu xin Chúa Thánh Thần..” Chắc chắn trong tâm tình yêu thương, cụ cầu xin cho chúng tôi được đầy ơn Thánh Thần để tiếp tục hành trình đức tin và con đường học vấn của mình.
Bỏ lại đằng sau Nhà Tình Thương với những khuôn mặt hạnh phúc, với những bàn tay vẫy chào, với cây xoài trĩu quả nhưng còn xanh mầu, và với ánh mắt chan hòa niềm vui của Cha Quản Hạt đưa tiễn đến tận ngoài cổng, chúng tôi cảm nhận lời Thánh Vịnh: “ Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, các cụ được sống vui vầy bên nhau.”
Mùa chay đang ngắn lại nhưng tình thương con người chia sẻ cho nhau mãi mãi tiếp nối, từ năm nay đến năm tới, từ thế hệ này cho tới thế hệ kia, và lại xoay vòng đến Phục Sinh, rồi lại tiếp đến Mùa chay sang năm..những bàn tay vẫn mãi nắm lấy bàn tay trong ơn cứu độ của Đức Kitô.
Xin chân thành cảm ơn Hội VN-Sisters Support Association của anh chị Quý – Lan, đặc biệt sự nhiệt tình giúp đỡ của quý ân nhân: Ông Vũ và Ông Huỳnh, nhờ đó sinh viên trong Học Viện Liên Dòng Thánh Tôma chúng tôi có được cơ hội đi “hành hương” trong Mùa Chay năm nay.
(Học Viện Liên Dòng Thánh Tôma, Mùa Chay 2008)
Video quảng bá Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Sydney
VietCatholic Network
14:17 28/02/2008
Ngày hội ngộ hồng ân: giới thiệu tác phẩm 'Con đường Chúa đã đi qua' của LM Văn Chi
Hoàng Việt Nam
20:03 28/02/2008
LITTLESAIGON -- Linh Mục Nhạc Sĩ Văn Chi từ Úc Châu cùng với Hội Bác Ái Mẹ La Vang đã tưng bừng tổ chức Ngày Hội Ngộ Hồng Ân Cảm Tạ với Mục đích Giới Thiệu tác phẩm: CON ĐƯỜNG CHÚA ĐÃ ĐI QUA với cuốn cách để đời qua các hình ảnh cuộc đời Chúa Giêsu tại Israel và 4 DVDs gồm DVD Karaokê Thánh Ca CON ĐƯỜNG CHÚA ĐÃ ĐI QUA, DVD nhạc suy niệm song song với hình ảnh cuộc đời Chúa Cứu Thế, DVD giới thiệu và giải thích Con Đường Chúa Đã Đi Qua với các hình ảnh và địa danh đời Chúa hoạt động rao giảng Phúc Âm, và DVD giải thích bằng Anh Ngữ tuyệt vời. Qua ngày Hồng Ân Cảm Tạ này, Linh Mục Văn Chi và Bác Nguyễn Văn Hưởng, Hội Trưởng Hội Bác Ái Mẹ La Vang, đã cùng với trên 450 quan khách, góp một bàn tay để giúp đỡ các em cô nhi khuyết tật, cũng như những người nghèo khó và đau khổ.
Chương trình khai mạc lúc 11.30 sáng, tại nhà hàng Seafood Palace 2 tại Anaheim. Khai mào bằng mục Múa Lân xuất sắc để chào đón quan khách do các em giới trẻ Westminster. Sau đó, tiết mục chào Quốc Kỳ Hoa Kỳ và Việt Nam với nghi thức mặc niệm cảm động. Bác Nguyễn Văn Hưởng chào mừng quan khách, sau đó, Giáo Sư Lê Tinh Thông đã giới thiệu tác giả và tác phẩm Con Đường Chúa Đã Đi Qua. Linh Mục Văn Chi và Ban Tổ Chức đã được long trọng giới thiệu tiến lên sân khấu, với những tràng pháo bông vui tươi.
Linh Mục Văn Chi cùng Bác Nguyễn Văn Hưởng, trưởng Ban Tổ Chức đã điều hành Nghi Thức Hồng Ân Cảm Tạ với trên 400 ánh nến lung linh để Tạ Ơn Thiên Chúa, Tạ Ơn Mẹ La Vang, Mẹ Quê Hương Việt Nam, để cùng nhau Tạ Ơn Mẹ Việt Nam qua các tiền nhân hào hùng của Dân Tộc Việt Bam với trầm hương trước bàn thờ Tổ Quốc linh thiêng. Sau đó, đây cũng là dịp mọi người tạ ơn nhau trong dịp đầu Năm Mậu Tý. Tất cả mọi người cùng hát bài Con Đường Chúa Đã Đi Qua với ánh nến linh thiêng trên tay, để cùng tạ ơn và cầu nguyện, cũng như cùng nhau đồng hành với Chúa Kitô trong Mùa Chay Thánh và Mùa Phục Sinh năm 2008.
Sau Nghi Thức Hồng Ân Cảm Tạ, nghi thức giới thiệu Tác Phẩm long trọng. Linh Mục Văn Chi và Ban Tổ Chức, cùng với các chị và các em giới trẻ Westminster, trong tà áo dài truyền thống tuyêt đẹp nét mỹ miều Việt Nam, đứng chung quanh bàn tác phẩm. Khi hiệu lệnh giới thiệu…Tấm vải phủ bàn tác phẩm đã được Ban Tổ Chức mở lên, trong tiếng pháo bông nổ tưng bừng…Hoa giấy tung bay vui tươi…Những cuốn sách và DVDs giá trị Con Đường Chúa Đã Đi Qua hiện ra trước mắt mọi người…và đến từng tay mọi người trong hân hoan và sung sướng có được những tác phẩm giá trị, để đồng hành với Chúa Kitô, qua các chặng đường của Ngài trên dương thế tại Israel…
Sau đó, Cha Mai Khải Hoàn, Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo Giáo Phận Orange đã chia sẻ niềm vui với Ban Tổ Chức và đặc biệt với Linh Mục Văn Chi trong dịp Hồng Ân Cảm Tạ Giới Thiệu Tác Phẩm. Cha Trần Công Nghị, Giám Đốc VietCatholic, như một người anh, đã đến chia sẻ và khích lệ Linh Mục Văn Chi và Ban Tổ Chức. Sau đó, Cha Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Tuyên, một người thân mến, cũng đã chia sẻ với Ban Tổ Chức và Linh Mục Văn Chi trong dịp đặc biệt này.
Tiếp sau đó, các Ca sĩ Thanh Lan, Như Mai, Anh Dũng, Johnny Dũng, Mỹ Huyền… đã lần lượt lên trình diễn những ca khúc đặc biệt trong DVD Con Đường Chúa Đã Đi Qua với những hình ảnh Thánh Địa Israel. Thêm vào đó, những mục ca vũ và vũ điệu do các em giới trẻ Westminster đã trình diễn rất xuất sắc, nói lên tinh thần người trẻ Việt Nam dấn thân trong cuộc sống.
Ngày Hồng Ân Cảm Tạ tiếp diễn với các đài Radio, và đặc biệt các đài Truyền Hình nguoiviettv.net, saigon TV, SBTN TV, VHN TV…đều có mặt để loan những tin vui Ngày Hồng Ân Cảm Tạ và Giới Thiệu Tác Phẩm Để Đời Con Đường Chúa Đã Đi Qua đến cho mọi người…
Ngày Hồng Ân Cảm Tạ kết thúc lúc 2.30 chiều cùng ngày, trong niềm hân hoan vui tươi đến cho mọi người. Quan khách vừa tham dự và chứng kiến tác phẩm Con Đường Chúa Đã Đi Qua, vừa góp một bàn tay giúp đỡ những người đau khổ qua hội Bác Ái Mẹ La Vang.
Nếu quý vị muốn giúp đỡ, hoặc muốn có bộ sách và DVD Con Đường Chúa Đã Đi Qua, xin vui lòng liên lạc với:
Ông Nguyễn Văn Hưởng
13382 Balos Drive
Garden Grove, CA 92844
Cell: (714) 2603507.
Nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang chúc lành cho Tác Phẩm Con Đường Chúa Đã Đi Qua và công việc bác ái của Hội Bác Ái Mẹ La Vang.
LỜI TRI ÂN của LM Văn Chi:
Linh Mục Nhạc Sĩ Văn Chi và Ban Tổ Chức Ngày Hồng Ân Cảm Tạ, Giới Thiệu Tác Phẩm Để Đời “Con Đường Chúa Đã Đi Qua” của Linh Mục Nhạc Sĩ Paul Văn Chi, xin chân thành cảm tạ:
1. Hội Bác Ái Mẹ La Vang và Bác Nguyễn Văn Hưởng,
2. Cha Trần Công Nghị, Giám Đốc Vietcatholic, Cha Mai Khải Hoàn, Giám Đốc TTCGVN Giáo Phận Orange, Linh Mục Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Tuyên, chính xứ St Callixtus,
3. Quý Cơ quan truyền thông báo chí,
4. Quý vị Trưởng Thượng, Quý Phong Trào Đòan Thể, Quý Văn Nghệ Sĩ,
5. Đặc biệt cảm tạ đến Vietcatholic, Gia Đình Bolsa Radio, Quý thân nhân, ân nhân, và thân hữu,
Đã thương mến tham dự và khích lệ nâng đỡ cá nhân con nói riêng, và nâng đỡ hội Bác Ái Mẹ La Vang nói chung, để giúp đỡ các em cô nhi và khuyết tật cũng như những người nghèo khổ.
Xin chân thành tri ân Quý Cha và toàn thể Quý Vị.
Xin Thiên Chúa và Mẹ Việt Nam chúc lành và trả công cho toàn thể Quý Vị.
Nếu Quý Vị muốn có Bộ Sách và DVD Con Đường Chúa Đã Đi Qua, xin liên lạc với Bác Nguyễn Văn Hưởng, cell: (714) 260 3507.
Xin Chân Thành Tri Ân Quý Cha và Quý Vị.
Trong Chúa Kitô,
Linh Mục Nhạc Sĩ Văn Chi.
LM Văn Chi và Ông Nguyễn văn Hưởng |
Linh Mục Văn Chi cùng Bác Nguyễn Văn Hưởng, trưởng Ban Tổ Chức đã điều hành Nghi Thức Hồng Ân Cảm Tạ với trên 400 ánh nến lung linh để Tạ Ơn Thiên Chúa, Tạ Ơn Mẹ La Vang, Mẹ Quê Hương Việt Nam, để cùng nhau Tạ Ơn Mẹ Việt Nam qua các tiền nhân hào hùng của Dân Tộc Việt Bam với trầm hương trước bàn thờ Tổ Quốc linh thiêng. Sau đó, đây cũng là dịp mọi người tạ ơn nhau trong dịp đầu Năm Mậu Tý. Tất cả mọi người cùng hát bài Con Đường Chúa Đã Đi Qua với ánh nến linh thiêng trên tay, để cùng tạ ơn và cầu nguyện, cũng như cùng nhau đồng hành với Chúa Kitô trong Mùa Chay Thánh và Mùa Phục Sinh năm 2008.
Đông đảo khách mời đến ủng hộ LM Văn Chi |
Sau đó, Cha Mai Khải Hoàn, Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo Giáo Phận Orange đã chia sẻ niềm vui với Ban Tổ Chức và đặc biệt với Linh Mục Văn Chi trong dịp Hồng Ân Cảm Tạ Giới Thiệu Tác Phẩm. Cha Trần Công Nghị, Giám Đốc VietCatholic, như một người anh, đã đến chia sẻ và khích lệ Linh Mục Văn Chi và Ban Tổ Chức. Sau đó, Cha Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Tuyên, một người thân mến, cũng đã chia sẻ với Ban Tổ Chức và Linh Mục Văn Chi trong dịp đặc biệt này.
Anh Chị Em nghệ sĩ giúp vui |
Ngày Hồng Ân Cảm Tạ tiếp diễn với các đài Radio, và đặc biệt các đài Truyền Hình nguoiviettv.net, saigon TV, SBTN TV, VHN TV…đều có mặt để loan những tin vui Ngày Hồng Ân Cảm Tạ và Giới Thiệu Tác Phẩm Để Đời Con Đường Chúa Đã Đi Qua đến cho mọi người…
Ngày Hồng Ân Cảm Tạ kết thúc lúc 2.30 chiều cùng ngày, trong niềm hân hoan vui tươi đến cho mọi người. Quan khách vừa tham dự và chứng kiến tác phẩm Con Đường Chúa Đã Đi Qua, vừa góp một bàn tay giúp đỡ những người đau khổ qua hội Bác Ái Mẹ La Vang.
Nếu quý vị muốn giúp đỡ, hoặc muốn có bộ sách và DVD Con Đường Chúa Đã Đi Qua, xin vui lòng liên lạc với:
Ông Nguyễn Văn Hưởng
13382 Balos Drive
Garden Grove, CA 92844
Cell: (714) 2603507.
Nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang chúc lành cho Tác Phẩm Con Đường Chúa Đã Đi Qua và công việc bác ái của Hội Bác Ái Mẹ La Vang.
LỜI TRI ÂN của LM Văn Chi:
Linh Mục Nhạc Sĩ Văn Chi và Ban Tổ Chức Ngày Hồng Ân Cảm Tạ, Giới Thiệu Tác Phẩm Để Đời “Con Đường Chúa Đã Đi Qua” của Linh Mục Nhạc Sĩ Paul Văn Chi, xin chân thành cảm tạ:
1. Hội Bác Ái Mẹ La Vang và Bác Nguyễn Văn Hưởng,
2. Cha Trần Công Nghị, Giám Đốc Vietcatholic, Cha Mai Khải Hoàn, Giám Đốc TTCGVN Giáo Phận Orange, Linh Mục Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Tuyên, chính xứ St Callixtus,
3. Quý Cơ quan truyền thông báo chí,
4. Quý vị Trưởng Thượng, Quý Phong Trào Đòan Thể, Quý Văn Nghệ Sĩ,
5. Đặc biệt cảm tạ đến Vietcatholic, Gia Đình Bolsa Radio, Quý thân nhân, ân nhân, và thân hữu,
Đã thương mến tham dự và khích lệ nâng đỡ cá nhân con nói riêng, và nâng đỡ hội Bác Ái Mẹ La Vang nói chung, để giúp đỡ các em cô nhi và khuyết tật cũng như những người nghèo khổ.
Xin chân thành tri ân Quý Cha và toàn thể Quý Vị.
Xin Thiên Chúa và Mẹ Việt Nam chúc lành và trả công cho toàn thể Quý Vị.
Nếu Quý Vị muốn có Bộ Sách và DVD Con Đường Chúa Đã Đi Qua, xin liên lạc với Bác Nguyễn Văn Hưởng, cell: (714) 260 3507.
Xin Chân Thành Tri Ân Quý Cha và Quý Vị.
Trong Chúa Kitô,
Linh Mục Nhạc Sĩ Văn Chi.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cuộc họp của Đoàn Chủ tịch, Ban Thư ký Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam
Thiên Sứ
11:41 28/02/2008
HÀ NỘI -- Trong 2 ngày 27 và 28-2-08, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch và Ban Thư ký của UBĐKCGVN đã họp để ban về việc chuẩn bị cho Đại hội 5 của tổ chức này mà lẽ ra phải tổ chức vào cuối năm 2007.
Tham dự có 20 giáo dân và linh mục, chủ yếu ở phía Nam. Phía Bắc chỉ có 2 linh mục Nguyễn Đức Hiệp (Bùi Chu) và Phạm Văn Tuyên (Thái Bình). Phía Trung ương có đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban dân vận Trung ương, Mặt trận Trung ương, LM chủ tịch Nguyễn tấn Khoá.
Linh mục Trương Bá Cần và Báo CG&DT không ra họp “vì ốm”. Nhiều nữ tu như Nguyễn Thị Mỹ (dòng Bác Ái Vinh sơn), nữ tu Mai Thành (dòng Đức Bà)… đều xin thôi.
Mở đầu, ông Trần Đình Phùng- Vụ trưởng Vụ Tôn giáo và dân tộc, ủy viên Thường trực MTTQVN đã thông báo ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp giao ban cuối tháng 1, 2008 của Chính phủ rằng, việc giáo hội làm đơn xin cấp đất để sử dụng vào việc sinh hoạt của HĐGMVN là việc làm chính đáng. Nhà nước không thể bỏ qua. Không thể để một tổ chức cao nhất của giáo hội với 6 triệu tín đồ đã 27 năm đồng hành cùng dân tộc (ý nói từ khi thống nhất năm 1980) mỗi lần họp hội lại phải đi nhờ hết địa phương này địa phương khác. Vì vậy Thủ tướng giao cho Ban Tôn giáo CP, UBND TP Hà Nội và một số Bộ liên quan xem xét nhu cầu đó. Thủ tướng cũng ca ngợi thiện chí của Vatican và Tòa TGM Hà Nội khi hướng dẫn giáo dân Hà Nội ngưng các buổi cầu nguyện hầu tránh hành động quá khích có thể xẩy ra và coi đây là một cử chỉ đối thoại thiện chí nên Chính phủ cũng thiện chí đáp lại. Ông yêu cầu Ủy ban ĐKCG tiếp tục cổ vũ cho tinh thần đối thoại đấy, tránh các ý kiến làm xấu đi tình hình. Ông cũng nói, khi nghe các Giám mục Vũ Huy Chương nói về việc Sơn La không cho linh mục lên làm lễ dịp Noel vừa qua và TGM Kiệt nói ở Hòa Bình cũng thế, ông Phạm Thế Duyệt đã trực tiếp báo cáo với Thủ tướng và gọi điện cho Sơn La, Hòa Bình để chấn chỉnh.
Về Ủy ban ĐKCGVN, ông nói đã gặp một số Giám mục để xin ủng hộ từ phía giáo quyền, TGM Kiệt nói không cấm đoán nhưng nói "cần phải là người Công giáo đích thực và hiệu quả". Riêng Đức GM Nguyễn Văn Sang là còn khó khăn vì nói rằng, ủy ban này "chẳng có tác dụng gì".
Một số linh mục phía Nam như linh mục Phúc ở Nha Trang nói ủy ban ra đời trong bối cảnh đặc biệt, nay Nhà nước đã đối thoại với giáo hội trực tiếp nên không cần thiết nữa.
Sau vụ nhà thờ Bạc Liêu, linh mục Minh ở đây cũng bỏ ủy ban luôn.
Linh mục Trần Xuân Thảo ở Xuân Lộc than phiền, nói ủy ban bênh vực quyền lợi giáo dân nhưng ngay bản thân linh mục kêu cứu cũng chẳng ai giúp đỡ.
Nói về tờ báo công giáo, linh mục Thiện Cẩm than phiền, bài của mính luôn bị cắt xén và bị bỏ hẳn. Vụ nói về Pháp lệnh dịp đó linh mục Cần đi vắng mới đăng được. Báo Người Công Giáo bị phê phán gay gắt vì báo đạo mà toàn nói chuyện đời. Linh mục Thiện Cẩm nói khi vận động TGM Kiệt viết bài, TGM nói, "viết báo ấy cho xấu cả người viết".
Linh mục Phúc cũng nói, báo công giáo mà toàn tuyển người không công giáo thì sao viết được.
Linh mục Thiện Cẩm bảo, mạnh dạn đề nghị "bỏ tờ báo đi hay thay Tổng biên tập", nhưng linh mục Khóa nói “tờ báo mang danh là cơ quan ngôn luận của ủy ban nhưng họ được nhà nước cấp tiền, bổ nhiệm nhân sự chứ ta đâu có quyền”.
Khi thanh minh cho linh mục Trương Bá Cần, Linh mục Phan khắc Từ nói rằng, ý đồ của linh mục Trương Bá Cần cũng muốn bênh giáo hội nhưng lẩm cẩm và đó là ý kiến cá nhân nên ủy ban bị vạ lây. Chẳng ai bảo ông ấy viết cả.
Nhưng ông Chủ tịch ủy ban Hà Nội nói rằng, "công an cũng vận động viết bài hay nói trên truyền hình để phê phán giáo hội nhưng ông không viết". Đa số phê phán bài của linh mục Trương Bá Cần và lá đơn của Hòa thượng Thích Trung Hậu nói là “dở hơi”.
Trước đây, linh mục Phan khắc Từ dỗi xin nghỉ vì không được giới thiệu ra ứng cử Quốc hội mà lại đưa linh mục Danh và Thiện Cẩm ra. Ông Duyệt nói, "nghỉ đã có người khác". Nhưng do ông Nguyễn Minh Triết can thiệp và nay ông Duyệt nghỉ rồi nên Lm Từ lại ra tham gia. Lm Khóa tưởng Lm Từ nghỉ nên muốn tiếp tục để còn được giữ chân Phó Chủ tịch MTTQVN, "có xe riêng, lái xe riêng". Vậy là sinh mâu thuẫn.
Lm Phan Khắc Từ được cử làm Trưởng ban tuyển chọn nhân sự cho đại hội sắp tới, còn LM Thiện Cẩm làm trưởng ban soạn thảo văn kiện. LM Khóa chắc chắn phải nghỉ. Dự định vào quý 3 mới đại hội để tránh phải nói đến vụ việc cầu nguyện. Khả năng tìm cho được 60 linh mục và 20 tu sĩ đưa vào ủy ban rất khó. Lm Danh nói, ở Sài Gòn xin nghỉ hết rồi, các linh mục trẻ không hào hứng gì. Lm Khóa nói, báo CG&DT mua biếu các linh mục trẻ cũng không đọc.
Khả năng Lm Phan khắc Từ sẽ là Chủ tịch và Lm Thiện Cẩm sẽ là Tổng thư ký. Lm Khóa đề nghị Nhà nước giải quyết nơi bị lấn chiếm ở S Marie, là nơi các linh mục ủy ban hay làm lễ để dễ nói với giáo hội. Lm Hiệp nói, nhà thờ Khoái Đồng, tỉnh đã đồng ý trả lại rồi. LM Thiện Cẩm muốn ra cơ sở ở Khoái Đồng và về làm việc thường trực ở ủy ban luôn nhất là nắm được tờ báo thì tốt nhất.
Nhà thờ Tam Kỳ của LM Khóa bị bỏ hoang! để lo quốc sự! |
Linh mục Trương Bá Cần và Báo CG&DT không ra họp “vì ốm”. Nhiều nữ tu như Nguyễn Thị Mỹ (dòng Bác Ái Vinh sơn), nữ tu Mai Thành (dòng Đức Bà)… đều xin thôi.
Mở đầu, ông Trần Đình Phùng- Vụ trưởng Vụ Tôn giáo và dân tộc, ủy viên Thường trực MTTQVN đã thông báo ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp giao ban cuối tháng 1, 2008 của Chính phủ rằng, việc giáo hội làm đơn xin cấp đất để sử dụng vào việc sinh hoạt của HĐGMVN là việc làm chính đáng. Nhà nước không thể bỏ qua. Không thể để một tổ chức cao nhất của giáo hội với 6 triệu tín đồ đã 27 năm đồng hành cùng dân tộc (ý nói từ khi thống nhất năm 1980) mỗi lần họp hội lại phải đi nhờ hết địa phương này địa phương khác. Vì vậy Thủ tướng giao cho Ban Tôn giáo CP, UBND TP Hà Nội và một số Bộ liên quan xem xét nhu cầu đó. Thủ tướng cũng ca ngợi thiện chí của Vatican và Tòa TGM Hà Nội khi hướng dẫn giáo dân Hà Nội ngưng các buổi cầu nguyện hầu tránh hành động quá khích có thể xẩy ra và coi đây là một cử chỉ đối thoại thiện chí nên Chính phủ cũng thiện chí đáp lại. Ông yêu cầu Ủy ban ĐKCG tiếp tục cổ vũ cho tinh thần đối thoại đấy, tránh các ý kiến làm xấu đi tình hình. Ông cũng nói, khi nghe các Giám mục Vũ Huy Chương nói về việc Sơn La không cho linh mục lên làm lễ dịp Noel vừa qua và TGM Kiệt nói ở Hòa Bình cũng thế, ông Phạm Thế Duyệt đã trực tiếp báo cáo với Thủ tướng và gọi điện cho Sơn La, Hòa Bình để chấn chỉnh.
Về Ủy ban ĐKCGVN, ông nói đã gặp một số Giám mục để xin ủng hộ từ phía giáo quyền, TGM Kiệt nói không cấm đoán nhưng nói "cần phải là người Công giáo đích thực và hiệu quả". Riêng Đức GM Nguyễn Văn Sang là còn khó khăn vì nói rằng, ủy ban này "chẳng có tác dụng gì".
Một số linh mục phía Nam như linh mục Phúc ở Nha Trang nói ủy ban ra đời trong bối cảnh đặc biệt, nay Nhà nước đã đối thoại với giáo hội trực tiếp nên không cần thiết nữa.
Sau vụ nhà thờ Bạc Liêu, linh mục Minh ở đây cũng bỏ ủy ban luôn.
Linh mục Trần Xuân Thảo ở Xuân Lộc than phiền, nói ủy ban bênh vực quyền lợi giáo dân nhưng ngay bản thân linh mục kêu cứu cũng chẳng ai giúp đỡ.
Nói về tờ báo công giáo, linh mục Thiện Cẩm than phiền, bài của mính luôn bị cắt xén và bị bỏ hẳn. Vụ nói về Pháp lệnh dịp đó linh mục Cần đi vắng mới đăng được. Báo Người Công Giáo bị phê phán gay gắt vì báo đạo mà toàn nói chuyện đời. Linh mục Thiện Cẩm nói khi vận động TGM Kiệt viết bài, TGM nói, "viết báo ấy cho xấu cả người viết".
Linh mục Phúc cũng nói, báo công giáo mà toàn tuyển người không công giáo thì sao viết được.
Linh mục Thiện Cẩm bảo, mạnh dạn đề nghị "bỏ tờ báo đi hay thay Tổng biên tập", nhưng linh mục Khóa nói “tờ báo mang danh là cơ quan ngôn luận của ủy ban nhưng họ được nhà nước cấp tiền, bổ nhiệm nhân sự chứ ta đâu có quyền”.
Khi thanh minh cho linh mục Trương Bá Cần, Linh mục Phan khắc Từ nói rằng, ý đồ của linh mục Trương Bá Cần cũng muốn bênh giáo hội nhưng lẩm cẩm và đó là ý kiến cá nhân nên ủy ban bị vạ lây. Chẳng ai bảo ông ấy viết cả.
Nhưng ông Chủ tịch ủy ban Hà Nội nói rằng, "công an cũng vận động viết bài hay nói trên truyền hình để phê phán giáo hội nhưng ông không viết". Đa số phê phán bài của linh mục Trương Bá Cần và lá đơn của Hòa thượng Thích Trung Hậu nói là “dở hơi”.
Trước đây, linh mục Phan khắc Từ dỗi xin nghỉ vì không được giới thiệu ra ứng cử Quốc hội mà lại đưa linh mục Danh và Thiện Cẩm ra. Ông Duyệt nói, "nghỉ đã có người khác". Nhưng do ông Nguyễn Minh Triết can thiệp và nay ông Duyệt nghỉ rồi nên Lm Từ lại ra tham gia. Lm Khóa tưởng Lm Từ nghỉ nên muốn tiếp tục để còn được giữ chân Phó Chủ tịch MTTQVN, "có xe riêng, lái xe riêng". Vậy là sinh mâu thuẫn.
LM Phan Khắc Từ |
Khả năng Lm Phan khắc Từ sẽ là Chủ tịch và Lm Thiện Cẩm sẽ là Tổng thư ký. Lm Khóa đề nghị Nhà nước giải quyết nơi bị lấn chiếm ở S Marie, là nơi các linh mục ủy ban hay làm lễ để dễ nói với giáo hội. Lm Hiệp nói, nhà thờ Khoái Đồng, tỉnh đã đồng ý trả lại rồi. LM Thiện Cẩm muốn ra cơ sở ở Khoái Đồng và về làm việc thường trực ở ủy ban luôn nhất là nắm được tờ báo thì tốt nhất.
Tâm sự Muà Chay: “Sao Cứ Nói Hoài Công Lý?”
Bs Vũ Linh Huy
12:45 28/02/2008
Tâm sự Muà Chay: “Sao Cứ Nói Hoài Công Lý?”
Nhiều khi cũng muốn đổi đề tài,
Nhưng mà Công Lý trĩu đôi vai,
Nên cứ viết hoài thơ Công Lý,
Mong rằng độc giả chẳng nhàm tai.
Lưng còng, tóc bạc đã từ lâu,
Ơn Trời, ơn nước vốn khắc sâu,
Thương dân nên quyết đòi Công Lý,
Thấy điều bất nghiã dạ đớn đau.
Thế rồi Dân Chuá thắp nến lên,
Tim như lưả đốt, dạ như điên,
Ý thơ từ đó dâng tràn ứ,
Bỏ ăn, bỏ ngủ, viết kẻo quên.
Những mong Dân Chuá thắp nến hoài,
Tình yêu Công Lý chẳng hề phai,
Bất công còn đó, còn thắp nến,
Để cho đất nước có tương lai.
Phải vì Công Lý lửa mới bền,
“Đất” là bệ phóng đẩy ta lên,
Ta như tên lưả, bay, bay mãi,
Gieo rắc lưả thiêng khắp mọi miền.
Tự Do Tôn Giáo phải vẹn toàn,
Thánh Chức là Ơn cuả Chuá ban,
Giáo Hội tấn phong theo Ý Chuá,
Vô thần cộng sản chớ cấm càn!
Hết mọi Tôn Giáo được tự do,
Lương tâm trong sáng tự Trời cho,
Theo tiếng lương tâm mà tìm Đạo,
Chẳng cần xin phép lũ mặt mo!
Cả ở thành phố lẫn vùng cao,
Tự Do Tôn Giáo phải đều nhau,
Hiện nay thành phố thì dễ thở,
Dân Chuá quê xa vẫn khổ đau.
Tham nhũng đang dày xéo dân ta,
Tiếng rên thảm thiết thấu Thiên Toà,
Dân Chuá tiếp lời hô vang dậy:
“Bớ lũ ác ôn! Thả dân ra!”
Trả cho Tôn Giáo các nhà thương,
Các viện mồ côi, các học đường...,
(Trại cùi từ thuở giao cho đảng,
Người cùi trốn trại, chạy tứ phương.)
Trả ngay phương tiện chưã SIDA,
Căn bệnh hiểm nghèo vẫn lan ra,
Bởi đảng dối gian và tham nhũng,
Đạo đức tan hoang đã quá đà.
Mấy vần mộc mạc gói yêu thương,
Tặng ai giữ đất ngủ ngoài đường,
Tặng người lặn lội đi thắp nến,
Rồi chuyển lưả đi khắp muôn phương.
Một ngày Công Lý sẽ lên ngôi,
Dân đen phấn khởi đuợc làm người,
Lưả ấm Yêu Thương tràn muôn lối,
Cho mọi con dân cuả Phật,Trời.
Boston, ngày 29 tháng 2 năm 2008
Nhiều khi cũng muốn đổi đề tài,
Nhưng mà Công Lý trĩu đôi vai,
Nên cứ viết hoài thơ Công Lý,
Mong rằng độc giả chẳng nhàm tai.
Lưng còng, tóc bạc đã từ lâu,
Ơn Trời, ơn nước vốn khắc sâu,
Thương dân nên quyết đòi Công Lý,
Thấy điều bất nghiã dạ đớn đau.
Thế rồi Dân Chuá thắp nến lên,
Tim như lưả đốt, dạ như điên,
Ý thơ từ đó dâng tràn ứ,
Bỏ ăn, bỏ ngủ, viết kẻo quên.
Những mong Dân Chuá thắp nến hoài,
Tình yêu Công Lý chẳng hề phai,
Bất công còn đó, còn thắp nến,
Để cho đất nước có tương lai.
Phải vì Công Lý lửa mới bền,
“Đất” là bệ phóng đẩy ta lên,
Ta như tên lưả, bay, bay mãi,
Gieo rắc lưả thiêng khắp mọi miền.
Tự Do Tôn Giáo phải vẹn toàn,
Thánh Chức là Ơn cuả Chuá ban,
Giáo Hội tấn phong theo Ý Chuá,
Vô thần cộng sản chớ cấm càn!
Hết mọi Tôn Giáo được tự do,
Lương tâm trong sáng tự Trời cho,
Theo tiếng lương tâm mà tìm Đạo,
Chẳng cần xin phép lũ mặt mo!
Cả ở thành phố lẫn vùng cao,
Tự Do Tôn Giáo phải đều nhau,
Hiện nay thành phố thì dễ thở,
Dân Chuá quê xa vẫn khổ đau.
Tham nhũng đang dày xéo dân ta,
Tiếng rên thảm thiết thấu Thiên Toà,
Dân Chuá tiếp lời hô vang dậy:
“Bớ lũ ác ôn! Thả dân ra!”
Trả cho Tôn Giáo các nhà thương,
Các viện mồ côi, các học đường...,
(Trại cùi từ thuở giao cho đảng,
Người cùi trốn trại, chạy tứ phương.)
Trả ngay phương tiện chưã SIDA,
Căn bệnh hiểm nghèo vẫn lan ra,
Bởi đảng dối gian và tham nhũng,
Đạo đức tan hoang đã quá đà.
Mấy vần mộc mạc gói yêu thương,
Tặng ai giữ đất ngủ ngoài đường,
Tặng người lặn lội đi thắp nến,
Rồi chuyển lưả đi khắp muôn phương.
Một ngày Công Lý sẽ lên ngôi,
Dân đen phấn khởi đuợc làm người,
Lưả ấm Yêu Thương tràn muôn lối,
Cho mọi con dân cuả Phật,Trời.
Boston, ngày 29 tháng 2 năm 2008
Đất nhà xứ Tràng An (Bắc Giang): Đâu là công lý, đâu là lẽ phải?
Tô Oanh
14:02 28/02/2008
Đất nhà xứ Tràng An (Bắc Giang): Đâu là công lý, đâu là lẽ phải?
Vì sao hơn 10 năm ”hành trình” đòi đất Nhà thờ xứ đạo An Tràng, tỉnh Bắc Giang đi vào ngõ cụt?
BẮC GIANG - Hơn 5000 m2 đất thuộc Nhà thờ xứ đạo An Tràng (thôn Minh Đạo, xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) giờ chỉ còn hơn 1000m2. Trong 7 hộ dân chiếm đất Nhà thờ, đã có 5 hộ trả lại. Tuy nhiên còn 700 m2 đất vẫn do 2 hộ chiếm dụng do họ đã được UBND huyện cấp “sổ đỏ” quyền sử dụng đất..
Vậy là bà con giáo dân đã phải cử đại diện làm đơn đòi lại đất từ năm 1996...
Hơn 10 năm nay, Ban hành giáo của Giáo xứ đã phải vất vả đi gõ cửa các cơ quan công quyền của huyên và tỉnh. Hết hòa giải ở UBND xã, UBND huyện không xong; vụ việc lại phải đưa lên tỉnh. Đơn từ cứ phải “chạy đèn cù” như vậy đã hơn 10 năm nay… Bà con Giáo dân tuyệt vọng bèn đi gõ cửa cơ quan báo chí. May thay tờ Đại đoàn kết cũng cử phóng viên về điều tra và có bài cho đăng báo ngày 16/7/2007 (xem ảnh bài báo đính kèm, phần cuối bài).
Chuyện tưởng như đơn giản (mượn đất để ở thì phải trả lại). Vậy sao giờ đây với đủ chứng lý và tài liệu mà giáo dân vẫn phải mỏi mắt đợi chờ? Đó là kết quả của lối làm tắc trách, vô trách nhiệm và thói “vòi vĩnh” của bộ máy công quyền Nhà nước thỉ phải! Họ thấy sai mà không dám thẳng thắn nhận sai và sửa sai. Vì sao UBND huyện Yên Dũng cấp giấy quyền sử dụng đất ở cho hai hộ lấn chiếm đất Nhà thờ trong khi đó UBND xã đã không biết?
Ngày 09/12/2004, Phó chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định hủy quyết định của UBND huyện Yên Dũng, giao Sở Tài nguyên và môi trường xem xét lại. Sở Tài nguyên và Môi trường đã có bản đồ lưu trữ xác minh được 700m2 đất của 2 hộ dân là thửa đất của Nhà thờ. Vậy tại sao UBND huyện không thu hồi “sổ đỏ” quyền sử dụng đất của 2 hộ đã lấn chiếm đất đai của Nhà thờ? Đấy là chưa xem xét đến việc ai đó đã cấp “sổ đỏ chui” không qua giới thiệu và xác nhận của UBND xã sở tại!
Vụ việc được đưa lên Tòa án Nhân dân tỉnh để thụ lý từ năm 2006. Tại đây, với cái lý của kẻ có chức, có quyền; giữa năm 2007,Tòa đã phán quyết: “bác đơn của Ban hành giáo về chuyện đòi lại đất đai Nhà thờ vì Ban hành giáo không có tư cách pháp nhân”. Muốn được Tòa ánh tỉnh xử thì đơn kiện phải do Tòa giám mục đứng tên gửi. Bà con giáo dân vốn thấp cổ bé họng có lẽ thua vụ này vì xứ đạo nhỏ bé làm gì có Cha và Tòa giám mục ngoài 1 bà Sơ với 2 ngàn giáo dân nông nghiệp? Lập luận như Tòa án Tỉnh thì cá nhân một công dân chẳng thể kiện hoặc tố cáo một hành vi bất minh và sai trái nào hết!
Huyện hứa thu lại giấy quyền sử dụng đát của 2 hộ lấn chiếm mà vẫn chưa thu hồi. UBND tỉnh “bác” quyết định sai trái của UBND huyện rồi bỏ đó. Tòa án tỉnh bảo rằng “không có tư cách pháp nhân” thì sao lại đi kiện để đòi đất! Quẩn quanh như vậy đã hơn 10 năm. Vậy đâu là công lý, đâu là lẽ phải?
Vì sao hơn 10 năm ”hành trình” đòi đất Nhà thờ xứ đạo An Tràng, tỉnh Bắc Giang đi vào ngõ cụt?
BẮC GIANG - Hơn 5000 m2 đất thuộc Nhà thờ xứ đạo An Tràng (thôn Minh Đạo, xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) giờ chỉ còn hơn 1000m2. Trong 7 hộ dân chiếm đất Nhà thờ, đã có 5 hộ trả lại. Tuy nhiên còn 700 m2 đất vẫn do 2 hộ chiếm dụng do họ đã được UBND huyện cấp “sổ đỏ” quyền sử dụng đất..
Vậy là bà con giáo dân đã phải cử đại diện làm đơn đòi lại đất từ năm 1996...
Hơn 10 năm nay, Ban hành giáo của Giáo xứ đã phải vất vả đi gõ cửa các cơ quan công quyền của huyên và tỉnh. Hết hòa giải ở UBND xã, UBND huyện không xong; vụ việc lại phải đưa lên tỉnh. Đơn từ cứ phải “chạy đèn cù” như vậy đã hơn 10 năm nay… Bà con Giáo dân tuyệt vọng bèn đi gõ cửa cơ quan báo chí. May thay tờ Đại đoàn kết cũng cử phóng viên về điều tra và có bài cho đăng báo ngày 16/7/2007 (xem ảnh bài báo đính kèm, phần cuối bài).
Chuyện tưởng như đơn giản (mượn đất để ở thì phải trả lại). Vậy sao giờ đây với đủ chứng lý và tài liệu mà giáo dân vẫn phải mỏi mắt đợi chờ? Đó là kết quả của lối làm tắc trách, vô trách nhiệm và thói “vòi vĩnh” của bộ máy công quyền Nhà nước thỉ phải! Họ thấy sai mà không dám thẳng thắn nhận sai và sửa sai. Vì sao UBND huyện Yên Dũng cấp giấy quyền sử dụng đất ở cho hai hộ lấn chiếm đất Nhà thờ trong khi đó UBND xã đã không biết?
Ngày 09/12/2004, Phó chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định hủy quyết định của UBND huyện Yên Dũng, giao Sở Tài nguyên và môi trường xem xét lại. Sở Tài nguyên và Môi trường đã có bản đồ lưu trữ xác minh được 700m2 đất của 2 hộ dân là thửa đất của Nhà thờ. Vậy tại sao UBND huyện không thu hồi “sổ đỏ” quyền sử dụng đất của 2 hộ đã lấn chiếm đất đai của Nhà thờ? Đấy là chưa xem xét đến việc ai đó đã cấp “sổ đỏ chui” không qua giới thiệu và xác nhận của UBND xã sở tại!
Vụ việc được đưa lên Tòa án Nhân dân tỉnh để thụ lý từ năm 2006. Tại đây, với cái lý của kẻ có chức, có quyền; giữa năm 2007,Tòa đã phán quyết: “bác đơn của Ban hành giáo về chuyện đòi lại đất đai Nhà thờ vì Ban hành giáo không có tư cách pháp nhân”. Muốn được Tòa ánh tỉnh xử thì đơn kiện phải do Tòa giám mục đứng tên gửi. Bà con giáo dân vốn thấp cổ bé họng có lẽ thua vụ này vì xứ đạo nhỏ bé làm gì có Cha và Tòa giám mục ngoài 1 bà Sơ với 2 ngàn giáo dân nông nghiệp? Lập luận như Tòa án Tỉnh thì cá nhân một công dân chẳng thể kiện hoặc tố cáo một hành vi bất minh và sai trái nào hết!
Huyện hứa thu lại giấy quyền sử dụng đát của 2 hộ lấn chiếm mà vẫn chưa thu hồi. UBND tỉnh “bác” quyết định sai trái của UBND huyện rồi bỏ đó. Tòa án tỉnh bảo rằng “không có tư cách pháp nhân” thì sao lại đi kiện để đòi đất! Quẩn quanh như vậy đã hơn 10 năm. Vậy đâu là công lý, đâu là lẽ phải?
Tin nóng: Công an đến phá đám Giáo dân xây tường rào đất giáo xứ Thánh Cẩm
Minh Hằng
15:19 28/02/2008
Tin nóng: Công an định phá đám giáo dân xây tường rào đất giáo xứ Thánh Cẩm, giáo phận Saigòn
SAIGÒN -- Vào lúc 9:00g sáng hôm nay 28/02/2008 giáo dân giáo xứ Thánh Cẩm, địa chỉ 16/1 Nguyễn Văn Tăng, ấp Chân Phúc Cẩm, P. Long Thạnh Mỹ, Q. 9, Saigòn, đang thi công xây dựng tường rào bảo vệ đất của giáo xứ thì có hàng chục nhân viên công an cáo xanh của đô thị, dân phòng đi xe cảnh sát đến ngăn cản không cho giáo dân xây dựng tường rào tại đất của giáo xứ Thánh Cẩm.
Cha chính xứ thấy vậy cho rung chuông báo động. Giáo dân kéo tới khoảng 300 người để bảo vệ quyền lợi của giáo xứ. Thấy đông đảo dân chúng kéo tới nên công an và các nhân viên chính quyền đã rút lui.
Nguồn gốc đất đai của giáo xứ Thánh Cẩm hiển nhiên đã có từ cả trăm năm nay. Sở dĩ chính quyền không cho giáo dân ở đây xây tường rào bởi họ đang âm mưu lợi dụng khu công nghệ cao chiếm đất của nhà thờ giáo xứ này.
Trong vài tuần qua, giáo dân của giáo xứ đã đã đào lỗ chuẩn bị xây tường, đến hôm nay, Cha xứ cho phát động việc xây hàng rào và tường, nên công an kép tới làm khó dễ và ngăn cản. Trong số người đên1 đây hôm nay có cả công an chìm trà trộn trong dân chúng để quay phim và chụp ảnh.
Lúc đầu số giáo dân đến chừng 200 người, họ ùa nhau phản đối nhân viên chính quyền, sau đó dân ch1ung đến càng lúc càng đông, nên công an và nhân viên chính quyền đành bỏ ra về.
Tiếp đó giáo dân tiếp tục xây dựng. Cho đến chiều hôm nay, công việc xây dựng hãy còn tiếp tục tiến triển.
Một vài vị trong ban quản giáo của giáo xứ cho biết có thể trong hnững ngày tới chính quyền địa phương sẽ tiếp tục làm khó cha xứ và giáo dân ở đây. Mộ cụ già sống lâu năm trong giáo xứ đưa ý kiến rằng: "Đất của giáo xứ này đã có cả trăm năm nay, giáo dân chúng tôi chỉ muốn được bình an giữ đạo Chúa. Chúng tôi không mong gì hơn là chính quyền hãy để yên cho dan chúng sinh sống và giữ đạo. Đất đai của nhà thờ cin đừng chạm vào, nếu muốn đầu tư chiếm đất thì hãy kiếm nơi khác!".
Dưới đây là cảnh giáo dân xây tường rào, dân chúng kéo tới phản đối công an...
SAIGÒN -- Vào lúc 9:00g sáng hôm nay 28/02/2008 giáo dân giáo xứ Thánh Cẩm, địa chỉ 16/1 Nguyễn Văn Tăng, ấp Chân Phúc Cẩm, P. Long Thạnh Mỹ, Q. 9, Saigòn, đang thi công xây dựng tường rào bảo vệ đất của giáo xứ thì có hàng chục nhân viên công an cáo xanh của đô thị, dân phòng đi xe cảnh sát đến ngăn cản không cho giáo dân xây dựng tường rào tại đất của giáo xứ Thánh Cẩm.
Công an đến quay phim! |
Nguồn gốc đất đai của giáo xứ Thánh Cẩm hiển nhiên đã có từ cả trăm năm nay. Sở dĩ chính quyền không cho giáo dân ở đây xây tường rào bởi họ đang âm mưu lợi dụng khu công nghệ cao chiếm đất của nhà thờ giáo xứ này.
Trong vài tuần qua, giáo dân của giáo xứ đã đã đào lỗ chuẩn bị xây tường, đến hôm nay, Cha xứ cho phát động việc xây hàng rào và tường, nên công an kép tới làm khó dễ và ngăn cản. Trong số người đên1 đây hôm nay có cả công an chìm trà trộn trong dân chúng để quay phim và chụp ảnh.
Lúc đầu số giáo dân đến chừng 200 người, họ ùa nhau phản đối nhân viên chính quyền, sau đó dân ch1ung đến càng lúc càng đông, nên công an và nhân viên chính quyền đành bỏ ra về.
Tiếp đó giáo dân tiếp tục xây dựng. Cho đến chiều hôm nay, công việc xây dựng hãy còn tiếp tục tiến triển.
Một vài vị trong ban quản giáo của giáo xứ cho biết có thể trong hnững ngày tới chính quyền địa phương sẽ tiếp tục làm khó cha xứ và giáo dân ở đây. Mộ cụ già sống lâu năm trong giáo xứ đưa ý kiến rằng: "Đất của giáo xứ này đã có cả trăm năm nay, giáo dân chúng tôi chỉ muốn được bình an giữ đạo Chúa. Chúng tôi không mong gì hơn là chính quyền hãy để yên cho dan chúng sinh sống và giữ đạo. Đất đai của nhà thờ cin đừng chạm vào, nếu muốn đầu tư chiếm đất thì hãy kiếm nơi khác!".
Dưới đây là cảnh giáo dân xây tường rào, dân chúng kéo tới phản đối công an...
Bằng chứng: Nhóm Giao Điểm là cánh tay nối dài của Công An và Đảng Cộng Sản Việt Nam ?
Thiên Sứ
15:45 28/02/2008
Giáo xứ Mỹ Dụ, giáo phận Vinh, gặp khó khăn với chính quyền địa phương
Nguyễn Dũng
16:10 28/02/2008
VINH, NGHỆ AN - Sau thánh lễ Chúa nhật ngày 24/02/2008, cha Phạm Quang Long, quản xứ Mỹ Dụ, ngõ lời với cộng đoàn: “Xin mời anh chị em nán lại một chút để nghe chuyện thời sự liên quan đến giáo xứ chúng ta. Ngày 22/02/2008, Ủy ban Nhân dân xã Hưng Châu đã mời Hội đồng Giáo xứ đến ‘để trao đổi một số nội dung cần thiết’. Đại diện Hội đồng Giáo xứ là ông Nguyễn Đức Thắng, chủ tịch, và ông Trần Văn Sơn, thư ký, đã đến làm việc với chính quyền một buổi chiều. Thực sự không phải là ‘một số nội dung cần thiết’ mà chỉ một vấn đề thôi: đó là việc chúng ta sửa nhà xứ mà chính quyền đòi phải báo cáo và phải được chính quyền cho phép. Hai bên đã ‘làm việc’ với nhau khá căng thẳng. Sau đây xin mời ông Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ trình bày cho cộng đoàn cụ thể như thế nào”.
Tiếp theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ trình bầy như sau: “Kính thưa Cộng đoàn, theo giấy mời của ủy ban nhân dân xã Hưng Châu, tôi và ông thư ký đã lên hội trường xã, tôi thấy có ông trưởng phòng tôn giáo huyện, nhưng trực tiếp làm việc với chúng tôi thì có ông Đường (phó ban tôn giáo huyện) và ông Nguyễn Văn Doan (phó chủ tịch xã Hưng Châu). Với thái độ gay gắt, ông phó chủ tịch xã đòi chúng tôi phải báo cáo và phải có thiết kế. Lập luận của tôi là: ‘Chúng tôi chỉ sửa nhà ở của cha quản xứ, cũng là một hộ như bao nhiêu nhà dân khác, nên không phải báo cáo và trình bản thiết kế gì cả’.
“Như bà con chúng ta đều biết: căn nhà 5 gian làm bằng gỗ là của một nhà giàu có trong vùng, cha xứ cũ là Nguyễn Trọng Kiểng đã mua lại từ năm 1962. Gần nửa thế kỷ không sửa chữa và tôn tạo nên nhà bị ẩm thấp và xuống cấp trầm trọng. Căn nhà không thể sử dụng được, mà cha xứ thì không có chỗ ở. Có người dân nào làm nhà mà phải báo cáo và trình thiết kế với chính quyền đâu! Nghĩ đến đây tôi cảm thấy khôi hài và bật cười, thì ông Doan bảo: ‘Không được cười’. Tôi đáp lại: ‘Ở đây có ông phó ban tôn giáo huyện, còn ông là phó chủ tịch phụ trách khối văn hóa xã hội, là những người làm công tác dân vận thì phải có tình cảm với nhau”. Và ông Doan nói cộc lốc: ‘Tôi không cần tình cảm!”
Được biết giáo xứ Mỹ Dụ gặp khó khăn với chính quyền trong 20 năm qua. Và Mỹ Dụ trở thành điểm nóng về đất đai khi chính quyền đòi chiếm đất nhà thờ để làm con đường du lịch ven sông Lam. Đỉnh điểm là biến cố chiều thứ 7 Tuần Thánh năm ngoái khi chính quyền cho xe đến ủi đất nhà thờ, nhưng giáo dân Mỹ Dụ đã kịp thời ngăn chặn. Sự kiện này đã được đăng tải trên mạng VietCatholic ngày 08/5/2007 và trang nhà của Radio Veritas http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/07news/7news286.htm.
Mỹ Dụ vốn là một giáo xứ sầm uất, được tách ra từ giáo xứ Làng Anh năm 1869. Trước kia, có nhiều linh mục và tu sĩ xuất thân từ Mỹ Dụ, và nơi đây nổi tiếng về một thứ đặc sản là rươi. Từ lâu người ta còn truyền tụng câu: “Rươi Mỹ Dụ, cụ Thổ Hoàng”. Ở vùng Daklak thì có câu: “Cam Xã Đoài, rươi Mỹ Dụ, cụ Hòa Ninh”. Không biết Chúa an bài thế nào mà giờ đây coi xứ Mỹ Dụ là một cha Hòa Ninh. Ngày nay rươi Mỹ Dụ rất khan hiếm, và linh mục người Mỹ Dụ cũng khan hiếm như rươi!
Mới đây có một người bà con của tôi ở Daklak về thăm, khi đi qua nhà thờ Mỹ Dụ ông ta hỏi: “Ở đây có cha xứ không mà khuôn viên hoang phế như vậy?” Thực ra, giáo xứ của tôi rất may mắn có cha xứ phục vụ liên tục suốt gần 150 năm qua kể từ khi được thành lập, nhưng khổ nỗi toàn là các cha già về hưu, nên công việc mục vụ và cơ sở vật chất còn yếu. Cha xứ mới của chúng tôi, cha GB Phạm Quang Long, về nhận xứ từ ngày 21/12/2007, ngài vẫn còn trẻ và có nhiều việc phải làm về công tác mục vụ cũng như việc kiến thiết nhà thờ, nhà xứ. Toàn bộ khuôn viên nhà thờ (dài 180m, rộng 60m) chưa có hàng rào, càng ngày càng bị chính quyền và dân chúng chung quanh lấn chiếm nên thu hẹp dần.
Dưới đây là hình ảnh: Giáo dân Mỹ Dụ ngăn chặn xe ủi đât thờ thứ 7 Tuần Thánh 2007, Hơn 300 giáo dân tham gia đổ bê-tông ngày 26/02/2008 Mỹ Dụ, và giáo xứ này là một cộng đoàn đông đảo và sinh động.
Tiếp theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ trình bầy như sau: “Kính thưa Cộng đoàn, theo giấy mời của ủy ban nhân dân xã Hưng Châu, tôi và ông thư ký đã lên hội trường xã, tôi thấy có ông trưởng phòng tôn giáo huyện, nhưng trực tiếp làm việc với chúng tôi thì có ông Đường (phó ban tôn giáo huyện) và ông Nguyễn Văn Doan (phó chủ tịch xã Hưng Châu). Với thái độ gay gắt, ông phó chủ tịch xã đòi chúng tôi phải báo cáo và phải có thiết kế. Lập luận của tôi là: ‘Chúng tôi chỉ sửa nhà ở của cha quản xứ, cũng là một hộ như bao nhiêu nhà dân khác, nên không phải báo cáo và trình bản thiết kế gì cả’.
“Như bà con chúng ta đều biết: căn nhà 5 gian làm bằng gỗ là của một nhà giàu có trong vùng, cha xứ cũ là Nguyễn Trọng Kiểng đã mua lại từ năm 1962. Gần nửa thế kỷ không sửa chữa và tôn tạo nên nhà bị ẩm thấp và xuống cấp trầm trọng. Căn nhà không thể sử dụng được, mà cha xứ thì không có chỗ ở. Có người dân nào làm nhà mà phải báo cáo và trình thiết kế với chính quyền đâu! Nghĩ đến đây tôi cảm thấy khôi hài và bật cười, thì ông Doan bảo: ‘Không được cười’. Tôi đáp lại: ‘Ở đây có ông phó ban tôn giáo huyện, còn ông là phó chủ tịch phụ trách khối văn hóa xã hội, là những người làm công tác dân vận thì phải có tình cảm với nhau”. Và ông Doan nói cộc lốc: ‘Tôi không cần tình cảm!”
Được biết giáo xứ Mỹ Dụ gặp khó khăn với chính quyền trong 20 năm qua. Và Mỹ Dụ trở thành điểm nóng về đất đai khi chính quyền đòi chiếm đất nhà thờ để làm con đường du lịch ven sông Lam. Đỉnh điểm là biến cố chiều thứ 7 Tuần Thánh năm ngoái khi chính quyền cho xe đến ủi đất nhà thờ, nhưng giáo dân Mỹ Dụ đã kịp thời ngăn chặn. Sự kiện này đã được đăng tải trên mạng VietCatholic ngày 08/5/2007 và trang nhà của Radio Veritas http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/07news/7news286.htm.
Mỹ Dụ vốn là một giáo xứ sầm uất, được tách ra từ giáo xứ Làng Anh năm 1869. Trước kia, có nhiều linh mục và tu sĩ xuất thân từ Mỹ Dụ, và nơi đây nổi tiếng về một thứ đặc sản là rươi. Từ lâu người ta còn truyền tụng câu: “Rươi Mỹ Dụ, cụ Thổ Hoàng”. Ở vùng Daklak thì có câu: “Cam Xã Đoài, rươi Mỹ Dụ, cụ Hòa Ninh”. Không biết Chúa an bài thế nào mà giờ đây coi xứ Mỹ Dụ là một cha Hòa Ninh. Ngày nay rươi Mỹ Dụ rất khan hiếm, và linh mục người Mỹ Dụ cũng khan hiếm như rươi!
Mới đây có một người bà con của tôi ở Daklak về thăm, khi đi qua nhà thờ Mỹ Dụ ông ta hỏi: “Ở đây có cha xứ không mà khuôn viên hoang phế như vậy?” Thực ra, giáo xứ của tôi rất may mắn có cha xứ phục vụ liên tục suốt gần 150 năm qua kể từ khi được thành lập, nhưng khổ nỗi toàn là các cha già về hưu, nên công việc mục vụ và cơ sở vật chất còn yếu. Cha xứ mới của chúng tôi, cha GB Phạm Quang Long, về nhận xứ từ ngày 21/12/2007, ngài vẫn còn trẻ và có nhiều việc phải làm về công tác mục vụ cũng như việc kiến thiết nhà thờ, nhà xứ. Toàn bộ khuôn viên nhà thờ (dài 180m, rộng 60m) chưa có hàng rào, càng ngày càng bị chính quyền và dân chúng chung quanh lấn chiếm nên thu hẹp dần.
Dưới đây là hình ảnh: Giáo dân Mỹ Dụ ngăn chặn xe ủi đât thờ thứ 7 Tuần Thánh 2007, Hơn 300 giáo dân tham gia đổ bê-tông ngày 26/02/2008 Mỹ Dụ, và giáo xứ này là một cộng đoàn đông đảo và sinh động.
Con đường mở trước mặt: Những giáo sĩ và tu sĩ đã cộng tác với Cộng Sản hãy mau chọn đúng hướng đi cho mình!
VietCatholic Network
18:34 28/02/2008
Con đường mở trước mặt: Những giáo sĩ và tu sĩ đã cộng tác với Cộng Sản hãy mau chọn đúng hướng đi cho mình!
Tổng Giáo phận và giáo dân Hà nội vẫn còn đang kiên nhẫn chờ đợi công lý được thể hiện
Trong thời gian từ trung tuần tháng 12 năm 2007 tới đầu tháng 2 năm 2008, người Công giáo khắp nơi trên thế giới đã được chứng kiến tận mắt hoặc qua hình ảnh lòng can trường và gương chứng nhân vì công lý và sức mạnh của niềm tin khi người Công giáo Hà nội tổ chức các cuộc cầu nguyện trước tòa Khâm Sứ đòi công lý.
Lời hứa từ Thủ tướng cho tới các viên chức chính quyền Hà nội trong ngày 31/1/2008 là sẽ “trao quyền sử dụng” Tòa Khâm Sứ cho giáo phận Hà nội vẫn còn chờ được thể hiện trong tinh thần hòa hoãn và tôn trọng lẫn nhau hầu cho việc giải quyết được êm đẹp và không biến thành vết dầu loang sẽ lan tràn khắp nơi, có nghĩa vụ việc Tòa Khâm sứ được giải quyết trong nội bộ địa phương ở Hà nội, vụ Thái Hà sẽ do quận Đống Đa hợp tác cố gắng giải quyết hợp tình hợp lý và tôn trọng pháp luật.
Tòa TGM Hà nội và giáo dân Hà nội đã tỏ thiện chí tối đa, tuy nhiên như chúng tôi đã trình bầy, nếu một khi giáo dân Hà nội thấy mình bị lừa dối thì chiến dịch cầu nguyện sẽ lại được phát động trở lại, và lần này chắc chắn các buổi cầu cầu nguyện sẽ lớn mạnh hơn, và sẽ được lan rộng tới các giáo phận tại Việt nam khác nữa. Chúng tôi đã biết sẵn những "điểm nóng" muốn đốt nến cầu nguyện đòi công lý, tỉ dụ tại những nơi như: Sơn la, Thanh hóa, Phát diệm, Hải phòng, Thái bình, Vinh, Huế, Kontum, Ban mê thuột, Nha Trang, Phan thiết, Đà lạt, Xuân lộc, Hố nai Gia kiệm, một số địa điềm tại Saigòn, Cần thơ, Vĩnh long, v.v...
Nhưng chúng tôi được biết các vị chủ chiên còn khuyên "chưa nên vội" hãy khoan chờ đợi cho một giải pháp tốt đẹp trước tại tòa Khâm sứ trước, và nên để mỗi địa phương sẽ tùy cách thế tốt đẹp nhất mà giãi quyết theo công lý và lẽ phải. Vì thế mà chứng tôi chưa muốn đăng tin tức địa phương đòi công lý trong thời gian này. Các địa phương đang còn chờ đợi!
Nguồn tin của chúng tôi cho biết: Thời gian đợi chờ cho việc giải quyết êm thắm vụ Tòa Khâm Sứ hạn chót là vào tuần trước Chúa Nhật Lễ Lá ngày 16/3/2008. Nếu lời hứa của chính phủ Hà nội không được thực thi thì giáo dân Hà nội cương quyết khởi đi từ Tuần Thánh, họ sẽ đốt lên “Ánh Lửa Phục Sinh” Ánh Lửa Phục Sinh này sẽ bùng sáng trở lại để công lý, nhân quyền, tự do và chân lý được thể hiện.
Lần tới đây không những chỉ giáo phận Hà nội cầu nguyện mà cả toàn các giáo phận Việt nam cũng cầu nguyện, cả thế giới đều cầu nguyện và thắp lên “Ánh Lửa Phục Sinh”. Ánh lửa thắp lên lần này sẽ không tắt nữa! Ánh sáng và ngọn lửa của sự thật của Đức Kitô, công lý cho con người, và quyền tự do nhân phẩm giá trị thiêng thiêng của mỗi một người là động lực thúc đẩy không những chỉ người tín hữu Công giáo phải dấn thân, mà cũng là lời mời gọi mọi thành phần thuộc mọi tôn giáo Việt Nam cùng đứng lên tranh đấu cho công lý và cho sự thật vậy.
Kêu gọi giáo sĩ và tu sĩ đang cộng tác với Cộng sản hãy từ bỏ Cộng sản và trở về cương vị mục vụ thuần nhất của mình
Sau khí chính quyền cộng sản Ba lan sụp đổ, phải đợi trên 10 năm sau thì hồ sơ mật về những giám mục, giáo sĩ đã hợp tác với Cộng sản mới được đưa ra công luận thế giới.
Sau đó Giáo hội Công giáo Ba lan đã can đảm duyệt xét những tài liệu chứng minh những giáo sĩ và giáo dân đã từng cộng tác với chế độ cộng sản Ba Lan trước đây xem có thật là chính thực hay chỉ là tài liệu có thể là tài liệu giả. Đồng thời một ủy ban có tên Viện Ghi Nhớ Lịch Sử Ba Lan gồm các học giả Ba lan đã nghiên cứu các tài liệu văn khố của mật vụ Ba Lan để xem giáo sĩ nào đã chính thức và tích cực cộng tác với cộng sản Ba Lan.
Sau khi đã xác nhận là đúng hay giả, Giáo hội Công giaó Ba lan đã chính thức lên tiếng xin lỗi và đưa ra danh sách những ai đã cộng tác với mật vụ cộng sản phá đổ Giáo hội công bố cho giáo dân biết và cho các giáo sĩ này "về vườn".
Điển hình nhất là vụ giám mục Stalislaw Wielgus trước khi được bổ nhiệm làm tổng giám mục Warsaw cũng đã phải từ chức giám mục. Tờ báo Nasz Dzienik xuất bản ở Ba Lan vào tháng 1/2007 nêu ra nghi vấn rằng những tài liệu chứng minh Giám Mục Stalislaw Wielgus từng cộng tác với chế độ cộng sản Ba Lan trước đây có thể là tài liệu giả. Theo tờ báo nói trên các giới chức làm việc ở Viện Ghi Nhớ Lịch Sử Ba Lan cũng không dám đoan chắc chữ ký của GM Stalislaw Wielgus (khi còn là linh mục) ký trên tài liệu còn lưu trữ là chữ ký thật của LM Stanislaw Wielgus có thật hay không. Dầu vậy, báo chí Ba Lan đua nhau cáo buộc GM Wielgus đã cộng tác với công an mật vụ cộng sản Ba Lan. Vụ này gây nên sự phẫn nộ trong dân chúng Ba Lan và kết quả là Tòa Thánh phải để GM Wielgus từ chức Tổng Giám Mục Warsaw.
Cũng sau vụ này, nhiều học giả kể cả Giáo Hội Ba Lan đã nghiên cứu các tài liệu văn khố của mật vụ Ba Lan để xem giáo sĩ nào đã chính thức và tích cực cộng tác với cộng sản Ba Lan và đòi buộc Giáo hội phải cho nghĩ việc mục vụ.
Đấy là nói về Ba lan trong một hoàn cảnh, thời gian và không gian có khác xa với Việt Nam. Tại Ba Lan những giáo sĩ được mật vụ mời cộng tác vẫn được giữ kín trong suốt thời gian cộng sản cầm quyền, chỉ được lộ ra mới vào năm 2007 mà thôi. Tại Việt Nam, những linh mục quốc doanh cộng tác với Cộng sản thì đã rõ ràng, đa số họ là những người nằm trong Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo (tuy không phải mọi thành phần trong Ủy Ban này, chúng tôi biết rõ có một số linh mục vì bắt buộc hay vì miễn cưỡng phải tham gia, hoặc được giáo phận chỉ định tham gia để có đại điện và làm cho có lệ vì sợ chính quyền trả thù nếu không nhận tham gia)
Tuy nhiên Nhóm linh mục Trương Bá Cần với tờ báo "Công giáo và Dân tộc" là những đặc công cộng sản vì họ đã từng hãnh diện vì thành tích này. Họ cũng đã có những bài viết ca tụng đảng Cộng sản và tiếp tay chống phá Giáo hội Việt Nam trong suốt trên 30 năm qua. Chẳng hạn như hai nhân vật LM Nguyễn Thiện Toàn và LM Phan Khắc Từ còn khoe khoang thành tích làm tôi cho cộng sản như thế nào. Chúng tôi có rất nhiều tài liệu về các linh mục quốc doanh này mà chưa muốn công bố, nhân đây chỉ muốn trưng ra chính tài liệu công khai của Cộng Sản đã ca ngợi thành tích nổi bật của: LM Nguyễn thiện Tòan tự khoe về thành tích làm việc cho Cộng sản (xin nhấn vào đây để xem) và của LM Phan khắc Từ hãnh diện nói ‘Nhà thờ Vườn Xoài trở thành nơi chế tạo bom xăng phục vụ phong trào đốt xe Mỹ’ (xin nhấn vào đây để xem) ...
Trong cuộc họp mật của UBĐKCG hai ngày vừa qua 27-28/02/2008, chúng tôi rất hoan nghênh sự đổi chiều và ý hướng từ bỏ hợp tác với cộng sản của một số các linh mục như LM Minh ở Bạc Liêu, LM Phúc ở Nha Trang, v.v... và các nữ tu như nữ tu Nguyễn Thị Mỹ (dòng Bác Ái Vinh sơn), nữ tu Mai Thành (dòng Đức Bà) v.v...
Trước đây tại Ba lan, thông tin bị bưng bít và không có cách nào để điều tra sự thật và biết rõ sự thật xem những giáo sĩ nào đã cộng tác với cộng sản, phải đợi gần 20 năm Ba lan mới giải được cái nạn "chiên đội lốt sói" làm hại anh em mình! Với kĩ nghệ truyền thông và phương tiện hiện đại ngày hôm nay, những hoạt động của các giáo sĩ và tu sĩ Việt Nam hoạt động cho cộng sản đã rõ ràng (hiện chúng tôi đã có trong tay rất nhiều hồ sơ mà giáo dân và các xứ đạo tố cáo với những bằng chứng cụ thể một số giáo sĩ đã và đang từng hoạt động với cộng sản, các giáo sĩ này đã từng lạm dụng quyền bính cậy thế của cộng sản để áp bức dân lành và chạy theo quyền lợi và ân huệ Cộng sản ban cho). Chúng tôi chưa công bố những tài liệu này và sẽ không công bố nếu các vị đó tự mình và công khai từ bỏ việc cộng tác với cộng sản. Chúng tôi hy vọng trong một thời gian ngắn các linh mục và tu sĩ đang còn cộng tác với Cộng sản hãy chọn con đường trở về trong cương vị đích thực của mình trong Giáo hội.
Thỉnh cầu Hàng Giáo Phẩm Việt Nam phải có thái độ dứt khoát ngay với những giáo sĩ đang cộng tác với Cộng sản
Cũng thế, ngày nay, các vị Giám mục và Hàng Giáo Phẩm Việt Nam cần phải có thái độ quyết tâm và dứt khoát, với lập trường can đảm bắt đầu một tiến trình thanh tẩy hàng ngũ và có thái độ cứng rắn với những linh mục hay tu sĩ mà các vị giám mục biết rõ đang hoạt động cho cộng sản thì phải cảnh giác đòi buộc họ phải trở vể với đời sống linh mục chính hiệu, từ bỏ con đường chính trị làm tay sai cho cộng sản. Đây là lập trường và đường lối chung của Giáo hội, của Vatican mà các Đức giáo Hoàng cận đại đã từng lên tiếng. Các Giám Mục Ba Lan và các Hội Đồng Giám Mục Đông Âu là tấm gương.
Hàng Giám Mục Việt Nam không phải đợi đến khi chế độ Cộng Sản Việt Nam tan rã thì mới lên tiếng. Các Ngài có trách nhiệm luân lý và tinh thần trong cương vị là mục tử đích thật của Giáo hội, cần phải can đảm đối diện với những vết thương đã từng làm tê liệt và phá hoại Giáo hội Việt nam trong mấy thập niên qua. Nếu giáo dân Việt Nam đã chứng tỏ lòng quả cảm đứng lên bênh vực cho chân lý và công lý, thì hàng giám mục và giáo sĩ lại cần phải can đảm và nêu gương sáng cho tập thể Công giáo Việt nam. Các vị không còn lý do gì để thối thác trách nhiệm trước lương tâm và trước mặt Chúa, khi các vị được trao phó trách nhiệm dẫn dắt, chăm sóc, bênh đỡ, bảo toàn và nêu gương sáng cho đoàn chiên của mình.
Tổng Giáo phận và giáo dân Hà nội vẫn còn đang kiên nhẫn chờ đợi công lý được thể hiện
Trong thời gian từ trung tuần tháng 12 năm 2007 tới đầu tháng 2 năm 2008, người Công giáo khắp nơi trên thế giới đã được chứng kiến tận mắt hoặc qua hình ảnh lòng can trường và gương chứng nhân vì công lý và sức mạnh của niềm tin khi người Công giáo Hà nội tổ chức các cuộc cầu nguyện trước tòa Khâm Sứ đòi công lý.
Giáo dân Thánh Cẩm (Saigòn) đương đầu với công an ngày 28/2/2008 |
Tòa TGM Hà nội và giáo dân Hà nội đã tỏ thiện chí tối đa, tuy nhiên như chúng tôi đã trình bầy, nếu một khi giáo dân Hà nội thấy mình bị lừa dối thì chiến dịch cầu nguyện sẽ lại được phát động trở lại, và lần này chắc chắn các buổi cầu cầu nguyện sẽ lớn mạnh hơn, và sẽ được lan rộng tới các giáo phận tại Việt nam khác nữa. Chúng tôi đã biết sẵn những "điểm nóng" muốn đốt nến cầu nguyện đòi công lý, tỉ dụ tại những nơi như: Sơn la, Thanh hóa, Phát diệm, Hải phòng, Thái bình, Vinh, Huế, Kontum, Ban mê thuột, Nha Trang, Phan thiết, Đà lạt, Xuân lộc, Hố nai Gia kiệm, một số địa điềm tại Saigòn, Cần thơ, Vĩnh long, v.v...
Nhưng chúng tôi được biết các vị chủ chiên còn khuyên "chưa nên vội" hãy khoan chờ đợi cho một giải pháp tốt đẹp trước tại tòa Khâm sứ trước, và nên để mỗi địa phương sẽ tùy cách thế tốt đẹp nhất mà giãi quyết theo công lý và lẽ phải. Vì thế mà chứng tôi chưa muốn đăng tin tức địa phương đòi công lý trong thời gian này. Các địa phương đang còn chờ đợi!
Nguồn tin của chúng tôi cho biết: Thời gian đợi chờ cho việc giải quyết êm thắm vụ Tòa Khâm Sứ hạn chót là vào tuần trước Chúa Nhật Lễ Lá ngày 16/3/2008. Nếu lời hứa của chính phủ Hà nội không được thực thi thì giáo dân Hà nội cương quyết khởi đi từ Tuần Thánh, họ sẽ đốt lên “Ánh Lửa Phục Sinh” Ánh Lửa Phục Sinh này sẽ bùng sáng trở lại để công lý, nhân quyền, tự do và chân lý được thể hiện.
Lần tới đây không những chỉ giáo phận Hà nội cầu nguyện mà cả toàn các giáo phận Việt nam cũng cầu nguyện, cả thế giới đều cầu nguyện và thắp lên “Ánh Lửa Phục Sinh”. Ánh lửa thắp lên lần này sẽ không tắt nữa! Ánh sáng và ngọn lửa của sự thật của Đức Kitô, công lý cho con người, và quyền tự do nhân phẩm giá trị thiêng thiêng của mỗi một người là động lực thúc đẩy không những chỉ người tín hữu Công giáo phải dấn thân, mà cũng là lời mời gọi mọi thành phần thuộc mọi tôn giáo Việt Nam cùng đứng lên tranh đấu cho công lý và cho sự thật vậy.
Kêu gọi giáo sĩ và tu sĩ đang cộng tác với Cộng sản hãy từ bỏ Cộng sản và trở về cương vị mục vụ thuần nhất của mình
Sau khí chính quyền cộng sản Ba lan sụp đổ, phải đợi trên 10 năm sau thì hồ sơ mật về những giám mục, giáo sĩ đã hợp tác với Cộng sản mới được đưa ra công luận thế giới.
Sau đó Giáo hội Công giáo Ba lan đã can đảm duyệt xét những tài liệu chứng minh những giáo sĩ và giáo dân đã từng cộng tác với chế độ cộng sản Ba Lan trước đây xem có thật là chính thực hay chỉ là tài liệu có thể là tài liệu giả. Đồng thời một ủy ban có tên Viện Ghi Nhớ Lịch Sử Ba Lan gồm các học giả Ba lan đã nghiên cứu các tài liệu văn khố của mật vụ Ba Lan để xem giáo sĩ nào đã chính thức và tích cực cộng tác với cộng sản Ba Lan.
Sau khi đã xác nhận là đúng hay giả, Giáo hội Công giaó Ba lan đã chính thức lên tiếng xin lỗi và đưa ra danh sách những ai đã cộng tác với mật vụ cộng sản phá đổ Giáo hội công bố cho giáo dân biết và cho các giáo sĩ này "về vườn".
Điển hình nhất là vụ giám mục Stalislaw Wielgus trước khi được bổ nhiệm làm tổng giám mục Warsaw cũng đã phải từ chức giám mục. Tờ báo Nasz Dzienik xuất bản ở Ba Lan vào tháng 1/2007 nêu ra nghi vấn rằng những tài liệu chứng minh Giám Mục Stalislaw Wielgus từng cộng tác với chế độ cộng sản Ba Lan trước đây có thể là tài liệu giả. Theo tờ báo nói trên các giới chức làm việc ở Viện Ghi Nhớ Lịch Sử Ba Lan cũng không dám đoan chắc chữ ký của GM Stalislaw Wielgus (khi còn là linh mục) ký trên tài liệu còn lưu trữ là chữ ký thật của LM Stanislaw Wielgus có thật hay không. Dầu vậy, báo chí Ba Lan đua nhau cáo buộc GM Wielgus đã cộng tác với công an mật vụ cộng sản Ba Lan. Vụ này gây nên sự phẫn nộ trong dân chúng Ba Lan và kết quả là Tòa Thánh phải để GM Wielgus từ chức Tổng Giám Mục Warsaw.
Cũng sau vụ này, nhiều học giả kể cả Giáo Hội Ba Lan đã nghiên cứu các tài liệu văn khố của mật vụ Ba Lan để xem giáo sĩ nào đã chính thức và tích cực cộng tác với cộng sản Ba Lan và đòi buộc Giáo hội phải cho nghĩ việc mục vụ.
Đấy là nói về Ba lan trong một hoàn cảnh, thời gian và không gian có khác xa với Việt Nam. Tại Ba Lan những giáo sĩ được mật vụ mời cộng tác vẫn được giữ kín trong suốt thời gian cộng sản cầm quyền, chỉ được lộ ra mới vào năm 2007 mà thôi. Tại Việt Nam, những linh mục quốc doanh cộng tác với Cộng sản thì đã rõ ràng, đa số họ là những người nằm trong Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo (tuy không phải mọi thành phần trong Ủy Ban này, chúng tôi biết rõ có một số linh mục vì bắt buộc hay vì miễn cưỡng phải tham gia, hoặc được giáo phận chỉ định tham gia để có đại điện và làm cho có lệ vì sợ chính quyền trả thù nếu không nhận tham gia)
Tuy nhiên Nhóm linh mục Trương Bá Cần với tờ báo "Công giáo và Dân tộc" là những đặc công cộng sản vì họ đã từng hãnh diện vì thành tích này. Họ cũng đã có những bài viết ca tụng đảng Cộng sản và tiếp tay chống phá Giáo hội Việt Nam trong suốt trên 30 năm qua. Chẳng hạn như hai nhân vật LM Nguyễn Thiện Toàn và LM Phan Khắc Từ còn khoe khoang thành tích làm tôi cho cộng sản như thế nào. Chúng tôi có rất nhiều tài liệu về các linh mục quốc doanh này mà chưa muốn công bố, nhân đây chỉ muốn trưng ra chính tài liệu công khai của Cộng Sản đã ca ngợi thành tích nổi bật của: LM Nguyễn thiện Tòan tự khoe về thành tích làm việc cho Cộng sản (xin nhấn vào đây để xem) và của LM Phan khắc Từ hãnh diện nói ‘Nhà thờ Vườn Xoài trở thành nơi chế tạo bom xăng phục vụ phong trào đốt xe Mỹ’ (xin nhấn vào đây để xem) ...
Trong cuộc họp mật của UBĐKCG hai ngày vừa qua 27-28/02/2008, chúng tôi rất hoan nghênh sự đổi chiều và ý hướng từ bỏ hợp tác với cộng sản của một số các linh mục như LM Minh ở Bạc Liêu, LM Phúc ở Nha Trang, v.v... và các nữ tu như nữ tu Nguyễn Thị Mỹ (dòng Bác Ái Vinh sơn), nữ tu Mai Thành (dòng Đức Bà) v.v...
Trước đây tại Ba lan, thông tin bị bưng bít và không có cách nào để điều tra sự thật và biết rõ sự thật xem những giáo sĩ nào đã cộng tác với cộng sản, phải đợi gần 20 năm Ba lan mới giải được cái nạn "chiên đội lốt sói" làm hại anh em mình! Với kĩ nghệ truyền thông và phương tiện hiện đại ngày hôm nay, những hoạt động của các giáo sĩ và tu sĩ Việt Nam hoạt động cho cộng sản đã rõ ràng (hiện chúng tôi đã có trong tay rất nhiều hồ sơ mà giáo dân và các xứ đạo tố cáo với những bằng chứng cụ thể một số giáo sĩ đã và đang từng hoạt động với cộng sản, các giáo sĩ này đã từng lạm dụng quyền bính cậy thế của cộng sản để áp bức dân lành và chạy theo quyền lợi và ân huệ Cộng sản ban cho). Chúng tôi chưa công bố những tài liệu này và sẽ không công bố nếu các vị đó tự mình và công khai từ bỏ việc cộng tác với cộng sản. Chúng tôi hy vọng trong một thời gian ngắn các linh mục và tu sĩ đang còn cộng tác với Cộng sản hãy chọn con đường trở về trong cương vị đích thực của mình trong Giáo hội.
Thỉnh cầu Hàng Giáo Phẩm Việt Nam phải có thái độ dứt khoát ngay với những giáo sĩ đang cộng tác với Cộng sản
Cũng thế, ngày nay, các vị Giám mục và Hàng Giáo Phẩm Việt Nam cần phải có thái độ quyết tâm và dứt khoát, với lập trường can đảm bắt đầu một tiến trình thanh tẩy hàng ngũ và có thái độ cứng rắn với những linh mục hay tu sĩ mà các vị giám mục biết rõ đang hoạt động cho cộng sản thì phải cảnh giác đòi buộc họ phải trở vể với đời sống linh mục chính hiệu, từ bỏ con đường chính trị làm tay sai cho cộng sản. Đây là lập trường và đường lối chung của Giáo hội, của Vatican mà các Đức giáo Hoàng cận đại đã từng lên tiếng. Các Giám Mục Ba Lan và các Hội Đồng Giám Mục Đông Âu là tấm gương.
Hàng Giám Mục Việt Nam không phải đợi đến khi chế độ Cộng Sản Việt Nam tan rã thì mới lên tiếng. Các Ngài có trách nhiệm luân lý và tinh thần trong cương vị là mục tử đích thật của Giáo hội, cần phải can đảm đối diện với những vết thương đã từng làm tê liệt và phá hoại Giáo hội Việt nam trong mấy thập niên qua. Nếu giáo dân Việt Nam đã chứng tỏ lòng quả cảm đứng lên bênh vực cho chân lý và công lý, thì hàng giám mục và giáo sĩ lại cần phải can đảm và nêu gương sáng cho tập thể Công giáo Việt nam. Các vị không còn lý do gì để thối thác trách nhiệm trước lương tâm và trước mặt Chúa, khi các vị được trao phó trách nhiệm dẫn dắt, chăm sóc, bênh đỡ, bảo toàn và nêu gương sáng cho đoàn chiên của mình.
Ý kiến độc giả: Suy nghĩ về Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam
Hoàng Khiêm
22:22 28/02/2008
Ý kiến độc giả: Suy nghĩ về Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam
Tin tức về vụ Tòa Khâm Sứ thời gian gần đây nổi lên nhiều bài viết phê bình linh mục Trương Bá Cần cũng như báo Công Giáo và Dân Tộc, công cụ của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Luôn tiện đó, một câu hỏi đã được nêu lên là cơ quan ngoại vi này của Nhà Nước VN liệu còn lý do gì để tồn tại nữa hay không? Đẩy đến tận cùng, thì câu hỏi là: Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam có cần thiết nữa không? Còn lý do gì để duy trì một cơ quan như thế?
Mục đích được nói ra, đó là ai cũng biết nó có nhiệm vụ làm “trung gian” giữa Nhà Nước và Giáo Hội, giúp thắt chặt tình đại đoàn kết dân tộc nói chung và trong Công Giáo nói riêng. Nó có nhiệm vụ chuyển tải chính sách của Nhà Nước đến tôn giáo và những tiếng nói từ phía tôn giáo đến Nhà Nước. Rất “đẹp” như là mục đích và sứ mệnh. Cũng có thể là nó có nhiệm vụ kích thích người Công Giáo sống đức tin, đồng hành cùng dân tộc, xây dựng đất nước. Tất cả đều rất “đẹp”!
Thế nhưng, cho dầu sứ mệnh và mục đích của nó tốt đẹp như thế, vậy mà ngay từ những ngày đầu nó được thành lập cho đến mãi hôm nay, với vụ Tòa Khâm Sứ, người Công Giáo vẫn còn tiếp tục thắc mắc về sự tồn tại của nó. Nó có nên và ráng tồn tại như thế không?
Nhiều người cho thấy là trong một hoàn cảnh đặc biệt trước đây, có thể nó thật sự “cần”, vì nó giúp tạo sự đối thoại giữa Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, giảm sự căng thẳng. Thế nhưng, thực chất, nó đã giúp được gì? Cho đến hôm nay mục đích và sứ mệnh ra đời của nó vẫn bị coi là dư thừa và nguy hiểm, vi trên thực tế, những gì mà cơ quan này thực hiện hoàn toàn nói ngược lại mục tiêu và sứ mệnh đó. Vả lại nó có tư cách gì để làm trung gian?
Rõ ràng chưa bao giờ Ủy ban này là đại diện cho người Công Giáo Việt Nam, cho HĐGM VN, và HĐGMVN chưa hề giao cho nó cái sứ mệnh đó. Ủy Ban này lợi dụng một thời điểm tế nhị trong lịch sử để qua mặt Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, HĐGMVN và người Công Giáo Việt Nam. Nó là cơ quan được Nhà Nước lập nên, và vì thế, mục tiêu không được nói ra đó là nó phải trở thành một công cụ của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thật thế, nếu nó thành công bao nhiêu trong việc trở thành dụng cụ của Đảng, thì nó lại càng thất bại bấy nhiêu đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Chính vì thế, ngày nay, trong sự nhận thức ngày càng cao về vị thế của mình giữa lòng xã hội, người Công Giáo không ngại ngùng tuyên bố đã đến lúc cần dẹp bỏ Ủy Ban này đi, nó chỉ có lợi cho Đảng, nhưng lại hại Nhà Nước, hại Giáo Hội. Nó mang tên là “Đoàn kết Công Giáo”, nhưng lại gây chia rẽ trâm trọng. Nó làm vai trò trung gian, nhưng chẳng ai cần đến nó và chẳng ai tin nó. Nó giúp đưa đức tin vào lòng dân tộc, nhưng đó là một việc dư thừa, vì người Công Giáo đã và đang sống đức tin giữa lòng dân tộc. Thay vì tạo tình đoàn kết dân tộc, nó lại là công cụ chia rẽ. Người ta đặt vấn đề vậy thì sự tồn tại của nó có lợi cho ai?
Rõ ràng câu trả lời là có lợi cho Đảng, điều đó là không thể phủ nhận. Một số người nói là nó là cơ hội để đem ánh sáng tin mừng cho Đảng, cho dân tộc? Thế nhưng, một công cụ gây chia rẽ thì không phải là hoa trái của Tin Mừng. Vậy thì bên cạnh lợi ích của Đảng, thì phải kể ngay rằng đó là vì lợi ích của những kẻ tham gia Ủy Ban này mà thôi.
Có nhiều Linh Mục nói rằng tưởng ông cha A hay ông B kia vào Ủy Ban, thì sẽ giúp được địa phận, Giáo Hội… nhưng cuối cùng rõ chẳng giúp được gì, hóa ra cuối cùng chỉ là công cụ bung xung cho Đảng, đánh bóng Đảng! Tiếng nói của Ủy Ban này, vì chỉ là con rối, nên không có trọng lượng chút nào. Vị trí của họ giữa Quốc Hội… cũng chỉ là trang trí nhằm che đậy thành tích vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt nam. Bản tin hôm 28/2/2008 về nội dung “Cuộc họp của Đoàn Chủ tịch, Ban Thư ký Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam” do Thiên Sứ đưa lên cho thấy Ủy Ban này sống mà như chết và Nhà Nước đang cố gắng cho nó cầm cự được chừng nào hay chừng đó. Nó như con ký sinh trùng sống nhờ vào ân huệ của Đảng, tiền của Đảng… Một ngày nào đó, Đảng hô biến, thì nó tự động biến! Làm linh mục mà không phục vụ Giáo Hội thì thử hỏi, những linh mục này phục vụ cho ai? Nếu nói phục vụ cho Giáo Hội, đang khi Giáo Hội đâu cần đến cái Ủy Ban bung xung này đâu? Rõ ràng mục tiêu Công Giáo quốc doanh như ở Trung Quốc đã hoàn toàn thất bại, nhưng nếu giữ nó để làm công cụ tấn công Giáo Hội, chia rẽ Giáo Hội, thì có lẽ nó đôi khi vẫn còn hữu ích cho Đảng.
Hôm nay có nhiều tiếng nói thẳng thắn rằng Ủy Ban này không còn cần thiết nữa và Đức Cha Thái Bình đã nói thẳng như thế “chẳng có tác dụng gì”. Nếu các Đức Giám Mục Việt Nam đều đồng thanh như thế, thì số phận của Ủy Ban này càng đến hồi kết liễu nhanh chóng. Rõ ràng, ngày nay, HĐGMVN đã có thể đối thoại trực tiếp với Nhà Nước, vậy vai trò của Ủy Ban này là dư thừa.
Không chỉ là một áp lực bên ngoài, đó cũng là một tiếng gọi ngay đối với các thành viên của Ủy Ban này. Hãy tự động giải tán! Vì đó là lợi ích của Giáo Hội thực sự và cũng là lợi ích của dân tộc. Đất nước và Giáo Hội không cần đến một Ủy Ban không kiến tạo hòa bình và sự ổn định của xã hội. Rõ ràng chỉ vì ích lợi cá nhân, mà vẫn còn một số người còn tham vọng bám lấy Ủy ban này.
Các linh mục quốc doanh tự hào kể rằng vào Ủy ban này thì được lợi nhiều lắm: có xe hơi riêng, đi xe hơi riêng, rồi mang biển số ưu tiên, có quyền cấp bằng khen cho các giáo xứ thi đua xã hội tốt. Có vị thì đi đâu cũng đeo huy hiệu mà vị đó mang khi đi họp quốc hội và lấy làm tự hào. Rồi đi máy bay là ngồi chỗ VIP, đi họp quốc hội thì ở nhà máy lạnh sạch sẽ, áo quần mặc cả tuần không hề cần giặt giũ hằng ngày như ở giáo xứ. Thậm chí có vị lợi dụng sự quen biết với chính quyền, đã dám thách thức Giám Mục của mình khi không đồng ý với chủ trương của Giám Mục muốn. Họ là những người tham quyền, cố bám víu vào chức vị...
Khi đem kể những thứ đó, Các linh mục quốc doanh không hề biết rằng người nghe rất coi thường những mục tử không vì đàn chiên của mình, nhưng chỉ tìm thỏa mãn bản thân. Các linh mục quốc doanh này tự coi mình như những ông quan, chứ không còn tôi tớ phục vụ nữa. Cái đó mới thật là bôi xấu hình ảnh người linh mục của Giáo Hội Công Giáo. Họ là những người trốn tránh việc coi sóc đàn chiên, bỏ bê công việc mục vụ, họ không còn đồng hành với đàn chiên, với anh em của mình nữa, nhưng là đi song song và cũng thật tội nghiệp, người giáo dân nhìn họ như là những người “tội phạm”… Nói chung đó là những mục tử đã biến chất! Khi đã “ăn” đầy miệng, thì Đảng sai đánh đâu thì xung trận đó mà thôi, đó là điều đương nhiên, như chúng ta thấy thời gian vừa qua.
Đã đến lúc phải lên tiếng giải tán Ủy Ban bung xung này, bởi vì sự tồn tại của nó là phi lý, là đầu mối của chia rẽ. Thời giờ của nó đã điểm!
Một linh mục Đà Nẵng
Tin tức về vụ Tòa Khâm Sứ thời gian gần đây nổi lên nhiều bài viết phê bình linh mục Trương Bá Cần cũng như báo Công Giáo và Dân Tộc, công cụ của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Luôn tiện đó, một câu hỏi đã được nêu lên là cơ quan ngoại vi này của Nhà Nước VN liệu còn lý do gì để tồn tại nữa hay không? Đẩy đến tận cùng, thì câu hỏi là: Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam có cần thiết nữa không? Còn lý do gì để duy trì một cơ quan như thế?
Minh họa hình ảnh linh mục quốc doanh: đồ trang trí cho chế độ! |
Thế nhưng, cho dầu sứ mệnh và mục đích của nó tốt đẹp như thế, vậy mà ngay từ những ngày đầu nó được thành lập cho đến mãi hôm nay, với vụ Tòa Khâm Sứ, người Công Giáo vẫn còn tiếp tục thắc mắc về sự tồn tại của nó. Nó có nên và ráng tồn tại như thế không?
Nhiều người cho thấy là trong một hoàn cảnh đặc biệt trước đây, có thể nó thật sự “cần”, vì nó giúp tạo sự đối thoại giữa Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, giảm sự căng thẳng. Thế nhưng, thực chất, nó đã giúp được gì? Cho đến hôm nay mục đích và sứ mệnh ra đời của nó vẫn bị coi là dư thừa và nguy hiểm, vi trên thực tế, những gì mà cơ quan này thực hiện hoàn toàn nói ngược lại mục tiêu và sứ mệnh đó. Vả lại nó có tư cách gì để làm trung gian?
Rõ ràng chưa bao giờ Ủy ban này là đại diện cho người Công Giáo Việt Nam, cho HĐGM VN, và HĐGMVN chưa hề giao cho nó cái sứ mệnh đó. Ủy Ban này lợi dụng một thời điểm tế nhị trong lịch sử để qua mặt Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, HĐGMVN và người Công Giáo Việt Nam. Nó là cơ quan được Nhà Nước lập nên, và vì thế, mục tiêu không được nói ra đó là nó phải trở thành một công cụ của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thật thế, nếu nó thành công bao nhiêu trong việc trở thành dụng cụ của Đảng, thì nó lại càng thất bại bấy nhiêu đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Chính vì thế, ngày nay, trong sự nhận thức ngày càng cao về vị thế của mình giữa lòng xã hội, người Công Giáo không ngại ngùng tuyên bố đã đến lúc cần dẹp bỏ Ủy Ban này đi, nó chỉ có lợi cho Đảng, nhưng lại hại Nhà Nước, hại Giáo Hội. Nó mang tên là “Đoàn kết Công Giáo”, nhưng lại gây chia rẽ trâm trọng. Nó làm vai trò trung gian, nhưng chẳng ai cần đến nó và chẳng ai tin nó. Nó giúp đưa đức tin vào lòng dân tộc, nhưng đó là một việc dư thừa, vì người Công Giáo đã và đang sống đức tin giữa lòng dân tộc. Thay vì tạo tình đoàn kết dân tộc, nó lại là công cụ chia rẽ. Người ta đặt vấn đề vậy thì sự tồn tại của nó có lợi cho ai?
Rõ ràng câu trả lời là có lợi cho Đảng, điều đó là không thể phủ nhận. Một số người nói là nó là cơ hội để đem ánh sáng tin mừng cho Đảng, cho dân tộc? Thế nhưng, một công cụ gây chia rẽ thì không phải là hoa trái của Tin Mừng. Vậy thì bên cạnh lợi ích của Đảng, thì phải kể ngay rằng đó là vì lợi ích của những kẻ tham gia Ủy Ban này mà thôi.
Có nhiều Linh Mục nói rằng tưởng ông cha A hay ông B kia vào Ủy Ban, thì sẽ giúp được địa phận, Giáo Hội… nhưng cuối cùng rõ chẳng giúp được gì, hóa ra cuối cùng chỉ là công cụ bung xung cho Đảng, đánh bóng Đảng! Tiếng nói của Ủy Ban này, vì chỉ là con rối, nên không có trọng lượng chút nào. Vị trí của họ giữa Quốc Hội… cũng chỉ là trang trí nhằm che đậy thành tích vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt nam. Bản tin hôm 28/2/2008 về nội dung “Cuộc họp của Đoàn Chủ tịch, Ban Thư ký Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam” do Thiên Sứ đưa lên cho thấy Ủy Ban này sống mà như chết và Nhà Nước đang cố gắng cho nó cầm cự được chừng nào hay chừng đó. Nó như con ký sinh trùng sống nhờ vào ân huệ của Đảng, tiền của Đảng… Một ngày nào đó, Đảng hô biến, thì nó tự động biến! Làm linh mục mà không phục vụ Giáo Hội thì thử hỏi, những linh mục này phục vụ cho ai? Nếu nói phục vụ cho Giáo Hội, đang khi Giáo Hội đâu cần đến cái Ủy Ban bung xung này đâu? Rõ ràng mục tiêu Công Giáo quốc doanh như ở Trung Quốc đã hoàn toàn thất bại, nhưng nếu giữ nó để làm công cụ tấn công Giáo Hội, chia rẽ Giáo Hội, thì có lẽ nó đôi khi vẫn còn hữu ích cho Đảng.
Hôm nay có nhiều tiếng nói thẳng thắn rằng Ủy Ban này không còn cần thiết nữa và Đức Cha Thái Bình đã nói thẳng như thế “chẳng có tác dụng gì”. Nếu các Đức Giám Mục Việt Nam đều đồng thanh như thế, thì số phận của Ủy Ban này càng đến hồi kết liễu nhanh chóng. Rõ ràng, ngày nay, HĐGMVN đã có thể đối thoại trực tiếp với Nhà Nước, vậy vai trò của Ủy Ban này là dư thừa.
Không chỉ là một áp lực bên ngoài, đó cũng là một tiếng gọi ngay đối với các thành viên của Ủy Ban này. Hãy tự động giải tán! Vì đó là lợi ích của Giáo Hội thực sự và cũng là lợi ích của dân tộc. Đất nước và Giáo Hội không cần đến một Ủy Ban không kiến tạo hòa bình và sự ổn định của xã hội. Rõ ràng chỉ vì ích lợi cá nhân, mà vẫn còn một số người còn tham vọng bám lấy Ủy ban này.
Các linh mục quốc doanh tự hào kể rằng vào Ủy ban này thì được lợi nhiều lắm: có xe hơi riêng, đi xe hơi riêng, rồi mang biển số ưu tiên, có quyền cấp bằng khen cho các giáo xứ thi đua xã hội tốt. Có vị thì đi đâu cũng đeo huy hiệu mà vị đó mang khi đi họp quốc hội và lấy làm tự hào. Rồi đi máy bay là ngồi chỗ VIP, đi họp quốc hội thì ở nhà máy lạnh sạch sẽ, áo quần mặc cả tuần không hề cần giặt giũ hằng ngày như ở giáo xứ. Thậm chí có vị lợi dụng sự quen biết với chính quyền, đã dám thách thức Giám Mục của mình khi không đồng ý với chủ trương của Giám Mục muốn. Họ là những người tham quyền, cố bám víu vào chức vị...
Khi đem kể những thứ đó, Các linh mục quốc doanh không hề biết rằng người nghe rất coi thường những mục tử không vì đàn chiên của mình, nhưng chỉ tìm thỏa mãn bản thân. Các linh mục quốc doanh này tự coi mình như những ông quan, chứ không còn tôi tớ phục vụ nữa. Cái đó mới thật là bôi xấu hình ảnh người linh mục của Giáo Hội Công Giáo. Họ là những người trốn tránh việc coi sóc đàn chiên, bỏ bê công việc mục vụ, họ không còn đồng hành với đàn chiên, với anh em của mình nữa, nhưng là đi song song và cũng thật tội nghiệp, người giáo dân nhìn họ như là những người “tội phạm”… Nói chung đó là những mục tử đã biến chất! Khi đã “ăn” đầy miệng, thì Đảng sai đánh đâu thì xung trận đó mà thôi, đó là điều đương nhiên, như chúng ta thấy thời gian vừa qua.
Đã đến lúc phải lên tiếng giải tán Ủy Ban bung xung này, bởi vì sự tồn tại của nó là phi lý, là đầu mối của chia rẽ. Thời giờ của nó đã điểm!
Một linh mục Đà Nẵng
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Mời tham dự Hành Hương La Vang của Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
Liên Đoàn CGVN HK
21:49 28/02/2008
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đất Hãy Nhẩy Mừng
Lm. Trần Cao Tường
12:12 28/02/2008
ĐẤT HÃY NHẢY MỪNG - Let the earth rejoice
Ảnh của Cao Tường (Khóa Thánh Linh vùng New Orleans, Hoa Kỳ)
biển gầm vang cùng muôn hải vật
ruộng đồng cùng hoa trái, nào hoan hỉ.
(Thánh Vịnh 96:11)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền