Phụng Vụ - Mục Vụ
Phiên toà chỉ còn lại hai
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, OFM
17:51 13/03/2016
CN 5C MC : Phiên toà chỉ còn lại hai
Trong bộ phim của Liên Xô trước đây được mang tựa đề khá thi vị “Sân ga chỉ có hai người,” kể về chuyện trễ tàu của một ông kia và một bà nọ, xa lạ, nhưng rồi vì sân ga chỉ còn hai người, nên đi dần đến thân nhau.
Hôm nay bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe cũng có thể đặt cho cái tựa đề như thế. Sân ga chỉ có hai người – hay “Phiên toà chỉ còn lại hai”
Người có công nghĩ ra tựa đề này là thánh Augustino. Và chính thánh nhân đã chơi chữ thật kỳ diệu : Chỉ còn lại hai : Miseria và Misericordia.
Dịch là “sự khốn cùng” và “lòng xót thương.” Miseria, thêm cor, cordis là trái tim, ở giữa, sẽ có misericordia. Dịch thoát ý là, chỉ còn lại hai : “người đáng thương” và “Chúa xót thương.”
Do đâu mà đưa đến phiên toà rốt cuộc chỉ còn 2 người. Và 2 người đó là ai ? Ta sẽ tìm hiểu.
• Do đâu mà chỉ còn hai. Ta rảo qua phiên toà.
Đức Giêsu đâng giảng giữa đám đông, thì các thầy Thông giáo và Biệt phái dẫn một người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, đem đến gài bẫy Chúa. Hẳn là người phụ nữ này phải run bắn lên vì vừa xấu hổ vừa sợ chết. Mà không phải sợ chết nữa mà là sẽ chết thật, vì chiếu luật Mosê Đnl 22,22 và Levi 20,10 : Sẽ phải bị ném đá cho chết cả gian phu lẫn dâm phụ. Không cần xét xử gì.
Đây là cơ hội bằng vàng để gài bẫy Chúa. Và đây cũng là câu hỏi sinh tử mà Chúa gặp phải trong cuộc đời rao giảng.
Nếu không cho ném đá: Đức Giêsu sẽ bị cáo là lỗi lề luật, vi phạm luật pháp.
Nếu cứ cho ném đá : lòng nhân từ của Thiên Chúa mà Ngài rao giảng sẽ vô nghĩa. Lòng nhân ở trên mây ! Ở đây ta thấy, họ vừa khiêu khích Chúa lỗi luật Môsê, vừa gián tiếp công nhận giáo lý về lòng nhân từ mà Chúa rao giảng, chứ nếu không công nhận, thì họ chẳng thử thách Chúa làm gì : Còn Thầy, Thầy dạy sao ?
Chúa đã trả lời bằng một hành động và bằng một lời nói. Bằng hành động là lấy tay viết viết, vạch vạch trên đất hai lần.
Chúa viết gì ? Ta không cần biết, mặc dầu đã có nhiều người đoán già đoán non Chúa viết điều này điều nọ (như Jêrôme: viết tội những người tố cáo…), nhưng cái chính là Chúa tránh trả lời, Chúa từ chối xét đoán – nghĩa Sêmít : xét đoán là lên án.
Cho đến khi họ cứ hỏi đi hỏi lại thầy nghĩ sao, thầy dạy thế nào về trường hợp này, Đức Giêsu đã trả lời một câu. Một câu mà ai cũng cảm phục là cực kỳ khôn ngoan. Vừa theo luật (công bình) vừa nhân từ (tha thứ). Luật Đnl 13,9-10; 17,7 dạy : Chính chứng nhân sẽ tra tay trước. Toàn dân sẽ ra tay sau. Vậy nếu không ai tra tay trước, không ai ném viên đá đầu tiên thì cũng sẽ chẳng có những hòn đá khác ném đi…
Vậy thì Chúa Giêsu đã dựa vào Luật Môse, chứ không lỗi luật, để trả lời họ. Ai xét mình là kẻ vô tội, thì hãy ném viên đá đầu tiên. Lời này vừa thốt ra –cũng khen là lương tâm của đám đông vẫn còn trong sáng, chưa chai lì– nên ai cũng tự xét mình và rút lui. Cảnh rút lui là một cảnh cười ra nước mắt: bởi bắt đầu là những kẻ cao niên –càng thêm tuổi càng thêm tội. Phải chăng vì kẻ cao niên thay vì càng dày tháng năm càng tăng công đức, thì ngược lại; hay là phải chăng vì kẻ cao niên thì khôn ngoan biết là không bắt bẻ được Chúa, nên lẩn đi cho sớm kẻo lại được dự một buổi lên lớp mất mặt nữa dành cho những ai tự coi mình là đạo đức, có trách nhiệm bắt người khác giữ luật: Khốn cho các ngươi, hỡi luật sĩ và biệt phái ! (x. Lc 11,27-54)
• Dầu lý do nào đi nữa, thì rồi rốt cuộc sân sa chỉ còn hai người. Phiên toà chỉ còn lại hai : Kẻ đáng thương và Đấng xót thương. Miseria và Misericordia.
Thánh Augustino cũng mạnh dạn nói : Đó là tóm tắt toàn bộ Tin Mừng. Đấng xót thương đứng trước kẻ đáng thương. Lòng nhân hậu đối diện với điều khốn cùng. Ta đến để cứu người tội lỗi. Đó là tóm tắt sứ mạng của Chúa, là tóm tắt toàn bộ Phúc Âm.
Câu hỏi của Chúa giúp người phụ nữ có thể nói được ít là một câu, vì từ đầu đến giờ chị đã cúi gầm mặt, xấu hổ, lặng thinh.
Chúa không hỏi : Sao chị lại phạm tội ? Sao chị dại dột thế ? hay, chị phạm tôi trong hoàn cảnh nào ? Nếu hỏi như vậy, chắc chị cũng lặng thinh. Và cũng không có đối đáp. Sân ga hai người mà vẫn độc thoại. Nên Chúa hỏi: Này chị, họ ở đâu cả rồi, không ai lên án chị sao ?
Chị trả lời được ngay: không ai cả, thưa ông.
Không ai cả, vì không ai vô tội cả, cho nên chẳng ai dám ném viên đá đầu tiên.
Đây là một đoạn Tin Mừng nhiều người rất thích. Thích vì nó rất phù hợp trong việc ngăn cản kết án người khác. Nó làm cho tôi nguôi giận ngay mỗi khi có ai đó làm tôi bực mình muốn lên tiếng chửi bới. Gặp những trường hợp đáng bực bội đó mà kịp nghĩ đến lời Đức Giê-su: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi’, thì tôi lại cười xòa, và mọi cơn giận hay khuynh hướng muốn kết án bị giập tắt ngay. Tại sao ? Vì chính tôi cảm thấy rằng mình cũng đã từng làm cho một ai đó bực mình, bị thiệt hại, buồn phiền, đã từng làm những điều hết sức ngu xuẩn...
Chẳng hạn, ngoài công lộ, một ai đó chạy xe ẩu làm tôi suýt bị té, khiến tôi bực bội đến nỗi buột miệng chửi toáng lên. Nhưng khi tôi chợt nghĩ rằng trước đây mình cũng đã từng làm cho một vài người suýt bị té y như vậy, thì tôi tan hết sự bực mình ngay. Nhiều khi con cái tôi làm tôi tức lộn ruột lên, khiến tôi muốn phạt chúng một trận nên thân, nhưng khi chợt nhận ra rằng tôi cũng đã từng làm cho cha mẹ tôi tức lộn ruột y như vậy, thì tự nhiên cơn giận tôi biến mất ngay.
Trong phiên toàn thông thường, trước khi tuyên án, quan toà cho đòi nhân chứng, cho đòi nguyên cáo. Nếu nhân chứng không có mà nguyên cáo thì lại bỏ cuộc, hoặc bãi nại thì phiên toà dừng lại. Cũng có lúc bên nguyên bãi nại mà toà vẫn xử thì công tố viên đứng ra đóng vai nguyên cáo. Vai trò này trong sách Khải Huyền dành cho Satan: “Vì Satan kẻ tố cáo anh em của Ta, ngay đêm tố cáo họ trước toà Thiên Chúa, nhờ máu của Con Chiên nay đã bị tống ra ngoài” (Kh 12,10). Vậy là cũng chỉ còn lại có hai. Người có tội và Đấng tha tội. Kẻ đáng thương và Đấng xót thương, kẻ khốn khó bần cùng và lòng nhân hậu vô cùng. Khi nhìn nhận mình là kẻ có tội, tức người khốn khó đáng thương, ta sẽ gặp ngay Đấng xót thương, Đấng tha tội.
Có hai tội nhân vào sa mạc ăn chay đền tội trước khi được xét xem có đáng nhận vào tu viện hay không . Sau một năm thử thách, có khác biệt ở hai người : một kẻ ốm o buồn phiền, một người vui tươi khoẻ mạnh. Họ được dẫn tới bề trên để chờ sự phán quyết xem có được nhận vào tu không. Trả lời câu hỏi “làm gì trong năm qua,” người ốm o nói : Suốt năm tôi suy nghĩ về tội của tôi, tôi nghĩ tới hình phạt, tôi sợ hãi đến quên ăn mất ngủ.
Còn người vui tươi đáp : Suốt năm qua, tôi nghĩ đến ơn lành Chúa ban, tôi nghĩ tới lòng nhân hậu tha thứ của Chúa. Tôi ca tụng Ngài –lòng sám hối biến thành lời tụng ca. Anh được nhận vào tu viện.
Nhưng … người ốm o cũng được nhận vào cộng đoàn.
Đấng xót thương luôn thương xót kẻ đáng thương. Sân ga chỉ còn 2 người. Ai nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi đáng thương liền gặp ngay lập tức Đấng nhân hậu xót thương. Dại gì mà không nhận đi ! Phiên toà chỉ còn lại hai thôi.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Trong bộ phim của Liên Xô trước đây được mang tựa đề khá thi vị “Sân ga chỉ có hai người,” kể về chuyện trễ tàu của một ông kia và một bà nọ, xa lạ, nhưng rồi vì sân ga chỉ còn hai người, nên đi dần đến thân nhau.
Hôm nay bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe cũng có thể đặt cho cái tựa đề như thế. Sân ga chỉ có hai người – hay “Phiên toà chỉ còn lại hai”
Người có công nghĩ ra tựa đề này là thánh Augustino. Và chính thánh nhân đã chơi chữ thật kỳ diệu : Chỉ còn lại hai : Miseria và Misericordia.
Dịch là “sự khốn cùng” và “lòng xót thương.” Miseria, thêm cor, cordis là trái tim, ở giữa, sẽ có misericordia. Dịch thoát ý là, chỉ còn lại hai : “người đáng thương” và “Chúa xót thương.”
Do đâu mà đưa đến phiên toà rốt cuộc chỉ còn 2 người. Và 2 người đó là ai ? Ta sẽ tìm hiểu.
• Do đâu mà chỉ còn hai. Ta rảo qua phiên toà.
Đức Giêsu đâng giảng giữa đám đông, thì các thầy Thông giáo và Biệt phái dẫn một người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, đem đến gài bẫy Chúa. Hẳn là người phụ nữ này phải run bắn lên vì vừa xấu hổ vừa sợ chết. Mà không phải sợ chết nữa mà là sẽ chết thật, vì chiếu luật Mosê Đnl 22,22 và Levi 20,10 : Sẽ phải bị ném đá cho chết cả gian phu lẫn dâm phụ. Không cần xét xử gì.
Đây là cơ hội bằng vàng để gài bẫy Chúa. Và đây cũng là câu hỏi sinh tử mà Chúa gặp phải trong cuộc đời rao giảng.
Nếu không cho ném đá: Đức Giêsu sẽ bị cáo là lỗi lề luật, vi phạm luật pháp.
Nếu cứ cho ném đá : lòng nhân từ của Thiên Chúa mà Ngài rao giảng sẽ vô nghĩa. Lòng nhân ở trên mây ! Ở đây ta thấy, họ vừa khiêu khích Chúa lỗi luật Môsê, vừa gián tiếp công nhận giáo lý về lòng nhân từ mà Chúa rao giảng, chứ nếu không công nhận, thì họ chẳng thử thách Chúa làm gì : Còn Thầy, Thầy dạy sao ?
Chúa đã trả lời bằng một hành động và bằng một lời nói. Bằng hành động là lấy tay viết viết, vạch vạch trên đất hai lần.
Chúa viết gì ? Ta không cần biết, mặc dầu đã có nhiều người đoán già đoán non Chúa viết điều này điều nọ (như Jêrôme: viết tội những người tố cáo…), nhưng cái chính là Chúa tránh trả lời, Chúa từ chối xét đoán – nghĩa Sêmít : xét đoán là lên án.
Cho đến khi họ cứ hỏi đi hỏi lại thầy nghĩ sao, thầy dạy thế nào về trường hợp này, Đức Giêsu đã trả lời một câu. Một câu mà ai cũng cảm phục là cực kỳ khôn ngoan. Vừa theo luật (công bình) vừa nhân từ (tha thứ). Luật Đnl 13,9-10; 17,7 dạy : Chính chứng nhân sẽ tra tay trước. Toàn dân sẽ ra tay sau. Vậy nếu không ai tra tay trước, không ai ném viên đá đầu tiên thì cũng sẽ chẳng có những hòn đá khác ném đi…
Vậy thì Chúa Giêsu đã dựa vào Luật Môse, chứ không lỗi luật, để trả lời họ. Ai xét mình là kẻ vô tội, thì hãy ném viên đá đầu tiên. Lời này vừa thốt ra –cũng khen là lương tâm của đám đông vẫn còn trong sáng, chưa chai lì– nên ai cũng tự xét mình và rút lui. Cảnh rút lui là một cảnh cười ra nước mắt: bởi bắt đầu là những kẻ cao niên –càng thêm tuổi càng thêm tội. Phải chăng vì kẻ cao niên thay vì càng dày tháng năm càng tăng công đức, thì ngược lại; hay là phải chăng vì kẻ cao niên thì khôn ngoan biết là không bắt bẻ được Chúa, nên lẩn đi cho sớm kẻo lại được dự một buổi lên lớp mất mặt nữa dành cho những ai tự coi mình là đạo đức, có trách nhiệm bắt người khác giữ luật: Khốn cho các ngươi, hỡi luật sĩ và biệt phái ! (x. Lc 11,27-54)
• Dầu lý do nào đi nữa, thì rồi rốt cuộc sân sa chỉ còn hai người. Phiên toà chỉ còn lại hai : Kẻ đáng thương và Đấng xót thương. Miseria và Misericordia.
Thánh Augustino cũng mạnh dạn nói : Đó là tóm tắt toàn bộ Tin Mừng. Đấng xót thương đứng trước kẻ đáng thương. Lòng nhân hậu đối diện với điều khốn cùng. Ta đến để cứu người tội lỗi. Đó là tóm tắt sứ mạng của Chúa, là tóm tắt toàn bộ Phúc Âm.
Câu hỏi của Chúa giúp người phụ nữ có thể nói được ít là một câu, vì từ đầu đến giờ chị đã cúi gầm mặt, xấu hổ, lặng thinh.
Chúa không hỏi : Sao chị lại phạm tội ? Sao chị dại dột thế ? hay, chị phạm tôi trong hoàn cảnh nào ? Nếu hỏi như vậy, chắc chị cũng lặng thinh. Và cũng không có đối đáp. Sân ga hai người mà vẫn độc thoại. Nên Chúa hỏi: Này chị, họ ở đâu cả rồi, không ai lên án chị sao ?
Chị trả lời được ngay: không ai cả, thưa ông.
Không ai cả, vì không ai vô tội cả, cho nên chẳng ai dám ném viên đá đầu tiên.
Đây là một đoạn Tin Mừng nhiều người rất thích. Thích vì nó rất phù hợp trong việc ngăn cản kết án người khác. Nó làm cho tôi nguôi giận ngay mỗi khi có ai đó làm tôi bực mình muốn lên tiếng chửi bới. Gặp những trường hợp đáng bực bội đó mà kịp nghĩ đến lời Đức Giê-su: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi’, thì tôi lại cười xòa, và mọi cơn giận hay khuynh hướng muốn kết án bị giập tắt ngay. Tại sao ? Vì chính tôi cảm thấy rằng mình cũng đã từng làm cho một ai đó bực mình, bị thiệt hại, buồn phiền, đã từng làm những điều hết sức ngu xuẩn...
Chẳng hạn, ngoài công lộ, một ai đó chạy xe ẩu làm tôi suýt bị té, khiến tôi bực bội đến nỗi buột miệng chửi toáng lên. Nhưng khi tôi chợt nghĩ rằng trước đây mình cũng đã từng làm cho một vài người suýt bị té y như vậy, thì tôi tan hết sự bực mình ngay. Nhiều khi con cái tôi làm tôi tức lộn ruột lên, khiến tôi muốn phạt chúng một trận nên thân, nhưng khi chợt nhận ra rằng tôi cũng đã từng làm cho cha mẹ tôi tức lộn ruột y như vậy, thì tự nhiên cơn giận tôi biến mất ngay.
Trong phiên toàn thông thường, trước khi tuyên án, quan toà cho đòi nhân chứng, cho đòi nguyên cáo. Nếu nhân chứng không có mà nguyên cáo thì lại bỏ cuộc, hoặc bãi nại thì phiên toà dừng lại. Cũng có lúc bên nguyên bãi nại mà toà vẫn xử thì công tố viên đứng ra đóng vai nguyên cáo. Vai trò này trong sách Khải Huyền dành cho Satan: “Vì Satan kẻ tố cáo anh em của Ta, ngay đêm tố cáo họ trước toà Thiên Chúa, nhờ máu của Con Chiên nay đã bị tống ra ngoài” (Kh 12,10). Vậy là cũng chỉ còn lại có hai. Người có tội và Đấng tha tội. Kẻ đáng thương và Đấng xót thương, kẻ khốn khó bần cùng và lòng nhân hậu vô cùng. Khi nhìn nhận mình là kẻ có tội, tức người khốn khó đáng thương, ta sẽ gặp ngay Đấng xót thương, Đấng tha tội.
Có hai tội nhân vào sa mạc ăn chay đền tội trước khi được xét xem có đáng nhận vào tu viện hay không . Sau một năm thử thách, có khác biệt ở hai người : một kẻ ốm o buồn phiền, một người vui tươi khoẻ mạnh. Họ được dẫn tới bề trên để chờ sự phán quyết xem có được nhận vào tu không. Trả lời câu hỏi “làm gì trong năm qua,” người ốm o nói : Suốt năm tôi suy nghĩ về tội của tôi, tôi nghĩ tới hình phạt, tôi sợ hãi đến quên ăn mất ngủ.
Còn người vui tươi đáp : Suốt năm qua, tôi nghĩ đến ơn lành Chúa ban, tôi nghĩ tới lòng nhân hậu tha thứ của Chúa. Tôi ca tụng Ngài –lòng sám hối biến thành lời tụng ca. Anh được nhận vào tu viện.
Nhưng … người ốm o cũng được nhận vào cộng đoàn.
Đấng xót thương luôn thương xót kẻ đáng thương. Sân ga chỉ còn 2 người. Ai nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi đáng thương liền gặp ngay lập tức Đấng nhân hậu xót thương. Dại gì mà không nhận đi ! Phiên toà chỉ còn lại hai thôi.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Tri ân người cứu mạng
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
17:55 13/03/2016
TRI ÂN NGƯỜI “CỨU MẠNG”
Trang Tuoitre online có đăng tải câu chuyện cảm động về một chú chim cánh cụt có tên là Dindim, mỗi năm vượt 8.000km đường biển để trở lại thăm người cứu mạng. Theo bài báo, con chim cánh cụt không cho ai đụng vào mình, trừ ông Joao Pereira de Souza, 71 tuổi, người đã cứu mạng nó trên một bãi biển Brazil năm 2011.
Bài báo cũng kể rằng, lúc đó con chim cánh cụt Magellan Nam Mỹ, được đặt tên Dindim, đang trong tình trạng sắp chết, toàn thân phủ đầy dầu. Ông De Souza đã mang nó về chăm sóc, lau sạch dầu cho nó, cho nó ăn uống...
Sau khi khỏe lại, Dindim cứ lưu luyến không muốn rời đi. Tuy nhiên cuối cùng nó vẫn phải đi. Một năm sau, De Souza bất ngờ khi thấy nó lại xuất hiện. Rồi đều đặn những năm sau, nó đều trở về "thăm" ông , như là một cách để bày tỏ lòng tri ân đối với người đã cứu mạng nó.
Ước tính quãng đường nó đã vượt qua để đến gặp De Souza là 8.000km. Thường nó đến vào tháng 6 và rời đi vào tháng 2 hàng năm.
Đọc câu chuyện trên đây, tôi liên tưởng đến người phụ nữ ngoại tình trong câu chuyện Tin Mừng Chúa Nhật V Mùa Chay. Không biết người phụ nữ này có được tâm tình tri ân đầy nghĩa tình như chú chim Dindim hay không! Bởi lẽ chị cũng đã được “ơn cứu mạng” từ một người mà chị không hề quen biết. Người đó chính là Đức Giêsu thành Nazareth.
Chúng ta biết rằng người phụ nữ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, tội “xài hàng ngoại” quốc cấm. Bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình đồng nghĩa với cái chết. Vì luật Môisê đã qui định như thế. Cái chết đang treo lơ lửng trên đầu chị ta. Vấn đề chỉ còn là thời gian. Nhưng không phải là cái chết nhẹ nhàng thanh thoát, mà là cái chết tức tưởi, đau thương và nhục nhã. Tội nhân đứng ở giữa, chung quanh là những người xử tội trên tay là những hòn đá cuội. Khi đón nhận những trận mưa đá, tội nhân cầm chắc cái chết, chỉ còn kêu lên được mấy tiếng “má ơi”, “ba ơi”, rồi tắt thở (mở mắt ra thấy ngay thánh Phêrô).
May mắn cho chị, vì chị đã gặp được Đức Giêsu, Đấng là hiện thân của Lòng Thương Xót. Ngài đã cứu chị khỏi một “cái chết” oan khiên đang chực chờ. Nếu trong câu chuyện dụ ngôn trước đó, chị đã được nghe phong phanh về một vị Thiên Chúa như là người cha nhân hậu bao dung, thì hôm nay chị gặp được một vị Thiên Chúa hiện thân nơi Đức Giêsu Kitô như là một Vị Quan Toà từ tâm và đầy lòng thương xót. Chẳng những Ngài cứu chị khỏi cái chết về thể lý, mà còn cứu chị khỏi cái chết đời đời, khi công bố “án trắng” cho chị: “Ta không kết án chị đâu. Chị hãy về bình an”.
Tin Mừng không nói đến những diễn tiến sau đó liên quan đến cuộc đời của chị, nhưng ta có thể chẩn đoán được rằng chắn chắn chị ta sẽ “đội ơn” Chúa Giêsu suốt cả cuộc đời, ơn cứu mạng; và hơn thế chị ta sẽ còn nỗ lực để đáp lại hồng ân cứu mạng đó, bằng cách sống phần đời còn lại một cách lành thánh.
Phần chúng ta thì sao? Đức Giêsu Kitô chính là vị đại ân nhân của chúng ta, vì Ngài đã “cứu mạng” chúng ta, không phải là ơn cứu mạng về phần xác, nhưng là ơn cứu mạng về phần linh hồn. Và để “cứu mạng” chúng ta, Ngài đã chấp nhận hy sinh, chấp nhận “hiến mạng” mình trên cây Thập Tự. Lẽ ra chúng ta đã chết đời đời vì tội lỗi, nhưng Chúa đã cứu chúng ta khỏi cái chết ấy. Ơn cứu mạng thiết nghĩ là ơn trọng nhất! Vậy chúng ta cần phải có tâm tình và thái độ đối với Chúa?
Chú chim cánh cụt Dindim đã vượt cả chặng đường hơn 8.000 cây số để đến tri ân người cứu mạng. Mỗi tuần chúng ta có “vượt” được một vài cây số, hay dăm ba cây số để đến nhà thờ mà tạ ơn Chúa hay không? Mỗi ngày chúng ta có “vượt” được cơn cám dỗ của sự biếng lười hay cơn cám dỗ của công việc bận rộn để đến với Chúa Giêsu Thánh Thể mà tri ân Ngài hay không?
Ước gì mỗi người chúng ta cũng biết nhận ra hồng ân cứu độ lớn lao, mà Chúa đã tặng ban cho chúng ta nhờ lòng xót thương của Ngài - cũng là ơn cứu mạng - để năng dâng lời tạ ơn Chúa; đồng thời nỗ lực thực thi lòng xót thương đối với anh chị em đồng loại của mình như Chúa đã nêu gương. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
Trang Tuoitre online có đăng tải câu chuyện cảm động về một chú chim cánh cụt có tên là Dindim, mỗi năm vượt 8.000km đường biển để trở lại thăm người cứu mạng. Theo bài báo, con chim cánh cụt không cho ai đụng vào mình, trừ ông Joao Pereira de Souza, 71 tuổi, người đã cứu mạng nó trên một bãi biển Brazil năm 2011.
Bài báo cũng kể rằng, lúc đó con chim cánh cụt Magellan Nam Mỹ, được đặt tên Dindim, đang trong tình trạng sắp chết, toàn thân phủ đầy dầu. Ông De Souza đã mang nó về chăm sóc, lau sạch dầu cho nó, cho nó ăn uống...
Sau khi khỏe lại, Dindim cứ lưu luyến không muốn rời đi. Tuy nhiên cuối cùng nó vẫn phải đi. Một năm sau, De Souza bất ngờ khi thấy nó lại xuất hiện. Rồi đều đặn những năm sau, nó đều trở về "thăm" ông , như là một cách để bày tỏ lòng tri ân đối với người đã cứu mạng nó.
Ước tính quãng đường nó đã vượt qua để đến gặp De Souza là 8.000km. Thường nó đến vào tháng 6 và rời đi vào tháng 2 hàng năm.
Đọc câu chuyện trên đây, tôi liên tưởng đến người phụ nữ ngoại tình trong câu chuyện Tin Mừng Chúa Nhật V Mùa Chay. Không biết người phụ nữ này có được tâm tình tri ân đầy nghĩa tình như chú chim Dindim hay không! Bởi lẽ chị cũng đã được “ơn cứu mạng” từ một người mà chị không hề quen biết. Người đó chính là Đức Giêsu thành Nazareth.
Chúng ta biết rằng người phụ nữ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, tội “xài hàng ngoại” quốc cấm. Bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình đồng nghĩa với cái chết. Vì luật Môisê đã qui định như thế. Cái chết đang treo lơ lửng trên đầu chị ta. Vấn đề chỉ còn là thời gian. Nhưng không phải là cái chết nhẹ nhàng thanh thoát, mà là cái chết tức tưởi, đau thương và nhục nhã. Tội nhân đứng ở giữa, chung quanh là những người xử tội trên tay là những hòn đá cuội. Khi đón nhận những trận mưa đá, tội nhân cầm chắc cái chết, chỉ còn kêu lên được mấy tiếng “má ơi”, “ba ơi”, rồi tắt thở (mở mắt ra thấy ngay thánh Phêrô).
May mắn cho chị, vì chị đã gặp được Đức Giêsu, Đấng là hiện thân của Lòng Thương Xót. Ngài đã cứu chị khỏi một “cái chết” oan khiên đang chực chờ. Nếu trong câu chuyện dụ ngôn trước đó, chị đã được nghe phong phanh về một vị Thiên Chúa như là người cha nhân hậu bao dung, thì hôm nay chị gặp được một vị Thiên Chúa hiện thân nơi Đức Giêsu Kitô như là một Vị Quan Toà từ tâm và đầy lòng thương xót. Chẳng những Ngài cứu chị khỏi cái chết về thể lý, mà còn cứu chị khỏi cái chết đời đời, khi công bố “án trắng” cho chị: “Ta không kết án chị đâu. Chị hãy về bình an”.
Tin Mừng không nói đến những diễn tiến sau đó liên quan đến cuộc đời của chị, nhưng ta có thể chẩn đoán được rằng chắn chắn chị ta sẽ “đội ơn” Chúa Giêsu suốt cả cuộc đời, ơn cứu mạng; và hơn thế chị ta sẽ còn nỗ lực để đáp lại hồng ân cứu mạng đó, bằng cách sống phần đời còn lại một cách lành thánh.
Phần chúng ta thì sao? Đức Giêsu Kitô chính là vị đại ân nhân của chúng ta, vì Ngài đã “cứu mạng” chúng ta, không phải là ơn cứu mạng về phần xác, nhưng là ơn cứu mạng về phần linh hồn. Và để “cứu mạng” chúng ta, Ngài đã chấp nhận hy sinh, chấp nhận “hiến mạng” mình trên cây Thập Tự. Lẽ ra chúng ta đã chết đời đời vì tội lỗi, nhưng Chúa đã cứu chúng ta khỏi cái chết ấy. Ơn cứu mạng thiết nghĩ là ơn trọng nhất! Vậy chúng ta cần phải có tâm tình và thái độ đối với Chúa?
Chú chim cánh cụt Dindim đã vượt cả chặng đường hơn 8.000 cây số để đến tri ân người cứu mạng. Mỗi tuần chúng ta có “vượt” được một vài cây số, hay dăm ba cây số để đến nhà thờ mà tạ ơn Chúa hay không? Mỗi ngày chúng ta có “vượt” được cơn cám dỗ của sự biếng lười hay cơn cám dỗ của công việc bận rộn để đến với Chúa Giêsu Thánh Thể mà tri ân Ngài hay không?
Ước gì mỗi người chúng ta cũng biết nhận ra hồng ân cứu độ lớn lao, mà Chúa đã tặng ban cho chúng ta nhờ lòng xót thương của Ngài - cũng là ơn cứu mạng - để năng dâng lời tạ ơn Chúa; đồng thời nỗ lực thực thi lòng xót thương đối với anh chị em đồng loại của mình như Chúa đã nêu gương. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
Người phụ nữ ngoại tình
Lm. Vinh Sơn scj.
17:56 13/03/2016
Chúa Nhật V Mùa Chay C
NGƯỜI PHỤ NỮ NGOẠI TÌNH
Is 43,16-21; Pl 3,8-14; Ga 8,1-11
Câu truyện xảy ra ở một hải đảo của nước Ý. Tại đây người ta quy định: Nếu một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, người ta sẽ buộc vào cổ người đàn bà này một tảng đá lớn, và quẳng xuống biển cho chết chìm.
Vào một ngày kia, một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội này. Bà đã bị kết án tử hình theo như luật định. Nhưng đến ngày xử mà người chồng vẫn còn đánh bắt cá ngoài khơi, khiến tòa án phải gia hạn thêm mấy ngày nữa. Người ta đã phải gia hạn nhều lần mà vẫn không thấy anh chồng trở về. Cuối cùng họ quyết thi hành án tử hình cho chị vợ, cho dù chồng có mặt hay không. Họ định ngày xử và dùng thuyền đưa chị ra vùng nước sâu, cột một hòn đá vào cổ chị ta, trước khi quăng chị ta xuống biển cho chết chìm.
Nhưng thật lạ lùng, ngày hôm sau mọi người đều kinh ngạc khi thấy chị ta xuất hiện ở trong làng. Thì ra, ngay từ đầu, nhờ được hai người bạn thân giúp đỡ, người chồng đã hay biết mọi sự. Cho dù bị vợ phản bội, nhưng người chồng vẫn luôn yêu thương và sẵn sàng tha thứ tội bất trung của vợ. Anh và mấy người bạn kia đã đặt ra một kế hoạch hoàn hảo để giải cứu người vợ. Do đó, thay vì sớm xuất đầu lộ diện để tham gia xét xử, anh ta đã lẩn trốn trong rừng một thời gian để làm kế hoãn binh. Đến ngày thi hành án, anh bí mật bơi lặn đến núp dưới một tảng đá ngầm, ngay tại nơi mà người chị vợ sẽ bị quăng xuống biển. Khi chị vợ bị quăng xuống, thì người chồng đã nhanh chóng tiến lại gần, dùng dao cắt đứt sợi dây cột đá và bí mật đưa vợ đi đường tắt về nhà…
Tình yêu của người chồng dành cho vợ dù nàng có ngoại tình gợi cho chúng ta tình yêu thủy chung của Thiên Chúa dành cho Dân Ngài, dù Dân có phản bội, có phạm tội…
Sau những tranh luận về thực thi luật với Chúa Giêsu, cuối cùng người Pharisiêu và Kinh Sư có thể đưa Người vào bẫy để tiêu diệt Người: Một người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Họ không tranh luận với Người nữa, mà họ điệu người phụ nữ này đến với Chúa Giêsu để Ngài phán xử: “Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?”. Lề Luật tuyên bố minh nhiên: “Khi người đàn ông nào ngoại tình với đàn bà có chồng, ngoại tình với vợ người đồng loại, thì cả đàn ông ngoại tình lẫn đàn bà ngoại tình phải bị xử tử” (Lv 20,10; x. thêm Đnl 13,7-10; 17,2tt). Vụ việc đã quá rõ: người phụ nữ ngoại tình có tội, Đức Giêsu còn có thể làm gì nếu không phải là đồng thuận đi theo cách thực hành của các đối thủ, tức là yêu cầu ném đá người đàn bà tức khắc? Người đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc là ưng theo cách thực hành của họ, hoặc là Người chứng tỏ Người khinh thường Lề Luật khi xử đỡ cho chị. Tất cả mọi chuyện này xảy ra nơi thanh thiên bạch nhật, trước sự chứng kiến của dân chúng đang nghe Đức Giêsu. Nếu Người đồng thuận với cách xử sự của các đối thủ, Người cũng đồng thuận với lập trường của họ đối với những người tội lỗi, Người sẽ bị buộc phải phủ nhận những giáo huấn yêu thương tha thứ và cách xử sự của Người và thế là Người sẽ bị lật mặt nạ ra như là vị thầy giả hiệu. Ngược lại, nếu Người không chấp nhận lối xử sự của họ, Người sẽ phủ nhận một khoản luật rất rõ ràng và cũng sẽ bị toàn dân coi là kẻ vi phạm Lề Luật.
Phản ứng của Chúa Giêsu viết trên đất: Có nhiều gợi ý để cách nghĩa điểm này: Thánh Hiêrônimô cho rằng: Người vạch tội những kẻ tố cáo. Nhiều tác giả khác thì cho rằng: Người viết lại một câu trong Giêrêmia (Gr 17,l3): "tất cả những ai lìa bỏ Ngài sẽ phải hổ thẹn, những kẻ quay lưng lại với Ngài sẽ phải ghi tên mình trong lòng đất". A. Marchadour cho rằng: "Tốt nhất nên trung thành với sự mơ hồ của bản văn. Đức Giêsu vạch trên đất để kéo dài thời gian thinh lặng, làm cho lời phân xử sắp thốt ra thêm trọng lượng" (sđd; trg 124). Những cách giải thích hợp lý nhất, đó là Đức Giêsu chỉ vạch các đường nét trên mặt đất trong khi Người suy nghĩ, hoặc muốn tỏ ra không nao núng hay Người đang kềm hãm các cảm giác chán ngán về sự hăng hái đầy gian ác của những người tố cáo. E. Power ghi lại nhiều trường hợp từ nền văn chương Ả-rập cho thấy thói quen Sê-mít vẽ trên đất khi không muốn can thiệp vào vụ việc nào đó.
Thấy Chúa im lặng và vẽ trên đất, họ thúc Đức Giêsu phải có lập trường dứt khoát với người phụ nữ: bị ném đá hay là không. Ngài trả lời: “Ai trong các ông sạch tội, … ném trước … Đức Giêsu cũng trích dẫn Đnl 13,9-10 và ch. 17. Đnl 17,7 nhìn nhận rằng người làm chứng chống lại bị cáo có một trách nhiệm đặc biệt đối với cái chết của kẻ ấy.
Có ai trong gia đình nhân loại là người vô tội đâu? Bởi vì ai trong chúng ta cũng có tội cả. Và phạm tội mỗi ngày, cho nên càng nhiều tuổi thì lại càng phạm tội nhiều nên họ từ từ bỏ đi bắt đầu từ những người lớn tuổi nhất. Thật thế, sau này Thánh Phaolô khẳng định : con người «ai cũng phạm tội» (Rm 5,12): «Không ai là người công chính, dẫu một người cũng không» (Rm 3,10; x.1Ga 1,10). Như thế cho thấy câu trả lời của Chúa Giêsu: Nếu mình cũng phạm tội, là tội nhân tại sao mình lại dám kết án người khác...
Đức Giêsu không hề phạm tội (x.1Pr 2,22), nhưng Ngài lại không lên án ai như Ngài vẫn thường nói: "Phần tôi, tôi không xét đoán ai cả" (Ga 8,l5). "Tôi đến để tìm và cứu những gì đã mất" (Lc 19,10). “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ” (Ga 3,17)
Khi Đức Giêsu ngẩng đầu lên “lần thứ hai thì chỉ còn mình Người đối diện với người phụ nữ”. Vì mọi người đã bỏ đi hết. Thánh Augustinô chú giải về cử chỉ này: “Chỉ còn lại lòng thương xót và người được xót thương”. Ngài nói người tội nhân: "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!".
Câu chuyện về vụ án xét xử người ngoại tình thật tuyệt vời, diễn tả sâu sắc chương trình và cách thức Thiên Chúa cứu độ loài người. Người phụ nữ bị tố cáo trải nghiệm lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa đến từ nơi Đức Giêsu. Những người tố cáo thì hiểu rằng chính họ cũng cần đến lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa vì họ cũng là tội nhân, cho nên chính họ cũng không được cư xử cách tự phụ và thiếu lòng từ bi với người thân cận ngay cả những tội nhân cũng cần có lòng khoan nhân tha thứ.
Trong thân phận của con người, chúng ta luôn có những thiếu sót và lầm lỗi. Cho nên, cũng cần đến với lòng kiên nhẫn và từ bi thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta cũng có chia sẻ thao thức của Đức Giêsu là thương xót và cứu chữa. Chúng ta cần ý thức rằng ơn gọi của chúng ta vừa lãnh nhận ơn tha thứ và cũng lại ra đi ban phát và làm chứng ơn cứu chữa như Đức Giêsu đã làm xưa kia...
Chúa đã tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình. Khi bị treo trên thập giá, Chúa đã tha thứ cho người trộm cướp biết ăn năn, tha thứ cho những kẻ đóng đinh Ngài - xin cũng tha thứ cho chúng con là kẻ tội lỗi.
Với anh em: đừng xét đoán, thì không bị Thiên Chúa xét đoán.... đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha (x. Lc 6,37).
“Lạy Chúa Trời, Đấng cứu độ chúng con, xin Ngài thương phù trợ, để danh Ngài rạng rỡ. Xin giải thoát chúng con, và thứ tha tội lỗi, vì danh dự của Ngài” (Tv 79,9).
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn 12/03/2016
NGƯỜI PHỤ NỮ NGOẠI TÌNH
Is 43,16-21; Pl 3,8-14; Ga 8,1-11
Câu truyện xảy ra ở một hải đảo của nước Ý. Tại đây người ta quy định: Nếu một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, người ta sẽ buộc vào cổ người đàn bà này một tảng đá lớn, và quẳng xuống biển cho chết chìm.
Vào một ngày kia, một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội này. Bà đã bị kết án tử hình theo như luật định. Nhưng đến ngày xử mà người chồng vẫn còn đánh bắt cá ngoài khơi, khiến tòa án phải gia hạn thêm mấy ngày nữa. Người ta đã phải gia hạn nhều lần mà vẫn không thấy anh chồng trở về. Cuối cùng họ quyết thi hành án tử hình cho chị vợ, cho dù chồng có mặt hay không. Họ định ngày xử và dùng thuyền đưa chị ra vùng nước sâu, cột một hòn đá vào cổ chị ta, trước khi quăng chị ta xuống biển cho chết chìm.
Nhưng thật lạ lùng, ngày hôm sau mọi người đều kinh ngạc khi thấy chị ta xuất hiện ở trong làng. Thì ra, ngay từ đầu, nhờ được hai người bạn thân giúp đỡ, người chồng đã hay biết mọi sự. Cho dù bị vợ phản bội, nhưng người chồng vẫn luôn yêu thương và sẵn sàng tha thứ tội bất trung của vợ. Anh và mấy người bạn kia đã đặt ra một kế hoạch hoàn hảo để giải cứu người vợ. Do đó, thay vì sớm xuất đầu lộ diện để tham gia xét xử, anh ta đã lẩn trốn trong rừng một thời gian để làm kế hoãn binh. Đến ngày thi hành án, anh bí mật bơi lặn đến núp dưới một tảng đá ngầm, ngay tại nơi mà người chị vợ sẽ bị quăng xuống biển. Khi chị vợ bị quăng xuống, thì người chồng đã nhanh chóng tiến lại gần, dùng dao cắt đứt sợi dây cột đá và bí mật đưa vợ đi đường tắt về nhà…
Tình yêu của người chồng dành cho vợ dù nàng có ngoại tình gợi cho chúng ta tình yêu thủy chung của Thiên Chúa dành cho Dân Ngài, dù Dân có phản bội, có phạm tội…
Sau những tranh luận về thực thi luật với Chúa Giêsu, cuối cùng người Pharisiêu và Kinh Sư có thể đưa Người vào bẫy để tiêu diệt Người: Một người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Họ không tranh luận với Người nữa, mà họ điệu người phụ nữ này đến với Chúa Giêsu để Ngài phán xử: “Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?”. Lề Luật tuyên bố minh nhiên: “Khi người đàn ông nào ngoại tình với đàn bà có chồng, ngoại tình với vợ người đồng loại, thì cả đàn ông ngoại tình lẫn đàn bà ngoại tình phải bị xử tử” (Lv 20,10; x. thêm Đnl 13,7-10; 17,2tt). Vụ việc đã quá rõ: người phụ nữ ngoại tình có tội, Đức Giêsu còn có thể làm gì nếu không phải là đồng thuận đi theo cách thực hành của các đối thủ, tức là yêu cầu ném đá người đàn bà tức khắc? Người đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc là ưng theo cách thực hành của họ, hoặc là Người chứng tỏ Người khinh thường Lề Luật khi xử đỡ cho chị. Tất cả mọi chuyện này xảy ra nơi thanh thiên bạch nhật, trước sự chứng kiến của dân chúng đang nghe Đức Giêsu. Nếu Người đồng thuận với cách xử sự của các đối thủ, Người cũng đồng thuận với lập trường của họ đối với những người tội lỗi, Người sẽ bị buộc phải phủ nhận những giáo huấn yêu thương tha thứ và cách xử sự của Người và thế là Người sẽ bị lật mặt nạ ra như là vị thầy giả hiệu. Ngược lại, nếu Người không chấp nhận lối xử sự của họ, Người sẽ phủ nhận một khoản luật rất rõ ràng và cũng sẽ bị toàn dân coi là kẻ vi phạm Lề Luật.
Phản ứng của Chúa Giêsu viết trên đất: Có nhiều gợi ý để cách nghĩa điểm này: Thánh Hiêrônimô cho rằng: Người vạch tội những kẻ tố cáo. Nhiều tác giả khác thì cho rằng: Người viết lại một câu trong Giêrêmia (Gr 17,l3): "tất cả những ai lìa bỏ Ngài sẽ phải hổ thẹn, những kẻ quay lưng lại với Ngài sẽ phải ghi tên mình trong lòng đất". A. Marchadour cho rằng: "Tốt nhất nên trung thành với sự mơ hồ của bản văn. Đức Giêsu vạch trên đất để kéo dài thời gian thinh lặng, làm cho lời phân xử sắp thốt ra thêm trọng lượng" (sđd; trg 124). Những cách giải thích hợp lý nhất, đó là Đức Giêsu chỉ vạch các đường nét trên mặt đất trong khi Người suy nghĩ, hoặc muốn tỏ ra không nao núng hay Người đang kềm hãm các cảm giác chán ngán về sự hăng hái đầy gian ác của những người tố cáo. E. Power ghi lại nhiều trường hợp từ nền văn chương Ả-rập cho thấy thói quen Sê-mít vẽ trên đất khi không muốn can thiệp vào vụ việc nào đó.
Thấy Chúa im lặng và vẽ trên đất, họ thúc Đức Giêsu phải có lập trường dứt khoát với người phụ nữ: bị ném đá hay là không. Ngài trả lời: “Ai trong các ông sạch tội, … ném trước … Đức Giêsu cũng trích dẫn Đnl 13,9-10 và ch. 17. Đnl 17,7 nhìn nhận rằng người làm chứng chống lại bị cáo có một trách nhiệm đặc biệt đối với cái chết của kẻ ấy.
Có ai trong gia đình nhân loại là người vô tội đâu? Bởi vì ai trong chúng ta cũng có tội cả. Và phạm tội mỗi ngày, cho nên càng nhiều tuổi thì lại càng phạm tội nhiều nên họ từ từ bỏ đi bắt đầu từ những người lớn tuổi nhất. Thật thế, sau này Thánh Phaolô khẳng định : con người «ai cũng phạm tội» (Rm 5,12): «Không ai là người công chính, dẫu một người cũng không» (Rm 3,10; x.1Ga 1,10). Như thế cho thấy câu trả lời của Chúa Giêsu: Nếu mình cũng phạm tội, là tội nhân tại sao mình lại dám kết án người khác...
Đức Giêsu không hề phạm tội (x.1Pr 2,22), nhưng Ngài lại không lên án ai như Ngài vẫn thường nói: "Phần tôi, tôi không xét đoán ai cả" (Ga 8,l5). "Tôi đến để tìm và cứu những gì đã mất" (Lc 19,10). “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ” (Ga 3,17)
Khi Đức Giêsu ngẩng đầu lên “lần thứ hai thì chỉ còn mình Người đối diện với người phụ nữ”. Vì mọi người đã bỏ đi hết. Thánh Augustinô chú giải về cử chỉ này: “Chỉ còn lại lòng thương xót và người được xót thương”. Ngài nói người tội nhân: "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!".
Câu chuyện về vụ án xét xử người ngoại tình thật tuyệt vời, diễn tả sâu sắc chương trình và cách thức Thiên Chúa cứu độ loài người. Người phụ nữ bị tố cáo trải nghiệm lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa đến từ nơi Đức Giêsu. Những người tố cáo thì hiểu rằng chính họ cũng cần đến lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa vì họ cũng là tội nhân, cho nên chính họ cũng không được cư xử cách tự phụ và thiếu lòng từ bi với người thân cận ngay cả những tội nhân cũng cần có lòng khoan nhân tha thứ.
Trong thân phận của con người, chúng ta luôn có những thiếu sót và lầm lỗi. Cho nên, cũng cần đến với lòng kiên nhẫn và từ bi thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta cũng có chia sẻ thao thức của Đức Giêsu là thương xót và cứu chữa. Chúng ta cần ý thức rằng ơn gọi của chúng ta vừa lãnh nhận ơn tha thứ và cũng lại ra đi ban phát và làm chứng ơn cứu chữa như Đức Giêsu đã làm xưa kia...
Chúa đã tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình. Khi bị treo trên thập giá, Chúa đã tha thứ cho người trộm cướp biết ăn năn, tha thứ cho những kẻ đóng đinh Ngài - xin cũng tha thứ cho chúng con là kẻ tội lỗi.
Với anh em: đừng xét đoán, thì không bị Thiên Chúa xét đoán.... đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha (x. Lc 6,37).
“Lạy Chúa Trời, Đấng cứu độ chúng con, xin Ngài thương phù trợ, để danh Ngài rạng rỡ. Xin giải thoát chúng con, và thứ tha tội lỗi, vì danh dự của Ngài” (Tv 79,9).
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn 12/03/2016
Lễ kính thánh Giuse
Lm. Anthony Trung Thành
20:08 13/03/2016
LỄ KÍNH THÁNH GIUSE BẠN TRĂM NĂM ĐỨC MARIA
Thánh Giuse là gương mẫu cho các gia trưởng
Hôm nay, cùng với Giáo Hội chúng ta mừng trọng thể lễ kính Thánh Giuse, bạn trăm năm Đức Trinh Nữ Maria. Ngài là bổn mạng Giáo Hội Việt Nam, đồng thời cũng là bổn mạng nhiều tập thể và cá nhân khác, đặc biệt là của giới gia trưởng trong giáo họ chúng ta. Chúng ta xin Ngài bầu cử cho Giáo Hội Việt Nam, cho mỗi người chúng ta, đồng thời đây cũng là dịp để các gia trưởng suy niệm các nhân đức của Ngài để noi gương bắt chước.
Thật vậy, Thánh Giuse là người công chính, Ngài luôn luôn tuân theo thánh ý Chúa. Khi Mẹ Maria mang thai, Thánh Giuse không hiểu bào thai trong bụng Mẹ do đâu. Theo luật Do Thái, Ngài có quyền tố cáo Mẹ. Nhưng thay vì tố cáo, Ngài định âm thầm bỏ đi. Đang khi tính toán như vậy, thì trong giấc chiêm bao, sứ thần bảo Ngài: "Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ"(Mt 1, 20-21). Khi tỉnh dậy, Thánh Giuse hiểu được ý Chúa, nên đã mau mắn đón nhận Mẹ về nhà mình. Thế là mọi nghi vấn trong lòng của Thánh Nhân lâu nay đã được giải toả. Chắc chắn Mẹ Maria vui lắm. Vui vì người bạn đời đã hiểu được những gì mà Mẹ không tiện nói ra. Vui vì từ đây Mẹ có một chỗ dựa vững chắc và đáng tin cậy. Con Thiên Chúa sẽ có một người cha bảo vệ chở che.
Thế là cuộc sống của gia đình Thánh Gia được bắt đầu. Cũng như bao gia đình khác, gia đình Thánh Gia chăm chỉ lao động, giữ các luật lệ đạo đời. Thánh Gia cũng gặp nhiều niềm vui và chắc chắn không thể tránh khỏi những nỗi buồn. Nhưng nhờ sự khôn ngoan và tài đức của người cha, nên gia đình đã vượt qua tất cả.
Cuộc sống đang bình yên thì Sứ thần báo mộng cho Thánh Giuse biết, Hài Nhi đang bị Hêrôđê lùng bắt. Thánh Giuse đã vội vã đưa Hài Nhi và Mẹ Ngài trốn sang Ai Cập(x. Mt 2,14). Đường xa hiểm trở, cuộc sống mờ mịt không biết đến ngày mai ở nơi đất khách quê người. Chúng ta hình dung một đôi vợ chồng trẻ với một đứa con thơ phải trốn chạy vì một một thế lực hùng mạnh đang tìm cách khử trừ, sẽ thấy được sự vất vả hy sinh của Thánh Giuse như thế nào. Nhưng vì muốn bảo vệ Hài Nhi, Thánh Nhân đã bất chấp tất cả. Hình ảnh Đức Mẹ và Hài Nhi ngồi trên lưng lừa, Thánh Giuse đi bộ dắt lừa là hình ảnh đầy tinh thần hy sinh và sự quan tâm của một người gia trưởng đối với vợ con.
Sau một thời gian vất vả sống nơi đất khách quê người, cuộc sống bắt đầu tạm ổn. Bổng dưng, Thiên Thần lại báo mộng cho Giuse đưa Mẹ Con trở về. Thánh Giuse chổi dậy, sẵn sàng đem Hài Nhi và Mẹ Maria về quê quán là Israel (x. Mt 2,21).
Khi trẻ Giêsu lên 12 tuổi, cả gia đình trẩy hội lên đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn trẻ Giêsu ở lại Giêrusalem mà hai ông bà không hay biết. Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giêrusalem mà tìm. Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ (x. Lc 2,41-46). Trẻ Giêsu lạc mất, Thánh Giuse và Mẹ Maria chia nhau đi tìm, là thể hiện sự quan tâm lo lắng của các Ngài đối với con cái.
Ngày hôm nay có nhiều bậc gia trưởng vẫn để con cái mình đi lạc mất nhưng không đi tìm. Trẻ Giêsu lạc mất trong Đền Thờ, “Đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi”, tức là đang làm việc của Cha Ngài như chính Ngài đã nói: "Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà Cha của con sao?” (Lc 2,49). Còn rất nhiều con em của chúng ta ngày hôm nay không phải lạc mất trong Đền Thờ, mà lạc mất ở quán bar, quán net, khách sạn, bãi biển, những nơi ăn chơi trác táng...Thậm chí chúng đang sống trong gia đình với cha mẹ, nhưng hằng ngày chúng làm gì, bạn bè chúng là ai mà cha mẹ cũng chẳng hay biết.
Sau biến cố tìm lại được trẻ Giêsu trong đền thờ, Phúc Âm không nói gì về mối liên hệ giữa Thánh Giuse và Chúa Giêsu. Nhưng nhờ vào Tin mừng của Thánh Luca, chúng ta đoán được sự quan tâm hướng dẫn của Thánh Giuse đối với Chúa Giêsu như thế nào. Thánh Luca diễn tả: "Con trẻ dần dần đã lớn lên đầy khôn ngoan và ân sủng, đẹp lòng Chúa và được người ta thương mến" (Lc 2,52).
Con trẻ của chúng ta ngày hôm nay cũng cần được lớn lên trong sự khôn ngoan và ân sủng, đẹp lòng Chúa và được mọi người thương mến. Vì vậy, cần sự quan tâm giáo dục của các bậc cha mẹ. Giáo dục về mọi mặt, nhất là về đức tin và nhân bản. Giáo dục phải bắt đầu từ khi con cái còn thơ bé. Người Đức có câu “Đừng nên bứng cây già đem trồng chỗ khác”. Thật phù hợp với quan niệm và cũng là chân lý ngàn đời của người Á Đông chúng ta : “Uốn cây từ lúc còn non, dạy con từ thuở con còn ấu thơ”. Bởi vì, cây non mới dễ uốn, cũng như trẻ thơ mới dễ dạy.
Công đồng Vatican II cho biết tầm quan trọng của việc giáo dục con cái khi nói: “Cùng với lúc lãnh nhận sứ mệnh cộng tác tạo dựng với Thiên Chúa, cha mẹ đương nhiên lãnh nhận trách nhiệm giáo dục con cái, nhất là về phương diện tôn giáo” (x. GS 48). Tại sao vậy ? Vì đứa con mà cha mẹ sinh ra là một nhân vị, có quyền sinh trưởng cả về thể xác lẫn tinh thần xứng đáng với phẩm vị thiêng liêng của con người. Khi cha mẹ đem con đến nhà thờ để được cha xứ rửa tội, là như khai trương máng thông ơn thánh vào tâm hồn trẻ. Con mới bập bẹ tập nói thì dạy cho nó gọi tên cha, tên Chúa, dạy cho chúng biết đọc Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng. Dạy cho chúng nhận biết Chúa qua các hình ảnh mặt trời, mặt trăng và muôn vàn tinh tú. Từ đó, theo từng lứa tuổi, cha mẹ phải lo cho con cái lãnh nhận các Bí tích: Giải tội, Thánh Thể, Thêm Sức…Cha mẹ phải cộng tác với cha xứ, với thầy cô giáo lý viên để giúp con cái học giáo lý đầy đủ. Trọng trách của cha mẹ thật lớn lao: Cha mẹ luôn là nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu không ai thay thế được. Bỏ bê con cái là trọng tội trước mặt Thiên Chúa. Cha ông ta đã nói:
Nuôi con chẳng dạy chẳng răn,
Thà rằng nuôi lợn cho ăn lấy lòng.
Có nhiều phương pháp để giáo dục con cái, nhưng hai yếu tố chủ đạo là tình thương và gương sáng. Chính cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí thấm nhuần tình yêu thương. Phải bộc lộ được tình mẫu tử và phụ tử với con cái, là mực thức hướng dẫn mỗi bước vào đời của con cái. Khi trẻ chưa đủ lý trí để đón nhận những lời dạy bảo của cha mẹ, thì chúng dùng con tim để đón nhận những ánh mắt và những cử chỉ đầy yêu thương của cha mẹ. Vì thế, lời dạy bảo của cha mẹ luôn phải đầy tình yêu thương và rất cần sự âu yếm và ngọt ngào:
Con ơi, muốn nên thân người,
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.
Để con cái nghe lời thì cha mẹ phải làm gương sáng. Gia đình là một môi trường của tình thương, công bằng và công lý vì “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Làm sao con cái vâng lời cha mẹ, khi thấy cha mẹ nói một đàng làm một nẻo: Dạy con cái sống thật thà, nhưng cha mẹ lại gian dối; dạy con cái yêu thương, nhưng cha mẹ lại ghen ghét nhau và căm thù người khác; dạy con cái làm việc bác ái, nhưng cha mẹ lại không bao giờ giúp đỡ ai; dạy con cái thảo hiếu với mình, nhưng cha mẹ lại đối xử tệ với ông bà; dạy con cái xưng tội, rước lễ, nhưng cha mẹ lại bỏ Mùa Phục sinh; dạy con cái đi lễ đi nhà thờ, nhưng cha mẹ lại ngồi xem phim không muốn đến nhà thờ.
Nhìn vào các gia đình hôm nay, chúng ta thấy có nhiều gia trưởng biết chăm lo cho con cái về mọi mặt, nhưng vẫn không thiếu những gia trưởng sống vô trách nhiệm, không quan tâm giáo dục con cái, không làm gương sáng cho con cái. Thậm chí, lời nói và hành động của họ lại làm cớ cho con cái vấp phạm. Vì thế, một số giới trẻ vẫn bị những “Hêrôđê thời đại” như cờ bạc, xì ke, ma tuý, và các trào lưu xấu lùng bắt và giết chết. Vậy, nhân ngày lễ hôm nay, mỗi người chúng ta hãy cầu nguyện cho các gia trưởng luôn biết nhìn lên Thánh Giuse để noi gương bắt chước các nhân đức của Ngài. Đồng thời, xin Thánh Nhân bầu cử để các gia trưởng luôn biết chu toàn bổn phận làm chồng làm cha. Nhờ đó, tất cả gia đình chúng ta luôn được đầm ấm và hạnh phúc. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Thánh Giuse là gương mẫu cho các gia trưởng
Hôm nay, cùng với Giáo Hội chúng ta mừng trọng thể lễ kính Thánh Giuse, bạn trăm năm Đức Trinh Nữ Maria. Ngài là bổn mạng Giáo Hội Việt Nam, đồng thời cũng là bổn mạng nhiều tập thể và cá nhân khác, đặc biệt là của giới gia trưởng trong giáo họ chúng ta. Chúng ta xin Ngài bầu cử cho Giáo Hội Việt Nam, cho mỗi người chúng ta, đồng thời đây cũng là dịp để các gia trưởng suy niệm các nhân đức của Ngài để noi gương bắt chước.
Thật vậy, Thánh Giuse là người công chính, Ngài luôn luôn tuân theo thánh ý Chúa. Khi Mẹ Maria mang thai, Thánh Giuse không hiểu bào thai trong bụng Mẹ do đâu. Theo luật Do Thái, Ngài có quyền tố cáo Mẹ. Nhưng thay vì tố cáo, Ngài định âm thầm bỏ đi. Đang khi tính toán như vậy, thì trong giấc chiêm bao, sứ thần bảo Ngài: "Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ"(Mt 1, 20-21). Khi tỉnh dậy, Thánh Giuse hiểu được ý Chúa, nên đã mau mắn đón nhận Mẹ về nhà mình. Thế là mọi nghi vấn trong lòng của Thánh Nhân lâu nay đã được giải toả. Chắc chắn Mẹ Maria vui lắm. Vui vì người bạn đời đã hiểu được những gì mà Mẹ không tiện nói ra. Vui vì từ đây Mẹ có một chỗ dựa vững chắc và đáng tin cậy. Con Thiên Chúa sẽ có một người cha bảo vệ chở che.
Thế là cuộc sống của gia đình Thánh Gia được bắt đầu. Cũng như bao gia đình khác, gia đình Thánh Gia chăm chỉ lao động, giữ các luật lệ đạo đời. Thánh Gia cũng gặp nhiều niềm vui và chắc chắn không thể tránh khỏi những nỗi buồn. Nhưng nhờ sự khôn ngoan và tài đức của người cha, nên gia đình đã vượt qua tất cả.
Cuộc sống đang bình yên thì Sứ thần báo mộng cho Thánh Giuse biết, Hài Nhi đang bị Hêrôđê lùng bắt. Thánh Giuse đã vội vã đưa Hài Nhi và Mẹ Ngài trốn sang Ai Cập(x. Mt 2,14). Đường xa hiểm trở, cuộc sống mờ mịt không biết đến ngày mai ở nơi đất khách quê người. Chúng ta hình dung một đôi vợ chồng trẻ với một đứa con thơ phải trốn chạy vì một một thế lực hùng mạnh đang tìm cách khử trừ, sẽ thấy được sự vất vả hy sinh của Thánh Giuse như thế nào. Nhưng vì muốn bảo vệ Hài Nhi, Thánh Nhân đã bất chấp tất cả. Hình ảnh Đức Mẹ và Hài Nhi ngồi trên lưng lừa, Thánh Giuse đi bộ dắt lừa là hình ảnh đầy tinh thần hy sinh và sự quan tâm của một người gia trưởng đối với vợ con.
Sau một thời gian vất vả sống nơi đất khách quê người, cuộc sống bắt đầu tạm ổn. Bổng dưng, Thiên Thần lại báo mộng cho Giuse đưa Mẹ Con trở về. Thánh Giuse chổi dậy, sẵn sàng đem Hài Nhi và Mẹ Maria về quê quán là Israel (x. Mt 2,21).
Khi trẻ Giêsu lên 12 tuổi, cả gia đình trẩy hội lên đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn trẻ Giêsu ở lại Giêrusalem mà hai ông bà không hay biết. Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giêrusalem mà tìm. Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ (x. Lc 2,41-46). Trẻ Giêsu lạc mất, Thánh Giuse và Mẹ Maria chia nhau đi tìm, là thể hiện sự quan tâm lo lắng của các Ngài đối với con cái.
Ngày hôm nay có nhiều bậc gia trưởng vẫn để con cái mình đi lạc mất nhưng không đi tìm. Trẻ Giêsu lạc mất trong Đền Thờ, “Đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi”, tức là đang làm việc của Cha Ngài như chính Ngài đã nói: "Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà Cha của con sao?” (Lc 2,49). Còn rất nhiều con em của chúng ta ngày hôm nay không phải lạc mất trong Đền Thờ, mà lạc mất ở quán bar, quán net, khách sạn, bãi biển, những nơi ăn chơi trác táng...Thậm chí chúng đang sống trong gia đình với cha mẹ, nhưng hằng ngày chúng làm gì, bạn bè chúng là ai mà cha mẹ cũng chẳng hay biết.
Sau biến cố tìm lại được trẻ Giêsu trong đền thờ, Phúc Âm không nói gì về mối liên hệ giữa Thánh Giuse và Chúa Giêsu. Nhưng nhờ vào Tin mừng của Thánh Luca, chúng ta đoán được sự quan tâm hướng dẫn của Thánh Giuse đối với Chúa Giêsu như thế nào. Thánh Luca diễn tả: "Con trẻ dần dần đã lớn lên đầy khôn ngoan và ân sủng, đẹp lòng Chúa và được người ta thương mến" (Lc 2,52).
Con trẻ của chúng ta ngày hôm nay cũng cần được lớn lên trong sự khôn ngoan và ân sủng, đẹp lòng Chúa và được mọi người thương mến. Vì vậy, cần sự quan tâm giáo dục của các bậc cha mẹ. Giáo dục về mọi mặt, nhất là về đức tin và nhân bản. Giáo dục phải bắt đầu từ khi con cái còn thơ bé. Người Đức có câu “Đừng nên bứng cây già đem trồng chỗ khác”. Thật phù hợp với quan niệm và cũng là chân lý ngàn đời của người Á Đông chúng ta : “Uốn cây từ lúc còn non, dạy con từ thuở con còn ấu thơ”. Bởi vì, cây non mới dễ uốn, cũng như trẻ thơ mới dễ dạy.
Công đồng Vatican II cho biết tầm quan trọng của việc giáo dục con cái khi nói: “Cùng với lúc lãnh nhận sứ mệnh cộng tác tạo dựng với Thiên Chúa, cha mẹ đương nhiên lãnh nhận trách nhiệm giáo dục con cái, nhất là về phương diện tôn giáo” (x. GS 48). Tại sao vậy ? Vì đứa con mà cha mẹ sinh ra là một nhân vị, có quyền sinh trưởng cả về thể xác lẫn tinh thần xứng đáng với phẩm vị thiêng liêng của con người. Khi cha mẹ đem con đến nhà thờ để được cha xứ rửa tội, là như khai trương máng thông ơn thánh vào tâm hồn trẻ. Con mới bập bẹ tập nói thì dạy cho nó gọi tên cha, tên Chúa, dạy cho chúng biết đọc Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng. Dạy cho chúng nhận biết Chúa qua các hình ảnh mặt trời, mặt trăng và muôn vàn tinh tú. Từ đó, theo từng lứa tuổi, cha mẹ phải lo cho con cái lãnh nhận các Bí tích: Giải tội, Thánh Thể, Thêm Sức…Cha mẹ phải cộng tác với cha xứ, với thầy cô giáo lý viên để giúp con cái học giáo lý đầy đủ. Trọng trách của cha mẹ thật lớn lao: Cha mẹ luôn là nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu không ai thay thế được. Bỏ bê con cái là trọng tội trước mặt Thiên Chúa. Cha ông ta đã nói:
Nuôi con chẳng dạy chẳng răn,
Thà rằng nuôi lợn cho ăn lấy lòng.
Có nhiều phương pháp để giáo dục con cái, nhưng hai yếu tố chủ đạo là tình thương và gương sáng. Chính cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí thấm nhuần tình yêu thương. Phải bộc lộ được tình mẫu tử và phụ tử với con cái, là mực thức hướng dẫn mỗi bước vào đời của con cái. Khi trẻ chưa đủ lý trí để đón nhận những lời dạy bảo của cha mẹ, thì chúng dùng con tim để đón nhận những ánh mắt và những cử chỉ đầy yêu thương của cha mẹ. Vì thế, lời dạy bảo của cha mẹ luôn phải đầy tình yêu thương và rất cần sự âu yếm và ngọt ngào:
Con ơi, muốn nên thân người,
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.
Để con cái nghe lời thì cha mẹ phải làm gương sáng. Gia đình là một môi trường của tình thương, công bằng và công lý vì “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Làm sao con cái vâng lời cha mẹ, khi thấy cha mẹ nói một đàng làm một nẻo: Dạy con cái sống thật thà, nhưng cha mẹ lại gian dối; dạy con cái yêu thương, nhưng cha mẹ lại ghen ghét nhau và căm thù người khác; dạy con cái làm việc bác ái, nhưng cha mẹ lại không bao giờ giúp đỡ ai; dạy con cái thảo hiếu với mình, nhưng cha mẹ lại đối xử tệ với ông bà; dạy con cái xưng tội, rước lễ, nhưng cha mẹ lại bỏ Mùa Phục sinh; dạy con cái đi lễ đi nhà thờ, nhưng cha mẹ lại ngồi xem phim không muốn đến nhà thờ.
Nhìn vào các gia đình hôm nay, chúng ta thấy có nhiều gia trưởng biết chăm lo cho con cái về mọi mặt, nhưng vẫn không thiếu những gia trưởng sống vô trách nhiệm, không quan tâm giáo dục con cái, không làm gương sáng cho con cái. Thậm chí, lời nói và hành động của họ lại làm cớ cho con cái vấp phạm. Vì thế, một số giới trẻ vẫn bị những “Hêrôđê thời đại” như cờ bạc, xì ke, ma tuý, và các trào lưu xấu lùng bắt và giết chết. Vậy, nhân ngày lễ hôm nay, mỗi người chúng ta hãy cầu nguyện cho các gia trưởng luôn biết nhìn lên Thánh Giuse để noi gương bắt chước các nhân đức của Ngài. Đồng thời, xin Thánh Nhân bầu cử để các gia trưởng luôn biết chu toàn bổn phận làm chồng làm cha. Nhờ đó, tất cả gia đình chúng ta luôn được đầm ấm và hạnh phúc. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chương trình chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Kraków, Ba Lan
Đặng Tự Do
05:52 13/03/2016
Thứ Tư 27 Tháng 7, 2016
Chuyến tông du Ba Lan của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ bắt đầu vào chiều ngày thứ Tư 27 Tháng 7 khi chiếc máy bay của ngài đáp xuống phi trường Kraków. Đức Thánh Cha Phanxicô ngay sau đó sẽ gặp gỡ với tổng thống Cộng hòa Ba Lan, các quan chức nhà nước và các Giám Mục Ba Lan.
Buổi tối cùng ngày - theo truyền thống được bắt đầu bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi đến thăm Kraków, và được nối tiếp bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 - Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ xuất hiện tại cửa sổ của phòng làm việc của Đức Tổng Giám Mục Kraków nhìn ra con đường Franciszkańska để nói chuyện với những người trẻ tuổi.
Đây sẽ là cuộc gặp gỡ đầu tiên của ngài với những người trẻ ở Kraków. Ban tổ chức hy vọng cuộc gặp gỡ buổi tối này sẽ thu hút đông đảo những người trẻ.
Thứ Năm 28 Tháng 7, 2016
Sáng thứ Năm ngày 28 tháng 7 sẽ được đánh dấu bằng một cuộc hành hương của Đức Thánh Cha đến đền thánh Jasna Góra dành để kính Đức Mẹ tại Częstochowa. Trên đường đi, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm các nữ tu dòng Đức Mẹ Dâng Chúa Vào Đền Thánh và gặp gỡ các học sinh tại trường do các nữ tu điều hành. Tại Częstochowa, trong nhà nguyện Đức Mẹ Đen, Đức Thánh Cha sẽ cầu nguyện riêng một lúc. Sau đó, trên cánh đồng Jasna Góra, Đức Thánh Cha sẽ cử hành dịp 1050 năm Phép Rửa đầu tiên tại Ba Lan. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng, chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại đền thánh Jasna Góra xảy ra đúng vào dịp kỷ niệm 25 năm ngày Quốc Tế Giới Trẻ đáng nhớ tại Czestochowa khi cộng sản sụp đổ tan tành tại Đông Âu.
Buổi chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chính thức có cuộc gặp gỡ với các bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới. Lễ chào đón Đức Thánh Cha sẽ bắt đầu lúc 05:30 chiều tại công viên Błonia. Địa điểm rộng 48 mẫu tây này, nằm sát bên trung tâm lịch sử của Kraków, được dùng cho lễ khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới diễn ra vào ngày thứ Ba 26 tháng 7, cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và các bạn trẻ, và buổi đi Đàng Thánh Giá.
Công viên Błonia. |
Chủ đề trong cuộc gặp gỡ này là một thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Hãy đến với Ngài và đừng sợ! Hãy đến với Ngài và nói từ sâu thẳm trái tim mình: ‘Lạy Chúa, con tin tưởng vào Chúa’. Hãy để mình được xúc động bởi lòng thương xót vô biên của Ngài”.
Trong cuộc gặp gỡ này các nhà soạn nhạc nổi tiếng sẽ lần lượt điều khiển một ca đoàn 300 ca viên và một dàn nhạc giao hưởng với hơn 100 nhạc công.
Thứ Sáu 29 Tháng 7, 2016
Buổi sáng thứ Sáu, 29 Tháng Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm trại tập trung Auschwitz-Birkenau và ngài sẽ đọc một bài phát biểu quan trọng tại đây.
Đàng Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sẽ bắt đầu lúc 05:30 chiều tại Błonia do chính Đức Thánh Cha dẫn đầu. Mục đích của sự kiện quan trọng này là để cho những người trẻ ý thức về ý nghĩa của Thánh Giá trong bối cảnh của lòng thương xót. Các bài suy niệm các chặng Đàng Thánh Giá được viết bởi Đức Cha Grzegorz RYS là Giám Mục phụ tá của Kraków,
Chủ đề của buổi tối này là “Phúc thay ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được xót thương.” Đó cũng là chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Kraków năm 2016.
Thứ Bẩy 30 Tháng 7, 2016
Vào sáng thứ Bảy, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa tại Lagiewniki và nhà nguyện của nữ tu Faustina. Ngài sẽ đi qua các cửa ra Năm Thánh Lòng Thương Xót và cử hành Thánh Lễ với các linh mục, những người sống đời thánh hiến và các chủng sinh Ba Lan. Sau Thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Thánh đường kính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tại đây, Đức Thánh Cha sẽ ngồi tòa giải tội cho những người trẻ bằng tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và Pháp.
Buởi trưa, tại tòa Tổng Giám Mục Kraków, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ ăn trưa với 12 đại diện của những người trẻ từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có hai người Ba Lan.
Buổi chiều, lúc 07:30, Đức Thánh Cha sẽ khai mạc Đêm Canh Thức với giới trẻ tại Campus Misericordiae, nghĩa là Cánh Đồng Lòng Thương Xót. Địa điểm này nằm cách trung tâm thành phố Kraków 15km về hướng Đông Nam tại thị trấn Brzegi. Chủ đề chính trong cuộc gặp gỡ này là một câu trích từ Nhật ký của Thánh Faustina: “Nhân loại sẽ không có hòa bình cho đến khi nó biết hướng về Lòng Thương Xót với sự cậy trông.”.
Campus Misericordiae, hay Cánh Đồng Lòng Thương Xót |
Bàn thờ trong đêm Canh Thức được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ba Lan Stanisław Niemczyck, được mệnh danh là “Gaudi của Ba Lan”. Nhà thờ Lòng Thương Xót tại Osiedle Oficerskie thuộc Kraków là một trong kiệt tác của ông.
Yếu tố quan trọng nhất trong đêm Canh Thức là buổi Chầu Thánh Thể. Buổi Canh Thức sẽ được kết thúc bằng một buổi hòa nhạc do Adam Sztaba điều khiển dựa trên Kinh Tin Kính.
Chúa Nhật ngày 31 tháng 7 năm 2016
Thánh Lễ bế mạc sẽ bắt đầu lúc 10h sáng tại Campus Misericordiae. Chủ đề chính trong thánh lễ này là Phép Rửa Tội, là bí tích liên kết tất cả chúng ta vào hàng con cái Chúa. Và với phẩm giá được làm con cái Chúa, chúng ta được sai đi đến với muôn dân.
Một câu trong Nhật Ký của Chị Faustina sẽ được coi là câu trích dành cho ngày hôm nay. “Nếu con muốn làm cho Cha luôn hạnh phúc, hãy nói với thế giới về lòng thương xót vĩ đại và không thể thấu hiểu hết của Cha.”
Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ công bố nước tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần tới. Tác phẩm âm nhạc “Thánh Lễ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II” của Henryk Jan Betor sẽ được trình diễn. Đây là một kiệt tác âm nhạc được sáng tác đặc biệt cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Ban đầu tác phẩm được viết bằng tiếng Latin. Sau đó, bài hát này được dịch sang các ngôn ngữ khác. Tác phẩm này sẽ là một món quà từ Ba Lan cho thế giới, và hy vọng sẽ được hát lên sau Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại các giáo xứ trên toàn thế giới.
Trước khi Đức Thánh Cha rời Ba Lan, ngài sẽ gặp gỡ những người tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới - các tình nguyện viên từ khắp nơi trên thế giới, những người phục vụ trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới, và các tình nguyện viên dài hạn đã giúp đỡ trong vài tháng qua.
Ước tính khoảng 25,000 người trẻ tình nguyện làm việc toàn thời cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Kraków.
Lúc 6:15 lễ nghi từ biệt sẽ diễn ra tại sân bay Kraków.
Bài tĩnh tâm Mùa Chay thứ Tư dành cho giáo triều Rôma của cha Raniero Cantalamessa
Đặng Tự Do
06:49 13/03/2016
Trong bài tĩnh tâm Mùa Chay thứ Tư dành cho giáo triều Rôma hôm thứ Sáu 11 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô và các thành viên trong Giáo triều đã suy tư trên Hiến Chế Mục Vụ “Gaudium et Spes”, nghĩa là Về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay.
Hiến Chế Mục Vụ “Về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay” có mục đích chính là “trình bày sự hiện diện và sinh hoạt của Giáo Hội trong thế giới”
Trong này có lẽ chưa bao giờ Giáo Hội đã nhận thấy cần phải tìm hiểu xã hội loài người chung quanh để tới gần nó, tôn trọng nó một cách chính đáng, nhập vào nó, phục vụ và trao cho nó sứ điệp Phúc Âm. Công Ðồng Vatican II cảm thấy rằng đó là việc khẩn cấp trong thời đại chúng ta.
Cha Raniero Cantalamessa dòng Capuchin Phanxicô, giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng, đã tập trung vào những chỉ dẫn của Hiến Chế này đối với hôn nhân và gia đình.
Phát biểu về các thành viên trong Giáo triều, Cha Raniero Cantalamessa nhận xét rằng các vị đang nghe ngài nói không sống trong đời sống hôn nhân. Tuy nhiên, dù thế thật là quan trọng là các vị nhận biết và hiểu những thách thức mà các cặp vợ chồng và các gia đình phải đối mặt trong thế giới hiện đại.
Sau khi xem xét kế hoạch của Thiên Chúa dành cho hôn nhân như được tìm thấy trong Kinh Thánh, và khào sát thực tế đời sống hôn nhân hiện nay, Cha Cantalamessa đề xuất rằng kế hoạch Thiên Chúa dành cho hôn nhân phải là một lý tưởng cần được các Kitô hữu tái khám phá. Ngài lập luận rằng các Kitô tiên khởi đã thay đổi luật pháp dân sự liên quan đến hôn nhân bằng những thực hành tốt đẹp trong đời sống của họ; và chúng ta cũng phải giới thiệu lại với thế giới sự thật về hôn nhân bằng những gương sáng của chúng ta.
Cha Cantalamessa đã kết luận bài giảng của mình bằng cách quan sát rằng những người sống đời thánh hiến và những người sống bậc vợ chồng có thể giúp đỡ lẫn nhau hiểu kế hoạch của Thiên Chúa cho nhân loại.
Ngài nói rằng “Trong các cộng đồng Kitô hữu, người thánh hiến và người có gia đình có khả năng ‘gây dựng lẫn nhau’. Những cặp vợ chồng được nhắc nhở bởi những người thánh hiến về sự ưu việt của Thiên Chúa và về những gì là vĩnh cửu, họ được giới thiệu để biết yêu mến Lời Chúa bởi những người có khả năng phân tích cho anh chị em giáo dân hiểu sâu sắc hơn. Nhưng người thánh hiến cũng có thể học một cái gì đó từ những người đã lập gia đình về sự quảng đại, tự quên mình, phục vụ sự sống, và những yếu tố ‘nhân bản’ đến từ sự tham gia của họ vào thực tế khó khăn của cuộc sống.”
Hiến Chế Mục Vụ “Về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay” có mục đích chính là “trình bày sự hiện diện và sinh hoạt của Giáo Hội trong thế giới”
Trong này có lẽ chưa bao giờ Giáo Hội đã nhận thấy cần phải tìm hiểu xã hội loài người chung quanh để tới gần nó, tôn trọng nó một cách chính đáng, nhập vào nó, phục vụ và trao cho nó sứ điệp Phúc Âm. Công Ðồng Vatican II cảm thấy rằng đó là việc khẩn cấp trong thời đại chúng ta.
Cha Raniero Cantalamessa dòng Capuchin Phanxicô, giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng, đã tập trung vào những chỉ dẫn của Hiến Chế này đối với hôn nhân và gia đình.
Phát biểu về các thành viên trong Giáo triều, Cha Raniero Cantalamessa nhận xét rằng các vị đang nghe ngài nói không sống trong đời sống hôn nhân. Tuy nhiên, dù thế thật là quan trọng là các vị nhận biết và hiểu những thách thức mà các cặp vợ chồng và các gia đình phải đối mặt trong thế giới hiện đại.
Sau khi xem xét kế hoạch của Thiên Chúa dành cho hôn nhân như được tìm thấy trong Kinh Thánh, và khào sát thực tế đời sống hôn nhân hiện nay, Cha Cantalamessa đề xuất rằng kế hoạch Thiên Chúa dành cho hôn nhân phải là một lý tưởng cần được các Kitô hữu tái khám phá. Ngài lập luận rằng các Kitô tiên khởi đã thay đổi luật pháp dân sự liên quan đến hôn nhân bằng những thực hành tốt đẹp trong đời sống của họ; và chúng ta cũng phải giới thiệu lại với thế giới sự thật về hôn nhân bằng những gương sáng của chúng ta.
Cha Cantalamessa đã kết luận bài giảng của mình bằng cách quan sát rằng những người sống đời thánh hiến và những người sống bậc vợ chồng có thể giúp đỡ lẫn nhau hiểu kế hoạch của Thiên Chúa cho nhân loại.
Ngài nói rằng “Trong các cộng đồng Kitô hữu, người thánh hiến và người có gia đình có khả năng ‘gây dựng lẫn nhau’. Những cặp vợ chồng được nhắc nhở bởi những người thánh hiến về sự ưu việt của Thiên Chúa và về những gì là vĩnh cửu, họ được giới thiệu để biết yêu mến Lời Chúa bởi những người có khả năng phân tích cho anh chị em giáo dân hiểu sâu sắc hơn. Nhưng người thánh hiến cũng có thể học một cái gì đó từ những người đã lập gia đình về sự quảng đại, tự quên mình, phục vụ sự sống, và những yếu tố ‘nhân bản’ đến từ sự tham gia của họ vào thực tế khó khăn của cuộc sống.”
Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa phàn nàn những dị biệt vẫn còn
Đặng Tự Do
07:40 13/03/2016
Chủ tịch ủy ban đại kết của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa nhận xét rằng: “bất chấp cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill, vẫn còn những khác biệt nghiêm trọng giữa Tòa Thánh và Giáo Hội Chính Thống Nga.”
Tổng Giám Mục Hilarion nói rằng Mạc Tư Khoa và Rome đã đến gần với nhau trên “nhiều vấn đề quan trọng của tính hiện đại”, nhưng vẫn bị chia cách bởi những bất đồng về các vấn đề khác. Ngài đặc biệt trưng dẫn trường hợp Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, và nói rằng căng thẳng về điểm này “một lần nữa phá hỏng nỗ lực để thiết lập đối thoại, để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và để mang chúng ta lại với nhau.”
Các nhà lãnh đạo Chính thống giáo Nga thường phàn nàn rằng Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương đã “chiếm” các nhà thờ của Chính Thống Giáo Ukraine vào đầu những năm 1990.
Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa chưa bao giờ thừa nhận rằng các nhà thờ này đã từng thuộc về Giáo Hội Công Giáo, nhưng đã bị tịch thu bởi chính phủ cộng sản, và chuyển cho các giáo sĩ Chính Thống ngoan ngoãn hơn.
Tổng Giám Mục Hilarion nói rằng Mạc Tư Khoa và Rome đã đến gần với nhau trên “nhiều vấn đề quan trọng của tính hiện đại”, nhưng vẫn bị chia cách bởi những bất đồng về các vấn đề khác. Ngài đặc biệt trưng dẫn trường hợp Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, và nói rằng căng thẳng về điểm này “một lần nữa phá hỏng nỗ lực để thiết lập đối thoại, để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và để mang chúng ta lại với nhau.”
Các nhà lãnh đạo Chính thống giáo Nga thường phàn nàn rằng Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương đã “chiếm” các nhà thờ của Chính Thống Giáo Ukraine vào đầu những năm 1990.
Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa chưa bao giờ thừa nhận rằng các nhà thờ này đã từng thuộc về Giáo Hội Công Giáo, nhưng đã bị tịch thu bởi chính phủ cộng sản, và chuyển cho các giáo sĩ Chính Thống ngoan ngoãn hơn.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Thánh Cha chuyển đổi Giám Mục Đà Nẵng và Lạng Sơn
Vatican Radio
17:59 13/03/2016
Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân về làm Giám Mục Chính Tòa Đà Nẵng.
Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri làm Giám Mục Lạng Sơn và Cao Bằng.
Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri năm nay 60 tuổi (12-9-1956), thụ phong Linh Mục năm 1989 trong giáo phận Đà Nẵng, và được Tòa Thánh bổ nhiệm làm GM Đà Nẵng cách đây 10 năm, ngày 13-5-2006. Giáo phận này hiện có hơn 68 ngàn tín hữu Công Giáo với 50 giáo xứ và 3 giáo họ biệt lập.
Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân năm nay 59 tuổi (16-6-1957), thụ phong LM năm 1987 trong Giáo Phận Hà Nội, và được Tòa Thánh bổ nhiệm làm GM Lạng Sơn và Cao Bằng cách đây 9 năm, ngày 12-10 năm 2007. Giáo phận này hiện có hơn 5.800 tín hữu Công Giáo thuộc 22 giáo Xứ.
Giáo xứ Phú Bình : Tỉnh Tâm Mùa Chay
Martino Lê Hoàng Vũ
18:59 13/03/2016
Giáo xứ Phú Bình: Tỉnh Tâm Mùa Chay
Trong ba ngày vừa qua từ 10 -12.3.2016, lúc 19 giờ tại Giáo xứ Phú Bình, hạt Phú Thọ, Sài gòn đã những buổi tĩnh tâm Mùa Chay cho các giới.Những buổi tĩnh tâm trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót giúp cho mọi người nhìn lại cuộc sống,hổi tâm và thay đổi, trở về với Thiên Chúa là Cha nhân hậu.Chia sẻ trong ba ngày tĩnh tâm năm nay và sau đó dâng thánh lễ là cha Giuse Đỗ Quang Khang, ngài hiện đang là Giáo sư Thánh Kinh Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn.
Xem Hình
Ngày đầu tiên,cha chánh xứ Phú Bình Giuse Vương Sĩ Tuấn chào mừng cha giảng phòng,cộng đoàn dân Chúa hiện diện đông đủ và cám ơn cha đã dành thời gian đến chia sẻ với cộng đoàn giáo xứ Phú Bình,nhằm chuẩn bị mừng Đại lễ Phục Sinh.
Cha Giuse Đỗ Quang Khang với sự phân tích sâu sắc đã khai triển câu chuyện Tin mừng Người cha nhân hậu để nhắc nhở cộng đoàn về hình ảnh Thiên Chúa chính là Người Cha nhân hậu,giàu có Lòng Thương Xót, người cha yêu thương thấy trước bóng dáng người con hoang đàng trở về.Dù tội lỗi của người con có lớn lao đến bao nhiêu thì tình thương của người cha vẫn còn đấy,cha nhân hậu đợi chờ, quên hết không cần nghe đến tội lỗi của người con.Thiên Chúa luôn diễn tả lòng thương xót, trả lại cho chúng ta phẩm giá của người con,tổ chức ăn tiệc linh đình khi người con trở về.
Nhưng đối với chúng ta,Chúa Giêsu kể dụ ngôn cho hai hạng người, một hạng người giả hình và hạng người tội lỗi. Người con thứ muốn được tự do từ bỏ tư cách của người con ra đi, từ chối tình cha yêu thương.Người con cả giả hình sống trong nhà cha mà không có tương quan với cha mình.Chúng ta phải trở về kêu xin lòng thương xót của Thiên Chúa, bởi vì chúng ta không xứng đáng trước tình thương vô biên của Thiên Chúa.
Ngày thứ ba, để kết thúc ba ngày tĩnh tâm,ông Chủ tịch HĐMVGX Phú Bình nói vài lời cám ơn cha chánh xứ và cha giảng phòng, và cầu chúc quý cha được mọi ơn lành hồn xác trong lòng Chúa thương xót.
Martino Lê Hoàng Vũ
Trong ba ngày vừa qua từ 10 -12.3.2016, lúc 19 giờ tại Giáo xứ Phú Bình, hạt Phú Thọ, Sài gòn đã những buổi tĩnh tâm Mùa Chay cho các giới.Những buổi tĩnh tâm trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót giúp cho mọi người nhìn lại cuộc sống,hổi tâm và thay đổi, trở về với Thiên Chúa là Cha nhân hậu.Chia sẻ trong ba ngày tĩnh tâm năm nay và sau đó dâng thánh lễ là cha Giuse Đỗ Quang Khang, ngài hiện đang là Giáo sư Thánh Kinh Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn.
Xem Hình
Ngày đầu tiên,cha chánh xứ Phú Bình Giuse Vương Sĩ Tuấn chào mừng cha giảng phòng,cộng đoàn dân Chúa hiện diện đông đủ và cám ơn cha đã dành thời gian đến chia sẻ với cộng đoàn giáo xứ Phú Bình,nhằm chuẩn bị mừng Đại lễ Phục Sinh.
Cha Giuse Đỗ Quang Khang với sự phân tích sâu sắc đã khai triển câu chuyện Tin mừng Người cha nhân hậu để nhắc nhở cộng đoàn về hình ảnh Thiên Chúa chính là Người Cha nhân hậu,giàu có Lòng Thương Xót, người cha yêu thương thấy trước bóng dáng người con hoang đàng trở về.Dù tội lỗi của người con có lớn lao đến bao nhiêu thì tình thương của người cha vẫn còn đấy,cha nhân hậu đợi chờ, quên hết không cần nghe đến tội lỗi của người con.Thiên Chúa luôn diễn tả lòng thương xót, trả lại cho chúng ta phẩm giá của người con,tổ chức ăn tiệc linh đình khi người con trở về.
Nhưng đối với chúng ta,Chúa Giêsu kể dụ ngôn cho hai hạng người, một hạng người giả hình và hạng người tội lỗi. Người con thứ muốn được tự do từ bỏ tư cách của người con ra đi, từ chối tình cha yêu thương.Người con cả giả hình sống trong nhà cha mà không có tương quan với cha mình.Chúng ta phải trở về kêu xin lòng thương xót của Thiên Chúa, bởi vì chúng ta không xứng đáng trước tình thương vô biên của Thiên Chúa.
Ngày thứ ba, để kết thúc ba ngày tĩnh tâm,ông Chủ tịch HĐMVGX Phú Bình nói vài lời cám ơn cha chánh xứ và cha giảng phòng, và cầu chúc quý cha được mọi ơn lành hồn xác trong lòng Chúa thương xót.
Martino Lê Hoàng Vũ
Sinh viên và giới trẻ GP Huế tĩnh tâm mùa chay
Trương Trí
19:06 13/03/2016
SINH VIÊN VÀ GIỚI TRẺ TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ TĨNH TÂM MÙA CHAY VÀ HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
Chúa thứ Năm mùa Chay, trên 1 ngàn Sinh viên và Giới trẻ thuộc Tổng Giáo phận Huế đã qui tụ về Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận họp mặt nhằm mục đích Tĩnh tâm và sám hối dịp Mùa Chay Thánh với chủ đề “Hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa”, và Hành hương Năm Thánh Lòng Thương xót tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam.
Xem Hình
Tại Hội trường Trung tâm Mục vụ, toàn thể Sinh viên và Giới trẻ hân hoan chào đón Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh; Cha Antôn Nguyễn Ngọc Hà, Giám đốc Caritas Tổng Giáo phận; Cha Bênêđictô Ngô Văn Hài, đặc trách Sinh viên và Giới trẻ Tổng Giáo phận Huế; Cha Phaolô Nguyễn Văn Hiệu.
Cha Tổng Đại diện thay mặt Đức Tổng Giám mục chào mừng và trao quà tặng nhân ngày Tĩnh tâm của Sinh viên và Giới trẻ. Ngài nhắn nhủ với mọi người: ngày Tĩnh tâm khác với ngày họp mặt sinh hoạt, vì ngày Tĩnh tâm có tính cách thiêng liêng. Ngài rất vui mừng thấy rất đông Sinh viên và Giới trẻ đã sốt sắng tập trung về đây để cùng nhau tĩnh tâm và sám hối chuẩn bị cho Đại lễ Phục sinh sắp đến.
Cha Phaolô Nguyễn Văn Hiệu chia sẻ đề tài: Lòng Thương xót của Chúa”. Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến Lòng Thương xót của Chúa qua bài Tin mừng Chúa Nhật thứ Năm mùa Chay, Thiên Chúa đã tha thứ tội lỗi cho người đàn bà ngoại tình chứ không ném đá theo luật Môisê. Chúa Giêsu nói: Thầy không bắt tội chị đâu, hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa.
Sau giờ tĩnh tâm, tất cả sinh viên và giới trẻ đã sốt sắng xét mình để lãnh nhận Bí tích Hòa giải.
Sau giờ cơm trưa, tất cả mọi người tiến lên Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, Hành hương qua Cửa Năm Thánh Lòng Thương xót và tham dự Thánh lễ Chúa Nhật thứ Năm mùa Chay do Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng chủ tế.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục mời gọi mọi người hãy sốt sắng sám hối, tìm đến Thiên Chúa là Đấng giàu Lòng Thương xót và nhân ái.
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục chia sẻ: Bài Tin mừng mừng hôm nay cho chúng ta thấy Lòng Thương xót của Thiên Chúa: Những người Biệt phái và Luật sĩ đã tìm cách gài bẫy Chúa Giêsu, họ đem đến trước mặt Ngài một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Họ hỏi Chúa Giêsu xem thử Người xử như thế nào. Nếu Chúa Giêsu nói tha thì vi phạm luật Môisê, còn nếu Người nói ném đá thì đi ngược lại với những Giáo huấn mà Người đã giảng dạy trong những năm qua, đó là Lòng Thương xót và bao dung tha thứ. Chúa Giêsu biết rõ điều đó, Người bảo rằng: “Ai cảm thấy mình không có tội thì hãy ném đá chị này trước đi.” Mọi người lần lượt từ già rồi đến trẻ đều bỏ đi, đến khi Người ngước mắt lên hỏi người phụ nữ: “Không ai ném đá chị ư?” Và Chúa Giêsu nhắc nhỡ người đàn bà: “Chị hãy về đi và từ nay đừng phạm tội nữa.”
Đức Tổng Giám mục cũng nhắc nhỡ Sinh viên và Giới trẻ: Các con đừng bao giờ ném đá bất cứ ai, vì khi các con ném đá thì tay các con đã vấy bẩn bùn đất từ chính viên đá đó rồi.” Giáo Hội muốn chúng ta khắc ghi: đừng bao giờ mưu toan ám hại ai, mà hãy thương xót như Cha trên Trời là Đấng giàu lòng Thương xót.
Sau Thánh lễ, đại diện Sinh viên và Giới trẻ nói lời cảm ơn ĐỨc Tổng Giám mục, Cha Tổng Đại diện, Cha Đặc trách và quí Cha đã đã yêu thương dành cho Sinh viên và Giới trẻ một ngày Tĩnh tâm và Sám hối thật sốt sắng, đồng thời Đức Tổng Giám mục đã chủ tế Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Sinh viên và Giới trẻ thuộc Giáo phận. Xin dâng lên Đức Tổng Giám mục, vị Chủ chăn kính yêu bó hoa tươi thắm để thể hiện lòng quí mến và vâng phục của cộng đoàn.
Đức Tổng Giám mục đã ban Phép lành toàn xá cho cộng đoàn, Ngài cùng quí Cha đồng tế đã cùng chụp hình lưu niệm với Sinh viên và Giới trẻ Giáo phận trong ngày sum họp hôm nay.
Trương Trí
Chúa thứ Năm mùa Chay, trên 1 ngàn Sinh viên và Giới trẻ thuộc Tổng Giáo phận Huế đã qui tụ về Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận họp mặt nhằm mục đích Tĩnh tâm và sám hối dịp Mùa Chay Thánh với chủ đề “Hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa”, và Hành hương Năm Thánh Lòng Thương xót tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam.
Xem Hình
Tại Hội trường Trung tâm Mục vụ, toàn thể Sinh viên và Giới trẻ hân hoan chào đón Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh; Cha Antôn Nguyễn Ngọc Hà, Giám đốc Caritas Tổng Giáo phận; Cha Bênêđictô Ngô Văn Hài, đặc trách Sinh viên và Giới trẻ Tổng Giáo phận Huế; Cha Phaolô Nguyễn Văn Hiệu.
Cha Tổng Đại diện thay mặt Đức Tổng Giám mục chào mừng và trao quà tặng nhân ngày Tĩnh tâm của Sinh viên và Giới trẻ. Ngài nhắn nhủ với mọi người: ngày Tĩnh tâm khác với ngày họp mặt sinh hoạt, vì ngày Tĩnh tâm có tính cách thiêng liêng. Ngài rất vui mừng thấy rất đông Sinh viên và Giới trẻ đã sốt sắng tập trung về đây để cùng nhau tĩnh tâm và sám hối chuẩn bị cho Đại lễ Phục sinh sắp đến.
Cha Phaolô Nguyễn Văn Hiệu chia sẻ đề tài: Lòng Thương xót của Chúa”. Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến Lòng Thương xót của Chúa qua bài Tin mừng Chúa Nhật thứ Năm mùa Chay, Thiên Chúa đã tha thứ tội lỗi cho người đàn bà ngoại tình chứ không ném đá theo luật Môisê. Chúa Giêsu nói: Thầy không bắt tội chị đâu, hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa.
Sau giờ tĩnh tâm, tất cả sinh viên và giới trẻ đã sốt sắng xét mình để lãnh nhận Bí tích Hòa giải.
Sau giờ cơm trưa, tất cả mọi người tiến lên Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, Hành hương qua Cửa Năm Thánh Lòng Thương xót và tham dự Thánh lễ Chúa Nhật thứ Năm mùa Chay do Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng chủ tế.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục mời gọi mọi người hãy sốt sắng sám hối, tìm đến Thiên Chúa là Đấng giàu Lòng Thương xót và nhân ái.
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục chia sẻ: Bài Tin mừng mừng hôm nay cho chúng ta thấy Lòng Thương xót của Thiên Chúa: Những người Biệt phái và Luật sĩ đã tìm cách gài bẫy Chúa Giêsu, họ đem đến trước mặt Ngài một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Họ hỏi Chúa Giêsu xem thử Người xử như thế nào. Nếu Chúa Giêsu nói tha thì vi phạm luật Môisê, còn nếu Người nói ném đá thì đi ngược lại với những Giáo huấn mà Người đã giảng dạy trong những năm qua, đó là Lòng Thương xót và bao dung tha thứ. Chúa Giêsu biết rõ điều đó, Người bảo rằng: “Ai cảm thấy mình không có tội thì hãy ném đá chị này trước đi.” Mọi người lần lượt từ già rồi đến trẻ đều bỏ đi, đến khi Người ngước mắt lên hỏi người phụ nữ: “Không ai ném đá chị ư?” Và Chúa Giêsu nhắc nhỡ người đàn bà: “Chị hãy về đi và từ nay đừng phạm tội nữa.”
Đức Tổng Giám mục cũng nhắc nhỡ Sinh viên và Giới trẻ: Các con đừng bao giờ ném đá bất cứ ai, vì khi các con ném đá thì tay các con đã vấy bẩn bùn đất từ chính viên đá đó rồi.” Giáo Hội muốn chúng ta khắc ghi: đừng bao giờ mưu toan ám hại ai, mà hãy thương xót như Cha trên Trời là Đấng giàu lòng Thương xót.
Sau Thánh lễ, đại diện Sinh viên và Giới trẻ nói lời cảm ơn ĐỨc Tổng Giám mục, Cha Tổng Đại diện, Cha Đặc trách và quí Cha đã đã yêu thương dành cho Sinh viên và Giới trẻ một ngày Tĩnh tâm và Sám hối thật sốt sắng, đồng thời Đức Tổng Giám mục đã chủ tế Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Sinh viên và Giới trẻ thuộc Giáo phận. Xin dâng lên Đức Tổng Giám mục, vị Chủ chăn kính yêu bó hoa tươi thắm để thể hiện lòng quí mến và vâng phục của cộng đoàn.
Đức Tổng Giám mục đã ban Phép lành toàn xá cho cộng đoàn, Ngài cùng quí Cha đồng tế đã cùng chụp hình lưu niệm với Sinh viên và Giới trẻ Giáo phận trong ngày sum họp hôm nay.
Trương Trí
Đại Hội Acies Legio Mariae Sydney.
Diệp Hải Dung.
19:12 13/03/2016
Đại Hội Acies Legio Mariae Sydney.
Sáng thứ Bảy 12/3/2016 khoảng 500 anh chị em hội viên Hoạt Động và Tán Trợ Legio Mariae thuộc các Giáo Bankstown, Georges Hall, Cabramatta, Fairfield, Granville, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard, và Revesby đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba tham dự ngày Đại Hội Acies hàng năm của Legio Mariae.
Xem Hình
Sau khi chấm dứt giờ đền tạ dâng lên Đức Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Mừng. Cha Nguyễn Thái Hoạch Cựu Linh Giám ban huấn từ và chia sẻ với các anh chị em Hội Viên về ý nghĩa của ngày Đại Hội, sau đó anh Trưởng Curia Legio Mariae TGP Sydney Hà Pi Liến lên báo cáo những hoạt động của Hội Đồng Legio Maria Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney trong năm qua như thăm viếng những bệnh nhân ở bệnh viện và tư gia, thăm viếng những người già yếu và những việc từ thiện bác ái..
Kế tiếp là nghi thức tuyên thệ dâng mình cho Đức Mẹ, Quý Cha Linh Giám, Cựu Linh Giám, qúy Sơ Trợ Giám và tất cả các Hội Viên tiến lên trước bàn thờ Đức Mẹ đặt tay lên Vexilium Quân Kỳ của Legio Mariae đọc lời tuyên thệ. Sau đó quý Cha Paul Văn Chi Linh Giám, Cha Nguyễn Văn Tuyết Cựu Linh Giám, Cha Nguyễn Thái Hoạch Cựu Linh Giám và Cha khách Trần Anh Thư cùng hiệp dâng Thánh Lễ.
Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi nói về Năm Thánh Lòng Thương Xót. Mẹ Maria là Mẹ của Lòng Thương Xót theo hình ảnh Lòng Thương Xót của Chúa. Chúng ta nhờ Mẹ mà đến với Chúa. Cha đã trích dẫn những nơi Mẹ hiện ra như Lộ Đức năm 1858, Fatima 1917. La Vang 1789, Mẹ đều bày tỏ lòng thương xót của Mẹ khuyên nhủ con cái của Mẹ hãy cải thiện thống hối để trở về Chúa. Mẹ của Lòng Thương Xót luôn yêu thương an ủi vỗ về con của Mẹ khắp nơi.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Hà Pi Liến lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người đã đến tham dự ngày Đại lễ Acies , quý ân nhân và ca đoàn Legio Trẻ đã đóng góp lời ca tiếng hát trong Thánh lễ thêm phần trang nghiêm sốt sắng. Sau khi chấm dứt Thánh lễ mọi người đều ở lại qua bên hội trường của nhà thờ tham dự bữa ăn trưa thân mật và kết thúc vào lúc 2pm.
Diệp Hải Dung.
Sáng thứ Bảy 12/3/2016 khoảng 500 anh chị em hội viên Hoạt Động và Tán Trợ Legio Mariae thuộc các Giáo Bankstown, Georges Hall, Cabramatta, Fairfield, Granville, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard, và Revesby đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba tham dự ngày Đại Hội Acies hàng năm của Legio Mariae.
Xem Hình
Sau khi chấm dứt giờ đền tạ dâng lên Đức Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Mừng. Cha Nguyễn Thái Hoạch Cựu Linh Giám ban huấn từ và chia sẻ với các anh chị em Hội Viên về ý nghĩa của ngày Đại Hội, sau đó anh Trưởng Curia Legio Mariae TGP Sydney Hà Pi Liến lên báo cáo những hoạt động của Hội Đồng Legio Maria Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney trong năm qua như thăm viếng những bệnh nhân ở bệnh viện và tư gia, thăm viếng những người già yếu và những việc từ thiện bác ái..
Kế tiếp là nghi thức tuyên thệ dâng mình cho Đức Mẹ, Quý Cha Linh Giám, Cựu Linh Giám, qúy Sơ Trợ Giám và tất cả các Hội Viên tiến lên trước bàn thờ Đức Mẹ đặt tay lên Vexilium Quân Kỳ của Legio Mariae đọc lời tuyên thệ. Sau đó quý Cha Paul Văn Chi Linh Giám, Cha Nguyễn Văn Tuyết Cựu Linh Giám, Cha Nguyễn Thái Hoạch Cựu Linh Giám và Cha khách Trần Anh Thư cùng hiệp dâng Thánh Lễ.
Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi nói về Năm Thánh Lòng Thương Xót. Mẹ Maria là Mẹ của Lòng Thương Xót theo hình ảnh Lòng Thương Xót của Chúa. Chúng ta nhờ Mẹ mà đến với Chúa. Cha đã trích dẫn những nơi Mẹ hiện ra như Lộ Đức năm 1858, Fatima 1917. La Vang 1789, Mẹ đều bày tỏ lòng thương xót của Mẹ khuyên nhủ con cái của Mẹ hãy cải thiện thống hối để trở về Chúa. Mẹ của Lòng Thương Xót luôn yêu thương an ủi vỗ về con của Mẹ khắp nơi.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Hà Pi Liến lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người đã đến tham dự ngày Đại lễ Acies , quý ân nhân và ca đoàn Legio Trẻ đã đóng góp lời ca tiếng hát trong Thánh lễ thêm phần trang nghiêm sốt sắng. Sau khi chấm dứt Thánh lễ mọi người đều ở lại qua bên hội trường của nhà thờ tham dự bữa ăn trưa thân mật và kết thúc vào lúc 2pm.
Diệp Hải Dung.
Giáo xứ Quảng Ngãi chầu lượt
GX Quảng Ngãi
20:16 13/03/2016
ĐƯỢC YÊU THƯƠNG LUÔN MÃI
Hôm nay, Chúa Nhật V Mùa Chay, Chúa Nhật “chịu nạn”, giáo xứ Quảng Ngãi được vinh dự thay mặt cho toàn thể cộng đồng Dân Chúa giáo phận Qui Nhơn long trọng tôn thờ Thánh Thể Chúa.
Xem Hình
Chủ dề đề được chọn cho ngày Chầu Lượt năm nay đó là : ĐƯỢC YÊU THƯƠNG LUÔN MÃI. Đây là cụm từ trích trong một đoạn của Tông sắc “Dung nhan lòng thương xót” của ĐTC Phanxicô : “Lòng Thương Xót chính là con đường nối kết Thiên Chúa với con người, hướng lòng chúng ta về niềm hy vọng sẽ được yêu thương luôn mãi, bất chấp tội lỗi của chúng ta.” (Số 2)
Đây là một hồng ân to tát và cũng là một cơ hội thuận tiện để mọi thành phần trong giáo xứ được gia tăng niềm tin và tình yêu dành cho Chúa Giêsu trong Nhiệm tích Thánh Thể ; đồng thời, nhờ sự liên kết tuyệt hảo của Mầu Nhiệm cao cả nầy trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, hy vọng mọi người sẽ sống hiệp nhất hơn, quảng đại hơn và lãnh nhận dồi dào hơn ân sủng của Năm Thánh để hăng hái và nhiệt thành ra đi trở nên chứng tá của tình yêu cho muôn người.
Cử hành tôn thờ Thánh Thể hôm nay lại diễn ra trong bối cảnh Phụng Vụ của Chúa Nhật V Mùa Chay, Chúa Nhật Chịu Nạn. Sự kiện nầy càng thôi thúc mọi người trong gia đình giáo xứ nỗ lực sám hối và canh tân cuộc sống sao cho xứng với tình yêu của Chúa Giêsu, Đấng đã đến để “nối kết Thiên Chúa với con người, hướng lòng chúng ta về niềm hy vọng sẽ được yêu thương luôn mãi, bất chấp tội lỗi của chúng ta.”.
Chương trình Chầu Thánh Thể được bắt đầu với Thánh lễ Chúa Nhật, lễ của giới thanh thiếu nhi. Các em phải là những người trước tiên được Chúa gọi mời. Tiếp đó là các giáo họ vùng sâu vùng xa Nghĩa Lâm, An Hội. Đan xen giữa các giờ chầu khác của hội đoàn, linh mục tu sĩ và gia đình ơn gọi, có một giờ dành riêng cho các gia đình và cá nhân và hai giờ cho cử hành sám hối chung và bí tích Giao hòa. Sau cùng giáo xứ chầu chung kết thúc với cao điểm là Thánh lễ Chúa Nhật như là hành vi Tạ Ơn long trọng để khép lại Ngày Chầu Lượt 2016.
Chắc chắn, cộng đoàn dân Chúa Quảng Ngãi đã có được một ngày thờ phượng đặc biệt để nhờ đó sẽ có được nhiều ngày “được yêu thương mãi mãi”.
Hôm nay, Chúa Nhật V Mùa Chay, Chúa Nhật “chịu nạn”, giáo xứ Quảng Ngãi được vinh dự thay mặt cho toàn thể cộng đồng Dân Chúa giáo phận Qui Nhơn long trọng tôn thờ Thánh Thể Chúa.
Xem Hình
Chủ dề đề được chọn cho ngày Chầu Lượt năm nay đó là : ĐƯỢC YÊU THƯƠNG LUÔN MÃI. Đây là cụm từ trích trong một đoạn của Tông sắc “Dung nhan lòng thương xót” của ĐTC Phanxicô : “Lòng Thương Xót chính là con đường nối kết Thiên Chúa với con người, hướng lòng chúng ta về niềm hy vọng sẽ được yêu thương luôn mãi, bất chấp tội lỗi của chúng ta.” (Số 2)
Đây là một hồng ân to tát và cũng là một cơ hội thuận tiện để mọi thành phần trong giáo xứ được gia tăng niềm tin và tình yêu dành cho Chúa Giêsu trong Nhiệm tích Thánh Thể ; đồng thời, nhờ sự liên kết tuyệt hảo của Mầu Nhiệm cao cả nầy trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, hy vọng mọi người sẽ sống hiệp nhất hơn, quảng đại hơn và lãnh nhận dồi dào hơn ân sủng của Năm Thánh để hăng hái và nhiệt thành ra đi trở nên chứng tá của tình yêu cho muôn người.
Cử hành tôn thờ Thánh Thể hôm nay lại diễn ra trong bối cảnh Phụng Vụ của Chúa Nhật V Mùa Chay, Chúa Nhật Chịu Nạn. Sự kiện nầy càng thôi thúc mọi người trong gia đình giáo xứ nỗ lực sám hối và canh tân cuộc sống sao cho xứng với tình yêu của Chúa Giêsu, Đấng đã đến để “nối kết Thiên Chúa với con người, hướng lòng chúng ta về niềm hy vọng sẽ được yêu thương luôn mãi, bất chấp tội lỗi của chúng ta.”.
Chương trình Chầu Thánh Thể được bắt đầu với Thánh lễ Chúa Nhật, lễ của giới thanh thiếu nhi. Các em phải là những người trước tiên được Chúa gọi mời. Tiếp đó là các giáo họ vùng sâu vùng xa Nghĩa Lâm, An Hội. Đan xen giữa các giờ chầu khác của hội đoàn, linh mục tu sĩ và gia đình ơn gọi, có một giờ dành riêng cho các gia đình và cá nhân và hai giờ cho cử hành sám hối chung và bí tích Giao hòa. Sau cùng giáo xứ chầu chung kết thúc với cao điểm là Thánh lễ Chúa Nhật như là hành vi Tạ Ơn long trọng để khép lại Ngày Chầu Lượt 2016.
Chắc chắn, cộng đoàn dân Chúa Quảng Ngãi đã có được một ngày thờ phượng đặc biệt để nhờ đó sẽ có được nhiều ngày “được yêu thương mãi mãi”.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Quốc hội Việt Nam với quyền làm luật
Hà Minh Thảo
19:15 13/03/2016
QUỐC HỘI VIỆT NAM VỚI QUYỀN LÀM LUẬT
Sáng ngày 05.03.2016, tại Đền Đức Mẹ Hằng cứu giúp Thái Hà, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam cử hành trọng thể Thánh lễ an táng Linh mục Matthêu Vũ Khởi Phụng. Nhiều ngàn đồng bào khắp nơi không phân biệt tôn giáo, chính kiến đã đến để tiễn biệt Cha. Đối với những người này, Cha đã đáp lời Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI ‘Ngày nay, người ta cần chứng nhân hơn thầy dạy’. Cha vẫn ý thức việc mình làm là mối nguy cho chính mình và cộng đoàn, nhưng không thể không làm, nên Cha luôn hướng hoạt động mình lên Thiên Chúa, như Đức Kitô (Linh mục là một Đức Kitô thứ hai), để đốt ‘Ngọn nến Thái Hà’, với sự cộng tác của nhiều Linh mục, dòng và triều, khác, là một ngôn ngữ của cầu nguyện, một sự phó thác trong tay Chúa để dấn thân đến cùng. Qua thời gian, Ngọn nến này bùng phát thành những Thánh Lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cho sự thật và quê hương.
Đã có những Thánh Lễ an táng long trọng và đông người hiệp thông hơn, nhưng, đặc biệt hôm nay, số đồng bào không Công Giáo rất nhiều hơn và đa số những người này đã chích khăn tang để tưởng niệm người Cha tinh thần đã có mặt để giúp đỡ họ trước sự đàn áp của bạo quyền cộng sản, nhất là nạn nhân các cuộc cướp đất và những người yêu nước ‘Hoàng sa, Trường sa, Việt Nam’ biểu tình vì, từ 70 năm qua, Đảng cộng sản, nói chung, và Quốc hội, nói riêng, đã không hình thành được một Luật Biểu tình, dù đã được qui định qua bao nhiêu bản Hiến pháp.
Do đó, xin mời chúng ta cùng xem việc thi hành Quyền Làm Luật của Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1975, đổi thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Để so sánh, mình không cần dùng đến những thí dụ của các quốc gia Âu Tây, mà chỉ nhờ vào Việt Nam Cộng hòa. Khi Hiệp định Geneva được ký kết ngày 20.07.1954, đại đa số người Việt, trừ những người cộng sản ở các nơi họ ‘giải phóng’, có chế độ sống như nhau về chánh trị (trong Liên hiệp Pháp), kinh tế, xã hội…, từ ải Nam quan đến mũi Cà mau, với tên nước thống nhất ‘Quốc gia Việt Nam’. Do hậu quả Hiệp định đó, ký kết theo ý muốn chia hai Đất Nước của Pháp và Đảng cộng sản, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chiếm miền Bắc (vĩ tuyến 17 Bắc, sông Bến hải) và Quốc gia Việt Nam tiếp tục ở miền Nam. Từ đó, hai nước Việt Nam (quốc gia và cộng sản) tuyệt giao với nhau. Khoảng một triệu đồng bào không chấp nhận cộng sản đã lìa bỏ nơi ‘chôn nhau cắt rốn’ để tìm sống tự do tại miền Nam.
Vì Hiến pháp qui định thẩm quyền cho các cơ quan nhà nước cho các Việt Nam, đầy đau thương vì những kẻ tự xưng ‘thống nhất Quê hương’ nhưng bằng tàn bạo và lường gạt (hèn với giặc, ác với dân). Trái với những gì Đảng đã nói khi kết thúc Đại hội lần 12, Tướng công an Trần Đại Quang và đồng chí Nguyễn Xuân Phúc sẽ tựu chức trước khi có Quốc hội khóa 14 để bộ tứ ‘Quang Trọng Phúc Ngân’ nối ngôi tứ nhân bang ‘Sang Trọng Hùng Dũng’.
I.- NHỮNG BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM.
Chúng ta cần phân biệt : Quốc hội Lập Hiến được hình thành để chung quyết Hiến pháp và Quốc hội Lập Pháp để biểu quyết Luật với đa số phiếu tuyệt đối (quá 50% số phiếu hợp lệ) và tu chính Hiến pháp phải đạt đa số phiếu tuyệt đối đặc biệt (như 2/3, 3/4… số phiếu hợp lệ).
Do Quốc hội được qui định bởi Hiến pháp, đề nghị chúng ta xem qua sự hình thành Hiến pháp.
A./ Tại Việt Nam Cộng hòa.
1.- Hiến pháp.
1.1.- Tiến trình hình thành Hiến pháp 1956.
Trong cuộc Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955, đa số cử tri đã đặt lá phiếu ‘Tôi truất phế Bảo Đại và chọn ông Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập chế độ cộng hòa’ vào thùng. Do đó, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố Việt Nam là nước Cộng hòa ngày 26.10.1955 và nhận nhiệm vụ Tổng thống. Từ đó, hàng năm, ngày 26 tháng 10 trở thành lễ Quốc Khánh và có năm đã kéo dài trong 3 ngày ‘Tết Cộng hòa’. Sau đó, Ủy ban Thảo hiến gồm 11 thành viên vào cuối năm 1955 để soạn Hiến pháp cho quốc gia cộng hòa mới.
Chiếu Hiến Ước tạm thời, ngày 23.01.1956, Tổng thống ký Dụ số 8 quy định tổ chức bầu cử, trực tiếp và kín, các Dân biểu Quốc hội Lập Hiến để soạn thảo và biểu quyết Hiến Pháp, Luật căn bản của một quốc gia. Ngày 04.03.1956, Quốc dân Việt Nam Cộng hòa đi đầu phiếu với khoảng 80% số cử tri ghi danh, và đã tuyển chọn 123 Dân biểu trong số 405 ứng cử viên để họp thành Quốc hội Lập Hiến. Phiên họp khai mạc ngày 17.04.1956. Ngày 26.10.1956, Tổng thống Ngô đình Diệm ban hành Hiến pháp. Theo đó, Việt Nam Cộng Hoà theo thể chế độc viện Lập pháp, có Tổng Thống và Phó Tổng Thống dân cử theo lối phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín, với nhiệm kỳ 4 năm.
Ngày 02.11.1963, Tổng thống Ngô đình Diệm bị ám sát tiếp theo cuộc đảo chính ngày 01.11.1963 và Hiến pháp ngày 26.10.1956 bị đình chỉ áp dụng.
1.2. Hiến pháp Đệ Nhị Cộng hòa 1967.
Đáp lại nguyện vọng toàn dân, ngày 19.06.1966, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, Trung tướng Nguyễn văn Thiệu ký sắc lệnh tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến vào ngày 13.09.1966. Quốc hội với 117 dân biểu, trong vòng 6 tháng, đã hoàn thành và thông qua Dự thảo Hiến pháp ngày 18.03.1967. Ngày 01.04.1967, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia ký ban hành Hiến pháp Đệ nhị Cộng hòa, có hiệu lực pháp lý từ ngày ký, gồm 117 điều, bảo đảm những quyền căn bản và quyền đối lập chính trị của người dân cũng như tôn trọng nguyên tắc tam quyền phân lập.
1.3. Đặc điểm Giáo dục Nhân bản ghi trong Hiến pháp.
Năm 1958, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đệ I tổ chức Đại hội Giáo dục quốc gia lần I tại Sài gòn với sự tham dự của mọi thành phần xã hội: giáo sư các cấp từ tiểu đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật... , phụ huynh học sinh, học giả, đại diện quân đội và các tổ chức tư nhân để xây dựng một nền Giáo dục Quốc gia theo ba nguyên tắc ‘nhân bản’, ‘dân tộc’, và ‘khai phóng’ được ghi cụ thể trong tài liệu ‘Những nguyên tắc căn bản’ do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và, sau đó, trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa đệ II năm 1967. Đó là :
a./ Nhân bản là triết lý chủ trương con người có một địa vị quan trọng trong quốc gia (lấy con người làm gốc và cuộc sống của họ là căn bản; xem con người là cứu cánh chứ không phải là phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào. Triết lý này chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
b./ Giáo dục dân tộc tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa cùng những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất hay tan biến trong những nền văn hóa khác.
c./ Giáo dục khai phóng không nhất thiết phải bảo thủ tinh thần dân tộc, nhưng phải biết mở rộng cửa hầu tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ, tiếp cận với văn minh thế giới.
Từ ba nguyên tắc căn bản đó, Tổng thống Ngô Đình Diệm đề ra những phương hướng chính cho nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa nhằm đạt mục tiêu: Sau khi được giáo dục, các bạn trẻ nước Việt sẽ trở nên những Công Dân như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại? Đó là :
a./ Phát triển toàn diện cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị từng học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện từng cá nhân theo bản tính tự nhiên mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.
b/. Phát triển tinh thần quốc gia nơi học sinh, được thực hiện bằng giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống và lối sống của người dân; giúp hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu nước mình, phát huy tinh thần đoàn kết, tranh đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học tiếng Việt và sử dụng tiếng này một cách có hiệu quả; giúp nhận biết nét đẹp của quê hương, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp người trẻ có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
c./ Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học bằng giúp học sinh tổ chức các nhóm làm việc độc lập, qua đó, phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp họ có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.
Kết quả, nền giáo dục nhân bản đã đào tạo bao nhiêu nhân tài cho Quê hương. Sau ngày 30.04.1975. ‘kẻ chiến thắng’ đã cưởng bách họ vào cải tạo và thay thế bằng hệ thống ‘hồng hơn chuyên’ lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Do đó, Đảng cộng sản, hèn với giặc, ác với dân và tham nhũng đã đưa đồng bào vào cảnh nghèo khổ, nợ nần cả ngàn mỹ kim. Trái lại, giới trẻ thời Việt Nam Cộng hòa buộc phải đi tị nạn, ngày nay, đã trở thành những nhân tài nổi danh như khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, thẩm phán Jacqueline Nguyễn, rời Quê hương lúc 10 tuổi, có thể sẽ được Tổng thống bổ nhiệm vào Tối cao Pháp viện Hoa kỳ, … Trong Quân đội Mỹ, Chuẩn tướng Lương Xuân Việt, tốt nghiệp Thạc sĩ Nghệ thuật quân sự và khoa học, đã là người Mỹ gốc Việt mang sao đầu tiên và nhiều Đại tá Mỹ gốc Việt khác sẽ tiếp nối trở thành Tướng Mỹ trong thời gian tới. Nhiều lần, các phái đoàn cộng sản Việt tham dự các Hội nghị quốc tế phải đối diện với trưởng phái đoàn các nước khác là những công dân gốc Việt.
Sau 40 năm, hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa đã mang lại những hậu quả đáng nhục. Tại hội nghị ‘Quán triệt, triển khai nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở Sài gòn’ (tại sao không đề Thành Hồ ?) do ủy ban thành phố tổ chức ngày 01.03.2016, đại diện Sở Du lịch Sài gòn cho biết, chỉ trong thời gian ngắn sở này đã nhận được hàng trăm văn bản của tổng lãnh sự quán Nhật, Úc, Đài loan, Nam Hàn... tại Sài gòn thông báo về việc công dân của họ thường bị cướp giật, trộm cắp khi đến Việt Nam du lịch, học tập hay làm việc. Những tên trộm cắp, cướp giật thường là những thanh thiếu niên không có việc làm, nghiện ma túy ‘chiếm 84,8% trong cơ cấu tội phạm và gây bất an cho người dân’.
2.- Quốc hội Lập Pháp (làm luật).
Quốc gia Việt Nam, từ ngày 26.10.1955, đã trở thành một nước Cộng hòa bao gồm các đặc tính Độc lập, Tự do và Dân chủ (chỉ khi nước mình được độc lập, người dân mới có tự do và, chỉ nhờ thế, toàn dân mới có thể hành xử quyền làm chủ xã hội, tức dân chủ, là việc ứng cử và bầu cử. Trái với chế độ dân chủ là chế độ quân chủ, trong đó, mọi quyền ban luật, cai trị và xét xử đều trong tay Vua, như đảng Việt cộng trên Đất Việt hiện nay.
Quốc hội Việt Nam Cộng hòa là cơ quan lập pháp của nước Việt Nam Cộng hòa, được hình thành chiếu theo Hiến pháp để đáp ứng nguyên tắc ‘Tam quyền phân lập’ độc lập nhưng không biệt lập. Nguyên tắc này được áp dụng tại tất cả các quốc gia dân chủ và tiến bộ.
Quốc hội nước này có hai thời kỳ rõ rệt với hai nền Cộng hòa 1955-1963 và 1967-1975. Giữa đó là một thời gian quân quản (với những Hiến ước tạm thời) dưới quyền của các tướng lãnh, với những danh xưng Hội đồng Quân nhân Cách mạng, Hội đồng Quân lực, và Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Trong thời kỳ đó Quốc hội không hoạt động.
=> Cần đặc biệt lưu ý : Nhà cầm quyền Việt Nam Cộng hòa, khi thực thi Dân chủ, đã tôn trọng những quyền tự do ngôn luận, báo chí, ứng cử, … dù Quê hương đang bị áp lực chiến tranh xâm lăng của cộng sản Hà nội. Lợi dụng tình trạng tự do này những kẻ thân cộng như sinh viên Lê Hiếu Đằng và đồng bọn tại Đại học Luật khoa Sài gòn, nơi hưởng sự ‘tự trị đại học’ qui định bởi Hiến pháp hay Dân biểu Hồ Ngọc Nhuận và cái gọi là ‘thành phần Thứ Ba’ (lãnh lương quốc gia để tuyên truyền xạo cho cộng sản’. Bởi thế, cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã khen ‘Nhiều người ngại nói đến lực lượng thứ ba, nhưng theo tôi, họ đã có những đóng góp vào thắng lợi của nhân dân ta’.
2.1. Quốc hội Đệ nhất Cộng hòa.
Hiến pháp 1956 đặt nhân dân ở cương vị tối cao của quốc gia và ‘chủ quyền thuộc về toàn dân’ (Điều 2). Điều cần lưu ý là nền tảng Hiến pháp nêu ra ba khía cạnh: ‘văn minh Việt Nam’, ‘duy linh’, và ‘giá trị con người’ được ghi rõ trong lời mở đầu. Bởi thế, Quốc hội đã có những dề nghị luật khá đặc biệt :
a- Luật Bảo vệ Gia đình do dân biểu Trần Lệ Xuân đệ nạp vào cuối năm 1957 và được ban hành tháng 5/1958 với hai điểm chính :
- Thứ nhất hôn nhân chỉ được thiết lập giữa một vợ và một chồng, tức hủy bỏ tục đa thê trước đó. Vợ chồng khi đã lập hôn thú thì hôn nhân đó không thể bị tiêu hủy, trừ khi Tổng thống cứu xét và cho phép. Do đó, luật này bị người dân thường gọi là ‘luật cấm ly dị’.
- Thứ hai, đạo luật này mhằm mục đích tạo cơ sở bình quyền nam nữ bằng cách cho người vợ được quyền mở trương mục ngân hàng, thừa kế và sở hữu tài sản riêng mà không phụ thuộc vào chồng.
b- Luật Bảo vệ Luân lý ban hành tháng 6/1962 cấm một số vụ việc như đá gà, đánh bài bạc ăn tiền, đấu quyền Anh, ngừa thai, phá thai, mại dâm, thi hoa hậu, bói toán và khiêu vũ. Điều cấm khiêu vũ gây nhiều chú ý vì luật không phân biệt người ngoại quốc hay người Việt và được báo chí Tây phương loan tải rộng rãi nên còn được giới bình dân gọi là ‘luật cấm nhảy đầm’.
2.2. Lập pháp thời Đệ nhị Cộng hòa.
a) Quyền Lập pháp được Quốc dân ủy nhiệm cho Quốc hội, gồm hai viện (điều 30) :
- Hạ nghị viện gồm từ 100 đến 200 Dân biểu, được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín, theo thể thức đơn danh, trong từng đơn vị lớn nhất là tỉnh. Nhiệm kỳ 4 năm, có thể được tái cử (điều 31).
- Thượng nghị viện gồm từ 30 đến 60 nghị sĩ được bầu theo liên danh 10 vị cấp toàn quốc, trực tiếp và kín. Nhiệm kỳ 6 năm, có thể được tái cử và, cứ 3 năm, bầu lại 30 vị (điều 32).
b) Quốc hội có thẩm quyền: Biểu quyết các đạo luật, Phê chuẩn các hiệp ước và hiệp định quốc tế, Quyết định việc tuyên chiến và nghị hòa, Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh, Kiểm soát Chính phủ trong việc thi hành chính sách Quốc gia (điều 39).
c) Đệ nạp dự luật (điều 43):
1.- Dân biểu và Nghị sĩ có quyền đề nghị các dự án luật.
2.- Tổng thống có quyền đề nghị các dự thảo luật.
3.- Các dự án luật và dự thảo luật, gọi chung là dự luật, phải được đệ nạp tại Văn phòng Hạ Nghị viện.
B. Tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
[Đặc biệt lưu ý : Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật hiệân hành của Việt Nam, được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28.11.2013. Ngày 28.09.2013, khi tiếp xúc với cử tri quận Tây hồ và Hoàn kiếm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phán ‘Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất sau cương lĩnh của Đảng, là đạo luật gốc, quy định những vấn đề hết sức cơ bản của một Nhà nước...’ và ‘Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980 và 1992’.]
Ngày 02.09.1945, ông Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam. Chiếu Sắc lệnh số 34-SL ngày 20.09.1945, Ủy ban dự thảo Hiến pháp được thành lập gồm 7 thành viên: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy, Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng và Đặng Xuân Khu (Trường Chinh). Dự án Hiến pháp được soạn thảo và công bố vào tháng 11/1945.
Quốc hội Khóa I được bầu ngày 06.01.1946, gồm 403 đại biểu: 333 do bầu cử và 70 ghế do Hồ Chí Minh tặng (không qua bầu cử) cho 50 người của Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) và 20 cho Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội (Việt Cách). Trong số 333 đại biểu do bầu cử, có 91 đại biểu các Tỉnh miền Nam (ai bầu ?) được lưu nhiệm cho đến 1976, trừ khi đã chết trước đó. Đến khóa mùa thu 1946, số đại biểu chỉ còn 291 và khi mãn khóa thì chỉ còn 242 vì hầu hết các đại biểu đối lập thuộc Việt Cách và Việt Quốc đã bỏ chạy sang Hoa Nam khi không còn sự hậu thuẫn về quân sự và chính trị của quân đội Trung hoa Dân quốc (Đài loan ngày nay) sau Hiệp định Sơ bộ ngày 06.03.1946. Quốc hội khóa này chỉ chấm dứt năm 1960. Trong thời gian đó, Quốc hội khoá này có dịp thông qua Hiến pháp 1946 (ngày 09.11.1946 với 240 phiếu thuận trên 242 phiếu bầu) và 1959, sắc lệnh cải cách ruộng đất (giết người dân) và phê chuẩn Hiệp định Geneva. Các bản Hiến pháp đều được viết và thông qua bởi Quốc hội được gọi là Lập pháp (‘được gọi là’ vì các đại biểu rất lười hay không biết viết dự án luật, chỉ chờ Hành pháp đưa sang, bỏ phiếu thông qua và đếm tiền lương).
(Còn tiếp)
Hà Minh Thảo
Sáng ngày 05.03.2016, tại Đền Đức Mẹ Hằng cứu giúp Thái Hà, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam cử hành trọng thể Thánh lễ an táng Linh mục Matthêu Vũ Khởi Phụng. Nhiều ngàn đồng bào khắp nơi không phân biệt tôn giáo, chính kiến đã đến để tiễn biệt Cha. Đối với những người này, Cha đã đáp lời Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI ‘Ngày nay, người ta cần chứng nhân hơn thầy dạy’. Cha vẫn ý thức việc mình làm là mối nguy cho chính mình và cộng đoàn, nhưng không thể không làm, nên Cha luôn hướng hoạt động mình lên Thiên Chúa, như Đức Kitô (Linh mục là một Đức Kitô thứ hai), để đốt ‘Ngọn nến Thái Hà’, với sự cộng tác của nhiều Linh mục, dòng và triều, khác, là một ngôn ngữ của cầu nguyện, một sự phó thác trong tay Chúa để dấn thân đến cùng. Qua thời gian, Ngọn nến này bùng phát thành những Thánh Lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cho sự thật và quê hương.
Đã có những Thánh Lễ an táng long trọng và đông người hiệp thông hơn, nhưng, đặc biệt hôm nay, số đồng bào không Công Giáo rất nhiều hơn và đa số những người này đã chích khăn tang để tưởng niệm người Cha tinh thần đã có mặt để giúp đỡ họ trước sự đàn áp của bạo quyền cộng sản, nhất là nạn nhân các cuộc cướp đất và những người yêu nước ‘Hoàng sa, Trường sa, Việt Nam’ biểu tình vì, từ 70 năm qua, Đảng cộng sản, nói chung, và Quốc hội, nói riêng, đã không hình thành được một Luật Biểu tình, dù đã được qui định qua bao nhiêu bản Hiến pháp.
Do đó, xin mời chúng ta cùng xem việc thi hành Quyền Làm Luật của Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1975, đổi thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Để so sánh, mình không cần dùng đến những thí dụ của các quốc gia Âu Tây, mà chỉ nhờ vào Việt Nam Cộng hòa. Khi Hiệp định Geneva được ký kết ngày 20.07.1954, đại đa số người Việt, trừ những người cộng sản ở các nơi họ ‘giải phóng’, có chế độ sống như nhau về chánh trị (trong Liên hiệp Pháp), kinh tế, xã hội…, từ ải Nam quan đến mũi Cà mau, với tên nước thống nhất ‘Quốc gia Việt Nam’. Do hậu quả Hiệp định đó, ký kết theo ý muốn chia hai Đất Nước của Pháp và Đảng cộng sản, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chiếm miền Bắc (vĩ tuyến 17 Bắc, sông Bến hải) và Quốc gia Việt Nam tiếp tục ở miền Nam. Từ đó, hai nước Việt Nam (quốc gia và cộng sản) tuyệt giao với nhau. Khoảng một triệu đồng bào không chấp nhận cộng sản đã lìa bỏ nơi ‘chôn nhau cắt rốn’ để tìm sống tự do tại miền Nam.
Vì Hiến pháp qui định thẩm quyền cho các cơ quan nhà nước cho các Việt Nam, đầy đau thương vì những kẻ tự xưng ‘thống nhất Quê hương’ nhưng bằng tàn bạo và lường gạt (hèn với giặc, ác với dân). Trái với những gì Đảng đã nói khi kết thúc Đại hội lần 12, Tướng công an Trần Đại Quang và đồng chí Nguyễn Xuân Phúc sẽ tựu chức trước khi có Quốc hội khóa 14 để bộ tứ ‘Quang Trọng Phúc Ngân’ nối ngôi tứ nhân bang ‘Sang Trọng Hùng Dũng’.
I.- NHỮNG BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM.
Chúng ta cần phân biệt : Quốc hội Lập Hiến được hình thành để chung quyết Hiến pháp và Quốc hội Lập Pháp để biểu quyết Luật với đa số phiếu tuyệt đối (quá 50% số phiếu hợp lệ) và tu chính Hiến pháp phải đạt đa số phiếu tuyệt đối đặc biệt (như 2/3, 3/4… số phiếu hợp lệ).
Do Quốc hội được qui định bởi Hiến pháp, đề nghị chúng ta xem qua sự hình thành Hiến pháp.
A./ Tại Việt Nam Cộng hòa.
1.- Hiến pháp.
1.1.- Tiến trình hình thành Hiến pháp 1956.
Trong cuộc Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955, đa số cử tri đã đặt lá phiếu ‘Tôi truất phế Bảo Đại và chọn ông Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập chế độ cộng hòa’ vào thùng. Do đó, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố Việt Nam là nước Cộng hòa ngày 26.10.1955 và nhận nhiệm vụ Tổng thống. Từ đó, hàng năm, ngày 26 tháng 10 trở thành lễ Quốc Khánh và có năm đã kéo dài trong 3 ngày ‘Tết Cộng hòa’. Sau đó, Ủy ban Thảo hiến gồm 11 thành viên vào cuối năm 1955 để soạn Hiến pháp cho quốc gia cộng hòa mới.
Chiếu Hiến Ước tạm thời, ngày 23.01.1956, Tổng thống ký Dụ số 8 quy định tổ chức bầu cử, trực tiếp và kín, các Dân biểu Quốc hội Lập Hiến để soạn thảo và biểu quyết Hiến Pháp, Luật căn bản của một quốc gia. Ngày 04.03.1956, Quốc dân Việt Nam Cộng hòa đi đầu phiếu với khoảng 80% số cử tri ghi danh, và đã tuyển chọn 123 Dân biểu trong số 405 ứng cử viên để họp thành Quốc hội Lập Hiến. Phiên họp khai mạc ngày 17.04.1956. Ngày 26.10.1956, Tổng thống Ngô đình Diệm ban hành Hiến pháp. Theo đó, Việt Nam Cộng Hoà theo thể chế độc viện Lập pháp, có Tổng Thống và Phó Tổng Thống dân cử theo lối phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín, với nhiệm kỳ 4 năm.
Ngày 02.11.1963, Tổng thống Ngô đình Diệm bị ám sát tiếp theo cuộc đảo chính ngày 01.11.1963 và Hiến pháp ngày 26.10.1956 bị đình chỉ áp dụng.
1.2. Hiến pháp Đệ Nhị Cộng hòa 1967.
Đáp lại nguyện vọng toàn dân, ngày 19.06.1966, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, Trung tướng Nguyễn văn Thiệu ký sắc lệnh tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến vào ngày 13.09.1966. Quốc hội với 117 dân biểu, trong vòng 6 tháng, đã hoàn thành và thông qua Dự thảo Hiến pháp ngày 18.03.1967. Ngày 01.04.1967, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia ký ban hành Hiến pháp Đệ nhị Cộng hòa, có hiệu lực pháp lý từ ngày ký, gồm 117 điều, bảo đảm những quyền căn bản và quyền đối lập chính trị của người dân cũng như tôn trọng nguyên tắc tam quyền phân lập.
1.3. Đặc điểm Giáo dục Nhân bản ghi trong Hiến pháp.
Năm 1958, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đệ I tổ chức Đại hội Giáo dục quốc gia lần I tại Sài gòn với sự tham dự của mọi thành phần xã hội: giáo sư các cấp từ tiểu đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật... , phụ huynh học sinh, học giả, đại diện quân đội và các tổ chức tư nhân để xây dựng một nền Giáo dục Quốc gia theo ba nguyên tắc ‘nhân bản’, ‘dân tộc’, và ‘khai phóng’ được ghi cụ thể trong tài liệu ‘Những nguyên tắc căn bản’ do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và, sau đó, trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa đệ II năm 1967. Đó là :
a./ Nhân bản là triết lý chủ trương con người có một địa vị quan trọng trong quốc gia (lấy con người làm gốc và cuộc sống của họ là căn bản; xem con người là cứu cánh chứ không phải là phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào. Triết lý này chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
b./ Giáo dục dân tộc tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa cùng những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất hay tan biến trong những nền văn hóa khác.
c./ Giáo dục khai phóng không nhất thiết phải bảo thủ tinh thần dân tộc, nhưng phải biết mở rộng cửa hầu tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ, tiếp cận với văn minh thế giới.
Từ ba nguyên tắc căn bản đó, Tổng thống Ngô Đình Diệm đề ra những phương hướng chính cho nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa nhằm đạt mục tiêu: Sau khi được giáo dục, các bạn trẻ nước Việt sẽ trở nên những Công Dân như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại? Đó là :
a./ Phát triển toàn diện cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị từng học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện từng cá nhân theo bản tính tự nhiên mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.
b/. Phát triển tinh thần quốc gia nơi học sinh, được thực hiện bằng giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống và lối sống của người dân; giúp hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu nước mình, phát huy tinh thần đoàn kết, tranh đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học tiếng Việt và sử dụng tiếng này một cách có hiệu quả; giúp nhận biết nét đẹp của quê hương, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp người trẻ có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
c./ Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học bằng giúp học sinh tổ chức các nhóm làm việc độc lập, qua đó, phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp họ có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.
Kết quả, nền giáo dục nhân bản đã đào tạo bao nhiêu nhân tài cho Quê hương. Sau ngày 30.04.1975. ‘kẻ chiến thắng’ đã cưởng bách họ vào cải tạo và thay thế bằng hệ thống ‘hồng hơn chuyên’ lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Do đó, Đảng cộng sản, hèn với giặc, ác với dân và tham nhũng đã đưa đồng bào vào cảnh nghèo khổ, nợ nần cả ngàn mỹ kim. Trái lại, giới trẻ thời Việt Nam Cộng hòa buộc phải đi tị nạn, ngày nay, đã trở thành những nhân tài nổi danh như khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, thẩm phán Jacqueline Nguyễn, rời Quê hương lúc 10 tuổi, có thể sẽ được Tổng thống bổ nhiệm vào Tối cao Pháp viện Hoa kỳ, … Trong Quân đội Mỹ, Chuẩn tướng Lương Xuân Việt, tốt nghiệp Thạc sĩ Nghệ thuật quân sự và khoa học, đã là người Mỹ gốc Việt mang sao đầu tiên và nhiều Đại tá Mỹ gốc Việt khác sẽ tiếp nối trở thành Tướng Mỹ trong thời gian tới. Nhiều lần, các phái đoàn cộng sản Việt tham dự các Hội nghị quốc tế phải đối diện với trưởng phái đoàn các nước khác là những công dân gốc Việt.
Sau 40 năm, hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa đã mang lại những hậu quả đáng nhục. Tại hội nghị ‘Quán triệt, triển khai nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở Sài gòn’ (tại sao không đề Thành Hồ ?) do ủy ban thành phố tổ chức ngày 01.03.2016, đại diện Sở Du lịch Sài gòn cho biết, chỉ trong thời gian ngắn sở này đã nhận được hàng trăm văn bản của tổng lãnh sự quán Nhật, Úc, Đài loan, Nam Hàn... tại Sài gòn thông báo về việc công dân của họ thường bị cướp giật, trộm cắp khi đến Việt Nam du lịch, học tập hay làm việc. Những tên trộm cắp, cướp giật thường là những thanh thiếu niên không có việc làm, nghiện ma túy ‘chiếm 84,8% trong cơ cấu tội phạm và gây bất an cho người dân’.
2.- Quốc hội Lập Pháp (làm luật).
Quốc gia Việt Nam, từ ngày 26.10.1955, đã trở thành một nước Cộng hòa bao gồm các đặc tính Độc lập, Tự do và Dân chủ (chỉ khi nước mình được độc lập, người dân mới có tự do và, chỉ nhờ thế, toàn dân mới có thể hành xử quyền làm chủ xã hội, tức dân chủ, là việc ứng cử và bầu cử. Trái với chế độ dân chủ là chế độ quân chủ, trong đó, mọi quyền ban luật, cai trị và xét xử đều trong tay Vua, như đảng Việt cộng trên Đất Việt hiện nay.
Quốc hội Việt Nam Cộng hòa là cơ quan lập pháp của nước Việt Nam Cộng hòa, được hình thành chiếu theo Hiến pháp để đáp ứng nguyên tắc ‘Tam quyền phân lập’ độc lập nhưng không biệt lập. Nguyên tắc này được áp dụng tại tất cả các quốc gia dân chủ và tiến bộ.
Quốc hội nước này có hai thời kỳ rõ rệt với hai nền Cộng hòa 1955-1963 và 1967-1975. Giữa đó là một thời gian quân quản (với những Hiến ước tạm thời) dưới quyền của các tướng lãnh, với những danh xưng Hội đồng Quân nhân Cách mạng, Hội đồng Quân lực, và Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Trong thời kỳ đó Quốc hội không hoạt động.
=> Cần đặc biệt lưu ý : Nhà cầm quyền Việt Nam Cộng hòa, khi thực thi Dân chủ, đã tôn trọng những quyền tự do ngôn luận, báo chí, ứng cử, … dù Quê hương đang bị áp lực chiến tranh xâm lăng của cộng sản Hà nội. Lợi dụng tình trạng tự do này những kẻ thân cộng như sinh viên Lê Hiếu Đằng và đồng bọn tại Đại học Luật khoa Sài gòn, nơi hưởng sự ‘tự trị đại học’ qui định bởi Hiến pháp hay Dân biểu Hồ Ngọc Nhuận và cái gọi là ‘thành phần Thứ Ba’ (lãnh lương quốc gia để tuyên truyền xạo cho cộng sản’. Bởi thế, cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã khen ‘Nhiều người ngại nói đến lực lượng thứ ba, nhưng theo tôi, họ đã có những đóng góp vào thắng lợi của nhân dân ta’.
2.1. Quốc hội Đệ nhất Cộng hòa.
Hiến pháp 1956 đặt nhân dân ở cương vị tối cao của quốc gia và ‘chủ quyền thuộc về toàn dân’ (Điều 2). Điều cần lưu ý là nền tảng Hiến pháp nêu ra ba khía cạnh: ‘văn minh Việt Nam’, ‘duy linh’, và ‘giá trị con người’ được ghi rõ trong lời mở đầu. Bởi thế, Quốc hội đã có những dề nghị luật khá đặc biệt :
a- Luật Bảo vệ Gia đình do dân biểu Trần Lệ Xuân đệ nạp vào cuối năm 1957 và được ban hành tháng 5/1958 với hai điểm chính :
- Thứ nhất hôn nhân chỉ được thiết lập giữa một vợ và một chồng, tức hủy bỏ tục đa thê trước đó. Vợ chồng khi đã lập hôn thú thì hôn nhân đó không thể bị tiêu hủy, trừ khi Tổng thống cứu xét và cho phép. Do đó, luật này bị người dân thường gọi là ‘luật cấm ly dị’.
- Thứ hai, đạo luật này mhằm mục đích tạo cơ sở bình quyền nam nữ bằng cách cho người vợ được quyền mở trương mục ngân hàng, thừa kế và sở hữu tài sản riêng mà không phụ thuộc vào chồng.
b- Luật Bảo vệ Luân lý ban hành tháng 6/1962 cấm một số vụ việc như đá gà, đánh bài bạc ăn tiền, đấu quyền Anh, ngừa thai, phá thai, mại dâm, thi hoa hậu, bói toán và khiêu vũ. Điều cấm khiêu vũ gây nhiều chú ý vì luật không phân biệt người ngoại quốc hay người Việt và được báo chí Tây phương loan tải rộng rãi nên còn được giới bình dân gọi là ‘luật cấm nhảy đầm’.
2.2. Lập pháp thời Đệ nhị Cộng hòa.
a) Quyền Lập pháp được Quốc dân ủy nhiệm cho Quốc hội, gồm hai viện (điều 30) :
- Hạ nghị viện gồm từ 100 đến 200 Dân biểu, được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín, theo thể thức đơn danh, trong từng đơn vị lớn nhất là tỉnh. Nhiệm kỳ 4 năm, có thể được tái cử (điều 31).
- Thượng nghị viện gồm từ 30 đến 60 nghị sĩ được bầu theo liên danh 10 vị cấp toàn quốc, trực tiếp và kín. Nhiệm kỳ 6 năm, có thể được tái cử và, cứ 3 năm, bầu lại 30 vị (điều 32).
b) Quốc hội có thẩm quyền: Biểu quyết các đạo luật, Phê chuẩn các hiệp ước và hiệp định quốc tế, Quyết định việc tuyên chiến và nghị hòa, Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh, Kiểm soát Chính phủ trong việc thi hành chính sách Quốc gia (điều 39).
c) Đệ nạp dự luật (điều 43):
1.- Dân biểu và Nghị sĩ có quyền đề nghị các dự án luật.
2.- Tổng thống có quyền đề nghị các dự thảo luật.
3.- Các dự án luật và dự thảo luật, gọi chung là dự luật, phải được đệ nạp tại Văn phòng Hạ Nghị viện.
B. Tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
[Đặc biệt lưu ý : Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật hiệân hành của Việt Nam, được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28.11.2013. Ngày 28.09.2013, khi tiếp xúc với cử tri quận Tây hồ và Hoàn kiếm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phán ‘Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất sau cương lĩnh của Đảng, là đạo luật gốc, quy định những vấn đề hết sức cơ bản của một Nhà nước...’ và ‘Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980 và 1992’.]
Ngày 02.09.1945, ông Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam. Chiếu Sắc lệnh số 34-SL ngày 20.09.1945, Ủy ban dự thảo Hiến pháp được thành lập gồm 7 thành viên: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy, Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng và Đặng Xuân Khu (Trường Chinh). Dự án Hiến pháp được soạn thảo và công bố vào tháng 11/1945.
Quốc hội Khóa I được bầu ngày 06.01.1946, gồm 403 đại biểu: 333 do bầu cử và 70 ghế do Hồ Chí Minh tặng (không qua bầu cử) cho 50 người của Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) và 20 cho Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội (Việt Cách). Trong số 333 đại biểu do bầu cử, có 91 đại biểu các Tỉnh miền Nam (ai bầu ?) được lưu nhiệm cho đến 1976, trừ khi đã chết trước đó. Đến khóa mùa thu 1946, số đại biểu chỉ còn 291 và khi mãn khóa thì chỉ còn 242 vì hầu hết các đại biểu đối lập thuộc Việt Cách và Việt Quốc đã bỏ chạy sang Hoa Nam khi không còn sự hậu thuẫn về quân sự và chính trị của quân đội Trung hoa Dân quốc (Đài loan ngày nay) sau Hiệp định Sơ bộ ngày 06.03.1946. Quốc hội khóa này chỉ chấm dứt năm 1960. Trong thời gian đó, Quốc hội khoá này có dịp thông qua Hiến pháp 1946 (ngày 09.11.1946 với 240 phiếu thuận trên 242 phiếu bầu) và 1959, sắc lệnh cải cách ruộng đất (giết người dân) và phê chuẩn Hiệp định Geneva. Các bản Hiến pháp đều được viết và thông qua bởi Quốc hội được gọi là Lập pháp (‘được gọi là’ vì các đại biểu rất lười hay không biết viết dự án luật, chỉ chờ Hành pháp đưa sang, bỏ phiếu thông qua và đếm tiền lương).
(Còn tiếp)
Hà Minh Thảo
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ba năm triều đại Đức giáo hoàng Phanxico
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
17:42 13/03/2016
Ba năm triều đại Đức Giáo Hoàng Phanxico
Buổi chiều tối ngày 13. 03.2013, sau khi Mật nghị Hồng Y đã bầu xong đức tân giáo hoàng, và một đức Hồng Y báo tin cho thế giới: Habemus Papam!, từ bao lơn cửa sổ chính giữa phía mặt tiền đền thờ Thánh Phero ở Vatican, đức tân giáo hoàng Phanxico xuất hiện ra mắt chào mọi người.
Ngài giơ tay chào mọi người đang đứng ở dưới sân đền thờ bằng lời chào quen thuộc đơn giản cùng thân thiện: Buona sera! ( Chào các Bạn buổi chiều hôm nay!).
Lời chào đơn giản chân thành này của vị tân Giáo hòang mở ra một khúc quanh mới trong Hội Thánh Công Giáo trên thế giới.
Sau khi nói lời chào mừng, ngài xin mọi người đọc kinh cầu nguyện cho ngài. Ngài cúi mình xuống trước bao lơn và cùng mọi người đọc kinh Lạy Cha xin Thiên Chúa chúc lành cho ngài, rồi sau đó ngài mới chúc lành cho toàn dân chúng.
Một cung cách sống đức tin mới hấp dẫn, mà lại có hiệu qủa gây sức cảm động mãnh liệt nơi tâm trí con người. Nó vừa đạo đức, vừa bình dân giản dị gần gũi Thiên Chúa và con người.
Sau khi ban phép lành Urbi et Orbi cho thành Roma và toàn thế giới, ngài chúc mọi người „ Buona notte - Chúc ngủ ngon!“ . Thật là thân mật, bình dân chân thành, như cha mẹ con cái, bạn bè với nhau.
Cha mẹ của đức tân Giáo hoàng là người gốc nước dân tộc Ý di dân sang sinh sống ở Argentina. Đức tân Giáo hoàng sinh ra ở thủ đô Buenos Aires bên Argentina. Như thế ngài là người đến Roma từ một nước vùng tận cùng của thế giới. Vì nước Argentina nằm ở tận cuối châu Mỹ Latinh. Nhưng ngài mang đến Vatican một cung cách kiểu sống mới: nếp sống đơn giản và chân thành của ngài. Những hành động cử chỉ của ngài như ngược khác hẳn với cung cách lễ nghi bệ vệ oai phong lộng lẫy xưa nay mang mầu sắc vua chúa nơi sân triều đình quyền thế trong Hội Thánh Công Giáo, từ hàng chục thế kỷ nay.
Chính điểm này gây ra những phê bình, chỉ trích, gây khó chịu cho những người đem ngài ra so sánh với những vị Giáo Hoàng tiền nhiệm của ngài. Với họ, một thế giới không phù hợp với trí tưởng tượng của họ không thể như vậy được. Có những nhóm người Công Giáo không ngần ngại chỉ trích cho rằng, với Đức Giáo Hoàng Phanxico bây giờ càng đi lui vào vùng bóng mờ tối!
Đức tân Giáo Hoàng Phaxico từ khi được bầu chọn không dọn vào dinh phủ giáo hoàng sinh sống. Nhưng ngài chọn sinh sống làm việc ở nhà khách Santa Marta. Nhiều người chỉ trích cho đó là không xứng hợp.
Nhưng Phanxico là Phanxico. Ngài là giáo hoàng, và là một con người. Là một con người hơn nữa tâm tính của ngài chịu ảnh hưởng khắc ghi nơi gốc rễ người vùng Nam Mỹ mạnh, nên ngài có thể cùng được phép có thiếu sót. Đó là điều bình thường.
Ngôn ngữ của ngài không là ngôn ngữ của ngoại giao. Ngài nói trực tiếp chân thành từ con tim tấm lòng. Và như thế không luôn được may mắn. Nhưng đó lại thể hiện sự chân thành đích thực nơi con người Phanxico.
Hành động cử chỉ của ngài gây sức cảm động đánh động con người mãnh liệt. Vâng, giáo hoàng Phanxico không tỏa ra điều gì của người trí thức cao siêu, nhưng là nét nhân từ khiêm nhường của một người mục tử. Và với ngài là điểm trước hết. Và chính điều đó làm ngài là nhà thần học cao trên hết. Vì giáo hoàng là người ấn định cầm cương nẩy mực giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo.
Những thông điệp ngài đều đặt ra khuôn thước, mà những vị tiền nhiệm đã có truyền thống để lại.
Về phương diện chính trị ngài hướng dẫn Hội Thánh mở hướng ra về Âu châu. Ngài giúp cho sự xích lại gần giữa Hoa Kỳ và Cuba. Đây là những đóng góp vào con đường xây dựng nền hòa bình cho thế giới.
Rồi cuộc gặp gỡ giữa đức Giáo hòang Phanxico với Thượng phụ giáo chủ Chính Thống Nga ở Cuba nói lên chiều kích lịch sử thế giới giữa hai Giáo Hội. Và trong đó có ẩn hiện cả yếu tố chính trị giúp mở ra con đường hòa bình cùng chung sống cho nhân loại nữa.
Nhiều người đặt câu hỏi, liệu hay có phải Đức Giáo Hoàng Phanxico muốn, hay có thể thay đổi Hội Thánh không? Nào ai biết được điều này.
Sau ba năm khi nhìn vào việc làm trong vị thế giáo hoàng chắc là đã có. Cũng như vị tiền nhiệm của ngài, Giáo hoàng Benedictô XVI. , cách đây ba năm đã gây bỡ ngỡ ngạc nhiên cho toàn thế giới, khi ngài tự ý và trong sự khôn ngoan to lớn đã từ chức rút lui vào nghỉ hưu.
Phanxico là vị Giáo hoàng cần cho thời đại hôm nay của Hội Thánh Công Giáo. Một vị Hồng Y trước khi vào Mật nghị bầu giáo hoàng đã tâm sự: „ Trong Mật nghị bầu Giáo hoàng, tất cả các Hồng Y chỉ là công cụ làm việc của Đức Chúa Thánh Thần. Ngài là người ấn định ai sẽ là vị được bầu chọn thành Giáo hoàng.“
„ Ta hãy cầu xin cho Đức Giáo Hoàng Phanxico, Chúa gìn giữ người tăng sức sinh lực và ban cho người đời nay hạnh phúc, đừng trao người cho ác tâm quân thù, đừng trao người cho ác tâm quân thù.“
2013- 13.03.- 2016
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Buổi chiều tối ngày 13. 03.2013, sau khi Mật nghị Hồng Y đã bầu xong đức tân giáo hoàng, và một đức Hồng Y báo tin cho thế giới: Habemus Papam!, từ bao lơn cửa sổ chính giữa phía mặt tiền đền thờ Thánh Phero ở Vatican, đức tân giáo hoàng Phanxico xuất hiện ra mắt chào mọi người.
Ngài giơ tay chào mọi người đang đứng ở dưới sân đền thờ bằng lời chào quen thuộc đơn giản cùng thân thiện: Buona sera! ( Chào các Bạn buổi chiều hôm nay!).
Lời chào đơn giản chân thành này của vị tân Giáo hòang mở ra một khúc quanh mới trong Hội Thánh Công Giáo trên thế giới.
Sau khi nói lời chào mừng, ngài xin mọi người đọc kinh cầu nguyện cho ngài. Ngài cúi mình xuống trước bao lơn và cùng mọi người đọc kinh Lạy Cha xin Thiên Chúa chúc lành cho ngài, rồi sau đó ngài mới chúc lành cho toàn dân chúng.
Một cung cách sống đức tin mới hấp dẫn, mà lại có hiệu qủa gây sức cảm động mãnh liệt nơi tâm trí con người. Nó vừa đạo đức, vừa bình dân giản dị gần gũi Thiên Chúa và con người.
Sau khi ban phép lành Urbi et Orbi cho thành Roma và toàn thế giới, ngài chúc mọi người „ Buona notte - Chúc ngủ ngon!“ . Thật là thân mật, bình dân chân thành, như cha mẹ con cái, bạn bè với nhau.
Cha mẹ của đức tân Giáo hoàng là người gốc nước dân tộc Ý di dân sang sinh sống ở Argentina. Đức tân Giáo hoàng sinh ra ở thủ đô Buenos Aires bên Argentina. Như thế ngài là người đến Roma từ một nước vùng tận cùng của thế giới. Vì nước Argentina nằm ở tận cuối châu Mỹ Latinh. Nhưng ngài mang đến Vatican một cung cách kiểu sống mới: nếp sống đơn giản và chân thành của ngài. Những hành động cử chỉ của ngài như ngược khác hẳn với cung cách lễ nghi bệ vệ oai phong lộng lẫy xưa nay mang mầu sắc vua chúa nơi sân triều đình quyền thế trong Hội Thánh Công Giáo, từ hàng chục thế kỷ nay.
Chính điểm này gây ra những phê bình, chỉ trích, gây khó chịu cho những người đem ngài ra so sánh với những vị Giáo Hoàng tiền nhiệm của ngài. Với họ, một thế giới không phù hợp với trí tưởng tượng của họ không thể như vậy được. Có những nhóm người Công Giáo không ngần ngại chỉ trích cho rằng, với Đức Giáo Hoàng Phanxico bây giờ càng đi lui vào vùng bóng mờ tối!
Đức tân Giáo Hoàng Phaxico từ khi được bầu chọn không dọn vào dinh phủ giáo hoàng sinh sống. Nhưng ngài chọn sinh sống làm việc ở nhà khách Santa Marta. Nhiều người chỉ trích cho đó là không xứng hợp.
Nhưng Phanxico là Phanxico. Ngài là giáo hoàng, và là một con người. Là một con người hơn nữa tâm tính của ngài chịu ảnh hưởng khắc ghi nơi gốc rễ người vùng Nam Mỹ mạnh, nên ngài có thể cùng được phép có thiếu sót. Đó là điều bình thường.
Ngôn ngữ của ngài không là ngôn ngữ của ngoại giao. Ngài nói trực tiếp chân thành từ con tim tấm lòng. Và như thế không luôn được may mắn. Nhưng đó lại thể hiện sự chân thành đích thực nơi con người Phanxico.
Hành động cử chỉ của ngài gây sức cảm động đánh động con người mãnh liệt. Vâng, giáo hoàng Phanxico không tỏa ra điều gì của người trí thức cao siêu, nhưng là nét nhân từ khiêm nhường của một người mục tử. Và với ngài là điểm trước hết. Và chính điều đó làm ngài là nhà thần học cao trên hết. Vì giáo hoàng là người ấn định cầm cương nẩy mực giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo.
Những thông điệp ngài đều đặt ra khuôn thước, mà những vị tiền nhiệm đã có truyền thống để lại.
Về phương diện chính trị ngài hướng dẫn Hội Thánh mở hướng ra về Âu châu. Ngài giúp cho sự xích lại gần giữa Hoa Kỳ và Cuba. Đây là những đóng góp vào con đường xây dựng nền hòa bình cho thế giới.
Rồi cuộc gặp gỡ giữa đức Giáo hòang Phanxico với Thượng phụ giáo chủ Chính Thống Nga ở Cuba nói lên chiều kích lịch sử thế giới giữa hai Giáo Hội. Và trong đó có ẩn hiện cả yếu tố chính trị giúp mở ra con đường hòa bình cùng chung sống cho nhân loại nữa.
Nhiều người đặt câu hỏi, liệu hay có phải Đức Giáo Hoàng Phanxico muốn, hay có thể thay đổi Hội Thánh không? Nào ai biết được điều này.
Sau ba năm khi nhìn vào việc làm trong vị thế giáo hoàng chắc là đã có. Cũng như vị tiền nhiệm của ngài, Giáo hoàng Benedictô XVI. , cách đây ba năm đã gây bỡ ngỡ ngạc nhiên cho toàn thế giới, khi ngài tự ý và trong sự khôn ngoan to lớn đã từ chức rút lui vào nghỉ hưu.
Phanxico là vị Giáo hoàng cần cho thời đại hôm nay của Hội Thánh Công Giáo. Một vị Hồng Y trước khi vào Mật nghị bầu giáo hoàng đã tâm sự: „ Trong Mật nghị bầu Giáo hoàng, tất cả các Hồng Y chỉ là công cụ làm việc của Đức Chúa Thánh Thần. Ngài là người ấn định ai sẽ là vị được bầu chọn thành Giáo hoàng.“
„ Ta hãy cầu xin cho Đức Giáo Hoàng Phanxico, Chúa gìn giữ người tăng sức sinh lực và ban cho người đời nay hạnh phúc, đừng trao người cho ác tâm quân thù, đừng trao người cho ác tâm quân thù.“
2013- 13.03.- 2016
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Lịch sử lòng tôn sùng thánh Giuse trong Hội Thánh
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
17:50 13/03/2016
LỊCH SỬ LÒNG TÔN SÙNG THÁNH GIUSE
TRONG HỘI THÁNH
Dù lòng tôn sùng thánh Giuse trong Hội Thánh khá trễ. Tuy nhiên, như một dòng thác từ lâu bị ngăn chặn, một khi được khai thông, nó bất chấp mọi trở ngại, nhưng cuốn phăn tất cả theo nó dữ dội…
Cũng vậy, một khi tấm gương của thánh Giuse đã được đề cao, thì mọi tâm hồn, mọi suy tư đều đổ dồn về. Thánh Giuse trở nên vị thánh chiếm vị trí quan trọng trong lòng tính hữu Công Giáo.
1. Những thế kỷ đầu.
Lòng tôn kính thánh Giuse hầu như không được đề cập đến. Lúc đó, Hội Thánh thờ kính đặc biệt Ngôi Hai Thiên Chúa. Bên cạnh, Hội Thánh nhắc đến Đức Trinh Nữ Maria, vì Người là Mẹ của Đấng Thiên Chúa làm người. Trong thời bắt đạo bởi các hoàng đế Lamã, Hội Thánh còn tôn kính đặc biệt các thánh Tử đạo.
Thật ra, những việc tôn kính như trên không có gì khó hiểu. Bởi thời kỳ đầu, phải đối diện với quá nhiều thách đố mang tính hộ giáo, đồng thời phải luôn luôn củng cố Thiên tính đi liền với nhân tính của Chúa Giêsu, mà Hội Thánh luôn đề cao vai trò của Ngôi Hai Thiên Chúa, đề cao sự đồng trinh nhiệm mầu của Đức Maria. Và vì cơn bắt đạo ngày càng dữ dội, điều quan trọng lúc này là củng cố đức tin cho các Kitô hữu mà Hội Thánh đề cao việc tôn kính các anh hùng Tử đạo. Vai trò của thánh Giuse hầu như bị bỏ quên.
Tuy nhiên, một vài thế kỷ tiếp theo, có nhiều Giáo Phụ như Gioan Kim Khẩu, Giêrônimô, Augutinô hết lời ca ngợi thánh Giuse và ơn gọi nhiệm lạ một cách đặc biệt mà Chúa dành cho thánh Giuse trong các bài giảng hoặc trong vài tác phẩm.
2. Lòng mến thánh Giuse bắt đầu.
Thế kỷ XII là thế kỷ đánh dấu sự thăng tiến về lòng yêu mến thánh Giuse trong Hội Thánh. Từ 1153, thánh Bênađô, đã có những bài giảng về thánh Giuse. Có những bài giảng rất hùng hồn, ngài đề cao vai trò của thánh Giuse trong thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Ngoài ra, thánh Bênađô không tiếc lời tuyên dương những vinh hiển và nhân đức của thánh Giuse. Bên cạnh đó, dòng Ðaminh với thánh Tôma tiến sĩ (1274), dòng Phanxicô cũng góp phần lớn, gây ảnh hưởng và cổ võ phong trào sùng kính thánh Giuse.
Thế kỷ XV, và năm 1416, tại Công Đồng Constantinô, Gerson, linh mục và thần học gia đã có bài tham luận thật sâu sắc ca ngợi và nêu gương thánh Giuse cho mọi người. Ngay tại Công Đồng, ông còn đề nghị lập lễ kính thánh Giuse, để xin ơn bình an cho Hội Thánh, bởi lúc đó, Hội Thánh đang khủng hoảng và chia rẻ trầm trọng.
Cùng thời điểm này, Hồng Y Phêrô Ailly xuất bản cuốn sách “Những vinh hiển và đặc ân của Thánh Giuse” để tôn vinh những kỳ công mà Chúa đã thực hiện trên con người và đời sống của thánh Giuse. Kể từ đó, lễ thánh Giuse bắt đầu thịnh hành trong khắp Âu Châu. Người ta bắt đầu xây nhiều nhà thờ dâng kính thánh Giuse.
Thế kỷ XVI, vào khoảng năm 1528, thánh Têrêsa Giêsu, tiến sĩ Hội Thánh, trong khi cải tổ dòng Cát Minh, đã kêu gọi các đan sĩ hãy nhiệt tình tôn kính thánh Giuse. Thánh nữ đã dâng kính thánh Giuse hầu hết các đan viện do chính thánh nữ sáng lập. Ngoài sự kêu gọi, qua việc giảng dạy bằng lời, thánh Têrêsa còn viết sách cổ võ sự sùng kính thánh Giuse. Với tất cả những việc làm và lòng tin tưởng, lòng yêu mến dành cho thánh Giuse, thánh nữ Têrêsa xứng đáng được gọi là tông đồ số một của thánh Giuse.
Thế Kỷ XVII, việc tôn kính thánh Giuse đã phổ biến, và càng ngày càng tiến xa. Nhất là tại Áo quốc, năm 1677, vua Leopolđô I (1640-1705) đặt thánh Giuse làm Đấng bảo trợ quốc gia và xin phép Ðức Giáo hoàng cho lập lễ Hôn phối thánh Giuse và Ðức Mẹ, vì ông muốn cảm tạ thánh Giuse đã cứu thủ đô Vienna khỏi quân Thổ nhĩ kỳ đánh phá.
Hơn nữa, ông còn tin rằng, thánh Giuse đã cho ông sinh được một người con nối dòng là vua Giuse I. Bởi lúc đó, thượng vị Lêôpolđô I lên làm vua nước Áo, đã 40 tuổi mà chưa có con. Trong nhiều năm, nhà vua đặt hết tin tưởng vào thánh Giuse. Ông sốt sắng cầu khẩn thánh Giuse ban cho ông có con.
Ðể chứng tỏ lòng trông cậy, vua ra chiếu chỉ tôn thánh Giuse làm Ðấng bảo trợ các vua nước Áo. Ông truyền đúc tượng thánh Giuse bằng bạc. Ông xin các linh mục dâng thánh lễ và tổ chức rước kiệu kính thánh Giuse đủ tám ngày.
Sau chín tháng, hoàng hậu sinh hạ một con trai, nhà vua rất đỗi vui mừng. Ðể nhớ ơn thánh Giuse, nhà vua truyền đặt tên thái tử là Giuse và hứa đúc một tượng thánh Giuse bằng bạc lớn hơn lần trước, đặt tại quảng trường thành phố Vienna, để mọi người qua lại đều có thể tôn kính thánh Giuse.
Tuy nhiên, Leopolđô I băng hà khi chưa kịp thi hành lời hứa cùng thánh Giuse. Con trai duy nhất của ông là vua Giuse I (1678-1711) ý thức lời cha dặn, nhất là biết mình được sinh hạ nhờ ơn thánh Giuse, hơn nữa bản thân cũng chọn thánh Giuse làm bổn mạng, đã thay cha, truyền đúc tượng thánh Giuse rất lớn bằng bạc, xây bệ cao và cử hành nghi lễ đặt tượng giữa kinh đô ngay chính ngày lễ thánh Giuse năm 1709.
Tại pháp năm 1704, Giám mục Bossuet đọc một bài diễn văn thời danh tán dương thánh Giuse, gây ảnh hưởng lớn đến nỗi Ðức Urbanô VIII đã nâng lễ thánh Giuse lên bậc lễ buộc trong nước Pháp.
Đến thế kỷ XIX, lòng yêu mến thánh Giuse trong cả Hội Thánh lên đến đỉnh điểm. Năm 1870, Ðức Piô IX, thể theo đề nghị của hàng giám mục thế giới, trong lúc họp Công Ðồng Vatican I, long trọng tôn phong thánh Giuse làm Ðấng bảo trợ toàn thể Hội Thánh và truyền mừng lễ kính thánh Giuse vào ngày 19.3 hàng năm ở bậc trọng thể.
Năm 1889, Ðức Lêo XIII ban hành thông điệp “Thánh Cả Giuse, bạn trăm năm Ðức Mẹ và Cha Chúa Giêsu” đã trở thành thông điệp thời danh, đáng gọi là Hiến chương thần học tuyên dương sự vinh hiển của Thánh Giuse. Trong thông điệp, Đức Thánh Cha ra lệnh, phải tôn kính thánh Giuse vào mỗi tháng 3 hàng năm.
Từ đó tới nay, lòng sùng kính thánh Giuse lan tràn khắp nơi. Ngài trở thành vị thánh thứ hai, sau ÐứcTrinh Nữ Maria, được cả Hội Thánh và từng con cái Hội Thánh yêu mến, kính tôn và khẩn cầu.
3. Tại Việt Nam.
Ngay từ thời gian đầu, khi Tin Mừng mới được rao giảng, Hội Thánh Việt Nam đã sớm tỏ lòng tôn kính thánh Giuse. Rất nhiều người, trong đó, đại đa số nam giới chọn thánh Giuse làm bổn mạng. Nhiều nhà thờ, nhà dòng được đặt dưới sự bảo trợ của thánh Giuse. Hầu như trong tất cả các nhà thờ đều có bàn thờ thánh Giuse. Nhiều nhà thờ còn xây đài kính thánh Giuse trong khuôn viên nhà thờ để giáo dân tiện việc tôn kính và cầu nguyện cùng thánh Giuse.
Ngay từ thế kỷ thứ XVII, năm 1678, Ðức Inôxentiô XI, theo đề nghị của các Giám mục truyền giáo phương Ðông, đã phong thánh Giuse làm thánh bảo trợ nước Việt Nam và các nước lân cận. Chính cha Đắc Lộ, người tiên phong trong việc chọn thánh Giuse làm bổn mạng Hội Thánh Việt Nam.
Cha Ðắc Lộ thuật lại một câu chuyện về thánh Giuse như sau: “Ngày 12.3.1627, lễ Thánh Gregoriô, tôi và thầy Antôn Marques xuống tàu tại Áomôn để sang Ðàng Ngoài. Chúng tôi vượt biển, thuận buồm xuôi gió cho tới chiều ngày thứ bảy. Khi chuẩn bị vào cửa biển ở Thanh Hóa, bỗng dưng bão nổi lên với nhiều hình quái dị khiến mọi người kinh hãi. Nhưng qua hôm sau là lễ thánh Giuse thì biển yên sóng lặng, hình quái gở đã biến đi, nên chúng tôi vào cửa biển bình an. Cửa ấy, dân địa phương gọi là cửa Bạng (Thanh Hóa), nhưng chúng tôi đặt tên là Cửa thánh Giuse, hầu kính nhớ ơn ngài đã phù hộ chúng tôi tới đó bình an".
4. “Hãy đến cùng Giuse”, đến cùng Cha chúng ta.
Tuy không rõ ràng, nhưng nhiều người đồng ý, thánh Giuse của Tân Ước đã được báo trước ngay từ những trang đầu của Cựu Ước (sách Sáng thế), qua hình tượng tổ phụ Giuse con của tổ phụ Giacob.
Có thể nói, tổ phụ Giuse là hình bóng của thánh Giuse, trước hết là tên gọi:
- Người con áp út của tổ phụ Giacob và người bạn trăm năm của Ðức Maria, có cùng một tên gọi: GIUSE.
- Tổ phụ Giuse, sau khi bị bán sang Aicập, nhờ ơn Chúa, đã nhanh chóng được đẹp lòng vua Putiphar. Nhà vua đã tín cẩn, trao cho tổ phụ coi sóc, lo liệu mọi việc cần thiết. Sau đó, chính nhà vua đã cất nhắc tổ phụ làm quan tể tướng triều đình của mình. Vua ban cho tổ phụ mọi quyền hành phù hợp để lo việc thu trữ lúa thóc và phân phát cho toàn dân Aicập và các vùng lân cận. Sau cùng, nhà vua còn ban danh hiệu quý giá cho tổ phụ, đó là danh hiệu: Vị Cứu tinh của nhân dân (x.St 41, 1tt).
Chức vụ và quyền hành mà vua Aicập ban cho tổ phụ Giuse ảnh hưởng trên toàn quốc gia Aicập, là hình bóng chỉ quyền cao, chức trọng Thiên Chúa đã ban cho Thánh Giuse để ngài giữ gìn, chở che Hội Thánh, đoàn dân mới của Chúa trên khắp hoàn cầu.
- Tổ phụ Giuse còn là hình bóng của thánh Giuse, vì ông còn là con người khéo léo, biết lo liệu mọi việc. Sự khôn ngoan khéo léo này thể hiện qua việc ông vừa sinh nhiều lợi ích cho chủ mình, vừa cứu dân thoát chết.
Cũng vậy, thánh Giuse được Chúa tuyển chọn để gìn giữ Nguồn Sống của cả nhân loại là chính Chúa Giêsu. Thánh Giuse còn được chọn làm Bổn mạng bênh vực Hội Thánh, hướng dẫn và lèo lái con thuyền Hội Thánh, nhất là trong những lúc Hội Thánh đối diện với thử thách.
- Một lệnh truyền nổi tiếng mà vua Aicập ban ra để dạy dân Aicập, được Hội Thánh sử dụng để dạy con cái mình: “Hãy đến cùng Giuse” (St 41, 55) là một bằng chứng hùng hồn, cho thấy, Hội Thánh nhìn nhận tổ phụ Giuse là hình ảnh tiên báo thánh Giuse.
Với lệnh truyền này, Pharaô Putiphar đã đặt mọi quyền lực vào tay tổ phụ, thì khi dạy con cái mình hãy đến cùng thánh Giuse, Hội Thánh muốn khẳng định rằng: thánh Giuse có thế giá trong quyền lực bàu chữa cho chúng ta.
Thánh Giuse bồng Chúa Giêsu, vì người là cha của Chúa. Thánh Giuse cũng muốn chúng ta, một khi là con của người, hãy sà vào lòng người để được người săn sóc, băng bó, vỗi về, bảo vệ…
Hãy chạy đến thánh Giuse. Hãy đến cùng thánh Giuse. Hãy gắn mình vào lời cầu nguyện cả đời của chúng ta để nài xin thánh Giuse che chở, khẩn cầu.
Trong kinh Khấn thánh Giuse bảo trợ, tuy nói quá đáng về vai trò của thánh Giuse: “Cha có thần thế trước mặt Đức Chúa Trời đến nổi người ta có thể nói rằng: ‘Trên trời Thánh Giuse truyền lệnh hơn là van xin’”, dễ làm chúng ta lầm tưởng, thánh Giuse có quyền lực tối thượng nơi thiên đàng.
Tuy nhiên, lời kinh vẫn phản ánh một thực tế: Hiệu lực trong lời chuyển cầu của thánh Giuse dành cho đoàn con trần thế của mình là vô song.
Hãy cậy vào công nghiệp của thánh Giuse trước mặt Chúa. Hãy cậy vào nhân đức của thánh Giuse. Hãy cậy vào lời chuyển cầu thế lực mà thánh Giuse được Chúa ban. Chúng ta hãy đến cùng thánh Giuse. Hãy nguyện xin thánh Giuse đồng hành với chúng ta trọn cuộc đời, để từng nhịp sống của chúng ta, luôn có thánh Giuse yểm trợ, lèo lái, đỡ nâng.
Mỗi khi chạm phải những thách đố cho cuộc đời hay cho đức tin của mình, chúng ta hãy “trao phó nơi Cha vụ khó khăn này... Xin Cha giải gở giúp chúng con, để thêm một vinh quang mới vào bao nhiêu vinh quang sẵn có của Cha” (kinh Khấn thánh Giuse bảo trợ).
Xin thánh Giuse hãy thương nhận lấy chúng ta như đã bao dung nhận lấy trách nhiệm làm cha của Chúa Giêsu.
Chúng ta đừng bao giờ ngần ngại, nhưng hãy đến cùng thánh Giuse.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
(Còn tiếp)
TRONG HỘI THÁNH
Dù lòng tôn sùng thánh Giuse trong Hội Thánh khá trễ. Tuy nhiên, như một dòng thác từ lâu bị ngăn chặn, một khi được khai thông, nó bất chấp mọi trở ngại, nhưng cuốn phăn tất cả theo nó dữ dội…
Cũng vậy, một khi tấm gương của thánh Giuse đã được đề cao, thì mọi tâm hồn, mọi suy tư đều đổ dồn về. Thánh Giuse trở nên vị thánh chiếm vị trí quan trọng trong lòng tính hữu Công Giáo.
1. Những thế kỷ đầu.
Lòng tôn kính thánh Giuse hầu như không được đề cập đến. Lúc đó, Hội Thánh thờ kính đặc biệt Ngôi Hai Thiên Chúa. Bên cạnh, Hội Thánh nhắc đến Đức Trinh Nữ Maria, vì Người là Mẹ của Đấng Thiên Chúa làm người. Trong thời bắt đạo bởi các hoàng đế Lamã, Hội Thánh còn tôn kính đặc biệt các thánh Tử đạo.
Thật ra, những việc tôn kính như trên không có gì khó hiểu. Bởi thời kỳ đầu, phải đối diện với quá nhiều thách đố mang tính hộ giáo, đồng thời phải luôn luôn củng cố Thiên tính đi liền với nhân tính của Chúa Giêsu, mà Hội Thánh luôn đề cao vai trò của Ngôi Hai Thiên Chúa, đề cao sự đồng trinh nhiệm mầu của Đức Maria. Và vì cơn bắt đạo ngày càng dữ dội, điều quan trọng lúc này là củng cố đức tin cho các Kitô hữu mà Hội Thánh đề cao việc tôn kính các anh hùng Tử đạo. Vai trò của thánh Giuse hầu như bị bỏ quên.
Tuy nhiên, một vài thế kỷ tiếp theo, có nhiều Giáo Phụ như Gioan Kim Khẩu, Giêrônimô, Augutinô hết lời ca ngợi thánh Giuse và ơn gọi nhiệm lạ một cách đặc biệt mà Chúa dành cho thánh Giuse trong các bài giảng hoặc trong vài tác phẩm.
2. Lòng mến thánh Giuse bắt đầu.
Thế kỷ XII là thế kỷ đánh dấu sự thăng tiến về lòng yêu mến thánh Giuse trong Hội Thánh. Từ 1153, thánh Bênađô, đã có những bài giảng về thánh Giuse. Có những bài giảng rất hùng hồn, ngài đề cao vai trò của thánh Giuse trong thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Ngoài ra, thánh Bênađô không tiếc lời tuyên dương những vinh hiển và nhân đức của thánh Giuse. Bên cạnh đó, dòng Ðaminh với thánh Tôma tiến sĩ (1274), dòng Phanxicô cũng góp phần lớn, gây ảnh hưởng và cổ võ phong trào sùng kính thánh Giuse.
Thế kỷ XV, và năm 1416, tại Công Đồng Constantinô, Gerson, linh mục và thần học gia đã có bài tham luận thật sâu sắc ca ngợi và nêu gương thánh Giuse cho mọi người. Ngay tại Công Đồng, ông còn đề nghị lập lễ kính thánh Giuse, để xin ơn bình an cho Hội Thánh, bởi lúc đó, Hội Thánh đang khủng hoảng và chia rẻ trầm trọng.
Cùng thời điểm này, Hồng Y Phêrô Ailly xuất bản cuốn sách “Những vinh hiển và đặc ân của Thánh Giuse” để tôn vinh những kỳ công mà Chúa đã thực hiện trên con người và đời sống của thánh Giuse. Kể từ đó, lễ thánh Giuse bắt đầu thịnh hành trong khắp Âu Châu. Người ta bắt đầu xây nhiều nhà thờ dâng kính thánh Giuse.
Thế kỷ XVI, vào khoảng năm 1528, thánh Têrêsa Giêsu, tiến sĩ Hội Thánh, trong khi cải tổ dòng Cát Minh, đã kêu gọi các đan sĩ hãy nhiệt tình tôn kính thánh Giuse. Thánh nữ đã dâng kính thánh Giuse hầu hết các đan viện do chính thánh nữ sáng lập. Ngoài sự kêu gọi, qua việc giảng dạy bằng lời, thánh Têrêsa còn viết sách cổ võ sự sùng kính thánh Giuse. Với tất cả những việc làm và lòng tin tưởng, lòng yêu mến dành cho thánh Giuse, thánh nữ Têrêsa xứng đáng được gọi là tông đồ số một của thánh Giuse.
Thế Kỷ XVII, việc tôn kính thánh Giuse đã phổ biến, và càng ngày càng tiến xa. Nhất là tại Áo quốc, năm 1677, vua Leopolđô I (1640-1705) đặt thánh Giuse làm Đấng bảo trợ quốc gia và xin phép Ðức Giáo hoàng cho lập lễ Hôn phối thánh Giuse và Ðức Mẹ, vì ông muốn cảm tạ thánh Giuse đã cứu thủ đô Vienna khỏi quân Thổ nhĩ kỳ đánh phá.
Hơn nữa, ông còn tin rằng, thánh Giuse đã cho ông sinh được một người con nối dòng là vua Giuse I. Bởi lúc đó, thượng vị Lêôpolđô I lên làm vua nước Áo, đã 40 tuổi mà chưa có con. Trong nhiều năm, nhà vua đặt hết tin tưởng vào thánh Giuse. Ông sốt sắng cầu khẩn thánh Giuse ban cho ông có con.
Ðể chứng tỏ lòng trông cậy, vua ra chiếu chỉ tôn thánh Giuse làm Ðấng bảo trợ các vua nước Áo. Ông truyền đúc tượng thánh Giuse bằng bạc. Ông xin các linh mục dâng thánh lễ và tổ chức rước kiệu kính thánh Giuse đủ tám ngày.
Sau chín tháng, hoàng hậu sinh hạ một con trai, nhà vua rất đỗi vui mừng. Ðể nhớ ơn thánh Giuse, nhà vua truyền đặt tên thái tử là Giuse và hứa đúc một tượng thánh Giuse bằng bạc lớn hơn lần trước, đặt tại quảng trường thành phố Vienna, để mọi người qua lại đều có thể tôn kính thánh Giuse.
Tuy nhiên, Leopolđô I băng hà khi chưa kịp thi hành lời hứa cùng thánh Giuse. Con trai duy nhất của ông là vua Giuse I (1678-1711) ý thức lời cha dặn, nhất là biết mình được sinh hạ nhờ ơn thánh Giuse, hơn nữa bản thân cũng chọn thánh Giuse làm bổn mạng, đã thay cha, truyền đúc tượng thánh Giuse rất lớn bằng bạc, xây bệ cao và cử hành nghi lễ đặt tượng giữa kinh đô ngay chính ngày lễ thánh Giuse năm 1709.
Tại pháp năm 1704, Giám mục Bossuet đọc một bài diễn văn thời danh tán dương thánh Giuse, gây ảnh hưởng lớn đến nỗi Ðức Urbanô VIII đã nâng lễ thánh Giuse lên bậc lễ buộc trong nước Pháp.
Đến thế kỷ XIX, lòng yêu mến thánh Giuse trong cả Hội Thánh lên đến đỉnh điểm. Năm 1870, Ðức Piô IX, thể theo đề nghị của hàng giám mục thế giới, trong lúc họp Công Ðồng Vatican I, long trọng tôn phong thánh Giuse làm Ðấng bảo trợ toàn thể Hội Thánh và truyền mừng lễ kính thánh Giuse vào ngày 19.3 hàng năm ở bậc trọng thể.
Năm 1889, Ðức Lêo XIII ban hành thông điệp “Thánh Cả Giuse, bạn trăm năm Ðức Mẹ và Cha Chúa Giêsu” đã trở thành thông điệp thời danh, đáng gọi là Hiến chương thần học tuyên dương sự vinh hiển của Thánh Giuse. Trong thông điệp, Đức Thánh Cha ra lệnh, phải tôn kính thánh Giuse vào mỗi tháng 3 hàng năm.
Từ đó tới nay, lòng sùng kính thánh Giuse lan tràn khắp nơi. Ngài trở thành vị thánh thứ hai, sau ÐứcTrinh Nữ Maria, được cả Hội Thánh và từng con cái Hội Thánh yêu mến, kính tôn và khẩn cầu.
3. Tại Việt Nam.
Ngay từ thời gian đầu, khi Tin Mừng mới được rao giảng, Hội Thánh Việt Nam đã sớm tỏ lòng tôn kính thánh Giuse. Rất nhiều người, trong đó, đại đa số nam giới chọn thánh Giuse làm bổn mạng. Nhiều nhà thờ, nhà dòng được đặt dưới sự bảo trợ của thánh Giuse. Hầu như trong tất cả các nhà thờ đều có bàn thờ thánh Giuse. Nhiều nhà thờ còn xây đài kính thánh Giuse trong khuôn viên nhà thờ để giáo dân tiện việc tôn kính và cầu nguyện cùng thánh Giuse.
Ngay từ thế kỷ thứ XVII, năm 1678, Ðức Inôxentiô XI, theo đề nghị của các Giám mục truyền giáo phương Ðông, đã phong thánh Giuse làm thánh bảo trợ nước Việt Nam và các nước lân cận. Chính cha Đắc Lộ, người tiên phong trong việc chọn thánh Giuse làm bổn mạng Hội Thánh Việt Nam.
Cha Ðắc Lộ thuật lại một câu chuyện về thánh Giuse như sau: “Ngày 12.3.1627, lễ Thánh Gregoriô, tôi và thầy Antôn Marques xuống tàu tại Áomôn để sang Ðàng Ngoài. Chúng tôi vượt biển, thuận buồm xuôi gió cho tới chiều ngày thứ bảy. Khi chuẩn bị vào cửa biển ở Thanh Hóa, bỗng dưng bão nổi lên với nhiều hình quái dị khiến mọi người kinh hãi. Nhưng qua hôm sau là lễ thánh Giuse thì biển yên sóng lặng, hình quái gở đã biến đi, nên chúng tôi vào cửa biển bình an. Cửa ấy, dân địa phương gọi là cửa Bạng (Thanh Hóa), nhưng chúng tôi đặt tên là Cửa thánh Giuse, hầu kính nhớ ơn ngài đã phù hộ chúng tôi tới đó bình an".
4. “Hãy đến cùng Giuse”, đến cùng Cha chúng ta.
Tuy không rõ ràng, nhưng nhiều người đồng ý, thánh Giuse của Tân Ước đã được báo trước ngay từ những trang đầu của Cựu Ước (sách Sáng thế), qua hình tượng tổ phụ Giuse con của tổ phụ Giacob.
Có thể nói, tổ phụ Giuse là hình bóng của thánh Giuse, trước hết là tên gọi:
- Người con áp út của tổ phụ Giacob và người bạn trăm năm của Ðức Maria, có cùng một tên gọi: GIUSE.
- Tổ phụ Giuse, sau khi bị bán sang Aicập, nhờ ơn Chúa, đã nhanh chóng được đẹp lòng vua Putiphar. Nhà vua đã tín cẩn, trao cho tổ phụ coi sóc, lo liệu mọi việc cần thiết. Sau đó, chính nhà vua đã cất nhắc tổ phụ làm quan tể tướng triều đình của mình. Vua ban cho tổ phụ mọi quyền hành phù hợp để lo việc thu trữ lúa thóc và phân phát cho toàn dân Aicập và các vùng lân cận. Sau cùng, nhà vua còn ban danh hiệu quý giá cho tổ phụ, đó là danh hiệu: Vị Cứu tinh của nhân dân (x.St 41, 1tt).
Chức vụ và quyền hành mà vua Aicập ban cho tổ phụ Giuse ảnh hưởng trên toàn quốc gia Aicập, là hình bóng chỉ quyền cao, chức trọng Thiên Chúa đã ban cho Thánh Giuse để ngài giữ gìn, chở che Hội Thánh, đoàn dân mới của Chúa trên khắp hoàn cầu.
- Tổ phụ Giuse còn là hình bóng của thánh Giuse, vì ông còn là con người khéo léo, biết lo liệu mọi việc. Sự khôn ngoan khéo léo này thể hiện qua việc ông vừa sinh nhiều lợi ích cho chủ mình, vừa cứu dân thoát chết.
Cũng vậy, thánh Giuse được Chúa tuyển chọn để gìn giữ Nguồn Sống của cả nhân loại là chính Chúa Giêsu. Thánh Giuse còn được chọn làm Bổn mạng bênh vực Hội Thánh, hướng dẫn và lèo lái con thuyền Hội Thánh, nhất là trong những lúc Hội Thánh đối diện với thử thách.
- Một lệnh truyền nổi tiếng mà vua Aicập ban ra để dạy dân Aicập, được Hội Thánh sử dụng để dạy con cái mình: “Hãy đến cùng Giuse” (St 41, 55) là một bằng chứng hùng hồn, cho thấy, Hội Thánh nhìn nhận tổ phụ Giuse là hình ảnh tiên báo thánh Giuse.
Với lệnh truyền này, Pharaô Putiphar đã đặt mọi quyền lực vào tay tổ phụ, thì khi dạy con cái mình hãy đến cùng thánh Giuse, Hội Thánh muốn khẳng định rằng: thánh Giuse có thế giá trong quyền lực bàu chữa cho chúng ta.
Thánh Giuse bồng Chúa Giêsu, vì người là cha của Chúa. Thánh Giuse cũng muốn chúng ta, một khi là con của người, hãy sà vào lòng người để được người săn sóc, băng bó, vỗi về, bảo vệ…
Hãy chạy đến thánh Giuse. Hãy đến cùng thánh Giuse. Hãy gắn mình vào lời cầu nguyện cả đời của chúng ta để nài xin thánh Giuse che chở, khẩn cầu.
Trong kinh Khấn thánh Giuse bảo trợ, tuy nói quá đáng về vai trò của thánh Giuse: “Cha có thần thế trước mặt Đức Chúa Trời đến nổi người ta có thể nói rằng: ‘Trên trời Thánh Giuse truyền lệnh hơn là van xin’”, dễ làm chúng ta lầm tưởng, thánh Giuse có quyền lực tối thượng nơi thiên đàng.
Tuy nhiên, lời kinh vẫn phản ánh một thực tế: Hiệu lực trong lời chuyển cầu của thánh Giuse dành cho đoàn con trần thế của mình là vô song.
Hãy cậy vào công nghiệp của thánh Giuse trước mặt Chúa. Hãy cậy vào nhân đức của thánh Giuse. Hãy cậy vào lời chuyển cầu thế lực mà thánh Giuse được Chúa ban. Chúng ta hãy đến cùng thánh Giuse. Hãy nguyện xin thánh Giuse đồng hành với chúng ta trọn cuộc đời, để từng nhịp sống của chúng ta, luôn có thánh Giuse yểm trợ, lèo lái, đỡ nâng.
Mỗi khi chạm phải những thách đố cho cuộc đời hay cho đức tin của mình, chúng ta hãy “trao phó nơi Cha vụ khó khăn này... Xin Cha giải gở giúp chúng con, để thêm một vinh quang mới vào bao nhiêu vinh quang sẵn có của Cha” (kinh Khấn thánh Giuse bảo trợ).
Xin thánh Giuse hãy thương nhận lấy chúng ta như đã bao dung nhận lấy trách nhiệm làm cha của Chúa Giêsu.
Chúng ta đừng bao giờ ngần ngại, nhưng hãy đến cùng thánh Giuse.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
(Còn tiếp)
Những 'Sứ Giả Thương Xót', họ làm gì?
Trần Mạnh Trác
19:54 13/03/2016
Có những điều họ không làm
Thứ Tư lễ Tro vừa qua, ĐGH Phanxicô đã ủy thác sứ vụ 'Sứ Giả Thương Xót' cho 1142 linh mục từ khắp nơi trên Thế Giới về Roma, và Ngài đã gửi họ đi, để thực hiện một nhiệm vụ mà Ngài gọi là "tiếp tục nhiệm vụ của Đức Kitô là hòa giải toàn bộ thế giới với Đức Chúa Cha".
Sứ vụ cuả các linh mục này bao gồm hai khiá cạnh chính yếu: rao giảng về lòng thương xót và thực hiện sự thương xót ấy qua Bí Tích Giải Tội.
Họ là "dấu chỉ đặc biệt cuả lòng thương xót của Chúa trong Năm Thánh Thương Xót này", và như thế, các 'Sứ Giả Thương Xót' đã được trao cho hai đặc quyền mà các cha giải tội thường không có, đó là 'năng quyền giải tội' cuả họ không có giới hạn về địa lý (có thể giải tội ở khắp mọi nơi) và họ có quyền tha một số 'vạ' dành riêng cho Toà Thánh.
Nói tới đây, nhiều người đã có sẵn một câu hỏi đó là, liệu những người đang mắc vạ tuyệt thông vì rối rắm về bí tích hôn phối, thì có thể được 'giải vạ' qua các vị 'Sứ Giả Thương Xót' này không?
Xin thưa ngay là không! bởi vì bí tích hôn phối là vĩnh viễn, chỉ mất đi khi một trong hai người đã chết. Do đó mà Tòa Thánh cũng không có quyền tháo gỡ bí tích này, và vì thế Toà Thánh cũng không thể nào trao ban cho các vị 'Sứ Giả Thương Xót' điều mà chính Toà Thánh cũng không có...
(Nhưng có nhiều trường hợp mà bí tích hôn phối đã không thành, cho nên cái 'vạ' cũng không hề có. Vậy những ai đang ở trong tình trạng 'rối' này thì nên tìm đến các cha Sở để tìm hiểu xem có thể thực hiện những thủ tục 'tiêu hôn' không.
Còn những người đang thực sự là 'rối' thì cũng đừng thất vọng, bởi vì Hội Thánh luôn có những con đường 'mục vụ' để giúp họ, và giúp con cái cuả họ sống một 'con đường đức tin'. Hãy nhớ, một cây đã nghiêng về phiá nào rồi thì dù cho có đổ cũng sẽ đổ về phiá đó mà thôi.)
Những đặc quyền
Vậy thì, trở lại với các vị Sứ Giả Thương Xót, họ có những đặc quyền tha những vạ tuyệt thông nào?
Có 4 cái vạ họ có thể tha: 1- Xúc phạm đến Mình Thánh Chuá (thí dụ ăn cắp Mình Thánh Chuá để làm buà phép); 2- Hành hung Đức Giáo Hoàng (ngày nay thì chắc chưa có ai làm việc này); 3- Tha tội ngoại tình cho người đồng loã và sau cùng là 4- Vi phạm ấn tích giải tội.
Trong 4 cái vạ nêu trên thì có tới 2 cái vạ là cuả hàng linh mục (3 và 4.) Như vậy rõ ràng ĐTC không chỉ mở kho ân sủng xuống cho đoàn chiên mà thôi, Ngài còn mong muốn thanh tẩy những con chiên mẹ để cho công việc mục vụ được thánh thiện hơn.
"Đức Giáo Hoàng Phanxicô rõ ràng đã muốn nói rằng, đừng để bất kỳ một tội lỗi nào giữ bạn lại, dù bạn đã làm gì ... ngay cả khi tội lỗi của bạn chảy máu đỏ tươi thì cũng đừng sợ, hãy cứ đến," là lời cuả Cha Roger Landry, thuộc giáo phận Fall River, Mass., đang làm việc tại văn phòng ngoại giao cuả Toà Thánh ở Liên Hiệp Quốc.
Hành động cho phép một linh mục thường mà có quyền tha vạ tại chỗ cho một tội nghiêm trọng, thì quả là một cách tiếp cận dễ dàng đối với những người đang mang "một gánh nặng cực kỳ nặng nề," và tỏ cho họ rằng, Giáo Hội "đang giải thảm chờ đợi họ, xin hãy đến", Cha Landry nói.
Như đã nói ở trên, những Sứ Giả Thương Xót có quyền giải tội không giới hạn về địa lý, nghiã là họ không phải xin phép vị giám mục địa phương khi tới một giáo phân nào, "tuy nhiên trên thực tế các vị đó sẽ thực hiện những điều cụ thể, theo những gì mà vị giám mục địa phương hoặc các cha Sở muốn, đặc biệt trong những dịp họ được mời đi giảng phòng cho các đại hội, hội nghị thanh niên, các đoàn thể gia đình và các cuộc hành hương," Cha Landry cho biết.
Nhiệm vụ rao giảng
Những cuộc giảng phòng là một phương thế mà các vị Sứ Giả Thương Xót đang cố gắng thực hiện.
Qua các phương tiện truyền thông, người ta đã biết khá rõ ràng là các Sứ Giả Thương Xót có quyền tha những vạ dành riêng cho Toà Thánh. Nhưng cũng có nhiều linh mục đã có quyền đó rồi, vậy thì vai trò đặc biệt mà các linh mục Sứ Giả sẽ làm là gì?
Câu trả lời nằm trong Sắc Lệnh cuả ĐGH, Đức Thánh Cha Phanxicô viết: "Tôi yêu cầu các giám mục anh em hãy mời gọi và chào đón các nhà truyền giáo để họ có thể, trên hết mọi sự, giảng thuyết một cách thuyết phục về lòng thương xót. Từng giáo phận nên tổ chức các 'cơ hội cho giáo dân', để những nhà truyền giáo có thể đem niềm vui và sự tha thứ đến"(Misericordiae Vultus, số 18).
Vì giảng phòng là hoạt động cơ bản cuả các Sứ Giả Thương Xót, cho nên hy vọng rằng các giám mục trên thế giới sẽ sử dụng các vị linh mục này để hướng dẫn các khóa cấm phòng, và các sáng kiến khác cuả giáo phận cũng như cuả giáo xứ, đặc biệt chú trọng đến Bí tích Hòa giải.
Như lời Cha Anthony Brausch, một Sứ Giả Thương Xót, phó giám đốc Chủng viện Mount St. Mary tại Athenaeum Ohio, "điểm nhấn mạnh của Đức Thánh Cha, rõ ràng, không phải chỉ có các linh mục đã được trao ban danh hiệu này mới là những Sứ Giả Thương Xót, trong thực tế, tất cả mọi Kitô hữu phải là Sứ Giả Thương Xót của Thiên Chúa. Nhưng, Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh rằng lòng thương xót của Thiên Chúa được thực hiện cách tỏ tường nơi bí tích (hoà giải) đã được lập ra bởi Người Con của Thiên Chúa".
Theo Cha Geno Sylva, một linh mục người Mỹ đang phục vụ tại Hội đồng Giáo hoàng về Tân Phúc âm Hoá, thì trong số 125 Sứ Giả cuả Thương Xót ở Mỹ, có tới 14% là thuộc dòng Đa Minh (dòng Giảng Thuyết) thuộc tỉnh dòng thánh Giuse ở Mỹ. Một trong số đó có cha John Maria Devaney từ New York.
Cha Devaney đang là tuyên úy các bệnh viện đồng thời ngài giữ chân giảng thuyết trên chương trình radio 'the Catholic Channel" cuả hãng SiriusXM ở New York.
Cha Devaney cho biết Ngài xin tham gia làm Sứ Giả Thương Xót là vì cảm kích trước các sự kiện xảy ra ở các nhà thương. Hằng tuần Ngài thăm hỏi, uỉ an, giải tội, cho nhiều người trên giường bệnh đợi chết.
"Thương Xót là bản chất cuả Thiên Chúa," Cha Devaney nói, "Thương Xót có nghĩa là dù cho chúng ta có xúc phạm đến Chuá và đến các anh em bao nhiêu chăng nữa, thì vẩn có thể hoà giải được."
Những cách thức tha tội tầy đình.
Cha John Paul Zeller, một Linh mục dòng Phanxicô ở Birmingham, Ala., cho biết rằng khi giải một vạ dành riêng cho Toà Thánh, có một công thức đặc biệt mà các cha giải tội phải sử dụng.
Ngài nói rằng mặc dù bản chất của tội là nghiêm trọng, nhưng ấn tích giải tội phải được áp dụng.
"Nó phải được hiểu rằng đây là dưới ấn tích của toà giải tội, và phải thực hiện theo những gì chúng ta gọi là 'toà trong', là không có gì có thể được tiết lộ ra ngoài," Ngài nói, và thêm rằng việc sám hối và tiến trình hòa giải cho từng hối nhân sẽ khác nhau.
Một số trường hợp có thể được giải quyết nhanh chóng, trong khi những trường hợp khác có thể lâu hơn tùy thuộc vào từng người.
Dù thế nào chăng nữa, Cha John Paul nhấn mạnh rằng những Sứ Giả Thương Xót "phải tin tưởng rằng Chúa sẽ ban cho ơn và những lời thích hợp để nói, và việc bố trí thích hợp, để lắng nghe và đón nhận một kẻ có tội ăn năn trở lại."
Tuy nhiên, Ngài giải thích rằng tiến trình hòa giải liên quan đến nhiều việc hơn là đơn giản chỉ có giải tội, giải vạ và sau đó cho hối nhân ra về.
Tiến trình này bao gồm các câu hỏi "điều gì sẽ xảy ra từ bây giờ?" Cha John Paul nói, so sánh với căn bệnh của một bệnh nhân và phương pháp chữa bệnh của một bác sĩ.
"Chúng ta đều là những bệnh nhân trên một mức độ tâm linh, chúng ta cần ân sủng và sự chữa lành của Thiên Chúa, đặc biệt là những người có tội trọng," Ngài nói, nhưng lưu ý rằng trong việc đối phó cuả các bác sĩ, một số bệnh nhân cần nhiều thời gian và nhiều chú ý hơn.
"Cũng vậy, tôi nghĩ rằng trong một số trường hợp đặc biệt, có lẽ sẽ cần có một con đường sám hối dài hơn."
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Trong Sa Mạc
Lê Trị
18:33 13/03/2016
Ảnh của Lê Trị
(Hình chụp tại Death Valley)
Tạ ơn Thượng đế
ban mưa nắng
Thung lũng tử thần hoa cỏ phục sinh.
(bt)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 08 – 14/03/2016: Dân số Công Giáo tăng đến gần 1.3 tỷ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:19 13/03/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết một lá thư cảm ơn và tri ân của ngài với Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, là Tổng Giám mục chính tòa Kiev và là nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương Ukraine.
Đức Tổng Giám Mục, cùng với các thành viên khác trong ủy ban thường trực Thượng Hội Đồng Giáo Hội Công Giáo Ukraine đã có cuộc họp tại Rôma và đưa ra một tuyên bố trong đó các vị khẳng định sự hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo. Các vị đã được Đức Thánh Cha tiếp sau đó vào sáng thứ Bẩy 05 tháng Ba.
Trong thư gửi Đức Tổng Giám Mục Shevchuk, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng khoảng bảy mươi trước, trong một bối cảnh tư tưởng và chính trị thù hận, đã tồn tại “những ý tưởng chống lại sự tồn tại của Giáo Hội của các hiền huynh, và đã dẫn đến việc tổ chức một Thượng Hội Đồng giả hiệu tại Lviv, và nhiều trong nhiều thập kỷ sau đó đã gây ra đau khổ cho các mục tử và các tín hữu”.
“Trước ký ức đau buồn của những sự kiện này, chúng ta cúi đầu với lòng biết ơn sâu sắc trước những người, bất chấp những cái giá đắt đỏ của đau khổ và thậm chí tử đạo, tiếp tục làm chứng cho niềm tin của mình và theo dòng thời gian đã thể hiện sự đóng góp lớn lao cho Giáo Hội trong tình hiệp thông với người Kế Vị Thánh Phêrô”.
Đồng thời, “với đôi mắt sáng ngời của cùng một đức tin, chúng ta hãy nhìn vào Chúa Giêsu Kitô, để đặt nơi Người, chứ không phải nơi công lý của loài người, tất cả hy vọng của chúng ta”.
“Chúa Kitô là nguồn gốc thực sự niềm tin của chúng ta trong hiện tại cũng như tương lai, khi chúng ta được mời gọi để loan báo Tin Mừng giữa những khổ đau và khó khăn”.
Đức Thánh Cha sau đó bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự trung thành của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương Ukraine và khuyến khích họ là “những nhân chứng không mệt mỏi cho niềm hy vọng và cho tương lai tươi sáng hơn của anh chị em chúng ta”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ tình đoàn kết với các mục tử và tín hữu trong những thời điểm khó khăn “được đánh dấu bởi những đau thương của chiến tranh”
2. Niên Giám Tòa Thánh năm 2016: Dân số Công Giáo tăng đến gần 1.3 tỷ
Trong cuộc họp báo hôm thứ Bẩy 5 tháng Ba, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết từ năm 2005 đến năm 2014, dân số Công Giáo trên thế giới đã tăng từ 1,115,000,000 (tức là 17.3% dân số thế giới) lên đến 1,272,000,000 (tức là 17.8% dân số thế giới).
Trong suốt thời gian đó, dân số Công Giáo đã tăng 41% ở châu Phi. Tốc độ tăng trưởng dân số ở châu Phi trong cùng thời kỳ là 23.8%. Như vậy, dân số Công Giáo đã tăng gần gấp đôi mức tăng dân số,
Tại châu Á, dân số Công Giáo đã tăng 20%, trong khi mức tăng dân số tại lục địa này là 9.6%. Như vậy, số người Công Giáo tăng hơn gấp đôi mức tăng dân số.
Trong suốt khoảng thời gian đó, số giáo dân tăng lên 11.7% ở Bắc và Nam Mỹ, 2% ở châu Âu và châu Đại Dương 15.9%.
Trong năm 2014, gần một nửa (cụ thể là 48%) người Công Giáo trên thế giới sống ở Bắc và Nam Mỹ. 22.6% sống ở châu Âu, 17% ở châu Phi, 10.9% ở châu Á, và 0.8% tại châu Đại Dương.
Từ năm 2005 đến năm 2014, số linh mục tăng từ 406,411 vị lên đến 415,792 vị, trong khi số lượng phó tế vĩnh viễn tăng từ 33,000 lên đến 44,566. Số linh mục tăng đáng kể ở châu Phi (32.6%) và châu Á (27.1%), trong khi lại giảm ở châu Âu (8%). 97.5% số phó tế vĩnh viễn sống ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, hoặc châu Âu.
Mặc dù tăng đáng kể ở châu Phi và châu Á, số nam tu trên toàn thế giới đã giảm từ 54,708 năm 2005 xuống còn 54,559 vào năm 2014, trong khi số lượng nữ tu đã giảm 10.8% xuống chỉ còn 682,729 vị.
Sự gia tăng trên toàn thế giới về số lượng các chủng sinh đã bắt đầu từ thời Thánh Giáo Hoàng Phaolô II, cụ thể là từ 63,882 vị vào năm 1978 tăng đến 114,439 vào năm 2005 và lên đến 120,616 vào năm 2011, nhưng sau đó giảm xuống còn 116,939 vào năm 2014.
Từ năm 2005 đến năm 2014, số lượng chủng sinh tăng vọt ở châu Phi ở mức 30.9% và châu Á 29.4% nhưng giảm mạnh ở châu Âu 21.7% và giảm ở Bắc và Nam Mỹ 1.9%.
Số liệu thống kê vừa nêu trích từ Niên Giám Tòa Thánh năm 2016 và phiên bản 2014 của Thống kê Giáo Hội thường niên - Annuarium Statisticum Ecclesiae, cả hai tài liệu đều sẽ sớm được phưát hành.
3. Người tị nạn mắc kẹt tại biên giới Hy Lạp - Macedonia
Ngày càng nhiều những người di cư bị mắc kẹt tại biên giới Hy Lạp-Macedonia. Họ đang phải đương đầu với thời tiết xấu tại vùng này.
Hàng ngàn người di cư bị kẹt lại trên biên giới giữa Hy Lạp và Macedonia. Những lo ngại đang gia tăng là số người này sẽ phồng lên đến mức không kiểm soát được. Thất vọng đang sôi lên khi cảnh sát Macedonia bắn hơi cay để giải tán những người di cư khi họ xông vào một trạm kiểm soát biên giới, lật nhào một cổng kim loại do cảnh sát dựng lên.
Một người di cư nói: “Tôi nghĩ rằng mọi người đang tức giận vì vậy người ta không thể kiểm soát họ. Chỉ có vậy thôi.”
Nhiều hạn chế đã được áp đặt khi người dân di chuyển qua khu vực Balkan, để vào một châu Âu chia rẽ sâu sắc đang phải vật lộn để đối phó với con số đông đảo những người tị nạn.
Các điều kiện trong trại tạm cư này rất là nghiêm trọng, người tị nạn phải chịu lạnh và dầm mưa nặng hạt.
Yusuf, một người di cư từ Damascus nói: “Tình hình là rất xấu. Chúng tôi đã ở đây bốn ngày. Đêm qua thật là vất vả, lều của chúng tôi ẩm ướt, quần áo cũng vậy. Đó là một đêm rất khó khăn.”
Các quan chức nói số người di cư và người tị nạn bị mắc kẹt ở Hy Lạp có thể tăng gấp ba lần trong những ngày tới.
4. Sinh viên Mỹ bị Bắc Hàn bắt giữ cầu nguyện trước các ký giả xin Chúa giải thoát anh khỏi ngục tù cộng sản
Bắc Hàn đã cho công bố một đoạn video trong đó anh Otto Warmbier, sinh viên Mỹ, ràn rụa nước mắt thú nhận trước các phương tiện truyền thông là anh đã phạm vào một “tội cực kỳ nghiêm trọng chống nhà nước Bắc Triều Tiên”.
Tội cực kỳ nghiêm trọng của anh Otto Warmbier là dám thò tay từ trong phòng khách sạn đang trú ngụ ở Bình Nhưỡng để lấy cắp làm kỷ niệm một bích chương tuyên truyền được căng ngay bên ngoài cửa sổ.
Vì tội này, Otto Warmbier, đã bị giam cầm ở Bắc Triều Tiên kể từ tháng Giêng năm nay. Bắc Triều Tiên cho rằng hành động của anh đã được “xúi giục và lèo lái bởi chính phủ Hoa Kỳ” là điều anh nhất mực kêu oan và trước các phương tiện truyền thông anh đã cầu nguyện xin Chúa giải thoát anh khỏi nỗi oan ức này và cứu anh ra khỏi ngục tù cộng sản.
Khoảng 6,000 người phương Tây đến thăm Bắc Hàn mỗi năm - và Bắc Triều Tiên có một lịch sử lâu dài của việc giam giữ tùy tiện người nước ngoài, đặc biệt là bỏ tù công dân Hoa Kỳ. Hầu hết du khách đến đây vì tò mò muốn biết về cuộc sống đằng sau những mảnh cuối cùng của bức màn sắt, và bỏ qua những lời chỉ trích nói rằng đô la của họ đang chống đỡ cho một chế độ hà khắc nhất thế giới.
5. Ngày tuyên thánh cho Mẹ Têrêxa sẽ được ấn định vào ngày 15 tháng Ba
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tổ chức một công nghị Hồng Y tại Vatican vào ngày 15 tháng 3, trong đó ngài sẽ ký sắc lệnh tuyên thánh cho Chân phước Mẹ Têrêsa thành Kolkata và bốn vị khác.
Ngày giờ và địa điểm của những buổi lễ tuyên thánh cho các vị dự kiến sẽ được công bố ngay sau công nghị Hồng Y này.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức chuẩn y việc tuyên thánh cho Mẹ Teresa vào ngày 17 Tháng Mười Hai 2015, sau khi công nhận các phép lạ chữa lành qua lời cầu bầu của Mẹ cho một người đàn ông Brazil bị áp xe não.
Mẹ Teresa đã được tuyên Chân Phước tại Rôma vào ngày 19 Tháng 10 năm 2003, sau khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhìn nhận sự chữa lành kỳ diệu cho một người phụ nữ Ấn Độ bị một khối u trong bụng.
Mẹ Têrêxa tục danh là Agnes Gonxha Bojaxhiu là người Albania, sinh ngày 26 tháng Tám năm 1910, tại Skopje, hiện nay thuộc Macedonia. Mẹ qua đời ở Kolkata, trước đây gọi là Calcutta, vào ngày 05 Tháng Chín 1997.
Mẹ được Giáo Hội trìu mến gọi là “vị thánh của máng chuyển” tình yêu vô điều kiện cho người nghèo, bị bỏ rơi và bị thiệt thòi. Mẹ giành được nhiều danh hiệu quốc tế, trong đó có giải Nobel Hòa bình năm 1979.
6. Ðại học Harvard mở các khoá học miễn phí để đẩy lui tình trạng thiếu hiểu biết về tôn giáo.
Bắt đầu từ hôm 01 tháng Ba năm 2016, khoa Thần học của Ðại học Harvard sẽ khai giảng các khoá học trực tuyến miễn phí về các tôn giáo với mục đích đẩy lui 'tình trạng thiếu hiểu biết về tôn giáo” và giải trừ các đối kháng.
Bà Diane More, một giảng viên lâu năm tại Trường Thần học của Ðại học Harvard và là người phụ trách chương trình này, giải thích trên tờ báo của Ðại học này như sau: “Dù một hiểu biết tốt hơn về tôn giáo tự nó không giải quyết được các vấn đề của thế giới, nhưng chắc chắn nó cũng sẽ giúp con người tạo nên được những chiếc cầu nối và hiểu biết nhau hơn”.
Chương trình mang tên “Các tôn giáo trên thế giới qua Kinh Thánh của mình” gồm sáu khoá học sẽ được trình bày miễn phí trên mạng từ tháng Ba đến tháng Tám năm 2016. Trong khoá thứ nhất, học viên khám phá tính đa dạng của các tôn giáo, tôn giáo phát triển và thay đổi ra sao qua dòng thời gian, và tôn giáo ăn sâu vào mọi khía cạnh của kinh nghiệm con người như thế nào. Họ cũng sẽ khám phá những giáo thuyết của các tôn giáo qua lăng kính của sách thánh và qua các chủ đề như giới tính và tình dục, nghệ thuật, bạo lực và hoà bình, khoa học, quyền lực và quyền bính. Các khoá còn lại sẽ bàn riêng từng tôn giáo một: Kitô giáo, rồi đến Phật giáo, Hồi giáo, Ấn giáo và Do Thái giáo.
7. Đại diện Tòa Thánh nói: Nợ của các nước nghèo phải được đặt trong một bối cảnh rộng lớn hơn của quan hệ kinh tế thế giới
Hôm thứ Hai 07 tháng Ba, Đức Ông Richard Gyhra, Đại diện lâm thời của phái đoàn thường trực của Tòa Thánh tại Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva nói “nợ của các nước đang phát triển phải được đặt trong một bối cảnh rộng lớn hơn của quan hệ kinh tế, chính trị và công nghệ đã mang lại một phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia, cũng như nhu cầu hợp tác quốc tế trong việc theo đuổi các mục tiêu công ích “.
Ngài đã phát biểu như trên tại một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva.
“Sự phụ thuộc lẫn nhau này nên phát khởi một khái niệm mới và rộng hơn về tình đoàn kết trong đó tôn trọng sự bình đẳng của tất cả các dân tộc, chứ không phải là dẫn đến sự bất bình đẳng và bất công, mà tối hậu là sự thống trị của các cường quốc mạnh nhất, hành động theo những lợi ích quốc gia ích kỷ,” Đức Ông. Gyhra nói.
8. Sau 13 năm vất vả, sách giáo lý Công Giáo đã được dịch ra tiếng Urdu
“Sau 13 năm làm việc với cường độ cao, toàn bộ sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo đã được dịch sang tiếng Urdu, được sự chấp thuận của Tòa Thánh, được gửi đến nhà in, và cuối cùng đã được công bố tại Pakistan.” Cha Robert McCulloch, bề trên tu hội San Columba hiện diện tại Pakistan 34 năm qua với sứ mạng truyền giáo, đã thông báo như trên với Fides, thông tấn xã của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.
Cha Robert cho biết thêm:
“Chúng tôi rất hài lòng là công việc đã được hoàn thành trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này. Ấn bản đầu tiên của sách Giáo lý, bởi Tòa Thánh và Hội đồng Giám mục Công Giáo Pakistan đã được hoàn thành với một mức giá khiêm tốn, và sẽ có ích cho việc dạy giáo lý ở tất cả các cấp, cho trẻ em, thanh niên và người lớn.”
Ngài nhận định rằng cuốn sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo bắng tiếng Urdu cũng sẽ có hiệu quả cho các cuộc đối thoại liên tôn.
Ngài nói: “Nhiều người Hồi giáo có thế giá tại Pakistan đã chúc mừng và có ý định sử dụng nó để hiểu rõ hơn về đức tin Công Giáo và Giáo Hội”
9. Trường học nổi trên sông dành cho người nghèo
Trường học nổi Makoko ở thành phố Lagos là một cấu trúc sáng tạo có hình kim tự tháp có thể chứa đến 100 học sinh và giáo viên, và có thể chịu được sự thay đổi của thủy triều và thời tiết khắc nghiệt.
Mệnh danh là Venice của Lagos, Makoko là khu ổ chuột của Nigeria nơi chứa gần 100,000 người. Cư dân chủ yếu là ngư dân, sống trên các nhà sàn và di chuyển giữa các ngôi nhà của họ bằng xuồng. Cuối tháng mười một năm ngoái, một trường học mới mở trong các khu ổ chuột và thu nhận được 47 học sinh. Nó được gọi là trường nổi Makoko.
Trường học nổi Makoko được xây dựng bằng thùng nhựa rỗng tái chế, tre nứa của địa phương và gỗ mua từ các xưởng cưa. Khung hình tam giác của nhà trường có thể thích ứng với sự thay đổi thủy triều và mực nước, làm cho nó cân bằng hơn trước lũ lụt và bão.
Shemede Noah là hiệu trưởng của trường nổi nói: “Hồi tháng Mười và tháng Mười Một năm ngoái, mực nước dâng cao làm các trường học cũ xây dựng trên các khu đất hoang bị ngập nặng. Điều này khiến tôi nghĩ đến việc xây dựng trường học nổi khi nào mức nước lên cao, nó đi lên theo và bất cứ khi nào mực nước đi xuống, nó đi xuống theo”.
Các quan chức chính quyền địa phương rất hài lòng và bây giờ đang có kế hoạch kết hợp thiết kế các trường nổi ở các địa phương khác.