Ngày 28-02-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 29/02: Khổ trước sướng sau – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP.
Giáo Hội Năm Châu
00:28 28/02/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,

Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Pha-ri-sêu dụ ngôn sau đây: “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.

“Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên: ‘Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!’ Ông Áp-ra-ham đáp: ‘Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.’

“Ông nhà giàu nói: ‘Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!’ Ông Áp-ra-ham đáp: ‘Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó.’ Ông nhà giàu nói: ‘Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối.’ Ông Áp-ra-ham đáp: ‘Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin.’”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:26 28/02/2024

9. Nhờ bí tích Thánh Thể chúng ta trở thành máu thịt của Ngài, Ngài cũng trở thành máu thịt của chúng ta.

(Thánh Leo I)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:34 28/02/2024
91. MÈ (VỪNG) GIẤY GƯƠNG

Vi Chính người đất Ngô không có tài học vấn, nhưng thích đàm luận thơ văn giữa nơi quảng đình to lớn, nhưng cũng chỉ nói được vài lời vài chữ, lúc có người hỏi cặn kẻ và truy hỏi xuất xứ bài thơ thì không tài nào trả lời được, có người chế nhạo ông ta là “mè giấy gương”.

Nguyên nhân là người đất Ngô thích ăn chè và bánh làm bằng mè, do đó trong chợ có rất nhiều người bán chè. Có một người chuyên môn dùng “giấy gương” để gói những đồ thừa, vừa lúc có người đếm và mua hàng hóa của hắn ta, sau khi lấy mè làm bánh, người ấy nhìn nhìn tờ “giấy gương” còn thừa bèn ra ngoài huênh hoang đứng rung đùi khoe học vấn của mình, nhưng có nhiều lần bị người ta truy hỏi cho đến cùng nên nhất thời không trả lời được, người ấy bèn nói:

- “Mè giấy gương” của nhà tôi chỉ đến đây thì chấm hết ạ”.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tưư 91:

Người ta thường nhìn giá trị của mỗi người theo bằng cấp của họ, cho nên mới có chuyện tiến sĩ mà không làm nổi bài luận văn, viết văn viết báo thì chấm phẩy không biết để vào đâu, bởi vì tiến sĩ này là tiến sĩ tiền, nghĩa là dùng tiền để mua bằng cấp; con người ta cũng thường hay đánh giá người khác qua bằng cấp nên có những vị cử nhân, tiến sĩ, thạc sĩ ăn nói giống như những ma cô mặc rô bảo kê các cô gái đứng đường, bởi vì tư cách của họ giống như thế mặc dù họ có bằng cấp đàng hoàng...

Đánh giá người khác qua bằng cấp học vấn mà thôi thì chưa đủ, bởi vì bằng cấp học vấn chỉ là mực đo trình độ trí thức chứ không thể mực thước đo giá trị đạo đức của một con người.

Trước mặt Thiên Chúa giá trị của mỗi người đều giống nhau, bởi vì tất cả đều được cứu chuộc bằng giá máu Con Một của Ngài là Đức Chúa Giê-su Ki-tô, cho nên người Ki-tô hữu không thể chỉ nhìn nhận giá trị con người bằng học vấn, nhưng là nhìn nhận mọi người đều có một linh hồn cao quý hơn mọi bằng cấp trên thế gian này...

Khoe khoang học vấn là đem cái tôi của mình ra...phơi nắng cho đen để không ai thấy được tâm hồn mình; đem tinh thần phục vụ và yêu thương của mình trãi ra trong cuộc sống, là đem giá trị Phúc Âm gieo vào tâm hồn của mọi người...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Hãy thanh tẩy tâm hồn
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
14:01 28/02/2024
SUY NIỆM CHÚA NHẬT III MÙA CHAY – B
(Ga 2, 13-25)
Hãy thanh tẩy tâm hồn

Bước vào Chúa nhật III Mùa Chay, Lời Chúa trích Sách Xuất hành tả lại việc Thiên Chúa ban Mười Điều Răn cho dân Israel qua trung gian ông Môsê. Đến lúc Chúa yêu cầu dân duyệt xét lại từng điều xem họ có trung thành tuân giữ hay không? Tin Mừng Gioan (Ga 2, 13-25) mô tả cảnh Chúa Giêsu vào Đền thờ, chứng kiến sự bất xứng và xúc phạm đang diễn ra nơi đây, liền đánh đuổi những người buôn bán, cùng với chiên, bò, bồ câu… ra khỏi Đền thờ. Chúa nói : “Mang tất cả những thứ này ra khỏi nơi đây, đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán” (Ga 2, 16).

Chúa giúp dân xét mình

Trước tiên Chúa nhắc lại Giao ước mà Thiên Chúa đã ký kết với con người qua trung gian Môsê. Trong Giao ước ấy, mỗi bên đều có nghĩa vụ và quyền lợi của mình: về phía Thiên Chúa, Chúa nhận dân là dân riêng của Chúa và hứa sẽ bảo vệ giữ gìn; về phía dân, họ nhận Chúa là Thiên Chúa duy nhất và tuân giữ Mười Điều Răn Chúa truyền. Bắt đầu cuộc xét mình, Chúa gợi ý : Ta là Thiên Chúa ngươi, Ðấng đã dẫn dắt ngươi ra khỏi vùng Ai-cập, khỏi nhà nô lệ. Các ngươi có thờ thần nào khác trước mặt Ta không? Các người có lấy danh Ta để lường gạt không? Các ngươi hãy nhớ thánh hoá ngày Sa-bat không?

Các ngươi có tôn kính cha mẹ không? Các ngươi có phạm tội giết người; cps ngoại tình; trộm cắp; có làm chứng dối hại anh em mình; có tham lam nhà của kẻ khác; ham muốn vợ bạn hữu, tôi tớ nam nữ, bò lừa và bất cứ vật gì của bạn hữu không? (x. Xh 20,1-7). Đúng là bài thao luyện tâm hồn.

Chúa cũng đã truyền cho Môsê nói cho toàn thể cộng đồng con cái Israel biết rằng, họ là thánh, nên phải tránh xa dịp tội : "đừng trộm cắp, đừng nói dối, đừng phỉnh gạt kẻ khác, đừng lấy danh Chúa mà thề dối...

Các ngươi đừng nhục mạ kẻ khác và đừng hà hiếp họ. Ðừng giam tiền công lại cho đến ngày mai. Ðừng nguyền rủa người điếc, đừng đặt trước kẻ mù vật gì có thể làm cho nó vấp ngã; nhưng các ngươi hãy kính sợ Chúa là Thiên Chúa các ngươi, vì Ta là Chúa.

Ðừng làm điều bất công, cũng đừng xét đoán bất công. Ðừng thiên tư kẻ nghèo, cũng đừng nể mặt người quyền thế. Hãy cứ công minh mà xét đoán kẻ khác. Ðừng lăng mạ, cũng đừng gièm pha kẻ khác. Ðừng mưu sát ai. Ta là Chúa.

Ðừng giữ lòng thù ghét anh em, nhưng hãy răn bảo họ công khai, để khỏi mang tội vì họ. Ðừng tìm báo oán, đừng nhớ lại lời mắng nhiếc của kẻ đồng hương. Hãy yêu thương bạn hữu như chính mình. Ta là Chúa" (Lv 19, 1-2. 11-18). Ðó là lời phán Chúa.

Chúa Giêsu nổi nóng nơi Đền thờ

Chúa Giêsu là Đấng rất hiền lành, Người cũng là mẫu mực của sự hiền lành như lời Ngài dạy: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường…” ( Mt 11, 29 ). Vậy mà chuyện gì đã làm Chúa nổi nóng nơi Đền thờ như Gioan mô tả?

Tin Mừng Gioan thuật lại: khi Chúa Giêsu vào Đền Thờ Giêrusalem, Người chứng kiến cảnh người ta bán chiên, bò, bồ câu, đổi tiền đổi bạc. Đúng là tục hoá và ô uế, bất xứng cũng như xúc phạm đang diễn ra tại nơi thánh, nơi cầu nguyện và dâng của lễ cho Thiên Chúa. Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ.

Thật không thể ngờ được! Một Vì Thiên Chúa rất mực hiền lành, Đấng mà “cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi” ( Mt 12, 20 )… giờ đây phải dùng roi vọt và biện pháp cứng rắn đối với những người xúc phạm đến sự linh thánh của Đền Thờ Giêrusalem. Điều đó chứng tỏ cho thấy rằng việc làm ô uế Đền Thờ là một hành vi rất tai hại khiến Chúa Giêsu đau khổ và bất bình xiết bao!

Mỗi người là một đền thờ

Thánh Phaolô nói : "Anh em không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa sao?.. Đền thờ của Thiên Chúa là thánh thiêng, anh chị em cũng vậy” (1 Cr 3,16-17). Thiên Chúa giúp dân Israel xét mình, Chúa Giêsu thanh tẩy Đền thờ, làm cho ta nhớ đến bản thân mình. Thánh Phaolô cảnh cáo: “Anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và ai xúc phạm Đền Thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt kẻ ấy” (1Cr 3, 17).

Mùa Chay là mùa thanh luyện tâm hồn. Đọc những lời trên giúp chúng ta thanh tẩy duyệt xét lại tâm hồn ta là Đền thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi ngự (x. I Cor 3,16.19) xem có xứng đáng không.

Ngày nay, có nhiều nơi dùng Thánh Đường để buôn thần bán thánh, nhưng cách xúc phạm thông thường nhất là phạm đến Đền thờ trong tâm hồn và thân xác của mỗi người và của tha nhân. Thân thể chúng ta cũng là những Đền thờ sống động, có linh hồn, có trí khôn… chứ không phải bằng gỗ đá vàng bạc vô tri vô giác. Xét ra còn cao trọng hơn Đền thờ Giêrusalem xưa. Bản thân ta được chính Ba Ngôi Thiên Chúa xây dựng nên theo hình ảnh Ngài, được Chúa Giêsu đổ Máu Thánh ra mà cứu chuộc, được Chúa Thánh Thần xức dầu thánh hiến trong ngày lãnh Bí tích Rửa tội và Thêm sức, được Chúa Giêsu tô điểm và bồi bổ bằng lời hằng sống cũng như bằng chính Thịt Máu Người và nhất là mai sau được đưa lên cõi trời vinh hiển. Không một ngôi thánh đường vật chất nào trên thế gian có được những vinh dự lớn lao như thế.

Vậy nếu Đền Thờ Giêrusalem được Chúa Giêsu yêu quý, còn Đền thờ sống động này Chúa quý trọng biết bao. Thế nên, Người đã không tiếc khi lấy chính Máu Thánh mình mà thanh tẩy chúng; không tiếc hiến mạng mình để chuộc lại chúng. Như thế thì bản thân mỗi người Ki-tô hữu là Đền thờ vô giá!

Những người làm ô uế Đền thờ Giêrusalem thì bị Chúa Giêsu đuổi đi bằng roi vọt; còn ai làm hư hại Đền thờ thiêng liêng nơi người tín hữu thì bị Chúa đe phạt nặng nề hơn. Vậy, hãy hồi tâm, nhìn thật sâu vào bản thân ta để nhận ra những đam mê tội lỗi đang làm ô uế Đền thờ… cần sớm quét sạch chúng đi. Chính mỗi người chúng ta là thủ phạm trực tiếp làm ô uế Đền thờ thân thể mình chứ không ai khác. Vậy hãy liệu mà thanh tẩy kịp thời trước giờ Chúa Giêsu lại đến.
 
Thanh tẩy Nhà thờ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
14:05 28/02/2024
THANH TẨY “NHÀ THỜ”
(Chúa Nhật III Mùa Chay B)

Các môn đệ Chúa Giêsu khi chứng kiến việc Thầy mình thịnh nộ trước sự kiện người ta biến đền thờ thành nơi buôn bán, đã nhớ lại lời Kinh Thánh: “Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân”. Một cơn thinh nộ đúng nghĩa bằng việc lấy dây làm roi đánh đuổi người buôn bán chiên bò, lật nhào bàn ghế và hất tung tiền của những người đổi bạc. Quả là to gan, nếu không là tên phạm thượng thì cũng là phường phá hoại. Cần phải nghiêm trị nếu không sẽ mất hết luật lệ, mất hết truyền thống, tôn ti…

Trước hết cần phải cật vấn ông này lấy quyền gì mà làm những sự to gan, tày trời như vậy. Những người Do Thái lúc bấy giờ, cách riêng những người đang có trọng trách đã kinh ngạc trước câu trả lời của Chúa Giêsu: “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi, nội trong ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại”. Dĩ nhiên họ chẳng thể hiểu nội hàm câu trả lời của Người. Sau này, khi chứng kiến cuộc khổ nạn và phục sinh của Thầy chí thánh, các môn đệ mới hiểu Thầy dùng chính mạng sống của mình để làm dấu chỉ cho việc Người có quyền hành sử những sự to gan như thế. Đã chấp nhận hy sinh mạng sống vì sự việc gì đó thì nó phải có tầm quan trọng đáng kể và việc đó chính là thanh tẩy đền thờ.

Thanh Tẩy nhà thờ vật chất gỗ đá (église - church): Chuyện nhỏ. Quét bụi, lau chùi bàn ghế nhà thờ… là chuyện phải làm. Người ta vẫn làm thường nhật hay thường kỳ mà chẳng một ai thắc mắc. Ra những quy luật để gìn giữ các nhà thờ thực sự là nơi quy tụ tín hữu cho việc thờ phượng, tránh các lạm dụng làm mất sự thiêng thánh, thì cũng là chuyện dễ đón nhận và tuân giữ. Nhiều nơi, nhiều giáo xứ khi có điều kiện đã xây phòng hội, xây phòng giáo lý để tách các việc hội họp, dạy giáo lý ra khỏi nhà thờ. Đây là việc làm chính đáng nhưng cũng vẫn là chuyện không lớn.

Thánh hiến hay làm phép một ngôi nhà thờ cũng chẳng là chuyện trọng đại nếu xét về công sức bỏ ra. Chỉ một thánh lễ do Đức Giám Mục chủ sự hay do một linh mục được uỷ quyền thì mọi sự gọi là hoàn tất.

Thanh tẩy Nhà Thờ (Église – Church): Chuyện lớn. Khi hai từ nhà thờ được viết hoa thì đã không còn là một công trình kiến trúc vật chất, cho dù vẫn còn nhiều người, nhiều tập thể, vì thiếu hiểu biết hay cố tình làm như không biết, gọi là “bọn Nhà Thờ” hay “Nhà Thờ”, mà thực ra đó là Giáo Hội. Thanh tẩy Giáo Hội ư? Chuyện lớn đấy! Đó là một cơ cấu tổ chức, là một thực thể có tính thánh thiêng. Đó là tập thể những người có niềm tin. Và cũng không thể không kể, cho dù chỉ là đại diện, đó là những người đang có quyền cao, chức trọng. Trong niềm tin và theo giáo lý, Giáo Hội được Công đồng Vatican II trình bày với hình ảnh nền tảng đó là đoàn dân Thiên Chúa. Thế nhưng dưới cái nhìn người bình dân trong đạo và theo nhãn quan của bà con ngoài đạo thì quý đấng bậc có “chức vụ cao trọng” được đồng hoá với Giáo Hội cách nào đó.

Để làm cho cơ cấu tổ chức và luật lệ thực sự có ra vì con người chứ không ngược lại, thì quả là chuyện không nhỏ chút nào (x.Mc 2,27). Công đồng Vatican II đã kết thúc vào năm 1965, thế mà phải đến năm 1983 Bộ tân Giáo Luật mới được hình thành. Thử hỏi nội dung và tinh thần của bộ Giáo Luật 1983 đã được triển khai và áp dụng ra sao và ở mức độ nào? Chuyện “phép vua thua lệ làng” hình như vẫn tồn tại ít nhiều nơi này nơi kia. Để giúp những người đang mang trọng trách với chức vị lớn trở thành “người hầu thiên hạ” thì cũng không phải là việc một sớm một chiều (x.Mc 9,35). Chuyện “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện” là chuyện vẫn không là cá biệt. Thỉnh thoảng có một vài tín hữu giáo dân vì thành tâm mà bạo miệng lên tiếng về một vài tình trạng “cha chú” đó đây, hoặc lên tiếng về thái độ thụ động của đấng này, vị kia trước bất công, bạo quyền, thì cũng dễ bị hứng “búa rìu” đủ kiểu.

Thanh tẩy đền thờ tâm hồn: chuyện hệ trọng. “Bách niên chi kế, mạc như thụ nhân” (Quản Trọng). Và kế ngàn đời là trồng con cái Chúa. Trồng người con Chúa ra sao đây? Bản Thập giới mà bài trích sách Xuất Hành trình bày không hề lỗi thời mà trái lại. Chúa Kitô đã minh nhiên nhắc lại điều này với một vị luật sĩ và với người thanh niên muốn nên trọn lành (x.Mt 19,16-19). Để mến Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn và hết trí khôn, đồng thời yêu thương tha nhân như chính mình thì chuyện thanh tẩy là chuyện phải làm cả đời.

Theo thiển ý, để có những đền thờ tâm hồn trong sáng, thánh thiện, xứng đáng, thì một trong những điều cần thanh tẩy đó là sự tham lam. Thánh Tông đồ dân ngoại đã từng gọi tham lam là một hình thức “thờ ngẫu tượng”. Chúa Kitô cũng đã từng ví “của tiền” (dĩ nhiên có cả chức quyền, danh vị) như một vị thần, khi Người nói rằng không được làm tôi hai chủ (x.Lc 16,13). Và thực tiển minh chứng rõ ràng lòng tham lam, tham danh, hám lợi đã giết chết hay làm băng hoại tình người thật khó lường. Sự tham lam khi đã được quyền bính bảo kê hay được luật lệ hợp thức hoá thì hậu quả thật khó lường. Đức Bênêđictô XVI trong cuốn “Đức Giêsu thành Nagiarét” nhận thức rằng khi Chúa Giêsu thanh tẩy đền Thờ Giêrusalem, Người không phá bỏ lề luật nhưng Người đánh đổ các sai trái của con người vốn đã được lề luật hoá (Phần II trang 24).

Thanh tẩy nhà thờ gỗ đá, cách riêng Nhà Thờ viết hoa hay đền thờ tâm hồn chắc chắn phải có trả giá. Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng, dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan thì chúng tôi rao giảng một Đấng Kitô chịu đóng đinh…(1Cr 1,22). Chúa Kitô đã chấp nhận để người ta phá “thân thể Người” để rồi xây lại sau ba ngày không phải chỉ để thanh tẩy Đền Thờ Giêrusalem mà đặc biệt để thanh tẩy cái Nhà Thờ viết hoa cũng như các đền thờ tâm hồn, tức là con người qua mọi thời đại.

Môn đệ không trọng hơn Thầy (x.Ga 15,20). Rất nhiều người, nhiều vị thánh đã từng to gan tiếp bước chân Thầy chí thánh nhiệt thành lo việc thanh tẩy Nhà Thờ viết hoa, thanh tẩy các đền thờ tâm hồn. Và số phận của họ đã dẩy đầy truân chuyên. Nói gì cho xa, để có được thành quả là Công Đồng Vatican II và gìn giữ cũng như phát triển thành quả ấy thì nhiều vị, nhiều đấng bậc đã chấp nhận bao hy sinh, khổ ải, truân chuyên. Cuộc đời của Hồng Y Ives Congar, cha Marie –Dominique Chenu, Đức Gioan XXIII, Đức Phaolô VI… là những minh chứng hùng hồn.

Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân. Một quy luật như là tất yếu. Đã sợ thiệt thân thì hầu chắc không làm được sự gì tốt cho việc nhà Chúa. An thân, thủ phận, hay sống theo “chủ nghĩa cơ hội” thật không xứng với người môn đệ Chúa Kitô. Có thể có nhiều lý do, nhưng chắc chắn có lý do này, đó là chưa nhiệt tâm lo việc nhà Chúa. Khi chưa nhiệt tâm lo việc nhà Chúa thì có lẽ chúng ta đang mãi mê lo việc nhà mình chăng?

Ban Mê Thuột
 
Một phần định mệnh
Lm. Minh Anh
14:09 28/02/2024
MỘT PHẦN ĐỊNH MỆNH
“Ta là Chúa, Ta dò xét lòng người, thử thách mọi tâm can. Ta sẽ thưởng phạt ai nấy tuỳ theo cách nó sống và việc nó làm!”.

“Hãy trân trọng từng phút giây bạn có; chia sẻ cho người khác khi còn kịp! Ngày kia, bạn sẽ thấy của cải vô dụng như thế nào. Người nghèo luôn có đó, họ không phải là một phần của cảnh quan tô điểm cuộc sống của bạn, nhưng là ‘một phần định mệnh’ của bạn! Hãy nhớ, chiếc đồng hồ không ngừng chạy, không đợi bất cứ ai, vì bất cứ lý do gì!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Đồng tình với ý tưởng của nhà tu đức trên, Lời Chúa hôm nay cho thấy, tha nhân không phải là một phần của cảnh quan, nhưng là những con người cần được tôn trọng, yêu thương, ‘một phần định mệnh’ của bạn. Chúa Giêsu từng ví họ là Ngài, là “Nhà Tạm di động” của Ngài - Phanxicô.

Bài đọc Giêrêmia tiết lộ, Thiên Chúa ghi nhận và ân thưởng cho mọi hành vi bác ái của bạn, “Ta là Chúa, Ta dò xét lòng người, thử thách mọi tâm can. Ta sẽ thưởng phạt ai nấy tuỳ theo cách nó sống và việc nó làm!”. Đó là những con người nương ẩn nơi Chúa, “Phúc thay người đặt tin tưởng nơi Chúa!” - Thánh Vịnh đáp ca cũng đồng tình.

Trái với những ai ‘nương ẩn’ nơi Chúa, Tin Mừng thuật chuyện một người ‘ẩn nương’ nơi của cải! Đó là một phú hộ sống xa hoa, cách biệt với người nghèo, đam mê thời trang và những món ăn ngon. Tuy thế, ông không làm hại ai; ông không tước đoạt Lazarô, người hành khất nghèo khó; không ngại việc Lazarô lảng vảng; cũng chẳng miệt thị Lazarô biếng nhác. Vậy thì đâu là tội của ông? Tội của ông là không coi Lazarô như một con người; ông cho rằng, Lazarô chỉ là một phần của cảnh quan trang trí nhà ông. Một người mù đã từng nói, “Tôi thấy người ta đi lại như cây cối!”. Đúng thế, nhà phú hộ xem ra cũng chỉ nhìn thấy Lazarô ‘ngang mức cây cối!’.

Lazarô, biểu tượng cho mọi ‘tiếng kêu thầm lặng’ thời hiện đại và những mâu thuẫn của một thế giới mà của cải và tài nguyên vô ngần đang nằm trong tay một số người. Điều này giúp chúng ta hiểu rằng, bỏ qua một người nghèo, hoặc coi họ chỉ ‘ngang mức cây cối’ đích thị là khinh miệt Thiên Chúa! Họ là ‘một phần định mệnh’ của bạn và tôi như Lazarô là ‘một phần định mệnh’ của ông nhà giàu!

Anh Chị em,

“Ta là Chúa, trả công cho mỗi người!”. Như thế, người nghèo không phải là một điều gì chúng ta muốn, hoặc không muốn. Họ là những món quà Chúa gửi đến cho chúng ta! Nhờ họ và qua họ, chúng ta lãnh nhận bao ân phúc của Chúa. Đừng quên, Thiên Chúa không bao giờ xem chúng ta là một phần cảnh quan có cũng được không cũng được đối với Ngài. Chúng ta là những con trai, con gái rất yêu dấu được máu châu báu của Con Một Ngài đổ ra để cứu chuộc. Mùa chay, mùa bạn và tôi ý thức, ngày kia “của cải sẽ vô dụng như thế nào”; mùa sử dụng của cải để “làm những gì có thể khi còn kịp”; mùa mỗi người không còn coi anh chị em mình ‘ngang mức cây cối’ nhưng là những hiện thân của Chúa Giêsu, hầu có thể yêu thương, trân trọng và cứu giúp! Họ là con cái Chúa.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con biết rằng, con luôn mắc nợ người nghèo, họ là ‘một phần định mệnh’ của con. Dạy con biết chia sẻ khi còn kịp!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Thói hư và nhân đức. 9. Ghen tị và hư danh
Vũ Văn An
13:44 28/02/2024

Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung ngày 28 tháng Hai, năm 2024, tại thính phòng Phaolô 6, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về các nhân đức và thói hư, lần này, ngài nhấn mạnh tới hai thói hư ghen tị và kiêu ngạo. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh công bố:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Hôm nay chúng ta xem xét hai thói hư chết người mà chúng ta tìm thấy trong danh sách lớn mà truyền thống tâm linh đã để lại cho chúng ta: ghen tịvà kiêu ngạo.

Chúng ta hãy bắt đầu với sự ghen tị. Nếu chúng ta đọc Thánh Kinh (x. St. 4), chúng ta thấy nó như một trong những tật xấu lâu đời nhất: Cain căm ghét Abel khi hắn nhận ra rằng những hy lễ của em mình đều đẹp lòng Thiên Chúa. Cain là con đầu lòng của A- đam và E-và, hắn được hưởng phần thừa kế lớn nhất của cha mình; Tuy nhiên, chỉ cần em trai Abel thành công trong một việc nhỏ là đủ khiến Cain nổi cơn thịnh nộ. Khuôn mặt của kẻ ghen tị luôn buồn bã: hắn luôn nhìn xuống, dường như hắn không ngừng thăm dò mặt đất; nhưng thực tế thì hắn chẳng thấy gì cả, bởi vì tâm trí hắn đang bị bao bọc bởi những ý nghĩ đầy ác độc. Sự ghen tị, nếu không được kiểm soát, sẽ dẫn đến sự căm ghét người khác. Abel sẽ bị giết dưới tay Cain, người không thể chịu nổi hạnh phúc của em trai mình.

Ghen tị là một tội ác không những chỉ được nghiên cứu trong phạm vi Kitô giáo: nó còn thu hút sự chú ý của các triết gia và nhà thông thái thuộc mọi nền văn hóa. Cơ bản của nó là mối quan hệ giữa ghét và yêu: người ta mong muốn điều ác cho người khác, nhưng lại thầm mong muốn được như anh ta. Người khác kia là sự hiển linh về những gì chúng ta muốn trở thành và những gì chúng ta thực sự không trở thành. Vận may của họ đối với chúng ta dường như là một sự bất công: chắc chắn, chúng ta tự nghĩ, chúng ta xứng đáng với những thành công hoặc vận may của họ hơn nhiều!

Gốc rễ của thói xấu này là một quan niệm sai lầm về Thiên Chúa: chúng ta không chấp nhận rằng Thiên Chúa có “toán học” của riêng Người khác với chúng ta. Chẳng hạn, trong dụ ngôn của Chúa Giêsu về những người thợ được ông chủ gọi vào vườn nho vào những thời điểm khác nhau trong ngày, những người vào giờ đầu tiên tin rằng họ được trả lương cao hơn những người đến sau cùng; nhưng người chủ trả công cho mọi người như nhau và nói: “Há tôi không được phép làm những gì tôi chọn với những gì thuộc về tôi sao? Hay bạn ghen tị với sự rộng lượng của tôi? (Mt 20:15). Chúng ta muốn áp đặt luận lý ích kỷ của mình lên Thiên Chúa; thay vào đó, luận lý của Thiên Chúa là tình yêu. Những điều tốt đẹp Người ban cho chúng ta đều có ý nghĩa để chia sẻ. Đây là lý do tại sao Thánh Phaolô khuyên các Kitô hữu: “Hãy yêu thương nhau bằng tình huynh đệ; hãy hơn nhau trong việc tỏ lòng tôn kính” (Rm. 12:10). Đây là phương thuốc cho sự ghen tị!

Và bây giờ chúng ta đến với thói hư thứ hai mà chúng ta xem xét ngày hôm nay: thói kiêu ngạo. Nó song hành với con quỷ ghen tị, và hai tật xấu này cùng nhau là đặc điểm của một người khao khát trở thành trung tâm của thế giới, tự do bóc lột mọi thứ và mọi người, đối tượng của mọi lời khen ngợi và yêu mến. Hư vinh, hư danh là lòng tự trọng bị thổi phồng và vô căn cứ. Kẻ hư danh sở hữu một cái “tôi” vụng về: họ không có sự tương cảm và không để ý đến sự thật rằng trên thế giới này còn có những người khác ngoài họ. Các mối quan hệ của họ luôn mang tính công cụ, được đánh dấu bằng sự thống trị người khác. Con người của họ, những thành tựu của họ, những thành quả của họ phải được mọi người thấy: họ là kẻ luôn ăn xin sự chú ý. Và nếu đôi khi những phẩm chất của họ không được thừa nhận, họ sẽ trở nên giận dữ dữ dội. Những người khác thì không công bằng, họ không hiểu, họ không làm được điều đó. Trong các bài viết của mình, Evagrius Ponticus mô tả sự cay đắng của một tu sĩ nào đó bị trúng hư danh. Chuyện xảy ra là sau những thành công đầu tiên trong đời sống tâm linh, vị này cảm thấy mình đã đến đích nên lao vào thế giới để nhận được lời khen ngợi của nó. Nhưng ngài không nhận ra rằng mình chỉ mới bắt đầu con đường tâm linh và một sự cám dỗ đang rình rập sẽ sớm hạ gục ngài.

Muốn chữa lành kẻ hư danh, các bậc thầy tâm linh không đề xuất nhiều phương thuốc. Vì cuối cùng, cái ác của hư danh tự nó đã có phương thuốc: lời khen ngợi mà kẻ kiêu ngạo hy vọng nhận được từ thế gian sẽ sớm quay lưng lại với họ. Và biết bao nhiêu người bị lừa bởi một hình ảnh sai lầm về bản thân, sau đó đã rơi vào những tội lỗi mà họ sẽ sớm phải xấu hổ!

Lời hướng dẫn tốt nhất để vượt qua thói hư danh có thể được tìm thấy trong lời chứng của Thánh Phaolô. Thánh Tông đồ luôn nhắc đến một khuyết điểm mà ngài không bao giờ có thể khắc phục được. Ba lần ngài cầu xin Chúa giải thoát ngài khỏi cực hình đó, nhưng cuối cùng Chúa Giêsu đã trả lời: “Ơn Ta đủ cho con; vì sức mạnh được thể hiện trọn vẹn trong sự yếu đuối.” Từ ngày đó Thánh Phao-lô được thư thả. Và kết luận của ngài cũng sẽ là của chúng ta: “Tôi vui mừng tự hào về sự yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Chúa Ki-tô ở trong tôi” (2Cr.12:9).
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Thánh vinh Sơn Liêm Calgary, Canada Giáo xứ cùng hiệp hành với gia đình.
Khanh Lai
05:18 28/02/2024
Giáo xứ Thánh vinh Sơn Liêm Calgary, Canada Giáo xứ cùng hiệp hành với gia đình.

Xem hình

Chúa nhật cuối tháng 2, vào lúc 6 giờ chiều Chúa nhật ngày 25/2/2024. Nên trong nhà thờ đã được chuẩn bị chỗ dành riêng, Ca Đoàn Đức Mẹ La Vang với những bài hát trong Thánh Lễ đã sẵn sàng; Những người được mời tham dự ngày Sinh nhật của mình trong tháng mà giáo xứ đã gửi thư mời đã đầy đủ. Thật chân quý khi được mời bà con giáo dân đã đến tham dự thánh lễ.

1 Huynh trưởng Đoàn Thiếu Nhi đã Giới thiệu với cộng đoàn về từng người có ngày Sinh Nhật trong tháng Hai.

Thánh lễ long trọng cử hành vào ngày Chúa nhật thứ Hai Mùa Chay, Chúa Biến Hình là cho mọi người đặt niềm hy vọng nơi Lời Chúa và Bàn Tiệc Mình thánh Chúa. Người lớn tuổi nhất là cụ ông 89 tuổi, người trẻ nhất là 6 tuổi. Cùng tạ ơn Chúa đã cho được thêm 1 tuổi, tiếp tục được sống trong mái nhà Chúa là Giáo hội là Giáo xứ mình đã và đang giúp góp nhất là sự hiện diện thường xuyên đến để tạ ơn Ngài là Chúa của sự sống, xin cho một tuổi nữa khôn ngoan đạo đức và mạnh khỏe.

Sau thánh lễ là một bữa cơm thanh đạm do một số người hảo tâm nấu nướng đem tới, đoàn Thiếu Nhi đã đứng ra tổ chức MC, Karaoke, chụp hình thật vui và không tốn đồng nào. Chương trình mừng Sinh Nhật cho thành viên trong Giáo xứ trong tháng hai, Giáo xứ cùng hiệp hành với gia đình đã kết thúc với những bài hát Mừng Sinh nhật thật ý nghĩa.
Tạ ơn Thiên Chúa và cám ơn người.

Vương Nguyễn tường trình từ Canada
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tuổi đời sống theo Thánh Vịnh
Phạm Bá Nha
06:28 28/02/2024
TUỔI ĐỜI SỐNG THEO THÁNH VỊNH

Ai cũng qua ba lứa tuổi, cần sống theo Tv

1) Khi còn nhỏ ngây dại cần được yêu thương hướng dẫn
“Khi còn Hài Nhi,
ngày càng khôn lớn thêm vững mạnh,
khôn ngoan và ân nghĩa (Lc 2, 40)

Cây đem lại quả trường sinh, chính là cây thập giá.
Phúc thay người chẳng nghe theo lời bọn ác nhân,
chẳng bước vào đường quân tội lỗi,
không nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng,
Nhưng vui thú với lề luật Chúa,nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày.
Người ấy tựa cây trồng bên dòng nước, cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh,cành lá chẳng khi nào tàn tạ.Người như thế làm chi cũng sẽ thành.
Ác nhân đâu được vậy :chúng khác nào vỏ trấu gió thổi bay.
Nên ngày xử án, bọn ác nhân làm sao đứng vững,
quân tội lỗi đâu được hợp đoàn với chính nhân !
Vì Chúa hằng che chở nẻo đường người công chính,
còn đường lối ác nhân đưa tới chỗ diệt vong. (Tv 001)

2)Đến lúc trưởng thành vững chãi, sẵn sàng loan báo Tin Mừng
“Thần khí Chúa ngự trên tôi
Vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi
Để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn
Người đã sai tôi đi công bố
cho kẻ bị giam cầm biết họ cho được tha
cho người mù biết họ được sáng mắt
trả lại tự do người bị áp bức
công bố năm Hồng Ân của Chúa” (Lc 4, 16-18)
Kẻ ngay lành tin tuong Chúa
Chúa đưa mắt nhìn xem kẻ khó nghèo.
Tôi ẩn mình bên Chúa, tại sao các người lại bảo tôi :"Trốn về núi đi, này chim sẻ
Kìa quân gian ác đã giương nỏ lắp tên,núp trong bóng tối nhằm bắn người ngay thẳng.
Khi nền móng cương thường đổ nátngười công chính còn làm được chuyện gì?"
Nhưng Đức Chúa ngự trong thánh điện, ngai Đức Chúa đặt trên cõi trời;
Chúa đưa mắt nhìn, dò xét phàm nhân.
Chúa dò xét người lành kẻ dữ,ghét những ai ưa thích bạo tàn.
Chúa đổ mưa tai hoạ xuống đầu ác nhân;
lửa đỏ, diêm sinh và gió nónglà phần riêng của chúng trên đời.
Quả thật Chúa là Đấng công chính,ưa thích điều chính trực;
những kẻ sống ngay lànhđược chiêm ngưỡng Thánh Nhan
(Tv 010)

3) Về gìa được Chúa chúc phúc và là phần thưởng
- Chúc tụng Chúa là Thiên Chúa Israel
đã viếng thăm cứu chuộc dân Người
Từ dòng dõi trung thần Đvit
Người đã cho xuất hiện
Vị Cứu Tinh quyền thế để giúp ta.
như Người đâ dúng các ngôn sứ
Các vị thành mà phán hứa tự ngàn xưa
sẽ cứu ta thoát khỏi địch thù
thoát tay mọi kẻ hang ghen ghét
sẽ trọn bề nhân nghĩa với tổ tiện
và nhớ lại xưa lời hứa giao ước
Chúa đã thề với tổ phụ Abraham
rằng sẽ giải phóng ta khỏi tay địch thù
và cho ta chẳng còn sợ hãi
để ta sống thánh thiện
công chính trước nhan Người
mà nhung nhớ người cả đời ta
Hài Nhi hỡi con sẽ mang tước hiệu
là Ngôn Sứ của Đấng Tối Cao
con sẽ đi trước Chúa mở lố cho Người
báo cho dân Chúa biết Người sẽ cứu độ
là tha cho họ hết mọi tội khiên
Thiên Chúa đã đày lòng trắc ẩn
cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta
Soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối
và trong bóng tối tử thần
dẫn ta bước vào đường nẻo bình an
(bài ca “Chúc Tụng” Benedictus) (Lc 1, 17-70)

- Chúc tụng Đức Vua
Đấng ngự đến nhân danh Chúa
Bình an trên cõi trời cao (Lc 19, 38)
Chính Ta đã đặt vị quân vương Ta đã chọn lên trị vì Xion.
Chư dân lại ồn ào náo động?Sao vạn quốc dám bày kế viển vông?
Vua chúa trần gian cùng nổi dậy,vương hầu khanh tướng rập mưu đồ chống lại ĐỨC CHÚA,chống lại Đấng Người đã xức dầu phong vương.3Chúng bảo nhau : "Xiềng xích họ, nào ta bẻ gãy,gông cùm họ, ta hãy quẳng đi !
Chúa ngự trời cao thấy thế bật cười, Người chế nhạo bọn chúng.
Rồi nổi trận lôi đình, Người quát nạt,trút cơn thịnh nộ, khiến chúng kinh hoàng,6rằng : "Chính Ta đã đặt vị quân vương Ta tuyển chọn,lên trị vì Xion, núi thánh của Ta."
Tân vương lên tiếng : Tôi xin đọc sắc phong của Chúa,Người p
hán bảo tôi rằng : "Con là con của Cha,ngày hôm nay Cha đã sinh ra conCon cứ xin, rồi Cha ban tặng muôn dân nước làm sản nghiệp riêng,toàn cõi đất làm phần lãnh địa.
Con sẽ dùng trượng sắt đập chúng tan tành,nghiền nát chúng như đồ sành đồ gốm."
Vậy giờ đây, hỡi các vua chúa, hãy biết điều,thủ lãnh trần gian, nào tỉnh ngộ !
Đem lòng kính sợ mà phụng thờ Đức Chúa,
hãy khiếp run phủ phục dưới chân Người !Kẻo Chúa nổi lôi đình là các ngươi mạt lộ,lửa giận của Người giây lát sẽ bừng lên !Còn những ai ẩn náu bên Người,thật hạnh phúc dường bao (Tv 002).

Kết thúc bằng kinh
Salve Regina (Chào kính Nữ Vương)
Chào kính Nữ Vương ngự tòa chốn cao
Ôi Maria !
Chào kính Mẹ nhân lành yêu thương
Ôi Maria !
Hỡi mọi luyến thân, hãy vang khúc khải hoàn
Hỡi các minh thần, cùng ca lên với chúng tôi
Đất trời hãy vang lên lời ca
Chào kính, chào kính, chào kính Đức Nữ Vương
Là sự sống, là sự ngọt ngào của chúng con chốn này
Ôi Maria !
Là hy vọng giữa buồn sầu khốn nạn của chúng con
Ôi Maria !
Nhìn lên Mẹ, chúng con,
Con cái nghèo khổ của E-và kêu khóc
Ôi Maria !
Nhìn lên Mẹ, chúng con thở than, khóc lóc, khổ đau
Ôi Maria !
Xin ngoảnh lại, Đấng Trạng Sư rất diễm phúc
Ôi Maria !
Nhìn chúng con bằng ánh mắt xót thương
Ôi Maria !
Khi thời gian lưu đày qua khỏi
Ôi Maria !
Xin cho chúng con nhìn Con Mẹ muôn đời
Ôi Maria !

Bài kinh này là cảm hứng nhiều nhất của nhiều nhạc sỹ. Dưới đây bài “Kinh Lạy Nữ Vương” (Salve Regina). Lời Việt của Cao Minh Thắng:
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Nữ Vương dịu hiền thiết tha.
Chúng con kính mừng Mẹ, nguồn an ủi, yêu thương dạt dào
Ở nơi đất khách này, đoàn con khóc lên kêu cầu với Mẹ
Hỡi Mẹ dấu yêu, nhìn xem, này là con cháu E-và
Sống hoang mang, âu lo, đớn đau nhiều
Mẹ là Trạng Sư và là ánh sao dẫn đường, mất Mẹ nhân từ
Nguyện xin trông đến đoàn chúng con đây.
Ôi Mẹ thật nhân lành, và Giêsu,
Con lòng của Mẹ, và là Chúa của chúng con.
Mẹ ơi, cho chúng con thấy nhan Người lúc trên Thiên Đàng
Ô dịu dàng. Ô yêu thương. Ô nhân ái,
Mẹ Nữ Trinh Maria.

(và bản văn Latinh, nhiều người thuộc)
Salve Regina, Mater misericordiae:
Vita, dulcedo et spes nostra, salve.
Ad te clamamus, exsules, filii Hevae.
Ad te suspiramus, gementes et flentes
in hac lacrimarum valle.
Eia ergo, Advocata nostra,
illos tuos misericordes oculos ad nos converte.
Et Jesum, benedictum fructum ventris tui
nobis post hoc exsilium ostende.
O clemens, O pia, O dulcis Virgo Maria.
 
VietCatholic TV
Trong 4 giờ, Ukraine hạ gục 2 chiếc SU-34. Macron: Putin không thể thắng, sẵn sàng đưa quân cứu Kyiv
VietCatholic Media
03:15 28/02/2024


1. Nga mất chiếc chiến đấu cơ thứ mười trong 10 ngày

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses Tenth War Plane in 10 Days”, nghĩa là “Trong 10 ngày qua, Nga đã mất chiếc chiến đấu cơ thứ 10.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Ukraine cho biết lực lượng không quân của họ đã bắn hạ một chiến đấu cơ Sukhoi Su-34 ở mặt trận phía đông trong vụ bắn hạ máy bay Nga mới nhất. Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết như trên trong cuộc họp báo tại Trung Tâm Báo Chí Kyiv chiều thứ Ba 27 Tháng Hai.

Tuyên bố của Ukraine rằng họ đã phá hủy chiếc máy bay phản lực này khiến nó trở thành máy bay Nga bị bắn rơi thứ 10 trong 10 ngày, mang lại sự nâng cao tinh thần rất cần thiết cho lực lượng Kyiv sau khi họ rút lui khỏi Avdiivka ở khu vực phía đông Donetsk vào ngày 17 tháng 2.

“Quân xâm lược mất thêm một chiếc Su-34 nữa ở hướng đông!” Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oleshchuk đã đăng trên Telegram hôm thứ Ba. “Hôm qua, các phi công Nga đã tránh được hỏa tiễn của chúng tôi, nhưng điều này không phải lúc nào cũng như vậy!”

"️Đó là lý do tại sao tôi khuyên những kẻ xâm lược nên gặp người thân của mình trước mỗi lần khởi hành để đề phòng, bởi vì ai biết được lần này mình có gặp may mắn hay không. Cảm ơn tất cả các bạn đã làm việc chăm chỉ! Chúng ta làm việc vì chiến thắng!”

Hôm 17/2, Ukraine cho biết họ đã hạ gục hai chiến đấu cơ Su-34 của Nga và một chiến đấu cơ Su-35 của Nga. Ngày hôm sau, Kyiv cho biết một chiếc Su-34 khác đã bị bắn hạ, và vào ngày 19/2, một chiếc Su-34 và một máy bay Su-35S được cho là đã bị bắn rơi.

Ukraine cũng được cho là đã bắn rơi một chiếc Su-34 vào ngày 21/2 và hai ngày sau đó, lực lượng Kyiv cho biết họ đã bắn hạ một máy bay ném bom chiến đấu Su-34, nâng tổng số máy bay ném bom lên 9 chiếc trong 10 ngày.

Hôm thứ Sáu, ngày 23 tháng 2, Không quân Ukraine cũng khoe rằng họ đã hạ gục một máy bay dò radar tầm xa Beriev A-50U của Nga gần Biển Azov bằng hệ thống phòng không S-200 của Liên Xô. Các blogger quân sự Nga cho rằng chiếc máy bay trị giá hơn 350 triệu Mỹ Kim có thể đã bị hạ trong một vụ “hỏa lực thân thiện”, tức là phe ta bắn phe ta.

Kyiv cũng tuyên bố đã thành công trong việc tiêu diệt một chiếc A-50 vào ngày 14 tháng Giêng trên cùng vùng biển.

Số liệu mới nhất do lực lượng vũ trang Ukraine công bố cho biết, trong hai năm chiến tranh, Nga đã mất 340 máy bay, mặc dù con số đó không bao gồm chiếc máy bay bị bắn rơi được công bố hôm thứ Ba.

Các con số từ trang web nguồn mở Oryx, nơi theo dõi tổn thất của Nga bằng cách sử dụng video và hình ảnh tĩnh làm bằng chứng, cho thấy tổn thất máy bay của Mạc Tư Khoa tính đến thứ Ba là 105—97 trong số đó đã bị phá hủy và 8 chiếc bị hư hại. Trong số này có 25 máy bay Sukhoi-34 và 7 máy bay Su-35S. Oryx cho biết tổn thất thiết bị thực tế có thể cao hơn ước tính của họ.

Trong khi đó, năng lực không quân của Nga hôm thứ Bảy lại hứng chịu một đòn khác khi một đám cháy xảy ra tại các nhà kho nơi máy bay Sukhoi được chế tạo ở quận Begovoy của Mạc Tư Khoa sau một cuộc tấn công bị nghi ngờ là bằng máy bay không người lái.

2. Kyiv cho biết Ukraine bắn hạ chiến đấu cơ Su-34 thứ hai của Nga trong một ngày

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Downs Second Russian Su-34 Combat Jet in a Day: Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Quân đội Ukraine cho biết lực lượng vũ trang Ukraine đã bắn hạ chiếc chiến đấu cơ thứ hai của Nga chỉ trong một ngày.

“Ồ, chúng ta lại thành công nữa rồi! Một chiến đấu cơ-ném bom Su-34 khác của Nga đã bị các chiến binh Ukraine phá hủy ở hướng đông”, phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết như trên vào chiều thứ Ba, 27 Tháng Hai, ngay sau khi ông thông báo về vụ bắn hạ một chiến đấu cơ Sukhoi Su-34.

Quân đội Ukraine hiện tuyên bố đã bắn rơi 11 máy bay Nga trong 10 ngày, mang lại sự khích lệ tinh thần rất cần thiết cho lực lượng Kyiv sau khi họ rút lui khỏi Avdiivka ở khu vực phía đông Donetsk của đất nước.

Ukraine tuyên bố đã thành công trong việc bắn hạ máy bay Nga trong những ngày gần đây.

Phát ngôn nhân Lực lượng Không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat ngày 20/2 cho biết Nga đã ít triển khai máy bay thường xuyên hơn sau chuỗi tổn thất gần đây.

Tư lệnh Không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleshchuk, hôm thứ Ba thông báo thông tin đầu tiên về việc mất máy bay ném bom chiến đấu Su-34 của Nga.

“Thêm một chiếc Su-34 ở hướng Đông!” Oleshchuk cho biết vào sáng thứ Ba trên Telegram. “Hôm qua, các phi công Nga đã tránh được hỏa tiễn của chúng tôi, nhưng điều này không phải lúc nào cũng như vậy!”

Đại Tá Yurii Ihnat cho biết sau khi bắn hạ chiếc Su-34 vào lúc 10g sáng, lực lượng Kyiv đã bắn rơi thêm một máy bay phản lực Su-34 khác vào khoảng 2 giờ chiều giờ địa phương.

Ông nói: “Với những tổn thất về chiến đấu và hàng không đặc biệt như vậy, người Nga nên suy nghĩ, ít nhất là trong một thời gian để ngăn chặn 'các cuộc tấn công bằng thịt trên không'“.

