Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Chay – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
09:50 11/03/2017
Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Chay – Năm A
Bài Tin mừng Chúa Nhật hôm nay là cuộc trò chuyện giữa Đức Giêsu với người đàn bà xứ Samaria được thánh sử Gioan tường thuật lại.
Câu chuyện xảy ra trong bối cảnh Đức Giêsu tới thành Sykar thuộc xứ Samaria. Sau một quảng đường mệt nhọc, Đức Giêsu dừng chân nghỉ tại giếng Gia-cóp. Có lẽ Ngài rất khát nước, vì đó là giờ thứ sáu. Nhưng làm sao để có nước uống, vì giếng thì sâu, Ngài lại không có dụng cụ để múc nước. May mắn thay, lúc đó có một người đàn bà xứ Samaria tới lấy nước. Đức Giêsu nói với người đàn bà: “Xin bà cho tôi uống nước” (Ga 4,7). Nghe vậy, người đàn bà Samaria ngạc nhiên, vì từ lâu người Do thái và người Samaria không giao thiệp với nhau. Thậm chí họ là kẻ thù của nhau. Chính vì thế, người đàn bà mới trả lời với Đức Giêsu rằng: “Sao thế! Ông là người Do-thái mà lại xin nước uống với tôi là người xứ Samaria?” (Ga 4,9).
Thực ra, việc xin nước uống chỉ là cái cớ để Đức Giêsu bắt chuyện với người đàn bà. Mục đích của Đức Giêsu không phải là xin nước, nhưng Ngài muốn mạc khải cho bà biết những điều quan trọng về Ngài. Vì thế, sau khi nghe người đàn bà thắc mắc, Đức Giêsu mới bắt đầu vào nội dung chính của câu chuyện, Ngài nói với người đàn bà rằng: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban và ai là người nói với chị : cho tôi chút nước uống với, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước hằng sống” (Ga 4,10). Nghe những lời Đức Giêsu vừa nói, người đàn bà càng thắc mắc nhiều hơn. Đó cũng chính là sự chờ đợi của Đức Giêsu. Vì thế, Ngài mạc khải tiếp: “Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”(Ga 4,4,14). Giờ thì không phải Đức Giêsu xin chị uống nước mà chính chị mới là người xin Đức Giêsu uống nước. Chị nói: “Thưa Ngài, xin cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước”(Ga 4,15). Như vậy, Đức Giêsu đã mạc khải cho chị biết, chính Ngài là Đấng Kitô. Cho nên không phải ai khác, mà chính Ngài là người ban cho chị Nước Hằng Sống. Rồi Ngài còn mạc khải cho chị về việc tôn thờ Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý. Ngài nói: “Đã đến giờ và chính là lúc này, những kẻ tôn thờ đích thực, sẽ thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lý. Đó chính là những người tôn thờ mà Chúa Cha muốn” (Ga 4, 23).
Câu chuyện Tin mừng đến đây cho chúng ta thấy, Đức Giêsu đã đáp ứng niềm khát vọng sâu xa của người đàn bà. Bà đã biết về Đức Giêsu và tin nhận Ngài là Đấng Mêsia. Còn chúng ta: Đâu là niềm khát vọng của chúng ta? Chúng ta đã thực hiện sứ mạng đem “Nước” cho những người khác như thế nào?
1. Đâu là niềm khát vọng của chúng ta?
Trước hết, mỗi chúng ta cũng có những khát vọng thuộc lãnh vực tự nhiên: Khát nước, khát cơm ăn áo mặc, khát tình cảm, khát chân lý, khát tự do, khát yêu thương, khát công bằng, khát hạnh phúc… Nhưng những khát vọng này của chúng ta không bao giờ được thỏa mãn một cách tuyệt đối. Vì: uống nước rồi vẫn khát, ăn rồi vẫn đói; tình cảm không bao giờ đong đầy. Ngoài ra, với tâm lý “được voi đòi tiên” của con người thì sự thỏa mãn càng không bao giờ đủ. Chính người đàn bà xứ Samaria hằng ngày vẫn đến giếng Giacóp lấy nước. Bà đã có 5 đời chồng rồi, nhưng hiện vẫn sống với người chồng thứ 6. Hơn nữa, con người vẫn mong muốn những cái tuyệt đối, mà ở trần gian này không có cái gì là tuyệt đối: Tình yêu, công lý, tự do, hạnh phúc…chỉ là tương đối mà thôi.
Thứ đến, mỗi chúng ta cũng có những khát vọng thuộc lãnh vực siêu nhiên như: Khát đức tin, khát Chúa, khát Nước hằng sống, khát hạnh phúc Thiên đàng…Sự khát khao thuộc lãnh vực siêu nhiên này chúng ta chỉ được thỏa mãn nơi Chúa. Vì, "Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn” (Tv 61,2). Chính Đức Giêsu cũng đã nói với người đàn bà: "Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời” (Ga 4, 13-14).
Chính vì vậy, Mùa chay, Giáo Hội kêu mời chúng ta khỏa lấp lòng khao khát sự sống siêu nhiên bằng việc gặp gỡ Đức Giêsu: qua Lời của Ngài, qua các Bí tích, nhất là Bí tích Giao hòa và Bí tích Thánh Thể. Chúng ta cũng có thể khỏa lấp lòng khao khát sự sống siêu nhiên bằng đời sống cầu nguyện và sự chia sẻ cơm áo cho tha nhân.
2. Chúng ta có sứ mạng đem “Nước Hằng Sống” cho những người khác?
Sau khi người đàn bà được Đức Giêsu “cho uống nước hằng sống,” bà đã chạy về thành và kêu gọi mọi người “Mau hãy đến xem, có một ông đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Phải chăng ông đó là Ðấng Kitô?” (Ga 4,29). Dân chúng tuôn nhau ra khỏi thành và đến cùng Ngài. Nhiều người tin vào Đức Giêsu do lời chứng của người đàn bà. Họ mời Đức Giêsu ở lại với họ hai ngày. Sau đó, họ nói rằng: “Giờ đây, không phải vì những lời chị kể mà chúng tôi tin, nhưng chính chúng tôi đã được nghe lời Người và chúng tôi biết Người thật là Ðấng Cứu Thế” (Ga 4,42).
Sứ vụ của người đàn bà cũng là sứ vụ của mỗi người chúng ta. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã nói cho các môn đệ biết về công việc của Ngài: "Lương Thực của Thầy là làm theo ý Ðấng đã sai Thầy và chu toàn công việc của Ngài”(Ga 4,34). Công việc của Đức Giêsu là loan báo Tin mừng. Đó cũng là công việc của các Tông đồ và là công việc của mỗi người chúng ta. Công việc đó luôn có tính cấp bách. Chính Đức Giêsu đã cho biết: “Các con chẳng nói: còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt đó ư? Nhưng Thầy bảo các con hãy đưa mắt mà nhìn xem đồng lúa chín vàng đã đến lúc gặt. Người gặt lãnh công và thu lúa thóc vào kho hằng sống, và như vậy kẻ gieo người gặt đều vui mừng. Ðúng như câu tục ngữ: Kẻ này gieo, người kia gặt. Thầy sai các con đi gặt những gì các con không vất vả làm ra; những kẻ khác đã khó nhọc, còn các con thừa hưởng kết quả công lao của họ" (Ga 4,35-38).
Để loan báo Tin mừng có hiệu quả, chúng ta cần phải luôn chủ động, đi bước trước để đến với tha nhân. Đức Giêsu đã luôn làm như thế. Ngài đã đi bước trước qua việc bắt đầu câu chuyện bằng việc xin nước người phụ nữ. Rồi sau đó, Ngài đã mời gọi người phụ nữ uống Nước Hằng Sống. Ngài đi bước trước đến bàn thu thuế và mời gọi ông Lêvi đi theo Ngài. Ngài đi bước trước để đến với ông Giakêu khi ông đang ở trên cây sung để cho ông biết “hôm nay tôi đến trọ nơi nhà ông.” Ngài đi bước trước đến đồng bàn với những người thu thuế và tội lỗi để mời gọi họ bỏ quá khứ tội lỗi để trở về với Ngài…
Chúng ta cũng phải noi gương Đức Giêsu, đi bước trước đến với những người cần đến chúng ta. Đặc biệt là những người đang gặp khó khăn trong đời sống đức tin. Những người gặp khó khăn trong đời sống gia đình. Những người bỏ Chúa và Giáo Hội lâu năm. Những người đang bất hòa với chúng ta. Thậm chí là những người đang hằn thù, ghen ghét chúng ta. Chúng ta cần đi bước trước để bắt chuyện với họ, giúp họ nhận ra con người thật của mình, cần đến Chúa để họ trở về với Chúa và Giáo Hội.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con biết từ bỏ tội lỗi, trở về với Chúa. Xin cho chúng con luôn biết khỏa lấp những khát khao trong cuộc sống bằng chính Chúa. Từ đó, chúng con trở thành những sứ giả đem Chúa đến với anh chị em và đem anh chị em trở về với Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Bài Tin mừng Chúa Nhật hôm nay là cuộc trò chuyện giữa Đức Giêsu với người đàn bà xứ Samaria được thánh sử Gioan tường thuật lại.
Câu chuyện xảy ra trong bối cảnh Đức Giêsu tới thành Sykar thuộc xứ Samaria. Sau một quảng đường mệt nhọc, Đức Giêsu dừng chân nghỉ tại giếng Gia-cóp. Có lẽ Ngài rất khát nước, vì đó là giờ thứ sáu. Nhưng làm sao để có nước uống, vì giếng thì sâu, Ngài lại không có dụng cụ để múc nước. May mắn thay, lúc đó có một người đàn bà xứ Samaria tới lấy nước. Đức Giêsu nói với người đàn bà: “Xin bà cho tôi uống nước” (Ga 4,7). Nghe vậy, người đàn bà Samaria ngạc nhiên, vì từ lâu người Do thái và người Samaria không giao thiệp với nhau. Thậm chí họ là kẻ thù của nhau. Chính vì thế, người đàn bà mới trả lời với Đức Giêsu rằng: “Sao thế! Ông là người Do-thái mà lại xin nước uống với tôi là người xứ Samaria?” (Ga 4,9).
Thực ra, việc xin nước uống chỉ là cái cớ để Đức Giêsu bắt chuyện với người đàn bà. Mục đích của Đức Giêsu không phải là xin nước, nhưng Ngài muốn mạc khải cho bà biết những điều quan trọng về Ngài. Vì thế, sau khi nghe người đàn bà thắc mắc, Đức Giêsu mới bắt đầu vào nội dung chính của câu chuyện, Ngài nói với người đàn bà rằng: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban và ai là người nói với chị : cho tôi chút nước uống với, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước hằng sống” (Ga 4,10). Nghe những lời Đức Giêsu vừa nói, người đàn bà càng thắc mắc nhiều hơn. Đó cũng chính là sự chờ đợi của Đức Giêsu. Vì thế, Ngài mạc khải tiếp: “Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”(Ga 4,4,14). Giờ thì không phải Đức Giêsu xin chị uống nước mà chính chị mới là người xin Đức Giêsu uống nước. Chị nói: “Thưa Ngài, xin cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước”(Ga 4,15). Như vậy, Đức Giêsu đã mạc khải cho chị biết, chính Ngài là Đấng Kitô. Cho nên không phải ai khác, mà chính Ngài là người ban cho chị Nước Hằng Sống. Rồi Ngài còn mạc khải cho chị về việc tôn thờ Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý. Ngài nói: “Đã đến giờ và chính là lúc này, những kẻ tôn thờ đích thực, sẽ thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lý. Đó chính là những người tôn thờ mà Chúa Cha muốn” (Ga 4, 23).
Câu chuyện Tin mừng đến đây cho chúng ta thấy, Đức Giêsu đã đáp ứng niềm khát vọng sâu xa của người đàn bà. Bà đã biết về Đức Giêsu và tin nhận Ngài là Đấng Mêsia. Còn chúng ta: Đâu là niềm khát vọng của chúng ta? Chúng ta đã thực hiện sứ mạng đem “Nước” cho những người khác như thế nào?
1. Đâu là niềm khát vọng của chúng ta?
Trước hết, mỗi chúng ta cũng có những khát vọng thuộc lãnh vực tự nhiên: Khát nước, khát cơm ăn áo mặc, khát tình cảm, khát chân lý, khát tự do, khát yêu thương, khát công bằng, khát hạnh phúc… Nhưng những khát vọng này của chúng ta không bao giờ được thỏa mãn một cách tuyệt đối. Vì: uống nước rồi vẫn khát, ăn rồi vẫn đói; tình cảm không bao giờ đong đầy. Ngoài ra, với tâm lý “được voi đòi tiên” của con người thì sự thỏa mãn càng không bao giờ đủ. Chính người đàn bà xứ Samaria hằng ngày vẫn đến giếng Giacóp lấy nước. Bà đã có 5 đời chồng rồi, nhưng hiện vẫn sống với người chồng thứ 6. Hơn nữa, con người vẫn mong muốn những cái tuyệt đối, mà ở trần gian này không có cái gì là tuyệt đối: Tình yêu, công lý, tự do, hạnh phúc…chỉ là tương đối mà thôi.
Thứ đến, mỗi chúng ta cũng có những khát vọng thuộc lãnh vực siêu nhiên như: Khát đức tin, khát Chúa, khát Nước hằng sống, khát hạnh phúc Thiên đàng…Sự khát khao thuộc lãnh vực siêu nhiên này chúng ta chỉ được thỏa mãn nơi Chúa. Vì, "Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn” (Tv 61,2). Chính Đức Giêsu cũng đã nói với người đàn bà: "Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời” (Ga 4, 13-14).
Chính vì vậy, Mùa chay, Giáo Hội kêu mời chúng ta khỏa lấp lòng khao khát sự sống siêu nhiên bằng việc gặp gỡ Đức Giêsu: qua Lời của Ngài, qua các Bí tích, nhất là Bí tích Giao hòa và Bí tích Thánh Thể. Chúng ta cũng có thể khỏa lấp lòng khao khát sự sống siêu nhiên bằng đời sống cầu nguyện và sự chia sẻ cơm áo cho tha nhân.
2. Chúng ta có sứ mạng đem “Nước Hằng Sống” cho những người khác?
Sau khi người đàn bà được Đức Giêsu “cho uống nước hằng sống,” bà đã chạy về thành và kêu gọi mọi người “Mau hãy đến xem, có một ông đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Phải chăng ông đó là Ðấng Kitô?” (Ga 4,29). Dân chúng tuôn nhau ra khỏi thành và đến cùng Ngài. Nhiều người tin vào Đức Giêsu do lời chứng của người đàn bà. Họ mời Đức Giêsu ở lại với họ hai ngày. Sau đó, họ nói rằng: “Giờ đây, không phải vì những lời chị kể mà chúng tôi tin, nhưng chính chúng tôi đã được nghe lời Người và chúng tôi biết Người thật là Ðấng Cứu Thế” (Ga 4,42).
Sứ vụ của người đàn bà cũng là sứ vụ của mỗi người chúng ta. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã nói cho các môn đệ biết về công việc của Ngài: "Lương Thực của Thầy là làm theo ý Ðấng đã sai Thầy và chu toàn công việc của Ngài”(Ga 4,34). Công việc của Đức Giêsu là loan báo Tin mừng. Đó cũng là công việc của các Tông đồ và là công việc của mỗi người chúng ta. Công việc đó luôn có tính cấp bách. Chính Đức Giêsu đã cho biết: “Các con chẳng nói: còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt đó ư? Nhưng Thầy bảo các con hãy đưa mắt mà nhìn xem đồng lúa chín vàng đã đến lúc gặt. Người gặt lãnh công và thu lúa thóc vào kho hằng sống, và như vậy kẻ gieo người gặt đều vui mừng. Ðúng như câu tục ngữ: Kẻ này gieo, người kia gặt. Thầy sai các con đi gặt những gì các con không vất vả làm ra; những kẻ khác đã khó nhọc, còn các con thừa hưởng kết quả công lao của họ" (Ga 4,35-38).
Để loan báo Tin mừng có hiệu quả, chúng ta cần phải luôn chủ động, đi bước trước để đến với tha nhân. Đức Giêsu đã luôn làm như thế. Ngài đã đi bước trước qua việc bắt đầu câu chuyện bằng việc xin nước người phụ nữ. Rồi sau đó, Ngài đã mời gọi người phụ nữ uống Nước Hằng Sống. Ngài đi bước trước đến bàn thu thuế và mời gọi ông Lêvi đi theo Ngài. Ngài đi bước trước để đến với ông Giakêu khi ông đang ở trên cây sung để cho ông biết “hôm nay tôi đến trọ nơi nhà ông.” Ngài đi bước trước đến đồng bàn với những người thu thuế và tội lỗi để mời gọi họ bỏ quá khứ tội lỗi để trở về với Ngài…
Chúng ta cũng phải noi gương Đức Giêsu, đi bước trước đến với những người cần đến chúng ta. Đặc biệt là những người đang gặp khó khăn trong đời sống đức tin. Những người gặp khó khăn trong đời sống gia đình. Những người bỏ Chúa và Giáo Hội lâu năm. Những người đang bất hòa với chúng ta. Thậm chí là những người đang hằn thù, ghen ghét chúng ta. Chúng ta cần đi bước trước để bắt chuyện với họ, giúp họ nhận ra con người thật của mình, cần đến Chúa để họ trở về với Chúa và Giáo Hội.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con biết từ bỏ tội lỗi, trở về với Chúa. Xin cho chúng con luôn biết khỏa lấp những khát khao trong cuộc sống bằng chính Chúa. Từ đó, chúng con trở thành những sứ giả đem Chúa đến với anh chị em và đem anh chị em trở về với Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Chúa nhật II mùa chay : Chúa hiển dung trên núi
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
10:02 11/03/2017
CN II Mùa Chay : Chúa hiển dung trên núi :
Rất sáng và rất ngắn
Trong thánh lễ cưới, cô dâu thường mặc áo trắng, hoặc soirée trắng hoặc áo dài trắng với voile phủ đầu cũng trắng. Nhưng màu trắng đó khi gặp bóng chiều buông xuống – nếu lễ cưới vào buổi chiều. Hoặc như mấy nhà thờ quê, lễ cưới vào giấc 4:30 hay 5 giờ sáng, gọi là sáng, nhưng trời còn tối. Ngoài trời tối mà trong nhà thờ, đèn có sáng mấy cũng không đủ làm cho màu trắng áo cô dâu sáng lên được. Chỉ thỉnh thoảng khi ánh đèn flash của máy ảnh loé lên để ghi hình cô dâu chú rể, thì màu trắng của y phục cô dâu mới thật là trắng. Đèn flash bật lên rất sáng và cũng rất ngắn.
Cuộc hiển dung của Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay cũng rất sáng và cũng rất ngắn.
Sáng đến độ diện mạo Chúa biến đổi khác thường, còn áo Ngài mặc thì trắng tinh sáng láng (Marcô thì ghi rõ: không thợ giặt trần gian nào giặt trắng đến thế ! Chuyên viên tẩy rửa Omo, hay Tide+ cũng không làm trắng đến như thế. Bột giặt với mẩu quảng cáo yêu nhau cởi áo cho nhau trên TV hẳn cũng không cho màu áo trắng sáng được như áo Chúa trong cuộc hiển dung !).
Rất sáng, nhưng lại cũng rất ngắn.
Phêrô vui mừng tột độ, nhưng nói chưa hết câu “làm 3 lều”, thì đã thấy chỉ còn mình Chúa Giêsu, bình thường, chẳng sáng là mấy... Cuộc hiển dungcủa Chúa rất sáng và rất ngắn. Tai sao ?
Tại sao Vinh quang của Chúa lại xuất hiện rất sáng, nhưng cũng rất ngắn như một tia chớp mau qua như thế ?
Thưa đó là qui luật muôn đời của đức tin.
Vinh quang Thiên Chúa bao giờ cũng chỉ được ban cho ta trong một chớp sáng mau qua vào những lúc ta cần được an ủi nhất: vừa sáng đủ để củng cố đức tin của ta mà cũng vừa ngắn đủ để khỏi xâm phạm tự do của ta. Ta tìm hiểu thêm về sáng và ngắn.
1. Rất sáng :
Các nhà giảng thuyết cũng như các nhà giải thích Kinh Thánh đều đồng ý với nhau về ý nghĩa bối cảnh của cuộc hiển dunghiển dung. Đó là sau khi tiên báo mình sẽ chịu đau khổ, chịu chết tại Giêrusalem, những môn đệ theo Chúa buồn bã rồi nghi ngờ về người Thầy mà mình đang theo. Ông Giêsu này là ai, mà tương lai ông đen tối như thế: nào là đau khổ, nào là chết trên thập giá. Ông lại còn nói ai theo ông cũng phải vác thập giá : cả một bầu trời u ám. Giữa lúc ấy thì Chúa hiển dungvinh quang sáng láng, trước khi Ngài hai lần nữa loan báo về khổ đau và cái chết của Ngài: lần 2, lần 3 (thêm : bị nộp, bị khạc nhổ, xỉ vả, đánh đập).
Các nhà canh tân Phụng vụ cũng muốn đồng ý với lối giải thích trên, nên trong Mùa Chay, mùa sám hối đền tội, mùa trời giăng màu tím, ngay sau lễ tro rồi Chúa Nhật I Mùa Chay bị cám dỗ, trước khi đến CN 3, 4, 5 thì chen nằm vào ngay giữa một ngày tường thuật cuộc hiển dung của Chúa : hôm nay Chúa Nhật II, năm A hay B hay C đều là hiển dung sáng láng.
Vậy giữa mùa chay dài 40 ngày mang tính buồn rầu than khóc, sẽ có một Chúa Nhật nói đến sự hiển dung vinh quang. Và Phụng vụ muốn mô phỏng 2000 năm về trước, giữa bầu khí u buồn và nghi hoặc nơi các tông đồ, Chúa đã hiển dung sáng láng ..
Cuộc hiển dungnày phải thật sáng thì mới chiếu đủ ánh sáng vào không gian (bầu khí) ảm đạm u buồn khá đậm nơi các đồ đệ của Đức Giêsu. Và cũng phải thật sáng thì mới ảnh hưởng đến thời gian còn rất lâu mới tới một cuộc hiển dungkhác là sự phục sinh của Ngài.
Giống như đèn flash phải thật sáng để chiếu vào không gian đen tối hầu lưu ảnh cho thời gian dài lâu, thì cuộc hiển dung phải rất sáng để đủ chiếu soi không gian u buồn rất lớn và thời gian nghi hoặc rất dài. Cuộc hiển dung rất sáng để phá tan được ảm đạm và nghi ngờ nơi các Tông đồ, giúp củng cố niềm tin của các ông vào người Thầy mà mình đang đi theo. Nhưng cuộc hiển dung rất sáng đó, cũng diễn ra rất ngắn.
2. Rất ngắn. Tại sao lại rất ngắn
Thưa là để khỏi xâm phạm đến tự do của các Tông đồ. Tự do đi theo Ngài và tin Ngài cách tự do. Giả sử Đức Giêsu cứ xuất hiện dưới dạng uy nghi sáng láng, thì tin vào Ngài là dễ dàng, là đương nhiên. Triết lý gọi là bó buộc, không tự do tin hay không tin tùy ý nữa. Và nếu Ngài cứ uy nghi sáng láng mãi thì đi theo Ngài cũng là bó buộc đương nhiên, nhất là khi Ngài hứa ai theo Ngài sẽ nên giống như Ngài. (Đèn flash mà cứ sáng hoài, ta cũng mất tự do, không dám co tay duỗi chân đập con muỗi !).
Trong cuộc sống thử thách ở trần gian này, Thiên Chúa vẫn cứ muốn là Thiên Chúa mai ẩn, giấu mình đối với những kẻ tin vào Ngài. Ngài muốn họ tự do. Tự do tin Ngài, theo Ngài, yêu mến Ngài. Khi cần, khi rất cần, để an ủi khích lệ những kẻ tin Ngài, Thiên Chúa mới tỏ vinh quang. Nhưng cũng như tia chớp, trong chốc lát. Rất rất ngắn. Vừa đủ sáng để củng cố đức tin ta vừa ngắn ngủi để khỏi xâm phạm đến tự do của ta.
Một hôm có người đến báo cho vua Louis IX (nước Pháp) là hãy đến ngay xem phép lạ tại nhà thờ kia : vị linh mục đọc lời truyền phép xong, thì chính Chúa Giêsu hiện nguyên hình trên tấm bánh. Tấm bánh sáng láng lạ thường. Vua Louis đáp lại: Ta không cần đến, vì ta vẫn tin như thế. Không phải vì thấy được ngời sáng mà ta tin hơn đâu. Những ai yếu tin, nghi ngờ thì cứ đến mà xem.
Không thấy sáng, không sờ được mà vẫn tin, cái tin đó mới tự do. Cái tin đó mới là Đức. Đức tin. Phúc cho ai không thấy mà tin. Chỉ cần nghe mà tin mới là phúc, mới là tự do. Tôi nghe nói, tôi nghe dạy : Chúa ngự thật trong hình bánh. Tôi tin. Tin “chất lượng” nhất vì có tự do, tức là tôi có thể tin hay không tin mà chẳng ai cho tôi là mát, là dị.
Còn khi vừa truyền phép xong, tấm bánh sáng láng lạ lùng và cứ sáng mãi bao lâu Chúa còn hiện diện thì tôi chỉ còn một con đường không có chọn lựa nào khác, là tin, là công nhận ; nếu không thiên hạ gọi tôi là khùng là mát… Chính vì để khỏi xâm phạm đến tự do của các tông đồ mà Chúa đã hiển dung sáng láng rất ngắn.
Trong cuộc sống tại trần gian của Kitô hữu chúng ta, rất nhiều khi và rất rất nhiều người không hề gặp được một cuộc hiển dung nào của Chúa cả, cho dù là rất ngắn. Một chút của rất rất ngắn cũng không có !
Nhưng đừng có ganh tị. Bởi cuộc hiển dung xưa kia trên núi, Chúa Giêsu cũng chỉ mang theo ba vị: Phêrô, Giacôbê và Gioan. Chín vị khác và đông đảo đệ tử có thấy được loé sáng vinh quang nào của Chúa đâu. Mà họ vẫn tin theo Chúa. Mà ba vị đó khi xuống núi cũng bị cấm không tiết lộ cho chín tông đồ khác và các môn đệ ngơ ngác kia, nhưng họ vẫn tin.
Xin cho chúng ta cũng được như vậy, dù Chúa không hoặc chưa hiển dung với ta, nhưng ta vẫn tin Ngài là Chúa, như kinh Tin Kính ta sẽ tuyên xưng bây giờ đây.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Rất sáng và rất ngắn
Trong thánh lễ cưới, cô dâu thường mặc áo trắng, hoặc soirée trắng hoặc áo dài trắng với voile phủ đầu cũng trắng. Nhưng màu trắng đó khi gặp bóng chiều buông xuống – nếu lễ cưới vào buổi chiều. Hoặc như mấy nhà thờ quê, lễ cưới vào giấc 4:30 hay 5 giờ sáng, gọi là sáng, nhưng trời còn tối. Ngoài trời tối mà trong nhà thờ, đèn có sáng mấy cũng không đủ làm cho màu trắng áo cô dâu sáng lên được. Chỉ thỉnh thoảng khi ánh đèn flash của máy ảnh loé lên để ghi hình cô dâu chú rể, thì màu trắng của y phục cô dâu mới thật là trắng. Đèn flash bật lên rất sáng và cũng rất ngắn.
Cuộc hiển dung của Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay cũng rất sáng và cũng rất ngắn.
Sáng đến độ diện mạo Chúa biến đổi khác thường, còn áo Ngài mặc thì trắng tinh sáng láng (Marcô thì ghi rõ: không thợ giặt trần gian nào giặt trắng đến thế ! Chuyên viên tẩy rửa Omo, hay Tide+ cũng không làm trắng đến như thế. Bột giặt với mẩu quảng cáo yêu nhau cởi áo cho nhau trên TV hẳn cũng không cho màu áo trắng sáng được như áo Chúa trong cuộc hiển dung !).
Rất sáng, nhưng lại cũng rất ngắn.
Phêrô vui mừng tột độ, nhưng nói chưa hết câu “làm 3 lều”, thì đã thấy chỉ còn mình Chúa Giêsu, bình thường, chẳng sáng là mấy... Cuộc hiển dungcủa Chúa rất sáng và rất ngắn. Tai sao ?
Tại sao Vinh quang của Chúa lại xuất hiện rất sáng, nhưng cũng rất ngắn như một tia chớp mau qua như thế ?
Thưa đó là qui luật muôn đời của đức tin.
Vinh quang Thiên Chúa bao giờ cũng chỉ được ban cho ta trong một chớp sáng mau qua vào những lúc ta cần được an ủi nhất: vừa sáng đủ để củng cố đức tin của ta mà cũng vừa ngắn đủ để khỏi xâm phạm tự do của ta. Ta tìm hiểu thêm về sáng và ngắn.
1. Rất sáng :
Các nhà giảng thuyết cũng như các nhà giải thích Kinh Thánh đều đồng ý với nhau về ý nghĩa bối cảnh của cuộc hiển dunghiển dung. Đó là sau khi tiên báo mình sẽ chịu đau khổ, chịu chết tại Giêrusalem, những môn đệ theo Chúa buồn bã rồi nghi ngờ về người Thầy mà mình đang theo. Ông Giêsu này là ai, mà tương lai ông đen tối như thế: nào là đau khổ, nào là chết trên thập giá. Ông lại còn nói ai theo ông cũng phải vác thập giá : cả một bầu trời u ám. Giữa lúc ấy thì Chúa hiển dungvinh quang sáng láng, trước khi Ngài hai lần nữa loan báo về khổ đau và cái chết của Ngài: lần 2, lần 3 (thêm : bị nộp, bị khạc nhổ, xỉ vả, đánh đập).
Các nhà canh tân Phụng vụ cũng muốn đồng ý với lối giải thích trên, nên trong Mùa Chay, mùa sám hối đền tội, mùa trời giăng màu tím, ngay sau lễ tro rồi Chúa Nhật I Mùa Chay bị cám dỗ, trước khi đến CN 3, 4, 5 thì chen nằm vào ngay giữa một ngày tường thuật cuộc hiển dung của Chúa : hôm nay Chúa Nhật II, năm A hay B hay C đều là hiển dung sáng láng.
Vậy giữa mùa chay dài 40 ngày mang tính buồn rầu than khóc, sẽ có một Chúa Nhật nói đến sự hiển dung vinh quang. Và Phụng vụ muốn mô phỏng 2000 năm về trước, giữa bầu khí u buồn và nghi hoặc nơi các tông đồ, Chúa đã hiển dung sáng láng ..
Cuộc hiển dungnày phải thật sáng thì mới chiếu đủ ánh sáng vào không gian (bầu khí) ảm đạm u buồn khá đậm nơi các đồ đệ của Đức Giêsu. Và cũng phải thật sáng thì mới ảnh hưởng đến thời gian còn rất lâu mới tới một cuộc hiển dungkhác là sự phục sinh của Ngài.
Giống như đèn flash phải thật sáng để chiếu vào không gian đen tối hầu lưu ảnh cho thời gian dài lâu, thì cuộc hiển dung phải rất sáng để đủ chiếu soi không gian u buồn rất lớn và thời gian nghi hoặc rất dài. Cuộc hiển dung rất sáng để phá tan được ảm đạm và nghi ngờ nơi các Tông đồ, giúp củng cố niềm tin của các ông vào người Thầy mà mình đang đi theo. Nhưng cuộc hiển dung rất sáng đó, cũng diễn ra rất ngắn.
2. Rất ngắn. Tại sao lại rất ngắn
Thưa là để khỏi xâm phạm đến tự do của các Tông đồ. Tự do đi theo Ngài và tin Ngài cách tự do. Giả sử Đức Giêsu cứ xuất hiện dưới dạng uy nghi sáng láng, thì tin vào Ngài là dễ dàng, là đương nhiên. Triết lý gọi là bó buộc, không tự do tin hay không tin tùy ý nữa. Và nếu Ngài cứ uy nghi sáng láng mãi thì đi theo Ngài cũng là bó buộc đương nhiên, nhất là khi Ngài hứa ai theo Ngài sẽ nên giống như Ngài. (Đèn flash mà cứ sáng hoài, ta cũng mất tự do, không dám co tay duỗi chân đập con muỗi !).
Trong cuộc sống thử thách ở trần gian này, Thiên Chúa vẫn cứ muốn là Thiên Chúa mai ẩn, giấu mình đối với những kẻ tin vào Ngài. Ngài muốn họ tự do. Tự do tin Ngài, theo Ngài, yêu mến Ngài. Khi cần, khi rất cần, để an ủi khích lệ những kẻ tin Ngài, Thiên Chúa mới tỏ vinh quang. Nhưng cũng như tia chớp, trong chốc lát. Rất rất ngắn. Vừa đủ sáng để củng cố đức tin ta vừa ngắn ngủi để khỏi xâm phạm đến tự do của ta.
Một hôm có người đến báo cho vua Louis IX (nước Pháp) là hãy đến ngay xem phép lạ tại nhà thờ kia : vị linh mục đọc lời truyền phép xong, thì chính Chúa Giêsu hiện nguyên hình trên tấm bánh. Tấm bánh sáng láng lạ thường. Vua Louis đáp lại: Ta không cần đến, vì ta vẫn tin như thế. Không phải vì thấy được ngời sáng mà ta tin hơn đâu. Những ai yếu tin, nghi ngờ thì cứ đến mà xem.
Không thấy sáng, không sờ được mà vẫn tin, cái tin đó mới tự do. Cái tin đó mới là Đức. Đức tin. Phúc cho ai không thấy mà tin. Chỉ cần nghe mà tin mới là phúc, mới là tự do. Tôi nghe nói, tôi nghe dạy : Chúa ngự thật trong hình bánh. Tôi tin. Tin “chất lượng” nhất vì có tự do, tức là tôi có thể tin hay không tin mà chẳng ai cho tôi là mát, là dị.
Còn khi vừa truyền phép xong, tấm bánh sáng láng lạ lùng và cứ sáng mãi bao lâu Chúa còn hiện diện thì tôi chỉ còn một con đường không có chọn lựa nào khác, là tin, là công nhận ; nếu không thiên hạ gọi tôi là khùng là mát… Chính vì để khỏi xâm phạm đến tự do của các tông đồ mà Chúa đã hiển dung sáng láng rất ngắn.
Trong cuộc sống tại trần gian của Kitô hữu chúng ta, rất nhiều khi và rất rất nhiều người không hề gặp được một cuộc hiển dung nào của Chúa cả, cho dù là rất ngắn. Một chút của rất rất ngắn cũng không có !
Nhưng đừng có ganh tị. Bởi cuộc hiển dung xưa kia trên núi, Chúa Giêsu cũng chỉ mang theo ba vị: Phêrô, Giacôbê và Gioan. Chín vị khác và đông đảo đệ tử có thấy được loé sáng vinh quang nào của Chúa đâu. Mà họ vẫn tin theo Chúa. Mà ba vị đó khi xuống núi cũng bị cấm không tiết lộ cho chín tông đồ khác và các môn đệ ngơ ngác kia, nhưng họ vẫn tin.
Xin cho chúng ta cũng được như vậy, dù Chúa không hoặc chưa hiển dung với ta, nhưng ta vẫn tin Ngài là Chúa, như kinh Tin Kính ta sẽ tuyên xưng bây giờ đây.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Chúa Nhật II mùa chay : Chúng ta không thể đứng bên lề
Lm. Giuse Trường Đình Hiền
10:04 11/03/2017
CHÚNG TA KHÔNG THỂ ĐỨNG BÊN LỀ
(Chúa Nhật II MÙA CHAY NĂM A 2017)
Ngay từ buổi đầu sáng tạo, cái gì cũng đẹp, cái gì cũng sang. Con người sáng ngời ảnh hình của Thiên Chúa và vũ trụ là một “vườn địa đàng” xinh tươi với bốn mùa rạng rỡ. Nhưng ác thần đã len lỏi phá đám khi lợi dụng cái tự do, một đặc ân tuyệt hảo Chúa trao tặng cho con người, để gieo hạt mầm sự tội, sự ác. Và sau đó, khuôn mặt mỹ miều của nhân loại đã biến dạng, nhường chỗ cho một thân phận loài người “dơ dáng dị hình” đến đổi phải “bứt lá che thân” và “lũi trốn” nơi bụi bờ hang hốc…
Tội lỗi không chỉ làm biến dạng bên ngoài hình hài thể lý con người với “sinh lão bệnh tử”, với bao nổi vất vả nhọc nhằn hằn sâu trên gương mặt, với những thân xác tứ chi gớm ghê, dị hình của muôn thứ bệnh nan y như lao, phong, cùi hũi…, mà tội lỗi còn làm “biến dạng khuôn mặt” tâm hồn của nhân loại, khi ,
- thay vì nhân ái, yêu thương lại chỉ còn hận thù ghen ghét,
- thay vì quảng đại, vị tha chỉ còn hẹp hòi ích kỷ
- thay vì trong sạch, khiết trinh chỉ còn nhớp nhơ dục vọng
- thay vì công bằng liêm khiết chỉ còn xảo trá bất công
- thay vì hiệp thông liên đới chỉ còn chia rẽ phân ly…
Như vậy, tiếng gọi “hoán cải của Mùa Chay” chưa bao giờ vô ích hay không hợp thời ; bởi chưng, có ai dám tự hào xác nhận rằng : khuôn mặt tâm hồn của chính mình chưa bao giờ méo mó, trầy trụa, thương tích…cần phải được “makeup”, phải được biến đổi !
Lời Chúa qua những trang đầu Thánh Kinh đã nhận định như thế về thân phận con người. Và cũng từ đó, Lời Chúa lại từng bước hé mở một “chương trình huyền nhiệm” để Thiên Chúa “phục hồi gương mặt mỹ miều cho nhân loại, để Thiên Chúa biến đổi thân phận “dơ dáng dị hợm” kia trở thành kiệt tác.
Dấu mốc khởi đầu cho chương trình cứu độ đặc biệt nầy đó lại là “tiếng gọi lên đường của cụ tổ Abraham” mà chúng ta vừa nghe trong trích đoạn sách Sáng Thế nơi Bài Đọc 1.
Đặt tin tưởng chắc chắn vào Lời Chúa, Áp-ra-ham lập tức đáp trả và lên đường, cho dù phải rời bỏ quê cha đất tổ, họ hàng cha mẹ và dấn thân vào một cuộc mạo hiểm tiến tới một quê hương mịt mù vô định.
Chắc chắn, khi công bố sứ điệp nầy vào thời điểm khởi đầu Mùa Chay, Mẹ Hội Thánh muốn rằng : đây chính là thời gian của cố gắng từ bỏ những quyến luyến, ràng buộc tầm thường để “ra đi” theo tiếng gọi của Lời Chúa, “ra đi” khỏi cái tôi ích kỷ hẹp hòi để dấn thân trên con đường phục vụ quảng đại và yêu thương, ra đi theo tiếng gọi mời của Lời Chúa…
Và như thế, công cuộc cứu độ nhân loại, không phải là câu chuyện của quá khứ, của riêng Tổ phụ Abraham, mà là chính là câu chuyện của chính mỗi người chúng ta hôm nay, câu chuyện của cuộc hành trình Mùa Chay, của cuộc hoán cải, đổi đời, theo tiếng gọi của Lời Chúa.
Từ cuộc lên đường của cụ Tổ Abraham, Lời Chúa hôm nay lại dẫn chúng ta đi tới một lộ trình khác của một người con trong gia tộc ông mà các sứ ngôn đã bao đời tiên báo : cuộc lên núi và biến hình của vị sứ ngôn đến từ quê nghèo Na-da-rét.
Thật vậy, sau gần 3 năm rao giảng về một “Tin mừng Nước Chúa”, công bố “ngày cứu độ đã đến gần, cuộc phục hồi đã tới hồi hiện thực”, không chỉ bằng Lời mà bằng cả những “Dấu lạ” động trời : điếc được nghe, câm nói rõ, mù sáng, què nhảy nhót như nai, phung cùi lành sạch, chết thúi trong mồ đĩnh đạt bước đi, quỷ ám ma nhập được tự do thanh thản…và nhất là những con bệnh tinh thần với những “biến dạng méo mó từ bên trong” do một đời đi hoang tội lỗi, đã được phục hồi trong chiếc áo mới toanh của niềm vui trở về trong tình thương tha thứ…thì hôm nay, trên đĩnh núi cao, như một lần dứt khoát, như một câu kết luận cho hành trình cứu độ hay đích điểm của phương án phục hồi : Đức Kitô biến hình. Hình tượng Giêsu “con người của trái đất” đã phút chốc trở thành một Đấng Kitô vinh quang rạng rỡ, một “Con Người đến tự mây trời” (Đn 7,13).
Với Đức Kitô, Đấng là Thiên Chúa vinh quang hằng hữu, thì cuộc biến hình nầy chỉ là cuộc lột xác để trở về “nguyên trạng” của một Thiên Chúa Toàn Năng mà Ngài đã thuộc về ngay từ thuở đời đời như chính Ngài đã khẳng định : “Phần tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến, và chính Người đã sai tôi….Ông Abraham là cha các các ông đã hớn hở vui mừng vì hy vọng được thấy ngày của tôi. Ông đã thấy và đã mừng rỡ” (Ga 7,20 ; 8,56).
Nhưng với chúng ta, với Hội Thánh, đặc biệt, với các anh chị em Dự tòng sắp sửa đón nhận ơn tái sinh của nhiệm tích Thánh Tẩy, thì cuộc biến hình nầy lại là một đích điểm phải vươn tới, một niềm hy vọng tuyệt đối cho cuộc hành trình đức tin của mình. Bởi chưng, chúng ta tin Đức Kitô, theo Đức Kitô, chọn lựa Đức Kitô, nhất là chọn lựa con đường thập giá… đó không phải là một cuộc “vươn cao trống rỗng”, một cuộc “lên đường không mục tiêu” hay một “cuộc lột xác vô ích”, mà là một chọn lựa của niềm hy vọng và hạnh phúc vĩnh hằng, của vinh quang bất diệt, như lời kinh Tiền Tụng Hội Thánh hát lên trong chút nữa đây :
“Sau khi cho các môn đệ biết Người sẽ chịu chết, thì trên núi thánh, Người đã tỏ bày vinh quang của Người cho các ông. Nhờ lề luật và các ngôn sứ làm chúng, Người đã cho các môn đệ hiểu rằng phải trải qua đau khổ mới có thể đạt tới vinh quang phục sinh”.
Nếu Phêrô ngày xưa hạnh phúc ngất ngây vì gương mặt rạng ngời của Chúa Giêsu và sướng rơn trong cái cõi huyền diệu của giây phút Biến hình, đã phải chưng hửng khi trên đường xuống núi nghe Chúa tiên báo về cuộc khổ nạn tại Giêrusalem, thì hôm nay chắc cũng không ít người chỉ muốn đức tin chỉ là phục sinh mà không bao giờ đi qua thập giá. Nếu chuyện tình yêu của đời thường nhân loại không phải một sớm một chiều là có được hạnh phúc, thì tình yêu cứu độ của Thiên Chúa cũng phải được chắt chiu gầy dựng bằng cái giá của máu xương và nước mắt. Chính vì thế, mầu nhiệm Biến Hình không phải là lời mời “ở lại để dựng ba cái lều mà hưởng thụ”, nhưng là tiếng gọi lên đường dấn thân đi tới đỉnh đồi Can Vê để chiến thắng tội lỗi và sự chết. Biến Hình vì thế lại là một cuộc hành trình lột xác, như con sâu nhộng lột bỏ cái kén tù túng nhỏ hẹp giam hãm trong nô lệ tối tăm, để bứt phá bay lên làm một cánh bướm rực rỡ diễm lệ.
Để có một Hội Thánh bao la rộng khắp như hôm nay, đã có bao nhiêu “hạt lúa mì chứng nhân Tông đồ” mục nát với tủi nhục đọa đầy, với đầu rơi máu chảy.
Để có những người con thánh thiện vĩ đại như Augustinô, Têrêsa Hài Đồng, Anrê Phú yên, Pio X, Gioan Phaolô II…nhờ đã có những bà mẹ âm thầm hy sinh đạo đức như Monica, như Lui Martin, như Bà Anna…
Sống mầu nhiệm Biến hình hôm nay phải chăng đó chính là không ngừng mài dũa cuộc sống, đánh bóng trái tim, cọ rửa cuộc đời để hình bóng Đức Kitô, để gương mặt của Đức Kitô được tỏa rạng trên chính gương mặt của mình, cuộc sống của chính mình.
Sống mầu nhiệm Biến Hình đó chính là diển tả cuộc sống đức tin làm sao để người khác thấy được chân lý của Tin Mừng Đức Kitô, thấy gương mặt của Đức Kitô càng ngày càng đẹp hơn, đáng yêu hơn, thuyết phục hơn qua chính Thân thể của Ngài là Hội Thánh, qua chính các môn sinh của Ngài là chúng ta đây. Hơn lúc nào hết, thế giới hôm nay đang cần những địa chỉ “Tabo đời thường” để gương mặt của Đức Kitô sáng lên, để Đức Kitô thực sự biến hình trong hiện thực cuộc sống. Biến hình đó chính là phục sinh, chính là sự sống lại ; mà theo ĐTC Phanxicô trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, thì : “Sự sống lại của Đức Kitô không phải là một biến cố của quá khứ; nó chứa đựng một sức mạnh cốt thiết đã thấm nhuần thế giới nầy…Sức mạnh của sự sống lại là như thế, và tất cả những người loan báo Tin Mừng là những khí cụ của sức mạnh ấy” , và ngài đã gọi mời : “Chúng ta chớ bao giờ đứng bên lề cuộc diễn hành của niềm hy vọng sống động nầy” .
Vâng, “chúng ta không thể đứng bên lề” với 3 cái lều trên núi của thánh Phêrô, mà phải tất bật “xuống núi” để thực hiện lời mời gọi cao cả của Chúa Cha : “Các ngươi hãy vâng nghe Lời Người”. Amen.
(Chúa Nhật II MÙA CHAY NĂM A 2017)
Ngay từ buổi đầu sáng tạo, cái gì cũng đẹp, cái gì cũng sang. Con người sáng ngời ảnh hình của Thiên Chúa và vũ trụ là một “vườn địa đàng” xinh tươi với bốn mùa rạng rỡ. Nhưng ác thần đã len lỏi phá đám khi lợi dụng cái tự do, một đặc ân tuyệt hảo Chúa trao tặng cho con người, để gieo hạt mầm sự tội, sự ác. Và sau đó, khuôn mặt mỹ miều của nhân loại đã biến dạng, nhường chỗ cho một thân phận loài người “dơ dáng dị hình” đến đổi phải “bứt lá che thân” và “lũi trốn” nơi bụi bờ hang hốc…
Tội lỗi không chỉ làm biến dạng bên ngoài hình hài thể lý con người với “sinh lão bệnh tử”, với bao nổi vất vả nhọc nhằn hằn sâu trên gương mặt, với những thân xác tứ chi gớm ghê, dị hình của muôn thứ bệnh nan y như lao, phong, cùi hũi…, mà tội lỗi còn làm “biến dạng khuôn mặt” tâm hồn của nhân loại, khi ,
- thay vì nhân ái, yêu thương lại chỉ còn hận thù ghen ghét,
- thay vì quảng đại, vị tha chỉ còn hẹp hòi ích kỷ
- thay vì trong sạch, khiết trinh chỉ còn nhớp nhơ dục vọng
- thay vì công bằng liêm khiết chỉ còn xảo trá bất công
- thay vì hiệp thông liên đới chỉ còn chia rẽ phân ly…
Như vậy, tiếng gọi “hoán cải của Mùa Chay” chưa bao giờ vô ích hay không hợp thời ; bởi chưng, có ai dám tự hào xác nhận rằng : khuôn mặt tâm hồn của chính mình chưa bao giờ méo mó, trầy trụa, thương tích…cần phải được “makeup”, phải được biến đổi !
Lời Chúa qua những trang đầu Thánh Kinh đã nhận định như thế về thân phận con người. Và cũng từ đó, Lời Chúa lại từng bước hé mở một “chương trình huyền nhiệm” để Thiên Chúa “phục hồi gương mặt mỹ miều cho nhân loại, để Thiên Chúa biến đổi thân phận “dơ dáng dị hợm” kia trở thành kiệt tác.
Dấu mốc khởi đầu cho chương trình cứu độ đặc biệt nầy đó lại là “tiếng gọi lên đường của cụ tổ Abraham” mà chúng ta vừa nghe trong trích đoạn sách Sáng Thế nơi Bài Đọc 1.
Đặt tin tưởng chắc chắn vào Lời Chúa, Áp-ra-ham lập tức đáp trả và lên đường, cho dù phải rời bỏ quê cha đất tổ, họ hàng cha mẹ và dấn thân vào một cuộc mạo hiểm tiến tới một quê hương mịt mù vô định.
Chắc chắn, khi công bố sứ điệp nầy vào thời điểm khởi đầu Mùa Chay, Mẹ Hội Thánh muốn rằng : đây chính là thời gian của cố gắng từ bỏ những quyến luyến, ràng buộc tầm thường để “ra đi” theo tiếng gọi của Lời Chúa, “ra đi” khỏi cái tôi ích kỷ hẹp hòi để dấn thân trên con đường phục vụ quảng đại và yêu thương, ra đi theo tiếng gọi mời của Lời Chúa…
Và như thế, công cuộc cứu độ nhân loại, không phải là câu chuyện của quá khứ, của riêng Tổ phụ Abraham, mà là chính là câu chuyện của chính mỗi người chúng ta hôm nay, câu chuyện của cuộc hành trình Mùa Chay, của cuộc hoán cải, đổi đời, theo tiếng gọi của Lời Chúa.
Từ cuộc lên đường của cụ Tổ Abraham, Lời Chúa hôm nay lại dẫn chúng ta đi tới một lộ trình khác của một người con trong gia tộc ông mà các sứ ngôn đã bao đời tiên báo : cuộc lên núi và biến hình của vị sứ ngôn đến từ quê nghèo Na-da-rét.
Thật vậy, sau gần 3 năm rao giảng về một “Tin mừng Nước Chúa”, công bố “ngày cứu độ đã đến gần, cuộc phục hồi đã tới hồi hiện thực”, không chỉ bằng Lời mà bằng cả những “Dấu lạ” động trời : điếc được nghe, câm nói rõ, mù sáng, què nhảy nhót như nai, phung cùi lành sạch, chết thúi trong mồ đĩnh đạt bước đi, quỷ ám ma nhập được tự do thanh thản…và nhất là những con bệnh tinh thần với những “biến dạng méo mó từ bên trong” do một đời đi hoang tội lỗi, đã được phục hồi trong chiếc áo mới toanh của niềm vui trở về trong tình thương tha thứ…thì hôm nay, trên đĩnh núi cao, như một lần dứt khoát, như một câu kết luận cho hành trình cứu độ hay đích điểm của phương án phục hồi : Đức Kitô biến hình. Hình tượng Giêsu “con người của trái đất” đã phút chốc trở thành một Đấng Kitô vinh quang rạng rỡ, một “Con Người đến tự mây trời” (Đn 7,13).
Với Đức Kitô, Đấng là Thiên Chúa vinh quang hằng hữu, thì cuộc biến hình nầy chỉ là cuộc lột xác để trở về “nguyên trạng” của một Thiên Chúa Toàn Năng mà Ngài đã thuộc về ngay từ thuở đời đời như chính Ngài đã khẳng định : “Phần tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến, và chính Người đã sai tôi….Ông Abraham là cha các các ông đã hớn hở vui mừng vì hy vọng được thấy ngày của tôi. Ông đã thấy và đã mừng rỡ” (Ga 7,20 ; 8,56).
Nhưng với chúng ta, với Hội Thánh, đặc biệt, với các anh chị em Dự tòng sắp sửa đón nhận ơn tái sinh của nhiệm tích Thánh Tẩy, thì cuộc biến hình nầy lại là một đích điểm phải vươn tới, một niềm hy vọng tuyệt đối cho cuộc hành trình đức tin của mình. Bởi chưng, chúng ta tin Đức Kitô, theo Đức Kitô, chọn lựa Đức Kitô, nhất là chọn lựa con đường thập giá… đó không phải là một cuộc “vươn cao trống rỗng”, một cuộc “lên đường không mục tiêu” hay một “cuộc lột xác vô ích”, mà là một chọn lựa của niềm hy vọng và hạnh phúc vĩnh hằng, của vinh quang bất diệt, như lời kinh Tiền Tụng Hội Thánh hát lên trong chút nữa đây :
“Sau khi cho các môn đệ biết Người sẽ chịu chết, thì trên núi thánh, Người đã tỏ bày vinh quang của Người cho các ông. Nhờ lề luật và các ngôn sứ làm chúng, Người đã cho các môn đệ hiểu rằng phải trải qua đau khổ mới có thể đạt tới vinh quang phục sinh”.
Nếu Phêrô ngày xưa hạnh phúc ngất ngây vì gương mặt rạng ngời của Chúa Giêsu và sướng rơn trong cái cõi huyền diệu của giây phút Biến hình, đã phải chưng hửng khi trên đường xuống núi nghe Chúa tiên báo về cuộc khổ nạn tại Giêrusalem, thì hôm nay chắc cũng không ít người chỉ muốn đức tin chỉ là phục sinh mà không bao giờ đi qua thập giá. Nếu chuyện tình yêu của đời thường nhân loại không phải một sớm một chiều là có được hạnh phúc, thì tình yêu cứu độ của Thiên Chúa cũng phải được chắt chiu gầy dựng bằng cái giá của máu xương và nước mắt. Chính vì thế, mầu nhiệm Biến Hình không phải là lời mời “ở lại để dựng ba cái lều mà hưởng thụ”, nhưng là tiếng gọi lên đường dấn thân đi tới đỉnh đồi Can Vê để chiến thắng tội lỗi và sự chết. Biến Hình vì thế lại là một cuộc hành trình lột xác, như con sâu nhộng lột bỏ cái kén tù túng nhỏ hẹp giam hãm trong nô lệ tối tăm, để bứt phá bay lên làm một cánh bướm rực rỡ diễm lệ.
Để có một Hội Thánh bao la rộng khắp như hôm nay, đã có bao nhiêu “hạt lúa mì chứng nhân Tông đồ” mục nát với tủi nhục đọa đầy, với đầu rơi máu chảy.
Để có những người con thánh thiện vĩ đại như Augustinô, Têrêsa Hài Đồng, Anrê Phú yên, Pio X, Gioan Phaolô II…nhờ đã có những bà mẹ âm thầm hy sinh đạo đức như Monica, như Lui Martin, như Bà Anna…
Sống mầu nhiệm Biến hình hôm nay phải chăng đó chính là không ngừng mài dũa cuộc sống, đánh bóng trái tim, cọ rửa cuộc đời để hình bóng Đức Kitô, để gương mặt của Đức Kitô được tỏa rạng trên chính gương mặt của mình, cuộc sống của chính mình.
Sống mầu nhiệm Biến Hình đó chính là diển tả cuộc sống đức tin làm sao để người khác thấy được chân lý của Tin Mừng Đức Kitô, thấy gương mặt của Đức Kitô càng ngày càng đẹp hơn, đáng yêu hơn, thuyết phục hơn qua chính Thân thể của Ngài là Hội Thánh, qua chính các môn sinh của Ngài là chúng ta đây. Hơn lúc nào hết, thế giới hôm nay đang cần những địa chỉ “Tabo đời thường” để gương mặt của Đức Kitô sáng lên, để Đức Kitô thực sự biến hình trong hiện thực cuộc sống. Biến hình đó chính là phục sinh, chính là sự sống lại ; mà theo ĐTC Phanxicô trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, thì : “Sự sống lại của Đức Kitô không phải là một biến cố của quá khứ; nó chứa đựng một sức mạnh cốt thiết đã thấm nhuần thế giới nầy…Sức mạnh của sự sống lại là như thế, và tất cả những người loan báo Tin Mừng là những khí cụ của sức mạnh ấy” , và ngài đã gọi mời : “Chúng ta chớ bao giờ đứng bên lề cuộc diễn hành của niềm hy vọng sống động nầy” .
Vâng, “chúng ta không thể đứng bên lề” với 3 cái lều trên núi của thánh Phêrô, mà phải tất bật “xuống núi” để thực hiện lời mời gọi cao cả của Chúa Cha : “Các ngươi hãy vâng nghe Lời Người”. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kết quả nghiên cứu mới: tỷ lệ ly dị tăng nơi người già, giảm nơi người trẻ
Vũ Văn An
21:03 11/03/2017
Theo tin của hãng CNA/EWTN ngày 10 tháng Ba, Trung Tâm Nghiên Cứu Pew vừa công bố: tỷ lệ ly dị đã tăng gấp đôi nơi những người Hoa Kỳ trên 50 tuổi và tăng gấp ba nơi những người trên 65 tuổi.
Trung Tâm trên cho rằng “Vào thời điểm ly dị trở nên ít thông thường hơn nơi những người trưởng thành ít tuổi hơn, thì điều gọi là ‘ly dị hoa râm’ lại đang gia tăng”.
Năm 2015, tỷ lệ ly dị nơi những người kết hôn trên 50 tuổi là 10 trên 1,000 người, tăng từ 5 trên 1,000 người vào năm 1990. Nơi những người 65 tuổi hay già hơn, tỷ lệ này tăng gấp ba lần lên 6 trên 1,000 người.
Pew nói rằng tỷ lệ ly dị nơi những người 50 tuổi và già hơn một phần liên hệ tới việc già đi của thế hệ Baby Boomer (nhiều trẻ sơ sinh), tức nhóm người thuộc cỡ tuổi 51-60 vào năm 2015. Lúc còn trẻ, thế hệ này có tỷ lệ ly dị cao chưa từng thấy. Các cuộc tái hôn có khuynh hướng kém bền vững hơn các cuộc hôn nhân lần đầu: những người ly dị rồi tái hôn có tỷ lệ ly dị hai lần cao hơn những người kết hôn một lần. Trong số các vụ ly dị của những người 50 tuổi hay già hơn, 48% là của những người đang sống trong cuộc hôn nhân thứ hai hay thứ ba, thứ tư.
Nguy cơ ly dị cũng cao hơn nơi những người chỉ kết hôn với nhau trong một thời gian ngắn. Đồng thời Trung Tâm Pew cũng cho rằng có một mẫu số chung đáng kể nơi những người ly dị 50 tuổi hay già hơn. Vào khoảng 34% những người ly dị sau 50 tuổi đã kết hôn ít nhất 30 năm, và 12% đã kết hôn trên 40 tuổi. Nhiều người trong số những người ly dị này nêu lý do không được thỏa mãn trong cuộc hôn nhân và muốn tìm cơ hội theo đuổi các sở thích và sự độc lập riêng của mình về cuối đời.
Những người ly dị trọng tuổi hơn, nhất là các bà, phải đối diện với nhiều bất ổn tài chánh hơn những người lớn kết hôn và góa bụa.
Trong số những người ít tuổi hơn, tỷ lệ ly dị cũng hơi gia tăng đối với lớp người cỡ tuổi 40-49.
Tỷ lệ ly dị giảm 21% nơi những người hạn tuổi 25-39, từ 30 trên 1,000 người xuống 24 trên 1,000 người từ năm 1990 tới năm 2015. Theo Pew, việc giảm này một phần được gán cho hiện tượng thế hệ trẻ hơn hoãn việc kết hôn. Nó cũng được gán cho hiện tượng các người có trình độ cao đẳng chắc chắn sẽ kết hôn nhiều hơn và ít có khuynh hướng ly dị hơn.
Trung Tâm trên cho rằng “Vào thời điểm ly dị trở nên ít thông thường hơn nơi những người trưởng thành ít tuổi hơn, thì điều gọi là ‘ly dị hoa râm’ lại đang gia tăng”.
Năm 2015, tỷ lệ ly dị nơi những người kết hôn trên 50 tuổi là 10 trên 1,000 người, tăng từ 5 trên 1,000 người vào năm 1990. Nơi những người 65 tuổi hay già hơn, tỷ lệ này tăng gấp ba lần lên 6 trên 1,000 người.
Pew nói rằng tỷ lệ ly dị nơi những người 50 tuổi và già hơn một phần liên hệ tới việc già đi của thế hệ Baby Boomer (nhiều trẻ sơ sinh), tức nhóm người thuộc cỡ tuổi 51-60 vào năm 2015. Lúc còn trẻ, thế hệ này có tỷ lệ ly dị cao chưa từng thấy. Các cuộc tái hôn có khuynh hướng kém bền vững hơn các cuộc hôn nhân lần đầu: những người ly dị rồi tái hôn có tỷ lệ ly dị hai lần cao hơn những người kết hôn một lần. Trong số các vụ ly dị của những người 50 tuổi hay già hơn, 48% là của những người đang sống trong cuộc hôn nhân thứ hai hay thứ ba, thứ tư.
Nguy cơ ly dị cũng cao hơn nơi những người chỉ kết hôn với nhau trong một thời gian ngắn. Đồng thời Trung Tâm Pew cũng cho rằng có một mẫu số chung đáng kể nơi những người ly dị 50 tuổi hay già hơn. Vào khoảng 34% những người ly dị sau 50 tuổi đã kết hôn ít nhất 30 năm, và 12% đã kết hôn trên 40 tuổi. Nhiều người trong số những người ly dị này nêu lý do không được thỏa mãn trong cuộc hôn nhân và muốn tìm cơ hội theo đuổi các sở thích và sự độc lập riêng của mình về cuối đời.
Những người ly dị trọng tuổi hơn, nhất là các bà, phải đối diện với nhiều bất ổn tài chánh hơn những người lớn kết hôn và góa bụa.
Trong số những người ít tuổi hơn, tỷ lệ ly dị cũng hơi gia tăng đối với lớp người cỡ tuổi 40-49.
Tỷ lệ ly dị giảm 21% nơi những người hạn tuổi 25-39, từ 30 trên 1,000 người xuống 24 trên 1,000 người từ năm 1990 tới năm 2015. Theo Pew, việc giảm này một phần được gán cho hiện tượng thế hệ trẻ hơn hoãn việc kết hôn. Nó cũng được gán cho hiện tượng các người có trình độ cao đẳng chắc chắn sẽ kết hôn nhiều hơn và ít có khuynh hướng ly dị hơn.
Trả thù Giáo hội, chính quyền Duterte cuả Philippines tìm cách đánh thuế các trường Công Giáo.
Xavier Nguyễn Đông
22:40 11/03/2017
Manila (AsiaNews 03/11/2017)- Các giám mục Philippines đã lên tiếng phản đối kế hoạch đánh thuế các trường Công Giáo cuả chính quyền Duterte.
Chủ tịch Hạ Viện Pantaleon Alvarez, người từng mô tả các giám mục là một đám "giối trá", tuyên bố ngày hôm nay là các trường thuộc sở hữu cuả Giáo Hội nên bị đánh thuế để cải thiện số thu của chính phủ.
Tại buổi điều trần về dự luật cải cách thuế khoá, ông kêu gọi cần duyệt lại chính sách thuế của chính phủ, tuyên bố rằng có một số trường học chí nhằm phục vụ cho các học sinh cuả các gia đình giàu có.
Phản ứng nhanh chóng với lời tuyên bố trên cuả Alvarez, giám mục Pablo David của Kalookan nói rằng Giáo Hội đáng lẽ không phải lo về việc trường học nếu chính phủ đã có thể cung cấp đầy đủ một nền giáo dục có chất lượng, đặc biệt là ở cấp tiểu học và trung học.
"Thực tế là chính phủ đã không làm được," Đức Cha David nói. "Chúng tôi luôn luôn nghĩ rằng chúng tôi đã đem lại một ân huệ cho chính phủ bằng cách cung cấp một nền giáo dục có chất lượng ớ bất cứ nơi nào mà nhà nước không thể làm được."
Sự thất bại cuả chính phủ, vị̣ GM lưu ý, có thể nhìn thấy được qua những trường công lập chật chội cũng như qua sự tồn đọng các công việc xây dựng lớp học mới và qua tình trạng thiếu hụt giáo viên.
Quan điểm của đức giám mục là, chính phủ vẫn chưa có đủ nguồn lực để cung cấp một nền giáo dục 'tươm tất' cho người dân.
"Chúng tôi thậm chí không dùng công quỹ cuả chính phủ để điều hành các trường học của chúng tôi," ĐGM giải thích. "Phải chăng họ nên coi chúng tôi như là các đối tác và đồng minh thay vì là kẻ thù?" ngài hỏi.
Đối với nhiều nhà phân tích chính trị, thì kế hoạch đánh thuế này chỉ là một hành động trả đũa cuả chính quyền đối với các giám mục.
Trong nhiều tháng qua, Giáo hội đã lên tiếng chống đối Duterte vì những chiến dịch chống ma túy gây ra nhiều vụ giết người trái phép và mới đây lại lên tiếng mạnh mẽ chống lại dự luật tái lập án tử hình.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ giỗ LM. Phanxico Xavier Trương Bửu Diệp tại Melbourne năm thứ 17
Trần Văn Minh
05:32 11/03/2017
Melbourne, lúc 2 giờ chiều Thứ Bảy Ngày 11/3/2017. Tại Nhà thờ Our Lady 46 Ballarat Rd. Hội Bác ái Cha Trương Bửu Diệp đã tổ chức dâng Thánh lễ đồng tế tạ ơn và giỗ nhân ngày mất năm thứ 71 của Cha Phanxico Xavier Trương Bửu Diệp và cũng là lần giỗ năm thứ 17 của hội.
Mời xem hình
Thánh lễ đồng tế trọng thể do quý Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Tuyên úy chủ tế cùng quý cha Peter Hoàng Kim Huy Chánh xứ Đức Bà Phương Nam Tuyên úy, và cha Phillip Lê Văn Sơn Chánh xứ Monica đồng tế. Ca đoàn Nữ Vương của Giáo xứ Our Lady đã đồng hành cùng hội trong suốt 17 năm qua, hôm nay cũng tiếp tục đồng hành dâng lời ca tiếng hát thật sốt sắng để cùng cộng đoàn hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn thêm long trọng.
Với thời tiết thật đẹp, tấm bảng “Mừng lễ giỗ Cha Trương Bửu Diệp lần thứ 71.” Được căng trước mặt tiền nhà thờ, giáo dân đủ mọi thành phần từ nam phụ, lão ấu, các cụ già đẩy xe lăn cũng đều có mặt. Đặc biệt, có rất nhiều giáo dân thuộc sắc tộc chính mạch người Úc về hiệp dâng Thánh lễ, và hơn thế nữa, họ cũng tham gia vào ban tổ chức. Đại diện ban tổ chức mặc áo tấc xanh quan viên rước đoàn đồng tế lên bàn Thánh dâng lễ. Số giáo dân từ khắp mọi vùng trong Tổng giáo phận về tham dự rất đông, nên ngôi Thánh đường to lớn đã không còn một ghế trống và một số đông phải đứng theo các lối đi, và cả bên ngoài cửa nhà thờ.
Trong phần chia sẻ lời Chúa, Linh mục Hoàng Kim Huy đã nói về đời sống theo chân Chúa Giêsu của Cha Phanxico Xavier Trương Bửu Diệp. Một đời sống công chính, sống đẹp lòng Thiên Chúa, sống theo Thấy Chí Thánh Giê Su, sống vì đoàn chiên, sống che chở và hy sinh cho đoàn chiên, và cái chết của Ngài cũng giống như sự chết của Chúa Giê Su. Vì có đời sống công chính, tốt lành như thế, nên ngày nay, Cha Trương Bửu Diệp đã được Thiên Chúa ban cho ơn cầu bầu cùng Chúa cho mọi người, Ngài như là máng thông ơn của Thiên Chúa đến với mọi người.
Linh mục đã kể một câu chuyện rất ý nghĩa về một bụi tre mà ông chủ vườn rất thích, nhưng vì đời sống của các cây khác mà bụi tre bị hy sinh đốn bỏ. Bụi tre đã xin với chủ mình là khi đốn bụi tre đi, thì cho bụi tre được chẻ thân mình ra làm đôi, và ông chủ dùng thân tre chuyển nước về tưới cho những cây bông trong vườn cho tươi tốt hơn, đẹp đẽ hơn. Câu chuyện đã rất hợp với đời sống của Cha Trương Bửu Diệp. Ngài đã hy sinh chịu chết thay cho đoàn chiên, và thân xác của Ngài cũng trở thành những máng thông chuyển ơn Chúa đến với mọi người, và không ít những anh chị em có mặt nơi đây đã được hưởng những ân huệ đó.
Sau lời cám ơn của bà Đỗ Thị Nhơn đại diện hội gửi đến quý cha và cộng đoàn, hội bác ái cũng báo cáo về tình hình tài chánh của hội với phần thu chi trong niên khóa 2016 rõ ràng. Linh mục chủ tế đã công bố rõ ràng đây là hội Bác ái chính thức mang tên Cha Trương Bửu Diệp, được hội liên tục tổ chức giỗ trong suốt 17 năm qua, và tại ngôi thánh đường này và chỉ tại ngôi thánh đường này. Hội sẽ chính thức là một thành viên của Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne, hội sẽ sinh hoạt cùng cộng đồng.
Linh mục chủ tế làm phép các ảnh mà hội sẽ tặng lại cho mọi người để mang về gia đình để xin ơn Cha cầu bầu cùng Chúa cho gia đình. Thánh lễ kết thúc, mọi người lên viếng trước tượng cha đặt trước bục giảng. Sau cùng, mọi người được mời qua bên hội trường nhà xứ dùng tiệc và xem văn nghệ cùng chương trình sổ xố gây quỹ bác ái cho hội. Sân khấu với âm thanh ánh sáng được chuẩn bị đầy đủ giúp cho buổi văn nghệ thêm phần đặc sắc vui tươi kết thúc lễ giỗ năm thứ 17 của hội bác ái Cha Trương Bửu Diệp.
Mời xem hình
Thánh lễ đồng tế trọng thể do quý Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Tuyên úy chủ tế cùng quý cha Peter Hoàng Kim Huy Chánh xứ Đức Bà Phương Nam Tuyên úy, và cha Phillip Lê Văn Sơn Chánh xứ Monica đồng tế. Ca đoàn Nữ Vương của Giáo xứ Our Lady đã đồng hành cùng hội trong suốt 17 năm qua, hôm nay cũng tiếp tục đồng hành dâng lời ca tiếng hát thật sốt sắng để cùng cộng đoàn hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn thêm long trọng.
Với thời tiết thật đẹp, tấm bảng “Mừng lễ giỗ Cha Trương Bửu Diệp lần thứ 71.” Được căng trước mặt tiền nhà thờ, giáo dân đủ mọi thành phần từ nam phụ, lão ấu, các cụ già đẩy xe lăn cũng đều có mặt. Đặc biệt, có rất nhiều giáo dân thuộc sắc tộc chính mạch người Úc về hiệp dâng Thánh lễ, và hơn thế nữa, họ cũng tham gia vào ban tổ chức. Đại diện ban tổ chức mặc áo tấc xanh quan viên rước đoàn đồng tế lên bàn Thánh dâng lễ. Số giáo dân từ khắp mọi vùng trong Tổng giáo phận về tham dự rất đông, nên ngôi Thánh đường to lớn đã không còn một ghế trống và một số đông phải đứng theo các lối đi, và cả bên ngoài cửa nhà thờ.
Trong phần chia sẻ lời Chúa, Linh mục Hoàng Kim Huy đã nói về đời sống theo chân Chúa Giêsu của Cha Phanxico Xavier Trương Bửu Diệp. Một đời sống công chính, sống đẹp lòng Thiên Chúa, sống theo Thấy Chí Thánh Giê Su, sống vì đoàn chiên, sống che chở và hy sinh cho đoàn chiên, và cái chết của Ngài cũng giống như sự chết của Chúa Giê Su. Vì có đời sống công chính, tốt lành như thế, nên ngày nay, Cha Trương Bửu Diệp đã được Thiên Chúa ban cho ơn cầu bầu cùng Chúa cho mọi người, Ngài như là máng thông ơn của Thiên Chúa đến với mọi người.
Linh mục đã kể một câu chuyện rất ý nghĩa về một bụi tre mà ông chủ vườn rất thích, nhưng vì đời sống của các cây khác mà bụi tre bị hy sinh đốn bỏ. Bụi tre đã xin với chủ mình là khi đốn bụi tre đi, thì cho bụi tre được chẻ thân mình ra làm đôi, và ông chủ dùng thân tre chuyển nước về tưới cho những cây bông trong vườn cho tươi tốt hơn, đẹp đẽ hơn. Câu chuyện đã rất hợp với đời sống của Cha Trương Bửu Diệp. Ngài đã hy sinh chịu chết thay cho đoàn chiên, và thân xác của Ngài cũng trở thành những máng thông chuyển ơn Chúa đến với mọi người, và không ít những anh chị em có mặt nơi đây đã được hưởng những ân huệ đó.
Sau lời cám ơn của bà Đỗ Thị Nhơn đại diện hội gửi đến quý cha và cộng đoàn, hội bác ái cũng báo cáo về tình hình tài chánh của hội với phần thu chi trong niên khóa 2016 rõ ràng. Linh mục chủ tế đã công bố rõ ràng đây là hội Bác ái chính thức mang tên Cha Trương Bửu Diệp, được hội liên tục tổ chức giỗ trong suốt 17 năm qua, và tại ngôi thánh đường này và chỉ tại ngôi thánh đường này. Hội sẽ chính thức là một thành viên của Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne, hội sẽ sinh hoạt cùng cộng đồng.
Linh mục chủ tế làm phép các ảnh mà hội sẽ tặng lại cho mọi người để mang về gia đình để xin ơn Cha cầu bầu cùng Chúa cho gia đình. Thánh lễ kết thúc, mọi người lên viếng trước tượng cha đặt trước bục giảng. Sau cùng, mọi người được mời qua bên hội trường nhà xứ dùng tiệc và xem văn nghệ cùng chương trình sổ xố gây quỹ bác ái cho hội. Sân khấu với âm thanh ánh sáng được chuẩn bị đầy đủ giúp cho buổi văn nghệ thêm phần đặc sắc vui tươi kết thúc lễ giỗ năm thứ 17 của hội bác ái Cha Trương Bửu Diệp.
Thánh Lễ giỗ Cha Fx. Trương Bửu Diệp tại Adelaide - Nam Úc
Truyền Thông Vietcatholic Adelaide
15:22 11/03/2017
Trong niềm hân hoan của Giáo Dân và Đồng Hương người Việt tại Nam Úc, lúc 6:30 chiều thứ Năm, ngày 09/3/17, Thánh Lễ Giỗ lần thứ 71 của Cha Phanxicô Xavier Trương Bửu Diệp, được cử hành đồng tế tại giáo xứ Maximilian Kolbe, Ottoway, Nam Úc, gồm có 3 linh mục đồng tế với phẩm phục màu tím của Mùa Chay:
– Lm. Phaolô Nguyễn Công Trứ chánh xứ giáo xứ Saint Leo, Atona, Melbourne (chủ tế)
– Lm. Marek Ptak chánh xứ giáo xứ Maximilian Kolbe, Ottoway (đồng tế)
– Lm. Marian Szablewski giáo xứ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu vùng Morphett Vale (đồng tế)
Khởi đầu Thánh Lễ, Cha Phaolô Nguyễn Công Trứ chủ tếđứng giữa hai Cha Marek Ptak và cha Marian Szablewski trên gian cung thánh. Ngài ngỏ lời chào mừng bằng hai ngôn ngữ Việt và Anh đến các tín hữu tới tham dự Lễ Giỗ và cám ơn Cha Chánh xứ Gx Maximilian Kolbe, Ottoway, đã mời và cho phép Cha chủ tếThánh Lễ hôm nay.
Sau bài Thánh Thư và Đáp ca, Cha Phaolô Nguyễn Công Trứ đã chia sẻ bài Phúc Âm của Thánh Matthêu (Mt 7, 7-12): … Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ cửa thì sẽ mở cho..
Ngài nói: Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng, xin hoài mà không được, hãy tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa, biết điều gì là tốt và cho chúng ta theo cách thức của Người. “Không có tình yêu nào cao quý cho bằng sự hy sinh mạng sống cho người mình yêu”. Cha Trương Bửu Diệp và cha Maximilian Kolbe là những mục tử tốt lành, đã noi gương Chúa Giêsu hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên…
XEM HÌNH
Thánh Lễ được kết thúc bằng lời cám ơn, song ngữ của ông Nguyễn Ngọc Cường, Hội Trưởng Hội Ái Mộ Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp Úc Châu. Sau thánh lễ BTC cũng đã dành 15’ để các đồng hương cùng cầu nguyện bên tượng Cha Diệp.
Dịp Lễ Giỗ năm thứ 71 cho Cha Diệp lần này, tại Adelaide. Đồng hương đến tham dự rất đông, ngồi kín cả nhà thờ và có nhiều người bạn Úc, Ba Lan và Ấn Độ cũng đến tham dự.
Chấm dứt thánh lễ Ban Tổ Chức đã mời quý Cha và tất cả quý đồng hương ở lại, tham dự tiệc giỗ thân mật tại trước sân giáo đường, với rất nhiều món ăn hấp dẫn, được BTC và các đồng hương đem đến chung vui và chia sẻ.
Thời tiết thành phố Adelaide hôm nay trời rất đẹp, ánh nắng và gió nhẹ ban chiều đã làm cho mọi người dễ chịu và vui tươi, những tà áo dài truyền thống, tha thướt của các phụ nữ làm nổi bật bầu khí ngày Lễ Giỗ, và đã tạo nên một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nơi giáo xứ Úc.
Sau bữa tiệc, mọi người ra về trong sự lưu luyến và thân mến từ một Thánh Lễ và những phút giây cầu nguyện bên tượng Cha Diệp đầy ắp tình yêu thương.
Riêng các thành viên Hội Ái Mộ Cha Trương Bửu Diệp, sau khi thu dọn (clean up) tại nhà thờ, anh chị em đã kéo nhau về nhà một hội viên, cùng nấu nướng các món ăn, chung vui với Cha Trứ, cha Trần Trọng Mỹ trong tình huynh đệ thân thương gia đình.
Được biết, Hội Ái Mộ Cha Trương Bửu Diệp Úc Châu - Nam Úc đã được Cha Xứ và Hội Đồng Giáo Xứ (HĐGX) Maximilian Kolbe, Ottoway chấp thuận cho sinh hoạt như một đoàn thể trong giáo xứ và chính thức mời là thành viên Ban Mục Mục của HĐGX.
Đại Diện BCH của hội thường xuyên tham dự các buổi họp hàng tháng của Ban Mục Vụ HĐGX và phụ giúp làm Bản Tin (Bulletin) hàng tuần bằng song ngữ Anh - Việt của giáo xứ. (www. chadiepucchau.com)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Quyền làm Người của người Việt Nam.
Bảo Giang
09:13 11/03/2017
Quyền làm Người của người Việt Nam.
Theo định nghĩa của Hiến Cương Liên Hiệp Quốc và của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, chúng ta thấy những quyền làm người của con người đã được xác định như sau.
Điều 2. Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản Tuyên ngôn này mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác.
Điều 3. Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân
Điều 4. Không ai bị bắt làm nô lệ hoặc bị cưỡng bức làm việc như nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm.
Điều 5. Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. (TNQTNQ).
Từ bảng chỉ dẫn này, chúng ta hãy thử tìm hiểu xem cơ bản luật pháp của Việt Nam từ 1954 đến nay ra sao? Và xem, ở nơi đó họ hiểu và định nghĩa quyền làm người như thế nào? Hơn thế, để xem chúng ta có năng quyền của con người hay không?
I. Hiến Pháp của Việt Nam Cộng Hoà (1956) xác định rằng:
“Ý thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan; Nguyện vọng ấy là: Củng cố Độc lập chống mọi hình thức xâm lăng thống trị;Bảo vệ tự do cho mỗi người và cho dân tộc;”
Điều 9: Mọi người dân đều có quyền sinh sống tự do và an toàn.
Điều 10: Không ai có thể bị bắt bớ, giam giữ tù đày, một cách trái phép.
Điều 11: Không ai có thể bị tra tấn hoặc chịu những hình phạt hay những cách đối xử tàn bạo, bất nhân, hoặc làm mất phẩm cách.
Điều 16: Mọi người dân có quyền tự do ngôn luận. Quyền này không được dùng để vu cáo, phỉ báng, xâm phạm đến nền đạo lý công cộng.
Mọi người dân đều được hưởng quyền tự do báo chí để tạo thành một dư luận xác thực và xây dựng mà Quốc gia có nhiệm vụ bảo vệ chống lại mọi hành vi xuyên tạc sự thực.
Điều 17: Mọi người dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tự do hành giáo, và tự do truyền giáo, miễn là sử dụng quyền ấy không trái với luân lý và thuần phong mỹ tục.
II. Hiến pháp Đệ Nhị Cộng Hòa (1967)
“Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng Hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc Lập Tự Do Dân Chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau”.
ĐIỀU 4. 1- Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức.
2- Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ.
ĐIỀU 6. 1- Quốc Gia tôn trọng nhân phẩm.
2- Luật pháp bảo vệ tự do, sinh mạng, tài sản và danh dự của mọi công dân.
ĐIỀU 9. - Quốc Gia tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do truyền giáo và hành đạo của mọi công dân miễn là không xâm phạm đến quyền lợi quốc gia, không phương hại đến an ninh, trật tự công cộng và không trái với thuần phong mỹ tục.
ĐIỀU 12. 1- Quốc Gia tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, báo chí và xuất bản, miễn là sự hành xử các quyền này không phương hại đến danh dự cá nhân, an ninh quốc phòng hay thuần phong mỹ tục.
ĐIỀU 13. 1- Mọi công dân đều có quyền tự do hội họp và lập hội trong phạm vi luật định.
Xem ra, dù thời gian là ngắn ngủi nhưng dưới triều đại của Việt Nam Cộng Hòa đã vẽ được những nét đẹp, rất khởi sắc và người dân miền Nam Việt Nam được hưởng khá đầy đủ những quyền hạn được quy định trong Hiến Pháp và bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Điển hình, các cuộc biểu tình, kéo nhau xuống đường đả đảo, hoan hô, kể cả việc chống chính phủ, chống chiến tranh , không một cảnh sát nào dám bắt người, đánh người trong những cuộc biểu tình. Ngoại trừ biết rõ chúng lạm dụng hai chữ tự do, hoạt động cho Việt cộng như trường hợp của Huỳnh tấn Mẫm, Thích trí Quang, Lê văn nuôi, Thích đôn Hậu, Trương bá Cần… hay bọn Hoàng phủ ngọc Tường, ngọc Phan, thị Trinh và băng đảng giết người tại Huế vào dịp tết mậu thân 1968, sẽ bị truy đuổi, bị bắt. Lý do, chúng hoạt động cho CS, chống lại an ninh của đồng bào, chống lại luật pháp của quốc gia. Ngoài những trường hợp cá thể này, nhìn chung, quyền của con người được tôn trọng và được bảo vệ trong thời Việt Nam Cộng Hòa.
III. Quyền con người trong thời Cộng sản, còn gọi là thời đại Hồ chí Mỉnh (Hồ Quang) thế nào?
Trước hết, ngay sau khi chiếm được miền bắc, Hồ chí Mỉnh cũng chế tác ra các bản văn gọi là Hiến Pháp vào các năm 1946, 1959, 1980 ( sửa đổi 2001) và 2013. Những bản văn có trước 1975 chỉ áp dụng cho miền bắc Việt Nam, bản văn từ 1980 về sau được áp đặt trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam:
Điều 2 : 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân… Trung quốc. (1)
Điều 3 : Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện… ở hải ngoại.(2)
Điều 25 : Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này là … ở hải ngoại. (3)
Điều 24 : 1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật… ở ngoại quốc.(4)
Điều 25 : Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình… ở hải ngoại. (5). (Những chữ nghiêng trong ngoặc (1 đến 5) mang tính thực tế áp dụng hơn là có ghi chép trong bản văn.)
IV. Sinh hoạt của những quốc gia tiêu biểu trên thế giới và phúc lợi của dân:
1. Hoa Kỳ.
Quốc gia này có hơn 300 triệu dân, chính phủ gồm: 1 tổng thống, 1 phó tổng thống, 15 bộ trưởng, 14 thứ trưởng (bộ Giáo Dục không có thứ trưởng). Các đảng phái hoạt động độc lập và không bao giờ được sử dụng tiền ngân sách nhà nước.
2. Nhật Bản,
Một quốc gia tại Châu Á, có hơn 120 triệu dân. Chính phủ bao gồm 1 thủ tướng, 1 phó thủ tướng (kiêm bộ trưởng), 16 bộ trưởng, 16 thứ trưởng. Các đảng phái hoạt động độc lập và không bao giờ được sử dụng tiền ngân sách nhà nước.
3. Việt Nam Cộng sản:
Đây là một quốc gia có hơn 90 triệu dân, theo chế độ cộng sản tại Á Châu. Nhà nước gồm: 1 chủ tịch nước, 1 phó chủ tịch nước; 1 thủ tướng, 5 phó thủ tướng, 19 bộ trưởng, 122 thứ trưởng. Đảng Cộng Sản trực tiếp lãnh đạo chính phủ (qua Ban cán sự đảng) và đảng Cs toàn quyền sử dụng ngân sách nhà nước trong việc điều hành đảng, kể cả việc trả lương cho các đảng viên!
4. Kết quả: phúc lợi cho người dân.
- Tổng thu nhập quốc nội trên đầu người dân (GDP per capita) ở Hoa Kỳ là $53,041.98 USD/năm. Tỷ lệ thất nghiệp hưởng trợ cấp xã hội 6.1%
- Tại Nhật Bản, thu nhập trên đầu mỗi công dân bình quân $38,633.71 USD/năm. Tỷ lệ thất nghiệp 3.6%. hưởng trợ cấp xã hội.
- Của Việt Nam CS thu nhập trên đầu mỗi công nhân là: $1,910.50 USD/năm. Theo báo cáo không thể kiểm tra của nhà nước Việt cộng, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam chỉ là 3.1%? Không có trợ cấp thất nghiệp.
5. Thực tế sinh hoạt trong đời sống và chính trị.
Ở Hoa Kỳ và Nhật Bản, Anh, Pháp… người dân được tự do biểu tình về việc đòi tăng lương hay phản kháng những vần đề chính trị, kể cả việc phản đối chính sách của chính phủ đưa ra. Họ có quyền nêu đích danh những nhân vật đang lãnh đạo đất nước ra trong các biểu ngữ khi đi biểu tình. Họ không thể bị truy cứu vì các cuộc biểu tình.
Riêng tại Việt Nam, biểu tình bất cứ dưói hình thức nào, kể cả việc chống lại những cơ sở của ngoại quốc hà hiếp công nhân, hay phá hủy môi trường sống của người dân đều bị cản trở. Ở đây có hệ thống là bảo vệ, an ninh, công an sắc phục của nhà nước được tự do đánh đập và bắt bớ ngưòi đi biểu tình. Người đi biểu tình có thể bị bắt tại chỗ hay tại tư gia. Khi bị bắt có thể bị đưa ra toà và có thể bị kết án là chống chính quyền.
6. Công Quyền của người dân dưới trào cộng sản.
Ở Việt Nam nhà nước CS không đưa ra lệnh cấm, trái lại, trong văn bản gọi là hiến pháp của họ còn công nhận quyền biểu tình của người dân. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một cuộc biểu tình nào, dù lớn dù nhỏ, mà nhà nước này không ngăn cản phá hoại và bắt bớ người đi biểu tình, mặc dù những cuộc biểu tình ấy là ôn hòa, chống các tập thể kinh tế phá hoại cuộc sống của người dân hay việc láng giềng xâm lấn bờ cõi Việt Nam.
Người đi biểu tình ở đây, không bao giờ dám căng lên những biểu ngữ chống nhà nước CS, hay nêu đích danh những tội phạm trong giới cầm quyền với những tệ nạn của nó gây ra. Tệ hơn, tất cả những cuộc gọi là biểu tình, tụ họp đông người đều bị công an CS đàn áp tàn bạo và bị bắt bớ. Bị đánh đập và bị quy kết vào những tội như xâm phạm an ninh quốc gia với những bản án nặng nề. Điển hình là trường hợp của lớp sỹ phu, trí thức như Nguyễn văn Đài, Lê thị công Nhân, Lê công Định, Duy Thức, Tạ phong Tần…. là những bằng chứng.
Trong khi đó, những trường hợp này ở vào thời trước 30-4-1975, nếu có cho thêm tiền thì chính quyền của miền nam, một chính quyền mà tập đoàn CS miền bắc phùng mang, trợn mỏ lên rêu rao là theo chân đế quốc, làm hại đồng bào thì tập đoàn ấy cũng xin chắp tay bái chào. Các ông muốn đi đâu, nói gì thì nói, không một viên Cảnh sát nào dám đụng vào. Đã thế, tất cả báo chí của miền nam còn ghi chép từng lời nói, từng bước chân của họ cho mọi ngưòi biết. Nay dưới thời đại “quang vinh của Hồ Quang” cũng gọi là Hồ chí Minh và chị em ta từ Tàu sang thì tù… tù…. vào tù tuốt. Riêng báo chí VC thì chỉ có một con đường để đi: Tiếp tay lên án, không hề có lấy một chữ công đạo, làm người.
Theo đó, trong hơn 60 năm sống dưới chế độ bạo tàn CS, chưa hề có một cuộc biểu tình nào mang tính chính trị chống đối nhà nước CS mà người dân ở đây dám biểu lộ. Nếu loại biểu tình này được tôn trọng như ở Hoa Kỳ, như ở miền Nam trước 1975 thì tôi dám khẳng định là, chỉ cần trong vòng ba mươi ngày sửa soạn, tất cả mọi đường phố của Việt Nam từ bắc chí nam, từ đồng bằng lên cao nguyên, không còn có một chổ trống để trương lên những biểu ngữ, hình ảnh đả đảo Việt Cộng, đả đảo bọn HCM bán nước, đả đảo Trung cộng xâm lược. Và dĩ nhiên, chẳng có một người Việt Nam nào vắng mặt trong các cuộc biểu tình này, kể cả một số lớn cán cộng và vợ con của họ nữa. Trái lại, tất cả mọi người sẽ xuống đường vì nghiệp nước. Họ sẽ đi từ bắc chí Nam để nói lên tiếng nói của dân tộc mình và nhà nước CS sẽ không thể tồn tại sau 30 ngày này.
Từ đó, không phải riêng ai, nhưng mọi ngưòi đều biết rõ rằng: Con người sống dưới chế độ cộng sản, xem ra không có quyền làm người. Họ chỉ có một cái quyền làm nô lệ cho cộng sản mà thôi, ngay cả đoàn đảng viên cộng sản cũng không có ngoại lệ. Đảng là kẻ muốn nắng có nắng, muốn mưa có mưa. Luật lệ của xã hội tuy có được viết ra, nhưng không được tôn trọng và thi hành. Trái lại nó nằm trọn trong tay bọn hạ cấp từ trung ương cho đến phường khóm, xã thôn. Từ đó, quyền công dân, quyền làm người của người Việt Nam trong thời Cộng sản chỉ là chuyện của những kẻ áo rách, lê la đến trước cửa nhà đại phú, giàu có để xin chút cơm thừa canh cặn. Thích thì nó bảo đầy tớ ra cho chút ít. Lúc khó chịu thì nó sai đầy tớ, xua chó ra đuổi đi. Cuộc sống của người dân là bắt buộc phải có chữ gian truân và khốn nạn do CS cấp phát.
V. Việt Nam ngày mai?
Nếu như hôm nay chúng ta không dám có một lần đứng dậy mà đi. Không dám trả lời cho những hành động bạo cuồng của tập đoàn cộng sản này thì con cháu chúng ta sẽ là những thân giun thế chỗ chúng ta để cho tập đoàn CS/ HCM, rồi Tàu cộng dày xéo mà thôi. Ngoài ra, không có một ngoại lệ nào khác. Bởi lẽ:
Ở đâu có cộng sản, ở đó không có quyền con người.
Ở đâu có cộng sản, nơi đó không có tự do, công bằng, công lý.
Ở đâu có cộng sản, ở đó không có độc lập tự chủ.
Ở đâu có cộng sản, ở đó chỉ có gian trá và tội ác.
Ở đâu cộng sản nắm quyền, ở đó chỉ có nô lệ.
Ở đâu có cộng sản, ở đó vĩnh viễn có lầm than.
Ở đâu có cộng sản, ở đó không còn luân thường đạo lý.
Ở đâu có cộng sản, ở đó nhân bản tính của con người bị hủy diệt.
Ỡ đâu có cộng sản, ở đó không có chữ bình an.
Ở đâu có cộng sản, ở đó ước muốn Tự Do, Công Lý sẽ gặp ngục tù…
Đó là những sự thật đã được minh chứng trên phần đất Việt Nam trong hơn 70 năm qua, mà tất cả mọi người Việt Nam đều nhận biết. Từ đó, tôi thách thức tất cả mọi kẻ tự xưng là lãnh đạo CS, là lý thuyết, là nhà “trí thức” của môn phái tàn độc này, dám công khai phản chứng được một trong những điều tôi viết trên đây là sai, trái. Nếu chứng minh được, tôi sẽ công khai xin lỗi mọi người và bẻ bút. Nhưng nếu không dám minh chứng, hoặc không chứng minh được thì qúy vị nếu còn một chút nhân tính, cũng nên tự thiến đi thì hơn!
Hỡi đồng bào Việt Nam, đến nay chúng ta chỉ còn một lối đi duy nhất mà thôi. Hãy một lần nắm lấy tay nhau, khởi đầu từ láng giềng, bằng hữu rồi trải rộng trên khắp sông nước Việt Nam, rồi cùng nhau đi lên, tái lập lại quyền làm người của chúng ta. Hãy nhớ, Tổ Quốc này thuộc về chúng ta và con cháu chúng ta. Tổ Quốc này thuộc về con người và những người bảo vệ quyền con người. Tổ Quốc này không thuộc về CS và lý thuyết bởi khỉ mà ra. Theo đó, nếu chúng ta cúi đầu trước bạo quyền CS là chính chúng ta từ bỏ quyền làm người, rồi tự đưa con cháu chúng ta vào vòng nô lệ, bạo tàn của chúng.
Chúng ta hãy nói, hãy nhắc nhở với nhau rằng: Chỉ khi chúng ta có quyền làm người, hành xử như quyền con người, chúng ta mới có một đời sống đáng sống. Chỉ khi chúng ta cùng lên đường, mới có một ngày thành công. Cũng thế, chữ Tự Do, nghĩa của Độc Lập, của Công Lý và Nhân Quyền không phải là báu vật để cho không, biếu không. Không một ai có thể đơn lẻ van xin được Độc Lập, Tự Do và Công Lý. Nhưng phải đòi hỏi bằng sức mạnh của cả dân tộc mình.
Như thế, nếu chúng ta cùng đứng dậy bên nhau hôm nay là chúng ta đưa chúng ta và con cháu chúng ta vào cuộc tiếp nối, và phát triển quyền làm người của con người. Ở đó, chúng ta sẽ có một đời sống đáng sống trong một đất nước Độc Lập, Tự Do, Hòa Bình và Công Lý. Ngoài ra, chỉ có một cái vòng đỏ với hai chữ Việt Cộng xiết vào cổ chúng ta và con cháu chúng ta mà thôi.
Bảo giang.
10-3-2017
Theo định nghĩa của Hiến Cương Liên Hiệp Quốc và của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, chúng ta thấy những quyền làm người của con người đã được xác định như sau.
Điều 2. Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản Tuyên ngôn này mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác.
Điều 3. Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân
Điều 4. Không ai bị bắt làm nô lệ hoặc bị cưỡng bức làm việc như nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm.
Điều 5. Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. (TNQTNQ).
Từ bảng chỉ dẫn này, chúng ta hãy thử tìm hiểu xem cơ bản luật pháp của Việt Nam từ 1954 đến nay ra sao? Và xem, ở nơi đó họ hiểu và định nghĩa quyền làm người như thế nào? Hơn thế, để xem chúng ta có năng quyền của con người hay không?
I. Hiến Pháp của Việt Nam Cộng Hoà (1956) xác định rằng:
“Ý thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan; Nguyện vọng ấy là: Củng cố Độc lập chống mọi hình thức xâm lăng thống trị;Bảo vệ tự do cho mỗi người và cho dân tộc;”
Điều 9: Mọi người dân đều có quyền sinh sống tự do và an toàn.
Điều 10: Không ai có thể bị bắt bớ, giam giữ tù đày, một cách trái phép.
Điều 11: Không ai có thể bị tra tấn hoặc chịu những hình phạt hay những cách đối xử tàn bạo, bất nhân, hoặc làm mất phẩm cách.
Điều 16: Mọi người dân có quyền tự do ngôn luận. Quyền này không được dùng để vu cáo, phỉ báng, xâm phạm đến nền đạo lý công cộng.
Mọi người dân đều được hưởng quyền tự do báo chí để tạo thành một dư luận xác thực và xây dựng mà Quốc gia có nhiệm vụ bảo vệ chống lại mọi hành vi xuyên tạc sự thực.
Điều 17: Mọi người dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tự do hành giáo, và tự do truyền giáo, miễn là sử dụng quyền ấy không trái với luân lý và thuần phong mỹ tục.
II. Hiến pháp Đệ Nhị Cộng Hòa (1967)
“Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng Hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc Lập Tự Do Dân Chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau”.
ĐIỀU 4. 1- Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức.
2- Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ.
ĐIỀU 6. 1- Quốc Gia tôn trọng nhân phẩm.
2- Luật pháp bảo vệ tự do, sinh mạng, tài sản và danh dự của mọi công dân.
ĐIỀU 9. - Quốc Gia tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do truyền giáo và hành đạo của mọi công dân miễn là không xâm phạm đến quyền lợi quốc gia, không phương hại đến an ninh, trật tự công cộng và không trái với thuần phong mỹ tục.
ĐIỀU 12. 1- Quốc Gia tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, báo chí và xuất bản, miễn là sự hành xử các quyền này không phương hại đến danh dự cá nhân, an ninh quốc phòng hay thuần phong mỹ tục.
ĐIỀU 13. 1- Mọi công dân đều có quyền tự do hội họp và lập hội trong phạm vi luật định.
Xem ra, dù thời gian là ngắn ngủi nhưng dưới triều đại của Việt Nam Cộng Hòa đã vẽ được những nét đẹp, rất khởi sắc và người dân miền Nam Việt Nam được hưởng khá đầy đủ những quyền hạn được quy định trong Hiến Pháp và bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Điển hình, các cuộc biểu tình, kéo nhau xuống đường đả đảo, hoan hô, kể cả việc chống chính phủ, chống chiến tranh , không một cảnh sát nào dám bắt người, đánh người trong những cuộc biểu tình. Ngoại trừ biết rõ chúng lạm dụng hai chữ tự do, hoạt động cho Việt cộng như trường hợp của Huỳnh tấn Mẫm, Thích trí Quang, Lê văn nuôi, Thích đôn Hậu, Trương bá Cần… hay bọn Hoàng phủ ngọc Tường, ngọc Phan, thị Trinh và băng đảng giết người tại Huế vào dịp tết mậu thân 1968, sẽ bị truy đuổi, bị bắt. Lý do, chúng hoạt động cho CS, chống lại an ninh của đồng bào, chống lại luật pháp của quốc gia. Ngoài những trường hợp cá thể này, nhìn chung, quyền của con người được tôn trọng và được bảo vệ trong thời Việt Nam Cộng Hòa.
III. Quyền con người trong thời Cộng sản, còn gọi là thời đại Hồ chí Mỉnh (Hồ Quang) thế nào?
Trước hết, ngay sau khi chiếm được miền bắc, Hồ chí Mỉnh cũng chế tác ra các bản văn gọi là Hiến Pháp vào các năm 1946, 1959, 1980 ( sửa đổi 2001) và 2013. Những bản văn có trước 1975 chỉ áp dụng cho miền bắc Việt Nam, bản văn từ 1980 về sau được áp đặt trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam:
Điều 2 : 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân… Trung quốc. (1)
Điều 3 : Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện… ở hải ngoại.(2)
Điều 25 : Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này là … ở hải ngoại. (3)
Điều 24 : 1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật… ở ngoại quốc.(4)
Điều 25 : Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình… ở hải ngoại. (5). (Những chữ nghiêng trong ngoặc (1 đến 5) mang tính thực tế áp dụng hơn là có ghi chép trong bản văn.)
IV. Sinh hoạt của những quốc gia tiêu biểu trên thế giới và phúc lợi của dân:
1. Hoa Kỳ.
Quốc gia này có hơn 300 triệu dân, chính phủ gồm: 1 tổng thống, 1 phó tổng thống, 15 bộ trưởng, 14 thứ trưởng (bộ Giáo Dục không có thứ trưởng). Các đảng phái hoạt động độc lập và không bao giờ được sử dụng tiền ngân sách nhà nước.
2. Nhật Bản,
Một quốc gia tại Châu Á, có hơn 120 triệu dân. Chính phủ bao gồm 1 thủ tướng, 1 phó thủ tướng (kiêm bộ trưởng), 16 bộ trưởng, 16 thứ trưởng. Các đảng phái hoạt động độc lập và không bao giờ được sử dụng tiền ngân sách nhà nước.
3. Việt Nam Cộng sản:
Đây là một quốc gia có hơn 90 triệu dân, theo chế độ cộng sản tại Á Châu. Nhà nước gồm: 1 chủ tịch nước, 1 phó chủ tịch nước; 1 thủ tướng, 5 phó thủ tướng, 19 bộ trưởng, 122 thứ trưởng. Đảng Cộng Sản trực tiếp lãnh đạo chính phủ (qua Ban cán sự đảng) và đảng Cs toàn quyền sử dụng ngân sách nhà nước trong việc điều hành đảng, kể cả việc trả lương cho các đảng viên!
4. Kết quả: phúc lợi cho người dân.
- Tổng thu nhập quốc nội trên đầu người dân (GDP per capita) ở Hoa Kỳ là $53,041.98 USD/năm. Tỷ lệ thất nghiệp hưởng trợ cấp xã hội 6.1%
- Tại Nhật Bản, thu nhập trên đầu mỗi công dân bình quân $38,633.71 USD/năm. Tỷ lệ thất nghiệp 3.6%. hưởng trợ cấp xã hội.
- Của Việt Nam CS thu nhập trên đầu mỗi công nhân là: $1,910.50 USD/năm. Theo báo cáo không thể kiểm tra của nhà nước Việt cộng, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam chỉ là 3.1%? Không có trợ cấp thất nghiệp.
5. Thực tế sinh hoạt trong đời sống và chính trị.
Ở Hoa Kỳ và Nhật Bản, Anh, Pháp… người dân được tự do biểu tình về việc đòi tăng lương hay phản kháng những vần đề chính trị, kể cả việc phản đối chính sách của chính phủ đưa ra. Họ có quyền nêu đích danh những nhân vật đang lãnh đạo đất nước ra trong các biểu ngữ khi đi biểu tình. Họ không thể bị truy cứu vì các cuộc biểu tình.
Riêng tại Việt Nam, biểu tình bất cứ dưói hình thức nào, kể cả việc chống lại những cơ sở của ngoại quốc hà hiếp công nhân, hay phá hủy môi trường sống của người dân đều bị cản trở. Ở đây có hệ thống là bảo vệ, an ninh, công an sắc phục của nhà nước được tự do đánh đập và bắt bớ ngưòi đi biểu tình. Người đi biểu tình có thể bị bắt tại chỗ hay tại tư gia. Khi bị bắt có thể bị đưa ra toà và có thể bị kết án là chống chính quyền.
6. Công Quyền của người dân dưới trào cộng sản.
Ở Việt Nam nhà nước CS không đưa ra lệnh cấm, trái lại, trong văn bản gọi là hiến pháp của họ còn công nhận quyền biểu tình của người dân. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một cuộc biểu tình nào, dù lớn dù nhỏ, mà nhà nước này không ngăn cản phá hoại và bắt bớ người đi biểu tình, mặc dù những cuộc biểu tình ấy là ôn hòa, chống các tập thể kinh tế phá hoại cuộc sống của người dân hay việc láng giềng xâm lấn bờ cõi Việt Nam.
Người đi biểu tình ở đây, không bao giờ dám căng lên những biểu ngữ chống nhà nước CS, hay nêu đích danh những tội phạm trong giới cầm quyền với những tệ nạn của nó gây ra. Tệ hơn, tất cả những cuộc gọi là biểu tình, tụ họp đông người đều bị công an CS đàn áp tàn bạo và bị bắt bớ. Bị đánh đập và bị quy kết vào những tội như xâm phạm an ninh quốc gia với những bản án nặng nề. Điển hình là trường hợp của lớp sỹ phu, trí thức như Nguyễn văn Đài, Lê thị công Nhân, Lê công Định, Duy Thức, Tạ phong Tần…. là những bằng chứng.
Trong khi đó, những trường hợp này ở vào thời trước 30-4-1975, nếu có cho thêm tiền thì chính quyền của miền nam, một chính quyền mà tập đoàn CS miền bắc phùng mang, trợn mỏ lên rêu rao là theo chân đế quốc, làm hại đồng bào thì tập đoàn ấy cũng xin chắp tay bái chào. Các ông muốn đi đâu, nói gì thì nói, không một viên Cảnh sát nào dám đụng vào. Đã thế, tất cả báo chí của miền nam còn ghi chép từng lời nói, từng bước chân của họ cho mọi ngưòi biết. Nay dưới thời đại “quang vinh của Hồ Quang” cũng gọi là Hồ chí Minh và chị em ta từ Tàu sang thì tù… tù…. vào tù tuốt. Riêng báo chí VC thì chỉ có một con đường để đi: Tiếp tay lên án, không hề có lấy một chữ công đạo, làm người.
Theo đó, trong hơn 60 năm sống dưới chế độ bạo tàn CS, chưa hề có một cuộc biểu tình nào mang tính chính trị chống đối nhà nước CS mà người dân ở đây dám biểu lộ. Nếu loại biểu tình này được tôn trọng như ở Hoa Kỳ, như ở miền Nam trước 1975 thì tôi dám khẳng định là, chỉ cần trong vòng ba mươi ngày sửa soạn, tất cả mọi đường phố của Việt Nam từ bắc chí nam, từ đồng bằng lên cao nguyên, không còn có một chổ trống để trương lên những biểu ngữ, hình ảnh đả đảo Việt Cộng, đả đảo bọn HCM bán nước, đả đảo Trung cộng xâm lược. Và dĩ nhiên, chẳng có một người Việt Nam nào vắng mặt trong các cuộc biểu tình này, kể cả một số lớn cán cộng và vợ con của họ nữa. Trái lại, tất cả mọi người sẽ xuống đường vì nghiệp nước. Họ sẽ đi từ bắc chí Nam để nói lên tiếng nói của dân tộc mình và nhà nước CS sẽ không thể tồn tại sau 30 ngày này.
Từ đó, không phải riêng ai, nhưng mọi ngưòi đều biết rõ rằng: Con người sống dưới chế độ cộng sản, xem ra không có quyền làm người. Họ chỉ có một cái quyền làm nô lệ cho cộng sản mà thôi, ngay cả đoàn đảng viên cộng sản cũng không có ngoại lệ. Đảng là kẻ muốn nắng có nắng, muốn mưa có mưa. Luật lệ của xã hội tuy có được viết ra, nhưng không được tôn trọng và thi hành. Trái lại nó nằm trọn trong tay bọn hạ cấp từ trung ương cho đến phường khóm, xã thôn. Từ đó, quyền công dân, quyền làm người của người Việt Nam trong thời Cộng sản chỉ là chuyện của những kẻ áo rách, lê la đến trước cửa nhà đại phú, giàu có để xin chút cơm thừa canh cặn. Thích thì nó bảo đầy tớ ra cho chút ít. Lúc khó chịu thì nó sai đầy tớ, xua chó ra đuổi đi. Cuộc sống của người dân là bắt buộc phải có chữ gian truân và khốn nạn do CS cấp phát.
V. Việt Nam ngày mai?
Nếu như hôm nay chúng ta không dám có một lần đứng dậy mà đi. Không dám trả lời cho những hành động bạo cuồng của tập đoàn cộng sản này thì con cháu chúng ta sẽ là những thân giun thế chỗ chúng ta để cho tập đoàn CS/ HCM, rồi Tàu cộng dày xéo mà thôi. Ngoài ra, không có một ngoại lệ nào khác. Bởi lẽ:
Ở đâu có cộng sản, ở đó không có quyền con người.
Ở đâu có cộng sản, nơi đó không có tự do, công bằng, công lý.
Ở đâu có cộng sản, ở đó không có độc lập tự chủ.
Ở đâu có cộng sản, ở đó chỉ có gian trá và tội ác.
Ở đâu cộng sản nắm quyền, ở đó chỉ có nô lệ.
Ở đâu có cộng sản, ở đó vĩnh viễn có lầm than.
Ở đâu có cộng sản, ở đó không còn luân thường đạo lý.
Ở đâu có cộng sản, ở đó nhân bản tính của con người bị hủy diệt.
Ỡ đâu có cộng sản, ở đó không có chữ bình an.
Ở đâu có cộng sản, ở đó ước muốn Tự Do, Công Lý sẽ gặp ngục tù…
Đó là những sự thật đã được minh chứng trên phần đất Việt Nam trong hơn 70 năm qua, mà tất cả mọi người Việt Nam đều nhận biết. Từ đó, tôi thách thức tất cả mọi kẻ tự xưng là lãnh đạo CS, là lý thuyết, là nhà “trí thức” của môn phái tàn độc này, dám công khai phản chứng được một trong những điều tôi viết trên đây là sai, trái. Nếu chứng minh được, tôi sẽ công khai xin lỗi mọi người và bẻ bút. Nhưng nếu không dám minh chứng, hoặc không chứng minh được thì qúy vị nếu còn một chút nhân tính, cũng nên tự thiến đi thì hơn!
Hỡi đồng bào Việt Nam, đến nay chúng ta chỉ còn một lối đi duy nhất mà thôi. Hãy một lần nắm lấy tay nhau, khởi đầu từ láng giềng, bằng hữu rồi trải rộng trên khắp sông nước Việt Nam, rồi cùng nhau đi lên, tái lập lại quyền làm người của chúng ta. Hãy nhớ, Tổ Quốc này thuộc về chúng ta và con cháu chúng ta. Tổ Quốc này thuộc về con người và những người bảo vệ quyền con người. Tổ Quốc này không thuộc về CS và lý thuyết bởi khỉ mà ra. Theo đó, nếu chúng ta cúi đầu trước bạo quyền CS là chính chúng ta từ bỏ quyền làm người, rồi tự đưa con cháu chúng ta vào vòng nô lệ, bạo tàn của chúng.
Chúng ta hãy nói, hãy nhắc nhở với nhau rằng: Chỉ khi chúng ta có quyền làm người, hành xử như quyền con người, chúng ta mới có một đời sống đáng sống. Chỉ khi chúng ta cùng lên đường, mới có một ngày thành công. Cũng thế, chữ Tự Do, nghĩa của Độc Lập, của Công Lý và Nhân Quyền không phải là báu vật để cho không, biếu không. Không một ai có thể đơn lẻ van xin được Độc Lập, Tự Do và Công Lý. Nhưng phải đòi hỏi bằng sức mạnh của cả dân tộc mình.
Như thế, nếu chúng ta cùng đứng dậy bên nhau hôm nay là chúng ta đưa chúng ta và con cháu chúng ta vào cuộc tiếp nối, và phát triển quyền làm người của con người. Ở đó, chúng ta sẽ có một đời sống đáng sống trong một đất nước Độc Lập, Tự Do, Hòa Bình và Công Lý. Ngoài ra, chỉ có một cái vòng đỏ với hai chữ Việt Cộng xiết vào cổ chúng ta và con cháu chúng ta mà thôi.
Bảo giang.
10-3-2017
Vì đòi công lý cho đồng bào Linh Mục bị chúng đánh 3
Hà Minh Thảo
12:21 11/03/2017
VÌ ĐÒI CÔNG LÝ CHO ĐỒNG BÀO LINH MỤC BỊ CHÚNG ĐÁNH 3
(Tiếp theo)
III. NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN CHỈ BIẾT ÐẶT CHUYỆN VÀ VU CÁO.
A. Linh mục Antôn Ðặng Hữu Nam, Chính xứ Phú Yên (Giáo phận Vinh), ngày 04.08.2016, đã bị công an ‘chìm’ chặn đường và ‘mời’ về công an phường Dịch Vọng (Hà Nội) để ‘làm việc’. Tại đây, Cha trực tiếp gặp đại úy Phạm Văn Trung, đội phó đội điều tra quận Cầu Giấy. Ông nói có kẻ tên là Lê Văn Kiên, ở tại xóm 4, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), viết đơn tố cáo Cha nhận 50.000 mỹ kim từ đảng Việt Tân để ‘phát cho giáo dân đi biểu tình chống phá nhà nước’. Tuy nhiên, ‘quan’ công an này đã không trình được đơn này theo yêu cầu của Cha. Cha khẳng định đó chỉ là thư nặc danh và việc này là ‘trò bịa đặt’. Chưa chịu thua, ‘tên này’ buộc Cha tội tổ chức biểu tình để chống phá nhà nước và viết bài đưa lên mạng. Cha khẳng định việc thể hiện quan điểm là quyền tự do ngôn luận. Cha nói tôi không tổ chức biểu tình chống nhà nước mà khi dâng Thánh Lễ, kêu mời giáo dân nói riêng, và người Việt Nam nói chung phải bảo vệ Tổ quốc. Trong Thánh Lễ, Cha đều cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình, cho quốc thái dân an, cầu cho chính những người lãnh đạo cộng sản phải biết yêu nước và có trách nhiệm với người dân. Việc tuần hành bảo vệ môi trường và kêu gọi tình yêu thương không phải là biểu tình. Trước khi tổ chức các cuộc tuần hành, Cha đều thông báo với trưởng công an huyện để đề nghị cơ quan này bảo vệ người dân khi tham gia tuần hành.
B. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An gởi Công văn số 7553, ngày 07.10.2016, về việc trao đổi một số hoạt động vi phạm của Linh mục Đặng Hữu Nam, Quản xứ Phú Yên (Quỳnh Lưu) đến hai Ðức cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, và Nguyễn Văn Viên, Giám mục phụ tá, Linh mục Nguyễn Văn Vinh, Phó Chủ tịch Hội đồng Linh mục Giáo phận Vinh. Văn thư nêu: Linh mục Đặng Hữu Nam đã có nhiều hoạt động lấn lướt chính quyền, kích động giáo dân gây phức tạp An ninh Trật tự, có nhiều lời nói, hành động xúc phạm, o ép ngăn cạn giáo dân tham gia các hoạt động của chính quyền đoàn thể cơ sở gây bất bình trong tập thể giáo dân và quần chúng nhân dân, ảnh hưởng xấu đến quan hệ Lương – Giáo và hình ảnh Giáo Hội.
Sau đó, văn thư tố cáo Cha Nam đã huy động giáo dân kéo vào thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để nộp đơn kiện Formosa (xem đoạn II.A). « Vì vậy, UBND Nghệ An trao đổi va đề nghị Cụ Giám mục Giáo phận Vinh chấn chỉnh các hoạt động mục vụ của Linh mục Ðặng Hữu Nam và không bố trí Linh mục Ðặng Hữu Nam tiếp tục hoạt động mục vụ trên địa bàn Nghệ An ». Văn thư được ấn ký bởi Lê Xuân Ðại, Phó Chủ tịch, ký thay Chủ tịch UBND.
IV. NHÀ NƯỚC CHÀ ÐẠP PHÁP LUẬT.
A. Sự thật. Ở đây, người dân đi kiện Formosa vì tập đoàn tội ác này đã gây thảm họa môi trường, làm thiệt hại cho đồng bào và con cháu họ, hiện tại và tương lai, chớ không phải Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đi kiện. Việc các linh mục, cùng đồng hành với họ là thể hiện tình thương, sự liên đới, sự đồng hành và dấn thân bằng chính mạng sống mình với của người dân. Còn chủ thể việc kiện tụng này, là chính những nạn nhân bị thiệt hại do Formosa gây ra.
B. Công lý. Gây thiệt hại cho người dân Nghệ An thì Formosa có nghĩa vụ phải bồi thường, chính phủ (Hành pháp) không có nhiệm vụ đòi số tiền 500 ngàn mỹ kim (con số từ trên trời rơi xuống) để làm đầy tớ Formosa hầu đem phân chia cho các nạn nhân.
Nếu như họ từng mạo nhận là một ‘nhà nước của dân, do dân, vì dân’ thì nhà cầm quyền ở Nghệ An phải đứng ra hướng dẫn đồng bào khởi kiện Formosa mới hợp lẽ đời và luật pháp. Tại sao họ không đối thoại với những nguyên đơn, những người dân khiếu kiện, mà lại gửi văn thư đến Tòa Giám mục Giáo phận Vinh? Chẳng lẽ, họ dốt đến độ không thể nhận ra ai là chủ thế khởi kiện và đâu là một tổ chức tôn giáo, phục vụ đồng bào?
Không dốt như thế đâu. Nhưng, do bản chất vốn lấy sự dối trá để xử lý công việc, họ đã cố tình vòng vo, đổ trách nhiệm của mình để rồi vu cáo, dựng chuyện, bôi xấu một Giáo Hội Công Giáo, vì thương người, nên giúp đở đồng bào đi ngược lại những hành động của nhà cầm quyền là chỉ bóc lột và trấn áp dân lành.
Văn thư này tố cáo một việc mà họ đã làm là trái pháp luật pháp: Gây cản trở có tổ chức bạo hành người dân đi khiếu kiện khi quyền lợi của mình bị xâm phạm. Trong khi đúng luật ‘Quyền lợi người dân phải được bảo vệ, trước hết, là trách nhiệm của chính nhà cầm quyền, những người vốn tự nhận là đầy tớ nhân dân, sống bằng đồng tiền thuế mà người dân Nghệ An nuôi nấng :
Điều 166 Luật hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01-7-2016) quy định:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.
Luật khiếu nại, tố cáo 02/2011/QH13 cũng ghi rõ: Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm :
1. Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại, đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại.
Văn bản luật quy định rõ như vậy mà văn thư UBND Tỉnh Nghệ An đã thú nhận: « Ngày 13/020/2017, UBND Tỉnh Nghệ An có công văn số 767/UBND-NC gửi Tòa Giám mục, đồng thời cử ông Lê Xuân Đại, Phó chủ tịch thường trực UBND Tỉnh, trực tiếp trao đổi với Giám mục Giáo phận Vinh, các ban ngành huyện Quỳnh Lưu trực tiếp trao đổi với Linh mục Nguyễn Đình Thục để đề nghị không tổ chức đông giáo dân kéo vào Hà Tĩnh… » để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình.
Văn bản pháp luật trên cũng quy định người dân khiếu kiện không được nộp thay, không được khiếu kiện nộp đơn tập thể, mỗi cá nhân buộc phải đến Tòa án để nộp đơn khiếu kiện khi quyền lợi của mình bị xâm phạm. Thế nhưng, văn thư này, một lần nữa, cho thấy trình độ thấp kém về luật pháp, hay cố tình chà đạp luật pháp cộng sản hiện hành : « Lãnh đạo Tỉnh Nghệ An… đã có mặt tại hiện trường để tuyên truyền, vận động nói rõ sẽ trực tiếp nhận đơn khởi kiện Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa của bà con giáo dân để gửi đến Tòa án Nhân dân Huyện Kỳ Anh để giải quyết ».
Ngoài ra, việc tranh chấp giữa Formosa và nạn nhân của họ phải giải quyết chiếu theo luật dân sự. Do đó, Ðiều 4 khoản 1 Luật Tố tụng Dân sự ngày 25.11.2015 có hiệu lực từ ngày 01.06.2016 quy định: « Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác… ». Tuy nhiên, nhà cầm quyền cộng sản Nghệ An đã vi phạm quyền khởi kiện của công dân một cách rõ ràng, làm cho người dân phẫn nộ.
C. Truyền thông nhà nước chuyên vu khống.
Ngày 15.02.2017, chính quyền Nghệ An, dùng báo đảng tỉnh này, yêu cầu các cơ quan truyền thông, truyền thanh và báo chí, loan tin trung thực và kịp thời về cuộc biểu tình khiếu kiện Formosa của bà con Giáo xứ Song Ngọc đã dẫn đến náo loạn và xô xát do thái độ quá khích từ những người đi khiếu kiện để dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật. Ngoài ra, họ còn hứa sẽ kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật gây ra sự kiện phức tạp này.
Báo Nghệ An, kênh thông tin chính thức của tỉnh, viết rằng dưới sự chỉ đạo của linh mục Nguyễn Đình Thục, sáng 14.02.2017, và khoảng 500 giáo dân đã tập hợp tại Giáo xứ Song Ngọc rồi kéo vào Hà Tĩnh. Khi đến xã Diễn Hồng (Nghệ An), đoàn biểu tình đã không chấp hành lịnh giữ trật tự của cảnh sát giao thông mà còn cản trở và gây ách tắc. Khi đó lãnh đạo tỉnh đề nghị đoàn biểu tình vào bãi đất trống bên đường để làm việc và đối thoại nhưng linh mục Thục chỉ đạo bà con dừng xe giữa Quốc lộ 1A. Nhiều người biểu tình không chịu xuống xe nên để giải quyết ách tắc, công an buộc lòng phải cho câu xe. Một số giáo dân quá khích đã cố tình chống lại khiến xô xát xảy ra giữa dân với lực lượng công an. Lợi dụng tình cảnh hỗn loạn đó, linh mục Thục liền gọi điện thoại thông báo là công an đánh ông bị thương.
Buổi chiều, các viên chức địa phương (bí thư tỉnh ủy, phó chủ tịch UBND tỉnh, giám đốc công an tỉnh) cùng một số linh mục đến hiện trường, yêu cầu không nên có hành động quá khích và đề nghị linh mục Thục chỉ đạo giáo dân quay về nhà. Tuy nhiên, một số đối tượng phản động lại xúi dục giáo dân kéo lên Quốc lộ 1A để ném đá vào cảnh sát công an khiến 16 cán bộ bị thương, trong đó có cả giám đốc công an tỉnh Nghệ An. (Về tin ‘bị thương’ này, kể cả ông Nguyễn Hữu Cầu, giám đốc công an, phóng viên Thanh Trúc (Ðài RFA) dùng đường dây viễn liên của RFA để nối về tới ông Cầu để hỏi chuyện nhưng, rất tiếc, bên kia không bắt máy. Chị Thanh Trúc không còn cách nào khác để kiểm chứng đúng sai khi cấp thẩm quyền tỉnh Nghệ An không hợp tác để trả lời về cuộc biểu tình của giáo dân Song Ngọc này).
Sau đó, chị Thanh Trúc được ông Bảo, cư dân Nghệ An, không dự biểu tình nhưng đã chứng kiến vụ việc này, cho biết nhận định của mình là ‘việc dân đi biểu tình thì không có gì sai, nhưng vì chính quyền nghĩ là dân bị linh mục kích động nên mới có chuyện. Công an có ý đồ là động chạm một cái có thể họ đánh lại. Công an đánh dân thì dân đánh lại cũng đúng thôi’.
Một giáo dân Quỳnh Lưu có tham gia đoàn biểu tình cho biết ‘mọi chi tiết trên Báo Nghệ An đều không đúng Sự thật. Báo này vu khống. Sự thật, những giáo dân mang đơn đi kiện cùng với cha Thục thì rất ôn hòa bởi họ nghe lệnh của Cha, họ không chủ tâm để mà xô xát hay là đánh nhau’.
Lựu đạn cay và dùi cui để dẹp biểu tình là hai chi tiết không được báo Nghệ An nhắc tới trong bản tin này. Ông Chung, từ Yên Thành tời Quỳnh Lưu để đồng hành biểu tình, cho biết: « Bà con đi bộ và đi bằng xe máy, rất tuân thủ giao thông chứ không làm ách tắc giao thông được. Thậm chí khi thấy chính quyền tấn công thì linh mục đã hô “ai là con chiên của Giáo xứ Song Ngọc thì ngồi xuống, tất cả ngồi xuống”. Ý cha làm như thế để tránh xô xát, chứng tỏ là biểu tình với một tính cách ôn hòa chứ không phải đi gây gổ ».
Vu khống là một hành vi phạm pháp nghiêm trọng, với nhiều tình tiết gia trọng, cần phải bị xử lý nghiêm minh. Thật vậy, Luật Hình sự năm 1999 quy định tại Điều 122 về ‘tội vu khống’ như sau:
« 1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm ».
- Nhẹ dạ, cả tin?
Báo Nghệ An, ngày 14.02.2017, bình luận về Linh mục Nguyễn Đình Thục có đoạn: « Hành vi kích động, tổ chức một số giáo dân nhẹ dạ, cả tin đi khởi kiện Công ty Formosa của ông Nguyễn Đình Thục ngày 14/2 không chỉ gây mất ổn định về an ninh trật tự, ảnh hưởng tới cuộc sống, lao động sản xuất của người dân, mà còn đi ngược đường hướng, giáo lý của đạo Công Giáo, trái với chức trách, bổn phận của một chức sắc tôn giáo ».
Bốn chữ này đã được ông Trần Tiến Đức, ngày 17.02.2017, đề cấp với Ðài BBC : « Tôi thấy rất buồn cười rằng khi nói những người đi khiếu kiện là những người 'nhẹ dạ, cả tin', tại sao lại coi thường người dân thế nhỉ? Người dân có suy nghĩ của người ta, có tính toán của người ta và như các diễn giả đều nói là ảnh hưởng đến quyền lợi của người ta.
Thứ hai, tôi thấy rất buồn cười rằng khi nói những người đi khiếu kiện là những người 'nhẹ dạ, cả tin', tại sao lại coi thường người dân thế nhỉ? Người dân có suy nghĩ của người ta, có tính toán của người ta và như các diễn giả đều nói là ảnh hưởng đến quyền lợi của người ta.
Và người dân phải được tham khảo ý kiến, tôi nghĩ rằng khi xây nhà máy Formosa, chắc dân ở đấy cũng chẳng ai được hỏi. Và đến khi thảm họa xảy ra, thì dân cũng không được tham khảo.
Tôi nghĩ rằng muốn xác định mức độ phạm tội của Formosa như thế nào, thì phải có những điều tra rất kỹ lưỡng và phải đưa ra tòa, chứ không phải là những quyết định hành chính.
"Cho nên tôi nghĩ rằng bài báo, cái lối viết như thế, tôi còn nhớ những đợt người dân yêu nước ở Hà Nội đi biểu tình để chống vụ Giàn khoan (HD-981) rồi biểu tình để tưởng nhớ, hoặc là tụ tập để tưởng nhớ những liệt sỹ đã hy sinh để bảo vệ biên cương của đất nước, thì lại gọi, kêu là những người 'nhẹ dạ, cả tin', rồi thế này, thế nọ.
V. SỐNG TIN MỪNG ÐỨC KITÔ.
Ngày 08 và 09.06.2015, Ðại chủng viện Vinh Thanh đã tổ chức Tuyển sinh cho Khóa 15 với 345 thí sinh đăng ký tham dự thi để chọn khoảng 40. Ðề thi môn văn năm này được gợi hứng từ một câu rất nổi tiếng của Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI trong Tông huấn Evangelii Nuntiandi, số 41. ‘Con người thời nay mong nghe những chứng nhân hơn là những thầy dạy, và nếu họ có lắng nghe các thầy dạy là bởi vì các vị thầy này là những chứng nhân’.
- những chứng nhân
Ngay hôm 15.02.2017, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, nguyên Giám mục Giáo phận Kontum, và Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cựu Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, đã tức tốc từ Sài Gòn ra Nghệ An, để đến thăm Linh mục Nguyễn Đình Thục và bà con giáo dân Giáo xứ Song Ngọc, khi nhị Vị Giáo sĩ nhận tin nhà cầm quyền Việt cộng đàn áp, đánh đập khi những nạn nhân này đi nộp đơn khởi kiện Formosa hôm trước, ngày 14.02.2017. Cuộc viếng thăm này đã diễn ra trong bầu không khí hết sức cảm động, không sợ hãi, hoảng loạn vì bị đàn áp đầy máu bởi chính quyền cộng sản. Ðông đảo giáo dân vui mừng tụ họp về sân nhà thờ, để chào đón các vị lãnh đạo tinh thần của mình với một niềm vinh hạnh lớn lao.
Ðức cha Hoàng Ðức Oanh đã cho biết Người ủng hộ và tuyên dương việc làm của Cha Nguyễn Ðình Thục và giáo dân Giáo xứ Song Ngọc trong việc khởi kiện Formosa. Việc làm này chứng tỏ tinh thần yêu đồng bào, yêu nước, yêu Giáo Hội. Khi nói đến hành động đàn áp của chính quyền, Ðức cha nói Người rất lấy làm tiếc. Lẽ ra, chính quyền phải để cho người dân được thực hiện quyềnđi khiếu kiện, và phải chi trả tiền đền bù một cách thỏa đáng cho nạn nhân. Ðằng này, họ đã tìm cách cản trở, dẫn đến việc đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người dân và chính quyền.
Sau đó, trong nhà thờ, các Giáo sĩ khen ngợi và khích lệ giáo dân. Việc làm của giáo dân đang được hàng triệu người dân Việt Nam trên cả nước ủng hộ. Hãy nhìn số lượt người theo dõi các tin tức về vụ khiếu kiện trong những ngày này là thấy rõ điều này. Các Vị lãnh đạo cho biết có những người theo đạo Phật cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với giáo dân Song Ngọc. Giáo Hội Công Giáo hiện nay có thể đủ sức để tổ chức giúp để cùng giáo dân của mình trong việc đòi công lý. Như vậy, bạo lực đã không thể dập tắt Niềm Tin. Tín hữu Công Giáo cả nước đang đoàn kết hơn nữa sau những gì vừa diễn ra với Giáo xứ Song Ngọc. Niềm Tin của giáo dân còn được thắp sáng hơn bao giờ hết!
Ngày 01.01.2017, nhân Ngày Hòa bình thế giới, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Sứ điệp ‘Phi bạo lực : một Ðường Lối Chánh Trị vì Hòa Bình’. Trong đó, vị Cha Chung Giáo Hội Công Giáo kiêm Quốc Trưởng Tòa Thánh (Holy See, tiếng Anh, và Saint-Siège, tiếng Pháp) nhắc mọi người thiện chí, cách riêng Tín hữu Công Giáo :
- trích dẫn từ Thông điệp ‘Hòa bình trên Thế giới’ (Pacem in terris) của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, vị tiền nhiệm của tôi, Á Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI đã ca ngợi ‘ý nghĩa và sự hăng hái đối với nền hòa bình được đặt nền móng trên Sự thật, Công lý, Tự do và Bác ái’.
- từ lý do đó, Ðức Thánh Cha muốn đề cập một cách chi tiết hơn tới sự phi bạo lực như là một phương cách của một nền chính trị vì Hòa bình, và cầu xin Thiên Chúa giúp mọi người chúng ta quay lại với sự phi bạo lực trong chiều sâu của cảm nghĩ chúng ta, cũng như trong những giá trị nhân bản. Ước gì cách thức chúng ta đối xử với nhau trong các mối tương quan giữa con người với con người, trong các mối tương quan xã hội và quốc tế, sẽ được dẫn dắt bởi Đức Ái và sự phi bạo lực…
Tính thời sự, quan trọng và cấp bách của những giáo huấn này không những cho các trong thời đại đã qua mà còn thật ấn tượng cho Người Dân đất Việt Nam chúng ta hôm nay dưới sự cai trị của độc tài cộng sản, gian ác và vâng lịnh tàu cộng mà Formosa là một thí dụ điển hình.
Hà Minh Thảo
Văn Hóa
Mùa Chay 2017
Maria Vũ Loan
09:39 11/03/2017
1. Tôi trở lại Huế sau mười năm. Hình như nơi này vẫn thế, chỉ có đường xá là có phần thay đổi, còn cái “hồn Huế” vẫn trầm trầm, thơ mộng. Tôi không thể ăn một tô bún bò đúng nghĩa vì bận rộn; cũng không có xe ôm để tôi đi loanh quanh chỗ này chỗ khác, mà chỉ bó mình trong công việc với chiếc xe bốn chỗ mướn cho ba ngày ở đây.
Xem hình
Một buổi sáng, rời thành phố đi vào làng quê, chúng tôi đi qua cánh đồng Thanh Lâm – một vựa lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi thấy tầm nhìn của mình được trải dài một màu xanh. Anh tài xế còn giải thích cho tôi vì sao người ta gọi một vùng đất ở Huế là Lăng Cô, thì ra thời Pháp đó là một làng có nhiều cò bay đậu, lâu ngày người ta gọi “làng cò” thành Lăng Cô. Tôi vui khi thấy nét đơn sơ quen thuộc của người Việt nơi đồng lúa, ruộng vườn. Nếu có phải chia sẻ thì chỉ sẻ chia cho những gia đình đang gặp sự cố như bệnh tật, tai nạn...mà thôi. Tôi còn xúc động trước tâm tình hiếu khách của người dân quê ở đây.
Buổi chiều, đi cùng người quen đến thăm một nhà dòng nữ, tôi chỉ muốn ở lại đây vì nhà các chị “sạch từng centimet”! Cách tiếp chuyện cũng rất thanh lịch nên để lại cho tôi ấn tượng khó quên. Câu chuyện xã giao cũng thú vị khi sơ bề trên cho biết về một số sinh hoạt của nhà dòng, riêng công việc bác ái, vì là một cộng đoàn lớn nên công việc xã hội của các chị qui mô xứng tầm. Tôi nghĩ thầm, nếu trở lại thăm Huế, tôi sẽ đến đây để xin “một lều” (như sự việc xảy ra trên núi thánh Tabor ) đơn giản là vì nơi này thanh tịnh, thích hợp cho việc chay lòng.
2. Ấn tượng nhất trong chuyến đi Huế là khi ba người chúng tôi thăm nhà dòng Thiên An của quí thầy. Quang cảnh của nhà dòng trên núi cao, với cây cỏ hoa lá xanh tươi và kiểu kiến trúc đượm nét phương Đông làm tôi rất thích. Được nhìn thấy hình ảnh quí cha quí thầy đang đọc kinh trong lòng nhà thờ, tôi càng dâng trào cảm xúc! Từ trước đến nay, tôi vốn khâm phục những vị chân tu, đặc biệt là “tu dòng”, vì không “ôm” trong mình tiền bạc hay vấn vương của cải. Vì thế, khi nghe thầy quản lý kể về nếp sống ở đây của trên dưới 100 thầy thì tôi rất tâm phục. Tiêu chuẩn một thầy cho một ngày sống chỉ trong vòng 15.000 VNĐ ( bằng 2/3 một USD); rau củ quả thì tự trồng, còn cá thịt thì mua ở chợ đầu mối cho rẻ. Chẳng bù cho bên ngoài nói chung, ở Sài Gòn nói riêng, ăn uống thì thừa mứa, tiêu xài thì phung phí vì sĩ diện, sống không tiết độ.
Rồi trong một ngày lao động phải đọc kinh, cầu nguyện chung đến năm lần. Chúng tôi nhăn mặt e ngại tự hỏi: “Năm lần có nhiều quá không?”; nhưng chợt nghĩ, một ngày chúng tôi chầu Thánh Thể một lần, đọc kinh kính Lòng Chúa Thương Xót lúc ba giờ chiều và tham dự thánh lễ vào buổi tối; thế đã ba lần...vậy cầu nguyện và sống như quí thầy hẳn là không có gì là “nặng nề” cả, song một năm chỉ được ra ngoài rất ít...nói chung là rất nhiệm nhặt về thời gian. Hẳn là cách sống và lời cầu nguyện của quí thầy như bù đắp cho xã hội bên ngoài, đang có một cách sống thực dụng, đầy gian tham dối trá, ích kỷ, ghen tương, đố kỵ, bất công....đối nghịch với bài ca lòng mến và sự độc ác đang đẩy dần lên cao, đến độ tước mạng sống của người khác như một loài cầm thú. Trong mắt tôi, sống như quí thầy ở đây là chay tịnh cả một đời và là nhân chứng sống động cho một Đức Giêsu đã bị đóng đinh và một Đức Kitô sống lại vinh hiển đầy cuốn hút.
3. Gia đình chúng tôi vừa giỗ cha mẹ lần thứ mười vào cuối tháng 2. Nhìn các con, các cháu trong gia đình và con cháu từ mối quan hệ thiêng liêng(đỡ đầu) cùng đọc kinh, ăn uống, chúng tôi vui khó tả. Đã mười năm qua, tôi “né” nghe bài hát về mẹ, tránh đọc câu chuyện về mẹ, không xem phim về mẹ....Tôi hụt hẫng khi mẹ qua đời; nếu không có công việc từ thiện xã hội, tôi không thể quân bình trong tâm hồn. Từ miền Bắc di cư vào Nam, mẹ tôi không thích hợp khí hậu nên đau ốm liên miên. Đã hai lần, một lần 12 tuổi và một lần 26 tuổi, tôi quỳ gối trước tượng Đức Mẹ xin cho mẹ tôi thoát cơn bệnh nặng và hứa sẽ làm tất cả những gì Chúa muốn. Và tôi đã toại nguyện. Mẹ tôi thường chiên cơm cho tôi ăn khi tôi đi dạy về và không nấu canh rau đay vì biết tôi không thích. Cách sống nhân ái của mẹ tôi đã “bào nhẵn” tính ích kỷ của tôi thành một bông hoa nhỏ mà nhờ ơn Chúa, Mẹ Maria, sự trợ giúp của quí cha, quí ân nhân mà bông hoa đó lớn lên đậm màu và tỏa chút hương thơm. Ba tháng nữa, chúng tôi kỷ niệm 25 năm đi làm việc xã hội, không biết ngày đó, mẹ tôi có mỉm cười khi tôi tiếp tục chọn cách sống phục vụ người cùng khổ, hay không? Chỉ biết rằng ngày đó tôi sẽ nhớ mẹ, một người mẹ “chay tịnh” rất nhiều cho chồng con.
4. Khi giáo phận Phan Thiết có tin buồn, tôi gọi điện đến Đức Cha GB. Bùi Tuần để hỏi về cảm xúc của ngài khi có một nghĩa tử vừa qua đời. Đức Cha trả lời với giọng xúc động: “Con...con mở mạng ngay bây giờ đi, cha vừa viết một bài, tất cả cảm xúc của cha ở trong bài viết đó!”. Tôi mở mạng GP Long Xuyên và đọc ngay bài viết có tựa đề: “Tâm tình của người cha thiêng liêng với Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống”. Đọc xong, tôi nhắn tin vào điện thoại của Đức Cha dòng chữ: “Con đã đọc bài viết của Đức Cha. Bài có nhiều ý thần học sâu sắc và thật cảm xúc với ba lần: “Thống, con ơi!”. Đức Cha là người cha tuyệt vời!”.
Hai giờ đồng hồ sau khi nhận tin nhắn, ngài gọi cho tôi và nói một cách run run đầy cảm xúc: “Cha cám ơn con đã đọc bài viết. Con...con cầu nguyện cho cha thật nhiều nhé vì hai ngày qua hình ảnh cha Thống cứ chập chờn trước mắt cha!”. Ngay sau đó, tôi lấy tràng chuỗi, bật điện bàn thờ, đọc kinh cầu nguyện cho ngài, lòng lan man suy tư. Có lẽ Đức Cha sợ chết! Cũng đúng thôi, tuổi đã cao, sức đã yếu. Tôi tự suy diễn: hình như Đức Giêsu còn sợ chết hơn cả người ta nữa, người ta “đổ mồ hôi hột” vì sợ chết, còn Chúa sợ đến nỗi đổ mồ hôi máu. Có lẽ con người từ bụi đất mà ra nên khi về với đất bụi thì sợ tự nhiên; còn Chúa từ trời xuống, nên cái chết là một điều “trái ngược” với thiên tính của Ngài, nên Ngài sợ. Không ai có kinh nghiệm về sự chết vì thế dù cao ngạo, bạo tàn đến đâu cũng phải cúi đầu trước cái chết. Tôi bỗng nghĩ vui vui về mình: từ đầu năm đến nay, tôi quyết định không viết báo in nữa mà chuyên tâm cầu nguyện, làm việc bác ái xã hội tích cực hơn, sống thật thanh tịnh. Rồi tôi lại chột dạ dặn dò các em các cháu phải làm những gì khi tôi được Chúa gọi về. Tuổi đã trên sáu mươi thì “việc trăn trối” có gì là lạ! Tôi tự hỏi, nếu tôi qua đời khi Đức Cha vẫn còn đang viết báo thì Đức Cha có thiết tha nhớ về đứa con chuyên “đi bụi đời” là tôi không? Nghĩ đến đây tôi cười híc híc một mình. Mùa Chay, nghĩ về “cái chết sẽ đến” cũng là một sự chay tịnh tích cực.
5. Được lì xì một chút tiền ngày Tết, tôi đăng ký đi tour Phú Yên Qui Nhơn cho xa bầu khí ô nhiễm xăng chì của thành phố. Tỉnh Phú Yên còn nhiều nét hoang sơ, cái nghèo thấp thoáng ẩn sau vẻ chân chất. Cảnh đẹp thiên nhiên tùy theo cách đánh giá của mỗi người. Gành Đá Đĩa được nhiều người chú ý đến dù không màu mè, gọt giũa giả tạo. Tôi trò chuyện với mấy cháu trai đi học buổi sáng, buổi chiều bán ốc, trông chúng thật thà đáng mến. Ở đây hải sản, rau củ quả có giá rẻ nên hàng quán bán giá rất “mềm”. Đường phố thưa người, dường như thanh niên rời quê đến các thành phố lớn kiếm sống. Chúng tôi hớn hở khi được đến nhà thờ Mằng Lăng, đi vào hầm nhỏ nơi kính thánh Anrê Phú Yên và nhìn thấy quyển sách Phép Giảng Tám Ngày – cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của nước Việt Nam, in tại Roma năm 1651. Nghe thuyết minh về vị thánh trẻ, lòng không khỏi xúc động – vị thánh trẻ đã hiến trọn tuổi xuân, không ngại gian nan rao giảng Tin Mừng, góp phần xây dựng Hội Thánh Việt Nam thuở ban sơ, hiến mạng sống quyết một lòng trung nghĩa với Chúa Giêsu... – Chúng tôi nghĩ, những chứng tích này phải được gìn giữ để vun trồng đức tin cho giới trẻ ngày nay, một giới trẻ bận rộn kiếm sống, mải miết làm giàu, thực tế trong suy tính, sống ảo nhiều và có một số bạn trẻ đang “chập chờn” về một Thiên Chúa thật.
Đất Qui Nhơn không còn “gầy” để đón chân du khách đến vì ngày càng phát triển, du lịch khởi sắc. Dù thành phố Qui Nhơn được thiên nhiên có phần ưu đãi khi phía đông có biển Đông và phía bắc có đầm Thị Nại bao quanh; phía tây có núi Xuân Vân và phía nam có Vũng Chua che chắn; thành phố có những chỗ khá đẹp nhưng đi vào ngõ ngách của tỉnh Bình Định thì miền cát trắng này chỉ có cây xương rồng và cây dương là nhiều, cây cỏ hoa trái khác vắng bóng. Hình ảnh tổng quan khô cằn này làm tôi liên tưởng đến một tâm hồn thiếu vắng sự vun tưới về niềm tin, về cách sống. Người ta phải tưới tắm cho tâm hồn mình thế nào khi đời sống xã hội ngày càng thực thực ảo ảo, truyền thông của xã hội là con dao hai lưỡi, bát nháo không thể tả được; những giá trị đáng quí của hôn nhân và gia đình như chung thủy, hy sinh, gắn bó...dần mờ nhạt. Sự thực dụng tinh quái len lỏi cả vào những môi trường tâm linh. Sự thanh tao khó diễn đạt của tình yêu cũng thấp thoáng những tính toán tầm thường.
Vun đắp cho tâm hồn như thế nào cho đúng? Mùa Chay nào Giáo Hội cũng trình bày những thông điệp ý nghĩa, sâu sắc; những bài giảng tĩnh tâm ở các nhà thờ là cả tâm tình tha thiết của quí cha được thỉnh giảng; những cách bố thí tích cực hơn; nhưng năm nào cốt lõi của lời kêu gọi trong Mùa Chay cũng là cầu nguyện, chay tịnh và chia sẻ thì cũng không phải là thừa cho những tâm hồn còn khôn cằn bị những cơn sóng đời thường cuốn đi.
Xem hình
Một buổi sáng, rời thành phố đi vào làng quê, chúng tôi đi qua cánh đồng Thanh Lâm – một vựa lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi thấy tầm nhìn của mình được trải dài một màu xanh. Anh tài xế còn giải thích cho tôi vì sao người ta gọi một vùng đất ở Huế là Lăng Cô, thì ra thời Pháp đó là một làng có nhiều cò bay đậu, lâu ngày người ta gọi “làng cò” thành Lăng Cô. Tôi vui khi thấy nét đơn sơ quen thuộc của người Việt nơi đồng lúa, ruộng vườn. Nếu có phải chia sẻ thì chỉ sẻ chia cho những gia đình đang gặp sự cố như bệnh tật, tai nạn...mà thôi. Tôi còn xúc động trước tâm tình hiếu khách của người dân quê ở đây.
Buổi chiều, đi cùng người quen đến thăm một nhà dòng nữ, tôi chỉ muốn ở lại đây vì nhà các chị “sạch từng centimet”! Cách tiếp chuyện cũng rất thanh lịch nên để lại cho tôi ấn tượng khó quên. Câu chuyện xã giao cũng thú vị khi sơ bề trên cho biết về một số sinh hoạt của nhà dòng, riêng công việc bác ái, vì là một cộng đoàn lớn nên công việc xã hội của các chị qui mô xứng tầm. Tôi nghĩ thầm, nếu trở lại thăm Huế, tôi sẽ đến đây để xin “một lều” (như sự việc xảy ra trên núi thánh Tabor ) đơn giản là vì nơi này thanh tịnh, thích hợp cho việc chay lòng.
2. Ấn tượng nhất trong chuyến đi Huế là khi ba người chúng tôi thăm nhà dòng Thiên An của quí thầy. Quang cảnh của nhà dòng trên núi cao, với cây cỏ hoa lá xanh tươi và kiểu kiến trúc đượm nét phương Đông làm tôi rất thích. Được nhìn thấy hình ảnh quí cha quí thầy đang đọc kinh trong lòng nhà thờ, tôi càng dâng trào cảm xúc! Từ trước đến nay, tôi vốn khâm phục những vị chân tu, đặc biệt là “tu dòng”, vì không “ôm” trong mình tiền bạc hay vấn vương của cải. Vì thế, khi nghe thầy quản lý kể về nếp sống ở đây của trên dưới 100 thầy thì tôi rất tâm phục. Tiêu chuẩn một thầy cho một ngày sống chỉ trong vòng 15.000 VNĐ ( bằng 2/3 một USD); rau củ quả thì tự trồng, còn cá thịt thì mua ở chợ đầu mối cho rẻ. Chẳng bù cho bên ngoài nói chung, ở Sài Gòn nói riêng, ăn uống thì thừa mứa, tiêu xài thì phung phí vì sĩ diện, sống không tiết độ.
Rồi trong một ngày lao động phải đọc kinh, cầu nguyện chung đến năm lần. Chúng tôi nhăn mặt e ngại tự hỏi: “Năm lần có nhiều quá không?”; nhưng chợt nghĩ, một ngày chúng tôi chầu Thánh Thể một lần, đọc kinh kính Lòng Chúa Thương Xót lúc ba giờ chiều và tham dự thánh lễ vào buổi tối; thế đã ba lần...vậy cầu nguyện và sống như quí thầy hẳn là không có gì là “nặng nề” cả, song một năm chỉ được ra ngoài rất ít...nói chung là rất nhiệm nhặt về thời gian. Hẳn là cách sống và lời cầu nguyện của quí thầy như bù đắp cho xã hội bên ngoài, đang có một cách sống thực dụng, đầy gian tham dối trá, ích kỷ, ghen tương, đố kỵ, bất công....đối nghịch với bài ca lòng mến và sự độc ác đang đẩy dần lên cao, đến độ tước mạng sống của người khác như một loài cầm thú. Trong mắt tôi, sống như quí thầy ở đây là chay tịnh cả một đời và là nhân chứng sống động cho một Đức Giêsu đã bị đóng đinh và một Đức Kitô sống lại vinh hiển đầy cuốn hút.
3. Gia đình chúng tôi vừa giỗ cha mẹ lần thứ mười vào cuối tháng 2. Nhìn các con, các cháu trong gia đình và con cháu từ mối quan hệ thiêng liêng(đỡ đầu) cùng đọc kinh, ăn uống, chúng tôi vui khó tả. Đã mười năm qua, tôi “né” nghe bài hát về mẹ, tránh đọc câu chuyện về mẹ, không xem phim về mẹ....Tôi hụt hẫng khi mẹ qua đời; nếu không có công việc từ thiện xã hội, tôi không thể quân bình trong tâm hồn. Từ miền Bắc di cư vào Nam, mẹ tôi không thích hợp khí hậu nên đau ốm liên miên. Đã hai lần, một lần 12 tuổi và một lần 26 tuổi, tôi quỳ gối trước tượng Đức Mẹ xin cho mẹ tôi thoát cơn bệnh nặng và hứa sẽ làm tất cả những gì Chúa muốn. Và tôi đã toại nguyện. Mẹ tôi thường chiên cơm cho tôi ăn khi tôi đi dạy về và không nấu canh rau đay vì biết tôi không thích. Cách sống nhân ái của mẹ tôi đã “bào nhẵn” tính ích kỷ của tôi thành một bông hoa nhỏ mà nhờ ơn Chúa, Mẹ Maria, sự trợ giúp của quí cha, quí ân nhân mà bông hoa đó lớn lên đậm màu và tỏa chút hương thơm. Ba tháng nữa, chúng tôi kỷ niệm 25 năm đi làm việc xã hội, không biết ngày đó, mẹ tôi có mỉm cười khi tôi tiếp tục chọn cách sống phục vụ người cùng khổ, hay không? Chỉ biết rằng ngày đó tôi sẽ nhớ mẹ, một người mẹ “chay tịnh” rất nhiều cho chồng con.
4. Khi giáo phận Phan Thiết có tin buồn, tôi gọi điện đến Đức Cha GB. Bùi Tuần để hỏi về cảm xúc của ngài khi có một nghĩa tử vừa qua đời. Đức Cha trả lời với giọng xúc động: “Con...con mở mạng ngay bây giờ đi, cha vừa viết một bài, tất cả cảm xúc của cha ở trong bài viết đó!”. Tôi mở mạng GP Long Xuyên và đọc ngay bài viết có tựa đề: “Tâm tình của người cha thiêng liêng với Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống”. Đọc xong, tôi nhắn tin vào điện thoại của Đức Cha dòng chữ: “Con đã đọc bài viết của Đức Cha. Bài có nhiều ý thần học sâu sắc và thật cảm xúc với ba lần: “Thống, con ơi!”. Đức Cha là người cha tuyệt vời!”.
Hai giờ đồng hồ sau khi nhận tin nhắn, ngài gọi cho tôi và nói một cách run run đầy cảm xúc: “Cha cám ơn con đã đọc bài viết. Con...con cầu nguyện cho cha thật nhiều nhé vì hai ngày qua hình ảnh cha Thống cứ chập chờn trước mắt cha!”. Ngay sau đó, tôi lấy tràng chuỗi, bật điện bàn thờ, đọc kinh cầu nguyện cho ngài, lòng lan man suy tư. Có lẽ Đức Cha sợ chết! Cũng đúng thôi, tuổi đã cao, sức đã yếu. Tôi tự suy diễn: hình như Đức Giêsu còn sợ chết hơn cả người ta nữa, người ta “đổ mồ hôi hột” vì sợ chết, còn Chúa sợ đến nỗi đổ mồ hôi máu. Có lẽ con người từ bụi đất mà ra nên khi về với đất bụi thì sợ tự nhiên; còn Chúa từ trời xuống, nên cái chết là một điều “trái ngược” với thiên tính của Ngài, nên Ngài sợ. Không ai có kinh nghiệm về sự chết vì thế dù cao ngạo, bạo tàn đến đâu cũng phải cúi đầu trước cái chết. Tôi bỗng nghĩ vui vui về mình: từ đầu năm đến nay, tôi quyết định không viết báo in nữa mà chuyên tâm cầu nguyện, làm việc bác ái xã hội tích cực hơn, sống thật thanh tịnh. Rồi tôi lại chột dạ dặn dò các em các cháu phải làm những gì khi tôi được Chúa gọi về. Tuổi đã trên sáu mươi thì “việc trăn trối” có gì là lạ! Tôi tự hỏi, nếu tôi qua đời khi Đức Cha vẫn còn đang viết báo thì Đức Cha có thiết tha nhớ về đứa con chuyên “đi bụi đời” là tôi không? Nghĩ đến đây tôi cười híc híc một mình. Mùa Chay, nghĩ về “cái chết sẽ đến” cũng là một sự chay tịnh tích cực.
5. Được lì xì một chút tiền ngày Tết, tôi đăng ký đi tour Phú Yên Qui Nhơn cho xa bầu khí ô nhiễm xăng chì của thành phố. Tỉnh Phú Yên còn nhiều nét hoang sơ, cái nghèo thấp thoáng ẩn sau vẻ chân chất. Cảnh đẹp thiên nhiên tùy theo cách đánh giá của mỗi người. Gành Đá Đĩa được nhiều người chú ý đến dù không màu mè, gọt giũa giả tạo. Tôi trò chuyện với mấy cháu trai đi học buổi sáng, buổi chiều bán ốc, trông chúng thật thà đáng mến. Ở đây hải sản, rau củ quả có giá rẻ nên hàng quán bán giá rất “mềm”. Đường phố thưa người, dường như thanh niên rời quê đến các thành phố lớn kiếm sống. Chúng tôi hớn hở khi được đến nhà thờ Mằng Lăng, đi vào hầm nhỏ nơi kính thánh Anrê Phú Yên và nhìn thấy quyển sách Phép Giảng Tám Ngày – cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của nước Việt Nam, in tại Roma năm 1651. Nghe thuyết minh về vị thánh trẻ, lòng không khỏi xúc động – vị thánh trẻ đã hiến trọn tuổi xuân, không ngại gian nan rao giảng Tin Mừng, góp phần xây dựng Hội Thánh Việt Nam thuở ban sơ, hiến mạng sống quyết một lòng trung nghĩa với Chúa Giêsu... – Chúng tôi nghĩ, những chứng tích này phải được gìn giữ để vun trồng đức tin cho giới trẻ ngày nay, một giới trẻ bận rộn kiếm sống, mải miết làm giàu, thực tế trong suy tính, sống ảo nhiều và có một số bạn trẻ đang “chập chờn” về một Thiên Chúa thật.
Đất Qui Nhơn không còn “gầy” để đón chân du khách đến vì ngày càng phát triển, du lịch khởi sắc. Dù thành phố Qui Nhơn được thiên nhiên có phần ưu đãi khi phía đông có biển Đông và phía bắc có đầm Thị Nại bao quanh; phía tây có núi Xuân Vân và phía nam có Vũng Chua che chắn; thành phố có những chỗ khá đẹp nhưng đi vào ngõ ngách của tỉnh Bình Định thì miền cát trắng này chỉ có cây xương rồng và cây dương là nhiều, cây cỏ hoa trái khác vắng bóng. Hình ảnh tổng quan khô cằn này làm tôi liên tưởng đến một tâm hồn thiếu vắng sự vun tưới về niềm tin, về cách sống. Người ta phải tưới tắm cho tâm hồn mình thế nào khi đời sống xã hội ngày càng thực thực ảo ảo, truyền thông của xã hội là con dao hai lưỡi, bát nháo không thể tả được; những giá trị đáng quí của hôn nhân và gia đình như chung thủy, hy sinh, gắn bó...dần mờ nhạt. Sự thực dụng tinh quái len lỏi cả vào những môi trường tâm linh. Sự thanh tao khó diễn đạt của tình yêu cũng thấp thoáng những tính toán tầm thường.
Vun đắp cho tâm hồn như thế nào cho đúng? Mùa Chay nào Giáo Hội cũng trình bày những thông điệp ý nghĩa, sâu sắc; những bài giảng tĩnh tâm ở các nhà thờ là cả tâm tình tha thiết của quí cha được thỉnh giảng; những cách bố thí tích cực hơn; nhưng năm nào cốt lõi của lời kêu gọi trong Mùa Chay cũng là cầu nguyện, chay tịnh và chia sẻ thì cũng không phải là thừa cho những tâm hồn còn khôn cằn bị những cơn sóng đời thường cuốn đi.
Từ cửa Thần Phù 1627- Đến giáo xứ Việt Nam Paris 2017
Lê Đình Thông
09:56 11/03/2017
ĐẾN GIÁO XỨ PARIS (19/03/2017)
Thánh Giuse ghi lịch tỏ tường :
Ba trăm chín chục niên trường (1)
Tầu cha Đắc Lộ, Ba Làng đến nơi.
Cây Thánh giá đá vôi phù hộ (2)
Cha Dòng Tên Đắc Lộ trùng tu
Núi cao trên cửa Thần Phù (3)
Ninh Bình, Phát Diệm ưu tư kế thừa
4 thế kỷ tuôn mưa ơn lạ
Nhờ công ơn Thánh Cả Giuse
Ngài là bổn mạng chở che
Việt Nam Giáo Hội chẳng hề hấn chi.
Giáo Xứ Việt Paris tấp nập
70 năm thành lập vời xa
Noi gương Giáo Hội quê nhà
Giuse bổn mạng mặn mà Thánh gia
Ngày 19 tháng Ba Mười Bảy (4)
Giáo Xứ cùng kính lạy Giuse
Ngài luôn gìn giữ mọi bề
Vượt qua sóng gió, xuôi về bình yên.
Paris, ngày 19/03/2017
Lê Đình Thông
---
(1) 390 năm về trước (1627), cũng ngày 19/03,
tầu cha Đắc Lộ cập bến Ba Làng. Sau đó, ngài
qua cửa Thần Phù rao giảng Tin Mừng.
(2) Tương truyền cha Đắc Lộ dựng cây Thánh giá
bằng đá vôi, cao 1 mét 6, trên đỉnh núi.
(3) Thần Phù (神 扶) : Thần (linh) Phù (hộ).
Ca dao có câu :
Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm.
(4) Ngày 19/03/2017.
Giáo xứ VN Paris thất thập chu niên
Lê Đình Thông
09:59 11/03/2017
覺 處 七 十 週 年 (1947-2017)
19 người cùng với 5 cha
Khắp miền nước Pháp gần xa
Liên Đoàn thành lập quanh ta hiền tài.
Năm linh mục có hai viện trưởng (1)
Hàng giáo dân bộ trưởng một người (2)
Năm ngài cố vấn rạng ngời
Có hai giám mục một thời chung lo (3).
Đoàn Sinh viên : cành nho tươi tốt
Một Đức Ông và một Đức Cha (4)
Thêm ông Bộ trưởng quê nhà (5)
Thi nhân Viện trưởng, mặn mà duyên thơ (6)
Trang sử mới Sứ thần Tòa thánh (7)
Chúc phép lành sức mạnh ơn thiêng
Giáo quyền nước Pháp cách riêng
Từ nay công nhận thành viên Liên Đoàn.
Giai đoạn mới truyền loan công đức
Đổi tên thành Tổ Chức Thừa sai (8)
Có cha tuyên úy miệt mài
Vừa lo mục vụ văn tài truyền thông (9).
Năm 77 thông Công Giáo Xứ
Mấy nhiệm kỳ cắt cử qua đi
Ba năm kế tiếp kiên trì
80 : hiệp lực thực thi sáng ngời
Ban Giám đốc ơn trời lộc nước (10)
Cha Vinh làm Giám đốc lo chung
Có cha Thượng Sách trùng phùng
Cha Ziên cha Dũng một lòng đoàn viên.
Năm 83 ơn thiêng kết tụ
Lập Hội đồng Mục vụ đầu tiên
Qua nhiều thế hệ trung kiên
Trẻ già, nam nữ, kết liên một lòng.
Năm 17 vừa tròn Bảy Chục
Nhớ bao nhiêu công đức tiền nhân
Chúng con lạy tạ kính dâng
Nước Cha cả sáng xin vâng mệnh Trời.
Giáo Xứ Paris, Tân Xuân Đinh Dậu (2017)
Lê Đình Thông
---
(1) Linh mục Cao Văn Luận (1908-1986), Viện trưởng Đại Học Huế.
Đức Ông Nguyễn Văn Lập (1911-2001), Viện trưởng Đại Học Đà Lạt.
(2) Ông Trần Hữu Phương, Bộ trưởng Tài chánh.
Ông là Chánh Hội trưởng tiên khởi của Liên Đoàn.
(3) Đức Cha Nguyễn Văn Thiện (1906-2012), Giám mục Vĩnh Long.
Đức Cha Nguyễn Ngọc Quang (1909-1990), Giám mục Cần Thơ.
(4) Đức Cha Nguyễn Huy Mai (1913-1990), Giám mục Ban Mê Thuột.
Đức Ông Trần Văn Hiến Minh (1919-2003), Tiến sĩ Triết học.
(5) Kỹ sư Trần Ngọc Oành, Bộ trưởng Giao thông Công chánh.
(6) Bác sĩ Nguyễn Văn Ái, Viện trưởng Viện Pasteur,
bút hiệu Vân Uyên, tác giả nhiều tập thơ.
(7) Đức Angelo Giuseppe Roncalli, Sứ thần Tòa thánh tại Pháp.
Ngày 20/10/1958 : Mật nghị Hồng Y tôn cử Ngài làm Giáo hoàng.
Ngày 27/04/2014, cố Giáo hoàng được phong hiển thánh.
(8) Tổ chức Truyền giáo Việt Nam tại Pháp (1952-1977).
(9) Cha Nguyễn Quang Lãm sau này là Chủ nhiệm kiêm
Chủ bút Nhật báo Xây Dựng.
(10) Ban Giám đốc hiện nay : Đức Ông Mai Đức Vinh, quý Cha
Đinh Đồng Thượng Sách, Trần Anh Dũng, Vũ Minh Sinh, quý
Thầy Phó tế Phạm Bá Nha, Nguyễn Văn Thạch, Tạ Đình Chung,
Nguyễn Sơn, Cao Trọng Nghĩa, quý Nữ tu Nguyễn Kim Thoa,
Thân Kim Liên.
Thánh Ca
Tình Người Chuộc Tội - Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
VietCatholic Network
00:22 11/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây