Ngày 02-03-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
những Bài Suy Niệm Trong Tuần Lễ I Mùa Chay
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
04:56 02/03/2009
Thứ Hai sau CN I Mùa chay

Có một tín hữu rất đạo đức. Một lần ra phố chợ, ông thấy sao nhiều em bé nghèo đói quá. Có những đứa không có đủ miếng vải che thân, áo quần rách nát, chân tay khẳng khiu, đứa lớn dìu đứa bé lang thang đi kiếm ăn. Sống lây lất qua ngày nơi đầu đường xó chợ.

Chiều tối ông đã thầm trách Chuá. Sao Chúa là Đấng tốt lành lại để cho nhiều người đói khổ thế sao? Sao Chúa không làm điều gì đó để cứu những em bé thoát khỏi cảnh cơ cực lầm than?

Chúa đã hiện ra và nói với ông: Ta đã làm rồi đó.

Ông liền trả lời: Chúa đã làm gì đâu? Con vẫn thấy nhiều người còn đói khổ lắm. Như những em bé sống vô gia cư sáng nay con đã gặp.

Lúc đó Chúa mới nói ông rằng: Ta đã làm rồi. Ta đã dựng nên con.

Thực vậy, Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người không phải vì con người mà vì hạnh phúc của tha nhân. Evà đã được dựng nên vì Chúa muốn cho Adam có được người bổ túc, hỗ trợ và mang lại hạnh phúc cho Adam. Con người được tạo dựng để trao tặng niềm vui và hạnh phúc cho nhau. Thiên Chúa còn tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa, có lý trí, ý chí và tự do. Nghĩa là có tình yêu và sự hiểu biết để con người cũng biết trao ban tình yêu của mình cho người khác, để con người biết nhận ra Chúa nơi tha nhân vì họ cũng là hình ảnh của Chúa, và là anh chị em của mình vì có chung một người cha trên trời.

Bài phúc âm hôm nay CGs đã đồng hoá mình với những thân phận bất hạnh nhất của xã hội: Đói rách, trần truồng, đói khát, bị bỏ rơi. . .

Thế nên, từng nghĩa cử chúng ta trao tặng cho tha nhân là cho chính Chúa. Chúa tạo dựng chúng ta giống hình ảnh Chúa là để tình yêu của Chúa lại được tiếp tục thi thố cho nhân loại. Điều đó đòi buộc chúng ta phải có trách nhiệm trước sự đói khổ, bất hạnh của tha nhân. Người phú hộ đã bị trầm luân nơi lửa hoả ngục không phải vì ông giầu có, mà vì ông thiếu trách nhiệm với người nghèo khó bên cạnh là Lagiarô.

Xin Chúa giúp chúng con biết nhận ra Chúa nơi những anh em nghèo khó, tật nguyền đang cần sự trợ giúp của chúng con. Xin dạy chúng con biết yêu thương, đón nhận và phục vụ mọi người như là đang phục vụ chính Chúa, để ngày sau đáng hưởng hạnh phúc thiên đàng. Amen

Thứ Ba sau CN I Mùa Chay

Đôi khi qùy trước mặt Chúa, chúng ta chẳng biết nói gì, thưa gì với Chúa. Thông thường khi gặp hoạn nạn, khi gặp khó khăn chúng ta dễ tâm sự với Chúa, hay đúng hơn là chúng ta còn có chuyện để nói với Chúa, còn bình thường thì chẳng biết nói gì với Chúa, nếu không mượn những lời kinh thuộc lòng thì có lẽ chúng ta cũng chỉ tới với Chúa, độ dăm ba phút rồi mau chóng chào Chúa ra về.

Đức HồngY FX Nguyễn Văn Thuận, Ngài đã kể câu chuyện như sau: Có một người nông dân tên là Jim, hằng ngày vác cuốc đi làm ngang qua nhà thờ, cậu đều vào nhà thờ rồi đi ra. Sự kiện được lập đi lập lại nhiều lần, đến nỗi nhiều người thắc mắc, không hiểu Jim vào nhà thờ nói gì với Chúa mà mau lẹ thế. Họ mới hỏi Jim: Anh vào nhà thờ cầu nguyện sao lại nhanh thế? Anh đã nói gì với Chúa?

Jim đã trả lời: Tôi chỉ vào nhà thờ làm dấu rồi nói với Chúa. “Lạy Chúa, có Jim đây” rồi tôi đi ra.

Sự kiện được tiếp diễn cho đến khi cậu Jim đã thành ông lão, nằm kiệt quệ trên giường bệnh. Lúc đó hàng xóm láng giềng đến thăm hỏi ông và họ ngạc nhiên khi thấy bên giường ông luôn có một cái bàn, một cái ghế và một ly nước. Họ hỏi ông: Nhà không có khách sao ông vẫn để một ly nước. Ông nói: Ngày xưa khi còn trẻ hằng ngày tôi vẫn đến với Chúa và nói với Chúa: Lạy Chúa, Jim đây. Cho tới bây giờ, tôi đã gìa không còn có thể đến với Chúa được nữa, nên Chúa vẫn hằng ngày đến với tôi và nói: Jim ơi, có Chúa đây”.

Thực vậy, cầu nguyện không phải là mình nói thật nhiều với Chúa, hay là tìm những lời thật hay, thật văn chương để nói với Chúa, nhưng điều quan yếu là biết dành một thời gian cho Chúa. Khi chúng ta đón nhận một món quà, không phải vì nó có một giá trị vật chất to lớn mà mình vui, nhưng là vượt lên trên món qùa là cả tấm lòng người cho dành cho mình. Món quà tuy nhỏ nhưng người cho với cả tấm lòng yêu mến thì cao qúy hơn những tặng phẩm cao sang mắc tiền. Vì quà tặng chỉ là tượng trưng cho tấm lòng người cho. Đó là một sự quan tâm, một tình yêu mà người cho dành cho chúng ta. Việc chúng ta cầu nguyện với Chúa cũng thế. Điều quan yếu không phải là cầu nguyện như thế nào, hay bao nhiêu lần trong ngày mà là tấm lòng chúng ta dành cho Chúa như thế nào? Cầu nguyện vì tình yêu, vì lòng yêu mến Chúa hay đó chỉ là thói quen, làm cho qua lần chiếu lượt, hời hợt cho xong. Hôm nay Chúa muốn chúng ta cầu nguyện với Chúa như người con thưa chuyện với cha mình. Người con chỉ ước mong cho công việc của Cha được thành toàn. Cho con cái biết thực thi ý cha. Cho gia đình ấm no hạnh phúc. Cha anh chị em biết yêu thương nhau và biết tránh xa sự dữ là thói hư tật xấu để tâm hồn luôn tràn ngập bình an trong Chúa.

Trong các thiệp tết năm nay có một thiệp ghi lời nguyện thật hay. Tôi xin đọc nơi đây, thay cho lời cầu nguyện hôm nay chúng ta dâng lên Chúa. Lạy Cha, xin cho con Vừa đủ hạnh phúc-

Để tâm hồn dược ngọt ngào Vừa đủ thử thách

Để giữ cho con luôn kiên cường Vừa đủ muộn phiền

Để giữ cho con thực sự là người Vừa đủ hy vọng

Để cho con được hạnh phúc Vừa đủ thất bại

Để giữ con mãi khiêm nhu Vừa đủ thành công

Để con mãi nhiệt tâm Vừa đủ bạn bè

Để cho con được luôn an ủi Vừa đủ vật chất

Để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống Vừa đủ niềm tin

Để xua tan những chán nản ngã lòng Vừa đủ quả quyết

Để con có thể nói không với tội lỗi Vừa đủ tình yêu

Để con có thể tha thứ tất cả,- chịu đựng tất cả - đón nhận tất cả

Như chính Đức Kytô đã tha thứ – chịu đựng và đón nhận con Amen

Thứ Tư sau CN I Mùa chay

“Thấy mới tin – không thấy không tin”. Con người hôm nay và hôm qua vẫn là thế. Vì sự đời có quá nhiều sự lừa lọc, quá nhiều chiêu thức con người đã nghĩ ra để luờng gạt lẫn nhau. Có biết bao cuộc đời đã chìm ngập trong thất vọng vì bị lừa tình. Có biết bao cuộc đời khốn khổ lầm than vì bị lừa tiền. Có biết bao nhiêu người sự nghiệp tiêu tan vì quá tin người, đến nỗi mất cả danh dự, địa vị và mất cả công ăn việc làm. Mất tiền, mất tình, mất chỗ đứng trong xã hội mà còn phải mang nợ vào thân.

Nguyên nhân đưa đến bị lừa là quá nhẹ dạ, quá ham lợi nên bị “mật ngọt làm chết ruồi”. Khi biết nói câu: “biết vậy” thì đã quá muộn. Việc đã lỡ, “bút đã sa gà đã chết”, chỉ còn than thân trách phận, ôm hận suốt đời còn biết trách ai. Nhìn lại lịch sử cứu độ từ thời nguyên tổ cho đến con cháu các ngài hôm nay đều dễ tin vào những chuyện phù phiếm, giả dối của ma qủy hơn là lời chân thật của Thiên Chúa. Adam – Evà đã nhẹ dạ tin vào lời ma qủy ăn trái cấm để biết lành biết dữ, khi biết vậy thì chỉ thấy mình trần truồng, trơ trẽn lấy lá che thân.

Hôm nay con cháu Adam vẫn bị mê hoặc bởi biết bao cám dỗ của ma qủy, bất tuân lệnh Chúa để lao vào những thú vui mau qua, lao vào những trái cấm như con thiêu thân, biết chết vẫn lao vào lửa. Hậu quả của sự nhẹ dạ, cả tin là đau khổ, tủi nhục và thất vọng vì mình đã đánh mất danh dự, mất luôn phẩm giá làm người và làm con của Chúa.

Lời Chúa hôm nay là lời thức tỉnh con người hôm nay. Hãy trở về với Chúa, hãy ăn năn sám hối, hãy làm lại cuộc đời theo đúng tinh thần của Chúa, đúng với luân thường đạo lý. Chỉ có một con đường duy nhất để đưa đến hạnh phúc là sống với tâm hồn thanh sạch lòng ngay, sống theo lẽ phải, còn ngược lại chỉ đưa đến chỗ diệt vong, đau khổ tủi nhục không chỉ đời nay nhưng còn cả đời sau.

Dân thành Ninivê ngày xưa họ đã từ bỏ lối sống sa đoạ để trở về với Chúa khi nghe ông Giona rao giảng về cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống trên thành. Chúa Giêsu nhắc đến sự kiện ông Giona ở trong bụng cá ba đêm ngày để ám chỉ chính Ngài cũng sẽ chết ba ngày sống lại. Hơn nữa chính trong cuộc đời rao giảng của Ngài,

Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ để minh chứng cho lời Ngài nói là chân thật, việc Ngài làm đều đáng cậy tin. Thế nhưng, sự thật mất lòng, nhiều người vì ham tiền ham lợi, ham thú vui mau qua vẫn cố tình giả điếc làm ngơ để được sống theo đam mê xác thịt của mình.

Con người ngày nay vẫn sống thực dụng hơn. Cho dù từ trong sâu thẳm vẫn tin có Thiên Chúa, vẫn đủ khôn ngoan để phân định điều tốt điều xấu, điều nên làm hay không nên làm, nhưng quả cấm vẫn hái, làm điều xấu vẫn thấy hổ thẹn, nhưng con người vẫn không chế ngự được bản thân, nên vẫn sa đi ngã lại trong những lầm lỗi,những tội lỗi của đam mê lầm lạc.

Ước chi hôm nay chúng ta nghe tiếng Chúa, đừng cứng lòng và đừng thách thức Chúa nữa. Hãy làm điều lành, chớ làm điều dữ để được sống trong an bình hạnh phúc ngay tại đời này và đời sau. Amen

Thứ Năm sau CN I Mùa Chay

Căn bệnh mà ai trong chúng ta cũng thường mắc phải, đó là bệnh thích đòi hỏi người khác làm theo ý mình. Bất chấp điều mình đòi hỏi có thực tế hay không? Có làm phiền lòng người khác hay không? Và có ích lợi cho mình hay đó là điều nguy hại đến bản thân. Quan sát một đứa nhỏ lên 3 lên bốn ta thấy. Em có thể đòi hỏi bố làm ngựa cho em cỡi bất kể giờ nào, bất kẻ là bố đang làm việc hay đang nghỉ mệt sau một ngày vất vả. Có một em bé lên ba sau khi cỡi trên lưng bố hàng giờ, nó liền phán một câu xanh rờn: “Bố ơi, con thích ông trăng”. Bố bảo ông trăng ở trên cao, xa lắm không lấy được. Thế là nó đập đầu xuống đất, khóc lóc ăn vạ, đòi buộc bố nó phải lấy cho được ông trăng. Biết rằng không thể làm gì khác hơn, bố nó liền nói: Vậy chúng ta cùng đi bắt ông trăng. Hai bố con đi riết, đi riết đến mỏi giò, nó mới chịu quay về.

Đôi khi chúng ta cầu nguyện với Chúa nhưng lại đòi Chúa thực hiện theo ý mình. Xin mãi không được lại trở nên trách Chúa không thương mình. Oán trời oán đất vì những điều mình mong mỏi lại không được. Nhưng chúng ta đâu biết rằng có thể những điều đó tốt cho người này, người kia nhưng lại không tốt cho ta. Hoặc điều chúng ta xin lúc này chưa được vì chưa phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của chúng ta. Một cô gái khi còn nhỏ thường hay oán trách mẹ vì đã không cho cô ăn kẹo, ăn bánh vào buổi tối, nhưng khi lớn lên, cô mới thầm cám ơn Mẹ, nhờ mẹ không nuông chiều mà mình được hàm riêng đẹp hôm nay.

Hôm nay, CGS bảo rằng: “hãy xin thì được, hãy gõ thì sẽ mở cho”. Không có nghĩa là điều gì chúng ta xin cũng được, nhưng Chúa muốn nói: tình thương quan phòng của Chúa luôn bao bọc chở che chúng ta. Hãy tin tưởng trao phó cuộc đời trong tay Chúa. Chắc chắn Chúa sẽ làm những điều tốt đẹp nhất cho chúng ta. Vì không có người cha người mẹ nào, con cái xin cái bánh lại cho hòn đá, xin con cá lại cho con rắn. Thiên Chúa có thể làm những điều tốt lành từ những điều xấu, như trường hợp ông Giuse bị các anh em loại trừ và bán qua Ai Cập, nhưng chính nhờ vậy mà ông Giuse sau những ngày tháng lưu vong, sống cùng khổ bên Ai cập, ông đã được đặt làm quan tể tướng và nhờ đó ông đã cứu cho cả dòng tộc khỏi nạn đói hoành hành. Hôm nay Chúa cũng mời gọi chúng ta: “điều gì anh em muốn người khác làm cho mình thì cũng hãy làm cho người ta như vậy”. Chúng ta muốn được bình yên thì chúng ta cũng phải gieo vãi sự bình yên. Chúng ta muốn hạnh phúc thì chúng ta cũng hãy kiến tạo và xây dựng hạnh phúc cho nhau. Chúng ta muốn người khác đối xử tốt với mình thì mình cũng hãy đối xử tốt với họ. Chúng ta muốn sự công bằng, thì chúng ta hãy sống công bằng với anh chị em xung quanh.

Xin Chúa giúp chúng ta biết sống vì người khác, mình vì mọi người và mọi người vì mình. biết quên đi cái tôi để sống hoà hợp với anh vị em xung quanh. Xin Chúa ban cho chúng ta lòng tin cậy mến nơi Chúa, để trong mọi sự chúng ta luôn tin tưởng, phó thác cậy trông vào Chúa và đón nhận mọi sự Chúa gửi đến với lòng yêu mến sắt son.

Thứ Sáu sau CN I Mùa chay

Tích xưa kể rằng: Hàn Tín thời Hán Cao Tổ, thuở hàn vi phải đi câu cá đổi gạo mà ăn. Thế mà có những lúc không đủ ăn. Có bà thợ giặt cảm thương đã mời Hàn Tín đến dùng cơm tại nhà. Hàn Tín đi đâu cũng mang thanh gươm kè kè bên mình. Một hôm, có tên đồ tể Ac Thiểu muốn hạ nhục Hàn Tín, chận đường thách: Chú thương mang gươm, chả biết để làm gì! Bây giờ tôi không cho chú đi. Chú có gan thì dẵn thanh gươm đó hãy chém tôi đi, bằng không thì phải lòn trôn tôi mà đi. Hàn Tín chẳng chút do dự, lòn trôn tên hạ tiện đó mà đi, vì tự nhủ: “Giết thằng này thì được rồi, nhưng mà lấy mạng mình đổi mạng nó, thì không đáng tí nào!” Sau Hàn Tín nhờ có công giúp Hán Cao Tổ dựng nước mà được phong làm Vua Tam Te. Lúc bấy giờ, Hàn Tín bèn mời bà thợ giặt đến biếu nghìn lạng vàng để tạ ơn. Rồi không những không thèm trả thù tên đồ tể mất dạy xưa, lại phong cho hắn chức Trung Huý. Ac Thiểu rất ngạc nhiên, khúm núm nói: “Lúc trước tôi ngu lậu thô bỉ, đã dại dột xúc phạm đến oai nghiêm ngài, nay tội ấy được tha chết là may, còn dám mong đâu ban chức tước? Hàn Tín ôn tồn bảo: “Ta chẳng phải là kẻ tiểu nhân hay cố chấp, đem lòng thù hận. Hành động của người ngày xưa tuy quá đáng, nhưng cũng là bài học luyện chí cho ta. Vậy nhà ngươi chớ tị hiềm mà hãy nhận chức ta ban”. Lối báo đền ân oán của Hàn Tín thật là hay. Đối với người ân thì ban thường, song đối với người oán cũng vẫn ban thưởng chớ không trả thù. Thật là một người quân tử.

Là người con của Chúa, Chúa dạy chúng ta hãy làm hoà trước để khỏi xảy ra điều tai hại hơn. Đây là một lời khuyên quan trọng: chẳng những không được làm hại ai hay có ý mưu hại ai, mà còn phải đi trước một bước là làm hoà. Nói rõ hơn, trước một điều bất công, vô tình hay hữu ý, thiên hạ gây cho ta: như xỉ nhục, xỉ vả, chê cười, nói hành, vu vạ, cáo gian. . .

Tất nhiên lòng tự ái chúng ta bị va chạm, không thể nhịn được, lòng chúng ta như muốn trả đũa ngay. Đó là tính tự nhiên của con người. Nhưng Chúa muốn chúng ta sống khác hơn, sống cao thượng hơn. Chúa muốn chúng ta tha thứ và làm hoà. Tha thứ và làm hoà là điều kiện phải có để đến với Chúa. Không thể đến với Chúa mà lòng còn ngổn ngang những tức giận, ghen tương, đố kỵ. Nhân vô thập toàn, ai cũng có những lầm lỗi, ai ai cũng cần được tha thứ, thế nên cũng cần phải biết tha thứ cho nhau. Người ta vẫn thường nói để sống với Chúa cần có đức tin để mình tin tưởng, phó thác cậy trông vào Chúa, và để sống với tha nhân, cần phải có lòng độ lượng, để mình sống bao dung và tha thứ cho người khác. Nếu chúng ta không có lòng độ lượng có lẽ mình sẽ chẳng sống được với ai, và cũng chẳng ai sống được vời mình.

Oán báo oán thì oán chập chùng. Xin Chúa giúp chúng ta biết tha thứ lỗi lầm của anh em, như Chúa đã tha thứ cho chúng ta. Amen

Thứ Bảy sau CN 1 Mùa chay

Có một người lớn tuổi nhưng vẫn chưa lập gia đình. Một hôm có người hỏi ông: “Vì lý do gì mà ông chưa lập gia đình?” Người đàn ông điềm nhiên giải thích: Ở tuổi thanh niên tôi đã theo đuổi một cô gái vừa đẹp, vừa thông minh, với đôi mắt đen bóng như hạt ô liu. Người kia vội ngắt lời: “Thế sao ông không cưới cô ấy?” Ong đáp: Đẹp, thông minh, nhưng cô ta không có vẻ dịu hiền chút nào cả. Rồi ông chậm rãi nói tiếp: “Tôi đành bỏ vì cô ta vẫn chưa hoàn hảo. Tôi lại theo đuổi một cô gái hoàn hảo mà tôi mong muốn nghĩa la nàng vừa đẹp, vừa thông minh, lại vừa có tâm hồn quảng đại. Thế ông đã đính hôn với nàng chưa? Rất tiếc là chúng tôi lại không bao giờ đồng quan điểm với nhau. Như vậy là ông bỏ cuộc sao? Không đâu. Tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm hết người này đến người khác. Người thì thiếu điều này, người thì thiếu cái nọ. Tôi tưởng sẽ không bao giờ tìm được một người đàn bà lý tưởng cho đời mình. Thế rồi một hôm, tôi đã gặp nàng. Nàng kết hợp tất cả những đức tính tôi mong muốn, nghĩa là vừa đẹp, vừa thông minh, dịu dàng và nhịn nhục. Nhưng rồi sao ông không cưới? Người đàn ông nói trong tiếng thở dài: Rất tiếc là nàng lại đang đi tìm một người đàn ông lý tưởng mà tôi thì không được nằm trong tiêu chuẩn của nàng.

Người xưa thường nói: “Nhân vô thập toàn”. Là người luôn có khuyến khuyết, lỗi lầm. “Ai nên khôn mà không dại một lần”. Và như vậy, mỗi người chúng ta đều được lớn lên trong tình thương tha thứ của rất nhiều người. Của ông bà, cha mẹ và bạn bè, thì chính chúng ta hãy sống tình thương tha thứ cho anh em.

Lời Chúa hôm nay còn cho chúng ta thấy: khi chúng ta sống tình thương tha thứ, đón nhận nhau là chúng ta đang hoàn thiện con người của mình giống như Cha chúng ta ở trên trời, vì Người cho mặt trời mọc trên kẻ lành và người dữ. Ước gì mỗi người chúng ta biết nhìn nhận sự bất toàn của mình để khiêm tốn sống giữa anh em và cũng biết đón nhận anh em trong tinh thần cảm thông và tha thứ. Amen
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phụ nữ và Trung Hoa đứng hàng đầu trong danh sách cầu nguyện của Đức Thánh Cha
Bùi Hữu Thư
01:02 02/03/2009

Phụ nữ và Trung Hoa đứng hàng đầu trong danh sách cầu nguyện của Đức Thánh Cha



VATICAN (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ cầu nguyện trong tháng Ba để xin cho tất cả mọi quốc gia đều tăng trưởng trong việc quý trọng phẩm cách và giá trị của phụ nữ và vai trò của họ trong xã hội

Hội Tông Đồ Cầu Nguyện tuyên bố ý chỉ chung được Đức Thánh Cha lựa chọn.

Đức Thánh Cha cũng lựa chọn ý chỉ cầu nguyện cho mỗi tháng. Tháng Ba ngài cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Giáo Hội Trung Hoa, như cũng được ghi trong lá thư ngài gửi cho tất cả các tín hữu Trung Hoa năm 2007.

Ý chỉ như sau: “Xin cho tất cả mọi giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân của Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa có thể cố gắng để trở thành công cụ cho sự liên kết, hiệp thông và hòa bình."
 
ĐTC nói: ''những kẻ được Chúa phái đến, đến loan báo sự hiện diện của Chúa ở giữa chúng ta, và họ trở nên một dấu chỉ''
Bình Hòa
02:12 02/03/2009
Kinh Truyền tin chúa nhựt 1-3-09

Trong tiếng Việt, mùa phụng vụ mà chúng ta đang sống được gọi là “mùa Chay”. Danh xưng này không được chính xác, bởi vì trọng tâm của thời kỳ này không phải là ăn chay. Tên gọi trong nguyên gốc latinh là “Quadragesima” có nghĩa là 40 ngày. Đây là con số mang tính cách biểu tượng của sự đào tạo chuẩn bị. Đức Giêsu đã lên hoang địa 40 ngày để chuẩn bị sứ vụ công khai. Sau khi phục sinh, đức Giêsu hiện ra với các môn đệ trong vòng 40 ngày để chuẩn bị họ thi hành sứ vụ loan báo Tin mừng. Trong Cựu ước, các ông Mosê và Elia cũng trải qua 40 ngày chuẩn bị trước khi diện kiến Thiên Chúa trên núi Horeb. Ngoài ra, số 40 cũng nhớ lại 40 năm dân Do thái lưu lạc trên sa mạc trước khi vào đất hứa. Chính vì thế mà từ thời các giáo phụ, Giáo hội đã đặt ra mùa 40 ngày để chuẩn bị các tín hữu mừng lễ Vượt qua, và cách riêng chuẩn bị các dự tòng lãnh các bí tích khai tâm. Bài Tin mừng chúa nhựt thứ nhất mùa 40 thuật lại việc Chúa Giêsu vào trong hoang địa để ăn chay và chịu Satan cám dỗ. Tuy nhiên thay vì dừng lại ở Satan và các chước cám dỗ, bài huấn dụ hôm qua trình bày về các thiên sứ đến phục vụ Chúa Giêsu sau cuộc chiến thắng. Vào buổi chiều, đức thánh cha bắt đầu tuần tĩnh tâm kéo dài cho đến sáng thứ 7. Năm nay vị giảng phòng là đức hồng Francis Arinze, người Nigeria, nguyên tổng trưởng bộ phụng tự, với chủ đề là “Linh mục gặp Chúa Giêsu và đi theo Người”. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.

Anh chị em thân mến

Hôm nay là chúa nhựt thứ nhất mùa Bốn Mươi. Bài Tin mừng theo thánh Marcô, với lối hành văn ngắn gọn và súc tích, đưa chúng ta vào bầu khí của mùa phụng vụ này với những lời như sau: “Thần khí đẩy đức Giêsu vào nơi hoang địa, và Người ở lại đó 40 ngày, chịu Satan cám dỗ” (Mc 1,12). Bên Thánh địa, ở mạn đông của sông Giorđanô và cánh đồng Giêricô, nổi vượt lên hoang địa Giuđa, với những đồi núi chập chùng cao chừng một ngàn thước, kéo dài cho đến Giêrusalem. Sau khi đã lãnh phép rửa bởi ông Gioan, đức Giêsu vào nơi cô tịch, dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh, Đấng đã ngự xuống trên Người, đã thánh hiến và mặc khải Người là Con Thiên Chúa. Trong hoang địa, nơi của thử thách như kinh nghiệm của dân Israel cho thấy, biểu lộ rõ rệt thực tại bi đát của mầu nhiệm tự huỷ (kenosis) của đức Kitô, kẻ lột bỏ hình dong Thiên Chúa (xc. Pl 2,6-7). Đức Kitô, kẻ không phạm tội và không thể nào phạm tội, đã chịu đựng thử thách, và như thế Người có thể cảm thông nỗi yếu đuối của chúng ta (xc Dt 4,15). Người đã chịu cám dỗ bởi Satan, kẻ đối lập, ngay tử nguyên thuỷ đã chống lại kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa dành cho loài người.

Đối lại với hình ảnh đen tối của kẻ đến cám dỗ Chúa Giêsu, bài trình thuật ngắn ngủi phác thảo sự hiện diện của các thiên sứ, một hình ảnh sáng ngời và huyền nhiệm. Theo bài Tin mừng, các thiên sứ đến “phục vụ” Đức Giêsu (Mc 1,13). Họ là những kẻ đối nghịch với Satan. “Thiên sứ” có nghĩa là kẻ được phái cử. Trong suốt Cựu ước, chúng ta gặp thấy hình ảnh của các ngài; nhân danh Thiên Chúa họ đến giúp đỡ và dẫn dắt loài người. Chỉ cần nhớ lại Sách Tobia, trong đó xuất hiện thiên sứ Raphael, để giúp đỡ cậu Tobia trong nhiều việc. Sự hiện diện trấn an của sứ thần Chúa đã theo dõi suốt dòng lịch sử dân Israel trong hết mọi biến cố vui buồn. Trước thềm Tân ước, thiên sứ Gabriel được phái đến để báo cho ông Dakaria và bà Maria những biến cố bắt đầu lịch sử của ơn cứu độ chúng ta, và một thiên sứ, không nói rõ tên, đã hiện ra với ông Giuse để hướng dẫn ông trong lúc do dự. Một ca đoàn thiên sứ đã mang đến các mục đồng tin vui Đấng Cứu thế giáng sinh, cũng như các thiên sứ sẽ báo tin cho các phụ nữ tin mừng Chúa phục sinh. Vào cuối dòng thời gian, các thiên sứ sẽ tháp tùng Chúa Giêsu khi Người trở lại trong vinh quang (xc. Mt 25,33). Các thiên sứ phục vụ Chúa Giêsu, Đấng cao trọng hơn họ, và địa vị của Người được nêu bật ở đây tuy dưới hình thức kín đáo. Thực vậy, đức Giêsu, tuy ở trong tình trạng cực kỳ nghèo khó và khiêm tốn, chịu Satan cám dỗ, nhưng Người vẫn là Con Thiên Chúa, là Đấng Mesia, là Chủ tể.

Anh chị em thân mến, chúng ta sẽ cắt bỏ một phần đáng kể của Tin mừng nếu chúng ta gạt qua các thiên sứ, những kẻ được Chúa phái đến, đến loan báo sự hiện diện của Chúa ở giữa chúng ta, và họ trở nên một dấu chỉ. Chúng ta hãy năng kêu khẩn các ngài, xin các ngài nâng đỡ chúng ta trong nỗ lực đi theo Chúa Kitô đến độ đồng hóa với Người. Chúng ta hãy xin các ngài, cách riêng ngày hôm nay, canh giữ tôi và các cộng sự viên trong giáo triều Rôma, sẽ bắt đầu tuần tĩnh tâm chiều nay.

Lạy Đức Maria là Nữ vương các tông đồ, xin cầu cho chúng con.
 
Đức Thánh Cha: Chúng ta nên cầu xin các thiên thần
Bùi Hữu Thư
06:19 02/03/2009

Đức Thánh Cha: Chúng ta nên cầu xin các thiên thần



Ngài nói họ là một thành phần quan trọng của Phúc Âm

VATICAN ngày 1, tháng 3, 2009
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói các thiên thần là một thành phần quan trọng của Phúc Âm.

Đức Thánh Cha khẳng định điều này hôm nay trước khi đọc kinh Truyền Tin buổi trưa với đám đông tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô.

Khi suy niệm về bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay, Đức Thánh Cha ghi nhận là Thánh Mác-cô kể chuyện các thiên thần chăm sóc cho Chúa Giêsu trong khi Người bị cám dỗ trong sa mạc.

Đức Thánh Cha nói, "Đấng không mắc tội và không thể phạm tội, tự để cho mình chịu thử thách và do đó có thể có lòng thương cảm đối với những tật nguyền của chúng ta. Người để cho Satan, kẻ thù chống lại kế hoạch cứu chuộc con người của Thiên Chúa ngay từ khởi đầu, cám dỗ Người.

"Trong đoạn Phúc Âm ngắn ngủi, trước quỷ dữ tối tăm dám cám dỗ Chúa, các thiên thần, sáng láng và huyền nhiệm hiện ra. Phúc Âm nói các thiên thần chăm sóc Chúa Giêsu; và họ là những kẻ chống lại Satan."

Đức Thánh Cha nói tiếp về vai trò của các thiên thần trong Thánh Kinh: “Chúng ta thấy các hình ảnh này trong suốt Cựu Ước hướng dẫn con người nhân danh Thiên Chúa. Thử xem sách Tôbia, trong đó hình ảnh của thiên thần Raphaen hiện ra để trợ giúp con người trong tất cả các khó khăn. Sự hiện diện chở che của thiên thần của Thiên Chúa đã đi theo người dân Israen qua rất nhiều biến cố tốt lành và khốn khổ.

"Ngay đoạn mở đầu của Tân Ước, thiên thần Gabrien được gửi đến để loan báo cho Zachariah và Maria tin mừng khởi sự cho việc cứu chuộc chúng ta; và một thiên thần, không được nêu tên, lưu ý Giuse, và hướng dẫn ngài trong lúc ngài bối rối băn khoăn.

"Một ca đoàn thiên thần báo tin mừng Chúa Giêsu giáng sinh cho các mục đồng, và tin mừng của việc Người sống lại cũng được các thiên thần loan báo cho các phụ nữ. Vào lúc cánh chung, các thiên thần cũng sẽ cùng đi với Chúa Giêsu khi Người trở lại trong vinh quang."

Do đó, Đức Thánh Cha ghi nhận, “chúng ta sẽ lấy đi một phần quan trọng của Phúc Âm nếu chúng ta bỏ qua một bên những thực thể được Thiên Chúa gửi tới để loan báo sự hiện diện của Người giữa chúng ta và làm dấu chỉ cho sự hiện diện này."

Ngài nói, "Chúng ta hãy kêu cầu các thiên thần trợ giúp chúng ta trong trách vụ theo chân Chúa Giêsu đến đích điểm là được trở nên đồng hình đồng dạng với Người."

Và Đức Thánh Cha đặc biệt xin sự cầu bầu của thiên thần khi ngài và toàn thể giáo triều Rôma hôm nay bắt đầu tĩnh tâm Mùa Chay hàng năm.

Ngài nói, "Chúng ta hãy đặc biệt cầu xin các thiên thần, nhất là hôm nay để các đấng canh giữ tôi và các cộng sự viên của tôi."
 
Nhiệm vụ tố giác những sai lầm gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế
Phụng Nghi
17:55 02/03/2009
Vatican (VIS) - Trong một buổi gặp gỡ các linh mục chính xứ và hàng giáo sĩ trong địa phận Roma tại Sảnh đường Bát phúc ở Vatican, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã trả lời 8 câu hỏi đặt ra cho ngài về các vấn đề như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đào tạo linh mục, rao truyền Tin Mừng, nhu cầu khẩn cấp về giáo dục, và giá trị của phụng vụ.

Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI giải thích rằng Giáo hội có nhiệm vụ đưa ra một lời phê phán hợp lý và đủ luận cứ về những sai lầm đã dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Ngài nói, nhiệm vụ này là một phần trong sứ vụ của Giáo hội và phải được thực thi một cách cương quyết và can đảm, tránh đi lối giảng luận luân lý, nhưng giải thích các vấn đề bằng cách dùng những lý do cụ thể mọi người có thể lĩnh hội được.

Sau đó, đề cập đến Tông huấn Xã hội sắp tới của ngài, Đức giáo hoàng trình bầy một cái nhìn tổng hợp về cuộc khủng hoảng, phân tích nó ở hai bình diện. Trước hết ngài xem xét mặt kinh tế vĩ mô, nhấn mạnh đến những khuyết điểm của một hệ thống dựa trên lòng ích kỷ và sùng bái bạc tiền, làm che khuất lý trí cũng như ý chí con người và dẫn con người vào những đường lối sai lầm. Ở đây Giáo hội được kêu gọi gióng lên tiếng nói để mọi người cùng nghe – trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế - nhằm giúp đưa ra một sự đổi thay đường hướng và chỉ ra con đường của lý trí chân thực được đức tin soi sáng, đó là con đường tự nguyện hy sinh và quan tâm đến kẻ đói nghèo.

Mặt thứ hai trong lời phân tích của Đức thánh cha liên quan đến khung cảnh kinh tế vi mô. Ngài nói rằng những dự án có tầm cỡ lớn lao sẽ không thể thực hiện được nếu như mỗi cá nhân không thay đổi lối sống của họ. Nếu không có con người công chính, cũng sẽ chẳng có công lý. Vì thế ngài mời gọi con người gia tăng những nỗ lực khiêm tốn hàng ngày để làm hoán cải các tâm hồn, đó là một nhiệm vụ liên hệ đặc biệt đến tất cả các giáo xứ, với hoạt động không chỉ giới hạn trong cộng đồng địa phương nhưng mở ra cho cả cộng đồng nhân loại.

Quay sang vấn nạn công trình phúc âm hóa giữa những ai đã lìa bỏ đức tin, Đức giáo hoàng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những lời chứng cá nhân nơi những người không sống cho riêng mình mà cho kẻ khác. Những chứng tá đó phải gắn bó với Ngôi Lời, bởi vì chính Ngôi Lời làm cho lời chứng trở thành đáng tin cậy bằng cách soi tỏ ra rằng đức tin không phải là một triết thuyết hay một điều không tưởng, nhưng là một chân lý trở thành sinh động.

Đức giáo hoàng Bênêđictô nói tiếp: Để đạt mục đích đó, điều cần thiết là các linh mục và các giảng viên giáo lý phải được huấn luyện về văn hóa, nhưng đặc biệt là phải có khả năng dùng điều giản dị của sự thật mà nói được với những người sống trong thời đại tân tiến, nhằm để chứng tỏ cho con người thấy rằng quả thực Thiên Chúa không phải là một hữu thể nào xa lạ mà là một con Người thực, nói năng và hành động trong cuộc sống của mọi con người.

Về vấn đề nghi thức phụng tự, Đức giáo hoàng bình luận rằng nó cũng giống như một ngôi trường nơi đó dạy ta học hỏi nghệ thuật làm người và cảm nghiệm được sự gần gũi thân thiết với Đức Kitô. Đặc biệt là phép Thánh Thể phải được sống như là dấu chỉ và hạt giống gieo mầm bác ái.

Trả lời câu hỏi về tầm quan trọng trong sứ mạng của vị Giám mục thành Roma, Đức thánh cha giải thích rằng đó là một bảo đảm cho tính phổ quát của Giáo hội. Giáo hội không gắn bó với một nền văn hóa đặc thù nào bởi vì Giáo hội vượt qua chủ nghĩa quốc gia và các biên giới để chào đón mọi dân tộc, tôn trọng tính phong phú và các đặc tính riêng biệt của họ.

Cuối cùng, trả lời câu hỏi liên quan đến tình trạng khẩn cấp về giáo dục, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI nói rằng điều mà ngay nay chúng ta đang thiếu đó là một cái nhìn được chia sẻ về thế giới, một định hướng luân lý đạo đức giữ cho người ta không rơi xuống làm con mồi cho sự độc đoán. Do đó, khi mà đức tin vẫn còn mở rộng cho mọi nền văn hóa, đức tin cũng còn là tiêu chuẩn của họ để biện biệt và chỉ đạo.
 
TT. Obama đề cử người Công Giáo có lập trường phá thai vào chức Bộ Trưởng Y Tế.
Nguyễn Long Thao
20:33 02/03/2009
WASHINGTON 1/03/09 - Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đề cử Thống Đốc tiểu bang Kansas là bà Kathleen Sebelius giữ chức bộ trưởng Y Tế. Bà Sibelius là một người Công Giáo nhưng rất quyết liệt cổ vũ cho việc hợp thức hóa phá thai.

Việc đề cử bà vào chức vụ Bộ Trưởng Y Tế khiến cho các vị lãnh đạo các phong trào ủng hộ sự sống lập tức dấy sự phản đối và quyết tâm chống lại việc đề cử này.

Năm ngoái đức TGM Joseph Naumann coi sóc Tổng Giáo Phận Kansas City đã tuyên bố rằng bà Thống Đốc Kathleen Sebelius không nên rước Mình Thánh Chúa vì lập trường ủng hộ phá thai. Nguồn tin tại Kansas cũng cho biết thêm đức TGM đã mấy lần thảo luận với bà Sibelius về những hậu quả nghiêm trọng về tinh thần và luân lý đối với lập trường phá thai của bà.

Đức TGM tuyên bố rằng việc bà thống đốc Sibelius ủng hộ phá thai cách vô giới hạn là gửi cho công chúng một sứ điệp “ chết về mặt tinh thần”.

Điều trớ trêu của Tổng Thống Barack Obama trong việc bổ nhiệm Bộ Trưởng Y Tế là ông chọn người Công Giáo có lập trường ủng hộ phá thai vào chức vụ này. Trước đây ông đã bổ nhiệm cựu Thượng Nghị Sĩ Tom Dashle cũng là người Công Giáo có lập trường tích cực ủng hộ việc phá thai. Tuy nhiên, ông này đã phải tự ý rút lui vì chuyện lem nhem hồ sơ đóng thuế lợi tức của ông.
 
Top Stories
A Hanoi, 20 000 personnes se sont rassemblées sur la place de la cathédrale et les rues adjacentes lors des funérailles du cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung
Eglises d'Asie
17:07 02/03/2009
VIETNAM: A Hanoi, 20 000 personnes se sont rassemblées sur la place de la cathédrale et les rues adjacentes lors des funérailles du cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung

Les obsèques du cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung, décédé le 22 février dernier, ont eu lieu à Hanoi dans la matinée du 26 février. Le cercueil avait été déposé devant l’autel sur une estrade adossée au portail de la cathédrale, face à une véritable mer humaine. Dès 4 heures du matin et malgré le crachin qui tombait sur la capitale vietnamienne, la foule des fidèles, la tête entourée du bandeau de deuil blanc traditionnel, prenait place sur la place de la cathédrale qui ne tarda pas à être totalement remplie. Les fidèles, venus de l’ensemble du territoire du Vietnam, se pressèrent alors dans les quatre rues adjacentes, elles aussi rapidement bondées. Celles-ci avaient été aménagées pour la circonstance par les services de l’archidiocèse. Des écrans géants y avaient été placés, qui ont permis à la foule de suivre les cérémonies dans leurs moindres détails. Beaucoup des participants étaient arrivés les jours précédents pour prier devant la dépouille du cardinal, exposée dans la nef de la cathédrale.

Le prêtre rédemptoriste Nguyên Van Thât, présent à la cérémonie, a estimé que quelque 20 000 personnes assistaient aux obsèques. Cette affluence, selon lui, témoigne du rayonnement exceptionnel exercé, tout au long de sa vie, par le cardinal défunt sur l’ensemble de la communauté catholique au Vietnam du Nord. Le cardinal a joué un rôle phare dans les diverses fonctions qu’il a assumées à Hanoi, à Bac Ninh et au sein de l’Eglise du Vietnam, au cours d’une période extrêmement difficile (1).

A 20 heures 30, depuis l’archevêché, la procession des concélébrants a remonté la rue Nha Ching jusqu’à la cathédrale et est venue se placer sur l’estrade. Vingt-et-un évêques et environ 550 prêtres en faisaient partie. Le cardinal archevêque de Saigon, Mgr Jean Baptiste Pham Minh Mân, qui avait été nommé pour la circonstance représentant personnel du souverain pontife, présidait la consécration. Au cours de la messe, plusieurs évêques prirent la parole, Mgr Mân pour l’introduction, Mgr Paul Nguyen Van Hoà pour une homélie qu’il fit courte et émouvante, l’archevêque de Hanoi pour les remerciements qui n’oublièrent pas de mentionner le Premier ministre, la municipalité de la capitale, le Front patriotique, le Bureau des Affaires religieuses... Après la cérémonie du dernier adieu, célébrée par le président de la Conférence épiscopale, le nouvel évêque auxiliaire de Hanoi a dressé un émouvant portrait du cardinal défunt.

A la fin de la messe, un groupe de séminaristes transporta le cercueil juste que dans la cathédrale où il allait être inhumé. Auparavant, le cercueil avait été présenté à la foule qui se manifesta alors par un long applaudissement en guise de dernier adieu à celui que beaucoup estiment comme leur père (2).

(1) On trouvera une biographie sommaire du cardinal dans la dépêche annonçant son décès, diffusée le 23 février 2009 (voir EDA 502).

(2) Les informations qui ont servi à composer cette dépêche ont été puisées dans diverses dépêches de VietCatholic News.
 
Le ministère de l’Intérieur revient sur une autorisation précédemment accordée aux publications chrétiennes d’utiliser le mot « Allah » dans leurs colonnes
Eglises d'Asie
20:37 02/03/2009
MALAISIE

Le ministère de l’Intérieur revient sur une autorisation précédemment accordée aux publications chrétiennes d’utiliser le mot « Allah » dans leurs colonnes

Volte-face. C’est par ce terme que peut être caractérisée l’attitude du ministère fédéral de l’Intérieur en Malaisie, à propos d’une autorisation récemment accordée aux publications chrétiennes d’utiliser le mot « Allah » dans leurs colonnes, autorisation qui vient d’être reprise.

Le 16 février dernier, en effet, le ministère de l’Intérieur avait fait savoir que le Bureau de contrôle des publications autorisait les journaux chrétiens de Malaisie à user du terme « Allah » pour dire Dieu à la seule condition qu’il soit précisé dans leurs colonnes que ces publications n’étaient pas destinées à un public musulman. Puis, rapporte la presse locale, le 28 février, le ministre de l’Intérieur en personne, Syed Hamid Albar, a déclaré que son administration avait commis une erreur et que l’usage du terme arabe pour dire Dieu n’était pas autorisé aux publications non musulmanes.

La décision du pouvoir exécutif fédéral s’inscrit dans un contexte particulier. Depuis plusieurs années, l’Eglise catholique en Malaisie est en butte à l’administration sur cette question sémantique, Herald, l’hebdomadaire de l’archidiocèse de Kuala Lumpur, utilisant, dans sa section en langue malaise, le terme « Allah » pour dire Dieu. Ces deux derniers mois, le journal a continué de paraître en dépit d’une série d’injonctions du ministère de l’Intérieur interdisant l’usage de ce terme et menaçant de ne pas renouveler son autorisation de publication. L’archidiocèse a saisi la justice, souhaitant que l’affaire soit tranchée sur le fond et la Haute Cour de justice du pays devait rendre son verdict à ce propos le 27 février dernier (1). A ce jour, aucune nouvelle n’a été publiée quant à un éventuel jugement.

Sur cette affaire, le ministère de l’Intérieur est soumis à de fortes pressions de la part de certains groupes musulmans, qui affirment que les chrétiens cherchent à entretenir la confusion dans les esprits des musulmans en utilisant ainsi, en Bahasa Melayu (‘la langue nationale’), le terme Allah et d’autres termes issus de la langue arabe; ils dénoncent la volonté des chrétiens de chercher à convertir les Malais, musulmans, au christianisme – volonté dont l’archevêque de Kuala Lumpur se défend. Pour sa part, Nik Aziz Nik Mat, leader spirituel du Parti Islam Se-Malaysia, (PAS, Parti islamique pan-malaisien), le principal parti islamique du pays (opposition), a déclaré que les non-musulmans devaient être autorisés à utiliser le terme Allah dans leurs textes.

Selon des sources officielles des autorités malaisiennes, le pays comptait, en 2008, 60 % de musulmans, 19 % de bouddhistes, 9 % de chrétiens et 6 % d’hindous.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Buổi gặp mặt các huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể hạt Bảo Lộc
Nguyễn Thành Trung
00:49 02/03/2009
BUỔI GẶP MẶT CÁC HUYNH TRƯỞNG THIẾU NHI THÁNH THỂ GIÁO HẠT BẢO LỘC

Sáng ngày 27/2/2009, đã có hơn 30 Huynh Trưởng và anh chị phụ trách Thiếu Nhi của 16 Giáo xứ trong Giáo hạt Bảo Lộc đã về tại Văn phòng TNTT Gx Bảo Lộc dự phiên họp chuẩn bị cho Sa mạc huấn luyện trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể trong Giáo hạt, do Cha Gioan Đỗ Minh Chúc chủ tọa. Những Giáo xứ ở xa như Cát Tiên, Đambri, Đức Thanh... cũng đã cử đại diện về dự.

Cha phụ trách cũng như Ban Hiệp Đoàn Lâm thời của Giáo hạt Bảo Lộc đã lắng nghe ý kiến của các Giáo xứ nêu lên những khó khăn, những điều cần thiết trước mắt để có thể tổ chức sinh hoạt trong Giáo xứ. Trong buổi sinh hoạt này các anh chị em đã thống nhất nội dung, nguyên tắc sinh họạt theo đúng tinh thần nội quy của Hội đồng Giám Mục phê chuẩn năm 1971. Ngoài ra, anh em cũng đã thống nhất về đồng phục, màu khăn quàng để đúng với Phong trào TNTT Việt Nam.

Sa mạc trại dự kiến sẽ tổ chức vào cuối tháng tư dành cho các Trưởng trong Ban Quản Trị và các trưởng đầu ngành.

Nhân tiện, cũng xin có đôi dòng về Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Hạt Bảo Lộc nói riêng và Giáo phận Dalat nói chung đã trải qua một giai đoạn vững mạnh sau khi chuyển đổi tên gọi từ Nghĩa Binh Thánh Thể (1971). Gần 100% Giáo xứ trong Hạt Bảo Lộc có đoàn TNTT, sinh hoạt nền nếp, học và huấn luyện theo chương trình Thăng Tiến của Ban Nghiên huấn Giáo phận Dalat soạn thảo. Những khóa huấn luyện cho từng cấp Trưởng được tổ chức thường xuyên hàng năm... Sau biến cố lịch sử 1975, Phong trào TNTT tại các Giáo xứ đã chựng lại trong tổ chức cũng như sinh họat.

Thời gian qua, những bước đi thăng trầm của Phong trào TNTT, việc tổ chức của từng Giáo xứ gần như tùy thuộc vào điều kiện thực tế của giáo xứ đó. Một vài giáo xứ trong Giáo hạt vẫn duy trì hình thức sinh hoạt TNTT, nhưng cũng không thuần nhất trong tổ chức. Đến nay, sau mấy chục năm âm thầm triển nở. Phong trào. TNTT đã có điều kiện sinh hoạt trong một bối cảnh mới của xã hội. Nhất là nhu cầu bức thiết trong việc giáo dục đời sống đạo đức trong thiếu nhi, định hướng trong những sinh hoạt vui chơi lành mạnh – một nỗi trăn trở cho những người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục cho lớp tuổi này. Cha Giuse Nguyễn Hữu Duyên - Quản hạt Bảo Lộc – cuối năm vừa qua đã cử hai Cha Gioan Đỗ Minh Chúc và Cha Giuse Vũ Ngọc Thanh trong những bước đầu giúp đỡ và hướng dẫn để hình thành Ban Huấn luyện TNTT.

Quả thực còn rất nhiều khó khăn với những đòi hỏi có nơi những người Trưởng hôm nay. Với bước phát triển của xã hội, của khoa học... nội dung, phương pháp giáo dục phải mới và phong phú hơn, sinh động hơn. Đặc biệt là phải thích nghi với thời đại mà vẫn luôn trung thành với Tôn Chỉ, Mục Đích, Đường Lối của Thiếu Nhi Thánh Thể.

Người Huynh trưởng hôm nay phải “làm mới” mình hơn.
 
Tưởng nhớ đức cố Hồng Y Phạm Đình Tụng: Bố đi dọn chỗ cho chúng con.
Một LM Bắc Ninh
16:26 02/03/2009
Tưởng nhớ Đức Cố Hồng Y Phạm Đình Tụng: BỐ ĐI DỌN CHỖ CHO CHÚNG CON

Lúc 10g30 ngày 22 tháng 02 năm 2009, tôi nhận một cuộc điện thoại, anh bạn Nhà Gioan nghẹn ngào đưa tin: “Bố đi rồi”. Vẫn ý thức về ngày ra đi của Bố chẳng còn xa, nhưng tim tôi sao sững sờ, đau nhói vì nó đột ngột quá. Hình ảnh hơn 50 anh chị em đến gặp Bố chiều 30 Tết vừa qua hiện lên trong tâm trí tôi. Bố vui vẻ chia kẹo, chia tiền “lì xì” cho từng người. Nét mặt rạng rỡ, đôi mắt ngời sáng, miệng tủm tỉm cười và đôi tay run run chúc lành cho chúng tôi. Thế mà…

Nhớ Bố lắm Bố ơi, muốn nói với Bố nhiều điều, muốn kể về Bố nhiều chuyện, vậy mà khi được phân công chia sẻ tâm tình với Bố, con vẫn lúng túng, đầu óc cứ lộn xộn, quay cuồng. Những thước phim về cuộc đời Bố cứ ào ào lướt trong tâm trí con.

Chiều nay lúc 15g00, đoàn con Giáo phận Bắc Ninh nô nức đến Nhà Thờ Chính Toà Hà Nội gặp Bố. Và đêm nay, con dành một giờ canh thức để cùng Bố gặp gỡ Chúa Giêsu Thánh Thể.

31 năm, chính xác hơn 30 năm 11 tháng 23 ngày trong trách nhiệm Mục tử, làm “cô dâu” của Giáo phận Bắc Ninh, Bố đã hết lòng với gia đình Giáo phận Bắc Ninh, với từng đứa con cứng cỏi của Bố.

Bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu chuyện được gợi lên trong tâm trí con. Con và Bố đã dừng lại thật lâu về một câu chuyện, một câu chuyện để đời mà hôm nay nhớ lại trong tiếng nấc nghẹn ngào bên Chúa Giêsu Thánh Thể.

Tháng 6 năm 1974, Toà Giám Mục Bắc Ninh náo nức khác thường để chuẩn bị cho ngày Lễ Ngân Khánh Linh Mục của Bố. Đã gần một tháng Bố dành thời gian, sức lực để gặp gỡ từng đoàn, từng đoàn con cái trong cũng như ngoài Giáo phận đến chúc mừng. Vì làm việc quá tải ngày 7 tháng 9 năm 1974 Bố kiệt sức. Bác sĩ cho biết Bố bị suy tim trầm trọng trong tình trạng bất tỉnh, mê man. Cả Giáo phận lo lắng. Các bác sĩ và y tá được mời đến túc trực ngày đêm. Việc điều trị được khẩn trương và tối đa trong điều kiện có thể. Sau 9 ngày điều trị, Bố gắng gượng chỗi dậy lập cập đi lại để con cháu đỡ lo. Thêm vào đó là những tin tức từ chiến trường miền Nam dồn dập đưa đến làm Bố nghĩ ngợi nhiều. Chiều 15 tháng 9, Bố cho gọi 7 anh em Chủng sinh lớn tuổi hơn tập trung về Toà Giám Mục (TGM). Cha Tổng Đại diện thông báo: Đức Cha quyết định truyền chức Phó tế và Linh mục cho anh em lúc 0g00 đêm nay. Anh em chuẩn bị tâm hồn và hoàn tất hồ sơ… Những gì còn thiếu Đức Cha miễn chuẩn… Anh em chúng tôi bồi hồi lo lắng, chẳng lẽ tình hình đã khẩn cấp như vậy rồi sao?