Quân đội Kyiv cho biết trong một bản cập nhật hôm thứ Ba rằng Mạc Tư Khoa cho đến nay đã mất 340 máy bay kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Phát ngôn nhân của Không quân Ukraine cho biết Mạc Tư Khoa hiểu rằng lực lượng của họ nằm trong tầm ngắm của hệ thống phòng không Ukraine và không “hành động táo bạo như trước”.

Ukrainska Pravda đưa tin: “Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng sau khi máy bay Nga bị bắn rơi và phá hủy, quân xâm lược không dám đến gần hơn - đây là trường hợp xảy ra ở khắp các mặt trận phía bắc, phía nam và phía đông”.

“Máy bay được trang bị bom dẫn đường càng tiếp cận gần thì những quả bom đó có thể chạm tới hệ thống phòng thủ của chúng ta càng xa.”

3. Những tổn thất về hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt của Nga cho thấy dấu hiệu quan trọng về sự vượt trội của HIMARS

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia's MLRS Losses Milestone Hints at HIMARS Superiority”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Theo số liệu mới nhất được chính quyền ở Kyiv tuyên bố, hơn 1.000 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt của Nga hiện đã bị phá hủy trên chiến trường Ukraine, theo số liệu mới nhất được chính quyền ở Kyiv tuyên bố, khi lực lượng Mạc Tư Khoa tiếp tục tấn công dọc theo mặt trận dài 600 dặm bất chấp thương vong đáng kinh ngạc và lợi ích ít ỏi.

Quân đội Ukraine hôm thứ Hai thông báo đã loại bỏ thêm một hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt của Nga, nâng tổng số thiệt hại được báo cáo lên 1.000 trong hai năm chiến đấu toàn diện.

Cũng được tuyên bố đã bị tiêu diệt hôm thứ Hai là 880 quân, nâng tổng số được tuyên bố lên 410.700, 13 xe tăng nâng tổng số lên 6.555 và 12 hệ thống pháo binh với tổng số 9.993 trong thời chiến.

Trải nghiệm mệt mỏi của các xạ thủ hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt Nga hoàn toàn trái ngược với việc Ukraine vận hành Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao M142 do Mỹ sản xuất – thường được gọi là HIMARS – và các nền tảng liên quan của NATO bao gồm MARS của Đức và M270 của Anh.

Các lực lượng của Mạc Tư Khoa vẫn chưa xác nhận tiêu diệt được bất kỳ hệ thống hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt nào do phương Tây cung cấp, điều này phản ánh giá trị chiến thuật và chính trị của vũ khí đối với Kyiv cũng như tầm bắn và tính cơ động của các hệ thống này. Vào giữa tháng 2, xuất hiện video cho thấy hai chiếc HIMARS được cho là đang được chất lên máy bay vận tải, có thể bị hư hại do mảnh đạn.

Các hệ thống của phương Tây có tầm bắn xa hơn nhiều so với các bệ phóng GRAD do Liên Xô thiết kế, vốn chiếm phần lớn trong kho vũ khí hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt của Nga và Ukraine. Chỉ số hỏa lực toàn cầu đến năm 2024 ước tính Nga có khoảng 3.000 đơn vị hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, trong đó 2.000 đơn vị có sẵn để sử dụng.

Nga sử dụng các hệ thống hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt hiện đại và nguy hiểm hơn - ví dụ như súng phun lửa hạng nặng TOS-1 rất đáng sợ, một số trong số đó đã bị phá hủy hoặc thu giữ - nhưng hầu hết pháo phản lực trên chiến trường của nước này là biến thể GRAD.

BM-21 GRAD là hệ thống phổ biến nhất trong quân đội Nga và là nền tảng hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới. 40 ống hỏa tiễn của nó có thể bắn một loạt hỏa tiễn 122ly trong 6 giây và mất khoảng 5 phút để nạp lại. Các loại đạn tiêu chuẩn có tầm bắn khoảng 12,5 dặm, với các hỏa tiễn hiện đại hơn có tầm bắn xa tới 25 dặm.

Các hệ thống hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt do phương Tây thiết kế vẫn đang trừng phạt các đơn vị Nga ở miền nam và miền đông Ukraine, ngay cả khi tác động ban đầu trên chiến trường của chúng đã phần nào giảm bớt khi quân đội Mạc Tư Khoa điều chỉnh.

Việc cung cấp đạn dược tầm xa cho HIMARS đã làm tăng thêm mối đe dọa. Sự xuất hiện của biến thể cụm tầm xa của Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội MGM-140 – được gọi là ATACMS – vào mùa thu năm 2023 đã cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu có giá trị cao bao gồm các phi trường và trung tâm huấn luyện ở xa chiến tuyến. Mỹ vẫn chưa công khai phê duyệt việc cung cấp đạn ATACMS đơn nhất hoặc tầm xa nhất.

Tuy nhiên, giống như sự xuất hiện của HIMARS đầu tiên, các lực lượng Nga sẽ có thể thích ứng ở một mức độ nào đó. Nhà phân tích người Ukraine Mykola Bielieskov đã viết cho Hội đồng Đại Tây Dương vào tháng 10 rằng ATACMS “không phải là một vũ khí kỳ diệu có khả năng thay đổi cục diện cuộc chiến theo hướng có lợi cho Ukraine”.

“Thật vậy, để tấn công một cách hiệu quả vào các liên kết hậu cần chính như cầu và các sở chỉ huy kiên cố, Ukraine sẽ cần nhận được phiên bản đầu đạn thống nhất của ATACMS.”

“Tuy nhiên, sự xuất hiện của hỏa tiễn ATACMS trên chiến trường Ukraine tạo ra nhiều cơ hội mới cho các chỉ huy Ukraine, đồng thời khiến cuộc sống của đối thủ Nga trở nên khó chịu hơn nhiều”.

4. Thổi phồng quá đáng khi Nga tuyên bố tiêu diệt hơn 3 lần số chiến đấu cơ Ukraine có thể có

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Claims It Destroyed More Than Triple of Ukraine's Entire Air Force”, nghĩa là “Nga tuyên bố đã tiêu diệt hơn 3 lần toàn bộ lực lượng không quân Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Nga đã bắn rơi 839 máy bay phản lực và trực thăng của Ukraine trong hai năm chiến tranh tổng lực, Mạc Tư Khoa cho biết trước lễ kỷ niệm hai năm ngày xâm chiếm toàn diện Ukraine, một con số cao hơn đáng kể so với quy mô của lực lượng không quân Ukraine.

Kyiv chỉ có tới 250 chiến đấu cơ và trực thăng làm nhiệm vụ chiến đấu khi lực lượng Nga tiến vào Ukraine vào cuối tháng 2 năm 2022, chính Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, đã cho biết như trên trong một đoạn clip do Mạc Tư Khoa công bố vào tháng 3 năm 2022.

Hôm thứ Sáu, Mạc Tư Khoa cho biết Ukraine đã mất 572 máy bay cánh cố định và 267 máy bay trực thăng, tổng số thiệt hại là 839 máy bay. Trong số liệu cập nhật công bố hôm thứ Hai, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã mất tổng cộng 841 máy bay và trực thăng, trong đó có 574 máy bay phản lực.

Các chuyên gia cho rằng những tổn thất được báo cáo này bị thổi phồng quá đáng.

Frederik Mertens, nhà phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược The Hague, nói với Newsweek: “Nó có thể được thúc đẩy bởi tuyên truyền và thông tin sai lệch, nhằm vào cả đối phương và người dân của nó”. Ông nói thêm rằng để con số được báo cáo gần với con số thực, Ukraine sẽ cần phải nhận được số lượng rất lớn sự hỗ trợ của phương Tây”.

Một chỉ huy Ukraine nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hồi đầu tháng này rằng lực lượng không quân Ukraine có nhiều máy bay có khả năng chiến đấu hơn so với trước cuộc xâm lược toàn diện của Nga, nhưng không thể lên đến con số do Konashenkov đưa ra.

Yevhen Bulatsik, một chỉ huy người Ukraine tại căn cứ không quân Starokostiantyniv của nước này ở miền tây Ukraine, nói với đài truyền hình: “Tất cả là nhờ đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi, những người đã tiếp tục khôi phục thiết bị cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết, trong mọi môi trường”.

Ukraine đã nhận được hàng chục máy bay phản lực MiG-29 và Su-25 thời Liên Xô từ những người ủng hộ, đồng thời đã khôi phục các khung máy bay bị hư hỏng. Nhưng Kyiv vẫn chưa nhận được bất kỳ máy bay phản lực F-16 nào do phương Tây tài trợ.

“Chúng tôi đang chờ đợi và tích cực làm việc về việc F-16 cuối cùng sẽ tham gia trận chiến trong tương lai gần”, nhà lãnh đạo lực lượng không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleschuk, cho biết hôm thứ Bảy.

Các máy bay phản lực này dự kiến sẽ đến vào mùa hè của Ukraine và sẽ là sự tăng cường đáng kể cho sự hiện diện trên không của Ukraine, cũng như khả năng đe dọa máy bay phản lực của Nga và đối đầu với hệ thống phòng không trên mặt đất của Mạc Tư Khoa.

Các đồng minh của Ukraine cũng tài trợ trực thăng, trong đó có 20 chiếc Mi-17 của Mỹ.

Mertens cho biết, những tổn thất của Nga trong các cuộc tấn công cao cấp của Ukraine có vẻ dễ chấp nhận hơn nếu Kyiv cũng phải hứng chịu những đòn nặng nề.

Khi được liên hệ để bình luận, phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, nói với Newsweek rằng Mạc Tư Khoa không đưa ra con số chính xác về tổn thất máy bay Ukraine cũng như bất kỳ khía cạnh nào khác của cuộc xung đột.

Lực lượng không quân Ukraine đã phải chịu tổn thất nặng nề trước sức mạnh không quân Nga, trong đó Mạc Tư Khoa có nhiều máy bay phản lực và trực thăng hơn, thường là những nền tảng tiên tiến hơn những loại hiện có ở Ukraine. Nhưng tổn thất chính xác, giống như các loại thiết bị quân sự và thương vong khác, rất khó xác định.

Theo hãng tin tình báo nguồn mở Oryx của Hà Lan, Ukraine đã mất 80 máy bay, một trong số đó bị hư hỏng và 38 máy bay trực thăng, trong đó có một chiếc bị hư hỏng và ba chiếc trực thăng bị bắt, trong khoảng thời gian từ tháng 2 năm 2022 đến đầu tháng 10 năm 2023. Hãng này chỉ theo dõi những tổn thất đã được xác minh bằng hình ảnh, có nghĩa là số lượng thực tế có thể cao hơn.

Theo “Cân bằng quân sự năm 2022”, một báo cáo hàng năm về lực lượng vũ trang thế giới do Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế biên soạn, Không quân Ukraine có 124 máy bay có khả năng chiến đấu trước khi Nga tiến hành cuộc tấn công toàn diện, Ukraine cũng có khoảng 46 máy bay trực thăng.

5. Putin không thể thắng, Macron không loại trừ khả năng đưa quân phương Tây vào Ukraine nếu cần thiết

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Macron doesn’t rule out sending Western troops to Ukraine”, nghĩa là “Macron không loại trừ khả năng đưa quân phương Tây tới Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Hai cho biết không nên loại trừ việc gửi quân đội phương Tây tới Ukraine, khi các nhà lãnh đạo Âu Châu kết thúc hội nghị thượng đỉnh về việc hỗ trợ Kyiv.

“Hôm nay không có sự đồng thuận nào về việc chính thức gửi quân trên bộ nhưng… không có gì bị loại trừ,” ông Macron nói trong cuộc họp báo ở Paris, nơi cuộc họp vừa kết thúc. “Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo đảm rằng Nga không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này”.

Tổng thống Pháp nói thêm: “Sự thất bại của Nga là điều không thể thiếu đối với an ninh và ổn định của Âu Châu. Tôi nhắc lại là Putin không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này”.

Macron xác nhận chủ đề về việc phương Tây đưa quân đến Ukraine đã được thảo luận một cách “rất tự do và trực tiếp”, đồng thời nói thêm rằng “mọi thứ đều có thể xảy ra nếu nó hữu ích”. Chủ đề này lần đầu tiên được nêu ra công khai bởi Thủ tướng Slovakia Robert Fico, người cho biết một “tài liệu bị hạn chế” trước hội nghị thượng đỉnh đã ngụ ý “rằng một số quốc gia thành viên NATO và Liên Hiệp Âu Châu đang xem xét gửi quân tới Ukraine trên cơ sở song phương”.

Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu cũng hướng tới một thỏa thuận tăng cường mua đạn dược cho Ukraine từ các nhà cung cấp bên ngoài Liên Hiệp Âu Châu - là điều đi ngược lại chính sách tự chủ chiến lược của Pháp và mong muốn thúc đẩy các ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu.

Vào tối thứ Hai, Thủ tướng Tiệp Petr Fiala cho biết ông đã nhận được “sự ủng hộ lớn” tại các cuộc đàm phán ở Paris từ các đối tác Âu Châu vì đề xuất cung cấp đạn pháo từ bên ngoài Liên Hiệp Âu Châu cho Kyiv. Cộng hòa Tiệp đang dẫn đầu chiến dịch huy động 1,4 tỷ euro để trả tiền mua đạn dược cho Ukraine, bù đắp cho gói viện trợ của Mỹ bị chặn và sự chậm trễ trong việc giao hàng của Liên Hiệp Âu Châu.

Tổng thống Pháp cho biết Paris “sẽ tham gia vào sáng kiến này”, đồng thời nói thêm: “Chúng tôi hoàn toàn cởi mở với nó, mục tiêu duy nhất là giúp đỡ người Ukraine một cách hiệu quả”.

Các đại biểu chỉ ra rằng các quốc gia đang kiểm kê những loại đạn pháo có sẵn để mua trên thị trường trước khi đưa ra quyết định sau 10 ngày.

Đối với Pháp, đây là một sự thay đổi đáng kể. Trước đây, Paris lập luận rằng việc vội vàng mua vũ khí và đạn pháo ngoài Liên Hiệp Âu Châu có nguy cơ làm giảm động lực sản xuất quốc phòng của Âu Châu tại thời điểm lục địa này cần tự chủ hơn.

“Đó là sự thừa nhận thách thức mà Ukraine phải đối mặt và rằng có thêm một chút cống hiến, đó là sự ghi nhận đối với người Pháp. Mujtaba Rahman, nhà lãnh đạo khu vực Âu Châu của Eurasia Group cho biết, họ đã có mối quan ngại từ lâu về việc mua hàng từ các nước ngoài Liên Hiệp Âu Châu và đó là dấu hiệu cho thấy người Pháp sẵn sàng thực dụng”.

Trước hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đưa ra lời nhắc nhở rõ ràng rằng Liên Hiệp Âu Châu đã không thực hiện đúng cam kết về việc cung cấp đạn dược.

Phát biểu tại Kyiv, Zelenskiy nhấn mạnh việc Liên Hiệp Âu Châu không thể cung cấp 1 triệu quả đạn pháo vào tháng 3.

“Trong số hàng triệu quả đạn mà Liên minh Âu Châu hứa cung cấp cho chúng tôi, không phải 50% đã đến nơi mà là 30%. Thật không may,” Zelenskiy nói cùng với Thủ tướng Bulgaria Nikolai Denkov trong một cuộc họp báo.

Macron cũng thông báo rằng các nhà lãnh đạo đã đồng ý thành lập liên minh năng lực thứ chín về các cuộc tấn công sâu, tập trung vào các hỏa tiễn tầm trung và tầm xa. Các liên minh khác bao gồm pháo binh, phòng không và rà phá bom mìn.

Trong khi Pháp và Anh đã gửi hỏa tiễn hành trình tới Ukraine, lần lượt là SCALP và Storm Shadows, Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm thứ Hai nhắc lại rằng chính phủ của ông không ủng hộ việc cung cấp cho Kyiv hỏa tiễn tầm xa Taurus.

Cuộc họp cao cấp ở Paris diễn ra trong bối cảnh Ukraine, quốc gia đã bước vào năm thứ ba trong cuộc chiến chống lại lực lượng xâm lược của Nga, đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt đạn dược ở tiền tuyến và sự không chắc chắn về sự hỗ trợ hay thay đổi của phương Tây, mặc dù đã ký các thỏa thuận an ninh song phương với Pháp, Đức, Ý, Canada và Đan Mạch.

6. Hàng lãnh đạo Đài Loan 'cực kỳ lo lắng' Mỹ có thể bỏ rơi Ukraine

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên bài tường trình nhan đề “ Taiwan’s leadership ‘extremely worried’ US could abandon Ukraine”.Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Các quan chức cao cấp của Đài Loan liên tục chất vấn các thành viên của phái đoàn quốc hội Mỹ đang đến thăm về việc viện trợ bị đình trệ cho Ukraine có ý nghĩa gì đối với các cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ hòn đảo này khỏi sự xâm lược tiềm tàng của Trung Quốc.

Thượng viện tuần trước đã thông qua dự luật bổ sung về an ninh quốc gia - bao gồm 1,9 tỷ Mỹ Kim tài trợ của Mỹ để bổ sung vũ khí cho Đài Loan - nhưng Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã tuyên bố sẽ ngăn chặn dự luật trừ khi nó bao gồm các điều khoản nhằm thắt chặt an ninh biên giới.

“Đài Loan cực kỳ quan tâm đến Ukraine và vô cùng lo lắng rằng Hoa Kỳ có thể bỏ rơi Ukraine,” Dân biểu Mike Gallagher của Đảng Cộng Hòa đơn vị Wiscosin, Chủ tịch Ủy ban Hạ viện về chính sách đối với Trung Quốc, nói với các phóng viên hôm thứ Sáu khi kết thúc cuộc họp ba ngày tại đảo tự trị.

Vấn đề về sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với Ukraine được đưa ra nhiều lần trong các cuộc họp mà Gallagher và các thành viên khác của Hạ Viện Hoa Kỳ đã tổ chức với các quan chức cao cấp bao gồm Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và Tổng thống đắc cử Lại Thanh Đức. Ông nói: “Họ đang theo dõi và coi việc Ukraine thắng thế trước cuộc xâm lược tội phạm của Nga là vô cùng quan trọng trong việc gửi thông điệp tới Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Phái đoàn Hoa Kỳ đã cố gắng xoa dịu những lo ngại đó bằng cách bảo đảm với chủ nhà Đài Loan về sự hỗ trợ mạnh mẽ của quốc hội lưỡng đảng dành cho hòn đảo này. Gallagher nói: “Người dân Đài Loan nên tin tưởng rằng bất kể cuộc bầu cử của chúng ta có khó khăn đến đâu, Mỹ sẽ sát cánh vững chắc với Đài Loan”.

Những lo ngại đó phản ánh tác động dây chuyền của sự bế tắc trên Đồi Capitol trong việc cung cấp cho Ukraine vũ khí cần thiết để chống lại sự xâm lược của Nga.

Sự bế tắc của quốc hội đã đóng băng viện trợ quân sự của Mỹ cho Kyiv và khiến Ngũ Giác Đài cảnh báo rằng binh sĩ Ukraine ở tiền tuyến đang cạn kiệt đạn dược và các vũ khí cần thiết khác để chống lại lực lượng xâm lược Nga. Điều đó đã khiến giới lãnh đạo Đài Loan lo sợ, vốn cũng phụ thuộc nhiều vào vũ khí của Mỹ để ngăn chặn các mối đe dọa liên tục từ nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình về việc sử dụng vũ lực để “thống nhất” với Đài Loan.

Đài Loan đang phải vật lộn với tình trạng tắc nghẽn trong việc cung cấp vũ khí của Mỹ. Chính quyền Tổng thống Biden đã tăng tốc độ phê duyệt bán vũ khí cho hòn đảo tự trị, nhưng khoảng 19 tỷ Mỹ Kim trong số vũ khí đó - bao gồm hỏa tiễn chống hạm Harpoon và hỏa tiễn đất đối không Stinger - vẫn chưa được giao vì nguồn cung hạn chế.

Gallagher nói rằng tình trạng tồn đọng “không thể sớm được khắc phục” và cần có các giải pháp “sáng tạo”, bao gồm chuyển việc sản xuất máy bay không người lái và tàu lặn của Mỹ sang Đài Loan để tăng tốc độ triển khai cho các đơn vị quân đội Đài Loan.

Gallagher nói: “Việc đồng sản xuất công nghệ quốc phòng ở Đài Loan sẽ có thêm lợi ích là giúp bố trí vũ khí và tăng cường khả năng răn đe, vì vậy Tập Cận Bình phải suy nghĩ kỹ trước khi tin rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân có thể nhanh chóng và dễ dàng kiểm soát hòn đảo này”.

Các nhà lập pháp Mỹ cũng đã nghe báo cáo khi ở Đài Loan rằng mạng Starshield, phiên bản quân sự của hệ thống internet vệ tinh Starlink do SpaceX của Elon Musk phát triển, đang từ chối dịch vụ tới Đài Loan.

Quân đội Ukraine đã phụ thuộc rất nhiều vào Starlink trong chiến dịch kéo dài hai năm để chống lại lực lượng Nga. “Chúng tôi đang cố gắng xác nhận những báo cáo đó ngay bây giờ. Chúng tôi đã nghe chúng từ nhiều bên. Và chúng tôi hy vọng sẽ có một cuộc đối thoại với Elon Musk và lãnh đạo SpaceX về việc từ chối dịch vụ được báo cáo đó,” Gallagher nói.

Space X đã không trả lời yêu cầu bình luận.

7. Lính đánh thuê Wagner trở lại tiền tuyến ở Avdiivka

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Wagner Mercenaries Return To Front Line in Avdiivka”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Nga đang triển khai các cựu lính đánh thuê Wagner gần thị trấn Avdiivka của Donetsk, nơi gần đây đã bị lực lượng Mạc Tư Khoa chiếm giữ, theo tình báo Ukraine. Cơ quan này cho biết họ đang thực hiện cùng một đường lối mà họ đã sử dụng trong các cuộc tấn công tàn bạo ở những nơi khác trong khu vực.

Phó Cục trưởng Cục Tình báo Quân đội Ukraine, Thiếu tướng Vadym Skibitskyi cho biết, Nga đang thành lập một quân đoàn tình nguyện gồm 18.000 quân.

“Điều này, bao gồm tất cả các cựu lính đánh thuê Wagner, được quản lý bởi Bộ Quốc phòng Nga,” ông nói với Interfax Ukraine, theo một bản dịch.

“Họ hiện đang hoạt động ở khu vực Avdiivka”, ông nói, đề cập đến thị trấn mà quân đội Ukraine đã rút khỏi sau nhiều tháng giao tranh ác liệt khiến lực lượng Nga chịu thương vong nặng nề.

Các quan chức quân sự Ukraine ước tính có tới 47.000 người Nga thiệt mạng hoặc bị thương trong cuộc chiến giành Avdiivka, con số này cao hơn 25.000 binh sĩ Liên Xô được cho là đã thiệt mạng trong toàn bộ cuộc chiến tranh Liên Xô-Afghanistan kéo dài từ năm 1979 đến năm 1989.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, vào hôm Chúa Nhật, lực lượng Nga đã tiến về phía tây thị trấn.

Skibitskyi cho biết lính đánh thuê đang được triển khai vì kinh nghiệm chiến đấu của họ và “họ sử dụng cùng một đường lối mà Wagner đã sử dụng ở Bakhmut – đây là những cuộc tấn công liên tục và đạt được kết quả bằng bất cứ giá nào”.

“Về mức lương,Wagner có mức lương cao hơn các lực lượng Nga và Wagner đánh giá rất cao những người hướng dẫn và chỉ huy của mình,” ông nói.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận.

Lực lượng Wagner do người sáng lập Yevgeny Prigozhin chỉ huy đã chiếm được Bakhmut ở tỉnh Donetsk vào tháng 5 năm ngoái sau nhiều tháng giao tranh ác liệt. Việc chiếm được Avdiivka trong tháng này là thắng lợi đáng kể đầu tiên của lực lượng Nga kể từ Bakhmut.

Prigozhin chết trong một vụ tai nạn máy bay hồi tháng 8, hai tháng sau khi lính đánh thuê của ông tổ chức cuộc binh biến chống lại chính quyền của Vladimir Putin, chiếm giữ các cơ sở quân sự ở Rostov-on-Don và tiến vào Mạc Tư Khoa. Điện Cẩm Linh đã phủ nhận trách nhiệm về vụ tai nạn.

Đầu tháng 2, Bộ Quốc phòng Anh cho biết một đoạn video tuyên bố của chỉ huy mới của Wagner, Anton Yelizarov, “ngầm” xác nhận rằng nhóm lính đánh thuê đã hợp tác với lực lượng vệ binh quốc gia Nga, Rosgvardiya, là cơ quan an ninh nội địa của Putin.

Yelizarov, người có biệt hiệu là “Lotos”, đã nêu chi tiết vị trí trụ sở mới của Wagner tại Kozachi Lageri, dịch sang tiếng Anh là “Trại Cossack”, gần như chắc chắn là ở Rostov, nơi Sư đoàn súng trường cơ giới số 150 của Nga đóng quân.

Các quan chức Anh cho biết Rosgvardiya sẽ sử dụng quân đội Wagner để “củng cố nỗ lực chiến tranh của Nga ở Ukraine và mở rộng ảnh hưởng của Nga ở Phi Châu”, với việc lính đánh thuê dưới sự chỉ huy của Prigozhin đã giúp Điện Cẩm Linh có chỗ đứng trên lục địa này.

8. Đồng minh của Navalny tuyên bố anh ta sắp được trả tự do trong cuộc trao đổi tù nhân trước đột ngột qua đời

Reuters đưa tin rằng chính trị gia đối lập Nga Alexei Navalny sắp được trả tự do trong một cuộc trao đổi tù nhân vào thời điểm ông gần qua đời, Kira Yarmysh, một đồng minh và là phát ngôn nhân của Navalny, cho biết hôm thứ Hai, đồng thời nhắc lại cáo buộc của cô rằng Vladimir Putin đã giết Navalny.

Cô cho biết các cuộc đàm phán về việc trao đổi Navalny và hai công dân Mỹ giấu tên lấy Vadim Krasikov, một sát thủ của Cơ quan An ninh FSB người Nga đang bị giam ở Đức, đang ở giai đoạn cuối vào thời điểm Navalny qua đời.

Navalny, 47 tuổi, chết tại trại giam Bắc Cực vào ngày 16 tháng 2. Điện Cẩm Linh phủ nhận Nga có liên quan đến cái chết của anh. Theo những người ủng hộ anh, giấy chứng tử của Navalny ghi rằng anh chết vì nguyên nhân tự nhiên.

Yarmysh không nêu tên hai công dân Mỹ đang được đề nghị hoán đổi cùng với Navalny. Nhưng Mỹ cho biết họ đang cố gắng yêu cầu Nga trao trả Evan Gershkovich, phóng viên của tờ Wall Street Journal và Paul Whelan, cựu Thủy Quân Lục Chiến Mỹ.

“Alexei Navalny có thể ngồi vào chiếc ghế này ngay bây giờ, ngay hôm nay. Đó không phải là cách nói tu từ, nó có thể và đáng lẽ phải xảy ra”, cô nói.

“Navalny lẽ ra phải ngồi ngoài trong vài ngày tới vì chúng tôi đã có quyết định về việc trao đổi anh ta. Vào đầu tháng 2, Putin đã được đề nghị trao đổi kẻ giết người, sĩ quan FSB Vadim Krasikov, người đang thụ án vì tội giết người ở Berlin, lấy hai công dân Mỹ và Alexei Navalny.”

Cô đã xác nhận rằng các cuộc đàm phán về việc hoán đổi đang ở giai đoạn cuối vào tối ngày 15 tháng 2.

Cô cáo buộc rằng Navalny đã bị giết một ngày sau đó vì Putin không thể chịu đựng được ý nghĩ anh ấy sẽ được tự do.

Cô cho biết các đồng minh của Navalny đã làm việc kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Ukraine về kế hoạch đưa Navalny ra khỏi Nga như một phần của cuộc trao đổi tù nhân liên quan đến “gián điệp Nga để đổi lấy tù nhân chính trị”.

Cô cho biết họ đã nỗ lực hết sức và cố gắng tìm kiếm người trung gian, thậm chí tiếp cận cố tiến sĩ Henry Kissinger, nhưng cho biết các chính phủ phương Tây đã không thể hiện được ý chí chính trị cần thiết.

“Các quan chức Mỹ và Đức đều gật đầu hiểu ý. Họ kể lại tầm quan trọng của việc giúp đỡ Navalny và các tù nhân chính trị, họ bắt tay, hứa hẹn và không làm gì cả.”

9. Đan Mạch kết thúc cuộc điều tra vụ nổ Nord Stream với kết luận rằng hành vi phá hoại là có chủ ý

Reuters đưa tin Đan Mạch hôm thứ Hai cho biết họ đã hủy bỏ cuộc điều tra về vụ nổ năm 2022 trên đường ống Nord Stream chở khí đốt của Nga đến Đức, trở thành quốc gia thứ hai làm như vậy sau khi Thụy Điển cũng đóng một cuộc điều tra riêng.

Đường ống Nord Stream 1 và 2 trị giá hàng tỷ Mỹ Kim vận chuyển khí đốt dưới biển Baltic đã bị đứt do hàng loạt vụ nổ ở khu kinh tế Thụy Điển và Đan Mạch vào tháng 9/2022, thải ra một lượng lớn khí mê-tan vào không khí.

Nga và phương Tây, bất đồng về việc Mạc Tư Khoa xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm đó, đã chỉ tay vào nhau. Mỗi người đều phủ nhận mọi liên quan và không ai chịu trách nhiệm.

“Không có đủ cơ sở để theo đuổi vụ án hình sự ở Đan Mạch... và do đó Cảnh sát Copenhagen đã quyết định kết thúc cuộc điều tra hình sự về vụ nổ”, cảnh sát Đan Mạch cho biết trong một tuyên bố.

Cảnh sát nói thêm rằng họ tin rằng đã có hành vi cố ý phá hoại đường ống dẫn khí đốt.

Thụy Điển hồi đầu tháng này đã hủy bỏ cuộc điều tra về vụ nổ với lý do họ thiếu thẩm quyền trong vụ việc nhưng đã giao bằng chứng phát hiện được cho các nhà điều tra Đức, tuy nhiên họ vẫn chưa công bố bất kỳ phát hiện nào.

Điện Cẩm Linh đã phản ứng với quyết định của Đan Mạch về việc hủy bỏ cuộc điều tra về vụ nổ đường ống Nord Stream 2 năm 2022, nói rằng quyết định này “gần như vô lý”.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói rằng Đan Mạch đã thừa nhận rằng vụ nổ là một hành động phá hoại có tính toán trước, nhưng dù sao cũng đã quyết định không tiến sâu hơn vào cuộc điều tra vì vụ việc liên quan đến các đồng minh thân cận của Copenhagen.

10. Quân Nga chiếm lại thị trấn gần thành phố Avdiivka bị tạm chiếm

Reuters dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội Nga đã chiếm được thị trấn Lastochkyne của Ukraine, cách Avdiivka khoảng 5 km về phía Tây Bắc.

Trước đó trong ngày thứ Hai, quân đội Ukraine cho biết họ đã rút lui khỏi làng Lastochkyne ở miền đông Ukraine, nói rằng động thái này sẽ giúp họ ngăn chặn tốt hơn bước tiến về phía tây của quân đội Nga.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết trên truyền hình: “Các đơn vị Lực lượng vũ trang Ukraine đã rút khỏi làng Lastochkyne để tổ chức phòng thủ… và ngăn chặn đối phương tiến sâu hơn về hướng Tây”.
 
Hết đạn, Ukraine phải rút lui, 16 thiết giáp Nga nổ tung. Một nửa số đạn pháo của Bắc Hàn là vô dụng
VietCatholic Media
14:54 28/02/2024


1. Ukraine cho biết một nửa số đạn pháo do Bắc Hàn sản xuất của Nga không hoạt động

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Half of Russia's North Korea-Made Artillery Shells Don't Work: Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Một quan chức quốc phòng cao cấp Ukraine cho biết, hơn một nửa trong số hơn một triệu quả đạn pháo được Bắc Hàn vận chuyển tới Nga là bị lỗi.

Vadym Skibitsky, nhân vật đứng thứ 2 tại Tổng cục Tình báo Ukraine, cơ quan tình báo quốc phòng còn được gọi là GUR, cho biết Điện Cẩm Linh đã quay sang nước láng giềng Á Châu bị cô lập để bổ sung cho việc sản xuất vũ khí hạn chế của Nga, nhưng mang lại nhiều kết quả khác nhau.

Bình luận của Skibitsky được đưa ra cho hãng thông tấn Interfax Ukraine vào ngày 23 tháng 2, trước ngày kỷ niệm hai năm cuộc xâm lược toàn diện của Nga, cuộc xâm lược đã trở thành một cuộc chiến tiêu hao mệt mỏi tiếp tục thử thách quyết tâm của những người ủng hộ Kyiv ở phương Tây..

“Ngày nay, nếu chúng tôi lấy dữ liệu thống kê có sẵn, thì người Nga đã nhập khẩu 1,5 triệu viên đạn từ Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên,” Skibitsky nói, đề cập đến Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Bắc Hàn, còn được gọi vắn tắt là Bắc Hàn.

“Nhưng những loại đạn này có từ những năm 70 và 80. Một nửa trong số chúng không hoạt động và phần còn lại cần được khôi phục hoặc kiểm tra trước khi sử dụng”, quan chức GUR cho biết, trích dẫn đánh giá mới nhất của Ukraine.

Theo Skibitsky, Kim Chính Ân được hưởng lợi bằng cách “bán” đạn dược cũ trong khi yêu cầu Nga giúp tăng cường sản xuất tại các nhà máy đạn dược của Bắc Hàn.

Ông cho biết, Bình Nhưỡng cũng có thể yêu cầu Mạc Tư Khoa cung cấp một số công nghệ nhất định, bao gồm cả những công nghệ hỗ trợ phát triển hỏa tiễn và tàu ngầm.

Quan chức Ukraine cho biết Bắc Hàn chắc chắn đang yêu cầu các công nghệ liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân của nước này, một diễn biến sẽ làm tăng thêm những bất ổn đối với căng thẳng vốn đã lên cao trên Bán đảo Triều Tiên.

Skibitsky cho biết, ngoài đạn pháo, Nga vẫn tiếp tục tự sản xuất hỏa tiễn và bắn hỏa tiễn đạn đạo do Bắc Hàn sản xuất.

Quan chức GUR cho biết, ngành công nghiệp quốc phòng Nga vẫn đang phải vật lộn để khắc phục việc thiếu khả năng tiếp cận các phụ tùng điện tử do nước ngoài sản xuất - phần lớn bị cắt đứt bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây - điều này đang ảnh hưởng đến phẩm chất hỏa tiễn mà lực lượng Nga sử dụng.

“Từ các mảnh vỡ của hỏa tiễn, chúng ta có thể thấy rằng các hỏa tiễn được sản xuất vào quý 4 năm ngoái hiện đang được sử dụng”, Skibitsky nói.

“Nhưng chúng tôi cũng thấy rằng hỏa tiễn không còn đáp ứng được các đặc điểm đã nêu. Tức là phẩm chất ngày càng tệ hơn nhiều”, ông nói.

Roman Holodivskyi, chỉ huy lữ đoàn pháo binh Ukraine, nói với trang web Kyiv Independent vào tuần trước rằng quân đội Nga đang bắn các loại đạn được sản xuất vào năm 2022 và 2023, cho thấy nguồn cung cấp đạn dược ổn định.

Cáo buộc buôn bán vũ khí của Bình Nhưỡng với Mạc Tư Khoa đã bị Tòa Bạch Ốc cảnh báo vào tháng Giêng năm ngoái khi phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cho biết Nga đã nhận “thiết bị quân sự” từ ngày 7 tháng 9 đến ngày 1 tháng Giêng.

Vương quốc Anh sau đó đã trao bằng chứng cho Liên Hiệp Quốc cũng cho thấy điều tương tự. Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc – bao gồm cả những nghị quyết được đại diện của Mạc Tư Khoa ủng hộ – cấm vận chuyển vũ khí đến và đi từ Bắc Hàn.

Nga và Bắc Hàn đều phủ nhận việc buôn bán vũ khí. Bộ Ngoại giao Nga và đại sứ quán Bắc Hàn tại Bắc Kinh đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận bằng văn bản trước khi công bố.

Ngày của các chuyến hàng vũ khí được cho là trùng với chuyến thăm tháng 9 của ông Kim tới vùng Viễn Đông của Nga, nơi Putin đã tiếp đón ông tại phi trường vũ trụ chính của đất nước, Vostochny Cosmodrome.

Chính tại đó, các nhà quan sát tin rằng hai người này đã đạt được thỏa thuận hợp tác chặt chẽ hơn trong các vấn đề quốc phòng và không gian. Bình Nhưỡng đã phóng thành công vệ tinh do thám đầu tiên với sự hỗ trợ kỹ thuật đáng ngờ từ Mạc Tư Khoa vào tháng Giêng.

Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Thân Nguyên Thục nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng Bắc Hàn đã vận chuyển khoảng 6.700 container sang Nga kể từ hội nghị thượng đỉnh, đủ để chứa 3 triệu viên đạn pháo 152 ly hoặc 500.000 viên đạn 122 ly, theo Yonhap News.

Đổi lại, Bình Nhưỡng sẽ nhận được thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác, bao gồm cả nguyên liệu sản xuất vũ khí, ông Shin nói.

Hoàng Tuấn Quốc, đại sứ Nam Hàn tại Liên Hiệp Quốc, nói với Hội đồng Bảo an vào tháng trước rằng Nga đang giúp đỡ Bắc Hàn bằng cách sử dụng Ukraine “làm địa điểm thử nghiệm” các hỏa tiễn có khả năng hạt nhân.

Theo quan điểm của Hán Thành, “đây là một cuộc tấn công mô phỏng”, Đại Sứ Hoàng nói.

2. Tổng thống Zelenskiy nhận xét rằng các cuộc tấn công của Donald Trump vào NATO là 'những lời nói đúng'

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Donald Trump's Attacks on NATO Are 'Just Words': Zelensky”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết những lời đe dọa gần đây của cựu Tổng thống Donald Trump đối với các thành viên NATO là “những lời nói đúng”.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Kaitlan Collins của CNN, Zelenskiy đã được hỏi ý kiến của ông về cơ hội tái tranh cử của Trump và thảo luận về những bình luận của cựu tổng thống rằng ông sẽ “khuyến khích” Nga tấn công bất kỳ quốc gia nào không đáp ứng các yêu cầu chi tiêu của NATO.

“Đó là những lời nói đúng, tôi nghĩ vậy,” Zelenskiy nói với Collins và nói thêm rằng ông không nghĩ cựu Tổng thống Trump sẵn sàng rút Mỹ ra khỏi NATO nếu ông tái đắc cử vào Tòa Bạch Ốc.

Cuộc phỏng vấn của Zelenskiy với Collins được ghi lại vào Chúa Nhật được phát sóng một ngày trước khi Tổng thống Joe Biden chuẩn bị gặp các nhà lãnh đạo quốc hội tại Tòa Bạch Ốc để thúc giục các nhà lập pháp chuyển viện trợ bổ sung cho quốc phòng của Ukraine trước cuộc xâm lược của Nga. Thượng viện đã thông qua gói viện trợ khẩn cấp—trong đó có khoản viện trợ trị giá 60 tỷ Mỹ Kim cho Kyiv—vào đầu tháng này. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã phản đối việc đưa dự luật này ra bỏ phiếu ở hạ viện.

Cơ hội tái tranh cử của cựu Tổng thống Trump cũng làm dấy lên lo ngại rằng nhiệm kỳ thứ hai của ông có thể gây rắc rối cho Ukraine, vì cựu tổng thống từ chối nêu rõ ông muốn quốc gia nào giành chiến thắng trong cuộc chiến vào tháng 5. Cựu Tổng thống Trump cũng nhiều lần chỉ trích NATO trong nhiệm kỳ đầu tiên tại nhiệm.

Khi được Collins hỏi liệu ông nghĩ chính quyền Trump thứ hai sẽ “tốt” hay “xấu” đối với Ukraine, Zelenskiy nói rằng người dân Mỹ sẽ quyết định ai sẽ là tổng thống Mỹ tiếp theo.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Ukraine nói thêm rằng ông tin rằng cựu Tổng thống Trump sẽ “gặp thách thức với xã hội của mình” nếu ông chọn không ủng hộ Ukraine, “bởi vì ủng hộ Nga, điều đó có nghĩa là chống lại người Mỹ”.

“Và tôi nghĩ và tôi hy vọng rằng chúng ta có những giá trị chung, người dân của chúng tôi và người dân của bạn,” Zelenskiy nói thêm. “Đó là lý do tại sao tôi không thể hiểu làm thế nào Donald Trump có thể đứng về phía Putin.”

Cựu Tổng thống Trump nói với những người ủng hộ hồi đầu tháng này rằng ông sẽ “khuyến khích” Nga “làm bất cứ điều gì họ muốn” đối với các thành viên NATO không đáp ứng được mục tiêu chi tiêu của liên minh. Theo Điều 5 của hiệp ước, mỗi quốc gia trong NATO phải đặt mục tiêu chi tiêu quốc phòng khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội.

Những bình luận của cựu tổng thống về NATO đã nhanh chóng bị Tổng thống Biden bác bỏ. Ông Biden gọi đó là một “tín hiệu nguy hiểm và gây sốc, và nói một cách thẳng thắn, không phải của Mỹ gửi tới thế giới”. Tuy nhiên, Margus Tsahkna, Bộ trưởng ngoại giao Estonia, quốc gia là thành viên NATO, nói với Newsweek rằng ông hoan nghênh những lời chỉ trích của cựu Tổng thống Trump, nói rằng điều đó là đúng “nếu bạn bỏ đi những lời hoa mỹ”.

Theo cuộc thăm dò do Redfield & Wilton Strategies thực hiện và được Newsweek ủy quyền, sự ủng hộ dành cho NATO đã tăng lên trong số người Mỹ khi cuộc chiến ở Ukraine kéo dài. Trong tháng này, 64% cử tri cho biết họ ủng hộ liên minh quân sự, tăng 2% so với cuộc thăm dò tương tự vào tháng Giêng.

Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đã trì hoãn việc thông qua các gói viện trợ bổ sung cho Ukraine trừ khi Đảng Dân chủ đồng ý với một dự luật bao gồm các yêu cầu cụ thể của Đảng Cộng hòa nhằm giải quyết vấn đề an ninh quốc gia dọc biên giới Mỹ-Nam. Dự luật lưỡng đảng của Thượng viện bao gồm tài trợ cho cả hai vấn đề, nhưng Johnson và các đảng viên Cộng hòa theo đường lối cứng rắn khác cho biết dự luật này không đi đủ xa để khắc phục “cuộc khủng hoảng biên giới”.

Zelenskiy nói với Collins rằng Ukraine có hai kế hoạch khác nhau cho quân đội của mình, dựa trên việc Quốc hội có phê chuẩn viện trợ bổ sung hay không.

“Điều đó có nghĩa là, bất kể chúng tôi có đạn dược hay không, chúng tôi có tin tưởng vào các đối tác của mình hay chúng tôi chỉ còn biết tin tưởng vào chính mình.”

3. Hai viên chức cảnh sát thiệt mạng vì pháo kích của Nga ở miền bắc Ukraine

Hai viên chức cảnh sát đã thiệt mạng và bốn người bị thương do pháo kích của Nga ở khu vực Sumy phía bắc Ukraine, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, Ihor Klymenko, cho biết hôm thứ Tư.

Klymenko cho biết rằng một nhóm điều tra đã bị đối phương cố tình nổ súng trong khi ghi lại thiệt hại do cuộc tấn công trước đó của Nga gây ra.

“Thi thể của hai viên chức cảnh sát đã được tìm thấy dưới đống đổ nát. Chúng tôi bày tỏ lời chia buồn tới gia đình những người thiệt mạng”, ông nói.

4. Ukraine cho biết Nga mất 850 quân và 16 xe thiết giáp chuyển quân trong một ngày

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Loses 850 Troops and 16 APVs in a Day: Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo Kyiv, lực lượng Nga ở Ukraine đã mất 850 binh sĩ và hơn chục xe thiết giáp trong ngày hôm qua, khi Nga tấn công lực lượng phòng thủ của Ukraine dọc theo một số khu vực của tiền tuyến.

Theo số liệu thống kê do quân đội Ukraine công bố hôm thứ Tư, Mạc Tư Khoa đã mất tổng cộng 411.550 chiến binh trong hơn hai năm chiến tranh tổng lực. Kyiv cho biết thêm, Nga hiện đã mất 12.494 xe thiết giáp kể từ tháng 2 năm 2022, trong đó có 16 xe trong 24 giờ trước đó. Newsweek đã gửi email cho Bộ Quốc phòng Nga để bình luận. Số lượng thương vong chính xác và tổn thất thiết bị nổi tiếng là khó xác định.

Vào cuối tháng Giêng, Bộ trưởng lực lượng vũ trang Anh, James Heappey, nói với các nhà lập pháp Anh rằng Nga đã gánh chịu khoảng 350.000 thương vong ở Ukraine. Heappey cho biết, hàng chục ngàn lính đánh thuê phục vụ trong Nhóm Wagner — có ảnh hưởng trong các hoạt động chiếm thành phố Bakhmut của Donetsk vào tháng 5 năm 2023 — cũng thiệt mạng và bị thương.

Nga không công bố con số thiệt hại được cho là của Ukraine, nhưng Mạc Tư Khoa hôm thứ Hai cho biết Ukraine đã mất 1.175 binh sĩ trong 24 giờ trước đó.

Vào tháng 8 năm 2023, các quan chức Mỹ nói với The New York Times rằng khoảng 70.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng và có tới 120.000 người bị thương.

Trong một tuyên bố hiếm hoi hôm Chúa Nhật, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết 31.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng trong hơn hai năm giao tranh.

“Mỗi người là một mất mát rất lớn đối với chúng tôi”, Zelenskiy nói, nhưng không đưa ra số liệu thống kê về số lượng binh sĩ Ukraine bị thương. “Điều đó thật đau đớn đối với chúng tôi.”

Thương vong và tổn thất thiết bị của cả hai bên tăng đột biến trong các trận chiến kéo dài để giành các khu định cư quan trọng. Số liệu hôm thứ Ba của quân đội Ukraine đã giảm so với những tuần gần đây, trong thời gian đó Ukraine liên tục đưa ra con số thương vong hàng ngày của Nga lên tới hơn 1.000 chiến binh khi Mạc Tư Khoa tiến hành bao vây thành phố Avdiivka của Donetsk.

Nga đã chiếm được thành trì Avdiivka cũ của Ukraine hồi đầu tháng này sau hơn 4 tháng giao tranh ác liệt.

Trong thời gian này, lực lượng Nga đã mất hơn 47.000 quân, Chuẩn tướng Oleksandr Tarnavsky, chỉ huy nhóm lực lượng Tavria của Ukraine bao trùm Avdiivka, cho biết hồi đầu tháng.

Tổn thất phương tiện của Nga cũng nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong các cuộc tấn công của Điện Cẩm Linh vào Avdiivka.

Sự thất thủ của Avdiivka trùng hợp với việc quân Nga tiến về phía bắc và phía nam dọc theo tiền tuyến.

Tuần trước, Viện Nghiên cứu Chiến tranh của Mỹ cho biết Mạc Tư Khoa đang thực hiện một “chiến dịch tấn công đa trục gắn kết” ở phía đông bắc Ukraine.

Trong bản cập nhật được công bố hôm thứ Hai, tổ chức cố vấn này nói thêm rằng Nga đã tiến về phía nam thành phố Kreminna Luhansk do Mạc Tư Khoa nắm giữ, cũng như phía tây Bakhmut và phía tây Avdiivka ở miền đông Ukraine.

Quân đội Ukraine đã rút lui khỏi làng Lastochkyne, phía tây Avdiivka và thiết lập các vị trí phòng thủ mới nhằm “ngăn chặn đối phương tiến sâu hơn về hướng tây”, Lykhovii cho biết hôm thứ Hai.

Giao tranh cũng tiếp tục diễn ra xung quanh làng Robotyne ở Zaporizhzhia, tổ chức nghiên cứu ISW cho biết thêm hôm thứ Hai, nhưng không có tiến triển nào được xác nhận trong những ngày gần đây.

5. Phát ngôn nhân của Alexei Navalny cho biết các đồng minh của ông đã không thể tìm được địa điểm nào ở Nga để người dân có thể bày tỏ lòng kính trọng đối với thủ lĩnh phe đối lập đã chết trong tù hồi tháng này.

Kira Yarmysh, phát ngôn nhân của Alexei Navalny cho biết:

Từ hôm qua, chúng tôi đã tìm kiếm một nơi để tổ chức sự kiện chia tay cho Alexey.

Chúng tôi đã gọi điện đến hầu hết các cơ quan tang lễ tư nhân và công cộng, các địa điểm thương mại và nhà tang lễ. Một số người trong số họ nói rằng nơi này đã được đặt kín chỗ. Một số từ chối khi chúng tôi nhắc đến “Navalny”.

Có nơi, chúng tôi được thông báo rằng các cơ quan tang lễ bị cấm làm việc với chúng tôi. Sau một ngày tìm kiếm, chúng tôi vẫn chưa tìm được hội trường chia tay.

Nhà chức trách Nga tuyên bố Navalny, đối thủ nội địa đáng gờm nhất của Putin, đã bất tỉnh và chết sau khi đi dạo tại trại giam hình sự “Sói Bắc Cực”. Nga sau đó cho biết Navalny chết vì nguyên nhân tự nhiên.

Yulia Navalnaya, 47 tuổi, cáo buộc chính quyền Nga sát hại chồng mình, giấu xác và chờ dấu vết của chất độc thần kinh novichok biến mất khỏi đó.

6. Lực lượng Ukraine rút lui khỏi hai khu định cư gần Avdiivka

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine's Forces Retreat From Two Settlements Near Avdiivka”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các lực lượng Ukraine được cho là đã rút lui khỏi hai khu định cư gần thành phố Avdiivka của Donetsk, nơi quân đội Nga đã chiếm được hồi đầu tháng này.

Dmytro Lykhovii, phát ngôn nhân của nhóm chiến lược tác chiến “Tavria” của Ukraine, cho biết trong một chương trình truyền hình Ukraine rằng các làng Stepove và Severne đã bị bỏ hoang sau các trận chiến với lực lượng Nga mới được mở rộng hôm thứ Ba, theo The Kyiv Independent.

Mặc dù chỉ có khoảng 100 người sống ở các thị trấn trước cuộc xâm lược của Nga hai năm trước, nhưng các khu định cư này có vị trí chiến lược gần Lastochkyne, một thị trấn ngay phía tây Avdiivka. Lực lượng Nga đã giành quyền kiểm soát Lastochkyne sau khi quân đội Ukraine rút lui hôm thứ Hai.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong một bản cập nhật tình báo tuần trước rằng Nga đang tăng cường các cuộc tấn công dọc theo tiền tuyến để “làm căng thẳng lực lượng Ukraine”, một nỗ lực có thể mang lại kết quả khi Ukraine đã rút khỏi nhiều khu định cư gần Avdiivka trong tuần này.

Lykhovii cho biết trong buổi phát sóng hôm thứ Ba rằng trước khi rút lui khỏi các thị trấn, lực lượng Nga đã “chịu tổn thất lớn” trong “cuộc giao tranh ác liệt” xảy ra vào đêm thứ Hai và sáng thứ Ba,” theo hãng tin Interfax-Ukraine của Ukraine.

Các nguồn tin của Nga trước đó tuyên bố rằng Mạc Tư Khoa đã chiếm được Stepove và Severne vào Chúa Nhật, theo báo cáo từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, có trụ sở tại Hoa Kỳ. Đoạn phim định vị địa lý được ISW trích dẫn hôm thứ Hai cho thấy lực lượng Nga tiến vào phần đông nam của Severne trong cùng ngày.

ISW cho rằng những tiến bộ gần đây của Nga là bằng chứng cho thấy Mạc Tư Khoa đang thiết lập một “thế chủ động trên toàn chiến trường” có thể dẫn đến thảm họa cho Ukraine nếu không có bất kỳ thay đổi nào trong chiến lược quân sự, chẳng hạn như Kyiv tung ra một nỗ lực phản công mới.

Một số chuyên gia cho rằng những bất hạnh gần đây của Ukraine trên chiến trường có liên quan đến việc dòng viện trợ quân sự nước ngoài giảm xuống đến mức nhỏ giọt trong năm nay. Khoảng 60 tỷ Mỹ Kim viện trợ từ Mỹ, theo yêu cầu của Tổng thống Joe Biden, vẫn bị đình trệ tại Quốc hội vì tranh chấp đảng phái.

Leon Hartwell, cộng tác viên cao cấp tại Trường Kinh tế Luân Đôn, tổ chức tư vấn LSE IDEAS, trước đây đã nói với Newsweek rằng việc Nga chiếm được Avdiivka một phần là do “sự khác biệt đáng kể giữa những lời hứa hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine và hành động thực tế của họ”.

Hartwell nói: “Quân đội Ukraine đang hoạt động trong thế bất lợi quá lớn, bị áp đảo 5 chọi 1 trên tiền tuyến, trong đó Avdiivka là một ví dụ điển hình”. “Trong hoàn cảnh này, làm sao chúng tôi có thể mong đợi người Ukraine có thể giữ Avdiivka lâu như vậy?”

Thành công của Nga dường như đã phải trả giá đắt. Tuần trước, Lykhovii tuyên bố rằng Mạc Tư Khoa đã mất hơn 47.000 quân trong trận chiến kéo dài nhiều tháng vì Avdiivka. Để so sánh, ước tính có khoảng 15.000 binh sĩ Liên Xô thiệt mạng trong toàn bộ cuộc chiến tranh kéo dài cả thập niên 1979-1989 của Liên Xô ở Afghanistan.

7. Một đối tác kinh doanh của nhà tài phiệt Roman Abramovich đã thất bại trong nỗ lực mới nhất nhằm lật ngược các lệnh trừng phạt được áp đặt lên ông sau khi Nga xâm chiếm Ukraine trong một vụ việc được nhiều người coi là một phép thử pháp lý quan trọng đối với chế độ trừng phạt của Anh.

Eugene Shvidler, người từng phục vụ trong hội đồng quản trị của các công ty thuộc sở hữu của Abramovich, đã bị chính phủ Anh trừng phạt vào tháng 3 năm 2022 như một phần của các biện pháp nhắm vào các đầu sỏ và quan chức có liên hệ với Nga sau khi Vladimir Putin ra lệnh xâm chiếm Ukraine.

Shvidler đã thách thức và thua kiện trong các vụ kiện chống lại các biện pháp trừng phạt của Anh nhắm vào ông ta tại tòa án tối cao vào năm ngoái.

Anh ta tuyên bố rằng các biện pháp này đã gây ra khó khăn không cân xứng và phân biệt đối xử đối với anh ta với tư cách là một người gốc Nga, và rằng anh ta không có quan hệ đủ chặt chẽ với Abramovich, chủ sở hữu cũ của câu lạc bộ bóng đá Chelsea, để biện minh cho việc bị áp dụng các biện pháp trừng phạt, nhưng mức độ cao tòa án ra phán quyết có lợi cho Bộ Ngoại giao.

8. Hán Thành cho biết Bắc Hàn tăng cường chuyển giao đạn pháo cho Putin

Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Thân Nguyên Thục (Shin Won-sik) cho biết trong tuần này rằng Bình Nhưỡng đã gửi hàng triệu quả đạn pháo tới Nga kể từ hội nghị thượng đỉnh giữa Chủ tịch Bắc Hàn Kim Chính Ân và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 9 năm ngoái.

Ông Thân cho biết thêm, các thiết bị quân sự đã được chuyển giao để hỗ trợ cuộc chiến của Mạc Tư Khoa chống lại Ukraine để đổi lấy thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.

Phát biểu tại cuộc họp báo hôm thứ Ba, Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn cho biết Bắc Hàn đã gửi khoảng 6.700 container tới Nga, có thể chứa tới khoảng 3 triệu viên đạn pháo 152 ly hoặc 500.000 viên đạn pháo 122 ly, theo hãng thông tấn Yonhap của Nam Hàn.

Ông Thân nhấn mạnh rằng: “Trong khi các nhà máy vũ khí của Bắc Hàn hoạt động ở mức 30% công suất do thiếu nguyên liệu thô và điện, một số nhà máy đang hoạt động hết công suất, chủ yếu sản xuất vũ khí và đạn pháo cho Nga”.

Bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn được đưa ra trong bối cảnh Ukraine đang phải vật lộn với tình trạng thiếu đạn dược do viện trợ phương Tây chậm trễ, khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bước sang năm thứ ba. Các đợt viện trợ quân sự khổng lồ của Mỹ đã bị khựng lại vì nhiều thành viên Quốc Hội ở Hạ viện không muốn tiếp tục tài trợ cho nỗ lực bảo vệ đất nước của Kyiv.

Tuần trước, nhà ngoại giao hàng đầu Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell đã viết một lá thư cho các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Liên Hiệp Âu Châu kêu gọi họ hỗ trợ Kyiv. Ông nói: “Các binh sĩ Ukraine bị cản trở trong cuộc chiến chống lại kẻ xâm lược - vì họ thiếu đạn dược”.

Vào tháng Giêng, Liên Hiệp Âu Châu đã lên án các báo cáo về việc chuyển giao vũ khí giữa Bình Nhưỡng và Mạc Tư Khoa.

Tuyên bố nêu rõ: “Liên Hiệp Âu Châu quan ngại sâu sắc trước các báo cáo về việc chuyển giao vũ khí và hợp tác quân sự giữa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Bắc Hàn (DPRK) và Liên bang Nga để sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược bất hợp pháp, vô cớ và phi lý của Nga nhằm vào Ukraine”.

Cả Nga và Bắc Hàn trước đây đều phủ nhận cáo buộc cho rằng Bình Nhưỡng cung cấp vũ khí hoặc đạn dược cho lực lượng Điện Cẩm Linh.

9. Chiến lược chiến tranh của Ukraine trong hai năm tới

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Ukraine’s war strategy: Survive 2024 to win in 2025”, nghĩa là “Chiến lược chiến tranh của Ukraine: Sống sót trong năm 2024 để giành chiến thắng vào năm 2025.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Ukraine có một mục tiêu quân sự đầy tham vọng trong năm nay – hãy chờ đợi.

Đây là năm thứ ba trong cuộc chiến toàn diện giữa đất nước với Nga và một thập kỷ kể từ khi Mạc Tư Khoa sáp nhập trái phép Crimea và gây ra xung đột ở miền đông Ukraine. Sau sự tuyệt vọng trước cuộc tấn công ban đầu, tiếp theo là hy vọng tăng cao về một sự đảo ngược nhanh chóng, thực tế ở tiền tuyến giờ đây cho thấy một năm trì trệ.

Binh lính Ukraine đã kiệt sức và quân đội nước này đang thiếu đạn pháo và hỏa tiễn phòng không, trong khi các loại vũ khí như chiến đấu cơ F-16 và hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, do Mỹ sản xuất vẫn chưa được cung cấp với số lượng đáng kể.

Marc Thys, người đã nghỉ hưu với tư cách là phó bộ trưởng quốc phòng Bỉ vào năm ngoái với cấp bậc trung tướng, cho biết năm nay sẽ là một năm “phục hồi và chuẩn bị của cả hai bên, giống như năm 1916 và giai đoạn 1941-42 trong các cuộc chiến tranh thế giới vừa qua”.

Nhìn về phía trước

Để đánh giá triển vọng trong năm tới, POLITICO đã yêu cầu các nhà phân tích, sĩ quan phục vụ và chuyên gia quân sự đưa ra quan điểm của họ về diễn biến của cuộc chiến.

Không ai có thể đưa ra lộ trình chính xác cho năm 2024, nhưng tất cả đều đồng ý rằng ba nguyên tắc cơ bản sẽ quyết định quỹ đạo của những tháng tới. Đầu tiên, mùa xuân này nhằm mục đích quản lý những kỳ vọng vì Ukraine sẽ không có trang thiết bị hoặc nhân sự để tiến hành một cuộc phản công đáng kể; thứ hai, Nga, với sự giúp đỡ của các đồng minh, đã bảo đảm được ưu thế về pháo binh và cùng với các cuộc tấn công mặt đất không ngừng, đang tấn công các vị trí của Ukraine; và thứ ba, nếu không có hệ thống phòng không và hỏa tiễn tầm xa cũng như đạn pháo của phương Tây, Kyiv sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng một hệ thống phòng thủ bền vững và đáng tin cậy.

Taras Chmut, nhà phân tích quân sự Ukraine thuộc Lực lượng Dự bị Thủy quân lục chiến của Lực lượng Hải quân, cho biết: “Năm nay sẽ khó khăn, không ai có thể dự đoán Nga sẽ đi theo hướng nào hoặc liệu chúng tôi có tiến lên trong năm nay hay không”.

Tuy nhiên, rõ ràng Ukraine đang ở thế yếu.

Sau nhiều tuần giao tranh đẫm máu, Nga cuối cùng đã chiếm được thành phố pháo đài Avdiivka trong tháng này. Không ngừng nghỉ, quân đội của nước này tiến hành các cuộc tấn công vào các cứ điểm và trung tâm hậu cần quan trọng khác của Ukraine: Robotyne ở vùng Zaporizhzia, Kupiansk ở Kharkiv và Chasiv Yar ở vùng Donetsk.

“Yếu tố quan trọng là khả năng của Ukraine trong việc thiết lập các vị trí phòng thủ thuận lợi”, một sĩ quan Đức đang theo dõi cuộc xung đột nói với POLITICO với điều kiện giấu tên.

Nga có thể tiến lên vì họ ít quan tâm đến mạng sống của quân đội. Quân đội Ukraine ước tính việc chiếm Avdiivka khiến Nga tổn thất 47.000 binh sĩ.

Thêm vào việc coi thường những tổn thất của chính mình, Nga đã có thể áp đảo hệ thống phòng thủ của Ukraine bằng ưu thế pháo binh của mình.

Ước tính sản lượng và thu hồi đạn pháo hàng năm của Nga dao động từ 1 triệu đến cao nhất là 4,5 triệu. Một nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Estonia cho biết: “Khối lượng này vượt quá đáng kể số lượng đạn pháo hiện có của Ukraine”.

Ngược lại, các quốc gia phương Tây đang gấp rút tăng cường sản xuất đạn dược của riêng mình, trong đó Mỹ có kế hoạch sản xuất khoảng 1 triệu quả đạn pháo mỗi năm vào cuối năm 2025 từ tổng số 190.000 quả trước chiến tranh.

Tổng công tố Ukraine Andriy Kostin cho biết Nga cũng đã được giúp đỡ bằng việc cung cấp máy bay không người lái từ Iran và khoảng một triệu quả đạn pháo từ Bắc Hàn, đồng thời đã sử dụng ít nhất 24 hỏa tiễn đạn đạo của Bắc Hàn để tấn công Ukraine kể từ đầu năm..

Trong khi đó, Ukraine đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn pháo, buộc quân đội tiền tuyến của nước này phải phân bổ khẩu phần đạn và dựa vào các công nghệ độc đáo như máy bay không người lái để ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga.

Kyiv đang cố gắng thúc đẩy sản xuất trong nước nhưng tiến độ còn chậm.

Lời hứa của Liên Hiệp Âu Châu về việc gửi một triệu quả đạn pháo vào tháng 3 đã không còn hiệu quả; chỉ có 300.000 chiếc có thể đã được chuyển giao.

Mỹ có thể đã gửi tới 2 triệu quả đạn pháo 155 ly kể từ khi chiến tranh bắt đầu, nhưng nguồn cung đó đã cạn kiệt do bế tắc chính trị ở Washington về viện trợ quân sự cho Ukraine.

Cuộc gọi ngày 20 tháng 2 giữa Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov, Tư lệnh quân sự Tướng Oleksandr Syrskyi và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đưa ra các ưu tiên của Ukraine đối với vũ khí và thiết bị mới trong những tháng tới.

Theo một người đã tóm tắt về cuộc gọi được giấu tên để thảo luận về cuộc trò chuyện, các yêu cầu này phản ánh một số thay đổi quan trọng trong cách người Ukraine lên kế hoạch chiến đấu trong năm nay và cho thấy cuộc chiến đã thay đổi như thế nào so với những ngày đầu.

Như thường lệ, nhiều hệ thống phòng không đứng đầu danh sách, nhưng thay vì chiến đấu cơ hoặc xe tăng, Kyiv đang tìm kiếm máy bay không người lái để giám sát và tấn công tầm xa, tiếp theo là hệ thống tác chiến điện tử để gây nhiễu máy bay không người lái và hỏa tiễn đạn đạo của Nga nhắm vào tiền tuyến, dân thường Ukraine và cơ sở hạ tầng.

Justin Bronk, nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, cho biết liệu phương Tây có làm tốt hơn trong việc cung cấp cho Ukraine trong những tháng tới hay không sẽ quyết định liệu nước này có thể giữ vững phong độ trong năm nay hay không.

Bronk cho biết: “Duy trì việc cung cấp hỏa tiễn đất đối không cho các hệ thống phòng không kế thừa của phương Tây và Liên Xô còn lại của Ukraine sẽ là một nhiệm vụ quan trọng đối với các đối tác phương Tây vào năm 2024”.

Tình báo Mỹ cho biết 315.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương kể từ khi cuộc giao tranh bắt đầu, nhưng Điện Cẩm Linh vẫn tiếp tục điều động thêm binh lính cho cuộc chiến.

Putin năm ngoái cho biết Nga có 617.000 binh sĩ ở Ukraine và sẽ tăng thêm nữa. Dân số Nga gấp ba lần Ukraine, cho phép Putin tránh phải điều động quân dịch rộng rãi hơn và thay vào đó dựa vào quân đội hợp đồng cũng như việc dọn sạch các nhà tù trong nước để cung cấp bia đỡ đạn.

“Dòng người của chúng tôi sẵn sàng bảo vệ lợi ích của tổ quốc với vũ khí trong tay không hề giảm đi”, ông Putin nói trong cuộc họp báo thường niên vào ngày 14/12.

Quân đội Ukraine có quân số 800.000 người, với hơn một triệu quân dự bị. Những nỗ lực nhằm tăng quân số bằng cách giảm độ tuổi nhập ngũ từ 27 xuống 25 - tức là sẽ tăng thêm khoảng 400.000 nam giới vào quân đội - đã vấp phải sự phản đối gay gắt. Tuy nhiên, các tướng lĩnh Ukraine cần nhiều quân nhân hơn để có thể luân chuyển những binh lính kiệt sức ra khỏi mặt trận và xây dựng các đơn vị quân mới được huấn luyện và nghỉ ngơi.

Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur cho biết năm nay “sẽ là một năm xây dựng và phòng thủ chiến lược cho cả Ukraine và cộng đồng Euro-Atlantic - thời điểm để xây dựng căn cứ quân sự và công nghiệp cần thiết”.

“Đến năm 2025, Ukraine có thể có đủ kỹ năng và phương tiện để đánh bại Nga”.

Nhưng Nga là một mục tiêu đang di chuyển, đã đặt nền kinh tế của mình vào tình trạng chiến tranh và hiện đang sản xuất xe tăng, máy bay, hỏa tiễn và pháo mới, cũng như lục soát các kho thiết bị và đạn dược từ thời Liên Xô.

Ở Ukraine, 85% dân số vẫn tin rằng đất nước của họ sẽ giành chiến thắng, nhưng theo một cuộc thăm dò gần đây, ngày càng ít người có thể mô tả được chiến thắng đó sẽ như thế nào và khi nào nó đến.

Sự bi quan phần lớn là do việc cung cấp viện trợ đã chậm lại trong những tháng gần đây.

Nhà phân tích người Ukraine Chmut cho biết còn nhiều vấn đề phụ thuộc vào việc liệu các nhà lãnh đạo tại Quốc hội Mỹ có ủng hộ gói viện trợ Ukraine hay không.

Bộ trưởng Quân đội Hoa Kỳ Christine Wormuth nói rằng nếu Quốc hội cứ tiếp tục chần chừ không chịu thông qua dự luật Ukraine, điều đó sẽ “cực kỳ gây tổn hại cho người Ukraine, bởi vì số tiền đó sẽ giúp họ có thêm đạn dược.”

Các nước Âu Châu cũng đang dần tăng tốc sản xuất vũ khí và đạn dược - để gửi đến Ukraine và trang bị cho lực lượng của mình sau nhiều năm bị lãng quên.

Nhưng tâm trạng về Ukraine đang rất tồi tệ - như đã thấy rõ tại Hội nghị An ninh Munich tháng này, nơi mà sự lạc quan chóng mặt năm ngoái về một cuộc phản công thành công đã được thay thế bằng sự bi quan chua chát.

Tuy nhiên, đối với Tướng Ben Hodges - cựu chỉ huy quân đội Mỹ ở Âu Châu - việc Ukraine duy trì khả năng phòng thủ khả thi và vẫn kiên quyết là lý do tích cực.

Đầu tiên, chiến đấu cơ F-16 sẽ bắt đầu được chuyển đến trong những tháng tới, giúp Ukraine tranh giành quyền kiểm soát bầu trời. Cũng có dấu hiệu cho thấy Mỹ có thể gửi thêm hỏa tiễn đạn đạo ATACMS, trong khi Đức đang chịu áp lực phải cung cấp hỏa tiễn hành trình Taurus cực mạnh. Những vũ khí như vậy sẽ cho phép Ukraine tấn công các căn cứ hậu cần và không quân của Nga ở phía sau chiến tuyến, làm suy yếu khả năng tiếp tục tấn công của nước này.

Hodges nói: “Đợi một chút, cuộc chiến này đã diễn ra được 10 năm, Nga có mọi lợi thế và sau 10 năm họ chỉ chiếm được 18% lãnh thổ Ukraine”. “Họ đã mất nửa triệu quân, Hạm đội Hắc Hải ngày càng trở nên tồi tệ hơn và Lực lượng Không quân không thể giành được ưu thế trên không.”

Ông giải thích, điều cần thiết là một cam kết rõ ràng từ các nhà lãnh đạo phương Tây - không chỉ gắn bó với Ukraine trong thời gian cần thiết mà còn hỗ trợ nước này bằng những vũ khí cần thiết để thực sự giành chiến thắng trong cuộc chiến.

“ Tôi nghĩ rằng Nga thực sự đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn chúng ta nghĩ.
 
ĐHY Cantalamessa, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng, giảng trên mạng xã hội trong Mùa Chay
VietCatholic Media
16:04 28/02/2024


1. 40 bài Suy Niệm Mùa Chay 2024 -Thứ Năm tuần 2 Mùa Chay

THỨ NĂM 29/2/ 2024

Giêrêmia 17:5-10

Thánh Vịnh 1:1-4, 6

Lc 16:19-31

“Hạt rơi vào đất tốt: đó là những kẻ nghe Lời với tấm lòng cao thượng và quảng đại, rồi nắm giữ và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết quả” Lc 8:15

Một người đàn ông khoảng 40 tuổi loạng choạng trên vỉa hè, mất thăng bằng ngã đập đầu xuống đường. Anh ta bị ảnh hưởng, không thể chống lại cú ngã và bị chấn thương ở đầu.

Thế giới xung quanh đang quan sát và có lẽ vì nhiều lý do đã chọn không tham gia. Tôi cũng suýt bỏ lỡ khoảnh khắc: “Tôi cần kiểm tra người đó, nhưng tôi cần phải về nhà... nếu tôi tham gia thì có thể mất khoảng một giờ nữa. Sẽ có người khác đến giúp anh ta mà, lo gì?” Dòng suy nghĩ này không phù hợp với tôi, và tôi băng qua đường để giúp đỡ người đàn ông. Một người khác tham gia cùng tôi, và chúng tôi ở lại với người đàn ông đó, chăm sóc vết thương cho anh ta trong khi chờ xe cấp cứu đến.

Tại sao tôi chia sẻ câu chuyện này? Bởi vì Ladarô, người anh em của chúng ta, đang ở giữa chúng ta. Hoa quả của việc tuân giữ Lời Chúa là một tấm lòng biết quan tâm và quảng đại. Một người sẵn sàng sống Tin Mừng khi nó xuất hiện trong những khoảnh khắc ngắn ngủi như thế này.

Tin Mừng Thánh Luca gợi ý: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn Ladarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ” (Lc 16:25), và trong khi điều này có thể được áp dụng cho cuộc sống vĩnh cửu, thì sự nhập thể đầy cảm thương của điều này có thể được thực hiện ở đây và bây giờ. Điều này có nhiều hình thức, độc đáo đối với mỗi người chúng ta. Cuộc gặp gỡ của tôi với “Ladarô” gợi lên tình liên đới với người đàn ông này trong nhân loại chung của chúng ta, và nỗi đau đớn trong lòng tôi được thể hiện như mong muốn an ủi người đang cần giúp đỡ. Khả năng đáp ứng, sau một chút do dự ban đầu, là nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần đang làm việc và làm chúng ta sống chậm lại đủ để nhận ra những chuyển động của Thiên Chúa, Lời Hằng Sống, chỉ được biết đến qua sự kiên trì cầu nguyện.

Hôm nay bạn có thấy Ladarô không? Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho con ơn kiên trì suy gẫm Lời Chúa. Xin cho Lời Chúa uốn nắn và xuyên thấu tâm hồn con để con nhận ra Tin Mừng sống động trong cuộc sống hằng ngày của con và đáp lại một cách quảng đại. Amen.

2. Nhà truyền giáo sử dụng mạng xã hội trong Mùa Chay

Vị Hồng Y vốn quen thuyết giảng cho các giáo hoàng và các viên chức của Giáo triều Rôma hiện đang trực tiếp đưa thông điệp Tin Mừng của mình đến các tín hữu thông qua mạng xã hội.

Trong sáu ngày trong Mùa Chay, Vatican đã phát hành những bài suy tư ngắn gọn – dài khoảng hai phút – của Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, nhà giảng thuyết trong gia đình giáo hoàng, thông qua các kênh trên X, Facebook, Instagram và WhatsApp.

Tính đến ngày 20 tháng 2, ngày thứ hai của sáng kiến, chỉ có các video bằng tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha được đăng tải trực tuyến.

Theo một bài báo của Vatican News thông báo về việc khởi động các buổi suy tư trực tuyến của Đức Hồng Y, sáng kiến này nhằm mục đích cho phép mọi người “cầu nguyện với Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma” trong các buổi linh thao Mùa Chay của họ.

Đức Thánh Cha Phanxicô và các thành viên của Giáo triều đã tạm dừng các nghĩa vụ thể chế của mình để tham gia các buổi linh thao một cách riêng tư từ ngày 18 đến 23 tháng 2.

“Trên thế giới, có rất ít lời có thể nói ra trong một phút mà đủ lấp đầy một ngày và trên thực tế là một cuộc đời: đó là những lời đến từ miệng Chúa Giêsu,” Đức Hồng Y Cantalamessa nói khi bắt đầu video đầu tiên của mình trong loạt phim, lưu ý rằng ngài hy vọng phần suy ngẫm ngắn gọn sẽ giống như một “kẹo cao su” tinh thần mà người xem có thể quay lại suốt cả ngày của họ.

Đức Hồng Y suy tư về câu hỏi Chúa Giêsu đặt ra cho các môn đệ của Người trong Tin Mừng Thánh Gioan: “Các con đang tìm gì?” Trích dẫn Thánh Augustinô, ngài gợi ý rằng cuối cùng mọi người đều tìm kiếm hạnh phúc trong cuộc sống của mình, một điều chỉ có thể tìm thấy nơi Chúa.

Ngài nói: “Hỡi anh chị em, hãy tự xét mình và xem liệu lời giải thích cho quá nhiều nỗi buồn và sự bồn chồn của anh chị em có nằm ở đây hay không? Đừng tìm kiếm nước trong những cái giếng nứt thay vào đó hãy tìm kiếm nguồn nước hằng sống là Thiên Chúa”.

Trong video thứ hai của Đức Hồng Y, phát hành ngày 20 tháng 2, ngài đã suy ngẫm về những lời của Chúa Giêsu nói với Martha trong Tin Mừng Thánh Luca, “Chỉ cần một điều thôi,” đó là Chúa, và nhắc đến triết gia Đan Mạch Soren Kierkegaard, người đã nói rằng một cuộc sống không có điều đó sẽ là một cuộc sống bị lãng phí.

Đức Hồng Y Cantalamessa thuyết giảng cho Đức Thánh Cha và các thành viên của Giáo triều Rôma vào hầu hết các ngày Thứ Sáu trong Mùa Vọng và Mùa Chay. Ngài cũng là nhà giảng thuyết trong Phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh về Cuộc Thương Khó của Chúa với sự tham dự của Đức Thánh Cha tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

3. Tệ nạn mị dân rập khuôn theo Tin lành ở Nigeria

Tệ nạn mị dân rập khuôn theo Tin lành ở Nigeria là ‘thuốc phiện’ của các thừa tác vụ mới, đang làm xói mòn uy tín của Đạo Công Giáo, một linh mục nói với các giám mục Nigeria

Trong bài phát biểu trước các giám mục Nigeria tại cuộc họp tháng Hai, Cha Anthony Akinwale đã cảnh báo rằng “chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ của các cộng đồng tôn giáo mới, một số có rất ít hoặc không có gì về mặt linh đạo và đặc sủng của đời sống thánh hiến”.

Cha Akinwale, giáo sư tại Đại học Augustine Ilara-Epe, nói rằng “chủ nghĩa dân túy của các mục vụ này, việc quảng cáo các phép lạ và lời tiên tri không được xác thực, đó là thuốc phiện mà các mục vụ này ban phát cho người dân của chúng ta, làm xói mòn uy tín của Kitô giáo, đặc biệt là Công Giáo”, trong đất nước của chúng ta.”

Vị linh mục cảnh báo về một tương lai trong đó người ta “không thể thấy được sự khác biệt giữa mục sư Ngũ Tuần và linh mục Công Giáo”.

4. Trong một động thái hiếm hoi, Đức Thánh Cha bổ nhiệm người phụ tá cho vị giám mục hàng đầu của Á Căn Đình

Trong một động thái hiếm hoi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm một Giám Mục Phụ Tá để hỗ trợ, và sau đó kế nhiệm, một vị Giám Mục hàng đầu của Á Căn Đình đã quá tuổi nghỉ hưu.

Giám mục Óscar Vicente Quintana của San Isidro, Á Căn Đình, đã đệ đơn từ chức lên Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 10 năm 2021, khi ngài tròn 75 tuổi. Thay vì chấp nhận đơn từ chức của ngài, như thông lệ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã để ngài tại vị, và bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá Guillermo Caride, một linh mục của giáo phận, làm phụ tá của ngài.

Quyết định của Đức Thánh Cha để Đức Giám Mục Quintana tại vị là một dấu hiệu cho thấy sự tin tưởng của Đức Thánh Cha đối với ngài. Đức Giám Mục Quintana là chủ tịch hiện tại của Hội đồng Giám mục Á Căn Đình và đã giữ chức vụ đó kể từ năm 2017.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô tiết lộ rằng ngài đã yêu cầu Đức Giám Mục Quintana chọn điều tra viên trong cuộc điều tra giáo luật đầu tiên về các cáo buộc chống lại Đức Giám Mục Gustavo Zanchetta. “Tôi đã buộc ngài phải lựa chọn,” Đức Giáo Hoàng nói.

5. 1.640 thừa sai Ba Lan đang hoạt động tại nước ngoài

Chúa nhật II Mùa chay, ngày 25 tháng Hai này, Giáo Hội Công Giáo tại Ba Lan cử hành “Ngày cầu nguyện, ăn chay và liên đới với các thừa sai”.

Nhân dịp này, cha Maciej Budzinski, Giám đốc toàn quốc các hội Giáo hoàng truyền giáo Ba Lan, cho biết hiện nay Giáo Hội Công Giáo Ba Lan có 1.640 thừa sai nam nữ đang hoạt động tại 99 nước 5 châu.

Họ cũng là “sứ giả về đặc tính, văn hóa nhưng trước tiên là những người loan báo Tin mừng. Các thừa sai Ba lan cũng hãnh diện về Giáo hội Ba Lan tại các xứ truyền giáo”.

Ngoài ra, cũng có 26 giám mục người Ba Lan đang phục vụ tại nước ngoài, trong đó cũng phải kể đến Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski, Đại diện thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam và là Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore.