Ngày 04-03-2018
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các nữ tu giúp việc cho các linh mục và giám mục là sai hay sao?
Đặng Tự Do
02:23 04/03/2018
Ấn bản hàng tháng “Donne Chiesa Mondo” của tờ Quan Sát Viên Rôma (L'Osservatore Romano), số ra ngày 1 tháng Ba, đã công kích hiện trạng nhiều nữ tu giúp việc nhà cho các Hồng Y và Giám Mục như một hình thức “bóc lột” trong Giáo Hội. Bài báo đã gây ra một tai tiếng trầm trọng cho Giáo Hội và là căn cớ cho các phương tiện truyền thông thế tục chê cười Hội Thánh. Bên cạnh tai tiếng lạm dụng tính dục, giờ đây chúng ta lại phải gánh thêm một cách oan uổng tai tiếng “bóc lột phụ nữ”.

Một số phương tiện truyền thông Công Giáo đã phản ứng lại bài báo này. Dưới đây là bản dịch Việt Ngữ một bài có tính chất “ôn tồn” nhất trên Catholic Word News.


Nguyên bản:

Is it wrong for women religious to serve priests and bishops?

Các nữ tu giúp việc cho các linh mục và giám mục là sai hay sao?

Tiến sĩ Jeff Mirus – Catholic World News

Tôi không biết bạn nghĩ như thế nào, nhưng tôi thấy dở khóc dở cười với bài báo lên án hiện trạng các nữ tu giúp việc nhà cho các linh mục và giám mục trong phụ bản mới ra gần đây của tờ Quan Sát Viên Rôma. Phụ bản này là một sáng tạo dự đoán được của triều đại giáo hoàng hiện tại, do một giáo sư phò nữ quyền của Đại Học La Sapienza ở Rôma làm chủ biên. Thế là giờ đây chúng ta có một tiếng hét phản đối mới chống lại việc các nữ tu giúp việc như những người lau nhà, nấu ăn và quản gia cho những vị trong Phẩm Trật Hội Thánh.

Với sự nhạy cảm đã được cẩn thận mài dũa sắc bén của phương Tây hiện đại, tôi hiểu được sự phẫn nộ đang bùng phát. Trong bài báo trên, vấn đề có vẻ như là một hình thức buôn người mới.

Nhưng thực sự là gì?

Có gì là sai trái khi các cộng đồng nữ tu tận tụy thi hành các công việc lặt vặt cho những ai có lý do chính đáng phải cần đến các dịch vụ ấy? Có lý do nào để các cộng đồng như thế không muốn giúp việc nhà cho các linh mục, giám mục, Hồng Y và thậm chí cả Đức Giáo Hoàng vì khi làm như thế họ sẽ giúp làm giảm chi phí cho cộng đồng Công Giáo có liên quan và làm cho các yếu tố cần thiết của sứ vụ linh mục có thể thực hiện dễ dàng hơn? Có gì là sai trong việc điều động những khóa sinh, bất kể đặc sủng nhà dòng của họ là gì, thực hiện các dịch vụ như vậy trong giai đoạn tập sinh? Chẳng lẽ điều này chẳng mang lại ơn ích gì trong việc rèn luyện đức khiêm nhường hay sao?

Nói rộng hơn, có bất kỳ lý do chính đáng nào không để giả định rằng tất cả những ai được mời gọi vào cuộc sống thánh hiến đều là những người có khả năng tri thức phù hợp với những nghề nghiệp chuyên môn trong những ngành như y khoa, và giáo dục (tôi nhắc đến những nghề này vì chắc chắn là những nghề nghiệp cao quý), và những nghề nghiệp khác có thể được chính phủ tài trợ. Hay, nói lại một lần nữa, có điều gì là thấp hèn khi phục vụ như một quản gia hay một người nấu ăn? Vì đây là những công việc khá nhẹ nhàng, liệu chúng ta có nên kỳ vọng những việc nhẹ nhàng không đòi hỏi nhiều về thể chất như thế nên dành riêng cho cánh đàn ông không?

Tôi có lẽ cũng nên đề cập rằng phụ nữ thường có trực giác về dinh dưỡng mạnh hơn nam giới và bất kể có những ngoại lệ nhất định, phụ nữ thường thích nấu ăn hơn nam giới, và tôi thậm chí dám nói rằng tất cả các bạn có thể đồng ý với tôi rằng phụ nữ thường thích dọn dẹp và làm việc nhà hơn nam giới. Có những dòng chuyên giúp việc cho hàng giáo sĩ như thế há chẳng phải có khả năng là nhiều phụ nữ thực sự bị thu hút bởi ý hướng muốn giúp đỡ trực tiếp cho hàng giáo sĩ hay sao?

Có vấn đề gì ở đây không?

Tôi không biết chi tiết về nghiên cứu (nếu có) mà câu chuyện này dựa trên. Nhưng tôi nghi ngờ chuyện cho rằng cả các nữ tu bác sĩ, y tá và giáo viên cũng thường xuyên bị buộc phải giúp việc cho các giám mục. Tôi không biết liệu các phụ nữ tài năng khi gia nhập vào các cộng đoàn tu trì có chịu làm những công việc họ không muốn hay không, có bị ngăn cản không được đảm nhận những trách vụ xứng với khả năng của họ hay không. Nhưng tôi nghi ngờ những chuyện như thế không có đâu.

Trước Công đồng Vatican II, các dòng tu thường phản ảnh những ước lệ ở Âu Châu theo đó có nhiều thứ bậc trong một nhà dòng. Điều này là dễ hiểu, vì cấu trúc bên trong phát sinh từ sự phân tầng của nền văn hoá. Một trong những cải cách của Công Đồng Chung Vatican II là Sắc Lệnh Thích ứng và Đổi mới Đời sống Tu trì (Perfectae Caritatis), trong đó cố gắng loại bỏ càng nhiều càng tốt những phân cấp như thế, đặc biệt đối với các dòng tu nữ, vì trong các dòng tu nam không có sự phân biệt được quy định tương tự như thế giữa linh mục và các thầy.

Có thể có những lạm dụng. Có thể có các giáo sĩ cao cấp coi các nữ tu như những người giúp việc tự nhiên của mình và cho rằng mình có quyền sai khiến bất kỳ các cộng đồng nữ tu nào gởi đến cho mình bất cứ ai vào bất cứ lúc nào cần đến, hay có lẽ thường là với một thái độ ít trịch thường hơn như thế. Nhưng tôi nghi ngờ những gì bị đánh mất trong bài báo gây chấn động này là luận lý bình thường, là lòng khiêm tốn và quan điểm Kitô giáo nhìn nhận rằng các công việc tầm thường tự bản chất không hạ thấp phẩm giá của bất cứ ai, và các nữ tu phải được quyền cống hiến các công việc của mình cho Giáo Hội mà không bị áp lực bởi các nhà chủ biên nữ quyền cực đoan để cảm thấy mình “bị ngược đãi”.

Một điều có lẽ là liên quan, đó là gần đây tôi đã được đọc một cuốn tiểu sử về Thánh Faustina Kowalska, là nhà thần bí của thế kỷ XX đã được Thiên Chúa mạc khải Lòng Thương Xót của ngài. Biết bao nhiêu lần thánh nữ đã phục vụ như một quản gia hay làm việc trong nhà bếp hay trong một khu vườn! Nhưng ý nghĩ đơn thuần của Chị Faustina và lòng thương xót của Thiên Chúa, trong đó hàm ý khiêm nhường, phải làm mềm lòng những người nữ quyền quá khích chứ.

Tất nhiên ý thức hệ nữ quyền quá khích bôi nhọ cả những bà mẹ, vì phần lớn công việc của họ bao gồm nuôi dưỡng trẻ em và giúp đỡ lẫn nhau với người chồng (tôi hy vọng như thế) trong số những công việc đó có lau chùi, nấu nướng và xếp đặt ngăn nắp mái ấm gia đình. Dẫu sao, một chân lý cơ bản của sự tồn tại của con người là không phải mọi hình thức đào tạo nào cũng nhất thiết phải liên quan đến những khóa huấn luyện nghiêm ngặt về tri thức. Trong thực tế, hầu hết đều không phải.

Không có công việc phục vụ nào được trông đợi sẽ làm tăng vị thế của chúng ta trong thế giới này. Mọi loại phục vụ đều là nhằm hiệp nhất chúng ta với Chúa Kitô. Phải quen với điều đó thôi.
Source: Catholic World News Is it wrong for women religious to serve priests and bishops?
 
Tại buổi tiếp kiến chung, ĐGH nói về nghi thức sám hối chuẩn bị cho Thánh Lễ.
Giuse Thẩm Nguyễn
09:37 04/03/2018
(Vatican News) Trong buổi tiếp các khách hành hương tại sảnh đường Phaolô VI vào hôm thứ Tư, ĐGH Phanxicô tiếp tục bài chia sẻ của ngài về Thánh Lễ, nhấn mạnh đến nghi thức sám hối để chuẩn bị tâm hồn chúng ta đón nhận lòng thương xót của Chúa.

Con tim quá tự phụ không thể nhận được ơn tha thứ

ĐGH nói, chúng ta thú nhận cùng Thiên Chúa và cùng anh chị em rằng chúng ta là những tội nhận và thêm rằng một con tim quá tự phụ, đầy cao ngạo thì không thể nhận được ơn tha thứ. Chúng ta đều biết từ kinh nghiệm bản thân là chỉ khi nào chấp nhận là mình có lỗi và xin được tha thứ thì chúng ta mới có thể được người khác tha thứ cho.

Thú nhận tội lỗi cá nhân trong bối cảnh cộng đoàn.

Chúng ta thú nhận tội lỗi của chúng ta như một cộng đoàn, nhưng mỗi người tự nói lên tội riêng của mình, đấm ngực ăn năn và nhận ra rằng mình không xứng đáng với lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta thú nhận là mình đã có tội trong tư tưởng, trong lời nói và việc làm bởi vì tội ấy cũng đủ để gây phương hại đến người khác. Thay vào đó, chúng ta phải chọn lựa để làm điều tốt, điều lành và nên chứng nhân cho người khác rằng chúng ta là môn đệ của Chúa Kitô.

Đức Mẹ, các thiên thần và các thánh nâng đỡ chúng ta.

ĐGH Phanxicô nói rằng thật khó cho chúng ta để chấp nhận những thiếu sót của mình nhưng chúng ta phải học để thành thật thú nhận sự yếu kém này thay vì lên án người khác về những sai phạm của họ. Sau khi đã xưng thú tội lỗi của mình, chúng ta kêu nài sự bầu cử của Đức Mẹ, của các thiên thần và tất cả các thánh để nâng đỡ chúng ta trên bước đường thánh thiện và hoán cải.

Quyền năng biến đổi nhờ ân sủng Thiên Chúa.

ĐGH đề cập đến những hình thức khác của việc sám hối như là hát tiếng Hy Lạp cổ bài Kyrie eléison, hay rảy nước phép để nhắc nhở chúng ta về phép rửa tội mà chúng ta đã lãnh nhận.

ĐGH Phanxicô kết luận, bằng cách này chúng ta tham gia vào truyền thống vĩ đại của các nhận vật trong Kinh thánh như David, đứa con hoang đàng, Da-Kêu và Thánh Phêrô, những người nhận biết tội lỗi của mình, thú nhận trước Thiên Chúa với niềm tin tưởng vào quyền năng biến đổi nhờ ân sủng của Thiên Chúa.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
ĐGH Phanxicô kêu gọi Mùa chay Thánh là thời gian loại bỏ mọi hình thức tôn thờ ngẫu tượng ra khỏi cõi lòng và công việc của chúng ta.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:31 04/03/2018
Vatican News.- Trong giờ đọc kinh Truyền Tin, ĐGH đã cảnh báo chống lại việc lợi dụng những công việc bác ái được thực hiện với danh nghĩa Thiên Chúa nhưng lại nhắm vào lợi ích cá nhân và mời gọi tín hữu hãy dùng Mùa Chay Thánh này là thời gian loại bỏ mọi hình thức tôn thờ ngẫu tượng khỏi lòng trí và công việc của chúng ta.

ĐGH Phanxicô đã kêu gọi các các tín hữu tập trung tại Quảng Trường Thánh Phêrô trong giờ đọc kinh Truyền Tin vào Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Chay là hãy tránh xa sự cám dỗ của việc chỉ kiếm tìm cơ hội và quyền lợi của mình, nhưng hãy sống vì vinh quang Thiên Chúa.

Đoạn Tin Mừng hôm nay kể về câu chuyện Chúa Giê-su xua đuổi những người buôn bán và những người đổi tiền ra khỏi đền thờ Giê-ru-sa-lem, ĐGH nói rằng đây cũng chính là lời mời gọi tất cả chúng ta không được dùng đời sống của mình để đi tìm lợi nhuận cá nhân, nhưng phải đi tìm vinh quang của Thiên Chúa, đó là tình yêu.

ĐGH nói rằng hành động của Chúa Giê-su trong đền thờ là một hành động mạnh mẽ và đã gây nên sự thù hận của các nhà lãnh đạo tôn giáo và những người mà lợi nhuận kinh tế của họ bị đe dọa. Đây không phải là một hành động quá bạo lực và không cần có sự can thiệp của các nhân viên bảo vệ an ninh.

ĐGH chỉ ra rằng câu hỏi được đặt ra đối với hành động của Chúa Giê-su là quyền lực, trên thực tế người Do Thái đã hỏi Chúa Giê-su, “Ông có thể lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?” như thể là họ hỏi về bằng chứng là Ngài có thực sự hành động nhân danh Thiên Chúa.

Chúa Giê-su hiến mạng mình cho tình yêu.

ĐGH giải thích rằng khi Chúa Giê-su trả lời bằng những lời này “Các ông cứ hủy đền thờ này đi; nội trong ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại” là Ngài nói về đền thờ là thân thể của Ngài, vì Ngài hiến thân mình cho tình yêu với chính thân thể Ngài là đền thờ.

ĐGH nói ngày nay chúng ta được kêu gọi để ghi nhớ lời mạnh mẽ của Chúa Giê-su “ Đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán.”

“Những lời này giúp chúng ta tránh khỏi sự nguy hiểm là biến linh hồn chúng ta, là đền thờ nơi Chúa ngự, thành nơi buôn bán và giúp chúng ta không chỉ mãi kiếm tìm lợi nhuận mà thay vào đó biết quảng đại và nâng đỡ tình yêu.”

Tránh sự cám dỗ lợi dụng những công việc bái ái.

ĐGH nói rằng lời dạy này của Chúa Giê-su luôn thiết thực, không những đối với cộng đoàn tôn giáo, nhưng còn đối với các cá nhân, các cộng đồng dân sự và các xã hội. Thật ra, con người dễ bị cám dỗ để lợi dụng những việc tốt, ngay cả những công việc cần thiết, để thu vén cho lợi tức cá nhân, dù biết rằng nó không hợp pháp. ĐGH nói rằng đây là một nguy cơ trầm trọng, đặc biệt là khi chính Thiên Chúa và sự thờ phượng Ngài, hay việc phục vụ con người, được tạo nên theo hình ảnh Thiên Chúa, bị bóc lột.

ĐGH kết thúc bài giảng bằng lời cầu nguyện xin Mẹ Maria giúp đỡ chúng ta trong những cam kết của mình trong Mùa Chay, một cơ hội để nhận ra Chúa là Thiên Chúa của đời chúng ta, để loại bỏ mọi hình thức tôn thờ ngẫu tượng khỏi cõi lòng và công việc của chúng ta.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Đức Hồng Y Zen phê phán các cố vấn của Đức Giáo Hoàng trong vụ thương lượng với Trung Hoa
Vũ Văn An
17:18 04/03/2018
Nữ Ký Giả Elise Harris của CNA, ngày 28 tháng Hai, thuật lại việc Đức Hồng Y Joseph Zen lên tiếng chỉ trích thỏa thuận giữa Vatican và Trung Hoa về việc bổ nhiệm giám mục, coi nó như một hành vi “tự sát” và “đầu hàng không biết nhục” trước chính phủ cộng sản.

Tuy nhiên, theo ngài, vấn đề không phải là Đức Giáo Hoàng, “người rất lạc quan và đầy yêu thương” mà là các cố vấn của ngài, những người bị ám ảnh bởi chính sách bình thường hóa (Ostpolitik) nên đã “thỏa hiệp vô giới hạn” nhưng nhận lại chẳng được bao nhiêu.

Ngài cho hay Đức Phanxicô “chưa bao giờ có được một nhận thức trực tiếp nào về Đảng Cộng Sản Trung Hoa và, hơn nữa, được những người bao quanh thông tri khá tồi”.

Đặc biệt, Đức Hồng Y Zen chỉ thẳng vào Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, người mà, theo ngài, học “ở trường ngoại giao” của vị tiền nhiệm là Đức Hồng Y Agostino Casaroli, nguyên Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong các năm 1979-1990. Ngài nói rằng: Đức Hồng Y Casaroli “bị ám ảnh bởi chính sách bình thường hóa” và gọi đây là “một loại thỏa hiệp chính trị”.

Ngài cũng nói rằng cố Hồng Y Ivan Dias, nguyên Tổng Trưởng Phúc Âm Hóa các Dân Tộc, cũng chịu ảnh hưởng của Đức Hồng Y Casaroli. Bộ này giám sát việc cai quản Giáo Hội tại các khu vực gọi là “lãnh thổ truyền giáo” trên thế giới.

Qua đời năm ngoái, Đức Hồng Y Dias có một “lý lịch tuyệt vời”, từng làm Tổng Giám Mục Bombay gần 1 thập niên và rất quen thuộc với tình hình của Á Châu nói chung.

Tuy thế, vấn đề là cả Đức Hồng Y Dias lẫn Đức HY Parolin “đều hoàn toàn ăn nhịp với việc áp dụng chính sách bình thường hóa tại Trung Hoa, và [chơi] trò chơi hai mặt chống lại các chỉ thị của Đức Bênêđíctô XVI”.



Ostpolitik là tên đặt cho diễn trình chính trị nhằm bình thường hóa các mối liên hệ giữa Cộng Hòa Liên Bang Tây Đức và Cộng Hòa Dân Chủ Đông Đức, vốn phân ly vào cuối Thế Chiến II (1945).

Từ đó, thuật ngữ Ostpolitik cũng đã được sử dụng để mô tả các cố gắng của Đức Phaolô VI nhằm dùng đối thoại đạt được thỏa hiệp hay thỏa thuận với các nước Đông Âu lúc ấy đang do các chế độ Cộng Sản cai trị.

Mặc dù Đức Hồng Y Dias về hưu ở tuổi 75 còn Đức HY Parolin thì được cử làm sứ thần tại Venezuela năm 2009, nhưng Đức Hồng Y Zen nói rằng từ ngày Đức Hồng Y Parolin trở lại Vatican làm Quốc Vụ Khanh cho Đức Phanxicô năm 2013, ngài đã tiếp tục phát huy phương thức chính trị của Đức Hồng Y Casaroli đối với Trung Hoa.

Đức Hồng Y Zen cho rằng Đức Hồng Y Parolin là người tốt lành và “có khiếu ngoại giao ngoại hạng”, tuy nhiên, tiếp tục “bị ám ảnh bởi Ostpolitik... sẵn lòng ngỏ ý hợp tác, cung cấp các thông tin người ta chờ mong và giữ lại những phần gây lo lắng”.

Theo quan điểm của mình, Đức Hồng Y Zen cho rằng những người ủng hộ thỏa thuận muốn “thỏa hiệp vô giới hạn, họ sẵn lòng đầu hàng hoàn toàn”.



Căn cứ vào những điều Đức Phanxicô nói với ngài và nói với Đức Tổng Giám Mục Savio Hon, người vốn sinh ra ở Hồng Kông thời thuộc Anh và hiện là sứ thần Tòa Thánh tại Hy Lạp, Đức Hồng Y Zen nói rằng điều rõ ràng là Đức Giáo Hoàng “không biết các chi tiết” của thỏa hiệp đã được lên kế hoạch.

“Chúng ta ai cũng biết rằng các tiêu chí của Giáo Triều Rôma nhất thiết đã được Đức Giáo Hoàng chấp thuận” ngài nói thế và thêm rằng các tín hữu của lục địa Trung Hoa “không phàn nàn về Đức Giáo Hoàng vì một số hiểu lầm nào đó”.

“Nếu ngài ký bất cứ thỏa hiệp nào họ muốn, chúng ta chỉ có thể chấp nhận nó thôi, không phản đối. Nhưng trước khi ký thực sự, chúng ta có quyền đưa ra sự thật về những điều đã biết, vì việc này có thể thay đổi hướng đi và tránh các nguy hiểm trầm trọng cho Giáo Hội”.

Lời phê bình mới nhất của Đức Hồng Y Zen được công bố bằng tiếng Trung Hoa trên Blog của ngài ngày 24 tháng Hai và được dịch và đăng bằng tiếng Ý trên Blog của Sandro Magister, nhà phân tích kỳ cựu về Vatican.

Bài đăng tải trên xoay quanh cuộc đàm luận của Đức Hồng Y Zen với 1 linh mục ở Trung Hoa lục địa, tên là Cha Geng Zhanhe, người rõ ràng muốn ủng hộ thỏa hiệp.

Trong mấy tuần gần đây, tin đồn xôn xao hẳn lên về 1 thỏa hiệp có thể có. Nguồn tin thân cận với tình thế cho rằng thỏa hiệp này “rất gần kề”, cùng lắm là đầu mùa xuân. Nếu thỏa hiệp này đạt tới, người ta kỳ vọng Vatican sẽ chính thức thừa nhận 7 giám mục hiện không hiệp thông với Rôma, trong đó, có 2 hoặc 3 người bị Vatican minh nhiên phạt tuyệt thông.

Đáng lưu ý nhất là việc thỏa hiệp mới sẽ nói rõ các vai trò của chính phủ và của Vatican trong việc lựa chọn các giám mục trong tương lai. Thỏa hiệp này, có người cho rằng, sẽ tương tự như thỏa hiệp của Vatican với Việt Nam, trong đó, Tòa Thánh đề nghị 3 tên, và chính phủ Trung Hoa sẽ chọn 1 tên để được bổ nhiệm làm giám mục.

Hiện nay, mọi giám mục được Bắc Kinh nhìn nhận phải là hội viên của Hội Công Giáo Yêu Nước, và nhiều giám mục do Vatican bổ nhiệm nhưng không được chính phủ Trung Hoa nhìn nhận hay chấp thuận đã và đang bị chính phủ bách hại.

Trong đăng tải mới nhất của ngài, Đức Hồng Y Zen chỉ trích sự kiện này là trong tư cách là 1 trong hai Hồng Y người Trung Hoa, ngài không được biết một chút gì về nội dung của thỏa hiệp. Ngài viết: “chắc chắn họ không thể công bố mọi nội dung của cuộc đàm phán” nhưng trong tư cách là 1 trong hai Hồng Y Trung Hoa, “há tôi lại không có quyền được biết các nội dung hay sao?”

Thế nhưng, cho dù các nội dung của thỏa hiệp được mọi người biết đến đi nữa, “chúng ta có nên chỉ ngồi chờ và bó tay và phê phán khi nó đã hoàn tất hay không?”

Đức Hồng Y Zen viết rằng “việc chọn lựa dân chủ” các tân giám mục ở Trung Hoa bởi “hội đồng giám mục bất hợp pháp” sẽ có nghĩa là thực ra chính phủ mới là người chọn lựa các giáo phẩm, do đó, “lời sau cùng” của Đức Giáo Hoàng “không thể cứu được chức năng của ngài; tính hình thức trong việc duy trì thẩm quyền giáo hoàng sẽ che dấu sự kiện này: thẩm quyền thực sự trong việc bổ nhiệm giám mục sẽ đặt trong tay của một chính phủ vô thần”. Nếu Đức Phanxicô ký thỏa thuận vào ngày mai, Đức Hồng Y Zen cho biết ngài sẽ "không chỉ trích", dù không hiểu quyết định này. Nhưng cho đến lúc đó, "Tôi có bổn phận nói lớn tiếng theo lương tâm của tôi, tôi có quyền nhắc lại rằng đây là một thỏa thuận xấu!”



Ngài lưu ý rằng Trung Hoa ngày càng thắt chặt sự kìm kẹp của họ lên các hoạt động tôn giáo nói chung, và chỉ rõ rằng cuộc đàn áp mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2, trong nhiều điều, có điều cấm mọi người dưới 18 tuổi tham gia các buổi lễ tôn giáo. Cũng cấm việc tổ chức bất cứ hoạt động nhóm trẻ hoặc trại hè nào, dù cho không tổ chức tại nhà thờ.

Hỏi tại sao chính phủ Trung Hoa lại đột ngột trở nên quá nghiêm khắc đối với giáo hội hầm trú sau nhiều năm làm ngơ, Đức Hồng Y Zen cho biết điều này là bởi vì "Toà Thánh đang giúp tay để các nhà chức trách của chính phủ làm thế".

Trả lời lập luận cho rằng nếu không đạt được thỏa thuận, thì chính phủ Trung Hoa vẫn ngày càng bổ nhiệm thêm nhiều giám mục bất hợp pháp, cuối cùng dẫn đến ly giáo, Đức Hồng Y Zen cho biết việc để chính phủ kiểm soát Giáo Hội ở Trung Quốc độc lập với Toà thánh đã có tính ly giáo rồi.

Ngài hỏi: "Liệu có phải là [ly giáo] chỉ vì có sự gia tăng con số giám mục bất hợp pháp hay không? Liệu có tệ hơn không nếu Đức Giáo Hoàng phải chấp nhận các giám mục được chính phủ chọn và Giáo hội bị chính phủ kiểm soát?"

Đức Hồng Y Zen sau đó đề cập đến một nhận định của Cha Geng khi vị này nghĩ rằng mặc dù có vẻ như bất công khi yêu cầu các giám mục hợp pháp phải nhường chỗ cho các vị bất hợp pháp, điều mà Vatican đã làm trong ít nhất hai trường hợp, thì cũng bất công không kém khi Chúa Cha yêu cầu Con duy nhất của Người chết trên thập giá.

Đức Hồng Y Zen nói rằng "Đúng là Chúa Cha đã hy sinh Chúa Con nhưng chính con người đã đóng đinh Người," Đức Hồng Y Zen viết thế, và nhắc đến câu Thánh Kinh trong đó, Chúa Giêsu nói với Philatô rằng "những người trao nộp tôi có tội lớn hơn".

Đức Hồng Y Zen cho biết: "Tất cả những ai làm Người phải chết đều có tội. Chắc chắn Chúa Kitô tha thứ cho họ, nhưng họ đã không trở thành tông đồ."

"Cha Geng", ngài viết, có ý nói đến vị linh mục và việc vị này chấp nhận thỏa hiệp, "không biết phải phân biệt ra sao giữa việc mua bán hèn hạ và bị áp bức đau đớn, giữa việc tự nguyện tự tử và vết thương phải chịu, giữa việc đầu hàng không biết nhục và thất bại ê chề. Thật đáng buồn! "
 
Top Stories
32 Vietnamese bishops on their ad limina apostolorum visit
J.B. An Dang
16:41 04/03/2018
Pope Francis receives on Monday, March 5, 2018, 32 bishops of the Episcopal Conference of Vietnam on their “ad limina” visit in the Vatican.

The Vietnamese bishops last made an ad limina visit in June 2009 with Pope Benedict XVI.

In their ad limina apostolorum – “to the tomb of the apostles” – visit, Vietnamese bishops visited and celebrated their first Mass at the chapel of The Chair of Peter next to tomb of St. Peter on Saturday, March 3.

Presiding the Mass, Archbishop Joseph Nguyễn Chí Linh of Huế, the President of the Episcopal Conference expressed bishops’ joy to be in Rome to show deep links of fidelity and love that the faithful in Vietnam feel for the Church and for the Pope, asking the congregation to pray intensely for the universal Church and the Church in Vietnam, in particular.

In his homily on the Prodigal Son parable, Bishop Joseph Nguyễn Năng, the Vice-President of the Episcopal Conference urged the reconciliation to God as the pre-requisite for the communion in the Church that, in turn, gives impetus to missionary zeal.

“At the tomb of St. Peter, inspired by the parable in today’s Gospel, the command to proclaim the Good News throughout the world (ad gentes) resonates intensively across the Church in Vietnam”, the prelate said.

Challenges and difficulties are always being there on the road of mission, each age has its own problems, he continued, emphasizing that the main obstacles are not external hurdles rather than the inner attitude of Christ’s disciples who choose to withdraw inside the walls of the Church.

As a matter of fact, among the population of 96,160,000, the Catholic proportion has fallen to 6.6% [1] from a known estimation of 10% in early decades of twentieth century. The Church in Vietnam has 26 dioceses, including three archdioceses, with 2228 parishes and 2668 priests [2]

Since the mid-1980s, Vietnam has made a shift from a highly centralized command economy to market-oriented economy resulting in large amounts of foreign investment have been poured into the country. However, investors seem to focus mainly on major cities that meet their needs. Therefore, over the last decade, the Church has been puzzled by a great internal youth migration phenomenon. Among crucial problems facing the Church is an appropriate pastoral care for young internal migrants, who are attracted by the metropolies to find jobs or to continue their advanced studies. They are facing great risks of being uprooted from their local traditions and faith, and not being able to seek ethical advice and practical directives.

Nowsaday, with vidid memories of persecutions that continually erupt now and then, here and there, Catholics are greatly concerned by rumors on an imminent deal between Vatican and Peking that might result in more polical control over the hierarchy of the neighbour Church of China.

As the Vietnamese government depends increasingly on the Chinese regime, in a domino effect, it would be more likely to follow its Chinese counterpart to ask for more controls on the appointment of bishops in Vietnam, especially if its Master puts pressures to force it to do so.
[1] CIA – The World Fact – Vietnam

[2] Wiki - Catholic Church in Vietnam
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh bữa cơm gây quỹ của Cộng đoàn Saint Martine de Porres, Melbourne
Trần Văn Minh
03:52 04/03/2018
Melbourne, lúc 7 giờ tối Thứ Bảy 3/3/2018. Tại hội trường giáo xứ Saint Martine de Porres, vùng Avondale Height, Melbourne. Cộng đoàn Việt Nam thuộc giáo xứ đã tổ chức bữa cơm gây quỹ nhân dịp Xuân Mậu Tuất. Xin mời xem một số hình ảnh của bữa cơm gây quỹ.

Xem hình