Đúng giờ đã định, Lễ phục chỉnh tề, Bố lập cập bước vào Phòng Nguyện chật chội chưa đầy 8 mét vuông, tay vịn vai một linh mục giúp lễ. Đến phần Nghi lễ Phong chức, Bố đã mệt lắm. Đọc xong “mô thức” tấn phong, Bố quay sang hỏi cha Tổng Đại diện: “Tôi đọc có đúng không” ? Con nghe được những tiếng sụt sùi xúc động, những tiếng nấc nghẹn ngào.

Buổi sáng hôm đó, lần đầu tiên 7 anh em chúng con được cùng ăn sáng với Bố và Cha Tổng Đại Diện. Một mâm đặc sản bỏng gạo tẩm đường ép thành từng phong như quân bài, dầy khoảng nửa tấc. Bố còn rất mệt, nhưng cố ra ăn sáng cùng chúng con. (Bố thường ăn với cả gia đình Tòa giám mục hai bữa trưa và chiều, còn bữa sáng và sau bữa cơm chiều, là thời gian Bố dành để gặp gỡ riêng Cha Tổng Đại Diện. Ít ai cản trở được hai khoảnh khắc riêng tư ấy).

Sau ngày anh em chúng con thụ phong khoảng một tháng, Bố gọi con đến. Nằm trên giường, giọng khàn khàn, run rẩy, Bố nói với con: “Con sang Hà Nội gặp Đức Tổng, đưa cho Ngài bức thư này. Đây chỉ là thư giới thiệu, còn nội dung con trình bày với Ngài về tình hình sức khoẻ của Cha và Cha muốn phong chức Giám mục cho Cha Tổng Đại diện, con nói Cha xin ý kiến của Đức Tổng”.

Đức Tổng Giám Mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê ân cần tiếp đón con. Sau khi xem thư, Ngài hỏi con về tình hình sức khoẻ của Bố. Con trình bày vắn tắt và thưa với Đức Tổng về nội dung sự việc mà Bố đã căn dặn. Đức Tổng yên lặng giây lát, rồi tiếp tục hỏi con về tình trạng sức khoẻ của Bố, Ngài chăm chú lắng nghe. Thế rồi Ngài đột ngột nói: “Toà thánh không muốn việc phong chức “chui”, nhưng khi vì những lý do đặc biệt quan trọng, Đức Cha có thể tự quyết định”.

Con về tới TGM đã hơn 12 giờ trưa, cửa sổ phòng Bố vẫn hé mở. Chú giúp việc xuống mở cửa TGM và bảo con lên gặp Đức Cha. Vào phòng con thấy Bố đã ngồi chờ ở bàn làm việc. Bố không quên hỏi han chuyện đi đường rồi hỏi con: “Ý kiến Đức Tổng thế nào” ? Con thưa lại câu nói của Đức Tổng mà con đã nhiều lần suy đi, nghĩ lại khi ngồi trên xe khách: “Thưa Đức Cha, Đức Tổng nói: Toà Thánh không muốn việc phong chức chui, nhưng khi vì những lý do đặc biệt quan trọng, Đức Cha có thể tự quyết định”. Nghe xong, Bố trầm ngâm hồi lâu rồi bảo con xuống ăn cơm kẻo đói. Con thưa: Đức Tổng đã cho con “tiền ăn đường” con đã ăn khi chờ xe và xin phép rút lui để Bố nghỉ.

Con âm thầm cầu nguyện và hy vọng điều bất ngờ lại xẩy ra.

Sức khoẻ Bố dần dần hồi phục.

Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 xẩy ra đúng như Bố suy nghĩ và thường chia sẻ với chúng con.

Đột ngột có tin Cha Tổng Đại Diện bị trục xuất khỏi Toà Giám Mục với lý do xây bệ cột cờ trước sân Nhà thờ chính toà như một ngôi mộ với ý đồ xấu. Con hiểu rằng, việc như vậy nhưng chắc chắn không phải vậy. Con lên gặp Cha Tổng Đại diện và hỏi xem tin đồn thật hư thế nào. Ngài rút ra một tấm ảnh cài sách, lật mặt sau ghi chép gì đó rồi đưa cho con. Con đọc những hàng chữ ngài viết:

“Đức mến tha thứ tất cả,

tin tưởng tất cả,

hy vọng tất cả,

chịu đựng tất cả” (1Cr 13,7)

Ghi nhớ ngày Thụ phong G.m

Bắc Ninh 7.5.1975

Đaminh Đinh Huy Quảng

Tạ ơn Chúa. Điều con hy vọng và chờ đợi đã xẩy ra. Ngài cho biết, sáng mai Công an sẽ cho xe vào đưa ngài về Nhà thờ Bâm (Lục Nam, Bắc Giang) và “quản chế” tại đó.

Ngày 28.01.1991, đức cha Đaminh Quảng qua đời tại Giáo xứ Đại Lãm. Ngài âm thầm ra đi sau gần 20 năm bị quản chế.

Chúa ơi, Bố của chúng con như vậy đó. Bao nhiêu năm làm Giám Mục Bắc Ninh là bấy nhiêu năm lo lắng. Chẳng lo cho bản thân mình mà chỉ quan tâm lo lắng cho Giáo Hội, cho Giáo phận, cho chúng con và cho mọi người.

Lễ an táng Bố sẽ được cử hành long trọng, nhưng con tin rằng Bố chẳng nghĩ đến những vinh quang thế gian, Bố vẫn lo lắng cho Đức Tổng, Người kế nhiệm của Bố đang phải đứng mũi chịu sào, lựa thuyền lựa sóng. Lo cho Hội đồng Giám mục và Giáo Hội Việt Nam đang phải vượt qua những thách thức mới. Lo cho dân tộc Việt Nam làm sao có thể hiên ngang đồng hành với nhân loại tiến bộ. Bên tai con vẫn văng vẳng tiếng Bố: Cứ tin vào Tình yêu Thiên Chúa. Cứ hy vọng vào Chúa Kitô Vượt Qua cuộc tử nạn để đi tới vinh quang Phục Sinh.

Ngoài trời lúc này đang mưa nặng hạt, nhưng con tin rằng ngày mai trời sẽ tạnh.

Bố đi dọn chỗ cho chúng con với Bố nhé.

Lễ Tro năm 2009

Đứa con nhỏ của Nhà Gioan
 
Giới Y Dược Công Giáo Đà Nẵng tĩnh tâm mùa chay
Phạm Cảnh Đáng
16:37 02/03/2009
GIỚI Y DƯỢC CÔNG GIÁO ĐÀ NẴNG TỈNH TÂM MÙA CHAY.

Đà nẵng. 14 giờ chiều hôm nay, ngày 1 tháng 3 năm 2009 – Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay – theo lịch sắp xếp của Giáo Phận Đà Nẵng, hàng trăm y,bác sĩ Công giáo Đà Nẵng đã tập trung về nhà thờ Chính toà Đà Nẵng để dự buổi tỉnh tâm sám hối Mùa chay 2009.

Nhằm giúp cho các giới ngành nghề chuyên biệt trong Giáo phận dẽ dàng tham dự các nghi thức sám hối mùa chay, đồng thời có dịp gặp gở, trao đổi nghề nghiệp cũng như cuộc sống., TGM ĐN đã sắp xếp chương trình cho mỗi Chúa Nhật mùa chay một giới (Chúa Nhật sau, CN II. mùa chay, là giới Giáo chức ), để anh chị em vừa thực hiện đời sống đạo một cách sống động trong tinh thần liên kết anh em qua gặp gỡ, trao đổi, chia sẽ và cùng nhau cử hành phụng vụ.

Sau giờ tỉnh tâm sám hối và hoà giải, anh chị em y, bác sĩ đã cùng hiệp dâng Thánh lễ đồng tế do Đức Giám Mục Giáo phận chủ lễ. Trong bài giảng lễ ĐGM đã nhắc nhở anh chị em nghành Y là ngoài bổn phận trách nhiệm của một người thầy thuốc, anh em còn cần có lương tâm trách nhiêm của một người thầy thuốc Công giáo: biết đồng cảm với khổ đau, bất hạnh của các bệnh nhân; biết chia sẽ,giúp đở, ủi an, và chăm sóc bệnh nhân một cách thật tình, vui vẻ. Và để thực hiện được điều Ái đó, chúng ta cần phải có Thần Khí, để thêm sức mạnh cho chúng ta vượt thắng chính mình, vượt qua những cám dỗ đời thường, những bản chất cố hửu của con người muôn thuở.

Sau Thánh lễ, anh chị em có dịp gặp gỡ, chia sẽ, hoan ca văn nghệ và dùng cơm tối thân thiện với nhau.

Uớc mong giới Y SĨ Công giáo hảy xem bệnh viện là “ Nhà Thương của Chúa “ và sống đúng như lời nhận xét của một người bạn ngành Y không công giáo, khi đi dự ngày họp mặt giới Y Bác sĩ Công giáo Saigòn, tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận Saigòn, ngày 22-2 vừa qua: “ Khi ra về tôi chợt hiểu vì sao trong số những người thầy thuốc được bệnh nhân tin yêu và kính phục, thì số các thầy thuốc Thiên Chúa Giáo chiếm một phần không nhỏ “

 
Đêm thắp nến cầu nguyện cho đức cố Hồng Y Phạm Đình Tụng tại xứ Hoàng Nguyên
Trần Ngọc Huấn
16:46 02/03/2009
Đêm thắp nến cầu nguyện cho đức cố Hồng Y Phạm Đình Tụng tại xứ Hoàng Nguyên

Vừa tròn một tuần lễ Chúa gọi Đức Hồng Y Phaolô Giuse về với Chúa, vào hồi 19giờ 45 phút tối Chúa nhật thứ nhất Mùa Chay, tại nhà thờ xứ Hoàng Nguyên đã tổ chức buổi thắp nến cầu nguyện cho ngài.

Theo chương trình buổi cầu nguyện được diễn ra tại tượng đài Chúa Kitô Vua bên ngoài nhà thờ, nhưng vì lý do thời tiết nên được rời vào bên trong nhà thờ.

Với phương pháp cầu nguyện Taize và được triển khai theo ý của Tin mừng Mt 26, 36 - 46

Ước chừng có khoảng 2.200 người đến cầu nguện. Buổi cầu nguyện kéo dài đến 20giờ 40 phút. Kết thúc, từng người lên cắm nến bên di ảnh của Đức cố Hồng Y, và rồi ai nấy lại trở về gia đình trong an bình và hy vọng của một đêm thanh bình trong tiết trời mùa xuân.
 
Ngày tĩnh tâm mùa chay 2009 của các nhóm công nhân-sinh viên Phan Sinh
Quang Huyền
17:04 02/03/2009
NGÀY TĨNH TÂM MÙA CHAY 2009 CỦA CÁC NHÓM CÔNG NHÂN-SINH VIÊN PHAN SINH

SÀI GÒN - Sáng ngày Chúa Nhật 01/03/2009, Các nhóm Công nhân – Sinh viên Phan sinh tổ chức ngày tĩnh tâm Mùa Chay tại Nhà Tĩnh tâm Daniel, Dòng Phanxicô.

Từ chủ đề của ngày tĩnh tâm “Con nay trở về với Chúa nhân lành”, các bạn trẻ công nhân - sinh viên (CN_SV) muốn giúp nhau sống tâm tình Mùa Chay năm nay, bằng cách lắng đọng tâm hồn để gặp gỡ Chúa, sống với Chúa và xuống núi thực thi thánh ý Ngài trong môi trường đô thị. Đồng thời, các bạn cũng muốn tạo bầu khí giao lưu, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm giữa các nhóm CN_SV, do các thầy học viện Phan sinh đã và đang đồng hành.

Về tham dự ngày tĩnh tâm Mùa Chay năm nay có hơn 200 anh chị em công nhân, sinh viên đến từ các nhóm khác nhau: CN_SV Thiên Ân, CN_SV Tân Đức, CN_SV Hiệp Nhất, CN_SV Tân Việt, CN_SV Thánh Tâm, CN_SV Thánh Linh, CN_SV Tân Vạn, CN_SV Chúc A và CN_SV Giới trẻ Phan sinh. Thành viên của các nhón này là những bạn công nhân sinh viên nhập cư, hiện đang học tập và làm ăn, sinh sống ở Tp. Sài Gòn và Bình Dương. Các bạn đến từ các miền quê của tổ quốc, trong đó có rất nhiều bạn đến từ các giáo xứ thuộc Giáo Phận Vinh.

Được biết đây là những nhóm mà các thầy học viện Phanxicô đã đồng hành từ nhiều năm nay, nhóm sớm nhất được hình thành từ 1994 và nhóm mới nhất được hình thành từ thánh 6 năm 2008. Các nhóm này như những “gia đình yêu thương”, nơi đó mọi người tìm được niềm vui, sự sẻ chia, cảm thông và giúp đỡ trong cuộc sống xa quê hương, xa người thân. Hơn nữa, đây là môi trười tốt để các bạn trau dồi kỷ năng cho cuộc sống tương lai. Dưới sự đồng hành và dẫn dắt của các thầy, các bạn học được những kiến thức về nhân bản, xã hội và Kitô hữu. trong đó, chiều kích thiêng liêng là hạt giống làm tăng trưởng và phong đời sống đức tin cho người trẻ Công giáo trong thời đại hôm nay.

Tổ chức ngày tĩnh tâm Mùa Chay chung cho các nhóm là cơ hội thuận tiện để các bạn sống tâm tình Mùa Chay một cách sốt sắng và có chiều sâu hơn. Đây là một trong những hoạt động mang tính “thiêng liêng” của các nhóm trong lĩnh vực đức tin.

