Ngày 13-03-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dụ ngôn xúc động nhất
LM. Phêrô Hồng Phúc
10:42 13/03/2010
DỤ NGÔN XÚC ĐỘNG NHẤT

Dụ ngôn “Người Con Phung Phá” là dụ ngôn xúc động nhất nói về tình yêu thương của Thiên Chúa là Cha mong mỏi đoàn con hối lỗi trở về.

Người con phung phá trong câu chuyện dụ ngôn ngày hôm nay thực sự là người con bất hiếu. Vì theo truyền thống thông thường – nhất là ở phương Đông – thì người cha trước khi ra đi, nghĩa là lúc hấp hối sắp chết mới có những lời trối trăng là chia gia tài hoặc là di chúc để lại. Nhưng người con bất hiếu này đã đòi ông chia gia tài ngay khi ông còn khỏe mạnh. Việc đó đồng nghĩa với việc như an táng sống người cha. Ông đã nuốt nước mắt để chia gia tài cho đứa con bất hiếu vì nó quyết định ra đi. Đồng tiền của mồ hôi nước mắt mà ông dành dụm trong suốt cuộc đời bây giờ chia cho đứa con, đồng tiền ấy đã sớm nối đuôi nhau ra đi. Nó không vào những nơi công chính nhưng nó vào những nơi đàn điếm. Nó không phải là một sự tiết kiệm để đồng tiền trở nên sự sống nhưng là đồng tiền phung phá, phung phá cả sự sống về thân xác, phung phá cả nhân phẩm về tâm hồn.

Người con phung phá này đã rơi từ tình trạng mất hết tiền của, còn hơn nữa, rơi từ vị thế của người con xuống đứa đầy tớ xin chăn heo cho người ta. Chưa hết, anh ta còn tụt dốc đến nỗi anh ta rơi xuống ngang với bầy heo vì muốn ăn thức ăn của heo ăn cho đầy bụng. Và cuối cùng anh ta đã rơi xuống vực thẳm bên dưới đàn heo nữa vì muốn ăn mà cũng chẳng được ăn. Trong vị thế cùng cực ấy, người con phung phá bắt đầu hồi tâm hối hận. Anh ta bắt đầu sám hối. Trong Hán Việt có chữ “sám” và chữ “hối”; “sám” nghĩa là biết tội trước, còn “hối” nghĩa là ăn năn để không dám phạm lỗi về sau. Vậy “sám hối” nghĩa là biết tội trước và không dám phạm tội thêm nữa. Cho nên anh ta quyết định trỗi dạy trở về. Anh ta tự nhủ rằng: “Biết bao người làm công trong nhà cha tôi được ăn uống dư dật. Còn tôi ở đây phải chịu chết đói. Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi” (Lc 15, 17-18a). Tất cả những công thức ấy là bình thường, nhưng đây mới chính là điểm gút của câu chuyện “và thưa người rằng: “Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha. Con không đáng được gọi là con cha nữa. Xin cha xử với con như người làm công của cha” (Lc 15, 18b-19). Chính vì anh ta biết lỗi của anh và anh đã ngửa tay xin ân huệ của người cha trong sự khiêm tốn như vậy. Cho nên sự trở về của anh là một sự trở về đầy ý nghĩa, tương đương người trộm lành trên Thập giá đã sám hối: “Chúng ta chịu thế này là đích đáng vì xứng với tội chúng ta đã làm” (Lc 23,41) và xin ân huệ với Chúa Giêsu: “Khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến tôi” (Lc 23,42). Người cha đã ra tận ngõ để chờ con. Ông vui mừng đến nỗi ông đem tất cả những phần còn lại của mình như chiếc nhẫn chắc là chuẩn bị cho hậu sự của ông, chiếc áo là những gì ông đã chăm chút cho tuổi già... Thế nhưng, ông đã đem ra tất cả. Xỏ giày vào chân cho cậu, mặc áo mới cho cậu, xỏ nhẫn cho cậu và giết cả những con bê béo để ăn mừng. Đối với các nhà chú giải Kinh Thánh thì phần đa số đều giải thích rằng người con phung phá là biểu trưng cho dân ngoại của chúng ta, còn người con cả là biểu trưng cho người Do Thái. Người anh cả ở nhà với cha, còn chúng ta – dân ngoại – là những người phung phá, tội lỗi khi trở về được cha yêu thương và đón nhận.

Trên thực tế, nếu chúng ta được như người con phung phá trở về hôm nay thì đã quá tốt. Chúng ta nhìn thấy hình ảnh của mình trong thân phận người anh. Bởi vì người anh không phải là người phung phá, không đòi chia gia tài, không bỏ nhà đi xa... Những cái tốt ấy là của người anh. Nhưng khốn khổ thay, người anh không nhận ra điều đó. Anh ta ra ngoài ngõ, không bỏ đi, nhưng cũng không chịu vào nhà, anh ta đứng lưng lửng ở đó và anh ta phán quyết một cách không hề xấu hổ rằng “Cha coi, đã bao nhiêu năm con làm công cho cha” (Lc 15, 29a). Anh ta không nhận thấy vị thế của mình là “người con” mà lại là người làm công cho cha; anh ta cũng không nhận thấy rằng cả một gia tài đang chờ anh, anh chỉ mong là “cha cho con một con bê để ăn mừng với chúng bạn” mà cha cũng chẳng cho !. Không phải là người cha không cho nhưng vì tính ghen tương đã làm cho người anh không nhận ra sự thật. Một sự thật quá yêu thương, quá sâu sắc !. Thật phũ phàng là anh ta không nhận thấy, anh ta còn tiếp tục nói: “Thằng con của cha kia, phung phí với bọn điếm nay trở về thì cha lại giết bê béo ăn mừng nó” (Lc 15, 30). Anh ta đảo ngược tất cả những gì anh ta đang có đến nỗi người cha phải nhắc với anh rằng: “Con ơi, con ở với cha, mọi sự của cha là của con. Con phải vui mừng vì em con đã chết nay đã sống lại, đã mất nay lại tìm thấy” (Lc 15,31-32). Cái xúc động là ở chỗ đó. Người anh không nhận ra, chỉ có tình thương của người cha mới nhận ra điều đó. Cho nên thân phận của người anh làm cho chúng ta – một nét nào đó – nhận ra chúng ta cũng ganh ghét nhau, cũng lưng lửng không bỏ nhà đi xa nhưng cũng không chịu vào nhà. Sách Khải Huyền của thánh Gioan ghi lời của Thiên Chúa “Bởi ngươi không nóng cũng không lạnh. Ngươi dở dở hâm hâm nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta” (Kh 3,16). Có phải chăng, tình trạng của người anh dở dở hâm hâm, không bỏ nhà đi mà cũng chẳng chịu vào nhà, không khéo bây giờ anh ta còn đang đứng ngoài ngõ !. Anh ta giống với tất cả chúng ta đang ở mãi ngoài phố kia, đang là mải ngày đêm đi tìm tiền ở miền Nam, ở Malayxia, ở Hàn Quốc, ở Hồng Kông, ở Indonexia... Anh ta giống những người nghĩ tình yêu thương thì không quan trọng bằng hưởng thụ. Một con bê béo để chén chú chén anh, chén tạc chén thù mặc cho tiếng chuông nhà thờ rung. Có phải chăng tiếng nói của yêu thương không thể thắng được những cái hưởng thú vui của anh ta chăng. Anh ta giống chúng ta trong thời đại hôm nay là duy kinh tế, duy vật chất

Trong câu chuyện dụ ngôn ngày hôm nay, cả hai người con này đều không hoàn hảo. Nhưng trong cái không hoàn hảo ấy, chúng ta thấy gương của người con phung phá trở về thực sự là mẫu gương cho chúng ta. Bởi vì anh ta đã nhận thức về đúng thân phận của mình “Con không đáng là con cha nữa”. Mặc dầu là như thế nhưng anh ta vẫn trở về, bởi vì anh ta tin vào tình thương của cha dù có đối xử với anh ta như người làm công vẫn hơn là “Xẩy nhà ra thất nghiệp”, thậm chí là xẩy nhà ra thất đức nữa! Cho nên hôm nay, cuộc trở về của người con phung phá chính là mẫu gương cho chúng ta học tập. Chúng ta không học người con phung phá này khi anh đàn điếm và phung phá tiền của, nhưng chúng ta học ở người con phung phá khi anh trỗi dạy và trở về nhà cha. Cho dẫu là cha có cư xử thế nào thì “máu loãng vẫn hơn nước lã”, cho dẫu là người cha có giận con thế nào thì “chém con bằng sống không chém con bằng lưỡi”. Và đó chính là một trong những cái nhìn nhận chính xác của anh ta. Anh ta hơn biết bao nhiêu người hiện giờ còn chưa nhận ra tình thương của Thiên Chúa hằng chờ mong chúng ta trở về. Anh ta hơn hẳn những người không nhận ra tình thương của Mẹ Giáo Hội đang chờ đón chúng ta trong Mùa Chay thánh này trở về nhà Cha.

Ngày hôm nay chúng ta hãy quyết trỗi dạy trở về với Cha. Hãy thưa với cha là “Con đã lỗi phạm đến trời và đến cha. Con không đáng được gọi là con của cha nữa”. Trên thực tế, người cha đâu có cư xử như lời anh ta xin. Người cha còn cư xử hơn cả người con cả ở nhà, còn cư xử vui hơn cả khi anh ta còn đang ở nhà. Và đó chính là điều mà Chúa Giêsu đã dạy “Một người tội lỗi trở lại thì cả thiên đàng vui mừng” (Lc 15,7). Điều vui mừng không phải là tội lỗi, nhưng điều vui mừng vì nhận thức biết mình tội lỗi. Trong sự cùng cực của vực thẳm tội lỗi ấy, người ta biết tin tưởng vào tình thương Chúa là Cha, Đấng ban ơn cứu độ cho họ được sống đời sống mới. Và bây giờ, trước mắt chúng ta, người con này đâu phải là anh chàng chăn heo nữa; đâu phải là cái đứa ngã gục ở bên đầu đường xó chợ nữa. Anh ta đã xỏ giầy, mặc áo mới, ăn bê béo như là một tiệc linh đình chưa bao giờ có. Đó là cuộc trở về, khi giao hòa với Thiên Chúa là Cha qua Bí tích Hòa giải và giao hòa với anh em để đón nhận tình thương của Giáo Hội là mẹ. Vâng, đó chính là hình ảnh mà Mùa Chay thánh này chúng ta quyết trở về, quyết tâm đạt tới mức của người con trở về với Cha. Ước gì hình ảnh ấy tiếp tục sống động trong mỗi người chúng ta và hình ảnh của người cha đón nhận con trở về vẫn là những gì mà chúng ta đang cảm nhận ngay bây giờ.

Lạy Chúa là Cha của chúng con,
Chúng con đã lỗi phạm đến Trời và đến Cha.
Chúng con không đáng được gọi là con Cha nữa.
Chúng con đã bỏ bao nhiêu năm xa nhà để thụ hưởng vật chất,
đã đàn điếm với bao nhiêu tội lỗi của thế gian,
đã phung phí hết tình thương của Cha
trong cuộc sống hối hả và hưởng thụ.
Ngày hôm nay, chúng con xin trở về với Cha
để được đón nhận tình yêu thương muôn đời của Cha,
để nhận lại một nghĩa “Cha con” mà chúng con đã đánh mất,
để nhận lại sự sống vì chúng con đã chết.
Xin Cha đón nhận chúng con trong yêu thương,
trong tín thác và trong lời nguyện tín trung đến trọn đời. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:21 13/03/2010
CHƠI BANH

N2T


Sau khi thánh lễ Mi-sa buổi sáng chủ nhật vừa kết thúc, Thiên Chúa và thánh Phê-rô cùng nhau đi chơi gôn (golf). Từ nơi giao banh Thiên Chúa vung gậy dùng hết sức đánh trái banh nhỏ bay về khu vực cỏ tạp, khi banh đang rơi xuống thì một con thỏ từ trong bụi cỏ phóng ra, há miệng ngoạm lấy trái banh nhỏ và chạy qua phía khu vực cỏ bằng phẳng, đột nhiên có con chim ưng trên không lao xuống quặp con thỏ bay đến khu vực chung kết; một người đang cầm cây súng trường nhắm ngay con chim ưng mà bắn, một tiếng nổ vang lên con chim ưng trúng đạn và thả con thỏ ra, con thỏ rơi xuống ngay khu vực chung kết, trái banh từ trong miệng con thỏ lăn ra, thuận đà lăn vào trong lỗ banh rất chính xác.

Thánh Phê-rô quay mặt trợn mắt nói với Thiên Chúa:

- “Thực ra Ngài có muốn chơi banh không ? Hay là đang bán mất phép lạ ?

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Sự ngẫu nhiên và xếp đặt thì không giống nhau, nhưng đôi lúc cũng có những tình huống giống nhau thật kỳ diệu như trường hợp trong câu chuyện trên.

Chúa Giê-su không đem quyền năng của mình để bán, nhưng Ngài muốn làm cho mọi sự hợp với lẽ tự nhiên, nhưng cũng có những lúc Ngài can thiệp vào sự trật tự ấy để cho con người nhận ra Thiên Chúa là Đấng toàn năng và yêu thương mọi người.

Sự nóng nảy phê bình của thánh Phê-rô bày tỏ cho chúng ta biết ông tin vào những việc Chúa Giê-su đã làm, nhất là phép lạ, tuy nhiên thánh Phê-rô không nhận ra rằng Chúa Giê-su đi chơi banh với ông là một Chúa Giê-su rất đời thường, nghĩa là Ngài không bao giờ làm phép lạ khi không cần thiết cho phần rỗi của ông, cũng như không cần thiết bày tỏ quyền năng của Thiên Chúa cho mọi người biết.

Chúng ta thường suy bụng ta ra bụng người như thánh Phê-rô suy bụng mình ra bụng Chúa Giê-su: bán phép lạ, hay nói cách khác khoe khoang tài năng của mình.

Bình tĩnh và khiêm tốn để nhận ra đâu là phép lạ của Chúa, và đâu là sự dối trá của con người.

----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:22 13/03/2010
N2T


17. Chúng ta phải kinh ngạc, mừng vui, nhiệt tâm tán tụng và thờ lạy, bởi vì Cứu Chúa của chúng ta đã dùng sự chết khiến chúng ta đã chết được sống lại, khiến chúng ta từ bóng đêm đi trong ánh sáng, từ nơi sung quân trở về tổ quốc, từ mục nát đi vào bất diệt, từ bất hạnh đạt đến vinh quang, từ nơi khóc lóc được vời đến nơi vui vẻ.

(Thánh Augustine)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:25 13/03/2010
N2T


389. Học vấn có thể cung cấp niềm vui và trang sức cho năng lực.

 
Trở nên sứ giả về lòng rộng lượng và ước muốn hoà giải của Thiên Chúa
Lm. Jude Siciliano, OP
00:39 13/03/2010
CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY C

Gs 5: 9a, 10-12; 2 Cr 5: 17-21;Lc 15: 1-3, 11-32

Nơi vùng lân cận Brooklyn, tức sinh quán của tôi, thân phụ mẫu tôi đã cấm tôi chơi môn “bi-da lỗ” tại những quán bi-da trong vùng. “Bi-da lỗ” là tên gọi cũ trước khi nó được lăng-xê thành môn chơi cho người sành điệu và được cải tên thành “bi-da nghệ thuật.” Thân phụ tôi đã cắt nghĩa cho tôi, “Con không nên lang thang lêu lổng với đám trẻ trong quán Bi-da, mang tai mang tiếng lắm. Con nên nhớ, gần mực thì đen gần đèn thì sáng.” Vốn tính lòng lành, Thân phụ tôi đã cho tôi lời khuyên tốt lành ấy làm vốn sống.

Không biết Thánh Giu-se có từng khuyên Đức Giê-su như thế này không: “Con coi chừng đám dân chúng mà con đang lân la với họ, con không muốn mang tiếng xấu chứ?” Chẳng có chỗ nào trong Tin Mừng thuật lại cho chúng ta việc Thánh Giu-se hay Đức Mẹ khuyên bảo Đức Giê-su như vậy. Thánh Giu-se và Đức Mẹ được mô tả như những người mộ đạo, nghĩa là những người vẫn đều đặn lên Giê-ru-sa-lem vào những ngày lễ thánh, nên có lẽ các ngài cũng đã dạy dỗ con mình kỹ lưỡng và chắc hẳn các ngài cũng đã khuyên bảo Đức Giê-su về chuyện nên kết bạn với ai. Nhưng giả như các ngài có làm như vậy, thì khi thành niên, ra như Đức Giê-su vẫn có những quyết định của chính Người. Điều đó, hẳn đã rõ ngay từ dòng đầu tiên của bài Tin Mừng hôm nay, “Tất cả các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng.” Chẳng có ai còn nói rằng, Người đã xua họ đi để bảo vệ thanh danh của Người, giữa đám dân chúng ái mộ Người, đặc biệt là các lãnh đạo tôn giáo. “Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư liền xầm xì…”

Họ đã nhiều lần than phiền trong suốt quãng thời gian Đức Giê-su thi hành sứ vụ, vì đây không phải là lần duy nhất Người giao thiệp với những người bị loại trừ và mang tiếng xấu. Việc Đức Giê-su thậm chí còn dùng bữa với những người tội lỗi đã làm cho tình hình xấu hơn và đã thực sự hạ thấp thanh danh của Người trong mắt những người nhiệt thành giữ đạo. Chẳng phải là Người đã ít nhiều có được sự kính trọng nhờ vào tình cảm của những người đồng đạo đó sao? Tôi tự hỏi, chẳng biết có bao nhiêu người ngoan đạo đã cố gắng kéo Người ra một chỗ, rồi khuyên Người “rũ bỏ các việc ấy đi”! và đừng dây mình vào những kẻ lắm tai tiếng ấy!

Thực vậy, có vẻ như Đức Giê-su đã “xé rào” để liên đới với các tội nhân. Chắc hẳn có rất nhiều “người công chính” đã muốn góp ý về chuyện ấy! Sự bất bình của họ trải dài trong suốt các Tin Mừng. Đức Giê-su vẫn thường sử dụng các dụ ngôn để trả lời cho những lời chất vấn về các giáo huấn của Người, đặc biệt trong khi đối đáp với những ai chỉ trích Người. Cũng như chúng ta được chứng kiến trong ngày hôm nay, các giới chức trong đạo đã nghĩ mình hiểu biết về Thiên Chúa và ý định của Người hơn cả chính Thiên Chúa nữa! Hôm nay, câu trả lời của Đức Giê-su về lời chỉ trích mang hình thái dụ ngôn Người Cha Độ Lượng (Đứa Con Hoang Đàng).

Gần đây, tôi cùng với một nhóm giáo dân ngẫm nghĩ lại dụ ngôn này. Số giáo dân hiện diện khoảng 30 người và nhiều bậc cha mẹ đã không bằng lòng về dụ ngôn này. Họ nghĩ đó là một mẫu gương xấu trong việc nuôi dạy con cái và người cha đó sao mà ngờ nghệch đến độ giao tài sản của mình vào tay các con. Một số người đã đề nghị, nếu đó là việc chẳng đặng đừng, thì ông chỉ nên trao tài sản ấy cho đứa con có trách nhiệm kia. Ít ra, anh ta vẫn là người siêng năng cần cù và không muốn lãng phí gia sản trong kiểu sống phóng đãng. Có một bà đã nghĩ rằng, người cha nên tham khảo ý kiến vợ ông, “bà ấy sẽ là người khôn ngoan hơn ông chồng ngớ ngẩn này!” Dĩ nhiên họ có quyền nghĩ như vậy. Có nhiều cách thức tốt hơn để nuôi dạy con cái. Chắc hẳn người cha không nên trao một phần gia sản của gia đình cho đứa con vô trách nhiệm như người con thứ.

Tuy nhiên, một dụ ngôn không phải là một bài giảng luân lý và dụ ngôn này không phải là dụ ngôn mà Đức Giê-su ra công dạy dỗ các bậc cha mẹ cách thức phải nuôi dạy con cái thế nào. Mặc dù đây là dụ ngôn về người cha và những đứa con, thế nhưng Người Cha ấy lại hết sức đặc biệt.

Chúng ta hãy đọc dụ ngôn của bài tin mừng hôm nay trong ý hướng của Thư Thánh Phao-lô gởi tín hữu Cô-rin-tô. Chúng ta phải nắm bắt được sự hồ hởi trong sứ điệp của Thánh Phao-lô, “phàm ai ở trong Đức Ki-tô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi.” Có lẽ Thánh Phao-lô cũng chỉ lập lại dụ ngôn hôm nay một cách rõ ràng hơn, để rồi qua kiểu nói của ngài, ngài cũng cho biết Thiên Chúa là Người Cha Độ Lượng, là Đấng đã làm cho những ai bị tội lỗi làm cho trở nên thù nghịch và kém cỏi, nay trở thành thọ tạo mới. Cũng như người con thứ, chúng ta rời xa Thiên Chúa và muốn sống buông thả theo cách của chúng ta. Kết cục sẽ là tai ương bất hạnh cho chính bản thân chúng ta và những người xung quanh. Cũng như khi Thiên Chúa tạo dựng chúng ta theo hình ảnh và giống như Người ở thuở ban đầu, thì giờ đây, Thiên Chúa sẽ tái tạo chúng ta thành con người mới, theo hình ảnh và giống như Đức Ki-tô.

Thánh Phao-lô nói chúng ta được giao hòa với Thiên Chúa, tương quan của chúng ta với Người được khôi phục, không phải do công kia việc nọ chúng ta làm, nhưng là nhờ sáng kiến của Thiên Chúa nơi Đức Ki-tô. Không chỉ có cái chết hy hiến của Đức Giê-su, mà cả đời sống hy hiến của Người đã hoàn trọn sự giao hòa của chúng ta với Chúa. Suốt hành trình tại thế, Người đã trao ban chính mình cho chúng ta trong tình yêu. Đây là hành động của Thiên Chúa, nếu chúng ta đón nhận trong niềm tín thác, chúng ta sẽ được giao hòa với Người.

Đức Giê-su vẫn là hiện thân khả thị khả giác của lòng trắc ẩn và khoan dung tha thứ của Thiên Chúa. Các giới chức tôn giáo đã cảm thấy khó chịu về Người. Coi bộ Người giao hảo với Thiên Chúa quá dễ dàng. Họ cho điều này là bất xứng, vì Thiên Chúa là Đấng hết sức cao vời đối với con người. Họ đã phàn nàn, “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.” Những lần phản kháng và chống đối của họ là cớ để Đức Giê-su kể dụ ngôn này; phong thái tường thuật về dụ ngôn mà Người thực hiện cũng là cách cư xử của Người, bởi lẽ nó cho thấy Thiên Chúa hành động như thế nào. Thiên Chúa là Đấng rất mực yêu thương chúng ta! Người là Cha giàu lòng thương xót hằng mở lòng đón tiếp chúng ta!

Mùa Chay, chúng ta xin Chúa thứ lỗi cho chúng ta. Tôi thiết nghĩ, chúng ta cũng rơi vào trường hợp như người con thứ, rời bỏ mái nhà của mình, lang thang phiêu bạt, rồi quyết định trở về và được cha hào sảng chào đón trong vòng tay yêu thương. Tuy vậy, ngoài trường hợp là những người tội lỗi biết hoán cải, chúng ta còn là những người thế nào nữa đây? Chúng ta là những người đi đạo hằng cố gắng tín trung với Thiên Chúa và đường lối của Người. Bằng nhiều cách, chúng ta vẫn giữ được điều ấy. Để rồi, chẳng phải là chúng ta lại xem mình như người con đã ở lại nhà, tức là người siêng năng và biết quán xuyến? Dụ ngôn này cũng không chừa chúng ta ra, nếu chúng ta xét đoán một ai đó không xứng đáng với lòng nhân từ của Thiên Chúa; hoặc là việc làm của họ không đủ để đón hưởng lòng khoan dung của Người. Chuyện cứ như thể lòng nhân từ của Thiên Chúa chỉ có một số lượng giới hạn nằm rải rác đó đây, và nếu ai đó ít xứng đáng hơn chúng ta đoạt lấy được, thì sẽ làm cho lòng nhân từ của Chúa dành cho chúng ta vơi đi. Điều đó ra như không công bằng đối với những mẫu người hăng hái chỉn chu như chúng ta, tức những người được xếp vào hạng không chỉ cùng với người con cả ưa phẫn nộ, mà còn với cả các Pha-ri-sêu và kinh sư hay xầm xì.

Hầu hết chúng ta được những bậc cha mẹ cần lao nuôi dạy và các ngài đã dạy bảo chúng ta cũng lao động cần cù như vậy. Những lời khuyên răn của các vị đã giúp chúng trở nên người tốt khi chúng ta một lòng trung thành cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình. Tuy nhiên các dụ ngôn không màng đến “thứ đạo đức lao động” của chúng ta, mà có ý ám chỉ “đạo đức lao động” của Thiên Chúa. Các dụ ngôn mời chúng ta bước vào một thế giới hoàn toàn khác, là nơi mà đường lối của Thiên Chúa điều khiển xuyên suốt, còn những khuôn tắc của chúng ta ở thế gian này sẽ bị vất ra cửa sổ!

Người cha không chỉ giơ tay đón lấy đứa con hoang đàng mà cả đứa con tận trung nữa. Mặc dù người con cả ở trong gia đình về đàng thể lý, nhưng rồi anh cũng bị lưu lạc. Anh không nhận thức được những điều anh đã làm với tư cách một thành viên trong gia đình, thay vào đó, anh nói, đã bao nhiêu năm trời anh “hầu hạ”. Một người cha muốn đứa con trong gia đình cảm thấy như là một nô lệ là điều không phải đạo. “Con ơi, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con.” Chúng ta không biết người con cả có đón nhận thâm ý của người cha hay không.

Thánh Phao-lô nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta đã được giao hòa với Thiên Chúa nhờ Đức Ki-tô. Trong khi chỉ có một người được tha thứ, thì những hai người được giao hòa. Người con thứ đã trở lại nhà và đã đón nhận vòng tay tha thứ của cha mình. Người con cả đã cần phải chấp nhận lời mời của cha mình và vào dự tiệc, “nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ.” Giao hòa là ân ban của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chúng ta phải đáp trả dưới hai chiều kích: đón nhận ân ban ấy và theo như Thánh Phao-lô giải thích, là trở nên “một thọ tạo mới trong Đức Ki-tô.” Thế rồi, Thánh Phao-lô còn nhắc nhở chúng ta là phải đáp trả thêm nữa, bằng việc làm “sứ giả thay mặt Đức Ki-tô.” Thiên Chúa đã thực hiện công trình hòa giải của Người trong vị thế là người đại diện cho chúng ta và giờ đây Người trao phó sứ điệp hòa giải cho chúng ta là những sứ giả của Người.

Một sứ giả đến một quốc gia khác trong tư cách là người đại diện cho bản quốc và chính quyền của ông ta. Công việc của ông là thiết lập và gìn giữ những mối giao hảo giữa hai quốc gia. Khi sự bất hòa nảy sinh, thì sứ giả cố gắng làm sáng tỏ những vấn đề và thúc đẩy việc hòa giải. Phải mất nhiều công phu đào luyện mới có thể trở thành một sứ giả lành nghề.

Chúng ta là những sứ giả, những người đã được đào tạo bằng cách lắng nghe và đón nhận sứ điệp tình thương của Thiên Chúa qua Đức Ki-tô. Giờ đây, chúng ta hãy thực hiện những gì tốt nhất để tìm thấy chính mình trong bất cứ “xứ sở” nào như: công ăn việc làm, trong các môi trường xã hội, trường học, hay thậm chí ngay trong gia đình của chúng ta. Vì là những sứ giả lành nghề, nên trong khi phát ngôn và hành động, chúng ta nói về lòng rộng lượng thứ tha và ước muốn hòa giải của Thiên Chúa dành cho tất cả mọi người. Một lần nữa, trước khi chúng ta bắt đầu lên đường trong nhiệm vụ là những sứ giả, chúng ta cùng nhau quây quần tại bàn tiệc mà Thiên Chúa hằng nuôi dưỡng chúng ta bằng mình và máu của Người Con trung tín. Người là lương thực của “quê nhà” chúng ta, Đấng đã tái tạo nơi chúng ta hình ảnh của Thiên Chúa, tức là điều chúng ta sẽ phản ánh cho tất cả những ai chúng ta gặp gỡ, vì chúng ta là những sứ giả của Đức Ki-tô.

Anh em HV Đaminh Gò Vấp chuyển ngữ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một linh mục ở Phúc Kiến, Trung Quốc bị bắt giữ vì tổ chức hội trại cho sinh viên
Nguyễn Hoàng Thương
08:20 13/03/2010
Một linh mục ở Phúc Kiến, Trung Quốc bị bắt giữ vì tổ chức hội trại cho sinh viên

Phúc An, Trung Quốc (AsiaNews) - Một linh mục hầm trú thuộc Giáo phận Mindong (Phúc Kiến) đã bị bắt vì tổ chức một cuộc hội trại cho 300 sinh viên. Ba linh mục khác cùng làm việc với ngài cũng đã nhận được một trát bắt giữ, nhưng chưa được thực hiện, ba vị khác nữa thì bị phạt đến 500 Tệ (khoảng 50 euro). Trước khi bị bắt mấy tuần, vị linh mục cho hay: "Tôi sẽ rất vui mừng khi được phục vụ như là một chứng nhân cho Chúa Kitô và làm theo tấm gương của nhiều vị thánh tử vì đạo".

Cha Gioan Baotixita Luo, 39 tuổi, và 6 linh mục khác thuộc Giáo Hội hầm trú đã tổ chức một cuộc trại mùa đông kéo dài bốn ngày với 300 sinh viên, được chia làm hai giai đoạn, vào cuối tháng Giêng và đầu tháng Hai. Ngày 03 tháng Hai, công an đã đến hội trại (trong nhà thờ Saiqi) và ra lệnh cho các linh mục hủy bỏ sự kiện này. Các linh mục từ chối và giải thích tình hình cho các sinh viên hiện diện, mời những ai sợ hãi rời khỏi khu vực và đảm bảo với những ai ở lại rằng các linh mục sẽ luôn luôn ở cùng họ. Chỉ có 20 sinh viên rời khỏi. Những ngày tiếp theo, các viên công an đã bắt các linh mục phải chịu một cuộc thẩm vấn dài nhưng đã không thực hiện việc bắt giữ.

Trong những ngày đó, Cha Luo cho hay rằng ngài "sẵn sàng để đi tù", rằng ngài "không có gì để lo sợ" và rằng ngài "tự hào là một linh mục Công Giáo, mong muốn tuyên xưng đức tin của mình bằng hành động". Ngài nói thêm: "Tôi sẽ rất vui mừng khi được phục vụ như là một chứng nhân cho Chúa Kitô và làm theo tấm gương của nhiều vị thánh tử vì đạo".

Cha Luo là một nhà truyền giáo rất tích cực, ngay cả trên internet, nơi ngài có một trang blog rất nổi tiếng: http://blog.sina.com.cn/frluo.

Kể từ ngày 03 Tháng Ba, cha bị "giam giữ hành chính" trong một nhà khách (nhà tù) của chính quyền Phúc An. Ba linh mục khác, cha Guo Xijin, Miu Yong và Liu Maochun đã nhận được trát bắt giữ nhưng cho đến nay cảnh sát chưa thực hiện các vụ bắt giữ. Ba vị linh mục khác đã bị phạt 500 tệ, nhưng họ nói rằng thà đi tù chứ không chịu trả tiền phạt.

Tại Giáo phận Mindong, gần như các tín hữu hoàn toàn thuộc Giáo Hội hầm trú: trong số 80.000 người Công giáo, hơn 70.000 là hầm trú, rất có tổ chức và sinh động, với hơn 50 linh mục, 96 nữ tu và 400 giáo lý viên giáo dân. Giám Mục của họ là Đức Cha Vincent Huang Shoucheng, 86 tuổi. Mindong cũng có một giám mục yêu nước, Đức Cha Zhan Silu, chỉ có một ít tín hữu theo ngài.
 
Tòa Thánh lên tiếng về lạm dụng tính dục tại Liên Hiệp Quốc
Nguyễn Hoàng Thương
08:21 13/03/2010
Tòa Thánh lên tiếng về lạm dụng tính dục tại Liên Hiệp Quốc

Geneva, Thụy Sĩ (ZENIT) - Quan Sát Viên thường trực của Tòa Thánh tại Văn phòng Geneva của Liên Hiệp Quốc nói rằng Giáo Hội đang cố gắng "giải quyết một cách dứt khoát" vấn đề lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên của các linh mục và các lãnh đạo Giáo Hội khác.

"Không có bào chữa" cho hành vi này, Đức Tổng Giám mục Silvano Tomasi cho hay hôm thứ Tư trong phát biểu tại phiên họp thứ 13 của Hội Đồng Nhân Quyền về các quyền của trẻ em.

Lặp lại lời Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, Đức Tổng Giám Mục cho biết lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên là một "tội ác ghê tởm". Tường trình của Vatican Radio cho hay rằng Đức Tổng Giám Mục Tomasi chỉ ra rằng Đức Thánh Cha đã "lên án rất rõ ràng về bạo lực tính dục đối với trẻ em và thanh thiếu niên", mà Đức Thánh Cha đã nói thêm rằng "chiều kích tôn giáo nhắc nhở rằng lạm dụng cũng là một tội trọng, vốn xúc phạm đến Thiên Chúa và phẩm giá con người".

Đại diện Tòa Thánh lưu ý lạm dụng vi phạm thế nào sự toàn vẹn về thể lý và tâm lý của trẻ vị thành niên, "với những hậu quả tiêu cực". Ngài khẳng định: "Bảo vệ khỏi sự xâm phạm tính dục nằm ở vị trí cao trên danh sách ưu tiên cho tất cả các tổ chức giáo hội, vốn đấu tranh để chấm dứt vấn đề nghiêm trọng này".

Đức Tổng Giám Mục cho biết là "cộng đồng Công Giáo tiếp tục nỗ lực để giải quyết vấn đề này một cách dứt khoát". Ngài giải thích: "Những ai phạm vào những tội lỗi này ngay lập tức bị đình chỉ thực hiện chức vụ và bị xử lý theo pháp luật dân sự và giáo luật".

Đức Tổng Giám Mục cũng đề nghị rằng việc phòng chống tội ác này là ưu tiên, và việc ngăn ngừa đòi hỏi phải "giáo dục và thăng tiến nền văn hóa tôn trọng nhân quyền và nhân phẩm của mọi trẻ em, nhất là thông qua việc sử dụng các phương pháp hiệu quả trong hợp đồng với nhân viên trường học".
 
Đường Văn Hóa Đầu Tiên của Châu Âu
Vũ Văn An
19:54 13/03/2010
Tin Đức Bênêđíctô XVI quyết định qua Tây Ban Nha vào tháng 11 này làm phấn khởi hai thành phố Santiago de Compostella và Barcelona. Thực vậy, ngài sẽ tới thăm hai thành phố đó, theo lời mời của họ: một để tham dự Năm Thánh Giacôbê và hai để mở một phần ngôi thánh đường của Gaudi cho công chúng tới thờ phượng.

Thị trưởng Compostella, ông Xosé Sanchez Bugallo, hôm 12 tháng 3 vừa qua, nhân dịp qua Rôma để cổ động người hành hương tới thăm đền thánh Giacôbê nhân năm thánh của ngài, cho hay: thành phố của ông đang hân hoan chuẩn bị đón tiếp đức Bênêđíctô XVI. Ông cho hay: thành phố của ông tiếp nhận tin về cuộc tông du của Đức Giáo Hoàng như “một thúc đẩy và hỗ trợ lớn lao cho năm nay”.

Nhà thờ chính tòa Santiago de Compostella, nơi theo truyền thuyết là địa điểm chôn cất Thánh Giacôbê Tiền, có lệ cử hành năm thánh mỗi khi ngày lễ kính thánh Giacôbê (Santiago), tức 25 tháng Bẩy, rơi vào chúa nhật, như năm nay chẳng hạn. Năm thánh kỳ tới sẽ là năm 2021. Truyền thống này có từ năm 1122.

Sanchez Bugallo cho hay: “Năm thánh đã bắt đầu rồi: chúng tôi đã mở Cửa Thánh của nhà thờ chính tòa vào ngày 31 tháng 12 năm ngoái nhưng chúng ta biết rằng mùa lễ trọng chỉ bắt đầu vào Tuần Thánh”. Ông nói thêm: “Năm thánh luôn mang tới một lượng lớn các khách hành hương”. Ông cho hay một ủy ban đã được thành lập để phối hợp các hoạt động, kể cả các sinh hoạt văn hóa và tôn giáo, với tòa tổng giám mục.

Bối cảnh lịch sử

Giữa hai thế kỷ thứ 10 và 11, khách hành hương bắt đầu kéo tới Santiago de Compostella theo nhiều ngả khác nhau. Ngả nổi tiếng hơn cả là đường mòn Pháp dẫn tới Tây Ban Nha qua ngả Roncesvalles và Jaca rồi băng qua các lãnh thổ Navarre, Aragon, La Rioja, Castille và Leon, cắt ngang Galicia để tới Santiago.

Dọc theo các đường mòn hành hương ấy, nhiều nhà trọ và bệnh xá đã được xây dựng. Nhờ thế, Con Đường Thánh Giacôbê được sử dụng làm phương tiện phổ biến nhiều trào lưu nghệ thuật, kinh tế và văn hóa dị biệt, như các lối kiến trúc Romanesque và Gothic chẳng hạn. Các đan sĩ thuộc nhiều dòng tu giúp tay quảng bá các công trình này.

Song song với đường mòn Pháp, còn có con đường từ phía bắc, băng qua Xứ Basque, Cantabria và Asturias. Một con đường khác từ Bồ Đào Nha. Lại còn con đường từ Seville nữa chạy qua Tây Ban Nha từ Nam tới Bắc.

Thị trưởng Bugallo cho biết: muốn chính thức được coi là người hành hương Santiago de Compostela, người ta phải chu toàn một số đòi hỏi nhất định, trong đó có việc phải cuốc bộ 100 cây số [62 dặm]. Thế kỷ 16, con số khách hành hương tới Santiago de Compostela giảm một cách đáng kể. Đến thập niên 50 của thế kỷ 20, một số linh mục và giáo dân đã làm sống lại thói quen hành hương này. Nhờ thế, con số khách hành hương đã gia tăng đáng kể trong các thập niên 70 và 80. Năm 1987, Đức GH Gioan Phaolô II đã tới thăm thành phố, khiến phong trào hành hương tại đó gia tăng hẳn. Cũng năm đó, Hội Đồng Âu Châu đã thừa nhận Đường Hành Hương Thánh Giacôbê là Đường Văn Hóa đầu tiên của Châu Âu. Sanchez Bugallo cũng nhắc nhở để mọi người nhớ là Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 1989 đã được tổ chức tại Santiago de Compostella.

Hòa giải

Năm 1993, việc hành hương tới Santiago de Compostella trở thành bộc phát khi nó nổi tiếng nhờ nhiều người thuộc các tín ngưỡng khác cũng tới đây hành hương. Ông Bugallo xác nhận “Nhiều người thuộc các tuyên tín khác cũng tới tham dự, như người Tin Lành, có cả người Phật Giáo nữa và cả những người không có tuyên tín nhất định nào nhưng hiểu rằng con đường hành hương này là cơ hội để hòa giải và suy tư” (1). Ông cho hay: trong thế kỷ 16, một số nước Âu Châu cho các tù nhân cơ hội thi hành bản án của họ bằng cách tham dự Đường Hành Hương Thánh Giacôbê. Nhiều bản án muốn được tha, tù nhân phải đi Đường Hành Hương này tới 4 lần. Tại Bỉ ngày nay, tục lệ này vẫn còn. Ông giải thích: “Đường Thánh Giacôbê đã được liên kết với ý niệm tha thứ, trở thành con đường hoà bình nơi khách hành hương phải chịu hàng ngàn mạo hiểm mới tới đích cuối cùng. Tôi chưa bao giờ thấy ai sau khi đi con đường này mà thất vọng cả. Thay vào đó, tôi đã thấy hàng ngàn người nói rằng đó là một cảm nghiệm không thể nào quên được".

Sanchez Bugallo cũng cho hay khách hành hương sẽ được bù đắp nhờ các địa điểm trong thành phố của ông với “nhiều nhà cửa và phố xá được điêu khắc bằng đá; hoàn toàn là đá hoa cương, có tất cả 2,600 tòa nhà, hoàn toàn bằng đá”. Ông khích lệ khách hành hương đi một đoạn của con đường này hay đến thẳng Santiago, qua Cửa Thánh nhà thờ chính tòa, để thưởng ngoạn thành phố kỳ diệu của ông.

Tưởng cũng nên nhắc lại Santiago de Compostella là nơi khai sinh ra phong trào Cursillo. Theo website của Phong Trào Cursillo của người Anh Giáo tại Úc (www.anglicancursillo.com.au/history.htm), thì tuy người sáng lập là Đức Cha Hervas của giáo phận Majorca, nhưng chính tại Santiago de Compostella, Cursillo đã đựợc thai nghén. Trang mạng này cho rằng: “Tinh thần hành hương là một tinh thần bất an, bất mãn với trạng thái hâm hấp về tâm linh, buộc người ta phải tiến lên phía trước. Nó cũng là một tinh thần của tình anh em và tình chị em nơi các bạn đồng hành hương đang cùng nhau cố gắng đạt tới đích cuộc đời, một cuộc đời hoàn toàn dâng hiến cho tình yêu Chúa và tình yêu nhân loại. Chính cái phong thái hành hương này đã tới làm dấu mốc cho phần lớn nền linh đạo của Phong Trào Cursillo”.

Chính vì thế, năm 2005, từ Sydney, một số anh chị em Công Giáo Việt Nam mà một số lớn là cursillista, dưới sự hướng dẫn của linh mục Phaolô Chu Văn Chi, đã tổ chức một chuyến hành hương tới Santiago de Compostella. Nhưng theo định nghĩa của Bugallo, chúng tôi đã không hội đủ điều kiện để được chính thức nhìn nhận là người Hành Hương Santiago, vì đã không cuốc bộ đủ 100 cây số. Trái lại từ Bồ Đào Nha, chúng tôi đã tới đó bằng xe Bus. Dọc đường, đã gặp rất nhiều khách hành hương cuốc bộ để tới đó và khi tới rồi, họ được cấp một giấy chứng nhận hành hương… Dù không được nhìn nhận, nhưng kinh nghiệm tới Compostella quả đã không làm một ai trong chúng tôi thất vọng, như nhận định của thị trưởng Bugallo. Bởi theo truyền thống, Santiago là 1 trong ba thành phố thánh mà bất cứ người hành hương Kitô Giáo nào cũng nên tới. Ba thành phố đó là Giêrusalem, Rôma và Santiago de Compostella. Hiện nay, đang có kế hoạch liên kết ba thành phố đó thành một gói (package) hành hương cho thế giới Công Giáo (2).

Lai lịch Santiago de Compostella:

Một thành phố Tây Bắc Tây Ban Nha, và là thủ phủ của vùng tự trị Galicia thuộc Tỉnh La Coruna. Thành phố này vốn là một địa điểm hành hương chính của Giáo hội Công giáo kể từ thế kỷ thứ 9, lúc người ta khám phá ra hài cốt của Thánh Giacôbê Tông đồ (tên tiếng Tây Ban Nha là Santiago) tại đó. Chuyện kể như sau: Thánh Giacôbê vốn sang tận vùng tây bắc Tây Ban Nha giảng đạo, vùng mà người La-Mã gọi là Tận Cùng Trái Đất (Finis Terrae). Sau đó (khoảng năm 44), ngài trở về Palestine và được phúc tử đạo. Herodes Agrippa cấm không cho chôn xác Ngài, nhưng nhân lúc đêm khuya, môn đệ đã cướp xác ngài, đặt trong một quan tài bằng cẩm thạch, rồi chở đi chôn trên một chiếc tầu nhỏ. Chẳng may gặp giông bão, tầu trôi dạt vào bờ biển Tây Ban Nha, tại hải cảng thuộc tỉnh Iria Flavia của đế quốc La-Mã. Tại đây, xác của ngài được chôn vội trong một cánh rừng. Nhiều thế kỷ sau, mãi năm 813, thầy dòng ẩn tu Pelayo bỗng nghe tiếng nhạc từ cánh rừng ấy phát ra, đồng thời nhìn thấy ánh sáng lóe lên từ đó. Chính vì ánh sáng lóe lên này, mà nơi đây được đặt tên theo tiếng La-tinh là “Campus Stellae” (Cánh Đồng Sao), và tên này được dân trong vùng đọc thành Compostela (3).

Đức Giám mục Teodomiro nghe tin bèn mở cuộc điều tra và nhờ thế, mộ của Thánh Giacôbê được tìm ra. Vua Alphonse Đệ Nhị công bố Thánh Giacôbê là quan thầy của đế quốc ông và truyền xây một nhà nguyện tại đó. Từ đó, thánh Giacôbê làm nhiều phép lạ. Có truyền thuyết còn tin là ngài chiến đấu bên cạnh Vua Ramiro chống lại người Hồi Giáo. Và số người hành hương theo con đường của Thánh Giacôbê (Camino de Santiago) càng ngày càng gia tăng. Chẳng bao lâu sau, ngôi nhà nguyện kia trở thành nhà thờ chính tòa của thành phố mới, thành Santiago de Compostella.

Những cuộc hành hương tấp nập trong thế kỷ 12 và 13 tới Compostela đã khiến Đức Alexăng Đệ Tam công bố nó là một trong các Thành Thánh, giống như Rôma và Giêrusalem. Đức Calixto Đệ Nhị ban ơn tha tội hoàn toàn cho những ai hành hương Santiago trong Năm Thánh. Năm này được tổ chức mỗi khi Lễ kính Thánh Giacôbê (25 tháng 7) rơi vào Chúa nhật. Chính những người hành hương tới đây đã khai sinh ra phong trào Cursillo.

Họ đi theo một con đường nhất định, chân đi bộ, tay chống gậy, vai đeo ba-lô, xuyên qua Pháp, vượt qua dẫy Pyrénées hùng vĩ mà tới. Cũng như những ngôi nhà thờ dọc con đường nhất định ấy, nhà thờ chính tòa của Compostela đã được dựng lên làm cột mốc cho những cuộc hành hương thánh thiện này. Nó được xây vào khoảng các năm 1070-1100, do ngôi nhà nguyện cũ nới rộng ra. Phần chính được xây theo lối kiến trúc Rô-ma. mặc dù dáng dấp bề ngoài hiện nay của nó đã bị thay đổi nhiều từ các thế kỷ 16 và 18. Đầu nhà thờ phía tây, bao gồm 9 ngọn tháp, đã được sửa đổi giữa các năm 1738 và 1750 theo lối kiến trúc Ba-rốc. Đàng sau nó, là Cửa Vinh Quang (Portico de la Gloria) do bậc thầy Mateo kiến tạo, được trang trí bằng tượng đức Kitô và nhiều vị thánh, cũng như các điêu khắc khác diễn tả thiên đàng hoả ngục. Giữa lòng nhà thờ là ô cửa trời (lantern) có treo bình xông hương vĩ đại (botafumeiro) được xông vào những dịp đặc biệt. Chúng tôi tới đây ngày 1 tháng 8 năm 2005 và may mắn được coi 5 người lực lưỡng kéo bình xông hương này trong 5 phút sau thánh lễ 12 giờ trưa hôm đó. Mộ Thánh Giacôbê đặt trong một ngăn hầm bên dưới bàn thờ chính, bên trên có tượng của ngài. Vì tầm quan trọng về tôn giáo và văn hóa (lịch sử và kiến trúc) của thành phố này, Liên hiệp quốc đã liệt kê nó trong danh sách di sản văn hóa thế giới cần được bảo tồn.

____________________________________________________________________

(1) Xem Hồi Ký Hành Hương Compostella của một mục sư Mennonite trong bài Đường Hành Hương Thánh Giacôbê, VietCatholic.net ngày 1/9/2009

(1) Xem Chuyến đi từ thành Leon tới thành Santiago del Campostella, nơi có Mộ của Thánh Giacobê Tông Đồ (ngày 30 Sep 2007, http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=47666)

(2) Xem tin Zenit 15/11/2006, và có thể xem thêm tài liệu tại www.holycities.info

(3) Từ điển mở Wikipedia thì cho rằng rất có thể do chữ Latinh bình dân trong vùng “composita tella” có nghĩa là nơi chôn cất. Nhiều nơi tại vùng Galatia cũng có chữ này với nghĩa y hệt. Thậm chí tại tỉnh León còn có địa danh Compostilla nữa.
 
Top Stories
Vietnamese dissident found comfort and strength in reading the bible in prison
Emily Nguyen
04:19 13/03/2010
One of the most prominent dissidents in Vietnam recently released from prison has disclosed to the media that she is grateful for having a Bible as her companion during her imprisonment.

Ms Lê thi Công Nhân
Ms Le Thi Cong Nhan, the 31 year old attorney of the International BAR Assc. was sentenced in May 2007 by the Vietnamese court for "spreading propaganda against the government and collaborating with the overseas advocates" along with her boss, attorney Nguyen Van Dai.The two were running a center for human rights law and supporting alternative political parties in Vietnam when the arrest took place on Mar 6, 2007.

Ms. Cong Nhan has come to the government's attention since her involvement with the Vietnam Progression Party as a spokeswoman, and a member of the Bloc 8406, a pro democracy movement to which the most famous prisoner of conscience Rev. Thaddeus Nguyen Van Ly is also a member. Prior to her arrest, she was invited to speak at the 2006 International Convention for Labors Rights VAT/SAVA in Poland, but her attempt to leave for the convention was hampered by the police at Noi Bai airport. The 2007 conviction has stripped her license to practice law in Vietnam, however earned her international support, a 2008 Hellman/Hammett Ward from the Human Rights Watch (HRW) Organization and a reputation as "catalyst for the national unity, the bridge for the Vietnamese domestics and overseas in their struggle for human rights and democracy" as To Quoc Magazine has called.

After serving 3 years of her sentence, which is a reduction of 1 year from the original sentence after her appeal in 2008, Cong Nhan has been release on Mar 6 from a prison in North Vietnam to be on probation for 3 years. The news of her release was widely welcome by the Vietnamese communities in Vietnam and abroad. Numerous requests from the overseas media community for interviews with her had caused her to be harassed and detained by the local police for hours. However the courageous activist has always remained defiant and spoke her mind on various issues without fear.

When being asked by reporters about how she has kept her morale while being housed among the most dangerous female criminals in prison, Ms Cong Nhan has given the credit to her faith in God and reading the bible which the US Commission on International Religious Freedom (USCIRF) had specifically asked Vietnam's Minister of Public Security Chief Nguyen Van Huong to hand deliver to her. "Reading materials especially religious items which reflect Christian view are strictly prohibited. However since it came from the USCIRF's and the mere fact that it was handed to me by the Police chief had put a pressure on them to let me keep it", said the newest political parolee on US based Radio Saigon Houston.

With her voice trembled, Cong Nhan said with emotion: "In the 3 years of my imprisonment, God has been my friend, my teacher, my companion who has been lifting me up, strengthening my faith, and guiding me through it all. He has been my light, my joy, my strength and my peace".

While Ms Cong Nhan is on parole, dozens of other pro democracy and human rights activists who have been convicted of similar crimes during the past few years including Nguyen Van Dai and Fr. Nguyen Van Ly are still serving out their sentences. Last year, four activists originally charged with the same crime under Article 88, among them was Le Cong Dinh, a Catholic and a US educated lawyer, were later re-charged with a more severe crime of "attempting to overthrow the state" under Article 79.

In the US 2009 Human Rights Report on Vietnam, released by the State Department on Mar 11,2010, its writer wrote: "the government's human rights record remained a problem" where “The government increased its suppression of dissidents, arresting and convicting several political activists. … The government utilized or tolerated the use of force to resolve disputes with a Buddhist order in Lam Dong and Catholic groups with unresolved property claims. Workers were not free to organize independent unions, and independent labor activists faced arrest and harassment.”

In response to the latest ill-treatment against Cong Nhan, The US Commission on International Religious Freedom (USCIRF) has issued a Press Release on Mar 12, condemning "the police intimidation of Cong Nhan". The Press release also points out excerpts from the said Report on Vietnam's poor record of Religious and Human Rights violations in 2009, urging the Obama Administration to name Vietnam a Country of Particular Concern.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới trẻ Miền Bắc học hỏi về Công Đồng Vaticanô II (3)
Lm Thanh Quang CSsR
07:43 13/03/2010
GIỚI TRẺ MIỀN BẮC HỌC HỎI VỀ CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II
(Tiếp theo, số 3)

10. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII loan báo triệu tập Công Đồng Vaticanô II khi nào?

Ngài loan báo triệu tập Công Đồng vào ngày 25.1.1959, làm cả thế giới ngạc nhiên. Ngài kêu gọi: “Chúng ta hãy hiệp nhất với nhau và chúng ta hãy chấm dứt mọi bất hòa”.

11. Việc triệu tập Công Đồng Vaticanô II đã đem lại sự tiến bộ gì?

Việc triệu tập ấy đã đưa Giáo Hội thoát xa “duy giáo hoàng thuyết” (tức định tín về ơn bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng và coi quyền giáo huấn thông thường của Đức Giáo Hoàng là “mực thước của đức tin”), để đến gần với “nguồn Phúc Âm” hơn.

12. Vậy xin cha cho biết điều mới mẻ cụ thể của việc triệu tập Công Đồng Vaticanô II là gì?

Điều mới mẻ không phải phát sinh từ việc học hỏi các tài liệu, nhưng từ những nhu cầu cấp bách thực tế của Giáo Hội. Và đó cũng là hướng đi đặc biệt của Công Đồng Vaticanô II.

13. Vậy vào năm 1959, Giáo Hội có gặp phải những khó khăn nào không ạ?

Không, Giáo Hội không phải bận tâm về một khó khăn nào: không có lạc giáo, không có bách hại. Ngược lại, khi đó uy thế của Giáo Hội lớn mạnh hơn lúc nào hết. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn thẳng vào thực tế của xã hội và Giáo Hội lúc đó: sau Công Đồng Vaticanô I, thế giới đã thay đổi còn nhanh hơn 19 thế kỷ qua! Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã có hấp lực lớn hướng nhân loại về viễn ảnh tương lai, trong tầm tay của mình. Dường như con người đặt trọn niềm hy vọng của mình nơi thế giới vật chất này. Bởi lẽ, đối với họ, những hứa hẹn của các tôn giáo đều tan vỡ?!

14. Thưa cha, hóa ra con người đánh mất chính mình vì mất niềm tin, niềm hy vọng và sống vô định sao?

Không phải thế, Giáo Hội lúc đó phải đương đầu với vấn nạn cực kỳ khó khăn đó, nhưng thật may, hơn bao giờ hết, con người lại cảm thấy chính bản thân mình luôn bị đe dọa do chính những khám phá của họ: mối lo âu tột độ của hiểm họa tiêu diệt của bom nguyên tử, bầu khí thiếu lành mạnh và nhiễm độc của môi trường văn minh, các cuộc chiến tranh liên lỉ,…

15. Nãy giờ cha toàn nói về vấn nạn của xã hội, còn về phía Giáo Hội thì sao cơ?

À, đúng rồi! Còn về phía Giáo Hội, các Kitô hữu, thành phần thiểu số của thế giới lại chia rẽ hơn bao giờ hết. Giáo Hội Công Giáo lại mất đi những cơ hội truyền giáo hứa hẹn nhất, và đau đớn vì những rạn nứt nội bộ không ngừng xảy ra nơi các xứ Kitô giáo lâu đời. Bởi thế, sự hiệp nhất Kitô hữu là hết sức cần thiết.

Những vấn đề ấy là những lý do đủ để khai mở Công Đồng.

16. Xin cha cho biết cách sơ lược về giai đoạn chuẩn bị cho Công Đồng Vaticanô II?

Phải nói rằng, người ta đã dành ra thời gian khá dài để chuẩn bị cho Công Đồng Vaticanô II (từ 17.5.1959 đến 11.10.1962), chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn tiền chuẩn bị và giai đoạn chuẩn bị.

16.1 Giai đoạn tiền chuẩn bị (từ 17.5.1959 đến 5.6.1960):

Người ta đã không dùng phương pháp là tiếp tục công trình của Vaticanô I, nhưng đã khởi đi từ những vấn đề mới. Người ta có thể bàn luận những chủ đề do Tòa Thánh đề nghị hoặc là hỏi ý kiến các Giám Mục về những đề mục. Lần đầu tiên trong lịch sử, các Nghị Phụ Công Đồng tương lai được tham khảo ý kiến. Ngay cả các trường Đại Học cũng được thăm dò. Hơn nữa, một sự kiện chưa từng có là không có vấn đề giới hạn các đề mục. Con số trả lời lên đến 2109 làm thành 8 quyển. Người ta tổng kết được gồm có 8972 đề nghị.
Còn về tên gọi của Công Đồng thì sao? Người ta bàn thảo sôi nổi không biết đó có phải là một Công Đồng khác hay chỉ là kế tiếp của Công Đồng Vaticanô I. Cuối cùng, vào ngày 7.12.1959, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII chính thức đặt tên là Công Đồng Vaticanô II.

16.2 Giai đoạn chuẩn bị (từ 14.11.1960 đến 11.10.1962):

Ngày 14.11.1960, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đọc diễn văn khai mạc giai đoạn chuẩn bị trước 33 Hồng Y và hàng trăm Giám Mục. Ngài nói: “Mục đích của Công Đồng là đem lại chân giá trị cho tư tưởng con người, cũng như cho đời sống nhân loại và Kitô giáo”, trong một tinh thần biết tìm về nguồn và biết vâng theo Chúa Thánh Thần.
Công việc chuẩn bị thật chu đáo, đầy vất vả. Các Ủy Ban phải làm việc ngày đêm, soạn thảo các lược đồ, phải họp nhau liên tục, bên cạnh luôn có các nhà chuyên môn tài giỏi,… Thành quả của những công việc lâu dài này là 70 dự án được chấp thuận, làm thành 2060 trang giấy in. Các bạn khó có thể mường tượng ra được công việc chuẩn bị đầy khó khăn và vất vả như thế nào. Tuy nhiên, với những dự án, lược đồ cũng như các chất liệu có trong tay, như là những “nắm bột” để “gột nên hồ” nghĩa là hình thành nên một Công Đồng Vaticanô II nổi tiếng và giá trị mà chúng ta sẽ thấy sau này. Tôi và các bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu sau.

(Còn tiếp)
 
Các bức thư của Cha Vénard (Ven)
Giuse Trần Văn Bắc
07:53 13/03/2010
Các bức thư của Cha Vénard (Ven)

Thư thứ 1: Gửi Gia Đình.

Từ nhà tù Kẻ Chợ, cựu Kinh đô xứ Bắc ngày 02 tháng 01 năm 1861.

Kính thưa Cha, Mẹ, thăm em, thăm chị quý mến.

Con viết thư cho Cha mẹ vào đầu năm nay, hẳn là năm cuối cùng của đời hành hương của con trên cõi trần. Con đã gửi một lá thư nhỏ để báo tin cho cha mẹ biết con đã bị bắt ngày 30 tháng 11, ngày lễ thánh Anrê trong một làng có đạo. Thiên Chúa đã để cho con bị bắt vì một người xấu mới theo đạo, nhưng con không thù hận nó. Từ làng đó con được đưa về phủ và con đã ghi mấy dòng chữ từ biệt, lúc người ta lấy gông cùm kẻ sát nhân đặt vào cổ con, cẳng chân con. Con đã hôn cái xiềng xích xinh đẹp đó, là xiềng xích đích thực của con, làm cho con thành nô lễ Chúa Giêsu và Đức Trinh Nữ Maria. Con sẽ không hề đổi để lấy vàng lấy bạc đâu. Viên quan đã có nhã ý thưởng riêng cho con một xích nhẹ hơn và trong 3 ngày họ cầm giữ con, vì chờ một toan tính từ phủ tới điệu con đi, ông đã đối xử với con rất nhã nhặn. Ông chú của ông ít ra đã mười lần bảo con đạp ảnh Thánh giá, vì thương con, thấy con đi đến cái chết lúc còn xuân xanh.

“Khi ra khỏi phủ thì rất đồng người chờ đón con đi qua; một Kitô hữu trẻ tuổi tù tội vì Phúc âm, đã không sợ đến quì trước cũi con và trước mặt các viên quan, vì rất đông người, nhận con là xứ giả của Thượng đế”.

“Sau 2 ngày, con tới Kẻ Chợ, Kinh đô của xứ bắc. Cha mẹ con điềm đạm ngồi trong cũi gỗ, có 8 lính khiêng giữa đám dân rất đông, họ đổ nhau ra xem không?. Con nghe họ xì xào với nhau rằng: “Người Tây Dương xinh quá hừ! xem ra ông không sợ hãi! ông này có tội tình gì đâu! ông tới nước Annam để làm sự lành, sự phải, thế mà người ta đem sử tử ông!...v.v”.

“Bọn con vào thành qua cửa đông và người ta dẫn con tới toà hình sự. Thày giảng của con tên là Khang, Cũng bị bắt cùng với con, Thày đi theo sau cũi con, cổ đeo gông, con cầu xin Chúa Thánh Thần cho Thày và con được vững niềm tin và nói qua miệng cho chúng con theo như Chúa Cứu Thế đã hứa. Con khẩn cầu Nữ Vương và các Thánh Tử đạo và khẩn này người giúp đỡ tối tớ hèn mọn của Người”.

“Trước hết quan toà thưởng cho con một chén chè tầu, con uống ngon lành trong cũi. Rồi ông bắt đầu tra hỏi theo tục lệ. Ông hỏi con ở đâu và con thưa con ở nước Đại Tây Dương tên là Pháp – Anh tới nước Annam làm gì?- Tôi chỉ đến giảng đạo thật cho những người chưa biết mà thôi- Anh mấy tuổi? – 31 tuổi- quan toà có vẻ thương hại: “Chà còn trẻ quá à!” Rồi ông hỏi: “Ai sai Anh tới đây?”- Con đáp: “không phải vua, cũng không phải quan nước Pháp sai tôi. Tự ý tôi, tôi tự nguyện đi giảng cho lương dân; và các đấng bề trên trong đạo tôi chỉ cho tôi nước Annam là nơi tôi đến giảng- Anh có biết giám mục Liêu không? (đó là tên Việt của Đức Cha Retord) – Có.- tại sao giám mục Liêu đã biên thư cho tướng phản động để mộ người có đạo? – Tôi giám xin quan, quan căn cứ vào đâu mà có tin đó?- Tỉnh trưởng Nam Định đã biên thư cho chúng ta- vậy thì tôi làm chứng, đó là không đúng sự thật. Đức Giám mục Liêu là người rất khôn ngoan không thể làm điều dại dột như thế; nếu bắt được giấy tờ thư từ thì là giấy giả mạo. Tôi biết có một thư chung của giám mục Liêu Viết cho các Linh mục, ngài cấm không được theo các tướng phản động và Ngài tuyên bố nghìn lần thà chịu chứ không hề nhúng gậy giám mục vào vũng máu.- Nhưng còn giặc Tây dương đã chiếm đà nẵng và Đồng Nai thì ai sai chúng?- Thưa quan tôi nghe nói chung quanh tôi là có giặc giã chiến tranh, nhưng vì không liên lạc với những giặc Tây dương đó nên tôi không thể trả lời câu hỏi của quan được.

“Thế rồi ông tỉnh trưởng tới. Vừa ngồi ông liền quát lên một tiếng rùng rợn: “à! Anh có bộ mặt đàng hoàng, Anh biết rằng luật Annam cấm không cho người Tây dương vào xứ này, anh tới đây tìm cái chết để làm gì? chính anh đã xúi tàu tây tuyên chiến với chúng ta phải không?, anh phải nói thật, nếu không anh sẽ bị tra tấn.- Thưa quan lớn, quan hỏi tôi 2 điều: Về điều thứ nhất, tôi xin trả lời: là sai viên của vua trời đất, tôi đến giảng đạo thật cho người chưa biết, bất cứ ở đâu, bất cứ ở nước nào. Chúng tôi rất tôn trọng quyền các vua dưới đất này, nhưng chúng tôi còn tôn trọng quyền vua trời hơn nữa. Về điều thứ 2 tôi đáp là không bao giờ xúi dục người Tây dưong tuyên chiến với nước Annam.- Vậy thì anh có muốn đến bảo chúng rút quân đi và ta sẽ tha cho anh?- Thưa quan lớn, tôi không có quyền chức gì để dàn xếp việc như thế; nhưng nếu nhà vua trao cho tôi xứ mệnh đó, thì tôi giám chắc là sẽ thất bại trước va không trì hoãn tôi sẽ trở lại nhận cái chết- Anh không sợ chết ư?- Thưa quan lớn, tôi không sợ chết. Tôi đến đây giảng đạo thật, tôi không phạm tội trọng nào đáng chết; nhưng nếu nước Annam giết tôi, thì tôi sẽ vui mừng đổ máu vì nước Annam. – Anh có hận thù người đã bắt anh không?- không hề, đạo Kitô dạy phải yêu những kẻ ghen ghét mình.- là Đạo Trưởng, Anh phải kê khai các nơi đã chứa chấp anh cho tới ngày hôm nay.- Thưa quan lớn, người ta thường gọi quan lớn là phụ mẫu dân: nếu tôi kê khai, thì tôi sẽ làm khổ cho dân rất nhiều. Quan lớn hãy nghĩ mà xem, việc đó có nên hay không? –hãy đạp Thập Giá đi thì Anh sẽ được thoát chết. – Sao! Tôi giảng đạo Thánh Giá cho tới ngày hôm nay mà quan lớn lại muốn tôi chối bỏ ư? Tôi không quá thiết sự sống đời này để có thể đổi lấy bằng một sự chối đạo. – Nếu anh quí chuộng cái chết, thì sao anh lại đi chốn ẩn để khỏi bị bắt? – Thưa quan lớn, đạo dạy không được quá tự kiêu ttự đại để ra nộp mình. nhưng trời cho phép tôi bị bắt, tôi xin Người sẽ cho tôi ơn để tôi chịu tất cả các cực hình và trung kiên cho tới chết.

“ Tóm lại đó là các câu chất vấn quan trọng hơn cả người ta đem ra hỏi con và bắt con đối đáp. Các quan cũng tra hỏi thày giảng của con và đánh đập thày mười trượng. Chúa đã cho Thày sức chịu đựng và tuyên xưng đức tin”.

“ Từ ngày con ở trong cũi đặt ở nhà quan tỉnh trưởng, dưới mắt một đội lính vệ Đàng Trong, có nhiều người thuộc nhiều cấp bậc trong xã hội tới thăm con và nói chuyện với con. Người ta cứ nhất định cho con là một lương y mát tay, một nhà thiên văn lỗi lạc, một thày bói, một tiên tri biết trước hết mọi sự. Vì thế, có khá nhiều người nghiêm chỉnh xin con đoán số cho họ. Có người hỏi con về tình hình âu châu, về nước Pháp hay tóm lại, về thế giới. Thế là con có dịp soi sáng cho họ về nhiều điều lắm, những điều mà họ có những suy nghĩ rất kì khôi. Con cố gắng cho họ biết về sự rỗi linh hồn; những người Annam có tính nhẹ dạ hời hợt,- không thích nghe những điều nghiêm chỉnh. Trái lại họ có lòng rất tốt, họ để ý tới con và thương con. lính canh gác con cũng tỏ ra mến con và mặc dầu 2 lần họ bị quan trên quở, vì để cho con ra khỏi cũi để đi bách bộ thở không khí tốt, họ vẫn thỉnh thoảng mở cũi cho phép con đi dạo 10 phút.

“Nhưng con phải nói là tất cả không phải tàon hoa hồng và hương thơm đâu. Nếu rất nhiều người có thiện cảm với con, thì cũng có người chửi bới con, chế nhạo con, nói xấc xược với con. Xin Chúa tha thứ cho họ”.

“Bây giờ con bình tĩnh chờ ngày Thiên Chúa cho phép con dâng máu con lên Ngài. Con không tiếc đời sống trần gian này; Lòng con khát nước hằng sống. cuộc lưu đầy sắp chấp dứt; con đặt chân lên đất quê thật: Đất lui đi và trời mở ra. Vĩnh biệt Cha, vĩnh biệt chị, em! Đừng khóc con nhé. hãy sống bình an trong cuộc đời ngắn ngủi này. hãy giữ đạo. đừng để mình lỗi phạm. một ngày kia, chúng ta sẽ gặp nhau trên thiên quốc và sẽ hưởng hạnh phúc thật cùng với Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội, các thiên thần và các thánh. Vĩnh biệt! Con muốn viết cho từng người một, nhưng không thể làm được, Cha có thể đoán được cõi lòng con, thưa cha yêu quí, cha già yêu quí, chị Mélanie người thân yêu, Henri quí mến, Eusèbe thân thương. Vĩnh biệt tất cả những người đã yêu thương con, nhất là linh mục Pariot thân thương! từ 3 năm nay con không nhận được tin tức từ Pháp. Con không biết ai còn, ai mất. Vĩnh biệt !

“Tù nhân của Chúa Giêsu Kitô gửi tới tất cả lời chào vĩnh biệt. Trng ít ngày nữa, chắc là của lễ sẽ hoàn tất.

J. Th. Vénard kí

Thư thứ 2: Thư Gửi Cha.

Đông Kinh đàng ngoài ngày 20 tháng 01 năm 1861.

“Thưa Cha rất yêu quí, rất đáng kính, rất thân thương, vì con phải chờ án xử, nên con muốn gửi tới cha lời vĩnh biệt mới nữa, hẳn là lời cuối cùng. Nững ngày tù tội của con cứ trôi đi bình thản; hết những người chung quanh con đều quí con, có một số lớn rất mến con. Từ viên quan lớn cho tới tênlính cuối cùng, tất cả đều phàn nàn về luật nước lên án xử tử con. Con không bị tra tấn rùng rợn như số đông các bạn con. một nhất kiếm sẽ cắt đầu con, như bông hoa xuân bác làm vườn hái để hưởng. Tất cả chúng ta đều là những bông hoa trồng trên cõi đất và Thiên Chúa đến thời sẽ hái, sớm hơn một chút, muộn hơn một chút thôi. Có hoa hồng đỏ thắm, có hoa huệ tinh khiết, có hoa tím khiêm nhừơng. Tất cả hãy cố gắng theo hương thơm hay sắc đẹp Thiên Chúa ban cho để làm đẹp lòng Chúa toàn năng và làm chủ. Con xin chúc cha, thưa cha quí mến, một tuổi già trường tho, thanh thản và đức hạnh. Hãy dịu dàng vác cây giá trần thế này theo chân Chúa Giêsu cho tới núi sọ chịu chết thanh thản. Cha con ta sẽ gặp nhau trên thiên đàng. Còn con là hoa phù dung, con ra đi trước mọi người. Vĩnh biệt.”

“Đứa con rất có hiếu và rất quí mến cha.

J. Théophane Vénerd, thừa sai tông toà, kí”

Thư viết cho cụ thân sinh, nhưng thực ra cụ đã mất được 18 tháng rồi, Cha Vénerd đâu có biết. Cụ thân sinh làm thư kí toà án ở Saint Loup sur Thouet.

Thư thứ 3: Thư Gửi Chị

Trong cũi Đông Kinh Đàng Ngoài ngày 20 tháng 01 năm 1861.

“Chị thân yêu, mấy ngày trước đây em đã gửi một thư chung cho tất cả gia đình, trong đó em cho biết những chi tiết về viẹc em bị bắt và bị tra hỏi; thư đó đã được chuyển đi và hy vọng chị đã nhận được. Bây giờ ngày cuối cùng đời em sắp tới, em muốn gửi riêng cho chị, chị quí mến và bạn thân của em ơi, mấy dòng chữ vĩnh biệt rieng biệt; vì chị biết đó, hai tâm hồn chị em ta đã hiểu nhau và mến nhau từ thuở nhỏ. Chị không có gì dấu diếm em Théophane Vénerd của chị, và em cũng thế, em không giữ gì riêng mà không cho Ménalie của em biết. Khi còn là học trò lớp tiểu học, mỗi năm em rời bỏ nhà để đi trường học, thì chị đã sủa soạn khăn gói cho em, về sau này, đã chia sẻ những niềm vui ngọt ngào của chủng sinh; chính chị đã dâng lời cầu nguyện sốt sáng để củng cố ơn kêu gọi thừa sai đi truyền giáo cảu em. Chính chị, chị Ménalie thân thương ơi, với chị, trong đêm 26 tháng 2 năm 1851 là đêm cuối cùng, hai chúng ta đã đàm đạo với nhau rất thân mật, rất dịu dàng, rất thánh thiện, như buổi đàm đạo giữa Thánh Biển Đức và chị Thánh Ngài. Và khi em đã vượt trung dương để tới tưới mồ hôi và máu em trên mảnh đất Annam này, thì các thư chị viết cho em, những cánh nhạn thân thương, đã đều đều theo em để an ủi em, khích lệ em, cho em có sức mạnh. cho nên rất nên, rất phải, theo lẽ công bằng vào giây phút cuối cùng trước buổi tế lễ hy sinh này, em nhớ đến chị, chị quí mến ơi, và gửi tới chị một kỉ niệm tối hậu.

“Gần nửa đêm rồi, chung quanh cũi gỗ của em là đao, là kiếm; trong một góc phòng bọn lính đánh bài, bọn khác đánh cờ. Thỉnh thoảng bọn lính đánh trống cầm canh. Cách em 2 thước, ngọn đèn chập chờn chiếu trên trang giấy bản cho phép em vạch những dòng chữ này. Ngày lại ngày, em chờ bản án. Có lẽ ngày mai em sẽ bị ddieeuj tới chỗ chết. Cái chết hạnh phúc phải không Chị? Cái chết mong muốn dẫn tới sự sống!... Theo phỏng đoán xác thực thì em sẽ bị chém đầu; xỉ nhục vinh quang trả bằng giá Thiên Đàng! Được tin này, chị thân yêuơi, chị sẽ khóc, nhưng khóc vì hạnh phúc. Chị hãy thấy em chị, có hào quang tử đạo trên đầu, cành lá toàn thắng chiễm chệ trên tay. Chỉ còn ít nữa thôi và hồn em sẽ từ giã cõi đất này, sẽ hết tù đày, hết chiến đấu. Em lên trời, em đặt chân lên quê hương, em chiếm giải thắng trận. Em sẽ gia nhập cõi những người được chọn: nhìn thấy những vẻ đẹp mà mắt con người chưa bao giờ thấy, nghe những điều du dương mà tai chưa bao giờ nghe, hưởng vui sướng mà lòng chưa bao giờ được nếm. nhưng trước đó thì hạt lúa phải được xay cho nát, trái nho phải được nghiền cho tan. Em sẽ là tấm bánh, là ly rượu theo sở thích của gia trưởng ? Em tin thế nhờ ơn Chúa cứu Thế. Sự bảo trợcủa Mẹ vô nhiễm; cho nên, vẫn còn ở đấu trường, em giám cất giọng hát bài ca toàn thắng, như thể em đã được giả toàn thắng.

“Còn Chị, chị thân mến ơi, em để chị ở lại trong ruộng vườn các nhân đức và các việc lành phúc đức, chị hãy hái nhiều công phúc dành cho sự sống đời đời đang chờ đón hai chúng ta; hãy gặt hái đức tin, đức cậy, đức mến, đức kiên trì, đức hiền từ, đức can tràng, một cái chết lành thánh ”!...

“Vĩnh biệt, chị Mélanie ơi! Vĩnh biệt, chị yêu thương, vĩnh biệt!

Em chị

J. Th. Vénard
Thừa sai tông toà kí


Thư thứ 3: Thư em trai

Ngày 20 tháng 01 năm 1861

“Em yêu quý”,

Nếu anh không viết riêng cho em mấy chữ thì em lại ghen và ghen có lý. Em xứng đáng vì em đã viết cho anh khá nhiều thư rất hay, rất thân thương lại khá dài nữa. Đã lâu anh không nhận được tin em; bây giờ em đã là linh mục và biết đâu? có lẽ là thừa sai cũng nên. Dẫu sao, khi được lá thư nhỏ này, thì anh của em không còn ở dưới thế xấu xa này nữa: totus in maligno positus, tất cả chìm đắm trong bể tội ác. Anh sẽ từ giã cõi đời này về tới một cỗi đời khác tốt hơn, nơi em sẽ cố gắng tới gặp lại anh một ngày kia. Anh của em sẽ bị chặt đầu; Anh của em sẽ đổ máu ra vì mục tiêu rất cao cả, vì Thiên Chúa. Sẽ chết vì đạo !...Đó là cái mộng từ thuở bé. Khi còn là đứa trẻ 9 tuổi, anh chăn dê trên đồi Bel Air, Anh say sưa đọc cuốn sách nói về đời sống và cái chết của chân phúc Charles Cornay (cha Tân tử đạo ở Tây Sơn năm 1837) và anh tự nhủ: “Còn tôi, tôi cũng muốn đến Đàng Ngoài và tôi cũng muốn chết vì đạo”. Cái sợi dây Quan Phòng sao mà đáng quí thế ! nó đã đưa anh qua hang hầm cuộc sống cho tới Đàng Ngoài, cho tới tuẫn giáo ! Hãy chúc tụng và ngợi khen Thiên Chúa với anh, em Eusèbe ơi, Thên Chúa nhân từ và thương xót đã săn sóc con người yếu đuối này. Attraxit me miserans met “Người đã thu hút tôi, thương xót tôi”.

“Em Eusèbe quí mến ơi, anh đã yêu và còn yêu dân Annam bằng một tình yêu nồng nàn. Nếu Thiên Chúa đã cho anh sống lâu năm, thì thiết tưởng anh sẽ tận hiến trót cả đời anh, xác và hồn, để xây dựng giáo hội Đàng Ngoài. Nếu hư sức khoẻ của anh yếu như cây sậy, không cho phép anh làm những việc lớn, thì ít ra anh để hết tấm lòng vào công việc. Cứ nói: mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, sống chết tại Trời. Đối với chúng ta, nếu Người cho ta sống, thì hãy sống vì Người; nếu Người đòi ta chết thì hãy chết vì Người.

“Còn em, em yêu quí ơi, em còn trẻ tuổi, em còn sống sau anh trên cõi đời này, chèo chống giữa cồn đá. Hãy điều khiển con thuyền cho khéo. Hãy lấy khôn ngoan làm tay lái, khiêm tốn làm khối nặng, Thiên Chúa làm kim chỉ nam, Maria vỗ nhiễm làm neo trông cậy. Và bất chấp mọi nản lòg thối chí, bất chấp mọi đắng cay, chúng như biển động, tràn ngập tâm hồn em, em chớ để chúng làm đắm chìm đức can trường của em; nhưng như tàu Noe, em hãy luôn luôn bơi trên trùng dương biển cả... Đèn của anh hết dầu, không chiếu sáng được nữa.

“Em của anh ơi, Eusèbe của anh ơi, vĩnh biệt em cho tới ngày em lên gặp anh trên trời!

“Người anh rất thân thương của em,

J. Th. Vénard
Thừa sai tông toà kí


Trước những lá thư viết trong ngục rất xúc động, rrất nhân loại và cũng rất linh thiêngnày, chúng tôi không dám lên tiếng nói gì vì sợ chạm vào cái dây cảm xúc và bật ra tiếng khóc. Vẫn biết viết là để giải toả tâm can, để cho vợi nỗi sầu đè nặng bên lòng, nhưng trước cái chết sẽ thê thảm, sẽ đẫm máu mà còn bình tĩnh, không sợ, không tủi, không hờn thì phải có tâm trạng một Đấng Thánh.

Là nhà tu hành, nhưng vẫn còn là người, rất người, cho nên dẫu sao vẫn nhớ đề người thân yêu mà là những người thân yêu nhất trên đời, một người Cha, một người Mẹ, một người Chị, một người Em. Giấy thiêng liêng huyết nhục còn buộc người với trần gian, nhưng thực ra người không còn thuộc về trần gian nữa, tất cả hướng về trời rồi và chỉ còn mười hai ngày nữa thôi. Viết hôm 20 tháng riêng thì mồng 2 tháng 2 ngoài ra đi dưới mũi gươm ác nghiện. Pháp trường đã thấm máu đào tử đạo Vénerd. Một người vô tội đãchết vì quý mến mảnh đất này, quê hương này, tổ quốc này, Đàng Ngoài thân thương, địa phận, giáo phận, giáo đoàn quý mến. “Em Eusèbe quý mên ơi! anh đã yêu mà còn yêu dân Anman bằng một tình yêu nòng nàn... ” và v.v.v. .. Thật là tột bực, xin Người bảo vệ địa phận, phù trì giáo hội Việt Nam. kẻ viết bài này, mỗi lần đọc thư viết trong ngục là một lần rớm lệ.

Thư Đức Cha Theurel

Đức Cha Theurel là người bạn rất thân của Thánh Vénerd, nói làThánh nhưng lúc đó chưa là Thánh và Đức Cha cũng chưa là Đức Cha. Cả hai là thừa sai đi truyền giáo. Năm 1855 khi Vénerd tới Kẻ Vĩnh thì đã có Theurel ở đó rồi. Trong khi Vénerd họ tiếng Việt thì Theurel chỉ huy nhà in và lo in sách vở. Những năm phải chốn trên rừng thêng nước độc, chiu hầm nằm hố, thì cả ba đều cùng đi với nhau, Đức Cha Liêu, Vénerd và Theurel. Hết ở hầm hố thì lại chui và thuyền, rất cơ cực. Việc Cha Vénerd bị bắt rồi bị sử tử là cho người bạn thân rất sầu khổ. Từ trong ngục, Vénerd gửi thư cho Theurel lúc này vẫn là giám mục phó, gửi thư cha Đức Cha Jeantet, cho các bạn đồng sự.

Sau khi Cha Thánh mất thì Đức Cha Theurel viết thư báo cáo cho gia đình lúc này còn người em trai, phó nhà thờ chính toà Poitiers. Chúng tôi phỏng dịch 2 thư, một rất ngắn, một khá dài để hiểu thêm về hai người bạn cố tri.

Thư 1-7-1861

“Bạn thân mến,

Quí huynh của bạn đã chết vì đạo ngày 2 tháng 2 năm 1861; ngày 24 cùng tháng tự tay tôi, tôi đã chôn cất thủ cấp thân thương và những ngày này tôi hi vọng ghép phần thân thể vào thủ cấp.

“Không ngờ có dịp may, tôi vội vàng viết và gửi mấy chữ. Trong mấy ngày nữa tôi sẽ gửi cho bạn bản tường trình đầy đủ chi tiết hơn về cái chết của Théophane quí mến của chúng ta. Ngày 15 tháng giêng, Vénerd đã được chịu đủ các phép giải tội và phép Thánh Thể ngay trong cũi.

“Tất cả chúng tôi thông cảm với bạn trong Chúa chúng ta.

Joseph Theurel,
Giám mục Acanthe kí.


Thư 8-7-1861

Tây Đàng Ngoài 8 tháng 7 năm 1861.

“Bạn thân mến,

“...Tôi không nói tới những điều chính quí huynh của bạn đã viết về sự bị bắt, vì hành trình tới Kẻ Chợ và cuộc tra hỏi trước mặt 4 viên quan toà. Vì tôi là một trong những bạn đồng sự ở gần nhà tù hơn cả, dĩ nhiên tôi nhận việc thư từ với Vénerd và săn sóc Vénerd, tôi biên thư cho ông tất cả là 4 lần khi ông ngồi tù. Đức Cha Jeantetvà ông Saiget cũng biên thư và tù nhân của chúng ta cũng rất chu đáo trả lời. Chúng tôi có một Kitô hữu làm chung gian, lòng rất can trường, gọi là hương mới, nhà của ông đã làm nơi cho tôi trú ẩn trong hai tháng, ông ta đã lăn lộn tận tâm tận lực giao thiệp với bọn mõ toà và kẻ phục dịch trong toà. Trong một thư thứ nhất, để ngày 28 tháng chạp 1860, Vénerd viết: “Tâm hồn tôi lặng lẽ như hồ yên tĩnh hay trời trong xanh; Tôi không sợ. Lính Đàng Trong canh giữ tôi đều là những người can tràng. Tôi được quí mến và trọng kính. Viên quan đã chúc mừng tôi 2 lần...”

“Ngày 3 tháng giêng sau đó, tù nhân của Đức Giêsu Kitô lại còn viết cho tôi: “Tôi đã nhận được thư thân thương của bạn! Cám ơn! Tôi lợi dụng sự vắng mặt của viên quan lớn để viết thoả thuê hơn. Viên công chức này phải trả 6 xu để nuôi tôi, nhưng ông không xuất tiền ra nữa, vì thế hôm nay tôi đã đi ngủ mà không được ăn uống gì, nếu ông chánh tổng tên là Mai cũng bị tù như tôi không sẻ cho tôi một lưng cơm. Hôm qua, viên quan toà mới, đã đến thăm tôi và tra hỏi tôi lấy lệ. Vì ông nói với tôi rằng hạnh phúc đời sau thì chưa chắc có, còn hạnh phúc đời này thì nắm chắc, cho nên tôi đã trả lời ông rằng: “Đối với tôi, tôi không tìm được gì ở cõi đời này làm cho tôi được hạnh phúc. Tâm hồn tôi quá bao la rộng lớn, cho nên của phù dung đời này không sao làm cho thoả mãn được”. Ông tỏ ra khá đủ lịch sự. Vì ông bảo người ta phải đối sử tệ với tôi, nên tôi cho ông biết rằng tôi chẳng được ăn uống gì, nhưng ông giả vờ làm thinh. Vừa ra vẻ săn sóc và đối sử tệ với tôi, ông vừa ra lệnh canh gác cẩn thận chung quanh tôi và về chiều ông sai người coi xem cũi tôi có đóng cửa kĩ càng không...Nhưng thư tôi dài dong quá rồi mà tôi chưa thổ lộ hết tâm tình. A thưa Đức Cha, này tôi đang sống vào giờ phút mỗi người chúng ta đều ao ước từ lâu. Không phải có lẽ một ngày kia... ( như trong bài ca lên đường của các Thừa Sai ), nhưng là:

“ Sắp rồi, sắp rồi, tất cả máu trong huyết mạch
“ Sẽ được đổ ra, chân ta, chân này xinh xắn thế
“ Ôi hạnh phúc quá! đôi chân mang xiềng nặng trĩu
“ Gần tôi, tôi thấy lí hình!”

“ Trong những giờ dài đằng đẵng trong cũi, trí óc tôi bay về cõi vĩnh cửu. Thời gian sắp hết, phải vĩnh biệt nhau. Các bạn, các bạn sẽ lặp lại lời Thánh Martin: Domine, si adhuc populo sum necessarrius, non recuso laborem (Lạy Chúa, nếu ccon còn hữu dụng cho dân Chúa, thì con không chối công việc). Phần tôi, tôi sẽ nói với Thánh Phaolô: “Jam delibor, et tempur resolutionis meae instat: (tibi) vivere Christus est, mihi mori lucrum (Tôi sắp tàn và thời tan rã đã tới, với bạn, sống là sống Đức Giêsu Kitô, còn tôi, chết là lời lãi). Tôi khôg biết tôi sẽ còn có thể viết được nữa: Vĩnh biệt! tôi đã được sung sướng làm việc với các bạn: tôi đã quá yêu cái khu truyền giáo Đàng Ngoài này! Tôi đã đổ mồ hôi, tôi sẽ còn đổ máu tôi ra nữa. Tôi thấy có lưỡi gươm treo trên đầu và tôi không run sợ. Chúa nhân lành nâng niu sự hèn yếu của tôi: tôi vui mừng. thỉnh thoảng tôi hát lên cho đền quan lớn được sang trọng:

“Lạy Mẹ mến yêu
“Xin đặt con
“Sắp rồi trong quê thật
“Gần Mẹ.
“Đông Kinh Đàng Ngoài cao sang, đất Chúa chúc phúc!
“Ta đến để phụng sự ngươi,
“Hạnh phúc được sống và chết vì ngươi!”

“Đồng sự của chúng ta còn tiếp: “khi đầu tôi sẽ rơi dưới lưỡi gươm lý hình, Lạy Mẹ Vô Nhiễm, xin đón nhận bầy tôi nhỏ bé của Mẹ, như chùm nho chín rơi dưới lưỡi dao sắc, như bông hồng mới nở được hái dâng Mẹ. Ave, Maria! Tôi cũng sẽ đọc thay các bạn: Ave Maria! (Tôi đã khẩn nài Vénard chúc mừng Đức Maria thay tôi khi lên tới cõi Thiên đàng).

“Sau cùng Vénard viết thêm: “Tôi được vui lòng nếu bạn gửi một vài kỉ niệm cho gia đình tôi, tuỳ theo ý bạn lựa chọn. Chén lễ của tôi là một kỉ niệm của Gia đình: Nếu Eusèbe em tôi nhận được thì nó sung sướng lắm đấy.”

“Xem lới tôi trích trên đây, bạn đã thấy đó, viên quan chánh xứ không còn nuôi vị thừa sai tù tội nữa. Đó là điều làm cho tôi rất nóng lòng sốt ruột. Chúng tôi đã tìm được một bà quả phụ có đạo tên là Nghiên, em gái của một người làm bếp cho một trong những viên quan lớn, bà nhận lo mọi sự cần dùng cho Vénard và qua bà chúng tôi có thể thông tin liên lạc dễ dàng hơn.

“Trong ngục Kẻ Chợ lúc đó cũng có một linh mục Việt Nam tên là Khoan. Ban đầu tôi mong rằng hai tù nhân có thể gặp nhau được; nhưng không thể được, vì thế tôi đã phái Cha Thinh, phó xứ Kẻ Chợ tới gặp. Toán trưởng tên là Hương Mới mà tôi đã nói đó, ông nhận đưa Cha đó tới gần cũi của Vénard. Buổi gặp gỡ được diễn ra ngày 15 tháng giêng, trước mặt lính gác và một lũ đông kẻ hầu người hạ lúc nhúc trong gian phòng. Quý huynh của bạn giả vờ không nhận ra Cha Thinh, liền hỏi toán trưởng lính gác Huơng Mới rằng: “người nào cùng vào với ông đó? -Đó là Thày Cả, theo nghĩa của Kitô giáo là linh mục, nhưng trong tiếng nói của người ngoài đạo thì cũng có nghĩa là người anh trưởng, anh cả. nghe lời đó, Cha Thinh thấy bừng bừng máu chảy xuống chân; nhưng toán trưởng linh gác rờn đùa với nguy hiểm, nói bâng quơ để che đậy bộ mặt tái nhợt của Cha và nói lảng qua chuyện khác để đánh lạc hướng những người dự.

Vénard được ra khỏi cũi để đi dạo trong vườn, xét mình sửa soạn xưng tội; không có lính gác nào theo dõi. lúc trở về và khi đã chui vào cái nhà bé nhỏ thì toán trưởng lại cố gắng làm trò mua vui cho tất cả đám đông; và Cha Việt Nam đó, giả vờ cúi sát cũi, để trao đổi thầm thì mấy lời với tù nhân của Đức Kitô, rồi yên lặng ra đi. Quý huynh của bạn đã nhận được phép tha tội, thưởng tất cả tập đoàn mấy chén trà tầu, thế rồi Cha Thinh từ biệt và ra về. Cha này đã đem Mình Thánh Chúa tới kinh thành, trao cho bà quả phụ Nghiên như tôi vừa nói; về chiều tối, bà trao cho Vénard, thế là Vénard được hưởng sự hiện diện của Chúa cho tới nửa đêm, sau đó mới rước lễ.

“Trong thư đề ngày 20 thnág giêng gửi Đức Cha Jeantet và tất cả các bạn đồng sự khu truyền giáo, quý huynh của bạn đã cảm động viết: “ Cha Thinh sẽ noi cho các bạn biết là tôi đã được thưởng thức một chen trà tàu trước mặt tất cả đám đông. Trai lại Chua đã đem cho tôi bánh lên đường mi Jesu! Deus meus! trong cũi sắt! ( Lạy Chúa Giêsu, Thiên Chúa của con)

“ Vénard còn thêm: Tôi chưa nhận được một roi vọt nào cả. Tôi ít gặp sự khinh bỉ, nhưng nhiều thiện cảm: không ai ở đây mong tôichết. Các người nhà của viên quan lớn, họ rất dễ thương. Tôi không đau đớn gì so với các đòng sự của tôi. Tôi sẽ chỉ nghiêng đầu một cách khiêm tốn dưới lưỡi kiếm của lí hìnhthôi, và tức thì tôi sẽ thấy mình đứng trước Thiên nhan Chúa Giêsu và thưa: lạy Chúa, này con đây, tử đạo của Chúa! Tôi sẽ trình cành là thắng trận cho Đức Mẹ và tôi sẽ thưa: Lạy Mẹ Maria! Ôi lạy Mẹ! Mẹ thân thương! Ôi! Nữ Vương! Kính lạy Mẹ! Vàtôi sẽ đứng xếp hàng dưới lá cờ những kẻ bị giết vì danh Chúa Giêsu, và tôi sẽ xướng hát bài ca Hosanna ( Vạn tuế ) vĩnh cửu. Amen!

Thật là:

Vĩnh biệt ban cõi đất
Đã muộn xin chia tay
. .........................
Cõi đời con không thiết
Tù đày nơi tối tăm
Ta sẽ gặp nhau trên Thiên Quốc
Vĩnh biệt! vĩnh biệt! và vĩnh biệt!”

“ Sau cùng, ngày mồng 3 tháng 2, Vénard còn viết cho tôi một lá thư nhắn, thư này đã tới tay tôi sau khi đã tử đạo, với những lời này: “ Lạy Chúa quý mến, ngày hành hương của con cứ kéo dài mãi. Viên quan thủ trưởng bỡ ngỡ vì án chưa tới. Tất cả các giấy tờ đều không có tên tôi. Mỗi lần tôi tự hỏi xem đã có án cho tôi chưa, mỗi lần chánh cửa nhỏ lại cho tôibiết là chưa đến lượt. Tôi chào những buổi bình minh chiếu sáng chân trời, như thể bình minh cõi vĩnh cửu; nhưng cõi vĩnh cửu chua hé mở... Vĩnh biệt, Đức Cha Acanthe, phải chăng đây là vĩnh biệt sau chót? xin vâng theo Thánh ý Cha, chứ không ý con!”

Đôi nét về Đức Cha Theurel ( Chiêu)

Đức Cha Jeantet (Đức Cha Khiêm). Sinh năm 1792 ở St Claude (Jura, Pháp), thụ phong linh mục năm 1818 và năm 1819 tới đàng ngoài, nhưng lúc đầu còn ở đàng trong, năm 1829 mới ra đàng ngoài, cũng như các giáo sĩ khác, ông phải lẩn tránh và mấy lần bị bắt. Thường hoạt động ở Kẻ Non, Bút Sơn, năm 1840 làm giám đốc chủng viện Kẻ Non. Năm 1847 được bổ nhiệm giám mục phó Đức Cha Retord, được tấn phong trọng thể ở Kẻ Non. Khi Đức Cha Retord cho thành lập viện hàn lâm thì Ngài làm chánh chủ khảo.

Năm 1856 bắt đầu có bắt đạo khe khắt hơn. Năm 1858 Kẻ Vĩnh bị phá gần như bình địa, bị cướp hết, Giám mục phỉa chốn xuống hầm và suýt bị chết ngạt. khi Đức Cha Retord qua đời năm 1858 thì Ngài làm đại diện tông toà và tức khắc Ngài chọn Cha Theurel (Chiêu) làm giám mục phó ngay, và năm 1859 Ngài làm lễ tân phong tại Kẻ Trừ. Cũng năm đó Ngài thỉnh cầu Toà Thánh cho chia địa phận làm ba, nhưng chưa được chấ nhận.

Với hoà ước giữa Việt Nam và Pháp, năm 1862, và cuối đời Ngài, có chút không khí tự do hơn, nhưng vẫn chưa hết khó khăn. Ngài mất tại Hoàng Nguyên ngày 24 tháng 07 năm 1866, khi Ngài thấy mình đau yếu tàn tật và muốn về Rôma đệ đơn từ chức. Thì Ngài được đưa về táng ở Kẻ non. Ngài là con người điềm đạm, tình tình điều hoà và chín chắn.

Theo một bức thư Đức Cha Khiêm gửi về Lyon và Pari năm 1860, thì người ta được biết, từ năm 1858 cho tới nay có 19 linh mục Việt nam bị bắt, trong số đó có 12 bị trảm quyết, còn 7 thì đang chờ án, có năm giáo dân bị thắt cổ chết, 4 người trog số đó quê ở Kẻ Vĩnh; có 58 người bị đi tù đầy, 35 đang chờ án phát vãng; 50 Thày giảng hay người giúp việc cũng một số phận, 40 người khác đang ngồi tù chờ phát vãng.

Có 3 nữ tu dòng Mến Thánh Giá bị bắt khoá quá, nhưng cả 3 lăn xổ và ôm cây Thập giá và hôn chân Chúa một cách tha thiết, làm cho quan toà phải thốt ra lời: “Làm gì được họ, những phụ nữ bất khuất!” rải rắc đó đây vẫn còn có người bị bắt bớ tù đầy.

Nhà trường, nhà thờ bị phá bình địa, nhà ở của các Linh mục cũng thế, gần 100 cơ sở giáo xứ bị tàn phá, các linh mục không còn rươụ lễ để dâng Thánh lễ, các đồ thờ, áo lễ bị đốt cháy.

Sau vụ can thiệp của người Pháp, đã xẩy ra vụ bắt bớ của trùm trưởng họ đạo gần 1000. Người bất khuất thì bị tù đầy, Người yếu đuối chối đạo thì bị tạm giam làm con tin. Một số rất đông giáo dân bị đem phân sáp, nghĩa là bị phân tán và sáp nhập vào các làng đi lương. may mà có nhiều làng vì nhân đạo họ che chở và chứa chấp. Người theo đạo bị bắt lập đền chùa và theo đạo cổ truyền. Riêng ở Bút Đông tất cả đều bất khăng không chịu chối đạo. Đó là tình trạng vào năm 1860. Năm 1862 nhờ có hoà ước mà tạm bình an như đã nói ở trên. Đức Cha Khiêm kết thúc bức thư xin mọi người câù nguyện cho địa phận bị bach hại.

Đức Cha Theurel ( Chiêu): Sinh năm 1829, làm linh mục năm 1852, trước khi tự nguyện đi truyền giáo đã hăng say học nghề in, trong ba tháng đã tìm hiểu cách pha mực, cách in ở châu âu thế nào. Cho dầu lúc đó ở âu châu ngành in cũng chưa tiến truyển như bây giờ, nhưng cách đúc chứ rời và sếp, cũng như dùng mực, đối với chúng ta thời đó đã là khá lắm rồi. sách vở của họ kể từ thời lập nganh in với Guntenberg ( 1440 ) đã làm cho việc in ấn và phát hành sách, nhất là sách Kinh thánh rất khả quan.

Năm 1852 Theurel lấy tầu đi Singapo, lúc này ở đây, đã có chủng sinh người Việt và ông đã bắt đầu học tiếng Việt. Sau đó lấy tầu Anh đi Hồng Kông. Từ Hồng Kông thuê thuyền buồm, ra tới đàng ngoài là 16 ngày. Tới bờ biển thuộc đại phận đông, rồi phải 12 ngày nữa mới tới Kẻ Vĩnh. Đó là năm 1853.

Ở Kẻ Vĩnh Ông lại tiếp tục học tiếng Việt và ông nói: “Thứ tiếng này khó như thể do quỷ đặt ra để làm nản lòng các người ngoại quốc, nhất là các thừa sai”. Thế nhưng Ông đã thành công sau ba tháng rưỡi để có thể giải tội được.

Lúc này trong toàn địa phận có chừng 39 giáo xứ, 140.000 giáo dân, như thế trung bình mỗi xứ có chừng 3.500 giáo dân.

Cũng như Retord đã nhận xét thì Theurel cũng thấy các nhà thờ ở đây không như ở âu châu làm bằng đá tảng kiên cố đồ sộ, mà làm bằng gỗ ván, lợp tranh, không chuông, chỉ có trống và mõ. Toà giải tội là một tấm phên nứa. Theurel có người đồng hành và đồng sự rất thân là Vénerd, Sau này được phúc tử đạo gọi là Cha Thánh Ven.

Một người có trí học hỏi, có tài quan sát, có tâm hồn hoạt động truyền giáo, Theurel đã ghi lại những thành quả tốt đẹp trong tổ chức giáo đoàn địa phận, đó là tổ chức nhà Đức Chúa Trời, tổ chức thi kinh bổn hàng năm. Việc làm đâu tiên là tổ chức lại nhà in đã có từ thời Đức Cha Liêu và lên trên nữa. như cha cải tân và đem kĩ thuật mới áp dụng vào đây. ở Kẻ Nhàu (Tân Độ) Thành lập nhà in chữ nôm, ở Kẻ vinh thành lập nhà in chữ Latinh để có thể vừa in sách Latinh nhất là in chữ quốc ngữ. Cha đã cho đúc 40.000 chữ rời để xếp in như ở âu châu.

Năm 1856, Cha được bổ nhiệm làm giám đốc chủng viện Hoàng Nguyên lúc này có 2 thừa sai, 3 Linh mục Việt, 12 thày giảng và hơn 100 chủng sinh. nhà thờ chỉ là nhà tranh, sách vở thì rất thiếu, không có tự vị để học tiếng latinh, phải chép tay và cậy vào trí nhớ. thế nhưng học trog viết tiếng latinh rất giỏi, không có tiếng latinh bồi bếp như ở âu châu.

Chủng viện khi mới thành lập thì chủ đích là học tiếng latinh, cho nên vẫn thường gọi là trường Latinh. Nhưng cha đã bắt đầu cho dậy một ít về thiên văn địa lý, toán học và khoa học thường thức, một điều khá mới đối với thời đó. Cha Neron còn dịch các sách toán, sách đại số học, hình học.

Công việc đang tiến hành thì năm 1857, Kẻ Vĩnh Bị bao vây, Cha Lê Bảo Tịnh bị bắt va bị xử tử ngày 06 tháng 04 năm 1857. Tới 1858 thì nhà trường Kẻ Vĩnh và Chủng Viện Hoàng Nguyên bị phá bình địa. Đức Cha Liêu và Cha Ven chốn lên rừng rú rất khổ sở.

Năm 1859 Đức Cha Jeantet đã bổ nhiệm Cha Theurel làm giám mục phó. Lễ tấn phong được cử hành ở Kẻ Trừ. chủ phong là Đức Cha, phụ phong là linh mục việt nam, không có gậy vàng, gậy bạc thì gậy tre bọc giấy bạc, cũng có móc uấn cong như gậy giám mục thực thụ; không có bít tất, không có găng tay. Thánh giá ngực và nhẫn thì của Đức Cha Liêu. Nghi lễ được cử hành xong vào trước 2h sáng. Đức Cha lấy khẩu hiệu như khầu hiệu Đức Cha Liêu: “Xin cho con say sưa Thánh giá.” nếu chúng ta thấy đời sống Đức Cha Liêu đau khổ cay cực thế nào, chết trẻ trên rừng thiêng nước độc thế nào sau một đời ẩn trốn hang hầm, thì sẽ rung động đau xót biết bao khi thấy khẩu hiệu này hiện ra với Đức Cha Chiêu. Đời Ngài tiếp tục hang hầm rừng rú như đời Đức cha Liêu.

Cha Ven đã tả Hầm trú ẩn như sau: “3 thừa sai, trong đó có một giám mục, nămd sát bên nhau, ngày và đêm, trong một không gian một thước vuông năm mươi, thấy trời âm u qua ba lỗ thông hơi lớn bằng ngón tay, đục trong vách đất, thế mà bà già chủ nhà lại còn cẩn thận lấy bó dạ lấp ngoài. dưới chân chúng tôi còn một hầm khác được xây kiên cố hơn, có nến đốt sáng trong hai hay ba đêm, đây là một hầm của một thày giảng; hầm thứ ba có 3 ống tre khéo léo lấy khi trời thông qua bờ ao nhà hàng xóm. Thày giảng này còn “Xây” hai hầm khác trong làng này, có vách ngăn thành 4 hay 5 phòng....Khi 3 lỗ không còn cho ánh sáng thì chúng tôi khéo léo dùng một chiếc đèn chỉ cho chiếu sáng đủ một nửa trang giấy khổ 12 và dĩ nhiên phải có chao đèn để cho ánh sáng không đi theo lỗ thủng mà lọt ra ngoài...”.

Đức Cha Theurel đã sống lâu năm như thế để một phần lớn soạn cuốn Tự Vị AnNam-Latinh nổi tiếng. và trong cảnh nằm hầm nằm hố ấy được tin các linh mục bị bắt, bị chém đầu, giáo dân bị phân sáp (phân tán đi các nơi và sáp nhập vào đó), nhiều người bấp khả không khoá quá (khoá là vượt quá, khoá quá là vượt quá đi, có ý nghĩa bước qua ảnh thánh giá, đạp ảnh thánh giá, chúng ta thường thấy viết “Quá Khoá”). Nhưng cũng có số ít yếu đuối chối đạo. khá nhiều người bị đầy ải lên chốn rừng thiêng nước độc và chết....thế rồi với tình trạng này không thấy hết đường hầm, không thấy có giải pháp, không biết bao giờ hết, không tiên đoán được sự việc sẽ còn đi tới đâu. Và kết luận: “nếu không có ơn riêng thì chỉ tuyệt vọng sầu não.” Ba năm như thế sống đời sống con chuột chũi, đời sống hang hầm toại đạo thời đế quốc Rôma...

Từ tháng 09 năm 1858 tới tháng 06 năm 1859, có 13 người chết vì đạo, trong đó có các Linh mục Qui, Cầm, Lưu, Qui, Chi, Ngôn. Rồi thừa sai Neron bị bắt, bị đóng cũi, chết chém ngày 03 tháng 12 năm 1860, đến lượt Linh mục Vénard tử đạo năm 1861.

Năm 1861 này lại còn là năm đói kém, cũng vì giặc giã nổi lên, con cháu dòng họ Lê khởi quân ở nhiều miền trong nước. Đức Cha cho thu góp chén bạc đúc thành nén đem bán để cứu nhân độ thế. bên trong, nhà nước phải đương đầu với quân nhà Lê hay mượn danh nghĩa nhà Lê, bên ngoài có áp lực của người Pháp. Vua Tự Đức tìm được người đổ lỗi là giáo dân. sắc lệnh năm 1861 này rất tai hại. có ngày xử tới 600 người, có lần đem đốt sống, có miền bị thiệt hại nặng nề hơn địa phận Tây, như miền trung có tới 16.000 người chết vì đạo. trong số mười thừa sai, nay chỉ còn Đức Cha Chính, Đức Cha Phó và Cha Saiget, 7 ông đã chết tử đạo hoặc nằm trong ngục chờ ngày xử.

Ngày 14 tháng 09 năm 1861, được tin cấp báo, hai Đức Cha và Cha Saiget vội chui xuống hầm mới làm mà chưa có ống thông hơi. Khi hết nguy cấp chui ra thì cả 3 gần chết, gàn nghẹn thở. Người ta vội làm ống thông hơi để các ngài lại chui vào đó sống thêm 17 ngày nữa. Đã có lần Ngài sui nghĩ: Tủi nhục sống đời hang hầm, thà đi chịu chết lấy vinh quang tử đạo, thế nhưng không thể làm khác được, bổn phận của Ngài là sống để điều khiển giáo đoàn và Ngài không được phép liều mình tự tin tự đại lăn mình vào chỗ chết. Hãy chôn tránh khi người ta lùng bắt. Trong hầm hố, trong nhà giáo dân, Nơi hẻo lánh, Đức Cha vẫn làm việc như thể để cho qua cơn nguy nan hiểm nghèo, như thể để cho vững tinh thần, và thực ra để làm việc hữu ích cho tương lai Đức Cha và viết lại bộ tự vị AnNam- Latinh, các quan viên đã để cháy mất một phần, lại còn dịch xong cuốn vũ trụ học của Desdouits, Bộ phụng vụ thực hành của Falise.

Năm 1862 tình hình địa phận được ghi lại như sau: Có hai giám mục, hai thừa sai chết bệnh, Cha Neron và Vénerd bị xử chảm, 2 đang bị đong cũi, 30 linh mục Việt bị tử đạo, 11 chết bệnh, 4 tù trung thân, từ 250 đến 500 thày giảng bị bắt, bị phát vãng, 7 hay 8 chị em dòng mến Thánh Giá chết vì đạo, hơn 1600 giáo dân bị chém, bị thắt cổ, bị thiêu hay bị lăng trì vì đức tin, không kể hơn 1000 chết đói, chết rét, chết vì bị tra tấn, 5 chủng viện 300 nhà thờ hay nhà nguyện bị phá, bị cướp, bị đốt bình địa.

Cũng năm 1862 này đã có hoà ước giữa Việt Nam chiều đình Huế và Pháp nên có không khí tự do hơn. Đức Cha jeantet bắt Đức Cha về Pháp dưỡng bệnh. Ngài vâng lời đi âu châu, tới Rôma, qua Pháp dự lễ dỗ Vénerd tử đạo. Ngài đã từ giã quê hương lên đường trở lại đại phận vào tháng 5 năm 1866. “Tôi là thừa sai, tôi sẽ sống và chết là thừa sai.xứ đàng ngoài muôn năm.” Tới Hồng Kông thì được tin Đức Cha Jeantet mất ngày 24 tháng 07 năm 1866.

Được tạm bình yên và tự do, Đức Cha đi kinh lý hết các tỉnh, các xứ trong địa phận, lại còn tham quan hang Từ Thức ở Thanh Hoá, viếng thăm thành nhà Hồ.

Trong dự tính chia địa phận lần thứ 3, Đức cha cho thành lập chủng viện Phúc nhạc ban đầu chỉ có 3 lớp với 60 học trò cho 2 tỉnh thôi, đặt Cha Phước làm giám đốc. Lúc này Phước nhạc có chừng 1300 đến 1400 giáo dân.

Năm 1868 Ngài bổ nhiệm Đức Cha Phước làm giám mục phó. Lễ tấn phong này, Ngài muốn tổ chức rất long trọng để bù vào phần thiệt thòi ngài đã chịu khi được tấn phong chui ở Kẻ Trừ năm 1859. Tất cả có 21 giáo sĩ ngoại quốc kể cả giám mục thừa sai, 28 linh mục Việt nam, 500 thày giảng. Ngài mới được 2 giám mục dòng ở địa phận đông đàng ngoài. Đức Cha Alcazar và Riano. Ngài định nhường quyền chủ phong cho niên trưởng Alcazar nhưng vị này từ chối, thành thử chính Ngài chủ phong và 2 giám mục Tây Ban Nha làm phụ phong. Có đàn hát trọng thể do các thừa sai đảm nhận và vì là dịp tết nguyên đán cho nên có yến tiệc và pháo bông. ngày 02 tháng 02 Đức Cha Phước làm lễ Giám mục đầu tiên. Chủng Viện Hoàng Nguyên được hân hạnh làm địa điểm cho những buổi lễ long trọng này.

Đức Cha tiếp tục xây cất lại trên hoang tàn đổ nát, nhất là Vĩnh Trị, không quên Phúc Nhạc đã có 100 học trò và còn có thể lên tới 250.

Thế nhưng không nên quên phong trào Văn Thân nổi lên khắp các nơi, đặc biệt ở tỉnh Nam Định. Có đốt phá, cướp của, có nơi số giáo dân bị thiệt hại lên tới 500: nhà cửa của họ bị đốt phá bình địa, họ chỉ còn việc đi ăn xin ăn mày. Ngoài tỉnh Nam Định còn nhiều nơi khác, thí dụ có nơi gần 1300 người sống trong sợ hãi, một sớm một chiều bị bao vây, bị tàn phá. Lệnh Bình Tây Sát Tả đã được tung ra. Có những đụng độ đẫm máu, phe kia đổ lỗi cho phe này, tựu chung phần giáo dân vẫn chưa được chính quyền che chở theo pháp lí.

Có hai yên ủi vào cuối đời Đức Cha, một là ý trí kiên trì và bất khuất của các giáo đoàn Vĩnh Trị trên đổ nát hoang tàn, trong mất mát tinh thần và vật chất, họ vẫn dữ vững niềm tin và theo đạo, bất chấp các khó khăn.

Nhưng cuộc đời Thánh Giá của Ngài, bệnh tận vẫn chưa tha, tát cả làm cho Ngài đuối sức rất sớm. Ngày 03 tháng 11 năm 1868, ngài tắt thở tại Kẻ Sở, lúc này là thủ phu của địa phận. Trong đám tang có 7 thừa sai, 14 linh mục Việt Nam và mấy nghìn giáo dân khác thường người Cha chung đã về cõi trời. Theo lệ đã song trong địa phận, hơn 1.400 người nhà Đức Chúa Trời đã lần hạt ba chuỗi và rước lễ ba lần cầu nguyện cho Ngài. Xin cho con say sưa Thánh Giá đã hết Ngài đã về nơi yên nghỉ trên Nước Chúa.
 
Bà qủa phụ Heather Phạm Vũ: ''Xin hãy tha thứ cho người đã giết chết chồng tôi''
Dominic David Trần
17:42 13/03/2010
WINGHAM, ONTARIO, Thứ Sáu ngày 12 tháng Ba năm 2010: Mục sư Dan Thompson đã xướng lời kinh nguyện mở đầu cho tang lễ cho cảnh sát gốc Việt tên là Phạm Vũ ở Canada.

Vị Mục sư là Chủ sự Hội Thánh Tin Lành Bethel Phái Ngũ Tuần ở Sundridge phía bắc Ontario, ông chính là người cha nuôi và bảo trợ Phạm Duy Vũ khi bé Vũ đến Canada tỵ nạn vào cuối cuộc chiến Việt Nam.

Bà Heather Phạm đang ôm lá cờ Tỉnh Bang Ontario và được các anh trai là Timothy và Luke Weber an ủi, bên cạnh là bà Nguyễn Mến, mẹ đẻ cũa Vũ đang cầm chiếc mũ Cảnh sát của Phạm Vũ đang lúc di quan trong tang lễ thứ Sáu ngày 12 tháng Sáu năm 2010 tại Wingham, Ontario. (Hình bên phải).

Bà Heather Phạm, là vợ của sĩ quan Cảnh sát Tỉnh Bang Ontario đã bị thảm sát là Phạm Duy Vũ, bằng giọng run run và nghẹn ngào bà nói rằng bà sẽ chiến đấu hết sức mình để tha thứ cho cụ ông Fred Preston, người đã bắn chết người cha yêu qúy của ba đứa con trai của bà. "Dẫu biết là rất khó khăn nhưng tôi tin tưởng rằng chỉ có sự tha thứ là phương cách giải thoát chúng ta khỏi mọi đau đớn và giận dữ," bà Heather Phạm đã tuyên bố trong tang lễ của chồng bà, ông Phạm Duy Vũ, 37 tuổi, đã bị cụ ông Fred Preston bắn chết vào sáng ngày thứ Hai tuần này 08 tháng Ba sau khi sĩ quan Cảnh Sát Phạm Duy Vũ yêu cầu ông Fred ngừng xe tải lại trên con đường miền quê.

"Thiên Chúa đã trao ban sự tha thứ của Người cho chúng ta một cách nhưng không, với sự phù trợ của Thiên Chúa và bằng tất cả năng lực tốt nhất của con người phàm nhân nơi tôi, tôi cũng vậy-một cách nhưng không- tôi tha thứ cho người đã giết chết anh Vũ, chồng và là cha của các con tôi. Lời cầu nguyện và ước vọng của tôi là xin tất cả mọi người hãy cầu nguyện và tha thứ cho nhau. Tôi biết rằng đó cũng là điều anh Vũ đã muốn."

Bà qủa phụ Heather Phạm đã phát biểu trước sân vận động thể thao đầy ắp mọi người đến dự tang lễ chồng của bà. Sân thể thao này chính là nơi vợ chồng bà đến làm thiện nguyện và ông Vũ đã thường xuyên dẫn ba con trai đến và dạy cho các cháu chơi băng cầu (hockey).

Lực lượng Cảnh Sát Hoàng Gia Canada
Các sĩ quan và viên chức Lực lượng Cảnh Sát Hoàng Gia Canada đang cúi đầu lắng nghe lời bà Heather Phạm tuyên bố tha thứ cho cụ Fred Preston vì tội giết chết chồng của bà là ông Phạm Duy Vũ, Sĩ quan Cảnh sát Tỉnh Bang Ontario (Hình bên phải)

Ông Julian Fantino, Ủy Viên Trưởng kiêm Tư lệnh Lực lượng Cảnh sát Tỉnh Bang Ontario được dự định sẽ tuyên đọc Thánh Vịnh 23: Mục Tử nhân hậu của Vua Thánh David trong đó có đoạn; " Lạy Chúa, dẫu bước qua thung lũng âm u của sự chết, con sợ gì nguy khốn vì có Chúa ở cùng... "

Cụ ông Fred Preston, 70 tuổi, là cư dân thị trấn Sundridge, đã bị cáo buộc tội cố sát (sát nhân cấp một) trong cái chết của ông Phạm Duy Vũ. Cụ Preston đã chết tại Bệnh Viện khu vực London trong tối thứ Năm 11 tháng Ba. Trước đó gia đình của cụ Preston nói với giới báo chí rằng; cụ Preston bị mất tinh thần vì hôn nhân tan vỡ. Cụ ông Preston là một nghệ nhân khắc gỗ nổi tiếng ở mạn bắc Ontario, ông còn là Thị Trưởng của Thị Xã Joly từ đầu những năm 1990 đến năm 2003, cụ ông cũng mê săn bắn.

Điều làm mọi người bàng hoàng trong vụ giết người này là ở sự trùng hợp lạ kỳ đến mức khó hiểu được. Cụ ông Fred Preston cựu Thị Trưởng và Phạm Duy Vũ đã cùng tham dự tại cùng một Hội thánh Ngũ Tuần địa phương. Cả hai người đều đã có thời gian cư ngụ tại Sundridge cách xa nơi xảy ra vụ án đến 375Km. Cụ ông Preston chắc chắn là phải biết ông Vũ. Thế nhưng qua lời tường thuật của các nhân chứng họ nói đã nghe có đến hơn 20 phát súng nổ. Các giới chức có trách nhiệm tuyên bố rằng ông Vũ đã nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ và buồn thay các kết qủa giám định sơ khởi cho biết ông Vũ đã bị trúng một lượt mấy viên đạn vào người vừa khi ông Vũ mở cửa xe Cảnh sát bước ra ngoài.

Thị xã miền quê nhỏ bé Sundridge chỉ có độ 3,000 cư dân sinh sống yên bình bên nhau đã bàng hoàng về cái chết của ông Phạm Duy Vũ. Hơn 8,000 sĩ quan Cảnh sát, nhân viên cấp cứu từ khắp nước Canada và các Tiểu Bang phía Bắc nước Hoa Kỳ đã đến để tham dự tang lễ này. Chương trình tưởng niệm và tang lễ cho ông Vũ đã được tiếp nối trên màn hình và loa phóng thanh cho hơn mấy ngàn sĩ quan cảnh sát và các công chức đến chia buồn đang đứng ở bên ngoài sân vận động nhỏ. Họ đã được nghe các diễn giả kể lại rằng, ông Phạm Duy Vũ, vào lúc 07 tuổi đã là một người tỵ nạn- bé con- một mình- đến phi trường Pearson Toronto, từ đất nước Việt Nam vốn bị tan nát bởi chiến tranh. Sau đó Vũ được Giáo Hội Phái Ngũ Tuần tại Elmira bảo trợ. Ông Phạm Duy Vũ là người trầm lặng, khôi hài có duyên và rất đạo đức; ông Vũ tự nguyện dành thời gian giúp đỡ cho trường tiểu học nơi các con trai ông đang theo học, huấn luyện băng cầu cho các cháu và còn là Phó Tế trong Hội thánh Ngũ Tuần điạ phương.

Bà Heather Phạm nói rằng chồng bà rất ngưỡng mộ cha chồng của bà, người sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam. "Vũ rất tự hào về cha mình vì thế Vũ đã cố gắng để trở thành người cha tốt nhất, Vũ luôn luôn ở bên các con khi cần. Riêng với tôi, tôi không nghi ngờ gì cả, tôi biết Vũ hoàn toàn yêu tôi trọn tình."

Bà nói rằng bà cũng luôn e sợ rằng bà sẽ mất chồng trong một thảm kịch của nghề nghiệp. "Tôi đã từng có những cơn ác mộng và nghĩ trước đến việc phải đứng tại nơi đây trong cảnh ngộ này, khi tôi biết chắc rằng, cũng như biết bao nhiêu người là vợ của các Sĩ quan Cảnh sát. ..sẽ sinh nghề tử nghiệp... Vậy mà. ..bất ngờ qúa.. Tôi vẫn còn đứng tại nơi đây... và đã không kịp chuẩn bị gì."

Hiện diện trong tang lễ, ông Dalton McGuinty, Thủ Hiến Tỉnh Bang Ontario, khen ngợi ông Phạm Duy Vũ đã tận tụy đền đáp cho quê hương thứ hai, nơi bảo bọc ông Vũ, " Ông Vũ là con người của hoà bình và đã đến Ontario để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ông Vũ đã hiểu tường tận về những điều xấu xa có thể xảy ra trong cuộc sống, nhưng ông Vũ không bao giờ để cho mình bị đời đánh ngã... ông Vũ đã gây dựng một cuộc đời mà bất cứ ai trong chính chúng ta cũng sẽ tự hào". Vị Thủ Hiến đã chia xẻ thêm với ba người con trai của ông Vũ là các cháu; Tyler 12 tuổi, Jordan 10 tuổi và Joshua 7 tuổi như sau: " Thế giới của chúng cần có thêm nhiều người như người cha của các cháu; người mà các cháu sẽ noi gương theo."

Lực lượng Cảnh Sát Tỉnh Bang Ontario diễn hành trên đường Josephine Street tại Thị trấn Wingham trong tang lễ Phạm Duy Vũ (hỉnh bên phải)

Ba con trai của ông Vũ đã nói rằng họ rất yêu thích cái cách mà cha họ luôn vui mừng cổ vũ các con trong đấu băng cầu và bóng đá, hoặc dạo chơi trong rừng cũng như trong các chuyến đi săn thú hoặc câu cá. Joshua, con trai bé nhất nói bên quan tài cha rằng; " Cha ơi, con yêu sao những lời nhiệt liệt chúc mừng của cha trong các trận băng cầu, cha luôn luôn bảo rằng con đã thi đấu tuyệt vời lắm."

Chiếc mũ cũa Sĩ quan Cảnh Sát Phạm Duy Vũ đã được trao lại cho bà Nguyễn Mến, mẹ đẻ của ông Phạm Duy Vũ. Bà Mến đã từng bị bắt tù giam trong lúc đang giúp gia đình vượt biên khỏi Việt Nam. Cuối cùng, sau khi ra tù bà Mến cũng đã đến California cùng với một người anh của ông Vũ. Ông Vũ đã có dự định đi thăm mẹ và các anh em tại Quận Cam, California. vào tháng Năm 2010 này, thế nhưng...

Bà Heather Phạm bày tỏ; "Bao nhiêu lời nói cũng không thể nào diễn tả thay cho những cơn đau như bão tố đang diễn ra trong lòng tôi, cho các con tôi và cho gia đình hàng họ đôi bên. Tôi biết và cảm nhận được trong tim mình rằng anh Vũ đang quan tâm đến tất cả chúng ta và Vũ tiếp tục ở cùng chúng ta cho tới ngày tất cả chúng ta lại được gặp nhau trên Nước Trời. Sự hiện diện đông đảo của qúy đồng nghiệp và qúy vị trong tang lễ hôm nay sẽ giúp tang quyến chúng tôi bớt đau đớn trong những ngày giờ tháng năm phải chịu đựng sắp đến."

Mike Thompson, một người anh nuôi của Phạm Duy Vũ phát biểu trước cửa nhà quàn rằng; " Thật là một thảm kịch qúa mức chịu đựng. Mỗi sớm mai thức dậy chúng ta đang nghĩ rằng sẽ được sống qua ngày đó và được nhìn thấy mặt người thân yêu, và ngày mai sắp đến nữa chúng ta lại còn được gặp nhau. Than ôi, có bao giờ chúng ta thấy trước được điều như đã xảy ra với gia đình chúng tôi hôm nay không? "



Chia xẻ Đại Kết của Dominic David Tran: Nhân muà Chay 2010, trong niềm tin mãnh liệt vào Đức Chúa Giêsu KiTô đã chết để cứu độ thế gian và phục sinh vinh hiển, cầu xin Lòng Thương Xót và từ bi vô biên của Thiên Chúa luôn ở cùng bà Heather Phạm và tất cả mọi người. Xin Chúa rộng lòng tha thứ và đón nhận linh hồn Phạm Duy Vũ vào Nước Chúa. Xin Chúa cũng thương xót và tha thứ cho cụ Fred Preston vì lời cầu xin tha thứ của bà Heather Phạm, vợ anh Phạm Duy Vũ và mọi người. Xin Chúa thương xót cho mọi người chúng con luôn luôn tìm đến Chúa trong mọi lúc khó khăn thử thách. Xin cho Lời Chúa và Tràng Hạt Mân Côi luôn ở trên tay chúng con và xin Chúa dùng chúng con như khí cụ bình an và đầy yêu thương của Chúa.

Gần 8,000 ngàn Sĩ quan Cảnh sát và nhân viên cấp cứu, cứu hỏa diễn hành trên đường Josephine thuộc thị trấn Wingham sau tang lễ và chào tiễn biệt Phạm Duy Vũ đồng nghiệp đã hy sinh vì nhiệm vụ.

(Courtesy from the Canadian Press)
 
Ngày hội ngộ các linh mục từ khóa I đến khóa IX Đại Chủng Viện Thánh Giuse –Sài Gòn.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An – K3
20:49 13/03/2010
SAIGÒN - Nhân dịp mừng Ngân Khánh Linh Mục (1985-2010), Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng - Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn đã gởi 450 thiệp mời đến các linh mục học trò từ khóa I đến khóa 8.

Xem hình ảnh

Ngày 12.3.2010, với lòng yêu mến Chủng viện, và muốn chung lời tạ ơn với Cha Giám Đốc nên gần 400 linh mục, phó tế, chủng sinh từ 7 Giáo phận (Sài gòn, Mỹ Tho, Phú Cường, Đà Lạt, Xuân Lộc, Phan Thiết, Bà Rịa) đã về lại mái trường chủng viện thân yêu trong niềm vui hân hoan.

Đây là lần đầu tiên các anh em 9 khóa gặp gỡ nhau. Tay bắt mặt mừng, hỏi han chia sẽ, rạng rỡ niềm vui. Gặp lại các cha giáo sư rộn ràng chuyện trò. Đặc biệt là được gặp cha cựu Giám đốc Phaolô, bước qua tuổi 84, ngài vẫn một phong thái uyên bác, khỏe mạnh, vui vẻ, cởi mở, nhớ từng anh em, nhắc lại nhiều kỷ niệm. Chủng viện có nhiều thay đổi, mới hơn đẹp hơn và thoáng rộng hơn.

Ban tổ chức sắp xếp phòng hội để từng khóa trao đổi với nhau theo những câu hỏi gợi ý: có nên tổ chức ngày truyền thống của ĐCV Sài gòn không? Quy tụ từ khóa I hay mở rộng hơn? Nếu có thỉ tổ chức mỗi năm hay bao nhiêu năm một lần? Sinh hoạt từ tối hôm trước, giao lưu vời các thầy ban tối, đấu thể thao ban sáng? Thời điểm nào thuận lợi hơn? Có nên làm tập san liên lạc trong đó ghi địa chỉ trong đó ghi địa chỉ của anh em với các thông tin như: nhiệm sở, linh mục đau yếu, chia sẽ tài liệu bài giảng, giáo lý…

Anh em cùng lớp thảo luận và chia sẽ kinh nghiệm mục vụ, những thông tin cho nhau. Sau đó cha Giám đốc gặp gỡ tất cả anh em trong phòng họp đa năng. Đại diện các khóa đúc kết thảo luận. Tất cả anh em đều nhất trí “ngày truyền thống của Chủng viện”, thiết lập trang web, tập san thông tin làm nhịp cầu liên lạc gặp gỡ trao đổi và học hỏi.

10g sáng, thánh lễ tạ ơn. Trong đoàn đồng tế một màu áo lễ trắng tinh tuyền, đặc biệt có sự hiện diện của cha TĐD GB Huỳnh Công Minh, cha cựu Giám đốc Phaolô Lê Tấn Thành, quý cha giáo sư.

Trong bài giảng lễ, Cha Giám đốc Esnert đã chia sẽ những tâm tình rất xúc động.

Kính thưa cộng đoàn, Nếu có dịp xem lại cuốn sổ tay năm 2010 của giáo phận Sài Gòn thì chúng ta thấy ghi là: năm 1979 phong chức linh mục cho Cha Giuse Maria Đoàn Văn thịnh; năm 1980 phong chức cho Cha Phêrô Nguyễn Văn khảm. Tới tháng 1 năm 1985, phong chức cho Cha Nguyễn Văn Hưởng. Tháng 10 năm 1985 phong chức cho Cha Nguyễn Văn Hiền, Cha Nguyễn Đức Quang, Cha Trần Văn Kiên(đã qua đời), Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống. Lễ phong chức của tôi tại Chủng Viện còn cho bốn Cha sau thì tại nhà thờ Chính Toà.

Bối cảnh thời đó rất là khắt khe. Chúng ta thấy từ năm 80 cho đến 85, cách nhau 5 năm mới có lễ phong chức linh mục. Con số đó cho thấy tình hình khó khăn của thời cuộc. Thời đó, Cha Bề trên là Cha Đaminh Hiệp thường huấn đức: “Học thì cứ học, xong thì cứ xong, nhưng mà chịu chức thì phó thác, không biết lúc nào”, cho nên anh em luôn sống trong sự phó thác đó.

Học xong năm 1981, tôi đi nông trường gần 1 năm, sau đó trong 4 năm dài quên đi chuyện chịu chức. Cho đến một hôm đang ngồi se sợi lõi để dệt chiếu cói thì một em học trò giúp lễ của xứ được Cha sở kêu lên báo cho biết: Đức Cha gọi! Khi lên gặp Đức Cha Phaolô Bình thì ngài nói, nhà nước đã chấp nhận cho thầy được chịu chức linh mục nên tôi gọi thầy lên chức Linh mục. Ngài cũng nói luôn với tôi rằng, ngài xin nhiều người mà nhà nước cho có một, nên ngài bảo tôi cứ chịu chức trong Nhà Nguyện của Đại Chủng Viên (bây giờ là nhà ăn).

Sau đó tôi chịu chức Phó tế ngày 1/1/1985 và chịu chức Linh mục ngày 14/1/1985, cách nhau có mấy ngày, bởi vì thời đó phải lo chịu chức cho lẹ vì sợ người ta đổi ý kiến.

Nhìn lại quãng đời như thế tôi tin tưởng vào sự hướng dẫn của Chúa. Có khi Chúa dùng hoàn cảnh đó để hướng dẫn cho mình sống phó thác, sống kiên nhẫn, khiêm tốn. Hằng ngày ngồi bên cái máy se cói, tôi thì se, má tôi thì làm công cho nên cứ thế mà làm 4 năm trời vất vả hết ngày này qua ngày khác. Mỗi khi máy hư thì xách xe đạp đi tìm phụ tùng ở chợ trời để thay thế. Và cứ thế mà hết ngày này qua ngày khác. Thật ra, những ngày ấy đã giúp tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu khi tiếp xúc với giới lao độn. Ngày chịu chức tôi thấy cũng cần phát huy tiếp kinh nghiệm đó cho nên tôi cũng tiếp tục sửa chữa máy móc cho khoảng trên 100 máy cho hợp tác xã cho tới khi tôi vào Đại Chủng Viện năm 1990 thì tôi ngưng. Thời đó, có người nói tôi là Linh mục quốc doanh. Tôi trả lời: “quốc doanh thì chưa tới, mới có Linh mục hợp tác xã!”. Lên tới quốc doanh còn xa lắm, từ tổ hợp hay hợp tác xã lên quốc doanh còn xa lắm. Có lẽ họ nói rằng tôi quốc doanh bởi vì có mỗi một mình mình chịu chức sau 5 năm không ai chịu chức cả thì chắc là linh mục quốc doanh chứ sao nữa.

Nhìn lại quãng đời như thế tôi thấy, Chúa đến với chúng ta, Ơn Chúa đến với chúng ta qua nhiều cách khác nhau. Mỗi người chúng ta nhiều khi không thấy rõ hết bàn tay của Chúa trong cuộc đời của mình. Nhiều khi chúng ta tưởng như bị Chúa bỏ rơi, nhưng biết đâu đó chính là lúc mà Chúa tạo điều kiện để hướng dẫn cuộc đời theo Chúa của chúng ta, cuộc đời đó được gắn bó hơn với Chúa. Thiếu những hoàn cảnh đó chúng ta khó tập được những đức tính nào đó mà Chúa thấy cần cho cuộc đời của chúng ta.

Điều cần cho đời sống linh mục của chúng ta phải là lòng mến. Phúc âm trong thánh lễ hôm nay do Cha Giáo Thủ công bố đã cho ta thấy điều đó. Sau khi hiện ra cho các môn đệ, cùng ăn uống với các môn đệ, Chúa Giêsu quay qua hỏi Phêrô 3 lần: “Con có mến Thầy không?”. Sau mỗi câu đáp của thánh Phêrô thì Chúa Giêsu mời gọi thánh nhân chăn dắt đàn chiên của Chúa. Như thế ý định của Chúa Giêsu về thánh Phêrô đã rõ. Phêrô được Chúa đổi tên và đặt làm đá tảng cho Giáo hội. Phêrô được Chúa trao nhiệm vụ chăn dắt đàn chiên của Chúa. Và cách khác khi Phêrô chăn dắt đàn chiên của Chúa, khi Phêrô bảo vệ đàn chiên khỏi những sai lầm, khi Phêrô cố gắng cho đàn chiên được sống sung mãn trong ơn của Chúa, lúc đó Phêrô mới thật sự là mục tử, là đá tảng của Giáo hội Chúa Kitô. Phêrô được đặt làm đầu của Giáo hội nhưng hành trình theo Chúa của Phêrô là những bước đường nhiều gai góc, nhiều lần bị Chúa trách mắng, nhưng chúng ta cũng đừng quên con người bị rầy la trách cứ đó hôm nay trong bài Phúc âm tuyên bố với Đức Giêsu rằng: “Con mến Thầy”. Chính lòng mến đã làm cho Phêrô gắn bó với Chúa Giêsu. Chính lòng mến giúp Phêrô vượt qua được đau khổ trong tương lai như Chúa Giêsu đã nói: “Khi về già con sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn con đến nơi con không muốn”. Tóm lại, chính lòng mến làm cho Phêrô đảm nhận sứ vụ cao cả mà Chúa trao phó.

Ở vào năm tuổi 60 của tôi, tôi cảm thấy sức khỏe yếu dần, và cũng nhận thấy rằng mọi sự rồi cũng sẽ qua đi, thế lực tiền bạc rồi cũng sẽ qua đi. Câu hỏi đặt ra cho tôi đó là: “Phải chăng 25 năm qua tôi làm việc vì lòng mến Chúa? Phải chăng lòng mến Chúa là động lực duy nhất thúc đẩy tôi làm việc cho Chúa hay là còn động lực nào khác nữa?”. Thú thật, tôi chẳng dám trả lời câu hỏi đó trước mặt các Cha hôm nay. Việc làm của chúng ta còn biết bao động lực khác mà nhiều khi chúng ta không chú ý tới, không biết tới. Có khi để công việc được tốt đẹp, được thành công chúng ta sẵn sàng gạt người khác ra hay đè người khác xuống, để chúng ta bước lên rồi từ đó mình mới làm việc được. Cách làm như vậy khiến công việc của chúng ta trở nên vô ích. Chúng ta chẳng phục vụ Chúa và Giáo Hội chút nào cả, mà còn tạo cớ đánh mất sự hiệp thông ở trong Giáo Hội.

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta, hay đúng hơn, Chúa Giêsu chất vấn chúng ta về lòng mến, và Người chỉ chất vấn chúng ta về lòng mến trước khi trao nhiệm vụ làm việc cho Chúa. Lòng yêu mến Chúa mời gọi chúng ta đối xử tốt với người khác, những người mà Thiên Chúa yêu thương. Chính vì thế mà anh em tụ họp nơi đây cũng chỉ vì lòng yêu thương nhau và chúng ta hy vọng rằng, nhờ tụ họp như thế này mà chúng ta gia tăng lòng yêu thương, sự hiệp thông với nhau và với người khác, với giáo dân, linh mục, tu sĩ trong công việc mục vụ, trong việc phục vụ Nước Chúa. Xin Chúa gia tăng lòng mến nơi mỗi người chúng ta.

Cuối Thánh Lễ, Cha Giám Đốc ban ơn toàn xá cho anh em.

Sau thánh lễ, mỗi khóa chụp hình lưu niệm với Cha Giám Đốc và quý Cha Giáo Sư.

Bữa tiệc liên hoan trong bầu khí rộn ràng thân mật. Chia tay Chủng viện, anh em trở về nhiệm sở với đầy ắp niềm vui.

Ngân Khánh linh mục là cơ hội để dâng lời tạ ơn và nhìn tới tương lai với chứa chan hy vọng. Ngày làm linh mục là ngày dâng lễ thứ nhất. Như thế, 25 năm linh mục đã có hàng ngàn thánh lễ được cử hành theo dòng thời gian.Thánh lễ nào cũng linh thiêng mầu nhiệm. Trên thập giá, tay Đức Kitô lúc nào cũng giang rộng. Mở tay để nắm lấy tay người, và để người nắm tay mình. Chức vụ tư tế chỉ ai được chọn mới được lãnh nhận (1Sam 16,1-13, Ga 15,16). “Không ai được tự hãnh huống về vinh dự ấy, nhưng phải được Thiên Chúa kêu gọi, như Aaron thưở xưa” (Dt 5,4). Chẳng có ý muốn trần thế nào ban tặng được thiên chức linh mục. Chỉ có Thiên Chúa giàu lòng xót thương kêu gọi tuyển chọn và ban tặng.

Cha Giám đốc Esnert đã sống quãng đời linh mục dài trong Đại Chủng Viện. Là Giáo sư Thần Học Luân Lý, là Phó giám đốc rồi Giám đốc, cha Esnert đã luôn luôn thể hiện lòng yêu mến Chúa và yêu thương học trò. Anh em chúng con luôn nhớ cầu nguyện cho Cha trong thánh lễ mỗi ngày, kính chúc Cha sức khỏe và được Chúa Giêsu yêu nhiều hơn nữa.

Trong Năm Linh Mục, ngày hội ngộ các linh mục học trò về Chủng viện, nôi đào tạo, mỗi anh em đều bồi hồi lâng lâng niềm tri ân cảm tạ.

Về lại mái trường Chủng viện thân yêu, nhìn hàng trăm linh mục trẻ trung, tôi nhớ đến lời của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nói trong diễn văn mở đầu triều đại của ngài: Giáo Hội đang sống, trẻ trung, năng động và đầy sinh lực.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho anh em linh mục chúng con được yêu mến Chúa ngày mỗi nhiều hơn. Xin cho anh em chúng con chút linh hồn nghệ sĩ để thấy không buổi chiều nào có hai màu mây giống nhau. Mỗi bình minh là một độc đáo, mỗi thánh lễ là một ơn cứu độ được thông phần vào hiến tế của Chúa.

Những ngày chúng con đang sống, và những ngày đang tới với chúng con phải là những ngày đẹp hơn và hạnh phúc hơn, vì lòng thương xót của Chúa cứ theo dòng thời gian mà ban xuống cho anh em chúng con trên mọi nẻo đường phục vụ. Xin cho anh em chúng con luôn nhớ cầu nguyện cho nhau được sống xứng đáng hồng ân linh mục mà Chúa đã thương ban. Amen
 
Lễ giỗ Cha Phanxico Trương Bửu Diệp được cử hành long trọng tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Maidstone, Úc châu
Trần Văn Minh
07:41 13/03/2010
Melbourne - Vào lúc 2 giờ chiều Thứ Bảy Ngày 13 Tháng 3 Năm 2010. Một Thánh Lễ đồng tế do Linh mục Philip Lê Văn Sơn tuyên uý cộng đoàn khu vực Miền Tây TGP Melbourne chủ tế và Linh mục Vincent Lê Văn Hưởng Đã được cử hành một cách trọng thể tại nhà thờ Giáo xứ Our Lady, Melbourne.

Xem hình ảnh

Trời Melbourne sau mấy ngày thời tiết thất thường, với những trận mưa đá rất lớn, bưã nay trời trở nên rất đẹp, trời quang, mây tạnh nhiệt độ vào khoảng 27 độ C cho tiết trời đầu Thu ấm áp, nhẹ nhàng và dễ chịu.

Cũng nhờ vào thời tiết ấm áp, lý tưởng này mà số người khắp nơi ở Melbourne cùng tụ về đây tham dự lễ giỗ Cha Phanxicô rất đông. Được Ca đoàn Nữ Vương Giáo xứ Our Lady phụ trách phần Thánh ca để buổi lễ tăng phần sốt sắng và long trọng.

Để tỏ lòng kính trọng cha Phanxicô, trên khu vực gần gian cung Thánh, trước toà rao giảng tin mừng, một bàn thờ nhỏ với hoa đèn kết chung quanh, với ảnh Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp, Bên trên là hàng chữ: Mừng lễ giỗ Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp, hai bên có hai hàng chữ thẳng đứng mang nội dung như sau: Tận hiến cuộc đời cho Thiên Chuá và bên đối diện là: Hy sinh kiếp sống giúp con người. Để diễn tả cuộc đời linh mục cuả Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp. Đã sống hết mình phục vụ Thiên Chuá và bảo vệ đàn chiên do người chăn dắt và chịu hy sinh tử đạo.

Trong phần chia sẻ Phúc âm với dụ ngôn “hạt luá phải chết đi mới nẩy mầm sự sống.” Linh mục Vincent Lê Văn Hưởng đã xoay quanh chủ để cuả Phúc âm qua gương sống cuả Cha Phanxicô qua tiểu sử cuả ngài khi còn coi sóc Họ Đạo Tắc Sậy với lời nói cuả ngài là: “Tôi sống cho đàn chiên và có chết cũng chết cho đàn chiên.” Được lưu truyền cho mãi đến ngày nay, mỗi dịp lễ giỗ hằng năm cuả ngài. Đây là lễ giỗ lần Thứ 9 cuả Giáo dân Melbourne tổ chức hằng năm để cảm tạ Thiên Chuá và cầu nguyện cho Cha Phanxicô.

Cuối lễ, ban tổ chức đã cho chiếu slide show hình ảnh Lễ cải táng Cha Phanxicô từ ngôi mộ cũ về lăng mộ mới rất khang trang mà hình ảnh và tin tức được lấy từ trang mạng Công giáo VietCatholic.net để mọi người không có điều kiện coi trên net được xem qua màn ảnh lớn.

Sau Thánh lễ, từng đoàn người đã lên viếng ảnh Cha Phaxicô và đọc kinh cầu nguyện và xin khấn. Riêng ban tổ chức năm nay có tổ chức bưã tiệc trà, cùng bán xổ số gây quỹ làm từ thiện giúp đỡ các trẻ em bị bỏ rơi từ lúc mới chào đời. Giúp các trẻ em mồ côi, khuyết tật ở Bà Riạ, Mỏ Cầy, Kontum, Bến Tre ở Việt Nam. Được mọi người nhiệt liệt tham gia hưởng ứng.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thành viên X-Cafevn.org trong nước hoang mang, lo sợ trước việc thông tin cá nhân mật của mình bị lộ
Đồng Nhân
05:44 13/03/2010
Như tin VietCatholic đã đưa, diễn đàn "lề trái" nổi tiếng là X-Cafe đã bị tin tặc (hacker) tấn công trong suốt thời gian dài từ 19/01/2010, trùng vào thời điểm chính quyền trong nước xét xử và tuyên án các nhà dân chủ ở Việt Nam, cho tới nay và thông tin cá nhân mật của hàng chục ngàn thành viên bị lộ, công khai trên một trang web khác do tin tặc lập ra.

Trước hành động tấn công của tin tặc, Ban Quản Trị X-Cafe phải làm việc cật lực và liên tục trong nhiều ngày để chống trả các đợt tấn công quy mô lớn này và họ đã giữ vững được hoạt động của diễn đàn.

Sau khi các hành động tấn công trên thất bại, tin tặc lại tiến hành thêm một bước tấn công khác. Chúa nhật ngày 28/02/2010, tin tặc giả dạng làm thành viên diễn đàn và đăng link có virus gài bẫy một thành viên của Ban Quản Trị và đã lấy được thông tin đăng nhập vào phần quản trị của diễn đàn (Admin Control Panel).

Sau nhiều giờ thâm nhập, ban kỹ thuật của diễn đàn chặn đứng tin tặc bằng cách đóng tài khoản của thành viên Ban Quản Trị bị lộ password và cơ chế khóa bảo mật nhiều tầng tỏ ra phần nào hiệu quả. Nhưng như thế cũng là khá đủ cho tin tặc khi họ đã tải được hồ sơ của hơn 19.000 thành viên trong đó có hơn 7.000 thành viên đang sinh sống tại Việt Nam. Sau đấy tin tặc lại dùng những dữ liệu ăn cắp được để gửi email thông báo diễn đàn sẽ đóng cửa và dọa dẫm các thành viên trong nước. Tồi tệ hơn, tin tặc đã đăng toàn bộ thông tin của thành viên của diễn đàn tại một website khác nhằm gây hoang mang, sợ hãi cho các thành viên ở trong nước.

Các phân tích kỹ thuật của Ban Quản Trị X-Cafe cho thấy vụ tấn công hôm 28/02/2010 là một hành động được tính toán kỹ lưỡng với quy mô lớn và chặt chẽ dưới sự phối hợp của hàng chục ngàn máy tính và botnet đồng loạt được tháo firewall để tấn công, có địa chỉ IP đến từ Việt Nam và Trung Quốc. Qua phân tích những cách thức mà tin tặc sử dụng để viết thông báo giả mạo, nội dung cùng lối trình bày thông báo, phương pháp tấn công, Ban Quản Trị X-Cafe cho rằng đây chính là tin tặc đã thực hiện các hành động thâm nhập tương tự đến các diễn đàn Talawas, Bauxite Việt Nam, Dân Luận, Đàn Chim Việt, v.v và các website, blog cá nhân trong nước trong thời gian qua.

Toàn bộ những chứng cứ và dữ liệu thu thập được liên quan đến vụ việc và hồ sơ truy tố những hành động phạm pháp có tổ chức cao, cực kỳ nghiêm trọng mang tính quốc tế này đã được Ban Quản Trị X-Cafe nộp lên cơ quan IC3 trực thuộc Cục Điều Tra Liên Bang FBI của Hoa Kỳ.

Bịa đặt – Mưu kế thâm độc

Được biết, từ hôm 09/03/2010 trên trạng mạng mới mở, tin tặc đã thêm chuyên mục “Mỗi ngày một nhân vật”, mỗi ngày họ sẽ cung cấp thông tin chi tiết (từ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email, nghề nghiệp, tiểu sử, lý lịch hoạt động, sở thích cá nhân và nhiều thông tin riêng tư khác...) của một thành viên X-Cafevn.org lên, mà theo họ thì "để các bạn hiểu rõ hơn về cộng đồng X-Cafe".

Trả lời phỏng vấn hãng tin quốc tế RFA hôm 12/03/2010 sau khi sự việc diễn ra, anh Hoàng Ngọc Diêu, một trong những người đầu tiên bị tin tặc công bố chi tiết hồ sơ thông tin cá nhân lên mạng đã thẳng thừng bác bỏ những thông tin mà anh cho là được đăng lên một cách sai lạc, bịa đặt và "đan lồng một cách rất là phi lý" bởi tin tặc. Cũng theo anh Hoàng Ngọc Diêu thì "đây là những hành động mang tính cách phá hoại và chia rẽ mà mục đích là muốn gây sự rối loạn để cho những thành viên tham gia X-Cafe sợ hãi và không tiếp tục tham gia."

Cũng trong một diễn biến khác trước đó, khi trang mạng Bauxite Việt Nam bị tin tặc tấn công, hai vị chủ biên của mạng này là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Giáo sư Phạm Toàn đã bị họ ăn cắp mật khẩu G-Mail và giả dạng email bằng cách tạo ra những hộp thư điện tử với địa chỉ gần giống để viết những bài mang tính chất hoàn toàn bịa đặt, vu khống như tự thú, đấu đá nội bộ hoặc nói xấu bạn bè hay chính bản thân mình rồi gửi cho đọc giả Bauxite Việt Nam cùng những người thân cận, với mục đích mà theo Ban Quản Trị Bauxite Việt Nam là nhằm chia rẽ và tạo những hiểu lầm nội bộ, để mọi người không còn tin tưởng Bauxite Việt Nam và đường hướng hoạt động của trang mạng nữa và để đọc giả rời bỏ trang mạng này. Giáo sư Phùng Liên Đoàn, một vị học giả có tiếng hiện đang sống tại Hoa Kỳ, người ủng hộ mạnh mẽ trang Bauxite Việt Nam, cũng là một nạn nhân của "bọn tin tặc lưu manh", theo cách gọi của Giáo sư Phạm Toàn.

Trở lại sự việc diễn đàn thông tin đa chiều "tôn trọng sự khác biệt trên tinh thần duy lý" X-Cafevn.org với hơn 7.000 thành viên đến từ Việt Nam bị tin tặc công bố công khai thông tin cá nhân, điều mà người ta nhận định rằng có thể ảnh hưởng ít hay nhiều về lòng tin của thành viên đối với X-Cafevn.org và gây ra sự nguy hiểm cá nhân cho các thành viên bị công bố danh tính đang sống, hoạt động trong nước Việt Nam, một thể chế mà sự khủng bố tinh thần và chuyên chính vô sản (quân đội, cảnh sát) được dùng như một dụng cụ pháp trị.

Trước diễn biến phức tạp và nghiêm trọng của tình hình, Ban Quản Trị X-Cafevn.org đã ra thông báo tuyên bố tạm đóng cửa diễn đàn X-Cafe trong vòng 15 ngày kể từ sáng thứ hai 08/03/2010 (GMT +7, giờ Việt Nam) cho đến ngày 22/03/2010 để "bảo trì, nâng cấp và tạo những thay đổi cần thiết".

Dưới đây là toàn văn thông báo chính thức của Ban Quản Trị diễn đàn X-Cafevn.org:

Kính gửi toàn thể các thành viên và bạn đọc diễn đàn X-Cafevn.org,

Giai đoạn từ ngày 19/1/2010 cho đến hiện tại một trong những giai đoạn khó khăn nhất mà diễn đàn X-Cafe đã trải qua kể từ ngày thành lập đến nay. Diễn đàn đã bị tin tặc tấn công bằng DDoS nặng từ ngày 19/1/2010, trùng vào thời điểm chính quyền trong nước xét xử và tuyên án các nhà dân chủ ở Việt Nam. Điều này cho thấy đây là một hành động có hệ thống và có chỉ đạo hẳn hoi vì nó được kết hợp với sự việc các ISP ở Việt Nam đồng loạt dở bỏ firewall để tin tặc có thể dùng nhiều máy trong nước tấn công vào máy chủ của diễn đàn. Đây là một tấn công kéo dài liên tục trong nhiều ngày với một hệ thống botnet hỗ trợ với gần 40 nghìn máy tham gia. Vào thời điểm bị tấn công mạnh nhất, toàn bộ đường truyền của máy chủ hoàn toàn bị bão hoà.

Các thành viên kỹ thuật của diễn đàn đã phải làm việc cật lực và liên tục trong nhiều ngày để chống trả các đợt tấn công này và họ đã giữ vững được hoạt động của diễn đàn trong suốt giai đoạn vừa qua.

Sau khi các hành động DDoS thất bại, tin tặc lại tiến hành thêm một bước tấn công khác. Ngày Chủ nhật 28/2/2010, tin tặc giả dạng làm thành viên diễn đàn và đăng link có virus gài bẫy một thành viên của Ban Quản trị và đã lấy được thông tin đăng nhập vào phần quản trị của diễn đàn (Admin Control Panel). Sau nhiều giờ thâm nhập, tin tặc đã tải được hồ sơ của hơn 19 nghìn thành viên trong đó có hơn 7 nghìn thành viên đang sinh sống tại Việt Nam. Sau đấy tin tặc lại dùng những dữ liệu ăn cắp được để gửi email thông báo diễn đàn sẽ đóng cửa hoặc doạ dẫm các thành viên trong nước. Và tồi tệ hơn, tin tặc đã đăng toàn bộ thông tin của thành viên của diễn đàn tại một website khác nhằm gây hoang mang, sợ hãi cho các thành viên ở trong nước.

Qua phân tích của ban kỹ thuật X-Cafe, vụ đột nhập ngày 28/2 là một hành động có tổ chức vì có nhiều người tham gia từ các máy tính xuất phát từ Việt Nam và trong số máy tính được sử dụng, có cả máy tính có địa chỉ xuất phát từ Trung Quốc. Thông qua những phương pháp mà tin tặc sử dụng để viết thông báo giả mạo, nội dung cùng lối trình bày thông báo, chúng tôi tin rằng đây chính là nhóm tin tặc đã thực hiện các hành động thâm nhập tương tự đến các diễn đàn talawas, Bauxitvn và các blog cá nhân trong nước trong thời gian qua. Chúng tôi đã thu thập toàn bộ những chứng cứ liên quan đến vụ việc này và đã điền hồ sơ truy tố những hành động phạm pháp này mang tính quốc tế này với cơ quan IC3 trực thuộc FBI của Hoa Kỳ.

Ban quản trị diễn đàn X-Cafe rất hối tiếc về sự sơ xuất vô tình mang lại hậu quả trầm trọng của mình vừa qua. Chúng tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành đến với tất cả những thành viên bị ảnh hưởng bởi sự việc này, đặc biệt là những thành viên trong nước. Chúng tôi đã đánh mất sự tin tưởng của các bạn. Dù giải thích như thế nào chăng nữa, việc này sẽ ít hoặc nhiều ảnh hưởng đến các bạn, nhất là khi các bạn đang phải sống trong một thể chế mà sự khủng bố tinh thần được dùng như một dụng cụ pháp trị.

Điều đáng buồn là chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 nhưng con người lại có thể bị đe doạ, bịt miệng, thậm chí bị trừng phạt bởi vì họ muốn nói lên sự thật hay bày tỏ ý kiến của mình một cách ôn hoà. Những điều mà ngay cả khi đất nước còn bị thực dân, phong kiến đô hộ hay một nửa phần đất nước còn bị "xâm lược" cũng không hề xảy ra. Sự việc đáng tiếc này sẽ không bao giờ xảy ra ở một đất nước có tự do ngôn luận và có một nền dân chủ thật sự và nó chứng tỏ rằng ở Việt Nam hoàn toàn không có tự do ngôn luận và hoàn toàn không có quyền dân chủ như giới lãnh đạo và chính quyền Việt Nam từng tuyên bố.

Sự việc này đã tác động mạnh đến các thành viên ban quản trị diễn đàn X-cafe và đã làm chúng tôi mệt mỏi và thậm chí muốn rút lui ra khỏi cuộc chiến không cân sức này. Tuy nhiên khi cân nhắc lại những gì xảy ra trong xã hội Việt Nam hiện nay, chúng tôi thật sự thấy mình cần phải tiếp tục vượt qua các khó khăn này, tạo ra và đảm bảo một môi trường tự do ngôn luận không bị quản chế bởi bất kỳ một thế lực chính trị nào để mỗi thành viên của diễn đàn được bày tỏ quan điểm của mình nhằm đòi hỏi những quyền chính đáng của một công dân bao gồm quyền tự do ngôn luận và tự do bày tỏ ý kiến của mình. Từ những động lực này, BQT quyết tâm tiếp tục duy trì hoạt động của diễn đàn và cố gắng sẽ tiếp tục phát triển để đem lại nhiều lợi ích hơn cho xã hội Việt Nam khi sự suy thoái về đạo đức, lương tâm ngày càng trầm trọng hơn.

Để có thể thực hiện được quyết tâm này, ban quản trị diễn đàn X-Cafe quyết định sẽ tạm đóng cửa diễn dàn vào sáng ngày thứ Hai 8/3/2010 (giờ VN) cho đến ngày 22/3/2010 để bảo trì, nâng cấp và tạo những thay đổi cần thiết. Trong giai đoạn tạm ngưng hoạt động này, tất cả những cập nhật, thông tin và trao đổi của thành viên có thể tiếp tục thực hiện tại trang Facebook: http://www.facebook.com/pages/X-Cafevn/329192838497 và Wordpress Blog: http://xcafevietnam.wordpress.com/

Chúng tôi hy vọng sau thời gian đóng cửa và nâng cấp, diễn đàn sẽ được gặp lại toàn bộ các bạn. Chúng tôi sẽ cố gắng tạo một môi trường sinh hoạt an toàn hơn cho mọi thành viên để chúng ta có thể tiếp tục tham gia sinh hoạt, thảo luận hay trao đổi ý kiến và kinh nghiệm theo tinh thần "tôn trọng sự khác biệt" của diễn đàn.

Đại diện ban quản trị diễn đàn X-Cafe,

Tinman


Hành động của tin tặc đối với diễn đàn X-Cafe và việc họ công bố công khai thông tin thành viên của diễn đàn này lên mạng là một sự vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền mà quốc tế và các tổ chức theo dõi quyền coi người phải lên án mạnh mẽ, nhằm áp lực buộc chính phủ Việt Nam ngưng ngay các hành động điên dại đó.
 
USCIRF lên án việc đe dọa Lê Thị Công Nhân và kêu gọi chính phủ Obama đưa Việt Nam vào CPC
Trung Thiên
08:23 13/03/2010
USCIRF lên án việc đe dọa Lê Thị Công Nhân và kêu gọi chính phủ Obama đưa Việt Nam vào CPC

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Ngày 12 tháng Ba, 2010

Việt Nam: USCIRF lên án việc đe dọa Lê Thị Công Nhân và kêu gọi chính phủ Obama đưa Việt Nam trở lại danh sách Các nước gây Quan ngại Đặc biệt về Nhân quyền và Tự do Tôn giáo (CPC)

Washington DC – Hôm nay, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) tuyên bố Việt Nam lại tiếp tục tái phạm về nhân quyền và tự do tôn giáo bằng việc tạm giữ Lê Thị Công Nhân hôm thứ Tư 10/03 vì đã trả lời phỏng vấn truyền thông quốc tế.

Lê Thị Công Nhân, một nhân vật bất đồng chính kiến nổi bật về nhân quyền và tự do tôn giáo, được ra tù hôm thứ Bảy tuần trước, mãn hạn ba năm tù giam về tội "tuyên truyền chống nhà nước". Nhưng cô lại bị tạm giữ tại một đồn công an ở Hà Nội hôm thứ Tư vì đã trả lời với các ký giả về thời gian trong tù của mình, khẳng định "niềm tin" của cô vào cuộc đấu tranh ôn hòa "vì nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam".

Ông Leonard Leo, Chủ tịch USCIRF cho biết: "USCIRF lên án công an quấy rối và tạm giam Lê Thị Công Nhân bằng ngôn từ mạnh nhất có thể. Cô trình bày tương lai tốt nhất của Việt Nam và không phải là mối đe dọa đối với chính quyền. Cộng đồng quốc tế cần phải hành động để đảm bảo rằng cô không bị trao đổi từ nhà tù này sang nhà tù khác. USCIRF cũng kêu gọi phóng thích vô điều kiện Lê Thị Công Nhân và những người ủng hộ cách ôn hòa về nhân quyền và tự do tôn giáo, bao gồm cả Cha Nguyễn Văn Lý và Nguyễn Văn Đài. Chúng tôi thúc giục Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam lặp lại lời kêu gọi này và gặp gỡ Lê Thị Công Nhân".

Cô Lê Thị Công Nhân đã bị giam cầm vào năm 2007 đồng thời với nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài và Cha Nguyễn Văn Lý. Trong chuyến thăm Việt Nam của USCIRF vào năm 2007 và năm 2009, chính quyền Việt Nam đã chấp thuận cho đoàn đại biểu USCIRF tiếp cận bất thường cả ba tù nhân. Tất cả thể hiện một cam kết vững chắc vào sự tiến bộ về tự do tôn giáo và pháp quyền ở Việt Nam, cho rằng hành động đó là cần thiết cho tương lai của Việt Nam và tốt hơn mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam.

USCIRF đã vận động chính quyền Việt Nam phóng thích các tù nhân và những người khác bị giam giữ hoặc sách nhiễu vì hoạt động tôn giáo hoặc bênh vực cho tự do tôn giáo, bao gồm cả việc phóng thích mang tính nhân đạo cha Cha Lý, người bị suy nhược vì đột quỵ vào tháng Mười năm 2009. Ngài vẫn còn trong tình trạng bị biệt giam.

Ông Leo cũng cho hay: "USCIRF đã đệ trình cho chính phủ Obama và Quốc Hội Hoa Kỳ những bằng chứng thuyết phục về các hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo đang diễn ra tại Việt Nam, lý do xác đáng để tái chỉ định Việt Nam như là một Quốc gia gây Quan ngại Đặc biệt (CPC)".

Chỉ định vào CPC sẽ đánh dấu Việt Nam là một trong những quốc gia vi phạm nhất thế giới về quyền tự do tôn giáo.

Trong một buổi điều trần của Ủy ban Đối ngoại cuối tuần qua, Trợ lý Bộ trưởng Kurt Campbell thừa nhận rằng Việt Nam đã "tái phạm" về các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo. Ông Campbell hiện đang thực hiện chuyến đi Đông Nam Á vào thời điểm này, nhưng Việt Nam không nằm trong lộ trình của ông.

Phúc trình Nhân Quyền 2009 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố hôm 11/3 cho hay: "Hồ sơ nhân quyền của chính quyền Việt Nam vẫn có vấn đề. Chính quyền gia tăng đàn áp bất đồng chính kiến, bắt giam và kết án tù một số nhà hoạt động chính trị... Chính quyền lợi dụng hoặc dung nạp việc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp với một tu viện Phật giáo ở Lâm Đồng và các nhóm Công Giáo với tuyên bố tài sản không được giải quyết. Công nhân không được tự do tổ chức công đoàn độc lập, và các nhà hoạt động lao động độc lập phải đối mặt với bắt bớ và sách nhiễu".

USCIRF cũng đã kêu gọi thông qua Đạo Luật Nhân Quyền Việt Nam tại Quốc hội với tin tưởng rằng biện pháp này sẽ mang lại những cải thiện xác thực cho người dân Việt Nam và tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ vào việc thúc đẩy nhân quyền và các giá trị dân chủ ở nước ngoài.

Ông Leo cho biết thêm: "Những tuyên bố công khai quan ngại không còn đủ mạnh, chúng tôi tin rằng chính phủ Obama nên phối hợp hành động để cổ vũ cải thiện cụ thể. Khi được sử dụng trong quá khứ, chỉ định CPC đã không cản trở tiến triển về lợi ích song phương khác, nhưng đã dẫn đến những cải thiện xác thực về một số chỉ trích những quan ngại nhân quyền. Chính sách và đường lối ngoại giao Hoa Kỳ phải bênh vực rõ ràng cho cả những quyền phổ quát và gia tăng thương mại, vì thế nên gửi một tín hiệu rõ ràng rằng những lợi ích này không thể tiến hành một cách riêng biệt".

USCIRF là một ủy ban độc lập, lưỡng đảng của chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Các Ủy viên USCIRF được bổ nhiệm bởi Tổng thống và lãnh đạo của cả hai đảng chính trị tại Thượng viện và Hạ viện. Trách nhiệm chính của USCIRF là xem xét các dữ kiện và hoàn cảnh của các hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo quốc tế và đưa ra các khuyến nghị về chính sách cho Tổng Thống, Ngoại Trưởng và Quốc Hội.

Để phỏng vấn một Ủy viên USCIRF, liên hệ với Tom Carter, Giám đốc Truyền thông tại email: tcarter@uscirf.gov, hoặc (202) 523-3257.

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đã được thành lập bởi Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 để theo dõi tình hình tự do tư tưởng, lương tâm, và tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở nước ngoài, như được định nghĩa trong Tuyên ngôn nhân quyền và các văn kiện quốc tế liên quan, và để đưa ra các khuyến nghị chính sách độc lập cho Tổng thống, Ngoại Trưởng và Quốc hội.

Ghé thăm trang web của chúng tôi tại www.uscirf.gov

Leonard A. Leo, Chủ tịch • Michael Cromartie, Phó Chủ tịch • Elizabeth H. Prodromou, Phó chủ tịch

Don Argue • Imam Talal Eid Y. • Felice D. Gaer • Richard D. Land

Nina Shea • Jackie Wolcott, Giám đốc điều hành

800 NORTH CAPITOL STREET, NW Suite 790 | Washington, DC 20002 | 202-523-3240 | 202-523-5020 (FAX)
 
Người nghèo và ''kiểm định''
Trần Văn Chương
10:31 13/03/2010
Pleiku ngày 14.3.2010

Chị L. thân mến.

Thế là đoàn quân kiểm định do ông Bí thư thành ủy Đà Nẵng lại kéo về làng Cồn Dầu. Có lẻ chuyện đã đến lúc phải làm càn rồi đó chị. Người ta bảo rằng: “Ổng đã lỡ bán đất cho chủ đầu tư rồi nên nay đến hạn giao đất, bất cứ giá nào cũng phải lấy cho bằng được.” Tôi cam đoan chị ở bên đó chưa hiểu hết ý của từ “kiểm định” đâu. Đó là tiếng nghe bùi tai, vô thưởng vô phạt nhưng thực chất “cho kiểm định” là đồng ý nhận một số tiền đền bồi tượng trưng rồi giao tất cả nhà cửa đất đai, gia tài tổ tiên cho cán bộ tùy ý định liệu.

Dân chúng đóng cửa nhà chạy trốn ngay từ sáng sớm, diễn lại cảnh vườn hoang nhà trống trong chiến tranh, bà con trong làng người chạy trốn cán bộ kiểm định như chạy giặc, trốn bom đạn. Nhà nào có khả năng thì làm cổng sắt, chốt khóa cẩn thận, còn nhà nào không có thì bó gai tre hay lùm cây đặt ngay cổng để cản ngay lối vào nhà.

Ông bà già Đến không di tản được, đóng cửa ở nhà. Một cán bộ đạp cửa vô nhà, tự tiện đo đạc, ông cản ngăn, cán bộ quật ông ngã xuống. Ông cụ ngất xỉu, bà cụ la làng, toán kiểm định chạy sang nhà khác lập biên bản: kết tội ngăn trở việc kiểm định. (Trước đó, trong một lần họp dân, có người hỏi: “Không kiểm định có lỗi luật không?” ông Bí thư đã trả lời: “Không lỗi luật”).

Mợ tôi bình thường ai làm chi mặc ai, mợ ít bàn tán nghị sự, nhất là chuyện chính trị, xã hội. Ấy vậy mà khi gặp tôi mợ đã buộc miệng nói: “Mợ đã sống trên tám mươi tuổi đời, chưa từng thấy cái chính quyền nào như thế này.” Tôi nghĩ mợ tôi không có ý nói phản động ở đây mà chỉ có ý nói về phương diện đạo đức.

Tôi còn nhớ ông ngoại tôi hồi còn nhỏ đi chơi với chúng bạn ăn cắp hai trái dưa leo của ai đó bên xóm Cồn Dầu. Chỉ có vậy mà bảy tám mươi năm sau trước khi chết, ông tôi một mực xin mời cha tới để xưng cho được cái tội này rồi mới xuôi tay nhắm mắt! Với những con người mà lương tâm về đức công bằng đại loại như thế thì họ làm sao hiểu được, chấp nhận được chuyện hai bên chưa giải quyết được bài toán bồi hoàn cho ổn thỏa mà một bên đã xua quân đến bắt ép bên này phải giao đất giao nhà.

Suốt tuần lễ hành quân, không kiểm định thêm được nhà nào. Lần trước một ông cán bộ xã huyện tới xin cha xứ kêu gọi giáo dân đồng ý cho kiểm định trong bài giảng lễ. Lần này thì chính cấp lãnh đạo Đảng cao nhất của thành phố này đến yêu cầu, rồi thậm chí bắt ép cha xứ động viên giáo dân. Rõ ràng ông Bí thư đang huy động thêm sức mạnh để đập vào khối dân lành đang đồng tâm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Nhưng chuyện nhà cửa đất đai của giáo dân, cha xứ lấy quyền gì mà bảo họ sang, bán, chuyển nhượng cho người khác! Ở đây làm sao không đặt ra những chữ ‘nếu’ chết người. Nếu như đây là cái án ‘tân phân tháp’ đặt lên một giáo xứ bé nhỏ mà kỳ cựu, ….? Nếu đàng sau tấm bản họa đồ qui hoạch trưng bên sông kia là những thủ đoạn mờ ám đút lót, chạy chọt, ăn chia chén cơm manh áo của người nghèo …? Và ai biết rồi số phận họ sẽ ra sao sau khi ký giấy giao nhà giao đất.

Ở thành phố ngoài đó hàng ngàn hộ đang đợi cấp đất tái định cư, bao nhiêu khu tái định cư đẹp như tranh vẽ trên giấy còn trong thực tế là những đầm lầy, hốc ruộng, không biết bao giờ mới ra được nơi ở xứng đáng! Trước sau, linh mục là người của Thiên Chúa, người của Giáo Hội, chứ đâu phải là kẻ ‘làm cò’ cho dự án sinh thái của các nhà đầu tư.

Là người của Chúa, của Giáo Hội, linh mục giảng Lời của Chúa và trình bày giáo huấn của Hội Thánh sao cho trung thực, đầy đủ cho giáo dân. Bằng ấy đã quá đủ. Về dự án sinh thái, nếu có nói được điều gì thì trong chức năng của mình, người của Chúa, của Giáo Hội cũng chỉ nói được mấy chữ ‘công bằng xã hội,’ ‘yêu thương người nghèo.’ Nếu họ có cổ võ cho ‘công ích’ thì phải là thứ ‘công ích’ tôn trọng ‘công bằng xã hội’ và ‘phẫm giá con người.’

Người của Chúa, của Giáo Hội nếu phải chọn lựa một chỗ đứng cho mình thì đó là một chỗ ở giữa Dân Chúa, giữa những người nghèo, những người bị áp bức bóc lột để bênh vực họ như Chúa Giêsu ngày xưa đã yêu thương gần gũi những hạng đau yếu tật nguyền, thu thuế, gái điếm, những kẻ người bị xã hội Do thái loại trừ.

Ông Bí thư thành ủy không muốn đảng viên cấp dưới lạm dụng chức quyền làm sai pháp luật thì Giáo Hội cũng chẳng muốn người của mình lạm dụng thánh chức mà làm những chuyện trái với Phúc Âm và giáo huấn Hội Thánh. Giáo Hội không làm chính trị, không làm nhà cải tạo xã hội, hay kinh doanh dịch vụ.

Giáo Hội làm ngôn sứ dựa trên cơ sở Lời Chúa. Ngôn sứ đơn giản là người đến gặp Thiên Chúa, tìm hiểu Ý của Ngài, rồi đem Ý đó truyền lại cho dân Chúa. Nếu như ngày xưa ngôn sứ Gioan Tiền Hô đã đến nói thẳng với bạo vương Hêrôđê: “Vua không được phép cướp vợ anh mình,” thì ngôn sứ ngày nay cũng sẵn sàng để nói thẳng với kẻ cướp đất: ông không được cướp đất của dân lành. Nếu Thiên Chúa là Đấng nhân từ và công bằng vô cùng, yêu dân nghèo, chuộng công lý thì Giáo Hội và người của Giáo Hội cũng không có chọn lựa nào khác.

Chị L. ơi! Người ta cho những người dân quê thích ‘ăn chắc mặc bền’ biết chỉ một nửa sự thật về dự án cho nên họ phải tham chiếu vào nửa sự thật còn lại để ứng xử! Ấy vậy mà không hiểu sao tôi lại tin rằng họ đang được dẫn vào ‘tất cả sự thật’ khi họ cùng giúp nhau làm chứng cho công bằng xã hội và phẫm giá của con người, nhất là của người nghèo thấp cổ bé miệng ngay tại quê hương mình.
 
Văn Hóa
Thiền: Tôi Hét Lên
Nguyễn Trung Tây, SVD
07:25 13/03/2010
Thiền: Tôi Hét Lên!
Tôi Hét Lên, Ảnh NTT


Tôi mệt nhọc với cuộc đời,

Tôi khò khè với cuộc sống!

Tôi làm hãng cam, làm anh cai.

Tôi đếm tiền.

Tôi, vợ đẹp.

Tôi, con khôn.

Tôi ung thư.

Tôi hét lên!

Hai mươi năm rồi, ngày nào tôi cũng mệt thở không ra hơi, đầu nhức căng căng, tim đập hồi hộp, thần mắt khờ khạo; bởi sáng nào cũng vậy, tôi dậy thật sớm, hốt hoảng như người bị ma đuổi, tôi phóng thật lẹ vào sâu trong phòng tắm. Nước ấm dội xuống cuống cuồng, tôi sấy tóc hối hả, tôi chải tóc vội vàng, tôi mặc quần áo thật lẹ, tôi ba chân bốn cẳng phóng ra xe, xe đề máy, tôi biến mất vào dòng đời xe cộ ngược xuôi.

Tách rời dòng xe đen nghìn nghịt như những con bọ hung đông lạnh không nhúc nhích trên xa lộ chằng chịt dọc ngang, tôi kiếm đường tắt, hốt hoảng bẻ trái, lừa lừa quẹo phải, tôi bực bội bấm còi, tôi phóng vội vàng vào hãng cam.

Ngồi nhặt những trái cam tươi, tôi xếp vào thùng đều đặn như người máy. Ngồi đếm những quả cam bóng lực lưỡng da căng tròn, tôi xếp vào thùng gỗ, đường rầy dây chuyền lăn đều đẩy tới những vòng quay. Nơi cuối đường, thùng gỗ đầy cam chầm chậm lăn vào lòng xe vận tải. Đầy những thùng cam, xe vận tải đề máy quay tròn mười sáu bánh xe lăn tới những nẻo đường xa lộ. Xe vận tải khác trống hoắc lầm lì lăn bánh tới, nóng nẩy chờ đợi những thùng gỗ cam tươi chất đầy lòng xe…

Hai mươi năm của cuộc đời vừa qua, tôi ngồi nhặt cam, xếp cam, lương khá. Thoạt tiên là mười lăm đồng. Năm năm sau lương tăng lên. Năm thứ bẩy, tôi hóa thành anh cai, nhận được lương phụ trội làm xếp. Được làm anh cai, tôi tới hãng sớm hơn, ở lại cũng trễ hơn. Nhưng cũng chẳng sao. Sớm và trễ đều hóa ra những đồng tiền bạc trăm bạc ngàn vào ngày thứ Sáu cuối tuần. Bởi thế tôi hăng hái lao vào nghề xếp những trái cam vô thùng gỗ. Cuộc đời bỗng dưng ngập những tiền là tiền. Cuối tuần, cầm tờ ngân phiếu hãng cam trả với bốn con số, tim tôi đập mạnh, niềm vui tiền bạc dâng lên tê tê đầu lưỡi, bao nhiêu nhọc nhằn cực khổ bởi sáng dậy sớm, chiều về trễ, hốt hoảng tranh giành đường đi trên xa lộ tự nhiên tan biến bởi những đồng tiền vào ngày thứ Sáu cuối tuần.

Tôi hát nho nhỏ,

“Tiền là tiên là Phật,

Là sức bật của tuổi trẻ,

Là sức khỏe của tuổi già”.

Tiền!

Có tiền là có tiên. Vợ tôi đã đẹp giờ lại càng thêm đẹp bởi những đồng tiền của hãng cam. Nàng sửa cằm, bơm môi, nâng ngực, cắt mắt, nàng đẹp rực rỡ, nàng ăn trắng mặc trơn. Tôi muốn ăn Phở, nàng nấu Phở nước trong. Tôi muốn ăn cháo lòng rắc tiêu sọ, cơm sườn tàu hủ ky, nàng lái xe Bimmơ xuống phố mua cơm cháo. Tôi muốn hút thuốc ba số 5, nàng ghé vào tiệm mua cho tôi mấy cây. Cẩn thận, nàng còn mua thêm mấy gói thuốc con mèo. Con tôi hai đứa, mịn da đẹp thịt, học hành giỏi giang trong trường đại học tư thục nhờ lương bốn số cuối tuần của anh cai hãng cam. Nhà tôi cất cao nhất khu đồi, bốn phòng rộng thênh thang. Hai vợ chồng tôi một phòng, căn phòng có màn cửa nhung. Một đứa con gái, một đứa con trai, mỗi đứa một phòng. Mỗi phòng căn bản là một TV và một máy vi tính. Cạnh phòng ăn là bar rượu rộng thênh thang. Dưới hầm nhà, xếp đều tăm tắp những chai rượu VSOP, rượu vang đắt tiền. Cạnh phòng ăn, tôi gọi người tới biến thành căn phòng có ghế da hơi nằm dài theo dõi dàn máy home theater hiệu Sony chiếu phim trên màn ảnh đại vĩ tuyến. Asia, Thúy Nga, Vân Sơn, phim Việt Nam, tôi nằm dài coi trong rạp nhà, mà tưởng là mình đang ngồi coi trong rạp màn ảnh 4D bốn chiều.

Cuộc sống tôi thênh thang. Xe Bim-mơ, vợ tôi một cái, tôi một cái. Tôi yêu vợ, yêu con, và yêu cuộc sống!

Bởi yêu vợ và yêu con, tôi anh cai hãng cam làm thêm ngày thứ Sáu, thứ Bẩy, và luôn cả ngày Chúa Nhật. Hai chục năm rồi, ngày nào tôi cũng đi làm.

Tôi đếm tiền mỏi tay!

Tiền giấy đếm, sướng những đầu ngón tay.

Tôi hạnh phúc mênh mông!

Đời tôi màu hồng.

Chuồn chuồn bay đầy trên cánh đồng cỏ xanh.

Chuột đồng no nê căng tròn rong chơi trên đồng lúa vàng.

Cá chem chép vàng ươm êm đềm bơi lội dọc theo bờ sông đỏ màu phù sa.

Tôi, thiên đàng trần thế!

Hồn ơi, vui lên!

Sáng hôm qua, như thường lệ, tôi dậy sớm, cổ họng đau ran rát.

Đi khám,

Bác sĩ nói,

— Ung thư cuống họng.

Lần đầu tiên trong đời tôi nếm vị thuốc.

Những lần chạy chemotherapy, tóc tôi rụng, đầu tôi sói sọi!

Thân thể xanh xao. Mặt bủng da chì!

Tôi vàng như những trái cam mà có một thời tôi xếp xếp gói gói vào thùng gỗ năm xưa.

Tôi húp phở, phở không ngon.

Tôi chán những chén cháo lòng rắc tiêu sọ.

Tôi ói ra những miếng cơm sườn nướng tàu hủ ky.

Tôi ho sặc sụa với hơi thuốc ba số 5, thuốc đầu con mèo.

Tôi nhổ ra phèn phẹt ngụm rượu đỏ Cabernet Sauvignon.

Tôi giờ này chỉ còn nuốt được những viên thuốc ung thư.

Sáng sáng nhìn qua khung cửa,

Bình minh rực rỡ,

tôi mơ sức khỏe.

Tôi khóc! Trời ơi, sao đời phù vân!

Nếu biết thế, tôi sẽ không sống như tôi đã từng sống hơn hai mươi năm vừa qua.

Trời mùa hạ xanh tươi, nhưng sao tôi thấy lá vàng đong đưa bên khung cửa.

Tôi hối tiếc cho những ngày xưa, những ngày còn sung mãn.

Cuối tuần, vợ tôi ghé vào viếng thăm.

Mười ngón tay của nàng, mầu hồng tô son thơm mùi phưng phức. Cặp môi trái tim, mắt phượng mở lớn, đôi ngực căng tròn, nước hoa từ thân thể nàng bốc mùi thơm hăng hắc. Tôi nhìn nàng, dáng nàng sang, tóc nàng đen óng sợi tóc dầy, tôi mơ ước sức khỏe ngày xưa.

Nàng hỏi, “Bao giờ anh về?”

Con tôi hôn lên vầng trán, “Thôi, con phải về,

Ngày mai con có bài thi cuối khóa.

Chúc bố chóng bình phục”.

Nhưng tôi vẫn tuột dốc.

Ung thư cổ họng gậm nhấm ăn mòn thân xác.

Tôi rớt xuống.

Tôi chạm đáy vực sâu.

Tôi đốt nến, nhìn lên tượng thánh giá.

Tôi đôi môi mấp máy như Hàn Mặc Tử:

“Ave Maria, Thánh Nữ Đồng Trinh,

Xin chữa con!

Xin cứu con.

Nếu bây giờ,

Phép lạ xẩy ra,

Con sẽ vẫn đi làm ở hãng cam,

Con sẽ vẫn làm anh cai,

Nhưng con sẽ không đi làm thêm ngày thứ Bẩy, Chúa Nhật.

Bởi con đã nhận ra đời sống này vô thường!

Có đó rồi mất đó,

Vô thường! Vô thường! Đại vô thường!”.

Nhưng phép lạ không xẩy ra.

Tôi tiếp tục mệt nhọc với ung thư,

Tôi khò khè với bệnh tật!

Ung thư tiếp tục phá nát cuống họng!

Tôi nằm dài trên giường bệnh,

Con tôi hỏi, “Bố ơi, bao giờ bố về?”.

Tôi khóc, không nói được nữa, bởi ung thư đã phá rách toang cổ họng.

Tôi run run năm đầu ngón tay, viết lên trên tờ giấy trắng tinh, “Sao hai đứa con gầy vậy?”

Con tôi nói, “Bố ơi! Mẹ bỏ đi rồi!”.

Tôi hét lên! Tiếng hét cuồn cuộn xoáy sâu đẩy tôi rơi xuống vực thẳm!

Tôi mở mắt ra,

Người ướt đẫm mồ hôi!

Nhìn qua khung cửa,

Tôi nhận ra bình minh thứ Bẩy cuối tuần rộn ràng khua vang.

Bên khung cửa,

Có chú chim nho nhỏ say mê hót vang khúc hát bình dị, “Good morning! Chào bình minh buổi sáng”.

Tỉnh cơn ác mộng,

Tôi KHÔNG hốt hoảng như người bị ma đuổi, phóng thật lẹ vào sâu trong phòng tắm như mọi ngày trong hai mươi năm qua.

Nhưng tôi quỳ bên chân giường, tôi đọc một lời kinh nho nhỏ với Chúa, với Phật, và với Bụt.

Thấy tôi bước xuống nhà pha ly café buổi sáng, vợ tôi ngạc nhiên hỏi,

— Ủa, không đi làm sao?

Tôi đáp cộc lốc,

— Không!

Nhưng mặt tươi như hoa, nhìn qua khung cửa, hát nho nhỏ một bài ca…

www.nguyentrungtay.com