Phụng Vụ - Mục Vụ
Biết Đọc - Nghe và Thực Hành Lời Chúa
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
20:54 03/03/2011
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA-CN9TN/A
BIẾT ĐỌC-NGHE VÀ THỰC HÀNH LỜI CHÚA
“NHƯ NGƯỜI KHÔN XÂY NHÀ TRÊN ĐÁ”
Chuyển các Gia đình-Nhóm –Qúy chức-Hội đoàn-Phong trào...
A- Sống và chia sẻ dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh:
* Bài đọc 1: Sách Đệ nhị Luật, đoạn 11:18,26-28,32.
- Thời Cựu ước, giữ luật theo hình thức chử viết thật gắt gao, ông Môsê muốn dân chúng: “Những lời tôi nói đây, anh em phải ghi lòng tạc dạ, phải buộc vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu. (người nhà quê thường nói: tôi buộc chỉ cổ tay để nhớ !)
- Nếu anh em nghe những mệnh lệnh của Chúa thì được chúc phúc, nếu không thì anh em sẽ bị nguyền rủa v..v…(câu 27-28)
* Bài đọc 2: Trích thư Rôma, đoạn 3: 21-25a, 28.
* Thánh Phaolô khuyên: Theo ngày nay thì sự công chính của Thiên đã được thể hiện mà không cần đến luật Môsê. Điều này sách Luật và các ngôn sứ làm chứng: Bất luận là ai, nếu nhờ lòng tin vào Đức Giêsu Kitô thì đều được Thiên Chúa làm cho nên công chính; nên công chính là do ân huệ Chúa ban. (c. 21-23)
* Bài Tin Mừng: Mat-thêu, đoạn 7: 21-27.
* Người ngu dại nói chung: Họ chỉ mến Chúa bằng cái miệng: Lạy Chúa ! Lạy Chúa ! Họ làm các việc đạo đức một cách hình thức, máy móc, chiếu lệ, hoặc để lấy tiếng khen, mà trong lòng rỗng tuyếch, dễ ghen tương, hận thù, chia rẽ, trục lợi, phô trương làm điều gian ác, không thực hành điều Chúa dạy. (x. câu 21-22)
* Đến ngày phán xét riêng hay chung, dù họ có kể công xưa tôi có làm việc này việc nọ Nhưng Chúa thẳng thắn nói với họ:
“Ta không biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn xưa kia đã làm điều gian ác.!!!(x. câu 23).
* Tới đây, Chúa Giêsu giải thích rõ: Người khôn ngoan là người nghe Lời Chúa rồi đem ra thực hành, được coi như là xây nhà trên đá, sẽ không bao giờ bị sụp đổ, sa ngã…(câu 24-25)
Còn người nghe Lời mà không đem ra thi hành là như người ngu dại, xây nhà trên cát, khi bị mưa gió bão, nước cuốn sẽ sụp đổ, sa ngã tan tành !!! (x. câu 26-27)
B- Sau đây là 4 phương pháp đọc, nghe để thực hành Lời Chúa một cách có hiệu quả nhất: Nên nhớ không phải như đọc sách báo, tiểu thuyết; nhưng nghe Lời Thần Khí ban Sự Sống…
1- Khiêm tốn lắng nghe: Xin Chúa Thánh Linh dẫn dắt ta trong đoạn Phúc Âm sắp đọc: đọc thong thả, lắng nghe bằng cái tai của con tim để nhận ra tiếng Chúa đang nói với với ta lúc này.
2- Lặp đi lặp lại: Khi thấy lời nào, câu nào Chúa đánh động, hãy dừng lại đó và lặp đi lặp lại như khi trâu bò nhai cỏ. Noi gương Mẹ Maria ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng. (Lc 2, 19)
3- Cầu nguyện: Đối thoại trò chuyện thân mật với Chúa như người bạn, để chia sẻ những khát vọng của mình trước hoàn cảnh vui buồn hiện tại,. . quyết tâm thực hành điều Chúa muốn.
4- Thực hành: Tỏ quyết tâm thực hành những điều vừa được Chúa nhắn nhủ, thúc đẩy để áp dụng vào đời sống hiện tại…
C- Câu Kinh Thánh đánh động tôi chọn làm Châm ngôn Sống:
“AI NGHE NHỮNG LỜI THẦY NÓI ĐÂY MÀ ĐEM RA THỰC HÀNH, THÌ VÍ ĐƯỢC NHƯ NGƯỜI KHÔN XÂY NHÀ TRÊN ĐÁ. (câu 24). - Ngay bây giờ tôi phải làm gì ?
1- Với cá nhân: đọc kinh suy niệm Lời Chúa hàng ngày. Tham gia Nhóm, Hội đoàn… để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm để sống.
2- Trong gia đình: Hàng ngày cha mẹ con cái cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, chia sẻ vui buồn, khó khăn trong cuộc sống.
3- Trong Giáo xứ và Xã hội: Cùng hoà hợp, tương trợ, phục vụ nhau vì Chúa một cách vô vị lợi, không gây chia rẽ, hận thù…
D- Bạn và tôi cùng Cầu nguyện và Sống cầu nguyện:
* Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy: Ai nghe những Lời Thầy dạy đây mà đem ra thi hành, thì được ví như người khôn ngoan xây nhà trên đá. Với ơn Chúa giúp, con quyết tâm giành thì giờ khiêm tốn đọc, lắng nghe Lời Chúa với cái tai của con tim, để áp dụng vào đời sống khó khăn hiện tại. Con noi gương Mẹ Maria con tin vào Lời Chúa phán để thực hiện trong đời sống như Mẹ. Amen.
Chúa phải được lớn lên, còn tôi nhỏ đi (Ga 3, 30)
Pho tế: JBM Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
BIẾT ĐỌC-NGHE VÀ THỰC HÀNH LỜI CHÚA
“NHƯ NGƯỜI KHÔN XÂY NHÀ TRÊN ĐÁ”
Chuyển các Gia đình-Nhóm –Qúy chức-Hội đoàn-Phong trào...
A- Sống và chia sẻ dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh:
* Bài đọc 1: Sách Đệ nhị Luật, đoạn 11:18,26-28,32.
- Thời Cựu ước, giữ luật theo hình thức chử viết thật gắt gao, ông Môsê muốn dân chúng: “Những lời tôi nói đây, anh em phải ghi lòng tạc dạ, phải buộc vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu. (người nhà quê thường nói: tôi buộc chỉ cổ tay để nhớ !)
- Nếu anh em nghe những mệnh lệnh của Chúa thì được chúc phúc, nếu không thì anh em sẽ bị nguyền rủa v..v…(câu 27-28)
* Bài đọc 2: Trích thư Rôma, đoạn 3: 21-25a, 28.
* Thánh Phaolô khuyên: Theo ngày nay thì sự công chính của Thiên đã được thể hiện mà không cần đến luật Môsê. Điều này sách Luật và các ngôn sứ làm chứng: Bất luận là ai, nếu nhờ lòng tin vào Đức Giêsu Kitô thì đều được Thiên Chúa làm cho nên công chính; nên công chính là do ân huệ Chúa ban. (c. 21-23)
* Bài Tin Mừng: Mat-thêu, đoạn 7: 21-27.
* Người ngu dại nói chung: Họ chỉ mến Chúa bằng cái miệng: Lạy Chúa ! Lạy Chúa ! Họ làm các việc đạo đức một cách hình thức, máy móc, chiếu lệ, hoặc để lấy tiếng khen, mà trong lòng rỗng tuyếch, dễ ghen tương, hận thù, chia rẽ, trục lợi, phô trương làm điều gian ác, không thực hành điều Chúa dạy. (x. câu 21-22)
* Đến ngày phán xét riêng hay chung, dù họ có kể công xưa tôi có làm việc này việc nọ Nhưng Chúa thẳng thắn nói với họ:
“Ta không biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn xưa kia đã làm điều gian ác.!!!(x. câu 23).
* Tới đây, Chúa Giêsu giải thích rõ: Người khôn ngoan là người nghe Lời Chúa rồi đem ra thực hành, được coi như là xây nhà trên đá, sẽ không bao giờ bị sụp đổ, sa ngã…(câu 24-25)
Còn người nghe Lời mà không đem ra thi hành là như người ngu dại, xây nhà trên cát, khi bị mưa gió bão, nước cuốn sẽ sụp đổ, sa ngã tan tành !!! (x. câu 26-27)
B- Sau đây là 4 phương pháp đọc, nghe để thực hành Lời Chúa một cách có hiệu quả nhất: Nên nhớ không phải như đọc sách báo, tiểu thuyết; nhưng nghe Lời Thần Khí ban Sự Sống…
1- Khiêm tốn lắng nghe: Xin Chúa Thánh Linh dẫn dắt ta trong đoạn Phúc Âm sắp đọc: đọc thong thả, lắng nghe bằng cái tai của con tim để nhận ra tiếng Chúa đang nói với với ta lúc này.
2- Lặp đi lặp lại: Khi thấy lời nào, câu nào Chúa đánh động, hãy dừng lại đó và lặp đi lặp lại như khi trâu bò nhai cỏ. Noi gương Mẹ Maria ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng. (Lc 2, 19)
3- Cầu nguyện: Đối thoại trò chuyện thân mật với Chúa như người bạn, để chia sẻ những khát vọng của mình trước hoàn cảnh vui buồn hiện tại,. . quyết tâm thực hành điều Chúa muốn.
4- Thực hành: Tỏ quyết tâm thực hành những điều vừa được Chúa nhắn nhủ, thúc đẩy để áp dụng vào đời sống hiện tại…
C- Câu Kinh Thánh đánh động tôi chọn làm Châm ngôn Sống:
“AI NGHE NHỮNG LỜI THẦY NÓI ĐÂY MÀ ĐEM RA THỰC HÀNH, THÌ VÍ ĐƯỢC NHƯ NGƯỜI KHÔN XÂY NHÀ TRÊN ĐÁ. (câu 24). - Ngay bây giờ tôi phải làm gì ?
1- Với cá nhân: đọc kinh suy niệm Lời Chúa hàng ngày. Tham gia Nhóm, Hội đoàn… để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm để sống.
2- Trong gia đình: Hàng ngày cha mẹ con cái cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, chia sẻ vui buồn, khó khăn trong cuộc sống.
3- Trong Giáo xứ và Xã hội: Cùng hoà hợp, tương trợ, phục vụ nhau vì Chúa một cách vô vị lợi, không gây chia rẽ, hận thù…
D- Bạn và tôi cùng Cầu nguyện và Sống cầu nguyện:
* Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy: Ai nghe những Lời Thầy dạy đây mà đem ra thi hành, thì được ví như người khôn ngoan xây nhà trên đá. Với ơn Chúa giúp, con quyết tâm giành thì giờ khiêm tốn đọc, lắng nghe Lời Chúa với cái tai của con tim, để áp dụng vào đời sống khó khăn hiện tại. Con noi gương Mẹ Maria con tin vào Lời Chúa phán để thực hiện trong đời sống như Mẹ. Amen.
Chúa phải được lớn lên, còn tôi nhỏ đi (Ga 3, 30)
Pho tế: JBM Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:33 03/03/2011
NÓNG NẢY
Ở bến đò có một người tính nóng nảy, vợ ông ta thường nói:
- “Coi ông tính nóng nảy như thế thì thế gian có một không hai, sẽ có ngày tôi đi tái giá”.
Một hôm, người nóng nảy đi vào quán bún hoành thánh, chưa ngồi yên đã vội vàng lớn tiếng nói: “Tại sao không nhanh đem bún đến ?”
Nói chưa xong cũng không kịp ngồi xuống thì chủ quán đem tô bún lớn đến, không đợi bỏ tô bún xuống thì lập tức đổ tô bún hoành thánh trên bàn, nói: “Mau nuốt nè, để tôi rửa bát !”
Người ấy trở về nhà, sợ hãi trách vợ mãi không thôi, nói:
- “Còn có người tính nóng hơn tôi nữa đó, trừ phi tôi lập tức chết đi, bằng không thì không nhanh bằng ông ta”.
- “Vậy thì tôi phải đi bước nữa”, người vợ nói xong thì lập tức đi vào trong thành tái hôn với người chủ quán ấy.
Qua một đêm, trời vừa mới sáng, người chồng mới của người đàn bà vừa mở mắt bèn nói: “Ly hôn”, người đàn rất kinh ngạc, nói: “Tôi có gì là xấu ?”
- “Kết hôn đến hôm nay, tại sao bà không sinh ra một đứa con ?”
Suy tư:
Nóng nảy thường là đi đôi với kiêu ngạo, bởi vì khi người khác làm sai ý mình, hoặc mình thấy người khác làm việc không được như mình, nên không vui không thích, rồi lên tiếng chỉ bảo này nọ, rồi nóng nảy to tiếng.v.v…
Người có tính nóng nảy thường ít có người cộng tác, bởi vì không ai thích cộng tác làm việc với người có tính nóng nảy, và cũng chẳng ai thích người thường hay la lối thóa mạ.
- Cấp trên mà có tính nóng nảy thì cấp dưới chỉ đứng xa mà nhìn, và trong lòng thì oán ghét.
- Thường hay nóng nảy với bạn bè thì sẽ trở thành người cô độc, bởi vì không ai thích kết bạn với người nóng nảy.
- Giáo dân mà có tính nóng nảy thì khó mở miệng nói lời yêu thương, dù trong lòng họ vẫn có cảm tình.
- Linh mục mà có tính nóng nảy thì giáo dân chỉ đứng xa xa mà nhìn coi ngài như ông thần Kim Cang giữ cửa, và trong lòng thì nghĩ thầm: cha cố gì mà nóng nảy, không giống như Chúa Giê-su hiền lành khiêm nhượng, và trẻ em thì coi ngài như ông kẹ...
Tính nóng nảy thì ai cũng có, nhưng đừng để tính nóng nảy cản trở mình đem Chúa Giê-su đến cho mọi người, đừng làm xấu khuôn mặt hiền hậu nhân từ của Chúa Giê-su nơi mình.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Ở bến đò có một người tính nóng nảy, vợ ông ta thường nói:
- “Coi ông tính nóng nảy như thế thì thế gian có một không hai, sẽ có ngày tôi đi tái giá”.
Một hôm, người nóng nảy đi vào quán bún hoành thánh, chưa ngồi yên đã vội vàng lớn tiếng nói: “Tại sao không nhanh đem bún đến ?”
Nói chưa xong cũng không kịp ngồi xuống thì chủ quán đem tô bún lớn đến, không đợi bỏ tô bún xuống thì lập tức đổ tô bún hoành thánh trên bàn, nói: “Mau nuốt nè, để tôi rửa bát !”
Người ấy trở về nhà, sợ hãi trách vợ mãi không thôi, nói:
- “Còn có người tính nóng hơn tôi nữa đó, trừ phi tôi lập tức chết đi, bằng không thì không nhanh bằng ông ta”.
- “Vậy thì tôi phải đi bước nữa”, người vợ nói xong thì lập tức đi vào trong thành tái hôn với người chủ quán ấy.
Qua một đêm, trời vừa mới sáng, người chồng mới của người đàn bà vừa mở mắt bèn nói: “Ly hôn”, người đàn rất kinh ngạc, nói: “Tôi có gì là xấu ?”
- “Kết hôn đến hôm nay, tại sao bà không sinh ra một đứa con ?”
Suy tư:
Nóng nảy thường là đi đôi với kiêu ngạo, bởi vì khi người khác làm sai ý mình, hoặc mình thấy người khác làm việc không được như mình, nên không vui không thích, rồi lên tiếng chỉ bảo này nọ, rồi nóng nảy to tiếng.v.v…
Người có tính nóng nảy thường ít có người cộng tác, bởi vì không ai thích cộng tác làm việc với người có tính nóng nảy, và cũng chẳng ai thích người thường hay la lối thóa mạ.
- Cấp trên mà có tính nóng nảy thì cấp dưới chỉ đứng xa mà nhìn, và trong lòng thì oán ghét.
- Thường hay nóng nảy với bạn bè thì sẽ trở thành người cô độc, bởi vì không ai thích kết bạn với người nóng nảy.
- Giáo dân mà có tính nóng nảy thì khó mở miệng nói lời yêu thương, dù trong lòng họ vẫn có cảm tình.
- Linh mục mà có tính nóng nảy thì giáo dân chỉ đứng xa xa mà nhìn coi ngài như ông thần Kim Cang giữ cửa, và trong lòng thì nghĩ thầm: cha cố gì mà nóng nảy, không giống như Chúa Giê-su hiền lành khiêm nhượng, và trẻ em thì coi ngài như ông kẹ...
Tính nóng nảy thì ai cũng có, nhưng đừng để tính nóng nảy cản trở mình đem Chúa Giê-su đến cho mọi người, đừng làm xấu khuôn mặt hiền hậu nhân từ của Chúa Giê-su nơi mình.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:37 03/03/2011
N2T |
9. Tiên vàn không nên đem lòng khoan nhân biến thành quá yêu chiều chuộng.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Tri hành đồng nhất
Giuse Đinh Lập Liễm
07:26 03/03/2011
CHÚA NHẬT 9 THƯỜNG NIÊN A
+++
A. DẪN NHẬP
Người đời thường chê những người chỉ biết nói mà không làm bằng câu tục ngữ: ”Mồm miệng đỡ chân tay” hay câu khác: ”Nói thì có, mó thì không”, nghĩa là lười biếng mà khôn ranh, chỉ dẻo mồm để trốn việc. Người ta đánh giá cao người biết làm cho “tri hành đồng nhất’ cũng như “ngôn hành đồng nhất”. Chính Đức Giêsu cũng nghĩ như vậy, nên Ngài đã chỉ trích lối hành xử của những người biệt phái và luật sĩ, họ chỉ nói mà không làm, họ đặt những gánh nặng trên vai người dân mà họ không thèm mó tay vào.
Khi kết thúc Bài giảng trên núi, Đức Giêsu cũng nhắc nhở và khuyến cáo các thính giả đã nghe Ngài giảng: chỉ nghe mà thôi thì chưa đủ, còn phải đem những lời Ngài dạy ra thực hiện trong đời sống hằng ngày: ”Phúc cho những ai nghe lời Chúa và đem ra thực hành”(Lc 11,28). Muốn vào Nước Trời điều kiện phải có là phải làm chứ không phải là nói:”Không phải chỉ kêu: Lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời, nhưng chỉ kẻ thực thi ý Cha ở trên trời mới được vào”(Mt 7,21).
Chúng ta được nghe lời Chúa hằng ngày, có khi còn vui thích nghe lời Chúa là đàng khác, nhưng ít khi đem lời Chúa áp dụng vào đời sống thực tế. Giá trị của mỗi người là ở chỗ làm cho “tri hành đồng nhất” cũng như “ngôn hành đồng nhất”. Biết nhiều, có nhiều tư tưởng hay, có nhiều dự án tốt đẹp mà không đem ra thực hiện được thì cũng chẳng có giá trị gì. Chúng ta hãy nỗ lực trở nên người khôn ngoan biết xây dựng đời sống mình trên lời Chúa để lời Chúa được sinh hoa kết quả trong đời sống chúng ta.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Đnl 11,18,26-28
Trước khi chết, và lúc dân Israel sắp vượt qua sông Giorđan vào Đất Hứa, ông Maisen căn dặn dân hơi mang tính cách trưng cầu ý kiến. Ông nhắc lại Lời Thiên Chúa phán: nếu các ngươi vâng lời Ta, Ta sẽ chúc lành cho, nghĩa là Ta sẽ ban hạnh phúc và thịnh vượng; ngược lại, nếu các ngươi không vâng lời, các ngươi sẽ bị chúc dữ và sẽ nên cảnh hoang tàn.
Ông Maisen coi việc thi hành lệnh Chúa truyền là con đường sống cho dân nên căn dặn dân phải cố gắng thi hành những điều Thiên Chúa đã truyền cho họ. Dĩ nhiên, đây là một sự lựa chọn tự do, dân có thể tuân theo hay không, nhưng hậu quả tốt hay xấu hòan tòan lệ thuộc sự tự do lựa chọn của họ. Cánh cửa hạnh phúc đã được mở ra để chờ đón họ.
+ Bài đọc 2: Rm 3,21-25a.28
Thánh Phaolô viết thư cho tín hữu Rôma nói về một đề tài rất quan trọng, đó là sự công chính. Sự “công chính” của Thiên Chúa được biểu lộ nơi Đức Giêsu Kitô và thực hiện bởi sự “cứu chuộc” trên thập giá. Còn con người được “công chính hóa” là nhờ sự công chính của Thiên Chúa, nghĩa là con người được trở nên công chính không phải nhờ những việc làm, mà nhờ tin vào Thiên Chúa.
Về vấn đề này, chúng ta thấy có sự khác biệt giữa quan niệm của người biệt phái và Đức Giêsu:
- Người biệt phái cho rằng con người được trở nên công chính do việc lành mình làm. Càng làm nhiều việc lành càng được công chính.
- Còn quan niệm của Đức Giêsu thì cho rằng con người được công chính hóa không do việc lành mình làm mà do lòng nhân từ Thiên Chúa ban. Vì thế, con người phải biết đón nhận ơn công chính với tinh thần khiêm tốn trước mặt Chúa.
+ Bài Tin mừng: Mt 7,21-27
Đọan Tin mừng này là phần kết của Bài giảng trên núi. Đức Giêsu đã dạy dỗ nhiều điều, người ta đã vui lòng lắng nghe, nhưng Ngài kêu gọi họ phải thực hành Thánh Ý của Thiên Chúa như là trọng tâm trên hết của các điều Ngài truyền dạy. Đức Giêsu nói tới ba điều:
- Điều quan trọng là không phải nghe và ghi nhớ mọi điều giảng dạy mà phải đem ra thực hành trong đời sống hằng ngày.
- Ngài đưa ra một so sánh: kẻ nào nghe mà không đem ra thực hành thì giống như người ngu xây nhà trên cát; mà người nghe mà còn đưa ra thực hành thì giống như người khôn xây nhà trên đá, trên nền tảng vững chắc.
- Có những người đã từng đi rao giảng nhân danh Chúa, làm cả phép lạ nữa, nhưng họ cũng không được vào Nước Trời vì tuy họ làm nhiều nhưng lại không thi hành thánh ý Chúa.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Phải đem ra thi hành
I. KẾT THÚC BÀI GIẢNG TRÊN NÚI
Đọan Tin mừng hôm nay là phần kết thúc Bài giảng trên núi. Đức Giêsu kêu gọi mọi người phải thực thi thánh ý của Thiên Chúa như là trọng tâm của những điều Ngài đã giảng dạy. Đọan Tin mừng chia làm hai phần:
+ Phần một: Trong phần này, Đức Giêsu nhắc nhở thính giả phải tránh cái ảo tưởng của kẻ nói mà không làm. Ai muốn đẹp lòng Chúa thì phải thi hành những lời Chúa dạy, chứ chỉ nghe để tin mà không thực hành thì không có giá trị. Làm đã đủ mà không cần nói.
Trong Tân ước, biết bao lần Đức Giêsu đã nói đến tư tưởng này mà chúng ta có thể tóm gọn trong một câu nổi bật: ”Phúc cho ai nghe lời Chúa và đem ra thực hành”(Lc 11,28). Thánh Phaolô cũng nói: ”Nước Thiên Chúa không cốt nơi ngôn ngữ song cốt chỗ họat động mạnh” (1Cr 4,20; x.Gc 11,28).
+ Phần hai, Đức Giêsu báo trước số phận khác nhau giữa người nghe và thực hành với người nghe mà không thực hành điều mình tin, bởi vì “Đức tin không có việc làm là đức tin chết. Ngài ví người không thực hành Lời Chúa giống như người xây nhà trên cát, mưa sa gió lớn nhà sẽ bị sụp đổ.
Đức Giêsu nhấn mạnh việc thi hành Lời Chúa vì chính Ngài cũng là con người đến chỉ vì mục đích ấy: ”Lúc vào trần gian, Ngài nói, hy sinh cùng lễ vật, Người đã chẳng màng, nhưng Người đã nắn nên thân xác con. Các lễ tòan thiêu cùng tạ tội, Người đã chẳng đóai. Bây giờ con nói: Này con đây, con đến để thi hành ý muốn Người, lạy Thiên Chúa”(Dt 10,5-7) Ngài vẫn nói với các môn đệ: ”Ta không tìm ý muốn của Ta, nhưng là ý muốn của Đấng đã sai Ta”(Ga 5,30). Và cho đến cảnh vườn Giệtsimani, cho đến hình ảnh thập giá Ngài vẫn nói: ”Lạy Cha, không phải theo ý Con mà theo ý Cha”(Mt 26.39). Đấy là tất cả đời sống của Đức Giêsu: đến để thi hành thánh ý Chúa Cha. Chính vì sự hy sinh, vâng lời của Ngài mà nhân lọai được ơn cứu chuộc.
Do đó, Đức Giêsu nhắn nhủ và khuyến cáo người nghe: ”Không phải chỉ kêu: lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời, nhưng chỉ kẻ thực thi ý Cha ở trên trời mới được vào”(Mt 7,21).
Đúng vậy, muốn thi hành thánh ý Cha trên trời đòi buộc chúng ta phải hy sinh rất nhiều, phải từ bỏ ý riêng mình, phải từ bỏ tất cả như Đức Giêsu đã làm.
Truyện: Dụ ngôn cây tre.
Có một cây tre được trồng trong một khu vườn rộng lớn. Đó là niềm vui của ông chủ. Năm tháng trôi nhanh, cây tre mọc lên xanh tốt. Ngày kia, chủ vườn nói với cây tre:
- Này cây tre yêu dấu, ta cần đến ngươi.
- Tôi sẵng sàng theo ý ông.
- Nhưng để sử dụng ngươi, ta sẽ phải đốn ngươi !
- Tôi van ông, ông có thể sử dụng tôi cách nào tùy ý, nhưng xin đừng đốn tôi.
- Nếu ta không đốn ngươi, ta không thể sử dụng được ngươi.
Khu vườn bỗng lặng như tờ, chim thôi hót và gió cũng ngừng thổi, cây tre từ từ gục đầu khẽ nói:
- Thưa ông, nếu không còn cách nào khác, xin ông hãy đốn tôi đi.
- Không phải chỉ đốn thân ngươi, mà ta còn phải chặt ngọn tỉa lá ngươi nữa.
- Xin ông đừng phá hủy hòan tòan vẻ đẹp của tôi, xin giữ lá và ngọn trên thân tôi.
- Rất tiếc đó là phương thế duy nhất để ta có thể sử dụng ngươi.
Vầng kim ô như ẩn mặt sau lùm cây, một con bướm vội tung cánh bay xa, cây tre như bị rúng động cả tâm can, nhưng cố thì thầm trả lời:
- Thưa ông, xin cứ đốn và chặt ngọn tỉa lá.
Thinh lặng trong giây lát, ông chủ tiếp tục thông báo:
- Không chỉ có thế, ta còn phải chẻ đôi, và móc cả tim ngươi ra, có như thế, ta mới sử dụng ngươi theo ý muốn ta.
Cây tre nghiêng đầu sát đất thưa:
- Thưa ông, hãy đốn, hãy chặt tỉa, hãy chẻ đôi, hãy mổ tim tôi.
Ông chủ vườn làm theo lời cây tre. Rồi vác cây tre đã được chẻ đôi và đục các mắt tre. Ra đến đồng ruộng, ông tìm cách nối hai nửa cây tre lại để làm một chiếc máng xối chuyển nước từ một con suối vào tưới cánh đồng khô cằn, làm bừng lên niềm hy vọng cho một mùa lúa bội thu (Thiên Phúc).
II. TRI VÀ HÀNH PHẢI ĐỒNG NHẤT
1. Người khôn và người dại xây nhà
Qua địa dư với nhiều khe suối và đất lồi lõm của vùng Palestine, Đức Giêsu đưa ra hai hình ảnh đối nghịch nhau về việc xây nhà: hình ảnh xây nhà trên đá cứng và xây nhà trên cát.
- Người khôn xây nhà trên đá cứng, nghĩa là người đồ đệ chân chính không những chỉ nghe lời Chúa mà còn đem ra thực hành trong đời sống. Họ coi lời Chúa là đèn sáng soi dẫn đường, là lương thực thần thiêng nuôi linh hồn, là bảo đảm phúc trường sinh, dù có bị gian nan khốn khó, có bị chết cũng không rời xa lời Chúa.
Người Việt nam chúng ta có ý tưởng giống như Chúa nói về việc xây nhà vững chắc trên nền cứng để ngôi nhà khỏi bị sụp đổ:
Người có chí ắt phải nên,
Nhà có nền ắt phải vững.
(Tục ngữ)
“Chí” tức là ý chí, cái quyết tâm làm kỳ được một việc gì.
“Nên” tức là thành sự, là nên việc, là thành công, là thu được kết quả theo ý muốn.
“Nền” tức là khỏang đất đắp cao để làm nhà cửa lên trốc. Nhà không có nền, là nhà làm ngay lên trên mặt đất tự nhiên, mặt đất không được đắp cao lên thành nền nhà.
Làm nhà không có nền thì không vững, vì mặt đất tự nhiên thường thấp ngang với mặt đường, mặt vườn, mặt ruộng, những khi trời mưa to tất nước chảy qua nhà hoặc đọng lại trong nhà, nhà bị ẩm ướt, như vậy không mấy chốc mà đổ sập. Nền ở đây lại hàm ý là nền móng khi đắp nền nhà người ta thường vẽ móng nhà và nện móng, nhà kỹ hơn là nền nhà; móng là chỗ xây tường lên trên, phải nện kỹ, vì sợ đất lún, tường sẽ xiêu đổ (Văn Hòe, Tục ngữ lược giải,
tr. 56).
Trái lại, người ta nghe lời Chúa mà không đem ra thực hành là người thiếu khôn ngoan, là người “xây nhà trên cát”. Ai lại xây nhà trên bãi cát, chỉ cần một cơn gió lốc, một trận mưa lũ thì nhà sẽ sập, trở nên một đống hoamg tàn.
Chúa nói thế có lẽ chúng ta ngạc nhiên vì ta thấy người ta vẫn xây nhà trên bãi biển có sao đâu ? Nhưng nếu chúng ta nhìn vào địa thế lồi lõm của vùng Palestine thì ta mới thấy Đức Giêsu là một con người rất thực tiễn. Ngài biết dùng những hình ảnh trước mắt để nói lên những ý tưởng trừu tượng, cao sâu.
Đây là câu chuyện thường xẩy ra ở quê hương của Đức Giêsu. Ở Palestine, muốn xây cất phải suy tính trước vì có nhiều con lạch, đường nước cạn, mùa hè là một bãi cát trống nhưng đến mùa đông thì trở thành một dòng thác lũ. Đi tìm một chỗ xây nhà thì có lẽ lòng lạch là một quang cảnh đẹp mắt phẳng phiu, nhưng nếu một người thiển cận xây nhà trên bãi cát đó thì khi mùa đông đến, nước lũ sẽ càn cuốn đi hết. Người ta thường bị cám dỗ cất nhà trên một thửa đất bằng phẳng, không bận tâm đào móng sâu xuống lớp đã bên dưới. Nhưng như vậy là giang tay chờ đón tai họa. Chỉ ngôi nhà có nền móng vững chắc mới chịu nổi phong ba và chỉ cuộc sống có nền tảng mới chịu được thử thách.
2. Người Kitô hữu phải xây nhà trên đá
Phải xây nhà trên đá là phải xây trên Lời Chúa. Ngày nay một trong những khó khăn lớn phải đương đầu là có người không biết điều Chúa phán hay là điều Hội thánh rao truyền. Thực tế, có khi còn tệ hơn vì có người không những không biết mà còn hiểu lầm những điều Chúa dạy. Ngòai ra, người ta không dựa vào lời Chúa mà lại dựa vào học thuyết này, học thuyết nọ để bác bỏ lời Chúa hoặc cắt nghĩa sai lời Chúa để phục vụ cho ý đồ đen tối của họ. Thật ra, không có một hệ thống tư tưởng nào hay một học thuyết nào có thể trường tồn trong thời gian, chỉ có lời Chúa là vững bền, không bao giờ bị phai lạt: ”Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu”(Mt 24,35; Mc 13,31; Lc 21,33) vì “ Lời Thầy nói là Thần Khí và là sử sống”(Ga 6,63)
Người Việt chúng ta rất trân trọng chữ nghĩa của thánh hiền. Lời của thánh hiền được coi như trân châu bảo ngọc, phải giữ lấy và coi như kim chỉ nam cho cuộc sống con người:
“Một chữ thánh, một gánh vàng”
(Tục ngữ)
“Chữ thánh” là chữ của ông thánh, đây là chữ của đức thánh Khổng, tổ sư đạo Nho. “Gánh vàng” là quí giá như một gánh vàng.
Một chữ thánh, một gánh vàng là một lời của ông thánh quí giá bằng cả một gánh vàng; hoặc phải tốn kém đến một gánh vàng mới học được một chữ của ông thánh (Văn Hòe, Tục ngữ lược giải, tr 143).
3. Tin chưa đủ, còn phải thực hành
Đã là người Kitô hữu, ai cũng có đức tin như chúngta đã đọc trong kinh Tin Kính ngày Chúa nhật. Cái nền đá vững chắc mà Đức Giêsu nói không phải là “tin suông” mà là một “đức tin thể hiện ra bằng việc làm” vì “Đức tin không có việc làm là một đức tin chết’ một đức tin èo uột, một đức tin trống rỗng (x. Gc 1,22).
Dân chúng nghe bài giảng trên núi vô cùng cảm kích. Nhưng Đức Giêsu đã nói với họ rằng họ chỉ nghe lời Ngài thôi chưa đủ, họ còn phải làm theo lời Ngài nếu họ muốn có được ơn ích từ những lời nói ấy.
Đức Giêsu nói với các môn đệ của Ngài, họ không bị phán xét theo lời nói nhưng theo việc họ làm. Cách thức duy nhất để một người có thể chứng tỏ sự thành thật của mình chính là bằng việc thực hành những lời của Chúa. Những lời hay ý đẹp có thể không bao giờ có chỗ trong việc làm, khổ nỗi có những người tuyên xưng Thiên Chúa bằng môi miệng, nhưng lại chối từ Ngài bằng đời sống của họ.
Vì thế trong đời sống có những người nói lên lời Chúa rất hay, rất hấp dẫn. Họ có sức hô hào cho người khác làm theo lời Chúa, họ có sức kích thích người khác hy sinh mạng sống mình cho Chúa, nhưng nơi con người họ không có một chút nào lòng mến Chúa, họ chỉ tuyên xưng Chúa bằng môi miệng, đúng như lời tiên tri Isaia đã nói: ”Dân này thờ kính Ta bằng môi miệng, mà lòng nó thì xa Ta”.
Truyện: Anh chàng Aristogiton
Aristogiton hồi ấy lúc thanh bình, là một nhà ái quốc thượng thặng. Thở ra lửa trận, nói ra sấm sét. Chàng lợi dụng mọi hòan cảnh để cổ võ những đức tính anh dũng kiêu hùng của người chiến sĩ yêu nước. Nghe chàng nói, thính giả có ấn tượng như chàng đang tuyên chiến với tất cả các cường quốc trên thế giới.
Nhưng đến khi phải thi hành lệnh quân dịch, người ta thấy chàng đột nhiên bước đi khấp khểnh, tay chống gậy, chân thì băng bó, trông thảm não vô cùng.
Biết rõ những bí ẩn của chàng, ông Photion trợn mắt nói: ”Aristogiton đã làm anh què, lại còn hèn nhát”.
Phải rồi. Khi tính mạng, tài sản chưa bị trực tiếp đe dọa, người đời còn có thể lừng khừng hay giả tốt, còn có thể che đậy mặt trái của mình được. Nhưng khi một cơn tai biến kinh hòang xẩy tới dưới con mắt, tính mạng bị trực tiếp lâm nguy, mặt thật con người ta sẽ nổi bật lên(Vũ minh Nghiễm, Vươn, 1966, tr 181).
Người ta thường chê trách những người “ngôn hành bất nhất”, chỉ có cái vẻ bên ngòai, còn lòng họ thì chẳng ra cái gì, chỉ là giả dối như khi người ta nói:
Tôi yêu anh vạn, tôi mến anh nghìn,
Anh có ăn thuốc, đưa tiền tôi mua.
4. Thực hành lời Chúa trong cuộc sống
Nghe lời Chúa thì dễ, còn đem lời Chúa ra thi hành thì khó, nhưng đó là điều kiện để đi vào Nước Trời, vì Chúa phán: ”Không phải những ai nói với Ta: lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời nhưng chỉ người nào thực hiện ý Cha Ta ở trên trời, kẻ ấy mới được vào”. Và kẻ thực hành lời Chúa là kẻ khôn ngoan biết xây nhà mình trên đá.
Là người Kitô hữu, không phải chỉ là người tin Chúa. Ma qủi còn tin Chúa hơn ta nữa, nhưng ma quỉ đâu có được vào Nước Trời. Là Kitô hữu không phải là được bảo hiểm mọi khó khăn gian khổ, có khi còn gặp khó khăn gian khổ hơn nhiều người khác nữa.Nhưng Chúa hứa sẽ cho đứng vững trước những gian khổ ấy, nếu họ sống thực hiện ý Chúa.
Muốn thực hành lời Chúa, chúng ta hãy làm hai bước trong việc chuyển đổi lời Chúa thành hành động.
- Trước hết, chúng ta phải ghi tạc lời ấy vào lòng rồi suy niệm và quyết định cách thức áp dụng lời ấy cho mình và cho cuộc sống của mình.
- Thứ đến, chúng ta phải thực hành những bước cụ thể để chu tòan việc áp dụng trong cuộc sống mình. Chúng ta phải biến đổi quyết định ấy thành hành động cụ thể tức khắc.
Tóm lại, việc nghe và thực hành lời Chúa được tóm gọn trong hai chữ “Vâng lời”. Vâng lời chính là tuân theo thánh ý Chúa trong mọi sự. Chính Đức Giêsu đã thực hiện trước, khi Ngài nói:”Này con xin đến để thi hành thánh ý Cha”(Dt 10,7). Chính nhờ sự vâng lời này mà Đức Kitô đã đem ơn cứu chuộc đến cho mọi người.
Truyện: “Xuống tức khắc” !
Cách đây ít lâu có một báo cáo về trường hợp một thủy thủ thuộc hải quân hòang gia Anh bị nghiêm phạt vì vi phạm kỷ luật. Hình phạt quá nặng đến độ bên ngành dân chính cho rằng qúa khắt khe. Nhưng một người đã từng phục vụ nhiều năm trong hải quân đã trả lời rằng theo quan điểm của ông ta, đó không phải là hình phạt quá nặng. Ông cho rằng kỷ luật là biện pháp tối cần thiết, vì mục đích của kỷ luật là khiến con người tự động vâng phục không thắc mắc, và sự sống tùy thuộc sự vâng lời này.
Ông kể lại một kinh nghiệm riêng, trong một hải vụ, tầu của ông phải câu một chiếc tầu rất nặng đang khi biển động. Chiếc tầu hư được cặp vào tầu của ông bằng một sợi cáp. Thình lình giữa cơn gió bão có lệnh của thuyền trưởng “xuống”. Tức khắc tòan thể thủy thủ phóng xuống hầm tầu. Ngay lúc đó, sợi dây cáp cột tầu bị đứt, quất xuống như một con rắn thép điên cuồng, trúng người nào thì chắc chắn người ấy chết tại chỗ, nhưng thủy thủ đòan đã vâng lệnh nên tất cả đã thóat hiểm. Nếu có ai dừng lại tranh luận hay hỏi lý do, chắc chắn người ấy đã chết. Sự vâng lời cứu mạng người.
Đó là vâng lời Đức Giêsu đòi hỏi, Ngài tuyên bố lời Ngài là nền đá vững chắc duy nhất cho đời sống. Ngài cũng hứa rằng cuộc sống vâng phục sẽ an tòan dù phong ba bão tố đến đâu.
Để kết thúc, chúng ta hãy suy niệm lời của ông Maisen trong bài đọc 1 hôm nay: ”Các ngươi hãy nhớ những huấn lệnh này và hãy quí chuộng chúng. Hãy cột chúng vào tay các ngươi, và mang chúng trên trán các ngươi để mà nhắc nhớ…”
“Hôm nay ta cho các ngươi sự lựa chọn giữa việc chúc phúc và sự nguyền rủa. Ta cho các ngươi được lựa chọn giữa sự sống và sự chết. Các ngươi hãy chọn lựa sự sống”.
+++
A. DẪN NHẬP
Người đời thường chê những người chỉ biết nói mà không làm bằng câu tục ngữ: ”Mồm miệng đỡ chân tay” hay câu khác: ”Nói thì có, mó thì không”, nghĩa là lười biếng mà khôn ranh, chỉ dẻo mồm để trốn việc. Người ta đánh giá cao người biết làm cho “tri hành đồng nhất’ cũng như “ngôn hành đồng nhất”. Chính Đức Giêsu cũng nghĩ như vậy, nên Ngài đã chỉ trích lối hành xử của những người biệt phái và luật sĩ, họ chỉ nói mà không làm, họ đặt những gánh nặng trên vai người dân mà họ không thèm mó tay vào.
Khi kết thúc Bài giảng trên núi, Đức Giêsu cũng nhắc nhở và khuyến cáo các thính giả đã nghe Ngài giảng: chỉ nghe mà thôi thì chưa đủ, còn phải đem những lời Ngài dạy ra thực hiện trong đời sống hằng ngày: ”Phúc cho những ai nghe lời Chúa và đem ra thực hành”(Lc 11,28). Muốn vào Nước Trời điều kiện phải có là phải làm chứ không phải là nói:”Không phải chỉ kêu: Lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời, nhưng chỉ kẻ thực thi ý Cha ở trên trời mới được vào”(Mt 7,21).
Chúng ta được nghe lời Chúa hằng ngày, có khi còn vui thích nghe lời Chúa là đàng khác, nhưng ít khi đem lời Chúa áp dụng vào đời sống thực tế. Giá trị của mỗi người là ở chỗ làm cho “tri hành đồng nhất” cũng như “ngôn hành đồng nhất”. Biết nhiều, có nhiều tư tưởng hay, có nhiều dự án tốt đẹp mà không đem ra thực hiện được thì cũng chẳng có giá trị gì. Chúng ta hãy nỗ lực trở nên người khôn ngoan biết xây dựng đời sống mình trên lời Chúa để lời Chúa được sinh hoa kết quả trong đời sống chúng ta.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Đnl 11,18,26-28
Trước khi chết, và lúc dân Israel sắp vượt qua sông Giorđan vào Đất Hứa, ông Maisen căn dặn dân hơi mang tính cách trưng cầu ý kiến. Ông nhắc lại Lời Thiên Chúa phán: nếu các ngươi vâng lời Ta, Ta sẽ chúc lành cho, nghĩa là Ta sẽ ban hạnh phúc và thịnh vượng; ngược lại, nếu các ngươi không vâng lời, các ngươi sẽ bị chúc dữ và sẽ nên cảnh hoang tàn.
Ông Maisen coi việc thi hành lệnh Chúa truyền là con đường sống cho dân nên căn dặn dân phải cố gắng thi hành những điều Thiên Chúa đã truyền cho họ. Dĩ nhiên, đây là một sự lựa chọn tự do, dân có thể tuân theo hay không, nhưng hậu quả tốt hay xấu hòan tòan lệ thuộc sự tự do lựa chọn của họ. Cánh cửa hạnh phúc đã được mở ra để chờ đón họ.
+ Bài đọc 2: Rm 3,21-25a.28
Thánh Phaolô viết thư cho tín hữu Rôma nói về một đề tài rất quan trọng, đó là sự công chính. Sự “công chính” của Thiên Chúa được biểu lộ nơi Đức Giêsu Kitô và thực hiện bởi sự “cứu chuộc” trên thập giá. Còn con người được “công chính hóa” là nhờ sự công chính của Thiên Chúa, nghĩa là con người được trở nên công chính không phải nhờ những việc làm, mà nhờ tin vào Thiên Chúa.
Về vấn đề này, chúng ta thấy có sự khác biệt giữa quan niệm của người biệt phái và Đức Giêsu:
- Người biệt phái cho rằng con người được trở nên công chính do việc lành mình làm. Càng làm nhiều việc lành càng được công chính.
- Còn quan niệm của Đức Giêsu thì cho rằng con người được công chính hóa không do việc lành mình làm mà do lòng nhân từ Thiên Chúa ban. Vì thế, con người phải biết đón nhận ơn công chính với tinh thần khiêm tốn trước mặt Chúa.
+ Bài Tin mừng: Mt 7,21-27
Đọan Tin mừng này là phần kết của Bài giảng trên núi. Đức Giêsu đã dạy dỗ nhiều điều, người ta đã vui lòng lắng nghe, nhưng Ngài kêu gọi họ phải thực hành Thánh Ý của Thiên Chúa như là trọng tâm trên hết của các điều Ngài truyền dạy. Đức Giêsu nói tới ba điều:
- Điều quan trọng là không phải nghe và ghi nhớ mọi điều giảng dạy mà phải đem ra thực hành trong đời sống hằng ngày.
- Ngài đưa ra một so sánh: kẻ nào nghe mà không đem ra thực hành thì giống như người ngu xây nhà trên cát; mà người nghe mà còn đưa ra thực hành thì giống như người khôn xây nhà trên đá, trên nền tảng vững chắc.
- Có những người đã từng đi rao giảng nhân danh Chúa, làm cả phép lạ nữa, nhưng họ cũng không được vào Nước Trời vì tuy họ làm nhiều nhưng lại không thi hành thánh ý Chúa.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Phải đem ra thi hành
I. KẾT THÚC BÀI GIẢNG TRÊN NÚI
Đọan Tin mừng hôm nay là phần kết thúc Bài giảng trên núi. Đức Giêsu kêu gọi mọi người phải thực thi thánh ý của Thiên Chúa như là trọng tâm của những điều Ngài đã giảng dạy. Đọan Tin mừng chia làm hai phần:
+ Phần một: Trong phần này, Đức Giêsu nhắc nhở thính giả phải tránh cái ảo tưởng của kẻ nói mà không làm. Ai muốn đẹp lòng Chúa thì phải thi hành những lời Chúa dạy, chứ chỉ nghe để tin mà không thực hành thì không có giá trị. Làm đã đủ mà không cần nói.
Trong Tân ước, biết bao lần Đức Giêsu đã nói đến tư tưởng này mà chúng ta có thể tóm gọn trong một câu nổi bật: ”Phúc cho ai nghe lời Chúa và đem ra thực hành”(Lc 11,28). Thánh Phaolô cũng nói: ”Nước Thiên Chúa không cốt nơi ngôn ngữ song cốt chỗ họat động mạnh” (1Cr 4,20; x.Gc 11,28).
+ Phần hai, Đức Giêsu báo trước số phận khác nhau giữa người nghe và thực hành với người nghe mà không thực hành điều mình tin, bởi vì “Đức tin không có việc làm là đức tin chết. Ngài ví người không thực hành Lời Chúa giống như người xây nhà trên cát, mưa sa gió lớn nhà sẽ bị sụp đổ.
Đức Giêsu nhấn mạnh việc thi hành Lời Chúa vì chính Ngài cũng là con người đến chỉ vì mục đích ấy: ”Lúc vào trần gian, Ngài nói, hy sinh cùng lễ vật, Người đã chẳng màng, nhưng Người đã nắn nên thân xác con. Các lễ tòan thiêu cùng tạ tội, Người đã chẳng đóai. Bây giờ con nói: Này con đây, con đến để thi hành ý muốn Người, lạy Thiên Chúa”(Dt 10,5-7) Ngài vẫn nói với các môn đệ: ”Ta không tìm ý muốn của Ta, nhưng là ý muốn của Đấng đã sai Ta”(Ga 5,30). Và cho đến cảnh vườn Giệtsimani, cho đến hình ảnh thập giá Ngài vẫn nói: ”Lạy Cha, không phải theo ý Con mà theo ý Cha”(Mt 26.39). Đấy là tất cả đời sống của Đức Giêsu: đến để thi hành thánh ý Chúa Cha. Chính vì sự hy sinh, vâng lời của Ngài mà nhân lọai được ơn cứu chuộc.
Do đó, Đức Giêsu nhắn nhủ và khuyến cáo người nghe: ”Không phải chỉ kêu: lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời, nhưng chỉ kẻ thực thi ý Cha ở trên trời mới được vào”(Mt 7,21).
Đúng vậy, muốn thi hành thánh ý Cha trên trời đòi buộc chúng ta phải hy sinh rất nhiều, phải từ bỏ ý riêng mình, phải từ bỏ tất cả như Đức Giêsu đã làm.
Truyện: Dụ ngôn cây tre.
Có một cây tre được trồng trong một khu vườn rộng lớn. Đó là niềm vui của ông chủ. Năm tháng trôi nhanh, cây tre mọc lên xanh tốt. Ngày kia, chủ vườn nói với cây tre:
- Này cây tre yêu dấu, ta cần đến ngươi.
- Tôi sẵng sàng theo ý ông.
- Nhưng để sử dụng ngươi, ta sẽ phải đốn ngươi !
- Tôi van ông, ông có thể sử dụng tôi cách nào tùy ý, nhưng xin đừng đốn tôi.
- Nếu ta không đốn ngươi, ta không thể sử dụng được ngươi.
Khu vườn bỗng lặng như tờ, chim thôi hót và gió cũng ngừng thổi, cây tre từ từ gục đầu khẽ nói:
- Thưa ông, nếu không còn cách nào khác, xin ông hãy đốn tôi đi.
- Không phải chỉ đốn thân ngươi, mà ta còn phải chặt ngọn tỉa lá ngươi nữa.
- Xin ông đừng phá hủy hòan tòan vẻ đẹp của tôi, xin giữ lá và ngọn trên thân tôi.
- Rất tiếc đó là phương thế duy nhất để ta có thể sử dụng ngươi.
Vầng kim ô như ẩn mặt sau lùm cây, một con bướm vội tung cánh bay xa, cây tre như bị rúng động cả tâm can, nhưng cố thì thầm trả lời:
- Thưa ông, xin cứ đốn và chặt ngọn tỉa lá.
Thinh lặng trong giây lát, ông chủ tiếp tục thông báo:
- Không chỉ có thế, ta còn phải chẻ đôi, và móc cả tim ngươi ra, có như thế, ta mới sử dụng ngươi theo ý muốn ta.
Cây tre nghiêng đầu sát đất thưa:
- Thưa ông, hãy đốn, hãy chặt tỉa, hãy chẻ đôi, hãy mổ tim tôi.
Ông chủ vườn làm theo lời cây tre. Rồi vác cây tre đã được chẻ đôi và đục các mắt tre. Ra đến đồng ruộng, ông tìm cách nối hai nửa cây tre lại để làm một chiếc máng xối chuyển nước từ một con suối vào tưới cánh đồng khô cằn, làm bừng lên niềm hy vọng cho một mùa lúa bội thu (Thiên Phúc).
II. TRI VÀ HÀNH PHẢI ĐỒNG NHẤT
1. Người khôn và người dại xây nhà
Qua địa dư với nhiều khe suối và đất lồi lõm của vùng Palestine, Đức Giêsu đưa ra hai hình ảnh đối nghịch nhau về việc xây nhà: hình ảnh xây nhà trên đá cứng và xây nhà trên cát.
- Người khôn xây nhà trên đá cứng, nghĩa là người đồ đệ chân chính không những chỉ nghe lời Chúa mà còn đem ra thực hành trong đời sống. Họ coi lời Chúa là đèn sáng soi dẫn đường, là lương thực thần thiêng nuôi linh hồn, là bảo đảm phúc trường sinh, dù có bị gian nan khốn khó, có bị chết cũng không rời xa lời Chúa.
Người Việt nam chúng ta có ý tưởng giống như Chúa nói về việc xây nhà vững chắc trên nền cứng để ngôi nhà khỏi bị sụp đổ:
Người có chí ắt phải nên,
Nhà có nền ắt phải vững.
(Tục ngữ)
“Chí” tức là ý chí, cái quyết tâm làm kỳ được một việc gì.
“Nên” tức là thành sự, là nên việc, là thành công, là thu được kết quả theo ý muốn.
“Nền” tức là khỏang đất đắp cao để làm nhà cửa lên trốc. Nhà không có nền, là nhà làm ngay lên trên mặt đất tự nhiên, mặt đất không được đắp cao lên thành nền nhà.
Làm nhà không có nền thì không vững, vì mặt đất tự nhiên thường thấp ngang với mặt đường, mặt vườn, mặt ruộng, những khi trời mưa to tất nước chảy qua nhà hoặc đọng lại trong nhà, nhà bị ẩm ướt, như vậy không mấy chốc mà đổ sập. Nền ở đây lại hàm ý là nền móng khi đắp nền nhà người ta thường vẽ móng nhà và nện móng, nhà kỹ hơn là nền nhà; móng là chỗ xây tường lên trên, phải nện kỹ, vì sợ đất lún, tường sẽ xiêu đổ (Văn Hòe, Tục ngữ lược giải,
tr. 56).
Trái lại, người ta nghe lời Chúa mà không đem ra thực hành là người thiếu khôn ngoan, là người “xây nhà trên cát”. Ai lại xây nhà trên bãi cát, chỉ cần một cơn gió lốc, một trận mưa lũ thì nhà sẽ sập, trở nên một đống hoamg tàn.
Chúa nói thế có lẽ chúng ta ngạc nhiên vì ta thấy người ta vẫn xây nhà trên bãi biển có sao đâu ? Nhưng nếu chúng ta nhìn vào địa thế lồi lõm của vùng Palestine thì ta mới thấy Đức Giêsu là một con người rất thực tiễn. Ngài biết dùng những hình ảnh trước mắt để nói lên những ý tưởng trừu tượng, cao sâu.
Đây là câu chuyện thường xẩy ra ở quê hương của Đức Giêsu. Ở Palestine, muốn xây cất phải suy tính trước vì có nhiều con lạch, đường nước cạn, mùa hè là một bãi cát trống nhưng đến mùa đông thì trở thành một dòng thác lũ. Đi tìm một chỗ xây nhà thì có lẽ lòng lạch là một quang cảnh đẹp mắt phẳng phiu, nhưng nếu một người thiển cận xây nhà trên bãi cát đó thì khi mùa đông đến, nước lũ sẽ càn cuốn đi hết. Người ta thường bị cám dỗ cất nhà trên một thửa đất bằng phẳng, không bận tâm đào móng sâu xuống lớp đã bên dưới. Nhưng như vậy là giang tay chờ đón tai họa. Chỉ ngôi nhà có nền móng vững chắc mới chịu nổi phong ba và chỉ cuộc sống có nền tảng mới chịu được thử thách.
2. Người Kitô hữu phải xây nhà trên đá
Phải xây nhà trên đá là phải xây trên Lời Chúa. Ngày nay một trong những khó khăn lớn phải đương đầu là có người không biết điều Chúa phán hay là điều Hội thánh rao truyền. Thực tế, có khi còn tệ hơn vì có người không những không biết mà còn hiểu lầm những điều Chúa dạy. Ngòai ra, người ta không dựa vào lời Chúa mà lại dựa vào học thuyết này, học thuyết nọ để bác bỏ lời Chúa hoặc cắt nghĩa sai lời Chúa để phục vụ cho ý đồ đen tối của họ. Thật ra, không có một hệ thống tư tưởng nào hay một học thuyết nào có thể trường tồn trong thời gian, chỉ có lời Chúa là vững bền, không bao giờ bị phai lạt: ”Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu”(Mt 24,35; Mc 13,31; Lc 21,33) vì “ Lời Thầy nói là Thần Khí và là sử sống”(Ga 6,63)
Người Việt chúng ta rất trân trọng chữ nghĩa của thánh hiền. Lời của thánh hiền được coi như trân châu bảo ngọc, phải giữ lấy và coi như kim chỉ nam cho cuộc sống con người:
“Một chữ thánh, một gánh vàng”
(Tục ngữ)
“Chữ thánh” là chữ của ông thánh, đây là chữ của đức thánh Khổng, tổ sư đạo Nho. “Gánh vàng” là quí giá như một gánh vàng.
Một chữ thánh, một gánh vàng là một lời của ông thánh quí giá bằng cả một gánh vàng; hoặc phải tốn kém đến một gánh vàng mới học được một chữ của ông thánh (Văn Hòe, Tục ngữ lược giải, tr 143).
3. Tin chưa đủ, còn phải thực hành
Đã là người Kitô hữu, ai cũng có đức tin như chúngta đã đọc trong kinh Tin Kính ngày Chúa nhật. Cái nền đá vững chắc mà Đức Giêsu nói không phải là “tin suông” mà là một “đức tin thể hiện ra bằng việc làm” vì “Đức tin không có việc làm là một đức tin chết’ một đức tin èo uột, một đức tin trống rỗng (x. Gc 1,22).
Dân chúng nghe bài giảng trên núi vô cùng cảm kích. Nhưng Đức Giêsu đã nói với họ rằng họ chỉ nghe lời Ngài thôi chưa đủ, họ còn phải làm theo lời Ngài nếu họ muốn có được ơn ích từ những lời nói ấy.
Đức Giêsu nói với các môn đệ của Ngài, họ không bị phán xét theo lời nói nhưng theo việc họ làm. Cách thức duy nhất để một người có thể chứng tỏ sự thành thật của mình chính là bằng việc thực hành những lời của Chúa. Những lời hay ý đẹp có thể không bao giờ có chỗ trong việc làm, khổ nỗi có những người tuyên xưng Thiên Chúa bằng môi miệng, nhưng lại chối từ Ngài bằng đời sống của họ.
Vì thế trong đời sống có những người nói lên lời Chúa rất hay, rất hấp dẫn. Họ có sức hô hào cho người khác làm theo lời Chúa, họ có sức kích thích người khác hy sinh mạng sống mình cho Chúa, nhưng nơi con người họ không có một chút nào lòng mến Chúa, họ chỉ tuyên xưng Chúa bằng môi miệng, đúng như lời tiên tri Isaia đã nói: ”Dân này thờ kính Ta bằng môi miệng, mà lòng nó thì xa Ta”.
Truyện: Anh chàng Aristogiton
Aristogiton hồi ấy lúc thanh bình, là một nhà ái quốc thượng thặng. Thở ra lửa trận, nói ra sấm sét. Chàng lợi dụng mọi hòan cảnh để cổ võ những đức tính anh dũng kiêu hùng của người chiến sĩ yêu nước. Nghe chàng nói, thính giả có ấn tượng như chàng đang tuyên chiến với tất cả các cường quốc trên thế giới.
Nhưng đến khi phải thi hành lệnh quân dịch, người ta thấy chàng đột nhiên bước đi khấp khểnh, tay chống gậy, chân thì băng bó, trông thảm não vô cùng.
Biết rõ những bí ẩn của chàng, ông Photion trợn mắt nói: ”Aristogiton đã làm anh què, lại còn hèn nhát”.
Phải rồi. Khi tính mạng, tài sản chưa bị trực tiếp đe dọa, người đời còn có thể lừng khừng hay giả tốt, còn có thể che đậy mặt trái của mình được. Nhưng khi một cơn tai biến kinh hòang xẩy tới dưới con mắt, tính mạng bị trực tiếp lâm nguy, mặt thật con người ta sẽ nổi bật lên(Vũ minh Nghiễm, Vươn, 1966, tr 181).
Người ta thường chê trách những người “ngôn hành bất nhất”, chỉ có cái vẻ bên ngòai, còn lòng họ thì chẳng ra cái gì, chỉ là giả dối như khi người ta nói:
Tôi yêu anh vạn, tôi mến anh nghìn,
Anh có ăn thuốc, đưa tiền tôi mua.
4. Thực hành lời Chúa trong cuộc sống
Nghe lời Chúa thì dễ, còn đem lời Chúa ra thi hành thì khó, nhưng đó là điều kiện để đi vào Nước Trời, vì Chúa phán: ”Không phải những ai nói với Ta: lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời nhưng chỉ người nào thực hiện ý Cha Ta ở trên trời, kẻ ấy mới được vào”. Và kẻ thực hành lời Chúa là kẻ khôn ngoan biết xây nhà mình trên đá.
Là người Kitô hữu, không phải chỉ là người tin Chúa. Ma qủi còn tin Chúa hơn ta nữa, nhưng ma quỉ đâu có được vào Nước Trời. Là Kitô hữu không phải là được bảo hiểm mọi khó khăn gian khổ, có khi còn gặp khó khăn gian khổ hơn nhiều người khác nữa.Nhưng Chúa hứa sẽ cho đứng vững trước những gian khổ ấy, nếu họ sống thực hiện ý Chúa.
Muốn thực hành lời Chúa, chúng ta hãy làm hai bước trong việc chuyển đổi lời Chúa thành hành động.
- Trước hết, chúng ta phải ghi tạc lời ấy vào lòng rồi suy niệm và quyết định cách thức áp dụng lời ấy cho mình và cho cuộc sống của mình.
- Thứ đến, chúng ta phải thực hành những bước cụ thể để chu tòan việc áp dụng trong cuộc sống mình. Chúng ta phải biến đổi quyết định ấy thành hành động cụ thể tức khắc.
Tóm lại, việc nghe và thực hành lời Chúa được tóm gọn trong hai chữ “Vâng lời”. Vâng lời chính là tuân theo thánh ý Chúa trong mọi sự. Chính Đức Giêsu đã thực hiện trước, khi Ngài nói:”Này con xin đến để thi hành thánh ý Cha”(Dt 10,7). Chính nhờ sự vâng lời này mà Đức Kitô đã đem ơn cứu chuộc đến cho mọi người.
Truyện: “Xuống tức khắc” !
Cách đây ít lâu có một báo cáo về trường hợp một thủy thủ thuộc hải quân hòang gia Anh bị nghiêm phạt vì vi phạm kỷ luật. Hình phạt quá nặng đến độ bên ngành dân chính cho rằng qúa khắt khe. Nhưng một người đã từng phục vụ nhiều năm trong hải quân đã trả lời rằng theo quan điểm của ông ta, đó không phải là hình phạt quá nặng. Ông cho rằng kỷ luật là biện pháp tối cần thiết, vì mục đích của kỷ luật là khiến con người tự động vâng phục không thắc mắc, và sự sống tùy thuộc sự vâng lời này.
Ông kể lại một kinh nghiệm riêng, trong một hải vụ, tầu của ông phải câu một chiếc tầu rất nặng đang khi biển động. Chiếc tầu hư được cặp vào tầu của ông bằng một sợi cáp. Thình lình giữa cơn gió bão có lệnh của thuyền trưởng “xuống”. Tức khắc tòan thể thủy thủ phóng xuống hầm tầu. Ngay lúc đó, sợi dây cáp cột tầu bị đứt, quất xuống như một con rắn thép điên cuồng, trúng người nào thì chắc chắn người ấy chết tại chỗ, nhưng thủy thủ đòan đã vâng lệnh nên tất cả đã thóat hiểm. Nếu có ai dừng lại tranh luận hay hỏi lý do, chắc chắn người ấy đã chết. Sự vâng lời cứu mạng người.
Đó là vâng lời Đức Giêsu đòi hỏi, Ngài tuyên bố lời Ngài là nền đá vững chắc duy nhất cho đời sống. Ngài cũng hứa rằng cuộc sống vâng phục sẽ an tòan dù phong ba bão tố đến đâu.
Để kết thúc, chúng ta hãy suy niệm lời của ông Maisen trong bài đọc 1 hôm nay: ”Các ngươi hãy nhớ những huấn lệnh này và hãy quí chuộng chúng. Hãy cột chúng vào tay các ngươi, và mang chúng trên trán các ngươi để mà nhắc nhớ…”
“Hôm nay ta cho các ngươi sự lựa chọn giữa việc chúc phúc và sự nguyền rủa. Ta cho các ngươi được lựa chọn giữa sự sống và sự chết. Các ngươi hãy chọn lựa sự sống”.
Để được vào nước trời
PM. Cao Huy Hoàng
09:39 03/03/2011
Chúa nhật 9 thường niên A
Thiên Chúa chúc phúc cho người vâng nghe mệnh lệnh của Ngài. “Anh em sẽ được chúc phúc nếu vâng nghe những mệnh lệnh của ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, mà tôi truyền cho anh em hôm nay” (Deut 11,27).
Phúc ấy chính là được “sống với Thiên Chúa”. Tình trạng “sống với Thiên Chúa” được Chúa Giêsu gọi là “ Vào Nước Trời”. "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).
Cách nào đó, Chúa Giêsu nhắc lại ý nghĩa mà sách Đệ Nhị Luật đã ghi từ ngàn năm trước, nhưng không chỉ dừng lại ở việc: “vâng nghe những mệnh lệnh của Đức Chúa” mà còn phải bước tiếp đến việc “thi hành ý muốn của Cha Thầy” mới được chúc phúc, mới được vào Nước Trời.
Người “thi hành ý muốn của Thiên Chúa” được Chúa Giêsu khen là người khôn, biết xây nhà trên đá, bền vững. Ấy chính Ngôi Nhà vĩnh cửu trong Nước Trời. Và ngược lại, đối với những người chỉ nghe, chỉ nói cho người khác nghe, chỉ viết cho người khác đọc, chỉ giải thích cho người khác hiểu về ý muốn của Thiên Chúa, mà chính mình không thi hành những điều ấy, thì bị Thiên Chúa quở mắng là người ngu, xây nhà trên cát, sẽ tường xiêu, vách đổ. Ấy chính ngôi nhà chỉ một thoáng trên trần gian.
Ngôi nhà trên đá là ngôi nhà đặt nền tảng trên viên đá góc tường là Chúa Giêsu, nhân chứng của Nước Trời. Gọi là Nhân Chứng Nước Trời, vì Chúa Giêsu từ trời xuống, mang thánh ý của Thiên Chúa đến trần gian, và trình bày thánh ý ấy cho nhân loại để nhân loại thực hành mà được vào Nước Trời. Như vậy việc đem lời Chúa Giêsu dạy mà thực hành trong cuộc sống đạo phải là việc ưu tiên cấp thiết của mỗi tín hữu để được vào Nước Trời.
Hẳn là Chúa Giêsu biết rõ tâm ý của mỗi người khi đón nhận Lời Ngài.
Có người nghe Lời Chúa Giêsu, nhưng không thực hành theo thánh ý của Thiên Chúa, lại dùng làm tư tưởng chỉ đạo cho mưu đồ trần gian của mình. Ý tưởng đại đoàn kết chẳng hạn. Trong khi Chúa muốn chúng ta đoàn kết hiệp nhất với nhau nên thánh thiện, nên công chính, cho công lý cho hòa bình, thì người ta dùng tiêu chí đoàn kết để thực hiện thành công những mưu đồ.
Có người nghe Lời Chúa, thuộc Lời Chúa để làm thầy người khác. Chỗ nào cũng tỏ ra là mình am hiểu lời Chúa, lề luật Chúa và sẵn sàng giải thích Lời Chúa, luật Chúa cho anh em giống như những thầy biệt phái xưa, mà không hề sống Lời Chúa để biến đổi đời mình nên công chính.
Đáng tiếc hơn cả là có những người mang trọng trách “giữ và dạy người ta giữ”, thì chỉ “dạy người ta giữ” mà mình không hề “giữ”. Đến khi vỡ chuyện mình không giữ mảy may Lời Chúa, thì lời dạy của mình trở nên trơ trẻn trước mắt mọi người.
Không ai dám tặng cho nhau lời khen là người khôn. Không ai dám trách ai là người ngu. Nhưng trước mắt Thiên Chúa, Chúa hiểu rõ mỗi chúng ta đang sống trong tình trạng nào. Chúng ta có thể lừa dối nhau bằng một đời sống tưởng như là đạo đức, nhưng trong sổ sách của Thiên Chúa, thì hẳn là, ai thực hiện ý Cha trên trời, thì đã có tên trong danh bạ Nước Trời. Duy chỉ một mình Thiên Chúa biết rõ danh sách ấy.
Liên tiếp những tuần qua, Lời Chúa xoáy mạnh vào thực tế cuộc sống đạo của mỗi chúng ta, như một cuộc đảo chính chế độ vụ hình thức, vị luật, nệ lệ… Khởi xướng từ bản hiến chương Nước Trời đưa tinh thần nghèo khó lên vị trí kim chỉ nam Nước Trời, đến việc làm muối, làm ánh sáng cho đời. Tiếp theo là kiện toàn lề luật yêu thương cách tích cực hơn, rồi đổi mới cái nhìn về cuộc sống trần thế trong tinh thần tín thác. Đến hôm nay, Lời Chúa mời gọi đổi mới cách sống đạo: sống đạo vì tin hơn là vì luật. Và vì Tin, mà thực hiện ý Thiên Chúa cách toàn vẹn, để nên công chính, để được Nước Trời. "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).
Thánh Phaolô xác quyết: “Nhưng ngày nay, sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện mà không cần đến Luật Mô-sê. Điều này, sách Luật và các ngôn sứ làm chứng. Quả thế, người ta được Thiên Chúa làm cho nên công chính nhờ lòng tin vào Đức Giê-su Ki-tô. Tất cả những ai tin đều được như thế, bất luận là ai”. (Rm 3,21,22).
Như vậy, việc đem Lời Chúa ra mà thực hành, vừa là một cuộc đổi đời nên công chính, vừa là chứng nhân hùng hồn của Nước Trời, được Chúa khen tặng là người khôn xây nhà mình trên đá, và được vào Nước Trời.
Nhìn vào thực tế cuộc sống đạo hôm nay, các tín hữu giáo dân đang sống giữa đời thường, thú thật mà nói, cũng không thiếu những cách sống phải xem xét lại cho đúng với Lời Chúa dạy hôm nay.
Hai bà hàng xóm có đạo chửi nhau vì chuyện thằng con bà này đánh thằng con bà kia vì không cho bạn chơi bên vườn nhà nó…. Ban đầu thì phàn nàn nhỏ nhỏ thôi, chỉ một hồi ngắn ngắn, ầm lên xỉa xói nhau vang cả xóm. Tôi nghe có những câu chửi ngộ nghĩnh: “Đạo gì mày, đạo cái mồm, mày có biết nhà thờ nhà thánh gì đâu”. Bà kia choảng lại: “còn mày, sáng đọc kinh, trưa lạy Chúa, tối đi lễ mà lấn đất cho con Tư nó kiện. Thua kiện rồi đó. Ngày nào cũng vặn cân bẻ móc, buôn gian bán lận thì Chúa nào tha cho mầy!”
Ấy là chuyện sống đạo giữa làng xóm, còn chuyện trong nhà thì: Cô ấy có chức gì trong hội bà mẹ, cô ấy là một thành viên legio, cô ấy tập hát, tập múa, cô ấy làm đủ chuyện ở bên ngoài, ở nhà thờ, thật sôi nổi. Nhưng mỗi lần về đến nhà, cô xem thường ông chồng ít học, không biết ăn nói, không thoáng…Khi có hai người ở nhà là bà con nghe tiếng qua tiếng lại, lúc râm ran nửa đêm, lúc ầm ĩ buổi sáng… Có lần bà người lương bên cạnh nhà, nghe cô ấy nói to: “Ông viết đơn ly dị đi, tui ký liền”. Ông chồng nhỏ nhẹ nói “ Bà đi lễ đọc kinh, làm đủ việc nhà thờ nhà thánh, mà chi dzậy”.
Không dám xét đoán ai, nhưng quả là những chuyện đau cái đầu: đau đầu nhau, đau đầu giáo hội, và đau đầu Chúa nữa, vì Lời Chúa không được đem ra thực hành trong cuộc sống để nên công chính. Thật đáng tiếc.
Còn nhớ trước năm 1975, các xứ đạo hầu hết là những người toàn tòng, thì sau 1975, một số xứ toàn tòng giảm đi nhân số vì di tản, vì tìm đất sống mới, và thay vào đó là một số lương dân. Đến nay, thì ở thành phố, lẫn thôn quê, người công giáo bên vách nhà lương dân, hay nhà cán bộ đã trở nên chuyện quá thường tình. Đây là một cơ hội truyền giáo lý tưởng nhưng cũng có thể là một thách thức đối với đời sống đức tin công giáo.
Ông Sáu A, xóm tôi, khi còn là người lương, hay nói: “người theo đạo ở đây thì đông, mà người sống đạo thì không được mấy người”. Khi gần được rửa tội, ông nói với Cha FX: “Thưa Cha, con theo đạo, chứ con không theo người có đạo đâu”. Đến khi ông và gia đình được rửa tội năm 1992, và sống đạo được một thời gian, ông lại trình với Cha FX. “Con xin lỗi cha, bây giờ con mới hiểu, con không dám trách ai nữa đâu, cố gắng sống cho vui lòng Chúa, cho đẹp ý Chúa là mừng rồi”.
Lạy Chúa, mỗi người chúng con đang ít nhiều vướng vấp kiểu sống giả hình. Xin cho chúng con một xác tín vững chắc là chỉ có cách thực hiện đúng Lời Chúa Giêsu dạy trong Tin Mừng, chúng con mới bảo đảm được trở nên công chính và được vào Nước Trời để sống với Thiên Chúa ngàn thu. A men.
Thiên Chúa chúc phúc cho người vâng nghe mệnh lệnh của Ngài. “Anh em sẽ được chúc phúc nếu vâng nghe những mệnh lệnh của ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, mà tôi truyền cho anh em hôm nay” (Deut 11,27).
Phúc ấy chính là được “sống với Thiên Chúa”. Tình trạng “sống với Thiên Chúa” được Chúa Giêsu gọi là “ Vào Nước Trời”. "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).
Cách nào đó, Chúa Giêsu nhắc lại ý nghĩa mà sách Đệ Nhị Luật đã ghi từ ngàn năm trước, nhưng không chỉ dừng lại ở việc: “vâng nghe những mệnh lệnh của Đức Chúa” mà còn phải bước tiếp đến việc “thi hành ý muốn của Cha Thầy” mới được chúc phúc, mới được vào Nước Trời.
Người “thi hành ý muốn của Thiên Chúa” được Chúa Giêsu khen là người khôn, biết xây nhà trên đá, bền vững. Ấy chính Ngôi Nhà vĩnh cửu trong Nước Trời. Và ngược lại, đối với những người chỉ nghe, chỉ nói cho người khác nghe, chỉ viết cho người khác đọc, chỉ giải thích cho người khác hiểu về ý muốn của Thiên Chúa, mà chính mình không thi hành những điều ấy, thì bị Thiên Chúa quở mắng là người ngu, xây nhà trên cát, sẽ tường xiêu, vách đổ. Ấy chính ngôi nhà chỉ một thoáng trên trần gian.
Ngôi nhà trên đá là ngôi nhà đặt nền tảng trên viên đá góc tường là Chúa Giêsu, nhân chứng của Nước Trời. Gọi là Nhân Chứng Nước Trời, vì Chúa Giêsu từ trời xuống, mang thánh ý của Thiên Chúa đến trần gian, và trình bày thánh ý ấy cho nhân loại để nhân loại thực hành mà được vào Nước Trời. Như vậy việc đem lời Chúa Giêsu dạy mà thực hành trong cuộc sống đạo phải là việc ưu tiên cấp thiết của mỗi tín hữu để được vào Nước Trời.
Hẳn là Chúa Giêsu biết rõ tâm ý của mỗi người khi đón nhận Lời Ngài.
Có người nghe Lời Chúa Giêsu, nhưng không thực hành theo thánh ý của Thiên Chúa, lại dùng làm tư tưởng chỉ đạo cho mưu đồ trần gian của mình. Ý tưởng đại đoàn kết chẳng hạn. Trong khi Chúa muốn chúng ta đoàn kết hiệp nhất với nhau nên thánh thiện, nên công chính, cho công lý cho hòa bình, thì người ta dùng tiêu chí đoàn kết để thực hiện thành công những mưu đồ.
Có người nghe Lời Chúa, thuộc Lời Chúa để làm thầy người khác. Chỗ nào cũng tỏ ra là mình am hiểu lời Chúa, lề luật Chúa và sẵn sàng giải thích Lời Chúa, luật Chúa cho anh em giống như những thầy biệt phái xưa, mà không hề sống Lời Chúa để biến đổi đời mình nên công chính.
Đáng tiếc hơn cả là có những người mang trọng trách “giữ và dạy người ta giữ”, thì chỉ “dạy người ta giữ” mà mình không hề “giữ”. Đến khi vỡ chuyện mình không giữ mảy may Lời Chúa, thì lời dạy của mình trở nên trơ trẻn trước mắt mọi người.
Không ai dám tặng cho nhau lời khen là người khôn. Không ai dám trách ai là người ngu. Nhưng trước mắt Thiên Chúa, Chúa hiểu rõ mỗi chúng ta đang sống trong tình trạng nào. Chúng ta có thể lừa dối nhau bằng một đời sống tưởng như là đạo đức, nhưng trong sổ sách của Thiên Chúa, thì hẳn là, ai thực hiện ý Cha trên trời, thì đã có tên trong danh bạ Nước Trời. Duy chỉ một mình Thiên Chúa biết rõ danh sách ấy.
Liên tiếp những tuần qua, Lời Chúa xoáy mạnh vào thực tế cuộc sống đạo của mỗi chúng ta, như một cuộc đảo chính chế độ vụ hình thức, vị luật, nệ lệ… Khởi xướng từ bản hiến chương Nước Trời đưa tinh thần nghèo khó lên vị trí kim chỉ nam Nước Trời, đến việc làm muối, làm ánh sáng cho đời. Tiếp theo là kiện toàn lề luật yêu thương cách tích cực hơn, rồi đổi mới cái nhìn về cuộc sống trần thế trong tinh thần tín thác. Đến hôm nay, Lời Chúa mời gọi đổi mới cách sống đạo: sống đạo vì tin hơn là vì luật. Và vì Tin, mà thực hiện ý Thiên Chúa cách toàn vẹn, để nên công chính, để được Nước Trời. "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).
Thánh Phaolô xác quyết: “Nhưng ngày nay, sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện mà không cần đến Luật Mô-sê. Điều này, sách Luật và các ngôn sứ làm chứng. Quả thế, người ta được Thiên Chúa làm cho nên công chính nhờ lòng tin vào Đức Giê-su Ki-tô. Tất cả những ai tin đều được như thế, bất luận là ai”. (Rm 3,21,22).
Như vậy, việc đem Lời Chúa ra mà thực hành, vừa là một cuộc đổi đời nên công chính, vừa là chứng nhân hùng hồn của Nước Trời, được Chúa khen tặng là người khôn xây nhà mình trên đá, và được vào Nước Trời.
Nhìn vào thực tế cuộc sống đạo hôm nay, các tín hữu giáo dân đang sống giữa đời thường, thú thật mà nói, cũng không thiếu những cách sống phải xem xét lại cho đúng với Lời Chúa dạy hôm nay.
Hai bà hàng xóm có đạo chửi nhau vì chuyện thằng con bà này đánh thằng con bà kia vì không cho bạn chơi bên vườn nhà nó…. Ban đầu thì phàn nàn nhỏ nhỏ thôi, chỉ một hồi ngắn ngắn, ầm lên xỉa xói nhau vang cả xóm. Tôi nghe có những câu chửi ngộ nghĩnh: “Đạo gì mày, đạo cái mồm, mày có biết nhà thờ nhà thánh gì đâu”. Bà kia choảng lại: “còn mày, sáng đọc kinh, trưa lạy Chúa, tối đi lễ mà lấn đất cho con Tư nó kiện. Thua kiện rồi đó. Ngày nào cũng vặn cân bẻ móc, buôn gian bán lận thì Chúa nào tha cho mầy!”
Ấy là chuyện sống đạo giữa làng xóm, còn chuyện trong nhà thì: Cô ấy có chức gì trong hội bà mẹ, cô ấy là một thành viên legio, cô ấy tập hát, tập múa, cô ấy làm đủ chuyện ở bên ngoài, ở nhà thờ, thật sôi nổi. Nhưng mỗi lần về đến nhà, cô xem thường ông chồng ít học, không biết ăn nói, không thoáng…Khi có hai người ở nhà là bà con nghe tiếng qua tiếng lại, lúc râm ran nửa đêm, lúc ầm ĩ buổi sáng… Có lần bà người lương bên cạnh nhà, nghe cô ấy nói to: “Ông viết đơn ly dị đi, tui ký liền”. Ông chồng nhỏ nhẹ nói “ Bà đi lễ đọc kinh, làm đủ việc nhà thờ nhà thánh, mà chi dzậy”.
Không dám xét đoán ai, nhưng quả là những chuyện đau cái đầu: đau đầu nhau, đau đầu giáo hội, và đau đầu Chúa nữa, vì Lời Chúa không được đem ra thực hành trong cuộc sống để nên công chính. Thật đáng tiếc.
Còn nhớ trước năm 1975, các xứ đạo hầu hết là những người toàn tòng, thì sau 1975, một số xứ toàn tòng giảm đi nhân số vì di tản, vì tìm đất sống mới, và thay vào đó là một số lương dân. Đến nay, thì ở thành phố, lẫn thôn quê, người công giáo bên vách nhà lương dân, hay nhà cán bộ đã trở nên chuyện quá thường tình. Đây là một cơ hội truyền giáo lý tưởng nhưng cũng có thể là một thách thức đối với đời sống đức tin công giáo.
Ông Sáu A, xóm tôi, khi còn là người lương, hay nói: “người theo đạo ở đây thì đông, mà người sống đạo thì không được mấy người”. Khi gần được rửa tội, ông nói với Cha FX: “Thưa Cha, con theo đạo, chứ con không theo người có đạo đâu”. Đến khi ông và gia đình được rửa tội năm 1992, và sống đạo được một thời gian, ông lại trình với Cha FX. “Con xin lỗi cha, bây giờ con mới hiểu, con không dám trách ai nữa đâu, cố gắng sống cho vui lòng Chúa, cho đẹp ý Chúa là mừng rồi”.
Lạy Chúa, mỗi người chúng con đang ít nhiều vướng vấp kiểu sống giả hình. Xin cho chúng con một xác tín vững chắc là chỉ có cách thực hiện đúng Lời Chúa Giêsu dạy trong Tin Mừng, chúng con mới bảo đảm được trở nên công chính và được vào Nước Trời để sống với Thiên Chúa ngàn thu. A men.
Thực thi lề luật trong niềm tin
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:41 03/03/2011
Chúa Nhật IX Thường Niên A
Qua những thiệt hại khủng khiếp do trận động đất tại Tứ Xuyên ngày 12-5-2008, chính Quyền Trung Quốc đã từng tuyên bố sẽ xem xét chất lượng các công trình xây dựng. Nhiều tòa nhà xây dựng đã lâu mà vẫn đứng vững trong khi đó nhiều công trình mới xây dựng lại bị đổ sụp tan tành. Chắc chắn có sự dối trá, gian lận trong thi công. Có thể vật liệu bị cắt xén và nhất là nền móng các công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn.
Chúa Kitô đã dùng hình ảnh xây dựng các tòa nhà để ví với việc sống lời Chúa, thực hành Lời Chúa. “Ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá. Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành” (Mt 7, 24-27).
SỐNG HAY HÀNH ĐỘNG LÀ ĐIỂM TỚI CỦA MỌI HIỂU BIẾT:
Chúng ta vốn quen hai hạn từ thường sánh đôi: Tri – Hành. Hiểu biết để rồi sống, để rồi hành động là lẽ tất yếu để đạt mục đích nào đó. Thật là phí công nếu chỉ cố công tích lũy bao sự hiểu biết rồi để đó mà không sử dụng chúng để có một thái độ sống hay một cung cách hành động thích hợp và hữu hiệu. Thực tế xã hội cho thấy rằng chuyện các cử nhân hay tiến sĩ kinh tế ngành thương mại không biết kinh doanh buôn bán là chuyện không hiếm…Các nhà giáo dục Việt Nam đang nhận ra một trong những bất cập của chương trình giáo dục hiện nay là còn tồn tại nhiều mảng kiến thức đang được giảng dạy nhưng thiếu tính thực tiển nghĩa là không hướng đến việc thực thi trong cuộc sống. Đã từng phổ biến câu nói châm biếm: cái gì bạn không làm được thì hãy dạy nó cho nguời ta. Chẳng hạn nếu bạn thất nghiệp thì hãy mở công ty tư vấn việc làm!
Hiệu quả của hành động là một trong những tiêu chí đánh giá những tư duy, những sự hiểu biết cách thiết thực nhất. Chính vì thế mà trong các cuộc thi “ý tưởng sáng tạo”, người ta thường lấy tiêu chí là tính khả thi tức là khả năng áp dụng trong cuộc sống thực tiển làm tiêu chí hàng đầu để lượng giá.
Lời Chúa là ánh sáng dẫn đường chúng ta đi. Lời Chúa là chìa khóa mở ra chân trời hạnh phúc cho chúng ta. Thế nhưng, ích gì khi chỉ nghe suông mà không sống, không đem ra thực hành. Xôi hỏng, bỏng tay. Mất cả chì lẫn cả chài. Không phải là theo chủ nghĩa duy hiệu năng bên ngoài, nhưng việc sống Lời Chúa, thực hành Lời Chúa là một tất yếu của việc mạc khải. Chúa ban Thánh chỉ, lề luật cho chúng ta là để chúng ta sống. Sau khi truyền lại cho dân các thánh chỉ của Chúa, Môsê không chỉ căn dặn dân “phải ghi lòng tạc dạ, phải buộc vào tay làm dấu, phải mang trên trán làm phù hiệu mà đặc biệt còn “phải lo đem ra thực hành” (x.Đnl 11,18.26-28). Chúa Giêsu còn dứt khoát hơn: Không phải những ai nói Lạy Chúa! Lạy Chúa! mà được vào Nước Trời cả đâu mà chỉ những ai thi hành ý muốn của Đấng ngự trên trời. Ước mong sao Kitô hữu chúng ta đừng trở thành đối tượng của lời châm biếm: “Đừng nghe những gì họ nói mà hãy nhìn những gì họ làm, họ sống!” Căn nhà cuộc đời nhiều Kitô hữu Việt Nam qua các mốc lịch sử như 1963 hay 1975 đã sụp đổ tan tành (bỏ đạo) là một minh chứng. Chúng ta có thể thấy nguyên nhân chính thường là thiếu một quá trình sống Lời Chúa cách bền bỉ, chuyên chăm, bỏ bê việc thực thi các lề luật trong đạo mà trước hết và cụ thể là “bỏ Lễ ngày Chúa Nhật”.
THỰC THI LỀ LUẬT TRONG NIỀM TIN
Mới nghe qua lời Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai: “Người ta được nên công chính nhờ đức tin chứ không phải vì làm những gì luật dạy” (Rm 3,28), chúng ta dễ lầm tưởng rằng có một sự mâu thuẩn nào đó với những lời Chúa Kitô ở trên. Quả thật đã có lúc, có nơi, một số anh em Tin Lành nhấn mạnh điểm này để hạ thấp vai trò các luật lệ, đặc biệt là luật của Hội Thánh. Giáo lý, các tín điều, các luật lệ của Hội Thánh là những cách thế cụ thể hóa luật Chúa, Lời mạc khải. Vẫn không loại trừ những hạn chế do điều kiện lịch sử, văn hóa khó tránh khỏi, nhưng giáo lý của Hội Thánh, luật lệ của Hội Thánh là phương thế tốt nhất để cụ thể hóa thánh chỉ của Chúa.
Để hiểu nội hàm lời của thánh Tông đồ dân ngoại ở trên, xin được minh họa câu chuyện rất đời thường. Được bố mẹ hứa sẽ thưởng cho chiếc xe Honda nếu chăm chỉ học hành và thi đậu tú tài, chàng trai trẻ nỗ lực, gắng sức học hành và kết quả như ý. Khi nhận được chiếc xe máy thì phải chăng chàng trai tự hào vì chính do công lao học hành của mình nên có được chiếc xe máy hay là chân nhận rằng tất cả là do tình thương của bố mẹ mà mình chỉ đáp ứng tình thương ấy bằng việc làm theo lời bố mẹ dạy. Là Kitô hữu chúng ta tin nhận rằng mọi sự đều là hồng ân. Tự sức mình thì không một ai có thể chiếm được hạnh phúc vĩnh cửu, sự sống đời đời. Ngay cả sự sống đời này, sự việc được làm người thì chẳng có ai phải trả công sức nào. Nếu Chúa không muốn thì chẳng có sự gì tồn tại. Tương tự như thế, sự sống vĩnh cửu, hạnh phúc Nước Trời là hồng ân nhưng không của Chúa ban và chúng ta chỉ đáp trả tình thương của Chúa bằng việc thực thi Lời Người chỉ dạy.
Xin cẩn trọng để tránh vết chân của người biệt phái mà Chúa Giêsu kể trong Tin mừng là thái độ tự hào về công trạng của mình. Cho dù ăn chay tuần hai lần, dâng cúng mười phần trăm hoa lợi cho Nhà Chúa, bố thí một nửa gia tài cho kẻ khó mà ỷ lại vào đó để bắt Chúa phải ân thưởng Nước Trời thì cũng là uổng công. Hiểu được điều này thì thái độ sống của Kitô hữu là luôn tích cực thực thi lời Chúa dạy trong niềm tin, tin rằng tất cả là do tình yêu nhưng không của Chúa và chúng ta chỉ làm việc phải làm mà thôi.
Không một ai muốn làm người ngu dại. Thế nhưng ta đã sống như người khôn ngoan xây nhà trên đá chưa, quả là câu hỏi thật khó trả lời chắc chắn. Lửa thử vàng, gian nan thử nhân đức. Không ai muốn cảnh tình mưa sa, bão tố…đến với đời mình, thế nhưng cuộc đời con người, cá nhân cũng như tập thể xã hội khó tránh được những sóng gió dù không mong vẫn cứ đến. Chính những lúc này thì sự khôn ngoan mới rực sang nơi những người biết nghe lời Chúa và đem ra thực thi và thực thi trong niềm tin.
Qua những thiệt hại khủng khiếp do trận động đất tại Tứ Xuyên ngày 12-5-2008, chính Quyền Trung Quốc đã từng tuyên bố sẽ xem xét chất lượng các công trình xây dựng. Nhiều tòa nhà xây dựng đã lâu mà vẫn đứng vững trong khi đó nhiều công trình mới xây dựng lại bị đổ sụp tan tành. Chắc chắn có sự dối trá, gian lận trong thi công. Có thể vật liệu bị cắt xén và nhất là nền móng các công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn.
Chúa Kitô đã dùng hình ảnh xây dựng các tòa nhà để ví với việc sống lời Chúa, thực hành Lời Chúa. “Ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá. Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành” (Mt 7, 24-27).
SỐNG HAY HÀNH ĐỘNG LÀ ĐIỂM TỚI CỦA MỌI HIỂU BIẾT:
Chúng ta vốn quen hai hạn từ thường sánh đôi: Tri – Hành. Hiểu biết để rồi sống, để rồi hành động là lẽ tất yếu để đạt mục đích nào đó. Thật là phí công nếu chỉ cố công tích lũy bao sự hiểu biết rồi để đó mà không sử dụng chúng để có một thái độ sống hay một cung cách hành động thích hợp và hữu hiệu. Thực tế xã hội cho thấy rằng chuyện các cử nhân hay tiến sĩ kinh tế ngành thương mại không biết kinh doanh buôn bán là chuyện không hiếm…Các nhà giáo dục Việt Nam đang nhận ra một trong những bất cập của chương trình giáo dục hiện nay là còn tồn tại nhiều mảng kiến thức đang được giảng dạy nhưng thiếu tính thực tiển nghĩa là không hướng đến việc thực thi trong cuộc sống. Đã từng phổ biến câu nói châm biếm: cái gì bạn không làm được thì hãy dạy nó cho nguời ta. Chẳng hạn nếu bạn thất nghiệp thì hãy mở công ty tư vấn việc làm!
Hiệu quả của hành động là một trong những tiêu chí đánh giá những tư duy, những sự hiểu biết cách thiết thực nhất. Chính vì thế mà trong các cuộc thi “ý tưởng sáng tạo”, người ta thường lấy tiêu chí là tính khả thi tức là khả năng áp dụng trong cuộc sống thực tiển làm tiêu chí hàng đầu để lượng giá.
Lời Chúa là ánh sáng dẫn đường chúng ta đi. Lời Chúa là chìa khóa mở ra chân trời hạnh phúc cho chúng ta. Thế nhưng, ích gì khi chỉ nghe suông mà không sống, không đem ra thực hành. Xôi hỏng, bỏng tay. Mất cả chì lẫn cả chài. Không phải là theo chủ nghĩa duy hiệu năng bên ngoài, nhưng việc sống Lời Chúa, thực hành Lời Chúa là một tất yếu của việc mạc khải. Chúa ban Thánh chỉ, lề luật cho chúng ta là để chúng ta sống. Sau khi truyền lại cho dân các thánh chỉ của Chúa, Môsê không chỉ căn dặn dân “phải ghi lòng tạc dạ, phải buộc vào tay làm dấu, phải mang trên trán làm phù hiệu mà đặc biệt còn “phải lo đem ra thực hành” (x.Đnl 11,18.26-28). Chúa Giêsu còn dứt khoát hơn: Không phải những ai nói Lạy Chúa! Lạy Chúa! mà được vào Nước Trời cả đâu mà chỉ những ai thi hành ý muốn của Đấng ngự trên trời. Ước mong sao Kitô hữu chúng ta đừng trở thành đối tượng của lời châm biếm: “Đừng nghe những gì họ nói mà hãy nhìn những gì họ làm, họ sống!” Căn nhà cuộc đời nhiều Kitô hữu Việt Nam qua các mốc lịch sử như 1963 hay 1975 đã sụp đổ tan tành (bỏ đạo) là một minh chứng. Chúng ta có thể thấy nguyên nhân chính thường là thiếu một quá trình sống Lời Chúa cách bền bỉ, chuyên chăm, bỏ bê việc thực thi các lề luật trong đạo mà trước hết và cụ thể là “bỏ Lễ ngày Chúa Nhật”.
THỰC THI LỀ LUẬT TRONG NIỀM TIN
Mới nghe qua lời Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai: “Người ta được nên công chính nhờ đức tin chứ không phải vì làm những gì luật dạy” (Rm 3,28), chúng ta dễ lầm tưởng rằng có một sự mâu thuẩn nào đó với những lời Chúa Kitô ở trên. Quả thật đã có lúc, có nơi, một số anh em Tin Lành nhấn mạnh điểm này để hạ thấp vai trò các luật lệ, đặc biệt là luật của Hội Thánh. Giáo lý, các tín điều, các luật lệ của Hội Thánh là những cách thế cụ thể hóa luật Chúa, Lời mạc khải. Vẫn không loại trừ những hạn chế do điều kiện lịch sử, văn hóa khó tránh khỏi, nhưng giáo lý của Hội Thánh, luật lệ của Hội Thánh là phương thế tốt nhất để cụ thể hóa thánh chỉ của Chúa.
Để hiểu nội hàm lời của thánh Tông đồ dân ngoại ở trên, xin được minh họa câu chuyện rất đời thường. Được bố mẹ hứa sẽ thưởng cho chiếc xe Honda nếu chăm chỉ học hành và thi đậu tú tài, chàng trai trẻ nỗ lực, gắng sức học hành và kết quả như ý. Khi nhận được chiếc xe máy thì phải chăng chàng trai tự hào vì chính do công lao học hành của mình nên có được chiếc xe máy hay là chân nhận rằng tất cả là do tình thương của bố mẹ mà mình chỉ đáp ứng tình thương ấy bằng việc làm theo lời bố mẹ dạy. Là Kitô hữu chúng ta tin nhận rằng mọi sự đều là hồng ân. Tự sức mình thì không một ai có thể chiếm được hạnh phúc vĩnh cửu, sự sống đời đời. Ngay cả sự sống đời này, sự việc được làm người thì chẳng có ai phải trả công sức nào. Nếu Chúa không muốn thì chẳng có sự gì tồn tại. Tương tự như thế, sự sống vĩnh cửu, hạnh phúc Nước Trời là hồng ân nhưng không của Chúa ban và chúng ta chỉ đáp trả tình thương của Chúa bằng việc thực thi Lời Người chỉ dạy.
Xin cẩn trọng để tránh vết chân của người biệt phái mà Chúa Giêsu kể trong Tin mừng là thái độ tự hào về công trạng của mình. Cho dù ăn chay tuần hai lần, dâng cúng mười phần trăm hoa lợi cho Nhà Chúa, bố thí một nửa gia tài cho kẻ khó mà ỷ lại vào đó để bắt Chúa phải ân thưởng Nước Trời thì cũng là uổng công. Hiểu được điều này thì thái độ sống của Kitô hữu là luôn tích cực thực thi lời Chúa dạy trong niềm tin, tin rằng tất cả là do tình yêu nhưng không của Chúa và chúng ta chỉ làm việc phải làm mà thôi.
Không một ai muốn làm người ngu dại. Thế nhưng ta đã sống như người khôn ngoan xây nhà trên đá chưa, quả là câu hỏi thật khó trả lời chắc chắn. Lửa thử vàng, gian nan thử nhân đức. Không ai muốn cảnh tình mưa sa, bão tố…đến với đời mình, thế nhưng cuộc đời con người, cá nhân cũng như tập thể xã hội khó tránh được những sóng gió dù không mong vẫn cứ đến. Chính những lúc này thì sự khôn ngoan mới rực sang nơi những người biết nghe lời Chúa và đem ra thực thi và thực thi trong niềm tin.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Công Giáo Tiểu Bang Maryland được khuyên nên tiếp tục tranh đấu chống hôn nhân đồng phái tính
Bùi Hữu Thư
00:36 03/03/2011
ANNAPOLIS, MD. (CNS) – Các giám mục Maryland ngày 28 tháng Hai đã yêu cầu các tín hữu Công Giáo trong các giáo phận của họ tiếp tục tranh đấu chống hôn nhân đồng phái tính trong tiểu bang của họ.
Các giám mục nói trong một bản tuyên cáo: “Chúng ta không được để cho ngành lập pháp của chúng ta định nghiã hôn nhân. Danh từ hôn nhân mô tả sự cam kết của một người nam và một người nữ kết hợp với nhau suốt đời với khả dĩ sanh con cái và nuôi dưỡng chúng.”
“Điều này không có nghĩa là một số người qua nhiều thời đại đã không đến để hợp tác với nhau bằng nhiều hình thức khác nhau: vật chất, tài chánh, và xã hội.”
“Nhưng những sự kết hợp khác nhau này đã luôn luôn mang các danh từ khác nhau, vì không phải là các hôn nhân.”
Tuyên cáo này được Đức Hồng Y Donald W. Wuerl, tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn, Đức Tổng Giám Mục Baltimore Edwin F. O'Brien tổng giáo phận Baltimore và Đức Giám Mục W. Francis Malooly giáo phận Wilmington, Delaware đồng ký.
Tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn và giáo phận Wilmington đều có các giáo xứ nằm trong tiểu bang Maryland. Ba vị lãnh đạo giáo hội này ngợi khen “hàng ngàn người Công Giáo Maryland đã lên tiếng trong các tuần qua để hỗ trợ tổ chức nền tảng của xã hội chúng ta – đó là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ trong hôn nhân.
Ngoài hàng ngàn điện thư, cú điện thoại, và các cuộc thăm viếng các nghị sĩ dân biểu, trên 500 tín hữu Công Giáo đã tới tham dự Đêm Vận Động của Hội Đồng Giám Mục Maryland tuần qua (ngày 21 tháng Hai) để tiếp xúc với các dân biểu và nghị sĩ trong tiểu bang.
Các giám mục chỉ trích “sự hấp tấp thông qua thể thức pháp lý của dự luật, và nói điều này “chưa từng thấy từ trước đến nay”. Các giám mục kêu gọi: “Thời điểm phải tiếp tục và khẩn cấp hành động là bây giờ. Nỗ lực tranh đấu cuả quý vị không được suy giảm.”
Thượng Viện tiểu bang Maryland đã thông qua dự luật về hôn nhân đồng phái tính ngày 24 tháng Hai trong một cuộc đàu phiếu với 25 phiếu thuận và 21 phiếu chống.
Một uỷ ban của Hạ Viện Maryland đã mở một cuộc điều trần về dự luật này ngày 25 tháng Hai, với một cuộc đầu phiếu được biết sẽ tiếp diễn nhanh chóng ngay sau đó. Ông Thống Đốc tiểu bang Maryland đã hứa sẽ ký dự luật này.
Các giám mục nói trong một bản tuyên cáo: “Chúng ta không được để cho ngành lập pháp của chúng ta định nghiã hôn nhân. Danh từ hôn nhân mô tả sự cam kết của một người nam và một người nữ kết hợp với nhau suốt đời với khả dĩ sanh con cái và nuôi dưỡng chúng.”
“Điều này không có nghĩa là một số người qua nhiều thời đại đã không đến để hợp tác với nhau bằng nhiều hình thức khác nhau: vật chất, tài chánh, và xã hội.”
“Nhưng những sự kết hợp khác nhau này đã luôn luôn mang các danh từ khác nhau, vì không phải là các hôn nhân.”
Tuyên cáo này được Đức Hồng Y Donald W. Wuerl, tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn, Đức Tổng Giám Mục Baltimore Edwin F. O'Brien tổng giáo phận Baltimore và Đức Giám Mục W. Francis Malooly giáo phận Wilmington, Delaware đồng ký.
Tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn và giáo phận Wilmington đều có các giáo xứ nằm trong tiểu bang Maryland. Ba vị lãnh đạo giáo hội này ngợi khen “hàng ngàn người Công Giáo Maryland đã lên tiếng trong các tuần qua để hỗ trợ tổ chức nền tảng của xã hội chúng ta – đó là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ trong hôn nhân.
Ngoài hàng ngàn điện thư, cú điện thoại, và các cuộc thăm viếng các nghị sĩ dân biểu, trên 500 tín hữu Công Giáo đã tới tham dự Đêm Vận Động của Hội Đồng Giám Mục Maryland tuần qua (ngày 21 tháng Hai) để tiếp xúc với các dân biểu và nghị sĩ trong tiểu bang.
Các giám mục chỉ trích “sự hấp tấp thông qua thể thức pháp lý của dự luật, và nói điều này “chưa từng thấy từ trước đến nay”. Các giám mục kêu gọi: “Thời điểm phải tiếp tục và khẩn cấp hành động là bây giờ. Nỗ lực tranh đấu cuả quý vị không được suy giảm.”
Thượng Viện tiểu bang Maryland đã thông qua dự luật về hôn nhân đồng phái tính ngày 24 tháng Hai trong một cuộc đàu phiếu với 25 phiếu thuận và 21 phiếu chống.
Một uỷ ban của Hạ Viện Maryland đã mở một cuộc điều trần về dự luật này ngày 25 tháng Hai, với một cuộc đầu phiếu được biết sẽ tiếp diễn nhanh chóng ngay sau đó. Ông Thống Đốc tiểu bang Maryland đã hứa sẽ ký dự luật này.
Đức Thánh Cha quan tâm về tình hình dân tị nạn ở biên giới Lybie-Tunisie
LM. Trần Đức Anh OP
14:59 03/03/2011
VATICAN - Hôm 2-3-2011, Giám đốc điều hành Chương trình lương thực tế giới của LHQ, bà Josette Sheeran đã được ĐTC tiếp kiến riêng và nhân dịp này bà đã tường trình cho ngài về cuộc khủng hoảng tại Lybie.
Bà Sheeran vừa từ biên giới Lybie và Tunisie trở về, nơi có hàng chục ngàn người tị nạn tìm cách sang biên giới Tunisie để tránh bạo lực. Bà đã có mặt ở đó để phát động chiến dịch cấp thời cung cấp thực cho những người tị nạn đồng thời giúp các nước đang biến chuyển chính trị củng cố hệ thống an ninh lương thực.
Bà nói: ”Tôi rất cảm động vì ĐTC yêu cầu được thông báo về tình trạng khủng hoảng và bày tỏ mối quan tâm vì những người vô tội bị kẹt trong thảm trạng kinh khủng như vậy. Tôi đã thấy những người tuyệt vọng đổ vào vùng biên giới, hơn 2 ngàn người mỗi giờ. Thế giới cần mau lẹ hành động để tránh thảm trạng trầm trọng hơn cho dân chúng”.
Trong số những người tị nạn này có hàng ngàn người Việt Nam, lao động tại Lybie.
Bà Sheeran cho biết trong buổi tiếp kiến, bà đã tái cám ơn ĐTC vì sự ủng hộ quí giá của ngài tiếp tục dành cho hoạt động của chương trình lương thực thế giới của LHQ trong việc trợ giúp những người đói trên thế giới. Giữa lúc giá thực phẩm và xăng dầu tăng vọt cũng như những thay đổi chính trị đang đè nặng trên hàng triệu người đói trên thế giới, sự ủng hộ của Giáo Hội Công Giáo và nhiều tổ chức Công Giáo thực là quan trọng sinh tử hơn bao giờ hết, giúp Chương trình lương thực đi tới những người dễ bị tổn thương nhất”
Mỗi năm chương trình này cung cấp lương thực cho hơn 90 triệu người tại hơn 70 quốc gia trên thế giới (SD 2-3-2011)
Bà Sheeran vừa từ biên giới Lybie và Tunisie trở về, nơi có hàng chục ngàn người tị nạn tìm cách sang biên giới Tunisie để tránh bạo lực. Bà đã có mặt ở đó để phát động chiến dịch cấp thời cung cấp thực cho những người tị nạn đồng thời giúp các nước đang biến chuyển chính trị củng cố hệ thống an ninh lương thực.
Bà nói: ”Tôi rất cảm động vì ĐTC yêu cầu được thông báo về tình trạng khủng hoảng và bày tỏ mối quan tâm vì những người vô tội bị kẹt trong thảm trạng kinh khủng như vậy. Tôi đã thấy những người tuyệt vọng đổ vào vùng biên giới, hơn 2 ngàn người mỗi giờ. Thế giới cần mau lẹ hành động để tránh thảm trạng trầm trọng hơn cho dân chúng”.
Trong số những người tị nạn này có hàng ngàn người Việt Nam, lao động tại Lybie.
Bà Sheeran cho biết trong buổi tiếp kiến, bà đã tái cám ơn ĐTC vì sự ủng hộ quí giá của ngài tiếp tục dành cho hoạt động của chương trình lương thực thế giới của LHQ trong việc trợ giúp những người đói trên thế giới. Giữa lúc giá thực phẩm và xăng dầu tăng vọt cũng như những thay đổi chính trị đang đè nặng trên hàng triệu người đói trên thế giới, sự ủng hộ của Giáo Hội Công Giáo và nhiều tổ chức Công Giáo thực là quan trọng sinh tử hơn bao giờ hết, giúp Chương trình lương thực đi tới những người dễ bị tổn thương nhất”
Mỗi năm chương trình này cung cấp lương thực cho hơn 90 triệu người tại hơn 70 quốc gia trên thế giới (SD 2-3-2011)
Đức Thánh Cha ca tụng bí quyết nên thánh của Thánh Phanxicô de Sales
Bùi Hữu Thư
20:20 03/03/2011
Vatican, ngày 2 tháng 3, 2011 (CAN) Trong buổi triều kiến chung tại Vatican ngày 2 tháng Ba, Đức Thánh Cha Benedict XVI bàn về đời sống của Thánh Phanicô de Sales, một giám mục và tiến sĩ hội thánh thế kỷ thứ 17, mà bí quyết để nên thánh là lòng cậy trông vô bờ bến vào Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha nhắc rằng: “Ngài là một tông đồ, một nhà giảng thuyết, một văn sĩ, một con người của hành động và cầu nguyện,” ngài mô tả cách thức vị thánh này đã trở nên “cam kết cho việc thực hiện các lý tưởng của Công Đồng Trentinô, và đã tham gia vào các tranh luận và đối thoại với người Tin Lành.”
“Tuy nhiên, bên trên tất cả những tranh luận cần thiết về thần học, ngài cũng có cảm nhận về sự hữu hiệu của những mối tương quan cá nhân và tình bác ái.”
Thánh Phanxicô de Sales sanh năm 1567 trong một gia đình qúy tộc trong lãnh điạ của Hầu Tước Savoie. Khi còn trẻ, ngài cảm nhận một sự ray rứt sâu đậm khi suy niệm về vấn đề tiền định. Đức Thánh Cha nhận xét: trong những lúc “bị khủng hoảng nặng nề”, người trẻ này tìm được sự bình an trong chân lý tuyệt đối và giải phóng của tình yêu Thiên Chúa: yêu mến Người mà không đòi hỏi được đáp trả và trông cậy vào tình yêu thiêng liêng của Người.”
Đức Thánh Cha nhận xét: sự trông cậy vô bờ vào Thiên Chuá “đã là sự huyền nhiệm của đời sống của ngài.”
Mặc dầu ngài có bằng cao học về luật và có thể lập gia đình, Phanxicô de Sales đã lựa chọn ơn gọi làm linh mục và đảm trách nhiệm vụ khó khăn là đưa các người Calvin Thụy Sĩ trờ về với Giáo Hội Công Giáo. Ngài được chịu chức năm 1593, và sau đó được bổ nhiệm làm Giám Mục giáo phận Genève năm 1602.
Mục vụ tại Genève thường buộc ngài phải chịu nhiều nguy hiểm trong khi di chuyển và bị chống đối bởi ngưởi Thụy Sĩ Tin Lành. Tuy nhiên, vào cuối đời, ngài đã thành công trong việc đem được từ 40.000 đến 70.000 người Tin Lành trở về với Giáo Hội Công Giáo.
Ngài cũng cộng tác với Thánh Jane Frances de Chantal để thành lập Dòng Đức Mẹ Thăm Viếng. Các sơ Dòng này sống một đời “hoàn toàn tận hiến cho Thiên Chúa” trong “sự giản dị và khiêm tốn.” Thánh Phanxicô qua đời năm 1622 trong khi thăm viếng một trong các tu viện ngài đã giúp thành lập.
Ngoài những thành quả trên đây, thánh Phanxicô de Sales cũng soạn thảo nhiều tác phẩm về tu đức và thần học đáng kể. Đức Thánh Cha Benedict mời gọi chúng ta chú ý đến tác phẩm “Giới thiệu về đời sống tận hiến”, một tài liệu khác thường vào thời đại cuả ngài về việc kêu gọi giáo dân “thuộc về Thiên Chúa trọn vẹn toàn trong khi vẫn hoàn toàn hiện diện trong thế giới”
Đức Thánh Cha cũng đề cao tầm quan trọng của tác phẩm thần học quan trọng nhất của ngài “Bình luận về Tình Yêu Thiên Chúa.”
Ngài nhận xét: “Theo mẫu mực của Kinh Thánh, Thánh Phanxicô de Sales nói về sự kết hiệp giữa Thiên Chúa và con người, ngài tạo nên một loạt các hình ảnh về các mối tương quan giữa các nhân vật. Thiên Chúa của ngài là Cha, là Chúa, là Chú Rể và là Bạn Hữu.”
Đức Thánh Cha Benedict nói với cử toạ rằng viễn tượng của Thánh Phanxicô de Sales về đời sống có thể cung cấp một sự khôn ngoan quan trọng cho “một thời đại như của chúng ta đang tìm kiếm tự do.”
Ngài nói: “Vị thầy về tu đức và bình an cao cả này đã ban cho các môn đệ của ngài ‘tinh thần tự do’ – một tự do đích thực.”
Đức Thánh Cha mô tả vị thánh này như một “nhân chứng gương mẫu của tình nhân bản Kitô giáo,” vói một sự thấu hiểu sâu xa về trái tim con người.
“Ngài nhắc nhớ chúng ta là điều được ghi khắc sâu thẳm trong con người là sự tưởng nhớ Thiên Chúa, và chỉ có trong Người chúng ta mới có hể tìm được niềm vui chân chính và sự sung mãn trọn vẹn.”
Đức Thánh Cha nhắc rằng: “Ngài là một tông đồ, một nhà giảng thuyết, một văn sĩ, một con người của hành động và cầu nguyện,” ngài mô tả cách thức vị thánh này đã trở nên “cam kết cho việc thực hiện các lý tưởng của Công Đồng Trentinô, và đã tham gia vào các tranh luận và đối thoại với người Tin Lành.”
“Tuy nhiên, bên trên tất cả những tranh luận cần thiết về thần học, ngài cũng có cảm nhận về sự hữu hiệu của những mối tương quan cá nhân và tình bác ái.”
Thánh Phanxicô de Sales sanh năm 1567 trong một gia đình qúy tộc trong lãnh điạ của Hầu Tước Savoie. Khi còn trẻ, ngài cảm nhận một sự ray rứt sâu đậm khi suy niệm về vấn đề tiền định. Đức Thánh Cha nhận xét: trong những lúc “bị khủng hoảng nặng nề”, người trẻ này tìm được sự bình an trong chân lý tuyệt đối và giải phóng của tình yêu Thiên Chúa: yêu mến Người mà không đòi hỏi được đáp trả và trông cậy vào tình yêu thiêng liêng của Người.”
Đức Thánh Cha nhận xét: sự trông cậy vô bờ vào Thiên Chuá “đã là sự huyền nhiệm của đời sống của ngài.”
Mặc dầu ngài có bằng cao học về luật và có thể lập gia đình, Phanxicô de Sales đã lựa chọn ơn gọi làm linh mục và đảm trách nhiệm vụ khó khăn là đưa các người Calvin Thụy Sĩ trờ về với Giáo Hội Công Giáo. Ngài được chịu chức năm 1593, và sau đó được bổ nhiệm làm Giám Mục giáo phận Genève năm 1602.
Mục vụ tại Genève thường buộc ngài phải chịu nhiều nguy hiểm trong khi di chuyển và bị chống đối bởi ngưởi Thụy Sĩ Tin Lành. Tuy nhiên, vào cuối đời, ngài đã thành công trong việc đem được từ 40.000 đến 70.000 người Tin Lành trở về với Giáo Hội Công Giáo.
Ngài cũng cộng tác với Thánh Jane Frances de Chantal để thành lập Dòng Đức Mẹ Thăm Viếng. Các sơ Dòng này sống một đời “hoàn toàn tận hiến cho Thiên Chúa” trong “sự giản dị và khiêm tốn.” Thánh Phanxicô qua đời năm 1622 trong khi thăm viếng một trong các tu viện ngài đã giúp thành lập.
Ngoài những thành quả trên đây, thánh Phanxicô de Sales cũng soạn thảo nhiều tác phẩm về tu đức và thần học đáng kể. Đức Thánh Cha Benedict mời gọi chúng ta chú ý đến tác phẩm “Giới thiệu về đời sống tận hiến”, một tài liệu khác thường vào thời đại cuả ngài về việc kêu gọi giáo dân “thuộc về Thiên Chúa trọn vẹn toàn trong khi vẫn hoàn toàn hiện diện trong thế giới”
Đức Thánh Cha cũng đề cao tầm quan trọng của tác phẩm thần học quan trọng nhất của ngài “Bình luận về Tình Yêu Thiên Chúa.”
Ngài nhận xét: “Theo mẫu mực của Kinh Thánh, Thánh Phanxicô de Sales nói về sự kết hiệp giữa Thiên Chúa và con người, ngài tạo nên một loạt các hình ảnh về các mối tương quan giữa các nhân vật. Thiên Chúa của ngài là Cha, là Chúa, là Chú Rể và là Bạn Hữu.”
Đức Thánh Cha Benedict nói với cử toạ rằng viễn tượng của Thánh Phanxicô de Sales về đời sống có thể cung cấp một sự khôn ngoan quan trọng cho “một thời đại như của chúng ta đang tìm kiếm tự do.”
Ngài nói: “Vị thầy về tu đức và bình an cao cả này đã ban cho các môn đệ của ngài ‘tinh thần tự do’ – một tự do đích thực.”
Đức Thánh Cha mô tả vị thánh này như một “nhân chứng gương mẫu của tình nhân bản Kitô giáo,” vói một sự thấu hiểu sâu xa về trái tim con người.
“Ngài nhắc nhớ chúng ta là điều được ghi khắc sâu thẳm trong con người là sự tưởng nhớ Thiên Chúa, và chỉ có trong Người chúng ta mới có hể tìm được niềm vui chân chính và sự sung mãn trọn vẹn.”
Top Stories
New media help church listen, build community, says Vatican official
Carol Glatz
16:33 03/03/2011
VATICAN CITY (CNS) -- A secret ingredient to good communication is listening, and interactive technologies are making that so much easier to do, said a Vatican official.
Msgr. Paul Tighe, secretary of the Pontifical Council for Social Communications, said the key to using new media successfully is in "building relationships; it's not just about transferring information."
"Good communication begins with listening, and new technologies can let you listen if you use them right," he said.
He and Cardinal Roger M. Mahony, retired archbishop of Los Angeles, were among the many participants attending the council's plenary assembly Feb. 28-March 3 on the theme "Language and Communication."
Cardinal Mahony said the church more than ever has to enlist the help of young Catholics who are fluent in new technologies and "are very anxious to assist the church in this endeavor."
"I think we need to enlist their care and their leadership a lot more than we have done before," he told Catholic News Service.
Giving young people solid formation and a more active role to play also helps them "take ownership (of) the church and their own faith, and then they work closely together with all of us to proclaim the Gospel in new ways," he added.
Msgr. Tighe told CNS that one of the important points to come out of the meeting was remembering the real point of communication.
"It's not getting information from person A to person B, it's establishing a relationship between A and B, where there is an understanding of each other's perspective," he said.
Using new technologies isn't just about putting text or images into new digital formats, he said, "it's about creating community around that information" and devoting resources to have the right people manage the new community that's created.
Managing that community is a critical step in the listening process of communication, Msgr. Tighe said.
Social networking sites or other interactive features online let the community-builder listen to what people are saying via their comments, suggestions, and feedback, he said, and web analytic software also gives site managers valuable demographic information and clues about how people found the site and what pages got the most traffic.
But no matter what, "we should never forget that technology must be at the service of human communication and not the other way around," he said.
Catholic communicators need to couple their content with their own witness to the Gospel, he said, quoting Pope Paul VI: "Modern man listens more willingly to witnesses than to teachers, and if he does listen to teachers, it is because they are witnesses."
Msgr. Tighe said the council is still working on a new pastoral document updating what the church teaches about communication.
Cardinal Mahony said the contributions and insights of the members "were great," but that, like others, he also felt that the draft document was "way too long." Something shorter "doesn't mean it can't be substantive, but it's got to come across easily and quickly," he said.
Msgr. Tighe said when the document is ready, the council will get outside help to turn it into a multimedia presentation "to do what we're saying and so it's not a plain document."
Msgr. Paul Tighe, secretary of the Pontifical Council for Social Communications, said the key to using new media successfully is in "building relationships; it's not just about transferring information."
"Good communication begins with listening, and new technologies can let you listen if you use them right," he said.
He and Cardinal Roger M. Mahony, retired archbishop of Los Angeles, were among the many participants attending the council's plenary assembly Feb. 28-March 3 on the theme "Language and Communication."
Cardinal Mahony said the church more than ever has to enlist the help of young Catholics who are fluent in new technologies and "are very anxious to assist the church in this endeavor."
"I think we need to enlist their care and their leadership a lot more than we have done before," he told Catholic News Service.
Giving young people solid formation and a more active role to play also helps them "take ownership (of) the church and their own faith, and then they work closely together with all of us to proclaim the Gospel in new ways," he added.
Msgr. Tighe told CNS that one of the important points to come out of the meeting was remembering the real point of communication.
"It's not getting information from person A to person B, it's establishing a relationship between A and B, where there is an understanding of each other's perspective," he said.
Using new technologies isn't just about putting text or images into new digital formats, he said, "it's about creating community around that information" and devoting resources to have the right people manage the new community that's created.
Managing that community is a critical step in the listening process of communication, Msgr. Tighe said.
Social networking sites or other interactive features online let the community-builder listen to what people are saying via their comments, suggestions, and feedback, he said, and web analytic software also gives site managers valuable demographic information and clues about how people found the site and what pages got the most traffic.
But no matter what, "we should never forget that technology must be at the service of human communication and not the other way around," he said.
Catholic communicators need to couple their content with their own witness to the Gospel, he said, quoting Pope Paul VI: "Modern man listens more willingly to witnesses than to teachers, and if he does listen to teachers, it is because they are witnesses."
Msgr. Tighe said the council is still working on a new pastoral document updating what the church teaches about communication.
Cardinal Mahony said the contributions and insights of the members "were great," but that, like others, he also felt that the draft document was "way too long." Something shorter "doesn't mean it can't be substantive, but it's got to come across easily and quickly," he said.
Msgr. Tighe said when the document is ready, the council will get outside help to turn it into a multimedia presentation "to do what we're saying and so it's not a plain document."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ giỗ 100 ngày Linh Mục nhà văn Anrê Dũng Lạc Trần Cao Tường
Lê Đình Thông
23:36 03/03/2011
LỄ GIỖ 100 NGÀY
LINH MỤC NHÀ VĂN
ANRÊ DŨNG LẠC TRẦN CAO TƯỜNG
Nhân húy nhật trăm ngày thương tiếc,
Cha mất đi công việc còn nhiều.
Thương cha nuối tiếc trăm chiều,
Bài thơ tiễn biệt cô liêu chốn này.
Cha cất công hăng say sáng tác,
Nào văn thơ nốt nhạc cung đàn,
Công trỉnh nhiếp ảnh trời ban,
Thu vào ống kinh bình an miệt mài.
Cha để lại gia tài Dũng Lạc,
Bao công trình sáng tác văn thơ.
Nhiều bài khảo cứu công phu,
Cùng bao tác giả ưu tư miệt mài.
Nhiều thể loại đề tài phong phú,
Cùng quan tâm chuyên chú cũng nhiều.
Viết về Hội thánh thân yêu,
Hướng về quê mẹ với nhiều đắn đo.
Môn thần học chăm lo khảo cứu,
Nhiều vấn đề thành tựu chuyên sâu,
Đến môn triết học Á Âu,
Giáo quyền giảng giải lời đâu nhiệm mầu.
Là linh mục nguyện cầu sớm tối,
Là nhà văn bối rối tơ vương.
Anrê Dũng Lạc CaoTường,
Cha về Nước Chúa Thiên đường phúc vinh.
Paris, ngày 5-3-2011
LINH MỤC NHÀ VĂN
ANRÊ DŨNG LẠC TRẦN CAO TƯỜNG
Cha mất đi công việc còn nhiều.
Thương cha nuối tiếc trăm chiều,
Bài thơ tiễn biệt cô liêu chốn này.
Cha cất công hăng say sáng tác,
Nào văn thơ nốt nhạc cung đàn,
Công trỉnh nhiếp ảnh trời ban,
Thu vào ống kinh bình an miệt mài.
Cha để lại gia tài Dũng Lạc,
Bao công trình sáng tác văn thơ.
Nhiều bài khảo cứu công phu,
Cùng bao tác giả ưu tư miệt mài.
Nhiều thể loại đề tài phong phú,
Cùng quan tâm chuyên chú cũng nhiều.
Viết về Hội thánh thân yêu,
Hướng về quê mẹ với nhiều đắn đo.
Môn thần học chăm lo khảo cứu,
Nhiều vấn đề thành tựu chuyên sâu,
Đến môn triết học Á Âu,
Giáo quyền giảng giải lời đâu nhiệm mầu.
Là linh mục nguyện cầu sớm tối,
Là nhà văn bối rối tơ vương.
Anrê Dũng Lạc CaoTường,
Cha về Nước Chúa Thiên đường phúc vinh.
Paris, ngày 5-3-2011
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thập Giá Trên Đỉnh Cao
Lm. Tâm Duy
10:10 03/03/2011
THẬP GÍA TRÊN ĐỈNH CAO
Ảnh của Lm. Tâm Duy
Kính chào thập giá Chúa Kitô,
Cây đã thành trường sinh bất tử,
Trên đó chính Vua Trời đã ngự
Đã chết vì yêu để cứu đời.
(Trích thơ của Trăng Thập Tự)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Lm. Tâm Duy
Kính chào thập giá Chúa Kitô,
Cây đã thành trường sinh bất tử,
Trên đó chính Vua Trời đã ngự
Đã chết vì yêu để cứu đời.
(Trích thơ của Trăng Thập Tự)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền