Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:26 01/03/2019
47. “BỆNH” GIỐNG NHAU
Con trai con gái hai nhà kết hôn, một bên sui gia mua được cái giường mới tinh xảo đẹp đẽ, trong lòng bèn nghĩ: cái giường đẹp như thế này mà không để cho bên sui gia kia coi thì chết đem chôn theo à ? Thế là ông ta liền giả bộ bị bệnh và nằm trên giường, để cho ông sui gia đến thăm.
Bên sui gia kia cũng vừa may được một cái quần mới và muốn đem đi khoe một vòng, nghe nói sui gia bị bệnh bèn vui vẻ đến thăm.
Ông ta đến nhà sui gia vào ngồi trước giường, cố ý bắt chân tréo lên cao, vắt áo dài lên để cái quần mới lộ ra bên ngoài, sau đó mới mở miệng hỏi:
- “Ông sui bị bệnh gì mà đến nỗi gầy gò trắng nhợt như thế này hử ?”
Ông sui gia giả bệnh vỗ vỗ mép giường nói:
- “Cái “bệnh” chút xíu này của tiểu đệ thì cũng giống như “bệnh” của anh sui ấy mà !” (Tiếu phủ)
Suy tư 47:
“Bệnh khoe” nó cũng lây lan như những bệnh truyền nhiễm khác, và cũng nguy hiểm lắm, không những nguy hiểm cho mình mà còn cho nhiều người khác nữa.
Trong tu đức học, khoe khoang là một bệnh tương cận với kiêu ngạo, và cần phải trị tuyệt căn nơi những tu sĩ nam nữ, để cho họ có sự khiêm nhường càng ngày càng giống Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a hơn.
Trong đời sống đức tin của mình, người Ki-tô hữu cũng cần phải tập tành nhân đức khiêm nhường mới mong trở nên người con thảo của Thiên Chúa, bởi vì không một người cha đạo đức nào thích thấy con mình khoe khoang với mọi người...
Có người khoe khoang cái học hành hiểu biết của mình nên họ thành người khoe chữ; có người khoe khoang tài nghệ của mình nên họ đem chia rẽ đến cho tha nhân; lại có người thích phô trương cái giàu có của mình nên họ trở thành người khoe của...
Khoe khoang là bệnh hay lây của mọi người, nhưng người Ki-tô hữu thì biết chắc rằng: mọi thứ mình có, mọi tài năng mình được đều bởi Thiên Chúa ban cho, cho nên không có gì là phải khoe khoang với mọi người...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Con trai con gái hai nhà kết hôn, một bên sui gia mua được cái giường mới tinh xảo đẹp đẽ, trong lòng bèn nghĩ: cái giường đẹp như thế này mà không để cho bên sui gia kia coi thì chết đem chôn theo à ? Thế là ông ta liền giả bộ bị bệnh và nằm trên giường, để cho ông sui gia đến thăm.
Bên sui gia kia cũng vừa may được một cái quần mới và muốn đem đi khoe một vòng, nghe nói sui gia bị bệnh bèn vui vẻ đến thăm.
Ông ta đến nhà sui gia vào ngồi trước giường, cố ý bắt chân tréo lên cao, vắt áo dài lên để cái quần mới lộ ra bên ngoài, sau đó mới mở miệng hỏi:
- “Ông sui bị bệnh gì mà đến nỗi gầy gò trắng nhợt như thế này hử ?”
Ông sui gia giả bệnh vỗ vỗ mép giường nói:
- “Cái “bệnh” chút xíu này của tiểu đệ thì cũng giống như “bệnh” của anh sui ấy mà !” (Tiếu phủ)
Suy tư 47:
“Bệnh khoe” nó cũng lây lan như những bệnh truyền nhiễm khác, và cũng nguy hiểm lắm, không những nguy hiểm cho mình mà còn cho nhiều người khác nữa.
Trong tu đức học, khoe khoang là một bệnh tương cận với kiêu ngạo, và cần phải trị tuyệt căn nơi những tu sĩ nam nữ, để cho họ có sự khiêm nhường càng ngày càng giống Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a hơn.
Trong đời sống đức tin của mình, người Ki-tô hữu cũng cần phải tập tành nhân đức khiêm nhường mới mong trở nên người con thảo của Thiên Chúa, bởi vì không một người cha đạo đức nào thích thấy con mình khoe khoang với mọi người...
Có người khoe khoang cái học hành hiểu biết của mình nên họ thành người khoe chữ; có người khoe khoang tài nghệ của mình nên họ đem chia rẽ đến cho tha nhân; lại có người thích phô trương cái giàu có của mình nên họ trở thành người khoe của...
Khoe khoang là bệnh hay lây của mọi người, nhưng người Ki-tô hữu thì biết chắc rằng: mọi thứ mình có, mọi tài năng mình được đều bởi Thiên Chúa ban cho, cho nên không có gì là phải khoe khoang với mọi người...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:29 01/03/2019
94. Công việc của Thiên Chúa thì tựa hồ như từng điểm từng giọt hoàn thành trong vô tình. Tinh thần làm việc của Thiên Chúa thì không mạnh mẽ, cũng không khinh suất. Thiên Chúa chúc phúc cho người mới bắt đầu công việc cách ảm đạm, so với người giàu có đàng hoàng bắt đầu công việc thì nhiều hơn.
(Thánh Vincentius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 8 Mùa Thường Niên C 3.3.2019
Lm Francis Lý văn Ca
15:54 01/03/2019
Dẫn Nhập: Anh Chị Em thân mến
Hôm nay cùng với Giáo Hội, chúng ta cử hành thánh lễ Chúa Nhật thứ 8 Mùa Quanh Năm, trước khi chúng ta bước vào Mùa Chay Thánh ngày thứ Tư Lễ Tro. Chúa mời gọi chúng ta qua các bài đọc hôm nay luôn sống thánh thiện, thanh sạch trong tâm hồn, luôn kiểm điểm chính mình nhận ra những bất toàn khiếm khuyết để sửa đổi, đồng thời phải biết sống yêu thương, tránh phê bình chỉ trích người khác.
Chúng ta sốt sắng hiệp dâng thánh lễ. Xin Chúa cho chúng ta luôn đối xử tốt với nhau và giúp nhau sống xứng đáng làm con Chúa là Cha chúng ta.
Với đôi dòng dẫn nhập, giờ đây cùng với ca đoàn, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây.
Trước Bài Đọc 1:
Bài đọc thứ nhất trích từ sách Ðức Huấn Ca khuyên nhủ chúng ta thận trọng trong lời ăn tiếng nói, nhất là trong sự xét đoán người khác: chúng ta cần lắng nghe… trước khi đưa ra những lời phê bình.
Trước Bài Đọc 2
Nhờ cái chết và phục sinh của Đức Kitô Thiên Chúa đã cho chúng ta chiến thắng được tội lỗi và sự dữ. Vì thế chúng ta tích cực cộn tác vào công trình củu chuộc của Đức Kitô, Đấng đã toàn thắng sự chết.
Trước Bài Tin Mừng:
Bài Tin Mừng hôm nay khuyên chúng ta nhìn nơi chính mình và sửa đổi lỗi lầm của mình trước và sau đó giúp người khác sửa đổi khuyết điểm của họ, để cùng nhau sống thánh thiện như Cha trên Trời.
Lời Nguyện Giáo Dân
Chủ tế: Anh chị em thân mến,
Qua tư tưởng của các bài đọc hôm nay, Chúa mời gọi chúng ta sống thánh thiện và sự thánh thiện nầy được thể hiện qua những hành động cụ thể, chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta thể hiện sự thanh sạch qua những lời nguyên cầu sau đây.
1. Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho các vị Mục Tử đang gặp những khó khăn thử thách, trong giai đoạn hiện trong Giáo Hội, xin cho các ngài được thêm lòng can đảm, tín thác vào Chúa, và qua lời cầu nguyện của Dân Thánh Chúa để các Ngài vượi qua mọi thử thách trong hoàn cảnh hôm nay. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Đ: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Trong giai đoạn khó khăn của Giáo Hội Hoàn Vũ hôm nay, Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho các vị Mục Tử trong Hội Thánh luôn là những vị Mục Tử tài đức và thánh thiện, để hướng dẫn dân Chúa đi đúng huấn lệnh Chúa truyền. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Đ: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin Chúa cho các kitô hữu biết nhận ra những lỗi lầm của chính mình, để mỗi ngày thanh luyện những khiếm khuyết và giúp anh chị em xung quanh biết sám hối ăn năn. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Đ: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin Chúa cho ông bà, cha mẹ, luôn là những gương sáng sống động trong đời sống đức tin, đức ái và cầu nguyện để con cái-cháu-chắc biết bắt chước các ngài trong đời sống đức tin hiện nay. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Đ: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin Chúa cho mỗi người trong cộng đoàn-giáo xứ chúng ta, biết thực thi những điều tốt lành: làm điều thiện, tránh xa điều dữ, biết sống hiệp nhất yêu thương-đoàn kết cùng góp bàn tay xây dựng cộng đoàn-xứ đạo thêm phát triển. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Đ: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
6. Chúng ta cầu xin Chúa cho những linh hồn đã yên nghỉ, những linh hồn chúng ta nhớ đến trong tuần lễ nầy, những linh hồn mồ côi không con ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Đ: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Chủ tế:
Lạy Chúa, Chúa dạy chúng con sống thánh thiện như Cha chúng con ở trên trời. Xin cho chúng con luôn biết nhìn lại mình với những bât toàn thiếu sót để tự hoán cải và với ơn Chúa giúp, chúng con sẽ giúp anh chị em chung quanh trở nên những chứng nhân của tình yêu thương của Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng thống Lebanon ca ngợi dịch vụ bác ái tại 15 quốc gia vùng Trung Đông và Bắc Phi.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
15:52 01/03/2019
Ngày 27.2.2019, Tổng thống Michel Aoun của Lebanon tham dự Hội Nghị Caritas Miền Trung Đông và Bắc Phi tại Beirut, cùng với sự hiện diện của ĐHY Antonio Tagle, Chủ tịch Caritas Quốc Tế, ĐHY Giáo Chủ Maronite Beshara Rahi và ĐHY Peter Turkson, Bộ trưởng Bộ Phát triển Nhân bản Tòa diện của Vatican. Chủ đề của Hội Nghị: “ Phục vụ Công ích trong Môi trường Đa dạng”
Trong bài diễn văn bằng tiếng Pháp tại Hội Nghị, Tổng thống Michel Aoun nhấn mạnh rằng Levant là một thí dụ duy nhất nói lên sự phong phú tâm linh và văn hóa.
‘Phúc cho ai thương xót vì họ sẽ được thương xót; Danh xưng của Caritas được liên kết với một sứ điệp của thương xót và nhân bản, hỗ trợ người nghèo, nâng đỡ người yếu, thúc đẩy sự phát triên, cung cấp dịch vụ xã hội, chống lại đói nghèo và bệnh tật. Vai trò tông đồ tiên phong này tương đương với vai trò của người công chính: “ Tôi đói và bạn cho tôi ăn, tôi khát và bạn cho tôi uống, tôi là người lạ và bạn mời tôi vào, tôi cần quần áo và bạn mặc cho tôi, tôi bị ốm và bạn chăm sóc tôi, tôi ở trong tù và bạn đến thăm tôi” Bên cạnh tầm quan trọng của vai trò thông điệp, tầm quan trọng thực sự của Caritas nằm ở trong hoạt động liên tôn, liên chủng tộc, liên quốc gia và liên doanh hoạt động. Điều này minh nhiên ngay từ bản đồ khai triển của nó, khi Caritas bao gồm mười năm quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi, cung cấp trợ giúp và dịch vụ khi cần, bất kể tôn giáo, chủng tộc, do đó góp phần phá vỡ các rào cản của chủ nghĩa cực đoan, hướng nội, cô lập và sự từ chối khác biệt. Và đây là điều mà bản chất của vai trò nó dựa vào, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn mà khu vực đang trải qua.’
‘Kiến trúc sư Michel Chiha của Hiệp Ước Quốc Gia nói: ‘Người cố gắng thống trị một tôn giáo (niềm tin) tại Lebanon là đang cố gắng hủy diệt Lebanon’. Điều này cũng áp dụng cho Levant vì Levant của chúng tôi là sự pha trộn cua các nền văn hóa, một giao điểm của các nền văn minh và các nôi của các tôn giáo thiêng liêng. Nó là một ví dụ độc đáo về sự phong phú tinh thần, văn hóa và nhận thức, và nhắm vào bất cứ cách thức phụ thuộc nào của nó đang làm suy yếu nó hoặc nét độc đáo của nó.’
‘Nguy hiểm lớn nhất mà thế giới chúng ta và đặc biệt là khu vực chúng ta đang đối diện hiện nay là xu hướng cực đoan, điều này nuôi dưỡng khủng bố. Nó nguy hiểm bởi vì nó là một ‘truyền nhiễm trí thức’ lây lan nhanh chóng, đặc biệt qua phương tiện truyền thông, lợi dụng sự thiếu hiểu biết, nghèo đói và ngoài lề để gieo rắc những ý tưởng và những niềm tin nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho khủng bố’.
‘Các anh chị em đang làm việc tại Caritas thân mến. Mỗi người chúng ta đều có vai trò của mình trong việc phổ biến văn hóa hòa bình, văn hóa chấp nhận những người khác và tôn trọng quyền của họ; vai trò của chúng ta là thông qua giáo dục, thực thi chính trị và tạo ra một không gian để gặp gỡ, thảo luận, đối thoại và tranh luận trí thức, và vai trò của các bạn qua dịch vụ bác ái không phân biệt chủng tộc, tôn giáo và căn tính. Hãy đi, giống như các tông đồ, và giúp đỡ tất cả các quốc gia để họ nhìn thấy qua bạn khuôn mặt thật của Chúa Giêsu, khuôn mặt của tình yêu, tha thứ và hòa bình. Đây là ‘tài năng của bạn và chắc chắn rằng bạn sẽ trung thành với điều đó. Cám ơn’
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Trong bài diễn văn bằng tiếng Pháp tại Hội Nghị, Tổng thống Michel Aoun nhấn mạnh rằng Levant là một thí dụ duy nhất nói lên sự phong phú tâm linh và văn hóa.
‘Phúc cho ai thương xót vì họ sẽ được thương xót; Danh xưng của Caritas được liên kết với một sứ điệp của thương xót và nhân bản, hỗ trợ người nghèo, nâng đỡ người yếu, thúc đẩy sự phát triên, cung cấp dịch vụ xã hội, chống lại đói nghèo và bệnh tật. Vai trò tông đồ tiên phong này tương đương với vai trò của người công chính: “ Tôi đói và bạn cho tôi ăn, tôi khát và bạn cho tôi uống, tôi là người lạ và bạn mời tôi vào, tôi cần quần áo và bạn mặc cho tôi, tôi bị ốm và bạn chăm sóc tôi, tôi ở trong tù và bạn đến thăm tôi” Bên cạnh tầm quan trọng của vai trò thông điệp, tầm quan trọng thực sự của Caritas nằm ở trong hoạt động liên tôn, liên chủng tộc, liên quốc gia và liên doanh hoạt động. Điều này minh nhiên ngay từ bản đồ khai triển của nó, khi Caritas bao gồm mười năm quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi, cung cấp trợ giúp và dịch vụ khi cần, bất kể tôn giáo, chủng tộc, do đó góp phần phá vỡ các rào cản của chủ nghĩa cực đoan, hướng nội, cô lập và sự từ chối khác biệt. Và đây là điều mà bản chất của vai trò nó dựa vào, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn mà khu vực đang trải qua.’
‘Kiến trúc sư Michel Chiha của Hiệp Ước Quốc Gia nói: ‘Người cố gắng thống trị một tôn giáo (niềm tin) tại Lebanon là đang cố gắng hủy diệt Lebanon’. Điều này cũng áp dụng cho Levant vì Levant của chúng tôi là sự pha trộn cua các nền văn hóa, một giao điểm của các nền văn minh và các nôi của các tôn giáo thiêng liêng. Nó là một ví dụ độc đáo về sự phong phú tinh thần, văn hóa và nhận thức, và nhắm vào bất cứ cách thức phụ thuộc nào của nó đang làm suy yếu nó hoặc nét độc đáo của nó.’
‘Nguy hiểm lớn nhất mà thế giới chúng ta và đặc biệt là khu vực chúng ta đang đối diện hiện nay là xu hướng cực đoan, điều này nuôi dưỡng khủng bố. Nó nguy hiểm bởi vì nó là một ‘truyền nhiễm trí thức’ lây lan nhanh chóng, đặc biệt qua phương tiện truyền thông, lợi dụng sự thiếu hiểu biết, nghèo đói và ngoài lề để gieo rắc những ý tưởng và những niềm tin nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho khủng bố’.
‘Các anh chị em đang làm việc tại Caritas thân mến. Mỗi người chúng ta đều có vai trò của mình trong việc phổ biến văn hóa hòa bình, văn hóa chấp nhận những người khác và tôn trọng quyền của họ; vai trò của chúng ta là thông qua giáo dục, thực thi chính trị và tạo ra một không gian để gặp gỡ, thảo luận, đối thoại và tranh luận trí thức, và vai trò của các bạn qua dịch vụ bác ái không phân biệt chủng tộc, tôn giáo và căn tính. Hãy đi, giống như các tông đồ, và giúp đỡ tất cả các quốc gia để họ nhìn thấy qua bạn khuôn mặt thật của Chúa Giêsu, khuôn mặt của tình yêu, tha thứ và hòa bình. Đây là ‘tài năng của bạn và chắc chắn rằng bạn sẽ trung thành với điều đó. Cám ơn’
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Chile lên tiếng về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục
Vũ Văn An
19:58 01/03/2019
Nói gì thì nói, cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục và bao che nó tại Chile và chuyến viếng thăm Chile đầu năm của Đức Phanxicô đã là chất xúc tác tạo nên cơn lốc làm choáng váng cả Giáo Hội. Một trong những cơn choáng váng ấy là các biến cố quanh việc Đức Hồng Y George Pell bị đối xử 1 cách ngang nhiên bất công, phản sự thật đến như vậy mà ít ai trong hàng lãnh đạo Công Giáo dám lên tiếng tố cáo, chỉ biết nhận đó là tội lỗi của mình, như Ông Christopher Pyne của chính trường Úc thuật lại: Đức Tổng Giám Mục Peter A. Comensoli của Melbourne nói rằng tất cả là do tội lỗi của chính chúng ta.
Như người được Zenit phỏng vấn dưới đây nói và như Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Chí Linh, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, khi được nữ tu Duyên Sa phỏng vấn sau khi tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh ở Rôma về việc Bảo Vệ Vị Thành Niên, đã nhấn mạnh: hơn lúc nào hết nay là lúc chúng ta phải đề cao hiệp thông Giáo Hội. Hiệp thông theo nghĩa sentire cum ecclesia (cảm thức với Giáo Hội), chứ không với những người chống báng Giáo Hội, kể cả những người chống báng từ trong lòng Giáo Hội vì thiện ý hay ác ý, bất luận.
Chúng tôi chuyển ngữ bài phỏng vấn sau đây của Zenit với vị Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Chile, Đức Cha Fernando Ramos, giám quản giáo phận Rancagua, nhân dịp tham dự cùng một Hội Nghị vừa nói.
ZENIT: Vấn đề lạm dụng ở Chile đã diễn ra trong nhiều năm và, trong nhiều trường hợp, nó đã được biết đến. Đức cha nghĩ một điều được biết phổ quát như thế trong Giáo hội tại sao đã không bị ngăn chặn trước đó?
Đức cha Ramos: Tôi nghĩ có nhiều lý do. Về mặt định chế, Giáo hội Chile không được chuẩn bị; tính năng động của việc lạm dụng tình dục đã không được hiểu. Đầu tiên, tính năng động của lạm dụng tình dục đã không được hiểu. Bây giờ chúng tôi hiểu nó rồi; những người hiểu biết đã giúp đỡ chúng tôi.. . Và, có lẽ, vào thời điểm đó, ở bình diện xã hội, người ta cũng không biết nhiều.
Người ta tin rằng đó chỉ là một vấn đề cá nhân, của một người cụ thể, nên một tội lỗi hoặc một lỗi lầm đã bị vi phạm. Thì, hãy để cho họ một cơ hội nữa - lại không biết gì về luận lý học của cách lạm dụng vận hành.
Lý do thứ ba, có thể nói là giữ im lặng; không chia sẻ với người khác, tin rằng đó chỉ là một hành động đặc thù.
Và sau đó, điều này tạo ra một vấn đề: tự hỏi về việc đào tạo các linh mục hoặc của những người gia nhập đời sống thánh hiến một như linh mục dòng hai như linh mục giáo phận. Rõ ràng có nhiều thiếu sót trong diễn trình đào tạo. Vì vậy, có những người được nhận vào đáng lẽ không nên được phong chức hoặc thánh hiến.
ZENIT: Đức cha có nghĩ rằng một số điểm phải được thực hiện để cải thiện việc đào tạo các chủng sinh hoặc những người muốn được thánh hiến?
Đức cha Ramos: Tôi là Giám Đốc Chủng viện Santiago, tôi là Chủ tịch các Chủng viện Chile và chúng tôi bắt đầu suy nghĩ rất lung về chủ đề này năm 2010, và cũng rất lung về việc đào tạo nhân bản, và nhiều yếu tố trong số này giúp hiểu hiện tượng lạm dụng tình dục cũng đã được kết hợp trong các diễn trình đào tạo. Tuy nhiên, đây là một chủ đề luôn được lượng giá; nó là một chủ đề đòi hỏi phải được lượng giá liên tục.
ZENIT: Các nạn nhân của Giáo hội Chile được đồng hành như thế nào?
Đức cha Ramos: Có một số tình huống. Mỗi nạn nhân có hoàn cảnh riêng mà họ đã sống với nhiều nỗi đau và không được hiểu, người đã trải nghiệm việc niềm tín thác của mình bị một thừa tác viên của Giáo hội phản bội. Một số khả thể đã được mở ra. Nó tùy thuộc phần nào vào tình hình của từng nạn nhân, vào những gì hiện có sẵn. Trong một số trường hợp, việc đồng hành chuyên nghiệp đã được cung cấp, trong các trường hợp khác, một loại hỗ trợ khác đã được cung cấp. Đúng hơn, đây là nẻo đường chúng tôi đang đi và điều đó phụ thuộc, phần nào, vào yêu cầu của từng người trong số các nạn nhân.
ZENIT: Đức Giáo Hoàng yêu cầu Đức Cha gặp một số nạn nhân của lạm dụng trong giáo hội, nếu có thể, trước khi đến dự Hội Nghị. Đức Cha đã có dịp làm như vậy không?
Đức cha Ramos: Có, tôi đã gặp sáu nạn nhân bị lạm dụng tình dục, điều họ gặp trong Giáo hội. Lắng nghe câu truyện của họ đã tạo cho tôi một tác động lớn, trong từng khoảnh khắc. Những câu truyện của rất nhiều nỗi đau, một số trong những tình huống này đã phải sống cách nay một thời gian dài. Tuy nhiên, nỗi đau không được hiểu vẫn tiếp tục hiện nay. Và mỗi người đã sống cách khác nhau, mặc dù hậu quả khá giống nhau, nhưng điều xuất hiện trong tôi là sự tôn trọng lớn, sự quan tâm lớn lao và tình âu yếm lớn lao đối với những người này, những người, với lòng tôn trọng, muốn chia sẻ những gì họ đã trải qua, những điều chắc chắn rất đau đớn.
ZENIT: Vào tháng 5 năm 2018, tất cả các đức cha, các Giám mục Chile đã đặt các chức vụ của mình trong tay Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Theo Giáo luật, việc từ chức này có thời hạn ba tháng. Đến nay, Đức Thánh Cha đã ngưng chức bảy Giám mục. Người ta có thể suy đoán rằng Đức Giáo Hoàng sẽ tiếp tục loại bỏ các Giám mục không?
Đức cha Ramos: Có, đó là một đơn từ chức viết tay, vốn đã được thi hành. Sự sẵn sàng vâng phục của chúng tôi luôn nằm trong tay ngài và chúng tôi đã thể hiện đầy đủ sự sẵn sàng của chúng tôi khi chúng tôi đến đây. Tuy nhiên, tôi nghĩ những thay đổi lớn mà Đức Giáo Hoàng đã nghĩ đến, ngài đã thực hiện rồi.
Động thái duy nhất mà chúng ta biết phải được thực hiện là vị kế nhiệm của Đức Cha Ezzati, bởi vì ngài đã vượt quá hạn tuổi hai năm rồi. Đây là một sự kiện hiển nhiên phải thay đổi.
Tôi đến với tư cách là Giám Quản tông tòa của Rancagua và tôi làm việc như thể tôi là một Giám mục, theo nghĩa là tôi không tự giới hạn tôi. Nhiều việc phải được thực hiện và một số hướng dẫn dài hạn phải được đưa ra. Và nếu người ta (muốn) đổi tôi đi vào ngày mai, họ sẽ đổi tôi đi. Tuy nhiên, tôi không nghĩ tôi sẽ nán ở lại một hoặc hai ngày. Nó là một Giáo phận rất lớn - khoảng một triệu dân cư; có nhiều giáo xứ và nhiều làng mạc; nó rất trù phú. Hơn nữa, khi đến đây, người ta phải tìm hiểu con người, hoàn cảnh, lịch sử.. .
ZENIT: Các Giám mục mới cần chu toàn những đòi hỏi nào để được bổ nhiệm?
Đức cha Ramos: Đó là một diễn trình khá dài, được hướng dẫn bởi tòa sứ thần của mỗi quốc gia và có những đòi hỏi thuộc phạm vi giáo lý, kỷ luật, mục vụ phải được chu toàn. Ngày nay, tôi tin rằng điều chủ yếu là những người gia nhập hàng giám mục trong toàn Giáo hội phải có ít nhất một sự hiểu biết rõ ràng về hiện tượng lạm dụng tình dục và về cách chúng phải được giải quyết ra sao.
ZENIT: Các biện pháp hàm nghĩa một cuộc đổi mới đối với Giáo Hội Chile. Đức cha đã nói về hy vọng. Các tín hữu Chile có sống trong bầu khí hy vọng không?
Đức cha Ramos: Các tín hữu sống nó nhiều cách khác nhau. Có những nhóm rất ưa chỉ trích; có những nhóm rất bận tâm về những gì đã xảy ra trong Giáo hội và hiển nhiên đây là một cuộc khủng hoảng rất lớn... điều đã tạo ra sự phẫn nộ lớn. Có những người khác cũng rất bận tâm nhưng họ cung ứng sự hợp tác của họ để chúng tôi có thể tiếp tục tiến bước trong các loại vấn đề này. Và tôi cũng đã thấy ở Chile có một số lo lắng nhiều hơn, một số khác thì ít hơn, một số giới lo âu nhiều hơn, các giới khác thì ít hơn, không hẳn đồng nhất. Có một nhóm giáo dân đã nghiêm túc xử lý tình huống này và họ coi Giáo hội là một điều của chính họ. Họ muốn tham gia và hợp tác để khắc phục các loại vấn đề và tội phạm này.
Vì vậy, tôi muốn nói rằng có đủ mọi phát biểu khá rộng và một số luồng hoặc phạm vi suy tư quan trọng đã được tạo ra, điều này chắc chắn sẽ làm phong phú thêm nhiều cho đời sống của Giáo hội.
ZENIT: Những biện pháp cụ thể nào Đức Cha tin là cần thiết cho việc canh tân Giáo hội ở Chile?
Đức cha Ramos: Rõ ràng, tôi nghĩ có những khía cạnh liên quan trực tiếp đến chủ đề lạm dụng tình dục, đó là, tất cả các trường hợp bị tố cáo, được điều tra cẩn thận, phải đi đến kết luận, chúng phải được xử lý theo sự thật về sự kiện và công lý được thực hiện.
Thứ hai, phải chú ý tới các nạn nhân; chúng ta phải tiếp cận họ và cho họ cảm thấy rằng cũng có mối quan tâm đối với họ. Chúng tôi không phải lúc nào cũng thành công trong việc làm như vậy, và điều này đôi khi phức tạp; khó khăn.
Ngoài ra, nhưng trong một lĩnh vực rộng lớn hơn, tôi tin rằng vị Giáo hoàng này, đã nhấn mạnh nhiều, đặc biệt, về tầm quan trọng của tính đồng nghị và hợp đoàn trong đời sống của Giáo hội. Tất cả chúng ta, những người đã chịu phép rửa, làm thành Giáo hội. Và một trong những lý do giải thích tại sao lại có thể tiến đến tình trạng lạm dụng tình dục, hoặc lạm dụng lương tâm hoặc quyền lực, là khi có một số thành viên của Giáo hội, đặc biệt một số thừa tác viên thánh thiêng, đây là tình trạng thích đáng được Đức Giáo Hoàng gọi là chủ nghĩa giáo sĩ trị- dẫn đến việc gây ra loại lạm dụng này. Điều nàyphải so sánh với sự tham gia của mọi chi thể và mọi người đã chịu phép rửa cảm thấy mình là một phần của giáo hội này và, cũng có một số người không nên đảm nhiệm một quyền lực hay năng quyền (faculty) nào không ai ban cho họ, và điều này đã gây ra rất nhiều tai hại. Vì vậy, tôi tin rằng có một cách tham gia, hoặc đồng trách nhiệm và chúng tôi vẫn còn phải đưa ra nhiều bước nữa trong Giáo Hội Chile.
Đây là một khía cạnh theo ngữ cảnh, để có thể tiến lên và tất cả chúng tôi đều cảm thấy có trách nhiệm đối với đời sống của Giáo hội, không phải chỉ trong trường hợp lạm dụng cụ thể mà còn trong các chiều kích khác nữa.
ZENIT: Chính Đức Cha đã nói rằng ở Chile, người Công Giáo đang chuyển từ một đạo Công Giáo văn hóa sang một Đạo Công Giáo có tính bản vị hơn. Ngoài vấn đề lạm dụng, Đức Cha nghĩ còn những nguyên nhân nào nữa không?
Đức Cha Ramos: Tôi muốn nói chủ đề lạm dụng có tác dụng của một chất xúc tác; nó đẩy nhanh diễn trình, nhưng diễn trình nền tảng sâu sắc hơn nhiều và có liên quan tới việc duy tục hóa và việc trồng cấy nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa nhiều hơn, trọng thương chủ nghĩa hơn, duy tục hóa nhiều hơn, đụng tới những điểm giống với những gì đang diễn ra ở Tây Âu, theo nghĩa Chile là một quốc gia.. . Các quốc gia thuộc “hình nón miền Nam”, tôi tin rằng Argentina, Uruguay.. . rất, rất gần với các diễn trình đang được trải nghiệm ở Tây Âu, về duy tục hóa, được hiểu theo nghĩa chiều kích tôn giáo mất đi sự liên hệ trong đời sống bản thân, cá nhân và văn hóa của một cộng đồng, của một xã hội. Và tôi nghĩ rằng điều này đang được trải nghiệm rất mạnh mẽ ở Chile, và đang được gia tốc, có lẽ, bởi những điều này. Tuy nhiên, diễn trình này diễn ra trước đó và nó rất mạnh mẽ.
Do đó, chúng tôi đang từ một đạo Công Giáo này mà trước đây, do sự kiện được sinh ra ở Chile - tôi đang nói về 20, 30, 40 năm trước -, người ta có quyền nói: “dạ, tôi là người Công Giáo, tôi đã chịu phép rửa”, tuy nhiên, ngay lúc đó, thực hành tôn giáo đã rất thấp rồi. Do đó, bây giờ chúng tôi đang chuyển sang một đạo Công Giáo có tính bản vị nhiều hơn, nơi người ta nói rằng anh ta / cô ta là Công Giáo bởi vì anh ta / cô ta có mối quan hệ với Chúa Kitô và cảm thấy là một phần của cộng đồng tín hữu, chứ không đơn giản chỉ vì sự kiện đã được sinh ra trong nước.
ZENIT: Lần cuối Đức Cha gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô là khi nào và ngài đã nói gì với Đức Cha?
Đức cha Ramos: Chúng tôi đã ở với ngài trong ba giờ vào tháng Giêng. Đó là một cuộc gặp gỡ rất huynh đệ. Chúng tôi là những người có mặt đầu tiên trong Tông điện; chúng tôi đã tụ tập ở đó trong một giờ và sau đó, chính ngài mời chúng tôi ăn trưa, nơi chúng tôi ở lại trong hai giờ. Vâng bữa trưa luôn là một cuộc trò chuyện thoải mái hơn.. . phi chính thức. Chúng tôi đã nói về nhiều chủ đề, nhưng chúng tôi nghĩ điều quan trọng là nói với ngài một chút về diễn trình mà chúng tôi đã thực hiện; những gì viễn tượng đang hướng tới và luôn đặt mình vào sự hiệp thông và gần gũi nhất với Đức Thánh Cha.
ZENIT: Trong cuộc gặp gỡ có tính bản vị này, Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh điều gì?
Đức Cha Ramos: Chúng tôi ghi nhận ngài rất quan tâm và rất gần gũi với chúng tôi. Ngài nhấn mạnh rằng sự hiệp thông là điều chủ yếu trong đời sống của Giáo hội; đó là, chúng ta phải làm việc đầy đủ và hiệp thông giữa tất cả mọi người. Đó là một yếu tố ngài đề cao.
Một yếu tố khác là niềm xác tín rằng, theo quan điểm của Hội Nghị đang diễn ra lúc này, về chủ đề này, rằng nó cần phải tiếp tục được giải quyết một cách cương quyết.
Còn 1 kỳ
Như người được Zenit phỏng vấn dưới đây nói và như Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Chí Linh, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, khi được nữ tu Duyên Sa phỏng vấn sau khi tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh ở Rôma về việc Bảo Vệ Vị Thành Niên, đã nhấn mạnh: hơn lúc nào hết nay là lúc chúng ta phải đề cao hiệp thông Giáo Hội. Hiệp thông theo nghĩa sentire cum ecclesia (cảm thức với Giáo Hội), chứ không với những người chống báng Giáo Hội, kể cả những người chống báng từ trong lòng Giáo Hội vì thiện ý hay ác ý, bất luận.
Chúng tôi chuyển ngữ bài phỏng vấn sau đây của Zenit với vị Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Chile, Đức Cha Fernando Ramos, giám quản giáo phận Rancagua, nhân dịp tham dự cùng một Hội Nghị vừa nói.
ZENIT: Vấn đề lạm dụng ở Chile đã diễn ra trong nhiều năm và, trong nhiều trường hợp, nó đã được biết đến. Đức cha nghĩ một điều được biết phổ quát như thế trong Giáo hội tại sao đã không bị ngăn chặn trước đó?
Đức cha Ramos: Tôi nghĩ có nhiều lý do. Về mặt định chế, Giáo hội Chile không được chuẩn bị; tính năng động của việc lạm dụng tình dục đã không được hiểu. Đầu tiên, tính năng động của lạm dụng tình dục đã không được hiểu. Bây giờ chúng tôi hiểu nó rồi; những người hiểu biết đã giúp đỡ chúng tôi.. . Và, có lẽ, vào thời điểm đó, ở bình diện xã hội, người ta cũng không biết nhiều.
Người ta tin rằng đó chỉ là một vấn đề cá nhân, của một người cụ thể, nên một tội lỗi hoặc một lỗi lầm đã bị vi phạm. Thì, hãy để cho họ một cơ hội nữa - lại không biết gì về luận lý học của cách lạm dụng vận hành.
Lý do thứ ba, có thể nói là giữ im lặng; không chia sẻ với người khác, tin rằng đó chỉ là một hành động đặc thù.
Và sau đó, điều này tạo ra một vấn đề: tự hỏi về việc đào tạo các linh mục hoặc của những người gia nhập đời sống thánh hiến một như linh mục dòng hai như linh mục giáo phận. Rõ ràng có nhiều thiếu sót trong diễn trình đào tạo. Vì vậy, có những người được nhận vào đáng lẽ không nên được phong chức hoặc thánh hiến.
ZENIT: Đức cha có nghĩ rằng một số điểm phải được thực hiện để cải thiện việc đào tạo các chủng sinh hoặc những người muốn được thánh hiến?
Đức cha Ramos: Tôi là Giám Đốc Chủng viện Santiago, tôi là Chủ tịch các Chủng viện Chile và chúng tôi bắt đầu suy nghĩ rất lung về chủ đề này năm 2010, và cũng rất lung về việc đào tạo nhân bản, và nhiều yếu tố trong số này giúp hiểu hiện tượng lạm dụng tình dục cũng đã được kết hợp trong các diễn trình đào tạo. Tuy nhiên, đây là một chủ đề luôn được lượng giá; nó là một chủ đề đòi hỏi phải được lượng giá liên tục.
ZENIT: Các nạn nhân của Giáo hội Chile được đồng hành như thế nào?
Đức cha Ramos: Có một số tình huống. Mỗi nạn nhân có hoàn cảnh riêng mà họ đã sống với nhiều nỗi đau và không được hiểu, người đã trải nghiệm việc niềm tín thác của mình bị một thừa tác viên của Giáo hội phản bội. Một số khả thể đã được mở ra. Nó tùy thuộc phần nào vào tình hình của từng nạn nhân, vào những gì hiện có sẵn. Trong một số trường hợp, việc đồng hành chuyên nghiệp đã được cung cấp, trong các trường hợp khác, một loại hỗ trợ khác đã được cung cấp. Đúng hơn, đây là nẻo đường chúng tôi đang đi và điều đó phụ thuộc, phần nào, vào yêu cầu của từng người trong số các nạn nhân.
ZENIT: Đức Giáo Hoàng yêu cầu Đức Cha gặp một số nạn nhân của lạm dụng trong giáo hội, nếu có thể, trước khi đến dự Hội Nghị. Đức Cha đã có dịp làm như vậy không?
Đức cha Ramos: Có, tôi đã gặp sáu nạn nhân bị lạm dụng tình dục, điều họ gặp trong Giáo hội. Lắng nghe câu truyện của họ đã tạo cho tôi một tác động lớn, trong từng khoảnh khắc. Những câu truyện của rất nhiều nỗi đau, một số trong những tình huống này đã phải sống cách nay một thời gian dài. Tuy nhiên, nỗi đau không được hiểu vẫn tiếp tục hiện nay. Và mỗi người đã sống cách khác nhau, mặc dù hậu quả khá giống nhau, nhưng điều xuất hiện trong tôi là sự tôn trọng lớn, sự quan tâm lớn lao và tình âu yếm lớn lao đối với những người này, những người, với lòng tôn trọng, muốn chia sẻ những gì họ đã trải qua, những điều chắc chắn rất đau đớn.
ZENIT: Vào tháng 5 năm 2018, tất cả các đức cha, các Giám mục Chile đã đặt các chức vụ của mình trong tay Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Theo Giáo luật, việc từ chức này có thời hạn ba tháng. Đến nay, Đức Thánh Cha đã ngưng chức bảy Giám mục. Người ta có thể suy đoán rằng Đức Giáo Hoàng sẽ tiếp tục loại bỏ các Giám mục không?
Đức cha Ramos: Có, đó là một đơn từ chức viết tay, vốn đã được thi hành. Sự sẵn sàng vâng phục của chúng tôi luôn nằm trong tay ngài và chúng tôi đã thể hiện đầy đủ sự sẵn sàng của chúng tôi khi chúng tôi đến đây. Tuy nhiên, tôi nghĩ những thay đổi lớn mà Đức Giáo Hoàng đã nghĩ đến, ngài đã thực hiện rồi.
Động thái duy nhất mà chúng ta biết phải được thực hiện là vị kế nhiệm của Đức Cha Ezzati, bởi vì ngài đã vượt quá hạn tuổi hai năm rồi. Đây là một sự kiện hiển nhiên phải thay đổi.
Tôi đến với tư cách là Giám Quản tông tòa của Rancagua và tôi làm việc như thể tôi là một Giám mục, theo nghĩa là tôi không tự giới hạn tôi. Nhiều việc phải được thực hiện và một số hướng dẫn dài hạn phải được đưa ra. Và nếu người ta (muốn) đổi tôi đi vào ngày mai, họ sẽ đổi tôi đi. Tuy nhiên, tôi không nghĩ tôi sẽ nán ở lại một hoặc hai ngày. Nó là một Giáo phận rất lớn - khoảng một triệu dân cư; có nhiều giáo xứ và nhiều làng mạc; nó rất trù phú. Hơn nữa, khi đến đây, người ta phải tìm hiểu con người, hoàn cảnh, lịch sử.. .
ZENIT: Các Giám mục mới cần chu toàn những đòi hỏi nào để được bổ nhiệm?
Đức cha Ramos: Đó là một diễn trình khá dài, được hướng dẫn bởi tòa sứ thần của mỗi quốc gia và có những đòi hỏi thuộc phạm vi giáo lý, kỷ luật, mục vụ phải được chu toàn. Ngày nay, tôi tin rằng điều chủ yếu là những người gia nhập hàng giám mục trong toàn Giáo hội phải có ít nhất một sự hiểu biết rõ ràng về hiện tượng lạm dụng tình dục và về cách chúng phải được giải quyết ra sao.
ZENIT: Các biện pháp hàm nghĩa một cuộc đổi mới đối với Giáo Hội Chile. Đức cha đã nói về hy vọng. Các tín hữu Chile có sống trong bầu khí hy vọng không?
Đức cha Ramos: Các tín hữu sống nó nhiều cách khác nhau. Có những nhóm rất ưa chỉ trích; có những nhóm rất bận tâm về những gì đã xảy ra trong Giáo hội và hiển nhiên đây là một cuộc khủng hoảng rất lớn... điều đã tạo ra sự phẫn nộ lớn. Có những người khác cũng rất bận tâm nhưng họ cung ứng sự hợp tác của họ để chúng tôi có thể tiếp tục tiến bước trong các loại vấn đề này. Và tôi cũng đã thấy ở Chile có một số lo lắng nhiều hơn, một số khác thì ít hơn, một số giới lo âu nhiều hơn, các giới khác thì ít hơn, không hẳn đồng nhất. Có một nhóm giáo dân đã nghiêm túc xử lý tình huống này và họ coi Giáo hội là một điều của chính họ. Họ muốn tham gia và hợp tác để khắc phục các loại vấn đề và tội phạm này.
Vì vậy, tôi muốn nói rằng có đủ mọi phát biểu khá rộng và một số luồng hoặc phạm vi suy tư quan trọng đã được tạo ra, điều này chắc chắn sẽ làm phong phú thêm nhiều cho đời sống của Giáo hội.
ZENIT: Những biện pháp cụ thể nào Đức Cha tin là cần thiết cho việc canh tân Giáo hội ở Chile?
Đức cha Ramos: Rõ ràng, tôi nghĩ có những khía cạnh liên quan trực tiếp đến chủ đề lạm dụng tình dục, đó là, tất cả các trường hợp bị tố cáo, được điều tra cẩn thận, phải đi đến kết luận, chúng phải được xử lý theo sự thật về sự kiện và công lý được thực hiện.
Thứ hai, phải chú ý tới các nạn nhân; chúng ta phải tiếp cận họ và cho họ cảm thấy rằng cũng có mối quan tâm đối với họ. Chúng tôi không phải lúc nào cũng thành công trong việc làm như vậy, và điều này đôi khi phức tạp; khó khăn.
Ngoài ra, nhưng trong một lĩnh vực rộng lớn hơn, tôi tin rằng vị Giáo hoàng này, đã nhấn mạnh nhiều, đặc biệt, về tầm quan trọng của tính đồng nghị và hợp đoàn trong đời sống của Giáo hội. Tất cả chúng ta, những người đã chịu phép rửa, làm thành Giáo hội. Và một trong những lý do giải thích tại sao lại có thể tiến đến tình trạng lạm dụng tình dục, hoặc lạm dụng lương tâm hoặc quyền lực, là khi có một số thành viên của Giáo hội, đặc biệt một số thừa tác viên thánh thiêng, đây là tình trạng thích đáng được Đức Giáo Hoàng gọi là chủ nghĩa giáo sĩ trị- dẫn đến việc gây ra loại lạm dụng này. Điều nàyphải so sánh với sự tham gia của mọi chi thể và mọi người đã chịu phép rửa cảm thấy mình là một phần của giáo hội này và, cũng có một số người không nên đảm nhiệm một quyền lực hay năng quyền (faculty) nào không ai ban cho họ, và điều này đã gây ra rất nhiều tai hại. Vì vậy, tôi tin rằng có một cách tham gia, hoặc đồng trách nhiệm và chúng tôi vẫn còn phải đưa ra nhiều bước nữa trong Giáo Hội Chile.
Đây là một khía cạnh theo ngữ cảnh, để có thể tiến lên và tất cả chúng tôi đều cảm thấy có trách nhiệm đối với đời sống của Giáo hội, không phải chỉ trong trường hợp lạm dụng cụ thể mà còn trong các chiều kích khác nữa.
ZENIT: Chính Đức Cha đã nói rằng ở Chile, người Công Giáo đang chuyển từ một đạo Công Giáo văn hóa sang một Đạo Công Giáo có tính bản vị hơn. Ngoài vấn đề lạm dụng, Đức Cha nghĩ còn những nguyên nhân nào nữa không?
Đức Cha Ramos: Tôi muốn nói chủ đề lạm dụng có tác dụng của một chất xúc tác; nó đẩy nhanh diễn trình, nhưng diễn trình nền tảng sâu sắc hơn nhiều và có liên quan tới việc duy tục hóa và việc trồng cấy nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa nhiều hơn, trọng thương chủ nghĩa hơn, duy tục hóa nhiều hơn, đụng tới những điểm giống với những gì đang diễn ra ở Tây Âu, theo nghĩa Chile là một quốc gia.. . Các quốc gia thuộc “hình nón miền Nam”, tôi tin rằng Argentina, Uruguay.. . rất, rất gần với các diễn trình đang được trải nghiệm ở Tây Âu, về duy tục hóa, được hiểu theo nghĩa chiều kích tôn giáo mất đi sự liên hệ trong đời sống bản thân, cá nhân và văn hóa của một cộng đồng, của một xã hội. Và tôi nghĩ rằng điều này đang được trải nghiệm rất mạnh mẽ ở Chile, và đang được gia tốc, có lẽ, bởi những điều này. Tuy nhiên, diễn trình này diễn ra trước đó và nó rất mạnh mẽ.
Do đó, chúng tôi đang từ một đạo Công Giáo này mà trước đây, do sự kiện được sinh ra ở Chile - tôi đang nói về 20, 30, 40 năm trước -, người ta có quyền nói: “dạ, tôi là người Công Giáo, tôi đã chịu phép rửa”, tuy nhiên, ngay lúc đó, thực hành tôn giáo đã rất thấp rồi. Do đó, bây giờ chúng tôi đang chuyển sang một đạo Công Giáo có tính bản vị nhiều hơn, nơi người ta nói rằng anh ta / cô ta là Công Giáo bởi vì anh ta / cô ta có mối quan hệ với Chúa Kitô và cảm thấy là một phần của cộng đồng tín hữu, chứ không đơn giản chỉ vì sự kiện đã được sinh ra trong nước.
ZENIT: Lần cuối Đức Cha gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô là khi nào và ngài đã nói gì với Đức Cha?
Đức cha Ramos: Chúng tôi đã ở với ngài trong ba giờ vào tháng Giêng. Đó là một cuộc gặp gỡ rất huynh đệ. Chúng tôi là những người có mặt đầu tiên trong Tông điện; chúng tôi đã tụ tập ở đó trong một giờ và sau đó, chính ngài mời chúng tôi ăn trưa, nơi chúng tôi ở lại trong hai giờ. Vâng bữa trưa luôn là một cuộc trò chuyện thoải mái hơn.. . phi chính thức. Chúng tôi đã nói về nhiều chủ đề, nhưng chúng tôi nghĩ điều quan trọng là nói với ngài một chút về diễn trình mà chúng tôi đã thực hiện; những gì viễn tượng đang hướng tới và luôn đặt mình vào sự hiệp thông và gần gũi nhất với Đức Thánh Cha.
ZENIT: Trong cuộc gặp gỡ có tính bản vị này, Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh điều gì?
Đức Cha Ramos: Chúng tôi ghi nhận ngài rất quan tâm và rất gần gũi với chúng tôi. Ngài nhấn mạnh rằng sự hiệp thông là điều chủ yếu trong đời sống của Giáo hội; đó là, chúng ta phải làm việc đầy đủ và hiệp thông giữa tất cả mọi người. Đó là một yếu tố ngài đề cao.
Một yếu tố khác là niềm xác tín rằng, theo quan điểm của Hội Nghị đang diễn ra lúc này, về chủ đề này, rằng nó cần phải tiếp tục được giải quyết một cách cương quyết.
Còn 1 kỳ
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Giỗ Mãn Tang Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:45 01/03/2019
Lúc 9giờ sáng nay, ngày 1 tháng 3 năm 2019, tại Nhà thờ Chính tòa, Giáo phận Phan Thiết tổ chức lễ giỗ mãn tang Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, nguyên Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết.
Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế. Đoàn đồng tế có Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Linh mục đoàn Giáo phận. Các chủng sinh, quý tu sĩ nam nữ, quý linh tông huyết tộc thân nhân và đông đảo các thành phần dân Chúa trong giáo phận hiệp thông cầu nguyện.
Xem Hình
Lời mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Giuse ngỏ với cộng đoàn.
Con xin kính chào Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám quản Tông tòa Giáo phận Phan thiết, cha Tổng đại diện, qúy Cha, Nam nữ Tu sĩ và toàn thể anh chị em. Con rất hân hạnh được Đức Cha Giám Quản mời về đây cùng với cùng với Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, nguyên Giám mục Giáo phận Phú cường, Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Giám mục Chính tòa Giáo Phận Bà rịa Vũng tàu, để hiệp thông với giáo phận nhân ngày lễ giỗ mãn tang Đức cha cố Giuse Vũ Duy Thống, nguyên Giám mục Giáo phận Phan thiết. Cũng ngày hôm nay tại Sài gòn và nhiều nơi, những người yêu mến và biết ơn Đức cha Giuse Vũ Duy Thống cũng tổ chức lễ giỗ mãn tang này. Ngài là một trong những khuôn mặt lỗi lạc của Hội đồng Giám mục và Giáo hội Việt nam. Ngài đã từng là Giám Mục Phụ Tá TGP Sài gòn, là Chủ tịch Ủy ban Văn hóa của HĐGM. Ngài là một nhà văn, một nhà thơ, một nhạc sĩ và là ca sĩ, cho nên ngài cũng được rất nhiều người ngưỡng mộ. Tuy nhiên chúng ta cũng biết trong thân phận con người, ngài cũng mang những yếu đuối y như chúng ta và cũng vì thế ngài cần lời cầu nguyện của chúng ta và ngài cũng cần ơn tha thứ của Chúa. Xin Chúa bỏ qua tất cả những gì trong thân phận của con người mà ngài đã không vượt qua được. Chúng ta hãy xin Chúa tha thứ cho chúng ta để lời cầu nguyện của chúng ta cho Đức cha cố Giuse được Chúa đón nhận và để thánh lễ chúng ta dâng hôm nay được xứng đáng.
Đức Cha Phêrô giảng lễ, suy niệm từ các bài đọc Thánh Kinh.
Bài đọc 1: 2Cor 5,1.6-10
Bài đọc 2: Kh 14,13
Tin Mừng: Ga 6,37-40
Anh chị em thân mến.
Đứng trước cái chết, người ta thường đưa ra những câu hỏi liên quan đến sự sống: cuộc đời có vậy thôi ư? Những công việc người ta thực hiện trong lúc còn sống có giá trị gì sau khi chết? Nếu thân xác được chôn vùi trong lòng đất để dần dần hoà tan với đất, hay được thiêu rụi ra tro để trở về với bụi tro, thì phải chăng những vui buồn, sướng khổ người ta được hưởng hay phải chịu suốt cuộc đời cũng tan theo mây khói, cũng trở thành tro bụi sao?
Những người không tin tưởng cho rằng, chết là hết, và sau cái chết chẳng còn gì bên kia nấm mồ. Bởi vậy, Jean Paul Sartre đã lên án cuộc đời là vô lý và Francoise Sagan còn nói mạnh nơn, đời là “nôn mửa”.
Nhưng với những người có đức tin thì Sách Thánh có những câu giải đáp rất rõ ràng: chết không phải là hết, chết chỉ là một biến đổi, biến đổi từ cuộc sống tạm bợ đầy đau khổ và nước mắt sang cuộc sống vĩnh viễn đầy hoan lạc, từ thế giới vật chất có thể hủy hoại sang thế giới thần linh với cuộc sống vĩnh cửu.
Thánh Phaolô trong đoạn thư thứ hai gởi tín hữu Côrintô đã qủa quyết rằng: “Nếu căn nhà chúng ta cư ngụ ở trần gian này (tức thân xác) có thể bị phá hủy đi, thì chúng ta mới có một nơi ở vĩnh viễn trên trời”. Chính vì thế, các Thánh thường mong ước lìa xa thân xác để được ở cùng Chúa.
Còn thánh Gioan thì khẳng định rằng, đối với những người lành, chết là một sự nghĩ ngơi, là sự giải thoát khỏi cảnh vất vả nhọc nhằn của cuộc đời trần thế để bắt đầu hưởng một trời mới đất mới, vì những công việc họ làm vẫn theo họ.
Trong đoạn Tin mừng thánh Gioan chúng ta vừa nghe, cũng nhắc lại lời khẳng định của chính Chúa Kitô: “Ý của Đấng đã sai Tôi là tất cả những ai Ngài đã ban cho Tôi, Tôi không để mất một người nào, nhưng Tôi sẽ cho họ sống lại ngày sau hết. Thật vậy, ý của Cha Tôi là những ai thấy người Con và tin vào Người thì có sự sống đời đời; và Tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết”.
Vì thế trước cái chết, chúng ta thấy cuộc đời không vô nghĩa, những việc làm của chúng ta khi còn sống sẽ không biến thành tro bụi, nhưng sẽ tồn tại và theo chúng ta về đời sau, đi vào cuộc sống bất diệt để lãnh thưởng hay phải phạt.
Đấy là xét theo phương diện cá nhân. Nhưng vì con người có bản chất xã hội, khi còn sống họ đã ảnh hưởng tới xã hội thế nào, thì khi chết, cuộc sống và sự nghiệp của họ vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới xã hội như thế, và nhiều khi còn rộng rãi hơn. Chính lúc Chúa Giêsu chết trên thánh giá là lúc Người toàn thắng ma quỷ và sự chết. Khi còn tại thế, Giáo Hội mà Người thiết lập mới chỉ gồm có 12 Tông đồ và một số ít các môn đệ, nhưng sau khi Người chết, con số ấy mỗi ngày một gia tăng. Hiện nay, tổng số những người mang danh Kitô hữu đã lên tới trên ba tỷ, bao gồm Công Giáo, Tin lành và Chính thống. Nhìn vào đời sống các Thánh cũng như các vĩ nhân trên thế giới, chúng ta thấy sự việc đó đã trở thành một sự thật hiển nhiên. Khi còn sống, có lẽ ít người biết tới thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, thánh Maria Goretti, thánh Luy Gonzaga, các vị hiền triết như Khổng Tử, Lão Tử, Platon, Aristote, Teilhard de Chardin, nhưng sau khi các ngài qua đời thì ảnh hưởng của các ngài trải rộng trên khắp thế giới, không chỉ một thời nhưng còn kéo dài qua muôn thế hệ.
Áp dụng Lời Chúa vào cuộc đời của Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, chúng ta thấy những công việc ngài đã thực hiện còn tiếp tục ảnh hưởng tới nhiều người và sẽ sinh hoa trái nhiều hơn nữa.
Những người quen biết Đức cha đều thương tiếc mến nhớ Đức cha, vì Đức cha là một con người thông minh, có nhiều năng khiếu, đặc biệt về văn hóa, và ngài đã dùng những tài năng Chúa ban để làm cho tinh thần Tin mừng thấm nhập vào tư tưởng và cách sống của con người thời đại, hầu là cho xã hội này mỗi ngày một thêm tốt đẹp hơn.
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, người cùng lớp và bạn thân với ngài từ nhỏ đã nhận xét: “Ngài là người thông minh tài trí hơn người. Học môn gì cũng xuất sắc. Nhưng ngài trổi vượt hơn trong lãnh vực văn hóa. Chẳng thế mà ngài viết văn làm thơ làm nhạc rất hay. Chất văn hóa thấm đậm con người. Đi vào ẩm thực rất tinh tế. Và đặc biệt biểu lộ trong lối cư xử rất tế nhị”.
Một đồng lớp khác là Đức cha Phêrô Nguyễn Khảm cũng đồng tình với Đức Tổng Kiệt và khẳng định khi giảng lễ cầu nguyện cho ngài: “Đức cha Giuse vận dụng năng lực trí thức và năng khiếu nghệ thuật Chúa ban để loan báo Tin Mừng Đức Kitô. Những suy tư và cảm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, những vũ điệu của ngôn từ và hình ảnh, những dòng nhạc mượt mà lắng đọng…tất cả vì tình yêu thúc bách”.
Quả thật, theo đánh gia chung của nhiều người, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống là một con người năng động, có tâm hồn cởi mở, gần gũi với mọi người, lại rất nhiệt thành với công việc tông đồ, đặc biệt trong lãnh vực văn hóa. Những sách ngài viết, những bài giảng ngài soạn, nhất là những bài hát ngài sáng tác và trình diễn đã làm rung động nhiều con tim và đã gây được những ảnh hưởng lớn trong việc đưa Tin Mừng vào những cảnh sống đời thường.
Còn nói đến những việc tông đồ ngài đã thực hiện trong suốt 16 năm đời linh mục và 16 năm trong chức vụ giám mục. Những thánh lễ ngài dâng, những bí tích ngài phân phát, những lời ngài giảng dạy, những công việc mục vụ khác ngài thực hiện đã đem lại lợi ích cho bao linh hồn. Với chức vị Chủ tịch Ủy ban Văn hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt nam từ khi làm Giám mục cho tới khi qua đời, ngài đã có công rất nhiều khi thiết lập nhà Truyền thống để gom góp những chứng tích lịch sử của Giáo hội Việt nam, và xuất bản tập san Hiệp thông để thông tin và quảng bá những sinh hoạt của Giáo hội.
Nhìn vào trung tâm Thánh Mẫu Tàpao, với con số mấy chục ngàn khách hành hương mỗi tháng, chúng ta mới hiểu được lòng nhiệt thành của ngài đã không quản ngại khó khăn vất vả để làm cho trung tâm này có bộ mặt ngày nay.
Tất cả những công việc ấy đang tiếp tục mang lại lợi ích cho các linh hồn bây giờ và mãi mãi.
Vậy hôm nay quy tụ lại đây để tưởng nhớ và cầu ngyện cho ngài, chúng ta hãy sốt sắng xin Chúa trả công bội hậu cho ngài, cho ngài được hưởng phần phúc Chúa đã hứa cho những tôi trung của Chúa: “Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến lãnh nhận phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho ngươi”.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu, Tổng đại diện, dâng lời tri ân.
Kính thưa Đức TGM Giuse, quí Đức Cha, Quý Thân Nhân và Quí Khách. Thật vinh dự cho Gia đình GP Phan Thiết chúng con được đón tiếp Quí Đức TGM, quí Đức Cha và Toàn thể quí vị trong ngày lễ mãn tang Đức Cha Giuse kính mến của GP chúng con. Chúng con xin bày tỏ tâm tình quí mến và biết ơn của chúng con.
1- Quí mến: Trước hết chúng con xin dâng tâm tình quí mến của chúng con đối với: - Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, TGM Gp Huế, Chủ tịch HĐGMVN, vì tình thương đặt biệt đối với Đức Cố Gm Giuse và quê hương Phan Thiết, đã dành thời gian quí báu sau Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên tại Rôma để đến chủ tọa thánh lễ mãn tang hôm nay.
- Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, nguyên GM Gp Phú Cường, vì tình nghĩa thân thiết với Ðức cha Giuse, đã thương mến Gp chúng con và ban cho chúng con một bài giảng lễ tuyệt vời. - Đức Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, GM Gp Bà Rịa,
Trong tình anh em giám mục và tình bạn đã đồng tế thánh lễ giỗ hôm nay với Gp chúng con.
2-Biết ơn: Trong giây phút cảm động này, chúng con không thể không bày tỏ lòng biết ơn đối với Tòa Thánh và Hội Đồng Giám Mục Việt nam, và cụ thể là Đức Cha Tôma Giám quản, đã lo lắng chăm sóc cho Gp Phan Thiết chúng con.
Chúng con xin được dùng tiếng gọi thân thương là Mẹ Giáo hội và chúng con xin mượn tâm tình của Đức cha Giuse, qua bài hát “Để Mẹ trọn niềm vui” trong Album “Đôi Khi” của ngài, để nhân dịp này biết ơn Mẹ Giáo Hội đã yêu mến Đức cha Giuse và GP Phan Thiết chúng con: “Mẹ tôi là thế, giống như bao mẹ quê, thương con trọn bề, dang cánh tay âm thầm vỗ về, mãi chở che. Tình thương vì thế, mới thiêng liêng làm sao, tâm tư dạt dào, nhưng nổi riêng có nào dám nghĩ, để mẹ trọn niềm vui”.
Cám ơn Mẹ Giáo Hội, cám ơn Quí Đức Tổng, Đức Cha và toàn thể quí vị.
Tàpao, một giấc mơ đẹp; mơ về những hồng ân của Lòng Thương Xót Chúa tuôn trào qua lời bầu cử của Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Gp Phan Thiết chúng con. Nguyện xin Mẹ Tà Pao phù hộ che chở Quý Đức Tổng, Quí Đức Cha và toàn thể Quí Vị. Xin Chúa cho linh hồn Đức cha Giuse được nghỉ yên muôn đời.
*** Sau phép lành cuối lễ, quý Đức cha đến trước phần mộ Đức cha cố Giuse rảy nước thánh và xông hương, cộng đoàn đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Tin Kính. Sau thánh lễ nhiều người đến trước phần mộ của ngài cầu nguyện sốt mến.
Tòa Giám Mục gởi tặng quý cha và cộng đoàn, mỗi người một cuốn sách “Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, dấu ấn mục vụ tại Giáo Phận Phan Thiết”.
***
Mầu nhiệm các thánh cùng thông công là một trong những đề mục của kinh Tin kính, và mỗi người cũng đã sống với lòng tin này ngay từ khi dấn bước vào trong Giáo hội. Những người đã khuất không cách ly với những người còn đang sống trên trần thế, bởi vì họ muôn đời được gắn kết với nhau trong sự chết và phục sinh của Đức Kitô. Nhớ đến Đức cha Giuse nhân dịp giỗ mãn tang cũng chính là lúc cộng đoàn trầm mình trong mầu nhiệm các thánh cùng thông công, ở đó ngài vẫn nối kết với cộng đoàn bằng tinh thần nâng đỡ, bằng lời cầu nguyện, và mỗi người nối kết với ngài bằng niềm hiệp thông của kinh nguyện. Mong rằng sự phục sinh của Đức Kitô là chất dẫn khởi gắn kết mỗi người với Đức cha Giuse sẽ còn luôn sinh động mãi, để rồi ngày giỗ hôm nay như là một khởi đầu giúp những người yêu mến ngài bước vào niềm hân hoan.
Xin Chúa thương thanh tẩy Đức cha Giuse kính yêu bằng lòng thương xót của Chúa và thương đón nhận ngài vào quê hương vĩnh phúc, nơi đó Đức Kitô là sự sống phục sinh cho mọi người tin cậy nơi Ngài.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế. Đoàn đồng tế có Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Linh mục đoàn Giáo phận. Các chủng sinh, quý tu sĩ nam nữ, quý linh tông huyết tộc thân nhân và đông đảo các thành phần dân Chúa trong giáo phận hiệp thông cầu nguyện.
Xem Hình
Lời mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Giuse ngỏ với cộng đoàn.
Con xin kính chào Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám quản Tông tòa Giáo phận Phan thiết, cha Tổng đại diện, qúy Cha, Nam nữ Tu sĩ và toàn thể anh chị em. Con rất hân hạnh được Đức Cha Giám Quản mời về đây cùng với cùng với Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, nguyên Giám mục Giáo phận Phú cường, Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Giám mục Chính tòa Giáo Phận Bà rịa Vũng tàu, để hiệp thông với giáo phận nhân ngày lễ giỗ mãn tang Đức cha cố Giuse Vũ Duy Thống, nguyên Giám mục Giáo phận Phan thiết. Cũng ngày hôm nay tại Sài gòn và nhiều nơi, những người yêu mến và biết ơn Đức cha Giuse Vũ Duy Thống cũng tổ chức lễ giỗ mãn tang này. Ngài là một trong những khuôn mặt lỗi lạc của Hội đồng Giám mục và Giáo hội Việt nam. Ngài đã từng là Giám Mục Phụ Tá TGP Sài gòn, là Chủ tịch Ủy ban Văn hóa của HĐGM. Ngài là một nhà văn, một nhà thơ, một nhạc sĩ và là ca sĩ, cho nên ngài cũng được rất nhiều người ngưỡng mộ. Tuy nhiên chúng ta cũng biết trong thân phận con người, ngài cũng mang những yếu đuối y như chúng ta và cũng vì thế ngài cần lời cầu nguyện của chúng ta và ngài cũng cần ơn tha thứ của Chúa. Xin Chúa bỏ qua tất cả những gì trong thân phận của con người mà ngài đã không vượt qua được. Chúng ta hãy xin Chúa tha thứ cho chúng ta để lời cầu nguyện của chúng ta cho Đức cha cố Giuse được Chúa đón nhận và để thánh lễ chúng ta dâng hôm nay được xứng đáng.
Đức Cha Phêrô giảng lễ, suy niệm từ các bài đọc Thánh Kinh.
Bài đọc 1: 2Cor 5,1.6-10
Bài đọc 2: Kh 14,13
Tin Mừng: Ga 6,37-40
Anh chị em thân mến.
Đứng trước cái chết, người ta thường đưa ra những câu hỏi liên quan đến sự sống: cuộc đời có vậy thôi ư? Những công việc người ta thực hiện trong lúc còn sống có giá trị gì sau khi chết? Nếu thân xác được chôn vùi trong lòng đất để dần dần hoà tan với đất, hay được thiêu rụi ra tro để trở về với bụi tro, thì phải chăng những vui buồn, sướng khổ người ta được hưởng hay phải chịu suốt cuộc đời cũng tan theo mây khói, cũng trở thành tro bụi sao?
Những người không tin tưởng cho rằng, chết là hết, và sau cái chết chẳng còn gì bên kia nấm mồ. Bởi vậy, Jean Paul Sartre đã lên án cuộc đời là vô lý và Francoise Sagan còn nói mạnh nơn, đời là “nôn mửa”.
Nhưng với những người có đức tin thì Sách Thánh có những câu giải đáp rất rõ ràng: chết không phải là hết, chết chỉ là một biến đổi, biến đổi từ cuộc sống tạm bợ đầy đau khổ và nước mắt sang cuộc sống vĩnh viễn đầy hoan lạc, từ thế giới vật chất có thể hủy hoại sang thế giới thần linh với cuộc sống vĩnh cửu.
Thánh Phaolô trong đoạn thư thứ hai gởi tín hữu Côrintô đã qủa quyết rằng: “Nếu căn nhà chúng ta cư ngụ ở trần gian này (tức thân xác) có thể bị phá hủy đi, thì chúng ta mới có một nơi ở vĩnh viễn trên trời”. Chính vì thế, các Thánh thường mong ước lìa xa thân xác để được ở cùng Chúa.
Còn thánh Gioan thì khẳng định rằng, đối với những người lành, chết là một sự nghĩ ngơi, là sự giải thoát khỏi cảnh vất vả nhọc nhằn của cuộc đời trần thế để bắt đầu hưởng một trời mới đất mới, vì những công việc họ làm vẫn theo họ.
Trong đoạn Tin mừng thánh Gioan chúng ta vừa nghe, cũng nhắc lại lời khẳng định của chính Chúa Kitô: “Ý của Đấng đã sai Tôi là tất cả những ai Ngài đã ban cho Tôi, Tôi không để mất một người nào, nhưng Tôi sẽ cho họ sống lại ngày sau hết. Thật vậy, ý của Cha Tôi là những ai thấy người Con và tin vào Người thì có sự sống đời đời; và Tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết”.
Vì thế trước cái chết, chúng ta thấy cuộc đời không vô nghĩa, những việc làm của chúng ta khi còn sống sẽ không biến thành tro bụi, nhưng sẽ tồn tại và theo chúng ta về đời sau, đi vào cuộc sống bất diệt để lãnh thưởng hay phải phạt.
Đấy là xét theo phương diện cá nhân. Nhưng vì con người có bản chất xã hội, khi còn sống họ đã ảnh hưởng tới xã hội thế nào, thì khi chết, cuộc sống và sự nghiệp của họ vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới xã hội như thế, và nhiều khi còn rộng rãi hơn. Chính lúc Chúa Giêsu chết trên thánh giá là lúc Người toàn thắng ma quỷ và sự chết. Khi còn tại thế, Giáo Hội mà Người thiết lập mới chỉ gồm có 12 Tông đồ và một số ít các môn đệ, nhưng sau khi Người chết, con số ấy mỗi ngày một gia tăng. Hiện nay, tổng số những người mang danh Kitô hữu đã lên tới trên ba tỷ, bao gồm Công Giáo, Tin lành và Chính thống. Nhìn vào đời sống các Thánh cũng như các vĩ nhân trên thế giới, chúng ta thấy sự việc đó đã trở thành một sự thật hiển nhiên. Khi còn sống, có lẽ ít người biết tới thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, thánh Maria Goretti, thánh Luy Gonzaga, các vị hiền triết như Khổng Tử, Lão Tử, Platon, Aristote, Teilhard de Chardin, nhưng sau khi các ngài qua đời thì ảnh hưởng của các ngài trải rộng trên khắp thế giới, không chỉ một thời nhưng còn kéo dài qua muôn thế hệ.
Áp dụng Lời Chúa vào cuộc đời của Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, chúng ta thấy những công việc ngài đã thực hiện còn tiếp tục ảnh hưởng tới nhiều người và sẽ sinh hoa trái nhiều hơn nữa.
Những người quen biết Đức cha đều thương tiếc mến nhớ Đức cha, vì Đức cha là một con người thông minh, có nhiều năng khiếu, đặc biệt về văn hóa, và ngài đã dùng những tài năng Chúa ban để làm cho tinh thần Tin mừng thấm nhập vào tư tưởng và cách sống của con người thời đại, hầu là cho xã hội này mỗi ngày một thêm tốt đẹp hơn.
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, người cùng lớp và bạn thân với ngài từ nhỏ đã nhận xét: “Ngài là người thông minh tài trí hơn người. Học môn gì cũng xuất sắc. Nhưng ngài trổi vượt hơn trong lãnh vực văn hóa. Chẳng thế mà ngài viết văn làm thơ làm nhạc rất hay. Chất văn hóa thấm đậm con người. Đi vào ẩm thực rất tinh tế. Và đặc biệt biểu lộ trong lối cư xử rất tế nhị”.
Một đồng lớp khác là Đức cha Phêrô Nguyễn Khảm cũng đồng tình với Đức Tổng Kiệt và khẳng định khi giảng lễ cầu nguyện cho ngài: “Đức cha Giuse vận dụng năng lực trí thức và năng khiếu nghệ thuật Chúa ban để loan báo Tin Mừng Đức Kitô. Những suy tư và cảm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, những vũ điệu của ngôn từ và hình ảnh, những dòng nhạc mượt mà lắng đọng…tất cả vì tình yêu thúc bách”.
Quả thật, theo đánh gia chung của nhiều người, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống là một con người năng động, có tâm hồn cởi mở, gần gũi với mọi người, lại rất nhiệt thành với công việc tông đồ, đặc biệt trong lãnh vực văn hóa. Những sách ngài viết, những bài giảng ngài soạn, nhất là những bài hát ngài sáng tác và trình diễn đã làm rung động nhiều con tim và đã gây được những ảnh hưởng lớn trong việc đưa Tin Mừng vào những cảnh sống đời thường.
Còn nói đến những việc tông đồ ngài đã thực hiện trong suốt 16 năm đời linh mục và 16 năm trong chức vụ giám mục. Những thánh lễ ngài dâng, những bí tích ngài phân phát, những lời ngài giảng dạy, những công việc mục vụ khác ngài thực hiện đã đem lại lợi ích cho bao linh hồn. Với chức vị Chủ tịch Ủy ban Văn hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt nam từ khi làm Giám mục cho tới khi qua đời, ngài đã có công rất nhiều khi thiết lập nhà Truyền thống để gom góp những chứng tích lịch sử của Giáo hội Việt nam, và xuất bản tập san Hiệp thông để thông tin và quảng bá những sinh hoạt của Giáo hội.
Nhìn vào trung tâm Thánh Mẫu Tàpao, với con số mấy chục ngàn khách hành hương mỗi tháng, chúng ta mới hiểu được lòng nhiệt thành của ngài đã không quản ngại khó khăn vất vả để làm cho trung tâm này có bộ mặt ngày nay.
Tất cả những công việc ấy đang tiếp tục mang lại lợi ích cho các linh hồn bây giờ và mãi mãi.
Vậy hôm nay quy tụ lại đây để tưởng nhớ và cầu ngyện cho ngài, chúng ta hãy sốt sắng xin Chúa trả công bội hậu cho ngài, cho ngài được hưởng phần phúc Chúa đã hứa cho những tôi trung của Chúa: “Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến lãnh nhận phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho ngươi”.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu, Tổng đại diện, dâng lời tri ân.
Kính thưa Đức TGM Giuse, quí Đức Cha, Quý Thân Nhân và Quí Khách. Thật vinh dự cho Gia đình GP Phan Thiết chúng con được đón tiếp Quí Đức TGM, quí Đức Cha và Toàn thể quí vị trong ngày lễ mãn tang Đức Cha Giuse kính mến của GP chúng con. Chúng con xin bày tỏ tâm tình quí mến và biết ơn của chúng con.
1- Quí mến: Trước hết chúng con xin dâng tâm tình quí mến của chúng con đối với: - Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, TGM Gp Huế, Chủ tịch HĐGMVN, vì tình thương đặt biệt đối với Đức Cố Gm Giuse và quê hương Phan Thiết, đã dành thời gian quí báu sau Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên tại Rôma để đến chủ tọa thánh lễ mãn tang hôm nay.
- Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, nguyên GM Gp Phú Cường, vì tình nghĩa thân thiết với Ðức cha Giuse, đã thương mến Gp chúng con và ban cho chúng con một bài giảng lễ tuyệt vời. - Đức Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, GM Gp Bà Rịa,
Trong tình anh em giám mục và tình bạn đã đồng tế thánh lễ giỗ hôm nay với Gp chúng con.
2-Biết ơn: Trong giây phút cảm động này, chúng con không thể không bày tỏ lòng biết ơn đối với Tòa Thánh và Hội Đồng Giám Mục Việt nam, và cụ thể là Đức Cha Tôma Giám quản, đã lo lắng chăm sóc cho Gp Phan Thiết chúng con.
Chúng con xin được dùng tiếng gọi thân thương là Mẹ Giáo hội và chúng con xin mượn tâm tình của Đức cha Giuse, qua bài hát “Để Mẹ trọn niềm vui” trong Album “Đôi Khi” của ngài, để nhân dịp này biết ơn Mẹ Giáo Hội đã yêu mến Đức cha Giuse và GP Phan Thiết chúng con: “Mẹ tôi là thế, giống như bao mẹ quê, thương con trọn bề, dang cánh tay âm thầm vỗ về, mãi chở che. Tình thương vì thế, mới thiêng liêng làm sao, tâm tư dạt dào, nhưng nổi riêng có nào dám nghĩ, để mẹ trọn niềm vui”.
Cám ơn Mẹ Giáo Hội, cám ơn Quí Đức Tổng, Đức Cha và toàn thể quí vị.
Tàpao, một giấc mơ đẹp; mơ về những hồng ân của Lòng Thương Xót Chúa tuôn trào qua lời bầu cử của Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Gp Phan Thiết chúng con. Nguyện xin Mẹ Tà Pao phù hộ che chở Quý Đức Tổng, Quí Đức Cha và toàn thể Quí Vị. Xin Chúa cho linh hồn Đức cha Giuse được nghỉ yên muôn đời.
*** Sau phép lành cuối lễ, quý Đức cha đến trước phần mộ Đức cha cố Giuse rảy nước thánh và xông hương, cộng đoàn đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Tin Kính. Sau thánh lễ nhiều người đến trước phần mộ của ngài cầu nguyện sốt mến.
Tòa Giám Mục gởi tặng quý cha và cộng đoàn, mỗi người một cuốn sách “Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, dấu ấn mục vụ tại Giáo Phận Phan Thiết”.
***
Mầu nhiệm các thánh cùng thông công là một trong những đề mục của kinh Tin kính, và mỗi người cũng đã sống với lòng tin này ngay từ khi dấn bước vào trong Giáo hội. Những người đã khuất không cách ly với những người còn đang sống trên trần thế, bởi vì họ muôn đời được gắn kết với nhau trong sự chết và phục sinh của Đức Kitô. Nhớ đến Đức cha Giuse nhân dịp giỗ mãn tang cũng chính là lúc cộng đoàn trầm mình trong mầu nhiệm các thánh cùng thông công, ở đó ngài vẫn nối kết với cộng đoàn bằng tinh thần nâng đỡ, bằng lời cầu nguyện, và mỗi người nối kết với ngài bằng niềm hiệp thông của kinh nguyện. Mong rằng sự phục sinh của Đức Kitô là chất dẫn khởi gắn kết mỗi người với Đức cha Giuse sẽ còn luôn sinh động mãi, để rồi ngày giỗ hôm nay như là một khởi đầu giúp những người yêu mến ngài bước vào niềm hân hoan.
Xin Chúa thương thanh tẩy Đức cha Giuse kính yêu bằng lòng thương xót của Chúa và thương đón nhận ngài vào quê hương vĩnh phúc, nơi đó Đức Kitô là sự sống phục sinh cho mọi người tin cậy nơi Ngài.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh mặt trời.
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
10:10 01/03/2019
Hình ảnh mặt trời.
Hằng ngày khi đêm tối qua đi, vạn vật thức giấc và trên nền trời mặt trời lo dạng chiếu ánh sáng, lan toả hơi sức nóng từ trên trời cao xuống cho vạn vật dưới mặt đất.
Nhờ ánh sáng hơi sức nóng của mặt trời sức sống mọi loài cây cỏ, động vật và con người phát triển bừng vươn lên.
Ngày nào trời sáng rõ không có quầng mây u ám che phủ, ánh sáng mặt trời chiếu tỏa xuống rõ, hơi nóng không khí vui tươi lành mạnh lan tỏa khắp nơi, khí ẩm ướt tan biến, đất trở nên khô ráo. Trái lại ngày nào có mây u ám che khuất bầu trời, ánh sáng mặt trời chiếu tỏa xuống yếu đi nhiều, và hơi lạnh lấn át bao phủ mặt đất. Và vì thế, tâm tính con người cũng bị ảnh hưởng, nét sinh khí nơi tâm trí cùng cả nơi thân thể không tươi tỉnh hăng hái như ngày có ánh sáng mặt trời chiếu tỏa độ nóng ấm.
Ánh sáng mặt trời cần thiết cho sức sống của mọi loài trong công trình sáng tạo thiên nhiên.
Đời sống đức tin vào Thiên Chúa có cần ánh sáng, hơi nóng của mặt trời chiếu tỏa lan xuống không?
Mặt trời là hành tinh to lớn do Thiên Chúa tạo dựng trong công trình thiên nhiên để chiều sáng ban ngày cho vũ trụ vạn vật. ( St. 1, 11-13 ).
Mặt trời từ trên cao chiếu xuống ánh sáng xuống mặt đất, mọi loài trên mặt đất hướng lên cao hứng nhận ánh sáng hơi nóng sức sống từ mặt trời. Mặt trời không xuay quanh trái đất, nhưng trái đất xuay qanh mặt trời.
Hình ảnh này cũng là hình ành đời sống tinh thần tâm linh con người trong chiều hướng thượng lên với Thiên Chúa, đấng Tạo Hóa dựng nên con người. Và cũng là hình ảnh đời sống cầu nguyện con người hướng lên Thiên Chúa, Đấng là Mặt Trời công chính.
Vạn vật vũ trụ cần ánh nắng mặt trời để không bị khô lạnh gía rét. Cũng vậy tâm hồn tinh thần con người cũng cần ánh nắng ấm của Mặt Trời Thiên Chúa để tâm hồn không lâm vướng mắc vào gía lạnh trống rỗng cô đơn. Trái lại tìm nhận được sự an ủi, sự phấn chấn vực dậy vươn lên.
Vầng mây u ám che khuất ánh sáng Mặt Trời Thiên Chúa cho tâm hồn con người những lúc hấp tấp vội vàng, bận rộn không còn nhớ tới Thiên Chúa, Đấng là nguồn đời sống con người. Áng mây bận rộn quên Thiên Chúa
Hay những khi nghĩ tưởng rằng tự sức con người có thể làm được, vượt qua được tất cả mà không cần có sự trợ giúp của Thiên Chúa, Đấng là nguyên ủy nguồn mạch mọi mọi sáng tạo sức lực cho vũ trụ vạn vật. Vầng mây chối bỏ Thiên Chúa.
Hay những khi trong đời sống gặp khó khăn đau khổ hoài nghi tất cả, thành ra thiếu mất lòng trông cậy hy vọng vào Thiên Chúa. Quầng mây chán nản nghi hoặc thất vọng.
Hay khi gập gian nan thử thách, nghĩ tưởng rằng thế là hết, tận cùng. Và quên rằng đàng sau vần mây đó còn có Mặt Trời Thiên Chúa nữa. Tầng mây tiêu cực thiếu niềm tin.
Ánh sáng mặt trời từ trên cao cần thiết cho sự sống mọi tạo vật trong vũ trụ phát triển tồn tại.
Ánh sáng Mặt Trời Thiên Chúa cần thiết cho đời sống tinh thần cùng cả thể xác con người trong mọi hoàn cảnh.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng ngày khi đêm tối qua đi, vạn vật thức giấc và trên nền trời mặt trời lo dạng chiếu ánh sáng, lan toả hơi sức nóng từ trên trời cao xuống cho vạn vật dưới mặt đất.
Nhờ ánh sáng hơi sức nóng của mặt trời sức sống mọi loài cây cỏ, động vật và con người phát triển bừng vươn lên.
Ngày nào trời sáng rõ không có quầng mây u ám che phủ, ánh sáng mặt trời chiếu tỏa xuống rõ, hơi nóng không khí vui tươi lành mạnh lan tỏa khắp nơi, khí ẩm ướt tan biến, đất trở nên khô ráo. Trái lại ngày nào có mây u ám che khuất bầu trời, ánh sáng mặt trời chiếu tỏa xuống yếu đi nhiều, và hơi lạnh lấn át bao phủ mặt đất. Và vì thế, tâm tính con người cũng bị ảnh hưởng, nét sinh khí nơi tâm trí cùng cả nơi thân thể không tươi tỉnh hăng hái như ngày có ánh sáng mặt trời chiếu tỏa độ nóng ấm.
Ánh sáng mặt trời cần thiết cho sức sống của mọi loài trong công trình sáng tạo thiên nhiên.
Đời sống đức tin vào Thiên Chúa có cần ánh sáng, hơi nóng của mặt trời chiếu tỏa lan xuống không?
Mặt trời là hành tinh to lớn do Thiên Chúa tạo dựng trong công trình thiên nhiên để chiều sáng ban ngày cho vũ trụ vạn vật. ( St. 1, 11-13 ).
Mặt trời từ trên cao chiếu xuống ánh sáng xuống mặt đất, mọi loài trên mặt đất hướng lên cao hứng nhận ánh sáng hơi nóng sức sống từ mặt trời. Mặt trời không xuay quanh trái đất, nhưng trái đất xuay qanh mặt trời.
Hình ảnh này cũng là hình ành đời sống tinh thần tâm linh con người trong chiều hướng thượng lên với Thiên Chúa, đấng Tạo Hóa dựng nên con người. Và cũng là hình ảnh đời sống cầu nguyện con người hướng lên Thiên Chúa, Đấng là Mặt Trời công chính.
Vạn vật vũ trụ cần ánh nắng mặt trời để không bị khô lạnh gía rét. Cũng vậy tâm hồn tinh thần con người cũng cần ánh nắng ấm của Mặt Trời Thiên Chúa để tâm hồn không lâm vướng mắc vào gía lạnh trống rỗng cô đơn. Trái lại tìm nhận được sự an ủi, sự phấn chấn vực dậy vươn lên.
Vầng mây u ám che khuất ánh sáng Mặt Trời Thiên Chúa cho tâm hồn con người những lúc hấp tấp vội vàng, bận rộn không còn nhớ tới Thiên Chúa, Đấng là nguồn đời sống con người. Áng mây bận rộn quên Thiên Chúa
Hay những khi nghĩ tưởng rằng tự sức con người có thể làm được, vượt qua được tất cả mà không cần có sự trợ giúp của Thiên Chúa, Đấng là nguyên ủy nguồn mạch mọi mọi sáng tạo sức lực cho vũ trụ vạn vật. Vầng mây chối bỏ Thiên Chúa.
Hay những khi trong đời sống gặp khó khăn đau khổ hoài nghi tất cả, thành ra thiếu mất lòng trông cậy hy vọng vào Thiên Chúa. Quầng mây chán nản nghi hoặc thất vọng.
Hay khi gập gian nan thử thách, nghĩ tưởng rằng thế là hết, tận cùng. Và quên rằng đàng sau vần mây đó còn có Mặt Trời Thiên Chúa nữa. Tầng mây tiêu cực thiếu niềm tin.
Ánh sáng mặt trời từ trên cao cần thiết cho sự sống mọi tạo vật trong vũ trụ phát triển tồn tại.
Ánh sáng Mặt Trời Thiên Chúa cần thiết cho đời sống tinh thần cùng cả thể xác con người trong mọi hoàn cảnh.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hoa Kỳ: Tín hữu tham dự Thánh Lễ kiểu Truyền Thống thì sùng đạo hơn kiểu Cách Tân
Chân Phương
10:28 01/03/2019
Theo một cuộc khảo sát ở Hoa Kỳ, những người Công Giáo tham dự Thánh lễ Latinh kiểu Truyền thống (Traditional Latin Mass) thì kiên vững giáo huấn của Giáo Hội nhiều hơn so với những người tham dự Thánh Lễ Cách Tân (Novus Ordo Mass).
Một cuộc nghiên cứu do Cha Donald Kloster chủ trì đã so sánh người Công Giáo tham dự Thánh lễ Truyền Thống với kết quả khảo sát trước đây về người Công Giáo nói chung (mà phần lớn trong số họ tham dự Thánh lễ Cách Tân).
Nhóm tác giả nghiên cứu nhận thấy rằng, có 99% người Công Giáo đi Lễ Truyền Thống tuân thủ bổn phận dự lễ hàng tuần, trong khi đó chỉ có 22% người đi Lễ Cách Tân tuân thủ.
Bên cạnh đó, 98% người đi lễ Truyền Thống có xưng tội ít nhất mỗi năm một lần, so với 25% người bên nhóm đi Lễ Cách Tân.
Cuộc khảo sát còn cho thấy những người đi Lễ Truyền Thống cũng thao thức đồng cảm nhiều với giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề luân lý. Chỉ có 2% trong số này chấp thuận biện pháp tránh thai, 1% chấp thuận phá thai và 2% ủng hộ hôn nhân đồng giới.
Ngược lại, cuộc khảo sát cho biết có đến 89% người đi Lễ Cách Tân chấp thuận việc tránh thai, 51% ủng hộ phá thai và 67% ủng hộ hôn nhân đồng giới.
Cha Kloster nói rằng qua hơn 20 năm cử hành cả hai nghi lễ Rôma nói trên (tức là kiểu Truyền Thống và kiểu Cách Tân), ngài đã nhận ra sự khác biệt giữa hai nhóm tín hữu.
Theo ngài, cuộc khảo sát cho thấy sự khác biệt đáng lưu ý giữa những người Công Giáo đi Lễ Truyền Thống với những người đi Lễ Cách Tân. Các khác biệt này là rất lớn khi so sánh về đức tin, thói quen đi đến nhà thờ, sự hào phóng về dâng cúng và tỷ lệ sinh đẻ.
Phụ nữ đi lễ Truyền Thống có tỷ lệ sinh là 3.6 so với 2.3 phụ nữ bên nhóm đi lễ Cách Tân.
“Quan trọng nhất là các gia đình đi lễ Truyến Thống thì có quy mô đông đúc hơn gần 60%”. Theo Cha Froster thì điều này sẽ chuyển dịch về nhân khẩu học trong Giáo hội.
Những người đi lễ Truyền Thống đã dâng cúng gấp 5 lần khi nhà thờ lạc quyên, cho thấy họ đã rộng tay nhiều hơn so với những người đi lễ Cách Tân.
Người Công Giáo đi lễ Truyền Thống chu toàn bổn phận mỗi ngày Chúa Nhật gấp 4.5 lần so với anh chị em đồng đạo đi lễ Cách Tân. Điều này thể hiện rằng họ có một sự gắn kết sâu sắc với đức tin. Hầu như những ai chu toàn bổn phận dự lễ Chúa Nhật là những người Công Giáo rất yêu mến đức tin và khó mà tưởng tượng rằng họ sẽ mất đi hồng ân của ngày Chúa Nhật. (Catholic Herald, 27/2/2019)
Chúthích: Sau Công Đồng Vaticanô II, Sách Lễ Rôma với Nghi thức Cách Tân (Novus Ordo) đã được Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành hồi năm 1970, cho phép việc cử hành phụng vụ Thánh Lễ bằng các ngôn ngữ điạ phương thay vì hoàn toàn bằng tiếng Latinh (như Nghi Lễ Tridentine trước đây). Nghi thức mới này đã được áp dụng trong phụng vụ của Giáo Hội khắp nơi trên thế giới kể từ thời điểm đó.
(Nguồn: https://catholicherald.co.uk/news/2019/02/27/traditional-latin-mass-attendees-more-devout-and-orthodox-study-says/)
Chân Phương
Một cuộc nghiên cứu do Cha Donald Kloster chủ trì đã so sánh người Công Giáo tham dự Thánh lễ Truyền Thống với kết quả khảo sát trước đây về người Công Giáo nói chung (mà phần lớn trong số họ tham dự Thánh lễ Cách Tân).
Nhóm tác giả nghiên cứu nhận thấy rằng, có 99% người Công Giáo đi Lễ Truyền Thống tuân thủ bổn phận dự lễ hàng tuần, trong khi đó chỉ có 22% người đi Lễ Cách Tân tuân thủ.
Bên cạnh đó, 98% người đi lễ Truyền Thống có xưng tội ít nhất mỗi năm một lần, so với 25% người bên nhóm đi Lễ Cách Tân.
Cuộc khảo sát còn cho thấy những người đi Lễ Truyền Thống cũng thao thức đồng cảm nhiều với giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề luân lý. Chỉ có 2% trong số này chấp thuận biện pháp tránh thai, 1% chấp thuận phá thai và 2% ủng hộ hôn nhân đồng giới.
Ngược lại, cuộc khảo sát cho biết có đến 89% người đi Lễ Cách Tân chấp thuận việc tránh thai, 51% ủng hộ phá thai và 67% ủng hộ hôn nhân đồng giới.
Cha Kloster nói rằng qua hơn 20 năm cử hành cả hai nghi lễ Rôma nói trên (tức là kiểu Truyền Thống và kiểu Cách Tân), ngài đã nhận ra sự khác biệt giữa hai nhóm tín hữu.
Theo ngài, cuộc khảo sát cho thấy sự khác biệt đáng lưu ý giữa những người Công Giáo đi Lễ Truyền Thống với những người đi Lễ Cách Tân. Các khác biệt này là rất lớn khi so sánh về đức tin, thói quen đi đến nhà thờ, sự hào phóng về dâng cúng và tỷ lệ sinh đẻ.
Phụ nữ đi lễ Truyền Thống có tỷ lệ sinh là 3.6 so với 2.3 phụ nữ bên nhóm đi lễ Cách Tân.
“Quan trọng nhất là các gia đình đi lễ Truyến Thống thì có quy mô đông đúc hơn gần 60%”. Theo Cha Froster thì điều này sẽ chuyển dịch về nhân khẩu học trong Giáo hội.
Những người đi lễ Truyền Thống đã dâng cúng gấp 5 lần khi nhà thờ lạc quyên, cho thấy họ đã rộng tay nhiều hơn so với những người đi lễ Cách Tân.
Người Công Giáo đi lễ Truyền Thống chu toàn bổn phận mỗi ngày Chúa Nhật gấp 4.5 lần so với anh chị em đồng đạo đi lễ Cách Tân. Điều này thể hiện rằng họ có một sự gắn kết sâu sắc với đức tin. Hầu như những ai chu toàn bổn phận dự lễ Chúa Nhật là những người Công Giáo rất yêu mến đức tin và khó mà tưởng tượng rằng họ sẽ mất đi hồng ân của ngày Chúa Nhật. (Catholic Herald, 27/2/2019)
Chúthích: Sau Công Đồng Vaticanô II, Sách Lễ Rôma với Nghi thức Cách Tân (Novus Ordo) đã được Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành hồi năm 1970, cho phép việc cử hành phụng vụ Thánh Lễ bằng các ngôn ngữ điạ phương thay vì hoàn toàn bằng tiếng Latinh (như Nghi Lễ Tridentine trước đây). Nghi thức mới này đã được áp dụng trong phụng vụ của Giáo Hội khắp nơi trên thế giới kể từ thời điểm đó.
(Nguồn: https://catholicherald.co.uk/news/2019/02/27/traditional-latin-mass-attendees-more-devout-and-orthodox-study-says/)
Chân Phương
Văn Hóa
Người việt nam hèn hạ
Phan Hân
10:14 01/03/2019
Người việt nam hèn hạ
Xin mời quí vị đọc một bài viết và rất can đảm của một phụ nữ trẻ hiện đang sinh sống tại Việt Nam. Cô sinh năm 1979, tốt nghiệp ngành Luật, đang là Giám đốc của một công ty Truyền thông ở Sài Gòn.
Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa. Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.
Cách đây đã lâu, tôi đọc“người trung quốc xấu xí” của ông Bá Dương (Ðài Loan), chưa bàn tới hay/dở/ đúng/ sai của nội dung cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn như “Người Mỹ xấu xí,” ”Người Nhật Bản xấu xí,” rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” …nhìn đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ… Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó, nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại là một đất nước như thế này?
Một đất nước mà hơn phân nửa các cô cậu tú tài đi thi cử nhân khoe rằng mình có quay cóp một cách hoàn toàn không có chút tự trọng (đó là được hỏi, còn báo chí không cần hỏi vẫn có những hình ảnh phao thi trắng cả trường thi! Vậy thì thi cái gì? Thi xem ai quay cóp giỏi hơn chăng?). Trong đó còn có cả những đứa trẻ bảo rằng năm nay không thi thì năm sau thi, chứ làm bài mà phỉ báng “thần tượng Su-Ju” của nó là nó không thi! Mặc cho bao nhiêu tâm sức, kỳ vọng của gia đình, nhà trường, xã hội – những nền tảng đã cho nó có được cuộc sống và kiến thức để mà tiếp cận được với Su-Ju danh giá của nó. Thế mà nó vẫn được rất nhiều đứa trẻ khác tung hô! Chính là những đứa trẻ sẵn lòng khóc lóc, quỳ gối, hôn ghế… trước thần tượng. Một dân tộc gì đã sản sinh và nuôi dạy ra một thế hệ kế thừa như thế?
Con nít nó học cha anh mà ra, chúng ta đã nuôi dạy trẻ con thành ra như thế sao? Ðừng ai đổ thừa cho ai. Vì trường học đổ cho cha mẹ, cha mẹ đổ cho xã hội, xã hội đổ cho cha mẹ… nhà trường. Tóm lại, đừng đổ thừa nữa. Hãy biết hốt về mình đi! Tất cả chúng ta là người lớn, chúng ta đều có lỗi.
Bởi người lớn có hơn gì? Một xã hội mà người ta đang sẵn lòng thuốc chết nhau đi từng ngày bởi tiền bạc bất kể lương tri. Làm quan thì chỉ lo vơ vét, tham nhũng, quỳ gối trước ngoại bang để duy trì sự thống trị trước nhân dân.
Gần 40 năm thống nhất, việt nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường… trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động? Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có,… nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng “cơm no, áo ấm.” Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời bình.” Cứt! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! Tiếng súng không còn nổ ngoài đường. Một cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc còn phải chào thua nhà cầm quyền việt nam trước khả năng dùng “luật im lặng” của họ với dân mình. Cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất. Trong khi họ giữ đất cho ai? Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ gì khi quay lưng lại với dân tộc mình? Ðơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi nhân dân là cỏ rác, cũng vì lợi ích cá nhân … gia đình nó- nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu còn cái lý tưởng cao đẹp nào có thể tin vào lúc này? Ðừng nói với tôi là “lý tưởng Hồ Chí Minh” hay “lý tưởng cộng sản” nhé! Hỏi những đứa mặc áo xanh cán bộ đoàn thử xem, nó nói có trôi chảy không? Tôi đã thử rồi, rốt cuộc là ngồi im nghe tôi nói huyên thuyên toàn những điều mà trường học gọi là “phản động.”
Cuộc chiến này được khoác lên chiếc áo bảo vệ hòa bình, tự do, hạnh phúc. Còn bên trong là để bảo vệ quyền lợi, quyền lực cho một nhóm người gắn kết với nhau bằng những chiếc răng cùng gặm vào xương máu người nghèo, người thất học, người bán buôn lương thiện hàng ngày. Những người mỗi ngày chỉ biết tạ ơn trời phật đã cho chúng con một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị CSGT thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết,…
Thế là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân mình. Họ còn biết làm gì nữa?
Và khi họ chăm chắm vào tiền và sự yên ổn cho mình, họ để mặc cho một bọn ác khác lên ngôi, bọn này là sản phẩm của công thức:Bên trên, chúng nhìn thấy cách hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra luật + Bên cạnh, chúng nhìn thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ còn biết nghĩ tới mình + Bên dưới, chúng nhận ra một đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt = Chúng chợt nhận ra chúng có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh… ức hiếp bên dưới.
Sao mà tôi sợ bọn người đó như thế?!
Bọn đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lý, làm công an, làm công chức,… làm “đầy tớ” của nhân dân!
Bọn công bộc đó đã cùng nhau đẩy những cụ già bỏ quê bỏ xứ, lên Sài Gòn ngồi vạ vật dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm, ngày này qua tháng nọ để kêu oan.
Bọn công bộc đó đã đẩy 2 mẹ con người phụ nữ nọ phải dùng đến cách phản kháng cuối cùng mà họ có là khỏa thân ở giữa đường để đòi lại công bằng. Vì trong tay họ còn có gì để chống lại chúng ngoài phẩm cách của người đàn bà vốn được coi là thiêng liêng? Họ dùng đến cách đó, và cuối cùng bị chúng lôi kéo dọc đường và nỗi oan của họ có ai thèm đoái tới?
Bọn công bộc đó đã đẩy đến đỉnh điểm hôm nay, một người mẹ uất ức tự thiêu trước cổng 1 cơ quan công quyền vì không còn sức để chịu đựng chúng…
Tôi sợ bọn chúng vì bọn chúng đông quá, đông như kiến cỏ. Chúng nhan nhản khắp nơi, ngày ngày bóp chết mọi ước mơ, triệt tiêu mọi khao khát, thêm sự dốt nát của chúng vào nữa là hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế xã hội thụt lùi đến chóng mặt, quay cuồng trong dối trá và danh lợi. Ðáng sợ hơn, cuộc sống ấm êm no đủ của chúng nhờ vào tính cơ hội – thu vén lại là sự thèm khát của những tầng lớp khác. Khiến cho những con thiêu thân non trẻ khác lao vào như một cơ hội ngàn vàng.
Bọn này tiếp tay cho bọn con buôn cũng lưu manh không kém. Thế là chúng ta ăn thức ăn có độc mỗi ngày, con cháu chúng ta uống sữa độc mỗi ngày, chúng ta đi trên những con đường hiểm họa mỗi ngày, chúng ta tiêu dùng những gì chúng mang tới, chúng ban phát, với giá mà chúng ấn định, với mức thuế mà chúng muốn,… không còn một lựa chọn nào khác. Không biết làm gì khác, không có phản ứng gì khác! Vì chúng ta lương thiện.
Kẻ không lương thiện có những phản ứng tàn độc hơn, hoặc biến hẳn sang một trạng thái sống khác, như một sự kết tinh cao cấp hơn của một xã hội đương nhiên sẽ sản sinh ra nó.
Tôi nghĩ đến bọn này khi tôi đọc tin về tên bác sĩ lợi dụng lúc mẹ của bệnh nhi đi lấy giấy xét nghiệm, hắn hãm hiếp đứa bé mới 3 tuổi.
Tôi đọc tin ông bà chủ đánh trẻ làm công đến thương tật.
Tôi đọc tin một gã thanh niên có học chặt chém bạn gái mình thành từng khúc chỉ vì một chiếc xe máy và chút ít tài sản.
Tôi đọc tin bọn chủ… lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không ai phản ứng.
Tôi đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt.
Tôi đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền, nhưng túi rách, tiền bay ra, xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt, nhưng không phải nhặt giúp, mà nhặt hết đi không chừa lại đồng nào. Thay vì bị 1 đứa cướp, anh ta bị cả con đường đè ra mà cướp!… Còn rất nhiều tin.
Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế? Dĩ nhiên không chỉ có mình tôi biết đau đớn vì những điều đó.
Chúng ta có cả một thứ to tát mà tôi tạm gọi là “nền văn chương than khóc.”
Trong những tác phẩm thi ca xuất bản từ khoảng 20 năm trở lại đây, tôi không dám nói mình đọc nhiều hay nghe nhiều, nhưng tôi cố gắng đọc, nghe, cố gắng tìm tòi, cố gắng tìm kiếm một tác phẩm nó xứng đáng làm cho tôi thấy dân tộc việt nam của tôi thực sự là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” một cách đúng nghĩa. Vì hãy quên những hình tượng cách mạng cao đẹp trong văn chương hay cả âm nhạc của miền Bắc thời chiến tranh đi! Ðó không phải là văn chương, nó là thuốc pháo, tìm cách dẫn dắt, thôi thúc người ta chém giết… chết. Không hơn không kém.
Các bạn có tìm kiếm giống tôi không? Và các bạn có tìm thấy không? Hay đầy rẫy xung quanh chúng ta chỉ có 3 loại:
– Loại mờ nhạt, rẻ tiền, xúc cảm vu vơ, vụn vặt, vô thưởng vô phạt.
– Loại có trăn trở, có suy tư, nhưng toàn đau đáu những nồi niềm xưa cũ, tương lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai?
– Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn, nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên 1 tiếng đàn, rồi thôi!
Tinh thần chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng những thứ chỉ đến mức đó thôi.
Còn những thứ hổ lốn lai căng phát trên TV, bán ngoài sạp báo mỗi ngày, tôi không dám kể tới, vì đó là nỗi kinh hoàng mà nếu phân tích thêm, chỉ muốn vứt cái đầu mình đi, không cần suy nghĩ nữa làm gì cho mệt óc.
Vậy cái gì đã gây nên nông nỗi? Tôi không muốn tạo ra sự hiểu lầm là cái gì cũng do lỗi cộng sản.
Nhiều người rất cực đoan, nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản. Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém!
Nghe nói cụ Tản Ðà có câu:
Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn!
Cho nên quân ấy mới làm quan.
Những gì độc ác, bẩn thỉu của cộng sản, những người khác đã nói đầy cả ra rồi, tôi nghĩ mình cũng không cần nhắc lại.
Tôi chỉ nghĩ đến một điều, cái gì đã làm cộng sản tồn tại lâu như thế?
Ngoài sự cấu kết quyền lực-quyền lợi để cùng bảo vệ lẫn nhau, cộng sản đã làm gì để chúng ta thành ra một dân tộc việt nam hèn hạ tự trên xuống dưới, từ già tới trẻ như ngày hôm nay? Ngoài sự mafia, côn đồ, trấn áp bằng sợ hãi, giáo dục một cách ngu dân ra, chúng còn làm gì nữa?
Ai từng học luật đều biết, khi quy phạm pháp luật không điều chỉnh được, thì hành vi con người sẽ phải điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật không theo con người lên giường, vào toa-lét, xuống bếp. Nhưng đạo đức theo ta khắp nơi, tận trong ngõ ngách tâm hồn. Pháp luật cũng không ép tạo ra đạo đức. Chính sự vô thần vô thánh, không thừa nhận đức tin mà cộng sản triệt để nhồi nhét từ khi họ nắm được dân tộc này đã hun đúc ra những con người sẵn sàng bán thịt thối cho người ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ ruột, giết con đẻ, …Vì những người này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ tránh được sự trừng trị của pháp luật. Khi pháp luật không trị được mà người ta không sợ luân hồi, không sợ quả báo, không sợ bị đày xuống địa ngục,… thì họ còn sợ gì nữa? Việc gì mà họ không dám làm?
Còn những kẻ yếu không có niềm tin là có Phật, có Chúa, có Thánh Allah luôn soi sáng mình, giúp đỡ mình, ngự trị trong mình, thì họ còn biết dựa vào đâu để tìm lại niềm lạc quan mà sống? Mà tranh đấu để tự tìm lấy giá trị sống thiêng liêng mà đấng tạo hóa đã ban cho mỗi chúng ta?
Tôi có cảm giác như mình đang sống giữa một bầy đàn hỗn loạn nhưng hoang vu, hỗn loạn về vật chất – nhưng hoang vu về tinh thần. Bạn có thấy như thế không?
Giữa sự hỗn loạn và hoang vu ấy, cái ác sẽ luôn luôn ngự trị, kẻ có sức mạnh sẽ luôn trấn áp chúng ta. Chúng ta – những kẻ được đến trường nhưng thật ra thất học, những kẻ nghĩ mình lương thiện nhưng thật ra không có lương tri, những kẻ đủ ăn mặc nhưng thật sự chưa hề nếm mùi vị hạnh phúc, những kẻ đọc sách – nghe nhạc mỗi ngày nhưng không biết đó chẳng phải là nghệ thuật đích thực – một nền nghệ thuật có thể soi sáng tâm hồn ta chứ không phải ru ta ngủ trong quên lãng. Những kẻ hoang mang không biết tin ai, không hiểu nên làm gì cho đúng.
Lúc đó, lúc hỗn loạn và hoang vu đó, anh cộng sản xuất hiện và nói: Ðời chúng mày chỉ cần độc lập-tự do-hạnh phúc.
Chúng ta tưởng thế là hay ho lắm! Dù nền độc lập này có mang lại tự do không? Có hạnh phúc không? Hay chúng ta đang cúi đầu nô dịch cho ai đây? Chúng ta thực chất đang sống thế nào đây? Và đang để lại cho con cháu chúng ta di sản gì?
Chúng ta đeo bám theo họ, quên cả chính bản thân mình, một con người, cần phải sống sao cho đúng nghĩa, đúng phẩm cách, hành động đúng theo những gì mà một con người có lương tri cần phải hành động.
Bạn có đang tự hào vì mình là người việt nam không? Hỡi những con người ấu trĩ mang trong mình một đinh ninh sắt đá là tôi rất tự hào vì tôi là người việt nam “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” đã từng đấu tranh thắng Mỹ, các bạn không thấy điều đó nó hết thời rồi à? Ta thắng Mỹ để có một xã hội phồn vinh, một dân tộc được tôn trọng. Chứ còn thắng Tàu, thắng Pháp, thắng Mỹ, thắng khắp nơi… Mà ngày nay những kẻ ta từng thắng đó, nó coi chúng ta còn không hơn con chó thì cái chiến thắng đó nhắc tới làm chi cho thêm nhục?
Mặt phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là “Mỹ đã đến biển Ðông,” “bà Hillary dọa TQ không nên gây hấn,”… để mong lòng dân yên ổn. Mặt trái, chúng ta tổ chức ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đã từng được Tàu đào tạo để cám ơn họ đã “dạy dỗ” cả đám chóp bu việt nam. “Ðĩ” chưa từng thấy! Chưa có cái chính quyền nào mà “đĩ” như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn bên nào cho trót. Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh?
Còn dân việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh TQ hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa.
Và cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử.
Bổ sung: Sau khi bài này được upload, tôi nhận được khá nhiều comments và cả message. Không biết phải đánh giá như thế nào về những comments hỏi ngược lại tôi với một thái độ khinh khỉnh, qua nhiều câu chữ khác nhau, nhưng đại khái cùng 1ý: “Vậy bạn có hèn không?” He he… Tôi chỉ muốn nhấn mạnh lại 1 điều, suốt cả bài viết, tôi không gọi những người hèn là “các bạn,” tôi gọi là “chúng ta.” Như vậy có dễ hiểu hơn chưa nhỉ?
Tôi không thích tự nhận hay gán ghép. Tôi chỉ nói lên những suy nghĩ của mình, còn đánh giá tôi hay đánh giá chính mình, các bạn cứ tự làm lấy. Thiết nghĩ, đâu cần phải tranh luận chuyện ai hèn, ai không hèn ở đây! Biết hay không biết mới là quan trọng. Mà cái sự khổ sở để đi từ cái “không biết/chưa biết” đến cái “biết” nó sẽ là một quá trình gian nan mà mỗi người phải tự thân trải nghiệm. Không ai giúp ai được đâu. Và tôi hiểu, cái “biết” của tôi nó cũng chỉ giới hạn trong tầm nhân sinh quan nhỏ bé của cá nhân tôi mà thôi. Còn bạn, hãy tiếp tục giữ lấy niềm lạc quan của bạn. Con cừu vẫn có được niềm hạnh phúc mỗi ngày được gặm cỏ non, uống nước suối, ngắm bầu trời xanh, chờ đến ngày xẻ thịt mà! Ðúng không? Hạnh phúc vẫn khắp quanh ta! Những con cừu không biết “tự sướng,” không biết “thủ dâm tinh thần” thì quả thực là ngu còn hơn… cừu! He he…
Bổ sung tiếp: “….Ông bảo xã hội nào cũng có những điều bẩn thỉu. Tôi công nhận điều ấy. Nhưng xã hội bẩn thỉu nhất ông có biết là xã hội nào không? Là xã hội mà thằng ăn cắp không cho rằng nó phạm pháp, nó đang làm điều xấu, người lương thiện thì run sợ, thằng bất lương lại coi việc nó làm là bình thường và kẻ vô liêm sỉ như ông thì vênh vang tự đắc: ta là số đông. Chính là xã hội này đây….” (trích comment của khongnoibiet).
Tự Do Phải Tranh Ðấu Bằng Xương Máu Và Cả Tính Mạng
(Nguồn: zoomzy@hotmail.com; K3HH@yahoogroups.com))
Xin mời quí vị đọc một bài viết và rất can đảm của một phụ nữ trẻ hiện đang sinh sống tại Việt Nam. Cô sinh năm 1979, tốt nghiệp ngành Luật, đang là Giám đốc của một công ty Truyền thông ở Sài Gòn.
Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa. Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.
Cách đây đã lâu, tôi đọc“người trung quốc xấu xí” của ông Bá Dương (Ðài Loan), chưa bàn tới hay/dở/ đúng/ sai của nội dung cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn như “Người Mỹ xấu xí,” ”Người Nhật Bản xấu xí,” rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” …nhìn đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ… Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó, nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại là một đất nước như thế này?
Một đất nước mà hơn phân nửa các cô cậu tú tài đi thi cử nhân khoe rằng mình có quay cóp một cách hoàn toàn không có chút tự trọng (đó là được hỏi, còn báo chí không cần hỏi vẫn có những hình ảnh phao thi trắng cả trường thi! Vậy thì thi cái gì? Thi xem ai quay cóp giỏi hơn chăng?). Trong đó còn có cả những đứa trẻ bảo rằng năm nay không thi thì năm sau thi, chứ làm bài mà phỉ báng “thần tượng Su-Ju” của nó là nó không thi! Mặc cho bao nhiêu tâm sức, kỳ vọng của gia đình, nhà trường, xã hội – những nền tảng đã cho nó có được cuộc sống và kiến thức để mà tiếp cận được với Su-Ju danh giá của nó. Thế mà nó vẫn được rất nhiều đứa trẻ khác tung hô! Chính là những đứa trẻ sẵn lòng khóc lóc, quỳ gối, hôn ghế… trước thần tượng. Một dân tộc gì đã sản sinh và nuôi dạy ra một thế hệ kế thừa như thế?
Con nít nó học cha anh mà ra, chúng ta đã nuôi dạy trẻ con thành ra như thế sao? Ðừng ai đổ thừa cho ai. Vì trường học đổ cho cha mẹ, cha mẹ đổ cho xã hội, xã hội đổ cho cha mẹ… nhà trường. Tóm lại, đừng đổ thừa nữa. Hãy biết hốt về mình đi! Tất cả chúng ta là người lớn, chúng ta đều có lỗi.
Bởi người lớn có hơn gì? Một xã hội mà người ta đang sẵn lòng thuốc chết nhau đi từng ngày bởi tiền bạc bất kể lương tri. Làm quan thì chỉ lo vơ vét, tham nhũng, quỳ gối trước ngoại bang để duy trì sự thống trị trước nhân dân.
Gần 40 năm thống nhất, việt nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường… trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động? Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có,… nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng “cơm no, áo ấm.” Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời bình.” Cứt! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! Tiếng súng không còn nổ ngoài đường. Một cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc còn phải chào thua nhà cầm quyền việt nam trước khả năng dùng “luật im lặng” của họ với dân mình. Cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất. Trong khi họ giữ đất cho ai? Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ gì khi quay lưng lại với dân tộc mình? Ðơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi nhân dân là cỏ rác, cũng vì lợi ích cá nhân … gia đình nó- nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu còn cái lý tưởng cao đẹp nào có thể tin vào lúc này? Ðừng nói với tôi là “lý tưởng Hồ Chí Minh” hay “lý tưởng cộng sản” nhé! Hỏi những đứa mặc áo xanh cán bộ đoàn thử xem, nó nói có trôi chảy không? Tôi đã thử rồi, rốt cuộc là ngồi im nghe tôi nói huyên thuyên toàn những điều mà trường học gọi là “phản động.”
Cuộc chiến này được khoác lên chiếc áo bảo vệ hòa bình, tự do, hạnh phúc. Còn bên trong là để bảo vệ quyền lợi, quyền lực cho một nhóm người gắn kết với nhau bằng những chiếc răng cùng gặm vào xương máu người nghèo, người thất học, người bán buôn lương thiện hàng ngày. Những người mỗi ngày chỉ biết tạ ơn trời phật đã cho chúng con một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị CSGT thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết,…
Thế là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân mình. Họ còn biết làm gì nữa?
Và khi họ chăm chắm vào tiền và sự yên ổn cho mình, họ để mặc cho một bọn ác khác lên ngôi, bọn này là sản phẩm của công thức:Bên trên, chúng nhìn thấy cách hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra luật + Bên cạnh, chúng nhìn thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ còn biết nghĩ tới mình + Bên dưới, chúng nhận ra một đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt = Chúng chợt nhận ra chúng có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh… ức hiếp bên dưới.
Sao mà tôi sợ bọn người đó như thế?!
Bọn đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lý, làm công an, làm công chức,… làm “đầy tớ” của nhân dân!
Bọn công bộc đó đã cùng nhau đẩy những cụ già bỏ quê bỏ xứ, lên Sài Gòn ngồi vạ vật dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm, ngày này qua tháng nọ để kêu oan.
Bọn công bộc đó đã đẩy 2 mẹ con người phụ nữ nọ phải dùng đến cách phản kháng cuối cùng mà họ có là khỏa thân ở giữa đường để đòi lại công bằng. Vì trong tay họ còn có gì để chống lại chúng ngoài phẩm cách của người đàn bà vốn được coi là thiêng liêng? Họ dùng đến cách đó, và cuối cùng bị chúng lôi kéo dọc đường và nỗi oan của họ có ai thèm đoái tới?
Bọn công bộc đó đã đẩy đến đỉnh điểm hôm nay, một người mẹ uất ức tự thiêu trước cổng 1 cơ quan công quyền vì không còn sức để chịu đựng chúng…
Tôi sợ bọn chúng vì bọn chúng đông quá, đông như kiến cỏ. Chúng nhan nhản khắp nơi, ngày ngày bóp chết mọi ước mơ, triệt tiêu mọi khao khát, thêm sự dốt nát của chúng vào nữa là hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế xã hội thụt lùi đến chóng mặt, quay cuồng trong dối trá và danh lợi. Ðáng sợ hơn, cuộc sống ấm êm no đủ của chúng nhờ vào tính cơ hội – thu vén lại là sự thèm khát của những tầng lớp khác. Khiến cho những con thiêu thân non trẻ khác lao vào như một cơ hội ngàn vàng.
Bọn này tiếp tay cho bọn con buôn cũng lưu manh không kém. Thế là chúng ta ăn thức ăn có độc mỗi ngày, con cháu chúng ta uống sữa độc mỗi ngày, chúng ta đi trên những con đường hiểm họa mỗi ngày, chúng ta tiêu dùng những gì chúng mang tới, chúng ban phát, với giá mà chúng ấn định, với mức thuế mà chúng muốn,… không còn một lựa chọn nào khác. Không biết làm gì khác, không có phản ứng gì khác! Vì chúng ta lương thiện.
Kẻ không lương thiện có những phản ứng tàn độc hơn, hoặc biến hẳn sang một trạng thái sống khác, như một sự kết tinh cao cấp hơn của một xã hội đương nhiên sẽ sản sinh ra nó.
Tôi nghĩ đến bọn này khi tôi đọc tin về tên bác sĩ lợi dụng lúc mẹ của bệnh nhi đi lấy giấy xét nghiệm, hắn hãm hiếp đứa bé mới 3 tuổi.
Tôi đọc tin ông bà chủ đánh trẻ làm công đến thương tật.
Tôi đọc tin một gã thanh niên có học chặt chém bạn gái mình thành từng khúc chỉ vì một chiếc xe máy và chút ít tài sản.
Tôi đọc tin bọn chủ… lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không ai phản ứng.
Tôi đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt.
Tôi đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền, nhưng túi rách, tiền bay ra, xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt, nhưng không phải nhặt giúp, mà nhặt hết đi không chừa lại đồng nào. Thay vì bị 1 đứa cướp, anh ta bị cả con đường đè ra mà cướp!… Còn rất nhiều tin.
Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế? Dĩ nhiên không chỉ có mình tôi biết đau đớn vì những điều đó.
Chúng ta có cả một thứ to tát mà tôi tạm gọi là “nền văn chương than khóc.”
Trong những tác phẩm thi ca xuất bản từ khoảng 20 năm trở lại đây, tôi không dám nói mình đọc nhiều hay nghe nhiều, nhưng tôi cố gắng đọc, nghe, cố gắng tìm tòi, cố gắng tìm kiếm một tác phẩm nó xứng đáng làm cho tôi thấy dân tộc việt nam của tôi thực sự là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” một cách đúng nghĩa. Vì hãy quên những hình tượng cách mạng cao đẹp trong văn chương hay cả âm nhạc của miền Bắc thời chiến tranh đi! Ðó không phải là văn chương, nó là thuốc pháo, tìm cách dẫn dắt, thôi thúc người ta chém giết… chết. Không hơn không kém.
Các bạn có tìm kiếm giống tôi không? Và các bạn có tìm thấy không? Hay đầy rẫy xung quanh chúng ta chỉ có 3 loại:
– Loại mờ nhạt, rẻ tiền, xúc cảm vu vơ, vụn vặt, vô thưởng vô phạt.
– Loại có trăn trở, có suy tư, nhưng toàn đau đáu những nồi niềm xưa cũ, tương lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai?
– Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn, nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên 1 tiếng đàn, rồi thôi!
Tinh thần chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng những thứ chỉ đến mức đó thôi.
Còn những thứ hổ lốn lai căng phát trên TV, bán ngoài sạp báo mỗi ngày, tôi không dám kể tới, vì đó là nỗi kinh hoàng mà nếu phân tích thêm, chỉ muốn vứt cái đầu mình đi, không cần suy nghĩ nữa làm gì cho mệt óc.
Vậy cái gì đã gây nên nông nỗi? Tôi không muốn tạo ra sự hiểu lầm là cái gì cũng do lỗi cộng sản.
Nhiều người rất cực đoan, nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản. Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém!
Nghe nói cụ Tản Ðà có câu:
Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn!
Cho nên quân ấy mới làm quan.
Những gì độc ác, bẩn thỉu của cộng sản, những người khác đã nói đầy cả ra rồi, tôi nghĩ mình cũng không cần nhắc lại.
Tôi chỉ nghĩ đến một điều, cái gì đã làm cộng sản tồn tại lâu như thế?
Ngoài sự cấu kết quyền lực-quyền lợi để cùng bảo vệ lẫn nhau, cộng sản đã làm gì để chúng ta thành ra một dân tộc việt nam hèn hạ tự trên xuống dưới, từ già tới trẻ như ngày hôm nay? Ngoài sự mafia, côn đồ, trấn áp bằng sợ hãi, giáo dục một cách ngu dân ra, chúng còn làm gì nữa?
Ai từng học luật đều biết, khi quy phạm pháp luật không điều chỉnh được, thì hành vi con người sẽ phải điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật không theo con người lên giường, vào toa-lét, xuống bếp. Nhưng đạo đức theo ta khắp nơi, tận trong ngõ ngách tâm hồn. Pháp luật cũng không ép tạo ra đạo đức. Chính sự vô thần vô thánh, không thừa nhận đức tin mà cộng sản triệt để nhồi nhét từ khi họ nắm được dân tộc này đã hun đúc ra những con người sẵn sàng bán thịt thối cho người ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ ruột, giết con đẻ, …Vì những người này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ tránh được sự trừng trị của pháp luật. Khi pháp luật không trị được mà người ta không sợ luân hồi, không sợ quả báo, không sợ bị đày xuống địa ngục,… thì họ còn sợ gì nữa? Việc gì mà họ không dám làm?
Còn những kẻ yếu không có niềm tin là có Phật, có Chúa, có Thánh Allah luôn soi sáng mình, giúp đỡ mình, ngự trị trong mình, thì họ còn biết dựa vào đâu để tìm lại niềm lạc quan mà sống? Mà tranh đấu để tự tìm lấy giá trị sống thiêng liêng mà đấng tạo hóa đã ban cho mỗi chúng ta?
Tôi có cảm giác như mình đang sống giữa một bầy đàn hỗn loạn nhưng hoang vu, hỗn loạn về vật chất – nhưng hoang vu về tinh thần. Bạn có thấy như thế không?
Giữa sự hỗn loạn và hoang vu ấy, cái ác sẽ luôn luôn ngự trị, kẻ có sức mạnh sẽ luôn trấn áp chúng ta. Chúng ta – những kẻ được đến trường nhưng thật ra thất học, những kẻ nghĩ mình lương thiện nhưng thật ra không có lương tri, những kẻ đủ ăn mặc nhưng thật sự chưa hề nếm mùi vị hạnh phúc, những kẻ đọc sách – nghe nhạc mỗi ngày nhưng không biết đó chẳng phải là nghệ thuật đích thực – một nền nghệ thuật có thể soi sáng tâm hồn ta chứ không phải ru ta ngủ trong quên lãng. Những kẻ hoang mang không biết tin ai, không hiểu nên làm gì cho đúng.
Lúc đó, lúc hỗn loạn và hoang vu đó, anh cộng sản xuất hiện và nói: Ðời chúng mày chỉ cần độc lập-tự do-hạnh phúc.
Chúng ta tưởng thế là hay ho lắm! Dù nền độc lập này có mang lại tự do không? Có hạnh phúc không? Hay chúng ta đang cúi đầu nô dịch cho ai đây? Chúng ta thực chất đang sống thế nào đây? Và đang để lại cho con cháu chúng ta di sản gì?
Chúng ta đeo bám theo họ, quên cả chính bản thân mình, một con người, cần phải sống sao cho đúng nghĩa, đúng phẩm cách, hành động đúng theo những gì mà một con người có lương tri cần phải hành động.
Bạn có đang tự hào vì mình là người việt nam không? Hỡi những con người ấu trĩ mang trong mình một đinh ninh sắt đá là tôi rất tự hào vì tôi là người việt nam “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” đã từng đấu tranh thắng Mỹ, các bạn không thấy điều đó nó hết thời rồi à? Ta thắng Mỹ để có một xã hội phồn vinh, một dân tộc được tôn trọng. Chứ còn thắng Tàu, thắng Pháp, thắng Mỹ, thắng khắp nơi… Mà ngày nay những kẻ ta từng thắng đó, nó coi chúng ta còn không hơn con chó thì cái chiến thắng đó nhắc tới làm chi cho thêm nhục?
Mặt phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là “Mỹ đã đến biển Ðông,” “bà Hillary dọa TQ không nên gây hấn,”… để mong lòng dân yên ổn. Mặt trái, chúng ta tổ chức ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đã từng được Tàu đào tạo để cám ơn họ đã “dạy dỗ” cả đám chóp bu việt nam. “Ðĩ” chưa từng thấy! Chưa có cái chính quyền nào mà “đĩ” như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn bên nào cho trót. Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh?
Còn dân việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh TQ hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa.
Và cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử.
Bổ sung: Sau khi bài này được upload, tôi nhận được khá nhiều comments và cả message. Không biết phải đánh giá như thế nào về những comments hỏi ngược lại tôi với một thái độ khinh khỉnh, qua nhiều câu chữ khác nhau, nhưng đại khái cùng 1ý: “Vậy bạn có hèn không?” He he… Tôi chỉ muốn nhấn mạnh lại 1 điều, suốt cả bài viết, tôi không gọi những người hèn là “các bạn,” tôi gọi là “chúng ta.” Như vậy có dễ hiểu hơn chưa nhỉ?
Tôi không thích tự nhận hay gán ghép. Tôi chỉ nói lên những suy nghĩ của mình, còn đánh giá tôi hay đánh giá chính mình, các bạn cứ tự làm lấy. Thiết nghĩ, đâu cần phải tranh luận chuyện ai hèn, ai không hèn ở đây! Biết hay không biết mới là quan trọng. Mà cái sự khổ sở để đi từ cái “không biết/chưa biết” đến cái “biết” nó sẽ là một quá trình gian nan mà mỗi người phải tự thân trải nghiệm. Không ai giúp ai được đâu. Và tôi hiểu, cái “biết” của tôi nó cũng chỉ giới hạn trong tầm nhân sinh quan nhỏ bé của cá nhân tôi mà thôi. Còn bạn, hãy tiếp tục giữ lấy niềm lạc quan của bạn. Con cừu vẫn có được niềm hạnh phúc mỗi ngày được gặm cỏ non, uống nước suối, ngắm bầu trời xanh, chờ đến ngày xẻ thịt mà! Ðúng không? Hạnh phúc vẫn khắp quanh ta! Những con cừu không biết “tự sướng,” không biết “thủ dâm tinh thần” thì quả thực là ngu còn hơn… cừu! He he…
Bổ sung tiếp: “….Ông bảo xã hội nào cũng có những điều bẩn thỉu. Tôi công nhận điều ấy. Nhưng xã hội bẩn thỉu nhất ông có biết là xã hội nào không? Là xã hội mà thằng ăn cắp không cho rằng nó phạm pháp, nó đang làm điều xấu, người lương thiện thì run sợ, thằng bất lương lại coi việc nó làm là bình thường và kẻ vô liêm sỉ như ông thì vênh vang tự đắc: ta là số đông. Chính là xã hội này đây….” (trích comment của khongnoibiet).
Tự Do Phải Tranh Ðấu Bằng Xương Máu Và Cả Tính Mạng
(Nguồn: zoomzy@hotmail.com; K3HH@yahoogroups.com))
Sức mạnh của Mỹ ngằm ở chỗ...
Fb Lien Huynh
10:30 01/03/2019
Sức mạnh của Mỹ không phải chỉ nằm ở mấy chiếc hàng không mẫu hạm hay phi đạn Tomahawk mà nó còn nằm ở chổ:
Ở chổ dù mồm bạn đang chửi Mỹ xoen xoét nhưng tay bạn vẫn thích bấm cái phone do Mỹ làm ra, mắt vẫn thích lướt Fb do người Mỹ viết mà thành, đít vẫn thích ngồi xe hơi do Mỹ chế, hay bay trên máy bay là thứ cũng do người Mỹ phát minh để chu du khắp bốn phương trời.
Nó nằm ở chổ dù bạn có lôi tổng thống Mỹ ra mà chửi cha mắng mẹ cũng chẳng người Mỹ nào quan tâm, chẳng ai thèm đến nhà kiếm bạn để hăm he trả thù, và con cái của bạn vẫn cứ đường hoàng đến Mỹ ăn học mà chẳng có ai làm khó dễ chúng điều gì.
Nó nằm ở chổ khi các nước bị Mỹ đến Xâm Lược như Tây Âu, Nhật Bản hay Hàn Quốc thì đều trở nên phồn thịnh và văn minh, còn các nước được Liên Xô hay Trung Quốc đến Giải Phóng như Đông Âu hay Tây Tạng thì hổng đổ máu cũng bầm mình.
Nó nằm ở chổ chính kẻ thù của Mỹ cũng cảm thấy chỉ có Mỹ là nơi an toàn để nương thân mỗi khi bị đồng chí của mình hãm hại. Ngay cả cố tổng bí thư Liên Xô một thời lừng lẫy Khruschchev mà rồi con trai ông ấy cũng có được yên thân ở Liên Xô đâu, cũng phải chạy sang Mỹ mà áp tay lên ngực để chào lá cờ hoa một thời cha ông mình chửi rủa.
Nó nằm ở chổ nếu như hôm trước bạn còn xuống đường hò hét chửi Mỹ như thể bạn thù nước Mỹ không đội trời chung thì hôm sau bạn vẫn sẽ vứt hết tất cả để đi Mỹ nếu như bạn được cấp một chiếc thẻ xanh.
Tôi đã thấy rồi, tôi đã thấy có người chửi Mỹ xoen xoét khi còn ở Việt Nam nhưng rồi cũng rất hồ hởi khi được có mặt ở cái xứ tư bản giãy chết này dù nói chuyện vẫn còn cố vớt vát " đi là vì tương lai của các con thôi".
Tôi đã thấy rồi, tôi đã thấy có người chửi Mỹ xoen xoét khi đã sang đây rằng "ở Mỹ cực như chó" nhưng lại cứ ráng ở lại chịu cực mà chẳng thấy quay về.
Sức mạnh của Mỹ nó nằm ở chổ nó là cái nơi thu hút con người ở khắp mọi miền trên thế giới đổ về, chứ không phải là cái nơi mà ai cũng muốn bằng mọi giá phải dứt áo từ bỏ. Nó không ràng buộc ai phải ở lại nhưng chẳng ai tự nguyện ra đi.
Sức mạnh của Mỹ nó nằm ở chổ 4 người đàn ông lực lưỡng chung tay khiêng cái nón nhẹ hều một cách trang nghiêm để tôn trọng người quá cố, dù rằng người quá cố đó từng là một đối thủ. Chứ không phải đưa hài cốt của đồng đội mình về trong một cái túi xách đàn bà.
Các nhà bồi bút ở Việt Nam hãy thôi chỉ nhìn vào mấy trái tên lửa rồi cố hạ thấp sức mạnh của Mỹ và nâng bi sức mạnh của Nga hay Tàu làm gì. Bởi Mỹ có những điều mà hai xứ này cả trăm năm nữa cũng chưa chắc có, Mỹ có một nền dân chủ đã 242 năm.
Còn Nga và Tàu? ngoài độc tài và súng đạn thì họ còn gì?
Ở chổ dù mồm bạn đang chửi Mỹ xoen xoét nhưng tay bạn vẫn thích bấm cái phone do Mỹ làm ra, mắt vẫn thích lướt Fb do người Mỹ viết mà thành, đít vẫn thích ngồi xe hơi do Mỹ chế, hay bay trên máy bay là thứ cũng do người Mỹ phát minh để chu du khắp bốn phương trời.
Nó nằm ở chổ dù bạn có lôi tổng thống Mỹ ra mà chửi cha mắng mẹ cũng chẳng người Mỹ nào quan tâm, chẳng ai thèm đến nhà kiếm bạn để hăm he trả thù, và con cái của bạn vẫn cứ đường hoàng đến Mỹ ăn học mà chẳng có ai làm khó dễ chúng điều gì.
Nó nằm ở chổ khi các nước bị Mỹ đến Xâm Lược như Tây Âu, Nhật Bản hay Hàn Quốc thì đều trở nên phồn thịnh và văn minh, còn các nước được Liên Xô hay Trung Quốc đến Giải Phóng như Đông Âu hay Tây Tạng thì hổng đổ máu cũng bầm mình.
Nó nằm ở chổ chính kẻ thù của Mỹ cũng cảm thấy chỉ có Mỹ là nơi an toàn để nương thân mỗi khi bị đồng chí của mình hãm hại. Ngay cả cố tổng bí thư Liên Xô một thời lừng lẫy Khruschchev mà rồi con trai ông ấy cũng có được yên thân ở Liên Xô đâu, cũng phải chạy sang Mỹ mà áp tay lên ngực để chào lá cờ hoa một thời cha ông mình chửi rủa.
Nó nằm ở chổ nếu như hôm trước bạn còn xuống đường hò hét chửi Mỹ như thể bạn thù nước Mỹ không đội trời chung thì hôm sau bạn vẫn sẽ vứt hết tất cả để đi Mỹ nếu như bạn được cấp một chiếc thẻ xanh.
Tôi đã thấy rồi, tôi đã thấy có người chửi Mỹ xoen xoét khi còn ở Việt Nam nhưng rồi cũng rất hồ hởi khi được có mặt ở cái xứ tư bản giãy chết này dù nói chuyện vẫn còn cố vớt vát " đi là vì tương lai của các con thôi".
Tôi đã thấy rồi, tôi đã thấy có người chửi Mỹ xoen xoét khi đã sang đây rằng "ở Mỹ cực như chó" nhưng lại cứ ráng ở lại chịu cực mà chẳng thấy quay về.
Sức mạnh của Mỹ nó nằm ở chổ nó là cái nơi thu hút con người ở khắp mọi miền trên thế giới đổ về, chứ không phải là cái nơi mà ai cũng muốn bằng mọi giá phải dứt áo từ bỏ. Nó không ràng buộc ai phải ở lại nhưng chẳng ai tự nguyện ra đi.
Sức mạnh của Mỹ nó nằm ở chổ 4 người đàn ông lực lưỡng chung tay khiêng cái nón nhẹ hều một cách trang nghiêm để tôn trọng người quá cố, dù rằng người quá cố đó từng là một đối thủ. Chứ không phải đưa hài cốt của đồng đội mình về trong một cái túi xách đàn bà.
Các nhà bồi bút ở Việt Nam hãy thôi chỉ nhìn vào mấy trái tên lửa rồi cố hạ thấp sức mạnh của Mỹ và nâng bi sức mạnh của Nga hay Tàu làm gì. Bởi Mỹ có những điều mà hai xứ này cả trăm năm nữa cũng chưa chắc có, Mỹ có một nền dân chủ đã 242 năm.
Còn Nga và Tàu? ngoài độc tài và súng đạn thì họ còn gì?
VietCatholic TV
Bản án của Đức Hồng Y Pell: Công lý mù loà khi đám đông bị đầu độc bởi căm thù
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:26 01/03/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trước hết, Như Ý xin được kể hầu quý vị và anh chị em câu chuyện của Lindy Chamberlain. Lindy Chamberlain là một người phụ nữ Úc, nhưng chị chào đời tại Tân Tây Lan vào năm 1948 trước khi di cư sang Úc vào năm 1969 khi kết hôn với một mục sư Tin Lành Úc.
Năm 1980, sau khi đã có hai con trai, đứa con thứ ba của chị là một bé gái. Khi cháu gái được 8 tuần tuổi hai vợ chồng cùng các con đến cắm trại tại ven rừng Uluru vào ngày 16 tháng Tám, 1980. Trong đêm 17 rạng ngày 18, cháu bé mất tích. Hai vợ chồng chị báo cảnh sát. Cuộc tìm kiếm với sự tham gia của một lực lượng cảnh sát đông đảo và các tình nguyện viên sau đó không tìm được cháu gái, nhưng phát hiện ra chiếc áo của đứa bé dính đầy máu cách lều của họ 4km.
Hai vợ chồng bị bắt giữ. Lindy cho rằng cô thoáng thấy bóng dáng của một con dingo, là một loại chó rừng chỉ có tại Úc. Tuy nhiên, họ bị tình nghi là giết con.
Cuộc điều tra sơ khởi do cảnh sát tại Alice Springs, Northern Territory thực hiện vào tháng 12, 1980 và tháng Giêng, 1981 cũng như kết luận của pháp y đều tin rằng lời khai của hai vợ chồng là đúng. Tuy nhiên, giữa áp lực của các phương tiện truyền thông, Tòa Án Tối Cao bác bỏ ý kiến của cảnh sát và pháp y, và truyền thực hiện một cuộc điều tra thứ hai do một nhóm điều tra khác thực hiện.
Dù không có những bằng cứ chính xác, nhóm này cho rằng, theo họ nghĩ, hai vợ chồng mục sư Chamberlain biết là các con dingo hoạt động trong vùng nên mới đưa con đến cắm trại tại đó, và cố tình tạo hiện trường giả. Kết hợp với yếu tố khác là trong xe hơi của họ có vết máu không rõ lai lịch, nhóm này cho rằng hai vợ chồng Chamberlain có thể đã giết con.
Ngày 29 tháng 10, 1982, tòa ra phán quyết hai vợ chồng có tội bất kể các chứng cứ được khai trước tòa rằng hai vợ chồng mục sư Chamberlain là những người rất gương mẫu, không hề to tiếng với con cái và từ lâu Lindy rất mong có được một bé gái. Hai vợ chồng kháng cáo nhưng thất bại, kháng cáo lần thứ hai của họ lên Tòa Án Tối Cao vào năm 1984 cũng thất bại.
Trong một tình cờ, ngày 2 tháng Hai, 1986 những chứng cứ mới xuất hiện khi cảnh sát tìm thấy chiếc áo khoác của cháu bé bị chôn vùi trong một hang chó dingo. Khai quật khu vực, các xét nghiệm pháp y cho thấy cháu thực sự bị chó hoang giết chết. Còn vết máu trong xe cũng được chứng minh chẳng phải là máu gì cả nhưng chỉ là một vết sơn do người thợ sửa xe vô ý để lại.
Ngày 7 tháng Hai, 1986, hai vợ chồng được trả tự do. Năm 1992, chính phủ Úc bồi thường cho họ 1.3 triệu Mỹ Kim.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Câu chuyện của Lindy Chamberlain cho thấy áp lực của các phương tiện truyền thông và của đám đông phi lý có thể ảnh hưởng đến quyết định của bồi thẩm đoàn như thế nào.
Ngày 19 tháng Tư, 2005, trong bài giảng thánh lễ khai mạc Cơ mật viện bầu Giáo Hoàng sau khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời, Đức Hồng Y Josheph Ratzinger nói:
“Biết bao nhiêu làn gió chủ thuyết mà chúng ta đã biết đến trong những thập niên cuối cùng … Con thuyền nhỏ tư duy của nhiều Kitô hữu đã thường bị đánh bởi những đợt sóng này - trôi giạt từ thái cực này sang thái cực khác: từ Mác Xít tới chủ nghĩa tự do, tới mức chủ nghĩa tự do phóng túng; từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân; từ chủ nghĩa vô thần tới chủ nghĩa duy huyền bí tôn giáo mơ hồ; từ chủ nghĩa vô tín đến chủ nghĩa hỗn tạp và vân vân. Nhiều giáo phái mới được đẻ ra mỗi ngày và xảy ra điều mà Thánh Phaolô đã nói về sự lường gạt con người và sự tinh quái nhắm lôi kéo con người đến chỗ lầm lạc(x Eph 4:14). Có một đức tin rõ ràng, theo kinh Tin Kính của Giáo Hội, lại bị gán cho nhãn hiệu cuồng tín. Trong khi chủ nghĩa tương đối, nghĩa là để chính mình “bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý” dường như lại là cách thức hành xử duy nhất thức thời. Người ta đang thành lập một chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất.”
Cái chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối ấy không chấp nhận được những ai như Đức Hồng Y George Pell, “một người Công Giáo bảo thủ, là kẻ thù không thể tránh khỏi, cứ đứng sừng sững đó cản trở ‘sự tiến bộ’ trong Giáo hội. Trong khi có những người Công Giáo tách ra và thỏa hiệp, ngài đã bảo vệ một cách dứt khoát các giáo lý của Giáo hội và từ chối thỏa hiệp về hôn nhân đồng tính, an tử và phá thai.”
Nó phải triệt hạ ngài để đưa ra một lời cảnh cáo cho những ai muốn bảo vệ đức tin tinh tuyền của Giáo Hội rằng họ cũng sẽ phải tử đạo như ngài với những bản án hết sức nhục nhã.
Chúng ta hãy nghe nhận định sau của Miranda Devine đăng trên tờ The Daily Telegraph hôm 27 tháng Hai với nhan đề “How Pell became the Vatican’s sacrificial lamb?” – “Hồng Y Pell trở thành chiên hy sinh cho Vatican như thế nào?”
Nhận định về phán quyết của một tòa án tại Melbourne vào hôm 26 tháng Hai, Miranda Devine viết:
Phán quyết này làm tan nát lòng người vì tôi không tin rằng Đức Hồng Y Pell, là người mà tôi biết một chút và ngưỡng mộ rất nhiều, có thể phạm tội tấn công tình dục hai ca viên nam trong một nhà thờ đầy chật người sau một thánh lễ Chúa Nhật khi ngài còn là Tổng giám mục Melbourne vào năm 1996.
Ngài luôn bác bỏ những lời cáo buộc này như “những lời dối trá điên loạn”. Được nâng đỡ bởi niềm tin vào Chúa, ngài tin rằng sự thật cuối cùng sẽ được sáng tỏ.
Nhưng bây giờ, ngài là nhà lãnh đạo cao nhất của Vatican phải vào tù hôm thứ Tư, chờ tuyên án vào tuần tới và kháng cáo. Ngài đã chuẩn bị cho sự kiện đó với chủ nghĩa khắc kỷ đã đánh dấu toàn bộ cuộc đời ngài.
Phán quyết này cũng làm tan nát lòng người vì nó nói lên sự sai lầm của hệ thống công lý của chúng ta, cho dù sau trường hợp của Lindy Chamberlain, chúng ta đã biết sức mạnh phá hoại công lý của đám đông phi lý.
Tất nhiên, chúng ta nên tôn trọng bồi thẩm đoàn Melbourne, là những người đã xem qua tất cả các bằng chứng và đưa ra phán quyết. Nhưng thật khó khăn biết bao để tìm thấy 12 linh hồn vô tư sau hàng loạt các chiến dịch phỉ báng chống lại Đức Hồng Y Pell trong hai thập kỷ qua; và nguồn cấp dữ liệu từng giọt một, được sắp đặt cẩn thận của cảnh sát Victoria cho các phương tiện truyền thông chọn lọc, trong một cố gắng gây công phẫn trong dư luận, giữa bối cảnh của các tiết lộ gây chấn động về lạm dụng tình dục trẻ em do hàng giáo sĩ gây ra trên khắp thế giới.
Vào hôm thứ Ba, khi lệnh áp đặt cấm đưa tin về phán quyết này được dỡ bỏ để giờ đây mọi người đều biết, và nhiều người đang chồng chất trong niềm vui sướng hả hê điên loạn.
Họ ghét ngài vì ngài là một người Công Giáo bảo thủ, là kẻ thù không thể tránh khỏi, cứ đứng sừng sững đó cản trở “sự tiến bộ” trong Giáo hội. Trong khi có những người Công Giáo tách ra và thỏa hiệp, ngài đã bảo vệ một cách dứt khoát các giáo lý của Giáo hội và từ chối thỏa hiệp về hôn nhân đồng tính, an tử và phá thai. Và bây giờ những kẻ đó nghĩ rằng họ đã thắng.
Khi ngài xuất hiện từ một phòng xử án ở Melbourne sau một loạt cáo buộc khác được bãi bỏ và lệnh cấm đưa tin được dỡ bỏ, một đám đông cuồng loạn gào lên đòi lấy máu của ngài.
Bạn không thể không cảm thấy rằng Hồng Y Pell đang bị trừng phạt vì những tội lỗi trong Giáo hội của ngài; những điều đó là lỗi lầm, chắc chắn rồi, nhưng không phải là việc do ngài làm.
Bất cứ ai biết phòng thánh tại nhà thờ chính tòa St. Patrick lúc nào cũng đông đúc và mở toang ra sau các thánh lễ Chúa Nhật thì đều biết những lời buộc tội là không thể nào tin nổi. “Chỉ có một kẻ điên mới cố gắng hãm hiếp các bé trai trong nhà thờ trong phòng thánh ngay sau thánh lễ,” nhóm luật sư biện hộ cho Hồng Y Pell nói.
Phán quyết của tòa án chống lại Đức Hồng Y George Pell chỉ dựa vào lời khai vô bằng vô chứng của một người duy nhất bí danh là AA.
Không có nhân chứng và bằng chứng nào được đưa ra để chứng minh rằng người được cho là nạn nhân thứ hai, là người đã chết từ lâu, đã từng nói với mẹ mình rằng anh ta từng bị lạm dụng tình dục trong khi là một ca viên.
Cảnh sát Victoria đã bắt đầu một cuộc điều tra về Hồng Y Pell, trước khi nhận được bất cứ khiếu nại nào. AA đến với họ sau khi xem một câu chuyện trên đài truyền hình ABC vào năm 2016 có chứa những cáo buộc hoang tưởng, đã bị chính tòa án bác bỏ, rằng Hồng Y Pell khi còn là linh mục đã tấn công tình dục các chàng trai giữa thanh thiên bạch nhật trong một bể bơi công cộng đầy chật người vào những năm 1970.
Theo AA, sau thánh lễ, anh ta và một ca viên khác trong dàn hợp xướng trốn khỏi đám rước và lao vào nhà thờ để uống rượu lễ, thì lúc đó Tổng Giám Mục Pell bước vào, cởi một phần áo lễ ra và buộc họ thực hiện khẩu dâm.
Nhóm luật sư biện hộ cho Hồng Y Pell đã nói với bồi thẩm đoàn rằng có quá nhiều điểm vô lý trong lời khai này.
Đầu tiên, Tổng Giám Mục Pell luôn ở phía trước nhà thờ để bắt tay chào anh chị em giáo dân sau thánh lễ, sau đó ngài trở lại phòng thánh cùng với các vị giúp lễ là những người giúp ngài cởi bỏ áo lễ. Ngài không bao giờ đi một mình.
Đức Ông Charles Portelli, vị phụ trách các nghi lễ Phụng Vụ của ngài, đã làm chứng rằng những cuộc tấn công không thể xảy ra bởi vì “Tôi đã ở bên ngài suốt thời gian ngài mặc áo lễ trong những ngày đó.”
Ngoài ra, còn có những bằng chứng cho thấy phòng thánh của nhà thờ lúc nào cũng nhộn nhịp sau thánh lễ với ít nhất hàng chục người ra vào, dọn dẹp và thay áo.
Các phẩm phục phụng vụ mà Tổng Giám Mục Pell mặc không thể bị tách ra hoặc vén sang một bên để quan hệ tình dục bằng miệng có thể xảy ra, như mô tả của AA.
Không ai thấy các cậu bé ca viên rời khỏi vị trí của họ ở phía trước đoàn rước kiệu hay trở về phòng để diễn tập ngay sau đó vì phải có thẻ security quẹt vào khóa điện tử mới vào được.
Tòa án được cho biết không có cậu bé nào đã từng nói về cuộc tấn công này với nhau hoặc với bất kỳ ai khác.
Tuy nhiên, một bồi thẩm đoàn đã kết án Hồng Y Pell. Phán quyết được đưa ra trước Giáng sinh, trong một phiên tái thẩm sau khi bồi thẩm đoàn trong một phiên tòa trước đó không thể đưa ra quyết định. Một số bồi thẩm trong phiên tòa đầu tiên đó đã bật khóc khi kết quả của phiên tòa thứ hai được công bố.
Tôi rất tiếc nếu lời biện hộ của tôi dành cho Hồng Y Pell làm các nạn nhân bị lạm dụng tình dục trẻ em tức giận. Những gì đã xảy ra với họ là quái đản, và không có hình phạt nào là đủ cho những kẻ ấu dâm độc ác xâm nhập vào Giáo Hội, giả dạng thành người của Chúa để săn lùng những người vô tội.
Nhưng biến một người đàn ông vô tội thành một người tử vì đạo không sửa sai được những sai lầm đó đâu. Nó chỉ chồng chất thêm cái ác.