Ngày tĩnh tâm bắt đầu bằng giờ khai mạc và sự giới thiệu của các nhóm để các bạn biết về nhóm của nhau hơn. Đây là một cử chỉ thân thiện tạo mối tương giao cởi mở và thân tình của một ngày tĩnh tâm chung.

Sau đó, các bạn được cha Giám đốc học viện Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, OFM chia sẻ về hai chủ đề mà các bạn quan tâm và đề nghị:

Những kỷ năng để định hướng cuộc đời, nhất là để sống đức tin của người trẻ trong môi trường xã hội hôm nay được đúng hướng.

Những tia sáng để hiểu biết chính mình và quyết tâm trở về với Chúa và đến với anh em trong Mùa Chay này.

Có lẽ vì nhiều bạn CN_SV biết cha Vịnh là chuyên viên tâm lý trị liệu, nên vấn đề các bạn mong muốn Cha Vịnh chia sẻ vấn đề có liên quan nhiều đến tâm lý. Vì thế, trong giờ chia sẻ ngài cũng đã gợi ý vấn đề các bạn quan tâm dưới nhãn quan tâm lý học, bằng cách kể lại câu chuyện cuộc đời sinh viên công nhân mà ngài từng trải. Qua đó, ngài muốn giúp các bạn CN_SV có dịp suy nghĩ về công việc học tập và làm ăn sinh sống hiện tại của các bạn, ngõ hầu mỗi người từ “chổ đứng hiện tại” của mình mà suy nghĩ và định hướng cuộc đời tương lai của các bạn dưới ánh sang của Tin Mừng và thực trạng của đời sống hiện đại. Giờ chia sẻ của Cha rất thực tế và sinh động đã tạo được những tiếng vọng trong tâm hồn những người trẻ; và nó cũng tạo ra một sự gặp gở nào đó trong sâu thẳm của những tâm hồn đang thao thức về một cuộc sống tươi đẹp vào ngày mai. Giờ chia sẻ như một bước chuẩn bị đầu tiên giúp các bạn chuyển sang phần tiếp theo của ngày tĩnh tâm là giờ cầu nguyện, tĩnh tâm và sám hối.

Với hình thức cầu nguyện theo phương pháp Tai-zê, những điệu nhạc du dương xen lẫn với những lời ca thánh thiêng lúc trần lúc bỗng như đang hướng các bạn CN_SV đến một sự thức tĩnh tâm hồn để gặp gỡ Thiên Chúa trong chính trái tim của mình. Sự gặp gỡ linh thiêng này như giúp các bạn quên đi những lo toan về học hành và công việc mệt mọc mỗi ngày để trở về với Cha nhân lành, sau bao ngày lạc bước cách xa Ngài.

Buổi chiều, các bạn được các thầy hướng dẫn để cùng ngồi lại, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm thực tế của từng người về vấn đề: “Xây dựng cuộc sống CV-SV Công giáo lành mạnh, hầu làm chứng cho Chúa trong môi trường đô thị”. Tĩnh tâm là dịp các bạn dành giờ gặp gỡ Chúa, nhưng các bạn cũng muốn chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm quý báu của mình về việc sống ơn gọi làm con cái Chúa trong điều kiện và hoàn cảnh sống của mình.

Những thông điệp mà các nhóm đã đúc kết lại và chia sẻ cho nhau vào giờ chiều đã nói lên một sự khát khao được “cho và nhận” những hành trang thực tế để làm phong phú thêm kinh nghiệm sống của nhau. Với sự sáng tạo của người trẻ qua các minh họa bằng Pa-nô và các tiểu phẩm, các bạn muốn gởi đến cho nhau những thông điệp rất đẹp trong dịp Mùa Chay năm này.

Các nhón đều có chung nhận định: môi trường đô thị là một “mãnh đất tốt”, cây đời các bạn có thể lớn lên và sinh hoa kết quả, nhưng cũng không thiếu những cảm bẩy và chông gai có thể lôi kéo các bạn xa Chúa, xa anh chị em và xa chính mình. Để có thể đứng vững trong đời sống và giữ gìn được đời sống của người trẻ Công giáo “giữ thương hiệu Người trẻ công giáo” (như một bạn chia sẻ) cần phải:

Thứ nhất, các bạn cần giúp nhau duy trì đời sống đạo và cầu nguyện để có tương quan thân mật với Chúa và đón nhận nguồn sức mạnh từ ngài, mới có thể vượt thắng được những cám dỗ của sự dễ dãi và lợi lộc vật chất.

Thứ hai, các bạn khuyên nhau tìm đến sự nương tựa nơi những bạn bè tốt, nhất là nơi các nhóm CN-SV. Tình thương bạn bè lành mạnh, cùng chí hướng cũng góp phần giúp cho các bạn khỏi rơi vào sự tuyệt vọng, cô đơn và thiếu vắng tình bạn, và có được sự năng đỡ, chia sẻ và cảm thông với nhau trong cuộc sống xa quê.

Cuối cùng, các nhóm đều đề cập đến sự tự chủ của mỗi người. Theo các bạn, không ai có thể cứu mình nếu mỗi người không thương lấy mình trước đã. Tình Chúa, tình bạn bè sẽ là những yếu tốt giúp bạn tự tin hơn để làm chủ con người bạn để “gần bùn nhưng không hôi tanh mùi bùn”.

Ngày tĩnh tâm đi đến đỉnhh cao trong Thánh Lễ ban chiều. Ở đây, các bạn đã cùng nhau cử hành Bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể trong tinh thần của những người bạn thân trong gia đình yêu thương, tình Chúa, tình anh chị em được sưởi ấm trong tâm hồn các bạn. Từ đó, các bạn có Chúa hiện diện với mình và vững tin lên đường trở về với cuộc sống đời của mình.

Qua nghi thức sai đi cuối thánh lễ, các bạn CN_SVđã đón nhận Lời Chúa từ tay cha Chủ tế để xuống núi, sống và rao giảng về Chúa Kitô và tình yêu của Ngài cho mọi người.

Cầu chúc các bạn “Ra đi bình an” và thực hiện được những quyết tâm của các bạn trong dịp Mùa Chay như lời dạy của ĐGH Bênêđíctô: “Chớ gì, Mùa Chay được làm nỗi bật nơi mọi gia đình và mọi cộng đoàn Kitô hữu, để tránh xa tất cả những gì làm sao nhãng tâm trí và tăng cường những gì nuôi dưỡng tâm hồn bằng việc mở nó ra cho tình yêu Thiên Chúa và tha nhân” (Sứ điệp Mùa Chay năm 2009). Mong ước rằng những đánh động và những tâm tình thánh thiện của ngày tĩnh tâm ở lại và làm tươi mới con tim của các bạn luôn mãi, trong hành trình cuộc sống với nhiều tin yêu, hy vọng và cũng không thiếu những cam go và gai chông.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đâu là tiêu chí giáo dục Việt Nam
Anmai, Cssr
03:58 02/03/2009
ĐÂU LÀ TIÊU CHÍ GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM

Những ngày này, những vị có trách nhiệm về giáo dục của Việt Nam đã ngồi lại với nhau để xây dựng tiêu chí về thể chất, thể lực cho trẻ. Những tiêu chí ấy đã gây ra nhiều xôn xao trong dư luận vì lẽ nó còn nhiều bất cập của nó.

Những vị hữu trách đưa ra tiêu chí cho trẻ 3 tuổi thì biết rót nước, với trẻ 5 tuổi thì phải bậc cao 50 cm, chạy 150 m …

Với tiêu chí 3 tuổi biết rót nước thì nó nảy sinh ra vấn đề là vật dụng rót nước là gì ? bình có nước có vòi như bình trà hay không ? nếu rót bằng bình trà có vòi thì rót được vào ly nhưng nếu bình đó không có vòi thì làm gì trẻ 3 tuổi có thể rót được.

Tiêu chí 5 tuổi bậc cao 50 cm thì với những trẻ hơi béo chiếm đa phần ở thành thị làm sao có thể bậc được 50 cm ? Chạy 150 m cũng vậy, với những trẻ ở nông thôn thì dễ dàng còn trẻ ở thành thị là một vấn đề không đơn giản chút nào cả.

Cũng giống như Bộ Y Tế, Bộ giáo dục và Đào Tạo cũng đang lúng túng trước những tiêu chí cho trẻ 5 tuổi mà các vị hữu trách đang xây dựng. Bộ Y Tế đã đưa ra những quy định chung cho mọi người khi cấp bằng lái nhưng những quy định chung ấy đã được rút lại sau khi còn nhiều bất cập hay nói đúng hơn là quy định ấy đã không quan tâm để ý đến những con người bất hạnh với chiều cao khiêm tốn và vòng số 1 nhỏ bé !

Đành biết là cần phải xây dựng một chuẩn nào đó về thể chất, về tri thức cho các em nhưng thiển nghĩ cần thiết hơn là phải xây dựng một tiêu chí cho trẻ về nhân cách làm người.

Nhìn quả thì biết cây để rồi những ai bận tâm đến con người, bận tâm đến chuyện “trăm năm trồng người” không khỏi phải suy nghĩ.

Chẳng hiểu với tiêu chí như thế nào ấy, theo đạo đức nào ấy mà nhân cách của con người ngày hôm nay cư xử với nhau làm cho nhiều người thấy khó hiểu và thậm chí cũng chẳng buồn hiểu chi cho mệt.

Sáng sớm vừa bước chân ra khỏi nhà thì lại phải ngán ngẫm với cái chuyện kẹt xe. Một phần do đường sá hẹp, do đường sá cần phải nâng cấp, sữa chữa … nhưng phần lớn là do ý thức cũng như cách cư xử của con người. Đừng bao giờ đổ lỗi cho đường hẹp mà quên đi ý thức của con người khi tham gia giao thông. Những quy định về đường: về tốc độ, về vạch sơn, về phần đường lưu thông, về tín hiệu giao thông có đó nhưng hỏi còn được mấy người giữ được cái quy định ấy. Nguyên nhân do đâu thì mọi người đều biết được do ý thức của con người quá kém !

Đang chạy xe trên đường ấy bỗng dưng một bãi nước bọt bay vào người mình, một bọc xốp sau khi ăn xong của người chạy bên mình vất ngay đầu xe mình … Rồi vừa chạy xe vừa ê a cái điện thoại trên tay hay mãi miết nghe bài nhạc trong máy của mình để gây hoảng sợ cho bao nhiêu người chạy gần mình vì tay lái lúc ấy làm gì có thể làm chủ được …

Rồi đến nạn cướp giật xảy ra không biết bao nhiêu mà kể.

4 anh bạn đang ngồi ăn tối ở đường Lý Chính Thắng. Chiếc máy tính xách tay để dưới chân bàn bỗng dưng biến mất một cách nhanh chóng bởi hai anh chàng tông vào bàn ăn giả vờ mất thắng ! 4 anh bạn vội vàng chạy theo kêu cướp cướp nhưng nào có được với những kẻ ác tâm.

Anh bạn đang chia tay với người thân cách chiếc xe máy của mình vài mét bỗng dưng nghe tiếng máy bên tai, chợt nhìn lên sau tiếng máy ấy thì chiếc xe ấy đã cao bay xa chạy. Chàng ta cũng chột miệng kêu cướp cướp nhưng chiếc xe nay đã bặt chim tăm cá.

Mới đây nhất, sau cái ngày tình yêu tuyệt mỹ thì người ta đón nhận tin dữ của cô sinh viên có khuôn mặt sáng sủa vùng Cao - Lạng phạm cái tội giết người. Thể chất tốt đấy chứ ! Học lực cao đấy chứ ! Nhưng thử hỏi nhân bản và nhân cách làm người của cô còn không khi cô đi giết người đồng loại và cách riêng là người mà cô đã hơn một lần chung sống ? Còn nhiều cách để đối thoại, nhiều cách để trao đổi chứ đâu phải đụng đến là giết và giết !

Những ngày này, bỗng dưng xã hội lại hiện lên những băng cướp 9x. Phải nói rằng chúng “hỷ mũi chưa sạch” mà lại phạm những cái tội đến người lớn cũng còn gớm tay ! Chúng chẳng làm ra tiền mà người thì đã nghiện thì làm sao tránh khỏi những vụ cướp táo tợn.

Tình trạng nghiện xì ke ma tuý trong xã hội còn ở mức báo động đỏ nữa hay chăng hay nó là nỗi lo rình rập của từng nhà và từng người. Nỗi lo ấy Chính phủ vừa yêu cầu báo cáo tệ nạn ma tuý tại thành phố Hồ Chí Minh (Tuổi trẻ - 20.2.2009).

Nhìn những sự kiện, vụ án xảy ra hầu như liên tục trong cuộc sống chắc lòng nhiều người dâng lương thiện không khỏi chạnh lòng. Cũng không gọi là chạnh lòng nữa mà là phải gọi là lo, lo vì không biết tương lai những đứa trẻ trong gia đình mình sẽ ra sao khi ra đường nhan nhản những con người thừa tri thức lủng nhân cách. Tri thức có đó, bằng cấp có đó nhưng cách cử xử với nhau sao mà thiếu lòng nhân quá, sao mà thiếu tình người quá !

Những tiêu chí về tri thức, về thể lực, thể chất cần có nhưng nên chăng phải có tiêu chí của một con người thật sự.

Con người thật sự ấy phải chăng có một tiêu chí cơ bản nhất là nhân bản. Con người ấy phải biết cảm ơn sau khi nhận ơn của người khác, con người ấy phải biết xin lỗi và nhận lỗi sau khi mình đã sai phạm, con người ấy phải biết vui với người vui, biết khóc với người khóc chứ không thể nào vui khi người thân cận mình đau khổ. Con người ấy phải biết phân định và phải có một lương tâm trong sáng khi hành xử với người thân cận.

Những vị hữu trách về giáo dục nên chăng phải ngồi lại với nhau để dạy cho lớp trẻ cái nhân cách làm người và là người. Con người nếu đạt về thể chất, về tri thức thôi thì chưa đủ. Con người phát triển toàn diện đời mình nếu như sống tròn vẹn thân phận là người và làm người.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tư Liệu Thánh Kinh (16): Lễ và Hội
Vũ Văn An
07:55 02/03/2009
Lễ và Hội Thời Thánh Kinh

Ngày Sa-bát và phần lớn các ngày lễ lớn của Do Thái giáo đã được tuân giữ rất sớm trong lịch sử Ít-ra-en. Nhưng hai ngày lễ nói ở đây được bắt đầu tuân giữ mãi sau này. Đó là lễ Purim (từ thời Đế quốc Ba-tư, tức thế kỷ thứ 5 trước CN) và lễ Đèn (Dedication/Lights, từ thời Ma-ca-bê, thế kỷ thứ 2 trước CN). Các ngày hội chính của Do Thái giáo có liên quan đến các mùa và năm canh tác tại Ca-na-an. Chúng xẩy ra trong mùa Xuân, đầu mùa Hạ và trong mùa Thu. Mỗi dịp này, người ta có bổn phận phải tới đền thờ tại địa phương để dâng hy lễ lên Thiên Chúa. Sau thế kỷ thứ 7 trước CN, những ngày hội “hành hương” này chỉ được tổ chức tại Giê-ru-sa-lem. Đến thời Chúa Giê-su, dân số của thành này thường thường chỉ là 40,000 đã tăng lên đến 150,000, do khách hành hương đổ dồn vào thành phố nhân dịp Lễ Vượt Qua. Hội lễ là dịp để cảm tạ Chúa đã cho mùa màng, hay để tưởng niệm những biến cố lớn trong lịch sử Dân Tộc, hoặc để vui chơi ăn uống.

Lễ Vượt Qua và Lễ Bánh Không Men (Passover and Unleavened Bread): Lễ Vượt Qua là một trong những hội lễ quan trọng nhất trong năm. Lễ đó được tổ chức chiều tối vọng ngày 14 tháng Pisa. Đêm đó, mỗi gia đình phải tế lễ một con chiên, để tưởng nhớ hy lễ đầu tiên xẩy ra trước ngày Thiên Chúa giải thoát người Do Thái khỏi đất Ai Cập. Hôm đó, Thiên Chúa “vượt qua” các nhà người Do Thái có rẩy máu chiên lên trên cửa và tha không giết con trai đầu lòng của họ. Trong bữa tiệc Vượt Qua, người ta ăn bánh mì làm vội và không có bột nổi (bánh không men). Việc này nhắc nhớ những chuẩn bị ra đi vội vã khi Pha-ra-ô cho phép người Do Thái rời khỏi Ai Cập. Nó cũng nhắc nhớ mẩu bánh đầu tiên được nướng bằng lúa mới, bốn ngày sau khi người Do Thái tiến vào Ca-na-an. Thoạt đầu, Lễ Vượt Qua được tổ chức tại các tư gia, nhưng đến thời Tân Ước, nó trở thành ngày hội “hành hương” chính tại Giê-ru-sa-lem. Ngày nay, nó vẫn còn là ngày lễ hội quan trọng nhất của người Do Thái. (Xh 12; Giosuê 5:10-12; Mc 14: 1-2). Lễ Đầu Mùa (First fruits): Nghi lễ này được tổ chức vào ngày sau cùng của tuần Lễ Bánh Không Men. Những nhánh lúa mạch đầu tiên của vụ gặt được dâng lên Thiên Chúa. Còn chính hội lễ gặt hái thì xẩy ra muộn hơn trong năm (Lêvi 23:9-14).

Lễ Tuần (Weeks) sau này đổi thành Lễ Ngũ Tuần (Pentecost): Cuối mùa gặt hái, thầy cả dâng hai ổ bánh mì làm bằng bột mới cùng với những hy lễ súc vật. Lễ này được mừng 50 ngày (tức 7 tuần và 1 ngày) sau lễ Vượt Qua và khởi đầu mùa gặt. Lễ này sau đó được đặt tên lại là “Ngũ Tuần”. Đây là một dịp vui mừng và cảm tạ Chúa về các ơn lành và mùa gặt Ngài ban. Xh 23:16; Lv 23:15-21; Đnl 16:9-12.

Lễ Kèn (Trumpets) (sau thành Tân Niên): Đầu mỗi tháng, cũng mỗi ngày lễ, đều được báo hiệu bằng một hồi kèn. Nhưng vào ngày đầu tháng 7, kèn được thổi một cách đặc biệt. Đó là ngày nghỉ ngơi và thờ phượng, quan trọng hơn cả ngày Sa-bát, xét theo của lễ dâng hiến. Nó đánh dấu tháng 7 là tháng quan trọng nhất trong năm. Sau thời lưu đầy, nó được coi như Lễ Đầu Năm trong đạo (Rosh Hashanah), nhưng các tháng vẫn được tính bắt đầu từ tháng Nisan (tháng 3, tháng 4). Ds 10:10; 28:9; 29:1-2.

Lễ Xá Tội (Atonement, Yom Kippur): Trong ngày lễ này, toàn dân Ít-ra-en thú hết tội lỗi mình và cầu xin Thiên Chúa tha thứ và xoá hết tội lỗi ấy. Thầy cả thượng phẩm, mặc đồ trắng, trước hết dâng hy lễ xin tha tội cho mình và cho các thầy cả, rồi dâng hy lễ khác xin tha tội cho toàn dân. Ngày này là ngày duy nhất trong năm, thầy cả thượng phẩm bước vào nơi “cực thánh” trong đền thờ. Tại đây, ông rẩy máu lấy từ hy lễ. Rồi ông lấy một con dê, tục gọi là con dê thế tội (scapegoat), và sau khi đặt tay lên đầu nó, ông đuổi nó vào sa mạc như dấu chỉ tội của dân đã được xua đi. Xem thêm Atonement, Priests and Levites, Sacrifices. Lv 16.

Lễ Hội Họp/Lễ Lều (Ingathering/Tabernacles/Booths/Shelters): Đây là lễ phổ thông nhất và cũng vui nhất trong tất cả các ngày lễ. Nó được cử hành trong mùa Thu khi các trái cây đã được hái lượm xong xuôi. Việc cử hành bao gồm việc dựng trại ngoài vườn và trên nóc nhà với những chiếc lều hay túp lều làm bằng lá cây. Những chiếc lều (hay “nhà tạm”) này là để tưởng nhớ thời gian khi dân Ít-ra-en còn sống dưới lều trong sa mạc.

Trong lễ hội này, ta thấy có nghi thức đổ nước và cầu cho mưa thuận gió hòa cho mùa sắp đến. Có lẽ trong lễ này, Chúa Giê-su đã đứng dậy và công bố: “Ai khát, hãy đến với ta mà uống. Như Thánh Kinh đã phán, ‘ai tin ta, giòng suối nước hằng sống sẽ tuôn ra từ trái tim họ’”. Xh 34:22; Tl 21:19-21; Ncây số 8:14-16; Lv 23:39-43; Ga 7:37-38. Lễ Thánh Hiến/Lễ Thắp Sáng (Dedication/Lights): Lễ này kỷ niệm việc tẩy uế và tái thánh hiến đệ nhị đền thờ do Giu-đa Ma-ca-bê xây năm 165 trước CN, sau khi đền thờ bị vua Xi-ri là Antochius IV Epiphanes làm ô uế. Lễ này cũng gọi là Lễ Thắp Sáng bởi mỗi buổi tối, đèn được thắp sáng trong mọi căn hộ và nguyện đường. Trong Ga 10:22, lễ này được gọi là Lễ Thánh Hiến, nhưng nay được gọi là Lễ Hanukkah. 1Mcb 4:52-59.

Lễ Purim: Một cử hành hết sức phấn chấn và huyên náo, có nguồn gốc từ thời Ét-te lúc bà cùng người anh em họ là Moóc-đo-khai cứu dân Ít-ra-en khỏi bị thảm sát thời vua Xéc-xét (‘Ahasuerus’) của Ba-tư. Purim có nghĩa là ‘rút thăm’ để nhắc nhớ việc Ha-man, tể tướng của nhà vua, rút thăm để quyết định ngày nào thảm sát người Do Thái. Et 3:7; 9:24,26.

Ngày Sa-bát (The sabbath): Sa-bát là ngày lễ đặc trưng nhất của Ít-ra-en. Các dân tộc khác thẩy đều có ngày hội gặt hái và nghi thức đầu trăng. Chỉ Ít-ra-en có ngày Sa-bát, giữ nhịp điệu cho mọi mùa. Mỗi ngày thứ bẩy được dành riêng ra cho việc nghỉ ngơi. Đó là ngày Sa-bát và ngày đó là ngày của Chúa. Điều răn thứ ba dạy dân Ít-ra-en phải nghỉ làm ngày đó. Cái mẫu mực cứ làm việc sáu ngày lại nghỉ một ngày cũng có nguồn gốc từ thuở sáng thế, lúc Thiên Chúa ‘nghỉ ngơi’ vào ngày thứ bẩy. Trong ngày Sa-bát, dân Ít-ra-en tưởng nhớ mọi điều Thiên Chúa đã làm cho họ, đặc biệt là việc Người cứu họ cảnh nô lệ bên đất Ai Cập.

Thiên Chúa phán qua tiên tri I-sai-a rằng “nếu ngươi coi Sa-bát là ngày thánh, và không tìm lợi nhuận riêng trong ngày đó; nếu ngươi qúi trọng ngày thánh của ta và tôn trọng nó bằng cách không du hành, không làm việc và nói nhảm trong ngày ấy, ngươi sẽ tìm được niềm vui do việc phục vụ ta”.

Đến thời Tân Ước, việc giữ ngày Sa-bát trở nên phức tạp, với nhiều luật lệ, đến nỗi Chúa Giê-su phải nhắc cho dân hay “ngày Sa-bát được làm nên cho con người, chứ không phải con người được làm nên cho ngày Sa-bát”. St 2:2-3; Xh 20:8-10; 31:12-17; Đnl 5:12; Is 56; 58:13-14; Mt 12:1-14; Mc 2:23-27.

Lễ Đầu Trăng (New Moon): Ngày trăng mới là ngày đầu tháng. Người ta thổi kèn và dâng hy lễ đặc biệt. Việc xuất hiện trăng mới được hiểu là để nhắc người ta nhớ đến công trình sáng tạo thế giới trong trật tự của Chúa. Không được làm việc ngày này, nhưng người ta tổ chức những bữa ăn đặc biệt và những buổi giảng dạy về tôn giáo. St 1:16; Ds 10:10; 28:11-15; Tv 104:19; 1Sm 20:5,24; 2V 4:23.

Năm Sa-bát (sabbatical Year): Cũng như mỗi ngày thứ bẩy, người ta phải nghỉ ngơi thế nào, thì mỗi năm thứ bẩy cũng là “là năm toàn bộ đất đai phải nghỉ ngơi như thế, một năm hoàn toàn hiến dâng cho Chúa”. Dĩ nhiên không có chuyện cả lãnh thổ nghỉ ngơi cùng một lúc. Có lẽ mỗi thửa ruộng phải ngưng canh vào năm thứ bẩy kể từ ngày khởi canh lần đầu. Bất cứ hoa mầu nào có trong năm này, người nghèo tự do thu lượm. Sự sắp xếp này là dấu chỉ cho người Do Thái thấy rằng đất đai không thuộc riêng họ. Nó ‘thánh thiêng’ theo nghĩa thuộc về Thiên Chúa. Mỗi năm thứ bẩy, mọi nô lệ người Do Thái cũng được thả tự do và mọi khỏan nợ đều được hủy bỏ. Lv 25:1-7; Xh 23:10-11; 21: 2-6; Đnl 15:1-6.

Năm Hồng Ân (Jubilee): Luật định rằng cứ mỗi 50 năm, tức năm sau 7 năm Sa-bát, đất đai và tài sản (ngoại trừ các nhà trong phố) phải được hoàn lại cho chủ nhân nguyên thủy, mọi nô lệ Do Thái phải được trả tự do, nợ nần được hủy bỏ và đất đai được phép để không. Luật Năm Hồng Ân tỏ ra khó có thể thi hành được, nên nó được chờ mong như ngày chỉ có Chúa mới có thể mang đến được. Nó là ‘năm’ I-sai-a đã hứa, và Chúa Giê-su đã loan báo. Lv 25:8-17, 23-55; Is 61:1-2; Lc 4:16-21.
 
Hiệp Thông Nhân Vị Và Quản Lý Tạo Vật (9)
Nguyễn Kim Ngân
19:45 02/03/2009

CHƯƠNG BA: Tạo Dựng Giống Hình ảnh Thiên Chúa: Quản Lý các tạo vật hữu hình



II. Trách Nhiệm đối với Thế Giới Tạo Vật

71. Các tiến bộ về khoa học và kỹ thuật trong vòng 150 năm qua đã tạo ra một hoàn cảnh hoàn toàn mới mẻ cho tất cả mọi sinh vật trên hành tinh chúng ta. Cùng với vật chất dồi dào, tiêu chuẩn sống cao hơn, sức khỏe tốt hơn và tuổi thọ cao hơn, thì cũng thấy xẩy ra nạn ô nhiễm không khí và nước uống, chất phế thải độc hại của kỹ nghệ, việc phá họai và đôi khi còn hủy diệt những vùng môi sinh tế nhị. Trong tình huống này, con người đã có được ý thức cao hơn rằng mình gắn liền một cách hữu cơ với các sinh vật khác. Thiên nhiên được coi như một sinh cầu trong đó mọi sinh vật hình thành một mạng lưới sự sống phức tạp nhưng có tổ chức chặt chẽ. Hơn nữa, hiện nay người ta nhận thức được rằng cái gì cũng có giới hạn, từ tài nguyên thiên nhiên cho đến khả năng khôi phục sau khi bị gây tổn hại bởi việc khai thác tài nguyên quá mức.

72. Một khía cạnh bất hạnh trong ý thức mới về mặt sinh thái học này là Kitô giáo bị coi là có trách nhiệm phần nào về cơn khủng hoảng môi trường, do bởi quá coi trọng vị trí của con người vốn được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa để cai quản tạo vật hữu hình. Có những nhà phê bình còn đi xa hơn nữa khi bảo rằng truyền thống Kitô giáo thiếu mất nguồn tài nguyên hầu có thể xây dựng một nền đạo đức sinh thái lành mạnh, bởi vì nó coi con người nhất thiết cao quý hơn tất cả mọi loài trên trần gian, và vì thế, cần phải hướng về các tôn giáo Châu Á và có tính truyền thống thì mới phát huy được một nền đạo đức sinh thái cần thiết.

73. Lời phê phán này thực ra là do việc hiểu sai lệch và một cách sâu xa đối với nền thần học Kitô giáo về tạo dựng và về ‘imago Dei.’ Nói đến một cuộc ‘hoán cải sinh thái’, ĐGH Gioan Phaolô II đã nhận định rằng: “Quyền thống trị của con người không hề mang tính tuyệt đối, mà chỉ mang ý nghĩa phục vụ, …không phải như sứ mệnh của một chủ nhân tuyệt đối và độc đoán, mà là một quản gia trong nước Chúa” (Diễn từ ngày 17 tháng 1 năm 2001). Việc hiểu sai lạc về giáo lý này có thể đã khiến một số người hành động bất chấp môi trường thiên nhiên, thế nhưng giáo huấn Kitô giáo về tạo dựng và ‘imago Dei,’ không hề mảy may cổ võ cho việc khai thác bừa bãi đi đến chỗ phá hoại tài nguyên trái đất. Lời nhận định của ĐGH Gioan Phaolô II phản ảnh một ưu tư về phía Huấn Quyền ngày càng sâu đậm trước cuộc khủng hoảng sinh thái. Mối ưu tư này bén rễ trong dòng lịch sử lâu dài thấy được trong các thông điệp về xã hội của các ĐGH mới đây. Trong bối cảnh của giáo huấn này, cuộc khủng hoảng sinh thái là một vấn đề của con người và xã hội gắn liền với sự vi phạm nhân quyền và việc khai thác tài nguyên trái đất một cách thiếu đồng đều. ĐGH Gioan Phaolô II đã tóm tắt truyền thống giáo huấn xã hội này khi viết thông điệp Centesimus Annus: “Cũng đáng quan tâm lo lắng là vấn đề sinh thái đi kèm theo và gắn liền với vấn nạn về chủ nghĩa tiêu thụ. Mang khao khát sở hữu và hưởng thụ hơn là hiện hữu và phát triển, con người tiêu dùng các tài nguyên của trái đất cũng như của cuộc sống mình một cách thái quá và bất trật tự. Nằm ở bên dưới sự hủy hoại môi sinh thiên nhiên một cách phi lý, chính là một sai lầm về mặt nhân học hiện đang lan tràn một cách đáng tiếc. Trong khi khám phá ra khả năng biến đổi, và một cách nào đó, tái tạo thế giới qua chính công việc làm của mình, con người quên mất rằng tất cả mọi sự đều là quà tặng trước tiên và nguyên thủy từ Thiên Chúa” (37)

74. Nền thần học Kitô giáo về tạo dựng trực tiếp đóng góp cho việc giải quyết cơn khủng hoảng sinh thái bằng cách xác nhận chân lý căn bản này: tạo vật hữu hình chính là quà tặng từ Thiên Chúa, món “quà nguyên thủy” vốn tạo ra một “vùng không gian” dành cho hiệp thông nhân vị. Quả vậy, ta có thể bảo rằng một nền thần học về sinh thái đúng nghĩa Kitô giáo chính là một áp dụng của nền thần học về tạo dựng vậy. Cần ghi nhận rằng hạn từ ‘ecology’ là do hai từ Hy Lạp ‘oikos’ (nhà) và ‘logos’ (lời) ghép lại, có nghĩa là môi trường hiện hữu thể lý của con người có thể được hiểu như là một ‘mái nhà’ cho con người sinh sống. Nếu đời sống thâm nội của Chúa Ba Ngôi là một cuộc hiệp thông, thì hành vi sáng tạo của Thiên Chúa chính là một tạo tác nhưng không, phát sinh ra những thành viên để chia sẻ niềm hiệp thông này. Theo nghĩa ấy, có thể bảo rằng việc hiệp thông của Thiên Chúa tìm được ‘mái nhà’ nơi vũ trụ được tạo dựng. Do đó, ta có thể nói về vũ trụ như là một môi trường của hiệp thông nhân vị.

75. Kitô học và cánh chung học cùng nhau soi sáng cho chân lý này càng thêm sâu xa hơn nữa. Trong mầu nhiệm ngôi hiệp của Ngôi Con với nhân tính, Thiên Chúa đến trần gian và mặc lấy xác thể mà chính Ngài đã sáng tạo. Trong mầu nhiệm nhập thể, qua Con Một sinh bởi Đức Mẹ Đồng Trinh do quyền năng Chúa Thánh Thần, Ba Ngôi Thiên Chúa đã khiến cho có thể có được một hiệp thông ngôi vị thân tình với con người. Do lòng từ ái, Thiên Chúa đã muốn cất nhắc con người thụ tạo lên để được thông phần đời sống với Ngài, bởi thế Ngài đã hạ mình xuống ngang hàng với loài thụ tạo. Một vài thần học gia nói đến việc Thiên Chúa khiêm nhường hạ mình như là một cuộc “nhân hóa” qua đó Thiên Chúa thong dong làm cho cuộc “thần hóa” trở thành khả hữu. Thiên Chúa không chỉ biểu lộ vinh quang Ngài trong vũ trụ qua các hành vi hiển linh, mà còn qua việc mặc lấy xác thể nữa. Trong bối cảnh Kitô học này, việc “nhân hóa” của Thiên Chúa chính là một hành vi liên đới, không chỉ với các con người thụ tạo, mà còn với toàn thể thế giới tạo vật cùng định mệnh lịch sử của chúng nữa. Thêm vào đó, trong bối cảnh cánh chung, việc trở lại lần thứ hai của Chúa Kitô có thể được coi như biến cố Thiên Chúa cư ngụ một cách thể lý trong vũ trụ đã được kiện toàn để hoàn thành kế hoạch tạo dựng nguyên thủy.

76. Không những không cổ võ sự khinh miệt một cách thiếu thận trọng đối với môi sinh tự nhiên, một sự khinh miệt do chủ trương đặt con người làm trung tâm, trái lại, nền thần học về ‘imago Dei’ còn xác nhận vai trò trọng yếu của con người khi cùng góp phần hiện thể hóa việc Thiên Chúa cư ngụ trong vũ trụ hoàn chỉnh. Theo đúng kế hoạch của Thiên Chúa, con người là những tác nhân của sự biến đổi mà toàn thể tạo vật hằng trông ngóng. Tất cả mọi loài, không chỉ riêng con người, mà còn toàn thể tạo vật hữu hình, đều được kêu gọi tham dự vào đời sống Thiên Chúa. “Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng: chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa” (Rom 8:23). Trong bối cảnh Kitô giáo, trách nhiệm đạo đức của chúng ta đối với môi trường tự nhiên—mái nhà hiện hữu của ta—bén rễ từ trong một hiểu biết thần học sâu xa về thụ tạo hữu hình và về nơi ăn chốn ở của ta trong đó nữa.

77. ĐGH Gioan Phaolô II đã ám chỉ trách nhiệm này trong một đoạn văn quan trọng của Evangelium Vitae: “Như một người được mời gọi trồng tỉa và vun xới mảnh vườn thế giới (x. Gen 2:15), con người đảm nhận một trách nhiệm biệt loại đối với môi sinh của mình, đối với muôn loài thụ tạo được Thiên Chúa đặt định phục vụ cho phẩm gía con người. Từ việc bảo trì các môi sinh tự nhiên của các loài vật và các hình thái khác, cho đến “sinh thái học nhân bản” đúng nghĩa, câu hỏi mang tính sinh thái chính là: ta tìm thấy được trong Thánh Kinh một chiều hướng đạo đức rõ ràng và mãnh liệt, dẫn đến một giải pháp dựa trên việc tôn trọng sự thiện hảo của đời sống, của từng nếp sống…Khi nói đến thế giới tự nhiên, ta không chỉ bị lệ thuộc các quy luật sinh học, mà còn lệ thuộc cả các quy luật luân lý mà nếu vi phạm thì sẽ không thể tránh được sự trừng phạt” (số 42).

78. Cuối cùng, cần ghi nhận rằng tuy thần học không thể cống hiến cho ta một bản liệt kê mang tính kỹ thuật về biện pháp giải quyết cơn khủng hoảng sinh thái, nhưng, như đã thấy, nó có thể giúp ta nhìn môi sinh tự nhiên bằng đôi mắt của Thiên Chúa, như là ‘vùng không gian’ của hiệp thông nhân vị, trong đó, vì được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, con người phải tiến đến hiệp thông với nhau và kiếm tìm sự thành toàn sau hết của vũ trụ hữu hình.

79. Trách nhiệm này trải rộng sang đến thế giới loài vật. Loài vật là thụ tạo của Thiên Chúa, và theo Thánh Kinh, Thiên Chúa hằng quan phòng che chở chúng (Mt 6:26). Con người phải đón nhận chúng trong niềm tri ân, với thái độ tạ ơn đối với từng yếu tố của cuộc tạo thành, cùng cảm tạ Thiên Chúa thay cho chúng. Loài vật muông thú chúc tụng và tôn vinh Thiên Chúa bằng chính sự hiện diện của chúng. “Chúc tụng Chúa đi, hỡi muôn loài chim chóc. Chúc tụng Chúa đi, hỡi gia súc lẫn thú rừng” (Dn 3:80-81). Thêm nữa, sự hài hòa mà con người phải tạo lập hoặc phục hồi trong toàn thể tạo vật, bao gồm chính mối tương quan của nó với loài vật. Khi Chúa Kitô đến trong vinh quang, Ngài sẽ “thâu tóm” toàn thể tạo vật trong một khoảnh khắc hài hòa mang tính cánh chung và dứt khoát.

80. Tuy nhiên, giữa con người và loài vật, có một khác biệt hữu thể học, bởi vì chỉ duy con người mới được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, và được Thiên Chúa ban quyền thống trị trên loài vật (Gen 1:26, 28; Gen 2: 19-20). Suy tư về truyền thống Kitô giáo liên quan đến việc đối xử chính đáng đối với loài vật, Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo khẳng định rằng: “Thiên Chúa giao phó việc trông coi loài vật cho những người Ngài đã tạo dựng giống hình ảnh Ngài. Do đó, việc dùng loài vật làm thức ăn và áo mặc là điều chính đáng. Chúng có thể được nuôi trong nhà để giúp con người làm việc và giải trí” (số 2417). Đoạn văn này cũng cho thấy sự chính đáng trong việc sử dụng loài vật cho các thí nghiệm y học và khoa học, nhưng luôn phải nhìn nhận rằng “làm cho loài vật phải đau đớn không cần thiết là điều trái với phẩm giá con người” (số 2418). Do đó, bất cứ việc sử dụng loài vật nào cũng phải được hướng dẫn bởi các nguyên tắc vừa nói: đó là quyền thống trị của con người trên loài vật chủ yếu là một sự quản lý mà con người phải tính sổ một cách đúng nghĩa nhất đối với Thiên Chúa là Chúa muôn loài.

(còn tiếp)
 
Văn Hóa
Hoang địa đời con
Nắng Sàigòn
03:51 02/03/2009
- HOANG ĐỊA ĐỜI CON…

“Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người” (Mc 1, 12 – 13)

Hoang địa đời con, giữa thế giới xô bồ,
Giữa muôn ngàn sóng xô.
Giữa muôn vàn cám dỗ, bao khó khăn giăng đầy,
Nghèo đói, nước mắt cay.

Hoang địa đời con, chiến đấu luôn kiên cường,
Trước muôn vàn tai ương.
Thiệt thòi vây trăm hướng, luôn sắt son một lòng,
Tình Chúa, con khát mong.

Hoang địa, hoang địa nào,
Nơi Chúa hẹn hò con, cho con gặp gỡ Chúa…
Hoang địa, hoang địa nào,
Thao thức niềm tin yêu, thắp sáng tình huyền siêu.

Hoang địa đời con, Ý Chúa con kiếm tìm,
Yêu mến trọn con tim.
Lòng thủy chung sắc tím, từ bỏ ý riêng mình,
Tha thiết hồn trung trinh.

Hoang địa, hoang địa nào,
Nơi Chúa hẹn hò con, cho con gặp gỡ Chúa…
Hoang địa, hoang địa nào,
Thao thức niềm tin yêu, thắp sáng tình huyền siêu.

- Chúa Nhật Thứ I Mùa Chay - 2009


 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Trầm Tư
Lm. Tâm Duy
06:07 02/03/2009

MẸ TRẦM TƯ



Ảnh của Lm. Tâm Duy

Mẹ Hậu Giang quen đời lầm than

mặc ai danh lợi không màng là mẹ Hậu Giang

Nhà lá trước ngõ phía sông, đằng sau xanh um ruộng đồng

Vạt áo thắm thiết gió sương, đời nghèo mà giàu tình thương.

(Trích ca khúc Mẹ Hậu Giang của Trầm Tử Thiêng)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền