Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Giêsu chịu ma quỉ cám dỗ trong sa mạc
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
02:37 02/03/2014
Chúa Nhật I MÙA CHAY, năm A
Mt 4,1-11
CHÚA GIÊSU CHỊU MA QUỈ CÁM DỖ TRONG SA MẠC.
Năm phụng vụ lại xoay vần với Mua chay thánh. Đây là một cuộc hành trình đức tin bền bỉ, mãi mãi, không ngừng của người Kitô hữu.Đây là dịp thuận và là cơ hội thích hợp cho mọi Kitô hữu ăn năn, sám hối quay trở về với Chúa, với anh em.Mùa chay là mùa giúp người Kitô hữu hiểu thế nào là lòng nhân hậu thứ tha của Thiên Chúa.Mùa chay giúp người Kitô hữu đi vào cuộc thống khổ, sự chết và sống lại của Chúa Giêsu. Chính vì thế Mùa chay là Mùa người Kitô được Chúa ban nhiều ân huệ cách đặc biệt, nhưng Mùa chay cũng đòi hỏi người Kitô hữu cởi bỏ con người cũ, mặc lấy đời sống mới và mặc lấy chính Đức Kitô.
Bài đọc I trích trong Sách Sáng Thế Ký cho hay Thiên tạo dựng nên Ông Ađam và Bà Eva, hai Ông Bà nguyên tổ được sống hạnh phúc trong vườn Địa đàng, tuy nhiên vì phản nghịch lại lời Chúa căn dặn, nghe lời con rắn là ma quỉ cám dỗ, nên Ađam và Eva đã bị Thiên Chúa đuổi ra khỏi vườn Địa đàng. Đàn ông phải vất vả, đổ mồ hôi mới có miếng ăn. Đàn bà phải mang nặng đẻ đau.Nọc độc là sự chết đã lan tràn trên con người. Thế gian tưởng như đã tan tành theo tội lỗi. Thiên Chúa không bỏ rơi con người.Nên đã sai Con Một Yêu Dấu của Ngài là Đức Giêsu đến trần gian để cứu rỗi con người, cứu độ thế gian.
Bài đọc hai thánh Phaolô nói với tín hữu Roma :” Nơi đâu tội lỗi ngập tràn, nơi đó chứa chan ân sủng “. Điều này cho chúng ta hiểu rõ Thiên Chúa giầu lòng thương xót luôn yêu thương, tha thứ tội lỗi cho con người.Đáp ca là một lời cầu nguyện :” Lạy Chúa, xin dủ lòng xót thương, vì chúng con đắc tội với Ngài “.
Cả hai bài đọc và đáp ca cho chúng ta thấy:” Thiên Chúa là Đấng nhân từ, là Cha giầu lòng thương xót “. Chúa yêu thương con người và không bao giờ muốn con người phải hư đi. Hãy đọc Tin mừng dụ ngôn đồng tiền đánh mất, người con hoang đàng, con chiên lạc, người phụ nữ ngoại tình, tất cả nói lên tấm lòng đầy yêu thương của người Cha. Abba “ Cha ơi “ là lời gọi thân thương của mọi người kêu lên Thiên Chúa vì Ngài là Cha. Để khai mạc sứ vụ công khai, rao giảng Tin Mừng, giới thiệu Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã vào trong sa mạc để ăn chay, cầu nguyện, kết hợp với Chúa Cha.
Tin Mừng thánh Matthêu trong trích đoạn hôm nay cho hay Chúa Giêsu đã lướt thắng mọi chước ma quỉ cám dỗ. Bởi vì, ma quỉ cứ tưởng chúng đánh vào Chúa như đói, khát, tiền tài, danh vọng là Chúa có thể bị chùn bước.Tuy nhiên chúng đã hoàn toàn thất vọng vì Chúa là Chúa, không bao giờ ma quỉ có thể lừa dối được Ngài.Ma quỉ nói thế này :” Nếu Ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi “. Hay “ Nếu Ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng : Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá”.Hay quỉ nói :” Tôi sẽ cho Ông tất cả những thứ đó!Nếu Ông sấp mình bái lạy tôi “. Thật là kinh khủng những cơn cám dỗ đó. Nhưng Chúa đã lướt thắng và thẳng tay đuổi ma quỉ. Chúa Giêsu đã thắng tất cả nhờ vững tin vào Thiên Chúa Cha.
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta gặp biết bao thử thách cám dỗ, chúng ta đừng liều lĩnh phạm tội. Chúng ta phải luôn luôn bám chặt lấy Chúa. Chúa yêu thương mọi người, nhưng Chúa đòi hỏi con người phải vững tin vào Ngài. Chúng ta biết Chúng ta yếu đuối, do đó, chúng ta phải luôn tỉnh thức,cầu nguyện.Nhìn lên Chúa để thấy chúng ta còn đầy thiếu xót, đầy khiếm khuyết, chúng ta cần có ơn tha thứ của Chúa :” Lạy Chúa chúng con là kẻ tội lỗi, xin Chúa thư tha tội lỗi cho chúng con “.
Mùa chay là dịp tốt, là cơ hội thuận tiện để ăn năn, sám hối, biến đổi đời sống, nhìn vào Chúa hơn là nhìn vào ta, vì nhìn vào ta, ta dễ chủ quan cho là mình tốt lành…Nhìn vào Chúa để chúng ta xấu hổ mà hối lỗi vì Chúa đã phán:” Hãy trở nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện “” Hãy học cùng Chúa vì Chúa hiền lành và khiêm nhượng”. Chúng ta hãy cầu nguyện để khỏi sa vào cạm bẫy của ma quỉ.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chiến thắng ma quỉ, đã chiến thắng mọi cơn cám dỗ ma quỉ giăng mắc, xin Chúa ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con biết tỉnh thức, xa tránh mọi tội lỗi, xa tránh mọi mưu mô của ma quỉ.Xin Chúa tha thứ tội lỗi cho chúng con vì chúng con đắc tội với Chúa.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Mùa chay là mùa gì ?
2.Mùa chay là cơ hội gì ?
3.Ma quỉ cám dỗ Chúa thế nào ?
4.Mammôn là gì ?
Mt 4,1-11
CHÚA GIÊSU CHỊU MA QUỈ CÁM DỖ TRONG SA MẠC.
Năm phụng vụ lại xoay vần với Mua chay thánh. Đây là một cuộc hành trình đức tin bền bỉ, mãi mãi, không ngừng của người Kitô hữu.Đây là dịp thuận và là cơ hội thích hợp cho mọi Kitô hữu ăn năn, sám hối quay trở về với Chúa, với anh em.Mùa chay là mùa giúp người Kitô hữu hiểu thế nào là lòng nhân hậu thứ tha của Thiên Chúa.Mùa chay giúp người Kitô hữu đi vào cuộc thống khổ, sự chết và sống lại của Chúa Giêsu. Chính vì thế Mùa chay là Mùa người Kitô được Chúa ban nhiều ân huệ cách đặc biệt, nhưng Mùa chay cũng đòi hỏi người Kitô hữu cởi bỏ con người cũ, mặc lấy đời sống mới và mặc lấy chính Đức Kitô.
Bài đọc I trích trong Sách Sáng Thế Ký cho hay Thiên tạo dựng nên Ông Ađam và Bà Eva, hai Ông Bà nguyên tổ được sống hạnh phúc trong vườn Địa đàng, tuy nhiên vì phản nghịch lại lời Chúa căn dặn, nghe lời con rắn là ma quỉ cám dỗ, nên Ađam và Eva đã bị Thiên Chúa đuổi ra khỏi vườn Địa đàng. Đàn ông phải vất vả, đổ mồ hôi mới có miếng ăn. Đàn bà phải mang nặng đẻ đau.Nọc độc là sự chết đã lan tràn trên con người. Thế gian tưởng như đã tan tành theo tội lỗi. Thiên Chúa không bỏ rơi con người.Nên đã sai Con Một Yêu Dấu của Ngài là Đức Giêsu đến trần gian để cứu rỗi con người, cứu độ thế gian.
Bài đọc hai thánh Phaolô nói với tín hữu Roma :” Nơi đâu tội lỗi ngập tràn, nơi đó chứa chan ân sủng “. Điều này cho chúng ta hiểu rõ Thiên Chúa giầu lòng thương xót luôn yêu thương, tha thứ tội lỗi cho con người.Đáp ca là một lời cầu nguyện :” Lạy Chúa, xin dủ lòng xót thương, vì chúng con đắc tội với Ngài “.
Cả hai bài đọc và đáp ca cho chúng ta thấy:” Thiên Chúa là Đấng nhân từ, là Cha giầu lòng thương xót “. Chúa yêu thương con người và không bao giờ muốn con người phải hư đi. Hãy đọc Tin mừng dụ ngôn đồng tiền đánh mất, người con hoang đàng, con chiên lạc, người phụ nữ ngoại tình, tất cả nói lên tấm lòng đầy yêu thương của người Cha. Abba “ Cha ơi “ là lời gọi thân thương của mọi người kêu lên Thiên Chúa vì Ngài là Cha. Để khai mạc sứ vụ công khai, rao giảng Tin Mừng, giới thiệu Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã vào trong sa mạc để ăn chay, cầu nguyện, kết hợp với Chúa Cha.
Tin Mừng thánh Matthêu trong trích đoạn hôm nay cho hay Chúa Giêsu đã lướt thắng mọi chước ma quỉ cám dỗ. Bởi vì, ma quỉ cứ tưởng chúng đánh vào Chúa như đói, khát, tiền tài, danh vọng là Chúa có thể bị chùn bước.Tuy nhiên chúng đã hoàn toàn thất vọng vì Chúa là Chúa, không bao giờ ma quỉ có thể lừa dối được Ngài.Ma quỉ nói thế này :” Nếu Ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi “. Hay “ Nếu Ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng : Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá”.Hay quỉ nói :” Tôi sẽ cho Ông tất cả những thứ đó!Nếu Ông sấp mình bái lạy tôi “. Thật là kinh khủng những cơn cám dỗ đó. Nhưng Chúa đã lướt thắng và thẳng tay đuổi ma quỉ. Chúa Giêsu đã thắng tất cả nhờ vững tin vào Thiên Chúa Cha.
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta gặp biết bao thử thách cám dỗ, chúng ta đừng liều lĩnh phạm tội. Chúng ta phải luôn luôn bám chặt lấy Chúa. Chúa yêu thương mọi người, nhưng Chúa đòi hỏi con người phải vững tin vào Ngài. Chúng ta biết Chúng ta yếu đuối, do đó, chúng ta phải luôn tỉnh thức,cầu nguyện.Nhìn lên Chúa để thấy chúng ta còn đầy thiếu xót, đầy khiếm khuyết, chúng ta cần có ơn tha thứ của Chúa :” Lạy Chúa chúng con là kẻ tội lỗi, xin Chúa thư tha tội lỗi cho chúng con “.
Mùa chay là dịp tốt, là cơ hội thuận tiện để ăn năn, sám hối, biến đổi đời sống, nhìn vào Chúa hơn là nhìn vào ta, vì nhìn vào ta, ta dễ chủ quan cho là mình tốt lành…Nhìn vào Chúa để chúng ta xấu hổ mà hối lỗi vì Chúa đã phán:” Hãy trở nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện “” Hãy học cùng Chúa vì Chúa hiền lành và khiêm nhượng”. Chúng ta hãy cầu nguyện để khỏi sa vào cạm bẫy của ma quỉ.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chiến thắng ma quỉ, đã chiến thắng mọi cơn cám dỗ ma quỉ giăng mắc, xin Chúa ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con biết tỉnh thức, xa tránh mọi tội lỗi, xa tránh mọi mưu mô của ma quỉ.Xin Chúa tha thứ tội lỗi cho chúng con vì chúng con đắc tội với Chúa.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Mùa chay là mùa gì ?
2.Mùa chay là cơ hội gì ?
3.Ma quỉ cám dỗ Chúa thế nào ?
4.Mammôn là gì ?
Suy niệm Thứ Tư Lễ Tro: Bước vào tập luyện chiến đấu thiêng liêng
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:30 02/03/2014
Suy niệm Thứ Tư Lễ Tro: Bước vào tập luyện chiến đấu thiêng liêng
(Mt 6, 1-6; 16-18)
Lễ Tro, khai mạc Mùa Chay Thánh, bằng nghi thức làm phép tro và mỗi người nhận tro trên đầu, cùng lúc đó sẽ nghe được một trong hai câu Lời Chúa : Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng, hoặc : Ta là thân cát bụi sẽ trở về cát bụi (SLRM).
Mỗi khi Mùa Chay về, chúng ta nghe văng vẳng bên tai lời Chúa mời gọi: "Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van" (Joel 2,12).
Như thế, hai ý tưởng trong Mùa Chay Thánh luôn song hành với nhau, thứ nhất : chúng ta là những con người yếu đuối, tội lỗi; thứ hai : Thiên Chúa là Người Cha giàu lòng thương xót, Ngài luôn yêu thương chúng ta, Ngài sẵn sàng tha thứ và ban cho chúng ta sức mạnh với tình thương. Vì yếu đuối nên cần đến ơn Chúa, vì tội lỗi nên muốn được Chúa thứ tha, nhưng để lãnh nhận được ơn tha thứ thì cẩn phải trở về với Thiên Chúa trong cầu nguyện, trong chay tịnh và nước mắt, hướng tới tha nhân. Đó là ba việc phải làm trong Mùa Chay Thánh.
Ăn chay
Cầu nguyện
Và bố thí
Là ba việc cần phải làm trong Mùa Chay, vì nó diễn tả ba chiều kích, ba mối tương quan giữa đương sự với Thiên Chúa và với anh em. Tương quan với Thiên Chúa là cầu nguyện, với tha nhân là bố thí và với chính mình là ăn chay. Ba tương quan này đồng hành với nhau và thể hiện cùng một lúc trong đời sống thường nhật của người kitô hữu.
Để ba tương quan này gắn kết với nhau, điều kiện đã được Chúa Giêsu nói rõ đó là : nội tâm. Những việc chúng ta làm trong Mùa Chay xuất phát từ sâu thẳm của tâm hồn hướng lên Thiên Chúa và hướng đến anh em, chứ không phải là hình thức bên ngoài. Vì thế, ăn chay, cầu nguyện cũng như bố thì là những việc được làm vì đẹp lòng Chúa, chứ không phải cho người ta thấy.
Trước hết phải khiêm nhường
Ăn chay, tiếng La tinh là jejunium, nghĩa là : " tự nhịn bất kỳ thức ăn nào". Khi nhịn chay, con người nhận ra mình lệ thuộc vào Thiên Chúa, "hạ mình" trước mặt Chúa, vì cảm thấy mình mỏng giòn, yếu đuối như tác giả Thánh vịnh nói : " Phần tôi, những ngày chúng đau yếu, tôi đã từng khoác áo nhặm vào thân, lại ăn chay để hãm mình phạt xác, lòng tôi ấp ủ câu kinh lời nguyện” ( Tv 34, 13).
Khiêm nhường khi ăn chay còn để Chúa thấy rằng chúng ta chẳng là gì nếu không có Chúa và thiết tha kêu cầu Chúa : " Bấy giờ tất cả con cái Ít-ra-en và toàn dân đã lên Bết Ên; họ ngồi khóc tại đây trước nhan Ðức Chúa. Hôm ấy họ ăn chay cho đến chiều. Rồi họ dâng lễ toàn thiêu và lễ kỳ an lên trước nhan Ðức Chúa " (x. Tl 20, 26) ; " Vua Ða-vít cầu khẩn Thiên Chúa cho đứa trẻ, vua ăn chay nhiệm nhặt, và khi về nhà ngủ đêm thì nằm dưới đất ; Vua trả lời: "Bao lâu đứa bé còn sống, ta ăn chay và khóc lóc vì ta tự bảo: "Biết đâu Ðức Chúa sẽ thương xót ta và đứa bé sẽ sống! " (2 S 12, 16.22), nhất là nhận biết mình là tội lỗi, là hư vô và cầu xin ơn Chúa tha : " Tôi ăn chay, mặc áo vải thô và rắc tro lên đầu rồi ngẩng mặt lên Chúa Thượng là Thiên Chúa, để dâng lời khẩn nguyện nài van". (Dn 9, 3). Việc giữ chay thể xác chỉ có ý nghĩa khi nhịn ăn đi kèm với việc trách xa tội lỗi : " Chúng nói: "Chúng tôi ăn chay, sao Ngài không thấy, chúng tôi hãm mình, sao Ngài chẳng hay?"... Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày con người phải thực hành khổ chế? Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải chăng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Ðức Chúa? Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc,trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? " (x. Is 58, 1-12), nếu không nó chỉ là phô trương.
Đừng phô trương
Chính Chúa Giêsu đã cảnh báo : "Các người hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để cho thiên hạ trông thấy…khi các người bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng… Các ngươi có bố thì, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc ngươi bố thí được giữ kín. Và Cha ngươi, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho người " (Mt 6, 1-6).
Trong Kinh Thánh, Chúa tố cáo mạnh nhất cái vẻ bề ngoài, hay là giả hình. Vi khi giả hình, con người giáng cấp Thiên Chúa, họ đặt Ngài xuống hàng thứ hai, đặt tạo vật, công chúng lên chỗ nhất: "Người phàm chỉ thấy điều mắt thấy, còn Đức Chúa thí thấy tận đáy lòng" (1 Sm 16, 7). Trau dồi dáng vẻ bên ngoài của chúng ta hơn tâm hồn chúng ta có nghĩa là coi người phàm trọng hơn Thiên Chúa.
Như vậy, vẻ bề ngoài hay sự giả hình tự bản chất là một sự thiếu đức tin: nhưng đó cũng là một sự thiếu đức bác ái đối với tha nhân theo nghĩa nó có xu hướng qui những con người thành những kẻ say mê. Sự giả hình không công nhận phẩm giá thích đáng của họ, nhưng thấy họ tùy thuộc hình ảnh của chính mình. Thiếu đức tin và thiếu đức bác ái, việc làm sẽ trở nên vô ích, nên không có được công phúc gì.
Sống cậy trông vào Chúa
Sai lầm lớn nhất của nền văn hóa hiện nay là tin rằng con người có thể có hạnh phúc mà không cần Thiên Chúa. Như thế khi loại bỏ điều sâu thẳm trong con người, người ta chối bỏ điều liên kết con người với Thiên Chúa là Đấng ban sự sống ... theo Đức Thánh Cha Phanxicô, đó là một tội ác, vì tước mất của người nghèo sự hiện diện của Thiên Chúa, mà cũng vì xem rằng con người có thể sống như thể không có Thiên Chúa, phủ nhận chiều kích thụ tạo và sự lệ thuộc của con người vào Thiên Chúa, không cậy dựa vào Chúa (x. Sứ điệp Mùa Chay 2014).
Người nghèo bị tước mất Thiên Chúa, và người giầu không cần đến Thiên Chúa, cả hai hạng người này đều được Giáo Hội quan tâm. Giáo Hội nhìn đến những ai đang thiếu thốn, không chỉ do nỗi khốn khổ về tâm linh, vốn thường ẩn chứa trong lòng mọi người và làm cho họ day dứt, dù họ có nhiều của cải... Khốn khổ vật chất là sống trong điều kiện không xứng với phẩm giá con người. Khốn khổ luân lý là nô lệ cho thói xấu và tội lỗi, có thể dẫn đến khốn khổ vật chất, và luôn đi đến chỗ khốn khổ tâm linh, đó là khi người ta xa rời Thiên Chúa, khước từ tình yêu của Ngài.
Đó là lý do mùa chay năm nay Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi chúng ta suy tư lời của thánh Phaolô : "Thực vậy, anh chị em biết lòng quảng đại của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta: Ngài giàu sang, nhưng đã trở nên nghèo vì anh chị em, để anh chị em trở nên giàu sang nhờ cái nghèo của Ngài " (2 Cr 8,9). Sự giàu có đích thực của Chúa Giêsu là phận làm Con Thiên Chúa, đã nên người nghèo khó để chúng ta được làm con Thiên Chúa, trở nên giàu có nhờ sự khó nghèo của Ngài. Con người giầu vì được làm con Thiên Chúa theo bản tính. Con Thiên Chúa thấy cái nghèo của chúng ta, nên đã thi hành ý Chúa Cha, hạ mình nhập thể, chịu chết, sống lại để cứu chuộc chúng ta. Chúng ta cũng thế, làm sao để cái nghèo của anh em chạm đến con tim chúng ta, hầu chúng ta có thế giúp người anh em ta đang khao khát ơn cứu độ (x. Sứ điệp Mùa Chay 2014).
Xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ những quyết tâm của chúng ta trong suốt hành trình của Mùa Chay Thánh này cho nên. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 6, 1-6; 16-18)
Lễ Tro, khai mạc Mùa Chay Thánh, bằng nghi thức làm phép tro và mỗi người nhận tro trên đầu, cùng lúc đó sẽ nghe được một trong hai câu Lời Chúa : Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng, hoặc : Ta là thân cát bụi sẽ trở về cát bụi (SLRM).
Mỗi khi Mùa Chay về, chúng ta nghe văng vẳng bên tai lời Chúa mời gọi: "Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van" (Joel 2,12).
Như thế, hai ý tưởng trong Mùa Chay Thánh luôn song hành với nhau, thứ nhất : chúng ta là những con người yếu đuối, tội lỗi; thứ hai : Thiên Chúa là Người Cha giàu lòng thương xót, Ngài luôn yêu thương chúng ta, Ngài sẵn sàng tha thứ và ban cho chúng ta sức mạnh với tình thương. Vì yếu đuối nên cần đến ơn Chúa, vì tội lỗi nên muốn được Chúa thứ tha, nhưng để lãnh nhận được ơn tha thứ thì cẩn phải trở về với Thiên Chúa trong cầu nguyện, trong chay tịnh và nước mắt, hướng tới tha nhân. Đó là ba việc phải làm trong Mùa Chay Thánh.
Ăn chay
Cầu nguyện
Và bố thí
Là ba việc cần phải làm trong Mùa Chay, vì nó diễn tả ba chiều kích, ba mối tương quan giữa đương sự với Thiên Chúa và với anh em. Tương quan với Thiên Chúa là cầu nguyện, với tha nhân là bố thí và với chính mình là ăn chay. Ba tương quan này đồng hành với nhau và thể hiện cùng một lúc trong đời sống thường nhật của người kitô hữu.
Để ba tương quan này gắn kết với nhau, điều kiện đã được Chúa Giêsu nói rõ đó là : nội tâm. Những việc chúng ta làm trong Mùa Chay xuất phát từ sâu thẳm của tâm hồn hướng lên Thiên Chúa và hướng đến anh em, chứ không phải là hình thức bên ngoài. Vì thế, ăn chay, cầu nguyện cũng như bố thì là những việc được làm vì đẹp lòng Chúa, chứ không phải cho người ta thấy.
Trước hết phải khiêm nhường
Ăn chay, tiếng La tinh là jejunium, nghĩa là : " tự nhịn bất kỳ thức ăn nào". Khi nhịn chay, con người nhận ra mình lệ thuộc vào Thiên Chúa, "hạ mình" trước mặt Chúa, vì cảm thấy mình mỏng giòn, yếu đuối như tác giả Thánh vịnh nói : " Phần tôi, những ngày chúng đau yếu, tôi đã từng khoác áo nhặm vào thân, lại ăn chay để hãm mình phạt xác, lòng tôi ấp ủ câu kinh lời nguyện” ( Tv 34, 13).
Khiêm nhường khi ăn chay còn để Chúa thấy rằng chúng ta chẳng là gì nếu không có Chúa và thiết tha kêu cầu Chúa : " Bấy giờ tất cả con cái Ít-ra-en và toàn dân đã lên Bết Ên; họ ngồi khóc tại đây trước nhan Ðức Chúa. Hôm ấy họ ăn chay cho đến chiều. Rồi họ dâng lễ toàn thiêu và lễ kỳ an lên trước nhan Ðức Chúa " (x. Tl 20, 26) ; " Vua Ða-vít cầu khẩn Thiên Chúa cho đứa trẻ, vua ăn chay nhiệm nhặt, và khi về nhà ngủ đêm thì nằm dưới đất ; Vua trả lời: "Bao lâu đứa bé còn sống, ta ăn chay và khóc lóc vì ta tự bảo: "Biết đâu Ðức Chúa sẽ thương xót ta và đứa bé sẽ sống! " (2 S 12, 16.22), nhất là nhận biết mình là tội lỗi, là hư vô và cầu xin ơn Chúa tha : " Tôi ăn chay, mặc áo vải thô và rắc tro lên đầu rồi ngẩng mặt lên Chúa Thượng là Thiên Chúa, để dâng lời khẩn nguyện nài van". (Dn 9, 3). Việc giữ chay thể xác chỉ có ý nghĩa khi nhịn ăn đi kèm với việc trách xa tội lỗi : " Chúng nói: "Chúng tôi ăn chay, sao Ngài không thấy, chúng tôi hãm mình, sao Ngài chẳng hay?"... Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày con người phải thực hành khổ chế? Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải chăng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Ðức Chúa? Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc,trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? " (x. Is 58, 1-12), nếu không nó chỉ là phô trương.
Đừng phô trương
Chính Chúa Giêsu đã cảnh báo : "Các người hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để cho thiên hạ trông thấy…khi các người bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng… Các ngươi có bố thì, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc ngươi bố thí được giữ kín. Và Cha ngươi, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho người " (Mt 6, 1-6).
Trong Kinh Thánh, Chúa tố cáo mạnh nhất cái vẻ bề ngoài, hay là giả hình. Vi khi giả hình, con người giáng cấp Thiên Chúa, họ đặt Ngài xuống hàng thứ hai, đặt tạo vật, công chúng lên chỗ nhất: "Người phàm chỉ thấy điều mắt thấy, còn Đức Chúa thí thấy tận đáy lòng" (1 Sm 16, 7). Trau dồi dáng vẻ bên ngoài của chúng ta hơn tâm hồn chúng ta có nghĩa là coi người phàm trọng hơn Thiên Chúa.
Như vậy, vẻ bề ngoài hay sự giả hình tự bản chất là một sự thiếu đức tin: nhưng đó cũng là một sự thiếu đức bác ái đối với tha nhân theo nghĩa nó có xu hướng qui những con người thành những kẻ say mê. Sự giả hình không công nhận phẩm giá thích đáng của họ, nhưng thấy họ tùy thuộc hình ảnh của chính mình. Thiếu đức tin và thiếu đức bác ái, việc làm sẽ trở nên vô ích, nên không có được công phúc gì.
Sống cậy trông vào Chúa
Sai lầm lớn nhất của nền văn hóa hiện nay là tin rằng con người có thể có hạnh phúc mà không cần Thiên Chúa. Như thế khi loại bỏ điều sâu thẳm trong con người, người ta chối bỏ điều liên kết con người với Thiên Chúa là Đấng ban sự sống ... theo Đức Thánh Cha Phanxicô, đó là một tội ác, vì tước mất của người nghèo sự hiện diện của Thiên Chúa, mà cũng vì xem rằng con người có thể sống như thể không có Thiên Chúa, phủ nhận chiều kích thụ tạo và sự lệ thuộc của con người vào Thiên Chúa, không cậy dựa vào Chúa (x. Sứ điệp Mùa Chay 2014).
Người nghèo bị tước mất Thiên Chúa, và người giầu không cần đến Thiên Chúa, cả hai hạng người này đều được Giáo Hội quan tâm. Giáo Hội nhìn đến những ai đang thiếu thốn, không chỉ do nỗi khốn khổ về tâm linh, vốn thường ẩn chứa trong lòng mọi người và làm cho họ day dứt, dù họ có nhiều của cải... Khốn khổ vật chất là sống trong điều kiện không xứng với phẩm giá con người. Khốn khổ luân lý là nô lệ cho thói xấu và tội lỗi, có thể dẫn đến khốn khổ vật chất, và luôn đi đến chỗ khốn khổ tâm linh, đó là khi người ta xa rời Thiên Chúa, khước từ tình yêu của Ngài.
Đó là lý do mùa chay năm nay Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi chúng ta suy tư lời của thánh Phaolô : "Thực vậy, anh chị em biết lòng quảng đại của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta: Ngài giàu sang, nhưng đã trở nên nghèo vì anh chị em, để anh chị em trở nên giàu sang nhờ cái nghèo của Ngài " (2 Cr 8,9). Sự giàu có đích thực của Chúa Giêsu là phận làm Con Thiên Chúa, đã nên người nghèo khó để chúng ta được làm con Thiên Chúa, trở nên giàu có nhờ sự khó nghèo của Ngài. Con người giầu vì được làm con Thiên Chúa theo bản tính. Con Thiên Chúa thấy cái nghèo của chúng ta, nên đã thi hành ý Chúa Cha, hạ mình nhập thể, chịu chết, sống lại để cứu chuộc chúng ta. Chúng ta cũng thế, làm sao để cái nghèo của anh em chạm đến con tim chúng ta, hầu chúng ta có thế giúp người anh em ta đang khao khát ơn cứu độ (x. Sứ điệp Mùa Chay 2014).
Xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ những quyết tâm của chúng ta trong suốt hành trình của Mùa Chay Thánh này cho nên. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Sống đơn sơ thanh đạm và chia sẻ của cải với các anh chị em túng thiếu
Linh Tiến Khải
10:37 02/03/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người sống đơn sơ thanh đạm và chia sẻ của cải với các anh chị em cần được trợ giúp nhất, đặc biệt trong mùa Chay sắp bắt đầu. Ngài cũng kêu gọi các phe liên hệ tại Ucraine vượt thắng các khó khăn để cùng nhau xây dựng tương lai quốc gia, đồng thời và cầu mong cộng đồng quốc tế hỗ trợ mọi sáng kiến đốithoại và hòa hợp.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật hôm qua. Cho dù trời mưa những cũng đã có hơn 40.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền tin với Đức Thánh Cha.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nhắc tới Phúc Âm đề cập tới sự quan phòng của Thiên Chúa, là một trong các sự thật an ủi nhất. Ngài nói: Ngôn sứ Isaia trình bầy nó với hình ảnh tình yêu thương tràn đầy hiền dịu: ”Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49,15). Thiên Chúa quan phòng yêu thương săn sóc lo lắng cho chúng ta. Thật là đẹp biết bao! Lời mời gọi tin tưởng nơi Thiên Chúa này cũng tìm thấy một văn bản song song trong lời Chúa Giêsu như ghi trong Phúc Âm thánh Mátthêu: ”Các con hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo không gặt cũng không tích trữ trong kho lẫm, thế mà Cha các con trên Trời nuôi chúng... Các con hãy xem các bông huệ mọc ngoài đồng. Chúng không nhọc công, không kéo sợi. Nhưng Thầy bảo cho các con biết ngay cả vua Salmon, dù vinh hoa tột bậc cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy” (Mt 6,28-29),
Khi nghĩ tới biết bao nhiêu người sống trong các điều kiện tạm bợ, hay trong bần cùng xúc phạm đến nhân phẩm của họ, các lời này của Chúa Giêsu xem ra trừu tượng, nếu không nói là ảo tượng. Nhưng trên thực tế chúng thời sự hơn bao giờ hết! Chúng nhắc cho chúng ta biết rằng không thể phục vụ hai chủ: Thiên Chúa và tiền của. Đức Thánh Cha giải thích như sau:
Cho tới khi nào mỗi người tìm thu tích cho chính mình, sẽ không có công bằng. Trái lại, nếu chúng ta tín thác nơi sự quan phòng của Thiên Chúa cùng nhau tìm kiếm Nước Người, thì khi đó sẽ không có ai thiếu thốn điều cần thiết dể sống một cách xứng đáng. Một con tim bị xâm chiếm bởi sự khao khát chiếm hữu là một con tim trỗng rỗng Thiên Chúa. Vì vậy Chúa Giêsu đã nhiều lần cảnh cáo người giầu, bởi vì họ có nguy cơ lớn đặt an ninh nơi của cải thế gian này. Trong một con tim bị chiếm hữu bởi giàu sang, thì không có nhiều chỗ cho đức tin. Trái lại, nếu dành chỗ nhất cho Thiên Chúa, thì khi đó tình yêu của Người dẫn đưa tới chỗ chia sẻ các của cải giầu sang, để chúng phục vụ các dự án liên đới và phát triển, như biết bao nhiêu gương sáng cả mới đây nữa trong lịch sử Giáo Hội chứng minh cho thấy.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói con đường mà Chúa Giêsu chỉ xem ra có thể ít thực tế đối với tâm thức chung và đối với các vấn đề của cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng nếu suy nghĩ cho thấu đáo, nó đem chúng ta tới cái thang giá trị đúng đắn. Chúa nói: ”Sự sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân xác chẳng trọng hơn áo mặc sao?” (Mt 6,25). Và Đức Thánh Cha rút ra giải pháp cụ thể cho cuộc sống con người như sau:
Để cho không ai phải thiếu bánh ăn, nước uống, áo mặc, nhà ở, việc làm và sức khỏe, tất cả chúng ta cần nhận biết mình là con cái của Thiên Chúa Cha trên Trời, vì thế là anh chị em với nhau, và có cung cách hành xử đúng như con cái Chúa và anh chị em với nhau. Và như thế sự quan phòng của Thiên Chúa đi ngang qua việc chúng ta phục vu tha nhân, sự chia sẻ của chúng ta với người khác. Và khi Thiên Chúa gọi chúng ta ra khỏi đời này, chúng ta chỉ có thể đem theo những gi chúng ta đã chia sẻ. Bởi vì anh chi em biết không? Khăn liệm xác không có túi! Tốt hơn là chia sẻ, bởi vì chúng ta chỉ mang về Trời điều mà chúng ta đã chia sẻ với tha nhân. Tôi đã nhắc lại điều này trong sứ điệp cho Ngày Hòa Bìn Thế giới mùng 1 tháng giêng năm nay: con đường cho hòa bình là tình huynh đệ.
Dưới ánh sáng Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay, chúng ta hãy khẩn nài Đức Trinh Nữ Maria như Mẹ sự Quan Phong của Thiên Chúa. Chúng ta hãy tín thác cho Mẹ cuộc sống của chúng ta, con đường của Giáo Hội và của nhân loại. Đặc biệt chúng ta hãy khẩn nài sự bầu cử của Mẹ để chúng ta tất cả cố gắng sống một kiểu sống đơn sơ thanh đạn, chú ý tới nhu cầu của các anh chị em cần trợ giúp nhất.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã xin mọi người cầu nguyện cho dân nước Ucraine đang trải qua tình trạng tế nhị hiện nay. Như đã biết, sau khi quốc hội Ucraine truất phế tổng thống Yakonovich, người dân vùng Crimea phò Nga đòi hiệp nhất với Nga. Quốc Hội Nga đã bỏ phiếu chấp thuận cho tổng thống Putin gửi binh sĩ Nga sang Crimea. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu châu đã mạnh mẽ lên án việc can thiệp quân sự của Nga tại Crimea, và coi đó là vi phạm quyền quốc tế; nhưng tổng thống Putin trả lời rằng nước Nga có quyền bảo vệ các lợi lộc của mình trong vùng này. Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã triệu tập phiên hop khẩn và ông tổng thư ký Ban Ki Moon kêu gọi mọi phía bình tình đối thoại để tìm giải pháp. Người ta có cảm tưởng thế giới lại trở về thời kỳ chiến tranh lạnh.
Sau khi chào các nhóm tín hữu đến từ nhiều giáo phận Italia, Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết Mùa Chay sẽ bắt đầu trong tuần tới này. Nó là con đường dẫn dân Chúa tiến về lễ Phục Sinh, con đường của sám hối, chống lại sự dữ với khí giới là lời cầu nguyện, việc ăn chay và lòng thương xót. Nhân loại cần đến công lý hòa giải, hòa bình, nhưng sẽ chỉ có chúng, khi hết lòng quay trở về với Thiên Chúa là nguồn mạch của chúng. Sau cùng Đức Thánh Cha nói: Chúng ta hãy bước vào mùa Chay trong tinh thần liên đới huynh đệ với tất cả những ai trong các thời gian này đang bị thử thách bởi bất công và xung khắc bạo lực.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật hôm qua. Cho dù trời mưa những cũng đã có hơn 40.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền tin với Đức Thánh Cha.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nhắc tới Phúc Âm đề cập tới sự quan phòng của Thiên Chúa, là một trong các sự thật an ủi nhất. Ngài nói: Ngôn sứ Isaia trình bầy nó với hình ảnh tình yêu thương tràn đầy hiền dịu: ”Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49,15). Thiên Chúa quan phòng yêu thương săn sóc lo lắng cho chúng ta. Thật là đẹp biết bao! Lời mời gọi tin tưởng nơi Thiên Chúa này cũng tìm thấy một văn bản song song trong lời Chúa Giêsu như ghi trong Phúc Âm thánh Mátthêu: ”Các con hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo không gặt cũng không tích trữ trong kho lẫm, thế mà Cha các con trên Trời nuôi chúng... Các con hãy xem các bông huệ mọc ngoài đồng. Chúng không nhọc công, không kéo sợi. Nhưng Thầy bảo cho các con biết ngay cả vua Salmon, dù vinh hoa tột bậc cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy” (Mt 6,28-29),
Khi nghĩ tới biết bao nhiêu người sống trong các điều kiện tạm bợ, hay trong bần cùng xúc phạm đến nhân phẩm của họ, các lời này của Chúa Giêsu xem ra trừu tượng, nếu không nói là ảo tượng. Nhưng trên thực tế chúng thời sự hơn bao giờ hết! Chúng nhắc cho chúng ta biết rằng không thể phục vụ hai chủ: Thiên Chúa và tiền của. Đức Thánh Cha giải thích như sau:
Cho tới khi nào mỗi người tìm thu tích cho chính mình, sẽ không có công bằng. Trái lại, nếu chúng ta tín thác nơi sự quan phòng của Thiên Chúa cùng nhau tìm kiếm Nước Người, thì khi đó sẽ không có ai thiếu thốn điều cần thiết dể sống một cách xứng đáng. Một con tim bị xâm chiếm bởi sự khao khát chiếm hữu là một con tim trỗng rỗng Thiên Chúa. Vì vậy Chúa Giêsu đã nhiều lần cảnh cáo người giầu, bởi vì họ có nguy cơ lớn đặt an ninh nơi của cải thế gian này. Trong một con tim bị chiếm hữu bởi giàu sang, thì không có nhiều chỗ cho đức tin. Trái lại, nếu dành chỗ nhất cho Thiên Chúa, thì khi đó tình yêu của Người dẫn đưa tới chỗ chia sẻ các của cải giầu sang, để chúng phục vụ các dự án liên đới và phát triển, như biết bao nhiêu gương sáng cả mới đây nữa trong lịch sử Giáo Hội chứng minh cho thấy.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói con đường mà Chúa Giêsu chỉ xem ra có thể ít thực tế đối với tâm thức chung và đối với các vấn đề của cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng nếu suy nghĩ cho thấu đáo, nó đem chúng ta tới cái thang giá trị đúng đắn. Chúa nói: ”Sự sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân xác chẳng trọng hơn áo mặc sao?” (Mt 6,25). Và Đức Thánh Cha rút ra giải pháp cụ thể cho cuộc sống con người như sau:
Để cho không ai phải thiếu bánh ăn, nước uống, áo mặc, nhà ở, việc làm và sức khỏe, tất cả chúng ta cần nhận biết mình là con cái của Thiên Chúa Cha trên Trời, vì thế là anh chị em với nhau, và có cung cách hành xử đúng như con cái Chúa và anh chị em với nhau. Và như thế sự quan phòng của Thiên Chúa đi ngang qua việc chúng ta phục vu tha nhân, sự chia sẻ của chúng ta với người khác. Và khi Thiên Chúa gọi chúng ta ra khỏi đời này, chúng ta chỉ có thể đem theo những gi chúng ta đã chia sẻ. Bởi vì anh chi em biết không? Khăn liệm xác không có túi! Tốt hơn là chia sẻ, bởi vì chúng ta chỉ mang về Trời điều mà chúng ta đã chia sẻ với tha nhân. Tôi đã nhắc lại điều này trong sứ điệp cho Ngày Hòa Bìn Thế giới mùng 1 tháng giêng năm nay: con đường cho hòa bình là tình huynh đệ.
Dưới ánh sáng Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay, chúng ta hãy khẩn nài Đức Trinh Nữ Maria như Mẹ sự Quan Phong của Thiên Chúa. Chúng ta hãy tín thác cho Mẹ cuộc sống của chúng ta, con đường của Giáo Hội và của nhân loại. Đặc biệt chúng ta hãy khẩn nài sự bầu cử của Mẹ để chúng ta tất cả cố gắng sống một kiểu sống đơn sơ thanh đạn, chú ý tới nhu cầu của các anh chị em cần trợ giúp nhất.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã xin mọi người cầu nguyện cho dân nước Ucraine đang trải qua tình trạng tế nhị hiện nay. Như đã biết, sau khi quốc hội Ucraine truất phế tổng thống Yakonovich, người dân vùng Crimea phò Nga đòi hiệp nhất với Nga. Quốc Hội Nga đã bỏ phiếu chấp thuận cho tổng thống Putin gửi binh sĩ Nga sang Crimea. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu châu đã mạnh mẽ lên án việc can thiệp quân sự của Nga tại Crimea, và coi đó là vi phạm quyền quốc tế; nhưng tổng thống Putin trả lời rằng nước Nga có quyền bảo vệ các lợi lộc của mình trong vùng này. Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã triệu tập phiên hop khẩn và ông tổng thư ký Ban Ki Moon kêu gọi mọi phía bình tình đối thoại để tìm giải pháp. Người ta có cảm tưởng thế giới lại trở về thời kỳ chiến tranh lạnh.
Sau khi chào các nhóm tín hữu đến từ nhiều giáo phận Italia, Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết Mùa Chay sẽ bắt đầu trong tuần tới này. Nó là con đường dẫn dân Chúa tiến về lễ Phục Sinh, con đường của sám hối, chống lại sự dữ với khí giới là lời cầu nguyện, việc ăn chay và lòng thương xót. Nhân loại cần đến công lý hòa giải, hòa bình, nhưng sẽ chỉ có chúng, khi hết lòng quay trở về với Thiên Chúa là nguồn mạch của chúng. Sau cùng Đức Thánh Cha nói: Chúng ta hãy bước vào mùa Chay trong tinh thần liên đới huynh đệ với tất cả những ai trong các thời gian này đang bị thử thách bởi bất công và xung khắc bạo lực.
ĐTC kêu gọi đối thọai giải quyết khủng hoảng chính trị tại Ukraine.
Nguyễn Long Thao
11:30 02/03/2014
VATICAN 2/3/2014– Các hãng thông tấn quốc tế hôm nay đều đưa tin Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới hãy cùng đối thoại để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine.
Ngỏ lời với hàng ngàn người tại quảng trường Thánh Phêrô trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật 2 tháng 3 năm 2014, Đức Thánh Cha nói “ Với Ukraine, tôi khẩn thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy ủng hộ mọi sáng kiến đối thoại và hòa hiệp.”
Ngài cũng kêu gọi mọi thành phần trong xã hội Ukraine hãy cùng nhau vượt qua mọi hiểu lầm và cùng nhau xây dựng tương lai cho Ukraine
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong ngày thứ Năm tuần qua, lực lượng quân sự Nga đã đem quân vào bán đảo Crimea của Ukraine là nơi có đông người nói tiếng Nga và họ có lập trường ngả về phía Liên Bang Nga, trong khi đó số đông người Ukraine ở vùng Kiev nói tiếng Ukraine có lập trường ngả về phiá Tây Âu. Diễn biến này theo sau các cuộc biểu tình của dân chúng Ukraine lật đổ tổng thống Viktor Yanukovych thân Nga
Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn khi lính Nga đã kiểm soát và kéo cờ Nga trên các tòa nhà chính phủ của bán đảo Crimea. Trong khi đó tại đây cũng đã xẩy ra các cuộc đánh nhau giữa người ủng hộ Nga và người ủng hộ Kiev. Tin cuối cùng cho biết chính quyền lâm thời Ukraine đã ra lệnh động viên quân đội trừ bị.
Ngỏ lời với hàng ngàn người tại quảng trường Thánh Phêrô trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật 2 tháng 3 năm 2014, Đức Thánh Cha nói “ Với Ukraine, tôi khẩn thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy ủng hộ mọi sáng kiến đối thoại và hòa hiệp.”
Ngài cũng kêu gọi mọi thành phần trong xã hội Ukraine hãy cùng nhau vượt qua mọi hiểu lầm và cùng nhau xây dựng tương lai cho Ukraine
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong ngày thứ Năm tuần qua, lực lượng quân sự Nga đã đem quân vào bán đảo Crimea của Ukraine là nơi có đông người nói tiếng Nga và họ có lập trường ngả về phía Liên Bang Nga, trong khi đó số đông người Ukraine ở vùng Kiev nói tiếng Ukraine có lập trường ngả về phiá Tây Âu. Diễn biến này theo sau các cuộc biểu tình của dân chúng Ukraine lật đổ tổng thống Viktor Yanukovych thân Nga
Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn khi lính Nga đã kiểm soát và kéo cờ Nga trên các tòa nhà chính phủ của bán đảo Crimea. Trong khi đó tại đây cũng đã xẩy ra các cuộc đánh nhau giữa người ủng hộ Nga và người ủng hộ Kiev. Tin cuối cùng cho biết chính quyền lâm thời Ukraine đã ra lệnh động viên quân đội trừ bị.
Top Stories
The Pope: the Church in Latin America must not squander the treasure of youth
ViS
09:25 02/03/2014
Vatican City, 28 February 2014 (VIS) – This morning the Holy Father received in audience the Commission for Latin America, which today concluded its plenary session. Pope Francis emphasised that the Commission has dedicated its work during these days to the millions of young people in Latin America and the Caribbean “who live in conditions of 'educational emergency' and for whom it is necessary to pose the fundamental question of the 'traditio' of faith and how the Church wishes to imitate Jesus in His approach to the young”.
“It is worth following the example Jesus Christ gives us”, he repeated, “an example of commitment, of service, of selfless love, of the struggle for justice and truth. The Holy Mother Church is convinced that the best teacher for the young is Jesus Christ. She wishes to instil in them these same sentiments, showing them how beautiful it is to live as He did, banishing selfishness and allowing oneself to be drawn by the beauty of goodness. He who truly knows Jesus does not stay on the couch, but rather takes on His style of life, becoming a missionary disciple of His Gospel, bearing enthusiastic witness to faith, and sparing no sacrifice”.
The Pope recalled Jesus' encounter with the rich youth, and emphasised three aspects. First, welcome: Jesus' first gesture, and also ours, it precedes every form of instruction or apostolic mission. “Be close to the young in every area of life: in school, family, work. … Many young people experience serious problems. They face difficulties in school, unemployment, loneliness, the bitterness of disunited families. These are difficult moments, in which they experience frustration and helplessness; they become vulnerable to drug abuse, sex without love, violence ... we must not abandon the young, or leave them at the roadside; they have a great need to feel valued in their dignity, surrounded by affection, and understood”.
Secondly, Pope Francis spoke about the importance of frank and cordial dialogue, just as Jesus listened to the youth's worries and helped to clear them up. “Jesus listened, without condemning; he was without prejudice, he did not speak about the usual things. In the same way, the young want to feel at home in Church. Not only must the Church open her doors to them; she must actively seek them”.
Finally, the Pontiff underlined the invitation that Jesus makes to the youth to follow him, and emphasised the need for the young to hear this invitation. They must hear that Christ is not a character in a novel, but a living person, who wants to share their irrepressible desire for life, commitment, and dedication. If we content ourselves with offering them mere human comfort, we let them down. It is important to offer them the best we have: Jesus Christ, His Gospel, and with Him, a new horizon, which enables them to face life with coherence, honesty and high-mindedness. They see the evils of the world and do not keep quiet, they place their finger on the wound and ask for a better world, admitting no substitutes. They want to be in control of their present and builders of a future in which there is no place for lies, corruption and the lack of solidarity. … The Church in Latin America must not squander the treasure of youth”.
Before concluding, the Pope urged the Commission to face this challenge with resolve. “The young are waiting for us. We must not let them down”.
“It is worth following the example Jesus Christ gives us”, he repeated, “an example of commitment, of service, of selfless love, of the struggle for justice and truth. The Holy Mother Church is convinced that the best teacher for the young is Jesus Christ. She wishes to instil in them these same sentiments, showing them how beautiful it is to live as He did, banishing selfishness and allowing oneself to be drawn by the beauty of goodness. He who truly knows Jesus does not stay on the couch, but rather takes on His style of life, becoming a missionary disciple of His Gospel, bearing enthusiastic witness to faith, and sparing no sacrifice”.
The Pope recalled Jesus' encounter with the rich youth, and emphasised three aspects. First, welcome: Jesus' first gesture, and also ours, it precedes every form of instruction or apostolic mission. “Be close to the young in every area of life: in school, family, work. … Many young people experience serious problems. They face difficulties in school, unemployment, loneliness, the bitterness of disunited families. These are difficult moments, in which they experience frustration and helplessness; they become vulnerable to drug abuse, sex without love, violence ... we must not abandon the young, or leave them at the roadside; they have a great need to feel valued in their dignity, surrounded by affection, and understood”.
Secondly, Pope Francis spoke about the importance of frank and cordial dialogue, just as Jesus listened to the youth's worries and helped to clear them up. “Jesus listened, without condemning; he was without prejudice, he did not speak about the usual things. In the same way, the young want to feel at home in Church. Not only must the Church open her doors to them; she must actively seek them”.
Finally, the Pontiff underlined the invitation that Jesus makes to the youth to follow him, and emphasised the need for the young to hear this invitation. They must hear that Christ is not a character in a novel, but a living person, who wants to share their irrepressible desire for life, commitment, and dedication. If we content ourselves with offering them mere human comfort, we let them down. It is important to offer them the best we have: Jesus Christ, His Gospel, and with Him, a new horizon, which enables them to face life with coherence, honesty and high-mindedness. They see the evils of the world and do not keep quiet, they place their finger on the wound and ask for a better world, admitting no substitutes. They want to be in control of their present and builders of a future in which there is no place for lies, corruption and the lack of solidarity. … The Church in Latin America must not squander the treasure of youth”.
Before concluding, the Pope urged the Commission to face this challenge with resolve. “The young are waiting for us. We must not let them down”.
Pope Angelus: Appeal for Ukraine and Christian fraternity
Vatican Radio
09:26 02/03/2014
2014-03-02 Vatican - Pope Francis asked for prayers for Ukraine on Sunday, which he said was living through a delicate situation.
The Holy Father expressed the hope that all parts of the country “will endeavour to overcome misunderstandings and build together the future of the nation.” The Pope also appealed to the international community “to support any initiative for dialogue and harmony.”
He made the call following the recitation of the Angelus in St Peter’s Square.Before the Marian prayer and referring to Sunday’s liturgy, the Pope underlined the need to trust in the Divine Providence of God and also stressed as Christians, we should help our brothers and sisters who are in need.
Looking at society today where people live in precarious conditions such as poverty and the difficulties faced by many as a result of the economic crisis that offends their dignity, the Pope said that in times like these the words of Jesus may seem abstract. But in reality he underlined, these words are more present than ever because they remind us that we cannot serve two masters : God and wealth. As long as everyone tries to accumulate for themselves Pope Francis added, there will never be justice.
The Holy Father went on to say that “A heart occupied by his own desire is an empty one “because Jesus has repeatedly warned the rich, a heart possessed by riches leaves little room for faith.The Pope noted that “To make sure that no one lacks bread, water, clothing, housing , work, health, we must all recognize that we are children of the Father who is in heaven , and then brothers and sisters” and we should act accordingly as Christians.
Following the recitation of the Angelus prayer the Pope looked towards the beginning of Lent. He described it as a journey of conversion, to combat evil with the weapons of prayer , fasting and mercy . Pope Francis stressed that humanity needs justice, reconciliation , and peace, and it will only have them by turning to God.
The Holy Father ended by expressing his fraternal solidarity with those who at this time are tested by poverty and violent conflict.
The Holy Father expressed the hope that all parts of the country “will endeavour to overcome misunderstandings and build together the future of the nation.” The Pope also appealed to the international community “to support any initiative for dialogue and harmony.”
He made the call following the recitation of the Angelus in St Peter’s Square.Before the Marian prayer and referring to Sunday’s liturgy, the Pope underlined the need to trust in the Divine Providence of God and also stressed as Christians, we should help our brothers and sisters who are in need.
Looking at society today where people live in precarious conditions such as poverty and the difficulties faced by many as a result of the economic crisis that offends their dignity, the Pope said that in times like these the words of Jesus may seem abstract. But in reality he underlined, these words are more present than ever because they remind us that we cannot serve two masters : God and wealth. As long as everyone tries to accumulate for themselves Pope Francis added, there will never be justice.
The Holy Father went on to say that “A heart occupied by his own desire is an empty one “because Jesus has repeatedly warned the rich, a heart possessed by riches leaves little room for faith.The Pope noted that “To make sure that no one lacks bread, water, clothing, housing , work, health, we must all recognize that we are children of the Father who is in heaven , and then brothers and sisters” and we should act accordingly as Christians.
Following the recitation of the Angelus prayer the Pope looked towards the beginning of Lent. He described it as a journey of conversion, to combat evil with the weapons of prayer , fasting and mercy . Pope Francis stressed that humanity needs justice, reconciliation , and peace, and it will only have them by turning to God.
The Holy Father ended by expressing his fraternal solidarity with those who at this time are tested by poverty and violent conflict.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng chủng viện Phú Cường
Tôma Đỗ Lộc Sơn
10:25 02/03/2014
Giáo Phận Phú Cường: Thánh Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên Xây Dựng Cơ Sở Đào Tạo Chủng Sinh
Mọi sự tốt lành là ở nơi Chúa.
Mọi sự thánh thiện là ở nơi Chúa.
Nên con xa Ngài sẽ là lầm sai.
Nên con xa Ngài là đau thương thôi.
Xem Hình
Lời bài hát: “Nhờ Chúa” được cộng đoàn hát vang, mở đầu cho Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dưng cơ sở Đào Tạo Chủng Sinh ngày 1-3-2014, tại Nhà Chung giáo phận Phú Cường. Địa chỉ: số 104 Lạc Long Quân Tp. Thủ Dầu Một- Bình Dương.
9 giờ 30 rước đoàn đồng tế. Đi đầu là bình hương lửa (Sốt mến), tiếp theo là Thánh Giá nến cao (Sự hiện diện của Thiên Chúa), kế đến là phiến bia đá với hàng chữ: Thánh Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên Xây dựng Cơ Sở Đào Tạo Chủng Sinh Do Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Tấn Tước Giám Mục Giáo Phận- Ngày 1- 3 - 2014. Tiếp theo sau là khoảng 160 linh mục, trong đó có quý cha khách, quý cha quản hạt, cha giám đốc nhà chung Jb. Phạm Quý Trọng, cha tổng đại diện Micae Lê Văn Khâm, sau cùng là hai Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ và Giuse.Nguyễn Tấn Tước.
Thánh lễ có rất đông quý tu sĩ nam nữ của các hội dòng, quý khách phương xa và khoảng 2000 giáo dân của các giáo xứ.
Trước lễ Đức Cha Giuse làm phép bia đá. Hai Đức Cha cùng đặt bia đá vào bệ đỡ, tượng trưng cho việc bắt đầu công việc xây dựng. Đức Cha Giuse nói:
Anh chị em thân mến.
Công việc mà chúng ta khởi sự hôm nay phải thúc đẩy chúng ta bày tỏ tâm tình đức tin và lòng biết ơn.
Chúng ta đã nghe thánh vịnh: “Nếu Chúa chẳng xây nhà, mọi người thợ chỉ làm việc uổng công”.
Theo một phương diện nào đó, chúng ta là những cộng tác viên của Thiên Chúa, khi chúng ta dùng việc làm của mình mà củng cố anh chị em hay phụng vụ công đoàn.
Vậy chúng ta hãy dùng việc cử hành này mà kêu cầu sự phù giúp của Chúa. Xin Chúa cho công việc xây cất được kết thúc tốt đẹp, xin Ngài che chở các công nhân và gìn giữ họ khỏi mọi điều tai ác.
Hôm nay là ngày đầu tháng 3, mừng kính Thánh Giuse quan thầy Nhà Chung. Lời nguyện giáo dân, chúng ta hãy nguyện xin:
Lạy Chúa, là Thiên Chúa của các tổ phụ và tiên tri. Nơi Thánh Giuse, Chúa đã tỏ cho chúng con thấy tình cha yêu thương con cái, xin Chúa thương nhận ban ý nguyện cầu của Hội Thánh, ban cho chúng con đang hân hoan họp nhau để khởi công xây dựng ngôi nhà này, có thể hoàn tất thật tốt đẹp như ý Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Bài giảng. Đức Cha Giuse chia sẻ: Thánh Giuse là tấm gương nhân đức cho chúng ta noi theo. Thánh Giuse khiêm nhừng, Thánh Giuse đạo đức, Thánh Giuse siêng năng.vv. Thánh Giuse là thợ mộc đã làm nên ngôi nhà thánh thiện, ngôi nhà yêu thương. Chúng ta nguyện noi gương Thánh Nhân và xin Thánh Nhân cầu bầu cho chúng ta, để sau này chúng ta cùng được hưởng phúc Thiên Đàng với Thánh Nhân.
Nhà Chung giáo phận Phú Cường được xây dựng cùng với năm thành lập. (Năm 1965. Đức Giáo Hoàng Phaolo IV đã ký quyết định thành lập giáo phận và Đức Cha Giuse Phạm Văn Thiên là giám mục tiên khởi). Từ đó đến nay đã trải qua nhiều năm mưa nắng. Cùng với việc phát triển của Giáo phận, cơ sở nhà chung như là nhỏ bé. Thế nên để có một cơ sở đào tạo thích hợp quả là chính đáng.
Năm 2006 toàn giáo phận có 67 giáo xứ ( Theo bản tin Công Giáo VN ngày 14/1/2006).
Năm 2014 toàn giáo phận có 98 giáo xứ ( Theo lịch giáo phận năm 2014).
Như vậy cùng phát triển giáo xứ là phát triển chủng sinh là điều đương nhiên.
Hôm nay cũng là ngày mừng sinh nhật thứ 78 của Đức Cha Phêrô. Đức Cha Giuse thay mặt cộng đoàn có lời chúc mừng đến Đức Cha Phêrô. Xin Thiên Chúa ban cho Đức Cha thêm tuổi thêm nhân đức đề dẫn đưa gia đình giáo phận ngày một tiến bước trên con đường thánh thiện.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ, cha giám đốc nhà chung có lời cám ơn đến quý Đức Cha, quý cha cùng toàn thể cộng đoàn, xin cộng đoàn cầu nguyện và chung tay xây dựng để cho công việc này được tốt đẹp, nhanh chóng hoàn thành.
Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ 30, mọi người chung vui với nhau qua bữa cơm trưa. Đây cũng là dịp để các giáo xứ giao lưu với nhau.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Mọi sự tốt lành là ở nơi Chúa.
Mọi sự thánh thiện là ở nơi Chúa.
Nên con xa Ngài sẽ là lầm sai.
Nên con xa Ngài là đau thương thôi.
Xem Hình
Lời bài hát: “Nhờ Chúa” được cộng đoàn hát vang, mở đầu cho Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dưng cơ sở Đào Tạo Chủng Sinh ngày 1-3-2014, tại Nhà Chung giáo phận Phú Cường. Địa chỉ: số 104 Lạc Long Quân Tp. Thủ Dầu Một- Bình Dương.
9 giờ 30 rước đoàn đồng tế. Đi đầu là bình hương lửa (Sốt mến), tiếp theo là Thánh Giá nến cao (Sự hiện diện của Thiên Chúa), kế đến là phiến bia đá với hàng chữ: Thánh Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên Xây dựng Cơ Sở Đào Tạo Chủng Sinh Do Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Tấn Tước Giám Mục Giáo Phận- Ngày 1- 3 - 2014. Tiếp theo sau là khoảng 160 linh mục, trong đó có quý cha khách, quý cha quản hạt, cha giám đốc nhà chung Jb. Phạm Quý Trọng, cha tổng đại diện Micae Lê Văn Khâm, sau cùng là hai Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ và Giuse.Nguyễn Tấn Tước.
Thánh lễ có rất đông quý tu sĩ nam nữ của các hội dòng, quý khách phương xa và khoảng 2000 giáo dân của các giáo xứ.
Trước lễ Đức Cha Giuse làm phép bia đá. Hai Đức Cha cùng đặt bia đá vào bệ đỡ, tượng trưng cho việc bắt đầu công việc xây dựng. Đức Cha Giuse nói:
Anh chị em thân mến.
Công việc mà chúng ta khởi sự hôm nay phải thúc đẩy chúng ta bày tỏ tâm tình đức tin và lòng biết ơn.
Chúng ta đã nghe thánh vịnh: “Nếu Chúa chẳng xây nhà, mọi người thợ chỉ làm việc uổng công”.
Theo một phương diện nào đó, chúng ta là những cộng tác viên của Thiên Chúa, khi chúng ta dùng việc làm của mình mà củng cố anh chị em hay phụng vụ công đoàn.
Vậy chúng ta hãy dùng việc cử hành này mà kêu cầu sự phù giúp của Chúa. Xin Chúa cho công việc xây cất được kết thúc tốt đẹp, xin Ngài che chở các công nhân và gìn giữ họ khỏi mọi điều tai ác.
Hôm nay là ngày đầu tháng 3, mừng kính Thánh Giuse quan thầy Nhà Chung. Lời nguyện giáo dân, chúng ta hãy nguyện xin:
Lạy Chúa, là Thiên Chúa của các tổ phụ và tiên tri. Nơi Thánh Giuse, Chúa đã tỏ cho chúng con thấy tình cha yêu thương con cái, xin Chúa thương nhận ban ý nguyện cầu của Hội Thánh, ban cho chúng con đang hân hoan họp nhau để khởi công xây dựng ngôi nhà này, có thể hoàn tất thật tốt đẹp như ý Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Bài giảng. Đức Cha Giuse chia sẻ: Thánh Giuse là tấm gương nhân đức cho chúng ta noi theo. Thánh Giuse khiêm nhừng, Thánh Giuse đạo đức, Thánh Giuse siêng năng.vv. Thánh Giuse là thợ mộc đã làm nên ngôi nhà thánh thiện, ngôi nhà yêu thương. Chúng ta nguyện noi gương Thánh Nhân và xin Thánh Nhân cầu bầu cho chúng ta, để sau này chúng ta cùng được hưởng phúc Thiên Đàng với Thánh Nhân.
Nhà Chung giáo phận Phú Cường được xây dựng cùng với năm thành lập. (Năm 1965. Đức Giáo Hoàng Phaolo IV đã ký quyết định thành lập giáo phận và Đức Cha Giuse Phạm Văn Thiên là giám mục tiên khởi). Từ đó đến nay đã trải qua nhiều năm mưa nắng. Cùng với việc phát triển của Giáo phận, cơ sở nhà chung như là nhỏ bé. Thế nên để có một cơ sở đào tạo thích hợp quả là chính đáng.
Năm 2006 toàn giáo phận có 67 giáo xứ ( Theo bản tin Công Giáo VN ngày 14/1/2006).
Năm 2014 toàn giáo phận có 98 giáo xứ ( Theo lịch giáo phận năm 2014).
Như vậy cùng phát triển giáo xứ là phát triển chủng sinh là điều đương nhiên.
Hôm nay cũng là ngày mừng sinh nhật thứ 78 của Đức Cha Phêrô. Đức Cha Giuse thay mặt cộng đoàn có lời chúc mừng đến Đức Cha Phêrô. Xin Thiên Chúa ban cho Đức Cha thêm tuổi thêm nhân đức đề dẫn đưa gia đình giáo phận ngày một tiến bước trên con đường thánh thiện.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ, cha giám đốc nhà chung có lời cám ơn đến quý Đức Cha, quý cha cùng toàn thể cộng đoàn, xin cộng đoàn cầu nguyện và chung tay xây dựng để cho công việc này được tốt đẹp, nhanh chóng hoàn thành.
Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ 30, mọi người chung vui với nhau qua bữa cơm trưa. Đây cũng là dịp để các giáo xứ giao lưu với nhau.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tôn giáo trong vai trò xã hội dân sự tại Việt Nam !!!
Bán nguyệt San Tự Do Ngôn Luận
21:06 02/03/2014
Xã Luận của Bán nguyệt San Tự Do Ngôn Luận
Cuộc nổi dậy của nhân dân Ukraine suốt hơn tháng nay nhằm hạ bệ tổng thống độc tài Yanukovych đã làm sôi sục cả thế giới. Rất nhiều hình ảnh đánh động lòng người đã được đưa lên các phương tiện truyền thông, trong đó có loạt hình về các linh mục Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương. Sự hiện diện cuả họ tại quảng trường Maidan (nơi có những cuộc tập hợp khổng lồ) đã ngăn cản nhiều cuộc bạo động phát xuất từ đám dân nổi giận, và đã vài lần chấm dứt những cuộc nổ súng tấn công từ phiá cảnh sát. Họ đã tới đó để chủ yếu cử hành thánh lễ cho hàng vạn người đang tham dự các cuộc biểu tình.
Các thánh lễ đã gây ảnh hưởng rất lớn trong dân, kể cả những người ngoài Công Giáo. Vì thế, bộ trưởng tôn giáo của Ukraine đã tức giận phát biểu: “Các linh mục không có quyền cử hành thánh lễ tại các cuộc biểu tình. Thái độ xem thường luật pháp có hệ thống này cần phải bị trừng trị”. Và ông ta đe dọa rút giấy phép hoạt động lẫn đặt Giáo Hội Công Giáo ngoài vòng pháp luật. Tuy nhiên, lãnh đạo cao cấp nhất của Giáo Hội, Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk, đã trả lời thẳng thừng với ông: “Mặc dù không làm chính trị, nhưng Giáo Hội không thể khoanh tay đứng nhìn khi các tín hữu yêu cầu được chăm sóc tinh thần. Giáo Hội chúng tôi luôn đứng về phía sự thật và công lý, bất chấp mọi mối đe dọa, và sẽ làm như vậy vì đó là sứ mệnh đã được Chúa trao cho”. Ngoài ra, tại Ukraine còn ba phái Chính thống giáo nữa. Bốn Giáo Hội này thường cạnh tranh ảnh hưởng với nhau. Tuy thế, trong những ngày này, giáo sĩ của cả bốn bên đều có mặt tại các cuộc biểu tình. Họ nêu gương cho xã hội về việc hợp tác với nhau trong bối cảnh căng thẳng.(Theo Trần Mạnh Trác, Tấm gương mục tử). Nay thì các vị lãnh đạo tinh thần tại Ukraine hẳn đã bình yên trở về, vì tổng thống độc tài đã cao bay xa chạy.
Tại Việt Nam, cũng đang nổi lên hình ảnh các chức sắc thuộc 5 Giáo Hội liên kết với nhau trong cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo lẫn dân chủ nhân quyền dưới cái tên Hội đồng Liên tôn. Thật ra, Hội đồng Liên tôn này đã xuất hiện từ năm 2000 gồm 3 Giáo Hội với Tuyên bố về chính sách tôn giáo của CS tại VN (27-12-2000). Vì sự ngăn cản và phá hoại của nhà cầm quyền, Hội đồng này phải ngưng hoạt động. Đến năm 2008, một Hội đồng Liên tôn khác với 5 Giáo Hội lại được thành lập và có ra Lời Kêu gọi Dân chủ cho đất nước (30-04-2008). Thế nhưng cũng chết yểu như Hội đồng đầu tiên. Gần nửa năm 2013, một Hội đồng Liên tôn mới xuất hiện và trình làng với “Tuyên bố chung về việc sửa đổi Hiến pháp” (01-05-2013). Đến ngày 06-08-2013 lại có Bản lên tiếng v/v nhân quyền tại VN tiếp tục bị vi phạm sau chuyến Mỹ du của Chủ tịch nước. Ngày 30-08: Bản Lên tiếng v/v nhà cầm quyền dùng nhà tù ngược đãi những thanh niên ái quốc. Ngày 10-09: Bản Lên tiếng về vụ việc tại Giáo xứ Mỹ Yên, thuộc Giáo phận Vinh. Ngày 04-10: Bản Lên tiếng về Pháp lệnh tôn giáo và Nghị định áp dụng Pháp lệnh. Mới nhất là Bản Lên tiếng đầu Xuân Giáp Ngọ về Nhân quyền và các tù nhân lương tâm hôm 17-02-2014. Bên cạnh đó, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và Sài Gòn, từ mấy năm qua, đã liên tục tổ chức những buổi cầu nguyện cho công lý (đặc biệt khi có phiên tòa xử các tù nhân lương tâm). Các buổi cầu nguyện này thu hút không những người Công Giáo mà cả lương dân và cán bộ nhà nước cộng sản. Nhà Dòng lại còn tổ chức các khóa huấn luyện về truyền thông và lập Nhóm Truyền thông Chúa Cứu Thế để rao truyền sự thật và bênh vực lẽ phải trong cái chế độ đầy gian trá và bất công này.
Dĩ nhiên nhà cầm quyền không thể ngồi yên trước việc xuất hiện các xã hội dân sự hoặc mới mẻ hoặc có hoạt động mới mẻ ấy, vốn muốn chung vai với một số xã hội dân sự đúng nghĩa vừa hình thành và hoạt động từ giữa năm 2012 tới nay, như Phong trào Con đường VN, Câu lạc bộ bóng đá No-U, Nhóm No-U Saigon, Diễn đàn xã hội dân sự, Nhóm Anh em Dân chủ, Hội Phụ nữ nhân quyền, Hội Bầu bí tương thân, Hiệp hội Dân oan, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm… Toàn Dòng Chúa Cứu Thế cũng như các chức sắc tham gia Hội đồng Liên tôn đều bị theo dõi, thậm chí bị cản trở hay bị hăm dọa (y như nhiều thành viên cốt cán của các xã hội dân sự kể trên). Bởi lẽ nhà cầm quyền chỉ muốn có những xã hội dân sự do họ thành lập, điều khiển và trả lương đang chen chúc nhau trong cái rọ Mặt trận Tổ quốc là cơ cấu ngoại vi của đảng. Trong cái rọ này, về mặt dân sự thì có hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ, hội nghệ sĩ, hội nhà văn… về phía tôn giáo thì có các Giáo Hội quốc doanh (đối đầu với các Giáo Hội chân chính truyền thừa; riêng Công Giáo thì chỉ có Ủy ban Đoàn kết). Các xã hội dân sự giả tạo này chỉ làm có ba việc: xưng tụng các chính sách của nhà nước, theo dõi đồng nghiệp hay đồng đạo để lũng đoạn, lừa gạt thế giới rằng VN có đủ tự do và nhân quyền. (Trong phái đoàn VN đến tham dự cuộc Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu tại Geneve mới đây có những áo đen, áo vàng… với cái lưỡi đỏ).
Dĩ nhiên, đã từ lâu, cơ cấu lãnh đạo các Giáo Hội (hoặc các tổ chức nội Giáo Hội) tại VN có những lời nói hay việc làm đòi hỏi độc lập tôn giáo, bênh vực công lý nhân quyền, thúc đẩy tự do dân chủ. Ví dụ gần đây là sự lên tiếng của các Tôn giáo về việc sửa đổi Hiến pháp (tiếc thay đã không có hiệu lực do sự cố chấp, gian trá và lộng quyền của đảng CS). Thế nhưng, các xã hội dân sự đúng nghĩa này -đang thực hiện những hành động đúng đắn là tuyên bố hay hoạt động để góp phần cải thiện xã hội- còn được tín tín đồ lẫn người dân mong đợi nhiều hơn, nhiều hơn nữa.
Lý do thứ nhất là công luận đã thấy được vai trò lớn lao và hữu hiệu của các tôn giáo trong các chế độ độc tài Cộng sản bên Đông Âu, các chế độ độc tài quân phiệt bên Đông Á, Tây Á hay Nam Mỹ trong thế kỷ trước và thế kỷ này. Dĩ nhiên các Giáo Hội không làm chính trị theo nghĩa chuyên biệt, thành lập các đảng chính trị để giành quyền (ngoại trừ vài phái Hồi giáo bên Trung Đông), nhưng việc các chức sắc dũng cảm lên tiếng về công bằng xã hội, nhiệt thành thúc đẩy tín hữu dấn thân vào chính trường, sáng suốt cố vấn cho các chính đảng dân chủ đã góp phần xóa sổ bao chế độ áp bức con người và tàn hại xã hội.
Lý do thứ hai là hầu như ai ai cũng thấy mọi tôn giáo chân chính -qua giáo lý, tổ chức và các hoạt động thờ phượng hay hoạt động xã hội- đều nhắm mục đích là thăng tiến chân thiện mỹ cho mỗi con người, từ đó thăng tiến chân thiện mỹ cho toàn xã hội, và tối hậu là đưa toàn thể nhân loại tiến về Cõi Chân Thiện Mỹ vĩnh hằng, Đấng Chân Thiện Mỹ tuyệt đối.
Cụ thể, việc thăng tiến chân thiện mỹ đó là giúp con người đi tìm sự thật về bản tính và hành động của Đấng Tối Cao (Thượng Đế quan), về ý nghĩa và mục đích đời mình (nhân sinh quan), về nguồn gốc và điểm đến của thế giới và lịch sử (vũ trụ quan), đồng thời thêm yêu mến sự thật, sống trong sự thật và rao truyền sự thật. Đó là giúp con người đi tìm sự thiện đích thực nhờ lời dạy của Đấng Tối Cao mình tôn thờ, của Tôn giáo mình gia nhập, từ đó thể hiện sự thiện trong đời mình, nghĩa là sống sao cho đạo đức, cho liêm chính, cho công bằng, cho xả kỷ và giúp cho tha nhân lẫn toàn xã hội cũng nên thiện hảo. Đó là giúp con người đi tìm sự mỹ, sự đẹp, nghĩa là tình thương, hiệp nhất, đoàn kết. (Bởi lẽ đẹp là sự hài hòa, kết hợp: bức tranh đẹp là kết hợp hài hòa màu sắc và bố cục, vũ điệu đẹp là kết hợp hài hòa các động tác cơ thể, giai điệu đẹp là kết hợp hài hòa những âm thanh trầm bổng, gia đình đẹp hay xã hội đẹp là kết hợp hài hòa, hiệp nhất đoàn kết bá nhân bá tánh. Điều này mang tên là tình thương và đây là nghệ thuật cao quý hơn cả). “Cái đẹp sẽ cứu thế giới” (Dostoievsky) có nghĩa là chính tình thương sẽ cứu thế giới khỏi bị tận diệt. Tôn giáo giúp con người đi tìm sự mỹ chính là dạy cho biết tình thương là gì, biết sống tình thương thế nào và biết khơi dậy tình thương nơi kẻ khác ra sao.
Trong thực tế xã hội VN hiện thời, nơi cái chế độ duy vật vô thần, độc tài toàn trị CS chỉ biết gieo dối trá, làm tà ác và gây chia rẽ (ngõ hầu đảng muôn niên thống trị), thì các Giáo Hội có phận sự giúp cho những người sống trong u mê, lầm lạc, gian trá biết được sự thật của vấn đề, sự thật của xã hội, sự thật của lịch sử, và cao hơn hết là sự thật về ý nghĩa đời người (chết không phải là hết!). Như thế, con người tôn giáo phải biết dũng cảm trình bày sự thực khi nó bị bưng bít, bênh vực sự thực khi nó bị xuyên tạc. Phải biết phản đối việc tẩy não, nhồi sọ, cưỡng bức ý thức (trong giáo dục), việc tuyên truyền xuyên tạc, đầu độc công luận (trong thông tin), việc bịt miệng các tiếng nói phản biện, đối lập (trong chính trị), nhất là việc giới hạn tiếng nói của các tôn giáo (trong văn hóa). “Sự thật sẽ giải thoát anh em” (Đức Giê-su) có nghĩa là vậy. Tiếp đến, các Giáo Hội có phận sự giúp cho những người sống trong bất công bất chính, làm chuyện thất nhơn ác đức, hại đồng loại hại xã hội, cướp giật cá nhân lẫn tập thể, tham lam nhũng nhiễu, biết được lẽ phải, biết công bằng đối với tha nhân, tôn trọng quyền lợi tinh thần và vật chất của họ, theo ngôn ngữ chính trị là tôn trọng nhân quyền và dân quyền. Như thế người có tôn giáo phải biết dũng cảm trình bày lẽ phải khi nó bị bịt miệng, bênh vực lẽ phải khi nó bị lăng nhục! Cuối cùng, các Giáo Hội có phận sự giúp cho những người sống trong dửng dưng vô cảm, căm tức ghen ghét, bất hòa chia rẽ, báo oán trả hận, thấy được tình thương là ý nghĩa của cuộc đời mình, nền tảng của hạnh phúc mình, động lực cho hành động mình và giềng mối cho xã hội mình. Như thế người có tôn giáo không sống dửng dưng vô cảm trước sự lan tràn của đau khổ, sự hoành hành của hận thù, sự lũng đoạn của chia rẽ, mà phải thể hiện tình thương đối với những kẻ túng thiếu đói nghèo, nhất là về nhân quyền nhân phẩm.
Xét như một xã hội dân sự, tôn giáo không thể giới hạn trong chùa chiền, thánh thất mà cần bung ra giữa trần đời; không thể bằng lòng với việc rao giảng giáo lý trong cộng đồng Giáo Hội mà phải đòi cho được rao giảng trên đường phố, giữa xã hội để hóa giải những tà thuyết; không thể bằng lòng với việc dạy dỗ tín đồ mà phải đòi được giáo dục giới trẻ và quần chúng; không thể bằng lòng với bác ái cứu trợ mà còn phải đòi thực thi bác ái giải phóng, nghĩa là không chỉ giúp kẻ đói cơm áo, lâm bệnh tật mà còn giúp những kẻ bị chà đạp nhân phẩm, bị tước bỏ nhân quyền; không thể bằng lòng với việc lên tiếng về công lý hòa bình cách chung chung mà còn phải hành động: chức sắc và tín đồ, mỗi hạng theo một cách thức riêng. Có như thế, tôn giáo mới thể hiện được nhiệm vụ của mình là đem đạo vào đời, lấy đạo cứu đời, và mới mời gọi được mọi người đi đến Chân Thiện Mỹ tuyệt đối.
BAN BIÊN TẬP
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 190 (01-03-2014)
Cuộc nổi dậy của nhân dân Ukraine suốt hơn tháng nay nhằm hạ bệ tổng thống độc tài Yanukovych đã làm sôi sục cả thế giới. Rất nhiều hình ảnh đánh động lòng người đã được đưa lên các phương tiện truyền thông, trong đó có loạt hình về các linh mục Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương. Sự hiện diện cuả họ tại quảng trường Maidan (nơi có những cuộc tập hợp khổng lồ) đã ngăn cản nhiều cuộc bạo động phát xuất từ đám dân nổi giận, và đã vài lần chấm dứt những cuộc nổ súng tấn công từ phiá cảnh sát. Họ đã tới đó để chủ yếu cử hành thánh lễ cho hàng vạn người đang tham dự các cuộc biểu tình.
Các thánh lễ đã gây ảnh hưởng rất lớn trong dân, kể cả những người ngoài Công Giáo. Vì thế, bộ trưởng tôn giáo của Ukraine đã tức giận phát biểu: “Các linh mục không có quyền cử hành thánh lễ tại các cuộc biểu tình. Thái độ xem thường luật pháp có hệ thống này cần phải bị trừng trị”. Và ông ta đe dọa rút giấy phép hoạt động lẫn đặt Giáo Hội Công Giáo ngoài vòng pháp luật. Tuy nhiên, lãnh đạo cao cấp nhất của Giáo Hội, Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk, đã trả lời thẳng thừng với ông: “Mặc dù không làm chính trị, nhưng Giáo Hội không thể khoanh tay đứng nhìn khi các tín hữu yêu cầu được chăm sóc tinh thần. Giáo Hội chúng tôi luôn đứng về phía sự thật và công lý, bất chấp mọi mối đe dọa, và sẽ làm như vậy vì đó là sứ mệnh đã được Chúa trao cho”. Ngoài ra, tại Ukraine còn ba phái Chính thống giáo nữa. Bốn Giáo Hội này thường cạnh tranh ảnh hưởng với nhau. Tuy thế, trong những ngày này, giáo sĩ của cả bốn bên đều có mặt tại các cuộc biểu tình. Họ nêu gương cho xã hội về việc hợp tác với nhau trong bối cảnh căng thẳng.(Theo Trần Mạnh Trác, Tấm gương mục tử). Nay thì các vị lãnh đạo tinh thần tại Ukraine hẳn đã bình yên trở về, vì tổng thống độc tài đã cao bay xa chạy.
Tại Việt Nam, cũng đang nổi lên hình ảnh các chức sắc thuộc 5 Giáo Hội liên kết với nhau trong cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo lẫn dân chủ nhân quyền dưới cái tên Hội đồng Liên tôn. Thật ra, Hội đồng Liên tôn này đã xuất hiện từ năm 2000 gồm 3 Giáo Hội với Tuyên bố về chính sách tôn giáo của CS tại VN (27-12-2000). Vì sự ngăn cản và phá hoại của nhà cầm quyền, Hội đồng này phải ngưng hoạt động. Đến năm 2008, một Hội đồng Liên tôn khác với 5 Giáo Hội lại được thành lập và có ra Lời Kêu gọi Dân chủ cho đất nước (30-04-2008). Thế nhưng cũng chết yểu như Hội đồng đầu tiên. Gần nửa năm 2013, một Hội đồng Liên tôn mới xuất hiện và trình làng với “Tuyên bố chung về việc sửa đổi Hiến pháp” (01-05-2013). Đến ngày 06-08-2013 lại có Bản lên tiếng v/v nhân quyền tại VN tiếp tục bị vi phạm sau chuyến Mỹ du của Chủ tịch nước. Ngày 30-08: Bản Lên tiếng v/v nhà cầm quyền dùng nhà tù ngược đãi những thanh niên ái quốc. Ngày 10-09: Bản Lên tiếng về vụ việc tại Giáo xứ Mỹ Yên, thuộc Giáo phận Vinh. Ngày 04-10: Bản Lên tiếng về Pháp lệnh tôn giáo và Nghị định áp dụng Pháp lệnh. Mới nhất là Bản Lên tiếng đầu Xuân Giáp Ngọ về Nhân quyền và các tù nhân lương tâm hôm 17-02-2014. Bên cạnh đó, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và Sài Gòn, từ mấy năm qua, đã liên tục tổ chức những buổi cầu nguyện cho công lý (đặc biệt khi có phiên tòa xử các tù nhân lương tâm). Các buổi cầu nguyện này thu hút không những người Công Giáo mà cả lương dân và cán bộ nhà nước cộng sản. Nhà Dòng lại còn tổ chức các khóa huấn luyện về truyền thông và lập Nhóm Truyền thông Chúa Cứu Thế để rao truyền sự thật và bênh vực lẽ phải trong cái chế độ đầy gian trá và bất công này.
Dĩ nhiên nhà cầm quyền không thể ngồi yên trước việc xuất hiện các xã hội dân sự hoặc mới mẻ hoặc có hoạt động mới mẻ ấy, vốn muốn chung vai với một số xã hội dân sự đúng nghĩa vừa hình thành và hoạt động từ giữa năm 2012 tới nay, như Phong trào Con đường VN, Câu lạc bộ bóng đá No-U, Nhóm No-U Saigon, Diễn đàn xã hội dân sự, Nhóm Anh em Dân chủ, Hội Phụ nữ nhân quyền, Hội Bầu bí tương thân, Hiệp hội Dân oan, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm… Toàn Dòng Chúa Cứu Thế cũng như các chức sắc tham gia Hội đồng Liên tôn đều bị theo dõi, thậm chí bị cản trở hay bị hăm dọa (y như nhiều thành viên cốt cán của các xã hội dân sự kể trên). Bởi lẽ nhà cầm quyền chỉ muốn có những xã hội dân sự do họ thành lập, điều khiển và trả lương đang chen chúc nhau trong cái rọ Mặt trận Tổ quốc là cơ cấu ngoại vi của đảng. Trong cái rọ này, về mặt dân sự thì có hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ, hội nghệ sĩ, hội nhà văn… về phía tôn giáo thì có các Giáo Hội quốc doanh (đối đầu với các Giáo Hội chân chính truyền thừa; riêng Công Giáo thì chỉ có Ủy ban Đoàn kết). Các xã hội dân sự giả tạo này chỉ làm có ba việc: xưng tụng các chính sách của nhà nước, theo dõi đồng nghiệp hay đồng đạo để lũng đoạn, lừa gạt thế giới rằng VN có đủ tự do và nhân quyền. (Trong phái đoàn VN đến tham dự cuộc Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu tại Geneve mới đây có những áo đen, áo vàng… với cái lưỡi đỏ).
Dĩ nhiên, đã từ lâu, cơ cấu lãnh đạo các Giáo Hội (hoặc các tổ chức nội Giáo Hội) tại VN có những lời nói hay việc làm đòi hỏi độc lập tôn giáo, bênh vực công lý nhân quyền, thúc đẩy tự do dân chủ. Ví dụ gần đây là sự lên tiếng của các Tôn giáo về việc sửa đổi Hiến pháp (tiếc thay đã không có hiệu lực do sự cố chấp, gian trá và lộng quyền của đảng CS). Thế nhưng, các xã hội dân sự đúng nghĩa này -đang thực hiện những hành động đúng đắn là tuyên bố hay hoạt động để góp phần cải thiện xã hội- còn được tín tín đồ lẫn người dân mong đợi nhiều hơn, nhiều hơn nữa.
Lý do thứ nhất là công luận đã thấy được vai trò lớn lao và hữu hiệu của các tôn giáo trong các chế độ độc tài Cộng sản bên Đông Âu, các chế độ độc tài quân phiệt bên Đông Á, Tây Á hay Nam Mỹ trong thế kỷ trước và thế kỷ này. Dĩ nhiên các Giáo Hội không làm chính trị theo nghĩa chuyên biệt, thành lập các đảng chính trị để giành quyền (ngoại trừ vài phái Hồi giáo bên Trung Đông), nhưng việc các chức sắc dũng cảm lên tiếng về công bằng xã hội, nhiệt thành thúc đẩy tín hữu dấn thân vào chính trường, sáng suốt cố vấn cho các chính đảng dân chủ đã góp phần xóa sổ bao chế độ áp bức con người và tàn hại xã hội.
Lý do thứ hai là hầu như ai ai cũng thấy mọi tôn giáo chân chính -qua giáo lý, tổ chức và các hoạt động thờ phượng hay hoạt động xã hội- đều nhắm mục đích là thăng tiến chân thiện mỹ cho mỗi con người, từ đó thăng tiến chân thiện mỹ cho toàn xã hội, và tối hậu là đưa toàn thể nhân loại tiến về Cõi Chân Thiện Mỹ vĩnh hằng, Đấng Chân Thiện Mỹ tuyệt đối.
Cụ thể, việc thăng tiến chân thiện mỹ đó là giúp con người đi tìm sự thật về bản tính và hành động của Đấng Tối Cao (Thượng Đế quan), về ý nghĩa và mục đích đời mình (nhân sinh quan), về nguồn gốc và điểm đến của thế giới và lịch sử (vũ trụ quan), đồng thời thêm yêu mến sự thật, sống trong sự thật và rao truyền sự thật. Đó là giúp con người đi tìm sự thiện đích thực nhờ lời dạy của Đấng Tối Cao mình tôn thờ, của Tôn giáo mình gia nhập, từ đó thể hiện sự thiện trong đời mình, nghĩa là sống sao cho đạo đức, cho liêm chính, cho công bằng, cho xả kỷ và giúp cho tha nhân lẫn toàn xã hội cũng nên thiện hảo. Đó là giúp con người đi tìm sự mỹ, sự đẹp, nghĩa là tình thương, hiệp nhất, đoàn kết. (Bởi lẽ đẹp là sự hài hòa, kết hợp: bức tranh đẹp là kết hợp hài hòa màu sắc và bố cục, vũ điệu đẹp là kết hợp hài hòa các động tác cơ thể, giai điệu đẹp là kết hợp hài hòa những âm thanh trầm bổng, gia đình đẹp hay xã hội đẹp là kết hợp hài hòa, hiệp nhất đoàn kết bá nhân bá tánh. Điều này mang tên là tình thương và đây là nghệ thuật cao quý hơn cả). “Cái đẹp sẽ cứu thế giới” (Dostoievsky) có nghĩa là chính tình thương sẽ cứu thế giới khỏi bị tận diệt. Tôn giáo giúp con người đi tìm sự mỹ chính là dạy cho biết tình thương là gì, biết sống tình thương thế nào và biết khơi dậy tình thương nơi kẻ khác ra sao.
Trong thực tế xã hội VN hiện thời, nơi cái chế độ duy vật vô thần, độc tài toàn trị CS chỉ biết gieo dối trá, làm tà ác và gây chia rẽ (ngõ hầu đảng muôn niên thống trị), thì các Giáo Hội có phận sự giúp cho những người sống trong u mê, lầm lạc, gian trá biết được sự thật của vấn đề, sự thật của xã hội, sự thật của lịch sử, và cao hơn hết là sự thật về ý nghĩa đời người (chết không phải là hết!). Như thế, con người tôn giáo phải biết dũng cảm trình bày sự thực khi nó bị bưng bít, bênh vực sự thực khi nó bị xuyên tạc. Phải biết phản đối việc tẩy não, nhồi sọ, cưỡng bức ý thức (trong giáo dục), việc tuyên truyền xuyên tạc, đầu độc công luận (trong thông tin), việc bịt miệng các tiếng nói phản biện, đối lập (trong chính trị), nhất là việc giới hạn tiếng nói của các tôn giáo (trong văn hóa). “Sự thật sẽ giải thoát anh em” (Đức Giê-su) có nghĩa là vậy. Tiếp đến, các Giáo Hội có phận sự giúp cho những người sống trong bất công bất chính, làm chuyện thất nhơn ác đức, hại đồng loại hại xã hội, cướp giật cá nhân lẫn tập thể, tham lam nhũng nhiễu, biết được lẽ phải, biết công bằng đối với tha nhân, tôn trọng quyền lợi tinh thần và vật chất của họ, theo ngôn ngữ chính trị là tôn trọng nhân quyền và dân quyền. Như thế người có tôn giáo phải biết dũng cảm trình bày lẽ phải khi nó bị bịt miệng, bênh vực lẽ phải khi nó bị lăng nhục! Cuối cùng, các Giáo Hội có phận sự giúp cho những người sống trong dửng dưng vô cảm, căm tức ghen ghét, bất hòa chia rẽ, báo oán trả hận, thấy được tình thương là ý nghĩa của cuộc đời mình, nền tảng của hạnh phúc mình, động lực cho hành động mình và giềng mối cho xã hội mình. Như thế người có tôn giáo không sống dửng dưng vô cảm trước sự lan tràn của đau khổ, sự hoành hành của hận thù, sự lũng đoạn của chia rẽ, mà phải thể hiện tình thương đối với những kẻ túng thiếu đói nghèo, nhất là về nhân quyền nhân phẩm.
Xét như một xã hội dân sự, tôn giáo không thể giới hạn trong chùa chiền, thánh thất mà cần bung ra giữa trần đời; không thể bằng lòng với việc rao giảng giáo lý trong cộng đồng Giáo Hội mà phải đòi cho được rao giảng trên đường phố, giữa xã hội để hóa giải những tà thuyết; không thể bằng lòng với việc dạy dỗ tín đồ mà phải đòi được giáo dục giới trẻ và quần chúng; không thể bằng lòng với bác ái cứu trợ mà còn phải đòi thực thi bác ái giải phóng, nghĩa là không chỉ giúp kẻ đói cơm áo, lâm bệnh tật mà còn giúp những kẻ bị chà đạp nhân phẩm, bị tước bỏ nhân quyền; không thể bằng lòng với việc lên tiếng về công lý hòa bình cách chung chung mà còn phải hành động: chức sắc và tín đồ, mỗi hạng theo một cách thức riêng. Có như thế, tôn giáo mới thể hiện được nhiệm vụ của mình là đem đạo vào đời, lấy đạo cứu đời, và mới mời gọi được mọi người đi đến Chân Thiện Mỹ tuyệt đối.
BAN BIÊN TẬP
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 190 (01-03-2014)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cuộc tranh luận về tính bất khả tiêu của hôn nhân (4)
Vũ Văn An
23:49 02/03/2014
Ý nghĩa dây hôn phối
Thay vì giải thích liên hệ hôn nhân theo lối luật học, hai tác giả đề nghị nên hiểu nó theo nghĩa luân lý. Dây hôn phối tạo nên các nghĩa vụ, chắc chắn như thế, vì các liên hệ thường hành xử như vậy. Trong hôn nhân, ta cam kết với nhau “nhường cho người khác quyền đòi hỏi trên chúng ta, một đòi hỏi phải hiện hữu và làm điều ta đã đoan hứa” (102). Hiệu quả của lời nói ra, của ưng thuận trao đổi, giữa một người đàn ông và một người đàn bà là: cả hai từ nay cảm thấy một nghĩa vụ phải làm cho những lời ấy thành sinh động, phải thực thi lời đoan hứa rằng họ sẽ là người bạn đời đầy yêu thương của nhau suốt trong các năm tháng sắp tới. Như Kasper từng viết về dây hôn phối: “nó hướng ta tới đòi hỏi liên tục mà các người chung chia (partners) có thể làm đối với nhau và họ phải cởi mở đối với nhau” (103). Dây hôn phối tạo nên “một điều phải làm về luân lý cố hữu ngay trong kết hợp hôn nhân” (104). Điều phải làm này là nghĩa vụ luân lý phải giữ lời đoan hứa của mình, phải đi cho trọn các cam kết của mình. Điều phải làm này ta mắc nợ người ta đã cam kết và do đó là một nghĩa vụ liên vị, nhưng nó phức tạp hơn vì nó không phải chỉ là liên vị (105).
Vì dây hôn phối không phải chỉ là một đoan hứa liên vị, nên còn có các nghĩa vụ luật pháp do thẩm quyền dân sự áp đặt nữa và, trong trường hợp hôn nhân bí tích, còn có các nghĩa vụ tôn giáo trước mặt Thiên Chúa và trước mặt Giáo Hội do giáo quyền đặt định. Giáo Hội không đòi hỏi gì đối với sợi dây đầu tiên của đoan hứa liên vị, nhưng dạy rằng chỉ duy mình mới có thể tiêu hủy dây hôn phối và bí tích. Giáo Hội cho phép hủy hôn vì lý do chính đáng khi không có tính bí tích và ban cấp tiêu hủy một hôn nhân bí tích khi chưa hoàn hợp (106).
Theo hai tác giả, điều quan trọng cần ghi nhớ là sợi dây luân lý bị bẻ gẫy, cam kết bị vi phạm, không phải do tái hôn mà là do ly dị. Điều này rất thường bị bỏ qua khi Giáo Hội quá chú ý tới việc ngăn cấm ly dị. Ở Tây Phương, sự nhấn mạnh tới bất khả tiêu đã khiến người ta quan tâm tới cái xấu của tái hôn nhiều hơn là chính việc ly thân hay ly dị, nhưng không phải chỉ có tái hôn mới vi phạm dây hôn phối. Ly dị tự nó đã là một thất bại, không sống đúng các nghĩa vụ phải có của hôn nhân. Việc không thể duy trì được sự chung sống thân mật suốt đời đã là một thất bại luân lý rồi, một thất bại đòi phải được ăn năn thống hối.
Giáo Hội Chính Thống từ lâu vốn nhấn mạnh rằng ly dị không có lý do giá trị là sai lầm về luân lý, cho dù Giáo Hội này cho phép tái hôn. Lệnh cấm mà Chúa Giêsu trích từ Sách Sáng Thế trong các trình thuật Nhất Lãm đề cập tới cái xấu của việc phân rẽ giữa vợ và chồng. Hai tác giả cho rằng khi một cặp vợ chồng quyết định ly thân vĩnh viễn, một thực hành được giáo huấn Công Giáo cho phép, ngay cả trong trường hợp hôn nhân bí tích, thì dây hôn phối đã bị vi phạm rồi. Chỉ trừ khi ta trở ngược lại với chủ trương có tính khế ước, coi việc trao đổi các quyền tính dục như cơ sở của dây hôn phối, thì mới có thể nghĩ khác được. Sự chung chia thân mật cuộc sống, sợi dây hôn phối theo nghĩa giao ước, sẽ bị tiêu hủy khi việc ly thân vĩnh viễn khởi sự. Nói khác là không đếm xỉa gì tới kinh nghiệm nhân bản của những người chịu đựng nỗi buồn đau này. Về phương diện nhân bản, chính sự ly thân vĩnh viễn hay ly dị là thảm kịch của đời người. Nếu có cuộc hôn nhân thứ hai, thì đây thường là kinh nghiệm của tình yêu chữa lành và cứu vớt.
Cam kết hôn nhân
Vấn đề cuối cùng dưới đề mục dây hôn phối đáng được xem sét là các giới hạn của cam kết. Trên thực tế, ta thường nhận rằng có những đoan hứa, những thề hứa, những khấn hứa được đưa ra, nhưng không luôn được tuân giữ. Cái tính thông thường trong kinh nghiệm này không giảm bớt chút nào sự thất bại về luân lý. Đôi khi sự thất bại giữ lời hứa của mình ít được biện minh và do đó, đòi ta phải thống hối ăn năn và đền bù sâu xa. Nhưng cũng có khi ta nhận ra các nhân tố khiến ta không thể thực hiện được điều mình đoan hứa hay có những sự thiện tranh chấp nhau khiến ta thấy quyết định bẻ gẫy một lời thề là điều hợp lý, có khi còn chính đáng nữa là đàng khác. Dù thế, ta vẫn có cảm thức ân hận, cả trong trường hợp sau, vì một lời hứa không được tôn trọng dù là vì lý do chính đáng vẫn là lời hứa không được tôn trọng. Cảm thức về “điều phải làm” vẫn lơ lửng đâu đó trong tình thế này. Như thế, yếu tố bi thảm luôn là thành phần của đời sống luân lý. Có những hoàn cảnh trong đó điều tốt nhất ta có thể làm là để một nghĩa vụ không được thành toàn, một đoan hứa, dù minh nhiên hay mặc nhiên, không được duy trì.
Đó là điều dễ thấy hàng ngày. Hẹn một bữa tối, chủ nhà mong sự hiện diện của ta, lo lắng nhà cửa, thức ăn cả ngày; nhưng rồi vì lý do sức khỏe đột xuất, tai nạn xe hơi, bỗng nhớ tới cái hẹn khác quan trọng hơn mà vô tình mình quên lãng, hay bỗng nhiên muốn ở nhà cho yên tĩnh… Tất cả làm ta “lỡ hẹn”. Nhưng các ly do này không có cùng một cân lượng, nhiều lý do không thỏa đáng. Người có đầu óc quân bình hẳn nhận rõ lý do nào biện minh, lý do nào không biện minh sự lỡ hẹn của mình. Tuy nhiên, cảm thức ân hận thì còn đó, khiến ta phải điện thoại để xin hủy cuộc hẹn với lời xin lỗi và có gắng “đền bù” bằng một bó hoa, một thiệp xin lỗi, hay lời mời ăn tối khác. Chính cái cảm thức ân hận này cho thấy các lời hứa không được tôn trọng không phải là các hành vi trung lập, chúng quả gây tai hại. Người ta tự nhiên muốn đền bù cho việc phá vỡ cam kết của mình, dù cho rằng việc phá vỡ này có lý do chính đáng.
Các thề hứa của hôn nhân dĩ nhiên quan trọng hơn các cuộc hẹn ăn tối vô vàn. Nhưng khuôn mẫu dùng ý chí tự do đưa ra cam kết để rồi phá vỡ cam kết này thì tương tự như nhau. Theo giáo huấn hiện nay, dây hôn phối được tạo nên qua “hành vi nhân bản tự do của các người phối ngẫu và việc họ hoàn hợp cuộc hôn nhân của họ, là một thực tại, do đó, bất khả thu hồi” (107). Lời thề hứa một khi đã đưa ra thì không thể lấy lại được. Vì tính nghiêm trọng của cam kết hôn nhân, việc nhấn mạnh tới tính vĩnh viễn và lời khuyên trung thành với cam kết của mình là điều dễ hiễu và chính xác. Nhưng liệu nó có bất khả thu hồi hay không? Điều gì chung quanh lời đoan hứa này khiến cho sức mạnh trói buộc của nó thành ra tuyệt đối?
Mầu nhiệm của một con người không chứa đựng trong một biến cố duy nhất, và tốt nhất ta nên coi việc tự hiến của một con người như một diễn trình gồm nhiều quyết định và hành vi. Các cặp vợ chồng đều hiểu được rằng trong một cuộc hôn nhân thành công, là cả một lịch sử lâu dài gồm nhiều hành vi được lặp đi lặp lại của tình yêu cam kết. Như đã ghi nhận trên đây liên quan tới sự hoàn hợp, giáo huấn hiện thời cho rằng một hành vi giao hợp tính dục có thể hoàn hợp hay đem cuộc chung sống suốt đời đến chỗ hoàn tất là một điều không thuyết phục. Nó cũng tương tự như sự ưng thuận vốn phát sinh ra dây hôn phối, một hành vi thực hiện vào lúc kết hôn không thể mang theo sức nặng của một cam kết bất khả thu hồi. Lời thề hứa hôn nhân chắc chắn nhắm tới một cam kết suốt đời, người đưa ra lời thề hứa khát mong một sự tự hiến toàn diện và dứt khoát vốn là mục đích riêng của hôn nhân. Nhưng không điều gì trong số này y hệt việc tuyên bố rằng lời thề hứa bất khả thu hồi tuyệt đối xẩy ra một lần cho mãi mãi (once and for all) vào lúc lời ưng thuận được trao đổi trong nghi lễ.
Hai tác giả quả quyết rằng: không trong một phạm vi đưa ra đoan hứa nào của con người mà truyền thống Công Giáo lại chủ trương tính bất khả thu hồi của cam kết nhân bản cả (108). Và không nơi nào, lại đòi hỏi con người không những không được phá bỏ cam kết mà còn không thể phá bỏ được nó; nghĩa là không những sai lầm, mà còn bất khả bỏ qua các nghĩa vụ phát sinh từ các lời thề hứa mà cá nhân đã đưa ra. Theo giáo huấn hiện thời, lý do tại sao hôn nhân đặc biệt là vì chủ trương cho rằng dây hôn phối tiếp tục hiện hữu bất kể việc mối liên hệ đã không còn nữa. Nhưng như hai tác giả đã biện luận, chủ trương này không đếm xỉa gì tới sự phát triển của nền thần học hôn nhân đã được Vatican II chấp thuận. Trong nền thần học của Công Đồng, dây hôn phối là mối liên hệ giữa chồng và vợ. Cởi bỏ mối liên hệ này, thì dây hôn phối chỉ còn là một ý niệm trừu tượng, không có bất cứ gốc rễ nào trong trận đồ nhân bản cả. Nếu dây hôn phối không còn, thì không còn gì để đặc điểm hay đặc tính bất khả tiêu có thể bám vào được.
Hai tác giả nhận định rằng: có lẽ do các khó khăn trong việc biện bác rằng dây hôn phối vẫn tồn tại mặc dù mối liên hệ hôn nhân đã hoàn toàn tan rã, nên gần đây giáo huấn chính thức của Công Giáo đã thay đổi sự nhấn mạnh. Hơn bao giờ hết, chủ trương của Công Giáo ngày nay về bất khả tiêu dựa nhiều hơn vào cách hiểu hôn nhân như là biểu tượng cho giao ước không thể bẻ gẫy giữa Chúa Kitô và Giáo Hội.
Tính biểu tượng bí tích
Theo Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, “một sợi dây độc đáo hiện hữu giữa tính bất khả tiêu của hôn nhân và tính bí tích của nó” vì “bản chất bí tích của hôn nhân tạo các cơ sở cuối cùng, dù không phải là các cơ sở duy nhất, cho tính bất khả tiêu” (109). Hai tác giả đã thảo luận các cơ sở khác trong các phần trước đây của bài này. Giờ đây, họ muốn trở lại với điều Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo dạy như là “lý do sâu xa nhất” của bất khả tiêu là nhờ bí tích, “các người phối ngẫu có khả năng tượng trưng cho lòng trung thành này [nghĩa là giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người] và làm chứng cho nó” (110).
Lịch sử đặc thù của chủ trương này về tính bất khả tiêu của hôn nhân bắt đầu với Thư gửi tín hữu Êphêsô (111). Trong phần cuối thư này, tác giả sử dụng mẫu mã gia hộ cổ điển làm khuôn khổ để mô tả đời sống luân lý của các Kitô hữu (112). Trong chương sáu, tác giả thảo luận mối liên hệ của con cái và cha mẹ cũng như của nô lệ và chủ nhân. Nhưng trước đó, trong các câu 21-32 chương năm, ngài đề cập tới chồng và vợ.
Đan kết vào giáo huấn luân lý của ngài về sự tùng phục hỗ tương trong Chúa Kitô và việc ngài chấp nhận liên hệ phẩm trật giữa nam giới và nữ giới trong xã hội cổ thời là quan điểm hiển dương về hôn nhân. Ngài trích dẫn Sách Sáng Thế 2:24 và thấy trong đó một bài học dấu kín, một bí mật dấu kín từ lâu mà mãi mấy thế kỷ sau mới được đem ra ánh sáng: tình yêu của một người đàn ông và một người đàn bà, do ý muốn của Thiên Chúa lúc tạo dựng, là một “loại hình” (type) (113) tiên báo tình yêu của Chúa Kitô dành cho Giáo Hội (114).
Theo hai tác giả, đoạn văn trên chủ yếu là một giáo huấn luân lý. Thánh Phaolô giải thích cho thính giả của ngài rằng các Kitô hữu sống cuộc sống của họ “trong Chúa” và điều này đúng cả khi họ tham dự các định chế xã hội thông thường như hôn nhân chẳng hạn. Định chế vừa kể được cấu trúc theo phẩm trật với người chồng đứng đầu và người vợ đóng vai lệ thuộc (115). Thánh Phaolô không minh nhiên thách thức sự sắp xếp này. Giống như với giáo huấn của ngài về nô lệ, Thánh Phaolô không muốn làm rối loạn trật tự xã hội vốn có tính truyền thống. Ngài cũng không muốn thế, trong trường hợp hôn nhân của người Êphêsô. Tình yêu “trong Chúa” nhận rằng không hề có phân biệt giữa người Do Thái và người Hy Lạp, giữa người nô lệ và người tự do, giữa người đàn ông và người đàn bà. Nhưng các phong tục xã hội về hôn nhân thì được để yên, không bị thách thức như là các thực hành về nô lệ (116).
Ở điểm này, Thánh Phaolô chỉ đơn thuần nhấn mạnh nhu cầu cho người Kitô hữu được biểu lộ một thân mật và một kính trọng lớn hơn đối với người phối ngẫu của mình trong hôn nhân, mặc dù điều này diễn ra bên trong một liên hệ hôn nhân trong đó có sự lệ thuộc của người đàn bà đối với người đàn ông. Loại suy Chúa Kitô và Giáo Hội đã được sử dụng để biện minh cho sự lệ thuộc này. Chúa Kitô là đầu của Giáo Hội thế nào thì người chồng cũng là đầu của vợ như thế và vợ phải phục tùng chồng. Ấy thế nhưng, đây không phải là cơ hội để người chồng thống trị hay lạm dụng vì chồng phải yêu thương vợ theo mô thức của Chúa Kitô, Đấng vốn là đầu của Giáo Hội và yêu thương Giáo Hội một cách hết sức quảng đại.
Chúa Kitô yêu thương thân mình Người là Giáo Hội. Người chồng được kêu gọi yêu thương vợ như chính thân mình của họ. Thánh Phaolô trích dẫn bản văn Sáng Thế để nhấn mạnh điều này là bất chấp liên hệ lệ thuộc, người chồng không được đối xử tồi tệ với vợ vì Đức Kitô không bao giờ đối xử tồi tệ với Giáo Hội. Trong câu 32, điều được coi như “mầu nhiệm lớn” là Chúa Kitô kết hợp mật thiết với Giáo Hội đến nỗi dây liên kết giữa hai chủ thể này được ví với dây liên kết chồng và vợ, họ chỉ là một thân xác.
Theo hai tác giả, ta nên đọc bản văn trên mà không cần các lời chú giải từng được khai triển trong các thế kỷ qua. Việc Thánh Phaolô sử dụng loại suy, chồng với vợ như Chúa Kitô với Giáo Hội, không hề nói tới tính bất khả tiêu của hôn nhân. Chủ điểm của ngài không có tính tín lý. Thay vào đó, ngài chỉ có mục đích khuyên bảo về luân lý. Ngài khích lệ các ông chồng liên hệ với các bà vợ không theo lối thống trị của người trên đối với người dưới mà như Chúa Kitô liên hệ với Giáo Hội. Chúa Kitô coi Giáo Hội như là phần thân thể của Người. Thánh Phaolô không nói tới tính bất khả tiêu của hôn nhân trong đoạn văn này và độc giả không nên suy đoán từ loại suy này rằng hôn nhân của hai Kitô hữu là bất khả tiêu. Suy đoán hợp pháp là bài học dạy rằng chồng phải yêu vợ bằng cùng một tình yêu hi sinh mà Chúa Kitô đã chỉ ra, Đấng nuôi dưỡng và chăm sóc Giáo Hội của Người, vốn là thân thể Người (117). Loại suy này nhằm dạy các môn đệ về tình yêu ngay trong ngữ cảnh mối liên hệ phẩm trật.
Thành thử, hai tác giả đặt câu hỏi: như thế, làm thế nào truyền thống lại có thể đọc bản văn Êphêsô như giấy chứng nhận của Thánh Kinh, không những bênh vực tính bất khả tiêu như một lệnh truyền luân lý mà còn như sợi dây luật học không thể bị bất cứ hành động hay quyết định nào của vợ chồng hay của bất cứ ai phá hủy? Diễn trình này, theo họ, không bắt đầu với Thánh Phaolô mà với Thánh Augustinô dù các tác giả sau đó chỉ sử dụng chủ trương của Thánh Augustinô một cách có chọn lựa. Vị giám mục thành Hippo này không phải là người đầu tiên dựa vào Eph. 5 để giảng dạy về hôn nhân, nhưng việc sử dụng nó lúc đó là để giảng dạy về luân lý, như đã nhắc ở trên. Thánh Augustinô dùng thư Êphêsô cho thần học bí tích của mình và ngài sử dụng từ sacramentum của La Tinh để dịch từ mysterion của Hy Lạp. Mackin đã lần rở lại việc phát triển tư tưởng của Thánh Augustinô về tính sacramentum của hôn nhân, trưng dẫn ít nhất bốn kiểu dùng khác nhau của từ này: như hình ảnh sự kết hợp cánh chung của mọi người trong Chúa Kitô; như ý nghĩa thầm kín cho thấy hôn nhân nhân bản được tiếp nhận vào sự kết hợp của Chúa Kitô và Giáo Hội; như nguyên nhân tạo ra hiệu quả bền vững suốt đời trong hôn nhân; như sợi dây kết hợp hai người phối ngẫu cho tới chết (118).
Theo hai tác giả, chưa có chi rõ ràng là Thánh Augustinô nghĩ gì về đặc tính sacramentum của hôn nhân. Các nhà chú giải sau này, khi đi tìm sự chính xác hơn, đã nhận lối giải thích này: liên hệ hôn nhân là hình ảnh trần gian của liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Các nhà giáo luật học thời Trung Cổ khai triển thêm ý niệm này bằng cách nhấn mạnh rằng hôn nhân cần được hoàn hợp thì hình ảnh này mới được hoàn hảo. Một khi cặp vợ chồng đã trở thánh “một thân xác” thì sự kết hợp của họ mới tượng trưng cho sự kết hợp của Chúa Kitô và Giáo Hội. Như Orsy đã tóm lược: “Vì là một tượng trưng, nó mang lấy bản chất của vật được tượng trưng. Sự kết hợp được tượng trưng không thể bị tiêu hủy. Do đó, sau khi đã hoàn hợp, không cuộc phối hợp nào có thể bị tiêu hủy” (119).
Giáo huấn hiện nay của huấn quyền, theo hai tác giả, vượt quá bất cứ điều gì Thánh Phaolô từng nói. Họ đặt câu hỏi: “việc khai triển này phản ảnh chân thực được bao nhiêu học lý của Thánh Phaolô và do đó, là thành phần yếu tính của đức tin Công Giáo, còn bao nhiêu do con người thêm vào, do đó có thể được xét lại?” (120). Hai tác giả xác tín rằng giáo huấn về tính tượng trưng của hôn nhân rơi vào phạm trù sau. Giả định lầm lẫn sơ khởi là nghĩ rằng câu 32, tức câu nói về mầu nhiệm vĩ đại, có ý nói về hôn nhân (121). Rồi sau đó, khi lối dịch chữ mysterion là sacramentum đã được thừa nhận, thì người ta đã chọn lối giải thích chữ sacramentum của Thánh Augustinô coi hôn nhân như là hình ảnh của sự phối hợp của Chúa Kitô và Giáo Hội và việc biến đổi bản văn của thư Êphêsô đã trở thành cố định. Không còn là một lời khuyên luân lý rằng chồng phải yêu vợ nữa, mà là một đòi hỏi tín lý rằng hôn nhân có tính bất khả tiêu.
Hai tác giả cho rằng lẽ dĩ nhiên, rất có thể khai triển này có cơ sở vững vàng và ta phải trân trọng giáo huấn này dù nền tảng Thánh Kinh của nó không vững vàng như trước đây chủ trương. Tuy nhiên, cũng có thể điều ta khám phá ở đây chỉ là một điển hình về một bản văn Thánh Kinh bị giải thích sai khiến ta chỉ có được một nền tảng yếu ớt cho tính chắc chắn của giáo huấn (122)
Việc sử dụng loại suy
Hai tác giả cho rằng ngoài việc giải thích Thánh Kinh, cũng còn nhiều vấn đề liên quan tới các khía cạnh khác trong việc lên khuôn học lý. Loại suy là điều chủ yếu đối với việc suy luận thần học nhưng nguy hiểm là khi ta biến loại suy thành lập trường theo nghĩa đen. Trong lối sử dụng của họ, các soạn giả Thánh Kinh, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, đều không cố ý khai triển một học lý về bất khả tiêu. Thay vào đó, họ chỉ sử dụng kinh nghiệm nhân bản quen thuộc giúp các tín hữu hiểu một điều gì đó về Thiên Chúa. Để mô tả mối liên hệ trung thành, yêu thương, thân mật mà Thiên Chúa muốn có với Israel, các soạn giả thánh đã sử dụng loại suy hôn nhân. Hôn nhân được sử dụng như một phương tiện để giải thích tình yêu của Giavê. Điều quan trọng là phải hiểu rõ về Đấng loại suy đầu hết (First Analogue). Tình yêu của Giavê có những phẩm tính tương tự như tình yêu nhân bản vốn tìm thấy nơi hôn nhân.
Theo hai tác giả, có những lúc khác, loại suy được sử dụng để đem lại các bài học khác. Nếu người Do Thái suy nghĩ về tính độc chiếm của hôn nhân, hẳn họ sẽ hiểu một điều gì đó chỉ về ý Giavê muốn là Thiên Chúa duy nhất của Israel. Nếu họ xem sét tính thân mật của hôn nhân, hẳn họ nghĩ tới quan tâm gần gũi của Giavê đối với dân tộc này. Lưu ý tới lòng nhân từ của một người phối ngẫu hay tha thứ là lưu ý tới việc Giavê đối xử với người hối cải. Loại suy hôn nhân không chỉ được dùng một cách hạn chế chỉ để dạy một bài học mà thôi về Giavê. Nó cần được đọc trong ngữ cảnh của nó.
Hai tác giả nghĩ rằng khi soạn giả thư Êphêsô sử dụng loại suy, ngài đã nối dệt hai điểm, một là bài học luân lý cho các người chồng và các người vợ, rất đặc trưng cho đạo đức gia hộ và điểm kia là một nhận định về tình yêu của Chúa Kito dành cho Giáo Hội. Sẽ là một sai lầm khi ta đọc lướt đi đến độ biến hai điểm đó thành một. Như Chúa Kitô đối với Giáo Hội thế nào thì người chồng cũng phải như thế với vợ mình, nhưng trong tư cách người đứng đầu, ông phải thương yêu vợ chứ không được dùng thẩm quyền của mình cách bất công. Đó là bài học thứ nhất. Bài học thứ hai là sự thân mật của chồng và vợ khi trở nên một thân xác, như đã được Sách Sáng Thế ghi lại, chứa đựng một sự thật sâu xa hơn mà mãi tới Thánh Phaolô và thế hệ của ngài mới được tỏ hiện: mọi người đều được mời gọi kết hợp với Chúa Kitô qua việc trở thành chi thể trong thân thể Người là Giáo Hội. Ở đây, có hai sự so sánh tuy liên quan với nhau nhưng khác biệt nhau được Thánh Phaolô chỉ rõ. Chồng là đầu của vợ như Chúa Kitô là đầu của Giáo Hội; sự kết hợp của Chúa Kitô và Giáo Hội thân mật y như việc cả hai nên một thân xác.
Tính nguyên nhân: một vấn đề chưa được giải quyết
Theo hai tác giả, việc khai triển giáo huấn sau này với sự đọc sai ý nghĩa thư Êphêrô đã nêu lên một vấn nạn chưa được giải đáp thoả đáng bất cứ ở chỗ nào trong truyền thống. Vì truyền thống đã biến loại suy lầm lẫn của mình thành một chủ trương theo nghĩa đen, nên có vấn đề tính nguyên nhân được đặt ra. Hôn nhân con người, đã là bí tích và hoàn hợp, thì giả thiết không thể nào tiêu hủy được vì tượng trưng cho dây liên kết không thể nào bẻ gẫy được giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Giáo huấn không hẳn là vì Chúa Kitô yêu Giáo Hội một cách bất khả tiêu, nên vợ chồng cũng phải yêu nhau như thế. Đúng hơn, chính vì dây liên kết giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người là bất khả tiêu, nên hôn nhân bí tích và hoàn hợp của một người đàn ông và một người đàn bà cũng bất khả tiêu
Vấn đề tính nguyên nhân, theo họ, đã di chuyển quá “tính phải làm” của bất khả tiêu . Nghĩa là, nếu chấp nhận việc khai triển của truyền thống rằng hôn nhân trần thế tượng trưng cho sự kết hợp của Chúa Kitô và Giáo Hội, thì ta dễ dàng nói rằng do đó, hôn nhân Kitô Giáo phải bất khả tiêu. Nhưng, theo giáo huấn hiện thời, luận chứng mạnh hơn thế. Giáo Hội dạy rằng vì hôn nhân tượng trưng cho sự kết hợp của Chúa Kitô và Giáo Hội, nên một hôn nhân bí tích đã hoàn hợp không thể nào tiêu hủy được. Làm sao có chuyện này? Làm thế nào một lệnh truyền luân lý lại bị biến đổi thành một đòi hỏi về tính thực tại khách quan của hôn nhân? Người ta không thấy rõ việc Giáo Hội đã cung cấp được câu trả lời cho câu hỏi này.
Quan điểm của Thánh Augustinô là: sacramentum là điều làm cho hôn nhân thành bất khả tiêu nhưng ngài không nói rõ sacramentum đích thị là điều gì. Noonan gợi ý rằng sacramentum đem theo “sự ổn định có tính tượng trưng” và Thánh Augustinô coi hôn nhân là một sacramentum vì nó có tính vĩnh viễn, chứ không vĩnh viễn vì nó là một sacramentum. Trong phân tích của mình, Mackin kết luận rằng Thánh Augustinô không coi sacramentum là chính hôn nhân, là mối liên hệ của hai người phối ngẫu mà cũng không phải là sự tượng trưng của hôn nhân cho mối liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Xem ra, sacramentum của hôn nhân, lý do khiến nó bất khả tiêu, là sự cam kết của hai người phối ngẫu với Chúa là họ sẽ duy trì cuộc hôn nhân của họ. Sacramentum được hiểu như lời thề hứa trước mặt Thiên Chúa (123). Qua cả hai cách hiểu, hiểu sacramentum như cam kết sống hay hiểu sacramentum như lời thề hứa trước mặt Thiên Chúa, luận chứng của Thánh Augustinô đều không được các phát triển sau này tiếp nhận trong việc bênh vực tính bất khả tiêu.
Tại Công Đồng Florence, các giám mục, sau khi tránh né vấn đề nhằm theo đuổi sự hợp nhất với người Hy Lạp, đã bàn tới tính bất khả tiêu theo yêu cầu của người Ácmênia. Các ngài theo chủ trương của các nhà giáo luật Kinh Viện coi sacramentum như việc hôn nhân con người tượng trưng cho sự kết hợp của Chúa Kitô và Giáo Hội. Tuy nhiên, theo hai tác giả, Công Đồng Trent nghĩ khác. Tại đây, các giám mục không nói chính việc hôn nhân tượng trưng cho mối liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội đã làm cho nó thành bất khả tiêu. Đúng hơn, các ngài tuyên bố rằng “ơn thánh của Chúa Kitô có đó để làm cho hôn nhân thành bất khả tiêu một cách bất khả tiêu” và do đó, các cuộc hôn nhân được biến thành bất khả tiêu đều là bí tích (124).
Trong Casti connubii, Đức Piô XI đã luận chứng một cách quen thuộc hơn cả đối với các học giả đương thời. Hôn nhân hoàn hợp và có tính bí tích, tính cả hai nên một của nó, chính là hình ảnh hoàn thiện của tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo Hội. Vì sự kết hợp hay sợi dây sau bất khả hủy tiêu, nên sự kết hợp trước cũng như vậy. Mối liên hệ nhân quả này không phải vì hôn nhân bất khả tiêu nên nó có thể tượng trưng cho sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, mà là ngược lại. Vì hôn nhân là một bí tích đã hoàn hợp, nên nó là hình ảnh hoàn hảo của liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, và do đó bất khả tiêu. Hôn nhân được làm cho bất khả tiêu vì nó nhằm tượng trưng cho một mô thức. Đức Giáo Hoàng dựa vào thư Êphêsô để đưa ra luận chứng vì cho rằng lối đọc thông thường chính xác nói lên lập trường của Thánh Phaolô.
Theo hai tác giả, giáo huấn của Vatican II gần với giáo huấn của Trent hơn là chủ trương được các năm giữa chúng chấp nhận. Trong số 48 của Gaudium et spes, cách hiểu ơn thánh của bí tích vẫn để chỗ cho ý muốn của con người hợp tác với công trình của Chúa Kitô. Như Häring phát biểu, vai trò của Chúa Kitô trong hôn nhân “nếu hiểu một cách năng động, là nhằm biến tình yêu vợ chồng càng ngày càng giống tình yêu của Người dành cho Giáo Hội, để nó thực sự trở nên một sự tận hiến hỗ tương trong một tình yêu hoàn toàn trung tín” (125).
Bí tích đem lại sự hiện diện của Chúa Kitô, là Đấng mà tình yêu của Người thâm hậu hóa và phong phú hóa tình yêu vợ chồng. Trong cách trình bày của Công Đồng, tính bất khả tiêu có đặc điểm của một ơn phúc được ban cho hai vợ chồng nhờ sự hợp tác của họ với ơn thánh của Chúa Kitô, một ơn thánh sẵn có đó cho họ trong bí tích của Giáo Hội (126).
Trong viễn tượng trên, theo hai tác giả, tính bất khả tiêu là thành quả của các Kitô hữu, những người mà tình yêu được được tăng cường bởi ơn thánh bí tích. Dĩ nhiên, ơn thánh không bác bỏ sự tự do của con người. Do đó, theo họ, sẽ vô bổ khi Giáo Hội nói tới bất khả tiêu như là hiệu quả của bí tích, độc lập hẳn với ý chí của hai vợ chồng. Thay vào đó, hiệu quả của bí tích là giúp vợ chồng trong các cố gắng xây dựng sự chung chia tình yêu thân mật của họ đến nỗi việc tiêu hủy tình yêu của họ sẽ trở thành gần như không thể tưởng nghĩ được. Điều này thật khác xa với lập trường cho rằng nhờ bí tích, Thiên Chúa đã lập ra một sợi dây không liên hệ gì tới trạng huống thực sự của liên hệ nhân bản và dửng dưng đối với ý muốn nhân bản của vợ chồng. Đối với hai tác giả, lập trường sau của truyền thống hình như càng ngày càng kém thuyết phục hơn trong tư cách một giải thích về hiệu quả của bí tích. Điều gì sẽ xẩy ra nếu vợ chồng không cộng tác với ơn thánh của Chúa Kitô? Điều gì sẽ xẩy ra nếu tới một lúc nào đó một hoặc cả hai người phối ngẫu đều bác bỏ nghĩa vụ phải duy trì sợi dây yêu thương giữa họ với nhau? Theo giáo huấn hiện thời, tính bí tích của hôn nhân duy trì tính bất khả tiêu của nó. Do đó, cuộc hôn nhân nào trong đó không còn bất cứ liên hệ liên vị nào nữa vẫn tiếp tục là biểu tượng bí tích cho cuộc kết hợp của Chúa Kitô và Giáo Hội. Hai tác giả tự hỏi làm thế nào có thể hiểu được điều đó? Điều gì trong cuộc hôn nhân của vợ chồng vẫn tiếp tục tượng trưng cho sự kết hợp của Chúa Kitô với Giáo Hội? Họ đã lý luận rằng không có một trận đồ nhân bản, thì không một bí tích nào tồn tại cả.
Theo họ, trận đồ của hôn nhân là mối liên hệ giữa vợ và chồng. Thiếu trận đồ ấy, sẽ không có bất cứ sợi dây luân lý nào nối kết liên hệ yêu thương cả. Và nếu không có một liên hệ như thế, thì tính bí tích có tính hoạt động của hôn nhân sẽ là gì? Chính tình yêu dấn thân và trung tín của một người đàn ông và một người đàn bà nhập thân bí tích; không hẳn họ lãnh nhận bí tích cho bằng họ chính là bí tích. Tình yêu của họ là một trình bày có tính tượng trưng của tình yêu giữa Chúa Kitô và nhiệm thể Người. Điều gì vẫn tiếp tục tượng trưng cho sự kết hợp của Chúa Kitô với Giáo Hội một khi thảm kịch tan vỡ hôn nhân xẩy ra? Hai tác giả cho rằng giáo huấn hiện thời chưa đưa ra được câu trả lời có tính thuyết phục nào cho câu hỏi này, mà cũng không rõ ta có thể rút ra được điều gì từ truyền thống để đưa ra câu trả lời như thế hay không.
Một cánh chung luận quân bình
Theo Gustave Martelet, người vốn có ảnh hưởng lớn trong các đề xuất của UBTHQT về hôn nhân, Chúa Giêsu đã tái lập “tính xác thực nguyên khởi của vợ chồng”. Nghĩa là Người đã thắng vượt “sự cứng lòng” vốn được phản ảnh trong Luật Môsê nói về ly dị, và nay cho phép vợ chồng sống đúng như ý định của Thiên Chúa khi Người thiết lập hôn nhân như Sách Sáng Thế thuật lại. Một lần nữa, “từ nay, người đàn ông và người đàn bà có thể yêu nhau như Thiên Chúa, từ muôn thuở, đã muốn họ phải yêu thương, vì nguồn suối của tình yêu từng thiết lập ra nước Chúa này đã được mạc khải nơi Chúa Giêsu” (127).
Hai tác giả cho rằng ở đây rõ ràng có một cánh chung học một chiều, vì đã quên khuấy bản chất chưa hoàn tất của việc thiết lập nước Thiên Chúa. Ngược lại, hãy nghĩ tới việc Giáo Hội chấp nhận bạo lực như một phương tiện đáng tiếc nhưng cần thiết trong một thế giới mà ơn phúc hòa bình chưa được thể hiện hoàn toàn (128). Nhu cầu nhớ tới sự căng thẳng cánh chung cũng là điều cần thiết cho hôn nhân vì điều này được chính Thư Êphêsô xác nhận. Theo hai tác giả, trong câu 5:27, việc mô tả Chúa Kitô thanh tẩy Giáo Hội làm cho Giáo Hội hết vết nhăn hay tì vết là một phác họa có tính cánh chung. Soạn giả thư này mô tả điều đang được hoàn thành chứ không phải điều đã được hoàn thành đầy đủ rồi. Nếu hôn nhân tượng trưng cho liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, thì hôn nhân tượng trưng cho một mối liên hệ đang được đem tới hoàn hảo, một liên hệ vẫn còn đang trên đường thành toàn. Giống như sự hoàn hảo của người mẫu nếu chưa hoàn tất thì sự hoàn hảo của hình ảnh cũng chưa hoàn tất. Nếu sự bất khả tiêu là thành phần của sự hoàn hảo trong hôn nhân, và hai tác giả tin như thế, thì nó là mục tiêu chưa được thể hiện mà cuộc hôn nhân nào cũng nhắm đạt tới, một mục đích mà cặp vợ chồng nào cũng khát mong.
Đọc lại biểu tượng
Hai tác giả cho rằng việc truyền thống nhấn mạnh tới một cách đọc biểu tượng bí tích cũng cản trở cách hiểu của ta đối với các cách đọc khác về sức mạnh biểu tượng của hôn nhân. Tại sao sự giải thích thư Êphêsô lại chỉ giới hạn trong mối liên hệ của Chúa Kitô với Giáo Hội mà không là mối liên hệ của Giáo Hội với Chúa Kitô? Nếu nghiêm túc xem xét điều này, ý nghĩa biểu tượng của hôn nhân vẫn còn, nhưng theo một cách đặc biệt có liên quan tới các hành động của các vị giáo hoàng gần đây. Đức Gioan Phaolô II, nhiều lần đã nhân danh Giáo Hội, lên tiếng xin lỗi vì các sai lầm và thiếu sót trong lịch sử, ngụ ý rằng “chính Giáo Hội không trung thành với phu quân của mình, không luôn giải thích đúng ý nghĩa sứ mệnh của mình trong nhiều hoàn cảnh khác nhau của lịch sử”.
Có lẽ qua loại suy, “các người phối ngẫu đang chịu thất bại trong các cố gắng của mình, trên thực tế, cũng giống Giáo Hội ở một khoảnh khắc nào đó trong lịch sử” (129) lúc Giáo Hội thất bại trong mối liên hệ với đức phu quân của mình.
Cách đọc như thế đồng dạng với sự căng thẳng cánh chung, một căng thẳng phải được duy trì và gợi nơi ta một lý lẽ thần học biện minh cho một phương thức mục vụ khác hẳn dành cho người ly dị. Điều cũng có thể, theo hai tác giả, là khả năng coi cuộc hôn nhân thứ hai vẫn có tính tượng trưng bí tích riêng của nó, không hẳn tượng trưng cho sự bền vững của tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo Hội, mà là sự tha thứ đầy lòng nhân từ của một Thiên Chúa, Đấng, như người cha đứa con phung phá, luôn yêu thương ta quá cả mọi công phúc ta chồng đống được cho sự chính trực luân lý của mình.
KẾT LUẬN
Hiếm thấy cặp vợ chồng nào kết hôn mà lại không muốn thấy cuộc hôn nhân của mình kéo dài cho tới chết. Con người nhân bản khát khao lòng trung tín và sự vĩnh viễn trong kinh nghiệm yêu thương của mình. Chúng ta tin rằng điển hình của cuộc hôn nhân suốt đời là biểu thức bí tích hoàn hảo của tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo Hội. Hai tác giả cho rằng không nên giải thích bất cứ điều gì họ trình bày trên đây như là một rút lui khỏi đòi hỏi triệt để vốn được đặt lên cặp vợ chồng, yêu cầu họ phải tiếp tục phát triển suốt đời trong cuộc kết hợp trung tín, dấn thân, và đầy yêu thương của họ. Lý luận của hai tác giả là: việc lên công thức cho đòi hỏi này như một qui tắc không có ngoại lệ đối với các cuộc hôn nhân bí tích và hoàn hợp là điều không thực tiễn, không mạch lạc và gây tổn thương. Không thực tiễn vì các liên hệ hôn nhân ổn định không bao giờ đạt được chỉ nhờ một tuyên bố hay một biến cố nào đó. Không mạch lạc, vì các yếu tố thánh kinh và thần học trong giáo huấn hiện thời không gắn bó với nhau. Gây tổn thương vì gánh nặng được đặt lên những người ly dị và tái hôn đi quá các đòi hỏi của sự chính trực luân lý và các ranh giới của lòng cảm thương mục vụ.
Hai tác giả chủ trương rằng giáo huấn hiện thời không phải là học lý thuộc đức tin (de fide) hay định tín (definitive), mà là một học lý chuyên quyền (authoritative) buộc người ta phải nhận (obsequium), một thứ thuần phục tôn giáo cả trí khôn lẫn ý chí. Giống mọi học lý chuyên quyền khác, giáo huấn về tính bất khả tiêu của hôn nhân thành hiệu và hoàn hợp phải được coi như một suy đoán sự thật (a presumption of truth). Tuy nhiên, suy đoán chỉ là suy đoán, nó chỉ đứng vững cho tới khi có bằng chứng có chất liệu khiến suy đoán này phải trở thành nghi vấn. Nếu được phép dùng loại suy ở đây, hai tác giả nghĩ rằng việc suy đoán vô tội trong hệ thống hình sự của Hoa Kỳ có nghĩa là công tố phải luận giải cách nào đó vượt lên trên sự hoài nghi hợp lý mới qui kết kẻ tình nghi có tội được. Với đủ chứng cớ, việc này có thể thực hiện được khiến bồi thẩm đoàn phải kết luận là kẻ tình nghi quả có phạm tội. Cũng thế, việc suy đoán sự thật vốn dành cho giáo huấn chuyên quyền không thể có nghĩa là giáo huấn ấy là đúng một cách chắc chắn, vì điều này sẽ xóa bỏ bất cứ sự phân biệt nào giữa các phạm trù khác nhau của thẩm quyền giáo huấn. Đúng hơn, nếu trình bày được chứng cớ có chất liệu đi ngược lại, thì suy đoán sự thật phải bị vượt qua. Hai tác giả chủ trương rằng các chứng cớ thu thập trong bài này đủ chất liệu để chống lại giáo huấn hiện nay về tính bất khả tiêu. Ít nhất thì sự suy đoán sự thật cũng yếu đi vì các chứng cớ này (130).
Kết luận thích đáng, vì thế, theo hai tác giả, là chúng ta, trong tư cách Giáo Hội, phải xem sét lại việc liệu giáo huấn hiện thời có đủ chắc chắn và nhất quán để xác định mọi chăm sóc mục vụ và mọi thực hành bí tích hiện nay hay không.
Kỳ sau: Các quan điểm bênh vực tính bất khả tiêu của hôn nhân
Thay vì giải thích liên hệ hôn nhân theo lối luật học, hai tác giả đề nghị nên hiểu nó theo nghĩa luân lý. Dây hôn phối tạo nên các nghĩa vụ, chắc chắn như thế, vì các liên hệ thường hành xử như vậy. Trong hôn nhân, ta cam kết với nhau “nhường cho người khác quyền đòi hỏi trên chúng ta, một đòi hỏi phải hiện hữu và làm điều ta đã đoan hứa” (102). Hiệu quả của lời nói ra, của ưng thuận trao đổi, giữa một người đàn ông và một người đàn bà là: cả hai từ nay cảm thấy một nghĩa vụ phải làm cho những lời ấy thành sinh động, phải thực thi lời đoan hứa rằng họ sẽ là người bạn đời đầy yêu thương của nhau suốt trong các năm tháng sắp tới. Như Kasper từng viết về dây hôn phối: “nó hướng ta tới đòi hỏi liên tục mà các người chung chia (partners) có thể làm đối với nhau và họ phải cởi mở đối với nhau” (103). Dây hôn phối tạo nên “một điều phải làm về luân lý cố hữu ngay trong kết hợp hôn nhân” (104). Điều phải làm này là nghĩa vụ luân lý phải giữ lời đoan hứa của mình, phải đi cho trọn các cam kết của mình. Điều phải làm này ta mắc nợ người ta đã cam kết và do đó là một nghĩa vụ liên vị, nhưng nó phức tạp hơn vì nó không phải chỉ là liên vị (105).
Vì dây hôn phối không phải chỉ là một đoan hứa liên vị, nên còn có các nghĩa vụ luật pháp do thẩm quyền dân sự áp đặt nữa và, trong trường hợp hôn nhân bí tích, còn có các nghĩa vụ tôn giáo trước mặt Thiên Chúa và trước mặt Giáo Hội do giáo quyền đặt định. Giáo Hội không đòi hỏi gì đối với sợi dây đầu tiên của đoan hứa liên vị, nhưng dạy rằng chỉ duy mình mới có thể tiêu hủy dây hôn phối và bí tích. Giáo Hội cho phép hủy hôn vì lý do chính đáng khi không có tính bí tích và ban cấp tiêu hủy một hôn nhân bí tích khi chưa hoàn hợp (106).
Theo hai tác giả, điều quan trọng cần ghi nhớ là sợi dây luân lý bị bẻ gẫy, cam kết bị vi phạm, không phải do tái hôn mà là do ly dị. Điều này rất thường bị bỏ qua khi Giáo Hội quá chú ý tới việc ngăn cấm ly dị. Ở Tây Phương, sự nhấn mạnh tới bất khả tiêu đã khiến người ta quan tâm tới cái xấu của tái hôn nhiều hơn là chính việc ly thân hay ly dị, nhưng không phải chỉ có tái hôn mới vi phạm dây hôn phối. Ly dị tự nó đã là một thất bại, không sống đúng các nghĩa vụ phải có của hôn nhân. Việc không thể duy trì được sự chung sống thân mật suốt đời đã là một thất bại luân lý rồi, một thất bại đòi phải được ăn năn thống hối.
Giáo Hội Chính Thống từ lâu vốn nhấn mạnh rằng ly dị không có lý do giá trị là sai lầm về luân lý, cho dù Giáo Hội này cho phép tái hôn. Lệnh cấm mà Chúa Giêsu trích từ Sách Sáng Thế trong các trình thuật Nhất Lãm đề cập tới cái xấu của việc phân rẽ giữa vợ và chồng. Hai tác giả cho rằng khi một cặp vợ chồng quyết định ly thân vĩnh viễn, một thực hành được giáo huấn Công Giáo cho phép, ngay cả trong trường hợp hôn nhân bí tích, thì dây hôn phối đã bị vi phạm rồi. Chỉ trừ khi ta trở ngược lại với chủ trương có tính khế ước, coi việc trao đổi các quyền tính dục như cơ sở của dây hôn phối, thì mới có thể nghĩ khác được. Sự chung chia thân mật cuộc sống, sợi dây hôn phối theo nghĩa giao ước, sẽ bị tiêu hủy khi việc ly thân vĩnh viễn khởi sự. Nói khác là không đếm xỉa gì tới kinh nghiệm nhân bản của những người chịu đựng nỗi buồn đau này. Về phương diện nhân bản, chính sự ly thân vĩnh viễn hay ly dị là thảm kịch của đời người. Nếu có cuộc hôn nhân thứ hai, thì đây thường là kinh nghiệm của tình yêu chữa lành và cứu vớt.
Cam kết hôn nhân
Vấn đề cuối cùng dưới đề mục dây hôn phối đáng được xem sét là các giới hạn của cam kết. Trên thực tế, ta thường nhận rằng có những đoan hứa, những thề hứa, những khấn hứa được đưa ra, nhưng không luôn được tuân giữ. Cái tính thông thường trong kinh nghiệm này không giảm bớt chút nào sự thất bại về luân lý. Đôi khi sự thất bại giữ lời hứa của mình ít được biện minh và do đó, đòi ta phải thống hối ăn năn và đền bù sâu xa. Nhưng cũng có khi ta nhận ra các nhân tố khiến ta không thể thực hiện được điều mình đoan hứa hay có những sự thiện tranh chấp nhau khiến ta thấy quyết định bẻ gẫy một lời thề là điều hợp lý, có khi còn chính đáng nữa là đàng khác. Dù thế, ta vẫn có cảm thức ân hận, cả trong trường hợp sau, vì một lời hứa không được tôn trọng dù là vì lý do chính đáng vẫn là lời hứa không được tôn trọng. Cảm thức về “điều phải làm” vẫn lơ lửng đâu đó trong tình thế này. Như thế, yếu tố bi thảm luôn là thành phần của đời sống luân lý. Có những hoàn cảnh trong đó điều tốt nhất ta có thể làm là để một nghĩa vụ không được thành toàn, một đoan hứa, dù minh nhiên hay mặc nhiên, không được duy trì.
Đó là điều dễ thấy hàng ngày. Hẹn một bữa tối, chủ nhà mong sự hiện diện của ta, lo lắng nhà cửa, thức ăn cả ngày; nhưng rồi vì lý do sức khỏe đột xuất, tai nạn xe hơi, bỗng nhớ tới cái hẹn khác quan trọng hơn mà vô tình mình quên lãng, hay bỗng nhiên muốn ở nhà cho yên tĩnh… Tất cả làm ta “lỡ hẹn”. Nhưng các ly do này không có cùng một cân lượng, nhiều lý do không thỏa đáng. Người có đầu óc quân bình hẳn nhận rõ lý do nào biện minh, lý do nào không biện minh sự lỡ hẹn của mình. Tuy nhiên, cảm thức ân hận thì còn đó, khiến ta phải điện thoại để xin hủy cuộc hẹn với lời xin lỗi và có gắng “đền bù” bằng một bó hoa, một thiệp xin lỗi, hay lời mời ăn tối khác. Chính cái cảm thức ân hận này cho thấy các lời hứa không được tôn trọng không phải là các hành vi trung lập, chúng quả gây tai hại. Người ta tự nhiên muốn đền bù cho việc phá vỡ cam kết của mình, dù cho rằng việc phá vỡ này có lý do chính đáng.
Các thề hứa của hôn nhân dĩ nhiên quan trọng hơn các cuộc hẹn ăn tối vô vàn. Nhưng khuôn mẫu dùng ý chí tự do đưa ra cam kết để rồi phá vỡ cam kết này thì tương tự như nhau. Theo giáo huấn hiện nay, dây hôn phối được tạo nên qua “hành vi nhân bản tự do của các người phối ngẫu và việc họ hoàn hợp cuộc hôn nhân của họ, là một thực tại, do đó, bất khả thu hồi” (107). Lời thề hứa một khi đã đưa ra thì không thể lấy lại được. Vì tính nghiêm trọng của cam kết hôn nhân, việc nhấn mạnh tới tính vĩnh viễn và lời khuyên trung thành với cam kết của mình là điều dễ hiễu và chính xác. Nhưng liệu nó có bất khả thu hồi hay không? Điều gì chung quanh lời đoan hứa này khiến cho sức mạnh trói buộc của nó thành ra tuyệt đối?
Mầu nhiệm của một con người không chứa đựng trong một biến cố duy nhất, và tốt nhất ta nên coi việc tự hiến của một con người như một diễn trình gồm nhiều quyết định và hành vi. Các cặp vợ chồng đều hiểu được rằng trong một cuộc hôn nhân thành công, là cả một lịch sử lâu dài gồm nhiều hành vi được lặp đi lặp lại của tình yêu cam kết. Như đã ghi nhận trên đây liên quan tới sự hoàn hợp, giáo huấn hiện thời cho rằng một hành vi giao hợp tính dục có thể hoàn hợp hay đem cuộc chung sống suốt đời đến chỗ hoàn tất là một điều không thuyết phục. Nó cũng tương tự như sự ưng thuận vốn phát sinh ra dây hôn phối, một hành vi thực hiện vào lúc kết hôn không thể mang theo sức nặng của một cam kết bất khả thu hồi. Lời thề hứa hôn nhân chắc chắn nhắm tới một cam kết suốt đời, người đưa ra lời thề hứa khát mong một sự tự hiến toàn diện và dứt khoát vốn là mục đích riêng của hôn nhân. Nhưng không điều gì trong số này y hệt việc tuyên bố rằng lời thề hứa bất khả thu hồi tuyệt đối xẩy ra một lần cho mãi mãi (once and for all) vào lúc lời ưng thuận được trao đổi trong nghi lễ.
Hai tác giả quả quyết rằng: không trong một phạm vi đưa ra đoan hứa nào của con người mà truyền thống Công Giáo lại chủ trương tính bất khả thu hồi của cam kết nhân bản cả (108). Và không nơi nào, lại đòi hỏi con người không những không được phá bỏ cam kết mà còn không thể phá bỏ được nó; nghĩa là không những sai lầm, mà còn bất khả bỏ qua các nghĩa vụ phát sinh từ các lời thề hứa mà cá nhân đã đưa ra. Theo giáo huấn hiện thời, lý do tại sao hôn nhân đặc biệt là vì chủ trương cho rằng dây hôn phối tiếp tục hiện hữu bất kể việc mối liên hệ đã không còn nữa. Nhưng như hai tác giả đã biện luận, chủ trương này không đếm xỉa gì tới sự phát triển của nền thần học hôn nhân đã được Vatican II chấp thuận. Trong nền thần học của Công Đồng, dây hôn phối là mối liên hệ giữa chồng và vợ. Cởi bỏ mối liên hệ này, thì dây hôn phối chỉ còn là một ý niệm trừu tượng, không có bất cứ gốc rễ nào trong trận đồ nhân bản cả. Nếu dây hôn phối không còn, thì không còn gì để đặc điểm hay đặc tính bất khả tiêu có thể bám vào được.
Hai tác giả nhận định rằng: có lẽ do các khó khăn trong việc biện bác rằng dây hôn phối vẫn tồn tại mặc dù mối liên hệ hôn nhân đã hoàn toàn tan rã, nên gần đây giáo huấn chính thức của Công Giáo đã thay đổi sự nhấn mạnh. Hơn bao giờ hết, chủ trương của Công Giáo ngày nay về bất khả tiêu dựa nhiều hơn vào cách hiểu hôn nhân như là biểu tượng cho giao ước không thể bẻ gẫy giữa Chúa Kitô và Giáo Hội.
Tính biểu tượng bí tích
Theo Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, “một sợi dây độc đáo hiện hữu giữa tính bất khả tiêu của hôn nhân và tính bí tích của nó” vì “bản chất bí tích của hôn nhân tạo các cơ sở cuối cùng, dù không phải là các cơ sở duy nhất, cho tính bất khả tiêu” (109). Hai tác giả đã thảo luận các cơ sở khác trong các phần trước đây của bài này. Giờ đây, họ muốn trở lại với điều Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo dạy như là “lý do sâu xa nhất” của bất khả tiêu là nhờ bí tích, “các người phối ngẫu có khả năng tượng trưng cho lòng trung thành này [nghĩa là giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người] và làm chứng cho nó” (110).
Lịch sử đặc thù của chủ trương này về tính bất khả tiêu của hôn nhân bắt đầu với Thư gửi tín hữu Êphêsô (111). Trong phần cuối thư này, tác giả sử dụng mẫu mã gia hộ cổ điển làm khuôn khổ để mô tả đời sống luân lý của các Kitô hữu (112). Trong chương sáu, tác giả thảo luận mối liên hệ của con cái và cha mẹ cũng như của nô lệ và chủ nhân. Nhưng trước đó, trong các câu 21-32 chương năm, ngài đề cập tới chồng và vợ.
Đan kết vào giáo huấn luân lý của ngài về sự tùng phục hỗ tương trong Chúa Kitô và việc ngài chấp nhận liên hệ phẩm trật giữa nam giới và nữ giới trong xã hội cổ thời là quan điểm hiển dương về hôn nhân. Ngài trích dẫn Sách Sáng Thế 2:24 và thấy trong đó một bài học dấu kín, một bí mật dấu kín từ lâu mà mãi mấy thế kỷ sau mới được đem ra ánh sáng: tình yêu của một người đàn ông và một người đàn bà, do ý muốn của Thiên Chúa lúc tạo dựng, là một “loại hình” (type) (113) tiên báo tình yêu của Chúa Kitô dành cho Giáo Hội (114).
Theo hai tác giả, đoạn văn trên chủ yếu là một giáo huấn luân lý. Thánh Phaolô giải thích cho thính giả của ngài rằng các Kitô hữu sống cuộc sống của họ “trong Chúa” và điều này đúng cả khi họ tham dự các định chế xã hội thông thường như hôn nhân chẳng hạn. Định chế vừa kể được cấu trúc theo phẩm trật với người chồng đứng đầu và người vợ đóng vai lệ thuộc (115). Thánh Phaolô không minh nhiên thách thức sự sắp xếp này. Giống như với giáo huấn của ngài về nô lệ, Thánh Phaolô không muốn làm rối loạn trật tự xã hội vốn có tính truyền thống. Ngài cũng không muốn thế, trong trường hợp hôn nhân của người Êphêsô. Tình yêu “trong Chúa” nhận rằng không hề có phân biệt giữa người Do Thái và người Hy Lạp, giữa người nô lệ và người tự do, giữa người đàn ông và người đàn bà. Nhưng các phong tục xã hội về hôn nhân thì được để yên, không bị thách thức như là các thực hành về nô lệ (116).
Ở điểm này, Thánh Phaolô chỉ đơn thuần nhấn mạnh nhu cầu cho người Kitô hữu được biểu lộ một thân mật và một kính trọng lớn hơn đối với người phối ngẫu của mình trong hôn nhân, mặc dù điều này diễn ra bên trong một liên hệ hôn nhân trong đó có sự lệ thuộc của người đàn bà đối với người đàn ông. Loại suy Chúa Kitô và Giáo Hội đã được sử dụng để biện minh cho sự lệ thuộc này. Chúa Kitô là đầu của Giáo Hội thế nào thì người chồng cũng là đầu của vợ như thế và vợ phải phục tùng chồng. Ấy thế nhưng, đây không phải là cơ hội để người chồng thống trị hay lạm dụng vì chồng phải yêu thương vợ theo mô thức của Chúa Kitô, Đấng vốn là đầu của Giáo Hội và yêu thương Giáo Hội một cách hết sức quảng đại.
Chúa Kitô yêu thương thân mình Người là Giáo Hội. Người chồng được kêu gọi yêu thương vợ như chính thân mình của họ. Thánh Phaolô trích dẫn bản văn Sáng Thế để nhấn mạnh điều này là bất chấp liên hệ lệ thuộc, người chồng không được đối xử tồi tệ với vợ vì Đức Kitô không bao giờ đối xử tồi tệ với Giáo Hội. Trong câu 32, điều được coi như “mầu nhiệm lớn” là Chúa Kitô kết hợp mật thiết với Giáo Hội đến nỗi dây liên kết giữa hai chủ thể này được ví với dây liên kết chồng và vợ, họ chỉ là một thân xác.
Theo hai tác giả, ta nên đọc bản văn trên mà không cần các lời chú giải từng được khai triển trong các thế kỷ qua. Việc Thánh Phaolô sử dụng loại suy, chồng với vợ như Chúa Kitô với Giáo Hội, không hề nói tới tính bất khả tiêu của hôn nhân. Chủ điểm của ngài không có tính tín lý. Thay vào đó, ngài chỉ có mục đích khuyên bảo về luân lý. Ngài khích lệ các ông chồng liên hệ với các bà vợ không theo lối thống trị của người trên đối với người dưới mà như Chúa Kitô liên hệ với Giáo Hội. Chúa Kitô coi Giáo Hội như là phần thân thể của Người. Thánh Phaolô không nói tới tính bất khả tiêu của hôn nhân trong đoạn văn này và độc giả không nên suy đoán từ loại suy này rằng hôn nhân của hai Kitô hữu là bất khả tiêu. Suy đoán hợp pháp là bài học dạy rằng chồng phải yêu vợ bằng cùng một tình yêu hi sinh mà Chúa Kitô đã chỉ ra, Đấng nuôi dưỡng và chăm sóc Giáo Hội của Người, vốn là thân thể Người (117). Loại suy này nhằm dạy các môn đệ về tình yêu ngay trong ngữ cảnh mối liên hệ phẩm trật.
Thành thử, hai tác giả đặt câu hỏi: như thế, làm thế nào truyền thống lại có thể đọc bản văn Êphêsô như giấy chứng nhận của Thánh Kinh, không những bênh vực tính bất khả tiêu như một lệnh truyền luân lý mà còn như sợi dây luật học không thể bị bất cứ hành động hay quyết định nào của vợ chồng hay của bất cứ ai phá hủy? Diễn trình này, theo họ, không bắt đầu với Thánh Phaolô mà với Thánh Augustinô dù các tác giả sau đó chỉ sử dụng chủ trương của Thánh Augustinô một cách có chọn lựa. Vị giám mục thành Hippo này không phải là người đầu tiên dựa vào Eph. 5 để giảng dạy về hôn nhân, nhưng việc sử dụng nó lúc đó là để giảng dạy về luân lý, như đã nhắc ở trên. Thánh Augustinô dùng thư Êphêsô cho thần học bí tích của mình và ngài sử dụng từ sacramentum của La Tinh để dịch từ mysterion của Hy Lạp. Mackin đã lần rở lại việc phát triển tư tưởng của Thánh Augustinô về tính sacramentum của hôn nhân, trưng dẫn ít nhất bốn kiểu dùng khác nhau của từ này: như hình ảnh sự kết hợp cánh chung của mọi người trong Chúa Kitô; như ý nghĩa thầm kín cho thấy hôn nhân nhân bản được tiếp nhận vào sự kết hợp của Chúa Kitô và Giáo Hội; như nguyên nhân tạo ra hiệu quả bền vững suốt đời trong hôn nhân; như sợi dây kết hợp hai người phối ngẫu cho tới chết (118).
Theo hai tác giả, chưa có chi rõ ràng là Thánh Augustinô nghĩ gì về đặc tính sacramentum của hôn nhân. Các nhà chú giải sau này, khi đi tìm sự chính xác hơn, đã nhận lối giải thích này: liên hệ hôn nhân là hình ảnh trần gian của liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Các nhà giáo luật học thời Trung Cổ khai triển thêm ý niệm này bằng cách nhấn mạnh rằng hôn nhân cần được hoàn hợp thì hình ảnh này mới được hoàn hảo. Một khi cặp vợ chồng đã trở thánh “một thân xác” thì sự kết hợp của họ mới tượng trưng cho sự kết hợp của Chúa Kitô và Giáo Hội. Như Orsy đã tóm lược: “Vì là một tượng trưng, nó mang lấy bản chất của vật được tượng trưng. Sự kết hợp được tượng trưng không thể bị tiêu hủy. Do đó, sau khi đã hoàn hợp, không cuộc phối hợp nào có thể bị tiêu hủy” (119).
Giáo huấn hiện nay của huấn quyền, theo hai tác giả, vượt quá bất cứ điều gì Thánh Phaolô từng nói. Họ đặt câu hỏi: “việc khai triển này phản ảnh chân thực được bao nhiêu học lý của Thánh Phaolô và do đó, là thành phần yếu tính của đức tin Công Giáo, còn bao nhiêu do con người thêm vào, do đó có thể được xét lại?” (120). Hai tác giả xác tín rằng giáo huấn về tính tượng trưng của hôn nhân rơi vào phạm trù sau. Giả định lầm lẫn sơ khởi là nghĩ rằng câu 32, tức câu nói về mầu nhiệm vĩ đại, có ý nói về hôn nhân (121). Rồi sau đó, khi lối dịch chữ mysterion là sacramentum đã được thừa nhận, thì người ta đã chọn lối giải thích chữ sacramentum của Thánh Augustinô coi hôn nhân như là hình ảnh của sự phối hợp của Chúa Kitô và Giáo Hội và việc biến đổi bản văn của thư Êphêsô đã trở thành cố định. Không còn là một lời khuyên luân lý rằng chồng phải yêu vợ nữa, mà là một đòi hỏi tín lý rằng hôn nhân có tính bất khả tiêu.
Hai tác giả cho rằng lẽ dĩ nhiên, rất có thể khai triển này có cơ sở vững vàng và ta phải trân trọng giáo huấn này dù nền tảng Thánh Kinh của nó không vững vàng như trước đây chủ trương. Tuy nhiên, cũng có thể điều ta khám phá ở đây chỉ là một điển hình về một bản văn Thánh Kinh bị giải thích sai khiến ta chỉ có được một nền tảng yếu ớt cho tính chắc chắn của giáo huấn (122)
Việc sử dụng loại suy
Hai tác giả cho rằng ngoài việc giải thích Thánh Kinh, cũng còn nhiều vấn đề liên quan tới các khía cạnh khác trong việc lên khuôn học lý. Loại suy là điều chủ yếu đối với việc suy luận thần học nhưng nguy hiểm là khi ta biến loại suy thành lập trường theo nghĩa đen. Trong lối sử dụng của họ, các soạn giả Thánh Kinh, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, đều không cố ý khai triển một học lý về bất khả tiêu. Thay vào đó, họ chỉ sử dụng kinh nghiệm nhân bản quen thuộc giúp các tín hữu hiểu một điều gì đó về Thiên Chúa. Để mô tả mối liên hệ trung thành, yêu thương, thân mật mà Thiên Chúa muốn có với Israel, các soạn giả thánh đã sử dụng loại suy hôn nhân. Hôn nhân được sử dụng như một phương tiện để giải thích tình yêu của Giavê. Điều quan trọng là phải hiểu rõ về Đấng loại suy đầu hết (First Analogue). Tình yêu của Giavê có những phẩm tính tương tự như tình yêu nhân bản vốn tìm thấy nơi hôn nhân.
Theo hai tác giả, có những lúc khác, loại suy được sử dụng để đem lại các bài học khác. Nếu người Do Thái suy nghĩ về tính độc chiếm của hôn nhân, hẳn họ sẽ hiểu một điều gì đó chỉ về ý Giavê muốn là Thiên Chúa duy nhất của Israel. Nếu họ xem sét tính thân mật của hôn nhân, hẳn họ nghĩ tới quan tâm gần gũi của Giavê đối với dân tộc này. Lưu ý tới lòng nhân từ của một người phối ngẫu hay tha thứ là lưu ý tới việc Giavê đối xử với người hối cải. Loại suy hôn nhân không chỉ được dùng một cách hạn chế chỉ để dạy một bài học mà thôi về Giavê. Nó cần được đọc trong ngữ cảnh của nó.
Hai tác giả nghĩ rằng khi soạn giả thư Êphêsô sử dụng loại suy, ngài đã nối dệt hai điểm, một là bài học luân lý cho các người chồng và các người vợ, rất đặc trưng cho đạo đức gia hộ và điểm kia là một nhận định về tình yêu của Chúa Kito dành cho Giáo Hội. Sẽ là một sai lầm khi ta đọc lướt đi đến độ biến hai điểm đó thành một. Như Chúa Kitô đối với Giáo Hội thế nào thì người chồng cũng phải như thế với vợ mình, nhưng trong tư cách người đứng đầu, ông phải thương yêu vợ chứ không được dùng thẩm quyền của mình cách bất công. Đó là bài học thứ nhất. Bài học thứ hai là sự thân mật của chồng và vợ khi trở nên một thân xác, như đã được Sách Sáng Thế ghi lại, chứa đựng một sự thật sâu xa hơn mà mãi tới Thánh Phaolô và thế hệ của ngài mới được tỏ hiện: mọi người đều được mời gọi kết hợp với Chúa Kitô qua việc trở thành chi thể trong thân thể Người là Giáo Hội. Ở đây, có hai sự so sánh tuy liên quan với nhau nhưng khác biệt nhau được Thánh Phaolô chỉ rõ. Chồng là đầu của vợ như Chúa Kitô là đầu của Giáo Hội; sự kết hợp của Chúa Kitô và Giáo Hội thân mật y như việc cả hai nên một thân xác.
Tính nguyên nhân: một vấn đề chưa được giải quyết
Theo hai tác giả, việc khai triển giáo huấn sau này với sự đọc sai ý nghĩa thư Êphêrô đã nêu lên một vấn nạn chưa được giải đáp thoả đáng bất cứ ở chỗ nào trong truyền thống. Vì truyền thống đã biến loại suy lầm lẫn của mình thành một chủ trương theo nghĩa đen, nên có vấn đề tính nguyên nhân được đặt ra. Hôn nhân con người, đã là bí tích và hoàn hợp, thì giả thiết không thể nào tiêu hủy được vì tượng trưng cho dây liên kết không thể nào bẻ gẫy được giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Giáo huấn không hẳn là vì Chúa Kitô yêu Giáo Hội một cách bất khả tiêu, nên vợ chồng cũng phải yêu nhau như thế. Đúng hơn, chính vì dây liên kết giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người là bất khả tiêu, nên hôn nhân bí tích và hoàn hợp của một người đàn ông và một người đàn bà cũng bất khả tiêu
Vấn đề tính nguyên nhân, theo họ, đã di chuyển quá “tính phải làm” của bất khả tiêu . Nghĩa là, nếu chấp nhận việc khai triển của truyền thống rằng hôn nhân trần thế tượng trưng cho sự kết hợp của Chúa Kitô và Giáo Hội, thì ta dễ dàng nói rằng do đó, hôn nhân Kitô Giáo phải bất khả tiêu. Nhưng, theo giáo huấn hiện thời, luận chứng mạnh hơn thế. Giáo Hội dạy rằng vì hôn nhân tượng trưng cho sự kết hợp của Chúa Kitô và Giáo Hội, nên một hôn nhân bí tích đã hoàn hợp không thể nào tiêu hủy được. Làm sao có chuyện này? Làm thế nào một lệnh truyền luân lý lại bị biến đổi thành một đòi hỏi về tính thực tại khách quan của hôn nhân? Người ta không thấy rõ việc Giáo Hội đã cung cấp được câu trả lời cho câu hỏi này.
Quan điểm của Thánh Augustinô là: sacramentum là điều làm cho hôn nhân thành bất khả tiêu nhưng ngài không nói rõ sacramentum đích thị là điều gì. Noonan gợi ý rằng sacramentum đem theo “sự ổn định có tính tượng trưng” và Thánh Augustinô coi hôn nhân là một sacramentum vì nó có tính vĩnh viễn, chứ không vĩnh viễn vì nó là một sacramentum. Trong phân tích của mình, Mackin kết luận rằng Thánh Augustinô không coi sacramentum là chính hôn nhân, là mối liên hệ của hai người phối ngẫu mà cũng không phải là sự tượng trưng của hôn nhân cho mối liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Xem ra, sacramentum của hôn nhân, lý do khiến nó bất khả tiêu, là sự cam kết của hai người phối ngẫu với Chúa là họ sẽ duy trì cuộc hôn nhân của họ. Sacramentum được hiểu như lời thề hứa trước mặt Thiên Chúa (123). Qua cả hai cách hiểu, hiểu sacramentum như cam kết sống hay hiểu sacramentum như lời thề hứa trước mặt Thiên Chúa, luận chứng của Thánh Augustinô đều không được các phát triển sau này tiếp nhận trong việc bênh vực tính bất khả tiêu.
Tại Công Đồng Florence, các giám mục, sau khi tránh né vấn đề nhằm theo đuổi sự hợp nhất với người Hy Lạp, đã bàn tới tính bất khả tiêu theo yêu cầu của người Ácmênia. Các ngài theo chủ trương của các nhà giáo luật Kinh Viện coi sacramentum như việc hôn nhân con người tượng trưng cho sự kết hợp của Chúa Kitô và Giáo Hội. Tuy nhiên, theo hai tác giả, Công Đồng Trent nghĩ khác. Tại đây, các giám mục không nói chính việc hôn nhân tượng trưng cho mối liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội đã làm cho nó thành bất khả tiêu. Đúng hơn, các ngài tuyên bố rằng “ơn thánh của Chúa Kitô có đó để làm cho hôn nhân thành bất khả tiêu một cách bất khả tiêu” và do đó, các cuộc hôn nhân được biến thành bất khả tiêu đều là bí tích (124).
Trong Casti connubii, Đức Piô XI đã luận chứng một cách quen thuộc hơn cả đối với các học giả đương thời. Hôn nhân hoàn hợp và có tính bí tích, tính cả hai nên một của nó, chính là hình ảnh hoàn thiện của tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo Hội. Vì sự kết hợp hay sợi dây sau bất khả hủy tiêu, nên sự kết hợp trước cũng như vậy. Mối liên hệ nhân quả này không phải vì hôn nhân bất khả tiêu nên nó có thể tượng trưng cho sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, mà là ngược lại. Vì hôn nhân là một bí tích đã hoàn hợp, nên nó là hình ảnh hoàn hảo của liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, và do đó bất khả tiêu. Hôn nhân được làm cho bất khả tiêu vì nó nhằm tượng trưng cho một mô thức. Đức Giáo Hoàng dựa vào thư Êphêsô để đưa ra luận chứng vì cho rằng lối đọc thông thường chính xác nói lên lập trường của Thánh Phaolô.
Theo hai tác giả, giáo huấn của Vatican II gần với giáo huấn của Trent hơn là chủ trương được các năm giữa chúng chấp nhận. Trong số 48 của Gaudium et spes, cách hiểu ơn thánh của bí tích vẫn để chỗ cho ý muốn của con người hợp tác với công trình của Chúa Kitô. Như Häring phát biểu, vai trò của Chúa Kitô trong hôn nhân “nếu hiểu một cách năng động, là nhằm biến tình yêu vợ chồng càng ngày càng giống tình yêu của Người dành cho Giáo Hội, để nó thực sự trở nên một sự tận hiến hỗ tương trong một tình yêu hoàn toàn trung tín” (125).
Bí tích đem lại sự hiện diện của Chúa Kitô, là Đấng mà tình yêu của Người thâm hậu hóa và phong phú hóa tình yêu vợ chồng. Trong cách trình bày của Công Đồng, tính bất khả tiêu có đặc điểm của một ơn phúc được ban cho hai vợ chồng nhờ sự hợp tác của họ với ơn thánh của Chúa Kitô, một ơn thánh sẵn có đó cho họ trong bí tích của Giáo Hội (126).
Trong viễn tượng trên, theo hai tác giả, tính bất khả tiêu là thành quả của các Kitô hữu, những người mà tình yêu được được tăng cường bởi ơn thánh bí tích. Dĩ nhiên, ơn thánh không bác bỏ sự tự do của con người. Do đó, theo họ, sẽ vô bổ khi Giáo Hội nói tới bất khả tiêu như là hiệu quả của bí tích, độc lập hẳn với ý chí của hai vợ chồng. Thay vào đó, hiệu quả của bí tích là giúp vợ chồng trong các cố gắng xây dựng sự chung chia tình yêu thân mật của họ đến nỗi việc tiêu hủy tình yêu của họ sẽ trở thành gần như không thể tưởng nghĩ được. Điều này thật khác xa với lập trường cho rằng nhờ bí tích, Thiên Chúa đã lập ra một sợi dây không liên hệ gì tới trạng huống thực sự của liên hệ nhân bản và dửng dưng đối với ý muốn nhân bản của vợ chồng. Đối với hai tác giả, lập trường sau của truyền thống hình như càng ngày càng kém thuyết phục hơn trong tư cách một giải thích về hiệu quả của bí tích. Điều gì sẽ xẩy ra nếu vợ chồng không cộng tác với ơn thánh của Chúa Kitô? Điều gì sẽ xẩy ra nếu tới một lúc nào đó một hoặc cả hai người phối ngẫu đều bác bỏ nghĩa vụ phải duy trì sợi dây yêu thương giữa họ với nhau? Theo giáo huấn hiện thời, tính bí tích của hôn nhân duy trì tính bất khả tiêu của nó. Do đó, cuộc hôn nhân nào trong đó không còn bất cứ liên hệ liên vị nào nữa vẫn tiếp tục là biểu tượng bí tích cho cuộc kết hợp của Chúa Kitô và Giáo Hội. Hai tác giả tự hỏi làm thế nào có thể hiểu được điều đó? Điều gì trong cuộc hôn nhân của vợ chồng vẫn tiếp tục tượng trưng cho sự kết hợp của Chúa Kitô với Giáo Hội? Họ đã lý luận rằng không có một trận đồ nhân bản, thì không một bí tích nào tồn tại cả.
Theo họ, trận đồ của hôn nhân là mối liên hệ giữa vợ và chồng. Thiếu trận đồ ấy, sẽ không có bất cứ sợi dây luân lý nào nối kết liên hệ yêu thương cả. Và nếu không có một liên hệ như thế, thì tính bí tích có tính hoạt động của hôn nhân sẽ là gì? Chính tình yêu dấn thân và trung tín của một người đàn ông và một người đàn bà nhập thân bí tích; không hẳn họ lãnh nhận bí tích cho bằng họ chính là bí tích. Tình yêu của họ là một trình bày có tính tượng trưng của tình yêu giữa Chúa Kitô và nhiệm thể Người. Điều gì vẫn tiếp tục tượng trưng cho sự kết hợp của Chúa Kitô với Giáo Hội một khi thảm kịch tan vỡ hôn nhân xẩy ra? Hai tác giả cho rằng giáo huấn hiện thời chưa đưa ra được câu trả lời có tính thuyết phục nào cho câu hỏi này, mà cũng không rõ ta có thể rút ra được điều gì từ truyền thống để đưa ra câu trả lời như thế hay không.
Một cánh chung luận quân bình
Theo Gustave Martelet, người vốn có ảnh hưởng lớn trong các đề xuất của UBTHQT về hôn nhân, Chúa Giêsu đã tái lập “tính xác thực nguyên khởi của vợ chồng”. Nghĩa là Người đã thắng vượt “sự cứng lòng” vốn được phản ảnh trong Luật Môsê nói về ly dị, và nay cho phép vợ chồng sống đúng như ý định của Thiên Chúa khi Người thiết lập hôn nhân như Sách Sáng Thế thuật lại. Một lần nữa, “từ nay, người đàn ông và người đàn bà có thể yêu nhau như Thiên Chúa, từ muôn thuở, đã muốn họ phải yêu thương, vì nguồn suối của tình yêu từng thiết lập ra nước Chúa này đã được mạc khải nơi Chúa Giêsu” (127).
Hai tác giả cho rằng ở đây rõ ràng có một cánh chung học một chiều, vì đã quên khuấy bản chất chưa hoàn tất của việc thiết lập nước Thiên Chúa. Ngược lại, hãy nghĩ tới việc Giáo Hội chấp nhận bạo lực như một phương tiện đáng tiếc nhưng cần thiết trong một thế giới mà ơn phúc hòa bình chưa được thể hiện hoàn toàn (128). Nhu cầu nhớ tới sự căng thẳng cánh chung cũng là điều cần thiết cho hôn nhân vì điều này được chính Thư Êphêsô xác nhận. Theo hai tác giả, trong câu 5:27, việc mô tả Chúa Kitô thanh tẩy Giáo Hội làm cho Giáo Hội hết vết nhăn hay tì vết là một phác họa có tính cánh chung. Soạn giả thư này mô tả điều đang được hoàn thành chứ không phải điều đã được hoàn thành đầy đủ rồi. Nếu hôn nhân tượng trưng cho liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, thì hôn nhân tượng trưng cho một mối liên hệ đang được đem tới hoàn hảo, một liên hệ vẫn còn đang trên đường thành toàn. Giống như sự hoàn hảo của người mẫu nếu chưa hoàn tất thì sự hoàn hảo của hình ảnh cũng chưa hoàn tất. Nếu sự bất khả tiêu là thành phần của sự hoàn hảo trong hôn nhân, và hai tác giả tin như thế, thì nó là mục tiêu chưa được thể hiện mà cuộc hôn nhân nào cũng nhắm đạt tới, một mục đích mà cặp vợ chồng nào cũng khát mong.
Đọc lại biểu tượng
Hai tác giả cho rằng việc truyền thống nhấn mạnh tới một cách đọc biểu tượng bí tích cũng cản trở cách hiểu của ta đối với các cách đọc khác về sức mạnh biểu tượng của hôn nhân. Tại sao sự giải thích thư Êphêsô lại chỉ giới hạn trong mối liên hệ của Chúa Kitô với Giáo Hội mà không là mối liên hệ của Giáo Hội với Chúa Kitô? Nếu nghiêm túc xem xét điều này, ý nghĩa biểu tượng của hôn nhân vẫn còn, nhưng theo một cách đặc biệt có liên quan tới các hành động của các vị giáo hoàng gần đây. Đức Gioan Phaolô II, nhiều lần đã nhân danh Giáo Hội, lên tiếng xin lỗi vì các sai lầm và thiếu sót trong lịch sử, ngụ ý rằng “chính Giáo Hội không trung thành với phu quân của mình, không luôn giải thích đúng ý nghĩa sứ mệnh của mình trong nhiều hoàn cảnh khác nhau của lịch sử”.
Có lẽ qua loại suy, “các người phối ngẫu đang chịu thất bại trong các cố gắng của mình, trên thực tế, cũng giống Giáo Hội ở một khoảnh khắc nào đó trong lịch sử” (129) lúc Giáo Hội thất bại trong mối liên hệ với đức phu quân của mình.
Cách đọc như thế đồng dạng với sự căng thẳng cánh chung, một căng thẳng phải được duy trì và gợi nơi ta một lý lẽ thần học biện minh cho một phương thức mục vụ khác hẳn dành cho người ly dị. Điều cũng có thể, theo hai tác giả, là khả năng coi cuộc hôn nhân thứ hai vẫn có tính tượng trưng bí tích riêng của nó, không hẳn tượng trưng cho sự bền vững của tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo Hội, mà là sự tha thứ đầy lòng nhân từ của một Thiên Chúa, Đấng, như người cha đứa con phung phá, luôn yêu thương ta quá cả mọi công phúc ta chồng đống được cho sự chính trực luân lý của mình.
KẾT LUẬN
Hiếm thấy cặp vợ chồng nào kết hôn mà lại không muốn thấy cuộc hôn nhân của mình kéo dài cho tới chết. Con người nhân bản khát khao lòng trung tín và sự vĩnh viễn trong kinh nghiệm yêu thương của mình. Chúng ta tin rằng điển hình của cuộc hôn nhân suốt đời là biểu thức bí tích hoàn hảo của tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo Hội. Hai tác giả cho rằng không nên giải thích bất cứ điều gì họ trình bày trên đây như là một rút lui khỏi đòi hỏi triệt để vốn được đặt lên cặp vợ chồng, yêu cầu họ phải tiếp tục phát triển suốt đời trong cuộc kết hợp trung tín, dấn thân, và đầy yêu thương của họ. Lý luận của hai tác giả là: việc lên công thức cho đòi hỏi này như một qui tắc không có ngoại lệ đối với các cuộc hôn nhân bí tích và hoàn hợp là điều không thực tiễn, không mạch lạc và gây tổn thương. Không thực tiễn vì các liên hệ hôn nhân ổn định không bao giờ đạt được chỉ nhờ một tuyên bố hay một biến cố nào đó. Không mạch lạc, vì các yếu tố thánh kinh và thần học trong giáo huấn hiện thời không gắn bó với nhau. Gây tổn thương vì gánh nặng được đặt lên những người ly dị và tái hôn đi quá các đòi hỏi của sự chính trực luân lý và các ranh giới của lòng cảm thương mục vụ.
Hai tác giả chủ trương rằng giáo huấn hiện thời không phải là học lý thuộc đức tin (de fide) hay định tín (definitive), mà là một học lý chuyên quyền (authoritative) buộc người ta phải nhận (obsequium), một thứ thuần phục tôn giáo cả trí khôn lẫn ý chí. Giống mọi học lý chuyên quyền khác, giáo huấn về tính bất khả tiêu của hôn nhân thành hiệu và hoàn hợp phải được coi như một suy đoán sự thật (a presumption of truth). Tuy nhiên, suy đoán chỉ là suy đoán, nó chỉ đứng vững cho tới khi có bằng chứng có chất liệu khiến suy đoán này phải trở thành nghi vấn. Nếu được phép dùng loại suy ở đây, hai tác giả nghĩ rằng việc suy đoán vô tội trong hệ thống hình sự của Hoa Kỳ có nghĩa là công tố phải luận giải cách nào đó vượt lên trên sự hoài nghi hợp lý mới qui kết kẻ tình nghi có tội được. Với đủ chứng cớ, việc này có thể thực hiện được khiến bồi thẩm đoàn phải kết luận là kẻ tình nghi quả có phạm tội. Cũng thế, việc suy đoán sự thật vốn dành cho giáo huấn chuyên quyền không thể có nghĩa là giáo huấn ấy là đúng một cách chắc chắn, vì điều này sẽ xóa bỏ bất cứ sự phân biệt nào giữa các phạm trù khác nhau của thẩm quyền giáo huấn. Đúng hơn, nếu trình bày được chứng cớ có chất liệu đi ngược lại, thì suy đoán sự thật phải bị vượt qua. Hai tác giả chủ trương rằng các chứng cớ thu thập trong bài này đủ chất liệu để chống lại giáo huấn hiện nay về tính bất khả tiêu. Ít nhất thì sự suy đoán sự thật cũng yếu đi vì các chứng cớ này (130).
Kết luận thích đáng, vì thế, theo hai tác giả, là chúng ta, trong tư cách Giáo Hội, phải xem sét lại việc liệu giáo huấn hiện thời có đủ chắc chắn và nhất quán để xác định mọi chăm sóc mục vụ và mọi thực hành bí tích hiện nay hay không.
Kỳ sau: Các quan điểm bênh vực tính bất khả tiêu của hôn nhân
Tin Đáng Chú Ý
Obama cảnh cáo: “Nga sẽ phải trả giá” – Một lời đe dọa xuông, vô dụng
Đặng Tự Do
17:24 02/03/2014
Making Russia Pay? It’s not so simple.
Peter Baker, The New York Times March 1, 2014
Tổng thống Obama đã cảnh báo là Nga "sẽ phải trả giá" cho một sự can thiệp quân sự tại Ukraine. Nhưng Hoa Kỳ có rất ít lựa chọn ngon miệng cho việc áp đặt các chi phí như vậy, và lịch sử gần đây đã chỉ ra rằng khi thấy lợi ích của mình bị đe dọa, Nga luôn sẵn sàng trả giá. Giá nào cũng chịu trả!
Ngay cả trước khi Tổng thống Vladimir V. Putin hôm thứ Bảy tuyên bố công khai ý định của mình gửi quân đội Nga vào lãnh thổ Crimea của Ukraine, ông Obama và nhóm của ông đã thảo luận về cách đối phó. Họ nói về chuyện hủy bỏ chuyến đi của tổng thống đến một hội nghị thượng đỉnh ở Nga vào tháng Sáu, trì hoãn một hiệp định thương mại, đá Mạc Tư Khoa ra khỏi Nhóm 8 hoặc di chuyển tàu chiến Mỹ tới khu vực.
Đó cũng đã từng là một thực đơn các hành động Tổng thống George W. Bush có thể chọn vào năm 2008, khi Nga tấn công Georgia, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ trong vùng Balkan. Tuy nhiên, chi phí Nga phải trả tại thời điểm đó cho thấy quá nhẹ nhàng và ngắn ngủi. Nga đã dừng cuộc tấn công lại nhưng gần sáu năm trôi qua, Nga đã không bao giờ thực thi hoàn toàn các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết. Và bất cứ chi phí nào Nga phải thanh toán vào thời điểm đó rõ ràng đã không ngăn cản nước này một lần nữa động tay động chân với người hàng xóm.
Chuẩn Tướng Kevin Ryan, một sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu và từng là tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Mỹ ở Mạc Tư Khoa và bây giờ, là một học giả Harvard nói: "Câu hỏi đặt ra là: những chi phí Obama có thể áp đặt cho Nga có đủ lớn để Mạc Tư Khoa không tận dụng lợi thế của tình hình ở Crimea? Đó là câu hỏi $64,000"
Ông Obama thông báo phản ứng trực tiếp đầu tiên của mình trong một cuộc điện đàm 90 phút qua điện thoại với ông Putin vào ngày thứ Bảy là vị tổng thống Mỹ này sẽ đình chỉ việc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G8 tại Nga vào tháng Sáu. Tòa Bạch Ốc cho biết, "Vi phạm liên tục của Nga về luật quốc tế sẽ dẫn đến việc nước này bị cô lập hơn về chính trị và kinh tế."
Michael McFaul, người vừa rời khỏi chức vụ đại sứ của ông Obama tại Mạc Tư Khoa, cho biết Tổng thống nên đi xa hơn nữa để bảo đảm rằng các thành phần có đầu óc kinh doanh của Nga hiểu rằng họ sẽ bị khốn đốn nếu Nga xâm lược Ukraine. Ông nói: "Cần có một cuộc thảo luận nghiêm túc ngay sau khi lệnh trừng phạt kinh tế có hiệu lực để họ nhận ra những giá phải trả. Họ nên biết sẽ có hậu quả và những thành phần này phải lên tiếng trước khi Nga có những hành động đi xa hơn nữa."
Putin đã chứng minh rằng chi phí để lấy danh tiếng quốc tế của Mạc Tư Khoa sẽ không ngăn chặn ông ta làm liều. Mới vừa tổ chức Thế vận hội Mùa đông ở Sochi, nhưng ông ta sẵn sàng ném đi tất cả những cố gắng trong bảy năm qua và hơn $50 tỷ Mỹ Kim đã phải bỏ ra trong nỗ lực đánh bóng hình ảnh nước Nga. Rõ ràng tính toán của Putin là những thiệt hại ngoại giao không lớn hơn những gì nước Nga nhìn thấy như là một mối đe dọa cho quyền lợi của Nga ở Ukraine, đất nước đã bị Mạc Tư Khoa cai trị cho đến khi xảy ra sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991.
Putin có thể dừng lại không sáp nhập hoàn toàn vào Nga bán đảo Crimea nơi Mạc Tư Khoa vẫn có một căn cứ quân sự lớn, nhưng thay vào đó giở lại thủ đoạn đã làm tại Georgia là duy trì sự hiện diện quân đội dài hạn bằng cách nói rằng quân đội Nga phải có mặt để bảo vệ người Nga khỏi dân địa phương phò chính phủ thân phương Tây ở Kiev.
Theo bài bản cũ đã được thử nghiệm thành công, Putin có thể tạo ra một vùng đất trung thành với Mạc Tư Khoa giống như các nước cộng hòa Nam Ossetia và Abkhazia là những vùng lãnh thổ quan yếu trước đây vẫn thuộc lãnh thổ Georgia.
Trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc nơm nớp lo sợ cuộc khủng hoảng có thể leo thang và toàn bộ vùng phía đông Ukraine có thể tách ra khỏi Ukraine, một nước Crimea độc lập tách khỏi Ukraine trung thành với Mạc Tư Khoa là một giải pháp Hoa Kỳ sẵn sàng hân hoan đón nhận như đã từng xảy ra với Ossetia và Abkhazia.
Việc tìm kiếm áp lực mạnh mẽ trên những quyết định của Putin sẽ là một thách thức đối với Tổng thống Obama và các đồng minh châu Âu. Ông Obama đã nhìn thấy liên tiếp là những cảnh cáo của mình thường không ngăn chặn nổi các nhà cầm quyền độc tài có hành động bạo lực.
Nga là một quốc gia thậm chí còn khó khăn hơn để áp lực, ngay cả trong thời hậu Xô Viết, và quá giàu tài nguyên để những trừng phạt kinh tế ngắn hạn có thể có chút hiệu lực nào. Với quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Nga không cần phải lo lắng gì với cơ cấu thế giới này. Và là nguồn cung cấp khí đốt chính cho các nước châu Âu, nó nắm trong tay một con át chủ bài đối với nhiều đồng minh của Mỹ.
Những nỗ lực của Mỹ để trừng phạt Nga xâm lược Ukraine trở nên phức tạp hơn nữa do nhu cầu của Toà Bạch Ốc cần sự hợp tác của Nga trong việc chấm dứt chiến tranh tại Syria, đàm phán một hiệp ước hạt nhân với Iran, và việc di chuyển quân đội Mỹ và các thiết bị ra khỏi Afghanistan thông qua các tuyến đường tiếp liệu của Nga đã được chứng minh là an toàn khi Nga rút chạy khỏi Afghanistan từ 15/5/1988 đến 25/2/1989.
"Chúng ta đang phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn trong việc trừng phạt Nga để khỏi rơi vào trạng huống éo le là thực ra đang trừng phạt chính mình", ông Andrew Kuchins, giám đốc chương trình Nga tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Washington nhận xét.
James F. Jeffrey là phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Bush trong năm 2008, là người đầu tiên thông báo cho tổng thống Bush việc quân đội Nga tiến vào Georgia. Lúc xảy ra chuyện này cả Bush và Putin đều đang có mặt ở Bắc Kinh để dự Thế vận hội mùa hè.
Bush gặp thẳng mặt Putin nhưng không có kết quả. Tàu chiến Mỹ được lệnh tiến vào khu vực và quân Georgia đang làm nhiệm vụ tại Iraq được Mỹ đưa khẩn cấp về nước. Viện trợ nhân đạo cho Georgia được thả xuống từ các máy bay quân sự Mỹ. Giả định lúc đó là Nga sẽ tấn công vào thủ đô Tbilisi nơi nhân viên quân sự Mỹ đang trú đóng. Bush cũng đình hoãn thông qua một thỏa thuận hạt nhân dân sự, và NATO đình chỉ liên lạc quân sự với Nga.
"Chúng tôi đã làm rất nhiều nhưng cuối cùng đã không đi đến đâu", Jeffrey thở dài.
Bên trong chính quyền Bush, đã có những cuộc thảo luận về hành động mạnh mẽ hơn, như khả năng đánh bom đường hầm Roki để ngăn chặn quân Nga, cung cấp tên lửa phòng không Stinger cho Georgia. Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice nổi giận với những gì bà gọi là “đánh thẳng vào mặt” nước Mỹ, và cố vấn an ninh quốc gia, Stephen J. Hadley, thúc giục tổng thống thăm dò ý kiến để xem có nên gửi quân đội Mỹ sang tham chiến tại Georgia.
Không có điều gì đã được thực hiện. Trong khi Nga dừng lại không đưa quân vào Tbilisi, nó vẫn bảo đảm cho Nam Ossetia và Abkhazia tách ra khỏi Georgia một cách hiệu quả. Trong vòng một năm hoặc lâu hơn một chút, sự cô lập của Nga đã kết thúc. Ông Obama nhậm chức và cố gắng để cải thiện mối quan hệ với Nga. NATO nối lại liên lạc quân sự trong năm 2009, và Hoa Kỳ làm sống lại thỏa thuận hạt nhân dân sự vào năm 2010.
Jeffrey cho biết ông Obama nên ứng phó bằng cách triển khai lực lượng NATO đến biên giới Ba Lan- Ukraine. "Không có gì chúng ta có thể làm để cứu Ukraine vào thời điểm này. Tất cả điều chúng ta có thể làm giữ lại liên minh châu Âu. "
Những người khác như ông Ryan lại phản đối và cảnh cáo rằng những di chuyển quân sự có thể có phản tác dụng là làm cho Ukraine hiểu lầm suy nghĩ phương Tây là muốn cứu họ và do đó vô tình khuyến khích họ khiêu khích hơn với Nga.
Ukraine không phải là thành viên NATO và do đó không thể tận dụng được ưu thế ngoại giao mạnh mẽ nhất của liên minh, được biết đến như Điều 5, theo đó một cuộc tấn công chống lại một nước thành viên là một cuộc tấn công chống lại tất cả các nước trong khối NATO.
Trong những diễn biến mới nhất, hôm Chúa Nhật 2 tháng Ba, quân Nga xâm lược Crimea đã bao vây một đơn vị bộ binh Ukraine.
Peter Baker, The New York Times March 1, 2014
Những nỗ lực của Mỹ để trừng phạt Nga xâm lược Ukraine và các vấn đề khác nữa trở nên phức tạp do nhu cầu của Toà Bạch Ốc cần sự hợp tác của Nga trong việc chấm dứt chiến tranh tại Syria, đàm phán một hiệp ước hạt nhân với Iran, và việc di chuyển quân đội Mỹ và các thiết bị ra khỏi Afghanistan thông qua các tuyến đường tiếp liệu của Nga đã được chứng minh là an toàn khi Nga rút chạy khỏi Afghanistan từ 15/5/1988 đến 25/2/1989.
"Chúng ta đang phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn trong việc trừng phạt Nga để khỏi rơi vào trạng huống éo le là thực ra đang trừng phạt chính mình", ông Andrew Kuchins, giám đốc chương trình Nga tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Washington nhận xét.
"Chúng ta đang phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn trong việc trừng phạt Nga để khỏi rơi vào trạng huống éo le là thực ra đang trừng phạt chính mình", ông Andrew Kuchins, giám đốc chương trình Nga tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Washington nhận xét.
Quân Nga bao vây căn cứ bộ binh Ukraine tại Crimea |
Quân Nga chiếm các vị trí trọng yếu tại Crimea |
Xe tăng Nga vượt biên giới xâm lược Ukraine |
Quân Nga lũ lượt vượt biên giới xâm lược Ukraine |
Ngay cả trước khi Tổng thống Vladimir V. Putin hôm thứ Bảy tuyên bố công khai ý định của mình gửi quân đội Nga vào lãnh thổ Crimea của Ukraine, ông Obama và nhóm của ông đã thảo luận về cách đối phó. Họ nói về chuyện hủy bỏ chuyến đi của tổng thống đến một hội nghị thượng đỉnh ở Nga vào tháng Sáu, trì hoãn một hiệp định thương mại, đá Mạc Tư Khoa ra khỏi Nhóm 8 hoặc di chuyển tàu chiến Mỹ tới khu vực.
Đó cũng đã từng là một thực đơn các hành động Tổng thống George W. Bush có thể chọn vào năm 2008, khi Nga tấn công Georgia, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ trong vùng Balkan. Tuy nhiên, chi phí Nga phải trả tại thời điểm đó cho thấy quá nhẹ nhàng và ngắn ngủi. Nga đã dừng cuộc tấn công lại nhưng gần sáu năm trôi qua, Nga đã không bao giờ thực thi hoàn toàn các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết. Và bất cứ chi phí nào Nga phải thanh toán vào thời điểm đó rõ ràng đã không ngăn cản nước này một lần nữa động tay động chân với người hàng xóm.
Chuẩn Tướng Kevin Ryan, một sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu và từng là tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Mỹ ở Mạc Tư Khoa và bây giờ, là một học giả Harvard nói: "Câu hỏi đặt ra là: những chi phí Obama có thể áp đặt cho Nga có đủ lớn để Mạc Tư Khoa không tận dụng lợi thế của tình hình ở Crimea? Đó là câu hỏi $64,000"
Ông Obama thông báo phản ứng trực tiếp đầu tiên của mình trong một cuộc điện đàm 90 phút qua điện thoại với ông Putin vào ngày thứ Bảy là vị tổng thống Mỹ này sẽ đình chỉ việc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G8 tại Nga vào tháng Sáu. Tòa Bạch Ốc cho biết, "Vi phạm liên tục của Nga về luật quốc tế sẽ dẫn đến việc nước này bị cô lập hơn về chính trị và kinh tế."
Michael McFaul, người vừa rời khỏi chức vụ đại sứ của ông Obama tại Mạc Tư Khoa, cho biết Tổng thống nên đi xa hơn nữa để bảo đảm rằng các thành phần có đầu óc kinh doanh của Nga hiểu rằng họ sẽ bị khốn đốn nếu Nga xâm lược Ukraine. Ông nói: "Cần có một cuộc thảo luận nghiêm túc ngay sau khi lệnh trừng phạt kinh tế có hiệu lực để họ nhận ra những giá phải trả. Họ nên biết sẽ có hậu quả và những thành phần này phải lên tiếng trước khi Nga có những hành động đi xa hơn nữa."
Putin đã chứng minh rằng chi phí để lấy danh tiếng quốc tế của Mạc Tư Khoa sẽ không ngăn chặn ông ta làm liều. Mới vừa tổ chức Thế vận hội Mùa đông ở Sochi, nhưng ông ta sẵn sàng ném đi tất cả những cố gắng trong bảy năm qua và hơn $50 tỷ Mỹ Kim đã phải bỏ ra trong nỗ lực đánh bóng hình ảnh nước Nga. Rõ ràng tính toán của Putin là những thiệt hại ngoại giao không lớn hơn những gì nước Nga nhìn thấy như là một mối đe dọa cho quyền lợi của Nga ở Ukraine, đất nước đã bị Mạc Tư Khoa cai trị cho đến khi xảy ra sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991.
Putin có thể dừng lại không sáp nhập hoàn toàn vào Nga bán đảo Crimea nơi Mạc Tư Khoa vẫn có một căn cứ quân sự lớn, nhưng thay vào đó giở lại thủ đoạn đã làm tại Georgia là duy trì sự hiện diện quân đội dài hạn bằng cách nói rằng quân đội Nga phải có mặt để bảo vệ người Nga khỏi dân địa phương phò chính phủ thân phương Tây ở Kiev.
Theo bài bản cũ đã được thử nghiệm thành công, Putin có thể tạo ra một vùng đất trung thành với Mạc Tư Khoa giống như các nước cộng hòa Nam Ossetia và Abkhazia là những vùng lãnh thổ quan yếu trước đây vẫn thuộc lãnh thổ Georgia.
Trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc nơm nớp lo sợ cuộc khủng hoảng có thể leo thang và toàn bộ vùng phía đông Ukraine có thể tách ra khỏi Ukraine, một nước Crimea độc lập tách khỏi Ukraine trung thành với Mạc Tư Khoa là một giải pháp Hoa Kỳ sẵn sàng hân hoan đón nhận như đã từng xảy ra với Ossetia và Abkhazia.
Việc tìm kiếm áp lực mạnh mẽ trên những quyết định của Putin sẽ là một thách thức đối với Tổng thống Obama và các đồng minh châu Âu. Ông Obama đã nhìn thấy liên tiếp là những cảnh cáo của mình thường không ngăn chặn nổi các nhà cầm quyền độc tài có hành động bạo lực.
Nga là một quốc gia thậm chí còn khó khăn hơn để áp lực, ngay cả trong thời hậu Xô Viết, và quá giàu tài nguyên để những trừng phạt kinh tế ngắn hạn có thể có chút hiệu lực nào. Với quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Nga không cần phải lo lắng gì với cơ cấu thế giới này. Và là nguồn cung cấp khí đốt chính cho các nước châu Âu, nó nắm trong tay một con át chủ bài đối với nhiều đồng minh của Mỹ.
Những nỗ lực của Mỹ để trừng phạt Nga xâm lược Ukraine trở nên phức tạp hơn nữa do nhu cầu của Toà Bạch Ốc cần sự hợp tác của Nga trong việc chấm dứt chiến tranh tại Syria, đàm phán một hiệp ước hạt nhân với Iran, và việc di chuyển quân đội Mỹ và các thiết bị ra khỏi Afghanistan thông qua các tuyến đường tiếp liệu của Nga đã được chứng minh là an toàn khi Nga rút chạy khỏi Afghanistan từ 15/5/1988 đến 25/2/1989.
"Chúng ta đang phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn trong việc trừng phạt Nga để khỏi rơi vào trạng huống éo le là thực ra đang trừng phạt chính mình", ông Andrew Kuchins, giám đốc chương trình Nga tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Washington nhận xét.
James F. Jeffrey là phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Bush trong năm 2008, là người đầu tiên thông báo cho tổng thống Bush việc quân đội Nga tiến vào Georgia. Lúc xảy ra chuyện này cả Bush và Putin đều đang có mặt ở Bắc Kinh để dự Thế vận hội mùa hè.
Bush gặp thẳng mặt Putin nhưng không có kết quả. Tàu chiến Mỹ được lệnh tiến vào khu vực và quân Georgia đang làm nhiệm vụ tại Iraq được Mỹ đưa khẩn cấp về nước. Viện trợ nhân đạo cho Georgia được thả xuống từ các máy bay quân sự Mỹ. Giả định lúc đó là Nga sẽ tấn công vào thủ đô Tbilisi nơi nhân viên quân sự Mỹ đang trú đóng. Bush cũng đình hoãn thông qua một thỏa thuận hạt nhân dân sự, và NATO đình chỉ liên lạc quân sự với Nga.
"Chúng tôi đã làm rất nhiều nhưng cuối cùng đã không đi đến đâu", Jeffrey thở dài.
Bên trong chính quyền Bush, đã có những cuộc thảo luận về hành động mạnh mẽ hơn, như khả năng đánh bom đường hầm Roki để ngăn chặn quân Nga, cung cấp tên lửa phòng không Stinger cho Georgia. Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice nổi giận với những gì bà gọi là “đánh thẳng vào mặt” nước Mỹ, và cố vấn an ninh quốc gia, Stephen J. Hadley, thúc giục tổng thống thăm dò ý kiến để xem có nên gửi quân đội Mỹ sang tham chiến tại Georgia.
Không có điều gì đã được thực hiện. Trong khi Nga dừng lại không đưa quân vào Tbilisi, nó vẫn bảo đảm cho Nam Ossetia và Abkhazia tách ra khỏi Georgia một cách hiệu quả. Trong vòng một năm hoặc lâu hơn một chút, sự cô lập của Nga đã kết thúc. Ông Obama nhậm chức và cố gắng để cải thiện mối quan hệ với Nga. NATO nối lại liên lạc quân sự trong năm 2009, và Hoa Kỳ làm sống lại thỏa thuận hạt nhân dân sự vào năm 2010.
Jeffrey cho biết ông Obama nên ứng phó bằng cách triển khai lực lượng NATO đến biên giới Ba Lan- Ukraine. "Không có gì chúng ta có thể làm để cứu Ukraine vào thời điểm này. Tất cả điều chúng ta có thể làm giữ lại liên minh châu Âu. "
Những người khác như ông Ryan lại phản đối và cảnh cáo rằng những di chuyển quân sự có thể có phản tác dụng là làm cho Ukraine hiểu lầm suy nghĩ phương Tây là muốn cứu họ và do đó vô tình khuyến khích họ khiêu khích hơn với Nga.
Ukraine không phải là thành viên NATO và do đó không thể tận dụng được ưu thế ngoại giao mạnh mẽ nhất của liên minh, được biết đến như Điều 5, theo đó một cuộc tấn công chống lại một nước thành viên là một cuộc tấn công chống lại tất cả các nước trong khối NATO.
Trong những diễn biến mới nhất, hôm Chúa Nhật 2 tháng Ba, quân Nga xâm lược Crimea đã bao vây một đơn vị bộ binh Ukraine.
Download những hình ảnh Thánh Kinh
VietCatholic Network
19:17 02/03/2014
Chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em một Web site những hình ảnh minh hoạ Cựu Ước và Tân Ước rất phong phú và được tổ chức rất thông minh, rất dễ sử dụng.
Địa chỉ Web site này là: http://www.freebibleimages.org/
Cách download xuống được minh hoạ như trong những hình sau.
Địa chỉ Web site này là: http://www.freebibleimages.org/
Cách download xuống được minh hoạ như trong những hình sau.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trúc
Nguyễn Bá Khanh
22:04 02/03/2014
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Mai Lan Cúc Trúc gọi mùa
Thanh tao, nho nhã, bốn mùa: Trúc xinh.
(nđc)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 21/02 - 27/02/2014 - Hình ảnh hai vị Giáo Hoàng trong Thánh Lễ Tấn Phong 19 Tân Hồng Y
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:51 02/03/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khởi sự Công Nghị Hồng Y đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của ngài hôm thứ Năm 20 tháng Hai. Ngài đến sớm, lúc 09:12 . Sau khi chào hỏi nhau , các vị Hồng Y đã bắt đầu ngay một ngày làm việc dài và căng thẳng. Chủ đề chính của cuộc thảo luận của các vị Hồng Y cũng là một trong những mối quan tâm chính của Giáo Hội: đó là thực trạng của gia đình ngày nay.
Tham dự Công Nghị Hồng Y này có tất cả các Hồng Y trên thế giới đang có mặt tại Rôma kể cả 19 vị sẽ được tấn phong vào thứ Bẩy 22 tháng Hai.
Sau kinh giờ Ba, Đức Hồng Y Angelo Sodano, Niên trưởng Hồng Y đoàn đã chào đón Đức Thánh Cha và các vị Hồng Y về Rôma họp bàn về các thách đố của gia đình, trong viễn tượng Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới khóa đặc biệt tháng 10 năm nay về gia đình.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đọc diễn từ sau:
“Anh em thân mến, tôi xin gởi lời chào nồng nhiệt đến tất cả anh em, và cùng với anh em, tôi cảm tạ Chúa là Đấng đã ban cho chúng ta những ngày gặp gỡ và làm việc cùng nhau. Chúng ta đặc biệt hoan nghênh những anh em của chúng ta sẽ được tấn phong Hồng Y vào thứ Bảy này và chúng ta đồng hành với những anh em này trong lời cầu nguyện và trong tình huynh đệ.
Trong những ngày này, chúng ta sẽ suy tư đặc biệt về gia đình, là tế bào cơ bản của xã hội. Từ thuở ban đầu Tọa Hóa đã chúc phúc cho những người nam nữ để họ có thể là sinh sôi nẩy nở, và vì vậy gia đình là hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi trong thế giới này. Suy tư của chúng ta trước hết phải giữ cho được vẻ đẹp của gia đình và hôn nhân. Sự cao cả của thực tại nhân loại này tuy đơn giản nhưng rất phong phú, bao gồm niềm vui và hy vọng, đấu tranh và đau khổ, như là toàn bộ của cuộc sống. Chúng ta sẽ tìm cách đào sâu hơn thần học về gia đình và phân định xem những thực hành mục vụ nào tình hình hiện nay đang đòi hỏi.
Cầu xin cho chúng ta có thể làm như vậy một cách chu đáo nhưng không rơi vào "tranh biện phức tạp" bởi vì chắc chắn điều này sẽ làm giảm chất lượng công việc của chúng ta. Ngày hôm nay gia đình bị xem nhẹ và khinh thường. Chúng ta được mời gọi để xác nhận thật là đẹp, thật là đúng đắn và tốt đẹp để bắt đầu một gia đình, để là một gia đình ngày hôm nay, và gia đình là điều thật thiết yếu cho cuộc sống của thế giới và cho tương lai của nhân loại.
Chúng ta được mời gọi để loan báo kế hoạch tuyệt vời mà Thiên Chúa dành cho gia đình và giúp những đôi vợ chồng cảm nghiệm cách hân hoan kế hoạch này trong cuộc sống của họ, trong khi chúng ta đồng hành với họ giữa vô vàn những khó khăn .
Chúng ta cảm ơn Đức Hồng Y Walter Kasper vì những đóng góp rất giá trị của ngài sẽ đưa ra cho chúng ta trong lời mở đầu. Cảm ơn tất cả anh em, và chúc anh em một ngày tốt lành!”
Sau bài phát biểu của Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Walter Kasper trình bày diễn từ đầu tiên trong ngày có tiêu đề "Tin Mừng của gia đình." Nhưng ngài cũng nói về những tình huống các linh mục phải đối diện hàng ngày, là một trong các khía cạnh của đời sống Giáo Hội mà các vị Hồng Y sẽ thảo luận.
Trong cuộc gặp gỡ với báo chí, Đức Hồng Y nói:
"Một người mẹ đã ly dị và tái kết hôn đã chuẩn bị theo cách tốt nhất có thể cho con trai bà rước lễ lần đầu, có thể là còn tốt hơn so với những bà mẹ khác vẫn còn trong hôn nhân đầu tiên của họ. Nhưng linh mục chánh xứ nói với tôi. ‘Ngày Rước lễ lần đầu đó con phải nói với người con trai là đứa bé sẽ được rước lễ, nhưng mẹ cháu thì không. Làm sao lại ra nông nỗi như thế? Vì cha mẹ đứa bé đã không thuận thảo được với nhau. Đây là một ví dụ cụ thể. Người mẹ muốn sống đức tin của mình, và bà ấy giáo dục con trai mình trong đức tin. Bà ấy đau buồn vì hôn nhân đầu tiên của bà đã kết thúc như thế. Sự tha thứ có thể áp dụng trong trường hợp này không? "
2. Tường thuật Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường ngày thứ hai
Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường đã diễn ra tại Hội trường Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới thuộc nội thành Vatican trong hai ngày thứ Năm 20 và thứ Sáu 21 tháng Hai. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đi bộ từ nhà trọ Santa Marta đến địa điểm họp.
Hôm thứ Sáu, Đức Thánh Cha đã bắt đầu ngày họp thứ hai với những nhận xét về bài thuyết trình dẫn nhập của Đức Hồng Y Walter Kasper.
Ngài nói:
"Hôm qua, trước khi ngủ, không phải là ngủ gật, tôi đã đọc đi đọc lại những nhận xét của Đức Hồng Y Kasper. Tôi muốn cảm ơn ngài, vì tôi tìm thấy một thần học sâu sắc, và những tư tưởng thanh thản trong thần học. Thật tốt đẹp khi đọc thần học thanh thản. Nó đã làm tôi phấn chấn và nảy sinh ra ý tưởng này, xin Đức Hồng Y tha thứ nếu tôi nếu tôi làm ngài xấu hổ, nhưng ý nghĩ của tôi là: đây được gọi là suy tư thần học trong khi quỳ trong gối - Cảm ơn Đức Hồng Y rất nhiều."
Các vị Hồng Y đã suy tư trên chính những nhận xét của Đức Hồng Y Walter Kaster. Trọng tâm là tìm một sự cân bằng giữa sự trung thành với Tin Mừng và đạo lý về lòng thương xót khi đề cập đến các vấn đề gai góc như việc rước lễ của người Công Giáo đã ly dị và tái hôn.
Sau phiên họp buổi sáng, cha Lombardi đã tổ chức một cuộc họp báo giải thích những gì các vị Hồng Y đã thảo luận. Ngài đã nêu bật một lần nữa rằng Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường là bước đầu tiên hướng tới Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về gia đình, vì vậy sẽ không có bất kỳ kết luận dứt khoát nào được đưa ra trong giai đoạn này.
Với rất nhiều bất ổn và bạo lực đang xảy ra ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, cha Lombardi đã đọc một tuyên bố của Đức Thánh Cha và các vị Hồng Y về tình trạng thế giới trong những ngày này:
"Những suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng và các Hồng Y đã hướng đến những quốc gia vào thời điểm này đang trải qua những xung đột nội bộ, hoặc những căng thẳng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của thường dân như ở Nam Sudan hoặc Nigeria, nơi mà các cuộc tấn công thường xuyên đã gây ra bao nhiêu những nạn nhân vô tội, giữa bối cảnh một sự thờ ơ ngày càng tăng trên thế giới. "
Các Hồng Y cũng đề cập đến các cuộc chiến đang diễn ra tại Syria, và bạo lực ngày càng tăng ở Ukraine và Cộng hòa Trung Phi.
Tuyên bố không đề cập đến những gì đang diễn ra tại Venezuela. Tuy nhiên, một số Hồng Y đã đề cập đến quốc gia này.
Đức Hồng Y Raymundo Damasceno nói:
"Chúng tôi đang cầu nguyện cho Ukraine, và Venezuela cầu mong cho họ sớm tìm được một giải pháp hòa bình thông qua đối thoại."
Đức Hồng Y Carlos Amigo Vallejo nói:
"Có những tình huống rất khó khăn đang diễn ra. Đặc biệt tôi nhớ đến Venezuela, nơi tôi đã từng là giám tỉnh trong một thời gian. Đó là một đất nước tôi yêu mến rất nhiều, với nhiều nguồn tài nguyên to lớn về mọi phương diện. Tôi tin tưỏng rằng người dân Venezuela sẽ tìm được phương pháp tốt nhất để tái lập trật tự cho quốc gia của họ."
Hôm thứ Ba 18 tháng Hai, tổng thống Yanukovych nói có âm mưu đảo chính. Cảnh sát được lệnh tấn công vào quảng trường Maidan để dẹp những người biểu tình. Trong khi đó những người biểu tình cũng tấn công quyết liệt hơn vào cảnh sát và nổi lửa trước tòa nhà quốc hội vì tin rằng Yanukovych đã bí mật thương thảo với Nga. Một ngày trước đó, hôm thứ Hai 17 tháng Hai, Nga đã trao cho Ukraine 2 tỷ Mỹ Kim trong tổng số 15 tỷ Mỹ Kim là tiền viện trợ Nga dành cho Ukraine để đổi lấy việc Ukraine từ chối các hợp đồng mậu dịch với Liên Hiệp Âu Châu, là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc biểu tình gần đây.
26 người chết trong cuộc giao tranh đẫm máu tại quảng trường Maidan, trong đó có 10 cảnh sát viên và một ký giả quốc tế. Nhiều đồn bót cảnh sát tại Lviv bị cướp phá.
Liên Hiệp Âu Châu dọa đưa ra những cấm vận đối với Ukraine và làn sóng bạo loạn gia tăng đã khiến Yanukovych đồng ý với các phe đối lập về một thoả thuận hòa bình. Tuy nhiên, giao tranh lại bùng lên ác liệt hơn vào hôm thứ Năm chỉ vài giờ sau khi thỏa thuận này được công bố.
Các báo cáo cho rằng có ít nhất là 75 người bị giết chỉ trong ngày thứ Năm 20 tháng Hai, phần lớn là bị cảnh sát bắn tỉa.
Đức Hồng Y Peter Scherer Odilo nói:
"Chúng tôi rất lo buồn. Vâng, Đức Giáo Hoàng, thay mặt cho tất cả chúng tôi gửi một thông điệp tới các giám mục Ukraine."
Trước khi kết thúc phiên họp ban sáng ngày thứ Sáu 21 tháng Hai, Đức Thánh Cha đã tuyên bố bổ nhiệm 3 vị Hồng Y Chủ tịch thay phiên nhau chủ tọa các phiên họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới khóa đặc biệt từ ngày 5 đến 19 tháng 10 năm nay ở Roma, đó là:
- Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, Pháp
- Đức Hồng Y Antonio Luis Tagle, Tổng Giám Mục Manila, Phi Luật Tân
- Đức Hồng Y Damasceno Assis, Tổng Giám Mục Aparecida, Brazil
3. Hai vị Giáo Hoàng cùng hiện diện trong lễ tấn phong các tân Hồng Y
Trong Công Nghị Tấn Phong Hồng Y đầu tiên trong triều giáo hoàng của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nâng lên hàng Hồng Y 19 giám chức của Giáo Hội lúc 11 giờ sáng ngày thứ Bẩy 22 tháng Hai nhân lễ Tông Tòa Thánh Phêrô.
Vào lúc bắt đầu buổi lễ diễn ra trong Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nồng nhiệt chào đón Đức Thánh Cha danh dự Bênêđíctô thứ 16. Vị tiền nhiệm của ngài đã ngồi ngay bên cạnh các Hồng Y sắp được tấn phong.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô thúc giục các thành viên của Hồng Y Đoàn hãy để cho mình được dẫn dắt bởi Chúa Giêsu. Ngài cũng nhắc nhở rằng các vị phải suy nghĩ theo lối nghĩ của Thiên Chúa, chứ không để cho mình bị cám dỗ để nghĩ theo lối tư duy của nhân loại.
"Chúng ta tất cả đều là con người, là những kẻ tội lỗi", nhưng ngài kêu gọi các Hồng Y tìm hy vọng nơi Thánh Giá và cảnh báo rằng "bất cứ khi nào một não trạng thế tục chiếm ưu thế, thì kết quả sẽ là sự cạnh tranh, ganh tị, và phe phái"
Ngài cũng nói rằng "Giáo Hội cần anh em, cần sự hợp tác của anh em, và hơn thế nữa là sự hiệp thông, hiệp thông với tôi và với chính anh em." Đức Thánh Cha cũng kêu gọi các ngài hãy là những nhà kiến tạo hòa bình, và là những gương sáng về lòng can đảm và từ bi "đặc biệt là vào thời điểm nhiều đau khổ và chịu đựng này của rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới."
Đức Thánh Cha đã nhân dịp này bày tỏ "sự gần gũi tinh thần với các cộng đồng Giáo Hội và với tất cả các Kitô hữu bị bách hại và phân biệt đối xử" và "với mỗi người nam nữ đang phải đau khổ một cách bất công chỉ vì niềm tin tôn giáo của họ" và ngài cầu nguyện cho những cuộc xung đột trên thế giới có thể được kết thúc trong hòa bình.
Trong số 19 Hồng Y có 16 vị dưới 80 tuổi sẽ bổ sung vào số các Hồng Y cử tri. Do đó, Giáo Hội sẽ có 120 Hồng Y cử tri cho đến tháng Năm.
Đông nhất trong số 16 vị Hồng Y là các vị thuộc Mỹ Châu La Tinh bao gồm các tổng giám mục của các thành phố lớn là Managua, Santiago de Chile, Rio de Janeiro và Buenos Aires; và một vị là Tổng Giám Mục Quebec, Canada. Như thế, Giáo Hội sẽ có 19 Hồng Y cử tri thuộc Mỹ Châu La Tinh. Đáng chú ý nhất là Đức Tổng Giám Mục Chibly Langois của Les Cayes. Ngài là vị Hồng Y đầu tiên của Haiti.
Châu Á và châu Phi mỗi nơi có 2 tân Hồng Y. Hàn Quốc có vị Hồng Y thứ hai là Đức Tổng Giám Mục Andrew Yeom Soo Jung của Hán Thành. Cùng với ngài, Á Châu có thêm một Hồng Y nữa là Đức Tổng Giám Mục Orlando Quevedo của tổng giáo phận Cotabato, một khu vực ở miền nam Phi Luật Tân nơi đang gánh chịu bạo lực thường xuyên bởi một nhóm Hồi giáo ly khai.
Hai tân Hồng Y khác đến từ các thành phố nghèo ở Tây Phi, nơi cũng đang diễn ra những cuộc xung đột đẫm máu là Đức Tổng Giám Mục Jean-Pierre Kutwa của Abdijan ở Bờ Biển Ngà, và Đức Tổng Giám Mục Philippe Nakellentuba Ouédraogo của tổng giáo phận Ouagadougou thuộc Burkina Fasso.
Như thế, Châu Phi sẽ có 14 Hồng Y cử tri và châu Á sẽ có 12 vị.
Bên ngoài giáo triều Rôma, chỉ có hai tổng giám mục châu Âu được phong Hồng Y là Đức Tổng Giám Mục Vincent Nichols của Westminster bên Anh và Đức Tổng Giám Mục Gualtiero Bassetti của tổng giáo phận Perugia-Città della Pieve bên Ý.
Bốn thành viên trong giáo triều được phong Hồng Y gồm Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh; Đức Tổng Giám Mục Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, Đức Tổng Giám Mục Gerhard Ludwig Müller, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin; và Đức Tổng Giám Mục Beniamino Stella, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ.
4. Nghi thức tấn phong Hồng Y
Sau bài huấn dụ, Đức Thánh Cha bắt đầu nghi thức tấn phong Hồng Y mới.
Ngài nói:
“Anh chị em rất thân mến, chúng tôi sắp thi hành một hành vi trọng đại và vui mừng trong thánh vụ của chúng tôi. Hành vi này có liên hệ trước tiên tới Giáo Hội tại Roma, nhưng cũng liên quan tới toàn thể cộng đồng Giáo Hội. Chúng tôi sắp gọi một số người anh em gia nhập Hồng Y đoàn, để các vị được hiệp nhất với Tòa thánh Phêrô bằng một mối dây bền chặt hơn, trở nên thành phần của hàng giáo sĩ Roma, và cộng tác mật thiết hơn với sứ vụ tông đồ của chúng tôi.”
“Mang mặc phẩm phục màu đỏ, các vị Hồng Y phải là những chứng nhân can trường của Chúa Kitô và Phúc âm của ngài tại thành Roma cũng như tại những nơi xa xăm nhất. Vì vậy với quyền của Thiên Chúa toàn năng, của các thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và quyền của chúng tôi, chúng tôi tấn phong và long trọng tuyên bố các anh em chúng tôi sau đây là Hồng Y của Hội Thánh Roma.”
Đến đây, Đức Thánh Cha lần lượt xướng tên 19 Hồng Y mới, cộng đoàn nhiệt liệt vỗ tay chào mừng khi tên mỗi vị được nhắc đến. Đứng đầu danh sách là Đức Hồng Y Pietro Parolin, người Ý, 59 tuổi, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, rồi đến 3 vị thuộc giáo triều Roma: Đức Tổng Giám Mục Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, Đức Tổng Giám Mục Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin, Đức Tổng Giám Mục Beniamino Stella, Tổng trưởng Bộ Giáo Sĩ.
Tiếp đến là các vị Tổng Giám Mục chính tòa của các giáo phận Westminster Anh quốc, Managua Nicaragua, Québec Canada, Abidjan bên Côte d'Ivoire, Rio de Janeiro Brazil, Perugia Italia, Buenos Aires Argentina, Hán Thành Hàn quốc, Santiago de Chile, Ouagadougou Burkina Faso, Cotabato Philippines, Les Cayes Haiti. Sau cùng là 3 vị đã quá 80 tuổi là Capovilla Italia, Sebastián Aguilar Tây Ban Nha, Edward Felix nguyên Tổng Giám Mục Castries, thuộc quần đảo Antille.
Đức Thánh Cha ấn định 3 vị tân Hồng Y thuộc đẳng phó tế là 3 vị thuộc Giáo triều Roma. 15 vị còn lại, kể cả Đức Hồng Y Parolin, là các Hồng Y thuộc đẳng Linh Mục, hầu hết là những vị đang coi sóc các giáo phận ở các nơi.
Tiếp tục nghi thức, theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha, các tiến chức Hồng Y tuyên xưng đức tin và tuyên thệ trung thành với Chúa Kitô và Tin Mừng của Chúa, luôn luôn tuân phục Tòa Thánh và Thánh Phêrô nơi bản thân Đức Thánh Cha Phanxicô và các đấng kế vị ngài được bầu lên hợp pháp; luôn bảo tồn bằng lời nói và hành động tình hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo; không bao giờ tiết lộ cho người nào những gì đã được ủy thác để gìn giữ, mà sự tiết lộ điều ấy có thể gây hại hoặc làm ô danh Hội Thánh; hết sức chuyên cần và trung tín thi hành các công tác được kêu gọi thi hành trong việc phục vụ Giáo Họi, theo các quy tắc luật định.
Kế đến, từng Hồng Y lần lượt tiến lên quì trước mặt Đức Thánh Cha để ngài đội mũ đỏ Hồng Y, với lời nhắn nhủ:
“Để ngợi khen Thiên Chúa Toàn Năng và mang lại vinh dự cho Tòa Thánh, Đức Hồng Y hãy nhận mũ đỏ này như dấu chỉ phẩm vị Hồng Y, có nghĩa là Đức Hồng Y phải sẵn sàng cư xử can đảm, cho đến độ đổ máu đào, để làm tăng trưởng Đức Tin Kitô giáo, cho hòa bình và yên hàn của Dân Chúa, cho tự do và sự mở rộng Giáo Hội Roma Thánh”.
Và khi trao nhẫn, ngài nói:
“Đức Hồng Y hãy nhận chiếc nhẫn từ tay của Phêrô, và Đức Hồng Y hãy biết rằng nhờ yêu mến vị Thủ lãnh các thánh tông đồ mà lòng yêu mến Giáo Hội của Đức Hồng Y được kiện cường”.
Sau cùng Đức Thánh Cha trao sắc chỉ về việc phong Hồng Y cũng như việc chỉ định tước hiệu thánh đường của tân chức.
Sau khi lãnh mũ và sắc phong các Tân Hồng Y trao đổi cử chỉ bình an với Đức Thánh Cha các vị đến chào các Hồng Y cũ rồi lên ngồi trên 18 chiếc ghế dành cho các vị.
Nghi thức tấn phong các Hồng Y mới kết thúc với Kinh Lạy Cha và lời nguyện của Đức Thánh Cha xin cho các tôi tớ Chúa là các tân Hồng Y khi kiên trì xây dựng Giáo Hội, chiếu tỏa rạng ngời với đức tin toàn vẹn và tâm trí tinh tuyền. Sau cùng là bài thánh Ca Lạy Nữ Vương thiên đàng. Bấy giờ là 12 giờ 15 phút.
Chiều thứ Bẩy ngày 22 tháng Hai, từ lúc 4 giờ rưỡi, các tân Hồng Y đã được nhiều người thân, bạn hữu và quan khách đến chúc mừng tại các địa điểm được chỉ định cho mỗi vị: 4 tân Hồng Y thuộc giáo triều ở trong dinh Giáo Hoàng, và 14 vị còn lại tại nhiều địa điểm trong khu vực Đại thính đường Phaolô Đệ Lục.
5. Thánh Lễ với các Tân Hồng Y
Sáng Chúa Nhật 23 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô với 150 Hồng Y trong đó có 18 vị mới được ngài phong sáng thứ Bẩy.
Trong số 9 ngàn người hiện diện trong Thánh Đường có hơn 100 Giám Mục và 150 linh mục đặc trách phần cho rước lễ. Ngoài ra còn có các phái đoàn chính phủ và nhiều vị trong ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh.
Lúc 10 giờ, 18 tân Hồng Y đã tiến lên bàn thờ chính cùng với Đức Thánh Cha, kể cả một vị ngồi trên xe lăn là Đức Hồng Y Jean Pierre Kutwa, 69 tuổi, Tổng Giám Mục giáo phận Abidjan thuộc Bờ Biển Ngà, Phi Châu.
Các tân Hồng Y ngồi thành hai hàng cánh cung trước bàn thờ. Phần thánh ca, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh còn có ca đoàn 40 người thuộc Giáo hoàng học viện Thánh nhạc ở Roma.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha đã quảng diễn bài đọc thứ I và bài Tin Mừng của ngày lễ để nhắc nhở các Hồng Y mới về nghĩa vụ nên thánh, xa tránh mọi lối cư xử trần tục, và dấn thân làm chứng về tình thương của Thiên Chúa.
Bài đọc thứ I vang dội lời kêu gọi của Chúa gửi đến dân Ngài: “Các con hãy nên thánh, vì Ta, Thiên Chúa của các con, là Đấng Thánh” (Lv 19,2). Và Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng vọng lại: “Các con hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời” (Mt 5,48).
Sự thánh thiện theo tinh thần Kitô không phải là công trình của chúng ta, nhưng là thành quả của sự ngoan ngoãn - được mong muốn và vun trồng - đối với Chúa Thánh Linh của Chúa Ba lần thánh.
Sách Lêvi đã nói: “Đừng nuôi trong tâm hồn con sự oán ghét đối với người anh em con.. Đừng báo thù và nuôi oán hận.. nhưng hãy yêu thương tha nhân” (19,17-19). Những thái độ này nảy sinh từ sự thánh thiện của Thiên Chúa. Chúng ta quá khác nhau, ích kỷ và kiêu ngạo.. nhưng lòng nhân lành và vẻ đẹp của Thiên Chúa lôi kéo chúng ta, và Chúa Thánh Linh có thể thanh tẩy chúng ta, có thể uốn nắn chúng ta ngày qua ngày.
Trong Tin Mừng, cả Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta về sự thánh thiện và giải thích cho chúng ta luật mới của Ngài “Các con đã nghe nói: Mắt đền mắt, răng đền răng. Nhưng thầy bảo các con: .. nếu ai vả má phải của các con thì hãy giơ cả má kia cho họ” (Mt 5,38-39). Không những chúng ta không được đáp lại sự ác mà người khác làm cho ta, nhưng chúng ta còn phải cố gắng rộng rãi làm điều thiện cho họ nữa.
Anh em Hồng Y thân mến, Chúa Giêsu và Mẹ Giáo Hội yêu cầu chúng ta làm chứng tá hăng say nhiệt thành hơn về những thái độ thánh thiện. Chúa Thánh Linh nói với chúng ta ngày hôm nay qua những lời của Thánh Phaolô: “Anh em là Đền thờ của Thiên Chúa.. Đền thờ thánh thiêng của Thiên Chúa là anh em” (1 Cr 3,16-17).
Đền thờ này là chúng ta, trong đó cử hành một phụng vụ nòng cốt: phụng vụ của lòng từ nhân, tha thứ, phục vụ, tóm một lời là phụng vụ tình thương. Đền thờ này sẽ bị xúc phạm, nếu chúng ta lơ là các nghĩa vụ đối với tha nhân. Một khi trong con tim chúng ta có một chỗ cho người bé nhỏ nhất trong anh em chúng ta, thì chính Thiên Chúa tìm được chỗ trong đó. Khi người anh em chúng ta bị bỏ rơi ở ngoài, thì chính Thiên Chúa không được đón nhận. Một con tim không có tình thương thì giống như một thánh đường bị xúc phạm, bị rút khỏi việc việc phụng thờ Thiên Chúa và dùng vào việc khác.
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng:
Anh em Hồng Y thân mến, chúng ta hãy hiệp nhất trong Chúa Kitô và giữa chúng ta với nhau! Tôi xin anh em hãy gần gũi tôi, bằng kinh nguyện, lời cố vấn, sự cộng tác. Và tất cả anh em chị em, các Giám Mục, linh mục, phó tế những người thánh hiến và giáo dân, anh chị em hãy cùng nhau khẩn cầu Chúa Thánh Linh, để Hồng Y đoàn luôn đầy lòng bác ái mục tử nồng nhiệt, đầu thánh thiện, để phục vụ Tin Mừng và giúp Giáo Hội chiếu tỏa tình thương của Chúa Kitô trên thế giới.
6. Vatican thành lập bộ mới lấy tên là Bộ Kinh Tế
Hôm thứ Hai 24 tháng Hai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ký tự sắc thành lập một bộ mới lấy tên là Bộ Kinh Tế. Bộ này có nhiệm vụ giám sát các hoạt động kinh tế, giúp đỡ người nghèo, tăng cường sự minh bạch trong các hoạt động kinh tế và quản trị của Tòa Thánh.
Đức Thánh Cha cũng đã quyết định bổ nhiệm Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục Sydney, Australia, lãnh đạo bộ mới này. Ngài có nhiệm vụ soạn thảo ngân sách cho Tòa Thánh cũng như phải áp dụng các tiêu chuẩn tài chánh quốc tế trong công việc điều hành bộ Kinh Tế của Tòa Thánh.
Quyết định này là kết quả theo sau khuyến cáo của nhóm các vị Hồng Y cố vấn cho Đức Giáo Hoàng về vấn đề cần phải chính thức hoá và minh bạch hơn trong vấn đề tài chánh và quản trị. Đức Hồng Y George Pell cũng là một trong 8 Hồng Y cố vấn cho Đức Giáo Hoàng trong vấn đề tài chánh.
7. Đức Thánh Cha tiếp các Giám Mục Tây Ban Nha
Trong tuần này, Đức Thánh Cha sẽ lần lượt tiếp 83 Giám Mục Tây Ban Nha đang trong chương trình Ad Limina viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và thăm Tòa Thánh.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy là cuộc tiếp kiến diễn ra sáng thứ Ba 25 tháng Hai tại Điện Tông Tòa của Vatican giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và nhóm đầu tiên gồm 10 giám mục Tây Ban Nha.
Đức Thánh Cha đã chào đón từng vị một. Mỗi vị đều có một bản kiến nghị đặc biệt và một số quà tặng. Chẳng hạn, Đức Giám Mục của giáo phận Bilbao là Đức Cha Mario Iceta, đã tặng Đức Thánh Cha một mảnh nhỏ của cây Guernica là biểu tượng thành phố này, cũng như một album ảnh và những bài báo nói về trận túc cầu năm 1947 giữa đội Athletic Bilbao và đội San Lorenzo de Almagro mà Đức Giáo Hoàng một ủng hộ viên.
Gặp gỡ giới báo chí sau đó, Đức Cha José Ignacio Munilla, Giám mục giáo phận San Sebastián cho biết cảm tượng của ngài như sau:
"Đó là một cuộc trò chuyện rất thẳng thắn. Ngài nói: ‘Cứ nói tiếng Tây Ban Nha ngay từ đầu đi, khỏi mất thời gian chờ phiên dịch’. 10 anh em Giám Mục chúng tôi ngồi quanh một chiếc bàn. Sau khi cầu nguyện ngài mở đầu: ‘Quả banh đã lăn ra sân rồi. Ai sút phát đầu tiên đây?’ Thế là chúng tôi nói và nói, liên tục trong 2 giờ, về đủ mọi chuyện cần quan tâm”.
8. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Haiti
Sáng thứ Hai 24 tháng Hai Đức Thánh Cha đã tiếp Tổng thống Haiti là ông Michel Martelly, đang có mặt tại Vatican để tham dự lễ tấn phong Hồng Y cho Đức Tổng Giám Mục Chibly Langlois. Đức Tân Hồng Y sẽ đi vào lịch sử Giáo Hội tại quốc gia này như là vị Hồng Y đầu tiên.
Trong cuộc họp của họ, người đứng đầu của nhà nước trong vùng Caribê này đã cảm ơn Đức Giáo Hoàng vì "những đóng góp tốt đẹp cho xã hội" của Giáo Hội tại Haiti, đặc biệt là về giáo dục và y tế.
Trong cuộc tiếp kiến, hai vị tái khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa Haiti và Tòa Thánh. Các vị cũng nhấn mạnh đến việc tái thiết và hòa giải quốc gia.
Tổng thống Martelly đã tặng cho Đức Thánh Cha một con chim bồ câu bằng đồng, như một biểu tượng của hòa bình. Trong khi đó, Đức Giáo Hoàng đã tặng tổng thống một bản sao bằng tiếng Pháp Tông huấn Evangelii Gaudium.
9. Lá thư của Đức Thánh Cha gởi cho tất cả các gia đình trên thế giới
Sáng thứ Ba 25 tháng Hai, Tòa Thánh đã công bố một lá thư của Đức Thánh Cha gởi cho tất cả các gia đình trên thế giới xin họ cầu nguyện cho hai cuộc họp sắp tới trong đó gia đình là chủ đề chính.
Trong thư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến cuộc họp Thượng Hội Đồng Giám Mục vào tháng 10 năm nay, được triệu tập để thảo luận về chủ đề "các thách thức mục vụ cho các gia đình trong bối cảnh truyền giáo."
Đức Thánh Cha cho biết Thượng Hội Đồng này sẽ suy tư một cách đặc biệt về gia đình, về ơn gọi và sứ vụ của họ trong Giáo Hội và xã hội, những thách thức đối với hôn nhân, cuộc sống gia đình, việc giáo dục trẻ em, và vai trò của gia đình trong đời sống của Giáo Hội. "
Đức Thánh Cha cho biết thêm là cuộc họp sẽ quy tụ mọi thành phần dân Chúa bao gồm các giám mục, linh mục và giáo dân trên thế giới là những người đang "tích cực chuẩn bị cho cuộc họp với những gợi ý thực tế và sự hỗ trợ quan trọng của lời cầu nguyện. "
Đức Giáo Hoàng cũng yêu cầu các gia đình cầu nguyện cho Hội nghị thế giới của gia đình sẽ diễn ra tại Philadelphia vào tháng Chín năm 2015.
Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng rằng thông qua những lời cầu nguyện cho cả hai sự kiện quan trọng này Giáo Hội sẽ tiến hành một cuộc hành trình thực sự của việc phân định và chọn ra những phương tiện mục vụ cần thiết để giúp các gia đình đối mặt với những thách thức hiện tại trong ánh sáng và sức mạnh xuất phát từ Tin Mừng.
Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chính Chúa Giêsu là Đấng soi sáng con đường của các gia đình trong cuộc sống hàng ngày và nâng đỡ tất cả mọi người trong cuộc hành trình của họ
10. Giải vô địch túc cầu thế giới sẽ khai mạc với thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô
Giải vô địch túc cầu thế giới tại Brazil sẽ được khai mạc tại sân vận động Sao Paulo vào ngày 12 tháng Sáu. Trong nghi lễ khai mạc, ban tổ chức sẽ phát thanh thông điệp chống kỳ thị chủng tộc của Đức Thánh Cha Phanxicô trước khi bắt đầu trận đấu giữa đội chủ nhà Brazil và đội tuyển túc cầu Crotia.
Tổng thống Brazil, bà Dilma Rousseff, đã cho biết như trên hôm thứ Sáu 21 tháng Hai. Bà hiện đang ở thăm Rôma để gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô và dự nghi lễ tấn phong Hồng Y cho Đức Tổng Giám Mục Orani João Tempesta của tổng giáo phận Rio de Janeiro, Brazil.
Lúc 7h30 tối hôm thứ Sáu 21 tháng Hai, sau phiên họp thứ hai của Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến nữ Tổng Thống Brazil tại phòng khánh tiết của Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục.
Nhân dịp này Đức Thánh Cha đã cảm ơn nữ Tổng Thống về Ngày Giới trẻ Thế giới diễn ra năm ngoái.
Tổng thống đã tặng Đức Giáo Hoàng một quả bóng có chữ ký của cầu thủ Brazil Ronaldo. Ngoài ra, một chiếc áo bóng đá của đội tuyển Brazil với một vài chữ của ngôi sao bóng đá Pele.
Đức Thánh Cha bông đùa:
"Món quà này có ý nghĩa là Đức Giáo Hoàng phải cầu nguyện để có đội Brazil giật được World Cup phải không?"
Tổng thống Dilma Rousseff đáp:
"Nếu Đức Thánh Cha muốn cầu nguyện để Brazil đoạt giải, thì con cám ơn rất nhiều. Nhưng ít nhất là ngài phải đứng trung lập đấy nhé."
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng lại cho bà Rousseff một huy chương khắc hình Thiên thần Hòa bình. Và một món quà cá nhân của ngài gởi tặng cho con gái bà tổng thống.
Giải vô địch túc cầu thế giới, diễn ra 4 năm một lần, sẽ bắt đầu từ 12 tháng Sáu và kết thúc ngày 13 tháng Bẩy với trận tranh cúp vô địch trên sân Estadio do Maracana của thành phố Rio De Janeiro nơi đã diễn ra Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2013.
Các đội tuyển quốc gia được vào vòng chung kết lần này gồm Algeria, Á Căn Đình, Úc Đại Lợi, Bỉ, Bosnia và Herzegovina, Brazil, Cameroon, Chile, Colombia, Costa Rica, Croatia, Ecuador, Anh, Pháp, Đức, Ghana, Hy Lạp, Honduras, Iran, Ý, Bờ biển Ngà, Nhật Bản, Mexico, Hòa Lan, Nigeria, Bồ Đào Nha, Nga, Nam Hàn, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, và Uruguay.
11. Thông điệp của Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 50 năm Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh của Công Đồng Vatican II.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành một thông điệp nhân dịp một hội nghị chuyên đề kỷ niệm 50 năm Hiến Chế Công Đồng Vatican II về Phụng Vụ Thánh - Sacrosanctum Concilium.
Trong Thông điệp được gởi đến Đức Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Đức Thánh Cha viết là việc kỷ niệm này gợi lên "tình cảm biết ơn đối với các đổi mới sâu sắc và rộng rãi của đời sống phụng vụ mà Huấn Quyền Công Đồng đã thực hiện để tôn vinh Thiên Chúa và soi sáng cho Giáo Hội."
Ngài đã kêu gọi một sự đổi mới trong dấn thân tiếp nhận và thực hiện các giáo huấn trong Hiến Chế này một cách đầy đủ hơn vì theo con đường đã được vạch ra bởi các nghị phụ thì còn rất nhiều điều phải làm cho đúng với tinh thần của Hiến Chế.
Theo Đức Thánh Cha, Hiến Chế này và Huấn Quyền hậu Công Đồng "đã làm cho chúng ta hiểu rõ hơn về phụng vụ trong ánh sáng mạc khải của Thiên Chúa". Ngài khẳng định rằng Đức Kitô là nhân vật chính của tất cả các cử hành phụng vụ.
Trích dẫn thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma, Đức Thánh Cha đã đề cập đến tầm quan trọng của việc "phụng tự thánh thiêng thật sự" trong đó các tín hữu dâng hiến bản thân làm của lễ sống động. Một phụng vụ "tách khỏi việc phụng tự thánh thiêng" có vẻ "gần như ma thuật" và không có chút "thẩm mỹ". Trích dẫn Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, ngài nhấn mạnh thêm rằng phụng vụ phải biến đổi các Kitô hữu từ bên trong.
12. Đức Thánh Cha gởi thông điệp video cho các tín hữu Tin Lành đang trong tuần cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô Giáo
Hàng trăm các tín hữu Tin Lành thuộc phái Ngũ Tuần đang trong tuần lễ cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô Giáo tại Hoa Kỳ đã theo dõi một đoạn video do vị Giám Mục của họ là Tony Palmer ghi bằng iphone trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô hôm 14 tháng Giêng. Trong đoạn video này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi đến Đại Hội của họ những tâm tình mong muốn sự hiệp nhất Kitô Giáo của ngài.
Qua người vợ Ý thuộc Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo, Tony Palmer đã trở thành gạch nối với Giáo Hội Công Giáo và đã từng làm việc với nhiều giới chức Công Giáo tại Rôma. Đặc biệt nhất là trong giai đoạn hoạt động tại Á Căn Đình, ông đã quen biết với Đức Tổng Giám Mục Bergolio từ năm 2006 và nhận Đức Tổng Giám Mục làm linh hướng.
Theo lời ông trình bày trước Đại Hội, thì giữa tháng Mười Hai vừa qua, ông nhận được cú điện thoại từ Đức Phanxicô ngỏ ý muốn gặp ông. Trong cuộc tiếp kiến ngày 14 tháng Giêng tại Vatican, ông cho Đức Phanxicô hay mình sắp sửa tham dự Đại Hội này, nếu Đức Phanxicô có mấy lời nhắn với Đại Hội thì hay biết mấy.
Giám Mục Tony Palmer nói:
"Tôi hỏi: Đức Thánh Cha có muốn tôi viết xuống không? Ngài nói: sao anh không thu một đoạn video? Tôi thực sự đã nghĩ đến chuyện này, tôi luôn có iPhone trong túi. Tôi đã nghĩ đến việc xin ngài điều này ... nhưng tôi không muốn lạm dụng tình bạn của chúng tôi."
Trong đoạn video Đức Thánh Cha nói bằng tiếng Anh nhưng pha với tiếng Ý:
“Xin lỗi anh chị em vì đôi khi tôi nói bằng tiếng Ý. Nhưng tôi nói chẳng bằng tiếng Anh hay tiếng Ý, nhưng bằng tiếng nói con tim. Đó là thứ ngôn ngữ đơn giản và chân thật hơn, và thứ ngôn ngữ này có từ vựng và văn phạm của nó. Một văn phạm đơn giản với hai luật: Yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu mến tha nhân vì họ là anh chị em của chúng ta. Với hai luật ấy, chúng ta có thể tiến về phiá trước.
Tôi đang ở đây với người anh em mình, với Giám Mục anh em Tony Plamer. Chúng tôi đã là bạn cố tri trong nhiều năm. Ngài bảo với tôi về Đại Hội của anh chị em, về cuộc gặp gỡ của anh chị em. Và tôi thật hân hạnh được chào đón anh chị em với cả niềm vui và nỗi khát khao.
Vui vì thấy anh chị em cùng tụ họp để tôn thờ Chúa Giêsu Kitô là Chúa duy nhất và cầu nguyện cùng Chúa Cha để đón nhận Thánh Thần. Điều này thật vui vì chúng ta có thể thấy Chúa đang hoạt động khắp cùng bờ cõi trái đất. Khát khao vì điều xảy ra là trong chỗ chòm xóm với nhau có những gia đình yêu mến nhau nhưng cũng có những gia đình không ưa nhau. Những gia đình tụ họp cùng nhau và những gia đình phân rẽ. Chúng ta thuộc loại, chop phép tôi được nói, là phân rẽ. Phân rẽ vì tội lỗi đã chia cách chúng ta, tội lỗi của tất cả chúng ta. Những hiểu nhầm xuyên suốt trong lịch sử. Đó là hành trình dài của tội lỗi mà tất cả chúng ta đều dự phần. Trách ai bây giờ?
Tôi khát khao rằng sự phân rẽ này đến hồi kết thúc để chúng ta được hiệp nhất. Tôi khao khát sự chấp nhận lẫn nhau này.
Thánh Kinh đã đề cập đến gia đình của anh em Giuse khi nạn đói xảy ra họ trẩy sang Ai cập để mua cái gì đó để ăn. Họ có tiền nhưng họ không ăn tiền được. Nhưng ở đó họ gặp được cái còn quý hơn thực phẩm: đó là người anh em của mình. Tất cả chúng ta đều có tiền là văn hóa, là lịch sử của chúng ta. Chúng ta giầu có về văn hóa, tôn giáo và chúng ta có những truyền thống dị biệt. Nhưng chúng ta phải gặp gỡ người khác như những anh chị em của mình. Chúng ta phải khóc cùng nhau như Giuse đã từng khóc. Những giọt nước mắt này hiệp nhất chúng ta. Những giọt lệ của yêu thương.
Tôi nói chuyện với quý vị như những anh chị em với nhau bằng những từ ngữ đơn giản. Với niềm vui và nỗi khát khao. Chúng ta hãy để nỗi khát khao được gặp gỡ và ôm lấy nhau tăng trưởng trong chúng ta vì điều này thúc đẩy chúng ta tìm kiếm nhau và chấp nhận nhau . Và cùng tôn thờ Chúa Giêsu Kitô là Chủ Tể của lịch sử, là Chúa và là Chúa duy nhất của Giáo Hội, chúng ta hãy cầu nguyện với Ngài cho sự hiệp nhất.
Tôi chân thành cám ơn anh chị em đã lắng nghe tôi. Tôi chân thành cám ơn anh chị em đã cho tôi nói ngôn ngữ của con tim. Và tôi cũng xin anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi vì tôi cần những lời cầu nguyện của anh chị em.
Và chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta được hiệp nhất. Chúng ta là anh chị em với nhau.
Chúng ta hãy tiến về phía trước, chúng ta là anh chị em với nhau và trong tinh thần chúng ta hãy ôm lấy nhau. Xin Chúa hoàn thành công việc Ngài đã bắt đầu. Cơ may này là một phép lạ, phép lạ của tình hiệp nhất đã bắt đầu. Một nhà văn Ý nổi tiếng là Manzoni, đã viết về điều này trong những tiểu thuyết của ông. Ông là một người đơn giản và ông đã viết: ‘Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một phép lạ Chúa đã bắt đầu mà lại không kết thúc nó một cách chính xác.’ Chúa sẽ hoàn thành phép lạ của sự hiệp nhất này."
Thông điệp video của Đức Giáo Hoàng làm sững sờ những người hiện diện. Đức Thánh Cha sau đó đã yêu cầu các tham dự viên cầu nguyện theo ước nguyện của Chúa Kitô “Ut unum sint - Để Chúng Nên Một.” Cộng đồng Ngũ Tuần đáp lại bằng những lời cầu nguyện và gửi đến Đức Thánh Cha một video của họ được thực hiện trong dịp này.
13. Âm mưu Hồi Giáo hóa Cộng Hòa Trung Phi đã phá sản. Quân Séléka trên đường tháo chạy.
Hy vọng hòa bình đang ló dạng tại Cộng Hòa Trung Phi. Quân Hồi Giáo Séléka đang trên đường tháo chạy sang nước Chad láng giềng.
Tuy nhiên, một linh mục người Ý thuộc Dòng Cát Minh nói với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ là trên đường tháo chạy phiến quân Séléka vẫn đang tàn sát nhiều người, hãm hiếp, cướp bóc và hôi của.
Cuộc xung đột tại Cộng Hòa Trung Phi đã khởi sự từ ngày 10 tháng 12 năm 2012 giữa quân đội nước này và phiến quân Hồi Giáo Séléka. Do các yếu tố bất ngờ, đến cuối tháng 12 năm 2012, quân Hồi Giáo đã chiếm được nhiều thành phố và ngày 24 tháng Ba năm 2013 chiếm được thủ đô Bangui. Lãnh đạo phiến quân là Michel Djotodia được đưa lên làm tổng thống.
Quân Hồi Giáo Séléka bắt tay ngay vào việc cướp bóc, hãm hiếp, và thủ tiêu các tín hữu Kitô. Nhóm Hồi Giáo cực đoan này thực hiện âm mưu Hồi Giáo hóa đất nước bằng một cuộc diệt chủng người Kitô Giáo trên một quy mô lớn đến mức chính Michel Djotodia đã bất ngờ tuyên bố từ chức và đào vong ở nước ngoài hôm 10 tháng Giêng năm nay để tránh bị bắt đưa ra trước tòa án quốc tế về tội ác chống nhân loại.
Quân Séléka như rắn mất đầu đã mất quyền kiểm soát trên hầu hết các thành phố lớn tại Cộng Hòa Trung Phi và phải rút chạy sang Chad.
Cha Aurelio Gazzera cho biết hai nữ tu châu Âu và một người tình nguyện viên tại cứ điểm truyền giáo của họ gần biên giới với Chad đã bị phiến quân Séléka cướp bóc và hãm hiếp trước khi bọn chúng bỏ chạy.
Cha Gazzera cũng cho biết tại làng Kitô Giáo Nzakoun, cũng gần biên giới, 22 người đã bị quân Séléka giết chết. Ngài nói thêm ở các thôn làng khác, dân chúng đã nhanh chân bỏ chạy vào rừng sâu, nhưng khi quay trở lại thì nhà cửa của họ đã bị hôi của, phá hủy và đốt cháy.
Các linh mục truyền giáo trong vùng đề nghị liên quân gìn giữ hòa bình giám sát cuộc triệt thoái của các phiến quân Séléka. Cha Gazzera nói "Đặc biệt là ở vùng biên giới, việc bảo vệ thường dân là hết sức cần thiết để ngăn chặn các cuộc tấn công và tàn sát."
14. Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino kêu gọi chính phủ Venezuela phải có hành động cụ thể trước những vấn nạn của quốc gia
Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino, Tổng Giám Mục Caracas, vừa lên tiếng kêu gọi Tổng thống Nicolas Maduro thừa nhận các vấn đề nghiêm trọng của đất nước trước làn sóng phản đối của những người biểu tình đã gây ra nhiều trường hợp tử vong và thương tích trong những ngày qua.
Trong khi bày tỏ sự hài lòng là chính phủ đã đồng ý mở các cuộc đối thoại với phe đối lập, Đức Hồng Y nói:
“Đối thoại là một bước tiến lớn, nhưng sau đó chính phủ cần phải nhận ra rằng có rất nhiều vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết, và các giải pháp nằm trong tay của chính quyền. Trách nhiệm lớn nhất thuộc về những ai có nhiều quyền lực, vì vậy chính phủ phải có hành động cụ thể”.
15. Giáo Hội tại Ấn tố giác tình trạng lầm than của dân chúng
680 triệu người Ấn, tức là 56% dân số đang sống dưới mức phẩm giá con người. Họ không có những phương tiện cần thiết để đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày. Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Ấn đã cho biết như trên trong báo cáo đưa ra hôm 20 tháng Hai.
Theo ước tính của chính phủ Ấn những ai có thu nhập dưới 1,336 rupees một tháng được xem là dưới mức nghèo khổ.
Tưởng cũng nên nhắc lại là trong khoá họp khoáng đại lần thứ 31 của Hội đồng Giám mục Ấn Độ, được tổ chức tại Palai, từ tháng 5 Hai đến 13 tháng Hai với chủ đề "một Giáo Hội đổi mới cho sự canh tân xã hội", 185 giám mục nhóm họp đã tuyên bố rằng “Theo gương Đức Thánh Cha Phanxicô: chúng tôi muốn Giáo Hội tại Ấn thực sự là một Giáo Hội của người nghèo”. Giáo Hội tại Ấn được mời gọi để trở thành “một tấm gương của sự đơn sơ, minh bạch, công bằng, lòng thương xót, trong một xã hội bị ô nhiễm bởi tham nhũng và bạo lực”.
16. 40 ngày dành cho sự sống tại Nam Hàn
40 ngày Mùa Chay bắt đầu từ 5 tháng Ba tới đây sẽ là 40 ngày dành cho sự sống. Quyết định này đã được Hội Đồng Giám Mục Hàn Quốc đưa ra trong “Thánh lễ cho sự sống” được tổ chức tại Vương Cung Thánh Đường thủ đô Hán Thành hôm thứ Sáu 21 tháng Hai.
1300 tín hữu đại diện cho các phong trào phò sinh đã tham dự thánh lễ. Các tham dự viên đã nhắc lại cam kết của họ dấn thân loan truyền nền văn hóa sự sống. Nam Hàn đã cho phép phá thai từ năm 1973. Theo ước lượng của chính phủ trong 48.7 triệu dân, mỗi năm có khoảng 340,000 vụ phá thai. Tuy nhiên, Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn tố giác con số thật sự phải lên đến 1.5 triệu.