Phụng Vụ - Mục Vụ
Tình yêu của Chúa cho ta nghị lực
Lm. Vũ Xuân Hạnh
10:20 05/03/2016
TÌNH YÊU CỦA CHÚA CHO TA NGHỊ LỰC
Chúa Nhật THỨ IV MÙA CHAY NĂM C
Tuần rồi, dựa trên Lời Chúa Giêsu: “Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, các ngươi sẽ bị hủy diệt”, chúng ta đề nghị nhau, mỗi người tự tin nơi bản thân, để hun đúc nghị lực, hun đúc ý chí, trở về với Thiên Chúa.
Hôm nay chúng ta hướng tới một đề nghị cao quý hơn, làm cơ sở cho sự ăn năn thống hối, đó là: Hãy cậy dựa vào lòng thương xót của Thiên Chúa, mà trở về với Người. Một mặt tin vào khả năng sám hối của chính mình, nhưng mặt khác, hãy nhớ lại lòng thương xót của Chúa để làm cho nghị lực nơi ta dồi dào hơn, ý chí mạnh mẽ hơn.
Tình thương của Thiên Chúa là một tình yêu chờ đợi, tình yêu tha thứ. Chỉ cần con người mở lòng ra đón nhận là gặp được tình yêu đó thôi. Dụ ngôn người cha nhân hậu được suy niệm trong Chúa Nhật thứ IV mùa Chay này là bằng chứng cho tình yêu ấy.
Một người cha có hai đứa con. Một hôm đứa con thứ đòi chia gia tài cho nó. Thế là gói trọn gia tài cha chia cho, người con thứ đã quên tất cả tình yêu, sự chiều chuộng của cha, bỏ đi biệt tăm. Thái độ bỏ đi ấy cho thấy lòng phản bội của người con thứ.
Từ bỏ cha đã vậy, anh còn lao mình vào những trò chơi xa xỉ, đầy tội lỗi. Cuối cùng, không còn một đồng nào dính túi. Vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Anh ta trở thành một kẻ tự đánh mất hết giá trị con người của mình: đói quá, đi xin người ta để được chăn heo!
Nhưng giá trị của một con người bị đánh mất ấy vẫn chưa dừng, nó càng tuột dốc và lao nhanh. Nó lao tới một nỗi nhục lớn hơn: thọc tay vào máng heo ăn, lấy cám heo bỏ vào miệng, muốn cùng ăn chung với heo, vậy mà một miếng, người ta cũng không cho.
Đọc Tin Mừng, tôi thấy thánh Luca dùng danh từ còn nặng nề hơn hai từ “cám heo”, để diễn tả nỗi nhục nhã quá sức, không thể tưởng tượng. Một nỗi nhục khôn cùng: “cặn bã”. Thánh Luca viết: “Nó muốn ăn những đồ cặn bã heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho”!
Đó là bài học đáng giá để ta lưu tâm suy nghĩ. Vì khi lìa bỏ Chúa, trầm mình trong tội lỗi, khoái lạc, dục vọng, người ta chỉ chuốc lấy nỗi nhục nhã ê chề, chuốc lấy sự mất bình an không thể có gì bù đắp được.
Nỗi nhục nhã này quá lớn. Nó cướp mất tất cả những gì là nhân vị của một con người. Biến kẻ lao mình vào làm bạn với nó trở nên ngang hàng với thú vật. Thậm chí còn không bằng. Bởi muốn ngang hàng với thú khi cùng ăn “cặn bã” với nó mà “cũng không ai cho”.
Nhưng rất may cho người con thứ. Anh có một người cha quá nhân từ, để trong lúc ngặt nghèo này, anh còn có chỗ mà dựa dẫm. Tình yêu của người cha nung nấu nghị lực và làm sống lại ý chí nơi người con thứ. Đó là sức mạnh vững chắc để anh tìm về gặp cha của anh.
Người con thứ có dư kinh nghiệm về lòng yêu thương của cha. Người con thứ biết rằng, dù anh có bỏ cha, bỏ nhà ra đi, sống một đời sống bê tha tội lỗi, thì tình yêu nơi cha của anh còn lớn hơn, mạnh hơn mọi sự phản bội, mọi vong ân, mọi tội lỗi mà anh đã gây ra.
Trong khi người con thứ ngụp lặn trong thế giới tự do xấu xa của riêng mình, người cha vẫn một lòng chờ đợi không mệt mỏi, một lòng hy vọng nơi con không hề hối tiếc. Rồi khi người con nghịch phản ấy trở về, từ đàng xa, người cha đã nhìn thấy con trai ông trước khi nó nhìn thấy cha nó. Người cha không hề nhớ tội của con mà chỉ nhớ con. Người cha không mảy may nghĩ tới việc con làm, điều con sống, mà chỉ nhất mực tha thứ. Con trai mình còn chưa kịp nói một lời xin lỗi, người cha đã đon đả đón chào.
Kinh nghiệm lớn lao về tình yêu của cha, đúng hơn, người con thứ quá kinh nghiệm về một biển trời yêu thương, anh đã cậy dựa vào biển trời yêu thương ấy mà có đủ sức mạnh để hồi tâm, đủ can đảm và nghị lực trở về cùng cha. Tình yêu của người cha chính là ý chí, là nghị lực của đứa con. Trong cơn tủi nhục ê chề, người con thứ đã hối hận. Và trong cơn hối hận, người con thứ nhìn thấy tình yêu của cha sáng như ngọn hải đăng rọi chiếu tâm hồn anh, để với ngọn đèn tình yêu ấy, lòng anh bừng lên ý chí trở về với cha. Phúc thật cho người con thứ vì lòng cha yêu anh.
Hình ảnh người cha vô cùng nhân hậu ấy, chính là Thiên Chúa. Hai người con chính là hình ảnh của chúng ta. Nơi bản thân mỗi người mang vóc dáng của cả hai người con. Có lúc mình trung thành lắm, nhưng cũng có lúc chẳng trung thành chút nào.
Nhưng với hình ảnh người con thứ là một bài học lớn về ý chí, nghị lực và sự hồi tâm, ta hãy học lấy mà nhận ra tình yêu cao vời vợi của Thiên Chúa, một tình yêu không hề so đo, tính toán, nhưng luôn là tình yêu chung thủy, rộng lượng và khoang dung đến mức chúng ta không thể hiểu nổi, chỉ có thể cảm nghiệm và cố gắng sống sao cho xứng đáng…
Tình yêu của người cha trong dụ ngôn đã nắn đúc nên nghị lực, rèn lại ý chí nơi người con thứ. Cũng vậy, tình yêu của Thiên Chúa hãy là chỗ dựa của chúng ta, làm dậy lên ý chí và nghị lực cho cả một kiếp sống làm người của mình. Vì phúc thật của người con trong dụ ngôn, cũng chính là phúc thật của bạn và tôi trong thân phận mong manh của một kiếp người: phúc thật cho chúng ta vì Thiên Chúa yêu chúng ta.
Vậy, nhận lãnh mối phúc ấy, dù biết rằng, đã nhiều lần mình yếu lòng, nhiều lúc không đủ nghị lực thắng cám dỗ, bạn và tôi hãy nhớ lại dụ ngôn người cha nhân hậu này, để khám phá lại lòng thương xót của Chúa mà cậy dựa vào lòng thương xót ấy, trở về với Người.
Chính khi ta hồi tâm nhớ lại lòng Chúa yêu thương, rồi tin tưởng, cậy dựa vào tình yêu ấy, chắc chắn, tâm hồn mình sẽ tăng thêm nghị lực, giàu thêm ý chí, giúp ta can đảm làm lại tương quan với Chúa và với anh em, bằng sự nỗ lực xa tránh cám dỗ, xa tránh dịp tội.
Chỉ cần trở về với Chúa, qua việc lãnh nhận bí tích giao hòa, Chúa sẽ tha thứ hết. Không chỉ tha thứ, Người còn quên hết quá khứ của ta, giống như người cha tha thứ và đón nhận đứa con hư hỏng của mình.
Phúc thật cho bạn và cho tôi, vì Chúa yêu chúng ta!
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Chúa Nhật THỨ IV MÙA CHAY NĂM C
Tuần rồi, dựa trên Lời Chúa Giêsu: “Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, các ngươi sẽ bị hủy diệt”, chúng ta đề nghị nhau, mỗi người tự tin nơi bản thân, để hun đúc nghị lực, hun đúc ý chí, trở về với Thiên Chúa.
Hôm nay chúng ta hướng tới một đề nghị cao quý hơn, làm cơ sở cho sự ăn năn thống hối, đó là: Hãy cậy dựa vào lòng thương xót của Thiên Chúa, mà trở về với Người. Một mặt tin vào khả năng sám hối của chính mình, nhưng mặt khác, hãy nhớ lại lòng thương xót của Chúa để làm cho nghị lực nơi ta dồi dào hơn, ý chí mạnh mẽ hơn.
Tình thương của Thiên Chúa là một tình yêu chờ đợi, tình yêu tha thứ. Chỉ cần con người mở lòng ra đón nhận là gặp được tình yêu đó thôi. Dụ ngôn người cha nhân hậu được suy niệm trong Chúa Nhật thứ IV mùa Chay này là bằng chứng cho tình yêu ấy.
Một người cha có hai đứa con. Một hôm đứa con thứ đòi chia gia tài cho nó. Thế là gói trọn gia tài cha chia cho, người con thứ đã quên tất cả tình yêu, sự chiều chuộng của cha, bỏ đi biệt tăm. Thái độ bỏ đi ấy cho thấy lòng phản bội của người con thứ.
Từ bỏ cha đã vậy, anh còn lao mình vào những trò chơi xa xỉ, đầy tội lỗi. Cuối cùng, không còn một đồng nào dính túi. Vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Anh ta trở thành một kẻ tự đánh mất hết giá trị con người của mình: đói quá, đi xin người ta để được chăn heo!
Nhưng giá trị của một con người bị đánh mất ấy vẫn chưa dừng, nó càng tuột dốc và lao nhanh. Nó lao tới một nỗi nhục lớn hơn: thọc tay vào máng heo ăn, lấy cám heo bỏ vào miệng, muốn cùng ăn chung với heo, vậy mà một miếng, người ta cũng không cho.
Đọc Tin Mừng, tôi thấy thánh Luca dùng danh từ còn nặng nề hơn hai từ “cám heo”, để diễn tả nỗi nhục nhã quá sức, không thể tưởng tượng. Một nỗi nhục khôn cùng: “cặn bã”. Thánh Luca viết: “Nó muốn ăn những đồ cặn bã heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho”!
Đó là bài học đáng giá để ta lưu tâm suy nghĩ. Vì khi lìa bỏ Chúa, trầm mình trong tội lỗi, khoái lạc, dục vọng, người ta chỉ chuốc lấy nỗi nhục nhã ê chề, chuốc lấy sự mất bình an không thể có gì bù đắp được.
Nỗi nhục nhã này quá lớn. Nó cướp mất tất cả những gì là nhân vị của một con người. Biến kẻ lao mình vào làm bạn với nó trở nên ngang hàng với thú vật. Thậm chí còn không bằng. Bởi muốn ngang hàng với thú khi cùng ăn “cặn bã” với nó mà “cũng không ai cho”.
Nhưng rất may cho người con thứ. Anh có một người cha quá nhân từ, để trong lúc ngặt nghèo này, anh còn có chỗ mà dựa dẫm. Tình yêu của người cha nung nấu nghị lực và làm sống lại ý chí nơi người con thứ. Đó là sức mạnh vững chắc để anh tìm về gặp cha của anh.
Người con thứ có dư kinh nghiệm về lòng yêu thương của cha. Người con thứ biết rằng, dù anh có bỏ cha, bỏ nhà ra đi, sống một đời sống bê tha tội lỗi, thì tình yêu nơi cha của anh còn lớn hơn, mạnh hơn mọi sự phản bội, mọi vong ân, mọi tội lỗi mà anh đã gây ra.
Trong khi người con thứ ngụp lặn trong thế giới tự do xấu xa của riêng mình, người cha vẫn một lòng chờ đợi không mệt mỏi, một lòng hy vọng nơi con không hề hối tiếc. Rồi khi người con nghịch phản ấy trở về, từ đàng xa, người cha đã nhìn thấy con trai ông trước khi nó nhìn thấy cha nó. Người cha không hề nhớ tội của con mà chỉ nhớ con. Người cha không mảy may nghĩ tới việc con làm, điều con sống, mà chỉ nhất mực tha thứ. Con trai mình còn chưa kịp nói một lời xin lỗi, người cha đã đon đả đón chào.
Kinh nghiệm lớn lao về tình yêu của cha, đúng hơn, người con thứ quá kinh nghiệm về một biển trời yêu thương, anh đã cậy dựa vào biển trời yêu thương ấy mà có đủ sức mạnh để hồi tâm, đủ can đảm và nghị lực trở về cùng cha. Tình yêu của người cha chính là ý chí, là nghị lực của đứa con. Trong cơn tủi nhục ê chề, người con thứ đã hối hận. Và trong cơn hối hận, người con thứ nhìn thấy tình yêu của cha sáng như ngọn hải đăng rọi chiếu tâm hồn anh, để với ngọn đèn tình yêu ấy, lòng anh bừng lên ý chí trở về với cha. Phúc thật cho người con thứ vì lòng cha yêu anh.
Hình ảnh người cha vô cùng nhân hậu ấy, chính là Thiên Chúa. Hai người con chính là hình ảnh của chúng ta. Nơi bản thân mỗi người mang vóc dáng của cả hai người con. Có lúc mình trung thành lắm, nhưng cũng có lúc chẳng trung thành chút nào.
Nhưng với hình ảnh người con thứ là một bài học lớn về ý chí, nghị lực và sự hồi tâm, ta hãy học lấy mà nhận ra tình yêu cao vời vợi của Thiên Chúa, một tình yêu không hề so đo, tính toán, nhưng luôn là tình yêu chung thủy, rộng lượng và khoang dung đến mức chúng ta không thể hiểu nổi, chỉ có thể cảm nghiệm và cố gắng sống sao cho xứng đáng…
Tình yêu của người cha trong dụ ngôn đã nắn đúc nên nghị lực, rèn lại ý chí nơi người con thứ. Cũng vậy, tình yêu của Thiên Chúa hãy là chỗ dựa của chúng ta, làm dậy lên ý chí và nghị lực cho cả một kiếp sống làm người của mình. Vì phúc thật của người con trong dụ ngôn, cũng chính là phúc thật của bạn và tôi trong thân phận mong manh của một kiếp người: phúc thật cho chúng ta vì Thiên Chúa yêu chúng ta.
Vậy, nhận lãnh mối phúc ấy, dù biết rằng, đã nhiều lần mình yếu lòng, nhiều lúc không đủ nghị lực thắng cám dỗ, bạn và tôi hãy nhớ lại dụ ngôn người cha nhân hậu này, để khám phá lại lòng thương xót của Chúa mà cậy dựa vào lòng thương xót ấy, trở về với Người.
Chính khi ta hồi tâm nhớ lại lòng Chúa yêu thương, rồi tin tưởng, cậy dựa vào tình yêu ấy, chắc chắn, tâm hồn mình sẽ tăng thêm nghị lực, giàu thêm ý chí, giúp ta can đảm làm lại tương quan với Chúa và với anh em, bằng sự nỗ lực xa tránh cám dỗ, xa tránh dịp tội.
Chỉ cần trở về với Chúa, qua việc lãnh nhận bí tích giao hòa, Chúa sẽ tha thứ hết. Không chỉ tha thứ, Người còn quên hết quá khứ của ta, giống như người cha tha thứ và đón nhận đứa con hư hỏng của mình.
Phúc thật cho bạn và cho tôi, vì Chúa yêu chúng ta!
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Tình cha hậu hỉ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:22 05/03/2016
TÌNH CHA HẬU HỈ
(Chúa Nhật IV Mùa Chay C)
Dưới góc nhìn tình yêu thì người ta có thể nói rằng đoạn Tin Mừng của thánh sử Luca tường thuật câu chuyện kể của Chúa Giêsu về “người con hoang đàng” là đỉnh cao của chữ tình. Người ta còn nói rằng nếu chọn một chương tiêu biểu trong Tin Mừng thánh sử Luca thì chương XV phải được ưu tiên. Và trong chương ấy nếu chọn một vài câu thì bài trích Tin Mừng trong Chúa Nhật IV mùa Chay C đáng phải được chọn làm tiêu biểu.
Nói về chữ tình thì cái tựa đề cũ “người con hoang đàng” hay “đứa con phung phá” không thể lột tả hết. Hẳn nhiên điều này được minh chứng qua động cơ trở về của anh ta là chỉ muốn được no cái bụng. Ngày nay người ta đổi tựa đề câu chuyện kể của Chúa Cứu Thế thành “người cha nhân hậu”. Theo thiển ý cái tựa đề này diễn tả nội dung câu chuyện khá hoàn hảo. Tuy nhiên xin được mạo muội góp một cái nhìn khi thêm một tựa đề đó là “tình cha hậu hỉ”.
Hai từ hậu hỉ gợi mở cho chúng ta cảm nhận sự dư tràn vượt quá mong ước. Quả thật câu chuyện kể của Chúa Giêsu đã khiến người đương thời và cả chúng ta hôm nay chưng hững vì nhiều điều. “Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng”. Và người cha đã chia của cải cho hai con”. Theo luật bấy giờ, người con chỉ được nhận gia tài khi cha đã khuất. Đang sống sờ sờ thế mà một đứa con muốn mình như đã chết. Không sao. Đã khuất trước một đứa con thì sẵn sàng khuất bóng trước cả đứa còn lại. Nước từ trên chảy xuống. Miễn sao con cái được sống thì sự sống của mình vẫn tồn tại. Từng có đó nhiều người cha, người mẹ thanh thản nhắm mắt lìa đời khi thấy con cái đã thành gia thất.
Dù khuất bóng nhưng lòng người cha vẫn mãi dõi theo bước chân con cái mình. Đứa con như vô đạo, bất hiếu có ngờ đâu cha anh vẫn ngóng trông anh từng giờ, từng ngày, trong khi anh đang mãi mê ăn chơi sa đọa. Cái gì đến rồi sẽ đến. Chuyện gieo gió, gặt bão là lẽ như tất nhiên. Lá rụng về cội là điều thường có. Trong thân phận của kẻ hèn kém hơn cả loài heo, người con đi hoang mới chợt bừng tỉnh. “Biết bao người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha…” Chẳng biết anh ta có chút tình nào với người cha già, nhưng sự vị kỷ là có đó: về với cha chỉ vì miếng ăn, chỉ vì cái bụng. Kẻ gian thường tỏ vẻ ngoan. Để che giấu sự vị kỷ của mình, người con hoang đàng đã nhẩm đi nhẩm lại cho thuộc lòng câu thưa thoặt nghe dễ mủi lòng: “Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy”.
Không sao cả, miễn là con ta đi xa nay trở về, đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy. Dù là tấm thân gầy gò đầy bụi bẩn, lẫn mùi phân hôi của loài nhơ uế, nhưng chính là con của ta. Người cha đã vội chạy đến ôm cổ đứa con, hôn lấy hôn để. Vòng tay âu yếm, những nụ hôn yêu thương đã xóa đi mọi cách ngăn sạch nhơ, sang hèn. Có nhiều điều dường như là không thể với khả năng con người, nhưng đều là có thể khi tình yêu hiện diện. Tình yêu mạnh hơn cả sự chết!
Chẳng đợi con dứt câu xưng thú, chẳng cần biết quá khứ của con như thế nào, hôm nay, giờ này, con hiện diện ở đây là đủ. “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng”. Tình người cha, một mối tình bao la đủ làm cho người con nên thanh sạch hơn mọi thứ nước tự nhiên. Cái tình ấy đã được chuẩn bị từ lâu qua con chiên được vỗ béo mà hẳn các gia nhân vốn thừa hiểu.
“Con ta đây đã chết mà nay sống lại.” Có con rồi mới có cha. Có cháu rồi mới có ông, có bà. Sự sống chết của người cha như lệ thuộc vào sự sống chết của đứa con. Đến đây chúng ta mới hiểu sự sâu xa lời của một giáo phụ: “Vinh quang của Thiên Chúa là sự sống của con người”. Thế gian này là chi? loài người là gì? Thảy đều là loài thọ tạo. Thế nhưng Thiên Chúa đã chọn làm hình ảnh của chính Người (x.St 1,27). Và Người đã yêu thương nó đến độ đã ban chính Con Một để cho nó được sống và sống dồi dào. (x.Ga 3,16). Vậy ta có thể nói rằng Thiên Chúa không thể bỏ con người, không thể bỏ bất cứ một ai, nếu Người thực sự là Thiên Chúa.
Thánh sử Luca cho chúng ta hay chính vì những lời xầm xì của nhiều người Pharisiêu và luật sĩ khi thấy những người thu thuế và người tội lỗi lui tới với Chúa Giêsu mà Người đã kể câu chuyện này. Họ cảm thấy khó chịu vì tình Chúa quá hậu hỉ. Họ ganh tị vì thấy tình Chúa như không công bằng. Bọn thu thuế và mấy người tội lỗi kia không đáng được yêu. Và cách mặc nhiên họ cho rằng chỉ mình họ mới xứng đáng. Đằng sau lòng ganh tương đố kỵ luôn có bóng dáng của thần dữ.
Chúa Giêsu đã cảnh giác những tâm hồn đố kỵ ganh tương bằng hình ảnh người con cả trong câu chuyện. Dù đang ở trong nhà nhưng anh ta hành xử như là kẻ làm tôi. Anh còn tự loại mình ra khỏi tình cha, khi không nhìn nhận người em của mình. “Còn thằng con của cha kia…”. Loại bỏ tha nhân, không nhận nhau là anh em một nhà, thì vô tình chúng ta tự loại mình ra khỏi tình Cha trên trời, Đấng từ bi nhân hậu, cho mưa rơi đều trên người công chính lẫn kẻ bất lương, cho mặt trời mọc lên soi sáng người thánh thiện và người tội lỗi, Đấng không bao giờ muốn cho kẻ gian ác phải chết nhưng tìm mọi cách để họ ăn năn sám hối và được sống .
Tình Chúa thật bao la hay tình cha luôn hậu hỉ. Trong tình Chúa, không có sự gì là không thể. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể hưởng nhận tình Cha trên trời, nếu chúng ta biết ngửa tay đón nhận. Chỉ một lời khẩn xin: “Thưa Ngài, khi nào về nước Ngài, xin hãy nhớ đến tôi”, thì hạnh phúc Nước Trời đã được ban cho người gian phi bị treo bên phải Chúa Giêsu năm xưa ngay ngày hôm ấy (x.Lc 23,29-43). Nhưng cũng xin đừng quên chân lý này: không ai hưởng hạnh phúc Nước Trời một mình. Rất có thể chính ta tự đóng đinh số phận của mình, nếu ta loại bỏ tha nhân ra khỏi nghĩa tình huynh đệ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật IV Mùa Chay C)
Dưới góc nhìn tình yêu thì người ta có thể nói rằng đoạn Tin Mừng của thánh sử Luca tường thuật câu chuyện kể của Chúa Giêsu về “người con hoang đàng” là đỉnh cao của chữ tình. Người ta còn nói rằng nếu chọn một chương tiêu biểu trong Tin Mừng thánh sử Luca thì chương XV phải được ưu tiên. Và trong chương ấy nếu chọn một vài câu thì bài trích Tin Mừng trong Chúa Nhật IV mùa Chay C đáng phải được chọn làm tiêu biểu.
Nói về chữ tình thì cái tựa đề cũ “người con hoang đàng” hay “đứa con phung phá” không thể lột tả hết. Hẳn nhiên điều này được minh chứng qua động cơ trở về của anh ta là chỉ muốn được no cái bụng. Ngày nay người ta đổi tựa đề câu chuyện kể của Chúa Cứu Thế thành “người cha nhân hậu”. Theo thiển ý cái tựa đề này diễn tả nội dung câu chuyện khá hoàn hảo. Tuy nhiên xin được mạo muội góp một cái nhìn khi thêm một tựa đề đó là “tình cha hậu hỉ”.
Hai từ hậu hỉ gợi mở cho chúng ta cảm nhận sự dư tràn vượt quá mong ước. Quả thật câu chuyện kể của Chúa Giêsu đã khiến người đương thời và cả chúng ta hôm nay chưng hững vì nhiều điều. “Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng”. Và người cha đã chia của cải cho hai con”. Theo luật bấy giờ, người con chỉ được nhận gia tài khi cha đã khuất. Đang sống sờ sờ thế mà một đứa con muốn mình như đã chết. Không sao. Đã khuất trước một đứa con thì sẵn sàng khuất bóng trước cả đứa còn lại. Nước từ trên chảy xuống. Miễn sao con cái được sống thì sự sống của mình vẫn tồn tại. Từng có đó nhiều người cha, người mẹ thanh thản nhắm mắt lìa đời khi thấy con cái đã thành gia thất.
Dù khuất bóng nhưng lòng người cha vẫn mãi dõi theo bước chân con cái mình. Đứa con như vô đạo, bất hiếu có ngờ đâu cha anh vẫn ngóng trông anh từng giờ, từng ngày, trong khi anh đang mãi mê ăn chơi sa đọa. Cái gì đến rồi sẽ đến. Chuyện gieo gió, gặt bão là lẽ như tất nhiên. Lá rụng về cội là điều thường có. Trong thân phận của kẻ hèn kém hơn cả loài heo, người con đi hoang mới chợt bừng tỉnh. “Biết bao người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha…” Chẳng biết anh ta có chút tình nào với người cha già, nhưng sự vị kỷ là có đó: về với cha chỉ vì miếng ăn, chỉ vì cái bụng. Kẻ gian thường tỏ vẻ ngoan. Để che giấu sự vị kỷ của mình, người con hoang đàng đã nhẩm đi nhẩm lại cho thuộc lòng câu thưa thoặt nghe dễ mủi lòng: “Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy”.
Không sao cả, miễn là con ta đi xa nay trở về, đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy. Dù là tấm thân gầy gò đầy bụi bẩn, lẫn mùi phân hôi của loài nhơ uế, nhưng chính là con của ta. Người cha đã vội chạy đến ôm cổ đứa con, hôn lấy hôn để. Vòng tay âu yếm, những nụ hôn yêu thương đã xóa đi mọi cách ngăn sạch nhơ, sang hèn. Có nhiều điều dường như là không thể với khả năng con người, nhưng đều là có thể khi tình yêu hiện diện. Tình yêu mạnh hơn cả sự chết!
Chẳng đợi con dứt câu xưng thú, chẳng cần biết quá khứ của con như thế nào, hôm nay, giờ này, con hiện diện ở đây là đủ. “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng”. Tình người cha, một mối tình bao la đủ làm cho người con nên thanh sạch hơn mọi thứ nước tự nhiên. Cái tình ấy đã được chuẩn bị từ lâu qua con chiên được vỗ béo mà hẳn các gia nhân vốn thừa hiểu.
“Con ta đây đã chết mà nay sống lại.” Có con rồi mới có cha. Có cháu rồi mới có ông, có bà. Sự sống chết của người cha như lệ thuộc vào sự sống chết của đứa con. Đến đây chúng ta mới hiểu sự sâu xa lời của một giáo phụ: “Vinh quang của Thiên Chúa là sự sống của con người”. Thế gian này là chi? loài người là gì? Thảy đều là loài thọ tạo. Thế nhưng Thiên Chúa đã chọn làm hình ảnh của chính Người (x.St 1,27). Và Người đã yêu thương nó đến độ đã ban chính Con Một để cho nó được sống và sống dồi dào. (x.Ga 3,16). Vậy ta có thể nói rằng Thiên Chúa không thể bỏ con người, không thể bỏ bất cứ một ai, nếu Người thực sự là Thiên Chúa.
Thánh sử Luca cho chúng ta hay chính vì những lời xầm xì của nhiều người Pharisiêu và luật sĩ khi thấy những người thu thuế và người tội lỗi lui tới với Chúa Giêsu mà Người đã kể câu chuyện này. Họ cảm thấy khó chịu vì tình Chúa quá hậu hỉ. Họ ganh tị vì thấy tình Chúa như không công bằng. Bọn thu thuế và mấy người tội lỗi kia không đáng được yêu. Và cách mặc nhiên họ cho rằng chỉ mình họ mới xứng đáng. Đằng sau lòng ganh tương đố kỵ luôn có bóng dáng của thần dữ.
Chúa Giêsu đã cảnh giác những tâm hồn đố kỵ ganh tương bằng hình ảnh người con cả trong câu chuyện. Dù đang ở trong nhà nhưng anh ta hành xử như là kẻ làm tôi. Anh còn tự loại mình ra khỏi tình cha, khi không nhìn nhận người em của mình. “Còn thằng con của cha kia…”. Loại bỏ tha nhân, không nhận nhau là anh em một nhà, thì vô tình chúng ta tự loại mình ra khỏi tình Cha trên trời, Đấng từ bi nhân hậu, cho mưa rơi đều trên người công chính lẫn kẻ bất lương, cho mặt trời mọc lên soi sáng người thánh thiện và người tội lỗi, Đấng không bao giờ muốn cho kẻ gian ác phải chết nhưng tìm mọi cách để họ ăn năn sám hối và được sống .
Tình Chúa thật bao la hay tình cha luôn hậu hỉ. Trong tình Chúa, không có sự gì là không thể. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể hưởng nhận tình Cha trên trời, nếu chúng ta biết ngửa tay đón nhận. Chỉ một lời khẩn xin: “Thưa Ngài, khi nào về nước Ngài, xin hãy nhớ đến tôi”, thì hạnh phúc Nước Trời đã được ban cho người gian phi bị treo bên phải Chúa Giêsu năm xưa ngay ngày hôm ấy (x.Lc 23,29-43). Nhưng cũng xin đừng quên chân lý này: không ai hưởng hạnh phúc Nước Trời một mình. Rất có thể chính ta tự đóng đinh số phận của mình, nếu ta loại bỏ tha nhân ra khỏi nghĩa tình huynh đệ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Thiên Chúa - Một tình yêu
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
10:39 05/03/2016
Thiên Chúa – MỘT TÌNH YÊU
Chúa Nhật IV MÙA CHAY NĂM C
Dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” (Lc 15:11-24) hay còn gọi là dụ ngôn “Đứa Con Hoang Đàng”, tùy theo cái nhìn của mỗi người, là đoạn kinh thánh mô tả việc ăn năn trở về với Thiên Chúa của người tội lỗi, và mô tả việc Thiên Chúa tha thứ cho con người một cách ngoạn mục. Thiên Chúa đã tha thứ ngay cả khi con người còn chưa kịp trở về với Người. Vì thế, đây là một trong những đoạn văn đẹp nhất của Kinh Thánh Kitô giáo. Do vậy, dường như đây cũng là đoạn Kinh Thánh có số đông người biết đến.
Đúng thôi, vì đây là dụ ngôn gây nhiều cảm động. Bởi dụ ngôn, dù được công bố bất cứ thời điểm nào, dù đã từng được đọc, hoặc đã từng được nghe, cho ta cảm nhận cách mãnh liệt tình yêu sâu đậm mà Thiên Chúa dành cho người tội lỗi biết ăn năn, một tình yêu lớn hơn mọi thác ghềnh, vượt trên mọi phản bội của lòng người.
Đoạn Kinh Thánh mô tả cuộc đời lầm lỗi của đứa con thứ khi nó phản bội tình yêu của cha già để ra đi bụi đời. Khi bỏ nhà, bỏ cha, chối từ cả tình yêu của cha, người con thứ tự coi gia đình là nhà tù đối với bước chân “thích phiêu bạt”, là bức tường ngăn cản tự do. Anh quyết lựa chọn con đường riêng mà không thèm bàn hỏi gì với người cha già chỉ biết yêu thương và suốt đời chỉ cặm cụi dành hết mọi tình thương cho con mà thôi.
Anh đến với cha đòi chia gia tài. Điều lạ là, người cha đồng ý, dù miễn cưỡng. Điều này cho thấy ông tôn trọng tự do của con, lòng thương tràn bờ của ông không nỡ để con thoát ly gia đình với bàn tay trắng.
Đứng trước tình yêu quá đỗi lớn lao của cha, lẽ ra người con phải giật mình ăn năn. Nhưng không. Anh quyết ra đi. Quyết bỏ lại đàng sau bóng cha già hắt hiu. Người con đạp dưới chân quyền làm con của anh. Anh từ chối cả quyền làm cha của cha mình. Anh không coi mái nhà, nơi mà anh sinh ra, lớn lên là điểm tựa, là chốn dung thân vững chắc.
Cuộc sống phiêu bồng, dẫu không thể hiểu rồi sẽ ra sao, nhưng anh vẫn dại dột chọn nó, vẫn dấn thân với nó, coi nó là bạn. Anh ngã mình vào vòng tay của nó, bỏ rơi một cách hết sức phũ phàng vòng tay, tuy già, nhưng chắc chắn, đáng tin, đáng cậy của cha.
Nhưng khổ nỗi, cuộc đời đâu dễ dàng như anh mơ tưởng. Đứa con mù quáng trong dục vọng đã biến mình từ địa vị gia giáo xuống làm đứa chăn heo ở miền ngoại bang.
Đoạn tuyệt tương quan với cha, tất yếu không còn gì. Chỉ tình yêu của cha, mới cho con tất cả. Đánh mất tình yêu của Cha, con mất tất cả. Người con bị hạ thấp còn thua kẻ tôi tớ. Nói mạnh, tệ hơn, anh thua cả súc vật: heo còn có thức ăn. Người con thứ, không phải muốn ăn đồ heo ăn, mà chỉ dám muốn ăn cặn bã heo ăn, còn không có. Tình trạng sa sút của người con thứ quá sâu, sâu tận cùng, sâu đến mức không lời nào nói hết.
Ngày rời cha, chắc người con không hề nghĩ đến sự tàn tạ. Chắc anh tưởng sẽ làm chủ đời mình. Nào ngờ, ngay khi rời xa cha, lập tức anh tự biến mình thành nô lệ cho lòng ham muốn, thú tính, đam mê chiếm hữu. Anh trả giá cách đau đớn, tủi nhục: Cuộc sống nô lệ đã cướp sạch. Nó đòi anh tiêu tán hết, không phải chỉ vật chất, mà là tất cả những gì anh có, cả chính bản thân, chính nhân phẩm và nhân tính của anh.
Ở nhà cha, trong tình yêu của cha, người con được sinh ra là con, mãi mãi là con. Ở nơi Cha, anh có sự sống, ánh sáng, nhân tính, có tình yêu nhưng không, hưởng đầy đủ ý nghĩa hai chữ làm người, và làm con. Ở ngoài cha, điều mà người con có được chỉ là sự chết, bóng tối, mất nhân tính, lạnh lùng, bạc đãi, vô phúc, tàn nhẫn…
Anh phải trở về. Trở về là phương thế cuối cùng để sống sót. Trong cảnh cùng cực, đói đến quay quắt, bị tống vào đường cùng, không biết bám vào đâu, người con bỗng nhớ kỷ niệm ở nhà cha. Anh hồi tâm suy nghĩ: “Ở nhà cha tôi có biết bao nhiêu người làm công. Những người làm công đó, hằng ngày được no nê, của ăn dư dật. Còn tôi, là con của ông mà lại phải chết đói thế này. Tôi quyết trở về với cha và thưa người rằng, thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha. Con không đáng được gọi là con cha nữa”.
Bằng mấy lời: “Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi ở đây phải chết đói”, dụ ngôn như muốn cho biết, điều đầu tiên giúp người con thứ nghĩ tới cha không phải là tình yêu của cha, hay chính bản thân của người cha già nua tội nghiệp, nhưng là: vì quá túng, quá đói, anh mới sực nhớ cha. Nói cách quá lời: anh trở về chỉ vì sự ích kỷ của bản thân, chỉ vì cái bụng của mình!
Dẫu sao, trong cảnh u tối của tội lỗi, người con vẫn còn chút khôn ngoan. Đó cũng là chút kinh nghiệm về tình yêu hãi hà của cha còn sót lại trong anh: Anh biết cha không hủy diệt anh. Cha không thể có cách nào sa thải anh.
Nhìn hình ảnh của người cha già cặm cụi, run rẩy, hết ngày này sang ngày khác cứ vào trông, ra ngóng, ai mà không thấy, chỉ người con thứ là không thấy: lòng yêu thương của cha luôn bao phủ đời anh mọi nơi, mọi lúc, từ thủơ anh còn chưa là anh.
Thôi thì một chút kinh nghiệm về tình yêu của cha, đủ cho anh, trong hoạn nạn, bế tắt, mất bình an tột cùng, vẫn còn cơ hội sống, đưa anh về lại nỗi lòng của cha. Một kinh nghiệm mà chính anh đan tâm dập tắt từ lâu. Dập tắt kinh nghiệm về tình yêu của cha, anh cũng giết chết nghị lực và ý chí của mình. Kinh nghiệm về tình yêu ấy sống lại, nghị lực và ý chí trong anh bừng tĩnh, cho anh sức mạnh gầy dựng lại quyết tâm trở về.
Còn cha anh, ngay sau khi nhìn thấy đứa con hư hỏng, thay vì trách móc, trong phút chốc, ông tha thứ tất cả, phủ lấp tất cả những xấu xa đê hèn của thằng con bội phản. Đúng hơn, ông đã tha thứ cả khi chưa nhìn thấy thằng con trở về. Ông không cần biết trong quá khứ nó ở đâu, làm gì, trở về vì lý do gì. Chỉ một điều duy nhất tồn tại nơi người cha đầy lòng yêu thương, đó là: con ông đã trở về. Ông thấy như nó “đã chết nay sống lại”.
Dù người con có tội lỗi thế nào, có hôi hám bẩn thỉu ra sao, thiên hạ có chê cười đến đâu, ông không màng. Người cha chỉ cần biết đây là con ông, Ông “hôn lấy hôn để” cái con người hôi tanh ấy, cái con người bất hiếu ấy. Ông chỉ muốn tận hưởng hạnh phúc đoàn tụ mà ông đã mỏi mòn mong đợi.
Nếu bỏ cha ra đi, người con tội lỗi tự mình đánh mất tất cả, mất mọi giá trị làm người, mất cả chính mình, cuộc sống của bản thân trên bờ vực thẳm đầy nguy kịch, thì bằng những lời: “Người cha liền bảo các đầy tớ rằng: Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng”, Chúa Giêsu cho thấy, trở về với cha, đứa con tội lỗi mới được trả lại tất cả danh dự, mới đúng nghĩa làm người, mới là con người của tự do đích thực, mới hạnh phúc và thật sự làm con của cha mà không có bất cứ nơi nào có được.
Đã bao lần tôi sử dụng gia tài Chúa ban như tài năng, của cải, địa vị, danh tiếng… để làm điều tội lỗi, làm buồn lòng Chúa, làm hại đến tha nhân. Tôi cũng đã bỏ nhà đi hoang tưởng chừng như quên lối về. Cám ơn Chúa, những biến cố trong đời, những nghiệt ngã trong cuộc sống đã đẩy tôi vào hoàn cảnh phải hồi tâm và nhận ra ân huệ Chúa ban. Hôm nay tôi cũng nhất định đứng lên tìm đường về với Chúa là Cha Yêu Thương của tôi.
Lạy Chúa, Chúa dạy chúng con về tình yêu của Chúa bằng dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu, để chúng con biết rằng, trong Chúa và chỉ một mình Chúa thôi, chúng con mới thực sự hạnh phúc.
Xin cho chúng con luôn ý thức rằng, chúng con sẽ có tất cả, khi cuộc đời chúng con có Chúa, để chúng con không bao giờ dám lìa xa Chúa, không bao giờ dám phản bội tình yêu của Chúa, không bao giờ dám vong ân lòng nhân hậu của Chúa. Amen.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Chúa Nhật IV MÙA CHAY NĂM C
Dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” (Lc 15:11-24) hay còn gọi là dụ ngôn “Đứa Con Hoang Đàng”, tùy theo cái nhìn của mỗi người, là đoạn kinh thánh mô tả việc ăn năn trở về với Thiên Chúa của người tội lỗi, và mô tả việc Thiên Chúa tha thứ cho con người một cách ngoạn mục. Thiên Chúa đã tha thứ ngay cả khi con người còn chưa kịp trở về với Người. Vì thế, đây là một trong những đoạn văn đẹp nhất của Kinh Thánh Kitô giáo. Do vậy, dường như đây cũng là đoạn Kinh Thánh có số đông người biết đến.
Đúng thôi, vì đây là dụ ngôn gây nhiều cảm động. Bởi dụ ngôn, dù được công bố bất cứ thời điểm nào, dù đã từng được đọc, hoặc đã từng được nghe, cho ta cảm nhận cách mãnh liệt tình yêu sâu đậm mà Thiên Chúa dành cho người tội lỗi biết ăn năn, một tình yêu lớn hơn mọi thác ghềnh, vượt trên mọi phản bội của lòng người.
Đoạn Kinh Thánh mô tả cuộc đời lầm lỗi của đứa con thứ khi nó phản bội tình yêu của cha già để ra đi bụi đời. Khi bỏ nhà, bỏ cha, chối từ cả tình yêu của cha, người con thứ tự coi gia đình là nhà tù đối với bước chân “thích phiêu bạt”, là bức tường ngăn cản tự do. Anh quyết lựa chọn con đường riêng mà không thèm bàn hỏi gì với người cha già chỉ biết yêu thương và suốt đời chỉ cặm cụi dành hết mọi tình thương cho con mà thôi.
Anh đến với cha đòi chia gia tài. Điều lạ là, người cha đồng ý, dù miễn cưỡng. Điều này cho thấy ông tôn trọng tự do của con, lòng thương tràn bờ của ông không nỡ để con thoát ly gia đình với bàn tay trắng.
Đứng trước tình yêu quá đỗi lớn lao của cha, lẽ ra người con phải giật mình ăn năn. Nhưng không. Anh quyết ra đi. Quyết bỏ lại đàng sau bóng cha già hắt hiu. Người con đạp dưới chân quyền làm con của anh. Anh từ chối cả quyền làm cha của cha mình. Anh không coi mái nhà, nơi mà anh sinh ra, lớn lên là điểm tựa, là chốn dung thân vững chắc.
Cuộc sống phiêu bồng, dẫu không thể hiểu rồi sẽ ra sao, nhưng anh vẫn dại dột chọn nó, vẫn dấn thân với nó, coi nó là bạn. Anh ngã mình vào vòng tay của nó, bỏ rơi một cách hết sức phũ phàng vòng tay, tuy già, nhưng chắc chắn, đáng tin, đáng cậy của cha.
Nhưng khổ nỗi, cuộc đời đâu dễ dàng như anh mơ tưởng. Đứa con mù quáng trong dục vọng đã biến mình từ địa vị gia giáo xuống làm đứa chăn heo ở miền ngoại bang.
Đoạn tuyệt tương quan với cha, tất yếu không còn gì. Chỉ tình yêu của cha, mới cho con tất cả. Đánh mất tình yêu của Cha, con mất tất cả. Người con bị hạ thấp còn thua kẻ tôi tớ. Nói mạnh, tệ hơn, anh thua cả súc vật: heo còn có thức ăn. Người con thứ, không phải muốn ăn đồ heo ăn, mà chỉ dám muốn ăn cặn bã heo ăn, còn không có. Tình trạng sa sút của người con thứ quá sâu, sâu tận cùng, sâu đến mức không lời nào nói hết.
Ngày rời cha, chắc người con không hề nghĩ đến sự tàn tạ. Chắc anh tưởng sẽ làm chủ đời mình. Nào ngờ, ngay khi rời xa cha, lập tức anh tự biến mình thành nô lệ cho lòng ham muốn, thú tính, đam mê chiếm hữu. Anh trả giá cách đau đớn, tủi nhục: Cuộc sống nô lệ đã cướp sạch. Nó đòi anh tiêu tán hết, không phải chỉ vật chất, mà là tất cả những gì anh có, cả chính bản thân, chính nhân phẩm và nhân tính của anh.
Ở nhà cha, trong tình yêu của cha, người con được sinh ra là con, mãi mãi là con. Ở nơi Cha, anh có sự sống, ánh sáng, nhân tính, có tình yêu nhưng không, hưởng đầy đủ ý nghĩa hai chữ làm người, và làm con. Ở ngoài cha, điều mà người con có được chỉ là sự chết, bóng tối, mất nhân tính, lạnh lùng, bạc đãi, vô phúc, tàn nhẫn…
Anh phải trở về. Trở về là phương thế cuối cùng để sống sót. Trong cảnh cùng cực, đói đến quay quắt, bị tống vào đường cùng, không biết bám vào đâu, người con bỗng nhớ kỷ niệm ở nhà cha. Anh hồi tâm suy nghĩ: “Ở nhà cha tôi có biết bao nhiêu người làm công. Những người làm công đó, hằng ngày được no nê, của ăn dư dật. Còn tôi, là con của ông mà lại phải chết đói thế này. Tôi quyết trở về với cha và thưa người rằng, thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha. Con không đáng được gọi là con cha nữa”.
Bằng mấy lời: “Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi ở đây phải chết đói”, dụ ngôn như muốn cho biết, điều đầu tiên giúp người con thứ nghĩ tới cha không phải là tình yêu của cha, hay chính bản thân của người cha già nua tội nghiệp, nhưng là: vì quá túng, quá đói, anh mới sực nhớ cha. Nói cách quá lời: anh trở về chỉ vì sự ích kỷ của bản thân, chỉ vì cái bụng của mình!
Dẫu sao, trong cảnh u tối của tội lỗi, người con vẫn còn chút khôn ngoan. Đó cũng là chút kinh nghiệm về tình yêu hãi hà của cha còn sót lại trong anh: Anh biết cha không hủy diệt anh. Cha không thể có cách nào sa thải anh.
Nhìn hình ảnh của người cha già cặm cụi, run rẩy, hết ngày này sang ngày khác cứ vào trông, ra ngóng, ai mà không thấy, chỉ người con thứ là không thấy: lòng yêu thương của cha luôn bao phủ đời anh mọi nơi, mọi lúc, từ thủơ anh còn chưa là anh.
Thôi thì một chút kinh nghiệm về tình yêu của cha, đủ cho anh, trong hoạn nạn, bế tắt, mất bình an tột cùng, vẫn còn cơ hội sống, đưa anh về lại nỗi lòng của cha. Một kinh nghiệm mà chính anh đan tâm dập tắt từ lâu. Dập tắt kinh nghiệm về tình yêu của cha, anh cũng giết chết nghị lực và ý chí của mình. Kinh nghiệm về tình yêu ấy sống lại, nghị lực và ý chí trong anh bừng tĩnh, cho anh sức mạnh gầy dựng lại quyết tâm trở về.
Còn cha anh, ngay sau khi nhìn thấy đứa con hư hỏng, thay vì trách móc, trong phút chốc, ông tha thứ tất cả, phủ lấp tất cả những xấu xa đê hèn của thằng con bội phản. Đúng hơn, ông đã tha thứ cả khi chưa nhìn thấy thằng con trở về. Ông không cần biết trong quá khứ nó ở đâu, làm gì, trở về vì lý do gì. Chỉ một điều duy nhất tồn tại nơi người cha đầy lòng yêu thương, đó là: con ông đã trở về. Ông thấy như nó “đã chết nay sống lại”.
Dù người con có tội lỗi thế nào, có hôi hám bẩn thỉu ra sao, thiên hạ có chê cười đến đâu, ông không màng. Người cha chỉ cần biết đây là con ông, Ông “hôn lấy hôn để” cái con người hôi tanh ấy, cái con người bất hiếu ấy. Ông chỉ muốn tận hưởng hạnh phúc đoàn tụ mà ông đã mỏi mòn mong đợi.
Nếu bỏ cha ra đi, người con tội lỗi tự mình đánh mất tất cả, mất mọi giá trị làm người, mất cả chính mình, cuộc sống của bản thân trên bờ vực thẳm đầy nguy kịch, thì bằng những lời: “Người cha liền bảo các đầy tớ rằng: Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng”, Chúa Giêsu cho thấy, trở về với cha, đứa con tội lỗi mới được trả lại tất cả danh dự, mới đúng nghĩa làm người, mới là con người của tự do đích thực, mới hạnh phúc và thật sự làm con của cha mà không có bất cứ nơi nào có được.
Đã bao lần tôi sử dụng gia tài Chúa ban như tài năng, của cải, địa vị, danh tiếng… để làm điều tội lỗi, làm buồn lòng Chúa, làm hại đến tha nhân. Tôi cũng đã bỏ nhà đi hoang tưởng chừng như quên lối về. Cám ơn Chúa, những biến cố trong đời, những nghiệt ngã trong cuộc sống đã đẩy tôi vào hoàn cảnh phải hồi tâm và nhận ra ân huệ Chúa ban. Hôm nay tôi cũng nhất định đứng lên tìm đường về với Chúa là Cha Yêu Thương của tôi.
Lạy Chúa, Chúa dạy chúng con về tình yêu của Chúa bằng dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu, để chúng con biết rằng, trong Chúa và chỉ một mình Chúa thôi, chúng con mới thực sự hạnh phúc.
Xin cho chúng con luôn ý thức rằng, chúng con sẽ có tất cả, khi cuộc đời chúng con có Chúa, để chúng con không bao giờ dám lìa xa Chúa, không bao giờ dám phản bội tình yêu của Chúa, không bao giờ dám vong ân lòng nhân hậu của Chúa. Amen.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Chủ đề : Người con cả là chúng ta.
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, OFM
10:42 05/03/2016
Chủ đề : Người con cả là chúng ta.
Đã nhiều lần chúng ta nghe về người con hoang đàng, về người cha nhân từ. Hôm nay chúng ta để mắt tới người con cả trong dụ ngôn nổi tiếng của Chúa Giêsu mà chỉ một mình thánh Luca ghi lại, với 2 câu hỏi : (1) Tại sao lại để mắt tới người con cả ? (2) Làm thế nào để ta tránh khỏi ý nghĩ, thái độ như người con cả này ?
1. Tại sao lại để mắt tới người con cả ?
- Vì mỗi người chúng ta có dáng dấp giống anh ta. Anh ta đi làm về, nghe trong nhà đàn ca múa hát. Anh khoát tay dò hỏi một đứa ở, nó cho biết cha của anh đang bày tiệc mừng đứa con đi hoang mới về. Anh nổi giận, không thèm vào nhà. Người cha phải ra tận nơi để dỗ dành anh ta. Anh phân phô hơn thiệt –rất có lý- khiến người cha đứng nghe từ đầu đến cuối (khác người con thứ không cho nói…) : “Đã bao năm, con ở với cha, chẳng trái lệnh cha điều nào. Thế mà có bao giờ cha thí cho con một con dê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn đâu ? Vậy mà khi cái thằng con của cha kia đã ngốn hết gia tài của cha cùng với gái làng chơi, thì nay trở về cha lại làm thịt bò tơ béo để ăn mừng nó !” Lập luận lý lẽ của người con cả này không xa lạ gì với chúng ta lắm đâu –nếu một ngày nào chúng ta nhận ra rằng Chúa cũng cứu, cũng cho vào thiên đàng những người chưa theo đạo, hoặc những người theo đạo mà chẳng lễ lạy gì, hay tệ hơn nữa, như lời Chúa nói :”Tôi nói thật cho các ông : những người thu thuế, tội lỗi, đĩ điếm, sẽ vào Nước Trời trước các ông”. Giữ Đạo thật công cốc !
Chúng ta, những người đạo gốc –đi lễ hàng ngày, hoặc ít ra cũng giữ lễ Chúa Nhật, giữ trọn 10 điều luật của Chúa– chịu thương chịu khó dậy sớm đi lễ, tối đến đọc kinh, theo Chúa trọn đạo, vậy mà Chúa thình thoảng cũng cư xử dửng dưng, thử thách này nọ ; còn một số kẻ khác ăn no ngủ kỹ, hoặc 10 điều răn thì lỗi cả chục…, tự do phóng túng…, ấy vậy mà cuối cùng Chúa lại cư xử với họ thật nồng hậu. Cái ấm ức làm sao không có được (ở đây tôi không nói họ phải có điều kiện như thế nào thì Chúa mới đoái thương, nhưng mình nghĩ cho dù họ hội đủ điều kiện, thì cùng lắm tha thứ, cho qua là xong – chứ đây lại là tiếp đãi linh đình ra như thể khuyến khích đi hoang !).
Hoạ sĩ thiên tài Rembrandt đã hiểu thật hay ý hướng sâu sắc của bài dụ ngôn hôm nay, nên vẽ bức tranh này như sau : Người con thứ ở trong bóng tối, đang quì, quay lưng với khán giả, khuôn mặt vùi giấu trong lòng người cha… Còn người cha là một cụ già đáng kính, toả sáng tuy cặp mắt đã loà vì khóc nhiều. Hai bàn tay run rẩy vẫn đặt tì trên vai chàng trai như để giữ anh ta lại. Một nhân vật khác –con cả– đứng đó, người nghiêng một bên, nhắm một mắt, tất cả thái độ của anh ta như toát ra lời trách móc người cha yếu đuối, nhu nhược. Mái tóc của anh làm nổi rõ vầng trán hẹp, cặp lông mày nhướng lên, đôi môi mím lại, chẳng đẹp gì… và hai bàn tay co quắp như diễn tả sự nhờm tởm của toàn thân trước cảnh cha già bạc nhược ! Chưa hết ! Từ trong bóng tối, Rembrandt vẽ hai người đầy tớ, những nhân vật phụ, nhưng dáng vẻ láu cá như đang cố rình xem chuyện gì sẽ xảy ra giữa cha con họ.
Đó, thái độ của chúng ta, -tôi không vơ đũa cẳ nắm-, nhưng hầu như phần đông chúng ta, trong đó có tôi, đều dễ có thái độ như người con cả : khó chịu, tức tối khi Chúa đối xử nhân từ với những người xem ra tội lỗi.
2. Làm thế nào để ta tránh khỏi ý nghĩ thái độ như người con cả này ?
Ngoài câu trả lời căn bản là đừng ganh tị với lòng nhân lành của Chúa- như câu ông chủ trả lời trong dụ ngôn những người thợ làm vườn nho, sau một ngày làm công, ai nấy đều được 1 đồng, khiến người làm từ sáng sớm ghen tức với kẻ chỉ làm được mỗi một giờ ! Người chủ nói : “Hay là anh ghen tị với tôi vì tôi xử nhân từ với họ ?” Ngoài câu trả lời này, thì dựa theo đoạn thoại của hai cha con trong dụ ngôn này : người con cả nói : “Thằng con của cha” (ra điều như chẳng liên hệ gì đến mình). Đáp lại, người cha nói : “Đứa em của con” (ừ, thì dẫu sao nó cũng là em của con) khác với “thằng con của cha”. Làm anh (làm chị) thì phải quảng đại. Có đại ca, đại huynh, đại tỉ nào mà không rộng lượng với đàn em không ? Vậy thì trong mức độ nào đó, chúng ta, những người đạo gốc là đàn anh đàn chị trong đức tin đối với người khác (người chưa Đạo)… hoặc nếu cùng một đức tin, thì ta cũng là đàn anh trong sự trung tín vì ta không đi hoang, ở nhà với cha. Hãy coi họ như là em (đứa em của con) để dễ có quảng đại mừng vui vì đàn em trở về.
Truyện 1001 đêm của Ba Tư có kể lại câu chuyện này : Có hai anh em nhà kia bắt trói được thủ phạm giết chết người cha của mình. Ra toà, thủ phạm thú nhận tội lỗi, nên luật mắt đền mắt, mạng đền mạng được áp dụng. Nhưng trước khi xử, hắn ta xin ân huệ cuối cùng là được trở về nhà trong 3 ngày để giải quyết một vấn đề liên hệ tới người cháu đã được giao phó cho hắn chăm sóc từ nhỏ. Hắn hứa sau 3 ngày sẽ trở lại để chịu tử hình. Quan toà và dân xem chừng không tin. Thì giữa đám đông có một bàn tay giơ lên : “Tôi xin bảo đảm lời cam kết của tử tội, nếu 3 ngày sau hắn không trở lại thì cứ xử tử tôi thay hắn !” Tên tử tội được tự do 3 ngày để giải quyết việc gia đình. Hết hạn, y… trở lại để chịu tử hình. Trước khi bị hành quyết, y nói lớn : “Tôi đã giải quyết xong việc riêng, giờ đây tôi trở lại chịu tội, tôi muốn trung thành với lời cam kết của tôi, để người ta không nói được rằng chữ trung tín không còn trên mặt đất này nữa.”
Sau lời phát biểu của tử tội, người đàn ông bảo lãnh cũng đứng ra tuyên bố : “Tôi đứng ra bảo lãnh vì tôi không muốn người ta nói rằng lòng quảng đại không còn trên mặt đất này nữa.” Nghe hai lời tuyên bố trên, cả đám đông thinh lặng. Dường như ai cũng cảm thấy được mời gọi thể hiện những gì là cao quí trong lòng người. Bỗng từ giữa đám đông, hai người con trai của người cha đã bị giết tiến ra thưa với quan toà : “Thưa ngài, chúng tôi xin tha cho kẻ đã giết cha chúng tôi, để người ta không còn nói được rằng : Lòng khoan dung tha thứ không còn có trên mặt đất này nữa.”
Toàn câu chuyện không liên hệ gì lắm tới bài Tin Mừng, nhưng 3 lời tuyên bố của 3 người trong câu chuyện lại gắn chặt với điều chúng ta rút ra từ Tin Mừng. Người con cả (là chúng ta đây) đã có ít ra được chữ “trung tín” (vì ở mãi với cha), nay nếu thêm lòng “quảng đại” nữa, thì sẽ dễ dàng vui mừng đón nhận sự “khoan dung tha thứ” của Người Cha đối với đứa em.
Xin Chúa giúp chúng ta giàu lòng quảng đại để vững tin vào một Thiên Chúa không những toàn năng, mà nhân từ nữa. Kinh Tin Kính mà chúng ta sắp tuyên xưng –một Thiên Chúa là CHA toàn năng, tuy không nói nhân từ, nhưng chữ CHA đã bao gồm lòng nhân từ đó mà suốt cả chiều dài kinh Tin Kính chúng ta tiếp tục tuyên xưng lòng nhân của Chúa đối với con người hèn yếu chúng ta. Amen
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Đã nhiều lần chúng ta nghe về người con hoang đàng, về người cha nhân từ. Hôm nay chúng ta để mắt tới người con cả trong dụ ngôn nổi tiếng của Chúa Giêsu mà chỉ một mình thánh Luca ghi lại, với 2 câu hỏi : (1) Tại sao lại để mắt tới người con cả ? (2) Làm thế nào để ta tránh khỏi ý nghĩ, thái độ như người con cả này ?
1. Tại sao lại để mắt tới người con cả ?
- Vì mỗi người chúng ta có dáng dấp giống anh ta. Anh ta đi làm về, nghe trong nhà đàn ca múa hát. Anh khoát tay dò hỏi một đứa ở, nó cho biết cha của anh đang bày tiệc mừng đứa con đi hoang mới về. Anh nổi giận, không thèm vào nhà. Người cha phải ra tận nơi để dỗ dành anh ta. Anh phân phô hơn thiệt –rất có lý- khiến người cha đứng nghe từ đầu đến cuối (khác người con thứ không cho nói…) : “Đã bao năm, con ở với cha, chẳng trái lệnh cha điều nào. Thế mà có bao giờ cha thí cho con một con dê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn đâu ? Vậy mà khi cái thằng con của cha kia đã ngốn hết gia tài của cha cùng với gái làng chơi, thì nay trở về cha lại làm thịt bò tơ béo để ăn mừng nó !” Lập luận lý lẽ của người con cả này không xa lạ gì với chúng ta lắm đâu –nếu một ngày nào chúng ta nhận ra rằng Chúa cũng cứu, cũng cho vào thiên đàng những người chưa theo đạo, hoặc những người theo đạo mà chẳng lễ lạy gì, hay tệ hơn nữa, như lời Chúa nói :”Tôi nói thật cho các ông : những người thu thuế, tội lỗi, đĩ điếm, sẽ vào Nước Trời trước các ông”. Giữ Đạo thật công cốc !
Chúng ta, những người đạo gốc –đi lễ hàng ngày, hoặc ít ra cũng giữ lễ Chúa Nhật, giữ trọn 10 điều luật của Chúa– chịu thương chịu khó dậy sớm đi lễ, tối đến đọc kinh, theo Chúa trọn đạo, vậy mà Chúa thình thoảng cũng cư xử dửng dưng, thử thách này nọ ; còn một số kẻ khác ăn no ngủ kỹ, hoặc 10 điều răn thì lỗi cả chục…, tự do phóng túng…, ấy vậy mà cuối cùng Chúa lại cư xử với họ thật nồng hậu. Cái ấm ức làm sao không có được (ở đây tôi không nói họ phải có điều kiện như thế nào thì Chúa mới đoái thương, nhưng mình nghĩ cho dù họ hội đủ điều kiện, thì cùng lắm tha thứ, cho qua là xong – chứ đây lại là tiếp đãi linh đình ra như thể khuyến khích đi hoang !).
Hoạ sĩ thiên tài Rembrandt đã hiểu thật hay ý hướng sâu sắc của bài dụ ngôn hôm nay, nên vẽ bức tranh này như sau : Người con thứ ở trong bóng tối, đang quì, quay lưng với khán giả, khuôn mặt vùi giấu trong lòng người cha… Còn người cha là một cụ già đáng kính, toả sáng tuy cặp mắt đã loà vì khóc nhiều. Hai bàn tay run rẩy vẫn đặt tì trên vai chàng trai như để giữ anh ta lại. Một nhân vật khác –con cả– đứng đó, người nghiêng một bên, nhắm một mắt, tất cả thái độ của anh ta như toát ra lời trách móc người cha yếu đuối, nhu nhược. Mái tóc của anh làm nổi rõ vầng trán hẹp, cặp lông mày nhướng lên, đôi môi mím lại, chẳng đẹp gì… và hai bàn tay co quắp như diễn tả sự nhờm tởm của toàn thân trước cảnh cha già bạc nhược ! Chưa hết ! Từ trong bóng tối, Rembrandt vẽ hai người đầy tớ, những nhân vật phụ, nhưng dáng vẻ láu cá như đang cố rình xem chuyện gì sẽ xảy ra giữa cha con họ.
Đó, thái độ của chúng ta, -tôi không vơ đũa cẳ nắm-, nhưng hầu như phần đông chúng ta, trong đó có tôi, đều dễ có thái độ như người con cả : khó chịu, tức tối khi Chúa đối xử nhân từ với những người xem ra tội lỗi.
2. Làm thế nào để ta tránh khỏi ý nghĩ thái độ như người con cả này ?
Ngoài câu trả lời căn bản là đừng ganh tị với lòng nhân lành của Chúa- như câu ông chủ trả lời trong dụ ngôn những người thợ làm vườn nho, sau một ngày làm công, ai nấy đều được 1 đồng, khiến người làm từ sáng sớm ghen tức với kẻ chỉ làm được mỗi một giờ ! Người chủ nói : “Hay là anh ghen tị với tôi vì tôi xử nhân từ với họ ?” Ngoài câu trả lời này, thì dựa theo đoạn thoại của hai cha con trong dụ ngôn này : người con cả nói : “Thằng con của cha” (ra điều như chẳng liên hệ gì đến mình). Đáp lại, người cha nói : “Đứa em của con” (ừ, thì dẫu sao nó cũng là em của con) khác với “thằng con của cha”. Làm anh (làm chị) thì phải quảng đại. Có đại ca, đại huynh, đại tỉ nào mà không rộng lượng với đàn em không ? Vậy thì trong mức độ nào đó, chúng ta, những người đạo gốc là đàn anh đàn chị trong đức tin đối với người khác (người chưa Đạo)… hoặc nếu cùng một đức tin, thì ta cũng là đàn anh trong sự trung tín vì ta không đi hoang, ở nhà với cha. Hãy coi họ như là em (đứa em của con) để dễ có quảng đại mừng vui vì đàn em trở về.
Truyện 1001 đêm của Ba Tư có kể lại câu chuyện này : Có hai anh em nhà kia bắt trói được thủ phạm giết chết người cha của mình. Ra toà, thủ phạm thú nhận tội lỗi, nên luật mắt đền mắt, mạng đền mạng được áp dụng. Nhưng trước khi xử, hắn ta xin ân huệ cuối cùng là được trở về nhà trong 3 ngày để giải quyết một vấn đề liên hệ tới người cháu đã được giao phó cho hắn chăm sóc từ nhỏ. Hắn hứa sau 3 ngày sẽ trở lại để chịu tử hình. Quan toà và dân xem chừng không tin. Thì giữa đám đông có một bàn tay giơ lên : “Tôi xin bảo đảm lời cam kết của tử tội, nếu 3 ngày sau hắn không trở lại thì cứ xử tử tôi thay hắn !” Tên tử tội được tự do 3 ngày để giải quyết việc gia đình. Hết hạn, y… trở lại để chịu tử hình. Trước khi bị hành quyết, y nói lớn : “Tôi đã giải quyết xong việc riêng, giờ đây tôi trở lại chịu tội, tôi muốn trung thành với lời cam kết của tôi, để người ta không nói được rằng chữ trung tín không còn trên mặt đất này nữa.”
Sau lời phát biểu của tử tội, người đàn ông bảo lãnh cũng đứng ra tuyên bố : “Tôi đứng ra bảo lãnh vì tôi không muốn người ta nói rằng lòng quảng đại không còn trên mặt đất này nữa.” Nghe hai lời tuyên bố trên, cả đám đông thinh lặng. Dường như ai cũng cảm thấy được mời gọi thể hiện những gì là cao quí trong lòng người. Bỗng từ giữa đám đông, hai người con trai của người cha đã bị giết tiến ra thưa với quan toà : “Thưa ngài, chúng tôi xin tha cho kẻ đã giết cha chúng tôi, để người ta không còn nói được rằng : Lòng khoan dung tha thứ không còn có trên mặt đất này nữa.”
Toàn câu chuyện không liên hệ gì lắm tới bài Tin Mừng, nhưng 3 lời tuyên bố của 3 người trong câu chuyện lại gắn chặt với điều chúng ta rút ra từ Tin Mừng. Người con cả (là chúng ta đây) đã có ít ra được chữ “trung tín” (vì ở mãi với cha), nay nếu thêm lòng “quảng đại” nữa, thì sẽ dễ dàng vui mừng đón nhận sự “khoan dung tha thứ” của Người Cha đối với đứa em.
Xin Chúa giúp chúng ta giàu lòng quảng đại để vững tin vào một Thiên Chúa không những toàn năng, mà nhân từ nữa. Kinh Tin Kính mà chúng ta sắp tuyên xưng –một Thiên Chúa là CHA toàn năng, tuy không nói nhân từ, nhưng chữ CHA đã bao gồm lòng nhân từ đó mà suốt cả chiều dài kinh Tin Kính chúng ta tiếp tục tuyên xưng lòng nhân của Chúa đối với con người hèn yếu chúng ta. Amen
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:58 05/03/2016
5. QUAY MẶT LÀ QUÊN.
Thời xưa, ở huyện Hộ có một người rất hay quên, một hôm anh ta tay cầm búa rìu vào rừng chặt củi, vợ cũng đi theo anh ta.
Đến trong rừng, anh ta vì muốn đi đại tiện gấp, nên bỏ cái búa rìu trên đất và đi đại tiện bên cạnh, xong việc thì đứng lên chợt thấy cái búa rìu trên đất, phấn khởi nói: “Ta nhặt được cái búa rìu !” và nhảy dựng lên, vừa vặn giẫm lên đống phân mà anh ta vừa đại tiện, anh ta suy đi nghĩ lại nói: “Nhất định là có người đại tiện ở đây và quên cái búa rìu.”
Vợ nói:
- “Ông vừa mới cầm búa đi chặt cây, bởi vì đi đại tiện, nên đem búa bỏ trên đất, sao mới chớp mắt mà đã quên rồi à !”
Anh ta cẩn thận nhìn kỷ khuôn mặt của vợ và hỏi:
- “Cô là ai, tên gì nhỉ, không biết là tôi đã gặp cô ở đâu rồi thì phải ?
(Khải Nhan lục)
Suy tư 5:
Không ai có thể vừa ngoảnh mặt là quên mất tiêu vợ của mình, và cũng không có ai quên mất công việc mình đang làm, chỉ có những người bị bệnh tâm thần và đãng trí rất nặng mới hay quên như thế.
Có hai cái “quên” rất là kỳ cục, đó là :
- Quên mất cái hay, cái ưu cái tốt của tha nhân.
- Quên rất nhanh các khuyết điểm của mình.
Và có hai cái “nhớ’ rất là đáng ghét, đó là :
- Nhớ rất dai những khuyết điểm của anh em.
- Nhớ rất kỷ những việc mình đã làm cho tha nhân.
Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta hãy tha thứ cho anh em, không những là bảy lần, nhưng là bảy mươi bảy lần bảy (Mt 18, 22), cũng có nghĩa là Ngài muốn chúng ta quên đi những khuyết điểm của anh em, quên đi những thiếu sót bất toàn của tha nhân, để tập tha thứ như Ngài đã tha thứ vô vàn tội lỗi của chúng ta. Đây là cái “quên” có ý nghĩa, hơn hẳn cái “nhớ” đáng ghét mà chúng ta thường vênh váo khi giúp đỡ cho ai một việc gì đó.
Quên đi những khuyết điểm của anh em để tập cho mình có tâm hồn quãng đại, và nhớ mãi những khuyết điểm của mình để sám hối, ăn năn.
Nhớ hoài những ưu điểm tốt lành của anh em để noi theo và khuyến khích mình và quên đi những việc mình đã làm cho anh em, vì như thế sẽ không còn sinh ra tự mãn và kiêu căng.
Quên để mà nhớ, nhớ để mà quên là ở đó vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Thời xưa, ở huyện Hộ có một người rất hay quên, một hôm anh ta tay cầm búa rìu vào rừng chặt củi, vợ cũng đi theo anh ta.
Đến trong rừng, anh ta vì muốn đi đại tiện gấp, nên bỏ cái búa rìu trên đất và đi đại tiện bên cạnh, xong việc thì đứng lên chợt thấy cái búa rìu trên đất, phấn khởi nói: “Ta nhặt được cái búa rìu !” và nhảy dựng lên, vừa vặn giẫm lên đống phân mà anh ta vừa đại tiện, anh ta suy đi nghĩ lại nói: “Nhất định là có người đại tiện ở đây và quên cái búa rìu.”
Vợ nói:
- “Ông vừa mới cầm búa đi chặt cây, bởi vì đi đại tiện, nên đem búa bỏ trên đất, sao mới chớp mắt mà đã quên rồi à !”
Anh ta cẩn thận nhìn kỷ khuôn mặt của vợ và hỏi:
- “Cô là ai, tên gì nhỉ, không biết là tôi đã gặp cô ở đâu rồi thì phải ?
(Khải Nhan lục)
Suy tư 5:
Không ai có thể vừa ngoảnh mặt là quên mất tiêu vợ của mình, và cũng không có ai quên mất công việc mình đang làm, chỉ có những người bị bệnh tâm thần và đãng trí rất nặng mới hay quên như thế.
Có hai cái “quên” rất là kỳ cục, đó là :
- Quên mất cái hay, cái ưu cái tốt của tha nhân.
- Quên rất nhanh các khuyết điểm của mình.
Và có hai cái “nhớ’ rất là đáng ghét, đó là :
- Nhớ rất dai những khuyết điểm của anh em.
- Nhớ rất kỷ những việc mình đã làm cho tha nhân.
Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta hãy tha thứ cho anh em, không những là bảy lần, nhưng là bảy mươi bảy lần bảy (Mt 18, 22), cũng có nghĩa là Ngài muốn chúng ta quên đi những khuyết điểm của anh em, quên đi những thiếu sót bất toàn của tha nhân, để tập tha thứ như Ngài đã tha thứ vô vàn tội lỗi của chúng ta. Đây là cái “quên” có ý nghĩa, hơn hẳn cái “nhớ” đáng ghét mà chúng ta thường vênh váo khi giúp đỡ cho ai một việc gì đó.
Quên đi những khuyết điểm của anh em để tập cho mình có tâm hồn quãng đại, và nhớ mãi những khuyết điểm của mình để sám hối, ăn năn.
Nhớ hoài những ưu điểm tốt lành của anh em để noi theo và khuyến khích mình và quên đi những việc mình đã làm cho anh em, vì như thế sẽ không còn sinh ra tự mãn và kiêu căng.
Quên để mà nhớ, nhớ để mà quên là ở đó vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:00 05/03/2016
26. Cái mà không cho phép con có, tại sao con vẫn cứ nhìn ? Gìn giữ cặp mắt thì không những có nhiệt tâm lâu dài, mà còn có thể để phòng rất nhiều cám dỗ.
(Thánh John Berchmans)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 4 MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:02 05/03/2016
Chúa Nhật 4 MÙA CHAY
Tin Mừng : Lc 15, 1-3. 11-32
“Em con đây đã chết mà nay sống lại.”
Anh chị em thân mến,
Trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, nổi bật ba nhân vật chính với ba tâm tình và tính cách khác nhau, đó là lòng thương yêu của người cha, hưởng thụ trong tội lỗi của đứa con thứ hai, và sự phân biệt đối xử của người con cả. Đức Chúa Giê-su đã rất tinh tế khi nói lên ví dụ cách thực tế này.
1. Lòng thương yêu của Thiên Chúa (người cha).
“Em con đã mất nay đã tìm thấy, đã chết mà nay lại sống”, là câu nói bày tỏ tất cả tình thương của Thiên Chúa là Cha với tất cả mọi người con của Ngài là nhân loại tội lỗi, cha mẹ có thể yêu thương con rất nhiều nhưng không thể nào yêu thương vô bờ bến, bởi vì cũng có lúc cha mẹ đăng báo từ con, chối từ nhận đứa con hoang đàng phung phí tội lỗi làm con của mình, vì thế giá và vì danh dự của gia đình. Nhưng Thiên Chúa thì không như vậy, thế giá và danh dự của Ngài cả trời đất vạn vật không thể nào tả cho hết, nhưng vì yêu nhân loại tội lỗi mà danh dự và thế giá của Ngài là Đức Ki-tô đã xuống thế làm người, đã bị đánh đòn, bị treo trên thập giá và bị chết cách nhục nhã để cứu chuộc nhân loại tội lỗi...
2. Người tội lỗi (đứa con thứ hai).
Chung quanh chúng ta có rất nhiều người sống trong tội, bên cạnh chúng ta có nhiều người Công Giáo không đi nhà thờ, và cũng có nhiều người mà chúng ta quen biết đang ngày càng xa Chúa, đó là những người mà chúng ta cho rằng họ là những tội nhân cần đến lòng thương xót của Chúa.
Có những lúc chúng ta nhìn họ với cặp mắt không thân thiện, chúng ta cho họ là những người tội lỗi không đáng làm bạn với mình, do đó mà chúng ta có thái độ hững hờ dững dưng với họ.
3. Người đạo đức phân biệt đối xử (đứa con cả).
Người đạo đức thì không như người tội lỗi, họ tuân giữ luật Chúa, họ siêng năng đi lễ nhà thờ, họ tham gia các công tác và giúp đỡ tiền bạc cho nhà thờ.v.v...họ như người con cả siêng năng làm việc biết phụng dưỡng và biết vâng lời cha già, cho nên trong cuộc sống họ phân biệt rõ ràng người đạo đức và người tội lỗi thì không thể nào chung đụng nhau, không thể nói tha thứ với hạng người tội lỗi...
Anh chị em thân mến,
Thiên Chúa là cha nhân từ của người lành cũng như người ác, Ngài đã cho mưa xuống trên ruộng đồng của người lành cũng như người tội lỗi, Ngài cũng cho ánh sáng mặt trời chiếu rọi trên mặt đất để soi sáng cho người đạo đức cũng như người không đạo đức, đó là tình yêu vô biên của Thiên Chúa.
Chúng ta thường tự hào mình là người Ki-tô hữu ngoan đạo, nhưng lại khinh chê những người không phải là Ki-tô hữu hoặc những người tội lỗi; chúng ta thường tự hào mình là người luôn tuân giữ luật Chúa, nhưng lại luôn phân biệt đối xử với người tội lỗi; chúng ta thường cho mình là người đạo đức, nhưng lại không chấp nhận người anh em trở về với Chúa. Tất cả những thái độ ấy đều là của người anh cả trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, đó cũng là thái độ thường có của chúng ta trong cuộc sống thường ngày...
Mùa chay là mùa mà Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Ngài trên nhân loại rõ ràng nhất, do đó Ngài cũng muốn chúng ta –những người Ki-tô hữu- cũng làm như thế đối với những anh em chị em lầm đường lạc lối của mình. Đó là ý nghĩa của bài Tin Mừng hôm nay vậy.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Mừng : Lc 15, 1-3. 11-32
“Em con đây đã chết mà nay sống lại.”
Anh chị em thân mến,
Trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, nổi bật ba nhân vật chính với ba tâm tình và tính cách khác nhau, đó là lòng thương yêu của người cha, hưởng thụ trong tội lỗi của đứa con thứ hai, và sự phân biệt đối xử của người con cả. Đức Chúa Giê-su đã rất tinh tế khi nói lên ví dụ cách thực tế này.
1. Lòng thương yêu của Thiên Chúa (người cha).
“Em con đã mất nay đã tìm thấy, đã chết mà nay lại sống”, là câu nói bày tỏ tất cả tình thương của Thiên Chúa là Cha với tất cả mọi người con của Ngài là nhân loại tội lỗi, cha mẹ có thể yêu thương con rất nhiều nhưng không thể nào yêu thương vô bờ bến, bởi vì cũng có lúc cha mẹ đăng báo từ con, chối từ nhận đứa con hoang đàng phung phí tội lỗi làm con của mình, vì thế giá và vì danh dự của gia đình. Nhưng Thiên Chúa thì không như vậy, thế giá và danh dự của Ngài cả trời đất vạn vật không thể nào tả cho hết, nhưng vì yêu nhân loại tội lỗi mà danh dự và thế giá của Ngài là Đức Ki-tô đã xuống thế làm người, đã bị đánh đòn, bị treo trên thập giá và bị chết cách nhục nhã để cứu chuộc nhân loại tội lỗi...
2. Người tội lỗi (đứa con thứ hai).
Chung quanh chúng ta có rất nhiều người sống trong tội, bên cạnh chúng ta có nhiều người Công Giáo không đi nhà thờ, và cũng có nhiều người mà chúng ta quen biết đang ngày càng xa Chúa, đó là những người mà chúng ta cho rằng họ là những tội nhân cần đến lòng thương xót của Chúa.
Có những lúc chúng ta nhìn họ với cặp mắt không thân thiện, chúng ta cho họ là những người tội lỗi không đáng làm bạn với mình, do đó mà chúng ta có thái độ hững hờ dững dưng với họ.
3. Người đạo đức phân biệt đối xử (đứa con cả).
Người đạo đức thì không như người tội lỗi, họ tuân giữ luật Chúa, họ siêng năng đi lễ nhà thờ, họ tham gia các công tác và giúp đỡ tiền bạc cho nhà thờ.v.v...họ như người con cả siêng năng làm việc biết phụng dưỡng và biết vâng lời cha già, cho nên trong cuộc sống họ phân biệt rõ ràng người đạo đức và người tội lỗi thì không thể nào chung đụng nhau, không thể nói tha thứ với hạng người tội lỗi...
Anh chị em thân mến,
Thiên Chúa là cha nhân từ của người lành cũng như người ác, Ngài đã cho mưa xuống trên ruộng đồng của người lành cũng như người tội lỗi, Ngài cũng cho ánh sáng mặt trời chiếu rọi trên mặt đất để soi sáng cho người đạo đức cũng như người không đạo đức, đó là tình yêu vô biên của Thiên Chúa.
Chúng ta thường tự hào mình là người Ki-tô hữu ngoan đạo, nhưng lại khinh chê những người không phải là Ki-tô hữu hoặc những người tội lỗi; chúng ta thường tự hào mình là người luôn tuân giữ luật Chúa, nhưng lại luôn phân biệt đối xử với người tội lỗi; chúng ta thường cho mình là người đạo đức, nhưng lại không chấp nhận người anh em trở về với Chúa. Tất cả những thái độ ấy đều là của người anh cả trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, đó cũng là thái độ thường có của chúng ta trong cuộc sống thường ngày...
Mùa chay là mùa mà Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Ngài trên nhân loại rõ ràng nhất, do đó Ngài cũng muốn chúng ta –những người Ki-tô hữu- cũng làm như thế đối với những anh em chị em lầm đường lạc lối của mình. Đó là ý nghĩa của bài Tin Mừng hôm nay vậy.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha chuẩn y các án tuyên Thánh và tuyên Chân Phước
Đặng Tự Do
06:02 05/03/2016
Trong buổi tiếp kiến hôm 03 Tháng Ba dành cho Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn việc công bố các nghị định tuyên thánh cho hai vị và tuyên phong Chân Phước cho 8 vị khác.
Các phép lạ nhờ lời cầu bàu của Chân Phước Manuel González García sinh năm 1877 và qua đời năm 1940; và Chân Phước Elizabeth của Thiên Chúa Ba Ngôi sinh năm 1880 và qua đời năm 1906 đã được công nhận. Việc công nhận chính thức này mở đường cho việc tuyên thánh cho hai vị.
Đức Cha Manuel González García nguyên là giám mục Palencia, Tây Ban Nha, và là đấng sáng lập Dòng Thừa Sai Thánh Thể Nazareth.
Chân Phước Elizabeth của Thiên Chúa Ba Ngôi là một nữ tu dòng Camêlô Nhặt Phép người Pháp và là một nhà văn về tâm linh.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng phê duyệt sắc lệnh công nhận các phép lạ do lời cầu bầu của hai vị tôi tớ đáng kính của Thiên Chúa là cha Marie-Eugene, người Pháp, và sơ María Antonia, người Á Căn Đình; do đó mở đường cho việc tuyên Chân Phước cho hai vị.
Ngoài ra có 8 vị được tuyên là những bậc Đáng Kính.
Các phép lạ nhờ lời cầu bàu của Chân Phước Manuel González García sinh năm 1877 và qua đời năm 1940; và Chân Phước Elizabeth của Thiên Chúa Ba Ngôi sinh năm 1880 và qua đời năm 1906 đã được công nhận. Việc công nhận chính thức này mở đường cho việc tuyên thánh cho hai vị.
Đức Cha Manuel González García nguyên là giám mục Palencia, Tây Ban Nha, và là đấng sáng lập Dòng Thừa Sai Thánh Thể Nazareth.
Chân Phước Elizabeth của Thiên Chúa Ba Ngôi là một nữ tu dòng Camêlô Nhặt Phép người Pháp và là một nhà văn về tâm linh.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng phê duyệt sắc lệnh công nhận các phép lạ do lời cầu bầu của hai vị tôi tớ đáng kính của Thiên Chúa là cha Marie-Eugene, người Pháp, và sơ María Antonia, người Á Căn Đình; do đó mở đường cho việc tuyên Chân Phước cho hai vị.
Ngoài ra có 8 vị được tuyên là những bậc Đáng Kính.
Một Giám Mục Ý kêu gọi mafia hoán cải
Đặng Tự Do
06:19 05/03/2016
Tiếp theo những leo thang bạo lực liên quan đến các nhóm mafia tại địa phương, một vị giám mục Ý đã đưa ra một thư mục vụ kêu gọi hoán cải.
Thúc giục các tín hữu không được để cho mình trở thành “thờ ơ, gần như bị tê liệt hay đầu hàng trước những sự ác được nhiều người xem là không thể tránh khỏi”, Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Fiorini Morosini của tổng giáo phận Reggio Calabria-Bova đã viết, “Chẳng lẽ không thể chặn đứng vòng xoáy của sự man rợ, đang dường như không thể ngăn cản được trong xã hội chúng ta?”
Bày tỏ sự thất vọng vì “khoảng cách quá xa giữa đức tin và cuộc sống” của nhiều người, Đức Tổng Giám Mục nói, “Tôi nói với một thái độ quyết liệt phụ tử rằng chúng ta không thể ngủ yên trong hòa bình, tập chú vào những nghi lễ tôn giáo của chúng ta mà thôi.”
Ngài nói thêm, “Chúng ta đang cử hành Năm Thánh của lòng thương xót: nhưng chúng ta có thể nhận được sự thương xót nào từ Thiên Chúa nếu chúng ta không có một tiến trình hoán cải khỏi điều ác”
Thúc giục các tín hữu không được để cho mình trở thành “thờ ơ, gần như bị tê liệt hay đầu hàng trước những sự ác được nhiều người xem là không thể tránh khỏi”, Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Fiorini Morosini của tổng giáo phận Reggio Calabria-Bova đã viết, “Chẳng lẽ không thể chặn đứng vòng xoáy của sự man rợ, đang dường như không thể ngăn cản được trong xã hội chúng ta?”
Bày tỏ sự thất vọng vì “khoảng cách quá xa giữa đức tin và cuộc sống” của nhiều người, Đức Tổng Giám Mục nói, “Tôi nói với một thái độ quyết liệt phụ tử rằng chúng ta không thể ngủ yên trong hòa bình, tập chú vào những nghi lễ tôn giáo của chúng ta mà thôi.”
Ngài nói thêm, “Chúng ta đang cử hành Năm Thánh của lòng thương xót: nhưng chúng ta có thể nhận được sự thương xót nào từ Thiên Chúa nếu chúng ta không có một tiến trình hoán cải khỏi điều ác”
Từ năm 2000 đến nay ít nhất 1.3 triệu Kitô hữu Nigeria phải bỏ nhà cửa tháo chạy
Đặng Tự Do
06:30 05/03/2016
Open Door, một tổ chức đại diện cho các Kitô hữu bị bách hại, đã công bố một bản báo cáo dày 47 trang về bạo lực chống Kitô hữu ở miền bắc Nigeria.
Báo cáo nhận xét rằng:
“Không chỉ có các thứ quân khủng bố Hồi giáo quá khích, trong đó Boko Haram là một ví dụ đáng chú ý nhất, nhưng những thứ Hồi giáo khác như nhóm Hausa-Fulani và các tầng lớp chính trị và tôn giáo theo đạo Hồi ở miền Bắc Nigeria cũng là các diễn viên chính trong những màn bạo lực nhắm vào các nhóm thiểu số Kitô giáo”
“Hơn nữa, cộng đồng Kitô hữu trong các bang đang áp dụng luật Sharia, đặc biệt ở nhiều vùng thuộc miền bắc Nigeria cũng đang phải đối mặt với những thách đố cam go trong một môi trường mà họ phải chịu nhiều thiệt thòi và bị phân biệt đối xử.”
Báo cáo cho thấy một con số “tối thiểu từ 9,000 đến 11,500 Kitô hữu đã bị giết chết”. Bên cạnh đó, ít nhất 1,3 triệu người Kitô hữu đã phải bỏ nhà cửa tháo chạy kể từ năm 2000. 13,000 nhà thờ “đã bị đóng cửa hoặc phá hủy hoàn toàn.”
Báo cáo nhận xét rằng:
“Không chỉ có các thứ quân khủng bố Hồi giáo quá khích, trong đó Boko Haram là một ví dụ đáng chú ý nhất, nhưng những thứ Hồi giáo khác như nhóm Hausa-Fulani và các tầng lớp chính trị và tôn giáo theo đạo Hồi ở miền Bắc Nigeria cũng là các diễn viên chính trong những màn bạo lực nhắm vào các nhóm thiểu số Kitô giáo”
“Hơn nữa, cộng đồng Kitô hữu trong các bang đang áp dụng luật Sharia, đặc biệt ở nhiều vùng thuộc miền bắc Nigeria cũng đang phải đối mặt với những thách đố cam go trong một môi trường mà họ phải chịu nhiều thiệt thòi và bị phân biệt đối xử.”
Báo cáo cho thấy một con số “tối thiểu từ 9,000 đến 11,500 Kitô hữu đã bị giết chết”. Bên cạnh đó, ít nhất 1,3 triệu người Kitô hữu đã phải bỏ nhà cửa tháo chạy kể từ năm 2000. 13,000 nhà thờ “đã bị đóng cửa hoặc phá hủy hoàn toàn.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa Harrisburg, Pennsylvania Mừng Xuân Bính Thân
Đoàn Khoa
10:35 05/03/2016
Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa Harrisburg, Pennsylvania Mừng Xuân Bính Thân
Sau những ngày đầu xuân năm mới dường như mọi người ở khắp nơi đã “đốt Tết” để trở lại với cuộc sống thường ngày của mình thì cũng là lúc Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa Harrisburg thuộc tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ tưng bừng tổ chức chương trình Chào Mừng Xuân Bính Thân 2016 vào ngày 27 tháng 2 nhằm ngày 20 tháng Giêng âm lịch. Khác với những ngày trước đó khi nhiệt độ xuống rất thấp và có tuyết rơi, ngày Thứ Bảy 27 tháng 2 nhiệt độ đã ấm dần lên khoảng 40 độ F và có nắng ấm chan hòa. Đây được coi là một dấu chỉ tốt lành, một món quà đầu năm Thiên Chúa đã tặng ban cho Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa nhân dịp mừng xuân mới.
Xem Hình
Thời tiết lý tưởng đó đã khiến mọi người không thể ngồi yên trong nhà mà ào ra ngoài để đón nắng xuân. Người người dập dìu đổ về hội trường Bishop Mcdevitt High School lòng hân hoan vui mừng như đi trẩy hội. Ai nấy đều trưng diện những bộ đồ đẹp đẽ và sang trọng nhất. Những khuôn mặt rạng rỡ hân hoan, những tiếng cười ròn rã, những lời cầu chúc chân thành đã khiến cho mọi người cảm thấy “vui như Tết”. Khi bước vào hội trường mọi người không khỏi ngỡ ngàng vì hội trường rất rộng lớn, mới mẻ, khang trang và lộng lẫy được trang trí rất Tết với hoa đào hoa mai, đèn lồng, cờ quạt và những băng rôn với những nét chữ sắc xảo và những lời chúc đầy ý nghĩa khiến ai nấy đều phải trầm trồ: Ôi đẹp quá! Đẹp quá! Đẹp quá chừng!!!
Thánh Lễ Mừng Xuân Bính Thân đã được cử hành vào lúc 5 giờ chiều với sự chủ tế của cha quản nhiệm Phaolô Nguyễn Duy Thường và cùng đồng tế với ngài là ba cha: cha Giuse Nguyễn Văn Hóa đến từ York PA, cha Phaolô Cao Đức Duy đến từ Chicago IL, Cha Giuse Phùng Văn Sáu đến từ Boston MA và thầy Phó Tế Giuse Trương Đức Hưng đến từ Cromwell CT. Có rất đông giáo dân của Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa và các Giáo Đoàn Lancaster, York, Lebanon và vùng phụ cận thuộc tiểu bang Pennsylvania và các tiểu bang lân cận và cả những anh chị em ngoài Công Giáo và người Mỹ cùng đến tham dự, trong đó có vị khách đặc biệt quan trọng là Sơ Mary Anne là Hiệu trưởng của trường Bishop Mcdevitt High School. Đặc biệt là 9 thày và hai sơ thuộc giáo phận Thanh Hóa đang du học tại Cromwell CT và Boston MA cũng không quản ngại đường xá xa xôi, thời tiết giá lạnh, lái xe khoảng 6 tiếng về đây để đón Tết với Giáo Đoàn.
Thánh Lễ được cử hành một cách rất trang nghiêm và sốt sắng. Trong bài giảng, cha Cao Đức Duy đã bầy tỏ sự vinh dự của ngài khi được mời về tham dự chương trình mừng xuân và chia sẻ Lời Chúa trong Thánh Lễ. Ngài mời gọi mọi người hãy dâng lời tạ ơn Chúa vì biết bao nhiêu ơn lành Ngài đã ban trong năm cũ và hãy tin tưởng tín thác vào Chúa trong năm mới. Ngài cũng kêu mời mọi người trong Mùa Chay và trong năm thánh “Lòng Thương Xót Chúa” hãy biết sống tinh thần sám hối ăn năn, biết trở về với Chúa để kêu xin sự tha thứ, hãy siêng năng làm việc thiện, giúp đỡ những người anh em khó khăn và hãy luôn biết trao ban lòng thương xót cho mọi người xung quanh.
Cuối Thánh Lễ, ông Lê Văn Ninh, chủ tịch HĐMV Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa đã đại diện Giáo Đoàn chúc tết quý cha và mọi người. Ông cũng cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất và cộng tác với nhau trong tinh thần hiệp nhất và yêu thương để chương trình mừng xuân của Giáo Đoàn được thành công tốt đẹp. Đến với Thánh Lễ mừng xuân hôm nay, mọi người còn được hái lộc thánh đầu năm đó là những câu Kinh Thánh làm ý lực sống cho mỗi người trong suốt cả năm mới. Đặc biệt, các em nhỏ và người cao tuổi còn được lì xì qua những phong bao đỏ thắm gói ghém những điều may mắn cho một năm mới tốt lành.
Sau Thánh Lễ, mọi người đổ xô đến những quầy bán đồ ăn với nhiều loại bánh trái và món ăn thật ngon do các gia đình trong Giáo Đoàn chuẩn bị như bánh hỏi, bánh cuốn, bánh bao, bánh cam, bánh ít, bánh gai, bánh tằm, bánh chuối, bánh xu xuê, bánh mì, cánh gà chiên, nem nướng, nhiều loại chè, và cà phê sữa. Thức ăn vật chất ngon là vậy nhưng thức ăn tinh thần (chương trình văn nghệ) còn ngon hơn nhiều.
Chương trình văn nghệ dạ vũ mừng xuân năm nay được dẫn dắt bởi MC Phong Lê qua những lời dẫn chương trình rất chuyên nghiệp vui vẻ và hấp dẫn. Đêm văn nghệ được bắt đầu bằng tiết mục mở màn quá sôi động khiến hội trường như muốn nổ tung qua sự diễn xuất của khoảng năm, sáu chục người gồm nhiều thành phần như các thầy, các sơ, các giáo lý viên, các huynh trưởng, các em thiếu nhi, các em múa lân cùng với cờ quạt, áo mũ muôn mầu muôn sắc. Đây là tiết mục do cha quản nhiệm dàn dựng cùng với biên đạo múa là cô Thanh Nhã. Sau đó là các vũ điệu “Như Hoa Mùa Xuân” của các Nữ Tu và Chủng Sinh Đại Chủng Viện Holy Apostles Connecticut, vũ Điệu “Bức Họa Đồng Quê”, “Những Cánh Hoa Rừng” và “Hello Việt Nam” do Các Em Thiếu Nhi Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa biểu diễn một cách rất chuyên nghiệp. Trích đoạn cải lương “Đời Cô Lựu” do em Timmy Dao và anh Tiến Đạt diễn xuất thật cảm động và ý nghĩa nhằm nhắn nhủ các bậc cha mẹ phải biết hy sinh cho con cái, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc, thương yêu chăm sóc cho con cái vì các em rất cần một mái ấm gia đình trong đó có cả cha lẫn mẹ.
Đặc biệt năm nay có sự góp mặt của ca sĩ Nguyễn Hồng Ân từ Việt Nam. Nam ca sĩ này có một chất giọng cao vút và khỏe khoắn. Anh đã cháy hết mình trên sân khấu khiến cho khán giả không tiếc lời khen ngợi. Ca sĩ Mai Thiên Vân đến từ California với chất giọng ngọt lịm và trong trẻo cộng với phong cách nói chuyện rất dễ thương, giản dị, và gần gũi đã làm cho nhiều người rất ngưỡng mộ. Ban Nhạc Saigon Stars West Virginia chơi rất xuất sắc và ca sĩ Tường Vy đã cống hiến nhiều bài hát thật hay cho khán giả. Chương trình văn nghệ dạ vũ năm nay qúa xuất sắc và hấp dẫn nên hầu hết mọi người đều ở lại cho đến khi kết thúc vào lúc 11 giờ khuya. Nhiều người còn cảm thấy tiếc nuối đến nỗi đã thốt lên: “Sao chương trình ngắn quá vậy?’
Đêm văn nghệ dạ vũ hôm nay đã thành công ngoài sức tưởng tượng với chương trình rất đa dạng và hấp dẫn, âm thanh ánh sáng, ban nhạc phối hợp ăn ý và đặc biệt là sân khấu, hội trường trang trí nổi bật, rất đẹp về chủ đề xuân. VUI NHƯ TẾT – Đó là lời nói chân thành của giáo dân cũng như rất nhiều người ngoại đạo đến tham dự hôm nay.Vui vì được tham dự một Thánh Lễ thật sốt sắng và nhận được nhiều lời chúc mừng. Vui vì bài giảng của cha Cao Đức Duy rất hay và rất ý nghĩa trong dịp đầu năm. Vui vì được thưởng thức những món ăn ngon và truyền thống. Vui vì được các cha ân cần thăm hỏi và “Lì Xì”. Vui vì được gặp nhau, trao cho nhau những nụ cười, những lời hỏi thăm, những lời chúc tụng tốt đẹp cho năm mới. Vui vì được thưởng thức bữa tiệc âm nhạc rất đa dạng và phong phú – trong đó có sự đóng góp rất lớn của các em thanh thiếu niên của Giáo Đoàn.
Sự thành công của chương trình văn nghệ dạ vũ là ngoài sức tưởng tượng và đó là thành quả của sự chuẩn bị chu đáo của cha quản nhiệm, HĐMV, các ban nghành, các gia đình và các nhân cũng như sự đóng góp ủng hộ nhiệt thành của các ân nhân có đạo cũng như ngoại đạo. Sự tham dự đông đảo ngoài dự đoán của Ban Tổ Chức cũng góp phần làm cho chương trình đón xuân năm nay được nên hoàn hảo. Sự thành công này đã đánh dấu một bước tiến quan trọng và một giai đoạn lịch sử của Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa với những nét trẻ trung, tươi mới và tràn trề sức sống. Với sự kiện này, Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa Harrisburg đã chính thức tiễn biệt năm cũ Ất Mùi vào dĩ vãng và đón chào năm mới Bính Thân với một niềm tin và một niềm hy vọng mới. Ước mong sao niềm vui này sẽ tiếp tục được kéo dài và trở nên trọn vẹn hơn trong suốt năm Bính Thân và đem đến cho mọi người những điều tốt lành và thánh đức.
Đoàn Khoa
Sau những ngày đầu xuân năm mới dường như mọi người ở khắp nơi đã “đốt Tết” để trở lại với cuộc sống thường ngày của mình thì cũng là lúc Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa Harrisburg thuộc tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ tưng bừng tổ chức chương trình Chào Mừng Xuân Bính Thân 2016 vào ngày 27 tháng 2 nhằm ngày 20 tháng Giêng âm lịch. Khác với những ngày trước đó khi nhiệt độ xuống rất thấp và có tuyết rơi, ngày Thứ Bảy 27 tháng 2 nhiệt độ đã ấm dần lên khoảng 40 độ F và có nắng ấm chan hòa. Đây được coi là một dấu chỉ tốt lành, một món quà đầu năm Thiên Chúa đã tặng ban cho Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa nhân dịp mừng xuân mới.
Xem Hình
Thời tiết lý tưởng đó đã khiến mọi người không thể ngồi yên trong nhà mà ào ra ngoài để đón nắng xuân. Người người dập dìu đổ về hội trường Bishop Mcdevitt High School lòng hân hoan vui mừng như đi trẩy hội. Ai nấy đều trưng diện những bộ đồ đẹp đẽ và sang trọng nhất. Những khuôn mặt rạng rỡ hân hoan, những tiếng cười ròn rã, những lời cầu chúc chân thành đã khiến cho mọi người cảm thấy “vui như Tết”. Khi bước vào hội trường mọi người không khỏi ngỡ ngàng vì hội trường rất rộng lớn, mới mẻ, khang trang và lộng lẫy được trang trí rất Tết với hoa đào hoa mai, đèn lồng, cờ quạt và những băng rôn với những nét chữ sắc xảo và những lời chúc đầy ý nghĩa khiến ai nấy đều phải trầm trồ: Ôi đẹp quá! Đẹp quá! Đẹp quá chừng!!!
Thánh Lễ Mừng Xuân Bính Thân đã được cử hành vào lúc 5 giờ chiều với sự chủ tế của cha quản nhiệm Phaolô Nguyễn Duy Thường và cùng đồng tế với ngài là ba cha: cha Giuse Nguyễn Văn Hóa đến từ York PA, cha Phaolô Cao Đức Duy đến từ Chicago IL, Cha Giuse Phùng Văn Sáu đến từ Boston MA và thầy Phó Tế Giuse Trương Đức Hưng đến từ Cromwell CT. Có rất đông giáo dân của Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa và các Giáo Đoàn Lancaster, York, Lebanon và vùng phụ cận thuộc tiểu bang Pennsylvania và các tiểu bang lân cận và cả những anh chị em ngoài Công Giáo và người Mỹ cùng đến tham dự, trong đó có vị khách đặc biệt quan trọng là Sơ Mary Anne là Hiệu trưởng của trường Bishop Mcdevitt High School. Đặc biệt là 9 thày và hai sơ thuộc giáo phận Thanh Hóa đang du học tại Cromwell CT và Boston MA cũng không quản ngại đường xá xa xôi, thời tiết giá lạnh, lái xe khoảng 6 tiếng về đây để đón Tết với Giáo Đoàn.
Thánh Lễ được cử hành một cách rất trang nghiêm và sốt sắng. Trong bài giảng, cha Cao Đức Duy đã bầy tỏ sự vinh dự của ngài khi được mời về tham dự chương trình mừng xuân và chia sẻ Lời Chúa trong Thánh Lễ. Ngài mời gọi mọi người hãy dâng lời tạ ơn Chúa vì biết bao nhiêu ơn lành Ngài đã ban trong năm cũ và hãy tin tưởng tín thác vào Chúa trong năm mới. Ngài cũng kêu mời mọi người trong Mùa Chay và trong năm thánh “Lòng Thương Xót Chúa” hãy biết sống tinh thần sám hối ăn năn, biết trở về với Chúa để kêu xin sự tha thứ, hãy siêng năng làm việc thiện, giúp đỡ những người anh em khó khăn và hãy luôn biết trao ban lòng thương xót cho mọi người xung quanh.
Cuối Thánh Lễ, ông Lê Văn Ninh, chủ tịch HĐMV Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa đã đại diện Giáo Đoàn chúc tết quý cha và mọi người. Ông cũng cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất và cộng tác với nhau trong tinh thần hiệp nhất và yêu thương để chương trình mừng xuân của Giáo Đoàn được thành công tốt đẹp. Đến với Thánh Lễ mừng xuân hôm nay, mọi người còn được hái lộc thánh đầu năm đó là những câu Kinh Thánh làm ý lực sống cho mỗi người trong suốt cả năm mới. Đặc biệt, các em nhỏ và người cao tuổi còn được lì xì qua những phong bao đỏ thắm gói ghém những điều may mắn cho một năm mới tốt lành.
Sau Thánh Lễ, mọi người đổ xô đến những quầy bán đồ ăn với nhiều loại bánh trái và món ăn thật ngon do các gia đình trong Giáo Đoàn chuẩn bị như bánh hỏi, bánh cuốn, bánh bao, bánh cam, bánh ít, bánh gai, bánh tằm, bánh chuối, bánh xu xuê, bánh mì, cánh gà chiên, nem nướng, nhiều loại chè, và cà phê sữa. Thức ăn vật chất ngon là vậy nhưng thức ăn tinh thần (chương trình văn nghệ) còn ngon hơn nhiều.
Chương trình văn nghệ dạ vũ mừng xuân năm nay được dẫn dắt bởi MC Phong Lê qua những lời dẫn chương trình rất chuyên nghiệp vui vẻ và hấp dẫn. Đêm văn nghệ được bắt đầu bằng tiết mục mở màn quá sôi động khiến hội trường như muốn nổ tung qua sự diễn xuất của khoảng năm, sáu chục người gồm nhiều thành phần như các thầy, các sơ, các giáo lý viên, các huynh trưởng, các em thiếu nhi, các em múa lân cùng với cờ quạt, áo mũ muôn mầu muôn sắc. Đây là tiết mục do cha quản nhiệm dàn dựng cùng với biên đạo múa là cô Thanh Nhã. Sau đó là các vũ điệu “Như Hoa Mùa Xuân” của các Nữ Tu và Chủng Sinh Đại Chủng Viện Holy Apostles Connecticut, vũ Điệu “Bức Họa Đồng Quê”, “Những Cánh Hoa Rừng” và “Hello Việt Nam” do Các Em Thiếu Nhi Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa biểu diễn một cách rất chuyên nghiệp. Trích đoạn cải lương “Đời Cô Lựu” do em Timmy Dao và anh Tiến Đạt diễn xuất thật cảm động và ý nghĩa nhằm nhắn nhủ các bậc cha mẹ phải biết hy sinh cho con cái, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc, thương yêu chăm sóc cho con cái vì các em rất cần một mái ấm gia đình trong đó có cả cha lẫn mẹ.
Đặc biệt năm nay có sự góp mặt của ca sĩ Nguyễn Hồng Ân từ Việt Nam. Nam ca sĩ này có một chất giọng cao vút và khỏe khoắn. Anh đã cháy hết mình trên sân khấu khiến cho khán giả không tiếc lời khen ngợi. Ca sĩ Mai Thiên Vân đến từ California với chất giọng ngọt lịm và trong trẻo cộng với phong cách nói chuyện rất dễ thương, giản dị, và gần gũi đã làm cho nhiều người rất ngưỡng mộ. Ban Nhạc Saigon Stars West Virginia chơi rất xuất sắc và ca sĩ Tường Vy đã cống hiến nhiều bài hát thật hay cho khán giả. Chương trình văn nghệ dạ vũ năm nay qúa xuất sắc và hấp dẫn nên hầu hết mọi người đều ở lại cho đến khi kết thúc vào lúc 11 giờ khuya. Nhiều người còn cảm thấy tiếc nuối đến nỗi đã thốt lên: “Sao chương trình ngắn quá vậy?’
Đêm văn nghệ dạ vũ hôm nay đã thành công ngoài sức tưởng tượng với chương trình rất đa dạng và hấp dẫn, âm thanh ánh sáng, ban nhạc phối hợp ăn ý và đặc biệt là sân khấu, hội trường trang trí nổi bật, rất đẹp về chủ đề xuân. VUI NHƯ TẾT – Đó là lời nói chân thành của giáo dân cũng như rất nhiều người ngoại đạo đến tham dự hôm nay.Vui vì được tham dự một Thánh Lễ thật sốt sắng và nhận được nhiều lời chúc mừng. Vui vì bài giảng của cha Cao Đức Duy rất hay và rất ý nghĩa trong dịp đầu năm. Vui vì được thưởng thức những món ăn ngon và truyền thống. Vui vì được các cha ân cần thăm hỏi và “Lì Xì”. Vui vì được gặp nhau, trao cho nhau những nụ cười, những lời hỏi thăm, những lời chúc tụng tốt đẹp cho năm mới. Vui vì được thưởng thức bữa tiệc âm nhạc rất đa dạng và phong phú – trong đó có sự đóng góp rất lớn của các em thanh thiếu niên của Giáo Đoàn.
Sự thành công của chương trình văn nghệ dạ vũ là ngoài sức tưởng tượng và đó là thành quả của sự chuẩn bị chu đáo của cha quản nhiệm, HĐMV, các ban nghành, các gia đình và các nhân cũng như sự đóng góp ủng hộ nhiệt thành của các ân nhân có đạo cũng như ngoại đạo. Sự tham dự đông đảo ngoài dự đoán của Ban Tổ Chức cũng góp phần làm cho chương trình đón xuân năm nay được nên hoàn hảo. Sự thành công này đã đánh dấu một bước tiến quan trọng và một giai đoạn lịch sử của Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa với những nét trẻ trung, tươi mới và tràn trề sức sống. Với sự kiện này, Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa Harrisburg đã chính thức tiễn biệt năm cũ Ất Mùi vào dĩ vãng và đón chào năm mới Bính Thân với một niềm tin và một niềm hy vọng mới. Ước mong sao niềm vui này sẽ tiếp tục được kéo dài và trở nên trọn vẹn hơn trong suốt năm Bính Thân và đem đến cho mọi người những điều tốt lành và thánh đức.
Đoàn Khoa
Giáo Xứ Bến Ngự hiệp thông với Giáo Phận Huế, chầu Thánh Thể
Tu sĩ Vinhsơn Nguyễn Văn Hanh CSC.
10:49 05/03/2016
Giáo Xứ Bến Ngự hiệp thông với Giáo Phận Huế, chầu Thánh Thể theo đề nghi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Vào lúc 7 giờ tối, ngày 5.3.2016, tại giáo xứ Bến Ngự, thuộc Tổng Giáo Phận Huế, đông đảo anh chị em tín hữu trong và ngoài giáo xứ, đã có 1 giờ bên Chúa Giêsu Thánh Thể. Giờ chầu Phép Lành của giáo xứ Bến Ngự, thông hiệp với các xứ đạo trong Tổng Giáo Phận Huế, để tôn thờ Chúa Giêsu, theo lời đề nghi 24 giờ bên Chúa, của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Xem Hình
Được biết, trong cuộc tĩnh tâm Linh mục Tổng Giáo Phận Huế, diễn ra 22.02 - 26.02.2016 vừa qua, dịp này, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, đã kêu mời các Linh mục hưởng ứng lời kêu mời của Đức Giáo Hoàng, chầu Thánh Thể trong giáo xứ, cộng đoàn của mình. Đức Tổng Giám mục đã trao kế hoạch này cho cha Micae Phạm Ngọc Hải, thuộc Ủy ban Phụng Tự giáo phận, để cha sắp xếp giờ Chầu, cũng như nội dung các bài suy niệm, kịp gởi cho các xứ đạo. Như vậy, cung giờ mà Tổng Giáo Phận Huế chọn là từ 7 giờ tối, ngày 5.3.2016. Theo đó, giáo xứ nào có thể chia phiên chầu cả 24 giờ thì rất tốt, bằng không chí ít, là một giờ bên Chúa.
Như vậy, để giữ đúng giờ đã được cha Ủy Ban Phụng Tự giáo phận loan báo, giáo xứ Bến Ngự phải dịch chuyển giờ Lễ thường nhật vào buổi chiều, sớm hơn 30 phút so với ngày thường.
Người ta nhận thấy, Thánh Lễ chiều này tuy chệch giờ, nhưng vẫn đông đảo người tham dự hơn thường ngày.
Chủ sự giờ chầu Phép lành là cha Phêrô Nguyễn Thái Vạn CSC. Số người tham dự giờ chầu hôm nay, ước khoảng trên 500 anh chị em. Trong số này. ngoài giáo dân trong giáo xứ, còn có gần 100 Lưu Trú sinh thuộc Dòng Thánh Tâm, Sinh viên Công Giáo nhóm Thánh Tâm…Tất cả cùng hiệp nhau trong tâm tình thống hối, cầu nguyện và sự hy sinh, để dâng Chúa Giêsu chí ái, ý nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
Tưởng cũng nên nói thêm đôi chút về lịch sử giáo xứ Bến Ngự. Sở Quản Lý Nhà Chung Huế, thuộc Toà Giám Mục, đã có từ đời Cha Allys (Lý). Nhà Chung có một nhà nguyện nhỏ, thánh lễ thường nhật và Chúa Nhật diễn ra thường xuyên, nên giáo dân ở chung quanh Nhà Chung đến tham dự riêng tư. Khi nhà thờ Bình Linh (Pellerin) không còn sau biến cố 1975, thì giáo dân vùng Bình Linh bơ vơ. Họ đã xin về tham dự, sinh hoạt tại Nhà Chung ngày một đông hơn . Đến năm 1976, ngày 19-3, lễ Thánh Giuse, giáo xứ bé nhỏ Nhà Chung được chính thức thành lập. Giáo xứ Nhà Chung nhận thánh Giuse Kết Bạn làm Quan thầy. Năm 2005, Đức tổng Giám mục Stephanô Nguyễn Như Thể, đã trao giáo xứ Nhà Chung lại cho Dòng Thánh Tâm cai quản. Theo ý Đức Cha Stephanô, giáo xứ nên đặt lại tên gọi, và Ngài đã quyết định chuyển tên, từ giáo xứ Nhà Chung thành Giáo xứ Bến Ngự. Hiện nay, số giáo dân xứ Bến Ngự là 315 người, trong tổng số 85 gia đình, được chia làm 3 khu vực : Thánh Tâm, Giuse và Mẫu Tâm. Giáo xứ nằm ở vị trí giữa thành phố Huế, cạnh Tòa Tổng Giám mục.
Tusĩ Vinhsơn Nguyễn Văn Hanh CSC.
Vào lúc 7 giờ tối, ngày 5.3.2016, tại giáo xứ Bến Ngự, thuộc Tổng Giáo Phận Huế, đông đảo anh chị em tín hữu trong và ngoài giáo xứ, đã có 1 giờ bên Chúa Giêsu Thánh Thể. Giờ chầu Phép Lành của giáo xứ Bến Ngự, thông hiệp với các xứ đạo trong Tổng Giáo Phận Huế, để tôn thờ Chúa Giêsu, theo lời đề nghi 24 giờ bên Chúa, của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Xem Hình
Được biết, trong cuộc tĩnh tâm Linh mục Tổng Giáo Phận Huế, diễn ra 22.02 - 26.02.2016 vừa qua, dịp này, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, đã kêu mời các Linh mục hưởng ứng lời kêu mời của Đức Giáo Hoàng, chầu Thánh Thể trong giáo xứ, cộng đoàn của mình. Đức Tổng Giám mục đã trao kế hoạch này cho cha Micae Phạm Ngọc Hải, thuộc Ủy ban Phụng Tự giáo phận, để cha sắp xếp giờ Chầu, cũng như nội dung các bài suy niệm, kịp gởi cho các xứ đạo. Như vậy, cung giờ mà Tổng Giáo Phận Huế chọn là từ 7 giờ tối, ngày 5.3.2016. Theo đó, giáo xứ nào có thể chia phiên chầu cả 24 giờ thì rất tốt, bằng không chí ít, là một giờ bên Chúa.
Như vậy, để giữ đúng giờ đã được cha Ủy Ban Phụng Tự giáo phận loan báo, giáo xứ Bến Ngự phải dịch chuyển giờ Lễ thường nhật vào buổi chiều, sớm hơn 30 phút so với ngày thường.
Người ta nhận thấy, Thánh Lễ chiều này tuy chệch giờ, nhưng vẫn đông đảo người tham dự hơn thường ngày.
Chủ sự giờ chầu Phép lành là cha Phêrô Nguyễn Thái Vạn CSC. Số người tham dự giờ chầu hôm nay, ước khoảng trên 500 anh chị em. Trong số này. ngoài giáo dân trong giáo xứ, còn có gần 100 Lưu Trú sinh thuộc Dòng Thánh Tâm, Sinh viên Công Giáo nhóm Thánh Tâm…Tất cả cùng hiệp nhau trong tâm tình thống hối, cầu nguyện và sự hy sinh, để dâng Chúa Giêsu chí ái, ý nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
Tưởng cũng nên nói thêm đôi chút về lịch sử giáo xứ Bến Ngự. Sở Quản Lý Nhà Chung Huế, thuộc Toà Giám Mục, đã có từ đời Cha Allys (Lý). Nhà Chung có một nhà nguyện nhỏ, thánh lễ thường nhật và Chúa Nhật diễn ra thường xuyên, nên giáo dân ở chung quanh Nhà Chung đến tham dự riêng tư. Khi nhà thờ Bình Linh (Pellerin) không còn sau biến cố 1975, thì giáo dân vùng Bình Linh bơ vơ. Họ đã xin về tham dự, sinh hoạt tại Nhà Chung ngày một đông hơn . Đến năm 1976, ngày 19-3, lễ Thánh Giuse, giáo xứ bé nhỏ Nhà Chung được chính thức thành lập. Giáo xứ Nhà Chung nhận thánh Giuse Kết Bạn làm Quan thầy. Năm 2005, Đức tổng Giám mục Stephanô Nguyễn Như Thể, đã trao giáo xứ Nhà Chung lại cho Dòng Thánh Tâm cai quản. Theo ý Đức Cha Stephanô, giáo xứ nên đặt lại tên gọi, và Ngài đã quyết định chuyển tên, từ giáo xứ Nhà Chung thành Giáo xứ Bến Ngự. Hiện nay, số giáo dân xứ Bến Ngự là 315 người, trong tổng số 85 gia đình, được chia làm 3 khu vực : Thánh Tâm, Giuse và Mẫu Tâm. Giáo xứ nằm ở vị trí giữa thành phố Huế, cạnh Tòa Tổng Giám mục.
Tusĩ Vinhsơn Nguyễn Văn Hanh CSC.
Đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre : Hành Hương Đầu Tháng 3
Người La Mã
11:01 05/03/2016
Đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre: Hành Hương Đầu Tháng 3
Tưởng chừng vừa bắt đầu một năm mới với nhiều công việc phải làm nên con cái của Mẹ khá bận rộn. Thế nhưng, dù bôn ba với công việc, dù phải vùi đầu vào với cuộc sống trần ai nhưng con cái của Mẹ vẫn dành cho Mẹ sự ưu ái, sự kính mến đặc biệt.
Xem Hình
Từ sáng sớm thứ Bảy đầu tháng (05/3) hôm nay, nhiều đoàn con cái của Mẹ đã đến với mảnh đất thiêng La Mã Bến Tre này.
Từ ngã 3 Sơn Đốc, nhiều xe 29 chỗ phải chờ xe ôm hay xe lôi để di chuyển con cái Mẹ vào với Trung Tâm. Nhiều xe nhỏ 7 và 16 chỗ vào đến được tận nơi. Dù đoạn đường có nhiều cách trở nhưng lòng của con cái không hề cách trở với Mẹ và họ đã đến nơi cần đến.
Râm ran những lời kinh tiếng hát dâng Mẹ được các nhóm cứ nối tiếp nhau trước Linh Ảnh Mẹ. Trong khi đó, những ai cần đến Tòa Hòa Giải thì cứ đến vì có cha giải tội ngồi ở đó để thực thi lòng Thương Xót của Chúa.
10 giờ 00, thầy phó tế Giuse Lê Hữu Tú mời gọi cộng đoàn cùng “lên đường” hành hương kính Mẹ. Thầy mời gọi cộng đoàn cùng với Mẹ theo Chúa trên con đường thập giá qua mầu nhiệm của Sự Thương.
10 g 30 Thánh Lễ tạ ơn được cử hành. Chủ tế Thánh lễ hôm nay là Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung – quản nhiệm Trung Tâm hành hương Đức Mẹ La Mã Bến Tre, cùng đồng tế với Cha hôm nay có Cha F.X. Nguyễn Văn Thượng (quản giáo họ Thới Sơn – giáo phận Mỹ Tho). Và dĩ nhiên, cộng đoàn dân Chúa cạnh giáo dân La Mã, Giồng Trôm còn có nhiều người đến từ nhiều nơi khác như Đồng Nai, Mỹ Tho và cả Sài Gòn nữa.
Trong bài chia sẻ (kính mời cộng đoàn xem video giảng https://youtu.be/YNZlNTJF19w), cha F.X. Nguyễn Văn Thượng mời gọi cộng đoàn khiêm tốn tín thác vào Chúa như Mẹ Maria tín thác vào Chúa tại bữa tiệc cưới Cana xưa.
Ngày hành hương hôm nay, chúng tôi ghi được hình ảnh của những trẻ thơ thật thân thương quấn quýt bên cha mẹ của chúng. Những tâm hồn trẻ thơ luôn tín thác vào Chúa và Mẹ sẽ được Chúa và Mẹ yêu thương giữ gìn.
Sau khi nhận phép Lành cuối Lễ, cộng đoàn cùng đọc kinh Tin Kính và Kinh Lạy Cha để được hưởng ơn toàn xá (vì đang ở trong năm Thánh kỷ niệm 150 năm bức Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp được trao cho DCCT).
Bài hát kết Lễ kết thúc, nhiều người còn nán lại bên Mẹ để khẩn nguyện cùng Mẹ lên Chúa những ơn lành.
Những đoàn ở xa quây quần với nhau bên khu vực nhà cơm của họ đạo. Còn đâu đó phía bên ngoài chúng tôi thấy một số người dùng cơm trưa tự nhà mang theo. Được biết họ là những giáo dân đến từ giáo xứ Phú Hải, Chợ Cầu (giáo phận Sài Gòn).
Chắc có lẽ Mẹ hiểu và thương lắm những người con hành hương trong điều kiện đường sá xa xôi cũng như ăn uống không được tiện nghi như thế này. Và, chúng tôi tin tưởng Mẹ sẽ ban nhiều ơn lành cho những đoàn con thành tâm thiện chí.
Con cái của Mẹ rồi sẽ trở về với môi trường gia đình và chúng tôi luôn tin chắc rằng Mẹ La Mã Bến Tre sẽ không để bất cứ ai phải về tay không. Tin vào tình thương của Mẹ, xin trao vào tay Mẹ tất cả những ai có lòng hướng về hay cất bước lên đường hành hương kính viếng Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre.
Người La Mã
Tưởng chừng vừa bắt đầu một năm mới với nhiều công việc phải làm nên con cái của Mẹ khá bận rộn. Thế nhưng, dù bôn ba với công việc, dù phải vùi đầu vào với cuộc sống trần ai nhưng con cái của Mẹ vẫn dành cho Mẹ sự ưu ái, sự kính mến đặc biệt.
Xem Hình
Từ sáng sớm thứ Bảy đầu tháng (05/3) hôm nay, nhiều đoàn con cái của Mẹ đã đến với mảnh đất thiêng La Mã Bến Tre này.
Từ ngã 3 Sơn Đốc, nhiều xe 29 chỗ phải chờ xe ôm hay xe lôi để di chuyển con cái Mẹ vào với Trung Tâm. Nhiều xe nhỏ 7 và 16 chỗ vào đến được tận nơi. Dù đoạn đường có nhiều cách trở nhưng lòng của con cái không hề cách trở với Mẹ và họ đã đến nơi cần đến.
Râm ran những lời kinh tiếng hát dâng Mẹ được các nhóm cứ nối tiếp nhau trước Linh Ảnh Mẹ. Trong khi đó, những ai cần đến Tòa Hòa Giải thì cứ đến vì có cha giải tội ngồi ở đó để thực thi lòng Thương Xót của Chúa.
10 giờ 00, thầy phó tế Giuse Lê Hữu Tú mời gọi cộng đoàn cùng “lên đường” hành hương kính Mẹ. Thầy mời gọi cộng đoàn cùng với Mẹ theo Chúa trên con đường thập giá qua mầu nhiệm của Sự Thương.
10 g 30 Thánh Lễ tạ ơn được cử hành. Chủ tế Thánh lễ hôm nay là Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung – quản nhiệm Trung Tâm hành hương Đức Mẹ La Mã Bến Tre, cùng đồng tế với Cha hôm nay có Cha F.X. Nguyễn Văn Thượng (quản giáo họ Thới Sơn – giáo phận Mỹ Tho). Và dĩ nhiên, cộng đoàn dân Chúa cạnh giáo dân La Mã, Giồng Trôm còn có nhiều người đến từ nhiều nơi khác như Đồng Nai, Mỹ Tho và cả Sài Gòn nữa.
Trong bài chia sẻ (kính mời cộng đoàn xem video giảng https://youtu.be/YNZlNTJF19w), cha F.X. Nguyễn Văn Thượng mời gọi cộng đoàn khiêm tốn tín thác vào Chúa như Mẹ Maria tín thác vào Chúa tại bữa tiệc cưới Cana xưa.
Ngày hành hương hôm nay, chúng tôi ghi được hình ảnh của những trẻ thơ thật thân thương quấn quýt bên cha mẹ của chúng. Những tâm hồn trẻ thơ luôn tín thác vào Chúa và Mẹ sẽ được Chúa và Mẹ yêu thương giữ gìn.
Sau khi nhận phép Lành cuối Lễ, cộng đoàn cùng đọc kinh Tin Kính và Kinh Lạy Cha để được hưởng ơn toàn xá (vì đang ở trong năm Thánh kỷ niệm 150 năm bức Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp được trao cho DCCT).
Bài hát kết Lễ kết thúc, nhiều người còn nán lại bên Mẹ để khẩn nguyện cùng Mẹ lên Chúa những ơn lành.
Những đoàn ở xa quây quần với nhau bên khu vực nhà cơm của họ đạo. Còn đâu đó phía bên ngoài chúng tôi thấy một số người dùng cơm trưa tự nhà mang theo. Được biết họ là những giáo dân đến từ giáo xứ Phú Hải, Chợ Cầu (giáo phận Sài Gòn).
Chắc có lẽ Mẹ hiểu và thương lắm những người con hành hương trong điều kiện đường sá xa xôi cũng như ăn uống không được tiện nghi như thế này. Và, chúng tôi tin tưởng Mẹ sẽ ban nhiều ơn lành cho những đoàn con thành tâm thiện chí.
Con cái của Mẹ rồi sẽ trở về với môi trường gia đình và chúng tôi luôn tin chắc rằng Mẹ La Mã Bến Tre sẽ không để bất cứ ai phải về tay không. Tin vào tình thương của Mẹ, xin trao vào tay Mẹ tất cả những ai có lòng hướng về hay cất bước lên đường hành hương kính viếng Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre.
Người La Mã
Cha Matthew Vũ Khởi Phụng trong trái tim tôi
Joseph Nguyễn Văn Thống
19:30 05/03/2016
Cha Matthew Vũ Khởi Phụng trong trái tim tôi
Tôi hân hạnh được biết Cha Matthew Vũ Khởi Phụng khi hoạt động trong phong trào sinh viên tại Hà Nội từ năm 2008. Với vai trò trưởng Cộng Đoàn Vinh tại Hà Nội lúc đó nên tôi cũng thường có dịp gặp gỡ, chia sẻ và trao đổi với ngài.Về sau, tôi mong được trò chuyện với ngài nhiều hơn khi có cơ hội. Thế nên, mặc dù khi đã rời Việt Nam để đến Hoa Kỳ học tập, mỗi khi ngài có dịp viếng thăm hay chữa bệnh tại Hoa Kỳ, tôi vẫn tìm cách đến gặp ngài. Là một linh mục thánh thiện, thông thái, tràn đầy tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân, tôi biết có nhiều điều để viết về ngài, nhưng ước mong được chia sẻ một ít tâm tình về tình yêu của ngài dành cho tù nhân lương tâm và giới trẻ cũng như một ít kỷ niệm về ngài.
Tình yêu dành cho các tù nhân lương tâm
“ Làm sao cho các thanh niên sinh viên được tự do. ” Đó là lời ưu tư của ngài chia xẻ với tôi từ tại Nam California trước khi ngài trở lại Việt Nam vào cuối tháng 9 năm 2015.
Dù sức khỏe yếu nhược, lúc đó ngài vẫn tìm cách thăm hỏi và động viên cho bằng được cựu tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần sau khi chị vừa được trả tự do tới Hoa Kỳ. Trên đường tới nơi gặp gỡ, ngài nhắn tôi: “ cậu lát nữa nhắc mình để nhớ cầu nguyện cho linh hồn mẹ của chị Tần và anh Sơn nhé.” Đây là hai nạn nhân của chế độ cộng sản đã qua đời cách đây một năm. Trong thánh lễ, ngài đã cầu nguyện cho linh hồn các thân mẫu của chị Tạ Phong Tần và anh Paulus Lê Sơn, cho ngục sỹ Nguyễn Chí Thiện và cầu bình an cho các thanh niên sinh viên đang bị tù đầy. Suốt buổi gặp gỡ ngài vui cười vì gặp lại chị Tần và gặp lại người thân quen như gặp lại người con, người em và những người bạn sau một thời gian dài. Ngài đưa tin vui mừng để tạ ơn Chúa về việc nhạc sỹ Tô Hải được rửa tội, sinh viên Nguyễn Phương Uyên hay ông Nguyễn Hữu Cầu cũng đã được trả tự do.
Hình 1: Giáo sư Trần Huy Bích, tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần, cha Matthew Vũ Khởi Khụng, bà Vũ Triều Nghi em gái của ngài, vợ chồng GS Trần Phong Vũ và người viết tại California 2015
Mỗi lần gặp ngài tại Hoa Kỳ, tôi thấy lòng ngài luôn luôn thao thức rằng mình phải làm gì đó giúp anh em thanh niên sinh viên đang bị nhà cầm quyền giam giữ cách bất công. Có lẽ bởi chính ngài và cả gia đình ngài đã là những nạn nhân của chế độ Cộng sản nên ngài càng hiểu thấu nỗi khổ của những người bị nạn. Tại Việt Nam, ngài cho phép và trực tiếp tổ chức các buổi cầu nguyện cho những người bị giam giữ cách oan khiên, cho truyền thông của Dòng Chúa Cứu Thế tham gia tích cực vào việc đưa tin, vận động các cá nhân và các tổ chức khắp nơi trên thế giới để kêu gọi trả tự do cho những người bị tù đày, đặc biệt là các thanh niên sinh viên.
Ngài quan tâm đến từng con người bị nạn chứ không riêng gì các sự kiện. Vào năm 2009, khi tôi bị nhà cầm quyền bắt giữ trong vụ Tam Tòa, Giáo Phận Vinh, ngài lập tức điện tin khắp nơi cho những người thân quen để hiệp thông. Sau khi tôi được trả tự do, chính ngài và các cha Dòng Chúa Cứu Thế đã đính thân ghé thăm tôi tại gia đình. Hành động đó của ngài đã để lại cho tôi nhiều xúc động và một dấu ấn khó quên trong đời. Tôi được tăng thêm sức mạnh và rồi từ đó càng dấn thân nhiều hơn trên con đường mưu cầu tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam.
Sau khi trở về Viêt Nam và hữu dưỡng tại Sài Gòn vào năm 2015, ngài vẫn luôn luôn dành nhiều sự quan tâm cho các thanh niên sinh viên. Tôi biết ngài gặp nhiều trở ngại sức khỏe nhưng ngài vẫn dùng email để gửi cho tôi tấm hình ngài chụp với anh em sinh viên đã được tự do. Ngài vui mừng cho tôi biết vì được gặp lại anh em và rồi chia sẻ niềm vui đó với tôi nữa. Qua đó cho thấy các tù nhân lương tâm luôn có một chỗ đặc biệt trong trái tim của ngài.
Hình 2: Cựu tù nhân lương tâm anh Nguyễn Văn Thanh, Đậu Văn Dương, cha Matthew Vũ Khởi Phụng và anh Trần Hữu Đức tại Sài Gòn năm 2015
Tình yêu dành cho giới trẻ
Nhớ về những năm tháng hoạt động ở Hà Nội, tôi nhận thấy ngài dành cho giới sinh viên một tình yêu sâu sắc. Dù nhân lực và nguồn lực của nhà Dòng không nhiều nhưng ngài dành nhiều sự ưu đãi cho hàng ngàn sinh viên khắp nơi tụ về Hà Nội học tập, trong đó có sinh viên Vinh chúng tôi. Ngài cắt cử các cha lo về mục vụ sinh viên. Ngài dành phòng ốc cho sinh viên sinh hoạt, hội họp và học tập. Chính vì thế, trong môi trường chế độ cộng sản, sinh viên có nơi nương tựa về đời sống đức tin, tinh thần và thăng tiến tri thức.
Ngài mời các giáo sư, các giảng viên để dạy các lớp tiếng Anh, tiếng Pháp cho sinh viên. Nhiều sinh viên, nữ tu và chủng sinh đang du học ở Pháp, Úc hay Hoa Kỳ đều biết các lớp học này tại Thái Hà. Với tầm nhìn xa trông rộng khi thấy vai trò của việc học Anh Ngữ là con đường đưa giới trẻ hòa nhập với thế giới văn minh, ngài tiếp tục khuyến khích hai cô em họ là Thanh Xuân và Tuệ Phương ở California, Hoa Kỳ để thiết lập một tổ chức từ thiện chuyên về giáo dục mang tên Education For The Poor. Chương trình này đã hoạt động nhiều năm trong việc phát triển giáo dục và đã đưa nhiều thiện nguyện viên từ Hoa Kỳ về dạy tiếng Anh cho hàng ngàn sinh viên tại Sài Gòn, Huế, Vinh và Hà Nội từ năm 2007 đến nay.
Hình 3: Cha Matthew Vũ Khởi Phụng, cha Nguyễn Văn Phượng DCCT cùng với anh em sinh viên tại Thái Hà năm 2009
Trong các cuộc găp gỡ, ngài luôn tỏ ra vui mừng vì gặp giới trẻ. Ngài coi chúng tôi là quan trọng chứ không phải chính ngài. Nếu có anh em nào khen ngài một chuyện gì đó thì ngài thường mỉm cười và nói đùa: “ Các cậu lại tôn sùng chủ nghĩa cá nhân rồi.” Thế là chúng tôi lại được cười một cách vui thú.
Con người gieo niềm hy vọng
Đời sống cha Matthew Vũ Khởi Phụng luôn chan chứa niềm hy vọng và ngài truyền tải ngọn lửa đó cho người khác. Trong vụ Thái Hà, dù lúc căng thẳng hay khi được bình an, tôi nhận thấy ngài vẫn giữ cho mình được sự bình thản cần thiết. Gặp gỡ ai, ngài đều tỏ ra sự lạc quan. Nụ cười vẫn luôn hiện trên khuôn mặt hiền từ và nhân hậu của ngài.
Vào năm 2008, khi nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp Thái Hà, một trong những vũ khí để tranh đấu cho sự thật lúc đó là truyền thông. Số người nỗi bật trên mặt báo Dòng Chúa Cứu Thế lúc đó tôi biết ngoài cha Nguyễn Văn Khải, cha Nguyễn Ngọc Nam Phong, có anh JB Nguyễn Hữu Vinh, luật sư Lê Quốc Quân và một vài người khác. Nói chung là không nhiều người ưu thích viết về những sự việc được gọi là “ nhạy cảm” như thế. Một hôm khi tôi đang ngồi trong phòng khách của Giáo xứ Thái Hà, cha Phụng từ đâu bước đến vỗ vai tôi.
“ Hôm nay cậu có một bài viết phải không? Ngài hỏi tôi
Tôi thưa, “dạ vâng”
Cậu viết nhiều chưa ? Cha hỏi tiếp
Tôi thưa, “dạ, đó là bài đầu tiên”
Ngài mỉm cười, động viên và nói tôi hãy cố gắng viết tiếp. Niềm hy vọng đụng chạm đến trái tim tôi. Lúc đó tôi đang học về kinh tế nên cũng không thiết tha gì nhiều đến việc văn chương và viết lách. Thế nhưng, chỉ qua một cuộc đối thoại tình cờ với sự khích lệ và đón nhận từ ngài, tôi đã là một trong số anh em được vinh hạnh trở thành những phóng viên “vỉa hè” để phục vụ trong lĩnh vực truyền thông, đặc biệt đưa tin các sự kiện nhà cầm quyền đàn áp tôn giáo tại Giáo tỉnh Hà Nội lúc đó.
Năm 2013, cùng với ngài trong chuyến hành trình từ San Jose lên miền Nam California, ngài say mê chia sẻ cho tôi nghe về Công Đồng Vaticano II và niềm hy vọng nơi con người Đức Gioan XXIII. Lúc đó Giáo Hội đang hân hoan chuẩn bị cho việc phong thánh hai vị giáo hoàng Gioan Paul II và Gioan XXIII. Với những gì được biết về ngài, tôi nhận ra rằng, chính mình đang được phúc ngồi cạnh một mẫu gương của niềm hy vọng. Tôi biết một điều ngài đang tâm đắc trong thời gian gần đây là mong sao chuyển tải thêm nhiều tư liệu về Công Đồng Vaticano II và mẫu gương Thánh Gioan XXIII cho người Việt Nam. Cách đây ít tháng, ngài nói rằng: năm sau sang lại Hoa Kỳ dâng lễ mừng thọ cho bà, tức là bà cô tại Long Beach rồi đi Roma để nghiên cứu thêm về Thánh Công Đồng và Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII.
Cha Matthew Vũ Khởi Phụng đã gieo vãi biết bao hạt giống trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng ngài đã bỏ lại tất cả để về với Chúa. Ngẫm về bao việc ngài đã làm, tôi chợt nghĩ về lời của thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Côrintô: “Tôi trồng, anh Apolô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên.” (1 Cor 3:6)
Trong lúc chào tạm biệt để về Việt Nam, ngài nói:“ Hẹn gặp lại cậu năm sau ở Hoa Kỳ rồi đi thăm và cảm ơn một số cá nhân và tổ chức vì đã cầu nguyện và hỗ trợ cho Thái Hà lúc thọ nạn. ” Lời hẹn ấy vẫn còn âm vang trong tôi. Tôi tin chắc rằng, giờ đây ngài đã ra khỏi thế gian, ngăn cách thể lý không còn là trở ngại nên ngài sẽ viếng thăm, cảm ơn những ai đã giúp đỡ Thái Hà và chúc lành cho mọi người từ cửa sổ nhà Cha Trên Trời.
Vĩnh biệt Cha kính yêu- Matthew Vũ Khởi Phụng!
California, ngày 5 tháng 3 năm 2016,
Joseph Nguyễn Văn Thống
Tôi hân hạnh được biết Cha Matthew Vũ Khởi Phụng khi hoạt động trong phong trào sinh viên tại Hà Nội từ năm 2008. Với vai trò trưởng Cộng Đoàn Vinh tại Hà Nội lúc đó nên tôi cũng thường có dịp gặp gỡ, chia sẻ và trao đổi với ngài.Về sau, tôi mong được trò chuyện với ngài nhiều hơn khi có cơ hội. Thế nên, mặc dù khi đã rời Việt Nam để đến Hoa Kỳ học tập, mỗi khi ngài có dịp viếng thăm hay chữa bệnh tại Hoa Kỳ, tôi vẫn tìm cách đến gặp ngài. Là một linh mục thánh thiện, thông thái, tràn đầy tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân, tôi biết có nhiều điều để viết về ngài, nhưng ước mong được chia sẻ một ít tâm tình về tình yêu của ngài dành cho tù nhân lương tâm và giới trẻ cũng như một ít kỷ niệm về ngài.
Tình yêu dành cho các tù nhân lương tâm
“ Làm sao cho các thanh niên sinh viên được tự do. ” Đó là lời ưu tư của ngài chia xẻ với tôi từ tại Nam California trước khi ngài trở lại Việt Nam vào cuối tháng 9 năm 2015.
Dù sức khỏe yếu nhược, lúc đó ngài vẫn tìm cách thăm hỏi và động viên cho bằng được cựu tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần sau khi chị vừa được trả tự do tới Hoa Kỳ. Trên đường tới nơi gặp gỡ, ngài nhắn tôi: “ cậu lát nữa nhắc mình để nhớ cầu nguyện cho linh hồn mẹ của chị Tần và anh Sơn nhé.” Đây là hai nạn nhân của chế độ cộng sản đã qua đời cách đây một năm. Trong thánh lễ, ngài đã cầu nguyện cho linh hồn các thân mẫu của chị Tạ Phong Tần và anh Paulus Lê Sơn, cho ngục sỹ Nguyễn Chí Thiện và cầu bình an cho các thanh niên sinh viên đang bị tù đầy. Suốt buổi gặp gỡ ngài vui cười vì gặp lại chị Tần và gặp lại người thân quen như gặp lại người con, người em và những người bạn sau một thời gian dài. Ngài đưa tin vui mừng để tạ ơn Chúa về việc nhạc sỹ Tô Hải được rửa tội, sinh viên Nguyễn Phương Uyên hay ông Nguyễn Hữu Cầu cũng đã được trả tự do.
Mỗi lần gặp ngài tại Hoa Kỳ, tôi thấy lòng ngài luôn luôn thao thức rằng mình phải làm gì đó giúp anh em thanh niên sinh viên đang bị nhà cầm quyền giam giữ cách bất công. Có lẽ bởi chính ngài và cả gia đình ngài đã là những nạn nhân của chế độ Cộng sản nên ngài càng hiểu thấu nỗi khổ của những người bị nạn. Tại Việt Nam, ngài cho phép và trực tiếp tổ chức các buổi cầu nguyện cho những người bị giam giữ cách oan khiên, cho truyền thông của Dòng Chúa Cứu Thế tham gia tích cực vào việc đưa tin, vận động các cá nhân và các tổ chức khắp nơi trên thế giới để kêu gọi trả tự do cho những người bị tù đày, đặc biệt là các thanh niên sinh viên.
Ngài quan tâm đến từng con người bị nạn chứ không riêng gì các sự kiện. Vào năm 2009, khi tôi bị nhà cầm quyền bắt giữ trong vụ Tam Tòa, Giáo Phận Vinh, ngài lập tức điện tin khắp nơi cho những người thân quen để hiệp thông. Sau khi tôi được trả tự do, chính ngài và các cha Dòng Chúa Cứu Thế đã đính thân ghé thăm tôi tại gia đình. Hành động đó của ngài đã để lại cho tôi nhiều xúc động và một dấu ấn khó quên trong đời. Tôi được tăng thêm sức mạnh và rồi từ đó càng dấn thân nhiều hơn trên con đường mưu cầu tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam.
Sau khi trở về Viêt Nam và hữu dưỡng tại Sài Gòn vào năm 2015, ngài vẫn luôn luôn dành nhiều sự quan tâm cho các thanh niên sinh viên. Tôi biết ngài gặp nhiều trở ngại sức khỏe nhưng ngài vẫn dùng email để gửi cho tôi tấm hình ngài chụp với anh em sinh viên đã được tự do. Ngài vui mừng cho tôi biết vì được gặp lại anh em và rồi chia sẻ niềm vui đó với tôi nữa. Qua đó cho thấy các tù nhân lương tâm luôn có một chỗ đặc biệt trong trái tim của ngài.
Tình yêu dành cho giới trẻ
Nhớ về những năm tháng hoạt động ở Hà Nội, tôi nhận thấy ngài dành cho giới sinh viên một tình yêu sâu sắc. Dù nhân lực và nguồn lực của nhà Dòng không nhiều nhưng ngài dành nhiều sự ưu đãi cho hàng ngàn sinh viên khắp nơi tụ về Hà Nội học tập, trong đó có sinh viên Vinh chúng tôi. Ngài cắt cử các cha lo về mục vụ sinh viên. Ngài dành phòng ốc cho sinh viên sinh hoạt, hội họp và học tập. Chính vì thế, trong môi trường chế độ cộng sản, sinh viên có nơi nương tựa về đời sống đức tin, tinh thần và thăng tiến tri thức.
Ngài mời các giáo sư, các giảng viên để dạy các lớp tiếng Anh, tiếng Pháp cho sinh viên. Nhiều sinh viên, nữ tu và chủng sinh đang du học ở Pháp, Úc hay Hoa Kỳ đều biết các lớp học này tại Thái Hà. Với tầm nhìn xa trông rộng khi thấy vai trò của việc học Anh Ngữ là con đường đưa giới trẻ hòa nhập với thế giới văn minh, ngài tiếp tục khuyến khích hai cô em họ là Thanh Xuân và Tuệ Phương ở California, Hoa Kỳ để thiết lập một tổ chức từ thiện chuyên về giáo dục mang tên Education For The Poor. Chương trình này đã hoạt động nhiều năm trong việc phát triển giáo dục và đã đưa nhiều thiện nguyện viên từ Hoa Kỳ về dạy tiếng Anh cho hàng ngàn sinh viên tại Sài Gòn, Huế, Vinh và Hà Nội từ năm 2007 đến nay.
Trong các cuộc găp gỡ, ngài luôn tỏ ra vui mừng vì gặp giới trẻ. Ngài coi chúng tôi là quan trọng chứ không phải chính ngài. Nếu có anh em nào khen ngài một chuyện gì đó thì ngài thường mỉm cười và nói đùa: “ Các cậu lại tôn sùng chủ nghĩa cá nhân rồi.” Thế là chúng tôi lại được cười một cách vui thú.
Con người gieo niềm hy vọng
Đời sống cha Matthew Vũ Khởi Phụng luôn chan chứa niềm hy vọng và ngài truyền tải ngọn lửa đó cho người khác. Trong vụ Thái Hà, dù lúc căng thẳng hay khi được bình an, tôi nhận thấy ngài vẫn giữ cho mình được sự bình thản cần thiết. Gặp gỡ ai, ngài đều tỏ ra sự lạc quan. Nụ cười vẫn luôn hiện trên khuôn mặt hiền từ và nhân hậu của ngài.
Vào năm 2008, khi nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp Thái Hà, một trong những vũ khí để tranh đấu cho sự thật lúc đó là truyền thông. Số người nỗi bật trên mặt báo Dòng Chúa Cứu Thế lúc đó tôi biết ngoài cha Nguyễn Văn Khải, cha Nguyễn Ngọc Nam Phong, có anh JB Nguyễn Hữu Vinh, luật sư Lê Quốc Quân và một vài người khác. Nói chung là không nhiều người ưu thích viết về những sự việc được gọi là “ nhạy cảm” như thế. Một hôm khi tôi đang ngồi trong phòng khách của Giáo xứ Thái Hà, cha Phụng từ đâu bước đến vỗ vai tôi.
“ Hôm nay cậu có một bài viết phải không? Ngài hỏi tôi
Tôi thưa, “dạ vâng”
Cậu viết nhiều chưa ? Cha hỏi tiếp
Tôi thưa, “dạ, đó là bài đầu tiên”
Ngài mỉm cười, động viên và nói tôi hãy cố gắng viết tiếp. Niềm hy vọng đụng chạm đến trái tim tôi. Lúc đó tôi đang học về kinh tế nên cũng không thiết tha gì nhiều đến việc văn chương và viết lách. Thế nhưng, chỉ qua một cuộc đối thoại tình cờ với sự khích lệ và đón nhận từ ngài, tôi đã là một trong số anh em được vinh hạnh trở thành những phóng viên “vỉa hè” để phục vụ trong lĩnh vực truyền thông, đặc biệt đưa tin các sự kiện nhà cầm quyền đàn áp tôn giáo tại Giáo tỉnh Hà Nội lúc đó.
Năm 2013, cùng với ngài trong chuyến hành trình từ San Jose lên miền Nam California, ngài say mê chia sẻ cho tôi nghe về Công Đồng Vaticano II và niềm hy vọng nơi con người Đức Gioan XXIII. Lúc đó Giáo Hội đang hân hoan chuẩn bị cho việc phong thánh hai vị giáo hoàng Gioan Paul II và Gioan XXIII. Với những gì được biết về ngài, tôi nhận ra rằng, chính mình đang được phúc ngồi cạnh một mẫu gương của niềm hy vọng. Tôi biết một điều ngài đang tâm đắc trong thời gian gần đây là mong sao chuyển tải thêm nhiều tư liệu về Công Đồng Vaticano II và mẫu gương Thánh Gioan XXIII cho người Việt Nam. Cách đây ít tháng, ngài nói rằng: năm sau sang lại Hoa Kỳ dâng lễ mừng thọ cho bà, tức là bà cô tại Long Beach rồi đi Roma để nghiên cứu thêm về Thánh Công Đồng và Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII.
Cha Matthew Vũ Khởi Phụng đã gieo vãi biết bao hạt giống trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng ngài đã bỏ lại tất cả để về với Chúa. Ngẫm về bao việc ngài đã làm, tôi chợt nghĩ về lời của thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Côrintô: “Tôi trồng, anh Apolô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên.” (1 Cor 3:6)
Trong lúc chào tạm biệt để về Việt Nam, ngài nói:“ Hẹn gặp lại cậu năm sau ở Hoa Kỳ rồi đi thăm và cảm ơn một số cá nhân và tổ chức vì đã cầu nguyện và hỗ trợ cho Thái Hà lúc thọ nạn. ” Lời hẹn ấy vẫn còn âm vang trong tôi. Tôi tin chắc rằng, giờ đây ngài đã ra khỏi thế gian, ngăn cách thể lý không còn là trở ngại nên ngài sẽ viếng thăm, cảm ơn những ai đã giúp đỡ Thái Hà và chúc lành cho mọi người từ cửa sổ nhà Cha Trên Trời.
Vĩnh biệt Cha kính yêu- Matthew Vũ Khởi Phụng!
California, ngày 5 tháng 3 năm 2016,
Joseph Nguyễn Văn Thống
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ngôn sứ Mose
LM. Đa Minh Nguyễn Ngọc Long
11:18 05/03/2016
Ngôn sứ Mose ( 2)
Mose cùng em Ông là Aaron được Thiên Chúa tuyển chọn ủy thác cho sứ mệnh làm thủ lãnh thương thảo với Vua Pharao để cho dân Do Thái ra đi trở về quê hương Thiên Chúa hứa ban.
Sứ mệnh này với sự trợ giúp của Thiên Chúa đã đạt kết qủa thành công. Vua Pharao đã đồng ý cho dân Do Thái ra đi, và Mose đã tổ chức lễ Vượt Qua dẫn dân chúng ra khỏi đất Ai Cập vượt qua biển Đỏ trở về quê hương Do Thái.
Nhưng vai trò trung gian của Mose không chấm dứt nơi đây. Trái lại còn kéo dài trong suốt cuộc hành trình đi trong sa mạc.
Giữa Thiên Chúa và đoàn dân
Thiên Chúa đã phù hộ giơ tay uy quyền cứu dân Do Thái ra khỏi cảnh nô lệ bên Ai Cập. Trong sa mạc hành trình về quê hương, Thiên Chúa muốn lập Giao ước với dân Do Thái, để củng cố và phát triển nếp sống lòng tin của dân chúng với Ngài.
Thiên Chúa lần nữa chọn Mose làm người giữ vai trò Trung gian đại diện dân Do Thái ký kết Giao ước với Thiên Chúa trên núi Sinai. Giáo ước Thiên Chúa lập ký kết gồm trong bản 10 Điều Răn.
Trên núi Sinai Ngôn sứ Mose được diện kiến Thiên Chúa và Ngài trao cho bản 10 Điều Răn đem xuống cho dân chúng (Xh 19- 20). Và như thế, Mose không chỉ trở thành người Trung gian mà còn là người được cả Thiên Chúa và dân chúng ủy thác cho công việc làm luật cùng công bố luật lệ nữa.
Những bản thu thập Lề luật, giới răn Thiên Chúa truyền cho dân qua Mose ghi chép lại trong Tora - Hòm Bia cách Lề luật ( Xh 21/23), những nghi thức hành lễ của thầy cả ( Levi 17/26) và sách Đệ nhị luật ( Dnl 12-26).
Khi Mose từ trên núi Sinai của Thiên Chúa trở xuống tay cầm bia lề luật 10 Điều Răn như trong sách thuật lại ( Xh 34,29-30) mặt Ông chiếu sáng chói lòa. Vì ánh sáng từ gương mặt Ông phản hiếu ánh sáng của Thiên Chúa, mà Ông đã diện kiến nói chuyện với. Nên Ông Aaron và toàn dân chúng kính sợ lấy khăn che mặt không dám nhìn thẳng vào Mose. Tia sáng chiếu ra từ nơi Mose trông giống như hai chiếc sừng . Có lẽ vì thế, Mose được vẽ hay tạc tượng trình bày có hai chiếc sừng trên đầu.
Trong thời gian dừng chân ở sa mạc, dân Do Thái đã có nhiều cuộc nổi loạn chống lại Thiên Chúa và Mose, như họ đúc một con Bò Vàng làm vị Thần thờ lạy như vị Thiên Chúa đã cứu họ ra khỏi cảnh lưu đầy nô lệ bên xứ Ai Cập. Thấy cảnh bất trung đó Mose nổi giận đập bể tấm bia 10 Điều Răn mang từ trên núi Sinai xuống, bắt phá hủy hình tượng con bò vàng nghiền nát ra thành tro đem rải xuống nước.
Dân chúng được cứu thoát khỏi cảnh nô lệ, không còn phải làm ăn bóc lột. Nhưng trên đường đi trở về quê nhà có nhiều thay đổi, thiếu thốn, bất trắc xảy ra không vừa ý muốn của họ, thế là họ khó chịu bất mãn kêu la than thở nhớ lại thức ăn thịt rau thuở xưa bên Ai Cập.
„ Con cái Ít-ra-en nói với các ông: "Phải chi chúng tôi chết bởi tay ĐỨC CHÚA trên đất Ai-cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây! „( Xh 16, 3)
Là người dẫn dân hồi hương theo mệnh lệnh của Thiên Chúa, Ông Mose cầu khẩn cùng Thiên Chúa cho dân mình. Thiên Chúa nhậm lời cầu xin và ban lương thực dư đủ cho dân chúng ăn no thỏa. Nhưng sau cùng Thiên Chúa quyết định không cho thế hệ con dân Do Thái bây giờ đang trên đường trở về quê hương được vào quê hương mới, như đã hứa. Nhưng họ sẽ bỏ mình trên đường đi trong sa mạc giữa đường, cả Ngôn sứ Mose cũng cùng chịu chung số phận như vậy.
Biết mình được Thiên Chúa cho biết ngày cuối cùng đời sống trên trần gian, Ngôn sứ Mose cho tập họp dân chúng lại nói lời từ gĩa, trao quyền cho Josua, nhắc nhớ mọi con dân Do Thái nhớ giữ những lề luật của Thiên Chúa ban cho,. Và sau cùng Ngôn sứ Mose qua đời trên vùng núi Nebo thuộc vùng đất nước Jordania đối diện với thành Jericho đất nước Do Thái.
Ngôn sứ Mose từ trên núi Nebo nhìn sang miền đất quê hương Thiên Chúa hứa cho dân Do Thái. Nhưng Ông không được bước chân tới đó trước khi qua đời.
Tora, Hòm Bia sách Lề Luật, kết thúc với sự chết của Ngôn sứ Mose. Từ đó không có lề luật nào mới được làm ra nữa. Nhưng một khởi đầu mới được khởi sự: Mose nhắc cho dân nhớ đến lời đoan hứa của Thiên Chúa mà Người đã ban làm cho dân Do Thái. Lời nhắc nhở của Mose đánh thức khơi dậy niềm hy vọng mới vào ngày mai của lời đoan hứa.
Ngôn sứ Mose trong lịch sử dân Do Thái cùng lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa là vị Trung gian đàm phán giữa dân chúng Do Thái với Vua Pharao, vị Trung gian giữa những yêu cầu của Thiên Chúa với dân Do Thái, người trung gian tiếp nhận lề luật, cùng làm luật và công bố luật của Thiên Chúa cho dân chúng, cùng là vị Trung gian cầu bầu cùng Thiên Chúa cho dân chúng.
Lịch sử đời Ngôn sứ Mose
Đời sống của Ngôn sứ Mose, như trong sách Kinh Thánh Ngũ Thư thuật lại không là bài tường thuật mang dấu vết tính lịch sử, nhưng bao gồm nhiều truyền thống trình thuật khác nhau bao gộp lại.
Những tường thuật về Thiên Chúa kêu gọi Mose được viết lặp lại nhiều lần (Xh 3, 1/4, 18, Xh 2,23, 4,19 và lần nữa Xh 6) cho thấy sự thành hình những tường thuật như thế trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nói về ơn Kêu gọi của Ngôn sứ Mose.
Vào thời điểm nào xuất hiện những tường thuật đó?
Những bản Kinh Thánh Do Thái nhắc nhớ đến biến cố ra đi trở về quê hương từ Ai Cập như biến cố nền tảng cho đời sống đức tin của dân Do Thái.
"21 Anh (em) sẽ trả lời cho con anh (em): "Chúng ta xưa làm nô lệ cho Pha-ra-ô bên Ai-cập, nhưng ĐỨC CHÚA đã ra tay uy quyền đưa chúng ta ra khỏi Ai-cập.“ ( Dnl 6,21).
Thiên Chúa luôn là Vị cứu dân Do Thái khỏi cảnh nô lệ. Nhưng mãi tới muộn sau này, người Trung gian mới xuất hiện nơi sách của Tiên Tri Hosea, khi Hosea viết nhắc nhớ đến biến cố ra khỏi Ai Cập trở về đất Thiên Chúa hứa. Như thế, sớm nhất cũng vào cuối thế kỷ thứ 8. hay 7. trước Chúa giáng sinh mới có bản tường thuật nói về lịch sử Ngôn sứ Mose, vị Trung gian.
Ngôn sứ Mose theo như trong Kinh Thánh thuật lại không phải là vị Tổ phụ dòng dõi tổ tiên như tổ phụ Abraham, Jacob. Ngôn sứ Mose là một con người trong thời kỳ chuyển tiếp từ thời nô lệ lưu đầy bên Ai Cập bước sang thời trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa.
Sứ mạng trung gian của Mose từ thời tôn gíáo vua chúa theo truyền thống của chi tộc Juda chuyển sang tôn giáo của dân tộc Do Thái, mà Tora, Hòm Bia sách Lề Luật là “quê cha đất tổ luôn mang theo “ của dân Do Thái.
Sách Đệ nhị Luật kết thúc với câu: „„ Trong Ít-ra-en, không còn xuất hiện một ngôn sứ nào như ông Mô-sê, người mà ĐỨC CHÚA biết rõ, mặt giáp mặt.11 ĐỨC CHÚA đã sai ông thực hiện mọi điềm thiêng dấu lạ tại nước Ai-cập, phạt Pha-ra-ô cùng tất cả bề tôi và cả nước.12 Ông Mô-sê đã biểu dương tất cả sức mạnh bàn tay ông và gây tất cả nỗi kinh hoàng lớn lao trước mắt toàn thể Ít-ra-en.“ ( Dnl 34,10-12)
Như thế, sự chết của Ngôn sứ Mose chấm dứt thời kỳ lưu đày nô lệ bên Ai Cập của dân Do Thái, đồng thời mở ra thời kỳ bắt đầu lịch sử của Do Thái như tôn giáo của Tora - Hòm Bia Lề luật.
Mùa Chay 2016
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Mose cùng em Ông là Aaron được Thiên Chúa tuyển chọn ủy thác cho sứ mệnh làm thủ lãnh thương thảo với Vua Pharao để cho dân Do Thái ra đi trở về quê hương Thiên Chúa hứa ban.
Sứ mệnh này với sự trợ giúp của Thiên Chúa đã đạt kết qủa thành công. Vua Pharao đã đồng ý cho dân Do Thái ra đi, và Mose đã tổ chức lễ Vượt Qua dẫn dân chúng ra khỏi đất Ai Cập vượt qua biển Đỏ trở về quê hương Do Thái.
Nhưng vai trò trung gian của Mose không chấm dứt nơi đây. Trái lại còn kéo dài trong suốt cuộc hành trình đi trong sa mạc.
Giữa Thiên Chúa và đoàn dân
Thiên Chúa đã phù hộ giơ tay uy quyền cứu dân Do Thái ra khỏi cảnh nô lệ bên Ai Cập. Trong sa mạc hành trình về quê hương, Thiên Chúa muốn lập Giao ước với dân Do Thái, để củng cố và phát triển nếp sống lòng tin của dân chúng với Ngài.
Thiên Chúa lần nữa chọn Mose làm người giữ vai trò Trung gian đại diện dân Do Thái ký kết Giao ước với Thiên Chúa trên núi Sinai. Giáo ước Thiên Chúa lập ký kết gồm trong bản 10 Điều Răn.
Trên núi Sinai Ngôn sứ Mose được diện kiến Thiên Chúa và Ngài trao cho bản 10 Điều Răn đem xuống cho dân chúng (Xh 19- 20). Và như thế, Mose không chỉ trở thành người Trung gian mà còn là người được cả Thiên Chúa và dân chúng ủy thác cho công việc làm luật cùng công bố luật lệ nữa.
Những bản thu thập Lề luật, giới răn Thiên Chúa truyền cho dân qua Mose ghi chép lại trong Tora - Hòm Bia cách Lề luật ( Xh 21/23), những nghi thức hành lễ của thầy cả ( Levi 17/26) và sách Đệ nhị luật ( Dnl 12-26).
Khi Mose từ trên núi Sinai của Thiên Chúa trở xuống tay cầm bia lề luật 10 Điều Răn như trong sách thuật lại ( Xh 34,29-30) mặt Ông chiếu sáng chói lòa. Vì ánh sáng từ gương mặt Ông phản hiếu ánh sáng của Thiên Chúa, mà Ông đã diện kiến nói chuyện với. Nên Ông Aaron và toàn dân chúng kính sợ lấy khăn che mặt không dám nhìn thẳng vào Mose. Tia sáng chiếu ra từ nơi Mose trông giống như hai chiếc sừng . Có lẽ vì thế, Mose được vẽ hay tạc tượng trình bày có hai chiếc sừng trên đầu.
Trong thời gian dừng chân ở sa mạc, dân Do Thái đã có nhiều cuộc nổi loạn chống lại Thiên Chúa và Mose, như họ đúc một con Bò Vàng làm vị Thần thờ lạy như vị Thiên Chúa đã cứu họ ra khỏi cảnh lưu đầy nô lệ bên xứ Ai Cập. Thấy cảnh bất trung đó Mose nổi giận đập bể tấm bia 10 Điều Răn mang từ trên núi Sinai xuống, bắt phá hủy hình tượng con bò vàng nghiền nát ra thành tro đem rải xuống nước.
Dân chúng được cứu thoát khỏi cảnh nô lệ, không còn phải làm ăn bóc lột. Nhưng trên đường đi trở về quê nhà có nhiều thay đổi, thiếu thốn, bất trắc xảy ra không vừa ý muốn của họ, thế là họ khó chịu bất mãn kêu la than thở nhớ lại thức ăn thịt rau thuở xưa bên Ai Cập.
„ Con cái Ít-ra-en nói với các ông: "Phải chi chúng tôi chết bởi tay ĐỨC CHÚA trên đất Ai-cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây! „( Xh 16, 3)
Là người dẫn dân hồi hương theo mệnh lệnh của Thiên Chúa, Ông Mose cầu khẩn cùng Thiên Chúa cho dân mình. Thiên Chúa nhậm lời cầu xin và ban lương thực dư đủ cho dân chúng ăn no thỏa. Nhưng sau cùng Thiên Chúa quyết định không cho thế hệ con dân Do Thái bây giờ đang trên đường trở về quê hương được vào quê hương mới, như đã hứa. Nhưng họ sẽ bỏ mình trên đường đi trong sa mạc giữa đường, cả Ngôn sứ Mose cũng cùng chịu chung số phận như vậy.
Biết mình được Thiên Chúa cho biết ngày cuối cùng đời sống trên trần gian, Ngôn sứ Mose cho tập họp dân chúng lại nói lời từ gĩa, trao quyền cho Josua, nhắc nhớ mọi con dân Do Thái nhớ giữ những lề luật của Thiên Chúa ban cho,. Và sau cùng Ngôn sứ Mose qua đời trên vùng núi Nebo thuộc vùng đất nước Jordania đối diện với thành Jericho đất nước Do Thái.
Ngôn sứ Mose từ trên núi Nebo nhìn sang miền đất quê hương Thiên Chúa hứa cho dân Do Thái. Nhưng Ông không được bước chân tới đó trước khi qua đời.
Tora, Hòm Bia sách Lề Luật, kết thúc với sự chết của Ngôn sứ Mose. Từ đó không có lề luật nào mới được làm ra nữa. Nhưng một khởi đầu mới được khởi sự: Mose nhắc cho dân nhớ đến lời đoan hứa của Thiên Chúa mà Người đã ban làm cho dân Do Thái. Lời nhắc nhở của Mose đánh thức khơi dậy niềm hy vọng mới vào ngày mai của lời đoan hứa.
Ngôn sứ Mose trong lịch sử dân Do Thái cùng lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa là vị Trung gian đàm phán giữa dân chúng Do Thái với Vua Pharao, vị Trung gian giữa những yêu cầu của Thiên Chúa với dân Do Thái, người trung gian tiếp nhận lề luật, cùng làm luật và công bố luật của Thiên Chúa cho dân chúng, cùng là vị Trung gian cầu bầu cùng Thiên Chúa cho dân chúng.
Lịch sử đời Ngôn sứ Mose
Đời sống của Ngôn sứ Mose, như trong sách Kinh Thánh Ngũ Thư thuật lại không là bài tường thuật mang dấu vết tính lịch sử, nhưng bao gồm nhiều truyền thống trình thuật khác nhau bao gộp lại.
Những tường thuật về Thiên Chúa kêu gọi Mose được viết lặp lại nhiều lần (Xh 3, 1/4, 18, Xh 2,23, 4,19 và lần nữa Xh 6) cho thấy sự thành hình những tường thuật như thế trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nói về ơn Kêu gọi của Ngôn sứ Mose.
Vào thời điểm nào xuất hiện những tường thuật đó?
Những bản Kinh Thánh Do Thái nhắc nhớ đến biến cố ra đi trở về quê hương từ Ai Cập như biến cố nền tảng cho đời sống đức tin của dân Do Thái.
"21 Anh (em) sẽ trả lời cho con anh (em): "Chúng ta xưa làm nô lệ cho Pha-ra-ô bên Ai-cập, nhưng ĐỨC CHÚA đã ra tay uy quyền đưa chúng ta ra khỏi Ai-cập.“ ( Dnl 6,21).
Thiên Chúa luôn là Vị cứu dân Do Thái khỏi cảnh nô lệ. Nhưng mãi tới muộn sau này, người Trung gian mới xuất hiện nơi sách của Tiên Tri Hosea, khi Hosea viết nhắc nhớ đến biến cố ra khỏi Ai Cập trở về đất Thiên Chúa hứa. Như thế, sớm nhất cũng vào cuối thế kỷ thứ 8. hay 7. trước Chúa giáng sinh mới có bản tường thuật nói về lịch sử Ngôn sứ Mose, vị Trung gian.
Ngôn sứ Mose theo như trong Kinh Thánh thuật lại không phải là vị Tổ phụ dòng dõi tổ tiên như tổ phụ Abraham, Jacob. Ngôn sứ Mose là một con người trong thời kỳ chuyển tiếp từ thời nô lệ lưu đầy bên Ai Cập bước sang thời trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa.
Sứ mạng trung gian của Mose từ thời tôn gíáo vua chúa theo truyền thống của chi tộc Juda chuyển sang tôn giáo của dân tộc Do Thái, mà Tora, Hòm Bia sách Lề Luật là “quê cha đất tổ luôn mang theo “ của dân Do Thái.
Sách Đệ nhị Luật kết thúc với câu: „„ Trong Ít-ra-en, không còn xuất hiện một ngôn sứ nào như ông Mô-sê, người mà ĐỨC CHÚA biết rõ, mặt giáp mặt.11 ĐỨC CHÚA đã sai ông thực hiện mọi điềm thiêng dấu lạ tại nước Ai-cập, phạt Pha-ra-ô cùng tất cả bề tôi và cả nước.12 Ông Mô-sê đã biểu dương tất cả sức mạnh bàn tay ông và gây tất cả nỗi kinh hoàng lớn lao trước mắt toàn thể Ít-ra-en.“ ( Dnl 34,10-12)
Như thế, sự chết của Ngôn sứ Mose chấm dứt thời kỳ lưu đày nô lệ bên Ai Cập của dân Do Thái, đồng thời mở ra thời kỳ bắt đầu lịch sử của Do Thái như tôn giáo của Tora - Hòm Bia Lề luật.
Mùa Chay 2016
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long