Phụng Vụ - Mục Vụ
Chết để vinh quang
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
08:45 12/03/2008
CHÚA NHẬT LỄ LÁ Năm A
Mt 27, 11-54
Đọc đọan Tin Mừng của Thánh Matthêu 27, 11-54 hôm nay chúng ta như đang là những nhân vật tham gia vào cuộc xử án Chúa Giêsu. Bởi vì suốt ba năm giảng đạo giới thiệu Nước Trời, giới thiệu chính Ngài cho nhân loại và hơn thế nữa cả thời gian ẩn dật ở làng quê Nagiarét với cha mẹ của Ngài, Chúa Giêsu đã chuẩn bị cho cuộc đời cứu thế của mình bằng sự hiếu thảo vâng phục Thiên Chúa Cha. Những năm giảng đạo đã nhiều lần Chúa nói gần nói xa về con đường khổ hình của Ngài để cứu độ nhân lọai. Nhưng các môn đệ nào đâu có hiểu thế nào là con đường thập giá, thế nào là con đường đau khổ Chúa Giêsu phải kinh qua để cứu độ con người, cứu độ nhân lọai, cứu độ từng người
MỘT CON ĐƯỜNG. MỘT CUỘC ĐỜI: Con đường mà bà cụ già trong truyện phim Sám Hối của Liên Xô nói lên cách công khai, trịnh trọng:” Con đường này dẫn tới đâu ? Con đường này đưa về đâu ? Nếu con đường không dẫn tới nhà thờ, con đường nào có giá trị gì ! “. Tôi vẫn suy đi nghĩ lại câu nói đó: con đường dẫn tới Chúa, con đường dẫn tới Thiên Đàng, con đường Thập Giá đưa tới vinh quang là con đường tuyệt vời, con đường người Kitô hữu đang đi. Vâng, Chúa Giêsu năm xưa đã nói với người Do Thái: Con đường Ngài đi họ không đi được. Còn đối với các môn đệ thân tín, Chúa Giêsu cũng đã có lần nói với họ: con đường Ngài đang đi họ chưa đi được con đường đó. Chúa Giêsu nói tới con đường nào vậy ? Thiết tưởng trong tâm trí đời thường nhưng đầy đức tin của bà già trong phim Sám Hối đã nói lên ý nghĩa Chúa muốn nói ? Một con người sống hoàn toàn thánh thiện, là Chúa là Người, nhưng người Do Thái đâu có hiểu. Họ đã tự nói với nhau:Hay ông ta muốn tự tử ? Chúa Giêsu chẳng chối cũng chẳng nhận. Ngay các môn đệ cũng vậy:” Chúa chỉ nói sau này các con sẽ hiểu”.Vâng, con đường ấy là con đường Thập Giá.Chúa Giêsu đã khẳng địng trong Tin Mừng Ga 8, 21-30:” Khi các ông giương cao con Người lên, các ông sẽ biết tôi là ai”. Giương cao lên có nghĩa là bị treo trên Thập Giá. Chúa trở nên vị Thiên Chúa cứu độ. Chúa chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa vì người Do Thái không tin. Một con người có tên Giêsu đã đi con đường Thập Giá ngươc với sự suy nghĩ của con người, ngược với ước muốn, suy tư của loài người. Con đường của Ngài là con đường đau khổ của thế gian. Giữa gian trần mà con người thích ham danh vọng, tiền tài, giầu sang phú quí thì con đường của Chúa chọn, Chúa đi lại là con đường đau khổ. Chúa nói với con người hãy nhìn vào sự thật vì cuộc đời không phải chỉ trong mơ tưởng, trong huyền thọai mà cuộc đời luôn có đắng cay, khổ cực. Con đường này chẳng ai muốn đi nhưng thực tế lại là cuộc đời bao lâu con người còn ở gian trần, còn sống ở thế giới này. Nhận ra con đường Chúa đi là cả một sự cố gắng sống lòng tin. Và cuộc thương khó của Chúa giúp con người có đức tin hiểu được con đường Thập Giá của Chúa.
MỘT ĐÁM NGƯỜI. MỖI SUY NGHĨ CỦA TỪNG NHÓM, TỪNG NGƯỜI: Thế gian như một đám người ô hợp và bức tranh của họa sĩ Rambrandt: ” Ba Cây Thập Giá”, chúng ta vẫn có thể nhìn ra từng gương mặt của mỗi người chúng ta đứng trước cái chết của Chúa Giêsu. Vâng, hai bên Thập Giá của Chúa Giêsu là hai tên trộm cắp và cây Thập Giá ở giữa là chính Chúa Giêsu. Cái chết cô đơn của Chúa Giêsu trái nghịch với ngày Chúa Nhật lễ lá khi Ngài khải hoàn vào thành thánh Giêrusalem. Đám đông người trước đó tung hô Chúa thì nay im bặt, họ né tránh, họ xa Chúa, để Chúa hòan toàn cô đơn trên cây Thập Hình.Sau cùng, Chúa đã thốt lên:” Lạy chúa, sao Chúa bỏ rơi con ?”. Chúa đã im lặng hoàn toàn, một sự im lặng thánh thiện. Mặc trần gian, mặc nhân loại, mặc mọi người la ó, kêu gào, mắng nhiếc Chúa. Cái đau đớn vẫn là sự dã tâm của con người. Một Thiên Chúa làm người đã sống gần gũi, đã giúp đỡ con người, đã làm biết bao điều tốt đẹp cho con người. Thiên Chúa ấy ngày hôm nay im lặng, trần trụi nằm giữa đồi vắng, trên cây khổ giá giữa hai tên trộm cướp chỉ vì yêu và cứu độ con người.
Vâng, chỉ có Mẹ Maria can đảm, kiên trì đứng dưới chân Thập Giá, yêu thương Con mình, đồng lao đau khổ với Con của mình.
Chỉ có thánh Gioan trung thành với Thầy Chí Thánh của mình.
Chỉ có những người phụ nữ đạo đức yêu thương Chúa chân tình mới đứng xa xa mà cảm thông với Chúa.
Bài thương khó của Chúa Giêsu gợi lên trong ta nhiều ý tưởng: Chúa vì yêu thương ta nên gánh tội cho ta dẫu người hoàn toàn vô tội. Tình yêu này là tình yêu tự hiến, hy sinh:” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu”( Ga 15, 13 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con, để chúng con chỉ một lòng mến Chúa, yêu người và chấp nhận cuộc đời, chấp nhận thử thách với tất cả lòng tin của mình. Xin cho chúng con biết vác Thập Giá mỗi ngày mà theo chân Chúa. Amen.
Mt 27, 11-54
Đọc đọan Tin Mừng của Thánh Matthêu 27, 11-54 hôm nay chúng ta như đang là những nhân vật tham gia vào cuộc xử án Chúa Giêsu. Bởi vì suốt ba năm giảng đạo giới thiệu Nước Trời, giới thiệu chính Ngài cho nhân loại và hơn thế nữa cả thời gian ẩn dật ở làng quê Nagiarét với cha mẹ của Ngài, Chúa Giêsu đã chuẩn bị cho cuộc đời cứu thế của mình bằng sự hiếu thảo vâng phục Thiên Chúa Cha. Những năm giảng đạo đã nhiều lần Chúa nói gần nói xa về con đường khổ hình của Ngài để cứu độ nhân lọai. Nhưng các môn đệ nào đâu có hiểu thế nào là con đường thập giá, thế nào là con đường đau khổ Chúa Giêsu phải kinh qua để cứu độ con người, cứu độ nhân lọai, cứu độ từng người
MỘT CON ĐƯỜNG. MỘT CUỘC ĐỜI: Con đường mà bà cụ già trong truyện phim Sám Hối của Liên Xô nói lên cách công khai, trịnh trọng:” Con đường này dẫn tới đâu ? Con đường này đưa về đâu ? Nếu con đường không dẫn tới nhà thờ, con đường nào có giá trị gì ! “. Tôi vẫn suy đi nghĩ lại câu nói đó: con đường dẫn tới Chúa, con đường dẫn tới Thiên Đàng, con đường Thập Giá đưa tới vinh quang là con đường tuyệt vời, con đường người Kitô hữu đang đi. Vâng, Chúa Giêsu năm xưa đã nói với người Do Thái: Con đường Ngài đi họ không đi được. Còn đối với các môn đệ thân tín, Chúa Giêsu cũng đã có lần nói với họ: con đường Ngài đang đi họ chưa đi được con đường đó. Chúa Giêsu nói tới con đường nào vậy ? Thiết tưởng trong tâm trí đời thường nhưng đầy đức tin của bà già trong phim Sám Hối đã nói lên ý nghĩa Chúa muốn nói ? Một con người sống hoàn toàn thánh thiện, là Chúa là Người, nhưng người Do Thái đâu có hiểu. Họ đã tự nói với nhau:Hay ông ta muốn tự tử ? Chúa Giêsu chẳng chối cũng chẳng nhận. Ngay các môn đệ cũng vậy:” Chúa chỉ nói sau này các con sẽ hiểu”.Vâng, con đường ấy là con đường Thập Giá.Chúa Giêsu đã khẳng địng trong Tin Mừng Ga 8, 21-30:” Khi các ông giương cao con Người lên, các ông sẽ biết tôi là ai”. Giương cao lên có nghĩa là bị treo trên Thập Giá. Chúa trở nên vị Thiên Chúa cứu độ. Chúa chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa vì người Do Thái không tin. Một con người có tên Giêsu đã đi con đường Thập Giá ngươc với sự suy nghĩ của con người, ngược với ước muốn, suy tư của loài người. Con đường của Ngài là con đường đau khổ của thế gian. Giữa gian trần mà con người thích ham danh vọng, tiền tài, giầu sang phú quí thì con đường của Chúa chọn, Chúa đi lại là con đường đau khổ. Chúa nói với con người hãy nhìn vào sự thật vì cuộc đời không phải chỉ trong mơ tưởng, trong huyền thọai mà cuộc đời luôn có đắng cay, khổ cực. Con đường này chẳng ai muốn đi nhưng thực tế lại là cuộc đời bao lâu con người còn ở gian trần, còn sống ở thế giới này. Nhận ra con đường Chúa đi là cả một sự cố gắng sống lòng tin. Và cuộc thương khó của Chúa giúp con người có đức tin hiểu được con đường Thập Giá của Chúa.
MỘT ĐÁM NGƯỜI. MỖI SUY NGHĨ CỦA TỪNG NHÓM, TỪNG NGƯỜI: Thế gian như một đám người ô hợp và bức tranh của họa sĩ Rambrandt: ” Ba Cây Thập Giá”, chúng ta vẫn có thể nhìn ra từng gương mặt của mỗi người chúng ta đứng trước cái chết của Chúa Giêsu. Vâng, hai bên Thập Giá của Chúa Giêsu là hai tên trộm cắp và cây Thập Giá ở giữa là chính Chúa Giêsu. Cái chết cô đơn của Chúa Giêsu trái nghịch với ngày Chúa Nhật lễ lá khi Ngài khải hoàn vào thành thánh Giêrusalem. Đám đông người trước đó tung hô Chúa thì nay im bặt, họ né tránh, họ xa Chúa, để Chúa hòan toàn cô đơn trên cây Thập Hình.Sau cùng, Chúa đã thốt lên:” Lạy chúa, sao Chúa bỏ rơi con ?”. Chúa đã im lặng hoàn toàn, một sự im lặng thánh thiện. Mặc trần gian, mặc nhân loại, mặc mọi người la ó, kêu gào, mắng nhiếc Chúa. Cái đau đớn vẫn là sự dã tâm của con người. Một Thiên Chúa làm người đã sống gần gũi, đã giúp đỡ con người, đã làm biết bao điều tốt đẹp cho con người. Thiên Chúa ấy ngày hôm nay im lặng, trần trụi nằm giữa đồi vắng, trên cây khổ giá giữa hai tên trộm cướp chỉ vì yêu và cứu độ con người.
Vâng, chỉ có Mẹ Maria can đảm, kiên trì đứng dưới chân Thập Giá, yêu thương Con mình, đồng lao đau khổ với Con của mình.
Chỉ có thánh Gioan trung thành với Thầy Chí Thánh của mình.
Chỉ có những người phụ nữ đạo đức yêu thương Chúa chân tình mới đứng xa xa mà cảm thông với Chúa.
Bài thương khó của Chúa Giêsu gợi lên trong ta nhiều ý tưởng: Chúa vì yêu thương ta nên gánh tội cho ta dẫu người hoàn toàn vô tội. Tình yêu này là tình yêu tự hiến, hy sinh:” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu”( Ga 15, 13 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con, để chúng con chỉ một lòng mến Chúa, yêu người và chấp nhận cuộc đời, chấp nhận thử thách với tất cả lòng tin của mình. Xin cho chúng con biết vác Thập Giá mỗi ngày mà theo chân Chúa. Amen.
Thánh Giuse,vị thánh khiêm nhường và bác ái
Ngô Suốt, CTS
11:41 12/03/2008
THÁNH GIUSE, VỊ THÁNH KHIÊM NHƯỜNG VÀ BÁC ÁI
Thánh Frances de Sales viết rằng: “Thật không cần thiết để luôn luôn lúc nào cũng chăm chú đến tất cả mọi nhân đức để diễn tập; có thể làm gãy gập và lúng túng ý tưởng và cảm giác của bạn rất nhiều. Khiêm tốn và bác ái là những sợi dây chủ chốt; tất cả các nhân đức khác đều gắn liền vào. Chúng ta chỉ cần nắm giữ hai sợi dây này: một ở dưới đáy và một ở trên đỉnh. Sự đứng vững của tòa nhà tùy thuộc vào móng và mái của nó. Chỉ cần tập trung tâm hồn để diễn tập hai nhân đức này chúng ta sẽ không bị khó khăn đối với các nhân đức khác. Đây là những nhân đức mẹ và những nhân đức khác theo sau giống như gà con theo gà mẹ”. Dường như hầu hết các thánh của Giáo hội đều chuyển tải hai nhân đức chủ chốt này, nhưng vượt trội hơn cả phải nói đến vị đại thánh đáng kính và đáng yêu của chúng ta là thánh cả Giuse.
Thánh Giuse đáng kính vì Ngài có quá nhiều nhân đức siêu phàm, người bình thường không thể có được, điều này cũng dễ hiểu vì Ngài được tiền định chăm lo gia đình Thánh, Ngài được những ân sủng đặc biệt thiết tưởng không có gì lạ cả. Đến nổi người ta cho rằng Ngài không hiểu, không biết, cũng không hỏi, chỉ tin và làm theo lời Chúa. Thí dụ khi Thiên thần báo mộng cho Ngài: ”Đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần...”, tôi không nghĩ rằng Ngài hiểu được vấn đề, kể cả Chúa Thánh Thần là gì. Khi được mộng báo đem con trẻ và Mẹ Người trốn sang Ai Cập cũng vậy, Ngài không biết gì về ý định cũng như kế hoạch của Chúa, chỉ làm theo -một cách liều lĩnh- không thắc mắc, thật mạo hiểm vì không những đưa con trẻ đi trốn trong lúc mới sinh ra, còn đưa đi đến một xứ sở xa lạ không người quen biết.
Ngài đáng kính vì khiêm nhường và bác ái đến độ chỉ thi hành không nói. Ngày xưa ở Do Thái người ta rất trọng nam khinh nữ. Tuy vậy sau khi lạc Chúa 3 ngày, tìm thấy Chúa, đáng lý Thánh Giuse lên tiếng. Nhưng không, Ngài im lặng để vợ mình nói. Trong bốn cuốn Tin Mừng, đều có thấp thoáng bóng dáng Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Giuse chỉ được nhắc đến trong Tin Mừng của Mathiêu và Luca mà thôi. Đức Mẹ lên tiếng tại tiệc cước Cana (Tin Mừng của Gioan), lên tiếng bốn lần trong Tin Mừng của Luca nói về thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Còn Thánh Giuse hoàn toàn không nói lời nào trong toàn bộ Thánh kinh. Ngài đúng là con người kỳ diệu.
Sống trong ơn gọi gia đình, chúng ta phải công nhận ơn gọi độc thân vì nước trời của các tu sĩ nam nữ là điều hết sức khó khăn. Thế nhưng thánh Giuse lại sống chung đụng –dù trên nguyên tắc pháp lý là vợ chồng- với cô thôn nữ xinh xắn, nhưng giữ mãi nhân đức trong sạch là điều làm cho nhiều người nghi ngờ, vì họ nghĩ rằng điều đó không thể làm được đối với bản tính tự nhiên của con người. Người ta suy luận hợp lý, đúng nếu không có sự can thiệp của Đấng Toàn Năng thì rõ ràng vô phương. Theo các nhà tâm lý học con người có hai bản năng mạnh mẽ nhất là tôn giáo (Religion) và tình dục (Sex). Kết luận này cho chúng ta biết được rằng khi bản năng tôn giáo thắng thế người ta có thể khống chế nhu cầu tính dục mặc dù không hoàn toàn dễ dàng. Điều này cũng giải thích được lý do khi tôn giáo mất đi sự thu hút, trân trọng trong xã hội, tình dục sẽ thắng thế, thống trị, do đó tội lỗi lan tràn. Riêng thánh cả Giuse còn khác thường, tuyệt vời hơn nữa. Trong Tin Mừng thánh Mathiêu kể chuyện người đàn bà bị bịnh băng huyết 12 năm, chỉ lén đụng vào gấu áo Chúa Giêsu tức khắc được lành bệnh. Theo Do Tháí Giáo thì việc gì liên quan đến máu huyết là ô uế (cụ thể phụ nữ sinh con 40 ngày phải đem lễ vật lên đền thờ để tẩy uế), Người đàn bà bịnh hoạn ấy chỉ lén đụng vào gấu áo tức thì sự ô uế kinh niên của bà biến mất, phương chi Thánh Giuse trực tiếp ẵm bồng, chăm sóc, nuôi nấng và dạy dỗ Đấng Toàn Năng.
Các tu sĩ Công Giáo của chúng ta (đáng được trân quý cùng động viên và nâng đỡ vì ơn gọi độc thân), dĩ nhiên nhờ sự trợ lực của Thiên Chúa, họ còn có thể đè bẹp được bản năng tình dục, nhu cầu đòi hỏi của thân xác, huống chi thánh Giuse, người công chính (công chính là kính sợ Thiên Chúa; hiểu biết điều tốt lành rồi đem thực hành những điều tốt lành đó cả đời).Thử hỏi, giả như Thánh Giuse có một lúc nào đó thoáng vấn vương ý tưởng không trong sáng nào đó trong đầu chẳng hạn, ý tưởng mờ ảm ấy làm sao tồn tại được dù chỉ một giây–dù chỉ trong ý nghĩ- khi đụng chạm trực tiếp thân thể tinh tuyền, trong suốt hơn pha lê Đấng Chí Thánh Chí Tôn, cùng hít thở chung không khí với Mặt Trời Công Chính. Chúng ta có thể xác quyết bản năng tình dục trong thánh Giuse đã bị khống chế đến tận cùng hay có thể nói bị triệt tiêu hoàn toàn, nhường chỗ cho bản năng tôn giáo được phát huy đến tột đỉnh. Đây chúng ta không muốn nói đến yêu tố Ngài đã được Thiên Chúa chuẩn bị, tin tưởng trao phó Con Một mình. Vật gì của Chúa đều thánh thiêng, Cha Mẹ của Thiên Chúa –dù nuôi- dĩ nhiên các Đấng Thánh, phải được Thiên Chúa gìn giữ, bảo toàn cách đặc biệt nguyên tuyền hẳn chuyện đương nhiên.
Nếu chúng ta cho rằng thánh Gioan Tiền Hô vị ngôn sứ sau cùng của thời Cựu Ước, Đức Trinh Nữ Maria là người tín hữu đầu tiên thời kỳ Tân Ước, thì chúng ta cũng có thể nói rằng Thánh Giuse là vị Linh mục Công Giáo đầu tiên thời Tân Ước. Ngài có đủ phẩm cách, đức độ của người Linh Mục. Người Linh Mục Công Giáo đưọc kính trọng, quý mến vì sự hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa qua việc trung thành với ba lời khấn, thử hỏi còn ai sống trong sạch, khó nghèo và vâng lời hơn Thánh cả Giuse; còn ai yêu mến, tận tụy phục vụ Thiên Chúa bằng Thánh Giuse đáng kính đáng yêu, còn ai khiêm tốn và bác ái hơn Ngài. Ngài đáng kính vì không phải ngày xưa, hôm nay chúng ta vẫn chạy đến xin Ngài bảo bọc, phù trì. Đức Giáo Hoàng Benedict XV, ngày 25-07-1920 công bố: ”...Khi chúng ta quan tâm đến sự bao vây, tấn công nhân loại của ma quỷ hôm nay. Chúng ta thấy dường như tất cả các bằng chứng cho thấy lòng sùng kính thánh Giuse gia tăng vô cùng mạnh mẽ, nó được lan truyền rộng rãi trong các tín hữu...”
Hai nhân đức khiêm tốn và bác ái đúng là nhân đức mẹ. Nó khó khăn vô vàn, phải phấn đấu, vật lộn từ trong bản ngã thẳm sâu con người. Nhân đức trong sạch cũng khó, nhưng còn dễ kềm hãm hay khống chế, bởi đa phần nó kích thích hoặc cám dỗ do yếu tố khách quan. Còn nhân đức khiêm tốn luôn luôn bị lòng kiêu ngạo chèn ép đến ngộp thở, tuy nói dễ lắm nhưng làm không dễ, cái tôi con người quá lớn, ít khi chịu hạ mình, chấp nhận nhường thua kẻ khác. Nhân đức khiêm tốn khó đến nỗi tự mình chúng ta không thể làm được, do đó thánh St. Anthony Mary Claret phát biểu: ”“Để một móng tay trên tấm ván, Tự nó có thể di chuyển xuyên sâu vào ván cho dù nó sắc bén đến mấy không ? Không thể. Bạn chỉ làm cho nó xuyên sâu vào ván bằng cách dùng cái búa đập vào nó. Chúng ta cũng giống y như vậy, chỉ có cách bằng những nhát búa Thiên Chúa làm cho chúng ta trở nên khiêm tốn, bất luận bản chất tính khí chúng ta tốt lành cỡ nào.”
Thánh Giuse là nhân vật thánh thiện thứ hai, chỉ sau vợ Ngài. Thiêt nghĩ Thánh Giuse là Đấng bảo trợ xứng đáng nhất, quyền thế nhất, chúng ta có thể nói Ngài đi đầu trong tất cả các nhân đức, nên xin Ngài cầu bầu và học tập những nhân đức tuyệt vời của Ngài là hết sức khôn ngoan, đúng đắn. Ngài ở vị trí, uy thế cao trọng trên thiên đáng, lời chuyển cầu của Ngài vô cùng thần thế, hiệu nghiệm. Chúng ta thử tưởng tượng: tất cả các thánh đến trước ngai của Đức Mẹ như những đứa con lệ thuộc vào Bà, còn Thánh Giuse hiện diện trong vị thế người chồng. Tất cả các thánh đến trước Ngai Tòa Chúa Giêsu như những đầy tớ, trong khi thánh Giuse xuất hiện trước mặt Chúa như một người cha. Thử hỏi còn ai mạnh thế hơn nữa ! Bởi đó nên vào năm 1870 Đức Giáo Hoàng Piô IX công bố là Thánh Bản Mệnh của Giáo Hội Hoàn Vũ. Còn Giáo Hội Việt Nam sau đó nhận Ngài làm Thánh Quan Thầy.
Tóm lại, Giáo hội đã chuẩn bị cho chúng ta rất nhiều gương nhân đức của các thánh để chúng ta noi theo, đặc biệt nhất có Đức Trinh Nữ Maria và Thánh cả Giuse, vì hai Ngài với những nhân đức vượt trội tất cả các thánh, được thưởng công xứng đáng trên thiên quốc. Học tập cũng như chạy đến hai Ngài là con đường an toàn, ngắn nhất để đến với Con các Ngài. Chúng ta có thể ví hai Ngài như chiếc cầu hay con thuyền đưa chúng ta đến vương quốc của Con các Ngài cách bảo đảm và nhanh chóng nhất. Tha thiết xin các Ngài chuyển cầu cùng dạy dỗ, trợ sức để chúng ta có thể học và diễn tập nhất là nhân đức khiêm tốn và bác ái. Giáo hội cũng mong muốn chúng ta sùng kính các Ngài, học tập nơi các Ngài và nhờ các Ngài chuyển cầu. Xin mở ngoặc: mặc dù biết rằng nhận thức đức tin của người Tín Hữu hôm nay phần lớn đã trưởng thành, tuy vậy ngày nay thời đại đối thoại, đại kết, nhất là với các hệ phái anh em - tôi nghĩ rằng tìm cách đưa những anh em sai lạc trở về với Giáo Hội đích thực là đòi hỏi của nhân đức bác ái -, do đó Giáo hội vẫn khôn khéo, cẩn thận nhắc nhở qua Tông Huấn Marialis Cultus của Đức Giáo Hoàng Phaolô đệ Lục ngày 02-02-1974: ”Mục đích tận cùng của lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria là để tôn vinh Thiên Chúa và đưa người Kitô hữu đến chỗ tự ký thác cuộc đời, điều chỉnh cuộc sống họ cho phù hợp với Thánh ý của Chúa.”. Để kết thúc xin mượn ý tưởng sau đây: ”Chúng ta hãy chạy đến Thánh Cả Giuse trong mỗi nhu cầu và ánh sáng rực rỡ trong nụ cười của Đấng Cứu Độ sẽ dừng lại trên chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện bên cạnh Ngài, Ngài linh hứng tất cả chúng ta dâng lời tạ ơn lên Đấng Cứu Chuộc Yêu Thương, vì những mầu nhiệm ẩn dấu của ân sủng trong cuộc sống chúng ta và vì mọi lời chúc lành của Thiên Chúa Tình Yêu ”.
Thánh Frances de Sales viết rằng: “Thật không cần thiết để luôn luôn lúc nào cũng chăm chú đến tất cả mọi nhân đức để diễn tập; có thể làm gãy gập và lúng túng ý tưởng và cảm giác của bạn rất nhiều. Khiêm tốn và bác ái là những sợi dây chủ chốt; tất cả các nhân đức khác đều gắn liền vào. Chúng ta chỉ cần nắm giữ hai sợi dây này: một ở dưới đáy và một ở trên đỉnh. Sự đứng vững của tòa nhà tùy thuộc vào móng và mái của nó. Chỉ cần tập trung tâm hồn để diễn tập hai nhân đức này chúng ta sẽ không bị khó khăn đối với các nhân đức khác. Đây là những nhân đức mẹ và những nhân đức khác theo sau giống như gà con theo gà mẹ”. Dường như hầu hết các thánh của Giáo hội đều chuyển tải hai nhân đức chủ chốt này, nhưng vượt trội hơn cả phải nói đến vị đại thánh đáng kính và đáng yêu của chúng ta là thánh cả Giuse.
Thánh Giuse đáng kính vì Ngài có quá nhiều nhân đức siêu phàm, người bình thường không thể có được, điều này cũng dễ hiểu vì Ngài được tiền định chăm lo gia đình Thánh, Ngài được những ân sủng đặc biệt thiết tưởng không có gì lạ cả. Đến nổi người ta cho rằng Ngài không hiểu, không biết, cũng không hỏi, chỉ tin và làm theo lời Chúa. Thí dụ khi Thiên thần báo mộng cho Ngài: ”Đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần...”, tôi không nghĩ rằng Ngài hiểu được vấn đề, kể cả Chúa Thánh Thần là gì. Khi được mộng báo đem con trẻ và Mẹ Người trốn sang Ai Cập cũng vậy, Ngài không biết gì về ý định cũng như kế hoạch của Chúa, chỉ làm theo -một cách liều lĩnh- không thắc mắc, thật mạo hiểm vì không những đưa con trẻ đi trốn trong lúc mới sinh ra, còn đưa đi đến một xứ sở xa lạ không người quen biết.
Ngài đáng kính vì khiêm nhường và bác ái đến độ chỉ thi hành không nói. Ngày xưa ở Do Thái người ta rất trọng nam khinh nữ. Tuy vậy sau khi lạc Chúa 3 ngày, tìm thấy Chúa, đáng lý Thánh Giuse lên tiếng. Nhưng không, Ngài im lặng để vợ mình nói. Trong bốn cuốn Tin Mừng, đều có thấp thoáng bóng dáng Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Giuse chỉ được nhắc đến trong Tin Mừng của Mathiêu và Luca mà thôi. Đức Mẹ lên tiếng tại tiệc cước Cana (Tin Mừng của Gioan), lên tiếng bốn lần trong Tin Mừng của Luca nói về thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Còn Thánh Giuse hoàn toàn không nói lời nào trong toàn bộ Thánh kinh. Ngài đúng là con người kỳ diệu.
Sống trong ơn gọi gia đình, chúng ta phải công nhận ơn gọi độc thân vì nước trời của các tu sĩ nam nữ là điều hết sức khó khăn. Thế nhưng thánh Giuse lại sống chung đụng –dù trên nguyên tắc pháp lý là vợ chồng- với cô thôn nữ xinh xắn, nhưng giữ mãi nhân đức trong sạch là điều làm cho nhiều người nghi ngờ, vì họ nghĩ rằng điều đó không thể làm được đối với bản tính tự nhiên của con người. Người ta suy luận hợp lý, đúng nếu không có sự can thiệp của Đấng Toàn Năng thì rõ ràng vô phương. Theo các nhà tâm lý học con người có hai bản năng mạnh mẽ nhất là tôn giáo (Religion) và tình dục (Sex). Kết luận này cho chúng ta biết được rằng khi bản năng tôn giáo thắng thế người ta có thể khống chế nhu cầu tính dục mặc dù không hoàn toàn dễ dàng. Điều này cũng giải thích được lý do khi tôn giáo mất đi sự thu hút, trân trọng trong xã hội, tình dục sẽ thắng thế, thống trị, do đó tội lỗi lan tràn. Riêng thánh cả Giuse còn khác thường, tuyệt vời hơn nữa. Trong Tin Mừng thánh Mathiêu kể chuyện người đàn bà bị bịnh băng huyết 12 năm, chỉ lén đụng vào gấu áo Chúa Giêsu tức khắc được lành bệnh. Theo Do Tháí Giáo thì việc gì liên quan đến máu huyết là ô uế (cụ thể phụ nữ sinh con 40 ngày phải đem lễ vật lên đền thờ để tẩy uế), Người đàn bà bịnh hoạn ấy chỉ lén đụng vào gấu áo tức thì sự ô uế kinh niên của bà biến mất, phương chi Thánh Giuse trực tiếp ẵm bồng, chăm sóc, nuôi nấng và dạy dỗ Đấng Toàn Năng.
Các tu sĩ Công Giáo của chúng ta (đáng được trân quý cùng động viên và nâng đỡ vì ơn gọi độc thân), dĩ nhiên nhờ sự trợ lực của Thiên Chúa, họ còn có thể đè bẹp được bản năng tình dục, nhu cầu đòi hỏi của thân xác, huống chi thánh Giuse, người công chính (công chính là kính sợ Thiên Chúa; hiểu biết điều tốt lành rồi đem thực hành những điều tốt lành đó cả đời).Thử hỏi, giả như Thánh Giuse có một lúc nào đó thoáng vấn vương ý tưởng không trong sáng nào đó trong đầu chẳng hạn, ý tưởng mờ ảm ấy làm sao tồn tại được dù chỉ một giây–dù chỉ trong ý nghĩ- khi đụng chạm trực tiếp thân thể tinh tuyền, trong suốt hơn pha lê Đấng Chí Thánh Chí Tôn, cùng hít thở chung không khí với Mặt Trời Công Chính. Chúng ta có thể xác quyết bản năng tình dục trong thánh Giuse đã bị khống chế đến tận cùng hay có thể nói bị triệt tiêu hoàn toàn, nhường chỗ cho bản năng tôn giáo được phát huy đến tột đỉnh. Đây chúng ta không muốn nói đến yêu tố Ngài đã được Thiên Chúa chuẩn bị, tin tưởng trao phó Con Một mình. Vật gì của Chúa đều thánh thiêng, Cha Mẹ của Thiên Chúa –dù nuôi- dĩ nhiên các Đấng Thánh, phải được Thiên Chúa gìn giữ, bảo toàn cách đặc biệt nguyên tuyền hẳn chuyện đương nhiên.
Nếu chúng ta cho rằng thánh Gioan Tiền Hô vị ngôn sứ sau cùng của thời Cựu Ước, Đức Trinh Nữ Maria là người tín hữu đầu tiên thời kỳ Tân Ước, thì chúng ta cũng có thể nói rằng Thánh Giuse là vị Linh mục Công Giáo đầu tiên thời Tân Ước. Ngài có đủ phẩm cách, đức độ của người Linh Mục. Người Linh Mục Công Giáo đưọc kính trọng, quý mến vì sự hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa qua việc trung thành với ba lời khấn, thử hỏi còn ai sống trong sạch, khó nghèo và vâng lời hơn Thánh cả Giuse; còn ai yêu mến, tận tụy phục vụ Thiên Chúa bằng Thánh Giuse đáng kính đáng yêu, còn ai khiêm tốn và bác ái hơn Ngài. Ngài đáng kính vì không phải ngày xưa, hôm nay chúng ta vẫn chạy đến xin Ngài bảo bọc, phù trì. Đức Giáo Hoàng Benedict XV, ngày 25-07-1920 công bố: ”...Khi chúng ta quan tâm đến sự bao vây, tấn công nhân loại của ma quỷ hôm nay. Chúng ta thấy dường như tất cả các bằng chứng cho thấy lòng sùng kính thánh Giuse gia tăng vô cùng mạnh mẽ, nó được lan truyền rộng rãi trong các tín hữu...”
Hai nhân đức khiêm tốn và bác ái đúng là nhân đức mẹ. Nó khó khăn vô vàn, phải phấn đấu, vật lộn từ trong bản ngã thẳm sâu con người. Nhân đức trong sạch cũng khó, nhưng còn dễ kềm hãm hay khống chế, bởi đa phần nó kích thích hoặc cám dỗ do yếu tố khách quan. Còn nhân đức khiêm tốn luôn luôn bị lòng kiêu ngạo chèn ép đến ngộp thở, tuy nói dễ lắm nhưng làm không dễ, cái tôi con người quá lớn, ít khi chịu hạ mình, chấp nhận nhường thua kẻ khác. Nhân đức khiêm tốn khó đến nỗi tự mình chúng ta không thể làm được, do đó thánh St. Anthony Mary Claret phát biểu: ”“Để một móng tay trên tấm ván, Tự nó có thể di chuyển xuyên sâu vào ván cho dù nó sắc bén đến mấy không ? Không thể. Bạn chỉ làm cho nó xuyên sâu vào ván bằng cách dùng cái búa đập vào nó. Chúng ta cũng giống y như vậy, chỉ có cách bằng những nhát búa Thiên Chúa làm cho chúng ta trở nên khiêm tốn, bất luận bản chất tính khí chúng ta tốt lành cỡ nào.”
Thánh Giuse là nhân vật thánh thiện thứ hai, chỉ sau vợ Ngài. Thiêt nghĩ Thánh Giuse là Đấng bảo trợ xứng đáng nhất, quyền thế nhất, chúng ta có thể nói Ngài đi đầu trong tất cả các nhân đức, nên xin Ngài cầu bầu và học tập những nhân đức tuyệt vời của Ngài là hết sức khôn ngoan, đúng đắn. Ngài ở vị trí, uy thế cao trọng trên thiên đáng, lời chuyển cầu của Ngài vô cùng thần thế, hiệu nghiệm. Chúng ta thử tưởng tượng: tất cả các thánh đến trước ngai của Đức Mẹ như những đứa con lệ thuộc vào Bà, còn Thánh Giuse hiện diện trong vị thế người chồng. Tất cả các thánh đến trước Ngai Tòa Chúa Giêsu như những đầy tớ, trong khi thánh Giuse xuất hiện trước mặt Chúa như một người cha. Thử hỏi còn ai mạnh thế hơn nữa ! Bởi đó nên vào năm 1870 Đức Giáo Hoàng Piô IX công bố là Thánh Bản Mệnh của Giáo Hội Hoàn Vũ. Còn Giáo Hội Việt Nam sau đó nhận Ngài làm Thánh Quan Thầy.
Tóm lại, Giáo hội đã chuẩn bị cho chúng ta rất nhiều gương nhân đức của các thánh để chúng ta noi theo, đặc biệt nhất có Đức Trinh Nữ Maria và Thánh cả Giuse, vì hai Ngài với những nhân đức vượt trội tất cả các thánh, được thưởng công xứng đáng trên thiên quốc. Học tập cũng như chạy đến hai Ngài là con đường an toàn, ngắn nhất để đến với Con các Ngài. Chúng ta có thể ví hai Ngài như chiếc cầu hay con thuyền đưa chúng ta đến vương quốc của Con các Ngài cách bảo đảm và nhanh chóng nhất. Tha thiết xin các Ngài chuyển cầu cùng dạy dỗ, trợ sức để chúng ta có thể học và diễn tập nhất là nhân đức khiêm tốn và bác ái. Giáo hội cũng mong muốn chúng ta sùng kính các Ngài, học tập nơi các Ngài và nhờ các Ngài chuyển cầu. Xin mở ngoặc: mặc dù biết rằng nhận thức đức tin của người Tín Hữu hôm nay phần lớn đã trưởng thành, tuy vậy ngày nay thời đại đối thoại, đại kết, nhất là với các hệ phái anh em - tôi nghĩ rằng tìm cách đưa những anh em sai lạc trở về với Giáo Hội đích thực là đòi hỏi của nhân đức bác ái -, do đó Giáo hội vẫn khôn khéo, cẩn thận nhắc nhở qua Tông Huấn Marialis Cultus của Đức Giáo Hoàng Phaolô đệ Lục ngày 02-02-1974: ”Mục đích tận cùng của lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria là để tôn vinh Thiên Chúa và đưa người Kitô hữu đến chỗ tự ký thác cuộc đời, điều chỉnh cuộc sống họ cho phù hợp với Thánh ý của Chúa.”. Để kết thúc xin mượn ý tưởng sau đây: ”Chúng ta hãy chạy đến Thánh Cả Giuse trong mỗi nhu cầu và ánh sáng rực rỡ trong nụ cười của Đấng Cứu Độ sẽ dừng lại trên chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện bên cạnh Ngài, Ngài linh hứng tất cả chúng ta dâng lời tạ ơn lên Đấng Cứu Chuộc Yêu Thương, vì những mầu nhiệm ẩn dấu của ân sủng trong cuộc sống chúng ta và vì mọi lời chúc lành của Thiên Chúa Tình Yêu ”.
Thánh Giuse, Hoa hướng dương
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:48 12/03/2008
THÁNH GIUSE - HOA HƯỚNG DƯƠNG
Trong thực vật học có hiện tượng gọi là quang hướng động,nghĩa là sự phát triển của cây tuỳ thuộc theo ánh sáng.Thân cây có quang hướng động dương nên thường mọc về phía ánh sáng. Rễ cây có quang hướng động âm nên nên mọc về phía tối. Anh sáng mặt trời ảnh hưởng trên muôn loài cây cỏ nên khi mùa xuân về, nắng xuân xoá tan cái lạnh của đông giá, cây cối xanh tươi, muôn hoa đua nở để kết trái mùa hè.
Trong các loài hoa, có một loài không những thân luôn mọc về phía ánh sáng mà hoa còn luôn quay về phía mặt trời. Đó là Hoa hướng dương. Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời với cánh hoa mở rộng đón nhận ánh sáng và sức sống để toả hương khoe sắc.
Có thể ví Thánh Giuse như hoa hướng dương. Đoá hoa công chính luôn hướng về Thánh Ý Thiên Chúa.Ngài hằng hướng mắt, hướng lòng về Thiên Chúa để nhận ra và làm tròn Thiên Ý. Như Tổ Phụ Abraham, Thánh Giuse đã luôn sống trong thái độ hoàn toàn phó thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa. Đọc Phúc Am ta thấy Giuse rất nhạy cảm trước ý định của Thiên Chúa.Trong bất cứ hoàn cảnh nào,hễ biết là Ý Chúa là Ngài vui lòng lãnh nhận và mau mắn thi hành. -Thấy Maria có thai,Giuse phải đau khổ lắm.Người Hôn thê đạo hạnh mà Ngài rất mực yêu thương lại mang thai trước khi về nhà chồng. Bối rối và khó xử nhưng Ngài vẫn tiếp tục tin tưởng Maria trong sạch vẹn tuyền. Không một lời phàn nàn, ca thán, trách móc, Giuse không hề hạch sách hay tra hỏi Maria một lời nào, Ngài âm thầm ôm lấy nổi đau riêng mình với một quyết định: “Đào vi thượng sách”. Giuse không còn chọn lựa nào khác “ vì là người công chính và không muốn tố giác bà nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” ( Mt 1,19).Thế nhưng, Thiên Thần đã hiện ra với Giuse trong giấc mộng giải thích cho Ngài biết “Người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20);rồi Thiên Thần khuyên Giuse “Chớ sợ rước Maria về nhà mình”(Mt1,20). Nhận ra Thánh Ý Thiên Chúa “ Giuse đã làm như lời Thiên Thần Chúa truyền và Ong đã rước bà về”(Mt 1,24). - Cuộc sống đang bình yên tại Bêlem thì chính lúc đó Chúa lại bảo ông chỗi dậy đi ngay giữa đêm khuya, không hành trang, không tiền bạc sang Aicập sống kiếp lưu đày.Trước mắt là gian truân vất vả,đường dài vạn dặm mà vợ yếu con thơ, nhưng Giuse luôn tín thác vâng phục “Chỗi dậy, ông đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Aicập ngay giữa đêm khuya” (Mt 2,14). - Khi đã ổn định cuộc sống nơi xứ lạ quê người với một cơ ngơi bé nhỏ mà Giuse đã gầy dựng từ hai bàn tay trắng.Vậy mà một lần nữa Chúa lại bảo ông phải bỏ lại tất cả để ra đi.Thật mau mắn trước Thiên Ý “Giuse chỗi dậy đem Hài Nhi và Mẹ Người về đất Israel”(Mt2,21). Trước Thánh Ý Thiên Chúa, Giuse vâng phục và chu toàn.Từ Nazareth qua Bêlem, từ Bêlem đi Aicập, từ Aicập về Israel, Chúa bảo ông đi là ông đi, bảo ông về là ông về, bảo ông làm thế nào là ông làm thế ấy,đúng thời gian,đúng địa điểm mà không thắc mắc,không hoài nghi, không cự nự.Tất cả mọi lần Giuse đều thưa như Đức Maria “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền”(Lc1,38).
Để luôn hướng về Ý Chúa, Thánh Giuse đã âm thầm đi sâu vào đời sống nội tâm. Trong nội tâm thinh lặng, ngài lắng nghe Chúa. Thiên Chúa mà Giuse gắn bó là Đấng đã gọi ngài. Ngài hiểu tiếng gọi đó là một tình thương đặc biệt. Ngài trả lời như một giao ước, một gắn bó tín trung bền vững.Chúa gọi và chỉ dẫn ở từng chặng đường, ngài nghe và vâng theo. Cho dù gặp khó khăn trắc trở, ngài luôn vững tin ở Đấng đã gọi mình.
Vì thế, nơi thánh Giuse, con đường sống đạo là con đường tin cậy khiêm cung và tuyệt đối vào Thiên Chúa. Tin với tâm hồn thờ phượng, tạ ơn, với lòng phó thác và nguyện cầu tha thiết. Càng đi sâu vào nội tâm, đức tin của thánh Giuse càng được thanh luyện khỏi những ảo tưởng, những tự mãn, và những quan niệm sai lầm về Thiên Chúa. Thay thế cho hình ảnh một Thiên Chúa quyền lực và xa vời rất phổ biến hồi đó, thánh Giuse nhận ra Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu thương xót, tình yêu gần gũi, tình yêu khiêm nhường, tình yêu phục vụ, tình yêu cứu độ, tình yêu đợi chờ và đi tìm những kẻ lầm lạc để ban tặng cho họ ơn tha thứ.
Thánh Giuse chia sẻ Đức Tin bằng chính đời sống của ngài hơn là bằng lời nói. Ngài sống nghèo giữa những người nghèo. Khi đến thăm căn nhà Thánh Gia sinh sống, xưởng thợ mộc đơn sơ nhỏ bé Giuse làm việc, ai ai cũng lặng người xúc động, miên man suy gẫm về cuộc sống khó nghèo với đức tín cần mẫn làm việc của Giuse. Ngài làm việc với niềm vui phục vụ, với đức tin. Ngài đau khổ cùng lớp người bị áp bức, nhưng với đức tin. Ngài làm ăn vất vả giữa xóm làng lầm than vất vả, nhưng với đức tin. Đức tin nơi ngài có sức nâng tâm hồn con người lên Nước Trời. Đức tin nơi ngài có sức thức tỉnh ý chí con người, hướng dẫn con người biết tìm ra cái tốt ngay chính trong những cái xấu. Đức tin nơi ngài có sức chữa lành nội tâm con người hơn là cứu chữa con người khỏi những khốn khổ thể xác.
Ngài đi sâu vào cuộc sống con người để phục vụ. Phục vụ với đức tin, với yêu thương, với khiêm tốn, với kính trọng. Nhất là phục vụ với tâm hồn cầu nguyện và ý chí hy sinh dâng hiến tất cả đời mình. Sau cùng, ngài đã qua đời một cách âm thầm, như một hạt lúa chôn vào lòng đất, đợi chờ kết quả theo thời giờ của Chúa.
Lịch sử Giáo Hội Thánh cho thấy hiệu năng sự phù trợ âm thầm của thánh Giuse. Biết bao giáo phận, biết bao giáo xứ, biết bao tín hữu đã nhận Thánh Giuse làm bổn mạng.
Hoa hướng dương là hình ảnh Thánh Giuse. Nhìn một đoá hoa hướng dương khoe sắc ta nghĩ đến Thánh Giuse. Nhìn cả vườn hoa hướng dương đang rực rỡ trong nắng ấm ta ước mong mỗi người Kitô hữu là một bông hoa nhỏ luôn hướng tâm hồn về Thiên Chúa, mở rộng lòng đón nhận sự sống,tình yêu, niềm vui để rồi toả hương khoe sắc cho cuộc đời.
Thánh Giuse mãi mãi là tấm gương cho tất cả chúng ta soi.Tấm gương của một con người luôn thao thức lắng nghe tiếng Chúa và khi đã nghe thì mau mắn đáp lại không thắc mắc cho dù phải trả giá.Tấm gương của một con người luôn hướng tâm hồn về Chúa, xin vâng trước Thiên Ý, luôn phó thác để Chúa thực hiện chương trình cứu rỗi của Người.Tấm gương về người quản gia trung tín chăm sóc hai kho tàng quý giá nhất trần gian là Hài Nhi Giêsu và Mẹ Maria.
Thánh Giuse là con người thầm lặng, ít nói, khiêm tốn. Gioan Tẩy Giả chân thành “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé lại”. Giuse đã sống điều đó mà không nói một lời. Chính cuộc sống ấy đã biến Thánh nhân thành một vị Đại Thánh. Thánh Cả đã đem cuộc đời mình biến thành một Lời Chúa sống động. Hoa hướng Dương chỉ nhìn thấy ánh sáng, trong lòng nó chỉ chất chứa nhựa trong trắng, lạc quan yêu đời. Cơn gió thổi qua, cơn mưa ập đến, nó cúi đầu xuống nhưng sau đó lại ngữa lên chiêm ngưỡng ánh mặt trời.
Nên thánh là làm theo Thánh Ý Thiên Chúa, cho dù có thử thách và chông gai, như thánh Giuse, những đức tính cần cù, khiêm tốn, thinh lặng sẽ giúp chúng ta lắng nghe, tin tưởng vào Lời Chúa, thực hành Lời Chúa để ngày nên hoàn thiện chính mình.
Trong thực vật học có hiện tượng gọi là quang hướng động,nghĩa là sự phát triển của cây tuỳ thuộc theo ánh sáng.Thân cây có quang hướng động dương nên thường mọc về phía ánh sáng. Rễ cây có quang hướng động âm nên nên mọc về phía tối. Anh sáng mặt trời ảnh hưởng trên muôn loài cây cỏ nên khi mùa xuân về, nắng xuân xoá tan cái lạnh của đông giá, cây cối xanh tươi, muôn hoa đua nở để kết trái mùa hè.
Trong các loài hoa, có một loài không những thân luôn mọc về phía ánh sáng mà hoa còn luôn quay về phía mặt trời. Đó là Hoa hướng dương. Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời với cánh hoa mở rộng đón nhận ánh sáng và sức sống để toả hương khoe sắc.
Có thể ví Thánh Giuse như hoa hướng dương. Đoá hoa công chính luôn hướng về Thánh Ý Thiên Chúa.Ngài hằng hướng mắt, hướng lòng về Thiên Chúa để nhận ra và làm tròn Thiên Ý. Như Tổ Phụ Abraham, Thánh Giuse đã luôn sống trong thái độ hoàn toàn phó thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa. Đọc Phúc Am ta thấy Giuse rất nhạy cảm trước ý định của Thiên Chúa.Trong bất cứ hoàn cảnh nào,hễ biết là Ý Chúa là Ngài vui lòng lãnh nhận và mau mắn thi hành. -Thấy Maria có thai,Giuse phải đau khổ lắm.Người Hôn thê đạo hạnh mà Ngài rất mực yêu thương lại mang thai trước khi về nhà chồng. Bối rối và khó xử nhưng Ngài vẫn tiếp tục tin tưởng Maria trong sạch vẹn tuyền. Không một lời phàn nàn, ca thán, trách móc, Giuse không hề hạch sách hay tra hỏi Maria một lời nào, Ngài âm thầm ôm lấy nổi đau riêng mình với một quyết định: “Đào vi thượng sách”. Giuse không còn chọn lựa nào khác “ vì là người công chính và không muốn tố giác bà nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” ( Mt 1,19).Thế nhưng, Thiên Thần đã hiện ra với Giuse trong giấc mộng giải thích cho Ngài biết “Người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20);rồi Thiên Thần khuyên Giuse “Chớ sợ rước Maria về nhà mình”(Mt1,20). Nhận ra Thánh Ý Thiên Chúa “ Giuse đã làm như lời Thiên Thần Chúa truyền và Ong đã rước bà về”(Mt 1,24). - Cuộc sống đang bình yên tại Bêlem thì chính lúc đó Chúa lại bảo ông chỗi dậy đi ngay giữa đêm khuya, không hành trang, không tiền bạc sang Aicập sống kiếp lưu đày.Trước mắt là gian truân vất vả,đường dài vạn dặm mà vợ yếu con thơ, nhưng Giuse luôn tín thác vâng phục “Chỗi dậy, ông đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Aicập ngay giữa đêm khuya” (Mt 2,14). - Khi đã ổn định cuộc sống nơi xứ lạ quê người với một cơ ngơi bé nhỏ mà Giuse đã gầy dựng từ hai bàn tay trắng.Vậy mà một lần nữa Chúa lại bảo ông phải bỏ lại tất cả để ra đi.Thật mau mắn trước Thiên Ý “Giuse chỗi dậy đem Hài Nhi và Mẹ Người về đất Israel”(Mt2,21). Trước Thánh Ý Thiên Chúa, Giuse vâng phục và chu toàn.Từ Nazareth qua Bêlem, từ Bêlem đi Aicập, từ Aicập về Israel, Chúa bảo ông đi là ông đi, bảo ông về là ông về, bảo ông làm thế nào là ông làm thế ấy,đúng thời gian,đúng địa điểm mà không thắc mắc,không hoài nghi, không cự nự.Tất cả mọi lần Giuse đều thưa như Đức Maria “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền”(Lc1,38).
Để luôn hướng về Ý Chúa, Thánh Giuse đã âm thầm đi sâu vào đời sống nội tâm. Trong nội tâm thinh lặng, ngài lắng nghe Chúa. Thiên Chúa mà Giuse gắn bó là Đấng đã gọi ngài. Ngài hiểu tiếng gọi đó là một tình thương đặc biệt. Ngài trả lời như một giao ước, một gắn bó tín trung bền vững.Chúa gọi và chỉ dẫn ở từng chặng đường, ngài nghe và vâng theo. Cho dù gặp khó khăn trắc trở, ngài luôn vững tin ở Đấng đã gọi mình.
Vì thế, nơi thánh Giuse, con đường sống đạo là con đường tin cậy khiêm cung và tuyệt đối vào Thiên Chúa. Tin với tâm hồn thờ phượng, tạ ơn, với lòng phó thác và nguyện cầu tha thiết. Càng đi sâu vào nội tâm, đức tin của thánh Giuse càng được thanh luyện khỏi những ảo tưởng, những tự mãn, và những quan niệm sai lầm về Thiên Chúa. Thay thế cho hình ảnh một Thiên Chúa quyền lực và xa vời rất phổ biến hồi đó, thánh Giuse nhận ra Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu thương xót, tình yêu gần gũi, tình yêu khiêm nhường, tình yêu phục vụ, tình yêu cứu độ, tình yêu đợi chờ và đi tìm những kẻ lầm lạc để ban tặng cho họ ơn tha thứ.
Thánh Giuse chia sẻ Đức Tin bằng chính đời sống của ngài hơn là bằng lời nói. Ngài sống nghèo giữa những người nghèo. Khi đến thăm căn nhà Thánh Gia sinh sống, xưởng thợ mộc đơn sơ nhỏ bé Giuse làm việc, ai ai cũng lặng người xúc động, miên man suy gẫm về cuộc sống khó nghèo với đức tín cần mẫn làm việc của Giuse. Ngài làm việc với niềm vui phục vụ, với đức tin. Ngài đau khổ cùng lớp người bị áp bức, nhưng với đức tin. Ngài làm ăn vất vả giữa xóm làng lầm than vất vả, nhưng với đức tin. Đức tin nơi ngài có sức nâng tâm hồn con người lên Nước Trời. Đức tin nơi ngài có sức thức tỉnh ý chí con người, hướng dẫn con người biết tìm ra cái tốt ngay chính trong những cái xấu. Đức tin nơi ngài có sức chữa lành nội tâm con người hơn là cứu chữa con người khỏi những khốn khổ thể xác.
Ngài đi sâu vào cuộc sống con người để phục vụ. Phục vụ với đức tin, với yêu thương, với khiêm tốn, với kính trọng. Nhất là phục vụ với tâm hồn cầu nguyện và ý chí hy sinh dâng hiến tất cả đời mình. Sau cùng, ngài đã qua đời một cách âm thầm, như một hạt lúa chôn vào lòng đất, đợi chờ kết quả theo thời giờ của Chúa.
Lịch sử Giáo Hội Thánh cho thấy hiệu năng sự phù trợ âm thầm của thánh Giuse. Biết bao giáo phận, biết bao giáo xứ, biết bao tín hữu đã nhận Thánh Giuse làm bổn mạng.
Hoa hướng dương là hình ảnh Thánh Giuse. Nhìn một đoá hoa hướng dương khoe sắc ta nghĩ đến Thánh Giuse. Nhìn cả vườn hoa hướng dương đang rực rỡ trong nắng ấm ta ước mong mỗi người Kitô hữu là một bông hoa nhỏ luôn hướng tâm hồn về Thiên Chúa, mở rộng lòng đón nhận sự sống,tình yêu, niềm vui để rồi toả hương khoe sắc cho cuộc đời.
Thánh Giuse mãi mãi là tấm gương cho tất cả chúng ta soi.Tấm gương của một con người luôn thao thức lắng nghe tiếng Chúa và khi đã nghe thì mau mắn đáp lại không thắc mắc cho dù phải trả giá.Tấm gương của một con người luôn hướng tâm hồn về Chúa, xin vâng trước Thiên Ý, luôn phó thác để Chúa thực hiện chương trình cứu rỗi của Người.Tấm gương về người quản gia trung tín chăm sóc hai kho tàng quý giá nhất trần gian là Hài Nhi Giêsu và Mẹ Maria.
Thánh Giuse là con người thầm lặng, ít nói, khiêm tốn. Gioan Tẩy Giả chân thành “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé lại”. Giuse đã sống điều đó mà không nói một lời. Chính cuộc sống ấy đã biến Thánh nhân thành một vị Đại Thánh. Thánh Cả đã đem cuộc đời mình biến thành một Lời Chúa sống động. Hoa hướng Dương chỉ nhìn thấy ánh sáng, trong lòng nó chỉ chất chứa nhựa trong trắng, lạc quan yêu đời. Cơn gió thổi qua, cơn mưa ập đến, nó cúi đầu xuống nhưng sau đó lại ngữa lên chiêm ngưỡng ánh mặt trời.
Nên thánh là làm theo Thánh Ý Thiên Chúa, cho dù có thử thách và chông gai, như thánh Giuse, những đức tính cần cù, khiêm tốn, thinh lặng sẽ giúp chúng ta lắng nghe, tin tưởng vào Lời Chúa, thực hành Lời Chúa để ngày nên hoàn thiện chính mình.
Giờ Thánh Ngày Giới Trẻ - Lễ Lá 2008
Giáo phận Đà Lạt
15:07 12/03/2008
GIỜ THÁNH NGÀY GIỚI TRẺ LỄ LÁ 2008
I. KHAI MẠC.
1. Đặt Mình thánh Chúa
2. Hát Kính Thánh Thể
3. Thinh lặng
4. Lời nguyện mở đầu:
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, giờ đây chúng con muốn hiệp thông với toàn thể các người trẻ trên thế giới lắng nghe tiếng gọi mời yêu thương của Chúa. Chúng con muốn cùng với lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha sống những giây phút thân mật với Chúa. Chúng con muốn ôn lại giới răn yêu thương Chúa đã dạy chúng con: “Như Thầy đã yêu thương các con, các con cũng hãy yêu thương nhau”.
Xin đưa chúng con vào Trái tim Chúa để chúng con khám phá ra suối nguồn Tình yêu, để chúng con xác quyết cùng với người môn đệ Chúa yêu rằng: “Thiên Chúa là Tình yêu”.
Xin cho chúng con biết ngước nhìn lên Thập giá để nhận biết không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống cho người mình yêu. Để chúng con biết yêu như Chúa yêu. Biết hy sinh cho nhau để mọi người nhận ra chúng con là môn đệ của Chúa.
Xin cho chúng con hiểu rằng cho thì có phúc hơn là nhận để chúng con cũng biết sống Sứ Điệp Mùa Chay – biết chia sẻ giúp đỡ những người nghèo khổ, là những chi thể sống động của Chúa. Xin thánh hóa tình yêu chúng con và gìn giữ tuổi trẻ chúng con trong Tình yêu Chúa để chúng con tin tưởng và vui mừng hướng về tương lai, để chúng con biết cùng nhau xây dựng xã hội, và Giáo Hội ngày mai.
5. Hát: “Xin cho con biết lắng nghe”
II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA VÀ SUY NIỆM
1. Lời Chúa: Mc 15,29-34:
“Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói: “Ê, mi là kẻ phá Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, có giỏi thì xuống khỏi thập giá mà cứu mình đi !”. Các thương tế và kinh sư cũng chế giễu Người như vậy, họ nói với nhau: “Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nỗi mình. Ông Kitô Vua Israel ấy, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, để chúng ta thấy và tin. Cả những tên cùng chịu đóng đinh với Người cũng nhục mạ Người.
Vào giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất mãi đến giờ thứ chín. Vào giờ thứ chín, Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Ê-lô-i, Ê-lô-i, la-ma xa-bac-tha-ni !” nghĩa là: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con ?”.
2. Suy niệm: Đức Giêsu với cơn cám dỗ cuối cùng.
Cơn cám dỗ cuối cùng của Chúa là tên gọi một tác phẩm của Nikos Kazansaki đã được nhà đạo diễn nổi tiếng Martin Scorsese chuyển tác thành phim rất ăn khách. Quả vậy, bộ phim đã một thời làm xôn xao dư luận thế giới công giáo, đặc biệt nơi giới trẻ. Đó là lối đặt vấn đề và cách giải quyết vấn đề một cách khá táo bạo và nguy hiểm của bộ phim. Thế nhưng, dù có sự bất bình mà cuốn phim đã gây ra “về nguyên tắc”, chúng ta phải nhận rằng ảnh hưởng tai hại mà nó gây ra cho những người trẻ hôm nay không phải là nhỏ. Có nhiều Kitô hữu yếu bóng vía, kém lòng tin lại dễ dãi hướng chiều theo lập luận của nhà làm phim… họ nghĩ và sống như phim ?
Nhưng dù sao đây cũng là cơ hội để đào sâu Niềm Tin của chúng ta trong lòng Giáo Hội, nhất là những người trẻ hôm nay trước những cơn cám dỗ tinh vi của thời đại.
Cám dỗ – một thử thách nghiệt ngã.
“Cám dỗ” trong Tân Ước diễn tả việc thử thách một ai đó. Và Đức Giêsu cũng đã trắc nghiệm nó trong thân phận làm người: “Vị Thượng tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội” (Dt 4,15).
Ở đây, cái lò luyện chính là cuộc khổ nạn. Tại Gietsêmani và trên thập giá, Đức Kitô đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Ngài đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục. (Dt 5,7-8).
Đó là điều mà tiếng kêu của Chúa Giêsu trên Núi Sọ đã diễn tả: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của Con, sao Ngài bỏ rơi con ?” (Mc 15,34).
Nhưng vượt lên cả nỗi hoài nghi và ngờ vực của cơn cám dỗ, niềm tin đã dẫn Người đến thái độ tìn thác vào cõi lòng từ ái của Chúa Cha: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha”. (Lc 23,46).
Cám dỗ – một quyến rũ ngọt ngào.
Cám dỗ được hiểu như một quyến rũ, gặp được nơi ta một sự đồng lõa.
Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta nài xin Chúa gìn giữ chúng ta khỏi bị cám dỗ, giải thoát chúng ta khỏi sự quyến rũ của sự dữ, của ma quỉ.
Đó phải chăng là một lời mời gọi, một thúc đẫy bản năng được gợi ra từ danh, lợi, thú. Trong hoang địa, ma quỉ không đề nghị Đức Giêsu phạm tội. Nhưng với chiến thuật tinh vi khi nói: “nếu ông là Con Thiên Chúa”. Tên cám dỗ trình bày sự việc cách khôn khéo theo kiểu linh hướng, khác gì nhà chú giải Kinh Thánh. Hắn giả vờ theo chiều thuận, theo chiếu hướng ơn gọi. Hắn hóa trang thành “thiên thần sáng láng”. Nó đã hóa thân thành thần tượng thu hút người trẻ, quả là một quyến rũ ngọt ngào.
Nhưng Đức Giêsu không thể đồng lõa với cơn cám dỗ, Người đã vạch trần âm mưu đen tối của ma quỉ cùng với những lời lẽ ngụy biện che đậy của nó, Người quả
quyết: “Người ta không chỉ sống bằng cơm bánh nhưng còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. Và hơn nữa “ngươi đừng thử thách Thiên Chúa là Thiên Chúa ngươi… vì chỉ một mình Chúa là Đấng phải tôn thờ”.
Thế nhưng, cơn cám dỗ cuối cùng ! Và ở đó, tư tưởng tránh nỗi sỉ nhục thập giá như một lối tắt, về phương diện con người xem ra hấp dẫn. Cám dỗ, một quyến rũ ngọt ngào ! Sự ngây thơ của Phêrô, cản đường khổ nạn ! Những lời xách động của đám biệt phái. Những tiếng gào thét của đám đông… và thật độc địa những lời nhạo báng đầy thách thức: “Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì hãy xuống khỏi thập gia xem nào !” (Mt 27,40b).
Đấy là cám dỗ đích thật mà Đức Giêsu đã phải trải qua, cám dỗ đầu tiên và cuối cùng, cám dỗ của cả đời người.
Và Thập Giá là lời đáp trả hùng hồn nhất vì “Người đã vâng lời và vâng lời cho đến chết và chết trên Thập giá” (Pl 2,8)
3. Hát: Lạy Chúa, con đường nào Chúa đã đi qua.
4. Lời Chúa: Lc 15,11-32
“Rồi Đức Giêsu nói tiếp: “Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa cha xin cho con phần tài sản con được hưởng”. Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó, anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.
Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp, và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nên phải đi ở cho một người dân trong vùng. Người này sai anh ta ra đồng chăn heo, anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói ! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: “Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy”. Thế rồi, anh ta đứng lên đi về cùng cha.
Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương chạy ra ôm cổ anh và hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con nói rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa…” Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng ! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng,
Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời: “Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì được lại cậu ấy mạnh khỏe. Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. Cậu trả lời cha: “Cha ơi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng !”
Nhưng người cha nói với anh ta: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”.
5. Suy niệm:
Vào những giây phút cuối đời, Chúa Giêsu đã thiết lập giao ước yêu thương “người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy là các con hãy yêu thương nhau” (Ga 13,35) – Sống giao ước đó là dấu chỉ người Kitô hữu đích thực.
Thật vậy, nếu bỏ các dấu hiệu bên ngoài như làm dấu Thánh Giá, đeo ảnh tượng, đọc kinh, đi nhà thờ… mà chỉ căn cứ vào đời sống bác ái thì… đôi lúc sẽ có những sự ngộ nhận đáng tiếc !
Một trong những đặc tính của Tình yêu là lòng bao dung tha thứ – Nhìn vào lịch sử cứu độ chúng ta sẽ nhận biết lòng bao dung của Thiên Chúa đối với loài người tội lỗi: “Lạy Cha, xin tha tội cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,32).
Nhận biết tội lỗi của mình là điều khó. Thật lòng ăn năn sám hối là điều khó hơn. Nhưng nếu chúng ta biết gắn liền đời sống nội tâm với Thiên Chúa Tình Yêu, và luôn để cho Thánh Thần hướng dẫn mọi hành động trong đời sống, thì thiết tưởng việc sám hối không còn khó nữa - bởi vì, khi có bình an thì không còn sợ hãi. Như xưa, các Tông đồ đã được nhận tràn ngập Thánh Thần của Đức Kitô Phục Sinh làm điểm tựa để từ đó sứ mạng được xuất phát; khởi từ Giêrusalem và ngày nay trãi dài cho đến tận cùng trái đất.
Chúng ta hãy lắng nghe lời của Đức Thánh Cha nhắn nhủ trong Sứ Điệp Nùa Chay 2008: “Chúa Kitô trở nên nghèo vì anh em” (2Cr 8,9)
“Anh chị em thân mến,
Mỗi năm Mùa Chay mang lại cho chúng ta một cơ hội theo ý Chúa Quan Phòng để đào sâu ý nghĩa và giá trị cuộc sống Kitô của chúng ta và khích lệ chúng ta khám phá lòng từ bi của Thiên Chúa, để đến lượt chúng ta trở nên từ bi hơn đối với anh chị em mình. Trong Mùa Chay, Giáo Hội quan tâm đề nghị một số công tác đặc biệt tháp tùng các tín hữu một cách cụ thể trong tiến trình canh tân nội tâm, đó là cầu nguyện, chay tịnh và làm phúc bố thí. Năm nay, qua Sứ Điệp Mùa Chay như thói quen, tôi muốn dừng lại để suy tư về việc làm phúc như một phương thức cụ thể để giúp đỡ những người đang gặp cảnh túng quẫn và đồng thời, đó cũng là một việc thực hành khổ chế để giải thoát chúng ta khỏi sự quyến luyến của cải trần thế”...
Giờ đây, mỗi người chúng ta hãy dừng lại đôi ba phút… hãy quên đi tất cả những ưu tư lo lắng hằng ngày – và đối diện với Thiên Chúa Tình yêu – để nhận lấy Thần Khí của Người, và… giống như người con hoang đàng hồi tâm, đứng lên trở về cùng cha và thốt lên: “Con thật đắc tội với trời và với cha”…
Ngày xưa, Đức Maria đã biểu lộ tình yêu Chúa Kitô qua việc quảng đại phục vụ anh chị em, như Mẹ đã làm với chị họ là bà Elizabeth – Tưởng chúng ta cũng không thể không nhắc đến một chứng nhân sống động trong thời đại hôm nay: chân phước Têrêsa Calcutta ở Ấn Độ. Bên cạnh những con người cùng khổ bà đã thực hành lời Chúa dạy: “Mỗi khi các con làm những điều này cho một trong những anh em bé mọn của Thầy đây, tức là các con làm cho Thầy” (Mt 25,40) – Sứ điệp tình yêu của bà đã lan rộng trên toàn thế giới.
Lạy Chúa, chúng thật nhỏ bé, thật tầm thường và tội lỗi. Xin Chúa tha thứ mọi lầm lỗi mà chúng con đã vấp phạm. Xin canh tân đổi mới tâm hồn mỗi người chúng con, xin ban sức mạnh Thánh thần cho chúng con để chúng con biết yêu mến Chúa và yêu thương tha nhân không chỉ bằng lời nói nhưng bằng hành động và trong sự thật.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ Giáo Hội, xin giúp chúng con biết bắt chước Mẹ, luôn gắn liền đới sống với Chúa Kitô và biết cải thiện đời sống để từ đó mọi người sẽ nhận ra “Thiên Chúa là Tình Yêu”.
6. Cầu nguyện:
Lạy Chúa giêsu Kitô, với cây gỗ Thánh Giá, Chúa đã gánh vác toàn thể nhân loại cùng với thân phận tội lỗi khốn cùng yếu đuối và hay chết của họ.
Vì yêu thương chúng con và vì tuân phục dự định của Chúa Cha. Giữa bản tính vô cùng vẹn toàn trinh trong của Chúa và đau khổ chết chóc có một sự mâu thuẫn lớn lao đến nỗi chấp nhận nó đã là một hấp hối kinh khủng và nhiệm mầu cho Chúa rồi.
Còn đối với chúng con, điều đó đáng lẽ là một việc tất nhiên. Nhân danh Tình yêu và lòng dũng cảm của Chúa, chúng con khẩn nài Chúa soi sáng cho chúng con biết nhận ra và nhìn thẳng vào Thánh Giá của mình, thánh giá mà Chúa muốn dành cho chúng con, chứ không phải một thánh giá nào khác. Thánh Giá gắn liền vào bản tính chúng con và không thể tách rời khỏi cuộc sống hàng ngày của chúng con. Xin dạy chúng con biết xem Thánh Giá ấy như một dụng cụ xây dựng Ơn Cứu Độ và xin chỉ cho chúng con thấy phải gánh vác nó như thế nào. (René Voillaume)
III. PHÉP LÀNH MÌNH THÁNH CHÚA
1. Hát: Này con là đá
2. Hát: Đây Nhiệm Tích
3. Hát kết thúc: Con nay trở về
I. KHAI MẠC.
1. Đặt Mình thánh Chúa
2. Hát Kính Thánh Thể
3. Thinh lặng
4. Lời nguyện mở đầu:
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, giờ đây chúng con muốn hiệp thông với toàn thể các người trẻ trên thế giới lắng nghe tiếng gọi mời yêu thương của Chúa. Chúng con muốn cùng với lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha sống những giây phút thân mật với Chúa. Chúng con muốn ôn lại giới răn yêu thương Chúa đã dạy chúng con: “Như Thầy đã yêu thương các con, các con cũng hãy yêu thương nhau”.
Xin đưa chúng con vào Trái tim Chúa để chúng con khám phá ra suối nguồn Tình yêu, để chúng con xác quyết cùng với người môn đệ Chúa yêu rằng: “Thiên Chúa là Tình yêu”.
Xin cho chúng con biết ngước nhìn lên Thập giá để nhận biết không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống cho người mình yêu. Để chúng con biết yêu như Chúa yêu. Biết hy sinh cho nhau để mọi người nhận ra chúng con là môn đệ của Chúa.
Xin cho chúng con hiểu rằng cho thì có phúc hơn là nhận để chúng con cũng biết sống Sứ Điệp Mùa Chay – biết chia sẻ giúp đỡ những người nghèo khổ, là những chi thể sống động của Chúa. Xin thánh hóa tình yêu chúng con và gìn giữ tuổi trẻ chúng con trong Tình yêu Chúa để chúng con tin tưởng và vui mừng hướng về tương lai, để chúng con biết cùng nhau xây dựng xã hội, và Giáo Hội ngày mai.
5. Hát: “Xin cho con biết lắng nghe”
II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA VÀ SUY NIỆM
1. Lời Chúa: Mc 15,29-34:
“Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói: “Ê, mi là kẻ phá Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, có giỏi thì xuống khỏi thập giá mà cứu mình đi !”. Các thương tế và kinh sư cũng chế giễu Người như vậy, họ nói với nhau: “Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nỗi mình. Ông Kitô Vua Israel ấy, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, để chúng ta thấy và tin. Cả những tên cùng chịu đóng đinh với Người cũng nhục mạ Người.
Vào giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất mãi đến giờ thứ chín. Vào giờ thứ chín, Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Ê-lô-i, Ê-lô-i, la-ma xa-bac-tha-ni !” nghĩa là: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con ?”.
2. Suy niệm: Đức Giêsu với cơn cám dỗ cuối cùng.
Cơn cám dỗ cuối cùng của Chúa là tên gọi một tác phẩm của Nikos Kazansaki đã được nhà đạo diễn nổi tiếng Martin Scorsese chuyển tác thành phim rất ăn khách. Quả vậy, bộ phim đã một thời làm xôn xao dư luận thế giới công giáo, đặc biệt nơi giới trẻ. Đó là lối đặt vấn đề và cách giải quyết vấn đề một cách khá táo bạo và nguy hiểm của bộ phim. Thế nhưng, dù có sự bất bình mà cuốn phim đã gây ra “về nguyên tắc”, chúng ta phải nhận rằng ảnh hưởng tai hại mà nó gây ra cho những người trẻ hôm nay không phải là nhỏ. Có nhiều Kitô hữu yếu bóng vía, kém lòng tin lại dễ dãi hướng chiều theo lập luận của nhà làm phim… họ nghĩ và sống như phim ?
Nhưng dù sao đây cũng là cơ hội để đào sâu Niềm Tin của chúng ta trong lòng Giáo Hội, nhất là những người trẻ hôm nay trước những cơn cám dỗ tinh vi của thời đại.
Cám dỗ – một thử thách nghiệt ngã.
“Cám dỗ” trong Tân Ước diễn tả việc thử thách một ai đó. Và Đức Giêsu cũng đã trắc nghiệm nó trong thân phận làm người: “Vị Thượng tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội” (Dt 4,15).
Ở đây, cái lò luyện chính là cuộc khổ nạn. Tại Gietsêmani và trên thập giá, Đức Kitô đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Ngài đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục. (Dt 5,7-8).
Đó là điều mà tiếng kêu của Chúa Giêsu trên Núi Sọ đã diễn tả: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của Con, sao Ngài bỏ rơi con ?” (Mc 15,34).
Nhưng vượt lên cả nỗi hoài nghi và ngờ vực của cơn cám dỗ, niềm tin đã dẫn Người đến thái độ tìn thác vào cõi lòng từ ái của Chúa Cha: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha”. (Lc 23,46).
Cám dỗ – một quyến rũ ngọt ngào.
Cám dỗ được hiểu như một quyến rũ, gặp được nơi ta một sự đồng lõa.
Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta nài xin Chúa gìn giữ chúng ta khỏi bị cám dỗ, giải thoát chúng ta khỏi sự quyến rũ của sự dữ, của ma quỉ.
Đó phải chăng là một lời mời gọi, một thúc đẫy bản năng được gợi ra từ danh, lợi, thú. Trong hoang địa, ma quỉ không đề nghị Đức Giêsu phạm tội. Nhưng với chiến thuật tinh vi khi nói: “nếu ông là Con Thiên Chúa”. Tên cám dỗ trình bày sự việc cách khôn khéo theo kiểu linh hướng, khác gì nhà chú giải Kinh Thánh. Hắn giả vờ theo chiều thuận, theo chiếu hướng ơn gọi. Hắn hóa trang thành “thiên thần sáng láng”. Nó đã hóa thân thành thần tượng thu hút người trẻ, quả là một quyến rũ ngọt ngào.
Nhưng Đức Giêsu không thể đồng lõa với cơn cám dỗ, Người đã vạch trần âm mưu đen tối của ma quỉ cùng với những lời lẽ ngụy biện che đậy của nó, Người quả
quyết: “Người ta không chỉ sống bằng cơm bánh nhưng còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. Và hơn nữa “ngươi đừng thử thách Thiên Chúa là Thiên Chúa ngươi… vì chỉ một mình Chúa là Đấng phải tôn thờ”.
Thế nhưng, cơn cám dỗ cuối cùng ! Và ở đó, tư tưởng tránh nỗi sỉ nhục thập giá như một lối tắt, về phương diện con người xem ra hấp dẫn. Cám dỗ, một quyến rũ ngọt ngào ! Sự ngây thơ của Phêrô, cản đường khổ nạn ! Những lời xách động của đám biệt phái. Những tiếng gào thét của đám đông… và thật độc địa những lời nhạo báng đầy thách thức: “Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì hãy xuống khỏi thập gia xem nào !” (Mt 27,40b).
Đấy là cám dỗ đích thật mà Đức Giêsu đã phải trải qua, cám dỗ đầu tiên và cuối cùng, cám dỗ của cả đời người.
Và Thập Giá là lời đáp trả hùng hồn nhất vì “Người đã vâng lời và vâng lời cho đến chết và chết trên Thập giá” (Pl 2,8)
3. Hát: Lạy Chúa, con đường nào Chúa đã đi qua.
4. Lời Chúa: Lc 15,11-32
“Rồi Đức Giêsu nói tiếp: “Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa cha xin cho con phần tài sản con được hưởng”. Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó, anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.
Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp, và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nên phải đi ở cho một người dân trong vùng. Người này sai anh ta ra đồng chăn heo, anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói ! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: “Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy”. Thế rồi, anh ta đứng lên đi về cùng cha.
Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương chạy ra ôm cổ anh và hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con nói rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa…” Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng ! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng,
Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời: “Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì được lại cậu ấy mạnh khỏe. Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. Cậu trả lời cha: “Cha ơi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng !”
Nhưng người cha nói với anh ta: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”.
5. Suy niệm:
Vào những giây phút cuối đời, Chúa Giêsu đã thiết lập giao ước yêu thương “người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy là các con hãy yêu thương nhau” (Ga 13,35) – Sống giao ước đó là dấu chỉ người Kitô hữu đích thực.
Thật vậy, nếu bỏ các dấu hiệu bên ngoài như làm dấu Thánh Giá, đeo ảnh tượng, đọc kinh, đi nhà thờ… mà chỉ căn cứ vào đời sống bác ái thì… đôi lúc sẽ có những sự ngộ nhận đáng tiếc !
Một trong những đặc tính của Tình yêu là lòng bao dung tha thứ – Nhìn vào lịch sử cứu độ chúng ta sẽ nhận biết lòng bao dung của Thiên Chúa đối với loài người tội lỗi: “Lạy Cha, xin tha tội cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,32).
Nhận biết tội lỗi của mình là điều khó. Thật lòng ăn năn sám hối là điều khó hơn. Nhưng nếu chúng ta biết gắn liền đời sống nội tâm với Thiên Chúa Tình Yêu, và luôn để cho Thánh Thần hướng dẫn mọi hành động trong đời sống, thì thiết tưởng việc sám hối không còn khó nữa - bởi vì, khi có bình an thì không còn sợ hãi. Như xưa, các Tông đồ đã được nhận tràn ngập Thánh Thần của Đức Kitô Phục Sinh làm điểm tựa để từ đó sứ mạng được xuất phát; khởi từ Giêrusalem và ngày nay trãi dài cho đến tận cùng trái đất.
Chúng ta hãy lắng nghe lời của Đức Thánh Cha nhắn nhủ trong Sứ Điệp Nùa Chay 2008: “Chúa Kitô trở nên nghèo vì anh em” (2Cr 8,9)
“Anh chị em thân mến,
Mỗi năm Mùa Chay mang lại cho chúng ta một cơ hội theo ý Chúa Quan Phòng để đào sâu ý nghĩa và giá trị cuộc sống Kitô của chúng ta và khích lệ chúng ta khám phá lòng từ bi của Thiên Chúa, để đến lượt chúng ta trở nên từ bi hơn đối với anh chị em mình. Trong Mùa Chay, Giáo Hội quan tâm đề nghị một số công tác đặc biệt tháp tùng các tín hữu một cách cụ thể trong tiến trình canh tân nội tâm, đó là cầu nguyện, chay tịnh và làm phúc bố thí. Năm nay, qua Sứ Điệp Mùa Chay như thói quen, tôi muốn dừng lại để suy tư về việc làm phúc như một phương thức cụ thể để giúp đỡ những người đang gặp cảnh túng quẫn và đồng thời, đó cũng là một việc thực hành khổ chế để giải thoát chúng ta khỏi sự quyến luyến của cải trần thế”...
Giờ đây, mỗi người chúng ta hãy dừng lại đôi ba phút… hãy quên đi tất cả những ưu tư lo lắng hằng ngày – và đối diện với Thiên Chúa Tình yêu – để nhận lấy Thần Khí của Người, và… giống như người con hoang đàng hồi tâm, đứng lên trở về cùng cha và thốt lên: “Con thật đắc tội với trời và với cha”…
Ngày xưa, Đức Maria đã biểu lộ tình yêu Chúa Kitô qua việc quảng đại phục vụ anh chị em, như Mẹ đã làm với chị họ là bà Elizabeth – Tưởng chúng ta cũng không thể không nhắc đến một chứng nhân sống động trong thời đại hôm nay: chân phước Têrêsa Calcutta ở Ấn Độ. Bên cạnh những con người cùng khổ bà đã thực hành lời Chúa dạy: “Mỗi khi các con làm những điều này cho một trong những anh em bé mọn của Thầy đây, tức là các con làm cho Thầy” (Mt 25,40) – Sứ điệp tình yêu của bà đã lan rộng trên toàn thế giới.
Lạy Chúa, chúng thật nhỏ bé, thật tầm thường và tội lỗi. Xin Chúa tha thứ mọi lầm lỗi mà chúng con đã vấp phạm. Xin canh tân đổi mới tâm hồn mỗi người chúng con, xin ban sức mạnh Thánh thần cho chúng con để chúng con biết yêu mến Chúa và yêu thương tha nhân không chỉ bằng lời nói nhưng bằng hành động và trong sự thật.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ Giáo Hội, xin giúp chúng con biết bắt chước Mẹ, luôn gắn liền đới sống với Chúa Kitô và biết cải thiện đời sống để từ đó mọi người sẽ nhận ra “Thiên Chúa là Tình Yêu”.
6. Cầu nguyện:
Lạy Chúa giêsu Kitô, với cây gỗ Thánh Giá, Chúa đã gánh vác toàn thể nhân loại cùng với thân phận tội lỗi khốn cùng yếu đuối và hay chết của họ.
Vì yêu thương chúng con và vì tuân phục dự định của Chúa Cha. Giữa bản tính vô cùng vẹn toàn trinh trong của Chúa và đau khổ chết chóc có một sự mâu thuẫn lớn lao đến nỗi chấp nhận nó đã là một hấp hối kinh khủng và nhiệm mầu cho Chúa rồi.
Còn đối với chúng con, điều đó đáng lẽ là một việc tất nhiên. Nhân danh Tình yêu và lòng dũng cảm của Chúa, chúng con khẩn nài Chúa soi sáng cho chúng con biết nhận ra và nhìn thẳng vào Thánh Giá của mình, thánh giá mà Chúa muốn dành cho chúng con, chứ không phải một thánh giá nào khác. Thánh Giá gắn liền vào bản tính chúng con và không thể tách rời khỏi cuộc sống hàng ngày của chúng con. Xin dạy chúng con biết xem Thánh Giá ấy như một dụng cụ xây dựng Ơn Cứu Độ và xin chỉ cho chúng con thấy phải gánh vác nó như thế nào. (René Voillaume)
III. PHÉP LÀNH MÌNH THÁNH CHÚA
1. Hát: Này con là đá
2. Hát: Đây Nhiệm Tích
3. Hát kết thúc: Con nay trở về
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:05 12/03/2008
TIỀN ĐỂ DÀNH
Có một người ở nước Vệ, một ngày trước khi làm đám cưới cho con gái, thì gọi con gái lại nói: “Sau khi gả con xong thì con phải nhất định tìm cách giấu đi tiền để dành. Tình hình xã hội bây giờ, rất ít vợ chồng cùng nhau sống đến già, cái chuyện làm vợ bị chồng bỏ thường xảy ra, vạn nhất đến nước ấy mà nếu bên mình có chút tiền tích lũy thì không sợ không có cách để mà sống.”
Sau khi lấy chồng, quả thật con gái không lúc nào là không kiếm cơ hội để giấu tiền riêng cho mình. Về sau nhà chồng thực sự chịu không nổi, bèn bỏ cô ta, đuổi gấp về nhà bố mẹ để mình.
Con gái đem tiền bạc về nhà nhiều gấp bội số nữ trang hồi môn, làm cho ba cô ta rất đắc ý, và cho rằng mình thông minh biết nhìn xa thấy rộng.
(Hàn Phi tử: Thuyết lâm thượng)
Suy tư:
Kinh nghiệm cuộc đời thì cha mẹ luôn dồi dào hơn con cái, nhưng thời nay ít có cha mẹ nào dạy dỗ con gái trước khi lấy chồng, bởi vì họ cứ nghĩ rằng thời buổi này không dạy thì chúng nó cũng biết cách làm dâu !
Kinh nghiệm của cha mẹ thì nhiều, nhưng dạy con trước khi về nhà chồng phải tích trử tiền bạc để chuẩn bị ly hôn, hoặc tích lủy tiền bạc để khi bị chồng bỏ là chuyện không nên có, bởi vì con gái chưa ra khỏi nhà mà đã dạy con chuyện ly hôn thì thật là trái với đạo thường của con người. Có thể dạy con gái như thế này:
- Dạy con gái trước khi lấy chồng phải biết chu toàn bổn phận làm dâu, chu toàn bổn phận làm mẹ làm vợ, và phải trở thành niềm vui và hạnh phúc cho chồng và cho con cái.
- Dạy con gái trước khi lấy chồng phải biết kiên nhẫn chịu đựng những sai trái của chồng, dùng lời lẽ chân thành ôn hòa để nói chuyện với chồng.
- Dạy con gái biết quản lý gia đình, biết đặt hạnh phúc gia đình trên niềm vui cá nhân, biết dạy con cái của mình kính Chúa yêu người.
- Dạy con gái trước khi lấy chồng phải sống chung thủy với chồng khi thịnh vượng cũng như khi gian nan, biết chia sẻ những lo toan gánh nặng ví công việc và niềm vui với chồng...
Vợ chồng ngày nay rất dễ dàng ly hôn là bởi vì họ không có niềm tin Ki-tô giáo, là vì tình yêu của họ không phát xuất từ tình yêu của Thiên Chúa, mà tình yêu của Thiên Chúa là duy nhất và chia sẻ, tha thứ và đón nhận...
N2T |
Có một người ở nước Vệ, một ngày trước khi làm đám cưới cho con gái, thì gọi con gái lại nói: “Sau khi gả con xong thì con phải nhất định tìm cách giấu đi tiền để dành. Tình hình xã hội bây giờ, rất ít vợ chồng cùng nhau sống đến già, cái chuyện làm vợ bị chồng bỏ thường xảy ra, vạn nhất đến nước ấy mà nếu bên mình có chút tiền tích lũy thì không sợ không có cách để mà sống.”
Sau khi lấy chồng, quả thật con gái không lúc nào là không kiếm cơ hội để giấu tiền riêng cho mình. Về sau nhà chồng thực sự chịu không nổi, bèn bỏ cô ta, đuổi gấp về nhà bố mẹ để mình.
Con gái đem tiền bạc về nhà nhiều gấp bội số nữ trang hồi môn, làm cho ba cô ta rất đắc ý, và cho rằng mình thông minh biết nhìn xa thấy rộng.
(Hàn Phi tử: Thuyết lâm thượng)
Suy tư:
Kinh nghiệm cuộc đời thì cha mẹ luôn dồi dào hơn con cái, nhưng thời nay ít có cha mẹ nào dạy dỗ con gái trước khi lấy chồng, bởi vì họ cứ nghĩ rằng thời buổi này không dạy thì chúng nó cũng biết cách làm dâu !
Kinh nghiệm của cha mẹ thì nhiều, nhưng dạy con trước khi về nhà chồng phải tích trử tiền bạc để chuẩn bị ly hôn, hoặc tích lủy tiền bạc để khi bị chồng bỏ là chuyện không nên có, bởi vì con gái chưa ra khỏi nhà mà đã dạy con chuyện ly hôn thì thật là trái với đạo thường của con người. Có thể dạy con gái như thế này:
- Dạy con gái trước khi lấy chồng phải biết chu toàn bổn phận làm dâu, chu toàn bổn phận làm mẹ làm vợ, và phải trở thành niềm vui và hạnh phúc cho chồng và cho con cái.
- Dạy con gái trước khi lấy chồng phải biết kiên nhẫn chịu đựng những sai trái của chồng, dùng lời lẽ chân thành ôn hòa để nói chuyện với chồng.
- Dạy con gái biết quản lý gia đình, biết đặt hạnh phúc gia đình trên niềm vui cá nhân, biết dạy con cái của mình kính Chúa yêu người.
- Dạy con gái trước khi lấy chồng phải sống chung thủy với chồng khi thịnh vượng cũng như khi gian nan, biết chia sẻ những lo toan gánh nặng ví công việc và niềm vui với chồng...
Vợ chồng ngày nay rất dễ dàng ly hôn là bởi vì họ không có niềm tin Ki-tô giáo, là vì tình yêu của họ không phát xuất từ tình yêu của Thiên Chúa, mà tình yêu của Thiên Chúa là duy nhất và chia sẻ, tha thứ và đón nhận...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:06 12/03/2008
N2T |
26. Thật khiêm tốn không phải là bắt anh không được rước lễ, mà là bắt anh phải hết sức chuẩn bị, cũng không cần hỏi sự chuẩn bị này có bao nhiêu giá trị.
(Thánh nữ Jutta of Huy, Bd)Giuđa ơi, Ông là ai vậy!
Lm. Phan Đình Quang SVD
20:32 12/03/2008
GIUĐA ƠI ÔNG LÀ AI VẬY!
Điểm qua khuôn mặt của mười hai môn đệ đầu tiên của đức Giêsu, có lẽ nhân vật khơi nhiều lý thú cho tôi không ai hơn chính là Giuđa. Trong Thánh Kinh, mỗi lần nhắc đến tên Giuđa Iscariôt, tác giả không những đặt cái tên Giuđa ở cuối cùng trong danh sách mười hai mà còn kèm theo cái đuôi ‘kẻ phản bội’, Giuđa kẻ phản bội. Tại sao lại phải gán cái danh từ ‘kẻ phản bội’ cho Giuđa mà không gán cho mười một vị kia? Đọc Thánh Kinh, ta thấy rõ ràng các môn đệ ai ai cũng đã từng ít nhất một lần bỏ đức Giêsu chạy thoát thân một mình vì sợ hãi đó sao! Lúc đức Giêsu bị quân gian hung dữ mang gậy gộc mã tấu vây tứ bề ở vườn Ghetsêmani, tất cả môn đệ đều ba chân bốn cẳng chạy thục mạng không còn một mống. Đó cũng là một hành động phản bội vậy. Hung hãn nóng tính như Phêrô người anh đầu đàn trong nhóm mười hai, không những cũng dùng đến tẩu vi thượng sách mà còn chối thầy mình lia lịa tới ba lần trước mặt một đứa đầy tớ gái. Khi chị ta nhận ra Phêrô là một trong đám mười hai, Phêrô ba lần đỏ mặt tía tai “Ê chị kia, đừng nói bậy nghen, tui hổng biết cái ông Giêsu đó là ai đâu à. Đừng có nói oan cho tui chớ.” Phải chi là một đấng trượng phu vai u thịt bắp làm cho Phêrô khiếp sợ ta còn thông cảm cho, đằng này chỉ là một đứa đầy tớ gái thôi mà Phêrô đã khiếp hải đến thế. Đúng là quê một cục! Cái câu “chối như Phêrô chối Chúa” về sau được dùng để chê bai những kẻ hèn nhát không dám nhìn sự thật. Thế tại sao chỉ có một mình Giuđa bị cái nhãn ‘kẻ phản bội’ nhỉ? Các tác giả Thánh Kinh có thành kiến với Giuđa chăng? Bất công cho Giuđa chăng?
Nhóm mười hai môn đệ đầu tiên, hầu hết là dân chài cá hoặc làm ruộng. Nếu hầu hết là dân mù chữ thất học thì xem ra Giuđa Iscariôt có lẽ là một nhân vật sáng giá, có tài có học. Giuđa có đầu óc thực tế bén nhạy, một con người biết tính toán. Chính vì điểm này có lẽ Giuđa là người được chọn làm quản lý chăm lo những nhu cầu thường nhật của đức Giêsu và những người theo Ngài. Một công việc đòi hỏi sự lanh lẹ tháo vát và biết tính toán. Có thể nói Giuđa là người đóng vai trò ngoại giao chăm lo những nhu cầu ‘thế tục’ để các vị kia có thời gian theo đức Giêsu mà chăm lo việc ‘nước trời’. Theo Phúc âm thánh Marcô, câu chuyện đức Giêsu một ngày kia đang cùng các môn đệ dùng bữa tại nhà ông Simon, bỗng dưng có một phụ nữ đem đến một chai dầu thơm quí giá, đập vỡ chai dầu, rồi chị ta lấy dầu xức lên đầu Giêsu. Tương truyền Giuđa chính là người cảm thấy bực bội và phản đối “Sao lại phí thế! Đem chai dầu bán cũng được hơn 300 đồng bạc, lấy số tiền đó đi giúp người nghèo có phải thực tế hơn không.” Quả là một Giuđa với đầu óc biết tính toán và thực tế. Chúng ta đừng quên rằng, cũng như bao nhiêu môn đệ khác, Giuđa cũng đã hy sinh từ bỏ mọi sự mà theo đức Giêsu. Giuđa là người có thiện chí lúc ban đầu.
Tất cả các môn đệ theo đức Giêsu đều ôm ấp một tham vọng riêng tư kín đáo, một hoài bão có tính chất chính trị. Đức Giêsu đang là một nhân vật tiếng tăm, làm nhiều phép lạ, dân chúng đã từng ùn ùn kéo nhau theo Ngài, họ đòi tôn Ngài làm vua, nhất là sau phép lạ năm chiếc bánh và hai con cá. Ai ai cũng tin rằng sớm muộn đức Giêsu sẽ làm một cuộc cách mạng, lật đổ đế quốc La mã, khôi phục một quốc gia Do thái độc lập. Lúc ban đầu, các môn đệ theo đức Giêsu vì muốn được chia chác quyền lực về sau, chứ không ai trong họ nghĩ đến số phận một ngày kia phải rơi đầu đổ máu làm chứng cho đức Giêsu. Phúc âm thánh Mathêo tường thuật câu chuyện bà Zêbêdê, mẹ của hai môn đệ theo Giêsu, một ngày kia kín đáo đi cửa sau đến năn nỉ Giêsu, đại khái “Thầy ơi, sau này cách mạng có thành công, ngai vua thầy cứ ngồi, còn hai đứa quí tử của con đây, thầy cho một đứa ngồi ghế thủ tướng, một đứa ngồi ghế bộ trưởng trong nội các, thầy đừng quên nhé.” Mười vị kia đã đùng đùng nổi giận sau khi khám phá ra âm mưu đâm thọc sau lưng chiến sĩ của ba mẹ con nhà Zêbêđê. Phêrô sau khi được đức Giêsu cho biết mình sẽ lên Gêrusalem nạp mạng và chịu chết ở đó, vội vàng kéo thầy qua một bên trách “Ậy, thầy chớ nói dại. Cách mạng chưa thành công sao thầy lại nói những chuyện xui xẻo như thế.” Con đường theo Giêsu của các môn đệ ở lúc ban đầu là con đường của thế lực và quyền lợi. Như vậy chúng ta thấy được cái bản chất rất là con người ở các môn đệ thân tín nhất của đức Giêsu mà Giuđa không phải là ngoại lệ.
Giuđa dĩ nhiên cũng có ôm ấp những tham vọng riêng tư của mình như bao nhiêu môn đệ khác. Hậu quả của sự mưu mô tính toán rất con người của Giuđa tiếc thay đã đem đến thảm kịch mà chính Giuđa cũng không lường trước được. Có giả thuyết cho rằng, khi bán thầy Giêsu với giá 30 đồng bạc, Giuđa làm thế không phải vì ham tiền (so với chai dầu thơm 300 đồng bạc). Giuđa làm thế là để đặt Giêsu vào một cái thế phải ra tay. Một thế đã xong rồi mà không còn một sự chọn lựa nào khác hơn. Giuđa tin chắc rằng đức Giêsu một khi đã ở trong thế bị bắt, Ngài phải ra tay hành động để tự cứu mình. Như thế là nổi dậy chống lại nhà cầm quyền, đưa đến một cuộc cách mạng hy vọng sẽ thành công. Các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà đã có đầy đủ, thời cơ cho cuộc cách mạng đã đến. Thầy Giêsu còn chờ đợi gì nữa. Bao nhiêu phép lạ Ngài còn làm được, câm điếc què quặt Ngài còn chữa lành, kẻ chết Ngài còn làm cho sống lại chẳng lẽ Ngài không tự cứu nỗi bản thân mình. Tiếc thay, đường lối tính toán của con người không phải là đường lối tính toán của Thiên Chúa. Mưu sự tại nhân thành sự tại Thiên. Giuđa đã thất bại ở chỗ đó. Đức Giêsu đã không ra tay tự cứu mình như Giuđa tưởng. Khi nhìn ra điểm này, Giuđa đã hối hận, đem trả lại 30 đồng bạc và đã thắt cổ tự vận. Xem ra đồng tiền chưa chắc là lý do chính yếu đưa đến sự phản bội của Giuđa. Giuđa tưởng mình lanh lẹ cơ trí hơn người, nhưng Giuđa đã thất bại. Sự thất bại của Giuđa là ở chỗ Giuđa chỉ biết dựa vào sự tính toán cơ trí của con người mà gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi kế hoạch.
Thật ra nói chuyện Giuđa là để ôn cố tri tân. Câu chuyện Giuđa tuy là câu chuyện của quá khứ nhưng có nhiều điểm liên quan và phù hợp với câu chuyện của con người ngày nay. Chúng ta những môn đệ theo chân Chúa ngày nay, chúng ta không khác các môn đệ thủa ban đầu của đức Giêsu lắm đâu. Trong mỗi con người chúng ta ai ai cũng có tiềm tàng một Giuđa tính ở đâu đó. Ai ai cũng ôm ấp một kỳ vọng kín đáo của một môn đệ theo chân Chúa. Một kỳ vọng có thể là vô tư thôi, chứ không có tính ích kỷ gì. Nhưng sự tính toán của chúng ta cũng có thể như Giuđa, chúng ta đặt Chúa vào thế đã xong, một cái thế bắt Chúa phải ra tay chứ không còn sự chọn lựa nào khác. Chúng ta sắp xếp an bài mọi chuyện theo sự tính toán của mình rồi muốn Chúa cứ theo đó mà thi hành. Chúng ta sốt sắng đọc kinh đi lễ, tưởng đâu như thế là Chúa sẽ nghe lời mình. Chúa đã chẳng từng nói cứ xin thì sẽ được gõ cửa sẽ mở cho đó là gì. Chẳng lẽ Chúa hứa lèo! Nếu thành công mỹ mãn như sự tính toán của mình, chúng ta thấy Chúa sao mà vĩ đại quá, đáng yêu đáng kính quá. Nhược bằng thất bại ngoài ý, chúng ta trách cứ sao Chúa không ra tay cứu giúp, sao trời lại nỡ phụ lòng người. Đó cũng là một Giuđa đang tiềm ẩn đâu đó trong mỗi con người của chúng ta. Một Giuđa muốn loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi sự tính toán kế hoạch của mình. Mỗi khi soi mình trước tấm gương sống đạo của chính bản thân, tôi thấy hình như cũng có một Giuđa đang phảng phất đâu đó.
Mùa chay 2008 quangdphan@yahoo.com
Điểm qua khuôn mặt của mười hai môn đệ đầu tiên của đức Giêsu, có lẽ nhân vật khơi nhiều lý thú cho tôi không ai hơn chính là Giuđa. Trong Thánh Kinh, mỗi lần nhắc đến tên Giuđa Iscariôt, tác giả không những đặt cái tên Giuđa ở cuối cùng trong danh sách mười hai mà còn kèm theo cái đuôi ‘kẻ phản bội’, Giuđa kẻ phản bội. Tại sao lại phải gán cái danh từ ‘kẻ phản bội’ cho Giuđa mà không gán cho mười một vị kia? Đọc Thánh Kinh, ta thấy rõ ràng các môn đệ ai ai cũng đã từng ít nhất một lần bỏ đức Giêsu chạy thoát thân một mình vì sợ hãi đó sao! Lúc đức Giêsu bị quân gian hung dữ mang gậy gộc mã tấu vây tứ bề ở vườn Ghetsêmani, tất cả môn đệ đều ba chân bốn cẳng chạy thục mạng không còn một mống. Đó cũng là một hành động phản bội vậy. Hung hãn nóng tính như Phêrô người anh đầu đàn trong nhóm mười hai, không những cũng dùng đến tẩu vi thượng sách mà còn chối thầy mình lia lịa tới ba lần trước mặt một đứa đầy tớ gái. Khi chị ta nhận ra Phêrô là một trong đám mười hai, Phêrô ba lần đỏ mặt tía tai “Ê chị kia, đừng nói bậy nghen, tui hổng biết cái ông Giêsu đó là ai đâu à. Đừng có nói oan cho tui chớ.” Phải chi là một đấng trượng phu vai u thịt bắp làm cho Phêrô khiếp sợ ta còn thông cảm cho, đằng này chỉ là một đứa đầy tớ gái thôi mà Phêrô đã khiếp hải đến thế. Đúng là quê một cục! Cái câu “chối như Phêrô chối Chúa” về sau được dùng để chê bai những kẻ hèn nhát không dám nhìn sự thật. Thế tại sao chỉ có một mình Giuđa bị cái nhãn ‘kẻ phản bội’ nhỉ? Các tác giả Thánh Kinh có thành kiến với Giuđa chăng? Bất công cho Giuđa chăng?
Nhóm mười hai môn đệ đầu tiên, hầu hết là dân chài cá hoặc làm ruộng. Nếu hầu hết là dân mù chữ thất học thì xem ra Giuđa Iscariôt có lẽ là một nhân vật sáng giá, có tài có học. Giuđa có đầu óc thực tế bén nhạy, một con người biết tính toán. Chính vì điểm này có lẽ Giuđa là người được chọn làm quản lý chăm lo những nhu cầu thường nhật của đức Giêsu và những người theo Ngài. Một công việc đòi hỏi sự lanh lẹ tháo vát và biết tính toán. Có thể nói Giuđa là người đóng vai trò ngoại giao chăm lo những nhu cầu ‘thế tục’ để các vị kia có thời gian theo đức Giêsu mà chăm lo việc ‘nước trời’. Theo Phúc âm thánh Marcô, câu chuyện đức Giêsu một ngày kia đang cùng các môn đệ dùng bữa tại nhà ông Simon, bỗng dưng có một phụ nữ đem đến một chai dầu thơm quí giá, đập vỡ chai dầu, rồi chị ta lấy dầu xức lên đầu Giêsu. Tương truyền Giuđa chính là người cảm thấy bực bội và phản đối “Sao lại phí thế! Đem chai dầu bán cũng được hơn 300 đồng bạc, lấy số tiền đó đi giúp người nghèo có phải thực tế hơn không.” Quả là một Giuđa với đầu óc biết tính toán và thực tế. Chúng ta đừng quên rằng, cũng như bao nhiêu môn đệ khác, Giuđa cũng đã hy sinh từ bỏ mọi sự mà theo đức Giêsu. Giuđa là người có thiện chí lúc ban đầu.
Tất cả các môn đệ theo đức Giêsu đều ôm ấp một tham vọng riêng tư kín đáo, một hoài bão có tính chất chính trị. Đức Giêsu đang là một nhân vật tiếng tăm, làm nhiều phép lạ, dân chúng đã từng ùn ùn kéo nhau theo Ngài, họ đòi tôn Ngài làm vua, nhất là sau phép lạ năm chiếc bánh và hai con cá. Ai ai cũng tin rằng sớm muộn đức Giêsu sẽ làm một cuộc cách mạng, lật đổ đế quốc La mã, khôi phục một quốc gia Do thái độc lập. Lúc ban đầu, các môn đệ theo đức Giêsu vì muốn được chia chác quyền lực về sau, chứ không ai trong họ nghĩ đến số phận một ngày kia phải rơi đầu đổ máu làm chứng cho đức Giêsu. Phúc âm thánh Mathêo tường thuật câu chuyện bà Zêbêdê, mẹ của hai môn đệ theo Giêsu, một ngày kia kín đáo đi cửa sau đến năn nỉ Giêsu, đại khái “Thầy ơi, sau này cách mạng có thành công, ngai vua thầy cứ ngồi, còn hai đứa quí tử của con đây, thầy cho một đứa ngồi ghế thủ tướng, một đứa ngồi ghế bộ trưởng trong nội các, thầy đừng quên nhé.” Mười vị kia đã đùng đùng nổi giận sau khi khám phá ra âm mưu đâm thọc sau lưng chiến sĩ của ba mẹ con nhà Zêbêđê. Phêrô sau khi được đức Giêsu cho biết mình sẽ lên Gêrusalem nạp mạng và chịu chết ở đó, vội vàng kéo thầy qua một bên trách “Ậy, thầy chớ nói dại. Cách mạng chưa thành công sao thầy lại nói những chuyện xui xẻo như thế.” Con đường theo Giêsu của các môn đệ ở lúc ban đầu là con đường của thế lực và quyền lợi. Như vậy chúng ta thấy được cái bản chất rất là con người ở các môn đệ thân tín nhất của đức Giêsu mà Giuđa không phải là ngoại lệ.
Giuđa dĩ nhiên cũng có ôm ấp những tham vọng riêng tư của mình như bao nhiêu môn đệ khác. Hậu quả của sự mưu mô tính toán rất con người của Giuđa tiếc thay đã đem đến thảm kịch mà chính Giuđa cũng không lường trước được. Có giả thuyết cho rằng, khi bán thầy Giêsu với giá 30 đồng bạc, Giuđa làm thế không phải vì ham tiền (so với chai dầu thơm 300 đồng bạc). Giuđa làm thế là để đặt Giêsu vào một cái thế phải ra tay. Một thế đã xong rồi mà không còn một sự chọn lựa nào khác hơn. Giuđa tin chắc rằng đức Giêsu một khi đã ở trong thế bị bắt, Ngài phải ra tay hành động để tự cứu mình. Như thế là nổi dậy chống lại nhà cầm quyền, đưa đến một cuộc cách mạng hy vọng sẽ thành công. Các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà đã có đầy đủ, thời cơ cho cuộc cách mạng đã đến. Thầy Giêsu còn chờ đợi gì nữa. Bao nhiêu phép lạ Ngài còn làm được, câm điếc què quặt Ngài còn chữa lành, kẻ chết Ngài còn làm cho sống lại chẳng lẽ Ngài không tự cứu nỗi bản thân mình. Tiếc thay, đường lối tính toán của con người không phải là đường lối tính toán của Thiên Chúa. Mưu sự tại nhân thành sự tại Thiên. Giuđa đã thất bại ở chỗ đó. Đức Giêsu đã không ra tay tự cứu mình như Giuđa tưởng. Khi nhìn ra điểm này, Giuđa đã hối hận, đem trả lại 30 đồng bạc và đã thắt cổ tự vận. Xem ra đồng tiền chưa chắc là lý do chính yếu đưa đến sự phản bội của Giuđa. Giuđa tưởng mình lanh lẹ cơ trí hơn người, nhưng Giuđa đã thất bại. Sự thất bại của Giuđa là ở chỗ Giuđa chỉ biết dựa vào sự tính toán cơ trí của con người mà gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi kế hoạch.
Thật ra nói chuyện Giuđa là để ôn cố tri tân. Câu chuyện Giuđa tuy là câu chuyện của quá khứ nhưng có nhiều điểm liên quan và phù hợp với câu chuyện của con người ngày nay. Chúng ta những môn đệ theo chân Chúa ngày nay, chúng ta không khác các môn đệ thủa ban đầu của đức Giêsu lắm đâu. Trong mỗi con người chúng ta ai ai cũng có tiềm tàng một Giuđa tính ở đâu đó. Ai ai cũng ôm ấp một kỳ vọng kín đáo của một môn đệ theo chân Chúa. Một kỳ vọng có thể là vô tư thôi, chứ không có tính ích kỷ gì. Nhưng sự tính toán của chúng ta cũng có thể như Giuđa, chúng ta đặt Chúa vào thế đã xong, một cái thế bắt Chúa phải ra tay chứ không còn sự chọn lựa nào khác. Chúng ta sắp xếp an bài mọi chuyện theo sự tính toán của mình rồi muốn Chúa cứ theo đó mà thi hành. Chúng ta sốt sắng đọc kinh đi lễ, tưởng đâu như thế là Chúa sẽ nghe lời mình. Chúa đã chẳng từng nói cứ xin thì sẽ được gõ cửa sẽ mở cho đó là gì. Chẳng lẽ Chúa hứa lèo! Nếu thành công mỹ mãn như sự tính toán của mình, chúng ta thấy Chúa sao mà vĩ đại quá, đáng yêu đáng kính quá. Nhược bằng thất bại ngoài ý, chúng ta trách cứ sao Chúa không ra tay cứu giúp, sao trời lại nỡ phụ lòng người. Đó cũng là một Giuđa đang tiềm ẩn đâu đó trong mỗi con người của chúng ta. Một Giuđa muốn loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi sự tính toán kế hoạch của mình. Mỗi khi soi mình trước tấm gương sống đạo của chính bản thân, tôi thấy hình như cũng có một Giuđa đang phảng phất đâu đó.
Mùa chay 2008 quangdphan@yahoo.com
Mở rộng cửa cho Chúa Kitô
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
21:07 12/03/2008
MỞ RỘNG CỬA CHO ĐỨC CHÚA KITÔ
Đối lại Tình Yêu THIÊN CHÚA - mặc xác phàm nơi Hài Nhi GIÊSU - con người cần phải đi đến cuộc gặp gỡ với con tim tràn đầy, căn phồng vì đức bác ái. Ơn gọi tận hiến là lời mời gọi từ Tình Yêu vô biên và nhân hậu khôn lường của THIÊN CHÚA. Và lời mời gọi chờ đợi con người đáp trả bằng tình yêu tín trung vẹn toàn, không so đo tính toán. Sau đây là chứng từ ơn gọi của một nam tu sĩ người Ý dòng Phanxicô Đức Mẹ Vô Nhiễm. Tu huynh Phan-Sinh viết.
Tôi chào đời cách đây 33 năm trong tháng 5 vào một ngày mà nơi thành phố Frigento thuộc tỉnh Avellino (Nam Ý) chúng tôi cử hành lễ Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành.
Trong 6 năm đầu đời của tuổi thơ, tôi sống trong khung cảnh một đại gia đình ”rộng mở” theo truyền thống Ý - khác xa với khung cảnh gia đình ”thu hẹp” bây giờ. Vào thời kỳ ấy, đại gia đình gồm có ông bà, cha mẹ và anh chị em. Vì có sự hiện diện của Ông Bà nên căn nhà ”từ đường” luôn có sự lui tới của cô-bác cậu-dì và anh chị em họ hàng. Tôi đặc biệt yêu mến Bà Nội, một tín hữu Công Giáo vô cùng đạo đức. Bà Nội có lòng sùng kính cách riêng Đức Mẹ MARIA và thánh Phanxicô thành Assisi. Các câu chuyện lành thánh Nội kể thật hấp dẫn thu hút đối với con tim bén nhạy của tuổi thơ trong trắng.
Thời kỳ tiểu học tôi học nơi trường Công Giáo do các Nữ Tu điều khiển. Các Nữ Tu thuộc Hội dòng do Mẹ Maria Teresa Spinelli (1789-1850) người Ý thành lập.
Tôi nhớ rõ ngày Bà Nội qua đời lúc tôi còn là chú bé tiểu học. Lần đầu tiên tôi chạm trán với cái chết và những đau buồn do cái chết mang lại. Thật thế, tôi thương Nội vô cùng. Chính Nội giáo dục tôi trong Đức Tin Công Giáo, gieo vào lòng tôi gốc rễ Kitô của lòng sùng kính Đức Mẹ MARIA. Gốc rễ Kitô này một ngày kia đâm hoa kết trái vào thời điểm bất ngờ nhất.
Chẳng may thời gian trước khi tôi kết thúc bậc tiểu học, Cha Mẹ tôi vì lý do tài chánh eo hẹp buộc lòng chuyển tôi sang trường công lập gần nhà. Tôi bỗng rơi vào thực tại mà tôi không hề biết đến trước đó. Nhưng thực tại này lại có sức thu hút quyến rũ khiến tôi bị hư đốn! Năm lớp 5 cũng là năm tôi rước lễ và xưng tội lần đầu. Xưng tội lần đầu và cũng là lần cuối. Bởi vì - năm sau đó - tôi theo khóa giáo lý nơi giáo xứ để chuẩn bị lãnh bí tích Thêm Sức. Cùng với hai đứa bạn cùng tuổi, chúng tôi theo khóa giáo lý. Thật ra, chúng tôi chỉ đến lớp để phá rối chứ không phải để học! Chúng tôi ngỗ nghịch đến độ bị dời sang năm sau đó mới được lãnh phép Thêm Sức. . Hình phạt này khiến tôi dẹp luôn, không thèm lãnh bí tích Thêm Sức cũng như bỏ hẳn chuyện đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ, rước lễ và xưng tội. Tôi bỏ Đạo hoàn toàn.
Năm 14 tuổi, tôi đi theo nhóm du đảng và nếm mùi xì-ke ma-túy. Trong cái tuổi dậy-thì phản loạn ấy tôi ngu đần bị mê-hoặc bởi các ý thức hệ chính trị đủ loại: từ chủ nghĩa xã-hội cộng-sản đến chủ nghĩa xã-hội quốc-gia quá khích. Tôi ngụp lặn trong bầu khí tuổi trẻ vô-thần vô-luân tràn đầy bạo lực.
Trên chặng đường âm-u tăm-tối này tôi tiến đến số tuổi 29. Đây cũng là lúc tôi quyết định thay đổi chỗ ở sau bao lần dan díu bất chính với một phụ nữ. Tôi thuê căn nhà nằm ngoài vòng đai thành phố Roma, thủ đô nước Ý.
Khoảng cách và sự yên tĩnh giúp tôi tìm được chút ít an bình và tránh xa cái bầu khí ô-nhiễm vô-luân tôi từng hít thở. Giờ đây trong khung cảnh vắng lặng vào những giờ rỗi rãnh tôi chăm chỉ đọc Phúc Âm. Qua từng trang sách Phúc Âm tôi hân hoan khám phá ra sức mạnh thần linh và khuôn mặt dấu ái của Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Tôi bắt đầu cầu nguyện. Suốt thời gian trước đó, tôi từng đọc đủ loại sách tu đức, nhưng Đức Chúa GIÊSU KITÔ và Phúc Âm của Ngài thì tôi bỏ rơi từ cái năm mà tôi bị hoãn không được lãnh bí tích Thêm Sức!
Sách Phúc Âm Đức Chúa GIÊSU KITÔ mang lại cho tôi một khám phá đích thật, bởi vì, nơi Phúc Âm tôi tìm được sức mạnh và hiệu năng. Tôi cảm nhận Lời Chúa sống động trong tôi. Tuy nhiên, việc tôi đến gần Đức Chúa GIÊSU KITÔ chưa đồng nghĩa với việc tôi trở về với Giáo Hội Công Giáo, trở lại với nhà thờ lãnh nhận các Bí Tích. Tôi tiến bước từ từ.
Tôi kiếm được việc làm tốt và phải di chuyển chỗ ở đến thủ đô Amsterdam một thành phố ăn chơi trụy lạc của đất nước Hòa-Lan. Cùng thời gian này tôi lại quen biết một thanh nữ. Đáng lý tôi phải đi Amsterdam vào tháng Giêng năm ấy, nhưng cuộc tình mới chớm nở khiến tôi thay đổi ý định. Cùng với người yêu, chúng tôi tìm kiếm một việc làm khác. Mọi sự xem ra trôi chảy cách dễ dàng và thật hạnh phúc!
Cho đến một buổi sáng Chúa Nhật khi thức giấc tôi tình cờ mở máy Truyền Hình. Đúng vào lúc Đài Truyền Hình Ý đang trực tiếp truyền đi Thánh Lễ đăng quang của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI! Đó là Chúa Nhật 24-4-2005! Tôi chăm chú theo dõi bài giảng của Đức Tân Giáo Hoàng và thật sự xúc động khi nghe ngài mời gọi:
- Hãy mở rộng cửa đón tiếp Đức Chúa KITÔ.
Tôi tức khắc quyết định đáp lời mời gọi mở rộng cửa đón tiếp Đức Chúa GIÊSU KITÔ bằng cách khởi đầu sống khiết tịnh, một nhân đức mà tôi chưa hề thực thi cách nghiêm chỉnh có ý thức.
Vỏn vẹn vài ngày sau biến cố đáng ghi nhớ ấy, tôi đến nhà thờ lãnh bí tích Giải Tội. Và rồi chưa đầy một tuần, khó khăn căng thẳng dồn dập xuất hiện. Người phụ nữ tôi yêu ra điều kiện:
- Hoặc là anh chọn con đường nên thánh một mình hoặc là anh tiếp tục chung sống với em như trước khi xảy ra cuộc ”hoán cải”!
Không biết xử sự và trả lời nàng như thế nào, tôi bèn lặng lẽ lấy một ít vật dụng bỏ vào cái xách cùng với máy chụp hình và bước ra khỏi nhà trong nước mắt!
Ngồi một mình trên xe tôi bắt đầu gọi điện thoại cho một số bạn hữu từng sống Đạo đàng hoàng để hỏi ý kiến và xin lời khuyên. Nhưng không số điện thoại nào gọi được cả! Tôi đành lái xe đi lang thang. Bỗng có tiếng nói nhiệm mầu vang lên trong đầu:
- Nếu con từng ước muốn chụp hình các nơi chốn có liên hệ đến thánh Phanxicô thành Assisi thì tại sao con không bắt đầu chụp hình thánh đường và Tu Viện Phanxicô ở La Verna thuộc tỉnh Toscana ở miền Trung Bắc nước Ý?
Tôi thực hiện ngay ý định.
Tôi lái xe trực chỉ Tu Viện Phanxicô La Verna và đến nơi lúc 6 giờ rưỡi chiều. Thật may, bởi vì Tu Viện đóng cửa vào lúc 7 giờ. Tôi xin được một phòng trọ qua đêm. Bước vào phòng, một niềm an bình tràn ngập tâm hồn. Mọi xôn xao giao động xảy ra vào ban chiều giờ đây tan biến. Tôi ở lại La Verna trong vòng 3 ngày. Đúng là 3 ngày tràn ngập phúc lành.
Tôi trở lại Roma với con tim hoàn toàn đổi mới. Một thời gian ngắn sau đó, vị hôn thê quyết định chia tay tôi. Nàng nói:
- Chắc chắn giờ đây anh không còn nghĩ đến chuyện tiến đến hôn nhân nữa!
Thế là chuyện hứa hôn của chúng tôi coi như chấm dứt!
Từ đó tôi nghiêm chỉnh sống Đạo. Sống Đạo chân thành. Ngày 2-8-2005 tôi đến Assisi để tham dự buổi cử hành ”Tha Thứ - Perdono” theo truyền thống Phan-sinh. Đến giữa tháng 9 cùng năm tôi quen biết một Linh Mục thuộc dòng Phanxicô Đức Mẹ Vô Nhiễm. Tôi tỏ bày với ngài ước muốn làm một cuộc tĩnh tâm vài ngày. Cha vui vẻ mời tôi đến Tu Viện của ngài. Tôi đến và ở lại Tu Viện trong vòng một tuần lễ. Sau đó tôi còn trở lại Tu Viện và làm cuộc tĩnh tâm lâu hơn, kéo dài 40 ngày.
Sau lần tĩnh tâm này tôi biết rõ mình phải làm gì. Hay nói đúng hơn, THIÊN CHÚA vạch cho tôi con đường phải theo. Tôi vui vẻ đáp lại tiếng Chúa. Tôi thu xếp một sự, giã từ TẤT CẢ và gia nhập Tu Viện ngày 31-12-2005 với tuổi đời 31.
Thời gian trôi qua thật nhanh. Một năm thử rồi một năm tập và tuyên khấn lần đầu vào năm 33 tuổi. Khi viết lên chứng từ ơn gọi này, lòng tôi tràn ngập tâm tình cảm tạ THIÊN CHÚA và Đức Nữ Trinh Vô Nhiễm Rất Thánh MARIA.
... Thời bấy giờ - sấm ngôn của Đức Chúa - Ta sẽ là THIÊN CHÚA của tất cả các thị tộc Israel, và chúng sẽ là dân Ta. Đức Chúa phán thế này: Đám dân thoát cảnh gươm đao đã được ân nghĩa trong sa mạc, đó là Israel trên đường về chốn nghỉ ngơi. Từ xa Đức Chúa đã hiện ra với tôi: ”Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thưở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương” (Giêrêmia 31,1-3).
(”Il Settimanale di Padre Pio”, Anno VII, n.1, 6 Gennaio 2008, trang 21-23)
Đối lại Tình Yêu THIÊN CHÚA - mặc xác phàm nơi Hài Nhi GIÊSU - con người cần phải đi đến cuộc gặp gỡ với con tim tràn đầy, căn phồng vì đức bác ái. Ơn gọi tận hiến là lời mời gọi từ Tình Yêu vô biên và nhân hậu khôn lường của THIÊN CHÚA. Và lời mời gọi chờ đợi con người đáp trả bằng tình yêu tín trung vẹn toàn, không so đo tính toán. Sau đây là chứng từ ơn gọi của một nam tu sĩ người Ý dòng Phanxicô Đức Mẹ Vô Nhiễm. Tu huynh Phan-Sinh viết.
Tôi chào đời cách đây 33 năm trong tháng 5 vào một ngày mà nơi thành phố Frigento thuộc tỉnh Avellino (Nam Ý) chúng tôi cử hành lễ Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành.
Trong 6 năm đầu đời của tuổi thơ, tôi sống trong khung cảnh một đại gia đình ”rộng mở” theo truyền thống Ý - khác xa với khung cảnh gia đình ”thu hẹp” bây giờ. Vào thời kỳ ấy, đại gia đình gồm có ông bà, cha mẹ và anh chị em. Vì có sự hiện diện của Ông Bà nên căn nhà ”từ đường” luôn có sự lui tới của cô-bác cậu-dì và anh chị em họ hàng. Tôi đặc biệt yêu mến Bà Nội, một tín hữu Công Giáo vô cùng đạo đức. Bà Nội có lòng sùng kính cách riêng Đức Mẹ MARIA và thánh Phanxicô thành Assisi. Các câu chuyện lành thánh Nội kể thật hấp dẫn thu hút đối với con tim bén nhạy của tuổi thơ trong trắng.
Thời kỳ tiểu học tôi học nơi trường Công Giáo do các Nữ Tu điều khiển. Các Nữ Tu thuộc Hội dòng do Mẹ Maria Teresa Spinelli (1789-1850) người Ý thành lập.
Tôi nhớ rõ ngày Bà Nội qua đời lúc tôi còn là chú bé tiểu học. Lần đầu tiên tôi chạm trán với cái chết và những đau buồn do cái chết mang lại. Thật thế, tôi thương Nội vô cùng. Chính Nội giáo dục tôi trong Đức Tin Công Giáo, gieo vào lòng tôi gốc rễ Kitô của lòng sùng kính Đức Mẹ MARIA. Gốc rễ Kitô này một ngày kia đâm hoa kết trái vào thời điểm bất ngờ nhất.
Chẳng may thời gian trước khi tôi kết thúc bậc tiểu học, Cha Mẹ tôi vì lý do tài chánh eo hẹp buộc lòng chuyển tôi sang trường công lập gần nhà. Tôi bỗng rơi vào thực tại mà tôi không hề biết đến trước đó. Nhưng thực tại này lại có sức thu hút quyến rũ khiến tôi bị hư đốn! Năm lớp 5 cũng là năm tôi rước lễ và xưng tội lần đầu. Xưng tội lần đầu và cũng là lần cuối. Bởi vì - năm sau đó - tôi theo khóa giáo lý nơi giáo xứ để chuẩn bị lãnh bí tích Thêm Sức. Cùng với hai đứa bạn cùng tuổi, chúng tôi theo khóa giáo lý. Thật ra, chúng tôi chỉ đến lớp để phá rối chứ không phải để học! Chúng tôi ngỗ nghịch đến độ bị dời sang năm sau đó mới được lãnh phép Thêm Sức. . Hình phạt này khiến tôi dẹp luôn, không thèm lãnh bí tích Thêm Sức cũng như bỏ hẳn chuyện đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ, rước lễ và xưng tội. Tôi bỏ Đạo hoàn toàn.
Năm 14 tuổi, tôi đi theo nhóm du đảng và nếm mùi xì-ke ma-túy. Trong cái tuổi dậy-thì phản loạn ấy tôi ngu đần bị mê-hoặc bởi các ý thức hệ chính trị đủ loại: từ chủ nghĩa xã-hội cộng-sản đến chủ nghĩa xã-hội quốc-gia quá khích. Tôi ngụp lặn trong bầu khí tuổi trẻ vô-thần vô-luân tràn đầy bạo lực.
Trên chặng đường âm-u tăm-tối này tôi tiến đến số tuổi 29. Đây cũng là lúc tôi quyết định thay đổi chỗ ở sau bao lần dan díu bất chính với một phụ nữ. Tôi thuê căn nhà nằm ngoài vòng đai thành phố Roma, thủ đô nước Ý.
Khoảng cách và sự yên tĩnh giúp tôi tìm được chút ít an bình và tránh xa cái bầu khí ô-nhiễm vô-luân tôi từng hít thở. Giờ đây trong khung cảnh vắng lặng vào những giờ rỗi rãnh tôi chăm chỉ đọc Phúc Âm. Qua từng trang sách Phúc Âm tôi hân hoan khám phá ra sức mạnh thần linh và khuôn mặt dấu ái của Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Tôi bắt đầu cầu nguyện. Suốt thời gian trước đó, tôi từng đọc đủ loại sách tu đức, nhưng Đức Chúa GIÊSU KITÔ và Phúc Âm của Ngài thì tôi bỏ rơi từ cái năm mà tôi bị hoãn không được lãnh bí tích Thêm Sức!
Sách Phúc Âm Đức Chúa GIÊSU KITÔ mang lại cho tôi một khám phá đích thật, bởi vì, nơi Phúc Âm tôi tìm được sức mạnh và hiệu năng. Tôi cảm nhận Lời Chúa sống động trong tôi. Tuy nhiên, việc tôi đến gần Đức Chúa GIÊSU KITÔ chưa đồng nghĩa với việc tôi trở về với Giáo Hội Công Giáo, trở lại với nhà thờ lãnh nhận các Bí Tích. Tôi tiến bước từ từ.
Tôi kiếm được việc làm tốt và phải di chuyển chỗ ở đến thủ đô Amsterdam một thành phố ăn chơi trụy lạc của đất nước Hòa-Lan. Cùng thời gian này tôi lại quen biết một thanh nữ. Đáng lý tôi phải đi Amsterdam vào tháng Giêng năm ấy, nhưng cuộc tình mới chớm nở khiến tôi thay đổi ý định. Cùng với người yêu, chúng tôi tìm kiếm một việc làm khác. Mọi sự xem ra trôi chảy cách dễ dàng và thật hạnh phúc!
Cho đến một buổi sáng Chúa Nhật khi thức giấc tôi tình cờ mở máy Truyền Hình. Đúng vào lúc Đài Truyền Hình Ý đang trực tiếp truyền đi Thánh Lễ đăng quang của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI! Đó là Chúa Nhật 24-4-2005! Tôi chăm chú theo dõi bài giảng của Đức Tân Giáo Hoàng và thật sự xúc động khi nghe ngài mời gọi:
- Hãy mở rộng cửa đón tiếp Đức Chúa KITÔ.
Tôi tức khắc quyết định đáp lời mời gọi mở rộng cửa đón tiếp Đức Chúa GIÊSU KITÔ bằng cách khởi đầu sống khiết tịnh, một nhân đức mà tôi chưa hề thực thi cách nghiêm chỉnh có ý thức.
Vỏn vẹn vài ngày sau biến cố đáng ghi nhớ ấy, tôi đến nhà thờ lãnh bí tích Giải Tội. Và rồi chưa đầy một tuần, khó khăn căng thẳng dồn dập xuất hiện. Người phụ nữ tôi yêu ra điều kiện:
- Hoặc là anh chọn con đường nên thánh một mình hoặc là anh tiếp tục chung sống với em như trước khi xảy ra cuộc ”hoán cải”!
Không biết xử sự và trả lời nàng như thế nào, tôi bèn lặng lẽ lấy một ít vật dụng bỏ vào cái xách cùng với máy chụp hình và bước ra khỏi nhà trong nước mắt!
Ngồi một mình trên xe tôi bắt đầu gọi điện thoại cho một số bạn hữu từng sống Đạo đàng hoàng để hỏi ý kiến và xin lời khuyên. Nhưng không số điện thoại nào gọi được cả! Tôi đành lái xe đi lang thang. Bỗng có tiếng nói nhiệm mầu vang lên trong đầu:
- Nếu con từng ước muốn chụp hình các nơi chốn có liên hệ đến thánh Phanxicô thành Assisi thì tại sao con không bắt đầu chụp hình thánh đường và Tu Viện Phanxicô ở La Verna thuộc tỉnh Toscana ở miền Trung Bắc nước Ý?
Tôi thực hiện ngay ý định.
Tôi lái xe trực chỉ Tu Viện Phanxicô La Verna và đến nơi lúc 6 giờ rưỡi chiều. Thật may, bởi vì Tu Viện đóng cửa vào lúc 7 giờ. Tôi xin được một phòng trọ qua đêm. Bước vào phòng, một niềm an bình tràn ngập tâm hồn. Mọi xôn xao giao động xảy ra vào ban chiều giờ đây tan biến. Tôi ở lại La Verna trong vòng 3 ngày. Đúng là 3 ngày tràn ngập phúc lành.
Tôi trở lại Roma với con tim hoàn toàn đổi mới. Một thời gian ngắn sau đó, vị hôn thê quyết định chia tay tôi. Nàng nói:
- Chắc chắn giờ đây anh không còn nghĩ đến chuyện tiến đến hôn nhân nữa!
Thế là chuyện hứa hôn của chúng tôi coi như chấm dứt!
Từ đó tôi nghiêm chỉnh sống Đạo. Sống Đạo chân thành. Ngày 2-8-2005 tôi đến Assisi để tham dự buổi cử hành ”Tha Thứ - Perdono” theo truyền thống Phan-sinh. Đến giữa tháng 9 cùng năm tôi quen biết một Linh Mục thuộc dòng Phanxicô Đức Mẹ Vô Nhiễm. Tôi tỏ bày với ngài ước muốn làm một cuộc tĩnh tâm vài ngày. Cha vui vẻ mời tôi đến Tu Viện của ngài. Tôi đến và ở lại Tu Viện trong vòng một tuần lễ. Sau đó tôi còn trở lại Tu Viện và làm cuộc tĩnh tâm lâu hơn, kéo dài 40 ngày.
Sau lần tĩnh tâm này tôi biết rõ mình phải làm gì. Hay nói đúng hơn, THIÊN CHÚA vạch cho tôi con đường phải theo. Tôi vui vẻ đáp lại tiếng Chúa. Tôi thu xếp một sự, giã từ TẤT CẢ và gia nhập Tu Viện ngày 31-12-2005 với tuổi đời 31.
Thời gian trôi qua thật nhanh. Một năm thử rồi một năm tập và tuyên khấn lần đầu vào năm 33 tuổi. Khi viết lên chứng từ ơn gọi này, lòng tôi tràn ngập tâm tình cảm tạ THIÊN CHÚA và Đức Nữ Trinh Vô Nhiễm Rất Thánh MARIA.
... Thời bấy giờ - sấm ngôn của Đức Chúa - Ta sẽ là THIÊN CHÚA của tất cả các thị tộc Israel, và chúng sẽ là dân Ta. Đức Chúa phán thế này: Đám dân thoát cảnh gươm đao đã được ân nghĩa trong sa mạc, đó là Israel trên đường về chốn nghỉ ngơi. Từ xa Đức Chúa đã hiện ra với tôi: ”Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thưở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương” (Giêrêmia 31,1-3).
(”Il Settimanale di Padre Pio”, Anno VII, n.1, 6 Gennaio 2008, trang 21-23)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bổ Nhiệm Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Úc Châu
Jos. Vĩnh SA
07:33 12/03/2008
Bổ Nhiệm Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Úc Châu
Tân Khâm Sứ Toà Thánh tại Úc |
ĐTGM Giuseppe Lazzarotto đã đến Úc ngày 04 tháng Ba năm 2008, trước khi lên thủ đô Canberra nhận nhiệm sở, Ngài đã ghé xuống Sydney trạm dừng chân đầu tiên trên đất Úc. Ra đón Đức Tân Khâm Sứ có Đức Ông Jude Thaddeus Okol và phái đoàn đại diện giáo hội Công Giáo Úc Châu, phía Cộng Đồng Việt Nam có linh mục Dương Thanh Liêm phụ tá tuyên úy cho Cộng Đồng Việt Nam đang làm việc trong văn phòng Tòa Tổng Giám Mục Sydney.
Đức Tân Sứ Thần đã đến gặp gỡ Hội Đồng Giám Mục Úc Châu đang họp tại Sydney. ĐTGM Philip Wilson chủ tịch HĐGM Úc Châu đã nồng nhiệt chào mừng Ngài.
Ngài cũng đã đến gặp gỡ 2 Đức Hồng Y Edward Clancy & Edward Cassidy. Sau đó Đức Tân Sứ Thần Toà thánh đã bay lên Canberra hội kiến với Mr. Collin Hill thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Úc.
Theo như chương trình, Đức Tân Khâm Sứ sẽ trình Ủy nhiệm thư lên Vị Toàn Quyền Úc Châu, Sir Michael Jeffery vài ngày sắp tới, sau đó Ngài sẽ bắt tay vào làm việc ngay.
ĐTGM Giusppe Lazzarotto nói lưu loát được 4 ngôn ngữ: Ý, Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Ngài sinh năm 1942 và thụ phong linh mục 1967.
Năm 1971, Ngài đã sang Úc làm việc với tư cách là nhân viên sứ vụ của Toà thánh.
Từ năm 2000, Ngài được bổ nhiệm làm Khâm Sứ Toà Thánh qua các quốc gia như: Iraq, Jordan và Cộng Hòa Ireland trước khi chuyển sang Úc Châu,
Ngài đã từng làm tùy viên sứ vụ truyền giáo tại các quốc gia: Zambia, Malawi, Belgium và Cuba và đã làm Bí Thư sứ bộ văn phòng tòa thánh tại Jerusalem.
Thông điệp Xã hội chưa sẵn sàng vào mùa hè này
Bùi Hữu Thư
10:57 12/03/2008
THÔNG ĐIỆP VỀ XÃ HỘI CHƯA SẴN SÀNG VÀO MÙA HÈ
VATICAN 11, tháng 3, 2008 – Thông điệp thứ ba của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI về các vấn đề liên quan đến giáo huấn Công Giáo về Xã Hội và Toàn Cầu Hóa có lẽ sẽ không sẵn sàng trước mùa hè năm nay, theo Đức Hồng Y Tarcisio Bertone.
Tổng Trưởng Bộ Ngoại Giáo Tòa Thánh cho thông tấn xã ANSA hay hôm Chủ Nhật vừa qua trong khi ngài thăm viếng Azerbaijan. Ngài không nghĩ rằng thông điệp này có thể được ấn hành trước những ngày nghỉ hè vì Đức Thánh Cha vẫn còn đang soạn thảo, suy nghĩ thêm và duyệt lại.
Đức Thánh Cha dành hai thông điệp đầu tiên cho các nhân đức tình yêu và hy vọng. Thông điệp đầu tiên của ngài "Deus Caritas Est" (Thiên Chúa là Tình Yêu) được phổ biến năm 2005, and "Spe Salvi" (Cứu Rỗi trong Hy Vọng) được phổ biến vào tháng 11 vừa qua.
Đức Hồng Y Bertone nói, "Thông điệp cần được soạn thảo kỹ càng. Đức Thánh Cha đang suy nghĩ, ghi chép và duyệt lại thật kỹ lưỡng. Tôi không muốn nói rằng Đức Thánh Cha là một người ưa thích sự toàn hảo, nhưng trên một hình thức nào đó chính ngài là như vậy."
Đức Hồng Y thêm rằng thông điệp cũng sẽ phải được dịch ra nhiều thứ tiếng trước khi được phổ biến, và Toà Thánh hy vọng sẽ cho phát hành một ấn bản tiếng Trung Hoa cùng với các sinh ngữ chính khác. "Spe Salvi" đã được xuất bản bằng tám sinh ngữ.
Giám mục đồng tính của Anh Giáo không tham dự hội nghị Lambeth
Nguyễn Việt Nam
16:42 12/03/2008
Giám mục Gene Robinson, một người công khai sống đồng tính, thủ lãnh Anh Giáo tại New Hampshire, Hoa Kỳ vừa tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị Liên Hiệp Anh Giáo tại Lambeth giữa lúc có những tin đồn cho thấy một số giám mục Anh Giáo sẽ không đến dự hay nếu có mặt ông họ sẽ bỏ về.
Trong thông báo đưa ra đầu tuần này, ông Robinson cho biết ông từ chối lời mời tham dự hội nghị quốc tế các nhà lãnh đạo Anh Giáo vì lo ngại sự hiện diện của ông sẽ gây nên những phản ứng tiêu cực nơi những nhà lãnh đạo Anh Giáo chống đối các hoạt động đồng tính của ông. Một số các nhà lãnh đạo Anh Giáo tại Phi Châu đã tẩy chay hội nghị Lambeth để phản đối việc tấn phong một người đồng tính làm giám mục. Một số vị khác tuyên bố sẽ rút lui khỏi Anh Giáo để phản đối những tháo thứ và chính sách coi thường những giáo huấn của Thánh Kinh và truyền thống Kitô.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho CNN, ông Robinson cho biết: “Tôi thất vọng và đau lòng khi chúng tôi không thể cùng ngồi một bàn như anh chị em để cùng học hỏi Thánh Kinh”. Ông thúc giục những nhà lãnh đạo Anh Giáo có cảm tình với đồng tính hãy bênh vực quyền của những kẻ đồng tính.
Liên Hiệp Anh Giáo đã tan nát vì việc bổ nhiệm Robinson làm giám mục. Trong khi nhiều người có thể có sự thông cảm nào đó với những người đồng tính, việc tấn phong một người công khai sống đồng tính như ông Robinson làm giám mục là điều không thể chấp nhận được.
Gần đây nhất, hôm 8/12/2007, với số phiếu 173-22, giáo hội Anh Giáo tại California đã quyết định ly khai khỏi Anh Giáo tại Hoa Kỳ. Trong cuộc họp diễn ra tại giáo phận San Joaquin, các diễn giả đã đề cập đến những vấn nạn liên quan đến việc diễn giải Thánh Kinh cũng như vấn đề đồng tính luyến ái.
Vụ phong chức giám mục New Hampshire cho Gene Robinson đã được đưa ra thảo luận dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, mục sư Van McCalister, phát ngôn viên của giáo phận cho biết mâu thuẫn gay gắt nhất và sâu xa nhất chính là việc diễn dịch Thánh Kinh. Ông nói: “Nhiều người đã quan ngại từ năm 1955 khi giám mục Pike nói rằng ông ta không còn tin vào tín điều Chúa Ba Ngôi, cũng chẳng tin nơi sự phục sinh, nơi sự sinh hạ đồng trinh của Đức Mẹ, mà giáo hội chẳng hề kỷ luật gì ông ta cả”. Theo mục sư Van McCalister lập trường về đồng tính luyến ái của Anh Giáo Hoa Kỳ chỉ là một thể hiện cụ thể của việc diễn giải Thánh Kinh cách tùy tiện, theo những nhu cầu chính trị và ý thức hệ phe nhóm.
Tất cả những mâu thuẫn và những quan ngại đã được gộp lại với nhau để đi đến kết luận chung cuộc là ly khai hoàn toàn khỏi Anh Giáo tại Hoa Kỳ.
Giáo phận San Joaquin đã quyết định đặt mình dưới quyền tài phán của Đức Tổng Giám Mục Gregory Venables thuộc tỉnh dòng Anh Giáo Southern Cone. Hai giáo hội Anh Giáo tại British Columbia cũng đã làm như vậy.
Theo thông tấn xã Reuters, giám mục Anh Giáo Donald Harvey, đã về hưu, tuyên bố trong tuần qua là ngài sẽ làm việc trở lại để lãnh đạo khối Anh Giáo bảo thủ tại Canada. Hiện nay đã có 12 cộng đoàn Anh Giáo tại Canada ly khai khỏi Anh Giáo Canada và đặt mình dưới quyền tài phán của các giám mục Phi Châu. Reuters ghi nhận là trong thời gian ngắn sắp tới 20 cộng đoàn khác có lẽ cũng sẽ làm như vậy.
Giám mục Gene Robinson |
Trong cuộc phỏng vấn dành cho CNN, ông Robinson cho biết: “Tôi thất vọng và đau lòng khi chúng tôi không thể cùng ngồi một bàn như anh chị em để cùng học hỏi Thánh Kinh”. Ông thúc giục những nhà lãnh đạo Anh Giáo có cảm tình với đồng tính hãy bênh vực quyền của những kẻ đồng tính.
Liên Hiệp Anh Giáo đã tan nát vì việc bổ nhiệm Robinson làm giám mục. Trong khi nhiều người có thể có sự thông cảm nào đó với những người đồng tính, việc tấn phong một người công khai sống đồng tính như ông Robinson làm giám mục là điều không thể chấp nhận được.
Gần đây nhất, hôm 8/12/2007, với số phiếu 173-22, giáo hội Anh Giáo tại California đã quyết định ly khai khỏi Anh Giáo tại Hoa Kỳ. Trong cuộc họp diễn ra tại giáo phận San Joaquin, các diễn giả đã đề cập đến những vấn nạn liên quan đến việc diễn giải Thánh Kinh cũng như vấn đề đồng tính luyến ái.
Vụ phong chức giám mục New Hampshire cho Gene Robinson đã được đưa ra thảo luận dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, mục sư Van McCalister, phát ngôn viên của giáo phận cho biết mâu thuẫn gay gắt nhất và sâu xa nhất chính là việc diễn dịch Thánh Kinh. Ông nói: “Nhiều người đã quan ngại từ năm 1955 khi giám mục Pike nói rằng ông ta không còn tin vào tín điều Chúa Ba Ngôi, cũng chẳng tin nơi sự phục sinh, nơi sự sinh hạ đồng trinh của Đức Mẹ, mà giáo hội chẳng hề kỷ luật gì ông ta cả”. Theo mục sư Van McCalister lập trường về đồng tính luyến ái của Anh Giáo Hoa Kỳ chỉ là một thể hiện cụ thể của việc diễn giải Thánh Kinh cách tùy tiện, theo những nhu cầu chính trị và ý thức hệ phe nhóm.
Tất cả những mâu thuẫn và những quan ngại đã được gộp lại với nhau để đi đến kết luận chung cuộc là ly khai hoàn toàn khỏi Anh Giáo tại Hoa Kỳ.
Giáo phận San Joaquin đã quyết định đặt mình dưới quyền tài phán của Đức Tổng Giám Mục Gregory Venables thuộc tỉnh dòng Anh Giáo Southern Cone. Hai giáo hội Anh Giáo tại British Columbia cũng đã làm như vậy.
Theo thông tấn xã Reuters, giám mục Anh Giáo Donald Harvey, đã về hưu, tuyên bố trong tuần qua là ngài sẽ làm việc trở lại để lãnh đạo khối Anh Giáo bảo thủ tại Canada. Hiện nay đã có 12 cộng đoàn Anh Giáo tại Canada ly khai khỏi Anh Giáo Canada và đặt mình dưới quyền tài phán của các giám mục Phi Châu. Reuters ghi nhận là trong thời gian ngắn sắp tới 20 cộng đoàn khác có lẽ cũng sẽ làm như vậy.
Boezio và Cassiodoro: hai giáo phụ của sự đối thoại, gặp gỡ và hòa giải giữa các nền văn hóa khác nhau
Linh Tiến Khải
16:46 12/03/2008
Buổi tiếp kiến sáng thứ tư 12-3-2008
Trong buổi tiếp tín hữu và du khách hàng hương sáng thứ tư 12-3-2008, Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của hai tác giả Kitô khác sống vào thế kỷ thứ V-VI: đó là Boezio và Cassiodoro.
Boezio sinh tại Roma năm 480 và thuộc hàng qúy tộc Anicii. Ngay từ ngày còn trẻ đã dấn thân vào cuộc sống chính trị nên mới 25 tuổi đã trở thành thượng nghị sĩ. Trung thành với truyền thống gia đình ông dấn thân tham gia chính trị với xác tín có thể dung hòa các đường lối hướng dẫn cuộc sống xã hội Roma với các giá trị của các dân tộc mới. Trong bối cảnh gặp gỡ giữa các nền văn hóa thời đó Boezio cho rằng mình có sứ mệnh giao hòa và liên kết nền văn hóa Roma và nền văn hóa mới nảy sinh của người Ostrogoti thống trị Italia thời đó, dưới sự lãnh đạo của vua Teodorico.
Tuy tham gia nhiều sinh hoạt chính trị, Boezio không lơ là việc nghiên cứu, đặc biệt trong lãnh vực triết lý tôn giáo. Nhưng ông cũng viết các sách toán học, hình học, âm nhạc, và thiên văn: tất cả nhằm thông truyền kho tàng văn hóa hy lạp roma cho các thế hệ đến sau. Trong dấn thân thăng tiến sự gặp gỡ giữa các nền văn hóa đó Boezio đã dùng các phạm trù của triết lý hy lạp để đề nghị lòng tin Kitô với mọi người, bằng cách tìm kiếm sự tổng hợp giữa gia tài văn hóa hy lạp roma và sứ điệp tin mừng. Vì thế ông được coi là người đại diện cuối cùng của nền văn hóa roma cổ và là người trí thức đầu tiên của thời trung cổ.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của Boezio là cuốn ”De consolatione philosophiae - Niềm an ủi của triết học”, được sáng tác trong tù và nhằm mục đích trao ban ý nghĩa cho việc bị bỏ tù bất công. Boezio bị vua Teodorico bỏ tù vì bênh vực một thượng nghị nghĩ bạn là Albino. Nhưng đó chỉ là cớ, thật ra vua Teodorico theo bè rối Ariano và là người mọi rợ. Nhà vua nghi ngờ Boezio có cảm tình với hoàng đế Bisantin Giustiniano. Boezio bị kết án và xử tử ngày 23 tháng 10 năm 524 khi mới có 44 tuổi. Chính kinh nghiệm bị kết án bất công khiến cho Boezio cũng nói với con người thời nay, đặc biệt với biết bao nhiêu người phải gánh chịu cùng các bất công như thế.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói Trong tác phẩm ”Niềm an ủi của triết học” Boezio kiếm tìm sự ủi an, ánh sáng và sự khôn ngoan. Chính trong hoàn cảnh bị tù đầy đó ông nói đã biết phân biệt giữa của cải bề ngoài và của cải dích thật, cũng như tình bạn đích thật cả trong tù cũng không biến mất. Thiện ích tối hậu là Thiên Chúa. Boezio học biết và dậy cho chúng ta biết không rơi vào khuynh hướng yếm thế dập tắt niềm hy vọng. Ông dậy cho chúng ta biết rằng chính Sự Quan Phòng cai qủan đời mình chứ không phải sự kiện. Sự Quan Phòng đó là Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nói thêm:
Như vậy cả khi ở trong tù cũng có thể cầu nguyện và đối thoại với Đấng Cứu Độ chúng ta. Đồng thời cũng trong hoàn cảnh ấy ông duy trì được ý thức về vẻ đẹp của nền văn hóa và gợi lại giáo huấn của các triết gia hy lạp và roma cổ xưa như Platone, Aristotile, Cicerone, Seneca và cả các thi sĩ như Tibullo và Virgilio, và ông bắt đầu dịch tác phẩm của các triết gia Platone và Aristotile từ tiếng hy lạp ra tiếng latinh.
Triết lý, trong nghĩa tìm hiểu sự khôn ngoan đích thật, theo Boezio là thuốc chữa linh hồn (lib. I). Đàng khác, con người chỉ có thể sống kinh nghiệm hạnh phúc đích thật trong nội tâm mình (lib. II). Vì thế Boezio thành công trong việc tìm ra một ý nghĩa khi suy tư về thảm cảnh cá nhân của mình dưới ánh sáng của một văn bản kinh thánh cựu ước (Kn 7,30-8,1): ”Cái gian ác không thể chiến thắng sự khôn ngoan. Sự khôn ngoan trải dài từ ranh giới này sang ranh giới khác với sức mạnh và cai quản mọi sự với sự tốt lành tuyệt diệu” (Lib III, 12; PL 63, col.780). Sự thịnh đạt của người gian ác vén mở cho thấy nó là dối trá (lib. IV) và cho thấy tỏ tường bản chất quan phòng của số phận trái nghịch. Các khó khăn của cuộc đời không chỉ vén mở cho thấy cuộc sống bèo bọt mau qua, mà cũng chứng minh cho thấy chúng có ích cho việc nhận diện và duy trì các tương quan đích thật giữa con người với nhau. Nghịch cảnh cho phép phân định các bè bạn giả dối với các bè bạn đích thật và giúp hiểu rằng đối với con người chẳng có gì qúy báu hơn là tình bạn đích thật. Chịu trận chấp nhận một điều kiện khổ đau là điều tuyệt đối nguy hiểm, vì nó ”loại bỏ từ gốc rễ khả thể của lời cầu nguyện và niềm hy vọng là nền tảng tương quan của con người với Thiên Chúa” (Lib. V, 3: PL 63, col.842).
Phần cuối của tác phẩm là một tổng hợp toàn giáo huấn Giáo Phụ Boezio nói với chính mình và với tất cả những ai cùng chịu cảnh tù tội bất công. Giáo phụ nhắn nhủ phải chiến đấu với các tính xấu, sống đạo đức hy vọng trong kinh nguyện và lòng khiêm tốn, khước từ nói dối và hãy luôn có trước mắt hình ảnh Đấng Thẩm Phán tối cao thấu suốt mọi sự. Là người bị bỏ tù vì các xác tín lý tưởng, chính trị và tôn giáo Boezio biểu tượng cho vô số các người bị nhốt tù bất công thuộc mọi thời đại khắp nơi trên thế giới này và là cánh cửa dẫn vào việc chiêm niệm Đấng bị đóng đanh trên đồi Golgotha.
Đồng thời với Boezio có Marco Aurelio Cassiodoro, gốc vùng Calabria nam Italia, sinh năm 485 tại Squillace và qua đời năm 580. Thuộc giai cấp thượng lưu ông cũng dấn thân trong lãnh vực chính trị và văn hóa và thuộc hàng ưu tuyển như Boezio và Đức Giáo Hoàng Gregorio Cả (590-604). Ý thức được sự cần thiết phải duy trì gia tài nhân bản và nhân văn đích thực dọc dài các thế kỷ, Cassiodoro quảng đại cộng tác với các dân tộc mới đã vượt biên giới đế quốc và vào sinh sống tại Italia. Ông cũng là mẫu gương của cuộc gặp gỡ văn hóa, đối thoại và hòa giải. Các biến cố chính trị đã không cho phép ông thực hiện các giấc mộng chính trị văn hóa nhằm tổng hợp truyền thống roma kitô với nền văn hóa mới của người Goti. Nhưng chúng đã khiến cho ông xác tín được tầm quan trọng của phong trào viện tu bắt đầu đâm rễ sâu trên các vùng đất Kitô. Vì thế ông đầu tư của cải vật chất và sức mạnh tinh thần cho chương trình này. Đức Thánh Cha giải thích dấn thân của ông như sau:
Ông nảy ra tư tưởng giao phó cho các tu sĩ nhiệm vụ hồi phục, duy trì và truyền lại cho hậu thế gia tài văn hóa mênh mông của người xưa, để nó khỏi mai một. Vì thế ông cho thành lập tu viện Vivarium, trong đó tất cả được tổ chức như là một nơi làm việc trí thức rất qúy báu và không thể khước từ được của các tu sĩ. Ông cũng thiết định rằng các tu sĩ không được đào tạo về mặt trí thức cũng phải sao chép các thủ bản cổ, chứ không chỉ chuyên làm việc đồng áng mà thôi. Công việc sao chép này không thiệt hại gì cho đời sống tinh thần và công tác bác ái đối với người nghèo.
Giáo huấn của Cassiodoro được trình bày trong nhiều tác phẩm, đặc biệt là hai cuốn ”De anima” và ”Institutiones divinarum litterarum” bàn về lời cầu nguyện và tầm quan trọng của các Thánh vịnh, giúp nếm hưởng sự ngọt ngào của các lời kinh. Mục đích đời đan tu là kiếm tìm Thiên Chúa và hướng tới việc chiêm niệm. Với ơn thánh Chúa có thể đạt tới hiệu qủa tốt lành hơn của Lời mạc khải nhờ việc sử dụng các kết qủa khoa hoc và dụng cụ văn hóa đời đã được người Hy lạp và Roma thủ đắc (Pl 69, col.1140). Cassiodoro cũng nghiên cứu triết học, thần học và chú giải Kinh Thánh, nhưng không đạt nhiều kết qủa. Giáo Phụ rất chăm chỉ đọc các tác phẩm của thánh Girolamo và thánh Agostino và cho rằng không có gì mà đã không được thánh Agostino bàn thảo tới. Trích lại tư tưởng của thánh Girolamo giáo phụ khẳng định rằng khi các tu sĩ chỉ chú ý tới Chúa Kitô thôi, thì sẽ thắng vượt được các tật xấu của thân xác, duy trì được lòng tin ngay thẳng và chiến thắng các cám dỗ rủ rê của thế gian. Lời cảnh cáo này cũng có giá trị đối với chúng ta ngày nay đang sống trong cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa và hiểm nguy của bạo lực tàn phá các nền văn hóa. Cần phải dấn thân thông truyền cho các thế hệ mới các giá tri lớn và dậy cho họ biết con đường hòa giải và hòa bình.
Trước khi tiếp tín hữu trong đại thính đường Phaolo VI Đức Thánh Cha đã chào hơn 4.000 sinh viên học sinh các trường Italia và các nhóm dân ca vũ vùng Friuli Venezia. Ngài mời gọi các giới chức học đường cống hiến cho các bạn trẻ cơ may đào sâu các sứ điệp có giá trị văn hóa xã hội luân lý và tôn giáo.
Sau khi chào nhiều nhóm khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Trong buổi tiếp tín hữu và du khách hàng hương sáng thứ tư 12-3-2008, Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của hai tác giả Kitô khác sống vào thế kỷ thứ V-VI: đó là Boezio và Cassiodoro.
Boezio sinh tại Roma năm 480 và thuộc hàng qúy tộc Anicii. Ngay từ ngày còn trẻ đã dấn thân vào cuộc sống chính trị nên mới 25 tuổi đã trở thành thượng nghị sĩ. Trung thành với truyền thống gia đình ông dấn thân tham gia chính trị với xác tín có thể dung hòa các đường lối hướng dẫn cuộc sống xã hội Roma với các giá trị của các dân tộc mới. Trong bối cảnh gặp gỡ giữa các nền văn hóa thời đó Boezio cho rằng mình có sứ mệnh giao hòa và liên kết nền văn hóa Roma và nền văn hóa mới nảy sinh của người Ostrogoti thống trị Italia thời đó, dưới sự lãnh đạo của vua Teodorico.
Tuy tham gia nhiều sinh hoạt chính trị, Boezio không lơ là việc nghiên cứu, đặc biệt trong lãnh vực triết lý tôn giáo. Nhưng ông cũng viết các sách toán học, hình học, âm nhạc, và thiên văn: tất cả nhằm thông truyền kho tàng văn hóa hy lạp roma cho các thế hệ đến sau. Trong dấn thân thăng tiến sự gặp gỡ giữa các nền văn hóa đó Boezio đã dùng các phạm trù của triết lý hy lạp để đề nghị lòng tin Kitô với mọi người, bằng cách tìm kiếm sự tổng hợp giữa gia tài văn hóa hy lạp roma và sứ điệp tin mừng. Vì thế ông được coi là người đại diện cuối cùng của nền văn hóa roma cổ và là người trí thức đầu tiên của thời trung cổ.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của Boezio là cuốn ”De consolatione philosophiae - Niềm an ủi của triết học”, được sáng tác trong tù và nhằm mục đích trao ban ý nghĩa cho việc bị bỏ tù bất công. Boezio bị vua Teodorico bỏ tù vì bênh vực một thượng nghị nghĩ bạn là Albino. Nhưng đó chỉ là cớ, thật ra vua Teodorico theo bè rối Ariano và là người mọi rợ. Nhà vua nghi ngờ Boezio có cảm tình với hoàng đế Bisantin Giustiniano. Boezio bị kết án và xử tử ngày 23 tháng 10 năm 524 khi mới có 44 tuổi. Chính kinh nghiệm bị kết án bất công khiến cho Boezio cũng nói với con người thời nay, đặc biệt với biết bao nhiêu người phải gánh chịu cùng các bất công như thế.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói Trong tác phẩm ”Niềm an ủi của triết học” Boezio kiếm tìm sự ủi an, ánh sáng và sự khôn ngoan. Chính trong hoàn cảnh bị tù đầy đó ông nói đã biết phân biệt giữa của cải bề ngoài và của cải dích thật, cũng như tình bạn đích thật cả trong tù cũng không biến mất. Thiện ích tối hậu là Thiên Chúa. Boezio học biết và dậy cho chúng ta biết không rơi vào khuynh hướng yếm thế dập tắt niềm hy vọng. Ông dậy cho chúng ta biết rằng chính Sự Quan Phòng cai qủan đời mình chứ không phải sự kiện. Sự Quan Phòng đó là Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nói thêm:
Như vậy cả khi ở trong tù cũng có thể cầu nguyện và đối thoại với Đấng Cứu Độ chúng ta. Đồng thời cũng trong hoàn cảnh ấy ông duy trì được ý thức về vẻ đẹp của nền văn hóa và gợi lại giáo huấn của các triết gia hy lạp và roma cổ xưa như Platone, Aristotile, Cicerone, Seneca và cả các thi sĩ như Tibullo và Virgilio, và ông bắt đầu dịch tác phẩm của các triết gia Platone và Aristotile từ tiếng hy lạp ra tiếng latinh.
Triết lý, trong nghĩa tìm hiểu sự khôn ngoan đích thật, theo Boezio là thuốc chữa linh hồn (lib. I). Đàng khác, con người chỉ có thể sống kinh nghiệm hạnh phúc đích thật trong nội tâm mình (lib. II). Vì thế Boezio thành công trong việc tìm ra một ý nghĩa khi suy tư về thảm cảnh cá nhân của mình dưới ánh sáng của một văn bản kinh thánh cựu ước (Kn 7,30-8,1): ”Cái gian ác không thể chiến thắng sự khôn ngoan. Sự khôn ngoan trải dài từ ranh giới này sang ranh giới khác với sức mạnh và cai quản mọi sự với sự tốt lành tuyệt diệu” (Lib III, 12; PL 63, col.780). Sự thịnh đạt của người gian ác vén mở cho thấy nó là dối trá (lib. IV) và cho thấy tỏ tường bản chất quan phòng của số phận trái nghịch. Các khó khăn của cuộc đời không chỉ vén mở cho thấy cuộc sống bèo bọt mau qua, mà cũng chứng minh cho thấy chúng có ích cho việc nhận diện và duy trì các tương quan đích thật giữa con người với nhau. Nghịch cảnh cho phép phân định các bè bạn giả dối với các bè bạn đích thật và giúp hiểu rằng đối với con người chẳng có gì qúy báu hơn là tình bạn đích thật. Chịu trận chấp nhận một điều kiện khổ đau là điều tuyệt đối nguy hiểm, vì nó ”loại bỏ từ gốc rễ khả thể của lời cầu nguyện và niềm hy vọng là nền tảng tương quan của con người với Thiên Chúa” (Lib. V, 3: PL 63, col.842).
Phần cuối của tác phẩm là một tổng hợp toàn giáo huấn Giáo Phụ Boezio nói với chính mình và với tất cả những ai cùng chịu cảnh tù tội bất công. Giáo phụ nhắn nhủ phải chiến đấu với các tính xấu, sống đạo đức hy vọng trong kinh nguyện và lòng khiêm tốn, khước từ nói dối và hãy luôn có trước mắt hình ảnh Đấng Thẩm Phán tối cao thấu suốt mọi sự. Là người bị bỏ tù vì các xác tín lý tưởng, chính trị và tôn giáo Boezio biểu tượng cho vô số các người bị nhốt tù bất công thuộc mọi thời đại khắp nơi trên thế giới này và là cánh cửa dẫn vào việc chiêm niệm Đấng bị đóng đanh trên đồi Golgotha.
Đồng thời với Boezio có Marco Aurelio Cassiodoro, gốc vùng Calabria nam Italia, sinh năm 485 tại Squillace và qua đời năm 580. Thuộc giai cấp thượng lưu ông cũng dấn thân trong lãnh vực chính trị và văn hóa và thuộc hàng ưu tuyển như Boezio và Đức Giáo Hoàng Gregorio Cả (590-604). Ý thức được sự cần thiết phải duy trì gia tài nhân bản và nhân văn đích thực dọc dài các thế kỷ, Cassiodoro quảng đại cộng tác với các dân tộc mới đã vượt biên giới đế quốc và vào sinh sống tại Italia. Ông cũng là mẫu gương của cuộc gặp gỡ văn hóa, đối thoại và hòa giải. Các biến cố chính trị đã không cho phép ông thực hiện các giấc mộng chính trị văn hóa nhằm tổng hợp truyền thống roma kitô với nền văn hóa mới của người Goti. Nhưng chúng đã khiến cho ông xác tín được tầm quan trọng của phong trào viện tu bắt đầu đâm rễ sâu trên các vùng đất Kitô. Vì thế ông đầu tư của cải vật chất và sức mạnh tinh thần cho chương trình này. Đức Thánh Cha giải thích dấn thân của ông như sau:
Ông nảy ra tư tưởng giao phó cho các tu sĩ nhiệm vụ hồi phục, duy trì và truyền lại cho hậu thế gia tài văn hóa mênh mông của người xưa, để nó khỏi mai một. Vì thế ông cho thành lập tu viện Vivarium, trong đó tất cả được tổ chức như là một nơi làm việc trí thức rất qúy báu và không thể khước từ được của các tu sĩ. Ông cũng thiết định rằng các tu sĩ không được đào tạo về mặt trí thức cũng phải sao chép các thủ bản cổ, chứ không chỉ chuyên làm việc đồng áng mà thôi. Công việc sao chép này không thiệt hại gì cho đời sống tinh thần và công tác bác ái đối với người nghèo.
Giáo huấn của Cassiodoro được trình bày trong nhiều tác phẩm, đặc biệt là hai cuốn ”De anima” và ”Institutiones divinarum litterarum” bàn về lời cầu nguyện và tầm quan trọng của các Thánh vịnh, giúp nếm hưởng sự ngọt ngào của các lời kinh. Mục đích đời đan tu là kiếm tìm Thiên Chúa và hướng tới việc chiêm niệm. Với ơn thánh Chúa có thể đạt tới hiệu qủa tốt lành hơn của Lời mạc khải nhờ việc sử dụng các kết qủa khoa hoc và dụng cụ văn hóa đời đã được người Hy lạp và Roma thủ đắc (Pl 69, col.1140). Cassiodoro cũng nghiên cứu triết học, thần học và chú giải Kinh Thánh, nhưng không đạt nhiều kết qủa. Giáo Phụ rất chăm chỉ đọc các tác phẩm của thánh Girolamo và thánh Agostino và cho rằng không có gì mà đã không được thánh Agostino bàn thảo tới. Trích lại tư tưởng của thánh Girolamo giáo phụ khẳng định rằng khi các tu sĩ chỉ chú ý tới Chúa Kitô thôi, thì sẽ thắng vượt được các tật xấu của thân xác, duy trì được lòng tin ngay thẳng và chiến thắng các cám dỗ rủ rê của thế gian. Lời cảnh cáo này cũng có giá trị đối với chúng ta ngày nay đang sống trong cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa và hiểm nguy của bạo lực tàn phá các nền văn hóa. Cần phải dấn thân thông truyền cho các thế hệ mới các giá tri lớn và dậy cho họ biết con đường hòa giải và hòa bình.
Trước khi tiếp tín hữu trong đại thính đường Phaolo VI Đức Thánh Cha đã chào hơn 4.000 sinh viên học sinh các trường Italia và các nhóm dân ca vũ vùng Friuli Venezia. Ngài mời gọi các giới chức học đường cống hiến cho các bạn trẻ cơ may đào sâu các sứ điệp có giá trị văn hóa xã hội luân lý và tôn giáo.
Sau khi chào nhiều nhóm khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Giải thưởng mang tên Chân phước Têrêsa thành Kolkata được trao cho các nhân viên hoạt động AIDS toàn cầu.
Radio Veritas
17:15 12/03/2008
New Delhi (UCAN IA04552.1486 Ngày 29-2-2008) - Giải thưởng quốc tế đầu tiên của Giáo hội Ấn Ðộ dành cho công tác nhân đạo đã tôn vinh hai người nỗ lực xoa dịu nỗi đau của những người đang sống chung với HIV/AIDS.
Peter Piot, đứng đầu Chương trình HIV/AIDS của Liên hiệp quốc (UNAIDS), và Mark Dybul, người điều phối chương trình AIDS toàn cầu của Mỹ, đã được trao Giải Nhân đạo quốc tế Chân phước Mẹ Têrêsa đầu tiên hôm 26-2-2008.
Ủy ban Sức khỏe của Hội đồng Giám mục Công giáo Ấn Ðộ (CBCI) đã lập giải thưởng này, và dự định sẽ trao giải hàng năm, để công nhận các cá thể có nhiều đóng góp trong việc đẩy mạnh nhân đạo, đặc biệt là nơi người nghèo trên thế giới.
Giải thưởng mang tên Chân phước Têrêsa thành Kolkata, người đã làm việc vì "người nghèo nhất trong số người nghèo" và đã được quốc tế công nhận và được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1979. Ngài qua đời năm 1997.
Ðức Hồng y Telesphore Toppo của Ranchi, cựu chủ tịch CBCI, đã trao giải thưởng đầu tiên này tại một nghi lễ ở New Delhi trước mặt khoảng 100 người được vinh dự mời tham dự. Ngài nói hai người đồng nhận giải thưởng này đã có những đóng góp "mở đường" trong việc giúp những người bị AIDS.
Giải thưởng gồm một bằng khen và một chiếc cúp, linh mục Alex Vadakumthala cho UCA News biết. Giải này không có tiền, vị linh mục thư ký ủy ban sức khỏe của CBCI nói thêm.
Theo thông cáo báo chí phát hành hôm 26-2-2008 của ủy ban, do Ðức Tổng Giám mục chủ tịch ủy ban Bernard Moras của Bangalore ký tên, hai người nhận giải này "làm việc với nhiệt huyết thay đổi cuộc sống của những người sống chung với HIV, đặc biệt là ở các nước đang phát triển". HIV thường chuyển sang AIDS, vốn hầu như luôn gây chết người.
Ông Piot điều hành UNAIDS từ khi mới thành lập năm 1995. Chương trình Liên hiệp quốc này cung cấp thông tin và hỗ trợ dịch vụ. Nhiệm vụ chính của ông Dybul là thực hiện một chương trình khẩn cấp chống AIDS trên toàn thế giới với chi phí 15 tỷ Mỹ kim trong 5 năm.
Theo bằng khen, ông Piot đã "mời gọi các lãnh đạo thế giới xem xét AIDS trong bối cảnh an ninh và phát triển kinh tế xã hội". Dưới sự lãnh đạo của ông, văn phòng của ông đã "tác động tích cực đến cuộc sống của hàng triệu người sống chung với HIV và gia đình họ".
Ông Piot nhận giải thưởng này như là để công nhận công lao của "cả gia đình Liên hiệp quốc", đặc biệt là các đồng nghiệp của ông tại UNAIDS "những người làm việc cho các giá trị gần gũi với tâm huyết của Mẹ Têrêsa nhất đó là phục vụ những người cần giúp đỡ". Giám đốc UNAIDS khen ngợi công tác nâng cao nhận thức chống HIV của Giáo hội.
Ông Dybul không thể tham dự nghi lễ này, nhưng George Deikun, trưởng phái đoàn đại diện Tổ chức phát triển quốc tế của Mỹ (USAID) ở New Delhi, thay ông nhận giải thưởng. Văn phòng của ông Dybul làm việc ở Ấn Ðộ thông qua USAID.
Giải thưởng khen ngợi ông Dybul đã có "sự lãnh đạo truyền cảm" trong việc thực hiện kế hoạch của Mỹ giúp hàng triệu người bị AIDS trong thế giới phát triển được chăm sóc và điều trị.
"Các phương pháp có sáng kiến do ông làm mũi nhọn dẫn đầu đã đảm bảo cho người nghèo trong các nước đang phát triển tiếp cận các phương pháp điều trị cứu sống tốt hơn, không phân biệt sắc tộc, giới tính hay màu da", theo bằng khen. Những nỗ lực của ông Dybul đã nâng cao nhận thức và làm tăng thêm chính kiến giải quyết các khía cạnh nhân đạo của đại dịch này với một tốc độ và quy mô chưa từng thấy trong quá khứ.
Theo ước tính chính thức, Ấn Ðộ có khoảng 2.5 triệu người bị nhiễm HIV, xếp thứ ba sau Nam Phi và Nigeria. Giáo hội Ấn Ðộ quản lý hơn 3,000 bệnh viện và trạm xá giúp những người sống chung với HIV/AIDS. Các chương trình AIDS của ủy ban sức khỏe của CBCI chăm sóc và hỗ trợ thông qua năm trung tâm, cũng như cộng tác với các tổ chức chính phủ và thiện nguyện mở thêm 45 trung tâm như thế, theo cha Vadakumthala.
Peter Piot, đứng đầu Chương trình HIV/AIDS của Liên hiệp quốc (UNAIDS), và Mark Dybul, người điều phối chương trình AIDS toàn cầu của Mỹ, đã được trao Giải Nhân đạo quốc tế Chân phước Mẹ Têrêsa đầu tiên hôm 26-2-2008.
Ủy ban Sức khỏe của Hội đồng Giám mục Công giáo Ấn Ðộ (CBCI) đã lập giải thưởng này, và dự định sẽ trao giải hàng năm, để công nhận các cá thể có nhiều đóng góp trong việc đẩy mạnh nhân đạo, đặc biệt là nơi người nghèo trên thế giới.
Giải thưởng mang tên Chân phước Têrêsa thành Kolkata, người đã làm việc vì "người nghèo nhất trong số người nghèo" và đã được quốc tế công nhận và được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1979. Ngài qua đời năm 1997.
Ðức Hồng y Telesphore Toppo của Ranchi, cựu chủ tịch CBCI, đã trao giải thưởng đầu tiên này tại một nghi lễ ở New Delhi trước mặt khoảng 100 người được vinh dự mời tham dự. Ngài nói hai người đồng nhận giải thưởng này đã có những đóng góp "mở đường" trong việc giúp những người bị AIDS.
Giải thưởng gồm một bằng khen và một chiếc cúp, linh mục Alex Vadakumthala cho UCA News biết. Giải này không có tiền, vị linh mục thư ký ủy ban sức khỏe của CBCI nói thêm.
Theo thông cáo báo chí phát hành hôm 26-2-2008 của ủy ban, do Ðức Tổng Giám mục chủ tịch ủy ban Bernard Moras của Bangalore ký tên, hai người nhận giải này "làm việc với nhiệt huyết thay đổi cuộc sống của những người sống chung với HIV, đặc biệt là ở các nước đang phát triển". HIV thường chuyển sang AIDS, vốn hầu như luôn gây chết người.
Ông Piot điều hành UNAIDS từ khi mới thành lập năm 1995. Chương trình Liên hiệp quốc này cung cấp thông tin và hỗ trợ dịch vụ. Nhiệm vụ chính của ông Dybul là thực hiện một chương trình khẩn cấp chống AIDS trên toàn thế giới với chi phí 15 tỷ Mỹ kim trong 5 năm.
Theo bằng khen, ông Piot đã "mời gọi các lãnh đạo thế giới xem xét AIDS trong bối cảnh an ninh và phát triển kinh tế xã hội". Dưới sự lãnh đạo của ông, văn phòng của ông đã "tác động tích cực đến cuộc sống của hàng triệu người sống chung với HIV và gia đình họ".
Ông Piot nhận giải thưởng này như là để công nhận công lao của "cả gia đình Liên hiệp quốc", đặc biệt là các đồng nghiệp của ông tại UNAIDS "những người làm việc cho các giá trị gần gũi với tâm huyết của Mẹ Têrêsa nhất đó là phục vụ những người cần giúp đỡ". Giám đốc UNAIDS khen ngợi công tác nâng cao nhận thức chống HIV của Giáo hội.
Ông Dybul không thể tham dự nghi lễ này, nhưng George Deikun, trưởng phái đoàn đại diện Tổ chức phát triển quốc tế của Mỹ (USAID) ở New Delhi, thay ông nhận giải thưởng. Văn phòng của ông Dybul làm việc ở Ấn Ðộ thông qua USAID.
Giải thưởng khen ngợi ông Dybul đã có "sự lãnh đạo truyền cảm" trong việc thực hiện kế hoạch của Mỹ giúp hàng triệu người bị AIDS trong thế giới phát triển được chăm sóc và điều trị.
"Các phương pháp có sáng kiến do ông làm mũi nhọn dẫn đầu đã đảm bảo cho người nghèo trong các nước đang phát triển tiếp cận các phương pháp điều trị cứu sống tốt hơn, không phân biệt sắc tộc, giới tính hay màu da", theo bằng khen. Những nỗ lực của ông Dybul đã nâng cao nhận thức và làm tăng thêm chính kiến giải quyết các khía cạnh nhân đạo của đại dịch này với một tốc độ và quy mô chưa từng thấy trong quá khứ.
Theo ước tính chính thức, Ấn Ðộ có khoảng 2.5 triệu người bị nhiễm HIV, xếp thứ ba sau Nam Phi và Nigeria. Giáo hội Ấn Ðộ quản lý hơn 3,000 bệnh viện và trạm xá giúp những người sống chung với HIV/AIDS. Các chương trình AIDS của ủy ban sức khỏe của CBCI chăm sóc và hỗ trợ thông qua năm trung tâm, cũng như cộng tác với các tổ chức chính phủ và thiện nguyện mở thêm 45 trung tâm như thế, theo cha Vadakumthala.
Các giám mục Hàn Quốc nâng cấp ủy ban đạo đức sinh học nhằm đẩy mạnh 'văn hóa sự sống'.
Radio Veritas
17:16 12/03/2008
Seoul (UCAN KO04560.1487 Ngày 4-3-2008) - Tại cuộc họp toàn thể bán thường niên gần đây, các giám mục Hàn Quốc quyết định tăng cường nỗ lực xây dựng một nền "văn hóa sự sống" trong nước nhằm chống lại xu hướng phổ biến "văn hóa chống sự sống".
Các ngài quyết định nâng Ủy ban Ðạo đức sinh học, hiện đang trực thuộc Ủy ban Giáo lý đức tin (CDF), lên thành một ủy ban độc lập.
Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn Quốc (CBCK) đã tổ chức đại hội toàn thể từ ngày 25-28/2/2008 tại Seoul.
Ðức Giám mục Francis Xavier Ahn Myong-ok của Masan, chủ tịch Ủy ban Ðạo đức sinh học, phát biểu với UCA News hôm 28-2-2008 rằng một số đạo luật và chính sách Nhà nước khiến cho người ta coi thường tính mạng con người. Ngài dẫn Luật Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em (1972), cho phép phá thai trong trường hợp xác định có bị dị tật hay tâm thần, cha hoặc mẹ mắc bệnh truyền nhiễm, hãm hiếp, loạn luân hay tính mạng người mẹ bị nguy hiểm. Giáo hội Công giáo hoàn vũ dứt khoát phản đối việc phá thai.
Ủy ban sẽ hợp tác chặt chẽ với Phong trào Sự sống 31 của CBCK và Ủy ban Sự sống của tổng giáo phận Seoul sửa lại đạo luật này, Ðức cha Ahn nói thêm. Hai ủy ban Giáo hội này đã hợp tác tổ chức một cuộc tập trung bảo vệ sự sống trong thủ đô vào tháng 9 năm ngoái (2007).
Ðức cha nói rằng nếu Giáo hội có thể yêu cầu cấm phá thai, thì vấn đề sinh suất thấp trong nước "tự nhiên sẽ được giải quyết". Văn phòng Thống kê Quốc gia cho biết năm 2006 Hàn Quốc có tỉ lệ sinh suất là 10.8/1,000 người, thuộc một trong các nước có tỷ lệ sinh đẻ thấp nhất trên thế giới. Giáo hội Công giáo khẳng định có khoảng 1.5 triệu ca phá thai trong nước mỗi năm.
Theo Ðức cha Ahn, ủy ban của ngài sẽ nỗ lực hết mình nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề đạo đức sinh học bằng cách tuyên truyền giáo huấn của Giáo hội, như thông qua sách báo và các bản tuyên bố.
CBCK thành lập Ủy ban Ðạo đức sinh học trực thuộc CDF vào tháng 9-2000 nhằm nghiên cứu các vấn đề đạo đức sinh học nổi lên do sự phát triển sinh học trong nước và chuẩn bị những chỉ dẫn thích hợp. Ủy ban có từ 7-9 thành viên gồm linh mục, chuyên gia công nghệ sinh học và luật sư, đã tổ chức các hội nghị chuyên đề định kỳ về đạo đức sinh học và phát triển trong nghiên cứu nhân bản vô tính và tế bào gốc. Ủy ban đã lên tiếng chống Ðạo luật Ðạo đức sinh học và an toàn, vốn đề ra những giới hạn về các thủ tục nghiên cứu phôi thai và các lĩnh vực sinh học khác.
Tại đại hội toàn thể, các giám mục còn quyết định mỗi giáo phận sẽ thông báo rõ cho tất cả người Công giáo biết về những cấm đoán của Giáo hội đối với bà Julia Youn. Hôm 21-1-2008, Ðức Tổng Giám mục Andreas Choi Chang-mou của Kwangju ban hành sắc lệnh tuyên bố Youn và các tín đồ nào khẳng định có cái gọi là phép lạ linh thiêng nơi bà ta là tự động mang vạ tuyệt thông.
Các lãnh đạo Giáo hội còn thông qua việc xuất bản tập đầu tiên của cuốn Giáo lý cho giới trẻ, do Ủy ban Giáo lý của CBCK biên soạn. Cuốn giáo lý dài bảy tập này nhằm giúp người Công giáo trẻ sống đức tin.
Những quyết định và kết luận của các giám mục được tóm tắt trong một thông cáo báo chí được CBCK phát hành sau cuộc họp toàn thể.
Bản tuyên bố cho biết hôm 23-1-2008 Tòa án Tối cao của Tòa Thánh đã chấp thuận đóng cửa các tòa án liên giáo phận trong Giáo hội ở Hàn Quốc. Bản tuyên bố giải thích rằng từ nay trở đi mỗi tòa án cấp giáo phận là "tòa án đệ nhất cấp", và các tòa án của ba tổng giáo phận Hàn Quốc -- Daegu, Kwangju và Seoul -- là "tòa án đệ nhị cấp", hay tòa phúc thẩm.
Một viên chức của CBCK nói với UCA News hôm 28-2-2008 rằng ba tòa án liên giáo phận được thành lập năm 1972 trong các tổng giáo phận nhằm giải quyết công việc của tổng giáo phận và của các giáo phận trực thuộc, vì lúc đó đa số các giáo phận không thể thành lập tòa án riêng. Tuy nhiên, giờ đây phần lớn trong số 16 giáo phận trong nước đã thành lập tòa án riêng, viên chức này giải thích.
Các giám mục còn quyết định gửi quà cho Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP) nhân dịp hội kỷ niệm 350 năm thành lập vào ngày 8-6-2008.
Các ngài quyết định nâng Ủy ban Ðạo đức sinh học, hiện đang trực thuộc Ủy ban Giáo lý đức tin (CDF), lên thành một ủy ban độc lập.
Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn Quốc (CBCK) đã tổ chức đại hội toàn thể từ ngày 25-28/2/2008 tại Seoul.
Ðức Giám mục Francis Xavier Ahn Myong-ok của Masan, chủ tịch Ủy ban Ðạo đức sinh học, phát biểu với UCA News hôm 28-2-2008 rằng một số đạo luật và chính sách Nhà nước khiến cho người ta coi thường tính mạng con người. Ngài dẫn Luật Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em (1972), cho phép phá thai trong trường hợp xác định có bị dị tật hay tâm thần, cha hoặc mẹ mắc bệnh truyền nhiễm, hãm hiếp, loạn luân hay tính mạng người mẹ bị nguy hiểm. Giáo hội Công giáo hoàn vũ dứt khoát phản đối việc phá thai.
Ủy ban sẽ hợp tác chặt chẽ với Phong trào Sự sống 31 của CBCK và Ủy ban Sự sống của tổng giáo phận Seoul sửa lại đạo luật này, Ðức cha Ahn nói thêm. Hai ủy ban Giáo hội này đã hợp tác tổ chức một cuộc tập trung bảo vệ sự sống trong thủ đô vào tháng 9 năm ngoái (2007).
Ðức cha nói rằng nếu Giáo hội có thể yêu cầu cấm phá thai, thì vấn đề sinh suất thấp trong nước "tự nhiên sẽ được giải quyết". Văn phòng Thống kê Quốc gia cho biết năm 2006 Hàn Quốc có tỉ lệ sinh suất là 10.8/1,000 người, thuộc một trong các nước có tỷ lệ sinh đẻ thấp nhất trên thế giới. Giáo hội Công giáo khẳng định có khoảng 1.5 triệu ca phá thai trong nước mỗi năm.
Theo Ðức cha Ahn, ủy ban của ngài sẽ nỗ lực hết mình nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề đạo đức sinh học bằng cách tuyên truyền giáo huấn của Giáo hội, như thông qua sách báo và các bản tuyên bố.
CBCK thành lập Ủy ban Ðạo đức sinh học trực thuộc CDF vào tháng 9-2000 nhằm nghiên cứu các vấn đề đạo đức sinh học nổi lên do sự phát triển sinh học trong nước và chuẩn bị những chỉ dẫn thích hợp. Ủy ban có từ 7-9 thành viên gồm linh mục, chuyên gia công nghệ sinh học và luật sư, đã tổ chức các hội nghị chuyên đề định kỳ về đạo đức sinh học và phát triển trong nghiên cứu nhân bản vô tính và tế bào gốc. Ủy ban đã lên tiếng chống Ðạo luật Ðạo đức sinh học và an toàn, vốn đề ra những giới hạn về các thủ tục nghiên cứu phôi thai và các lĩnh vực sinh học khác.
Tại đại hội toàn thể, các giám mục còn quyết định mỗi giáo phận sẽ thông báo rõ cho tất cả người Công giáo biết về những cấm đoán của Giáo hội đối với bà Julia Youn. Hôm 21-1-2008, Ðức Tổng Giám mục Andreas Choi Chang-mou của Kwangju ban hành sắc lệnh tuyên bố Youn và các tín đồ nào khẳng định có cái gọi là phép lạ linh thiêng nơi bà ta là tự động mang vạ tuyệt thông.
Các lãnh đạo Giáo hội còn thông qua việc xuất bản tập đầu tiên của cuốn Giáo lý cho giới trẻ, do Ủy ban Giáo lý của CBCK biên soạn. Cuốn giáo lý dài bảy tập này nhằm giúp người Công giáo trẻ sống đức tin.
Những quyết định và kết luận của các giám mục được tóm tắt trong một thông cáo báo chí được CBCK phát hành sau cuộc họp toàn thể.
Bản tuyên bố cho biết hôm 23-1-2008 Tòa án Tối cao của Tòa Thánh đã chấp thuận đóng cửa các tòa án liên giáo phận trong Giáo hội ở Hàn Quốc. Bản tuyên bố giải thích rằng từ nay trở đi mỗi tòa án cấp giáo phận là "tòa án đệ nhất cấp", và các tòa án của ba tổng giáo phận Hàn Quốc -- Daegu, Kwangju và Seoul -- là "tòa án đệ nhị cấp", hay tòa phúc thẩm.
Một viên chức của CBCK nói với UCA News hôm 28-2-2008 rằng ba tòa án liên giáo phận được thành lập năm 1972 trong các tổng giáo phận nhằm giải quyết công việc của tổng giáo phận và của các giáo phận trực thuộc, vì lúc đó đa số các giáo phận không thể thành lập tòa án riêng. Tuy nhiên, giờ đây phần lớn trong số 16 giáo phận trong nước đã thành lập tòa án riêng, viên chức này giải thích.
Các giám mục còn quyết định gửi quà cho Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP) nhân dịp hội kỷ niệm 350 năm thành lập vào ngày 8-6-2008.
Bom nổ 26 người chết, Vương Cung Thánh Đường Lahore bị thiệt hại nặng
Đặng Tự Do
17:47 12/03/2008
Quang cảnh sau vụ nổ bom |
Mức độ tàn phá nghiêm trọng của những trái bom đã làm thiệt hại không những cho Vương Cung Thánh Đường Thánh Tâm của Lahore mà còn làm thiệt hại trường Thánh Tâm, Học Viện Thánh Antôn, Trung Tâm Truyền Thông Thánh Phaolô, Văn Phòng Caritas Lahore, một nhà in Công Giáo, một nhà dành cho các nữ tu và một trung tâm dành cho các giáo lý viên.
Thiệt hại vật chất của Giáo Hội Công Giáo được xem là rất nghiêm trọng.
Đức Tổng Giám Mục Lawrence Saldanha của tổng giáo phận Lahore cho biết tiếng bom nổ đã làm rung chuyển văn phòng của ngài nơi có thể nhìn thấy toàn cảnh khu vực bị đánh bom. Đức Tổng Giám Mục nhận định: “Những hành động này phá hủy sự ổn định của quốc gia”.
Cha Morris Jalal, một linh mục giúp đỡ các nạn nhân tại hiện trường cho biết: “Sinh mạng con người không an toàn chút nào trong những ngày này”. Cha kêu gọi chính phủ đối thoại với những nhóm khủng bố Hồi Giáo quá khích.
Đức Tổng Giám Mục Saldanha cũng bày tỏ là chính phủ vừa được bầu lên hồi tháng Hai sẽ thương thảo với những nhóm quá khích hầu tìm ra một giải pháp hòa bình cho Pakistan.
Sau vụ nổ bom này, ngay lập tức một cuộc nổ bom khác lại diễn ra tại khu Model Town ngay trong thành phố Lahore gây cho một số người bị thương.
Các hoạt động của những nhóm vũ trang Hồi Giáo đã làm hơn 500 người thiệt mạng trong vòng một năm qua.
Boezio và Cassiodoro: hai giáo phụ của sự đối thoại, gặp gỡ và hòa giải giữa các nền văn hóa khác nhau
Linh Tiến Khải
21:05 12/03/2008
Boezio và Cassiodoro: hai giáo phụ của sự đối thoại, gặp gỡ và hòa giải giữa các nền văn hóa khác nhau
Buổi tiếp kiến sáng thứ tư 12-3-2008
Trong buổi tiếp tín hữu và du khách hàng hương sáng thứ tư 12-3-2008, Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của hai tác giả Kitô khác sống vào thế kỷ thứ V-VI: đó là Boezio và Cassiodoro.
Boezio sinh tại Roma năm 480 và thuộc hàng qúy tộc Anicii. Ngay từ ngày còn trẻ đã dấn thân vào cuộc sống chính trị nên mới 25 tuổi đã trở thành thượng nghị sĩ. Trung thành với truyền thống gia đình ông dấn thân tham gia chính trị với xác tín có thể dung hòa các đường lối hướng dẫn cuộc sống xã hội Roma với các giá trị của các dân tộc mới. Trong bối cảnh gặp gỡ giữa các nền văn hóa thời đó Boezio cho rằng mình có sứ mệnh giao hòa và liên kết nền văn hóa Roma và nền văn hóa mới nảy sinh của người Ostrogoti thống trị Italia thời đó, dưới sự lãnh đạo của vua Teodorico.
Tuy tham gia nhiều sinh hoạt chính trị, Boezio không lơ là việc nghiên cứu, đặc biệt trong lãnh vực triết lý tôn giáo. Nhưng ông cũng viết các sách toán học, hình học, âm nhạc, và thiên văn: tất cả nhằm thông truyền kho tàng văn hóa hy lạp roma cho các thế hệ đến sau. Trong dấn thân thăng tiến sự gặp gỡ giữa các nền văn hóa đó Boezio đã dùng các phạm trù của triết lý hy lạp để đề nghị lòng tin Kitô với mọi người, bằng cách tìm kiếm sự tổng hợp giữa gia tài văn hóa hy lạp roma và sứ điệp tin mừng. Vì thế ông được coi là người đại diện cuối cùng của nền văn hóa roma cổ và là người trí thức đầu tiên của thời trung cổ.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của Boezio là cuốn ”De consolatione philosophiae - Niềm an ủi của triết học”, được sáng tác trong tù và nhằm mục đích trao ban ý nghĩa cho việc bị bỏ tù bất công. Boezio bị vua Teodorico bỏ tù vì bênh vực một thượng nghị nghĩ bạn là Albino. Nhưng đó chỉ là cớ, thật ra vua Teodorico theo bè rối Ariano và là người mọi rợ. Nhà vua nghi ngờ Boezio có cảm tình với hoàng đế Bisantin Giustiniano. Boezio bị kết án và xử tử ngày 23 tháng 10 năm 524 khi mới có 44 tuổi. Chính kinh nghiệm bị kết án bất công khiến cho Boezio cũng nói với con người thời nay, đặc biệt với biết bao nhiêu người phải gánh chịu cùng các bất công như thế.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói Trong tác phẩm ”Niềm an ủi của triết học” Boezio kiếm tìm sự ủi an, ánh sáng và sự khôn ngoan. Chính trong hoàn cảnh bị tù đầy đó ông nói đã biết phân biệt giữa của cải bề ngoài và của cải dích thật, cũng như tình bạn đích thật cả trong tù cũng không biến mất. Thiện ích tối hậu là Thiên Chúa. Boezio học biết và dậy cho chúng ta biết không rơi vào khuynh hướng yếm thế dập tắt niềm hy vọng. Ông dậy cho chúng ta biết rằng chính Sự Quan Phòng cai qủan đời mình chứ không phải sự kiện. Sự Quan Phòng đó là Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nói thêm:
Như vậy cả khi ở trong tù cũng có thể cầu nguyện và đối thoại với Đấng Cứu Độ chúng ta. Đồng thời cũng trong hoàn cảnh ấy ông duy trì được ý thức về vẻ đẹp của nền văn hóa và gợi lại giáo huấn của các triết gia hy lạp và roma cổ xưa như Platone, Aristotile, Cicerone, Seneca và cả các thi sĩ như Tibullo và Virgilio, và ông bắt đầu dịch tác phẩm của các triết gia Platone và Aristotile từ tiếng hy lạp ra tiếng latinh.
Triết lý, trong nghĩa tìm hiểu sự khôn ngoan đích thật, theo Boezio là thuốc chữa linh hồn (lib. I). Đàng khác, con người chỉ có thể sống kinh nghiệm hạnh phúc đích thật trong nội tâm mình (lib. II). Vì thế Boezio thành công trong việc tìm ra một ý nghĩa khi suy tư về thảm cảnh cá nhân của mình dưới ánh sáng của một văn bản kinh thánh cựu ước (Kn 7,30-8,1): ”Cái gian ác không thể chiến thắng sự khôn ngoan. Sự khôn ngoan trải dài từ ranh giới này sang ranh giới khác với sức mạnh và cai quản mọi sự với sự tốt lành tuyệt diệu” (Lib III, 12; PL 63, col.780). Sự thịnh đạt của người gian ác vén mở cho thấy nó là dối trá (lib. IV) và cho thấy tỏ tường bản chất quan phòng của số phận trái nghịch. Các khó khăn của cuộc đời không chỉ vén mở cho thấy cuộc sống bèo bọt mau qua, mà cũng chứng minh cho thấy chúng có ích cho việc nhận diện và duy trì các tương quan đích thật giữa con người với nhau. Nghịch cảnh cho phép phân định các bè bạn giả dối với các bè bạn đích thật và giúp hiểu rằng đối với con người chẳng có gì qúy báu hơn là tình bạn đích thật. Chịu trận chấp nhận một điều kiện khổ đau là điều tuyệt đối nguy hiểm, vì nó ”loại bỏ từ gốc rễ khả thể của lời cầu nguyện và niềm hy vọng là nền tảng tương quan của con người với Thiên Chúa” (Lib. V, 3: PL 63, col.842).
Phần cuối của tác phẩm là một tổng hợp toàn giáo huấn Giáo Phụ Boezio nói với chính mình và với tất cả những ai cùng chịu cảnh tù tội bất công. Giáo phụ nhắn nhủ phải chiến đấu với các tính xấu, sống đạo đức hy vọng trong kinh nguyện và lòng khiêm tốn, khước từ nói dối và hãy luôn có trước mắt hình ảnh Đấng Thẩm Phán tối cao thấu suốt mọi sự. Là người bị bỏ tù vì các xác tín lý tưởng, chính trị và tôn giáo Boezio biểu tượng cho vô số các người bị nhốt tù bất công thuộc mọi thời đại khắp nơi trên thế giới này và là cánh cửa dẫn vào việc chiêm niệm Đấng bị đóng đanh trên đồi Golgotha.
Đồng thời với Boezio có Marco Aurelio Cassiodoro, gốc vùng Calabria nam Italia, sinh năm 485 tại Squillace và qua đời năm 580. Thuộc giai cấp thượng lưu ông cũng dấn thân trong lãnh vực chính trị và văn hóa và thuộc hàng ưu tuyển như Boezio và Đức Giáo Hoàng Gregorio Cả (590-604). Ý thức được sự cần thiết phải duy trì gia tài nhân bản và nhân văn đích thực dọc dài các thế kỷ, Cassiodoro quảng đại cộng tác với các dân tộc mới đã vượt biên giới đế quốc và vào sinh sống tại Italia. Ông cũng là mẫu gương của cuộc gặp gỡ văn hóa, đối thoại và hòa giải. Các biến cố chính trị đã không cho phép ông thực hiện các giấc mộng chính trị văn hóa nhằm tổng hợp truyền thống roma kitô với nền văn hóa mới của người Goti. Nhưng chúng đã khiến cho ông xác tín được tầm quan trọng của phong trào viện tu bắt đầu đâm rễ sâu trên các vùng đất Kitô. Vì thế ông đầu tư của cải vật chất và sức mạnh tinh thần cho chương trình này. Đức Thánh Cha giải thích dấn thân của ông như sau:
Ông nảy ra tư tưởng giao phó cho các tu sĩ nhiệm vụ hồi phục, duy trì và truyền lại cho hậu thế gia tài văn hóa mênh mông của người xưa, để nó khỏi mai một. Vì thế ông cho thành lập tu viện Vivarium, trong đó tất cả được tổ chức như là một nơi làm việc trí thức rất qúy báu và không thể khước từ được của các tu sĩ. Ông cũng thiết định rằng các tu sĩ không được đào tạo về mặt trí thức cũng phải sao chép các thủ bản cổ, chứ không chỉ chuyên làm việc đồng áng mà thôi. Công việc sao chép này không thiệt hại gì cho đời sống tinh thần và công tác bác ái đối với người nghèo.
Giáo huấn của Cassiodoro được trình bày trong nhiều tác phẩm, đặc biệt là hai cuốn ”De anima” và ”Institutiones divinarum litterarum” bàn về lời cầu nguyện và tầm quan trọng của các Thánh vịnh, giúp nếm hưởng sự ngọt ngào của các lời kinh. Mục đích đời đan tu là kiếm tìm Thiên Chúa và hướng tới việc chiêm niệm. Với ơn thánh Chúa có thể đạt tới hiệu qủa tốt lành hơn của Lời mạc khải nhờ việc sử dụng các kết qủa khoa hoc và dụng cụ văn hóa đời đã được người Hy lạp và Roma thủ đắc (Pl 69, col.1140). Cassiodoro cũng nghiên cứu triết học, thần học và chú giải Kinh Thánh, nhưng không đạt nhiều kết qủa. Giáo Phụ rất chăm chỉ đọc các tác phẩm của thánh Girolamo và thánh Agostino và cho rằng không có gì mà đã không được thánh Agostino bàn thảo tới. Trích lại tư tưởng của thánh Girolamo giáo phụ khẳng định rằng khi các tu sĩ chỉ chú ý tới Chúa Kitô thôi, thì sẽ thắng vượt được các tật xấu của thân xác, duy trì được lòng tin ngay thẳng và chiến thắng các cám dỗ rủ rê của thế gian. Lời cảnh cáo này cũng có giá trị đối với chúng ta ngày nay đang sống trong cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa và hiểm nguy của bạo lực tàn phá các nền văn hóa. Cần phải dấn thân thông truyền cho các thế hệ mới các giá tri lớn và dậy cho họ biết con đường hòa giải và hòa bình.
Trước khi tiếp tín hữu trong đại thính đường Phaolo VI Đức Thánh Cha đã chào hơn 4.000 sinh viên học sinh các trường Italia và các nhóm dân ca vũ vùng Friuli Venezia. Ngài mời gọi các giới chức học đường cống hiến cho các bạn trẻ cơ may đào sâu các sứ điệp có giá trị văn hóa xã hội luân lý và tôn giáo.
Sau khi chào nhiều nhóm khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Buổi tiếp kiến sáng thứ tư 12-3-2008
Trong buổi tiếp tín hữu và du khách hàng hương sáng thứ tư 12-3-2008, Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của hai tác giả Kitô khác sống vào thế kỷ thứ V-VI: đó là Boezio và Cassiodoro.
Boezio sinh tại Roma năm 480 và thuộc hàng qúy tộc Anicii. Ngay từ ngày còn trẻ đã dấn thân vào cuộc sống chính trị nên mới 25 tuổi đã trở thành thượng nghị sĩ. Trung thành với truyền thống gia đình ông dấn thân tham gia chính trị với xác tín có thể dung hòa các đường lối hướng dẫn cuộc sống xã hội Roma với các giá trị của các dân tộc mới. Trong bối cảnh gặp gỡ giữa các nền văn hóa thời đó Boezio cho rằng mình có sứ mệnh giao hòa và liên kết nền văn hóa Roma và nền văn hóa mới nảy sinh của người Ostrogoti thống trị Italia thời đó, dưới sự lãnh đạo của vua Teodorico.
Tuy tham gia nhiều sinh hoạt chính trị, Boezio không lơ là việc nghiên cứu, đặc biệt trong lãnh vực triết lý tôn giáo. Nhưng ông cũng viết các sách toán học, hình học, âm nhạc, và thiên văn: tất cả nhằm thông truyền kho tàng văn hóa hy lạp roma cho các thế hệ đến sau. Trong dấn thân thăng tiến sự gặp gỡ giữa các nền văn hóa đó Boezio đã dùng các phạm trù của triết lý hy lạp để đề nghị lòng tin Kitô với mọi người, bằng cách tìm kiếm sự tổng hợp giữa gia tài văn hóa hy lạp roma và sứ điệp tin mừng. Vì thế ông được coi là người đại diện cuối cùng của nền văn hóa roma cổ và là người trí thức đầu tiên của thời trung cổ.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của Boezio là cuốn ”De consolatione philosophiae - Niềm an ủi của triết học”, được sáng tác trong tù và nhằm mục đích trao ban ý nghĩa cho việc bị bỏ tù bất công. Boezio bị vua Teodorico bỏ tù vì bênh vực một thượng nghị nghĩ bạn là Albino. Nhưng đó chỉ là cớ, thật ra vua Teodorico theo bè rối Ariano và là người mọi rợ. Nhà vua nghi ngờ Boezio có cảm tình với hoàng đế Bisantin Giustiniano. Boezio bị kết án và xử tử ngày 23 tháng 10 năm 524 khi mới có 44 tuổi. Chính kinh nghiệm bị kết án bất công khiến cho Boezio cũng nói với con người thời nay, đặc biệt với biết bao nhiêu người phải gánh chịu cùng các bất công như thế.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói Trong tác phẩm ”Niềm an ủi của triết học” Boezio kiếm tìm sự ủi an, ánh sáng và sự khôn ngoan. Chính trong hoàn cảnh bị tù đầy đó ông nói đã biết phân biệt giữa của cải bề ngoài và của cải dích thật, cũng như tình bạn đích thật cả trong tù cũng không biến mất. Thiện ích tối hậu là Thiên Chúa. Boezio học biết và dậy cho chúng ta biết không rơi vào khuynh hướng yếm thế dập tắt niềm hy vọng. Ông dậy cho chúng ta biết rằng chính Sự Quan Phòng cai qủan đời mình chứ không phải sự kiện. Sự Quan Phòng đó là Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nói thêm:
Như vậy cả khi ở trong tù cũng có thể cầu nguyện và đối thoại với Đấng Cứu Độ chúng ta. Đồng thời cũng trong hoàn cảnh ấy ông duy trì được ý thức về vẻ đẹp của nền văn hóa và gợi lại giáo huấn của các triết gia hy lạp và roma cổ xưa như Platone, Aristotile, Cicerone, Seneca và cả các thi sĩ như Tibullo và Virgilio, và ông bắt đầu dịch tác phẩm của các triết gia Platone và Aristotile từ tiếng hy lạp ra tiếng latinh.
Triết lý, trong nghĩa tìm hiểu sự khôn ngoan đích thật, theo Boezio là thuốc chữa linh hồn (lib. I). Đàng khác, con người chỉ có thể sống kinh nghiệm hạnh phúc đích thật trong nội tâm mình (lib. II). Vì thế Boezio thành công trong việc tìm ra một ý nghĩa khi suy tư về thảm cảnh cá nhân của mình dưới ánh sáng của một văn bản kinh thánh cựu ước (Kn 7,30-8,1): ”Cái gian ác không thể chiến thắng sự khôn ngoan. Sự khôn ngoan trải dài từ ranh giới này sang ranh giới khác với sức mạnh và cai quản mọi sự với sự tốt lành tuyệt diệu” (Lib III, 12; PL 63, col.780). Sự thịnh đạt của người gian ác vén mở cho thấy nó là dối trá (lib. IV) và cho thấy tỏ tường bản chất quan phòng của số phận trái nghịch. Các khó khăn của cuộc đời không chỉ vén mở cho thấy cuộc sống bèo bọt mau qua, mà cũng chứng minh cho thấy chúng có ích cho việc nhận diện và duy trì các tương quan đích thật giữa con người với nhau. Nghịch cảnh cho phép phân định các bè bạn giả dối với các bè bạn đích thật và giúp hiểu rằng đối với con người chẳng có gì qúy báu hơn là tình bạn đích thật. Chịu trận chấp nhận một điều kiện khổ đau là điều tuyệt đối nguy hiểm, vì nó ”loại bỏ từ gốc rễ khả thể của lời cầu nguyện và niềm hy vọng là nền tảng tương quan của con người với Thiên Chúa” (Lib. V, 3: PL 63, col.842).
Phần cuối của tác phẩm là một tổng hợp toàn giáo huấn Giáo Phụ Boezio nói với chính mình và với tất cả những ai cùng chịu cảnh tù tội bất công. Giáo phụ nhắn nhủ phải chiến đấu với các tính xấu, sống đạo đức hy vọng trong kinh nguyện và lòng khiêm tốn, khước từ nói dối và hãy luôn có trước mắt hình ảnh Đấng Thẩm Phán tối cao thấu suốt mọi sự. Là người bị bỏ tù vì các xác tín lý tưởng, chính trị và tôn giáo Boezio biểu tượng cho vô số các người bị nhốt tù bất công thuộc mọi thời đại khắp nơi trên thế giới này và là cánh cửa dẫn vào việc chiêm niệm Đấng bị đóng đanh trên đồi Golgotha.
Đồng thời với Boezio có Marco Aurelio Cassiodoro, gốc vùng Calabria nam Italia, sinh năm 485 tại Squillace và qua đời năm 580. Thuộc giai cấp thượng lưu ông cũng dấn thân trong lãnh vực chính trị và văn hóa và thuộc hàng ưu tuyển như Boezio và Đức Giáo Hoàng Gregorio Cả (590-604). Ý thức được sự cần thiết phải duy trì gia tài nhân bản và nhân văn đích thực dọc dài các thế kỷ, Cassiodoro quảng đại cộng tác với các dân tộc mới đã vượt biên giới đế quốc và vào sinh sống tại Italia. Ông cũng là mẫu gương của cuộc gặp gỡ văn hóa, đối thoại và hòa giải. Các biến cố chính trị đã không cho phép ông thực hiện các giấc mộng chính trị văn hóa nhằm tổng hợp truyền thống roma kitô với nền văn hóa mới của người Goti. Nhưng chúng đã khiến cho ông xác tín được tầm quan trọng của phong trào viện tu bắt đầu đâm rễ sâu trên các vùng đất Kitô. Vì thế ông đầu tư của cải vật chất và sức mạnh tinh thần cho chương trình này. Đức Thánh Cha giải thích dấn thân của ông như sau:
Ông nảy ra tư tưởng giao phó cho các tu sĩ nhiệm vụ hồi phục, duy trì và truyền lại cho hậu thế gia tài văn hóa mênh mông của người xưa, để nó khỏi mai một. Vì thế ông cho thành lập tu viện Vivarium, trong đó tất cả được tổ chức như là một nơi làm việc trí thức rất qúy báu và không thể khước từ được của các tu sĩ. Ông cũng thiết định rằng các tu sĩ không được đào tạo về mặt trí thức cũng phải sao chép các thủ bản cổ, chứ không chỉ chuyên làm việc đồng áng mà thôi. Công việc sao chép này không thiệt hại gì cho đời sống tinh thần và công tác bác ái đối với người nghèo.
Giáo huấn của Cassiodoro được trình bày trong nhiều tác phẩm, đặc biệt là hai cuốn ”De anima” và ”Institutiones divinarum litterarum” bàn về lời cầu nguyện và tầm quan trọng của các Thánh vịnh, giúp nếm hưởng sự ngọt ngào của các lời kinh. Mục đích đời đan tu là kiếm tìm Thiên Chúa và hướng tới việc chiêm niệm. Với ơn thánh Chúa có thể đạt tới hiệu qủa tốt lành hơn của Lời mạc khải nhờ việc sử dụng các kết qủa khoa hoc và dụng cụ văn hóa đời đã được người Hy lạp và Roma thủ đắc (Pl 69, col.1140). Cassiodoro cũng nghiên cứu triết học, thần học và chú giải Kinh Thánh, nhưng không đạt nhiều kết qủa. Giáo Phụ rất chăm chỉ đọc các tác phẩm của thánh Girolamo và thánh Agostino và cho rằng không có gì mà đã không được thánh Agostino bàn thảo tới. Trích lại tư tưởng của thánh Girolamo giáo phụ khẳng định rằng khi các tu sĩ chỉ chú ý tới Chúa Kitô thôi, thì sẽ thắng vượt được các tật xấu của thân xác, duy trì được lòng tin ngay thẳng và chiến thắng các cám dỗ rủ rê của thế gian. Lời cảnh cáo này cũng có giá trị đối với chúng ta ngày nay đang sống trong cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa và hiểm nguy của bạo lực tàn phá các nền văn hóa. Cần phải dấn thân thông truyền cho các thế hệ mới các giá tri lớn và dậy cho họ biết con đường hòa giải và hòa bình.
Trước khi tiếp tín hữu trong đại thính đường Phaolo VI Đức Thánh Cha đã chào hơn 4.000 sinh viên học sinh các trường Italia và các nhóm dân ca vũ vùng Friuli Venezia. Ngài mời gọi các giới chức học đường cống hiến cho các bạn trẻ cơ may đào sâu các sứ điệp có giá trị văn hóa xã hội luân lý và tôn giáo.
Sau khi chào nhiều nhóm khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Giới thiệu Dòng Thương Khó của Chúa Giêsu
Sr. Theresa Ánh Sáng
21:44 12/03/2008
DÒNG THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU (PASSIONIST CONGREGATION)
Chiêm Niệm - Hiến Dâng - Phụng Vu
www.passionist.org www.cpvocations.com.au
Relying on God
and celebrating with joy
we are a team
who welcomes all people
and reaches out
with love and compassion.
Dòng Passionist có mặt trên 59 quốc gia và từ nhiều dân tộc khác nhau nhưng cùng một chí hướng: Cầu Nguyện - Hiến Dâng – Phụng Vụ
Nếu bạn muốn trở thành một chứng nhân tình yêu Thiên Chúa, không còn gì sánh bằng hiến dâng mình cho Người cùng với các tu sĩ Dòng Passionist
Sống: Vì Người - Với Người - Cho Ngừơi - Trong Người.
Là Ngôn Sứ, là Thừa Sai mang sư' mạng đến cho mọi người trong sự Thương Khó của Đức Ki-tô với Dòng Thương Khó của Chúa Giê-su
Nếu muốn tìm hiểu thêm, xin liên lạc:
• LM Christopher Gibson C P vocationdirector@passionist.org (English)
• Sr. Theresa Ánh Sáng L P tasluu@gmail.com (Vietnamese)
Chiêm Niệm - Hiến Dâng - Phụng Vu
www.passionist.org www.cpvocations.com.au
Relying on God
and celebrating with joy
we are a team
who welcomes all people
and reaches out
with love and compassion.
Dòng Passionist có mặt trên 59 quốc gia và từ nhiều dân tộc khác nhau nhưng cùng một chí hướng: Cầu Nguyện - Hiến Dâng – Phụng Vụ
Nếu bạn muốn trở thành một chứng nhân tình yêu Thiên Chúa, không còn gì sánh bằng hiến dâng mình cho Người cùng với các tu sĩ Dòng Passionist
Sống: Vì Người - Với Người - Cho Ngừơi - Trong Người.
Là Ngôn Sứ, là Thừa Sai mang sư' mạng đến cho mọi người trong sự Thương Khó của Đức Ki-tô với Dòng Thương Khó của Chúa Giê-su
Nếu muốn tìm hiểu thêm, xin liên lạc:
• LM Christopher Gibson C P vocationdirector@passionist.org (English)
• Sr. Theresa Ánh Sáng L P tasluu@gmail.com (Vietnamese)
Top Stories
Japanese offer of scholarships to Hanoi “strategic”
Asia-News
17:20 12/03/2008
by Pino Cazzaniga
Fukuda’s government moves in accordance with its Vietnamese counterpart. After decades of enmity, the two nations begin a mutually advantageous journey, above and beyond economic interests.
Tokyo (AsiaNews) – The Japanese government has decided to accept over one thousand Vietnamese students to help them obtain doctorates from Japanese Universities in a project that will span over 23 years. The two nations are due t conclude the deal by the end of March, during a visit by Vietnamese deputy prime minister Nguyen Nhan, who is also minister for education.
The cost of the project amounts to over 20 million Yen and will be funded by the ODA (Official Assistance for the Development). The diplomatic significance of the initiative is such; it leads to the conclusion that we are witnessing a historic turning point in relations between Japan and East Asian nations. Not so long ago Asians accused Japan of deliberately abandoning the family of Asian nations in preference of links with the West. Even Japanese financial aid that allowed many Asian neighbours including China and South Korea, to restart their economies were seen as “check diplomacy” pursued out of pure interest or because of a sense of guilt.
The “doctorate to Vietnamese students” project instead, was discussed and examiner by both governments. The Japanese financial support is just one element. In other words, the two governments are strategic partners. The expression has been taken from economics and applied to diplomacy, indicating that the two governments despite their diverse political systems are acting as allies in an agreed sector.
In our case it is as if an ideological and political wall has collapsed: the two nations after decades of enmity have embarked on a journey of mutual advantage that goes well beyond economic interest. For years now Japan, through massive amounts of financial and technical aid, has been trying to breach the communications gap between the two nations, which the Vietnam War had opened given Japans close relations with the United States. But the rigid communism in power in Vietnam at the time blocked an efficient economic rebirth. The situation started to change in 1986, when the Vietnamese government approved the so-called Doi Moi reform (“renewal”), permitting and then encouraging the birth and development of businesses and a free market. Despite this the brain drain, during and after the war had deprived the country of the Human resources needed to realise the reform.
Paradoxically a similar phenomenon is taking place in Japan: there is a scarcity of candidates for doctorates in the Japanese universities, as a consequence of both the zero birth rate, and the big company’s reticence in accepting “big brains” for fear they destabilise group harmony. Thus many talented students establish themselves abroad before or after their degree,
This is the context in which the project offering scholarships to Vietnamese students was born.
For Japan’s part the protagonist is the Prime Minister Yasuo Fukuda: friendship with Asian nations is a priority for his diplomatic programme.
The Japanese government has already aided over 3000 students from south East Asia, but this is the first time that a doctorate programme of scholarships is agreed upon with a single government. Vietnam, which realised an economic growth of 8.7% in 2007, cannot further develop its’ economy because of the lack of highly qualified professionals. This is why Nhan formulated a program which will allow 20 thousand young people obtain a doctorate by 2020. He hopes that half of the chosen candidates will be able to study in Japan, the United States and Europe.
The hopes of the Vietnamese deputy prime minister found immediate support in the Japanese government. Kazuto Tsukamoto, an analyst from the daily newspaper Asahi, writes: “Thus Japan hopes to deepen bilateral relations offering the chance of higher education to young Vietnamese of talent, who in turn will contribute to the advancement of Japanese society”.
For its part, Vietnam expects these students specialise in subjects of use for the further development of the country such as information technology, mechanical engineering, agriculture and medicine.
Fukuda’s government moves in accordance with its Vietnamese counterpart. After decades of enmity, the two nations begin a mutually advantageous journey, above and beyond economic interests.
Tokyo (AsiaNews) – The Japanese government has decided to accept over one thousand Vietnamese students to help them obtain doctorates from Japanese Universities in a project that will span over 23 years. The two nations are due t conclude the deal by the end of March, during a visit by Vietnamese deputy prime minister Nguyen Nhan, who is also minister for education.
The cost of the project amounts to over 20 million Yen and will be funded by the ODA (Official Assistance for the Development). The diplomatic significance of the initiative is such; it leads to the conclusion that we are witnessing a historic turning point in relations between Japan and East Asian nations. Not so long ago Asians accused Japan of deliberately abandoning the family of Asian nations in preference of links with the West. Even Japanese financial aid that allowed many Asian neighbours including China and South Korea, to restart their economies were seen as “check diplomacy” pursued out of pure interest or because of a sense of guilt.
The “doctorate to Vietnamese students” project instead, was discussed and examiner by both governments. The Japanese financial support is just one element. In other words, the two governments are strategic partners. The expression has been taken from economics and applied to diplomacy, indicating that the two governments despite their diverse political systems are acting as allies in an agreed sector.
In our case it is as if an ideological and political wall has collapsed: the two nations after decades of enmity have embarked on a journey of mutual advantage that goes well beyond economic interest. For years now Japan, through massive amounts of financial and technical aid, has been trying to breach the communications gap between the two nations, which the Vietnam War had opened given Japans close relations with the United States. But the rigid communism in power in Vietnam at the time blocked an efficient economic rebirth. The situation started to change in 1986, when the Vietnamese government approved the so-called Doi Moi reform (“renewal”), permitting and then encouraging the birth and development of businesses and a free market. Despite this the brain drain, during and after the war had deprived the country of the Human resources needed to realise the reform.
Paradoxically a similar phenomenon is taking place in Japan: there is a scarcity of candidates for doctorates in the Japanese universities, as a consequence of both the zero birth rate, and the big company’s reticence in accepting “big brains” for fear they destabilise group harmony. Thus many talented students establish themselves abroad before or after their degree,
This is the context in which the project offering scholarships to Vietnamese students was born.
For Japan’s part the protagonist is the Prime Minister Yasuo Fukuda: friendship with Asian nations is a priority for his diplomatic programme.
The Japanese government has already aided over 3000 students from south East Asia, but this is the first time that a doctorate programme of scholarships is agreed upon with a single government. Vietnam, which realised an economic growth of 8.7% in 2007, cannot further develop its’ economy because of the lack of highly qualified professionals. This is why Nhan formulated a program which will allow 20 thousand young people obtain a doctorate by 2020. He hopes that half of the chosen candidates will be able to study in Japan, the United States and Europe.
The hopes of the Vietnamese deputy prime minister found immediate support in the Japanese government. Kazuto Tsukamoto, an analyst from the daily newspaper Asahi, writes: “Thus Japan hopes to deepen bilateral relations offering the chance of higher education to young Vietnamese of talent, who in turn will contribute to the advancement of Japanese society”.
For its part, Vietnam expects these students specialise in subjects of use for the further development of the country such as information technology, mechanical engineering, agriculture and medicine.
Vietnam government's human rights record remained unsatisfactory
US. Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor
17:59 12/03/2008
Country Reports on Human Rights Practices - 2007
Released by the Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor
March 11, 2008
The Socialist Republic of Vietnam, with a population of approximately 84 million, is an authoritarian state ruled by the Communist Party of Vietnam (CPV). The CPV's constitutionally mandated primacy and the continued occupancy of all key government positions by party members allows it to set national policy. However, the CPV continued to reduce its formal involvement in government operations and allowed the government to exercise discretion in implementing policy. There were no other legal political parties. The most recent National Assembly elections, held in May, were neither free nor fair, since all candidates were vetted by the CPV's Vietnam Fatherland Front (VFF), an umbrella group that monitored the country's popular organizations. The civilian authorities generally maintained effective control of the security forces.
The government's human rights record remained unsatisfactory. Citizens could not change their government, and political opposition movements were prohibited. The government continued its crackdown on dissent, arresting a number of political activists and disrupting nascent opposition organizations, causing several political dissidents to flee the country. Police sometimes abused suspects during arrest, detention, and interrogation. Prison conditions were often severe. Individuals were arbitrarily detained for political activities and were denied the right to fair and expeditious trials. The government reinforced its controls over the press and the Internet and continued to limit citizens' privacy rights and freedom of speech, assembly, movement, and association. Overall respect for religious freedom improved during the year, but the government persisted in placing restrictions on the political activities of religious groups. The government maintained its prohibition of independent human rights organizations. Violence and discrimination against women remained a problem. Trafficking in women and children for purposes of prostitution continued. Some ethnic minority groups suffered societal discrimination. The government limited workers' rights, especially to organize independently, and arrested or harassed several labor activists.
...
Political Prisoners and Detainees
There were no reliable estimates of the number of political prisoners. The government claimed it held no political prisoners, only lawbreakers. The government held at least 30 political detainees at year's end, although some international observers claimed the numbers ranged into the hundreds.
In January police briefly detained human rights lawyer and labor activist Le Thi Cong Nhan for questioning. Nhan was later arrested, tried, and on May 11 sentenced to four years in prison and three years' probation for violating Article 88. In November the SPC reduced the prison portion of her sentence to three years on appeal.
In February authorities temporarily detained and questioned a number of politically active church leaders, including Roman Catholic priests Chan Tin and Phan Van Loi. Other democracy activists who were detained and eventually released included Nguyen Phong, Nguyen Binh Thanh, Hoang Thi Anh Dao, Bach Ngoc Duong, Nguyen Phuong Anh, and Pham Van Coi. Some subsequently fled to Cambodia and sought protection from the UNHCR, while Nguyen Phong and Nguyen Binh Thanh were later rearrested, tried, and on March 30 sentenced to prison terms of six and five years, respectively.
On February 18, Catholic priest Nguyen Van Ly, amnestied in 2005, was rearrested. On March 30, Ly was sentenced to eight years in prison under Article 88 for "conducting propaganda against the state."
On March 6, human rights attorney Nguyen Van Dai was arrested under Article 88; on May 11, he was sentenced to five years in prison and four years' probation. In November the SPC on appeal reduced the prison portion of his sentence to four years.
On March 8, attorney and democracy activist Le Quoc Quan was arrested in March shortly after returning from a fellowship program in the United States. He was charged with violations of Article 79 of the penal code, which covers "crimes of infringing upon national security," including "carrying out activities aimed at overthrowing the people's administration." On June 16, while still under investigation, Quan was released as part of a special amnesty but was disbarred. At year's end he remained under strict surveillance.
In April writer and journalist Tran Khai Thanh Thuy was detained for violation of Article 88. At year's end she remained in detention without trial (see section 2.a.).
In May Tran Quoc Hien received a three-year prison term for "conducting propaganda against the state" and a two-year sentence for "disrupting security."
On May 10, Le Nguyen Sang, Huynh Nguyen Dao, and Nguyen Bac Truyen, arrested in August 2006 and charged with "storage of antigovernment materials," were sentenced to five years' imprisonment for violating Article 88. On August 17, at the appeals trial for Le Nguyen Sang, the court reduced Sang's sentence from five to four years in prison, Truyen's from four years to three years and six months, and Dao's from three years to two years and six months; their two-year probation terms remained unchanged. The court continued to find Sang, Truyen, and Dao guilty of "propagandizing against the state."
On May 16, prodemocracy activist Nguyen Ba Dang was arrested for "spreading propaganda against the state"; at year's end authorities had not released any information regarding his case. Dang was being detained in Kinh Chi Camp in Hai Duong City.
At year's end Truong Quoc Huy remained in detention without formal charges after his arrest in August 2006 on charges related to political activism, including "attempting to undermine national unity." A trial scheduled for April 13 was postponed for unspecified reasons, and a trial rescheduled for December 18 was indefinitely postponed.
Pham Ba Hai, Vu Hoang Hai, Nguyen Ngoc Quan, and an unknown number of others, arrested in September 2006 for activities involving the "propagandizing against the people's government," remained in detention without official notification of charges. A trial set for December 27 was indefinitely postponed.
Several political dissidents affiliated with outlawed political organizations, including Bloc 8406, the People's Democratic Party, People's Action Party, Free Vietnam Organization, Democratic Party of Vietnam, United Workers-Farmers Organization, and others, remained in prison in various locations.
At year's end five of eight Cao Dai Church members, sentenced in 2005 to between three and 13 years in prison, remained incarcerated. Three were amnestied in October. Ethnic minority prisoners from the Central Highlands, associated with the 2004 Central Highlands protests, also remained in prison. Some NGOs claimed there were several hundred such prisoners. Some were released from detention in the October amnesty.
Freedom of Religion
The constitution and government decrees provide for freedom of worship, and overall respect for religious freedom improved during the year, but the government persisted in placing restrictions on the organized, political activities of religious groups. However, the government continued to relax restrictions on religious activities, and such activities continued to grow significantly.
Problems remained in the implementation of the 2004-5 Legal Framework on Religion. These included excessive delays, and in some cases inaction, in the registration of Protestant congregations in the north and the Northwest Highlands; inconsistent application of procedures for congregation registration and other legal requirements; continued restrictions on religious recruitment; difficulties in the establishment of Catholic seminaries and Protestant pastor training courses; and unresolved land expropriation claims involving a number of religious denominations. Some provincial authorities were more active, while others appeared not to consider positive and consistent implementation of the Legal Framework on Religion a priority.
The government remained concerned that some ethnic minority groups active in the Central Highlands were operating a self-styled "Dega Church," which reportedly combines religious practice with political activism and calls for ethnic minority separatism. The government also restricted the leadership of the unrecognized UBCV and maintained that it would not recognize the organization under the existing leadership.
The government maintained a prominent role overseeing recognized religions. Religious groups encountered the greatest restrictions when they engaged in activities that the government perceived as political activism or a challenge to its rule. The government continued to ban, and actively discouraged participation in, one unrecognized faction of the Hoa Hao Buddhist Church. Government authorities imprisoned and defrocked a number of ethnic Khmer Buddhists for their involvement in antigovernment protests in the Mekong Delta early in the year. Some religious figures, including Catholic priest Nguyen Van Ly, Khmer Krom monk Tim Sakhorn, and Protestant activist Nguyen Van Dai, were sentenced to prison terms for their political activism.
By law religious groups must be officially recognized or registered, and the activities and leadership of individual religious congregations must be approved by the appropriate lower-level authorities. The law mandates that the government act in a time-bound and transparent fashion, but the approval process for registration and recognition of religious organizations was sometimes slow and nontransparent. Nevertheless, new congregations were registered throughout the country, and a number of religious denominations were registered at the national level. In March the Baha'i Faith received official recognition, and in October the government recognized the Vietnamese Baptist and Mennonite religious groups. The Protestant Vietnam Inter-Christian Fellowship and the Vietnam Presbyterian Church also received national-level recognition. However, in the northern region and the Northwest Highlands, local authorities had not acted on registration applications submitted in 2006 by more than 1,000 Protestant congregations among ethnic minority groups, the Hmong in particular.
Some local authorities continued to demand that even recognized religious organizations provide lists of all members of subcongregations as a precondition to registration, although this specific requirement was not codified in the Legal Framework on Religion. Some registered congregations in the northern region and the Northwest Highlands complained that officials used such lists to keep unlisted members from participating in services or for harassment by local authorities or their agents. Annual activities by congregations also must be registered with authorities, and activities not on the accepted annual calendar require separate government approval.
As in past years, official oversight of recognized religions and their registered subcongregations, as well as problems faced by followers of nonrecognized religions or unregistered subcongregations of recognized religions, varied widely from locality to locality, often as a result of ignorance of national policy or varying local interpretations of the policy's intent. In general central-level efforts to coordinate proper implementation of the government's religious framework reduced the frequency and intensity of religious freedom violations. Nevertheless, activities of nonrecognized and unregistered religious groups remained technically illegal, and these groups occasionally experienced harassment. The level of harassment declined in comparison with previous years, and the vast majority of unregistered churches and temples were allowed to operate without interference.
The government actively discouraged contacts between the illegal UBCV and its foreign supporters, although such contacts continued. Police routinely questioned some persons who held alternative religious or political views, such as UBCV monks and certain Catholic priests. Police continued to restrict the free movement of UBCV monks.
There were few credible allegations of forced renunciations during the year. However, there were isolated but credible reports of local authorities in some northwest provinces "encouraging renunciations" of recently converted Christians and pressuring them to return to their traditional beliefs. Some of these persons reported that they were also denounced for "believing in an American religion" and were therefore "enemies of the state." A training manual for local officials published by the Government Committee on Religion in late 2006 appeared to encourage recently converted Christians to return to their traditional beliefs. The manual was highlighted by international human rights groups and reportedly reworded during the year to meet legal requirements.
Articles in some provincial newspapers encouraged local authorities and ethnic minority groups to favor animist and traditional beliefs and to reject Protestantism.
Buddhists practicing their religion under the Vietnam Buddhist Sangha Executive Council, the officially sanctioned Buddhist governing council, were generally free to practice their religion. While these constituted the vast majority of Buddhists, the government continued to harass members of the banned UBCV and prevented them from conducting independent religious activities outside their pagodas.
In February the government rejected the appointment of two Catholic bishops endorsed by the Vatican. However, Catholic officials reported that the government generally continued to ease restrictions on assignment of new clergy. In August the Jesuits opened their new theological training facility in Ho Chi Minh City. The Catholic Church indicated that it had begun exploring with government authorities the establishment of additional seminaries. Late in the year, the government moved towards establishment of an official joint working group with the Vatican to develop principles and a roadmap toward establishing official relations.
A number of Catholic clergy reported a continued easing of government control over activities in certain dioceses during the year. In many places local government officials allowed the Church to conduct religious education classes (outside regular school hours) and charitable activities. The Ho Chi Minh City government continued to facilitate certain charitable activities of the Church in combating HIV/AIDS; however, other activities and permits for Catholic NGOs remained suspended.
At least 10 Hoa Hao Church followers remained in prison on accusations of playing key roles in a protest and clash with the police following a 2005 religious event. Hoa Hao monks and believers who accepted the government-approved Hoa Hao Administrative Council were allowed freedom to practice their faith. Monks and followers who belonged to dissident groups or declined to recognize the authority of the council suffered restrictions.
Reports that some ethnic minority boarding schools discriminated against children from religious, especially Protestant, families continued. In 1997 the government published regulations in a circular appearing to prohibit religious adherents from attending certain schools; however, authorities denied that the government has a policy of limiting access to education based on religious belief and cited the 2005 Education Law, which calls for universal education for children. The government was reportedly working on an update and clarification of its regulations at year's end.
Foreign missionaries may not operate openly as religious workers in the country, although many undertook humanitarian or development activities with government approval.
The government generally required religious publishing to be done through a government-owned religious publishing house; however, some religious groups were able to copy their own materials or import them, subject to government approval. The government relaxed restrictions somewhat on the printing and importation of some religious texts, including in some ethnic minority languages. Other publishing houses were allowed to publish religious-related texts. The government's religious publishing house also published the Bible and other religious materials in ethnic minority languages for the first time. However, in a few cases unauthorized religious materials were confiscated and the owners either fined or arrested.
Released by the Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor
March 11, 2008
The Socialist Republic of Vietnam, with a population of approximately 84 million, is an authoritarian state ruled by the Communist Party of Vietnam (CPV). The CPV's constitutionally mandated primacy and the continued occupancy of all key government positions by party members allows it to set national policy. However, the CPV continued to reduce its formal involvement in government operations and allowed the government to exercise discretion in implementing policy. There were no other legal political parties. The most recent National Assembly elections, held in May, were neither free nor fair, since all candidates were vetted by the CPV's Vietnam Fatherland Front (VFF), an umbrella group that monitored the country's popular organizations. The civilian authorities generally maintained effective control of the security forces.
The government's human rights record remained unsatisfactory. Citizens could not change their government, and political opposition movements were prohibited. The government continued its crackdown on dissent, arresting a number of political activists and disrupting nascent opposition organizations, causing several political dissidents to flee the country. Police sometimes abused suspects during arrest, detention, and interrogation. Prison conditions were often severe. Individuals were arbitrarily detained for political activities and were denied the right to fair and expeditious trials. The government reinforced its controls over the press and the Internet and continued to limit citizens' privacy rights and freedom of speech, assembly, movement, and association. Overall respect for religious freedom improved during the year, but the government persisted in placing restrictions on the political activities of religious groups. The government maintained its prohibition of independent human rights organizations. Violence and discrimination against women remained a problem. Trafficking in women and children for purposes of prostitution continued. Some ethnic minority groups suffered societal discrimination. The government limited workers' rights, especially to organize independently, and arrested or harassed several labor activists.
...
Political Prisoners and Detainees
There were no reliable estimates of the number of political prisoners. The government claimed it held no political prisoners, only lawbreakers. The government held at least 30 political detainees at year's end, although some international observers claimed the numbers ranged into the hundreds.
In January police briefly detained human rights lawyer and labor activist Le Thi Cong Nhan for questioning. Nhan was later arrested, tried, and on May 11 sentenced to four years in prison and three years' probation for violating Article 88. In November the SPC reduced the prison portion of her sentence to three years on appeal.
In February authorities temporarily detained and questioned a number of politically active church leaders, including Roman Catholic priests Chan Tin and Phan Van Loi. Other democracy activists who were detained and eventually released included Nguyen Phong, Nguyen Binh Thanh, Hoang Thi Anh Dao, Bach Ngoc Duong, Nguyen Phuong Anh, and Pham Van Coi. Some subsequently fled to Cambodia and sought protection from the UNHCR, while Nguyen Phong and Nguyen Binh Thanh were later rearrested, tried, and on March 30 sentenced to prison terms of six and five years, respectively.
On February 18, Catholic priest Nguyen Van Ly, amnestied in 2005, was rearrested. On March 30, Ly was sentenced to eight years in prison under Article 88 for "conducting propaganda against the state."
On March 6, human rights attorney Nguyen Van Dai was arrested under Article 88; on May 11, he was sentenced to five years in prison and four years' probation. In November the SPC on appeal reduced the prison portion of his sentence to four years.
On March 8, attorney and democracy activist Le Quoc Quan was arrested in March shortly after returning from a fellowship program in the United States. He was charged with violations of Article 79 of the penal code, which covers "crimes of infringing upon national security," including "carrying out activities aimed at overthrowing the people's administration." On June 16, while still under investigation, Quan was released as part of a special amnesty but was disbarred. At year's end he remained under strict surveillance.
In April writer and journalist Tran Khai Thanh Thuy was detained for violation of Article 88. At year's end she remained in detention without trial (see section 2.a.).
In May Tran Quoc Hien received a three-year prison term for "conducting propaganda against the state" and a two-year sentence for "disrupting security."
On May 10, Le Nguyen Sang, Huynh Nguyen Dao, and Nguyen Bac Truyen, arrested in August 2006 and charged with "storage of antigovernment materials," were sentenced to five years' imprisonment for violating Article 88. On August 17, at the appeals trial for Le Nguyen Sang, the court reduced Sang's sentence from five to four years in prison, Truyen's from four years to three years and six months, and Dao's from three years to two years and six months; their two-year probation terms remained unchanged. The court continued to find Sang, Truyen, and Dao guilty of "propagandizing against the state."
On May 16, prodemocracy activist Nguyen Ba Dang was arrested for "spreading propaganda against the state"; at year's end authorities had not released any information regarding his case. Dang was being detained in Kinh Chi Camp in Hai Duong City.
At year's end Truong Quoc Huy remained in detention without formal charges after his arrest in August 2006 on charges related to political activism, including "attempting to undermine national unity." A trial scheduled for April 13 was postponed for unspecified reasons, and a trial rescheduled for December 18 was indefinitely postponed.
Pham Ba Hai, Vu Hoang Hai, Nguyen Ngoc Quan, and an unknown number of others, arrested in September 2006 for activities involving the "propagandizing against the people's government," remained in detention without official notification of charges. A trial set for December 27 was indefinitely postponed.
Several political dissidents affiliated with outlawed political organizations, including Bloc 8406, the People's Democratic Party, People's Action Party, Free Vietnam Organization, Democratic Party of Vietnam, United Workers-Farmers Organization, and others, remained in prison in various locations.
At year's end five of eight Cao Dai Church members, sentenced in 2005 to between three and 13 years in prison, remained incarcerated. Three were amnestied in October. Ethnic minority prisoners from the Central Highlands, associated with the 2004 Central Highlands protests, also remained in prison. Some NGOs claimed there were several hundred such prisoners. Some were released from detention in the October amnesty.
Freedom of Religion
The constitution and government decrees provide for freedom of worship, and overall respect for religious freedom improved during the year, but the government persisted in placing restrictions on the organized, political activities of religious groups. However, the government continued to relax restrictions on religious activities, and such activities continued to grow significantly.
Problems remained in the implementation of the 2004-5 Legal Framework on Religion. These included excessive delays, and in some cases inaction, in the registration of Protestant congregations in the north and the Northwest Highlands; inconsistent application of procedures for congregation registration and other legal requirements; continued restrictions on religious recruitment; difficulties in the establishment of Catholic seminaries and Protestant pastor training courses; and unresolved land expropriation claims involving a number of religious denominations. Some provincial authorities were more active, while others appeared not to consider positive and consistent implementation of the Legal Framework on Religion a priority.
The government remained concerned that some ethnic minority groups active in the Central Highlands were operating a self-styled "Dega Church," which reportedly combines religious practice with political activism and calls for ethnic minority separatism. The government also restricted the leadership of the unrecognized UBCV and maintained that it would not recognize the organization under the existing leadership.
The government maintained a prominent role overseeing recognized religions. Religious groups encountered the greatest restrictions when they engaged in activities that the government perceived as political activism or a challenge to its rule. The government continued to ban, and actively discouraged participation in, one unrecognized faction of the Hoa Hao Buddhist Church. Government authorities imprisoned and defrocked a number of ethnic Khmer Buddhists for their involvement in antigovernment protests in the Mekong Delta early in the year. Some religious figures, including Catholic priest Nguyen Van Ly, Khmer Krom monk Tim Sakhorn, and Protestant activist Nguyen Van Dai, were sentenced to prison terms for their political activism.
By law religious groups must be officially recognized or registered, and the activities and leadership of individual religious congregations must be approved by the appropriate lower-level authorities. The law mandates that the government act in a time-bound and transparent fashion, but the approval process for registration and recognition of religious organizations was sometimes slow and nontransparent. Nevertheless, new congregations were registered throughout the country, and a number of religious denominations were registered at the national level. In March the Baha'i Faith received official recognition, and in October the government recognized the Vietnamese Baptist and Mennonite religious groups. The Protestant Vietnam Inter-Christian Fellowship and the Vietnam Presbyterian Church also received national-level recognition. However, in the northern region and the Northwest Highlands, local authorities had not acted on registration applications submitted in 2006 by more than 1,000 Protestant congregations among ethnic minority groups, the Hmong in particular.
Some local authorities continued to demand that even recognized religious organizations provide lists of all members of subcongregations as a precondition to registration, although this specific requirement was not codified in the Legal Framework on Religion. Some registered congregations in the northern region and the Northwest Highlands complained that officials used such lists to keep unlisted members from participating in services or for harassment by local authorities or their agents. Annual activities by congregations also must be registered with authorities, and activities not on the accepted annual calendar require separate government approval.
As in past years, official oversight of recognized religions and their registered subcongregations, as well as problems faced by followers of nonrecognized religions or unregistered subcongregations of recognized religions, varied widely from locality to locality, often as a result of ignorance of national policy or varying local interpretations of the policy's intent. In general central-level efforts to coordinate proper implementation of the government's religious framework reduced the frequency and intensity of religious freedom violations. Nevertheless, activities of nonrecognized and unregistered religious groups remained technically illegal, and these groups occasionally experienced harassment. The level of harassment declined in comparison with previous years, and the vast majority of unregistered churches and temples were allowed to operate without interference.
The government actively discouraged contacts between the illegal UBCV and its foreign supporters, although such contacts continued. Police routinely questioned some persons who held alternative religious or political views, such as UBCV monks and certain Catholic priests. Police continued to restrict the free movement of UBCV monks.
There were few credible allegations of forced renunciations during the year. However, there were isolated but credible reports of local authorities in some northwest provinces "encouraging renunciations" of recently converted Christians and pressuring them to return to their traditional beliefs. Some of these persons reported that they were also denounced for "believing in an American religion" and were therefore "enemies of the state." A training manual for local officials published by the Government Committee on Religion in late 2006 appeared to encourage recently converted Christians to return to their traditional beliefs. The manual was highlighted by international human rights groups and reportedly reworded during the year to meet legal requirements.
Articles in some provincial newspapers encouraged local authorities and ethnic minority groups to favor animist and traditional beliefs and to reject Protestantism.
Buddhists practicing their religion under the Vietnam Buddhist Sangha Executive Council, the officially sanctioned Buddhist governing council, were generally free to practice their religion. While these constituted the vast majority of Buddhists, the government continued to harass members of the banned UBCV and prevented them from conducting independent religious activities outside their pagodas.
In February the government rejected the appointment of two Catholic bishops endorsed by the Vatican. However, Catholic officials reported that the government generally continued to ease restrictions on assignment of new clergy. In August the Jesuits opened their new theological training facility in Ho Chi Minh City. The Catholic Church indicated that it had begun exploring with government authorities the establishment of additional seminaries. Late in the year, the government moved towards establishment of an official joint working group with the Vatican to develop principles and a roadmap toward establishing official relations.
A number of Catholic clergy reported a continued easing of government control over activities in certain dioceses during the year. In many places local government officials allowed the Church to conduct religious education classes (outside regular school hours) and charitable activities. The Ho Chi Minh City government continued to facilitate certain charitable activities of the Church in combating HIV/AIDS; however, other activities and permits for Catholic NGOs remained suspended.
At least 10 Hoa Hao Church followers remained in prison on accusations of playing key roles in a protest and clash with the police following a 2005 religious event. Hoa Hao monks and believers who accepted the government-approved Hoa Hao Administrative Council were allowed freedom to practice their faith. Monks and followers who belonged to dissident groups or declined to recognize the authority of the council suffered restrictions.
Reports that some ethnic minority boarding schools discriminated against children from religious, especially Protestant, families continued. In 1997 the government published regulations in a circular appearing to prohibit religious adherents from attending certain schools; however, authorities denied that the government has a policy of limiting access to education based on religious belief and cited the 2005 Education Law, which calls for universal education for children. The government was reportedly working on an update and clarification of its regulations at year's end.
Foreign missionaries may not operate openly as religious workers in the country, although many undertook humanitarian or development activities with government approval.
The government generally required religious publishing to be done through a government-owned religious publishing house; however, some religious groups were able to copy their own materials or import them, subject to government approval. The government relaxed restrictions somewhat on the printing and importation of some religious texts, including in some ethnic minority languages. Other publishing houses were allowed to publish religious-related texts. The government's religious publishing house also published the Bible and other religious materials in ethnic minority languages for the first time. However, in a few cases unauthorized religious materials were confiscated and the owners either fined or arrested.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tam nhật mừng thánh Giuse, Quan Thầy ĐCV Hà nội
Nguyễn Xuân Trường
11:37 12/03/2008
HÀ NỘI - Theo lịch phụng vụ chung của tổng giáo phận Hà Nội, lễ kính thánh Giuse năm nay được rời vào ngày thứ bảy trước Tuần thánh. Vì thế, từ ngày 12 đến ngày 14/3/2008, đại chủng viện Hà Nội sẽ cử hành Tam nhật mừng lễ thánh Giuse quan thày bằng những giờ kinh chiều, chầu Thánh Thể và hát kính thánh Giuse một cách trọng thể. Thêm vào đó, tối thứ sáu, đại chủng viện tổ chức tiệc và văn nghệ mừng lễ. Chính ngày lễ, đại chủng viện sẽ nghỉ học và thi đấu thể thao giao lưu giữa đội "Giuse" (gồm những chủng sinh mang tên thánh Giuse) và đội "các thánh" (gồm những chủng sinh mang tên thánh khác). Cùng với các việc đạo đức, mọi chủng sinh cũng ý thức và dấn thân thực thi những việc hi sinh bác ái như những đóa hoa dâng kính thánh Giuse quan thày. Chương trình của tuần Tam nhật như sau:
1. THỨ TƯ, NGÀY 12/03/2008
- Tâm niệm: Thánh Giuse, mẫu gương tuân phục
- Chủ sự: Cha Gioan Đinh Trung Nghĩa
2. THỨ NĂM, NGÀY 13/03/2008
- Tâm niệm: Thánh Giuse, gương mẫu đời sống khó nghèo
- Chủ sự: Cha Giuse Nguyễn Chấn Hưng
3. THỨ SÁU, NGÀY 14/03/2008
- 17h30: Thánh lễ do Đức Tổng chủ tế
- 18h30: Tiệc mừng
- 20h30: Cầu nguyện, lần hạt Kinh Tối
Cuộc đời thánh Giuse có nhiều khó khăn nhưng thánh nhân đã vượt qua tất cả những khó khăn ấy nhờ bí quyết mau mắn lắng nghe và thi hành Lời Chúa. Xin cho chúng ta cũng gắng sức noi gương thánh Giuse luôn tìm kiếm và thực hành thánh ý Chúa. Được như thế mọi nhiệm vụ do Chúa hướng dẫn và trợ giúp sẽ đi đến thành công.
Lạy thánh Giuse, xin cầu bầu cùng Chúa cho chúng con.
1. THỨ TƯ, NGÀY 12/03/2008
- Tâm niệm: Thánh Giuse, mẫu gương tuân phục
- Chủ sự: Cha Gioan Đinh Trung Nghĩa
2. THỨ NĂM, NGÀY 13/03/2008
- Tâm niệm: Thánh Giuse, gương mẫu đời sống khó nghèo
- Chủ sự: Cha Giuse Nguyễn Chấn Hưng
3. THỨ SÁU, NGÀY 14/03/2008
- 17h30: Thánh lễ do Đức Tổng chủ tế
- 18h30: Tiệc mừng
- 20h30: Cầu nguyện, lần hạt Kinh Tối
Cuộc đời thánh Giuse có nhiều khó khăn nhưng thánh nhân đã vượt qua tất cả những khó khăn ấy nhờ bí quyết mau mắn lắng nghe và thi hành Lời Chúa. Xin cho chúng ta cũng gắng sức noi gương thánh Giuse luôn tìm kiếm và thực hành thánh ý Chúa. Được như thế mọi nhiệm vụ do Chúa hướng dẫn và trợ giúp sẽ đi đến thành công.
Lạy thánh Giuse, xin cầu bầu cùng Chúa cho chúng con.
Một nữ tu Việt Nam bị chết đuối ở Thái Bình Dương
Người Việt
12:03 12/03/2008
SAIPAN, Bắc Mariana - Một tai nạn đã xảy ra vào đêm Chủ Nhật 9 Tháng Ba, gây thiệt mạng cho Soeur Myriam Phan, 62 tuổi.
Theo tin của nhật báo Saipan Tribune, Soeur Myriam Phan đã bơi lội tại bãi biển Chalan Kanoa. Bác sĩ tại bệnh viện Commonwealth Health Center đã xác nhận sự qua đời của nữ tu vào lúc 3 giờ 55 phút sáng Thứ Hai.
Nhà chức trách từng được thông báo về một người bị mất tích vào đêm Chủ Nhật. Sau mấy tiếng đồng hồ tìm kiếm từ trên trực thăng, các quân nhân thuộc lực lượng Vệ Binh Duyên Hải Hoa Kỳ đã khám phá vị trí của nạn nhân trôi trên biển giữa Saipan và Tinian.
Saipan là thủ phủ của quần đảo Bắc Mariana thuộc chủ quyền của Hoa Kỳ tại Nam Thái Bình Dương.
Ông Lei Ogumoro, phát ngôn viên của Bộ An Toàn Công Chúng tại Bắc Mariana, cho biết, “Chúng tôi đang điều tra thêm về vụ này. Về tình trạng thời tiết, bầu trời đã có mây và mưa rào tại vài nơi trên đảo. Sóng cũng rất cao trong khoảng thời gian xảy ra tai nạn.”
Biên bản của cảnh sát không cho biết Soeur đã bơi lội một mình hay với người khác.
Soeur Myriam Phan thuộc dòng tu Soeur Của Chúa Chiên Lành. Bà Lan Nguyễn, một cư dân tại thành phố Minneapolis, Minnesota, đã viết thư email cho nhật báo Saipan Tribune vào ngày Thứ Hai. Bà Lan cho biết bà và Soeur Myriam Phan là bạn thân, đều làm việc tại một cơ sở ở Minneapolis trong sáu năm qua.
Bà Lan cho biết Soeur Myriam Phan có viết thư email trong tuần qua để cho biết Soeur sẽ về Minnesota trong Tháng Tư.
Ðây là tai nạn chết đuối thứ ba tại Saipan năm nay. (h.d.)
(Nguồn: Người Việt, Tuesday, March 11, 2008)
Theo tin của nhật báo Saipan Tribune, Soeur Myriam Phan đã bơi lội tại bãi biển Chalan Kanoa. Bác sĩ tại bệnh viện Commonwealth Health Center đã xác nhận sự qua đời của nữ tu vào lúc 3 giờ 55 phút sáng Thứ Hai.
Nhà chức trách từng được thông báo về một người bị mất tích vào đêm Chủ Nhật. Sau mấy tiếng đồng hồ tìm kiếm từ trên trực thăng, các quân nhân thuộc lực lượng Vệ Binh Duyên Hải Hoa Kỳ đã khám phá vị trí của nạn nhân trôi trên biển giữa Saipan và Tinian.
Saipan là thủ phủ của quần đảo Bắc Mariana thuộc chủ quyền của Hoa Kỳ tại Nam Thái Bình Dương.
Ông Lei Ogumoro, phát ngôn viên của Bộ An Toàn Công Chúng tại Bắc Mariana, cho biết, “Chúng tôi đang điều tra thêm về vụ này. Về tình trạng thời tiết, bầu trời đã có mây và mưa rào tại vài nơi trên đảo. Sóng cũng rất cao trong khoảng thời gian xảy ra tai nạn.”
Biên bản của cảnh sát không cho biết Soeur đã bơi lội một mình hay với người khác.
Soeur Myriam Phan thuộc dòng tu Soeur Của Chúa Chiên Lành. Bà Lan Nguyễn, một cư dân tại thành phố Minneapolis, Minnesota, đã viết thư email cho nhật báo Saipan Tribune vào ngày Thứ Hai. Bà Lan cho biết bà và Soeur Myriam Phan là bạn thân, đều làm việc tại một cơ sở ở Minneapolis trong sáu năm qua.
Bà Lan cho biết Soeur Myriam Phan có viết thư email trong tuần qua để cho biết Soeur sẽ về Minnesota trong Tháng Tư.
Ðây là tai nạn chết đuối thứ ba tại Saipan năm nay. (h.d.)
(Nguồn: Người Việt, Tuesday, March 11, 2008)
Giáo xứ Hải Sơn khai mạc ngày chầu lượt trong giáo phận Bà Rịa
Peter Nguyễn Minh Trung
15:20 12/03/2008
Nhà thờ Hải Sơn |
BÀ RỊA - Chúa Nhật ngày 09 tháng 03, Giáo xứ Hải Sơn thuộc giáo hạt Long Hương - giáo phận Bà Rịa đã khai mạc ngày Chầu lượt Thánh Thể thay cho cả giáo phận. Thánh lễ đồng tế bắt đầu lúc 09 giờ sáng với 13 linh mục trong giáo
Đức Mẹ Bãi Dâu |
Kết thúc Thánh Lễ là giờ Chầu Thánh Thể bắt đầu từ 10h15 đến 4h15 chiều với sự tham dự sốt sắng của các thành phần dân Chúa trong các giáo họ thuộc giáo xứ. Mỗi giáo họ thay phiên nhau chầu theo lượt, mỗi giờ chầu kéo dài trong 30 phút với những ý nguyện của Mùa Chay Thánh chuẩn bị bước vào Tuần Thánh.
Chúa Nhật Lễ Lá tuần sau (16/03/2008), Đức Cha Thomas Nguyễn Văn Trâm - Giám mục giáo phận Bà Rịa sẽ cử hành Lễ Lá vào lúc 09 giờ sáng tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu và kêu gọi toàn thể giới trẻ giáo phận tham dự. Tưởng cũng nên nhắc lại, hằng năm giáo phận Bà Rịa cử hành ngày Đại hội Giới trẻ Giáo phận vào đúng Chúa Nhật Lễ Lá với sự tham dự của hàng ngàn bạn trẻ.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Một gợi ý: Cộng Hưởng của Cao Trào Hiệp Thông Cầu Nguyện với giáo dân Hà Nội
Hồng Lĩnh và Các bạn
23:23 12/03/2008
Hướng tới Tuần Thánh 2008:
Một gợi ý: Cộng Hưởng của Cao Trào Hiệp Thông Cầu Nguyện.
Trình Thuật Thương Khó của Chúa Giêsu, khởi diễn từ việc bị bắt rồi qua các cuộc tra thẩm cho đến hồi kết án, hành quyết xử tử và táng xác (tức từ Vườn Gethsemane cho đến huyệt mộ) theo ghi lại trong các Phúc Âm, đã hình thành một chuỗi động thái liên tục dài nhất về cuộc đời của Ngài.
Trên phương diện thẩm mỹ học, hơn bất cứ phần nào khác của các Phúc Âm, hơn ngay cả biến cố Giáng Sinh, Trình Thuật Thương Khó đã nắm bắt được sự chú ý, óc tưởng tượng của biết bao nhiêu kịch sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ cũng như những nghệ nhân thời danh. Bức tượng Đức Mẹ Sầu Bi -Pietà- do Michaelangelo hoàn tất điêu khắc vào năm 1499 là một thí dụ điển hình.
Trên bình diện văn học, các đoản văn Thương Khó đã để lại những dấu ấn mạnh mẽ trên các ngôn ngữ và thi văn hình tượng: ba mươi đồng tiền bằng bạc, cái hôn của Giuđa, con gà gáy, động tác rửa tay cho khỏi vấy máu…
Dưới khía cạnh lịch sử, cái chết của Đức Giêsu là thời điểm công khai nổi bật nhất trong cuộc đời trần thế của Ngài, vì những nhân vật tên tuổi trong lịch sử Do Thái và Rôma như Thượng Tế Cai-Pha, Thượng Tế An-na, Quan Phi-La-Tô đã trực tiếp đối mặt với Ngài. Thực thế, bên cạnh dữ kiện “được hạ sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria,” một trích đoạn khác cũng đã đi vào Kinh Tin Kính là việc “chịu nạn thời Quan Phi-La-Tô”, đã trở nên một điểm mấu chốt đem niềm tin Ki-tô Giáo về Con Thiên Chúa đặt vào Đức Giêsu, là một con người thật trong lịch sử.
Dưới nhãn quan thần học, Ki-Tô Hữu đã diễn giải cái chết trên thập gíá của Đức Giêsu như là yếu tố then chốt trong chương trình Cứu Chuộc của Thiên Chúa. Về phương diện tâm linh, Đức Giêsu Khổ Nạn đã là tiêu điểm suy ngẫm qua bao thế hệ cho hàng cơ man môn đệ, những người đã chấp nhận mang Khổ Giá để bước theo Thầy.
Trong thực hành mục vụ, Cuộc Khổ Nạn là trung tâm điểm của Mùa Chay và Tuần Thánh, là thời gian linh thiêng nhất của lịch Phụng Vụ.
Tóm lại, Tuần Thánh với đỉnh cao là việc tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô, nhìn từ mỗi nhãn quan, là trọng tâm của cuộc lữ hành đức tin Ki-Tô Giáo.
Vài Tâm Tình trong Mùa Chay hướng về Tuần Thánh:
Một thần học gia người Đức, người đã bị hành quyết bởi Đức Quốc Xã, có viết rằng: “Khi Chúa Giêsu gọi một người, Ngài gọi người đó đến và chết”.
Trong chiều kích tâm linh đó, Tuần Thánh là thời gian để chúng ta tập trung suy tư về những nỗi Đau Khổ, đau khổ của cá nhân, của cộng đồng, của Giáo Hội, Giáo Hội Viêt Nam, Tổ Quốc Việt Nam.
Bên cạnh suy tư về Đau Khổ là suy tư về sự Sỉ Nhục và Sự Chết.
Điều quan trọng là chúng ta phải đặt Niềm Hy Vọng vào Sự Phục Sinh, Giao Ước cho Một Đổi Mới, Giao Ước cho Sự Sống, đối lập với bối cảnh của Sự Chết, sự Tận Cùng.
Chỉ có bước xuyên qua bóng tối và đêm đen của Tuần Thánh, chỉ có bằng nhận thức được nỗi kinh hoàng và tầm mức khủng khiếp của tội lỗi và hậu quả của nó, thể hiện trên con người Giêsu đang chết dần, treo trên Thánh Giá; chỉ có qua suy ngẫm về sự tuyệt vọng và cùng đường của các môn đệ trong ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, lúc xác Chúa Giêsu còn ở trong mồ, chúng ta mới thực sự hiểu được ánh sáng và niềm hy vọng của Buổi Sáng Chúa Nhật Phục Sinh.
Với xác tín rằng Tuần Thánh sẽ tạo cho mỗi người có cơ hội cảm nghiệm chân lý này trong phụng vụ và biểu tượng, các Nghi Thức Phụng Vụ và Canh Thức Hiệp Thông Cầu Nguyện sẽ trở nên những công bố mãnh liệt về khả năng biến đổi của Chúa và của Phúc Âm tác động trên đời sống con người.
Đề Nghị Phát Động “Tuần Lễ Hiệp Thông Cầu Nguyện cho Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam” trong Tuần Thánh 2008:
Trong tinh thần hiệp thông cầu nguyện và chia sẻ nỗi gian lao bi tráng của Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt với Cộng Đồng Giáo Dân can trường thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội, chúng tôi tha thiết thỉnh nguyện VietCatholic Network lên tiếng kêu gọi mỗi một và tòan thể Cộng Đoàn Dân Thánh Chúa Việt Nam trên toàn thế giới – trong nước cũng như ở hải ngoại – phát động “Tuần Lễ Hiệp Thông Cầu Nguyện cho Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam” khởi đi từ Chuá Nhật Lễ Lá 2008.
Sau đây, chúng tôi xin lược qua một số gơi ý thô thiển:
• 1. Các chương trình Cầu Nguyện sẽ được lồng vào trong các Nghi thức Phụng Vụ của Tuần Thánh. Xin quý vị trong Ban Chấp Hành Cộng Đoàn thỉnh ý cùng Linh mục Quản nhiệm để dâng Lời Nguyện Giáo Dân trong ý chỉ này. Xin Quý Cha và quý vị sáng kiến soạn phần Lời Nguyện cho xúc tích và sốt sắng.
• 2. Tùy theo hòan cảnh cụ thể và sáng kiến của mỗi địa phương, các Buổi Canh Thức Hiệp Thông Cầu Nguyện sẽ được tổ chức thêm bên cạnh các phụng vụ Tuần Thánh.
• 3. Sau Tuần Thánh, các buổi Canh Thức Cầu Nguyện này sẽ được chuyển thành những Giờ Chầu Thánh Thể hàng tháng cũng với ý chỉ cầu nguyện cho Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam
Chúng tôi ao ước được đón nhận sự hưởng ứng và tham gia của tất cả các cộng đoàn Dân Chúa. Với cử chỉ hiệp thông cầu nguyện này chúng ta dóng lên tiếng chuông kêu gọi Công Lý và Hòa Bình cho Tổ Quốc và Giáo Hội cũng như bày tỏ lòng ngưỡng mộ trước ý chí can cường của Cộng Đoàn Giáo Dân TGP Hà Nội
(còn tiếp)
Xin đón đọc phần hai về ý nghĩa và ý cầu nguyện riêng từng ngày:
Một gợi ý: Cộng Hưởng của Cao Trào Hiệp Thông Cầu Nguyện.
Trình Thuật Thương Khó của Chúa Giêsu, khởi diễn từ việc bị bắt rồi qua các cuộc tra thẩm cho đến hồi kết án, hành quyết xử tử và táng xác (tức từ Vườn Gethsemane cho đến huyệt mộ) theo ghi lại trong các Phúc Âm, đã hình thành một chuỗi động thái liên tục dài nhất về cuộc đời của Ngài.
Trên phương diện thẩm mỹ học, hơn bất cứ phần nào khác của các Phúc Âm, hơn ngay cả biến cố Giáng Sinh, Trình Thuật Thương Khó đã nắm bắt được sự chú ý, óc tưởng tượng của biết bao nhiêu kịch sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ cũng như những nghệ nhân thời danh. Bức tượng Đức Mẹ Sầu Bi -Pietà- do Michaelangelo hoàn tất điêu khắc vào năm 1499 là một thí dụ điển hình.
Trên bình diện văn học, các đoản văn Thương Khó đã để lại những dấu ấn mạnh mẽ trên các ngôn ngữ và thi văn hình tượng: ba mươi đồng tiền bằng bạc, cái hôn của Giuđa, con gà gáy, động tác rửa tay cho khỏi vấy máu…
Dưới khía cạnh lịch sử, cái chết của Đức Giêsu là thời điểm công khai nổi bật nhất trong cuộc đời trần thế của Ngài, vì những nhân vật tên tuổi trong lịch sử Do Thái và Rôma như Thượng Tế Cai-Pha, Thượng Tế An-na, Quan Phi-La-Tô đã trực tiếp đối mặt với Ngài. Thực thế, bên cạnh dữ kiện “được hạ sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria,” một trích đoạn khác cũng đã đi vào Kinh Tin Kính là việc “chịu nạn thời Quan Phi-La-Tô”, đã trở nên một điểm mấu chốt đem niềm tin Ki-tô Giáo về Con Thiên Chúa đặt vào Đức Giêsu, là một con người thật trong lịch sử.
Dưới nhãn quan thần học, Ki-Tô Hữu đã diễn giải cái chết trên thập gíá của Đức Giêsu như là yếu tố then chốt trong chương trình Cứu Chuộc của Thiên Chúa. Về phương diện tâm linh, Đức Giêsu Khổ Nạn đã là tiêu điểm suy ngẫm qua bao thế hệ cho hàng cơ man môn đệ, những người đã chấp nhận mang Khổ Giá để bước theo Thầy.
Trong thực hành mục vụ, Cuộc Khổ Nạn là trung tâm điểm của Mùa Chay và Tuần Thánh, là thời gian linh thiêng nhất của lịch Phụng Vụ.
Tóm lại, Tuần Thánh với đỉnh cao là việc tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô, nhìn từ mỗi nhãn quan, là trọng tâm của cuộc lữ hành đức tin Ki-Tô Giáo.
Vài Tâm Tình trong Mùa Chay hướng về Tuần Thánh:
Một thần học gia người Đức, người đã bị hành quyết bởi Đức Quốc Xã, có viết rằng: “Khi Chúa Giêsu gọi một người, Ngài gọi người đó đến và chết”.
Trong chiều kích tâm linh đó, Tuần Thánh là thời gian để chúng ta tập trung suy tư về những nỗi Đau Khổ, đau khổ của cá nhân, của cộng đồng, của Giáo Hội, Giáo Hội Viêt Nam, Tổ Quốc Việt Nam.
Bên cạnh suy tư về Đau Khổ là suy tư về sự Sỉ Nhục và Sự Chết.
Điều quan trọng là chúng ta phải đặt Niềm Hy Vọng vào Sự Phục Sinh, Giao Ước cho Một Đổi Mới, Giao Ước cho Sự Sống, đối lập với bối cảnh của Sự Chết, sự Tận Cùng.
Chỉ có bước xuyên qua bóng tối và đêm đen của Tuần Thánh, chỉ có bằng nhận thức được nỗi kinh hoàng và tầm mức khủng khiếp của tội lỗi và hậu quả của nó, thể hiện trên con người Giêsu đang chết dần, treo trên Thánh Giá; chỉ có qua suy ngẫm về sự tuyệt vọng và cùng đường của các môn đệ trong ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, lúc xác Chúa Giêsu còn ở trong mồ, chúng ta mới thực sự hiểu được ánh sáng và niềm hy vọng của Buổi Sáng Chúa Nhật Phục Sinh.
Với xác tín rằng Tuần Thánh sẽ tạo cho mỗi người có cơ hội cảm nghiệm chân lý này trong phụng vụ và biểu tượng, các Nghi Thức Phụng Vụ và Canh Thức Hiệp Thông Cầu Nguyện sẽ trở nên những công bố mãnh liệt về khả năng biến đổi của Chúa và của Phúc Âm tác động trên đời sống con người.
Đề Nghị Phát Động “Tuần Lễ Hiệp Thông Cầu Nguyện cho Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam” trong Tuần Thánh 2008:
Trong tinh thần hiệp thông cầu nguyện và chia sẻ nỗi gian lao bi tráng của Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt với Cộng Đồng Giáo Dân can trường thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội, chúng tôi tha thiết thỉnh nguyện VietCatholic Network lên tiếng kêu gọi mỗi một và tòan thể Cộng Đoàn Dân Thánh Chúa Việt Nam trên toàn thế giới – trong nước cũng như ở hải ngoại – phát động “Tuần Lễ Hiệp Thông Cầu Nguyện cho Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam” khởi đi từ Chuá Nhật Lễ Lá 2008.
Sau đây, chúng tôi xin lược qua một số gơi ý thô thiển:
• 1. Các chương trình Cầu Nguyện sẽ được lồng vào trong các Nghi thức Phụng Vụ của Tuần Thánh. Xin quý vị trong Ban Chấp Hành Cộng Đoàn thỉnh ý cùng Linh mục Quản nhiệm để dâng Lời Nguyện Giáo Dân trong ý chỉ này. Xin Quý Cha và quý vị sáng kiến soạn phần Lời Nguyện cho xúc tích và sốt sắng.
• 2. Tùy theo hòan cảnh cụ thể và sáng kiến của mỗi địa phương, các Buổi Canh Thức Hiệp Thông Cầu Nguyện sẽ được tổ chức thêm bên cạnh các phụng vụ Tuần Thánh.
• 3. Sau Tuần Thánh, các buổi Canh Thức Cầu Nguyện này sẽ được chuyển thành những Giờ Chầu Thánh Thể hàng tháng cũng với ý chỉ cầu nguyện cho Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam
Chúng tôi ao ước được đón nhận sự hưởng ứng và tham gia của tất cả các cộng đoàn Dân Chúa. Với cử chỉ hiệp thông cầu nguyện này chúng ta dóng lên tiếng chuông kêu gọi Công Lý và Hòa Bình cho Tổ Quốc và Giáo Hội cũng như bày tỏ lòng ngưỡng mộ trước ý chí can cường của Cộng Đoàn Giáo Dân TGP Hà Nội
(còn tiếp)
Xin đón đọc phần hai về ý nghĩa và ý cầu nguyện riêng từng ngày:
- -Chúa Nhật Lễ Lá: Chúa Giêsu vào Thành Jerusalem
- -Thứ Hai Tuần Thánh: Chúa Giêsu Tẩy Rửa Đền Thờ
- -Thứ Ba Tuần Thánh: Giáo Huấn của Chúa Giêsu: “Trả cho Caesar những gì thuộc Ceasar, trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa”
- -Thú Tư Tuần Thánh: Sự Phản bội của Giuđa – Keep an eye on Judas
- -Thứ Năm Tuần Thánh: Vườn Cây Dầu – Bị Bắt – Chối Thầy
- -Thứ Sáu Tuần Thánh: Công Nghị Do Thái – Philatô – Herođê – Lại Philatô – Đánh Đòn và Chế Diễu – Đóng Đinh – Chết
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Tóm Lược Các Sinh Hoạt LĐCGVNHK Từ Tháng 10/2007
Phó tế Giuse Nguyễn Hòa Phú
11:34 12/03/2008
Tóm Lược Các Sinh Hoạt LĐCGVNHK Từ Tháng 10/2007
Sau lễ bàn giao giữa Đức Ông Giuse Phạm Xuân Thắng và Cha Tân Chủ tịch Giuse Nguyễn Thanh Liêm vào ngày 6 tháng 10 năm 2007, Ban Thường vụ Liên đoàn đã bắt tay vào việc điều hành. Dưới đây là một số sinh hoạt thường xuyên và đặc trưng của Tân Ban Chấp Hành:
I. Họp Ban Phục Vụ Liên Đoàn:
Cuộc họp được tổ chức tại Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia. Đây là phiên họp đầu tiên với sự hiện diện của các Chủ tịch Miền, các Ban Chuyên môn, Phong trào và Hội đoàn. Tất cả có 22 vị phó hội gồm: quý Đức Ông, Linh Mục, Phó tế, Tu sĩ nam nữ và Giáo dân.
Nhằm tạo niềm cảm thông và gây tình huynh đệ trong việc phục vụ, buổi sơ ngộ đã diễn ra trong không khí vui tươi, cởi mở với nhiều hy vọng và yêu thương.
Cũng cần ghi nhận về chủ nhà là Cha Chánh xứ John B. Nguyễn Đức Vượng đã quảng đại và dành cho Liên đoàn mọi sự dễ dãi và tiếp đón niềm nở.
II. Họp Điện thoại Viễn liên định kỳ:
Nhằm mục đích giữ chặt mối dây thân ái cũng như thông tin, liên lạc và cập nhật mọi sinh hoạt liên quan đến Liên đoàn, Văn phòng Liên Đoàn và cha Chủ tịch đã tổ chức các cuộc họp điện thoại viễn liên mỗi ba (3) tháng, và các cuộc họp viễn liên bất thường mỗi khi có nhu cầu đặc biệt.
Các phiên họp đều có sự tham dự của Ban Thường Vụ, Ban chuyên môn, Phong trào và Hội đoàn, quý Chủ tịch Miền, Đại diện Liên Dòng Nữ Tu, Cộng đồng Phó Tế, và Cộng đồng Giáo dân,
Buổi họp điện thoại viễn liên chung đầu tiên đã diễn ra ngày 31/10/2008 và buổi họp tiếp theo vào ngày 31/01/2008. Ngoài ra nhiều buổi họp các ban ngành chuyên môn đã được thực hiện tốt đẹp trong tinh thần huynh đệ và phục vụ; nhiều quyết định quan trọng đã được chung quyết và thi hành.
III. Sinh hoạt thân hữu và nối kết của Chủ tịch:
1- Thăm Viếng các Miền Hoa Kỳ:
Kể từ ngày chính thức nhận chức 6 tháng 10, 2007, để tạo sự quen biết, cảm thông, và chia sẻ các thông tin, sinh hoạt giữa các Miền trong Liên Đoàn, mong nối kết, tạo tinh thần Hiệp Nhất trong Liên Đoàn, Cha Chủ Tịch đã đi thăm viếng, gặp gỡ các Linh Mục, chức sắc, giáo dân tại vài Miền như Thủ đô, Tây Nam, Nam, Đông Nam, và một số giáo xứ, cộng đoàn, nhà dòng: Mân Côi, Tu Đoàn Nhà Chúa.
Trong thời gian tới, cha Chủ tịch và các đại diện sẽ đi thăm viếng các miền còn lại. Sau các chuyến đi cha Chủ tịch có các nhận xét tích cực như: Quý vị lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm rất cao, tận tụy với sứ vụ, yêu thương công việc và giáo dân của mình. Giáo dân cũng rất gắn bó với giáo xứ, cộng đoàn, và hết sức lo cho gia đình sống đạo đức.
2- Thăm Viếng Ban Thường Vụ HĐGMVN:
Từ ngày 2 đến ngày 9 tháng 1, 2008, cha Chủ tịch có chuyến đi thăm viếng Ban Thường Vụ HĐGM VN, chúc mừng tân Ban Thường Vụ, tường trình tổ chức và sinh hoạt của Liên Đoàn, thăm viếng các cơ sở của Giáo Hội như các Chủng Viện, Tu Viện, các Trung Tâm Mục Vụ, để hiểu biết thêm các sinh hoạt về mục vụ, giáo dục, y tế, từ thiện, và đồng thời tham gia việc cứu trợ lũ lụt trực tiếp do các nhóm hợp tác với Liên Đoàn tổ chức.
Cha Chủ tịch Liên Đoàn đã lần lượt hội kiến Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, Đức Tổng Giám mục Nguyễn Như Thể, Đức cha tân Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Nguyễn Văn Nhơn, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn và một số Giám mục thuộc Giáo Tỉnh Sài Gòn.
Chuyến đi tạo được sự hiểu biết, liên kết và gắn bó nhiều hơn giữa Liên Đoàn tại Hoa Kỳ với Giáo Hội Mẹ Việt Nam nơi quê nhà.
Qua chuyến đi này, cha Chủ tịch nhận thấy những cống hiến, hy sinh của Giáo Hội Việt Nam thật âm thầm nhưng lớn lao, đặc biệt trong việc dấn thân phục vụ người dân trong nhiều lãnh vực mục vụ, giáo dục, y tế, từ thiện.
Hy vọng rằng Giáo Hội Việt Nam tại quê nhà sớm vượt qua những trở ngại để có thêm sự tự do và những phương tiện cần thiết nhằm thực thi sứ vụ mang Tin Mừng Ơn Cứu Chuộc đến cho muôn dân. Liên Đoàn, trong tình con thảo, cũng mong sẽ góp phần nhỏ bé trong các việc của Giáo Hội Mẹ.
3- Yểm Trợ Đồng Bào Bị Lũ Lụt:
Năm 2007, nhiều cơn lũ lụt đánh vào miền Bắc và Trung Việt Nam gây thiệt hại trầm trọng về nhân mạng, tài sản. Liên Đoàn đã vận động và kêu gọi mọi người mọi giới đóng góp. Xin xem chi tiết trong phần báo cáo tổng kết giúp lũ lụt số đặc san của Liên Đoàn sắp phát hành.
4- Hiệp thông, Cầu nguyện cho Quê hương:
Kể từ tháng 12 năm vừa qua, đáp lời mời gọi của hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đặc biệt với Giáo Phận Hà Nội, Liên Đoàn mời gọi mọi thành viên cùng hiệp thông cầu nguyện cho việc giao hoàn Tòa Khâm Sứ và các cơ sở khác của Giáo Hội sớm đạt được thực hiện.
Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ cũng đã tái khẳng định sự trung thành hiệp thông liên kết với Giáo Hội Mẹ nơi quê nhà trong những nỗ lực nhằm mang lại sự tự do sống đạo và sự công bằng cho mọi người dân Việt Nam.
IV. Các Chương Trình/ Đường Hướng sắp tới:
A- Tại Hoa Kỳ:
1- Tiếp tục quảng bá sự hiệp thông, hiệp nhất giữa các thành viên trong Liên Đoàn với nhau, cụ thể qua việc thăm viếng, và mời gọi mọi người thu xếp thời gian đến tham dự, gặp gỡ các đại hội, tĩnh tâm, hay các khóa Tu Nghiệp.
2- Việc thành lập Tiểu Ban Sống Đạo Liên Đoàn đang tiến hành, để có thể đưa ra các chương trình cụ thể phù hợp với đường hướng của Giáo Hội, và Liên Đoàn sẽ đề nghị các giáo xứ cộng đoàn trên Hoa Kỳ áp dụng. Tiểu Ban đang được Ủy Ban Thần Học cộng tác nghiên cứu.
3- Các Ủy ban Thần Học, Giáo Luật, Văn Hóa, Thánh Nhạc… tiếp tục đẩy mạnh những sinh hoạt cụ thể, cũng như có các thông tin liên quan đến việc hoạt động của tiểu ban mình. Liên Đoàn cũng sẽ hỗ trợ cụ thể về tài chánh, để các tiểu ban có thể đi vào hoạt động cách hiệu quả.
4- Đẩy mạnh việc thông tin qua tờ Nội san Liên Đoàn, và đang tính toán khả năng sẽ thực hiện 1 tờ Nội san song ngữ để quảng bá, thông tin những sinh hoạt của Liên Đoàn đến với Giáo Hội Hoa Kỳ, với các Giám Mục Hoa Kỳ, để có sự hợp tác sau này.
5- Kêu gọi và tìm sự hơp tác giữa các Linh Mục Dòng, Triều hầu có thể giúp đỡ mục vụ cho các cộng đoàn Việt Nam đang thiếu Linh Mục chăm sóc. Các địa phương có nhu cầu mục vụ cần Linh mục Việt Nam, xin vui lòng liên lạc với Văn phòng Chủ tịch Liên Đoàn.
6- Từ từ tiến hành việc quảng bá những linh đạo và tư tưởng của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, để giúp giáo dân học hỏi hiểu biết thêm về ngài, chuẩn bị cho việc phong Chân Phước/Thánh.
7. Xin qúy Linh mục, Phó tế, Tu sĩ nam nữ vui lòng thông báo địa chỉ mới cho Văn phòng Liên Đoàn mỗi khi thay đổi; email: bantinliendoan@aol.com
B- Tại Việt Nam:
Tìm phương cách hợp các và hỗ trợ các Trung Tâm Mục Vụ của các Giáo Tỉnh, hay các chương trình cụ thể của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong 3 lãnh vực Mục Vụ, Giáo Dục, Y Tế, Xã Hội.
Tổng Thư ký LĐCGVNHK ghi chép
Sau lễ bàn giao giữa Đức Ông Giuse Phạm Xuân Thắng và Cha Tân Chủ tịch Giuse Nguyễn Thanh Liêm vào ngày 6 tháng 10 năm 2007, Ban Thường vụ Liên đoàn đã bắt tay vào việc điều hành. Dưới đây là một số sinh hoạt thường xuyên và đặc trưng của Tân Ban Chấp Hành:
I. Họp Ban Phục Vụ Liên Đoàn:
Cuộc họp được tổ chức tại Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia. Đây là phiên họp đầu tiên với sự hiện diện của các Chủ tịch Miền, các Ban Chuyên môn, Phong trào và Hội đoàn. Tất cả có 22 vị phó hội gồm: quý Đức Ông, Linh Mục, Phó tế, Tu sĩ nam nữ và Giáo dân.
Nhằm tạo niềm cảm thông và gây tình huynh đệ trong việc phục vụ, buổi sơ ngộ đã diễn ra trong không khí vui tươi, cởi mở với nhiều hy vọng và yêu thương.
Cũng cần ghi nhận về chủ nhà là Cha Chánh xứ John B. Nguyễn Đức Vượng đã quảng đại và dành cho Liên đoàn mọi sự dễ dãi và tiếp đón niềm nở.
II. Họp Điện thoại Viễn liên định kỳ:
Nhằm mục đích giữ chặt mối dây thân ái cũng như thông tin, liên lạc và cập nhật mọi sinh hoạt liên quan đến Liên đoàn, Văn phòng Liên Đoàn và cha Chủ tịch đã tổ chức các cuộc họp điện thoại viễn liên mỗi ba (3) tháng, và các cuộc họp viễn liên bất thường mỗi khi có nhu cầu đặc biệt.
Các phiên họp đều có sự tham dự của Ban Thường Vụ, Ban chuyên môn, Phong trào và Hội đoàn, quý Chủ tịch Miền, Đại diện Liên Dòng Nữ Tu, Cộng đồng Phó Tế, và Cộng đồng Giáo dân,
Buổi họp điện thoại viễn liên chung đầu tiên đã diễn ra ngày 31/10/2008 và buổi họp tiếp theo vào ngày 31/01/2008. Ngoài ra nhiều buổi họp các ban ngành chuyên môn đã được thực hiện tốt đẹp trong tinh thần huynh đệ và phục vụ; nhiều quyết định quan trọng đã được chung quyết và thi hành.
III. Sinh hoạt thân hữu và nối kết của Chủ tịch:
1- Thăm Viếng các Miền Hoa Kỳ:
Kể từ ngày chính thức nhận chức 6 tháng 10, 2007, để tạo sự quen biết, cảm thông, và chia sẻ các thông tin, sinh hoạt giữa các Miền trong Liên Đoàn, mong nối kết, tạo tinh thần Hiệp Nhất trong Liên Đoàn, Cha Chủ Tịch đã đi thăm viếng, gặp gỡ các Linh Mục, chức sắc, giáo dân tại vài Miền như Thủ đô, Tây Nam, Nam, Đông Nam, và một số giáo xứ, cộng đoàn, nhà dòng: Mân Côi, Tu Đoàn Nhà Chúa.
Trong thời gian tới, cha Chủ tịch và các đại diện sẽ đi thăm viếng các miền còn lại. Sau các chuyến đi cha Chủ tịch có các nhận xét tích cực như: Quý vị lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm rất cao, tận tụy với sứ vụ, yêu thương công việc và giáo dân của mình. Giáo dân cũng rất gắn bó với giáo xứ, cộng đoàn, và hết sức lo cho gia đình sống đạo đức.
2- Thăm Viếng Ban Thường Vụ HĐGMVN:
Từ ngày 2 đến ngày 9 tháng 1, 2008, cha Chủ tịch có chuyến đi thăm viếng Ban Thường Vụ HĐGM VN, chúc mừng tân Ban Thường Vụ, tường trình tổ chức và sinh hoạt của Liên Đoàn, thăm viếng các cơ sở của Giáo Hội như các Chủng Viện, Tu Viện, các Trung Tâm Mục Vụ, để hiểu biết thêm các sinh hoạt về mục vụ, giáo dục, y tế, từ thiện, và đồng thời tham gia việc cứu trợ lũ lụt trực tiếp do các nhóm hợp tác với Liên Đoàn tổ chức.
Cha Chủ tịch Liên Đoàn đã lần lượt hội kiến Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, Đức Tổng Giám mục Nguyễn Như Thể, Đức cha tân Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Nguyễn Văn Nhơn, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn và một số Giám mục thuộc Giáo Tỉnh Sài Gòn.
Chuyến đi tạo được sự hiểu biết, liên kết và gắn bó nhiều hơn giữa Liên Đoàn tại Hoa Kỳ với Giáo Hội Mẹ Việt Nam nơi quê nhà.
Qua chuyến đi này, cha Chủ tịch nhận thấy những cống hiến, hy sinh của Giáo Hội Việt Nam thật âm thầm nhưng lớn lao, đặc biệt trong việc dấn thân phục vụ người dân trong nhiều lãnh vực mục vụ, giáo dục, y tế, từ thiện.
Hy vọng rằng Giáo Hội Việt Nam tại quê nhà sớm vượt qua những trở ngại để có thêm sự tự do và những phương tiện cần thiết nhằm thực thi sứ vụ mang Tin Mừng Ơn Cứu Chuộc đến cho muôn dân. Liên Đoàn, trong tình con thảo, cũng mong sẽ góp phần nhỏ bé trong các việc của Giáo Hội Mẹ.
3- Yểm Trợ Đồng Bào Bị Lũ Lụt:
Năm 2007, nhiều cơn lũ lụt đánh vào miền Bắc và Trung Việt Nam gây thiệt hại trầm trọng về nhân mạng, tài sản. Liên Đoàn đã vận động và kêu gọi mọi người mọi giới đóng góp. Xin xem chi tiết trong phần báo cáo tổng kết giúp lũ lụt số đặc san của Liên Đoàn sắp phát hành.
4- Hiệp thông, Cầu nguyện cho Quê hương:
Kể từ tháng 12 năm vừa qua, đáp lời mời gọi của hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đặc biệt với Giáo Phận Hà Nội, Liên Đoàn mời gọi mọi thành viên cùng hiệp thông cầu nguyện cho việc giao hoàn Tòa Khâm Sứ và các cơ sở khác của Giáo Hội sớm đạt được thực hiện.
Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ cũng đã tái khẳng định sự trung thành hiệp thông liên kết với Giáo Hội Mẹ nơi quê nhà trong những nỗ lực nhằm mang lại sự tự do sống đạo và sự công bằng cho mọi người dân Việt Nam.
IV. Các Chương Trình/ Đường Hướng sắp tới:
A- Tại Hoa Kỳ:
1- Tiếp tục quảng bá sự hiệp thông, hiệp nhất giữa các thành viên trong Liên Đoàn với nhau, cụ thể qua việc thăm viếng, và mời gọi mọi người thu xếp thời gian đến tham dự, gặp gỡ các đại hội, tĩnh tâm, hay các khóa Tu Nghiệp.
2- Việc thành lập Tiểu Ban Sống Đạo Liên Đoàn đang tiến hành, để có thể đưa ra các chương trình cụ thể phù hợp với đường hướng của Giáo Hội, và Liên Đoàn sẽ đề nghị các giáo xứ cộng đoàn trên Hoa Kỳ áp dụng. Tiểu Ban đang được Ủy Ban Thần Học cộng tác nghiên cứu.
3- Các Ủy ban Thần Học, Giáo Luật, Văn Hóa, Thánh Nhạc… tiếp tục đẩy mạnh những sinh hoạt cụ thể, cũng như có các thông tin liên quan đến việc hoạt động của tiểu ban mình. Liên Đoàn cũng sẽ hỗ trợ cụ thể về tài chánh, để các tiểu ban có thể đi vào hoạt động cách hiệu quả.
4- Đẩy mạnh việc thông tin qua tờ Nội san Liên Đoàn, và đang tính toán khả năng sẽ thực hiện 1 tờ Nội san song ngữ để quảng bá, thông tin những sinh hoạt của Liên Đoàn đến với Giáo Hội Hoa Kỳ, với các Giám Mục Hoa Kỳ, để có sự hợp tác sau này.
5- Kêu gọi và tìm sự hơp tác giữa các Linh Mục Dòng, Triều hầu có thể giúp đỡ mục vụ cho các cộng đoàn Việt Nam đang thiếu Linh Mục chăm sóc. Các địa phương có nhu cầu mục vụ cần Linh mục Việt Nam, xin vui lòng liên lạc với Văn phòng Chủ tịch Liên Đoàn.
6- Từ từ tiến hành việc quảng bá những linh đạo và tư tưởng của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, để giúp giáo dân học hỏi hiểu biết thêm về ngài, chuẩn bị cho việc phong Chân Phước/Thánh.
7. Xin qúy Linh mục, Phó tế, Tu sĩ nam nữ vui lòng thông báo địa chỉ mới cho Văn phòng Liên Đoàn mỗi khi thay đổi; email: bantinliendoan@aol.com
B- Tại Việt Nam:
Tìm phương cách hợp các và hỗ trợ các Trung Tâm Mục Vụ của các Giáo Tỉnh, hay các chương trình cụ thể của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong 3 lãnh vực Mục Vụ, Giáo Dục, Y Tế, Xã Hội.
Tổng Thư ký LĐCGVNHK ghi chép
Văn Hóa
Rước trong văn hoá Việt nam
Nguyễn Thụ Nhân
14:17 12/03/2008
Rước trong văn hoá Việt nam
Chủ nhật Lễ Lá, chúng ta thường đọc đoạn Kinh thánh nói về Chuá Giêsu vào Giêrusalem “… Một đám người rất đông lấy áo mình trải xuống mặt đường. một số khác lại chặt nhành lá mà trải lên lối đi. Đám đông, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy …” (Matthêu, 21, 8-9). Đây chính là một đám người Do Thái đã rước Chuá Giêsu lần đầu tiên. Rước cũng thường thấy trong lễ hội của văn hoá Việt Nam.
Rước là gì?
Trong tiếng Việt, rước có 3 nghĩa:
• Diễn tả một đám đông người đi diễu ở ngoài đường trong các cuộc vui như rước đèn, rước sư tử.
• Diễn tả một đám đông người đang tham gia một nghi thức tôn giáo như rước Chuá vào lòng, rước thần, rước xác ( thi thể người qua đời được mang vào nhà thờ để làm phép xác trước khi chôn cất)
• Đón tiếp một cách long trọng như rước dâu trong đám cưới.
Ngoài ra, từ rước còn là một từ đệm như rước ông xơi nước (để chỉ lời mời một cách lịch sự)
Rước được sử dụng như thế nào?
Từ “rước” phần nhiều mang ý nghĩa tích cực, để chỉ một hình thức vui trong hội hè đình đám như đã nói trên, hoặc nói lên tình cảm tôn kính và quý trọng dành cho một vị thần hoặc một người nào đó. Song không phải luôn luôn tích cực như thế mà còn có ý chê bai như “Rước voi về dày mồ” (tương tự như cõng rắn cắn gà nhà), hoặc tỏ ý tức giận khi có điều không hài lòng ( thí dụ: Mày rước cái xe đạp cũ rích này về làm gì?)
Từ “rước” cũng thường đi với “kiệu” để trở thành “rước kiệu” thường thấy trong nghi lễ tôn giáo. “Kiệu” là vật dụng để tỏ lòng tôn kính hoặc quý mến. “Kiệu” cũng trở thành một động từ như “Kiệu Chuá Hài Đồng”, “Kiệu Đức Mẹ La Vang”, “Kiệu thánh bổn mạng”…
Rước trong lễ hội Việt nam
Rước thành hoàng: Rước là một hình thức không thể thiếu trong các hội hè đình đám ở Việt Nam. Trước đây có những đám rước trong các làng xã để cung nghinh một vịthần trong làng như rước Thần thành hoàng sau khi làng có sắc phong của nhà vua công nhận một người trong làng đã có công lao to lớn đối với làng. Mỗi năm làng rước thành hoàng một lần theo ngày tháng làng quy định. Thành hoàng được rước quanh làng rồi sau đó lại đặt vào đình làng, sau đó là một bữa tiệc được tổ chức cho cả dân làng cùng tham dự.
Ngoài ra còn có những buổi rước kiệu hơi khác với những buổi rước kiệu như ta thường thấy.
Rước “chạ” của hai làng Phú Đa và Trinh Nữ: Hai làng này nay thuộc huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương có tục giao hảo với nhau, coi nhau như anh em một nhà nên trai gái hai làng này không được lấy lẫn nhau. Tương truyền thì Thành hoàng của làng Trinh Nữ là một người đàn bà quê mùa ở làng Phú Đa về làm dâu làng Trinh Nữ. Một lần có giặc đến quấy phá, bà can đảm vượt vòng vây của giặc từ làng Trinh Nữ về làng Phú Đa để báo tin và xin cứu giúp. Dân làng Phú Đa kéo sang đánh đuổi bọn giặc và từ đó hai làng kết thân với nhau. Mỗi năm, làng này rước thành hoàng của mình sang làng kia và năm sau ngược lại. Làng nào đón tiếp thành hoàng thì khoản đãi một bữa tiệc và sau đó lại rước thành hoàng về.
Rước lão: mỗi năm cứ đến dịp làng mở lễ hội thì có tục đón các vi bô lão trong làng ra đình làng với những nghi thức đón rước trọng thể bàng võng và lọng theo tuổi tác. Cụ nào sống lâu trăm tuổi thì được rước bằng võng điều che bốn lọng xanh. Cụ nào chín mươi tuổi thì hai lọng xanh và giảm số lọng cho những cụ ít tuổi hơn. Đám rước do trai tráng trong làng phụ trách và diễn ra rất trọng thể.
Tóm lại, rước là hình thức không thể thiếu trong các nghi lễ tôn giáo và trong lễ hội đình đám ở Việt Nam vì nó tỏ lòng tôn kính hoặc mang lại niềm vui cho cả dân làng.
Chủ nhật Lễ Lá, chúng ta thường đọc đoạn Kinh thánh nói về Chuá Giêsu vào Giêrusalem “… Một đám người rất đông lấy áo mình trải xuống mặt đường. một số khác lại chặt nhành lá mà trải lên lối đi. Đám đông, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy …” (Matthêu, 21, 8-9). Đây chính là một đám người Do Thái đã rước Chuá Giêsu lần đầu tiên. Rước cũng thường thấy trong lễ hội của văn hoá Việt Nam.
Rước là gì?
Trong tiếng Việt, rước có 3 nghĩa:
• Diễn tả một đám đông người đi diễu ở ngoài đường trong các cuộc vui như rước đèn, rước sư tử.
• Diễn tả một đám đông người đang tham gia một nghi thức tôn giáo như rước Chuá vào lòng, rước thần, rước xác ( thi thể người qua đời được mang vào nhà thờ để làm phép xác trước khi chôn cất)
• Đón tiếp một cách long trọng như rước dâu trong đám cưới.
Ngoài ra, từ rước còn là một từ đệm như rước ông xơi nước (để chỉ lời mời một cách lịch sự)
Rước được sử dụng như thế nào?
Từ “rước” phần nhiều mang ý nghĩa tích cực, để chỉ một hình thức vui trong hội hè đình đám như đã nói trên, hoặc nói lên tình cảm tôn kính và quý trọng dành cho một vị thần hoặc một người nào đó. Song không phải luôn luôn tích cực như thế mà còn có ý chê bai như “Rước voi về dày mồ” (tương tự như cõng rắn cắn gà nhà), hoặc tỏ ý tức giận khi có điều không hài lòng ( thí dụ: Mày rước cái xe đạp cũ rích này về làm gì?)
Từ “rước” cũng thường đi với “kiệu” để trở thành “rước kiệu” thường thấy trong nghi lễ tôn giáo. “Kiệu” là vật dụng để tỏ lòng tôn kính hoặc quý mến. “Kiệu” cũng trở thành một động từ như “Kiệu Chuá Hài Đồng”, “Kiệu Đức Mẹ La Vang”, “Kiệu thánh bổn mạng”…
Rước trong lễ hội Việt nam
Rước thành hoàng: Rước là một hình thức không thể thiếu trong các hội hè đình đám ở Việt Nam. Trước đây có những đám rước trong các làng xã để cung nghinh một vịthần trong làng như rước Thần thành hoàng sau khi làng có sắc phong của nhà vua công nhận một người trong làng đã có công lao to lớn đối với làng. Mỗi năm làng rước thành hoàng một lần theo ngày tháng làng quy định. Thành hoàng được rước quanh làng rồi sau đó lại đặt vào đình làng, sau đó là một bữa tiệc được tổ chức cho cả dân làng cùng tham dự.
Ngoài ra còn có những buổi rước kiệu hơi khác với những buổi rước kiệu như ta thường thấy.
Rước “chạ” của hai làng Phú Đa và Trinh Nữ: Hai làng này nay thuộc huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương có tục giao hảo với nhau, coi nhau như anh em một nhà nên trai gái hai làng này không được lấy lẫn nhau. Tương truyền thì Thành hoàng của làng Trinh Nữ là một người đàn bà quê mùa ở làng Phú Đa về làm dâu làng Trinh Nữ. Một lần có giặc đến quấy phá, bà can đảm vượt vòng vây của giặc từ làng Trinh Nữ về làng Phú Đa để báo tin và xin cứu giúp. Dân làng Phú Đa kéo sang đánh đuổi bọn giặc và từ đó hai làng kết thân với nhau. Mỗi năm, làng này rước thành hoàng của mình sang làng kia và năm sau ngược lại. Làng nào đón tiếp thành hoàng thì khoản đãi một bữa tiệc và sau đó lại rước thành hoàng về.
Rước lão: mỗi năm cứ đến dịp làng mở lễ hội thì có tục đón các vi bô lão trong làng ra đình làng với những nghi thức đón rước trọng thể bàng võng và lọng theo tuổi tác. Cụ nào sống lâu trăm tuổi thì được rước bằng võng điều che bốn lọng xanh. Cụ nào chín mươi tuổi thì hai lọng xanh và giảm số lọng cho những cụ ít tuổi hơn. Đám rước do trai tráng trong làng phụ trách và diễn ra rất trọng thể.
Tóm lại, rước là hình thức không thể thiếu trong các nghi lễ tôn giáo và trong lễ hội đình đám ở Việt Nam vì nó tỏ lòng tôn kính hoặc mang lại niềm vui cho cả dân làng.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hồ Thu Bên Rừng
Lê Trị
00:26 12/03/2008
HỒ THU BÊN RỪNG
Ảnh của Lê Trị
Chim đi, lá rụng, cành nghe lạnh lùng.
Sầu thu lên vút, song song
Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu.
(Trích thơ của Huy Cận)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Góp ý về việc đánh dấu giọng (accent marks)
Phạm Văn Cảnh
17:00 12/03/2008
LTS: VietCatholic xin giới thiệu với quý cha và anh chị em ý kiến sau đây của ông Phạm Văn Cảnh về việc đánh dấu giọng trên nguyên âm:
1. Chữ có một nguyên âm, dấu được đánh trên hay dưới nguyên âm đó.
Thí dụ. Mẹ, chọn, tính
2. Chữ tận cùng bằng hai nguyên âm, dấu đánh trên hay dưới nguyên âm thứ nhất.
Thí dụ Thúy, vừa, hòa
NL: Chữ tận cùng bằng hai nguyên âm, nguyên âm thứ nhất là i, u đi với g, q để làm thành gi, qu dấu đánh trên hay dưới nguyên âm thứ hai.
Thí dụgỉa giả, qùi quì
3. Chữ có hai nguyên âm tận cùng bằng một hay hai phụ âm, dấu đánh trên hay dưới nguyên âm thứ hai.
Thí dụ Huỳnh, hoàn, được
4. Chữ có ba nguyên âm, dấu đánh trên hay dưới nguyên âm giữa.
Thí dụ loại, oái, người
5. Chữ có nguyên âm có dấu mũ (^) â, ê, ô dấu đánh trên hay dưới nguyên âm này
Thí dụ chuyển tuấn xối
1. Chữ có một nguyên âm, dấu được đánh trên hay dưới nguyên âm đó.
Thí dụ. Mẹ, chọn, tính
2. Chữ tận cùng bằng hai nguyên âm, dấu đánh trên hay dưới nguyên âm thứ nhất.
Thí dụ Thúy, vừa, hòa
NL: Chữ tận cùng bằng hai nguyên âm, nguyên âm thứ nhất là i, u đi với g, q để làm thành gi, qu dấu đánh trên hay dưới nguyên âm thứ hai.
Thí dụ
3. Chữ có hai nguyên âm tận cùng bằng một hay hai phụ âm, dấu đánh trên hay dưới nguyên âm thứ hai.
Thí dụ Huỳnh, hoàn, được
4. Chữ có ba nguyên âm, dấu đánh trên hay dưới nguyên âm giữa.
Thí dụ loại, oái, người
5. Chữ có nguyên âm có dấu mũ (^) â, ê, ô dấu đánh trên hay dưới nguyên âm này
Thí dụ chuyển tuấn xối
Thư Ban Điều Hợp gởi các vị cộng tác biên tập Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Ban Điều Hợp
17:11 12/03/2008
Ngày 11/2/2008
Kính thưa quý vị cộng tác trong dự án Thuật ngữ Công Giáo:
Cho đến nay, chúng ta đã có 40 vị tình nguyện cộng tác trong công việc chung rất quan trọng này để đóng góp và làm một cái gì đó ích lợi cho Giáo hội Việt Nam.
Sự tham gia nhiệt tình và công khó của quý vị là sự khích lệ không riêng gì cho Ban Điều Hợp mà còn là một phần thưởng quý giá cho cộng đồng Công giáo Việt Nam. Ai trong chúng ta cũng bận rộn với nhiều công tác và nghĩa vụ khác nhau, nhưng mỗi người đều cảm thấy một cái gì thúc bách nên đã cố gắng hy sinh, công khó này chắc chắn được nhiều người tán thưởng và ghi nhận, và ngay đối với mỗi người chúng ta nó cũng mang một ý nghĩa rất đặc biệt và sâu xa.
Chúng tôi đã lên danh sách và đã gửi cho qúi vị cộng sự viên để xin bổ túc về những chi tiết còn thiếu sót về Tên Thánh, tên gọi, Tên đệm, về học vị của quý vị, v.v... điều chỉnh cho đúng, hầu chúng tôi có một danh sách đúng và chuẩn nhất.
Cũng có một tin vui là một vài vị đã sốt sắng và mau chóng dịch xong phần của mình, một số vị khác đã xong 25 câu đầu, v.v...
Theo dự tính, chúng tôi sẽ có một vài vị cố vấn coi lại bản dịch, trước khi đưa lên Net để cho cộng đồng Dân Chúa góp ý kiến thêm. Sau Phục Sinh chúng tôi sẽ lần lượt đưa một số những bản dịch đã xong lên Net.
Công tác dự trù thời hạn cho các cộng tác viên dịch phần vụ của mình là từ 1 cho đến 2 tháng. Tuy nhiên nếu có ai vì bận việc, sau thời hạn đó chưa dịch xong thì cũng có thể chuyển cho chúng tôi, để sẽ có những người tình nguyện khác nối tiếp phần còn lại.
Chúng tôi cũng may mắn có sự cộng tác của mọi thành phần dân Chúa, gồm linh mục, phó tế, tu sĩ, chủng sinh, giáo dân, và các vị từ nhiều phân khoa chuyên môn như: thần học, thánh kinh, triết học, luật học, sinh học, nho học, văn chương, nhà văn, bác sĩ, tiến sĩ, luật gia, và những ngành chuyên môn khác, và ngay cả một số vị có kinh nghiệm sống đạo lâu năm như một cụ già gần 80 tuổi cũng xung phong, hay chỉ là những giáo dân sống đời thường... Tuy nhiên kinh nghiệm của mọi người đều rất quan trọng trong công tác này. Chúng ta không chỉ cần chuyên môn, nhưng còn cần sự hài hòa và ngôn từ trong nếp sống hằng ngày dễ hiểu. Do vậy mà mỗi thành phần dân Chúa đều có vai trò quan trọng thiết yếu trong việc đề ra một bản dịch vừa có tính cách chuyên môn, nhưng đồng thời cũng làm thế nào cho mọi người có thể hiểu được.
Thêm vào đó chúng tôi còn có hân hạnh sự cộng tác của: 1/ Linh mục Nguyễn Chí Thiết là trưởng ban “Dự án Tự Điển Thần học Việt Nam” do Hội đồng Giám mục Việt Nam khởi xướng; 2/ Giáo sư Trần Văn Đoàn (Đại học Đài Loan) người cộng tác với Viện Triết học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và là đồng chủ biên “Bộ Tự điển Triết học và Tôn giáo” (4 tập); 3/ Ông Vũ Văn An đang chuyển ngữ gần xong bộ “Tự điển Đức Tin Kitô giáo” và sách “Danh Từ Thần học Anh Việt”, 4/ Nhóm 10 người do Linh mục Đặng Xuân Thành ở Việt Nam chủ xướng với "Tự Điển Thần học bỏ túi" với chừng 2,000 từ thần học và đã gửi cho chúng tôi sử dụng. Đây là những đóng góp về chuyên môn rất cần thiết và hữu dụng cho công tác chung của chúng ta.
Một số vị có thắc mắc về vấn đề thống nhất chung trong khi dịch các tên địa danh hay tên người hoặc về các viết chính tả tiếng Việt, v.v...
Đây là những vấn đề rất quan trọng và cần phải thống nhất. Chúng tôi đang nhờ và tham khảo với các vị chuyên gia đễ lãnh ý kiến và sẽ đưa ra một tiêu chuẩn thống nhất.
Tạm thời, trong lúc dịch từ Anh sang Việt, xin quý vị 2 điều sau đây:
1. Về tên địa danh lịch sử, hay tên riêng, xin cứ để nguyên tên tiếng Anh như trong bản văn. (Nếu quý vị đã dịch ra tiếng Việt rồi cũng không sao, cứ để như vậy, chúng tôi sẽ điều chỉnh lại sau).
2. Về cách viết chính tả, xin quý vị CỨ VIẾT THEO THÓI QUEN của mình. Lý do rất đơn giản là vì khi đã có thống nhất chung thì chúng ta sẽ có những chương trình điện toán để bảo đảm dù hàng trăm người làm việc chung với nhau thì cuối cùng cũng chỉ có một “style” duy nhất từ đầu đến cuối.
Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cám ơn quý Cha và toàn thể quý vị. Trong tâm tình của Tuần Thánh, mùa hồng ân Chúa cứu chuộc nhân loại, chúng tôi cầu chúc tất cả được tràn đầy ân sủng của Chúa.
Kính thư
Đức Ông Nguyễn Văn Tài
LM Trần Công Nghị
Kĩ sư Đặng Minh An
Kính thưa quý vị cộng tác trong dự án Thuật ngữ Công Giáo:
Cho đến nay, chúng ta đã có 40 vị tình nguyện cộng tác trong công việc chung rất quan trọng này để đóng góp và làm một cái gì đó ích lợi cho Giáo hội Việt Nam.
Sự tham gia nhiệt tình và công khó của quý vị là sự khích lệ không riêng gì cho Ban Điều Hợp mà còn là một phần thưởng quý giá cho cộng đồng Công giáo Việt Nam. Ai trong chúng ta cũng bận rộn với nhiều công tác và nghĩa vụ khác nhau, nhưng mỗi người đều cảm thấy một cái gì thúc bách nên đã cố gắng hy sinh, công khó này chắc chắn được nhiều người tán thưởng và ghi nhận, và ngay đối với mỗi người chúng ta nó cũng mang một ý nghĩa rất đặc biệt và sâu xa.
Chúng tôi đã lên danh sách và đã gửi cho qúi vị cộng sự viên để xin bổ túc về những chi tiết còn thiếu sót về Tên Thánh, tên gọi, Tên đệm, về học vị của quý vị, v.v... điều chỉnh cho đúng, hầu chúng tôi có một danh sách đúng và chuẩn nhất.
Cũng có một tin vui là một vài vị đã sốt sắng và mau chóng dịch xong phần của mình, một số vị khác đã xong 25 câu đầu, v.v...
Theo dự tính, chúng tôi sẽ có một vài vị cố vấn coi lại bản dịch, trước khi đưa lên Net để cho cộng đồng Dân Chúa góp ý kiến thêm. Sau Phục Sinh chúng tôi sẽ lần lượt đưa một số những bản dịch đã xong lên Net.
Công tác dự trù thời hạn cho các cộng tác viên dịch phần vụ của mình là từ 1 cho đến 2 tháng. Tuy nhiên nếu có ai vì bận việc, sau thời hạn đó chưa dịch xong thì cũng có thể chuyển cho chúng tôi, để sẽ có những người tình nguyện khác nối tiếp phần còn lại.
Chúng tôi cũng may mắn có sự cộng tác của mọi thành phần dân Chúa, gồm linh mục, phó tế, tu sĩ, chủng sinh, giáo dân, và các vị từ nhiều phân khoa chuyên môn như: thần học, thánh kinh, triết học, luật học, sinh học, nho học, văn chương, nhà văn, bác sĩ, tiến sĩ, luật gia, và những ngành chuyên môn khác, và ngay cả một số vị có kinh nghiệm sống đạo lâu năm như một cụ già gần 80 tuổi cũng xung phong, hay chỉ là những giáo dân sống đời thường... Tuy nhiên kinh nghiệm của mọi người đều rất quan trọng trong công tác này. Chúng ta không chỉ cần chuyên môn, nhưng còn cần sự hài hòa và ngôn từ trong nếp sống hằng ngày dễ hiểu. Do vậy mà mỗi thành phần dân Chúa đều có vai trò quan trọng thiết yếu trong việc đề ra một bản dịch vừa có tính cách chuyên môn, nhưng đồng thời cũng làm thế nào cho mọi người có thể hiểu được.
Thêm vào đó chúng tôi còn có hân hạnh sự cộng tác của: 1/ Linh mục Nguyễn Chí Thiết là trưởng ban “Dự án Tự Điển Thần học Việt Nam” do Hội đồng Giám mục Việt Nam khởi xướng; 2/ Giáo sư Trần Văn Đoàn (Đại học Đài Loan) người cộng tác với Viện Triết học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và là đồng chủ biên “Bộ Tự điển Triết học và Tôn giáo” (4 tập); 3/ Ông Vũ Văn An đang chuyển ngữ gần xong bộ “Tự điển Đức Tin Kitô giáo” và sách “Danh Từ Thần học Anh Việt”, 4/ Nhóm 10 người do Linh mục Đặng Xuân Thành ở Việt Nam chủ xướng với "Tự Điển Thần học bỏ túi" với chừng 2,000 từ thần học và đã gửi cho chúng tôi sử dụng. Đây là những đóng góp về chuyên môn rất cần thiết và hữu dụng cho công tác chung của chúng ta.
Một số vị có thắc mắc về vấn đề thống nhất chung trong khi dịch các tên địa danh hay tên người hoặc về các viết chính tả tiếng Việt, v.v...
Đây là những vấn đề rất quan trọng và cần phải thống nhất. Chúng tôi đang nhờ và tham khảo với các vị chuyên gia đễ lãnh ý kiến và sẽ đưa ra một tiêu chuẩn thống nhất.
Tạm thời, trong lúc dịch từ Anh sang Việt, xin quý vị 2 điều sau đây:
1. Về tên địa danh lịch sử, hay tên riêng, xin cứ để nguyên tên tiếng Anh như trong bản văn. (Nếu quý vị đã dịch ra tiếng Việt rồi cũng không sao, cứ để như vậy, chúng tôi sẽ điều chỉnh lại sau).
2. Về cách viết chính tả, xin quý vị CỨ VIẾT THEO THÓI QUEN của mình. Lý do rất đơn giản là vì khi đã có thống nhất chung thì chúng ta sẽ có những chương trình điện toán để bảo đảm dù hàng trăm người làm việc chung với nhau thì cuối cùng cũng chỉ có một “style” duy nhất từ đầu đến cuối.
Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cám ơn quý Cha và toàn thể quý vị. Trong tâm tình của Tuần Thánh, mùa hồng ân Chúa cứu chuộc nhân loại, chúng tôi cầu chúc tất cả được tràn đầy ân sủng của Chúa.
Kính thư
Đức Ông Nguyễn Văn Tài
LM Trần Công Nghị
Kĩ sư Đặng Minh An