Phụng Vụ - Mục Vụ
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay: Bài 15
VietCatholicNetwork
09:10 07/03/2012
Ðoạn Phúc Âm kể lại câu chuyện ông Lazarô (Lk 16:19-31) đưa ra cho chúng ta một nghịch lý: Chúng ta mất cái mà chúng ta muốn giữ và chúng ta được cái mà chúng ta sẵn sàng cho đi. Dụ ngôn người phú hộ và ông Lazarô cho thấy bi kịch khi chúng ta không ngó ngàng tới việc chia sẻ những gì chúng ta có với tha nhân, đặc biệt với những người nghèo và yếu thế trong xã hội. Người phú hộ không bị kết án vì tài sản của ông ta, nhưng vì sự thờ ơ của ông đối với người nghèo. Cuối cùng, chính ông đã trở thành người ăn mày tuyệt vọng, van xin Abraham cho khỏi chốn hỏa ngục.
Tên Lazarô nghĩa là "Chúa là sự trợ giúp tôi". Bất chấp một cuộc đời đau khổ, Lazarô giữ niềm hy vọng vào Thiên Chúa. Cuối cùng, ông nhận được gia tài đã dành sẵn cho ông nơi thiên đàng. Thánh Augustinô có lần đã nói rằng tất cả chúng ta đều là những người ăn mày đang cần đến hồng ân Thiên Chúa: "Anh em giàu có với những của cải tạm bợ, nhưng anh em cần những thứ vĩnh cữu... Ðiều mà anh em làm với những ai khẩn cầu anh em thì Thiên Chúa cũng sẽ thực hiện như thế với anh em... Hãy đong đầy cho những người anh em đang túng thiếu... để rồi sự túng thiếu của anh em cũng được đong đầy".
Bác ái thật sự không phải chỉ là cho đi những gì dư thừa. Bác ái thật sự bao gồm những cho đi có tính hy sinh trong một tình yêu không vị kỷ dành cho Thiên Chúa. Mẹ Têrêxa thích kể câu chuyện này: "Cách đây đã lâu trong nhà trẻ của chúng tôi không có đường cho trẻ con. Một đứa bé lên bốn nghe rằng 'Mẹ Têrêxa không có đường cho trẻ con'. Cháu về nhà và nói với ba mẹ rằng: 'Con sẽ không ăn đường trong 3 ngày. Con sẽ cho mẹ Têrêxa số đường ấy'. Ðứa bé còn quá nhỏ, nói tên tôi còn chưa trúng, nhưng đã dạy tôi một bài học làm sao để yêu với một tình yêu cao cả. Không phải vấn đề là em bé ấy cho đi bao nhiêu nhưng là chuyện em bé đã cho đi với một tình yêu lớn lao".
Ðây chính là cách thế mà Thiên Chúa muốn ta cho đi. Mọi thứ chúng ta có là hồng ân của Ngài - cuộc sống, sức khoẻ, tài năng và của cải. Cách thức chúng ta đầu tư những thứ này quyết định tương lai sau này của chúng ta. Hãy để Thánh Linh thay đổi tim ta và chỉ cho ta thấy con đường đưa đến hạnh ohúc khi chúng ta quảng đại chia sẻ tài năng và của cải chúng ta với anh chị em mình.
"Lạy Chúa, xin làm mềm lòng con để con có thể yêu thương và cho đi cách quảng đại cho những ai đang túng thiếu. Xin cho con cũng biết thương xót anh chị em con như Chúa hằng thương xót con".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Tên Lazarô nghĩa là "Chúa là sự trợ giúp tôi". Bất chấp một cuộc đời đau khổ, Lazarô giữ niềm hy vọng vào Thiên Chúa. Cuối cùng, ông nhận được gia tài đã dành sẵn cho ông nơi thiên đàng. Thánh Augustinô có lần đã nói rằng tất cả chúng ta đều là những người ăn mày đang cần đến hồng ân Thiên Chúa: "Anh em giàu có với những của cải tạm bợ, nhưng anh em cần những thứ vĩnh cữu... Ðiều mà anh em làm với những ai khẩn cầu anh em thì Thiên Chúa cũng sẽ thực hiện như thế với anh em... Hãy đong đầy cho những người anh em đang túng thiếu... để rồi sự túng thiếu của anh em cũng được đong đầy".
Bác ái thật sự không phải chỉ là cho đi những gì dư thừa. Bác ái thật sự bao gồm những cho đi có tính hy sinh trong một tình yêu không vị kỷ dành cho Thiên Chúa. Mẹ Têrêxa thích kể câu chuyện này: "Cách đây đã lâu trong nhà trẻ của chúng tôi không có đường cho trẻ con. Một đứa bé lên bốn nghe rằng 'Mẹ Têrêxa không có đường cho trẻ con'. Cháu về nhà và nói với ba mẹ rằng: 'Con sẽ không ăn đường trong 3 ngày. Con sẽ cho mẹ Têrêxa số đường ấy'. Ðứa bé còn quá nhỏ, nói tên tôi còn chưa trúng, nhưng đã dạy tôi một bài học làm sao để yêu với một tình yêu cao cả. Không phải vấn đề là em bé ấy cho đi bao nhiêu nhưng là chuyện em bé đã cho đi với một tình yêu lớn lao".
Ðây chính là cách thế mà Thiên Chúa muốn ta cho đi. Mọi thứ chúng ta có là hồng ân của Ngài - cuộc sống, sức khoẻ, tài năng và của cải. Cách thức chúng ta đầu tư những thứ này quyết định tương lai sau này của chúng ta. Hãy để Thánh Linh thay đổi tim ta và chỉ cho ta thấy con đường đưa đến hạnh ohúc khi chúng ta quảng đại chia sẻ tài năng và của cải chúng ta với anh chị em mình.
"Lạy Chúa, xin làm mềm lòng con để con có thể yêu thương và cho đi cách quảng đại cho những ai đang túng thiếu. Xin cho con cũng biết thương xót anh chị em con như Chúa hằng thương xót con".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:58 07/03/2012
TRUY ĐẾN CÙNG
Có một hòa thượng cầu siêu cho người chết, phải có ba nén bạc thì bảo đảm đưa hồn đến tận tây phương cực lạc.
Có một phụ nữ xin cầu siêu cho chồng, đưa cho hòa thượng hai nén bạc, hòa thượng bèn cầu siêu đưa hồn qua đông phương, người phụ nữ không vui, hòa thượng nói thẳng ra là còn thiếu một nén bạc, người phụ nữ lập tức đưa thêm một nén bạc cho hòa thượng, hòa thượng cũng tức thời đổi miệng tụng bài kinh đưa hồn đi tây phương. Người phụ nữ trong lòng bi thảm buồn sầu khóc lớn, nói:
- “Chồng của tôi ạ, chỉ vì mấy nén bạc mà ông chạy qua đông rồi lại chạy qua tây, thật là khổ thân ông quá…”
Suy tư:
Có một vài tín hữu hồ nghi việc đem tiền đi xin lễ cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời, không phải họ hồ nghi về tình yêu và ân sủng của Chúa dành cho các linh hồn trong luyện ngục, qua những việc lành phúc đức hoặc hy sinh của chúng ta; cũng không phải họ nghi ngờ về kho tàng ơn thánh mà Giáo Hội đã nhờ công nghiệp của Đức Chúa Giê-su mà ở ra cho con cái trong việc nhận lãnh ơn đại xá hoặc tiểu xá, nhưng họ hồ nghi về việc làm của một số linh mục không theo đúng luật của Giáo Hội trong việc dâng lễ cầu hồn, bởi vì có một vài linh mục đem thánh lễ cầu hồn chia ra thành nhiều bậc theo ý của mình, để tăng them tiền xin lễ nơi giáo dân, cũng một lễ cầu hồn mà:
- Bỗng lễ nhiều thì lễ cầu hồn bậc nhất, tức là có treo cờ, có ca đoàn hát.
- Bỗng lễ vừa vừa thì lễ cầu hồn bậc hai, tức là có treo cờ mà không có ca đoàn hát.
- Bỗng lễ theo đúng tòa giám mục đưa ra thì là lễ bậc ba, chỉ…làm lễ chay, tức là không treo cờ, không có ca đoàn gì cả.
Thánh lễ thì vô giá, không có tiền bạc vật chất nào ở thế gian này có thể mua được, cho nên không thể buôn bán thánh lễ, và cũng không thể có thánh lễ cầu hồn bậc này bậc nọ theo ý của người này người nọ.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một hòa thượng cầu siêu cho người chết, phải có ba nén bạc thì bảo đảm đưa hồn đến tận tây phương cực lạc.
Có một phụ nữ xin cầu siêu cho chồng, đưa cho hòa thượng hai nén bạc, hòa thượng bèn cầu siêu đưa hồn qua đông phương, người phụ nữ không vui, hòa thượng nói thẳng ra là còn thiếu một nén bạc, người phụ nữ lập tức đưa thêm một nén bạc cho hòa thượng, hòa thượng cũng tức thời đổi miệng tụng bài kinh đưa hồn đi tây phương. Người phụ nữ trong lòng bi thảm buồn sầu khóc lớn, nói:
- “Chồng của tôi ạ, chỉ vì mấy nén bạc mà ông chạy qua đông rồi lại chạy qua tây, thật là khổ thân ông quá…”
Suy tư:
Có một vài tín hữu hồ nghi việc đem tiền đi xin lễ cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời, không phải họ hồ nghi về tình yêu và ân sủng của Chúa dành cho các linh hồn trong luyện ngục, qua những việc lành phúc đức hoặc hy sinh của chúng ta; cũng không phải họ nghi ngờ về kho tàng ơn thánh mà Giáo Hội đã nhờ công nghiệp của Đức Chúa Giê-su mà ở ra cho con cái trong việc nhận lãnh ơn đại xá hoặc tiểu xá, nhưng họ hồ nghi về việc làm của một số linh mục không theo đúng luật của Giáo Hội trong việc dâng lễ cầu hồn, bởi vì có một vài linh mục đem thánh lễ cầu hồn chia ra thành nhiều bậc theo ý của mình, để tăng them tiền xin lễ nơi giáo dân, cũng một lễ cầu hồn mà:
- Bỗng lễ nhiều thì lễ cầu hồn bậc nhất, tức là có treo cờ, có ca đoàn hát.
- Bỗng lễ vừa vừa thì lễ cầu hồn bậc hai, tức là có treo cờ mà không có ca đoàn hát.
- Bỗng lễ theo đúng tòa giám mục đưa ra thì là lễ bậc ba, chỉ…làm lễ chay, tức là không treo cờ, không có ca đoàn gì cả.
Thánh lễ thì vô giá, không có tiền bạc vật chất nào ở thế gian này có thể mua được, cho nên không thể buôn bán thánh lễ, và cũng không thể có thánh lễ cầu hồn bậc này bậc nọ theo ý của người này người nọ.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:59 07/03/2012
N2T |
17. Những người không kiên quyết chống trả cơn cám dỗ thì hoàn toàn bỏ rơi Thiên Chúa, mất tiêu linh hồn.
(sách Gương Chúa Giê-su)40 bài tĩnh tâm Mùa Chay: Bài 16
VietCatholic Network
09:09 07/03/2012
Một ông nhà giàu kia có thú vui sưu tầm các bức danh họa trên thế giới. Những người đến thăm ông đều phải trầm trồ trước những bức tranh của Picassos và Rembrandts mà ông đã không tiếc tiền mua chúng về treo. Ông có một đứa con trai duy nhất. Khi đến tuổi trưởng thành, chàng trai bị gọi nhập ngũ. Trong một trận chiến, anh đã anh dũng hy sinh khi cố gắng cứu mạng cho một đồng đội. Nhớ ơn anh, và biết người cha là một người thích tranh, người đồng đội được cứu sống đã vẽ lại bức tranh ghi lại hình ảnh hào hùng của người con để tặng cho người cha.
Một thời gian sau, người cha cũng qua đời và người ta bán đấu giá những tài sản của ông. Nhiều người từ khắp nơi trên thế giới tuốn đến mong có thể mua được những danh họa có một không hai.
Người trọng tài trong cuộc đấu giá bắt đầu bằng cách nói: "Chúng ta hãy khởi đầu từ bức tranh của người con".
Một sự im lặng khó chịu bao trùm căn phòng đấu giá. Một tiếng nói cất lên: "Bỏ qua chuyện đó đi. Bức tranh đó do một tay tài tử vẽ có đáng gì mà đấu giá. Ðấu mấy bức của Picassos hay Rembrandts đi".
Tuy nhiên, người trọng tài vẫn không nhượng bộ: "Không, chúng ta phải bắt đầu bằng bức tranh người con trước. Ai muốn lấy bức tranh của người con".
Cuối cùng, một giọng nói cất lên từ cuối phòng: "Mười đồng". Ðó là tiếng người làm vườn già nua. Mười đồng là tất cả khả năng mà người làm vườn có thể trả nổi.
"Có người trả mười đồng. Có ai trả hơn không? Có ai trả hai mươi đồng không?"
Một sự im lặng nặng nề lại bao trùm, hy vọng bức tranh được bán cho mau để chuyển qua những món khác.
"Mười đồng lần thứ nhất. Mười đồng lần thứ hai. Mười đồng lần thứ ba. Bán".
Người trọng tài gõ búa xuống. Ông xé một bao thư đi kèm với bức tranh. Ðọc xong, ông tuyên bố với mọi người: "Cám ơn quý vị đã đến đây hôm nay. Cuộc đấu giá đã kết thúc". Người trọng tài giải thích: "Nội dung bức thư của chủ nhân dặn rằng hễ ai mua bức tranh người con thì sẽ được tất cả tài sản, đất đai, tiền bạc và tất cả các bức tranh. Người cha đã muốn trao tặng tất cả cho những ai chấp nhận người con".
Trong Ðức Giêsu, Thiên Chúa cho chúng ta mọi thứ, kể cả bức tranh mà Ngài muốn chúng ta trở nên. Với mỗi người trong chúng ta, Thiên Chúa hỏi thẳng chúng ta rất rõ ràng, không úp mở: "Ngươi có chấp nhận Con Duy Nhất của ta không? Ai chấp nhận Con ta thì được mọi sự". Chắc chắn rằng trong cuộc đấu giá trên, nếu người ta biết rõ nội dung bức thư, mọi người sẽ giành giật để đấu cho được bức tranh của người con. Còn chúng ta, chúng ta biết rất rõ ý định Thiên Chúa mà chúng ta lại không chấp nhận người Con thì chúng ta quả là dại dột.
Chúng ta hãy đón nhận Ngài. Không có thánh giá, sẽ không có vinh quang. Chúng ta hãy học nơi Thánh Kinh và tất cả các thánh: "Không phải tôi sống nhưng là Ðức Kitô sống trong tôi" (Galat 2:20).
"Lạy Ðức Giêsu, con chọn Ngài. Xin sống trong con để con thấy được tự do trong vâng phục và niềm vui là môn đệ Ngài".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Một thời gian sau, người cha cũng qua đời và người ta bán đấu giá những tài sản của ông. Nhiều người từ khắp nơi trên thế giới tuốn đến mong có thể mua được những danh họa có một không hai.
Người trọng tài trong cuộc đấu giá bắt đầu bằng cách nói: "Chúng ta hãy khởi đầu từ bức tranh của người con".
Một sự im lặng khó chịu bao trùm căn phòng đấu giá. Một tiếng nói cất lên: "Bỏ qua chuyện đó đi. Bức tranh đó do một tay tài tử vẽ có đáng gì mà đấu giá. Ðấu mấy bức của Picassos hay Rembrandts đi".
Tuy nhiên, người trọng tài vẫn không nhượng bộ: "Không, chúng ta phải bắt đầu bằng bức tranh người con trước. Ai muốn lấy bức tranh của người con".
Cuối cùng, một giọng nói cất lên từ cuối phòng: "Mười đồng". Ðó là tiếng người làm vườn già nua. Mười đồng là tất cả khả năng mà người làm vườn có thể trả nổi.
"Có người trả mười đồng. Có ai trả hơn không? Có ai trả hai mươi đồng không?"
Một sự im lặng nặng nề lại bao trùm, hy vọng bức tranh được bán cho mau để chuyển qua những món khác.
"Mười đồng lần thứ nhất. Mười đồng lần thứ hai. Mười đồng lần thứ ba. Bán".
Người trọng tài gõ búa xuống. Ông xé một bao thư đi kèm với bức tranh. Ðọc xong, ông tuyên bố với mọi người: "Cám ơn quý vị đã đến đây hôm nay. Cuộc đấu giá đã kết thúc". Người trọng tài giải thích: "Nội dung bức thư của chủ nhân dặn rằng hễ ai mua bức tranh người con thì sẽ được tất cả tài sản, đất đai, tiền bạc và tất cả các bức tranh. Người cha đã muốn trao tặng tất cả cho những ai chấp nhận người con".
Trong Ðức Giêsu, Thiên Chúa cho chúng ta mọi thứ, kể cả bức tranh mà Ngài muốn chúng ta trở nên. Với mỗi người trong chúng ta, Thiên Chúa hỏi thẳng chúng ta rất rõ ràng, không úp mở: "Ngươi có chấp nhận Con Duy Nhất của ta không? Ai chấp nhận Con ta thì được mọi sự". Chắc chắn rằng trong cuộc đấu giá trên, nếu người ta biết rõ nội dung bức thư, mọi người sẽ giành giật để đấu cho được bức tranh của người con. Còn chúng ta, chúng ta biết rất rõ ý định Thiên Chúa mà chúng ta lại không chấp nhận người Con thì chúng ta quả là dại dột.
Chúng ta hãy đón nhận Ngài. Không có thánh giá, sẽ không có vinh quang. Chúng ta hãy học nơi Thánh Kinh và tất cả các thánh: "Không phải tôi sống nhưng là Ðức Kitô sống trong tôi" (Galat 2:20).
"Lạy Ðức Giêsu, con chọn Ngài. Xin sống trong con để con thấy được tự do trong vâng phục và niềm vui là môn đệ Ngài".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kiêng thịt ngày thứ Sáu và các lễ trọng địa phương
Nguyễn Trọng Đa
09:10 07/03/2012
Kiêng thịt ngày thứ Sáu và các lễ trọng địa phương
ROMA - Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.
Hỏi: Tại Anh và xứ Wales, Hội Đồng Giám Mục đã quyết định tái lập việc kiêng thịt ngày thứ Sáu theo điều 1251 của Bộ Giáo luật. Theo điều luật này, việc kiêng thịt được áp dụng cho mọi ngày thứ Sáu, trừ ra các thứ Sáu có lễ trọng. Như thế, khi lễ bổn mạng của một giáo xứ rơi vào ngày thứ Sáu, và được tổ chức trọng thể tại riêng giáo xứ ấy, liệu mọi tín hữu giáo xứ ấy được ăn thịt vào ngày thứ Sáu ấy không, dù họ đi dự lễ ở nhà thờ khác? Liệu một người không thuộc giáo xứ ấy, nghĩ rằng đó là một lễ trọng tại địa phương, đi đến một tiệm ăn trong khu vực giáo xứ ấy để ăn thịt được không? - S.P., Tổng Giáo Phận Birmingham, Anh
Đáp: Sau đây là các điều luật liên quan về "Các Ngày Thống Hối": (Bản dịch Việt ngữ của Bộ Giáo Luật do các Linh Mục sau đây thực hiện: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh.)
Ðiều 1249: Luật Chúa buộc mọi tín hữu làm việc thống hối theo cách thức riêng của mỗi người. Nhưng để các tín hữu liên kết với nhau trong một vài nghĩa vụ thống hối chung, luật quy định những ngày thống hối, để trong những ngày ấy, các tín hữu chú trọng đặc biệt đến sự cầu nguyện, thi hành việc đạo đức và việc bác ái, từ bỏ bản thân, bằng cách trung thành chu toàn các bổn phận riêng và nhất là bằng cách giữ chay và kiêng thịt, dựa theo các điều luật sau đây.
Ðiều 1250: Những ngày và mùa thống hối chung cho toàn thể Giáo Hội là các ngày thứ sáu trong năm và mùa chay.
Ðiều 1251: Vào các ngày thứ sáu, nếu không trùng với ngày lễ trọng, thì phải giữ việc kiêng thịt hay kiêng một thức ăn khác theo Hội Ðồng Giám Mục đã quy định. Vào ngày thứ tư Lễ Tro và ngày thứ sáu Tuần Thánh kính nhớ sự Thương Khó và Tử Nạn của Chúa Giêsu Kitô, phải giữ việc kiêng thịt và ăn chay.
Ðiều 1252: Luật kiêng thịt buộc những người đã 14 tuổi trọn. Luật ăn chay buộc hết mọi người đã đến tuổi trưởng thành cho tới lúc bắt đầu 60 tuổi. Tuy nhiên, các Chủ Chăn và các phụ huynh phải lo dạy cho các em chưa đến tuổi buộc ăn chay và kiêng thịt để chúng hiểu biết ý nghĩa đích thực của việc thống hối.
Ðiều 1253: Hội Ðồng Giám Mục có thể xác định rõ rệt hơn việc giữ chay và kiêng thịt, cũng như thay thế chúng cách toàn phần, hay từng phần bằng những hình thức thống hối khác, nhất là bằng những việc từ thiện và việc đạo đức.
Những gì các Giám mục Anh và xứ Wales đã thực hiện là khôi phục việc tuân giữ đầy đủ các điều luật 1250-1251. Trước đây, việc kiêng thịt chỉ áp dụng cho các thứ Sáu Mùa Chay.
Tôi có thể nói rằng do tính chất lãnh thổ của lễ trọng được mừng, luật miễn ăn thịt chỉ áp dụng cho những người ở trong lãnh thổ giáo xứ. Còn giáo dân ngoài giáo xứ ấy phải tuân giữ luật phổ quát.
Ít là về lý thuyết, một người Công giáo, nhận thức rằng một giáo xứ đang mừng lễ trọng vào ngày thứ Sáu, có thể đến đó để ăn thịt. Nên nhớ điều này có nghĩa rằng người đó là một người Công giáo tốt, do đó người ta hy vọng rằng người ấy cũng sẽ chia sẻ niềm vui của giáo xứ bằng cách tham dự Thánh Lễ trọng, trước khi đi đến nhà hàng gần nhất.
Trong mùa thường niên, nhiều giáo xứ chuyển lễ trọng bổn mạng giáo xứ vào chủ nhật gần nhất. Trong trường hợp này, việc miễn kiêng thịt ngày thứ Sáu sẽ không còn áp dụng.
Việc miễn như thế cũng áp dụng cho các lễ trọng của giáo phận. Hầu hết các giáo phận có một lễ trọng bổn mạng hoặc thánh đại diện của mình. Tuy nhiên, việc áp dụng khả năng này không phải là thống nhất. Ví dụ, cả Subiaco và Montecassino đều chọn thánh Biển Đức là thánh bổn mạng chính. Tuy nhiên, trong khi toàn bộ thị trấn Subiaco mừng trọng thể lễ này, tại Montecassino chỉ đan viện chính mừng lễ trọng này thôi. Trong cả hai trường hợp, phần còn lại của giáo phận cử hành ngày lễ.
Mặc dù mỗi ngày thứ Sáu là một ngày thống hối, các ngày thứ Sáu mùa Chay là đặc biệt quan trọng. Vì vậy, nhiều nơi có thói quen kiêng thịt vào ngày lễ trọng trùng với một ngày thứ sáu trong mùa Chay này. (Zenit.org 6-3-2012)
Nguyễn Trọng Đa
ROMA - Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.
Hỏi: Tại Anh và xứ Wales, Hội Đồng Giám Mục đã quyết định tái lập việc kiêng thịt ngày thứ Sáu theo điều 1251 của Bộ Giáo luật. Theo điều luật này, việc kiêng thịt được áp dụng cho mọi ngày thứ Sáu, trừ ra các thứ Sáu có lễ trọng. Như thế, khi lễ bổn mạng của một giáo xứ rơi vào ngày thứ Sáu, và được tổ chức trọng thể tại riêng giáo xứ ấy, liệu mọi tín hữu giáo xứ ấy được ăn thịt vào ngày thứ Sáu ấy không, dù họ đi dự lễ ở nhà thờ khác? Liệu một người không thuộc giáo xứ ấy, nghĩ rằng đó là một lễ trọng tại địa phương, đi đến một tiệm ăn trong khu vực giáo xứ ấy để ăn thịt được không? - S.P., Tổng Giáo Phận Birmingham, Anh
Đáp: Sau đây là các điều luật liên quan về "Các Ngày Thống Hối": (Bản dịch Việt ngữ của Bộ Giáo Luật do các Linh Mục sau đây thực hiện: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh.)
Ðiều 1249: Luật Chúa buộc mọi tín hữu làm việc thống hối theo cách thức riêng của mỗi người. Nhưng để các tín hữu liên kết với nhau trong một vài nghĩa vụ thống hối chung, luật quy định những ngày thống hối, để trong những ngày ấy, các tín hữu chú trọng đặc biệt đến sự cầu nguyện, thi hành việc đạo đức và việc bác ái, từ bỏ bản thân, bằng cách trung thành chu toàn các bổn phận riêng và nhất là bằng cách giữ chay và kiêng thịt, dựa theo các điều luật sau đây.
Ðiều 1250: Những ngày và mùa thống hối chung cho toàn thể Giáo Hội là các ngày thứ sáu trong năm và mùa chay.
Ðiều 1251: Vào các ngày thứ sáu, nếu không trùng với ngày lễ trọng, thì phải giữ việc kiêng thịt hay kiêng một thức ăn khác theo Hội Ðồng Giám Mục đã quy định. Vào ngày thứ tư Lễ Tro và ngày thứ sáu Tuần Thánh kính nhớ sự Thương Khó và Tử Nạn của Chúa Giêsu Kitô, phải giữ việc kiêng thịt và ăn chay.
Ðiều 1252: Luật kiêng thịt buộc những người đã 14 tuổi trọn. Luật ăn chay buộc hết mọi người đã đến tuổi trưởng thành cho tới lúc bắt đầu 60 tuổi. Tuy nhiên, các Chủ Chăn và các phụ huynh phải lo dạy cho các em chưa đến tuổi buộc ăn chay và kiêng thịt để chúng hiểu biết ý nghĩa đích thực của việc thống hối.
Ðiều 1253: Hội Ðồng Giám Mục có thể xác định rõ rệt hơn việc giữ chay và kiêng thịt, cũng như thay thế chúng cách toàn phần, hay từng phần bằng những hình thức thống hối khác, nhất là bằng những việc từ thiện và việc đạo đức.
Những gì các Giám mục Anh và xứ Wales đã thực hiện là khôi phục việc tuân giữ đầy đủ các điều luật 1250-1251. Trước đây, việc kiêng thịt chỉ áp dụng cho các thứ Sáu Mùa Chay.
Tôi có thể nói rằng do tính chất lãnh thổ của lễ trọng được mừng, luật miễn ăn thịt chỉ áp dụng cho những người ở trong lãnh thổ giáo xứ. Còn giáo dân ngoài giáo xứ ấy phải tuân giữ luật phổ quát.
Ít là về lý thuyết, một người Công giáo, nhận thức rằng một giáo xứ đang mừng lễ trọng vào ngày thứ Sáu, có thể đến đó để ăn thịt. Nên nhớ điều này có nghĩa rằng người đó là một người Công giáo tốt, do đó người ta hy vọng rằng người ấy cũng sẽ chia sẻ niềm vui của giáo xứ bằng cách tham dự Thánh Lễ trọng, trước khi đi đến nhà hàng gần nhất.
Trong mùa thường niên, nhiều giáo xứ chuyển lễ trọng bổn mạng giáo xứ vào chủ nhật gần nhất. Trong trường hợp này, việc miễn kiêng thịt ngày thứ Sáu sẽ không còn áp dụng.
Việc miễn như thế cũng áp dụng cho các lễ trọng của giáo phận. Hầu hết các giáo phận có một lễ trọng bổn mạng hoặc thánh đại diện của mình. Tuy nhiên, việc áp dụng khả năng này không phải là thống nhất. Ví dụ, cả Subiaco và Montecassino đều chọn thánh Biển Đức là thánh bổn mạng chính. Tuy nhiên, trong khi toàn bộ thị trấn Subiaco mừng trọng thể lễ này, tại Montecassino chỉ đan viện chính mừng lễ trọng này thôi. Trong cả hai trường hợp, phần còn lại của giáo phận cử hành ngày lễ.
Mặc dù mỗi ngày thứ Sáu là một ngày thống hối, các ngày thứ Sáu mùa Chay là đặc biệt quan trọng. Vì vậy, nhiều nơi có thói quen kiêng thịt vào ngày lễ trọng trùng với một ngày thứ sáu trong mùa Chay này. (Zenit.org 6-3-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Vai trò không thể thay thế của phụ nữ trong cộng đồng nhân loại
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
15:22 07/03/2012
Danh từ phụ nữ hay người mẹ đã được nhắc đến ngay tại những trang đầu tiên của Kinh Thánh trong trình thuật về cuộc sáng tạo: «ThiênChúa sáng tạo con người có nam có nữ » (St 1, 27). Kinh Thánh muốn nhấn mạnh một cách rõ ràng rằng tuy nam nữ khác về giới tính, người nam và người nữhoàn toàn bình đẳng với nhau, được mời gọi bổ túc cho nhau và tiếp tục đồng trách nhiệm về công trình sáng tạo tốt đẹp của Thiên Chúa (x. St 1, 28).
Trong thực tế, vấn đề trọng nam khinh nữ vẫn diễn ra trong gia đình và xã hội tại nhiều nơi và nhiều thời. Vai trò của người phụ nữ chưa được nhìn nhận đúng với thiên chức của họ. Xem ra việc bênh vực cho quyền bình đẳng phụ nữ cũng như việc thực thi quyền lợi này của phái đẹp vẫn còn nan giải.Vẫn còn đó bao điều nhức nhối và đau lòng về các ngược đãi đối với phụ nữ, nhưnạn bạo hành trong gia đình, tệ nạn kinh doanh thân xác hay buôn bán phụ nữ,cách đối xử kiểu chồng chúa vợ tôi…
Những đóng góp của phụ nữ cho gia đình, Giáo Hội và xãhội là không thể phủ nhận. Thiên chức của họ là không thể thay thế. Điều này cần được khẳng định cách chắc chắn cho các trào lưu tâm bệnh trong xã hội đương đại với chủ trương hôn nhân đồng giới, hay cổ võ cho việc xoá bỏ sự khác biệt mang tính hỗ tương giữa hai phái.
Ngày nay, có rất nhiều phụ nữ thành đạt trong các lãnh vực khác nhau và dấn thân tích cực trong xã hội. Trong sân khấu chính trị,không thể không nhắc đến vai trò của nữ Thủ Tướng Đức, Angela Markel, nhân vật đầy quyền lực của nước Đức cũng như của Liên Hiệp Châu Âu. Trong Giáo Hội, cách đây không lâu năm, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm một nữ giáo dân, bà Flaminia Giovanelli, vào vị trí quan trọng thứ ba trong Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình của Toà Thánh với cương vị là Phó Tổng Thư Ký. Tại các trường đại học công giáo, không ít các giáo sư thần học là phụ nữ. Trong lãnh vực đồng hành thiêng liêng, tĩnh tâm cũng có sự dấn thân rất hiệu quả của phái nữ.
Với sự tham gia tích cực của phụ nữ trong xã hội,nhiều lĩnh vực không còn là độc quyền của nam giới nữa. Tuy nhiên, do cấu trúcvề thể lý khác nhau, bình đẳng nam nữ không có nghĩa là cái gì nam giới làmđược thì phụ nữ cũng phải làm được. Những công việc lao động tay chân nặng nhọcnhư khai thác hầm mỏ hay một số công việc khác không phù hợp với tạng thể củaphái yếu thì không thể dành cho phụ nữ được. Vì nó ảnh hưởng đến sức khoẻ, sắcđẹp cũng như thiên chức chuyên biệt của phụ nữ.
Vấn đề quan trọng luôn được đặt ra ở mọi nơi vào mọithời đại là làm thế nào để vai trò không thể thay thế của phụ nữ phải được đềcao. Quyền bình đẳng, việc hỗ tương, cũng như trách nhiệm trong gia đình, GiáoHội và xã hội giữa nam giới và phụ nữ trên nguyên tắc là như nhau, còn về việcthực thi thì cần phải cân nhắc sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý, thể lý vàtố chất của mỗi phái. Việc sắp đặt đúng vị trí đúng người đúng việc sẽ giúp chogia đình, xã hội và Giáo Hội thăng tiến theo ý định của Thiên Chúa cùng với lời chúc lành tốt đẹp của Ngài ngay trong buổi bình minh của nhân loại.
Trong thực tế, vấn đề trọng nam khinh nữ vẫn diễn ra trong gia đình và xã hội tại nhiều nơi và nhiều thời. Vai trò của người phụ nữ chưa được nhìn nhận đúng với thiên chức của họ. Xem ra việc bênh vực cho quyền bình đẳng phụ nữ cũng như việc thực thi quyền lợi này của phái đẹp vẫn còn nan giải.Vẫn còn đó bao điều nhức nhối và đau lòng về các ngược đãi đối với phụ nữ, nhưnạn bạo hành trong gia đình, tệ nạn kinh doanh thân xác hay buôn bán phụ nữ,cách đối xử kiểu chồng chúa vợ tôi…
Những đóng góp của phụ nữ cho gia đình, Giáo Hội và xãhội là không thể phủ nhận. Thiên chức của họ là không thể thay thế. Điều này cần được khẳng định cách chắc chắn cho các trào lưu tâm bệnh trong xã hội đương đại với chủ trương hôn nhân đồng giới, hay cổ võ cho việc xoá bỏ sự khác biệt mang tính hỗ tương giữa hai phái.
Ngày nay, có rất nhiều phụ nữ thành đạt trong các lãnh vực khác nhau và dấn thân tích cực trong xã hội. Trong sân khấu chính trị,không thể không nhắc đến vai trò của nữ Thủ Tướng Đức, Angela Markel, nhân vật đầy quyền lực của nước Đức cũng như của Liên Hiệp Châu Âu. Trong Giáo Hội, cách đây không lâu năm, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm một nữ giáo dân, bà Flaminia Giovanelli, vào vị trí quan trọng thứ ba trong Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình của Toà Thánh với cương vị là Phó Tổng Thư Ký. Tại các trường đại học công giáo, không ít các giáo sư thần học là phụ nữ. Trong lãnh vực đồng hành thiêng liêng, tĩnh tâm cũng có sự dấn thân rất hiệu quả của phái nữ.
Với sự tham gia tích cực của phụ nữ trong xã hội,nhiều lĩnh vực không còn là độc quyền của nam giới nữa. Tuy nhiên, do cấu trúcvề thể lý khác nhau, bình đẳng nam nữ không có nghĩa là cái gì nam giới làmđược thì phụ nữ cũng phải làm được. Những công việc lao động tay chân nặng nhọcnhư khai thác hầm mỏ hay một số công việc khác không phù hợp với tạng thể củaphái yếu thì không thể dành cho phụ nữ được. Vì nó ảnh hưởng đến sức khoẻ, sắcđẹp cũng như thiên chức chuyên biệt của phụ nữ.
Vấn đề quan trọng luôn được đặt ra ở mọi nơi vào mọithời đại là làm thế nào để vai trò không thể thay thế của phụ nữ phải được đềcao. Quyền bình đẳng, việc hỗ tương, cũng như trách nhiệm trong gia đình, GiáoHội và xã hội giữa nam giới và phụ nữ trên nguyên tắc là như nhau, còn về việcthực thi thì cần phải cân nhắc sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý, thể lý vàtố chất của mỗi phái. Việc sắp đặt đúng vị trí đúng người đúng việc sẽ giúp chogia đình, xã hội và Giáo Hội thăng tiến theo ý định của Thiên Chúa cùng với lời chúc lành tốt đẹp của Ngài ngay trong buổi bình minh của nhân loại.
Tin tặc hôm nay đánh sập trang Web Vatican
VietCatholic
16:21 07/03/2012
VATICAN (ngày 07 tháng 3) - Một nhóm tin tặc người Ý cho là thuộc thành viên của băng đảng quốc tế lỏng lẻo - bọn tội phạm liên mạng được gọi là "Anonymous" đã đánh sập trang web của Vatican vào ngày hôm nay.
Thông tin từ Anonymous cho biết: Hôm nay, Anonymous đã quyết định đánh xập Trang Web của Vatican.
Thông tin từ Anonymous cho biết: Hôm nay, Anonymous đã quyết định đánh xập Trang Web của Vatican.
Học biết thinh lặng để lắng nghe Thiên Chúa và tha nhân
Linh Tiến Khải
16:24 07/03/2012
VATICAN - Sáng thứ tư 7-3-2012 đã có khoảng 40.000 tín hữu và du khách hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần với Đức Thánh Cha, trong đó cũng có Đức Thượng Phụ Nerses Bedros XIX Tarmouni, Thượng phụ Celicia của các tín hữu công giáo Armeni và các Giám Mục thuộc nhiều lục địa về Roma tham dự Công nghị.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy về sự thinh lặng của Chúa Giêsu trên thập giá. ”Ngôi Lời im tiếng trở thành cái thinh lặng của sự chết, vì Người ”đã được nói” cho tới nín lặng, và không giữ lại gì cả từ những gì Người phải thông truyền cho chúng ta” (Verbum Dei 12). ”Ngôi lời của Thiên Chúa Cha không lời, Đấng đã làm ra mọi thụ tạo có tiếng nói; không còn sự sống nơi đôi mắt của Đấng, mà mọi sự sống đều di động theo lời nói và dấu hiệu của Người” (La vita di Maria, s. 89: Testi mariani del primo millenio, 2, Roma 1989, p. 253). Đức Thánh Cha nói:
Thập giá Chúa Kitô không chỉ cho thấy sự thinh lặng của Đức Giêsu như lời nói cuối cùng của Thiên Chúa Cha, mà cũng vén mở cho thấy Thiên Chúa nói qua thinh lặng: sự thinh lặng của Thiên Chúa, kinh nghiệm sự xa cách của Đấng Toàn Năng và Thiên Chúa Cha là chặng định đoạt nhất trên con đường dương thế của Con Thiên Chúa, Ngôi Lời nhập thể. Bị treo trên thập giá, Người đã than van đau đớn về sự thinh lặng đó: ”Lậy Chúa con, lậy Chúa con, tại sao Chúa bỏ con?” (Mc 15,34; Mt 27,46). Tiến bước trong sự vâng phục cho đến hơi thở tột cùng, trong cái tối tăm của sự chết Đức Giêsu đã kêu lên Thiên Chúa Cha. Người đã tín thác nơi Thiên Chúa Cha trong lúc từ cái chết bước vào cuộc sống vĩnh cửu: ”Lậy Cha con phó hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46) (Dei Verbum, 21). Kinh nghiệm của Đức Giêsu trên thập giá vén mở cho thấy một cách sâu xa tình trạng của người cầu nguyện và tột đỉnh của lời cầu: sau khi đã lắng nghe và nhận biết Lời Chúa, chúng ta cũng phải đọ mình với sự thinh lặng của Thiên Chúa, là kiểu diễn tả quan trọng của chính Ngôi Lời Thiên Chúa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Lời nói và sự thinh lặng ghi dấu lời cầu nguyện của Đức Giêsu trong suốt cuộc đời dương thế của Người, nhất là trên thập giá, cũng đụng chạm tới cuộc sống chúng ta trong hai chiều hướng.
Chiều hướng thứ nhất liên quan tới việc tiếp đón Lời của Thiên Chúa. Cần có thinh lặng bên trong và bên ngoài để có thể lắng nghe được lời đó. Đây là điểm đặc biệt khó đối với con người thời đại chúng ta. Thật thế, thời đại chúng ta là một thời đại, trong đó người ta không tạo thuận tiện cho việc cầm trí; trái lại nhiều khi người ta có cảm tưởng con người sợ hãi tách rời mình, dù chỉ trong một lát, khỏi dòng sông lời nói và hình ảnh ghi dấu và làm đầy các ngày sống. Vì thế cần phải giáo dục sống thinh lặng.
”Tái khám phá ra Lời Chúa trong cuộc sống Giáo Hội cũng có nghĩa là tái khám phá ra ý nghĩa sự cầm trí và thinh lặng nội tâm. Truyền thống giáo phụ dậy chúng ta rằng các mầu nhiệm của Chúa Kitô gắn liền với sự thinh lặng, và chỉ trong thinh lặng Ngôi Lời mới có thể tìm ra chỗ ở trong chúng ta, như đã xảy ra với Đức Mẹ Maria, người phụ nữ của Ngôi Lời và sự thinh lặng không thể tách rời nhau” (Verbum Domini, 21). Nguyên tắc không có thinh lặng không thể cảm, không thể lắng nghe, không thể tiếp nhận một lời nói này cũng có giá trị, nhất là đối với lời cầu nguyện cá nhân, mà cũng có giá trị đối với các buổi cử hành phụng vụ nữa. Để thuận tiện cho việc lắng nghe chăm chú, các buổi cử hành phụng vụ phải có các lúc thinh lặng và cầm trí không lời. Vì thế điều thánh Agostino nói vẫn còn có giá trị: ”Khi Ngôi Lời của Thiên Chúa lớn lên, thì các lời nói của con người giảm xuống” (x. Sermo 288,5; PL38,1307; Sermo 120,2; Pl 38, 677). Các Phúc Âm thường cho thấy, đặc biệt trong những lúc định đoạt, Đức Giêsu một mình rút lui vào trong một nơi xa cách đám đông và cả các môn đệ để cầu nguyện trong thinh lặng; và để đào sâu trong mội tâm của chính chúng ta một nơi để làm cho Thiên Chúa ở trong đó, để lời Chúa ở lại trong chúng ta, để cho tình yêu đối với Người đâm rễ sâu trong tâm trí và linh hoạt cuộc sống chúng ta. Như vậy chiều hướng thứ nhất là tái học thinh lặng và rộng mở để lắng nghe tha nhân và lời Chúa.
Liên quan tới chiều hướng thứ hai Đức Thánh Cha nói:
Thường khi trong lời cầu, chúng ta đứng trước sự thinh lặng của Thiên Chúa, chúng ta như cảm thấy bị bỏ rơi, xem ra Thiên Chúa không lắng nghe và không trả lời. Nhưng như đã xảy ra với Đức Giêsu, sự thinh lặng đó của Thiên Chúa không ghi dấu sự vắng bóng của Người. Tín hữu kitô biết rõ rằng Thiên Chúa hiện diện và lắng nghe, cả trong đêm đen của khổ đau, khước từ và cô đơn. Chúa Giêsu bảo đảm với các môn đệ và từng người trong chúng ta rằng Thiên Chúa biết rõ các nhu cầu của chúng ta trong bất cứ lúc nào của cuộc sống. Và Người dậy các môn đệ: ”Khi cầu nguyện các con đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha các con đã biết rõ các con cần gì, trước khi các con xin” (Mt 6,7-8). Một con tim chú ý, thinh lặng cởi mở quan trọng hơn biết bao nhiêu lời nói. Thiên Chúa biết chúng ta rõ hơn chính chúng ta, và Người yêu thương chúng ta: biết như thế phải đủ cho chúng ta.
Trong Thánh Kinh kinh nghiệm của ông Giốp đặc biệt có ý nghĩa. Chỉ trong một thời gian ngắn ông Giốp bị mất tất cả người thân, của cải, bạn bè, sức khỏe. Xem ra thái độ của Thiên Chúa đối với ông là thái độ bỏ rơi và hoàn toàn thinh lặng. Nhưng trong tương quan với Thiên Chúa ông Giốp nói với Thiên Chúa, kêu lên Người trong lời cầu nguyện, và mặc dù mọi sự, ông duy trì được tinh tuyền đức tin của mình, và sau cùng khám phá ra giá trị kinh nghiệm của mình và giá trị sự thinh lặng của Thiên Chúa. Và chính vì thế sau cùng ông Giốp mới có thể thưa lên với Thiên Chúa: ”Con chỉ biết Ngài vì nghe nói, nhưng giờ đầy mắt con đã được trông thấy Chúa” (G 42,5).
Sách Giáo Lý Công Giáo dậy chúng ta rằng: ”Biến cố của lời cầu nguyện được vén mở cho chúng ta một cách tràn đầy nơi Ngôi Lời, là Đấng đã nhập thể và ở giữa chúng ta. Tìm hiểu lời cầu nguyện của Người qua những gì các nhân chứng của Người nói với chúng ta trong Phúc Âm, là tới gần Chúa Giêsu thánh thiện, như tới gần bụi gai cháy: trước tiên là để chiêm ngưỡng Người trong khi Người cầu nguyện, rồi lắng nghe Người dậy chúng ta cầu nguyện, sau cùng nhận biết Người chấp nhận lời cầu của chúng ta như thế nào” (GLGHCG 2598).
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Chúa Giêsu dậy chúng ta cầu nguyện không chỉ với kinh Lậy Cha là hành động trung tâm của việc giảng dậy, nhưng cả khi chính Người cầu nguyện nữa. Như thế ngoài nội dung Người còn chỉ cho chúng ta thấy các thái độ cần có cho một lời cầu nguyện đích thực: sự trong sạch của con tim kiếm tìm Nước Thiên Chúa và tha thứ cho các kẻ thù nghịch; niền tin tưởng táo bạo và con thảo vượt qua những gì chúng ta cảm thấy và hiểu được; sự tỉnh thức che chở người môn đệ khỏi chước cám dỗ (GLGHCG 544).
Lần dở các Phúc âm chúng ta đã thấy Chúa là người đối thoại, là bạn, chứng nhân và thầy dậy đối với lời cầu nguyện của chúng ta như thế nào. Nơi Đức Giêsu được vén mở lên sự mới mẻ của cuộc đối thoại của chúng ta với Thiên Chúa: lời cầu con thảo mà Thiên Chúa Cha chờ đợi nơi các con cái Người. Và từ Đức Giêsu chúng ta học biết lời cầu nguyện liên lỉ giúp chúng ta giải thích cuộc sống của mình thế nào, có các lựa chọn ra sao, thừa nhận và tiếp đón ơn gọi của chúng ta, khám phá ra các tài năng Thiên Chúa ban cho chúng ta và chu toàn ý muốn của Người mỗi ngày, là con đường duy nhất giúp chúng ta thực hiện cuộc sống. Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:
Chúng ta thường lo lắng về sự hữu hiệu và các kết qủa cụ thể chúng ta theo đuổi, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta biết rằng cần phải dừng lại, sống các lúc thân tình với Thiên Chúa, tách rời mình khỏi tiếng động ồn ào thường ngày, để lắng nghe, để đi về nguồn cội nâng đỡ và dưỡng nuôi cuộc sống. Một trong những lúc đẹp nhất trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu là khi Người đối diện với các tật bệnh, khổ đau và hạn hẹp của dân chúng, Ngừơi hướng về Thiên Chúa Cha trong lời cầu nguyện và như thế dậy cho những ai đứng quanh Người biết phải tìm suối nguồn để có niềm hy vọng và ơn cứu rỗi như thế nào. Đứng trước mồ của ông Ladarô Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện như sau: ”Lậy Cha, con tạ ơn Cha vì Cha đã nhận lời con. Phần con con biết Cha luôn luôn lắng nghe lời con, nhưng vì dân chúng quanh đây nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con. Nói xong Người kêu lớn tiếng: ”Ladarô hãy ra khỏi mồ!” (Ga 11,41-43). Nhưng điển sâu xa nhất trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu là trong lúc chịu khổ nạn và cái chết, trong đó Người nói lên tiếng ”xin vâng” với chương trình của Thiên Chúa, và cho thấy ý muốn của con người tìm thấy sự thành toàn của nó trong việc hoàn toàn gắn bó với ý muốn của Thiện Chúa như thế nào, chứ không phải trong sự chống lại. Chúng ta hãy xin Thiên Chúa giúp chúng ta biết sống con đường cầu nguyện và hằng ngày học nơi Đức Giêsu Con Ngài để biết hướng về Thiên Chúa như Người.
Sau khi chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha chúc họ những ngày hành hương sốt sắng và bổ ích, rồi người cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy về sự thinh lặng của Chúa Giêsu trên thập giá. ”Ngôi Lời im tiếng trở thành cái thinh lặng của sự chết, vì Người ”đã được nói” cho tới nín lặng, và không giữ lại gì cả từ những gì Người phải thông truyền cho chúng ta” (Verbum Dei 12). ”Ngôi lời của Thiên Chúa Cha không lời, Đấng đã làm ra mọi thụ tạo có tiếng nói; không còn sự sống nơi đôi mắt của Đấng, mà mọi sự sống đều di động theo lời nói và dấu hiệu của Người” (La vita di Maria, s. 89: Testi mariani del primo millenio, 2, Roma 1989, p. 253). Đức Thánh Cha nói:
Thập giá Chúa Kitô không chỉ cho thấy sự thinh lặng của Đức Giêsu như lời nói cuối cùng của Thiên Chúa Cha, mà cũng vén mở cho thấy Thiên Chúa nói qua thinh lặng: sự thinh lặng của Thiên Chúa, kinh nghiệm sự xa cách của Đấng Toàn Năng và Thiên Chúa Cha là chặng định đoạt nhất trên con đường dương thế của Con Thiên Chúa, Ngôi Lời nhập thể. Bị treo trên thập giá, Người đã than van đau đớn về sự thinh lặng đó: ”Lậy Chúa con, lậy Chúa con, tại sao Chúa bỏ con?” (Mc 15,34; Mt 27,46). Tiến bước trong sự vâng phục cho đến hơi thở tột cùng, trong cái tối tăm của sự chết Đức Giêsu đã kêu lên Thiên Chúa Cha. Người đã tín thác nơi Thiên Chúa Cha trong lúc từ cái chết bước vào cuộc sống vĩnh cửu: ”Lậy Cha con phó hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46) (Dei Verbum, 21). Kinh nghiệm của Đức Giêsu trên thập giá vén mở cho thấy một cách sâu xa tình trạng của người cầu nguyện và tột đỉnh của lời cầu: sau khi đã lắng nghe và nhận biết Lời Chúa, chúng ta cũng phải đọ mình với sự thinh lặng của Thiên Chúa, là kiểu diễn tả quan trọng của chính Ngôi Lời Thiên Chúa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Lời nói và sự thinh lặng ghi dấu lời cầu nguyện của Đức Giêsu trong suốt cuộc đời dương thế của Người, nhất là trên thập giá, cũng đụng chạm tới cuộc sống chúng ta trong hai chiều hướng.
Chiều hướng thứ nhất liên quan tới việc tiếp đón Lời của Thiên Chúa. Cần có thinh lặng bên trong và bên ngoài để có thể lắng nghe được lời đó. Đây là điểm đặc biệt khó đối với con người thời đại chúng ta. Thật thế, thời đại chúng ta là một thời đại, trong đó người ta không tạo thuận tiện cho việc cầm trí; trái lại nhiều khi người ta có cảm tưởng con người sợ hãi tách rời mình, dù chỉ trong một lát, khỏi dòng sông lời nói và hình ảnh ghi dấu và làm đầy các ngày sống. Vì thế cần phải giáo dục sống thinh lặng.
”Tái khám phá ra Lời Chúa trong cuộc sống Giáo Hội cũng có nghĩa là tái khám phá ra ý nghĩa sự cầm trí và thinh lặng nội tâm. Truyền thống giáo phụ dậy chúng ta rằng các mầu nhiệm của Chúa Kitô gắn liền với sự thinh lặng, và chỉ trong thinh lặng Ngôi Lời mới có thể tìm ra chỗ ở trong chúng ta, như đã xảy ra với Đức Mẹ Maria, người phụ nữ của Ngôi Lời và sự thinh lặng không thể tách rời nhau” (Verbum Domini, 21). Nguyên tắc không có thinh lặng không thể cảm, không thể lắng nghe, không thể tiếp nhận một lời nói này cũng có giá trị, nhất là đối với lời cầu nguyện cá nhân, mà cũng có giá trị đối với các buổi cử hành phụng vụ nữa. Để thuận tiện cho việc lắng nghe chăm chú, các buổi cử hành phụng vụ phải có các lúc thinh lặng và cầm trí không lời. Vì thế điều thánh Agostino nói vẫn còn có giá trị: ”Khi Ngôi Lời của Thiên Chúa lớn lên, thì các lời nói của con người giảm xuống” (x. Sermo 288,5; PL38,1307; Sermo 120,2; Pl 38, 677). Các Phúc Âm thường cho thấy, đặc biệt trong những lúc định đoạt, Đức Giêsu một mình rút lui vào trong một nơi xa cách đám đông và cả các môn đệ để cầu nguyện trong thinh lặng; và để đào sâu trong mội tâm của chính chúng ta một nơi để làm cho Thiên Chúa ở trong đó, để lời Chúa ở lại trong chúng ta, để cho tình yêu đối với Người đâm rễ sâu trong tâm trí và linh hoạt cuộc sống chúng ta. Như vậy chiều hướng thứ nhất là tái học thinh lặng và rộng mở để lắng nghe tha nhân và lời Chúa.
Liên quan tới chiều hướng thứ hai Đức Thánh Cha nói:
Thường khi trong lời cầu, chúng ta đứng trước sự thinh lặng của Thiên Chúa, chúng ta như cảm thấy bị bỏ rơi, xem ra Thiên Chúa không lắng nghe và không trả lời. Nhưng như đã xảy ra với Đức Giêsu, sự thinh lặng đó của Thiên Chúa không ghi dấu sự vắng bóng của Người. Tín hữu kitô biết rõ rằng Thiên Chúa hiện diện và lắng nghe, cả trong đêm đen của khổ đau, khước từ và cô đơn. Chúa Giêsu bảo đảm với các môn đệ và từng người trong chúng ta rằng Thiên Chúa biết rõ các nhu cầu của chúng ta trong bất cứ lúc nào của cuộc sống. Và Người dậy các môn đệ: ”Khi cầu nguyện các con đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha các con đã biết rõ các con cần gì, trước khi các con xin” (Mt 6,7-8). Một con tim chú ý, thinh lặng cởi mở quan trọng hơn biết bao nhiêu lời nói. Thiên Chúa biết chúng ta rõ hơn chính chúng ta, và Người yêu thương chúng ta: biết như thế phải đủ cho chúng ta.
Trong Thánh Kinh kinh nghiệm của ông Giốp đặc biệt có ý nghĩa. Chỉ trong một thời gian ngắn ông Giốp bị mất tất cả người thân, của cải, bạn bè, sức khỏe. Xem ra thái độ của Thiên Chúa đối với ông là thái độ bỏ rơi và hoàn toàn thinh lặng. Nhưng trong tương quan với Thiên Chúa ông Giốp nói với Thiên Chúa, kêu lên Người trong lời cầu nguyện, và mặc dù mọi sự, ông duy trì được tinh tuyền đức tin của mình, và sau cùng khám phá ra giá trị kinh nghiệm của mình và giá trị sự thinh lặng của Thiên Chúa. Và chính vì thế sau cùng ông Giốp mới có thể thưa lên với Thiên Chúa: ”Con chỉ biết Ngài vì nghe nói, nhưng giờ đầy mắt con đã được trông thấy Chúa” (G 42,5).
Sách Giáo Lý Công Giáo dậy chúng ta rằng: ”Biến cố của lời cầu nguyện được vén mở cho chúng ta một cách tràn đầy nơi Ngôi Lời, là Đấng đã nhập thể và ở giữa chúng ta. Tìm hiểu lời cầu nguyện của Người qua những gì các nhân chứng của Người nói với chúng ta trong Phúc Âm, là tới gần Chúa Giêsu thánh thiện, như tới gần bụi gai cháy: trước tiên là để chiêm ngưỡng Người trong khi Người cầu nguyện, rồi lắng nghe Người dậy chúng ta cầu nguyện, sau cùng nhận biết Người chấp nhận lời cầu của chúng ta như thế nào” (GLGHCG 2598).
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Chúa Giêsu dậy chúng ta cầu nguyện không chỉ với kinh Lậy Cha là hành động trung tâm của việc giảng dậy, nhưng cả khi chính Người cầu nguyện nữa. Như thế ngoài nội dung Người còn chỉ cho chúng ta thấy các thái độ cần có cho một lời cầu nguyện đích thực: sự trong sạch của con tim kiếm tìm Nước Thiên Chúa và tha thứ cho các kẻ thù nghịch; niền tin tưởng táo bạo và con thảo vượt qua những gì chúng ta cảm thấy và hiểu được; sự tỉnh thức che chở người môn đệ khỏi chước cám dỗ (GLGHCG 544).
Lần dở các Phúc âm chúng ta đã thấy Chúa là người đối thoại, là bạn, chứng nhân và thầy dậy đối với lời cầu nguyện của chúng ta như thế nào. Nơi Đức Giêsu được vén mở lên sự mới mẻ của cuộc đối thoại của chúng ta với Thiên Chúa: lời cầu con thảo mà Thiên Chúa Cha chờ đợi nơi các con cái Người. Và từ Đức Giêsu chúng ta học biết lời cầu nguyện liên lỉ giúp chúng ta giải thích cuộc sống của mình thế nào, có các lựa chọn ra sao, thừa nhận và tiếp đón ơn gọi của chúng ta, khám phá ra các tài năng Thiên Chúa ban cho chúng ta và chu toàn ý muốn của Người mỗi ngày, là con đường duy nhất giúp chúng ta thực hiện cuộc sống. Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:
Chúng ta thường lo lắng về sự hữu hiệu và các kết qủa cụ thể chúng ta theo đuổi, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta biết rằng cần phải dừng lại, sống các lúc thân tình với Thiên Chúa, tách rời mình khỏi tiếng động ồn ào thường ngày, để lắng nghe, để đi về nguồn cội nâng đỡ và dưỡng nuôi cuộc sống. Một trong những lúc đẹp nhất trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu là khi Người đối diện với các tật bệnh, khổ đau và hạn hẹp của dân chúng, Ngừơi hướng về Thiên Chúa Cha trong lời cầu nguyện và như thế dậy cho những ai đứng quanh Người biết phải tìm suối nguồn để có niềm hy vọng và ơn cứu rỗi như thế nào. Đứng trước mồ của ông Ladarô Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện như sau: ”Lậy Cha, con tạ ơn Cha vì Cha đã nhận lời con. Phần con con biết Cha luôn luôn lắng nghe lời con, nhưng vì dân chúng quanh đây nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con. Nói xong Người kêu lớn tiếng: ”Ladarô hãy ra khỏi mồ!” (Ga 11,41-43). Nhưng điển sâu xa nhất trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu là trong lúc chịu khổ nạn và cái chết, trong đó Người nói lên tiếng ”xin vâng” với chương trình của Thiên Chúa, và cho thấy ý muốn của con người tìm thấy sự thành toàn của nó trong việc hoàn toàn gắn bó với ý muốn của Thiện Chúa như thế nào, chứ không phải trong sự chống lại. Chúng ta hãy xin Thiên Chúa giúp chúng ta biết sống con đường cầu nguyện và hằng ngày học nơi Đức Giêsu Con Ngài để biết hướng về Thiên Chúa như Người.
Sau khi chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha chúc họ những ngày hành hương sốt sắng và bổ ích, rồi người cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Top Stories
Cardinal Dolan writes to Bishops, outlines Religious Liberty Fight
+ Cardinal Dolan
13:01 07/03/2012
WASHINGTON, D.C., MARCH 6, 2012 (Zenit.org).- The situation in the United States regarding religious liberty suggests that "we have to prepare for tough times," according to the president of the U.S. bishops' conference.
Last Friday, Cardinal Timothy Dolan of New York wrote a letter to all the American bishops updating them on what is happening with the Church’s opposition regarding recent changes in health care regulations.
The president of the United States Conference of Catholic Bishops explained that in spite of an invitation by President Barack Obama to “work out the wrinkles,” the White House has now announced that the new regulations of the department of Health and Human Services (HHS) have been published in the Federal Registry.
He also said that at a recent meeting at the White House between bishops’ conference staff and White House staff, “our staff members asked directly whether the broader concerns of religious freedom—that is, revisiting the straight-jacketing mandates, or broadening the maligned exemption—are all off the table. They were informed that they are.”
Cardinal Dolan explained that the Church is prepared to continue to discuss these matters: “But as we do so, we cannot rely on off the record promises of fixes without deadlines and without assurances of proposals that will concretely address the concerns in a manner that does not conflict with our principles and teaching.”
Cardinal Dolan warned the bishops that “given this climate, we have to prepare for tough times.”
“We have made it clear in no uncertain terms to the government that we are not at peace with its invasive attempt to curtail the religious freedom we cherish as Catholics and Americans,” he said. “We did not ask for this fight, but we will not run from it."
Cardinal Dolan also pointed out that this is not just a Catholic fight. Many fellow Americans, he said, stand together with the Catholic Church at this moment, because he explained, this fight is not just about contraception and sterilizations, but about religious freedom.
Cardinal Dolan concluded by saying to his brother bishops that “we know so very well that religious freedom is our heritage, our legacy and our firm belief, both as loyal Catholics and Americans. There have been many threats to religious freedom over the decades and years, but these often came from without. This one sadly comes from within. As our ancestors did with previous threats, we will tirelessly defend the timeless and enduring truth of religious freedom.”
(Full text of letter: http://www.usccb.org/issues-and-action/religious-liberty/upload/Dolan-to-all-bishops-HHS.pdf)
Last Friday, Cardinal Timothy Dolan of New York wrote a letter to all the American bishops updating them on what is happening with the Church’s opposition regarding recent changes in health care regulations.
The president of the United States Conference of Catholic Bishops explained that in spite of an invitation by President Barack Obama to “work out the wrinkles,” the White House has now announced that the new regulations of the department of Health and Human Services (HHS) have been published in the Federal Registry.
He also said that at a recent meeting at the White House between bishops’ conference staff and White House staff, “our staff members asked directly whether the broader concerns of religious freedom—that is, revisiting the straight-jacketing mandates, or broadening the maligned exemption—are all off the table. They were informed that they are.”
Cardinal Dolan explained that the Church is prepared to continue to discuss these matters: “But as we do so, we cannot rely on off the record promises of fixes without deadlines and without assurances of proposals that will concretely address the concerns in a manner that does not conflict with our principles and teaching.”
Cardinal Dolan warned the bishops that “given this climate, we have to prepare for tough times.”
“We have made it clear in no uncertain terms to the government that we are not at peace with its invasive attempt to curtail the religious freedom we cherish as Catholics and Americans,” he said. “We did not ask for this fight, but we will not run from it."
Cardinal Dolan also pointed out that this is not just a Catholic fight. Many fellow Americans, he said, stand together with the Catholic Church at this moment, because he explained, this fight is not just about contraception and sterilizations, but about religious freedom.
Cardinal Dolan concluded by saying to his brother bishops that “we know so very well that religious freedom is our heritage, our legacy and our firm belief, both as loyal Catholics and Americans. There have been many threats to religious freedom over the decades and years, but these often came from without. This one sadly comes from within. As our ancestors did with previous threats, we will tirelessly defend the timeless and enduring truth of religious freedom.”
(Full text of letter: http://www.usccb.org/issues-and-action/religious-liberty/upload/Dolan-to-all-bishops-HHS.pdf)
Vietnam Human Rights Act passes the House Foreign Affairs Committee
Young Kim
14:54 07/03/2012
Royce Expresses Support for Vietnam Human Rights
WASHINGTON, D.C. -- Today, the House Foreign Affairs Committee passed H.R.1410, the Vietnam Human Rights Act, by voice vote. As an original cosponsor of the bill, Royce expressed his strong support for the legislation, and the need for human rights reform in Vietnam.
The legislation prohibits increases in the provision of non-humanitarian assistance to the government of Vietnam unless the President certifies that Hanoi has made substantial progress regarding the release of political and religious prisoners.
"Sadly, Hanoi continues its war on religious freedom and human rights... just as it has been doing for decades. However, Vietnamese officials today have brought their harassment of religious leaders, political dissidents, and student activists to new, draconian levels," said Royce.
Royce, who authored legislation that expanded Radio Free Asia's (RFA) broadcasts in this critical region of the world, praised the legislation's provisions designed to bolster RFA's impact on Vietnam. U.S.-backed Radio Free Asia is a "surrogate" broadcasting service, acting as a free press for Vietnam.
"With this legislation, Radio Free Asia will now be better able to bring objective news – the truth – to the Vietnamese people. The spread of democratic values in Asia is critical to U.S. security interests.
"It is important to note that Vietnam has recently ratcheted up its efforts to block radio broadcasts from Radio Free Asia. This tells me that not only are these broadcasts having a positive effect in combating state propaganda, but Hanoi is feeling increased political pressure," said Royce.
Royce, who was condemned by the Communist government in Hanoi when he secretly met with Thich Quang Do and Le Quang Liem, also spoke of the encouragement that the Vietnam Human Rights Act will give dissidents inside Vietnam:
"The Vietnam Human Rights Act is an inspiration to the brave dissidents inside Vietnam who continue to be brutally repressed by Hanoi. The United States must continue to speak out, as the Foreign Affairs Committee has done today. Silence is not an option," said Royce.
Rep. Ed Royce is a senior member of the House Foreign Affairs Committee and Subcommittee on Asia and the Pacific. He is co-chair of the Congressional Vietnam Caucus.
WASHINGTON, D.C. -- Today, the House Foreign Affairs Committee passed H.R.1410, the Vietnam Human Rights Act, by voice vote. As an original cosponsor of the bill, Royce expressed his strong support for the legislation, and the need for human rights reform in Vietnam.
The legislation prohibits increases in the provision of non-humanitarian assistance to the government of Vietnam unless the President certifies that Hanoi has made substantial progress regarding the release of political and religious prisoners.
"Sadly, Hanoi continues its war on religious freedom and human rights... just as it has been doing for decades. However, Vietnamese officials today have brought their harassment of religious leaders, political dissidents, and student activists to new, draconian levels," said Royce.
Royce, who authored legislation that expanded Radio Free Asia's (RFA) broadcasts in this critical region of the world, praised the legislation's provisions designed to bolster RFA's impact on Vietnam. U.S.-backed Radio Free Asia is a "surrogate" broadcasting service, acting as a free press for Vietnam.
"With this legislation, Radio Free Asia will now be better able to bring objective news – the truth – to the Vietnamese people. The spread of democratic values in Asia is critical to U.S. security interests.
"It is important to note that Vietnam has recently ratcheted up its efforts to block radio broadcasts from Radio Free Asia. This tells me that not only are these broadcasts having a positive effect in combating state propaganda, but Hanoi is feeling increased political pressure," said Royce.
Royce, who was condemned by the Communist government in Hanoi when he secretly met with Thich Quang Do and Le Quang Liem, also spoke of the encouragement that the Vietnam Human Rights Act will give dissidents inside Vietnam:
"The Vietnam Human Rights Act is an inspiration to the brave dissidents inside Vietnam who continue to be brutally repressed by Hanoi. The United States must continue to speak out, as the Foreign Affairs Committee has done today. Silence is not an option," said Royce.
Rep. Ed Royce is a senior member of the House Foreign Affairs Committee and Subcommittee on Asia and the Pacific. He is co-chair of the Congressional Vietnam Caucus.
Hackers take down Vatican's website
VietCatholic
16:22 07/03/2012
VATICAN (March 7) - A group of Italian hackers who claim to be members of the loose-knit international gang of cyber criminals known as "Anonymous" took down the Vatican's website for a number of hours Wednesday.
Vietnam: little hope emerges from Vietnam-Holy See talk
J.B. An Dang
23:07 07/03/2012
The third meeting of the Joint Vietnam-Holy See working group held on Feb 27-28 was resumed in Hanoi after being stalled for several months.
In contrast to the group's second meeting held in June 2010 which resulted in a substantial progress: the Vatican's appointment of a non-residential pontifical representative in Vietnam, Archbishop Leopold Girelli, the third meeting held last week did not achieve any real breakthrough in the process of "strengthening and extending the bilateral relations"
State media reported that the meeting had been taken place in an atmosphere of "cordiality, frankness and mutual respect". But beyond the language bearing a generic, hollow, diplomatic tone, the reports noted only one concrete result which was the agreement between the two sides on facilitating the work of the non-residential pontifical representative, Archbishop Girelli, so that he can "better fulfil his mission."
A survey recently done by Asia-News in Vietnam indicated the majority of the Catholics in this country and the Vietnamese overseas community have expressed disappointment with the modest result of the meeting where it served mainly as a place for the Hanoi officials to shout out empty slogans which bear no truth.
As a matter of fact, while the meeting taking place, Fr. Luis Nguyen Quang Hoa (associate pastor of Kon Hring parish- Kontum province) was savagely beaten just because he came to celebrate mass at a funeral of a parishioner on Feb 23 in Kon Hnong village where the Vietnam government had declared a “No Religion Zone”. It’s obvious that while the Vietnam government claims its respect for freedom of religion, it continue to regulate mass areas where religion is to be prohibited. Local officials in Kon Hnong sent a document to the Bishop Michael Hoang Duc Oanh of Kontum, stating Fr. Nguyen Quang Hoa had violated the law for celebrating mass in that particular area therefore should be punished severely.
The joint statement issued by the Holy See on Feb 28 also indicated that the Vatican-Hanoi relation did not show obvious progress in the direction of establishing a diplomatic relationship, in the context that between the Catholic Church in Vietnam and the authorities remain many outstanding issues, especially those related to land disputes. The most recent event cited was the government attempt to demolish completely the Vinh Long Seminary to build a new Youth Centre, a move observed by many as to remove traces of religion in the religious facilities which the State had "borrowed" despite the Bishopric of Vinh Long has repeatedly called on the authorities to show its concern for religious needs.
In contrast to the group's second meeting held in June 2010 which resulted in a substantial progress: the Vatican's appointment of a non-residential pontifical representative in Vietnam, Archbishop Leopold Girelli, the third meeting held last week did not achieve any real breakthrough in the process of "strengthening and extending the bilateral relations"
State media reported that the meeting had been taken place in an atmosphere of "cordiality, frankness and mutual respect". But beyond the language bearing a generic, hollow, diplomatic tone, the reports noted only one concrete result which was the agreement between the two sides on facilitating the work of the non-residential pontifical representative, Archbishop Girelli, so that he can "better fulfil his mission."
A survey recently done by Asia-News in Vietnam indicated the majority of the Catholics in this country and the Vietnamese overseas community have expressed disappointment with the modest result of the meeting where it served mainly as a place for the Hanoi officials to shout out empty slogans which bear no truth.
As a matter of fact, while the meeting taking place, Fr. Luis Nguyen Quang Hoa (associate pastor of Kon Hring parish- Kontum province) was savagely beaten just because he came to celebrate mass at a funeral of a parishioner on Feb 23 in Kon Hnong village where the Vietnam government had declared a “No Religion Zone”. It’s obvious that while the Vietnam government claims its respect for freedom of religion, it continue to regulate mass areas where religion is to be prohibited. Local officials in Kon Hnong sent a document to the Bishop Michael Hoang Duc Oanh of Kontum, stating Fr. Nguyen Quang Hoa had violated the law for celebrating mass in that particular area therefore should be punished severely.
The joint statement issued by the Holy See on Feb 28 also indicated that the Vatican-Hanoi relation did not show obvious progress in the direction of establishing a diplomatic relationship, in the context that between the Catholic Church in Vietnam and the authorities remain many outstanding issues, especially those related to land disputes. The most recent event cited was the government attempt to demolish completely the Vinh Long Seminary to build a new Youth Centre, a move observed by many as to remove traces of religion in the religious facilities which the State had "borrowed" despite the Bishopric of Vinh Long has repeatedly called on the authorities to show its concern for religious needs.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày quốc tế Phụ nữ: Sứ mạng người phụ nữ trong gia đình nhân loại hôm nay
+ ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
10:44 07/03/2012
1. "Chị em luôn được chia sẻ công việc canh giữ gia đình, quý trọng truyền thống gia đình và chăm sóc trẻ thơ. Chị em hiện diện trong mầu nhiệm sự sống khi sự sống mới bắt đầu. Chị em là niềm ủi an gia đình trong những lúc chia ly tử biệt. Trong bối cảnh kỹ thuật của loài người có thể trở thành vô nhân, chị em hãy làm cho con người biết sống hoà hợp với sự sống trong gia đình nhân loại. Và trên hết, chị em hãy canh chừng cho tương lai của gia đình nhân loại...
2. "Hỡi các hiền thê, các từ mẫu, những nhà giáo dục đầu tiên của gia đình, trong chốn âm thầm của gia đình, chị em hãy lưu lại cho con cái truyền thống của cha ông, hãy chuẩn bị chúng đón nhận tương lai chưa thể dò thấu.
3. "Hỡi những phụ nữ đơn thân, chị em đừng quên rằng chị em có thể hoàn thành ơn gọi hy sinh tận tuỵ của mình. Xã hội mời gọi chị em từ khắp nơi trên địa cầu hãy chu toàn ơn gọi đó. Các gia đình không thể sống được, nếu không có sự trợ lực của những người độc thân.
4. "Hỡi các trinh nữ dâng mình cho Chúa trong một thế giới mà tính ích kỷ và sự tìm kiếm lạc thú muốn ngự trị, chị em hãy là những người bảo vệ đức khiết tịnh, tính vô vị lợi, và lòng đạo đức. Đức Giêsu đã ban ơn làm cho tình yêu của người phụ nữ trở nên viên mãn. Người đã nêu gương từ bỏ mối tình nhân loại vì sự sống và hạnh phúc của mọi gia đình. Người đã nêu gương hy sinh vì tình yêu vô biên và để phục vụ mọi người.
5. "Hỡi chị em đang gặp gian lao thử thách, khi đứng thẳng người dưới chân thánh giá như Thánh Mẫu Maria, chị em là những người nhiều khi trong lịch sử đã làm cho nam giới có sức mạnh phấn đấu đến cùng, đổ máu đào để làm chứng. Xin chị em hãy giúp họ biết mạnh dạn hoàn thành những công trình to lớn, đồng thời biết nhẫn nại và bắt đầu một cách từ tốn.
6. "Hỡi chị em phụ nữ, chị em là những người được trao phó nhiệm vụ chăm sóc và vun trồng sự sống. Trong giờ phút nghiêm trọng này của lịch sử, phần việc của chị em là cứu vãn hoà bình cho thế giới hôm nay..." (Trích diễn từ của Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI bế mạc Công Đồng Vatican II, 8.12.1965)
7. Người phụ nữ trong cộng đoàn giáo xứ, trong cộng đoàn tu, trong các tổ chức tông đồ giáo dân, cũng được giao cho sứ mạng đặc thù đó, sứ mạng mà người nam không thể thay thế được. Họ vừa là những trợ lực, những cộng sự, những gương mẫu về lòng từ tốn, kiên nhẫn, hy sinh, tận tuỵ, cho nam giới trong cộng đồng dân Chúa, cũng như cho những linh mục đồng hành với họ. Đồng thời, chị em phụ nữ cũng cần đến sự chỉ dẫn và trợ lực của linh mục đồng hành, để hoàn thành sứ mạng của mình. Vì thế, nam giới cũng như linh mục cần hiểu biết tâm lý đặc thù và tâm hồn bí ẩn của người phụ nữ, để có thể đồng cảm, chỉ dẫn, trợ lực cách thích hợp, giúp cho người phụ nữ hoàn thành sứ mạng đặc thù của họ, cũng như chu toàn sứ vụ chung là Phúc Âm hoá đời sống gia đình và xã hội trong thế giới hôm nay.
(Chia sẻ nhân Ngày quốc tế Phụ Nữ 8.3)
2. "Hỡi các hiền thê, các từ mẫu, những nhà giáo dục đầu tiên của gia đình, trong chốn âm thầm của gia đình, chị em hãy lưu lại cho con cái truyền thống của cha ông, hãy chuẩn bị chúng đón nhận tương lai chưa thể dò thấu.
3. "Hỡi những phụ nữ đơn thân, chị em đừng quên rằng chị em có thể hoàn thành ơn gọi hy sinh tận tuỵ của mình. Xã hội mời gọi chị em từ khắp nơi trên địa cầu hãy chu toàn ơn gọi đó. Các gia đình không thể sống được, nếu không có sự trợ lực của những người độc thân.
4. "Hỡi các trinh nữ dâng mình cho Chúa trong một thế giới mà tính ích kỷ và sự tìm kiếm lạc thú muốn ngự trị, chị em hãy là những người bảo vệ đức khiết tịnh, tính vô vị lợi, và lòng đạo đức. Đức Giêsu đã ban ơn làm cho tình yêu của người phụ nữ trở nên viên mãn. Người đã nêu gương từ bỏ mối tình nhân loại vì sự sống và hạnh phúc của mọi gia đình. Người đã nêu gương hy sinh vì tình yêu vô biên và để phục vụ mọi người.
5. "Hỡi chị em đang gặp gian lao thử thách, khi đứng thẳng người dưới chân thánh giá như Thánh Mẫu Maria, chị em là những người nhiều khi trong lịch sử đã làm cho nam giới có sức mạnh phấn đấu đến cùng, đổ máu đào để làm chứng. Xin chị em hãy giúp họ biết mạnh dạn hoàn thành những công trình to lớn, đồng thời biết nhẫn nại và bắt đầu một cách từ tốn.
6. "Hỡi chị em phụ nữ, chị em là những người được trao phó nhiệm vụ chăm sóc và vun trồng sự sống. Trong giờ phút nghiêm trọng này của lịch sử, phần việc của chị em là cứu vãn hoà bình cho thế giới hôm nay..." (Trích diễn từ của Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI bế mạc Công Đồng Vatican II, 8.12.1965)
7. Người phụ nữ trong cộng đoàn giáo xứ, trong cộng đoàn tu, trong các tổ chức tông đồ giáo dân, cũng được giao cho sứ mạng đặc thù đó, sứ mạng mà người nam không thể thay thế được. Họ vừa là những trợ lực, những cộng sự, những gương mẫu về lòng từ tốn, kiên nhẫn, hy sinh, tận tuỵ, cho nam giới trong cộng đồng dân Chúa, cũng như cho những linh mục đồng hành với họ. Đồng thời, chị em phụ nữ cũng cần đến sự chỉ dẫn và trợ lực của linh mục đồng hành, để hoàn thành sứ mạng của mình. Vì thế, nam giới cũng như linh mục cần hiểu biết tâm lý đặc thù và tâm hồn bí ẩn của người phụ nữ, để có thể đồng cảm, chỉ dẫn, trợ lực cách thích hợp, giúp cho người phụ nữ hoàn thành sứ mạng đặc thù của họ, cũng như chu toàn sứ vụ chung là Phúc Âm hoá đời sống gia đình và xã hội trong thế giới hôm nay.
(Chia sẻ nhân Ngày quốc tế Phụ Nữ 8.3)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phỏng vấn Lê Hồng Hà: Đảng chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội
Phạm Hồng Sơn
15:21 07/03/2012
Pro&contra – Ông Lê Hồng Hà, cựu đại tá công an, năm nay 86 tuổi, là người đã tham dự Khóa I cho người
Việt Nam về Chủ nghĩa Marx-Lenin tại Bắc Kinh năm 1949 và ở lại làm trợ giảng cho các khóa II, III đến năm 1952. Năm 1953 về nước phụ trách Trường Công an Trung ương (tiền thân của Học viện An ninh hiện nay). Năm 1958 là Chánh văn phòng Bộ Công an dưới thời Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, là Ủy viên Đảng Đoàn Bộ Công An từ năm 1956. Ông là người đã cùng ông Nguyễn Trung Thành (cựu Vụ trưởng Vụ Bảo vệ Đảng dưới thời ông Lê Đức Thọ), vào nửa cuối thập niên 1990, đề nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) phải minh oan cho những nạn nhân trong vụ án có tên “Vụ án chống Đảng theo chủ nghĩa xét lại làm tình báo cho nước ngoài” (tên thường gọi: “Vụ án xét lại chống Đảng”). Không lâu sau ông đã bị khai trừ khỏi Đảng (cùng ông Nguyễn Trung Thành) và bị vào tù một thời gian. - Phạm Hồng Sơn thực hiện
Phạm Hồng Sơn: Thưa ông Lê Hồng Hà, với cương vị là người đã tham gia Cách mạng tháng Tám, Kháng chiến chống Pháp và chứng kiến Kháng chiến chống Mỹ, thời kỳ Đổi Mới, xin ông cho biết tình hình Việt Nam hiện nay có những vấn đề gì đáng lưu tâm nhất?
Lê Hồng Hà: Tình hình chung hiện nay tôi thấy có ba vấn đề lớn nhất. Thứ nhất là sự đánh giá của ĐCSVN về chính ĐCSVN và về hiện trạng đất nước nói chung là sai lầm. ĐCSVN vẫn cố tô vẽ cho thực trạng hiện nay những điều không có, vẫn tự khoe khoang, huyênh hoang rằng nhờ mình thì đất nước mới có nhiều điều tiến bộ. Ví dụ Đảng luôn cho lịch sử của dân tộc từ khi có Đảng là một bản anh hùng ca. Theo tôi, về công cuộc giải phóng dân tộc thì có thể là anh hùng ca nhưng về việc xây dựng và phát triển đất nước thì từ khi có ĐCSVN đến giờ đó là một quãng lịch sử thất bại. Và giải phóng dân tộc vừa qua cũng không như Đảng nói là nhờ chủ nghĩa Marx-Lenin mà cái chính là do nhân dân đã tiếp thu, tiếp nối được truyền thống yêu nước của dân tộc. Chủ nghĩa Marx-Lenin nếu có chỉ có một phần nhỏ là tập hợp được đoàn kết giữa công nhân và nông dân thôi. Còn thực tế đã cho thấy Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN thì càng phát triển lại càng tụt hậu về nhiều mặt so với các nước trong khu vực. Xây dựng và phát triển đất nước mà lại theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì sai hoàn toàn. Chủ nghĩa Marx-Lenin là một học thuyết đấu tranh giai cấp, là một học thuyết phản phát triển.
Thứ hai là tình hình xã hội hiện nay ở mức độ xấu chưa từng có, kể từ năm 1975 đến giờ. Sự xuống cấp của đất nước hầu khắp mọi lĩnh vực từ an ninh, đạo đức, văn hóa, giáo dục, xã hội, hay chính trị. Chính trị nghĩa là uy tín của của ĐCSVN đã xuống thấp chưa từng có, gần như không còn ai tin vào cái Đảng này nữa. Như vậy xã hội hiện nay, theo tôi, đang lâm vào một cuộc tổng khủng hoảng toàn diện mà nguyên nhân là do đường lối của ĐCSVN về phát triển là sai.
Thứ ba là vấn đề Trung Quốc. Trung Quốc đã và đang ráo riết thực hiện những kế hoạch dữ dội, xâm nhập, ảnh hưởng, chèn ép, bao vây trên mọi lĩnh vực, kinh tế, an ninh, quốc phòng, lãnh thổ, nhằm thực hiện ý đồ cuối cùng là thôn tính Việt Nam. Còn về phía Việt Nam thì nhiều cán bộ lãnh đạo của Việt Nam lại đã và đang bị Trung Quốc mua chuộc và khống chế. Tất cả những điều đó đều là một quá trình liên tục từ Đại hội VI của ĐCSVN đến nay. Thái độ nói chung của lãnh đạo Việt Nam hiện nay về Trung Quốc lại lờ phờ, không rõ ràng. Đó là một vấn đề hết sức nguy hiểm.
Phạm Hồng Sơn: Vậy ĐCSVN còn đóng vai trò gì đối với đất nước hiện nay?
Lê Hồng Hà: Trước đây Đảng đã từng giữ vai trò tiền phong trong xã hội, thúc đẩy tiến bộ cho xã hội ở một số phương diện. Nhưng đến nay Đảng không còn giữ được những vai trò đó nữa vì Đảng vẫn đi theo hệ tư tưởng Marx-Lenin. Còn về đội ngũ của Đảng, đặc biệt là hàng ngũ cầm quyền, đã bị tha hóa, tham nhũng, xoay sở, vô cảm với đất nước, xã hội. Vì vậy Đảng hiện nay chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội thôi.
Phạm Hồng Sơn: Vừa rồi ĐCSVN đã có Hội nghị Trung ương 4 và tiếp theo là một Hội nghị toàn quốc về chỉnh đốn Đảng, ông có kỳ vọng gì?
Lê Hồng Hà: Nói đúng ra thì những Hội nghị được tổ chức rất ghê gớm đó họ đã có những phát hiện cũng có ích chứ không phải là vứt đi nhưng nó không trúng vấn đề chính, không đi vào nguyên nhân gốc. Nhiều cán bộ lâu năm đã có những bộc bạch là nếu cứ ra những nghị quyết kiểu như thế thì sẽ “chẳng giải quyết được cái quái gì cả”. Họ chỉ dựa vào những biểu hiện, rồi tập trung phân tích vào những hư hỏng bên ngoài. Họ chưa nhận ra hoặc không dám nhận ra nguyên nhân gốc của những hư hỏng đó thì làm sao có thể chỉnh đốn được.
Phạm Hồng Sơn: Tại sao họ “không dám nhận ra”?
Lê Hồng Hà: Nếu họ phải thừa nhận sai lầm từ gốc nằm ở cương lĩnh, ở đường lối, ở hệ tư tưởng thì tức là họ phải chấp nhận rằng công tác tuyên huấn là bịp bợm còn công tác lý luận là bế tắc, họ sẽ phải tự cách chức hết, tự nghỉ hết, tức là sự tự “lật đổ”, sự thay đổi hoàn toàn. Mà hiện nay họ vẫn tỏ ra phải giữ quyền lực, địa vị, giữ lợi ích của họ, nghĩa là họ phải giữ những đường lối đó. Không những thế, vừa rồi họ vẫn còn cho rằng ai phê phán đường lối chính trị của họ là sai lầm là đều thuộc lực lượng “chống đối, thù địch”, nghĩa là những gì chúng ta trao đổi từ nãy đến giờ là thuộc lực lượng “thù địch” rồi. Do đó trong tình hình muốn tạo thế chuyển biến cho đất nước Việt Nam thì phải dựa vào dân, chứ dựa vào Đảng, mong muốn đổi mới cái Đảng này cho nó mạnh lên, nó sạch lên thì không có. Trong tình hình hiện nay của đất nước thì cái Đảng này không thể đổi mới được. Chỉ dân mới có thể tạo ra đổi mới. Nếu cái Đảng này có làm được cái gì tiến bộ thì cũng phải dựa vào sức ép của dân. Nhân dân sẽ là người bắt Đảng phải thay đổi.
Phạm Hồng Sơn: Xin ông đánh giá về lực lượng tiến bộ hiện nay?
Lê Hồng Hà: Vì đất nước, xã hội đang lâm vào một cuộc tổng khủng hoảng nên chính điều đó đang tạo ra một đòi hỏi phải thay đổi của bản thân xã hội, của các thành phần trong xã hội. Những vận động, đấu tranh cho tiến bộ đã được nhiều người thực hiện liên tục từ hàng chục năm qua với nhiều bước thăng trầm. Nhưng khoảng 1 đến 2 năm nay phong trào đang lên mạnh với sự xuất hiện của nhiều nhân vật mới, đang trồi lên liên tục và là tổng hợp của rất nhiều cái cụ thể. Nếu lấy mốc thì tôi lấy mốc là Vụ án Cù Huy Hà Vũ, những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và một loạt những kiến nghị tập thể, phải kể đến nhất là Kiến nghị có chữ ký ban đầu của 85 vị ở cả trong Nam và Bắc, rồi Kiến nghị của hơn 20 trí thức, rồi Kiến nghị về Bauxite, rồi cả các Kiến nghị của ông Trần Văn Huỳnh (bố Trần Huỳnh Duy Thức). Nói chung lực lượng tiến bộ đang trồi lên với nhiều hình, nhiều vẻ và với những quan điểm rất khác nhau. Vấn đề hiện nay là vẫn chưa có ai tổng hợp được về những lực lượng đối lập đang nổi lên ở trong nước, gồm những ai, như thế nào. Việc này cần quan tâm để đánh giá cho chính xác, để hiểu rõ họ như thế nào. Ví dụ nhóm Minh Triết của Nguyễn Khắc Mai, rồi Khối 8406, hay những người đang nằm trong hệ thống như Dương Trung Quốc, Nguyễn Minh Thuyết, Tương Lai, Nguyễn Trung, họ phát biểu còn dè dặt thì đánh giá thế nào, rồi Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Xuân Nghĩa, rồi hiện tượng ở Phú Yên hay là Nguyễn Xuân Diện đi thăm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Quang Vinh đưa tin về Tiên Lãng, Ba Sàm điểm tin hàng ngày, hay Nguyễn Huệ Chi đi thăm Cù Huy Hà Vũ, rồi Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng đòi thả Bùi Thị Minh Hằng. Rồi ở ngoài nước, tôi thấy có nhiều phát biểu cũng rất giỏi, nhiều hoạt động rất tích cực. Như vậy hiện nay đang có rất nhiều tiếng nói, hoạt động, rất đa dạng, rất phong phú, rất khác nhau, rất phức tạp, rất ghê gớm. Tôi đang quan tâm nhưng chưa tài nào tổng hợp được.
Phạm Hồng Sơn: Ông tiên liệu gì về phản ứng của ĐCSVN trước những “trồi lên” đó?
Lê Hồng Hà: Họ sẽ đi đến chỗ phải đàn áp. Mà một trong những biểu hiện của nó là Đảng vừa ra 19 điều cấm kỵ đối với đảng viên, nghĩa là nó chuẩn bị đàn áp đấy. 19 điều cấm là tước quyền công dân của đảng viên, vi phạm luật pháp. Nhưng điều đó cũng thể hiện Đảng đang ở tâm trạng bất lực. Một biểu hiện bất lực rõ nữa là tháng trước ông TBT Nguyễn Phú Trọng phải đứng ra mời gặp các cán bộ lão thành trong Nam và ngoài Bắc. Hoạt động đó cách đây khoảng 2-3 năm là một chế độ thường niên, nhưng mỗi lần gặp thì lại bị các cán bộ lão thành phê phán, góp ý kiến rất “lộng óc” nên sau đó Đảng đã bỏ đi, không tổ chức nữa. Nhưng rồi dư luận kêu ca nhiều quá nên vừa rồi lại phải tổ chức lại nhưng lại chỉ dám mời những cán bộ lão thành cao cấp như kinh qua Ban Bí thư, kinh qua Thủ tướng, không dám mời mở rộng và cũng không dám nghe hết các ý kiến. Như vậy là Đảng đang muốn xoa dịu, đang muốn tỏ ra có sự đoàn kết, gắn bó giữa lãnh đạo hiện nay với lớp về hưu, nhưng thực tế cho thấy sự chia rẽ, mất đoàn kết trong Đảng là hiện tượng phổ biến.
Phạm Hồng Sơn: Ông là người đã tiếp thêm tiếng nói mạnh mẽ về việc phải bạch hóa và minh oan cho những nạn nhân trong “Vụ án xét lại chống Đảng” thời những năm cuối 1960 đầu 1970. Theo ông, những tấm gương nạn nhân năm xưa đó có ý nghĩa gì với lịch sử và đặc biệt có ý nghĩa gì trong bối cảnh đất nước hiện nay?
Lê Hồng Hà: Đó là những con người xứng đáng với bản lĩnh anh hùng, xứng đáng là tấm gương cho thế hệ hiện nay noi theo. Xã hội cần phải tiếp tục công việc để đòi ĐCSVN phải tuyên bố sửa sai, đòi minh oan cho những con người lịch sử đó để bảo vệ chân lý, bảo vệ pháp luật và trả lại thanh danh cho những con người anh hùng đó.
Phạm Hồng Sơn: Với tư cách là một người đi trước hay nói theo cách thường thấy là một “lão thành cách mạng”, giả thiết nếu có lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay đến tham vấn, ông sẽ nói gì với họ?
Lê Hồng Hà: Tôi sẽ nói với họ đúng như những gì đã nói ở trên.
Phạm Hồng Sơn: Ông có những lời khuyên cụ thể nào không?
Lê Hồng Hà: ĐCSVN cần phải họp lại với nhau để thôi hệ tư tưởng Marx-Lenin đi. Tôi không kêu gọi thủ tiêu “anh” nhưng “anh” muốn tồn tại thì phải thực hiện đa đảng, dân chủ, để mà tồn tại.
(Nguồn: http://www.procontra.asia/?p=387 - © 2012 pro&contra)
Phạm Hồng Sơn: Thưa ông Lê Hồng Hà, với cương vị là người đã tham gia Cách mạng tháng Tám, Kháng chiến chống Pháp và chứng kiến Kháng chiến chống Mỹ, thời kỳ Đổi Mới, xin ông cho biết tình hình Việt Nam hiện nay có những vấn đề gì đáng lưu tâm nhất?
Lê Hồng Hà: Tình hình chung hiện nay tôi thấy có ba vấn đề lớn nhất. Thứ nhất là sự đánh giá của ĐCSVN về chính ĐCSVN và về hiện trạng đất nước nói chung là sai lầm. ĐCSVN vẫn cố tô vẽ cho thực trạng hiện nay những điều không có, vẫn tự khoe khoang, huyênh hoang rằng nhờ mình thì đất nước mới có nhiều điều tiến bộ. Ví dụ Đảng luôn cho lịch sử của dân tộc từ khi có Đảng là một bản anh hùng ca. Theo tôi, về công cuộc giải phóng dân tộc thì có thể là anh hùng ca nhưng về việc xây dựng và phát triển đất nước thì từ khi có ĐCSVN đến giờ đó là một quãng lịch sử thất bại. Và giải phóng dân tộc vừa qua cũng không như Đảng nói là nhờ chủ nghĩa Marx-Lenin mà cái chính là do nhân dân đã tiếp thu, tiếp nối được truyền thống yêu nước của dân tộc. Chủ nghĩa Marx-Lenin nếu có chỉ có một phần nhỏ là tập hợp được đoàn kết giữa công nhân và nông dân thôi. Còn thực tế đã cho thấy Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN thì càng phát triển lại càng tụt hậu về nhiều mặt so với các nước trong khu vực. Xây dựng và phát triển đất nước mà lại theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì sai hoàn toàn. Chủ nghĩa Marx-Lenin là một học thuyết đấu tranh giai cấp, là một học thuyết phản phát triển.
Thứ hai là tình hình xã hội hiện nay ở mức độ xấu chưa từng có, kể từ năm 1975 đến giờ. Sự xuống cấp của đất nước hầu khắp mọi lĩnh vực từ an ninh, đạo đức, văn hóa, giáo dục, xã hội, hay chính trị. Chính trị nghĩa là uy tín của của ĐCSVN đã xuống thấp chưa từng có, gần như không còn ai tin vào cái Đảng này nữa. Như vậy xã hội hiện nay, theo tôi, đang lâm vào một cuộc tổng khủng hoảng toàn diện mà nguyên nhân là do đường lối của ĐCSVN về phát triển là sai.
Thứ ba là vấn đề Trung Quốc. Trung Quốc đã và đang ráo riết thực hiện những kế hoạch dữ dội, xâm nhập, ảnh hưởng, chèn ép, bao vây trên mọi lĩnh vực, kinh tế, an ninh, quốc phòng, lãnh thổ, nhằm thực hiện ý đồ cuối cùng là thôn tính Việt Nam. Còn về phía Việt Nam thì nhiều cán bộ lãnh đạo của Việt Nam lại đã và đang bị Trung Quốc mua chuộc và khống chế. Tất cả những điều đó đều là một quá trình liên tục từ Đại hội VI của ĐCSVN đến nay. Thái độ nói chung của lãnh đạo Việt Nam hiện nay về Trung Quốc lại lờ phờ, không rõ ràng. Đó là một vấn đề hết sức nguy hiểm.
Phạm Hồng Sơn: Vậy ĐCSVN còn đóng vai trò gì đối với đất nước hiện nay?
Lê Hồng Hà: Trước đây Đảng đã từng giữ vai trò tiền phong trong xã hội, thúc đẩy tiến bộ cho xã hội ở một số phương diện. Nhưng đến nay Đảng không còn giữ được những vai trò đó nữa vì Đảng vẫn đi theo hệ tư tưởng Marx-Lenin. Còn về đội ngũ của Đảng, đặc biệt là hàng ngũ cầm quyền, đã bị tha hóa, tham nhũng, xoay sở, vô cảm với đất nước, xã hội. Vì vậy Đảng hiện nay chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội thôi.
Phạm Hồng Sơn: Vừa rồi ĐCSVN đã có Hội nghị Trung ương 4 và tiếp theo là một Hội nghị toàn quốc về chỉnh đốn Đảng, ông có kỳ vọng gì?
Lê Hồng Hà: Nói đúng ra thì những Hội nghị được tổ chức rất ghê gớm đó họ đã có những phát hiện cũng có ích chứ không phải là vứt đi nhưng nó không trúng vấn đề chính, không đi vào nguyên nhân gốc. Nhiều cán bộ lâu năm đã có những bộc bạch là nếu cứ ra những nghị quyết kiểu như thế thì sẽ “chẳng giải quyết được cái quái gì cả”. Họ chỉ dựa vào những biểu hiện, rồi tập trung phân tích vào những hư hỏng bên ngoài. Họ chưa nhận ra hoặc không dám nhận ra nguyên nhân gốc của những hư hỏng đó thì làm sao có thể chỉnh đốn được.
Phạm Hồng Sơn: Tại sao họ “không dám nhận ra”?
Lê Hồng Hà: Nếu họ phải thừa nhận sai lầm từ gốc nằm ở cương lĩnh, ở đường lối, ở hệ tư tưởng thì tức là họ phải chấp nhận rằng công tác tuyên huấn là bịp bợm còn công tác lý luận là bế tắc, họ sẽ phải tự cách chức hết, tự nghỉ hết, tức là sự tự “lật đổ”, sự thay đổi hoàn toàn. Mà hiện nay họ vẫn tỏ ra phải giữ quyền lực, địa vị, giữ lợi ích của họ, nghĩa là họ phải giữ những đường lối đó. Không những thế, vừa rồi họ vẫn còn cho rằng ai phê phán đường lối chính trị của họ là sai lầm là đều thuộc lực lượng “chống đối, thù địch”, nghĩa là những gì chúng ta trao đổi từ nãy đến giờ là thuộc lực lượng “thù địch” rồi. Do đó trong tình hình muốn tạo thế chuyển biến cho đất nước Việt Nam thì phải dựa vào dân, chứ dựa vào Đảng, mong muốn đổi mới cái Đảng này cho nó mạnh lên, nó sạch lên thì không có. Trong tình hình hiện nay của đất nước thì cái Đảng này không thể đổi mới được. Chỉ dân mới có thể tạo ra đổi mới. Nếu cái Đảng này có làm được cái gì tiến bộ thì cũng phải dựa vào sức ép của dân. Nhân dân sẽ là người bắt Đảng phải thay đổi.
Phạm Hồng Sơn: Xin ông đánh giá về lực lượng tiến bộ hiện nay?
Lê Hồng Hà: Vì đất nước, xã hội đang lâm vào một cuộc tổng khủng hoảng nên chính điều đó đang tạo ra một đòi hỏi phải thay đổi của bản thân xã hội, của các thành phần trong xã hội. Những vận động, đấu tranh cho tiến bộ đã được nhiều người thực hiện liên tục từ hàng chục năm qua với nhiều bước thăng trầm. Nhưng khoảng 1 đến 2 năm nay phong trào đang lên mạnh với sự xuất hiện của nhiều nhân vật mới, đang trồi lên liên tục và là tổng hợp của rất nhiều cái cụ thể. Nếu lấy mốc thì tôi lấy mốc là Vụ án Cù Huy Hà Vũ, những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và một loạt những kiến nghị tập thể, phải kể đến nhất là Kiến nghị có chữ ký ban đầu của 85 vị ở cả trong Nam và Bắc, rồi Kiến nghị của hơn 20 trí thức, rồi Kiến nghị về Bauxite, rồi cả các Kiến nghị của ông Trần Văn Huỳnh (bố Trần Huỳnh Duy Thức). Nói chung lực lượng tiến bộ đang trồi lên với nhiều hình, nhiều vẻ và với những quan điểm rất khác nhau. Vấn đề hiện nay là vẫn chưa có ai tổng hợp được về những lực lượng đối lập đang nổi lên ở trong nước, gồm những ai, như thế nào. Việc này cần quan tâm để đánh giá cho chính xác, để hiểu rõ họ như thế nào. Ví dụ nhóm Minh Triết của Nguyễn Khắc Mai, rồi Khối 8406, hay những người đang nằm trong hệ thống như Dương Trung Quốc, Nguyễn Minh Thuyết, Tương Lai, Nguyễn Trung, họ phát biểu còn dè dặt thì đánh giá thế nào, rồi Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Xuân Nghĩa, rồi hiện tượng ở Phú Yên hay là Nguyễn Xuân Diện đi thăm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Quang Vinh đưa tin về Tiên Lãng, Ba Sàm điểm tin hàng ngày, hay Nguyễn Huệ Chi đi thăm Cù Huy Hà Vũ, rồi Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng đòi thả Bùi Thị Minh Hằng. Rồi ở ngoài nước, tôi thấy có nhiều phát biểu cũng rất giỏi, nhiều hoạt động rất tích cực. Như vậy hiện nay đang có rất nhiều tiếng nói, hoạt động, rất đa dạng, rất phong phú, rất khác nhau, rất phức tạp, rất ghê gớm. Tôi đang quan tâm nhưng chưa tài nào tổng hợp được.
Phạm Hồng Sơn: Ông tiên liệu gì về phản ứng của ĐCSVN trước những “trồi lên” đó?
Lê Hồng Hà: Họ sẽ đi đến chỗ phải đàn áp. Mà một trong những biểu hiện của nó là Đảng vừa ra 19 điều cấm kỵ đối với đảng viên, nghĩa là nó chuẩn bị đàn áp đấy. 19 điều cấm là tước quyền công dân của đảng viên, vi phạm luật pháp. Nhưng điều đó cũng thể hiện Đảng đang ở tâm trạng bất lực. Một biểu hiện bất lực rõ nữa là tháng trước ông TBT Nguyễn Phú Trọng phải đứng ra mời gặp các cán bộ lão thành trong Nam và ngoài Bắc. Hoạt động đó cách đây khoảng 2-3 năm là một chế độ thường niên, nhưng mỗi lần gặp thì lại bị các cán bộ lão thành phê phán, góp ý kiến rất “lộng óc” nên sau đó Đảng đã bỏ đi, không tổ chức nữa. Nhưng rồi dư luận kêu ca nhiều quá nên vừa rồi lại phải tổ chức lại nhưng lại chỉ dám mời những cán bộ lão thành cao cấp như kinh qua Ban Bí thư, kinh qua Thủ tướng, không dám mời mở rộng và cũng không dám nghe hết các ý kiến. Như vậy là Đảng đang muốn xoa dịu, đang muốn tỏ ra có sự đoàn kết, gắn bó giữa lãnh đạo hiện nay với lớp về hưu, nhưng thực tế cho thấy sự chia rẽ, mất đoàn kết trong Đảng là hiện tượng phổ biến.
Phạm Hồng Sơn: Ông là người đã tiếp thêm tiếng nói mạnh mẽ về việc phải bạch hóa và minh oan cho những nạn nhân trong “Vụ án xét lại chống Đảng” thời những năm cuối 1960 đầu 1970. Theo ông, những tấm gương nạn nhân năm xưa đó có ý nghĩa gì với lịch sử và đặc biệt có ý nghĩa gì trong bối cảnh đất nước hiện nay?
Lê Hồng Hà: Đó là những con người xứng đáng với bản lĩnh anh hùng, xứng đáng là tấm gương cho thế hệ hiện nay noi theo. Xã hội cần phải tiếp tục công việc để đòi ĐCSVN phải tuyên bố sửa sai, đòi minh oan cho những con người lịch sử đó để bảo vệ chân lý, bảo vệ pháp luật và trả lại thanh danh cho những con người anh hùng đó.
Phạm Hồng Sơn: Với tư cách là một người đi trước hay nói theo cách thường thấy là một “lão thành cách mạng”, giả thiết nếu có lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay đến tham vấn, ông sẽ nói gì với họ?
Lê Hồng Hà: Tôi sẽ nói với họ đúng như những gì đã nói ở trên.
Phạm Hồng Sơn: Ông có những lời khuyên cụ thể nào không?
Lê Hồng Hà: ĐCSVN cần phải họp lại với nhau để thôi hệ tư tưởng Marx-Lenin đi. Tôi không kêu gọi thủ tiêu “anh” nhưng “anh” muốn tồn tại thì phải thực hiện đa đảng, dân chủ, để mà tồn tại.
(Nguồn: http://www.procontra.asia/?p=387 - © 2012 pro&contra)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mây Giông Trên Giáo Đường
Nguyễn Hùng
22:29 07/03/2012
MÂY GIÔNG TRÊN GIÁO ĐƯỜNG
Ảnh của Nguyễn Hùng
Dù cho bão tố
Nhân gian nghiêng đổ
Giữa trời im đứng
Giáo đường uy nghi.
(N.H.)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Hùng
Dù cho bão tố
Nhân gian nghiêng đổ
Giữa trời im đứng
Giáo đường uy nghi.
(N.H.)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền