Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật Thương Khó: suy niệm về nhân tình thế thái
LM Giuse Nguyễn Hữu An
08:30 15/03/2008
Chúa Nhật Thương Khó
NHÂN TÌNH THẾ THÁI
Trong bài thơ “Thói đời”, Nguyễn Bỉnh Khiêm có một vần thơ lột tả sự tráo trở trong thái độ sống của con người:
“Được thời thân thích chen chân đến
Thất thế hương lân ngoảnh mặt đi”.
Suy niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su càng thấy rõ nhân tình thế thái, thấy sự tráo trở, đổi trắng thay đen của lòng dạ con người.
1. Đám đông dân chúng
Dân thành Giê-ru-sa-lem nô nức phấn khởi, trải áo choàng, chặt những nhánh lá cây rải trên đường để Chúa đi qua, tay cầm cành lá, miệng reo hò tung hô Chúa, họ dành cho Chúa một nghi lễ đón rước như cho một vị vua của họ. Họ vừa đi vừa tung hô: “Hoan hô con vua Đa-vít”, “Vạn tuế Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến”. Thế mà sau đó không lâu, nghe lời xúi giục của tư tế, kinh sư, Pha-ri-sêu, họ lại biểu tình đả đảo, chống đối, hò la, gào thét đòi “đóng đinh nó đi !” Hai thái độ trái ngược nhau của dân chúng: hoan hô và đả đảo, đưa Chúa lên ngai vua và hạ bệ Chúa trên thập giá. Đám đông thường nông nổi nhẹ dạ, vô ý thức và do đó vô trách nhiệm. Đám đông thường dễ bị lôi cuốn: người ta hoan hô, mình hoan hô, người ta đả đảo mình đả đảo, người ta làm gì mình làm nấy mà nhiều khi chẳng biết tại sao.
2. Giu-đa It-ca-ri-ốt
Trong Ki-tô Giáo, Giu-đa phản bội Thầy là một sự kiện nổi tiếng. Nổi tiếng vì bán Thầy với giá ba mươi đồng bạc ( Mt 27, 3 ). Một môn đệ được tuyển chọn, được huấn luyện, Giu-đa vinh dự thuộc về nhóm 12, được giao trọng trách quản lý. Nhưng lòng tham lam của cải vật chất đã đẩy Giu-đa đến chỗ phản bội. Giu-đa đi gặp các thượng tế và nói: "Tôi sẽ được gì nếu tôi nộp Ngài cho các ông ?” Họ đã trả cho hắn ba mươi đồng bạc, và từ đó hắn tìm dịp để nộp Chúa Giê-su cho họ” ( Mt 26, 16 ). Một cuộc buôn bán lớn nhất trong mọi thời đại nhưng chỉ được ba mươi đồng bạc là giá của một nô lệ vào thời đó ! Khi giá cả đã thoả thuận, các thượng tế mang ba mươi đồng bạc và đặt vào tay Giu-đa.
Tám trăm năm trước, Gia-ca-ri-a đã nói tiên tri: “Nếu các ông thấy là được thì trả công cho tôi; nếu không thì thôi. Và họ đã trả công cho tôi là ba mươi đồng bạc” ( Dcr 11, 12 ). Trong bữa tối vào ngày hôm sau, Chúa Giê-su tỏ ra buồn phiền: “Có người trong các con sắp phản Thầy” ( Mt 26, 21 ). Các môn đệ nhìn nhau và hỏi: “Có phải con không, Thưa Thầy ?” Giu-đa cũng hỏi: Thưa Thầy, có phải con không ? Chúa trả lời: “Con nói đúng đó !” Giu-đa đi ra, “lúc đó là đêm tối”...
Bằng nụ hôn giả dối, Giu-đa chỉ điểm để quân lính bắt Chúa Giê-su trong vườn Cây Dầu ( Lc 22, 50 ). Giu-đa có quyền dự tiệc bê béo, nhưng lại chọn thờ lạy bò vàng. Chứng kiến cuộc khổ nạn của Thầy, lòng Giu-đa đầy hối hận ( Mt 27, 3 ). Tội ác vừa phạm xong, Giu-đa đã thấy chán chường. Hối hận tận đáy thâm sâu của tâm hồn, Giu-đa đem mối sầu ấy đi gởi chỗ không đáng gởi “Giu-đa ném các đồng bạc trả lại vào mặt các thượng tế và nói: Tôi đã phản bội, nộp máu người vô tội". ( Mt 27, 4 ).
Trước sự tráo trở của các thượng tế và kỳ lão: “Can chi đến chúng tôi, mặc kệ anh” ( Mt 27, 4 ), Giu-đa ném những đồng bạc đó vào Đền Thờ và ra đi xuống thung lũng Hin-nom, thung lũng đầy kỷ kiệm khủng khiếp của âm ty. Giu-đa bước đi trên đất lạnh cát sỏi, giữa những tảng đá nhọn sắc, những cây cối cong queo gầy guộc như tâm hồn trĩu nặng nỗi đớn đau. Giu-đa cởi dây lưng quăng một đầu dây vào vào một cành cây to, đầu dây kia quàng quanh cổ. Tiếng gió rì rào như thầm nhắc lời mà Giu-đa đã từng nghe: “Hỡi những ai khó nhọc gánh nặng, hãy đến cùng Ta, tâm hồn các con sẽ được bình an”.
Than ôi ! Giu-đa hối hận vì chính mình nên chọn cái chết để kết liễu lầm lạc. Mặt trời nghiêng bóng tối dần. Ở Si-on, từ hai phía đối diện, có hai cây đi vào lịch sử, một cây ở núi sọ: cây hy vọng, một cây ở Hinmon: cây thất vọng. Trên cây hy vọng, Đấng Chịu Đóng Đinh liên kết đất trời; trên cây thất vọng, người bị treo xa đất xa trời. Hối hận của Giu-đa không đúng nghĩa hối hận. Chán chường tội lỗi không đủ mà cần phải ăn năn thống hối nữa. Tỉnh ngộ và chán chường mới chỉ là bước đầu, cần phải sám hối trở về đón nhận ơn tha thứ, tìm lại sự sống.
3. Giới lãnh đạo Do-thái
Vì ghen ghét mà giới lãnh đạo tôn giáo Do-thái đã chủ mưu trong vụ án giết Chúa Giê-su ( Mt 27, 18 ). Dân chúng mến phục ủng hộ, nhiều người tin vào Chúa Giê-su. Ảnh hưởng của Người ngày càng lớn trên dân chúng. Cuộc xung đột không những về quan niệm tôn giáo mà còn liên quan đến quyền lợi vật chất của giới lãnh đạo nên họ quyết tâm giết Chúa Giê-su. Đạo Do-thái là đạo của đền thờ, đạo của lễ tế. Dịch vụ lễ tế là một dịch vụ quan trọng về phương diện tôn giáo và cả về kinh tế. Hàng tư tế sống nhờ vào lễ tế. Lễ tế của dân, dịch vụ cung cấp những phương tiện lễ tế như bán chiên bò cừu bồ câu hương hoa và cả dịch vụ đổi tiền. Gia đình các tư tế, con dâu con rễ của họ độc quyền khai thác dịch vụ này.
Vậy mà Chúa Giê-su lại dám xua đuổi họ không cho buôn bán trong khuôn viên Đền Thờ. Người còn thách thức: “Cứ phá huỷ Đền Thờ này đi, nội trong ba ngày tôi sẽ xây dựng lại.” Theo Gio-an, lời thách thức quyền bính của Chúa Giê-su có ý ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người ( Ga 2, 21 – 22 ). Nhưng giới lãnh đạo hiểu là đền thờ Giê-ru-sa-lem nên họ coi là sự xúc phạm Đền Thờ. Thách thức phá huỷ Đền Thờ, dẹp bỏ những phương tiện của lễ tế, quả thật là tội không thể tha thứ. Vì thế mà họ căm thù và tìm cách giết Người cho bằng được. Những người Pha-ri-sêu sống trong thế giới tách biệt, không chấp nhận dân ngoại, loại trừ người tội lỗi, giữ luật cách máy móc nô lệ. Còn Chúa Giê-su thì sống hoà mình giữa những người tội lỗi, đồng hành, đồng bàn ăn uống với họ, đến với dân ngoại. Người phê bình sự giả hình của người Pha-ri-siêu. Người lại còn không giữ luật ngày Sa-bát, vì đối với Người “Ngày Sa-bát đựoc lập ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày Sa-bát” ( Mt 2, 27 ). Người còn xưng mình là Con Thiên Chúa ( Mt 26, 61; Mc 14, 58 ).
Trước bao nhiêu là “tội trạng” của Chúa Giê-su, Thượng Hội Đồng đã tuyên án. Nhưng họ không còn quyền lên án và xử tử bất cứ ai vì quyền đó thuộc quyền của toà án chính quyền bảo hộ. Vì thế họ phải nộp Chúa Giê-su cho Tổng Trấn Phi-la-tô. Theo Mác-cô và Mát-thêu thì Chúa Giê-su bị thẩm vấn về hai tội danh: một là Người đã xúc phạm đến Đền Thờ khi tuyên bố “Tôi sẽ phá huỷ Đền Thờ này, rồi nội trong ba ngày sẽ xây dựng lại” ( Mt 26, 61; Mc 14, 58 ); hai là tự xưng mình là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa ( Mt 26, 63; Mc 14, 61 ). Trong Tin Mừng theo Lu-ca chỉ thấy nói nói đến tội danh thứ hai ( Lc 22, 67 ).
Trong Tin Mừng theo Gio-an nói tới việc thượng tế hỏi Chúa Giê-su về các môn đệ và giáo huấn của Người ( Ga 18, 19 ). Họ tài tình khéo léo khi biến tội danh tôn giáo thành tội danh chính trị “Chúng tôi phát giác ra tên này xách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hoàng đế Xê-da, lại còn xưng mình là Mê-si-a, là vua nữa” ( Lc 23, 2 ). Tội xúi giục nổi loạn, tội ngăn cản dân nộp thuế cho nhà vua, tội xưng mình là vua. Cả ba tội đều đáng chết, không một chính quyền nào có thể dung tha. Vụ án Chúa Giê-su rõ ràng là vụ án tôn giáo chứ không phải là một vụ án chính trị, mặc dầu hình thức xử tử và tội danh được ghi trên đầu Chúa Giê-su là như thế. Người bị đóng đinh, theo luật Rô-ma và với tội danh là “Vua dân Do-thái” chứ không bị ném đá theo luật Do-thái và với tội danh Con Thiên Chúa. Chủ mưu trong vụ án là dân Do-thái, nhất là những người lãnh đạo của họ, Thượng Hội Đồng. Họ đã thành công, sung sướng mãn nguyện khi dẹp yên một chướng ngại lớn lao.
4. Tổng Trấn Phi-la-tô
Vì hèn nhát mà Phi-la-tô đã đổ máu người vô tội. Trách nhiệm chính trong cuộc xét xử đứng về mặt pháp lý là Phi-la-tô, ông ta ý thức rõ điều đó ( x. Ga 19, 10 ). Biết Chúa Giê-su vô tội mà vẫn kết án ( x. Ga 18, 38; 19, 4.6 ). Kẻ đại diện cho công lý lại chà đạp công lý. Phi-la-tô hèn nhát không dám tha vì sợ quần chúng đang cuồng nộ. Lo sợ nguy hiểm cho chức quyền của mình nên chủ trương thà bảo vệ chức quyền hơn bảo vệ công lý. Trước áp lực ghê ghớm của đám đông đang bị hàng tư tế xách động, Phi-la-tô đã chiều theo ý họ để giữ lấy cái ghế Tổng Trấn của mình. Ong đã kết án tử hình cho Chúa Giê-su, trao Người cho dân Do thái điệu lên đồi Gôngôtha để đóng đinh. Phi-la-tô rữa tay phân bua mình vô tội trong vụ án này ( Mt 27, 24 ).
5. Xin được sống yêu thương
Suy nghĩ về vài nhân vật, ít sự kiện trong cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su, cũng đủ thấy con người hay thay lòng đổi dạ, đổi trắng thay đen dễ như trở bàn tay. Vì tham lam, vì bổng lộc cá nhân, vì lợi lộc đảng phái, vì quyền lợi giai cấp, con người ta không từ một thủ đoạn nào. Có khi còn bán rẻ lương tri để mua một chút vinh hoa trần thế.
Giữa Chúa Nhật Lễ Lá và Thứ Sáu Tuần Thánh có thể phản chiếu cả cuộc đời của người tín hữu. Hôm nay hoan hô, chúc tụng Chúa: vạn tuế, vạn tuế. Có thể ngày mai gào thét: đả đảo, hãy đóng đinh, hãy đóng đinh nó vào thập giá. Hôm nay yêu thương, ngày mai oán ghét. Hôm nay hân hoan, ngày mai buồn sầu. Hôm nay hiền hòa, ngày mai hung dữ. Hôm nay tin tưởng, ngày mai hoài nghi. Danh sách các mâu thuẫn giữa thiện và ác còn có thể tiếp tục nối dài.
Cuộc sống có nhiều tiêu cực hơn tích cực ? Con người làm khổ nhau nhiều hơn là làm đẹp lòng nhau ? Người ta xích mích, gây chia rẽ bất hòa nhiều hơn là xây dựng, yêu thương ? Tôn vinh Chúa ở trong Nhà Thờ nhưng có sống Tin Mừng trong cuộc đời không ?
Chúa Giê-su bị phản bội, bị hiểu lầm, bị ghen ghét, chịu kết án cách bất công để cứu nhân loại khỏi án phạt đời đời. Người đã chết để đền tội, để chuộc tội, để gánh tội, để cứu độ con người. Người cho chúng ta được thông phần cuộc sống của Đấng “là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống”, cho chúng ta “được sống dồi dào”.
Con người được dựng nên để sống và sống để yêu Chúa và để yêu nhau. Thiên Chúa là tình yêu nên đã sáng tạo muôn loài, đã tạo dựng và cứu chuộc con người. Nhập Thể và Cứu Chuộc là mầu nhiệm của tình yêu. Chúa Giê-su đã chấp nhận đau thương để đem lại yêu thương cho con người. Người đã biến đổi viên mãn của đau thương thành viên mãn của yêu thương qua cuộc khổ nạn ( x. 1 Cr 15, 26. 54; Dt 2, 14 ), để từ trong cái chết vì tình yêu, sự sống vươn lên tươi đẹp như một mùa lúa mới ( Ga 12, 24 ).
Xin Chúa cho chúng con luôn sống yêu thương, biết đem Tin Mừng bình an đi xây dựng cuộc đời.
NHÂN TÌNH THẾ THÁI
Trong bài thơ “Thói đời”, Nguyễn Bỉnh Khiêm có một vần thơ lột tả sự tráo trở trong thái độ sống của con người:
“Được thời thân thích chen chân đến
Thất thế hương lân ngoảnh mặt đi”.
Suy niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su càng thấy rõ nhân tình thế thái, thấy sự tráo trở, đổi trắng thay đen của lòng dạ con người.
1. Đám đông dân chúng
Dân thành Giê-ru-sa-lem nô nức phấn khởi, trải áo choàng, chặt những nhánh lá cây rải trên đường để Chúa đi qua, tay cầm cành lá, miệng reo hò tung hô Chúa, họ dành cho Chúa một nghi lễ đón rước như cho một vị vua của họ. Họ vừa đi vừa tung hô: “Hoan hô con vua Đa-vít”, “Vạn tuế Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến”. Thế mà sau đó không lâu, nghe lời xúi giục của tư tế, kinh sư, Pha-ri-sêu, họ lại biểu tình đả đảo, chống đối, hò la, gào thét đòi “đóng đinh nó đi !” Hai thái độ trái ngược nhau của dân chúng: hoan hô và đả đảo, đưa Chúa lên ngai vua và hạ bệ Chúa trên thập giá. Đám đông thường nông nổi nhẹ dạ, vô ý thức và do đó vô trách nhiệm. Đám đông thường dễ bị lôi cuốn: người ta hoan hô, mình hoan hô, người ta đả đảo mình đả đảo, người ta làm gì mình làm nấy mà nhiều khi chẳng biết tại sao.
2. Giu-đa It-ca-ri-ốt
Trong Ki-tô Giáo, Giu-đa phản bội Thầy là một sự kiện nổi tiếng. Nổi tiếng vì bán Thầy với giá ba mươi đồng bạc ( Mt 27, 3 ). Một môn đệ được tuyển chọn, được huấn luyện, Giu-đa vinh dự thuộc về nhóm 12, được giao trọng trách quản lý. Nhưng lòng tham lam của cải vật chất đã đẩy Giu-đa đến chỗ phản bội. Giu-đa đi gặp các thượng tế và nói: "Tôi sẽ được gì nếu tôi nộp Ngài cho các ông ?” Họ đã trả cho hắn ba mươi đồng bạc, và từ đó hắn tìm dịp để nộp Chúa Giê-su cho họ” ( Mt 26, 16 ). Một cuộc buôn bán lớn nhất trong mọi thời đại nhưng chỉ được ba mươi đồng bạc là giá của một nô lệ vào thời đó ! Khi giá cả đã thoả thuận, các thượng tế mang ba mươi đồng bạc và đặt vào tay Giu-đa.
Tám trăm năm trước, Gia-ca-ri-a đã nói tiên tri: “Nếu các ông thấy là được thì trả công cho tôi; nếu không thì thôi. Và họ đã trả công cho tôi là ba mươi đồng bạc” ( Dcr 11, 12 ). Trong bữa tối vào ngày hôm sau, Chúa Giê-su tỏ ra buồn phiền: “Có người trong các con sắp phản Thầy” ( Mt 26, 21 ). Các môn đệ nhìn nhau và hỏi: “Có phải con không, Thưa Thầy ?” Giu-đa cũng hỏi: Thưa Thầy, có phải con không ? Chúa trả lời: “Con nói đúng đó !” Giu-đa đi ra, “lúc đó là đêm tối”...
Bằng nụ hôn giả dối, Giu-đa chỉ điểm để quân lính bắt Chúa Giê-su trong vườn Cây Dầu ( Lc 22, 50 ). Giu-đa có quyền dự tiệc bê béo, nhưng lại chọn thờ lạy bò vàng. Chứng kiến cuộc khổ nạn của Thầy, lòng Giu-đa đầy hối hận ( Mt 27, 3 ). Tội ác vừa phạm xong, Giu-đa đã thấy chán chường. Hối hận tận đáy thâm sâu của tâm hồn, Giu-đa đem mối sầu ấy đi gởi chỗ không đáng gởi “Giu-đa ném các đồng bạc trả lại vào mặt các thượng tế và nói: Tôi đã phản bội, nộp máu người vô tội". ( Mt 27, 4 ).
Trước sự tráo trở của các thượng tế và kỳ lão: “Can chi đến chúng tôi, mặc kệ anh” ( Mt 27, 4 ), Giu-đa ném những đồng bạc đó vào Đền Thờ và ra đi xuống thung lũng Hin-nom, thung lũng đầy kỷ kiệm khủng khiếp của âm ty. Giu-đa bước đi trên đất lạnh cát sỏi, giữa những tảng đá nhọn sắc, những cây cối cong queo gầy guộc như tâm hồn trĩu nặng nỗi đớn đau. Giu-đa cởi dây lưng quăng một đầu dây vào vào một cành cây to, đầu dây kia quàng quanh cổ. Tiếng gió rì rào như thầm nhắc lời mà Giu-đa đã từng nghe: “Hỡi những ai khó nhọc gánh nặng, hãy đến cùng Ta, tâm hồn các con sẽ được bình an”.
Than ôi ! Giu-đa hối hận vì chính mình nên chọn cái chết để kết liễu lầm lạc. Mặt trời nghiêng bóng tối dần. Ở Si-on, từ hai phía đối diện, có hai cây đi vào lịch sử, một cây ở núi sọ: cây hy vọng, một cây ở Hinmon: cây thất vọng. Trên cây hy vọng, Đấng Chịu Đóng Đinh liên kết đất trời; trên cây thất vọng, người bị treo xa đất xa trời. Hối hận của Giu-đa không đúng nghĩa hối hận. Chán chường tội lỗi không đủ mà cần phải ăn năn thống hối nữa. Tỉnh ngộ và chán chường mới chỉ là bước đầu, cần phải sám hối trở về đón nhận ơn tha thứ, tìm lại sự sống.
3. Giới lãnh đạo Do-thái
Vì ghen ghét mà giới lãnh đạo tôn giáo Do-thái đã chủ mưu trong vụ án giết Chúa Giê-su ( Mt 27, 18 ). Dân chúng mến phục ủng hộ, nhiều người tin vào Chúa Giê-su. Ảnh hưởng của Người ngày càng lớn trên dân chúng. Cuộc xung đột không những về quan niệm tôn giáo mà còn liên quan đến quyền lợi vật chất của giới lãnh đạo nên họ quyết tâm giết Chúa Giê-su. Đạo Do-thái là đạo của đền thờ, đạo của lễ tế. Dịch vụ lễ tế là một dịch vụ quan trọng về phương diện tôn giáo và cả về kinh tế. Hàng tư tế sống nhờ vào lễ tế. Lễ tế của dân, dịch vụ cung cấp những phương tiện lễ tế như bán chiên bò cừu bồ câu hương hoa và cả dịch vụ đổi tiền. Gia đình các tư tế, con dâu con rễ của họ độc quyền khai thác dịch vụ này.
Vậy mà Chúa Giê-su lại dám xua đuổi họ không cho buôn bán trong khuôn viên Đền Thờ. Người còn thách thức: “Cứ phá huỷ Đền Thờ này đi, nội trong ba ngày tôi sẽ xây dựng lại.” Theo Gio-an, lời thách thức quyền bính của Chúa Giê-su có ý ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người ( Ga 2, 21 – 22 ). Nhưng giới lãnh đạo hiểu là đền thờ Giê-ru-sa-lem nên họ coi là sự xúc phạm Đền Thờ. Thách thức phá huỷ Đền Thờ, dẹp bỏ những phương tiện của lễ tế, quả thật là tội không thể tha thứ. Vì thế mà họ căm thù và tìm cách giết Người cho bằng được. Những người Pha-ri-sêu sống trong thế giới tách biệt, không chấp nhận dân ngoại, loại trừ người tội lỗi, giữ luật cách máy móc nô lệ. Còn Chúa Giê-su thì sống hoà mình giữa những người tội lỗi, đồng hành, đồng bàn ăn uống với họ, đến với dân ngoại. Người phê bình sự giả hình của người Pha-ri-siêu. Người lại còn không giữ luật ngày Sa-bát, vì đối với Người “Ngày Sa-bát đựoc lập ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày Sa-bát” ( Mt 2, 27 ). Người còn xưng mình là Con Thiên Chúa ( Mt 26, 61; Mc 14, 58 ).
Trước bao nhiêu là “tội trạng” của Chúa Giê-su, Thượng Hội Đồng đã tuyên án. Nhưng họ không còn quyền lên án và xử tử bất cứ ai vì quyền đó thuộc quyền của toà án chính quyền bảo hộ. Vì thế họ phải nộp Chúa Giê-su cho Tổng Trấn Phi-la-tô. Theo Mác-cô và Mát-thêu thì Chúa Giê-su bị thẩm vấn về hai tội danh: một là Người đã xúc phạm đến Đền Thờ khi tuyên bố “Tôi sẽ phá huỷ Đền Thờ này, rồi nội trong ba ngày sẽ xây dựng lại” ( Mt 26, 61; Mc 14, 58 ); hai là tự xưng mình là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa ( Mt 26, 63; Mc 14, 61 ). Trong Tin Mừng theo Lu-ca chỉ thấy nói nói đến tội danh thứ hai ( Lc 22, 67 ).
Trong Tin Mừng theo Gio-an nói tới việc thượng tế hỏi Chúa Giê-su về các môn đệ và giáo huấn của Người ( Ga 18, 19 ). Họ tài tình khéo léo khi biến tội danh tôn giáo thành tội danh chính trị “Chúng tôi phát giác ra tên này xách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hoàng đế Xê-da, lại còn xưng mình là Mê-si-a, là vua nữa” ( Lc 23, 2 ). Tội xúi giục nổi loạn, tội ngăn cản dân nộp thuế cho nhà vua, tội xưng mình là vua. Cả ba tội đều đáng chết, không một chính quyền nào có thể dung tha. Vụ án Chúa Giê-su rõ ràng là vụ án tôn giáo chứ không phải là một vụ án chính trị, mặc dầu hình thức xử tử và tội danh được ghi trên đầu Chúa Giê-su là như thế. Người bị đóng đinh, theo luật Rô-ma và với tội danh là “Vua dân Do-thái” chứ không bị ném đá theo luật Do-thái và với tội danh Con Thiên Chúa. Chủ mưu trong vụ án là dân Do-thái, nhất là những người lãnh đạo của họ, Thượng Hội Đồng. Họ đã thành công, sung sướng mãn nguyện khi dẹp yên một chướng ngại lớn lao.
4. Tổng Trấn Phi-la-tô
Vì hèn nhát mà Phi-la-tô đã đổ máu người vô tội. Trách nhiệm chính trong cuộc xét xử đứng về mặt pháp lý là Phi-la-tô, ông ta ý thức rõ điều đó ( x. Ga 19, 10 ). Biết Chúa Giê-su vô tội mà vẫn kết án ( x. Ga 18, 38; 19, 4.6 ). Kẻ đại diện cho công lý lại chà đạp công lý. Phi-la-tô hèn nhát không dám tha vì sợ quần chúng đang cuồng nộ. Lo sợ nguy hiểm cho chức quyền của mình nên chủ trương thà bảo vệ chức quyền hơn bảo vệ công lý. Trước áp lực ghê ghớm của đám đông đang bị hàng tư tế xách động, Phi-la-tô đã chiều theo ý họ để giữ lấy cái ghế Tổng Trấn của mình. Ong đã kết án tử hình cho Chúa Giê-su, trao Người cho dân Do thái điệu lên đồi Gôngôtha để đóng đinh. Phi-la-tô rữa tay phân bua mình vô tội trong vụ án này ( Mt 27, 24 ).
5. Xin được sống yêu thương
Suy nghĩ về vài nhân vật, ít sự kiện trong cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su, cũng đủ thấy con người hay thay lòng đổi dạ, đổi trắng thay đen dễ như trở bàn tay. Vì tham lam, vì bổng lộc cá nhân, vì lợi lộc đảng phái, vì quyền lợi giai cấp, con người ta không từ một thủ đoạn nào. Có khi còn bán rẻ lương tri để mua một chút vinh hoa trần thế.
Giữa Chúa Nhật Lễ Lá và Thứ Sáu Tuần Thánh có thể phản chiếu cả cuộc đời của người tín hữu. Hôm nay hoan hô, chúc tụng Chúa: vạn tuế, vạn tuế. Có thể ngày mai gào thét: đả đảo, hãy đóng đinh, hãy đóng đinh nó vào thập giá. Hôm nay yêu thương, ngày mai oán ghét. Hôm nay hân hoan, ngày mai buồn sầu. Hôm nay hiền hòa, ngày mai hung dữ. Hôm nay tin tưởng, ngày mai hoài nghi. Danh sách các mâu thuẫn giữa thiện và ác còn có thể tiếp tục nối dài.
Cuộc sống có nhiều tiêu cực hơn tích cực ? Con người làm khổ nhau nhiều hơn là làm đẹp lòng nhau ? Người ta xích mích, gây chia rẽ bất hòa nhiều hơn là xây dựng, yêu thương ? Tôn vinh Chúa ở trong Nhà Thờ nhưng có sống Tin Mừng trong cuộc đời không ?
Chúa Giê-su bị phản bội, bị hiểu lầm, bị ghen ghét, chịu kết án cách bất công để cứu nhân loại khỏi án phạt đời đời. Người đã chết để đền tội, để chuộc tội, để gánh tội, để cứu độ con người. Người cho chúng ta được thông phần cuộc sống của Đấng “là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống”, cho chúng ta “được sống dồi dào”.
Con người được dựng nên để sống và sống để yêu Chúa và để yêu nhau. Thiên Chúa là tình yêu nên đã sáng tạo muôn loài, đã tạo dựng và cứu chuộc con người. Nhập Thể và Cứu Chuộc là mầu nhiệm của tình yêu. Chúa Giê-su đã chấp nhận đau thương để đem lại yêu thương cho con người. Người đã biến đổi viên mãn của đau thương thành viên mãn của yêu thương qua cuộc khổ nạn ( x. 1 Cr 15, 26. 54; Dt 2, 14 ), để từ trong cái chết vì tình yêu, sự sống vươn lên tươi đẹp như một mùa lúa mới ( Ga 12, 24 ).
Xin Chúa cho chúng con luôn sống yêu thương, biết đem Tin Mừng bình an đi xây dựng cuộc đời.
Ý nghĩa của phụng vụ Lễ Lá
Lm Nguyễn Hữu Thy
08:31 15/03/2008
Chúa Nhật Lễ Lá
Ý nghĩa của phụng vụ Lễ Lá!
(Mt 21,1-11)
Với Phụng vụ chúa nhật Lễ Lá hôm nay, chúng ta bắt đầu Tuần Thánh, tuần lễ trọng đại nhất trong chương trình phụng vụ của Giáo Hội, vì trong tuần này kế hoạch cứu độ nhân loại của Thiên Chúa bước vào giai đoạn quyết định và hoàn tất với cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Ðức Giêsu. Bởi vậy, Phụng vụ Lễ Lá liên kết tất cả những sự kiện sẽ xảy ra, mà chúng ta sẽ cử hành trong trong Ba Ngày Vượt Qua sắp tới (thứ năm, thứ sáu và đêm phục sinh) và đồng thời chúng ta coi đó như là tượng trưng cho cuộc sống chúng ta. Thật vậy, trọng tâm của Phụng vụ Ba Ngày Vượt Qua là cuộc khổ nạn, sự chết và biến cố Phục Sinh của Ðức Giêsu, những dữ kiện đã trở thành biểu tượng quan trọng cho cuộc sống con người, cho những thử thách đau khổ và cho những hạnh phúc của nó!
Bởi vậy, Ðức Giêsu, con vua Ða-vít, đã long trọng tiến vào thành Ða-vít, vào thành đô của Người, vào thành thánh Giê-ru-sa-lem. Chính nơi đây, trong thành thánh này, sẽ diễn ra cuộc khổn nạn, sự chết và sự sống lại vinh hiển của Ðức Giêsu, Ðấng Thánh của Thiên Chúa. Cũng vì thế, Giê-ru-sa-lem đã mang trên mình một dấu tích lịch sử quan trọng và đầy ý nghĩa. Vâng, chính trong thành Ða-vít, trong thành của Người, trong thành thánh này, Người đã chịu mọi nhục hình đau khổ, bị chết và rồi đã đạt tới sự vinh quang của Thiên Chúa. Vì thế, Giê-ru-sa-lem đã trở thành «thánh địa», nơi Thiên Chúa, Ðấng mà Ðức Giêsu luôn đầy lòng tin tưởng phó thác, lại đã tự mặc khải mình ra một lần cuối cùng bằng một cách thức hoàn toàn mới mẻ: Người là Ðấng «Ta-là-Ðấng-hiện-hữu». Như vậy, thành Giê-ru-sa-lem đã trở nên trung tâm và trục nối kết cuộc thảm trạng và niềm hạnh phúc của cuộc sống Ðức Giêsu. Giê-ru-sa-lem là nơi đã xảy ra sự khốn cùng và sự đau khổ của Thiên-Chúa-làm-người. Nhưng cũng chính nơi đây, trong thành thánh này, Thiên Chúa đã biến đổi sự bất hạnh thành hạnh phúc, sự chết thành sự sống, và mở ra một tương lai vĩnh cửu cho tất cả những ai tin tưởng vào Người! Quả vậy, Giê-ru-sa-lem trở thành một biểu tượng sống động và đầy lôi cuốn của sự chiến thắng tử thần, của sự sống trên sự chết, và trở thành quê hương của sự cứu rỗi sau cùng!
Vì thế, Phụng vụ Lễ Lá mời gọi tất cả chúng ta hãy làm sống động lại biến cố Ðức Giêsu long trọng tiến vào Giê-ru-sa-lem bằng cuộc rước lá từ nơi làm phép lá tiến vào nhà thờ, với mục đích là hiện tại hóa cuộc đón rước Ðức Giêsu xưa vào trong chính cuộc sống chúng ta, Vì thế, ai biết đón nhận lời mời gọi đó và cùng các tín hữu khác tham gia một cách đầy xác tín và sống động vào cuộc rước lá, người đó có thể tìm gặp được thành Giê-ru-sa-lem của Ðức Kitô ngay tại nơi đây! Dưới hình thức và dấu chỉ của Phép Thánh Thể, người đó sẽ hoàn toàn hòa mình vào cuộc sống đầy bi đát và hạnh phúc của Ðức Giêsu và ngay trong cuộc sống đời này, người đó đã có thể cảm nghiệm được rằng những khổ đau bi đát của cuộc sống mình sẽ được biến đổi thành niềm hạnh phúc trong một cuộc sống sung mãn. Và cũng như Ðức Kitô, người đó sẽ cảm nghiệm được rằng Thiên Chúa, Ðấng «Ta-là-Ðấng-Hiện-Hữu» sẽ dẫn đưa đời mình vào trong một tương lai hạnh phúc tươi sáng khôn lường!
Ý nghĩa của phụng vụ Lễ Lá!
(Mt 21,1-11)
Với Phụng vụ chúa nhật Lễ Lá hôm nay, chúng ta bắt đầu Tuần Thánh, tuần lễ trọng đại nhất trong chương trình phụng vụ của Giáo Hội, vì trong tuần này kế hoạch cứu độ nhân loại của Thiên Chúa bước vào giai đoạn quyết định và hoàn tất với cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Ðức Giêsu. Bởi vậy, Phụng vụ Lễ Lá liên kết tất cả những sự kiện sẽ xảy ra, mà chúng ta sẽ cử hành trong trong Ba Ngày Vượt Qua sắp tới (thứ năm, thứ sáu và đêm phục sinh) và đồng thời chúng ta coi đó như là tượng trưng cho cuộc sống chúng ta. Thật vậy, trọng tâm của Phụng vụ Ba Ngày Vượt Qua là cuộc khổ nạn, sự chết và biến cố Phục Sinh của Ðức Giêsu, những dữ kiện đã trở thành biểu tượng quan trọng cho cuộc sống con người, cho những thử thách đau khổ và cho những hạnh phúc của nó!
Bởi vậy, Ðức Giêsu, con vua Ða-vít, đã long trọng tiến vào thành Ða-vít, vào thành đô của Người, vào thành thánh Giê-ru-sa-lem. Chính nơi đây, trong thành thánh này, sẽ diễn ra cuộc khổn nạn, sự chết và sự sống lại vinh hiển của Ðức Giêsu, Ðấng Thánh của Thiên Chúa. Cũng vì thế, Giê-ru-sa-lem đã mang trên mình một dấu tích lịch sử quan trọng và đầy ý nghĩa. Vâng, chính trong thành Ða-vít, trong thành của Người, trong thành thánh này, Người đã chịu mọi nhục hình đau khổ, bị chết và rồi đã đạt tới sự vinh quang của Thiên Chúa. Vì thế, Giê-ru-sa-lem đã trở thành «thánh địa», nơi Thiên Chúa, Ðấng mà Ðức Giêsu luôn đầy lòng tin tưởng phó thác, lại đã tự mặc khải mình ra một lần cuối cùng bằng một cách thức hoàn toàn mới mẻ: Người là Ðấng «Ta-là-Ðấng-hiện-hữu». Như vậy, thành Giê-ru-sa-lem đã trở nên trung tâm và trục nối kết cuộc thảm trạng và niềm hạnh phúc của cuộc sống Ðức Giêsu. Giê-ru-sa-lem là nơi đã xảy ra sự khốn cùng và sự đau khổ của Thiên-Chúa-làm-người. Nhưng cũng chính nơi đây, trong thành thánh này, Thiên Chúa đã biến đổi sự bất hạnh thành hạnh phúc, sự chết thành sự sống, và mở ra một tương lai vĩnh cửu cho tất cả những ai tin tưởng vào Người! Quả vậy, Giê-ru-sa-lem trở thành một biểu tượng sống động và đầy lôi cuốn của sự chiến thắng tử thần, của sự sống trên sự chết, và trở thành quê hương của sự cứu rỗi sau cùng!
Vì thế, Phụng vụ Lễ Lá mời gọi tất cả chúng ta hãy làm sống động lại biến cố Ðức Giêsu long trọng tiến vào Giê-ru-sa-lem bằng cuộc rước lá từ nơi làm phép lá tiến vào nhà thờ, với mục đích là hiện tại hóa cuộc đón rước Ðức Giêsu xưa vào trong chính cuộc sống chúng ta, Vì thế, ai biết đón nhận lời mời gọi đó và cùng các tín hữu khác tham gia một cách đầy xác tín và sống động vào cuộc rước lá, người đó có thể tìm gặp được thành Giê-ru-sa-lem của Ðức Kitô ngay tại nơi đây! Dưới hình thức và dấu chỉ của Phép Thánh Thể, người đó sẽ hoàn toàn hòa mình vào cuộc sống đầy bi đát và hạnh phúc của Ðức Giêsu và ngay trong cuộc sống đời này, người đó đã có thể cảm nghiệm được rằng những khổ đau bi đát của cuộc sống mình sẽ được biến đổi thành niềm hạnh phúc trong một cuộc sống sung mãn. Và cũng như Ðức Kitô, người đó sẽ cảm nghiệm được rằng Thiên Chúa, Ðấng «Ta-là-Ðấng-Hiện-Hữu» sẽ dẫn đưa đời mình vào trong một tương lai hạnh phúc tươi sáng khôn lường!
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:21 15/03/2008
CON RẬN TRANH ĐẤT
Có ba con rận đang cãi nhau, một con khác đi đến hiếu kỳ hỏi: “Các anh cãi nhau chuyện gì thế ?”
Ba con rận nói: “Đang tranh chấp miếng đất tốt nhất.”
Té ra là chúng nó đang ở nhờ trên thân của một con lợn, đang vì địa bàn làm ăn mà bất bình với nhau. Con rận qua đường ấy rất kinh ngạc, cuối cùng nhịn không được bèn nói: “Nếu các anh không lo lắng thì khi đến tháng chạp cúng tế, bởi vì con lợn này quá béo ụt ịt, nên bị con người giết làm thịt quay, như thế thì có gì để buồn bực nữa chứ ?”
Ba con rận nghe xong thì chợt hiểu ra, bèn cùng nhau dùng sức hút máu của con lợn mà uống, con lợn do đó mà từ từ gầy lại, khi đến tháng chạp cúng tế thì không bị người ta làm thịt.
(Hàn Phi tử: Thuyết lâm hạ)
Suy tư:
Con người ta thường lo lắng, buồn phiền vì những gì của mình tạo ra do mồ hôi nước mắt, hoặc của tổ tiên ông bà để lại mà bị kẻ khác ngang nhiên cướp lấy, thì nhất định sẽ uất ức, và khi bị chèn ép quá, thì đứng lên quyết đòi lại với bất cứ giá nào, kể cả sinh mạng, bởi vì Chúa Giê-su đã nói: “Kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó.”(Mt 6, 21)
Đòi lại những gì của mình đã bị người khác cướp đi là chuyện chính đáng, có đạo lý hơn ba con rận đang tranh chấp nhau vì miếng đất làm ăn, mà miếng đất đó là thân xác con lợn, chứ không phải là sở hữu của ba con rận.
Thời nay có những người thường ỷ vào chức quyền để cướp bóc tài sản tổ tiên để lại của người khác, họ tranh chấp nhau vì những miếng đất không phải của họ, họ tranh chấp nhau vì đất hương hỏa của người khác quá tốt để đầu tư làm ăn buôn bán, họ giành nhau “ăn” đất của người khác mà quên mất rằng, một ngày nào đó họ sẽ từ bỏ tất cả để ra trình diện trước tòa án rất công thẳng của Thiên Chúa, đến lúc này thì tiền lợi bạc tỷ từ miếng đất cũng không giúp ích được gì cho họ, quyền cao chức trọng cũng không giúp được gì cho họ thoát khỏi sự phán xét của Thiên Chúa, ôi thật khôn nạn đời đời cho họ.
Ba con rận còn có chút khôn ngoan để nghe lời khuyên, huống hồ là con người há lại không có con mắt xác thịt để thấy người làm ác bị quả báo, há không có cn mắt luong tâm để nhìn thấy được sự sai trái của mình sao ?
N2T |
Có ba con rận đang cãi nhau, một con khác đi đến hiếu kỳ hỏi: “Các anh cãi nhau chuyện gì thế ?”
Ba con rận nói: “Đang tranh chấp miếng đất tốt nhất.”
Té ra là chúng nó đang ở nhờ trên thân của một con lợn, đang vì địa bàn làm ăn mà bất bình với nhau. Con rận qua đường ấy rất kinh ngạc, cuối cùng nhịn không được bèn nói: “Nếu các anh không lo lắng thì khi đến tháng chạp cúng tế, bởi vì con lợn này quá béo ụt ịt, nên bị con người giết làm thịt quay, như thế thì có gì để buồn bực nữa chứ ?”
Ba con rận nghe xong thì chợt hiểu ra, bèn cùng nhau dùng sức hút máu của con lợn mà uống, con lợn do đó mà từ từ gầy lại, khi đến tháng chạp cúng tế thì không bị người ta làm thịt.
(Hàn Phi tử: Thuyết lâm hạ)
Suy tư:
Con người ta thường lo lắng, buồn phiền vì những gì của mình tạo ra do mồ hôi nước mắt, hoặc của tổ tiên ông bà để lại mà bị kẻ khác ngang nhiên cướp lấy, thì nhất định sẽ uất ức, và khi bị chèn ép quá, thì đứng lên quyết đòi lại với bất cứ giá nào, kể cả sinh mạng, bởi vì Chúa Giê-su đã nói: “Kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó.”(Mt 6, 21)
Đòi lại những gì của mình đã bị người khác cướp đi là chuyện chính đáng, có đạo lý hơn ba con rận đang tranh chấp nhau vì miếng đất làm ăn, mà miếng đất đó là thân xác con lợn, chứ không phải là sở hữu của ba con rận.
Thời nay có những người thường ỷ vào chức quyền để cướp bóc tài sản tổ tiên để lại của người khác, họ tranh chấp nhau vì những miếng đất không phải của họ, họ tranh chấp nhau vì đất hương hỏa của người khác quá tốt để đầu tư làm ăn buôn bán, họ giành nhau “ăn” đất của người khác mà quên mất rằng, một ngày nào đó họ sẽ từ bỏ tất cả để ra trình diện trước tòa án rất công thẳng của Thiên Chúa, đến lúc này thì tiền lợi bạc tỷ từ miếng đất cũng không giúp ích được gì cho họ, quyền cao chức trọng cũng không giúp được gì cho họ thoát khỏi sự phán xét của Thiên Chúa, ôi thật khôn nạn đời đời cho họ.
Ba con rận còn có chút khôn ngoan để nghe lời khuyên, huống hồ là con người há lại không có con mắt xác thịt để thấy người làm ác bị quả báo, há không có cn mắt luong tâm để nhìn thấy được sự sai trái của mình sao ?
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:22 15/03/2008
N2T |
29. Chúa Giê-su đích thân ngự trong tâm hồn của chúng ta, là hoàn toàn vì ân tứ rộng lớn của Ngài, chứ không phải vì chúng ta có công để thù lao, có đức để báo đáp.
(Thánh nữ Jutta of Huy, Bd)Thánh nữ đặc biệt sùng kính Thánh Cả Giuse
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
19:50 15/03/2008
THÁNH NỮ ĐẶC BIỆT SÙNG KÍNH THÁNH CẢ GIUSE
Thánh nữ Maria Giuseppa Rossello - tục danh Benedetta Rossello - chào đời ngày 27-5-1811 tại Savona (Trung Bắc Ý). Benedetta là con thứ tư trong một gia đình Công Giáo nghèo, sống về nghề sản xuất chén đĩa. Ngay từ nhỏ Benedetta đã giúp đỡ thân phụ trong việc nắn đúc chén đĩa nơi xưởng chế tạo và phó thác việc uốn nắn bản thân cho tác động của ơn thánh Chúa.
Lớn lên Benedetta ghi danh vào Dòng Ba Phanxicô. Vì gia cảnh nghèo, năm 19 tuổi, Benedetta đến giúp việc cho một gia đình quý tộc thuộc dòng họ Monleone. Khi vị gia trưởng từ trần, bà góa phụ mời Benedetta ở lại với bà cho có bạn với tư cách không phải là người giúp việc mà là con nuôi. Bà cũng hứa khi nào bà qua đời, trọn gia tài sẽ thuộc về Benedetta, bởi vì gia đình Monleone không có con cái nối dõi tông đường. Benedetta ở lại với bà góa - người mẹ nuôi - thêm 7 năm nữa. Mặc dầu sống trong khung cảnh giàu sang, trọn tâm lòng cô thanh nữ vẫn thuộc trọn về THIÊN CHÚA. Cô mong ước có ngày thực hiện ước mơ trở thành nữ tu tận hiến toàn thân cho THIÊN CHÚA.
Khi hoàn cảnh cho phép, Benedetta từ giã nhà quí tộc Monleone và ra đi với đôi bàn tay trắng, không mang theo bất cứ của cải nào. Sau đó Benedetta đến gõ cửa một Tu Viện nhưng bị từ chối vì không có của hồi môn mang theo khi gia nhập Tập Viện 8theo phong tục lúc bấy giờ). Bị từ chối Benedetta trở lại gia đình. Cùng thời gian này gia đình phải mang cùng lúc hai cái tang: đứa em gái 17 tuổi và thân phụ đột ngột qua đời. Benedetta phải ra tay làm việc để có thể nuôi sống gia đình. Mặc dầu thế, Benedetta vẫn sẵn sàng đáp lời Đức Cha Agostino De Mari - giám mục sở tại - mong muốn nàng tìm người cộng tác trong việc giáo dục các thanh thiếu nữ nghèo trong vùng.
Ngày 10-8-1837, cùng với 2 thanh nữ khác, Benedetta chính thức khai trương căn nhà dùng làm nơi cư ngụ cho Hội Dòng mới thành hình. Hai tháng sau, cả ba khoác tu phục và Benedetta chọn tên dòng là Maria Giuseppa. Hội Dòng mới mang tên ”Nữ Tử Đức Bà Nhân Lành - Figlie di Nostra Signora della Misericordia”. Tu đức của Hội Dòng nhấn mạnh đến lòng tin tưởng hoàn toàn nơi sự Quan Phòng của THIÊN CHÚA. Châm ngôn sống của các Nữ Tử:
- Đôi-Tay cho Lao-Công và Con-Tim dâng THIÊN CHÚA.
Một điểm son trong cuộc đời thánh nữ Maria Giuseppa Rossello là tâm tình đặc biệt kính mến và luôn luôn phó thác trong vòng tay hiền phụ của Thánh Cả GIUSE.
Lòng sùng kính bắt đầu ngay từ những ngày thánh nữ còn thơ. Thánh nữ nhận được từ Thánh Cả GIUSE không biết bao nhiêu ơn lành cần thiết cho thể xác cũng như cho tinh thần. Sau này khi trở thành Mẹ Bề Trên tiên khởi của Các Nữ Tử Đức Bà Nhân Lành niềm tín thác nơi Thánh Cả GIUSE lại càng lớn mạnh hơn nữa. Thánh nữ giao phó mọi âu lo vật chất cũng như thiêng liêng của toàn thể Hội Dòng cho Thánh Cả GIUSE. Và mỗi khi gặp một trường hợp nan giải, một vấn đề khó khăn, Mẹ Bề Trên Maria Giuseppa tức khắc chạy đến van xin cùng Thánh Cả GIUSE. Và không sớm thì muộn, thế nào Thánh Cả GIUSE cũng ra tay cứu giúp.
Một ngày - vào thời hạn hán - cái giếng nơi Cộng Đoàn không còn một giọt nước. Thật thế, không một giọt nước! Làm thế nào bây giờ? Mẹ Maria Giuseppa nghĩ ra một diệu kế. Mẹ lấy ảnh vảy Thánh Cả GIUSE và cột vào cần múc nước bên trên miệng giếng. Ngày tiếp theo đó trời nắng gay gắt, càng làm cho việc thiếu nước trở nên trầm trọng hơn. Mọi người xôn xao cuống cuồng lo lắng, nhưng Mẹ Bề Trên vẫn bình chân như vại. Và biến cố xảy ra đêm ấy chứng tỏ Mẹ có lý do tin tưởng. Trời đổ mưa như thác lũ, thoa mát cây cối đất đai rau cỏ và đong đầy các hồ nước.
Mẹ Bề Trên Maria Giuseppa Rossello không bao giờ đánh mất lòng tin tưởng nơi THIÊN CHÚA Quan Phòng cũng như nơi sự trợ giúp hiền phụ của Thánh Cả GIUSE. Trong vòng 40 năm điều khiển Hội Dòng, Mẹ luôn luôn can đảm và hy vọng. Mẹ thường nói:
- Nếu công trình khởi sự đến từ THIÊN CHÚA thì chính Ngài sẽ hoàn tất.
Thật thế, ngày nay Các Nữ Tử Đức Bà Nhân Lành có mặt tại nhiều nơi trên thế giới. Mẹ cũng luôn luôn nhắn nhủ các Nữ Tu con cái Mẹ:
- Nếu chúng ta không biết sống quảng đại với THIÊN CHÚA thì Ngài cũng sẽ không quảng đại với chúng ta. Chúng ta chỉ có thể đáp lại Tình Yêu bằng tình yêu.
Mẹ Maria Giuseppa Rossello êm ái trút hơi thở cuối cùng ngày 7-12-1880 hưởng thọ 70 tuổi. Ngày 12-6-1949 Đức Thánh Cha Pio XII (1939-1958) đã tôn phong Mẹ lên bậc hiển thánh.
(”La Mia Messa”, Anno A - 2008, 1 Marzo - 31 Maggio, Casa Mariana Editrice, trang 110)
Thánh nữ Maria Giuseppa Rossello - tục danh Benedetta Rossello - chào đời ngày 27-5-1811 tại Savona (Trung Bắc Ý). Benedetta là con thứ tư trong một gia đình Công Giáo nghèo, sống về nghề sản xuất chén đĩa. Ngay từ nhỏ Benedetta đã giúp đỡ thân phụ trong việc nắn đúc chén đĩa nơi xưởng chế tạo và phó thác việc uốn nắn bản thân cho tác động của ơn thánh Chúa.
Lớn lên Benedetta ghi danh vào Dòng Ba Phanxicô. Vì gia cảnh nghèo, năm 19 tuổi, Benedetta đến giúp việc cho một gia đình quý tộc thuộc dòng họ Monleone. Khi vị gia trưởng từ trần, bà góa phụ mời Benedetta ở lại với bà cho có bạn với tư cách không phải là người giúp việc mà là con nuôi. Bà cũng hứa khi nào bà qua đời, trọn gia tài sẽ thuộc về Benedetta, bởi vì gia đình Monleone không có con cái nối dõi tông đường. Benedetta ở lại với bà góa - người mẹ nuôi - thêm 7 năm nữa. Mặc dầu sống trong khung cảnh giàu sang, trọn tâm lòng cô thanh nữ vẫn thuộc trọn về THIÊN CHÚA. Cô mong ước có ngày thực hiện ước mơ trở thành nữ tu tận hiến toàn thân cho THIÊN CHÚA.
Khi hoàn cảnh cho phép, Benedetta từ giã nhà quí tộc Monleone và ra đi với đôi bàn tay trắng, không mang theo bất cứ của cải nào. Sau đó Benedetta đến gõ cửa một Tu Viện nhưng bị từ chối vì không có của hồi môn mang theo khi gia nhập Tập Viện 8theo phong tục lúc bấy giờ). Bị từ chối Benedetta trở lại gia đình. Cùng thời gian này gia đình phải mang cùng lúc hai cái tang: đứa em gái 17 tuổi và thân phụ đột ngột qua đời. Benedetta phải ra tay làm việc để có thể nuôi sống gia đình. Mặc dầu thế, Benedetta vẫn sẵn sàng đáp lời Đức Cha Agostino De Mari - giám mục sở tại - mong muốn nàng tìm người cộng tác trong việc giáo dục các thanh thiếu nữ nghèo trong vùng.
Ngày 10-8-1837, cùng với 2 thanh nữ khác, Benedetta chính thức khai trương căn nhà dùng làm nơi cư ngụ cho Hội Dòng mới thành hình. Hai tháng sau, cả ba khoác tu phục và Benedetta chọn tên dòng là Maria Giuseppa. Hội Dòng mới mang tên ”Nữ Tử Đức Bà Nhân Lành - Figlie di Nostra Signora della Misericordia”. Tu đức của Hội Dòng nhấn mạnh đến lòng tin tưởng hoàn toàn nơi sự Quan Phòng của THIÊN CHÚA. Châm ngôn sống của các Nữ Tử:
- Đôi-Tay cho Lao-Công và Con-Tim dâng THIÊN CHÚA.
Một điểm son trong cuộc đời thánh nữ Maria Giuseppa Rossello là tâm tình đặc biệt kính mến và luôn luôn phó thác trong vòng tay hiền phụ của Thánh Cả GIUSE.
Lòng sùng kính bắt đầu ngay từ những ngày thánh nữ còn thơ. Thánh nữ nhận được từ Thánh Cả GIUSE không biết bao nhiêu ơn lành cần thiết cho thể xác cũng như cho tinh thần. Sau này khi trở thành Mẹ Bề Trên tiên khởi của Các Nữ Tử Đức Bà Nhân Lành niềm tín thác nơi Thánh Cả GIUSE lại càng lớn mạnh hơn nữa. Thánh nữ giao phó mọi âu lo vật chất cũng như thiêng liêng của toàn thể Hội Dòng cho Thánh Cả GIUSE. Và mỗi khi gặp một trường hợp nan giải, một vấn đề khó khăn, Mẹ Bề Trên Maria Giuseppa tức khắc chạy đến van xin cùng Thánh Cả GIUSE. Và không sớm thì muộn, thế nào Thánh Cả GIUSE cũng ra tay cứu giúp.
Một ngày - vào thời hạn hán - cái giếng nơi Cộng Đoàn không còn một giọt nước. Thật thế, không một giọt nước! Làm thế nào bây giờ? Mẹ Maria Giuseppa nghĩ ra một diệu kế. Mẹ lấy ảnh vảy Thánh Cả GIUSE và cột vào cần múc nước bên trên miệng giếng. Ngày tiếp theo đó trời nắng gay gắt, càng làm cho việc thiếu nước trở nên trầm trọng hơn. Mọi người xôn xao cuống cuồng lo lắng, nhưng Mẹ Bề Trên vẫn bình chân như vại. Và biến cố xảy ra đêm ấy chứng tỏ Mẹ có lý do tin tưởng. Trời đổ mưa như thác lũ, thoa mát cây cối đất đai rau cỏ và đong đầy các hồ nước.
Mẹ Bề Trên Maria Giuseppa Rossello không bao giờ đánh mất lòng tin tưởng nơi THIÊN CHÚA Quan Phòng cũng như nơi sự trợ giúp hiền phụ của Thánh Cả GIUSE. Trong vòng 40 năm điều khiển Hội Dòng, Mẹ luôn luôn can đảm và hy vọng. Mẹ thường nói:
- Nếu công trình khởi sự đến từ THIÊN CHÚA thì chính Ngài sẽ hoàn tất.
Thật thế, ngày nay Các Nữ Tử Đức Bà Nhân Lành có mặt tại nhiều nơi trên thế giới. Mẹ cũng luôn luôn nhắn nhủ các Nữ Tu con cái Mẹ:
- Nếu chúng ta không biết sống quảng đại với THIÊN CHÚA thì Ngài cũng sẽ không quảng đại với chúng ta. Chúng ta chỉ có thể đáp lại Tình Yêu bằng tình yêu.
Mẹ Maria Giuseppa Rossello êm ái trút hơi thở cuối cùng ngày 7-12-1880 hưởng thọ 70 tuổi. Ngày 12-6-1949 Đức Thánh Cha Pio XII (1939-1958) đã tôn phong Mẹ lên bậc hiển thánh.
(”La Mia Messa”, Anno A - 2008, 1 Marzo - 31 Maggio, Casa Mariana Editrice, trang 110)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tông huấn thứ ba của ĐGH nhan đề “Caritas in Veritate”
Phụng Nghi
08:52 15/03/2008
Vatican (CNA) – Tông thư thứ ba của Đức thánh cha Bênêđictô XVI sẽ thảo luận về giáo huấn xã hội của Hội thánh Công giáo, đề cập đến các vấn đề khác nhau như nghèo đói, hoà bình, chiến tranh, sự hợp tác quốc tế, các nguồn năng lượng, và toàn cầu hóa.
Báo La Republica cho biết Tông huấn sẽ mang tên “Caritas in Veritate (Tình Yêu trong Chân lý)”.
“Caritas in Veritate” là tông huấn thứ ba của Đức giáo hoàng Bênêđictô. Tông thư thứ nhất của ngài, “Deus Caritas Est (Thiên Chúa là Tình Yêu)” giảng huấn về nhân đức kính mến, còn tông thư thứ hai, “Spe Salvi (Được Cứu Độ Nhờ Hy vọng)”, tập chú vào nhân đức trông cậy.
Thông điệp mới này có 4 chương và sẽ không được công bố vào ngày 1 tháng 5 sắp tới như đã trù tính trước đây, nhưng được hoãn lại, để các bản dịch, đặc biệt là bản dịch sang Hoa ngữ, được hoàn tất.
Quyết định cung ứng bản dịch tông thư ra Hoa ngữ được đưa ra trong lúc Đức thánh cha đang nỗ lực cải tiến các mối quan hệ với chính phủ Trung quốc.
Tháng 6 năm rồi ngài gửi một lá thư đề nghị cuộc đối thoại với chính quyền Trung quốc. Đến tháng 9, một linh mục Trung quốc là Cha Lý Sơn (Li Shan) được đặt làm giám mục Bắc kinh với sự chấp thuận của Đức thánh cha. Điều này chưa hề xảy ra suốt 50 năm qua.
Người ta tin là các giám mục khác được Vatican chấp thuận cũng sẽ được bổ nhiệm trong giáo hội quốc doanh ở Trung quốc. Trung quốc có khoảng từ 8 đến 12 triệu giáo dân, chia làm hai thành phần: Giáo hội “chui” trung thành với Tòa thánh Roma, và Hội Công giáo Yêu nước do nhà nước điều khiển, cộng tác với chính quyền.
Báo La Republica cho biết Tông huấn sẽ mang tên “Caritas in Veritate (Tình Yêu trong Chân lý)”.
“Caritas in Veritate” là tông huấn thứ ba của Đức giáo hoàng Bênêđictô. Tông thư thứ nhất của ngài, “Deus Caritas Est (Thiên Chúa là Tình Yêu)” giảng huấn về nhân đức kính mến, còn tông thư thứ hai, “Spe Salvi (Được Cứu Độ Nhờ Hy vọng)”, tập chú vào nhân đức trông cậy.
Thông điệp mới này có 4 chương và sẽ không được công bố vào ngày 1 tháng 5 sắp tới như đã trù tính trước đây, nhưng được hoãn lại, để các bản dịch, đặc biệt là bản dịch sang Hoa ngữ, được hoàn tất.
Quyết định cung ứng bản dịch tông thư ra Hoa ngữ được đưa ra trong lúc Đức thánh cha đang nỗ lực cải tiến các mối quan hệ với chính phủ Trung quốc.
Tháng 6 năm rồi ngài gửi một lá thư đề nghị cuộc đối thoại với chính quyền Trung quốc. Đến tháng 9, một linh mục Trung quốc là Cha Lý Sơn (Li Shan) được đặt làm giám mục Bắc kinh với sự chấp thuận của Đức thánh cha. Điều này chưa hề xảy ra suốt 50 năm qua.
Người ta tin là các giám mục khác được Vatican chấp thuận cũng sẽ được bổ nhiệm trong giáo hội quốc doanh ở Trung quốc. Trung quốc có khoảng từ 8 đến 12 triệu giáo dân, chia làm hai thành phần: Giáo hội “chui” trung thành với Tòa thánh Roma, và Hội Công giáo Yêu nước do nhà nước điều khiển, cộng tác với chính quyền.
Các nhà lãnh đạo thế giới lên án việc giết hại Đức Tổng Giám Mục Paulos Faraj Raho
Nguyễn Việt Nam
15:37 15/03/2008
Iraq- Hiệp cùng Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, các nhà lãnh đạo thế giới đã lên án việc giết hại Đức Cha Paulos Faraj Raho, Tổng Giám Mục Công Giáo nghi lễ Chanđê tại Mosul. Tang lễ của ngài đã được cử hành hôm thứ Sáu 14/3.
Sau khi bắt giữ Đức Cha Raho hôm 29/2 trong một cuộc tấn công dã man trong đó ba người cận vệ của Đức Cha đã bị giết, hôm 13/3, bọn bắt cóc đã báo cho giáo quyền và chính quyền địa phương là bọn chúng đã chôn ngài trong một ngôi mộ sơ sài bên ngoài Mosul.
Các nhân chứng tại hiện trường cho biết không thấy có vết đạn trên người Đức Tổng Giám Mục nhưng có những chỉ dấu cho thấy Đức Cha đã chết khá lâu trước khi xác ngài được khám phá. Trong quá trình thương lượng để đòi một số tiền chuộc lớn và những yêu sách về chính trị, bọn bắt cóc đã thẳng thừng từ chối cung cấp những bằng chứng cho thấy Đức Cha Raho vẫn còn sống. Đức Cha bị bệnh tim rất nặng và cần có thuốc men hàng ngày.
Dù Đức Cha Raho chết vì bệnh tim hay do bị hành quyết bởi bọn khủng bố, các nhà lãnh đạo thế giới nhất trí rằng bọn khủng bố phải chịu trách nhiệm luân lý về cái chết của ngài.
Tổng thống Hoa Kỳ, George W. Bush nói: “Tôi lên án hành vi bạo lực dã man chống lại Đức Tổng Giám Mục Mosul,”. Bộ trưởng ngoại giao Anh quốc, David Miliband, coi đây là “một hành động hèn nhát”.
Thủ tướng Iraq, Nuri al-Maliki, người đã ra lệnh tìm kiếm tổng lực thề rằng “những kẻ phạm tội ác này sẽ không tránh khỏi cánh tay dài của công lý”. Ông cáo buộc Al Qaida, tổ chức khủng bố quốc tế có cơ sở tại Mosul có dính líu đến vụ này.
Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê đã chủ sự thánh lễ an táng Đức Cha Raho. Quân đội đã được điều động để bảo đảm an ninh cho đám tang và đã đưa xác Đức Cha Raho chôn bên ngoài thành phố Mosul.
Cái chết của Đức Cha Raho làm rõ hơn nữa tình cảnh đau thương của người Kitô Giáo tại Iraq. Những vụ đánh bom, bắt cóc các giáo sĩ và tín hữu Công Giáo đã khiến hàng triệu người Kitô Giáo phải lánh nạn ra nước ngoài. Những thế lực khủng bố Hồi Giáo đứng đằng sau cuộc thanh tẩy tôn giáo này.
Đức Cha Raho trong cuộc gặp gỡ với ĐTC tháng 11/2007 |
Các nhân chứng tại hiện trường cho biết không thấy có vết đạn trên người Đức Tổng Giám Mục nhưng có những chỉ dấu cho thấy Đức Cha đã chết khá lâu trước khi xác ngài được khám phá. Trong quá trình thương lượng để đòi một số tiền chuộc lớn và những yêu sách về chính trị, bọn bắt cóc đã thẳng thừng từ chối cung cấp những bằng chứng cho thấy Đức Cha Raho vẫn còn sống. Đức Cha bị bệnh tim rất nặng và cần có thuốc men hàng ngày.
Dù Đức Cha Raho chết vì bệnh tim hay do bị hành quyết bởi bọn khủng bố, các nhà lãnh đạo thế giới nhất trí rằng bọn khủng bố phải chịu trách nhiệm luân lý về cái chết của ngài.
Tổng thống Hoa Kỳ, George W. Bush nói: “Tôi lên án hành vi bạo lực dã man chống lại Đức Tổng Giám Mục Mosul,”. Bộ trưởng ngoại giao Anh quốc, David Miliband, coi đây là “một hành động hèn nhát”.
Thủ tướng Iraq, Nuri al-Maliki, người đã ra lệnh tìm kiếm tổng lực thề rằng “những kẻ phạm tội ác này sẽ không tránh khỏi cánh tay dài của công lý”. Ông cáo buộc Al Qaida, tổ chức khủng bố quốc tế có cơ sở tại Mosul có dính líu đến vụ này.
Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê đã chủ sự thánh lễ an táng Đức Cha Raho. Quân đội đã được điều động để bảo đảm an ninh cho đám tang và đã đưa xác Đức Cha Raho chôn bên ngoài thành phố Mosul.
Cái chết của Đức Cha Raho làm rõ hơn nữa tình cảnh đau thương của người Kitô Giáo tại Iraq. Những vụ đánh bom, bắt cóc các giáo sĩ và tín hữu Công Giáo đã khiến hàng triệu người Kitô Giáo phải lánh nạn ra nước ngoài. Những thế lực khủng bố Hồi Giáo đứng đằng sau cuộc thanh tẩy tôn giáo này.
Vatican khuyến cáo một Giám Mục Phi đừng nhận tiền dâng cúng của các công ty sản xuất thuốc ngừa thai
Thúy Dung
15:54 15/03/2008
Tòa Thánh đã khuyến cáo một Giám Mục Phi Luật Tân chớ có nhận tiền dâng cúng của các công ty sản xuất thuốc ngừa thai.
Tờ Manila Standard tường thuật là Đức Hồng Y Alfonso Lopez Trujillo chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình đã gởi cho Đức Cha Gabriel Reyes, Giám Mục Antipolo, một lá thư khuyên ngài chớ có nhận tiền dâng cúng của các công ty dược phẩm có sản xuất thuốc viên ngừa thai.
“Việc nhận những tiền dâng cúng này gây ra lầm lạc nơi các tín hữu vì nó gây ra ấn tượng rằng phá thai, và những sản phẩm, việc phân phối và sử dụng thuốc ngừa thai và phá thai là những thực hành có thể chấp nhận được”.
Thư của Đức Hồng Y Lopez Trujillo là để trả lời thư xin ý kiến của Đức Cha Reyes xin Tòa Thánh cho biết ý kiến về việc ngài có nên nhận những tiền dâng cúng từ các công ty dược phẩm có dính liú đến việc sản xuất thuốc ngừa thai hay không.
Đức Cha Gabriel Villaruz Reyes sinh năm 1941, đã từng là Giám Mục Phó tổng giáo phận Manila, trước khi được bổ nhiệm Giám Mục Kalibo (1992). Ngài là Giám Mục Antipolo từ năm 2002 cho đến nay.
Tờ Manila Standard tường thuật là Đức Hồng Y Alfonso Lopez Trujillo chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình đã gởi cho Đức Cha Gabriel Reyes, Giám Mục Antipolo, một lá thư khuyên ngài chớ có nhận tiền dâng cúng của các công ty dược phẩm có sản xuất thuốc viên ngừa thai.
“Việc nhận những tiền dâng cúng này gây ra lầm lạc nơi các tín hữu vì nó gây ra ấn tượng rằng phá thai, và những sản phẩm, việc phân phối và sử dụng thuốc ngừa thai và phá thai là những thực hành có thể chấp nhận được”.
Thư của Đức Hồng Y Lopez Trujillo là để trả lời thư xin ý kiến của Đức Cha Reyes xin Tòa Thánh cho biết ý kiến về việc ngài có nên nhận những tiền dâng cúng từ các công ty dược phẩm có dính liú đến việc sản xuất thuốc ngừa thai hay không.
Đức Cha Gabriel Villaruz Reyes sinh năm 1941, đã từng là Giám Mục Phó tổng giáo phận Manila, trước khi được bổ nhiệm Giám Mục Kalibo (1992). Ngài là Giám Mục Antipolo từ năm 2002 cho đến nay.
Một số nhà lãnh đạo Do Thái Giáo xen quá sâu vào nội bộ Công Giáo
Đặng Tự Do
16:09 15/03/2008
Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, được tin là sẽ ra một thông cáo chính thức về vấn đề lời nguyện ngày Thứ Sáu Tuần Thánh trong nghi thức Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh trong khi một số nhà lãnh đạo Do Thái Giáo tiếp tục xen quá sâu vào nội bộ Công Giáo khi chống lại lời nguyện ngày Thứ Sáu Tuần Thánh vừa được Đức Thánh Cha Bênêđíctô sửa lại.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin ANSA, Rabbi David Rosen, chủ tịch Ủy Ban Quốc Tế Do Thái Giáo về Tham Vấn Liên Tôn nói rằng tổ chức của ông không hài lòng với lời nguyện ngày Thứ Sáu Tuần Thánh vừa được Đức Thánh Cha Bênêđíctô đưa ra hồi tháng Hai vừa qua. Ông cho biết là trong những ngày sắp tới một nhóm các thày cả Do Thái Giáo từ Giêrusalem sẽ đến Vatican để phản đối lời nguyện này.
Trong số ra ngày 6/2, tờ L'Osservatore Romano (Quan Sát Viên Rôma) đã đưa ra một thông báo của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh theo đó Đức Thánh Cha đã truyền cho sửa lại lời cầu cho người Do Thái trong Phụng Vụ tiếng La Tinh ngày Thứ Sáu Tuần Thánh trong sách lễ Rôma 1962.
Thay đổi này chỉ áp dụng cho “hình thức ngoại thường” của Phụng Vụ (ý chỉ Thánh lễ tiếng La Tinh). Sách Lễ Rôma dành cho nghi thức Phụng Vụ sau Công Đồng Vatican II vẫn giữ nguyên lời cầu ngày Thứ Sáu Tuần Thánh như hiện nay.
Nhiều nhà lãnh đạo Do Thái Giáo đã xin Đức Thánh Cha duyệt xét lại lời cầu dành cho người Do Thái trong nghi thức tưởng niệm Chúa chịu chết. Cụ thể, họ xin bỏ đi những ý liên quan đến “sự mù quáng” không tin vào Chúa Kitô là Mêsia như đã được loan báo.
Nhiều người còn đi xa hơn khi lên tiếng yêu cầu Giáo Hội phải bỏ đi ý cầu nguyện cho sự trở lại của người Do Thái.
Lời cầu mới bỏ đi những ý liên quan đến “sự mù quáng” nhưng vẫn giữ ý cầu nguyện cho sự hoán cải của người Do Thái.
Lời cầu mới được Đức Thánh Cha sửa đổi đã từng được Đức Thánh Cha Piô XII, và Đức Thánh Cha Gioan XXIII sửa lại. Bản đang dùng trong sách lễ 1962 là bản của Đức Thánh Cha Gioan XXIII.
Lời cầu mới do Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đưa ra có nội dung như sau:
Chúng ta hãy cầu nguyện cho người Do Thái: Xin Thiên Chúa là Chúa chúng ta soi sáng tâm hồn họ, để họ nhận biết Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ của toàn thể nhân loại.
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã muốn cho mọi người được cứu độ và nhận ra chân lý, xin vì lòng thương xót Chúa cho toàn thể nhà Israel cũng được giải thoát khi cùng toàn thể nhân loại tiến vào Giáo Hội của Chúa, nhờ Chúa Kitô chúng ta. Amen.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin ANSA, Rabbi David Rosen, chủ tịch Ủy Ban Quốc Tế Do Thái Giáo về Tham Vấn Liên Tôn nói rằng tổ chức của ông không hài lòng với lời nguyện ngày Thứ Sáu Tuần Thánh vừa được Đức Thánh Cha Bênêđíctô đưa ra hồi tháng Hai vừa qua. Ông cho biết là trong những ngày sắp tới một nhóm các thày cả Do Thái Giáo từ Giêrusalem sẽ đến Vatican để phản đối lời nguyện này.
Trong số ra ngày 6/2, tờ L'Osservatore Romano (Quan Sát Viên Rôma) đã đưa ra một thông báo của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh theo đó Đức Thánh Cha đã truyền cho sửa lại lời cầu cho người Do Thái trong Phụng Vụ tiếng La Tinh ngày Thứ Sáu Tuần Thánh trong sách lễ Rôma 1962.
Thay đổi này chỉ áp dụng cho “hình thức ngoại thường” của Phụng Vụ (ý chỉ Thánh lễ tiếng La Tinh). Sách Lễ Rôma dành cho nghi thức Phụng Vụ sau Công Đồng Vatican II vẫn giữ nguyên lời cầu ngày Thứ Sáu Tuần Thánh như hiện nay.
Nhiều nhà lãnh đạo Do Thái Giáo đã xin Đức Thánh Cha duyệt xét lại lời cầu dành cho người Do Thái trong nghi thức tưởng niệm Chúa chịu chết. Cụ thể, họ xin bỏ đi những ý liên quan đến “sự mù quáng” không tin vào Chúa Kitô là Mêsia như đã được loan báo.
Nhiều người còn đi xa hơn khi lên tiếng yêu cầu Giáo Hội phải bỏ đi ý cầu nguyện cho sự trở lại của người Do Thái.
Lời cầu mới bỏ đi những ý liên quan đến “sự mù quáng” nhưng vẫn giữ ý cầu nguyện cho sự hoán cải của người Do Thái.
Lời cầu mới được Đức Thánh Cha sửa đổi đã từng được Đức Thánh Cha Piô XII, và Đức Thánh Cha Gioan XXIII sửa lại. Bản đang dùng trong sách lễ 1962 là bản của Đức Thánh Cha Gioan XXIII.
Lời cầu mới do Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đưa ra có nội dung như sau:
Chúng ta hãy cầu nguyện cho người Do Thái: Xin Thiên Chúa là Chúa chúng ta soi sáng tâm hồn họ, để họ nhận biết Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ của toàn thể nhân loại.
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã muốn cho mọi người được cứu độ và nhận ra chân lý, xin vì lòng thương xót Chúa cho toàn thể nhà Israel cũng được giải thoát khi cùng toàn thể nhân loại tiến vào Giáo Hội của Chúa, nhờ Chúa Kitô chúng ta. Amen.
125,000 bạn trẻ bên ngoài nước Úc đã đăng ký tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Các chủ đề giáo lý
Nguyễn Việt Nam
16:37 15/03/2008
Sydney - Các nhà tổ chức ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2008 tại Sydney cho biết ít nhất sẽ có 125,000 bạn trẻ bên ngoài nước Úc sẽ tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo SIR, ông Danny Casey, thành viên trong Ban Tổ Chức cho biết “những con số sụt giảm đã được loan truyền một thời gian dựa vào những thống kê không được cập nhật. Hôm nay, sau khi đếm con số những đoàn nước ngoài đã đăng ký, chúng tôi có thể nói con số 125,000 bạn trẻ quốc tế tham dự đã được khẳng định. Riêng tại Hoa Kỳ sẽ có 21,000 bạn trẻ tham dự”.
Ban tổ chức cũng cho biết 3 đề tài giáo lý đã được Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân chọn cho ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2008 là “Được mời gọi để sống trong Chúa Thánh Thần” (ngày 16/7), “Chúa Thánh Thần, linh hồn của Giáo Hội” (17/7) và “Được sai vào thế giới: Chúa Thánh Thần, động lực chính của truyền giáo” (18/7).
Đức Cha Anthony Fisher, Giám Mục phó Sydney cho biết: “Những bài giáo lý là trọng tâm của ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Tôi khích lệ các bạn trẻ hãy bắt đầu suy tư ngay từ bây giờ những chủ đề này ngõ hầu chuẩn bị thích hợp cho biến cố này”
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo SIR, ông Danny Casey, thành viên trong Ban Tổ Chức cho biết “những con số sụt giảm đã được loan truyền một thời gian dựa vào những thống kê không được cập nhật. Hôm nay, sau khi đếm con số những đoàn nước ngoài đã đăng ký, chúng tôi có thể nói con số 125,000 bạn trẻ quốc tế tham dự đã được khẳng định. Riêng tại Hoa Kỳ sẽ có 21,000 bạn trẻ tham dự”.
Ban tổ chức cũng cho biết 3 đề tài giáo lý đã được Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân chọn cho ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2008 là “Được mời gọi để sống trong Chúa Thánh Thần” (ngày 16/7), “Chúa Thánh Thần, linh hồn của Giáo Hội” (17/7) và “Được sai vào thế giới: Chúa Thánh Thần, động lực chính của truyền giáo” (18/7).
Đức Cha Anthony Fisher, Giám Mục phó Sydney cho biết: “Những bài giáo lý là trọng tâm của ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Tôi khích lệ các bạn trẻ hãy bắt đầu suy tư ngay từ bây giờ những chủ đề này ngõ hầu chuẩn bị thích hợp cho biến cố này”
Trung quốc thách thức lương tâm thế giới: giết hàng trăm người và ra tối hậu thư cho người biểu tình Tây Tạng
Đặng Tự Do
22:51 15/03/2008
Những người biểu tình ném đá vào xe Trung quốc |
Giao tranh giữa những người biểu tình và quân Trung quốc |
Trung quốc tới tấp gởi quân đến đàn áp |
Hàng trăm tu sĩ Phật Giáo biểu tình |
Hàng trăm tu sĩ Phật Giáo biểu tình |
Biểu tình nổ ra trên thế giới |
Lhasa (AsiaNews) – Nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc trong bản tin đánh đi tối qua đã xác nhận là có ít nhất 10 người Tây Tạng bị giết trong các cuộc đụng độ đang diễn ra tại Lhasa, thủ đô Tây Tạng. Cộng sản Trung quốc ra tối hậu thư cho những người biểu tình phải chấm dứt phản kháng trước ngày thứ Hai “nếu họ không muốn thấy những hậu quả tệ hại hơn”.
Theo Tân Hoa Xã – cơ quan thông tin của nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc – trách nhiệm về những cái chết này là “do những người biểu tình, những kẻ mà hành vi bạo lực và chống lại xã hội của họ đã gây những thiệt hại nặng nề cho Tây Tạng. Những nạn nhân này là những thường dân vô tội đã bị những kẻ biểu tình thiêu sống cho tới chết”. Đây là một tin tức hoàn toàn xuyên tạc của cộng sản Trung quốc.
Theo những nhân chứng tại Lhasa, đường phố bị bộ đội cộng sản Trung quốc kiểm soát với xe tăng và các xe bọc thép. Nhiều đơn vị quân Trung quốc đã vây chung quanh những bức tường của những tu viện Phật giáo lớn nhất tại thủ đô. Theo Radio Free Asia, nhiều nhà sư đã bị bắt đi.
Cuộc biểu tình đã nổ ra hôm 10/3 khi hàng trăm người sau đó lên đến hàng ngàn người biểu tình trên đường phố Lhasa và tại nhiều nơi trên lãnh thổ Tây Tạng đã từng diễn ra cuộc thảm sát năm 1959 do cộng sản Trung quốc gây ra chống lại nhân dân Tây Tạng.
Hôm qua, chính phủ lưu vong Tây Tạng hiện đang sống trên đất Ấn Độ cho biết cuộc biểu tình này là một cuộc biểu tình trong hòa bình: “Được hướng dẫn bởi những nhà sư, các tín hữu Tây Tạng chỉ muốn tưởng nhớ đến hàng ngàn nạn nhân đã chết trong cuộc đàn áp đẫm máu. Chính thái độ đàn áp của nhà cầm quyền Trung quốc đã dẫn đến bạo động là điều mà Đức Dalai Lama luôn lên án mạnh mẽ”.
Trong khi đó, một làn sóng thứ hai của những người Tây Tạng lưu vong đã chống lại lệnh của chính phủ Ấn Độ ngăn không cho họ trở về Tây Tạng. Trong khi 102 người đang bị giam giữ, một nhóm thứ hai gồm 44 người đã khởi hành về Tây Tạng từ Dehra.
Chime Youngdrung, chủ tịch đảng Dân Chủ Tây Tạng, cho biết: “Những cuộc biểu tình can đảm của đồng bào chúng ta làm chúng ta kiên quyết tiếp tục cuộc trở về này và hoàn tất nó. Vì chúng ta là những nhân chứng cho bạo động leo thang về phía nhà cầm quyền Trung quốc ở Lhasa, chúng ta tin rằng điều quan trọng là chúng ta hồi hương để hiệp nhất với anh chị em chúng ta đang đấu tranh cho sự sống còn dưới ách Trung quốc xâm lược”
Đức Thánh Cha tiếp kiến tân đại sứ Hy Lạp cạnh Tòa Thánh
G. Trần Đức Anh OP
23:43 15/03/2008
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 cầu mong Năm Thánh Phaolô Tông Đồ trở thành cơ hội giúp các tín hữu Kitô đẩy mạnh tiến trình tìm về hiệp nhất trọn vẹn.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 15-3-2008 dành cho tân Đại Sứ Hy Lạp, ông Miltiadis Hiskakis, đến trình quốc thư. Ông năm nay 58 tuổi (1950), nguyên là Đại Sứ tại Thái Lan, rồi làm Tổng giám đốc tại bộ ngoại giao Hy Lạp.
Trong diễn văn chào mừng Ông Tân Đại Sứ, ĐTC nhận định rằng: ”Năm kỷ niệm 2 ngàn năm sinh nhật của Thánh Phaolô sẽ là một cơ hội đặc biệt để tăng cường những nỗ lực đại kết của chúng ta, vì thánh Phaolô là người 'không để một hòn đá nào mà không lật lên để kiến tạo sự hiệp nhất và hòa hợp giữa mọi Kitô hữu' (Bài giảng kinh chiều Lễ thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, 28-6-2007)... Vì ký ức về thánh Phaolô được ghi đậm mãi mãi trên lãnh thổ của mình, nên Hy Lạp có một vai trò quan trọng trong việc kỷ niệm này, nên tôi tin tưởng rằng các tín hữu hành hương đến Hy Lạp để kính viếng các nơi thánh liên hệ tới cuộc sống và việc rao giảng của Thánh Phaolô sẽ được đón tiếp nồng nhiệt trong tinh thần hiếu khách nổi danh của Hy Lạp”.
Năm Thánh Phaolô Tông Đồ sẽ được ĐTC khai mạc vào ngày 28-6 năm nay và sẽ kéo dài đến ngày 28-6 năm 2009.
Cũng trong diễn văn, ĐTC không quên cám ơn ông đại sứ Hiskakis vì lời cam kết của chính phủ Hy Lạp sẽ giải quyết những vấn đề hành chánh liên quan tới Giáo Hội Công Giáo tại nước này. Trong số các vấn đề ấy, vấn đề qui chế pháp lý của Công Giáo là điều đặc biệt quan trọng. Ngài nói: ”Các tín hữu Công Giáo, tuy chỉ là thiểu số, nhưng vẫn mong muốn có những kết quả thuận lợi do những quyết định của chính phủ Hy Lạp. Thực vậy, khi các vị lãnh đạo tôn giáo và dân sự cộng tác với nhau để làm ra những luật lệ liên quan đến đời sống cộng đoàn Giáo Hội địa phương, thì an sinh tinh thần của các tín hữu và thiện ích của toàn thể xã hội sẽ được đẩy mạnh”.
Trong số 10 triệu dân Hy Lạp, hầu hết là tín hữu Chính Thống. Các tín hữu Công Giáo chỉ là thiểu số, khoảng 140 ngàn người, nhưng Giáo Hội vẫn chưa có tư cách pháp nhân và còn bị kỳ thị về nhiều mặt, ví dụ người Công Giáo không thể giữa chức vụ quan trọng trong các ngành hành chánh, không được làm sĩ quan, và nếu muốn xây nhà thờ thì phải có phép của vị GM Chính Thống ở địa phương (SD 15-3-2008)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 15-3-2008 dành cho tân Đại Sứ Hy Lạp, ông Miltiadis Hiskakis, đến trình quốc thư. Ông năm nay 58 tuổi (1950), nguyên là Đại Sứ tại Thái Lan, rồi làm Tổng giám đốc tại bộ ngoại giao Hy Lạp.
Trong diễn văn chào mừng Ông Tân Đại Sứ, ĐTC nhận định rằng: ”Năm kỷ niệm 2 ngàn năm sinh nhật của Thánh Phaolô sẽ là một cơ hội đặc biệt để tăng cường những nỗ lực đại kết của chúng ta, vì thánh Phaolô là người 'không để một hòn đá nào mà không lật lên để kiến tạo sự hiệp nhất và hòa hợp giữa mọi Kitô hữu' (Bài giảng kinh chiều Lễ thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, 28-6-2007)... Vì ký ức về thánh Phaolô được ghi đậm mãi mãi trên lãnh thổ của mình, nên Hy Lạp có một vai trò quan trọng trong việc kỷ niệm này, nên tôi tin tưởng rằng các tín hữu hành hương đến Hy Lạp để kính viếng các nơi thánh liên hệ tới cuộc sống và việc rao giảng của Thánh Phaolô sẽ được đón tiếp nồng nhiệt trong tinh thần hiếu khách nổi danh của Hy Lạp”.
Năm Thánh Phaolô Tông Đồ sẽ được ĐTC khai mạc vào ngày 28-6 năm nay và sẽ kéo dài đến ngày 28-6 năm 2009.
Cũng trong diễn văn, ĐTC không quên cám ơn ông đại sứ Hiskakis vì lời cam kết của chính phủ Hy Lạp sẽ giải quyết những vấn đề hành chánh liên quan tới Giáo Hội Công Giáo tại nước này. Trong số các vấn đề ấy, vấn đề qui chế pháp lý của Công Giáo là điều đặc biệt quan trọng. Ngài nói: ”Các tín hữu Công Giáo, tuy chỉ là thiểu số, nhưng vẫn mong muốn có những kết quả thuận lợi do những quyết định của chính phủ Hy Lạp. Thực vậy, khi các vị lãnh đạo tôn giáo và dân sự cộng tác với nhau để làm ra những luật lệ liên quan đến đời sống cộng đoàn Giáo Hội địa phương, thì an sinh tinh thần của các tín hữu và thiện ích của toàn thể xã hội sẽ được đẩy mạnh”.
Trong số 10 triệu dân Hy Lạp, hầu hết là tín hữu Chính Thống. Các tín hữu Công Giáo chỉ là thiểu số, khoảng 140 ngàn người, nhưng Giáo Hội vẫn chưa có tư cách pháp nhân và còn bị kỳ thị về nhiều mặt, ví dụ người Công Giáo không thể giữa chức vụ quan trọng trong các ngành hành chánh, không được làm sĩ quan, và nếu muốn xây nhà thờ thì phải có phép của vị GM Chính Thống ở địa phương (SD 15-3-2008)
Top Stories
The blood of Tibet on the Beijing of the Games
Asia-News
22:05 15/03/2008
by Bernardo Cervellera
A few months before the Olympics in Beijing, the Chinese government on alert suppresses with tanks and soldiers the desperate requests of the young Tibetans. China is reaping what it has sown: in almost 50 years, is has never given any hope to the population of Tibet, instead increasing control and genocide.
Rome (AsiaNews) - Ten deaths, and tanks in Lhasa are the Chinese response to Tibetan "terrorism", which is able to express itself only with protests, marches by monks and civilians, shops in flames, cars burned.
Almost 50 years after the bloody repression of the Tibetan revolt, which led to the exile of the Dalai Lama and of tens of thousands of Tibetans, a new flame threatens to ignite a violent blaze. All of this comes just a few months before the Olympics, which Beijing is flaunting as the Games of peace and universal fraternity.
It is the Olympics themselves that have struck the spark. Tibetan athletes have asked to participate in the Olympics under the flag of Tibet, but China has denied the request. For the opening and closing ceremonies of the Games, performances are planned to show smiling Tibetan dancers under the Chinese flag, while in Lhasa and Tibet the population risks genocide.
It is above all an economic genocide: the Himalayan highlands, rich in minerals, are full of Chinese scientists looking for copper, uranium, and aluminium mines, while the locals have no choice but to abandon their pastures and work in the Chinese factories. Tourism, with its accompaniment of hotels, karaoke, prostitution, is entirely in the hands of the millions of Chinese colonists, violating Tibet's ancestral culture.
China says that all of this serves the development of the population. This might even be true, were it not for the cultural and religious genocide: no teaching of the Tibetan religion and language, no display or praise of the Dalai Lama, iron-fisted control of the monasteries and civilians, through the deployment of more than 100,000 Chinese soldiers.
In 1995, the control by Beijing arrived even at the point of determining the "true" Panchen Lama, eliminating the one recognized by the Dalai Lama. And since last September, all of the reincarnations of the Buddha (including that of the Dalai Lama himself, now in his 70's), in order to be "true," must have the approval of the party.
The protests in recent days, led above all by young monks and civilians, are the fruit of desperation in the face of the slow death of a powerless people. This desperation has been created in part by Beijing. For all these years, the Dalai Lama has proposed a peaceful solution to China, with religious autonomy for Tibet, renouncing independence.
There have also been meetings between representatives of the Tibetan government in exile and the authorities of the Chinese government. But the latter, in the end, have always slammed the door in the other's face, suspecting who knows what aims of independence in the Ocean of Wisdom (one of the titles of the Dalai Lama), who now desires to be only a religious leader.
The lack of signs of hope leads to desperate actions. We are afraid that the situation in Lhasa will become increasingly incendiary, or will push China to extreme solutions, with the excuse of combating "separatist terrorism". For China, it is the moment of truth: after preparing itself to become a modern country for the Olympics, it must show that it is such even in resolving crises of society and of freedom. Openness to dialogue with the Dalai Lama would be the step to take. It almost seems like poetic justice that the one who must decide this should be president Hu Jintao.
In March of 1989, there was yet another of many revolts in Tibet, ended with a massacre and with martial law, decreed by Hu Jintao himself, who at that time was party secretary in Lhasa. A few months later, there was the great massacre in Tiananmen Square in Beijing. But almost 20 years later, Hu Jintao finds himself facing the same problems. Repression has resolved nothing: it is time for another kind of solution.
A few months before the Olympics in Beijing, the Chinese government on alert suppresses with tanks and soldiers the desperate requests of the young Tibetans. China is reaping what it has sown: in almost 50 years, is has never given any hope to the population of Tibet, instead increasing control and genocide.
Rome (AsiaNews) - Ten deaths, and tanks in Lhasa are the Chinese response to Tibetan "terrorism", which is able to express itself only with protests, marches by monks and civilians, shops in flames, cars burned.
Almost 50 years after the bloody repression of the Tibetan revolt, which led to the exile of the Dalai Lama and of tens of thousands of Tibetans, a new flame threatens to ignite a violent blaze. All of this comes just a few months before the Olympics, which Beijing is flaunting as the Games of peace and universal fraternity.
It is the Olympics themselves that have struck the spark. Tibetan athletes have asked to participate in the Olympics under the flag of Tibet, but China has denied the request. For the opening and closing ceremonies of the Games, performances are planned to show smiling Tibetan dancers under the Chinese flag, while in Lhasa and Tibet the population risks genocide.
It is above all an economic genocide: the Himalayan highlands, rich in minerals, are full of Chinese scientists looking for copper, uranium, and aluminium mines, while the locals have no choice but to abandon their pastures and work in the Chinese factories. Tourism, with its accompaniment of hotels, karaoke, prostitution, is entirely in the hands of the millions of Chinese colonists, violating Tibet's ancestral culture.
China says that all of this serves the development of the population. This might even be true, were it not for the cultural and religious genocide: no teaching of the Tibetan religion and language, no display or praise of the Dalai Lama, iron-fisted control of the monasteries and civilians, through the deployment of more than 100,000 Chinese soldiers.
In 1995, the control by Beijing arrived even at the point of determining the "true" Panchen Lama, eliminating the one recognized by the Dalai Lama. And since last September, all of the reincarnations of the Buddha (including that of the Dalai Lama himself, now in his 70's), in order to be "true," must have the approval of the party.
The protests in recent days, led above all by young monks and civilians, are the fruit of desperation in the face of the slow death of a powerless people. This desperation has been created in part by Beijing. For all these years, the Dalai Lama has proposed a peaceful solution to China, with religious autonomy for Tibet, renouncing independence.
There have also been meetings between representatives of the Tibetan government in exile and the authorities of the Chinese government. But the latter, in the end, have always slammed the door in the other's face, suspecting who knows what aims of independence in the Ocean of Wisdom (one of the titles of the Dalai Lama), who now desires to be only a religious leader.
The lack of signs of hope leads to desperate actions. We are afraid that the situation in Lhasa will become increasingly incendiary, or will push China to extreme solutions, with the excuse of combating "separatist terrorism". For China, it is the moment of truth: after preparing itself to become a modern country for the Olympics, it must show that it is such even in resolving crises of society and of freedom. Openness to dialogue with the Dalai Lama would be the step to take. It almost seems like poetic justice that the one who must decide this should be president Hu Jintao.
In March of 1989, there was yet another of many revolts in Tibet, ended with a massacre and with martial law, decreed by Hu Jintao himself, who at that time was party secretary in Lhasa. A few months later, there was the great massacre in Tiananmen Square in Beijing. But almost 20 years later, Hu Jintao finds himself facing the same problems. Repression has resolved nothing: it is time for another kind of solution.
在西藏,血染奥运的北京
Asia-News
22:05 15/03/2008
by Bernardo Cervellera
距北京奥运只有几个月,高度警惕中的中国政府以装甲车及军队压制了西藏青年的无望的请求。中国将自食其果:在近五十年中,他从来没有给予西藏人民任何的希望,所施行的只是控制与屠杀。
罗马(亚洲新闻)— 十人的死亡与驰骋于拉萨的装甲车,这就是中国对所谓的西藏“恐怖主义”的答复。而其实,他们仅仅是僧人和市民以抗议和游行来表达自己的意愿,但最后却导致商店被烧,汽车被焚的结局。
从导致达赖喇嘛及成千上万的西藏人流亡的藏人起义遭到血腥镇压到现在已将近50年,现在这新的星星之火又有燎原之势。所有这些,偏偏就发生在距北京所一直炫耀的和平与友爱的奥运仅有几个月的现在。
而其实,恰恰是奥运会成了事件的导火线。藏族运动员请求允许他们在参加奥运会时使用西藏的旗帜,但却遭到中国的否定。可以预见,在奥运会的开幕与闭幕式上,藏族的舞蹈者们将在中国的国旗下、在微笑中冉冉上场,而在拉萨和西藏的民众却遭受着灭绝种族的屠杀。
这种压制首先是经济上的:在富于矿产的喜马拉雅的高地上,布满了在寻找铜矿、铀矿、铝矿的中国科学工作者,而西藏的本地人则除了放弃自己的牧场,在中国的工厂里工作,别无选择。至于与旅游业结合的旅馆、卡拉OK厅、嫖娼业则完全掌控在中国殖民者的手中,而使藏族的祖传文化遭受践踏。
而中国政府却说,这一切都是为了其民族的发展。如果没有宗教与文化的践踏,或许这也是真的。可是,人们不要忘记,在这里没有任何宗教及藏语的教育;没有对达赖喇嘛的尊重或赞扬,有的只是由十几万中国士兵对寺庙及民众的铁腕控制。
在九五年,北京的控制甚至延伸到了去指定所谓的“真”班禅喇嘛,而取消由达赖喇嘛所认定的继承人。从去年九月起,所有的转世灵童(今已七十余岁的达赖喇嘛就是其一),如果想成为真的,都必须经过党的认定。
这几天,由西藏的年轻僧人及民众所举行的抗议活动,是他们面对自己日趋灭亡的民族,而无能为力的绝望感的结果。这其实也是由北京所导致的。因为在这些年里,达赖喇嘛已经向中国政府提出了和平解决西藏问题的方案,包括西藏放弃独立,而北京给予他们宗教的自治,但却没有结果。
在西藏流亡政府与北京政府之间已经举行过几次谈判。但最后一次,也以智慧的海洋(达赖喇嘛的别名)的仅想成为宗教领袖的目标遭受质疑而以失败告终。
因为丝毫没有希望的迹象出现,而导致了无望的举动。我们担心,西藏的局势将会变得越来越白热化,或使中国政府以抵制“独立分子的恐怖主义”为理由而采取极端的措施。对中国来说,已经到了应该面对真理的时刻:既然中国已经准备好使自己成为一个现代的国家以迎接奥运,那么他也应该在解决社会危机及自由方面有所表现。与达赖喇嘛展开对话将是一步必行之棋。但这一决定历史命运的步骤或许应由胡锦涛主席来定夺。
在八九年三月份,西藏的藏人举行了大规模的起义,但却以大屠杀及铁一样的法律而告终,而那也恰恰是由时任拉萨党政秘书的胡锦涛来颁布的。几个月后,在北京爆发了天安门大屠杀事件。但近二十年后,胡锦涛面对的仍然是同样的问题。镇压并没有解决任何的问题:所以,现在已经是采取另一种解决方案的时候了。
距北京奥运只有几个月,高度警惕中的中国政府以装甲车及军队压制了西藏青年的无望的请求。中国将自食其果:在近五十年中,他从来没有给予西藏人民任何的希望,所施行的只是控制与屠杀。
罗马(亚洲新闻)— 十人的死亡与驰骋于拉萨的装甲车,这就是中国对所谓的西藏“恐怖主义”的答复。而其实,他们仅仅是僧人和市民以抗议和游行来表达自己的意愿,但最后却导致商店被烧,汽车被焚的结局。
从导致达赖喇嘛及成千上万的西藏人流亡的藏人起义遭到血腥镇压到现在已将近50年,现在这新的星星之火又有燎原之势。所有这些,偏偏就发生在距北京所一直炫耀的和平与友爱的奥运仅有几个月的现在。
而其实,恰恰是奥运会成了事件的导火线。藏族运动员请求允许他们在参加奥运会时使用西藏的旗帜,但却遭到中国的否定。可以预见,在奥运会的开幕与闭幕式上,藏族的舞蹈者们将在中国的国旗下、在微笑中冉冉上场,而在拉萨和西藏的民众却遭受着灭绝种族的屠杀。
这种压制首先是经济上的:在富于矿产的喜马拉雅的高地上,布满了在寻找铜矿、铀矿、铝矿的中国科学工作者,而西藏的本地人则除了放弃自己的牧场,在中国的工厂里工作,别无选择。至于与旅游业结合的旅馆、卡拉OK厅、嫖娼业则完全掌控在中国殖民者的手中,而使藏族的祖传文化遭受践踏。
而中国政府却说,这一切都是为了其民族的发展。如果没有宗教与文化的践踏,或许这也是真的。可是,人们不要忘记,在这里没有任何宗教及藏语的教育;没有对达赖喇嘛的尊重或赞扬,有的只是由十几万中国士兵对寺庙及民众的铁腕控制。
在九五年,北京的控制甚至延伸到了去指定所谓的“真”班禅喇嘛,而取消由达赖喇嘛所认定的继承人。从去年九月起,所有的转世灵童(今已七十余岁的达赖喇嘛就是其一),如果想成为真的,都必须经过党的认定。
这几天,由西藏的年轻僧人及民众所举行的抗议活动,是他们面对自己日趋灭亡的民族,而无能为力的绝望感的结果。这其实也是由北京所导致的。因为在这些年里,达赖喇嘛已经向中国政府提出了和平解决西藏问题的方案,包括西藏放弃独立,而北京给予他们宗教的自治,但却没有结果。
在西藏流亡政府与北京政府之间已经举行过几次谈判。但最后一次,也以智慧的海洋(达赖喇嘛的别名)的仅想成为宗教领袖的目标遭受质疑而以失败告终。
因为丝毫没有希望的迹象出现,而导致了无望的举动。我们担心,西藏的局势将会变得越来越白热化,或使中国政府以抵制“独立分子的恐怖主义”为理由而采取极端的措施。对中国来说,已经到了应该面对真理的时刻:既然中国已经准备好使自己成为一个现代的国家以迎接奥运,那么他也应该在解决社会危机及自由方面有所表现。与达赖喇嘛展开对话将是一步必行之棋。但这一决定历史命运的步骤或许应由胡锦涛主席来定夺。
在八九年三月份,西藏的藏人举行了大规模的起义,但却以大屠杀及铁一样的法律而告终,而那也恰恰是由时任拉萨党政秘书的胡锦涛来颁布的。几个月后,在北京爆发了天安门大屠杀事件。但近二十年后,胡锦涛面对的仍然是同样的问题。镇压并没有解决任何的问题:所以,现在已经是采取另一种解决方案的时候了。
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới trẻ Nhà thờ Ba Chuông Saigòn tĩnh tâm
Maria Vũ Loan
08:22 15/03/2008
SAIGÒN - Tối ngày 13 và 14/3/2008 Giới trẻ giáo xứ Đa Minh Ba Chuông, Sài Gòn, đã tĩnh tâm mà phần giảng thuyết được thay bằng hình thức diễn kịch và hoạt cảnh qua chủ đề “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.
Ngày đầu tiên, các bạn cùng suy tư vở kịch “Người con hoang đàng” do nhóm kịch Đa Minh trình bày. Nội dung kịch đã quá quen thuộc; trang phục đơn sơ nhưng rất Việt Nam; âm thanh tuy nghe được nhưng chưa hoàn hảo …..thế mà nhiều người rất sốt sắng theo dõi và tích cực phát biểu cảm tưởng về sự tha thứ của người cha.
Dù không phải là diễn viên chuyên nghiệp nhưng các thành viên nhóm kịch đã diễn xuất hết mình, đóng tròn vai để đưa người xem vào sự sám hối của người con và thấy được việc khó chấp nhận nhau của hai anh em dù đang cùng bơi lội trong tình thương của người cha.
Theo cách suy nghĩ riêng, thì trong cuộc sống này không chỉ có người con hoang đàng mà có khi là người cha hoang đàng, người mẹ lạc lối. Đó là bề nổi; trong đời sống còn có nhiều sự hoang đàng khác chìm sâu trong nhiều con người nữa.
Có khi là sự hoang đàng trong tình yêu (tình yêu tràn ngập thực dụng, đầy ắp nhục dục, không định hướng vào hôn nhân chân chín…). Có khi là hoang đàng trong quyền lực ( dùng quyền lực để sai khiến, lợi dụng, thao túng người khác…). Có khi là hoang đàng trong suy tưởng (toan tính những điều bất chính và chờ cơ hội thực hiện, thỏa mãn những ước muốn xấu mà nếu thực hiện sẽ mất danh dự tiền bạc, gia đình…)
Tất cả những điều làm cho người ta tệ hại cả bên trong cũng như bên ngoài, chỉ có khiêm tốn sám hối mới có thể thay đổi được.
Ngày hôm sau, đẹp rực rỡ và sống động là hoạt cảnh “Có phải Người đã chết?” do các nữ tu dòng Mân Côi Chí Hòa thực hiện. Hoạt cảnh diễn tả từ đầu đến cuối cuộc khổ nạn của chúa Giêsu nhưng làm cho người ta có cảm giác nhẹ nhàng bay bổng khi có nhiều nữ tu trẻ hòa vào hoạt cảnh bằng các điệu múa. Lời thoại trong vở diễn rất ít, chỉ có hình ảnh và âm thanh khô khốc khi quân lính đánh đập Chúa làm thắt lòng người lại, nhất là tiếng khóc thống thiết, khàn đặc, vật vã của Phêrô.
Dù cuộc thương khó của Chúa Giêsu được diễn lại nhiều lần nhưng mỗi lần vẫn mang đến cho người xem cảm nhận khác nhau, vì cuộc sống của mỗi người có những diễn biến không ngừng. Có thể năm nay một người thấy mình là Giuđa nhưng năm sau người ấy lại cảm nhận mình chính là Maria Ma-đa-len-na…
Mãi mãi cuộc thương khó của Chúa Giêsu làm cho người ta nhận ra mình đang là ai trong cuộc đời.
Sau mỗi thánh lễ, cha chính xứ Giuse Phạm Hưng Thịnh đều nói lời cảm ơn với đạo diễn và nhóm kịch, các nữ tu dòng Mân Côi Chí Hòa. Có thể nghĩ ngược lại được không khi quí cha dòng Đa Minh đã tạo một điều kiện để đạo diễn, nhóm kịch, các nữ tu thể hiện tài năng của mình?
Dẫu nghĩ xuôi hay nghĩ ngược thì giới trẻ giáo xứ Đa Minh đã có hai ngày tĩnh tâm sốt sắng và sinh động.
Ngày đầu tiên, các bạn cùng suy tư vở kịch “Người con hoang đàng” do nhóm kịch Đa Minh trình bày. Nội dung kịch đã quá quen thuộc; trang phục đơn sơ nhưng rất Việt Nam; âm thanh tuy nghe được nhưng chưa hoàn hảo …..thế mà nhiều người rất sốt sắng theo dõi và tích cực phát biểu cảm tưởng về sự tha thứ của người cha.
Dù không phải là diễn viên chuyên nghiệp nhưng các thành viên nhóm kịch đã diễn xuất hết mình, đóng tròn vai để đưa người xem vào sự sám hối của người con và thấy được việc khó chấp nhận nhau của hai anh em dù đang cùng bơi lội trong tình thương của người cha.
Theo cách suy nghĩ riêng, thì trong cuộc sống này không chỉ có người con hoang đàng mà có khi là người cha hoang đàng, người mẹ lạc lối. Đó là bề nổi; trong đời sống còn có nhiều sự hoang đàng khác chìm sâu trong nhiều con người nữa.
Có khi là sự hoang đàng trong tình yêu (tình yêu tràn ngập thực dụng, đầy ắp nhục dục, không định hướng vào hôn nhân chân chín…). Có khi là hoang đàng trong quyền lực ( dùng quyền lực để sai khiến, lợi dụng, thao túng người khác…). Có khi là hoang đàng trong suy tưởng (toan tính những điều bất chính và chờ cơ hội thực hiện, thỏa mãn những ước muốn xấu mà nếu thực hiện sẽ mất danh dự tiền bạc, gia đình…)
Tất cả những điều làm cho người ta tệ hại cả bên trong cũng như bên ngoài, chỉ có khiêm tốn sám hối mới có thể thay đổi được.
Ngày hôm sau, đẹp rực rỡ và sống động là hoạt cảnh “Có phải Người đã chết?” do các nữ tu dòng Mân Côi Chí Hòa thực hiện. Hoạt cảnh diễn tả từ đầu đến cuối cuộc khổ nạn của chúa Giêsu nhưng làm cho người ta có cảm giác nhẹ nhàng bay bổng khi có nhiều nữ tu trẻ hòa vào hoạt cảnh bằng các điệu múa. Lời thoại trong vở diễn rất ít, chỉ có hình ảnh và âm thanh khô khốc khi quân lính đánh đập Chúa làm thắt lòng người lại, nhất là tiếng khóc thống thiết, khàn đặc, vật vã của Phêrô.
Dù cuộc thương khó của Chúa Giêsu được diễn lại nhiều lần nhưng mỗi lần vẫn mang đến cho người xem cảm nhận khác nhau, vì cuộc sống của mỗi người có những diễn biến không ngừng. Có thể năm nay một người thấy mình là Giuđa nhưng năm sau người ấy lại cảm nhận mình chính là Maria Ma-đa-len-na…
Mãi mãi cuộc thương khó của Chúa Giêsu làm cho người ta nhận ra mình đang là ai trong cuộc đời.
Sau mỗi thánh lễ, cha chính xứ Giuse Phạm Hưng Thịnh đều nói lời cảm ơn với đạo diễn và nhóm kịch, các nữ tu dòng Mân Côi Chí Hòa. Có thể nghĩ ngược lại được không khi quí cha dòng Đa Minh đã tạo một điều kiện để đạo diễn, nhóm kịch, các nữ tu thể hiện tài năng của mình?
Dẫu nghĩ xuôi hay nghĩ ngược thì giới trẻ giáo xứ Đa Minh đã có hai ngày tĩnh tâm sốt sắng và sinh động.
Lễ giỗ Linh mục Phanxicô Trương Bửu Diệp tại Melbourne
Trần Văn Minh
17:04 15/03/2008
MELBOURNE, Úc châu - Vào lúc 12 giờ trưa. Sáng Thứ Bảy Ngày 15 Tháng 3 Năm 2008. Tại Thánh đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, khu Maidstone, thành phố Melbourne, một Thánh lễ tạ ơn và giỗ Linh mục Trương Bửu Diệp lần Thứ 62, đã được tổ chức với hàng trăm giáo dân khắp nơi về tham dự.
Buổi lễ do Linh mục Phillipphê Lê Văn Sơn, tuyên úy giáo dân người Việt khu vực Miền Tây của tổng Giáo phận Melboure, Linh mục Vincent Lê Văn Hưởng thuộc Đại chủng viện Tổng Giáo phận Melbourne và Linh mục Justin Ford phó xứ Our Lady đồng tế.
Bên dưới cạnh bục giảng. Một bàn thờ nhỏ trưng di ảnh của cha Phanxicô Trương Bửu Diệp trên một bàn thờ nhỏ. Phía sau có bức trướng màu tím với hai hàng chữ: “Hy sinh mạng sống giúp con người. Tận hiến cuộc đời cho Thiên Chúa.”
Mở đầu, ông Nguyễn Hồng Sơn, đại diện ban tổ chức lễ giỗ lên chào qúy cha, qúy tu sĩ, cùng đông đảo giáo dân, đã vì lòng mến mộ cha Trương Bửu Diệp, cùng đến tham dự và hiệp dâng thánh lễ.
Trong phần chia sẻ lời Chúa. Cha Vincent Lê Văn Hưởng đã chia sẻ các gương hy sinh của các vị chủ chăn trong Giáo Hội Công Giáo, để rồi nhắc lại lời nói và tấm gương hiên ngang của Cha Trương Bửu Diệp, một linh mục Việt Nam khi ngài được cha bề trên kêu gọi tạm đi lánh nạn, nhưng ngài đã không nỡ bỏ đàn chiên, không đành ra đi và nói: “Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết.” Và đúng như lời nói trên, Ngài đã noi gương Chúa Giê Su để chịu chết để cứu đoàn chiên của mình.
Được biết, lễ giỗ Cha Trương Bửu Diệp, là một trong những sinh hoạt tôn giáo hằng năm của Cộng đoàn Công giáo Việt Nam thuộc Tổng giáo phận Melbourne. Năm nay cũng là năm Thứ Ba được tổ chức, cũng tại Nhà Thớ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Our Lady.) Maidstone, thuộc khu vực Miền tây Melbourne.
Sau lễ, đông đảo giáo dân đã lên cầu nguyện trước di ảnh của Linh mục Phan xi cô. Sau đó mọi người sang Hội trường giáo xứ dùng bữa ăn nhẹ. Theo lời mời của ban tổ chức. Trong bữa ăn nhẹ này, ban tổ chức cũng có tổ chức bán đĩa CD mang chủ đề về Cha Trương Bửu Diệp. Với số quà tặng của các ân nhân. Ban tổ chức cho bán xổ số với trọng tâm mọi sự quyên góp được trong các sinh hoạt hôm nay, là dùng vào mục đích để giúp những đồng bào dân tộc Mường, thuộc giáo phận Thanh Hóa Việt Nam xây một ngôi nhà nguyện nhỏ.
Buổi lễ do Linh mục Phillipphê Lê Văn Sơn, tuyên úy giáo dân người Việt khu vực Miền Tây của tổng Giáo phận Melboure, Linh mục Vincent Lê Văn Hưởng thuộc Đại chủng viện Tổng Giáo phận Melbourne và Linh mục Justin Ford phó xứ Our Lady đồng tế.
Bên dưới cạnh bục giảng. Một bàn thờ nhỏ trưng di ảnh của cha Phanxicô Trương Bửu Diệp trên một bàn thờ nhỏ. Phía sau có bức trướng màu tím với hai hàng chữ: “Hy sinh mạng sống giúp con người. Tận hiến cuộc đời cho Thiên Chúa.”
Mở đầu, ông Nguyễn Hồng Sơn, đại diện ban tổ chức lễ giỗ lên chào qúy cha, qúy tu sĩ, cùng đông đảo giáo dân, đã vì lòng mến mộ cha Trương Bửu Diệp, cùng đến tham dự và hiệp dâng thánh lễ.
Trong phần chia sẻ lời Chúa. Cha Vincent Lê Văn Hưởng đã chia sẻ các gương hy sinh của các vị chủ chăn trong Giáo Hội Công Giáo, để rồi nhắc lại lời nói và tấm gương hiên ngang của Cha Trương Bửu Diệp, một linh mục Việt Nam khi ngài được cha bề trên kêu gọi tạm đi lánh nạn, nhưng ngài đã không nỡ bỏ đàn chiên, không đành ra đi và nói: “Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết.” Và đúng như lời nói trên, Ngài đã noi gương Chúa Giê Su để chịu chết để cứu đoàn chiên của mình.
Được biết, lễ giỗ Cha Trương Bửu Diệp, là một trong những sinh hoạt tôn giáo hằng năm của Cộng đoàn Công giáo Việt Nam thuộc Tổng giáo phận Melbourne. Năm nay cũng là năm Thứ Ba được tổ chức, cũng tại Nhà Thớ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Our Lady.) Maidstone, thuộc khu vực Miền tây Melbourne.
Sau lễ, đông đảo giáo dân đã lên cầu nguyện trước di ảnh của Linh mục Phan xi cô. Sau đó mọi người sang Hội trường giáo xứ dùng bữa ăn nhẹ. Theo lời mời của ban tổ chức. Trong bữa ăn nhẹ này, ban tổ chức cũng có tổ chức bán đĩa CD mang chủ đề về Cha Trương Bửu Diệp. Với số quà tặng của các ân nhân. Ban tổ chức cho bán xổ số với trọng tâm mọi sự quyên góp được trong các sinh hoạt hôm nay, là dùng vào mục đích để giúp những đồng bào dân tộc Mường, thuộc giáo phận Thanh Hóa Việt Nam xây một ngôi nhà nguyện nhỏ.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo bao giờ đến hồi kết? - Thái độ của Nhà nước đối với UBĐK
Gs Hà Thành
09:10 15/03/2008
Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo bao giờ đến hồi kết?
(tiếp theo)
2- Thái độ của Nhà nước đối với UBĐK
Ở Việt Nam, Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện, trực tiếp và duy nhất đối với mọi vấn đề của xã hội, vì vậy, tổ chức của UBĐKCG cũng không thể đứng ngoài sự lãnh đạo này.
Ngay từ khi vừa mới ra đời, vấn đề tôn giáo đã được Đảng chú ý khi thành lập hội “Phản đế đồng minh” ngày 18-11-1930. Nhiều tổ chức quần chúng như "Thanh niên cứu quốc hội”,”Nông dân cứu quốc hội”… lần lượt ra đời. Các tổ chức tập hợp tín đồ các tôn giáo theo kháng chiến hình thành muộn hơn. Mãi đến nghị quyết của hội nghị Đảng cộng sản Đông dương ngày 14,15-8-1945 trong mục 8 mới ghi: “Mở rộng Việt nam Công giáo Cứu quốc hội. Cố cảm hóa quần chúng các hội Phật thày, Cao đài” .
Sau khi Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời thì "Hội Việt nam Công giáo cứu quốc" cũng được thành lập. Đây là tổ chức trực thuộc Mặt trận Việt Minh. Nhà nước cũng đã vận động một số Giám mục Việt nam tham gia tổ chức này nhân lễ tấn phong Giám mục Lễ Hữu Từ ngày 28-10-1945. Vì vậy, sẽ không ngạc nhiên khi thấy một phái đoàn cao cấp của Chính phủ do các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp dẫn đầu về đây tham dự. Rất may, ông Nguyễn Mạnh Hà được du học ở Pháp về (do bố vợ của ông thân Nguyễn ái Quốc nên ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ kinh tế của chính phủ Việt Minh) nhưng ông đã rất tỉnh táo vì không muốn giáo hội bị chia rẽ. Bởi vậy, ông Hà đã tham mưu cho Đức cha Lê Hữu Từ (Phát Diệm), Đức cha Hồ Ngọc Cẩn (Bùi Chu) lập ra Liên đoàn Công giáo Việt nam- một tổ chức Công giáo Tiến hành. Điều lệ của Liên đoàn được cả Tòa thánh lẫn chính phủ Việt Minh chuẩn y và cho phép hoạt động. Thế nhưng, rõ ràng, khi không nắm được quyền điều hành thì Nhà nước cũng cho nó im lặng luôn. Bằng chứng là tờ báoLiên đoàn do ông Nguyễn Đình Đầu phụ trách dù đã được cấp phép ngày 26-3-1946 đã chết yểu vì không ra được số nào.
Dĩ nhiên, Nhà nước không chịu thất bại nhất là sau biến cố hàng triệu người di cư năm 1954 vào Nam. Đầu năm 1955, Ban Bí thư Trung ương ra Thông tư số 1/TT-TW do ông Nguyễn Duy Trinh ký hướng dẫn thành lập Ủy ban Liên lạc Công giáo trong đó ghi rõ mục đích là “Tranh thủ rộng rãi các giáo sĩ và giáo dân; Làm cơ sở vững chắc cho các phần tử yêu nước tiến bộ trong công giáo” . Trên cơ sở Thông tư này mà ủy ban liên lạc đã ra đời vào tháng 3-1955 tại Hà Nội. Có một số người vẫn phê bình, hình như giáo hội quá lo xa về ủy ban này vì sợ mô hình công giáo tự trị như Trung Quốc. Chúng tôi thì có đầy đủ tài liệu để nói rằng sự lo lắng ấy là có cơ sở. Bằng chứng là Nhà nước đã cho các linh mục Võ Thành Trinh, Vũ Xuân Kỷ, Hồ Thành Biên đi Trung Quốc, Ba Lan để học tập cách làm.
Từ năm 1951 đến năm 1955, chính Hồ Chí Minh đã viết rất nhiều bài báo ký nhiều bút danh khác nhau để khen ngợi tổ chức “Hòa bình Chúa Kito” (một tổ chức Công giáo do Nhà nước lập) của Ba Lan và Công giáo “Tam tự” của Trung Quốc. Điển hình như các bài “Công giáo và chủ nghĩa xã hội” (báo Nhân dân ngày 27-9-1955, ký C.B); “Tự do tín ngưỡng” (Báo Nhân dân ngày 27-12-1951, ký tên M.H); “Công giáo Trung Quốc’ (Báo Nhân dân ngày 11-11-1955, ký tên C.B); “Những lời thắm thiết” (Báo Nhân dân ngày 27-1-1955, ký tên C.B)… Trong bài “Tổ quốc độc lập, tôn giáo mới tự do”, Hồ Chí Minh viết: “Từ tháng 7 năm ngoái, giáo dân Trung Quốc bắt đầu cuộc vận động “tự trị, tự dưỡng, tự truyền”, nghĩa là giáo dân tự cai quản lẫn nhau, không cần cha cố người ngoại quốc; các cha cố Trung Quốc tự làm ăn không nhờ vả ai; giáo dân tự tuyên truyền đạo Chúa” . Bài báo kết luận: “Ỏ nước ta, đồng bào công giáo đều yêu nước và hăng hái tham gia kháng chiến. Gương sáng của giáo dân Trung Quốc càng làm cho đồng bào công giáo Việt Nam thêm tin tưởng và quyết tâm” (1).
Chỉ thị 160/CT-TW của Ban Bí thư do ông Lê Văn Lương ký ngày 29-5-1968 còn nói rõ hơn: “Đồng thời kiên trì và khôn khéo giáo dục giáo dân ý thức tích cực tự giác, đấu tranh chống bọn phản động và xây dựng một giáo hội yêu nước” .
Như vậy chủ trương xây dựng một "Giáo hội yêu nước" theo mô hình Trung Quốc rất rõ ràng mà hạt nhân bắt đầu từ Ủy ban Liên lạc Công giáo. Dĩ nhiên, mong ước này không thành hiện thực vì tinh thần hiệp thông rất cao của giáo sĩ, giáo dân Việt Nam đã lan tỏa sang cả mấy linh mục nòng cốt ủy ban liên lạc lúc đó.
Đầu những năm 80, do ảnh hưởng từ phong trào dân chủ ở châu Âu nên cũng hình thành những tư tưởng đòi đa nguyên, đa đảng như ông Trần Xuân Bách- ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban tổ chức Trung ương. Ông này bị cách chức và để dẹp bớt hậu họa, người ta cũng cho các đảng Dân chủ, Xã hội “kết thúc sứ mệnh” bình phong. Người ta cũng đã bàn đến việc kết thúc vai trò của Ủy ban Liên lạc Công giáo. Thế nhưng, do có ý kiến là nếu giải thể thì mắc mưu Vatican nên Nhà nước lại cố duy trì song cho đổi tên khác theo kiểu tân trang “bình mới, rượu cũ”. Vì vậy, tháng 11-1983, "Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước" đã ra đời. Do có nhiều người phê phán, có phải yêu nước là độc quyền của mấy vị trong ủy ban nên nó lại được đổi tên lần nữa là UBĐKCGVN từ tháng 10-1990 và mau chóng được Chính phủ phê duyệt qua công văn 180/TG-CP ký ngày 22-5-1991.
Là đứa con cưng của Nhà nước nên Nhà nước hết sức chăm bẵm ủy ban này. Bất kỳ Đại hội nào, đều có sự hiện diện của đủ các lãnh đạo cao cấp từ Tổng Bí thư, Thủ tướng đến Chủ tịch nước, Chủ tịch MTTQVN. Vậy mà Đại hội của các Giám Mục Việt Nam lại không có được ưu ái đó. Có Đại hội như Đại hội 8 (năm 2001), không biết có phải vì không hài lòng với việc bầu GM Nguyễn Văn Hòa là Chủ tịch hay không mà các Giám mục chỉ được ông Phạm Thế Duyệt- Chủ tịch MTTQ tiếp.
Nhà nước cũng giành nhiều Huân chương tặng cho ủy ban và nhiều lãnh đạo ủy ban một cách hào phóng như Huân chương độc lập hạng nhất năm 1983, huân chương HCM năm 2005 và rất nhiều huân chương cho các địa phương, cho các linh mục. Thậm chí linh mục Nguyễn Tấn Khóa chẳng có công trạng gì. Chính ông khoe với mấy linh mục ở Đà Nẵng rằng, không tặng huân chương thì ông bỏ ủy ban. Vậy là Nhà nước vội vã ký tặng khi Lm Khóa chưa kịp kê khai thành tích cá nhân. Mặc dù đây là điều kiện tối thiểu để xem xét.
Nhà nước cũng bao cấp nhân sự, tài chính cho tổ chức này. Khi mới thành lập, ủy ban trực thuộc Ban bí thư Trung ương. Khi Ban dân vận Trung ương thành lập (3-1976), ủy ban trực thuộc Ban dân vận và luôn cử một vị Phó ban tôn giáo của Ban dân vận về làm Chánh văn phòng ủy ban như ông Lâm Văn Cách. Từ năm 1986, khi ông Vũ Quang vừa phụ trách Ban dân vận vừa là Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ thì ủy ban lại thuộc Ban tôn giáo. Thường xuyên có một cán bộ Ban tôn giáo sang làm Bí thư chi bộ của ủy ban. Có lúc cả ông Phạm Văn Khâm sau này là Quyền Trưởng ban tôn giáo chính phủ cũng kiêm luôn làm văn phòng ỦBĐKCG. Từ năm 1995, sợ mang tiếng là “cánh tay cuả Đảng”, nên mấy linh mục ở ủy ban đề nghị đưa sang trực thuộc Mặt trận TQVN. Và bây giờ, Mặt trận lại cử một ông Phó ban dân tộc tôn giáo Nguyễn Văn Công sang làm Chánh văn phòng UBĐK. Văn phòng ủy ban và tờ báo "Người công giáo VN" chỉ có mươi người nhưng nơi nào cũng có một chi bộ Đảng và ông Bí thư được cơ cấu là Đảng ủy viên khối Mặt trận. Tiêu chuẩn về đây không cần phải là người công giáo. Nếu công giáo phải là đảng viên. Có một người viết báo lâu năm, viết rất tốt quê ở Bùi Chu, đã tốt nghiệp đại học, quen biết nhiều linh mục nhưng xin về báo Người công giáo VN không được vì không phải là đảng viên, sợ Vatican cài cắm vào vì anh này học chủng viện ra.
Cài cắm như vậy, mà xem chừng Nhà nước vẫn chưa yên tâm. Theo lời linh mục Nguyễn Tấn Khóa nói với mấy linh mục Đà Nẵng thì ông Nhà nước cũng chẳng tin “các cụ” mặc dù lúc nào cũng nói “mọi việc do các cụ quyết cả”. Bằng chứng là các cụ muốn giới thiệu ai đâu có được và muốn thay ai cũng vậy. Ông Đàm Quang Vinh- vẫn theo lời linh mục Khóa là Thư ký văn phòng nhưng quanh năm chẳng làm nổi một báo cáo ra hồn. Năm nào báo cáo cũng giống nhau chỉ khác nhau năm tháng. Số liệu nào cũng hàng tỷ đồng lại dính vào chuyện bất minh tài chính. Mấy “cụ” bực lắm muốn tống trả cho Mặt trận mà từ đời cụ Ái, cụ Từ đến cụ Khóa cũng chịu vì nghe nói là người của công an cài vào để theo dõi các cụ. Bây giờ ông Vinh lại được cất nhắc là Phó văn phòng kiêm chủ tài khoản ủy ban rồi.
Về kinh phí, hiện nay mỗi ủy ban cấp tỉnh được cấp từ 30 đến 150 triệu đồng /năm. (Cả nước có 39 ủy ban). Ủy ban Bắc Giang nói rủ nhau đi tham quan nơi này nơi kia cũng không hết tiền. T.p Hồ Chí Minh cấp Quận huyện cũng được cấp tiền. Mỗi vị Chủ tịch được lương tháng từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng. Các linh mục được từ 1 đến 1,5 triệu đồng. Ngoài ra còn được bồi dưỡng các kỳ họp. Chủ tịch UBĐK cơ cấu là Phó Chủ tịch MTTQ Trung ương được chế độ như Bộ trưởng. Linh mục Khóa được cấp xe biển xanh 31A, lái xe, xăng xe, nhà nước chịu hết. Các vị còn được khám chữa bệnh như cán bộ cao cấp miễn phí. Linh mục Nguyễn Đức Hiệp (Bùi Chu) mổ tim mất chừng 500 triệu cũng Nhà nước chịu. Nhà nước bù lỗ cho Báo Người công giáo VN mỗi năm 600 triệu đồng… Một ông nhà báo công giáo đã tính rằng, mỗi năm nhà nước phải chi cho UBĐK chừng gần 5 tỷ đồng. Số tiền này nếu để mua 500 tấn gạo để cứu đói hay làm 1000 ngôi Nhà Tình Thương thì tốt biết bao.
Khi sống, các linh mục lãnh đạo ủy ban được ưu ái mỗi năm mấy chuyến máy bay vu vi từ Bắc vào Nam. Đi thăm thú nơi đâu hay về quê, cứ bảo là có xe đưa đón cả tháng cũng được. Đi họp Quốc hội thì có người phục vụ, thứ bảy, chủ nhật lại xe đưa về quê làm lễ. Còn nếu chết thì tang lễ cấp cao, quàn xác ở dinh Thống nhất, nhà tang lễ quốc gia và có đủ vòng hoa của các nguyên thủ nhà nước đến viếng.
Vì yêu quý ủy ban như vậy nên Nhà nước hết sức bảo vệ ủy ban. Ai chống ủy ban đồng nghĩa với chống Nhà nước. Vì vậy linh mục Phạm Hân Quynh chống ủy ban liên lạc liền bị quản thúc suốt từ năm 1960 đến năm 1988. Tại Huế, năm 1983, khi các linh mục đồng ký tên bất tín nhiệm linh mục Nguyễn Kim Bính- người đã tham gia UBĐK, sau đó Đức TGM Nguyễn Kim Điền đã “treo chén” linh mục này. Một số người cho đây là lý do đã dẫn đến những căng thẳng với chính quyền mà Ngài đã phải viết những bức trối thư để lại như thế này: “Khi tôi bị bắt rồi, thì xin anh chị em đừng ai tin lời khai nào, dù có kèm theo chữ ký mà người ta kể là của chính tôi. Giờ đây chỉ còn việc là tôi tha thiết xin anh chị em cám ơn Chúa với tôi, đồng thời tiếp tục cầu nguyện cho tôi được trung thành với Chuá và Hội thánh cho đến hơi thở cuối cùng” (Thư ngày 19-10-1985).
Theo một số linh mục ở Huế, cả cái chết đau đớn của Ngài tại bệnh viện Sài Gòn tháng 6-1988 cũng là một dấu hỏi lớn mà có mấy người đang cất công lần mò để tìm ra sự thật.
Hai GS Pháp là C. Prudhomme và J.F. Zonr đã nhận xét rằng: “Việc thành lập UBĐKCG ở Hà Nội… một tổ chức liên hiệp của những người công giáo yêu nước có thể được coi như một giai đoạn mới của chính sách kiểm soát của chính phủ và nhằm sáp nhập đạo công giáo vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” (2).
(Còn nữa)
Chú thích:
1- Đen trắng rõ ràng, Nxb Sự thật 1952, tr34
2- Histoire du Christianisme, tập 13, Desclec, Paris 2000, tr.672.
(tiếp theo)
2- Thái độ của Nhà nước đối với UBĐK
Ở Việt Nam, Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện, trực tiếp và duy nhất đối với mọi vấn đề của xã hội, vì vậy, tổ chức của UBĐKCG cũng không thể đứng ngoài sự lãnh đạo này.
Ngay từ khi vừa mới ra đời, vấn đề tôn giáo đã được Đảng chú ý khi thành lập hội “Phản đế đồng minh” ngày 18-11-1930. Nhiều tổ chức quần chúng như "Thanh niên cứu quốc hội”,”Nông dân cứu quốc hội”… lần lượt ra đời. Các tổ chức tập hợp tín đồ các tôn giáo theo kháng chiến hình thành muộn hơn. Mãi đến nghị quyết của hội nghị Đảng cộng sản Đông dương ngày 14,15-8-1945 trong mục 8 mới ghi: “Mở rộng Việt nam Công giáo Cứu quốc hội. Cố cảm hóa quần chúng các hội Phật thày, Cao đài” .
Sau khi Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời thì "Hội Việt nam Công giáo cứu quốc" cũng được thành lập. Đây là tổ chức trực thuộc Mặt trận Việt Minh. Nhà nước cũng đã vận động một số Giám mục Việt nam tham gia tổ chức này nhân lễ tấn phong Giám mục Lễ Hữu Từ ngày 28-10-1945. Vì vậy, sẽ không ngạc nhiên khi thấy một phái đoàn cao cấp của Chính phủ do các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp dẫn đầu về đây tham dự. Rất may, ông Nguyễn Mạnh Hà được du học ở Pháp về (do bố vợ của ông thân Nguyễn ái Quốc nên ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ kinh tế của chính phủ Việt Minh) nhưng ông đã rất tỉnh táo vì không muốn giáo hội bị chia rẽ. Bởi vậy, ông Hà đã tham mưu cho Đức cha Lê Hữu Từ (Phát Diệm), Đức cha Hồ Ngọc Cẩn (Bùi Chu) lập ra Liên đoàn Công giáo Việt nam- một tổ chức Công giáo Tiến hành. Điều lệ của Liên đoàn được cả Tòa thánh lẫn chính phủ Việt Minh chuẩn y và cho phép hoạt động. Thế nhưng, rõ ràng, khi không nắm được quyền điều hành thì Nhà nước cũng cho nó im lặng luôn. Bằng chứng là tờ báoLiên đoàn do ông Nguyễn Đình Đầu phụ trách dù đã được cấp phép ngày 26-3-1946 đã chết yểu vì không ra được số nào.
Dĩ nhiên, Nhà nước không chịu thất bại nhất là sau biến cố hàng triệu người di cư năm 1954 vào Nam. Đầu năm 1955, Ban Bí thư Trung ương ra Thông tư số 1/TT-TW do ông Nguyễn Duy Trinh ký hướng dẫn thành lập Ủy ban Liên lạc Công giáo trong đó ghi rõ mục đích là “Tranh thủ rộng rãi các giáo sĩ và giáo dân; Làm cơ sở vững chắc cho các phần tử yêu nước tiến bộ trong công giáo” . Trên cơ sở Thông tư này mà ủy ban liên lạc đã ra đời vào tháng 3-1955 tại Hà Nội. Có một số người vẫn phê bình, hình như giáo hội quá lo xa về ủy ban này vì sợ mô hình công giáo tự trị như Trung Quốc. Chúng tôi thì có đầy đủ tài liệu để nói rằng sự lo lắng ấy là có cơ sở. Bằng chứng là Nhà nước đã cho các linh mục Võ Thành Trinh, Vũ Xuân Kỷ, Hồ Thành Biên đi Trung Quốc, Ba Lan để học tập cách làm.
Từ năm 1951 đến năm 1955, chính Hồ Chí Minh đã viết rất nhiều bài báo ký nhiều bút danh khác nhau để khen ngợi tổ chức “Hòa bình Chúa Kito” (một tổ chức Công giáo do Nhà nước lập) của Ba Lan và Công giáo “Tam tự” của Trung Quốc. Điển hình như các bài “Công giáo và chủ nghĩa xã hội” (báo Nhân dân ngày 27-9-1955, ký C.B); “Tự do tín ngưỡng” (Báo Nhân dân ngày 27-12-1951, ký tên M.H); “Công giáo Trung Quốc’ (Báo Nhân dân ngày 11-11-1955, ký tên C.B); “Những lời thắm thiết” (Báo Nhân dân ngày 27-1-1955, ký tên C.B)… Trong bài “Tổ quốc độc lập, tôn giáo mới tự do”, Hồ Chí Minh viết: “Từ tháng 7 năm ngoái, giáo dân Trung Quốc bắt đầu cuộc vận động “tự trị, tự dưỡng, tự truyền”, nghĩa là giáo dân tự cai quản lẫn nhau, không cần cha cố người ngoại quốc; các cha cố Trung Quốc tự làm ăn không nhờ vả ai; giáo dân tự tuyên truyền đạo Chúa” . Bài báo kết luận: “Ỏ nước ta, đồng bào công giáo đều yêu nước và hăng hái tham gia kháng chiến. Gương sáng của giáo dân Trung Quốc càng làm cho đồng bào công giáo Việt Nam thêm tin tưởng và quyết tâm” (1).
Chỉ thị 160/CT-TW của Ban Bí thư do ông Lê Văn Lương ký ngày 29-5-1968 còn nói rõ hơn: “Đồng thời kiên trì và khôn khéo giáo dục giáo dân ý thức tích cực tự giác, đấu tranh chống bọn phản động và xây dựng một giáo hội yêu nước” .
Như vậy chủ trương xây dựng một "Giáo hội yêu nước" theo mô hình Trung Quốc rất rõ ràng mà hạt nhân bắt đầu từ Ủy ban Liên lạc Công giáo. Dĩ nhiên, mong ước này không thành hiện thực vì tinh thần hiệp thông rất cao của giáo sĩ, giáo dân Việt Nam đã lan tỏa sang cả mấy linh mục nòng cốt ủy ban liên lạc lúc đó.
Đầu những năm 80, do ảnh hưởng từ phong trào dân chủ ở châu Âu nên cũng hình thành những tư tưởng đòi đa nguyên, đa đảng như ông Trần Xuân Bách- ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban tổ chức Trung ương. Ông này bị cách chức và để dẹp bớt hậu họa, người ta cũng cho các đảng Dân chủ, Xã hội “kết thúc sứ mệnh” bình phong. Người ta cũng đã bàn đến việc kết thúc vai trò của Ủy ban Liên lạc Công giáo. Thế nhưng, do có ý kiến là nếu giải thể thì mắc mưu Vatican nên Nhà nước lại cố duy trì song cho đổi tên khác theo kiểu tân trang “bình mới, rượu cũ”. Vì vậy, tháng 11-1983, "Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước" đã ra đời. Do có nhiều người phê phán, có phải yêu nước là độc quyền của mấy vị trong ủy ban nên nó lại được đổi tên lần nữa là UBĐKCGVN từ tháng 10-1990 và mau chóng được Chính phủ phê duyệt qua công văn 180/TG-CP ký ngày 22-5-1991.
Là đứa con cưng của Nhà nước nên Nhà nước hết sức chăm bẵm ủy ban này. Bất kỳ Đại hội nào, đều có sự hiện diện của đủ các lãnh đạo cao cấp từ Tổng Bí thư, Thủ tướng đến Chủ tịch nước, Chủ tịch MTTQVN. Vậy mà Đại hội của các Giám Mục Việt Nam lại không có được ưu ái đó. Có Đại hội như Đại hội 8 (năm 2001), không biết có phải vì không hài lòng với việc bầu GM Nguyễn Văn Hòa là Chủ tịch hay không mà các Giám mục chỉ được ông Phạm Thế Duyệt- Chủ tịch MTTQ tiếp.
Nhà nước cũng giành nhiều Huân chương tặng cho ủy ban và nhiều lãnh đạo ủy ban một cách hào phóng như Huân chương độc lập hạng nhất năm 1983, huân chương HCM năm 2005 và rất nhiều huân chương cho các địa phương, cho các linh mục. Thậm chí linh mục Nguyễn Tấn Khóa chẳng có công trạng gì. Chính ông khoe với mấy linh mục ở Đà Nẵng rằng, không tặng huân chương thì ông bỏ ủy ban. Vậy là Nhà nước vội vã ký tặng khi Lm Khóa chưa kịp kê khai thành tích cá nhân. Mặc dù đây là điều kiện tối thiểu để xem xét.
Nhà nước cũng bao cấp nhân sự, tài chính cho tổ chức này. Khi mới thành lập, ủy ban trực thuộc Ban bí thư Trung ương. Khi Ban dân vận Trung ương thành lập (3-1976), ủy ban trực thuộc Ban dân vận và luôn cử một vị Phó ban tôn giáo của Ban dân vận về làm Chánh văn phòng ủy ban như ông Lâm Văn Cách. Từ năm 1986, khi ông Vũ Quang vừa phụ trách Ban dân vận vừa là Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ thì ủy ban lại thuộc Ban tôn giáo. Thường xuyên có một cán bộ Ban tôn giáo sang làm Bí thư chi bộ của ủy ban. Có lúc cả ông Phạm Văn Khâm sau này là Quyền Trưởng ban tôn giáo chính phủ cũng kiêm luôn làm văn phòng ỦBĐKCG. Từ năm 1995, sợ mang tiếng là “cánh tay cuả Đảng”, nên mấy linh mục ở ủy ban đề nghị đưa sang trực thuộc Mặt trận TQVN. Và bây giờ, Mặt trận lại cử một ông Phó ban dân tộc tôn giáo Nguyễn Văn Công sang làm Chánh văn phòng UBĐK. Văn phòng ủy ban và tờ báo "Người công giáo VN" chỉ có mươi người nhưng nơi nào cũng có một chi bộ Đảng và ông Bí thư được cơ cấu là Đảng ủy viên khối Mặt trận. Tiêu chuẩn về đây không cần phải là người công giáo. Nếu công giáo phải là đảng viên. Có một người viết báo lâu năm, viết rất tốt quê ở Bùi Chu, đã tốt nghiệp đại học, quen biết nhiều linh mục nhưng xin về báo Người công giáo VN không được vì không phải là đảng viên, sợ Vatican cài cắm vào vì anh này học chủng viện ra.
Cài cắm như vậy, mà xem chừng Nhà nước vẫn chưa yên tâm. Theo lời linh mục Nguyễn Tấn Khóa nói với mấy linh mục Đà Nẵng thì ông Nhà nước cũng chẳng tin “các cụ” mặc dù lúc nào cũng nói “mọi việc do các cụ quyết cả”. Bằng chứng là các cụ muốn giới thiệu ai đâu có được và muốn thay ai cũng vậy. Ông Đàm Quang Vinh- vẫn theo lời linh mục Khóa là Thư ký văn phòng nhưng quanh năm chẳng làm nổi một báo cáo ra hồn. Năm nào báo cáo cũng giống nhau chỉ khác nhau năm tháng. Số liệu nào cũng hàng tỷ đồng lại dính vào chuyện bất minh tài chính. Mấy “cụ” bực lắm muốn tống trả cho Mặt trận mà từ đời cụ Ái, cụ Từ đến cụ Khóa cũng chịu vì nghe nói là người của công an cài vào để theo dõi các cụ. Bây giờ ông Vinh lại được cất nhắc là Phó văn phòng kiêm chủ tài khoản ủy ban rồi.
Về kinh phí, hiện nay mỗi ủy ban cấp tỉnh được cấp từ 30 đến 150 triệu đồng /năm. (Cả nước có 39 ủy ban). Ủy ban Bắc Giang nói rủ nhau đi tham quan nơi này nơi kia cũng không hết tiền. T.p Hồ Chí Minh cấp Quận huyện cũng được cấp tiền. Mỗi vị Chủ tịch được lương tháng từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng. Các linh mục được từ 1 đến 1,5 triệu đồng. Ngoài ra còn được bồi dưỡng các kỳ họp. Chủ tịch UBĐK cơ cấu là Phó Chủ tịch MTTQ Trung ương được chế độ như Bộ trưởng. Linh mục Khóa được cấp xe biển xanh 31A, lái xe, xăng xe, nhà nước chịu hết. Các vị còn được khám chữa bệnh như cán bộ cao cấp miễn phí. Linh mục Nguyễn Đức Hiệp (Bùi Chu) mổ tim mất chừng 500 triệu cũng Nhà nước chịu. Nhà nước bù lỗ cho Báo Người công giáo VN mỗi năm 600 triệu đồng… Một ông nhà báo công giáo đã tính rằng, mỗi năm nhà nước phải chi cho UBĐK chừng gần 5 tỷ đồng. Số tiền này nếu để mua 500 tấn gạo để cứu đói hay làm 1000 ngôi Nhà Tình Thương thì tốt biết bao.
Khi sống, các linh mục lãnh đạo ủy ban được ưu ái mỗi năm mấy chuyến máy bay vu vi từ Bắc vào Nam. Đi thăm thú nơi đâu hay về quê, cứ bảo là có xe đưa đón cả tháng cũng được. Đi họp Quốc hội thì có người phục vụ, thứ bảy, chủ nhật lại xe đưa về quê làm lễ. Còn nếu chết thì tang lễ cấp cao, quàn xác ở dinh Thống nhất, nhà tang lễ quốc gia và có đủ vòng hoa của các nguyên thủ nhà nước đến viếng.
Vì yêu quý ủy ban như vậy nên Nhà nước hết sức bảo vệ ủy ban. Ai chống ủy ban đồng nghĩa với chống Nhà nước. Vì vậy linh mục Phạm Hân Quynh chống ủy ban liên lạc liền bị quản thúc suốt từ năm 1960 đến năm 1988. Tại Huế, năm 1983, khi các linh mục đồng ký tên bất tín nhiệm linh mục Nguyễn Kim Bính- người đã tham gia UBĐK, sau đó Đức TGM Nguyễn Kim Điền đã “treo chén” linh mục này. Một số người cho đây là lý do đã dẫn đến những căng thẳng với chính quyền mà Ngài đã phải viết những bức trối thư để lại như thế này: “Khi tôi bị bắt rồi, thì xin anh chị em đừng ai tin lời khai nào, dù có kèm theo chữ ký mà người ta kể là của chính tôi. Giờ đây chỉ còn việc là tôi tha thiết xin anh chị em cám ơn Chúa với tôi, đồng thời tiếp tục cầu nguyện cho tôi được trung thành với Chuá và Hội thánh cho đến hơi thở cuối cùng” (Thư ngày 19-10-1985).
Theo một số linh mục ở Huế, cả cái chết đau đớn của Ngài tại bệnh viện Sài Gòn tháng 6-1988 cũng là một dấu hỏi lớn mà có mấy người đang cất công lần mò để tìm ra sự thật.
Hai GS Pháp là C. Prudhomme và J.F. Zonr đã nhận xét rằng: “Việc thành lập UBĐKCG ở Hà Nội… một tổ chức liên hiệp của những người công giáo yêu nước có thể được coi như một giai đoạn mới của chính sách kiểm soát của chính phủ và nhằm sáp nhập đạo công giáo vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” (2).
(Còn nữa)
Chú thích:
1- Đen trắng rõ ràng, Nxb Sự thật 1952, tr34
2- Histoire du Christianisme, tập 13, Desclec, Paris 2000, tr.672.
Đâu là ý nghĩa đích thực của vụ ''Tòa Khâm Sứ''?
Alfonso Hoàng Gia Bảo
09:35 15/03/2008
Đâu là ý nghĩa đích thực của vụ "Tòa Khâm Sứ"?
Sự kiện giáo dân theo lời kêu gọi của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội yêu cầu nhà nước trả lại mảnh đất Tòa Khâm Sứ bằng những buổi cầu nguyện kéo dài hơn một tháng vừa qua, có lúc tưởng chừng sẽ bị nhà cầm quyền thẳng tay đàn áp, bắt bớ để giải tán như họ đã từng làm đối với những vụ khiếu kiện đông người về đất đai xảy ra tại các thành phố lớn thời gian gần đây vì bị cho là vi phạm luật pháp nhưng nhờ tính chất rất khác biệt của vụ việc đã khiến nhà cầm quyền phải cẩn trọng và họ đã không dám liều mình làm cái điều tồi tệ ấy.
Đến nay sự việc tuy vẫn chưa kết thúc và cũng chưa ai chắc chắn sẽ đi đến đâu nhưng tầm vóc lớn lao của sự kiện khiến cho bất cứ ai dù là thờ ơ với thời cuộc nhất và cả thế giới nhận ra những nguy cơ tiềm ẩn về 'vấn nạn đất đai' tại VN hiện nay đang trở nên nghiêm trọng tới mức nào? Đặc biệt là với những tài sản tôn giáo của không riêng gì của giáo hội công giáo mà còn với cả Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo,v.v… đã từng bị nhà nước bằng cách này cách khác chiếm dụng bấy lâu nay buộc họ phải ý thức, xem trọng hơn những đơn từ khiếu nại đất đai bị 'bỏ xó' không thèm quan tâm giải quyết nhiều năm qua.
Việc nhà cầm quyền VN phải nhúng tay vào giải quyết thay vì để địa phương tùy nghi dùng vũ lực giải quyết thể hiện qua các quyết định làm theo thói quen bất chấp tất cả của bà phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, có cơ sở để nói rằng đó là những kết quả khiêm tốn ban đầu đã đạt được để từ đó giúp các tôn giáo và ngay cả những người dân thấp cổ bé họng khác trên cả nước thêm thuận lợi trong hành trình gian nan 'đi đòi công lý' của họ.
Tuy nhiên khi sự việc còn đang tiếp diễn, có thể do xuất phát từ nhiều nguyên nhân, mục đích, động cơ khác nhau trên một số diễn đàn internet đã dấy lên những tranh cãi khá gay gắt chung quanh câu hỏi "giữa công giáo và phật giáo, ai mới thực sự là người có quyền đòi hỏi nhà nước trả lại mảnh đất trên" căn cứ vào các nguồn tư liệu, sử sách được dẫn chứng kèm theo về sự hiện diện của một ngôi chùa Báo Thiên vài trăm trước ngay tại mảnh đất nay là ngôi nhà thờ lớn Hà Nội và từ đó họ đi đến 'kết tội' các cố đạo người Pháp câu kết với các quan chức bản địa chiếm đoạt khu đất của Phật giáo?
Người viết trước hết xin phép tạm gác qua chuyện 'chủ quyền' trên qua một bên vì mục đích chính của bài viết này không nhằm tranh cãi những gì liên quan đến ngôi chùa lịch sử này. Nếu vấn đề được cho là quan trọng hẳn đòi hỏi tính khách quan và bởi một tổ chức chuyên ngành có uy tín chứ không đơn thuần chỉ dựa vào một vài tư liệu sử sách rồi vội vã kết luận, đặc biệt với lịch sử càng xa xưa càng phải nên thận trọng.
Một cách thiết thực hơn người viết hy vọng đem lại cho người đọc đặc biệt là các Phật tử cũng như các tôn giáo bạn khác có thêm một cách nhìn rộng lớn hơn về những gì đã diễn ra quanh vụ "Tòa Khâm Sứ' vừa qua ể từ đó thấy ý nghĩa của sự việc không chỉ gói gọn trong phạm vi diện tích, quyền lợi vài ngàn mét vuông đất.
Giữa những bất công đang bao trùm hiện tại và quá khứ xa xăm, cái nào đáng quan tâm hơn?
Nhìn vào thực trạng quê hương hôm nay, bất kể bạn thuộc tôn giáo nào nhưng nếu là người hiểu biết và có lương tri hẳn ai cũng đều nhận ra một sự thật là đất nước này đang có quá nhiều điều vấn đề xã hội nóng bỏng cần phải được giải quyết một cách có bài bản và căn cơ tận gốc rễ chứ không thể với những cách làm mang nặng tính chất đối phó, chống đỡ 'lủng đâu vá đấy' như thường thấy trước các vấn đề lớn của xã hội chỉ để miễn làm sao giữ được sự ổn định giả tạo, để cho người ngoài cuộc nhìn vào cái vỏ bên ngoài đất nước chúng ta họ vẫn ca ngợi xã hội chủ nghĩa ở VN sao vẫn cứ tươi tốt và ổn định như bao quốc gia khác thế là được.
'Có nằm trong chăn, mới biết chăn đang có rận' sự thật chẳng mấy khi tốt đẹp như các báo đài trong nước tuyên truyền. Ai hay theo dõi kỹ tình hình đất nước đều biết đang ngày một nảy sinh thêm nhiều mâu thuẫn nội tại khiến nhà nước đang phải 'chống đỡ' vất vả, đặc biệt từ ngày 'mở cửa hòa nhập' mâu thuẫn càng gay gắt hơn. Việc phải dùng đến công an, quân đội dập tắt các cuộc biểu tình khiếu kiện tại Văn phòng 2 quốc hội, rồi dời trụ sở tiếp dân từ nội thành Sàigòn ra vùng ngoại ô vắng vẻ hay đàn áp các sinh viên học sinh những người yêu xuống đường chống TQ xâm lăng Hoàng Sa –Trường Sa tất cả phơi bày một sự suy nghĩ ấu trĩ, vụng về và cả bế tắc trong cách giải quyết các vấn đề nóng bỏng của đất nước. Các khó khăn dường như đang vượt quá khả năng giải quyết của họ.
Tất cả là do hậu quả tất yếu của việc hơn nửa thế kỷ qua đất nước VN không may bị cai trị bởi môt chính quyền độc đảng theo đường lối, sách lược của chủ thuyết Mác-xít lấy đấu tranh bạo lực làm nền tảng. Vì vậy mọi chính sách của đảng CSVN thực thi trước nay đều hoàn toàn không dựa trên những căn bản tiêu chí xây dựng một xã hội dân chủ, thịnh vượng để ổn định lâu dài.
Chủ nghĩa cộng sản nay đã bị xoá sổ tại hầu hết các quốc gia văn minh tiến bộ gần 20 năm qua thậm chí một số nước Châu Âu còn đặt các đảng viên cộng sản ra ngoài vòng pháp luật bởi không biết bao nhiêu tội ác chồng chất do chủ trương đấu tranh giai cấp bằng bạo lực gây ra cho nhân loại trong hậu bán thế kỷ 20 vừa qua với trên 100 triệu nạn nhân toàn thế giới.Sự sụp đổ hàng loạt các chính thể cộng sản tại Liên Xô cũ và Đông Âu vào cuối thập niên 80 là bằng chứng hùng hồn về sự thảm bại của chủ thuyết tàn ác này.
Vậy không lý do gì Việt Nam mình, một đất nước cũng đã từng một thời đeo đuổi nó lại không mắc phải sai lầm, tội ác tương tự?
Quả thật khi nhìn lại lịch sử đất nước thì sau khi chiếm quyền kiểm soát chính trị ở miền Bắc từ người Pháp và Nhật, ngay từ thủa sơ khai mới thành lập chính phủ (trước đây họ rất tự hào về hành vi này, công khai gọi là 'cướp chính quyền' đúng theo sách vở Mác-xít dạy rồi bỗng dưng nay họ không lại rất sợ nhắc đến cụm từ này nữa) ông Hồ Chí Minh đã phạm sai lầm nghiêm trọng đầu tiên với dân tộc bằng chính sách 'cải cách ruộng đất' tại miền Bắc vào những năm 1953-1956 mà nay khi xem xét lại sự việc nó chẳng khác gì hành vi ăn cướp tài sản của những người dân lành vô tội. Chẳng những thế họ còn bị đem ra đấu tố, vu oan và có người bị bị đánh đập, chôn sống cho đến chết, theo nhiều nguồn tài liệu con số này lên đến 50.000 người tại 3314 xã khắp miền Bắc.
Mặc dù đã nhận ra sai lầm sau đó nhưng sau khi chiếm được miền nam họ vẫn tiếp tục lập lại hành vi ăn cướp ấy với không biết bao người dân các đô thị miền nam dưới danh nghĩa 'đánh tư sản mại bản'. Riêng tại Sàigòn việc đánh tư sản vào các năm 1977 – 1978 làm cho không biết bao nhiêu gia đình phải khốn đốn, nhà tan cửa nát, buộc họ phải bỏ liều mạng vượt biên bất chấp cả nguy hiểm tính mạng, người viết là một trong vô số nhân chứng còn hiện diện ngay tại Sàigòn này cho đến hôm nay.
Lịch sử đã ghi nhận tất cả những điều trên là xác thực nên cũng không cần phải mất thời gian thêm.
Song song với chủ trương tập chối bỏ quyền tư hữu vốn là một trong những quyền tự nhiên của con người, chủ nghĩa cộng sản còn xem mọi tôn giáo đều là 'thuốc phiện làm ru ngủ nhân dân'. Nhưng không đơn giản như nhiều người lầm tưởng kết luận trên xuất phát từ việc họ tin vào thuyết 'duy vật biện chứng' một thứ triết lý được cộng sản dùng để đạp đổ mọi giá trị tinh thần cao quí của xã hội lẫn nhu cầu đời sống tâm linh của con người.
Hơn ai hết những môn đệ cộng sản khắp nơi hiểu rất rõ giá trị, vai trò quan trọng của tôn giáo trong một xã hội tốt đẹp ra sao nên ngoài chủ trương độc quyền chính trị họ không bao giờ muốn thấy bất cứ tôn giáo nào được tự do phát triển để thay bằng 'thần thánh hoá lãnh tụ' và dùng nó làm bức bình phong thay chỗ tôn giáo nhằm dễ cai trị dân.
Một loạt các lăng mộ tượng đài nguy nga tốn kém được dựng lên từ Đông Âu, Liên xô, TQ, VN, Bắc Hàn của các lãnh tụ Ceauşescu, Lenin, Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành ngay cả khi dân chúng còn đang lầm than đói khổ cho ta thấy rõ điều này. Gần đây, tại một ngôi chùa mới xây dựng ở tỉnh Bình Dương có kẻ còn đem cả tượng Hồ Chí Minh vào thờ chung với Đức Phật trên bàn thờ chính điện càng thấy rõ hơn, giữa giáo hội và nhà cầm quyền ai mới là người thật sự muốn lợi dụng tôn giáo?
Như đã trình bày trên, dân lành cả nước còn bị cướp đoạt tài sản công khai như vậy thì huống chi tài sản của các tôn giáo vốn bị xem là kẻ thù là 'thuốc phiện ru ngủ' nhân dân?
Tưởng cũng nên nói thêm là ngoại trừ những nơi vốn là trường học, bệnh viện của giáo hội trước đây tiếp tục được dùng phục vụ cộng đồng những tài sản khác như tòa nhà khâm sứ từ lâu đã được dùng làm nơi kinh doanh và trong tình hình đất đai đô thị tăng giá những năm gần đây đã có những dấu hiệu tư hữu hoá cho cán bộ hoặc bán cho công ty nước ngoài v.v… hành động này có thể xem như 'giọt nước cuối cùng' làm tràn chiếc ly chịu đựng đối với giáo dân và tòa tổng giám mục Hà Nội buộc giáo hội phải hành động để ngăn chận, một việc làm hoàn toàn hợp với lẽ phải xưa nay mà không ai có thể viện dẫn bất cứ loại luật pháp nào phản bác lại.
Khu nhà chung 11 Nguyễn Du của giáo phận TP.HCM tuy chưa ngã ngũ và cũng rất ít người trong nước biết chuyện mảnh đất này đã bị chia 5 xẻ bảy bán giá tượng trưng cho các cán bộ rồi họ sang tay nhau kiếm lời ra sao?
Ngoài ra còn phải kể đến vụ âm mưu chiếm đoạt ngôi biệt thự công và một tòa nhà có giá trị lớn tại trung tâm Hà Nội của vị cựu chủ tịch UBND Hà Nội và của cựu thống đốc ngân hàng cách nay chưa lâu và vụ án Đồ Sơn... đã phơi bày thêm rõ thêm những bất công diễn ra hằng ngày chung quanh chuyện đất đai tại các đô thi lớn đang lần lượt rơi vào tay các cán bộ đảng viên ra sao, trong đó không loại trừ khả năng có cả những tài sản có nguồn gốc của các tôn giáo bị chiếm đoạt.
Đã đến lúc các tôn giáo tại VN hãy đoàn kết vì vận mệnh chung của dân tộc và quyền lợi riêng của giáo hội!
Những việc làm của giáo dân Hà Nội vừa qua, chỉ bằng con đường cầu nguyện lặng lẽ và thánh thiện là cách chọn lựa khôn ngoan và duy nhất người có đạo có thể làm để cho chính quyền biết đang có sự bất đồng và chống đối. Nhưng cũng như bao nhiêu vụ chống đối khác đã từng xảy ra trong lòng các xã hội cộng sản, nơi thông tin hoàn toàn do họ kiểm soát tất cả đều bị thay trắng đổi đen và bóp méo sự thật. May mắn cho chúng ta là đang được sống trong thời đại công nghệ thông tin nên còn có các phương tiện internet để thông tin cho cả thế giới biết những gì đang diễn ra một cách nhanh chóng đã khiến nhà cầm quyền phải lo sợ.
Nhưng ngay cả khi có phương tiện, những vị có trách nhiệm của giáo hội công giáo trong cương vị lãnh đạo không thể tự cho phép mình bộc bạch hết cội nguồn ngóc ngách của vấn đề cũng như nêu lên các chứng tích sai phạm, tội ác của đảng CSVN trước công luận một cách công khai trong bối cảnh hiện tại, sự hạn chế tự do ngôn luận có thể khiến nhiều người khi nghe qua câu chuyện có cách nhìn hạn hẹp, thậm chí 'méo mó' cho rằng giáo hội công giáo tranh giành quyền lợi quanh quẩn trên mảnh đất tòa khâm sứ và đó là thật điều đáng tiếc!
Trên trang talawas.org tiếng Việt, một báo điện tử có nhiều nhân sĩ tham gia, gần đây xuất hiện vài bài viết liên quan đến vụ 'tòa khâm sứ' và có trích dẫn từ trang phatuvietnam.net.
Xem họ viết, cách họ lập luận – phân tích tôi thấy các tác giả đều xứng đáng được xem là những người có nghiên cứu bởi sự hiểu biết cùng các tư liệu lịch sử họ dẫn chứng đáng để chúng ta tham khảo. Tuy nhiên dùng tranh cãi ở thời điểm này lại không mấy phù hợp khiến tôi phải tự hỏi chẳng lẽ họ, những người học cao trông rộng vậy lại chẳng nhận ra hết cái ý nghĩa thâm sâu của sự kiện 'tòa khâm sứ'?
Tầm vóc của sự kiện thiết tưởng lớn lao hơn suy thế nhiều và chắc chắn nó đã khiến đảng CSVN phải lo lắng. Bởi như đã trình bày chính do các sai phạm của họ trong quá khứ qua chủ trương lấy bạo lực làm phương tiện, chối bỏ quyền tư hữu, tiêu diệt tôn giáo… những việc làm nay chẳng những không thể tiếp tục mà đã đến lúc phải giải quyết hậu quả, tương tự như những gì đang được từng bước tháo gỡ tại các quốc gia cộng sản Đông Âu khác hiện nay đối với các giáo hội.
Vụ tòa khâm sứ Hà Nội chắc chắn sẽ được lịch sử ghi nhận như là lần đầu tiên sau mấy chục năm bị cai trị dưới chế độ cộng sản xuất hiện một lực lượng dân chúng phản kháng công khai có tổ chức hẳn hoi đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản phải việc thực thi công bằng xã hội chứ không đơn thuần chỉ là chuyện người dân làm eo, làm sách hay nằm vạ khiếu kiện một cách tự phát thường thấy trước nay. Buộc chính quyền phải thừa nhận sai lầm trong quá khứ và phải có chính sách rõ rệt về cách xử lý các tài sản không chỉ của công giáo mà còn các tôn giáo khác và đó mới chính là ý nghĩa quan trọng của sự kiện.
Chỉ khi nhận ra hết ý nghĩa lớn lao và sâu thẳm của sự kiện 'tòa khâm sứ' mới thấy việc tranh cãi xoay quanh đất ấy là của tôn giáo nào? công giáo, phật giáo hay giáo hội nào khác mới trở nên nhỏ nhặt và vô nghĩa trước cái chung đại sự là tương lai, vận mệnh và quyền tự do tính ngưỡng của cả dân tộc này.
Bởi đều cùng là nạn nhân, thì sự mất mát của công giáo hay phật giáo không chỉ là vài ngàn mét vuông đất cỏn con kia, còn biết bao thứ mất mát khác về mặt tinh thần còn quan trọng và đáng quan tâm hơn: truyền đạo không phát triển, âm mưu sự chia cắt giáo hội ngay trong hàng ngũ chức sắc, giáo phẩm núp sau cái gọi là 'mặt trận tổ quốc' dẫn đến nguy cơ mất cả giáo hội còn quan trọng hơn cả mất đất đai, mất tài sản vật chất.
Một giáo dân Sàigòn
Sự kiện giáo dân theo lời kêu gọi của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội yêu cầu nhà nước trả lại mảnh đất Tòa Khâm Sứ bằng những buổi cầu nguyện kéo dài hơn một tháng vừa qua, có lúc tưởng chừng sẽ bị nhà cầm quyền thẳng tay đàn áp, bắt bớ để giải tán như họ đã từng làm đối với những vụ khiếu kiện đông người về đất đai xảy ra tại các thành phố lớn thời gian gần đây vì bị cho là vi phạm luật pháp nhưng nhờ tính chất rất khác biệt của vụ việc đã khiến nhà cầm quyền phải cẩn trọng và họ đã không dám liều mình làm cái điều tồi tệ ấy.
Đến nay sự việc tuy vẫn chưa kết thúc và cũng chưa ai chắc chắn sẽ đi đến đâu nhưng tầm vóc lớn lao của sự kiện khiến cho bất cứ ai dù là thờ ơ với thời cuộc nhất và cả thế giới nhận ra những nguy cơ tiềm ẩn về 'vấn nạn đất đai' tại VN hiện nay đang trở nên nghiêm trọng tới mức nào? Đặc biệt là với những tài sản tôn giáo của không riêng gì của giáo hội công giáo mà còn với cả Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo,v.v… đã từng bị nhà nước bằng cách này cách khác chiếm dụng bấy lâu nay buộc họ phải ý thức, xem trọng hơn những đơn từ khiếu nại đất đai bị 'bỏ xó' không thèm quan tâm giải quyết nhiều năm qua.
Việc nhà cầm quyền VN phải nhúng tay vào giải quyết thay vì để địa phương tùy nghi dùng vũ lực giải quyết thể hiện qua các quyết định làm theo thói quen bất chấp tất cả của bà phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, có cơ sở để nói rằng đó là những kết quả khiêm tốn ban đầu đã đạt được để từ đó giúp các tôn giáo và ngay cả những người dân thấp cổ bé họng khác trên cả nước thêm thuận lợi trong hành trình gian nan 'đi đòi công lý' của họ.
Tuy nhiên khi sự việc còn đang tiếp diễn, có thể do xuất phát từ nhiều nguyên nhân, mục đích, động cơ khác nhau trên một số diễn đàn internet đã dấy lên những tranh cãi khá gay gắt chung quanh câu hỏi "giữa công giáo và phật giáo, ai mới thực sự là người có quyền đòi hỏi nhà nước trả lại mảnh đất trên" căn cứ vào các nguồn tư liệu, sử sách được dẫn chứng kèm theo về sự hiện diện của một ngôi chùa Báo Thiên vài trăm trước ngay tại mảnh đất nay là ngôi nhà thờ lớn Hà Nội và từ đó họ đi đến 'kết tội' các cố đạo người Pháp câu kết với các quan chức bản địa chiếm đoạt khu đất của Phật giáo?
Người viết trước hết xin phép tạm gác qua chuyện 'chủ quyền' trên qua một bên vì mục đích chính của bài viết này không nhằm tranh cãi những gì liên quan đến ngôi chùa lịch sử này. Nếu vấn đề được cho là quan trọng hẳn đòi hỏi tính khách quan và bởi một tổ chức chuyên ngành có uy tín chứ không đơn thuần chỉ dựa vào một vài tư liệu sử sách rồi vội vã kết luận, đặc biệt với lịch sử càng xa xưa càng phải nên thận trọng.
Một cách thiết thực hơn người viết hy vọng đem lại cho người đọc đặc biệt là các Phật tử cũng như các tôn giáo bạn khác có thêm một cách nhìn rộng lớn hơn về những gì đã diễn ra quanh vụ "Tòa Khâm Sứ' vừa qua ể từ đó thấy ý nghĩa của sự việc không chỉ gói gọn trong phạm vi diện tích, quyền lợi vài ngàn mét vuông đất.
Giữa những bất công đang bao trùm hiện tại và quá khứ xa xăm, cái nào đáng quan tâm hơn?
Nhìn vào thực trạng quê hương hôm nay, bất kể bạn thuộc tôn giáo nào nhưng nếu là người hiểu biết và có lương tri hẳn ai cũng đều nhận ra một sự thật là đất nước này đang có quá nhiều điều vấn đề xã hội nóng bỏng cần phải được giải quyết một cách có bài bản và căn cơ tận gốc rễ chứ không thể với những cách làm mang nặng tính chất đối phó, chống đỡ 'lủng đâu vá đấy' như thường thấy trước các vấn đề lớn của xã hội chỉ để miễn làm sao giữ được sự ổn định giả tạo, để cho người ngoài cuộc nhìn vào cái vỏ bên ngoài đất nước chúng ta họ vẫn ca ngợi xã hội chủ nghĩa ở VN sao vẫn cứ tươi tốt và ổn định như bao quốc gia khác thế là được.
'Có nằm trong chăn, mới biết chăn đang có rận' sự thật chẳng mấy khi tốt đẹp như các báo đài trong nước tuyên truyền. Ai hay theo dõi kỹ tình hình đất nước đều biết đang ngày một nảy sinh thêm nhiều mâu thuẫn nội tại khiến nhà nước đang phải 'chống đỡ' vất vả, đặc biệt từ ngày 'mở cửa hòa nhập' mâu thuẫn càng gay gắt hơn. Việc phải dùng đến công an, quân đội dập tắt các cuộc biểu tình khiếu kiện tại Văn phòng 2 quốc hội, rồi dời trụ sở tiếp dân từ nội thành Sàigòn ra vùng ngoại ô vắng vẻ hay đàn áp các sinh viên học sinh những người yêu xuống đường chống TQ xâm lăng Hoàng Sa –Trường Sa tất cả phơi bày một sự suy nghĩ ấu trĩ, vụng về và cả bế tắc trong cách giải quyết các vấn đề nóng bỏng của đất nước. Các khó khăn dường như đang vượt quá khả năng giải quyết của họ.
Tất cả là do hậu quả tất yếu của việc hơn nửa thế kỷ qua đất nước VN không may bị cai trị bởi môt chính quyền độc đảng theo đường lối, sách lược của chủ thuyết Mác-xít lấy đấu tranh bạo lực làm nền tảng. Vì vậy mọi chính sách của đảng CSVN thực thi trước nay đều hoàn toàn không dựa trên những căn bản tiêu chí xây dựng một xã hội dân chủ, thịnh vượng để ổn định lâu dài.
Chủ nghĩa cộng sản nay đã bị xoá sổ tại hầu hết các quốc gia văn minh tiến bộ gần 20 năm qua thậm chí một số nước Châu Âu còn đặt các đảng viên cộng sản ra ngoài vòng pháp luật bởi không biết bao nhiêu tội ác chồng chất do chủ trương đấu tranh giai cấp bằng bạo lực gây ra cho nhân loại trong hậu bán thế kỷ 20 vừa qua với trên 100 triệu nạn nhân toàn thế giới.Sự sụp đổ hàng loạt các chính thể cộng sản tại Liên Xô cũ và Đông Âu vào cuối thập niên 80 là bằng chứng hùng hồn về sự thảm bại của chủ thuyết tàn ác này.
Vậy không lý do gì Việt Nam mình, một đất nước cũng đã từng một thời đeo đuổi nó lại không mắc phải sai lầm, tội ác tương tự?
Quả thật khi nhìn lại lịch sử đất nước thì sau khi chiếm quyền kiểm soát chính trị ở miền Bắc từ người Pháp và Nhật, ngay từ thủa sơ khai mới thành lập chính phủ (trước đây họ rất tự hào về hành vi này, công khai gọi là 'cướp chính quyền' đúng theo sách vở Mác-xít dạy rồi bỗng dưng nay họ không lại rất sợ nhắc đến cụm từ này nữa) ông Hồ Chí Minh đã phạm sai lầm nghiêm trọng đầu tiên với dân tộc bằng chính sách 'cải cách ruộng đất' tại miền Bắc vào những năm 1953-1956 mà nay khi xem xét lại sự việc nó chẳng khác gì hành vi ăn cướp tài sản của những người dân lành vô tội. Chẳng những thế họ còn bị đem ra đấu tố, vu oan và có người bị bị đánh đập, chôn sống cho đến chết, theo nhiều nguồn tài liệu con số này lên đến 50.000 người tại 3314 xã khắp miền Bắc.
Mặc dù đã nhận ra sai lầm sau đó nhưng sau khi chiếm được miền nam họ vẫn tiếp tục lập lại hành vi ăn cướp ấy với không biết bao người dân các đô thị miền nam dưới danh nghĩa 'đánh tư sản mại bản'. Riêng tại Sàigòn việc đánh tư sản vào các năm 1977 – 1978 làm cho không biết bao nhiêu gia đình phải khốn đốn, nhà tan cửa nát, buộc họ phải bỏ liều mạng vượt biên bất chấp cả nguy hiểm tính mạng, người viết là một trong vô số nhân chứng còn hiện diện ngay tại Sàigòn này cho đến hôm nay.
Lịch sử đã ghi nhận tất cả những điều trên là xác thực nên cũng không cần phải mất thời gian thêm.
Song song với chủ trương tập chối bỏ quyền tư hữu vốn là một trong những quyền tự nhiên của con người, chủ nghĩa cộng sản còn xem mọi tôn giáo đều là 'thuốc phiện làm ru ngủ nhân dân'. Nhưng không đơn giản như nhiều người lầm tưởng kết luận trên xuất phát từ việc họ tin vào thuyết 'duy vật biện chứng' một thứ triết lý được cộng sản dùng để đạp đổ mọi giá trị tinh thần cao quí của xã hội lẫn nhu cầu đời sống tâm linh của con người.
Hơn ai hết những môn đệ cộng sản khắp nơi hiểu rất rõ giá trị, vai trò quan trọng của tôn giáo trong một xã hội tốt đẹp ra sao nên ngoài chủ trương độc quyền chính trị họ không bao giờ muốn thấy bất cứ tôn giáo nào được tự do phát triển để thay bằng 'thần thánh hoá lãnh tụ' và dùng nó làm bức bình phong thay chỗ tôn giáo nhằm dễ cai trị dân.
Một loạt các lăng mộ tượng đài nguy nga tốn kém được dựng lên từ Đông Âu, Liên xô, TQ, VN, Bắc Hàn của các lãnh tụ Ceauşescu, Lenin, Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành ngay cả khi dân chúng còn đang lầm than đói khổ cho ta thấy rõ điều này. Gần đây, tại một ngôi chùa mới xây dựng ở tỉnh Bình Dương có kẻ còn đem cả tượng Hồ Chí Minh vào thờ chung với Đức Phật trên bàn thờ chính điện càng thấy rõ hơn, giữa giáo hội và nhà cầm quyền ai mới là người thật sự muốn lợi dụng tôn giáo?
Như đã trình bày trên, dân lành cả nước còn bị cướp đoạt tài sản công khai như vậy thì huống chi tài sản của các tôn giáo vốn bị xem là kẻ thù là 'thuốc phiện ru ngủ' nhân dân?
Tưởng cũng nên nói thêm là ngoại trừ những nơi vốn là trường học, bệnh viện của giáo hội trước đây tiếp tục được dùng phục vụ cộng đồng những tài sản khác như tòa nhà khâm sứ từ lâu đã được dùng làm nơi kinh doanh và trong tình hình đất đai đô thị tăng giá những năm gần đây đã có những dấu hiệu tư hữu hoá cho cán bộ hoặc bán cho công ty nước ngoài v.v… hành động này có thể xem như 'giọt nước cuối cùng' làm tràn chiếc ly chịu đựng đối với giáo dân và tòa tổng giám mục Hà Nội buộc giáo hội phải hành động để ngăn chận, một việc làm hoàn toàn hợp với lẽ phải xưa nay mà không ai có thể viện dẫn bất cứ loại luật pháp nào phản bác lại.
Khu nhà chung 11 Nguyễn Du của giáo phận TP.HCM tuy chưa ngã ngũ và cũng rất ít người trong nước biết chuyện mảnh đất này đã bị chia 5 xẻ bảy bán giá tượng trưng cho các cán bộ rồi họ sang tay nhau kiếm lời ra sao?
Ngoài ra còn phải kể đến vụ âm mưu chiếm đoạt ngôi biệt thự công và một tòa nhà có giá trị lớn tại trung tâm Hà Nội của vị cựu chủ tịch UBND Hà Nội và của cựu thống đốc ngân hàng cách nay chưa lâu và vụ án Đồ Sơn... đã phơi bày thêm rõ thêm những bất công diễn ra hằng ngày chung quanh chuyện đất đai tại các đô thi lớn đang lần lượt rơi vào tay các cán bộ đảng viên ra sao, trong đó không loại trừ khả năng có cả những tài sản có nguồn gốc của các tôn giáo bị chiếm đoạt.
Đã đến lúc các tôn giáo tại VN hãy đoàn kết vì vận mệnh chung của dân tộc và quyền lợi riêng của giáo hội!
Những việc làm của giáo dân Hà Nội vừa qua, chỉ bằng con đường cầu nguyện lặng lẽ và thánh thiện là cách chọn lựa khôn ngoan và duy nhất người có đạo có thể làm để cho chính quyền biết đang có sự bất đồng và chống đối. Nhưng cũng như bao nhiêu vụ chống đối khác đã từng xảy ra trong lòng các xã hội cộng sản, nơi thông tin hoàn toàn do họ kiểm soát tất cả đều bị thay trắng đổi đen và bóp méo sự thật. May mắn cho chúng ta là đang được sống trong thời đại công nghệ thông tin nên còn có các phương tiện internet để thông tin cho cả thế giới biết những gì đang diễn ra một cách nhanh chóng đã khiến nhà cầm quyền phải lo sợ.
Nhưng ngay cả khi có phương tiện, những vị có trách nhiệm của giáo hội công giáo trong cương vị lãnh đạo không thể tự cho phép mình bộc bạch hết cội nguồn ngóc ngách của vấn đề cũng như nêu lên các chứng tích sai phạm, tội ác của đảng CSVN trước công luận một cách công khai trong bối cảnh hiện tại, sự hạn chế tự do ngôn luận có thể khiến nhiều người khi nghe qua câu chuyện có cách nhìn hạn hẹp, thậm chí 'méo mó' cho rằng giáo hội công giáo tranh giành quyền lợi quanh quẩn trên mảnh đất tòa khâm sứ và đó là thật điều đáng tiếc!
Trên trang talawas.org tiếng Việt, một báo điện tử có nhiều nhân sĩ tham gia, gần đây xuất hiện vài bài viết liên quan đến vụ 'tòa khâm sứ' và có trích dẫn từ trang phatuvietnam.net.
Xem họ viết, cách họ lập luận – phân tích tôi thấy các tác giả đều xứng đáng được xem là những người có nghiên cứu bởi sự hiểu biết cùng các tư liệu lịch sử họ dẫn chứng đáng để chúng ta tham khảo. Tuy nhiên dùng tranh cãi ở thời điểm này lại không mấy phù hợp khiến tôi phải tự hỏi chẳng lẽ họ, những người học cao trông rộng vậy lại chẳng nhận ra hết cái ý nghĩa thâm sâu của sự kiện 'tòa khâm sứ'?
Tầm vóc của sự kiện thiết tưởng lớn lao hơn suy thế nhiều và chắc chắn nó đã khiến đảng CSVN phải lo lắng. Bởi như đã trình bày chính do các sai phạm của họ trong quá khứ qua chủ trương lấy bạo lực làm phương tiện, chối bỏ quyền tư hữu, tiêu diệt tôn giáo… những việc làm nay chẳng những không thể tiếp tục mà đã đến lúc phải giải quyết hậu quả, tương tự như những gì đang được từng bước tháo gỡ tại các quốc gia cộng sản Đông Âu khác hiện nay đối với các giáo hội.
Vụ tòa khâm sứ Hà Nội chắc chắn sẽ được lịch sử ghi nhận như là lần đầu tiên sau mấy chục năm bị cai trị dưới chế độ cộng sản xuất hiện một lực lượng dân chúng phản kháng công khai có tổ chức hẳn hoi đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản phải việc thực thi công bằng xã hội chứ không đơn thuần chỉ là chuyện người dân làm eo, làm sách hay nằm vạ khiếu kiện một cách tự phát thường thấy trước nay. Buộc chính quyền phải thừa nhận sai lầm trong quá khứ và phải có chính sách rõ rệt về cách xử lý các tài sản không chỉ của công giáo mà còn các tôn giáo khác và đó mới chính là ý nghĩa quan trọng của sự kiện.
Chỉ khi nhận ra hết ý nghĩa lớn lao và sâu thẳm của sự kiện 'tòa khâm sứ' mới thấy việc tranh cãi xoay quanh đất ấy là của tôn giáo nào? công giáo, phật giáo hay giáo hội nào khác mới trở nên nhỏ nhặt và vô nghĩa trước cái chung đại sự là tương lai, vận mệnh và quyền tự do tính ngưỡng của cả dân tộc này.
Bởi đều cùng là nạn nhân, thì sự mất mát của công giáo hay phật giáo không chỉ là vài ngàn mét vuông đất cỏn con kia, còn biết bao thứ mất mát khác về mặt tinh thần còn quan trọng và đáng quan tâm hơn: truyền đạo không phát triển, âm mưu sự chia cắt giáo hội ngay trong hàng ngũ chức sắc, giáo phẩm núp sau cái gọi là 'mặt trận tổ quốc' dẫn đến nguy cơ mất cả giáo hội còn quan trọng hơn cả mất đất đai, mất tài sản vật chất.
Một giáo dân Sàigòn
Những diễn biến nào đang xẩy ra liên quan tới vụ Tòa Khâm Sứ?
VietCatholic Network
11:19 15/03/2008
Những diễn biến nào đang xẩy ra liên quan tới vụ Tòa Khâm Sứ?
Từ ngày 1/2/2008 khi Đức TGM Ngô Quang Kiệt, qua văn thư gửi giáo dân Hà nội, ngài loan báo rằng: “Sau những căng thẳng, đã có đối thoại giữa Tòa Tổng Giám mục và Hội đồng Giám mục Việt nam với các vị lãnh đạo cao cấp của Nhà Nước để đi đến một giải pháp tốt đẹp. Giải pháp này sẽ thực hiện qua những bước cụ thể trong tôn trọng lẫn nhau theo ý kiến của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh...” cho đến nay ai ai cũng kiên nhẫn chờ đợi xem kết quả nào sẽ tới. Không những chỉ những giáo dân Hà nội mà toàn thể người Công giáo Việt nam cũng trông chờ, ngay cả các tổ chức tôn giáo thế giới và các cơ quan tranh đấu cho tự do và nhân quyền cũng quan tâm.
Một trong những lý do khiến dư luận thế giới đặc biệt lưu ý là các buổi cầu nguyện bất bạo động của giáo dân Hà nội trước Tòa Khâm Sứ Vatican cũ đã nhanh chóng trở thành biểu tượng mạnh mẽ cho niềm khao khát chính đáng của những người công dân Việt nam đứng lên đòi hỏi chính quyền phải tôn trọng công lý mà trong một quốc gia pháp quyền, chính phủ cần phải thực thi những đòi hỏi và nguyện vọng đích thật và hữu lý của người dân, phương chi đây là đòi hỏi chính đáng của một tôn giáo.
Sứ đòi hỏi này đã được chính Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng ghi nhận và cho là “chính đáng”, thế nhưng cho tới nay sao vẫn chưa được thực hiện?
Để lý giải về vụ việc này, chúng tôi xin được nêu ra một số những diễn tiến gần đây hầu qúi vị độc già có thể đánh giá về nền hành chính và pháp quyền của chính phủ Việt nam- vì bất lực hay chỉ là thủ đoạn lừa dối? Đang khi đó cũng thấy được sự quyết tâm nhưng đồng thời sự kiên nhân và thiện chí của Tòa Tổng Giám Mục Hà nội trong tiến trình giải quyết vụ Tòa Khâm Sứ.
Những nguồn tin đáng tin từ Việt Nam của chúng tôi được tổng hợp như sau:
Nguồn tin mới nhất mà chúng tôi mới nhận được cho biết như sau: hôm 13.3.2008, trong một cuộc họp chính ông Bí thư thành ủy Hà nội là ông Phạm Quang Nghị đã phản đối đề nghị của Quận Hoàn Kiếm khi đưa ra giải pháp là cấp đất nơi khác cho giáo hội. Ông Bí thư thành ủy cũng đưa quan điểm là “khi Giáo hội được trả Tòa Khâm Sứ thì muốn giáo hội không đòi những nơi khác nữa”.
Để hiểu rõ những gì đang xẩy ra cho tiến trình giải quyết vụ Tòa Khâm Sứ, mời qúi vị đọc lại bản tin ngày 26/2/2008 trên VietCatholic chúng tôi đã đưa tin như sau:
Trong thời gian vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao vụ giải quyết Tòa Khâm sứ cho Ban Tôn giáo chính phủ, Bộ Công an, Bộ Xây dựng và UBNH thành phố Hà nội. Nguồn tin riêng của chúng tôi cho biết các thành phần trên đều đồng ý ‘trao quyền sử dụng’ Tòa Khâm Sứ cho Tòa giám mục Hà nội theo nhu cầu đề nghị của Hội đồng Giám Mục Việt Nam, nhưng trừ ra ’Chính quyền địa phương Quận Hoàn Kiếm’ là vẫn còn cương quyết chống lại. Quận Hoàn Kiếm vẫn kiên trì đề nghị là ’cấp cho Giáo hội một khu đất khác ở quận Hoàn Kiếm có thể rộng rải hơn’ khu Tòa Khâm Sứ để khỏi phải phá hợp đồng xây dựng mà họ đã trót ký với cơ sở thương mại đầu tư, đàng khác ‘Quận lấy lý do làm như vậy sẽ tránh được tiền lệ đòi đất ở khắp nơi’.”
Vào đầu tháng 3. 2008, Quận Hoàn Kiếm bàn tới một đề nghị là sẽ trả lại Tòa Khâm Sứ nhưng với điều kiện là Tòa Giám Mục Hà nội phải mang nốt Tượng Đức Mẹ Sầu Bi đi, giữ nguyên hiện trạng ban đầu thì mới có thể giải quyết được. Lý do là Quận Hoàn Kiếm "muốn giữ thể diện" cho mình.
Một nguồn tin khác cho chúng tôi biết: Thượng tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng đã có gặp Đức TGM Kiệt và ông này cũng ngỏ ý để Tòa Giám Mục rước tượng Đức Mẹ Sầu Bi đi để tỏ thiện chí với thành phố. Dĩ nhiên Đức TGM Kiệt không chấp nhận giải pháp này vì không muốn việc trả lại kèm theo điều kiện nào cả, đàng khác Giáo hội không muốn bị lừa một lần nữa!
Tiếp đến ngày hôm sau 9/3/2008, thượng tướng Hưởng đã đến gặp Đức cha Nguyễn văn Sang, giám mục Thái Bình, để thăm dò liệu xem liệu có cuộc cầu nguyện quy mô sắp tới vào Tuần Thánh này hay không, dĩ nhiên Đức Cha Sang không thể trả lời rõ ràng về hiện tình ở giáo phận Hà nội sẽ diễn ra như thế nào được.
Trước tình trạng này, Ban Tôn Giáo chính phủ được giao trách nhiệm đến gặp Đức TGM Kiệt để đi tới một giải pháp, nhưng về phía Đức TGM Ngô Quang Kiệt nhắn rằng:”nếu gặp mà đặt điều kiện thì không gặp”. Đang khi đó, hiện này phía chính quyền vẵn còn đang cử người cố gắng tiếp xức với Đức Tổng Kiệt.
Trước tình trạng chờ lâu mà không thấy có kết quả nào thực tiễn, dù có rất nhiều lời hứa từ phía chính quyền trung ương cũng như chính quyền Hà nội, cho nên nhiều linh mục và giáo dân các giáo xứ Hà nội trong lúc này rất xôn xao, nhiều nơi dự tính sẽ kéo nhau lên Tòa Khâm Sứ và tổ chức lại các buổi “Cầu Nguyện đòi Công Lý” trong Tuần Thánh này. Nhưng cho đến nay họ vẫn kiên nhẫn chờ ý kiến của Tòa Giám Mục. Đức Tổng Kiệt vẫn chưa lên tiếng.
Nguồn tin từ những người thân cận bên Tòa Giám Mục Hà Nội cho biết lập trường của Đức Tổng rất kiên định nhưng với thái độ bình tĩnh và kiên nhẫn, vì cho chính quyền không thể nuốt lời hứa của mình được, và thời gian trước tháng 3 cũng chưa tới. Và dĩ nhiên Đức TGM Hà nội sẽ không chấp nhận bất cứ giải pháp nào mà kèm theo các điều kiện khi trao lại Tòa Khâm Sứ cho Giáo hội sử dụng.
Hiện nay có thể nói giáo dân Hà nội đang quyết liệt muốn tiến tới bước thứ hai tổ chức lại những buổi cầu nguyện đòi công lý, tuy nhiên họ đang đứng trước một thử thách to lớn là: không muốn đi ngược lại lời chỉ giáo của Đức Tổng, vị Chủ chăn trong giáo phận mà họ hằng qúi mến. Tuy nhiên, không ai biết chắc được sự gì sẽ xẩy ra trong những ngày tới...
Để thấy đước ý chí kiên cường và lòng can đảm của giáo dân Hà nội, xin mời qúi vị đọc lại một đoạn tường trình về Tòa Khâm Sứ ngày 27.1.2008 vào giờ “G” khi mà giáo dân đã sẵn sàng cho một cuộc đàn áp và cho thể bị giết hại, do Nhóm phóng viên VietCatholic thực hiện như sau:
“Từ sáng tới chiều hai bên sống trong căng thẳng. Phố Nhà Chung, khu vực trước quảng trường Nhà Thờ Lớn và nhất là khu vực Toà Giám Mục-Toà Khâm Sứ đông như hội. Người và xe nườm nườm qua lại. Công an nhiều mà giáo dân cũng lắm. Chẳng ai có thể phân biệt được ai là giáo dân và ai là giáo gian. Khoảng 15 h chiều, các nữ tu và các bà đạo đức bắt đầu ngồi quây tròn quanh thánh giá đọc kinh, cầu nguyện và hát thánh ca. Lời kinh rộn ràng kèo dài triền miên. Một nhóm nữ tu ngồi hẳn lên bậc cấp Toà Khâm Sứ nhìn ra phố Nhà Chung để vòng tròn được khép kín. Một cảnh tượng và một không khí lạ lùng chưa từng có ở khu vực phố Nhà Chung. Càng về chiều, số người đổ về Toà Giám Mục càng đông. Tới 17 h, giờ cưỡng chế theo văn thư đã được ban hành - số người đông đến múc cao điểm. Không kể số tín hữu trong thành phố kéo về từ các giáo xứ trong thành phố, người ta còn thấy các tín hữu từ các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hà Tây cũng về. Có các các tín hữu thuộc các giáo xứ của Giáo phận Bắc Ninh và Thái Bình cũng kéo về. Họ đi bằng xe máy, xe hơi và xe khách. Các linh mục trong Giáo Phận Hà Nội cũng về đông. Hình như hôm nay nhiều thánh lễ trong thành phố được huỷ bỏ. Chúng tôi thấy các linh mục từ Hà Nam, Nam Định, Hà Tây có mặt ở đây. Thoáng qua chúng tôi thấy các gương mặt quen thuộc đã có mặt ở đây nhiều lần là các cha Văn (Hà Nam), cha Xuyên (Hà Nam), cha Cảnh (Nam Định), cha Khang (Nam Định), cha Pháp ( Hà Tây), cha Hoà ( Hà Nội), cha Tuấn ( Hà Nam), v.v...
...
Theo dự đoán của một số người thì nếu quân đội đến đây thì sẽ có một cuộc đổ máu nặng nề. Lý do là khi thấy binh lính với sung ống đạn dược đầy đủ thì đoàn người đông đảo này khó mà giữ được bình tĩnh và có thể sẽ có phản tứng tự vệ một khi sự ức chế bị dồn nén tới cao độ.
Dù không có quân đội nhưng công an thì rất đông. Các bariê cản đường hai đầu phố vẫn sẵn sàng được chắn xuống. Các quan chức công an điện thoại liên tục để nhận lệnh hay để phối hợp hành động. Một số nhân viên đại sứ quán cũng có mặt. Một số đài báo gọi điện thọai cho những người liên hệ để phỏng vấn tại hiện trường qua điện thọai viễn liên.
Lúc 17 h không khí cực kỳ căng thẳng.
Chúng tôi nghĩ lúc này chỉ cần một xô xát hay một đụng chạm nhỏ thì nơi này khó mà có thể vãn hồi được trật tự và khó tránh khỏi đổ máu khi một bên đã sãn sàng đàn áp và một bên đã sẵn sàng chết. Phía trước các nữ tu và các bà lớn tuổi vây quanh thánh giá hầu như không biết chuyện gì khác ngoài việc say sưa cầu nguyện. Phía sau nhiều thiếu nhi, thanh niên và trung niên đứng cầu nguyện hoặc trao đổi nhẹ nhàng những chuyện gì đó. Nhiều người còn quan sát và bình luận. Họ cứ cầu nguyện thế. Sau khoảnh khắc 17 h, không có sự gì khác thường xảy ra.
...
18 h 15 nhiều người bắt đầu ra nhà thờ cầu nguyện. Phần lớn những người này đến từ các giáo xứ trong thành phố. Số ở lại phần nhiều là người về từ các tỉnh. Hộ không ra nhà thờ đi lễ vì họ đã đi từ sáng ở quê họ. Trong nhà thờ, người đông chưa từng thấy. Đông hơn hôm lễ Đức Hồng Y rất nhiều. Họ ngồi tràn ra lối đi hai bên nhà thờ, lối đi sang Toà Giám Mục và nhất là ở quảng trường Nhà Thờ. Một màn hình lớn đã được dựng lên để truyền hình ra bên ngoài.
...
Xong rồi tất cả lại cùng nhau sang Toà Khâm Sứ cầu nguyện. Tại nhà thờ Cha Lý lại nhắc lại yêu cầu phải cầu nguyện trong hoà bình và nghiêm cấm mọi hành vi bạo động...
...
Hôm nay Toà Khâm Sứ là điểm hẹn của toàn giáo phận, dù chúng tôi chưa thấy có lời kêu gọi từ Toà Giám Mục, vậy mà giáo dân giáo sĩ cũng tự động kéo về, mới biết sự đoàn kết, hiệp nhất trong gian nan của cộng đồng công giáo Hà Nội là mạnh mẽ biết dường nào.
...
22 h chúng tôi thấy trên hiện trường còn khoảng 500 người. Một nhóm thanh niên đang dựng thêm lều bạt trên sân.
...
Chúng tôi nghe ai đó nói rằng: Đêm nay không phải có bao nhiêu người ngủ ở đây mà phải nói đêm nay có bao nhiêu người thức ở đây để cầu nguyện cùng Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Tôi tin rằng đêm nay còn có bao nhiêu con người không hiện diện ở đây mà vẫn hướng về đây canh thức cầu nguyện.
Tuần Thánh là tuần mà tất cả mọi người Công giáo khắp nơi, suốt cả tuần lễ, sẽ tụ tập bên nhau, cầu nguyện, suy niệm và tưởng nhớ đến sự chết và những chặng đường chông gai khổ nhục của Chúa trong chương trình cứu độ hầu giải án tội lỗi cho nhân thế và giải phóng con người khỏi gông cùm trói buộc mọi cách, hoàn lại cho con người quyền làm con Thiên Chúa. Đó chính là con đường mà các tín hữu Công giáo mỗi năm đều mỗi suy niệm làm giá trị cho cuộc sống của mình.
Từ ngày 1/2/2008 khi Đức TGM Ngô Quang Kiệt, qua văn thư gửi giáo dân Hà nội, ngài loan báo rằng: “Sau những căng thẳng, đã có đối thoại giữa Tòa Tổng Giám mục và Hội đồng Giám mục Việt nam với các vị lãnh đạo cao cấp của Nhà Nước để đi đến một giải pháp tốt đẹp. Giải pháp này sẽ thực hiện qua những bước cụ thể trong tôn trọng lẫn nhau theo ý kiến của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh...” cho đến nay ai ai cũng kiên nhẫn chờ đợi xem kết quả nào sẽ tới. Không những chỉ những giáo dân Hà nội mà toàn thể người Công giáo Việt nam cũng trông chờ, ngay cả các tổ chức tôn giáo thế giới và các cơ quan tranh đấu cho tự do và nhân quyền cũng quan tâm.
Một trong những lý do khiến dư luận thế giới đặc biệt lưu ý là các buổi cầu nguyện bất bạo động của giáo dân Hà nội trước Tòa Khâm Sứ Vatican cũ đã nhanh chóng trở thành biểu tượng mạnh mẽ cho niềm khao khát chính đáng của những người công dân Việt nam đứng lên đòi hỏi chính quyền phải tôn trọng công lý mà trong một quốc gia pháp quyền, chính phủ cần phải thực thi những đòi hỏi và nguyện vọng đích thật và hữu lý của người dân, phương chi đây là đòi hỏi chính đáng của một tôn giáo.
Sứ đòi hỏi này đã được chính Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng ghi nhận và cho là “chính đáng”, thế nhưng cho tới nay sao vẫn chưa được thực hiện?
Để lý giải về vụ việc này, chúng tôi xin được nêu ra một số những diễn tiến gần đây hầu qúi vị độc già có thể đánh giá về nền hành chính và pháp quyền của chính phủ Việt nam- vì bất lực hay chỉ là thủ đoạn lừa dối? Đang khi đó cũng thấy được sự quyết tâm nhưng đồng thời sự kiên nhân và thiện chí của Tòa Tổng Giám Mục Hà nội trong tiến trình giải quyết vụ Tòa Khâm Sứ.
Những nguồn tin đáng tin từ Việt Nam của chúng tôi được tổng hợp như sau:
Nguồn tin mới nhất mà chúng tôi mới nhận được cho biết như sau: hôm 13.3.2008, trong một cuộc họp chính ông Bí thư thành ủy Hà nội là ông Phạm Quang Nghị đã phản đối đề nghị của Quận Hoàn Kiếm khi đưa ra giải pháp là cấp đất nơi khác cho giáo hội. Ông Bí thư thành ủy cũng đưa quan điểm là “khi Giáo hội được trả Tòa Khâm Sứ thì muốn giáo hội không đòi những nơi khác nữa”.
Để hiểu rõ những gì đang xẩy ra cho tiến trình giải quyết vụ Tòa Khâm Sứ, mời qúi vị đọc lại bản tin ngày 26/2/2008 trên VietCatholic chúng tôi đã đưa tin như sau:
Trong thời gian vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao vụ giải quyết Tòa Khâm sứ cho Ban Tôn giáo chính phủ, Bộ Công an, Bộ Xây dựng và UBNH thành phố Hà nội. Nguồn tin riêng của chúng tôi cho biết các thành phần trên đều đồng ý ‘trao quyền sử dụng’ Tòa Khâm Sứ cho Tòa giám mục Hà nội theo nhu cầu đề nghị của Hội đồng Giám Mục Việt Nam, nhưng trừ ra ’Chính quyền địa phương Quận Hoàn Kiếm’ là vẫn còn cương quyết chống lại. Quận Hoàn Kiếm vẫn kiên trì đề nghị là ’cấp cho Giáo hội một khu đất khác ở quận Hoàn Kiếm có thể rộng rải hơn’ khu Tòa Khâm Sứ để khỏi phải phá hợp đồng xây dựng mà họ đã trót ký với cơ sở thương mại đầu tư, đàng khác ‘Quận lấy lý do làm như vậy sẽ tránh được tiền lệ đòi đất ở khắp nơi’.”
Vào đầu tháng 3. 2008, Quận Hoàn Kiếm bàn tới một đề nghị là sẽ trả lại Tòa Khâm Sứ nhưng với điều kiện là Tòa Giám Mục Hà nội phải mang nốt Tượng Đức Mẹ Sầu Bi đi, giữ nguyên hiện trạng ban đầu thì mới có thể giải quyết được. Lý do là Quận Hoàn Kiếm "muốn giữ thể diện" cho mình.
Một nguồn tin khác cho chúng tôi biết: Thượng tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng đã có gặp Đức TGM Kiệt và ông này cũng ngỏ ý để Tòa Giám Mục rước tượng Đức Mẹ Sầu Bi đi để tỏ thiện chí với thành phố. Dĩ nhiên Đức TGM Kiệt không chấp nhận giải pháp này vì không muốn việc trả lại kèm theo điều kiện nào cả, đàng khác Giáo hội không muốn bị lừa một lần nữa!
Tiếp đến ngày hôm sau 9/3/2008, thượng tướng Hưởng đã đến gặp Đức cha Nguyễn văn Sang, giám mục Thái Bình, để thăm dò liệu xem liệu có cuộc cầu nguyện quy mô sắp tới vào Tuần Thánh này hay không, dĩ nhiên Đức Cha Sang không thể trả lời rõ ràng về hiện tình ở giáo phận Hà nội sẽ diễn ra như thế nào được.
Trước tình trạng này, Ban Tôn Giáo chính phủ được giao trách nhiệm đến gặp Đức TGM Kiệt để đi tới một giải pháp, nhưng về phía Đức TGM Ngô Quang Kiệt nhắn rằng:”nếu gặp mà đặt điều kiện thì không gặp”. Đang khi đó, hiện này phía chính quyền vẵn còn đang cử người cố gắng tiếp xức với Đức Tổng Kiệt.
Trước tình trạng chờ lâu mà không thấy có kết quả nào thực tiễn, dù có rất nhiều lời hứa từ phía chính quyền trung ương cũng như chính quyền Hà nội, cho nên nhiều linh mục và giáo dân các giáo xứ Hà nội trong lúc này rất xôn xao, nhiều nơi dự tính sẽ kéo nhau lên Tòa Khâm Sứ và tổ chức lại các buổi “Cầu Nguyện đòi Công Lý” trong Tuần Thánh này. Nhưng cho đến nay họ vẫn kiên nhẫn chờ ý kiến của Tòa Giám Mục. Đức Tổng Kiệt vẫn chưa lên tiếng.
Nguồn tin từ những người thân cận bên Tòa Giám Mục Hà Nội cho biết lập trường của Đức Tổng rất kiên định nhưng với thái độ bình tĩnh và kiên nhẫn, vì cho chính quyền không thể nuốt lời hứa của mình được, và thời gian trước tháng 3 cũng chưa tới. Và dĩ nhiên Đức TGM Hà nội sẽ không chấp nhận bất cứ giải pháp nào mà kèm theo các điều kiện khi trao lại Tòa Khâm Sứ cho Giáo hội sử dụng.
Hiện nay có thể nói giáo dân Hà nội đang quyết liệt muốn tiến tới bước thứ hai tổ chức lại những buổi cầu nguyện đòi công lý, tuy nhiên họ đang đứng trước một thử thách to lớn là: không muốn đi ngược lại lời chỉ giáo của Đức Tổng, vị Chủ chăn trong giáo phận mà họ hằng qúi mến. Tuy nhiên, không ai biết chắc được sự gì sẽ xẩy ra trong những ngày tới...
Để thấy đước ý chí kiên cường và lòng can đảm của giáo dân Hà nội, xin mời qúi vị đọc lại một đoạn tường trình về Tòa Khâm Sứ ngày 27.1.2008 vào giờ “G” khi mà giáo dân đã sẵn sàng cho một cuộc đàn áp và cho thể bị giết hại, do Nhóm phóng viên VietCatholic thực hiện như sau:
“Từ sáng tới chiều hai bên sống trong căng thẳng. Phố Nhà Chung, khu vực trước quảng trường Nhà Thờ Lớn và nhất là khu vực Toà Giám Mục-Toà Khâm Sứ đông như hội. Người và xe nườm nườm qua lại. Công an nhiều mà giáo dân cũng lắm. Chẳng ai có thể phân biệt được ai là giáo dân và ai là giáo gian. Khoảng 15 h chiều, các nữ tu và các bà đạo đức bắt đầu ngồi quây tròn quanh thánh giá đọc kinh, cầu nguyện và hát thánh ca. Lời kinh rộn ràng kèo dài triền miên. Một nhóm nữ tu ngồi hẳn lên bậc cấp Toà Khâm Sứ nhìn ra phố Nhà Chung để vòng tròn được khép kín. Một cảnh tượng và một không khí lạ lùng chưa từng có ở khu vực phố Nhà Chung. Càng về chiều, số người đổ về Toà Giám Mục càng đông. Tới 17 h, giờ cưỡng chế theo văn thư đã được ban hành - số người đông đến múc cao điểm. Không kể số tín hữu trong thành phố kéo về từ các giáo xứ trong thành phố, người ta còn thấy các tín hữu từ các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hà Tây cũng về. Có các các tín hữu thuộc các giáo xứ của Giáo phận Bắc Ninh và Thái Bình cũng kéo về. Họ đi bằng xe máy, xe hơi và xe khách. Các linh mục trong Giáo Phận Hà Nội cũng về đông. Hình như hôm nay nhiều thánh lễ trong thành phố được huỷ bỏ. Chúng tôi thấy các linh mục từ Hà Nam, Nam Định, Hà Tây có mặt ở đây. Thoáng qua chúng tôi thấy các gương mặt quen thuộc đã có mặt ở đây nhiều lần là các cha Văn (Hà Nam), cha Xuyên (Hà Nam), cha Cảnh (Nam Định), cha Khang (Nam Định), cha Pháp ( Hà Tây), cha Hoà ( Hà Nội), cha Tuấn ( Hà Nam), v.v...
...
Theo dự đoán của một số người thì nếu quân đội đến đây thì sẽ có một cuộc đổ máu nặng nề. Lý do là khi thấy binh lính với sung ống đạn dược đầy đủ thì đoàn người đông đảo này khó mà giữ được bình tĩnh và có thể sẽ có phản tứng tự vệ một khi sự ức chế bị dồn nén tới cao độ.
Dù không có quân đội nhưng công an thì rất đông. Các bariê cản đường hai đầu phố vẫn sẵn sàng được chắn xuống. Các quan chức công an điện thoại liên tục để nhận lệnh hay để phối hợp hành động. Một số nhân viên đại sứ quán cũng có mặt. Một số đài báo gọi điện thọai cho những người liên hệ để phỏng vấn tại hiện trường qua điện thọai viễn liên.
Lúc 17 h không khí cực kỳ căng thẳng.
Chúng tôi nghĩ lúc này chỉ cần một xô xát hay một đụng chạm nhỏ thì nơi này khó mà có thể vãn hồi được trật tự và khó tránh khỏi đổ máu khi một bên đã sãn sàng đàn áp và một bên đã sẵn sàng chết. Phía trước các nữ tu và các bà lớn tuổi vây quanh thánh giá hầu như không biết chuyện gì khác ngoài việc say sưa cầu nguyện. Phía sau nhiều thiếu nhi, thanh niên và trung niên đứng cầu nguyện hoặc trao đổi nhẹ nhàng những chuyện gì đó. Nhiều người còn quan sát và bình luận. Họ cứ cầu nguyện thế. Sau khoảnh khắc 17 h, không có sự gì khác thường xảy ra.
...
18 h 15 nhiều người bắt đầu ra nhà thờ cầu nguyện. Phần lớn những người này đến từ các giáo xứ trong thành phố. Số ở lại phần nhiều là người về từ các tỉnh. Hộ không ra nhà thờ đi lễ vì họ đã đi từ sáng ở quê họ. Trong nhà thờ, người đông chưa từng thấy. Đông hơn hôm lễ Đức Hồng Y rất nhiều. Họ ngồi tràn ra lối đi hai bên nhà thờ, lối đi sang Toà Giám Mục và nhất là ở quảng trường Nhà Thờ. Một màn hình lớn đã được dựng lên để truyền hình ra bên ngoài.
...
Xong rồi tất cả lại cùng nhau sang Toà Khâm Sứ cầu nguyện. Tại nhà thờ Cha Lý lại nhắc lại yêu cầu phải cầu nguyện trong hoà bình và nghiêm cấm mọi hành vi bạo động...
...
Hôm nay Toà Khâm Sứ là điểm hẹn của toàn giáo phận, dù chúng tôi chưa thấy có lời kêu gọi từ Toà Giám Mục, vậy mà giáo dân giáo sĩ cũng tự động kéo về, mới biết sự đoàn kết, hiệp nhất trong gian nan của cộng đồng công giáo Hà Nội là mạnh mẽ biết dường nào.
...
22 h chúng tôi thấy trên hiện trường còn khoảng 500 người. Một nhóm thanh niên đang dựng thêm lều bạt trên sân.
...
Chúng tôi nghe ai đó nói rằng: Đêm nay không phải có bao nhiêu người ngủ ở đây mà phải nói đêm nay có bao nhiêu người thức ở đây để cầu nguyện cùng Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Tôi tin rằng đêm nay còn có bao nhiêu con người không hiện diện ở đây mà vẫn hướng về đây canh thức cầu nguyện.
Tuần Thánh là tuần mà tất cả mọi người Công giáo khắp nơi, suốt cả tuần lễ, sẽ tụ tập bên nhau, cầu nguyện, suy niệm và tưởng nhớ đến sự chết và những chặng đường chông gai khổ nhục của Chúa trong chương trình cứu độ hầu giải án tội lỗi cho nhân thế và giải phóng con người khỏi gông cùm trói buộc mọi cách, hoàn lại cho con người quyền làm con Thiên Chúa. Đó chính là con đường mà các tín hữu Công giáo mỗi năm đều mỗi suy niệm làm giá trị cho cuộc sống của mình.
Nhận dịp lễ giỗ 3 năm ĐGH Jean-Paul II - Một nhà vô địch chiến đấu cho nhân quyền, dân chủ và tự do
Ls. Trần Lê Nguyên
15:20 15/03/2008
Bài viết ghi nhớ 3 năm ngày giỗ Cố Giáo Hoàng Jean-Paul II
Một nhà vô địch chiến đấu cho nhân quyền, dân chủ và tự do
GIÁO HÒANG JEAN-PAUL II
Ngài nói:
- Các con đừng sợ, N’ayez pas peur - Do not be afraid! (Lc 24,36; Mt 28,10)
- Các con đừng sợ trước nhà nước độc tài Cộng Sản vì Thiên Chúa không chấp nhận Chủ Nghiã vô Thần.
- Chủ Nghĩa Cộng Sản đã tự nó sụp đổ, vì sự yếu đuối tự tại của chính nó.
CÁC CON ĐỪNG SỢ! đó là thông điệp đầu tiên Ngài tuyên bố ngay khi nhận chức Giáo Hoàng tại Quảng Trường Thánh Phê-Rô, dưới sự cổ võ, vui mừng nồng nhiệt của hàng chục ngàn tín hữu chào đón Ngài, dưới ánh đèn rọi chiếu của hàng trăm ký giả, đài truyền hình trên thế giới còn đang ngỡ ngàng tự hỏi Karol Woityla là ai? một con người mảnh khảnh của một xứ nhỏ bé Ba-Lan bên Âu Châu, ít ai biết đến.
Trong suốt hơn 26 năm lãnh đạo giáo Hội Công Giáo, gồm hơn 1 tỷ tín đồ, Ngài đã du hành rao giảng Phúc âm sang hơn 129 quốc gia và gần 200 lãnh thổ hầu hết trên thế giới, bao gồm cả 5 châu bốn bể.
Gót chân Ngài in dấu từ Đông sang Tây, tứ Bắc xuống Nam, một con đường dài gấp hơn 20 lần vòng quanh thế giới, gấp 3 lần từ trái đất tớí mặt trăng!
Các nhà bình luận nói Ngài đã toàn cầu hóa những gía trị phổ thông về nhân quyền, tự do và nhân phẩm con người, đồng thời là chiến sĩ can ttrường cổ võ và hành động cho hòa bình (nổi bật nhất là Ngài chống chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và Irak năm 2002 đồng thời cử đặc sứ đi thuyết phục các bên tham chiến).
Ngài đặc biệt quan tâm tới giới trẻ và đặt tin tưởng vào họ trọng trách thay đổi bộ mặt thế gíơi đẹp đẽ hơn (chẳng hạn bảo vệ môi truờng), công bằng hơn ( chia sẻ tài nguyên trên thế gìới giữa các nước giầu và các nước nghèo, xóa hẳn nợ cho các nước nghèo ), yêu thương nhau hơn giữa các dân tộc không phân biêt chủng tộc tôn giáo (như việc đi thăm các thánh địa và các giáo chủ các tôn giáo, cùng cầu nguyện chung cho hòa bình thế giới tại Roma và đặc biệt mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ những người bị bắt bớ hành hạ vì bất đồng chính kiến, những dân tộc bị các chế độ độc tài không cho hưởng tự do, dân chủ (tại Cu-Ba, 1998, Ngài yêu cầu Fidel Castro thả tù những người bất đồng chính kiến; kết án thuyết Thần Học Giải Phóng quá khích nhuốm mầu sắc Mác-xit tại một số nước Nam Mỹ) (1). Viết về Ngài, có rất nhiều đề tài.
Thực vậy, ở đây, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh tới những mốc thời gian và hoàn cảnh chính trị xã hội Ngài sống và tranh đấu trước và sau ngày dược bầu lên ngôi vị Giáo Hoàng cho tự do dân chủ và nhân quyền tại Balan và một số nuớc còn độc tài trên thế giới. Và theo Ngài, chính nguyên nhân nội tại của chủ nghĩa cộng sản đưa tới sự tan rã tan tành các nước cộng sản Đông Âu và Liên Bang Sô Viết.
TRANH ĐẤU CHO NHÂN QUYỀN VÀ TỰ DO TÔN GIÁO TRONG LÒNG XÃ HỘI CỘNG SẢN VÔ THẦN
Lịch sử nước Ba-Lan là cả một chiều dài đấu tranh chống ngoại xâm, chia cắt và bảo vệ nền độc lập. Cuốc chiến tranh cận đaị nổi bật giữa Nga - Ba-lan kéo dài hai năm 1920-1921, đã mang lại cho Nga hơn 225 km2 vùng biên gìới và ảnh hưởng của Nga càng ngày càng mạnh trong tất cả các lãnh vực chính trị xã hội kinh tế.
Sau thế chiến thứ II, năm 1945, quân độ Liên Bang Sô Viết (Nga), với tư cách kẻ chiến thắng Đức Quốc Xã áp đặt một chính quyền Độc Tài Cộng Sản Vô Thần, sao chép nguyên bản theo cách tổ chức Cộng Sản Liên Sô. Tất cả các quyền căn bản của người dân đều bị cấm đoán, theo chuyên chính vô sản, và kinh tế tập trung.
Trong khi đó đại đa số dân chúng theo đạo Cộng Giáo thuộc Tòa Thánh Vatican, mặc dù bị đàn áp, bắt bớ, tuyên truyền xuyên tạc, cấm đoán, vẫn một lòng giữ đạo và phục tùng Tòa Thánh bằng cách nghe theo các linh mục xứ đạo.
Giáo dân cũng như các Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ Ba-Lan phải chịu một đời sống thật khó khăn. Họ bị tấn công thường trực không những bắng chủ nghĩa vô thần mà hàng ngày bị bóc lột đói khát trong các công truờng lao động tập thể trong nền kinh tế tập trung do chính quyền cộng sản Ba-Lan lãnh đạo.
Ngay những năm 1941-1942, khi còn đang theo hoc khoá đào tạo làm linh mục, vừa là công nhân nhà máy lọc nước tại Cracovie, cậu chủng sinh Woityla đã giúp nhiều người Do Thái, tìm cách che giấu họ và giúp họ trốn khỏi các trại tập trung, đặc biệt trại nổi tiếng Auschwitz, gần thủ đô Varsovie do Đức quốc Xã dựng nên để tiệu diệt họ. Một cộng việc đầy hiểm nguy tơí tính mạng.
Chàng thanh niên, Karol Woityla, năm 1946 được thụ phong linh mục vào lúc 26 tuổi, sau nhiều năm âm thầm (học chui) theo học Thần Học và đào tạo linh mục, sau khi đã tốt nghiệp cử nhân Thần Học và triết học tại đại học Varsovie.
Ngày 30/04/1948, Ngài đỗ bằng Tiến Sĩ Thần Học tại Ý vớí điểm tuyệt hảo (excellence). Trong thời gian này, Ngài không ngừng bút chiến với các lý thuyết gia vô thần cộng sản, bắng những bài viết, tranh luận, chỉ trích tính cách một chiều và xuyên tạc của nghĩa Maxisme vô thần về cái nghìn về vũ trụ và con người (vũ trụ quan và nhân sinh quan) trong khi Ngài đang là Giáo Sư đạo đức học tại đaị học công giáo Lublin.
Là một tín đồ Công Giáo nhiệt thành, đặt niềm tin tuyệt đối vào Đức Ki-Tô và để chống lại Thuyết Vô Thần Mác-xít, Ngài chứng minh Phúc âm là bản Nhân Quyền hoàn hảo nhất vì Phúc âm xác nhận luật Thiên Chúa là luật chi phối trật tự luân lý vũ trụ. Do mầu nhiệm nhập thể, con người thủ đắc được phẩm gía tròn vẹn nhất tương xứng với hình ảnh con người của Thiên Chúa.
Con người trở nên một nhân vị. Nhân quyền là hệ qủa của nhân vị. Mọi sự vi phạm tới con người cũng là vi phạm tới Thiên Chúa và đều phải bị kết án. Cho nên con người là trung tâm điểm hoạt động mục vụ của Giáo Hòang Jean-Paul II trong suốt cuộc đời.
Ngài đã viết rất nhiều sách, tài liệu, thông điệp, trong đó có hai cuốn sách Con Người và Hành Động, Tình Yêu và Trách Nhiệm để trình bày những triết lý thần học để phản kháng lại những tư tưởng được gọi là Triết Hoc Tự Nhiên mà những người CS căn cứ vào đó để giải thích tính cách Vô Thần về Vũ Trụ và Con Người.
Hệ qủa là các chính quyền CS không tôn trọng nhân quyền, phẩm gía con người vì người CS Mác-xít không coi con người như một Nhân Vị (1) nhưng chỉ là công cụ để hoàn thành cách mạng bạo lực chuyên chính vô sản sau đó độc quyền và toàn trị.
Trên phương diện xã hội, Ngài cũng không ngừng tranh đấu mạnh mẽ bảo vệ quyền lợi của các công nhân và nông dân bị cướp đất và bóc lột sức lao động trong các nhà máy, nông trường, công trường mặc dầu bị đe dọa và bị bạo hành liên tục.
Có một lần, với chính sách của nhà cầm quyền CS Ba-Lan cấm đoán mọi việc xây cất nhà thờ mới, Ngài hướng dẫn hàng trăm giáo dân tới khu đất dự định xây nhà thờ cử hành thánh lễ và ca hát, cầu nguyện, giữa những ngọn nến bừng sáng trong đêm khuya vắng lặng. Nhà cầm quyền CS sau đó đã phải đáp ứng nguyện vọng chính đáng này.
Năm 38 tuổi, Ngài được phong Giám Mục phụ tá giáo phận Cracovie, dưới quyền đức Tổng Giám mục Wyszkinski. Ngài được coi là bête noir đối với chính quyền CS Balan vì sự bướng bỉnh và chống đối không mệt mỏi của Ngài trước sự vi phạm tự do tôn giáo và quyền của người lao động. Ngài hiểu rõ tâm tư và nỗi đău khổ của họ vì cùng cảnh ngộ.
Dù vậy, chính quyền nhiều lần muốn chia rẽ các vị lãnh đạo giáo hội bằng cách đem ân huệ và quyền lực để mua chuộc Ngài và chia rẽ hàng giáo phẩm, nhưng đều bị thất bại.
Những vụ nổi tiếng được biết đến như, mỗi lần có phái đòan ngoại giao hay nhân vật quan trọng tới thăm Giáo Hội Công Giáo Ba-Lan, họ tìm cách đưa thẳng phái đòan tới gặp Ngài, GM Karol Woityla chứ không cho gặp đức TGM Wyszkinski.
Tất cả những lần như thế, Ngài đều tìm cách tránh mặt hoặc đi xa, hoặc đi phụ tá đức TGM Wyszkinski đón tiếp các phái đòan.
Năm 1960, các Giám Mục trên thế giới họp Công Đồng Vatican II tại Roma, chính quyền CS Ba-Lan chỉ cho phép cấp hộ chiếu cho 2 vị trong số 5 Giám Mục.
Kết cục, tất cả 5 Giám Mục quyết định đều ở lại Ba-Lan không đi dự họp. Sự đoàn kết đã làm chính quyền mất mặt đối với thế giới và sau này, chính quyền Ba-Lan đã phái nhượng bộ chấp thuận cho tất cả các Giám Mục đi họp Công Đồng Vatican II tại Roma năm 1962. Đây là cái mốc thay đối quan trọng, đối với Giáo Hội Công Giáo trong việc canh tân, đồng thời là một diền đàn quốc tế để các Gíam Mục biết tới vị giáo hoàng tương lai Karol Woityla.
Thực vậy, qua những lần hội họp Công Dồng Vatican II, các Giám Mục đã chú ý đặc biệt tới những đề tài,những đề nghị cuả GM Karol Woityla mà Giáo Hội phải canh tân trong mục vụ tông đồ dựa trên tính cách cá biệt, do văn hóa, ngôn ngữ điạ phương của mỗi quôc gia trên thế giới và hướng đi sắp tới của Giáo Hội.
Các Giám Mục hiện diện đã rất khâm phục GM Karol Woityla về sự hiểu biết về thần học, trí thông minh và có cái nhìn xa và rộng các vấn đề của Giáo Hội và thế giới đang và sẽ phải phải đương đầu, đối phó trong tương lai.
Năm 1967, TGM Karol Woityla được tấn phong HồngY vừa đúng 47 tuổi tại Nhà Nguyện Sixtine, Roma. Với vị thế này, Ngài càng tỏ ra quyết liệt với Chính Quyền CS Vô Thần. Ngài qui tụ được nhiều nhà trí thức thần học, khoa học, sinh vật học để chống lại thuyết Mác-xít vô thần.
Có lẽ, được biết đến trên diễn đàn Công Đồng Vatican II 1962, ngày 22 tháng 10, 1978 Hồng Y Karol Woityla được bầu lên ngối vị Giào Hòang, hiệu Jean-Paul II.
Cả thế giới vừa vui mừng vừa ngỡ ngàng. Còn chính quyền CS Ba-Lan thì choáng váng mặt mũi tối tăm như bị một tiếng sét đánh ngang tai. Tướng W. Jaruzeski đã thú nhận sau này khi được ký giả phỏng vấn, ông cho biết tin này là một trận địa chấn kéo dài suốt năm 1979.
Một vi Giáo Hòang ngưới Ba-Lan, quốc gia theo chủ nghĩa CS vô thần! một ngoại lệ có từ 456 năm,các Vị Giáo Hoàng luôn luôn là người Y. Tất cả những dự đóan, phân tách của các nhà bình luận trên thếi giới hoàn tòan sai lầm về người kế vị Thánh Phê-Rô.
CÁC CON ĐỪNG SỢ, MỘT THÔNG ĐIỆP LÀ RẠN NỨT KHỐI BĂNG CS SAU 70 KẾT TỤ BẰNG BẠO LỤC RỒI TỤ TAN BIẾN NHƯ BỌT BIỂN
Ngày 2/6/1979, Giào Hòang Jean-Paul II trở về thăm Ba-Lan, Bí thư đảng CS Ba-Lan, lãnh tụ nhà nước, Tướng Wojciech Jaruzeski, miễn cưỡng ra đón rước, chân tay run lật bật khi đọc diễn văn chúc mừng Ngài trở về thăm quê hương đất tổ.
Trước hàng trăm ngàn ngưòi tụ họp đón chào Người ở quảng trường Cracovie, Giáo Hoàng Jean-Paul II mạnh mẽ nhắn nhủ: Các con đừng sợ trước nhà nước độc tài Cộng Sản vì Thiên Chúa không chấp nhận Chủ Nghiã vô Thần! Hơn thế nữa, Ngài còn đòi gặp Chủ Tịch Nghiệp Đoàn Solidarité, Lech Walesa, đang bị cầm tù sau một vụ biểu tình lớn lao đòi tự do dân chủ và quyền lao động.
Chính quyền CS Ba-Lan do Tướng Wojciech Jaruzlski phải phái một trực thăng tới nhà tù đem Lech Walesa đến gặp Giáo Hoàng. Sau này được phỏng vấn, ông ta thú nhận, là đức Giáo Hoàng J.P đệ II cho biết là sẽ ở lại Ba-Lan cho đến khi gặp được Lech Walesa. Tướng W. Jaruzeski cũng cho biết là, trước sự đe doạ can thiệp võ trang của CS Liên Bang Sô Viết như ở Tiệp Khắc năm 1956, ông đã phải ban hành lệnh thiết quân luật và cấm Nghiệp Đoàn Solidarité hoạt động để tránh biển máu do quân đội Liên Sô ở Praque.
Giáo Hòang Jean-Paul II viết một lá thư gửí ngay cho Bí Thư Đảng CS Nga Sô, Thống Tướng Leonid Brejnev yêu cầu trả lại nền độc lập cho Ba-Lan và không can thiệp nội bộ.
Trước áp lực nặng nề của tình thế, Chính quyền CS Ba-Lan cuối cùng phải chấp nhận cho bầu cử tự do các định chế công quyền và đề cử ông Tadeusz Mazowiecki, một người không cộng sản, nguyên là cố vấn của Nghiệp Đoàn Đoàn Kết Solidarité giữ chức Thủ tướng và Tướng W.Jaruzeski giữ chức Chủ Tịch Nhà Nước Ba-Lan.
Đây là một thắng lợi vang dội khắp thế giới, là tiếng chuông cầu hồn Requiem in Pace ( R.I.P) cho các chính quyển độc tài toàn trị nối tiếp sau.
Ngày18/10/1989, TT CS Đức Erich Honecker từ chức theo lời khuyên của Mikhail Gorbachev: khi đi trễ, chúng ta sẽ phải trả bằng mạng sống, khi ông ta cầu cứu tối hôm trước vì ý thức rằng bánh xe lịch sử đang đi tới, phải chạy trước khi quá trễ.
Ngày 10/11/1989, bức tường Bá-Linh chia cách giữa Đông và Tây Đức bị hàng chục ngàn dân chúng phía CS phá sập và tràn qua Tây Đức tìm tự do.
Một nguyên nhân rất tức cười là, tối hôm trước, vào khoảng 12giờ 15 phút, một cặp vợ chồng trẻ, sau khi được biết chính phủ CS Đông Đức thông báo trên đài phát thanh cho phép mọi công dân có quyền xin hộ chiếu ra nuớc ngoài, tới cửa khẩu chỉ trình thẻ căn cước và lính gác cho họ qua Tây Đức dễ dàng.
Chỉ vài gìờ sau, tiếng đồn lan ra khắp thành phố, hàng chục ngàn người tuôn ra các cửa khẩu, đập phá các chướng ngại vật, kẽm gai, leo cả lên các tường thành kiên cố quyết tâm vược qua, gây kinh hoàng cho quân lính cánh gác phải bỏ chạy thục mạng.
Hàng hàng lớp lớp dân chúng được thể, tràn qua như nước vỡ bờ: các bức tường bị phá sập, chọc thủng, tiếng reo hò mừng rỡ vang lên như sấm nổ, toàn thể 1/2 thành phố bừng dậy như vừa trải qua con ác mộng kéo dài suốt 50 năm.
Ngày 1/12/1989 Tổng Bí thư Nga, Mikhail Gorbachev vội bay qua Roma yết kiến với Giáo Hoàng Jean-Paul II trình bày hiện tình Đông Âu và bảo đảm với Giào Hòang là sẽ không mang quân đội tới can thiệp nội tình Ba-Lan., đồng thời muốn thiệt lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican, bị cắt đứt từ Cách Mạng 1917.
Ngày 26/12/1989, Chính quyền CS Roumalie sụp đổ, vợ chồng nhà độc tài Nicolae Ceausescu bị hành quyết. Ngay buổi tối, xướng ngôn viên đài truyền hình cho biết: kẻ chống lại Đức Ki-Tô đã chết vào ngày Noël!.
Toàn thể quân đội CS Ba-Lan đứng lên ủng hộ dân chúng biểu tình đòi tự do dân chủ và quay súng chống lại công-an và mật vụ, nhiều ngàn người bị giết. Tiếp theo các nước cộng sản Đông Âu rơi rụng như trái táo đã hư thối lâu ngày chỉ chờ làn gío tạt qua.
Liên Bang Sô Viết gồm 15 nước CS cũng cùng chung số phận và sau cùng chính chiếc nôi thế giới CS Nga sụp đổ tan tành. Ông Boris Yeltsin là Tổng Thống dân chủ đầu tiên của nước Nga mở ra một kỷ nguyên mới.
Cuộc chiến tranh lạnh kéo dài từ hơn 50 năm chấm dứt vĩnh viễn.
Cả thế giới thờ ra nhẹ nhõm trước nỗi kinh sợ chiến tranh nguyên tử, hạt nhân có sức tàn phá hơn hàng trăm ngàn lần hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945, buộc quân Nhật đầu hàng vô điều kiện.
Ngày 9/12/1990 Nghiệp Đoàn Đoàn Kết Solidarité với hơn 10 triệu đòan viên đã chiếm hầu hết ghế trừ1ghế trong quốc hội và Lech Walesa được chọn làm Tổng Thống Ba-Lan.
Một trang sử mới được viết ra với nhiều hy vọng: một chính thể dân chủ tự do, các quyền căn bản của người dân được tôn trọng, các đảng phái chính trị hoạt đông bình đẳng các cơ quan truyền thông truyền hình được hoạt động độc lập phục vụ quần chúng. Xẵ hội thăng tiến nhanh và mức sống người dân được nâng cao rất ngoạn mục (3).
Giáo Hoàng Jean-Paul II giải thích: Chủ Nghĩa Cộng Sản như một hệ thống, chắc chắn tự nó đã sụp đổ. Sự tan rã của nó là hậu quả những lổi lầm và lạm dụng của chính nó. Ngài kết luận: Chủ Nghĩa CS đã tự nó sụp đổ, vì sự yếu đuối tự tại của chính nó. Vì vậy Chế độ Cộng Sản không thể sửa đổi được.
Tuy nhiên, các tác nhân trực tiếp trong giai đọan lịch sử này như Mikhail Gorbachev, Lech Walesa (4), Tướng Wojciech Jaruzlski, đều công nhận, trong nhiền lần phỏng vấn, rằng vai trò của Giào Hòang Jean-Paul II là có tính cách quyết định trong sự sụp đổ của các nước CS đông âu và Liên Bang Sô Viết.
Ghi Chú:
(1) Giáo Hoàng Jean-Paul II đã nhiều lần bày tỏ ý nguyện thăm viến nhân dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam, nhưng đều bị các chính quyền CS từ chối.
(2) Ông Ngô đình Nhu, Thời Đệ Nhất Công Hòa của Chính quyền Ngô Đình Diệm, đã triển khai thành Thuyết Nhân Vị, trung tâm điểm trong việc tổ chức chính trị, hành chánh xã hội Việtnam từ 1956-1963. Tiếc rằng, một số các chính trị gia lúc bấy giờ không hiểu, hay quá sùng bái thuyết Khổng Nho lỗi thời, đã cản trở bước tiến của dân tộc để rồi xuyên tạc bài bác.
(3) Sản lượng quốc gia PNB Ba-Lan sau 16 năm có chính quyền dân chủ (1990-2006) là: 177 tỷ US$ và lợi tức đầu người là 4570US, xếp hạng thứ 53/192 nước trên thế giới so sánh với Vietnam PNB là 34,8 tỷ US$ và 430US$ / đầu người sau 31 năm độc lập thống nhất (1975-2006)– Đặc biệt về phát triển con người, Ba-Lan được xếp hạng 37/192 và Việt nam ở hạng 122/192 - Theo Atlas Encyclopédique Mondial 2006, trang 488-489 và 628-629.
(4) Mikhail Gorbachev và Lech Walesa, đều được giải Nobel Hoà Bình (1985)
Một nhà vô địch chiến đấu cho nhân quyền, dân chủ và tự do
GIÁO HÒANG JEAN-PAUL II
Ngài nói:
- Các con đừng sợ, N’ayez pas peur - Do not be afraid! (Lc 24,36; Mt 28,10)
- Các con đừng sợ trước nhà nước độc tài Cộng Sản vì Thiên Chúa không chấp nhận Chủ Nghiã vô Thần.
- Chủ Nghĩa Cộng Sản đã tự nó sụp đổ, vì sự yếu đuối tự tại của chính nó.
CÁC CON ĐỪNG SỢ! đó là thông điệp đầu tiên Ngài tuyên bố ngay khi nhận chức Giáo Hoàng tại Quảng Trường Thánh Phê-Rô, dưới sự cổ võ, vui mừng nồng nhiệt của hàng chục ngàn tín hữu chào đón Ngài, dưới ánh đèn rọi chiếu của hàng trăm ký giả, đài truyền hình trên thế giới còn đang ngỡ ngàng tự hỏi Karol Woityla là ai? một con người mảnh khảnh của một xứ nhỏ bé Ba-Lan bên Âu Châu, ít ai biết đến.
Trong suốt hơn 26 năm lãnh đạo giáo Hội Công Giáo, gồm hơn 1 tỷ tín đồ, Ngài đã du hành rao giảng Phúc âm sang hơn 129 quốc gia và gần 200 lãnh thổ hầu hết trên thế giới, bao gồm cả 5 châu bốn bể.
Gót chân Ngài in dấu từ Đông sang Tây, tứ Bắc xuống Nam, một con đường dài gấp hơn 20 lần vòng quanh thế giới, gấp 3 lần từ trái đất tớí mặt trăng!
Các nhà bình luận nói Ngài đã toàn cầu hóa những gía trị phổ thông về nhân quyền, tự do và nhân phẩm con người, đồng thời là chiến sĩ can ttrường cổ võ và hành động cho hòa bình (nổi bật nhất là Ngài chống chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và Irak năm 2002 đồng thời cử đặc sứ đi thuyết phục các bên tham chiến).
Ngài đặc biệt quan tâm tới giới trẻ và đặt tin tưởng vào họ trọng trách thay đổi bộ mặt thế gíơi đẹp đẽ hơn (chẳng hạn bảo vệ môi truờng), công bằng hơn ( chia sẻ tài nguyên trên thế gìới giữa các nước giầu và các nước nghèo, xóa hẳn nợ cho các nước nghèo ), yêu thương nhau hơn giữa các dân tộc không phân biêt chủng tộc tôn giáo (như việc đi thăm các thánh địa và các giáo chủ các tôn giáo, cùng cầu nguyện chung cho hòa bình thế giới tại Roma và đặc biệt mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ những người bị bắt bớ hành hạ vì bất đồng chính kiến, những dân tộc bị các chế độ độc tài không cho hưởng tự do, dân chủ (tại Cu-Ba, 1998, Ngài yêu cầu Fidel Castro thả tù những người bất đồng chính kiến; kết án thuyết Thần Học Giải Phóng quá khích nhuốm mầu sắc Mác-xit tại một số nước Nam Mỹ) (1). Viết về Ngài, có rất nhiều đề tài.
Thực vậy, ở đây, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh tới những mốc thời gian và hoàn cảnh chính trị xã hội Ngài sống và tranh đấu trước và sau ngày dược bầu lên ngôi vị Giáo Hoàng cho tự do dân chủ và nhân quyền tại Balan và một số nuớc còn độc tài trên thế giới. Và theo Ngài, chính nguyên nhân nội tại của chủ nghĩa cộng sản đưa tới sự tan rã tan tành các nước cộng sản Đông Âu và Liên Bang Sô Viết.
TRANH ĐẤU CHO NHÂN QUYỀN VÀ TỰ DO TÔN GIÁO TRONG LÒNG XÃ HỘI CỘNG SẢN VÔ THẦN
Lịch sử nước Ba-Lan là cả một chiều dài đấu tranh chống ngoại xâm, chia cắt và bảo vệ nền độc lập. Cuốc chiến tranh cận đaị nổi bật giữa Nga - Ba-lan kéo dài hai năm 1920-1921, đã mang lại cho Nga hơn 225 km2 vùng biên gìới và ảnh hưởng của Nga càng ngày càng mạnh trong tất cả các lãnh vực chính trị xã hội kinh tế.
Sau thế chiến thứ II, năm 1945, quân độ Liên Bang Sô Viết (Nga), với tư cách kẻ chiến thắng Đức Quốc Xã áp đặt một chính quyền Độc Tài Cộng Sản Vô Thần, sao chép nguyên bản theo cách tổ chức Cộng Sản Liên Sô. Tất cả các quyền căn bản của người dân đều bị cấm đoán, theo chuyên chính vô sản, và kinh tế tập trung.
Trong khi đó đại đa số dân chúng theo đạo Cộng Giáo thuộc Tòa Thánh Vatican, mặc dù bị đàn áp, bắt bớ, tuyên truyền xuyên tạc, cấm đoán, vẫn một lòng giữ đạo và phục tùng Tòa Thánh bằng cách nghe theo các linh mục xứ đạo.
Giáo dân cũng như các Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ Ba-Lan phải chịu một đời sống thật khó khăn. Họ bị tấn công thường trực không những bắng chủ nghĩa vô thần mà hàng ngày bị bóc lột đói khát trong các công truờng lao động tập thể trong nền kinh tế tập trung do chính quyền cộng sản Ba-Lan lãnh đạo.
Ngay những năm 1941-1942, khi còn đang theo hoc khoá đào tạo làm linh mục, vừa là công nhân nhà máy lọc nước tại Cracovie, cậu chủng sinh Woityla đã giúp nhiều người Do Thái, tìm cách che giấu họ và giúp họ trốn khỏi các trại tập trung, đặc biệt trại nổi tiếng Auschwitz, gần thủ đô Varsovie do Đức quốc Xã dựng nên để tiệu diệt họ. Một cộng việc đầy hiểm nguy tơí tính mạng.
Chàng thanh niên, Karol Woityla, năm 1946 được thụ phong linh mục vào lúc 26 tuổi, sau nhiều năm âm thầm (học chui) theo học Thần Học và đào tạo linh mục, sau khi đã tốt nghiệp cử nhân Thần Học và triết học tại đại học Varsovie.
Ngày 30/04/1948, Ngài đỗ bằng Tiến Sĩ Thần Học tại Ý vớí điểm tuyệt hảo (excellence). Trong thời gian này, Ngài không ngừng bút chiến với các lý thuyết gia vô thần cộng sản, bắng những bài viết, tranh luận, chỉ trích tính cách một chiều và xuyên tạc của nghĩa Maxisme vô thần về cái nghìn về vũ trụ và con người (vũ trụ quan và nhân sinh quan) trong khi Ngài đang là Giáo Sư đạo đức học tại đaị học công giáo Lublin.
Là một tín đồ Công Giáo nhiệt thành, đặt niềm tin tuyệt đối vào Đức Ki-Tô và để chống lại Thuyết Vô Thần Mác-xít, Ngài chứng minh Phúc âm là bản Nhân Quyền hoàn hảo nhất vì Phúc âm xác nhận luật Thiên Chúa là luật chi phối trật tự luân lý vũ trụ. Do mầu nhiệm nhập thể, con người thủ đắc được phẩm gía tròn vẹn nhất tương xứng với hình ảnh con người của Thiên Chúa.
Con người trở nên một nhân vị. Nhân quyền là hệ qủa của nhân vị. Mọi sự vi phạm tới con người cũng là vi phạm tới Thiên Chúa và đều phải bị kết án. Cho nên con người là trung tâm điểm hoạt động mục vụ của Giáo Hòang Jean-Paul II trong suốt cuộc đời.
Ngài đã viết rất nhiều sách, tài liệu, thông điệp, trong đó có hai cuốn sách Con Người và Hành Động, Tình Yêu và Trách Nhiệm để trình bày những triết lý thần học để phản kháng lại những tư tưởng được gọi là Triết Hoc Tự Nhiên mà những người CS căn cứ vào đó để giải thích tính cách Vô Thần về Vũ Trụ và Con Người.
Hệ qủa là các chính quyền CS không tôn trọng nhân quyền, phẩm gía con người vì người CS Mác-xít không coi con người như một Nhân Vị (1) nhưng chỉ là công cụ để hoàn thành cách mạng bạo lực chuyên chính vô sản sau đó độc quyền và toàn trị.
Trên phương diện xã hội, Ngài cũng không ngừng tranh đấu mạnh mẽ bảo vệ quyền lợi của các công nhân và nông dân bị cướp đất và bóc lột sức lao động trong các nhà máy, nông trường, công trường mặc dầu bị đe dọa và bị bạo hành liên tục.
Có một lần, với chính sách của nhà cầm quyền CS Ba-Lan cấm đoán mọi việc xây cất nhà thờ mới, Ngài hướng dẫn hàng trăm giáo dân tới khu đất dự định xây nhà thờ cử hành thánh lễ và ca hát, cầu nguyện, giữa những ngọn nến bừng sáng trong đêm khuya vắng lặng. Nhà cầm quyền CS sau đó đã phải đáp ứng nguyện vọng chính đáng này.
Năm 38 tuổi, Ngài được phong Giám Mục phụ tá giáo phận Cracovie, dưới quyền đức Tổng Giám mục Wyszkinski. Ngài được coi là bête noir đối với chính quyền CS Balan vì sự bướng bỉnh và chống đối không mệt mỏi của Ngài trước sự vi phạm tự do tôn giáo và quyền của người lao động. Ngài hiểu rõ tâm tư và nỗi đău khổ của họ vì cùng cảnh ngộ.
Dù vậy, chính quyền nhiều lần muốn chia rẽ các vị lãnh đạo giáo hội bằng cách đem ân huệ và quyền lực để mua chuộc Ngài và chia rẽ hàng giáo phẩm, nhưng đều bị thất bại.
Những vụ nổi tiếng được biết đến như, mỗi lần có phái đòan ngoại giao hay nhân vật quan trọng tới thăm Giáo Hội Công Giáo Ba-Lan, họ tìm cách đưa thẳng phái đòan tới gặp Ngài, GM Karol Woityla chứ không cho gặp đức TGM Wyszkinski.
Tất cả những lần như thế, Ngài đều tìm cách tránh mặt hoặc đi xa, hoặc đi phụ tá đức TGM Wyszkinski đón tiếp các phái đòan.
Năm 1960, các Giám Mục trên thế giới họp Công Đồng Vatican II tại Roma, chính quyền CS Ba-Lan chỉ cho phép cấp hộ chiếu cho 2 vị trong số 5 Giám Mục.
Kết cục, tất cả 5 Giám Mục quyết định đều ở lại Ba-Lan không đi dự họp. Sự đoàn kết đã làm chính quyền mất mặt đối với thế giới và sau này, chính quyền Ba-Lan đã phái nhượng bộ chấp thuận cho tất cả các Giám Mục đi họp Công Đồng Vatican II tại Roma năm 1962. Đây là cái mốc thay đối quan trọng, đối với Giáo Hội Công Giáo trong việc canh tân, đồng thời là một diền đàn quốc tế để các Gíam Mục biết tới vị giáo hoàng tương lai Karol Woityla.
Thực vậy, qua những lần hội họp Công Dồng Vatican II, các Giám Mục đã chú ý đặc biệt tới những đề tài,những đề nghị cuả GM Karol Woityla mà Giáo Hội phải canh tân trong mục vụ tông đồ dựa trên tính cách cá biệt, do văn hóa, ngôn ngữ điạ phương của mỗi quôc gia trên thế giới và hướng đi sắp tới của Giáo Hội.
Các Giám Mục hiện diện đã rất khâm phục GM Karol Woityla về sự hiểu biết về thần học, trí thông minh và có cái nhìn xa và rộng các vấn đề của Giáo Hội và thế giới đang và sẽ phải phải đương đầu, đối phó trong tương lai.
Năm 1967, TGM Karol Woityla được tấn phong HồngY vừa đúng 47 tuổi tại Nhà Nguyện Sixtine, Roma. Với vị thế này, Ngài càng tỏ ra quyết liệt với Chính Quyền CS Vô Thần. Ngài qui tụ được nhiều nhà trí thức thần học, khoa học, sinh vật học để chống lại thuyết Mác-xít vô thần.
Có lẽ, được biết đến trên diễn đàn Công Đồng Vatican II 1962, ngày 22 tháng 10, 1978 Hồng Y Karol Woityla được bầu lên ngối vị Giào Hòang, hiệu Jean-Paul II.
Cả thế giới vừa vui mừng vừa ngỡ ngàng. Còn chính quyền CS Ba-Lan thì choáng váng mặt mũi tối tăm như bị một tiếng sét đánh ngang tai. Tướng W. Jaruzeski đã thú nhận sau này khi được ký giả phỏng vấn, ông cho biết tin này là một trận địa chấn kéo dài suốt năm 1979.
Một vi Giáo Hòang ngưới Ba-Lan, quốc gia theo chủ nghĩa CS vô thần! một ngoại lệ có từ 456 năm,các Vị Giáo Hoàng luôn luôn là người Y. Tất cả những dự đóan, phân tách của các nhà bình luận trên thếi giới hoàn tòan sai lầm về người kế vị Thánh Phê-Rô.
CÁC CON ĐỪNG SỢ, MỘT THÔNG ĐIỆP LÀ RẠN NỨT KHỐI BĂNG CS SAU 70 KẾT TỤ BẰNG BẠO LỤC RỒI TỤ TAN BIẾN NHƯ BỌT BIỂN
Ngày 2/6/1979, Giào Hòang Jean-Paul II trở về thăm Ba-Lan, Bí thư đảng CS Ba-Lan, lãnh tụ nhà nước, Tướng Wojciech Jaruzeski, miễn cưỡng ra đón rước, chân tay run lật bật khi đọc diễn văn chúc mừng Ngài trở về thăm quê hương đất tổ.
Trước hàng trăm ngàn ngưòi tụ họp đón chào Người ở quảng trường Cracovie, Giáo Hoàng Jean-Paul II mạnh mẽ nhắn nhủ: Các con đừng sợ trước nhà nước độc tài Cộng Sản vì Thiên Chúa không chấp nhận Chủ Nghiã vô Thần! Hơn thế nữa, Ngài còn đòi gặp Chủ Tịch Nghiệp Đoàn Solidarité, Lech Walesa, đang bị cầm tù sau một vụ biểu tình lớn lao đòi tự do dân chủ và quyền lao động.
Chính quyền CS Ba-Lan do Tướng Wojciech Jaruzlski phải phái một trực thăng tới nhà tù đem Lech Walesa đến gặp Giáo Hoàng. Sau này được phỏng vấn, ông ta thú nhận, là đức Giáo Hoàng J.P đệ II cho biết là sẽ ở lại Ba-Lan cho đến khi gặp được Lech Walesa. Tướng W. Jaruzeski cũng cho biết là, trước sự đe doạ can thiệp võ trang của CS Liên Bang Sô Viết như ở Tiệp Khắc năm 1956, ông đã phải ban hành lệnh thiết quân luật và cấm Nghiệp Đoàn Solidarité hoạt động để tránh biển máu do quân đội Liên Sô ở Praque.
Giáo Hòang Jean-Paul II viết một lá thư gửí ngay cho Bí Thư Đảng CS Nga Sô, Thống Tướng Leonid Brejnev yêu cầu trả lại nền độc lập cho Ba-Lan và không can thiệp nội bộ.
Trước áp lực nặng nề của tình thế, Chính quyền CS Ba-Lan cuối cùng phải chấp nhận cho bầu cử tự do các định chế công quyền và đề cử ông Tadeusz Mazowiecki, một người không cộng sản, nguyên là cố vấn của Nghiệp Đoàn Đoàn Kết Solidarité giữ chức Thủ tướng và Tướng W.Jaruzeski giữ chức Chủ Tịch Nhà Nước Ba-Lan.
Đây là một thắng lợi vang dội khắp thế giới, là tiếng chuông cầu hồn Requiem in Pace ( R.I.P) cho các chính quyển độc tài toàn trị nối tiếp sau.
Ngày18/10/1989, TT CS Đức Erich Honecker từ chức theo lời khuyên của Mikhail Gorbachev: khi đi trễ, chúng ta sẽ phải trả bằng mạng sống, khi ông ta cầu cứu tối hôm trước vì ý thức rằng bánh xe lịch sử đang đi tới, phải chạy trước khi quá trễ.
Ngày 10/11/1989, bức tường Bá-Linh chia cách giữa Đông và Tây Đức bị hàng chục ngàn dân chúng phía CS phá sập và tràn qua Tây Đức tìm tự do.
Một nguyên nhân rất tức cười là, tối hôm trước, vào khoảng 12giờ 15 phút, một cặp vợ chồng trẻ, sau khi được biết chính phủ CS Đông Đức thông báo trên đài phát thanh cho phép mọi công dân có quyền xin hộ chiếu ra nuớc ngoài, tới cửa khẩu chỉ trình thẻ căn cước và lính gác cho họ qua Tây Đức dễ dàng.
Chỉ vài gìờ sau, tiếng đồn lan ra khắp thành phố, hàng chục ngàn người tuôn ra các cửa khẩu, đập phá các chướng ngại vật, kẽm gai, leo cả lên các tường thành kiên cố quyết tâm vược qua, gây kinh hoàng cho quân lính cánh gác phải bỏ chạy thục mạng.
Hàng hàng lớp lớp dân chúng được thể, tràn qua như nước vỡ bờ: các bức tường bị phá sập, chọc thủng, tiếng reo hò mừng rỡ vang lên như sấm nổ, toàn thể 1/2 thành phố bừng dậy như vừa trải qua con ác mộng kéo dài suốt 50 năm.
Ngày 1/12/1989 Tổng Bí thư Nga, Mikhail Gorbachev vội bay qua Roma yết kiến với Giáo Hoàng Jean-Paul II trình bày hiện tình Đông Âu và bảo đảm với Giào Hòang là sẽ không mang quân đội tới can thiệp nội tình Ba-Lan., đồng thời muốn thiệt lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican, bị cắt đứt từ Cách Mạng 1917.
Ngày 26/12/1989, Chính quyền CS Roumalie sụp đổ, vợ chồng nhà độc tài Nicolae Ceausescu bị hành quyết. Ngay buổi tối, xướng ngôn viên đài truyền hình cho biết: kẻ chống lại Đức Ki-Tô đã chết vào ngày Noël!.
Toàn thể quân đội CS Ba-Lan đứng lên ủng hộ dân chúng biểu tình đòi tự do dân chủ và quay súng chống lại công-an và mật vụ, nhiều ngàn người bị giết. Tiếp theo các nước cộng sản Đông Âu rơi rụng như trái táo đã hư thối lâu ngày chỉ chờ làn gío tạt qua.
Liên Bang Sô Viết gồm 15 nước CS cũng cùng chung số phận và sau cùng chính chiếc nôi thế giới CS Nga sụp đổ tan tành. Ông Boris Yeltsin là Tổng Thống dân chủ đầu tiên của nước Nga mở ra một kỷ nguyên mới.
Cuộc chiến tranh lạnh kéo dài từ hơn 50 năm chấm dứt vĩnh viễn.
Cả thế giới thờ ra nhẹ nhõm trước nỗi kinh sợ chiến tranh nguyên tử, hạt nhân có sức tàn phá hơn hàng trăm ngàn lần hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945, buộc quân Nhật đầu hàng vô điều kiện.
Ngày 9/12/1990 Nghiệp Đoàn Đoàn Kết Solidarité với hơn 10 triệu đòan viên đã chiếm hầu hết ghế trừ1ghế trong quốc hội và Lech Walesa được chọn làm Tổng Thống Ba-Lan.
Một trang sử mới được viết ra với nhiều hy vọng: một chính thể dân chủ tự do, các quyền căn bản của người dân được tôn trọng, các đảng phái chính trị hoạt đông bình đẳng các cơ quan truyền thông truyền hình được hoạt động độc lập phục vụ quần chúng. Xẵ hội thăng tiến nhanh và mức sống người dân được nâng cao rất ngoạn mục (3).
Giáo Hoàng Jean-Paul II giải thích: Chủ Nghĩa Cộng Sản như một hệ thống, chắc chắn tự nó đã sụp đổ. Sự tan rã của nó là hậu quả những lổi lầm và lạm dụng của chính nó. Ngài kết luận: Chủ Nghĩa CS đã tự nó sụp đổ, vì sự yếu đuối tự tại của chính nó. Vì vậy Chế độ Cộng Sản không thể sửa đổi được.
Tuy nhiên, các tác nhân trực tiếp trong giai đọan lịch sử này như Mikhail Gorbachev, Lech Walesa (4), Tướng Wojciech Jaruzlski, đều công nhận, trong nhiền lần phỏng vấn, rằng vai trò của Giào Hòang Jean-Paul II là có tính cách quyết định trong sự sụp đổ của các nước CS đông âu và Liên Bang Sô Viết.
Ghi Chú:
(1) Giáo Hoàng Jean-Paul II đã nhiều lần bày tỏ ý nguyện thăm viến nhân dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam, nhưng đều bị các chính quyền CS từ chối.
(2) Ông Ngô đình Nhu, Thời Đệ Nhất Công Hòa của Chính quyền Ngô Đình Diệm, đã triển khai thành Thuyết Nhân Vị, trung tâm điểm trong việc tổ chức chính trị, hành chánh xã hội Việtnam từ 1956-1963. Tiếc rằng, một số các chính trị gia lúc bấy giờ không hiểu, hay quá sùng bái thuyết Khổng Nho lỗi thời, đã cản trở bước tiến của dân tộc để rồi xuyên tạc bài bác.
(3) Sản lượng quốc gia PNB Ba-Lan sau 16 năm có chính quyền dân chủ (1990-2006) là: 177 tỷ US$ và lợi tức đầu người là 4570US, xếp hạng thứ 53/192 nước trên thế giới so sánh với Vietnam PNB là 34,8 tỷ US$ và 430US$ / đầu người sau 31 năm độc lập thống nhất (1975-2006)– Đặc biệt về phát triển con người, Ba-Lan được xếp hạng 37/192 và Việt nam ở hạng 122/192 - Theo Atlas Encyclopédique Mondial 2006, trang 488-489 và 628-629.
(4) Mikhail Gorbachev và Lech Walesa, đều được giải Nobel Hoà Bình (1985)
Văn Hóa
Chuyện phiếm: Chuyện Quê Nhà
Trà Lũ
19:33 15/03/2008
Chuyện phiếm: CHUYỆN QUÊ NHÀ
Mùa đông năm nay Canada nhiều tuyết lạ thường. Anh Mike hàng xóm da trắng của tôi sáng nào cũng phải thức dạy thật sớm xúc tuyết để mở lối cho xe ra đi làm. Chiều về anh phải cào tuyết hồi lâu mói đưa được xe vào trong. Gặp tôi anh nói lớn: Cả nước này chỉ có một mình ông là khôn ! Các cụ có biết anh Mike khen tôi khôn ở điểm nào chưa ? Thưa, ở điểm tôi không có xe hơi. Ở miền đất hạnh phúc này đã mấy chục năm, tôi chỉ lái xe có mấy năm đầu, rồi tôi bán xe. Tôi đi làm bằng xe bus các cụ ạ. Hệ thống chuyên chở công cộng ở Toronto này tốt nhất thế giới. Từ nhà tôi đi Phố Tàu mua nước mắm, tôi đi xe điện ngầm có 15 phút. Nếu cụ lái xe thì ít nhất cũng mất nửa giờ. Cụ lại còn bị nhức đầu vì kẹt xe, kẹt đường, tới nơi phải tìm ra chỗ đạu xe. Anh Mike còn khen tôi là không lái xe mà mỗi năm tôi để dành được gần 10 ngàn đồng vì không phải đóng thuế xe, tiền bảo hiểm, tiền bảo trì, tiền xăng nhớt. Chỉ có anh Mike là hiểu tôi và phục tôi, chứ mấy người tỵ nạn mới đến xứ này thì thương hại tôi lắm vì cho rằng tôi ở Canada đã lâu mà không mua nổi cái ô tô !
Mùa này, lái xe hơi thì khổ với mặt đường đầy tuyết, đi bộ thì cực với những đống tuyết chặn lối. Trong nhà, ngồi bên lò sưởi ấm áp rồi nhìn tuyết bay ngoài đường thì thấy thơ mộng thật, nhưng lội bộ ngoài đường, bước thấp bước cao, tuyết phả vào mặt, giá buốt luồn vào người, đời không hề thơ mộng chút nào.
Lần họp làng tuần qua tại nhà Cụ Chánh đã làm mọi người nhớ tới công ơn những người da trắng tiền phong, cách đây mấy trăm năm đã đến đây khai sơn phá thạch, để chúng tôi bây giờ được tiện nghi hạnh phúc như thế này.
Bữa nay Cụ chánh đãi chúng tôi hai món rất lạ miệng, đó là món vỏ dưa hấu xào thịt gà, và món gỏi vỏ dưa hấu thay thế đu đủ xanh. Xưa nay ăn dưa hấu, ta thường vất đi cái cùi trắng. Thật phí của trời. Chớ vất đi, các cụ ạ. Này nhá, ta gọt cái vỏ xanh bên ngoài, còn lại là cùi trắng, thuốc bổ đấy. Phần cùi trắng này rất tốt cho bao tử và bộ máy tiêu hóa. Xào với thịt, trộn với nước mắm, lạ miệng và ngon qúa sức !
Chị Ba Biên Hòa là người lên tiếng mở đầu bưã ăn. Chị nói: Tết con chuột đã qua, và chúng ta đã nghe bao nhiêu chuyên về chuột, bởi vậy hôm nay chúng ta không nói chuyện chuột nữa nghe bà con. Có một vài hội viên gật đầu, nhưng tiếng ông ODP đã làm mọi người chú ý: Chị Ba nói rất có lý, đáng lẽ là nên chấm dứt chuyện con chuột, nhưng xin cả làng cho tôi làm một việc ngoại lệ, ấy là bữa nay xin cho phép tôi được nói tiếp về chuột. Xin cho tôi nói để nó hết ấm ức trong lòng. Và mọi người đã lắng tai nghe ông.
Đã chuẩn bị từ trước, ông ODP rút trong túi ra mấy trang giấy, rồi ông chỉ tay vào tôi và thuyết trình: Đây là món qùa của bạn Trà Lũ gửi mừng tuổi tôi. Tôi thấy món qùa này qúy quá, không dám giữ riêng cho mình mà xin chia sẻ với cả làng. Thoáng nhìn mấy trang giấy ông ODP cầm trong tay là tôi nhận ra món quà của tôi rồi. Đó là mấy trang Tin Thư mang tên ‘Anh sáng’ của Mục Sư Phan Thanh Bình ở Cali gửi cho tôi. Các cụ biết mục sư Bình chứ ? Ông là một mục sư vừa đạo đức vừa thông thái lạ thường. Ông đã viết rất nhiều sách giảng đạo. Mỗi tháng ông còn gửi cho các tín hữu và bạn bè bản tin thư chia sẻ Lời Chúa. Tết Con Chuột vừa rồi, ông viết về con chuột hay quá. Tôi nhận được bản tin này, đọc ngấu nghiến rồi vội vàng biếu ngay ông ODP. Không ngờ ông ODP cũng bị bùa mê từ MS Bình.
Ông ODP nói rất say sưa: Tôi đọc cổ thư đã nhiều, thế mà không hề biết chuyện con chuột của văn hào Tô Đông Pha đời Tống bên Tàu. Họ Tô kể rằng: Một đêm kia ông đang ngồi đọc sách thì nghe tiếng chuột gặm cái gì đâu đó. Ông vỗ bàn thì nó yên. Phút sau nó lại gặm. Ông sai người đầy tớ lấy cây đèn tìm chuột. Người đầy tớ lắng nghe động tĩnh hồi lâu thì phát giác ra con chuột đang gậm nhấm trong rương. Học giả Tô Đông Pha liền chuẩn bị đập con chuột. Mở rương ra, ông chỉ thấy một con chuột nhắt nằm chết ngay đơ. Ông vội lấy que gắp con chuột chết vất ra ngoài. Thân con chuột vừa chạm đất, nó vùng chạy rồi biến mất. Văn hào Tô Đông Pha bắt hụt con chuột đã trầm ngâm: Lạ thay, con chuột bị nhốt trong rương, không có gì ăn được, nhưng nó cứ cố gặm. Nó gặm để gây chú ý, để người ta mở rương giúp nó tìm kế thóat thân. Không chết mà làm ra chết. Con người là con vật khôn hơn các loài, ấy thế mà ta thấy con chuột khôn hơn loài người. Ta đã mắc mưu nó.
Hay qúa chứ. Các cụ đã nghe chuyện con chuột này chưa ? Ông ODP và tôi đều chưa. Xin bái phục MS Phan Thanh Bình đã tìm ra con chuột của Tô Đông Pha
Mà phần bái phục chưa hết đâu. Sau chuyện con chuột trên đây, MS Bình còn luận về Dịch Hạch, một thứ dịch do con chuột gây ra. Thế kỷ thứ 5, dich này đã giết hại hàng trăm ngàn người ở Nhã Điển, thế kỷ thứ 6 hàng triệu người ở Bắc Phi, thế kỷ thứ 14, 23 triệu người ở Âu Châu và 23 triệu người ở Á Châu…... Và các thế kỷ kế tiếp, con chuột đã gieo kinh hoàng cho khắp thế giới.
Và mục sư Bình đã cảnh giác chúng ta: Ngoài dịch chuột, thế giới còn đang phải đối diện với Dịch Chiến Tranh, do con vi trùng ganh ghét, đố kỵ, vị kỷ. Thế Chiến Thứ Nhất bệnh dịch này đã lấy đi mạng sống của 10 triệu người, Thế Chiến Thứ Hai lấy đi 55 triệu mạng người. Và Thế Chiến Thứ Ba hình như đang tới gần. Ngoài ra còn dịch Cộng Sản. Nga Sô, Trung Cộng, Việt Cộng, Miên Cộng đã giết chừng một trăm triệu người.. .
Mấy bà mấy cô trong làng nghe tới sự chết thì sợ qúa đã xin ông ODP ngưng nói về bệnh Dịch. Ông ODP ngưng đề tài này và chuyển sang đề tài khác ngay. Các cụ có biết ông già ODP mưu lược này nói về chuyện gì không. Tôi phục cái tài mẫn tiệp của ông này qúa. Hình như ông đã tính trước được phản ứng của dân làng. Xưa, ông là nhà quân sự nổi tiếng cầm quân giỏi. Ông đánh trận nào thắng trận đó. Đánh giặc là phải biết tiên liệu mà, ông thường bảo tôi thế. Tôi cũng tưởng ông kể chuyện cười. Không phải thế, các cụ ơi. Ông nói về đề cái ĂN, và vẫn dính tới MS Phan Thanh Bình, mới tài chứ.
Ông ODP hùng hồn nói tiếp: Từ khi tôi mê MS Bình, tôi đã tìm mua được cuốn sách mới nhất của ông, cuốn ‘ Hài Hòa Trong Tình Người’. Tác giả giảng về nhiều đề tài, giọng rất tếu. Chẳng hạn nói về ĂN, trang 122 ông viết:
-Những lãnh vực không nên ăn: ăn bám, ăn bẩn, ăn bòn, ăn bớt, ăn bừa, ăn cắp, ăn chận, ăn chịu, ăn chơi, ăn chực, ăn cướp, ăn đút, ăn gian, ăn hiếp, ăn hối lộ, ăn lường, ăn mảnh, ăn mánh, ăn mày, ăn ngược nói ngạo, ăn quỵt, ăn sương, ăn trộm, ăn vạ, ăn vụng………...
- Những lãnh vực nên ăn: ăn cận nằm kề, ăn cây nào rào cây ấy, ăn cho đều chia cho sòng, ăn có nhai nói có nghĩ, ăn học, ăn khớp,, ăn lương, ăn nằm, ăn năn, ăn ngay nói thẳng, ăn nhịp, ăn nói, ăn ở, ăn sung mặc sướng, ăn tiệc, ăn tiêu, an uống, ăn ý...
Thuyết trình viên ODP là người rất tinh ý, ông biết ông giảng đạo như vậy đã đủ, nên ông chuyển sang đề tài tươi mát để đẹp lòng phe các bà.Ông chuyển ngay, rất dễ dàng. Nhân tháng Hai có lễ Valentine, lễ quốc tế về tình yêu, mùa lễ còn đang nóng bỏng trong lòng các bà. Ông đố các bà tin thời sự nào về tình yêu nóng bỏng nhất. Câu hỏi bất chợt và khó làm phe các bà ớ ra. Nhà thông thái bèn nói ngay: Đó là tin một cô gái được tài tử thần tượng hôn một cái vào má, cô sung sướng ngây ngất đến độ đã lăn ra bất tỉnh. Tài tử nào cơ ? Thưa đó là chàng tài tử đẹp trai David Beckham. Các hãng tin ở Hollywood đã loan tin này trang nhất hồi đầu tháng Hai vừa qua. Kinh thật chứ. Mới hôn có một cái và mới hôn vào má mà đã lăn đùng ra, chứ nếu hôn nhiều cái và cái hôn tiến xa hơn thì chắc cô sẽ tiêu diêu miền cực lạc.
Rồi ông ODP duyên dáng chuyển đề: Đấy là chuyện bên tây. Bên ta cũng kinh hãi lắm. Tình yêu cơ mà. Ta hãy nghe nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp tâm sự với nhà thơ Nguyễn Vỹ. Nguyễn Nhược Pháp là tác giả bài thơ nổi tiếng ‘ Chùa Hương’. Ông là con của cụ Nguyễn Văn Vĩnh. Cụ Vĩnh là bạn thân của bố cô Thanh Tú. Cô Thanh Tú mê Nguyễn Nhược Pháp nhưng mối tình một chiều. Nguyễn Vỹ mới hỏi nhỏ Nguyễn Nhược Pháp tại sao không yêu nàng Thanh Tú. Nhược Pháp trả lời:
- Thanh Tú không có ngực thì làm sao tôi yêu được ?
- Thế tình yêu ở ngực à ?
- Nhưng chính ở trên bộ ngực ấy ta mới sờ được tình yêu chứ !
Các cụ đã thấy câu trả lời này sấm sét chưa ? Ngày xưa, tôi có đọc một câu của Immanuel Kant mà tôi cho là hay qúa sức và đúng qúa sức: ‘ Bàn tay là phần có thể thấy được của bộ óc’. Nay nghe câu trả lời của Nguyễn Nhược Pháp thì tôi thấy câu của Kant phải viết thêm: ‘Bàn tay là phần có thể thấy được của bộ óc và trái tim’. Các cụ có đồng ý với tôi không ?
Thấy các bà chăm chú nghe chuyện tình yêu ở ngực, ông H.O. được hứng bèn xin góp một chuyện. Rằng trong các thiệp lễ Valentine đều có vẽ hình trái tim màu đỏ. Trái tim là biểu hiệu tình yêu. Nhưng theo GS Galdino Pranzarone thuộc Đại học Salem bên Mỹ thì cái hình đó không phải là hình trái tim. Ông đã tìm thấy lời giải thích cái hình vẽ ấy trong thần thoại Hy lạp. Các cụ nào yếu bóng vía thì xin nhắm mắt lại và đừng đọc tiếp nha. Đó không phải là hình trái tim mà là hình cặp mông nhìn từ phía sau của nữ thần sắc đẹp Aphrodite. Cặp mông nha. Người Hy lạp ngày xưa đã xây riêng một ngôi đền mang tên ‘ Aphrodite Kallipygos’, nghĩa là ‘ Nữ thần có cặp mông đẹp nhất thế gian’. Thì ra mắt chúng ta khác mắt người Hy Lạp, các cụ a.
Lần đầu tiên các bà nghe sự lạ về hình trái tim, rõ ràng xưa nay ai cũng bảo nó là hình trái tim, nay theo ông H.O. thì nó lại là hình cái khác. Mấy bà lấy tay vuốt ngực rồi kêu lên: Quỷ thần thiên địa ơi, sao lại có sự lạ đời như thế này! Người Hy Lạp ngày xưa kỳ qúa !
Lúc này anh John mới lên tiếng: Đó là hình trái tim, hình biểu tượng tình yêu. Muôn người như một, ai cũng nghĩ thế, chỉ trừ có cái ông giáo sư Pranzarone kỳ cục mà thôi. Ta hãy quên cái ông giáo sư có con mắt lệch lạc này đi. Dứt khóat đó là hình quả tim. Xin hãy cho tôi nói tiếp về chuyện tình yêu.
Cái anh John này thật đáng yêu vô cùng. Giữa lúc không khí trong làng xôn xao và giao động về bức hình trái tim thì Anh đã nhảy vào đúng lúc. Anh xin trình bày tin thời sự trong tháng. Rằng theo thống kê năm 2007 vừa qua của công ty internet GOOGLE, có 2 câu hỏi mà người ta đã hỏi nhiều nhất: ‘ Thượng Đế Là Ai ?’ và ‘ Tình Yêu Là Gì ?’. Đây là hai câu hỏi lớn trong cuộc đời.
Tuần báo The Catholic Register của Tổng Giáo Phận Toronto đã dành một trang lớn, số 27.I.2008, để viết về đề tài này, và hỏi: Bạn đã tìm ra hai câu trả lời chưa?
Anh John kể tiếp: Tôi mới đọc thấy trên báo có một mẩu tin làm tôi suy nghĩ. Có thể nó là câu trả lời chung cho cả 2 câu hỏi căn bản của con người. Đó là chuyện một em bé VN trên đất Mỹ. Em mang tên Tad Lietz. Em bé này sinh ở VN. Cha mẹ sinh em ra xong, thấy em thiếu cánh tay trái, cha mẹ liền mang vất em vào viện mồ côi. Đến năm em 3 tuổi thì em gặp cứu tinh. Đó là ông bà Jeffrey và Mary Lietz. Ông bà từ Hoa Kỳ sang VN xin con nuôi. Em bé lúc đó mắt như bị mù, hai lỗ tai bị mưng mủ vì nhiễm trùng., em chỉ có cánh tay mặt. Em hầu như bất toại. Toàn thân em nặng có 16 pounds. Suốt ngày em la khóc. Ông bà Lietz đã nhận em làm con và đưa em về Mỹ. Tại Mỹ ông bà được Hội Shriners tiếp tay nuôi dưỡng. Và em đã lớn lên ở Hoa Kỳ. Sau khi hết các bệnh, em ao ước được học nhạc và học chơi đàn đại vĩ cầm. Em đã được cha mẹ nuôi hết lòng săn sóc. Kỳ vừa qua, khi em vừa tròn 12 tuổi, em đã xuất hiện trong đại hội Shriners toàn quốc Hoa Kỳ. Tay phải em bấm nốt nhạc trên cây đàn, bàn chân trái của em kéo dây đàn. Em trình bày bản nhạc Titanic thật xuất sắc. Em đã làm cả hội trường cảm động rơi nước mắt. Cả hội trường đã đứng lên vỗ tay thật lâu ca ngợi một em bé gốc VN đã chiến thắng mọi tật nguyền và nêu gương can đảm, và ca ngợi người cha mẹ nuôi Lietz có tái tim tình yêu vĩ đại và tuyệt vời.
Nếu tôi đi tìm con nuôi, tôi sẽ chọn đứa bé nào khoẻ mạnh, sạch sẽ, lành lặn. Ông Bà Lietz khác hẳn tôi và tốt hơn tôi nhiều. Ông bà chọn em bé yếu đuối, dơ bẩn, tật nguyền, bịnh hoạn, cụt tay. Cái gì đã làm hai ông bà có hành động can đảm như vậy, các cụ ?
À, mà thôi. Chuyện tình yêu đã đưa độc giả đi xa qúa mất rồi ! Xin trở về chuyện miền đất lạnh tình nồng này. Chuyện nổi bật sau Tết Mậu Tý là cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt ở Toronto phản đối Trung Cộng chiếm đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Đó là ngày 9.2.2008, một ngày đầy tuyết, mưa to gió lạnh. Hơn 200 đồng bào đã tập trung trước Tòa Lãnh Sự TC ở ngay trung tâm thành phố. Một rừng cờ vàng, một rừng biểu ngữ. Điểm đặc biệt là trong phần hô khẩu hiệu có hô bằng tiếng Quan Thoại. Một cụ già đứng bên tôi gật gù về việc hô tiếng Tàu: Có lý ! Mình chửi nó thì mình phải cho nó hiểu mình chửi cái gì chứ. Các cụ ở xa nhớ lấy kinh nghiệm này nha. Phe ta vừa đả đảo Trung Cộng xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải VN, vừa đả đảo VC hèn hạ cúi mặt ngậm miệng về việc này.
Điều đáng nói và đáng ca ngợi thứ hai là đôi danh tài Khắc Chí và Ngọc Bích vừa từ Vanvouver miền tây Canada sang Toronto sinh hoạt. Họ trình diễn tại một số trường trung tiểu học. Đôi vợ chồng nhạc sĩ tài ba này đã trình diễn âm nhạc cổ truyền VN qua các nhạc cụ VN cho học sinh da trắng. Nhà tôi nằm ngay bên cạnh một trường tiểu học Montessori. Ngày 19.2.2008, tôi đang uống trà buổi sáng thì ông bà hiệu trưởng đã sang gõ cửa mời tôi dự buổi trình diễn văn hóa đặc biệt này. Thật là tuyệt vời. Lần đầu tiên các em bé tóc vàng mắt xanh được xem, được nghe trình diễn, được sờ tới cây đàn độc huyền cầm VN và những nhạc cụ làm bằng tre. Các em tỏ ra sung sướng và ngạc nhiên hết sức mình. Một giờ trình diễn của đôi danh ca tài danh này có giá trị bằng trăm trang báo, bằng trăm giờ diễn thuyết. Hai bạn trẻ đã và đang say sưa làm công tác vinh danh văn hóa VN. Họ giống y như đôi uyên ương Trần Quang Hải và Bạch Yến khi xưa. Các cụ phương xa nếu muốn giới thiệu âm nhạc VN cho người da trắng, xin liên lạc với con chim đầu đàn: khacchi@khacchi.com, (604)-254-1602.
Về mặt viết lách, nhà văn Song Thao ở Montréal vừa ra cuốn ‘Phiếm 5’. Phục ông này qúa. Mỗi năm ra một cuốn. Cuốn nào cũng hay. Song Thao là một tên tuổi lớn trong làng chuyện phiếm. Ông đã ngoài lục tuần mà ngòi bút còn sung mãn và bay bướm qúa. Tôi gọi điện thoại khen bút ông còn nhiều mực thì ông than là đã bắt đầu thấy mực sắp cạn. Xin bái phục và chúc mừng Phiếm 5 của Song Thao.
Ông Song Thao còn bảo tôi: Thời gian đi nhanh qúa. Mới ngày nào còn đùa nghịch vui vẻ ở Chu Văn An Saigon, nay, thoắt cái, đã thấy mình thành ông già đang triết lý vụn về cuộc đời ở Canada. Lời ông làm tôi nhớ lời cô Cao Xuân mới nói với tôi tuần trước:
…………Mới vừa anh anh chị chị đó
Nay đã ôn ôn mệ mệ rồi.
Câu thơ Huế này làm tôi nhớ chuyện ông H.O. vừa theo chân ông chú ruột về thăm VN. Chú ông đã già, hằng mơ ước được nhìn lại sinh quán trước khi về chầu Phật. Ông đi đã tháp tùng ông chú, vừa hộ vệ vừa săn sóc. Ông kể nhiều chuyện VN hấp dẫn lắm, các cụ a.
Thứ nhât là chuyện ngôn ngữ. Vừa tới phi trường là hai bảng chữ đập vào mắt.
Bảng thứ nhất ghi ‘Tổ Lái’. Cái chi dị kỳ thế này. Mấy chục năm trước có ai nói thế bao giờ ! Mãi rồi mới biết đây là lối dành riêng cho phi hành đoàn lái máy bay. Rồi lại bảng ‘ Cụm Cảng Hàng Không’. Cụm là cái gì vầy cà ? Mãi rồi mới hiểu cụm đây chỉ một tập hợp. Nhưng chuyện ngôn ngữ lạ này không hay bằng chuyện thời gian đi mau. Ông chú của anh H.O. ngày xưa ở Hà Nội cũng bay bướm lắm. Ông giữ mãi trong tim người tình tên Lan của thập niên 1950. Hai chú cháu tìm đến địa chỉ người đẹp ngày xưa. Tới nơi, căn nhà sân gạch vẫn như xưa. Một cụ già đang quét sân. Bà cụ thấy hai khách lạ, bèn dừng chổi, lên tiếng hỏi: Hai bác kiếm ai ? Ông chú bèn lên tiếng: Thưa cu, tôi kiếm Cô Lan, cô Tố Lan, người bạn tình cách đây 50 năm. Cụ già nhìn ông một chút rồi bỗng oà lên khóc và ôm chầm lấy ông: Phải anh Tấn đây không ? Anh Tấn ơi, em là Tố Lan đây !
Đó là chuyện ông chú. Ông H.O. cũng một chuyện tình gay cấn tương tự. Anh cũng đi tìm người đẹp ngày xưa. Người đẹp không ở Hà Nội mà ở Saigon. Anh tới đầu ngõ thấy cô gái đang bế con, nét mặt và vóc dáng đúng là vóc dáng người yêu. Anh lên tiếng ngay: “ Thu Hồng ! em còn nhận ra anh không ? Tuấn Nhảy Dù ngày xưa đây”. Cô gái trả lời ngay: “ Thưa Bác, Thu Hồng là tên mẹ cháu, mẹ cháu đang bán hàng ngoài chơ ”.
Rồi tôi hỏi ông chuyện sách báo ở Hà Nội. Ông cho biết: Chuyện này dài lắm và nhiều điều hay lắm. Phải viết hàng chục cuốn sách mới kể hết. Tôi xin ông kể vài chuyện điển hình. Ông cười hà hà rồi bảo: Ở VN có Hội Nhà Văn. Các nhà văn ăn lương nhà nước và viết sách theo chỉ thị. Ông vỗ trán một chập rồi kể 2 chuyện: Chuyện nhà văn gái Mã Thiên Đông viết cuốn ‘ Chuyện Giờ Mới Kể’. Bà tả toán đặc công tấn công đài phát thanh Saigon tết Mậu Thân 1968: Chỉ có nửa tiểu đội mà họ tả xung hữu đột, bắn cháy một xe nồi đồng, quân địch chết 38 người, còn lính bị thương thì nằm la liệt khắp nơi. Đây là nhóm du kích rất trẻ, từ miền Củ Chi, Hậu Nghĩa.
Nhà văn gái này còn viết cuốn thứ hai tên là ‘Kẻ bị CIA cưa chân 6 lần’. Rằng một hôm bọn ngụy bắt được một anh giao liên thì mừng lắm. Chúng đem anh giao liên về Saigon, giam trong một biệt thự sang trọng, và dụ rằng nếu anh này chịu cung khai thì anh sẽ được phong chức trung tá, cho 100 ngàn đô la và 10 con gái đẹp phục vụ ngày đêm. Chuyện này nếu viết cách đây 40 năm thì còn hiểu được. Nay đã đầu thế kỷ 21 thế mà hội các nhà văn vẫn cho in và phát hành. Hình như vẫn còn người tin.
Ngoài chuyện sách báo, tôi còn hỏi anh câu chuyện cô tài tử Thùy Linh đóng phim sex với con ông tướng Công An Nguyễn Đức Nhanh, câu chuyện đã một thời sôi nổi. Anh H.O. nói ngay: Chuyện đó xưa rồi. Nhà văn ký tên Đáy đã viết rất hay trên báo Thông Luận số 220 cuối năm 2007 vừa qua. Thấy tôi là người già chậm hiểu nên ông rút ngay tờ báo ra và đọc cho tôi cái đoạn nói về lớp trẻ bây giờ ở Hà Nội. Lớp trẻ tiến bộ lắm, như sau:
Chúng cháu bây giờ tiến bộ lắm, tiến nhanh tiến mạnh. Chúng cháu bây giờ 15 tuổi là có bạn trai rồi, có đứa mới 13 cũng đã có bồ. Trễ lắm là 18 là đã xong hết. Đứa nào không như thế là không bình thường, là hâm, là mát dây. Khúc phim Thuỳ Linh- Hoàng Việt chúng cháu đã xem hết rồi. Trong buổi truyền hình tạm biệt, Thùy Linh nhận khuyết điểm và xin rút kinh nghiệm. Thế là khiêm tốn chứ nếu bác coi khúc phim đó bác sẽ thấy chúng nó kinh nghiệm đầy mình, bố mẹ chúng nó chưa chắc đã có kinh nghiệm bằng chúng. Còn chuyện xúc phạm thuần phong mỹ tục thì thật là giả dối. Chả xúc phạm gì cả. Chúng cháu đứa nào cũng biết hết rồi. Đố bác kiếm ra đưa con gái nào tên Trinh. Cái tên đó người ta không đặt tên cho con gái nữa, nghe nó tục tục thế nào. Và bác có biết tại sao bọn trẻ chúng cháu lại đi tìm sex không ? Đó là vì tất cả đều giả dối, bịp bợm cả ! Bố cháu lương tháng chưa đầy 500 đô, tại sao vẫn có tiền cho chúng cháu đi du lịch dài dài ? Chẳng ông nào đi học, nhưng ông nào cũng đầy bằng cấp đại học. Ông nào cũng cho chủ nghĩa Mác-Lênin là nhất, nhưng ông nào cũng gửi con đi Mỹ. Dối trá hết. Ít nhất sex là thực, nó không biết nói dối bác ạ.
Chuyện quê nhà còn dài lắm, xin khất các cụ lần sau.
Lễ Phục Sinh đang tới. Phục sinh là sống lại. Xin kính chúc các cụ làm sống lại cái tâm ‘Nhân chi sơ, tính bản thiện’ trong mỗi người chúng ta.
TRÀ LŨ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cô Đơn
Bro. Phạm Ngọc Thạch, cmc.
00:22 15/03/2008
CÔ ĐƠN
Ảnh của Bro. Phạm Ngọc Thạch CMC, Carthage, MO.
Ơ kià cái cõi- đi-về-gang tay
Một mình cho hết đêm nay
Ta ngồi với Chúa ôm đầy nhân gian.
(Trích thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền