Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thành phần của Hội Đồng Kinh Tế
Vũ Văn An
03:18 12/03/2014
Theo tin Đài Phát Thanh Vatican, Đức Phanxicô vừa đề cử 8 vị Hồng Y và 7 giáo dân làm thành viên của Hội Đồng Kinh Tế vốn đã được tự sắc “Fidelis dispensator et prudens” ngày 24 tháng Hia, 2014 của ngài thiết lập.
Trong một tuyên bố báo chí, linh mục Federico Lombardi, SJ, cho hay các vị Hồng Y Cipriani Thorne , Napier, Rivera Carrera, Ricard , Hong Ton, Vallini , cũng như Đức HY Pell, chủ tịch Văn Phòng Kinh Tế, đều là thành viên của Hội Đồng Nghiên Cứu Các Vấn Đề Tổ Chức và Kinh Tế của Tòa Thánh (Hội Đồng 15 Hồng Y), nay hội đồng này được thay thế bởi tân Hội Đồng Kinh Tế. Cha cũng cho hay cả Đức HY Pell lẫn Đức HY Marx đều là thành viên của Hội Đồng 8 vị Hồng Y với nhiệm vụ sửa đổi Hiến Chế Bonus Pastor và trợ giúp Đức GH trong nhiệm vụ cai quản Giáo Hội Hoàn Vũ.
Cha Lombardi cho biết mối liên hệ giữa Hội Đồng và Văn Phòng Kinh Tế sẽ do qui chế của hai cơ quan này định đoạt và dù sao, Hội Đồng vẫn được hiểu là một cơ quan có thẩm quyền hành động, chứ không phải chỉ là một bộ phận cố vấn của Văn Phòng Kinh Tế mà thôi.
Cha cho hay Tự Sắc đòi Hội Đồng đại diện cho tính hoàn vũ của Giáo Hội, và các khu vực địa dư khác nhau mà Hội Đồng này đại diện cho đã phản ảnh điều ấy.
Cha Lombardi nói rằng việc thành lập Hội Đồng Kinh Tế là bước chủ yếu tiến tới việc củng cố các cơ cấu quản trị của Tòa Thánh; điều này nhằm cải tiến việc phối hợp và giám sát các vấn đề kinh tế và hành chánh.
Hội Đồng đã bắt đầu hoạt động và cuộc họp đầu tiên sẽ diễn ra tháng Năm. Danh sách Hội Đồng như sau:
Đức Hy Reinhard Marx, Tổng GM München và Freising (Phối Trí Viên);
Đức HY Juan Luis Cipriani Thorne, TGM Lima;
Đức HY Daniel N. DiNardo, TGM Galveston-Houston;
Đức HY Wilfrid Fox Napier, TGM Durban;
Đức HY Jean-Pierre Ricard, TGM Bordeaux;
Đức HY Norberto Rivera Carrera, TGM México;
Đức HY John Tong Hon, GM Hong Kong;
Đức HY Agostino Vallini, Tổng Đại Diện Của Đức Thánh Cha quản trị GP Rôma
Ông Joseph F.X. Zahra, Malta (Phó phối trí viên);
Ông Jean-Baptiste de Franssu, Pháp
Ông John Kyle, Gia Nã Đại;
Ông Enrique Llano Cueto, Tây Ban Nha;
Ông Jochen Messemer, Đức
Ông Francesco Vermiglio, Ý;
Ông George Yeo, Tân Gia Ba.
* * *
Thông cáo của Cha Lombardi có kèm theo tiểu sử các thành viên của Hội Đồng. Về các vị Hồng Y, phần lớn chúng ta đã biết qua loa về tiểu sử. Và mặc dù con số giáo dân thuộc “phe thiểu số”, nhưng phe thiểu số này hẳn sẽ đóng góp đáng kể vào thành quả cụ thể của Hội Đồng, chúng tôi xin tóm tắt tiểu sử của họ như sau:
Joseph F.X. Zahra (Phó phối trí viên) là một nhà kinh tế học và là người hợp doanh sáng lập viên và Giám Đốc Quản Trị của MISCO, một nhóm cố vấn độc lập hoạt động tại Malta, Ý và Sýp. Ông có nhiều kinh nghiệm thực tiễn qua nhiều năm lãnh đạo các tổ chức tư và công trong tư cách giám đốc chấp hành và không chấp hành. Ông cũng có thành tích lâu dài làm việc một cách hữu hiệu với các chủ tịch, giám đốc và điều hành cao cấp để thănh tiến các thành tích của cơ quan. Ông vốn là cố vấn và điều hợp viên của Corporate World trong hơn 25 năm qua, nhằm hướng dẫn các giám đốc chấp hành thay đổi đường lối kinh doanh của họ bằng cách sử dụng các kỹ thuật và ô thức kinh doanh mới. Ông đã lên tiếng tại nhiều cuộc hội thảo khác nhau về phát triển kỹ nghệ, quản trị kinh tế, dịch vụ và quản trị tài chánh khắp Châu Âu và Bắc Mỹ, nhằm cố vấn cho các công ty và tổ chức thuộc các lãnh vực khác nhau của kỹ nghệ và chuyên nghiệp.
Ông là nguyên giám đốc của Ngân Hàng Trung Ương Malta và guyên thành viên của Ủy Ban Chính Sách Tiền Tệ, nguyên chủ tịch Ngân Hàng Valletta, Maltacom và Middlesea Insurance cũng như chủ tịch Ủy Ban Cao Học Toàn Quốc. Năm 2005, ông được Thủ Tướng Malta đề cử làm Chủ Tịch Ủy Ban Toàn Quốc Chuyển Sang Euro. Tháng Bẩy, 2013, Đức GH Phanxicô cử ông làm Chủ Tịch Ủy Ban cải tổ các cơ cấu kinh tế và hành chánh của Tòa Thánh.
Jean-Baptiste de Franssu hiện là Chủ Tịch của INCIPIT, một công ty cố vấn và tham vấn. Tới cuối tháng Mười, 2011, Ông là Viên Chức Chấp Hành Chính của Invesco Europe và là thành viên của ủy ban quản trị Invesco Worldwide.
Trước khi tham gia Invesco năm 1990, Jean-Baptiste là Giám Đốc của Groupe Caisse des Dépôts et Consignations của Pháp, và trước đó, là Chủ Bút Tài Chánh của tập san INVESTIR.
Jean-Baptiste tốt nghiệp tại Trường Kinh Doanh của Nhóm ESC tại Reims, Pháp và có bằng cử nhân Quản Trị Kinh Doanh Âu Châu của ĐH Middlesex, Anh. Ông có bằng cao học về thống kê bảo hiểm của ĐH Pierre và Marie Curie tại Paris.
Tháng Sáu, 2009, ông được bầu làm Chủ Tịch Hiệp Hội Quản Trị Qũy và Tài Sản Âu Châu (EFAMA). Nhiệm kỳ tại cơ quan này của ông chấm dứt hồi tháng Sáu, 2011. Jean-Baptiste cũng là thành viên của nhóm chuyên viên quản trị tài sản của Hội Đồng Âu Châu duyệt xét diễn biến của chế độ qui định của tổ chức Undertakings for Collective Investment in Transferable Securities (UCITS). Ông là Chủ Tịch của Nhóm Cố Vấn về Lãnh Đạo Tư Duy Trong Việc Quản Trị Tài Sản. Nhóm này đã cho công bố 3 tài liệu chủ chốt, trong đó có tài liệu công bố hồi tháng Giêng, 2009 nói về các thách đố chính của UCITS sau cuộc khủng hoảng tín dụng, với sự hỗ trợ của Ủy Viên Âu Châu McGreevy. Năm 2009, ông được bầu là Nhân Vật của Kỹ Nghệ Qũy Âu Châu trong năm. Trong nhiều năm, ông đã đóng góp vào rất nhiều ấn phẩm và hội thảo về các vấn đề liên quan tới việc qui định và giám sát các hoạt động quản trị tài sản. Từ năm 2013, ông là thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng Tham Chiếu về Việc Tổ Chức Cơ Cấu Kinh Tế Hành Chánh của Tòa Thánh.
Ông cũng là giám đốc không chấp hành của TAGES LLP, Carmignac Gestion S.A. và ACOFI SCA, và là thành viên trong nhiều hội đồng quản trị của các cơ quan bác ái Âu Châu và Hoa Kỳ. Ông hiện sống với vợ ông là Hélène de Gerlache de Gomery và 4 đứa con.
John F. Kyle về hưu năm 2008; trước đó ông là Phó Chủ Tịch và Tổng Ngân Qũy Công Ty Imperial Oil Limited tại Gia Nã Đại sau 34 năm phục vụ. Ông có hai quốc tịch Canada và Hoa Kỳ.
Tiến sĩ Kyle đậu Ph.D. về kinh tế tại ĐH Wisconsin năm 1971. Khởi đầu, ông dạy kinh tế tại Northwestern University ở Evanston, Illinois và tại ĐH New York. Ông di chuyển qua Canada năm 1976 và tham gia Công Ty Imperial Oil. Ông giữ một số chức vụ chấp hành tại Imperial Oil và công ty mẹ là ExxonMobil Corp trước khi trở thành Phó Chủ Tịch và Tổng Ngân Qũy vào năm 1991.
Tiến sĩ Kyle hiện là thành viên của Hội Đồng Các Giám Đốc của Viện Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Gia Nã Đại, và vẫn là thành viên của Hội Đồng Thanh Lý Quốc Tế Phủ Kinh Tế Sự Vụ của Tòa Thánh từ năm 2005. Ông là thành viên của Hội Đồng Tài Chánh của Tổng GP Toronto từ 1991 tới 2005, và là thành viên và chủ tọa ủy ban thanh lý của Hội Đồng Các Nghĩa Trang Công Giáo Toronto. Ông cũng là thành viên của Hội Đồng Các Giám Đốc Trung Tâm Y Tế Thánh Giuse tại Toronto từ 1992 tới 2003, và giữ chức Chủ Tịch Hội Đồng này từ 1998 tới 2003. Từ 2003 tới 2005, ông là thành viên của hội đồng các giám đốc của Qũy Trung Tâm Y Tế Thánh Giuse. Ông và vợ là Judith hiện chia sẻ thì giờ của họ giữa Naples, Florida, Canada và Alaska.
Enrique Llano Cueto là một kinh tế gia, tốt nghiệp ĐH Madrid và là một kế toán gia cao cấp. Ông khởi đầu sự nghiệp tại Deloitte Haskins and Sells (nay là Deloitte and Touche) nơi, suốt hơn 15 năm qua, ông phục vụ các khách hàng thanh lý kỹ nghệ cũng như các ngành tài chánh, bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe trong tư cách giám đốc và hợp doanh thanh lý. Năm 1986, ông được bầu làm thành viên của Hội Đồng Hợp Doanh (Partnership Board) cho tới năm 1988. Giữa các năm 1988 và 2008, ông là hợp doanh thanh lý (audit partner) của KPMG Peat Marwick (bây giờ là KPMG), chịu trách nhiệm tuyến kinh doanh Hạ Tầng, Y Tế Chính Phủ và Công Cộng và là hợp doanh trưởng chịu trách nhiệm các dịch vụ biến một số khách hàng chính trong khu vực công và tư trở thành quốc tế. Ông phục vụ tại Hội Đồng Hợp Doanh một số nhiệm kỳ.
Hiện nay, ông là cố vấn độc lập cho một số công ty kinh doanh cỡ trung bình và có tính cách gia đình. Ông cũng là nguyên giám đốc độc lập của ủy ban thanh lý NCG Bank SA. Ông là thành viên của một số hiệp hội kinh doanh và của Câu Lạc Bộ Rôma khu vực Tây Ban Nha. Từ năm 2013, ông là thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng Tham Chiếu Về Việc Tổ Chức Cơ Cấu Kinh Tế Hành Chánh Của Tòa Thánh.
Jochen Messemer, 47 tuổi, hiện sống tại Düsseldorf, Đức. Ông là nguyên hợp doanh của McKinsey&Company (1993-2003), nơi ông phục vụ khách hàng trong Kỹ Nghệ Dịch Vụ Tài Chánh và Chăm Sóc Y Tế. Trong thời gian này, ông cũng làm việc cho nhiều định chế khác nhau của Giáo Hội Công Giáo Đức.
Ông hiện vẫn còn là Thanh Lý Viên Quốc Tế của Phủ Kinh Tế Sự Vụ của Vatican và của Tòa Thánh từ năm 2009 và là thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng Tham Chiếu Về Việc Tổ Chức Cơ Cấu Kinh Tế Hành Chánh của Tòa Thánh từ năm 2013. Ông là quản trị viên cao cấp nhiều kinh nghiệm về bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe. Từ năm 2004, ông làm việc cho Nhóm Bảo ERGO. Ông là thành viên của Hội Đồng Bảo Hiểm Y Tế DKV (2003-2010).
Từ năm 2009, ông chịu trách nhiệm Bảo Hiểm Kinh Doanh Quốc Tế của ERGO trong vai trò Chủ Tịch Hội Đồng Ergo International Ltd. Ông có bằng tiến sĩ kinh tế và thạc sĩ quản trị kinh doanh.
Francesco Vermiglio là giáo sư thực thụ về quản trị kinh doanh tại ĐH Messina từ năm 1987. Từ 1991 tới 2006, ông cũng dạy quản trị kinh doanh và kế toán phí tổn tại ĐH LUISS Guido Carli ở Rôma.
Sở thích học thuật chính của ông là kế toán, lượng giá công ty và trách nhiệm xã hội của công ty. Ông là thành viên sáng lập và là nguyên chủ tịch của GBS, tức nhóm nghiên cứu và tìm tòi quốc gia có nhiệm vụ soạn thảo và duy trì các tiêu chuẩn phúc trình xã hội cho các công ty tư và các nền hành chánh công cộng của Ý.
Ông là thành viên trong Ủy Ban Chấp Hành của OIC (Organismo Italiano Contabilità), tức cơ quan có nhiệm vụ xác định và duy trì các tiêu chuẩn kế toán của Ý và đóng góp cho việc phát triển các nguyên tắc và tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Năm 1968, ông được cấp Giải Thưởng Kế Toán Viên và Thanh Lý Viên Chuyên Ngành.
Ông hiện đang phục vụ trong tư cách cố vấn về các vấn đề liên quan tới kế toán, lượng giá công ty và tài chánh công ty cho một số tổ chức, trong đó, có một số định chế công cộng. Ông cũng là thành viên của hội đồng quản trị trong nhiều công ty và ngân hàng, trong đó, có Ngân Hàng Sicilia và Ngân Hàng Valletta (Malta).
Từ năm 1992 tới năm 2013, ông ở trong Hội Đồng Các Giám Đốc Viện Giáo Phận trợ giúp hàng giáo sĩ của các giáo phận Messina, Liapari và S. Lucia del Mela. Ông hiện là thành viên của một số hiệp hội khoa học và là tác giả của hơn 50 ấn phẩm khoa học.
George Yeo, 59 tuổi, vốn là chủ tịch Hệ Thống Kerry Logistics từ tháng Tám, 2012. Từ 1988 tới 2011, ông đã phục vụ Chính Phủ Singapore được 23 năm, trong tư cách bộ trưởng tài chánh, rồi bộ trưởng thông tin, nghệ thuật, y tế, giao thương và kỹ nghệ, rồi bộ trưởng ngoại giao. Trước năm 1988, ông Yeo phục vụ quân đội Singapore trong nhiều khả năng, kể cả tham mưu trưởng không quân và giám đốc hành quân và kế hoạch hỗn hợp tại bộ quốc phòng, lên tới cấp thiếu tướng. Ông chủ tọa Ban Cố Vấn Quốc Tế tại ĐH Nalanda của Ấn Độ và hiện là thành viên Hội Đồng Qũy Hội Thảo Kinh Tế Thế Giới, viện Berggruen về Cai Trị, Hội Đồng Cố Vấn Á Châu Thái Bình Dương của Trường Kinh Doanh Harvard, Hội Đồng Cố Vấn Quốc Tế của Trường Kinh Doanh IESE, Hội Đồng Phát Triển Kinh Tế Hồng Kông.
Năm 2013, Ông Yeo được đề cử vào Ủy Ban Giáo Hoàng Tham Chiếu Về Việc Tổ Chức Cơ Cấu Kinh Tế Hành Chánh của Tòa Thánh. Ông hiện là giám đốc không chấp hành của AIA Group Limited (một công ty được liệt kê trên thị trường chứng khoán Hong Kong với mã số chứng khoán 1299) từ tháng Mười Một năm 2012. Ông Yeo được trao tặng Huy Chương Sikatuna của Phi Luật Tân, Huy Chương Padma Bhushan của Ấn Độ và là Viên Chức Danh Dự của Huy Chương Úc.
Ông tốt nghiệp cao học về kỹ sư tại ĐH Cambridge năm 1976 và có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của Harvard năm 1985. Thêm vào đó, Ông Yeo cũng là học giả thỉnh giảng của ĐH Bắc Kinh từ tháng Chín tới tháng Mười Hai, 2011 và vẫn là học giả thỉnh giảng tại ĐH Lý Quang Diệu về chính sách công.
Trong một tuyên bố báo chí, linh mục Federico Lombardi, SJ, cho hay các vị Hồng Y Cipriani Thorne , Napier, Rivera Carrera, Ricard , Hong Ton, Vallini , cũng như Đức HY Pell, chủ tịch Văn Phòng Kinh Tế, đều là thành viên của Hội Đồng Nghiên Cứu Các Vấn Đề Tổ Chức và Kinh Tế của Tòa Thánh (Hội Đồng 15 Hồng Y), nay hội đồng này được thay thế bởi tân Hội Đồng Kinh Tế. Cha cũng cho hay cả Đức HY Pell lẫn Đức HY Marx đều là thành viên của Hội Đồng 8 vị Hồng Y với nhiệm vụ sửa đổi Hiến Chế Bonus Pastor và trợ giúp Đức GH trong nhiệm vụ cai quản Giáo Hội Hoàn Vũ.
Cha Lombardi cho biết mối liên hệ giữa Hội Đồng và Văn Phòng Kinh Tế sẽ do qui chế của hai cơ quan này định đoạt và dù sao, Hội Đồng vẫn được hiểu là một cơ quan có thẩm quyền hành động, chứ không phải chỉ là một bộ phận cố vấn của Văn Phòng Kinh Tế mà thôi.
Cha cho hay Tự Sắc đòi Hội Đồng đại diện cho tính hoàn vũ của Giáo Hội, và các khu vực địa dư khác nhau mà Hội Đồng này đại diện cho đã phản ảnh điều ấy.
Cha Lombardi nói rằng việc thành lập Hội Đồng Kinh Tế là bước chủ yếu tiến tới việc củng cố các cơ cấu quản trị của Tòa Thánh; điều này nhằm cải tiến việc phối hợp và giám sát các vấn đề kinh tế và hành chánh.
Hội Đồng đã bắt đầu hoạt động và cuộc họp đầu tiên sẽ diễn ra tháng Năm. Danh sách Hội Đồng như sau:
Đức Hy Reinhard Marx, Tổng GM München và Freising (Phối Trí Viên);
Đức HY Juan Luis Cipriani Thorne, TGM Lima;
Đức HY Daniel N. DiNardo, TGM Galveston-Houston;
Đức HY Wilfrid Fox Napier, TGM Durban;
Đức HY Jean-Pierre Ricard, TGM Bordeaux;
Đức HY Norberto Rivera Carrera, TGM México;
Đức HY John Tong Hon, GM Hong Kong;
Đức HY Agostino Vallini, Tổng Đại Diện Của Đức Thánh Cha quản trị GP Rôma
Ông Joseph F.X. Zahra, Malta (Phó phối trí viên);
Ông Jean-Baptiste de Franssu, Pháp
Ông John Kyle, Gia Nã Đại;
Ông Enrique Llano Cueto, Tây Ban Nha;
Ông Jochen Messemer, Đức
Ông Francesco Vermiglio, Ý;
Ông George Yeo, Tân Gia Ba.
* * *
Thông cáo của Cha Lombardi có kèm theo tiểu sử các thành viên của Hội Đồng. Về các vị Hồng Y, phần lớn chúng ta đã biết qua loa về tiểu sử. Và mặc dù con số giáo dân thuộc “phe thiểu số”, nhưng phe thiểu số này hẳn sẽ đóng góp đáng kể vào thành quả cụ thể của Hội Đồng, chúng tôi xin tóm tắt tiểu sử của họ như sau:
Joseph F.X. Zahra (Phó phối trí viên) là một nhà kinh tế học và là người hợp doanh sáng lập viên và Giám Đốc Quản Trị của MISCO, một nhóm cố vấn độc lập hoạt động tại Malta, Ý và Sýp. Ông có nhiều kinh nghiệm thực tiễn qua nhiều năm lãnh đạo các tổ chức tư và công trong tư cách giám đốc chấp hành và không chấp hành. Ông cũng có thành tích lâu dài làm việc một cách hữu hiệu với các chủ tịch, giám đốc và điều hành cao cấp để thănh tiến các thành tích của cơ quan. Ông vốn là cố vấn và điều hợp viên của Corporate World trong hơn 25 năm qua, nhằm hướng dẫn các giám đốc chấp hành thay đổi đường lối kinh doanh của họ bằng cách sử dụng các kỹ thuật và ô thức kinh doanh mới. Ông đã lên tiếng tại nhiều cuộc hội thảo khác nhau về phát triển kỹ nghệ, quản trị kinh tế, dịch vụ và quản trị tài chánh khắp Châu Âu và Bắc Mỹ, nhằm cố vấn cho các công ty và tổ chức thuộc các lãnh vực khác nhau của kỹ nghệ và chuyên nghiệp.
Ông là nguyên giám đốc của Ngân Hàng Trung Ương Malta và guyên thành viên của Ủy Ban Chính Sách Tiền Tệ, nguyên chủ tịch Ngân Hàng Valletta, Maltacom và Middlesea Insurance cũng như chủ tịch Ủy Ban Cao Học Toàn Quốc. Năm 2005, ông được Thủ Tướng Malta đề cử làm Chủ Tịch Ủy Ban Toàn Quốc Chuyển Sang Euro. Tháng Bẩy, 2013, Đức GH Phanxicô cử ông làm Chủ Tịch Ủy Ban cải tổ các cơ cấu kinh tế và hành chánh của Tòa Thánh.
Jean-Baptiste de Franssu hiện là Chủ Tịch của INCIPIT, một công ty cố vấn và tham vấn. Tới cuối tháng Mười, 2011, Ông là Viên Chức Chấp Hành Chính của Invesco Europe và là thành viên của ủy ban quản trị Invesco Worldwide.
Trước khi tham gia Invesco năm 1990, Jean-Baptiste là Giám Đốc của Groupe Caisse des Dépôts et Consignations của Pháp, và trước đó, là Chủ Bút Tài Chánh của tập san INVESTIR.
Jean-Baptiste tốt nghiệp tại Trường Kinh Doanh của Nhóm ESC tại Reims, Pháp và có bằng cử nhân Quản Trị Kinh Doanh Âu Châu của ĐH Middlesex, Anh. Ông có bằng cao học về thống kê bảo hiểm của ĐH Pierre và Marie Curie tại Paris.
Tháng Sáu, 2009, ông được bầu làm Chủ Tịch Hiệp Hội Quản Trị Qũy và Tài Sản Âu Châu (EFAMA). Nhiệm kỳ tại cơ quan này của ông chấm dứt hồi tháng Sáu, 2011. Jean-Baptiste cũng là thành viên của nhóm chuyên viên quản trị tài sản của Hội Đồng Âu Châu duyệt xét diễn biến của chế độ qui định của tổ chức Undertakings for Collective Investment in Transferable Securities (UCITS). Ông là Chủ Tịch của Nhóm Cố Vấn về Lãnh Đạo Tư Duy Trong Việc Quản Trị Tài Sản. Nhóm này đã cho công bố 3 tài liệu chủ chốt, trong đó có tài liệu công bố hồi tháng Giêng, 2009 nói về các thách đố chính của UCITS sau cuộc khủng hoảng tín dụng, với sự hỗ trợ của Ủy Viên Âu Châu McGreevy. Năm 2009, ông được bầu là Nhân Vật của Kỹ Nghệ Qũy Âu Châu trong năm. Trong nhiều năm, ông đã đóng góp vào rất nhiều ấn phẩm và hội thảo về các vấn đề liên quan tới việc qui định và giám sát các hoạt động quản trị tài sản. Từ năm 2013, ông là thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng Tham Chiếu về Việc Tổ Chức Cơ Cấu Kinh Tế Hành Chánh của Tòa Thánh.
Ông cũng là giám đốc không chấp hành của TAGES LLP, Carmignac Gestion S.A. và ACOFI SCA, và là thành viên trong nhiều hội đồng quản trị của các cơ quan bác ái Âu Châu và Hoa Kỳ. Ông hiện sống với vợ ông là Hélène de Gerlache de Gomery và 4 đứa con.
John F. Kyle về hưu năm 2008; trước đó ông là Phó Chủ Tịch và Tổng Ngân Qũy Công Ty Imperial Oil Limited tại Gia Nã Đại sau 34 năm phục vụ. Ông có hai quốc tịch Canada và Hoa Kỳ.
Tiến sĩ Kyle đậu Ph.D. về kinh tế tại ĐH Wisconsin năm 1971. Khởi đầu, ông dạy kinh tế tại Northwestern University ở Evanston, Illinois và tại ĐH New York. Ông di chuyển qua Canada năm 1976 và tham gia Công Ty Imperial Oil. Ông giữ một số chức vụ chấp hành tại Imperial Oil và công ty mẹ là ExxonMobil Corp trước khi trở thành Phó Chủ Tịch và Tổng Ngân Qũy vào năm 1991.
Tiến sĩ Kyle hiện là thành viên của Hội Đồng Các Giám Đốc của Viện Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Gia Nã Đại, và vẫn là thành viên của Hội Đồng Thanh Lý Quốc Tế Phủ Kinh Tế Sự Vụ của Tòa Thánh từ năm 2005. Ông là thành viên của Hội Đồng Tài Chánh của Tổng GP Toronto từ 1991 tới 2005, và là thành viên và chủ tọa ủy ban thanh lý của Hội Đồng Các Nghĩa Trang Công Giáo Toronto. Ông cũng là thành viên của Hội Đồng Các Giám Đốc Trung Tâm Y Tế Thánh Giuse tại Toronto từ 1992 tới 2003, và giữ chức Chủ Tịch Hội Đồng này từ 1998 tới 2003. Từ 2003 tới 2005, ông là thành viên của hội đồng các giám đốc của Qũy Trung Tâm Y Tế Thánh Giuse. Ông và vợ là Judith hiện chia sẻ thì giờ của họ giữa Naples, Florida, Canada và Alaska.
Enrique Llano Cueto là một kinh tế gia, tốt nghiệp ĐH Madrid và là một kế toán gia cao cấp. Ông khởi đầu sự nghiệp tại Deloitte Haskins and Sells (nay là Deloitte and Touche) nơi, suốt hơn 15 năm qua, ông phục vụ các khách hàng thanh lý kỹ nghệ cũng như các ngành tài chánh, bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe trong tư cách giám đốc và hợp doanh thanh lý. Năm 1986, ông được bầu làm thành viên của Hội Đồng Hợp Doanh (Partnership Board) cho tới năm 1988. Giữa các năm 1988 và 2008, ông là hợp doanh thanh lý (audit partner) của KPMG Peat Marwick (bây giờ là KPMG), chịu trách nhiệm tuyến kinh doanh Hạ Tầng, Y Tế Chính Phủ và Công Cộng và là hợp doanh trưởng chịu trách nhiệm các dịch vụ biến một số khách hàng chính trong khu vực công và tư trở thành quốc tế. Ông phục vụ tại Hội Đồng Hợp Doanh một số nhiệm kỳ.
Hiện nay, ông là cố vấn độc lập cho một số công ty kinh doanh cỡ trung bình và có tính cách gia đình. Ông cũng là nguyên giám đốc độc lập của ủy ban thanh lý NCG Bank SA. Ông là thành viên của một số hiệp hội kinh doanh và của Câu Lạc Bộ Rôma khu vực Tây Ban Nha. Từ năm 2013, ông là thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng Tham Chiếu Về Việc Tổ Chức Cơ Cấu Kinh Tế Hành Chánh Của Tòa Thánh.
Jochen Messemer, 47 tuổi, hiện sống tại Düsseldorf, Đức. Ông là nguyên hợp doanh của McKinsey&Company (1993-2003), nơi ông phục vụ khách hàng trong Kỹ Nghệ Dịch Vụ Tài Chánh và Chăm Sóc Y Tế. Trong thời gian này, ông cũng làm việc cho nhiều định chế khác nhau của Giáo Hội Công Giáo Đức.
Ông hiện vẫn còn là Thanh Lý Viên Quốc Tế của Phủ Kinh Tế Sự Vụ của Vatican và của Tòa Thánh từ năm 2009 và là thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng Tham Chiếu Về Việc Tổ Chức Cơ Cấu Kinh Tế Hành Chánh của Tòa Thánh từ năm 2013. Ông là quản trị viên cao cấp nhiều kinh nghiệm về bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe. Từ năm 2004, ông làm việc cho Nhóm Bảo ERGO. Ông là thành viên của Hội Đồng Bảo Hiểm Y Tế DKV (2003-2010).
Từ năm 2009, ông chịu trách nhiệm Bảo Hiểm Kinh Doanh Quốc Tế của ERGO trong vai trò Chủ Tịch Hội Đồng Ergo International Ltd. Ông có bằng tiến sĩ kinh tế và thạc sĩ quản trị kinh doanh.
Francesco Vermiglio là giáo sư thực thụ về quản trị kinh doanh tại ĐH Messina từ năm 1987. Từ 1991 tới 2006, ông cũng dạy quản trị kinh doanh và kế toán phí tổn tại ĐH LUISS Guido Carli ở Rôma.
Sở thích học thuật chính của ông là kế toán, lượng giá công ty và trách nhiệm xã hội của công ty. Ông là thành viên sáng lập và là nguyên chủ tịch của GBS, tức nhóm nghiên cứu và tìm tòi quốc gia có nhiệm vụ soạn thảo và duy trì các tiêu chuẩn phúc trình xã hội cho các công ty tư và các nền hành chánh công cộng của Ý.
Ông là thành viên trong Ủy Ban Chấp Hành của OIC (Organismo Italiano Contabilità), tức cơ quan có nhiệm vụ xác định và duy trì các tiêu chuẩn kế toán của Ý và đóng góp cho việc phát triển các nguyên tắc và tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Năm 1968, ông được cấp Giải Thưởng Kế Toán Viên và Thanh Lý Viên Chuyên Ngành.
Ông hiện đang phục vụ trong tư cách cố vấn về các vấn đề liên quan tới kế toán, lượng giá công ty và tài chánh công ty cho một số tổ chức, trong đó, có một số định chế công cộng. Ông cũng là thành viên của hội đồng quản trị trong nhiều công ty và ngân hàng, trong đó, có Ngân Hàng Sicilia và Ngân Hàng Valletta (Malta).
Từ năm 1992 tới năm 2013, ông ở trong Hội Đồng Các Giám Đốc Viện Giáo Phận trợ giúp hàng giáo sĩ của các giáo phận Messina, Liapari và S. Lucia del Mela. Ông hiện là thành viên của một số hiệp hội khoa học và là tác giả của hơn 50 ấn phẩm khoa học.
George Yeo, 59 tuổi, vốn là chủ tịch Hệ Thống Kerry Logistics từ tháng Tám, 2012. Từ 1988 tới 2011, ông đã phục vụ Chính Phủ Singapore được 23 năm, trong tư cách bộ trưởng tài chánh, rồi bộ trưởng thông tin, nghệ thuật, y tế, giao thương và kỹ nghệ, rồi bộ trưởng ngoại giao. Trước năm 1988, ông Yeo phục vụ quân đội Singapore trong nhiều khả năng, kể cả tham mưu trưởng không quân và giám đốc hành quân và kế hoạch hỗn hợp tại bộ quốc phòng, lên tới cấp thiếu tướng. Ông chủ tọa Ban Cố Vấn Quốc Tế tại ĐH Nalanda của Ấn Độ và hiện là thành viên Hội Đồng Qũy Hội Thảo Kinh Tế Thế Giới, viện Berggruen về Cai Trị, Hội Đồng Cố Vấn Á Châu Thái Bình Dương của Trường Kinh Doanh Harvard, Hội Đồng Cố Vấn Quốc Tế của Trường Kinh Doanh IESE, Hội Đồng Phát Triển Kinh Tế Hồng Kông.
Năm 2013, Ông Yeo được đề cử vào Ủy Ban Giáo Hoàng Tham Chiếu Về Việc Tổ Chức Cơ Cấu Kinh Tế Hành Chánh của Tòa Thánh. Ông hiện là giám đốc không chấp hành của AIA Group Limited (một công ty được liệt kê trên thị trường chứng khoán Hong Kong với mã số chứng khoán 1299) từ tháng Mười Một năm 2012. Ông Yeo được trao tặng Huy Chương Sikatuna của Phi Luật Tân, Huy Chương Padma Bhushan của Ấn Độ và là Viên Chức Danh Dự của Huy Chương Úc.
Ông tốt nghiệp cao học về kỹ sư tại ĐH Cambridge năm 1976 và có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của Harvard năm 1985. Thêm vào đó, Ông Yeo cũng là học giả thỉnh giảng của ĐH Bắc Kinh từ tháng Chín tới tháng Mười Hai, 2011 và vẫn là học giả thỉnh giảng tại ĐH Lý Quang Diệu về chính sách công.
Các tấn kích chống lại gia đình
Linh Tiến Khải
11:15 12/03/2014
Phỏng vấn Đức Cha Jan Franciszek Watroba, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan
Hồi đầu tháng 2 năm 2014 các Giám Mục Ba Lan đã về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh. Ngày thứ tư 5-2-2014 các vị đã tham dự buổi Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến chung tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô. Chào các Giám Mục Ba Lan Đức Thánh Cha đã xin các vị chuyển lời chào thăm của ngài tới các linh mục, tu sĩ và giáo dân nam nữ của Giáo Hội Ba Lan. Ngài nói: ”Tôi bảo đảm với anh em lời cầu nguyện của tôi cho anh em và những người mà Chúa đã tín thác cho sự chăm sóc của anh em. Xin anh em cũng cều nguyện cho tôi. Xin Chúa chúc lành cho anh em và cho Giáo Hội Ba Lan.” Đề tài chính được các Giám Mục Ba Lan đề cập tới trong các ngày viếng thăm tại Roma là tình hình của các gia đình.
Nhận xét về cuộc gặp gỡ của các Giám Mục Ba Lan với Đức Thánh Cha Phanxicô Đức Cha Piotr Libera, Giám Mục Plock, cho biết đó đã là một cuộc gặp gỡ rất đơn sơ và rất huynh đệ. Mở đầu cuộc gặp gỡ Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Cracovia đã trình bầy tình hình của Giáo Hội Ba Lan, tình hình của các Giáo Tỉnh. Sau đó Đức Thánh Cha đã ngỏ lời và mời chúng tôi đặt câu hỏi. Và chúng tôi đã bắt đầu đưa ra một loạt các câu hỏi và các suy tư, bắt đầu với tình hình của các gia đình ngày nay, rồi tới các vấn đề của số sinh giảm sút và các kiểu khủng hoảng khác nhau trong gia đình. Chúng tôi cũng đã đề cập tới vấn đề rất quan trọng là việc tái truyền giảng Tin Mừng. Liên quan tới vấn đề này tôi đã đưa ra một câu hỏi, đó là: ”Làm thế nào để để cho mục vụ gia đình của chúng tôi trong các Giáo Hội địa phương mang tính cách rao truyền giáo lý Tin Mừng hơn? Bởi vì việc rao truyền giáo lý Tin Mừng gặp khó khăn. Các linh mục cao niên không quen với kiểu giảng rao truyền Tin Mừng này. Đôi khi họ hơi khép kín. Cũng có thể nói rằng các vị hơi sợ hãi sự mới mẻ này một chút, liên quan tới đề tài tập rao truyền giáo lý Tin Mừng”. Đức Thánh Cha đã trả lời một cách đơn sơ rằng cần phải bắt đầu từ các chủng viện: các chủng sinh phải tập có tinh thần truyền giáo. Rồi Đức Thánh Cha chuyển sang đề tài giảng: phải giảng như thế nào, ngày nay phải giảng dậy ra sao. Ngài nói rằng các bài giảng không nên dài qúa. Đức Giám Mục tổng tuyên úy quân đội Ba Lan thì trình bầy tình hình khó khăn của các binh sĩ Ba Lan từ Afghanistan trở về quê hương, rất thường khi họ mang theo biết bao nhiêu vết thương nội tâm. Và ngài hỏi Đức Thánh Cha làm sao có thể giúp đỡ họ. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác mục vụ cho các quân nhân gặp khó khăn trong việc hội nhập xã hội và thành lập một gia đình tốt. Sau cùng chúng tôi đã một lần nữa mời Đức Thánh Cha viếng thăm Ba Lan và chủ sự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Cracovia.
Đức Cha Wojciech Polak, Giám Mục phụ tá giáo phận Gniezno và là Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, thuộc nhóm cuối cùng về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh, thì cho biết các Giám Mục rất hài lòng về chuyến viếng thăm và gặp gỡ Đức Thánh Cha và sống tình hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ. Các vị đã sống kinh nghiệm tình yêu thương hiền phụ của Đức Thánh Cha Phanxicô. Các lời khích lệ của ngài đã trao ban can đảm và hướng dẫn cho tương lai. Giáo Hội tại Ba lan đang phải sống các thách đố của thế giới ngày nay, nhất là các thách đố liên quan tới sự sống con người, việc bảo vệ sự sống từ lúc thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên, cũng như việc bảo vệ gia đình. Đó là tất cả các vấn đề mục vụ quan trọng đối với xã hội. Các Giám Mục đã được củng cố bởi các lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha cũng như bởi các cuộc gặp gỡ với các Bộ và cơ quan khác nhau của Trung Ương Tòa Thánh. Sự tiếp đón nồng hậu cũng khích lệ chúng tôi đề ra chương trình cho các dự án mục vụ củng cố Giáo Hội Ba Lan trong tình hiệp thông với Giáo Hội Roma và Giáo Hội hoàn vũ.
Ba Lan rộng gần 314 ngàn cây số vuông, có 38,6 triệu dân, gần 97% là gốc Ba Lan, số còn lại gồm các nhóm nhỏ gốc Đức, Ucraina, Bielorussia và Do thái. Đại đa số dân Ba lan theo Công Giáo nhưng chỉ có 46% đi tham dự thánh lễ Chúa Nhật, khoảng 30-40% trong các thành phố, và 70-80% tại vùng quê. Giáo Hội chính thống có khoảng nửa triệu tín hữu, trong khi tín hữu tin lành được khoảng 100 ngàn, tín đồ Chứng nhân Giêhôva hơn 125 ngàn. Tín hữu do thái hồi năm 1939 được 3 triệu nhưng đã bị Đức Quốc Xã truy lùng và tiêu diệt trong cuộc diệt chủng Shoah. Những người sống sót di cư sang Hoa Kỳ, Anh quốc, Pháp, và Israel.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Jan Franciszek Watroba, Giám Mục Rzeszow, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, về các tấn kích chống lại gia đình. Bài phỏng vấn do Stefano Leszczynski thuộc chương trình tiếng Ba Lan đài Vaticăng, thực hiện.
Hỏi: Thưa Đức Cha Watroba, đâu là thái độ của tín hữu Ba Lan đối với gia đình ngày nay?
Đáp: Đa số người Ba Lan tuyên bố mình tin Thiên Chúa và là thành phần của Giáo Hội Công Giáo. Nhiều người trẻ hiểu ra rằng đối với họ gia đình là một nơi họ có thể học sống làm người, học biết các giá trị kitô, là nơi họ có thể cảm thấy an ninh. Vì thế thật là lạ lại có một sự tấn kích nhằm phá hủy gia đình. Mới đây có vài hiệp hội đã thăng tiến ý thức hệ giống trong các trường học. Họ muốn thay đổi định nghĩa về gia đình, phả hủy căn tính của người nam và người nữ. Vấn đề rất nghiệm trọng, cũng bởi vì Bộ Giáo Dục Ba Lan đã không lên tiếng chống lại các việc này. Có một vấn đề khác đó là số người trẻ chung sống không lấy nhau gia tăng. Trong trường hợp họ có con với nhau, thì con cái họ không được giáo dục trong đức tin kitô.
Hỏi: Tình hình tục hóa nặng nề mà Đức Cha đã miêu tả và nó ảnh hưởng trên các gia đình Ba Lan, có giá trị đối với những người Ba Lan sống tại hải ngoại không thưa Đức Cha?
Đáp: Có rất nhiều gia đình Ba Lan sống cảnh di cư vì nhiều lý do, nhất là vì công ăn việc làm. Có biết bao nhiêu trẻ em chỉ nhìn thấy cha mẹ trong các dịp lễ. Như thế tiến trình giáo dục nhiều khi bị đảo lộn bởi sự cô đơn của các trẻ em, chỉ sống với cha hay với mẹ, hoặc với ông bà nội ngoại trong các trường hợp đặc biệt. Các liên hệ gia đình đôi khi bị bẻ gẫy, và tiến trình giáo dục tôn giáo bị để trong tay các thầy cô hay các linh mục.
Hỏi: Đây là một tình cảnh rất khó khăn của gia đình bên Ba Lan, nhưng một ít cũng là tình cảnh trong các nước khác của Âu châu. Nhưng cũng có các khía cạnh tích cực có thể nêu bật trong công tác mục vụ cho các gia đình tại Ba Lan, có đúng thế không thưa Đức Cha?
Đáp: Vâng, đúng vậy. Có các ánh sáng cho phép nhìn tương lai với sự lạc quan, mặc dù có những điều tiêu cực như đã kể trên đây. Hiện nay chúng tôi có một trong các hệ thống mục vụ gia đình tốt nhất. Trong Hội Đồng Giám Mục có một trung tâm với vị giám đốc phối hợp tất cả các sáng kiến thăng tiến sự sống.
Trong tất cả mọi giáo phận đều có các trung tâm, nơi các người trẻ đính hôn có thể chuẩn bị lãnh bí tích Hôn Phối. Chúng tôi nhận thấy hơn 90% các bạn trẻ đã đinh hôn tham dự các khóa giáo lý tiền hôn nhân. Các trung tâm mục vụ gia đình cũng trợ giúp các cặp hôn nhân gặp khủng hoảng và thăng tiến một kiểu sống kitô trong gia đình. Có một lý do làm cho chúng tôi vui sướng nữa, đó là nhận thấy sự gia tăng liên tục của các phong trào Công Giáo, nơi giáo dân được mời gọi cống hiến một chứng tá tươi vui của cuộc sống kitô trong gia đình.
Hỏi: Thưa Đức Cha, các giáo phận Ba Lan đang chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về gia đình như thế nào?
Đáp: Đây là điều rất mới mẻ. Bên ba Lan chúng tôi nhận thấy có rất nhiều sáng kiến giúp làm cho giáo huấn của Giáo Hội liên quan tới gia đình hiện diện trong cuộc sống thường ngày. Nhiều giáo dân đã trả lời cho cuộc thăm dò ý kiến. Ho đã trả lời các câu hỏi mà Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra liên quan tới lý do của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới khóa đặc biệt về gia đình. Họ đã trình bầy quan điểm của họ và đã thảo luận với các linh mục để có thể hiểu căn tính giáo dân của họ một cách tốt đẹp hơn trong Giáo Hội. (RG 6-2-2014)
Hồi đầu tháng 2 năm 2014 các Giám Mục Ba Lan đã về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh. Ngày thứ tư 5-2-2014 các vị đã tham dự buổi Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến chung tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô. Chào các Giám Mục Ba Lan Đức Thánh Cha đã xin các vị chuyển lời chào thăm của ngài tới các linh mục, tu sĩ và giáo dân nam nữ của Giáo Hội Ba Lan. Ngài nói: ”Tôi bảo đảm với anh em lời cầu nguyện của tôi cho anh em và những người mà Chúa đã tín thác cho sự chăm sóc của anh em. Xin anh em cũng cều nguyện cho tôi. Xin Chúa chúc lành cho anh em và cho Giáo Hội Ba Lan.” Đề tài chính được các Giám Mục Ba Lan đề cập tới trong các ngày viếng thăm tại Roma là tình hình của các gia đình.
Nhận xét về cuộc gặp gỡ của các Giám Mục Ba Lan với Đức Thánh Cha Phanxicô Đức Cha Piotr Libera, Giám Mục Plock, cho biết đó đã là một cuộc gặp gỡ rất đơn sơ và rất huynh đệ. Mở đầu cuộc gặp gỡ Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Cracovia đã trình bầy tình hình của Giáo Hội Ba Lan, tình hình của các Giáo Tỉnh. Sau đó Đức Thánh Cha đã ngỏ lời và mời chúng tôi đặt câu hỏi. Và chúng tôi đã bắt đầu đưa ra một loạt các câu hỏi và các suy tư, bắt đầu với tình hình của các gia đình ngày nay, rồi tới các vấn đề của số sinh giảm sút và các kiểu khủng hoảng khác nhau trong gia đình. Chúng tôi cũng đã đề cập tới vấn đề rất quan trọng là việc tái truyền giảng Tin Mừng. Liên quan tới vấn đề này tôi đã đưa ra một câu hỏi, đó là: ”Làm thế nào để để cho mục vụ gia đình của chúng tôi trong các Giáo Hội địa phương mang tính cách rao truyền giáo lý Tin Mừng hơn? Bởi vì việc rao truyền giáo lý Tin Mừng gặp khó khăn. Các linh mục cao niên không quen với kiểu giảng rao truyền Tin Mừng này. Đôi khi họ hơi khép kín. Cũng có thể nói rằng các vị hơi sợ hãi sự mới mẻ này một chút, liên quan tới đề tài tập rao truyền giáo lý Tin Mừng”. Đức Thánh Cha đã trả lời một cách đơn sơ rằng cần phải bắt đầu từ các chủng viện: các chủng sinh phải tập có tinh thần truyền giáo. Rồi Đức Thánh Cha chuyển sang đề tài giảng: phải giảng như thế nào, ngày nay phải giảng dậy ra sao. Ngài nói rằng các bài giảng không nên dài qúa. Đức Giám Mục tổng tuyên úy quân đội Ba Lan thì trình bầy tình hình khó khăn của các binh sĩ Ba Lan từ Afghanistan trở về quê hương, rất thường khi họ mang theo biết bao nhiêu vết thương nội tâm. Và ngài hỏi Đức Thánh Cha làm sao có thể giúp đỡ họ. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác mục vụ cho các quân nhân gặp khó khăn trong việc hội nhập xã hội và thành lập một gia đình tốt. Sau cùng chúng tôi đã một lần nữa mời Đức Thánh Cha viếng thăm Ba Lan và chủ sự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Cracovia.
Đức Cha Wojciech Polak, Giám Mục phụ tá giáo phận Gniezno và là Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, thuộc nhóm cuối cùng về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh, thì cho biết các Giám Mục rất hài lòng về chuyến viếng thăm và gặp gỡ Đức Thánh Cha và sống tình hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ. Các vị đã sống kinh nghiệm tình yêu thương hiền phụ của Đức Thánh Cha Phanxicô. Các lời khích lệ của ngài đã trao ban can đảm và hướng dẫn cho tương lai. Giáo Hội tại Ba lan đang phải sống các thách đố của thế giới ngày nay, nhất là các thách đố liên quan tới sự sống con người, việc bảo vệ sự sống từ lúc thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên, cũng như việc bảo vệ gia đình. Đó là tất cả các vấn đề mục vụ quan trọng đối với xã hội. Các Giám Mục đã được củng cố bởi các lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha cũng như bởi các cuộc gặp gỡ với các Bộ và cơ quan khác nhau của Trung Ương Tòa Thánh. Sự tiếp đón nồng hậu cũng khích lệ chúng tôi đề ra chương trình cho các dự án mục vụ củng cố Giáo Hội Ba Lan trong tình hiệp thông với Giáo Hội Roma và Giáo Hội hoàn vũ.
Ba Lan rộng gần 314 ngàn cây số vuông, có 38,6 triệu dân, gần 97% là gốc Ba Lan, số còn lại gồm các nhóm nhỏ gốc Đức, Ucraina, Bielorussia và Do thái. Đại đa số dân Ba lan theo Công Giáo nhưng chỉ có 46% đi tham dự thánh lễ Chúa Nhật, khoảng 30-40% trong các thành phố, và 70-80% tại vùng quê. Giáo Hội chính thống có khoảng nửa triệu tín hữu, trong khi tín hữu tin lành được khoảng 100 ngàn, tín đồ Chứng nhân Giêhôva hơn 125 ngàn. Tín hữu do thái hồi năm 1939 được 3 triệu nhưng đã bị Đức Quốc Xã truy lùng và tiêu diệt trong cuộc diệt chủng Shoah. Những người sống sót di cư sang Hoa Kỳ, Anh quốc, Pháp, và Israel.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Jan Franciszek Watroba, Giám Mục Rzeszow, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, về các tấn kích chống lại gia đình. Bài phỏng vấn do Stefano Leszczynski thuộc chương trình tiếng Ba Lan đài Vaticăng, thực hiện.
Hỏi: Thưa Đức Cha Watroba, đâu là thái độ của tín hữu Ba Lan đối với gia đình ngày nay?
Đáp: Đa số người Ba Lan tuyên bố mình tin Thiên Chúa và là thành phần của Giáo Hội Công Giáo. Nhiều người trẻ hiểu ra rằng đối với họ gia đình là một nơi họ có thể học sống làm người, học biết các giá trị kitô, là nơi họ có thể cảm thấy an ninh. Vì thế thật là lạ lại có một sự tấn kích nhằm phá hủy gia đình. Mới đây có vài hiệp hội đã thăng tiến ý thức hệ giống trong các trường học. Họ muốn thay đổi định nghĩa về gia đình, phả hủy căn tính của người nam và người nữ. Vấn đề rất nghiệm trọng, cũng bởi vì Bộ Giáo Dục Ba Lan đã không lên tiếng chống lại các việc này. Có một vấn đề khác đó là số người trẻ chung sống không lấy nhau gia tăng. Trong trường hợp họ có con với nhau, thì con cái họ không được giáo dục trong đức tin kitô.
Hỏi: Tình hình tục hóa nặng nề mà Đức Cha đã miêu tả và nó ảnh hưởng trên các gia đình Ba Lan, có giá trị đối với những người Ba Lan sống tại hải ngoại không thưa Đức Cha?
Đáp: Có rất nhiều gia đình Ba Lan sống cảnh di cư vì nhiều lý do, nhất là vì công ăn việc làm. Có biết bao nhiêu trẻ em chỉ nhìn thấy cha mẹ trong các dịp lễ. Như thế tiến trình giáo dục nhiều khi bị đảo lộn bởi sự cô đơn của các trẻ em, chỉ sống với cha hay với mẹ, hoặc với ông bà nội ngoại trong các trường hợp đặc biệt. Các liên hệ gia đình đôi khi bị bẻ gẫy, và tiến trình giáo dục tôn giáo bị để trong tay các thầy cô hay các linh mục.
Hỏi: Đây là một tình cảnh rất khó khăn của gia đình bên Ba Lan, nhưng một ít cũng là tình cảnh trong các nước khác của Âu châu. Nhưng cũng có các khía cạnh tích cực có thể nêu bật trong công tác mục vụ cho các gia đình tại Ba Lan, có đúng thế không thưa Đức Cha?
Đáp: Vâng, đúng vậy. Có các ánh sáng cho phép nhìn tương lai với sự lạc quan, mặc dù có những điều tiêu cực như đã kể trên đây. Hiện nay chúng tôi có một trong các hệ thống mục vụ gia đình tốt nhất. Trong Hội Đồng Giám Mục có một trung tâm với vị giám đốc phối hợp tất cả các sáng kiến thăng tiến sự sống.
Trong tất cả mọi giáo phận đều có các trung tâm, nơi các người trẻ đính hôn có thể chuẩn bị lãnh bí tích Hôn Phối. Chúng tôi nhận thấy hơn 90% các bạn trẻ đã đinh hôn tham dự các khóa giáo lý tiền hôn nhân. Các trung tâm mục vụ gia đình cũng trợ giúp các cặp hôn nhân gặp khủng hoảng và thăng tiến một kiểu sống kitô trong gia đình. Có một lý do làm cho chúng tôi vui sướng nữa, đó là nhận thấy sự gia tăng liên tục của các phong trào Công Giáo, nơi giáo dân được mời gọi cống hiến một chứng tá tươi vui của cuộc sống kitô trong gia đình.
Hỏi: Thưa Đức Cha, các giáo phận Ba Lan đang chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về gia đình như thế nào?
Đáp: Đây là điều rất mới mẻ. Bên ba Lan chúng tôi nhận thấy có rất nhiều sáng kiến giúp làm cho giáo huấn của Giáo Hội liên quan tới gia đình hiện diện trong cuộc sống thường ngày. Nhiều giáo dân đã trả lời cho cuộc thăm dò ý kiến. Ho đã trả lời các câu hỏi mà Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra liên quan tới lý do của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới khóa đặc biệt về gia đình. Họ đã trình bầy quan điểm của họ và đã thảo luận với các linh mục để có thể hiểu căn tính giáo dân của họ một cách tốt đẹp hơn trong Giáo Hội. (RG 6-2-2014)
Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tân Chủ Tịch của Hội Đồng Giám Mục Đức
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
19:51 12/03/2014
Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tân Chủ Tịch của Hội Đồng Giám Mục Đức
Münster – 12.3.2014 - Đức Hồng Y Reinhard Marx (60 tuổi) hôm nay đã được bầu vào chức vụ Chủ Tịch của Hội Đồng Giám Mục Đức với nhiệm kỳ 6 năm. Các thành viên của HĐGM Đức hiện diện gồm 66 Hồng Y, Giám Mục địa phận và Giám Mục phó đã chọn Tổng Giám Mục München và Freising trong cuộc họp mùa xuân tại Münster, kết quả bỏ phiếu kín đã kết thúc ở vòng thứ tư.
Đức TGM München và Freising, Hồng Y Reinhard Marx là người kế nhiệm của Đức TGM Robert Zollitsch thuộc TGP Freiburg. Đức TGM Zollitsch làm chủ tịch HĐGM Đức 6 năm và vì tuổi đã 75 nên không muốn ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa. Đức Hồng Y Reinhard Marx trước đây 6 năm (2008) được xem là một ứng cử viên sáng giá, nhưng lúc ấy ngài đã thua phiếu bầu cử đối với Đức TGM Zollitsch.
ĐHY Reinhard Marx sinh ngày 21.9.1953 tại Geseke (Westfale). Sau tú tài năm 1972 ngài theo phân khoa Thần Học tại Paderborn và Paris. Năm 1979 ngài được thụ phong linh mục tại TGP Paderborn, sau 2 năm làm cha phó ngài tiếp tục học từ 1981-1989 tại hai đại học Ruhr-Universität Bochum và Westfälischen Wilhelms-Universität Münster và đậu bằng tiến sĩ Thần học vào năm 1988. Năm 1996 ngài làm giáo sư đại học tại Paderborn. ĐGH Gioan Phaolô II bổ nhiệm cha Reinhard Marx làm Giám mục phó tại TGP Paderborn vào ngày 23.7.1996. Sau đó ĐGH Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám Mục GP Trier ngày 20.12.2001. Tiếp theo ĐGH Bênêđictô XVI bổ nhiệm ngài làm TGM München và Freising vào ngày 30.11.2007. Ngày 20.11.2010 Đức TGM Reinhard Marx được vinh thăng Hồng Y. Ngày 22.3.2012 ngài được bầu vào chức vụ chủ tịch Ủy ban Hội nghị Cộng đồng Châu Âu (COMECE). Vào tháng 4 năm 2013 ĐGH Phanxicô bổ nhiệm ĐHY Marx là một thành viên của Hội Đồng 8 Hồng Y để tư vấn cho Đức Giáo Hoàng về cải cách Giáo Triều Rôma. Ngày 12.3.2014 HĐGM Đức bầu Đức HY Reinhard Marx vào chức vụ Chủ Tịch của Hội Đồng Giám Mục Đức.
Tân chủ tịch HĐGM Đức, ĐHY Reinhard Marx nhìn chức vụ mới này là một thách thức lớn, ngài nói: "Chúng tôi đã có một sự khởi đầu từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô, bây giờ phải cần ổn định". Bao gồm nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo Hội kể trên ngài được hỏi làm sao có thể hoàn thành trách nhiệm thì ngài trả lời: "Trong những ngày tới tôi phải cần thinh lặng để sắp xếp suy nghĩ của tôi".
Thứ Tư hôm nay hơn 200 nhà báo, đại diện cho 150 cơ quan truyền thông đã tụ tập về nhà thờ chính tòa Münster để tường thuật về cuộc bầu cử Chủ Tịch của Hội Đồng Giám Mục Đức. Sự quan tâm rất lớn của giới truyền thông về Giáo Hội có gắn liền và kết hợp với danh gọi Phanxicô bởi thế Tân Chủ Tịch của Hội Đồng Giám Mục Đức vui mừng nói trong cuộc họp báo rằng: "Trong một xã hội đa nguyên, Giáo Hội Công Giáo đang gợi lên nhiều sự quan tâm."
Hội Đồng Giám Mục là cơ quan đứng đầu của Giáo Hội Công Giáo tại Đức với khoảng 24,3 triệu giáo dân và chịu trách nhiệm cho các vấn đề chăm sóc mục vụ và quan hệ quốc tế. Các thành viên gặp gỡ thường hai lần trong năm vào mùa thu và mùa xuân. Chức vụ Chủ tịch thường giữ một vai trò nổi bật giữa đạo và đời tại Đức.
Từ Tổng Giáo Phận München và Freising qua phát ngôn viên, ông Bernhard Kellner nhận định: "Cuộc bầu cử chủ tịch HĐGM Đức làm cho chúng tôi tràn đầy sự tự hào và niềm vui và Tổng Giáo Phận sẽ hỗ trợ Đức Hồng Y Marx với tất cả sức mạnh của mình". Chủ tịch Ủy Ban Công Giáo người Đức, ông Alois Glück chào mừng cuộc bầu cử và phát biểu: "Tôi chắc chắn rằng ĐHY Marx sẽ giải quyết những thách thức lớn đối với Giáo Hội ở Đức và đưa ra đường hướng chủ động chứ không phải là chờ đợi thụ động từ chúng ta, với sự tự tin và sức mạnh".
Một công việc quan trọng cho ĐHY Marx là đại kết và đối thoại liên tôn. Vì vậy, Giáo Hội Tin Lành cũng chúc mừng vị Tân Chủ Tịch và hy vọng cho một sự hợp tác tốt và đáng tin cậy.
Tổng thống Joachim Gauck đã chúc mừng Đức Hồng Y Reinhard Marx được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức: "Với cuộc bầu cử ở vị trí trách nhiệm lớn lao này, ĐHY đã có trách nhiệm bên mình tại Âu Châu và hoàn vũ, bây giờ có thêm một nhiệm vụ trọng tâm của Giáo Hội Công Giáo tại Đức, đây là một cầu nối quan trọng giữa Giáo Hội, nhà nước và xã hội". Tổng thống Gauck chúc ĐHY Marx cho nhiệm vụ mới: "Tầm nhìn, thành công và phúc lành của Thiên Chúa"
Nữ Thủ Tướng Angela Merkel chúc mừng ĐHY Marx về cuộc bầu cử. Thủ Tướng Merkel cầu chúc ĐHY trong trách nhiệm mới của mình có một bàn tay may mắn và phúc lành của Thiên Chúa.
Thủ hiến tiểu bang Bayern, ông Horst Seehofer vinh danh Đức Hồng Y Reinhard Marx là một cá nhân nổi bật được khắc ghi bởi một trí tuệ tuyệt vời: "Tiếng nói của Đức Tổng Giám Mục München và Freising có trọng lượng, đã có được tại tiểu bang Bayern và Roma, và bây giờ lại có thêm trong Hội đồng Giám mục Đức."
Chủ tịch nhóm nghị viện Công Giáo và Tin Lành thuộc đảng CDU/CSU, ông Volker Kauder
cho rằng, với ĐHY Marx đã chọn đúng một người vào đúng một thời điểm cho HĐGM Đức.
ĐHY Marx trong quá khứ đã dấn thân tích cực và đưa ra nhiều quan điểm quan trọng về các vấn đề tôn giáo, chính trị và xã hội.
Chủ tịch đảng Xã Hội SPD, ông Sigmar Gabriel nhắc đến sự dấn thân của ĐHY Marx về sự phát triển của kinh tế xã hội. Nền kinh tế toàn cầu hóa đòi hỏi rõ ràng hơn bao giờ hết về tiêu chuẩn đạo đức cho công bằng xã hội và trong hợp tác công bằng.
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Đức TGM München và Freising, Hồng Y Reinhard Marx là người kế nhiệm của Đức TGM Robert Zollitsch thuộc TGP Freiburg. Đức TGM Zollitsch làm chủ tịch HĐGM Đức 6 năm và vì tuổi đã 75 nên không muốn ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa. Đức Hồng Y Reinhard Marx trước đây 6 năm (2008) được xem là một ứng cử viên sáng giá, nhưng lúc ấy ngài đã thua phiếu bầu cử đối với Đức TGM Zollitsch.
ĐHY Reinhard Marx sinh ngày 21.9.1953 tại Geseke (Westfale). Sau tú tài năm 1972 ngài theo phân khoa Thần Học tại Paderborn và Paris. Năm 1979 ngài được thụ phong linh mục tại TGP Paderborn, sau 2 năm làm cha phó ngài tiếp tục học từ 1981-1989 tại hai đại học Ruhr-Universität Bochum và Westfälischen Wilhelms-Universität Münster và đậu bằng tiến sĩ Thần học vào năm 1988. Năm 1996 ngài làm giáo sư đại học tại Paderborn. ĐGH Gioan Phaolô II bổ nhiệm cha Reinhard Marx làm Giám mục phó tại TGP Paderborn vào ngày 23.7.1996. Sau đó ĐGH Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám Mục GP Trier ngày 20.12.2001. Tiếp theo ĐGH Bênêđictô XVI bổ nhiệm ngài làm TGM München và Freising vào ngày 30.11.2007. Ngày 20.11.2010 Đức TGM Reinhard Marx được vinh thăng Hồng Y. Ngày 22.3.2012 ngài được bầu vào chức vụ chủ tịch Ủy ban Hội nghị Cộng đồng Châu Âu (COMECE). Vào tháng 4 năm 2013 ĐGH Phanxicô bổ nhiệm ĐHY Marx là một thành viên của Hội Đồng 8 Hồng Y để tư vấn cho Đức Giáo Hoàng về cải cách Giáo Triều Rôma. Ngày 12.3.2014 HĐGM Đức bầu Đức HY Reinhard Marx vào chức vụ Chủ Tịch của Hội Đồng Giám Mục Đức.
Tân chủ tịch HĐGM Đức, ĐHY Reinhard Marx nhìn chức vụ mới này là một thách thức lớn, ngài nói: "Chúng tôi đã có một sự khởi đầu từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô, bây giờ phải cần ổn định". Bao gồm nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo Hội kể trên ngài được hỏi làm sao có thể hoàn thành trách nhiệm thì ngài trả lời: "Trong những ngày tới tôi phải cần thinh lặng để sắp xếp suy nghĩ của tôi".
Thứ Tư hôm nay hơn 200 nhà báo, đại diện cho 150 cơ quan truyền thông đã tụ tập về nhà thờ chính tòa Münster để tường thuật về cuộc bầu cử Chủ Tịch của Hội Đồng Giám Mục Đức. Sự quan tâm rất lớn của giới truyền thông về Giáo Hội có gắn liền và kết hợp với danh gọi Phanxicô bởi thế Tân Chủ Tịch của Hội Đồng Giám Mục Đức vui mừng nói trong cuộc họp báo rằng: "Trong một xã hội đa nguyên, Giáo Hội Công Giáo đang gợi lên nhiều sự quan tâm."
Hội Đồng Giám Mục là cơ quan đứng đầu của Giáo Hội Công Giáo tại Đức với khoảng 24,3 triệu giáo dân và chịu trách nhiệm cho các vấn đề chăm sóc mục vụ và quan hệ quốc tế. Các thành viên gặp gỡ thường hai lần trong năm vào mùa thu và mùa xuân. Chức vụ Chủ tịch thường giữ một vai trò nổi bật giữa đạo và đời tại Đức.
Từ Tổng Giáo Phận München và Freising qua phát ngôn viên, ông Bernhard Kellner nhận định: "Cuộc bầu cử chủ tịch HĐGM Đức làm cho chúng tôi tràn đầy sự tự hào và niềm vui và Tổng Giáo Phận sẽ hỗ trợ Đức Hồng Y Marx với tất cả sức mạnh của mình". Chủ tịch Ủy Ban Công Giáo người Đức, ông Alois Glück chào mừng cuộc bầu cử và phát biểu: "Tôi chắc chắn rằng ĐHY Marx sẽ giải quyết những thách thức lớn đối với Giáo Hội ở Đức và đưa ra đường hướng chủ động chứ không phải là chờ đợi thụ động từ chúng ta, với sự tự tin và sức mạnh".
Một công việc quan trọng cho ĐHY Marx là đại kết và đối thoại liên tôn. Vì vậy, Giáo Hội Tin Lành cũng chúc mừng vị Tân Chủ Tịch và hy vọng cho một sự hợp tác tốt và đáng tin cậy.
Tổng thống Joachim Gauck đã chúc mừng Đức Hồng Y Reinhard Marx được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức: "Với cuộc bầu cử ở vị trí trách nhiệm lớn lao này, ĐHY đã có trách nhiệm bên mình tại Âu Châu và hoàn vũ, bây giờ có thêm một nhiệm vụ trọng tâm của Giáo Hội Công Giáo tại Đức, đây là một cầu nối quan trọng giữa Giáo Hội, nhà nước và xã hội". Tổng thống Gauck chúc ĐHY Marx cho nhiệm vụ mới: "Tầm nhìn, thành công và phúc lành của Thiên Chúa"
Nữ Thủ Tướng Angela Merkel chúc mừng ĐHY Marx về cuộc bầu cử. Thủ Tướng Merkel cầu chúc ĐHY trong trách nhiệm mới của mình có một bàn tay may mắn và phúc lành của Thiên Chúa.
Thủ hiến tiểu bang Bayern, ông Horst Seehofer vinh danh Đức Hồng Y Reinhard Marx là một cá nhân nổi bật được khắc ghi bởi một trí tuệ tuyệt vời: "Tiếng nói của Đức Tổng Giám Mục München và Freising có trọng lượng, đã có được tại tiểu bang Bayern và Roma, và bây giờ lại có thêm trong Hội đồng Giám mục Đức."
Chủ tịch nhóm nghị viện Công Giáo và Tin Lành thuộc đảng CDU/CSU, ông Volker Kauder
cho rằng, với ĐHY Marx đã chọn đúng một người vào đúng một thời điểm cho HĐGM Đức.
ĐHY Marx trong quá khứ đã dấn thân tích cực và đưa ra nhiều quan điểm quan trọng về các vấn đề tôn giáo, chính trị và xã hội.
Chủ tịch đảng Xã Hội SPD, ông Sigmar Gabriel nhắc đến sự dấn thân của ĐHY Marx về sự phát triển của kinh tế xã hội. Nền kinh tế toàn cầu hóa đòi hỏi rõ ràng hơn bao giờ hết về tiêu chuẩn đạo đức cho công bằng xã hội và trong hợp tác công bằng.
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Top Stories
U.S. Bishops express thanks on 1st anniversary of Pope Francis, highlighting concern for poor and marginalized and his Curia reforms
Vatican Radio
11:06 12/03/2014
In a statement issued on March 11th, the U.S. bishops said Pope Francis “has encouraged us to be a Church of the poor and for the poor, reaching out to the marginalized and being present to those on the periphery of society.” “He has set an example by choosing a personal simplicity of life, by washing the feet of prisoners, and by taking into his hands and kissing the badly disfigured.” Please find below the entire statement:
STATEMENT OF THE USCCB ADMINISTRATIVE COMMITTEE
ON THE ANNIVERSARY OF THE ELECTION OF POPE FRANCIS
“Gathered together in Washington, DC, for their annual March meeting, the members of the Administrative Committee of the United States Conference of Catholic Bishops have noted with thanksgiving the first anniversary of the election of His Holiness Pope Francis as the 266th successor of the Apostle Peter.
In his first year in office, Pope Francis has consistently called upon Catholics to look again at the fundamental values of the Gospel. He has encouraged us to be a Church of the poor and for the poor, reaching out to the marginalized and being present to those on the periphery of society. He has set an example by choosing a personal simplicity of life, by washing the feet of prisoners, and by taking into his hands and kissing the badly disfigured. His Holiness has also set in motion a process that will lead to the reshaping of the Roman Curia in a way that will enhance the effectiveness of his ministry and better serve the needs of the Church in our present day.
In this way the Holy Father has brought to light new dimensions of the Petrine Ministry and added new life to the office he holds. His constant outreach to the alienated, his emphasis on mercy and his sheer humanity have served as an inspiration not only to Catholics but also to other Christians and people of good will around the globe. On this first anniversary of his election, the Administrative Committee invites the prayers of all the faithful that Christ our Lord will bless Pope Francis and grant him many years of fruitful ministry as Bishop of Rome, as the Servant of the Servants of God.”
The snare of worldly language The Roman Curia's Spiritual Exercises in Ariccia
L’Osservatore Romano
11:07 12/03/2014
2014-03-12 L’Osservatore Romano - The language of the world is a trap that we cannot fall into if we wish to testify to the love of God, the kind of love on which a community actually can be build, communion can be lived and God can be glorified through charity.
Man today, unfortunately, is still looking for the correct language to approach this, that is, the language of Christ. His was not the language of force or power, but the language of frailty, easily understood by all, above all by those who experience suffering. This was the theme of Msgr Angelo De Donatis' reflection this morning, Wednesday, 12 March, in Ariccia, the fourth day of the spiritual exercises with Pope Francis and the Roman Curia.
“Jesus,” the preacher noted, “was the best communicator”, though he never made rhetorical speeches aiming to “convince at any cost”; and he managed to make himself understood and to communicate God's profound love for man, for his words were not based on the “wisdom of the world” but on the wisdom of God. The only wisdom, he said, thanks to which we can come to know the greatness of these gifts that God has given us and, in turn, offer them to others, and, thus witnessing, with charity, the true glory of Jesus.
Man today, unfortunately, is still looking for the correct language to approach this, that is, the language of Christ. His was not the language of force or power, but the language of frailty, easily understood by all, above all by those who experience suffering. This was the theme of Msgr Angelo De Donatis' reflection this morning, Wednesday, 12 March, in Ariccia, the fourth day of the spiritual exercises with Pope Francis and the Roman Curia.
“Jesus,” the preacher noted, “was the best communicator”, though he never made rhetorical speeches aiming to “convince at any cost”; and he managed to make himself understood and to communicate God's profound love for man, for his words were not based on the “wisdom of the world” but on the wisdom of God. The only wisdom, he said, thanks to which we can come to know the greatness of these gifts that God has given us and, in turn, offer them to others, and, thus witnessing, with charity, the true glory of Jesus.
Văn Hóa
Lá thư Canada : Cứ Vui Cứ Cười.
Trà Lũ
21:02 12/03/2014
Canada là đất thể thao, mùa hè có môn mùa hè, mùa đông có môn mùa đông. Quanh năm mở đài TV ta đều thấy các trận đấu cũng như các trận biểu diễn thể thao. Kỳ Thế Vận Hội muà đông vừa qua ở Sochi, phái đoàn Canada đông tới 200 người. Ngày chung kết có trận thi môn ‘ khúc côn cầu’ hockey giữa hai đội nữ Canada và Hoa Kỳ. Trận đấu lịch sử này đã làm sôi động cả nước. Cụ Tổng thống Obama của Hoa Kỳ và Cụ Harper thủ tướng Canada đã đánh cuộc rằng đội nước mình sẽ thắng. Cuối cùng đội Canada thắng và Cụ Obama đã phải dâng một thùng bia cho Cụ Harper . Phe liền ông các nhà quân tử trong làng tôi đứng xem trận đấu mà ai cũng hồi hộp hết sức. Chỉ còn 5 phút nữa là mãn cuộc, đội nữ Hoa Kỳ đã cầm chắc chiến thắng trong tay với tỷ số 2-0, nào ngờ đội Canada đã vùng lên vào phút chót và đánh bại Hoa Kỳ 3-2 ! Qúy cụ đã thấy các nữ cầu thủ Canada ngon lành chưa. Tiếng còi chấm dứt trận đấu vừa thổi, dân Canada ai cũng hò reo , tiếng reo ầm lên từ miền Vancouver bên Thái Bình Dương sang tới tận Halifax miền đông bên bờ Đại Tây Dương. Trận đấu này gay cấn qúa. Trong các quán rượu có TV màn hình lớn thì đều đầy nghẹt các vị cổ cồn cà vạt, đây là những công tư chức các sở lớn, họ đã công khai bỏ nhiệm sở ra quán ngồi coi cho đã mắt. Các nghị viên thành phố đang họp cũng phải ngưng lại để các nghị viên được theo dõi những giây phút lịch sử này.
Ông Từ Hoè hội viên viễn cư đã về làng ăn tết từ ngày tiễn ông táo về trời. Mọi khi ăn tết xong tới ngày hạ cây nêu thì ông về lại miền tây với gia đình chú em. Năm nay vì có Thế Vận Hội Sochi bên Nga trùng vào dịp này nên ông đã ở nán lại thêm ít ngày để coi chung các trận đấu với chúng tôi. Ông bảo xem thể thao cũng như xem kịch cần phải có bạn. Xưa nay phe các nhà quân tử chúng tôi xem các trận đá banh đều la hét đến sụp nhà, năm nay thêm cụ Từ Hoè nên không khí ồn ào vang ầm một cõi. May mà các nhà quân tử đều kéo ra quán cà phê Starbucks ở ngã tư để coi màn hình lớn cho đã mắt. Các môn thể thao mùa đông là các môn sở trường của phe da trắng xứ lạnh, họ hiểu luật hiểu cách chơi hơn phe Mít chúng tôi nên họ la hét còn dữ hơn nữa. Lúc đội nữ Canada vừa ghi bàn thắng vào giây phút cuối, phe da trắng vừa hò hét vừa đập bàn đập ghế, rung chuyển cả cửa sổ lẫn cửa ra vào. Nếu ai hỏi tôi người đàn ông khi cực sướng thì mặt mũi ra sao thì tôi xin thưa chính là lúc này, ở đây, chứ không phải ở trên giường.
Tối hôm bế mạc Thế Vận Hội Sochi, làng tôi họp nhau ăn cơm. Suốt bữa toàn bình luận chuyện Thế Vận Hội. Cụ Từ Hoè và Cụ ODP hứng khởi quá, có lúc phát ra cả tiếng Đức, may mà các cụ kịp thời xin lỗi và rút lại. Đêm đó, làng tôi ai cũng ngủ ngon hết sức. Phe các bà đang lần lần mê thể thao, các cụ ạ. Môn khiêu vũ trên băng, môn trượt băng sườn núi đang đi vào lòng các bà. Anh John bảo tôi : Phe liền ông chúng ta đang mang hạnh phúc đến cho họ.
Cụ Chánh thủ lãnh của làng xin ông Từ Hoè tóm tắt về Thế vận Hội. Ông Từ Hoè cho đây là một danh dự đặc biệt nên ông vui vẻ nói ngay:
Đây là một biến cố thể thao quốc tế, đầy mầu sắc huy hoàng, đầy tình thân ái và đoàn kết nhưng quá tốn kém. Nga đã chi ra hơn 50 tỷ đô la. Ông Tổng thống Putin rất thành công trong tài lãnh đạo đất nước rộng lớn này. Ông đang cố chứng minh rằng Nga là một cường quốc vô địch, không phải chỉ về quân sự, mà còn về kinh tế, về thể thao. Trong buổi lễ khai mạc cũng như lễ bế mạc, ông đã cho trình diễn những nét văn hóa và lịch sử to lớn của Nga. Phái đoàn thể thao 2.800 người của 88 quốc gia tham dự đều vui vẻ gặp nhau, tranh tài với nhau. Tôi nghĩ 3 khẩu hiệu của Thế Vận Hội thì Sochi đã đạt được : ‘Nhanh hơn, Xa hơn, Cao hơn’. Cái nét đẹp nhất là trong lễ bế mạc, tất cả các tham dự viên đã cùng nắm tay nhau chạy vào vận động trường một lúc chứ không đi theo từng nước như lễ khai mạc. Trong 16 ngày tranh tài, mối quan tâm đặc biệt của mọi người là vấn đề an ninh. Tổ chức khủng bố vùng Caucasus đã de dọa phá hoại, thế mà mạng lưới an ninh của Nga đã khống chế được bọn này.
Về thành tích của đoàn Canada thì thật đáng ca ngợi. Canada dân số chỉ có 34 triệu mà trong bảng xếp hạng, Canada đã đứng thứ ba, chỉ sau Nga và Na Uy xét về huy chương vàng, và xếp hạng thứ tư xét về tổng số huy chương : Nga, Mỹ, Na Uy, Canada…
Nhân bàn đến thể thao, ông ODP có đem 1 thắc mắc sau đây để hỏi cả làng. Làng tôi tiếng là ngon lành lắm mà cũng không giải được, vậy xin trình các cụ khắp nơi. Xin các cụ góp ý. Đó là tiếng liên hệ tới thể thao : ATHLETE . Trong tự điển cũng như báo chí VN đều dịch athlete là lực sĩ, hay là vận động viên. Tôi thấy không ổn. Xưa nay khi nói tới lực sĩ thì ta tưởng tượng ra một người lực lưỡng, bắp thịt cuồn cuộn, Còn trong thế vận hội, những người thi các môn khiêu vũ, trượt băng, chơi hockey, chạy thi… đâu có hình dáng của một lực sĩ bắp thịt cuồn cuộn. Rồi tiếng Vận đông viên nghe cũng không ổn chút nào. Xưa nay ta hiểu ‘vận động viên’ là những người chạy hành lang vòng ngoài để lo cho một người khác. Một ông bạn tôi bảo rằng người Tàu gọi athlete là vận động viên, nên ta bắt chước Tàu mà nói như vậy. Lại càng không ổn nữa! Tàu hiểu theo lối Tàu, mặc xác nó !VN mình phải hiểu theo lối Việt chứ.
Vậy theo các cụ thì những người thi đấu trong các môn thể thao thì có tên là gì cơ? Athlete phải dịch ra sao cơ ? Tôi không thích chữ ‘lực sĩ’ hay ‘vận động viên’!
Xin được ngưng chuyện Thế Vận để nói sang chuyện nước láng riềng của Nga và Cụ Putin. Đó là nước Ukraine. Nước này ngày xưa bị Nga đô hộ, gần đây mới được độc lập. Nhưng độc lập trong vòng tay của Nga. Ông tổng thống dân bầu hẳn hoi nhưng lại theo Nga vì tham tiền. Dân chúng Ukraine muốn nước mình đi theo khối Âu Châu nhưng ông tổng thống Viktor Yanukovych bị Nga mua chuộc đã không theo ý dân. Nga hứa cho 15 tỷ đô la để vực nên kinh tế dậy, nhưng Nga cấm Ukraine theo Âu Châu. Sóng gió đã nổi lên, dân chúng đã đứng dậy. Tổng thống Yanukovych đã sang chầu Nga hoàng . Trong lúc Vua Putin bận rộn với Thế Vận Hội Sochi thì Chính quyền Ukraine đã dùng công an đàn áp dân chúng. Súng đã nổ. Nhiều người dân đã ngã xuống. Quân đội đứng vòng ngoài không can thiệp. Dân thủ đô Kiev đã tổ chức tang lễ cho những người đã nằm xuống. May thay, công an Ukraine đã nhìn ra lỗi lầm. Ngày 24 tháng Hai vừa qua, họ đã qùy xuống xin lỗi nhân dân. Hình ảnh đoàn công an qùy xuống đường và cúi đầu nhận tội đã được chuyển đi khắp thế giới. Các cụ có thấy những tấm hình lịch sử này không? Ngoài tnhững tấm ảnh đoàn công an qùy xuống xám hối, tôi còn được xem những clip chụp hình dân chúng Ukraine đập phá các tượng Lenin. Báo chí cho biết họ đã kéo đỗ và đập 100 tượng. Nghe nói ông Yanukovych đã chạy trốn sang Nga. Và Nga đã mang quân chuẩn bị đưa vua Lê Chiêu Thống Yanukovych về nước.
Anh H.O. trong làng tôi nghe tới tên Yanukovych thì cười hề hề : Đúng là cái tên tiền định. Rõ ràng cái tên ông ta có chữ ‘gia nô’ đứng đầu !Tôi thấy đất nước Ukraine sao mà giống Việt Nam ta qúa. Bọn cường hào ác bá do Yanukovych cầm đấu đã làm cho đất nước tan hoang và nghèo đi. Hy vọng lần này dân chúng sẽ chỗi dậy trong vinh quang. Nói chuyện người rồi nghĩ đến chuyện mình. Xin tổ tiên phù hộ để bọn VC ở quê nhà mở mắt và nhìn thấy tấm gương Ukraine . Xin tạm ngưng chuyện dài Ukraine.
Cũng tuần trước tôi được người bạn thân chuyển cho coi một đoạn video về một dàn nhạc lớn ở Ukraine hòa tấu bài quốc ca VNCH do nhạc sĩ Lê Văn Khoa viết hoà âm. Tôi xem đi xem lại đoạn băng này. Dân làng An Lạc của tôi khi nghe và xem băng nhạc hoà tấu này ai cũng xúc động. Dàn nhạc Ukraine hòa tấu, dân làng tôi đã hát theo, Này công dân ơi quốc gia đến ngày gỉải phóng... Hình như mắt ai cũng đỏ hoe.
Tôi mải kể chuyện Thế Vận Hội và nước Ukraine mà quên chưa khoe các cụ bữa ăn mà ông Từ Hoè nấu trước khi về lại miền Tây. Sau tết, cả làng tôi đêu ngấy thịt, thịt bò thịt heo thịt ngựa đều sợ hết. Bây giờ dân làng mê đồ biển. Ông Từ Hoè đã thay món ăn cho chúng tôi. Hôm qua ông nấu món cá sauce chua ngọt. Ông này tay có thần. Ông tự đi chợ, không cho một ai đi theo. Ông mua một lúc 3 con ‘cá tilapia’. Cá này bán rất nhiều ở chợ VN. Tên tiếng Việt là ‘ cá rô Phi’. Không biết Phi ở đây có phải là Phi Luật Tân hay không? Chỉ biết rằng cá này rất phổ biến. Thịt cá thơm và ngon. Ông đem về rửa với nước gừng, rồi ướp với muối với tiêu, và để ráo. Ông chuẩn bị nấu sauce với ớt chuông và trái dứa bỏ lõi thái hạt lựu, cần tây , hành lá và thì là xắt khúc. Tất cả trộn với giấm, đường, ketchup, ớt và nước mắm. Dân làng ngồi vào bàn rồi ông mới bắt đầu nấu. Ông bảo đồ biển mà, rẹt một cái là chín. Cá phải ăn nóng. Ông nấu hai chảo một lúc. Một chảo ông chiên cá, một chảo ông làm sauce chua ngọt. Con cá chín, thơm và vàng ngậy. Ông bỏ cá vào đĩa, ba đĩa lận. Chảo sauce cũng vừa xong, ông đổ hỗn hợp sauce này lên con cá. Tất cả bốc khói xèo xèo, thơm điếc mũi. Mời dân làng cầm đũa. Cá nóng chua ngọt này ăn với cơm trắng Nàng Hương, ngon quên chết, các cụ ạ. Đó là món chính. Sang phần tráng miệng, ông không cho ăn bánh ngọt mà cho ăn trái cây chấm với sauce chocolate. Cụ dùng xiên nha. Cụ xiên miếng dứa, miếng chuối hay trái dâu rồi cụ chấm vào đĩa chocolate lỏng. Đĩa này ông làm cũng công phu lắm. Ông dùng thỏi chocolate có 35% cocoa, thêm sữa, thêm Kalua, thêm crème de menthe, thêm chút đường, thêm chút corn syrup. Để lửa liu riu chừng 5 phút, thấy sôi là được. Cụ xơi trái cây chấm chocolate xong, xin mời cụ nhâm nhi một tách trà nóng. Thật là một bữa ăn ngon khoái khẩu, phải không cơ ?
Sau bữa ăn, Cụ B.95 đòi nghe tin thời sự. Anh John phụ trách phần này. Anh nói ngay :
Tin thứ nhất là tin về những thành công to lớn của Canada trong kỳ Thế Vận mùa đông Sochi. Cụ xem TV thi chắc cụ đã biết rồì.
Tin thứ hai là tin Canada được Tổ Chức Phát Triển Quốc Tế, OECD, xếp hạng nhất sau khi xét trình độ học thức của người dân trong 168 nước trên thế giới. 5 nước được xếp hạng đứng đầu là : Canada ( 50% dân số có bằng đại học, Do Thái (45%) , Nhật Bản (44% ), Hoa Kỳ (41%), Tân Tây Lan (40%). Đó là về trình độ học thức cao. Còn xét theo phẩm chất đời sống vùng Bắc Mỹ ( 2014 Quality of Living), cơ quan quốc tế Mercer đã xét 460 thành phố và đã công bố 5 thành phố tốt nhất : 4 thành phố ở Canada : Vancouver, Ottawa, Toronto và Montréal, và 1 thành phố ở Hoa Kỳ : San Francisco.
Đây là tin vui thứ 3 : Giáo Hội Công Giáo Canada vừa có thêm một vị Hồng Y. Đó là Đức Tổng Giám mục Gérald C. Lacroix ở miền Québec. Như vậy, Canada hiện có 4 Hồng Y.
Tin thứ 4 là tin di dân. Hiện nay Canada là nơi mơ ước của nhiều dân trên thế giới. Đứng đầu là dân Phi Luật Tân, rồi Ấn Độ, rồi Trung Quốc. Những đại gia Trung Quốc đều muốn đem tài sản sang Canada và chọn sống ở miền Vancouver. Theo cục di dân thì hiện nay có hơn 57 ngàn đơn xin di cư sang Canada của các triệu phú Tàu còn ứ đọng ở toà Tỗng Lãnh Sự Hong Kong. Sau Phi Luật Tân, Ấn Dộ và Trung Hoa là dân Hoa Kỳ và dân Anh. Theo thống kê thì chỉ riêng năm 2010 đã có hơn 10 ngàn người Mỹ và người Anh xin sang Canada. Lý do chính : Canada là đất thanh bình, người già không phải lo về bảo hiểm y tế.
Nghe đến đây thì Ông ODP xin góp thêm ý : Theo nhiều nguồn tin thì các đại gia ở VN cũng đang tìm cách mang tài sản sang Canada. Bước đầu là gửi con sang đây du học, rồi kết hôn, rồi bảo lãnh. Tuần qua tôi đi xe điện ngầm, không ngờ ngồi bên 2 cô gái VN rất đẹp. Tôi nghe hai cô nói chuyện mà giật mình. Hầu như câu nào cũng có chữ ĐM. Hai cô này không nói chữ ‘không’ mà toàn nói chữ ‘đéo’ ! Cái gì cũng đéo. Nói tỉnh bơ, coi chữ tục này là ngôn ngữ bình thường. Bây giờ du học sinh từ VN sang đây du học đông lắm. Có người hỏi tôi làm sao nhận ra các du học sinh và các thân nhân của họ, tôi bảo việc này dễ lắm. Cứ nghe họ nói chuyện là biết liền. Đa phần họ nói rất tục. Họ thường không biết nói hai tiếng cám ơn và xin lỗi…
Tin thời sự thứ 5 là thành phố Toronto của làng An lạc chúng ta đang mừng lễ sinh nhật 180. Toronto ngày xưa mang tên là York, và thời lập quốc đã là thủ đô của Province of Canada (1849-1852), tiền thân của quốc gia Canada. Thủ đô này đã từng bị quân đội Hoa Kỳ lên đốt phá trong cuộc chiến 1812. Nhât báo Toronto Star số ra ngày 1.3.2014 đã dành hẳn 16 trang báo lớn vinh danh 180 danh nhân Canada đã đóng góp xây dựng thành phố Toronto thân yêu này. Đứng đầu danh sách là Đức Giám Mục John Strachan (1778-1867) của Giáo Hội Anglican. Ngài được nổi tiếng về lòng yêu người Da Đỏ và chống việc Hoa Ky lăm le xâm lăng Canada. Người Việt hiện sống ở Canada vào khoảng 200.000 người, riêngToronto có tới 80.000 nguòi, tức là thành phố đông người Việt nhất Canada. Sau Toronto là thành phố Montreal phiá bên đông và thành phố Vancouver phiá bên tây.
Anh John vừa tuyên bố xin hết phần tin thời sự thì anh H.O. lên tiếng ngay. Anh bảo anh John đã quên phần bình luận về danh xưng Toronto. Theo lập trường của Cụ Trà Lũ thì người Da Đỏ ở Canada có gốc Việt Nam. Người Da Đỏ chính là con cái Mẹ Âu Cơ ngày xưa đã theo mẹ lên núi, rồi lên đến cực bắc, rồi theo eo biển Bering mà tiến xuống Canada. Người Da Đỏ ngày xưa nói tiếng Việt-cổ. Danh xưng Canada là do cái tai nghễnh ngãng của nhà thám hiểm da trắng tiên phong tới đây vào năm 1535, ông tây Jacque Cartier này nghe người Da Đỏ nói ‘Kanata’, ông ghi vào sổ là Canada. Người Da Đỏ vừa chỉ mấy cái lều của họ vừa nói Kanata. Kanata rõ ràng là tiếng Việt- cổ chỉ ‘cái nhà ta’ . Rồi danh xưng Toronto, cũng là tiếng Da Đỏ, nghĩa là ‘nơi hội tụ’, rõ ràng bởi tiếng ‘Tổ Rồng To’ mà ra. Vì là Tổ Rồng nên con cháu Rồng Tiên VN mới tụ họp về đây sinh sống đông là thế.
Anh H.O. ăn phải bùa mê của Trà Lũ nên còn nói dài lắm. Xin gác chuyện này lại ở đây, vì Cụ B.95 vừa giơ tay xin nói. Cụ bảo hình như lần trước các bác còn nói chưa hết chuyện năm ngựa nói chuyện ngựa. Cụ Chánh tiên chỉ cũng giơ tay xin nói. Cụ bảo dân làng nói chuyện ngựa đã đủ rồi, bây giờ để thay đổi không khí, để chuẩn bị đón chào mùa xuân đang tới, xin dân làng nói chuyện văn chương.
Chị Ba xin nói chuyện văn chương ngay. Rằng Cụ Chánh vừa xin thôi chuyện ngựa nhưng tôi xin nói một chuyện ngựa cuối cùng vì nó liên hệ tới văn chương. Đó là hai câu thơ trong tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của dịch giả Đoàn Thị Điểm. Nhiều người bảo bản dịch của Bà Đoàn Thị Điểm văn chương hoa mỹ và hay hơn bản gốc chữ Hán của Đặng Trần Côn. Tôi thích nhất hai câu thơ này. Hãy nghe người chinh phụ tả về chồng của mình :
…Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
Người chiến sĩ mặc áo giáp đỏ, cỡi con bạch mã xông ra chiến trường, nào có hình ảnh nào đẹp và nên thơ như vậy !
Các cụ có thấy Chị Ba Biên Hòa nhận xét đúng không cơ? Tôi cho là rất đúng và phục tài quan sát của Chị Ba qúa. Câu thơ quả là hay. Kỵ binh măc giáp đỏ, cỡi ngưa lông trắng chạy như bay ra chiến trường. Ra chiến trường để đánh giặc nào ? Thưa, thuở ấy dứt khoát là giặc Tàu rồi. Ngày xưa ta chỉ có giặc phương bắc này mà thôi.
Đọc hai câu thơ rồi bình luận đôi chút về con ngựa trắng của người chiến sĩ xong thì Chị Ba Biên Hòa quay sang ông Từ Hoè, hỏi ông về văn chương. Rằng trong cổ văn, ông thích bài nào nhất? Ông Từ Hoè nãy giờ ngồi gật gù tán thưởng cái nhận xét đầy thẩm mỹ của Chị Ba, bây giờ được Chị Ba hỏi liển đáp ngay :
- Trong văn chương, tôi thích nhiều thứ lắm. Về mặt cổ văn tôi thích nhất bài Bình Ngô Đại Cáo của Cụ Nguyễn Trãi. Bài này hay cả ý cả lời. Đọc xong ta thấy hãnh diện về tổ tiên oai hùng của mình. Đại thần Nguyễn Trãi, cũng là một đại văn hào của dân tộc đã viết thay lời Vua Lê Thái Tổ Lê Lợi bố cáo với quốa dân về việc đã dẹp tan quân Minh xâm lăng. Văn bằng chữ Hán nhưng qua lời dịch xuất thần của hai cụ Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, ta cảm thấy được cái hùng hồn, sắc bén, và bất khuất của dân tộc ta. Bài này dài lắm, xin trích mấy câu nói về sự đại thắng của quân ta và nói về lòng đại nhân từ của vua Lê :
…Bắt tướng giặc mang về, nó đã vẫy đuôi phục tội,
Thế lòng Trời bất sát, ta cũng mở đườnhg hiếu sinh.
Mã Kỷ Phương Chính, cấp cho 500 chiếc thuyền,
ra đến bể chưa thôi trống ngực…
Vương Thông Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến Tàu còn đổ mồ hôi…
Lão không thuộc cả bài, xin hẹn một ngày đẹp trời nào đó sẽ đem ra ngâm nga toàn bài để cả làng thưởng thức.
Rồi ông Từ Hoè quay vào ông ODP : Bàn về văn chương thì không ai dám qua mặt tiền bối. Xin tiền bối cho các đàn em biết tiền bối thích bài văn nào nhất của người xưa. Ông ODP nãy giờ ngồi yên nghe bàn chuyện văn chương chắc cũng đã hứng khởi nên ông phát biểu ngay :
- Lão già này bây giờ quên nhiều thứ lắm rồi, bị bác hỏi bất chợt, lão xin nói cái gì mà hiện còn nhớ nha. Bài mà ngày xưa lão đã thích và bây giờ vẫn còn thích vì thấy rằng nó qúa hay. Đó là bài ca dao Nụ Tầm Xuân, lời như thế này :
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em lấy chồng anh tiếc lắm thay…
……..
Tiếc gì một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu !
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra…
Bất cứ ai đọc xong 10 câu thơ này thì đều hiểu ngay rằng đây là lời của 2 kẻ yêu nhau mà không lấy được nhau. 4 câu đầu là lời chàng trai tiếc đã không lấy đựọc cô gái. 6 câu sau là tâm sự của cô gái, cô trách sao anh đã không hỏi cưới em ngay lúc đó, bây giờ em trót lấy chồng mất rồi, mọi sự đã lỡ.
Về mặt văn học sử thì có người bảo đây là bài thơ nói về hiền tài Đào Duy Từ. Ông Từ sinh ra ở ngoài Bắc, vì là ‘con nhà xướng ca vô loài’ nên không được đi thi, nên không có cơ hội tiến lên giúp nước, giúp Chúa Trịnh. Ông Từ đã bỏ Chúa Trịnh mà vào trong Nam giúp Chúa Nguyễn. Ông đã được Chúa Nguyễn tiếp rước và coi ông như một khai quốc công thần. Đọc bài thơ, 4 câu đầu là lời Chúa Trịnh, coi như muốn chiêu hồi Đào Duy Từ. 6 câu sau là lời Đào Duy Từ thông cảm với Chúa Trịnh, nhưng vẫn giữ một lòng trung với Chúa Nguyễn, vì cá đã cắn câu, chim đã vào lồng.
Ta thấy cả nghĩa đen cả nghĩa bóng đều hay thấm thía. Mọi sự đã lỡ, đã trễ.
Cái hay đặc biệt nổi bật của 10 câu thơ này là toàn bài đều thuần nôm thuần Việt, rất đơn sơ, rất chân thành, trừ chữ Tầm Xuân đầu bài. Nhưng hai chữ này cũng có cái hay của nó. Tầm là tìm. Xuân là mùa xuân.Ai đi tìm ai ? Ai là mùa xuân của ai?
Các cụ phương xa đã thấy ông thần văn chương của làng tôi cao ngất chưa?
Cuối tiệc, mọi người quay vào Cụ Chánh tiên chỉ. Cụ biết mình thế nào cũng phải nói lời kết nên phát biểu ngay :
- Tuần qua lão đọc báo thấy có câu chuyện về đề tài ‘đổ rác’ hay quá. Rằng có một người đi taxi. Xe vừa chạy đến ngã tư thì gặp xe khác vượt đèn đỏ xém đụng vào taxi. Ông lái xe này lỗi hoàn toàn nhưng ông không cho mình là có lỗi. Ông quay sang chửi anh tài xế taxi, chửi rất dữ và rất tục. Anh tài xế chỉ cười rồi vẫy vẫy tay . Xe chạy được một quãng rồi người khách mới hỏi ông tài xế taxi : Sao anh hiền qúa vậy? Nó lỗi hoàn toàn và hỗn láo, mà anh không thèm đáp một câu, là sao? Ông tài xế taxi đã trọng tuổi, quay sang nhìn ông khách rồi thủng thẳng đáp :
- Cái anh đó đang đi đổ rác đấy mà. Chắc ở nhà anh ta vừa cãi nhau với vợ, ở sở chắc vừa cãi nhau với chủ hay với bạn cùng làm, chắc anh ta vừa dánh bạc thua… anh ta như xe đổ rác. Anh chạy vòng quanh mang theo đầy rác, tức là đầy bực dọc, đầy nóng giận, anh ta đang chở rác đì đổ. Anh ta đổ rác vào mình, mình mỉm cười, vẫy chào, không nhận rác, là xong. Mình mà đáp trả là mình lấy rác của người đó rồi mang về nhà… Hãy mỉm cười với người đổ rác. Ta không mang rác và không xả rác cho người khác.
Cả làng vỗ tay khen ý hay. Cụ Chánh nói tiếp :
- Nhân nói tới mỉm cười, lão cũng vừa nhớ tới mấy câu thơ thật hay của Thi sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương. Bài thơ dài lắm, lão thích mấy câu này :
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây qua cửa
Chỉ có tình thương để lại đời…
Còn gặp nhau thì hãy cứ cười
Cho tình thêm thắm, ý thêm tươi
Cho hương thêm ngát, đời thêm vị
Cho đẹp lòng tất cả mọi người…
Nghe đến đây thì bà cụ B.95 và Chị Ba Biên Hòa chắp tay lại rồi vái cụ Chánh một cái thật sâu, rồi thưa : Mô Phật. Amen.
TRÀ LŨ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bạn Tâm Tình
Thérésa Nguyễn
21:14 12/03/2014
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Dù cho sóng cả, gió yên
Tình thân ta vẫn vững bền chẳng thay.
(tn)
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 06/03 - 12/03/2014 - Thánh Têrêsa nữ tiến sĩ Hội Thánh đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:34 12/03/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong thánh lễ sáng thứ Sáu mùng 7 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha giải thích rằng sống theo Tin Mừng nghĩa là cúi mình xuống trên những ai đau khổ mà không ngại ngùng. Không làm như thế, chúng ta chỉ là phường đạo đức giả.
Việc giữ chay tốt nhất mà Chúa muốn chúng ta thực hiện và sẽ phán xét chúng ta về điều này đó là hãy săn sóc cho tha nhân.
Đức Thánh Cha nói:
Khi chúng ta đón nhận từ Chúa chúng ta tình yêu của một người Cha, khi nhận từ Chúa chúng ta căn tính của một dân tộc và sau đó biến nó thành một quy tắc đạo đức chúng ta đã từ chối ân sủng của tình yêu. Những người đạo đức giả này là những người tốt. Họ thi hành tất cả những điều họ nên làm. Xem ra họ tốt lắm. Nhưng họ là những nhà đạo đức học không có lòng nhân lành vì họ đánh mất đi cảm thức thuộc về một dân tộc! Nhưng hãy nhớ rằng Chúa ban ơn cứu rỗi cho chúng ta qua việc thuộc về một dân tộc.
Những điều Chúa muốn nơi chúng ta chính là bác ái hay chay tịnh. Chính tiên tri Isaiah đã từng nói đừng xấu hổ vì những việc bác ái quan tâm đến đời sống anh chị em mình. Sự hoàn hảo của chúng ta, sự thánh thiện của chúng ta được liên kết với dân tộc mà chúng ta đã được chọn để trở thành một chi thể. Hành động thánh thiện lớn nhất của chúng ta liên quan đến thân xác anh chị em chúng ta và thân xác Chúa Kitô. Hành động thánh thiện ngày hôm nay, ở đây nơi bàn thờ này không phải là một thứ chay tịnh đạo đức giả: nhưng nó có nghĩa là đừng xấu hổ trước xác thịt Chúa Kitô đến với chúng ta nơi đây ngày hôm nay! Đây là mầu nhiệm Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Điều này có nghĩa là chia sẻ cơm bánh của chúng ta với những người nghèo đói, chăm sóc người bệnh, người già, những người không thể hồi đáp cho chúng ta bất cứ thứ gì: nghĩa là không xấu hổ trước thân xác anh chị em mình!
Khi tôi bố thí, tôi bỏ đồng tiền mà không dám chạm tay của người ăn xin, sao vậy? Và nếu tình cờ tôi chạm vào tay người ấy, tôi lập tức rút lại. Khi tôi bố thí, tôi có nhìn vào mắt người anh chị em mình không? Khi tôi biết một người đau yếu, tôi có đi thăm người đó không? Tôi có chào người anh chị em ấy với tình cảm trìu mến không? Có một dấu chỉ có thể có thể giúp chúng ta, đó là câu hỏi: Tôi có dám vuốt ve hay ôm lấy người bệnh, người già, trẻ em, hay đã tôi đã đánh mất ý nghĩa của sự vuốt ve trìu mến? Những kẻ đạo đức giả không thể vuốt ve. Họ đã quên làm sao để làm điều đó ..... Đừng xấu hổ về thân xác của anh chị em chúng ta, đó là xương thịt của chúng ta! Chúng ta sẽ được đánh giá bởi cách chúng ta đối xử với những anh chị em này.
2. Phong cách Kitô Giáo
Trong thánh lễ sáng thứ Năm mùng 6 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã đề cập đến "phong cách Kitô giáo." Ngài giải thích rằng là Kitô hữu nghĩa là theo Chúa và giúp đỡ người khác .
Phong cách của Kitô Giáo là bắt chước Chúa Giêsu, Đấng luôn quảng đại và khiêm nhu.
Đức Thánh Cha khích lệ người Công Giáo sống Mùa Chay với một "phong cách Kitô giáo” là phục vụ, đầy tràn niềm vui và quảng đại hy sinh .
Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta không thể nào nghĩ đến đời sống Kitô tách biệt khỏi con đường này. Luôn luôn phải là hành trình này, hành trình Ngài đã chọn đầu tiên: hành trình của khiêm nhu, hành trình của bị hạ nhục, phủ nhận chính mình, và sau đó phục sinh. Không có Thánh Giá, phong cách Kitô không còn là Kitô, và nếu Thập Giá là Thập Giá mà không có Chúa Giêsu, nó không phải là Kitô nữa. Phong cách Kitô đón lấy Thánh Giá với Chúa Giêsu và tiến về phía trước – với Thánh Giá, và với Chúa Giêsu.
Và phong cách này sẽ cứu chúng ta, sẽ đem lại cho chúng ta niềm vui và làm cho chúng ta sinh hoa kết quả, bởi vì con đường phủ nhận mình có thể đem đến cho chúng ta sự sống, nó trái ngược với con đường của ích kỷ, của gắn bó với tất cả những thứ chỉ tốt cho bản thân chúng ta mà thôi ... Con đường này mở ra cho tha nhân, vì con đường Chúa Giêsu đã chọn - con đường của hy sinh - là con đường mang lại sự sống.
Và niềm vui của chúng ta, và hoa trái của chúng ta là đi với Chúa Giêsu. Những niềm vui khác không sinh hoa trái, như Chúa Giêsu đã từng nói, họ chỉ nghĩ đến chuyện được cả thế giới, nhưng cuối cùng đánh mất và hủy hoại cuộc đời mình. Vào đầu Mùa Chay này, chúng ta hãy xin Chúa dạy chúng ta một chút phong cách này của sự phục vụ Kitô giáo, của niềm vui, của hy sinh, và sinh hoa kết trái với Ngài, như ý Chúa muốn.
3. Ngày nay các tín hữu Kitô bị bách hại tàn bạo hơn thời Giáo Hội sơ khai
Trong thánh lễ sáng thứ Ba mùng 4 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha lưu ý là thập giá luôn luôn nằm trên con đường của các Kitô hữu. Ngài nhận định rằng ngày nay có nhiều vị tử đạo hơn thuở sơ khai của Giáo Hội.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha trích dẫn trình thuật trong Thánh Kinh khi thánh Phêrô hỏi Chúa Giêsu là các môn đệ sẽ được phần thưởng gì khi đi theo Người. Ngài nói có lẽ thánh Phêrô cho rằng đi theo Chúa Giêsu là một hoạt động thương mại tốt đẹp vì Chúa Giêsu rất quảng đại, nhưng như Chúa Kitô đã báo trước là bất cứ những gì họ nhận được sẽ luôn luôn có những bách hại kèm theo.
Có vẻ như Chúa Giêsu có ý nói rằng: “Đúng, anh em đã phải bỏ lại sau lưng tất cả mọi sự, và anh em sẽ nhận được trên đời này nhiều lắm: nhưng phải chịu bách hại!” Như một điã sà-lát luôn luôn phải được pha trộn bằng dầu bách hại! Đây là những gì các Kitô được thừa hưởng và đây là con đường dành cho một người muốn đi theo Chúa Giêsu, vì đây chính là con đường chính Chúa Giêsu đã phải trải qua: Người bị bách hại! Đây là con đường làm cho chúng ta phải hạ mình. Đó là điều thánh Phaolô viết trong thư gửi tín hữu Philiphê. ‘Chúa Giêsu tự trút bỏ chính mình và trở nên hoàn toàn giống như một phàm nhân, Người lại còn hạ mình nhiều hơn, đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên cây thập giá’. Đây là thực tại của đời sống Kitô.”
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục bài giảng và cảnh cáo rằng thập giá luôn luôn nằm trên con đường của một Kitô hữu!” Chúng ta sẽ có rất nhiều những anh chị em, những người mẹ, người cha trong Giáo Hội, trong các cộng đoàn Kitô, nhưng chúng ta cũng sẽ có rất nhiều những bách hại.”
“Đó là vì thế gian không chấp nhận thiên tính của Chúa Kitô. Thế gian không thể khoan dung cho những ai dám rao giảng Phúc Âm. Thế gian không chấp nhận Tám Mối Phúc Thật. Và vì thế, chúng ta phải chịu đựng những bách hại: Bằng lời nói, bằng những sỉ nhục, bằng những điều họ đã từng lên án các Kitô hữu trong các thế kỷ đầu tiên, những kết án, những bắt bớ cầm tù …. Nhưng chúng ta hay quên. Chúng ta hãy nghĩ đến đông đảo các Kitô hữu 60 năm về trước, trong các trại lao công, các trại tử thần của Phát Xít Đức, của cộng Sản: Biết bao người đã phải chịu khổ cực như vậy! Vì họ là Kitô hữu! Và ngay cả ngày hôm nay… Nhưng người ta nói ‘hôm nay chúng ta được giáo dục nhiều hơn và những điều này không còn xảy ra nữa’. Còn chứ, vẫn còn! Và tôi muốn nói với anh chị em, ngày nay thậm chí còn có nhiều vị tử đạo hơn so với các giai đoạn tiên khởi của Giáo Hội.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngày nay có cơ man những anh chị em làm chứng cho Chúa Giêsu và đang bị bách hại. Một số người thậm chí chỉ cầm một cuốn Thánh Kinh thôi cũng đủ mang họa vào thân.
“Họ bị kết án chỉ vì có cuốn Thánh Kinh. Họ không được đeo một thánh giá trên cổ. Và đây là con đường của Chúa Giêsu. Nhưng đó là một con đường hạnh phúc, vì Chúa Kitô không bao giờ thử thách chúng ta quá mức chúng ta có thể chịu đựng. Đời sống Kitô không có lợi nhuận gì về thương mại, đây không phải là một sự nghiệp kiếm ra tiền: Đây chỉ đơn giản là đi theo Chúa Giêsu! Nhưng khi chúng ta đi theo Chúa Giêsu thì bách hại xẩy ra. Chúng ta hãy thử nghĩ xem chúng ta có mong được có chút can đảm để làm chứng cho Chúa Giêsu không. Và thật tốt nếu chúng ta nghĩ tới nhiều anh chị em chúng ta ngày nay không thể cùng nhau cầu nguyện, không thể sở hữu một cuốn Tân Ước hay Thánh Kinh vì họ bị bách hại.”
Đức Thánh Cha tiếp: Chúng ta hãy nghĩ đến những người anh chị em này không được tham dự Thánh Lễ vì họ bị ngăn cấm, và hãy tự hỏi xem chúng ta có sẵn sàng vác thập giá và chịu đựng sự bách hại như Chúa Giêsu không? Đức Thánh Cha kết luận rằng suy nghĩ về những điều này là điều tốt lành đối với chúng ta.
4. Thánh Têrêsa Avila
Hôm thứ Hai mùng 3 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp tất cả các giám mục Tây Ban Nha đang trong những ngày 'Ad Limina' viếng mộ các Thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh. Dịp này các ngài và có cả một đoàn đại biểu từ thành phố Avila đã mời Đức Thánh Cha sang thăm nước này vào năm tới nhân dịp kỷ niệm 500 năm ngày sinh của thánh nữ.
Như Ý xin chia sẻ với quý vị và các bạn một vài mẫu chuyện về người đã là nữ tiến sĩ Hội Thánh đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo.
Thánh nữ Têrêsa sinh ngày 28 tháng Ba năm 1515 tại thành Avila, nước Tây Ban Nha. Từ khi còn là cô gái nhỏ trong gia đình giàu có, Têrêsa và người anh trai là Rôđrigô đã ham thích đọc truyện về các thánh và các vị tử đạo. Dường như đối với hai trẻ, các vị thánh tử đạo vào nước trời thật là dễ dàng! Rồi hai trẻ bí mật di tới một miền đất xa lạ, hy vọng ở đây có thể được chết cho Đức Chúa Giêsu. Nhưng may thay, chưa đi được bao xa thì hai trẻ đã gặp người cậu! Lập tức, ông đem các trẻ về cho bà mẹ đang lo lắng của chúng. Rồi hai trẻ lại quyết định làm hai vị ẩn sĩ trong khu vườn của mình, nhưng việc này cũng chẳng thành công. Các trẻ không có đủ đá để xây các túp lều cho mình.
Chính thánh nữ Têrêsa Avila đã viết lại các mẩu chuyện vui này khi kể về cuộc đời thơ ấu của ngài. Và sự việc là khi bước vào tuổi hoa niên, Têrêsa đã thay đổi hoàn toàn! Têrêsa Avila ham thích đọc quá nhiều truyện tiểu thuyết và các truyện lãng mạn ngốc nghếch đến nỗi ngài đã giảm lòng ham ước cầu nguyện. Têrêsa bắt đầu để ý nhiều về cách trang điểm để làm đẹp cho mình. Nhưng sau khi trải qua một cơn bạo bệnh, Têrêsa Avila đọc truyện thánh Giêrônimô. Và lập tức, Têrêsa Avila quyết định sẽ trở nên hiền thê của Đức Chúa Giêsu. Têrêsa Avila gia nhập dòng Cát Minh năm 1536.
Cả khi đã khấn dòng, Têrêsa Avila vẫn thường cảm thấy khó cầu nguyện. Thêm vào đó, sức khỏe của thánh nữ rất yếu kém. Mỗi ngày, Têrêsa phung phí thời giờ vào những cuộc trò chuyện vô bổ. Thế rồi một ngày kia, khi đứng trước bức ảnh của Đức Chúa Giêsu, Têrêsa cảm thấy hết sức đau buồn vì đã chưa yêu mến Người cho đủ. Và thánh nữ bắt đầu tập sống cho riêng một mình Đức Chúa Giêsu dù phải hy sinh khó nhọc đến mức độ nào. Đáp lại tình yêu của Têrêsa, Chúa Giêsu đã ban cho thánh nữ đặc ân được nghe tiếng Chúa nói trong tâm hồn. Têrêsa Avila cũng học biết cầu nguyện cách tuyệt diệu. Thánh nữ nổi danh vì đã thiết lập thêm mười sáu tu viện Cát Minh mới. Các tu viện này co rat nhieu các nữ tu ao ước sống cuộc đời thánh thiện. Họ làm nhiều việc hy sinh vì lòng yêu mến Chúa Giêsu. Chính Têrêsa Avila đã nêu gương sáng cho các nữ tu này. Thánh nữ cầu nguyện bang tat ca tình yêu và thi hành nhiệm vụ hằng ngày cách chăm chỉ.
Thánh nữ Têrêsa là nhà lãnh đạo đại tài cũng như là một người rất mực yêu mến Đức Chúa Giêsu và Giáo Hội. Têrêsa Avila về trời năm 1582 và được Đức Thánh Cha Grêgôriô thứ 15 phong thánh năm 1622.
Đến năm 1970, Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã tôn phong Têrêsa Avila làm nữ Tiến sĩ Hội Thánh đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo.
Lời nguyện:
Giữa những cám dỗ chập chùng của thế giới phù hoa xung quanh chúng ta, cầu xin cho chúng ta không bị những cám dỗ vật chất lôi kéo khỏi lòng mến của Thiên Chúa nhưng biết noi gương thánh nữ Teresa để ngày càng yêu mến Chúa hơn.
5. Đừng đối thoại với ma quỷ nhưng tìm nương náu nơi Lời Chúa
Trước khi bắt đầu tuần tĩnh tâm Mùa Chay tại Divin Casa del Maestro thuộc miền Albano, Ý, trưa Chúa Nhật 09 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với đông đảo tín hữu hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô.
Chia sẻ bài Tin Mừng Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay đề cập đến biến cố Đức Giêsu chịu cám dỗ sau 40 ngày chay tịnh, Đức Thánh Cha nói rằng mục đích các cơn cám dỗ của kẻ thù là muốn Đức Giêsu đi ra khỏi con đường hiến tế và tình yêu, cũng như từ bỏ kế hoạch của Thiên Chúa Cha để đi tìm hạnh phúc và thoải mái cho chính mình.
Ngài nói:
“Tên cám dỗ tìm cách kéo Đức Giêsu ra khỏi kế hoạch của Chúa Cha, khỏi con đường hiến tế và tình yêu để đảm nhận một con đường dễ dàng hơn của thành công và quyền lực. Cả Đức Giêsu và tên quỷ Satan đều trích dẫn những đoạn Kinh Thánh. Thực ra, để kéo Đức Giêsu ra khỏi con đường thập giá, tên quỷ đã bày ra trước mắt Đức Giêsu một niềm hy vọng sai lạc về Đấng Messia: đó là sự sung túc về kinh tế, khi nó xúi giục Ngài hóa đá thành bánh như một kiểu biểu diễn phép lạ, hay khi nó cám dỗ ngài gieo mình xuống từ nóc đền thờ Giêrusalem để xem Thiên Thần có cứu mình không; và cuối cùng là thờ phượng Satan để đổi lấy quyền lực và sự thống trị.”
Thế nhưng, Đức Giêsu đã chống trả lại những cơn cám dỗ đầy sức hấp dẫn ấy một cách quyết liệt và trước sau vẫn trung thành với Chúa Cha. Đức Thánh Cha cũng nhắc lại những lời nói của Đức Giêsu và xem đó như là những gì Đức Giêsu muốn nhắn nhủ từng người chúng ta, là hãy biết cậy dựa vào Lời Chúa, đừng thử thách Thiên Chúa và chỉ thờ phượng một mình Thiên Chúa mà thôi.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
“Đức Giêsu đã quyết liệt chống trả lại tất cả những cám dỗ này và biểu lộ ý muốn đi theo con đường mà Cha đã vạch ra; không thỏa hiệp với tội lỗi và lý luận của thế gian. Khi đáp trả lại Satan, Ngài đã nhắc chúng ta rằng "con người sống không chỉ nhờ cơm bánh nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra" (Mt 4,4); và điều này ban cho chúng ta sức mạnh và nâng đỡ chúng ta trong cuộc chiến chống lại tinh thần thế gian vốn đẩy con người xuống cấp độ của những nhu cầu chính yếu, khiến con người quên đi những gì là chân, là thiện, là mỹ, cơn đói khát Thiên Chúa và tình yêu của Người. Hơn nữa, Ngài cũng nhắc nhở chúng ta rằng ‘có lời Kinh Thánh viết rằng: ngươi chớ thử thách Chúa là Thiên Chúa của ngươi’, bởi vì con đường đức tin phải trải qua bóng tối, nghi ngờ và chính điều đó bồi đắp cho sự kiên nhẫn và sự chờ đợi lâu bền. Cuối cùng, ngài nhắc nhở rằng ‘có lời Kinh Thánh nói: Ngươi chỉ thờ phượng một mình Thiên Chúa mà thôi; có nghĩa là chúng ta phải loại bỏ mọi ngẫu tượng, mọi thứ phù phiếm và xây dựng cuộc sống của chúng ta trên những gì là thiết yếu’”
Đức Thánh Cha còn chia sẻ thêm rằng Đức Giêsu đã luôn trung tín với Chúa Cha. Sự trung tín ấy được đặc biệt thể hiện nơi cuộc Thương Khó của Ngài. Sự trung tín ấy đã đưa Ngài đến chiến thắng chung cuộc, và Satan, thủ lãnh thế gian đã bị kết án. Ngài nói:
“Những lời này của Đức Giêsu sau đó đã được chuyển thành hành động cụ thể. Sự trung tín tuyệt đối của Ngài vào kế hoạch tình yêu của Chúa Cha ba năm sau đã đưa dẫn Ngài đến việc hạ bệ "thủ lãnh thế gian này (Ga 16,11), trong cuộc Tử Nạn và Thập Giá và nơi đó Giêsu đã đi đến cuộc chiến thắng chung cuộc, chiến thắng của tình yêu.”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy tận dụng thời gian mùa Chay này để làm mới lại những gì ta đã cam kết khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội là từ bỏ Satan cùng những âm mưu thâm độc của nó và chỉ hướng về một mình Chúa mà thôi.