Ngày 28-02-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:27 28/02/2014
CHUYÊN GIA
N2T

Một vị tu hành khổ hạnh kể một câu chuyện như sau:
Có một người bị ngộ nhận là đã chết và do bạn bè khiêng đi mai táng, khi chuẩn bị đưa qua tài vào huyệt mộ, người ấy đột nhiên sống lại, dùng hết sức đập đập vào nắp quan tài, quan tài mở tung và người ấy bèn ngồi dậy nói với những người chung quanh:
- “Các người làm gì vậy, tôi vẫn còn sống chưa chết mà.”
Nghe anh ta nói câu ấy thì bốn bề im hơi lặng tiếng, sau đó có người lên tiếng:
- “Này anh, bác sĩ và linh mục đều chứng minh là anh đã chết rồi, lời nói của các chuyên gia thì không thể nào sai được.”
Do đó, nắp hòm lại một lần nữa đậy lại, đợi đúng ngày giờ thì chôn.

Suy tư:
Chuyên gia là người học và nghiên cứu sâu rộng về một ngành nghề nào đó, như bác sĩ, kiến trúc, kỷ sư.v.v...nhưng cũng có những người mang danh là bác sĩ nhưng không biết kê toa thuốc cho bệnh nhân, có những kỷ sư nhưng không biết tính được sức chịu đựng của một chiếc cầu, cho nên tháng này khánh thành thông xe qua cầu rầm rộ thì tháng sau cầu lún xuống cấp, hoặc có những kiến trúc sư nhưng nhà vừa xây xong là rạn nứt và lún nền...
Thời nay, người ta tin vào chuyên gia nói hơn là tin vào người “tay ngang” nói, dù cho đó là chuyên gia giả.
Không phải chuyên gia nào cũng đúng trăm phần trăm, không phải chuyên gia nào cũng chịu khó nghiên cứu, bởi vì có những cái bằng giả làm nên chuyên gia, có những đồng tiền lót đường để trở thành chuyên gia, nào là chuyên gia cấp nhà nước, nào là chuyên gia cấp địa phương, thế cho nên khi cầu sập đường lún thì đổ tội vòng vo.
Trong đời sống tâm linh, mỗi một người Ki-tô hữu là một chuyên gia cầu nguyện thứ thiệt, loại chuyên gia này không cần bằng cấp, bởi vì đức tin là một chứng mình hùng hồn cho đời sống bác ái yêu thương của họ.
-----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:32 28/02/2014
N2T

5. Muốn giáo huấn người khác thì cần phải lấy mình làm gương sáng.

(Thánh nữ Bernadino of Siena)
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:26 28/02/2014
EM BÉ MUỐI
N2T

Có một em bé muối đi bộ một ngàn cây số mới đến được bờ biển, sóng cồn dồn dập trước nay chưa hề thấy qua, khiến cho nó giương mắt nhìn sửng.
Em bé muối nói với biển: “Ông là ai ?”
Biển cười mĩm nói: “Con đến mà coi.”
Thế là, em bé muối từng bước từng bước đi xuống biển, mỗi bước đi là nó bị hòa tan một ít, cuối cùng nó hoàn toàn hòa tan trong nước. Em bé muối kinh ngạc vui vẻ hét lớn:
- “A, bây giờ thì mình mới nhận ra mình.”

Suy tư:
Có những người không nhận ra được mình là ai trong cuộc sống bon chen, khi họ cố chấp nhắm mắt dùng tất cả các phương tiện xấu xa bẩn thỉu để đạt cho được mục tiêu của mình: họ là những người công chức nhà nước là phục vụ nhân dân, nhưng họ trở thành những kẻ hà hiếp nhân dân; họ là những bác sĩ chữa bệnh cứu giúp bệnh nhân, nhưng họ không nhận ra mình là bác sĩ mà trở thành kẻ buôn bán sự sống chết với bệnh nhân của mình; họ là những thầy giáo đào tạo nhân tài tương lai cho đất nước, nhưng họ không nhận ra mình là thầy giáo mà lại trở thành kẻ du côn dữ tợn trên bục giảng...
Tôi là người Ki-tô hữu nhưng sẽ có một lúc nào đó tôi không nhận ra mình là người Ki-tô hữu nữa, bởi vì cách sống của tôi giống như những người chưa hề biết Chúa: rượu chè cờ bạc, kiêu ngạo, ghét ghen, nói xấu người này vu khống người kia, không tham dự các bí tích và không đến nhà thờ.v.v...
Chỉ khi nào tôi đắm mình trong cầu nguyện, hòa tan trong yêu thương của Thiên Chúa thì tôi mới hoàn toàn nhận ra mình là người Ki-tô hữu, là con cái của Thiên Chúa và là môn đệ của Đức Chúa Giê-su.
----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:28 28/02/2014
N2T

6. Tôi giảng đạo không phải là để mọi người biết tôi, mà là loan báo về Đức Chúa Giê-su để cho mọi người nhận biết Đức Chúa Giê-su của chúng ta.

(Thánh Jerome)
----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi Giáo Hội Mỹ la tinh quan tâm đến giới trẻ
LM. Trần Đức Anh OP
10:34 28/02/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô kêu gọi Giáo Hội tại Mỹ châu la tinh đặc biệt quan tâm tiếp đón, lắng nghe, săn sóc và mời gọi giới trẻ theo Chúa Kitô.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 28-2-2014, dành cho 45 HY, GM và chuyên gia cố vấn thuộc Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu la tinh, vừa kết thúc khóa họp toàn thể kéo dài 4 ngày tại Vatican (25-28.2.2014) dưới quyền chủ tọa của ĐHY Chủ tịch Marc Ouellet, người Canada, cũng là Tổng trưởng Bộ GM.
Chủ đề khóa họp là ”Sự cấp thiết về giáo dục và thông truyền đức tin cho giới trẻ Mỹ châu la tinh”.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC đã dựa vào trình thuật Tin Mừng về cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và chàng thanh niên giàu có (Xc Lc 18,18-23) và quảng diễn 3 thái độ của Chúa Giêsu mà Giáo Hội cần noi theo:

- Trước tiên là ”đón nhận, một thái độ đi trước mọi việc giảng huấn và sứ vụ tông đồ. Chúa Giêsu yêu thương và đón nhận chàng thanh niên, đặt mình trong hoàn cảnh của mỗi người, kể cả những người chối bỏ Ngài.”

ĐTC nói: ”Đó cũng phải là thái độ của Giáo Hội: Gần gũi người trẻ trong mọi môi trường cuộc sống như học đường, gia đình, nơi làm việc.. quan tâm đến những nhu cầu và khát vọng của người trẻ, không phải về mặt vật chất mà thôi. Rất nhiều người trẻ đang gặp những vấn đề trầm trọng.. Chúa yêu cầu chúng ta đừng bỏ rơi người trẻ,.. họ đang cần được cảm thấy được đề cao giá trị trong phẩm giá, được yêu thương và cảm thông”.

- Tiếp đến, ”Chúa Giêsu đối thoại chân thành và thân mật với chàng thanh niên. Lắng nghe những lo âu của anh ta và giải thích dưới ánh sáng Kinh Thánh. Chúa Giêsu không lên án, không có thành kiến. Giáo Hội cũng phải làm sao giúp người trẻ cảm thấy Giáo Hội là nhà của họ; không phải chỉ mở cửa mà thôi, nhưng còn phải ra đi tìm kiếm người trẻ.. Giáo Hội là mẹ và không thể dửng dưng lãnh đạm, nhưng biết những lo lắng của họ và nâng họ lên con tim của Thiên Chúa”.

- Sau cùng Chúa Giêsu mời gọi chàng thanh niên đi theo Ngài: Anh hãy bán mọi của cải.. và đến đây theo Thầy” (Xc Lc 18,22).

ĐTC nói với các HY và GM rằng: ”Những lời này không mất tính chất thời sự. Người trẻ cần được nghe những lời ấy từ chúng ta. Họ cần được nghe rằng Chúa Kitô không phải là một nhân vật tiểu thuyết, nhưng là một nhân vật sống động... Nếu chúng ta chỉ hài lòng với việc mang lại những an ủi phàm nhân cho người trẻ, thì chúng ta đánh lừa họ. Điều quan trọng là chúng ta cống hiến cho người trẻ điều tốt đẹp nhất mà chúng ta có, đó là Chúa Kitô, Tin Mừng của Người, cùng với một chân trời mới, giúp người trẻ đương đầu với cuộc sống phù hợp với niềm tin, sâu xa và nhìn cao trông rộng”.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Giáo Hội tại Mỹ châu la tinh không thể đánh mất kho tàng giới trẻ, với tất cả những tiềm năng của họ, để giúp xã hội tăng trường, với những khát vọng cao cả là họp thành một đại gia đình những người anh chị em được hòa giải trong tình thương”.

Trong 4 ngày họp, các HY và GM thành viên của Ủy ban cũng bàn về ”ý nghĩa triều đại Giáo Hoàng của Đức Phanxicô đối với Mỹ châu la tinh: những đòi hỏi và trách nhiệm”, ”Thực tại giới trẻ tại Mỹ châu la tinh”, tương quan giữa các thế hệ trẻ và chính trị, trong đó có vai trò giáo dục của Giáo Hội dành cho người trẻ về việc xây dựng hòa bình và công lý.

Trong bối cảnh trên đây, các thành viên cũng kiểm điểm thành quả của Ngày Quốc Tế giới trẻ hồi cuối tháng 7 năm 2013 tại Rio de Janeiro bên Brazil, với sự hiện diện của ĐTC. (SD 28-2-2014)

 
ĐGH không xuất hiện trước công chúng vì bị cảm sốt
Nguyễn Long Thao
13:13 28/02/2014
VATICAN CITY (AP) —Vào chiều ngày thứ Sáu 28/2/2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phải huỷ bỏ chuyến viếng thăm chủng viện ở Roma vì bị ốm. Trước giờ Ngài đến khoảng 30 phút, lính gác tại chủng viện báo cho các ký giả biết ĐGH không thể đến gặp các chủng sinh.

Sau đó phát ngôn viên Tòa Thánh, Linh mục Federico Lombardi xác nhận ĐGH không thể đến chủng viện vì bị sốt nhẹ. Ngài cũng cho biết các bác sĩ khuyến cáo ĐGH cần nghỉ ngơi. Từ khi lên ngôi Giáo Hoàng, đây là lần thứ hai ĐGH Phanxicô không thể xuất thiện trước công . Lần đầu, Ngài không xuất trước công chúng vào ngày 15 /11/ 2013 vì bị cảm lạnh.

Đức Thánh Cha Phanxicô năm nay 77 tuổi. Khi còn trẻ, phổi của ngài bị nhiễm trùng nên đã được cắt bỏ một phần. Tuy nhiên, người ta thấy Ngài rất khoẻ mạnh đi đứng rất dễ dàng.
 
Đức Thánh Cha: Những Kitô hữu sống bất nhất với niềm tin của mình đang gây ra tai tiếng
Đặng Tự Do
16:52 28/02/2014
Trong thánh lễ sáng thứ Năm 27 tháng Hai, Đức Thánh Cha cảnh báo rằng những Kitô hữu sống bất nhất với niềm tin của mình đang gây ra tai tiếng trước mặt người đời.

Ngài nói:

Chúng ta vừa nghe những gì Tông Đồ Giacôbê nói về những Kitô hữu sống không mạch lạc, những người tự hào là người Kitô hữu, nhưng đã bóc lột những người lao động của họ. Ngài nói: ‘Kìa, tiền lương mà bạn đã chặn lại từ những người thợ gặt đang gào lên. Tiếng khóc của những người thợ gặt đã thấu đến tai Chúa các đạo binh.’

Có những người nghe thấy điều này nghĩ rằng ‘cộng sản cũng đã từng nói về điều này’. Không, Thánh Tông Đồ Giacôbê cho biết đó là Lời của Chúa. Khi không có sự mạch lạc Kitô hữu, và khi bạn sống bất nhất như thế, bạn gây ra tai tiếng. Những Kitô hữu sống bất nhất với niềm tin của mình đang gây ra tai tiếng.

Thử tưởng tượng bạn đang đứng trước một người vô thần và người ấy nói với bạn là anh ta không tin vào Thiên Chúa, bạn có thể đọc cho anh ta nghe cả một thư viện, trong đó nói rằng Thiên Chúa hiện hữu và thậm chí đi xa hơn chứng minh rằng Thiên Chúa hiện hữu, anh ta có thể vẫn không có đức tin. Nhưng nếu trước người vô thần này, bạn sống mạch lạc đời sống một Kitô hữu, một cái gì đó sẽ bắt đầu hoạt động trong trái tim anh ta. Chính chứng tá hùng hồn của bạn mang lại sự thao thức trong con tim trên đó Chúa Thánh Thần hoạt động. Đó là một ân sủng mà tất cả chúng ta, toàn thể Giáo Hội phải cầu xin: "Lạy Chúa, xin cho chúng ta có thể sống nhất quán với đức tin của mình."

Chúng ta, tất cả đều là những người tội lỗi, nhưng chúng ta có khả năng cầu xin sự tha thứ. Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi thứ tha cho chúng ta. Hãy có lòng khiêm tốn xin tha thứ: "Lạy Chúa, con đã sống bất nhất. Xin tha thứ cho con!” Hãy đứng dậy và đi tiếp cuộc sống với sự mạch lạc Kitô giáo, với chứng tá của một người tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô, cuả một người biết rằng mình là kẻ có tội, nhưng có can đảm để xin tha thứ khi mình phạm những sai lầm, và cuả một người lo sợ gây ra tai tiếng. Xin Chúa ban ân sủng này cho tất cả chúng ta.
 
Lịch trình các cử hành của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng Ba và tháng Tư năm 2014
Đặng Tự Do
18:20 28/02/2014
Văn phòng đặc trách các nghi lễ phụng vụ của Đức Thánh Cha đã công bố lịch trình các cử hành của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng Ba và tháng Tư năm 2014:

Tháng Ba

- Thứ Tư Lễ Tro 5/03. Lúc 4:30 chiều Đức Thánh Cha sẽ chủ sự cuộc rước kiệu sám hối từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh. Lúc 5 giờ chiều ngài chủ sự thánh lễ tại đền thờ này với nghi thức bỏ tro mở đầu Mùa Chay Thánh.

- Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay 9/03: Đức Thánh Cha và Giáo Triều Rôma tham dự tuần tĩnh tâm Mùa Chay kết thúc vào ngày thứ Sáu 14/03.

- Chúa Nhật 16/03: Đức Thánh Cha viếng thăm mục vụ giáo xứ Santa Maria dell'Orazione.

- Thứ Sáu 28/03: Lúc 05:00 tại Đền Thờ Thánh Phêrô: nghi thức phụng vụ sám hối Mùa Chay.

Tháng Tư

- Chúa Nhật 6/04: Lúc 4 giờ chiều Đức Thánh Cha viếng thăm mục vụ một giáo xứ tại Rôma.

- Chúa Nhật 13/04: Chúa Nhật Lễ Lá. Lúc 9:30 sáng tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha chủ sự nghi thức làm phép lá và Ngày Giới Trẻ giáo phận Rôma.

- Thứ Năm Tuần Thánh 17/04. Thánh Lễ làm phép dầu với các linh mục của giáo phận Rôma lúc 9h30 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Theo thông lệ từ năm ngoái và thời gian ngài làm Tổng Giám Mục Buenos Aires, Đức Thánh Cha sẽ cử hành “Bữa Tiệc Ly” và nghi thức rửa chân tại một điạ điểm theo nhu cầu mục vụ sẽ được thông báo sau. Do đó, sẽ không có nghi thức chính thức với sự tham dự đông đảo của các tín hữu vào chiều Thứ Năm.

- Thứ Sáu Tuần Thánh 18/04. Đức Thánh Cha sẽ cử hành nghi thức tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa Kitô tại Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 5h chiều và lúc 9:15 tối ngài chủ sự buổi đi Đàng Thánh Giá tại Hí trường Côlôsê.

- Thứ Bảy Tuần Thánh 19/04. Đức Thánh Cha sẽ chủ sự nghi thức canh thức Phục sinh lúc 8h30 tối.

- Chúa Nhật Phục Sinh 20/04. Lúc 10:15 sáng tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ Phục sinh và sau đó ngài đọc thông điệp Phục sinh Urbi et Orbi và ban phép lành Tòa Thánh.

- Chúa Nhật thứ Hai Phục Sinh 27/04 - Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa. Lúc 10 giờ sáng tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha phong thánh cho Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII và Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
 
Khủng bố Hồi Giáo Boko Haram tàn sát 59 học sinh một trường trung học Công Giáo tại Nigeria
Đặng Tự Do
18:02 28/02/2014
Tối Chúa Nhật rạng sáng Thứ Hai 24 tháng Hai, quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã tấn công vào trường nội trú Federal Government College tại thành phố Buni Yadi của bang Yobe giết chết ít nhất 59 học sinh. Các em này tuổi từ 11 đến 18 đang ngủ thì bị tấn công. Một số em bị đánh đập dã man trước khi bị thiêu sống.

Đây là ngôi trường do Giáo Hội Công Giáo điều hành với 24 toà nhà. Tất cả các phòng ốc đều bị thiêu rụi.

Các nhân chứng sống sót cho biết bọn khủng bố gồm khoảng 50 người.

Boko Haram có nghĩa là "giáo dục phương Tây là một tội lỗi". Đây là một nhóm Hồi giáo cực đoan có liên quan chặt chẽ với Al Qaeda.

Trong hai năm qua, nhóm này đã tấn công thường dân ở Nigeria, phá hủy các cơ sở hạ tầng của đất nước để tạo ra sự hỗn loạn. Mục tiêu của họ là thiết lập một nhà nước Hồi giáo ở phía bắc của đất nước. Thủ đoạn tấn công của nhóm này ngày càng phức tạp và tàn bạo hơn.
 
Một năm sau ngày Đức Bênêđíctô XVI từ chức
Vũ Văn An
22:07 28/02/2014
Nhân kỷ niệm một năm ngày Đức Bênêđíctô XVI từ chức, ký giả Ann Schneible của Zenit thuật lại các nhận định của một số người từng được triều đại giáo hoàng của ngài gợi hứng.

Vào tối ngày cuối cùng trong tư cách Giáo Hoàng, Đức Bênêđíctô XVI nói với công chúng tại Castel Gandolfo rằng từ nay ngài sẽ “đơn giản chỉ là một người hành hương” trong quãng cuối cùng “của cuộc hành trình trên dương thế”. Một năm qua, ngài đã sống đúng mô tả của chính ngài: sống một cuộc sống cầu nguyện, xa hẳn tầm nhìn của công chúng.

Trong khi vị kế nhiệm ngài là Đức Phanxicô được bầu sau đó chưa tới 2 tuần và trở nên trung tâm chú ý của giới truyền thông, thì Đức Bênêđíctô XVI và di sản của ngài vẫn không bị quên lãng, dù ngài tiếp tục bị báo chí thế tục hiểu lầm thường xuyên.

Trong một cuộc phỏng vấn của Zenit, Đức Hồng Y Cormac Murphy-O’Connor nói rằng “người ta phải nhìn các vị giáo hoàng trong ngữ cảnh lịch sử. Ta có Đức Gioan XXIII, người sẽ được phong hiển thánh, từng triệu tập Công Đồng Vatican II. Ta lại có Đức Gioan Phaolô II, một người truyền giảng Tin Mừng khắp thế giới, có thể gọi như thế. Rồi ta có Đức Bênêđíctô, một tư tưởng gia, người phải đương đầu với một Giáo Hội trong đó, mọi chuyện đều không xuôi chẩy… Tôi chẳng dám thèm nhiệm vụ ấy của ngài”.

Trích dẫn các thách đố chuyên biệt mà Đức Bênêđíctô từng phải đương đầu, tức vụ khủng hoảng lạm dụng tình dục trẻ em và các bất ổn trong Giáo Hội, Đức HY O’Connor nhận định rằng: “ngài có một triều đại giáo hoàng rất khó khăn”. Tuy nhiên, bất chấp nhiều mô tả thường là tiêu cực trên báo chí về Đức Bênêđíctô, Đức Hồng Y O’Connor nhắc tới tác động ngài tạo ra trong cuộc tông du Nước Anh “trong dịp này, từ một thứ chó dữ Đức (German Rottweiler), ngài đã trở thành vị mục tử Đức (German Shepherd), và dân chúng tỏ ra rất ấm áp đối với ngài”. Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng: “có nhiều điều cần phải cám ơn ngài. Cũng phải cám ơn ngài vì ơn phúc và sự can đảm dám từ chức của ngài”.

Bục giảng vĩ đại nhất

Một đặc tính được nhiều người ca ngợi nơi Đức Bênêđíctô là sự khiêm nhường của ngài, nhất là qua hành vi từ nhiệm ngôi vị giáo hoàng của ngài. Đức Ông Anthony Figueiredo, giám đốc Viện Tu Nghiệp Giáo Dục Thần Học và là cố vấn linh đạo tại Học Viện Giáo Hoàng Bắc Mỹ tại Rôma nói với Zenit rằng lòng khiêm nhường này “là bục giảng vĩ đại nhất mà từ đó Đức GH Bênêđíctô từng giảng dậy xưa nay”.

Đức Ông cho hay tiếp: “Ngài luôn nói không ngừng tới việc phải trở nên nhỏ bé. Đây là lời dạy vĩ đại của ngài. Ta cần phải nhỏ bé. Ta cần phải bé nhỏ để vào được Nước Thiên Chúa. Ta cần phải khiêm nhường. Điều ta thấy nơi bản thân ngài trong những năm tháng này, nhất là lúc ngài tự ý hy sinh rời bỏ ngôi vị giáo hoàng, là một con người sống đúng điều mình giảng dạy. Ngài đã trở nên người đầy tớ khiêm hạ của Chúa. Hãy tưởng tượng là giáo hoàng mà lại từ bỏ mọi sự để vào tu viện, xa hẳn thế gian, để cầu nguyện cho Giáo Hội và các nhu cầu của Giáo Hội”.

Đức Ông cũng nhấn mạnh tới trí thông minh của Đứcc Bênêđíctô XVI, trưng dẫn ngài như “nhà thần học có lẽ vĩ đại nhất ta từng có thời nay. Tôi luôn nghĩ tới thông điệp đầu tiên của ngài, Deus Caritas Est, một thông điệp quả là viên ngọc quí về tình yêu, nhưng cả cách làm thế nào ta điều hướng và tinh tuyền hóa được tình yêu ấy để nó thực sự phản ảnh tình yêu Thiên Chúa và đem lại hạnh phúc”.

Tận tụy phục vụ

Mặc dù truyền thông thế tục thường hình dung Đức Bênêđíctô XVI như nhà lãnh đạo lạnh lùng và vụ luật pháp, nhưng những ai biết rõ ngài cho rằng lối hình dung này hết sức xa sự thật. Viện trưởng Học Viện Đáng Kính Anh (VEC), Đức Ông Philip Whitmore, trưng dẫn một viên chức ngoại giao từng làm việc với Đức Bênêđíctô, để nói rằng “Tôi từng nghe người ta nói rằng chưa có một nhà lãnh đạo thế giới nào có một nhân cách khác xa đến thế với những gì người ta trình bày về ngài”. Ngài là “một con người chắc chắn không lưu ý gì tới việc có quyền hay có ảnh hưởng trên người khác, nhưng sẵn sàng làm bất cứ điều gì Giáo Hội đòi hỏi, bất cứ điều gì Chúa đòi hỏi nơi ngài”.

Trước khi nhận chức viện trưởng VEC, Đức Ông Whitmore từng phục vụ tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đặc trách Anh Quốc sự vụ. Tại đây, ngài giữ phần vụ cung cấp cho Đức Bênêđíctô các nhu cầu hàng ngày liên quan tới bản văn bằng tiếng Anh.

Ngài nói với Zenit: “Bản thân tôi rất thích ngài, thực sự vui sướng, và cảm thấy rất được đặc ân làm việc cho ngài cách đó. Tôi biết ngài là người rất hiền từ, rất tốt bụng, rất nhân hậu, rất đơn giản, rất thánh thiện, cực kỳ thông minh, nhưng lại rất khiêm nhường. Ngài rất cởi mở, rất có khả năng biết lắng nghe, mà vẫn có khả năng trả lời từ thẳm sâu niềm tin và hiểu biết thánh truyền của mình cũng như giáo huấn Giáo Hội. Chắc chắn tôi sẽ mang theo hình ảnh một người tận tụy phục vụ người khác, phục vụ Thiên Chúa, và trên hết, hành động khiêm nhường tuyệt hảo là việc từ nhiệm của ngài, hành động này minh họa được con người mà ngài luôn luôn là và luôn luôn từng là”.

Với những ai đang được huấn luyện để lãnh chức linh mục, Đức Bênêđíctô XVI để lại “cả một bộ giáo huấn lớn lao: các trước tác, các bài giảng, các diễn văn của ngài”. Đức Ông đặc biệt nhắc tới Thư Gửi Các Chủng Sinh năm 2010, một thư ngài khuyên mọi người đang được huấn luyện nên đọc và suy nghĩ.

Vị viện trưởng này tiếp tục cho hay: các trước tác của ngài đem đến cho ta “một di sản kỳ diệu mà tôi nghĩ sẽ nuôi dưỡng ta không phải chỉ mấy năm mà là hàng thế kỷ”.

Đức Ông Whotmore cho rằng: Đức Bênêđíctô XVI cũng là mẫu gương cho các chủng sinh và linh mục qua sự “đơn sơ và lòng tốt của ngài, vừa giao tiếp với thế giới vừa đồng thời phúc âm hóa thế giới, vừa lắng nghe thế giới vừa trình bày Tin Mừng cho thế giới. Phải khó khăn lắm mới đạt được sự tổng hợp đúng đắn này, và tôi nghĩ ngài đã đạt được”.

Niềm vui gợi hứng

Tuy nhiên, tác động mà Đức Bênêđíctô tạo được nơi các tín hữu vượt quá cả vòng thành Vatican. Ryan Service, 26 tuổi, là một chủng sinh năm thứ hai tại VEC và đang học tập cho giáo phận Birmingham. Thầy trưng dẫn cuộc tông du Vương Quốc Thống Nhất của Đức Bênêđíctô năm 2010 như là khúc ngoặt khiến thầy quyết định vào chủng viện. Mô tả cuộc tông du, thầy bảo: “Vào lúc đó, một cụ già 82 tuổi từ Rôma đến thăm, lại là người Đức nữa. Tôi có mặt tại đó bên ngoài Quảng Trường Westminster, bao vây bởi khoảng 200-300 người trẻ, mỗi người đại diện cho một giáo xứ khắp Vương Quốc Thống Nhất”.

Mặc dù trước đó, trong khoảng thời gian sắp có cuộc tông du, báo chí nói nhiều điều hết sức tiêu cực, Service cho hay “giây phút ngài ra khỏi Quảng Trường, chưa nói lời nào, nguyên tuyền chỉ là sự thanh thản của ngài, niềm vui đơn giản của ngài, nhìn chúng tôi, hiện diện với chúng tôi, sáu mươi năm phân cách với phần lớn chúng tôi, bỗng có mối liên hệ, một trao đổi thực sự, dù không lời. Ngay lúc ấy mọi hình ảnh của báo chí bỗng tan biến hết. Nó làm tôi run đến tận gót chân: đây là một con người hiền từ, ngài gợi lên một niềm vui quá đỗi”.

Service cho hay: “sứ điệp của ngài rất đơn giản. Thay vì một con người nhiều lời, viết nhiều sách, nhiều bài báo, ngài chỉ đơn giản nói về tình yêu Chúa Kitô, và tình yêu ta nhằm lãnh nhận, và tình yêu ta nhằm cho đi. Ngài đơn giản tóm tắt Kitô Giáo bằng hai mệnh đề ấy, và tôi muốn điều ấy: tôi muốn là một phần của điều ấy, muốn chia sẻ niềm vui ấy”.
 
Top Stories
Birmanie: Une organisation de moines bouddhistes nationalistes enjoint les dirigeants politiques à légiférer pour « protéger la religion et la race » birmane
Eglises d'Asie
09:39 28/02/2014
Un récent échange de messages entre le président de la République et le président du Parlement au sujet de la nécessité de restreindre la possibilité pour les habitants de l’Union du Myanmar de contracter mariage avec un conjoint d’une autre confession religieuse témoigne de l’extrême sensibilité des relations entre les groupes ethniques et religieux en Birmanie ainsi que de l’instrumentalisation persistante de « la question Rohingya » par les dirigeants du pays.

Le 27 février, Shwe Mann, président du Parlement et président du parti majoritaire, l’USDP (Union Solidarity and Development Party), a déclaré devant les députés, en session parlementaire, qu’il allait écrire au président de la République, Thein Sein, pour lui demander de prendre ses responsabilités. La déclaration du président du Parlement, qui est considéré comme un candidat sérieux pour le poste de président de la République – lequel sera renouvelé à l’issue des élections législatives de 2015 –, intervient à la suite d’une demande du président Thein Sein.

Saisi il y a quelques mois par une organisation de bouddhistes nationalistes d’une requête au sujet de la nécessité du vote d’une loi pour restreindre les mariages interreligieux en Birmanie, Thein Sein demandait, dans sa lettre à Shwe Mann, que le Parlement débatte d’un tel projet de loi. Le président de la République arguait du fait que la Constitution de 2008 ne contenant pas de dispositions relatives « aux problèmes religieux particulièrement délicats », il appartenait au Parlement de se saisir de cette question.

Pour Shwe Mann, c’est au contraire au gouvernement d’agir en la matière. L’organisation de bouddhistes nationalistes ayant proposé quatre projets de loi (sur la conversion religieuse, le mariage, la monogamie et le contrôle des naissances), le président du Parlement demande à ce que les ministères concernés préparent des textes qui pourront ensuite être discutés au Parlement. A savoir le ministère des Affaires religieuses, le ministère de l’Intérieur, le ministère des Affaires étrangères ainsi que le Bureau de l’immigration, la Commission nationale des droits de l’homme et la Haute Cour de l’Union du Myanmar. Interrogé par The Irrawaddy, Pe Than, député du RNDP (Rakhine Nationalities Development Party), a estimé que Shwe Mann, en agissant ainsi, ne faisait que se conformer à la procédure habituelle, qui veut que l’initiative des lois appartienne au gouvernement, le Parlement ne faisant que les discuter pour les amender éventuellement avant de les voter.

L’organisation nationaliste à l’origine de cet échange entre Thein Sein et Shwe Mann est l’OPNRR (Organisation for Protection of National Race and Religion). Dirigée par le moine Tilawaka Biwuntha, proche des moines bouddhistes extrémistes du mouvement 969, elle déclare que le vote de lois « protégeant la race et la religion nationales » est nécessaire pour prévenir la répétition des violences intercommunautaires, comme celles qui ont eu lieu en 2012. Violences dont les victimes ont été principalement des musulmans et notamment ceux de la minorité Rohingya de l’Etat de l’Arakan.

A l’appui de sa demande auprès du président Thein Sein, l’OPNRR affirme avoir réuni une pétition signée par 1,3 million de personnes et ce sont des moines bouddhistes en vue qui ont confié à des juristes la tâche d’écrire les quatre propositions de loi en question. Si ces textes étaient votés en l’état, il deviendrait impossible pour une bouddhiste de se marier avec un non-bouddhiste sans obtenir au préalable l’autorisation de ses parents ainsi que de l’administration de l’état-civil. Parallèlement, un non-bouddhiste devrait se convertir au bouddhisme avant d’épouser une bouddhiste.

« De nombreux bouddhistes craignent que le bouddhisme disparaisse au fur et à mesure de l’accroissement de la part des musulmans dans la population. Nos moines bouddhistes redoutent de voir les musulmans prendre une place importante dans le pays », explique le député Pe Than, qui se déclare prêt à voter ces textes lorsqu’ils arriveront devant le Parlement. « Nous devons protéger notre race et défendre nos frontières », précise-t-il, en référence à la perception commune en Arakan selon laquelle les immigrants musulmans venus du Bangladesh voisins sont toujours plus nombreux. Il ajoute aussi que la Constitution de 2008 comporte des éléments « protecteurs de la race et de la religion », notamment l’interdiction de la polygamie, mais que cet interdit est peu appliqué et doit donc être renforcé (1).

L’initiative de l’OPNRR et la pression qu’elle exerce sur les dirigeants politiques nationaux interviennent à quelques jours du début du recensement de la population. Le 30 mars prochain, les opérations de recensement commenceront et elles promettent d’être sensibles. Alors que les préconisations de l’ONU sont d’organiser un recensement tous les dix ans, le dernier en date en Birmanie remonte à 1983, époque où le pays était dirigé par une junte militaire et que l’on soupçonne d’avoir tronqué certains chiffres. Il y a trente ans, les militaires auraient ainsi minoré le pourcentage des musulmans dans le pays, aux environs de 4 %.

Cette fois-ci, le pays est dirigé par un gouvernement civil et le recensement sera suivi de près par la communauté internationale. Mais les résultats du recensement promettent d’être politiquement sensibles : au cas où le nombre des musulmans doive être nettement révisé à la hausse, cette nouvelle réalité statistique sera alors exploitée par les nationalistes bouddhistes comme preuve du bien-fondé de leurs arguments et pour attiser le sentiment antimusulman, latent chez une part significative de la population.

Khin Saw Wai, députée du Rakhine Nationalities Development Party ne cachait pas son souhait de voir mise en place une loi imposant un renforcement de l’obligation du mariage monogame. « [Les Rohingyas] en Arakan épousent plusieurs femmes. Les personnes dont les droits fondamentaux sont vraiment bafoués sont ces femmes [Rohingyas] car elles ont peur de dire à leur mari les difficultés auxquelles elles font face et ce qu’elles ressentent », a-t-elle expliqué à Radio Free Asia, ajoutant qu’une loi sur la monogamie « aurait aussi un impact positif pour contrôler la croissance de la population ».

Du côté de la Ligue nationale pour la démocratie, l’embarras est perceptible sur cette question qui surgit à un moment où les élections de 2015 sont dans tous les esprits. Contactée par l’AFP, Aung San Suu Kyi s’est dit satisfaite de la décision de Shwe Mann de renvoyer aux ministères concernés l’élaboration des éventuels projets de loi « car c’est ce que la procédure législative prévoit ». Elle ne s’est toutefois pas prononcée sur le fond, bien que l’an dernier elle avait critiqué un appel des moines à limiter les mariages interreligieux ; elle avait alors déclaré qu’une telle mesure serait discriminatoire envers les femmes, contraire aux lois en vigueur et aux droits de l’homme et en contradiction avec l’enseignement bouddhique.

Quelques députés ont toutefois estimé qu’il n’y avait pas « urgence » à légiférer sur ces questions. Interrogé par The Irrawaddy, Win Htein, un député de la LND, rappelle que si le bouddhisme est dominant en Birmanie, le christianisme et l’islam sont pratiqués par certains groupes ethniques et précise que « les questions liées à la religion et à la race sont très dangereuses ». Appartenant à l’USDP, un autre député, Hla Swe, déclare à l’AFP qu’« il serait mieux de formuler ces lois après les élections [de 2015] », ajoutant craindre que « la demande appelant à la rédaction de telles lois ne soit motivée par des desseins politiciens ».(eda/ra)

(1) La Constitution de 2008 de l’Union du Myanmar reconnaît au bouddhisme une « position spéciale » du fait que cette religion est professée par une majorité de la population ; elle reconnaît aussi le christianisme, l’islam, l’hindouisme et l’animisme comme étant des religions présentes dans le pays.

(Source: Eglises d'Asie, le 28 février 2014)

 
The Pope: the Church in Latin America must not squander the treasure of youth
ViS
10:44 28/02/2014
Vatican City, 28 February 2014 (VIS) – This morning the Holy Father received in audience the Commission for Latin America, which today concluded its plenary session. Pope Francis emphasised that the Commission has dedicated its work during these days to the millions of young people in Latin America and the Caribbean “who live in conditions of 'educational emergency' and for whom it is necessary to pose the fundamental question of the 'traditio' of faith and how the Church wishes to imitate Jesus in His approach to the young”.

“It is worth following the example Jesus Christ gives us”, he repeated, “an example of commitment, of service, of selfless love, of the struggle for justice and truth. The Holy Mother Church is convinced that the best teacher for the young is Jesus Christ. She wishes to instil in them these same sentiments, showing them how beautiful it is to live as He did, banishing selfishness and allowing oneself to be drawn by the beauty of goodness. He who truly knows Jesus does not stay on the couch, but rather takes on His style of life, becoming a missionary disciple of His Gospel, bearing enthusiastic witness to faith, and sparing no sacrifice”.

The Pope recalled Jesus' encounter with the rich youth, and emphasised three aspects. First, welcome: Jesus' first gesture, and also ours, it precedes every form of instruction or apostolic mission. “Be close to the young in every area of life: in school, family, work. … Many young people experience serious problems. They face difficulties in school, unemployment, loneliness, the bitterness of disunited families. These are difficult moments, in which they experience frustration and helplessness; they become vulnerable to drug abuse, sex without love, violence ... we must not abandon the young, or leave them at the roadside; they have a great need to feel valued in their dignity, surrounded by affection, and understood”.

Secondly, Pope Francis spoke about the importance of frank and cordial dialogue, just as Jesus listened to the youth's worries and helped to clear them up. “Jesus listened, without condemning; he was without prejudice, he did not speak about the usual things. In the same way, the young want to feel at home in Church. Not only must the Church open her doors to them; she must actively seek them”.

Finally, the Pontiff underlined the invitation that Jesus makes to the youth to follow him, and emphasised the need for the young to hear this invitation. They must hear that Christ is not a character in a novel, but a living person, who wants to share their irrepressible desire for life, commitment, and dedication. If we content ourselves with offering them mere human comfort, we let them down. It is important to offer them the best we have: Jesus Christ, His Gospel, and with Him, a new horizon, which enables them to face life with coherence, honesty and high-mindedness. They see the evils of the world and do not keep quiet, they place their finger on the wound and ask for a better world, admitting no substitutes. They want to be in control of their present and builders of a future in which there is no place for lies, corruption and the lack of solidarity. … The Church in Latin America must not squander the treasure of youth”.

Before concluding, the Pope urged the Commission to face this challenge with resolve. “The young are waiting for us. We must not let them down”.
 
Vietnam: Une délégation gouvernementale vietnamienne est venue assister à la cérémonie de création des cardinaux du 22 février 2014
Eglises d'Asie
12:39 28/02/2014
De nombreuses délégations diplomatiques sont venues à Rome le 22 février dernier, pour assister à la cérémonie au cours de laquelle le pape François a créé 19 nouveaux cardinaux. La présence parmi elles d’une relativement importante délégation du gouvernement vietnamien a intrigué. Elle comportait en effet cinq membres et était menée par Duong Ngoc Tân, vice-directeur du Bureau gouvernemental des Affaires religieuses (1).

Comme aucun évêque vietnamien ne figurait sur la liste de ceux qui accédaient à la dignité cardinalice, on s’est interrogé sur la raison de ce geste gouvernemental. En réalité, il n’y avait là rien de très mystérieux: la présence des représentants vietnamiens était motivée par la remise de la barrette cardinalice au nouveau secrétaire d’Etat, Mgr Pietro Parolin. Celui-ci est bien connu des autorités civiles vietnamiennes et, en particulier, du Bureau des affaires religieuses. Nommé sous-secrétaire de la section de la Secrétairerie d’Etat pour les rapports avec les Etats en novembre 2002, il avait ensuite participé jusqu’en 2009 aux négociations annuelles entre le Saint-Siège et le gouvernement vietnamien.

C’est le 27 avril 2004 que Mgr Pietro Parolin est venu pour la première fois à Hanoi. Il présidait la délégation du Saint-Siège qui, chaque année depuis novembre 1990, rencontre les autorités vietnamiennes pour des négociations à propos de l’Eglise catholique au Vietnam. Mgr Parolin prenait une succession difficile. La visite de son prédécesseur Mgr Celestino Migliore, en octobre 2002, avait été éprouvante pour la délégation. Le gouvernement vietnamien avait opposé de nombreux refus aux propositions du Saint-Siège. Les premières négociations menées par le nouveau responsable ne furent pas non plus faciles. Dans une interview accordée à Radio Vatican (programmes en vietnamien) après le voyage, Mgr Parolin cita d’abord les progrès accomplis au cours des quinze années écoulées depuis la première visite du cardinal Etchegaray, puis ajouta, parlant de la liberté religieuse: « Je crois que le chemin qui reste à parcourir est encore très long. » Cependant, d’une façon générale, il se montra d’un grand optimisme sur l’avenir des relations entre l’Eglise et l’Etat vietnamien.

Effectivement, dès l’année suivante, le climat des relations entre le Saint-Siège et le Vietnam se réchauffa. Il fut particulièrement cordial en juin 2005 lorsqu’une délégation vietnamienne se déplaça à Rome pour rencontrer les responsables de la Secrétairerie d’Etat et donc à nouveau Mgr Pietro Parolin. Les deux communiqués publiés à l’issue de la rencontre et particulièrement le communiqué vietnamien soulignent l’approfondissement des relations entre les deux parties. La visite au Vietnam, au mois de décembre suivant, du cardinal Crescenzio Sepe, préfet de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, confirma cette impression.

Le climat avait changé au début du mois de mars 2007, lors du voyage au Vietnam de Mgr Pietro Parolin, toujours à la tête de la délégation vaticane. En effet, la visite se déroulait dans le double contexte d’une visite toute récente du Premier ministre Nguyên Tân Dung au pape Benoît XVI et d’une campagne policière lancée contre le P. Thaddée Nguyên Van Ly et quelques autres laïcs. Ce sujet fut évoqué lors des négociations, mais ne figurait pas dans le communiqué de presse du Vatican, qui mentionnait seulement un certain nombre de problèmes en suspens. Dans une interview donnée quelques jours plus tard à Radio Vatican, le chef de la délégation romaine déclarera avoir été ému par la chaleur de l’accueil des autorités et surtout des communautés catholiques.

Lorsque Mgr Parolin revint à Hanoi en juin 2008 pour les négociations annuelles, la tension entre l’Eglise et l’Etat était toujours vive. Elle était alimentée par les revendications de diverses communautés catholiques concernant des biens confisqués par l’Etat. En décembre 2007 et janvier 2008, les catholiques de Hanoi avaient manifesté pour la restitution du bâtiment ayant abrité l’ancienne délégation apostolique. Cette question fut évoquée au cours de la négociation par la délégation du Saint-Siège. Celle-ci réclama même la restitution progressive des biens d’Eglise, sans résultat. Lors d’une interview avec l’Agence vietnamienne d’information, le prélat déclara: « Les deux parties se sont écoutés écoutées mutuellement. Je pense que le résultat (du dialogue), c’est le dialogue lui-même… »

Au mois d’août 2009, après avoir été ordonné archevêque, Mgr Pietro Parolin sera nommé nonce apostolique au Venezuela. Mais avant cela, au mois de février, il avait accompli son dernier voyage au Vietnam pour participer aux premières réunions du « groupe mixte de travail Vietnam-Saint-Siège » dont le but affiché était de préparer directement l’établissement de relations diplomatiques entre les deux Etats.(eda/jm)

(1) La présence de la délégation a été signalée par Radio Vatican (programmes en langue vietnamienne) le 22 février 2014. Voir le script dans VietCatholic News du 22 février 2014.

(Source: Eglises d'Asie, le 28 février 2014)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Trong Sương Mai
Nguyễn Đức Cung
22:17 28/02/2014
CHIM TRONG SƯƠNG MAI
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Lòng tin là con chim cảm nhận
được ánh sáng và hót lên khi
trời còn tờ mờ sáng.
(R. Tagore)