Phụng Vụ - Mục Vụ
Niềm tin Việt Nam: Màu Việt Nam
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
04:22 17/03/2008
Niềm tin Việt Nam: Màu Việt Nam
Niềm tin Việt Nam minh họa trong dạng truyện ngắn về những đời sống niềm tin của người Việt Nam, không phải trong quá khứ, cũng không phải trong tương lai, nhưng ngay trong ngày hôm nay và ngay bây giờ. Đọc Niềm tin Việt Nam, có thể bạn sẽ nhận ra những nhân vật xuất hiện trong Niềm tin Việt Nam chính là bạn, hoặc những người thân trong gia đình, hoặc những người hàng xóm, hoặc những người tín hữu trong xứ đạo của chính bạn.Sáng, 7 giờ, Peter, mặc áo màu xanh Irish, quần tây màu càfe sữa, đang chải đầu trước gương chuẩn bị đi làm. Michelle từ trong phòng bước ra, người thơm nức mùi nước hoa. Nhìn Michelle, Peter chỉ vào mầu áo tím của em gái,
— Màu xanh đâu? Sao không mặc?
— Màu xanh nào?
Hỏi xong, Michelle che miệng lại liền,
— Chu choa ơi! Hên quá, đại ca không nhắc dám tui quên luôn hôm nay ngày St. Patrick...
Michelle đi vào phòng. Mười phút sau Michelle quay lại trong chiếc áo màu xanh. Michelle đứng cạnh Peter, hai anh em cùng soi gương cùng khoe màu áo xanh. Michelle đi vô nhà bếp,
— Đại ca uống càfe không?
— Sao hôm nay tự nhiên lại tử tế bất ngờ như thế ni?
— Đại ca đừng có ham, chỉ có ngày hôm nay tui pha chùa cho đại ca một ly mà thôi. Ngày mai nếu muốn, mời đại ca tự nhiên bước ra tiệm càfe Starbucks mà mua. Bởi đại ca nhắc cho nên tui mới nhớ hôm nay 17 tháng 3, lễ St. Patrick. Thấy tui không mặc áo màu xanh, bà chủ người Irish không vui. Lỡ mai mốt có chuyện chi, tui sợ bả kiếm chuyện đuổi tui. Mất công đi kiếm việc khác.
Michelle đưa cho Peter ly càfe đen,
— Lễ St. Patrick của người Irish, tui thấy người ta mặc áo màu xanh. Lễ thánh Tử Đạo Việt Nam, tui chẳng thấy ai nói mặc áo màu gì hết trơn. Kỳ hén!
Peter nhún vai,
— Ai biết đâu.
Michelle hối,
— Thì đại ca nghĩ thử coi, lễ Thánh Tử Đạo Việt Nam, mình mặc áo màu gì?
— Ai mà biết.
— Đại ca cứ nói đại đi, trúng trật cũng đâu cũng có chết thằng tây nào đâu.
Peter lúng túng,
— Mi hỏi một câu hơi khó trả lời đó nghen. Tao nghĩ lễ Thánh Tử Đạo Việt Nam chắc mình mặc áo màu vàng.
— Sao lại màu vàng mà không là màu tím hay là màu đỏ?
— Mọi bữa thấy mi thông minh tuyệt vời. Chỉ có hôm nay, chắc sáng sớm, đầu còn đặc, chưa chịu làm việc... Lễ thánh Patrick mình mặc áo màu xanh, bởi vì đó là màu cái lá shamrock của người Irish. Hôm lễ Thánh Tử Đạo Việt Nam, mình mặc áo màu vàng của rồng vàng Việt Nam.
— Đại ca ngon lắm, vậy chứ lễ của người Công Giáo, mình mặc áo màu chi?
Peter cằn nhằn,
— Uống được một ly càfe của mi đến là khổ. Mới sáng sớm đã bày đủ trò. Biết thế tao ghé ngang qua tiệm Starbucks mua đại một ly càfe cho xong…
— Mới hỏi chơi chơi mà đại ca đã nhăn nhó nhìn dị òm. Nghe đây nè. Lễ của những người Công Giáo, mình nên mặc áo màu hồng...
— Sao lại màu hồng?
— Chớ bộ không phải Chúa dậy mình phải mến Chúa yêu người hay sao? Màu hồng là màu tình yêu đó.
Michelle ăn miếng trả miếng,
— Mọi bữa thấy đại ca thông minh tuyệt vời, hôm nay chắc tại sáng sớm, đầu còn đặc…
Suy Niệm
Chúa chết trên cây thánh giá bởi một tình yêu không điều kiện. Máu hồng của Chúa đổ ra trên đồi núi Sọ tô thêm hồng nhân gian đang trăn trở với màu xám của đêm dài tội lỗi.
Đốt lên một ngọn nến hồng,Cháy bừng tâm thức độ nồng tin yêu
www.nguyentrungtay.com
Lạy Cha Chúng Con
Vũ Văn An
12:27 17/03/2008
2. Lạy Cha Chúng Con
Như đã thấy, kinh Lạy Cha xem ra như một bộc phát từ tâm hồn vị rabbi quê ở Nadarét sau lời yêu cầu tại chỗ của môn đệ. Một bộc phát kỳ diệu vì nó đưa lại cho ta một khuôn mẫu hết sức hoàn hảo cho bất cứ lời cầu nguyện nào.
1. Khuôn Mẫu Tổng Quát
Ta thấy lời kinh ấy bắt đầu bằng cách dành cho Thiên Chúa vị trí riêng rẽ, thích đáng của Người. Thực vậy, ba lời xin đầu là xin cho danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, và ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Chỉ sau đó, lời kinh mới quay qua các nhu cầu và thỉnh cầu của ta. Sai lầm lớn nhất của cầu nguyện là lấy mình làm trung tâm, là đi tìm chính mình. Ta thường quá bận tâm tới điều mình muốn đến nỗi không còn thì giờ nghĩ tới điều Chúa muốn. Ta quá quan tâm tới các ước muốn của mình đến quên khuấy không nghĩ gì tới ý muốn của Thiên Chúa. Ta hay bận bịu nói với Chúa mà quên khuấy không dành cho Chúa cơ hội nói với ta. Đôi khi ta quá bận bịu chuyện vãn với Người đến nỗi quên khuấy không chịu ngưng lại để lắng nghe xem Người nói gì.
Kinh Lạy Cha giúp ta tránh tình trạng không hay ấy. Nó bắt đầu bằng cách đặt Thiên Chúa, chứ không phải chúng ta, ở giữa bức tranh. Chu vi chỉ đúng khi trung tâm đúng. Mọi điều khác chỉ có vị trí đúng khi Thiên Chúa được dành vị trí đúng. Kinh Lạy Cha bắt đầu với việc nhớ đến uy linh Thiên Chúa, mục tiêu Thiên Chúa và chấp nhận ý muốn của Người.
Phần thứ hai của Kinh là phần đầy đủ nhất con người chưa bao giờ được dạy để cầu nguyện. Nó cũng gồm ba lời xin:
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày;
và tha nợ chúng con, như chúng con cũng ta kẻ có nợ chúng con;
xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
Lời đầu xin cho nhu cầu hiện tại. Lời hai xin vì tội lỗi quá khứ. Lời ba xin cho phúc lợi và phúc lành tương lai. Ba lời cầu xin vắn vỏi ấy đem cuộc sống quá khứ, hiện tại và tương lai đặt trước Thiên Chúa. Lương thực cho hiện tại, tha thứ cho quá khứ, và giúp đỡ cho tương lai - trọn cuộc đời trải ra trước nhan thánh Chúa.
Nhưng không phải chỉ có thế. Khi ta cầu xin lương thực hàng ngày, là ta nghĩ đến Thiên Chúa Ngôi Cha, Đấng dựng nên và duy trì mọi sự sống. Khi ta xin tha thứ, là ta nghĩ đến Thiên Chúa Ngôi Con, Đấng cứu rỗi và cứu chuộc toàn thể nhân loại và tất cả chúng ta. Khi ta xin trợ giúp tương lai để sống không tội lỗi, là ta nghĩ đến Thiên Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn, Đấng trợ giúp và Đấng che chở mọi sự sống. Ba lời xin vắn vỏi ấy đem ta diện đối diện với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Bên trong cái la bàn nhỏ hẹp, và với tính kinh tế ít lời đến ngạc nhiên của chúng, ba lời cầu vắn vỏi này đã đem toàn bộ cuộc đời tới trước toàn bộ Thiên Chúa.
2. Quyền Phụ Tử và Tình Phụ Tử
Chữ quan trọng đầu tiên trong Kinh dĩ nhiên là chữ Cha. Muốn định nghĩa chữ này, từ điển mà thôi không đủ, mà còn cần đến giải thích của kinh nghiệm nữa. Quả tình, chữ Cha có đến hai nghĩa rất khác biệt nhau. Nó có thể hiểu nghĩa theo cụm từ quyền cha, quyền phụ tử (paternity). Theo nghĩa này, nó chỉ một người có trách nhiệm trong việc cho ra đời một đứa trẻ. Trong trường hợp này, giữa cha và con không có liên hệ nhất thiết nào khác ngoài liên hệ thể lý. Một người đàn ông nào đó có thể là cha một em bé theo nghĩa quyền cha, quyền phụ tử mà không hề trông nom gì tới đứa trẻ do chính ông góp phần cho ra đời. Nhưng chữ Cha cũng có thể hiểu nghĩa theo cụm từ tình cha, tình phụ tử (fatherhood). Theo nghĩa này, nó chỉ mối liên hệ yêu thương, thân mật, tin tưởng, tin cậy giữa cha và con.
Kitô hữu tin rằng Thiên Chúa là Cha theo nghĩa quyền cha vì quả tình Người là nguồn mọi sự sống, đã ban sự sống cho mọi người. Nhưng điều độc đáo trong ý tưởng Kitô giáo về Thiên Chúa là họ tin rằng Thiên Chúa là Cha theo nghĩa tình cha. Quả thế, nhờ Chúa Giêsu Kitô, giữa Thiên Chúa và nhân loại có cả một liên hệ thân mật, suốt đời, đầy yêu thương qua đó Thiên Chúa và con người tiến lại gần nhau hơn.
Sự phân biệt trên cũng tìm thấy nơi các thầy rabbis Do Thái. Họ thường kể câu truyện sau đây về một cô gái được một người giám hộ tốt bụng và trung tín nuôi nấng. Rồi cũng đến ngày cô đi lấy chồng. Vị ký lục lo phần vụ luật pháp của hôn lễ hỏi cô: “Tên cô là chi?”. Cô cho biết tên. Rồi ông hỏi thêm: “Cha cô tên chi?”. Cô gái không trả lời. Người giám hộ nhắc: “Sao con im lặng?”. Lúc ấy cô gái mới lên tiếng; “Vì con không biết ai là cha ngoài cha ra, vì người nuôi là cha, chứ không phải người sinh”. Các thầy rabbis kết luận, người cha thật của Israel không phải là ai khác mà là chính Thiên Chúa, Đấng đã dưỡng nuôi dân tộc này.
Khi ta thưa với Chúa: Lạy Cha, thì tâm trí ta không nghĩ đến quyền cha cho bằng đến mối liên hệ tình cha gần gũi hơn nhiều. Khi Chúa Giêsu dạy các môn đệ kinh Lạy Cha, là Người dạy họ từ một gia tài thật phong phú, vì tình cha nơi Thiên Chúa vốn là một quan niệm hết sức thân thương đối với người Do Thái. Trên môi miệng họ, thường có những lời sau đây: “Các ngươi là con cái Chúa Thiên Chúa các ngươi” (Đệ Nhị Luật 14:1). “Ta là cha của Israel” (Giêrêmia 31:9). “Há Người (Chúa) không phải là cha ngươi, Đấng đã dựng nên ngươi và duy trì ngươi?” (Đệ Nhị Luật 32:6). "Thế nhưng lạy Chúa, Chúa là cha chúng con; chúng con là đất sét, Chúa là thợ gốm; chính tay Chúa đã làm nên tất cả chúng con” (Isaia 64:7). Lòng sùng kính của người Do Thái sống được là nhờ những lời như thế. Niềm xác tín của họ vào tình cha nơi Thiên Chúa khiến họ thật vững lòng về những điều sau đây.
A. Gần Gũi với Thiên Chúa: Vì Thiên Chúa là Cha, nên các hiền nhân Do Thái tin chắc rằng Thiên Chúa rất gần gũi để lắng nghe và đáp lại lời cầu cũng như hiện diện với dân. Nơi người Do Thái, có một lối giải thích lời Thiên Chúa dạy bảo Mô-sen cách thức làm Nhà Tạm trong sách Xuất Hành 26:18-25. Shechinah là vinh quang Thiên Chúa, đôi lúc ngự xuống Nhà Tạm và tại Đền Thờ trong một đám mây tỏa sáng. Khi Thiên Chúa nói với Mô-sen: “Hãy làm cho Ta một nơi cư ngụ”, ông tỏ ra bỡ ngỡ vì biết rõ vinh quang Thiên Chúa vốn tràn đầy thượng và hạ giới, chứ không thể hiểu được chuyện vinh quang ấy lại ở tại một nơi do chính tay ông xây dựng. Nhưng Thiên Chúa cho ông hay: “Ý nghĩ của ngươi không phải là ý nghĩ của Ta. Hai mươi tấm ván về phía bắc, và hai mươi tấm về phía nam và tám tấm về phía tây là đủ cho Ta (Xuất Hành 26:18, 20, 25). Và không phải chỉ có thế, nhưng Ta sẽ xuống và thu gọn Shechinah của ta vào một thước vuông Anh…Các ngươi là con cái Chúa, Thiên Chúa các ngươi, và Ta là Cha các ngươi (Đệ Nhị Luật 14:1; Giêrêmia 31:9). Quả là vinh dự cho con cái được gần gũi cha mình, và cho người cha được ở gần con cái; bởi vậy, hãy làm nhà cho Cha để Người cư ngụ gần con cái Người” (Exod. R. Terumah xxxiv, I, 3). Thiên Chúa có thể thu gọn vinh quang Người vào một thước vuông Anh. Vì Thiên Chúa là Cha và chúng ta là con cái Người, nên dù trong căn nhà tầm thường nhất, dù trong một Giáo Đường nhỏ nhoi và trần trụi nhất, dù là nơi một con người vô nghĩa nhất, vinh quang Thiên Chúa cũng ở đó. Bất cứ nơi nào có thể, vị Cha này đều ở với con cái mình.
Các thầy rabbis còn một lối nói khác nữa. Rabbi Simon Judah ben Simon cho hay: “Ngẫu tượng thật gần mà hóa xa; Thiên Chúa thật xa mà hóa gần”. Người ta yêu cầu ông giải thích. Ông bảo: “Người thờ ngẫu thần làm một ngẫu thần và đặt nó trong nhà. Như thế, ngẫu thần thật gần. Nhưng anh ta có gào vào tai ngẫu thần, ngẫu thần cũng chả bao giờ trả lời, bởi đó, ngẫu thần thật xa. Còn Thiên Chúa thì xa mà hóa gần”. Họ vặn lại ông: “Sao thế được?”. Ông giải thích: “Từ đây lên trời là một hành trình năm trăm năm; nên Thiên Chúa quả là xa xôi; nhưng Người cũng rất gần gũi, vì nếu một ai đó cầu nguyện và suy niệm trong lòng, Thiên Chúa sẽ rất gần để đáp ứng lời cầu xin của người này” (Deuteronomy R. Wa’ethanan 11:10). Dù cho nơi cư ngụ của Thiên Chúa có ở trên trời, dù cho trời và đất không chứa vinh quang Thiên Chúa, thì vì Thiên Chúa là Cha, Người vẫn ở tại nơi cư ngụ tầm thường nhất để ở gần cõi lòng đơn sơ nhất.
B. Thiên Chúa nhân từ: Niềm tin vào tình phụ tử của Thiên Chúa khiến người Do Thái vững tin rằng người nhân từ trong phán xét và hằng sẵn sàng chấp nhận cõi lòng thống hối. Người ta vẫn nói cách đẹp đẽ như sau: “Thiên Chúa nói với Israel: Đối với mọi điều kỳ diệu và cao cả Ta từng làm cho các ngươi, phần thưởng duy nhất Ta yêu cầu là các ngươi hãy kính trọng Ta như con cái Ta, và gọi Ta là Cha các ngươi” (Exod. R. Mishpatim, xxxii.5). Yếu tính mối liên hệ của Thiên Chúa với con người là tình phụ tử, nên ước muốn thân thiết nhất của Thiên Chúa là mọi con cái Người hãy tự ý bước vào mối liên hệ ấy.
Các hiền nhân Do Thái nghĩ về Thiên Chúa như phán quan, nhưng là một phán quan kiêm người cha nữa. Có một đoản văn Do Thái kể về hai con người đến tòa phán xét, khiếp đảm vì phán quan và được người ta khích lệ. “Thế là Israel bị phán xét trước tòa Thiên Chúa, và khiếp run vì Quan Tòa. Nên các thiên thần phục vụ nói với họ: Đừng sợ! Các ngươi không nhận ra Người sao? Người là đồng bào các ngươi, như có lời chép: ‘Đó chính là Đấng sẽ xây dựng thành phố tôi’ (Isaia 45:13). Rồi các thiên thần còn nói: Đừng sợ Quan Tòa! Các ngươi không nhận ra Người sao? Người vốn là bà con các ngươi, như có lời chép: ‘Con cái Israel, dân tộc có họ hàng với Người’ (Thánh vịnh 148:14). Rồi các vị nói tiếp: Các ngươi không nhận ra Người sao? Người chính là anh em các ngươi, như có lời chép; ‘Vì anh em và bạn hữu Ta’ (Thánh vịnh 122:8). Và còn hơn thế nữa, Người là Cha các ngươi, như có lời chép: ‘Há Người không phải là Cha các ngươi sao?’ (Đệ Nhị Luật 32:6). Đó quả là ý niệm hết sức đẹp về vị phán quan mà đồng thời cũng là đồng bào, người họ hàng, người anh em và trên hết là cha mình.
Niềm xác tín Thiên Chúa là Cha theo nghĩa tình phụ tử khiến các hiền nhân Do Thái tin chắc rằng sự tha thứ luôn luôn rộng mở đối với các tâm hồn thống hối. Giống như cha mẹ luôn tha thứ cho đứa con biết đến tạ lỗi “Con biết lỗi rồi”, Thiên Chúa cũng thế. “Thiên Chúa phán: Ta lấy trời và đất mà làm chứng rằng ta ngồi và mong đợi Israel còn hơn người cha ngồi chờ đứa con trai hay người mẹ ngồi chờ đứa con gái, nếu chúng biết ăn năn, để lời ta được nên trọn” (Tan.d.b. El.p. 163). Hơn một lần, các hiền nhân Do Thái vẽ ra hình ảnh một vị tiên tri mời gọi dân trở về với Thiên Chúa trong ăn năn, nhưng dân, vì nhận biết mình tội lỗi mình nên không dám tiếp nhận lời mời. Thành thử Thiên Chúa phải nói với họ: “Nếu các ngươi trở về với Ta, há các ngươi đã không trở về với Cha các ngươi ở trên trời sao? Như có lời chép: ‘Vì Ta là một người Cha đối với Israel’ (Giêrêmia 31:9; Pes. K. 165a).
Cũng còn một đoản văn khác của các thầy rabbis nói về một hoàng tử bỏ trốn. Vua cha sai thầy huấn đạo đi mời cậu về. Người con hỏi: “Con còn mặt mũi nào về với cha? Con rất xấu hổ trước mặt cha”. Vua cha trả lời: “Con nào lại xấu hổ quay về với cha mình bao giờ?” Giữa Thiên Chúa và Israel cũng thế (Đệ Nhị Luật R., Wa’ethanan 11:24). Niềm tin vào Thiên Chúa trong các đoạn văn như thế quả thật gần gũi với quan niệm về Thiên Chúa trong dụ ngôn Người Con Trai Hoang Đàng. Đó là hình ảnh Người Cha mà ước muốn duy nhất là con cái đi hoang trở lại mái ấm gia đình.
C. Không Lụy Tình Cảm: Dù có những ý niệm hết sức đẹp đẽ về tình phụ tử của Thiên Chúa, người Do Thái không bao giờ tình cảm hóa mối liên hệ ấy, vì họ hiểu rất rõ tình phụ tử này luôn đòi họ phải yêu thương vâng lời Thiên Chúa. Họ hoàn toàn quyết đoán rằng không bao giờ được dùng ý niệm Thiên Chúa như người Cha yêu thương để bào chữa cho việc phạm tội của mình; đúng hơn phải dùng nó như lời kêu gọi vâng lời thánh thiện. Khi các tiên tri cầu xin Thiên Chúa đoái thương con cái Người, Thiên Chúa đáp: “Chỉ khi nào thực hiện ý Ta, chúng mới là con cái Ta; khi không thực thi ý Ta, chúng không phải là con cái Ta” (Exod. R. Ki Tissa Xlvi, 4). Một đoản văn của các thầy rabbis nói rằng: “Hãy lắng nghe Cha các ngươi ở trên trời. Người cư xử với các ngươi như con một, nếu các ngươi vâng lời Người, nếu không, Người sẽ cư xử với các ngươi như nô lệ. Khi ngươi thực thi ý Người, Người là Cha ngươi, và ngươi là con Người, nếu không, trái với ý ngươi và trái với sự thỏa thuận của ngươi, Người sẽ là chủ nhân ông của ngươi và ngươi sẽ là nô lệ của Người” (Pes. R. 132b). Ý niệm trên cho thấy trong bất cứ trường hợp nào ý Thiên Chúa cũng không thể bị làm ngược. Ai tự ý và vâng lời tiếp nhận ý ấy, sẽ là con cái Thiên Chúa; ai vật lộn nhưng sau cùng cũng tiếp nhận ý ấy, sẽ không phải là con cái yêu qúy mà chỉ là những tên nô lệ bị cưỡng bức, không phải là chí nguyện quân, mà chỉ là anh quân dịch. Các hiền nhân Do Thái từng phú dụ biến cố trong sách Xuất Hành 17:11 nói về trận đánh với quân A-ma-léc, trong đó mỗi lần Mô-sen dơ tay lên hì Israel thắng, mỗi lần Mô-sen buông tay xuống, Israel đều thua. “Có phải tay Mô-sen giúp hay gây trở ngại cho trận đánh? Đúng hơn điều ấy dạy cho các ngươi biết khi nào dân Israel biết hướng lòng lên cao, và duy trì tâm hồn mình tùng phục Cha họ trên trời, thì họ thắng; ngược lại, họ sẽ thua” (Rosh ha-Shanah 3:8).
Cũng thế, không phải việc nhìn lên con rắn lửa chữa được rắn cắn; mà là việc hướng mắt và tâm tư lên Chúa như Cha trên trời. Một vị giảng thuyết Do Thái hỏi: Làm sao chiếm hữu được Thiên Chúa? Và tự trả lời: sở hữu Thiên Chúa bằng việc làm tốt và học hỏi lề luật” (Tan.d.b. El. P. 128). Nhiệm vụ thầy dậy con cái là dạy chúng ‘thực hiện ý muốn của Cha chúng ở trên trời’. Rabbi Judah, con trai Tema, đưa ra lệng truyền đẹp đẽ này: “Hãy mạnh như báo, nhẹ như chim ưng, nhanh như nai, và mạnh như sư tử để làm theo ý Cha ngươi trên trời” (Aboth v. 23).
Tóm lại, người Do Thái luôn nối kết ý niệm tình phụ tử yêu thương và nhân hậu không phải với bất cứ giấy phép phạm tội nào mà là với nhiệm vụ tuyệt đối phải đáp trả bằng vâng lời yêu thương.
D. Tình Huynh Đệ Con Người: Ý niệm tình phụ tử của Thiên Chúa đặt để lên người Do Thái nghĩa vụ phải tuân giữ tình huynh đệ con người. Rabbi Jose cho hay: “Tại sao Thiên Chúa yêu thương cô nhi quả phụ? Vì họ hướng mắt lên Người, như có lời chép: ‘(Người là) cha kẻ không cha, đấng bênh đỡ quả phụ’ (Thánh vịnh 64:5). Chính vì thế, ai bóc lột họ là bóc lột Thiên Chúa, Cha họ trên trời” (Exod. R. Mishpatim 30:8). Nếu Thiên Chúa là Cha, thì Người sẽ không bao giờ xử nhẹ kẻ gây thương tích hay từ khước không giúp đỡ một trong các con cái Người.
3. Trước Thời Chúa Giêsu
Như thế, trước khi có đức tin Kitô giáo và ngay trước khi Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện ‘Kinh Lạy Cha’, ta thấy đã có cả một gia tài phong phú của Do Thái liên hệ tới quan niệm tình phụ tử nơi Thiên Chúa. Tuy nhiên, như ta sẽ thấy, gia tài ấy không hẳn nhất quán. Trước khi đi vào chính tâm tư của Chúa Giêsu, thiển nghĩ nên lược qua một số quan niệm về Thiên Chúa trước thời Chúa Giêsu.
A. Phái Khắc Kỷ và Phái Khoái Lạc: Đối với người Khắc Kỷ, phẩm tính chính yếu nơi Thiên Chúa là apatheia. Trong Hy Ngữ, apatheia không hẳn là dửng dưng vô cảm mà là chỉ người, trong yếu tính, thiếu hẳn khả năng cảm nghiệm bất cứ xúc cảm nào. Luận chứng của người Hy Lạp khá đơn giản và thuận lý. Vì người biết cảm nhận buồn vui, yêu ghét, có nghĩa là có một ai đó có thể tác động trên anh ta. Một người nào đó, với tác phong của mình, có thể khiến anh ta vui hay buồn, nghĩa là có thể tác động và đem lại thay đổi cho tâm tư và tình cảm của anh ta. Mà có khả năng tác động lên một con người khác là ít nhất trong lúc đó, cũng đã có một quyền lực nào đó trên người ấy rồi. Nhưng rõ ràng, theo người Hy Lạp, không ai có thể có bất cứ quyền lực nào đối với Thiên Chúa. Cho nên để bảo đảm điều ấy, chỉ có cách là giả thiết làm nguyên lý đầu hết rằng Thiên Chúa, chỉ vì Người là Thiên Chúa, nên hoàn toàn không thể có bất cứ xúc cảm nào. Ngài là Đấng không thể có cảm nhận, apathes, không đam mê, không cảm xúc, yếu tính là dửng dưng.
Người Khoái Lạc cho rằng phẩm tính tối thượng trong đời là ataraxia, nghĩa là hoàn toàn bình thản, hoàn toàn thanh thản. Họ cho rằng nếu Thiên Chúa can dự vào việc thế gian, thì sự thanh thản của Người sẽ mất đi vĩnh viễn. Bởi thế, theo họ, yếu tính Thiên Chúa là phải tách mình hoàn toàn và trọn vẹn ra khỏi trần gian. Thần minh có thể thấy thế gian, nhưng các ngài tách mình tuyệt đối ra khỏi thế gian ấy. Chính cái tính thanh thản tuyệt đối tách mình ra khỏi trần gian ấy biến các vị thành thần minh.
B. Ba hình ảnh Cựu Ước: Đưa ba hình ảnh này ra, chúng tôi không có ý coi thường Cựu Ước, mà chỉ muốn nói: các tư tưởng gia Cựu Ước đã không biết Thiên Chúa như Chúa Giêsu. Dù sao, nếu các tư tưởng gia ấy hoàn toàn biết Thiên Chúa, thì đâu cần Chúa Giêsu phải xuống thế gian. Chính vì con người không biết, và tự họ không thể biết Thiên Chúa là Đấng nào, nên Thiên Chúa mới đến trần gian trong con người Chúa Giêsu Kitô.
Hình ảnh thứ nhất lấy trong sách Gióp, các chương 38 và 39. Hai chương này rất hay không hẳn chỉ vì thơ văn đầy cảm kích của riêng Cựu Ước mà là thơ văn đầy cảm kích của cả thế giới. Chúa trả lời ông Gióp đang đau đớn thống khổ từ giữa cơn lốc: “Ngươi ở đâu khi ta đặt nền móng cho thế giới? Ngươi có điều khiển được ban mai khi ngày của ngươi bắt đầu? Ngươi có bao giờ vào được nguồn biển cả? Có thấu hiểu cái rộng dài của trái đất? Vào được tận kho chứa tuyết? Có khả năng xích được Sao Mão hay mở được dây trói cho Lạp Hộ? Ngươi có ban cho ngựa sức mạnh của nó? Có làm cổ nó cứng cáp?” (Gióp 38: 4, 12, 16, 18, 22, 31; 39:19). Hai chương này là những lời ‘oanh kích’ đáng sợ nhất của Thiên Chúa đối với ông Gióp. Nó đầy ảm đạm và kinh hoàng, vì thực sự Thiên Chúa muốn hạch xách ông: ‘Ngươi lấy quyền gì mà nói với Ta, hay tra vấn Ta?’. Khó có thể tưởng tượng nổi Chúa Giêsu nói với bất cứ ai đang bị hành khổ trong thân xác và tan nát trong tâm hồn như thế?
Hình ảnh thứ hai là dụ ngôn thợ gốm của Giêrêmia (18:1-11). Giêrêmia tưởng tượng người thợ gốm đang chế tạo những chiếc bình. Chiếc nào méo mó, ông ta chỉ cần loại nó đi và bắt đầu làm cái khác. Giêrêmia đặt vào miệng Chúa những lời sau đây: ‘Này, giống như đất sét trong tay thợ gốm, các ngươi cũng thế, hỡi nhà Israel. Há Ta lại không thể làm như thợ gốm với các ngươi sao? ‘ (Griêrêmia 18:6). Đây là hình ảnh một Thiên Chúa làm cho con người có linh hồn điều thợ gốm làm cho đất sét vô linh hồn. Trong cái nhìn này, dưới con mắt Thiên Chúa, con người không có quyền gì hơn miếng đất sét méo mó dưới mắt thợ gốm. Ta chắc chắn không thể tưởng tượng được Chúa Giêsu nói về con người như thể họ chỉ là đồ vật.
Hình ảnh thứ ba lấy của thánh vịnh gia. Trong Thánh Vịnh 24, soạn giả đặt để các điều kiện tới gần Thiên Chúa:
Ai được lên núi Chúa?
Ai được ở trong đền thánh của Người?
Đó là kẻ tay sạch lòng thanh,
Chẳng mê theo ngẫu tượng, không thề gian thề dối.
Người ấy sẽ được Chúa ban phúc lành,
Được Thiên Chúa cứu độ thưởng công xứng đáng. (Thánh Vịnh 24:3-5).
Những điều kiện ấy ít kẻ phàm nhân nào đạt được, thành thử, xem ra Thiên Chúa muốn đóng xầm cửa lại đối với mọi phàm nhân. Chúa Giêsu thì không thế. Chính Người đã cho hay: ‘Ta đến không phải để kêu gọi kẻ công chính, mà là người tội lỗi.’ (Mátthêu 9:13).
4. Ý Nghĩa Và Nội Dung Mới
Thiên Chúa trong tâm tư Chúa Giêsu thể hiện rõ rệt nhất qua ý niệm Cha được Người đưa vào Kinh Lạy Cha. Trong vườn Diệtsimani, Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha: ‘Abba, lạy Cha’ (Máccô 14:36). Và thánh Phaolô hai lần viết cho các tín hữu để nhấn mạnh rằng nhờ Chúa Thánh Thần, ta cũng có thể cầu nguyện cách đó, nghĩa là dùng cùng một lối xưng hô Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã làm (Thư Rôma 8:15; Thư Galát 4:6).
Chữ abba còn hay hơn chữ cha nữa. Đó là chữ các em bé tại Palestine gọi cha mình trong vòng thân mật gia đình, tương đương với chữ Việt bố, ba sau này. Dĩ nhiên dịch Tân Ước kiểu đó nghe có vẻ kỳ cục và bất xứng. Nhưng quả nó đem lại cho ta một bầu khí thích hợp để ta tiến gần lại Thiên Chúa trong đơn sơ tin cậy và phó thác như một con trẻ đến với người cha nó biết rất rõ, nó rất yêu thương và tin cậy. Và Jeremias cho hay trong trọn bộ nền văn chương Do Thái, không chỗ nào đã áp dụng chữ này vào Thiên Chúa cả.
Chữ ấy thật trái ngược xiết bao với chữ apatheia của Phái Khắc Kỷ, chữ tách mình của Phái Khoái Lạc và các hình ảnh một Thiên Chúa khó lòng với tới của Cựu Ước. Khi ta dùng chữ này, hai điều sau đây đã được giải quyết tức khắc:
i. Mối liên hệ với Thiên Chúa: chữ này từ nay là tinh thần, là niềm tin tưởng và thân mật trong các tiếp xúc của ta với Thiên Chúa.
Nhưng nếu đi thẳng vào chính cách dùng của Chúa Giêsu, ta còn thấy nhiều ý nghiã hơn nữa về nó.
a. Trước hết và đầu hết, nó cho ta thấy Thiên Chúa chăm sóc chúng ta. Thay vì xa cách, tách mình, tránh né mọi xúc cảm, Thiên Chúa chăm sóc con người một cách say mê và yêu thương đến độ cuối cùng, nơi Chúa Giêsu Kitô, Người đã bằng lòng chết trên thánh giá. Chữ abba mang theo đủ chất say mê ấy nơi tình yêu Thiên Chúa.
b. Hơn nữa, ta còn được biết tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu không so đo. Chúa Giêsu từng nhấn mạnh đến khía cạnh này trong tình yêu của Thiên Chúa. Người nói rằng Thiên Chúa cho mặt trời mọc trên cả kẻ dữ lẫn người lành, cho mưa xuống trên người bất chính lẫn người công chính (Mátthêu 5:45). Tình yêu này không chỉ dành cho đứa con ngoan, chưa bao giờ bất tuân cha, mà còn dành cho cả đứa con chỉ biết đến mình đến nỗi đã xé nát cả trái tim cha, nhưng sau đó đã lủi thủi trở lại vì không còn chỗ nào để đi (Luca 15:11-32). Quả tình, không cần phải có những bàn tay sạch và cõi lòng thanh mới vào được tình yêu ấy. Thiên Chúa Cha yêu thương ta bằng một tình yêu không bỏ rơi ta.
c. Ấy thế nhưng, tình yêu của Thiên Chúa vẫn có phần thưởng riêng của nó. Trong cách thế riêng, không ai thấy và không ai biết, Người vẫn tưởng thưởng đứa con thực hành ý Cha (Mátthêu 6:4, 6, 18). Thiên Chúa có hai loại con: kẻ xét nát lòng Người và kẻ làm vui lòng Người, và có những điều qúy giá để tưởng thưởng loại con thứ nhất. Đứa con bất tuân không bị cho ra rìa, nhưng người con tuân phục được những điều mà đứa con bất tuân không bao giờ biết đến, ít nhất cũng tới lúc hắn chịu quay đầu trở lại và tùng phục tình yêu Người Cha.
d. Tình phụ tử của Thiên Chúa là một thứ tình thực tiễn. Tình yêu ấy biết rõ ta cần thực phẩm và áo quần cũng như các điều cần thiết khác. Cha chúng ta biết chúng ta cần những thứ ấy (Mátthêu 6:8, 32; Luca 12:30). Khi ta đến cầu nguyện với Thiên Chúa, lời cầu nguyện của ta không nhất thiết phải hoàn toàn ‘thiêng liêng’ hay ‘tôn giáo’. Ta có thể thưa với Người những điều thực tiễn, các lo lắng của ta, các nhu cầu hàng ngày. Không điều gì ta lại không đem tới Chúa khi cầu nguyện.
e. Tình yêu này vĩ đại đến nỗi nó bao trùm mọi tạo vật của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương mọi thú vật, chim chóc và hoa cỏ, mọi sinh vật do tay Người dựng nên. Và điều lạ lùng là tình yêu phụ tử của Thiên Chúa này không tổng quát đại khái như thế gian mà hết sức chi tiết. Câu nói sau đây của Chúa Giêsu đã được hai phúc âm Mátthêu và Luca tường thuật khác nhau. Trong Mátthêu 10:29, câu ấy như sau:
Há hai con chim sẻ giá không phải một xu sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất ngoài ý Cha các con.
Còn trong Luca 12:6, câu ấy như sau:
Há năm con chim sẻ giá không phải hai xu sao? Thế nhưng Thiên Chúa không quên con nào.
Tại Palestine, người mua có thể mua hai con chim sẻ với giá một xu; nhưng nếu chịu trả hai xu, ông ta sẽ được năm con chim sẻ, chứ không phải bốn. Con sẻ thứ năm kể như của rẻ, cho không, coi như không đáng giá, bị người ta coi là vô giá trị. Nhưng ngay con sẻ phụ trội ấy đối với Thiên Chúa vẫn quan trọng, có giá. Bởi chẳng con nào trong năm con ấy bị Thiên Chúa làm ngơ!
Ta nhớ lại lời Thiên Chúa phán với Mô-sen: ‘Ta biết ngươi bằng tên’ (Xuất Hành 33:17). Người cũng phán với vua Kyrô: ‘Ta là Chúa, Đấng biết ngươi bằng tên’ (Isaia 45:3). Một đặc điểm trong Thánh Kinh là có cả những trang trọn dành cho các tên, cho các gia phả. Điều ấy xem ra có vẻ dư thừa, nên lược bỏ. Nhưng đó lại là biểu tượng cho hằng hà sa số những người được Thiên Chúa biết bằng tên. Tình yêu của Thiên Chúa tỉ mỉ đến nỗi con chim sẻ cũng quan trọng đối với Người, không một ai Người lại không biết bằng tên. Về chuyện con chim sẻ, đọc lướt qua, người ta tưởng con chim sẻ rơi xuống đất chết cũng không ngoài ý Chúa. Nhưng J.E. McFadyen cho hay nếu đọc theo tiếng Aram, thì không phải là rơi xuống đất mà là đậu xuống đất. Hình ảnh quả là đẹp: mỗi lần con chim sẻ tung tăng dưới đất, Thiên Chúa đều thấy và biết nó.
Cho nên, mỗi lần đọc Kinh Lạy Cha, ta có thể xác tín rằng đối với Thiên Chúa, không một ai bị mất hút trong đám đông; rằng nếu ta chẳng đáng kể đối với ai, ta vẫn đáng kể đối với Thiên Chúa; rằng nếu chẳng có ai chăm sóc đến ta, Thiên Chúa vẫn săn sóc đến ta. Xác tín ấy chắc chắn sẽ nâng cao trái tim ta mỗi lần ta đọc Lời Kinh của Chúa.
i. Chữ abba cũng giải quyết dứt khóat mối liên hệ của ta với đồng loại. Vì trước nó, có chữ chúng con. Việc dùng chữ sau đã chấm dứt hẳn mọi đặc tính loại trừ. Nếu Thiên Chúa là Cha chúng con, thì đồng loại chúng con chính là anh em chúng con. Căn bản của bất cứ nền dân chủ nào cũng là niềm xác tín vào tình phụ tử của Thiên Chúa. Giá trị duy nhất con người có được trong tư cách người là tư cách con cái Thiên Chúa. Chủ nghĩa duy quốc gia, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa hợm hĩnh, phân biệt giai cấp, da mầu quả đi ngược hẳn hai chữ mở đầu Kinh Lạy Cha. Đọc những chữ ấy, mà ghét bỏ hay khinh miệt đồng loại mình là chế nhạo lời Kinh, là biến mình thành người nói láo.
Ta dám nói khi đã đọc các chữ Lạy Cha chúng con, ta không cần phải đọc thêm chi nữa. Vì chúng đã dứt khoát giải quyết mối liên hệ giữa ta với Thiên Chúa và giữa ta với anh em đồng loại. Đó là các chữ mời gọi ta đến trước nhan Thiên Chúa với niềm tin tưởng và mạnh bạo của trẻ thơ và cản ngăn ta không làm bất cứ điều gì khác ngoài yêu thương anh em đồng loại mình.
(viết theo William Barclay, The Plain Man Looks At The Lord’s Prayer, Fontana Books, 1964)
Như đã thấy, kinh Lạy Cha xem ra như một bộc phát từ tâm hồn vị rabbi quê ở Nadarét sau lời yêu cầu tại chỗ của môn đệ. Một bộc phát kỳ diệu vì nó đưa lại cho ta một khuôn mẫu hết sức hoàn hảo cho bất cứ lời cầu nguyện nào.
1. Khuôn Mẫu Tổng Quát
Ta thấy lời kinh ấy bắt đầu bằng cách dành cho Thiên Chúa vị trí riêng rẽ, thích đáng của Người. Thực vậy, ba lời xin đầu là xin cho danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, và ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Chỉ sau đó, lời kinh mới quay qua các nhu cầu và thỉnh cầu của ta. Sai lầm lớn nhất của cầu nguyện là lấy mình làm trung tâm, là đi tìm chính mình. Ta thường quá bận tâm tới điều mình muốn đến nỗi không còn thì giờ nghĩ tới điều Chúa muốn. Ta quá quan tâm tới các ước muốn của mình đến quên khuấy không nghĩ gì tới ý muốn của Thiên Chúa. Ta hay bận bịu nói với Chúa mà quên khuấy không dành cho Chúa cơ hội nói với ta. Đôi khi ta quá bận bịu chuyện vãn với Người đến nỗi quên khuấy không chịu ngưng lại để lắng nghe xem Người nói gì.
Kinh Lạy Cha giúp ta tránh tình trạng không hay ấy. Nó bắt đầu bằng cách đặt Thiên Chúa, chứ không phải chúng ta, ở giữa bức tranh. Chu vi chỉ đúng khi trung tâm đúng. Mọi điều khác chỉ có vị trí đúng khi Thiên Chúa được dành vị trí đúng. Kinh Lạy Cha bắt đầu với việc nhớ đến uy linh Thiên Chúa, mục tiêu Thiên Chúa và chấp nhận ý muốn của Người.
Phần thứ hai của Kinh là phần đầy đủ nhất con người chưa bao giờ được dạy để cầu nguyện. Nó cũng gồm ba lời xin:
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày;
và tha nợ chúng con, như chúng con cũng ta kẻ có nợ chúng con;
xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
Lời đầu xin cho nhu cầu hiện tại. Lời hai xin vì tội lỗi quá khứ. Lời ba xin cho phúc lợi và phúc lành tương lai. Ba lời cầu xin vắn vỏi ấy đem cuộc sống quá khứ, hiện tại và tương lai đặt trước Thiên Chúa. Lương thực cho hiện tại, tha thứ cho quá khứ, và giúp đỡ cho tương lai - trọn cuộc đời trải ra trước nhan thánh Chúa.
Nhưng không phải chỉ có thế. Khi ta cầu xin lương thực hàng ngày, là ta nghĩ đến Thiên Chúa Ngôi Cha, Đấng dựng nên và duy trì mọi sự sống. Khi ta xin tha thứ, là ta nghĩ đến Thiên Chúa Ngôi Con, Đấng cứu rỗi và cứu chuộc toàn thể nhân loại và tất cả chúng ta. Khi ta xin trợ giúp tương lai để sống không tội lỗi, là ta nghĩ đến Thiên Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn, Đấng trợ giúp và Đấng che chở mọi sự sống. Ba lời xin vắn vỏi ấy đem ta diện đối diện với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Bên trong cái la bàn nhỏ hẹp, và với tính kinh tế ít lời đến ngạc nhiên của chúng, ba lời cầu vắn vỏi này đã đem toàn bộ cuộc đời tới trước toàn bộ Thiên Chúa.
2. Quyền Phụ Tử và Tình Phụ Tử
Chữ quan trọng đầu tiên trong Kinh dĩ nhiên là chữ Cha. Muốn định nghĩa chữ này, từ điển mà thôi không đủ, mà còn cần đến giải thích của kinh nghiệm nữa. Quả tình, chữ Cha có đến hai nghĩa rất khác biệt nhau. Nó có thể hiểu nghĩa theo cụm từ quyền cha, quyền phụ tử (paternity). Theo nghĩa này, nó chỉ một người có trách nhiệm trong việc cho ra đời một đứa trẻ. Trong trường hợp này, giữa cha và con không có liên hệ nhất thiết nào khác ngoài liên hệ thể lý. Một người đàn ông nào đó có thể là cha một em bé theo nghĩa quyền cha, quyền phụ tử mà không hề trông nom gì tới đứa trẻ do chính ông góp phần cho ra đời. Nhưng chữ Cha cũng có thể hiểu nghĩa theo cụm từ tình cha, tình phụ tử (fatherhood). Theo nghĩa này, nó chỉ mối liên hệ yêu thương, thân mật, tin tưởng, tin cậy giữa cha và con.
Kitô hữu tin rằng Thiên Chúa là Cha theo nghĩa quyền cha vì quả tình Người là nguồn mọi sự sống, đã ban sự sống cho mọi người. Nhưng điều độc đáo trong ý tưởng Kitô giáo về Thiên Chúa là họ tin rằng Thiên Chúa là Cha theo nghĩa tình cha. Quả thế, nhờ Chúa Giêsu Kitô, giữa Thiên Chúa và nhân loại có cả một liên hệ thân mật, suốt đời, đầy yêu thương qua đó Thiên Chúa và con người tiến lại gần nhau hơn.
Sự phân biệt trên cũng tìm thấy nơi các thầy rabbis Do Thái. Họ thường kể câu truyện sau đây về một cô gái được một người giám hộ tốt bụng và trung tín nuôi nấng. Rồi cũng đến ngày cô đi lấy chồng. Vị ký lục lo phần vụ luật pháp của hôn lễ hỏi cô: “Tên cô là chi?”. Cô cho biết tên. Rồi ông hỏi thêm: “Cha cô tên chi?”. Cô gái không trả lời. Người giám hộ nhắc: “Sao con im lặng?”. Lúc ấy cô gái mới lên tiếng; “Vì con không biết ai là cha ngoài cha ra, vì người nuôi là cha, chứ không phải người sinh”. Các thầy rabbis kết luận, người cha thật của Israel không phải là ai khác mà là chính Thiên Chúa, Đấng đã dưỡng nuôi dân tộc này.
Khi ta thưa với Chúa: Lạy Cha, thì tâm trí ta không nghĩ đến quyền cha cho bằng đến mối liên hệ tình cha gần gũi hơn nhiều. Khi Chúa Giêsu dạy các môn đệ kinh Lạy Cha, là Người dạy họ từ một gia tài thật phong phú, vì tình cha nơi Thiên Chúa vốn là một quan niệm hết sức thân thương đối với người Do Thái. Trên môi miệng họ, thường có những lời sau đây: “Các ngươi là con cái Chúa Thiên Chúa các ngươi” (Đệ Nhị Luật 14:1). “Ta là cha của Israel” (Giêrêmia 31:9). “Há Người (Chúa) không phải là cha ngươi, Đấng đã dựng nên ngươi và duy trì ngươi?” (Đệ Nhị Luật 32:6). "Thế nhưng lạy Chúa, Chúa là cha chúng con; chúng con là đất sét, Chúa là thợ gốm; chính tay Chúa đã làm nên tất cả chúng con” (Isaia 64:7). Lòng sùng kính của người Do Thái sống được là nhờ những lời như thế. Niềm xác tín của họ vào tình cha nơi Thiên Chúa khiến họ thật vững lòng về những điều sau đây.
A. Gần Gũi với Thiên Chúa: Vì Thiên Chúa là Cha, nên các hiền nhân Do Thái tin chắc rằng Thiên Chúa rất gần gũi để lắng nghe và đáp lại lời cầu cũng như hiện diện với dân. Nơi người Do Thái, có một lối giải thích lời Thiên Chúa dạy bảo Mô-sen cách thức làm Nhà Tạm trong sách Xuất Hành 26:18-25. Shechinah là vinh quang Thiên Chúa, đôi lúc ngự xuống Nhà Tạm và tại Đền Thờ trong một đám mây tỏa sáng. Khi Thiên Chúa nói với Mô-sen: “Hãy làm cho Ta một nơi cư ngụ”, ông tỏ ra bỡ ngỡ vì biết rõ vinh quang Thiên Chúa vốn tràn đầy thượng và hạ giới, chứ không thể hiểu được chuyện vinh quang ấy lại ở tại một nơi do chính tay ông xây dựng. Nhưng Thiên Chúa cho ông hay: “Ý nghĩ của ngươi không phải là ý nghĩ của Ta. Hai mươi tấm ván về phía bắc, và hai mươi tấm về phía nam và tám tấm về phía tây là đủ cho Ta (Xuất Hành 26:18, 20, 25). Và không phải chỉ có thế, nhưng Ta sẽ xuống và thu gọn Shechinah của ta vào một thước vuông Anh…Các ngươi là con cái Chúa, Thiên Chúa các ngươi, và Ta là Cha các ngươi (Đệ Nhị Luật 14:1; Giêrêmia 31:9). Quả là vinh dự cho con cái được gần gũi cha mình, và cho người cha được ở gần con cái; bởi vậy, hãy làm nhà cho Cha để Người cư ngụ gần con cái Người” (Exod. R. Terumah xxxiv, I, 3). Thiên Chúa có thể thu gọn vinh quang Người vào một thước vuông Anh. Vì Thiên Chúa là Cha và chúng ta là con cái Người, nên dù trong căn nhà tầm thường nhất, dù trong một Giáo Đường nhỏ nhoi và trần trụi nhất, dù là nơi một con người vô nghĩa nhất, vinh quang Thiên Chúa cũng ở đó. Bất cứ nơi nào có thể, vị Cha này đều ở với con cái mình.
Các thầy rabbis còn một lối nói khác nữa. Rabbi Simon Judah ben Simon cho hay: “Ngẫu tượng thật gần mà hóa xa; Thiên Chúa thật xa mà hóa gần”. Người ta yêu cầu ông giải thích. Ông bảo: “Người thờ ngẫu thần làm một ngẫu thần và đặt nó trong nhà. Như thế, ngẫu thần thật gần. Nhưng anh ta có gào vào tai ngẫu thần, ngẫu thần cũng chả bao giờ trả lời, bởi đó, ngẫu thần thật xa. Còn Thiên Chúa thì xa mà hóa gần”. Họ vặn lại ông: “Sao thế được?”. Ông giải thích: “Từ đây lên trời là một hành trình năm trăm năm; nên Thiên Chúa quả là xa xôi; nhưng Người cũng rất gần gũi, vì nếu một ai đó cầu nguyện và suy niệm trong lòng, Thiên Chúa sẽ rất gần để đáp ứng lời cầu xin của người này” (Deuteronomy R. Wa’ethanan 11:10). Dù cho nơi cư ngụ của Thiên Chúa có ở trên trời, dù cho trời và đất không chứa vinh quang Thiên Chúa, thì vì Thiên Chúa là Cha, Người vẫn ở tại nơi cư ngụ tầm thường nhất để ở gần cõi lòng đơn sơ nhất.
B. Thiên Chúa nhân từ: Niềm tin vào tình phụ tử của Thiên Chúa khiến người Do Thái vững tin rằng người nhân từ trong phán xét và hằng sẵn sàng chấp nhận cõi lòng thống hối. Người ta vẫn nói cách đẹp đẽ như sau: “Thiên Chúa nói với Israel: Đối với mọi điều kỳ diệu và cao cả Ta từng làm cho các ngươi, phần thưởng duy nhất Ta yêu cầu là các ngươi hãy kính trọng Ta như con cái Ta, và gọi Ta là Cha các ngươi” (Exod. R. Mishpatim, xxxii.5). Yếu tính mối liên hệ của Thiên Chúa với con người là tình phụ tử, nên ước muốn thân thiết nhất của Thiên Chúa là mọi con cái Người hãy tự ý bước vào mối liên hệ ấy.
Các hiền nhân Do Thái nghĩ về Thiên Chúa như phán quan, nhưng là một phán quan kiêm người cha nữa. Có một đoản văn Do Thái kể về hai con người đến tòa phán xét, khiếp đảm vì phán quan và được người ta khích lệ. “Thế là Israel bị phán xét trước tòa Thiên Chúa, và khiếp run vì Quan Tòa. Nên các thiên thần phục vụ nói với họ: Đừng sợ! Các ngươi không nhận ra Người sao? Người là đồng bào các ngươi, như có lời chép: ‘Đó chính là Đấng sẽ xây dựng thành phố tôi’ (Isaia 45:13). Rồi các thiên thần còn nói: Đừng sợ Quan Tòa! Các ngươi không nhận ra Người sao? Người vốn là bà con các ngươi, như có lời chép: ‘Con cái Israel, dân tộc có họ hàng với Người’ (Thánh vịnh 148:14). Rồi các vị nói tiếp: Các ngươi không nhận ra Người sao? Người chính là anh em các ngươi, như có lời chép; ‘Vì anh em và bạn hữu Ta’ (Thánh vịnh 122:8). Và còn hơn thế nữa, Người là Cha các ngươi, như có lời chép: ‘Há Người không phải là Cha các ngươi sao?’ (Đệ Nhị Luật 32:6). Đó quả là ý niệm hết sức đẹp về vị phán quan mà đồng thời cũng là đồng bào, người họ hàng, người anh em và trên hết là cha mình.
Niềm xác tín Thiên Chúa là Cha theo nghĩa tình phụ tử khiến các hiền nhân Do Thái tin chắc rằng sự tha thứ luôn luôn rộng mở đối với các tâm hồn thống hối. Giống như cha mẹ luôn tha thứ cho đứa con biết đến tạ lỗi “Con biết lỗi rồi”, Thiên Chúa cũng thế. “Thiên Chúa phán: Ta lấy trời và đất mà làm chứng rằng ta ngồi và mong đợi Israel còn hơn người cha ngồi chờ đứa con trai hay người mẹ ngồi chờ đứa con gái, nếu chúng biết ăn năn, để lời ta được nên trọn” (Tan.d.b. El.p. 163). Hơn một lần, các hiền nhân Do Thái vẽ ra hình ảnh một vị tiên tri mời gọi dân trở về với Thiên Chúa trong ăn năn, nhưng dân, vì nhận biết mình tội lỗi mình nên không dám tiếp nhận lời mời. Thành thử Thiên Chúa phải nói với họ: “Nếu các ngươi trở về với Ta, há các ngươi đã không trở về với Cha các ngươi ở trên trời sao? Như có lời chép: ‘Vì Ta là một người Cha đối với Israel’ (Giêrêmia 31:9; Pes. K. 165a).
Cũng còn một đoản văn khác của các thầy rabbis nói về một hoàng tử bỏ trốn. Vua cha sai thầy huấn đạo đi mời cậu về. Người con hỏi: “Con còn mặt mũi nào về với cha? Con rất xấu hổ trước mặt cha”. Vua cha trả lời: “Con nào lại xấu hổ quay về với cha mình bao giờ?” Giữa Thiên Chúa và Israel cũng thế (Đệ Nhị Luật R., Wa’ethanan 11:24). Niềm tin vào Thiên Chúa trong các đoạn văn như thế quả thật gần gũi với quan niệm về Thiên Chúa trong dụ ngôn Người Con Trai Hoang Đàng. Đó là hình ảnh Người Cha mà ước muốn duy nhất là con cái đi hoang trở lại mái ấm gia đình.
C. Không Lụy Tình Cảm: Dù có những ý niệm hết sức đẹp đẽ về tình phụ tử của Thiên Chúa, người Do Thái không bao giờ tình cảm hóa mối liên hệ ấy, vì họ hiểu rất rõ tình phụ tử này luôn đòi họ phải yêu thương vâng lời Thiên Chúa. Họ hoàn toàn quyết đoán rằng không bao giờ được dùng ý niệm Thiên Chúa như người Cha yêu thương để bào chữa cho việc phạm tội của mình; đúng hơn phải dùng nó như lời kêu gọi vâng lời thánh thiện. Khi các tiên tri cầu xin Thiên Chúa đoái thương con cái Người, Thiên Chúa đáp: “Chỉ khi nào thực hiện ý Ta, chúng mới là con cái Ta; khi không thực thi ý Ta, chúng không phải là con cái Ta” (Exod. R. Ki Tissa Xlvi, 4). Một đoản văn của các thầy rabbis nói rằng: “Hãy lắng nghe Cha các ngươi ở trên trời. Người cư xử với các ngươi như con một, nếu các ngươi vâng lời Người, nếu không, Người sẽ cư xử với các ngươi như nô lệ. Khi ngươi thực thi ý Người, Người là Cha ngươi, và ngươi là con Người, nếu không, trái với ý ngươi và trái với sự thỏa thuận của ngươi, Người sẽ là chủ nhân ông của ngươi và ngươi sẽ là nô lệ của Người” (Pes. R. 132b). Ý niệm trên cho thấy trong bất cứ trường hợp nào ý Thiên Chúa cũng không thể bị làm ngược. Ai tự ý và vâng lời tiếp nhận ý ấy, sẽ là con cái Thiên Chúa; ai vật lộn nhưng sau cùng cũng tiếp nhận ý ấy, sẽ không phải là con cái yêu qúy mà chỉ là những tên nô lệ bị cưỡng bức, không phải là chí nguyện quân, mà chỉ là anh quân dịch. Các hiền nhân Do Thái từng phú dụ biến cố trong sách Xuất Hành 17:11 nói về trận đánh với quân A-ma-léc, trong đó mỗi lần Mô-sen dơ tay lên hì Israel thắng, mỗi lần Mô-sen buông tay xuống, Israel đều thua. “Có phải tay Mô-sen giúp hay gây trở ngại cho trận đánh? Đúng hơn điều ấy dạy cho các ngươi biết khi nào dân Israel biết hướng lòng lên cao, và duy trì tâm hồn mình tùng phục Cha họ trên trời, thì họ thắng; ngược lại, họ sẽ thua” (Rosh ha-Shanah 3:8).
Cũng thế, không phải việc nhìn lên con rắn lửa chữa được rắn cắn; mà là việc hướng mắt và tâm tư lên Chúa như Cha trên trời. Một vị giảng thuyết Do Thái hỏi: Làm sao chiếm hữu được Thiên Chúa? Và tự trả lời: sở hữu Thiên Chúa bằng việc làm tốt và học hỏi lề luật” (Tan.d.b. El. P. 128). Nhiệm vụ thầy dậy con cái là dạy chúng ‘thực hiện ý muốn của Cha chúng ở trên trời’. Rabbi Judah, con trai Tema, đưa ra lệng truyền đẹp đẽ này: “Hãy mạnh như báo, nhẹ như chim ưng, nhanh như nai, và mạnh như sư tử để làm theo ý Cha ngươi trên trời” (Aboth v. 23).
Tóm lại, người Do Thái luôn nối kết ý niệm tình phụ tử yêu thương và nhân hậu không phải với bất cứ giấy phép phạm tội nào mà là với nhiệm vụ tuyệt đối phải đáp trả bằng vâng lời yêu thương.
D. Tình Huynh Đệ Con Người: Ý niệm tình phụ tử của Thiên Chúa đặt để lên người Do Thái nghĩa vụ phải tuân giữ tình huynh đệ con người. Rabbi Jose cho hay: “Tại sao Thiên Chúa yêu thương cô nhi quả phụ? Vì họ hướng mắt lên Người, như có lời chép: ‘(Người là) cha kẻ không cha, đấng bênh đỡ quả phụ’ (Thánh vịnh 64:5). Chính vì thế, ai bóc lột họ là bóc lột Thiên Chúa, Cha họ trên trời” (Exod. R. Mishpatim 30:8). Nếu Thiên Chúa là Cha, thì Người sẽ không bao giờ xử nhẹ kẻ gây thương tích hay từ khước không giúp đỡ một trong các con cái Người.
3. Trước Thời Chúa Giêsu
Như thế, trước khi có đức tin Kitô giáo và ngay trước khi Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện ‘Kinh Lạy Cha’, ta thấy đã có cả một gia tài phong phú của Do Thái liên hệ tới quan niệm tình phụ tử nơi Thiên Chúa. Tuy nhiên, như ta sẽ thấy, gia tài ấy không hẳn nhất quán. Trước khi đi vào chính tâm tư của Chúa Giêsu, thiển nghĩ nên lược qua một số quan niệm về Thiên Chúa trước thời Chúa Giêsu.
A. Phái Khắc Kỷ và Phái Khoái Lạc: Đối với người Khắc Kỷ, phẩm tính chính yếu nơi Thiên Chúa là apatheia. Trong Hy Ngữ, apatheia không hẳn là dửng dưng vô cảm mà là chỉ người, trong yếu tính, thiếu hẳn khả năng cảm nghiệm bất cứ xúc cảm nào. Luận chứng của người Hy Lạp khá đơn giản và thuận lý. Vì người biết cảm nhận buồn vui, yêu ghét, có nghĩa là có một ai đó có thể tác động trên anh ta. Một người nào đó, với tác phong của mình, có thể khiến anh ta vui hay buồn, nghĩa là có thể tác động và đem lại thay đổi cho tâm tư và tình cảm của anh ta. Mà có khả năng tác động lên một con người khác là ít nhất trong lúc đó, cũng đã có một quyền lực nào đó trên người ấy rồi. Nhưng rõ ràng, theo người Hy Lạp, không ai có thể có bất cứ quyền lực nào đối với Thiên Chúa. Cho nên để bảo đảm điều ấy, chỉ có cách là giả thiết làm nguyên lý đầu hết rằng Thiên Chúa, chỉ vì Người là Thiên Chúa, nên hoàn toàn không thể có bất cứ xúc cảm nào. Ngài là Đấng không thể có cảm nhận, apathes, không đam mê, không cảm xúc, yếu tính là dửng dưng.
Người Khoái Lạc cho rằng phẩm tính tối thượng trong đời là ataraxia, nghĩa là hoàn toàn bình thản, hoàn toàn thanh thản. Họ cho rằng nếu Thiên Chúa can dự vào việc thế gian, thì sự thanh thản của Người sẽ mất đi vĩnh viễn. Bởi thế, theo họ, yếu tính Thiên Chúa là phải tách mình hoàn toàn và trọn vẹn ra khỏi trần gian. Thần minh có thể thấy thế gian, nhưng các ngài tách mình tuyệt đối ra khỏi thế gian ấy. Chính cái tính thanh thản tuyệt đối tách mình ra khỏi trần gian ấy biến các vị thành thần minh.
B. Ba hình ảnh Cựu Ước: Đưa ba hình ảnh này ra, chúng tôi không có ý coi thường Cựu Ước, mà chỉ muốn nói: các tư tưởng gia Cựu Ước đã không biết Thiên Chúa như Chúa Giêsu. Dù sao, nếu các tư tưởng gia ấy hoàn toàn biết Thiên Chúa, thì đâu cần Chúa Giêsu phải xuống thế gian. Chính vì con người không biết, và tự họ không thể biết Thiên Chúa là Đấng nào, nên Thiên Chúa mới đến trần gian trong con người Chúa Giêsu Kitô.
Hình ảnh thứ nhất lấy trong sách Gióp, các chương 38 và 39. Hai chương này rất hay không hẳn chỉ vì thơ văn đầy cảm kích của riêng Cựu Ước mà là thơ văn đầy cảm kích của cả thế giới. Chúa trả lời ông Gióp đang đau đớn thống khổ từ giữa cơn lốc: “Ngươi ở đâu khi ta đặt nền móng cho thế giới? Ngươi có điều khiển được ban mai khi ngày của ngươi bắt đầu? Ngươi có bao giờ vào được nguồn biển cả? Có thấu hiểu cái rộng dài của trái đất? Vào được tận kho chứa tuyết? Có khả năng xích được Sao Mão hay mở được dây trói cho Lạp Hộ? Ngươi có ban cho ngựa sức mạnh của nó? Có làm cổ nó cứng cáp?” (Gióp 38: 4, 12, 16, 18, 22, 31; 39:19). Hai chương này là những lời ‘oanh kích’ đáng sợ nhất của Thiên Chúa đối với ông Gióp. Nó đầy ảm đạm và kinh hoàng, vì thực sự Thiên Chúa muốn hạch xách ông: ‘Ngươi lấy quyền gì mà nói với Ta, hay tra vấn Ta?’. Khó có thể tưởng tượng nổi Chúa Giêsu nói với bất cứ ai đang bị hành khổ trong thân xác và tan nát trong tâm hồn như thế?
Hình ảnh thứ hai là dụ ngôn thợ gốm của Giêrêmia (18:1-11). Giêrêmia tưởng tượng người thợ gốm đang chế tạo những chiếc bình. Chiếc nào méo mó, ông ta chỉ cần loại nó đi và bắt đầu làm cái khác. Giêrêmia đặt vào miệng Chúa những lời sau đây: ‘Này, giống như đất sét trong tay thợ gốm, các ngươi cũng thế, hỡi nhà Israel. Há Ta lại không thể làm như thợ gốm với các ngươi sao? ‘ (Griêrêmia 18:6). Đây là hình ảnh một Thiên Chúa làm cho con người có linh hồn điều thợ gốm làm cho đất sét vô linh hồn. Trong cái nhìn này, dưới con mắt Thiên Chúa, con người không có quyền gì hơn miếng đất sét méo mó dưới mắt thợ gốm. Ta chắc chắn không thể tưởng tượng được Chúa Giêsu nói về con người như thể họ chỉ là đồ vật.
Hình ảnh thứ ba lấy của thánh vịnh gia. Trong Thánh Vịnh 24, soạn giả đặt để các điều kiện tới gần Thiên Chúa:
Ai được lên núi Chúa?
Ai được ở trong đền thánh của Người?
Đó là kẻ tay sạch lòng thanh,
Chẳng mê theo ngẫu tượng, không thề gian thề dối.
Người ấy sẽ được Chúa ban phúc lành,
Được Thiên Chúa cứu độ thưởng công xứng đáng. (Thánh Vịnh 24:3-5).
Những điều kiện ấy ít kẻ phàm nhân nào đạt được, thành thử, xem ra Thiên Chúa muốn đóng xầm cửa lại đối với mọi phàm nhân. Chúa Giêsu thì không thế. Chính Người đã cho hay: ‘Ta đến không phải để kêu gọi kẻ công chính, mà là người tội lỗi.’ (Mátthêu 9:13).
4. Ý Nghĩa Và Nội Dung Mới
Thiên Chúa trong tâm tư Chúa Giêsu thể hiện rõ rệt nhất qua ý niệm Cha được Người đưa vào Kinh Lạy Cha. Trong vườn Diệtsimani, Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha: ‘Abba, lạy Cha’ (Máccô 14:36). Và thánh Phaolô hai lần viết cho các tín hữu để nhấn mạnh rằng nhờ Chúa Thánh Thần, ta cũng có thể cầu nguyện cách đó, nghĩa là dùng cùng một lối xưng hô Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã làm (Thư Rôma 8:15; Thư Galát 4:6).
Chữ abba còn hay hơn chữ cha nữa. Đó là chữ các em bé tại Palestine gọi cha mình trong vòng thân mật gia đình, tương đương với chữ Việt bố, ba sau này. Dĩ nhiên dịch Tân Ước kiểu đó nghe có vẻ kỳ cục và bất xứng. Nhưng quả nó đem lại cho ta một bầu khí thích hợp để ta tiến gần lại Thiên Chúa trong đơn sơ tin cậy và phó thác như một con trẻ đến với người cha nó biết rất rõ, nó rất yêu thương và tin cậy. Và Jeremias cho hay trong trọn bộ nền văn chương Do Thái, không chỗ nào đã áp dụng chữ này vào Thiên Chúa cả.
Chữ ấy thật trái ngược xiết bao với chữ apatheia của Phái Khắc Kỷ, chữ tách mình của Phái Khoái Lạc và các hình ảnh một Thiên Chúa khó lòng với tới của Cựu Ước. Khi ta dùng chữ này, hai điều sau đây đã được giải quyết tức khắc:
i. Mối liên hệ với Thiên Chúa: chữ này từ nay là tinh thần, là niềm tin tưởng và thân mật trong các tiếp xúc của ta với Thiên Chúa.
Nhưng nếu đi thẳng vào chính cách dùng của Chúa Giêsu, ta còn thấy nhiều ý nghiã hơn nữa về nó.
a. Trước hết và đầu hết, nó cho ta thấy Thiên Chúa chăm sóc chúng ta. Thay vì xa cách, tách mình, tránh né mọi xúc cảm, Thiên Chúa chăm sóc con người một cách say mê và yêu thương đến độ cuối cùng, nơi Chúa Giêsu Kitô, Người đã bằng lòng chết trên thánh giá. Chữ abba mang theo đủ chất say mê ấy nơi tình yêu Thiên Chúa.
b. Hơn nữa, ta còn được biết tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu không so đo. Chúa Giêsu từng nhấn mạnh đến khía cạnh này trong tình yêu của Thiên Chúa. Người nói rằng Thiên Chúa cho mặt trời mọc trên cả kẻ dữ lẫn người lành, cho mưa xuống trên người bất chính lẫn người công chính (Mátthêu 5:45). Tình yêu này không chỉ dành cho đứa con ngoan, chưa bao giờ bất tuân cha, mà còn dành cho cả đứa con chỉ biết đến mình đến nỗi đã xé nát cả trái tim cha, nhưng sau đó đã lủi thủi trở lại vì không còn chỗ nào để đi (Luca 15:11-32). Quả tình, không cần phải có những bàn tay sạch và cõi lòng thanh mới vào được tình yêu ấy. Thiên Chúa Cha yêu thương ta bằng một tình yêu không bỏ rơi ta.
c. Ấy thế nhưng, tình yêu của Thiên Chúa vẫn có phần thưởng riêng của nó. Trong cách thế riêng, không ai thấy và không ai biết, Người vẫn tưởng thưởng đứa con thực hành ý Cha (Mátthêu 6:4, 6, 18). Thiên Chúa có hai loại con: kẻ xét nát lòng Người và kẻ làm vui lòng Người, và có những điều qúy giá để tưởng thưởng loại con thứ nhất. Đứa con bất tuân không bị cho ra rìa, nhưng người con tuân phục được những điều mà đứa con bất tuân không bao giờ biết đến, ít nhất cũng tới lúc hắn chịu quay đầu trở lại và tùng phục tình yêu Người Cha.
d. Tình phụ tử của Thiên Chúa là một thứ tình thực tiễn. Tình yêu ấy biết rõ ta cần thực phẩm và áo quần cũng như các điều cần thiết khác. Cha chúng ta biết chúng ta cần những thứ ấy (Mátthêu 6:8, 32; Luca 12:30). Khi ta đến cầu nguyện với Thiên Chúa, lời cầu nguyện của ta không nhất thiết phải hoàn toàn ‘thiêng liêng’ hay ‘tôn giáo’. Ta có thể thưa với Người những điều thực tiễn, các lo lắng của ta, các nhu cầu hàng ngày. Không điều gì ta lại không đem tới Chúa khi cầu nguyện.
e. Tình yêu này vĩ đại đến nỗi nó bao trùm mọi tạo vật của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương mọi thú vật, chim chóc và hoa cỏ, mọi sinh vật do tay Người dựng nên. Và điều lạ lùng là tình yêu phụ tử của Thiên Chúa này không tổng quát đại khái như thế gian mà hết sức chi tiết. Câu nói sau đây của Chúa Giêsu đã được hai phúc âm Mátthêu và Luca tường thuật khác nhau. Trong Mátthêu 10:29, câu ấy như sau:
Há hai con chim sẻ giá không phải một xu sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất ngoài ý Cha các con.
Còn trong Luca 12:6, câu ấy như sau:
Há năm con chim sẻ giá không phải hai xu sao? Thế nhưng Thiên Chúa không quên con nào.
Tại Palestine, người mua có thể mua hai con chim sẻ với giá một xu; nhưng nếu chịu trả hai xu, ông ta sẽ được năm con chim sẻ, chứ không phải bốn. Con sẻ thứ năm kể như của rẻ, cho không, coi như không đáng giá, bị người ta coi là vô giá trị. Nhưng ngay con sẻ phụ trội ấy đối với Thiên Chúa vẫn quan trọng, có giá. Bởi chẳng con nào trong năm con ấy bị Thiên Chúa làm ngơ!
Ta nhớ lại lời Thiên Chúa phán với Mô-sen: ‘Ta biết ngươi bằng tên’ (Xuất Hành 33:17). Người cũng phán với vua Kyrô: ‘Ta là Chúa, Đấng biết ngươi bằng tên’ (Isaia 45:3). Một đặc điểm trong Thánh Kinh là có cả những trang trọn dành cho các tên, cho các gia phả. Điều ấy xem ra có vẻ dư thừa, nên lược bỏ. Nhưng đó lại là biểu tượng cho hằng hà sa số những người được Thiên Chúa biết bằng tên. Tình yêu của Thiên Chúa tỉ mỉ đến nỗi con chim sẻ cũng quan trọng đối với Người, không một ai Người lại không biết bằng tên. Về chuyện con chim sẻ, đọc lướt qua, người ta tưởng con chim sẻ rơi xuống đất chết cũng không ngoài ý Chúa. Nhưng J.E. McFadyen cho hay nếu đọc theo tiếng Aram, thì không phải là rơi xuống đất mà là đậu xuống đất. Hình ảnh quả là đẹp: mỗi lần con chim sẻ tung tăng dưới đất, Thiên Chúa đều thấy và biết nó.
Cho nên, mỗi lần đọc Kinh Lạy Cha, ta có thể xác tín rằng đối với Thiên Chúa, không một ai bị mất hút trong đám đông; rằng nếu ta chẳng đáng kể đối với ai, ta vẫn đáng kể đối với Thiên Chúa; rằng nếu chẳng có ai chăm sóc đến ta, Thiên Chúa vẫn săn sóc đến ta. Xác tín ấy chắc chắn sẽ nâng cao trái tim ta mỗi lần ta đọc Lời Kinh của Chúa.
i. Chữ abba cũng giải quyết dứt khóat mối liên hệ của ta với đồng loại. Vì trước nó, có chữ chúng con. Việc dùng chữ sau đã chấm dứt hẳn mọi đặc tính loại trừ. Nếu Thiên Chúa là Cha chúng con, thì đồng loại chúng con chính là anh em chúng con. Căn bản của bất cứ nền dân chủ nào cũng là niềm xác tín vào tình phụ tử của Thiên Chúa. Giá trị duy nhất con người có được trong tư cách người là tư cách con cái Thiên Chúa. Chủ nghĩa duy quốc gia, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa hợm hĩnh, phân biệt giai cấp, da mầu quả đi ngược hẳn hai chữ mở đầu Kinh Lạy Cha. Đọc những chữ ấy, mà ghét bỏ hay khinh miệt đồng loại mình là chế nhạo lời Kinh, là biến mình thành người nói láo.
Ta dám nói khi đã đọc các chữ Lạy Cha chúng con, ta không cần phải đọc thêm chi nữa. Vì chúng đã dứt khoát giải quyết mối liên hệ giữa ta với Thiên Chúa và giữa ta với anh em đồng loại. Đó là các chữ mời gọi ta đến trước nhan Thiên Chúa với niềm tin tưởng và mạnh bạo của trẻ thơ và cản ngăn ta không làm bất cứ điều gì khác ngoài yêu thương anh em đồng loại mình.
(viết theo William Barclay, The Plain Man Looks At The Lord’s Prayer, Fontana Books, 1964)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:02 17/03/2008
TẶNG CHUÔNG XIN ĐƯỜNG
Trí Bá của nước Tấn muốn đi đánh nước Cừu Do, nhưng tình hình đường sá của nước Cừu Do rất khó khăn và nguy hiểm, bất lợi cho quân đội tiến binh.
Để giải quyết vấn đề này, Trí Bá nhờ người đúc một cái chuông lớn, sai sứ giả đi nước Cừu Do nói rất nhiều lời nghe rất hay, muốn đem chuông tặng cho vua nước Cừu Do, vua nước Cừu Do rất vui vẻ và đắc ý, lập tức ra lệnh cho người sửa chữa toàn bộ đường đi để vận chuyển chuông lớn về. Các đại thần Xích Chương Man Chi ngăn cản, nói: “Quan hệ giữa Cừu Do và nước Tấn là lấy tiểu quốc phục dịch đại quốc, kết quả đại quốc lại đem lễ vật tặng cho tiểu quốc, chắc hẳn là quân đội sẽ theo sau chuông lớn để tiến vào nước ta.”
Vua nước Cừu Do không nghe, khăng khăng làm theo ý mình đem chuông vận chuyển về, quả nhiên dẫn tới tai họa mất nước.
(Hàn Phi tử: Thuyết lâm hạ)
Suy tư:
Người quyết tâm chiếm đoạt của người khác thì trước sau gì họ cũng chiếm đoạt được, nhất là những người có trong tay vũ khí và quyền lực. Họ dùng mọi cách và mọi thủ đoạn để chiếm đoạt, dù thủ đoạn ấy tàn ác hại đến sinh mạng của người khác, mà thủ đoạn họ thường hay dùng nhất là: giả dối tâng bốc, quà tặng hậu hỉ và dùng lời lẽ ngon ngọt xoa dịu...
Ma quỷ một khi muốn chiếm đoạt linh hồn của con người, thì nó dùng tất cả mọi thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt:
- Nó dùng sự tâng bốc giả dối nói: Mình là người rất khiêm nhường biết phải biết trái, chẳng qua là vì cực chẳng đã mới làm như thế mà thôi, chứ thật ra mình rất muốn điều có ích cho mọi người.
- Nó dùng quà tặng hậu hỉ: Ừ, thì là lòng tốt của người ta mà, mình không nhận thì phụ lòng tốt của họ làm họ buồn, hơn nữa mình đâu có ăn cướp gì của ai, nhận quà cũng là một đức ái vậy...
- Nó dùng lời lẽ ngon ngọt xoa dịu: Ái dà, có gì đâu, mình làm vậy là vì đức tin đấy, trong Chúa Giê-su mọi người đều là anh em với nhau, nhường họ chút xíu có sao đâu...
Thế là –nếu không cảnh giác- thì ngay cả linh hồn kiên cường nhất cũng sẽ gục ngã trước những cám dỗ tinh vi mà hợp lý ấy của ma quỷ. Cho nên, lời dạy của Chúa Giê-su vẫn luôn là lời cảnh cáo và thức tỉnh chúng ta: “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn.” (Mt 26, 41)
Nước Cừu Do bị diệt vong là bởi vì nhà vua ham quà tặng với lời lẽ ngon ngọt êm tai, mà không nghe lời can gián của các đại thần.
Người biết tỉnh thức và cầu nguyện thì chắc chắn sẽ không bị ma quỷ cám dỗ và thế gian lợi dụng...
N2T |
Trí Bá của nước Tấn muốn đi đánh nước Cừu Do, nhưng tình hình đường sá của nước Cừu Do rất khó khăn và nguy hiểm, bất lợi cho quân đội tiến binh.
Để giải quyết vấn đề này, Trí Bá nhờ người đúc một cái chuông lớn, sai sứ giả đi nước Cừu Do nói rất nhiều lời nghe rất hay, muốn đem chuông tặng cho vua nước Cừu Do, vua nước Cừu Do rất vui vẻ và đắc ý, lập tức ra lệnh cho người sửa chữa toàn bộ đường đi để vận chuyển chuông lớn về. Các đại thần Xích Chương Man Chi ngăn cản, nói: “Quan hệ giữa Cừu Do và nước Tấn là lấy tiểu quốc phục dịch đại quốc, kết quả đại quốc lại đem lễ vật tặng cho tiểu quốc, chắc hẳn là quân đội sẽ theo sau chuông lớn để tiến vào nước ta.”
Vua nước Cừu Do không nghe, khăng khăng làm theo ý mình đem chuông vận chuyển về, quả nhiên dẫn tới tai họa mất nước.
(Hàn Phi tử: Thuyết lâm hạ)
Suy tư:
Người quyết tâm chiếm đoạt của người khác thì trước sau gì họ cũng chiếm đoạt được, nhất là những người có trong tay vũ khí và quyền lực. Họ dùng mọi cách và mọi thủ đoạn để chiếm đoạt, dù thủ đoạn ấy tàn ác hại đến sinh mạng của người khác, mà thủ đoạn họ thường hay dùng nhất là: giả dối tâng bốc, quà tặng hậu hỉ và dùng lời lẽ ngon ngọt xoa dịu...
Ma quỷ một khi muốn chiếm đoạt linh hồn của con người, thì nó dùng tất cả mọi thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt:
- Nó dùng sự tâng bốc giả dối nói: Mình là người rất khiêm nhường biết phải biết trái, chẳng qua là vì cực chẳng đã mới làm như thế mà thôi, chứ thật ra mình rất muốn điều có ích cho mọi người.
- Nó dùng quà tặng hậu hỉ: Ừ, thì là lòng tốt của người ta mà, mình không nhận thì phụ lòng tốt của họ làm họ buồn, hơn nữa mình đâu có ăn cướp gì của ai, nhận quà cũng là một đức ái vậy...
- Nó dùng lời lẽ ngon ngọt xoa dịu: Ái dà, có gì đâu, mình làm vậy là vì đức tin đấy, trong Chúa Giê-su mọi người đều là anh em với nhau, nhường họ chút xíu có sao đâu...
Thế là –nếu không cảnh giác- thì ngay cả linh hồn kiên cường nhất cũng sẽ gục ngã trước những cám dỗ tinh vi mà hợp lý ấy của ma quỷ. Cho nên, lời dạy của Chúa Giê-su vẫn luôn là lời cảnh cáo và thức tỉnh chúng ta: “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn.” (Mt 26, 41)
Nước Cừu Do bị diệt vong là bởi vì nhà vua ham quà tặng với lời lẽ ngon ngọt êm tai, mà không nghe lời can gián của các đại thần.
Người biết tỉnh thức và cầu nguyện thì chắc chắn sẽ không bị ma quỷ cám dỗ và thế gian lợi dụng...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:03 17/03/2008
N2T |
31. Thánh Thể có thể chế ngự được quỷ kế của ma quỷ.
(Thánh Thomas Aquinas)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hàng chục ngàn người Hoa sẽ được rửa tội trong Mùa Phục Sinh này
Đặng Tự Do
07:37 17/03/2008
Với hàng chục ngàn người Hoa đang được chuẩn bị ráo riết để được đón nhận vào Giáo Hội Công Giáo trong Mùa Phục Sinh này, người ta thật khó nhận ra đây là mảnh đất mà trong thế kỷ 20 và cho đến hiện nay đã từng diễn ra những cuộc bách hại đạo Công Giáo tàn khốc nhất.
Trung Tâm Thánh Linh tại Hương Cảng cho biết trong Mùa Phục Sinh năm nay, sẽ có ít nhất 14,500 người Hoa sẽ được rửa tội tăng khoảng 150% so với năm ngoái. Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc ghi nhận trong mùa Phục sinh 2007 ít nhất 6.000 người đã được rửa tội trong 26 giáo phận và 41 giáo xứ lớn ở Trung quốc. Một con số khích lệ hơn được UCAN đưa ra là hơn 10,000 người, đặc biệt 80% tân tòng ở các thành phố lớn của Trung quốc có trình độ cao đẳng, đại học.
Các báo cáo cụ thể trong mùa Phục Sinh 2007 cho thấy giáo phận Nghi Châu có số tân tòng gia tăng đáng kể. Mùa Phục sinh năm 2006 có 200 người, mùa Phục Sinh 2007 có 600 người. Trong năm nay con số ấy là gần 1000 người. Giáo phận Hàm Đan có 500 người được rửa tội trong mùa Phục sinh 2007, năm nay tăng đến 600 người. Trong khi đó, giáo phận Thương Châu sẽ có 600 người được rửa tội. Giáo phận Vệ Huy, thuộc tỉnh Hà Nam ở phía bắc, và giáo phận Ô Lỗ Mộc Tề, ở Khu Tự trị Tân Cương nơi có đa số người Hồi Giáo, mỗi nơi sẽ có khoảng 100 người được rửa tội.
Tại Bắc Kinh có hơn 1500 người được rửa tội tại 8 nhà thờ trong thành phố.
Sau Mùa Phục Sinh này, số người Công Giáo trên toàn lãnh thổ Hoa Lục sẽ vượt qua con số 12 triệu. Theo báo cáo của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, mỗi năm có tới gần 100,000 người gia nhập đạo Công Giáo dù cho bách hại vẫn tiếp diễn. Hiện nay, 12 Giám Mục vẫn bị quản chế tại gia, cầm tù, và một số vị không biết còn sống hay chết. Thế nhưng, Giáo Hội vẫn cứ tăng trưởng bất chấp mọi thứ.
Theo Trung Tâm Thánh Linh tại Hương Cảng, sự qua đi của Phó Thiết Sơn, giám mục trái phép tại Bắc Kinh, đã làm lung lay tận gốc Hội Công Giáo Yêu Nước và tạo điều kiện cho Giáo Hội tăng trưởng mau chóng. Thật vậy, trong thời gian từ ngày 10-12/3, Ủy Ban về Trung Hoa của Tòa Thánh đã ghi nhận là Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Lục đã có những tiến bộ nhất định trong nỗ lực hiệp nhất và đoàn kết với nhau. Đặc biệt, bất chấp những phản đối gay gắt của tổ chức Công Giáo Yêu Nước, Tòa Thánh và nhà cầm quyền Trung quốc đã đạt được một thỏa thuận quan trọng theo đó các Giám Mục được tấn phong trong tương lai phải được sự phê chuẩn của Tòa Thánh. Ngày nay, giáo hoàng đen Lưu Bách Niên của Trung Hoa chỉ còn là một bóng mờ chờ ngày về hưu.
Ngày nay nhà nước Trung quốc cảm thấy Hội Công Giáo Yêu Nước là một cơ chế lỗi thời có tính cách cản trở mà chẳng đem lại lợi ích gì. Hội Công Giáo Yêu Nước theo thiết kế ban đầu được xem như công cụ đàn áp và hình thành một Giáo Hội tự trị. Chức năng này Hội Công Giáo Yêu Nước không còn có thể đảm đang được nữa. Thật vậy, theo thống kê vào đầu năm 2008, tại Hoa Lục có 111 Giám Mục. Có 44 Giám Mục thuộc Giáo Hội Thầm Lặng và 67 Giám Mục thuộc Giáo Hội Quốc Doanh. Trong số 111 vị này chỉ có 7 giám mục vẫn cương quyết không thần phục Tòa Thánh.
Một trong những yếu tố góp phần vào việc tăng trưởng mạnh mẽ của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Lục là những cố gắng truyền giáo nhắm vào giới trí thức. Một thí dụ cụ thể được Trung Tâm Thánh Linh tại Hương Cảng đưa ra là việc quảng bá rộng rãi các tài liệu Công Giáo bằng cả Hoa Ngữ và Anh Ngữ. Bằng nhiều phương thức khác nhau, đặc biệt là Internet, người Hoa ở khắp nơi trên thế giới đã có thể giúp giới trí thức Trung quốc ngày nay có được những tài liệu Công Giáo đích thực.
Nói “đích thực” vì ở Trung quốc ngày nay vẫn còn vô số tài liệu Công Giáo “dỏm”. Cuốn “Thuật Ngữ Hoa-Anh Các Từ Công Giáo Thường Dùng” là một dẫn chứng cụ thể. Cuốn sách này được Phó Thiết Sơn biên soạn. Cuốn từ điển dày cui này không gì khác hơn là một cố gắng nhằm xuyên tạc đức tin Công Giáo theo chiều hướng có lợi cho cộng sản.
Nói thông thạo tiếng Anh và đã từng theo học Triết Học Mác Lênin tại đại học Hồng Kỳ (Hong Qi) từ 1963 đến 1966, Phó Thiết Sơn cố gắng thực hiện một điều không có thể làm được là dung hợp đức tin Công Giáo và học thuyết Mác Lênin. Hậu quả là một thứ lý thuyết hỗn độn lầm lạc như đã thể hiện rất rõ trong cuốn sách trên và những sách khác do Phó Thiết Sơn viết và được cộng sản in ra hàng loạt.
Trung Tâm Thánh Linh tại Hương Cảng cho biết trong Mùa Phục Sinh năm nay, sẽ có ít nhất 14,500 người Hoa sẽ được rửa tội tăng khoảng 150% so với năm ngoái. Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc ghi nhận trong mùa Phục sinh 2007 ít nhất 6.000 người đã được rửa tội trong 26 giáo phận và 41 giáo xứ lớn ở Trung quốc. Một con số khích lệ hơn được UCAN đưa ra là hơn 10,000 người, đặc biệt 80% tân tòng ở các thành phố lớn của Trung quốc có trình độ cao đẳng, đại học.
Các báo cáo cụ thể trong mùa Phục Sinh 2007 cho thấy giáo phận Nghi Châu có số tân tòng gia tăng đáng kể. Mùa Phục sinh năm 2006 có 200 người, mùa Phục Sinh 2007 có 600 người. Trong năm nay con số ấy là gần 1000 người. Giáo phận Hàm Đan có 500 người được rửa tội trong mùa Phục sinh 2007, năm nay tăng đến 600 người. Trong khi đó, giáo phận Thương Châu sẽ có 600 người được rửa tội. Giáo phận Vệ Huy, thuộc tỉnh Hà Nam ở phía bắc, và giáo phận Ô Lỗ Mộc Tề, ở Khu Tự trị Tân Cương nơi có đa số người Hồi Giáo, mỗi nơi sẽ có khoảng 100 người được rửa tội.
Tại Bắc Kinh có hơn 1500 người được rửa tội tại 8 nhà thờ trong thành phố.
Sau Mùa Phục Sinh này, số người Công Giáo trên toàn lãnh thổ Hoa Lục sẽ vượt qua con số 12 triệu. Theo báo cáo của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, mỗi năm có tới gần 100,000 người gia nhập đạo Công Giáo dù cho bách hại vẫn tiếp diễn. Hiện nay, 12 Giám Mục vẫn bị quản chế tại gia, cầm tù, và một số vị không biết còn sống hay chết. Thế nhưng, Giáo Hội vẫn cứ tăng trưởng bất chấp mọi thứ.
Theo Trung Tâm Thánh Linh tại Hương Cảng, sự qua đi của Phó Thiết Sơn, giám mục trái phép tại Bắc Kinh, đã làm lung lay tận gốc Hội Công Giáo Yêu Nước và tạo điều kiện cho Giáo Hội tăng trưởng mau chóng. Thật vậy, trong thời gian từ ngày 10-12/3, Ủy Ban về Trung Hoa của Tòa Thánh đã ghi nhận là Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Lục đã có những tiến bộ nhất định trong nỗ lực hiệp nhất và đoàn kết với nhau. Đặc biệt, bất chấp những phản đối gay gắt của tổ chức Công Giáo Yêu Nước, Tòa Thánh và nhà cầm quyền Trung quốc đã đạt được một thỏa thuận quan trọng theo đó các Giám Mục được tấn phong trong tương lai phải được sự phê chuẩn của Tòa Thánh. Ngày nay, giáo hoàng đen Lưu Bách Niên của Trung Hoa chỉ còn là một bóng mờ chờ ngày về hưu.
Ngày nay nhà nước Trung quốc cảm thấy Hội Công Giáo Yêu Nước là một cơ chế lỗi thời có tính cách cản trở mà chẳng đem lại lợi ích gì. Hội Công Giáo Yêu Nước theo thiết kế ban đầu được xem như công cụ đàn áp và hình thành một Giáo Hội tự trị. Chức năng này Hội Công Giáo Yêu Nước không còn có thể đảm đang được nữa. Thật vậy, theo thống kê vào đầu năm 2008, tại Hoa Lục có 111 Giám Mục. Có 44 Giám Mục thuộc Giáo Hội Thầm Lặng và 67 Giám Mục thuộc Giáo Hội Quốc Doanh. Trong số 111 vị này chỉ có 7 giám mục vẫn cương quyết không thần phục Tòa Thánh.
Một trong những yếu tố góp phần vào việc tăng trưởng mạnh mẽ của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Lục là những cố gắng truyền giáo nhắm vào giới trí thức. Một thí dụ cụ thể được Trung Tâm Thánh Linh tại Hương Cảng đưa ra là việc quảng bá rộng rãi các tài liệu Công Giáo bằng cả Hoa Ngữ và Anh Ngữ. Bằng nhiều phương thức khác nhau, đặc biệt là Internet, người Hoa ở khắp nơi trên thế giới đã có thể giúp giới trí thức Trung quốc ngày nay có được những tài liệu Công Giáo đích thực.
Nói “đích thực” vì ở Trung quốc ngày nay vẫn còn vô số tài liệu Công Giáo “dỏm”. Cuốn “Thuật Ngữ Hoa-Anh Các Từ Công Giáo Thường Dùng” là một dẫn chứng cụ thể. Cuốn sách này được Phó Thiết Sơn biên soạn. Cuốn từ điển dày cui này không gì khác hơn là một cố gắng nhằm xuyên tạc đức tin Công Giáo theo chiều hướng có lợi cho cộng sản.
Nói thông thạo tiếng Anh và đã từng theo học Triết Học Mác Lênin tại đại học Hồng Kỳ (Hong Qi) từ 1963 đến 1966, Phó Thiết Sơn cố gắng thực hiện một điều không có thể làm được là dung hợp đức tin Công Giáo và học thuyết Mác Lênin. Hậu quả là một thứ lý thuyết hỗn độn lầm lạc như đã thể hiện rất rõ trong cuốn sách trên và những sách khác do Phó Thiết Sơn viết và được cộng sản in ra hàng loạt.
Hàng chục ngàn người Hoa Kỳ sẽ được rửa tội vào thứ Bẩy này
Nguyễn Việt Nam
08:04 17/03/2008
(CAN)Hàng chục ngàn người trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ sẽ được đón nhận vào Giáo Hội Công Giáo trong buổi tối Thứ Bẩy Vọng Phục Sinh 22/3 tới đây.
Đêm Phục Sinh là một cử hành quan trọng trong năm Phụng Vụ của Giáo Hội trong đó Giáo Hội mừng kính Chúa Giêsu sống lại từ trong cõi chết và đón nhận anh chị em tân tòng bước vào ánh sáng vinh quang Phục Sinh qua phép rửa tội, rước lễ lần đầu và thêm sức.
Trước khi trở thành các thành viên Giáo Hội, anh chị em tân tòng tại Hoa Kỳ đã trải qua một thời gian chuẩn bị thường kéo dài đến 6 tháng để được học hỏi về đạo Công Giáo.
Theo các báo cáo sơ khởi được gởi về Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, tại giáo phận Orange, California sẽ có 650 tân tòng được rửa tội và hơn 500 người được hiệp thông hoàn toàn (đây là những người đã được rửa tội thành sự trong các Giáo Hội Kitô khác nay theo đạo Công Giáo). Trong khi đó, giáo phận Austin sẽ rửa tội cho 314 tân tòng và đón nhận 522 ứng sinh.
Tại tổng giáo phận Detroit, 589 người được rửa tội và 497 ứng sinh. Thêm vào đó, 289 người Công Giáo đã được rửa tội sẽ được rước lễ lần đầu và thêm sức.
Tại Ohio, Giáo Hội chào đón 541 người, trong đó đa số từ Anh Giáo cải đạo sang, và rửa tội cho 437 tân tòng tại tổng giáo phận Cincinnati. Giáo phận Cleveland báo cáo có 327 tân tòng và 526 ứng sinh.
Các giáo phận nhỏ hơn như Birmingham, Alabama, cũng có 97 tân tòng và 306 ứng sinh. Giáo phận Colorado Springs có 119 tân tòng và 192 ứng sinh. Giáo phận Savannah, Georgia có đến 267 ứng sinh và 87 tân tòng.
Trong năm 2007, Giáo Hội tại Hoa Kỳ đã rửa tội cho 64,500 người và đón nhận 93,000 người từ các Giáo Hội Kitô khác.
Đêm Phục Sinh là một cử hành quan trọng trong năm Phụng Vụ của Giáo Hội trong đó Giáo Hội mừng kính Chúa Giêsu sống lại từ trong cõi chết và đón nhận anh chị em tân tòng bước vào ánh sáng vinh quang Phục Sinh qua phép rửa tội, rước lễ lần đầu và thêm sức.
Trước khi trở thành các thành viên Giáo Hội, anh chị em tân tòng tại Hoa Kỳ đã trải qua một thời gian chuẩn bị thường kéo dài đến 6 tháng để được học hỏi về đạo Công Giáo.
Theo các báo cáo sơ khởi được gởi về Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, tại giáo phận Orange, California sẽ có 650 tân tòng được rửa tội và hơn 500 người được hiệp thông hoàn toàn (đây là những người đã được rửa tội thành sự trong các Giáo Hội Kitô khác nay theo đạo Công Giáo). Trong khi đó, giáo phận Austin sẽ rửa tội cho 314 tân tòng và đón nhận 522 ứng sinh.
Tại tổng giáo phận Detroit, 589 người được rửa tội và 497 ứng sinh. Thêm vào đó, 289 người Công Giáo đã được rửa tội sẽ được rước lễ lần đầu và thêm sức.
Tại Ohio, Giáo Hội chào đón 541 người, trong đó đa số từ Anh Giáo cải đạo sang, và rửa tội cho 437 tân tòng tại tổng giáo phận Cincinnati. Giáo phận Cleveland báo cáo có 327 tân tòng và 526 ứng sinh.
Các giáo phận nhỏ hơn như Birmingham, Alabama, cũng có 97 tân tòng và 306 ứng sinh. Giáo phận Colorado Springs có 119 tân tòng và 192 ứng sinh. Giáo phận Savannah, Georgia có đến 267 ứng sinh và 87 tân tòng.
Trong năm 2007, Giáo Hội tại Hoa Kỳ đã rửa tội cho 64,500 người và đón nhận 93,000 người từ các Giáo Hội Kitô khác.
Anh Giáo tại Hoa Kỳ trục xuất một giám mục tại California
Thúy Dung
08:27 17/03/2008
California - Anh Giáo tại Hoa Kỳ đã quyết định trục xuất một giám mục tại California sau khi vị giám mục này tuyên bố giã từ Anh Giáo Hoa Kỳ và tự đặt mình dưới quyền tài phán của tỉnh Anh Giáo Southern Cone, Nam Mỹ. Tờ California Catholic Daily đã cho biết như trên.
Như VietCatholic đã đưa tin, hôm thứ Bẩy 8/12, với số phiếu 173-22, giáo hội Anh Giáo tại California đã quyết định ly khai khỏi Anh Giáo tại Hoa Kỳ. Trong cuộc họp diễn ra tại giáo phận San Joaquin, các diễn giả đã đề cập đến những vấn nạn liên quan đến việc diễn giải Thánh Kinh cũng như vấn đề đồng tính luyến ái.
Vụ phong chức giám mục New Hampshire cho Gene Robinson, một kẻ công khai sống đồng tính đã được đưa ra thảo luận dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, mục sư Van McCalister, phát ngôn viên của giáo phận cho biết mâu thuẫn gay gắt nhất là việc diễn dịch Thánh Kinh. Ông nói: “Nhiều người đã quan ngại từ năm 1955 khi giám mục Pike nói rằng ông ta không còn tin vào tín điều Chúa Ba Ngôi, cũng chẳng tin nơi sự phục sinh, nơi sự sinh hạ đồng trinh của Đức Mẹ, mà giáo hội chẳng hề kỷ luật gì ông ta cả”. Theo mục sư Van McCalister lập trường về đồng tính luyến ái của Anh Giáo Hoa Kỳ chỉ là một thể hiện cụ thể của việc diễn giải Thánh Kinh cách tùy tiện, theo những nhu cầu chính trị và ý thức hệ phe nhóm.
Tất cả những mâu thuẫn và những quan ngại đã được gộp lại với nhau để đi đến kết luận chung cuộc là ly khai hoàn toàn khỏi Anh Giáo tại Hoa Kỳ.
Giáo phận San Joaquin đã quyết định đặt mình dưới quyền tài phán của Đức Tổng Giám Mục Gregory Venables thuộc tỉnh Anh Giáo Southern Cone. Giám mục John-David Schofield của giáo phận Anh Giáo San Joaquin đã truyền cho sửa tất cả các bảng hiệu ở các nhà thờ, bỏ đi chữ “Episcopal Church” và thay bằng “Anglican Church”. Giáo phận San Joaquin có khoảng 8000 giáo dân.
Tháng Giêng 2008, giám mục Katharine Jefferts-Schori, chủ tịch Anh Giáo Hoa Kỳ ra lệnh cấm giám mục Schofield thi hành các công tác mục vụ. Tại Texas, các giám mục Anh Giáo Hoa Kỳ đã ra quyết định trục xuất giám mục Schofield và một vị giám mục tại Maryland là giám mục William Cox, người cũng đã gia nhập tỉnh Anh Giáo Southern Cone.
Giám mục Schofield nói với California Catholic Daily rằng: “Quyết định của họ chỉ dành cho những người đã từ bỏ đức tin. Tôi không từ bỏ đức tin. Câu hỏi cần phải được trả lời bởi Hội Đồng Giám Mục là tại sao các giám mục tiếp tục giảng dạy và xuất bản sách trong đó phủ nhận những niềm tin căn bản của Kitô Giáo thì không bị kỷ luật mà những người giữ vững đức tin Kitô lại bị là làm sao?”
Như VietCatholic đã đưa tin, hôm thứ Bẩy 8/12, với số phiếu 173-22, giáo hội Anh Giáo tại California đã quyết định ly khai khỏi Anh Giáo tại Hoa Kỳ. Trong cuộc họp diễn ra tại giáo phận San Joaquin, các diễn giả đã đề cập đến những vấn nạn liên quan đến việc diễn giải Thánh Kinh cũng như vấn đề đồng tính luyến ái.
Vụ phong chức giám mục New Hampshire cho Gene Robinson, một kẻ công khai sống đồng tính đã được đưa ra thảo luận dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, mục sư Van McCalister, phát ngôn viên của giáo phận cho biết mâu thuẫn gay gắt nhất là việc diễn dịch Thánh Kinh. Ông nói: “Nhiều người đã quan ngại từ năm 1955 khi giám mục Pike nói rằng ông ta không còn tin vào tín điều Chúa Ba Ngôi, cũng chẳng tin nơi sự phục sinh, nơi sự sinh hạ đồng trinh của Đức Mẹ, mà giáo hội chẳng hề kỷ luật gì ông ta cả”. Theo mục sư Van McCalister lập trường về đồng tính luyến ái của Anh Giáo Hoa Kỳ chỉ là một thể hiện cụ thể của việc diễn giải Thánh Kinh cách tùy tiện, theo những nhu cầu chính trị và ý thức hệ phe nhóm.
Tất cả những mâu thuẫn và những quan ngại đã được gộp lại với nhau để đi đến kết luận chung cuộc là ly khai hoàn toàn khỏi Anh Giáo tại Hoa Kỳ.
Giáo phận San Joaquin đã quyết định đặt mình dưới quyền tài phán của Đức Tổng Giám Mục Gregory Venables thuộc tỉnh Anh Giáo Southern Cone. Giám mục John-David Schofield của giáo phận Anh Giáo San Joaquin đã truyền cho sửa tất cả các bảng hiệu ở các nhà thờ, bỏ đi chữ “Episcopal Church” và thay bằng “Anglican Church”. Giáo phận San Joaquin có khoảng 8000 giáo dân.
Tháng Giêng 2008, giám mục Katharine Jefferts-Schori, chủ tịch Anh Giáo Hoa Kỳ ra lệnh cấm giám mục Schofield thi hành các công tác mục vụ. Tại Texas, các giám mục Anh Giáo Hoa Kỳ đã ra quyết định trục xuất giám mục Schofield và một vị giám mục tại Maryland là giám mục William Cox, người cũng đã gia nhập tỉnh Anh Giáo Southern Cone.
Giám mục Schofield nói với California Catholic Daily rằng: “Quyết định của họ chỉ dành cho những người đã từ bỏ đức tin. Tôi không từ bỏ đức tin. Câu hỏi cần phải được trả lời bởi Hội Đồng Giám Mục là tại sao các giám mục tiếp tục giảng dạy và xuất bản sách trong đó phủ nhận những niềm tin căn bản của Kitô Giáo thì không bị kỷ luật mà những người giữ vững đức tin Kitô lại bị là làm sao?”
Tín hữu Công giáo tại Trung quốc có được tự do hơn hay không?
Phụng Nghi
11:03 17/03/2008
Tín hữu Công giáo tại Trung quốc có được tự do hơn hay không?
Rome (Zenit) – Cứ xem số người Kitô giáo ở Trung quốc bị bắt giữ càng ngày càng gia tăng, thì khó mà thấy rằng Bắc kinh đã có tiến bộ nào trong việc ban phát cho dân chúng quyền tự do tôn giáo. Đó là lời Raphaela Schmid, một chuyên gia về tự do tôn giáo, khi đề cập đến mối quan hệ không sáng sủa giữa Trung quốc và Tòa thánh Vatican.
Bà Raphaela Schmid, giám đốc Viện Becket, quả quyết bà nghi ngờ không có sự gia tăng tự do tôn giáo của Bắc kinh, vào lúc ủy ban về Giáo hội tại Trung quốc, do Đức thánh cha Bênêđictô XVI thiết lập, đã nhóm họp tuần qua để xem xét hiệu quả của lá thư ngài gửi cho giáo hữu Trung quốc ngày 27 tháng 5 năm ngoái.
Toà thánh Vatican cho biết ủy ban, gồm có các vị đứng đầu cơ quan pháp lý của giáo triều Roma, cùng với một số thành viên của hàng giám mục và cộng đồng tu sĩ Trung quốc, họp từ ngày thứ hai đến hết ngày thứ tư tuần qua, đã xem xét “sứ mạng của Giáo hội như là công cụ cứu chuộc cho người dân Trung quốc” dưới ánh sáng lá thư nói trên của Đức thánh cha.
Mục tiêu của Bà Schmid và Viện Becket là tìm ra những phương thức giáo dục công luận về các vấn đề tự do tôn giáo hiện nay. Tình hình ở Trung quốc là một lãnh vực họ chú tâm.
Bà cho thông tấn xã Zenit biết rằng bà coi việc ủy ban của Tòa thánh họp tuần này như dấu hiệu “là Đức thánh cha đang cho [người Trung quốc] thêm thời giờ, và để cho sứ điệp của ngài có thời gian thấm sâu hơn. Cần phải có phản hồi trước khi tiến thêm những bước kế tiếp.”
Bà giải thích: “Lá thư của Đức thánh cha chỉ rõ rằng Giáo hội không có một nghị trình chính trị nào, và yêu cầu người Công giáo phải là những công dân tốt. Đồng thời lá thư cũng xác quyết việc không thể chấp nhận phục tùng chính quyền khi họ can thiệp quá mức vào các vấn đề đức tin và kỷ luật của Giáo hội.”
Chính phủ Trung quốc chỉ cho người họ công nhận được phép tổ chức các hoạt động tôn giáo, chỉ ở những địa điểm đã đăng ký với Văn phòng Tôn giáo vụ và dưới sự kiểm soát của Hội Yêu Nước.
Bà quả quyết: “Lá thư của Đức thánh cha mô tả rất rõ rằng âm mưu của Hội Yêu nước muốn thực hiện độc lập, tự trị, tự quản và dân chủ hành chánh của Giáo hội, là những điều “không phù hợp với giáo lý Công giáo”, làm cho những người Công giáo thuộc Giáo hội “công khai” coi việc cộng tác với Hội Yêu nước cũng là trung thành với Tòa thánh Roma.”
Rõ ràng và cụ thể
Một số tín hữu ở Trung quốc chỉ giữ đạo “chui”, từ chối không hợp tác với Hội Yêu nước. Tháng 7 năm rồi, 4 linh mục “chui” bị bắt giữ vì từ chối không gia nhập hội. Một số tín hữu khác vừa trung thành với Roma vừa cộng tác phần nào với chính quyền.
Bà Schmid cho rằng thông điệp của ĐGH Bênêđictô XVI nhằm vào nhóm thứ hai này và là điểm chính của lá thư.
Bà nói rằng: “Còn điều quan trọng hơn nữa đối với tôi là Đức thánh cha đã yêu cầu tất cả các giám mục thuộc giáo hội “công khai” đã hòa giải phải hiệp thông “rõ rệt và cụ thể với Đức giáo hoàng.” Đó là điều đáng chú ý, vì có một số vị tuyên bố trung thành với Roma nhưng đồng thời chủ trương sự độc lập của Giáo hội, không để Roma kiểm soát, theo lời sai khiến của Hội Yêu nước.”
“Ở đây, một số theo dõi và phẩm định các tiến triển mới xẩy ra có thể rất hữu ích cho Tòa thánh Vatican, để xem các giám mục và linh mục này thực tâm đến mức độ nào đối với đạo Công giáo Roma của họ và sự tự do tôn giáo.”
“Lá thư của Đức thánh cha phác họa việc tự do tôn giáo đích thực khó mà có được khi nào Hội Yêu nước còn kiểm soát Giáo hội và hội đồng giám mục”.
Bà kết luận: “Thật khó thấy được Bắc kinh đang có tiến bộ nào trong việc ban phát tự do tôn giáo đích thực. Thời gian trước ngày Thế vận khai mạc, chúng ta đã thấy có cuộc thanh trừng lớn lao nhất các thừa sai Kitô giáo ngoại quốc kể từ ngày Cộng sản nắm quyền, và năm ngoái đã có nhiều vụ bắt giữ các tín hữu “chui” hơn những năm trước.”
Rome (Zenit) – Cứ xem số người Kitô giáo ở Trung quốc bị bắt giữ càng ngày càng gia tăng, thì khó mà thấy rằng Bắc kinh đã có tiến bộ nào trong việc ban phát cho dân chúng quyền tự do tôn giáo. Đó là lời Raphaela Schmid, một chuyên gia về tự do tôn giáo, khi đề cập đến mối quan hệ không sáng sủa giữa Trung quốc và Tòa thánh Vatican.
Bà Raphaela Schmid, giám đốc Viện Becket, quả quyết bà nghi ngờ không có sự gia tăng tự do tôn giáo của Bắc kinh, vào lúc ủy ban về Giáo hội tại Trung quốc, do Đức thánh cha Bênêđictô XVI thiết lập, đã nhóm họp tuần qua để xem xét hiệu quả của lá thư ngài gửi cho giáo hữu Trung quốc ngày 27 tháng 5 năm ngoái.
Toà thánh Vatican cho biết ủy ban, gồm có các vị đứng đầu cơ quan pháp lý của giáo triều Roma, cùng với một số thành viên của hàng giám mục và cộng đồng tu sĩ Trung quốc, họp từ ngày thứ hai đến hết ngày thứ tư tuần qua, đã xem xét “sứ mạng của Giáo hội như là công cụ cứu chuộc cho người dân Trung quốc” dưới ánh sáng lá thư nói trên của Đức thánh cha.
Mục tiêu của Bà Schmid và Viện Becket là tìm ra những phương thức giáo dục công luận về các vấn đề tự do tôn giáo hiện nay. Tình hình ở Trung quốc là một lãnh vực họ chú tâm.
Bà cho thông tấn xã Zenit biết rằng bà coi việc ủy ban của Tòa thánh họp tuần này như dấu hiệu “là Đức thánh cha đang cho [người Trung quốc] thêm thời giờ, và để cho sứ điệp của ngài có thời gian thấm sâu hơn. Cần phải có phản hồi trước khi tiến thêm những bước kế tiếp.”
Bà giải thích: “Lá thư của Đức thánh cha chỉ rõ rằng Giáo hội không có một nghị trình chính trị nào, và yêu cầu người Công giáo phải là những công dân tốt. Đồng thời lá thư cũng xác quyết việc không thể chấp nhận phục tùng chính quyền khi họ can thiệp quá mức vào các vấn đề đức tin và kỷ luật của Giáo hội.”
Chính phủ Trung quốc chỉ cho người họ công nhận được phép tổ chức các hoạt động tôn giáo, chỉ ở những địa điểm đã đăng ký với Văn phòng Tôn giáo vụ và dưới sự kiểm soát của Hội Yêu Nước.
Bà quả quyết: “Lá thư của Đức thánh cha mô tả rất rõ rằng âm mưu của Hội Yêu nước muốn thực hiện độc lập, tự trị, tự quản và dân chủ hành chánh của Giáo hội, là những điều “không phù hợp với giáo lý Công giáo”, làm cho những người Công giáo thuộc Giáo hội “công khai” coi việc cộng tác với Hội Yêu nước cũng là trung thành với Tòa thánh Roma.”
Rõ ràng và cụ thể
Một số tín hữu ở Trung quốc chỉ giữ đạo “chui”, từ chối không hợp tác với Hội Yêu nước. Tháng 7 năm rồi, 4 linh mục “chui” bị bắt giữ vì từ chối không gia nhập hội. Một số tín hữu khác vừa trung thành với Roma vừa cộng tác phần nào với chính quyền.
Bà Schmid cho rằng thông điệp của ĐGH Bênêđictô XVI nhằm vào nhóm thứ hai này và là điểm chính của lá thư.
Bà nói rằng: “Còn điều quan trọng hơn nữa đối với tôi là Đức thánh cha đã yêu cầu tất cả các giám mục thuộc giáo hội “công khai” đã hòa giải phải hiệp thông “rõ rệt và cụ thể với Đức giáo hoàng.” Đó là điều đáng chú ý, vì có một số vị tuyên bố trung thành với Roma nhưng đồng thời chủ trương sự độc lập của Giáo hội, không để Roma kiểm soát, theo lời sai khiến của Hội Yêu nước.”
“Ở đây, một số theo dõi và phẩm định các tiến triển mới xẩy ra có thể rất hữu ích cho Tòa thánh Vatican, để xem các giám mục và linh mục này thực tâm đến mức độ nào đối với đạo Công giáo Roma của họ và sự tự do tôn giáo.”
“Lá thư của Đức thánh cha phác họa việc tự do tôn giáo đích thực khó mà có được khi nào Hội Yêu nước còn kiểm soát Giáo hội và hội đồng giám mục”.
Bà kết luận: “Thật khó thấy được Bắc kinh đang có tiến bộ nào trong việc ban phát tự do tôn giáo đích thực. Thời gian trước ngày Thế vận khai mạc, chúng ta đã thấy có cuộc thanh trừng lớn lao nhất các thừa sai Kitô giáo ngoại quốc kể từ ngày Cộng sản nắm quyền, và năm ngoái đã có nhiều vụ bắt giữ các tín hữu “chui” hơn những năm trước.”
Báo chí Việt Nam không loan tin về Tây Tạng!
Hà Long
12:42 17/03/2008
VIỆT NAM - Cuối tuần vừa qua thế giới giao động về những tin tức được truyền đi từ thủ đô Lhasa – Tây Tạng với sự nổi dậy chống đối chính quyền Trung Cộng dịp nhớ lại 59 năm cộng sản Tàu cưỡng chiếm đất đai của người Tây Tạng. Hàng giờ các phương tiện truyền thanh và truyền hình thế giới đều chạy tin nóng bỏng này. Sáng thứ hai, 17/3/2008 giới báo chí đều đăng tin lên trang nhất với hình ảnh đàn áp của cộng sản Tàu đối với người Tây Tạng.
Tuy nhiên khi theo dõi báo chí từ Việt Nam trên các trang báo giấy và điện tử về tin tức thế giới vào sáng thứ hai 17/3/2008 tôi chỉ có thể lược thuật các tiêu đề tin tức một chiều từ phía cộng sản Việt Nam trong hai ngày 16 – 17/3/2008 như sau:
Từ các nguồn tin trên, nếu vào trang WEB của họ thì tin nóng bỏng nhất vẫn là vấn đề quân đội, cảnh sát đàn áp làn sóng biểu tình tại Tây Tạng trong vài ngày qua tại thủ đô Lhasa nhân dịp kỷ niệm cuộc nổi dậy năm 1959 vào tháng 3 chống lại sự xâm lăng của cộng sản Tàu. Từ các kênh truyền hình thế giới chúng ta nghe được lời kết án của Đức Dalai Lama vào ngày chủ nhật 16/3/2008: China causing 'cultural genocide' (kultureller Völkermord), vấn đề của cộng sản Tàu đang thi hành đối với người Tây Tạng là chính sách “diệt chủng văn hóa”. Người lãnh tụ lưu vong 72 tuổi của Tây Tạng và cũng chính là lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng đã lên tiếng kêu gọi thế giới mau chóng điều tra vụ thảm sát tại Tây Tạng. Tại tổng hành dinh của chính phủ lưu vong Tây Tạng đặt ở thị trấn Dharmsal, vùng đồi núi phía bắc Ấn Độ cho biết ít nhất có 80 nạn nhân bị tử nạn qua những ngày bị đàn áp. Cho dù đang bị đổ máu, cuộc đấu tranh chống lại giặc Tàu xâm lăng lại lan rộng thêm ra 3 tỉnh Sichuan và Qinghai và Gansu.
Tây Tạng đã bị Mao Trạch Đông cưỡng chiếm bằng quân đội vào năm 1950 và đặt ách thống trị tàn bạo trên dân tộc này. Năm 1959 dân tộc Tây Tạng nổi dậy chống lại bạo quyền cộng sản Tàu và bị đàn áp khốc liệt, lúc đó Dalai Lama với 80.000 dân Tây Tạng trốn thoát qua Ấn Độ. Tính đến năm 1966 khoảng 4 phần 5 các chùa chiền và đền thờ phật giáo đã bị Tàu cộng phá hủy. Cơ quan nhân quyền quốc tế phỏng đoán 1,3 triệu người đã bị giết chết qua ngục tù, tra tấn, lưu đầy, cải tạo. Ngoài ra ngôn ngữ Tây Tạng đã bị tiếng Tàu thống trị trong phạm vi trường học, ngoại giao, thương mại…
Tuy nhiên cái gai nhọn Đức Dalai Lama - người đoạt giải Nobel hòa bình - vẫn là nỗi âu lo cho Tàu cộng vì ngài vẫn là biểu tượng nổi dậy chống lại giặc ngoại xâm cho người Tây Tạng. Tàu cộng đã đi sai một nước cờ là họ có đủ kiên nhẫn chờ cho đến ngày Đức Dalai Lama từ giã cõi đời thì cũng là lúc chấm dứt sự nổi dậy nơi người Tây Tạng. Qua các hình ảnh biểu tình chống đối ngoại xâm mới đây cho thấy những người trẻ, giới sinh viên, các tu sĩ trẻ Tây Tạng chính là nguyên do tạo nên sự náo động thế giới. Như thế các thế hệ sau năm 1950 và 1959 của Tây Tạng đang là mối lo sợ cho nhà cầm quyền Bắc Kinh. Giới quan sát báo chí nhận ra thế hệ người trẻ này không nghe theo lệnh của Đức Dalai Lama với chủ trương “tranh đấu ôn hòa” chỉ đòi hỏi một nước Tây Tạng được gìn giữ vẹn toàn nền văn hóa Tây Tạng nhưng chấp nhận sự thống trị của Tàu cộng. Dân Tây Tạng muốn chống ngoại xâm bằng bạo lực, đấy là mối lo sợ nhất của cộng sản Tàu, vì sự trả đũa của Tàu sẽ không che mắt được thế giới qua phương tiện truyền thông hiện đại. Mấy ngày qua thế giới đã nhận rõ hơn khuôn mặt thật của Tàu cộng.
Cả thế giới đang hướng về thủ đô Lhasa và đồng thời cũng cân nhắc khi nói đến Olympia 2008 Peking. Tàu cộng không thể để xảy ra một Thiên An Môn (1989) lần thứ 2 nữa, thế giới sẽ không thứ tha cho họ. Nhìn thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải phát triển vượt bực về kinh tế, nhưng Tàu cộng không dấu diếm được một chế độ độc tài vô luân. Nếu thế giới Tây Phương tẩy chay thế vận hội Peking 2008 thì đúng là sự phá sản to lớn đang đến với cộng sản Tàu.
Từ biến cố Tây Tạng nhìn về Việt Nam có thể làm chất xúc tác mãnh liệt cho những buổi cầu nguyện đòi công lý và đòi đất đai tại Toà Khâm Sứ, Thái Hà và Hà Đông. Thế giới tự do nhậy cảm hơn về vấn đề nhân quyền và không có gì che đậy được trước phương tiện truyền thông hiện đại. Một điều nhận ra là cộng sản Việt Nam không sợ các nhóm người công giáo đến thắp nến cầu nguyện, mà thật sự họ chỉ sợ các con mắt tinh vi của thế giới đang theo dõi họ.
Những tin tức về tình hình đàn áp giết người Tây Tạng tại Lhasa hôm nay bị cộng sản Việt Nam chủ ý loại ra khỏi các nguồn tin tức của họ đủ chứng minh rõ ràng cho sự bối rối và bất an của giới cầm quyền Việt Nam. Vì cộng sản Việt Nam lúc nào cũng muốn che dấu khuôn mặt gian ác của mình như Tàu cộng đang làm tại Tibet.
Tuy nhiên khi theo dõi báo chí từ Việt Nam trên các trang báo giấy và điện tử về tin tức thế giới vào sáng thứ hai 17/3/2008 tôi chỉ có thể lược thuật các tiêu đề tin tức một chiều từ phía cộng sản Việt Nam trong hai ngày 16 – 17/3/2008 như sau:
- Biểu tình chống chiến tranh Iraq trên thế giới
- Một người mù làm Thống đốc New York
- McCain 'vận động tranh cử' ở Baghdad
- New York: Sập cần cẩu xây dựng, 14 người chết và bị thương
- Obama nới tiếp khoảng cách phiếu đại biểu với bà Hillary
- Mỹ muốn Nga 'nhúc nhích' trong chuyện tên lửa
- Thủ tướng Đức thăm Israel thúc đẩy quan hệ song phương
- Anh quốc: uy tín Công đảng xuống mức thấp nhất trong 25 năm qua
- Pháp: Đảng của TT Sarkozy lại thất bại trong bầu cử địa phương
- Lực lượng LHQ, NATO đụng độ ác liệt với người biểu tình Serbia
- Cảnh sát LHQ chiếm lại tòa án ở Kosovo
- Putin vừa thoát âm mưu ám sát?
- Albania: Chạy đua cứu người trong vụ nổ căn cứ quân sự
- Pakistan triệu tập quốc hội mới
- Philippines bùng nổ mại dâm
- 'Đừng gây ra những Mỹ Lai khác nữa': Tin tức nói về 40 năm vụ tàn sát ở Mỹ Lai vào ngày 16/3/1968 do Mỹ gây ra ở Việt Nam
- Báo chí nước ngoài lên án vụ thảm sát Mỹ Lai
- Vụ thảm sát Mỹ Lai diễn ra như thế nào?
- Những cuốn băng mới về vụ thảm sát Mỹ Lai
- Chủ tịch Trung quốc Hồ Cẩm Đào tái đắc cử nhiệm kỳ hai
- Ông Ôn Gia Bảo được bầu là Thủ tướng Trung quốc
- Nổ mỏ than ở Trung quốc, 14 người thiệt mạng
- Trung quốc tiêu hủy gà - Cúm gia cầm tái xuất hiện ở Hong Kong
- Trung quốc cấm mang chất lỏng lên máy bay
Từ các nguồn tin trên, nếu vào trang WEB của họ thì tin nóng bỏng nhất vẫn là vấn đề quân đội, cảnh sát đàn áp làn sóng biểu tình tại Tây Tạng trong vài ngày qua tại thủ đô Lhasa nhân dịp kỷ niệm cuộc nổi dậy năm 1959 vào tháng 3 chống lại sự xâm lăng của cộng sản Tàu. Từ các kênh truyền hình thế giới chúng ta nghe được lời kết án của Đức Dalai Lama vào ngày chủ nhật 16/3/2008: China causing 'cultural genocide' (kultureller Völkermord), vấn đề của cộng sản Tàu đang thi hành đối với người Tây Tạng là chính sách “diệt chủng văn hóa”. Người lãnh tụ lưu vong 72 tuổi của Tây Tạng và cũng chính là lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng đã lên tiếng kêu gọi thế giới mau chóng điều tra vụ thảm sát tại Tây Tạng. Tại tổng hành dinh của chính phủ lưu vong Tây Tạng đặt ở thị trấn Dharmsal, vùng đồi núi phía bắc Ấn Độ cho biết ít nhất có 80 nạn nhân bị tử nạn qua những ngày bị đàn áp. Cho dù đang bị đổ máu, cuộc đấu tranh chống lại giặc Tàu xâm lăng lại lan rộng thêm ra 3 tỉnh Sichuan và Qinghai và Gansu.
Tây Tạng đã bị Mao Trạch Đông cưỡng chiếm bằng quân đội vào năm 1950 và đặt ách thống trị tàn bạo trên dân tộc này. Năm 1959 dân tộc Tây Tạng nổi dậy chống lại bạo quyền cộng sản Tàu và bị đàn áp khốc liệt, lúc đó Dalai Lama với 80.000 dân Tây Tạng trốn thoát qua Ấn Độ. Tính đến năm 1966 khoảng 4 phần 5 các chùa chiền và đền thờ phật giáo đã bị Tàu cộng phá hủy. Cơ quan nhân quyền quốc tế phỏng đoán 1,3 triệu người đã bị giết chết qua ngục tù, tra tấn, lưu đầy, cải tạo. Ngoài ra ngôn ngữ Tây Tạng đã bị tiếng Tàu thống trị trong phạm vi trường học, ngoại giao, thương mại…
Tuy nhiên cái gai nhọn Đức Dalai Lama - người đoạt giải Nobel hòa bình - vẫn là nỗi âu lo cho Tàu cộng vì ngài vẫn là biểu tượng nổi dậy chống lại giặc ngoại xâm cho người Tây Tạng. Tàu cộng đã đi sai một nước cờ là họ có đủ kiên nhẫn chờ cho đến ngày Đức Dalai Lama từ giã cõi đời thì cũng là lúc chấm dứt sự nổi dậy nơi người Tây Tạng. Qua các hình ảnh biểu tình chống đối ngoại xâm mới đây cho thấy những người trẻ, giới sinh viên, các tu sĩ trẻ Tây Tạng chính là nguyên do tạo nên sự náo động thế giới. Như thế các thế hệ sau năm 1950 và 1959 của Tây Tạng đang là mối lo sợ cho nhà cầm quyền Bắc Kinh. Giới quan sát báo chí nhận ra thế hệ người trẻ này không nghe theo lệnh của Đức Dalai Lama với chủ trương “tranh đấu ôn hòa” chỉ đòi hỏi một nước Tây Tạng được gìn giữ vẹn toàn nền văn hóa Tây Tạng nhưng chấp nhận sự thống trị của Tàu cộng. Dân Tây Tạng muốn chống ngoại xâm bằng bạo lực, đấy là mối lo sợ nhất của cộng sản Tàu, vì sự trả đũa của Tàu sẽ không che mắt được thế giới qua phương tiện truyền thông hiện đại. Mấy ngày qua thế giới đã nhận rõ hơn khuôn mặt thật của Tàu cộng.
Cả thế giới đang hướng về thủ đô Lhasa và đồng thời cũng cân nhắc khi nói đến Olympia 2008 Peking. Tàu cộng không thể để xảy ra một Thiên An Môn (1989) lần thứ 2 nữa, thế giới sẽ không thứ tha cho họ. Nhìn thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải phát triển vượt bực về kinh tế, nhưng Tàu cộng không dấu diếm được một chế độ độc tài vô luân. Nếu thế giới Tây Phương tẩy chay thế vận hội Peking 2008 thì đúng là sự phá sản to lớn đang đến với cộng sản Tàu.
Từ biến cố Tây Tạng nhìn về Việt Nam có thể làm chất xúc tác mãnh liệt cho những buổi cầu nguyện đòi công lý và đòi đất đai tại Toà Khâm Sứ, Thái Hà và Hà Đông. Thế giới tự do nhậy cảm hơn về vấn đề nhân quyền và không có gì che đậy được trước phương tiện truyền thông hiện đại. Một điều nhận ra là cộng sản Việt Nam không sợ các nhóm người công giáo đến thắp nến cầu nguyện, mà thật sự họ chỉ sợ các con mắt tinh vi của thế giới đang theo dõi họ.
Những tin tức về tình hình đàn áp giết người Tây Tạng tại Lhasa hôm nay bị cộng sản Việt Nam chủ ý loại ra khỏi các nguồn tin tức của họ đủ chứng minh rõ ràng cho sự bối rối và bất an của giới cầm quyền Việt Nam. Vì cộng sản Việt Nam lúc nào cũng muốn che dấu khuôn mặt gian ác của mình như Tàu cộng đang làm tại Tibet.
Trung quốc ngăn người ngoại quốc đến Tây Tạng để đối phó với cuộc nổi dậy
Thúy Dung
17:11 17/03/2008
Qiangba Puncog tuyên bố không có đàn áp tại Tây Tạng |
Đây là sự thật |
Xe bọc thép được bố trí đầy Lhasa |
Qiangba nói rằng các thương gia ngoại quốc chưa được yêu cầu rời khu vực này. Tuy nhiên, hôm Chúa Nhật, các du khách đã được “khích lệ” hãy mau chóng rời bỏ nơi đây trong khi các giấy phép hiện hành để đến vùng này đã bị hủy bỏ.
Các du khách nước ngoài tường thuật là các cuộc tuần hành của các nhà sư đã diễn ra trong hòa bình từ hôm thứ Hai tuần qua cho tới khi nổ ra bạo động vào hôm thứ Sáu sau những cuộc tấn công đàn áp của cảnh sát. Hầu hết các hình ảnh được đưa ra công luận thế giới đều do những du khách đưa ra vì ít có phóng viên nào được đến vùng rộng lớn thường được gọi là mái nhà của thế giới này.
Nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc đã ra tối hậu thư cho những người biểu tình hạn chót là 12 giờ đêm ngày thứ Hai 17/3 phải ra trình diện. Thông cáo của cộng sản Trung quốc nói: “những ai tự thú trước 17/3 sẽ được khoan hồng và không bị truy tố”.
Thông cáo thêm rằng: ‘Những công dân khai báo và chỉ ra những tên tội phạm sẽ được bảo vệ và ân thưởng”.
Trong một chiến dịch nhằm bôi bác người Tây Tạng, Qiangba nói với các phóng viên là hơn 300 tòa nhà đã bị đốt cháy cùng với 67 xe cộ của chính phủ. Ông ta nói thêm là 13 người Trung quốc “vô tội” đã bị đâm chết hay bị thiêu sống bởi người biểu tình Tây Tạng. Ông ta nhấn mạnh rằng cảnh sát và bộ đội Trung quốc đã không nổ súng. Phiên bản này của Qiangba hoàn toàn trái ngược với những tường thuật của các du khách ngoại quốc có mặt tại hiện trường.
Trong khi đó, phát ngôn viên của Đức Dalai Lama nói rằng ít nhất 80 người thiệt mạng trong đó có nhiều nhà sư và người dân Tây Tạng.
Qiangba đã không hề đề cập đến những cuộc biểu tình trong các lãnh thổ bên ngoài Tây Tạng như tại các tỉnh Sichuan và Gansu nơi có đông người Tây Tạng. Trung Tâm Nhân Quyền và Dân Chủ Tây Tạng tại New York cho biết hôm thứ Hai sinh viên Tây Tạng tại Sichuan đã biểu tình đòi Đức Dalai Lama phải được trở về Tây Tạng. Họ đã bị cảnh sát đánh đập dã man. Trước đó, tại Sichuan đã có 8 người bị giết.
Tại Hoa Lục, cộng sản Trung quốc đã ngăn chặn YouTube sau khi những người biểu tình và những người ngoại quốc có mặt tại Lhasa cố gắng đưa lên đây những hình ảnh đàn áp của cộng sản Trung quốc. Những cố gắng để vào nhiều trang bằng tiếng Quan Thoại nói về Tây Tạng đã không thể thực hiện được.
Đức Thánh Cha dâng lễ cầu hồn cho Đức Tổng Giám Mục Paulos Faraj Raho
Đặng Tự Do
18:03 17/03/2008
Vatican - Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã dâng lễ cầu hồn cho Đức Tổng Giám Mục Paulos Faraj Raho của tổng giáo phận Mosul, người đã bị bắt cóc hôm 29/2 và đã tìm thấy xác hôm 13/3 vừa qua.
Trong thánh lễ cử hành tại nhà nguyện Redemptoris Mater trong điện tông tòa với sự tham dự của nhiều vị Hồng Y, Tổng Giám Mục và ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, Đức Thánh Cha nói rằng những biến cố diễn ra trong Tuần Thánh cho thấy “một tương phản sâu sắc giữa sự thật và dối trá, giữa sự hiền từ và chân thật của Chúa Kitô với bạo lực và sự quỷ quyệt của những kẻ thù ghét Ngài”. Chúng ta cũng thấy sự tương phản đó trong cái chết của Đức Tổng Giám Mục Raho.
Đức Thánh Cha đã dành nhiều thời gian để quảng diễn bài đọc theo sách Tiên Tri Isaiah và lời tiên tri về người tôi tớ trung tín công bố công lý. Chúa Kitô, người Tôi Tớ “khi phải đối diện với bản án bất công vẫn làm chứng cho sự thật, vẫn trung tín với lề luật yêu thương”.
Đức Cha Raho, noi gương Chúa Kitô, đã vác lấy thập giá của mình và “vì thế ngài đóng góp cho việc mang lại hòa bình cho đất nước tử đạo và cho toàn thể thế giới, khi đưa ra chứng tá cho sự thật của mình”.
Từ khi biết Đức Cha Raho chết trong lúc bị bắt giữ - có lẽ vì những thương tích do những kẻ bắt cóc gây ra hay cũng có thể do không có những thuốc men cho bệnh tim của ngài - thế giới “đã than khóc trước cái chết của ngài và trước cách thế vô nhân đạo mà ngài đã bị buộc phải theo để kết thúc cuộc sống của mình”. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói thêm là chúng ta tạ ơn Chúa vì những điều tốt lành Đức Tổng Giám Mục đã thực hiện trong cuộc sống và trong chứng tá của ngài.
Trong Chúa Nhật Lễ Lá tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha cũng đã nhắc đến Đức Tổng Giám Mục Raho “như một chứng tá đẹp đẽ về lòng trung tín đối với Đức Kitô, với Giáo Hội và với dân mà ngài không muốn bỏ rơi bất chấp nhiều de dọa”.
Đức Cha Raho trong cuộc gặp gỡ với ĐTC tháng 11/2007 |
Đức Thánh Cha đã dành nhiều thời gian để quảng diễn bài đọc theo sách Tiên Tri Isaiah và lời tiên tri về người tôi tớ trung tín công bố công lý. Chúa Kitô, người Tôi Tớ “khi phải đối diện với bản án bất công vẫn làm chứng cho sự thật, vẫn trung tín với lề luật yêu thương”.
Đức Cha Raho, noi gương Chúa Kitô, đã vác lấy thập giá của mình và “vì thế ngài đóng góp cho việc mang lại hòa bình cho đất nước tử đạo và cho toàn thể thế giới, khi đưa ra chứng tá cho sự thật của mình”.
Từ khi biết Đức Cha Raho chết trong lúc bị bắt giữ - có lẽ vì những thương tích do những kẻ bắt cóc gây ra hay cũng có thể do không có những thuốc men cho bệnh tim của ngài - thế giới “đã than khóc trước cái chết của ngài và trước cách thế vô nhân đạo mà ngài đã bị buộc phải theo để kết thúc cuộc sống của mình”. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói thêm là chúng ta tạ ơn Chúa vì những điều tốt lành Đức Tổng Giám Mục đã thực hiện trong cuộc sống và trong chứng tá của ngài.
Trong Chúa Nhật Lễ Lá tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha cũng đã nhắc đến Đức Tổng Giám Mục Raho “như một chứng tá đẹp đẽ về lòng trung tín đối với Đức Kitô, với Giáo Hội và với dân mà ngài không muốn bỏ rơi bất chấp nhiều de dọa”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tĩnh Tâm Mùa Chay tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington VA
Bùi Hữu Thư
09:04 17/03/2008
Tĩnh Tâm Mùa Chay tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington VA
Arlington, VA 17/3/08: Để chuẩn bị Mừng Chúa Phục Sinh Giáo Xứ CTTĐ/VN Arlington VA đã có một Mùa Chay với 40 ngày thống hối, trở về trong phép hoà giải, cầu nguyện, hãm mình và nghe giảng phòng trong 4 ngày tĩnh tâm.
Lễ Lá 16/3/08 |
Giáo xứ nghe giảng phòng |
Cha Vượng đang cám ơn cha Toàn |
Ngoài cha xứ Nguyên Đức Vượng và cha phó Đoàn Bình Minh, có cha cố Giuse Trần Quý Thiện từ Calgary, Canada, hàng năm hai Mùa Chay và Mùa Vọng tới giải tội, và có cha Giuse Phạm Hùng đang du học mỗi ngày ngồi tòa 2 tiếng đồng hồ.
Đặc biệt năm nay, Cha Phanxicô Xavier Vũ Thế Toàn từ California đã đến giảng tĩnh tâm luôn bốn ngày từ thứ năm tới chủ nhật Lễ Lá. Đây là lần thứ ba cha Toàn đến với giáo xứ. Đề tài năm nay là: “Ý Nghĩa của sự Đau Khổ”.
Cha nói Mùa Chay là Mùa “khổ chế”, nhưng không phải là chế ra cái khổ để làm khổ mình và làm khổ người xung quanh, mà là chế ngự những thói hư tật xấu, những khuynh hướng lệch lạc của mình. Mùa chay phải ăn diện, phải giữ cho mặt mũi tươi tỉnh thay vì rầu rĩ. Cha cũng giải thích nhiều về thiên đàng, hỏa ngục và luyện ngục, và nhấn mạnh rằng hỏa ngục là nơi thiếu vắng Thiên Chúa, là trạng thái bi đát của linh hồn không được thấy Nhan Thánh Chúa, và Luyện ngục là nơi thanh tẩy. Thiên đàng hay hỏa ngục có ngay tại thế gian này, nếu chúng ta biết yêu thương, tha thứ, và sống an bình với nhau. Chúng ta cần mở lòng cho Chúa ngự vào, dù là một xó xỉnh nhỏ bé của tâm hồn. Cần vào trong nội thất yên tĩnh của con tim để cầu nguyện thầm thì với Chúa, để Chúa cầu nguyện với ta và trong ta, để ta với Chúa nên một như Chúa Cha và Chúa Con nên một. Phải coi tất cả những giây phút trong ngày là những giờ cầu nguyện: khi làm bếp, khi làm việc hay khi lái xe. Phải dùng ngôn ngữ của ánh mắt, cử chỉ và lời nói dịu hiền để đối thoại với người khác. Khi người ta chửi mình hay xúc phạm đến mình, thì hãy chúc lành cho họ bằng dấu thánh giá.
Cha kể nhiều cầu chuyện dí dỏm làm cho mọi người cười thật to với cha. Không khí tĩnh tâm vui nhộn, những không thiếu những giọt nước mắt cảm động khi hát bài Yê-su hay khi nghe kể chuyện hai ông bà già đều bị tai biến mạch máu não, phải ở hai nhà thương khác nhau. Hai người thương nhớ nhau, ông đã nằm xuống mà con cháu không cho hay. Bà đòi về nhà gặp mặt, con cháu bắt tập đi, bao giờ khỏe sẽ được gặp người phối ngẫu. Bà nhớ ông qúa đòi cho kỳ được cái gối của ông để ôm mà hít thở hơi hướng của người chồng.
Trước mỗi buổi tĩnh tâm cộng đoàn được cha Toàn cho cầu nguyện bằng phương pháp thư dãn và lắng đọng tầm hồn để đặt mình thanh thản trước mặt Chúa. Nửa tiếng nhắm mắt suy niệm, và hít thở sâu và dài giúp cho mọi người dễ đón nhận lời giảng hơn. Bốn buổi giảng phòng mỗi lần trên hai tiếng đồng hồ, và kéo dài tới sau 10 giờ đêm mà cả nhà thờ chật ních, không ai buồn ngủ, mà còn không lấy cả 5 phút giải lao. Đáng lý dự trù chỉ có ba ngày tĩnh tâm, cộng đoàn đã yêu cầu và cha Toàn vui lòng giảng thêm ngày chủ nhật nữa.
Cám ơn cha Vượng đã giúp giáo xứ có một Mùa Chay thât thánh thiện. Cám ơn cha Toàn đã đến với giáo xứ và đã quảng đại dốc hết tâm tư để chia sẻ lời Chúa với chúng con.
Tạ ơn Chúa!
Lời Chúc của ĐHY Phạm Minh Mẫn: Mùa Phục Sinh năm 2008
+ĐHY GB Phạm Minh Mẫn
15:31 17/03/2008
Lời Chúc của ĐHY Phạm Minh Mẫn: Mùa Phục Sinh năm 2008
Anh chị em trong cộng đồng Dân Chúa Việt Nam thân mến,
Mầu Nhiệm Vượt Qua và ánh sáng Lời Chúa
1. Trong Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, chúng ta cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu Đấng cứu độ chúng ta. Qua Lời Chủ Chăn Mùa Phục Sinh nầy, tôi muốn chia sẻ với anh chị em vài suy nghĩ và tâm tình sống Mầu Nhiệm cứu độ nầy.
2. Chúa "cứu độ" có nghĩa là Chúa mở đường cho ta "vượt qua" bến mê bể khổ để đi đến chân trời yêu thương chân thật và hạnh phúc trường sinh. Là dẫn dắt ta "vượt qua" bóng tối của giả trá để đi đến ánh sáng chân lý vĩnh cửu giải thoát nhân trần.
3. Ánh sáng chân lý của Lời Chúa trong lịch sử cứu độ soi chiếu cho tôi cảm nhận và xác tín rằng:
(1) Thiên Chúa là Cha, là Đấng tạo thành con người theo hình ảnh của Ngài là Tình Yêu,
(2) Thiên Chúa Cha yêu thương chúng ta đến độ sai Con Một là Đức Giêsu Kitô đến sống giữa loài
người, chỉ dạy, nêu gương và dẫn dắt ta trên đường thể hiện hình ảnh của Cha trên trời là Tình Yêu
chân thật và từ bi bao dung,
(3) Thiên Chúa Cha giàu lòng xót thương gởi Thánh Linh của Ngài là nguồn lực yêu thương để tạo khả
năng cho ta sống theo gương Chúa Giêsu yêu thương và quảng đại cho đi đến cùng.
Đạo làm người và thực tế cuộc sống
4. Do đó đạo làm người trong trời đất và trong thiên hạ: - là thể hiện căn tính nhân loại là tình yêu thương mà Cha trên trời đã đặt để trong tâm con người, - là làm chứng cho tình yêu bao dung của Đức Giêsu Kitô.
5. Thế nhưng, tình yêu thương mà ta thường gặp trong thực tế cuộc sống gia đình và xã hội, lại là một loại tình yêu thoái hoá, biến chất. Nguyên nhân là do bệnh dịch trong xã hội nhân loại lây truyền cho nhau. Bệnh chủ quan, ích kỷ, hẹp hòi, biến tình yêu thành một sức mạnh áp đặt trên con cái và đồng bào, đồng loại, áp đặt ý muốn con em phải theo học một ngành, phải đi tu, phải ngồi chỗ cha mẹ đặt để, phải phá thai, phải ly dị... Dịch gà công nghiệp hay mổ nhau, biến tình yêu thành sức mạnh bạo hành và bạo lực, lấy miếng trả miếng...
Niềm tin vào Chúa Phục Sinh
6. Niềm tin vào Chúa Phục Sinh là sức mạnh Chúa ban nhằm trợ lực cho ta "vượt qua" bệnh dịch, rời bến mê bể khổ và cùng nhau tiến bước đến chân trời Tình Yêu từ bi bao dung, quảng đại cho đi.
7. Hồng ân đức tin trong cuộc sống trở thành trách nhiệm đáp trả tình thương của Chúa, thực hành Lời Chúa dạy, sống theo gương Chúa Giêsu từ bi bao dung và quảng đại cho đi đến cùng (Đối ngoại hữu kỳ tâm, Đối nội vô tâm giả ).
8. Lời Chúa trong các Thư Phaolô nhắc nhở mọi thành viên, mọi gia đình trong cộng đoàn tín hữu, thi hành những việc sau đây như những liều vắc xin phòng trị bệnh dịch đã nêu trên:
(1) hãy chuyên cần cầu nguyện, hãy mở rộng tâm hồn đón nhận ý Chúa và mọi hồng ân Chúa ban;
(2) trong mọi tình huống của cuộc đời, hãy theo gương Thánh Giuse và Mẹ Maria trung thành tuân hành ý Chúa được biểu tỏ nơi Lời Chúa dạy;
(3) trong mọi hoàn cảnh, hãy cùng nhau xây dựng tình hiệp thông huynh đệ, phát huy tinh thần liên đới trách nhiệm, tương thân tương trợ trong gia đình và xã hội (lá lành đùm lá rách).
Lời Chúa là Lời ban sức sống mới và bình an
9. Có những nhóm bạn trẻ, những cộng đoàn tín hữu trong thành phố chúng ta, đã làm chứng cho tôi về tính hiệu quả của những liều vắc xin vừa nêu trên. Họ đã giúp nhau, hỗ trợ nhau, nhắc nhở nhau thực hành Lời Chúa dạy, sử dụng những liều vắc xin đó. Và hiệu quả là không những phòng trị được bệnh chủ quan và hẹp hòi, dịch gà công nghiệp hay mổ nhau, song đó còn là con đường dẫn đưa nhiều người, nhiều gia đình "vượt qua" từ một khu xóm đầy các tệ nạn xã hội đi đến một cộng đoàn đổi mới, trong đó mọi người như được "phục sinh" và sống an lành trong tình tương thân tương ái và đùm bọc lẫn nhau.
Lời cầu chúc.
10. Tôi ước mong trong Mùa Phục Sinh nầy, mọi người chuyên cần học hỏi và thực thi Lời Chúa dạy, để Lời Chúa củng cố niềm tin vào Chúa Phục Sinh, để Lời Chúa ban sức sống mới và bình an cho mọi gia đình, giúp mọi người được "phục sinh" trong tình thương của Chúa, trong tình huynh đệ tương thân tương trợ đối với mọi người anh em đồng bào và đồng loại.
Anh chị em trong cộng đồng Dân Chúa Việt Nam thân mến,
Mầu Nhiệm Vượt Qua và ánh sáng Lời Chúa
1. Trong Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, chúng ta cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu Đấng cứu độ chúng ta. Qua Lời Chủ Chăn Mùa Phục Sinh nầy, tôi muốn chia sẻ với anh chị em vài suy nghĩ và tâm tình sống Mầu Nhiệm cứu độ nầy.
2. Chúa "cứu độ" có nghĩa là Chúa mở đường cho ta "vượt qua" bến mê bể khổ để đi đến chân trời yêu thương chân thật và hạnh phúc trường sinh. Là dẫn dắt ta "vượt qua" bóng tối của giả trá để đi đến ánh sáng chân lý vĩnh cửu giải thoát nhân trần.
3. Ánh sáng chân lý của Lời Chúa trong lịch sử cứu độ soi chiếu cho tôi cảm nhận và xác tín rằng:
(1) Thiên Chúa là Cha, là Đấng tạo thành con người theo hình ảnh của Ngài là Tình Yêu,
(2) Thiên Chúa Cha yêu thương chúng ta đến độ sai Con Một là Đức Giêsu Kitô đến sống giữa loài
người, chỉ dạy, nêu gương và dẫn dắt ta trên đường thể hiện hình ảnh của Cha trên trời là Tình Yêu
chân thật và từ bi bao dung,
(3) Thiên Chúa Cha giàu lòng xót thương gởi Thánh Linh của Ngài là nguồn lực yêu thương để tạo khả
năng cho ta sống theo gương Chúa Giêsu yêu thương và quảng đại cho đi đến cùng.
Đạo làm người và thực tế cuộc sống
4. Do đó đạo làm người trong trời đất và trong thiên hạ: - là thể hiện căn tính nhân loại là tình yêu thương mà Cha trên trời đã đặt để trong tâm con người, - là làm chứng cho tình yêu bao dung của Đức Giêsu Kitô.
5. Thế nhưng, tình yêu thương mà ta thường gặp trong thực tế cuộc sống gia đình và xã hội, lại là một loại tình yêu thoái hoá, biến chất. Nguyên nhân là do bệnh dịch trong xã hội nhân loại lây truyền cho nhau. Bệnh chủ quan, ích kỷ, hẹp hòi, biến tình yêu thành một sức mạnh áp đặt trên con cái và đồng bào, đồng loại, áp đặt ý muốn con em phải theo học một ngành, phải đi tu, phải ngồi chỗ cha mẹ đặt để, phải phá thai, phải ly dị... Dịch gà công nghiệp hay mổ nhau, biến tình yêu thành sức mạnh bạo hành và bạo lực, lấy miếng trả miếng...
Niềm tin vào Chúa Phục Sinh
6. Niềm tin vào Chúa Phục Sinh là sức mạnh Chúa ban nhằm trợ lực cho ta "vượt qua" bệnh dịch, rời bến mê bể khổ và cùng nhau tiến bước đến chân trời Tình Yêu từ bi bao dung, quảng đại cho đi.
7. Hồng ân đức tin trong cuộc sống trở thành trách nhiệm đáp trả tình thương của Chúa, thực hành Lời Chúa dạy, sống theo gương Chúa Giêsu từ bi bao dung và quảng đại cho đi đến cùng (Đối ngoại hữu kỳ tâm, Đối nội vô tâm giả ).
8. Lời Chúa trong các Thư Phaolô nhắc nhở mọi thành viên, mọi gia đình trong cộng đoàn tín hữu, thi hành những việc sau đây như những liều vắc xin phòng trị bệnh dịch đã nêu trên:
(1) hãy chuyên cần cầu nguyện, hãy mở rộng tâm hồn đón nhận ý Chúa và mọi hồng ân Chúa ban;
(2) trong mọi tình huống của cuộc đời, hãy theo gương Thánh Giuse và Mẹ Maria trung thành tuân hành ý Chúa được biểu tỏ nơi Lời Chúa dạy;
(3) trong mọi hoàn cảnh, hãy cùng nhau xây dựng tình hiệp thông huynh đệ, phát huy tinh thần liên đới trách nhiệm, tương thân tương trợ trong gia đình và xã hội (lá lành đùm lá rách).
Lời Chúa là Lời ban sức sống mới và bình an
9. Có những nhóm bạn trẻ, những cộng đoàn tín hữu trong thành phố chúng ta, đã làm chứng cho tôi về tính hiệu quả của những liều vắc xin vừa nêu trên. Họ đã giúp nhau, hỗ trợ nhau, nhắc nhở nhau thực hành Lời Chúa dạy, sử dụng những liều vắc xin đó. Và hiệu quả là không những phòng trị được bệnh chủ quan và hẹp hòi, dịch gà công nghiệp hay mổ nhau, song đó còn là con đường dẫn đưa nhiều người, nhiều gia đình "vượt qua" từ một khu xóm đầy các tệ nạn xã hội đi đến một cộng đoàn đổi mới, trong đó mọi người như được "phục sinh" và sống an lành trong tình tương thân tương ái và đùm bọc lẫn nhau.
Lời cầu chúc.
10. Tôi ước mong trong Mùa Phục Sinh nầy, mọi người chuyên cần học hỏi và thực thi Lời Chúa dạy, để Lời Chúa củng cố niềm tin vào Chúa Phục Sinh, để Lời Chúa ban sức sống mới và bình an cho mọi gia đình, giúp mọi người được "phục sinh" trong tình thương của Chúa, trong tình huynh đệ tương thân tương trợ đối với mọi người anh em đồng bào và đồng loại.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Kiếp Trăng
Đặng Đức Cương
00:46 17/03/2008
KIẾP TRĂNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Đêm đầy rồi đêm khuyết
Nỗi niềm nào ai biết
Chỉ thấy trăng mãi còn….
(Trích thơ Trăng của Nguyễn Như Mây)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền