Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 16/03: Sự tranh chấp khi Chúa Giêsu xuất hiện – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Giáo Hội Năm Châu
00:55 15/03/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan,
Khi ấy, sau khi nghe Chúa Giêsu giảng, có nhiều người trong đám dân chúng nói rằng: “Ông này thật là tiên tri”. Kẻ khác nói: “Ông này thật là Ðấng Kitô”. Người khác nữa lại nói: “Ðấng Kitô xuất thân từ Galilêa sao? Nào Kinh Thánh chẳng nói: Ðấng Kitô xuất thân bởi dòng dõi Ðavit, và từ làng Bêlem, quê hương của Ðavit?” Vì thế, dân chúng bất đồng ý kiến với nhau về Người. Trong số đó, có một ít kẻ định bắt Người, nhưng không ai dám ra tay bắt Người. Vậy khi những người thừa hành đến với thượng tế và biệt phái, các ông này hỏi họ rằng: “Tại sao các ngươi không điệu nó tới?” Các người thừa hành thưa rằng: “Chẳng hề có ai nói như người ấy”. Các người biệt phái trả lời rằng: “Chớ thì các ngươi cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong các vị thủ lãnh và các người biệt phái, có ai tin nó đâu? Chỉ có lũ khốn nạn đó nó không biết gì lề luật”. Nicôđêmô là người đã tới gặp Chúa Giêsu ban đêm, cũng là người trong nhóm họ, nói với họ rằng: “Chớ thì luật của chúng ta có lên án cho ai mà không nghe họ, hoặc không biết rõ họ làm gì không?” Nhưng họ trả lời rằng: “Hay ông cũng là người Galilêa? Hãy đọc kỹ Kinh Thánh, ông sẽ thấy rằng không có tiên tri nào phát xuất từ Galilêa”. Sau đó ai về nhà nấy.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:56 15/03/2024
23. Chúng ta nên đem thời gian ngồi trước bí tích Thánh Thể làm thời gian vui vẻ nhất trong cuộc sống.
(Thánh John Vianney)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:00 15/03/2024
4. LÝ GIÁP KHÔNG KEO KIỆT
Ở Kim Hoa có người tên Lý Giáp thích bóc lột người khác để làm béo mình.
Nhà của ông ta ở gần chùa, trong chùa có hai hòa thượng được người trong thôn kính trọng ngưỡng mộ, mỗi khi ra ngoài khất thực thì được dân chúng vui vẻ cúng nhường rất nhiều, vợ của Lý Giáp cũng ôm những đồ vật của chồng cúng hòa thượng, Lý Giáp biết được thì ghi hận trong lòng.
Một hôm, hai hòa thượng có chuyện nên lại đến nhà của Lý Giáp, Lý Giáp cố ý làm bộ niềm nở, nhưng ngấm ngầm ra lệnh cho đầy tớ làm bốn cái bánh độc để hòa thượng ăn, nhưng hòa thượng trước khi đến thì đã ăn no nên ôm bánh đem về.
Sáng sớm ngày hôm sau, hai đứa con trai của Lý Giáp đến chùa chơi đùa, hòa thượng cảm thấy vui và hỏi thăm thì biết là con của Lý Giáp, nên vội vàng về phòng tìm kiếm cái gì có thể ăn để cho chúng nó, nhưng chỉ thấy trên bàn có mấy chiếc bánh chưa ăn nên vội vàng phân làm hai đưa cho hai đứa nhỏ.
Hai đứa chỉ ăn một phần, còn lại thì bỏ vào trong túi áo mang về đến nhà thì kêu đau bụng, không lâu sau thì chết. Lý Giáp đau khổ vô cùng, nhìn thấy trên thân con có mang một cái bánh độc thì biết trúng độc mà chết, nên chỉ biết nuốt nước mắt mà thôi.
Có người đem câu chuyện này kể cho người bủn xỉn nghe, và muốn lấy chuyện này để giễu cợt họ, người bủn xỉn ấy nói:
- “Anh nói Lý Giáp vì bủn xỉn mà gặp tai họa sao, theo tôi thấy thì ông ta không phải vì bủn xỉn mà gặp tai họa, nếu là tôi ư, tiếc gì mấy cái bánh ấy để chết chứ?”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 4:
Hại người vì lòng tham thì nhiều hơn hại người vì lòng ghét, đọc báo coi truyền hình đều thấy như thế, đa số con người ta hại nhau cũng chỉ vì lòng tham mà ra.
Vì tham mà anh em ruột thịt giết hại lẫn nhau; vì tham mà bà con láng giếng chửi nhau, thù hận nhau và không nhìn mặt nhau; vì tham mà bạn bè trở thành đối thủ không đội trời chung với nhau.v.v...Người có lòng tham thì luôn là người bủn xỉn keo kiết, cho nên họ cũng không biết đến bác ái là gì, mà nếu có biết thì cũng là vì tư lợi riêng mới bỏ tiền của ra mà thôi.
Ai đem tiền bạc của cải giúp người vì thấy mình có bổn phận giúp đỡ họ, là người khôn ngoan đem của cải trần thế của mình để “xây nhà” trên thiên đàng; ai bo bo giữ của cải cho mình mà làm ngơ trước sự khốn khó của tha nhân là người đem tiền bạc của cải của mình mua “nhà” trong hỏa ngục, khốn nạn đời đời, đó là chân lý và là niềm tin của mọi tín ngưỡng, nhưng đức tin của người Ki-tô hữu thì cao hơn một bực, đó là khi họ giúp đỡ cho tha nhân là chính họ giúp đỡ Đấng đã vì họ mà trở nên nghèo hèn, đó là Đức Chúa Giê-su.
Khuyên người bủn xỉn nên sống quảng đại là việc làm tốt, nhưng trước hết hãy nói cho họ nghe về tình yêu của Thiên Chúa đã dành cho nhân loại qua cuộc giáng trần, khổ nạn, chịu chết và phục sinh của Đức Ki-tô qua chính cuộc sống của bản thân mình, đó chính là lời khuyên hay nhất cho “người keo kiết, bủn xỉn” vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ở Kim Hoa có người tên Lý Giáp thích bóc lột người khác để làm béo mình.
Nhà của ông ta ở gần chùa, trong chùa có hai hòa thượng được người trong thôn kính trọng ngưỡng mộ, mỗi khi ra ngoài khất thực thì được dân chúng vui vẻ cúng nhường rất nhiều, vợ của Lý Giáp cũng ôm những đồ vật của chồng cúng hòa thượng, Lý Giáp biết được thì ghi hận trong lòng.
Một hôm, hai hòa thượng có chuyện nên lại đến nhà của Lý Giáp, Lý Giáp cố ý làm bộ niềm nở, nhưng ngấm ngầm ra lệnh cho đầy tớ làm bốn cái bánh độc để hòa thượng ăn, nhưng hòa thượng trước khi đến thì đã ăn no nên ôm bánh đem về.
Sáng sớm ngày hôm sau, hai đứa con trai của Lý Giáp đến chùa chơi đùa, hòa thượng cảm thấy vui và hỏi thăm thì biết là con của Lý Giáp, nên vội vàng về phòng tìm kiếm cái gì có thể ăn để cho chúng nó, nhưng chỉ thấy trên bàn có mấy chiếc bánh chưa ăn nên vội vàng phân làm hai đưa cho hai đứa nhỏ.
Hai đứa chỉ ăn một phần, còn lại thì bỏ vào trong túi áo mang về đến nhà thì kêu đau bụng, không lâu sau thì chết. Lý Giáp đau khổ vô cùng, nhìn thấy trên thân con có mang một cái bánh độc thì biết trúng độc mà chết, nên chỉ biết nuốt nước mắt mà thôi.
Có người đem câu chuyện này kể cho người bủn xỉn nghe, và muốn lấy chuyện này để giễu cợt họ, người bủn xỉn ấy nói:
- “Anh nói Lý Giáp vì bủn xỉn mà gặp tai họa sao, theo tôi thấy thì ông ta không phải vì bủn xỉn mà gặp tai họa, nếu là tôi ư, tiếc gì mấy cái bánh ấy để chết chứ?”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 4:
Hại người vì lòng tham thì nhiều hơn hại người vì lòng ghét, đọc báo coi truyền hình đều thấy như thế, đa số con người ta hại nhau cũng chỉ vì lòng tham mà ra.
Vì tham mà anh em ruột thịt giết hại lẫn nhau; vì tham mà bà con láng giếng chửi nhau, thù hận nhau và không nhìn mặt nhau; vì tham mà bạn bè trở thành đối thủ không đội trời chung với nhau.v.v...Người có lòng tham thì luôn là người bủn xỉn keo kiết, cho nên họ cũng không biết đến bác ái là gì, mà nếu có biết thì cũng là vì tư lợi riêng mới bỏ tiền của ra mà thôi.
Ai đem tiền bạc của cải giúp người vì thấy mình có bổn phận giúp đỡ họ, là người khôn ngoan đem của cải trần thế của mình để “xây nhà” trên thiên đàng; ai bo bo giữ của cải cho mình mà làm ngơ trước sự khốn khó của tha nhân là người đem tiền bạc của cải của mình mua “nhà” trong hỏa ngục, khốn nạn đời đời, đó là chân lý và là niềm tin của mọi tín ngưỡng, nhưng đức tin của người Ki-tô hữu thì cao hơn một bực, đó là khi họ giúp đỡ cho tha nhân là chính họ giúp đỡ Đấng đã vì họ mà trở nên nghèo hèn, đó là Đức Chúa Giê-su.
Khuyên người bủn xỉn nên sống quảng đại là việc làm tốt, nhưng trước hết hãy nói cho họ nghe về tình yêu của Thiên Chúa đã dành cho nhân loại qua cuộc giáng trần, khổ nạn, chịu chết và phục sinh của Đức Ki-tô qua chính cuộc sống của bản thân mình, đó chính là lời khuyên hay nhất cho “người keo kiết, bủn xỉn” vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Yếu tố gây kinh ngạc
Lm. Minh Anh
14:53 15/03/2024
YẾU TỐ GÂY KINH NGẠC
“Dân chúng đâm ra chia rẽ về Ngài!”.
“Tình yêu và sự thật như muối, Natri và Clorua. Không có sự thật, tình yêu mơ hồ, đôi khi mù quáng; sự thật, tự nó, vẫn có thể gây khó chịu, đôi khi là độc hại. Chỉ nói mà không yêu thương, người ta sẽ xa lạ với Phúc Âm. Tuy nhiên, khi sự thật và tình yêu tích hợp, nó trở nên “muối của đất” và là ‘yếu tố gây kinh ngạc’ cho thế giới!” - David H. Johnson.
Kính thưa Anh Chị em,
Với ý tưởng “muối của đất”, Tin Mừng hôm nay tiết lộ, sống trong sự thật là cách chuẩn bị tốt nhất, hấp dẫn nhất để truyền đạt nó! Chúa Giêsu là một kiểu mẫu, Ngài trở nên “muối của đất”, một ‘yếu tố gây kinh ngạc’ đến nỗi “dân chúng đâm ra chia rẽ về Ngài!”.
Một số người tin Chúa Giêsu là tiên tri; số khác, tin Ngài là Đấng Kitô; và số khác nữa, không tin Ngài. Phản ứng của các vệ binh được sai đến bắt Ngài thì hoang mang và họ trở về tay không; giới lãnh đạo thì khinh thị. Đang khi biệt phái Nicôđêmô thì rụt rè; trái tim ông bảo ông bênh vực Chúa Giêsu, nhưng cái đầu bảo ông đừng mạo hiểm!
Vậy thì điều gì nơi Chúa Giêsu khiến cho nhiều người đương thời bất đồng? Sở dĩ họ bất đồng, chỉ vì Ngài đã trở nên một ‘yếu tố gây kinh ngạc!’. Khi Ngài giảng dạy, “Người ta bỡ ngỡ về giáo lý của Ngài, vì lời giảng dạy của Ngài có uy quyền!”; chỉ một lời của Ngài, quỷ xuất khỏi và “Mọi người kinh hãi, lời gì mà lạ lùng thế?”. Đúng! Lời Ngài có sức mạnh biến đổi! Thật khó giải thích, nhưng rõ ràng là khi nói, Chúa Giêsu truyền đạt một sức mạnh, kêu gọi một niềm tin với sự hiện diện quyền năng mà chỉ một mình Thiên Chúa có. Điều đó không thể chối cãi và là một sự thật khiến Ngài trở nên quá hấp dẫn!
Một điều thú vị là những người gây kinh ngạc thường kéo theo những phê phán! Trước Chúa Giêsu, ai có đức tin giản dị và trung thực, họ sẽ tích cực đáp lại; đang khi những người tự cao tự đại thì lên án và giận dữ. Họ ghen tị; thậm chí, họ miệt thị những ai có ấn tượng tốt với Ngài. Giêrêmia cũng đã trải nghiệm những gì Chúa Giêsu trải nghiệm - bài đọc một. Người đương thời chống lại ông, nhưng trong sự thật, ông vẫn nói và phó mình cho Chúa, “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con ẩn náu bên Ngài!” - Thánh Vịnh đáp ca. Cuối cùng, sự thật, công lý chiến thắng. Giêrêmia cũng là ‘yếu tố gây kinh ngạc!’.
Anh Chị em,
“Dân chúng đâm ra chia rẽ về Ngài!”. Không chỉ những lời của Chúa Giêsu gây chia rẽ, mà là chính con người của Ngài. Tại sao? Bởi lẽ, trước Chúa Giêsu, ‘không ai có thể thờ ơ quá lâu’; một là họ chọn theo Ngài, hai là giết chết Ngài! Với chúng ta, cuộc thương khó của Ngài phải là ‘yếu tố gây kinh ngạc’ lớn nhất; cách riêng trong những ngày Hội Thánh bước vào Tuần Thương Khó! Chúng ta không thể thờ ơ trước tình yêu hy tế của Ngài khi Ngài “như con chiên hiền lành bị đem đi làm thịt” vì tội lỗi nhân loại; trong đó, có tội lỗi của bạn và tôi! Hy tế của Ngài là sự “tích hợp” của lời nói và tình yêu trọn vẹn nhất của Thiên Chúa. Từ đó, Ngài trở nên “muối của đất”, “muối của thế giới!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con trở nên một ‘yếu tố gây kinh hoàng’ cho bất cứ ai. Cho con là ‘muối của đất’, ‘muối của thế giới’ nơi Chúa đặt con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Dân chúng đâm ra chia rẽ về Ngài!”.
“Tình yêu và sự thật như muối, Natri và Clorua. Không có sự thật, tình yêu mơ hồ, đôi khi mù quáng; sự thật, tự nó, vẫn có thể gây khó chịu, đôi khi là độc hại. Chỉ nói mà không yêu thương, người ta sẽ xa lạ với Phúc Âm. Tuy nhiên, khi sự thật và tình yêu tích hợp, nó trở nên “muối của đất” và là ‘yếu tố gây kinh ngạc’ cho thế giới!” - David H. Johnson.
Kính thưa Anh Chị em,
Với ý tưởng “muối của đất”, Tin Mừng hôm nay tiết lộ, sống trong sự thật là cách chuẩn bị tốt nhất, hấp dẫn nhất để truyền đạt nó! Chúa Giêsu là một kiểu mẫu, Ngài trở nên “muối của đất”, một ‘yếu tố gây kinh ngạc’ đến nỗi “dân chúng đâm ra chia rẽ về Ngài!”.
Một số người tin Chúa Giêsu là tiên tri; số khác, tin Ngài là Đấng Kitô; và số khác nữa, không tin Ngài. Phản ứng của các vệ binh được sai đến bắt Ngài thì hoang mang và họ trở về tay không; giới lãnh đạo thì khinh thị. Đang khi biệt phái Nicôđêmô thì rụt rè; trái tim ông bảo ông bênh vực Chúa Giêsu, nhưng cái đầu bảo ông đừng mạo hiểm!
Vậy thì điều gì nơi Chúa Giêsu khiến cho nhiều người đương thời bất đồng? Sở dĩ họ bất đồng, chỉ vì Ngài đã trở nên một ‘yếu tố gây kinh ngạc!’. Khi Ngài giảng dạy, “Người ta bỡ ngỡ về giáo lý của Ngài, vì lời giảng dạy của Ngài có uy quyền!”; chỉ một lời của Ngài, quỷ xuất khỏi và “Mọi người kinh hãi, lời gì mà lạ lùng thế?”. Đúng! Lời Ngài có sức mạnh biến đổi! Thật khó giải thích, nhưng rõ ràng là khi nói, Chúa Giêsu truyền đạt một sức mạnh, kêu gọi một niềm tin với sự hiện diện quyền năng mà chỉ một mình Thiên Chúa có. Điều đó không thể chối cãi và là một sự thật khiến Ngài trở nên quá hấp dẫn!
Một điều thú vị là những người gây kinh ngạc thường kéo theo những phê phán! Trước Chúa Giêsu, ai có đức tin giản dị và trung thực, họ sẽ tích cực đáp lại; đang khi những người tự cao tự đại thì lên án và giận dữ. Họ ghen tị; thậm chí, họ miệt thị những ai có ấn tượng tốt với Ngài. Giêrêmia cũng đã trải nghiệm những gì Chúa Giêsu trải nghiệm - bài đọc một. Người đương thời chống lại ông, nhưng trong sự thật, ông vẫn nói và phó mình cho Chúa, “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con ẩn náu bên Ngài!” - Thánh Vịnh đáp ca. Cuối cùng, sự thật, công lý chiến thắng. Giêrêmia cũng là ‘yếu tố gây kinh ngạc!’.
Anh Chị em,
“Dân chúng đâm ra chia rẽ về Ngài!”. Không chỉ những lời của Chúa Giêsu gây chia rẽ, mà là chính con người của Ngài. Tại sao? Bởi lẽ, trước Chúa Giêsu, ‘không ai có thể thờ ơ quá lâu’; một là họ chọn theo Ngài, hai là giết chết Ngài! Với chúng ta, cuộc thương khó của Ngài phải là ‘yếu tố gây kinh ngạc’ lớn nhất; cách riêng trong những ngày Hội Thánh bước vào Tuần Thương Khó! Chúng ta không thể thờ ơ trước tình yêu hy tế của Ngài khi Ngài “như con chiên hiền lành bị đem đi làm thịt” vì tội lỗi nhân loại; trong đó, có tội lỗi của bạn và tôi! Hy tế của Ngài là sự “tích hợp” của lời nói và tình yêu trọn vẹn nhất của Thiên Chúa. Từ đó, Ngài trở nên “muối của đất”, “muối của thế giới!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con trở nên một ‘yếu tố gây kinh hoàng’ cho bất cứ ai. Cho con là ‘muối của đất’, ‘muối của thế giới’ nơi Chúa đặt con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 5 MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:16 15/03/2024
CHÚA NHẬT V MÙA CHAY
Tin Mừng: Ga 12, 20-33
“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”.
Anh chị em thân mến,
Hạt lúa mì bị chôn vùi trong đất, bị thối nát thì sinh được nhiều hạt khác, đó là sự khiêm tốn nảy sinh ra nhiều tình yêu; người tử tội bị đóng đinh trên thập giá chảy đến giọt máu cuối cùng đã trở nên dấu chỉ của ơn tha tội và là hồng ân cứu chuộc của nhân loại. Hạt lúa mì ấy, người bị đóng đinh ấy chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô Đấng cứu chuộc chúng ta.
1. Hạt lúa mì.
Đức Chúa Giê-su -người tử tội ấy- bị giương cao trên thập giá đã không kêu la oán trách những người đóng đinh mình, nhưng trái lại chính Ngài đã cầu xin Thiên Chúa thứ tha tội ấy cho họ, Ngài đã kéo người thù hận đến gần bên mình, bên lòng từ bi và thương xót của mình, để họ nhìn thấy tận tường quả tim bị đâm thâu thắm đầy máu của tình yêu, tình yêu và sự tha thứ. Ngài đã thực hiện lời Ngài đã nói qua:
“Không có tình thương nào cao cả,
hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng
vì bạn hữu của mình.”
Hạt lúa mì óng ánh màu vàng của sức sống ấy đã bị chôn vùi trong lòng đất, phải bị mục nát, không kêu ca, không oán hờn và không ghen ghét, không khiếu nại phân bì, nhưng đã âm thầm mọc lên và sinh ra nhiều hạt khác. Hạt lúa mì vĩ đại ấy chính là Đức Chúa Giê-su Đấng cứu chuộc chúng ta, Ngài đã bị chôn vùi trong lòng đất ba ngày và đã sống lại, trở thành sức sống cho những kẻ tin vào Ngài, và là án phạt cho những kẻ không tin và không chấp nhận Ngài. Ngài đã làm cho những kẻ tin vào Ngài trở thành những hạt lúa chắc mẫm, trở nên bánh thơm ngon phục vụ anh em chị em mình trong cuộc sống hôm nay.
2. Khiêm tốn và yêu thương.
Con người ta khi được “giương cao lên” thì đắc ý cho mình là đứng cao trên mọi người, cho nên từ hành vi cử chỉ cho đến lời nói đều toả ra nét kiêu căng và thỏa mãn. Nhưng người Ki-tô hữu khi được “giương cao lên” thì càng phải thấy rõ tình liên đới giữa với người, giữa mình và tha nhân có một liên quan đặc biệt trong tình yêu của Thiên Chúa, chứ không phải được “giương cao lên” để “đì sói trán” người mà mình không ưa, không thích; được “giương cao lên” là một hồng ân của Thiên Chúa ban cho chúng ta, chứ không phải chúng ta tự mình “giương cao lên” trên mọi anh em.
“Hạt lúa mì bị mục nát” và “bị đóng đinh trên thập giá”, cả hai sự việc đều nói lên một tính cách: khiêm tốn và yêu thương, bởi vì khiêm tốn và yêu thương chính là bày tỏ một sự hy sinh vô vị lợi, một sự hi sinh mà chỉ có Đấng là tình yêu mới cảm nghiệm được và chia sẻ cho nhân loại. Sự hi sinh ấy, yêu thương ấy và khiêm tốn ấy, ngày hôm nay mỗi người trong chúng ta đều có thể thực hành được dưới ánh sáng của Lời Chúa:
“Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà.
Nếu họ đã bắt bớ Thầy,
họ cũng sẽ bắt bớ anh em.
Nếu họ tuân giữ lời Thầy,
họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em”.
Như thế thì đã quá rõ ràng: hạt lúa mì phải thối đi, người môn đệ của Đức Chúa Giê-su phải bị bách hại, bị đủ điều tệ hại, người môn đệ Chúa phải đươc giương cao lên và trở nên dấu chỉ của tình yêu cho mọi người.
Anh chị em thân mến,
Chỉ còn một tuần nữa thôi là chúng bước vào Tuần Thánh, tuần lễ rất đặc biệt của năm phụng vụ, trong tuần này, chúng ta hãy dành nhiều thời gian cho việc suy tư, cầu nguyện, hi sinh, rồi chúng ta sẽ thấy hạt lúa mì bị mục nát và người bị đóng đinh trên thập giá ấy chính là nguồn ơn cứu độ của chúng ta, ngoài Ngài ra, sẽ không còn ai khác.
Mỗi người chúng ta cũng phải trở nên hạt lúa mì bị chôn vùi trong đất bị mục nát, nghĩa là chúng ta khiêm tốn chấp nhận những thiệt thòi khi tranh chấp, chấp nhận bị sỉ nhục, mĩm cười khi bị chỉ trích, lạc quan vui vẻ trong hoàn cảnh bi quan với tất cả yêu thương và tha thứ, để không những mình được phục sinh, mà ngay cả những người khác cũng được tái sinh trong tình yêu của Chúa, qua sự mục nát (hi sinh) của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Mừng: Ga 12, 20-33
“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”.
Anh chị em thân mến,
Hạt lúa mì bị chôn vùi trong đất, bị thối nát thì sinh được nhiều hạt khác, đó là sự khiêm tốn nảy sinh ra nhiều tình yêu; người tử tội bị đóng đinh trên thập giá chảy đến giọt máu cuối cùng đã trở nên dấu chỉ của ơn tha tội và là hồng ân cứu chuộc của nhân loại. Hạt lúa mì ấy, người bị đóng đinh ấy chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô Đấng cứu chuộc chúng ta.
1. Hạt lúa mì.
Đức Chúa Giê-su -người tử tội ấy- bị giương cao trên thập giá đã không kêu la oán trách những người đóng đinh mình, nhưng trái lại chính Ngài đã cầu xin Thiên Chúa thứ tha tội ấy cho họ, Ngài đã kéo người thù hận đến gần bên mình, bên lòng từ bi và thương xót của mình, để họ nhìn thấy tận tường quả tim bị đâm thâu thắm đầy máu của tình yêu, tình yêu và sự tha thứ. Ngài đã thực hiện lời Ngài đã nói qua:
“Không có tình thương nào cao cả,
hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng
vì bạn hữu của mình.”
Hạt lúa mì óng ánh màu vàng của sức sống ấy đã bị chôn vùi trong lòng đất, phải bị mục nát, không kêu ca, không oán hờn và không ghen ghét, không khiếu nại phân bì, nhưng đã âm thầm mọc lên và sinh ra nhiều hạt khác. Hạt lúa mì vĩ đại ấy chính là Đức Chúa Giê-su Đấng cứu chuộc chúng ta, Ngài đã bị chôn vùi trong lòng đất ba ngày và đã sống lại, trở thành sức sống cho những kẻ tin vào Ngài, và là án phạt cho những kẻ không tin và không chấp nhận Ngài. Ngài đã làm cho những kẻ tin vào Ngài trở thành những hạt lúa chắc mẫm, trở nên bánh thơm ngon phục vụ anh em chị em mình trong cuộc sống hôm nay.
2. Khiêm tốn và yêu thương.
Con người ta khi được “giương cao lên” thì đắc ý cho mình là đứng cao trên mọi người, cho nên từ hành vi cử chỉ cho đến lời nói đều toả ra nét kiêu căng và thỏa mãn. Nhưng người Ki-tô hữu khi được “giương cao lên” thì càng phải thấy rõ tình liên đới giữa với người, giữa mình và tha nhân có một liên quan đặc biệt trong tình yêu của Thiên Chúa, chứ không phải được “giương cao lên” để “đì sói trán” người mà mình không ưa, không thích; được “giương cao lên” là một hồng ân của Thiên Chúa ban cho chúng ta, chứ không phải chúng ta tự mình “giương cao lên” trên mọi anh em.
“Hạt lúa mì bị mục nát” và “bị đóng đinh trên thập giá”, cả hai sự việc đều nói lên một tính cách: khiêm tốn và yêu thương, bởi vì khiêm tốn và yêu thương chính là bày tỏ một sự hy sinh vô vị lợi, một sự hi sinh mà chỉ có Đấng là tình yêu mới cảm nghiệm được và chia sẻ cho nhân loại. Sự hi sinh ấy, yêu thương ấy và khiêm tốn ấy, ngày hôm nay mỗi người trong chúng ta đều có thể thực hành được dưới ánh sáng của Lời Chúa:
“Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà.
Nếu họ đã bắt bớ Thầy,
họ cũng sẽ bắt bớ anh em.
Nếu họ tuân giữ lời Thầy,
họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em”.
Như thế thì đã quá rõ ràng: hạt lúa mì phải thối đi, người môn đệ của Đức Chúa Giê-su phải bị bách hại, bị đủ điều tệ hại, người môn đệ Chúa phải đươc giương cao lên và trở nên dấu chỉ của tình yêu cho mọi người.
Anh chị em thân mến,
Chỉ còn một tuần nữa thôi là chúng bước vào Tuần Thánh, tuần lễ rất đặc biệt của năm phụng vụ, trong tuần này, chúng ta hãy dành nhiều thời gian cho việc suy tư, cầu nguyện, hi sinh, rồi chúng ta sẽ thấy hạt lúa mì bị mục nát và người bị đóng đinh trên thập giá ấy chính là nguồn ơn cứu độ của chúng ta, ngoài Ngài ra, sẽ không còn ai khác.
Mỗi người chúng ta cũng phải trở nên hạt lúa mì bị chôn vùi trong đất bị mục nát, nghĩa là chúng ta khiêm tốn chấp nhận những thiệt thòi khi tranh chấp, chấp nhận bị sỉ nhục, mĩm cười khi bị chỉ trích, lạc quan vui vẻ trong hoàn cảnh bi quan với tất cả yêu thương và tha thứ, để không những mình được phục sinh, mà ngay cả những người khác cũng được tái sinh trong tình yêu của Chúa, qua sự mục nát (hi sinh) của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Chay 17/3 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
20:46 15/03/2024
BÀI ĐỌC 1 Gr 31:31-34
Bài trích sách ngôn sứ Giê-rê-mi-a.
Này sẽ đến những ngày - sấm ngôn của Đức Chúa - Ta sẽ lập với nhà Ít-ra-en và nhà Giu-đa một giao ước mới, không giống như giao ước Ta đã lập với cha ông chúng, ngày Ta cầm tay dẫn họ ra khỏi đất Ai-cập; chính chúng đã huỷ bỏ giao ước của Ta, mặc dầu Ta là Chúa Tể của chúng - sấm ngôn của Đức Chúa.
Nhưng đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Ít-ra-en sau những ngày đó - sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta.
Chúng sẽ không còn phải dạy bảo nhau, kẻ này nói với người kia: “Hãy học cho biết Đức Chúa,” vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta - sấm ngôn của Đức Chúa.
Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Hr 5:7-9
Bài trích thư gửi tín hữu Híp-ri.
Thưa anh em, Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết.
Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Ga12:26
Chúa nói rằng: Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy;
và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó.
TIN MỪNG Ga 12:20-33
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Vào dịp lễ Vượt Qua năm ấy, trong số những người lên Giê-ru-sa-lem thờ phượng Thiên Chúa, có mấy người Hy-lạp. Họ đến gặp ông Phi-líp-phê, người Bết-xai-đa, miền Ga-li-lê, và xin rằng: “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giê-su.” Ông Phi-líp-phê đi nói với ông An-rê. Ông An-rê cùng với ông Phi-líp-phê đến thưa với Đức Giê-su. Đức Giê-su trả lời: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh! Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.
Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy.
Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến! Thầy biết nói gì đây?
Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha.” Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống: “Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa!”
Dân chúng đứng ở đó nghe vậy liền nói: “Đó là tiếng sấm!”
Người khác lại bảo: “Tiếng một thiên thần nói với ông ta đấy!”
Đức Giê-su đáp: “Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì tôi, mà vì các người. Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài! Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi.” Đức Giê-su nói thế để ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào.
Đó là Lời Chúa.
Được tôn vinh nghĩa là gì?
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
21:23 15/03/2024
CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM B
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
“Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!”. Khi áp dụng “Con Người” cho bản thân, Chúa Giêsu đã làm sáng tỏ ý niệm “Con Người” trong sách Đaniel. Mà “Con Người” trong Đaniel thật mạnh mẽ, thật cao cả.
Chính vì thế, khi áp dụng và công bố về “Con Người” cho chính mình, Chúa Giêsu cho thấy, đây là thời điểm Chúa được tôn vinh. Chúa là Đấng “Con Người”. Chúa là Chúa uy hùng, Chúa tràn đầy sức mạnh, Chúa chiến thắng, Chúa chinh phục và thu phục:
“Có ai như Con Người đang ngự giá mây trời mà đến. Người tiến lại gần bên Đấng Lão Thành và được dẫn tới trình diện. Đấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị, vinh quang và vương vị; muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một; vương quốc của Người sẽ chẳng bao giờ suy vong” (Đa 7, 14).
Nhưng sau khi tuyên bố “Con Người được tôn vinh” đầy vượt thắng, bản lãnh và vinh quang, Chúa lại gắn vào sự “được tôn vinh” ấy một loạt những lời, những câu thật nghịch lý, nghịch lý đến mức mâu thuẫn, đến mức khó hiểu:
“Nếu hạt lúc gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi nó mới sinh nhiều hạt khác. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó. Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến, và biết nói gì? Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này…”.
Chắc chắn cách nói của Chúa Giêsu khiến nhiều người chưng hửng, bàng hoàng. “Được tôn vinh” mà lại phải bị “gieo”, phải “chết đi”, phải “ghét sự sống”, phải “xao xuyến”, phải xin “cứu Con khỏi giờ này”… sao?
Nói những lời như thế thì không thể nào là “Con Người” được? “Con Người”, tự bản thân ý niệm này, đã mạnh mẽ, đã đầy oai phong. Đàng này lại là “Con Người được tôn vinh!”, thì sự vinh hiển phải rạng ngời vô cùng?
Chúa làm đảo lộn tất cả mọi ý niệm của người nghe. Chúa làm cho sự chiến thắng, sự tôn vinh, theo cách hiểu thông thường của từng người chúng ta bị lật đổ, bị hụt hẫng. Vậy nghịch lý trong lời dạy của Chúa Giêsu có thật là nghịch lý?
Thật ra, qua những lời này, Chúa dạy tất cả chúng ta trân quý sự sống, gìn giữ sự sống là khi biết sử dụng sự sống. Người ta phải đánh đổi sự sống để có được sự sống mới, có được sự sống ở mức độ cao hơn.
Biết bao nhiêu người dám chấp nhận đánh mất chính mình để mang lại giá trị quý giá hơn cho cuộc đời, cho nhân loại, cho sự nghiệp chung.
Chẳng hạn, tháng 4.1968, cả thế giới xúc động khi hay tin Mục sư Martin Luther King bị sát hại. Tại sao Mục sư Martin Luther King lại được cả thế giới yêu mến?
Mục sư Martin Luther King là người đã chiến đấu không mệt mỏi cho phong trào nhân quyền. Chính ông đã giúp thành công trong việc giành lại quyền bình đẳng cho người da màu.
Mục sư Martin Luther King còn gây một thông điệp về niềm hy vọng công lý trong cuộc đấu tranh bất bạo động nhằm mang lại thay đổi lớn cho nước Mỹ, chế ngự tâm thức hàng triệu con tim trên toàn thế giới rằng, mọi người hãy yêu chuộng hòa bình, hãy yêu chuộng sự công bằng, hãy yêu chuộng tinh thần bất bạo động.
Mục sư King dư biết việc làm của ông gây phẫn nộ cho nhiều người, ông và gia đình ông phải bị đe dọa, sự sống của ông sẽ vô cùng nguy hiểm.
Nhưng ông hiểu mình phải sống vì chân lý, vì con người, vì tất cả nét đẹp của Tin Mừng Chúa Kitô. Là Mục sư, hằng ngày giảng dạy cho mọi người, Martin Luther King chắc chắn thấm nhuần lời dạy và gương hy sinh của Chúa Kitô. Ông chính là hình ảnh của Chúa Kitô, là bản sao của Chúa Kitô chấp nhận như hạt lúa chôn vùi để đem lại kết quả lớn là sinh nhiều hạt khác.
Mục sư Martin Luther King chết nhưng sự thành công và ảnh hưởng của phong trào đấu tranh do ông để lại mang lại vô vàn lợi ích cho con người, cho sự sống nhân loại, cho tất cả những ai bị chà đạp, bị lối hành xử bất công chèn ép, tấn công… Đó là vinh quang của ông, vinh quang của hạt lúa thối rữa để sinh nhiều hạt khác.
Chúa Kitô đã được “Tôn Vinh” bằng cách hiến trao cuộc sống. Hôm nay chúng ta cũng hãy đi con đường mà Chúa Kitô đã đi. Chỉ có con đường hy sinh, tế hiến, trao dâng… như Chúa Kitô mới là vinh quang của chúng ta.
“Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!”. Đó là giờ Chúa Kitô vâng phục Chúa Cha để chết thay cho trần gian. Bài học này mỗi Kitô hãy ghi nhớ trong mọi ngày sống của mình, để sống, chết và sống lại như Chúa Kitô. Sự tôn vinh mà Thiên Chúa dành cho những ai trở thành môn đệ của Chúa Kitô là sống rập khuôn những gì Chúa Kitô đã thể hiện.
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
“Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!”. Khi áp dụng “Con Người” cho bản thân, Chúa Giêsu đã làm sáng tỏ ý niệm “Con Người” trong sách Đaniel. Mà “Con Người” trong Đaniel thật mạnh mẽ, thật cao cả.
Chính vì thế, khi áp dụng và công bố về “Con Người” cho chính mình, Chúa Giêsu cho thấy, đây là thời điểm Chúa được tôn vinh. Chúa là Đấng “Con Người”. Chúa là Chúa uy hùng, Chúa tràn đầy sức mạnh, Chúa chiến thắng, Chúa chinh phục và thu phục:
“Có ai như Con Người đang ngự giá mây trời mà đến. Người tiến lại gần bên Đấng Lão Thành và được dẫn tới trình diện. Đấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị, vinh quang và vương vị; muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một; vương quốc của Người sẽ chẳng bao giờ suy vong” (Đa 7, 14).
Nhưng sau khi tuyên bố “Con Người được tôn vinh” đầy vượt thắng, bản lãnh và vinh quang, Chúa lại gắn vào sự “được tôn vinh” ấy một loạt những lời, những câu thật nghịch lý, nghịch lý đến mức mâu thuẫn, đến mức khó hiểu:
“Nếu hạt lúc gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi nó mới sinh nhiều hạt khác. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó. Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến, và biết nói gì? Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này…”.
Chắc chắn cách nói của Chúa Giêsu khiến nhiều người chưng hửng, bàng hoàng. “Được tôn vinh” mà lại phải bị “gieo”, phải “chết đi”, phải “ghét sự sống”, phải “xao xuyến”, phải xin “cứu Con khỏi giờ này”… sao?
Nói những lời như thế thì không thể nào là “Con Người” được? “Con Người”, tự bản thân ý niệm này, đã mạnh mẽ, đã đầy oai phong. Đàng này lại là “Con Người được tôn vinh!”, thì sự vinh hiển phải rạng ngời vô cùng?
Chúa làm đảo lộn tất cả mọi ý niệm của người nghe. Chúa làm cho sự chiến thắng, sự tôn vinh, theo cách hiểu thông thường của từng người chúng ta bị lật đổ, bị hụt hẫng. Vậy nghịch lý trong lời dạy của Chúa Giêsu có thật là nghịch lý?
Thật ra, qua những lời này, Chúa dạy tất cả chúng ta trân quý sự sống, gìn giữ sự sống là khi biết sử dụng sự sống. Người ta phải đánh đổi sự sống để có được sự sống mới, có được sự sống ở mức độ cao hơn.
Biết bao nhiêu người dám chấp nhận đánh mất chính mình để mang lại giá trị quý giá hơn cho cuộc đời, cho nhân loại, cho sự nghiệp chung.
Chẳng hạn, tháng 4.1968, cả thế giới xúc động khi hay tin Mục sư Martin Luther King bị sát hại. Tại sao Mục sư Martin Luther King lại được cả thế giới yêu mến?
Mục sư Martin Luther King là người đã chiến đấu không mệt mỏi cho phong trào nhân quyền. Chính ông đã giúp thành công trong việc giành lại quyền bình đẳng cho người da màu.
Mục sư Martin Luther King còn gây một thông điệp về niềm hy vọng công lý trong cuộc đấu tranh bất bạo động nhằm mang lại thay đổi lớn cho nước Mỹ, chế ngự tâm thức hàng triệu con tim trên toàn thế giới rằng, mọi người hãy yêu chuộng hòa bình, hãy yêu chuộng sự công bằng, hãy yêu chuộng tinh thần bất bạo động.
Mục sư King dư biết việc làm của ông gây phẫn nộ cho nhiều người, ông và gia đình ông phải bị đe dọa, sự sống của ông sẽ vô cùng nguy hiểm.
Nhưng ông hiểu mình phải sống vì chân lý, vì con người, vì tất cả nét đẹp của Tin Mừng Chúa Kitô. Là Mục sư, hằng ngày giảng dạy cho mọi người, Martin Luther King chắc chắn thấm nhuần lời dạy và gương hy sinh của Chúa Kitô. Ông chính là hình ảnh của Chúa Kitô, là bản sao của Chúa Kitô chấp nhận như hạt lúa chôn vùi để đem lại kết quả lớn là sinh nhiều hạt khác.
Mục sư Martin Luther King chết nhưng sự thành công và ảnh hưởng của phong trào đấu tranh do ông để lại mang lại vô vàn lợi ích cho con người, cho sự sống nhân loại, cho tất cả những ai bị chà đạp, bị lối hành xử bất công chèn ép, tấn công… Đó là vinh quang của ông, vinh quang của hạt lúa thối rữa để sinh nhiều hạt khác.
Chúa Kitô đã được “Tôn Vinh” bằng cách hiến trao cuộc sống. Hôm nay chúng ta cũng hãy đi con đường mà Chúa Kitô đã đi. Chỉ có con đường hy sinh, tế hiến, trao dâng… như Chúa Kitô mới là vinh quang của chúng ta.
“Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!”. Đó là giờ Chúa Kitô vâng phục Chúa Cha để chết thay cho trần gian. Bài học này mỗi Kitô hãy ghi nhớ trong mọi ngày sống của mình, để sống, chết và sống lại như Chúa Kitô. Sự tôn vinh mà Thiên Chúa dành cho những ai trở thành môn đệ của Chúa Kitô là sống rập khuôn những gì Chúa Kitô đã thể hiện.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha cho hay: ‘Nếu ngài từ nhiệm Giáo hoàng, ngài thích là ‘giám mục danh dự của Rôma’
Thanh Quảng sdb
17:15 15/03/2024
Đức Thánh Cha cho hay: ‘Nếu ngài từ nhiệm Giáo hoàng, ngài thích là ‘giám mục danh dự của Rôma’
Trong cuốn tự thuật xuất bản vào ngày 19 tháng 3 tới, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ những kỷ niệm thời thơ ấu của ngài dưới chế độ độc tài ở Argentina, những suy tư về sứ vụ của ngài với tư cách là Tổng Giám mục Buenos Aires, và niềm tin của ngài về việc phục vụ những người dễ bị tổn thương nhất là “điều mà mọi người dù là nam hay nữ của Chúa nên làm”.
(Tin Vatican)
Tờ báo Ý “Tin Chiều” - “Corriere della Sera” trích một số đoạn trong cuốn tự thuật của Đức Thánh Cha Phanxicô có tựa đề “Cuộc đời, Chuyện đời tôi trong lịch sử”, được viết bởi nhà báo Vatican Fabio Marchese Ragona, sẽ được nhà xuất bản HarperCollins phát hành vào ngày 19/3/2024.
Trong đoạn văn được công bố hôm thứ Năm, Đức Thánh Cha đã làm sáng tỏ rằng nếu ngài từ chức, ngài sẽ không chọn cách gọi là “Giáo hoàng danh dự” mà chỉ đơn thuần là “Giám mục danh dự Rôma”.
Trong trường hợp đó, ngài sẽ sống tại Vương cung thánh đường Đức Bà cả “làm cha giải tội và đưa Mình thánh Chúa cho bệnh nhân”.
Đức Thánh Cha đã làm sáng tỏ hoàn cảnh có thể xảy ra trong trường hợp ngài từ chức, tuy nhiên, ngài nhấn mạnh, “đây là một giả thuyết xa vời” bởi vì không có “lý do nghiêm túc” để xem xét khả năng này, ngài nói rằng ngài chưa bao giờ nghĩ đến, “dù ngay cả trong những khoảnh khắc khó khăn”.
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, không có “điều kiện để từ chức”, trừ khi “một trở ngại nghiêm trọng về thể lý” phát sinh, trong trường hợp đó, một “thư từ chức” được gửi đến Phủ Quốc vụ khanh đã được Đức Bergoglio ký khi bắt đầu triều đại Giáo hoàng của ngài sẽ được xử dụng.
Ngài nói thêm rằng khả năng này vẫn còn xa vời, vì ngài “còn sức khỏe tốt và theo ý Chúa, có nhiều dự án vẫn chưa được thực hiện”.
Cuộc diệt chủng thế hệ ở Argentina
Cuốn sách dài hơn 300 trang, đề cập đến mọi khía cạnh trong cuộc đời của Đức Thánh Cha Phanxicô, từ mối quan hệ của ngài với gia đình, đặc biệt là với ông bà nội, cuộc di cư của họ đến Argentina vào năm 1929, một “sự cố nhỏ” trong thời gian ngài ở chủng viện, và Thế chiến thứ hai và đoạn kết cuộc thả bom nguyên tử đầy bi thương!
“Việc xử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích chiến tranh là một tội ác chống lại nhân loại, chống lại nhân phẩm của con người và bất kỳ khả năng nào tương lai trong ngôi nhà chung của chúng ta”, Đức Thánh Cha nói, đồng thời đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về việc làm thế nào người ta có thể tự xưng là “nhà vô địch của hòa bình và công lý”, trong khi vẫn chế tạo ra vũ khí chiến tranh mới."
Các trang viết về lịch sử của chế độ độc tài Argentina, những mối liên hệ sâu sắc mà Đức Jorge Mario Bergoglio có với những người không thể sống còn, những cam kết che chở cho những người trẻ gặp nguy hiểm trong chế độ của Tướng Jorge Rafael Videla, và nỗ lực không ngừng trong việc cứu người thầy đầy ảnh hưởng của mình là cô Esther.
Những gì đã xảy ra ở Argentina “là một cuộc diệt chủng thế hệ”, Đức Thánh Cha viết, ngài cũng đề cập đến những cáo buộc ngài đồng lõa với chế độ độc tài, nhưng cáo buộc đó đã bị bác bỏ bởi bằng chứng về sự phản đối của ngài đối với “những hành động tàn bạo đó”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết về cô Esther, một “người cộng sản chân chính”, một người vô thần “nhưng đáng được kính nể”, người “không bao giờ tấn công đức tin. Cô ấy đã dạy tôi rất nhiều về chính trị”.
Ký ức này đã tạo cơ hội cho Đức Thánh Cha một lần nữa nhắc lại rằng “nói về người nghèo không có nghĩa tự động khiến bạn trở thành người cộng sản” vì “người nghèo là lá cờ của Tin Mừng và ở trong trái tim Chúa Giêsu”, và “trong Kitô giáo”, cộng đồng, tài sản được chia sẻ: đây không phải là chủ nghĩa cộng sản, đây là Kitô giáo thuần túy!”
Bảo vệ sự sống con người
Cuốn sách tiếp tục kể những sự bảo vệ kiên quyết của Đức Thánh Cha đối với sự sống con người, “từ khi thụ thai cho đến khi chết”, trong đó phá thai “là giết người”, được thực hiện bởi “những kẻ giết thuê, sát thủ!”, và ngài cho việc mang thai hộ là “vô nhân đạo”.
Cuốn sách cũng bao gồm một chương về bóng đá, niềm đam mê của Đức Bergoglio, về Maradona và lời thề "không xem TV nữa".
Các trang này kể lại thời gian ngài ở Cordoba, dẫn đến sự suy ngẫm của Đức Thánh Cha về những sai lầm “đã mắc phải do thái độ độc đoán của ngài, đến mức ngài bị cho là người cực kỳ bảo thủ. Đó là một thời kỳ thanh lọc. Tôi đã sống khép kín với chính mình, và có một chút trầm cảm."
Mối quan hệ với Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI
Việc Đức Bênêđíctô XVI từ chức, mật nghị được triệu tập tiếp theo, và việc ngài được bầu làm Giáo hoàng, với việc chọn danh hiệu Phanxicô, là một chương khác trong cuốn tự thuật.
Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả nỗi đau của ngài khi chứng kiến “hình tượng Đức Thánh Cha Danh dự ‘bị công cụ hóa’, với những mục đích ý thức hệ và chính trị hóa bởi những người vô đạo đức,” và hậu quả là “những tranh cãi” mà “trong mười năm kế tiếp vẫn không ngơi, đã làm tổn thương cả hai chúng tôi!"
“Cuộc đời, Chuyện đời tôi trong lịch sử”, kể về thời kỳ đại dịch, gợi lại lời kêu gọi về sự giàu có của các nền văn hóa và sự khác biệt của các dân tộc vốn có trong Liên minh Châu Âu. Ngài bày tỏ hy vọng rằng lời kêu gọi như vậy sẽ được Thủ tướng Hungary Orban lắng nghe, "để ông hiểu rằng luôn cần sự đoàn kết," cũng như từ Brussels "dường như muốn tiêu chuẩn hóa mọi thứ, điều này cần được tôn trọng." Đó là cái độc đáo của nước Hungary."
Trong cuốn Tự thuật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến những chủ đề thân thương với ngài, chẳng hạn như việc bảo vệ thiên nhiên, đề cập đến những người trẻ, lời mời gọi họ “hãy nhiệt huyết lên” vì “thời gian không còn nhiều, chúng ta không còn nhiều thời gian để cứu lấy thiên nhiên, một hành tinh của chúng ta."
Giáo hội mà Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn là một “Giáo hội mẹ, ôm ấp và chào đón tất cả mọi người, ngay cả những người lầm lạc và những người đã bị chúng ta phê phán trong quá khứ”, nghĩ đến những người đồng tính luyến ái hoặc chuyển giới “những người tìm kiếm Chúa nhưng lại bị từ chối hoặc bị loại bỏ!"
Đức Thánh Cha lặp lại lời tán đồng của Ngài với “các phép lành cho các cặp vợ chồng không hợp lệ”, bởi vì mọi người đều được Thiên Chúa yêu thương, “đặc biệt những người tội lỗi. Và nếu một số anh em giám mục quyết định không đi theo con đường này, điều đó không có nghĩa là chờ đợi một sự phán quyết của một cuộc ly giáo, bởi vì học thuyết của Giáo hội không bị nghi ngờ."
Đồng tính luyến ái và kết hợp dân sự
Ngài nói, trong khi hôn nhân đồng tính không thể được chấp nhận trong Giáo hội, thì đối với các cặp đồng tính (kết hợp) dân sự, là những người sống trong tình yêu này được bảo đảm hợp pháp trước mặt mọi người”.
Như trong những thời điểm khác, những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô là một sự khích lệ để làm cho những người thường bị gạt ra ngoài lề xã hội cảm thấy như được trở về nhà, “đặc biệt là những người đã lãnh nhận phép rửa, là thành phần của dân Chúa. Và những người chưa lãnh nhận phép rửa” muốn lãnh nhận, hoặc ai muốn làm cha mẹ đỡ đầu cho họ, xin hãy đón nhận và nâng đỡ họ.”
Đức Thánh Cha không che giấu những tổn thương do những người tin rằng ngài “đang hủy hoại ngôi vị Giáo hoàng”.
ĐTC nói trong mọi thời và mọi nơi “luôn có một người nào đó cố gắng ngăn cản việc cải cách, những người muốn tiếp tục khư khư ở lại trong thời kỳ của Vua Chúa – Giáo hoàng”, và sự thật “Vatican vẫn là một chế độ quân chủ chuyên chế cuối cùng ở châu Âu, và điều đó đúng trong nội bộ”. Ở đây, việc lập luận và điều động phân xử được thực hiện, nhưng những âm mưu này vẫn bị loại bỏ một cách dứt khoát."
Trong cuốn tự thuật xuất bản vào ngày 19 tháng 3 tới, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ những kỷ niệm thời thơ ấu của ngài dưới chế độ độc tài ở Argentina, những suy tư về sứ vụ của ngài với tư cách là Tổng Giám mục Buenos Aires, và niềm tin của ngài về việc phục vụ những người dễ bị tổn thương nhất là “điều mà mọi người dù là nam hay nữ của Chúa nên làm”.
(Tin Vatican)
Tờ báo Ý “Tin Chiều” - “Corriere della Sera” trích một số đoạn trong cuốn tự thuật của Đức Thánh Cha Phanxicô có tựa đề “Cuộc đời, Chuyện đời tôi trong lịch sử”, được viết bởi nhà báo Vatican Fabio Marchese Ragona, sẽ được nhà xuất bản HarperCollins phát hành vào ngày 19/3/2024.
Trong đoạn văn được công bố hôm thứ Năm, Đức Thánh Cha đã làm sáng tỏ rằng nếu ngài từ chức, ngài sẽ không chọn cách gọi là “Giáo hoàng danh dự” mà chỉ đơn thuần là “Giám mục danh dự Rôma”.
Trong trường hợp đó, ngài sẽ sống tại Vương cung thánh đường Đức Bà cả “làm cha giải tội và đưa Mình thánh Chúa cho bệnh nhân”.
Đức Thánh Cha đã làm sáng tỏ hoàn cảnh có thể xảy ra trong trường hợp ngài từ chức, tuy nhiên, ngài nhấn mạnh, “đây là một giả thuyết xa vời” bởi vì không có “lý do nghiêm túc” để xem xét khả năng này, ngài nói rằng ngài chưa bao giờ nghĩ đến, “dù ngay cả trong những khoảnh khắc khó khăn”.
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, không có “điều kiện để từ chức”, trừ khi “một trở ngại nghiêm trọng về thể lý” phát sinh, trong trường hợp đó, một “thư từ chức” được gửi đến Phủ Quốc vụ khanh đã được Đức Bergoglio ký khi bắt đầu triều đại Giáo hoàng của ngài sẽ được xử dụng.
Ngài nói thêm rằng khả năng này vẫn còn xa vời, vì ngài “còn sức khỏe tốt và theo ý Chúa, có nhiều dự án vẫn chưa được thực hiện”.
Cuộc diệt chủng thế hệ ở Argentina
Cuốn sách dài hơn 300 trang, đề cập đến mọi khía cạnh trong cuộc đời của Đức Thánh Cha Phanxicô, từ mối quan hệ của ngài với gia đình, đặc biệt là với ông bà nội, cuộc di cư của họ đến Argentina vào năm 1929, một “sự cố nhỏ” trong thời gian ngài ở chủng viện, và Thế chiến thứ hai và đoạn kết cuộc thả bom nguyên tử đầy bi thương!
“Việc xử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích chiến tranh là một tội ác chống lại nhân loại, chống lại nhân phẩm của con người và bất kỳ khả năng nào tương lai trong ngôi nhà chung của chúng ta”, Đức Thánh Cha nói, đồng thời đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về việc làm thế nào người ta có thể tự xưng là “nhà vô địch của hòa bình và công lý”, trong khi vẫn chế tạo ra vũ khí chiến tranh mới."
Các trang viết về lịch sử của chế độ độc tài Argentina, những mối liên hệ sâu sắc mà Đức Jorge Mario Bergoglio có với những người không thể sống còn, những cam kết che chở cho những người trẻ gặp nguy hiểm trong chế độ của Tướng Jorge Rafael Videla, và nỗ lực không ngừng trong việc cứu người thầy đầy ảnh hưởng của mình là cô Esther.
Những gì đã xảy ra ở Argentina “là một cuộc diệt chủng thế hệ”, Đức Thánh Cha viết, ngài cũng đề cập đến những cáo buộc ngài đồng lõa với chế độ độc tài, nhưng cáo buộc đó đã bị bác bỏ bởi bằng chứng về sự phản đối của ngài đối với “những hành động tàn bạo đó”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết về cô Esther, một “người cộng sản chân chính”, một người vô thần “nhưng đáng được kính nể”, người “không bao giờ tấn công đức tin. Cô ấy đã dạy tôi rất nhiều về chính trị”.
Ký ức này đã tạo cơ hội cho Đức Thánh Cha một lần nữa nhắc lại rằng “nói về người nghèo không có nghĩa tự động khiến bạn trở thành người cộng sản” vì “người nghèo là lá cờ của Tin Mừng và ở trong trái tim Chúa Giêsu”, và “trong Kitô giáo”, cộng đồng, tài sản được chia sẻ: đây không phải là chủ nghĩa cộng sản, đây là Kitô giáo thuần túy!”
Bảo vệ sự sống con người
Cuốn sách tiếp tục kể những sự bảo vệ kiên quyết của Đức Thánh Cha đối với sự sống con người, “từ khi thụ thai cho đến khi chết”, trong đó phá thai “là giết người”, được thực hiện bởi “những kẻ giết thuê, sát thủ!”, và ngài cho việc mang thai hộ là “vô nhân đạo”.
Cuốn sách cũng bao gồm một chương về bóng đá, niềm đam mê của Đức Bergoglio, về Maradona và lời thề "không xem TV nữa".
Các trang này kể lại thời gian ngài ở Cordoba, dẫn đến sự suy ngẫm của Đức Thánh Cha về những sai lầm “đã mắc phải do thái độ độc đoán của ngài, đến mức ngài bị cho là người cực kỳ bảo thủ. Đó là một thời kỳ thanh lọc. Tôi đã sống khép kín với chính mình, và có một chút trầm cảm."
Mối quan hệ với Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI
Việc Đức Bênêđíctô XVI từ chức, mật nghị được triệu tập tiếp theo, và việc ngài được bầu làm Giáo hoàng, với việc chọn danh hiệu Phanxicô, là một chương khác trong cuốn tự thuật.
Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả nỗi đau của ngài khi chứng kiến “hình tượng Đức Thánh Cha Danh dự ‘bị công cụ hóa’, với những mục đích ý thức hệ và chính trị hóa bởi những người vô đạo đức,” và hậu quả là “những tranh cãi” mà “trong mười năm kế tiếp vẫn không ngơi, đã làm tổn thương cả hai chúng tôi!"
“Cuộc đời, Chuyện đời tôi trong lịch sử”, kể về thời kỳ đại dịch, gợi lại lời kêu gọi về sự giàu có của các nền văn hóa và sự khác biệt của các dân tộc vốn có trong Liên minh Châu Âu. Ngài bày tỏ hy vọng rằng lời kêu gọi như vậy sẽ được Thủ tướng Hungary Orban lắng nghe, "để ông hiểu rằng luôn cần sự đoàn kết," cũng như từ Brussels "dường như muốn tiêu chuẩn hóa mọi thứ, điều này cần được tôn trọng." Đó là cái độc đáo của nước Hungary."
Trong cuốn Tự thuật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến những chủ đề thân thương với ngài, chẳng hạn như việc bảo vệ thiên nhiên, đề cập đến những người trẻ, lời mời gọi họ “hãy nhiệt huyết lên” vì “thời gian không còn nhiều, chúng ta không còn nhiều thời gian để cứu lấy thiên nhiên, một hành tinh của chúng ta."
Giáo hội mà Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn là một “Giáo hội mẹ, ôm ấp và chào đón tất cả mọi người, ngay cả những người lầm lạc và những người đã bị chúng ta phê phán trong quá khứ”, nghĩ đến những người đồng tính luyến ái hoặc chuyển giới “những người tìm kiếm Chúa nhưng lại bị từ chối hoặc bị loại bỏ!"
Đức Thánh Cha lặp lại lời tán đồng của Ngài với “các phép lành cho các cặp vợ chồng không hợp lệ”, bởi vì mọi người đều được Thiên Chúa yêu thương, “đặc biệt những người tội lỗi. Và nếu một số anh em giám mục quyết định không đi theo con đường này, điều đó không có nghĩa là chờ đợi một sự phán quyết của một cuộc ly giáo, bởi vì học thuyết của Giáo hội không bị nghi ngờ."
Đồng tính luyến ái và kết hợp dân sự
Ngài nói, trong khi hôn nhân đồng tính không thể được chấp nhận trong Giáo hội, thì đối với các cặp đồng tính (kết hợp) dân sự, là những người sống trong tình yêu này được bảo đảm hợp pháp trước mặt mọi người”.
Như trong những thời điểm khác, những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô là một sự khích lệ để làm cho những người thường bị gạt ra ngoài lề xã hội cảm thấy như được trở về nhà, “đặc biệt là những người đã lãnh nhận phép rửa, là thành phần của dân Chúa. Và những người chưa lãnh nhận phép rửa” muốn lãnh nhận, hoặc ai muốn làm cha mẹ đỡ đầu cho họ, xin hãy đón nhận và nâng đỡ họ.”
Đức Thánh Cha không che giấu những tổn thương do những người tin rằng ngài “đang hủy hoại ngôi vị Giáo hoàng”.
ĐTC nói trong mọi thời và mọi nơi “luôn có một người nào đó cố gắng ngăn cản việc cải cách, những người muốn tiếp tục khư khư ở lại trong thời kỳ của Vua Chúa – Giáo hoàng”, và sự thật “Vatican vẫn là một chế độ quân chủ chuyên chế cuối cùng ở châu Âu, và điều đó đúng trong nội bộ”. Ở đây, việc lập luận và điều động phân xử được thực hiện, nhưng những âm mưu này vẫn bị loại bỏ một cách dứt khoát."
Church Documents
Thu Trinh 16/3/2024
VietCatholic Media
20:15 15/03/2024
1. Lực lượng phòng không đã bắn hạ toàn bộ 27 máy bay không người lái “Shahed” của Nga
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Bẩy, 16 Tháng Ba, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết Lực lượng phòng không đã bắn hạ toàn bộ 27 máy bay không người lái “Shahed” mà quân đội Nga sử dụng để tấn công Ukraine.
Quân đội Nga đã tấn công khu vực Kharkiv và khu vực Donetsk bằng hỏa tiễn S-300 và S-400 cũng như một hỏa tiễn dẫn đường Kh-59 ở khu vực Poltava, trong khi tín hiệu cảnh báo trên không không được kích hoạt trong khu vực.
Vào ban đêm và buổi sáng thứ Bẩy, vùng Sumy bị pháo phòng không, súng cối và pháo bắn phá. Cảnh sát cho biết có 2 người chết, 5 người khác bị thương, nhà cửa và xe hơi bị hư hỏng.
Vào đêm thứ Sáu rạng sáng Thứ Bẩy,, quân đội Nga tấn công Kyiv và khu vực bằng máy bay không người lái. Do các mảnh vụn rơi xuống, cỏ bốc cháy tại một khu đất trống ở một trong các quận của vùng Kyiv, đám cháy đã được dập tắt. Không có người nào bị thương.
2. Thống đốc Nga cáo buộc Ukraine pháo kích vào Grayvoron ở vùng Belgorod của Nga
Thống đốc khu vực Belgorod, Vyacheslav Gladkov, cho biết một người đã thiệt mạng do pháo kích của Ukraine tại thành phố Grayvoron của Nga thuộc vùng Belgorod.
Ông ta nói:
Thành phố Grayvoron bị lực lượng vũ trang Ukraine tấn công. Có một người chết. Đây là người tham gia tự vệ lãnh thổ của chúng ta. Anh ta là một trong những người tham gia tích cực - anh ta đã nhiều lần giúp di tản dân thường và bảo đảm an ninh ở quận quê hương của anh ta.
Vào thời điểm xảy ra vụ pháo kích, người đàn ông đang đi trên đường và bị thương nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Tôi bày tỏ lời chia buồn chân thành tới gia đình và bạn bè của người đã khuất. Đây là một mất mát nặng nề đối với toàn thể người dân vùng Belgorod.
3. Bộ Quốc Phòng Nga đưa tin về các cuộc giao tranh ở biên giới và nỗ lực xâm nhập vào Belgorod của quân cách mạng.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết hôm Thứ Bẩy, 16 Tháng Ba, rằng: “Có tới 30 kẻ phá hoại Ukraine và lính đánh thuê nước ngoài trên hai chiếc trực thăng Mi-8 đã hạ cánh cách biên giới Nga một km vào khoảng 16:30 ngày 14 Tháng Ba, giờ Mạc Tư Khoa theo giờ Mạc Tư Khoa. Nhóm di chuyển về phía Kozinka và đi vào một số ngôi nhà ở ngoại ô thị trấn.”
“Khi cố gắng tiến xa hơn, nhóm bị quân đội và bộ đội biên phòng chặn lại. Khu vực gần Kozinka đã được rải mìn từ xa để ngăn chặn sự tiếp cận của lực lượng vũ trang Ukraine.”
“Trong quá trình rút lui, một số kẻ phá hoại đã cố gắng giành được chỗ đứng trong một trong những ngôi nhà, trong khi những người khác tiến vào bãi mìn, nơi chúng bị tiêu diệt. Cùng lúc đó, hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt Tornado đã tiêu diệt một nhóm binh sĩ Ukraine đang di chuyển để di tản những người bị thương và thi thể người chết.”
“Quyền kiểm soát thị trấn đã được khôi phục hoàn toàn và khu vực này đã được giải tỏa.”
Dẫn lời thị trưởng Belgorod, Valentin Demidov, Konashenkov nói rằng ba người đã bị thương vào ngày 15 tháng 3 do pháo kích của Ukraine và 400 cư dân của ba thị trấn biên giới ở Belgorod đã được di tản do pháo kích của Ukraine.
4. Nhà máy lọc dầu của Nga bị tấn công bằng máy bay không người lái
Hôm Thứ Sáu, 15 Tháng Ba, Vladislav Shapsha, Thống đốc vùng Kaluga của Nga, cho biết trên Telegram rằng lực lượng phòng không đã bắn hạ 4 máy bay không người lái trong khu vực đặt nhà máy lọc dầu lớn nhất của Kaluga và không có thiệt hại về cơ sở hạ tầng hay thương vong.
Tuy nhiên, hôm Thứ Bẩy, ông cho biết nhà máy lọc dầu Kaluga đã bị hư hại nặng và cáo buộc rằng Ukraine đã tấn công nhà máy này bằng máy bay không người lái vào sáng sớm thứ Sáu.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Bẩy, 16 Tháng Ba, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết vụ tấn công gây thiệt hại làm gián đoạn hoạt động của nhà máy đã do cơ quan gián điệp quân sự thực hiện.
Vùng Kaluga nằm ở phía tây nam của vùng Mạc Tư Khoa.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Bẩy, 16 Tháng Ba, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết Lực lượng phòng không đã bắn hạ toàn bộ 27 máy bay không người lái “Shahed” mà quân đội Nga sử dụng để tấn công Ukraine.
Quân đội Nga đã tấn công khu vực Kharkiv và khu vực Donetsk bằng hỏa tiễn S-300 và S-400 cũng như một hỏa tiễn dẫn đường Kh-59 ở khu vực Poltava, trong khi tín hiệu cảnh báo trên không không được kích hoạt trong khu vực.
Vào ban đêm và buổi sáng thứ Bẩy, vùng Sumy bị pháo phòng không, súng cối và pháo bắn phá. Cảnh sát cho biết có 2 người chết, 5 người khác bị thương, nhà cửa và xe hơi bị hư hỏng.
Vào đêm thứ Sáu rạng sáng Thứ Bẩy,, quân đội Nga tấn công Kyiv và khu vực bằng máy bay không người lái. Do các mảnh vụn rơi xuống, cỏ bốc cháy tại một khu đất trống ở một trong các quận của vùng Kyiv, đám cháy đã được dập tắt. Không có người nào bị thương.
2. Thống đốc Nga cáo buộc Ukraine pháo kích vào Grayvoron ở vùng Belgorod của Nga
Thống đốc khu vực Belgorod, Vyacheslav Gladkov, cho biết một người đã thiệt mạng do pháo kích của Ukraine tại thành phố Grayvoron của Nga thuộc vùng Belgorod.
Ông ta nói:
Thành phố Grayvoron bị lực lượng vũ trang Ukraine tấn công. Có một người chết. Đây là người tham gia tự vệ lãnh thổ của chúng ta. Anh ta là một trong những người tham gia tích cực - anh ta đã nhiều lần giúp di tản dân thường và bảo đảm an ninh ở quận quê hương của anh ta.
Vào thời điểm xảy ra vụ pháo kích, người đàn ông đang đi trên đường và bị thương nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Tôi bày tỏ lời chia buồn chân thành tới gia đình và bạn bè của người đã khuất. Đây là một mất mát nặng nề đối với toàn thể người dân vùng Belgorod.
3. Bộ Quốc Phòng Nga đưa tin về các cuộc giao tranh ở biên giới và nỗ lực xâm nhập vào Belgorod của quân cách mạng.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết hôm Thứ Bẩy, 16 Tháng Ba, rằng: “Có tới 30 kẻ phá hoại Ukraine và lính đánh thuê nước ngoài trên hai chiếc trực thăng Mi-8 đã hạ cánh cách biên giới Nga một km vào khoảng 16:30 ngày 14 Tháng Ba, giờ Mạc Tư Khoa theo giờ Mạc Tư Khoa. Nhóm di chuyển về phía Kozinka và đi vào một số ngôi nhà ở ngoại ô thị trấn.”
“Khi cố gắng tiến xa hơn, nhóm bị quân đội và bộ đội biên phòng chặn lại. Khu vực gần Kozinka đã được rải mìn từ xa để ngăn chặn sự tiếp cận của lực lượng vũ trang Ukraine.”
“Trong quá trình rút lui, một số kẻ phá hoại đã cố gắng giành được chỗ đứng trong một trong những ngôi nhà, trong khi những người khác tiến vào bãi mìn, nơi chúng bị tiêu diệt. Cùng lúc đó, hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt Tornado đã tiêu diệt một nhóm binh sĩ Ukraine đang di chuyển để di tản những người bị thương và thi thể người chết.”
“Quyền kiểm soát thị trấn đã được khôi phục hoàn toàn và khu vực này đã được giải tỏa.”
Dẫn lời thị trưởng Belgorod, Valentin Demidov, Konashenkov nói rằng ba người đã bị thương vào ngày 15 tháng 3 do pháo kích của Ukraine và 400 cư dân của ba thị trấn biên giới ở Belgorod đã được di tản do pháo kích của Ukraine.
4. Nhà máy lọc dầu của Nga bị tấn công bằng máy bay không người lái
Hôm Thứ Sáu, 15 Tháng Ba, Vladislav Shapsha, Thống đốc vùng Kaluga của Nga, cho biết trên Telegram rằng lực lượng phòng không đã bắn hạ 4 máy bay không người lái trong khu vực đặt nhà máy lọc dầu lớn nhất của Kaluga và không có thiệt hại về cơ sở hạ tầng hay thương vong.
Tuy nhiên, hôm Thứ Bẩy, ông cho biết nhà máy lọc dầu Kaluga đã bị hư hại nặng và cáo buộc rằng Ukraine đã tấn công nhà máy này bằng máy bay không người lái vào sáng sớm thứ Sáu.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Bẩy, 16 Tháng Ba, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết vụ tấn công gây thiệt hại làm gián đoạn hoạt động của nhà máy đã do cơ quan gián điệp quân sự thực hiện.
Vùng Kaluga nằm ở phía tây nam của vùng Mạc Tư Khoa.
VietCatholic TV
Phi trường Sochi bị tấn công, chìm trong biển lửa. Máy bay bốc cháy. Putin đưa quân áp sát Phần Lan
VietCatholic Media
01:00 15/03/2024
1. Thành viên NATO kêu gọi 'không còn ranh giới đỏ' trong chiến tranh Nga-Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “NATO Member Urges 'No More Red Lines' in Russia-Ukraine War”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda hôm thứ Tư đã kêu gọi các đồng minh của Ukraine ngừng “vạch ranh giới đỏ” về những gì họ sẵn sàng làm để hỗ trợ Kyiv.
Nausėda đã đưa ra nhận xét này khi phát biểu tại Diễn đàn Chiến lược và Quốc phòng Paris. Nhận xét này được đưa ra như một câu trả lời trực tiếp cho việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói vào tháng trước rằng ông không loại trừ khả năng binh lính phương Tây cuối cùng sẽ được gửi đến Ukraine. Macron đã rút lại quan điểm này một vài ngày sau đó, nhưng kể từ đó, ông đã nói rằng chủ đề về việc đưa quân phương Tây vào Ukraine không nên bị hạn chế.
Nhà lãnh đạo Lithuania cho biết ông hoan nghênh cuộc tranh luận do ông Macron mở ra liên quan đến việc triển khai quân đội vào Ukraine.
“Nếu chúng ta bắt đầu nói, 'Không, Vladimir Putin sẽ không thích điều này hay điều kia'...chúng ta sẽ không bao giờ đưa ra quyết định. Và đó là lý do tại sao ngày hôm qua tôi đã nói với cả Tổng thống Macron và giới truyền thông rằng chúng ta nên ngừng vạch ra ranh giới đỏ cho chính mình”, Nausėda nói, theo hãng tin LRT của Lithuania.
Ngày 26/2, ông Macron cho rằng “không có gì nên loại trừ” khi thảo luận về khả năng đưa binh sĩ vào Ukraine để hỗ trợ quân đội Kyiv trong cuộc chiến chống lại lực lượng Nga.
“Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì có thể để ngăn Nga giành chiến thắng trong cuộc chiến này”, nhà lãnh đạo Pháp nói.
Tuyên bố của Macron đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các quan chức thế giới. Một số nhà lãnh đạo tuyên bố rằng họ không có kế hoạch trực tiếp tham gia vào cuộc chiến, trong khi những người khác cho biết họ đang xem xét tranh luận về vấn đề này.
Trong khi đó, Điện Cẩm Linh ra tuyên bố tuyên bố động thái như vậy có thể dẫn đến xung đột trực tiếp giữa NATO và Nga.
Phát biểu với báo chí ngày 27/2, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết việc quân đội phương Tây tham gia vào cuộc chiến sẽ dẫn đến “chắc chắn” xảy ra một cuộc đối đầu trực tiếp.
Cuộc tranh cãi quốc tế cũng chứng kiến Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cân nhắc khi nói với hãng tin AP rằng “không có kế hoạch nào cho lực lượng chiến đấu của NATO trên bộ ở Ukraine”.
Tuy nhiên, Nausėda cho biết ông nghĩ rằng ít nhất phương án này nên được đưa ra để các nhà lãnh đạo xem xét.
Theo LRT, Nausėda nói: “Tôi hoan nghênh ý tưởng cử phái đoàn đến lãnh thổ Ukraine như một ý tưởng và tôi vẫn tin rằng chúng ta nên thảo luận về ý tưởng này”.
Ông nói: “Tất nhiên, điều tốt nhất là tất cả chúng ta đồng thanh về sự cần thiết của việc này và đánh giá thật kỹ thông tin tình báo cũng như các thông tin khác mà chúng ta có”.
2. Nga tìm cách viết lại lịch sử ở Crimea
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Seeks to Rewrite History on Crimea”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Nga đang cố gắng viết lại lịch sử bằng cách vô hiệu hóa quyết định năm 1954 chính thức trao quyền kiểm soát Crimea cho Ukraine, nơi Mạc Tư Khoa đã sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014.
Crimea được lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev tặng cho Ukraine như một “món quà” nhân kỷ niệm 300 năm Hiệp định Pereiaslav, trong đó Ukraine thành lập liên minh quân sự với Nga.
Cả Nga và Ukraine đều là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô vào thời điểm chuyển giao. Ukraine giữ quyền kiểm soát bán đảo sau khi tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô đang sụp đổ vào năm 1991.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nhiều lần tuyên bố rằng cuộc chiến đang diễn ra của Ukraine chống lại các lực lượng xâm lược của Nga sẽ không kết thúc cho đến khi Kyiv giành lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ bị Nga tạm chiếm, bao gồm toàn bộ Crimea.
Theo một báo cáo hôm thứ Ba từ The Kyiv Post, một dự luật gần đây được các thành viên Konstantin Zatulin và Sergei Tsekov đệ trình lên Duma Quốc gia Nga nhằm tuyên bố quyết định của Liên Xô trao Crimea cho Ukraine là bất hợp pháp và vi hiến.
Bộ Ngoại giao Ukraine hôm thứ Ba đã phản ứng với dự luật này, gọi đây là một nỗ lực nhằm biện minh cho “sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế” và bằng chứng về sự “hoảng loạn” của Nga trước viễn cảnh “không thể tránh khỏi là bán đảo Crimea sẽ được giải phóng khỏi ách xâm lược”.
“Việc đệ trình lên Duma Quốc gia Nga một dự thảo luật công nhận quyết định 'bất hợp pháp' của chính quyền Liên Xô năm 1954 về việc chuyển giao Crimea cho Ukraine là một nỗ lực vô giá trị của chế độ độc tài Nga nhằm hợp pháp hóa những hành vi vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế của chính họ.” Bộ cho biết trong một tuyên bố.
Tuyên bố tiếp tục: “Chính quyền Nga có thể tiếp tục tuyên truyền bao nhiêu tùy thích, đặc biệt là dưới chiêu bài luật pháp, nhưng điều này sẽ không thay đổi thực tế được cộng đồng thế giới công nhận: Crimea là Ukraine”.
Sắc lệnh năm 1954 trao quyền kiểm soát Crimea cho Ukraine đã ghi nhận “sự gần gũi về lãnh thổ và mối quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa tỉnh Crimea và Cộng hòa Ukraine”. Theo Bộ Ngoại Giao Ukraine về mặt lịch sử Crimea thuộc về Ukraine trước khi bị sáp nhập vào Nga, và sắc lệnh năm 1954 chỉ là việc công nhận thực tế lịch sử đó.
Nga xâm chiếm và nắm quyền kiểm soát Crimea vào tháng 2/2014, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc chiến bước sang giai đoạn mới với quyết định của Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào ngày 24/2/2022.
Crimea được sáp nhập sau khi một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức mà Mạc Tư Khoa tuyên bố cho thấy hơn 95% người dân muốn bán đảo này trở thành một phần của Nga. Các nhà quan sát quốc tế lên án kết quả này, cho rằng cuộc bỏ phiếu đã bị thao túng.
Các cuộc trưng cầu dân ý tương tự đã được tổ chức gần đây hơn bởi các chính phủ do Nga thành lập tại các khu vực Ukraine bị tạm chiếm là Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia – cả bốn khu vực này đều được Putin tuyên bố sáp nhập vào tháng 9 năm 2022.
Các cuộc trưng cầu dân ý một lần nữa có những kết quả được các nhà quan sát quốc tế coi là đáng nghi ngờ, tuyên bố cho thấy rằng đại đa số cư dân ở các khu vực bị quân đội xâm lược đã chấp thuận sự kiểm soát của Nga.
3. Video cho thấy lửa nhấn chìm phi trường Nga 180 dặm từ khu nghỉ mát Hắc Hải của Putin
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Fire Engulfs Russian Airport 180 Miles From Putin's Black Sea Resort—Video”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Một đám cháy đã nhấn chìm một phi trường ở khu nghỉ dưỡng Sochi ở Hắc Hải của Nga hôm thứ Tư, các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy.
Đoạn phim được kênh Telegram của Nga chia sẻ cho thấy những đám khói đen bốc lên phía trên phi trường, nằm cách nơi ở của Putin ở Sochi 280 dặm.
Đã xảy ra một loạt vụ cháy bí ẩn ở Nga kể từ khi Putin tấn công Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Ukraine hiếm khi tuyên bố chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công trên đất Nga.
Kênh Crimea Wind Telegram cho biết: “Có điều gì đó đang xảy ra ở phi trường Sochi”.
Kênh Telegram của dự án báo chí độc lập ASTRA của Nga đã đăng tải đoạn phim do một người dân Sochi ghi lại cho biết anh tin rằng một chiếc máy bay đang bốc cháy.
Ngay sau đó, cơ quan báo chí của phi trường cho biết rằng khói là do các hoạt động đào tạo do dịch vụ khẩn cấp phi trường thực hiện với các nhân viên của Bộ Tình huống Khẩn cấp khu vực. Nó cho biết hỏa hoạn đã được lên kế hoạch cho các dịch vụ khẩn cấp để thực hành dập tắt ngọn lửa.
“Những cuộc diễn tập này không ảnh hưởng đến hoạt động của phi trường hoặc dịch vụ chuyến bay và được tiến hành để cải thiện tính sẵn sàng và tính chuyên nghiệp của các dịch vụ cấp cứu của chúng tôi”, cơ quan này cho biết thêm rằng cuộc diễn tập bao gồm thực hành “các tình huống khẩn cấp khác nhau” bao gồm dập tắt đám cháy và di tản hành khách.
Nó nói thêm: “Chúng tôi xin lỗi vì bất kỳ sự bất tiện nào mà hoạt động này có thể gây ra. Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng rằng họ sẽ giúp chúng tôi bảo đảm an toàn và bảo vệ.” Tuy nhiên, thông cáo của phi trường không giải thích được các tiếng nổ rất lớn.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, diễn biến này xảy ra xảy ra khi đất nước này bị hơn 60 máy bay không người lái của Ukraine tấn công vào hôm Thứ Tư, 13 Tháng Ba, với các mục tiêu bao gồm tòa nhà Cơ quan An ninh Liên bang ở khu vực phía nam Belgorod và một nhà máy lọc dầu — cả hai đều bị thiệt hại nặng.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình nhà nước Russia-1 và hãng thông tấn RIA Novosti hôm thứ Ba, ông Putin đã cáo buộc Ukraine thực hiện hàng loạt cuộc tấn công gần đây trên đất Nga với mục đích “làm thất vọng cuộc bầu cử ở Nga” hoặc “can thiệp vào cuộc bầu cử”.
Cuộc bầu cử tổng thống diễn ra từ ngày 15 đến 17 Tháng Ba.
Ông nói: “Một mục tiêu khác là có được một con át chủ bài nào đó trong quá trình đàm phán có thể xảy ra”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy bảo vệ các cuộc tấn công hôm thứ Ba, nói rằng việc làm như vậy là “hoàn toàn công bằng” để trả đũa các cuộc tấn công của Nga ở Ukraine khiến dân thường thiệt mạng và bị thương.
“Tôi nghĩ mọi người đều thấy máy bay không người lái của chúng tôi hoạt động và chúng hoạt động ở khoảng cách xa”, Zelenskiy nói. “Khả năng tấn công tầm xa của chúng tôi là cách thực sự để hướng tới an ninh cho mọi người.”
4. Putin nói lực lượng và 'hệ thống' Nga sẽ được triển khai ở biên giới Phần Lan
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn nhà nước RIA của Nga và đài truyền hình nhà nước Rossiya-1, Putin đã tỏ dấu hiệu rằng ông có ý định tăng cường lực lượng dọc biên giới nước này với Phần Lan.
Nhà lãnh đạo Nga chỉ trích việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO.
Ông nói: “Đây là một bước đi hoàn toàn vô nghĩa đối với Phần Lan và Thụy Điển xét từ quan điểm bảo đảm lợi ích quốc gia của chính họ”.
“Trước đây, chúng tôi không có quân đội ở biên giới Phần Lan, bây giờ thì chúng tôi sẽ triển khai sẽ ở đó. Trước đây, ở đó không có hệ thống hủy diệt nào cả, bây giờ sẽ có.”
5. Putin nói Nga đã chế tạo được vũ khí hạt nhân hiếm
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Says Russia Has Built Rare Nuclear Weapons”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Putin hôm thứ Tư cho biết chỉ có Nga và Mỹ có đặc điểm hiếm hoi là sở hữu “bộ ba hạt nhân” hiện đại, trước khi nói thêm rằng kho vũ khí của nước ông tiên tiến hơn.
“Bộ ba hạt nhân” đề cập đến một cấu trúc quân sự bao gồm hỏa tiễn hạt nhân phóng từ mặt đất, hỏa tiễn đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay mang bom hạt nhân và hỏa tiễn. Trung Quốc và Ấn Độ – cũng như có thể cả Israel – được cho là có bộ ba hạt nhân, cùng với Mỹ và Nga.
Trong suốt cuộc chiến mà Putin phát động ở Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, ông và các quan chức khác của Điện Cẩm Linh thường xuyên đề cập công khai đến khả năng hạt nhân của Nga. Các nhà quan sát phương Tây đã cáo buộc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong các cuộc nói chuyện như những lời đe dọa được đưa ra nhằm ngăn cản sự hỗ trợ từ bên ngoài dành cho Kyiv.
“Bộ ba hạt nhân của chúng tôi hiện đại hơn bất kỳ bộ ba nào khác. Chỉ có chúng tôi và người Mỹ mới thực sự có bộ ba như vậy. Nhưng chúng ta đã tiến bộ hơn nhiều trong lãnh vực này”, ông Putin nói trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư được phát sóng trên truyền hình nhà nước Nga, theo bản dịch của AFP.
Nhà lãnh đạo Nga sau đó thảo luận về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu chủ quyền quốc gia của ông bị đe dọa.
Ông cũng đáp lại những bình luận gần đây của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người hồi tháng trước cho biết ông không loại trừ khả năng binh sĩ phương Tây cuối cùng sẽ được gửi đến Ukraine. Macron đã rút lại quan điểm này một vài ngày sau đó, nhưng kể từ đó, ông lại nói rằng chủ đề về việc đưa bộ binh của phương Tây vào Ukraine là đáng được xem xét.
Theo AFP, Putin nói: “Thực tế là quân đội các nước phương Tây đã có mặt ở Ukraine từ lâu. Nhưng nếu chúng ta nói về lực lượng quân sự chính thức của nước ngoài, tôi chắc chắn rằng điều đó sẽ không thay đổi được tình hình trên chiến trường.”
Ở những nơi khác trong cuộc phỏng vấn, Putin đã đề cập đến sự leo thang gần đây của các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Nga. Cùng với tuần này chứng kiến cuộc tấn công được cho là lớn nhất của máy bay không người lái Ukraine nhằm vào Nga, các đơn vị dân quân ủng hộ Kyiv gồm những người Nga lưu vong đã phát động một chiến dịch quân sự ở miền nam nước Nga.
“Thật đơn giản. Tất cả điều này xảy ra trong bối cảnh thất bại ở tiền tuyến. Họ đã không đạt được bất kỳ mục tiêu nào mà họ đặt ra cho mình vào năm ngoái”, Putin nói.
“Tôi không nghi ngờ gì rằng mục tiêu chính là, nếu không làm gián đoạn cuộc bầu cử tổng thống ở Nga, thì bằng cách nào đó sẽ can thiệp vào quá trình bình thường.”
6. Kế hoạch lật đổ Putin của phiến quân Nga: 'Súng, lựu đạn và xe thiết giáp'
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Rebels' Plan to Topple Putin: 'Guns, Grenades and Armored Vehicles'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một tình nguyện viên cho biết, lực lượng nổi dậy thân Ukraine đang chiến đấu dọc biên giới chung giữa hai quốc gia muốn hoạt động đang diễn ra này châm ngòi cho một cuộc nổi dậy chống lại Vladimir Putin.
Quân đoàn Tự do Nga, Tiểu đoàn Siberia và Quân đoàn Tình nguyện Nga, gọi tắt là RDK - tất cả đều là các nhóm bán quân sự tình nguyện hoạt động dưới sự bảo trợ của quân đội Ukraine - hôm thứ Ba đã phát động một cuộc tấn công hai mũi nhọn vào các khu vực Belgorod và Kursk của Nga.
Trong bối cảnh giao tranh ác liệt, Alexei Baranovsky – một tình nguyện viên của Quân đoàn Tự do Nga với biệt danh “Lutik” – nói với Newsweek rằng các chiến binh nổi dậy có ý định cuối cùng sẽ “hành quân đến Mạc Tư Khoa”. Ông nói, mục tiêu là “giải phóng nước Nga khỏi Putin. Có thể bây giờ chúng tôi chưa thể thực hiện được nhưng đó là sứ mệnh bao trùm của chúng tôi.”
Các cuộc tấn công xuyên biên giới mới nhất xảy ra khi Putin chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào cuối tuần này, một cuộc tranh cử được quản lý cẩn thận mà ông chắc chắn sẽ giành chiến thắng. Cuộc bỏ phiếu cũng sẽ được tổ chức tại các khu vực của Ukraine bị lực lượng Mạc Tư Khoa xâm lược trong cuộc xâm lược toàn diện của họ kể từ tháng 2 năm 2022. Baranovsky cho biết hoạt động của phe nổi dậy đã được sắp xếp thời gian một cách có chủ ý.
Ông giải thích: “Chúng tôi có thể không thể ngăn chặn cuộc bầu cử liên bang, nhưng chúng tôi có thể làm gián đoạn các cuộc bỏ phiếu trong khu vực, vì vậy chúng tôi đang làm những gì có thể bằng cách mang 'không khí tự do' này đến ít nhất một số vùng của đất nước”.
Bộ Quốc phòng Nga báo cáo các cuộc tấn công của “các nhóm khủng bố Ukraine” tại ba địa điểm dọc biên giới và cho biết tất cả các cuộc tấn công đều bị đẩy lùi.
Việc Putin tái đăng quang sẽ không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng nó sẽ là một đòn giáng nữa vào phong trào đối lập đang bị bao vây ở Nga. Điện Cẩm Linh đã sử dụng cuộc chiến với Ukraine để tiếp tục bóp nghẹt công chúng và xã hội dân sự Nga trước bất kỳ dấu hiệu bất đồng chính kiến nào.
Cái chết của thủ lĩnh phe đối lập không chính thức Alexei Navalny tại một trại giam ở Bắc Cực vào tháng 2 là một lời nhắc nhở nghiệt ngã về số phận đang chờ đợi những người Nga đủ can đảm để chống lại sự cai trị của Putin.
Zhanna Nemtsova—con gái của chính trị gia chống Putin bị sát hại, Boris Nemtsov—nói với Newsweek ngay sau khi cái chết của Navalny được công bố rằng các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Nga là “một loài gần như tuyệt chủng”.
Baranovsky cho biết lực lượng nổi dậy muốn khôi phục lại lực lượng đối lập đang bị đe dọa trong nước.
Ông nói: “Là công dân của Nga, chúng tôi quyết định rằng chúng tôi cũng muốn tham gia vào cuộc bầu cử này - và đây là cách để chúng tôi được lắng nghe tiếng nói của mình”. “Chúng tôi đang bỏ phiếu cho một cuộc kháng chiến vũ trang chống lại chế độ Putin, cho một cuộc nổi dậy, một cuộc cách mạng.”
“Chúng tôi dẫn đầu phe đối lập bằng cách làm gương, cho thấy rằng họ không đơn độc, cho họ thấy rằng có những người sẵn sàng chiến đấu, không chỉ chiếu đèn pin lên trời mà thông qua vũ khí, súng, lựu đạn và xe thiết giáp, trong số đó chúng tôi có rất nhiều. Và chúng tôi kêu gọi tất cả họ tham gia cùng chúng tôi trong cuộc chiến chống lại Putin.”
Chiến dịch đang diễn ra là tham vọng nhất đối với các chiến binh Nga hiện trung thành với Kyiv. Baranovsky nói: “Mặc dù chúng tôi đã thực hiện một số hoạt động chung ở Belgorod và một số hoạt động riêng biệt, nhưng đúng là hôm nay chúng tôi đã thành lập một mặt trận thực sự thống nhất lần đầu tiên,” Baranovsky nói, đề cập đến sự phối hợp của Quân đoàn với hai đơn vị còn lại.
“Trong việc này, chúng tôi cũng đang cho thấy phe đối lập Nga đang bị chia cắt rằng có thể đoàn kết lại được. Trên thực tế, chúng tôi là phe đối lập thực sự của Nga”.
“Điều này đánh dấu một cột mốc mới cho phong trào kháng chiến và trong những tháng tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đặt ra các mục tiêu phức tạp hơn cho các nhiệm vụ của mình, vì vậy, hy vọng một ngày nào đó chúng tôi sẽ đạt được mục tiêu chính - tiêu diệt Putin và chế độ của ông ấy.”
Cuộc xâm nhập trong tuần này không phải là lần đầu tiên. Các cuộc tấn công kéo dài đến năm 2023, với chiến dịch tháng 5 buộc hàng ngàn người Nga phải di tản khỏi khu vực biên giới và điều động quân tiếp viện.
7. Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Hoa Kỳ phá hoại cuộc bầu cử tại Nga
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm thứ Tư tuyên bố rằng Mỹ đã lên kế hoạch thực hiện các cuộc tấn công mạng vào hệ thống bỏ phiếu điện tử của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức vào tuần này.
Zakharova cũng cho biết Washington đã giao nhiệm vụ cho các tổ chức phi chính phủ của Mỹ phá hoại cuộc bầu cử bằng cách giảm tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu.
Bình luận của bà lặp lại những cáo buộc tương tự mà cơ quan tình báo nước ngoài của Nga đưa ra trong tuần này mà không có bằng chứng nào.
8. Lãnh đạo Tình báo Hạ viện của đảng Dân Chủ cho rằng mối đe dọa hạt nhân của Putin không đáng 'quan ngại'
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin's Nuke Threat Does Not 'Concern' Top House Intelligence Democrat”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Lời đe dọa mới nhất của Putin về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine không khiến Dân biểu Jim Himes, đảng viên cao cấp của Đảng Dân chủ trong Ủy ban Tình báo Hạ viện, lo lắng.
Himes cho biết trong cuộc phỏng vấn với Erin Burnett của CNN vào tối thứ Tư rằng ông “ít lo ngại hơn” về việc Putin sử dụng vũ khí hạt nhân mặc dù Tổng thống Nga đã nói trong cuộc phỏng vấn trên truyền thông nhà nước hôm thứ Ba rằng ông “sẵn sàng” sử dụng vũ khí nếu chiến tranh Ukraine đe dọa “sự tồn tại của nhà nước Nga.”
Putin cho biết trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình nhà nước rằng lực lượng hạt nhân của Nga “thường xuyên ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu”, đồng thời gợi ý rằng các loại vũ khí này có thể được sử dụng nếu ông cảm thấy chủ quyền của đất nước mình đang bị đe dọa.
“Chúng tôi sẵn sàng sử dụng vũ khí, bao gồm bất kỳ loại vũ khí nào - kể cả vũ khí mà bạn đã đề cập - nếu đó là vấn đề về sự tồn tại của nhà nước Nga hoặc gây tổn hại đến chủ quyền và độc lập của chúng tôi”, ông Putin nói.
Hiện chưa rõ việc Ukraine đánh bại cuộc xâm lược của Putin có bị coi là mối đe dọa đối với chủ quyền của Nga hay không. Nhận xét của Putin trong tuần này không phải là lần đầu tiên ông đưa ra mối đe dọa hạt nhân. Nhà lãnh đạo Nga đã nhiều lần đề cập đến khả năng này kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Các nhà quan sát phương Tây phần lớn đã bác bỏ những lời đe dọa này, cho rằng Putin chỉ đang đe dọa và khó có khả năng bắt đầu một cuộc chiến tranh toàn cầu.
Trước mối đe dọa gần đây của Putin, Himes được hỏi liệu ông có “lo ngại” rằng Putin có thể “vượt qua ranh giới đó” và sử dụng vũ khí hạt nhân hay không
“Bạn biết đấy, bây giờ tôi đã bớt lo lắng hơn,” Himes trả lời. “Và lý do tôi ít lo ngại hơn là, trước hết, tôi nghĩ chung là chính phủ tin rằng ông ấy sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trừ khi ông ấy nghĩ rằng sự sống còn của chính ông ấy - sự sống còn của cá nhân ông ấy và sự sống còn của chế độ của chính ông ấy – đang gặp hiểm nguy.”
“Rõ ràng là chúng ta còn cách đó rất xa.” Himes nói. “Có rất nhiều lý do tại sao ông ta có thể làm những gì ông ta đang làm lúc này… Người đàn ông đó sắp có một cuộc bầu cử. Bây giờ, tôi không nghĩ ông ấy sẽ thua cuộc bầu cử đó, nhưng trước những cuộc bầu cử những ứng cử viên thường nói những điều điên rồ.”
Himes tiếp tục cho rằng những nhận xét trước đây của Putin gợi ý rằng ông có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine đã vấp phải “những thông điệp phản bác rất mạnh mẽ” từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong khi Putin đã ám chỉ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nhiều lần, các đồng minh của ông trong chính phủ Nga và những người được truyền thông nhà nước ủy nhiệm lại sử dụng mối đe dọa này thường xuyên hơn nhiều.
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, một đồng minh thân cận của Putin, hiện giữ chức phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, hồi đầu năm nay đã đề xuất rằng các cuộc không kích của Ukraine vào lãnh thổ Nga là cơ sở để biến cuộc xung đột thành một cuộc chiến tranh hạt nhân chiếu theo “quyền tự vệ”.
Trong cuộc thảo luận trên truyền hình nhà nước với nhà tuyên truyền ủng hộ Điện Cẩm Linh Vladimir Solovyov trong tháng này, nhà dự báo thời tiết Nga Evgeny Tishkovets đã lập luận rằng “thời tiết bây giờ là lý tưởng để tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân chống lại các nước NATO”.
Mark Voyger, cựu cố vấn đặc biệt của Trung tướng Ben Hodges khi ông giữ chức chỉ huy Quân đội Hoa Kỳ ở Âu Châu, trước đó đã nói với Newsweek rằng “thành phần hạt nhân là một trong những thành phần quan trọng nhất trong bối cảnh chiến tranh kết hợp và thông tin của Nga”.
Voyger cho biết: “Họ sử dụng các kênh khác nhau để truyền tải những mối đe dọa này. Đôi khi chúng được che đậy một cách mỏng manh; khi nó đến từ chính Điện Cẩm Linh, họ muốn duy trì sự phủ nhận hợp lý. Nhưng sau đó, họ cho phép các phương tiện truyền thông như một số kênh truyền thông và một số chính trị gia được coi là những người có tính cách phóng khoáng.”
Mặc dù diễn biến của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine có thể đóng một vai trò trong bất kỳ khả năng nào trước mắt của việc Mạc Tư Khoa sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng bản thân mối đe dọa này khó có thể biến mất ngay cả sau chiến tranh, do căng thẳng đang diễn ra giữa Nga và phương Tây.
Nga và Mỹ gần đây đã đầu tư vào việc hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của họ, trong đó Putin đã khoe khoang trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình nhà nước tuần này rằng bộ ba hạt nhân của Nga là “tiên tiến” và “hiện đại hơn bất kỳ bộ ba nào khác”.
9. Nga cảnh cáo chiến tranh Ukraine có thể vượt khỏi tầm kiểm soát do hành động của NATO
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cảnh báo rằng cuộc chiến ở Ukraine có thể vượt khỏi tầm kiểm soát do hành động của các nước phương Tây.
Bất kể Nga chính là nước đã phát động cuộc xâm lược Ukraine, bà ta nói rằng phương Tây đang đi “bên bờ vực thẳm” khi ủng hộ Ukraine, và đang đẩy thế giới đến bờ vực thẳm với những hành động của họ đối với Ukraine.
Bà cho rằng cuộc chiến ở Ukraine có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và mở rộng về mặt địa lý do những hành động thiếu cân nhắc của một hoặc hai quốc gia thành viên trong liên minh quân sự NATO, đồng thời khuyên phương Tây từ bỏ ý định đánh bại Nga về mặt chiến lược.
Zakharova cũng cáo buộc Kyiv về “các hoạt động khủng bố”, mà bà ta cho là có âm mưu phá hoại cuộc bầu cử sắp tới ở Nga.
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Vladimir Putin nói rằng do Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh NATO, Nga sẽ đóng quân và thiết bị ở biên giới với Phần Lan, nơi trước đây không có đồn biên giới nào
10. Ukraine nói mục tiêu tăng cường quân sự 'không thể sớm đạt được'
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Says Goal of Boosting Military 'Cannot Be Achieved' Soon”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ukraine cho biết đề xuất huy động tới 500.000 quân “không thể đạt được ngay lập tức” khi các lực lượng xâm lược của Nga tiếp tục tấn công.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy công bố kế hoạch điều động từ 400.000 đến 500.000 quân vào Tháng Giêng. Dự luật triển khai kế hoạch này sẽ được quốc hội Ukraine bỏ phiếu vào ngày 31/3.
Quân đội Ukraine đã phải đối mặt với một loạt thất bại trên chiến trường trong vài tháng đầu năm 2024, với viện trợ từ các đồng minh nước ngoài đã chậm lại đáng kể vào đầu năm. Khả năng huy động thêm quân có thể đóng vai trò quan trọng đối với kết quả cuối cùng của cuộc chiến.
Trong bình luận với Financial Times hôm thứ Tư, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết chiến dịch tuyển dụng gần đây cho các công việc bao gồm “một số chuyên ngành quân sự” đã rất thành công, thu hút hơn 90.000 đơn ghi danh cho khoảng 8.000 việc làm.
Quân đội đang hy vọng có thể tăng cường nhân sự lớn hơn nhiều sau khi luật huy động được thông qua. Tuy nhiên, số lượng quân chính xác cần thiết vẫn chưa rõ ràng. Bộ này nói rằng các số liệu trong kế hoạch chỉ là “ước tính” và kêu gọi thận trọng về mốc thời gian huy động tiềm năng.
Về số lượng người được huy động, phải nói ngay rằng vì lý do an ninh nên chúng tôi không thể tiết lộ chính xác số lượng người mà Lực lượng Phòng vệ cần”, Bộ cho biết.
“ 400.000-500.000 là con số ước tính sơ bộ tùy thuộc vào tình hình ở khu vực chiến sự và không thể đạt được ngay lập tức”, nó tiếp tục. “Quá trình tăng cường lực lượng vũ trang đang diễn ra.”
Đầu năm nay, Tổng thống Zelenskiy tuyên bố rằng quân đội của ông có lợi thế về số lượng bất ngờ trước lực lượng xâm lược Nga, đồng thời nói với kênh truyền hình ARD của Đức rằng Ukraine có ít nhất 880.000 quân tại ngũ - nhiều hơn nhiều so với 617.000 quân xâm lược mà Putin đã tuyên bố có mặt ở Ukraine.
Nền tảng thu thập và phân tích dữ liệu Statista ước tính vào tháng trước rằng quân đội Ukraine có khoảng 900.000 quân nhân tại ngũ, so với 1,32 triệu của Nga. Tuy nhiên, một số lượng đáng kể quân đội Nga đã không được triển khai tới Ukraine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây đề xuất đưa quân phương Tây tới Ukraine để giúp Kyiv vượt qua khó khăn hiện tại. Đề xuất này đã vấp phải phản ứng dữ dội từ một số người vì lo ngại rằng sự tham gia của các quốc gia NATO có nguy cơ biến cuộc xung đột thành một cuộc chiến tranh thế giới.
Đại tá quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Alexander Crowther đề xuất vào đầu tuần này rằng rủi ro có thể được ngăn chặn bằng cách gửi quân đội Liên minh Âu Châu thay thế, cùng với sự bảo đảm với Putin rằng “các hoạt động của Liên Hiệp Âu Châu sẽ không leo thang”.
Zelenskiy đã giải quyết những suy đoán hôm thứ Hai, nói với đài truyền hình BFM TV của Pháp rằng quân đội Pháp có thể thoải mái “ở lại lãnh thổ Pháp” “miễn là Ukraine giữ được” các vị trí của mình.
11. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba bảo đảm với Moldova về sự hỗ trợ của Ukraine
Ngoại trưởng Moldova Mihail Popșoi đang ở Kyiv, nơi ông đã gặp Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba. Kuleba đã nói chuyện với giới truyền thông về cuộc gặp, bảo đảm với Moldova về sự hỗ trợ của Ukraine.
Tôi muốn công khai bảo đảm với đồng nghiệp của mình và tất cả công dân Moldova rằng Ukraine sẽ tiếp tục bảo vệ vững chắc không chỉ tự do và độc lập của mình mà còn cả hòa bình và yên tĩnh ở Moldova. Ukraine quan tâm đến một Moldova dân chủ mạnh mẽ thân Âu Châu, và Moldova cũng quan tâm đến Ukraine tương tự. Cùng nhau chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau.
Kuleba nói thêm “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Moldova, chúng tôi lên án mọi nỗ lực của Nga xen vào việc giải quyết các vấn đề chính trị trong nước của Moldova.”
Giữa các tin đồn từ chức, ĐGH xác nhận tình trạng sức khoẻ và khẳng định ngài có từ chức hay không
VietCatholic Media
04:35 15/03/2024
1. Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra bản cập nhật hiếm hoi về sức khỏe
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Pope Francis Issues Rare Health Update”.
Bất kể các chỉ trích rộ lên mạnh mẽ sau việc công bố Tuyên ngôn Fiducia Supplicans, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài không có ý định từ chức nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo vì ngài cảm thấy sức khỏe của mình hiện đủ tốt để tiếp tục, trích đoạn từ một cuốn tự truyện mới tiết lộ.
Đức Thánh Cha, 87 tuổi, đã viết rằng ngài tin rằng công việc này là “ad vitam” nghĩa là “suốt đời” và do đó tôi không thấy bất kỳ điều kiện nào để từ bỏ,” theo các trích đoạn được đăng trên tờ báo Ý Corriere Della Sera hay Tin Chiều hôm thứ Năm, 14 Tháng Ba.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói rằng ngài đã ký đơn từ chức trong trường hợp “xảy ra một trở ngại nghiêm trọng về thể chất”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rằng sức khỏe của ngài đủ tốt để tiếp tục và việc nghỉ hưu chỉ là một “giả thuyết xa vời”. Ngài viết:
“Đây là một giả thuyết xa vời, bởi vì tôi không có lý do đáng để khiến tôi nghĩ đến việc từ bỏ”.
Diễn biến này xảy ra sau lần xuất hiện trước công chúng gần đây, trong đó ngài gặp vấn đề về phát âm và vận động, làm dấy lên lo ngại về sức khỏe của ngài.
Tuần trước, một phụ tá đã phải thay mặt ngài đọc một bài phát biểu vì Đức Giáo Hoàng bị viêm phế quản, trong khi vào ngày 24 tháng 2, Vatican cho biết ngài bị cúm nhẹ và sau đó ngài được đưa đến bệnh viện để xét nghiệm.
Đức Thánh Cha Phanxicô trước đó đã bác bỏ những tin đồn liên quan đến việc ngài từ chức sau khi hủy bỏ một chuyến đi trong khi đang hồi phục sau một căn bệnh thể chất khác.
“Trong nhiều năm, một số người có thể đã hy vọng rằng sớm hay muộn, có lẽ sau khi vào bệnh viện, tôi sẽ đưa ra thông báo như vậy, nhưng không có rủi ro như vậy: nhờ Chúa, tôi có được sức khỏe tốt và, nếu Chúa muốn, có rất nhiều dự án vẫn chưa được hoàn thành,” đoạn trích viết.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phải đối mặt với nhiều tranh cãi trong suốt nhiệm kỳ 11 năm của mình, điều này đã gây ra sự bất đồng quan điểm trong công chúng đối với sự lãnh đạo của ngài. Đức Giáo Hoàng đã gợi ý rằng ngay cả những người vô thần cũng có thể lên thiên đàng và ngài không phán xét những người đồng tính, cũng như có quan điểm nhẹ nhàng hơn về việc phá thai và tái hôn.
Việc một Hồng Y công bố một tài liệu vào tháng 12, với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha, ban bố “khả năng chúc lành cho các cặp vợ chồng trong những hoàn cảnh bất hợp lệ và các cặp đồng giới”, đã làm dấy lên những lời kêu gọi phản đối ngày càng tăng trong hàng giáo sĩ và cả anh chị em giáo dân Công Giáo.
Vào tháng 2, Giáo hoàng Phanxicô đã cáo buộc những người phản đối là “đạo đức giả”, lập luận rằng họ sẵn sàng để ngài chúc lành cho những ai bóc lột con người, mặc dù điều đó cũng bị coi là một tội lỗi.
Đức Thánh Cha đã đề cập đến những lời phê bình trong một đoạn trích khác, trong đó ngài nói rằng nếu ngài có ý định đề cập đến tất cả các chỉ trích, ngài sẽ cần phải gặp một nhà tâm lý học.
Tuy nhiên, ngài nói thêm rằng trong mật nghị bầu ngài năm 2013 “có một mong muốn lớn lao là thay đổi mọi thứ, từ bỏ một số thái độ mà đáng tiếc là vẫn cần phải đấu tranh để biến mất cho đến ngày nay. Luôn có những người cố gắng làm chậm quá trình cải cách.”
Người tiền nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, ở tuổi 85, trở thành người đầu tiên từ chức trong gần 600 năm, với lý do tuổi già và yêu cầu của công việc. Ngài tiếp tục sống cho đến năm 2022 và được gọi là Đức Giáo Hoàng Danh dự.
Trong đoạn trích, Đức Thánh Cha Phanxicô - người cũng giữ chức vụ Giám mục Rôma - cho biết trong trường hợp cuối cùng ngài từ chức vì sức khỏe kém, ngài sẽ không tự gọi mình là Giáo hoàng Danh dự mà là Giám mục Danh dự của Rôma, và sẽ chuyển đến Đền Thờ Đức Bà Cả, là nhà thờ Công Giáo lớn nhất ở Rôma, “trở lại làm cha giải tội và mang Mình Thánh Chúa đến cho người bệnh”.
Source:NewsWeek
2. Đức Hồng Y Fernández: Tài liệu về Nhân phẩm sẽ được xuất bản vào đầu tháng Tư
Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin cho biết một “văn bản mới” đã được chuẩn bị gần đây và đã có “một số phiên bản”.
Đức Hồng Y Victor Fernández, người giám sát việc viết tài liệu, nói với Register ngày 7 tháng 3 rằng tài liệu đã có “một số phiên bản” nhưng “văn bản gần như đã hoàn thành và sẽ được xuất bản vào đầu tháng 4”.
Đức Hồng Y người Á Căn Đình, người bắt đầu công việc của mình với tư cách là bộ trưởng thánh bộ vào tháng 9 năm ngoái, nói rằng một “văn bản mới” đã được “chuẩn bị trong vài tháng qua và được các Hồng Y và giám mục của thánh bộ thảo luận tại Feria IV” – một cuộc họp thường kỳ vào thứ Tư của thánh bộ. các thành viên cao cấp của Bộ.
Đức Hồng Y nói thêm: “Tại thời điểm này, chúng tôi đang kết hợp một số đề xuất do họ đề xuất tại Feria IV”.
Bình luận của ngài tiếp theo tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn ngày 12 Tháng Giêng rằng Bộ đang chuẩn bị “một tài liệu rất quan trọng về phẩm giá con người” trong đó có “một lời chỉ trích mạnh mẽ” về các xu hướng vô đạo đức trong xã hội đương đại.
Đức Hồng Y Fernández nói với hãng thông tấn Tây Ban Nha EFE rằng tài liệu mới sẽ bao gồm “không chỉ các vấn đề xã hội mà còn chỉ trích mạnh mẽ các vấn đề đạo đức như phẫu thuật chuyển đổi giới tính, mang thai hộ và ý thức hệ giới tính”.
Phóng viên La Croix tại Rôma, Loup Besmond, đã cung cấp thêm chi tiết trong một bài báo ngày 5 tháng 3, nói rằng các nhà thần học đã làm việc về tài liệu này trong 5 năm qua, nhưng Đức Hồng Y Fernández đã “sửa đổi hoàn toàn nó” và Đức Giáo Hoàng đã “chỉ thị cụ thể”. anh ta phải làm như vậy.”
Besmond viết: “Tài liệu sắp tới được cho là tập trung vào các chủ đề trọng tâm trong triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô, chẳng hạn như vấn đề di cư và môi trường, trong khi phiên bản đầu tiên chỉ giới hạn ở các vấn đề đạo đức sinh học”.
Đức Hồng Y Fernández từ lâu đã hỗ trợ Đức Thánh Cha Phanxicô trong việc viết tài liệu, kể từ hội nghị Aparecida năm 2007 của các giám mục Mỹ Latinh và Caribe khi ngài giúp Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio soạn thảo tài liệu cuối cùng của cuộc họp.
Kể từ khi kế nhiệm Đức Hồng Y Luis Ladaria Ferrer làm tổng trưởng vào tháng 9, Đức Hồng Y Fernández đã đưa ra bốn câu trả lời chính thức của Bộ Giáo Lý Đức Tin cho các câu hỏi khác nhau về giáo lý cũng như tuyên bố gây tranh cãi của Fiducia Supplicans về việc ban phước cho các cặp đồng giới và những người kết hợp bất hợp pháp, điều này đã thúc đẩy một làn sóng chống đối.
Trong cuộc phỏng vấn vào Tháng Giêng với EFE, Đức Hồng Y Fernández cho biết ngài không lường trước được những tài liệu gây tranh cãi như vậy: “Tôi phải nói rằng tôi không nghĩ mình sẽ được đưa tin trong tương lai gần bởi vì trong thánh bộ, chúng tôi không thấy trước những chủ đề mà có thể gây tranh cãi rất nhiều, giống như những điều vừa qua.”
Việc Hồng Y Víctor Manuel Fernández liên tục tung ra các tài liệu mới với tốc độ chóng mặt khiến nhiều thành phần Công Giáo e ngại các tác phẩm của ngài lợi bất cập hại.
3. Số ca tử vong do an tử ở Bỉ đạt mức cao kỷ lục
Số liệu mới của chính phủ tiết lộ số ca tử vong do trợ tử ở Bỉ đã đạt mức cao kỷ lục.
Theo Ủy ban Liên bang về Kiểm soát và Đánh giá cái chết êm dịu, số người chết do bị bác sĩ tiêm thuốc độc cũng đã tăng gần gấp đôi chỉ sau 10 năm.
Thống kê cho thấy năm 2023 có tổng cộng 3.423 ca tử vong do an tử, tăng 15% so với 2.966 ca tử vong do an tử vào năm 2022. Năm 2013, số ca tử vong do an tử được ghi nhận là 1.807.
Số ca tử vong vào năm 2022 thể hiện mức tăng 10% về số ca tử vong do trợ tử của năm trước, đồng thời với mức tăng gần như không ngừng qua từng năm kể từ khi tục lệ này được hợp pháp hóa ở Bỉ vào năm 2002 đối với những người mắc bệnh nan y không thể chịu nổi.
Trong gần một phần tư các trường hợp được ghi nhận, lý do được đưa ra cho cái chết êm ái là do nhiều bệnh lý, chứ không phải là bệnh nan y, trong đó bệnh nhân phải chịu một loạt các than phiền như mất thị lực hoặc thính giác, viêm khớp và tiểu không tự chủ. Trong một nửa số trường hợp này, bệnh nhân không chết vì bệnh tật.
Trong hơn 75% các trường hợp, sự kết hợp giữa đau khổ về thể xác và tâm lý được coi là lý do để tiến hành an tử.
Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học ước tính rằng có khoảng từ 25% đến 35% tổng số ca tử vong do an tử là không được công bố.
Các số liệu mới cho thấy 1/3 số ca tử vong do an tử liên quan đến những người dưới 70 tuổi.
Tổng cộng có 89 người bị tiêm thuốc độc chỉ vì tình trạng tâm thần hoặc rối loạn nhận thức như chứng mất trí nhớ.
Các số liệu cho thấy sự mở rộng quá rộng rãi của chế độ an tử với sự suy giảm tương ứng của dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ. Kể từ năm 2014, Bỉ cũng đã cung cấp dịch vụ an tử cho trẻ em.
Báo cáo về “hỗ trợ tử vong” của ủy ban Y tế và Chăm sóc Xã hội của nghị viện Vương quốc Anh tuần trước đã không chú ý đến bằng chứng rộng rãi về sự mở rộng ngày càng tăng của an tử và sự vô ích của các biện pháp bảo vệ từ khắp nơi trên thế giới, nơi mà chính phủ đang chấp nhận an tử.
Báo cáo đã bị chỉ trích nặng nề bởi Trung tâm đạo đức sinh học Anscombe, một viện phục vụ Giáo Hội Công Giáo ở Anh và Ái Nhĩ Lan, vì đã tuyên bố không chính xác rằng không có bằng chứng nào cho thấy sự trượt dốc trong các khu vực pháp lý nơi hỗ trợ tự tử và an tử đã được hợp pháp hóa.
Giáo sư David Albert Jones, giám đốc trung tâm Anscombe, cho biết: “Thật đáng thất vọng khi ủy ban không chỉ trích nhiều hơn những người đến từ các quốc gia đã hợp pháp hóa việc hỗ trợ tự tử và những người tuyên bố không nhìn thấy điều ác và không nghe thấy điều ác.
“Có nhiều bằng chứng về những tác động tiêu cực ở những quốc gia này: mọi người tự kết thúc cuộc sống của mình mà không có sự đồng ý; tăng tỷ lệ tự tử không được trợ giúp; những người bị từ chối hỗ trợ sinh hoạt nhưng được đề nghị 'hỗ trợ tử vong'; những người tìm đến cái chết không phải vì đau khổ về thể xác mà vì họ cảm thấy là gánh nặng cho người khác.”
Năm ngoái, Giám mục Công Giáo Johan Bonny của Antwerp đã lên tiếng ủng hộ an tử khi cho rằng việc giết người già bị bệnh cũng chính đáng về mặt đạo đức như giết đối phương trên chiến trường trong một cuộc chiến chính nghĩa.
Trong một cuộc phỏng vấn với La Libre, một tờ báo của Bỉ, Đức Giám Mục Bonny cho biết ngài bác bỏ giáo huấn truyền thống của Giáo Hội Công Giáo rằng cái chết êm dịu là một tội ác luân lý nội tại.
Ngài nói: “Đây là một câu trả lời quá đơn giản và không có chỗ cho sự phân định”. “Triết học đã dạy tôi đừng bao giờ hài lòng với những câu trả lời trắng đen chung chung. Mọi câu hỏi đều cần có câu trả lời phù hợp với hoàn cảnh: một phán đoán luân lý phải luôn được đưa ra tùy theo hoàn cảnh cụ thể, văn hóa, hoàn cảnh, bối cảnh.”
Ngài nói: “Chúng tôi sẽ luôn phản đối mong muốn của một số người kết thúc cuộc đời quá sớm, nhưng chúng tôi phải thừa nhận rằng yêu cầu an tử của một thanh niên 40 tuổi không tương đương với yêu cầu của một người 90 tuổi đang đối mặt với căn bệnh nan y.
“Chúng ta phải học cách xác định rõ hơn các khái niệm và phân biệt các tình huống tốt hơn.”
Ngài nói tiếp: “Thật tốt khi nhớ rằng chúng ta không thể giết người, và tôi phản đối mọi hành vi giết người. Nhưng giết chóc là gì, giết chóc là gì? Bạn nói gì với người giết đối phương dưới danh nghĩa tự vệ?
“Bạn nói gì với một người đã bị ảnh hưởng bởi một căn bệnh nan y trong nhiều năm và người đã quyết định yêu cầu cái chết êm ái sau khi nói chuyện với gia đình, bác sĩ, những người thân yêu của họ?”
Đức Giám Mục nói thêm: “Giám mục không có thẩm quyền phán xét luật pháp. Tôi thích xem xét ứng dụng của nó trên thực tế hơn và rõ ràng là tất cả chúng ta đều lo sợ rằng ứng dụng này quá tự do và có quá nhiều sai sót – rằng các yêu cầu được chấp nhận quá nhanh mà không cần tìm kiếm giải pháp thay thế.
“Nhưng phản ứng đối với sự thay đổi này không thể là một tấm thẻ đỏ được đưa ra đối với tất cả các biện pháp an tử.”
An tử bị tố cáo trong Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo năm 1992 là một tội nặng như tội giết người.
Ba năm sau, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II xác nhận trong thông điệp Evangelium Vitae rằng hành vi này “là một sự vi phạm nghiêm trọng luật Thiên Chúa vì đây là hành vi giết hại một con người một cách có chủ ý và không thể chấp nhận được về mặt đạo đức”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã nhiều lần lên án an tử và khẳng định trong Samaritanus Bonus năm 2020 rằng thực hành này “là một hành động xấu xa về bản chất, trong mọi tình huống hoặc hoàn cảnh”. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha vẫn chưa buộc Giám mục Bonny phải chịu trách nhiệm về việc ngài bác bỏ lời giảng dạy đó.
Source:Catholic Herald
4. Đức Thánh Cha tiếp các tham dự viên Khóa học của Tòa Ân giải Tối cao
Sáng ngày 08 tháng Ba vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến hàng trăm tham dự viên, vừa kết thúc khóa học thường niên lần thứ 34, kéo dài năm ngày, từ ngày 04 đến ngày 08 tháng Ba, do Tòa Ân giải Tối cao tổ chức, về các vấn đề lương tâm, dành cho các cha giải tội mới và các chủng sinh năm cuối cùng.
Hiện diện tại buổi tiếp kiến, có Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh tòa Ân giải Tối cao, các chức sắc của tòa này, cùng với các cha giải tội thuộc bốn Đền thờ Giáo hoàng ở Roma.
Trong bài huấn dụ nhân dịp này, Đức Thánh Cha đã giải thích về ý nghĩa kinh ăn năn tội, “do thánh Anphongsô Liguori, tôn sư về thần học luân lý, mục tử gần dân và là người rất quân bình, không ngặt nghèo cũng không tháo thứ”, soạn ra, “tuy ngôn ngữ kinh này hơi cổ đối với ngày nay trong vài thành ngữ, nhưng kinh này vẫn giữ nguyên giá trị về mục vụ và thần học”.
Và Đức Thánh Cha khai triển ba khía cạnh là: thống hối, ăn năn trước Thiên Chúa, tín thác nơi Người và dốc lòng không tái sa ngã. Thống hối vì đã xúc phạm đến Chúa là Đấng vô cùng tốt lành. Tín thác nơi tình yêu thương của Chúa, sau cùng là quyết tâm không còn tái phạm (SGL 1451). Chúng ta nói: “Con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa, thì con sẽ lánh xa dịp tội”.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Những lời này biểu lộ một quyết tâm, chứ không phải là một lời hứa. Thực vậy, không ai có thể hứa với Thiên Chúa là sẽ không phạm tội nữa, và điều ta được yêu cầu làm để lãnh nhận ơn tha thứ không phải là một bảo đảm sẽ không thể phạm tội nữa, nhưng là một quyết tâm hiện tại, được đề ra với ý hướng ngay chính trong lúc xưng tội. Ngoài ra, đó là một quyết tâm chúng ta luôn đảm nhận với lòng khiêm tốn, như thành ngữ “nhờ ơn Chúa”. Thánh Gioan Maria Vianney, cha sở họ Ars, thường lập lại rằng: “Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta, cả khi Chúa biết rằng chúng ta sẽ tái phạm”. Vả lại, nếu không có ơn Chúa, thì không có sự hoán cải nào có thể thực hiện được, chống lại mọi cám dỗ của chủ thuyết cho rằng con người có thể tự cứu thoát nhờ sức riêng của mình (pelagianesimo).”
Và Đức Thánh Cha nhắn nhủ các cha giải tội hiện nay và tương lai sắp tới rằng: “Nghĩa vụ được ủy thác cho anh em trong tòa giải tội thật là đẹp và quan trọng, vì tạo dịp cho anh em giúp đỡ bao nhiêu anh chị em khác cảm nghiệm sự dịu hiền của tình yêu Thiên Chúa. Vì thế, tôi khích lệ anh em hãy sống mỗi cuộc giải tội như một thời điểm ân phúc duy nhất, không thể lập lại và quảng đại trao ban ơn tha thứ của Chúa, với lòng từ ái, hiền phụ và tôi dám nói là với sự dịu dàng của người mẹ”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các cha giải tội hãy cầu nguyện và dấn thân để năm chuẩn bị Năm Thánh này có thể thấy tươi nở lòng thương xót của Chúa Cha trong nhiều tâm hồn và tại nhiều nơi, và nhờ đó, Thiên Chúa ngày càng được yêu mến, đón nhận và chúc tụng”.
Anh có vũ khí lợi hại. Nhà máy lọc dầu Ryaza và 2 kho vũ khí của Putin nổ tung. Bạn Putin đột tử
VietCatholic Media
16:42 15/03/2024
1. Những lời kêu gọi đồng minh NATO gửi vũ khí laser 'thay đổi cuộc chơi' tới Ukraine đang gia tăng
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Calls Grow for NATO Ally To Send 'Game-Changing' Laser Weapon to Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Những lời kêu gọi Vương quốc Anh, một đồng minh chủ chốt của NATO, thử nghiệm vũ khí laser mới của mình trên chiến trường Ukraine đang gia tăng, khi Kyiv phải vật lộn để giải quyết các yêu cầu đặt ra đối với hệ thống phòng không hiện có của mình và những nghi ngờ vẫn tiếp tục về viện trợ của phương Tây trong tương lai.
Vương quốc Anh đã công bố đoạn phim được giải mật về vũ khí năng lượng điều khiển bằng laser mới, được gọi là DragonFire, vào đầu tuần này. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps cho biết đoạn clip ngắn “cho thấy sức mạnh của tia laser có thể hạ gục mục tiêu với tốc độ ánh sáng”.
Loại vũ khí này hoạt động bằng cách sử dụng chùm tia tập trung để cắt xuyên các mục tiêu trên không, chẳng hạn như máy bay không người lái. Một trong những ý tưởng chính đằng sau vũ khí năng lượng điều khiển bằng laser là cung cấp một phương pháp chi phí thấp để bắn hạ các mục tiêu đang lao tới, loại bỏ nhu cầu sử dụng hỏa tiễn phòng không đắt tiền.
Trong suốt hơn hai năm chiến tranh tổng lực, Ukraine đã phải đối mặt với các cuộc tấn công tàn khốc, thường xuyên của máy bay không người lái kamikaze của Nga, và nhu cầu phòng không của Kyiv được đặt lên hàng đầu bởi các gói viện trợ quân sự từ những người ủng hộ nước này.
Một số nguồn tin ở Kyiv cho rằng, một cách tiết kiệm chi phí để tiêu diệt các máy bay không người lái sắp tới chính là điều Ukraine cần, một số nguồn tin ở Kyiv lập luận như trên, đồng thời đặt ra câu hỏi liệu xung đột có thể là điều kiện chiến đấu lý tưởng để thử nghiệm công nghệ mới hay không.
Nghị sĩ Ukraine Oleksiy Goncharenko nói với Newsweek hôm thứ Năm: “Chúng tôi sẵn sàng thử nghiệm nó ở Ukraine”.
Anton Gerashchenko, cựu cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, cho biết trong một bài đăng trên nền tảng mạng xã hội X.
Newsweek được Bộ Quốc phòng Anh cho biết rằng DragonFire vẫn chưa hoạt động hoàn hảo và hệ thống vũ khí này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Hiện tại không có kế hoạch triển khai hệ thống này ở Ukraine.
Đầu năm nay, Vương quốc Anh cho biết họ đã thử nghiệm DragonFire, loại máy có độ chính xác đủ để bắn trúng đồng xu 1 bảng, có kích thước gần bằng đồng 25 xu Mỹ, từ khoảng cách khoảng 1 km.
Bộ Quốc phòng cho biết họ đang tiếp tục phát triển công nghệ “thay đổi cuộc chơi” như DragonFire và đang “thúc đẩy các kế hoạch để cuối cùng sẽ đưa chúng vào sử dụng”.
Shapps cho biết vào giữa Tháng Giêng: “Loại vũ khí tiên tiến này có khả năng cách mạng hóa không gian chiến đấu bằng cách giảm sự phụ thuộc vào loại đạn đắt tiền, đồng thời giảm nguy cơ thiệt hại tài sản thế chấp”.
Tầm bắn của DragonFire được giữ bí mật nhưng Anh cho biết nó có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào có thể nhìn thấy được.
Theo Vương quốc Anh, việc bắn DragonFire trong 10 giây có chi phí tương đương với việc sử dụng hệ thống sưởi thông thường trong một giờ và tia laser có mức giá dưới 10 bảng Anh hoặc dưới 13 Mỹ Kim cho mỗi lần bắn.
James Black, nhà phân tích của chi nhánh Âu Châu của RAND think tank, cho biết trong một bài báo: “Điều này hoàn toàn trái ngược với hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu đô la mà một hệ thống phòng không hoặc đánh chặn hỏa tiễn tinh vi có thể tiêu tốn”. được xuất bản vào cuối tháng Giêng.
Hoa Kỳ - nhà tài trợ viện trợ quân sự lớn nhất cho Kyiv - hôm thứ Ba cho biết rằng đợt viện trợ mới trị giá 300 triệu Mỹ Kim sẽ giúp Ukraine giải quyết các nhu cầu về pháo binh và phòng không “ngay lập tức”. Viện trợ bao gồm hỏa tiễn phòng không vác vai Stinger.
Viện trợ bổ sung không thể được cấp phép nếu không có nguồn tài trợ bổ sung được Quốc hội phê duyệt và các quan chức chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã cảnh báo rằng nỗ lực chiến tranh của Ukraine sẽ gặp nguy hiểm nếu không có kinh phí và thiết bị quân sự mới.
2. Nga được cho là đã gây nhiễu tín hiệu trên máy bay của Bộ trưởng Quốc phòng Anh, nguồn tin chính phủ nói với Reuters
Reuters đưa tin hôm thứ Năm, một nguồn tin chính phủ và các nhà báo đi cùng ông cho biết Nga được cho là đã gây nhiễu tín hiệu vệ tinh trên chiếc máy bay do Bộ trưởng Quốc phòng Grant Shapps sử dụng để đi từ Ba Lan trở về Vương quốc Anh. Reuters cho biết Bộ Quốc phòng chưa bình luận ngay lập tức, nhưng các nguồn tin quốc phòng nói với Guardian rằng không có mối nguy hiểm nào đối với Shapps trên máy bay đang di chuyển.
Theo nguồn tin và các nhà báo, tín hiệu GPS đã bị nhiễu trong khoảng 30 phút khi máy bay bay gần Kaliningrad, vùng Baltic của Nga. Họ cho biết điện thoại di động không thể kết nối Internet được nữa và máy bay buộc phải sử dụng các phương pháp thay thế khác để xác định vị trí của nó.
3. Video cho thấy các tay súng ủng hộ Kyiv làm nổ tung các nhà kho của Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Video Shows Pro-Kyiv Fighters Blow Up Russian Warehouses”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một đơn vị dân quân Nga thân Ukraine hôm thứ Năm cho biết các chiến binh của họ đã phá hủy hai kho đạn dược của Mạc Tư Khoa ở khu vực Kursk của Nga gần biên giới Ukraine.
Quân đoàn Tự do Nga, gọi tắt là LSR, một nhóm dân quân tình nguyện đang chiến đấu bên cạnh người Ukraine trong cuộc chiến với Nga, hôm thứ Năm đã chia sẻ một đoạn video lên các tài khoản xã hội của mình cho thấy khoảnh khắc một camera từ máy bay không người lái ghi lại cảnh tàn phá các kho đạn dược. Nhóm này cho biết các nhà kho nằm ở thị trấn Tetkino ở phía tây nam nước Nga.
LSR viết trong một bài đăng cùng với video trên X: “Trong khi quân đội của Putin đang phá hủy các ngôi nhà dân sự, lính pháo binh của Quân đoàn đã phá hủy cùng lúc 2 kho đạn trong trận chiến của Putin ở Tetkino”. “Nó cháy rất đẹp.”
LSR là một trong số các đơn vị bán quân sự tình nguyện của Nga chiến đấu chống Putin bên cạnh người Ukraine. Nhóm này hôm thứ Ba cho biết các chiến binh của họ cùng với các thành viên của nhóm dân quân Quân đoàn Tình nguyện Nga đã tiến vào lãnh thổ Nga thông qua các khu vực Belgorod và Kursk bằng xe thiết giáp. Trong tin nhắn trực tuyến, LSR cho biết họ đang tấn công.
LSR cũng tuyên bố kiểm soát hoàn toàn thị trấn Tyotkino vào thứ Ba, mặc dù Newsweek không thể xác minh độc lập tuyên bố này. Bộ Quốc phòng Nga trước đó cùng ngày cho biết họ đã đẩy lùi các cuộc tấn công từ “các nhóm khủng bố Ukraine” trong khu vực.
Một trong những tình nguyện viên của LSR, Alexei Baranovsky, nói với Newsweek hồi đầu tuần rằng cuộc tấn công của dân quân vào lãnh thổ Nga là một điều bất ngờ đối với binh lính của Tổng thống Vladimir Putin, những người “không mong đợi những đột phá này ở hai khu vực riêng biệt cùng một lúc, vì vậy hãy xem tình hình này diễn ra như thế nào”..”
Baranovsky nói thêm rằng mục tiêu cuối cùng của phe nổi dậy là cuối cùng “tiến vào Mạc Tư Khoa” và đạt được “sự giải phóng sau đó của nước Nga khỏi Putin”.
Ông nói: “Chúng tôi có thể không thực hiện được bây giờ, nhưng đó là sứ mệnh bao trùm của chúng tôi.
Chuỗi vụ tấn công gần đây vào lãnh thổ Nga xảy ra chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo của nước này, trong đó ông Putin chắc chắn sẽ tái đắc cử. Baranovsky nói với Newsweek rằng việc phát động các cuộc tấn công trước cuộc bầu cử liên bang là kịp thời.
Ông nói, trong khi lực lượng dân quân “có thể không thể ngăn chặn cuộc bầu cử liên bang”, thì các nhóm này “có thể phá vỡ các cuộc bỏ phiếu trong khu vực, vì vậy chúng tôi đang làm những gì có thể bằng cách mang lại 'không khí tự do' này đến ít nhất một số vùng của đất nước..”
Các cuộc tấn công xuyên biên giới không phải là mới dọc theo biên giới chung của Nga với Ukraine. Một số cuộc đột kích đã được tiến hành vào vùng Belgorod vào năm 2023, và Baranovsky nói với Newsweek vào mùa hè năm ngoái rằng các cuộc tấn công như vậy là bằng chứng cho thấy quân đội của Putin đang bị dàn mỏng.
Ông nói vào tháng 6 năm 2023: “Phản ứng của chính phủ Nga và các lực lượng vũ trang trước cuộc xâm lược của phiến quân tới vùng Belgorod là không hề yếu. “Ngược lại, quân đội của Putin đang cố gắng hết sức”.
4. Ukraine tấn công các nhà máy lọc dầu của Nga trước cuộc bầu cử tổng thống
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết ít nhất 60 máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công một số nhà máy lọc dầu cách tiền tuyến hàng trăm dặm ở các khu vực của Nga, bao gồm Ryazan, Nizhny Novgorod và Leningrad. Ông ta cáo buộc rằng các cuộc tấn công liên tục là một phần của chiến lược gây thiệt hại kinh tế.
Thống đốc khu vực Ryaza, Pavel Malkov, hôm thứ Năm cho biết nhà máy lọc dầu lớn nhất của Rosneft ở Ryazan đã bị đốt cháy, khiến hai cơ sở lọc dầu bị hư hỏng phải đóng cửa. Theo các nguồn tin trong ngành, nhà máy này giải quyết khoảng 5,8% tổng lượng dầu thô đã tinh chế của Nga.
5. Lực lượng nổi dậy Nga ủng hộ Ukraine chiếm thị trấn Nga, thề sẽ 'diễn hành vào Mạc Tư Khoa'
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Pro-Ukraine Insurgents Claim Russian Village, Vow to 'March on Moscow'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Một tình nguyện viên đã nói với Newsweek từ gần chiến tuyến đang thay đổi.
Alexei Baranovsky, một tình nguyện viên của Quân đoàn Tự do Nga, người có biệt danh là “Lutik”, cho biết chiến dịch hôm thứ Ba đã dẫn đến việc chiếm được một thị trấn của Nga gần biên giới Ukraine.
Baranovsky nói: “Tôi có thể xác nhận rằng một hoạt động giải phóng đặc biệt đã được phát động hôm nay, với sự tham gia của các lực lượng thống nhất gồm các đơn vị tình nguyện Nga chiến đấu bên cạnh người Ukraine đã cùng nhau vượt biên”. “Như chúng tôi đang nói, các cuộc đụng độ đang diễn ra gần biên giới với các tỉnh Belgorod và Kursk, và các nhóm của chúng tôi hiện đang nắm thế chủ động.”
Các cuộc đột kích xuyên biên giới không phải là một bước phát triển mới trong cuộc chiến. Các lực lượng Nga Tự Do đã tổ chức một số hoạt động như vậy vào năm 2023, buộc hàng ngàn cư dân ở khu vực biên giới phải di tản và gây ra trận chiến kéo dài nhiều tuần với lực lượng Nga trước khi rút trở lại Ukraine.
Tuần này, các đơn vị tình nguyện Nga đã tuyên bố chiếm được làng Tyotkino ở vùng Kursk, cách biên giới với Ukraine chưa đầy 3 dặm.
Baranovsky cho biết, lực lượng của Putin “không mong đợi những đột phá này xảy ra đồng thời ở hai khu vực riêng biệt, vì vậy hãy xem tình hình này diễn ra như thế nào”.
Ông nói, mục tiêu cuối cùng của phe nổi dậy là “sự giải phóng nước Nga khỏi Putin. Có thể bây giờ chúng tôi chưa thể thực hiện được nhưng đó là sứ mệnh bao trùm của chúng tôi.”
Quân đoàn Tự do Nga, Tiểu đoàn Siberia và Quân đoàn tình nguyện Nga (RDK) là các đơn vị quân sự liên kết với Ukraine tham gia cuộc tấn công. Hôm thứ Ba, các chiến binh đã công bố các đoạn video về hoạt động cho thấy quân đội tiến vào Nga trước khi mặt trời mọc và lái xe tăng chiến đấu cũng như các phương tiện bọc thép khác.
“Mặc dù tôi không thể tiết lộ số lượng người tham gia, nhưng tôi sẽ nói rằng chúng tôi có đủ người để đạt được các mục tiêu quân sự cao nhất”, Baranovsky nói vào sáng sớm thứ Ba.
“Tôi vừa mới đến từ vùng xung đột, nơi tôi đang giúp tiếp tế cho lực lượng của chúng tôi. Mặc dù tôi không trực tiếp tham gia vào hành động nhưng tôi là thứ mà bạn gọi là cấp độ tấn công thứ hai,” anh nói.
Baranovsky cho biết chiến dịch hai hướng mới ra đời này “là hoạt động đầy tham vọng nhất của chúng tôi cho đến nay, với tất cả các nhóm—Quân đoàn Tự do Nga, RDK, Tiểu đoàn Siberia—đã phát triển cả về số lượng và phẩm chất trong những tháng gần đây. Về sau, đây là lần xâm nhập đầu tiên như vậy vào Nga.”
Ông nói tiếp: “Điều này đánh dấu một cột mốc mới cho phong trào kháng chiến và trong những tháng tới chúng tôi sẽ tiếp tục đặt ra những mục tiêu phức tạp hơn cho sứ mệnh của mình. Hy vọng rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ đạt được mục tiêu chính – sự hủy diệt của Putin và chế độ của ông ta.”
Baranovsky cho biết các đơn vị biên phòng Nga “bị ảnh hưởng chính” trong cuộc tấn công hôm thứ Ba.
Ông nói tiếp: “Cùng với họ, Nga đã triển khai một số lực lượng dự bị từ quân đội chính quy. “Họ thậm chí còn nắm giữ một số vị trí phòng thủ dọc biên giới. Thông thường, điều đó có nghĩa là trên giấy tờ có một tuyến phòng thủ nhưng thực tế thì không có ai ở đó cả”.
“Tất nhiên, họ cố gắng tìm hiểu và rút ra kết luận từ các cuộc tấn công trước đó. Họ đã củng cố đáng kể biên giới Belgorod,” ông nói thêm. “Đó là nơi họ mong đợi chúng ta sẽ tấn công lần nữa. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có thể tìm ra điểm yếu ở cả Belgorod và vùng Kursk.”
6. Báo cáo cho thấy đồng minh của Putin được tìm thấy 'treo cổ' trong văn phòng riêng
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Ally Found 'Hanged' in Own Office: Reports”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Vitaly Robertus, phó chủ tịch của Lukoil, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai của Nga, được phát hiện đã chết tại văn phòng ở Mạc Tư Khoa hôm thứ Ba trong một vụ tự tử rõ ràng, theo báo cáo địa phương.
Nhiều kênh Telegram của Nga, bao gồm cả dự án báo chí độc lập của Nga ASTRA và Baza, có liên kết với các cơ quan an ninh của Nga, hôm thứ Năm đưa tin rằng Robertus đã được tìm thấy “treo cổ” trong văn phòng của mình.
Đây ít nhất là cái chết thứ tư của một giám đốc điều hành cao cấp tại Lukoil kể từ khi cuộc chiến của Nga ở Ukraine bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
“Người quản lý cao cấp đã tự sát và chết vì ngạt thở. Ông ấy đã làm việc cho công ty này khoảng 30 năm”, Baza nói.
Trước đó vào hôm thứ Tư, Lukoil cho biết trong một tuyên bố trên trang web của mình rằng Robertus đã qua đời “đột ngột” ở tuổi 54. Nguyên nhân cái chết của ông không được đưa ra.
ASTRA đưa tin: “Trước khi qua đời, anh ta được cho là đã phàn nàn về những cơn đau đầu.”
Đài VChK-OGPU, nơi có ý định thu thập thông tin nội bộ từ lực lượng an ninh Nga, cho biết Robertus “không mắc bất kỳ bệnh mãn tính hay vấn đề gia đình nào, và trước khi ông qua đời, những người quen của ông đã nhìn thấy ông trong tình trạng tâm trí tỉnh táo và sức khỏe tốt.”
Lukoil cho biết Robertus đã làm việc với gã khổng lồ dầu mỏ hơn 30 năm, bắt đầu với tư cách là một nhà kinh tế và ông đã được trao “các giải thưởng cấp quốc gia và cấp bộ vì thành công trong việc phát triển tổ hợp năng lượng và nhiên liệu trong nước”.
Thông cáo báo chí trên trang web Lukoil cho biết: “Trong ký ức của chúng tôi, ông ấy sẽ vẫn là một nhà lãnh đạo tài năng, một con người đa năng, một người đồng chí đầy cảm thông”. “Nhóm LUKOIL bày tỏ lời chia buồn sâu sắc tới gia đình và bạn bè của Vitaly Vladimirovich Robertus.”
Theo kênh Telegram VCHK-OGPU của Nga, phó chủ tịch Lukoil Vitaly Robertus đã tự sát tại nơi làm việc - người ta phát hiện ông treo cổ trong văn phòng của mình. Công ty đã thông báo về cái chết của ông ngày hôm qua.
Robertus là giám đốc cao cấp thứ tư của Lukoil qua đời trong hai năm qua, cơ quan truyền thông RTVI của Nga đưa tin. Lukoil vào tháng 3 năm 2022 đã công khai chỉ trích việc Nga xâm lược Ukraine. Vào thời điểm đó, ban giám đốc của công ty đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc nhất về những sự kiện bi thảm ở Ukraine”.
Vào tháng 5 năm 2022, cựu giám đốc cao cấp của Lukoil, Alexander Subbotin, qua đời một cách bí ẩn ở tuổi 44. Người ta tìm thấy ông ta chết dưới tầng hầm nhà của một pháp sư ở Mytishchi, một thành phố phía đông bắc thủ đô Mạc Tư Khoa, sau khi bị một cơn đau rõ ràng, hãng thông tấn nhà nước Nga Tass đưa tin.
Tass đưa tin rằng anh ta đã đến nhà của pháp sư “trong tình trạng say rượu và ma túy nghiêm trọng một ngày trước khi” qua đời. Thi thể của anh ta được phát hiện trong một tầng hầm được cho là được sử dụng cho “nghi lễ tà thuật của người Jamaica”.
Vào ngày 1 tháng 9 năm 2022, Ravil Maganov, chủ tịch Lukoil, được phát hiện đã chết sau khi rơi từ cửa sổ bệnh viện ở Mạc Tư Khoa. Những tình tiết xung quanh cú ngã của người đàn ông 67 tuổi vẫn chưa được giải thích. Ông đã làm việc tại Lukoil từ năm 1993. Cơ quan báo chí của công ty đưa tin ông qua đời “sau một cơn bạo bệnh”.
Vào tháng 10 năm 2023, Vladimir Nekrasov, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty, qua đời ở tuổi 66, được cho là do suy tim cấp tính.
7. Ngũ Giác Đài lên kế hoạch cho Hạm đội máy bay không người lái trên biển đề phòng chiến tranh Trung Quốc có thể xảy ra
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Pentagon Plans Sea Drone Fleet for Possible China War”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ngũ Giác Đài đang bắt tay vào chương trình trị giá 1 tỷ Mỹ Kim để xây dựng một đội quân thuyền không người lái sát thủ điều khiển từ xa.
Nỗ lực này là giai đoạn đầu tiên của Sáng kiến tái tạo, gọi tắt là DoD, của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhằm chế tạo hàng ngàn phương tiện tự động sẵn sàng chiến đấu làm công cụ “ngăn chặn xung đột và nếu việc răn đe thất bại thì sẽ chiến đấu và giành chiến thắng trong cuộc chiến”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Kathleen Hicks cho biết vào tháng trước.
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh Washington, DC lo ngại về một cuộc tấn công tiềm tàng trong tương lai nhằm vào Đài Loan của Trung Quốc, là điều mà Bộ Quốc phòng coi là một “thách thức đang tăng nhịp độ”. Mỹ là nhà cung cấp vũ khí chính cho hòn đảo tự trị này, nhưng vẫn duy trì chính sách “mơ hồ về chiến lược” lâu nay để khiến Trung Quốc phải đoán xem liệu Washington có đưa lực lượng Mỹ đến bảo vệ Đài Loan hay không.
Hicks cho biết hôm thứ Hai rằng Bộ sẽ yêu cầu các nhà lập pháp phân bổ 500 triệu Mỹ Kim cho Replicator trong năm tài chính này, có thể là một yêu cầu lập trình lại và nửa tỷ Mỹ Kim nữa trong ngân sách mà DoD đã đệ trình cho năm tài chính 2025, US Naval Institute News đưa tin.
Ngoài máy bay không người lái lướt trên biển, Đơn vị Đổi mới Quốc phòng của Bộ Quốc phòng đang nghiên cứu nhu liệu cho phép các nhóm máy bay không người lái trên không và thuyền không người lái trên biển tự mình tìm kiếm mục tiêu và quyết định tấn công thuộc về điều phối viên.
Đô đốc Samuel Paparo, người mà Thượng viện gần đây đã phê chuẩn là tư lệnh tiếp theo của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Hoa Kỳ, cho biết vào tháng trước rằng việc tăng cường quân sự và tập trận của Trung Quốc xung quanh Đài Loan đang tiến gần đến mức họ có thể “thực hiện một chiến dịch quân sự sâu rộng” mà không cần phải thông báo trước..
Ông cho biết khả năng mở rộng nhanh chóng của Trung Quốc là lời kêu gọi hành động đối với Washington và khả năng triển khai một số lượng lớn máy bay không người lái ở vùng biển nơi Quân đội Giải phóng Nhân dân có lợi thế tấn công và nhạy cảm sẽ là chìa khóa để bảo vệ Đài Loan trong một cuộc xung đột trong tương lai.
Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh bất hảo và đã cam kết một ngày nào đó sẽ đưa hòn đảo này vào cuộc – thông qua vũ lực nếu cần thiết – mặc dù chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh chưa bao giờ cai trị ở đó.
Đài Loan đặt mục tiêu phát triển đội máy bay không người lái hải quân của riêng mình nhằm chống lại một cuộc tấn công đổ bộ qua eo biển Đài Loan rộng 90 dặm.
Truyền thông địa phương hồi đầu tháng đưa tin rằng nhà phát triển vũ khí thuộc sở hữu nhà nước, Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Chung-Shan (NCSIST) đã được ký hợp đồng sản xuất nguyên mẫu máy bay không người lái trên biển, với kế hoạch đánh giá hơn 200 chiếc.
Kế hoạch này là một phần trong chiến lược của Đài Bắc nhằm thúc đẩy chiến tranh bất đối xứng – các hoạt động quân sự sử dụng các nền tảng và chiến thuật có tính cơ động cao và tiết kiệm chi phí – để tăng cường thế phòng thủ trước các mối đe dọa từ người hàng xóm hùng mạnh hơn.
Đài Loan đặt mục tiêu lặp lại thành công của Ukraine, quốc gia đã sử dụng phương tiện mặt nước không người lái chống lại hạm đội Nga. Chương trình tìm cách phát triển hai mẫu, mỗi mẫu được thiết kế để tàng hình và được trang bị trọng tải nổ cho các hoạt động chống đổ bộ và tấn công bất ngờ.
8. Ý lên án vụ tấn công nhân vật đối lập Nga Leonid Volkov
Hôm thứ Năm, Bộ Ngoại Giao Ý đã lên án vụ tấn công nhân vật đối lập Nga Leonid Volkov, một đồng minh thân cận của cố lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny, nói rằng vụ tấn công chứng tỏ Nga đang đàn áp những người chỉ trích Mạc Tư Khoa, AFP đưa tin.
Ngoại trưởng Antonio Tajani, quốc gia giữ chức chủ tịch luân phiên G7 năm nay, nói với các phóng viên: “Có điều gì đó thực sự nghiêm trọng đã xảy ra với cái chết của Navalny và cả vụ tấn công nhằm vào cộng tác viên thân cận nhất của ông ấy”.
“Đó là bằng chứng cho thấy Nga tiếp tục đàn áp những người chống lại chế độ và điều này không thể không đáng bị chúng ta lên án.”
Lithuania cho biết họ nghi ngờ các cơ quan đặc biệt của Nga có liên quan đến vụ tấn công hôm thứ Ba nhằm vào Volkov, người đã phải vào bệnh viện một thời gian ngắn sau khi bị đánh liên tục bằng búa bên ngoài nhà riêng ở thủ đô Vilnius của Lithuania.
Vụ tấn công xảy ra gần một tháng sau cái chết của Navalny trong một nhà tù ở Bắc Cực, điều mà Volkov đổ lỗi cho Putin, và vài ngày trước cuộc bầu cử có vẻ sẽ kéo dài thời gian nắm quyền của tổng thống Nga.
9. Thủ tướng Na Uy cho biết nước này sẽ đạt được mục tiêu chi tiêu quân sự do NATO đặt ra
Na Uy sẽ đạt được mục tiêu chi tiêu quân sự do NATO đặt ra sớm hai năm vì nước láng giềng Nga hiện “nguy hiểm hơn và khó lường hơn”, Thủ tướng nước này cho biết hôm Thứ Sáu, 15 Tháng Ba.
Thủ tướng Jonas Gahr Store cho biết ngân sách quốc phòng năm 2024, ban đầu dự kiến vào khoảng 8 tỷ euro, sẽ được điều chỉnh tăng lên trong dự luật ngân sách mùa xuân. Thủ tướng Đảng Lao động cho biết đất nước của ông trong năm nay sẽ đạt được mục tiêu đặt ra cho các thành viên NATO, theo đó họ dự kiến sẽ dành ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội cho chi tiêu quân sự.
“Nga có thể không có lợi ích gì trong một cuộc xung đột quân sự với một thành viên NATO”, Store nói. “Tuy nhiên, chúng ta có thể sẽ phải đối phó trong một thời gian dài với một nước láng giềng nguy hiểm hơn và khó lường hơn, đó là Nga”.
10. Thống đốc khu vực Belgorod của Nga, cáo buộc Ukraine phóng 8 hỏa tiễn vào Belgorod
Ukraine đã bắn ít nhất 8 hỏa tiễn vào khu vực biên giới Belgorod của Nga, khiến 2 người thiệt mạng và 12 người bị thương, Vyacheslav Gladkov, Thống đốc khu vực Belgorod của Nga, cho biết như trên hôm Thứ Sáu, 15 Tháng Ba.
Báo cáo của AP cho biết Lực lượng của Kyiv dường như vẫn tiếp tục nỗ lực gây náo loạn Điện Cẩm Linh ngay trước cuộc bầu cử tổng thống Nga đang diễn ra trong bối cảnh Putin đàn áp tàn nhẫn những người bất đồng chính kiến.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, nói hôm Thứ Sáu, rằng các lực lượng Ukraine đã cố gắng thực hiện các cuộc tấn công xuyên biên giới nhưng đã bị đẩy lùi ở Belgorod và khu vực Kursk. Konashenkov tuyên bố quân đội Nga đã giết chết 195 binh sĩ Ukraine và phá hủy 5 xe tăng và 4 xe bộ binh bọc thép, hai ngày sau khi cho biết họ đã giết chết 234 binh sĩ Ukraine trong một cuộc tấn công biên giới khác.
AP không thể xác minh độc lập các tuyên bố của Nga. Các cuộc tấn công xuyên biên giới trong khu vực đã xảy ra lẻ tẻ kể từ khi chiến tranh bắt đầu và là chủ đề của các yêu sách và phản đối cũng như thông tin sai lệch và tuyên truyền.
Cuộc phỏng vấn cờ trắng – Phản ứng mới nhất của Tòa Thánh, Ukraine và Nga
VietCatholic Media
17:51 15/03/2024
1. 40 bài Suy Niệm Mùa Chay 2024 – Thứ Bẩy Tuần thứ Tư Mùa Chay
THỨ BẢY 16/3/2024
Giêrêmia 11:18-20
Thánh Vịnh 7:2-3, 9-12
Ga 7:40-52
“Ông này thật là vị ngôn sứ.” Kẻ khác rằng: “Ông này là Đấng Kitô”. (Ga 40-41)
Có một câu chuyện về một tu viện đang gặp khủng hoảng. Nhiều tu sĩ đã rời đi, không ai tham gia cùng họ trong nhiều năm, và mọi người không còn đến để cầu nguyện và linh hướng nữa. Bảy tu sĩ còn ở lại đã già, chán nản và cay đắng.
Tu viện trưởng nghe nói về một vị thánh sống một mình trong rừng và đến hỏi ý kiến ngài. Sau khi lắng nghe và cầu nguyện, thánh nhân nói với vị bề trên rằng ông có một bí mật dành cho ngài: một trong những tu sĩ hiện đang sống trong tu viện của ngài thực sự là Đấng Mêsia, nhưng ngài sống theo cách mà không ai có thể nhận ra.
Khi vị tu viện trưởng quay lại và chia sẻ bí quyết, các tu sĩ cay đắng nhìn nhau không thể tin được.
Ai trong số họ có thể là Chúa Kitô? Thầy Mark cầu nguyện luôn, thầy ấy thánh thiện quá, không giống như nhân vật được mô tà. Thầy Joseph luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, nhưng thầy ấy ăn uống không ngừng và không thể nhịn ăn được.
Mặc dù vị tu viện trưởng nhắc nhở họ rằng Đấng Mêsia đã mắc một số thói quen xấu để che giấu danh tính thực sự của mình, nhưng họ càng bối rối hơn.
Tuy nhiên, kể từ ngày đó, các tu sĩ bắt đầu đối xử với nhau bằng sự tôn trọng và khiêm tốn hơn, họ thể hiện tình yêu thương lẫn nhau nhiều hơn. Cuộc sống chung của họ trở nên tử tế hơn và lời cầu nguyện chung của họ chân thành hơn vì họ biết rằng mỗi anh em họ gặp đều có thể là Chúa Kitô.
Những người bên ngoài nhận thấy tinh thần mới này và quay trở lại để tĩnh tâm và linh hướng.
Chẳng bao lâu sau, những người trẻ tuổi bắt đầu gia nhập và số lượng tu viện lại tăng lên, các tu sĩ ngày càng yêu thương và thánh thiện. Tất cả điều này là do một vị thánh của Thiên Chúa đã thu hút sự chú ý của họ đến một sự thật đơn giản: Chúa Kitô đang sống giữa họ như một người trong số họ.
Lạy Chúa, xin giúp con bước ra khỏi những thành kiến của mình và tràn đầy kinh ngạc khi nhận ra Chúa, cải trang thành những người chúng con gặp. Amen.
2. Ukraine chỉ trích Đức Thánh Cha Phanxicô về nhận xét 'cờ trắng'
Các nhà lãnh đạo ở Ukraine đã kịch liệt bác bỏ đề nghị đàm phán với Nga của Đức Thánh Cha Phanxicô để chấm dứt chiến tranh và nhắc lại rằng đất nước sẽ không bao giờ đầu hàng. Một số quan chức Ukraine cho rằng việc Đức Thánh Cha sử dụng từ “cờ trắng” khiến người Ukraine cảm thấy bị khinh miệt.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Đức Phanxicô đã sử dụng thuật ngữ “cờ trắng”, lặp lại lời của một nhà báo, mà một số người hiểu như lời kêu gọi đầu hàng.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã trả lời Đức Giáo Hoàng mà không nêu đích danh Đức Thánh Cha trong bài phát biểu hàng đêm.
Ca ngợi các tuyên úy Ukraine ở tiền tuyến, Zelenskiy nói: “Giáo hội là phải như thế - Giáo Hội phải ở cùng với mọi người, không phải cách xa hai ngàn rưỡi km ở đâu đó, hầu như là trung gian giữa người muốn sống và người muốn tiêu diệt bạn.”
Bộ trưởng Ngoại giao Dmytro Kuleba kêu gọi Vatican hỗ trợ người dân Ukraine “trong cuộc đấu tranh chính đáng cho cuộc sống của họ”, và nói: “Lá cờ của chúng tôi có màu xanh và vàng. Dưới lá cờ đó, chúng tôi sống, chết và chiến thắng. Chúng tôi sẽ không treo bất kỳ lá cờ nào khác.” Ông cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì những lời cầu nguyện cho hòa bình và kêu gọi ngài đến thăm Ukraine.
Nhận xét của Đức Thánh Cha được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Thụy Sĩ Radio Télévision Suisse, được ghi âm vào tháng 2, một phần trong đó đã được phát hành hôm thứ Bảy. Cuộc phỏng vấn đầy đủ sẽ được phát sóng vào ngày 20 tháng 3, chỉ vài ngày trước Tuần Thánh là tuần lễ quan trọng nhất trong Năm Phụng Vụ, vào thời điểm mà người Công Giáo cần một sự thanh thản, không mong thấy thêm các tranh cãi.
Theo bản ghi được dịch và chia sẻ bởi hãng thông tấn Vatican, người phỏng vấn Lorenzo Buccella đã hỏi Đức Phanxicô: “Ở Ukraine, một số người kêu gọi lòng dũng cảm đầu hàng, lá cờ trắng. Nhưng những người khác nói rằng điều này sẽ hợp pháp hóa kẻ mạnh hơn. Đức Thánh Cha nghĩ sao?”
Đức Phanxicô trả lời rằng, theo quan điểm của ngài, người mạnh hơn là người “có can đảm treo cờ trắng để đàm phán”.
Cuộc tranh cãi đã khiến Vatican phải làm rõ.
Phát ngôn nhân Matteo Bruni cho biết trong một tuyên bố cho biết: “Đức Giáo Hoàng sử dụng thuật ngữ cờ trắng và đáp lại bằng cách chọn hình ảnh do người phỏng vấn đề xuất, để biểu thị sự chấm dứt thù địch, một thỏa thuận ngừng bắn đạt được với sự can đảm của đàm phán” và tuyên bố rằng các đàm phán không bao giờ có nghĩa là “đầu hàng”.
Nhiều người Công Giáo cho rằng các cuộc phỏng vấn bất tận và gây tranh cãi không phải là cách thức hiệu quả để cai quản Giáo Hội. Chúng ta thực sự đang phải đối diện với các cuộc phỏng vấn ứng khẩu trả lời, tranh cãi, thanh minh, giảng giải. Giáo Hội trông thảm hại và nhếch nhác.
Mặc dù thường lên án cuộc chiến ở Ukraine, nhưng Đức Phanxicô đã gây ra cuộc tranh luận trong Giáo hội về việc liệu thông điệp của ngài về cuộc xung đột có quá thận trọng và quá tập trung vào việc duy trì mối quan hệ với Giáo hội Chính thống Nga hay không. Những người ủng hộ ngài cho rằng việc duy trì tính trung lập từ lâu đã là trọng tâm trong chính sách ngoại giao của Tòa thánh.
Vào tháng 5 năm 2023, sau cuộc gặp riêng đầu tiên với Đức Phanxicô sau khi chiến tranh bùng nổ, Zelenskiy cho biết bất kỳ công thức hòa bình nào đều “phải là của Ukraine” và bất kỳ vai trò nào của Vatican đều phải phục vụ cho công thức hòa bình của Ukraine.
Các nhà lãnh đạo giáo hội Ukraine và các đồng minh của Ukraine cũng phản đối những nhận xét mới nhất của Giáo hoàng.
Cùng ngày mà một phần của cuộc phỏng vấn được công bố, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine, phát biểu trong một buổi cầu nguyện ở New York rằng không ai ở Ukraine “thậm chí nghĩ đến việc đầu hàng”. Một tuyên bố sau đó của các nhà lãnh đạo giáo hội cho biết họ sẽ không “đáp lại” những nhận xét của Đức Giáo Hoàng và thay vào đó nhấn mạnh rằng Ukraine là nạn nhân của cuộc xâm lược của Nga.
“Để cân bằng thì thế này, hãy khuyến khích Putin có can đảm rút quân khỏi Ukraine?” Ngoại trưởng Ba Lan Radek Sikorski nói. “Hòa bình sẽ ngay lập tức diễn ra mà không cần đàm phán”.
Hôm thứ Hai, Nga đã sử dụng tuyên bố của Đức Giáo Hoàng để chỉ trích Kyiv từ chối đàm phán và chấp nhận các điều khoản của Nga.
Các quan chức Nga đã nói rõ rằng các điều khoản hòa bình của Điện Cẩm Linh - không thay đổi kể từ cuộc xâm lược năm 2022 của Mạc Tư Khoa - bao gồm giữ lại Crimea và bốn khu vực khác mà nước này tuyên bố sáp nhập một cách bất hợp pháp vào năm 2022, cũng như “phi quân sự hóa” của Ukraine, đó là một yêu cầu sẽ khiến Ukraine phải gánh chịu một trạng thái trung lập và không có quân đội để tự vệ. Mạc Tư Khoa cũng đang yêu cầu cái mà họ gọi là “phi dân tộc hóa” Ukraine, nghĩa là phủ nhận sự tồn tại của quốc gia và dân tộc Ukraine.
“Nhìn chung, ý tưởng của ông ấy khá dễ hiểu,” phát ngôn viên Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói trong một cuộc họp báo khi đề cập đến Đức Giáo Hoàng. “Ông ấy đã lên tiếng ủng hộ việc đàm phán. Như bạn đã biết, tổng thống của chúng tôi đã nhiều lần bày tỏ sự sẵn sàng và cởi mở trong việc giải quyết các vấn đề của chúng tôi tại các cuộc đàm phán. Điều đó sẽ thích hợp hơn.”
“Nhưng thật không may, như bạn biết, cả những bình luận của Giáo hoàng và nhiều tuyên bố của các bên khác, bao gồm cả của chúng tôi, gần đây đã vấp phải sự phủ nhận gay gắt của chế độ Kyiv, vốn không cho phép bất kỳ cuộc đàm phán nào có thể xảy ra,” Peskov nói.
Nga gọi Thủ đô của Ukraine là Kyiv thay vì Kyiv như chính người Ukraine và các nước phương Tây gọi.
3. Đức Hồng Y Parolin: Đối với Đức Thánh Cha, đàm phán không phải là đầu hàng mà là điều kiện cho hòa bình công bằng và lâu dài
Sau cuộc phỏng vấn của Đức Thánh Cha Phanxicô về cuộc chiến ở Ukraine với Đài phát thanh Télévision Suisse, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin thảo luận vấn đề này với tờ báo Ý ‘Corriere della Sera’, đồng thời cho biết có nguy cơ leo thang hạt nhân.
Vatican News đã công bố toàn văn cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin của Gian Guido Vecchi, được đăng hôm thứ Ba trên tờ báo Corriere della Sera của Ý.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, rõ ràng là Đức Giáo Hoàng đang kêu gọi đàm phán hơn là đầu hàng. Nhưng tại sao chỉ đề cập đến một trong hai bên, Ukraine mà không phải Nga? Và há không có nguy cơ lấy sự “thất bại” của bên bị gây hấn làm động lực đàm phán sẽ phản tác dụng hay sao?
Như giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã nói, khi trích dẫn những lời của Đức Thánh Cha vào ngày 25 tháng 2 năm vừa qua, lời kêu gọi của Đức Thánh Cha là “các điều kiện phải được tạo ra cho một giải pháp ngoại giao nhằm theo đuổi một nền hòa bình công bằng và lâu dài”.
Rõ ràng là trách nhiệm tạo ra những điều kiện như vậy không chỉ thuộc về một bên mà thuộc về cả hai bên, và đối với tôi, điều kiện đầu tiên chính xác là chấm dứt hành vi gây hấn.
Người ta không bao giờ được quên bối cảnh (của cuộc phỏng vấn), trong trường hợp này là một câu hỏi ngỏ với Đức Thánh Cha. Đáp lời, ngài nói về đàm phán và đặc biệt là lòng can đảm đàm phán, điều không bao giờ có nghĩa là đầu hàng.
Tòa Thánh theo đuổi đường lối này và tiếp tục kêu gọi ngừng bắn - và những kẻ xâm lược phải ngừng bắn trước - rồi mới bắt đầu đàm phán. Đức Thánh Cha giải thích rằng đàm phán không phải là điểm yếu mà là sức mạnh. Đó không phải là sự đầu hàng mà là lòng dũng cảm.
Và ngài nói với chúng ta rằng chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến mạng sống con người, đến hàng trăm nghìn sinh mạng con người đã hy sinh trong cuộc chiến ở trung tâm châu Âu này. Đây là những lời áp dụng cho Ukraine cũng như Thánh Địa và các cuộc xung đột khác đang làm khổ thế giới.
Hỏi: Giải pháp ngoại giao có còn khả thi không?
Vì đây là những quyết định tùy thuộc vào ý chí con người nên luôn có khả năng đạt được giải pháp ngoại giao.
Cuộc chiến chống lại Ukraine không phải là kết quả của một thảm họa thiên nhiên không thể kiểm soát được mà chỉ là kết quả của sự tự do của con người. Ý chí tự do của con người đã gây ra thảm kịch này cũng có khả năng và trách nhiệm thực hiện các bước để chấm dứt nó và mở đường cho một giải pháp ngoại giao.
Hỏi: Tòa Thánh có quan ngại về sự leo thang không? Đây là điều mà chính ngài đã đề cập, cho rằng “giả thuyết về sự can thiệp của các nước phương Tây” là một điều đáng sợ.
Tòa Thánh lo ngại về nguy cơ chiến tranh mở rộng. Sự leo thang của cuộc xung đột, sự bùng nổ của các cuộc đụng độ vũ trang mới và cuộc chạy đua vũ trang là những dấu hiệu bi thảm và đáng lo ngại về mặt này.
Chiến tranh mở rộng sẽ đồng nghĩa với những đau khổ mới, tang tóc mới, nạn nhân mới và sự hủy diệt mới, thêm vào đó là những gì mà người dân Ukraine, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ, người già và dân thường, hiện đang trực tiếp trải qua, phải trả giá quá cao cho cuộc chiến tranh bất công này.
Hỏi: Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã nói về cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, gợi lên “trách nhiệm” của cả hai bên. Hai tình huống này có điểm gì chung?
Hai tình huống này chắc chắn có điểm chung là chúng đã mở rộng một cách nguy hiểm vượt quá mọi giới hạn có thể chấp nhận được, chúng không thể giải quyết được, chúng gây ra hậu quả ở các quốc gia khác nhau và không thể tìm ra giải pháp nào nếu không có đàm phán nghiêm túc.
Tôi lo ngại về sự thù hận mà họ đang tạo ra. Vết thương sâu thế này bao giờ mới lành được?
Hỏi: Về chủ đề leo thang, Đức Thánh Cha đã nhiều lần nói về mối nguy hiểm của một cuộc xung đột hạt nhân, khi nói rằng, “Tất cả chỉ cần một sự cố.” Đây có phải là nỗi sợ hãi tiềm ẩn của Tòa thánh?Một “sự cố” như ở Sarajevo năm 1914?
Nguy cơ 'trôi dạt' chết người hướng tới chiến tranh hạt nhân là có thật. Chỉ cần nhìn vào mức độ thường xuyên mà một số đại diện chính phủ sử dụng loại đe dọa này. Tôi chỉ có thể hy vọng rằng đây là một tuyên truyền mang tính chiến lược hơn là một lời 'cảnh báo' về một điều gì đó thực sự có thể xảy ra.
Đối với “nỗi sợ hãi tiềm ẩn” của Tòa Thánh, tôi tin rằng nhiều tác nhân khác nhau trong tình huống bi thảm này có thể càng cố thủ hơn vì lợi ích riêng của họ, không làm những gì có thể để đạt được một nền hòa bình công bằng và ổn định.
4. Kitô giáo và Nho giáo: Vatican và các chuyên gia địa phương thảo luận về các hướng dẫn đối thoại
Ngày 10 tháng 3, 2024, AsiaNews loan tin: Hai sáng kiến quan trọng nhằm gặp gỡ truyền thống tôn giáo và tư tưởng Đông Á đã được Diễn đàn Đối thoại Liên tôn Đài Loan-Hương Cảng tham gia trong những ngày này.
Hội thảo quốc tế có chủ đề “Các Kitô hữu cổ vũ đối thoại với Nho giáo: các hướng dẫn và viễn cảnh” đã được tổ chức vào ngày 8 và 9 tháng 3 tại Tân Đài Bắc, Đài Loan. Sáng kiến được thúc đẩy với sự cộng tác của Khoa Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại học Công Giáo Phụ Nhân- là một phần của lộ trình nhằm xây dựng các hướng dẫn chính thức cho người Công Giáo tham gia đối thoại với những người theo Nho giáo.
Vào ngày 15 tháng 1 vừa qua, Bộ Đối thoại Liên tôn đã triệu tập một nhóm nghiên cứu trực tuyến, do Giáo sư Umberto Bresciani, một người Ý đã có hơn 50 năm sống ở Đài Loan, chủ trì và đã theo đuổi suy tư này tại Đại học Công Giáo Phụ Nhân một thời gian. Cuộc thảo luận đầu tiên đó có sự tham gia của các học giả và những người thực hành đối thoại liên tôn sống hoặc có nguồn gốc, ngoài Đài Loan, ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ở Nhật Bản, Malaysia, Nam Hàn, Việt Nam, Úc, Ý và Hoa Kỳ.
Đức Cha Indunil Kodithwakuu Kankanamalage, thư ký của Bộ, khai mạc cuộc họp đó đã giải thích rằng nhóm nghiên cứu này là một phần của truyền thống được thực hiện bởi cơ quan Vatican, vốn đã phát triển các hướng dẫn đối thoại với Phật giáo, Ấn Độ giáo và các tôn giáo truyền thống Á Châu. Bây giờ, ngài nói thêm, “một nhu cầu mới đã xuất hiện để phát triển một cuộc đối thoại chính thức với các nhà Nho”. Ngài kết luận: “Và khi chúng ta nỗ lực xây dựng trên ‘hạt giống’ đã được gieo trồng, chúng ta hãy luôn nhớ rằng ‘Chúa là Đấng làm cho nó lớn lên’”.
Cuộc gặp gỡ được tổ chức những ngày này tại Tân Đài Bắc là một bước tiến đáng kể trong hành trình này, thu hút sự tham gia của đông đảo khán giả quan tâm đến việc thúc đẩy đối thoại Nho giáo-Kitô giáo.
“Việc soạn thảo các hướng dẫn”, Bộ Đối thoại Liên tôn giải thích trong một tuyên bố, “sẽ được thực hiện theo quy trình xem xét cuối cùng và dự kiến sẽ phục vụ như một nguồn tài nguyên quý giá cho các cá nhân, tổ chức và cộng đồng cả trong và ngoài Giáo Hội Công Giáo đang tìm cách tham gia đối thoại với những người theo Nho giáo.
Mặt khác, bắt đầu từ ngày mai - cũng Bộ Đối thoại Liên tôn sẽ tham gia tại Hương Cảng vào Cuộc Đối thoại Kitô giáo-Đạo giáo lần thứ ba, được thúc đẩy với sự cộng tác của Giáo phận Công Giáo Hương Cảng và Hiệp hội Đạo giáo Hương Cảng. Sáng kiến – sẽ tiếp tục cho đến ngày 13 tháng 3 năm 2024 – có chủ đề “Xây dựng một xã hội hòa hợp thông qua đối thoại liên tôn”. Hội nghị sẽ có sự tham dự của các tín hữu và học giả Kitô giáo và Đạo giáo từ nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm Hương Cảng, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Pháp, Ý, Đài Loan, Nam Hàn, Malaysia, Phi Luật Tân, Việt Nam và Singapore.
Những người tham gia sẽ suy gẫm về các chủ đề sau: “Nền tảng Kinh thánh của Kitô giáo và Đạo giáo để vun trồng một xã hội hòa hợp”, “Vun trồng sự hòa hợp thông qua thờ phượng và phụng vụ”, “Đạo/Con đường và sự Xấu xa/Đức hạnh trong đối thoại và thực hành”, “Sự thánh thiện trong Đạo giáo và Kitô giáo,” và “Truyền tải đức tin và giá trị tôn giáo trong một thế giới hoàn cầu hóa.”
Bộ Đối thoại Liên tôn giải thích thêm: “Hội thảo này sẽ cung cấp một nền tảng cho cả Kitô hữu và Đạo giáo để hiểu sâu sắc hơn về nhau, để hiểu sự bất hòa tạo ra đau đớn và đau khổ như thế nào, và cùng nhau làm việc để hàn gắn thế giới bị chia cắt ngày nay.