Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Giêsu bị ma quỷ cám dỗ
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
03:34 06/03/2019
Chúa Nhật I MÙA CHAY, năm C
Lc 4,1-13
Bị cám dỗ là thân phận của con người.Ai cũng đã một lần hay nhiều lần bị cám dỗ trong cuộc đời.Chúa Giêsu cũng đã bị cám dỗ.Người muốn chia sẻ kiếp sống con người, muốn nên đồng số phận với con người, với loài người. Chúa Giêsu đã chiến thắng tất cả các cơn cám dỗ để nêu gương cho con người noi gương bắt chước Người.
Trong Tin Mừng của thánh Luca hôm nay, chúng ta thấy Đức Giêsu bị ma quỷ cám dỗ về cả ba nhu cầu cốt yếu, căn bản của con người, của mọi người.Cám dỗ thứ nhất là cái đói. Dân Do Thái xưa trong sa mạc đã bị thử thách nặng nề về cơn đói, họ đã phàn nàn, than trách, Thiên Chúa đã ban Manna va Chim cút để nuôi sống họ. Cơn đói,cơn khát vẫn là những cám dỗ hằng ngày trong đời sống của nhân loại, của mỗi người chúng ta. Hầu như con người hằng ngày luôn lao vào việc kiếm miếng cơm, manh áo, kiếm của ăn của để, nhiều người quên còn có lương thực quan trọng hơn, căn bản, cốt thiết hơn là Bánh trường sinh, lương thực nuôi sống con người. “ Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh “ ( Lc 4,4) Bánh ăn hằng ngày là nhu cầu thiết yếu, nhưng đó mới chỉ là mức độ sơ đẳng, điều cần hơn là Lời của Chúa và Nước Thiên Chúa mà chúng ta phải đặt ưu tiên số một cho cuộc đời.
Cám dỗ thứ hai: tôn thờ thần linh là nhu cầu tôn giáo. Dân Do Thái xưa bị cám dỗ thờ ngẫu tượng, bò vàng. Đó là cám dỗ đầy tham vọng của địa vị, quyền lực thế gian. Người Do Thái luôn muốn Đấng Cứu Thế phải là người đánh Đông dẹp Bắc, giải phóng dân tộc họ khỏi ách nô lệ của người La Mã. Họ suy nghĩ theo kiểu trần gian, Đức Giêsu đã nhất mực khước từ. Người muốn trở nên tôi tớ của Thiên Chúa ( Ga 13,1-20 ).Con người sống ở trần gian này luôn muốn thống trị, áp đặt ý muốn của mình trên kẻ khác. Đây là cơn cám dỗ mạnh mễ về quyền lực, địa vị, của cải, tài trí, danh vọng, sắc đẹp. Chúa Giêsu nhắc nhở mọi người, mọi Kitô hữu muôn thời, muôn thuở: ” Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người “ ( Lc 4, 8 ).
Cám dỗ thứ ba là cám dỗ đòi chứng minh, đòi những dấu lạ, điềm thiêng, nghĩa là đòi Chúa làm phép lạ. Đây là cơn cám dỗ tự cất nhắc mình, tự kiêu, tự mãn để làm những phép lạ ngoạn mục để chứng tỏ ta đây có uy, có quyền, có địa vị vv…Đây cũng là cơn cám dỗ ngặt nghèo nhất, nặng nề nhất, cám dỗ muốn loại trừ cái chết: ” Lạy Cha, nếu có thể được thì xin tha cho con khỏi uống chén này “ ( Lc 22,42 ).
Vâng, Chúa Giêsu đã không tự dùng quyền năng của mình để chấp nhận chiều theo những cám dỗ mà Satan đã bầy ra để kéo Người vào vinh quang mau qua, chóng tàn ở thế gian này. Người đã vượt thắng mọi cám dỗ, mọi thử thách và quyết tâm, can đảm, quảng đại thuận theo thánh ý Thiên Chúa Cha, và để Thánh Thần hướng dẫn.
Đức Giêsu đã chiến thắng tất cả mọi cám dỗ, Người vượt thắng cả cái chết và trên Thập giá Người đuợc tôn vinh vì đã chiến thắng tử thần. Người Kitô hữu, qua Bí tích rửa tội và Bí tích Thêm sức, đã thuộc về Chúa, nhưng họ dê dàng sa ngã vì do hậu quả của tội nguyên tổ, tội riêng mình làm, con người dễ hành động theo bản tính tự nhiên,thích chạy theo những ham hố, những đam mê trần tục: của ăn,tiền tài, địa vị, danh vọng, sắc đẹp và nhiều bả phù hoa khác mà quên đi sự dẫn dắt của Thánh Thần và sự soi sáng,thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.
Mùa Chay lại về,đây là cơ hội thuận tiện, là dịp tốt để mỗi Kitô hữu đổi mới đời sống, hoán cải, canh tân, lắng nghe lời Chúa mời gọi và tuân theo, phục vụ theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Năm nay cũng là năm Hội Đồng Giám Mục Việt Nam kêu gọi chúng ta đồng hành với các gia đình gặp khó khăn. Chúng ta cầu nguyện cho các gia đình đang gặp khó khăn luôn ý thức gia đình do Chúa thiết lập, luôn phải giữ sự trong sáng và bản chất của gia đình, đồng thời mọi gia đình luôn nhìn vào mẫu gương của gia đình Nazarét để sống sống đạo đức, thánh thiện hầu góp tay vào công cuộc cứu độ nhân loại.
Lạy Chúa Giêsu, xin sai Thánh Thần đến biến đổi chúng con để chúng con can đảm,quảng đại bước theo con đường của Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1. Kể lại ba cám dỗ mà Satan đã bầy ra để giăng bẫy Chúa Giêsu?
2. Chúa Giêsu đã làm gì để vượt thắng những cám dỗ gặp phải?
3. Đối với các bạn, cám dỗ nào là nguy hiểm nhất ?
4. Muốn thắng những cám dỗ đang bủa vây chung quanh chúng ta. Chúng ta phải làm gì ?
5. Tại sao Chúa Thánh Thần lại quan trọng trong việc chống tả các cơn cám dỗ ?
Lc 4,1-13
Bị cám dỗ là thân phận của con người.Ai cũng đã một lần hay nhiều lần bị cám dỗ trong cuộc đời.Chúa Giêsu cũng đã bị cám dỗ.Người muốn chia sẻ kiếp sống con người, muốn nên đồng số phận với con người, với loài người. Chúa Giêsu đã chiến thắng tất cả các cơn cám dỗ để nêu gương cho con người noi gương bắt chước Người.
Trong Tin Mừng của thánh Luca hôm nay, chúng ta thấy Đức Giêsu bị ma quỷ cám dỗ về cả ba nhu cầu cốt yếu, căn bản của con người, của mọi người.Cám dỗ thứ nhất là cái đói. Dân Do Thái xưa trong sa mạc đã bị thử thách nặng nề về cơn đói, họ đã phàn nàn, than trách, Thiên Chúa đã ban Manna va Chim cút để nuôi sống họ. Cơn đói,cơn khát vẫn là những cám dỗ hằng ngày trong đời sống của nhân loại, của mỗi người chúng ta. Hầu như con người hằng ngày luôn lao vào việc kiếm miếng cơm, manh áo, kiếm của ăn của để, nhiều người quên còn có lương thực quan trọng hơn, căn bản, cốt thiết hơn là Bánh trường sinh, lương thực nuôi sống con người. “ Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh “ ( Lc 4,4) Bánh ăn hằng ngày là nhu cầu thiết yếu, nhưng đó mới chỉ là mức độ sơ đẳng, điều cần hơn là Lời của Chúa và Nước Thiên Chúa mà chúng ta phải đặt ưu tiên số một cho cuộc đời.
Cám dỗ thứ hai: tôn thờ thần linh là nhu cầu tôn giáo. Dân Do Thái xưa bị cám dỗ thờ ngẫu tượng, bò vàng. Đó là cám dỗ đầy tham vọng của địa vị, quyền lực thế gian. Người Do Thái luôn muốn Đấng Cứu Thế phải là người đánh Đông dẹp Bắc, giải phóng dân tộc họ khỏi ách nô lệ của người La Mã. Họ suy nghĩ theo kiểu trần gian, Đức Giêsu đã nhất mực khước từ. Người muốn trở nên tôi tớ của Thiên Chúa ( Ga 13,1-20 ).Con người sống ở trần gian này luôn muốn thống trị, áp đặt ý muốn của mình trên kẻ khác. Đây là cơn cám dỗ mạnh mễ về quyền lực, địa vị, của cải, tài trí, danh vọng, sắc đẹp. Chúa Giêsu nhắc nhở mọi người, mọi Kitô hữu muôn thời, muôn thuở: ” Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người “ ( Lc 4, 8 ).
Cám dỗ thứ ba là cám dỗ đòi chứng minh, đòi những dấu lạ, điềm thiêng, nghĩa là đòi Chúa làm phép lạ. Đây là cơn cám dỗ tự cất nhắc mình, tự kiêu, tự mãn để làm những phép lạ ngoạn mục để chứng tỏ ta đây có uy, có quyền, có địa vị vv…Đây cũng là cơn cám dỗ ngặt nghèo nhất, nặng nề nhất, cám dỗ muốn loại trừ cái chết: ” Lạy Cha, nếu có thể được thì xin tha cho con khỏi uống chén này “ ( Lc 22,42 ).
Vâng, Chúa Giêsu đã không tự dùng quyền năng của mình để chấp nhận chiều theo những cám dỗ mà Satan đã bầy ra để kéo Người vào vinh quang mau qua, chóng tàn ở thế gian này. Người đã vượt thắng mọi cám dỗ, mọi thử thách và quyết tâm, can đảm, quảng đại thuận theo thánh ý Thiên Chúa Cha, và để Thánh Thần hướng dẫn.
Đức Giêsu đã chiến thắng tất cả mọi cám dỗ, Người vượt thắng cả cái chết và trên Thập giá Người đuợc tôn vinh vì đã chiến thắng tử thần. Người Kitô hữu, qua Bí tích rửa tội và Bí tích Thêm sức, đã thuộc về Chúa, nhưng họ dê dàng sa ngã vì do hậu quả của tội nguyên tổ, tội riêng mình làm, con người dễ hành động theo bản tính tự nhiên,thích chạy theo những ham hố, những đam mê trần tục: của ăn,tiền tài, địa vị, danh vọng, sắc đẹp và nhiều bả phù hoa khác mà quên đi sự dẫn dắt của Thánh Thần và sự soi sáng,thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.
Mùa Chay lại về,đây là cơ hội thuận tiện, là dịp tốt để mỗi Kitô hữu đổi mới đời sống, hoán cải, canh tân, lắng nghe lời Chúa mời gọi và tuân theo, phục vụ theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Năm nay cũng là năm Hội Đồng Giám Mục Việt Nam kêu gọi chúng ta đồng hành với các gia đình gặp khó khăn. Chúng ta cầu nguyện cho các gia đình đang gặp khó khăn luôn ý thức gia đình do Chúa thiết lập, luôn phải giữ sự trong sáng và bản chất của gia đình, đồng thời mọi gia đình luôn nhìn vào mẫu gương của gia đình Nazarét để sống sống đạo đức, thánh thiện hầu góp tay vào công cuộc cứu độ nhân loại.
Lạy Chúa Giêsu, xin sai Thánh Thần đến biến đổi chúng con để chúng con can đảm,quảng đại bước theo con đường của Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1. Kể lại ba cám dỗ mà Satan đã bầy ra để giăng bẫy Chúa Giêsu?
2. Chúa Giêsu đã làm gì để vượt thắng những cám dỗ gặp phải?
3. Đối với các bạn, cám dỗ nào là nguy hiểm nhất ?
4. Muốn thắng những cám dỗ đang bủa vây chung quanh chúng ta. Chúng ta phải làm gì ?
5. Tại sao Chúa Thánh Thần lại quan trọng trong việc chống tả các cơn cám dỗ ?
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:44 06/03/2019
51. VỢ CHỒNG HỒ ĐỒ
Người nọ có sinh một đứa con gái, một người khác có đứa con trai hai tuổi, liền sai người đến cầu hôn.
Ông bố của em bé gái nổi giận nói:
- “Con gái ta một tuổi, con ông ấy hai tuổi. Giả sử con gái ta mười tuổi, con ông ấy hai mươi tuổi, thì làm sao mà gả cho thằng rể già chứ ?”
Bà vợ nghe được thì cười, nói:
- “Ông sai rồi, con gái của chúng ta năm nay mới một tuổi, sang năm thì con gái mình sẽ cùng tuổi với con trai ông ấy, sao ông không chịu gả con cho gia đình ấy ?”
(Tiếu phủ)
Suy tư 51:
Hơn nhau một tuổi thì dù cho một trăm năm sau cũng vẫn cứ là hơn một tuổi, thua nhau một tuổi thì cho sống thêm vài chục năm nữa cũng vẫn là thua một tuổi, con nít cũng biết tính toán như thế huống chi là người lớn, đúng là vợ chồng hồ đồ...
Vợ chồng hồ đồ là vì họ không biết tính toán, không biết cộng trừ nhân chia theo số học.
Có nhiều giáo dân cũng “hồ đồ” trong việc thờ phượng Chúa trong các lễ nghi phụng vụ:
- Có người hồ đồ cho rằng giữ đạo cốt yếu là ở trong tâm cho nên họ không thèm đi tham dự thánh lễ, kể cả ngày Chúa Nhật, cho nên họ trở thành gương mù gương xấu cho con cái, họ hồ đồ hơn cả vợ chồng hồ đồ không biết tính tuổi ở câu chuyện trên.
- Có người hồ đồ cho rằng, trong thánh lễ phần quan trọng nhất là phần Truyền Phép cho nên họ đợi cha giảng xong thì mới đi vào nhà thờ, họ ích kỷ chỉ có ăn mà không có tâm tình hiệp thông với cộng đoàn, họ hồ đồ hơn cả vợ chồng hồ đồ ở câu chuyện trên.
- Lại có người hồ đồ cho rằng chỉ cần có lòng sám hối là Chúa tha tội, cần gì phải đi xưng tội với linh mục, họ hồ đồ hơn cả người hồ đồ, vì nơi họ một chút vốn liếng giáo lý học ngày rước lễ lần đầu cũng bị quên mất tiêu, cho nên không lạ gì họ sống như những người không biết Chúa...
Hồ đồ của cặp vợ chồng trên đây còn có thể tha thứ được bởi vì họ không biết tính toán, nhưng người Ki-tô hữu mà hồ đồ trong việc thờ phượng Chúa thì tội khó tha, bởi vì bất kỳ nhà thờ giáo xứ nào cũng có những lớp giáo lý để dạy cho họ biết phải thờ phượng Thiên Chúa như thế nào để cho khỏi hồ đồ...
Chung quy cũng bởi tội kiêu ngạo mà ra !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Người nọ có sinh một đứa con gái, một người khác có đứa con trai hai tuổi, liền sai người đến cầu hôn.
Ông bố của em bé gái nổi giận nói:
- “Con gái ta một tuổi, con ông ấy hai tuổi. Giả sử con gái ta mười tuổi, con ông ấy hai mươi tuổi, thì làm sao mà gả cho thằng rể già chứ ?”
Bà vợ nghe được thì cười, nói:
- “Ông sai rồi, con gái của chúng ta năm nay mới một tuổi, sang năm thì con gái mình sẽ cùng tuổi với con trai ông ấy, sao ông không chịu gả con cho gia đình ấy ?”
(Tiếu phủ)
Suy tư 51:
Hơn nhau một tuổi thì dù cho một trăm năm sau cũng vẫn cứ là hơn một tuổi, thua nhau một tuổi thì cho sống thêm vài chục năm nữa cũng vẫn là thua một tuổi, con nít cũng biết tính toán như thế huống chi là người lớn, đúng là vợ chồng hồ đồ...
Vợ chồng hồ đồ là vì họ không biết tính toán, không biết cộng trừ nhân chia theo số học.
Có nhiều giáo dân cũng “hồ đồ” trong việc thờ phượng Chúa trong các lễ nghi phụng vụ:
- Có người hồ đồ cho rằng giữ đạo cốt yếu là ở trong tâm cho nên họ không thèm đi tham dự thánh lễ, kể cả ngày Chúa Nhật, cho nên họ trở thành gương mù gương xấu cho con cái, họ hồ đồ hơn cả vợ chồng hồ đồ không biết tính tuổi ở câu chuyện trên.
- Có người hồ đồ cho rằng, trong thánh lễ phần quan trọng nhất là phần Truyền Phép cho nên họ đợi cha giảng xong thì mới đi vào nhà thờ, họ ích kỷ chỉ có ăn mà không có tâm tình hiệp thông với cộng đoàn, họ hồ đồ hơn cả vợ chồng hồ đồ ở câu chuyện trên.
- Lại có người hồ đồ cho rằng chỉ cần có lòng sám hối là Chúa tha tội, cần gì phải đi xưng tội với linh mục, họ hồ đồ hơn cả người hồ đồ, vì nơi họ một chút vốn liếng giáo lý học ngày rước lễ lần đầu cũng bị quên mất tiêu, cho nên không lạ gì họ sống như những người không biết Chúa...
Hồ đồ của cặp vợ chồng trên đây còn có thể tha thứ được bởi vì họ không biết tính toán, nhưng người Ki-tô hữu mà hồ đồ trong việc thờ phượng Chúa thì tội khó tha, bởi vì bất kỳ nhà thờ giáo xứ nào cũng có những lớp giáo lý để dạy cho họ biết phải thờ phượng Thiên Chúa như thế nào để cho khỏi hồ đồ...
Chung quy cũng bởi tội kiêu ngạo mà ra !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:47 06/03/2019
99. Con người ta vì thánh danh Thiên Chúa mà khẳng định đi con đường hẹp, từ bỏ suy nghĩ của thế tục, thì linh hồn của họ tất được sự tự do rất lớn.
(sách Gương Đức Chúa Giê-su )Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Phương thế chiến thắng cám dỗ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:32 06/03/2019
Chúa Nhật I MÙA CHAY
Tông huấn Hãy Vui mừng và Hân hoan - Gaudete et Exsultate, về ơn gọi nên thánh trong thế giới hôm nay, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành vào đúng ngày lễ trọng kính thánh Giuse 19.3.2018 và sau đó được giới thiệu rộng rãi với mọi người trong cuộc họp báo vào ngày lễ Truyền tin 9.4.2018. Đây là tông huấn thứ ba của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sau hai tông huấn Niềm vui Tin mừng (Evangelii Gaudium, 24.11.2013) và Niềm vui Yêu thương (Amoris Laetitia, 19.3.2016). Tông huấn này có 5 chương với chương mở đầu là lời mời gọi nên thánh dành cho tất cả mọi bậc sống, trong đó Đức Thánh Cha cảnh báo về một vài sự hiểu lầm liên quan đến con đường nên thánh.
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, việc nên thánh không phải là cái gì đó cao siêu, khác thường, nhưng được thực hiện trong cuộc sống bình thường, với tất cả những giới hạn và yếu hèn của con người. Ngài cũng đã chỉ ra rất nhiều con đường nên thánh và nhiều mẫu gương thánh thiện trong cuộc sống thường nhật.[1]
Tuy nhiên, con đường nên thánh không hề dễ tí nào, nó được nhắc đến như một cuộc chiến lâu dài chống lại ma quỷ, thủ lãnh của sự dữ, với những chướng ngại do ma quỷ đặt ra.“Đời sống Kitô hữu là một cuộc chiến đấu trường kỳ. Nó đòi hỏi sức mạnh và can đảm để kháng cự những cám dỗ của ma quỷ và để loan báo Tin mừng. Cuộc chiến đấu này cao đẹp bởi vì nó cho phép chúng ta vui mừng mỗi lần Thiên Chúa chiến thắng trong cuộc đời của ta”.[2]
Để có thể chiến thắng trong trận chiến này, Tông huấn mời gọi các tín hữu phải biết tỉnh thức và phân định, không phải để khám phá xem ta có thể kiếm lợi thêm được những gì ở đời này, nhưng để biết được một điều đến từ Chúa Thánh Thần hay đến từ tinh thần thế gian hoặc tinh thần ma quỷ?[3]
1. Ma quỷ là có thật
Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ma quỷ không phải là một nhân vật huyền thoại nhưng có thật. “Hãy coi chừng ma quỷ! Ma quỷ có đó! Nó hành động trong bóng tối, thao túng tâm trí và ăn mòn con tim. Ma quỷ đang hiện diện đó! ngay cả trong thế kỷ XXI này. Anh chị em đừng ngây thơ.”[6].“Thật chính xác để tin chắc rằng quyền lực ác độc này đang hiện diện giữa chúng ta, nó cho chúng ta hiểu được sự dữ đôi khi lại có sức tàn phá đến như thế”. Và “chúng ta không nên nghĩ ma quỷ như một huyền thoại, một biểu tượng, một vai diễn, một nhân vật được phóng đại hay một ý tưởng. Sai lầm này khiến chúng ta mất cảnh giác, bất cẩn, không đề phòng và kết cuộc dễ bị tấn công hơn.”[7]
Thật vậy, ma quỷ là có thật, và chúng ta đang chứng kiến sự hủy hoại đến mức kinh khủng của nó đang diễn ra từng ngày trong thế giới hôm nay. “Đã quá đủ khi mở tờ tạp chí, chúng ta thấy sự dữ đang hiện diện xung quanh chúng ta, “thần dữ” đang hoạt động tích cực”.[8] Truyền thống Kinh thánh và Giáo lý Hội thánh Công Giáo cho chúng ta thấy sự hiện diện rõ ràng và những hoạt động đầy mưu mô của ma quỷ trong thế gian.[9] “Ma quỷ không nhất thiết phải chiếm hữu chúng ta, nó đầu độc chúng ta bằng nọc độc của hận thù, ghen ghét, thất vọng và trụy lạc”.[10] Khi chúng ta khước từ mọi thứ bảo vệ mình, ma quỷ sẽ tấn công để phá hủy cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đoàn của chúng ta. “Chúng như sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1Pr 5,8).[11]
2. Cám dỗ của ma quỷ
Trong bài giảng sáng thứ sáu ngày 13/10/2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói đến các hành động cám dỗ của ma quỷ, rất ngọt ngào và quyến rũ; nó xâm nhập vào linh hồn con người rất nhẹ nhàng: “gõ cửa, xin phép, bấm chuông, rất lịch sự”; nó bước vào trong thinh lặng, bắt đầu trở thành một phần của đời sống. Với ý tưởng và những thúc đẩy của nó, nó giúp con người sống tốt hơn, và từ đó, bước vào đời sống, tận bên trong, bắt đầu thay đổi họ, nhưng âm thầm không gây ra tiếng ồn. Ma quỷ từ từ thay đổi những tiêu chuẩn của chúng ta, đưa chúng ta đến tình trạng thế tục; nó ngụy trang theo cách hành động của chúng ta và hầu như chúng ta không thể nhận ra điều đó.[13] Ma quỷ xứng đáng với tên gọi “là cha đẻ của sự gian dối.”
Ma quỷ không bao giờ biến mất vĩnh viễn, cho đến ngày tận thế, nó luôn tìm mọi cách để chống lại chúng ta. Mục tiêu của nó là làm cho chúng ta mất niềm hy vọng, hằng ngày gieo hạt giống bi quan và cay đắng trong tâm hồn chúng ta; nó cũng là kẻ gieo cỏ lùng để tạo nên sự chia rẽ. “Có một cám dỗ mà quỷ rất thích: cám dỗ chống sự hiệp nhất […] tạo ra chiến tranh nội bộ, một loại chiến tranh dân sự và tinh thần”… Satan là tên khuyến dụ, người đặt bẫy và người quyến rũ: “Nó khéo léo, trình bày mọi chuyện theo kiểu những chuyện này là tốt, nhưng chủ ý của nó là muốn hủy hoại tất cả.”[14]
Hành động của ma quỷ thể hiện chủ yếu trong “tinh thần bại hoại”, đó là một loại chất độc tồn tại nơi con người cốt yếu để làm u mê các giác quan thiêng liêng. Tinh thần bại hoại được diễn tả trong sự uể oải và buồn bã; trong tăm tối của cái nhìn thiêng liêng, không còn khả năng để thấy sự dữ cũng như không thể chống lại nó. Hay nói cách khác, tinh thần bại hoại là sự trì trệ và thất bại không thể tránh được trong cuộc chiến hướng đến sự thánh thiện.“Sự hủ bại tinh thần còn tồi tệ hơn việc một người sa ngã phạm tội, vì đó là một thứ thoải mái và tự mãn mù lòa, chuyện gì cũng coi như có thể chấp nhận được: lừa dối, phỉ báng, ích kỷ và các hình thức tìm mình khác rất tinh vi, vì “chính Satan cũng đội lốt thiên thần sáng láng!”[15]. Không còn nghi ngờ gì nữa vì cuộc sống chúng ta phải đối mặt với cám dỗ của ma quỷ và trong nhiều trường hợp chúng ta ngập ngừng trước những thử thách. Lời Chúa rõ ràng mời gọi ta “hãy đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ” (Ep 6,11) và “dập tắt mọi tên lửa của Ác Thần” (Ep 6,16).[16]
Chúng ta đang sống trong một thế giới chất đầy những khủng hoảng về đời sống đức tin và luân lý, cùng với những học thuyết lọc lừa, dối trá, khiến lắm người ngây ngất trong lầm lạc, đặc biệt “nhiều người trẻ có những nỗi lo sợ và có cảm tưởng mình phải sống khác với những gì trong thực tế, vì thế họ thấy cần phải thích ứng với kiểu mẫu giả tạo, sửa sang hình ảnh của mình, nấp sau những mặt nạ và căn tính giả tạo”.[49]Đối mặt với những cám dỗ của “chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa duy linh, khép mình trong vỏ sò, nghiện ngập, cố chấp, rập khuôn, giáo điều, sống trong quá khứ, bi quan, nấp dưới các luật lệ và quy tắc”[50]; đối mặt với “một cảm thức hoang mang, đôi khi bạo lực, gây phân tán và suy nhược; tính chất tiêu cực và bi lụy; tính tự mãn sinh ra từ chủ nghĩa tiêu thụ; xu hướng cá nhân chủ nghĩa; và tất cả những hình thức linh đạo thay thế chẳng liên quan gì tới Thiên Chúa và đang chi phối khung cảnh tôn giáo hiện nay”[51].
3. Phương thế chiến thắng cám dỗ.
Sách Giáo lý Hội thánh bảo đảm rằng: “Sức mạnh của satan không phải là vô hạn. Nó chỉ là một thụ tạo, có sức mạnh vì là thuần linh nhưng vẫn là thụ tạo: nó không thể ngăn chặn công trình xây dựng Vương Triều của Thiên Chúa.”[12]
Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn mọi kitô hữu phải biết phân định và bảo vệ tâm hồn mình để phân biệt đâu là những gì đến từ Thiên Chúa và đâu là những gì xuất phát từ các tiên tri giả. Thật vậy, phân định là phương tiện nhằm giúp họ tìm ra những cách thế vốn có để đáp trả Thiên Chúa và lớn lên giữa các giới hạn của họ.[52]
Để đạt được điều đó điều cần thiết nơi mỗi người tín hữu là biết ở lại trong Chúa Giêsu bằng cách mở cửa lòng mình cho Ngài. Nhất là noi gương Chúa Giêsu, chúng ta phải biết chống cự lại những cơn cám dỗ. Muốn chống lại, phải có những phương thế để có thể chiến thắng.
a. Lời Chúa.
Ma qủy cám dỗ Chúa Giêsu từ những điều thường nhất là cơm bánh hàng ngày. Chúa nhịn ăn 40 đêm ngày, đói thì cần ăn, đó là điều rất đổi bình thường.Ma qủy lợi dụng điều đó để cám dỗ, sau đó mới cám dỗ những những điều mạnh hơn là thử thách Thiên Chúa và chống lại Ngài. Chúa Giêsu dùng Lời Chúa để chiến thắng.
Gương của Chúa Giêsu được Tin Mừng Thánh Luca kể rõ: mỗi lần ma qủy đưa ra một chước cám dỗ thì Ngài lại lấy một lời của Kinh Thánh mà đẩy lui chước cám dỗ ấy:
- Có lời chép rằng: người ta không sống bằng cơm bánh mà còn bằng lời của Thiên Chúa nữa.(Lc 4,5)
- Có lời chép rằng:ngươi phải thờ lạy Chuá là Thiên Chúa ngươi và chỉ phụng thờ một mình Người.(Lc 4,8)
- Có lời chép rằng: ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi.(Lc 4, 11).
“Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi, chờ đợi thời cơ". Satan tạm lánh vào bóng tối, khi có thời cơ thuận tiện sẽ quay lại tiếp tục tấn công. Có lần, Satan dùng miệng lưỡi của Phêrô để cám dỗ Chúa đừng lên Giêrusalem chịu khổ nạn. Chúa quay lại quát nạt: “Satan, hãy lui ra đằng sau, đừng gây cớ cho Ta vấp phạm”. Thời cơ ma quỷ chờ đợi chính là lúc Chúa Giêsu trải qua cuộc Khổ Nạn. Trong vườn Giêtsêmani, khi đối diện với cái chết đang cận kề, Chúa Giêsu không khỏi sợ hãi đến nổi “mồ hôi đổ ra như máu”. Người đã thân thưa cùng Chúa Cha đến hai lần: “ Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha ” (Mt 26, 39b); “ Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha ” (Mt 26, 42b). Cao điểm là khi Chúa bị treo trên thập giá, Satan dùng miệng lưỡi kẻ qua người lại để cám dỗ Chúa xuống khỏi thập giá: “Ông Kitô vua Israel, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi để chúng ta thấy và tin”. Trong suốt cuộc đời dương thế, Chúa Giêsu đã phải chiến đấu chống lại nhiều cơn cám dỗ. Người thực sự là Thiên Chúa nhưng đồng thời Người cũng hoàn toàn là con người nên "Người cũng phải chịu trăm chiều thử thách y như ta" (Dt 4,15). Chúa Giêsu đã chiến thắng tất cả. Không một cám dỗ, không một thách thức nào có thể khiến Người lùi bước.
Lời Chúa là sức mạnh tâm linh, là lẽ sống thần linh và là lời ban sự sống. Đọc và suy gẫm Lời Chúa sẽ đem lại cho chúng ta sức mạnh để chiến thắng tội lỗi.
b. Ăn chay cầu nguyện.
Ăn chay cầu nguyện giúp con người chế ngự bản thân.Tội lỗi của con người là do không biết chế ngự bản thân. Ăn chay cầu nguyện giúp chúng ta biết thanh luyện con người mình, chế ngự bản thân, hãm dẹp dục vọng. 40 ngày Mùa Chay nhắc nhớ về 40 ngày đêm chay tịnh của Chúa Giêsu trong hoang địa, nhắc lại 40 năm dân Do thái lưu đày trong sa mạc chuẩn bị về Đất hứa. Mùa Chay là mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng, giúp chúng ta trở nên người thiện chiến, biết chế ngự và làm chủ bản thân.
Cầu nguyện là nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Khi vào hoang địa, khi bị ma quỷ cám dỗ, Chúa Giêsu cần đến sự nâng đỡ của Chúa Thánh Thần. Người đã dựa vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần và đã chiến thắng cám dỗ.
Khi chúng ta lâm vào những cuộc thử thách, phải đối diện với những mưu chước của ma quỷ, rất cần ơn Chúa Thánh Thần trợ lực. Chúa Giêsu mà còn cần đến Chúa Thánh Thần nữa, thì huống hồ là chúng ta !
Cần phải cầu nguyện (Lc 22,40; Cv 2,42; GLGH #2612,2742). Nhờ cầu nguyện, Chúa Giêsu đã không cô đơn một mình, nhưng “được Thánh Thần hướng dẫn” (Mt 4,1). Nhờ cầu nguyện, chúng ta được liên kết với sức mạnh của Thánh Thần và với Các Thánh trên trời.Vai trò của Chúa Thánh Thần thật quan trọng trong đời sống của chúng ta. Những lúc bị cám dỗ, những khi sống trong cô đơn, buồn chán và thất vọng…hãy cậy trông và khẩn cầu với Chúa Thánh Thần xin ơn phù trợ. Chính Chúa Giêsu đã hứa: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy các con mọi điều” (Ga 14,26).
Chúng ta đang sống trong một xã hội có quá nhiều cám dỗ. Một xã hội đầy dẫy các tệ nạn và có nhiều lối sống buông thả. Đó là môi trường là cơ hội thuận tiện cho ma quỷ ẩn núp và tấn công. Cám dỗ ngày càng nhiều và ngày càng tinh vi dưới muôn hình dáng vẻ. Vì thế, lời dặn dò của Chúa Giêsu ngày càng khẩn thiết: "Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ". Cơn cám dỗ độc hại nhất mà con người cần phải luôn tỉnh thức canh phòng và trường kỳ chiến đấu bằng mọi cách, chính là lòng ích kỷ, quan niệm sống hẹp hòi, thiển cận của chính mình, chỉ biết có mình mà quên kẻ khác, chỉ biết thu vén lợi ích cho riêng mình mà quên quyền lợi kẻ khác.
Để tỉnh thức và cầu nguyện, chúng ta cần sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và ánh sáng soi dẫn của Lời Chúa, thực thi những việc đạo đức của Mùa Chay.
Chúa Giêsu đã từng căn dặn các Tông Đồ: "Hãy tỉnh thức". Tỉnh thức để nhận ra mưu mô của ma quỷ, tỉnh thức trước những lôi cuốn của thế gian, tỉnh thức trước những yếu đuối của con người xác thịt.
Mùa Chay là thời gian đặc biệt để sám hối canh tân bản thân dưới ánh sáng Lời Chúa và thực hành ăn chay cầu nguyện theo gương Chúa Giêsu, nhờ đó mỗi người chúng ta sống đẹp lòng Thiên Chúa hàng ngày.
****
[1] Tông huấn Gaudete et Exsultate, số 7 và 14
[2] Sđd, số 158
[3] Sđd, số 166 và 174
[4] Sđd, số 1
[5] Giáo Hoàng Phanxicô, Udienza Generale, Vatican 13/4/2011.
[6] x.Giáo Hoàng Phanxicô, Ma quỷ có thực. Bài giảng ngày 11/4/ 2014.
[7] Tông huấn Gaudete et Exsultate, số 160
[8] Giáo Hoàng Phanxicô, Udienza Generale, 6/12/2013
[9] x.GLCG số 391-395
[10] Tông huấn Gaudete et Exsultate, số 160
[11] Sđd, số 161
[12] GLCG số 395
[13] Giáo Hoàng Phanxicô, Tỉnh thức để chống lại sự trần tục, Vatican 13/10/2017.
[14] Gelsomino Del Guercio, Đức Giáo Hoàng nghĩ gì về ma quỷ, 28/10/2017
[15]Tông huấn Gaudete et Exsultate, số 165
[16] Sđd, số 162
[49] Giáo Hoàng Phanxicô, Thông Điệp Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 33. G. Trần Đức Anh OP chuyển ngữ.
[50] Tông huấn Gaudete et Exsultate, số 134.
[51] Sđd, số 111
[52] Tông huấn Amoris Laetitia, số 305
Tông huấn Hãy Vui mừng và Hân hoan - Gaudete et Exsultate, về ơn gọi nên thánh trong thế giới hôm nay, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành vào đúng ngày lễ trọng kính thánh Giuse 19.3.2018 và sau đó được giới thiệu rộng rãi với mọi người trong cuộc họp báo vào ngày lễ Truyền tin 9.4.2018. Đây là tông huấn thứ ba của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sau hai tông huấn Niềm vui Tin mừng (Evangelii Gaudium, 24.11.2013) và Niềm vui Yêu thương (Amoris Laetitia, 19.3.2016). Tông huấn này có 5 chương với chương mở đầu là lời mời gọi nên thánh dành cho tất cả mọi bậc sống, trong đó Đức Thánh Cha cảnh báo về một vài sự hiểu lầm liên quan đến con đường nên thánh.
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, việc nên thánh không phải là cái gì đó cao siêu, khác thường, nhưng được thực hiện trong cuộc sống bình thường, với tất cả những giới hạn và yếu hèn của con người. Ngài cũng đã chỉ ra rất nhiều con đường nên thánh và nhiều mẫu gương thánh thiện trong cuộc sống thường nhật.[1]
Tuy nhiên, con đường nên thánh không hề dễ tí nào, nó được nhắc đến như một cuộc chiến lâu dài chống lại ma quỷ, thủ lãnh của sự dữ, với những chướng ngại do ma quỷ đặt ra.“Đời sống Kitô hữu là một cuộc chiến đấu trường kỳ. Nó đòi hỏi sức mạnh và can đảm để kháng cự những cám dỗ của ma quỷ và để loan báo Tin mừng. Cuộc chiến đấu này cao đẹp bởi vì nó cho phép chúng ta vui mừng mỗi lần Thiên Chúa chiến thắng trong cuộc đời của ta”.[2]
Để có thể chiến thắng trong trận chiến này, Tông huấn mời gọi các tín hữu phải biết tỉnh thức và phân định, không phải để khám phá xem ta có thể kiếm lợi thêm được những gì ở đời này, nhưng để biết được một điều đến từ Chúa Thánh Thần hay đến từ tinh thần thế gian hoặc tinh thần ma quỷ?[3]
1. Ma quỷ là có thật
Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ma quỷ không phải là một nhân vật huyền thoại nhưng có thật. “Hãy coi chừng ma quỷ! Ma quỷ có đó! Nó hành động trong bóng tối, thao túng tâm trí và ăn mòn con tim. Ma quỷ đang hiện diện đó! ngay cả trong thế kỷ XXI này. Anh chị em đừng ngây thơ.”[6].“Thật chính xác để tin chắc rằng quyền lực ác độc này đang hiện diện giữa chúng ta, nó cho chúng ta hiểu được sự dữ đôi khi lại có sức tàn phá đến như thế”. Và “chúng ta không nên nghĩ ma quỷ như một huyền thoại, một biểu tượng, một vai diễn, một nhân vật được phóng đại hay một ý tưởng. Sai lầm này khiến chúng ta mất cảnh giác, bất cẩn, không đề phòng và kết cuộc dễ bị tấn công hơn.”[7]
Thật vậy, ma quỷ là có thật, và chúng ta đang chứng kiến sự hủy hoại đến mức kinh khủng của nó đang diễn ra từng ngày trong thế giới hôm nay. “Đã quá đủ khi mở tờ tạp chí, chúng ta thấy sự dữ đang hiện diện xung quanh chúng ta, “thần dữ” đang hoạt động tích cực”.[8] Truyền thống Kinh thánh và Giáo lý Hội thánh Công Giáo cho chúng ta thấy sự hiện diện rõ ràng và những hoạt động đầy mưu mô của ma quỷ trong thế gian.[9] “Ma quỷ không nhất thiết phải chiếm hữu chúng ta, nó đầu độc chúng ta bằng nọc độc của hận thù, ghen ghét, thất vọng và trụy lạc”.[10] Khi chúng ta khước từ mọi thứ bảo vệ mình, ma quỷ sẽ tấn công để phá hủy cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đoàn của chúng ta. “Chúng như sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1Pr 5,8).[11]
2. Cám dỗ của ma quỷ
Trong bài giảng sáng thứ sáu ngày 13/10/2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói đến các hành động cám dỗ của ma quỷ, rất ngọt ngào và quyến rũ; nó xâm nhập vào linh hồn con người rất nhẹ nhàng: “gõ cửa, xin phép, bấm chuông, rất lịch sự”; nó bước vào trong thinh lặng, bắt đầu trở thành một phần của đời sống. Với ý tưởng và những thúc đẩy của nó, nó giúp con người sống tốt hơn, và từ đó, bước vào đời sống, tận bên trong, bắt đầu thay đổi họ, nhưng âm thầm không gây ra tiếng ồn. Ma quỷ từ từ thay đổi những tiêu chuẩn của chúng ta, đưa chúng ta đến tình trạng thế tục; nó ngụy trang theo cách hành động của chúng ta và hầu như chúng ta không thể nhận ra điều đó.[13] Ma quỷ xứng đáng với tên gọi “là cha đẻ của sự gian dối.”
Ma quỷ không bao giờ biến mất vĩnh viễn, cho đến ngày tận thế, nó luôn tìm mọi cách để chống lại chúng ta. Mục tiêu của nó là làm cho chúng ta mất niềm hy vọng, hằng ngày gieo hạt giống bi quan và cay đắng trong tâm hồn chúng ta; nó cũng là kẻ gieo cỏ lùng để tạo nên sự chia rẽ. “Có một cám dỗ mà quỷ rất thích: cám dỗ chống sự hiệp nhất […] tạo ra chiến tranh nội bộ, một loại chiến tranh dân sự và tinh thần”… Satan là tên khuyến dụ, người đặt bẫy và người quyến rũ: “Nó khéo léo, trình bày mọi chuyện theo kiểu những chuyện này là tốt, nhưng chủ ý của nó là muốn hủy hoại tất cả.”[14]
Hành động của ma quỷ thể hiện chủ yếu trong “tinh thần bại hoại”, đó là một loại chất độc tồn tại nơi con người cốt yếu để làm u mê các giác quan thiêng liêng. Tinh thần bại hoại được diễn tả trong sự uể oải và buồn bã; trong tăm tối của cái nhìn thiêng liêng, không còn khả năng để thấy sự dữ cũng như không thể chống lại nó. Hay nói cách khác, tinh thần bại hoại là sự trì trệ và thất bại không thể tránh được trong cuộc chiến hướng đến sự thánh thiện.“Sự hủ bại tinh thần còn tồi tệ hơn việc một người sa ngã phạm tội, vì đó là một thứ thoải mái và tự mãn mù lòa, chuyện gì cũng coi như có thể chấp nhận được: lừa dối, phỉ báng, ích kỷ và các hình thức tìm mình khác rất tinh vi, vì “chính Satan cũng đội lốt thiên thần sáng láng!”[15]. Không còn nghi ngờ gì nữa vì cuộc sống chúng ta phải đối mặt với cám dỗ của ma quỷ và trong nhiều trường hợp chúng ta ngập ngừng trước những thử thách. Lời Chúa rõ ràng mời gọi ta “hãy đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ” (Ep 6,11) và “dập tắt mọi tên lửa của Ác Thần” (Ep 6,16).[16]
Chúng ta đang sống trong một thế giới chất đầy những khủng hoảng về đời sống đức tin và luân lý, cùng với những học thuyết lọc lừa, dối trá, khiến lắm người ngây ngất trong lầm lạc, đặc biệt “nhiều người trẻ có những nỗi lo sợ và có cảm tưởng mình phải sống khác với những gì trong thực tế, vì thế họ thấy cần phải thích ứng với kiểu mẫu giả tạo, sửa sang hình ảnh của mình, nấp sau những mặt nạ và căn tính giả tạo”.[49]Đối mặt với những cám dỗ của “chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa duy linh, khép mình trong vỏ sò, nghiện ngập, cố chấp, rập khuôn, giáo điều, sống trong quá khứ, bi quan, nấp dưới các luật lệ và quy tắc”[50]; đối mặt với “một cảm thức hoang mang, đôi khi bạo lực, gây phân tán và suy nhược; tính chất tiêu cực và bi lụy; tính tự mãn sinh ra từ chủ nghĩa tiêu thụ; xu hướng cá nhân chủ nghĩa; và tất cả những hình thức linh đạo thay thế chẳng liên quan gì tới Thiên Chúa và đang chi phối khung cảnh tôn giáo hiện nay”[51].
3. Phương thế chiến thắng cám dỗ.
Sách Giáo lý Hội thánh bảo đảm rằng: “Sức mạnh của satan không phải là vô hạn. Nó chỉ là một thụ tạo, có sức mạnh vì là thuần linh nhưng vẫn là thụ tạo: nó không thể ngăn chặn công trình xây dựng Vương Triều của Thiên Chúa.”[12]
Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn mọi kitô hữu phải biết phân định và bảo vệ tâm hồn mình để phân biệt đâu là những gì đến từ Thiên Chúa và đâu là những gì xuất phát từ các tiên tri giả. Thật vậy, phân định là phương tiện nhằm giúp họ tìm ra những cách thế vốn có để đáp trả Thiên Chúa và lớn lên giữa các giới hạn của họ.[52]
Để đạt được điều đó điều cần thiết nơi mỗi người tín hữu là biết ở lại trong Chúa Giêsu bằng cách mở cửa lòng mình cho Ngài. Nhất là noi gương Chúa Giêsu, chúng ta phải biết chống cự lại những cơn cám dỗ. Muốn chống lại, phải có những phương thế để có thể chiến thắng.
a. Lời Chúa.
Ma qủy cám dỗ Chúa Giêsu từ những điều thường nhất là cơm bánh hàng ngày. Chúa nhịn ăn 40 đêm ngày, đói thì cần ăn, đó là điều rất đổi bình thường.Ma qủy lợi dụng điều đó để cám dỗ, sau đó mới cám dỗ những những điều mạnh hơn là thử thách Thiên Chúa và chống lại Ngài. Chúa Giêsu dùng Lời Chúa để chiến thắng.
Gương của Chúa Giêsu được Tin Mừng Thánh Luca kể rõ: mỗi lần ma qủy đưa ra một chước cám dỗ thì Ngài lại lấy một lời của Kinh Thánh mà đẩy lui chước cám dỗ ấy:
- Có lời chép rằng: người ta không sống bằng cơm bánh mà còn bằng lời của Thiên Chúa nữa.(Lc 4,5)
- Có lời chép rằng:ngươi phải thờ lạy Chuá là Thiên Chúa ngươi và chỉ phụng thờ một mình Người.(Lc 4,8)
- Có lời chép rằng: ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi.(Lc 4, 11).
“Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi, chờ đợi thời cơ". Satan tạm lánh vào bóng tối, khi có thời cơ thuận tiện sẽ quay lại tiếp tục tấn công. Có lần, Satan dùng miệng lưỡi của Phêrô để cám dỗ Chúa đừng lên Giêrusalem chịu khổ nạn. Chúa quay lại quát nạt: “Satan, hãy lui ra đằng sau, đừng gây cớ cho Ta vấp phạm”. Thời cơ ma quỷ chờ đợi chính là lúc Chúa Giêsu trải qua cuộc Khổ Nạn. Trong vườn Giêtsêmani, khi đối diện với cái chết đang cận kề, Chúa Giêsu không khỏi sợ hãi đến nổi “mồ hôi đổ ra như máu”. Người đã thân thưa cùng Chúa Cha đến hai lần: “ Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha ” (Mt 26, 39b); “ Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha ” (Mt 26, 42b). Cao điểm là khi Chúa bị treo trên thập giá, Satan dùng miệng lưỡi kẻ qua người lại để cám dỗ Chúa xuống khỏi thập giá: “Ông Kitô vua Israel, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi để chúng ta thấy và tin”. Trong suốt cuộc đời dương thế, Chúa Giêsu đã phải chiến đấu chống lại nhiều cơn cám dỗ. Người thực sự là Thiên Chúa nhưng đồng thời Người cũng hoàn toàn là con người nên "Người cũng phải chịu trăm chiều thử thách y như ta" (Dt 4,15). Chúa Giêsu đã chiến thắng tất cả. Không một cám dỗ, không một thách thức nào có thể khiến Người lùi bước.
Lời Chúa là sức mạnh tâm linh, là lẽ sống thần linh và là lời ban sự sống. Đọc và suy gẫm Lời Chúa sẽ đem lại cho chúng ta sức mạnh để chiến thắng tội lỗi.
b. Ăn chay cầu nguyện.
Ăn chay cầu nguyện giúp con người chế ngự bản thân.Tội lỗi của con người là do không biết chế ngự bản thân. Ăn chay cầu nguyện giúp chúng ta biết thanh luyện con người mình, chế ngự bản thân, hãm dẹp dục vọng. 40 ngày Mùa Chay nhắc nhớ về 40 ngày đêm chay tịnh của Chúa Giêsu trong hoang địa, nhắc lại 40 năm dân Do thái lưu đày trong sa mạc chuẩn bị về Đất hứa. Mùa Chay là mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng, giúp chúng ta trở nên người thiện chiến, biết chế ngự và làm chủ bản thân.
Cầu nguyện là nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Khi vào hoang địa, khi bị ma quỷ cám dỗ, Chúa Giêsu cần đến sự nâng đỡ của Chúa Thánh Thần. Người đã dựa vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần và đã chiến thắng cám dỗ.
Khi chúng ta lâm vào những cuộc thử thách, phải đối diện với những mưu chước của ma quỷ, rất cần ơn Chúa Thánh Thần trợ lực. Chúa Giêsu mà còn cần đến Chúa Thánh Thần nữa, thì huống hồ là chúng ta !
Cần phải cầu nguyện (Lc 22,40; Cv 2,42; GLGH #2612,2742). Nhờ cầu nguyện, Chúa Giêsu đã không cô đơn một mình, nhưng “được Thánh Thần hướng dẫn” (Mt 4,1). Nhờ cầu nguyện, chúng ta được liên kết với sức mạnh của Thánh Thần và với Các Thánh trên trời.Vai trò của Chúa Thánh Thần thật quan trọng trong đời sống của chúng ta. Những lúc bị cám dỗ, những khi sống trong cô đơn, buồn chán và thất vọng…hãy cậy trông và khẩn cầu với Chúa Thánh Thần xin ơn phù trợ. Chính Chúa Giêsu đã hứa: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy các con mọi điều” (Ga 14,26).
Chúng ta đang sống trong một xã hội có quá nhiều cám dỗ. Một xã hội đầy dẫy các tệ nạn và có nhiều lối sống buông thả. Đó là môi trường là cơ hội thuận tiện cho ma quỷ ẩn núp và tấn công. Cám dỗ ngày càng nhiều và ngày càng tinh vi dưới muôn hình dáng vẻ. Vì thế, lời dặn dò của Chúa Giêsu ngày càng khẩn thiết: "Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ". Cơn cám dỗ độc hại nhất mà con người cần phải luôn tỉnh thức canh phòng và trường kỳ chiến đấu bằng mọi cách, chính là lòng ích kỷ, quan niệm sống hẹp hòi, thiển cận của chính mình, chỉ biết có mình mà quên kẻ khác, chỉ biết thu vén lợi ích cho riêng mình mà quên quyền lợi kẻ khác.
Để tỉnh thức và cầu nguyện, chúng ta cần sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và ánh sáng soi dẫn của Lời Chúa, thực thi những việc đạo đức của Mùa Chay.
Chúa Giêsu đã từng căn dặn các Tông Đồ: "Hãy tỉnh thức". Tỉnh thức để nhận ra mưu mô của ma quỷ, tỉnh thức trước những lôi cuốn của thế gian, tỉnh thức trước những yếu đuối của con người xác thịt.
Mùa Chay là thời gian đặc biệt để sám hối canh tân bản thân dưới ánh sáng Lời Chúa và thực hành ăn chay cầu nguyện theo gương Chúa Giêsu, nhờ đó mỗi người chúng ta sống đẹp lòng Thiên Chúa hàng ngày.
****
[1] Tông huấn Gaudete et Exsultate, số 7 và 14
[2] Sđd, số 158
[3] Sđd, số 166 và 174
[4] Sđd, số 1
[5] Giáo Hoàng Phanxicô, Udienza Generale, Vatican 13/4/2011.
[6] x.Giáo Hoàng Phanxicô, Ma quỷ có thực. Bài giảng ngày 11/4/ 2014.
[7] Tông huấn Gaudete et Exsultate, số 160
[8] Giáo Hoàng Phanxicô, Udienza Generale, 6/12/2013
[9] x.GLCG số 391-395
[10] Tông huấn Gaudete et Exsultate, số 160
[11] Sđd, số 161
[12] GLCG số 395
[13] Giáo Hoàng Phanxicô, Tỉnh thức để chống lại sự trần tục, Vatican 13/10/2017.
[14] Gelsomino Del Guercio, Đức Giáo Hoàng nghĩ gì về ma quỷ, 28/10/2017
[15]Tông huấn Gaudete et Exsultate, số 165
[16] Sđd, số 162
[49] Giáo Hoàng Phanxicô, Thông Điệp Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 33. G. Trần Đức Anh OP chuyển ngữ.
[50] Tông huấn Gaudete et Exsultate, số 134.
[51] Sđd, số 111
[52] Tông huấn Amoris Laetitia, số 305
Suy niệm Chúa Nhật I Mùa Chay năm C
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:54 06/03/2019
Noi gương Chúa Giêsu để chiến đấu với Ba Thù
Suy niệm Chúa Nhật I Mùa Chay năm C
(Lc 4, 1-13)
Lễ Tro, với nghi thức truyền thống bỏ Tro lên đầu, khai mạc Mùa Chay Thánh. Ba việc phải làm là : ăn chay, cầu nguyện và bố thí, vì nó diễn tả ba mối tương quan giữa đương sự với Thiên Chúa và với anh em. Với Thiên Chúa là cầu nguyện, với tha nhân là bố thí và với chính mình là ăn chay. Ba tương quan này đồng hành với nhau và thể hiện cùng một lúc trong đời sống thường nhật của người kitô hữu.
Mùa Chay là thời gian thuận tiện để thay đổi hướng đi, lấy lại khả năng phản ứng trước thực tại sự dữ luôn thách thức chúng ta. Đây là thời gian hoán cải trở về với tình yêu của Thiên Chúa và tha nhân, canh tân cá nhân và cộng đoàn, sống thái độ sự nhưng không và lòng thương xót của Chúa.
Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Chay trình bày cho chúng ta biến cố “Chúa Giêsu…được Thánh Thần đưa vào hoang địa ở đó suốt bốn mươi ngày, và chịu ma quỷ cám dỗ” (Lc 4,1-2). Theo Luca thì chính Chúa Thánh Thần là Ðấng dẫn đưa Chúa Giêsu vào hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ (x. Lc 4,1-13). Đời sống người Kitô hữu chúng ta được hướng dẫn bởi cùng một Chúa Thánh Thần, đã được lãnh nhận trong Bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, được mời gọi đương đầu với cuộc chiến đấu hằng ngày của đức tin, nhờ ân sủng của Chúa Kitô nâng đỡ. Chúng ta cùng xem Chúa Giêsu bị cám dỗ thế nào và Người đã chiến thắng tên cám dỗ ra làm sao.
Tên Cám Dỗ tìm cách kéo Chúa Giêsu ra khỏi kế hoạch của Chúa Cha, khỏi con đường hiến tế và tình yêu để đảm nhận một con đường dễ dàng hơn của thành công và quyền lực. Cả Chúa Giêsu và Satan đều trích dẫn Kinh Thánh. Thực ra, để kéo Chúa Giêsu ra khỏi con đường thập giá, quỷ đã bày ra trước mắt Chúa Giêsu một niềm hy vọng sai lạc về Ðấng Messia : sung túc về kinh tế, trong lời xúi giục hóa đá thành bánh; một kiểu biểu diễn và phép lạ, với ý tưởng gieo mình xuống từ nóc đền thờ Giêrusalem và để Thiên Thần cứu mình; và cuối cùng là đánh đổi quyền lực và sự thống trị với việc thờ phượng Satan. Các chiêu ma quỷ dùng để cám dỗ Ađam và Evà (x. St 3,1-7), nó cũng dùng để cám dỗ Chúa Giêsu và chúng ta ngày hôm nay nữa.
Cám dỗ thứ nhất: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy truyền cho đá này biến thành bánh” (Lc 4,3). Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Từ “nếu” của Satan gợi lên sự không tin như khi cám dỗ Ađam và Evà ( x. St 3,1-7). Chúa Giêsu có thể hoàn tất các phép lạ là lẽ đương nhiên. Nhưng, cuộc đối đầu với Satan ở đây là rơi vào bẫy chết nó đề nghị Chúa Giêsu làm một phép lạ theo ý mình. Cám dỗ nằm ở chỗ : dùng sức mạnh của mình để làm phép lạ, nhưng với tư cách là Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã không làm thế, Người trích dẫn sách Đệ Nhị Luật “Có lời chép rằng: Người ta không phải chỉ sống bằng cơm bánh, mà còn bằng lời Chúa nữa” (Đnl 8,3).
Quyền lực là để phụng sự Thiên Chúa Cha và phục vụ anh em. Cách nào đó, tất cả chúng ta đều bị cám dỗ tương tự. Chúng ta có ơn huệ, nhưng sống ích kỷ, không phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa. Điều quan trọng đối với chúng ta không phải là của ăn vật chất, ý riêng mình, nhưng là vâng theo ý Chúa tình yêu và tìm kiếm thánh ý Người …
Cám dỗ thứ hai: liên quan đến sứ mệnh của Chúa Giêsu. Ma quỷ cung cấp cho Người một phương thế đơn giản để hoàn thành Nước Chúa. Nó chỉ cho Ngài thấy tất cả các nước thế gian cũng như vinh quang của nước ấy và nói: “Tôi sẽ cho ông hết thảy quyền hành và vinh quang của các nước này, vì tất cả đó là của tôi và tôi muốn cho ai tuỳ ý. Vậy nếu ông sấp mình thờ lạy tôi, thì mọi sự ấy sẽ thuộc về ông!” (Lc 4). Với chiêu cám dỗ này, Chúa Giêsu phán : “Có lời chép rằng: Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi và chỉ phụng thờ một mình Người thôi” (Đnl 6,16).
Cám dỗ thứ ba: Nó vừa nghe Chúa Giêsu trích dẫn Kinh Thánh, nó cũng làm như vậy : “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy gieo mình xuống, vì có lời chép rằng: “Chúa sẽ truyền cho Thiên Thần gìn giữ ông!" Và còn thêm rằng: “Các vị đó sẽ giơ tay nâng đỡ ông khỏi vấp phải đá” (Tv 91,11). Tất nhiên, chúng ta có thể tự hỏi, cám dỗ ở đâu khi mà Satan khơi lên niềm tin vào Thiên Chúa và trích dẫn Kinh Thánh?
Với chiêu cám dỗ này, Chúa Giêsu thấy ngay lập tức và chiến đấu với nó bằng đoạn khác của Kinh Thánh: “Ngươi đừng thử thách Chúa, là Thiên Chúa ngươi” (Đnl 6,16). Trong thực tế, những điều ma quỷ yêu cầu Chúa, không gì khác hơn ngoài việc nhằm cám dỗ Chúa, buộc Chúa Cha phải làm một phép lạ. Điều này có nghĩa là bắt Thiên Chúa phải phục vụ chúng ta khi mà chúng ta là kẻ phục vụ!
Rõ ràng, mục đích không biện minh cho phương tiện ! Mục đích của Chúa Giêsu là mang đến cho chúng ta Triều đại Nước Thiên Chúa, nhưng không theo kiểu thế gian, Nước Chúa không thuộc về thế gian. Cám dỗ này liên quan đến điểm trên, vì để đi đến cùng đích của chúng ta là tốt, nhưng đôi khi dùng những phương tiện, có thể chôn vùi hay cắt đứt sự sống… thế giới hôm nay, có quá nhiều tà thần chiếm vị trí trung tâm, khiến Thiên Chúa bị đẩy ra ngoài… cần biết các tà thần trong ta để chiến đấu, cần có Chúa Thánh Thần. Với ơn Chúa giúp, có Chúa Thánh Thần dẫn dắt chúng ta bước vào trận chiến thiêng liêng này, cuộc chiến mới hòng chiến thắng.
Trong sứ điệp Mùa Chay năm nay 2019, Đức Giáo Hoàng nhắc nhớ chúng ta rằng :“Mùa Chay” trong bốn mươi ngày của Con Thiên Chúa trong sa mạc thiên nhiên là nhằm biến nó một lần nữa trở thành khu vườn hiệp thông với Thiên Chúa như trước khi xảy ra tội nguyên tổ (x. Mc 1, 12-13; là 51, 3). Cầu xin Mùa Chay năm nay của chúng ta là một hành trình trên cùng con đường đó, mang lại niềm hy vọng của Chúa Kitô cho sáng tạo, để thiên nhiên có thể “được giải thoát khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rm 8, 21). Chúng ta đừng để mùa hồng ân này trôi qua vô ích! Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta cất bước trên con đường hoán cải thực sự.
Lạy Mẹ Maria, xin trợ giúp chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật I Mùa Chay năm C
(Lc 4, 1-13)
Lễ Tro, với nghi thức truyền thống bỏ Tro lên đầu, khai mạc Mùa Chay Thánh. Ba việc phải làm là : ăn chay, cầu nguyện và bố thí, vì nó diễn tả ba mối tương quan giữa đương sự với Thiên Chúa và với anh em. Với Thiên Chúa là cầu nguyện, với tha nhân là bố thí và với chính mình là ăn chay. Ba tương quan này đồng hành với nhau và thể hiện cùng một lúc trong đời sống thường nhật của người kitô hữu.
Mùa Chay là thời gian thuận tiện để thay đổi hướng đi, lấy lại khả năng phản ứng trước thực tại sự dữ luôn thách thức chúng ta. Đây là thời gian hoán cải trở về với tình yêu của Thiên Chúa và tha nhân, canh tân cá nhân và cộng đoàn, sống thái độ sự nhưng không và lòng thương xót của Chúa.
Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Chay trình bày cho chúng ta biến cố “Chúa Giêsu…được Thánh Thần đưa vào hoang địa ở đó suốt bốn mươi ngày, và chịu ma quỷ cám dỗ” (Lc 4,1-2). Theo Luca thì chính Chúa Thánh Thần là Ðấng dẫn đưa Chúa Giêsu vào hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ (x. Lc 4,1-13). Đời sống người Kitô hữu chúng ta được hướng dẫn bởi cùng một Chúa Thánh Thần, đã được lãnh nhận trong Bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, được mời gọi đương đầu với cuộc chiến đấu hằng ngày của đức tin, nhờ ân sủng của Chúa Kitô nâng đỡ. Chúng ta cùng xem Chúa Giêsu bị cám dỗ thế nào và Người đã chiến thắng tên cám dỗ ra làm sao.
Tên Cám Dỗ tìm cách kéo Chúa Giêsu ra khỏi kế hoạch của Chúa Cha, khỏi con đường hiến tế và tình yêu để đảm nhận một con đường dễ dàng hơn của thành công và quyền lực. Cả Chúa Giêsu và Satan đều trích dẫn Kinh Thánh. Thực ra, để kéo Chúa Giêsu ra khỏi con đường thập giá, quỷ đã bày ra trước mắt Chúa Giêsu một niềm hy vọng sai lạc về Ðấng Messia : sung túc về kinh tế, trong lời xúi giục hóa đá thành bánh; một kiểu biểu diễn và phép lạ, với ý tưởng gieo mình xuống từ nóc đền thờ Giêrusalem và để Thiên Thần cứu mình; và cuối cùng là đánh đổi quyền lực và sự thống trị với việc thờ phượng Satan. Các chiêu ma quỷ dùng để cám dỗ Ađam và Evà (x. St 3,1-7), nó cũng dùng để cám dỗ Chúa Giêsu và chúng ta ngày hôm nay nữa.
Cám dỗ thứ nhất: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy truyền cho đá này biến thành bánh” (Lc 4,3). Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Từ “nếu” của Satan gợi lên sự không tin như khi cám dỗ Ađam và Evà ( x. St 3,1-7). Chúa Giêsu có thể hoàn tất các phép lạ là lẽ đương nhiên. Nhưng, cuộc đối đầu với Satan ở đây là rơi vào bẫy chết nó đề nghị Chúa Giêsu làm một phép lạ theo ý mình. Cám dỗ nằm ở chỗ : dùng sức mạnh của mình để làm phép lạ, nhưng với tư cách là Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã không làm thế, Người trích dẫn sách Đệ Nhị Luật “Có lời chép rằng: Người ta không phải chỉ sống bằng cơm bánh, mà còn bằng lời Chúa nữa” (Đnl 8,3).
Quyền lực là để phụng sự Thiên Chúa Cha và phục vụ anh em. Cách nào đó, tất cả chúng ta đều bị cám dỗ tương tự. Chúng ta có ơn huệ, nhưng sống ích kỷ, không phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa. Điều quan trọng đối với chúng ta không phải là của ăn vật chất, ý riêng mình, nhưng là vâng theo ý Chúa tình yêu và tìm kiếm thánh ý Người …
Cám dỗ thứ hai: liên quan đến sứ mệnh của Chúa Giêsu. Ma quỷ cung cấp cho Người một phương thế đơn giản để hoàn thành Nước Chúa. Nó chỉ cho Ngài thấy tất cả các nước thế gian cũng như vinh quang của nước ấy và nói: “Tôi sẽ cho ông hết thảy quyền hành và vinh quang của các nước này, vì tất cả đó là của tôi và tôi muốn cho ai tuỳ ý. Vậy nếu ông sấp mình thờ lạy tôi, thì mọi sự ấy sẽ thuộc về ông!” (Lc 4). Với chiêu cám dỗ này, Chúa Giêsu phán : “Có lời chép rằng: Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi và chỉ phụng thờ một mình Người thôi” (Đnl 6,16).
Cám dỗ thứ ba: Nó vừa nghe Chúa Giêsu trích dẫn Kinh Thánh, nó cũng làm như vậy : “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy gieo mình xuống, vì có lời chép rằng: “Chúa sẽ truyền cho Thiên Thần gìn giữ ông!" Và còn thêm rằng: “Các vị đó sẽ giơ tay nâng đỡ ông khỏi vấp phải đá” (Tv 91,11). Tất nhiên, chúng ta có thể tự hỏi, cám dỗ ở đâu khi mà Satan khơi lên niềm tin vào Thiên Chúa và trích dẫn Kinh Thánh?
Với chiêu cám dỗ này, Chúa Giêsu thấy ngay lập tức và chiến đấu với nó bằng đoạn khác của Kinh Thánh: “Ngươi đừng thử thách Chúa, là Thiên Chúa ngươi” (Đnl 6,16). Trong thực tế, những điều ma quỷ yêu cầu Chúa, không gì khác hơn ngoài việc nhằm cám dỗ Chúa, buộc Chúa Cha phải làm một phép lạ. Điều này có nghĩa là bắt Thiên Chúa phải phục vụ chúng ta khi mà chúng ta là kẻ phục vụ!
Rõ ràng, mục đích không biện minh cho phương tiện ! Mục đích của Chúa Giêsu là mang đến cho chúng ta Triều đại Nước Thiên Chúa, nhưng không theo kiểu thế gian, Nước Chúa không thuộc về thế gian. Cám dỗ này liên quan đến điểm trên, vì để đi đến cùng đích của chúng ta là tốt, nhưng đôi khi dùng những phương tiện, có thể chôn vùi hay cắt đứt sự sống… thế giới hôm nay, có quá nhiều tà thần chiếm vị trí trung tâm, khiến Thiên Chúa bị đẩy ra ngoài… cần biết các tà thần trong ta để chiến đấu, cần có Chúa Thánh Thần. Với ơn Chúa giúp, có Chúa Thánh Thần dẫn dắt chúng ta bước vào trận chiến thiêng liêng này, cuộc chiến mới hòng chiến thắng.
Trong sứ điệp Mùa Chay năm nay 2019, Đức Giáo Hoàng nhắc nhớ chúng ta rằng :“Mùa Chay” trong bốn mươi ngày của Con Thiên Chúa trong sa mạc thiên nhiên là nhằm biến nó một lần nữa trở thành khu vườn hiệp thông với Thiên Chúa như trước khi xảy ra tội nguyên tổ (x. Mc 1, 12-13; là 51, 3). Cầu xin Mùa Chay năm nay của chúng ta là một hành trình trên cùng con đường đó, mang lại niềm hy vọng của Chúa Kitô cho sáng tạo, để thiên nhiên có thể “được giải thoát khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rm 8, 21). Chúng ta đừng để mùa hồng ân này trôi qua vô ích! Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta cất bước trên con đường hoán cải thực sự.
Lạy Mẹ Maria, xin trợ giúp chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Thi ca suy niệm Chúa Nhật tuần I mùa Chay C
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:50 06/03/2019
(Luca 4: 1-13)
CÁM DỖ
Thánh Thần đưa bước vào đời,
Chúa vào hoang địa, dâng lời ngợi khen.
Tránh xa khỏi chốn bon chen,
Chuyên tâm cầu nguyện, muối men cho đời.
Quỷ ma săn đón gọi mời,
Thừa cơ cám dỗ, hứa hời phúc vinh.
Dụ rằng biến bánh kết tinh,
Thỏa cơn đói khát, an bình tâm can.
Chúa rằng cơm bánh mau tàn,
Sống bằng lời Chúa, chứa chan phúc lành.
Vinh quang trần thế cao danh,
Sấp mình thờ lạy, sẽ dành riêng cho.
Quyền hành nhận hão giở trò,
Phụng thờ Thiên Chúa, mở kho Nước Trời.
Gieo mình nhảy xuống dụ chơi,
Thiên thần gìn giữ, nhất thời có sao.
Ngươi đừng thử thách thiên cao,
Duy mình Đức Chúa, Cha trao phận người.
Nguyện cầu tỉnh thức trong đời,
Thắng cơn cám dỗ, cao vời biết bao.
Bắt đầu Mùa Chay Thánh, Giáo Hội mời gọi chúng ta cùng đồng hành với Chúa Giêsu để thanh luyện tâm hồn. Chúa Giêsu được Thánh Thần dẫn vào sa mạc bốn mươi ngày đêm ăn chay, cầu nguyện và chịu thử thách. Trong hoang địa, Chúa Giêsu chịu ma qủi cám dỗ qua những hình thức khác nhau. Chúa đã trải nghiệm những cám dỗ giống như nguyên tổ Ađam và Evà xưa trong vườn địa đàng. Cùng những thử thách giống như dân Do Thái trải qua 40 năm lang thang trong hoang địa.
Nguyên tổ Ađam và Evà đã sa ngã, vì sự ham muốn và kiêu ngạo. Dân Do Thái đã thất tín, mất lòng tin nơi Thiên Chúa. Họ đã đúc thần bò vàng để thờ lạy. Chúa Giêsu trong hoang địa cũng đối diện với những cám dỗ về nhu cầu cần thiết trong cuộc sống như của ăn, quyền lực và danh vọng. Ma qủi khôn khéo lợi dụng đúng thời cơ để cám dỗ Chúa. Trong sự tỉnh thức và cầu nguyện, Chúa Giêsu đã vượt thắng tất cả các cơn cám dỗ.
Mánh khóe rất tinh ranh của ma qủi, nó đứa ra những dụ dỗ rất hấp dẫn để đánh lạc hướng. Như những đứa trẻ đang ham mê đồ chơi, làm sao chúng ta có thể lấy đi mà chúng không khóc. Cách tốt nhất là làm cho nó chú ý vào một cái gì khác. Khi chúng thích rồi, thì chúng ta có thể dễ dàng cất bỏ đồ chơi. Ma qủi cũng dùng cách thế đó để dụ dỗ chúng ta qua sự giầu sang, qua danh vọng và thú vui xác thịt. Ma qủi làm cho chúng ta lo ra không còn chú ý đến Chúa. Nó sẽ kéo dần chúng ta xa tình yêu và lòng tin tưởng nơi Chúa.
Truyện kể: Nơi vùng quê, người ta nuôi rất nhiều bò ngựa, chung quanh có làm hàng rào để canh giữ. Nhưng rồi lâu lâu có những con bò đi lạc. Hỏi tại sao? Ông chủ nói rằng: Các con bò đi ăn cỏ, ăn hết khu này, ngó sang khu khác còn có cỏ xanh và tiếp tục bước đi và cứ thế đi quá quên lối về.
Cuộc đời của mỗi người chúng ta cũng giống như thế. Chúng ta lo làm ăn, rồi việc này kéo qua việc kia, cứ tiếp tục mãi ngày này qua ngày khác, chúng ta đã xa cách nhà thờ và xa cách Chúa lúc nào không hay. Mùa Chay, chúng ta có cơ hội tìm về nguồn tình yêu Chúa. Dùng chút thời gian tĩnh lặng để suy nghĩ và sám hối trở về.
Có những người nói rằng: Cuộc sống vẫn như thế, chẳng có gì mới lạ và cũng chẳng có gì thay đổi. Tôi vẫn giữ đạo và sinh hoạt bình thường. Nếu chúng ta chỉ giữ đạo cho có lệ hay giữ tối thiểu các điều luật dạy, thì lòng đạo cũng từ từ nhạt phai. Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn để khỏi sa chước cám dỗ.
THỨ HAI, TUẦN 1 MÙA CHAY
(Mt 25, 31-46).
PHẦN THƯỞNG
Con Người vinh thắng cửu trùng,
Trên ngai Chúa ngự, oai hùng quang vinh.
Phân chia xét xử chúng sinh,
Đoàn chiên bên phải, cung đình thưởng công,
Đàn dê bên trái ngóng trông,
Ước mong chúc phúc, viển vông mong chờ.
Người lành ơn phước vô bờ,
Hy sinh bác ái, hưởng nhờ phúc ân.
Người nghèo tiếp rước ân cần,
Cho ăn cho uống, tinh thần mến yêu.
Vô tâm những kẻ cô liêu,
Tâm hồn keo kiệt, bao điều bỏ qua.
Không màng giúp đỡ người ta,
Ăn chơi thỏa thích, xa hoa cuộc đời.
Nước Trời mở rộng đón mời,
Hưởng phần gia nghiệp, sống đời ái nhân.
THỨ BA, TUẦN 1 MÙA CHAY
(Mt 6, 7-15).
CẦU NGUYỆN
Chúa khuyên cầu nguyện ân cần,
Nhiều lời vô ích, tinh thần thảnh thơi.
Xin Thầy chỉ dậy vài lời,
Danh Cha cả sáng, trên trời thanh cao.
Nước Cha trị đến tuôn trào,
Ý Cha thể hiện, khát khao mong chờ.
Cầu ban lương thực hưởng nhờ,
Xin Cha tha nợ, bây giờ cũng tha,
Chúng con tha thứ người ta,
Những ai mắc mợ, giải hòa bình an.
Cứu con khỏi chước lầm than,
Quỉ ma cám dỗ, dối gian tội tình.
Đừng rơi sự dữ hằng rình,
Giữ lòng trung tín, trọn tình Chúa thương.
Thứ tha tội lỗi vấn vương,
Tâm hồn thanh sạch, ngát hương cuộc đời.
THỨ TƯ, TUẦN 1 MÙA CHAY
(Lc 11, 29-32).
ĐIỀM LẠ
Nhiều đoàn dân chúng vây quanh,
Nghe Lời Chúa dậy, ơn lành Ngài ban.
Lạ thay dòng giống thế gian,
Mong tìm điềm lạ, khấn ban bởi trời.
Chúa rằng phép lạ một thời,
Gio-na bụng cá, gọi mời ăn năn.
Ni-ni-vê hưởng phúc lành,
Thực hành sám hối, cuốn khăn trùm đầu.
Đến ngày phán xét nhiệm mầu,
Nữ hoàng tố cáo, u sầu chúng sinh.
Từ xa bà đến tận tình,
Lắng nghe chỉ dậy, hòa mình canh tân.
Con Người cao trọng hạ thân,
Kêu mời sám hối, toàn dân hững hờ.
Trí lòng cứng cỏi nghi ngờ,
Chối từ ân phúc, dại khờ khổ đau.
THỨ NĂM, TUẦN 1 MÙA CHAY
(Lc 7, 7-12).
GÕ CỬA
Hãy xin sẽ được thỏa lòng,
Thực tình gõ cửa, mở trong tâm hồn.
Ai tìm, đời sẽ nên khôn,
Lắng nghe lời dậy, dụ ngôn Chúa truyền,
Thực hành vâng giữ lời khuyên,
Phú ban điều tốt, cơ duyên sống đời.
Yêu thương con cái mọi thời,
Con mình xin bánh, ai đời không cho.
Mặc dù kẻ xấu so đo,
Thí ban của tốt, thấu dò tâm tư.
Con người xấu tốt thật hư,
Còn cho con cháu, đầy dư hưởng dùng.
Chúa Trời rộng lượng bao dung,
Những ai cầu khẩn, tín trung mong chờ.
Chúa ban ân phúc vô bờ,
Ân thiêng phù trợ, cậy nhờ cõi thiên.
THỨ SÁU, TUẦN 1 MÙA CHAY
(Mt 5, 20-26).
GIẢI HÒA
Hãy nên công chính trong đời,
Các thầy Luật sĩ, gọi mời lắng lo.
Nhóm người Biệt phái theo phò,
Chuộng danh thiếu đức, đắn đo ở đời.
Muốn vào hưởng phúc Nước Trời,
Giết người cấm kỵ, giữ lời tín trung.
Đừng ai phẫn nộ nổi sung,
Bị tòa luận phạt, não nùng sầu bi.
Rủa trù khùng ngốc thị phi,
Ra tòa lãnh phạt, tự ty u sầu.
Khi dâng của lễ tiến chầu,
Bất bình xúc phạm, khẩn cầu thứ tha.
Khôn ngoan mau mắn giải hòa,
Hận thù xá giải, quan tòa chí công.
Công bằng chính trực cảm thông,
Yêu thương tha thứ, hòa đồng sánh vai.
THỨ BẢY, TUẦN 1 MÙA CHAY
(Mt 5, 43-48).
YÊU THƯƠNG
Thực hành giới luật yêu thương,
Mọi loài thụ tạo, tựa nương sống đời.
Con người hình ảnh Chúa Trời,
Cùng chung một Chúa, gọi mời yêu nhau.
Luật điều hoàn hảo trước sau,
Tình yêu rộng mở, hãy mau thực hành.
Luật xưa răn dậy làm lành,
Yêu thương chia sẻ, chỉ dành thân nhân.
Chúa khuyên nhắn nhủ ân cần,
Mến yêu thù địch, chia phần phúc ân.
Dù rằng bắt bớ hại thân,
Dối gian nguyền rủa, thế nhân tội tình.
Nguyện cầu đón lấy cực hình,
Rộng lòng tha thứ, an bình trí tâm.
Mặt trời chiếu tỏa âm thầm,
Kẻ lành người dữ, hương trầm tỏa lan.
Lời Chúa cho ta nghị lực
Lm. Jb Nguyễn Minh Hùng
20:10 06/03/2019
Chúa Nhật I MÙA CHAY NĂM C
Có một bài hát mà mỗi khi sinh hoạt tập thể, các bạn trẻ hay hát. Bài hát đó là: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông...". Từ lời bài hát, suy nghĩ rộng ra đến cuộc sống, tôi thấy thật đúng.
Chẳng hạn, một lần đến Đà lạt, cả nhóm chúng tôi rủ nhau lên núi Langbiang. Đường lên núi gập ghềnh. Biết thế, nhưng chúng tôi vẫn đi. Tuy nhiên, đi chừng nửa núi, vài người bạn của tôi thấm mệt, rồi không thiết tha đi nữa, muốn bỏ cuộc. Bệnh nản chí là bệnh hay lây. Nó lây lang nhanh thật. Lúc đầu chỉ vài người, sau đó cả nhóm thua cuộc. Thế là bỏ nửa chứng, kéo nhau xuống núi.
Cho tới bây giờ, chúng tôi vẫn còn tiếc. Giá mà lúc đó, chúng tôi cố gắng hơn, nghị lực hơn, đừng vì núi cao mà sợ, thấy mỏi mệt mà mất can đảm, rất có thể chúng tôi đã chinh phục ngọn Langbiang.
Rất tiếc, chúng tôi đã không thành công. Rõ ràng, đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng chỉ khó do lòng người ngại núi e sông.
Trong cuộc sống, cũng có bao nhiêu sự chán nản, thua buồn, muốn bỏ cuộc như thế. Ví dụ, một người đang khỏe, ăn nên làm ra, bất ngờ bị tai nạn, mù mắt chẳng hạn. Từ đó mặc cảm, đau buồn, anh ta trở nên thối chí. Cuối cùng không thể vượt qua khó khăn, anh ta đã để chính số phận nghiệt ngã đè bẹp đời mình.
Nhưng với người khác, cũng hoàn cảnh bi đát như thế, lại có thể tự tạo cho mình một cuộc sống vui hơn, nhờ lấy lại bình tĩnh, quyết tâm vượt lên trên số phận, tìm cách chôn sâu nỗi buồn, làm việc gì đó có ích cho bản thân, cho cuộc đời...
Vài hình ảnh như thế, để thấy, ý chí của con người, nghị lực của lòng vượt khó, vượt khổ cần lắm. Ý chí, nghị lực giúp mỗi người thành công trong gian khổ, thành công trong đau buồn, ngay cả trong bi đát và bất hạnh nhất của cuộc đời...
Nhưng nghị lực và ý chí đâu chỉ cần trong đời thường. Nó còn tối cần cho đức tin. Nếu vượt lên khó khăn trong đời bằng nghị lực của bản thân, đã là một thành công đáng quý. Nhưng càng thành công hơn, đáng quý hơn, nếu ta biết quyết tâm, quyết chí với tất cả nghị lực, đoạn tuyệt lỗi lầm, trở về với Chúa.
Dù biết cắt đức thói hư tật xấu không dễ chút nào, không là chuyện một ngày, một bữa. Nhưng đường đi khó cách mấy, lòng không ngại khó, ngại khổ, thì hy vọng ở cuối đường ta đi sẽ sáng dần lên, rồi đến lúc ánh sáng sẽ tuyệt diệu.
Đường đi khó là trở lực, nhưng lòng thiếu ý chí, thiếu nghị lực, mới là trở lực đáng sợ. Hãy tin vào tình yêu của Chúa để trở về cùng Người, để lấy lại những gì đã đánh mất trong tội. Đó là ý chí, đó là nghị lực của bất cứ ai nhận biết mình tội lỗi và mong ước thống hối.
Hôm nay Hội Thánh mời ta suy niệm việc Chúa chịu cám dỗ khi Người ăn chay 40 ngày. Nhưng Chúa không chỉ chịu một, mà là ba cơn cám dỗ, tập trung vào ba điểm mấu chốt của đời người: Sự sống thân xác, quyền lực và danh vọng.
Cả ba cơn cám dỗ, Chúa đều chiến thắng tuyệt vời. Sức mạnh để có chiến thắng rực rỡ ấy chính là lời Kinh Thánh:
- Trong cơn cám dỗ về sự sống thân xác, Chúa Giêsu chống trả tên cám dỗ: "Người ta không chỉ sống bắng cơm bánh, mà còn bằng Lời Chúa nữa".
- Đối với cơn cám dỗ về quyền lực, Chúa trả lời: "Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi, và chỉ phụng thờ một mình Người mà thôi".
- Trong cơn cám dỗ về danh vọng, Chúa Giêsu khẳng khái: "Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi".
Lời Kinh Thánh là vũ khí hết sức sắc bén để Chúa Giêsu đối đầu cùng cám dỗ và đã chiến thắng lớn. Nghị lực của Chúa là ở chỗi đó. Ý chí chiến thắng cám dỗ của Người là ở chỗ đó. Với ý chí và nghị lực đã nắn đúc từ Lời Chúa, Chúa Giêsu đã chống trả cám dỗ và chống trả mãnh liệt để đi đến thành công.
Như vậy, qua cơn cám dỗ của mình, Chúa để lại cho ta tấm gương tuyên chiến với ma quỷ, quyết liệt chống trả cám dỗ. Người còn để lại bài học của một người biết sống Lời Chúa, biết đặt niềm tin vào Lời Chúa, lấy Lời Chúa làm nghị lực, làm sức mạnh vượt lên trên mọi cám dỗ.
Chiến thắng cám dỗ, Chúa Giêsu cho ta nghị lực, đồng thời là bài học giúp ta hiểu, ý chí và nghị lực để vượt qua mọi cám dỗ của bản thân, những cám dỗ nguy hại cho đức tin, chỉ có được khi biết sống Lời Chúa, để cho Lời Chúa thấm nhập vào đời mình. Lời của Chúa giúp ta phản ứng hữu hiệu khi đối đầu với mọi cám dỗ.
Cuộc đời có nhiều cám dỗ lôi kéo. Nếu chúng ta đã đủ ý chí để quyết tâm không phạm tội, và đã chiến thắng tội lỗi, đó là điều tốt.
Nhưng giã như vì yếu đuối, bạn và tôi không được như Chúa Giêsu. Ngược lại, nhiều lần đã gục ngã, đã sa chước cám dỗ, thì giờ đây, trong tâm tình thống hối của mùa Chay, hãy vùng đứng dậy, hãy vững ý chí, tập trung nghị lực, cùng sự cầu nguyện, xin ơn Chúa giúp, hy vọng ta vững tâm trở về với Chúa. Hãy xây dựng cho tâm hồn một quyết tâm sống mùa Chay của năm 2019 theo gương Chúa Giêsu.
Dẫu sao, nơi Chúa Giêsu, chúng ta có một tấm gương lớn để tự soi rọi lòng mình. Sa ngã và phạm tội dẫu là sự nguy hại không nhỏ, nhưng vẫn chưa phải là đáng sợ nhất. Điều đáng sợ nhất là ở lỳ trong tội, là không đủ can đảm, không một chút ý chí, một chút nghị lực nào để vươn lên thoát tội. Chúng ta hãy để Lời Chúa tác động nơi mình, can đảm để Lời ấy thường xuyên tra vấn mình. Lúc đó, chính Lời Chúa sẽ là sức mạnh cho ta nghị lực khi đối đầu với cám dỗ.
Chúng ta cần ghi nhớ rằng, đường đi khó, không phải vì sông núi cho bằng lòng mình ngại khó. Cũng vậy, con đường từ bỏ thói hư tật xấu, trở về với Chúa sẽ lắm gian nan, nếu lòng ta thiếu nghị lực. Và nguồn sức mạnh tiếp thêm nghị lực cho mình, đó chính là Lời Thiên Chúa.
Có một bài hát mà mỗi khi sinh hoạt tập thể, các bạn trẻ hay hát. Bài hát đó là: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông...". Từ lời bài hát, suy nghĩ rộng ra đến cuộc sống, tôi thấy thật đúng.
Chẳng hạn, một lần đến Đà lạt, cả nhóm chúng tôi rủ nhau lên núi Langbiang. Đường lên núi gập ghềnh. Biết thế, nhưng chúng tôi vẫn đi. Tuy nhiên, đi chừng nửa núi, vài người bạn của tôi thấm mệt, rồi không thiết tha đi nữa, muốn bỏ cuộc. Bệnh nản chí là bệnh hay lây. Nó lây lang nhanh thật. Lúc đầu chỉ vài người, sau đó cả nhóm thua cuộc. Thế là bỏ nửa chứng, kéo nhau xuống núi.
Cho tới bây giờ, chúng tôi vẫn còn tiếc. Giá mà lúc đó, chúng tôi cố gắng hơn, nghị lực hơn, đừng vì núi cao mà sợ, thấy mỏi mệt mà mất can đảm, rất có thể chúng tôi đã chinh phục ngọn Langbiang.
Rất tiếc, chúng tôi đã không thành công. Rõ ràng, đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng chỉ khó do lòng người ngại núi e sông.
Trong cuộc sống, cũng có bao nhiêu sự chán nản, thua buồn, muốn bỏ cuộc như thế. Ví dụ, một người đang khỏe, ăn nên làm ra, bất ngờ bị tai nạn, mù mắt chẳng hạn. Từ đó mặc cảm, đau buồn, anh ta trở nên thối chí. Cuối cùng không thể vượt qua khó khăn, anh ta đã để chính số phận nghiệt ngã đè bẹp đời mình.
Nhưng với người khác, cũng hoàn cảnh bi đát như thế, lại có thể tự tạo cho mình một cuộc sống vui hơn, nhờ lấy lại bình tĩnh, quyết tâm vượt lên trên số phận, tìm cách chôn sâu nỗi buồn, làm việc gì đó có ích cho bản thân, cho cuộc đời...
Vài hình ảnh như thế, để thấy, ý chí của con người, nghị lực của lòng vượt khó, vượt khổ cần lắm. Ý chí, nghị lực giúp mỗi người thành công trong gian khổ, thành công trong đau buồn, ngay cả trong bi đát và bất hạnh nhất của cuộc đời...
Nhưng nghị lực và ý chí đâu chỉ cần trong đời thường. Nó còn tối cần cho đức tin. Nếu vượt lên khó khăn trong đời bằng nghị lực của bản thân, đã là một thành công đáng quý. Nhưng càng thành công hơn, đáng quý hơn, nếu ta biết quyết tâm, quyết chí với tất cả nghị lực, đoạn tuyệt lỗi lầm, trở về với Chúa.
Dù biết cắt đức thói hư tật xấu không dễ chút nào, không là chuyện một ngày, một bữa. Nhưng đường đi khó cách mấy, lòng không ngại khó, ngại khổ, thì hy vọng ở cuối đường ta đi sẽ sáng dần lên, rồi đến lúc ánh sáng sẽ tuyệt diệu.
Đường đi khó là trở lực, nhưng lòng thiếu ý chí, thiếu nghị lực, mới là trở lực đáng sợ. Hãy tin vào tình yêu của Chúa để trở về cùng Người, để lấy lại những gì đã đánh mất trong tội. Đó là ý chí, đó là nghị lực của bất cứ ai nhận biết mình tội lỗi và mong ước thống hối.
Hôm nay Hội Thánh mời ta suy niệm việc Chúa chịu cám dỗ khi Người ăn chay 40 ngày. Nhưng Chúa không chỉ chịu một, mà là ba cơn cám dỗ, tập trung vào ba điểm mấu chốt của đời người: Sự sống thân xác, quyền lực và danh vọng.
Cả ba cơn cám dỗ, Chúa đều chiến thắng tuyệt vời. Sức mạnh để có chiến thắng rực rỡ ấy chính là lời Kinh Thánh:
- Trong cơn cám dỗ về sự sống thân xác, Chúa Giêsu chống trả tên cám dỗ: "Người ta không chỉ sống bắng cơm bánh, mà còn bằng Lời Chúa nữa".
- Đối với cơn cám dỗ về quyền lực, Chúa trả lời: "Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi, và chỉ phụng thờ một mình Người mà thôi".
- Trong cơn cám dỗ về danh vọng, Chúa Giêsu khẳng khái: "Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi".
Lời Kinh Thánh là vũ khí hết sức sắc bén để Chúa Giêsu đối đầu cùng cám dỗ và đã chiến thắng lớn. Nghị lực của Chúa là ở chỗi đó. Ý chí chiến thắng cám dỗ của Người là ở chỗ đó. Với ý chí và nghị lực đã nắn đúc từ Lời Chúa, Chúa Giêsu đã chống trả cám dỗ và chống trả mãnh liệt để đi đến thành công.
Như vậy, qua cơn cám dỗ của mình, Chúa để lại cho ta tấm gương tuyên chiến với ma quỷ, quyết liệt chống trả cám dỗ. Người còn để lại bài học của một người biết sống Lời Chúa, biết đặt niềm tin vào Lời Chúa, lấy Lời Chúa làm nghị lực, làm sức mạnh vượt lên trên mọi cám dỗ.
Chiến thắng cám dỗ, Chúa Giêsu cho ta nghị lực, đồng thời là bài học giúp ta hiểu, ý chí và nghị lực để vượt qua mọi cám dỗ của bản thân, những cám dỗ nguy hại cho đức tin, chỉ có được khi biết sống Lời Chúa, để cho Lời Chúa thấm nhập vào đời mình. Lời của Chúa giúp ta phản ứng hữu hiệu khi đối đầu với mọi cám dỗ.
Cuộc đời có nhiều cám dỗ lôi kéo. Nếu chúng ta đã đủ ý chí để quyết tâm không phạm tội, và đã chiến thắng tội lỗi, đó là điều tốt.
Nhưng giã như vì yếu đuối, bạn và tôi không được như Chúa Giêsu. Ngược lại, nhiều lần đã gục ngã, đã sa chước cám dỗ, thì giờ đây, trong tâm tình thống hối của mùa Chay, hãy vùng đứng dậy, hãy vững ý chí, tập trung nghị lực, cùng sự cầu nguyện, xin ơn Chúa giúp, hy vọng ta vững tâm trở về với Chúa. Hãy xây dựng cho tâm hồn một quyết tâm sống mùa Chay của năm 2019 theo gương Chúa Giêsu.
Dẫu sao, nơi Chúa Giêsu, chúng ta có một tấm gương lớn để tự soi rọi lòng mình. Sa ngã và phạm tội dẫu là sự nguy hại không nhỏ, nhưng vẫn chưa phải là đáng sợ nhất. Điều đáng sợ nhất là ở lỳ trong tội, là không đủ can đảm, không một chút ý chí, một chút nghị lực nào để vươn lên thoát tội. Chúng ta hãy để Lời Chúa tác động nơi mình, can đảm để Lời ấy thường xuyên tra vấn mình. Lúc đó, chính Lời Chúa sẽ là sức mạnh cho ta nghị lực khi đối đầu với cám dỗ.
Chúng ta cần ghi nhớ rằng, đường đi khó, không phải vì sông núi cho bằng lòng mình ngại khó. Cũng vậy, con đường từ bỏ thói hư tật xấu, trở về với Chúa sẽ lắm gian nan, nếu lòng ta thiếu nghị lực. Và nguồn sức mạnh tiếp thêm nghị lực cho mình, đó chính là Lời Thiên Chúa.
Sự Tinh Ranh Của Thần Dữ
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:27 06/03/2019
Sự Tinh Ranh Của Thần Dữ
Chúa Nhật I Mùa Chay C
“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ” (Mt 6,13). Lời cầu xin cuối trong kinh Lạy Cha mà Chúa Kitô dạy khẳng định hai sự thật mà chúng ta phải không ngừng cảnh giác đó là thần dữ và chước cám dỗ. Cám dỗ loài người có thể nói là việc chính yếu của thần dữ. Đã là Satan thì chước mưu cám dỗ không thể không tinh ranh, ma mãnh. Khởi đầu sứ vụ công khai rao giảng tin mừng, Chúa Kitô đã phải đương đầu với các chước cám dỗ của Satan trong hoang địa mà cả ba tin mừng nhất lãm đều tường thuật dù có một vài tiểu dị nhưng đều đồng quy về nội dung.
Lấy điều xấu để cám dỗ thì rất dễ bị nhận diện. Vì thế ma quỷ thường lấy điều tốt để làm cái mồi nhữ để cám dỗ người ta. Nó cám dỗ người ta tìm cách thủ đắc điều tốt bằng những phương thế không chính đáng và trái với đường lối của Thiên Chúa. Một quy tắc luân lý mà Hội Thánh Công Giáo khẳng định và những ai có lương tri ngay thẳng thì đều đồng thuận đó là “mục đích không thể biện minh cho phương tiện”. Không thể chấp nhận lối biện luận là hễ nhắm mục đích tốt thì có thể dùng mọi phương tiện, nhưng chỉ được phép dùng những phương tiện tốt, hoặc ít ra là không xấu. Xưa kia Satan đã lấy việc phân biệt sự lành sự dữ, vốn là một điều tốt để cám dỗ nguyên tổ loài người. Nhưng nó đã cám dỗ nguyên tổ phân định lành dữ, tốt xấu theo tiêu chí của mình chứ không phải theo thánh ý của Thiên Chúa. Đây là sự ma mãnh, tinh quái của thần dữ và nó đã thắng Ađam-Eva.
Với Chúa Kitô thì Satan vẫn dùng chước mưu ấy. Có thể khẳng định rằng nó thừa biết sứ vụ cứu độ của Đấng Thiên Sai. Ma quỷ không dại gì cám dỗ Người khước từ sứ vụ cứu độ nhân loại, nhưng nó chỉ cám dỗ Người chọn con đường cứu độ cách dễ dàng theo ý riêng Người chứ không theo thánh ý Chúa Cha. Xưa kia ma quỷ cám dỗ tiên tố loài người chủ yếu ở lãnh vực đức tin tức là nơi cái nhìn, ở sự nhận thức về tính chất tốt xấu, lành dữ của sự vật hiện tượng. Với Chúa Kitô thì ma quỷ tấn công cách toàn diện cả ba nhân đức đối thần là đức tin, đức cậy và đức mến. Theo tường thuật chung của ba Tin mừng nhất lãm thì thứ tự như bị đảo ngược lại.
1.Đức mến: “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì truyền cho hòn đá này hoá thành bánh đi”. Có thực mới vực được đạo chứ. Chu cấp lương thực, của cải vật chất cho người ta là một hành vi yêu thương cách thiết thực và cụ thể. Với quyền năng của mình, Chúa Kitô thừa sức thực hiện điều ấy. Sự tinh ranh của ma quỷ ở chỗ nó cám dỗ Chúa Kitô yêu thương con người cách phiếm diện, nói nôm na là chỉ lo cho người ta về phần xác. Con người không phải là linh hồn cũng không phải là thân xác mà là thực thể xác hồn duy nhất. Nếu chỉ yêu phần xác hay chỉ phần linh hồn mà thôi thì không phải yêu thương con người. “Người ta sống không nguyên nhờ bởi cơm bánh mà còn nhờ mọi lời Thiên Chúa phán ra”. Chúa Kitô đã lật tẩy mưu mô của thần dữ khiến nó phải câm miệng.
2.Đức cậy: “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì hãy lên nóc Đền thờ Giêrusalem mà gieo mình xuống, chắc chắn Thiên Chúa sẽ sai thiên thần đỡ chân ông”(x.Lc 4,9-10). Nếu Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng và nếu Người là Cha nhân hậu thì Người phải lo lắng cho chúng ta mọi sự tất tần tật và không thể nào để chúng ta phải lâm cảnh bỉ cực, khốn khổ. Và như thế hạnh phúc vĩnh cửu đã nằm trong túi áo chúng ta cho dù chúng ta không xin và cũng chẳng tìm kiếm. Theo viễn kiến này thì con người đã nắm được Thiên Chúa trong tầm tay. Ỷ lại vào tình cha mà bắt cha làm theo ý mình thì người con đã hữu ý hay vô tình đặt mình lên trên người cha. Trật tự bị đảo ngược thì sinh ra hỗn độn. Loài người chúng ta dù đã được nhận làm con Thiên Chúa nhưng vẫn là loài thụ tạo. Chúng ta phải thực thi thánh ý Thiên Chúa chứ không thể buộc Thiên Chúa làm theo ý mình.
3.Đức tin: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”. Ma quỷ đã khôn khéo cám dỗ Chúa Giêsu thoả hiệp với nó để đạt thành công nhanh chóng. Quả thật sức mạnh của đồng tiền, của quyền lực vốn thật khó cưỡng. “Có tiền thì mua tiên cũng được. Chân lý thuộc về kẻ mạnh”. Những câu nói trên phần nào phản ảnh hiện thực ấy. Thoả hiệp với quyền lực trần gian để đạt mục tiêu tốt, chẳng hạn như để được dễ dàng sinh hoạt tôn giáo…là một trong những chước cám dỗ mà Giáo Hội chúng ta mọi thời phải đương đầu và lich sử minh chứng rằng đã không lần chúng ta sa chước cám dỗ để rồi phải ăn năn, xin lỗi.
Trong hoang mạc, Chúa Giêsu đã đánh bại ma quỷ nhưng nó vẫn chưa chịu bó tay. Tin mừng tường thuật rằng nó rút lui và chờ dịp khác. Ma quỷ tiếp tục tấn công Chúa Giêsu không chỉ suốt ba năm Người rao giảng tin mừng, mà cả đến những giờ khắc trong vườn cây dầu và phút giây Người hấp hối trên thập giá. Dĩ nhiên với Chúa Giêsu thì ma quỷ đã thất bại hoàn toàn nhưng còn với môn đệ của Người thì sao đây?
“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”. Ước gì lời cầu xin này luôn nhắc nhớ chúng ta cẩn trọng với sự tinh ranh, ma mãnh của Satan để rồi biết tỉnh thức cầu nguyện luôn như lời Chúa Giêsu nói với ba môn đệ thân tín trong vườn cây dầu.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Chúa Nhật I Mùa Chay C
“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ” (Mt 6,13). Lời cầu xin cuối trong kinh Lạy Cha mà Chúa Kitô dạy khẳng định hai sự thật mà chúng ta phải không ngừng cảnh giác đó là thần dữ và chước cám dỗ. Cám dỗ loài người có thể nói là việc chính yếu của thần dữ. Đã là Satan thì chước mưu cám dỗ không thể không tinh ranh, ma mãnh. Khởi đầu sứ vụ công khai rao giảng tin mừng, Chúa Kitô đã phải đương đầu với các chước cám dỗ của Satan trong hoang địa mà cả ba tin mừng nhất lãm đều tường thuật dù có một vài tiểu dị nhưng đều đồng quy về nội dung.
Lấy điều xấu để cám dỗ thì rất dễ bị nhận diện. Vì thế ma quỷ thường lấy điều tốt để làm cái mồi nhữ để cám dỗ người ta. Nó cám dỗ người ta tìm cách thủ đắc điều tốt bằng những phương thế không chính đáng và trái với đường lối của Thiên Chúa. Một quy tắc luân lý mà Hội Thánh Công Giáo khẳng định và những ai có lương tri ngay thẳng thì đều đồng thuận đó là “mục đích không thể biện minh cho phương tiện”. Không thể chấp nhận lối biện luận là hễ nhắm mục đích tốt thì có thể dùng mọi phương tiện, nhưng chỉ được phép dùng những phương tiện tốt, hoặc ít ra là không xấu. Xưa kia Satan đã lấy việc phân biệt sự lành sự dữ, vốn là một điều tốt để cám dỗ nguyên tổ loài người. Nhưng nó đã cám dỗ nguyên tổ phân định lành dữ, tốt xấu theo tiêu chí của mình chứ không phải theo thánh ý của Thiên Chúa. Đây là sự ma mãnh, tinh quái của thần dữ và nó đã thắng Ađam-Eva.
Với Chúa Kitô thì Satan vẫn dùng chước mưu ấy. Có thể khẳng định rằng nó thừa biết sứ vụ cứu độ của Đấng Thiên Sai. Ma quỷ không dại gì cám dỗ Người khước từ sứ vụ cứu độ nhân loại, nhưng nó chỉ cám dỗ Người chọn con đường cứu độ cách dễ dàng theo ý riêng Người chứ không theo thánh ý Chúa Cha. Xưa kia ma quỷ cám dỗ tiên tố loài người chủ yếu ở lãnh vực đức tin tức là nơi cái nhìn, ở sự nhận thức về tính chất tốt xấu, lành dữ của sự vật hiện tượng. Với Chúa Kitô thì ma quỷ tấn công cách toàn diện cả ba nhân đức đối thần là đức tin, đức cậy và đức mến. Theo tường thuật chung của ba Tin mừng nhất lãm thì thứ tự như bị đảo ngược lại.
1.Đức mến: “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì truyền cho hòn đá này hoá thành bánh đi”. Có thực mới vực được đạo chứ. Chu cấp lương thực, của cải vật chất cho người ta là một hành vi yêu thương cách thiết thực và cụ thể. Với quyền năng của mình, Chúa Kitô thừa sức thực hiện điều ấy. Sự tinh ranh của ma quỷ ở chỗ nó cám dỗ Chúa Kitô yêu thương con người cách phiếm diện, nói nôm na là chỉ lo cho người ta về phần xác. Con người không phải là linh hồn cũng không phải là thân xác mà là thực thể xác hồn duy nhất. Nếu chỉ yêu phần xác hay chỉ phần linh hồn mà thôi thì không phải yêu thương con người. “Người ta sống không nguyên nhờ bởi cơm bánh mà còn nhờ mọi lời Thiên Chúa phán ra”. Chúa Kitô đã lật tẩy mưu mô của thần dữ khiến nó phải câm miệng.
2.Đức cậy: “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì hãy lên nóc Đền thờ Giêrusalem mà gieo mình xuống, chắc chắn Thiên Chúa sẽ sai thiên thần đỡ chân ông”(x.Lc 4,9-10). Nếu Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng và nếu Người là Cha nhân hậu thì Người phải lo lắng cho chúng ta mọi sự tất tần tật và không thể nào để chúng ta phải lâm cảnh bỉ cực, khốn khổ. Và như thế hạnh phúc vĩnh cửu đã nằm trong túi áo chúng ta cho dù chúng ta không xin và cũng chẳng tìm kiếm. Theo viễn kiến này thì con người đã nắm được Thiên Chúa trong tầm tay. Ỷ lại vào tình cha mà bắt cha làm theo ý mình thì người con đã hữu ý hay vô tình đặt mình lên trên người cha. Trật tự bị đảo ngược thì sinh ra hỗn độn. Loài người chúng ta dù đã được nhận làm con Thiên Chúa nhưng vẫn là loài thụ tạo. Chúng ta phải thực thi thánh ý Thiên Chúa chứ không thể buộc Thiên Chúa làm theo ý mình.
3.Đức tin: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”. Ma quỷ đã khôn khéo cám dỗ Chúa Giêsu thoả hiệp với nó để đạt thành công nhanh chóng. Quả thật sức mạnh của đồng tiền, của quyền lực vốn thật khó cưỡng. “Có tiền thì mua tiên cũng được. Chân lý thuộc về kẻ mạnh”. Những câu nói trên phần nào phản ảnh hiện thực ấy. Thoả hiệp với quyền lực trần gian để đạt mục tiêu tốt, chẳng hạn như để được dễ dàng sinh hoạt tôn giáo…là một trong những chước cám dỗ mà Giáo Hội chúng ta mọi thời phải đương đầu và lich sử minh chứng rằng đã không lần chúng ta sa chước cám dỗ để rồi phải ăn năn, xin lỗi.
Trong hoang mạc, Chúa Giêsu đã đánh bại ma quỷ nhưng nó vẫn chưa chịu bó tay. Tin mừng tường thuật rằng nó rút lui và chờ dịp khác. Ma quỷ tiếp tục tấn công Chúa Giêsu không chỉ suốt ba năm Người rao giảng tin mừng, mà cả đến những giờ khắc trong vườn cây dầu và phút giây Người hấp hối trên thập giá. Dĩ nhiên với Chúa Giêsu thì ma quỷ đã thất bại hoàn toàn nhưng còn với môn đệ của Người thì sao đây?
“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”. Ước gì lời cầu xin này luôn nhắc nhớ chúng ta cẩn trọng với sự tinh ranh, ma mãnh của Satan để rồi biết tỉnh thức cầu nguyện luôn như lời Chúa Giêsu nói với ba môn đệ thân tín trong vườn cây dầu.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ I Mùa Chay C 10.3.2019
Lm Francis Lý văn Ca
13:35 06/03/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, chúng ta bắt đầu tuần thứ I của Mùa Chay Thánh. Trong 6 tuần chuẩn bị cho việc mừng Chúa Phục Sinh, Giáo Hội sẽ trình bày những bài đọc theo một trình thuật có thứ tự, mạch lạc và nối kết nhau. Ở cuối chu kỳ của Mùa Chay, chúng ta sẽ tưởng niệm cuộc khổ nạn, sự chết và phục sinh của Đức Kitô. Đó là trung tâm điểm của Giáo Hội tại thế nầy. Thật đúng như lời thánh Phaolô đã viết: "Nếu Đức Kitô không sống lại thì đức tin của chúng ta sẽ hóa nên vô ích".
Ngoài ra, thời gian của Mùa Chay, Giáo Hội chuẩn bị cách riêng cho những anh chị em tân tòng xin gia nhập vào Giáo Hội qua bí tích rửa tội.
Đối với chúng ta là những tín hữu đang sống kết hiệp với Chúa qua Giáo Hội, sẽ là dịp thuận tiện để chú tâm hơn vào đời sống đức tin của mình: Tham gia chiến dịch bác ái Mùa Chay của Giáo Hội hay của Cộng Đoàn-Xứ Đạo, trước là thánh hóa bản thân, sau là cùng chia sẻ với tha nhân những gì có thể chia sẻ được.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Dân Dothái đã dâng lên Thiên Chúa Giavê của lễ đầu mùa. Đây cũng là gương mẫu cho chúng ta noi theo: Dù sống dưới thời đại nào, hoàn cảnh nào, vui buồn sướng khổ, chúng ta đừng bao giờ quên Chúa.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô nhấn mạnh: ơn cứu độ của Thiên Chúa ban cho những ai có đức tin mạnh mẽ. Đức tin đó phát xuất từ tâm hồn và sau đó thể hiện trong lời nói.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Bài Tin Mừng thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu bị quỹ ám trong hoang địa, Ngài đã chiến thắng. Chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta chiến đấu với những cám dỗ trong cuộc sống trần gian nầy: Ma quỷ, Thế gian và Xác thịt.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Qua phép rửa tội, chúng ta được mời gọi đem Tin Mừng cho thế giới. Chúng ta cầu xin Chúa ban ơn để thực thi sứ mệnh đó:
1. Chúng ta cầu xin cho Giáo Hội Hoàn Vũ luôn đuợc trung thành với những giáo huấn của Giáo Hội trong việc đem Tin Mừng Cứu Rỗi đến cho nhân loại. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho những anh chị em tân tòng đang chuẩn bị để lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội trong mùa Phục Sinh, được đón nhận Lời Chúa, và hiểu biết những điều căn bản trong đạo qua sự giúp đỡ nhiệt tình của những giảng viên giáo lý. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin Chúa giúp mỗi người trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta, hiểu được giá trị của đời sống thiêng liêng trong việc thực thi công bằng, bác ái và yêu thương nhau. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Qua chiến dịch tình thương của Giáo Hội hướng đến những quốc gia nghèo đói: Xin cho tâm hồn chúng ta luôn rộng mở, đáp lại lời mời gọi của Giáo Hội, Mẹ Thánh. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin Chúa ban ơn yên nghỉ cho những thân bằng quyến thuộc đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, với sức mạnh của Cha ban, Con Yêu Dấu là Đức Kitô đã chiến thắng ma quỷ. Xin ban cho chúng con nguồn trợ lực đó, để chúng con cũng chiến đấu thắng được những cám dỗ trong thời đại hôm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Hôm nay, chúng ta bắt đầu tuần thứ I của Mùa Chay Thánh. Trong 6 tuần chuẩn bị cho việc mừng Chúa Phục Sinh, Giáo Hội sẽ trình bày những bài đọc theo một trình thuật có thứ tự, mạch lạc và nối kết nhau. Ở cuối chu kỳ của Mùa Chay, chúng ta sẽ tưởng niệm cuộc khổ nạn, sự chết và phục sinh của Đức Kitô. Đó là trung tâm điểm của Giáo Hội tại thế nầy. Thật đúng như lời thánh Phaolô đã viết: "Nếu Đức Kitô không sống lại thì đức tin của chúng ta sẽ hóa nên vô ích".
Ngoài ra, thời gian của Mùa Chay, Giáo Hội chuẩn bị cách riêng cho những anh chị em tân tòng xin gia nhập vào Giáo Hội qua bí tích rửa tội.
Đối với chúng ta là những tín hữu đang sống kết hiệp với Chúa qua Giáo Hội, sẽ là dịp thuận tiện để chú tâm hơn vào đời sống đức tin của mình: Tham gia chiến dịch bác ái Mùa Chay của Giáo Hội hay của Cộng Đoàn-Xứ Đạo, trước là thánh hóa bản thân, sau là cùng chia sẻ với tha nhân những gì có thể chia sẻ được.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Dân Dothái đã dâng lên Thiên Chúa Giavê của lễ đầu mùa. Đây cũng là gương mẫu cho chúng ta noi theo: Dù sống dưới thời đại nào, hoàn cảnh nào, vui buồn sướng khổ, chúng ta đừng bao giờ quên Chúa.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô nhấn mạnh: ơn cứu độ của Thiên Chúa ban cho những ai có đức tin mạnh mẽ. Đức tin đó phát xuất từ tâm hồn và sau đó thể hiện trong lời nói.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Bài Tin Mừng thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu bị quỹ ám trong hoang địa, Ngài đã chiến thắng. Chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta chiến đấu với những cám dỗ trong cuộc sống trần gian nầy: Ma quỷ, Thế gian và Xác thịt.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Qua phép rửa tội, chúng ta được mời gọi đem Tin Mừng cho thế giới. Chúng ta cầu xin Chúa ban ơn để thực thi sứ mệnh đó:
1. Chúng ta cầu xin cho Giáo Hội Hoàn Vũ luôn đuợc trung thành với những giáo huấn của Giáo Hội trong việc đem Tin Mừng Cứu Rỗi đến cho nhân loại. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho những anh chị em tân tòng đang chuẩn bị để lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội trong mùa Phục Sinh, được đón nhận Lời Chúa, và hiểu biết những điều căn bản trong đạo qua sự giúp đỡ nhiệt tình của những giảng viên giáo lý. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin Chúa giúp mỗi người trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta, hiểu được giá trị của đời sống thiêng liêng trong việc thực thi công bằng, bác ái và yêu thương nhau. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Qua chiến dịch tình thương của Giáo Hội hướng đến những quốc gia nghèo đói: Xin cho tâm hồn chúng ta luôn rộng mở, đáp lại lời mời gọi của Giáo Hội, Mẹ Thánh. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin Chúa ban ơn yên nghỉ cho những thân bằng quyến thuộc đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, với sức mạnh của Cha ban, Con Yêu Dấu là Đức Kitô đã chiến thắng ma quỷ. Xin ban cho chúng con nguồn trợ lực đó, để chúng con cũng chiến đấu thắng được những cám dỗ trong thời đại hôm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Luật sư của Đức Hồng Y Pell bác bỏ tin giả tung ra nhằm gây công phẫn và hạ nhục
Đặng Tự Do
01:49 06/03/2019
Robert Richter, luật sư bào chữa của Hồng Y George Pell, cho biết vào hôm thứ Ba rằng ông chưa bao giờ nghĩ đến việc rời khỏi nhóm các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y George Pell.
Trong một cố gắng nhằm bôi nhọ Đức Hồng Y, sáng thứ Ba 5 tháng Ba, tờ The Age, một tờ báo có thế giá tại Úc đã bất chấp đạo đức nghề nghiệp dựng đứng lên câu chuyện luật sư Robert Richter đã rời bỏ nhóm các luật sư bào chữa.
Luật sư Robert Richter, rất tức giận trước câu chuyện hoàn toàn bịa đặt này, đã nói với thông tấn xã Australian Associated Press vào chiều cùng ngày rằng “Tôi chưa bao giờ bỏ cuộc. Tôi không bỏ cuộc.”
Tờ The Age khi dựng đứng lên câu chuyện luật sư Robert Richter bỏ cuộc đã giải thích rằng “vì ông ta không có ‘đủ khách quan ở giai đoạn này’ để tham dự trong một loạt các phiên tòa tại Tòa Kháng Cáo Victoria”. Cụm từ ‘sufficient objectivity at this stage’ - ‘đủ khách quan ở giai đoạn này’ – là lối chơi chữ, nói thật mơ hồ, ai muốn hiểu sao thì hiểu nhưng với chủ ý xấu.
Luật sư Robert Richter là người đã phản bác trước phiên tòa thứ nhất rằng vào năm 2013, cảnh sát Victoria đã phát động “Cuộc Hành Quân Tethering” để điều tra Đức Hồng Y Pell, mặc dù không có khiếu nại nào chống lại ngài. Sau đó, một chiến dịch kéo dài bốn năm để tìm những người sẵn sàng cáo buộc lạm dụng tình dục, bao gồm những biệt đội cảnh sát được trao nhiệm vụ lấy quảng cáo trên báo yêu cầu người ta khiếu nại về lạm dụng tình dục tại nhà thờ chính tòa Melbourne - trước khi có bất cứ khiếu nại nào.
Luật sư Robert Richter cho biết trong phiên tòa đầu tiên, vào tháng 9, bồi thẩm đoàn đã gặp gỡ và nghe trực tiếp người tố cáo đến nay chỉ được biết với bí danh là “AA”. 10 người trong số họ đã cho rằng Đức Hồng Y vô tội, nhưng họ không thuyết phục được 2 người còn lại trong bồi thẩm đoàn là những người cứ khăng khăng buộc tội Đức Hồng Y. Vì không đạt được sự nhất trí nên mới có phiên tòa hồi tháng 12.
Trong phiên tòa thứ hai, cảnh sát không cho bồi thẩm đoàn gặp gỡ “AA” nhưng chỉ cho họ nghe băng thu âm những gì anh ta nói. Theo luật sư Robert Richter, bồi thẩm đoàn đầu tiên, những người được nghe người khiếu nại trực tiếp, thấy anh ta ít đáng tin hơn bồi thẩm đoàn thứ hai, những người không gặp anh ta trực tiếp.
Luật sư Robert Richter nói thêm với thông tấn xã Australian Associated Press có trụ sở ở Melbourne: “Tôi rất tức giận về bản án này, bởi vì nó là một bản án biến thái.”
“Tôi tin chắc rằng ngài là một người vô tội đã bị kết án oan uổng. Đó không phải là một kinh nghiệm tôi thường thấy trong đời.”
Luật sư Bret Walker sẽ là trưởng nhóm các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y Pell với sự cộng tác của các luật sư Robert Richter, Paul Galbally và Ruth Shann.
Đã có những phản ứng khác nhau trước tin tức về việc Đức Hồng Y Pell bị kết án. Trong khi nhiều nhân vật trong truyền thông Úc đã chào đón điều này như một chiến thắng huy hoàng của họ, những lời chống đối và các cuộc tranh luận đã và đang diễn ra sôi nổi tại Úc.
Giáo sư Greg Craven, hiệu phó Đại học Công Giáo Úc, một Giáo sư Luật Khoa về Hiến Pháp, cho rằng quá trình công lý đã bị “bôi nhọ bởi các thế lực truyền thông và các lực lượng cảnh sát” xúm nhau lại “bôi đen danh dự” của Đức Hồng Y Pell “ngay cả trước khi ngài ra tòa.”
“Đây không phải là một câu chuyện một bồi thẩm đoàn là đúng hay sai, hay là công lý có ngự trị hay không”. Giáo sư Craven viết trong một bài bình luận hôm 27 tháng 2 trên tờ The Australian. “Đó là một câu chuyện về việc bồi thẩm đoàn có bao giờ được cho cơ hội công bằng để đưa ra quyết định hay không, và liệu rằng hệ thống công lý của chúng ta có được lắng nghe hay không vượt lên đám đông truyền thông đang hò hét la ó?”
Tiến sĩ Leah Kaufmann, một giảng viên về tâm lý học tại ngay trường Đại học Công Giáo Úc, một người vận động cho quyền lợi của người đồng tính, đã lớn tiếng chỉ trích giáo sư Craven và cho rằng việc chất vấn của Giáo sư Craven về tính khách quan “cho thấy sự coi thường” đối với những lo ngại về bảo vệ trẻ em và việc “hỗ trợ những nạn nhân bị lạm dụng tình dục.”
Bà Leah Kaufmann đã viết thư cho hiệu trưởng của nhà trường đòi cách chức Giáo sư Craven.
Mặc dù, theo nguyên tắc của luật học bị cáo được coi là vô tội cho tới khi bị kết tội chung thẩm, nhưng trong thư, bà Leah Kaufmann đã yêu cầu Trung tâm Pell tại cơ sở Ballarat của trường phải được đổi tên, và bức chân dung của ngài tại một cơ sở của nhà trường tại North Sydney phải bị ném xuống.
Tờ The Australian tường thuật rằng trước các đòi hỏi và phê phán của Tiến sĩ Leah Kaufmann, người phát ngôn của ACU nói rằng nhà trường tôn trọng quyền phát biểu của các nhân viên như một vấn đề về tự do tư tưởng. Người phát ngôn nói thêm Giáo sư Craven “đưa ra nhận xét về phiên tòa với tư cách là luật sư về hiến pháp và là một cựu luật sư của Tòa án Victoria. Đó là một điều hoàn toàn đúng đắn.”
Source:Catholic Herald Pell lawyer will remain on legal team, despite report he would quit
Trong một cố gắng nhằm bôi nhọ Đức Hồng Y, sáng thứ Ba 5 tháng Ba, tờ The Age, một tờ báo có thế giá tại Úc đã bất chấp đạo đức nghề nghiệp dựng đứng lên câu chuyện luật sư Robert Richter đã rời bỏ nhóm các luật sư bào chữa.
Luật sư Robert Richter, rất tức giận trước câu chuyện hoàn toàn bịa đặt này, đã nói với thông tấn xã Australian Associated Press vào chiều cùng ngày rằng “Tôi chưa bao giờ bỏ cuộc. Tôi không bỏ cuộc.”
Tờ The Age khi dựng đứng lên câu chuyện luật sư Robert Richter bỏ cuộc đã giải thích rằng “vì ông ta không có ‘đủ khách quan ở giai đoạn này’ để tham dự trong một loạt các phiên tòa tại Tòa Kháng Cáo Victoria”. Cụm từ ‘sufficient objectivity at this stage’ - ‘đủ khách quan ở giai đoạn này’ – là lối chơi chữ, nói thật mơ hồ, ai muốn hiểu sao thì hiểu nhưng với chủ ý xấu.
Luật sư Robert Richter là người đã phản bác trước phiên tòa thứ nhất rằng vào năm 2013, cảnh sát Victoria đã phát động “Cuộc Hành Quân Tethering” để điều tra Đức Hồng Y Pell, mặc dù không có khiếu nại nào chống lại ngài. Sau đó, một chiến dịch kéo dài bốn năm để tìm những người sẵn sàng cáo buộc lạm dụng tình dục, bao gồm những biệt đội cảnh sát được trao nhiệm vụ lấy quảng cáo trên báo yêu cầu người ta khiếu nại về lạm dụng tình dục tại nhà thờ chính tòa Melbourne - trước khi có bất cứ khiếu nại nào.
Luật sư Robert Richter cho biết trong phiên tòa đầu tiên, vào tháng 9, bồi thẩm đoàn đã gặp gỡ và nghe trực tiếp người tố cáo đến nay chỉ được biết với bí danh là “AA”. 10 người trong số họ đã cho rằng Đức Hồng Y vô tội, nhưng họ không thuyết phục được 2 người còn lại trong bồi thẩm đoàn là những người cứ khăng khăng buộc tội Đức Hồng Y. Vì không đạt được sự nhất trí nên mới có phiên tòa hồi tháng 12.
Trong phiên tòa thứ hai, cảnh sát không cho bồi thẩm đoàn gặp gỡ “AA” nhưng chỉ cho họ nghe băng thu âm những gì anh ta nói. Theo luật sư Robert Richter, bồi thẩm đoàn đầu tiên, những người được nghe người khiếu nại trực tiếp, thấy anh ta ít đáng tin hơn bồi thẩm đoàn thứ hai, những người không gặp anh ta trực tiếp.
Luật sư Robert Richter nói thêm với thông tấn xã Australian Associated Press có trụ sở ở Melbourne: “Tôi rất tức giận về bản án này, bởi vì nó là một bản án biến thái.”
“Tôi tin chắc rằng ngài là một người vô tội đã bị kết án oan uổng. Đó không phải là một kinh nghiệm tôi thường thấy trong đời.”
Luật sư Bret Walker sẽ là trưởng nhóm các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y Pell với sự cộng tác của các luật sư Robert Richter, Paul Galbally và Ruth Shann.
Đã có những phản ứng khác nhau trước tin tức về việc Đức Hồng Y Pell bị kết án. Trong khi nhiều nhân vật trong truyền thông Úc đã chào đón điều này như một chiến thắng huy hoàng của họ, những lời chống đối và các cuộc tranh luận đã và đang diễn ra sôi nổi tại Úc.
Giáo sư Greg Craven, hiệu phó Đại học Công Giáo Úc, một Giáo sư Luật Khoa về Hiến Pháp, cho rằng quá trình công lý đã bị “bôi nhọ bởi các thế lực truyền thông và các lực lượng cảnh sát” xúm nhau lại “bôi đen danh dự” của Đức Hồng Y Pell “ngay cả trước khi ngài ra tòa.”
“Đây không phải là một câu chuyện một bồi thẩm đoàn là đúng hay sai, hay là công lý có ngự trị hay không”. Giáo sư Craven viết trong một bài bình luận hôm 27 tháng 2 trên tờ The Australian. “Đó là một câu chuyện về việc bồi thẩm đoàn có bao giờ được cho cơ hội công bằng để đưa ra quyết định hay không, và liệu rằng hệ thống công lý của chúng ta có được lắng nghe hay không vượt lên đám đông truyền thông đang hò hét la ó?”
Tiến sĩ Leah Kaufmann, một giảng viên về tâm lý học tại ngay trường Đại học Công Giáo Úc, một người vận động cho quyền lợi của người đồng tính, đã lớn tiếng chỉ trích giáo sư Craven và cho rằng việc chất vấn của Giáo sư Craven về tính khách quan “cho thấy sự coi thường” đối với những lo ngại về bảo vệ trẻ em và việc “hỗ trợ những nạn nhân bị lạm dụng tình dục.”
Bà Leah Kaufmann đã viết thư cho hiệu trưởng của nhà trường đòi cách chức Giáo sư Craven.
Mặc dù, theo nguyên tắc của luật học bị cáo được coi là vô tội cho tới khi bị kết tội chung thẩm, nhưng trong thư, bà Leah Kaufmann đã yêu cầu Trung tâm Pell tại cơ sở Ballarat của trường phải được đổi tên, và bức chân dung của ngài tại một cơ sở của nhà trường tại North Sydney phải bị ném xuống.
Tờ The Australian tường thuật rằng trước các đòi hỏi và phê phán của Tiến sĩ Leah Kaufmann, người phát ngôn của ACU nói rằng nhà trường tôn trọng quyền phát biểu của các nhân viên như một vấn đề về tự do tư tưởng. Người phát ngôn nói thêm Giáo sư Craven “đưa ra nhận xét về phiên tòa với tư cách là luật sư về hiến pháp và là một cựu luật sư của Tòa án Victoria. Đó là một điều hoàn toàn đúng đắn.”
Source:Catholic Herald
ĐTC Phanxicô bổ nhiệm Cha Alex Aclam làm tân Giám Mục Phụ Tá TGP Los Angeles
Đồng Nhân
10:00 06/03/2019
ĐTGM Gomez tuyên bố rằng tân giám mục Alex Aclan là một người cầu nguyện và có trái tim trọn vẹn cho Chúa Giêsu - và ngài đặc biệt quan tâm sâu sắc đối với những người mà ngài được mời gọi phục vụ. Và tôi biết tân giám mục sẽ là tiếng nói cho người Công Giáo Philipines, một dấu hiệu đẹp của sự phát triển và đổi mới trong Giáo hội của chúng tôi ở Los Angeles và khắp cả nước. Tân giám mục Aclan sẽ được tấn phong vào ngày 16 tháng 5, 2019 tại Nhà thờ chính tòa TGP.
Tân GM Aclan được phong chức linh mục vào năm 1993. Sau đó làm phó xứ St. Finbar ở Burbank đến năm 1996, roòi được bồ nhiệm làm Giám đốc Ơn Gọi tại Chủng viện Nữ Vương Thiên thần từ 1996-1999. Sau đó, làm phó xứ St. John of God ở Norwalk 1999-2000, và năm sau là chánh xứ St. Madeleine ở Pomona từ năm 2000-2011. Tiếp đến được bổ nhiệm là Phó Đại diện Giáo sĩ từ năm 2012-2015 và là Đại diện Giáo sĩ cho đến năm 2018.
Giám mục Aclan đã nhận bằng Cử nhân Khoa học về Công nghệ Y tế của Đại học Santo Tomas, Đại học Dominican tại Manila, Philippines, năm 1971. Ngài di cư đến Los Angeles từ Philippines cùng gia đình vào năm 1982 và được Citibank ở Philippines và Ngân hàng Union ở Los Angeles tuyển dụng làm việc trước khi Ngài gia nhập vào Chủng viện St. John's ở Camarillo.
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ thứ Tư Lễ Tro khai mạc Mùa Chay Thánh 2019
J.B. Đặng Minh An dịch
15:49 06/03/2019
Tại giáo phận Rôma, các cử hành trong Mùa Chay sẽ diễn ra lần lượt tại các nhà thờ, và được gọi là các “Stazioni” – các “chặng” như các chặng đàng thánh giá (Stazioni della Via Crucis).
Chặng đầu tiên đã do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự trong ngày thứ Tư Lễ Tro 6 tháng Ba.
Lúc 4:30 chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự cuộc rước kiệu sám hối từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh.
Đi trong đoàn rước với Đức Thánh Cha, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma, các tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.
Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ Năm, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Tiên tri Giôen nói trong bài đọc thứ nhất: “Hãy rúc tù và tại Xi-on, ra lệnh giữ chay thánh” (Giôen 2:15). Mùa Chay mở ra với một âm thanh đinh tai, đó là tiếng tù và không làm êm đôi tai nhưng là lời công bố chay tịnh. Đó là một tiếng kêu to tìm cách làm chậm nhịp sống rất nhanh nhưng thường thiếu định hướng của chúng ta. Đó là một lời hiệu triệu hãy dừng lại, để tập trung vào những gì là thiết yếu, để chay tịnh khỏi những thứ không cần thiết làm chúng ta mất tập trung. Đó là một lời cảnh tỉnh cho linh hồn.
Lời cảnh tỉnh này được đi kèm với thông điệp mà Chúa tuyên bố qua đôi môi của vị tiên tri, một thông điệp ngắn gọn và chân thành: “Hãy trở về với Ta” (v 12). Trở về. Nếu chúng ta phải trở về, điều đó có nghĩa là chúng ta đã lang thang phiêu bạt. Mùa Chay là thời gian để tái khám phá hướng đi của cuộc sống. Bởi vì trong cuộc hành trình cuộc đời, như trong mọi cuộc hành trình, điều thực sự quan trọng là đừng đánh mất mục tiêu. Tuy nhiên, trong cuộc hành trình nếu chúng ta mải mê ngắm nhìn phong cảnh hoặc dừng lại ăn uống, chúng ta sẽ không đi được xa. Chúng ta nên tự hỏi: Trên hành trình của cuộc đời, tôi có tìm kiếm con đường phía trước không? Hay tôi hài lòng với việc sống trong khoảnh khắc và chỉ nghĩ đến việc cảm thấy tốt là đủ, giải quyết một số vấn đề rồi quay ra vui chơi? Con đường này là gì? Có phải đó là sự tìm kiếm sức khỏe, mà ngày nay nhiều người coi là ưu tiên trước hết nhưng cuối cùng rồi nó cũng qua đi? Hay có thể là của cải và phúc lợi chăng? Nhưng chúng ta không ở trong thế giới này vì những điều như thế. Chúa nói hãy quay về với Ta. Với Ta. Chúa phải là cùng đích của cuộc hành trình của chúng ta trong thế giới này. Hướng đi phải dẫn đến Ngài.
Hôm nay chúng ta đã được ban cho một dấu chỉ sẽ giúp chúng ta tìm thấy hướng đi của chúng ta: đó là đầu ta được xức tro. Đó là một dấu chỉ khiến chúng ta phải xem xét những gì đang chiếm hữu tâm trí chúng ta. Suy nghĩ của chúng ta thường tập trung vào những thứ thoáng qua, đến rồi đi. Dấu tro nhỏ mà chúng ta sẽ nhận được, là một lời nhắc nhở tế nhị nhưng thực tế rằng rất nhiều thứ chiếm giữ suy nghĩ của chúng ta, mà chúng ta theo đuổi và lo lắng mỗi ngày, sẽ không còn gì. Cho dù chúng ta làm việc chăm chỉ đến đâu đi nữa, chúng ta sẽ không mang theo được sự giàu có với chúng ta khi từ giã cuộc sống này. Thực tại trần gian biến mất như bụi trong gió. Những thứ sở hữu chỉ là tạm thời, quyền lực qua đi, thành công nhạt nhòa dần. Văn hóa chuộng vẻ bề ngoài đang thịnh hành ngày nay, thuyết phục chúng ta sống cho những thứ chóng qua, là một sự lừa dối kinh hoàng. Nó giống như một ngọn lửa: một khi lụi tàn, chỉ còn lại tro. Mùa Chay là thời gian để giải thoát bản thân khỏi ảo ảnh đuổi theo cát bụi. Mùa Chay là để tái khám phá rằng chúng ta được tạo thành cho ngọn lửa không thể dập tắt, chứ không phải cho những tro tàn lập tức biến mất; chúng ta được tạo thành vì Chúa, chứ không phải vì thế gian; vì sự vĩnh cửu của thiên đàng, chứ không phải vì sự lừa dối trần thế; vì tự do của con cái Chúa, chứ không phải để làm nô lệ cho vạn vật. Chúng ta nên tự hỏi ngày hôm nay: Tôi đang đứng bên nào? Tôi sống vì lửa hay vì tro?
Trong hành trình Mùa Chay này, hãy trở lại với những gì thiết yếu, Tin Mừng đề xuất ba bước mà Chúa mời gọi chúng ta thực hiện không giả hình và không giả vờ: đó là bố thí, cầu nguyện, và chay tịnh. Những điều này để làm gì? Việc bố thí, cầu nguyện và chay tịnh đưa chúng ta trở lại với ba thực tại không phai mờ. Cầu nguyện hiệp nhất chúng ta với Chúa; bác ái kết hiệp chúng ta với người lân cận; và chay tịnh hiệp nhất chúng ta với chính mình. Thiên Chúa, người lân cận, và cuộc sống của tôi: đây là những thực tại không phai mờ mà chúng ta phải đầu tư. Do đó, Mùa Chay mời chúng ta tập trung, trước hết vào Đấng Toàn Năng, trong lời cầu nguyện, là điều giải thoát chúng ta khỏi cuộc sống phẳng lặng và vô vị, trong đó chúng ta dành thời gian cho bản thân mà quên đi Thiên Chúa. Sau đó, chúng ta được mời gọi chú tâm đến những người khác, với một tấm lòng bác ái giải phóng chúng ta khỏi sự phù phiếm của việc chiếm hữu cho thật nhiều và nghĩ rằng mọi thứ chỉ là tốt nếu cái tốt ấy là dành cho tôi. Cuối cùng, Mùa Chay mời chúng ta nhìn vào bên trong trái tim mình, với chay tịnh, để giúp chúng ta thoát khỏi sự dính bén với mọi thứ và khỏi tinh thần thế gian làm tê liệt trái tim. Cầu nguyện, bác ái, và chay tịnh là ba khoản đầu tư cho một kho báu tồn tại lâu dài.
Chúa Giêsu đã phán: “Kho báu anh em ở đâu, thì lòng trí anh em cũng ở đó” (Mt 6:21). Trái tim của chúng ta luôn chỉ về một số hướng: nó giống như một chiếc la bàn tìm kiếm những phương vị của nó. Chúng ta cũng có thể so sánh con tim chúng ta với một nam châm: nó cần phải tự gắn mình vào một cái gì đó. Nhưng nếu nó chỉ gắn liền với những thứ trần thế, sớm hay muộn nó sẽ trở thành nô lệ cho chúng: những thứ cho chúng ta sử dụng lại trở thành những thứ mà chúng ta phải phục dịch cho chúng. Vẻ bề ngoài, tiền bạc, sự nghiệp hoặc sở thích: nếu chúng ta sống vì chúng, thì chúng sẽ trở thành những thần tượng biến chúng ta thành nô lệ cho chúng, trở thành những tiếng còi quyến rũ chúng ta và sau đó đẩy chúng ta trôi giạt. Nhưng nếu trái tim chúng ta gắn liền với những gì không qua đi, chúng ta sẽ tái khám phá chính mình và được giải thoát. Mùa Chay là thời gian ân sủng giải thoát trái tim khỏi phù hoa. Đó là thời gian chữa lành khỏi những nghiện ngập quyến rũ chúng ta. Đây là thời gian để dán cái nhìn của chúng ta vào những gì là lâu dài.
Như thế, chúng ta có thể dán cái nhìn của mình vào đâu trong suốt hành trình Mùa Chay này? Thưa, vào Đấng Chịu Đóng Đinh. Chúa Giêsu trên thập giá là la bàn cuộc đời, hướng chúng ta lên thiên đàng. Sự nghèo nàn của gỗ thánh giá, sự im lặng của Chúa, sự rũ bỏ chính mình vì yêu thương của Người cho chúng ta thấy sự cần thiết của một cuộc sống đơn giản hơn, thoát khỏi những lo lắng về mọi thứ. Từ thập giá, Chúa Giêsu dạy chúng ta lòng can đảm lớn lao liên quan đến sự từ bỏ. Chúng ta sẽ không bao giờ tiến được về phía trước nếu chúng ta bị đè nặng. Chúng ta cần giải thoát bản thân khỏi sự kìm kẹp của chủ nghĩa tiêu dùng và nanh vuốt của tính ích kỷ, khỏi lòng ước muốn có được nhiều hơn nữa không ngừng, không bao giờ được thỏa mãn, và khỏi một trái tim khép kín với nhu cầu của người nghèo. Chúa Giêsu trên gỗ thánh giá cháy bỏng với tình yêu và kêu gọi chúng ta đến với một cuộc sống say mê Người, không lạc mất giữa đống tro tàn của thế giới; đến với một cuộc sống cháy bỏng lòng bác ái, không bị dập tắt trong sự tầm thường. Có khó sống như Người yêu cầu không? Thưa thật khó sống, nhưng nó dẫn chúng ta đến mục tiêu của đời ta. Mùa Chay chỉ cho chúng ta thấy điều này. Nó bắt đầu với đống tro tàn nhưng cuối cùng lại dẫn chúng ta đến ánh lửa đêm Phục sinh; đến sự phát hiện rằng, trong ngôi mộ, xác của Chúa Giêsu không biến thành tro bụi, nhưng trỗi dậy một cách vinh quang. Điều này cũng đúng cho chúng ta, những người là bụi tro. Nếu chúng ta, với những yếu đuối của mình, trở về với Chúa, nếu chúng ta đi theo con đường tình yêu, thì chúng ta sẽ nắm lấy cuộc sống vĩnh cửu không bao giờ kết thúc. Và chúng ta sẽ tràn đầy niềm vui.
Source:Libreria Editrice Vaticana HOLY MASS, BLESSING AND IMPOSITION OF THE ASHES HOMILY OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS Basilica of Santa Sabina Ash Wednesday, 6 March 2019
Chặng đầu tiên đã do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự trong ngày thứ Tư Lễ Tro 6 tháng Ba.
Lúc 4:30 chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự cuộc rước kiệu sám hối từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh.
Đi trong đoàn rước với Đức Thánh Cha, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma, các tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.
Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ Năm, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Tiên tri Giôen nói trong bài đọc thứ nhất: “Hãy rúc tù và tại Xi-on, ra lệnh giữ chay thánh” (Giôen 2:15). Mùa Chay mở ra với một âm thanh đinh tai, đó là tiếng tù và không làm êm đôi tai nhưng là lời công bố chay tịnh. Đó là một tiếng kêu to tìm cách làm chậm nhịp sống rất nhanh nhưng thường thiếu định hướng của chúng ta. Đó là một lời hiệu triệu hãy dừng lại, để tập trung vào những gì là thiết yếu, để chay tịnh khỏi những thứ không cần thiết làm chúng ta mất tập trung. Đó là một lời cảnh tỉnh cho linh hồn.
Lời cảnh tỉnh này được đi kèm với thông điệp mà Chúa tuyên bố qua đôi môi của vị tiên tri, một thông điệp ngắn gọn và chân thành: “Hãy trở về với Ta” (v 12). Trở về. Nếu chúng ta phải trở về, điều đó có nghĩa là chúng ta đã lang thang phiêu bạt. Mùa Chay là thời gian để tái khám phá hướng đi của cuộc sống. Bởi vì trong cuộc hành trình cuộc đời, như trong mọi cuộc hành trình, điều thực sự quan trọng là đừng đánh mất mục tiêu. Tuy nhiên, trong cuộc hành trình nếu chúng ta mải mê ngắm nhìn phong cảnh hoặc dừng lại ăn uống, chúng ta sẽ không đi được xa. Chúng ta nên tự hỏi: Trên hành trình của cuộc đời, tôi có tìm kiếm con đường phía trước không? Hay tôi hài lòng với việc sống trong khoảnh khắc và chỉ nghĩ đến việc cảm thấy tốt là đủ, giải quyết một số vấn đề rồi quay ra vui chơi? Con đường này là gì? Có phải đó là sự tìm kiếm sức khỏe, mà ngày nay nhiều người coi là ưu tiên trước hết nhưng cuối cùng rồi nó cũng qua đi? Hay có thể là của cải và phúc lợi chăng? Nhưng chúng ta không ở trong thế giới này vì những điều như thế. Chúa nói hãy quay về với Ta. Với Ta. Chúa phải là cùng đích của cuộc hành trình của chúng ta trong thế giới này. Hướng đi phải dẫn đến Ngài.
Hôm nay chúng ta đã được ban cho một dấu chỉ sẽ giúp chúng ta tìm thấy hướng đi của chúng ta: đó là đầu ta được xức tro. Đó là một dấu chỉ khiến chúng ta phải xem xét những gì đang chiếm hữu tâm trí chúng ta. Suy nghĩ của chúng ta thường tập trung vào những thứ thoáng qua, đến rồi đi. Dấu tro nhỏ mà chúng ta sẽ nhận được, là một lời nhắc nhở tế nhị nhưng thực tế rằng rất nhiều thứ chiếm giữ suy nghĩ của chúng ta, mà chúng ta theo đuổi và lo lắng mỗi ngày, sẽ không còn gì. Cho dù chúng ta làm việc chăm chỉ đến đâu đi nữa, chúng ta sẽ không mang theo được sự giàu có với chúng ta khi từ giã cuộc sống này. Thực tại trần gian biến mất như bụi trong gió. Những thứ sở hữu chỉ là tạm thời, quyền lực qua đi, thành công nhạt nhòa dần. Văn hóa chuộng vẻ bề ngoài đang thịnh hành ngày nay, thuyết phục chúng ta sống cho những thứ chóng qua, là một sự lừa dối kinh hoàng. Nó giống như một ngọn lửa: một khi lụi tàn, chỉ còn lại tro. Mùa Chay là thời gian để giải thoát bản thân khỏi ảo ảnh đuổi theo cát bụi. Mùa Chay là để tái khám phá rằng chúng ta được tạo thành cho ngọn lửa không thể dập tắt, chứ không phải cho những tro tàn lập tức biến mất; chúng ta được tạo thành vì Chúa, chứ không phải vì thế gian; vì sự vĩnh cửu của thiên đàng, chứ không phải vì sự lừa dối trần thế; vì tự do của con cái Chúa, chứ không phải để làm nô lệ cho vạn vật. Chúng ta nên tự hỏi ngày hôm nay: Tôi đang đứng bên nào? Tôi sống vì lửa hay vì tro?
Trong hành trình Mùa Chay này, hãy trở lại với những gì thiết yếu, Tin Mừng đề xuất ba bước mà Chúa mời gọi chúng ta thực hiện không giả hình và không giả vờ: đó là bố thí, cầu nguyện, và chay tịnh. Những điều này để làm gì? Việc bố thí, cầu nguyện và chay tịnh đưa chúng ta trở lại với ba thực tại không phai mờ. Cầu nguyện hiệp nhất chúng ta với Chúa; bác ái kết hiệp chúng ta với người lân cận; và chay tịnh hiệp nhất chúng ta với chính mình. Thiên Chúa, người lân cận, và cuộc sống của tôi: đây là những thực tại không phai mờ mà chúng ta phải đầu tư. Do đó, Mùa Chay mời chúng ta tập trung, trước hết vào Đấng Toàn Năng, trong lời cầu nguyện, là điều giải thoát chúng ta khỏi cuộc sống phẳng lặng và vô vị, trong đó chúng ta dành thời gian cho bản thân mà quên đi Thiên Chúa. Sau đó, chúng ta được mời gọi chú tâm đến những người khác, với một tấm lòng bác ái giải phóng chúng ta khỏi sự phù phiếm của việc chiếm hữu cho thật nhiều và nghĩ rằng mọi thứ chỉ là tốt nếu cái tốt ấy là dành cho tôi. Cuối cùng, Mùa Chay mời chúng ta nhìn vào bên trong trái tim mình, với chay tịnh, để giúp chúng ta thoát khỏi sự dính bén với mọi thứ và khỏi tinh thần thế gian làm tê liệt trái tim. Cầu nguyện, bác ái, và chay tịnh là ba khoản đầu tư cho một kho báu tồn tại lâu dài.
Chúa Giêsu đã phán: “Kho báu anh em ở đâu, thì lòng trí anh em cũng ở đó” (Mt 6:21). Trái tim của chúng ta luôn chỉ về một số hướng: nó giống như một chiếc la bàn tìm kiếm những phương vị của nó. Chúng ta cũng có thể so sánh con tim chúng ta với một nam châm: nó cần phải tự gắn mình vào một cái gì đó. Nhưng nếu nó chỉ gắn liền với những thứ trần thế, sớm hay muộn nó sẽ trở thành nô lệ cho chúng: những thứ cho chúng ta sử dụng lại trở thành những thứ mà chúng ta phải phục dịch cho chúng. Vẻ bề ngoài, tiền bạc, sự nghiệp hoặc sở thích: nếu chúng ta sống vì chúng, thì chúng sẽ trở thành những thần tượng biến chúng ta thành nô lệ cho chúng, trở thành những tiếng còi quyến rũ chúng ta và sau đó đẩy chúng ta trôi giạt. Nhưng nếu trái tim chúng ta gắn liền với những gì không qua đi, chúng ta sẽ tái khám phá chính mình và được giải thoát. Mùa Chay là thời gian ân sủng giải thoát trái tim khỏi phù hoa. Đó là thời gian chữa lành khỏi những nghiện ngập quyến rũ chúng ta. Đây là thời gian để dán cái nhìn của chúng ta vào những gì là lâu dài.
Như thế, chúng ta có thể dán cái nhìn của mình vào đâu trong suốt hành trình Mùa Chay này? Thưa, vào Đấng Chịu Đóng Đinh. Chúa Giêsu trên thập giá là la bàn cuộc đời, hướng chúng ta lên thiên đàng. Sự nghèo nàn của gỗ thánh giá, sự im lặng của Chúa, sự rũ bỏ chính mình vì yêu thương của Người cho chúng ta thấy sự cần thiết của một cuộc sống đơn giản hơn, thoát khỏi những lo lắng về mọi thứ. Từ thập giá, Chúa Giêsu dạy chúng ta lòng can đảm lớn lao liên quan đến sự từ bỏ. Chúng ta sẽ không bao giờ tiến được về phía trước nếu chúng ta bị đè nặng. Chúng ta cần giải thoát bản thân khỏi sự kìm kẹp của chủ nghĩa tiêu dùng và nanh vuốt của tính ích kỷ, khỏi lòng ước muốn có được nhiều hơn nữa không ngừng, không bao giờ được thỏa mãn, và khỏi một trái tim khép kín với nhu cầu của người nghèo. Chúa Giêsu trên gỗ thánh giá cháy bỏng với tình yêu và kêu gọi chúng ta đến với một cuộc sống say mê Người, không lạc mất giữa đống tro tàn của thế giới; đến với một cuộc sống cháy bỏng lòng bác ái, không bị dập tắt trong sự tầm thường. Có khó sống như Người yêu cầu không? Thưa thật khó sống, nhưng nó dẫn chúng ta đến mục tiêu của đời ta. Mùa Chay chỉ cho chúng ta thấy điều này. Nó bắt đầu với đống tro tàn nhưng cuối cùng lại dẫn chúng ta đến ánh lửa đêm Phục sinh; đến sự phát hiện rằng, trong ngôi mộ, xác của Chúa Giêsu không biến thành tro bụi, nhưng trỗi dậy một cách vinh quang. Điều này cũng đúng cho chúng ta, những người là bụi tro. Nếu chúng ta, với những yếu đuối của mình, trở về với Chúa, nếu chúng ta đi theo con đường tình yêu, thì chúng ta sẽ nắm lấy cuộc sống vĩnh cửu không bao giờ kết thúc. Và chúng ta sẽ tràn đầy niềm vui.
Source:Libreria Editrice Vaticana
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Phú Bình : Khai giảng khóa bồi dưỡng sinh hoạt Huynh Trưởng TNTT
Martinô Lê Hoàng Vũ
09:41 06/03/2019
Tối hôm qua ngày 5.3.2019, lúc 19 giờ trong khuôn viên giáo xứ Phú Bình hạt Phú Thọ đã khai giảng khóa bồi dưỡng sinh hoạt cho các anh chị Huynh Trưởng- Dự Trưởng của phong trào TNTT.Đây là chương trình của Hiệp Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Mân Côi Phú Thọ tổ chức cho anh chị HT – DT, sẽ học vào mỗi thứ ba hằng tuần.
Khóa học sẽ cung cấp cho các anh chị Huynh Trưởng những hành trang trong việc dạy giáo lý,đưa những trò chơi sinh hoạt vào bài giáo lý để các em nắm bắt những nội dung nền tảng đức tin.
Xem Hình
Trong buổi khai giảng khóa học có sự hiện diện của cha Gioan B. Trần Văn Trí- Tuyên Úy Hiệp Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Mân Côi, chánh xứ Phú Bình,các Trưởng trong ban quản trị Hiệp Đoàn Mân Côi Phú Thọ,Các Trưởng Huấn Luyện Viên của Liên đoàn TNTT Giáo phận cùng các Huynh Trưởng thuộc ban chuyên môn kỹ năng và sinh hoạt, các Trưởng xứ đoàn TNTT Gx Phú Bình.
Sau phần Nghi Thức chào cờ phong trào TNTT,trong câu chuyện dưới cờ của cha Tuyên Úy Hiệp Đoàn nhắn nhủ các anh chị sau khóa học này sẽ có nhiều “vốn liếng” trong công việc dạy giáo lý của mình,các anh chị sẽ đem những gì được học ở đây về phục vụ trong giáo xứ của mình, đáp ứng theo sự mong đợi kỳ vọng của quý cha tuyên úy.
Sau đó,Trưởng Maria Đỗ Thị Tuyết Minh có những tâm tình tri ân cha tuyên úy Hiệp Đoàn,đã tổ chức khóa học,tạo một sân chơi cho các Trưởng, trau dồi nghề Trưởng của mình.Làm sao trong công việc phục vụ các anh chị HT luôn có được tinh thần trẻ thơ như Chúa Giêsu mời gọi,yêu mến các em,bằng những sinh hoạt, những trò chơi không phải chỉ để các em vui,nhưng còn đưa các em đến với mình,và qua đó sẽ đưa các em đến với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Tiếp theo sau đó,các anh chị Huynh Trưởng phụ trách khóa học trình bày nội dung,diễn tiến các buổi học,đồng thời mong muốn các anh chị Huynh Trưởng tham gia khóa học luôn tích cực trong việc học hỏi,biết chia sẻ kinh nghiệm sinh hoạt cho nhau, để nhờ đó các anh chị ngày càng có niềm say mê được dấn thân qua sứ mạng người Huynh Trưởng phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Khóa học sẽ cung cấp cho các anh chị Huynh Trưởng những hành trang trong việc dạy giáo lý,đưa những trò chơi sinh hoạt vào bài giáo lý để các em nắm bắt những nội dung nền tảng đức tin.
Xem Hình
Trong buổi khai giảng khóa học có sự hiện diện của cha Gioan B. Trần Văn Trí- Tuyên Úy Hiệp Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Mân Côi, chánh xứ Phú Bình,các Trưởng trong ban quản trị Hiệp Đoàn Mân Côi Phú Thọ,Các Trưởng Huấn Luyện Viên của Liên đoàn TNTT Giáo phận cùng các Huynh Trưởng thuộc ban chuyên môn kỹ năng và sinh hoạt, các Trưởng xứ đoàn TNTT Gx Phú Bình.
Sau phần Nghi Thức chào cờ phong trào TNTT,trong câu chuyện dưới cờ của cha Tuyên Úy Hiệp Đoàn nhắn nhủ các anh chị sau khóa học này sẽ có nhiều “vốn liếng” trong công việc dạy giáo lý của mình,các anh chị sẽ đem những gì được học ở đây về phục vụ trong giáo xứ của mình, đáp ứng theo sự mong đợi kỳ vọng của quý cha tuyên úy.
Sau đó,Trưởng Maria Đỗ Thị Tuyết Minh có những tâm tình tri ân cha tuyên úy Hiệp Đoàn,đã tổ chức khóa học,tạo một sân chơi cho các Trưởng, trau dồi nghề Trưởng của mình.Làm sao trong công việc phục vụ các anh chị HT luôn có được tinh thần trẻ thơ như Chúa Giêsu mời gọi,yêu mến các em,bằng những sinh hoạt, những trò chơi không phải chỉ để các em vui,nhưng còn đưa các em đến với mình,và qua đó sẽ đưa các em đến với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Tiếp theo sau đó,các anh chị Huynh Trưởng phụ trách khóa học trình bày nội dung,diễn tiến các buổi học,đồng thời mong muốn các anh chị Huynh Trưởng tham gia khóa học luôn tích cực trong việc học hỏi,biết chia sẻ kinh nghiệm sinh hoạt cho nhau, để nhờ đó các anh chị ngày càng có niềm say mê được dấn thân qua sứ mạng người Huynh Trưởng phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Khai mạc Mùa Chay 2019
Văn Minh
09:52 06/03/2019
Mùa Chay là mùa để sám hối, đồng thời, đây cũng là thời gian mời gọi người Kitô hữu sống khắc khổ và hoán cải tâm hồn để được Thiên Chúa ban cho ơn cứu độ”.
Trên đây là lời chia sẻ của cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt phú Thọ, cho cộng đoàn trong Thánh lễ Tro (Khai mạc Mùa Chay Thánh) diễn ra lúc 5g00 sáng thứ Tư ngày 06.03.2019, do ngài chủ sự. Tham dự trong Thánh lễ, có rất đông bà con giáo dân trong giáo xứ ngồi kín trong và ngoài sân nhà thờ.
Xem Hình
Sau bài Tin Mừng, cha xứ Gioakim chia sẻ: “Mùa Chay là mùa để sám hối, đồng thời, đây cũng là thời gian mời gọi người Kitô hữu sống khắc khổ và hoán cải tâm hồn để được Thiên Chúa ban cho ơn cứu độ”.Như lời Thánh Phaolô đã nói: đây là mùa Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ. Qua đây, cha Gioakim cũng mời gọi cộng đoàn hãy học theo năm mẫu gương sám hối mà Thánh Gioan kim khẩu đã thực hiện:
Lên án tội lỗi của mình
Tha thứ lỗi phạm cho anh em của mình
Cầu nguyện một cách sốt sắng
Làm việclành bác ái
Sống khiêm nhường, và giản dị.
Để kết thúc bài giảng, cha Gioakim nhấn mạnh:Ước mong trong Mùa Chay Thánh này, mỗi người chúng ta hãy thực hiện như Lời Thiên Chúa đã truyền dạy, và biếtchia sẻ bác ái cho những người bất hạnh, người già neo đơn nơi xung quanh chúng ta, để nhờ đó, chúng ta được sống trong tình conhiếu thảo đối với Chúa và tình huynh đệ đối với anh chị em của mình .
Sau bài giảng, cha chủ tế đọc lời nguyện và làm phép tro ngay trên cung thánh. Kế đó, ngài trao chén tro cho quý ông trong Ban Thừa Tác viênvà sức tro trên đầu cho từng người.
Thánh lễ nối tiếp vớiphần phụng vụ Thánh Thể và kết thúc lúc 6g00, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận ơn bình an từ cha chủ tế và cùng nhau ra đi làm chứng nhân cho Chúa bằng chính đời sống của mình.
Trên đây là lời chia sẻ của cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt phú Thọ, cho cộng đoàn trong Thánh lễ Tro (Khai mạc Mùa Chay Thánh) diễn ra lúc 5g00 sáng thứ Tư ngày 06.03.2019, do ngài chủ sự. Tham dự trong Thánh lễ, có rất đông bà con giáo dân trong giáo xứ ngồi kín trong và ngoài sân nhà thờ.
Xem Hình
Sau bài Tin Mừng, cha xứ Gioakim chia sẻ: “Mùa Chay là mùa để sám hối, đồng thời, đây cũng là thời gian mời gọi người Kitô hữu sống khắc khổ và hoán cải tâm hồn để được Thiên Chúa ban cho ơn cứu độ”.Như lời Thánh Phaolô đã nói: đây là mùa Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ. Qua đây, cha Gioakim cũng mời gọi cộng đoàn hãy học theo năm mẫu gương sám hối mà Thánh Gioan kim khẩu đã thực hiện:
Lên án tội lỗi của mình
Tha thứ lỗi phạm cho anh em của mình
Cầu nguyện một cách sốt sắng
Làm việclành bác ái
Sống khiêm nhường, và giản dị.
Để kết thúc bài giảng, cha Gioakim nhấn mạnh:Ước mong trong Mùa Chay Thánh này, mỗi người chúng ta hãy thực hiện như Lời Thiên Chúa đã truyền dạy, và biếtchia sẻ bác ái cho những người bất hạnh, người già neo đơn nơi xung quanh chúng ta, để nhờ đó, chúng ta được sống trong tình conhiếu thảo đối với Chúa và tình huynh đệ đối với anh chị em của mình .
Sau bài giảng, cha chủ tế đọc lời nguyện và làm phép tro ngay trên cung thánh. Kế đó, ngài trao chén tro cho quý ông trong Ban Thừa Tác viênvà sức tro trên đầu cho từng người.
Thánh lễ nối tiếp vớiphần phụng vụ Thánh Thể và kết thúc lúc 6g00, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận ơn bình an từ cha chủ tế và cùng nhau ra đi làm chứng nhân cho Chúa bằng chính đời sống của mình.
Giáo Phận Đà Nẵng Hành Hương Núi Sọ , Khai Mạc Mùa Chay 2019
Tôma Trương Văn Ân
18:03 06/03/2019
Sáng thứ tư Lễ Tro ngày 6 / 3 / 2019, Cộng đoàn Giáo phận Đà Nẵng hành hương Núi Sọ , Giáo xứ An Ngãi , tham dự Nghi thức suy ngắm Đường Thánh Giá trọng thể và Thánh lễ xức tro Khai mạc Mùa Chay 2019 do Đức Giám Mục giáo phận Chủ sự.
Cha Phaolô Đoàn Quang Dân – Quản xứ An Ngãi, Chủ sự nghi thức suy ngắm 14 Chặng Đường Thánh Giá lúc 8 giờ, với Chủ đề theo định hướng mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam trong năm 2019 : “Đồng Hành Với Những Gia Đình Gặp Khó Khăn” .
Xem Hình
Con đường dốc đá gồ ghề của Núi Sọ , kèm với những tia nắng cuối xuân, đủ làm vầng trán Khách hành hương lấm chấm mồ hôi. Nhưng đoàn Hành hương vẫn nghiêm trang suy ngắm từng chặng đường đau thương nhục hình , Thánh Giá nặng nề đè nặng trên thân xác rã rời của Chúa Giê-su Ki-tô. Chúa vác cả tội lỗi của toàn thể nhân loại lên vai, Chúa ngã xuống đất, Chúa qua cái chết và sự Phục sinh, để nâng con chỗi dậy. Chúa dạy con đừng bao giờ quị ngã trước cám dỗ ngọt ngào của sự phản bội Chúa , phản bội lời thệ ước hôn nhân. Sự phản bội lời thệ ước hôn nhân làm gia đình tan vỡ hạnh phúc , gia đình ly tán, gây bao nhiêu hậu quả khó khăn đau thương cho chính vợ chồng và con cái .
Trong Quãng Đường Thánh Giá , Người Tín hữu cảm nhận được Lòng Thương Xót bao la của Thiên Chúa bao bọc chở che yêu thương, sự hiện diện dịu dàng từ ái của Đức Maria , lòng thương cảm của các phụ nữ Thành Giêrusalem, sự nhiệt thành vác đỡ Thánh Giá của ông Simon…. . Nhưng cũng gặp những khuôn mặt đố kị, thù hiềm, xảo trá, bất minh , lật lọng …. Của Biệt phái Pharisiêu , của vua Hêrôđê. Suy ngắm Đường Thánh Giá của Chúa Giê-su , mỗi người cũng cảm nhận được cuộc sống muôn màu sáng tối, muôn vẻ đối nghịch giằng xé đời sống hôn nhân gia đình. Một khi vợ chồng chỉ biết tính toán hơn thiệt cho mình, không ai chịu nhường nhịn nhau, không nhận ra sự thật và nâng đỡ nhau, thì tình yêu nồng thắm thuở ban đầu sẽ thành thảm cảnh địa ngục trần gian. Vợ chồng luôn sẵn sàng mang lấy gánh nặng cuộc đời của nhau, sẽ giúp nhau tìm thấy hạnh phúc trong đời sống hôn nhân gia đình.
Với những gia đình gặp trắc trở nghịch cảnh , xin cho gia đình họ biết dâng lên Chúa và kết hiệp với Chúa trong mọi biến cố của cuộc đời , không vội vàng bỏ cuộc trước những nhẫn tâm và vô cảm của tha nhân bên lề đời sống hôn nhân của họ…..
Với những gia đình vì những bất hòa trầm trọng phải sống ly thân hoặc ly hôn , đây là Thánh Giá rất nặng nề . Cộng đoàn cầu nguyện cho họ nhận được sức mạnh của tình yêu , cho họ biết nhận ra gánh nặng của nhau , biết cảm thông chia sẻ, can đảm trở lại giúp nhau đi trọn cuộc đời.
Sau khi kết thúc suy ngắm Đường Thánh Giá, Cộng đoàn sốt sắng tham dự Thánh Lễ xức tro do Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận chủ sự lúc 9 giờ 30 , Linh mục đoàn Giáo phận cùng đồng tế với Ngài.
Trong bài giảng , Đức Cha lấy hình ảnh đường sỏi đá , đồi dốc trơn trượt và cùng nâng đỡ nhau trên con đường Thánh Giá của Núi Sọ. Đức Cha mời gọi mỗi người gặp nhau trong ân sủng , trong yêu thương , trong hiệp nhất. “Trong ngày hành hương này , mỗi người bớt đi một chút thời gian , một chút hy sinh để kết hợp yêu thương với Chúa , với Hội Thánh và với nhau. Những gương mặt ánh lên ánh mắt và nụ cười của niềm hy vọng, trong khiêm hạ , trong yêu thương sẻ chia” ( Đức Cha Giuse) .
Mỗi người cảm nhận ơn Chúa trên con đường sỏi đá, mỗi phận người, mỗi bổn phận, mọi thành phần dân Chúa, niềm hạnh phúc và trăn trở …. Của một kiếp người, tất cả mang hình ảnh của Giáo Hội lữ hành trên trần thế. Những nghị lực, hy sinh, những quảng đại với bao lo toan thử thách của ơn gọi gia đình, của cuộc đời. Mỗi người cầu nguyện cho những gia đình gặp những khó khăn về hôn nhân gia đình và thực tại xã hội.
Đức Cha cũng mời gọi mỗi người sống Mùa Chay , Mùa thuận tiện , Mùa cứu độ. Mỗi người cần có đời sống Chay tịnh , chay tư tưởng , chay lời nói , bớt đi những lời nói hành nói xấu nhau, nghĩ tốt về nhau, và với những việc hy sinh bản thân , bác ái với anh chị em và với những gia đình khó khăn. Mùa Chay mỗi người cần sống tâm tình cầu nguyện, cầu nguyện không chỉ là đến nhà thờ , là Kinh nguyện , nhưng cầu nguyện còn là chu toàn bổn phận, là Tin vào Chúa Giê-su , “ Ta là đường , là sự thật và là sự sống” ( Ga 14,6) . . Mỗi người biết đến với Chúa , để Chúa “bồi bổ nâng đỡ thêm sức cho …” (Mt 11, 25-30). Nhờ Ơn Thánh của Chúa và các Bí Tích , nhờsự nâng đỡ của anh chị em mà mỗi gia đình mỗi người cảm nhận tình thương và lòng thương xót của chúa. Với đức tin trong hôn nhân gia đình, sẽ nảy sinh nơi đó là tình yêu , là tin tưởng , là sẻ chia , là quảng đại tha thứ , để hàn gắn , cảm thông , để chữa lành những bất hòa làm tổn thương tình yêu gia đình , để làm mới lại tình yêu như thuở ban đầu khi yêu nhau, và để lan tỏa nụ cười của niềm hạnh phúc, của gia đình yêu thương bền chặt, dù bao khó khăn trên con đường sỏi đá của cuộc đời.
Núi sọ thuộc giáo xứ An Ngãi , xã Hòa Sơn, Huyện Hòa Vang , Thành phố Đà Nẵng. Núi Sọ là một ngọn đồi đối diện với nhà thờ giáo xứ An Ngãi, do Cha Phê-rô Nguyễn Đức Mân chọn để đặt 14 chặng Đàng Thánh Giá vào năm 1964.Đến năm 2000, Cha Gioakim Trần Kim Thượng xây lễ đài để phục vụ cho Thánh Lễ khai mạc Mùa Chay Năm Thánh 2000. Lễ đài được trùng tu ngày 10/10/2013, Bên trên lễ đài dưới chân đồi là bức tượng “Chúa Giê-su đang cầu nguyện” màu trắng, cao hơn 6m, phần chân tượng rỗng bên trong dùng làm phòng áo cho vị chủ sự các nghi thức Phụng vụ. Ngay sát chân tượng, có một cây Thánh Giá lớn và cách lễ đài về bên phải chừng 40m là một bia đá khắc 10 điều răn của Chúa. Ngay giữa sân bên phải là một bia đá khắc câu Lời Chúa “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện” ( Lc 21.31). Năm nay, con đường đi để Suy Ngắm Đường Thánh Giá được mở rộng và bồi lấp những đoạn khó đi , để đáp ứng thuận tiện hơn cho Khách hành hương.
Tôma Trương Văn Ân
Cha Phaolô Đoàn Quang Dân – Quản xứ An Ngãi, Chủ sự nghi thức suy ngắm 14 Chặng Đường Thánh Giá lúc 8 giờ, với Chủ đề theo định hướng mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam trong năm 2019 : “Đồng Hành Với Những Gia Đình Gặp Khó Khăn” .
Xem Hình
Con đường dốc đá gồ ghề của Núi Sọ , kèm với những tia nắng cuối xuân, đủ làm vầng trán Khách hành hương lấm chấm mồ hôi. Nhưng đoàn Hành hương vẫn nghiêm trang suy ngắm từng chặng đường đau thương nhục hình , Thánh Giá nặng nề đè nặng trên thân xác rã rời của Chúa Giê-su Ki-tô. Chúa vác cả tội lỗi của toàn thể nhân loại lên vai, Chúa ngã xuống đất, Chúa qua cái chết và sự Phục sinh, để nâng con chỗi dậy. Chúa dạy con đừng bao giờ quị ngã trước cám dỗ ngọt ngào của sự phản bội Chúa , phản bội lời thệ ước hôn nhân. Sự phản bội lời thệ ước hôn nhân làm gia đình tan vỡ hạnh phúc , gia đình ly tán, gây bao nhiêu hậu quả khó khăn đau thương cho chính vợ chồng và con cái .
Trong Quãng Đường Thánh Giá , Người Tín hữu cảm nhận được Lòng Thương Xót bao la của Thiên Chúa bao bọc chở che yêu thương, sự hiện diện dịu dàng từ ái của Đức Maria , lòng thương cảm của các phụ nữ Thành Giêrusalem, sự nhiệt thành vác đỡ Thánh Giá của ông Simon…. . Nhưng cũng gặp những khuôn mặt đố kị, thù hiềm, xảo trá, bất minh , lật lọng …. Của Biệt phái Pharisiêu , của vua Hêrôđê. Suy ngắm Đường Thánh Giá của Chúa Giê-su , mỗi người cũng cảm nhận được cuộc sống muôn màu sáng tối, muôn vẻ đối nghịch giằng xé đời sống hôn nhân gia đình. Một khi vợ chồng chỉ biết tính toán hơn thiệt cho mình, không ai chịu nhường nhịn nhau, không nhận ra sự thật và nâng đỡ nhau, thì tình yêu nồng thắm thuở ban đầu sẽ thành thảm cảnh địa ngục trần gian. Vợ chồng luôn sẵn sàng mang lấy gánh nặng cuộc đời của nhau, sẽ giúp nhau tìm thấy hạnh phúc trong đời sống hôn nhân gia đình.
Với những gia đình gặp trắc trở nghịch cảnh , xin cho gia đình họ biết dâng lên Chúa và kết hiệp với Chúa trong mọi biến cố của cuộc đời , không vội vàng bỏ cuộc trước những nhẫn tâm và vô cảm của tha nhân bên lề đời sống hôn nhân của họ…..
Với những gia đình vì những bất hòa trầm trọng phải sống ly thân hoặc ly hôn , đây là Thánh Giá rất nặng nề . Cộng đoàn cầu nguyện cho họ nhận được sức mạnh của tình yêu , cho họ biết nhận ra gánh nặng của nhau , biết cảm thông chia sẻ, can đảm trở lại giúp nhau đi trọn cuộc đời.
Sau khi kết thúc suy ngắm Đường Thánh Giá, Cộng đoàn sốt sắng tham dự Thánh Lễ xức tro do Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận chủ sự lúc 9 giờ 30 , Linh mục đoàn Giáo phận cùng đồng tế với Ngài.
Trong bài giảng , Đức Cha lấy hình ảnh đường sỏi đá , đồi dốc trơn trượt và cùng nâng đỡ nhau trên con đường Thánh Giá của Núi Sọ. Đức Cha mời gọi mỗi người gặp nhau trong ân sủng , trong yêu thương , trong hiệp nhất. “Trong ngày hành hương này , mỗi người bớt đi một chút thời gian , một chút hy sinh để kết hợp yêu thương với Chúa , với Hội Thánh và với nhau. Những gương mặt ánh lên ánh mắt và nụ cười của niềm hy vọng, trong khiêm hạ , trong yêu thương sẻ chia” ( Đức Cha Giuse) .
Mỗi người cảm nhận ơn Chúa trên con đường sỏi đá, mỗi phận người, mỗi bổn phận, mọi thành phần dân Chúa, niềm hạnh phúc và trăn trở …. Của một kiếp người, tất cả mang hình ảnh của Giáo Hội lữ hành trên trần thế. Những nghị lực, hy sinh, những quảng đại với bao lo toan thử thách của ơn gọi gia đình, của cuộc đời. Mỗi người cầu nguyện cho những gia đình gặp những khó khăn về hôn nhân gia đình và thực tại xã hội.
Đức Cha cũng mời gọi mỗi người sống Mùa Chay , Mùa thuận tiện , Mùa cứu độ. Mỗi người cần có đời sống Chay tịnh , chay tư tưởng , chay lời nói , bớt đi những lời nói hành nói xấu nhau, nghĩ tốt về nhau, và với những việc hy sinh bản thân , bác ái với anh chị em và với những gia đình khó khăn. Mùa Chay mỗi người cần sống tâm tình cầu nguyện, cầu nguyện không chỉ là đến nhà thờ , là Kinh nguyện , nhưng cầu nguyện còn là chu toàn bổn phận, là Tin vào Chúa Giê-su , “ Ta là đường , là sự thật và là sự sống” ( Ga 14,6) . . Mỗi người biết đến với Chúa , để Chúa “bồi bổ nâng đỡ thêm sức cho …” (Mt 11, 25-30). Nhờ Ơn Thánh của Chúa và các Bí Tích , nhờsự nâng đỡ của anh chị em mà mỗi gia đình mỗi người cảm nhận tình thương và lòng thương xót của chúa. Với đức tin trong hôn nhân gia đình, sẽ nảy sinh nơi đó là tình yêu , là tin tưởng , là sẻ chia , là quảng đại tha thứ , để hàn gắn , cảm thông , để chữa lành những bất hòa làm tổn thương tình yêu gia đình , để làm mới lại tình yêu như thuở ban đầu khi yêu nhau, và để lan tỏa nụ cười của niềm hạnh phúc, của gia đình yêu thương bền chặt, dù bao khó khăn trên con đường sỏi đá của cuộc đời.
Núi sọ thuộc giáo xứ An Ngãi , xã Hòa Sơn, Huyện Hòa Vang , Thành phố Đà Nẵng. Núi Sọ là một ngọn đồi đối diện với nhà thờ giáo xứ An Ngãi, do Cha Phê-rô Nguyễn Đức Mân chọn để đặt 14 chặng Đàng Thánh Giá vào năm 1964.Đến năm 2000, Cha Gioakim Trần Kim Thượng xây lễ đài để phục vụ cho Thánh Lễ khai mạc Mùa Chay Năm Thánh 2000. Lễ đài được trùng tu ngày 10/10/2013, Bên trên lễ đài dưới chân đồi là bức tượng “Chúa Giê-su đang cầu nguyện” màu trắng, cao hơn 6m, phần chân tượng rỗng bên trong dùng làm phòng áo cho vị chủ sự các nghi thức Phụng vụ. Ngay sát chân tượng, có một cây Thánh Giá lớn và cách lễ đài về bên phải chừng 40m là một bia đá khắc 10 điều răn của Chúa. Ngay giữa sân bên phải là một bia đá khắc câu Lời Chúa “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện” ( Lc 21.31). Năm nay, con đường đi để Suy Ngắm Đường Thánh Giá được mở rộng và bồi lấp những đoạn khó đi , để đáp ứng thuận tiện hơn cho Khách hành hương.
Tôma Trương Văn Ân
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Donald Trump Và Cờ Đỏ Sao Vàng
Phạm Trần
18:10 06/03/2019
Donald Trump Và Cờ Đỏ Sao Vàng
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tươi cười phất Cờ đỏ Sao vàng, Quốc kỳ của nhà nước Cộng sản Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trong cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trưa ngày 27/02 (2019) tại Hà Nội.
Ông Trump không những đã gây ngạc nhiên cho báo chí theo dõi Hội nghị lần hai tại Hà Nội, giữa ông và Lãnh tụ tối cao Kim Jong un (Kim Chính Ân) về giải giới vũ khí nguyên tử tại Bắc Hàn mà còn là Tổng thống Mỹ đầu tiên đã hành động như thế, kể từ khi hai nước thiết lập quan hê ngoại giao ngày 11/07/1995.
Theo dõi trực tiếp truyền hình thấy diễn tiến như sau: Ông Trump được ông Phúc tiếp đón vào Trụ sở Chính phủ giữa hai hàng chào của nhân viên nhà nước và thiếu nhi đồng phục phất cờ hai nước trên tay. Khi sắp tới đội quân danh dự, bất ngờ ông Phúc hướng ông Trump qua phía các em bên trái và nói “chào ông đi”, các em đáp lại “chào ông”. Tại đây ông Trumpbất ngờ mượn một lá cờ Đỏ Sao Vàng của một em, giơ lên phất giữa tiếng cổ võ vui mừng của đám đông. Vài giây sau, ông Trump mượn lá cờ Hoa Kỳ từ tay một em khác trao cho ông Phúc để hai người cùng phất lên cao và hướng về các máy chụp ảnh, quay phim.
Báo An ninh Thủ đô tường thuật tiếp:”Thật tuyệt vời, tình hữu nghị tuyệt vời", ông Trump quay sang nói với Thủ tướng, không quên cảm ơn các em thiếu nhi và những người có mặt.
Khi có chút thời gian nhìn xung quanh, Tổng thống Mỹ thốt lên: "Tòa nhà đẹp quá!"
"Tôi mong rằng ông sẽ mang đến may mắn cho Việt Nam và tòa nhà này", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
"Tòa nhà khai trương khi nào vậy?", ông Trump tiếp tục trò chuyện với Thủ tướng mà chưa vội đứng vào vị trí tiền sảnh để chụp ảnh nghi lễ.
"Mới vừa khai trương cách đây mấy hôm thôi", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui vẻ đáp lại.
"Tòa nhà thật đẹp", Tổng thống Trump nhìn xung quanh và nhắc đi nhắc lại.”
PHẤT CỜ LÀM GÌ ?
Giải thích với báo chí trong nước về hiện tượng phất cờ của ông Trump, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung nói: “ Đối với lãnh đạo các quốc gia, việc cầm lá cờ của các quốc gia mà mình có quan hệ ngoại giao là thể hiện sự tôn trọng với quan hệ giữa hai nước, sự tôn trọng với ngay bản thân quốc gia mình, khi có quan hệ ngoại giao thì tôn trọng thể chế của nhau, tôn trọng lẫn nhau, và tôn trọng nhân dân của cả hai nước.” (theo VOV, Voice of Vietnam).
Nhưng tại sao, ba Tổng thống Mỹ gồm Bill Clinton, thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16 – 19/11/2000 ; George W. Bush, dự Hội nghị APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) và thăm chính thức từ 17 đến 20/11/2006, và Barack Obama, thăm chính thức từ 22 đến 25/05/2016 đã không ai “phất cờ” CSVN như ông Trump ?
Báo chí Việt Nam không bình luận thêm, hay không được phép thảo luận. Báo chí nước ngoài, có mặt khi ông Trump phất cờ Cộng sản cũng không viết gì, có lẽ họ không coi đó có tác dụng đến nội dung đưa tin. Nhưng đối với những người Việt Nam, cả trong và ngoài nước không chấp nhận chế độ Cộng sản độc tài, độc đảng và phản dân chủ thì thấy hành động của ông Trump không “hợp nhãn” và cảm thấy ngứa ngáy trong người.
Lý do vì, khi vui vẻ vẫy cờ Đỏ Sao Vàng với đám đông đang reo hò mừng rỡ sự có mặt của mình đến thăm Việt Nam, ông Trump mặc nhiên muốn chứng minh thân thiện với nước chủ nhà, dù chính phủ CSVN đã bị các tổ chức Quốc tế lên án vi phạm nghiêm trọng các quyền con người. Trước ngày ông Trump đến Hà Nội,Chính phủ CSVN đã cho Công an canh gác trước nhà những người tranh đấu dân chủ vì sợ họ biểu tình hay tìm gặp phái đoàn Mỹ. Việc này không chỉ xẩy ra ở Hà Nội mà cả ở Sài Gòn.
Chắc ông Trump cũng phải biết khi ông đến Hà Nội thì Chính phủ CSVN đang tiêu diệt tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do báo chíbằng Luật An ninh mạng, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.Đồng thời trên 100 tù nhân chính trị và lương tâm, những ngưới bất đồng chính kiến, tranh đấu bất bạo động và không hề có hành động muốn lật đổ chính phủ đang phải nằm tù nghiệt ngã với mức án từ 7 đến 20 năm, như trường hợp nhà hoạt động dân chủ Lê Đình Lương, sau phiên tòa ngày 16/08/2018.
Tất cả những vi phạm này của nhà nước Cờ đỏ Sao vàng Việt Nam đã đi ngược lại truyền thống dân chủ và tự do của nước Mỹ, điều mà các Tổng thống tiền nhiệm đến thăm Việt Nam như Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama đều lên án trong các diễn văn của họ tại Hà Nội, hoặc ngược lại khi các Lãnh đạo Việt Nam đến Hoa Thịnh đốn cũng đã được nghe thông điệp than phiền của Mỹ về tình trạng nhân quyền tệ hại của Việt Nam.
Đó là lý do tại sao, Nhà báo bình luận nổi tiếng của đài truyền hình ABC (Mỹ), Cokie Roberts đã viết :” Before he tries to negotiate with Kim again, the president might consider that a man willing to starve children, spy on his people and lock up and kill his opponents is not likely to be swayed by the lure of luxury shops on the streets of his nation's capital.
That's the glittery glimpse of Hanoi that Trump thought he could sell. When the president arrived in Vietnam, he congratulated President Nguyen Phu Trong, saying, "You really are an example as to what can happen, with good thinking."
But Vietnam, too, has a deplorable human rights record under its still-Communist government.
The rest of the world has largely turned a blind eye to those abuses, instead celebrating the country's economic growth.
Why? As Kim Jong Un's train wends its way through another thriving communist country, here's the lesson he's likely to be taking home: Ho Chi Minh won.”(ABC, March 01,2019))
(Tạm dịch:”Trước khi tìm cách thương thuyết với ông Kim lần nữa, Tổng thống nên suy xét liệu với một người không ngại bỏ đói trẻ em, do thám chính dân mình, bắt giam và giết những người đối lập thì chẳng dễ dàng gì bị lay xuyển bởi những cửa hàng sang trọng mọc lên ở đường phố Thủ đô (Pyongyang, Bình Nhưỡng) của ông ta.
Đó là hình ảnh của Hà Nội mà ông Trump nghĩ ông ta có thể rao bán (với ông Kim). Khi Tổng thống đến Việt Nam, ông đã chúc mừng Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng rằng “Ngài chính là một tỷ dụ cho những gì có thể xẩy ra với những suy nghĩ tốt”.
Nhưng Việt Nam, cũng là nơi tình trạng nhân quyền đang bị lên án tồi tệ dưới quyền cai trị của chính phủ Cộng sản.
Thế giới đã nhắm mắt trước những vi phạm này để chỉ biết phấn khởi về mức độ phát triển kinh tế.
Tại sao ? Khi mà chuyến xe lửa của ông Kim lăn bánh xuyên qua một nước Cộng sản phát triển khác (ám chỉ Trung Cộng), đây là bài học mà ông ta muốn đem về nước: Hồ Chí Minh đã thắng cuộc.”
Nhưng nhà báo nhiều kinh nghiệm, bà Cokie Roberts muốn nói gì với ông Trump, và riêng người Việt Nam không Cộng sản quacâu kết luận chua chát này ?
Đó là sự phản chiếu hình ảnh của một Tổng thống Mỹ đến bàn hội nghị với ý nghĩ con buôn hời hợt “có tiền mua tiên cũng được”. Trong khi ông Kim Jong un (Kim Chính Ân), dù mới 36 tuổi và mới lãnh đạo Bắc Hàn từ năm 2011, lại được thừa hưởng những bài học chính trị đương đầu với Mỹ của ông nội Kim Nhật Thành (Kim Il sung) và người cha là Kim Chính Nhật (Kim Jong il). Vì vậy, ông Kim, sinh ngày 08/01/1984 (có bản ghi năm 1983), không còn là kẻ “trẻ người non dạ” nữa, vì sau ông còn có Lãnh đạo Tập Cận Bình và cả cường quốc Trung Cộng chống lưng nuôi ăn.
NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN
Riêng đối với người Việt tị nạn Cộng sản ra đi từ sau 1975 thì hành động hớn hở phất cờ CSVN của bất cứ ai, kể cả của những người nước ngoài, đặc biệt như trường hợp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội, lại càng rát con mắt và nhức nhối.
Lý do rất đơn giải. Vì lá Cờ Đỏ Sao Vàngđã nhắc mọi ngườinhớ đến tang thương máu đổ thịt rơi của 30 năm chính chiến huynh đệ tương tàn do đảng CSVN chủ động. Lá cờ này còn được treo tại tất cả các nhà tù, trại giam và công trường lao động đầy đọa con người Việt Nam thuộc mọi thành phần trong xã hội từ bao nhiêu năm qua.
Cũng vì là cờ này mà nhân dân miền Nam, nạn nhân của miền Bắc xâm lăng, đã mất cuộc sống thanh bình no ấm. Nhiều gia đình bị táng gia bại sản, bị chia lìa, bị hận thù đeo đẳng và bị kỳ thị cũng vì lá cờ này. Nếu không có là cở Đỏ Sao Vàng thì không có những trại tù lao động chung thân, mệnh danh “học tập cải tạo” đầy đọa hàng trăm ngàn trí thức, binh lính và sỹ quan Quân đội Việt Nam Cộng hòa sau ngày 30/04/1975.
Và cũng vì lá cờ này mà hàng chục ngàn người miền Nam vô tội đã chết chìm tức tưởi ở Biển Đông trên đường vượt biển tìm tự do. Nhiều ngàn người miền Nam khác đã bị chết đói tại những vùng mị dân “kinh tế mới”, sau trận cuồng phong gọi là “Cải tạo Công thương nghiệp Xã Hội chủ nghĩa tại Miền Nam” năm 1978, do đao phủ Đỗ Mười, khi ấy là Phó Thủ tướng kiêm Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa phụ trách.
Trước kia cờ Đỏ Sao Vàng còn hiện diện ở các sân đình hay bãi đất đấu tố đẫm máu trong cuộc Cải cách Ruông đất (1953-1960) , và tại các buổi học tập, phiên tòa lên án và buộc tội đầy đọa các Văn nghệ sỹ trong vụ án Nhân văn Giai phẩm (1955-1958) ở miền Bắc.
Cũng từ cờ Đỏ Sao Vàng mà đảng CSVN đã không gớm tay gây ra vụ thảm sát 5,000 người dân vô tội ở Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968, khi thật sự bộ đội miền Bắc đã chủ động cuộc tấn công, đứng sau lưng quân tay sai nằm vùng Mặt trận Giải phóng miền Nam, hay còn gọi thông dụng là Việt Cộng.
Trong suốt cuộc chiến ở miền Nam từ 1954-1975, Cờ đỏ Sao vàng của quân miền Bắcđã được giấu đi để ngụy trang bằng cờ Việt Cộng ( hình chữ Nhật, nửa trên màu Đỏ, nửa dưới màu Xanh, chính giữa có ngôi Sao vàng). Lá cờ Việt Cộng và tổ chức Chính phủ tay sai Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Namcủa Mặt trận Giải phóng miền Nam đã bị dẹp bỏ sau Hội nghị hiệp thương, thống nhất Nam-Bắc ngày 02 tháng 7 năm 1976.
CỜ VÀNG VÀ CÁC ĐẠI SỨ MỸ
Như vậy khi lịch sử chưa có cơ hội minh bạch công và tội của đảng CSVN đối với đất nước và đồng bào thì hành động suy tôn cờ Đỏ Sao Vàng, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải được soi xét minh bạch.
Nhưng liệu ông Trump có vô tình, vô tâm hay ngây thơ khi vui vẻ tự ý phất cờ CSVN, hay còn bị lên án là “cờ máu” bởi nhiều người Việt tị nạn, giữa tiếng reo hò phấn khởi của những người đón tiếp ông ở Hà Nội ngày 27/02/2019 ?
Dù trong hoàn cảnh nào, hành động của vị Tổng thống Mỹ, lãnh đạo của Thế giới tự do, đối với một quốc gia bị lên án vi phạm nhân quyền trầm trọng và đàn áp dân chủ, tự do như Việt Nam không thể thuần túy coi như một nghĩa cử ngoại giao đẹp mắt nhất thời, nếu như ông còn nhớ đã có không ít cử tri Mỹ gốc Việt bỏ phiếu cho ông trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.
Hơn nữa, chẳng lẽ ông Trump không biết từ 44 năm qua, những người Việt Nam trốn khỏi chế độ hà khắc Cộng sản Việt Nam, đặc biệt số hơn một triệu người sống ở Hoa Kỳ, đã không ngừng tranh đấu để lá cờ Vàng 3 Sọc đỏ được công nhận là “lá cờ truyền thống” (Heritage Flag) của người Mỹ gốc Việt ?
Nhiều Tiểu bang và thành phố Hoa Kỳ đã công nhận ngày 30/4 hàng năm, dấu mốc Việt Nam Cộng hòa mất vào tay quân Cộng sản miền Bắc, là ngày Truyền thống của người Việt tị nạn. Và trên khắp mọi nơi trên thế giới, nơi đâu có người Việt tị nạn, là ở đó lá cờ Đỏ sao Vàng của Nhà nước CSVN không được treo công khai ở trường học hay bất cứ nơi công cộng nào.
Ông Đại sứ Mỹ khi còn tại chức ở Hà Nội, Ted Osius, đã phải đối diện với nhiều chất vấn của người Việt tị nạn, tại cuộc họp tháng 7/2015 tại San Jose, Califordnia khi họ thấy trên áo ông gắn cái Pin có hình cờ Đỏ Sao Vàng, đánh dấu 20 năm bang giao Hoa Kỳ-CSVN.Người kế nhiệm ông Osius tại Hà Nội, sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống là nhà ngoại giao Daniel J. Kritenbrink.
HÙNG CỬU LONG-DONALD TRUMP
Còn nhớ hồi tháng 11/2016 có một thanh niên đến Mỹ từ Việt Nam có biệt danh là Hùng Cửu Long đã gây phẫn nộ cho người Việt tị nạn vùng Washington D.C và tại Little Saigon, Orange County, California qua bộ quần áo dị thường choáng mắt mặc trên người gồm quần đỏ, đi giầy đỏ và áo dài đỏ có hình Sao Vàng trước ngực.
Nhưng Hùng Cửu Long, tên thật là Lê Đình Hùng, người đã gây dựng thành công thương hiệu Cửu Long Jewelry ở Việt Nam, lại có một tham vọng chính trị khó biết ai đứng sau, hay anh ta chỉ muốn thử thời vận ?
Đài Á châu Tự do ( RFA, Radio Free Asia) tường thuật ngày 24/11/2016 rằng:”Trong bộ áo dài đỏ, quần đỏ, giày đỏ và một ngôi sao vàng trên ngực áo, ông Hùng Cửu Long đứng chụp hình trước bức tường khắc tên 58.000 binh sĩ Mỹ từ trận trong cuộc chiến Việt Nam, kế tiếp trước Cây Bút Chì Washington Monument gần đó, cũng trong bộ áo dài màu đỏ ngôi sao vàng.
Ảnh được phóng lên Facebook với lời hứa hẹn của ông Hùng Cửu Long là sẽ mang bộ cánh này sang gặp đồng hương Nam California trong vài ngày nữa với ước muốn hòa giải một cách thân thiện. Ngay lập tức một làn sóng phản ứng dấy lên từ rất đông facebookers người Mỹ gốc Việt khắp nơi, kể cả những ai không dùng Facebook mà chỉ nghe thấy hay được kể lại.”
Trong vụ này,nạn nhân bất ngờ bị đồng hương D.C xỉ vả và lên án là “tay sai Cộng sản”, hay “tiệm Nail của Cộng sản” là Chủ tiệmlàm móng tay Trendy Nails & Spa, anh Frank Huy Đỗ và vợ là chị Tinaở Silver Spring, tiểu bang Maryland. Nguyên do vì anh Frank Huy Đỗ đã vô ý chụp chung ảnh với bạn học cũ, Duy Khang và Hùng Cửu Long (bạn của Khang), ngườimặc áo Cờ đỏ Sao vàng trước tiệm Nail rồi phóng lên Facebook.
Sau đó, Hùng Cửu Long đến khu phố Phước Lộc Thọ ở Little Sài Gòn sau 9 giờ sáng ngày 20/11/2016, và lập tức bị một số lãnh đạo Cộng đồng bao vây.
Một nhân chứng kể với RFA:” Tất cả mọi người chuẩn bị đúng 9 giờ thì có mặt trước cửa Phước Lộc Thọ và sau đó Hùng Cửu Long xuất hiện. Anh ta đi taxi tới, xuống xe, vừa bước vào là mọi người chạy tới.
Tuy nhiên ông Hùng Cửu Long, thay vì áo dài đỏ với sao vàng như đã nói trên Facebook, lại bận áo dài vàng, quần đỏ và khăn quang cổ màu đỏ.
Trước đó anh ta xác nhận sẽ mặc bộ đồ cờ đỏ sao vàng như đã mặc trên DC để đến hòa hợp hòa giải với đồng bào. Đó là sự khiêu khích ngay từ đầu thành ra mọi người chống là chống cái lá cờ đó. Người ta nghi ngờ không biết anh ta có mặc bên trong lá cờ đỏ sao vàng hay không thành ra mọi người đè anh ta xuống để tìm lá cờ đó. Khi tìm không có rồi thì người ta đẩy anh ta ra ngoài. Lúc bảo vệ của Phước Lộc Thọ đưa anh ta ra ngoài đường thì cảnh sát thành phố Westminster tới, khám xét và đưa lên xe.”
Kể lại câu chuyện Hùng Cửu Long để nọi người thấy là Cờ Đỏ Sao Vàng, dù xuất hiện dưới hình thức nào trước mắt người Việt không Cộng sản, đặc biệt với người Việt tị nạn Cộng sản, đều nhạy cảm và bị kích thích bất mãn.
Vậy, khi thấy ông Trump phất cờ Đỏ Sao Vàng trên màn hình TV và Internet thì có khác gì thấy hình Hùng Cửu Long mặc áo có hình lá cờ này trên Facebook ?
Có khác chăng là ông Trump là Tổng thống Mỹ trong khi Huỳnh Cửu Long chỉ là một công dân bình thường của nước CSVN. Nhưng Huỳnh Cửu Long, khi mặc áo Cờ Đỏ Sao Vàng đã cao rao anh ta làm thế là “để đến hòa hợp hòa giải với đồng bào”.
Nhưng có ai mượn anhta làm chuyện mạo hiểm không tưởng này không , hay ông Tổng thống Trump cũng đã ngớ ngẩn như thế khi hớn hở phất cờ này ở Hà Nội ngày 27/02/2019 ? -/-
Phạm Trần
(03/019)
Ông Trump không những đã gây ngạc nhiên cho báo chí theo dõi Hội nghị lần hai tại Hà Nội, giữa ông và Lãnh tụ tối cao Kim Jong un (Kim Chính Ân) về giải giới vũ khí nguyên tử tại Bắc Hàn mà còn là Tổng thống Mỹ đầu tiên đã hành động như thế, kể từ khi hai nước thiết lập quan hê ngoại giao ngày 11/07/1995.
Theo dõi trực tiếp truyền hình thấy diễn tiến như sau: Ông Trump được ông Phúc tiếp đón vào Trụ sở Chính phủ giữa hai hàng chào của nhân viên nhà nước và thiếu nhi đồng phục phất cờ hai nước trên tay. Khi sắp tới đội quân danh dự, bất ngờ ông Phúc hướng ông Trump qua phía các em bên trái và nói “chào ông đi”, các em đáp lại “chào ông”. Tại đây ông Trumpbất ngờ mượn một lá cờ Đỏ Sao Vàng của một em, giơ lên phất giữa tiếng cổ võ vui mừng của đám đông. Vài giây sau, ông Trump mượn lá cờ Hoa Kỳ từ tay một em khác trao cho ông Phúc để hai người cùng phất lên cao và hướng về các máy chụp ảnh, quay phim.
Báo An ninh Thủ đô tường thuật tiếp:”Thật tuyệt vời, tình hữu nghị tuyệt vời", ông Trump quay sang nói với Thủ tướng, không quên cảm ơn các em thiếu nhi và những người có mặt.
Khi có chút thời gian nhìn xung quanh, Tổng thống Mỹ thốt lên: "Tòa nhà đẹp quá!"
"Tôi mong rằng ông sẽ mang đến may mắn cho Việt Nam và tòa nhà này", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
"Tòa nhà khai trương khi nào vậy?", ông Trump tiếp tục trò chuyện với Thủ tướng mà chưa vội đứng vào vị trí tiền sảnh để chụp ảnh nghi lễ.
"Mới vừa khai trương cách đây mấy hôm thôi", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui vẻ đáp lại.
"Tòa nhà thật đẹp", Tổng thống Trump nhìn xung quanh và nhắc đi nhắc lại.”
PHẤT CỜ LÀM GÌ ?
Giải thích với báo chí trong nước về hiện tượng phất cờ của ông Trump, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung nói: “ Đối với lãnh đạo các quốc gia, việc cầm lá cờ của các quốc gia mà mình có quan hệ ngoại giao là thể hiện sự tôn trọng với quan hệ giữa hai nước, sự tôn trọng với ngay bản thân quốc gia mình, khi có quan hệ ngoại giao thì tôn trọng thể chế của nhau, tôn trọng lẫn nhau, và tôn trọng nhân dân của cả hai nước.” (theo VOV, Voice of Vietnam).
Nhưng tại sao, ba Tổng thống Mỹ gồm Bill Clinton, thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16 – 19/11/2000 ; George W. Bush, dự Hội nghị APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) và thăm chính thức từ 17 đến 20/11/2006, và Barack Obama, thăm chính thức từ 22 đến 25/05/2016 đã không ai “phất cờ” CSVN như ông Trump ?
Báo chí Việt Nam không bình luận thêm, hay không được phép thảo luận. Báo chí nước ngoài, có mặt khi ông Trump phất cờ Cộng sản cũng không viết gì, có lẽ họ không coi đó có tác dụng đến nội dung đưa tin. Nhưng đối với những người Việt Nam, cả trong và ngoài nước không chấp nhận chế độ Cộng sản độc tài, độc đảng và phản dân chủ thì thấy hành động của ông Trump không “hợp nhãn” và cảm thấy ngứa ngáy trong người.
Lý do vì, khi vui vẻ vẫy cờ Đỏ Sao Vàng với đám đông đang reo hò mừng rỡ sự có mặt của mình đến thăm Việt Nam, ông Trump mặc nhiên muốn chứng minh thân thiện với nước chủ nhà, dù chính phủ CSVN đã bị các tổ chức Quốc tế lên án vi phạm nghiêm trọng các quyền con người. Trước ngày ông Trump đến Hà Nội,Chính phủ CSVN đã cho Công an canh gác trước nhà những người tranh đấu dân chủ vì sợ họ biểu tình hay tìm gặp phái đoàn Mỹ. Việc này không chỉ xẩy ra ở Hà Nội mà cả ở Sài Gòn.
Chắc ông Trump cũng phải biết khi ông đến Hà Nội thì Chính phủ CSVN đang tiêu diệt tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do báo chíbằng Luật An ninh mạng, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.Đồng thời trên 100 tù nhân chính trị và lương tâm, những ngưới bất đồng chính kiến, tranh đấu bất bạo động và không hề có hành động muốn lật đổ chính phủ đang phải nằm tù nghiệt ngã với mức án từ 7 đến 20 năm, như trường hợp nhà hoạt động dân chủ Lê Đình Lương, sau phiên tòa ngày 16/08/2018.
Tất cả những vi phạm này của nhà nước Cờ đỏ Sao vàng Việt Nam đã đi ngược lại truyền thống dân chủ và tự do của nước Mỹ, điều mà các Tổng thống tiền nhiệm đến thăm Việt Nam như Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama đều lên án trong các diễn văn của họ tại Hà Nội, hoặc ngược lại khi các Lãnh đạo Việt Nam đến Hoa Thịnh đốn cũng đã được nghe thông điệp than phiền của Mỹ về tình trạng nhân quyền tệ hại của Việt Nam.
Đó là lý do tại sao, Nhà báo bình luận nổi tiếng của đài truyền hình ABC (Mỹ), Cokie Roberts đã viết :” Before he tries to negotiate with Kim again, the president might consider that a man willing to starve children, spy on his people and lock up and kill his opponents is not likely to be swayed by the lure of luxury shops on the streets of his nation's capital.
That's the glittery glimpse of Hanoi that Trump thought he could sell. When the president arrived in Vietnam, he congratulated President Nguyen Phu Trong, saying, "You really are an example as to what can happen, with good thinking."
But Vietnam, too, has a deplorable human rights record under its still-Communist government.
The rest of the world has largely turned a blind eye to those abuses, instead celebrating the country's economic growth.
Why? As Kim Jong Un's train wends its way through another thriving communist country, here's the lesson he's likely to be taking home: Ho Chi Minh won.”(ABC, March 01,2019))
(Tạm dịch:”Trước khi tìm cách thương thuyết với ông Kim lần nữa, Tổng thống nên suy xét liệu với một người không ngại bỏ đói trẻ em, do thám chính dân mình, bắt giam và giết những người đối lập thì chẳng dễ dàng gì bị lay xuyển bởi những cửa hàng sang trọng mọc lên ở đường phố Thủ đô (Pyongyang, Bình Nhưỡng) của ông ta.
Đó là hình ảnh của Hà Nội mà ông Trump nghĩ ông ta có thể rao bán (với ông Kim). Khi Tổng thống đến Việt Nam, ông đã chúc mừng Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng rằng “Ngài chính là một tỷ dụ cho những gì có thể xẩy ra với những suy nghĩ tốt”.
Nhưng Việt Nam, cũng là nơi tình trạng nhân quyền đang bị lên án tồi tệ dưới quyền cai trị của chính phủ Cộng sản.
Thế giới đã nhắm mắt trước những vi phạm này để chỉ biết phấn khởi về mức độ phát triển kinh tế.
Tại sao ? Khi mà chuyến xe lửa của ông Kim lăn bánh xuyên qua một nước Cộng sản phát triển khác (ám chỉ Trung Cộng), đây là bài học mà ông ta muốn đem về nước: Hồ Chí Minh đã thắng cuộc.”
Nhưng nhà báo nhiều kinh nghiệm, bà Cokie Roberts muốn nói gì với ông Trump, và riêng người Việt Nam không Cộng sản quacâu kết luận chua chát này ?
Đó là sự phản chiếu hình ảnh của một Tổng thống Mỹ đến bàn hội nghị với ý nghĩ con buôn hời hợt “có tiền mua tiên cũng được”. Trong khi ông Kim Jong un (Kim Chính Ân), dù mới 36 tuổi và mới lãnh đạo Bắc Hàn từ năm 2011, lại được thừa hưởng những bài học chính trị đương đầu với Mỹ của ông nội Kim Nhật Thành (Kim Il sung) và người cha là Kim Chính Nhật (Kim Jong il). Vì vậy, ông Kim, sinh ngày 08/01/1984 (có bản ghi năm 1983), không còn là kẻ “trẻ người non dạ” nữa, vì sau ông còn có Lãnh đạo Tập Cận Bình và cả cường quốc Trung Cộng chống lưng nuôi ăn.
NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN
Riêng đối với người Việt tị nạn Cộng sản ra đi từ sau 1975 thì hành động hớn hở phất cờ CSVN của bất cứ ai, kể cả của những người nước ngoài, đặc biệt như trường hợp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội, lại càng rát con mắt và nhức nhối.
Lý do rất đơn giải. Vì lá Cờ Đỏ Sao Vàngđã nhắc mọi ngườinhớ đến tang thương máu đổ thịt rơi của 30 năm chính chiến huynh đệ tương tàn do đảng CSVN chủ động. Lá cờ này còn được treo tại tất cả các nhà tù, trại giam và công trường lao động đầy đọa con người Việt Nam thuộc mọi thành phần trong xã hội từ bao nhiêu năm qua.
Cũng vì là cờ này mà nhân dân miền Nam, nạn nhân của miền Bắc xâm lăng, đã mất cuộc sống thanh bình no ấm. Nhiều gia đình bị táng gia bại sản, bị chia lìa, bị hận thù đeo đẳng và bị kỳ thị cũng vì lá cờ này. Nếu không có là cở Đỏ Sao Vàng thì không có những trại tù lao động chung thân, mệnh danh “học tập cải tạo” đầy đọa hàng trăm ngàn trí thức, binh lính và sỹ quan Quân đội Việt Nam Cộng hòa sau ngày 30/04/1975.
Và cũng vì lá cờ này mà hàng chục ngàn người miền Nam vô tội đã chết chìm tức tưởi ở Biển Đông trên đường vượt biển tìm tự do. Nhiều ngàn người miền Nam khác đã bị chết đói tại những vùng mị dân “kinh tế mới”, sau trận cuồng phong gọi là “Cải tạo Công thương nghiệp Xã Hội chủ nghĩa tại Miền Nam” năm 1978, do đao phủ Đỗ Mười, khi ấy là Phó Thủ tướng kiêm Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa phụ trách.
Trước kia cờ Đỏ Sao Vàng còn hiện diện ở các sân đình hay bãi đất đấu tố đẫm máu trong cuộc Cải cách Ruông đất (1953-1960) , và tại các buổi học tập, phiên tòa lên án và buộc tội đầy đọa các Văn nghệ sỹ trong vụ án Nhân văn Giai phẩm (1955-1958) ở miền Bắc.
Cũng từ cờ Đỏ Sao Vàng mà đảng CSVN đã không gớm tay gây ra vụ thảm sát 5,000 người dân vô tội ở Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968, khi thật sự bộ đội miền Bắc đã chủ động cuộc tấn công, đứng sau lưng quân tay sai nằm vùng Mặt trận Giải phóng miền Nam, hay còn gọi thông dụng là Việt Cộng.
Trong suốt cuộc chiến ở miền Nam từ 1954-1975, Cờ đỏ Sao vàng của quân miền Bắcđã được giấu đi để ngụy trang bằng cờ Việt Cộng ( hình chữ Nhật, nửa trên màu Đỏ, nửa dưới màu Xanh, chính giữa có ngôi Sao vàng). Lá cờ Việt Cộng và tổ chức Chính phủ tay sai Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Namcủa Mặt trận Giải phóng miền Nam đã bị dẹp bỏ sau Hội nghị hiệp thương, thống nhất Nam-Bắc ngày 02 tháng 7 năm 1976.
CỜ VÀNG VÀ CÁC ĐẠI SỨ MỸ
Như vậy khi lịch sử chưa có cơ hội minh bạch công và tội của đảng CSVN đối với đất nước và đồng bào thì hành động suy tôn cờ Đỏ Sao Vàng, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải được soi xét minh bạch.
Nhưng liệu ông Trump có vô tình, vô tâm hay ngây thơ khi vui vẻ tự ý phất cờ CSVN, hay còn bị lên án là “cờ máu” bởi nhiều người Việt tị nạn, giữa tiếng reo hò phấn khởi của những người đón tiếp ông ở Hà Nội ngày 27/02/2019 ?
Dù trong hoàn cảnh nào, hành động của vị Tổng thống Mỹ, lãnh đạo của Thế giới tự do, đối với một quốc gia bị lên án vi phạm nhân quyền trầm trọng và đàn áp dân chủ, tự do như Việt Nam không thể thuần túy coi như một nghĩa cử ngoại giao đẹp mắt nhất thời, nếu như ông còn nhớ đã có không ít cử tri Mỹ gốc Việt bỏ phiếu cho ông trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.
Hơn nữa, chẳng lẽ ông Trump không biết từ 44 năm qua, những người Việt Nam trốn khỏi chế độ hà khắc Cộng sản Việt Nam, đặc biệt số hơn một triệu người sống ở Hoa Kỳ, đã không ngừng tranh đấu để lá cờ Vàng 3 Sọc đỏ được công nhận là “lá cờ truyền thống” (Heritage Flag) của người Mỹ gốc Việt ?
Nhiều Tiểu bang và thành phố Hoa Kỳ đã công nhận ngày 30/4 hàng năm, dấu mốc Việt Nam Cộng hòa mất vào tay quân Cộng sản miền Bắc, là ngày Truyền thống của người Việt tị nạn. Và trên khắp mọi nơi trên thế giới, nơi đâu có người Việt tị nạn, là ở đó lá cờ Đỏ sao Vàng của Nhà nước CSVN không được treo công khai ở trường học hay bất cứ nơi công cộng nào.
Ông Đại sứ Mỹ khi còn tại chức ở Hà Nội, Ted Osius, đã phải đối diện với nhiều chất vấn của người Việt tị nạn, tại cuộc họp tháng 7/2015 tại San Jose, Califordnia khi họ thấy trên áo ông gắn cái Pin có hình cờ Đỏ Sao Vàng, đánh dấu 20 năm bang giao Hoa Kỳ-CSVN.Người kế nhiệm ông Osius tại Hà Nội, sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống là nhà ngoại giao Daniel J. Kritenbrink.
HÙNG CỬU LONG-DONALD TRUMP
Còn nhớ hồi tháng 11/2016 có một thanh niên đến Mỹ từ Việt Nam có biệt danh là Hùng Cửu Long đã gây phẫn nộ cho người Việt tị nạn vùng Washington D.C và tại Little Saigon, Orange County, California qua bộ quần áo dị thường choáng mắt mặc trên người gồm quần đỏ, đi giầy đỏ và áo dài đỏ có hình Sao Vàng trước ngực.
Đài Á châu Tự do ( RFA, Radio Free Asia) tường thuật ngày 24/11/2016 rằng:”Trong bộ áo dài đỏ, quần đỏ, giày đỏ và một ngôi sao vàng trên ngực áo, ông Hùng Cửu Long đứng chụp hình trước bức tường khắc tên 58.000 binh sĩ Mỹ từ trận trong cuộc chiến Việt Nam, kế tiếp trước Cây Bút Chì Washington Monument gần đó, cũng trong bộ áo dài màu đỏ ngôi sao vàng.
Ảnh được phóng lên Facebook với lời hứa hẹn của ông Hùng Cửu Long là sẽ mang bộ cánh này sang gặp đồng hương Nam California trong vài ngày nữa với ước muốn hòa giải một cách thân thiện. Ngay lập tức một làn sóng phản ứng dấy lên từ rất đông facebookers người Mỹ gốc Việt khắp nơi, kể cả những ai không dùng Facebook mà chỉ nghe thấy hay được kể lại.”
Trong vụ này,nạn nhân bất ngờ bị đồng hương D.C xỉ vả và lên án là “tay sai Cộng sản”, hay “tiệm Nail của Cộng sản” là Chủ tiệmlàm móng tay Trendy Nails & Spa, anh Frank Huy Đỗ và vợ là chị Tinaở Silver Spring, tiểu bang Maryland. Nguyên do vì anh Frank Huy Đỗ đã vô ý chụp chung ảnh với bạn học cũ, Duy Khang và Hùng Cửu Long (bạn của Khang), ngườimặc áo Cờ đỏ Sao vàng trước tiệm Nail rồi phóng lên Facebook.
Sau đó, Hùng Cửu Long đến khu phố Phước Lộc Thọ ở Little Sài Gòn sau 9 giờ sáng ngày 20/11/2016, và lập tức bị một số lãnh đạo Cộng đồng bao vây.
Một nhân chứng kể với RFA:” Tất cả mọi người chuẩn bị đúng 9 giờ thì có mặt trước cửa Phước Lộc Thọ và sau đó Hùng Cửu Long xuất hiện. Anh ta đi taxi tới, xuống xe, vừa bước vào là mọi người chạy tới.
Tuy nhiên ông Hùng Cửu Long, thay vì áo dài đỏ với sao vàng như đã nói trên Facebook, lại bận áo dài vàng, quần đỏ và khăn quang cổ màu đỏ.
Trước đó anh ta xác nhận sẽ mặc bộ đồ cờ đỏ sao vàng như đã mặc trên DC để đến hòa hợp hòa giải với đồng bào. Đó là sự khiêu khích ngay từ đầu thành ra mọi người chống là chống cái lá cờ đó. Người ta nghi ngờ không biết anh ta có mặc bên trong lá cờ đỏ sao vàng hay không thành ra mọi người đè anh ta xuống để tìm lá cờ đó. Khi tìm không có rồi thì người ta đẩy anh ta ra ngoài. Lúc bảo vệ của Phước Lộc Thọ đưa anh ta ra ngoài đường thì cảnh sát thành phố Westminster tới, khám xét và đưa lên xe.”
Kể lại câu chuyện Hùng Cửu Long để nọi người thấy là Cờ Đỏ Sao Vàng, dù xuất hiện dưới hình thức nào trước mắt người Việt không Cộng sản, đặc biệt với người Việt tị nạn Cộng sản, đều nhạy cảm và bị kích thích bất mãn.
Vậy, khi thấy ông Trump phất cờ Đỏ Sao Vàng trên màn hình TV và Internet thì có khác gì thấy hình Hùng Cửu Long mặc áo có hình lá cờ này trên Facebook ?
Có khác chăng là ông Trump là Tổng thống Mỹ trong khi Huỳnh Cửu Long chỉ là một công dân bình thường của nước CSVN. Nhưng Huỳnh Cửu Long, khi mặc áo Cờ Đỏ Sao Vàng đã cao rao anh ta làm thế là “để đến hòa hợp hòa giải với đồng bào”.
Nhưng có ai mượn anhta làm chuyện mạo hiểm không tưởng này không , hay ông Tổng thống Trump cũng đã ngớ ngẩn như thế khi hớn hở phất cờ này ở Hà Nội ngày 27/02/2019 ? -/-
Phạm Trần
(03/019)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Ngôn ngữ ký hiệu của linh mục khiếm thính có hiệu lực thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
09:32 06/03/2019
Giải đáp phụng vụ: Ngôn ngữ ký hiệu của linh mục khiếm thính có hiệu lực thế nào?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Có một băng nghe nhìn trong https://youtu.be/6kDiDerryFk về một linh mục khiếm thính cử hành thánh lễ hoàn toàn bằng ngôn ngữ ký hiệu. Đặc biệt, ngài không đọc lời truyền phép (mặc dù, các phần của thánh lễ được một phụ nữ đọc, song song với ngôn ngữ ký hiệu của linh mục). Thưa cha, việc này có đúng không? Nó có vẻ không hợp lệ chăng? Một cách thức đúng cho một cộng đoàn người điếc là linh mục đọc to các lời của Thánh lễ, và ai đó lặp lại chúng bằng ngôn ngữ ký hiệu cho cộng đoàn này. Con không biết ngôn ngữ ký hiệu, nhưng con nghi ngờ rằng những gì thực sự được diễn tả bằng ký hiệu là – cách tốt nhất - một cách quảng diễn các lời của Thánh lễ, và có thể, một phần, là một sự biến dạng của các lời ấy. Giả sử đó là một lời quảng diễn - và giả sử thủ tục này là hợp lệ ngay từ đầu – con có thể nghĩ rằng các tiêu chuẩn tương tự sẽ được áp dụng cho lễ cử hành này, cũng như áp dụng cho việc cử hành lớn tiếng, nhưng với việc quảng giải liên tục các lời của sách lễ. - D. S., Calgary, Alberta, Canada.
Đáp: Trước hết, chúng tôi phải nói rõ rằng câu hỏi của bạn đọc này không liên quan đến tính hợp pháp của việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu trong Thánh lễ thông thường. Việc này hiện nay là có ở một số giáo xứ, mặc dù không phổ biến nhiều.
Câu hỏi cũng không liên quan đến một linh mục vừa đọc vừa sử dụng ngôn ngữ ký hiệu trong khi cử hành thánh lễ.
Câu hỏi liên quan đến một vấn đề nhỏ hẹp về tính hợp lệ của việc truyền phép, mà trong đó một linh mục, đặc biệt là một người khiếm thính, chỉ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu trong suốt buổi cử hành và không đọc lời truyền phép rõ ràng lớn tiếng.
Về tính hợp pháp của việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu trong phụng vụ, chúng tôi có câu trả lời chính thức sau đây của Tòa Thánh cho một câu hỏi, đăng trong Notitiae 2 (1966): 30-31 số 95:
“Số 5. Liệu ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ «cử chỉ» (ngôn ngữ ký hiệu) có thể được sử dụng trong việc cử hành phụng vụ cho người điếc không?
“Trả lời: Được. Vì đó là hệ thống duy nhất mà người điếc có thể thực sự tham gia tích cực vào phụng vụ thánh. Thực vậy, trả lời cho một số Hội đồng Giám mục đã hỏi câu này, mới đây Đức Thánh Cha (ngày 14-12-1965) đã vui lòng ban phép rằng ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ «cử chỉ» (ngôn ngữ ký hiệu) có thể được sử dụng trong việc cử hành phụng vụ cho người điếc, bất cứ khi nào một lý do mục vụ gợi ý việc này, trong tất cả các phần vốn được đọc bằng ngôn ngữ bản địa. Lễ cử hành có thể được diễn tiến như sau:
“1. Các bài đọc được chuyển đến cộng đoàn qua các ký hiệu.
“2. Đối với việc tham gia vào các phần khác liên quan đến tín hữu:
“a)Những gì vị chủ tế đọc một mình, ngài vừa đọc các lời vừa diễn tả chúng bằng cử chỉ; tín hữu đáp lại bằng cử chỉ;
“b)trong các phần mà vị chủ tế và tín hữu đọc chung, thí dụ: kinh Vinh Danh (Gloria), kinh Tin Kính (Credo), kinh Thánh Thánh Thánh (Sanctus-Benedictus), kinh Lạy Chiên Thiên Chúa (Agnus Dei), v.v., các tín hữu tuân theo các dấu hiệu của chủ lễ qua các cử chỉ”.
Tuy nhiên, câu trả lời này không trả lời cho câu hỏi chính xác của bạn đọc về tính hợp lệ, và mặc dù đã có một số suy tư thần học tốt về chủ đề này, và một số nghiên cứu giáo luật nghiêm túc, tôi đã không thể tìm thấy một tuyên bố chính thức dứt khoát, vốn có thể khép lại cuộc tranh luận.
Chuyên viên giáo luật nổi tiếng, Tiến sĩ Edward Peters đã công bố nhiều nghiên cứu về chủ đề này, và đề xuất một kết luận tích cực liên quan đến tính hợp lệ bí tích của ngôn ngữ ký hiệu. Có các nghiên cứu thần học khác đi đến kết luận tương tự từ quan điểm tín lý. Thật không may, hầu hết các nghiên cứu này dường như không có sẵn trực tuyến trên mạng.
Đồng thời, tôi chỉ đồng tình với kết luận về tính hợp lệ của ngôn ngữ ký hiệu khi linh mục là khiếm thính.
Trước hết, có một thực tế rằng các linh mục khiếm thính đã được truyền chức từ năm 1977, trong đó một số vị không nói được. Xét từ quan điểm của thần học bí tích, Hội Thánh không thể cho phép truyền chức linh mục cho họ, nếu có nghi ngờ rằng các vị này có thể cử hành Thánh lễ hoặc bí tích hợp lệ.
Một lập luận thứ hai bắt nguồn từ bản chất của ngôn ngữ ký hiệu như là một ngôn ngữ thực sự. Mặc dù nó rõ ràng được kết nối với ngôn ngữ của quốc gia nơi người đó sinh sống, ngôn ngữ ký hiệu không chỉ là một cách diễn đạt của ngôn ngữ nói địa phương, mà là một ngôn ngữ thực sự với ngữ pháp, cấu trúc và cú pháp riêng. Nhiều ngàn người sử dụng nó như là phương tiện giao tiếp thông thường của họ, và có khả năng diễn tả đầy đủ sự giao tiếp giữa người và người.
Đúng là thần học bí tích truyền thống đòi hỏi phải nói ra lời cho mô thức bí tích. Đây là một lý do tại sao sự điếc, cùng với các khiếm khuyết thể chất khác, được coi là một ngăn trở cho việc truyền chức. Đây là lập trường được tìm thấy trong hầu hết các sách giáo khoa thần học.
Tuy nhiên, gần đây nhất chúng ta có thể đến với một tuyên bố chính thức rằng việc đọc ra lời là điều cần thiết cho tính hợp lệ là một khẳng định của Đức Giáo Hoàng Piô XII, đấng có tầm nhìn xa, khẳng định sự cần thiết cho một vị đồng tế đọc lời truyền phép.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, Đức Giáo Hoàng đã khẳng định sự vô hiệu của “lời trong tâm trí, đọc thầm, verbum mentis”, tức là lặp lại trong tâm trí hình thức bí tích mà không có dấu hiệu bên ngoài. Do đó, một lễ cử hành của một linh mục không mở miệng mà chỉ đọc trong tâm trì các lời nguyện, là không hợp lệ.
Đây không phải là trường hợp sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, vì nó không phải là “lời trong tâm trí, đọc thầm, verbum mentis”. Trong trường hợp này, linh mục khiếm thính thực sự đọc các lời truyền phép, mặc dù ngài đang sử dụng các lời có thể nhìn thấy mà không nghe được.
Mặc dù việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu đã được phê duyệt, nhưng vẫn chưa có bản dịch chính thức của Sách lễ Latinh sang ngôn ngữ ký hiệu. Vì ngôn ngữ ký hiệu là một hiện tượng mới đây trong phụng vụ, nên có lẽ cần nhiều năm, để phát triển một số từ vựng kỹ thuật hơn và đưa nó vào việc phụng tự. Một Sách lễ chính thức có lẽ còn xa vời hơn nữa, vì vẫn chưa có một phương pháp tiêu chuẩn hóa hoàn toàn để viết ngôn ngữ ký hiệu, ngay cả khi một cuốn sách như vậy được xem là thật cần thiết.
Bởi vì ngôn ngữ ký hiệu là một ngôn ngữ khác biệt, nó không thể so sánh với tình huống của một linh mục quá lạm dụng diễn giải các lời nguyện chính thức. Một sự loại suy có thể được, mặc dù là không thỏa đáng, cho việc vừa nói vừa làm ký hiệu là tình huống dự một thánh lễ giáo hoàng trên truyền hình, mà trong đó người bình luận đọc các lời nguyện từ Sách lễ tiếng Anh, trong khi Đức Thánh Cha đang cử hành thánh lễ bằng tiếng Ý.
Thánh lễ trên băng nghe nhìn được cử hành với sự tôn kính xứng đáng. Nó được giáo phận cho phép, và người điếc chiếm một phần đáng kể của cộng đoàn. Người phụ nữ đọc các bài đọc và giải thích bài giảng là vì lợi ích của các người hiện diện không hiểu ngôn ngữ ký hiệu, và phụ nữ ấy là không phô trương do hoàn cảnh cho phép như vậy.
Đối với hầu hết các giáo xứ, giải pháp sẽ tiếp tục là một cách giải thích bằng cử chỉ của lời được nói.
Tuy nhiên, tôi sẽ nói rằng việc trao cơ hội cho một cộng đoàn người khiếm thính cùng thờ phượng, bằng cách dùng ngôn ngữ riêng của họ, là một phúc lành lớn và là một trợ giúp thực sự cho sự tham gia tích cực của họ vào phụng vụ. (Zenit.org 5-3-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/sign-language-by-a-celebrant/
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Có một băng nghe nhìn trong https://youtu.be/6kDiDerryFk về một linh mục khiếm thính cử hành thánh lễ hoàn toàn bằng ngôn ngữ ký hiệu. Đặc biệt, ngài không đọc lời truyền phép (mặc dù, các phần của thánh lễ được một phụ nữ đọc, song song với ngôn ngữ ký hiệu của linh mục). Thưa cha, việc này có đúng không? Nó có vẻ không hợp lệ chăng? Một cách thức đúng cho một cộng đoàn người điếc là linh mục đọc to các lời của Thánh lễ, và ai đó lặp lại chúng bằng ngôn ngữ ký hiệu cho cộng đoàn này. Con không biết ngôn ngữ ký hiệu, nhưng con nghi ngờ rằng những gì thực sự được diễn tả bằng ký hiệu là – cách tốt nhất - một cách quảng diễn các lời của Thánh lễ, và có thể, một phần, là một sự biến dạng của các lời ấy. Giả sử đó là một lời quảng diễn - và giả sử thủ tục này là hợp lệ ngay từ đầu – con có thể nghĩ rằng các tiêu chuẩn tương tự sẽ được áp dụng cho lễ cử hành này, cũng như áp dụng cho việc cử hành lớn tiếng, nhưng với việc quảng giải liên tục các lời của sách lễ. - D. S., Calgary, Alberta, Canada.
Đáp: Trước hết, chúng tôi phải nói rõ rằng câu hỏi của bạn đọc này không liên quan đến tính hợp pháp của việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu trong Thánh lễ thông thường. Việc này hiện nay là có ở một số giáo xứ, mặc dù không phổ biến nhiều.
Câu hỏi cũng không liên quan đến một linh mục vừa đọc vừa sử dụng ngôn ngữ ký hiệu trong khi cử hành thánh lễ.
Câu hỏi liên quan đến một vấn đề nhỏ hẹp về tính hợp lệ của việc truyền phép, mà trong đó một linh mục, đặc biệt là một người khiếm thính, chỉ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu trong suốt buổi cử hành và không đọc lời truyền phép rõ ràng lớn tiếng.
Về tính hợp pháp của việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu trong phụng vụ, chúng tôi có câu trả lời chính thức sau đây của Tòa Thánh cho một câu hỏi, đăng trong Notitiae 2 (1966): 30-31 số 95:
“Số 5. Liệu ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ «cử chỉ» (ngôn ngữ ký hiệu) có thể được sử dụng trong việc cử hành phụng vụ cho người điếc không?
“Trả lời: Được. Vì đó là hệ thống duy nhất mà người điếc có thể thực sự tham gia tích cực vào phụng vụ thánh. Thực vậy, trả lời cho một số Hội đồng Giám mục đã hỏi câu này, mới đây Đức Thánh Cha (ngày 14-12-1965) đã vui lòng ban phép rằng ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ «cử chỉ» (ngôn ngữ ký hiệu) có thể được sử dụng trong việc cử hành phụng vụ cho người điếc, bất cứ khi nào một lý do mục vụ gợi ý việc này, trong tất cả các phần vốn được đọc bằng ngôn ngữ bản địa. Lễ cử hành có thể được diễn tiến như sau:
“1. Các bài đọc được chuyển đến cộng đoàn qua các ký hiệu.
“2. Đối với việc tham gia vào các phần khác liên quan đến tín hữu:
“a)Những gì vị chủ tế đọc một mình, ngài vừa đọc các lời vừa diễn tả chúng bằng cử chỉ; tín hữu đáp lại bằng cử chỉ;
“b)trong các phần mà vị chủ tế và tín hữu đọc chung, thí dụ: kinh Vinh Danh (Gloria), kinh Tin Kính (Credo), kinh Thánh Thánh Thánh (Sanctus-Benedictus), kinh Lạy Chiên Thiên Chúa (Agnus Dei), v.v., các tín hữu tuân theo các dấu hiệu của chủ lễ qua các cử chỉ”.
Tuy nhiên, câu trả lời này không trả lời cho câu hỏi chính xác của bạn đọc về tính hợp lệ, và mặc dù đã có một số suy tư thần học tốt về chủ đề này, và một số nghiên cứu giáo luật nghiêm túc, tôi đã không thể tìm thấy một tuyên bố chính thức dứt khoát, vốn có thể khép lại cuộc tranh luận.
Chuyên viên giáo luật nổi tiếng, Tiến sĩ Edward Peters đã công bố nhiều nghiên cứu về chủ đề này, và đề xuất một kết luận tích cực liên quan đến tính hợp lệ bí tích của ngôn ngữ ký hiệu. Có các nghiên cứu thần học khác đi đến kết luận tương tự từ quan điểm tín lý. Thật không may, hầu hết các nghiên cứu này dường như không có sẵn trực tuyến trên mạng.
Đồng thời, tôi chỉ đồng tình với kết luận về tính hợp lệ của ngôn ngữ ký hiệu khi linh mục là khiếm thính.
Trước hết, có một thực tế rằng các linh mục khiếm thính đã được truyền chức từ năm 1977, trong đó một số vị không nói được. Xét từ quan điểm của thần học bí tích, Hội Thánh không thể cho phép truyền chức linh mục cho họ, nếu có nghi ngờ rằng các vị này có thể cử hành Thánh lễ hoặc bí tích hợp lệ.
Một lập luận thứ hai bắt nguồn từ bản chất của ngôn ngữ ký hiệu như là một ngôn ngữ thực sự. Mặc dù nó rõ ràng được kết nối với ngôn ngữ của quốc gia nơi người đó sinh sống, ngôn ngữ ký hiệu không chỉ là một cách diễn đạt của ngôn ngữ nói địa phương, mà là một ngôn ngữ thực sự với ngữ pháp, cấu trúc và cú pháp riêng. Nhiều ngàn người sử dụng nó như là phương tiện giao tiếp thông thường của họ, và có khả năng diễn tả đầy đủ sự giao tiếp giữa người và người.
Đúng là thần học bí tích truyền thống đòi hỏi phải nói ra lời cho mô thức bí tích. Đây là một lý do tại sao sự điếc, cùng với các khiếm khuyết thể chất khác, được coi là một ngăn trở cho việc truyền chức. Đây là lập trường được tìm thấy trong hầu hết các sách giáo khoa thần học.
Tuy nhiên, gần đây nhất chúng ta có thể đến với một tuyên bố chính thức rằng việc đọc ra lời là điều cần thiết cho tính hợp lệ là một khẳng định của Đức Giáo Hoàng Piô XII, đấng có tầm nhìn xa, khẳng định sự cần thiết cho một vị đồng tế đọc lời truyền phép.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, Đức Giáo Hoàng đã khẳng định sự vô hiệu của “lời trong tâm trí, đọc thầm, verbum mentis”, tức là lặp lại trong tâm trí hình thức bí tích mà không có dấu hiệu bên ngoài. Do đó, một lễ cử hành của một linh mục không mở miệng mà chỉ đọc trong tâm trì các lời nguyện, là không hợp lệ.
Đây không phải là trường hợp sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, vì nó không phải là “lời trong tâm trí, đọc thầm, verbum mentis”. Trong trường hợp này, linh mục khiếm thính thực sự đọc các lời truyền phép, mặc dù ngài đang sử dụng các lời có thể nhìn thấy mà không nghe được.
Mặc dù việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu đã được phê duyệt, nhưng vẫn chưa có bản dịch chính thức của Sách lễ Latinh sang ngôn ngữ ký hiệu. Vì ngôn ngữ ký hiệu là một hiện tượng mới đây trong phụng vụ, nên có lẽ cần nhiều năm, để phát triển một số từ vựng kỹ thuật hơn và đưa nó vào việc phụng tự. Một Sách lễ chính thức có lẽ còn xa vời hơn nữa, vì vẫn chưa có một phương pháp tiêu chuẩn hóa hoàn toàn để viết ngôn ngữ ký hiệu, ngay cả khi một cuốn sách như vậy được xem là thật cần thiết.
Bởi vì ngôn ngữ ký hiệu là một ngôn ngữ khác biệt, nó không thể so sánh với tình huống của một linh mục quá lạm dụng diễn giải các lời nguyện chính thức. Một sự loại suy có thể được, mặc dù là không thỏa đáng, cho việc vừa nói vừa làm ký hiệu là tình huống dự một thánh lễ giáo hoàng trên truyền hình, mà trong đó người bình luận đọc các lời nguyện từ Sách lễ tiếng Anh, trong khi Đức Thánh Cha đang cử hành thánh lễ bằng tiếng Ý.
Thánh lễ trên băng nghe nhìn được cử hành với sự tôn kính xứng đáng. Nó được giáo phận cho phép, và người điếc chiếm một phần đáng kể của cộng đoàn. Người phụ nữ đọc các bài đọc và giải thích bài giảng là vì lợi ích của các người hiện diện không hiểu ngôn ngữ ký hiệu, và phụ nữ ấy là không phô trương do hoàn cảnh cho phép như vậy.
Đối với hầu hết các giáo xứ, giải pháp sẽ tiếp tục là một cách giải thích bằng cử chỉ của lời được nói.
Tuy nhiên, tôi sẽ nói rằng việc trao cơ hội cho một cộng đoàn người khiếm thính cùng thờ phượng, bằng cách dùng ngôn ngữ riêng của họ, là một phúc lành lớn và là một trợ giúp thực sự cho sự tham gia tích cực của họ vào phụng vụ. (Zenit.org 5-3-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/sign-language-by-a-celebrant/
Tại sao các Kitô hữu xức tro trên đầu ngày Thứ Tư Lễ Tro và từ bỏ những thứ yêu thích của họ trong Mùa Chay?
Minh Thu
11:39 06/03/2019
Vào Thứ Tư Lễ Tro, bạn có thể bắt gặp các Kitô hữu, đặc biệt là người Công Giáo, mang một vệt tro trên trán. Điều này làm bạn giật mình ngạc nhiên, trừ khi bạn hiểu được ý nghĩa đằng sau thực hành tôn giáo này. Vậy chúng ta vắn tắt tìm hiểu:
Mùa Chay là gì?
Mùa Chay là khoảng thời gian sáu tuần ăn chay, tự hy sinh và cầu nguyện được các Kitô hữu thực hành mỗi năm để chuẩn bị cho lễ Phục sinh, khi họ tin rằng Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết để ngồi bên hữu Thiên Chúa Cha.
Mùa Chay được cử hành trong hơn 46 ngày. Nó bao gồm 40 ngày và sáu Chúa Nhật. Thời hạn 40 ngày có một ý nghĩa đặc biệt trong Cựu Ước và Tân Ước. Chẳng hạn, Moi-sen đã dành 40 ngày đêm với Chúa trên núi Sinai để chuẩn bị nhận Mười Điều Răn. Chúa Giêsu cũng bị dẫn vào vùng hoang dã để bị ma quỷ cám dỗ trong 40 ngày.
Thứ Tư Lễ Tro là gì?
Thứ Tư Lễ Tro là một trong những ngày quan trọng nhất trong lịch Kitô giáo, bởi vì nó đánh dấu sự khởi đầu của Mùa Chay. Thứ Tư Lễ Tro - chính thức là một ngày sám hối, khi các Kitô hữu thú nhận tội lỗi của mình và tuyên xưng lòng sùng kính tin tưởng của họ đối với Thiên Chúa. Thứ Tư Lễ Tro đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ Mùa Chay dẫn đến lễ Phục Sinh, khi các Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu đã chết và được phục sinh. Trong thời kỳ này, các Kitô hữu thể hiện sự ăn năn và thống hối vì tội lỗi của họ, vì họ tin rằng Chúa Kitô đã chết cho họ.
Trong thánh lễ Tro tại Hoa Kỳ, linh mục vẽ dấu thánh giá bằng tro trên trán của một người tín hữu (Ở Việt Nam thì không bỏ tro trên trần nhưng bỏ tro trên đầu). Nghi lễ xức tro cũng có thể được thực hiện bởi một thừa tác viên phụng vụ giáo dân. Mang dấu tro ngày trên trán cho thấy người ấy thuộc về Chúa Giêsu Kitô, và nó cũng mang ý nghĩa sự đau buồn và thống hối vì tội lỗi của mình.
Khi vị linh mục xức tro trên trần, ngài nói với họ rằng: "Hãy nhớ rằng anh/chị là tro bụi, và anh/chị sẽ trở về với cát bụi” Hoặc nhắc nhớ cau này: “Hãy ăn năn và tin vào Tin Mừng”.
Khi được xức tro xong, không bắt buộc phải để dấu tro đó trên trần suốt cả ngày, mặc dù nhiều Kitô hữu chọn để như vậy. Tuy nhiên, khi đã mang dấu thánh giá tro đó mà lại đi tiệc từng, ra nhà hàng ăn tối hoặc mua sắm không cần thiết thì được coi là không phù hợp vào Thứ Tư Lễ Tro.
Tro lấy từ đâu?
Theo truyền thống, tro được sử dụng vào Thứ Tư Lễ Tro được lấy từ than đốt từ các cành lá dừa thu lại sau Chúa Nhật Lễ Lá năm trước. Linh mục làm phép tro này và được sử dụng trong Lễ Tro.
Người Công Giáo có thể ăn thịt vào Thứ Tư Lễ Tro không?
Thưa Không. Người Công Giáo không được phép ăn thịt vào Thứ Tư Lễ Tro. Họ cũng sẽ từ bỏ thịt vào các ngày thứ Sáu trong Mùa Chay. Đó gọi là ăn chay.
Ăn chay có nghĩa là chỉ tiêu thụ một bữa ăn đầy đủ mỗi ngày; còn hai bữa ăn nhỏ khác ăn chút ít cũng được cho phép.
Trẻ em và người già được miễn ăn chay vào Thứ Tư Lễ Tro và trong Mùa Chay.
Có phải Thứ Tư Lễ Tro dựa trên một lễ hội ngoại giáo?
Không. Các Kitô hữu tiên khởi ở Roma trong Mùa Chay được các linh mục lấy tro được làm phép xong và vảy chung lên họ, nhưng tập tục xức tro trên trán của các Kitô hữu đã được bắt đầu vào thời Trung cổ.
Những điều phải từ bỏ trong Mùa Chay?
Nhiều người muốn biết những gì họ nên từ bỏ cho Mùa Chay để chứng minh sự thành tâm thống hối của mình? Nhiều người từ bỏ những thứ mà họ yêu thích, chẳng hạn như kẹo, thực phẩm yêu thích, bỏ xem tivi…. Lý do cho sự hy sinh bản thân như vậy là vì người Kitô hữu muốn theo gương những khó khăn mà Chúa Giêsu đã phải chịu trong 40 ngày ở sa mạc.
Mùa Chay là gì?
Mùa Chay là khoảng thời gian sáu tuần ăn chay, tự hy sinh và cầu nguyện được các Kitô hữu thực hành mỗi năm để chuẩn bị cho lễ Phục sinh, khi họ tin rằng Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết để ngồi bên hữu Thiên Chúa Cha.
Mùa Chay được cử hành trong hơn 46 ngày. Nó bao gồm 40 ngày và sáu Chúa Nhật. Thời hạn 40 ngày có một ý nghĩa đặc biệt trong Cựu Ước và Tân Ước. Chẳng hạn, Moi-sen đã dành 40 ngày đêm với Chúa trên núi Sinai để chuẩn bị nhận Mười Điều Răn. Chúa Giêsu cũng bị dẫn vào vùng hoang dã để bị ma quỷ cám dỗ trong 40 ngày.
Thứ Tư Lễ Tro là gì?
Thứ Tư Lễ Tro là một trong những ngày quan trọng nhất trong lịch Kitô giáo, bởi vì nó đánh dấu sự khởi đầu của Mùa Chay. Thứ Tư Lễ Tro - chính thức là một ngày sám hối, khi các Kitô hữu thú nhận tội lỗi của mình và tuyên xưng lòng sùng kính tin tưởng của họ đối với Thiên Chúa. Thứ Tư Lễ Tro đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ Mùa Chay dẫn đến lễ Phục Sinh, khi các Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu đã chết và được phục sinh. Trong thời kỳ này, các Kitô hữu thể hiện sự ăn năn và thống hối vì tội lỗi của họ, vì họ tin rằng Chúa Kitô đã chết cho họ.
Trong thánh lễ Tro tại Hoa Kỳ, linh mục vẽ dấu thánh giá bằng tro trên trán của một người tín hữu (Ở Việt Nam thì không bỏ tro trên trần nhưng bỏ tro trên đầu). Nghi lễ xức tro cũng có thể được thực hiện bởi một thừa tác viên phụng vụ giáo dân. Mang dấu tro ngày trên trán cho thấy người ấy thuộc về Chúa Giêsu Kitô, và nó cũng mang ý nghĩa sự đau buồn và thống hối vì tội lỗi của mình.
Khi vị linh mục xức tro trên trần, ngài nói với họ rằng: "Hãy nhớ rằng anh/chị là tro bụi, và anh/chị sẽ trở về với cát bụi” Hoặc nhắc nhớ cau này: “Hãy ăn năn và tin vào Tin Mừng”.
Khi được xức tro xong, không bắt buộc phải để dấu tro đó trên trần suốt cả ngày, mặc dù nhiều Kitô hữu chọn để như vậy. Tuy nhiên, khi đã mang dấu thánh giá tro đó mà lại đi tiệc từng, ra nhà hàng ăn tối hoặc mua sắm không cần thiết thì được coi là không phù hợp vào Thứ Tư Lễ Tro.
Tro lấy từ đâu?
Theo truyền thống, tro được sử dụng vào Thứ Tư Lễ Tro được lấy từ than đốt từ các cành lá dừa thu lại sau Chúa Nhật Lễ Lá năm trước. Linh mục làm phép tro này và được sử dụng trong Lễ Tro.
Người Công Giáo có thể ăn thịt vào Thứ Tư Lễ Tro không?
Thưa Không. Người Công Giáo không được phép ăn thịt vào Thứ Tư Lễ Tro. Họ cũng sẽ từ bỏ thịt vào các ngày thứ Sáu trong Mùa Chay. Đó gọi là ăn chay.
Ăn chay có nghĩa là chỉ tiêu thụ một bữa ăn đầy đủ mỗi ngày; còn hai bữa ăn nhỏ khác ăn chút ít cũng được cho phép.
Trẻ em và người già được miễn ăn chay vào Thứ Tư Lễ Tro và trong Mùa Chay.
Có phải Thứ Tư Lễ Tro dựa trên một lễ hội ngoại giáo?
Không. Các Kitô hữu tiên khởi ở Roma trong Mùa Chay được các linh mục lấy tro được làm phép xong và vảy chung lên họ, nhưng tập tục xức tro trên trán của các Kitô hữu đã được bắt đầu vào thời Trung cổ.
Những điều phải từ bỏ trong Mùa Chay?
Nhiều người muốn biết những gì họ nên từ bỏ cho Mùa Chay để chứng minh sự thành tâm thống hối của mình? Nhiều người từ bỏ những thứ mà họ yêu thích, chẳng hạn như kẹo, thực phẩm yêu thích, bỏ xem tivi…. Lý do cho sự hy sinh bản thân như vậy là vì người Kitô hữu muốn theo gương những khó khăn mà Chúa Giêsu đã phải chịu trong 40 ngày ở sa mạc.
Văn Hóa
Lá thư Canada : Chuyện ông già bên Tây
Trà Lũ
18:21 06/03/2019
Lá thư Canada : Chuyện ông già bên Tây
Trời đã cuối đông, tưởng hết lạnh, ai dè vào cuối tháng Hai, toàn quốc Canada vừa lãnh một trận bão tuyết giá lạnh kinh hoàng , đúng như câu nói của dân ở đây là chớ thấy mùa đông hiền lành như con chiên mà mừng vì con cọp dữ đang ngủ sắp thức dậy. Đội ơn Trời, ở đây ai cũng đủ áo ấm nên chống lại được các cơn bão gió và bão tuyết.
Đi theo muà đông băng giá năm nay là cụ Fred Sutherland, sinh quán ở Alberrta miền tây. Cụ là cựu chiến binh cuối cùng của Canada trong Đệ Nhị Thế Chiến vừa qua đời, thọ 95 tuổi. Cụ đã tham chiến giải phóng Âu Châu.
Và cũng đi theo Cụ Sutherland là cụ Ron Royce người đồng sáng lập ra hệ thống nhà hàng Tim Hortons, một hệ thống fast food của Canada mà tôi đã nói tới tháng trước. Chủ nhân tiên khởi Tim Hortons bị tử nạn xe hơi năm 1974, Cụ Royce một mình điều hành cơ sở này. Cụ đã biến nó thành một niềm hãnh diện của Canada và trở thành tỷ phú. Cụ đã về cõi thiên thu cuối tháng Giêng, thọ 88 tuổi. Cụ ra đi đem theo được rất nhiều công nghiệp từ các quỹ bác ái từ thiện giúp các học sinh nghèo. Cụ đã được trao tặng huy chương cao quý nhất Order of Canada năm 1992.
Còn đây là tin bất ngờ không liên quan tới cõi tiên mà liên quan tới danh dự : Ông John McCallum đại sứ Canada tại Trung Hoa vừa bị cách chức vì có những lời bình luận không đúng đường lối của Canada trong việc bắt giữ bà Mạch Văn Chu của công ty Huawei. Ông McCallum có vợ Tàu và 3 con trai đều cũng lấy vợ Tàu. Ai cũng tự hỏi : Chả lẽ cái chất Tàu từ bà vợ đã làm hại ông đại sứ đến thế sao?
Đó là những tin không vui, còn đây là tin vui : Các cụ ở hải ngoại có biết Hazel McCallion là ai không ? Thưa, đây là tên một bà cụ già 97 tuổi, không nghỉ hưu mà còn đi làm. Lạ quá chứ, phải không cơ? Thưa bà McCallion trên đây nguyên là cựu thị trưởng của thành phố Mississauga bên cạnh Toronto. Bà đã làm thị trưởng sơ sơ 36 năm, 1978-2014. Bà có biệt danh là Bà Già Gân, như Cụ Trần Văn Hương của VNCH ngày xưa. Bà là người quang minh chính trực, vừa quản trị giỏi vừa trực tính không hề sợ một ai. Chức thị trưởng cứ 4 năm bầu lại một lần. Mỗi lần bầu lại, bà chỉ ghi danh ứng cử chứ không hề bỏ ra một đồng để vận động, thế mà ai cũng bỏ phiếu cho bà. Bà đã làm thị trưởng liên tục 9 khóa liền. Cuối cùng, bà tự xin nghỉ vì vấn đề sức khoẻ. Thế nhưng, đầu năm 2019 này, ông thủ hiến bang Ontario là người xưa nay hết lòng ngưỡng mộ bà đã đến năn nỉ xin bà ra giúp, xin bà làm cố vấn. Bà đã gật đầu. Ai cũng hy vọng với sự cố vấn tài giỏi của Cụ McCallion, bang Ontario sẽ tiến mạnh hơn nữa . Các cụ có thấy nơi nào trên trái đất có vị công chức già 97 tuổi chưa? Chỉ có ở Canada thôi nha.
Trong kỳ họp làng cuối tháng Hai vừa qua, ngoài các tin trên, làng An Lạc của tôi còn bàn nhiều chuyện thời sự lắm. Chẳng hạn tin cụ Trâm của Hoa Kỳ họp với bác Kim của Bắc Triều tiên ở Hà Nội. Cụ Trâm với bác Kim trông như hai bố con. Tưởng bố bảo gì thì con sẽ nghe, ai dè ông con dám cãi và lắc đầu, cho nên việc phi hạt nhân và bỏ cấm vận không thành. Có người bảo việc không thành này là do vua Tập Cận Bình ở hậu trường gây nên. Làng tôi thì nghĩ rằng phải chờ hồi sau mới rõ được.
Nhưng có 2 sự kiện mà làng tôi nói tới rất sôi nổi. Thứ nhất là việc Chú Kim ngồi xe lửa đến VN chứ không đi máy bay, con đường sắt dài những 4.000 cây số, chạy qua nước mẹ Trung Hoa, đi mất 60 giờ, lạ qúa chứ. Thứ hai là việc Cụ Trâm tặng Bác Trọng nhà mình một tấm bản đồ cổ, trong đó ghi rõ Biển Đông không có đường lưỡi bò mà TC vẽ ra. Thế nghĩa là Cụ Trâm gián tiếp nói rằng tên Tập Cận Bình nói điêu, các bạn VN hãy đem Trung Cộng ra tòa án quốc tế như Phi Luât Tân đi.
Ông ODP góp ý : Coi bộ VC đã xiêu xiêu, vì gần đây đảng CSVN đã cho báo chí chửi xả láng việc TC đánh 6 tỉnh miền Bắc VN hồi 1979, cách đây 40 năm. Xưa nay VC ngậm miệng về việc này. Dấu hiệu gì đây, các cụ ?
Cụ Chánh lên tiếng : VC mới cho nói xả láng cuộc chiến cách đây 40 năm, còn cuộc chiến Gạc Ma cách đây 31 năm thì VC vẫn còn bịt miệng báo chí và che lịch sử. Các cụ nhớ Gạc Ma chứ? Gạc Ma là một đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa của VN. Ngày 14.3.1988 Tàu Cộng đã xua quân đánh chiếm và đã giết chết 64 người lính hải quân VN...
Nghe chuyện TC và VC, bà cụ già B.95 lên cơn sốt, cụ xin chuyển đề tài, xin nói chuyện gì vui hơn. Cả làng hoan hỉ vâng lời ngay. Làng bắt đầu nói về chuyện đang tranh cãi, bênh và chê cụ Trump. Bên bênh là phe liền ông, còn bên chê là phe liền bà. Phe liền ông thường trích dẫn các chứng cớ thành công của cụ Trump mà GS Trương Đại Hải của đài VBS và lãnh tụ Bằng Phong Đặng Văn Âu bên Mỹ thường đưa ra. Phe các bà không cãi được xong vẫn chê, giọng chê của báo chí bên Mỹ. Cụ Chánh thường bảo phe các bà : Các bà nghe giới truyền thông bên Mỹ làm chi, vì 90 % mass media đã bị mua chuộc. Cụ Trump qua 2 năm cầm quyền không hề tỏ ra lo sợ cái 90% này, cụ giỏi quá chứ, gân qúa chứ. Đứng đầu của giới truyền thông chống đối là đài CNN vĩ đại. Cụ Trump lên làm tổng thống qua cuộc bỏ phiếu gây kinh ngạc, cụ được những 306 phiếu trong khi bà Hillary chỉ được 232 phiếu. Rõ ràng Cụ Trump tài giỏi vì kinh tế tăng, việc làm tăng, thất nghiệp giảm. Cụ Trump thắng cử chứng minh rằng khối dân chúng trầm lặng không còn tin giới truyền thông mass media bệnh hoạn nữa. Dân chúng không bao giờ bầu sai, đúng y như lời cựu thủ tướng Canada là Stephen Harper nói với báo chí sau khi bị thất cử : ‘The people are never wrong / Nhân dân không bao giờ sai’. Theo hiến pháp thì tự do báo chí là đệ tứ quyền, là quyền lực thứ tư sau lập pháp, tư pháp và hành pháp, nhưng quyền lực này nhiều khi đã bị lạm dụng. Giới truyền thông nhiều khi cũng ma giáo lắm khi họ dùng thuật cắt tỉa, nghĩa là họ chỉ lấy ra những phần mình thích mà thôi. Cụ Trump làm được 10 điều, 8 điều tốt nhưng mass media bỏ qua, họ chỉ lấy 2 điều xấu mang ra bôi lọ. Nhưng cụ Trump là người có bản lãnh, không biết sợ, không biết ngán. Ngay Trung Cộng còn phải nể cụ nữa kia. Thật may là hiện cụ Trump có 2 hiệp sĩ tài ba cộng tác là phó tổng thống Mike Pence và cố vấn Peter Navarro.
Ông ODP anh cả trong làng tôi đã nói với cả làng : Ai cũng có quyền chống hay bênh Cụ Trump, nhưng ta phải công bằng và sáng cuốt, đừng bị giới truyền thông ma giáo xỏ mũi.
Cụ Chánh tiên chỉ làng đã xin làng thôi bàn về cụ Trump bữa nay. Để thay đổi không khí, cụ Chánh hướng về anh John chồng Chị Ba Biên Hoà, xin anh nói về một đề tài gì vui tươi.
Anh John gật đầu liền. Nhân lễ ‘Valentine / Lễ Tình Yêu’ giữa tháng Hai vừa qua, và mùa xuân đang lấp lóe chân trời, anh xin nói về tình yêu. Anh chỉ vào dân làng rồi nói : Tất cả dân làng ta không ai còn trẻ nữa, ai cũng đã yêu, đã có kinh nghiệm về tình yêu đầu đời, nay tôi xin bàn về tình yêu giữa đời và cuối đời. Tôi thấy cha ông VN ta ngày xưa ghê lắm, các cụ đã từng nói :
. Già thì già tóc già râu, bộ phận chiến đấu còn lâu mới già
. Càng già càng giẻo càng giai, càng gẫy chân chõng càng sai chân giường.
Kinh quá chứ và ghê quá chứ. Chỉ ở VN mới có cuộc làm tình mãnh liệt đến nỗi gẫy được chân chõng và chân giường. Còn ở nơi khác, nơi thế giới da trắng thì không được như thế, họ thua xa VN. Bù lại, họ nói về tình yêu, về các cuộc tình buổi đầu, buổi giữa và buổi cuối rất hay và rất đẹp. Rồi anh John kể chuyện tình muộn mà đài CBC mới nhắc tới tháng Hai vừa qua. Chuyện kể một cặp già, ngày xưa còn trẻ thì là hàng xóm của nhau, có quen nhau, có yêu nhau mà không dám nói. Rồi phân ly. Bây giờ cả hai phải vào nhà dưỡng lão, không ngờ họ gặp nhau, mới nhận ra nhau và mới dám công khai yêu nhau. Đó là cuộc tình muộn của cụ ông Robert Marois và cụ bà Lorraine Mercier. Hai cụ đã chính thức làm lễ kết hôn trước mặt một đàn con cháu. Ôi cuộc tình đẹp làm sao !
Anh John đã thao thao bất tuyệt. Anh bảo một bài dân ca rất phổ biến ở Canada trong mùa tình yêu có mấy câu hay như thế này :
... The rose is red
The violet is blue
The honey is sweet
And so are you.
Thấy dân làng vỗ tay râm ran, anh John được hứng kể tiếp : Thời tôi là sinh viên có đi cắm trại, và các trại sinh đều trẻ, đang độ tuổi đẹp nhất của tình yêu, nên ai cũng thuộc bài ca sau đây, lời bài ca rất đơn sơ, nghe là hiểu liền và thích liền. Bài mang tên ‘Tell me why’. Bài ca dài này lấy ý từ bài ca 4 câu trên đây :
... Tel me why the stars do shine
Tel me why the ivy twines
Tell me why the ocean is blue
Anh I will tell you just why I love you
... Because God made the stars to shine
Because God made the ivy twine
Be cause God made the ocean blue
Because God made you that’s why I love you
Em hãy nói cho anh biết tại sao tinh tú trên trời sáng long lanh. Em hãy nói cho anh biết tại sao cây tường vi lại leo quanh, em hãy nói cho anh biết tại sao nước đại dương trong xanh, rồi anh sẽ nóí cho em biết tại sao anh yêu em.
Em không trả lời được phải không, anh xin trả lời nha :
... Bởi vì Thượng Đế đã làm cho tinh tú sáng long lanh, bởi vì Thượng Đế đã làm cho cây tường vi leo quanh, bởi vì Thượng Đế đã làm ra nước đại dương trong xanh, và tại vì Thượng Đế đã tạo dựng ra em , chính vì thế mà anh yêu em )
Lời bài ca rất đơn sơ, và cung nhạc cũng rất đơn sơ, ai cũng thích.
Các cụ đã thấy cái anh John này đa tài chưa? Nói đã hay mà hát cũng hay nữa.
Phe các bà vỗ tay to và lâu nhất. Các bà còn bắt anh John hát nữa, Chị Ba Biên Hoà thấy chồng đã mệt nên nhảy vào tiếp sức. À hóa ra khi nói về tình yêu thì hai vị này nhiều chuyện lắm. Chị kể rằng thập niên 1960 cả Saigon ai cũng biết bài ‘Que Sera Sera / Biết Ra sao Ngày sau’. Cả Miền Nam đã say mê cô ca sĩ nổi tiếng Doris Day hát bài này. Rồi chi Ba cất tiếng hát.
‘ When I was just a little girl, I asked my mother what will I be?...
Và không ai bảo ai, cả làng cùng hát theo. Làng tôi vui thế đấy các cụ ạ. Rồi cụ già B.95 lại giơ tay, ai cũng tưởng là cụ xin hát. Cụ chỉ vào ông ODP rồi nói : Lớp xồn xồn như các bác hồi đó có hát hò vui như vậy không ? Xin bác hát cho chúng tôi nghe một bài ca thời xưa coi, nào mời bác hát đi. Ai cũng vỗ tay hoan hô lời mời này. Ông ODP nói ngay : Tôi chỉ còn nhớ một bài hát tiếng Pháp thời tôi là chú sói con trong phong trào Hướng Đạo. Bài hát vui và đơn sơ như thế này :
... Jamais on n’a vu vuvu, jamais on ne verra rara, la queue d’un souris risris, dans l’oreille d’un chat chatchat...
Rồi ông hát cả lời Việt nữa :
... Nào bao giờ ta có thấy thấy thấy, ta có thấy bao giờ giờ giờ, một cái đuôi con chuột chuột chuột, mà nó ngoáy tai mèo mèo mèo...
Cả làng vỗ tay lớn hết sức. Hôm nay lễ tình yêu, vui quá. Nhân hát bài tiếng Pháp và có không khí Pháp, ông ODP đố luôn dân làng câu đố tiếng Pháp này :
Je suis le chef de 27 soldats, sans moi Paris sera pris. Qui suis je ?
Tôi là chef của 27 binh sĩ, không có tôi thì Paris thất thủ liền, xin đố : vậy tôi là ai?
Ông đố cả làng. Dân làng đa số hiểu tiếng Pháp, ấy thế mà cả làng im như tờ. Cây tiếng Pháp như cụ Chánh, anh John, Chị Ba, anh H.O. nín khe. Ông ODP không muốn không khí đang vui này bị đứt quãng lâu nên ông giải liền : Thưa đó là Chữ A trong từ Paris. Chữ A là chữ đứng đầu bảng 27 chữ cái ABC của tiếng Pháp. Chữ Paris mà bỏ A đi thì chữ Paris sẽ trở thành chữ Pris, pris nghĩa là bị bắt, bị thua, phải không cơ?
Cụ Chánh muốn dân làng vui nữa về chữ nghiã liền quay vào anh John : Anh nói cả 2 thứ tiếng, tiếng Anh và tiếng Pháp, anh có chuyện gì hay về hai thứ tiếng này xin nói cho cả làng nghe đi.
Anh John trả lời ngay : Từ ngày kết hôn với nhà cháu, cháu để tâm học tiếng Việt và thấy tiếng Viêt tuyệt vời, hay hơn cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngày nào cháu cũng gặp những điều tuyệt vời trong tiếng Viêt. Chẳng hạn sáng nay cháu gặp 2 tiếng .
. Tiếng thứ nhất là chữ KHỔ. Theo cách đánh vần ngày xưa thì người Bắc Kỳ đanh vần là ‘ khờ ô khô hỏi khổ’, nghiã là trước khi khổ thì đã khờ người ra rồi, còn người miền Nam quê vợ cháu thì đánh vần là ‘ ca hát ô khô hỏi khổ’ nghĩa là ca hát khô miệng rồi mới hỏi khổ ở chỗ nào’.
. Tiếng thứ hai là chữ LÁNG GIỀNG để chỉ người hàng xóm. Cháu đã tra cứu tự điển mà không biết láng là gì, giềng là gì, tại sao hai chữ ghép lại thì có nghĩa là hàng xóm, người ở bên nhà mình. Tìm không ra, cháu bèn gọi cho ông bác của vợ cháu, ông là giáo sư văn chương nên rất giỏi. Nghe cháu hỏi xong thì ông cười hề hề rổi bảo : tiếng này liên hệ tới phong tục tập quán VN. Ngày xưa trong làng không nhà nào có ao để lấy nước mà cả làng ai cũng lấy nước từ cái giếng chung ở đầu xóm, ngày ngày ai cũng gặp nhau ở cái giếng làng, hễ muốn có nuớc là ra giếng làng, do đó tiếng ‘giếng làng’ nói lái thì hoài hóa thành Láng Giềng’.
Cả làng nghe xong ai cũng giật mình. À, có lý thật. Các cụ nghĩ sao cơ? Các cụ có phục cái anh da trắng chồng chị Ba Biên Hòa không cơ.
Rồi anh John quay vào Cụ Chánh : Cháu xin hết. Bây giờ đến lượt cụ. Xin cụ cho thêm ý kiến về chữ giếng làng, chữ khổ, chữ Paris trên đây, hay cụ nói chuyện gì liên quan đến Tây ngày xưa.
Cụ Chánh đáp : chuyện chữ nghĩa thì lão quên hết rồi, lão chỉ còn nhớ chuyện bên Tây sau đây :
... Trên một chuyến tàu lửa ở Paris, có một thanh niên ngồi bên một ông già. Chàng thanh niên nét mặt hiêu hiêu tự đắc, ngồi rung đùi ngắm nhìn thiên hạ. Còn ông già thì miệng lâm râm đọc kinh tay lần chuỗi tràng hạt. Chàng thanh niên nhìn ông già, một cái nhìn khinh khỉnh và thương hại. Khi thấy ông già ngưng đọc kinh thì anh ta liền nói :
-Thưa bác, bây giờ là thời tiến bộ, thời của khoa học, không còn ai tin vào đạo, vào lời kinh, như bác là chậm tiến và lạc hậu lắm!
Ông gìa nhìn cậu rồi hỏi : Cậu có thể chứng minh điều cậu vừa nói được không? Anh thanh niên vênh mặt trả lời : Được chứ, đây là chuyện rất hay nhưng rất dài không thể tóm tắt trong mấy phút được. Xin bác cho tôi tên và địa chỉ để tôi gửi tài liệu đến nhà cho bác đọc. Ông già liền móc túi rồi đưa một tấm danh thiếp cho cậu ta. Cậu thanh niên này cầm tấm danh thiếp, đọc xong, nét mặt đang vênh váo tự nhiên biến sắc và tái mét. Cậu qùy sụp xuống vái ông già, giọng run run :
- Con xin kính chào nhà bác học Louis Pasteur.
TRÀ LŨ
Trời đã cuối đông, tưởng hết lạnh, ai dè vào cuối tháng Hai, toàn quốc Canada vừa lãnh một trận bão tuyết giá lạnh kinh hoàng , đúng như câu nói của dân ở đây là chớ thấy mùa đông hiền lành như con chiên mà mừng vì con cọp dữ đang ngủ sắp thức dậy. Đội ơn Trời, ở đây ai cũng đủ áo ấm nên chống lại được các cơn bão gió và bão tuyết.
Đi theo muà đông băng giá năm nay là cụ Fred Sutherland, sinh quán ở Alberrta miền tây. Cụ là cựu chiến binh cuối cùng của Canada trong Đệ Nhị Thế Chiến vừa qua đời, thọ 95 tuổi. Cụ đã tham chiến giải phóng Âu Châu.
Và cũng đi theo Cụ Sutherland là cụ Ron Royce người đồng sáng lập ra hệ thống nhà hàng Tim Hortons, một hệ thống fast food của Canada mà tôi đã nói tới tháng trước. Chủ nhân tiên khởi Tim Hortons bị tử nạn xe hơi năm 1974, Cụ Royce một mình điều hành cơ sở này. Cụ đã biến nó thành một niềm hãnh diện của Canada và trở thành tỷ phú. Cụ đã về cõi thiên thu cuối tháng Giêng, thọ 88 tuổi. Cụ ra đi đem theo được rất nhiều công nghiệp từ các quỹ bác ái từ thiện giúp các học sinh nghèo. Cụ đã được trao tặng huy chương cao quý nhất Order of Canada năm 1992.
Còn đây là tin bất ngờ không liên quan tới cõi tiên mà liên quan tới danh dự : Ông John McCallum đại sứ Canada tại Trung Hoa vừa bị cách chức vì có những lời bình luận không đúng đường lối của Canada trong việc bắt giữ bà Mạch Văn Chu của công ty Huawei. Ông McCallum có vợ Tàu và 3 con trai đều cũng lấy vợ Tàu. Ai cũng tự hỏi : Chả lẽ cái chất Tàu từ bà vợ đã làm hại ông đại sứ đến thế sao?
Đó là những tin không vui, còn đây là tin vui : Các cụ ở hải ngoại có biết Hazel McCallion là ai không ? Thưa, đây là tên một bà cụ già 97 tuổi, không nghỉ hưu mà còn đi làm. Lạ quá chứ, phải không cơ? Thưa bà McCallion trên đây nguyên là cựu thị trưởng của thành phố Mississauga bên cạnh Toronto. Bà đã làm thị trưởng sơ sơ 36 năm, 1978-2014. Bà có biệt danh là Bà Già Gân, như Cụ Trần Văn Hương của VNCH ngày xưa. Bà là người quang minh chính trực, vừa quản trị giỏi vừa trực tính không hề sợ một ai. Chức thị trưởng cứ 4 năm bầu lại một lần. Mỗi lần bầu lại, bà chỉ ghi danh ứng cử chứ không hề bỏ ra một đồng để vận động, thế mà ai cũng bỏ phiếu cho bà. Bà đã làm thị trưởng liên tục 9 khóa liền. Cuối cùng, bà tự xin nghỉ vì vấn đề sức khoẻ. Thế nhưng, đầu năm 2019 này, ông thủ hiến bang Ontario là người xưa nay hết lòng ngưỡng mộ bà đã đến năn nỉ xin bà ra giúp, xin bà làm cố vấn. Bà đã gật đầu. Ai cũng hy vọng với sự cố vấn tài giỏi của Cụ McCallion, bang Ontario sẽ tiến mạnh hơn nữa . Các cụ có thấy nơi nào trên trái đất có vị công chức già 97 tuổi chưa? Chỉ có ở Canada thôi nha.
Trong kỳ họp làng cuối tháng Hai vừa qua, ngoài các tin trên, làng An Lạc của tôi còn bàn nhiều chuyện thời sự lắm. Chẳng hạn tin cụ Trâm của Hoa Kỳ họp với bác Kim của Bắc Triều tiên ở Hà Nội. Cụ Trâm với bác Kim trông như hai bố con. Tưởng bố bảo gì thì con sẽ nghe, ai dè ông con dám cãi và lắc đầu, cho nên việc phi hạt nhân và bỏ cấm vận không thành. Có người bảo việc không thành này là do vua Tập Cận Bình ở hậu trường gây nên. Làng tôi thì nghĩ rằng phải chờ hồi sau mới rõ được.
Nhưng có 2 sự kiện mà làng tôi nói tới rất sôi nổi. Thứ nhất là việc Chú Kim ngồi xe lửa đến VN chứ không đi máy bay, con đường sắt dài những 4.000 cây số, chạy qua nước mẹ Trung Hoa, đi mất 60 giờ, lạ qúa chứ. Thứ hai là việc Cụ Trâm tặng Bác Trọng nhà mình một tấm bản đồ cổ, trong đó ghi rõ Biển Đông không có đường lưỡi bò mà TC vẽ ra. Thế nghĩa là Cụ Trâm gián tiếp nói rằng tên Tập Cận Bình nói điêu, các bạn VN hãy đem Trung Cộng ra tòa án quốc tế như Phi Luât Tân đi.
Ông ODP góp ý : Coi bộ VC đã xiêu xiêu, vì gần đây đảng CSVN đã cho báo chí chửi xả láng việc TC đánh 6 tỉnh miền Bắc VN hồi 1979, cách đây 40 năm. Xưa nay VC ngậm miệng về việc này. Dấu hiệu gì đây, các cụ ?
Cụ Chánh lên tiếng : VC mới cho nói xả láng cuộc chiến cách đây 40 năm, còn cuộc chiến Gạc Ma cách đây 31 năm thì VC vẫn còn bịt miệng báo chí và che lịch sử. Các cụ nhớ Gạc Ma chứ? Gạc Ma là một đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa của VN. Ngày 14.3.1988 Tàu Cộng đã xua quân đánh chiếm và đã giết chết 64 người lính hải quân VN...
Nghe chuyện TC và VC, bà cụ già B.95 lên cơn sốt, cụ xin chuyển đề tài, xin nói chuyện gì vui hơn. Cả làng hoan hỉ vâng lời ngay. Làng bắt đầu nói về chuyện đang tranh cãi, bênh và chê cụ Trump. Bên bênh là phe liền ông, còn bên chê là phe liền bà. Phe liền ông thường trích dẫn các chứng cớ thành công của cụ Trump mà GS Trương Đại Hải của đài VBS và lãnh tụ Bằng Phong Đặng Văn Âu bên Mỹ thường đưa ra. Phe các bà không cãi được xong vẫn chê, giọng chê của báo chí bên Mỹ. Cụ Chánh thường bảo phe các bà : Các bà nghe giới truyền thông bên Mỹ làm chi, vì 90 % mass media đã bị mua chuộc. Cụ Trump qua 2 năm cầm quyền không hề tỏ ra lo sợ cái 90% này, cụ giỏi quá chứ, gân qúa chứ. Đứng đầu của giới truyền thông chống đối là đài CNN vĩ đại. Cụ Trump lên làm tổng thống qua cuộc bỏ phiếu gây kinh ngạc, cụ được những 306 phiếu trong khi bà Hillary chỉ được 232 phiếu. Rõ ràng Cụ Trump tài giỏi vì kinh tế tăng, việc làm tăng, thất nghiệp giảm. Cụ Trump thắng cử chứng minh rằng khối dân chúng trầm lặng không còn tin giới truyền thông mass media bệnh hoạn nữa. Dân chúng không bao giờ bầu sai, đúng y như lời cựu thủ tướng Canada là Stephen Harper nói với báo chí sau khi bị thất cử : ‘The people are never wrong / Nhân dân không bao giờ sai’. Theo hiến pháp thì tự do báo chí là đệ tứ quyền, là quyền lực thứ tư sau lập pháp, tư pháp và hành pháp, nhưng quyền lực này nhiều khi đã bị lạm dụng. Giới truyền thông nhiều khi cũng ma giáo lắm khi họ dùng thuật cắt tỉa, nghĩa là họ chỉ lấy ra những phần mình thích mà thôi. Cụ Trump làm được 10 điều, 8 điều tốt nhưng mass media bỏ qua, họ chỉ lấy 2 điều xấu mang ra bôi lọ. Nhưng cụ Trump là người có bản lãnh, không biết sợ, không biết ngán. Ngay Trung Cộng còn phải nể cụ nữa kia. Thật may là hiện cụ Trump có 2 hiệp sĩ tài ba cộng tác là phó tổng thống Mike Pence và cố vấn Peter Navarro.
Ông ODP anh cả trong làng tôi đã nói với cả làng : Ai cũng có quyền chống hay bênh Cụ Trump, nhưng ta phải công bằng và sáng cuốt, đừng bị giới truyền thông ma giáo xỏ mũi.
Cụ Chánh tiên chỉ làng đã xin làng thôi bàn về cụ Trump bữa nay. Để thay đổi không khí, cụ Chánh hướng về anh John chồng Chị Ba Biên Hoà, xin anh nói về một đề tài gì vui tươi.
Anh John gật đầu liền. Nhân lễ ‘Valentine / Lễ Tình Yêu’ giữa tháng Hai vừa qua, và mùa xuân đang lấp lóe chân trời, anh xin nói về tình yêu. Anh chỉ vào dân làng rồi nói : Tất cả dân làng ta không ai còn trẻ nữa, ai cũng đã yêu, đã có kinh nghiệm về tình yêu đầu đời, nay tôi xin bàn về tình yêu giữa đời và cuối đời. Tôi thấy cha ông VN ta ngày xưa ghê lắm, các cụ đã từng nói :
. Già thì già tóc già râu, bộ phận chiến đấu còn lâu mới già
. Càng già càng giẻo càng giai, càng gẫy chân chõng càng sai chân giường.
Kinh quá chứ và ghê quá chứ. Chỉ ở VN mới có cuộc làm tình mãnh liệt đến nỗi gẫy được chân chõng và chân giường. Còn ở nơi khác, nơi thế giới da trắng thì không được như thế, họ thua xa VN. Bù lại, họ nói về tình yêu, về các cuộc tình buổi đầu, buổi giữa và buổi cuối rất hay và rất đẹp. Rồi anh John kể chuyện tình muộn mà đài CBC mới nhắc tới tháng Hai vừa qua. Chuyện kể một cặp già, ngày xưa còn trẻ thì là hàng xóm của nhau, có quen nhau, có yêu nhau mà không dám nói. Rồi phân ly. Bây giờ cả hai phải vào nhà dưỡng lão, không ngờ họ gặp nhau, mới nhận ra nhau và mới dám công khai yêu nhau. Đó là cuộc tình muộn của cụ ông Robert Marois và cụ bà Lorraine Mercier. Hai cụ đã chính thức làm lễ kết hôn trước mặt một đàn con cháu. Ôi cuộc tình đẹp làm sao !
Anh John đã thao thao bất tuyệt. Anh bảo một bài dân ca rất phổ biến ở Canada trong mùa tình yêu có mấy câu hay như thế này :
... The rose is red
The violet is blue
The honey is sweet
And so are you.
Thấy dân làng vỗ tay râm ran, anh John được hứng kể tiếp : Thời tôi là sinh viên có đi cắm trại, và các trại sinh đều trẻ, đang độ tuổi đẹp nhất của tình yêu, nên ai cũng thuộc bài ca sau đây, lời bài ca rất đơn sơ, nghe là hiểu liền và thích liền. Bài mang tên ‘Tell me why’. Bài ca dài này lấy ý từ bài ca 4 câu trên đây :
... Tel me why the stars do shine
Tel me why the ivy twines
Tell me why the ocean is blue
Anh I will tell you just why I love you
... Because God made the stars to shine
Because God made the ivy twine
Be cause God made the ocean blue
Because God made you that’s why I love you
Em hãy nói cho anh biết tại sao tinh tú trên trời sáng long lanh. Em hãy nói cho anh biết tại sao cây tường vi lại leo quanh, em hãy nói cho anh biết tại sao nước đại dương trong xanh, rồi anh sẽ nóí cho em biết tại sao anh yêu em.
Em không trả lời được phải không, anh xin trả lời nha :
... Bởi vì Thượng Đế đã làm cho tinh tú sáng long lanh, bởi vì Thượng Đế đã làm cho cây tường vi leo quanh, bởi vì Thượng Đế đã làm ra nước đại dương trong xanh, và tại vì Thượng Đế đã tạo dựng ra em , chính vì thế mà anh yêu em )
Lời bài ca rất đơn sơ, và cung nhạc cũng rất đơn sơ, ai cũng thích.
Các cụ đã thấy cái anh John này đa tài chưa? Nói đã hay mà hát cũng hay nữa.
Phe các bà vỗ tay to và lâu nhất. Các bà còn bắt anh John hát nữa, Chị Ba Biên Hoà thấy chồng đã mệt nên nhảy vào tiếp sức. À hóa ra khi nói về tình yêu thì hai vị này nhiều chuyện lắm. Chị kể rằng thập niên 1960 cả Saigon ai cũng biết bài ‘Que Sera Sera / Biết Ra sao Ngày sau’. Cả Miền Nam đã say mê cô ca sĩ nổi tiếng Doris Day hát bài này. Rồi chi Ba cất tiếng hát.
‘ When I was just a little girl, I asked my mother what will I be?...
Và không ai bảo ai, cả làng cùng hát theo. Làng tôi vui thế đấy các cụ ạ. Rồi cụ già B.95 lại giơ tay, ai cũng tưởng là cụ xin hát. Cụ chỉ vào ông ODP rồi nói : Lớp xồn xồn như các bác hồi đó có hát hò vui như vậy không ? Xin bác hát cho chúng tôi nghe một bài ca thời xưa coi, nào mời bác hát đi. Ai cũng vỗ tay hoan hô lời mời này. Ông ODP nói ngay : Tôi chỉ còn nhớ một bài hát tiếng Pháp thời tôi là chú sói con trong phong trào Hướng Đạo. Bài hát vui và đơn sơ như thế này :
... Jamais on n’a vu vuvu, jamais on ne verra rara, la queue d’un souris risris, dans l’oreille d’un chat chatchat...
Rồi ông hát cả lời Việt nữa :
... Nào bao giờ ta có thấy thấy thấy, ta có thấy bao giờ giờ giờ, một cái đuôi con chuột chuột chuột, mà nó ngoáy tai mèo mèo mèo...
Cả làng vỗ tay lớn hết sức. Hôm nay lễ tình yêu, vui quá. Nhân hát bài tiếng Pháp và có không khí Pháp, ông ODP đố luôn dân làng câu đố tiếng Pháp này :
Je suis le chef de 27 soldats, sans moi Paris sera pris. Qui suis je ?
Tôi là chef của 27 binh sĩ, không có tôi thì Paris thất thủ liền, xin đố : vậy tôi là ai?
Ông đố cả làng. Dân làng đa số hiểu tiếng Pháp, ấy thế mà cả làng im như tờ. Cây tiếng Pháp như cụ Chánh, anh John, Chị Ba, anh H.O. nín khe. Ông ODP không muốn không khí đang vui này bị đứt quãng lâu nên ông giải liền : Thưa đó là Chữ A trong từ Paris. Chữ A là chữ đứng đầu bảng 27 chữ cái ABC của tiếng Pháp. Chữ Paris mà bỏ A đi thì chữ Paris sẽ trở thành chữ Pris, pris nghĩa là bị bắt, bị thua, phải không cơ?
Cụ Chánh muốn dân làng vui nữa về chữ nghiã liền quay vào anh John : Anh nói cả 2 thứ tiếng, tiếng Anh và tiếng Pháp, anh có chuyện gì hay về hai thứ tiếng này xin nói cho cả làng nghe đi.
Anh John trả lời ngay : Từ ngày kết hôn với nhà cháu, cháu để tâm học tiếng Việt và thấy tiếng Viêt tuyệt vời, hay hơn cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngày nào cháu cũng gặp những điều tuyệt vời trong tiếng Viêt. Chẳng hạn sáng nay cháu gặp 2 tiếng .
. Tiếng thứ nhất là chữ KHỔ. Theo cách đánh vần ngày xưa thì người Bắc Kỳ đanh vần là ‘ khờ ô khô hỏi khổ’, nghiã là trước khi khổ thì đã khờ người ra rồi, còn người miền Nam quê vợ cháu thì đánh vần là ‘ ca hát ô khô hỏi khổ’ nghĩa là ca hát khô miệng rồi mới hỏi khổ ở chỗ nào’.
. Tiếng thứ hai là chữ LÁNG GIỀNG để chỉ người hàng xóm. Cháu đã tra cứu tự điển mà không biết láng là gì, giềng là gì, tại sao hai chữ ghép lại thì có nghĩa là hàng xóm, người ở bên nhà mình. Tìm không ra, cháu bèn gọi cho ông bác của vợ cháu, ông là giáo sư văn chương nên rất giỏi. Nghe cháu hỏi xong thì ông cười hề hề rổi bảo : tiếng này liên hệ tới phong tục tập quán VN. Ngày xưa trong làng không nhà nào có ao để lấy nước mà cả làng ai cũng lấy nước từ cái giếng chung ở đầu xóm, ngày ngày ai cũng gặp nhau ở cái giếng làng, hễ muốn có nuớc là ra giếng làng, do đó tiếng ‘giếng làng’ nói lái thì hoài hóa thành Láng Giềng’.
Cả làng nghe xong ai cũng giật mình. À, có lý thật. Các cụ nghĩ sao cơ? Các cụ có phục cái anh da trắng chồng chị Ba Biên Hòa không cơ.
Rồi anh John quay vào Cụ Chánh : Cháu xin hết. Bây giờ đến lượt cụ. Xin cụ cho thêm ý kiến về chữ giếng làng, chữ khổ, chữ Paris trên đây, hay cụ nói chuyện gì liên quan đến Tây ngày xưa.
Cụ Chánh đáp : chuyện chữ nghĩa thì lão quên hết rồi, lão chỉ còn nhớ chuyện bên Tây sau đây :
... Trên một chuyến tàu lửa ở Paris, có một thanh niên ngồi bên một ông già. Chàng thanh niên nét mặt hiêu hiêu tự đắc, ngồi rung đùi ngắm nhìn thiên hạ. Còn ông già thì miệng lâm râm đọc kinh tay lần chuỗi tràng hạt. Chàng thanh niên nhìn ông già, một cái nhìn khinh khỉnh và thương hại. Khi thấy ông già ngưng đọc kinh thì anh ta liền nói :
-Thưa bác, bây giờ là thời tiến bộ, thời của khoa học, không còn ai tin vào đạo, vào lời kinh, như bác là chậm tiến và lạc hậu lắm!
Ông gìa nhìn cậu rồi hỏi : Cậu có thể chứng minh điều cậu vừa nói được không? Anh thanh niên vênh mặt trả lời : Được chứ, đây là chuyện rất hay nhưng rất dài không thể tóm tắt trong mấy phút được. Xin bác cho tôi tên và địa chỉ để tôi gửi tài liệu đến nhà cho bác đọc. Ông già liền móc túi rồi đưa một tấm danh thiếp cho cậu ta. Cậu thanh niên này cầm tấm danh thiếp, đọc xong, nét mặt đang vênh váo tự nhiên biến sắc và tái mét. Cậu qùy sụp xuống vái ông già, giọng run run :
- Con xin kính chào nhà bác học Louis Pasteur.
TRÀ LŨ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thiên Nhiên Diệu Huyền
Lê Trị
09:30 06/03/2019
THIÊN NHIÊN DIỆU HUYỀN
Ảnh của Lê Trị
Thiên nhiên tuyệt phẩm từ trời
Tạ ơn Thượng đế ban đời trần gian.
(bt)
Ảnh của Lê Trị
Thiên nhiên tuyệt phẩm từ trời
Tạ ơn Thượng đế ban đời trần gian.
(bt)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 07/03/2019: Gọi đích danh vụ khởi tố ĐHY Pell - Bách Hại Tôn Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
11:42 06/03/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Cha Raymond J. de Souza, chủ bút tập san Convivium, gọi đích danh vụ khởi tố Đức Hồng Y Pell là Bách Hại Tôn Giáo trong bài “Calling Cardinal Pell’s Prosecution What It Is: Religious Persecution”.
Theo cha Souza, ngay từ đầu, diễn trình dẫn đến việc kết tội là một chiến thuật được nâng đỡ và tính toán nhằm làm hủ hóa hệ thống công lý hình sự để đạt các mục tiêu do chính trị giật dây.
Việc Đức Hồng Y Pell vào tù chẳng có chi là tủi nhục đối với người Công Giáo cả: nhưng tủi nhục hiển nhiên phải chính là tâm tình phải có của những kẻ đã đặt ngài vào đó.
Đức Hồng Y Pell từng bị cáo gian năm 2002, và trước ngài, Đức Hồng Y Joseph Bernardin của Chicago cũng từng bị cáo gian vào năm 1993. Cả hai vụ cáo gian đều được dàn xếp bằng cách chạy đến với cảnh sát hay tòa án.
Trường hợp của Đức Hồng Y Pell là một vụ hoài thai công lý được thực hiện với cảnh sát và công tố viên có ác ý từ trước.
Vụ kiện chống lại Đức Hồng Y Pell kỳ quái một cách lố bịch đến nỗi các công tố viên phải mất hai lần mới có được các lời kết tội. Phiên tòa đầu tiên, vào tháng 9, đã kết thúc bằng một bồi thẩm đoàn ngang ngửa, trong đó, 10 bồi thẩm viên bỏ phiếu vô tội trong khi chỉ có 2 người khăng khăng buộc tội ngài.
Tuy không có thêm bất kỳ tố cáo nào mới từ nguyên cáo hay từ bất cứ người nào khác về bất cứ hành vi sai trái nào của ngài từ lần xử trước đến lần xử này; và đồng thời cảnh sát cũng bị chỉ ra là đã sơ suất trong việc điều tra hiện trường vụ án được cho là nơi xảy ra lạm dụng; thế mà bồi thẩm đoàn thứ hai đã bỏ phiếu 12-0 để kết tội ngài!
Chính thẩm phán phiên tòa cũng có vẻ ngạc nhiên khi nghe phán quyết. Trước tòa, mẹ của người được cho là nạn nhân thứ hai, nay đã chết, cho biết con bà đã nói với bà trước khi qua đời rằng anh ta chưa bao giờ bị lạm dụng tính dục.
Sau khi chứng minh rằng các cáo buộc là không thể đúng sự thật, ngài cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên khi một bồi thẩm đoàn gồm 12 công dân bình thường bị thuyết phục, trái với bằng chứng và lương tri, rằng Đức Hồng Y Pell đã phạm tội. Dù sao, hàng chục này đến hàng chục khác các cảnh sát và công tố viên được đào tạo và có kinh nghiệm đã quyết định rằng cựu tổng giám mục Sydney có tội ngay cả trước khi bất cứ cáo buộc nào được đưa ra. Đó là sự căm thù của chủ nghĩa thế tục cực đoan tại Úc đối với Giáo Hội Công Giáo nói chung và Đức Hồng Y George Pell nói riêng.
2. George Weigel: Chuyện Đức Hồng Y Pell: Nước Úc giờ đây đang được trắc nghiệm
Tờ First Things hôm 27 tháng Hai có đăng bài nhận định sau của Tiến Sĩ George Weigel với nhan đề “The Pell Affair: Australia Is Now on Trial” – “Chuyện Đức Hồng Y Pell: Nước Úc giờ đây đang được trắc nghiệm”.
Toàn văn như sau:
Có ai khác ngoài kia đang hăng máu tranh luận về bản án đồi bại được đưa ra để chống lại Hồng Y George Pell, để kết án ngài về “lạm dụng tình dục trong quá khứ”, nhận ra rằng Đức Hồng Y không nhất thiết phải trở về quê hương bản quán để đối mặt với phiên tòa hay không? Là thành viên của Hồng Y đoàn của Hội Thánh Rôma và là một quan chức của Vatican, Đức Hồng Y có hộ chiếu ngoại giao của Vatican và quyền công dân của Quốc gia Thành Vatican. Nếu thực sự ngài đã phạm tội, ngài lẽ ra có thể ở lại trong vùng an toàn đặc miễn ngoại giao của Vatican, chính quyền Úc không thể chạm tới. Nhưng vì Đức Hồng Y Pell biết mình vô tội, nên ngài quyết tâm về quê nhà để bảo vệ danh dự của mình, và theo nghĩa rộng hơn, để bảo vệ hàng thập kỷ làm việc của ngài để tái xây dựng Giáo Hội Công Giáo ở Úc, nơi nhiều phần sống động vẫn còn nợ rất nhiều sự lãnh đạo và lòng can đảm của ngài.
Đức Hồng Y Pell và tôi đã là bạn trong hơn năm mươi năm, và trong hai thập kỷ rưỡi của tình bạn đó, tôi đã kinh hoàng nhận ra các gian truân mà ngài đã phải gánh chịu, từ các phương tiện truyền thông Úc siêu thế tục và cả từ nhiều giới trong Giáo hội quyết tâm bám vào giấc mơ làm một cuộc cách mạng của họ sau Công Đồng Vatican II.
Một cuộc tấn công đáng nhớ nhắm vào ngài xảy ra ngay sau khi tôi đến chơi nhà ngài ở Melbourne vào cuối năm 2000: Tác giả bài báo vu cáo rằng Tổng Giám mục Pell lúc đó say mê các đồ phụng vụ đắt tiền và ngôi nhà của ngài chứa đầy những phẩm phục thêu gấm thêu hoa và những thứ lặt vặt đắt tiền dùng trong nhà thờ. Tôi rất vui khi có thể trả lời bằng văn tự hẳn hoi rằng, chỉ cần ở trong nhà vài ngày, tôi có thể báo cáo chính mắt nhìn thấy ngài chỉ có một phẩm phục duy nhất, nhưng tôi đã thấy sách ở khắp mọi nơi, cũng như những số ra gần đây nhất của mọi tạp chí đề xuất các ý kiến và những phản hồi trong khu vực nói tiếng Anh, từ mọi phía tả, hữu và trung dung.
Một thời gian sau đó, cáo buộc lạm dụng tình dục đầu tiên được đưa ra đối với Đức Hồng Y Pell,vào thời điểm đó ngài đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm tổng giám mục Sydney. Theo đúng các thủ tục pháp lý, ngài giải quyết vấn đề trước hết tại Melbourne rồi sau đó vấn đề được đưa đến New South Wales, Đức Hồng Y Pell đã tự nguyện rời khỏi chức vụ cho đến khi có một cuộc điều tra tư pháp, dẫn đầu bởi một cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Úc, đã làm sáng tỏ hoàn toàn mọi việc. Khi phán quyết được phát sóng lần đầu tiên, Đức Tổng Giám Mục Pell đã bị thúc giục bởi một quan chức cấp cao của Vatican, là hãy tiếp tục tấn công và công khai truy tố người tố cáo ngài. Đức Hồng Y đã từ chối lời khuyên đó, nhận xét một cách gượng gạo với tôi vào thời điểm ngài trả lời cho viên chức trong giáo triều Rôma rằng, đối với những người thuộc bộ lạc Công Giáo Ái Nhĩ Lan của ngài ở Úc, “Chúng tôi học môn tôn giáo từ Rôma còn môn chính trị chúng tôi học ở nhà.”
Niềm tin của Đức Tổng Giám Mục George Pell vào công lý Úc đã được minh oan trong dịp đó. Nhưng bây giờ, niềm tin của ngài vào hệ thống tư pháp Úc đã bị thử thách một lần nữa, và lần này là một thử thách cay đắng. Vì không phải là George Pell đang bị xét xử, nhưng là niềm xác tín của ngài; và vị Hồng Y, với sự thanh thản và điềm nhiên đối với cuộc tấn công vào nhân cách của ngài, đã phải ngồi trong một nhà tù ở Melbourne: “đi tĩnh tâm” như ngài nhắn tin với bạn bè.
Như tôi đã chỉ ra ở đây, cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell đầy rẫy những chuyện không thể xảy ra và tồi tệ hơn ngay từ đầu. Cảnh sát Victoria đã lần mò tìm phương thế chống lại Đức Hồng Y Pell, cả một năm trước khi nhận được bất kỳ khiếu nại nào từ bất kỳ người nào được cho là một nạn nhân. Phiên điều trần, trong đó bác bỏ nhiều cáo buộc mà cảnh sát đưa ra, đáng lẽ phải bãi bỏ tất cả chúng; nhưng giữa bầu không khí công cộng sôi sục có thể so sánh với Salem, và Massachusetts, trong cơn cuồng loạn săn lùng phù thủy vào thế kỷ XVII, một phán quyết tổ chức một phiên tòa hình sự đã được đưa ra. Trong phiên tòa đó, và sau khi các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y Pell chứng minh rằng những tội ác mà ngài bị cáo buộc không thể nào xảy ra nổi, một bồi thẩm đoàn đã bỏ phiếu 10-2 để tha bổng ngài; nhưng điều đó có nghĩa là một bồi thẩm đoàn bế tắc đã xảy ra (một số thành viên đã khóc khi phán quyết của họ được đọc [vì họ không thuyết phục được 2 người kia đồng thuận với họ]) và như thế tòa đã quyết định xét xử lại. Tại phiên tòa xét xử lại, các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y Pell đã chứng minh rằng có mười điều không thể tin được và không thể xảy ra đồng thời trùng hợp như thế trong cáo buộc chống lại ngài; không có thêm bất kỳ tố cáo nào mới từ bất cứ người nào khác về bất cứ hành vi sai trái nào của ngài từ lần xử trước đến lần xử này; và cảnh sát cũng bị chỉ ra là đã sơ suất trong việc điều tra hiện trường vụ án được cho là nơi xảy ra lạm dụng; thế mà bồi thẩm đoàn thứ hai đã bỏ phiếu 12-0 để kết tội ngài, sau những gì có thể được hiểu một cách hợp lý rằng họ đã từ chối thực hiện nghiêm chỉnh các hướng dẫn của thẩm phán về cách thức hình thành các bằng chứng.
Và như thế khi lệnh cấm đưa tin về bản án đã được dỡ bỏ và phán quyết thứ hai đã được tiết lộ vào đầu tuần này, một dòng thác Niagara những lời lăng mạ đã tới tấp đổ xuống Hồng Y Pell từ cả các giới chính trị và truyền thông, mặc dù thực tế là một số ít các nhà báo dũng cảm của Úc và Cha Frank Brennan (một tu sĩ dòng Tên người Úc nổi bật đứng ở đầu kia của quang phổ giáo hội so với Đức Hồng Y Pell) đã chỉ ra sự bất công trầm trọng trong bản án dành cho ngài.
Một cái gì đó rất, rất là sai ở đây.
Không ai nghi ngờ rằng Giáo Hội Công Giáo ở Úc đã sơ suất rất nhiều trong việc đối phó với tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ trong nhiều thập kỷ. Không ai thực sự hiểu biết lịch sử cải cách Công Giáo ở Úc có thể nghi ngờ rằng người lật ngược mô hình phủ nhận và che đậy chính là George Pell, cũng là người có sự trung thực và can đảm để áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà ngài áp đặt khi có người tố cáo chính mình. Nếu Đức Hồng Y Pell trở thành vật tế thần cho những thất bại mà ngài đã làm việc chăm chỉ để sửa chữa, thì những câu hỏi nghiêm trọng nhất phải được đặt ra về năng lực của dư luận Úc về lý trí và sự công bằng cơ bản, và về sự khát máu của một phương tiện truyền thông thế tục hung hăng, quyết tâm thắng cho bằng được về chính trị và giáo hội với một trong những công dân nổi tiếng nhất trên trường quốc tế, là người dám thách thức các nhóm “tiến bộ” về tất cả mọi thứ, từ việc giải thích Công Đồng Vatican II đến phá thai, biến đổi khí hậu và chiến tranh chống chủ nghĩa thánh chiến.
Khi sự thật cuối cùng được đưa ra, những người có lý trí trên khắp thế giới này sẽ thấy rằng hầu như tại mọi thời điểm trong quá trình khó khăn này, hệ thống tư pháp đã không đứng về phía Hồng Y Pell, người đã tự nguyện trở về nhà để tự biện hộ. Hệ thống đó cũng đã không đứng về phía nước Úc. Các luật sư của Đức Hồng Y bây giờ sẽ kháng cáo; Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể, và nên, đồng ý với đơn kháng cáo của Đức Hồng Y rằng bồi thẩm đoàn thứ hai không thể đưa ra phán quyết có tội một cách hợp lý, và sau đó bác bỏ hoàn toàn phán quyết này. Điều này, theo thuật ngữ kỹ thuật của luật pháp Úc, là một bản án không an toàn "unsafe verdict". Bản án ấy không chỉ là không an toàn đối với riêng Hồng Y George Pell.
Nếu nó không được đảo ngược tại phiên kháng cáo, bản án sai lầm đó sẽ tạo thành một bản cáo trạng mới: bản cáo trạng về một hệ thống pháp lý không thể tự đưa ra công lý khi đối mặt với sự hiềm khích của công chúng, sự trả thù chính trị và sự gây hấn của truyền thông. Điều đó có nghĩa là Úc, hoặc ít nhất là Tiểu bang Victoria, nơi mà phiên tòa này đã diễn ra là một nơi không an toàn, cho cả các công dân lẫn những du khách.
3. Rối loạn trong cuộc họp thường niên của United Methodist vì những tranh cãi chung quanh vấn đề đồng tính
Trong một cuộc bỏ phiếu với kết quả rất sát 438 trên 384, hội nghị khoáng đại thường niên của United Methodist (Hội Thánh Tin Lành Giám Lý) năm 2019, diễn ra từ 25 đến 27 tháng Hai tại St. Louis, đã khẳng định tiếp tục lệnh cấm phong chức giáo sĩ cho những người đồng tính, cấm cử hành phép cưới cho các cặp đồng tính, và cấm chúc phúc cho các cặp đồng tính bên trong nhà thờ.
Được thành lập vào năm 1968 từ sự hợp nhất của hai giáo phái Tin Lành, Hội Thánh Tin Lành Giám Lý có 12.7 triệu thành viên, trong đó 7 triệu người sống ở Hoa Kỳ.
Cuộc họp thường niên của Hội Thánh Tin Lành Giám Lý đã trở nên căng thẳng khi xảy ra những tranh cãi liên quan đến đề xuất loại bỏ ba lệnh cấm nêu trên. Một số đã quỳ xuống cầu nguyện, khóc lóc, và van xin các đại biểu khác chấp thuận việc bãi bỏ các cấm đoán này.
Nancy Denardo, đại biểu miền Tây Pennsylvania, đã trích dẫn Kinh thánh trong cuộc tranh luận của cô chống lại đề xuất này.
“Bạn bè ơi, xin vui lòng ngưng ngay việc gieo rắc các hạt giống lừa dối,” cô nói. “Tôi rất tiếc nếu sự thật của Tin Mừng làm tổn thương bất cứ ai. Tôi yêu các bạn và tôi yêu các bạn rất nhiều đến mức tôi phải nói sự thật.”
Cảnh các đại biểu khác quỳ xuống cầu nguyện, khóc lóc xin Chúa “mở lòng trí” cho các đại biểu khác chấp thuận việc bãi bỏ các cấm đoán này khiến cô rùng mình. “Tại sao người ta có thể công khai cầu xin Chúa ban cho một chuyện tội lỗi như thế?”
Giám mục Scott Jones của Hội Thánh Tin Lành Giám Lý Texas cho biết trong một tuyên bố rằng cuộc bỏ phiếu giải quyết một cuộc tranh luận lâu dài về việc làm thế nào mà hội thánh có thể hoàn thành tốt nhất sứ mệnh của chúng ta là như các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô trong việc chuyển hóa thế giới.
“Quyết định này phù hợp với giáo phái của chúng tôi, lập trường truyền thống về tình dục của con người, như được nêu trong Sách Kỷ luật phát hành năm 1972,” ông Scott Jones nói.
4. Hồng Y Nicaragua triều yết Đức Thánh Cha về tình hình tại quốc gia này
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết từ ngày 27 tháng 2, cuộc đối thoại giữa chính phủ và đại diện của phe đối lập đã được tái tục tại Nicaragua. Đại diện của Hội Đồng Giám Mục sẽ ngồi vào bàn đàm phán, với tư cách là nhân chứng và người trung gian hòa giải cùng với các đại diện của chính phủ và phái đoàn của xã hội dân sự.
Trong khi đó, tại Vatican đã có cuộc gặp riêng giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Hồng Y Leopoldo Brenes, Tổng Giám mục Managua, Chủ tịch Hội đồng Giám mục. Trong quá khứ, Đức Hồng Y cũng đã nhiều lần triều yết Đức Thánh Cha vì tình hình nghiêm trọng ở quốc gia Trung Mỹ này. Vào tháng Giêng vừa qua, toàn bộ Hội Đồng Giám Mục Nicaragua cũng đã gặp Đức Thánh Cha tại Ngày Giới trẻ Thế giới ở Panama.
Trước cuộc tổng biểu tình vào ngày thứ Bảy 28 tháng 7, năm ngoái 2018, các Giám mục đã gửi một bức thư trực tiếp cho Ortega bày tỏ mong muốn của các ngài tiếp tục làm trung gian trong các cuộc đối thoại hòa giải quốc gia. Các Giám mục Nicaragua cũng nói rõ ràng rằng các ngài đứng về phía người dân và yêu cầu cộng đồng quốc tế chú ý đến những gì đang xảy ra tại Nicaragua.
Hồi tháng Tư năm ngoái, khi các cuộc biểu tình nổ ra khắp nơi, Ortega đã mời các giám mục làm trung gian trong các cuộc đối thoại hòa giải quốc gia. Đây chỉ là một động tác giả để hắn ta có thời giờ điều động bọn công an Sandinista từ địa phương này sang địa phương khác cải trang thành côn đồ thân chính phủ.
Điều quân xong, Ortega phỉ báng các Giám Mục là “những kẻ mưu toan đảo chính” và sai bọn công an giả danh côn đồ tấn công các nhà thờ. Các linh mục và cả các Giám Mục cũng bị tấn công.
Tiêu biểu là hôm 11 tháng 7, 2018, nhà thờ Thánh Giacôbê Tông Đồ ở quận Jintotepe ngay trong thủ đô Managua đã bị bọn côn đồ trang bị dao phay, tiểu liên và cả các vũ khí hạng nặng tấn công và cướp bóc.
Tại thánh lễ phạt tạ hôm 25 tháng 7, 2018 cho các hành động tấn công, hôi của và phạm thánh tại nhà thờ này, Đức Hồng Y Leopoldo Brenes đã kêu gọi những người Công Giáo Nicaragua đừng ‘răng đền răng, mắt đền mắt’ với sự đàn áp bạo lực của bọn cầm quyền Ortega.
5. HĐGM Hoa Kỳ kinh hoàng trước quyết định chận đứng dự luật bảo vệ thai nhi đã chào đời của Thượng Viện
Tối thứ Hai, các thượng nghị sĩ phò sinh tại Thượng Viện Hoa Kỳ đã thất bại trong việc thuyết phục các đồng viện thông qua Born-Alive Abortion Survivors Protection Act (dự luật bảo vệ thai nhi sống sót sau các phẫu thuật phá thai).
Thượng nghị sĩ Ben Sasse, đại biểu Cộng Hòa ở tiểu bang Nebraska là tác giả của dự luật này. Ông đề nghị việc cấm các bác sĩ giết chết các thai nhi sống sót sau các phẫu thuật phá thai, và phải bảo đảm rằng những hài nhi này phải được chăm sóc như các hài nhi được sinh ra bình thường khác có cùng tuổi thai. 53 thượng nghị sĩ bỏ phiếu thuận, 44 bỏ phiếu chống, và 3 người không bỏ phiếu. Tại Thượng viện, một dự luật cần phải đạt được túc số 60 phiếu để được thông qua. Hiện nay, Thượng viện Hoa Kỳ gồm 100 nghị sĩ, 53 thuộc đảng Cộng Hoà, 45 thuộc đảng Dân Chủ và 2 thượng nghị sĩ độc lập.
Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) về các hoạt động vì sự sống, đã đưa ra tuyên bố sau đây:
“Không có dự luật nào dễ cho Thượng viện thông qua hơn cho bằng một điều rõ ràng rằng việc giết trẻ sơ sinh là sai và không nên được dung thứ. Một thượng nghị sĩ thôi, chứ đừng nói chi đến 44 thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu chống lại dự luật bảo vệ thai nhi sống sót sau các phẫu thuật phá thai, là một sự bất công gây kinh hoàng và tức giận cho người dân Mỹ và buộc chúng ta phải có những hành động chính trị quyết liệt. Một cuộc bỏ phiếu chống lại dự luật này là một cuộc bỏ phiếu để nới rộng giấy phép giết người Roe chống Wade, từ chỗ giết chết những đứa trẻ chưa sinh giờ đây lấn sang cả giết chết những đứa trẻ sơ sinh. Người dân Mỹ, đại đa số ủng hộ dự luật này, phải đòi hỏi công lý cho những đứa trẻ vô tội.”
6. Hội Đồng Giám Mục Pakistan âu lo về nguy cơ chiến tranh giữa nước này và Ấn Độ
“Chúng tôi lên án các cuộc tấn công khủng bố ở Kashmir, nhưng chúng tôi cũng lên án bất kỳ phản ứng vũ trang nào: chúng tôi cầu xin Chúa hoán cải lòng trí con người để ngăn chặn bất kỳ hành động nào có thể dẫn đến chiến tranh. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân và cầu nguyện cho hòa bình giữa Ấn Độ và Pakistan”.
Đó là một phần trong thư của Đức Cha Samson Shukardin, OFM, Giám Mục giáo phận Hyderabad, gởi cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.
Sau cuộc tấn công ở Kashmir vào ngày 14 tháng 2, trong đó 42 binh sĩ Ấn Độ bị giết, quân đội Ấn đã thực hiện một cuộc đột kích vào một trại huấn luyện của các phần tử cực đoan Hồi giáo nằm sâu bên trong lãnh thổ Pakistan. Đây là cuộc tấn công đầu tiên kể từ năm 1971, khi hai nước giao tranh với nhau về việc Bangladesh ly khai khỏi Pakistan.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố rằng “Trên 300 tên khủng bố đã bị giết chết trong cuộc tấn công vào nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammed.” Đây là một nhóm thánh chiến Hồi Giáo Sunni được hình thành tại Ấn Độ nhưng các trung tâm huấn luyện của chúng được đặt tại Pakistan. Chúng chạy qua chạy lại giữa biên giới hai nước.
Nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammed đã tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ tấn công khủng bố ở Kashmir hôm 14 tháng 2.
Lo sợ sự leo thang này có thể dẫn đến chiến tranh quy ước, Đức cha Samson tuyên bố: “Cả hai nước, Ấn Độ và Pakistan, phải tôn trọng lẫn nhau và phải thực tế, và phải tìm hiểu thực tại, và làm việc cùng nhau vì thiện ích chung. Thay vì đe dọa lẫn nhau, các nhà lãnh đạo của cả hai nước phải làm việc cùng nhau và dành ưu tiên cho việc duy trì hòa bình.”
“Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị của cả hai quốc gia cùng nhau giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại thông qua các cuộc đàm phán tại bàn hòa đàm, thay vì tiếp tục leo thang các lời buộc tội lẫn nhau.”
Lãnh đạo Ấn Độ cáo buộc Pakistan liên quan đến vụ tấn công khủng bố ngày 14/2. Tuy nhiên, thủ tướng Pakistan, Imran Khan, phủ nhận sự liên can của chính quyền Pakistan trong vụ tấn công này và đã đề nghị Ấn Độ hỗ trợ cho một cuộc điều tra.
Cha Qaisar Feroz dòng Phanxicô Capuchin, thư ký điều hành của Ủy ban Truyền thông Xã hội thuộc Hội Đồng Giám Mục Pakistan nói với Fides: “Tôi nghĩ rằng các nhà lãnh đạo chính trị của cả hai nước nên sử dụng thiện chí chính trị để giải quyết vấn đề Kashmir. Chiến tranh không bao giờ là con đường đúng đắn: hòa bình và nới lỏng các căng thẳng chính trị chắc chắn sẽ mang lại sự thịnh vượng ở cả hai bên biên giới, chúng ta phải chọn con đường đối thoại và giải quyết xung đột trong hòa bình.”
7. Tuần tĩnh tâm đầu Mùa Chay của Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma
Chiều Chúa Nhật 10 tháng Ba, Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo tại Tòa Thánh sẽ rời Vatican đi tĩnh tâm mùa chay cho đến sáng thứ Sáu, 15 tháng Ba.
Giống như các năm trước, các vị dùng xe bus để tới trung tâm “Nhà Thầy Chí Thánh” (Casa Divin Maestro) của tu đoàn thánh Phaolo ở Ariccia, cách Roma khoảng 30 cây số về hướng nam.
Vị giảng thuyết cho tuần tĩnh tâm Mùa Chay năm nay là cha Bernardo Francesco Maria Giann, dòng Biển đức, viện phụ của đan viện San Miniato al Monte ở Florence. Chủ đề của các bài suy niệm là “Thành phố của những khát khao mãnh liệt. Để có những ánh nhìn và cử chỉ phục sinh trong đời sống của thế giới.”
Tuần tĩnh tâm bắt đầu lúc 16 giờ chiều Chúa Nhật với buổi Chầu Mình Thánh Chúa và kinh chiều. Những ngày sau đó có kinh sáng lúc 7 giờ rưỡi, tiếp đến là bài suy niệm thứ I lúc 9 giờ rưỡi, rồi thánh lễ đồng tế.
Ban chiều lúc 6 giờ có bài suy niệm thứ II, tiếp đến là Chầu Thánh Thể và kinh chiều.
Sáng thứ Sáu 15 tháng Ba, sẽ có thánh lễ lúc 7 giờ rưỡi và một bài kết thúc lúc 9 giờ rưỡi.
Tổng cộng có 10 bài suy niệm với các chủ đề lần lượt là: “Chúng ta ở đây là vì điều này”, “Giấc mơ của La Pira”, “Chúng ta ở đây để đốt cháy lại các hòn than bằng hơi thở của chúng ta” , “Sự hiện diện của tai tiếng, của máu, và của sự thờ ơ”, “Anh em có nhớ không?”, “Những khao khát mãnh liệt”, “Những lá cờ hòa bình và tình huynh đệ”, “Chúng ta hãy nắm tay nhau”, “Đêm đầy sao”, và cuối cùng là “Thành phố được đặt trên núi”.
Tuần tĩnh tâm của giáo triều Rôma đã được khởi xướng từ năm 1929 dưới triều Đức Giáo Hoàng Piô XI. Trong thời gian đầu giáo triều dự tĩnh tâm vào Mùa Vọng. Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã đổi sang tĩnh tâm vào tuần thứ nhất Mùa Chay.
Trong tuần tĩnh tâm, Đức Thánh Cha sẽ ngưng tất cả các cuộc tiếp kiến, bao gồm cả buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 13 tháng Ba, là ngày kỷ niệm 6 năm ngài được bầu làm Giáo hoàng.
8. Giới thiệu vị giảng thuyết trong tuần tĩnh tâm Mùa Chay 2019 của giáo triều Rôma
Trong bài “Pope Francis Chooses Italian Benedictine to Lead Lenten Retreat” – “Đức Thánh Cha đã chọn một tu sĩ dòng Biển Đức hướng dẫn tuần tĩnh tâm”, được đăng trên National Catholic Register hôm 28 tháng Hai, Edward Petin (một tỉ phú tại California, nhưng thường xuyên sống tại Rôma để làm ký giả đưa tin về Vatican cho hệ thống truyền hình EWTN của Hoa Kỳ) đã giới thiệu vị giảng thuyết trong tuần tĩnh tâm Mùa Chay năm nay của giáo triều Rôma bắt đầu từ chiều Chúa Nhật 10 tháng Ba, đến sáng thứ Sáu, 15 tháng Ba.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chọn một tu sĩ dòng Biển Đức “với những hiểu biết sâu sắc về văn hóa”, và là một trong những kiến trúc sư trưởng của một hội nghị được tổ chức vào năm 2015 tại Florence về chủ nghĩa nhân văn Kitô giáo, để thuyết giảng tại tuần tĩnh tâm Mùa Chay năm nay của Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma.
Cha Olivetan Bernardo Gianni, viện phụ của đan viện San Miniato al Monte nổi tiếng nhìn xuống thành phố Florence, sẽ hướng dẫn các bài suy niệm ở Ariccia, ngoại ô Rôma, từ ngày 10 tháng 3.
Đan viện Đức Mẹ Núi Olivet đã được thành lập vào năm 1313 và tu hội Olivet đã được nhập vào Liên minh dòng Biển Đức từ năm 1960.
Trong một tuyên bố, Cha Gianni cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bất ngờ gọi điện thoại cho cha và mời ngài hướng dẫn các bài tĩnh tâm.
Đó là “một cuộc trò chuyện thoải mái”, ngài nói, và thêm rằng: “Khi tôi nói với ngài rằng tôi không có bất kỳ bằng cấp nào về giáo hội hay thần học nào khả dĩ có thể biện minh cho một lời mời như vậy,” Đức Giáo Hoàng với một phong cách phóng khoáng nói với tôi: “Ồ đó là điểm rất tích cực đấy.”
10 bài suy niệm trong tuần tĩnh tâm Mùa Chay của cha Gianni đã được lấy cảm hứng từ bài thơ Siamo Qui Per Questo (Chúng ta ở đây là vì điều này) của nhà thơ người Ý Mario Luzi (sinh năm 1914 và qua đời năm 2005), là người có lòng sùng kính đền thánh San Miniato al Monte và đã viết bài thơ này riêng tặng cho đền thờ.
Tuần tĩnh tâm Mùa Chay hàng năm của Đức Giáo Hoàng, cũng có sự tham dự của các quan chức cao cấp trong Giáo triều Rôma, được cho là một trong những điểm nổi bật trong năm của Đức Thánh Cha. Ngài chọn những vị thuyết giảng trong tuần tĩnh tâm từ những người mà ngài thấy có chiều sâu tâm linh và ý thức sâu sắc về văn hóa.
Hôm 27 tháng Hai, Andrea Fagioli, viết trên tờ Avvenire, nghĩa là Tương Lai, tờ nhật báo của Hội Đồng Giám Mục Ý, rằng viện phụ Bernardo Gianni, 50 tuổi, là “một người có kiến thức sâu sắc về văn hóa và tâm linh” và là một “tu sĩ xã hội”, theo nghĩa là ngài đã mở toang cánh cửa của tu viện để giao lưu với thế giới, giúp nó trở thành “một nơi của vẻ đẹp, của sự gặp gỡ, hiệp thông và sự cởi mở với bên ngoài và với người khác.”
Cha Gianni đã tìm cách đổi mới tu viện, Fagioli nói thêm, bằng cách mở tu viện này ra với thành phố và chào đón những người tìm kiếm ý nghĩa, sự an ủi, và đức tin. Các nghi thức Phụng Vụ của tu viện là Hình thức Thông thường của Nghi lễ La Mã, trong khi Phụng Vụ Các Giờ Kinh được nguyện bằng tiếng Latinh.
Sinh tại Prato gần Florence, Francesco Gianni (tên khai sinh của ngài) đã sống xa cách đức tin trước khi trở lại với Giáo Hội và khám phá ơn gọi của mình vào năm 1992. Năm 2009, ngài được chọn làm phụ tá viện phụ. Tháng 12 năm 2015, ngài được bầu làm viện phụ.
Là người ủng hộ nhiệt tình sự nhấn mạnh của Công Đồng Vatican II về đối thoại và gặp gỡ với thế giới, ngài đã đóng một vai trò quan trọng vào tháng 11 năm 2015 trong việc chuẩn bị một hội nghị được tổ chức bởi Hội Đồng Giám Mục Ý về “một chủ nghĩa nhân văn mới trong Chúa Giêsu Kitô”, nhân chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Prato và Florence [hôm 10 tháng 11 năm 2015].
Trong một diễn từ thu hút sự chú ý đáng kể vào thời điểm đó, Đức Thánh Cha nói với hội nghị rằng thật là vô dụng khi đi tìm những giải pháp cho các bệnh tật và vấn đề trong Giáo hội thông qua “chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa cực đoan”, hay trong cố gắng “phục hồi các thực hành và các hình thức lỗi thời thậm chí không thể còn có chút ý nghĩa nào về mặt văn hóa”. Ngài cũng cảnh báo chống lại một đức tin “bị khóa trong chủ nghĩa chủ quan”.
Đức Giáo Hoàng tiếp tục chỉ trích những gì ngài cho là hai lỗi lầm phổ biến trong Giáo hội ngày nay: Chủ nghĩa Pêlagiô, một dị giáo phủ nhận tội lỗi nguyên tổ, và thuyết Ngộ đạo, phủ nhận thần tính của Chúa Kitô, đều là những cám dỗ sẽ đánh bại chủ nghĩa nhân bản Kitô Giáo chân thực. Sau này, ngài đã mở rộng các chủ đề này trong Tông huấn năm 2018 về sự thánh thiện trong thế giới hiện đại, Gaudete et Exsultate (Mừng rỡ hân hoan).
Ngài nói thêm rằng tín lý Kitô Giáo “không phải là một hệ thống khép kín, hết khả năng tạo ra các câu hỏi, các bận tâm, nhưng nó sống động, làm người ta không yên, sinh động hóa người ta. Gương mặt của nó không cứng nhắc, cơ thể nó động đậy và phát triển, da thịt nó mềm mại: đó là da thịt của Chúa Giêsu Kitô”. Ngài kết luận rằng “Chủ nghĩa nhân văn Kitô dựa trên nhu cầu đối thoại và gặp gỡ, để cùng nhau xây dựng một xã hội dân sự.”
Khi được hỏi một tháng sau đó, sau khi đã được bầu làm viện phụ, về những gì còn đọng lại trong ngài về thông điệp của Đức Giáo Hoàng, Cha Gianni cho biết “một chương trình nghị sự đầy những nhiệm vụ, đặc biệt cho trái tim của chúng ta, là phải tái khám phá tính trung tâm của Tin mừng, lời kêu gọi yêu thương của Phúc Âm, và chú ý đến những hình thức cũ và mới của sự nghèo nàn.”
Ngài nói rằng thông điệp của Đức Giáo Hoàng cũng nhắc nhở ngài đừng rơi vào một “ý thức hệ đức tin hay giáo hội” mà phải có một chương trình nghị sự quan tâm đến những người vẫn còn xa cách chúng ta, và không bao giờ được thỏa mãn bởi những thành quả mục vụ nhưng phải không ngừng nghỉ trong việc phụng sự Chúa bằng cách mang lại ý nghĩa và hy vọng cho mọi người.
Cha Gianni cho biết ngài tin rằng Đức Giáo Hoàng đã chọn ngài hướng dẫn tuần tĩnh tâm Mùa Chay vì ngài có liên quan đến hội nghị đó, và công việc tổ chức lễ kỷ niệm 1,000 năm tu viện San Miniato al Monte - một nhà thờ mà theo ngài, có “ơn gọi” là “trò chuyện với càng nhiều người càng tốt ở mọi nơi.”
Do đó, ngài nói rằng các bài suy niệm sẽ được rút ra từ cuộc sống đan tu, từ “ánh mắt của các tu sĩ và cộng đồng tu sĩ trên thành phố, với định hướng về Chúa, nhưng không bao giờ vô cảm với những gì được sống ở trung tâm thành phố.”
9. Các cử hành Phụng Vụ Mùa Chay tại Rôma
Tại giáo phận Rôma, các cử hành trong Mùa Chay sẽ diễn ra lần lượt tại các nhà thờ, và được gọi là các “Stazioni” – các “chặng” như các chặng đàng thánh giá (Stazioni della Via Crucis).
Thứ Tư Lễ Tro ngày 6 tháng Ba
Chặng đầu tiên đã do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự trong ngày thứ Tư Lễ Tro 6 tháng Ba.
Lúc 4:30 chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự cuộc rước kiệu sám hối từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh.
Đi trong đoàn rước với Đức Thánh Cha, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma, các tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.
Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ Năm, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân.
10. Sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa’ 29 tháng Ba
Sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa’, được khởi xướng trong Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa, sẽ được tiếp tục, và được cử hành tại Rôma vào chiều ngày thứ Sáu 29 tháng Ba, tức là thứ Sáu sau Chúa Nhật thứ Ba Mùa Chay. Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Phụng Vụ Sám Hối tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 5h chiều, với nghi thức thống hối chung, xưng tội và lãnh ơn xá giải cá nhân, tại Đền thờ Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha, các Hồng Y, một số đông các Giám Mục và linh mục sẽ ngồi tòa giải tội trong dịp này.
Trong Tông Chiếu Misericordiae Vultus, nghĩa là “Khuôn mặt xót thương”, nhằm thiết định Năm Thánh Ngoại Thường Về Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha đã giải thích về ý nghĩa cuả sáng kiến này và thời gian cử hành như sau:
“Sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa,’ được cử hành vào ngày thứ Sáu và thứ Bảy trước tuần thứ Tư của Mùa Chay, nên được thực hiện trong mỗi giáo phận. Rất đông người, kể cả giới trẻ, đang trở lại với Bí tích Hòa giải; qua cảm nghiệm này, họ đang tái khám phá con đường trở về với Chúa khi sống một khoảnh khắc cầu nguyện mãnh liệt và khi tìm kiếm ý nghĩa trong đời họ. Chúng ta hãy đặt Bí tích Hoà giải ở trung tâm một lần nữa sao cho bí tích này giúp mọi người chạm vào sự hùng vĩ của lòng thương xót Chúa với những đôi tay của riêng họ. Với mỗi hối nhân, bí tích này sẽ là nguồn mạch của bình an nội tâm thật sự.”
11. Chúa Nhật Lễ Lá 14 tháng Tư
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Lễ Lá tại Quảng trường Thánh Phêrô vào lúc 10h sáng Chúa Nhật 14 tháng Tư. Đây cũng là Ngày Giới Trẻ Thế Giới cấp giáo phận lần thứ 35.
Buổi lễ bắt đầu với nghi thức làm phép lá diễn ra tại chân cây tháp bút ở giữa Quảng trường và cuộc rước lá diễn ra tiếp theo đó với sự tham dự của đông đảo các bạn trẻ của giáo phận Rôma. Thánh Lễ đã được diễn ra tại trước tiền đình Đền Thờ Thánh Phêrô.
Lễ Dầu ngày thứ Năm Tuần Thánh 18 tháng Tư
Lúc 9h30 sáng thứ Năm 18 tháng Tư, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô cùng với đông đảo các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc giáo triều Rôma và khoảng 1,600 linh mục thuộc giáo phận Rôma.
Trong thánh lễ dầu các linh mục lặp lại những lời hứa các ngài đã tuyên thệ khi thụ phong linh mục. Sau đó, các loại dầu được làm phép để dùng trong suốt năm khi thực hiện các Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức, Phong Chức Linh Mục, và Bí tích Xức Dầu.
12. Lễ Tiệc Ly ngày thứ Năm Tuần Thánh 18 tháng Tư
Các vị tiền nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô thường cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly - Missa in coena Domini - vào chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô là nhà thờ chánh tòa của Đức Thánh Cha trong cương vị Giám Mục Rôma.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô giữ thực hành vốn có của ngài khi còn là Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám Mục thủ đô Buenos Aires của Á Căn Đình, là cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh tại các nhà tù, các trung tâm cải huấn, trung tâm phục hồi nhân phẩm, bệnh viện…
Năm 2013, trong ngày thứ Năm Tuần Thánh đầu tiên triều Giáo Hoàng của ngài, ngài đã đến trại giam trẻ vị thành niên Casal del Marmo của Rôma, nơi ngài rửa chân cho các phạm nhân nam và nữ trẻ.
Năm sau, 2014, ngài chủ sự Thánh lễ và nghi thức rửa chân tại cơ sở phục hồi chức năng Don Gnocchi ở S.Maria della Provvidenza cho người già và người khuyết tật ở ngoại ô Rome.
Vào năm 2015, ngài đến nhà tù Rebibbia là nhà tù chính của Rôma, nơi ngài đã cử hành Thánh lễ với các tù nhân nam ở đó. Các phụ nữ từ một nhà tù nữ gần đó cũng được mời đến tham dự buổi lễ.
Năm 2016, ngài mừng lễ với những người tị nạn tại trung tâm tiếp nhận người di dân CARA ở Castelnuovo di Porto, cách Rôma 29km phía bắc.
Năm 2017, ngài đã đến một nhà tù ở Paliano cách Rôma khoảng 72 km.
Năm ngoái 2018, Đức Thánh Cha đã đến thăm và cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại nhà tù Regina Coeli, nghĩa là Nữ Vương Thiên Đàng, của thành phố Rôma cách Vatican khoảng 1600m.
Vào đầu tháng Tư, Phòng Báo Chí Tòa Thánh sẽ thông báo chi tiết địa điểm Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ Tiệc Ly năm nay.
13. Thứ Sáu Tuần Thánh 19 tháng Tư
Lúc 5 giờ chiều ngày thứ Sáu 19 tháng Tư cùng với giáo triều Rôma, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Phụng Vụ Suy Tôn Thánh Giá tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Sau đó, lúc 9 giờ 15 phút tối Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại Hí Trường Colosseum và ban phép lành cho tất cả mọi người hiện diện.
Thứ Bẩy Tuần Thánh 20 tháng Tư
Lúc 8 giờ 30 tối, thứ Bảy Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Trong thánh lễ, ngài sẽ ban bí tích Rửa Tội và Thêm Sức cho các tân tòng.
Chúa Nhật Phục sinh
Sáng Chúa Nhật ngày 21 tháng 4, Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ Phục sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô vào lúc 10 giờ sáng. Ngay sau đó, ngài sẽ đọc thông điệp “Urbi et Orbi” gởi Rôma và thế giới; và ban phép lành Tòa Thánh kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới.
Đức Thánh Cha chủ sự cuộc rước sám hối thứ Tư Lễ Tro tại Rôma
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:35 06/03/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chặng đầu tiên đã do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự trong ngày thứ Tư Lễ Tro 6 tháng Ba.
Lúc 4:30 chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự cuộc rước kiệu sám hối từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh.
Đi trong đoàn rước với Đức Thánh Cha, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma, các tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.
Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ Năm, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Tiên tri Giôen nói trong bài đọc thứ nhất: “Hãy rúc tù và tại Xi-on, ra lệnh giữ chay thánh” (Giôen 2:15). Mùa Chay mở ra với một âm thanh đinh tai, đó là tiếng tù và không làm êm đôi tai nhưng là lời công bố chay tịnh. Đó là một tiếng kêu to tìm cách làm chậm nhịp sống rất nhanh nhưng thường thiếu định hướng của chúng ta. Đó là một lời hiệu triệu hãy dừng lại, để tập trung vào những gì là thiết yếu, để chay tịnh khỏi những thứ không cần thiết làm chúng ta mất tập trung. Đó là một lời cảnh tỉnh cho linh hồn.
Lời cảnh tỉnh này được đi kèm với thông điệp mà Chúa tuyên bố qua đôi môi của vị tiên tri, một thông điệp ngắn gọn và chân thành: “Hãy trở về với Ta” (v 12). Trở về. Nếu chúng ta phải trở về, điều đó có nghĩa là chúng ta đã lang thang phiêu bạt. Mùa Chay là thời gian để tái khám phá hướng đi của cuộc sống. Bởi vì trong cuộc hành trình cuộc đời, như trong mọi cuộc hành trình, điều thực sự quan trọng là đừng đánh mất mục tiêu. Tuy nhiên, trong cuộc hành trình nếu chúng ta mải mê ngắm nhìn phong cảnh hoặc dừng lại ăn uống, chúng ta sẽ không đi được xa. Chúng ta nên tự hỏi: Trên hành trình của cuộc đời, tôi có tìm kiếm con đường phía trước không? Hay tôi hài lòng với việc sống trong khoảnh khắc và chỉ nghĩ đến việc cảm thấy tốt là đủ, giải quyết một số vấn đề rồi quay ra vui chơi? Con đường này là gì? Có phải đó là sự tìm kiếm sức khỏe, mà ngày nay nhiều người coi là ưu tiên trước hết nhưng cuối cùng rồi nó cũng qua đi? Hay có thể là của cải và phúc lợi chăng? Nhưng chúng ta không ở trong thế giới này vì những điều như thế. Chúa nói hãy quay về với Ta. Với Ta. Chúa phải là cùng đích của cuộc hành trình của chúng ta trong thế giới này. Hướng đi phải dẫn đến Ngài.
Hôm nay chúng ta đã được ban cho một dấu chỉ sẽ giúp chúng ta tìm thấy hướng đi của chúng ta: đó là đầu ta được xức tro. Đó là một dấu chỉ khiến chúng ta phải xem xét những gì đang chiếm hữu tâm trí chúng ta. Suy nghĩ của chúng ta thường tập trung vào những thứ thoáng qua, đến rồi đi. Dấu tro nhỏ mà chúng ta sẽ nhận được, là một lời nhắc nhở tế nhị nhưng thực tế rằng rất nhiều thứ chiếm giữ suy nghĩ của chúng ta, mà chúng ta theo đuổi và lo lắng mỗi ngày, sẽ không còn gì. Cho dù chúng ta làm việc chăm chỉ đến đâu đi nữa, chúng ta sẽ không mang theo được sự giàu có với chúng ta khi từ giã cuộc sống này. Thực tại trần gian biến mất như bụi trong gió. Những thứ sở hữu chỉ là tạm thời, quyền lực qua đi, thành công nhạt nhòa dần. Văn hóa chuộng vẻ bề ngoài đang thịnh hành ngày nay, thuyết phục chúng ta sống cho những thứ chóng qua, là một sự lừa dối kinh hoàng. Nó giống như một ngọn lửa: một khi lụi tàn, chỉ còn lại tro. Mùa Chay là thời gian để giải thoát bản thân khỏi ảo ảnh đuổi theo cát bụi. Mùa Chay là để tái khám phá rằng chúng ta được tạo thành cho ngọn lửa không thể dập tắt, chứ không phải cho những tro tàn lập tức biến mất; chúng ta được tạo thành vì Chúa, chứ không phải vì thế gian; vì sự vĩnh cửu của thiên đàng, chứ không phải vì sự lừa dối trần thế; vì tự do của con cái Chúa, chứ không phải để làm nô lệ cho vạn vật. Chúng ta nên tự hỏi ngày hôm nay: Tôi đang đứng bên nào? Tôi sống vì lửa hay vì tro?
Trong hành trình Mùa Chay này, hãy trở lại với những gì thiết yếu, Tin Mừng đề xuất ba bước mà Chúa mời gọi chúng ta thực hiện không giả hình và không giả vờ: đó là bố thí, cầu nguyện, và chay tịnh. Những điều này để làm gì? Việc bố thí, cầu nguyện và chay tịnh đưa chúng ta trở lại với ba thực tại không phai mờ. Cầu nguyện hiệp nhất chúng ta với Chúa; bác ái kết hiệp chúng ta với người lân cận; và chay tịnh hiệp nhất chúng ta với chính mình. Thiên Chúa, người lân cận, và cuộc sống của tôi: đây là những thực tại không phai mờ mà chúng ta phải đầu tư. Do đó, Mùa Chay mời chúng ta tập trung, trước hết vào Đấng Toàn Năng, trong lời cầu nguyện, là điều giải thoát chúng ta khỏi cuộc sống phẳng lặng và vô vị, trong đó chúng ta dành thời gian cho bản thân mà quên đi Thiên Chúa. Sau đó, chúng ta được mời gọi chú tâm đến những người khác, với một tấm lòng bác ái giải phóng chúng ta khỏi sự phù phiếm của việc chiếm hữu cho thật nhiều và nghĩ rằng mọi thứ chỉ là tốt nếu cái tốt ấy là dành cho tôi. Cuối cùng, Mùa Chay mời chúng ta nhìn vào bên trong trái tim mình, với chay tịnh, để giúp chúng ta thoát khỏi sự dính bén với mọi thứ và khỏi tinh thần thế gian làm tê liệt trái tim. Cầu nguyện, bác ái, và chay tịnh là ba khoản đầu tư cho một kho báu tồn tại lâu dài.
Chúa Giêsu đã phán: “Kho báu anh em ở đâu, thì lòng trí anh em cũng ở đó” (Mt 6:21). Trái tim của chúng ta luôn chỉ về một số hướng: nó giống như một chiếc la bàn tìm kiếm những phương vị của nó. Chúng ta cũng có thể so sánh con tim chúng ta với một nam châm: nó cần phải tự gắn mình vào một cái gì đó. Nhưng nếu nó chỉ gắn liền với những thứ trần thế, sớm hay muộn nó sẽ trở thành nô lệ cho chúng: những thứ cho chúng ta sử dụng lại trở thành những thứ mà chúng ta phải phục dịch cho chúng. Vẻ bề ngoài, tiền bạc, sự nghiệp hoặc sở thích: nếu chúng ta sống vì chúng, thì chúng sẽ trở thành những thần tượng biến chúng ta thành nô lệ cho chúng, trở thành những tiếng còi quyến rũ chúng ta và sau đó đẩy chúng ta trôi giạt. Nhưng nếu trái tim chúng ta gắn liền với những gì không qua đi, chúng ta sẽ tái khám phá chính mình và được giải thoát. Mùa Chay là thời gian ân sủng giải thoát trái tim khỏi phù hoa. Đó là thời gian chữa lành khỏi những nghiện ngập quyến rũ chúng ta. Đây là thời gian để dán cái nhìn của chúng ta vào những gì là lâu dài.
Như thế, chúng ta có thể dán cái nhìn của mình vào đâu trong suốt hành trình Mùa Chay này? Thưa, vào Đấng Chịu Đóng Đinh. Chúa Giêsu trên thập giá là la bàn cuộc đời, hướng chúng ta lên thiên đàng. Sự nghèo nàn của gỗ thánh giá, sự im lặng của Chúa, sự rũ bỏ chính mình vì yêu thương của Người cho chúng ta thấy sự cần thiết của một cuộc sống đơn giản hơn, thoát khỏi những lo lắng về mọi thứ. Từ thập giá, Chúa Giêsu dạy chúng ta lòng can đảm lớn lao liên quan đến sự từ bỏ. Chúng ta sẽ không bao giờ tiến được về phía trước nếu chúng ta bị đè nặng. Chúng ta cần giải thoát bản thân khỏi sự kìm kẹp của chủ nghĩa tiêu dùng và nanh vuốt của tính ích kỷ, khỏi lòng ước muốn có được nhiều hơn nữa không ngừng, không bao giờ được thỏa mãn, và khỏi một trái tim khép kín với nhu cầu của người nghèo. Chúa Giêsu trên gỗ thánh giá cháy bỏng với tình yêu và kêu gọi chúng ta đến với một cuộc sống say mê Người, không lạc mất giữa đống tro tàn của thế giới; đến với một cuộc sống cháy bỏng lòng bác ái, không bị dập tắt trong sự tầm thường. Có khó sống như Người yêu cầu không? Thưa thật khó sống, nhưng nó dẫn chúng ta đến mục tiêu của đời ta. Mùa Chay chỉ cho chúng ta thấy điều này. Nó bắt đầu với đống tro tàn nhưng cuối cùng lại dẫn chúng ta đến ánh lửa đêm Phục sinh; đến sự phát hiện rằng, trong ngôi mộ, xác của Chúa Giêsu không biến thành tro bụi, nhưng trỗi dậy một cách vinh quang. Điều này cũng đúng cho chúng ta, những người là bụi tro. Nếu chúng ta, với những yếu đuối của mình, trở về với Chúa, nếu chúng ta đi theo con đường tình yêu, thì chúng ta sẽ nắm lấy cuộc sống vĩnh cửu không bao giờ kết thúc. Và chúng ta sẽ tràn đầy niềm vui.
Source:Libreria Editrice Vaticana