Phụng Vụ - Mục Vụ
''Ai tin vào Ta dầu có chết cũng sẽ được sống“
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
04:45 08/03/2008
CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY, Năm A, ngày 9.3.2008
Ed 37,12-14; Rm 8,8-11; Ga 11,1-45
"Ai tin vào Ta dầu có chết cũng sẽ được sống“
Nếu phép lạ Chúa gọi Ladarô ra khỏi mồ sau bốn ngày đã bị chôn mà xẩy ra vào thời đại truyền thông ngày nay, chắc chắn sẽ là một biến cố chưa từng xẩy ra và sẽ làm chấn động toàn thế giới. Biến cố sẽ được không biết bao nhiêu là phóng viên trực tiếp truyền thanh truyền hình… Cả thế giới hàng bao tỷ người sẽ theo dõi không thể bỏ qua. Hàng tỷ người „được chứng kiến việc Đức Giê-su làm“ và chắc sẽ „có nhiều kẻ đã tin vào Người“.
Phải nhìn nhận rằng thánh sử Gioan vừa là một nhà viết sử, vừa là một phóng viên thật chuyên nghiệp, đã viết bài tường thuật với nhiều chi tiết thật tỉ mỉ và sống động, ghi lại những câu đối thoại, mô tả những phản ứng của các nhân vật, diễn đạt cảm xúc sâu xa nhất của chính Chúa Giêsu, nhân vật chính trong bài tường thuật hôm nay, …không quên cả những chi tiết về nơi chốn và thời gian.
Biến cố này càng đáng tin hơn nữa, vì Gioan không phải là người chứng duy nhất, còn có các môn đệ khác, còn có ba chị em Maria, Mácta và Ladarô, có bà con trong tang quyến, có đám đông dân chúng Do Thái “đang ở trong nhà với cô Ma-ri-a để chia buồn „… vì thôn làng Bêtania là vùng ngoại ô cách Giêrusalem khoảng hơn ba cây số.
Trong biến cố này nhân vật chính không phải là Ladarô mà là Chúa Giêsu. Ladarô chỉ đóng vai đưa các nhân vật khác trình diện Chúa Giêsu, như các môn đệ, Mácta, Maria và đám đông Do Thái. Thánh sử Gioan đã rọi thẳng vào ống kiếng thu hình Chúa Giêsu nhân vật chính. Gioan muốn mạc khải cho mọi người cùng thời và mọi thời Tin Mừng trọng đại và lớn lao nhất mà muôn dân hằng mong đợi: Chúa Giêsu Kitô là Đấng Thiên Sai, là Chúa của Sự Sống… Tất cả nhân loại đều được mời gọi đến đức tin.
Chúng ta hãy theo vết chân của Chúa Giêsu. Ladarô là em của hai chị em Mácta và Maria. Cả ba được Đức Giêsu thương mến. Gia đình họ ở làng Bêtania, cách Giêrusalem chừng 2 dặm, khoảng hơn ba cây số. Khi Ladarô đau nặng, hai chị em nhắn tin cho Chúa Giêsu hay “người Thầy yêu đau liệt ” (c.3). Nhưng Đức Giêsu đã không vội vàng lên đường. Chúa Giêsu muốn cho các môn đệ thấy vinh quang Thiên Chúa và giúp cho các ông thêm lòng tin vào Người nên, khi nghe tin Ladarô đau nặng Ngài còn chủ tâm lưu lại hai ngày: Việc Lazarô thực sự đã chết – đã khâm liệm và bị chôn táng trong huyệt – đã có mùi rồi - 4 ngày - là những sự kiện cần thiết để phép lạ sắp xẩy ra được mạc khải viên mãn.
Khi tới Bêtania, Đức Giêsu đối diện trước cảnh than khóc của hai chị em và những người thân, vì Ladarô đã chết và đã được chôn trong mộ bốn ngày rồi. Qua cuộc đối thoại với Mácta, Chúa Giêsu đã mạc khải cho biết chính Ngài là sự sống lại và là sự sống (x. câu 25). Hơn nữa, Chúa Giêsu còn muốn các môn đệ và những người Do Thái tin vào Ngài là Đấng Thiên Sai nên Ngài đã lớn tiếng mạc khải Chúa Cha cho đám đông dân chúng: "Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con. Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con." Nói xong, Người kêu lớn tiếng: "Anh La-da-rô, hãy ra khỏi mồ! "Người chết liền ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn. Đức Giê-su bảo: "Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi."
Phép lạ „nhãn tiền“ trên đây quả thực „vô tiền khoáng hậu“, lớn lao nhất và có nhiều nhân chứng „mắt thấy tai nghe“ nhất, khiến cho dân chúng phải kinh ngạc và nhiều người đã tin vào Người: „Trong số những người Do-thái đến thăm cô Ma-ri-a và được chứng kiến việc Đức Giê-su làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người“.
Qua bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta ghi nhận:
1) Chúa Giêsu chính là sự sống, là Đấng ban sự sống cho những ai tin vào Ngài, điều này được chứng minh qua phép lạ làm cho Ladarô sống lại: Chúa Giêsu mạc khải Ngài là Đấng ban sự sống và đòi con người phải đáp trả bằng niềm tin.
2) Trung tâm điểm của Mùa Chay không phải là Thứ Sáu Chịu Nạn mà là Chúa Nhật Phục Sinh khi ta đón mừng Tin Mừng Phục Sinh, khởi điểm và nồng cốt của đức tin Kitô giáo: Chúa đã sống lại như Lời Người đã phán hứa. Cái chết của Ladarô và việc ông được cho sống lại trong Phúc âm hôm nay tiên báo cái chết và phục sinh của Chúa.
3) Chúa Giêsu đã xúc động, xao xuyến, và ứa lệ bộc lộ cho nhân loại thấy Đấng trọn vẹn là Chúa và là người. Đức Kitô đã mặc lấy thân phận con nguời và chia sẻ trọn kiếp sống con người.
4) Lazarô là hình ảnh của mỗi người chúng ta, không những cái chết về phần xác nhưng cả với cái chết phần hồn. Chính Thiên Chúa là cội nguồn sự sống và cùng đích của cuộc đời con người. Chính Ngài sẽ mở cửa mồ cho tất cả những ai tin vào Ngài: “ Ta mở cửa mồ các ngươi và kéo các ngươi ra khỏi mồ, Ta sẽ cho các ngươi thần trí của Ta và các ngươi được sống”.
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
Ed 37,12-14; Rm 8,8-11; Ga 11,1-45
"Ai tin vào Ta dầu có chết cũng sẽ được sống“
Nếu phép lạ Chúa gọi Ladarô ra khỏi mồ sau bốn ngày đã bị chôn mà xẩy ra vào thời đại truyền thông ngày nay, chắc chắn sẽ là một biến cố chưa từng xẩy ra và sẽ làm chấn động toàn thế giới. Biến cố sẽ được không biết bao nhiêu là phóng viên trực tiếp truyền thanh truyền hình… Cả thế giới hàng bao tỷ người sẽ theo dõi không thể bỏ qua. Hàng tỷ người „được chứng kiến việc Đức Giê-su làm“ và chắc sẽ „có nhiều kẻ đã tin vào Người“.
Phải nhìn nhận rằng thánh sử Gioan vừa là một nhà viết sử, vừa là một phóng viên thật chuyên nghiệp, đã viết bài tường thuật với nhiều chi tiết thật tỉ mỉ và sống động, ghi lại những câu đối thoại, mô tả những phản ứng của các nhân vật, diễn đạt cảm xúc sâu xa nhất của chính Chúa Giêsu, nhân vật chính trong bài tường thuật hôm nay, …không quên cả những chi tiết về nơi chốn và thời gian.
Biến cố này càng đáng tin hơn nữa, vì Gioan không phải là người chứng duy nhất, còn có các môn đệ khác, còn có ba chị em Maria, Mácta và Ladarô, có bà con trong tang quyến, có đám đông dân chúng Do Thái “đang ở trong nhà với cô Ma-ri-a để chia buồn „… vì thôn làng Bêtania là vùng ngoại ô cách Giêrusalem khoảng hơn ba cây số.
Trong biến cố này nhân vật chính không phải là Ladarô mà là Chúa Giêsu. Ladarô chỉ đóng vai đưa các nhân vật khác trình diện Chúa Giêsu, như các môn đệ, Mácta, Maria và đám đông Do Thái. Thánh sử Gioan đã rọi thẳng vào ống kiếng thu hình Chúa Giêsu nhân vật chính. Gioan muốn mạc khải cho mọi người cùng thời và mọi thời Tin Mừng trọng đại và lớn lao nhất mà muôn dân hằng mong đợi: Chúa Giêsu Kitô là Đấng Thiên Sai, là Chúa của Sự Sống… Tất cả nhân loại đều được mời gọi đến đức tin.
Chúng ta hãy theo vết chân của Chúa Giêsu. Ladarô là em của hai chị em Mácta và Maria. Cả ba được Đức Giêsu thương mến. Gia đình họ ở làng Bêtania, cách Giêrusalem chừng 2 dặm, khoảng hơn ba cây số. Khi Ladarô đau nặng, hai chị em nhắn tin cho Chúa Giêsu hay “người Thầy yêu đau liệt ” (c.3). Nhưng Đức Giêsu đã không vội vàng lên đường. Chúa Giêsu muốn cho các môn đệ thấy vinh quang Thiên Chúa và giúp cho các ông thêm lòng tin vào Người nên, khi nghe tin Ladarô đau nặng Ngài còn chủ tâm lưu lại hai ngày: Việc Lazarô thực sự đã chết – đã khâm liệm và bị chôn táng trong huyệt – đã có mùi rồi - 4 ngày - là những sự kiện cần thiết để phép lạ sắp xẩy ra được mạc khải viên mãn.
Khi tới Bêtania, Đức Giêsu đối diện trước cảnh than khóc của hai chị em và những người thân, vì Ladarô đã chết và đã được chôn trong mộ bốn ngày rồi. Qua cuộc đối thoại với Mácta, Chúa Giêsu đã mạc khải cho biết chính Ngài là sự sống lại và là sự sống (x. câu 25). Hơn nữa, Chúa Giêsu còn muốn các môn đệ và những người Do Thái tin vào Ngài là Đấng Thiên Sai nên Ngài đã lớn tiếng mạc khải Chúa Cha cho đám đông dân chúng: "Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con. Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con." Nói xong, Người kêu lớn tiếng: "Anh La-da-rô, hãy ra khỏi mồ! "Người chết liền ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn. Đức Giê-su bảo: "Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi."
Phép lạ „nhãn tiền“ trên đây quả thực „vô tiền khoáng hậu“, lớn lao nhất và có nhiều nhân chứng „mắt thấy tai nghe“ nhất, khiến cho dân chúng phải kinh ngạc và nhiều người đã tin vào Người: „Trong số những người Do-thái đến thăm cô Ma-ri-a và được chứng kiến việc Đức Giê-su làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người“.
Qua bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta ghi nhận:
1) Chúa Giêsu chính là sự sống, là Đấng ban sự sống cho những ai tin vào Ngài, điều này được chứng minh qua phép lạ làm cho Ladarô sống lại: Chúa Giêsu mạc khải Ngài là Đấng ban sự sống và đòi con người phải đáp trả bằng niềm tin.
2) Trung tâm điểm của Mùa Chay không phải là Thứ Sáu Chịu Nạn mà là Chúa Nhật Phục Sinh khi ta đón mừng Tin Mừng Phục Sinh, khởi điểm và nồng cốt của đức tin Kitô giáo: Chúa đã sống lại như Lời Người đã phán hứa. Cái chết của Ladarô và việc ông được cho sống lại trong Phúc âm hôm nay tiên báo cái chết và phục sinh của Chúa.
3) Chúa Giêsu đã xúc động, xao xuyến, và ứa lệ bộc lộ cho nhân loại thấy Đấng trọn vẹn là Chúa và là người. Đức Kitô đã mặc lấy thân phận con nguời và chia sẻ trọn kiếp sống con người.
4) Lazarô là hình ảnh của mỗi người chúng ta, không những cái chết về phần xác nhưng cả với cái chết phần hồn. Chính Thiên Chúa là cội nguồn sự sống và cùng đích của cuộc đời con người. Chính Ngài sẽ mở cửa mồ cho tất cả những ai tin vào Ngài: “ Ta mở cửa mồ các ngươi và kéo các ngươi ra khỏi mồ, Ta sẽ cho các ngươi thần trí của Ta và các ngươi được sống”.
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
Loanh quanh
Lm Vũđình Tường
07:19 08/03/2008
Sống chết là hai trạng thái trái ngược trong đời. Có sinh tất có tử, muốn bất tử cần ơn tái sinh. Để nhận ơn tái sinh cần có Đấng ban ơn tái sinh. Đấng đó phải là Đấng cầm quyền sinh tử mới có ơn bất tử để ban.
CHẾT VÀ KHỔ ĐAU
Chết là một thực tại không thể chối cãi. Chết thân xác, chết tinh thần, chết tâm linh tất cả đều đưa đến khổ đau vì hạnh phúc tình cảm giầu mạnh hệ tại thân bằng quyến thuộc. Đau khổ xảy đến khi liên hệ bị cắt đứt. Đau khổ sâu đậm hơn khi liên hệ bị đứt vĩnh viễn. Đau khổ thân xác rành rành khó chối. Đau khổ tinh thần âm thầm, lúc ẩn lúc hiện. Đau khổ tâm linh bàng bạc trong ngày, vương vấn thâu đêm, lương tâm dày vò.
TIẾNG NỘI TÂM
Người ta giết được thân xác, không giết được linh hồn. Linh hồn thuộc về Chúa. Đã là con người đều có linh hồn. Người ta có thể chối bỏ tôn giáo, tín ngưỡng, không chối bỏ được linh hồn. Linh hồn nói qua lương tâm. Có thể giả câm giả điếc với đời, với người; không thể tráo trở giả câm, giả điếc với tiếng lương tâm vì là tiếng nói nội tâm, đến từ tâm linh. Dù tin Chúa hay chối Chúa người ta vẫn phải đối diện với lương tâm. Kẻ tin Chúa cho là tiếng lương tâm đến từ Chúa. Kẻ chối Chúa cho tiếng lương tâm đến bởi xã hội. Dù lí luận tiếng lương tâm đến từ bất cứ nguồn nào thì tiếng đó cũng luôn đóng vai trò phán đoán hành động và tâm tư. Chối Chúa nhưng không chối được tiếng lương tâm. Kẻ chối Chúa hiểu sai tình yêu vì Thiên Chúa là tình yêu. Chối bỏ tình yêu chân chính nên yêu sai lạc, yêu vật chất bất toàn, của cải, bị chủ thuyết ru ngủ, triết lí đánh lừa. Tin vào phát minh khoa học. Mục đích của khoa học là sáng tạo phục vụ, dùng khoa học để phản bác, bài xích là lợi dụng khoa học.
CHẾT ĐỂ SỐNG
Để được sống trường sinh mỗi ngày cần học và quyết tâm loại bỏ gian tà. Bám víu vào gian tà cuộc đời sớm muộn gì cũng bị hủy hoại khi sự thật phanh phui. Bám vào tình yêu và đức ái là sống bất tử vì tình yêu và lòng mến thì bất diệt. Chọn một trong hai, tình yêu hoặc gian tà. Không thể chọn cả hai vì tình yêu và gian tà không chung sống. Người ta thích chọn gian tà vì gian tà cung cấp lạc thú. Trái lại tình yêu đòi hy sinh. Kẻ yếu lòng tin sợ hy sinh.
Loại trừ gian tà lòng người thảnh thơi, thoải mái. Nhận thức này giúp sống khiêm nhường, sống tâm tình tạ ơn. Vì biết tạ ơn nên Chúa thương đong đầy ơn tái sinh. Kẻ có thì được cho thêm là thế. Muốn sống trường sinh bất tử việc đầu tiên là học sống yêu thương và từ bỏ gian tà. Không ai chân thành yêu mến ta hơn chính Đấng sinh ra ta. Ngài là Thiên Chúa yêu thương, nhân hậu và hay tha thứ.
Thứ hai là thành thật với chính mình, chân thành học hỏi phát triển khả năng trời ban. Nhờ ơn tái sinh Chúa ban ta tránh danh vọng dụ dỗ, chống trả quyến rũ tiền tài lợi danh, không cho phép sắc đẹp hấp hồn. Người vô thần không thể chống cự lại với những cám dỗ này vì chúng là điểm tựa trong đời. Chối bỏ chúng đời mất ý nghĩa vì chúng cung cấp khoái lạc. Khoái lạc do vật chất, ngũ quan mang lại thường đến dồn dập rồi vội vã ra đi để lại một tâm hồn bất an. Vì bất an, run sợ, lo lắng nên tìm an toàn nơi vật chất và thế lực.
BẤT TOÀN
Con người bất toàn đến độ không tự giúp mình tránh khỏi già nua bệnh tật. Đói khát nên của cải bao nhiêu cũng không vừa. Bất toàn và lo sợ nên bám vào vật chất, tiền tài và thế lực làm bảo hiểm nhân mạng. Sự thế gian chính chúng mất giá trị làm sao bảo đảm cuộc sống trường sinh. Như thế mê sự thế gian là tự mâu thuẫn. Mâu thuẫn vĩ đại nhất là chối Chúa hiện diện trong đời. Vì chối Chúa nên sống buông thả, dối trá. Nơi đâu nhiều dối trá nơi đó giầu lừa đảo, nghèo bình an.
Người ta không thể giết chết hay lừa dối lương tâm dù là lương tâm thiếu huấn luyện. Lấn át tiếng lương tâm là tự lừa dối mình. Tự lừa ta thì ta không thể thành thật với người. Chối bỏ Thiên Chúa là từ chối sống trong sự thật. Hậu quả tai hại là sống một đời gian dối. Tin vào gian dối để tồn tại, bám vào gian đối để leo lên. Cá nhân chối chúa cá nhân gian dối, tập thể chối Chúa tập thể cùng đồng loã dối gian.
Các Chúa Nhật mùa Chay đưa ra các hình ảnh trường sinh chuẩn bị mừng Phục Sinh của Đức Kitô. Bắt đầu bằng hình ảnh biến hình, kế đến là nước trường sinh. Tiếp theo là người mù được thấy ơn cứu độ và tuần này là bước ra khỏi ngôi cổ mộ để được sống.
TÌM BÀI CŨ:
SUY NIỆM: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
TRUYỆN NGẮN: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
HÌNH ẢNH: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
CHẾT VÀ KHỔ ĐAU
Chết là một thực tại không thể chối cãi. Chết thân xác, chết tinh thần, chết tâm linh tất cả đều đưa đến khổ đau vì hạnh phúc tình cảm giầu mạnh hệ tại thân bằng quyến thuộc. Đau khổ xảy đến khi liên hệ bị cắt đứt. Đau khổ sâu đậm hơn khi liên hệ bị đứt vĩnh viễn. Đau khổ thân xác rành rành khó chối. Đau khổ tinh thần âm thầm, lúc ẩn lúc hiện. Đau khổ tâm linh bàng bạc trong ngày, vương vấn thâu đêm, lương tâm dày vò.
TIẾNG NỘI TÂM
Người ta giết được thân xác, không giết được linh hồn. Linh hồn thuộc về Chúa. Đã là con người đều có linh hồn. Người ta có thể chối bỏ tôn giáo, tín ngưỡng, không chối bỏ được linh hồn. Linh hồn nói qua lương tâm. Có thể giả câm giả điếc với đời, với người; không thể tráo trở giả câm, giả điếc với tiếng lương tâm vì là tiếng nói nội tâm, đến từ tâm linh. Dù tin Chúa hay chối Chúa người ta vẫn phải đối diện với lương tâm. Kẻ tin Chúa cho là tiếng lương tâm đến từ Chúa. Kẻ chối Chúa cho tiếng lương tâm đến bởi xã hội. Dù lí luận tiếng lương tâm đến từ bất cứ nguồn nào thì tiếng đó cũng luôn đóng vai trò phán đoán hành động và tâm tư. Chối Chúa nhưng không chối được tiếng lương tâm. Kẻ chối Chúa hiểu sai tình yêu vì Thiên Chúa là tình yêu. Chối bỏ tình yêu chân chính nên yêu sai lạc, yêu vật chất bất toàn, của cải, bị chủ thuyết ru ngủ, triết lí đánh lừa. Tin vào phát minh khoa học. Mục đích của khoa học là sáng tạo phục vụ, dùng khoa học để phản bác, bài xích là lợi dụng khoa học.
CHẾT ĐỂ SỐNG
Để được sống trường sinh mỗi ngày cần học và quyết tâm loại bỏ gian tà. Bám víu vào gian tà cuộc đời sớm muộn gì cũng bị hủy hoại khi sự thật phanh phui. Bám vào tình yêu và đức ái là sống bất tử vì tình yêu và lòng mến thì bất diệt. Chọn một trong hai, tình yêu hoặc gian tà. Không thể chọn cả hai vì tình yêu và gian tà không chung sống. Người ta thích chọn gian tà vì gian tà cung cấp lạc thú. Trái lại tình yêu đòi hy sinh. Kẻ yếu lòng tin sợ hy sinh.
Loại trừ gian tà lòng người thảnh thơi, thoải mái. Nhận thức này giúp sống khiêm nhường, sống tâm tình tạ ơn. Vì biết tạ ơn nên Chúa thương đong đầy ơn tái sinh. Kẻ có thì được cho thêm là thế. Muốn sống trường sinh bất tử việc đầu tiên là học sống yêu thương và từ bỏ gian tà. Không ai chân thành yêu mến ta hơn chính Đấng sinh ra ta. Ngài là Thiên Chúa yêu thương, nhân hậu và hay tha thứ.
Thứ hai là thành thật với chính mình, chân thành học hỏi phát triển khả năng trời ban. Nhờ ơn tái sinh Chúa ban ta tránh danh vọng dụ dỗ, chống trả quyến rũ tiền tài lợi danh, không cho phép sắc đẹp hấp hồn. Người vô thần không thể chống cự lại với những cám dỗ này vì chúng là điểm tựa trong đời. Chối bỏ chúng đời mất ý nghĩa vì chúng cung cấp khoái lạc. Khoái lạc do vật chất, ngũ quan mang lại thường đến dồn dập rồi vội vã ra đi để lại một tâm hồn bất an. Vì bất an, run sợ, lo lắng nên tìm an toàn nơi vật chất và thế lực.
BẤT TOÀN
Con người bất toàn đến độ không tự giúp mình tránh khỏi già nua bệnh tật. Đói khát nên của cải bao nhiêu cũng không vừa. Bất toàn và lo sợ nên bám vào vật chất, tiền tài và thế lực làm bảo hiểm nhân mạng. Sự thế gian chính chúng mất giá trị làm sao bảo đảm cuộc sống trường sinh. Như thế mê sự thế gian là tự mâu thuẫn. Mâu thuẫn vĩ đại nhất là chối Chúa hiện diện trong đời. Vì chối Chúa nên sống buông thả, dối trá. Nơi đâu nhiều dối trá nơi đó giầu lừa đảo, nghèo bình an.
Người ta không thể giết chết hay lừa dối lương tâm dù là lương tâm thiếu huấn luyện. Lấn át tiếng lương tâm là tự lừa dối mình. Tự lừa ta thì ta không thể thành thật với người. Chối bỏ Thiên Chúa là từ chối sống trong sự thật. Hậu quả tai hại là sống một đời gian dối. Tin vào gian dối để tồn tại, bám vào gian đối để leo lên. Cá nhân chối chúa cá nhân gian dối, tập thể chối Chúa tập thể cùng đồng loã dối gian.
Các Chúa Nhật mùa Chay đưa ra các hình ảnh trường sinh chuẩn bị mừng Phục Sinh của Đức Kitô. Bắt đầu bằng hình ảnh biến hình, kế đến là nước trường sinh. Tiếp theo là người mù được thấy ơn cứu độ và tuần này là bước ra khỏi ngôi cổ mộ để được sống.
TÌM BÀI CŨ:
SUY NIỆM: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
TRUYỆN NGẮN: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
HÌNH ẢNH: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Giờ chầu Thánh Thể ngày cầu cho các Gia trưởng
Giáo phận Đà Lạt
09:34 08/03/2008
GIỜ CHẦU THÁNH THỂ NGÀY CẦU CHO CÁC GIA TRƯỞNG
(Ngày 15.03.2008)
I. KHAI MẠC
• Đặt Mình Thánh Chúa
• Hát: Con thờ lạy.
• Lời mở:
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, hôm nay chúng con mừng lễ thánh Giuse Bổn Mạng và gương mẫu của các người lao động và các gia trưởng. Ngài đã sống cuộc đời lao động để nuôi sống gia đình. Chính Chúa, dù là “Con duy nhất của Thiên Chúa, cũng muốn được gọi là “Con bác thợ mộc là thánh Giuse”. Xin Chúa phái Chúa Thánh Thần, Đấng là nguồn tình yêu, đổ tràn đầy tâm hồn chúng con ngọn lửa yêu mến và khôn ngoan, xin Chúa dẫn chúng con vào trong chính nguồn tình yêu, khôn ngoan và chính trực bao la vô tận của Thiên Chúa; nhất là cho chúng con được chiêm ngắm và cảm nếm chiều kích sâu thẳm của tình yêu Thiên Chúa được thể hiện nơi Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch tình yêu và sức thiêng, giúp cho chúng con biết sống hy sinh quảng đại cho mọi thành phần trong gia đình mà Chúa trao trách nhiệm coi sóc và giữ gìn. Xin cho chúng con biết theo gương Chúa là Mục tử tốt lành và theo gương thánh Giuse người gia trưởng tốt lành và người thợ mộc gương mẫu. Lạy Chúa, cùng với Đức Mẹ, Chúa đã sống trong cảnh đời nghèo khổ lầm than vất vả bên cạnh thánh Giuse. Bởi vậy Chúa rất cảm thông với những khó khăn mệt nhọc của con người lãnh trách nhiệm đứng đầu gia đình. Do đó, Chúa mời gọi họ: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28); Vâng lời Chúa, mỗi người chúng con, các gia trưởng đến với Chúa mang theo những gáng nặng đang làm chúng con lao đao, đó là cơm áo gạo tiền, việc giáo dục con cái và những người chúng con có trách nhiệm coi sóc, những gian nan thử thách, những yếu đuối, tội lỗi, những đau khổ, bệnh hoạn tật nguyền của người thân cũng như nơi bản thân mỗi người chúng con, nhiều lúc đã làm chúng con muốn quỵ ngã buông xuôi. Nhất là hiện nay chúng con phải đứng trước những gì tiêu cực và nhiều thách đố trong nền giáo dục các con cái của chúng con và chăm sóc những người có liên hệ với chúng con. Xin giúp chúng con luôn biết chạy đến với Chúa để được nghỉ ngơi bồi dưỡng và kín múc sức sống nơi Chúa là nguồn tình yêu, nguồn khôn ngoan sung mãn. Chúng con tin tưởng phó thác tất cả trong tình yêu quan phòng chở che của Chúa.
II. ĐỌC TIN MỪNG: Mt 2,13-15-23
Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giuse rằng: "Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy !" Ông Giuse liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập. Ông ở đó cho đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập.
Bấy giờ vua Hê-rô-đê thấy mình bị các nhà chiêm tinh đánh lừa, thì đùng đùng nổi giận, nên sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bê-lem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo ngày tháng ông đã hỏi cặn kẽ các nhà chiêm tinh. Thế là ứng nghiệm lời ngôn sứ Giê-rê-mi-a: “Ở Ra-ma, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ: tiếng bà Ra-khen khóc thương con mình và không chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa”.
Sau khi vua Hê-rô-đê băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giuse bên Ai-cập, báo mộng cho ông rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi.” Ông liền trỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en. Nhưng vì nghe biết Ác-khê-lao đã kế vị vua cha là Hê-rô-đê, cai trị miền Giu-đê, nên ông sợ không dám về đó. Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Ga-li-lê, và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: Người sẽ được gọi là người Na- da-rét.
• Hát:
• (Mời cộng đoàn ngồi)
Suy niệm 1:
Từ khi theo lệnh Chúa đón nhận Đức Maria về nhà,Thánh Giuse đã hết sức chu toàn bổn phận của người gia trưởng cách tận tâm như thế nào, mặc dù phải gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. Bài Tin Mừng trên cho biết vừa nghe Sứ Thần Chúa báo mộng cho biết phải đem Con trẻ đi trốn sang Ai Cập và ở đó cho tới khi được báo lại, thì Thánh Giuse liền thi hành mệnh lệnh cách mau mắn.
Sau khi vua Hêrođê băng hà, Sứ Thần Chúa lại hiện ra với thánh Giuse, báo mộng cho ông rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi.”Một lần nữa, Thánh nhân lại im lặng tuân thủ không chậm trễ dù lúc đó là ban đêm. Nhưng ngài không vâng lời một cách máy móc mà có sự khôn ngoan cân nhắc. Tin Mừng kể rằng: “Vì nghe biết Ác-khê-lao đã kế vị vua cha là Hê-rô-đê, cai trị miền Giu-đê, nên ông sợ không dám về đó. “Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Ga-li-lê, và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét”. Một khi đã rõ thánh ý Chúa, Thánh Giuse liền hoàn thành cách trọn vẹn. Qua cách ứng xử của Thánh nhân, người ta nhận ra rằng cuộc đời của thánh Giuse là cuộc đời luôn thuận theo Thánh Ý Chúa.
Thánh kinh cho việc vâng theo và thực hành Lời Chúa là đón nhận hạnh phúc, là xây nhà trên đá. Dù mưa sa bão táp có ập tới, căn nhà đó cũng không sụp đổ (x.Lc 8,21; 11,28)
Như vậy thánh Giuse là một mẫu gương tuyệt vời để cho các vị gia trưởng noi theo bắt chước hầu Thánh Ý của Thiên Chúa được thực hiện đồng thời cũng phục vụ mọi thành phần của gia đình vượt qua những khó khăn đầy dẫy trên đời.
• Thinh lặng vài phút
• Hát:
Suy niệm 2:
Thư Chung năm nay lấy Giáo dục Kitô Giáo làm chủ đề. Điều đó thật đúng lúc khi mà khắp nơi trên thế giới, giáo dục đang là một vấn đề thời sự nóng bỏng và đặc biệt hơn nữa, tại Việt Nam, nhiều người cho rằng đã đến lúc cần phải cương quyết nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục.
Trong đó Hội đồng Giám Mục Việt nam đã đề cập đến mấy vấn quan trọng như sau:
Trước tiên thư chung nói đến mục đích của Giáo dục như sau: “Mục đích của nền giáo dục Kitô giáo không chỉ là rèn luyện nhân cách con người thành hữu ích đối với bản thân, gia đình và xã hội, mà còn là giúp con người sống xứng đáng với tư cách con Thiên Chúa để mai sau trở thành Công dân Nước Trời”.
Thư chung cho biết “hiện tình giáo dục Kitô giáo tại Việt nam” với “những dấu hiệu lạc quan” và “những mối quan ngại” được diễn tả như sau:
“Trước hết phải kể đến những lệch lạc trong quan niệm về giáo dục, đó là: “Chủ nghĩa khoa bảng đang gây ra nguy cơ đưa gia đình vào thái độ háo danh. Bậc phụ huynh và ngay cả con cái, muốn có bằng cấp chủ yếu là để được nở mày nở mặt, để có công ăn việc làm tốt, mà quên đi rằng mục đích cao đẹp nhất của giáo dục 1à “ngày nay học tập ngày mai giúp đời”.
Điều cũng đáng quan ngại 1à bất cập trong phương cách giáo dục. Hình như người ta chỉ quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế mà coi nhẹ chiều kích phẩm cách làm người. Học sinh đến trường nghĩ đến đối phó với thi cử nhiều hơn là học làm người. Nhà trường quan tâm đến chỉ tiêu và thành tích nhiều hơn 1à đến sứ vụ xây dựng thực lực cho học sinh.
Chủ nghĩa giáo điều trong giảng dạy vẫn còn là một hiện tượng khá phổ biến. Thầy cô thường dạy cho học sinh cách sao chép nguyên mẫu kiến thức, ấn định những bài văn mẫu, làm bài theo đáp án mẫu nhiều hơn là huấn luyện họ biết sáng tạo, tìm tòi bàng chính nỗ lực riêng của mình.
Mặt trái của phương tiện truyền thông cũng là một trong những yếu tố tác hại giáo dục. Tuy góp phần thắp lên nhiều điểm sáng về những giá trị nhân bản, truyền thông cũng tạo cơ hội cho nhiều lạm dụng đáng tiếc. Vì thiếu ý thức, người sử dụng - phần lớn là giới trẻ - thay vì thận trọng gạn lọc để tiếp thu tinh hoa, lại sa vào cạm bẫy của những loại hình văn hóa phi đạo đức”.
“Những bất cập trên đây đòi chúng ta phải điều chỉnh lại cung cách giáo dục đức tin cho đúng tinh thần Tin Mừng.
Trước những vấn đề nêu ra ở trên, thư chung đưa ra nhiều đề nghị cụ thể để hướng dẫn những người có trách vụ giáo dục kẻ khác.Trong đó, vai trò giáo dục của gia đình được lưu ý bằng những lời nầy:
“Gia đình 1à Giáo Hội tại gia, là trường học tự nhiên và căn bản trong nền giáo dục Kitô Giáo. Mọi thành viên của gia đình, ông bà, cha mẹ và các anh chị em sống đạo nhiệt thành làm thành truyền thống đức tin gia đình. Nơi đây, đức tin được truyền thụ qua những lời cầu nguyện, lời nhủ bảo, đặc biệt trong những biến cố vui buồn của cuộc sống và qua những mẫu gương đức tin. Gia đình còn là “chiếc nôi của sự sống và tình yêu” (GHGH 209) giúp các phần tử gia đình cảm nghiệm tình yêu và lòng trung thành của Thiên Chúa, đồng thời cũng giúp hình dung trước những mối tương quan liên vị trong xã hội.
Trong nền giáo dục Kitô giáo, gia đình không thể tách rời khỏi giáo xứ. Nếu tại gia đình, đức tin được truyền thụ bằng phương pháp tiếp cận và thực hành, những bài học được giảng dạy ngay giữa thực tế. Tại giáo xứ, đức tin được thông truyền nhờ giảng giải và việc cử hành phụng vụ. Chính khi đối chiếu và đón nhận cảm tưởng của nhau, đoàn kết yêu thương nhau và cầu nguyện chung với nhau, đức tin của Kitô hữu được nuôi dưỡng và củng cố.”
Hội Đồng Giám Mục cũng nhắn nhủ trước khi kết thúc bức thư qua nhận định như sau:
“Giáo dục là cả một công trình lâu dài không thể hoàn thành ngay. Tuy nhiên từng bước một, cần phải đưa ra những mục tiêu mũi nhọn cho từng giai đoạn. Đại Hội năm nay đề ra phương hướng chấn chỉnh lại nền giáo dục Kitô giáo tại Việt Nam, có nghĩa là phương hướng đó sẽ được thể hiện trong những năm tới. Cụ thể, chúng tôi kêu gọi mọi thành phân Dân Chúa hãy thực hiện ba bước sau đây:
- chấn chỉnh môi trường giáo dục gia đình Công Giáo.
- chấn chỉnh việc đào tạo giáo lý viên.
- chấn chỉnh cơ sở giáo dục các giáo xứ.
Đây là những lời kết của bức thư:
Anh chị em thân mến,
“Giáo dục Kitô giáo là công trình học và sống làm con người và làm con Chúa. Đây là trách nhiệm của mọi Kitô hữu mọi nơi mọi thời. Thế hệ trước có trách nhiệm chuyển giao đức tin cho thế hệ sau. Thế hệ sau tiếp nhận, củng cố và bàn giao cho thế hệ hậu sinh. Lịch sử 1à một cuộc hành trình qua đó Kitô hữu chia sẻ đức tin cho nhau dưới sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần.
Giáo dục Kitô giáo còn là một sứ mạng cấp bách. Sự thay đổi choáng ngợp của nền văn minh thời đại không cho phép chúng ta chần chừ trì hoãn, nếu không muốn bị đẩy vào nguy cơ tụt hậu. Hơn bao giờ hết phương châm mà chúng ta phải nêu cao là: “Giáo dục hôm nay, xã hội và Giáo hội ngày mai”
• Hát
• Thinh lặng vài phút
III. LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa, thánh Giuse là gương mẫu của những người lao động cũng như của các gia trưởng Công Giáo, Ngài hết lòng mến Chúa, lao động cần cù và bình tĩnh điều khiển gia đình theo thánh ý Chúa. Với trọn tâm tình tha thiết, chúng con cùng dâng lên Chúa những lời cầu xin:
1. Cầu cho Hội Thánh: Chúng con xin Chúa cho Hội Thánh luôn được bình an và hoàn thành sứ mạng rao giảng Tin Mừng nhờ lời chuyển cầu của Thánh Giuse.
X. Chúng con cầu xin Chúa
Đ. Xin Chúa nhậm lời chúng con
2. Cầu cho các vị mục tử : Chúng con xin Chúa cho các vị mục tử được khôn ngoan và lòng nhiệt thành chu toàn sứ mạng mà Chúa đã tín cẩn trao phó cho các ngài.
4. Cầu cho người lao động: Chúng con xin Chúa cho những người lao động chân tay hoặc trí óc luôn tích cực đóng góp trí tuệ và sức lực của mình vào việc thăng tiến nhân loại và làm cho trái đất ngày càng hữu ích hơn.
5. Cầu cho các gia trưởng: Chúng con xin Chúa cho các gia trưỏng trong các giáo xứ biết luôn noi gương thánh Giuse lắng nghe tiếng Chúa trong việc điều khiển gia đình.
6. Cầu cho những người lo việc giáo dục: Chúng con xin Chúa ban cho những ai lãnh nhận trách vụ giáo dục được khôn ngoan, niềm vui, sức mạnh, sự thánh thiện để như thế họ mới chu toàn sứ vụ cao quí của mình.
7. Cầu cho các gia đình: Chúng con xin mọi người có công ăn việc làm ổn định, được bình an và khoẻ mạnh hầu cấu tạo hạnh phúc trong gia đình.
IV. KẾT THÚC:
• Hát: Đây nhiệm tích
• Lời nguyện và phép lành Mình Thánh Chúa
• Hát: Tạ ơn Chúa với Mẹ.
(Ngày 15.03.2008)
I. KHAI MẠC
• Đặt Mình Thánh Chúa
• Hát: Con thờ lạy.
• Lời mở:
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, hôm nay chúng con mừng lễ thánh Giuse Bổn Mạng và gương mẫu của các người lao động và các gia trưởng. Ngài đã sống cuộc đời lao động để nuôi sống gia đình. Chính Chúa, dù là “Con duy nhất của Thiên Chúa, cũng muốn được gọi là “Con bác thợ mộc là thánh Giuse”. Xin Chúa phái Chúa Thánh Thần, Đấng là nguồn tình yêu, đổ tràn đầy tâm hồn chúng con ngọn lửa yêu mến và khôn ngoan, xin Chúa dẫn chúng con vào trong chính nguồn tình yêu, khôn ngoan và chính trực bao la vô tận của Thiên Chúa; nhất là cho chúng con được chiêm ngắm và cảm nếm chiều kích sâu thẳm của tình yêu Thiên Chúa được thể hiện nơi Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch tình yêu và sức thiêng, giúp cho chúng con biết sống hy sinh quảng đại cho mọi thành phần trong gia đình mà Chúa trao trách nhiệm coi sóc và giữ gìn. Xin cho chúng con biết theo gương Chúa là Mục tử tốt lành và theo gương thánh Giuse người gia trưởng tốt lành và người thợ mộc gương mẫu. Lạy Chúa, cùng với Đức Mẹ, Chúa đã sống trong cảnh đời nghèo khổ lầm than vất vả bên cạnh thánh Giuse. Bởi vậy Chúa rất cảm thông với những khó khăn mệt nhọc của con người lãnh trách nhiệm đứng đầu gia đình. Do đó, Chúa mời gọi họ: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28); Vâng lời Chúa, mỗi người chúng con, các gia trưởng đến với Chúa mang theo những gáng nặng đang làm chúng con lao đao, đó là cơm áo gạo tiền, việc giáo dục con cái và những người chúng con có trách nhiệm coi sóc, những gian nan thử thách, những yếu đuối, tội lỗi, những đau khổ, bệnh hoạn tật nguyền của người thân cũng như nơi bản thân mỗi người chúng con, nhiều lúc đã làm chúng con muốn quỵ ngã buông xuôi. Nhất là hiện nay chúng con phải đứng trước những gì tiêu cực và nhiều thách đố trong nền giáo dục các con cái của chúng con và chăm sóc những người có liên hệ với chúng con. Xin giúp chúng con luôn biết chạy đến với Chúa để được nghỉ ngơi bồi dưỡng và kín múc sức sống nơi Chúa là nguồn tình yêu, nguồn khôn ngoan sung mãn. Chúng con tin tưởng phó thác tất cả trong tình yêu quan phòng chở che của Chúa.
II. ĐỌC TIN MỪNG: Mt 2,13-15-23
Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giuse rằng: "Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy !" Ông Giuse liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập. Ông ở đó cho đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập.
Bấy giờ vua Hê-rô-đê thấy mình bị các nhà chiêm tinh đánh lừa, thì đùng đùng nổi giận, nên sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bê-lem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo ngày tháng ông đã hỏi cặn kẽ các nhà chiêm tinh. Thế là ứng nghiệm lời ngôn sứ Giê-rê-mi-a: “Ở Ra-ma, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ: tiếng bà Ra-khen khóc thương con mình và không chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa”.
Sau khi vua Hê-rô-đê băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giuse bên Ai-cập, báo mộng cho ông rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi.” Ông liền trỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en. Nhưng vì nghe biết Ác-khê-lao đã kế vị vua cha là Hê-rô-đê, cai trị miền Giu-đê, nên ông sợ không dám về đó. Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Ga-li-lê, và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: Người sẽ được gọi là người Na- da-rét.
• Hát:
• (Mời cộng đoàn ngồi)
Suy niệm 1:
Từ khi theo lệnh Chúa đón nhận Đức Maria về nhà,Thánh Giuse đã hết sức chu toàn bổn phận của người gia trưởng cách tận tâm như thế nào, mặc dù phải gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. Bài Tin Mừng trên cho biết vừa nghe Sứ Thần Chúa báo mộng cho biết phải đem Con trẻ đi trốn sang Ai Cập và ở đó cho tới khi được báo lại, thì Thánh Giuse liền thi hành mệnh lệnh cách mau mắn.
Sau khi vua Hêrođê băng hà, Sứ Thần Chúa lại hiện ra với thánh Giuse, báo mộng cho ông rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi.”Một lần nữa, Thánh nhân lại im lặng tuân thủ không chậm trễ dù lúc đó là ban đêm. Nhưng ngài không vâng lời một cách máy móc mà có sự khôn ngoan cân nhắc. Tin Mừng kể rằng: “Vì nghe biết Ác-khê-lao đã kế vị vua cha là Hê-rô-đê, cai trị miền Giu-đê, nên ông sợ không dám về đó. “Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Ga-li-lê, và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét”. Một khi đã rõ thánh ý Chúa, Thánh Giuse liền hoàn thành cách trọn vẹn. Qua cách ứng xử của Thánh nhân, người ta nhận ra rằng cuộc đời của thánh Giuse là cuộc đời luôn thuận theo Thánh Ý Chúa.
Thánh kinh cho việc vâng theo và thực hành Lời Chúa là đón nhận hạnh phúc, là xây nhà trên đá. Dù mưa sa bão táp có ập tới, căn nhà đó cũng không sụp đổ (x.Lc 8,21; 11,28)
Như vậy thánh Giuse là một mẫu gương tuyệt vời để cho các vị gia trưởng noi theo bắt chước hầu Thánh Ý của Thiên Chúa được thực hiện đồng thời cũng phục vụ mọi thành phần của gia đình vượt qua những khó khăn đầy dẫy trên đời.
• Thinh lặng vài phút
• Hát:
Suy niệm 2:
Thư Chung năm nay lấy Giáo dục Kitô Giáo làm chủ đề. Điều đó thật đúng lúc khi mà khắp nơi trên thế giới, giáo dục đang là một vấn đề thời sự nóng bỏng và đặc biệt hơn nữa, tại Việt Nam, nhiều người cho rằng đã đến lúc cần phải cương quyết nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục.
Trong đó Hội đồng Giám Mục Việt nam đã đề cập đến mấy vấn quan trọng như sau:
Trước tiên thư chung nói đến mục đích của Giáo dục như sau: “Mục đích của nền giáo dục Kitô giáo không chỉ là rèn luyện nhân cách con người thành hữu ích đối với bản thân, gia đình và xã hội, mà còn là giúp con người sống xứng đáng với tư cách con Thiên Chúa để mai sau trở thành Công dân Nước Trời”.
Thư chung cho biết “hiện tình giáo dục Kitô giáo tại Việt nam” với “những dấu hiệu lạc quan” và “những mối quan ngại” được diễn tả như sau:
“Trước hết phải kể đến những lệch lạc trong quan niệm về giáo dục, đó là: “Chủ nghĩa khoa bảng đang gây ra nguy cơ đưa gia đình vào thái độ háo danh. Bậc phụ huynh và ngay cả con cái, muốn có bằng cấp chủ yếu là để được nở mày nở mặt, để có công ăn việc làm tốt, mà quên đi rằng mục đích cao đẹp nhất của giáo dục 1à “ngày nay học tập ngày mai giúp đời”.
Điều cũng đáng quan ngại 1à bất cập trong phương cách giáo dục. Hình như người ta chỉ quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế mà coi nhẹ chiều kích phẩm cách làm người. Học sinh đến trường nghĩ đến đối phó với thi cử nhiều hơn là học làm người. Nhà trường quan tâm đến chỉ tiêu và thành tích nhiều hơn 1à đến sứ vụ xây dựng thực lực cho học sinh.
Chủ nghĩa giáo điều trong giảng dạy vẫn còn là một hiện tượng khá phổ biến. Thầy cô thường dạy cho học sinh cách sao chép nguyên mẫu kiến thức, ấn định những bài văn mẫu, làm bài theo đáp án mẫu nhiều hơn là huấn luyện họ biết sáng tạo, tìm tòi bàng chính nỗ lực riêng của mình.
Mặt trái của phương tiện truyền thông cũng là một trong những yếu tố tác hại giáo dục. Tuy góp phần thắp lên nhiều điểm sáng về những giá trị nhân bản, truyền thông cũng tạo cơ hội cho nhiều lạm dụng đáng tiếc. Vì thiếu ý thức, người sử dụng - phần lớn là giới trẻ - thay vì thận trọng gạn lọc để tiếp thu tinh hoa, lại sa vào cạm bẫy của những loại hình văn hóa phi đạo đức”.
“Những bất cập trên đây đòi chúng ta phải điều chỉnh lại cung cách giáo dục đức tin cho đúng tinh thần Tin Mừng.
Trước những vấn đề nêu ra ở trên, thư chung đưa ra nhiều đề nghị cụ thể để hướng dẫn những người có trách vụ giáo dục kẻ khác.Trong đó, vai trò giáo dục của gia đình được lưu ý bằng những lời nầy:
“Gia đình 1à Giáo Hội tại gia, là trường học tự nhiên và căn bản trong nền giáo dục Kitô Giáo. Mọi thành viên của gia đình, ông bà, cha mẹ và các anh chị em sống đạo nhiệt thành làm thành truyền thống đức tin gia đình. Nơi đây, đức tin được truyền thụ qua những lời cầu nguyện, lời nhủ bảo, đặc biệt trong những biến cố vui buồn của cuộc sống và qua những mẫu gương đức tin. Gia đình còn là “chiếc nôi của sự sống và tình yêu” (GHGH 209) giúp các phần tử gia đình cảm nghiệm tình yêu và lòng trung thành của Thiên Chúa, đồng thời cũng giúp hình dung trước những mối tương quan liên vị trong xã hội.
Trong nền giáo dục Kitô giáo, gia đình không thể tách rời khỏi giáo xứ. Nếu tại gia đình, đức tin được truyền thụ bằng phương pháp tiếp cận và thực hành, những bài học được giảng dạy ngay giữa thực tế. Tại giáo xứ, đức tin được thông truyền nhờ giảng giải và việc cử hành phụng vụ. Chính khi đối chiếu và đón nhận cảm tưởng của nhau, đoàn kết yêu thương nhau và cầu nguyện chung với nhau, đức tin của Kitô hữu được nuôi dưỡng và củng cố.”
Hội Đồng Giám Mục cũng nhắn nhủ trước khi kết thúc bức thư qua nhận định như sau:
“Giáo dục là cả một công trình lâu dài không thể hoàn thành ngay. Tuy nhiên từng bước một, cần phải đưa ra những mục tiêu mũi nhọn cho từng giai đoạn. Đại Hội năm nay đề ra phương hướng chấn chỉnh lại nền giáo dục Kitô giáo tại Việt Nam, có nghĩa là phương hướng đó sẽ được thể hiện trong những năm tới. Cụ thể, chúng tôi kêu gọi mọi thành phân Dân Chúa hãy thực hiện ba bước sau đây:
- chấn chỉnh môi trường giáo dục gia đình Công Giáo.
- chấn chỉnh việc đào tạo giáo lý viên.
- chấn chỉnh cơ sở giáo dục các giáo xứ.
Đây là những lời kết của bức thư:
Anh chị em thân mến,
“Giáo dục Kitô giáo là công trình học và sống làm con người và làm con Chúa. Đây là trách nhiệm của mọi Kitô hữu mọi nơi mọi thời. Thế hệ trước có trách nhiệm chuyển giao đức tin cho thế hệ sau. Thế hệ sau tiếp nhận, củng cố và bàn giao cho thế hệ hậu sinh. Lịch sử 1à một cuộc hành trình qua đó Kitô hữu chia sẻ đức tin cho nhau dưới sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần.
Giáo dục Kitô giáo còn là một sứ mạng cấp bách. Sự thay đổi choáng ngợp của nền văn minh thời đại không cho phép chúng ta chần chừ trì hoãn, nếu không muốn bị đẩy vào nguy cơ tụt hậu. Hơn bao giờ hết phương châm mà chúng ta phải nêu cao là: “Giáo dục hôm nay, xã hội và Giáo hội ngày mai”
• Hát
• Thinh lặng vài phút
III. LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa, thánh Giuse là gương mẫu của những người lao động cũng như của các gia trưởng Công Giáo, Ngài hết lòng mến Chúa, lao động cần cù và bình tĩnh điều khiển gia đình theo thánh ý Chúa. Với trọn tâm tình tha thiết, chúng con cùng dâng lên Chúa những lời cầu xin:
1. Cầu cho Hội Thánh: Chúng con xin Chúa cho Hội Thánh luôn được bình an và hoàn thành sứ mạng rao giảng Tin Mừng nhờ lời chuyển cầu của Thánh Giuse.
X. Chúng con cầu xin Chúa
Đ. Xin Chúa nhậm lời chúng con
2. Cầu cho các vị mục tử : Chúng con xin Chúa cho các vị mục tử được khôn ngoan và lòng nhiệt thành chu toàn sứ mạng mà Chúa đã tín cẩn trao phó cho các ngài.
4. Cầu cho người lao động: Chúng con xin Chúa cho những người lao động chân tay hoặc trí óc luôn tích cực đóng góp trí tuệ và sức lực của mình vào việc thăng tiến nhân loại và làm cho trái đất ngày càng hữu ích hơn.
5. Cầu cho các gia trưởng: Chúng con xin Chúa cho các gia trưỏng trong các giáo xứ biết luôn noi gương thánh Giuse lắng nghe tiếng Chúa trong việc điều khiển gia đình.
6. Cầu cho những người lo việc giáo dục: Chúng con xin Chúa ban cho những ai lãnh nhận trách vụ giáo dục được khôn ngoan, niềm vui, sức mạnh, sự thánh thiện để như thế họ mới chu toàn sứ vụ cao quí của mình.
7. Cầu cho các gia đình: Chúng con xin mọi người có công ăn việc làm ổn định, được bình an và khoẻ mạnh hầu cấu tạo hạnh phúc trong gia đình.
IV. KẾT THÚC:
• Hát: Đây nhiệm tích
• Lời nguyện và phép lành Mình Thánh Chúa
• Hát: Tạ ơn Chúa với Mẹ.
Người cứu hộ và những chuyến xe cuộc đời
LM Lê Quang Uy, DCCT
16:57 08/03/2008
CẢM NGHIỆM MÙA CHAY
NGƯỜI CỨU HỘ VÀ NHỮNG CHUYẾN XE CUỘC ĐỜI
Chiều thứ sáu 15 tháng 2 vừa qua, tôi sang đến Mỹ trong chương trình đi giảng Tĩnh Tâm Mùa Chay cho các cộng đoàn do các cha DCCT Việt Nam phụ trách.
Anh bạn thân trong Nhóm Mai Khôi ngày xưa ra phi trường Los Angeles đón về thành phố Anaheim, dọc đường đang trên Freeway số 405, tốc độ phải trên 100km/h thì bánh xe bên trái phía trước, ngay chỗ tay lái, bị nổ tung. Nếu anh bạn không có tay lái thật vững và bình tĩnh, chắc chắn tai nạn đã xảy ra thảm khốc.
Từ đường lane thứ tư, anh giảm vận tốc từ từ chứ không dám dùng đến thắng chân, mắt liếc nhìn kính chiếu hậu, tay kềm vô-lăng tránh lật xe, nhấp nhấp sang phải để vào dần đến đường lane cấp cứu sát lề đường trong khi hàng loạt xe hơi và xe vận tải vẫn lướt qua với tốc độ khủng khiếp.
Xe vào được đến lề đường an toàn, tắt máy, xuống khỏi xe, nhìn chiếc lốp xe tan nát te tua mới rùng mình hú vía, chiếc vành bánh bằng sắt cầy xuống mặt đường nhựa thành những vệt ngoằn ngoèo.
Bất ngờ phía sau có một tiếng kèn xe nhẹ nhẹ, quay lại thì ra một chiếc xe cứu hộ có cần cẩu vừa trờ tới, đậu lại ngay sau đuôi xe mình. Sao mà nhanh thế không biết ? Mới chưa đầy hai phút. Anh tài xế người Mễ cũng là nhân viên kiểm tra giao thông hỏi: “May I help you ?” Anh bạn của tôi cám ơn và bảo là xe mình có sẵn lốp sơ-cua và có thể tự thay được.
Tôi loay hoay phụ với anh bạn lôi được trong cốp xe chiếc lốp sơ-cua cùng với cái kích nâng xe, thế thôi, các việc còn lại, anh bạn tháo vát của tôi làm được hết. Tôi lớ quớ không biết làm gì, đành đứng ngó mông lung ra freeway... Và chợt tôi đọc được cho đời mình một nghiệm sinh quý, có một không hai. Tính đến hôm nay sự cố xảy ra đã hơn hai tuần, thế mà ngẫm đi ngẫm lại, tôi thấy thấm thía quá, phải chia sẻ với mọi người chứ !
Không phải là tiếng vù vù của từng chiếc xe chạy ngang qua như ta thường nghe bên xa lộ Việt Nam, mà rõ ràng là những tiếng... “Wào ! Wào ! Wào !” của bao nhiêu chiếc xe family, xe van, xe truck, cả xe kéo container khổng lồ vụt qua như những cơn sóng dữ vỗ vào ghềnh đá với tốc độ trên 100km/h, gió tạt vào người mình như muốn cuốn tung mình theo. Lại thêm tiếng rít xé gió của vỏ lốp xe cao-su nghiến xuống mặt đường bê-tông của freeway, cứ như có hàng trăm chiếc Suzuki tháo ống bô của bọn thanh niên hư hỏng con nhà cán bộ giàu có vẫn thường “tra tấn” lỗ tai dân Sài-gòn về đêm.
Thì ra cuộc đời tôi, cuộc đời mọi người, chúng ta vẫn đang vụt qua với tốc độ kinh hồn như thế mà chúng ta không biết, không ngờ, cũng không tài nào tưởng tượng nổi. Những đối phó, những xử lý, những tranh thủ, những bon chen, những khắc phục, những xoay trở không ngừng nghỉ, cái này xô vào cái kia, cái kia va vào cái nọ, tất cả cuốn hút như một cơn lốc, như rất nhiều cơn lốc, như hàng loạt cơn lốc nối tiếp nhau cuồn cuộn.
Thú thật, lúc ngồi trên xe ngoài freeway, xe nào cũng lao nhanh vun vút nên người ngồi trên xe này nhìn sang người xe khác thấy bình thường như không, chẳng ai nhận ra rằng: tất cả, mỗi người và mọi người đều đang đùa với cái chết bằng chính cách sống hiện đại thời đô thị hóa của mình.
Phải đến khi có một trục trặc xảy ra. Thất nghiệp, thất tình, thất thu, thất lạc một cái gì đấy, tất cả những cái “thất” khốn khổ, nhất là thất bát về tiền bạc hay thất sắc vì một căn bệnh nan y bất ngờ ập đến, nó làm cho ta không thể tiếp tục chay bon bon trên đường đời nữa. May mà ta còn dạt được vào bên lề cuộc đời chứ không thì đã bị những mảnh đời khác tông phải mà... tan xác !
Ta đứng lại rồi, hoàn hồn vì tai qua nạn khỏi, nhưng sau đó nỗi u sầu, niềm tuyệt vọng, mặc cảm bị đối thủ qua mặt, bị người yêu, bạn bè hoặc gia đình bỏ rơi, bắt đầu tấn công ta, làm cho ta như tê liệt.
Thế rồi, lại một lần nữa, may quá, người cứu hộ đã kịp thời đến với ta. Anh ấy muốn giúp ta nhưng lại vẫn tôn trọng quyết định hoàn toàn tự do của ta. Có thể anh ấy vẫn đứng bên cạnh mà nhìn nhưng ta phải hiểu là anh ấy chờ ta đấy, ta chỉ cần đưa ánh mắt xin cầu viện là anh ấy sẽ giúp ngay, và giúp đâu ra đấy, đàng hoàng tử tế.
Cứ xem cái cách anh ấy đậu chiếc xe cứu hộ phía sau mình, nhích ra ngoài con đường cao tốc cuộc đời một chút để che chắn cho ta, những gì nguy hiểm mất mạng muốn đâm xầm vào ta thì phải đâm xầm vào anh ấy trước đã ! Ta bảo ta xử lý vấn đề được, không cần ai cứu hộ, thật ra trước sau gì đều không thể thiếu được người cứu hộ đâu !
Ngược lại, ta cũng không thể ỷ lại tất cả vào người cứu hộ. Anh ấy đâu có phải là... vú em, mà ta cũng chẳng còn là con nít. Ta vẫn phải đối mặt, chịu trách nhiệm về ta một cách có... trách nhiệm và “làm” đời ta cho nó ra ngô ra khoai. Người cứu hộ sẽ chỉ cứu ta và hộ ta khi ta thật sự cần cứu, cần hộ.
Khi việc sửa chữa hoàn tất, ta an tâm nổ máy khởi động lại hành trình đời mình. Ta dần tăng tốc, lại tiếp tục lao vun vút trên freeway nhiều hấp dẫn quyến rũ nhưng cũng đầy những nguy hiểm chực chờ. Có khi ta sẽ quên béng mất cái anh chàng cứu hộ, bởi có thấy anh ấy giúp được ta gì đâu. Cũng được ! Chẳng sao ! Anh ta vẫn mỉm cười, trở về với nhiệm vụ của mình là cứu hộ trên mọi nẻo đường đời...
Mùa Chay đã qua được hơn nửa thời gian. Những chuyến xe đời ngoài kia vẫn đang bị cuốn hút vùn vụt về phía trước. Tại sao ta lại chỉ chờ đến khi nào rủi ro bị “pan”, chết máy, hết xăng, nổ lốp, mới chịu dạt vào bên lề để được cứu hộ hoặc sửa chữa ? Tại sao ta không chịu giảm tốc, tìm một “exit” để ghé vào những khu “rest area” mà Hội Thánh đã mở sẵn dọc theo cuộc lữ thứ trần gian ?
Rõ ràng Mùa Chay cho ta được nghỉ ngơi và bồi dưỡng, tái tạo và phục hồi, chữa lành và tha thứ. Vẫn luôn có đó những Linh Mục làm người cứu hộ ở bên ta, cứu ta và hộ ta bằng những lời khuyên và bằng các Bí Tích. Mà thật ra, phải nói Người Cứu Hộ trên hết là chính Chúa Giê-su !
Chúng ta tin điều ấy không ? Nếu tin, xin hãy rời “freeway” để sẽ gặp được... “Freedom” !
Houston, Mùa Chay 3.2008
NGƯỜI CỨU HỘ VÀ NHỮNG CHUYẾN XE CUỘC ĐỜI
Chiều thứ sáu 15 tháng 2 vừa qua, tôi sang đến Mỹ trong chương trình đi giảng Tĩnh Tâm Mùa Chay cho các cộng đoàn do các cha DCCT Việt Nam phụ trách.
Anh bạn thân trong Nhóm Mai Khôi ngày xưa ra phi trường Los Angeles đón về thành phố Anaheim, dọc đường đang trên Freeway số 405, tốc độ phải trên 100km/h thì bánh xe bên trái phía trước, ngay chỗ tay lái, bị nổ tung. Nếu anh bạn không có tay lái thật vững và bình tĩnh, chắc chắn tai nạn đã xảy ra thảm khốc.
Từ đường lane thứ tư, anh giảm vận tốc từ từ chứ không dám dùng đến thắng chân, mắt liếc nhìn kính chiếu hậu, tay kềm vô-lăng tránh lật xe, nhấp nhấp sang phải để vào dần đến đường lane cấp cứu sát lề đường trong khi hàng loạt xe hơi và xe vận tải vẫn lướt qua với tốc độ khủng khiếp.
Xe vào được đến lề đường an toàn, tắt máy, xuống khỏi xe, nhìn chiếc lốp xe tan nát te tua mới rùng mình hú vía, chiếc vành bánh bằng sắt cầy xuống mặt đường nhựa thành những vệt ngoằn ngoèo.
Bất ngờ phía sau có một tiếng kèn xe nhẹ nhẹ, quay lại thì ra một chiếc xe cứu hộ có cần cẩu vừa trờ tới, đậu lại ngay sau đuôi xe mình. Sao mà nhanh thế không biết ? Mới chưa đầy hai phút. Anh tài xế người Mễ cũng là nhân viên kiểm tra giao thông hỏi: “May I help you ?” Anh bạn của tôi cám ơn và bảo là xe mình có sẵn lốp sơ-cua và có thể tự thay được.
Tôi loay hoay phụ với anh bạn lôi được trong cốp xe chiếc lốp sơ-cua cùng với cái kích nâng xe, thế thôi, các việc còn lại, anh bạn tháo vát của tôi làm được hết. Tôi lớ quớ không biết làm gì, đành đứng ngó mông lung ra freeway... Và chợt tôi đọc được cho đời mình một nghiệm sinh quý, có một không hai. Tính đến hôm nay sự cố xảy ra đã hơn hai tuần, thế mà ngẫm đi ngẫm lại, tôi thấy thấm thía quá, phải chia sẻ với mọi người chứ !
Không phải là tiếng vù vù của từng chiếc xe chạy ngang qua như ta thường nghe bên xa lộ Việt Nam, mà rõ ràng là những tiếng... “Wào ! Wào ! Wào !” của bao nhiêu chiếc xe family, xe van, xe truck, cả xe kéo container khổng lồ vụt qua như những cơn sóng dữ vỗ vào ghềnh đá với tốc độ trên 100km/h, gió tạt vào người mình như muốn cuốn tung mình theo. Lại thêm tiếng rít xé gió của vỏ lốp xe cao-su nghiến xuống mặt đường bê-tông của freeway, cứ như có hàng trăm chiếc Suzuki tháo ống bô của bọn thanh niên hư hỏng con nhà cán bộ giàu có vẫn thường “tra tấn” lỗ tai dân Sài-gòn về đêm.
Thì ra cuộc đời tôi, cuộc đời mọi người, chúng ta vẫn đang vụt qua với tốc độ kinh hồn như thế mà chúng ta không biết, không ngờ, cũng không tài nào tưởng tượng nổi. Những đối phó, những xử lý, những tranh thủ, những bon chen, những khắc phục, những xoay trở không ngừng nghỉ, cái này xô vào cái kia, cái kia va vào cái nọ, tất cả cuốn hút như một cơn lốc, như rất nhiều cơn lốc, như hàng loạt cơn lốc nối tiếp nhau cuồn cuộn.
Thú thật, lúc ngồi trên xe ngoài freeway, xe nào cũng lao nhanh vun vút nên người ngồi trên xe này nhìn sang người xe khác thấy bình thường như không, chẳng ai nhận ra rằng: tất cả, mỗi người và mọi người đều đang đùa với cái chết bằng chính cách sống hiện đại thời đô thị hóa của mình.
Phải đến khi có một trục trặc xảy ra. Thất nghiệp, thất tình, thất thu, thất lạc một cái gì đấy, tất cả những cái “thất” khốn khổ, nhất là thất bát về tiền bạc hay thất sắc vì một căn bệnh nan y bất ngờ ập đến, nó làm cho ta không thể tiếp tục chay bon bon trên đường đời nữa. May mà ta còn dạt được vào bên lề cuộc đời chứ không thì đã bị những mảnh đời khác tông phải mà... tan xác !
Ta đứng lại rồi, hoàn hồn vì tai qua nạn khỏi, nhưng sau đó nỗi u sầu, niềm tuyệt vọng, mặc cảm bị đối thủ qua mặt, bị người yêu, bạn bè hoặc gia đình bỏ rơi, bắt đầu tấn công ta, làm cho ta như tê liệt.
Thế rồi, lại một lần nữa, may quá, người cứu hộ đã kịp thời đến với ta. Anh ấy muốn giúp ta nhưng lại vẫn tôn trọng quyết định hoàn toàn tự do của ta. Có thể anh ấy vẫn đứng bên cạnh mà nhìn nhưng ta phải hiểu là anh ấy chờ ta đấy, ta chỉ cần đưa ánh mắt xin cầu viện là anh ấy sẽ giúp ngay, và giúp đâu ra đấy, đàng hoàng tử tế.
Cứ xem cái cách anh ấy đậu chiếc xe cứu hộ phía sau mình, nhích ra ngoài con đường cao tốc cuộc đời một chút để che chắn cho ta, những gì nguy hiểm mất mạng muốn đâm xầm vào ta thì phải đâm xầm vào anh ấy trước đã ! Ta bảo ta xử lý vấn đề được, không cần ai cứu hộ, thật ra trước sau gì đều không thể thiếu được người cứu hộ đâu !
Ngược lại, ta cũng không thể ỷ lại tất cả vào người cứu hộ. Anh ấy đâu có phải là... vú em, mà ta cũng chẳng còn là con nít. Ta vẫn phải đối mặt, chịu trách nhiệm về ta một cách có... trách nhiệm và “làm” đời ta cho nó ra ngô ra khoai. Người cứu hộ sẽ chỉ cứu ta và hộ ta khi ta thật sự cần cứu, cần hộ.
Khi việc sửa chữa hoàn tất, ta an tâm nổ máy khởi động lại hành trình đời mình. Ta dần tăng tốc, lại tiếp tục lao vun vút trên freeway nhiều hấp dẫn quyến rũ nhưng cũng đầy những nguy hiểm chực chờ. Có khi ta sẽ quên béng mất cái anh chàng cứu hộ, bởi có thấy anh ấy giúp được ta gì đâu. Cũng được ! Chẳng sao ! Anh ta vẫn mỉm cười, trở về với nhiệm vụ của mình là cứu hộ trên mọi nẻo đường đời...
Mùa Chay đã qua được hơn nửa thời gian. Những chuyến xe đời ngoài kia vẫn đang bị cuốn hút vùn vụt về phía trước. Tại sao ta lại chỉ chờ đến khi nào rủi ro bị “pan”, chết máy, hết xăng, nổ lốp, mới chịu dạt vào bên lề để được cứu hộ hoặc sửa chữa ? Tại sao ta không chịu giảm tốc, tìm một “exit” để ghé vào những khu “rest area” mà Hội Thánh đã mở sẵn dọc theo cuộc lữ thứ trần gian ?
Rõ ràng Mùa Chay cho ta được nghỉ ngơi và bồi dưỡng, tái tạo và phục hồi, chữa lành và tha thứ. Vẫn luôn có đó những Linh Mục làm người cứu hộ ở bên ta, cứu ta và hộ ta bằng những lời khuyên và bằng các Bí Tích. Mà thật ra, phải nói Người Cứu Hộ trên hết là chính Chúa Giê-su !
Chúng ta tin điều ấy không ? Nếu tin, xin hãy rời “freeway” để sẽ gặp được... “Freedom” !
Houston, Mùa Chay 3.2008
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:03 08/03/2008
VUA THẦN RẮN
Có một đầm nước, trước đây nước rất đầy đủ, sức sống tràn trề. Nhưng, bởi vì khí hậu thay đổi nên đầm nước dần dần khô cạn, con rắn nước ở trong đầm không thể không dời đi nơi khác để tìm đường sống.
Rắn nước nói với con rắn lớn: “Khi chúng ta dời đi, nếu do anh dần đầu thì tôi đi theo sau, nếu con người nhìn thấy thì cho rằng bầy rắn lớn xuất động, thì nhất định sẽ giết chúng ta. Tốt nhất là anh cõng tôi trên lưng, để tôi ngậm cổ của anh mà tiến lên, như thế con người tưởng rằng tôi là vua rắn, thì không dám giết chúng ta.”
Con rắn lớn làm theo lời con rắn nhỏ, lắc la lắc lư men theo đường lớn mà đi, quả nhiên con người thấy vậy thì ùn ùn tránh đường để vua thần rắn đi qua.
(Hàn Phi tử: Thuyết lâm thượng)
Suy tư:
Sự khôn ngoan không ở tại nơi thân xác to lớn đô con, cũng không hệ tại nơi khuôn mặt đẹp trai đẹp gái, cũng như không ở nơi chức to quyền lớn, nhưng nó ở trong cái đầu biết suy nghĩ nhạy bén và cái tâm biết lắng nghe.
- Có những người có chức quyền nhưng khi hành động thì thiếu khôn ngoan, nếu người khác góp ý thì nói: “Tao vậy mà sai à ?”
- Có những người thân xác đô con vạm vở không mấy khôn ngoan khi xử lý, nếu có người góp ý thì nói: “Tớ lớn vậy mà sai à ?”
- Có những người đọc nhiều sách xem nhiều báo nhưng không khôn ngoan khi nói năng, nếu có người góp ý thì họ nói: “Tớ học hết sách vở mà làm sai à ?”
Con người ta ai cũng muốn cho mình là người khôn ngoan hơn người khác, ai cũng tự hào mình lớn rồi nên có đủ khôn ngoan, cho nên khi có người nhắc nhở thì bực tức và nói mình đã lớn rồi !
Phúc Âm của thánh Lu-ca đã cho chúng ta thấy, Chúa Giê-su mới mười hai tuổi mà có sự khôn ngoan trổi vượt, ngồi trong đền thờ giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe Ngài nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu (Lc 2, 46-48).
To con lớn xác, chức quyền cao chưa chắc đã là người khôn ngoan. Nhưng chỉ có những ai luôn suy tư cầu nguyện, mới được Chúa Thánh Thần ban cho ơn khôn ngoan của Ngài mà thôi.
N2T |
Có một đầm nước, trước đây nước rất đầy đủ, sức sống tràn trề. Nhưng, bởi vì khí hậu thay đổi nên đầm nước dần dần khô cạn, con rắn nước ở trong đầm không thể không dời đi nơi khác để tìm đường sống.
Rắn nước nói với con rắn lớn: “Khi chúng ta dời đi, nếu do anh dần đầu thì tôi đi theo sau, nếu con người nhìn thấy thì cho rằng bầy rắn lớn xuất động, thì nhất định sẽ giết chúng ta. Tốt nhất là anh cõng tôi trên lưng, để tôi ngậm cổ của anh mà tiến lên, như thế con người tưởng rằng tôi là vua rắn, thì không dám giết chúng ta.”
Con rắn lớn làm theo lời con rắn nhỏ, lắc la lắc lư men theo đường lớn mà đi, quả nhiên con người thấy vậy thì ùn ùn tránh đường để vua thần rắn đi qua.
(Hàn Phi tử: Thuyết lâm thượng)
Suy tư:
Sự khôn ngoan không ở tại nơi thân xác to lớn đô con, cũng không hệ tại nơi khuôn mặt đẹp trai đẹp gái, cũng như không ở nơi chức to quyền lớn, nhưng nó ở trong cái đầu biết suy nghĩ nhạy bén và cái tâm biết lắng nghe.
- Có những người có chức quyền nhưng khi hành động thì thiếu khôn ngoan, nếu người khác góp ý thì nói: “Tao vậy mà sai à ?”
- Có những người thân xác đô con vạm vở không mấy khôn ngoan khi xử lý, nếu có người góp ý thì nói: “Tớ lớn vậy mà sai à ?”
- Có những người đọc nhiều sách xem nhiều báo nhưng không khôn ngoan khi nói năng, nếu có người góp ý thì họ nói: “Tớ học hết sách vở mà làm sai à ?”
Con người ta ai cũng muốn cho mình là người khôn ngoan hơn người khác, ai cũng tự hào mình lớn rồi nên có đủ khôn ngoan, cho nên khi có người nhắc nhở thì bực tức và nói mình đã lớn rồi !
Phúc Âm của thánh Lu-ca đã cho chúng ta thấy, Chúa Giê-su mới mười hai tuổi mà có sự khôn ngoan trổi vượt, ngồi trong đền thờ giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe Ngài nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu (Lc 2, 46-48).
To con lớn xác, chức quyền cao chưa chắc đã là người khôn ngoan. Nhưng chỉ có những ai luôn suy tư cầu nguyện, mới được Chúa Thánh Thần ban cho ơn khôn ngoan của Ngài mà thôi.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:04 08/03/2008
N2T |
22. Diều hâu biết nơi nào có xác chết thì bay đến nơi đó, Thánh Thể là lương thực hằng sống của chúng ta, chúng ta không đi lãnh nhận sao ?
(Thánh Jerome)Sự Phục Sinh của Đức Kitô có ý nghĩa gì?
Đức Long
18:35 08/03/2008
Sự Phục Sinh của Đức Kitô
Ngày đại lễ Phục Sinh sắp đến, chúng ta cùng dành chút thời gian suy niệm về sự sống lại của Đức Kitô và khi nào thì được sống lại được diển ra qua bài trả lời phỏng vấn của Bernard Sesboüé, tu sĩ dòng tên, giáo sư tín lý và giáo phụ Trung tâm Sèvres Paris. Và sau đây là những câu hỏi được đặt ra cho giáo sư:
1. Sự Phục Sinh của Đức Kitô có ý nghĩa gì?
Nhận định thứ nhất: người ta thấy ngôi mộ mở ra và trống không. Xác Chúa Giêsu đă biến mất. Nhưng nhận định đó chưa đủ. Nhận định thứ hai là: khi sống lại Chúa Giêsu không trở lại với trạng thái một cuộc sống như trước. Người tự cho thấy một cách đột nhiên và vô cớ thoát khỏi quy luật không gian và thời gian của chúng ta. Nhưng Người không phải là vong linh cũng không phải là ma: mà là sự sống lại toàn thể con người Chúa Giêsu, cùng với thân xác đã chết trước đó của Người. Đây là những điểm quan trọng quyết định cho chúng ta. Vì sự sống lại của Chúa Giêsu được xem như là ngụ ngôn về sự sống lại của chúng ta vậy. Người sống lại thế nào thì chúng ta cũng sẽ sống lại thế ấy.
2. Khi nào sự sống lại xảy ra ?
Câu trả lời cho câu hỏi này xem như nghịch lý: chúng ta phải nói cùng lúc rằng kẻ chết đã sống lại rồi và rằng họ chưa sống lại. Nói cách khác: sự sống lại lần đầu chưa đầy đủ cũng như toàn nhân loại chưa đạt đến sự sống lại toàn vẹn mà chỉ có trong ngày Chúa Kittô trở lại. Sự sống lại là sự hình thành chậm chạp, nhưng cũng là một quá trình có tính năng phát triển giữa sự phục sinh của Đức Kitô trong buổi sáng lễ Phục Sinh và lần thứ hai Người đến trong vinh quang vào ngày tận thế.
Từ tính nghịch lý đó, mà mầu nhiệm của chính Chúa Giêsu có thể cho chúng ta một ý nghĩa. Người biết thời gian chuyển tiếp có thời hạn khi xác của Người ở trong mộ. Ngay lúc chết, Người đã gặp được Chúa Cha trong vinh quang của Người, nhưng sự phục sinh của Chúa Giêsu chỉ thực sự trọn vẹn khi dấu chỉ đó được ban cho chúng ta một cách cụ thể. Nhờ vào sự kiện Phục Sinh, Chúa Giêsu tiếp cận và giao tiếp với kẻ chết.. Người thiết lập Giáo Hội Người và các bí tích tạo điều kiện cho chúng ta tiếp cận với thân xác được tôn vinh của Đức Kitô.
(Nguồn: La Croix, 2-3/11/2002)
Ngày đại lễ Phục Sinh sắp đến, chúng ta cùng dành chút thời gian suy niệm về sự sống lại của Đức Kitô và khi nào thì được sống lại được diển ra qua bài trả lời phỏng vấn của Bernard Sesboüé, tu sĩ dòng tên, giáo sư tín lý và giáo phụ Trung tâm Sèvres Paris. Và sau đây là những câu hỏi được đặt ra cho giáo sư:
1. Sự Phục Sinh của Đức Kitô có ý nghĩa gì?
Nhận định thứ nhất: người ta thấy ngôi mộ mở ra và trống không. Xác Chúa Giêsu đă biến mất. Nhưng nhận định đó chưa đủ. Nhận định thứ hai là: khi sống lại Chúa Giêsu không trở lại với trạng thái một cuộc sống như trước. Người tự cho thấy một cách đột nhiên và vô cớ thoát khỏi quy luật không gian và thời gian của chúng ta. Nhưng Người không phải là vong linh cũng không phải là ma: mà là sự sống lại toàn thể con người Chúa Giêsu, cùng với thân xác đã chết trước đó của Người. Đây là những điểm quan trọng quyết định cho chúng ta. Vì sự sống lại của Chúa Giêsu được xem như là ngụ ngôn về sự sống lại của chúng ta vậy. Người sống lại thế nào thì chúng ta cũng sẽ sống lại thế ấy.
2. Khi nào sự sống lại xảy ra ?
Câu trả lời cho câu hỏi này xem như nghịch lý: chúng ta phải nói cùng lúc rằng kẻ chết đã sống lại rồi và rằng họ chưa sống lại. Nói cách khác: sự sống lại lần đầu chưa đầy đủ cũng như toàn nhân loại chưa đạt đến sự sống lại toàn vẹn mà chỉ có trong ngày Chúa Kittô trở lại. Sự sống lại là sự hình thành chậm chạp, nhưng cũng là một quá trình có tính năng phát triển giữa sự phục sinh của Đức Kitô trong buổi sáng lễ Phục Sinh và lần thứ hai Người đến trong vinh quang vào ngày tận thế.
Từ tính nghịch lý đó, mà mầu nhiệm của chính Chúa Giêsu có thể cho chúng ta một ý nghĩa. Người biết thời gian chuyển tiếp có thời hạn khi xác của Người ở trong mộ. Ngay lúc chết, Người đã gặp được Chúa Cha trong vinh quang của Người, nhưng sự phục sinh của Chúa Giêsu chỉ thực sự trọn vẹn khi dấu chỉ đó được ban cho chúng ta một cách cụ thể. Nhờ vào sự kiện Phục Sinh, Chúa Giêsu tiếp cận và giao tiếp với kẻ chết.. Người thiết lập Giáo Hội Người và các bí tích tạo điều kiện cho chúng ta tiếp cận với thân xác được tôn vinh của Đức Kitô.
(Nguồn: La Croix, 2-3/11/2002)
Sống và Chết
Tuyết Mai
18:37 08/03/2008
Sống và Chết
Lậy Chúa!
Cuộc đời trần thế ngày lại ngày của chúng con có phải chúng con không hiểu rõ Sống Chết ra sao đâu! nhưng là bởi vì có khi chúng con đang sống đó mà lại làm như là Đang chết rồi, và có khi chúng con như chết rồi mà lại như là Rất sống. Vâng thưa Chúa con đang nói về cái sống và cái chết của tâm linh của chúng con.
Cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho những anh chị em chúng con có một thân xác thật đầy đủ từ đầu đến chân. Nhưng có phải chúng con biết dùng tất cả những gì Chúa ban cho trên thân thể của chúng con một cách hữu dụng và hữu ích đâu. Khoa học đã chứng minh rằng Thiên Chúa đã ban cho chúng con có một bộ óc siêu việt lắm! Nhưng nhân loại chỉ dùng và xử dụng nó có chưa đến 10%. Bộ óc nhân loại chúng con thật nguy hiểm, đã biết chế biến ra bao nhiêu thứ để mà hủy hoại lẫn nhau. Khủng khiếp lắm! có ngày toàn thể nhân loại chúng con sẽ bị tiêu diệt và biến mất hẳn trên trái đất này vì một loại bom nguyên tử mới do ai đó chế biến ra chăng!?
Đôi mắt tuyệt vời và tuyệt đẹp của chúng con Chúa ban cho để nhìn thấy tất cả mọi thứ trên trần gian này từ lúc sáng sớm của buổi bình minh thật đẹp. Da trời mầu xanh trong, hợp với vài cụm mây trăng trắng bay nhè nhẹ trong gió, bầy chim tung bay gọi nhau trên nền trời như lượn lờ ôi thật đẹp! mà người họa sĩ đại tài của chúng con chẳng ai khác là Thiên Chúa của chúng con, nhưng có được mấy anh chị em là biết nhìn ngắm những vẻ đẹp thiên nhiên mà Chúa ban cho để thấy cuộc đời là đáng sống và nét đẹp của từng cá nhân giữa anh chị em của chúng con?
Có những anh chị em của chúng con chỉ biết nhìn sự vật và tất cả mọi người như một đôi mắt đã bị mù, vì họ có mắt mà chẳng thấy gì Chúa ơi! Dưới mắt của họ từ lúc sáng sớm vừa thức dậy là đã thấy cuộc đời rất đáng chán. Nhìn cái gì cũng thấy xấu, nhìn cái chi cũng muốn chúng nó biến khỏi mắt của mình để không còn thấy chúng là vướng bận, và tệ nhất là ánh mắt nhìn mọi người như muốn ăn tươi nuốt sống họ vậy! họ nhìn ai cũng thấy ghét và muốn rủa xả. Trong đôi mắt của những người này thì hình như chỉ có họ là đáng làm con người mà thôi chứ còn hình như ai cũng là đồ chó, bò, heo, ngựa, và còn gọi anh chị em của mình đủ thứ tên cả!
** Ngược lại con cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho những anh chị em khiếm thị của chúng con thật can đảm và thật có đôi mắt thương yêu tuy không có đôi mắt sáng thịt để nhìn thấy công trình và tuyệt tác Chúa ban nhưng họ đã thấy được tất cả bằng đôi mắt tâm linh và cảm nhận được trong trái tim của họ. Những anh chị này họ mới Thật Sự Có Đôi Mắt Sáng để nhìn đời bằng con mắt đáng sống và đáng yêu.
Đôi bàn tay mười ngón, mỗi ngón là một phận sự riêng biệt và rất tài tình của chúng mà Chúa ban cho như 10 cái dụng cụ hữu dụng mà Chúa đã kết hợp chung chúng lại với nhau để chúng con có thể xài chúng cùng một lúc như hình thức con đang đánh máy bây giờ. Mười ngón tay ngọc ngà khi cần dùng chúng để làm việc thì đã thấy chúng rất hữu dụng rồi! nhưng Chúa ơi có nhiều người họ đã dùng đôi bàn tay để làm những việc rất ư là xấu xa và rất ư là tội lỗi.
Sau cùng trong thân thể của chúng con là đôi bàn chân. Con nghĩ đôi bàn chân là bộ phận rất quan trọng Chúa ban cho để chúng con làm phương tiện mà đi đây đi đó, phải không Chúa? Vâng đôi bàn chân thật cao quý thật hữu dụng nên các bà mới chịu bỏ tiền mà đi làm đẹp cho đôi bàn chân, rồi thì ôi thôi vẽ đủ thứ đẹp đẽ trên nó, và rồi thì dép giầy cũng đủ kiểu mà làm dáng cho đôi bàn chân. Nhưng có đôi bàn chân chỉ dẫn đưa chúng con đến những nơi ăn chơi sa đọa và tội lỗi mà thôi.
** Cảm Tạ Thiên Chúa vô cùng Toàn Năng và rất dấu ái đã ban cho chúng con có được những anh chị em khuyết tật, họ là những người bị khuyết tật từ lúc bẩm sinh, hay gặp tai nạn thuở thiếu thời, hay vừa mới đây? Có những anh chị em thiếu tay, thiếu chân, và thiếu cả tay và cả chân? Những anh chị em này con rất trọng và nể họ ở một điểm là họ Sống như rất đầy đủ vì họ có trái tim rất lớn. Trái tim của họ luôn biết thông cảm và giúp đỡ ngay cho những ai đồng cảnh ngộ. Họ rất biết chia sẻ với những ai có cuộc đời bất hạnh và khổ nghèo. Vâng, thưa Chúa, những anh chị em này mới thật sự là Chết trong thân thể của họ, vì những gì trên thân thể của họ có hoặc không có, họ không có để mà xài được hoặc xử dụng được nên đồng nghĩa với sự chết, nhưng họ lại Sống như toàn thân người của họ có đầy đủ. Họ rất chịu khó tìm đến nhau để chia sẻ cho nhau món ăn hằng ngày dùng đủ mà họ lại còn biết chia sẻ cho nhau Món Ăn Tinh Thần Tâm Linh là "Lời Chúa" nữa!
Cảm Tạ những anh chị em Khuyết Tật đã dậy cho chúng tôi một bài học cách Sống hằng ngày của các anh chị, để cuộc sống hằng ngày của chúng tôi biết luôn cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta có được một cuộc sống hữu ích hơn cho cá nhân, gia đình, và tất cả anh chị em chung quanh. Biết thương cảm hơn cho những anh chị em có nhu cầu và biết chia sẻ cho những ai cần được chia sẻ trong mọi hoàn cảnh sống và trong khả năng Chúa ban cho từng cá nhân.
Lậy Chúa!
Cùng đích cho cuộc đời của chúng con là biết tìm kiếm Chúa và Vương Quốc của Chúa, nơi đó mới là Đất Hằng Sống Vĩnh Cửu Muôn Đời của chúng con. Xin cho chúng con biết Sống trong một thế giới hay Chết này! Amen.
Y Tá Của Chúa,
Lậy Chúa!
Cuộc đời trần thế ngày lại ngày của chúng con có phải chúng con không hiểu rõ Sống Chết ra sao đâu! nhưng là bởi vì có khi chúng con đang sống đó mà lại làm như là Đang chết rồi, và có khi chúng con như chết rồi mà lại như là Rất sống. Vâng thưa Chúa con đang nói về cái sống và cái chết của tâm linh của chúng con.
Cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho những anh chị em chúng con có một thân xác thật đầy đủ từ đầu đến chân. Nhưng có phải chúng con biết dùng tất cả những gì Chúa ban cho trên thân thể của chúng con một cách hữu dụng và hữu ích đâu. Khoa học đã chứng minh rằng Thiên Chúa đã ban cho chúng con có một bộ óc siêu việt lắm! Nhưng nhân loại chỉ dùng và xử dụng nó có chưa đến 10%. Bộ óc nhân loại chúng con thật nguy hiểm, đã biết chế biến ra bao nhiêu thứ để mà hủy hoại lẫn nhau. Khủng khiếp lắm! có ngày toàn thể nhân loại chúng con sẽ bị tiêu diệt và biến mất hẳn trên trái đất này vì một loại bom nguyên tử mới do ai đó chế biến ra chăng!?
Đôi mắt tuyệt vời và tuyệt đẹp của chúng con Chúa ban cho để nhìn thấy tất cả mọi thứ trên trần gian này từ lúc sáng sớm của buổi bình minh thật đẹp. Da trời mầu xanh trong, hợp với vài cụm mây trăng trắng bay nhè nhẹ trong gió, bầy chim tung bay gọi nhau trên nền trời như lượn lờ ôi thật đẹp! mà người họa sĩ đại tài của chúng con chẳng ai khác là Thiên Chúa của chúng con, nhưng có được mấy anh chị em là biết nhìn ngắm những vẻ đẹp thiên nhiên mà Chúa ban cho để thấy cuộc đời là đáng sống và nét đẹp của từng cá nhân giữa anh chị em của chúng con?
Có những anh chị em của chúng con chỉ biết nhìn sự vật và tất cả mọi người như một đôi mắt đã bị mù, vì họ có mắt mà chẳng thấy gì Chúa ơi! Dưới mắt của họ từ lúc sáng sớm vừa thức dậy là đã thấy cuộc đời rất đáng chán. Nhìn cái gì cũng thấy xấu, nhìn cái chi cũng muốn chúng nó biến khỏi mắt của mình để không còn thấy chúng là vướng bận, và tệ nhất là ánh mắt nhìn mọi người như muốn ăn tươi nuốt sống họ vậy! họ nhìn ai cũng thấy ghét và muốn rủa xả. Trong đôi mắt của những người này thì hình như chỉ có họ là đáng làm con người mà thôi chứ còn hình như ai cũng là đồ chó, bò, heo, ngựa, và còn gọi anh chị em của mình đủ thứ tên cả!
** Ngược lại con cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho những anh chị em khiếm thị của chúng con thật can đảm và thật có đôi mắt thương yêu tuy không có đôi mắt sáng thịt để nhìn thấy công trình và tuyệt tác Chúa ban nhưng họ đã thấy được tất cả bằng đôi mắt tâm linh và cảm nhận được trong trái tim của họ. Những anh chị này họ mới Thật Sự Có Đôi Mắt Sáng để nhìn đời bằng con mắt đáng sống và đáng yêu.
Đôi bàn tay mười ngón, mỗi ngón là một phận sự riêng biệt và rất tài tình của chúng mà Chúa ban cho như 10 cái dụng cụ hữu dụng mà Chúa đã kết hợp chung chúng lại với nhau để chúng con có thể xài chúng cùng một lúc như hình thức con đang đánh máy bây giờ. Mười ngón tay ngọc ngà khi cần dùng chúng để làm việc thì đã thấy chúng rất hữu dụng rồi! nhưng Chúa ơi có nhiều người họ đã dùng đôi bàn tay để làm những việc rất ư là xấu xa và rất ư là tội lỗi.
Sau cùng trong thân thể của chúng con là đôi bàn chân. Con nghĩ đôi bàn chân là bộ phận rất quan trọng Chúa ban cho để chúng con làm phương tiện mà đi đây đi đó, phải không Chúa? Vâng đôi bàn chân thật cao quý thật hữu dụng nên các bà mới chịu bỏ tiền mà đi làm đẹp cho đôi bàn chân, rồi thì ôi thôi vẽ đủ thứ đẹp đẽ trên nó, và rồi thì dép giầy cũng đủ kiểu mà làm dáng cho đôi bàn chân. Nhưng có đôi bàn chân chỉ dẫn đưa chúng con đến những nơi ăn chơi sa đọa và tội lỗi mà thôi.
** Cảm Tạ Thiên Chúa vô cùng Toàn Năng và rất dấu ái đã ban cho chúng con có được những anh chị em khuyết tật, họ là những người bị khuyết tật từ lúc bẩm sinh, hay gặp tai nạn thuở thiếu thời, hay vừa mới đây? Có những anh chị em thiếu tay, thiếu chân, và thiếu cả tay và cả chân? Những anh chị em này con rất trọng và nể họ ở một điểm là họ Sống như rất đầy đủ vì họ có trái tim rất lớn. Trái tim của họ luôn biết thông cảm và giúp đỡ ngay cho những ai đồng cảnh ngộ. Họ rất biết chia sẻ với những ai có cuộc đời bất hạnh và khổ nghèo. Vâng, thưa Chúa, những anh chị em này mới thật sự là Chết trong thân thể của họ, vì những gì trên thân thể của họ có hoặc không có, họ không có để mà xài được hoặc xử dụng được nên đồng nghĩa với sự chết, nhưng họ lại Sống như toàn thân người của họ có đầy đủ. Họ rất chịu khó tìm đến nhau để chia sẻ cho nhau món ăn hằng ngày dùng đủ mà họ lại còn biết chia sẻ cho nhau Món Ăn Tinh Thần Tâm Linh là "Lời Chúa" nữa!
Cảm Tạ những anh chị em Khuyết Tật đã dậy cho chúng tôi một bài học cách Sống hằng ngày của các anh chị, để cuộc sống hằng ngày của chúng tôi biết luôn cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta có được một cuộc sống hữu ích hơn cho cá nhân, gia đình, và tất cả anh chị em chung quanh. Biết thương cảm hơn cho những anh chị em có nhu cầu và biết chia sẻ cho những ai cần được chia sẻ trong mọi hoàn cảnh sống và trong khả năng Chúa ban cho từng cá nhân.
Lậy Chúa!
Cùng đích cho cuộc đời của chúng con là biết tìm kiếm Chúa và Vương Quốc của Chúa, nơi đó mới là Đất Hằng Sống Vĩnh Cửu Muôn Đời của chúng con. Xin cho chúng con biết Sống trong một thế giới hay Chết này! Amen.
Y Tá Của Chúa,
Sống lại!
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
19:50 08/03/2008
Sống lại!
Ngôi mộ đá, Ảnh Nguyễn Trung Tây |
— Có, chiều hôm qua mới đặt chân tới cửa nhà là đã nghe tiếng khóc của mấy người con, mà to tiếng nhất vẫn là cái cô út…
— Thì bà Thìn đau nặng cũng hơn cả năm rồi...
— Thế mới ra chuyện. Đang ngon lành bỗng té lăn quay ra trên sàn gạch như bị trúng gió độc, rồi tứ chi rũ liệt cứ như người không xương, cháo cũng còn chả đút được vào miệng. Cả cơ nghiệp thế là đổ hết vào tiền thuốc mà vẫn cứ liệt giường liệt chiếu. Nghĩ đi nghĩ lại chỉ thấy thương cho cô con gái út. Chỉ một lần lỡ dại mà hàng xóm cười chê. Nhưng có ai ngờ, tưởng là đũa mốc mà lại làm nên chuyện.
— Ừ nhỉ, lúc xảy ra chuyện thì tôi lại vắng nhà. Chuyện cô Sửu hồi đó như thế nào nhỉ?
— Thì tự dưng bẵng đi một dạo không ai thấy cô ấy đâu hết, cứ làm như người đi lấy chồng xa, mà có thấy cưới hỏi gì đâu, rồi tự nhiên lại thấy cô ấy trong nhà với cái bụng bầu. Nhưng em phải khen cái nhà bà Thìn, ai nấy miệng kín như bưng, chẳng bao giờ nghe thấy lời ra tiếng vào. Cho đến buổi sáng hôm đó, em dậy sớm chuẩn bị mang trâu ra ruộng. Vừa mới bước tới cây mít làm cột mốc phân chia hai nhà, em thấy cô Sửu treo tòng toeng trên cành cây. Hãi quá, em hốt hoảng cắt dây, mang cô ấy vào trong nhà, bôi dầu nóng, cạo gió mãi cô ấy mới chịu tỉnh. Rồi lại còn phải hấp tấp chạy qua gõ cửa nói nhỏ vào tai bà Thìn báo tin dữ. Mà bà Thìn cũng khéo lắm, miệng thì cám ơn rối rít nhưng vẫn cứ đợi cho đến chiều tối hẳn hoi, nom không rõ mặt người, bà ấy mới kín đáo đi ngõ sau sang bên nhà em mang cô Sửu về lại bên đó. Khi bụng cô Sửu hơi nhu nhú, bà Thìn gửi cô ấy lên trên Hà Nội ở hẳn với người em. Thế là từ dạo đó, cô Sửu cứ ở trên đó cho tới khi mẹ đổ bệnh nặng, cô ấy mới về lại làng nuôi nấng người bệnh. Thôi thì giặt mền, tắm rửa, đổ bô thay tã, một tay cô ấy làm tất tật.
— Chuyện cô Sửu nuôi mẹ thì tôi biết. Chuyện sờ sờ như thế, ai mà chẳng hay. Nhưng chuyện cô Sửu, hồi đó tôi vô trong Nam buôn bán, cho nên chẳng biết chi…
— Ấy, chuyện còn dài... Sau cái lần cứu sống cô ấy bên gốc mít, tưởng thế là xong, ai ngờ có lần quẫn trí quá, cô ấy đã tính quẳng bỏ thằng bé đang nằm trong bụng mẹ nữa đấy. Đã ngồi trong phòng đợi hẳn hoi rồi. Nhưng nghĩ sao cô ấy lại đứng lên bỏ về nhà.
— Sao ông biết? Bộ cô ấy kể cho ông nghe hay sao?
— Khổ quá! Cô ấy không mở miệng, em nào biết. Chuyện là như thế này, lúc mới về lại làng, nhớ cái ơn cứu tử năm xưa, cô ấy có ghé sang nhà em cám ơn. Rồi tiện đó cô ấy cũng tâm sự nói sau lần có thai, cô sống mà cũng như người đã chết rồi, ngày đêm lúc nào cũng chỉ rúc rúc ở trong xó nhà, không dám nhìn mặt ai trong làng. Lần treo cổ trên cành mít là lúc cô ấy quẫn trí quá. Rồi lại thêm một lần nữa, đứa bé được ba tháng rồi, cô ấy quyết định phá bỏ. Nhưng trong khi ngồi đợi tới phiên, cô ấy nghĩ ngợi mình sống chẳng ra cái trò gì, thế nhưng mạng mình vẫn được người đời cứu sống. Huống chi đứa bé trong bụng nào có tội tình chi, vậy mà mình lại đang tâm giết nó, mà đây là mạng người chứ đâu phải là chuyện con sâu cái kiến! Thế là cô ta đứng dậy, bỏ về. Từ hôm đó, cô nói cháu tỉnh lại hẳn.
— Chuyện! Cỡ như thế thì làm gì mà không tỉnh!
— Thì đúng rồi, cô ấy vẫn cứ hay nói giờ như người chết sống lại.
…Bên nhà bà Thìn, cô Sửu vuốt lại khăn nhung vấn đầu mẹ. Cô buồn vì tang mẹ, nhưng lòng cô thanh thản. Có một thời cô hận mẹ vì để giữ lại nhà cửa dinh thự khang trang, bà Thìn đang tâm gả bán cô cho thương gia Việt kiều lấy tiền trang trải nợ nần. Nhưng sau một lần được cứu sống, và một lần cứu sống thai nhi, mỗi lần nhìn thấy con trai toét miệng nở nụ cười bên người chồng của Hà Nội phố, cô lại nhớ tới ơn cứu tử của người hàng xóm và lòng độ lượng của chồng cô. Nhìn mẹ, cô Sửu nhớ lại lời mẹ xin lỗi trước lúc hấp hối. Lòng cô thanh thản nhẹ nhàng. Cô ra hiệu cho nhà đòn đóng lại nắp áo quan.
Lời Chúa
[Đức Giêsu] kêu lớn tiếng: “Ladarô, hãy ra khỏi mồ!” Người chết liền bước ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn liệm. Ðức Giêsu bảo: “Hãy cởi khăn và vải cho anh ấy…” (John 11:43-44).
Suy Niệm
Hồi xưa Ladarô được Chúa gọi dậy bước ra khỏi mồ. Ngày hôm nay Chúa vẫn đứng cạnh bên cửa mộ, gọi tên tôi đứng dậy bước ra khỏi ngôi mộ đá.
Mỗi lần tôi vấp ngã trên đường đời và đường niềm tin là một lần tôi chết đi. Mỗi lần tôi đứng dậy làm lại là một lần tôi sống dậy. Phêrô, Phaolô, và tôi đang bước ra khỏi mộ.
Lầm lỡ trong đời là một lần tôi chết đi. Quay về hòa giải với tha nhân, với tôi, và với Chúa là một lần người con hoang đàng và tôi chầm chậm lần bước ra khỏi ngôi mộ.
Sống lơ là với niềm tin là một lần tôi chết chôn trong ngôi mộ đá. Quay lại tuyên xưng niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh trong dòng đời vất vả ngược xuôi là thêm một lần tôi phục sinh. Tôma và tôi cũng giống như nhau.
Gian dối với thầy, với chồng, với vợ, với con là một lần Giuđa và tôi chết chôn trong mộ. Nhưng khác với Giuđa từ chối lời gọi của Thầy, tôi nhận ra tiếng kêu của Chúa, và tôi bước đi ra khỏi vùng trời ám mùi tử khí tanh hôi.
Chúa vẫn đứng đấy bên ngôi mộ đá gọi tên tôi bước ra khỏi mộ đá.
www.nguyentrungtay.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bác Sĩ Việt Nam chứng nhận vụ lành bệnh, mở đường cho hồ sơ phong thánh cụ Pierre Toussaint
Ngọc Loan
01:51 08/03/2008
New York: Một Bác Sĩ Việt Nam tên Nguyễn Mỹ Hương, một tín đồ Phật Giáo ngoan đạo đã chứng nhận một vụ lành bệnh không thể chứng minh được, hồ sơ này có thể mở đường phong Chân Phước cho tôi tớ Chúa là cụ Pierre Toussaint tại New York Hoa Kỳ.
Đây là một sự kiện lạ cho người Việt Nam, trong khi xảy ra những chuyện bức xúc trong tuần qua liên quan đến Chùa Bảo Thiên và Tòa Khâm Sứ tại Hà Nội, không ít thì nhiều cũng có một sự chia rẽ nào đó, thì tại một nơi rất xa xôi tại New York đã có một tín đồ Phật Giáo là Bác Sĩ đã chứng nhận một vụ chữa bệnh không chứng minh được. Một sự kiện khác là di hài tôi tớ Chúa Pierre Toussaint hiện đang được chôn cất tại hầm mộ nhà thờ Chánh Tòa St Patrick tại New York mà tới thứ Sáu tới đây 14/3, cũng long trọng mừng lễ kính Thánh bổn mạng.
Tôi tớ Chúa Pierre Toussaint là một người nô lệ được một người giàu có mua về làm nô lệ vào năm 1766 tại một thuộc địa của Pháp có tên là Saint Dominque, ngày nay là quốc gia Haiti. Cụ Pierre Toussaint đã qua đời tại Thành Phố New York vào ngày 30/6/1853, là người đạo hạnh giàu có và được nhiều người kính trọng vì những công việc bác ái trổi vượt động bác ái.
Hồ sơ phong thánh cho Pierre Toussaint đã chính thức được Đức Hồng Y John J. O'Connor khai mạc tại New York vào năm 1989, và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã công bố sắc lệnh tôn lên bậc đáng kính vào năm 1997.
Nhưng phải cần một phép lạ nhờ sự chuyển cầu của Pierre Toussaint để được phong Chân Phước.
Hai ông bà John và Lisa Peacock tại Silver Spring, Md., hy vọng vụ chữa lành lạ lùng của đứa con trai sẽ mở đường để Pierre Toussaint được phong Chân Phước.
Vào ngày 28/10/1999, nữ Bác Sĩ người Việt chuyên về khoa trẻ em, tên Nguyễn Mỹ Hương đã khám nghiệm bé trai 5 tuổi tên Joey Peacock. Bác Sĩ Hương đã phát hiện cột xương sống và sương vai không ăn khớp với nhau. Sau khi chụp X quang và xét nghiệm cho thấy em Joey đã bị chứng vẹo xương sống và phải được chữa trị bằng cách giải phẫu nẹp thanh nối, nếu không càng lớn tình trạng sẽ ra tồi tệ và sẽ bị gù.
Vào đầu năm Thánh 2000, bố mẹ Joey đã đọc cột tin trên nhật báo “The Washington Post” về tin mở hồ sơ phong Thánh của bậc tôi tớ đáng kính Pierre Toussaint. Hai ông bà đã quyết định đến cầu nguyện xin Pierre Toussaint chuyển cầu để chữa bệnh cho đứa con trai mình.
Vào ngày 15/2 năm Thánh 2000, Joey phải đến chụp thêm X quang, nhưng lần này qua các bức ảnh chụp thì thấy cột xương sống đã thẳng tắp không còn bị vẹo như trước.
Bác Sĩ khoa nhi đồng Mỹ Hương là một tín đồ Phật Giáo, đã làm chứng trước hội đồng thẩm tra là vụ lành bệnh này không thể giải thích được theo y học. Bác Sĩ Mỹ Hương nói: “Một cột xương sống bị vẹo không được y khoa can thiệp thì không thể đơn giản tự thẳng ra được trong một sớm một chiều”.
Mặc dầu Bộ Phong Thánh đã duyệt lại tất cả hồ sơ trong vụ này, các viên chức đã nói rằng còn chợ đợi một sắc lệnh cuối cùng sẽ được công bố khi đứa bé qua tuổi dậy thì, là lúc chứng vẹo xương sống có thể tái phát.
Cụ Pierre Toussaint là ai?
Pierre Toussaint đã sinh ra vào năm 1766 trong một thời kỳ cưỡng bức tồi tệ, với những bạo động chống lại Công Giáo, tuy nhiên hẳn đã không ngăn được những thách đố và lòng nhiệt thành để mang sứ điệp của Đức Kitô giúp đỡ người nghèo, những người bất hạnh, cô đơn và bị ruồng bỏ.
Pierre Toussaint đã đi tham dự Thánh Lễ vào 6 giờ sáng mỗi ngày và có lòng tận hiến nhiệt thành đến Bí Tích Thánh Thể và năng lần chuỗi Mân Côi, cứ như thế kéo dài trong suốt 60 năm tại nhà thờ St Peter ở đường Barclay. Pierre Toussaint đã hoàn tất những bài học Giáo Lý và có thể hăng say truyền đạt cho người khác với một sự khôn ngoan và can đảm.
Vào năm 1778, người đã mua Pierre Toussaint từ St Dominique (nay là Haiti) về làm nô lệ tại NewYork là ông Jean Berard, mang thân phận nô lệ thì không được hưởng bất kỳ một quyền lợi gì và quyền sinh sát được phó mặc cho người chủ. Vào năm 1787 Ông Jean Bernard đã đưa người vợ mới cưới và nhiều người nô lệ trong đó có Pierre và người em gái của Pierre là Rosalie về New York. Ông chủ Jean Bernard đã khuyến khích Pierre đi học để biết đọc và biết viết.
Khi người chồng qua đời, bà Marie Elizabeth Berard đã dạy Pierre Toussaint làm thợ uốn tóc trong cửa tiệm nổi tiếng nhất của bà tại thành phố New York. Là một người cần cù, kiên nhẫn, khéo tay và chịu học hỏi, Pierre Toussaint đã có một tay nghề rất vững chắc. Sau này nhiều phụ nữ đã tìm đến Pierre Toussaint để cắt và uốn tóc và họ tin rằng mái tóc mình có được đẹp, gọn gàng quyến rũ hay không nếu không do bàn tay của thợ uốn tóc Pierre Toussaint. Nhờ số tiền kiếm được, Pierre đã mua chuộc cho sự tự do của người em gái Rosalie, còn phần mình Pierre Toussaint vẫn quyết định ở lại làm nô lệ, và Pierre Toussaint cũng tin rằng chính ông có thể đảm nhận và săn sóc trung thành cho bà chủ Elizabeth Berard.
Vào năm 1807, bà Elizabeth Berard trên giường bệnh đã trăn trối và thả tự do cho Pierre Toussaint lúc đó ông đã được 41 tuổi. Nhờ sự tự do mà Pierre Toussaint mới có thể lập gia đình vào năm 1811, và ông đã thành hôn với một người phụ nữ nô lệ mà trước đây ông đã mua chuộc để cho cô ta tự do khi được 15 tuổi đó là Juliette Noel cũng là người Haiti. Cũng như Pierre Toussaint, Juliette đã đến một “Tân Thế Giới” trong thân phận một người nô lệ, giờ đây Juliette tiếp tục công việc của chồng trong các dịch vụ bác ái. Như đã nhìn thấy ngày nay, những người Việt làm nghề “nail” đã tạo một sự nghiệp và có gia sản kếch sù thì thợ uốc tóc ngày xưa cũng thế, Pierre Toussaint đã lợi dụng cơ may đến cho mình qua số tiền của các phụ nữ đến cắt và uốc tóc, để dành tiền làm những công việc bác ái. Pierre Toussaint đã mở một viện mồ côi, một văn phòng cơ quan tìm kiếm công ăn việc làm, một nhà hưu dưỡng cho những người sắp qua đời và một văn phòng cho người nghèo mượn tiền, mở trường học để dạy nghề cho các trẻ em Mỹ đen. Chính những người bạn của Toussaint nói rằng: “đủ sống rồi sao không về hưu đi hưởng nhàn”, nhưng Toussaint trả lời: “phần tôi thì quá đủ, nhưng nếu tôi về hưu thì sẽ không giúp được gì cho người khác”.
Vợ chồng Pierre & Juliette Toussaints hiếm con nên đã nhận người cháu làm con nuôi là con của người em gái Rosalie sau khi đã qua đời, nhưng người cháu cũng đã qua đời lúc lên 14 tuổi đã khiến cho hai vợ chồng Toussaints rất buồn bã.
Pierre Toussaint đã đón tiếp những du khách nghèo khó, những người vô gia cơ, các linh mục đi hành hương hay đến viếng thăm và nhất là giúp tiền để xây dựng một Nhà Thờ Chánh Tòa St Patrick tọa lại tại được Mulberry, nay được gọi là nhà thờ Chánh Tòa cũ St Patrick. Một chuyên viên lưu trữ văn khó của Tổng Giáo Phận, ông Chris Flatz cũng là người tôn kính Pierre Toussaint một cách đặc biệt đã thố lộ rằng “Chính nhà thờ Chánh Tòa cũ St Patrick là một bằng chứng đến sự khiêm nhượng của Pierre Toussaint không thể chối từ được”.
“Chính vào ngày nhà thờ chánh tòa được thánh hiến, Pierre Toussant cũng lũ lượt với tất cả người Công Giáo tại New York chậm rãi tiến qua các cửa của nhà thờ chánh tòa. Thế nhưng những người hướng dẫn đã từ chối không cho Pierre Toussant vào ngôi thánh đường”. (Có lẽ vì ông là một người Mỹ đen).
Và theo lời tường thuật của Chirs Flatz cho biết, chính Pierre Toussaint là người đã cung cấp tài chánh để xây ngôi Thánh Đường nhưng nay đã bị từ chối không cho vào, lúc đó Pierre Toussaint khiêm nhường chỉ nói lời xin lỗi và quay trở về. Nhưng chính lúc ấy một linh mục đã nhận diện ra Pierre Toussaint, đã quát mắng người hướng dẫn và dẫn Pierre Toussaint vào hàng ghế danh dự trong nhà thờ chánh tòa.
Năm 1851, lúc đó đã 85 tuôi, cụ đã trải qua sự đau khổ nhất trong đời ông là người vợ Juliette đã qua đời. Nỗi buồn của cụ không thể quên được người vợ yêu dấu đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của cụ và 2 năm sau đó, Pierre Toussaint đã qua đời vào ngày 30/6/1853, hưởng thọ 87 tuổi, được chôn cất tại nghĩa trang của nhà thờ chính cụ đã cung cấp tiền để xây, kế mộ phần của Juliette và người con nuôi Euphemia. Những lời trăn chối cuối cùng từ miệng Pierre Toussaint là “Chúa ở cùng con”, và khi hỏi cụ còn muốn điều gì nữa, cụ Pierre Toussaint đã trả lời “không còn muốn gì trên thế gian này”.
Năm 1941, Cha Charles McTague đã khám phá ra được phần mộ của cụ Toussaint. Vào năm 1990, Đức Hồng Y O'Connor đã ra lệnh để cải mộ Toussaint và rước về để chôn cất tại khu hầm mộ của Nhà Thờ Chánh Tòa St Patrick ngày nay là ngôi thánh đường mới tọa lạc tại con đường số 5 (Fifth Avenue).
Đức Ông Robert Richie, chánh xứ nhà thờ Chánh Tòa St Patrick nói rằng “Toussaint là một giáo dân duy nhất được chôn cất tại khu hầm mộ nhà thờ chánh tòa kế cạnh gian cung thánh, là nơi chỉ dành cho các Đức Hồng Y qua đời tại New York”.
“Chúng tôi rất hãnh diện để có Vị Tôi Tớ Đáng Kinh Pierre Toussaint hiện diện với chúng ta. Thật đó là một phúc lành cho giáo hội và cho cả thành phố”.
Cho đến lúc này Tòa Thánh vẫn chưa xác định vụ lành bệnh của cậu Joey có phải là một phép lạ hay không, thế nhưng gia đình Peacock vẫn tin rằng Pierre Toussaint đã chuyển cầu để Joey trở thành một cậu bé khoẻ mạnh bình thường như những bạn trẻ khác.
Cậu Joey đã khôn lớn và đã được chịu phép Thêm Sức vào ngày 5/2 vừa qua. Chính Đức Tổng Giám Mục tại Washington Donald W. Wuerl đã ban phép Thêm Sức và Joey đã chọn tên “Pierre” làm tên bổn mạng Thêm Sức.
Bà Lisa Peacock mẹ của cậu bé đã nói “chúng tôi quá đỗi vui mừng để nhìn thấy Joseph Joey buớc lên cùng với bố mẹ đỡ đầu và người anh John để nhận lãnh hồng ân Chúa Thánh Linh. Khi nhìn thấy cháu bước lên không phải mang nạng hay phải qua cuộc phẫu thuật để chỉnh lại hai khúc vẹo nơi cột xương sống thật là một điều kỳ diệu và vui mừng cho gia đình chúng tôi”.
Đây là một sự kiện lạ cho người Việt Nam, trong khi xảy ra những chuyện bức xúc trong tuần qua liên quan đến Chùa Bảo Thiên và Tòa Khâm Sứ tại Hà Nội, không ít thì nhiều cũng có một sự chia rẽ nào đó, thì tại một nơi rất xa xôi tại New York đã có một tín đồ Phật Giáo là Bác Sĩ đã chứng nhận một vụ chữa bệnh không chứng minh được. Một sự kiện khác là di hài tôi tớ Chúa Pierre Toussaint hiện đang được chôn cất tại hầm mộ nhà thờ Chánh Tòa St Patrick tại New York mà tới thứ Sáu tới đây 14/3, cũng long trọng mừng lễ kính Thánh bổn mạng.
Tôi tớ Chúa Pierre Toussaint là một người nô lệ được một người giàu có mua về làm nô lệ vào năm 1766 tại một thuộc địa của Pháp có tên là Saint Dominque, ngày nay là quốc gia Haiti. Cụ Pierre Toussaint đã qua đời tại Thành Phố New York vào ngày 30/6/1853, là người đạo hạnh giàu có và được nhiều người kính trọng vì những công việc bác ái trổi vượt động bác ái.
Hồ sơ phong thánh cho Pierre Toussaint đã chính thức được Đức Hồng Y John J. O'Connor khai mạc tại New York vào năm 1989, và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã công bố sắc lệnh tôn lên bậc đáng kính vào năm 1997.
Nhưng phải cần một phép lạ nhờ sự chuyển cầu của Pierre Toussaint để được phong Chân Phước.
Hai ông bà John và Lisa Peacock tại Silver Spring, Md., hy vọng vụ chữa lành lạ lùng của đứa con trai sẽ mở đường để Pierre Toussaint được phong Chân Phước.
Vào ngày 28/10/1999, nữ Bác Sĩ người Việt chuyên về khoa trẻ em, tên Nguyễn Mỹ Hương đã khám nghiệm bé trai 5 tuổi tên Joey Peacock. Bác Sĩ Hương đã phát hiện cột xương sống và sương vai không ăn khớp với nhau. Sau khi chụp X quang và xét nghiệm cho thấy em Joey đã bị chứng vẹo xương sống và phải được chữa trị bằng cách giải phẫu nẹp thanh nối, nếu không càng lớn tình trạng sẽ ra tồi tệ và sẽ bị gù.
Vào đầu năm Thánh 2000, bố mẹ Joey đã đọc cột tin trên nhật báo “The Washington Post” về tin mở hồ sơ phong Thánh của bậc tôi tớ đáng kính Pierre Toussaint. Hai ông bà đã quyết định đến cầu nguyện xin Pierre Toussaint chuyển cầu để chữa bệnh cho đứa con trai mình.
Vào ngày 15/2 năm Thánh 2000, Joey phải đến chụp thêm X quang, nhưng lần này qua các bức ảnh chụp thì thấy cột xương sống đã thẳng tắp không còn bị vẹo như trước.
Bác Sĩ khoa nhi đồng Mỹ Hương là một tín đồ Phật Giáo, đã làm chứng trước hội đồng thẩm tra là vụ lành bệnh này không thể giải thích được theo y học. Bác Sĩ Mỹ Hương nói: “Một cột xương sống bị vẹo không được y khoa can thiệp thì không thể đơn giản tự thẳng ra được trong một sớm một chiều”.
Mặc dầu Bộ Phong Thánh đã duyệt lại tất cả hồ sơ trong vụ này, các viên chức đã nói rằng còn chợ đợi một sắc lệnh cuối cùng sẽ được công bố khi đứa bé qua tuổi dậy thì, là lúc chứng vẹo xương sống có thể tái phát.
Cụ Pierre Toussaint là ai?
Pierre Toussaint đã sinh ra vào năm 1766 trong một thời kỳ cưỡng bức tồi tệ, với những bạo động chống lại Công Giáo, tuy nhiên hẳn đã không ngăn được những thách đố và lòng nhiệt thành để mang sứ điệp của Đức Kitô giúp đỡ người nghèo, những người bất hạnh, cô đơn và bị ruồng bỏ.
Pierre Toussaint đã đi tham dự Thánh Lễ vào 6 giờ sáng mỗi ngày và có lòng tận hiến nhiệt thành đến Bí Tích Thánh Thể và năng lần chuỗi Mân Côi, cứ như thế kéo dài trong suốt 60 năm tại nhà thờ St Peter ở đường Barclay. Pierre Toussaint đã hoàn tất những bài học Giáo Lý và có thể hăng say truyền đạt cho người khác với một sự khôn ngoan và can đảm.
Vào năm 1778, người đã mua Pierre Toussaint từ St Dominique (nay là Haiti) về làm nô lệ tại NewYork là ông Jean Berard, mang thân phận nô lệ thì không được hưởng bất kỳ một quyền lợi gì và quyền sinh sát được phó mặc cho người chủ. Vào năm 1787 Ông Jean Bernard đã đưa người vợ mới cưới và nhiều người nô lệ trong đó có Pierre và người em gái của Pierre là Rosalie về New York. Ông chủ Jean Bernard đã khuyến khích Pierre đi học để biết đọc và biết viết.
Khi người chồng qua đời, bà Marie Elizabeth Berard đã dạy Pierre Toussaint làm thợ uốn tóc trong cửa tiệm nổi tiếng nhất của bà tại thành phố New York. Là một người cần cù, kiên nhẫn, khéo tay và chịu học hỏi, Pierre Toussaint đã có một tay nghề rất vững chắc. Sau này nhiều phụ nữ đã tìm đến Pierre Toussaint để cắt và uốn tóc và họ tin rằng mái tóc mình có được đẹp, gọn gàng quyến rũ hay không nếu không do bàn tay của thợ uốn tóc Pierre Toussaint. Nhờ số tiền kiếm được, Pierre đã mua chuộc cho sự tự do của người em gái Rosalie, còn phần mình Pierre Toussaint vẫn quyết định ở lại làm nô lệ, và Pierre Toussaint cũng tin rằng chính ông có thể đảm nhận và săn sóc trung thành cho bà chủ Elizabeth Berard.
Vào năm 1807, bà Elizabeth Berard trên giường bệnh đã trăn trối và thả tự do cho Pierre Toussaint lúc đó ông đã được 41 tuổi. Nhờ sự tự do mà Pierre Toussaint mới có thể lập gia đình vào năm 1811, và ông đã thành hôn với một người phụ nữ nô lệ mà trước đây ông đã mua chuộc để cho cô ta tự do khi được 15 tuổi đó là Juliette Noel cũng là người Haiti. Cũng như Pierre Toussaint, Juliette đã đến một “Tân Thế Giới” trong thân phận một người nô lệ, giờ đây Juliette tiếp tục công việc của chồng trong các dịch vụ bác ái. Như đã nhìn thấy ngày nay, những người Việt làm nghề “nail” đã tạo một sự nghiệp và có gia sản kếch sù thì thợ uốc tóc ngày xưa cũng thế, Pierre Toussaint đã lợi dụng cơ may đến cho mình qua số tiền của các phụ nữ đến cắt và uốc tóc, để dành tiền làm những công việc bác ái. Pierre Toussaint đã mở một viện mồ côi, một văn phòng cơ quan tìm kiếm công ăn việc làm, một nhà hưu dưỡng cho những người sắp qua đời và một văn phòng cho người nghèo mượn tiền, mở trường học để dạy nghề cho các trẻ em Mỹ đen. Chính những người bạn của Toussaint nói rằng: “đủ sống rồi sao không về hưu đi hưởng nhàn”, nhưng Toussaint trả lời: “phần tôi thì quá đủ, nhưng nếu tôi về hưu thì sẽ không giúp được gì cho người khác”.
Vợ chồng Pierre & Juliette Toussaints hiếm con nên đã nhận người cháu làm con nuôi là con của người em gái Rosalie sau khi đã qua đời, nhưng người cháu cũng đã qua đời lúc lên 14 tuổi đã khiến cho hai vợ chồng Toussaints rất buồn bã.
Pierre Toussaint đã đón tiếp những du khách nghèo khó, những người vô gia cơ, các linh mục đi hành hương hay đến viếng thăm và nhất là giúp tiền để xây dựng một Nhà Thờ Chánh Tòa St Patrick tọa lại tại được Mulberry, nay được gọi là nhà thờ Chánh Tòa cũ St Patrick. Một chuyên viên lưu trữ văn khó của Tổng Giáo Phận, ông Chris Flatz cũng là người tôn kính Pierre Toussaint một cách đặc biệt đã thố lộ rằng “Chính nhà thờ Chánh Tòa cũ St Patrick là một bằng chứng đến sự khiêm nhượng của Pierre Toussaint không thể chối từ được”.
“Chính vào ngày nhà thờ chánh tòa được thánh hiến, Pierre Toussant cũng lũ lượt với tất cả người Công Giáo tại New York chậm rãi tiến qua các cửa của nhà thờ chánh tòa. Thế nhưng những người hướng dẫn đã từ chối không cho Pierre Toussant vào ngôi thánh đường”. (Có lẽ vì ông là một người Mỹ đen).
Và theo lời tường thuật của Chirs Flatz cho biết, chính Pierre Toussaint là người đã cung cấp tài chánh để xây ngôi Thánh Đường nhưng nay đã bị từ chối không cho vào, lúc đó Pierre Toussaint khiêm nhường chỉ nói lời xin lỗi và quay trở về. Nhưng chính lúc ấy một linh mục đã nhận diện ra Pierre Toussaint, đã quát mắng người hướng dẫn và dẫn Pierre Toussaint vào hàng ghế danh dự trong nhà thờ chánh tòa.
Năm 1851, lúc đó đã 85 tuôi, cụ đã trải qua sự đau khổ nhất trong đời ông là người vợ Juliette đã qua đời. Nỗi buồn của cụ không thể quên được người vợ yêu dấu đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của cụ và 2 năm sau đó, Pierre Toussaint đã qua đời vào ngày 30/6/1853, hưởng thọ 87 tuổi, được chôn cất tại nghĩa trang của nhà thờ chính cụ đã cung cấp tiền để xây, kế mộ phần của Juliette và người con nuôi Euphemia. Những lời trăn chối cuối cùng từ miệng Pierre Toussaint là “Chúa ở cùng con”, và khi hỏi cụ còn muốn điều gì nữa, cụ Pierre Toussaint đã trả lời “không còn muốn gì trên thế gian này”.
Năm 1941, Cha Charles McTague đã khám phá ra được phần mộ của cụ Toussaint. Vào năm 1990, Đức Hồng Y O'Connor đã ra lệnh để cải mộ Toussaint và rước về để chôn cất tại khu hầm mộ của Nhà Thờ Chánh Tòa St Patrick ngày nay là ngôi thánh đường mới tọa lạc tại con đường số 5 (Fifth Avenue).
Đức Ông Robert Richie, chánh xứ nhà thờ Chánh Tòa St Patrick nói rằng “Toussaint là một giáo dân duy nhất được chôn cất tại khu hầm mộ nhà thờ chánh tòa kế cạnh gian cung thánh, là nơi chỉ dành cho các Đức Hồng Y qua đời tại New York”.
“Chúng tôi rất hãnh diện để có Vị Tôi Tớ Đáng Kinh Pierre Toussaint hiện diện với chúng ta. Thật đó là một phúc lành cho giáo hội và cho cả thành phố”.
Cho đến lúc này Tòa Thánh vẫn chưa xác định vụ lành bệnh của cậu Joey có phải là một phép lạ hay không, thế nhưng gia đình Peacock vẫn tin rằng Pierre Toussaint đã chuyển cầu để Joey trở thành một cậu bé khoẻ mạnh bình thường như những bạn trẻ khác.
Cậu Joey đã khôn lớn và đã được chịu phép Thêm Sức vào ngày 5/2 vừa qua. Chính Đức Tổng Giám Mục tại Washington Donald W. Wuerl đã ban phép Thêm Sức và Joey đã chọn tên “Pierre” làm tên bổn mạng Thêm Sức.
Bà Lisa Peacock mẹ của cậu bé đã nói “chúng tôi quá đỗi vui mừng để nhìn thấy Joseph Joey buớc lên cùng với bố mẹ đỡ đầu và người anh John để nhận lãnh hồng ân Chúa Thánh Linh. Khi nhìn thấy cháu bước lên không phải mang nạng hay phải qua cuộc phẫu thuật để chỉnh lại hai khúc vẹo nơi cột xương sống thật là một điều kỳ diệu và vui mừng cho gia đình chúng tôi”.
Tòa Thánh thuyết phục việc đền đáp vai trò phụ nữ tại gia
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
16:21 08/03/2008
NEW YORK (Zenit.org).- Toà Thánh đang kêu gọi đến “những chính sách can đảm” đền đáp công việc người nữ trong gia đình.
Tổng GiámMục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại Liên-Hiệp-Quốc, đã đưa ra sự gợi ý này hôm nay cho Ủy Ban U.N. về Tình Trạng những người Nữ.
Vấn đề đang bàn cãi được triển khai trong Hội Nghị Thế Giới về Phụ Nữ lần thứ 4, và những sáng kiến U.N. về sự bình đẳng giới và về sự trao quyền cho nữ giới, gòm những biện pháp tài chính dẫn tới những mục tiêu này.
“Thập niên cuối cùng đã thấy sự dấn thân nhiều hơn của nữ giới trong mọi phương diện có tính quyết định, cách riêng trong sự phát triển kinh tế,” Tổng Giám Mục Migliore ghi nhận. “Trên thực tế, sự trao quyền hành cho nữ giới đòi hỏi họ tham gia trong quá trình lấy quyết định để bảo đảm rằng những nhận thức đặc biệt của họ được nghe và được xem trọng, những quan tâm của họ được xử trí bình đẳng và những quan tâm này phản ảnh trong những quyết định đã lấy và trong chương trình được chấp thuận.”
Đức Tổng Giám Mục tập trung cách riêng trên nhu cầu được sự giáo dục bình đẳng trên mọi cấp bậc, ngài nói điều này “nằm trọng tâm vào những nỗ lực nhằm trao quyền hành cho nữ giới.”
Ngài ghi nhận công trình của Giáo Hội về mặt này, khi giải thích rằng “Những tổ chức học tập Công Giáo tiếp tục có những kết nạp chủ yếu nữ giới và thực thi việc trao quyền hành cho nữ giới bên trong xã hội.”
Hơn là dạy
Nhưng, Tổng Giám Mục Migliore khẳng định, sự trao quyền hành cho phụ nữ qua việc giáo dục “không thể thực thi trong sự cô lập.”
“Sự tước quyền bàu cử của giới nữ và những thực hành kỳ thị phải được xử trí và loại bỏ,” ngài nói. “Nữ giới phải được bảo đảm sự bình đẳng trong các cơ hội, mức lương bình đẳng cho một việc làm bình đẳng, sự công bằng trong việc thăng tiến nghề nghiệp, phương tiện công bằng được chăm sóc sức khỏe và những cấu trúc pháp lý, và sự bình đẳng về tài sản và những quyền gia đình. Những chương trình, có nhiều dựa - trên niềm tin, cung cấp sự trợ giúp cho những người nữ thiếu thốn, cách riêng cho những nạn nhân bị lạm dụng tình dục và thể lý, phải là một ưu tiên.
“Những chính sách và những sáng kiến thúc đẩy khả năng người nữ tham gia đầy đủ trong nơi làm việc đưa đến sự hiện diện ngày càng gia tăng người nữ trong phạm vi lao động hình thức. Tuy nhiên, thực tại này đã tạo nên những thách đố mới cho người nữ, như sự khai thác trong những xí nghiệp bóc lột nhân cơng tàn tệ và buôn người nữ và các cô gái vì những mục đích kinh tế và tình dục.
Như vậy, số đang gia tăng người nữ làm việc bên mgoài nhà thách đố các chánh quyền đề ra những luật, thực hiện những chương trình và tăng cường những biện pháp bảo vệ những người nữ khỏi những tên dã thú vô lương tâm, khỏi những điều kiện làm việc vô nhân bản và lao động làm mất tính người.”
Không được thừa nhận
Tổng Giám Mục cũng lưu ý tới sự đóng góp của những người nữ trong công việc nội trợ và gia đình, trong vai trò làm vợ và làm mẹ, là một điều “thường không được thừa nhận và đền đáp.”
“Các người nữ đối mặt sự thách đố của việc đồng thời nuôi dưỡng con cái và ra sức hoàn thiện nền an ninh kinh tế”.
Sau đó Tổng Giám mục Migliore kêu gọi’ những tài nguyên lớn hơn” và “những chính sách can đảm hơn” để đền đáp sự đóng góp kinh tế-xã hội của những người nữ trong nhà.
“Sự đền đáp đó nói được giúp đỡ cách riêng những người nữ nghèo và những người nữ ít khả năng hơn gia nhập thị trường lao động.” Ngài nói. “Đó cũng là một cách cụ thể cho những người nữ khả năng nhận được lợi ích từ chi tiêu công cộng mà thường thường và trong nhiều nơi họ không được hưởng phần công bằng của mình hay là bị loại trừ. Dĩ nhiên, những người nam phải nhận lấy trách nhiệm của mình trong nhà cửa gia đình."
“Sau cùng,” tổng giám mục kết thúc, “các chính quyền, các tổ chức xã hội dân sự và dựa trên niềm tin, phải làm tốt để chung sức tìm kiếm những phương cách sáng tạo cổ võ phương tiện đầy đủ cho những người nữ thực thi những chương trình phát triển và những kế hoạch tài chính. Những sáng kiến như những chương trình vốn nhỏ cho những người nữ, chứng tỏ rằng tính chất thông minh nhân bản có khả năng sáng tạo những giải pháp mơi và và canh tân trong lãnh vực này.”
Tổng GiámMục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại Liên-Hiệp-Quốc, đã đưa ra sự gợi ý này hôm nay cho Ủy Ban U.N. về Tình Trạng những người Nữ.
Vấn đề đang bàn cãi được triển khai trong Hội Nghị Thế Giới về Phụ Nữ lần thứ 4, và những sáng kiến U.N. về sự bình đẳng giới và về sự trao quyền cho nữ giới, gòm những biện pháp tài chính dẫn tới những mục tiêu này.
“Thập niên cuối cùng đã thấy sự dấn thân nhiều hơn của nữ giới trong mọi phương diện có tính quyết định, cách riêng trong sự phát triển kinh tế,” Tổng Giám Mục Migliore ghi nhận. “Trên thực tế, sự trao quyền hành cho nữ giới đòi hỏi họ tham gia trong quá trình lấy quyết định để bảo đảm rằng những nhận thức đặc biệt của họ được nghe và được xem trọng, những quan tâm của họ được xử trí bình đẳng và những quan tâm này phản ảnh trong những quyết định đã lấy và trong chương trình được chấp thuận.”
Đức Tổng Giám Mục tập trung cách riêng trên nhu cầu được sự giáo dục bình đẳng trên mọi cấp bậc, ngài nói điều này “nằm trọng tâm vào những nỗ lực nhằm trao quyền hành cho nữ giới.”
Ngài ghi nhận công trình của Giáo Hội về mặt này, khi giải thích rằng “Những tổ chức học tập Công Giáo tiếp tục có những kết nạp chủ yếu nữ giới và thực thi việc trao quyền hành cho nữ giới bên trong xã hội.”
Hơn là dạy
Nhưng, Tổng Giám Mục Migliore khẳng định, sự trao quyền hành cho phụ nữ qua việc giáo dục “không thể thực thi trong sự cô lập.”
“Sự tước quyền bàu cử của giới nữ và những thực hành kỳ thị phải được xử trí và loại bỏ,” ngài nói. “Nữ giới phải được bảo đảm sự bình đẳng trong các cơ hội, mức lương bình đẳng cho một việc làm bình đẳng, sự công bằng trong việc thăng tiến nghề nghiệp, phương tiện công bằng được chăm sóc sức khỏe và những cấu trúc pháp lý, và sự bình đẳng về tài sản và những quyền gia đình. Những chương trình, có nhiều dựa - trên niềm tin, cung cấp sự trợ giúp cho những người nữ thiếu thốn, cách riêng cho những nạn nhân bị lạm dụng tình dục và thể lý, phải là một ưu tiên.
“Những chính sách và những sáng kiến thúc đẩy khả năng người nữ tham gia đầy đủ trong nơi làm việc đưa đến sự hiện diện ngày càng gia tăng người nữ trong phạm vi lao động hình thức. Tuy nhiên, thực tại này đã tạo nên những thách đố mới cho người nữ, như sự khai thác trong những xí nghiệp bóc lột nhân cơng tàn tệ và buôn người nữ và các cô gái vì những mục đích kinh tế và tình dục.
Như vậy, số đang gia tăng người nữ làm việc bên mgoài nhà thách đố các chánh quyền đề ra những luật, thực hiện những chương trình và tăng cường những biện pháp bảo vệ những người nữ khỏi những tên dã thú vô lương tâm, khỏi những điều kiện làm việc vô nhân bản và lao động làm mất tính người.”
Không được thừa nhận
Tổng Giám Mục cũng lưu ý tới sự đóng góp của những người nữ trong công việc nội trợ và gia đình, trong vai trò làm vợ và làm mẹ, là một điều “thường không được thừa nhận và đền đáp.”
“Các người nữ đối mặt sự thách đố của việc đồng thời nuôi dưỡng con cái và ra sức hoàn thiện nền an ninh kinh tế”.
Sau đó Tổng Giám mục Migliore kêu gọi’ những tài nguyên lớn hơn” và “những chính sách can đảm hơn” để đền đáp sự đóng góp kinh tế-xã hội của những người nữ trong nhà.
“Sự đền đáp đó nói được giúp đỡ cách riêng những người nữ nghèo và những người nữ ít khả năng hơn gia nhập thị trường lao động.” Ngài nói. “Đó cũng là một cách cụ thể cho những người nữ khả năng nhận được lợi ích từ chi tiêu công cộng mà thường thường và trong nhiều nơi họ không được hưởng phần công bằng của mình hay là bị loại trừ. Dĩ nhiên, những người nam phải nhận lấy trách nhiệm của mình trong nhà cửa gia đình."
“Sau cùng,” tổng giám mục kết thúc, “các chính quyền, các tổ chức xã hội dân sự và dựa trên niềm tin, phải làm tốt để chung sức tìm kiếm những phương cách sáng tạo cổ võ phương tiện đầy đủ cho những người nữ thực thi những chương trình phát triển và những kế hoạch tài chính. Những sáng kiến như những chương trình vốn nhỏ cho những người nữ, chứng tỏ rằng tính chất thông minh nhân bản có khả năng sáng tạo những giải pháp mơi và và canh tân trong lãnh vực này.”
Đức Giáo Hoàng: Thánh Leo Cả đã bảo vệ tính ưu việt của Roma
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
16:22 08/03/2008
Ngài biết Vai Trò của Roma trong việc giữ gìn tính Hiệp Nhất Giáo Hội
VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nóiĐức Leo Cả cổ võ tính ưu việt của Roma bởi vì ngài biết vai trò cần thiết của Roma trong việc duy trì sự hiệp nhất các Giáo Hội,.
Đức giáo Hoàng nói đìều này hôm nay trong buổi tiếp kiến chung hằng tuần trong đại thính đường Phaolô VI, trong đó ngài đã dành suy tư đến gương mặt Thánh Leo Cả, mà Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI gọi là “một trong những Thượng tế vĩ đại nhất đã đem vinh dự cho Tòa Thánh Roma.”
“Ngài cũng là giáo hoàng đầu tiên mà chúng ta biết rõ về sự giảng dạy của ngài cho dân chúng bao quanh ngài trong những lúc cử hành”.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tiếp: “Điều tự nhiên là nghĩ về ngài trong bối cảnh những buổi tiếp kiến chung ngày thứ Tư; một cuộc hẹn đã trở thành trong những thập niên cuối, một phương cách bình thường và được chờ đợi để gặp các tín hữu và nhiều kẻ thăm viếng khác từ khắp thế giới.”
Thánh Leo Cả được chọn làm Giáo Hoàng năm 440. Triều giáo hoàng của ngài kéo dài hơn hai thập niên và bao gòm “những thời gian khó khăn” trong đó “những cuộc xâm lăng man rợ thường xảy ra, sự yếu kém tăng dần lên của quyền hành hoàng đế tại phương Tây và một cơn khủng hoảng xã hội lâu dài bắt buộc Giám Mục thành Rome […] nhận lãnh một vai trò trong những sự cố dân sự và chính trị thời đại”.
Ví dụ, năm 452, Leo Cả gặp Attila người Hun tại Mantua để khuyên ông bỏ ý định tiếp tục cuộc xâm lăng đã phá hủy những phần bắc nước Italy. Năm 455 cũng tương tự như thế, ngài đã tìm cách thuyết phục những người Vandals Geisenic và, mặc dầu ngài không ngăn chận được họ xâm lăng và cướp phá thành Roma, ngài đã thuyết phục họ đừng san bằng thành phố và tôn trọng những vương cung Thánh Phêrô, Thánh Gioan laterano và Thánh Phaolô Ngoại thành, nơi có một phần dân chúng đang tị nạn.
Sự hiệp thông
Trong nhiều bài giảng và thơ của ngài, Thánh Leo “xuất hiện trong tất cả sự cao cả của ngài, để phục vụ chân lý trong đức bác ái, qua một sự thực thi không biết mỏi mệt của lời, chứng tỏ ngài vưa là một thần học gia vừa là một vị mục tử. […] Vì luôn luôn ý thức về những tín hữu của ngài và về dân Roma, mà còn về sự hiệp thông giữa những Giáo Hội khác nhau và những nhu cầu của họ, ngài đã là một kẻ nâng đở và một kẻ cổ võ không mệt mỏi cho tính ưu việt Roma.”
Đức Thánh Cha đã giải thích trong triều giáo hoàng của Đức Leo, họp Công Đồng Chalcedon,” hội nghị quan trọng nhất được cử hành trong lịch sử Giáo Hội,” vì “khẳng định sự hiệp nhất trong một Ngôi, không có sự hỗn loạn và sự phân cách, của hai bản tánh, nhân loại và thần linh”.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tiếp, “Điều hiển nhiên là Đức Giáo Hoàng cảm thấy trách nhiệm khẩn cấp của người kế vị Thánh Phêrô, có vai trò độc đáo trong Gáo Hội, bởi vì ‘ điều gì đã được truyền thông cho tất cả các tông đồ, thì chỉ được giao phó cho một Tông Đồ”
Đức Thượng Tế nói Đức Leo cả “ ra sức thi hành những trách nhiệm như vậy, tại phương Tây như tại phương Đông, bằng cách can thiệp trong những hoàn cảnh khác nhau với sự khôn ngoan, kiên quyết và sáng suốt qua những văn thư của ngài và những bản viết tay của ngài. Làm như vậy ngài chứng tỏ tầm quan trọng của tính ưu việt Roman lúc bấy giờ, cũng như hôm nay, ngõ hầu phục vụ hữu hiệu sự hiệp thông là một nét thuộc Giáo Hội độc nhất và duy nhất của Chúa Kitô.
“Ý thức về ý nghĩa lịch sử các thời đại ngài đang sống và về sự thay đổi đang xảy ra—trong một thời khủng hoảng sâu sắc—từ Roma ngoại giáo tới Roma Kitô hữu, qua sự giảng dãy và chăm sóc mục vụ, Đức Leo cả có khả năng đứng gần dân chúng và các tín hữu.”
VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nóiĐức Leo Cả cổ võ tính ưu việt của Roma bởi vì ngài biết vai trò cần thiết của Roma trong việc duy trì sự hiệp nhất các Giáo Hội,.
Đức giáo Hoàng nói đìều này hôm nay trong buổi tiếp kiến chung hằng tuần trong đại thính đường Phaolô VI, trong đó ngài đã dành suy tư đến gương mặt Thánh Leo Cả, mà Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI gọi là “một trong những Thượng tế vĩ đại nhất đã đem vinh dự cho Tòa Thánh Roma.”
“Ngài cũng là giáo hoàng đầu tiên mà chúng ta biết rõ về sự giảng dạy của ngài cho dân chúng bao quanh ngài trong những lúc cử hành”.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tiếp: “Điều tự nhiên là nghĩ về ngài trong bối cảnh những buổi tiếp kiến chung ngày thứ Tư; một cuộc hẹn đã trở thành trong những thập niên cuối, một phương cách bình thường và được chờ đợi để gặp các tín hữu và nhiều kẻ thăm viếng khác từ khắp thế giới.”
Thánh Leo Cả được chọn làm Giáo Hoàng năm 440. Triều giáo hoàng của ngài kéo dài hơn hai thập niên và bao gòm “những thời gian khó khăn” trong đó “những cuộc xâm lăng man rợ thường xảy ra, sự yếu kém tăng dần lên của quyền hành hoàng đế tại phương Tây và một cơn khủng hoảng xã hội lâu dài bắt buộc Giám Mục thành Rome […] nhận lãnh một vai trò trong những sự cố dân sự và chính trị thời đại”.
Ví dụ, năm 452, Leo Cả gặp Attila người Hun tại Mantua để khuyên ông bỏ ý định tiếp tục cuộc xâm lăng đã phá hủy những phần bắc nước Italy. Năm 455 cũng tương tự như thế, ngài đã tìm cách thuyết phục những người Vandals Geisenic và, mặc dầu ngài không ngăn chận được họ xâm lăng và cướp phá thành Roma, ngài đã thuyết phục họ đừng san bằng thành phố và tôn trọng những vương cung Thánh Phêrô, Thánh Gioan laterano và Thánh Phaolô Ngoại thành, nơi có một phần dân chúng đang tị nạn.
Sự hiệp thông
Trong nhiều bài giảng và thơ của ngài, Thánh Leo “xuất hiện trong tất cả sự cao cả của ngài, để phục vụ chân lý trong đức bác ái, qua một sự thực thi không biết mỏi mệt của lời, chứng tỏ ngài vưa là một thần học gia vừa là một vị mục tử. […] Vì luôn luôn ý thức về những tín hữu của ngài và về dân Roma, mà còn về sự hiệp thông giữa những Giáo Hội khác nhau và những nhu cầu của họ, ngài đã là một kẻ nâng đở và một kẻ cổ võ không mệt mỏi cho tính ưu việt Roma.”
Đức Thánh Cha đã giải thích trong triều giáo hoàng của Đức Leo, họp Công Đồng Chalcedon,” hội nghị quan trọng nhất được cử hành trong lịch sử Giáo Hội,” vì “khẳng định sự hiệp nhất trong một Ngôi, không có sự hỗn loạn và sự phân cách, của hai bản tánh, nhân loại và thần linh”.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tiếp, “Điều hiển nhiên là Đức Giáo Hoàng cảm thấy trách nhiệm khẩn cấp của người kế vị Thánh Phêrô, có vai trò độc đáo trong Gáo Hội, bởi vì ‘ điều gì đã được truyền thông cho tất cả các tông đồ, thì chỉ được giao phó cho một Tông Đồ”
Đức Thượng Tế nói Đức Leo cả “ ra sức thi hành những trách nhiệm như vậy, tại phương Tây như tại phương Đông, bằng cách can thiệp trong những hoàn cảnh khác nhau với sự khôn ngoan, kiên quyết và sáng suốt qua những văn thư của ngài và những bản viết tay của ngài. Làm như vậy ngài chứng tỏ tầm quan trọng của tính ưu việt Roman lúc bấy giờ, cũng như hôm nay, ngõ hầu phục vụ hữu hiệu sự hiệp thông là một nét thuộc Giáo Hội độc nhất và duy nhất của Chúa Kitô.
“Ý thức về ý nghĩa lịch sử các thời đại ngài đang sống và về sự thay đổi đang xảy ra—trong một thời khủng hoảng sâu sắc—từ Roma ngoại giáo tới Roma Kitô hữu, qua sự giảng dãy và chăm sóc mục vụ, Đức Leo cả có khả năng đứng gần dân chúng và các tín hữu.”
Đức Thánh Cha báo động về hậu quả tai hại của trào lưu tục hóa
LM Trần Đức Anh OP
17:20 08/03/2008
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 khích lệ Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa và các vị chủ chăn đẩy mạnh đối thoại giữa đức tin và khoa học để đương đầu với những thách đố do trào lưu tục hóa nêu lên.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 8-3-2008, dành cho 50 thành viên và chuyên viên Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa vừa kết thúc khóa họp toàn thể trong 3 ngày về đề tài ”Giáo Hội và thách đố tục hóa”, dưới quyền chủ tọa của Đức TGM tân Chủ tịch Gianfranco Ravasi. Trong số các HY, GM và chuyên gia tham dự, đặc biệt có Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống là thành viên của Hội đồng. Ngài đã thuyết trình về đề tài ”Việc đào tạo linh mục và người thánh hiến giữa chủ thuyết vô thần và tục hóa”.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến ĐTC nhắc đến những thách đố lớn mà trào lưu tục hóa đang đề ra cho thế giới và nhân loại; nó làm mất mọi tham chiếu siêu việt, xâm nhập vào mọi khía cạnh của đời sống thường nhật và tạo nên não trạng trong đó Thiên Chúa vắng bóng toàn diện hoặc bán phần trong cuộc nhân sinh và trong lương tâm con người, khiến cho con người sống như thể Thiên Chúa không hề hiện hữu. Sự tục hóa ấy cũng là một đe dọa lớn cho Giáo Hội ngay từ bên trong. Nó làm biến tính đức tin Kitô từ bên trong sâu thẳm và biến thái lối cư xử hằng ngày của tín hữu. Họ sống trong thế giới và thường bị ảnh hưởng nếu không nói là bị điều kiện hóa vì nền văn hóa hình ảnh áp đặt những kiểu mẫu và phản ứng mâu thuẫn; họ sống trong sự chối bỏ thực tế đối với Thiên Chúa: không còn nhu vầu Thiên Chúa, không cần nghĩ đến và trở về cùng Chúa. Ngoài ra, não trạng duy khoái lạc và duy tiêu thụ thịnh hành ngày nay đang tạo điều kiện dễ dàng nơi các tín hữu cũng như nơi các vị mục tử một sự trôi dạt theo sự hời hợt và một thái độ coi mình là trung tâm, gây thiệt hại cho đời sống Giáo Hội”.
Trong bối cảnh ấy, ĐTC nhận xét: con người có nguy cơ rơi vào tình trạng trống rỗng tâm hồn và tìm kiếm những hình thức ngụy tôn giáo hoặc chủ thuyết duy linh mơ hồ.
Ngài nhấn mạnh sự cấp thiết cần nhắc nhở về các giá trị cao cả của cuộc sống, có thể mang lại ý nghĩa cho đời sống con người và làm thỏa mãn băn khoăn của tâm hồn con người trong việc tìm kiếm hạnh phúc.
Ngài đề cao sứ mạng của Giáo Hội trước những thách đố trên đây, và đặc biệt ngài khích lệ Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa trong công tác quan trọng dấn thân đối thoại phong phú giữa khoa học và đức tin. ĐTC nói: ”Đây là một cuộc đối chiếu không những được Giáo Hội mong đợi, nhưng cả cộng đồng khoa học nữa, và tôi khuyến khích anh chị em tiếp tục theo đuổi. Trong cuộc đối thoại này đức tin đòi phải có lý trí và kiện toàn lý trí. Đối lại lý trí được đức tin soi sáng, tìm được sức mạnh để nâng mình lến đến sự nhận biết Thiên Chúa và các thực tại thiêng liêng. Theo nghĩa đó, sự tục hóa không hỗ trợ mục đích tối hậu của khoa học là phục vụ con người, ”hình ảnh của Thiên Chúa”.
Sau cùng, ĐTC nói rằng ”Tôi đặc biệt nhắn nhủ các vị Mục tử đoàn chiên Chúa về sứ mạng quảng đại không biết mệt mỏi cần đương đầu với hiện tượng tục hóa đáng lo âu, trong lãnh vực đối thoại và gặp gỡ giữa các nền văn hóa, rao giảng Tin Mừng và làm chứng tá. Sự tục hóa này đang làm suy yếu và cản ngăn con người trong sự khao khát bẩm sinh mong được Chân Lý trọn vẹn”. (SD 8-3-2008)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 8-3-2008, dành cho 50 thành viên và chuyên viên Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa vừa kết thúc khóa họp toàn thể trong 3 ngày về đề tài ”Giáo Hội và thách đố tục hóa”, dưới quyền chủ tọa của Đức TGM tân Chủ tịch Gianfranco Ravasi. Trong số các HY, GM và chuyên gia tham dự, đặc biệt có Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống là thành viên của Hội đồng. Ngài đã thuyết trình về đề tài ”Việc đào tạo linh mục và người thánh hiến giữa chủ thuyết vô thần và tục hóa”.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến ĐTC nhắc đến những thách đố lớn mà trào lưu tục hóa đang đề ra cho thế giới và nhân loại; nó làm mất mọi tham chiếu siêu việt, xâm nhập vào mọi khía cạnh của đời sống thường nhật và tạo nên não trạng trong đó Thiên Chúa vắng bóng toàn diện hoặc bán phần trong cuộc nhân sinh và trong lương tâm con người, khiến cho con người sống như thể Thiên Chúa không hề hiện hữu. Sự tục hóa ấy cũng là một đe dọa lớn cho Giáo Hội ngay từ bên trong. Nó làm biến tính đức tin Kitô từ bên trong sâu thẳm và biến thái lối cư xử hằng ngày của tín hữu. Họ sống trong thế giới và thường bị ảnh hưởng nếu không nói là bị điều kiện hóa vì nền văn hóa hình ảnh áp đặt những kiểu mẫu và phản ứng mâu thuẫn; họ sống trong sự chối bỏ thực tế đối với Thiên Chúa: không còn nhu vầu Thiên Chúa, không cần nghĩ đến và trở về cùng Chúa. Ngoài ra, não trạng duy khoái lạc và duy tiêu thụ thịnh hành ngày nay đang tạo điều kiện dễ dàng nơi các tín hữu cũng như nơi các vị mục tử một sự trôi dạt theo sự hời hợt và một thái độ coi mình là trung tâm, gây thiệt hại cho đời sống Giáo Hội”.
Trong bối cảnh ấy, ĐTC nhận xét: con người có nguy cơ rơi vào tình trạng trống rỗng tâm hồn và tìm kiếm những hình thức ngụy tôn giáo hoặc chủ thuyết duy linh mơ hồ.
Ngài nhấn mạnh sự cấp thiết cần nhắc nhở về các giá trị cao cả của cuộc sống, có thể mang lại ý nghĩa cho đời sống con người và làm thỏa mãn băn khoăn của tâm hồn con người trong việc tìm kiếm hạnh phúc.
Ngài đề cao sứ mạng của Giáo Hội trước những thách đố trên đây, và đặc biệt ngài khích lệ Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa trong công tác quan trọng dấn thân đối thoại phong phú giữa khoa học và đức tin. ĐTC nói: ”Đây là một cuộc đối chiếu không những được Giáo Hội mong đợi, nhưng cả cộng đồng khoa học nữa, và tôi khuyến khích anh chị em tiếp tục theo đuổi. Trong cuộc đối thoại này đức tin đòi phải có lý trí và kiện toàn lý trí. Đối lại lý trí được đức tin soi sáng, tìm được sức mạnh để nâng mình lến đến sự nhận biết Thiên Chúa và các thực tại thiêng liêng. Theo nghĩa đó, sự tục hóa không hỗ trợ mục đích tối hậu của khoa học là phục vụ con người, ”hình ảnh của Thiên Chúa”.
Sau cùng, ĐTC nói rằng ”Tôi đặc biệt nhắn nhủ các vị Mục tử đoàn chiên Chúa về sứ mạng quảng đại không biết mệt mỏi cần đương đầu với hiện tượng tục hóa đáng lo âu, trong lãnh vực đối thoại và gặp gỡ giữa các nền văn hóa, rao giảng Tin Mừng và làm chứng tá. Sự tục hóa này đang làm suy yếu và cản ngăn con người trong sự khao khát bẩm sinh mong được Chân Lý trọn vẹn”. (SD 8-3-2008)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ An Hải thuộc Thành phố Hải Phòng cung nghinh thánh tượng Đức Mẹ Fatima
Maria Sông Trắng
08:16 08/03/2008
HẢI PHÒNG - Đúng 16 giờ 30 phút ngày 07.03.2008, cuộc rước cung nghinh trọng thể thánh tượng Đức Mẹ Fatima được khởi hành từ sân nhà thờ Chính tòa lần lượt đi qua các con đường trung tâm thành phố Hải Phòng đến nhà thờ An Hải. Tham dự đoàn rước có các hội đoàn đạo đức thuộc các Giáo xứ trong nội thành Hải Phòng, trên mỗi phương tiện đón rước Đức Mẹ đều gắn cờ Hội Thánh. Trên hành trình đoàn rước, hai bên đường dân chúng đã dừng lại rất đông để chiêm ngắm Đức Mẹ tại mỗi nơi thánh tượng đi qua. Với mỗi người tham dự đoàn rước đều hiệp ý cầu nguyện lần hạt đọc kinh và trong lòng cùng chung tâm tình vui mừng, tạ ơn và hy vọng.
17 giờ 30, thánh tượng đã dừng chân tại Giáo xứ An Hải. Sau đó thánh tượng được rước trọng thể trong khuôn viên Thánh đường. Trong tâm tình yêu mến Mẹ, hòa trong lời ca tha thiết, các em thiếu nhi đã dâng hoa kính Đức Mẹ với tất cả lòng mến yêu và sùng kính. Trước khi bước vào Thánh lễ, cha quản nhiệm Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện đã thay mặt Giáo dân Giáo xứ An Hải bày tỏ tâm tình tri ân cám ơn Đức Giám mục quý Cha cùng cộng đoàn dân Chúa đã đến cung nghinh thánh tượng và hiệp dâng thánh lễ Tạ Ơn.
Đầu lễ, Đức Giám mục ngỏ lời: Mỗi con người khi sinh ra ai cũng yêu mến mẹ mình. Và ngày hôm nay chúng ta long trọng cung nghinh tượng thánh Đức Mẹ để bày tỏ lòng hiếu thảo và tâm tình yêu mến của những người con đối với Mẹ là Mẹ của Thiên Chúa và Mẹ của Giáo hội.
Mở đầu bài giảng, Đức Giám mục đã dí dỏm đặt câu hỏi cho cộng đoàn và dẫn dắt khéo léo một sự trùng hợp khi cả nhân loại đang cùng tôn vinh những người phụ nữ trong ngày Quốc tế phụ nữ 8-3. Qua đó Ngài mời gọi mỗi người chúng ta cùng tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria - người phụ nữ cao trọng hơn hết mọi người nữ bởi Người là Mẹ của Đấng Cứu Độ nhân loại.
Bài đọc 1 trích Sách Ký Sự quyển thứ nhất đã miêu tả cuộc cung nghinh hòm bia Thiên Chúa về Giêrusalem của Vua Đavít và dân Israel ngày xưa. Đức Giám mục xác tín: Đức Mẹ chính là hòm bia Thiên Chúa nhưng là hòm bia Thiên Chúa sống động bởi chính Mẹ đã cưu mang Ngôi Lời Nhập Thể, đã ban cho nhân loại Con Một Thiên Chúa và Mẹ đã sống trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa bằng cách lắng nghe, suy gẫm và thực hành Lời Chúa cách liên lỉ. Kết thúc bài giảng Đức Cha chia sẻ: Giáo phận Hải Phòng đã nhận được biết bao ơn lành từ Mẹ và cụ thể là việc nhận Ngài làm thánh Quan thầy - Đấng Bảo trợ cho Giáo phận. Việc cung nghinh tượng thánh trong Giáo phận với ước mong mỗi nơi Mẹ đi qua, Mẹ sẽ chúc lành và ban ơn cho đoàn con Mẹ trong Giáo phận ngày một thăng tiến trong đời sống Đức tin. Và hơn hết của việc tôn kính và mến yêu Mẹ là mỗi người hãy noi gương và lắng nghe thông điệp của Mẹ gửi đến là sống và thực hành Lời Chúa cách cụ thể, năng lần hạt Mân Côi và thành tâm sám hối trở về.
Sau lời nguyện hiệp lễ Đức Giám mục cùng cộng đoàn đọc kinh viếng Đức Mẹ để lãnh phép lành đặc biệt Ơn Toàn xá.
Với thời gian khoảng 20 ngày lưu lại tại Giáo xứ An Hải, ước mong những ngày Mẹ viếng thăm sẽ có thật nhiều những người con trong và ngoài Giáo xứ thành tâm chạy đến cùng Mẹ hầu được biến đổi tận căn trở nên con người mới trong Mùa Chay Thánh này.
Lạy Mẹ Phatima, xin chúc lành và ban ơn cho đoàn con của Mẹ và cách riêng xin Mẹ bầu cử cùng Chúa ban muôn ơn lành xuống trên Giáo xứ còn mới và non trẻ này.
17 giờ 30, thánh tượng đã dừng chân tại Giáo xứ An Hải. Sau đó thánh tượng được rước trọng thể trong khuôn viên Thánh đường. Trong tâm tình yêu mến Mẹ, hòa trong lời ca tha thiết, các em thiếu nhi đã dâng hoa kính Đức Mẹ với tất cả lòng mến yêu và sùng kính. Trước khi bước vào Thánh lễ, cha quản nhiệm Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện đã thay mặt Giáo dân Giáo xứ An Hải bày tỏ tâm tình tri ân cám ơn Đức Giám mục quý Cha cùng cộng đoàn dân Chúa đã đến cung nghinh thánh tượng và hiệp dâng thánh lễ Tạ Ơn.
Đầu lễ, Đức Giám mục ngỏ lời: Mỗi con người khi sinh ra ai cũng yêu mến mẹ mình. Và ngày hôm nay chúng ta long trọng cung nghinh tượng thánh Đức Mẹ để bày tỏ lòng hiếu thảo và tâm tình yêu mến của những người con đối với Mẹ là Mẹ của Thiên Chúa và Mẹ của Giáo hội.
Mở đầu bài giảng, Đức Giám mục đã dí dỏm đặt câu hỏi cho cộng đoàn và dẫn dắt khéo léo một sự trùng hợp khi cả nhân loại đang cùng tôn vinh những người phụ nữ trong ngày Quốc tế phụ nữ 8-3. Qua đó Ngài mời gọi mỗi người chúng ta cùng tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria - người phụ nữ cao trọng hơn hết mọi người nữ bởi Người là Mẹ của Đấng Cứu Độ nhân loại.
Bài đọc 1 trích Sách Ký Sự quyển thứ nhất đã miêu tả cuộc cung nghinh hòm bia Thiên Chúa về Giêrusalem của Vua Đavít và dân Israel ngày xưa. Đức Giám mục xác tín: Đức Mẹ chính là hòm bia Thiên Chúa nhưng là hòm bia Thiên Chúa sống động bởi chính Mẹ đã cưu mang Ngôi Lời Nhập Thể, đã ban cho nhân loại Con Một Thiên Chúa và Mẹ đã sống trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa bằng cách lắng nghe, suy gẫm và thực hành Lời Chúa cách liên lỉ. Kết thúc bài giảng Đức Cha chia sẻ: Giáo phận Hải Phòng đã nhận được biết bao ơn lành từ Mẹ và cụ thể là việc nhận Ngài làm thánh Quan thầy - Đấng Bảo trợ cho Giáo phận. Việc cung nghinh tượng thánh trong Giáo phận với ước mong mỗi nơi Mẹ đi qua, Mẹ sẽ chúc lành và ban ơn cho đoàn con Mẹ trong Giáo phận ngày một thăng tiến trong đời sống Đức tin. Và hơn hết của việc tôn kính và mến yêu Mẹ là mỗi người hãy noi gương và lắng nghe thông điệp của Mẹ gửi đến là sống và thực hành Lời Chúa cách cụ thể, năng lần hạt Mân Côi và thành tâm sám hối trở về.
Sau lời nguyện hiệp lễ Đức Giám mục cùng cộng đoàn đọc kinh viếng Đức Mẹ để lãnh phép lành đặc biệt Ơn Toàn xá.
Với thời gian khoảng 20 ngày lưu lại tại Giáo xứ An Hải, ước mong những ngày Mẹ viếng thăm sẽ có thật nhiều những người con trong và ngoài Giáo xứ thành tâm chạy đến cùng Mẹ hầu được biến đổi tận căn trở nên con người mới trong Mùa Chay Thánh này.
Lạy Mẹ Phatima, xin chúc lành và ban ơn cho đoàn con của Mẹ và cách riêng xin Mẹ bầu cử cùng Chúa ban muôn ơn lành xuống trên Giáo xứ còn mới và non trẻ này.
350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam: Công trình mục vụ của hai Ðức cha Lambert và Pallu
GS. Trần Văn Cảnh
17:05 08/03/2008
THỪA SAI HẢI NGOẠI PARIS
350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam (Bài 7)
Công trình mục vụ của hai Ðức cha Lambert và Pallu
Sau khi đã họp Công Ðồng Ayuthia 1664, không kể công việc truyền giáo phải làm ở hai địa phận Ðàng Trong và Ðàng Ngoài, nhiều vấn đề khác cần phải được đề cập trực tiếp với Tòa Thánh:
• Trình báo về tình hình đạo Kitô trong các vùng thừa sai
• Xin phê chuẩn bản « Chỉ dẫn các thừa sai »
• Xin những công bố rõ rệt hơn về: a- quyền lợi của các thừa sai và về sự tự lập của họ đối với Bồ Ðào Nha, b- những luật lệ và cư xử về một vài điểm kỷ luật, c- quyền tài phán trên lãnh thổ nước Xiêm.
• Hiến pháp cho Hội dòng những người Mến Thánh Giá (ngoài ba lời hứa cổ truyền là khó nghèo, khiết trinh, vâng lời,…còn thêm: sự từ bỏ hết sự đời, sự tuân phục hoàn toàn với Giáo Hoàng, không tìm kiếm bất cứ một lợi nhuận nào, cầu kinh 3 giờ mỗi ngày, chay tịnh suốt đời, cữ rượu…);
• Kêu gọi cho có những tông đồ thừa sai mới.
Một trong hai Ðức cha phải đích thân tiếp xúc với Tòa Thánh. Sau nhiều trao đổi và phân tích, Ðức cha Pallu chấp nhận làm việc này. Mọi người đều đồng ý. Ngài khởi hành ngày 17.01.1665, rời Ayuthia, đi Âu Châu, về La Mã.
Ở lại Xiêm, Ðc Lambert một mình trên « đồng lúa » phải lo rất nhiều chuyện, đặc biệt ngài đã khôn khéo thực hiện được nhiều việc, trong đó những việc chính sau đây:
• 1665, Lập chủng viện ở Xiêm
• 1665, Gởi các thừa sai Chevreuil, Hainques, Brindeau đi truyền đạo ở Ðàng Trong
• 1666, Gửi thừa sai Deydier đi truyền đạo ở Ðàng Ngoài
• 1668, Truyền chức linh mục cho các thầy giảng Việt Nam
• 1669, Ði kinh lý Ðàng Ngoài và họp Công Ðồng Phố Hiến 1670
• 1669-70, Lập Dòng Nữ Mến Thánh Giá
• 1671, 1676, Ði kinh lý Ðàng trong và họp Công Ðồng Hội An 1672
Ðó là những công trình mục vụ của hai Ðức Cha Pierre Lambert de la Motte và François Pallu cho cành đồng truyền giáo Việt Nam. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu. Nhưng trước đó, chúng ta thử xem qua tình hình công giáo ở Việt Nam vào khoảng năm 1665.
Theo tài liệu lịch sử, Ðạo công giáo du nhập vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1533 với một người Âu châu tên là Inêkhu. Cũng từ ngày ấy, « dưới thời Lê Trang Tông tức là vào khoảng 1533 lúc mà giáo sĩ Inêkhu đến truyền giáo, đã có lệnh cấm đạo »
Sau đó, từ ngày các cha Dòng Tên vào Cửa Hàn vào năm 1615, khi ít, khi nhiều, khi nhẹ nhàng, khi gắt gao, các lệnh trục xuất giáo sĩ, cấm đạo, bách đạo, …đã hầu như liên tục được quyết định, phổ biến và thi hành.
Ở Ðàng Trong, Thời Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1615-1635), ba lệnh trục xuất đã được ban hành: 1617, lệnh trục xuất 2 cha Dòng Tên là cha Buzomi và cha Pina; lệnh cấm đạo vào năm 1625; lệnh trục xuất các cha Dòng Tên năm 1629. Thời Thượng Vương Nguyễn Phúc Lan (1635-1648), hai lệnh trục xuất đã được ban hành vào năm 1635 và 1639; Nhiều vụ xử án tử đạo đã xẩy ra: Thầy Anrê Phú Yên bị xử chết vì đạo ngày 26.07.1644; mấy ngày sau, 35 trên 36 người công giáo bị bắt vì đạo tại Qui Nhơn, đã can cường xưng đạo; Ngày 15.07.1645, hai Thầy giảng Inhaxiô và Vinxensô bị tử đạo vì đã xưng đạo; Ngày 04.07.1646, cuộc tử đạo của ông Trùm Augustinô và ông Alexi và cuộc xưng đạo của 6 giáo dân Quảng Bình. Thời Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), Phêrô Nết bị tử đạo vì xưng đạo 1657; Những cuộc bách hại dữ dội từ năm 1661-1665 và cuộc xưng đạo của bốn anh hùng xứ Quảng Nam 11-5-1663; Cuộc bách đạo tháng 12-1664 và lệnh trục xuất vào tháng 02 năm 1665 ba cha dòng Tên cuối cùng: cha Dominico Fuciti, Pedro Marques và F. Ignace Baudet. Chấm dứt thời kỳ khai phá của các cha dòng Tên ở Ðàng Trong; Cuộc xưng đạo và tử đạo của 12 vị anh hùng giáo dân tại Quảng Nam (ngày 31-1-1665); Cuộc xưng đạo và tử đạo của các anh hùng giáo dân tại Quảng Nghĩa (6-2-1665);
Ở Ðàng Ngoài. Thời Trịnh Tráng (1627-1658), lệnh cấm đạo đầu tiên và trục xuất hai cha Ðắc Lộ và Marques năm 1629; Ðức tin sắt đá của các tân tòng: Ông Phanxicô bị tử đạo, Cô Daria, Cậu Phanxicô; Vào cuối năm 1632 có cuộc cấm đạo và bắt hai cha Amaral và Reggio ở Thanh Hóa do một Vương Phi sùng Phật, ghét đạo Công Giáo; Hai năm 1635 và 1636 xứ Bắc gặp nhiều tai ương. Trịnh Tráng lại ra lệnh cấm đạo; Năm 1638 tại Nghệ An và Thanh Hóa, Cha Majorica và làng Kẻ Rùm bị bách hại; Năm 1643 bất thình lình Trịnh Tráng ra lệnh cấm đạo. Ông cấm dân chúng không được giao tiếp với các vị thừa sai, "những người đã cả gan dậy dân chúng tà đạo và những điều mê tín dối trá", lại truyền thiêu hủy tất cả các ảnh tượng, sách vở và đồ đạo. Dưới Thời Trịnh Tạc (1658-1682), Ðầu năm 1658, các quan cố vấn thỉnh cầu Chúa Trịnh chấn chỉnh quốc gia và nghiêm cấm đạo Công Giáo, Tháng 4 năm đó, Trịnh Tạc ra lệnh trục xuất 6 cha Dòng Tên, giam lỏng 2 cha mới tới; Lệnh trục xuất những cha dòng Tên cuối cùng vào ngày 12.11.1663, chám dứt thời kỳ khai phá của dòng Tên tại Ðàng Ngoài; lệnh cấm đạo Công Giáo và các đạo khác; Ba sắc lệnh năm 1669: Ngày 13-5, Chúa Trịnh ra lệnh cấm đạo Công Giáo. Lệnh được quan Tiêu Bút giao cho viên trấn thủ Nam Ðịnh là ông Gia Thước để thi hành. Lệnh viết: Ðối với những người giữ đạo Hoa Lang từ lâu đã có lệnh cấm, phải canh giữ nghiêm ngặt để không ai trong thần dân theo đạo này. Xét kỹ các tầu buôn của Bồ Ðào Nha để tịch thu các đồ dùng và các sách đạo. Ðối với những ai còn tiếp tục đi lại với họ thì phải giáo dục họ, đưa về đàng chánh, nếu không thì phải trừng trị họ theo luật lệ. Tại Thanh Hoá ngày 13-5; Ngày 14-6 sắc lệnh cấm đạo có tên là Phương Truyền được công bố. Sắc lệnh viết: Hội đồng cố vấn theo lệnh của Hoàng Thượng truyền cho các quan thuộc mọi trấn phải ngăn cấm đạo Hoa Lang, là thứ đạo đồi tệ lừa dối dân chúng. Những người ngu dốt không biết gì nên đã tin theo. Năm Canh Dần đã có lệnh vua cấm các người Bồ Ðào Nha lừa dối dân chúng, làm nhà thờ và hội họp nam nữ vô luân. Vậy các nhà thờ này phải triệt hạ trong toàn lãnh thổ và từ đây về sau nếu bắt gặp bất cứ ai hội họp theo thói cũ, hoặc mang những đồ đạo Hoa Lang thì phải tịch thu các ảnh đạo, đánh đòn 50 trượng rồi tha về. Lệnh truyền cho quan nha hiến tại các trấn phải sai lính đi các làng, huyện xem xét. Nếu bắt gặp người nào thì phải bắt họ từ bỏ hẳn thói xấu ấy và tuân giữ các tục lệ của quốc gia. Nếu các lính này không thi hành, hoặc xách nhiễu nhân dân để đòi tiền thì phải trừng phạt. Ban hành năm vua Cảnh Trị thứ 7, ngày 16-5-1669 (14-6 Dương Lịch); Ngày 29-6 một lệnh mới nội dung cũng như trên nhưng được ủy thác cho quan Tiết Chế thi hành để nhổ tận gốc đạo mới này.
Ngày 11.12.1663, các cha dòng Tên cuối cùng bị trục xuất khỏi Ðàng Ngoài. Tháng 02 năm 1665, ba cha dòng Tên cuói cùng bị trục xuất khỏi Ðàng Trong.
Dẫu gặp nhiều khó khăn, do sự chê bai và ganh ghét của các nhà sư hay quan lại, do sự ngăn cản, cấm kỵ và bách hại của triều đình hay quan quyền, hoàng thân,… đạo công giáo, như đáp lại một nhu cầu tự nhiên hay thiêng liêng nào đó, vẫn thu hút nhiều người việt nam trở lại, trong đó có nhiều người không ngại xưng đạo, dẫu có bị tử hình.
Ðó là lý do khiến việc truyền đạo của các cha Dòng Tên đã đem lại một kết quả tốt đẹp, kể từ lúc các ngài bắt đầu vào Cửa Hàn năm 1615. « Sau 37 năm truyền giáo ở Ðàng Ngoài (25 linh mục và 5 trợ sĩ) và 50 năm truyền giáo ở Ðàng Trong (39 linh mục và 1 trợ sĩ), các thừa sai Dòng Tên đã rửa tội khoảng 100.000 tín hữu (20.000 ở Ðàng Trong và 80.000 ở Ðàng Ngoài) ».
Ý Chúa nhiệm mầu, chính vào những lúc khó khăn này, lúc mà tất cả các cha dòng Tên cuối cùng bị trục xuất khỏi Ðàng Ngoài vào năm 1663 và Ðàng Trong vào năm 1665, thì những linh mục thừa sai hải ngoại Paris đầu tiên đã được Ðức Cha Lambert de la Motte gởi đến Ðàng Trong: Và cũng chính vào giai đoạn ngặt ngèo này mà cha chính François Deydier Phan đã được gởi đến Ðàng Ngoài vào năm 1666.
Ðến tiếp nối và tăng cường công việc truyền giáo của các cha dòng Tên ở Việt Nam, Các thừa sai hải ngoại Paris sẽ làm được gì cho giáo hội ở đây ?
Paris, ngày 06 thang 03 năm 2008
350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam (Bài 7)
Công trình mục vụ của hai Ðức cha Lambert và Pallu
Sau khi đã họp Công Ðồng Ayuthia 1664, không kể công việc truyền giáo phải làm ở hai địa phận Ðàng Trong và Ðàng Ngoài, nhiều vấn đề khác cần phải được đề cập trực tiếp với Tòa Thánh:
• Trình báo về tình hình đạo Kitô trong các vùng thừa sai
• Xin phê chuẩn bản « Chỉ dẫn các thừa sai »
• Xin những công bố rõ rệt hơn về: a- quyền lợi của các thừa sai và về sự tự lập của họ đối với Bồ Ðào Nha, b- những luật lệ và cư xử về một vài điểm kỷ luật, c- quyền tài phán trên lãnh thổ nước Xiêm.
• Hiến pháp cho Hội dòng những người Mến Thánh Giá (ngoài ba lời hứa cổ truyền là khó nghèo, khiết trinh, vâng lời,…còn thêm: sự từ bỏ hết sự đời, sự tuân phục hoàn toàn với Giáo Hoàng, không tìm kiếm bất cứ một lợi nhuận nào, cầu kinh 3 giờ mỗi ngày, chay tịnh suốt đời, cữ rượu…);
• Kêu gọi cho có những tông đồ thừa sai mới.
Một trong hai Ðức cha phải đích thân tiếp xúc với Tòa Thánh. Sau nhiều trao đổi và phân tích, Ðức cha Pallu chấp nhận làm việc này. Mọi người đều đồng ý. Ngài khởi hành ngày 17.01.1665, rời Ayuthia, đi Âu Châu, về La Mã.
Ở lại Xiêm, Ðc Lambert một mình trên « đồng lúa » phải lo rất nhiều chuyện, đặc biệt ngài đã khôn khéo thực hiện được nhiều việc, trong đó những việc chính sau đây:
• 1665, Lập chủng viện ở Xiêm
• 1665, Gởi các thừa sai Chevreuil, Hainques, Brindeau đi truyền đạo ở Ðàng Trong
• 1666, Gửi thừa sai Deydier đi truyền đạo ở Ðàng Ngoài
• 1668, Truyền chức linh mục cho các thầy giảng Việt Nam
• 1669, Ði kinh lý Ðàng Ngoài và họp Công Ðồng Phố Hiến 1670
• 1669-70, Lập Dòng Nữ Mến Thánh Giá
• 1671, 1676, Ði kinh lý Ðàng trong và họp Công Ðồng Hội An 1672
Ðó là những công trình mục vụ của hai Ðức Cha Pierre Lambert de la Motte và François Pallu cho cành đồng truyền giáo Việt Nam. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu. Nhưng trước đó, chúng ta thử xem qua tình hình công giáo ở Việt Nam vào khoảng năm 1665.
Theo tài liệu lịch sử, Ðạo công giáo du nhập vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1533 với một người Âu châu tên là Inêkhu. Cũng từ ngày ấy, « dưới thời Lê Trang Tông tức là vào khoảng 1533 lúc mà giáo sĩ Inêkhu đến truyền giáo, đã có lệnh cấm đạo »
Sau đó, từ ngày các cha Dòng Tên vào Cửa Hàn vào năm 1615, khi ít, khi nhiều, khi nhẹ nhàng, khi gắt gao, các lệnh trục xuất giáo sĩ, cấm đạo, bách đạo, …đã hầu như liên tục được quyết định, phổ biến và thi hành.
Ở Ðàng Trong, Thời Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1615-1635), ba lệnh trục xuất đã được ban hành: 1617, lệnh trục xuất 2 cha Dòng Tên là cha Buzomi và cha Pina; lệnh cấm đạo vào năm 1625; lệnh trục xuất các cha Dòng Tên năm 1629. Thời Thượng Vương Nguyễn Phúc Lan (1635-1648), hai lệnh trục xuất đã được ban hành vào năm 1635 và 1639; Nhiều vụ xử án tử đạo đã xẩy ra: Thầy Anrê Phú Yên bị xử chết vì đạo ngày 26.07.1644; mấy ngày sau, 35 trên 36 người công giáo bị bắt vì đạo tại Qui Nhơn, đã can cường xưng đạo; Ngày 15.07.1645, hai Thầy giảng Inhaxiô và Vinxensô bị tử đạo vì đã xưng đạo; Ngày 04.07.1646, cuộc tử đạo của ông Trùm Augustinô và ông Alexi và cuộc xưng đạo của 6 giáo dân Quảng Bình. Thời Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), Phêrô Nết bị tử đạo vì xưng đạo 1657; Những cuộc bách hại dữ dội từ năm 1661-1665 và cuộc xưng đạo của bốn anh hùng xứ Quảng Nam 11-5-1663; Cuộc bách đạo tháng 12-1664 và lệnh trục xuất vào tháng 02 năm 1665 ba cha dòng Tên cuối cùng: cha Dominico Fuciti, Pedro Marques và F. Ignace Baudet. Chấm dứt thời kỳ khai phá của các cha dòng Tên ở Ðàng Trong; Cuộc xưng đạo và tử đạo của 12 vị anh hùng giáo dân tại Quảng Nam (ngày 31-1-1665); Cuộc xưng đạo và tử đạo của các anh hùng giáo dân tại Quảng Nghĩa (6-2-1665);
Ở Ðàng Ngoài. Thời Trịnh Tráng (1627-1658), lệnh cấm đạo đầu tiên và trục xuất hai cha Ðắc Lộ và Marques năm 1629; Ðức tin sắt đá của các tân tòng: Ông Phanxicô bị tử đạo, Cô Daria, Cậu Phanxicô; Vào cuối năm 1632 có cuộc cấm đạo và bắt hai cha Amaral và Reggio ở Thanh Hóa do một Vương Phi sùng Phật, ghét đạo Công Giáo; Hai năm 1635 và 1636 xứ Bắc gặp nhiều tai ương. Trịnh Tráng lại ra lệnh cấm đạo; Năm 1638 tại Nghệ An và Thanh Hóa, Cha Majorica và làng Kẻ Rùm bị bách hại; Năm 1643 bất thình lình Trịnh Tráng ra lệnh cấm đạo. Ông cấm dân chúng không được giao tiếp với các vị thừa sai, "những người đã cả gan dậy dân chúng tà đạo và những điều mê tín dối trá", lại truyền thiêu hủy tất cả các ảnh tượng, sách vở và đồ đạo. Dưới Thời Trịnh Tạc (1658-1682), Ðầu năm 1658, các quan cố vấn thỉnh cầu Chúa Trịnh chấn chỉnh quốc gia và nghiêm cấm đạo Công Giáo, Tháng 4 năm đó, Trịnh Tạc ra lệnh trục xuất 6 cha Dòng Tên, giam lỏng 2 cha mới tới; Lệnh trục xuất những cha dòng Tên cuối cùng vào ngày 12.11.1663, chám dứt thời kỳ khai phá của dòng Tên tại Ðàng Ngoài; lệnh cấm đạo Công Giáo và các đạo khác; Ba sắc lệnh năm 1669: Ngày 13-5, Chúa Trịnh ra lệnh cấm đạo Công Giáo. Lệnh được quan Tiêu Bút giao cho viên trấn thủ Nam Ðịnh là ông Gia Thước để thi hành. Lệnh viết: Ðối với những người giữ đạo Hoa Lang từ lâu đã có lệnh cấm, phải canh giữ nghiêm ngặt để không ai trong thần dân theo đạo này. Xét kỹ các tầu buôn của Bồ Ðào Nha để tịch thu các đồ dùng và các sách đạo. Ðối với những ai còn tiếp tục đi lại với họ thì phải giáo dục họ, đưa về đàng chánh, nếu không thì phải trừng trị họ theo luật lệ. Tại Thanh Hoá ngày 13-5; Ngày 14-6 sắc lệnh cấm đạo có tên là Phương Truyền được công bố. Sắc lệnh viết: Hội đồng cố vấn theo lệnh của Hoàng Thượng truyền cho các quan thuộc mọi trấn phải ngăn cấm đạo Hoa Lang, là thứ đạo đồi tệ lừa dối dân chúng. Những người ngu dốt không biết gì nên đã tin theo. Năm Canh Dần đã có lệnh vua cấm các người Bồ Ðào Nha lừa dối dân chúng, làm nhà thờ và hội họp nam nữ vô luân. Vậy các nhà thờ này phải triệt hạ trong toàn lãnh thổ và từ đây về sau nếu bắt gặp bất cứ ai hội họp theo thói cũ, hoặc mang những đồ đạo Hoa Lang thì phải tịch thu các ảnh đạo, đánh đòn 50 trượng rồi tha về. Lệnh truyền cho quan nha hiến tại các trấn phải sai lính đi các làng, huyện xem xét. Nếu bắt gặp người nào thì phải bắt họ từ bỏ hẳn thói xấu ấy và tuân giữ các tục lệ của quốc gia. Nếu các lính này không thi hành, hoặc xách nhiễu nhân dân để đòi tiền thì phải trừng phạt. Ban hành năm vua Cảnh Trị thứ 7, ngày 16-5-1669 (14-6 Dương Lịch); Ngày 29-6 một lệnh mới nội dung cũng như trên nhưng được ủy thác cho quan Tiết Chế thi hành để nhổ tận gốc đạo mới này.
Ngày 11.12.1663, các cha dòng Tên cuối cùng bị trục xuất khỏi Ðàng Ngoài. Tháng 02 năm 1665, ba cha dòng Tên cuói cùng bị trục xuất khỏi Ðàng Trong.
Dẫu gặp nhiều khó khăn, do sự chê bai và ganh ghét của các nhà sư hay quan lại, do sự ngăn cản, cấm kỵ và bách hại của triều đình hay quan quyền, hoàng thân,… đạo công giáo, như đáp lại một nhu cầu tự nhiên hay thiêng liêng nào đó, vẫn thu hút nhiều người việt nam trở lại, trong đó có nhiều người không ngại xưng đạo, dẫu có bị tử hình.
Ðó là lý do khiến việc truyền đạo của các cha Dòng Tên đã đem lại một kết quả tốt đẹp, kể từ lúc các ngài bắt đầu vào Cửa Hàn năm 1615. « Sau 37 năm truyền giáo ở Ðàng Ngoài (25 linh mục và 5 trợ sĩ) và 50 năm truyền giáo ở Ðàng Trong (39 linh mục và 1 trợ sĩ), các thừa sai Dòng Tên đã rửa tội khoảng 100.000 tín hữu (20.000 ở Ðàng Trong và 80.000 ở Ðàng Ngoài) ».
Ý Chúa nhiệm mầu, chính vào những lúc khó khăn này, lúc mà tất cả các cha dòng Tên cuối cùng bị trục xuất khỏi Ðàng Ngoài vào năm 1663 và Ðàng Trong vào năm 1665, thì những linh mục thừa sai hải ngoại Paris đầu tiên đã được Ðức Cha Lambert de la Motte gởi đến Ðàng Trong: Và cũng chính vào giai đoạn ngặt ngèo này mà cha chính François Deydier Phan đã được gởi đến Ðàng Ngoài vào năm 1666.
Ðến tiếp nối và tăng cường công việc truyền giáo của các cha dòng Tên ở Việt Nam, Các thừa sai hải ngoại Paris sẽ làm được gì cho giáo hội ở đây ?
Paris, ngày 06 thang 03 năm 2008
Hình ảnh Thánh lễ nhận xứ của Lm Trần Thanh Giang
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB
19:12 08/03/2008
HÌNH ẢNH LỄ NHẬN XỨ CỦA LM TRẦN THANH GIANG
Tối ngày 8/3/2008 ĐTGM Denis Hart, TGM giáo phận Melbourne đã chủ tế và trao xứ cho linh mục Trần Thanh Giang, một linh mục trẻ đa năng. Ngài vừa đảm trách chức vụ trưởng nghi lễ của Tổng giáo phận vừa đảm trách chức vụ chính xứ xứ Corpus Christi ở Glenroy. Cha cựu chính xứ là linh mục Lê Văn Hưởng được bổ nhiệm về trông coi chủng viện Melbourne.
Trong thánh lễ có đông đảo giáo dân Úc Việt và một số linh mục bạn của linh mục Trần Thanh Giang.
Sau thánh lễ tất cả đã tề tựu tại Hall giáo xứ để chia sẻ bữa ăn tối trong thân tình và chúc mừng tới cha chính xứ mới.
Một số hình ảnh trong thánh lễ nhận chức:
Tối ngày 8/3/2008 ĐTGM Denis Hart, TGM giáo phận Melbourne đã chủ tế và trao xứ cho linh mục Trần Thanh Giang, một linh mục trẻ đa năng. Ngài vừa đảm trách chức vụ trưởng nghi lễ của Tổng giáo phận vừa đảm trách chức vụ chính xứ xứ Corpus Christi ở Glenroy. Cha cựu chính xứ là linh mục Lê Văn Hưởng được bổ nhiệm về trông coi chủng viện Melbourne.
Trong thánh lễ có đông đảo giáo dân Úc Việt và một số linh mục bạn của linh mục Trần Thanh Giang.
Sau thánh lễ tất cả đã tề tựu tại Hall giáo xứ để chia sẻ bữa ăn tối trong thân tình và chúc mừng tới cha chính xứ mới.
Một số hình ảnh trong thánh lễ nhận chức:
Lm Trần Thanh Giang và ĐTGM Denis Hart |
Thánh lễ nhận chức chính xứ của Lm Trần Thanh Giang |
Thánh lễ nhận chức chính xứ của Lm Trần Thanh Giang - ông bà cố và ĐTGM |
Thánh lễ nhận chức chính xứ của Lm Trần Thanh Giang - lặp lại lời hứa ngày chụi chức linh mục |
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo bao giờ đến hồi kết? - Thái độ của Giáo hội Công giáo với UBĐK
GS. Hà Thành
16:43 08/03/2008
Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo bao giờ đến hồi kết? - Thái độ của Giáo hội Công giáo với UBĐK
LTS: Chúng tôi vừa nhận được bài viết của GS Hà Thành, một người am hiểu về tình hình tôn giáo ở Việt Nam và nhất là những hoạt động của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo từ khi thành lập cho đến ngày nay. Bài viết của giáo sư với những dẫn chứng cụ thể về hoàn cảnh lịch sử tôn giáo của đất nước. Giáo sư cũng là người có nhiều dịp đã gặp gỡ, nói truyện và tiếp cận với các giám mục, linh mục và giáo dân tại nhiều giáo phận Việt Nam, đồng thời ông cũng có những tài liệu chính xác liên quan tới vấn đề được nêu ra. Bài viết của giáo sư chia làm 3 phần: 1) Thái độ của giáo hội Công giáo với UBĐK. 2) Thái độ của Nhà nước với UBDK. 3) Chân dung của UBDKCG. Hôm nay chúng tôi xin công hiến qúi độc giả phần 1 của bài viết của Giáo sư Hà Thành như sau:
Gần đây, có nhiều ý kiến nói đến việc nên chấm dứt sự tồn tại của ủy ban đoàn kết công giáo Việt Nam (UBĐK). Một câu hỏi được đặt ra: Vì sao UBĐK vẫn tồn tại được đến hôm nay? Có phải do hàng giáo phẩm Việt Nam không có thái độ dứt khoát với tổ chức này hay tổ chức này còn được những bàn tay nào phù phép che chở?
I. Thái độ của Giáo hội Công giáo với UBĐK
Ngay từ ngày đầu tiên khi Hội nghị của tổ chức này được họp tại Hà Nội, ngày 11-3-1955, Đức Khâm sứ Dooley đã gửi văn thư số 1024/89 cho các giáo phận ở miền Bắc nói rõ: “Theo nhiều nguồn tin đáng tin cậy, tôi có bổn phận cho các Đấng bậc trong Giáo hội hay rằng, những hoạt động này đều ở bên ngoài hệ thống của Giáo hội, không được phép của Đấng bản quyền ‘Các linh mục có trách nhiệm trong các hoạt động ấy ở trong hoàn cảnh không hợp lệ” . Và ít ngày sau khi hội nghị này bế mạc để ra mắt ủy ban liên lạc Công giáo, Đức Hồng y P. Fumasoni Biondi- Tổng trưởng Bộ Truyền giáo lại gửi tiếp văn thư số 1810/55 ngày 7-5-1955 cho các Giám mục ở Việt Nam. Văn thư viết: "Thánh bộ Truyền giáo không thể giấu anh em nỗi lo buồn tận đáy lòng khi nghe tin mấy linh mục nhầm vì lòng ngay hay nhầm vì theo những học thuyết mới và sai lạc. Họ đã họp nhau một cách “vượt quyền các Giám mục” làm thành một hội nghị gọi là hội nghị hòa bình. Như thế họ đã tự đặt mình làm những người cổ động và bảo vệ một phong trào đầy nguy hiểm cho sự hợp nhất của giáo hội ở Đông dương. Thánh bộ nhắc nhở: Vậy nếu thiếu tinh thần kỷ luật, hay thiếu sót trong sự vâng lời các giám mục thì mối dây hợp nhất sẽ giãn ra và đứt” (1).
Trước ngày khai mạc hội nghị của ủy ban liên lạc công giáo, trên tờ báo “Sáng danh Chúa” - một tờ báo cổ vũ cho khuynh hướng của ủy ban có đăng một bức điện văn ủng hộ hội nghị của Giám mục Hoàng Văn Đoàn (Bắc Ninh), nhưng sau khi có văn thư của Đức Khâm sứ Dooley, ngày 10-3-1955, trước cửa Nhà thờ lớn Hà Nội có dán một tờ giấy ghi “Lời thanh minh của Đức GM Hoàng Văn Đoàn” . Nội dung như sau:
“Nhân dịp Hội nghị công giáo toàn quốc, mấy tờ báo thủ đô có đăng mục gọi là ‘Bức điện văn của Đức GM Hoàng Văn Đoàn’ ở tòa GM Bắc Ninh gửi hội nghị kính Chúa, yêu Tổ quốc, yêu hòa bình trong toàn quốc (từ 8 đến 10-3-1955). Bởi vậy, nhiều người cho là tôi ưng thuận ‘Hội nghị công giáo kính Chúa, yêu tổ quốc, yêu hòa bình’ cho nên tôi xin thanh minh rằng:
1-Tôi tán thành việc đưa lại hòa bình thống nhất cho nước Việt Nam.
2- Song tôi không có quyền ưng thuận” Hội nghị công giáo kính Chúa, yêu tổ quốc, yêu hòa bình toàn quốc” vì quá quyền hạn, tôi chỉ là GM trong một địa phận. Vậy hội nghị này không hợp thức. Tôi xin kết luận:
Máu đào thắm nhuộm giang san
Tin trung một dạ sắt son chẳng sờn
Hồn tôi dâng tiến Chúa Trời
Xác tôi, tôi hiến quê tôi đời này”.
Tờ truyền đơn này có lẽ phản ánh đúng thái độ của vị Giám mục trẻ trung của giáo phận Bắc Ninh đối với Hội nghị trên.
Suốt 28 năm tồn tại, Ủy ban liên lạc đã để lại quá nhiều tai tiếng mà chính các vị ở trong ủy ban cũng không muốn nhắc đến cái tên của nó. Và chắc chắn các chủ chăn trong giáo hội không thể nào ủng hộ tổ chức này. Tuy nhiên, cũng không phải ai cũng công khai dám tuyên bố như linh mục Phạm Hân Quynh (Hải Phòng) vào năm 1960 rằng: “Tôi còn sống ngày nào, tôi còn chống cái ủy ban ‘xuyên tạc công giáo’ này”. Cũng vì lời tuyên bố đầy quả cảm trên mà linh mục Quynh đã phải 30 năm cải tạo (2).
Về phía Tòa thánh, kinh nghiệm của nhiều nước xã hội chủ nghĩa khi đó như Trung Quốc, Ba Lan đã cho thấy rõ thực chất những tổ chức như Ủy ban liên lạc công giáo ở Việt Nam. Bởi vậy, ngày 18-4-1982, tờ L’Observater Romano- cơ quan ngôn luận bán chính thức của Tòa thánh có đăng một bài bình luận nói rõ về các tổ chức này: “Các hội đoàn này trong thực tế cũng gây ra hoặc khoét sâu chia rẽ trong cơ thể sống của giáo hội. Họ muốn chống các giám mục và rõ ràng giản đơn là họ muốn xen vào tất cả các hoạt động của giáo hội. Họ rao giảng thư hòa bình không phải nền hòa bình của Phúc âm. Thường chỉ các hội đoàn này mới có quyền làm báo “công giáo” và kiểm duyệt báo. Người ta thấy những tờ báo của các hội đoàn này không đăng hoặc kiểm duyệt bài viết của các giám mục, các văn kiện của Giáo hoàng và những tin tức sinh hoạt của giáo hội hoàn vũ. Các hội đoàn này muốn thay giáo hội và được tham khảo ý kiến, được đối xử như là đại diện của giáo hội. Những người cầm đầu hội đoàn này muốn tạo ra một hình ảnh không đúng về giáo hội nhất là đối với nước ngoài” .
Bài báo này được đính kèm theo văn thư ngày 20-5-1992 của Đức Hồng y Quốc vụ khanh Sodano gửi Đức cha Nguyễn Minh Nhật- Chủ tịch HĐGMVN lúc đó để nhắc nhở: “Một tổ chức vừa có tính chất công dân, vừa có tính chất chính trị có nguy cơ gây lẫn lộn giữa giáo hội và tổ chức chính trị” . Văn thư nhắc nhở các giám mục phải cảnh giác với tổ chức của UBĐK, không để các linh mục tham gia theo đúng tuyên bố của Thánh bộ linh mục ngày 8-3-1982 “Về một số hội đoàn và phong trào mà linh mục không được phép tham gia”
Chúng tôi được biết, trong lễ tấn phong giám mục Cao Đình Thuyên ở Vinh ngày 19-11-1992, Đức cha Nhật đã trao đổi với các giám mục tham dự và đề nghị các giám mục phải chịu trách nhiệm về vấn đề tổ chức UBĐKCG trong giáo phận mình. Các giám mục phải báo cáo về Tòa thánh danh sách nhưng linh mục tham gia ủy ban, sự hiệp thông cũng như bổn phận mục tử của họ có chu toàn. Vì vậy, hầu hết các giáo phận nhất là phía Bắc, các Giám mục đều cấm linh mục tham gia UBĐKCG.
Đức cha Bùi Chu Tạo (Phát Diệm) tuyên bố, các linh mục chỉ được tham gia hội Chữ Thập Đỏ và Mặt trận Tổ quốc.
Đức cha Vũ Duy Nhất (Bùi Chu) đã có lần gọi linh mục Nguyễn Đức Hiệp (đại biểu Quốc hội và Chủ tịch ủy ban Nam Định) về Tòa Giám mục để đọc gương của linh mục Jean-Bertrand Aristide làm Tổng thống của Haiti và viết kiểm điểm.
Đức cha Nguyễn Quang Tuyến (Bắc Ninh) chắc cũng không ưa gì tổ chức này nên khi Ngài qua đời, ông Chủ tịch ủy ban Bắc Ninh Nguyễn Văn Hảo đã nói trong hội nghị của UBĐKCG tại Hà Nội ngày 2-1-2007 rằng: Cái chết của giám mục Tuyến đã chấm dứt đau khổ cho ủy ban chúng tôi” .
Đức cha Nguyễn Văn Sang thì nói thẳng với những người đến vận động cho lập ủy ban ở Thái Bình: ”Xin cho biết Thái Bình không có UBĐKCG thì thua kém những nơi có ủy ban điểm gì. Nếu UBĐK thực sự có ích lợi, tôi sẽ cử những linh mục giỏi tham gia”.
Đức cha Trọng (Hà Nội) đã trả lời ông Chủ tịch UBĐK Hà Nội xin vào gặp về việc mở hội nghị của ủy ban: ”Nếu ông đến với tư cách giáo dân, tôi xin tiếp ông cả buổi. Nhưng với tư cách ủy ban thì xin miễn vì tôi không có thời gian” .
Một linh mục ở Bùi Chu đến gặp cha Quế ở xứ Hàm Long mượn áo lễ, cha đưa áo mới ra nhưng hỏi lại: ”Cha ra Hà Nội làm gì? Linh mục ở Bùi Chu trả lời: ”đi họp UBĐKCG”. Lập tức cha Quế đổi cho cái áo rách và nói, họp UBĐKG thì mặc áo này hợp hơn.
Nhiều hồi ký của các Giám mục, linh mục gần đây đều có thái độ phê phán tổ chức này. Ví dụ cuốn “Những câu chuyện về một thời” của Đức cha Lê Đắc Trọng, hay cuốn “Câu chuyện về những cây đại thụ” của linh mục Trần Hữu Thanh, Vũ Ngọc Bích (dòng Chúa cứu thế)…
Có những Giám mục có phát biểu có vẻ ủng hộ ủy ban như Đức TGM Nguyễn Văn Bình, nhưng tôi cho rằng, có thể Ngài muốn lợi dụng hoàn cảnh để truyền giáo giống như việc Ngài đã lập ra Ban kinh tế mới ở tòa Tòa Giám mục. Nghe rất “cách mạng” nhưng đấy là một cách đưa linh mục đi đến các vùng đất mới và duy trì đời sống đức tin cho giáo dân ở đây. Ngài cho một số linh mục tham gia vì tin tưởng “họ không bán đứng Ngài” . Nhưng về sau, khi trả lời báo Sài Gòn giải phóng ngày29-4-1995, Đức TGM Nguyễn Văn Bình đã đề nghị các linh mục, tu sĩ rút dần ra khỏi UBĐK vì “nòng cốt phải là giáo dân. Các linh mục, tu sĩ chỉ nên có mặt ở mức độ cần thiết” .
Còn ở phía Bắc hầu như không có linh mục nào tham gia ủy ban. Có chăng là những linh mục già yếu, bệnh tật như cha Nguyễn Chu Trình (Phát Diệm), cha Đinh Trí Thức (Thanh Hóa). Có cha cũng “lẩm cẩm” nữa. Ví dụ, một cha ở Hưng Hóa cứ đinh ninh tham gia để được bổ nhiệm là Giám mục. Khi đã có giám mục rồi, lại tin sẽ được là giám mục phó vì công an nói thế! Dĩ nhiên, có cả một số cha buộc phải tham gia vì “scandal” mà không biết vô tình hay hữu ý, Nhà nước đã nắm được chứng cớ. Nay nhiều vị đã mất, nên xin miễn nêu danh tính ở đây.
Đại hội I của UBĐK năm 1983 là đại hội duy nhất có sự hiện diện của 2 giám mục. Các đại hội II, III chỉ có thư “cảm ơn” của các Giám mục khi được mời tham dự. Đại hội IV, không có thư của Giám mục nào. Tôi có may mắn được một nhà nghiên cứu cho xem những thư của các Giám mục về Ủy ban và phát hiện ra nhiều điều thú vị. Ví dụ thư của Đức cha Nguyễn Khắc Ngữ (Long Xuyên) viết cho linh mục Võ Thành Trinh: “Tôi có nhận được thơ cha hỏi ý kiến các Đức cha về đường lối của UBĐKCGVN. Tôi thiết tưởng đây là Ủy ban của Mặt trận, nên phải theo đường lối của Mặt rận đề ra. Các Đức cha không nên pha mình vào. Còn như các giáo dân làm việc trong đó thì cứ theo tinh thần công giáo của mình mà hành động thôi”.
Còn Đức cha Phạm Văn Lộc (Kontum) viết:
“Cha cầu mong sự đóng góp chỉ đạo”. Tôi không dám chỉ đạo, nhưng tôi có vài khắc khoải muốn bày tỏ cùng cha chủ tịch:
1- Từ năm 1972 ở vùng giải phóng có nhiều nơi, sinh hoạt tôn giáo hầu như bị đình trệ hoàn toàn, vì linh mục không được phép của nhà nước cho đến làm việc. Tệ hại hơn nữa, có nơi như câu biện, giáo phu… đã và đang bị bắt bớ, hành hạ. Nhà thờ, nhà nguyện nhiều nơi không còn nguyên vẹn mà nếu còn thì giáo dân không được sử dụng vào việc tôn giáo, bị trưng thu vào việc khác.
2- Trong phạm vi hoạt động của mình, các linh mục (cả tôi nữa) đã và đang gặp nhiều khó khăn khi thi hành trách vụ mặc dù hoạt động bị thu hẹp lại chỉ còn mấy giáo xứ trong thị xã mà thôi”.
Đức cha Phạm Văn Thiên (Phú Cường) đề nghị:
1- Đổi tên gọi vì hai tiếng “đoàn kết”và “yêu nước”gây nhiều hiểu lầm. Người ta nói công giáo có chia rẽ đâu mà phải đoàn kết? Người ta cũng nói: ai cũng yêu nước chứ riêng gì các nhân sự trong ủy ban.
2-UBĐKCG chưa nói lên được với chính quyền những quyền lợi chính đáng của người công giáo. Ủy ban chưa bênh vực được quyền lợi tinh thần của người công giáo”
Đức cha Bùi Tuần nêu suy nghĩ:
1- Đại hội cuả UBĐKCG sẽ được tổ chức giữa tháng 10 năm 1990. Cũng trong tháng 10 này, tại Roma sẽ họp THĐGM thế giới. Nếu tại Thượng Hội Đồng này vắng mặt các GMVN thì đại hội UBĐKCG với sự tham gia đông đảo của giới linh mục như vậy ở Thủ đô liệu có thể làm gì để liên hệ đạo đời được tốt hơn hay là dịp để ủy ban bị hiểu lầm tai hại.
2- Đại hội ủy ban sẽ được tổ chức tại Hà Nội, giáo phận Hà Nội nay có Đức giám quản, tức Đức cha Phaolô Phạm Đình Tụng do Tòa thánh bổ nhiệm. Nếu sự bổ nhiệm này không được Nhà nước công nhận, thì các linh mục đi dự đại hội sẽ giải quyết vấn đề làm lễ và đi chào đấng bản quyền thế nào cho tốt đời đẹp đạo?
3-Việc đổi mới đã được khởi động khắp nơi từ mấy năm nay thiết tưởng áp dụng triệt để cho ủy ban ĐKCG. Nếu ủy ban xét thấy mình đã hoàn thành nhiệm vụ cho thời điểm đã qua và nay thấy không cần kéo dài thêm, thì nên tự chuyển mình sang hình thức mới, đáp ứng yêu cầu mới của tình hình mới” (3)
Tôi có nghe một nhà báo công giáo kỳ cựu nói còn nhiều ý kiến sắc sảo nữa nhưng không sao tiếp cận được văn bản. Bây giờ, nếu trước đại hội V của ủy ban mà lại có thư thì thế nào cũng có Giám mục trả lời:
- UBĐKCG có nhiệm vụ phản ánh những nguyện vọng tâm tư của người công giáo mà sao vụ Tòa Khâm sứ, vụ nhà thờ Thái Hà, Hà Đông và rất nhiều nơi nữa vừa qua không thấy ủy ban nói một lời. Hay đấy không phải là nguyện vọng, tâm tư của giáo dân?
(Còn nữa)
GS. Hà Thành
Chú thích:
1- Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội, GS Đỗ Quang Hưng chủ biên, Nxb Tôn giáo, H. 2003, tr.160.
2- Nguyễn Thế Thoại: Công giáo trên quê hương VN, Lưu hành nội bộ năm 2001, tập 2, tr.417.
3- Kỷ yếu Đại hội lần thứ II UBĐKCGVN năm 1990, Lưu trữ ủy ban ĐKCG.
LTS: Chúng tôi vừa nhận được bài viết của GS Hà Thành, một người am hiểu về tình hình tôn giáo ở Việt Nam và nhất là những hoạt động của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo từ khi thành lập cho đến ngày nay. Bài viết của giáo sư với những dẫn chứng cụ thể về hoàn cảnh lịch sử tôn giáo của đất nước. Giáo sư cũng là người có nhiều dịp đã gặp gỡ, nói truyện và tiếp cận với các giám mục, linh mục và giáo dân tại nhiều giáo phận Việt Nam, đồng thời ông cũng có những tài liệu chính xác liên quan tới vấn đề được nêu ra. Bài viết của giáo sư chia làm 3 phần: 1) Thái độ của giáo hội Công giáo với UBĐK. 2) Thái độ của Nhà nước với UBDK. 3) Chân dung của UBDKCG. Hôm nay chúng tôi xin công hiến qúi độc giả phần 1 của bài viết của Giáo sư Hà Thành như sau:
Gần đây, có nhiều ý kiến nói đến việc nên chấm dứt sự tồn tại của ủy ban đoàn kết công giáo Việt Nam (UBĐK). Một câu hỏi được đặt ra: Vì sao UBĐK vẫn tồn tại được đến hôm nay? Có phải do hàng giáo phẩm Việt Nam không có thái độ dứt khoát với tổ chức này hay tổ chức này còn được những bàn tay nào phù phép che chở?
I. Thái độ của Giáo hội Công giáo với UBĐK
Ngay từ ngày đầu tiên khi Hội nghị của tổ chức này được họp tại Hà Nội, ngày 11-3-1955, Đức Khâm sứ Dooley đã gửi văn thư số 1024/89 cho các giáo phận ở miền Bắc nói rõ: “Theo nhiều nguồn tin đáng tin cậy, tôi có bổn phận cho các Đấng bậc trong Giáo hội hay rằng, những hoạt động này đều ở bên ngoài hệ thống của Giáo hội, không được phép của Đấng bản quyền ‘Các linh mục có trách nhiệm trong các hoạt động ấy ở trong hoàn cảnh không hợp lệ” . Và ít ngày sau khi hội nghị này bế mạc để ra mắt ủy ban liên lạc Công giáo, Đức Hồng y P. Fumasoni Biondi- Tổng trưởng Bộ Truyền giáo lại gửi tiếp văn thư số 1810/55 ngày 7-5-1955 cho các Giám mục ở Việt Nam. Văn thư viết: "Thánh bộ Truyền giáo không thể giấu anh em nỗi lo buồn tận đáy lòng khi nghe tin mấy linh mục nhầm vì lòng ngay hay nhầm vì theo những học thuyết mới và sai lạc. Họ đã họp nhau một cách “vượt quyền các Giám mục” làm thành một hội nghị gọi là hội nghị hòa bình. Như thế họ đã tự đặt mình làm những người cổ động và bảo vệ một phong trào đầy nguy hiểm cho sự hợp nhất của giáo hội ở Đông dương. Thánh bộ nhắc nhở: Vậy nếu thiếu tinh thần kỷ luật, hay thiếu sót trong sự vâng lời các giám mục thì mối dây hợp nhất sẽ giãn ra và đứt” (1).
Trước ngày khai mạc hội nghị của ủy ban liên lạc công giáo, trên tờ báo “Sáng danh Chúa” - một tờ báo cổ vũ cho khuynh hướng của ủy ban có đăng một bức điện văn ủng hộ hội nghị của Giám mục Hoàng Văn Đoàn (Bắc Ninh), nhưng sau khi có văn thư của Đức Khâm sứ Dooley, ngày 10-3-1955, trước cửa Nhà thờ lớn Hà Nội có dán một tờ giấy ghi “Lời thanh minh của Đức GM Hoàng Văn Đoàn” . Nội dung như sau:
“Nhân dịp Hội nghị công giáo toàn quốc, mấy tờ báo thủ đô có đăng mục gọi là ‘Bức điện văn của Đức GM Hoàng Văn Đoàn’ ở tòa GM Bắc Ninh gửi hội nghị kính Chúa, yêu Tổ quốc, yêu hòa bình trong toàn quốc (từ 8 đến 10-3-1955). Bởi vậy, nhiều người cho là tôi ưng thuận ‘Hội nghị công giáo kính Chúa, yêu tổ quốc, yêu hòa bình’ cho nên tôi xin thanh minh rằng:
1-Tôi tán thành việc đưa lại hòa bình thống nhất cho nước Việt Nam.
2- Song tôi không có quyền ưng thuận” Hội nghị công giáo kính Chúa, yêu tổ quốc, yêu hòa bình toàn quốc” vì quá quyền hạn, tôi chỉ là GM trong một địa phận. Vậy hội nghị này không hợp thức. Tôi xin kết luận:
Máu đào thắm nhuộm giang san
Tin trung một dạ sắt son chẳng sờn
Hồn tôi dâng tiến Chúa Trời
Xác tôi, tôi hiến quê tôi đời này”.
Tờ truyền đơn này có lẽ phản ánh đúng thái độ của vị Giám mục trẻ trung của giáo phận Bắc Ninh đối với Hội nghị trên.
Suốt 28 năm tồn tại, Ủy ban liên lạc đã để lại quá nhiều tai tiếng mà chính các vị ở trong ủy ban cũng không muốn nhắc đến cái tên của nó. Và chắc chắn các chủ chăn trong giáo hội không thể nào ủng hộ tổ chức này. Tuy nhiên, cũng không phải ai cũng công khai dám tuyên bố như linh mục Phạm Hân Quynh (Hải Phòng) vào năm 1960 rằng: “Tôi còn sống ngày nào, tôi còn chống cái ủy ban ‘xuyên tạc công giáo’ này”. Cũng vì lời tuyên bố đầy quả cảm trên mà linh mục Quynh đã phải 30 năm cải tạo (2).
Về phía Tòa thánh, kinh nghiệm của nhiều nước xã hội chủ nghĩa khi đó như Trung Quốc, Ba Lan đã cho thấy rõ thực chất những tổ chức như Ủy ban liên lạc công giáo ở Việt Nam. Bởi vậy, ngày 18-4-1982, tờ L’Observater Romano- cơ quan ngôn luận bán chính thức của Tòa thánh có đăng một bài bình luận nói rõ về các tổ chức này: “Các hội đoàn này trong thực tế cũng gây ra hoặc khoét sâu chia rẽ trong cơ thể sống của giáo hội. Họ muốn chống các giám mục và rõ ràng giản đơn là họ muốn xen vào tất cả các hoạt động của giáo hội. Họ rao giảng thư hòa bình không phải nền hòa bình của Phúc âm. Thường chỉ các hội đoàn này mới có quyền làm báo “công giáo” và kiểm duyệt báo. Người ta thấy những tờ báo của các hội đoàn này không đăng hoặc kiểm duyệt bài viết của các giám mục, các văn kiện của Giáo hoàng và những tin tức sinh hoạt của giáo hội hoàn vũ. Các hội đoàn này muốn thay giáo hội và được tham khảo ý kiến, được đối xử như là đại diện của giáo hội. Những người cầm đầu hội đoàn này muốn tạo ra một hình ảnh không đúng về giáo hội nhất là đối với nước ngoài” .
Bài báo này được đính kèm theo văn thư ngày 20-5-1992 của Đức Hồng y Quốc vụ khanh Sodano gửi Đức cha Nguyễn Minh Nhật- Chủ tịch HĐGMVN lúc đó để nhắc nhở: “Một tổ chức vừa có tính chất công dân, vừa có tính chất chính trị có nguy cơ gây lẫn lộn giữa giáo hội và tổ chức chính trị” . Văn thư nhắc nhở các giám mục phải cảnh giác với tổ chức của UBĐK, không để các linh mục tham gia theo đúng tuyên bố của Thánh bộ linh mục ngày 8-3-1982 “Về một số hội đoàn và phong trào mà linh mục không được phép tham gia”
Chúng tôi được biết, trong lễ tấn phong giám mục Cao Đình Thuyên ở Vinh ngày 19-11-1992, Đức cha Nhật đã trao đổi với các giám mục tham dự và đề nghị các giám mục phải chịu trách nhiệm về vấn đề tổ chức UBĐKCG trong giáo phận mình. Các giám mục phải báo cáo về Tòa thánh danh sách nhưng linh mục tham gia ủy ban, sự hiệp thông cũng như bổn phận mục tử của họ có chu toàn. Vì vậy, hầu hết các giáo phận nhất là phía Bắc, các Giám mục đều cấm linh mục tham gia UBĐKCG.
Đức cha Bùi Chu Tạo (Phát Diệm) tuyên bố, các linh mục chỉ được tham gia hội Chữ Thập Đỏ và Mặt trận Tổ quốc.
Đức cha Vũ Duy Nhất (Bùi Chu) đã có lần gọi linh mục Nguyễn Đức Hiệp (đại biểu Quốc hội và Chủ tịch ủy ban Nam Định) về Tòa Giám mục để đọc gương của linh mục Jean-Bertrand Aristide làm Tổng thống của Haiti và viết kiểm điểm.
Đức cha Nguyễn Quang Tuyến (Bắc Ninh) chắc cũng không ưa gì tổ chức này nên khi Ngài qua đời, ông Chủ tịch ủy ban Bắc Ninh Nguyễn Văn Hảo đã nói trong hội nghị của UBĐKCG tại Hà Nội ngày 2-1-2007 rằng: Cái chết của giám mục Tuyến đã chấm dứt đau khổ cho ủy ban chúng tôi” .
Đức cha Nguyễn Văn Sang thì nói thẳng với những người đến vận động cho lập ủy ban ở Thái Bình: ”Xin cho biết Thái Bình không có UBĐKCG thì thua kém những nơi có ủy ban điểm gì. Nếu UBĐK thực sự có ích lợi, tôi sẽ cử những linh mục giỏi tham gia”.
Đức cha Trọng (Hà Nội) đã trả lời ông Chủ tịch UBĐK Hà Nội xin vào gặp về việc mở hội nghị của ủy ban: ”Nếu ông đến với tư cách giáo dân, tôi xin tiếp ông cả buổi. Nhưng với tư cách ủy ban thì xin miễn vì tôi không có thời gian” .
Một linh mục ở Bùi Chu đến gặp cha Quế ở xứ Hàm Long mượn áo lễ, cha đưa áo mới ra nhưng hỏi lại: ”Cha ra Hà Nội làm gì? Linh mục ở Bùi Chu trả lời: ”đi họp UBĐKCG”. Lập tức cha Quế đổi cho cái áo rách và nói, họp UBĐKG thì mặc áo này hợp hơn.
Nhiều hồi ký của các Giám mục, linh mục gần đây đều có thái độ phê phán tổ chức này. Ví dụ cuốn “Những câu chuyện về một thời” của Đức cha Lê Đắc Trọng, hay cuốn “Câu chuyện về những cây đại thụ” của linh mục Trần Hữu Thanh, Vũ Ngọc Bích (dòng Chúa cứu thế)…
Có những Giám mục có phát biểu có vẻ ủng hộ ủy ban như Đức TGM Nguyễn Văn Bình, nhưng tôi cho rằng, có thể Ngài muốn lợi dụng hoàn cảnh để truyền giáo giống như việc Ngài đã lập ra Ban kinh tế mới ở tòa Tòa Giám mục. Nghe rất “cách mạng” nhưng đấy là một cách đưa linh mục đi đến các vùng đất mới và duy trì đời sống đức tin cho giáo dân ở đây. Ngài cho một số linh mục tham gia vì tin tưởng “họ không bán đứng Ngài” . Nhưng về sau, khi trả lời báo Sài Gòn giải phóng ngày29-4-1995, Đức TGM Nguyễn Văn Bình đã đề nghị các linh mục, tu sĩ rút dần ra khỏi UBĐK vì “nòng cốt phải là giáo dân. Các linh mục, tu sĩ chỉ nên có mặt ở mức độ cần thiết” .
Còn ở phía Bắc hầu như không có linh mục nào tham gia ủy ban. Có chăng là những linh mục già yếu, bệnh tật như cha Nguyễn Chu Trình (Phát Diệm), cha Đinh Trí Thức (Thanh Hóa). Có cha cũng “lẩm cẩm” nữa. Ví dụ, một cha ở Hưng Hóa cứ đinh ninh tham gia để được bổ nhiệm là Giám mục. Khi đã có giám mục rồi, lại tin sẽ được là giám mục phó vì công an nói thế! Dĩ nhiên, có cả một số cha buộc phải tham gia vì “scandal” mà không biết vô tình hay hữu ý, Nhà nước đã nắm được chứng cớ. Nay nhiều vị đã mất, nên xin miễn nêu danh tính ở đây.
Đại hội I của UBĐK năm 1983 là đại hội duy nhất có sự hiện diện của 2 giám mục. Các đại hội II, III chỉ có thư “cảm ơn” của các Giám mục khi được mời tham dự. Đại hội IV, không có thư của Giám mục nào. Tôi có may mắn được một nhà nghiên cứu cho xem những thư của các Giám mục về Ủy ban và phát hiện ra nhiều điều thú vị. Ví dụ thư của Đức cha Nguyễn Khắc Ngữ (Long Xuyên) viết cho linh mục Võ Thành Trinh: “Tôi có nhận được thơ cha hỏi ý kiến các Đức cha về đường lối của UBĐKCGVN. Tôi thiết tưởng đây là Ủy ban của Mặt trận, nên phải theo đường lối của Mặt rận đề ra. Các Đức cha không nên pha mình vào. Còn như các giáo dân làm việc trong đó thì cứ theo tinh thần công giáo của mình mà hành động thôi”.
Còn Đức cha Phạm Văn Lộc (Kontum) viết:
“Cha cầu mong sự đóng góp chỉ đạo”. Tôi không dám chỉ đạo, nhưng tôi có vài khắc khoải muốn bày tỏ cùng cha chủ tịch:
1- Từ năm 1972 ở vùng giải phóng có nhiều nơi, sinh hoạt tôn giáo hầu như bị đình trệ hoàn toàn, vì linh mục không được phép của nhà nước cho đến làm việc. Tệ hại hơn nữa, có nơi như câu biện, giáo phu… đã và đang bị bắt bớ, hành hạ. Nhà thờ, nhà nguyện nhiều nơi không còn nguyên vẹn mà nếu còn thì giáo dân không được sử dụng vào việc tôn giáo, bị trưng thu vào việc khác.
2- Trong phạm vi hoạt động của mình, các linh mục (cả tôi nữa) đã và đang gặp nhiều khó khăn khi thi hành trách vụ mặc dù hoạt động bị thu hẹp lại chỉ còn mấy giáo xứ trong thị xã mà thôi”.
Đức cha Phạm Văn Thiên (Phú Cường) đề nghị:
1- Đổi tên gọi vì hai tiếng “đoàn kết”và “yêu nước”gây nhiều hiểu lầm. Người ta nói công giáo có chia rẽ đâu mà phải đoàn kết? Người ta cũng nói: ai cũng yêu nước chứ riêng gì các nhân sự trong ủy ban.
2-UBĐKCG chưa nói lên được với chính quyền những quyền lợi chính đáng của người công giáo. Ủy ban chưa bênh vực được quyền lợi tinh thần của người công giáo”
Đức cha Bùi Tuần nêu suy nghĩ:
1- Đại hội cuả UBĐKCG sẽ được tổ chức giữa tháng 10 năm 1990. Cũng trong tháng 10 này, tại Roma sẽ họp THĐGM thế giới. Nếu tại Thượng Hội Đồng này vắng mặt các GMVN thì đại hội UBĐKCG với sự tham gia đông đảo của giới linh mục như vậy ở Thủ đô liệu có thể làm gì để liên hệ đạo đời được tốt hơn hay là dịp để ủy ban bị hiểu lầm tai hại.
2- Đại hội ủy ban sẽ được tổ chức tại Hà Nội, giáo phận Hà Nội nay có Đức giám quản, tức Đức cha Phaolô Phạm Đình Tụng do Tòa thánh bổ nhiệm. Nếu sự bổ nhiệm này không được Nhà nước công nhận, thì các linh mục đi dự đại hội sẽ giải quyết vấn đề làm lễ và đi chào đấng bản quyền thế nào cho tốt đời đẹp đạo?
3-Việc đổi mới đã được khởi động khắp nơi từ mấy năm nay thiết tưởng áp dụng triệt để cho ủy ban ĐKCG. Nếu ủy ban xét thấy mình đã hoàn thành nhiệm vụ cho thời điểm đã qua và nay thấy không cần kéo dài thêm, thì nên tự chuyển mình sang hình thức mới, đáp ứng yêu cầu mới của tình hình mới” (3)
Tôi có nghe một nhà báo công giáo kỳ cựu nói còn nhiều ý kiến sắc sảo nữa nhưng không sao tiếp cận được văn bản. Bây giờ, nếu trước đại hội V của ủy ban mà lại có thư thì thế nào cũng có Giám mục trả lời:
- UBĐKCG có nhiệm vụ phản ánh những nguyện vọng tâm tư của người công giáo mà sao vụ Tòa Khâm sứ, vụ nhà thờ Thái Hà, Hà Đông và rất nhiều nơi nữa vừa qua không thấy ủy ban nói một lời. Hay đấy không phải là nguyện vọng, tâm tư của giáo dân?
(Còn nữa)
GS. Hà Thành
Chú thích:
1- Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội, GS Đỗ Quang Hưng chủ biên, Nxb Tôn giáo, H. 2003, tr.160.
2- Nguyễn Thế Thoại: Công giáo trên quê hương VN, Lưu hành nội bộ năm 2001, tập 2, tr.417.
3- Kỷ yếu Đại hội lần thứ II UBĐKCGVN năm 1990, Lưu trữ ủy ban ĐKCG.
Tiép bài ''Đoàn Kết'' (thơ)
Đinh Phạm
20:52 08/03/2008
Tiếp bài "Đoàn Kết"
Giáo Hội Công Giáo đoàn chiên lành
Yêu chuộng công lý với hòa bình,
Không như bọn giả nhân giả nghĩa
Phỉnh phờ, gian trá lẫn lưu manh.
Học thời đi đôi với lại hành
Trẻ già lớn bé rõ rành rành.
Trả lại chúng tôi Tòa Khâm nhé?
-Gọi là thể hiện cái lòng thành!
Giáo Hội Công Giáo đoàn chiên lành
Yêu chuộng công lý với hòa bình,
Không như bọn giả nhân giả nghĩa
Phỉnh phờ, gian trá lẫn lưu manh.
Học thời đi đôi với lại hành
Trẻ già lớn bé rõ rành rành.
Trả lại chúng tôi Tòa Khâm nhé?
-Gọi là thể hiện cái lòng thành!
Thư gửi bạn buổi tàn đông
Bs Vũ Linh Huy
20:54 08/03/2008
Thư gửi bạn buổi tàn đông.
Nhà bạn tôi ở vùng Đông Bắc
Muà đông về gió bấc lạnh căm,
Cây trụi lá, đứng âm thầm,
Chờ muà xuân tới nảy mầm, đơm hoa.
Bỗng năm ngoái mới là tháng một,
Nhiệt độ cao đột ngột vài tuần,
Cây đào trồng ở trước sân,
Nụ bèn lớn vội, tưởng xuân đã về!
Rồi trời bỗng lạnh se, tuyết đổ,
Bao nụ đào sắp nở chết non,
Cây đào sức lực hao mòn,
Khi xuân về thật chẳng còn trổ bông.
Cây giống người, nuôi trồng hy vọng,
Sức nén dồn, trông ngóng, đợi chờ,
Chỉ cầu cho gặp hội cơ,
Là đem tâm huyết theo cờ tiến lên.
Nếu không may hội duyên chẳng thật,
Thì con người dễ mất niềm tin,
Bao nhiêu hy vọng nổi lên,
Bây giờ tàn lụi, nỗi niềm đắng cay!
Bạn chẳng biết cùng ai bày tỏ?
Hội cơ sau biết có hay không?
Bạn ơi xin cứ cậy trông!
Cứ nuôi hy vọng, đợi mong, nguyện cầu!
Chuá ta chẳng bỏ ta đâu!
Boston, ngày 7 tháng 3 năm 2008
Nhà bạn tôi ở vùng Đông Bắc
Muà đông về gió bấc lạnh căm,
Cây trụi lá, đứng âm thầm,
Chờ muà xuân tới nảy mầm, đơm hoa.
Bỗng năm ngoái mới là tháng một,
Nhiệt độ cao đột ngột vài tuần,
Cây đào trồng ở trước sân,
Nụ bèn lớn vội, tưởng xuân đã về!
Rồi trời bỗng lạnh se, tuyết đổ,
Bao nụ đào sắp nở chết non,
Cây đào sức lực hao mòn,
Khi xuân về thật chẳng còn trổ bông.
Cây giống người, nuôi trồng hy vọng,
Sức nén dồn, trông ngóng, đợi chờ,
Chỉ cầu cho gặp hội cơ,
Là đem tâm huyết theo cờ tiến lên.
Nếu không may hội duyên chẳng thật,
Thì con người dễ mất niềm tin,
Bao nhiêu hy vọng nổi lên,
Bây giờ tàn lụi, nỗi niềm đắng cay!
Bạn chẳng biết cùng ai bày tỏ?
Hội cơ sau biết có hay không?
Bạn ơi xin cứ cậy trông!
Cứ nuôi hy vọng, đợi mong, nguyện cầu!
Chuá ta chẳng bỏ ta đâu!
Boston, ngày 7 tháng 3 năm 2008
Hoàn cảnh cụ thể
+GM Bùi Tuần
23:52 08/03/2008
HOÀN CẢNH CỤ THỂ
Trong mùa Chay, tôi hay nhìn lên thánh giá để suy gẫm. Suy gẫm của tôi dựa trên Phúc Âm.
Phúc Âm kể lại con đường dẫn Chúa Giêsu đến thánh giá. Những gì kể lại là rất cụ thể. Năm nào, ai đứng đầu quyền đạo quyền đời lúc đó, hoàn cảnh ra sao.
Hoàn cảnh cụ thể
Phải nhận rằng: Hoàn cảnh đạo lúc bấy giờ đang phân hoá và xuống dốc.
Đứng đầu cơ chế đạo là thượng tế Caipha, thượng Hội đồng gồm các thượng tế, các kỳ mục, và các kinh sư.
Cơ chế này thường thích một nếp sống đạo ổn định, cho dù lỗi thời và sai.
Bên cạnh cơ chế là nhóm biệt phái. Nhóm này giữ đạo theo hình thức, cốt để phô trương chính mình.
Nhóm thương mại gồm những con buôn và thu thuế. Đa phần họ nhắm vào tiền bạc.
Giai cấp giàu sang. Họ sống quý phái. Cách sống đạo của họ cũng quý phái.
Giai cấp lầm than. Họ là những người nghèo khổ, bệnh tật, bị bỏ rơi, bị loại trừ.
Loại bị quỷ ám. Số người bị quỷ ám bấy giờ khá đông. Hầu như nơi nào Chúa Giêsu đến cũng gặp họ.
Loại người có đạo nhưng không có đức tính nhân bản cũng khá phổ biến. Như trường hợp 10 người phong cùi được Chúa Giêsu chữa lành, chỉ có một người biết cám ơn, người đó lại là người ngoại.
Loại người có đạo sống thụ động, bám vào cơ chế một cách máy móc, dựa trên dư luận một cách mù quáng.
Chính quyền bảo hộ Rôma là quan Philatô và vua Herođê. Chính quyền này lo giữ địa vị và hưởng lợi hơn là xét xử theo công lý.
Con đường cứu độ
Chính nhu cầu đổi thay hoàn cảnh lịch sử cụ thể đó đã là một trong các động lực viết ra con đường cứu độ của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu đã cứu độ bằng rao giảng, bằng cầu nguyện, bằng chay tịnh, bằng gương xót thương, nhất là bằng tự hạ, tự hiến.
"Khi vào thế gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Như Sách Thánh đã chép về con" (Dt 10,5-6).
Ý Chúa Cha là Đức Giêsu phải uống chén đắng Chúa Cha trao cho (x. Ga 18,13).
"Mạng sống của Thầy, không ai lấy đi được. Nhưng chính Thầy tự ý hy sinh mạng sống mình. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi, mà tôi đã nhận được" (Ga 10,18).
Đó là con đường tự hạ, tự hiến. Thánh Phaolô quả quyết:
"Đức Giêsu Kitô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất thiết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa.
Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập giá" (Pl 2,6-8).
Chính Chúa Giêsu phán: "Thật, Thầy bảo thật các con: Nếu hạt giống gieo vào lòng đất, không chết đi, thì nó sẽ trơ trọi một mình. Còn nếu nó chết, nó mới sinh nhiều hạt khác" (Ga 12,24).
Con đường khiêm tốn tự chọn, tự hạ, tự huỷ là một hy sinh để chứng tỏ tình yêu. Nhờ vậy, mà muôn ngàn đời, khi nhìn cây thánh giá, người ta sẽ nhận ra: Đây chính là nơi, mọi người sẽ cảm thấy mình được an ủi, được tha thứ, được cứu độ.
Nhìn vào lịch sử
Con đường Chúa Giêsu đã chọn để cứu đời cũng là con đường nhiều môn đệ Chúa sẽ chọn trong chương trình cứu độ. Chọn một cách thiết thực và gắn bó. Bởi vì họ luôn kết hợp với Chúa Giêsu. Chúa phán: "Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sẽ sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, các con chẳng làm gì được" (Ga 15,5).
Mọi chấn chỉnh đều nhằm làm chứng cho đạo đức.
Nhìn vào lịch sử Hội Thánh, tôi thấy hoàn cảnh lịch sử cụ thể đi liền với sự lựa chọn con đường cứu độ.
Để cứu hoàn cảnh lịch sử lúc đó nơi đó, Chúa đã kêu gọi những vị sáng lập Dòng, những vị mở đầu cho một con đường tu đức mới. Tất cả các vị đó đều có đặc điểm là rất mực khiêm nhường, rất mực khó nghèo, rất mực yêu thương, rất mực hy sinh, rất mực sáng suốt.
Tới đây, tôi nhìn vào hoàn cảnh cụ thể của đạo Công giáo tại Việt Nam hôm nay.
Tôi không dám nói: Đây là một hoàn cảnh không có gì phải chấn chỉnh.
Tôi cũng không dám nói: Sẽ có những chấn chỉnh ngoài mẫu gương Chúa cứu thế.
Vì thế, tôi tha thiết cầu nguyện xin Chúa thương đến Giáo Hội Việt Nam trong hoàn cảnh cụ thể này. Xin Chúa thương ban rất nhiều ơn cho những người Chúa chọn để chấn chỉnh đạo Chúa trong hoàn cảnh cụ thể hôm nay.
Trong mùa Chay, tôi hay nhìn lên thánh giá để suy gẫm. Suy gẫm của tôi dựa trên Phúc Âm.
Phúc Âm kể lại con đường dẫn Chúa Giêsu đến thánh giá. Những gì kể lại là rất cụ thể. Năm nào, ai đứng đầu quyền đạo quyền đời lúc đó, hoàn cảnh ra sao.
Hoàn cảnh cụ thể
Phải nhận rằng: Hoàn cảnh đạo lúc bấy giờ đang phân hoá và xuống dốc.
Đứng đầu cơ chế đạo là thượng tế Caipha, thượng Hội đồng gồm các thượng tế, các kỳ mục, và các kinh sư.
Cơ chế này thường thích một nếp sống đạo ổn định, cho dù lỗi thời và sai.
Bên cạnh cơ chế là nhóm biệt phái. Nhóm này giữ đạo theo hình thức, cốt để phô trương chính mình.
Nhóm thương mại gồm những con buôn và thu thuế. Đa phần họ nhắm vào tiền bạc.
Giai cấp giàu sang. Họ sống quý phái. Cách sống đạo của họ cũng quý phái.
Giai cấp lầm than. Họ là những người nghèo khổ, bệnh tật, bị bỏ rơi, bị loại trừ.
Loại bị quỷ ám. Số người bị quỷ ám bấy giờ khá đông. Hầu như nơi nào Chúa Giêsu đến cũng gặp họ.
Loại người có đạo nhưng không có đức tính nhân bản cũng khá phổ biến. Như trường hợp 10 người phong cùi được Chúa Giêsu chữa lành, chỉ có một người biết cám ơn, người đó lại là người ngoại.
Loại người có đạo sống thụ động, bám vào cơ chế một cách máy móc, dựa trên dư luận một cách mù quáng.
Chính quyền bảo hộ Rôma là quan Philatô và vua Herođê. Chính quyền này lo giữ địa vị và hưởng lợi hơn là xét xử theo công lý.
Con đường cứu độ
Chính nhu cầu đổi thay hoàn cảnh lịch sử cụ thể đó đã là một trong các động lực viết ra con đường cứu độ của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu đã cứu độ bằng rao giảng, bằng cầu nguyện, bằng chay tịnh, bằng gương xót thương, nhất là bằng tự hạ, tự hiến.
"Khi vào thế gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Như Sách Thánh đã chép về con" (Dt 10,5-6).
Ý Chúa Cha là Đức Giêsu phải uống chén đắng Chúa Cha trao cho (x. Ga 18,13).
"Mạng sống của Thầy, không ai lấy đi được. Nhưng chính Thầy tự ý hy sinh mạng sống mình. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi, mà tôi đã nhận được" (Ga 10,18).
Đó là con đường tự hạ, tự hiến. Thánh Phaolô quả quyết:
"Đức Giêsu Kitô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất thiết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa.
Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập giá" (Pl 2,6-8).
Chính Chúa Giêsu phán: "Thật, Thầy bảo thật các con: Nếu hạt giống gieo vào lòng đất, không chết đi, thì nó sẽ trơ trọi một mình. Còn nếu nó chết, nó mới sinh nhiều hạt khác" (Ga 12,24).
Con đường khiêm tốn tự chọn, tự hạ, tự huỷ là một hy sinh để chứng tỏ tình yêu. Nhờ vậy, mà muôn ngàn đời, khi nhìn cây thánh giá, người ta sẽ nhận ra: Đây chính là nơi, mọi người sẽ cảm thấy mình được an ủi, được tha thứ, được cứu độ.
Nhìn vào lịch sử
Con đường Chúa Giêsu đã chọn để cứu đời cũng là con đường nhiều môn đệ Chúa sẽ chọn trong chương trình cứu độ. Chọn một cách thiết thực và gắn bó. Bởi vì họ luôn kết hợp với Chúa Giêsu. Chúa phán: "Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sẽ sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, các con chẳng làm gì được" (Ga 15,5).
Mọi chấn chỉnh đều nhằm làm chứng cho đạo đức.
Nhìn vào lịch sử Hội Thánh, tôi thấy hoàn cảnh lịch sử cụ thể đi liền với sự lựa chọn con đường cứu độ.
Để cứu hoàn cảnh lịch sử lúc đó nơi đó, Chúa đã kêu gọi những vị sáng lập Dòng, những vị mở đầu cho một con đường tu đức mới. Tất cả các vị đó đều có đặc điểm là rất mực khiêm nhường, rất mực khó nghèo, rất mực yêu thương, rất mực hy sinh, rất mực sáng suốt.
Tới đây, tôi nhìn vào hoàn cảnh cụ thể của đạo Công giáo tại Việt Nam hôm nay.
Tôi không dám nói: Đây là một hoàn cảnh không có gì phải chấn chỉnh.
Tôi cũng không dám nói: Sẽ có những chấn chỉnh ngoài mẫu gương Chúa cứu thế.
Vì thế, tôi tha thiết cầu nguyện xin Chúa thương đến Giáo Hội Việt Nam trong hoàn cảnh cụ thể này. Xin Chúa thương ban rất nhiều ơn cho những người Chúa chọn để chấn chỉnh đạo Chúa trong hoàn cảnh cụ thể hôm nay.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thập Giá
Lm. Tâm Duy
00:15 08/03/2008
THẬP GIÁ
Ảnh của Lm. Tâm Duy
Thượng Đế thương tặng tôi
món đồ chơi Thập Tự
..Theo năm tháng, Thập Tự lớn cùng tôi,
có những lúc trổ gai làm trái tim rướm máu
lúc trơn bóng đẫm mồ hôi tôi tần tảo
Khi tôi ngã, cây Thập Tự vững vàng như giá đỡ
Tôi bám lấy cùng niềm tin trỗi dậy…
(Trích thơ của Vũ Thủy)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền