Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:00 19/03/2016
14. NGU KỲ KHÔNG NGU.
Ngu Kỳ người của đất Nam Trần, từ nhỏ rất thông minh, một hôm có người nói đùa với nó:
- “Mày đã là họ Ngu, nhất định là không thông minh.”
Ngu Kỳ trả lời:
- “Thưa ông, ngay cả “Ngu虞” và “ngu愚” (1) ông cũng không phân biệt rõ ràng, làm sao có thể nói ông là người thông minh chứ ?”
(Trần thư)
Suy tư 14:
Trẻ em – tôi thường chia sẻ với bạn bè và giáo dân- chúng nó là những thiên thần nếu được giáo dục tốt trong lứa tuổi của chúng nó, nhưng chúng nó cũng sẽ trở thành những tên quỷ con nếu không được giáo dục tốt. Nhìn những đứa trẻ ốm nhom đen đủi bới bới móc móc trên những đống rác to như núi, chửi thề, đánh bậy, thì ai nói chúng nó là những mầm non tương lai của đất nước !
Nhìn những trẻ em thất học, đẩy xe trong các chợ lớn ờ Saigon, cũng chửi thề, đánh nhau để giành khách, giành mối hàng, thì ai nói đó là những hạt giống tương lai của tổ quốc !
Đi ngang qua đường Bà Huyện Thanh Quan, đường Trương Định, trước và bên hông công viên Tao Đàn, đường Lý Chính Thắng...thấy các “cô gái” tuổi 14, 15 áo quần son phấn lòe loẹt chào khách mua dâm, thì ai nói đó là niềm tự hào của đất nước tương lai !!! Nhức nhối cho các nhà đạo đức học, làm rối trí các nhà xã hội học và là nỗi bi quan cho những người có tâm hồn thánh thiện đạo đức...
Trẻ em là mầm non -đó là thực tế- dù tốt hay xấu, mầm non thì phải lớn để thành cây, dù cây tốt hay cây xấu. Vì lợi ích mười năm thì trồng cây, nhưng để lợi ích trăm năm, tức là về dài về lâu, thì phải trồng người.
Chúng ta không trực tiếp trồng, nhưng ít nữa chúng ta cũng nên vun trồng cho cây lớn lên; chúng ta không trực tiếp trồng, nhưng ít nữa chúng ta cũng cắt tỉa những lá vàng úa, bắt những con sâu đục thân cây, bón phân tưới nước cho cây tốt tươi, đó chính là bổn phận của chúng ta, bởi vì chúng ta là những gốc cây đã có kinh nghiệm trãi qua những phong ba bảo táp của cuộc đời.
Không “đùa giỡn khinh khi” trẻ em, dù chúng nó tốt hay xấu, bởi vì thiên thần của chúng nó không ngừng chiêm ngưỡng nhan Thiên Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Ngu Kỳ người của đất Nam Trần, từ nhỏ rất thông minh, một hôm có người nói đùa với nó:
- “Mày đã là họ Ngu, nhất định là không thông minh.”
Ngu Kỳ trả lời:
- “Thưa ông, ngay cả “Ngu虞” và “ngu愚” (1) ông cũng không phân biệt rõ ràng, làm sao có thể nói ông là người thông minh chứ ?”
(Trần thư)
Suy tư 14:
Trẻ em – tôi thường chia sẻ với bạn bè và giáo dân- chúng nó là những thiên thần nếu được giáo dục tốt trong lứa tuổi của chúng nó, nhưng chúng nó cũng sẽ trở thành những tên quỷ con nếu không được giáo dục tốt. Nhìn những đứa trẻ ốm nhom đen đủi bới bới móc móc trên những đống rác to như núi, chửi thề, đánh bậy, thì ai nói chúng nó là những mầm non tương lai của đất nước !
Nhìn những trẻ em thất học, đẩy xe trong các chợ lớn ờ Saigon, cũng chửi thề, đánh nhau để giành khách, giành mối hàng, thì ai nói đó là những hạt giống tương lai của tổ quốc !
Đi ngang qua đường Bà Huyện Thanh Quan, đường Trương Định, trước và bên hông công viên Tao Đàn, đường Lý Chính Thắng...thấy các “cô gái” tuổi 14, 15 áo quần son phấn lòe loẹt chào khách mua dâm, thì ai nói đó là niềm tự hào của đất nước tương lai !!! Nhức nhối cho các nhà đạo đức học, làm rối trí các nhà xã hội học và là nỗi bi quan cho những người có tâm hồn thánh thiện đạo đức...
Trẻ em là mầm non -đó là thực tế- dù tốt hay xấu, mầm non thì phải lớn để thành cây, dù cây tốt hay cây xấu. Vì lợi ích mười năm thì trồng cây, nhưng để lợi ích trăm năm, tức là về dài về lâu, thì phải trồng người.
Chúng ta không trực tiếp trồng, nhưng ít nữa chúng ta cũng nên vun trồng cho cây lớn lên; chúng ta không trực tiếp trồng, nhưng ít nữa chúng ta cũng cắt tỉa những lá vàng úa, bắt những con sâu đục thân cây, bón phân tưới nước cho cây tốt tươi, đó chính là bổn phận của chúng ta, bởi vì chúng ta là những gốc cây đã có kinh nghiệm trãi qua những phong ba bảo táp của cuộc đời.
Không “đùa giỡn khinh khi” trẻ em, dù chúng nó tốt hay xấu, bởi vì thiên thần của chúng nó không ngừng chiêm ngưỡng nhan Thiên Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:02 19/03/2016
6. Cám dỗ của tình dục tà ma là hỏa tiển của ma quỷ, nếu không bớt ăn, bớt ngủ, khổ công khắc chế bản thân thì không diệt được nó.
(Thánh Hieronymus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (Chúa nhật Lễ Lá)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:04 19/03/2016
Chúa Nhật LỄ LÁ
Tin mừng : Lc 22, 14- 23,56
“Cuộc thương khó của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.”
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Chúa Nhật Lễ Lá, là ngày khởi đầu cuộc thương khó của Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng cứu chuộc chúng ta. Trong bài Tin Mừng hôm nay chúng ta sẽ nghe tường thuật về sự thương khó khổ nạn của Ngài để mỗi người trong chúng ta cùng nhau cảm nhận, thông phần đau khổ và an ủi Ngài –đặc biệt là trong Tuần Thánh này.
1. Cảm nhận tình thương của Chúa đối với mình.
Thiên Chúa đã yêu thương bạn và tôi, đến nỗi đã ban Con Một của mình là Đức Giê-su Ki-tô chịu chết thay cho bạn, cho tôi và cho toàn thể nhân loại, Ngài đã bị đánh đòn, chịu khổ hình nhục nhã và chịu đóng đinh đến chết trên thập giá vì tội của chúng ta, mà đáng lý ra, tất cả những nhục hình ấy bạn và tôi và nhân loại phải chịu vì tội lỗi của mình, thế nhưng Ngài đã chịu vì yêu thương tất cả nhân loại, trong đó có bạn và tôi.
2. Thông phần đau khổ.
Không một người yêu nào dửng dưng trước đau khổ của người mình yêu. Thông phần đau khổ với Đức Chúa Giê-su không phải là xin kẻ thù đánh đập mình thay cho Ngài, cũng không phải cầu mong người khác đối xử bất công với mình thay cho Ngài, nhưng là chia sẻ những sự bất công với những người bị áp bức, có khi những bất công ấy là do sự tham lam của mình, cũng như của một số người có tiền có quyền đang chất chồng trên vai của tha nhân và cũng là của Đức Chúa Giê-su.
Thông phần đau khổ với Đức Chúa Giê-su là đón nhận những lằn roi đánh nơi Chúa làm của mình, là chấp nhận đem những khổ đau mà Đức Chúa Giê-su phải chịu làm của mình, có như thế chúng ta mới cùng với Ngài đi hết đoạn đường khổ giá.
3. An ủi Đức Chúa Giê-su.
Không một ai an ủi, không một ai xót thương Đấng đã cứu chữa và ban ơn cho mình, niềm an ủi lớn nhất của Đức Chúa Giê-su là tình yêu của Chúa Cha, là nhìn thấy được người mẹ thân yêu đang khập khểnh chen lấn trong đám đông để nhìn cho được con của mình...
An ủi Đức Chúa Giê-su trong giây phút kinh khủng và xem ra như tuyệt vọng này, giây phút mà hình như tội lỗi và sự dữ như đang thắng thế trước sự vô tội của Đấng chết thay cho kẻ tội lỗi...
An ủi Đức Chúa Giê-su nơi những người bất hạnh cần an ủi, và đồng hành với Ngài trên những đoạn đường đau khổ chông gai của cuộc sống mình.
Anh chị em thân mến,
Quan tổng trấn Phi-la-tô muốn tha cho Đức Chúa Giê-su vì thấy nơi Ngài không có tội gì cả, nhưng các thượng tế và biệt phái vung tay dữ tợn la hét xách động dân chúng đòi đóng đinh Ngài vào thập giá. Đã nhiều lần bạn và tôi cũng muốn sống đẹp lòng Chúa, nhưng tội lỗi, sự dữ và những đam mê bất chính của mình đã thúc giục chúng ta đóng đinh Chúa vào thập giá thêm lần nữa...
Tuần Thánh, Giáo Hội mời gọi con cái mình trên khắp thế giới tham dự vào cuộc khổ nạn của Đấng vô tội- Đức Chúa Giê-su- tham dự với hết cả tâm tình mến yêu như Đức Mẹ Ma-ri-a đã làm là cảm thông, chia sẻ và an ủi Đức Chúa Giê-su nơi những người đau khổ và bất hạnh.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng : Lc 22, 14- 23,56
“Cuộc thương khó của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.”
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Chúa Nhật Lễ Lá, là ngày khởi đầu cuộc thương khó của Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng cứu chuộc chúng ta. Trong bài Tin Mừng hôm nay chúng ta sẽ nghe tường thuật về sự thương khó khổ nạn của Ngài để mỗi người trong chúng ta cùng nhau cảm nhận, thông phần đau khổ và an ủi Ngài –đặc biệt là trong Tuần Thánh này.
1. Cảm nhận tình thương của Chúa đối với mình.
Thiên Chúa đã yêu thương bạn và tôi, đến nỗi đã ban Con Một của mình là Đức Giê-su Ki-tô chịu chết thay cho bạn, cho tôi và cho toàn thể nhân loại, Ngài đã bị đánh đòn, chịu khổ hình nhục nhã và chịu đóng đinh đến chết trên thập giá vì tội của chúng ta, mà đáng lý ra, tất cả những nhục hình ấy bạn và tôi và nhân loại phải chịu vì tội lỗi của mình, thế nhưng Ngài đã chịu vì yêu thương tất cả nhân loại, trong đó có bạn và tôi.
2. Thông phần đau khổ.
Không một người yêu nào dửng dưng trước đau khổ của người mình yêu. Thông phần đau khổ với Đức Chúa Giê-su không phải là xin kẻ thù đánh đập mình thay cho Ngài, cũng không phải cầu mong người khác đối xử bất công với mình thay cho Ngài, nhưng là chia sẻ những sự bất công với những người bị áp bức, có khi những bất công ấy là do sự tham lam của mình, cũng như của một số người có tiền có quyền đang chất chồng trên vai của tha nhân và cũng là của Đức Chúa Giê-su.
Thông phần đau khổ với Đức Chúa Giê-su là đón nhận những lằn roi đánh nơi Chúa làm của mình, là chấp nhận đem những khổ đau mà Đức Chúa Giê-su phải chịu làm của mình, có như thế chúng ta mới cùng với Ngài đi hết đoạn đường khổ giá.
3. An ủi Đức Chúa Giê-su.
Không một ai an ủi, không một ai xót thương Đấng đã cứu chữa và ban ơn cho mình, niềm an ủi lớn nhất của Đức Chúa Giê-su là tình yêu của Chúa Cha, là nhìn thấy được người mẹ thân yêu đang khập khểnh chen lấn trong đám đông để nhìn cho được con của mình...
An ủi Đức Chúa Giê-su trong giây phút kinh khủng và xem ra như tuyệt vọng này, giây phút mà hình như tội lỗi và sự dữ như đang thắng thế trước sự vô tội của Đấng chết thay cho kẻ tội lỗi...
An ủi Đức Chúa Giê-su nơi những người bất hạnh cần an ủi, và đồng hành với Ngài trên những đoạn đường đau khổ chông gai của cuộc sống mình.
Anh chị em thân mến,
Quan tổng trấn Phi-la-tô muốn tha cho Đức Chúa Giê-su vì thấy nơi Ngài không có tội gì cả, nhưng các thượng tế và biệt phái vung tay dữ tợn la hét xách động dân chúng đòi đóng đinh Ngài vào thập giá. Đã nhiều lần bạn và tôi cũng muốn sống đẹp lòng Chúa, nhưng tội lỗi, sự dữ và những đam mê bất chính của mình đã thúc giục chúng ta đóng đinh Chúa vào thập giá thêm lần nữa...
Tuần Thánh, Giáo Hội mời gọi con cái mình trên khắp thế giới tham dự vào cuộc khổ nạn của Đấng vô tội- Đức Chúa Giê-su- tham dự với hết cả tâm tình mến yêu như Đức Mẹ Ma-ri-a đã làm là cảm thông, chia sẻ và an ủi Đức Chúa Giê-su nơi những người đau khổ và bất hạnh.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lễ thánh cả Giuse : Đón nhận lòng thương xót
+TGM. Ngô Quang Kiệt
09:10 19/03/2016
Lễ Thánh Cả Giu-se
ĐÓN NHẬN LÒNG THƯƠNG XÓT
2S 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a
Tên gọi của Thiên Chúa là Lòng Thương Xót. Khi hiện ra với Mô-sê, Thiên Chúa đã mặc khải tên gọi đó trong sách Xuất hành 33,19: "Ta sẽ cho tất cả vẻ đẹp của Ta đi qua trước mặt ngươi, và sẽ xưng danh Ta là ĐỨC CHÚA trước mặt ngươi. Ta thương ai thì thương, xót ai thì xót".
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa luôn yêu thương muốn cứu vớt con người. Luôn đi bước trước trong các sáng kiến cứu độ. Khi con người hư hỏng, Thiên Chúa đã có kế hoạch cứu độ. Trước hết bằng tuyển chọn một dân riêng. Rồi cuối cùng sai Con Một sinh xuống trần gian. Lòng Thương Xót của Thiên Chúa luôn trào tuôn dào dạt. Nhưng cần có tâm hồn đón nhận. Lời Chúa hôm nay trình bày cho ta hai tâm hồn quảng đại đón nhận. Đó là tổ phụ Áp-ra-ham và thánh Giu-se.
Các ngài quảng đại đón nhận khi tuyệt đối tin vào Lời Chúa Hứa. Vì tuyệt đối tin vào Lời Chúa Hứa nên các ngài sẵn sàng từ bỏ tất cả. Tổ phụ Áp-ra-ham từ bỏ quê hương xứ sở. Từ bỏ cả người con duy nhất. Thánh Cả Giu-se từ bỏ ý riêng để làm theo ý Chúa. Các ngài từ bỏ cả đến niềm hi vọng nhân loại. Đúng như thư Rô-ma tán tụng: “Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn trộng cậy và vững tin”.
Nhưng nếu tổ phụ Áp-ra-ham chỉ đón nhận chương trình Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Thì Thánh Cả Giu-se đón nhận chính Chúa Giê-su. Là Lòng Thương Xót của Chúa Cha. Lòng Thương Xót nhập thể, bằng xương bằng thịt.
Đón nhận Lòng Thương Xót cần có Lòng Thương Xót. Quả thực Thánh Cả Giu-se đã có Lòng Thương Xót đối với Đức Mẹ và Chúa Giê-su. Một bức hoạ danh tiếng của hoạ sĩ Albreth Durer diễn tả sâu xa Lòng Thương Xót của Thánh Cả Giu-se. Bức hoạ vẽ cảnh Thánh Gia trốn sang Ai-cập. Đức Mẹ bế Chúa Giê-su, quấn khăn kín đáo, ngồi trên lưng lừa. Thánh Giu-se đi chân không, một tay dắt lừa, một tay cầm đèn, đi trong đêm tối. Thánh Giu-se không nhìn đường, nhưng nhìn Đức Mẹ và Chúa Hài Nhi. Vì lo cho các ngài còn non yếu mà phải dong duổi dặm trường, giá lạnh sương sa. Đó là Lòng Thương Xót.
Đối với Đức Mẹ, Thánh Cả kính trọng như một người bạn trung tín. Nên không tố cáo. Trái lại còn yêu thương bảo vệ đến cùng.
Đối với Chúa Giê-su Thánh Cả đón nhận Chúa với tâm tình của một người cha. Khi đặt tên cho Chúa Giê-su, Thánh Cả đón nhận Chúa vào gia tộc mình. Chúa Giê-su chính thức thuộc dòng dõi vua Đa-vít để hoàn thành Lời Chúa Hứa xưa. Cho “vương quyền của ngươi sẽ muôn đời bền vững, và ngai vàng của ngươi sẽ được củng cố đến muôn đời”. Qua Thánh Cả, Chúa Giê-su chính thức ghi tên vào cuộc kiểm tra dân số, để trở thành công dân thực thụ của trái đất.
Trên trời Chúa Giê-su có Chúa Cha. Chúa Cha yêu thương Con Một nên có gì đều trao ban hết. Vì thế ai thấy Chúa Con là thấy Chúa Cha. Chúa Cha và Chúa Con là một. Dưới đất Chúa Giê-su có Thánh Cả Giu-se là người cha. Vì Thánh Cả có gì cũng dâng hiến hết cho Chúa Giê-su. Không chỉ sức lực lao động. Mà còn cả lòng trí mến yêu tôn thờ. Và thậm chí còn cả danh dự và mạng sống nữa. Tóm lại cả cuộc đời Thánh Cả là dành cho Chúa Giê-su. Chỉ để phục vụ Chúa Giê-su mà thôi. Thánh Cả đã có Lòng Thương Xót Như Chúa Cha.
Như Chúa Cha vì Lòng Thương Xót mà trao ban chính Con Một. Tổ phụ Áp-ra-ham có tấm lòng Thiên Chúa khi hiến dâng I-sa-ác, người con duy nhất. Và Thánh Cả Giu-se cũng hiến dâng Chúa Giê-su cho nhân loại. Khi lạc mất Chúa tại đền thờ Giê-ru-sa-lem, Thánh Cả hiểu và chấp nhận dâng hiến Chúa cho Thiên Chúa và nhân loại.
Nhờ Thánh Cả mở lòng đón nhận, Lòng Thương Xót của Thiên Chúa nhập thể vào trần gian. Lòng Thương Xót của Thiên Chúa gặp được Lòng Thương Xót của nhân loại nơi Thánh Cả. Hạt Mầm Lòng Thương Xót được ấp ủ, chăm sóc, tưới bón, đã trở thành ơn cứu độ. Tràn lan đến mọi người ở mọi góc biển chân trời.
Mừng lễ Thánh Cả Giu-se, chúng ta tạ ơn Lòng Thương Xót của Chúa Cha. Tạ ơn Lòng Thương Xót của Chúa Giê-su nhập thể xuống thế làm người. Và tạ ơn Thánh Cả Giu-se đã có Lòng Thương Xót như Chúa Cha. Quảng đại đón nhận Lòng Thương Xót. Để Lòng Thương Xót của Thiên Chúa được tràn lan trong nhân loại.
Mừng lễ Thánh Cả Giu-se, chúng ta hãy noi gương Thánh Cả. Từ bỏ ý riêng để đón nhận Lòng Thương Xót của Chúa. Như Thánh Cả đón nhận Đức Mẹ và Chúa Giê-su vào gia đình và cuộc đời mình. Ta hãy đón nhận anh em như đón nhận chính Chúa. Tránh xét đoán anh em. Nhưng yêu thương và bảo vệ.
Mừng lễ Thánh Cả Giu-se chúng ta hãy có Lòng Thương Xót. Thương Xót như Chúa Cha. Để đón nhận Lòng Thương Xót. Để vun trồng Lòng Thương Xót. Và để Lòng Thương Xót của Chúa qua chúng ta tràn lan đến mọi tâm hồn.
Lạy Chúa, chúng con chúc tụng Chúa. Vì Lòng Thương Xót của Chúa tồn tại đến muôn ngàn đời. Amen.
+TGM.Giuse Ngô Quang Kiệt
ĐÓN NHẬN LÒNG THƯƠNG XÓT
2S 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a
Tên gọi của Thiên Chúa là Lòng Thương Xót. Khi hiện ra với Mô-sê, Thiên Chúa đã mặc khải tên gọi đó trong sách Xuất hành 33,19: "Ta sẽ cho tất cả vẻ đẹp của Ta đi qua trước mặt ngươi, và sẽ xưng danh Ta là ĐỨC CHÚA trước mặt ngươi. Ta thương ai thì thương, xót ai thì xót".
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa luôn yêu thương muốn cứu vớt con người. Luôn đi bước trước trong các sáng kiến cứu độ. Khi con người hư hỏng, Thiên Chúa đã có kế hoạch cứu độ. Trước hết bằng tuyển chọn một dân riêng. Rồi cuối cùng sai Con Một sinh xuống trần gian. Lòng Thương Xót của Thiên Chúa luôn trào tuôn dào dạt. Nhưng cần có tâm hồn đón nhận. Lời Chúa hôm nay trình bày cho ta hai tâm hồn quảng đại đón nhận. Đó là tổ phụ Áp-ra-ham và thánh Giu-se.
Các ngài quảng đại đón nhận khi tuyệt đối tin vào Lời Chúa Hứa. Vì tuyệt đối tin vào Lời Chúa Hứa nên các ngài sẵn sàng từ bỏ tất cả. Tổ phụ Áp-ra-ham từ bỏ quê hương xứ sở. Từ bỏ cả người con duy nhất. Thánh Cả Giu-se từ bỏ ý riêng để làm theo ý Chúa. Các ngài từ bỏ cả đến niềm hi vọng nhân loại. Đúng như thư Rô-ma tán tụng: “Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn trộng cậy và vững tin”.
Nhưng nếu tổ phụ Áp-ra-ham chỉ đón nhận chương trình Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Thì Thánh Cả Giu-se đón nhận chính Chúa Giê-su. Là Lòng Thương Xót của Chúa Cha. Lòng Thương Xót nhập thể, bằng xương bằng thịt.
Đón nhận Lòng Thương Xót cần có Lòng Thương Xót. Quả thực Thánh Cả Giu-se đã có Lòng Thương Xót đối với Đức Mẹ và Chúa Giê-su. Một bức hoạ danh tiếng của hoạ sĩ Albreth Durer diễn tả sâu xa Lòng Thương Xót của Thánh Cả Giu-se. Bức hoạ vẽ cảnh Thánh Gia trốn sang Ai-cập. Đức Mẹ bế Chúa Giê-su, quấn khăn kín đáo, ngồi trên lưng lừa. Thánh Giu-se đi chân không, một tay dắt lừa, một tay cầm đèn, đi trong đêm tối. Thánh Giu-se không nhìn đường, nhưng nhìn Đức Mẹ và Chúa Hài Nhi. Vì lo cho các ngài còn non yếu mà phải dong duổi dặm trường, giá lạnh sương sa. Đó là Lòng Thương Xót.
Đối với Đức Mẹ, Thánh Cả kính trọng như một người bạn trung tín. Nên không tố cáo. Trái lại còn yêu thương bảo vệ đến cùng.
Đối với Chúa Giê-su Thánh Cả đón nhận Chúa với tâm tình của một người cha. Khi đặt tên cho Chúa Giê-su, Thánh Cả đón nhận Chúa vào gia tộc mình. Chúa Giê-su chính thức thuộc dòng dõi vua Đa-vít để hoàn thành Lời Chúa Hứa xưa. Cho “vương quyền của ngươi sẽ muôn đời bền vững, và ngai vàng của ngươi sẽ được củng cố đến muôn đời”. Qua Thánh Cả, Chúa Giê-su chính thức ghi tên vào cuộc kiểm tra dân số, để trở thành công dân thực thụ của trái đất.
Trên trời Chúa Giê-su có Chúa Cha. Chúa Cha yêu thương Con Một nên có gì đều trao ban hết. Vì thế ai thấy Chúa Con là thấy Chúa Cha. Chúa Cha và Chúa Con là một. Dưới đất Chúa Giê-su có Thánh Cả Giu-se là người cha. Vì Thánh Cả có gì cũng dâng hiến hết cho Chúa Giê-su. Không chỉ sức lực lao động. Mà còn cả lòng trí mến yêu tôn thờ. Và thậm chí còn cả danh dự và mạng sống nữa. Tóm lại cả cuộc đời Thánh Cả là dành cho Chúa Giê-su. Chỉ để phục vụ Chúa Giê-su mà thôi. Thánh Cả đã có Lòng Thương Xót Như Chúa Cha.
Như Chúa Cha vì Lòng Thương Xót mà trao ban chính Con Một. Tổ phụ Áp-ra-ham có tấm lòng Thiên Chúa khi hiến dâng I-sa-ác, người con duy nhất. Và Thánh Cả Giu-se cũng hiến dâng Chúa Giê-su cho nhân loại. Khi lạc mất Chúa tại đền thờ Giê-ru-sa-lem, Thánh Cả hiểu và chấp nhận dâng hiến Chúa cho Thiên Chúa và nhân loại.
Nhờ Thánh Cả mở lòng đón nhận, Lòng Thương Xót của Thiên Chúa nhập thể vào trần gian. Lòng Thương Xót của Thiên Chúa gặp được Lòng Thương Xót của nhân loại nơi Thánh Cả. Hạt Mầm Lòng Thương Xót được ấp ủ, chăm sóc, tưới bón, đã trở thành ơn cứu độ. Tràn lan đến mọi người ở mọi góc biển chân trời.
Mừng lễ Thánh Cả Giu-se, chúng ta tạ ơn Lòng Thương Xót của Chúa Cha. Tạ ơn Lòng Thương Xót của Chúa Giê-su nhập thể xuống thế làm người. Và tạ ơn Thánh Cả Giu-se đã có Lòng Thương Xót như Chúa Cha. Quảng đại đón nhận Lòng Thương Xót. Để Lòng Thương Xót của Thiên Chúa được tràn lan trong nhân loại.
Mừng lễ Thánh Cả Giu-se, chúng ta hãy noi gương Thánh Cả. Từ bỏ ý riêng để đón nhận Lòng Thương Xót của Chúa. Như Thánh Cả đón nhận Đức Mẹ và Chúa Giê-su vào gia đình và cuộc đời mình. Ta hãy đón nhận anh em như đón nhận chính Chúa. Tránh xét đoán anh em. Nhưng yêu thương và bảo vệ.
Mừng lễ Thánh Cả Giu-se chúng ta hãy có Lòng Thương Xót. Thương Xót như Chúa Cha. Để đón nhận Lòng Thương Xót. Để vun trồng Lòng Thương Xót. Và để Lòng Thương Xót của Chúa qua chúng ta tràn lan đến mọi tâm hồn.
Lạy Chúa, chúng con chúc tụng Chúa. Vì Lòng Thương Xót của Chúa tồn tại đến muôn ngàn đời. Amen.
+TGM.Giuse Ngô Quang Kiệt
Lễ thánh cả Giuse : Đón nhận lòng thương xót
+TGM. Ngô Quang Kiệt
09:13 19/03/2016
Lễ thánh Giu-se (19/3/2016)
NGƯỜI CÔNG CHÍNH SỐNG BỞI ĐỨC TIN
2S 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a
Lời Chúa hôm nay trình bày hai khuôn mặt được tuyên dương là người công chính. Tổ phụ Áp-ra-ham và Thánh Cả Giu-se. Người công chính sống bởi đức tin. Các ngài công chính vì đã có một đức tin kiên vững. Tin vào Lời Chúa Hứa.
Chúa hứa cho tổ phụ Áp-ra-ham một miền đất và một dòng dõi. “Hãy ngước mắt lên trời, và thử đếm các vì sao, xem có đếm nổi không…Dòng dõi ngươi sẽ như thế đó… Ta ban cho dòng dõi ngươi đất này, từ sông Ai cập đến Sông Cả, tức sông Êu-phơ-rát, đất của những người Ke-ni, Cơ-nát, Cát-môn, Khết, Pơ-rít-di, Ra-pha, E-mô-ri, Ca-na-an, Ghia-ga-si và Giơ-vút” (St 15,5-21). Tổ phụ vững tin vào Lời Chúa Hứa không chút nghi nan. Chúa bảo ông đi đâu ôngliền vâng theo. Kể cả khi đến cuối đời mà chẳng có mảnh đất nào. Khi bà Xa-ra qua đời, tổ phụ phải khéo léo thương thuyết và tốn rất nhiều vàng bạc mới mua được một mảnh đất nhỏ ở Mác-pê-la, của người Khết, để chôn cất bà. Và sau này chôn cất chính ông. Còn về dòng dõi. Hơn 90 tuổi Áp-ra-ham mới sinh được một con trai. Nhưng khi đứa trẻ lên 12 tuổi, tuổi trưởng thành của người Do thái, Chúa truyền cho ông sát tế mà dâng cho Chúa. Đó là niềm hi vọng cuối cùng. Đó là chỗ dựa duy nhất. Nhưng ông vẫn mau mắn vâng phục không chút từ nan. Thật là một đức tin lớn lao. Thánh Phao-lô đã ca tụng ông: “Mặc dù không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin”. Quả thật khi không có gì để tin mà ông vẫn tin vào Lời Chúa Hứa. “Bởi vậy, ông được kể là người công chính”.
Thánh Cả Giu-se cũng được Tin mừng tuyên dương là người công chính. Vì đức tin của người thật lớn lao. Từ ngàn xưa Chúa đã hứa với vua Đa-vít: “Trước mặt Ta, nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ muôn đời bền vững, và ngai vàng của ngươi sẽ được củng cố đến muôn đời”. Thánh Cả thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Được thừa hưởng lời hứa đó. Nhưng đến thời Thánh Cả thì nhà của Đa-vít không còn nữa. Vì đã rơi vào ách nô lệ ngoại bang La-mã. Vương quyền Đa-vít không còn nữa. Vì Hê-rô-đê, người Ê-đôm đã trở thành vua người Do thái. Bản thân người chỉ là một bác thợ mộc nghèo hèn sống âm thầm trong ngôi làng Na-da-rét nhỏ bé. Nhưng Thánh Cả vẫn vững tin vào Lời Chúa Hứa. Niềm tin vững vàng được thể hiện qua việc nhận Đức Mẹ và Chúa Giê-su. Làm sao một trinh nữ có thể sinh con? Làm sao Thiên Chúa lại mặc lấy thân xác một trẻ sơ sinh bé nhỏ yếu ớt như thế. Tại sao Thiên Chúa nhập thể phải sinh ra trong chuồng bò? Tại sao vua cả trời đất vừa sinh ra đã phải trốn chạy bạo chúa trần gian? Đức tin của người thật lớn lao. Người chấp nhận tất cả những gì Thiên Chúa dạy bảo. Người thi hành tức khắc những gì Thiên Chúa truyền. Dù phải thức dậy giữa đêm khuya. Dù phải lên đường tức khắc. Dù phải chấp nhận những điều ngược lại ý thích.
Người cũng như tổ phụ Áp-ra-ham. Không còn gì để trông cậy mà vẫn trông cậy. Không có gì để tin mà vẫn tin. Tin như thế cũng là từ bỏ mình hoàn toàn. Từ bỏ tất cả ý riêng. Chương trình riêng. Để hoàn toàn cho Thiên Chúa sử dụng. Để hoàn toàn theo chương trình của Thiên Chúa.
Tin như thế là dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa. Là phó thác hoàn toàn. Huỷ mình ra không. Để Thiên Chúa sử dụng đời mình. Và thật lạ lùng. Khi ta không có gì thì Thiên Chúa là tất cả ở trong ta. Khi ta không thể làm gì thì Thiên Chúa làm tất cả qua ta.
Quả thật Thiên Chúa đã trung tín với Lời Thề Hứa. Tất cả đã được thực hiện qua Thánh Cả Giu-se. Nhờ đức tin người đã đón nhận Chúa Giê-su. Chúa Giê-su là tất cả. Khi đón nhận Chúa Giê-su Thánh Cả có tất cả. Nhờ đức tin người trở thành cha của Chúa Giê-su. Nhờ người Chúa Giê-su thuộc về dòng dõi vua Đa-vít. Chính Chúa Giê-su sẽ giữ gìn ngai vàng của nhà Đa-vít đến muôn ngàn đời. Và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.
Mừng lễ Thánh Cả Giu-se ta noi gương người sống đức tin. Nhiều lúc cuộc đời ta tăm tối. Giáo Hội tăm tối. Thế giới tăm tối. Không có gì. Không là gì. Không thể làm gì. Không biết đi đâu. Nếu ta noi gương Thánh Cả. Phó thác tất cả cho Chúa. Để Chúa hành động. Ta sẽ có tất cả. Vì Chúa là tất cả. Và Chúa sẽ làm tất cả. “Bởi vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”.
Tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con một người cha. Để Con Chúa giáng trần. Trở thành nguồn ơn phúc cho chúng con. Để nhờ dòng dõi vương giả của người chúng con được trở thành miêu duệ xứng đáng hưởng Lời Chúa Hứa. Xin cho chúng con biết noi gương Thánh Cả. Từ bỏ tất cả. Để chỉ được một mình Chúa. Như thế chúng con sẽ được tất cả.
+ĐTGM.Giuse Ngô Quang Kiệt
Lễ Thánh Giuse 19-3-2016.
NGƯỜI CÔNG CHÍNH SỐNG BỞI ĐỨC TIN
2S 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a
Lời Chúa hôm nay trình bày hai khuôn mặt được tuyên dương là người công chính. Tổ phụ Áp-ra-ham và Thánh Cả Giu-se. Người công chính sống bởi đức tin. Các ngài công chính vì đã có một đức tin kiên vững. Tin vào Lời Chúa Hứa.
Chúa hứa cho tổ phụ Áp-ra-ham một miền đất và một dòng dõi. “Hãy ngước mắt lên trời, và thử đếm các vì sao, xem có đếm nổi không…Dòng dõi ngươi sẽ như thế đó… Ta ban cho dòng dõi ngươi đất này, từ sông Ai cập đến Sông Cả, tức sông Êu-phơ-rát, đất của những người Ke-ni, Cơ-nát, Cát-môn, Khết, Pơ-rít-di, Ra-pha, E-mô-ri, Ca-na-an, Ghia-ga-si và Giơ-vút” (St 15,5-21). Tổ phụ vững tin vào Lời Chúa Hứa không chút nghi nan. Chúa bảo ông đi đâu ôngliền vâng theo. Kể cả khi đến cuối đời mà chẳng có mảnh đất nào. Khi bà Xa-ra qua đời, tổ phụ phải khéo léo thương thuyết và tốn rất nhiều vàng bạc mới mua được một mảnh đất nhỏ ở Mác-pê-la, của người Khết, để chôn cất bà. Và sau này chôn cất chính ông. Còn về dòng dõi. Hơn 90 tuổi Áp-ra-ham mới sinh được một con trai. Nhưng khi đứa trẻ lên 12 tuổi, tuổi trưởng thành của người Do thái, Chúa truyền cho ông sát tế mà dâng cho Chúa. Đó là niềm hi vọng cuối cùng. Đó là chỗ dựa duy nhất. Nhưng ông vẫn mau mắn vâng phục không chút từ nan. Thật là một đức tin lớn lao. Thánh Phao-lô đã ca tụng ông: “Mặc dù không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin”. Quả thật khi không có gì để tin mà ông vẫn tin vào Lời Chúa Hứa. “Bởi vậy, ông được kể là người công chính”.
Thánh Cả Giu-se cũng được Tin mừng tuyên dương là người công chính. Vì đức tin của người thật lớn lao. Từ ngàn xưa Chúa đã hứa với vua Đa-vít: “Trước mặt Ta, nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ muôn đời bền vững, và ngai vàng của ngươi sẽ được củng cố đến muôn đời”. Thánh Cả thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Được thừa hưởng lời hứa đó. Nhưng đến thời Thánh Cả thì nhà của Đa-vít không còn nữa. Vì đã rơi vào ách nô lệ ngoại bang La-mã. Vương quyền Đa-vít không còn nữa. Vì Hê-rô-đê, người Ê-đôm đã trở thành vua người Do thái. Bản thân người chỉ là một bác thợ mộc nghèo hèn sống âm thầm trong ngôi làng Na-da-rét nhỏ bé. Nhưng Thánh Cả vẫn vững tin vào Lời Chúa Hứa. Niềm tin vững vàng được thể hiện qua việc nhận Đức Mẹ và Chúa Giê-su. Làm sao một trinh nữ có thể sinh con? Làm sao Thiên Chúa lại mặc lấy thân xác một trẻ sơ sinh bé nhỏ yếu ớt như thế. Tại sao Thiên Chúa nhập thể phải sinh ra trong chuồng bò? Tại sao vua cả trời đất vừa sinh ra đã phải trốn chạy bạo chúa trần gian? Đức tin của người thật lớn lao. Người chấp nhận tất cả những gì Thiên Chúa dạy bảo. Người thi hành tức khắc những gì Thiên Chúa truyền. Dù phải thức dậy giữa đêm khuya. Dù phải lên đường tức khắc. Dù phải chấp nhận những điều ngược lại ý thích.
Người cũng như tổ phụ Áp-ra-ham. Không còn gì để trông cậy mà vẫn trông cậy. Không có gì để tin mà vẫn tin. Tin như thế cũng là từ bỏ mình hoàn toàn. Từ bỏ tất cả ý riêng. Chương trình riêng. Để hoàn toàn cho Thiên Chúa sử dụng. Để hoàn toàn theo chương trình của Thiên Chúa.
Tin như thế là dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa. Là phó thác hoàn toàn. Huỷ mình ra không. Để Thiên Chúa sử dụng đời mình. Và thật lạ lùng. Khi ta không có gì thì Thiên Chúa là tất cả ở trong ta. Khi ta không thể làm gì thì Thiên Chúa làm tất cả qua ta.
Quả thật Thiên Chúa đã trung tín với Lời Thề Hứa. Tất cả đã được thực hiện qua Thánh Cả Giu-se. Nhờ đức tin người đã đón nhận Chúa Giê-su. Chúa Giê-su là tất cả. Khi đón nhận Chúa Giê-su Thánh Cả có tất cả. Nhờ đức tin người trở thành cha của Chúa Giê-su. Nhờ người Chúa Giê-su thuộc về dòng dõi vua Đa-vít. Chính Chúa Giê-su sẽ giữ gìn ngai vàng của nhà Đa-vít đến muôn ngàn đời. Và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.
Mừng lễ Thánh Cả Giu-se ta noi gương người sống đức tin. Nhiều lúc cuộc đời ta tăm tối. Giáo Hội tăm tối. Thế giới tăm tối. Không có gì. Không là gì. Không thể làm gì. Không biết đi đâu. Nếu ta noi gương Thánh Cả. Phó thác tất cả cho Chúa. Để Chúa hành động. Ta sẽ có tất cả. Vì Chúa là tất cả. Và Chúa sẽ làm tất cả. “Bởi vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”.
Tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con một người cha. Để Con Chúa giáng trần. Trở thành nguồn ơn phúc cho chúng con. Để nhờ dòng dõi vương giả của người chúng con được trở thành miêu duệ xứng đáng hưởng Lời Chúa Hứa. Xin cho chúng con biết noi gương Thánh Cả. Từ bỏ tất cả. Để chỉ được một mình Chúa. Như thế chúng con sẽ được tất cả.
+ĐTGM.Giuse Ngô Quang Kiệt
Lễ Thánh Giuse 19-3-2016.
Giờ chầu Thứ Năm Tuần Thánh 24/3/2016
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:06 19/03/2016
GIỜ CHẦU Thứ Năm Tuần Thánh 24/3/2016
I. KHAI MẠC
Người dẫn đọc :
Lạy Chúa Giêsu, trước Thánh Thể Chúa giờ đây, chúng con hồi tưởng lại trong bữa tiệc Vượt Qua năm xưa, vì xót thương nhân loại cho đến tận cùng, Chúa đã ban Mình và Máu cho các môn đệ, để ở với họ “mãi mãi, cho đến tận thế” (Mt 8,20). Chúa đã giữ lời hứa ấy, và giờ phút này, chúng con thấy Chúa đang ở đây với chúng con. Chúng con chiêm ngắm Chúa, trước sự hiện diện của Chúa. Chúng con thờ lạy Chúa. Chúng con yêu mến Chúa. Xin Chúa ban thêm đức tin và kiện toàn lòng tin cho chúng con, để chúng con luôn luôn xác tín rằng : Tấm Bánh vừa được truyền phép đặt trước mặt chúng con nói về quyền năng vô cùng của tình yêu được bộc lộ trên Thánh Giá vinh hiển. Bánh Thánh nói cho chúng con về sự hạ mình khó tin của Đấng đã biến mình, chấp nhận mất tất cả hầu chiếm được chúng con cho Chúa Cha. Mỗi khi tham dự bàn tiệc Mình và Máu Chúa là chúng con đón nhận chính Chúa.
Lạy Thiên Chúa Tình Yêu, Đấng Giầu Lòng Thương Xót, chậm bất bình và rất mực khoan dung (x.Tv 103,8), xin lấy tình xót thương mà ôm tất cả nhân loại chúng con giờ đây đang thờ lạy Chúa, trong tình yêu vô biên của Chúa. Tình yêu vĩnh cửu mà Chúa Cha dành cho Chúa, cũng như chính Chúa dành cho Chúa Cha, tình yêu của Chúa Cha và Chúa đối với Chúa Thánh Thần, và tình yêu của Chúa Thánh Thần đối với Chúa Cha và Chúa.
Lạy Mẹ Maria, Trinh Nữ Rất Thánh, Mẹ của Lòng Thương Xót, Đấng đầu thai Vô Nhiễm, từ hơn hai ngàn năm nay, đã chấp nhận, hiến dâng mọi sự, hiến dâng thân xác Mẹ hầu rước lấy thân xác Đấng Sáng Tạo, xin giúp chúng con chiêm ngưỡng, xin giúp chúng con thờ lạy và yêu mến, Đấng đã yêu thương chúng con dường ấy, hầu chúng con được sống đời đời với Người.
- Hát bài : Đây Phép Nhiệm Mầu Thờ lạy Chúa, thờ lạy Chúa
II. LỜI CHÚA VÀ SUY NIỆM
- Công bố lời Chúa - (Người dẫn mời mọi người ngồi)
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô (1Cr 11, 23-26)
Anh em thân mến, phần tôi, tôi đã lãnh nhận nơi Chúa điều mà tôi đã truyền lại cho anh em, là Chúa Giêsu trong đêm bị nộp, Người cầm lấy bánh và tạ ơn, bẻ ra và phán: “Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta, sẽ bị nộp vì các con: Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”. Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén, và phán: “Chén này là Tân ước trong Máu Ta; mỗi khi các con uống, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”. Vì mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến".
Ðó là lời Chúa.
-Cầu nguyện
(Người dẫn mời mọi người ngồi rồi đọc với tâm tình cầu nguyện)
Lạy Chúa Giêsu, thật chúng con không thể hiểu nổi, Chúa đã yêu thương nhân loại chúng con biết là chừng nào. Chúa đã yêu chúng con bằng một tình yêu trao ban, hy sinh và tận hiến. Khi lập Phép Thánh Thể, Chúa hiến chính thân mình làm lượng thực nuôi dưỡng chúng con, ở với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Không những thế, Chúa còn cho chúng con tham dự vào sự sống của chính Chúa khi rước Mình và Máu Thánh Chúa, để được sống đời đời.
Khi nói với các Tông Đồ hiện diện : “Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” (Lc 22, 19 ;1 Cr 11, 24). Như thế là sau khi lập bí tích Thánh Thể, Chúa cũng lập luôn bí tích Truyền Chức Thánh. Với lời trên, cho thấy Chúa tiếp tục yêu thương và tín nhiệm con người. Mặc dù phàm nhân bất xứng, Chúa vẫn ủy thác cho sứ mạng thay mặt Chúa hiện tại hóa Hy tế Thập giá trên bàn thờ mỗi ngày, tất cả chỉ vì tình yêu và thương xót.
Chúng con xin hết lòng cảm tạ Chúa.
Chúng con xin muôn vàn tán tạ hồng ân Chúa.
Chúng con xin hợp cùng thần thánh trên trời và mọi người dưới thế quì thờ lạy Chúa.
- Hát bài : Thờ lạy Chúa, thờ lạy Chúa
---Thinh lặng mất phút suy ngắm-----
-Công bố lời Chúa - (Người dẫn mời mọi người đứng)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 13, 1-15).
Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ Mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng. Sau bữa ăn tối, ma quỷ gieo vào lòng Giuđa Iscariô, con Simon, ý định nộp Người. Người biết rằng Chúa Cha đã trao phó mọi sự trong tay mình, và vì Người bởi Thiên Chúa mà đến và sẽ trở về cùng Thiên Chúa. Người chỗi dậy, cởi áo, lấy khăn thắt lưng, rồi đổ nước vào chậu; Người liền rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy Người đến chỗ Simon Phêrô, ông này thưa Người rằng: “Lạy Thầy, Thầy định rửa chân cho con ư?” Chúa Giêsu đáp: “Việc Thầy làm bây giờ con chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu”. Phêrô thưa lại: “Không đời nào Thầy sẽ rửa chân cho con”. Chúa Giêsu bảo: “Nếu Thầy không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với Thầy”. Phêrô liền thưa: “Vậy xin Thầy hãy rửa không những chân con, mà cả tay và đầu nữa”. Chúa Giêsu nói: “Kẻ mới tắm rồi chỉ cần rửa chân, vì cả mình đã sạch. Tuy các con đã sạch, nhưng không phải hết thảy đâu”. Vì Người biết ai sẽ nộp Người nên mới nói: “Không phải tất cả các con đều sạch đâu”.
Sau khi đã rửa chân cho các ông, Người mặc áo lại, và khi đã trở về chỗ cũ, Người nói: “Các con có hiểu biết việc Thầy vừa làm cho các con chăng? Các con gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì đúng thật Thầy như vậy. Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con”.
Ðó là lời Chúa.
- Cầu nguyện
(Người dẫn mời mọi người ngồi đọc với tâm tình cầu nguyện)
Lạy Chúa Giêsu, chiều nay chúng con vừa cử hành Bí tích Thánh Thể do Chúa thiết lập vào sau bữa tối cuối cùng với các Tông Đồ trong nhà Tiệc Ly, trước đêm hấp hối trong vườn Cây Dầu, để muôn đời tưởng nhớ tới sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa giữa chúng con.
Giờ đây, chúng con đến bên Chúa trong Giờ chầu đặc biệt của tối Thứ Năm Tuần Thánh, (không mở cửa nhà Tạm, không trưng bày Thánh Thể như các giờ chầu Mình Thánh Chúa thông thường, nhưng rất đơn sơ và bình dị, để nói lên sự hiện diện của Chúa liên kết với mầu nhiệm Thánh Giá đã khai mào…), để được cảm nghiệm lòng Chúa xót thương, “yêu thương cho đến cùng” như Thánh Gioan đã thuật lại trong Bữa Tiệc Ly (Ga 13,1). Chúng con cũng muốn được ở bên Chúa như ba người môn đệ thân tín đã được Chúa kêu mời đi vào vườn Cây Dầu, cùng Chúa canh thức để đón nhận thánh ý Chúa Cha (Mt 26,36) mà vâng phục cho nỗi bằng lòng chịu chết (Pl 2,8 ; x. Dt 5,8).
Lạy Chúa, dù con người chúng con vốn yếu đuối, nhưng cũng xin Chúa ban thêm sức mạnh, để chúng con được cùng Chúa sống những giờ phút cuối cuộc đời dương thế của Chúa, biết cùng Chúa sống mầu nhiệm vượt qua trong những ngày cực thánh này…
Thánh Gioan gợi lên trong chúng con nhớ lại : “Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ Mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1-2). Thật kinh ngạc, kinh ngạc đến lạ thường về tình yêu của Chúa dành cho các môn đệ. Cũng như các môn đệ, Chúa đã yêu thương chúng con đến nỗi không có ngòi bút nào trên trần gian này có thể diễn tả hoặc viết ra hết được tình yêu thương ấy, trong những ngày cuối cùng của “kiếp người” lầm than và cay đắng. Vì yêu, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể, lấy chính Thịt Máu Mình làm của ăn của uống nuôi dưỡng chúng con. Để tiếp tục yêu thương và tha thứ cho con người lầm lạp tội lỗi chúng con. Và cũng chính hôm nay, Chúa còn truyền dạy chúng ta phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu.
Lạy Chúa, tưởng niệm việc Chúa thiết lập Giao Ước mới trong Mình và Máu Thánh Chúa. Việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể chức Tư Tế và trao giới răn mới như trăn trối cuối cùng của Chúa trước khi từ giã trần gian. Chúa đã yêu mến các kẻ thuộc về mình còn ở trong thế gian. Chúa đã yêu thương họ đến cùng. Tình yêu được diễn tả bằng việc rửa chân môn đệ.
Tình yêu phải như vết dầu loang lan tỏa tới khắp cả mọi người. Tình yêu càng rộng, cuộc chiến thắng của Chúa càng mau tới giai đoạn hoàn tất.
Khi rửa chân cho các môn đệ xong, một lần nữa, Chúa mời gọi chúng con : “Thầy đã làm gương cho các con, để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con” (Ga 13,15). Bằng cách này, Chúa thiết lập một sự liên kết thân mật giữa bí tích Thánh Thể, bí tích của quà tặng hy sinh và huấn lệnh yêu thương.
Ai tham dự bàn tiệc của Chúa thì người đó không thể tách rời khỏi bổn phận yêu thương anh chị. Mỗi lần chúng con tham dự bàn tiệc Thánh Thể, chúng con cũng thưa “Amen” trước Mình và Máu Thánh Chúa, như thế chúng con cam kết thực hiện điều Chúa đã làm, là “rửa chân” cho anh chị em, trở nên một hình ảnh thực sự và tỏ tường của Ðấng “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ”(Phil 2,7).
Tình yêu là di sản cao quý nhất mà Chúa để lại cho những ai được Chúa kêu gọi bước theo. Chính tình yêu của Chúa, được chia sẻ bởi các môn đệ, là điều được ban tặng cho tất cả nhân loại trong buổi chiều nay.
Thánh Thể là một ban tặng cao cả, nhưng cũng là một trách nhiệm lớn lao cho những ai tiếp nhận. Ðứng trước Phêrô, người đã từ chối không chịu để được rửa chân, Chúa đã nhấn mạnh đến nhu cầu phải nên thanh sạch để có thể dự phần vào bàn tiệc Thánh Thể.
Nghi thức rửa chân nói lên sự khiêm tốn của mình đối với người khác, nhìn nhận rằng mình là người có tội, nếu có điều gì là do tôi chứ không phải do anh em, tha nhân thật sự là anh em của tôi. Bác ái không phải là chối từ việc người khác không có lỗi, nếu lỗi là có lỗi với Chúa. “Rửa chân cho nhau” chứ không phải rửa chân cho người trên hay cho người dưới, tất cả đều là tha thứ, yêu thương và giúp đỡ nhau.
Lạy Chúa Giêsu, hiện thân của Lòng Thương Xót, trong ngôi vị Thiên Chúa, nhưng Chúa đã trở nên thấp hèn để cảm thông, chia sẻ với chúng con. Còn chúng con cùng trong thân phận làm người như nhau, đáng lẽ chúng con phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Nhưng chúng con thường để cho ganh ghét, hận thù thắng thế. Ðiều răn mới Chúa truyền cho chúng con: hãy yêu thương. Xin cho chúng con mau mắn thi hành điều Chúa truyền trong gia đình, trong xóm đạo, nơi công sở... của chúng con. Ước gì nước Tình Yêu Chúa mau hiển trị. Amen.
- Hát bài : Thầy là Cây Nho
- Cầu nguyện xướng đáp (Người dẫn mời mọi người quì)
Người xướng : Lạy Chúa, giữa một nền văn hóa bị tục hóa, ích kỷ và hưởng thụ; một nền văn hóa đưa con người đến văn minh của sự chết, một nền văn hóa thiếu vắng tình yêu thương, hiến thân và lòng quảng đại. Xin Chúa cho chúng con biết thực hành lời Chúa dạy, ngõ hầu chúng con biểu lộ và làm chứng về một Thiên Chúa tình yêu, giầu lòng thương xót nhân loại.
Mọi người đáp : Xin Chúa nhậm lời chúng con
Lạy Chúa xin tha thứ cho chúng con vì chúng con chưa nỗ lực hết sức mình để làm chứng về sự hiện diện của Chúa trong thế giới. Những việc bác ái của chúng con đôi khi còn để cho người ta thấy chứ không phải làm sáng Danh Chúa.
Mọi người đáp : Xin Chúa nhậm lời chúng con
Mọi người cứ dấu này mà nhận biết các con là mộn đệ của Thầy là các con yêu thương nhau. Xin Chúa giúp chúng con biết bỏ đi những gì gây xáo trộn, mất đoàn kết, làm rạn nứt tình tương thân tương ái cộng đoàn. Để chúng con bày tỏ lòng yêu mến Chúa, bằng việc yêu thương giúp đỡ mọi người, nhờ đó, họ sẽ nhận biết chúng con là môn đệ Chúa.
Mọi người đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con
Người xướng : Lạy Chúa, chúng con hết lòng thành kính cám ơn Chúa về tất cả những gì Chúa đã làm cho chúng con trong Bữa Tiệc Ly. Được Mình Máu thánh Chúa dưỡng nuôi quả là niềm hạnh phúc tuyệt vời. Xin thương xót chúng con. Xin thay đổi trái tim nguội lạnh của chúng con. Xin khơi dậy trong chúng con tâm tình yêu thương, hy vọng và dâng hiến. Xin giúp chúng con kiên tâm suy niêm tình thương Chúa, để tâm hồn chúng con dào dạt ân tình Chúa. Lạy Chúa, ơn thánh Chúa làm được tất cả.
Mọi người đáp : Xin Chúa nhậm lời chúng con
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
I. KHAI MẠC
Người dẫn đọc :
Lạy Chúa Giêsu, trước Thánh Thể Chúa giờ đây, chúng con hồi tưởng lại trong bữa tiệc Vượt Qua năm xưa, vì xót thương nhân loại cho đến tận cùng, Chúa đã ban Mình và Máu cho các môn đệ, để ở với họ “mãi mãi, cho đến tận thế” (Mt 8,20). Chúa đã giữ lời hứa ấy, và giờ phút này, chúng con thấy Chúa đang ở đây với chúng con. Chúng con chiêm ngắm Chúa, trước sự hiện diện của Chúa. Chúng con thờ lạy Chúa. Chúng con yêu mến Chúa. Xin Chúa ban thêm đức tin và kiện toàn lòng tin cho chúng con, để chúng con luôn luôn xác tín rằng : Tấm Bánh vừa được truyền phép đặt trước mặt chúng con nói về quyền năng vô cùng của tình yêu được bộc lộ trên Thánh Giá vinh hiển. Bánh Thánh nói cho chúng con về sự hạ mình khó tin của Đấng đã biến mình, chấp nhận mất tất cả hầu chiếm được chúng con cho Chúa Cha. Mỗi khi tham dự bàn tiệc Mình và Máu Chúa là chúng con đón nhận chính Chúa.
Lạy Thiên Chúa Tình Yêu, Đấng Giầu Lòng Thương Xót, chậm bất bình và rất mực khoan dung (x.Tv 103,8), xin lấy tình xót thương mà ôm tất cả nhân loại chúng con giờ đây đang thờ lạy Chúa, trong tình yêu vô biên của Chúa. Tình yêu vĩnh cửu mà Chúa Cha dành cho Chúa, cũng như chính Chúa dành cho Chúa Cha, tình yêu của Chúa Cha và Chúa đối với Chúa Thánh Thần, và tình yêu của Chúa Thánh Thần đối với Chúa Cha và Chúa.
Lạy Mẹ Maria, Trinh Nữ Rất Thánh, Mẹ của Lòng Thương Xót, Đấng đầu thai Vô Nhiễm, từ hơn hai ngàn năm nay, đã chấp nhận, hiến dâng mọi sự, hiến dâng thân xác Mẹ hầu rước lấy thân xác Đấng Sáng Tạo, xin giúp chúng con chiêm ngưỡng, xin giúp chúng con thờ lạy và yêu mến, Đấng đã yêu thương chúng con dường ấy, hầu chúng con được sống đời đời với Người.
- Hát bài : Đây Phép Nhiệm Mầu Thờ lạy Chúa, thờ lạy Chúa
II. LỜI CHÚA VÀ SUY NIỆM
- Công bố lời Chúa - (Người dẫn mời mọi người ngồi)
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô (1Cr 11, 23-26)
Anh em thân mến, phần tôi, tôi đã lãnh nhận nơi Chúa điều mà tôi đã truyền lại cho anh em, là Chúa Giêsu trong đêm bị nộp, Người cầm lấy bánh và tạ ơn, bẻ ra và phán: “Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta, sẽ bị nộp vì các con: Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”. Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén, và phán: “Chén này là Tân ước trong Máu Ta; mỗi khi các con uống, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”. Vì mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến".
Ðó là lời Chúa.
-Cầu nguyện
(Người dẫn mời mọi người ngồi rồi đọc với tâm tình cầu nguyện)
Lạy Chúa Giêsu, thật chúng con không thể hiểu nổi, Chúa đã yêu thương nhân loại chúng con biết là chừng nào. Chúa đã yêu chúng con bằng một tình yêu trao ban, hy sinh và tận hiến. Khi lập Phép Thánh Thể, Chúa hiến chính thân mình làm lượng thực nuôi dưỡng chúng con, ở với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Không những thế, Chúa còn cho chúng con tham dự vào sự sống của chính Chúa khi rước Mình và Máu Thánh Chúa, để được sống đời đời.
Khi nói với các Tông Đồ hiện diện : “Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” (Lc 22, 19 ;1 Cr 11, 24). Như thế là sau khi lập bí tích Thánh Thể, Chúa cũng lập luôn bí tích Truyền Chức Thánh. Với lời trên, cho thấy Chúa tiếp tục yêu thương và tín nhiệm con người. Mặc dù phàm nhân bất xứng, Chúa vẫn ủy thác cho sứ mạng thay mặt Chúa hiện tại hóa Hy tế Thập giá trên bàn thờ mỗi ngày, tất cả chỉ vì tình yêu và thương xót.
Chúng con xin hết lòng cảm tạ Chúa.
Chúng con xin muôn vàn tán tạ hồng ân Chúa.
Chúng con xin hợp cùng thần thánh trên trời và mọi người dưới thế quì thờ lạy Chúa.
- Hát bài : Thờ lạy Chúa, thờ lạy Chúa
---Thinh lặng mất phút suy ngắm-----
-Công bố lời Chúa - (Người dẫn mời mọi người đứng)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 13, 1-15).
Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ Mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng. Sau bữa ăn tối, ma quỷ gieo vào lòng Giuđa Iscariô, con Simon, ý định nộp Người. Người biết rằng Chúa Cha đã trao phó mọi sự trong tay mình, và vì Người bởi Thiên Chúa mà đến và sẽ trở về cùng Thiên Chúa. Người chỗi dậy, cởi áo, lấy khăn thắt lưng, rồi đổ nước vào chậu; Người liền rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy Người đến chỗ Simon Phêrô, ông này thưa Người rằng: “Lạy Thầy, Thầy định rửa chân cho con ư?” Chúa Giêsu đáp: “Việc Thầy làm bây giờ con chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu”. Phêrô thưa lại: “Không đời nào Thầy sẽ rửa chân cho con”. Chúa Giêsu bảo: “Nếu Thầy không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với Thầy”. Phêrô liền thưa: “Vậy xin Thầy hãy rửa không những chân con, mà cả tay và đầu nữa”. Chúa Giêsu nói: “Kẻ mới tắm rồi chỉ cần rửa chân, vì cả mình đã sạch. Tuy các con đã sạch, nhưng không phải hết thảy đâu”. Vì Người biết ai sẽ nộp Người nên mới nói: “Không phải tất cả các con đều sạch đâu”.
Sau khi đã rửa chân cho các ông, Người mặc áo lại, và khi đã trở về chỗ cũ, Người nói: “Các con có hiểu biết việc Thầy vừa làm cho các con chăng? Các con gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì đúng thật Thầy như vậy. Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con”.
Ðó là lời Chúa.
- Cầu nguyện
(Người dẫn mời mọi người ngồi đọc với tâm tình cầu nguyện)
Lạy Chúa Giêsu, chiều nay chúng con vừa cử hành Bí tích Thánh Thể do Chúa thiết lập vào sau bữa tối cuối cùng với các Tông Đồ trong nhà Tiệc Ly, trước đêm hấp hối trong vườn Cây Dầu, để muôn đời tưởng nhớ tới sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa giữa chúng con.
Giờ đây, chúng con đến bên Chúa trong Giờ chầu đặc biệt của tối Thứ Năm Tuần Thánh, (không mở cửa nhà Tạm, không trưng bày Thánh Thể như các giờ chầu Mình Thánh Chúa thông thường, nhưng rất đơn sơ và bình dị, để nói lên sự hiện diện của Chúa liên kết với mầu nhiệm Thánh Giá đã khai mào…), để được cảm nghiệm lòng Chúa xót thương, “yêu thương cho đến cùng” như Thánh Gioan đã thuật lại trong Bữa Tiệc Ly (Ga 13,1). Chúng con cũng muốn được ở bên Chúa như ba người môn đệ thân tín đã được Chúa kêu mời đi vào vườn Cây Dầu, cùng Chúa canh thức để đón nhận thánh ý Chúa Cha (Mt 26,36) mà vâng phục cho nỗi bằng lòng chịu chết (Pl 2,8 ; x. Dt 5,8).
Lạy Chúa, dù con người chúng con vốn yếu đuối, nhưng cũng xin Chúa ban thêm sức mạnh, để chúng con được cùng Chúa sống những giờ phút cuối cuộc đời dương thế của Chúa, biết cùng Chúa sống mầu nhiệm vượt qua trong những ngày cực thánh này…
Thánh Gioan gợi lên trong chúng con nhớ lại : “Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ Mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1-2). Thật kinh ngạc, kinh ngạc đến lạ thường về tình yêu của Chúa dành cho các môn đệ. Cũng như các môn đệ, Chúa đã yêu thương chúng con đến nỗi không có ngòi bút nào trên trần gian này có thể diễn tả hoặc viết ra hết được tình yêu thương ấy, trong những ngày cuối cùng của “kiếp người” lầm than và cay đắng. Vì yêu, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể, lấy chính Thịt Máu Mình làm của ăn của uống nuôi dưỡng chúng con. Để tiếp tục yêu thương và tha thứ cho con người lầm lạp tội lỗi chúng con. Và cũng chính hôm nay, Chúa còn truyền dạy chúng ta phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu.
Lạy Chúa, tưởng niệm việc Chúa thiết lập Giao Ước mới trong Mình và Máu Thánh Chúa. Việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể chức Tư Tế và trao giới răn mới như trăn trối cuối cùng của Chúa trước khi từ giã trần gian. Chúa đã yêu mến các kẻ thuộc về mình còn ở trong thế gian. Chúa đã yêu thương họ đến cùng. Tình yêu được diễn tả bằng việc rửa chân môn đệ.
Tình yêu phải như vết dầu loang lan tỏa tới khắp cả mọi người. Tình yêu càng rộng, cuộc chiến thắng của Chúa càng mau tới giai đoạn hoàn tất.
Khi rửa chân cho các môn đệ xong, một lần nữa, Chúa mời gọi chúng con : “Thầy đã làm gương cho các con, để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con” (Ga 13,15). Bằng cách này, Chúa thiết lập một sự liên kết thân mật giữa bí tích Thánh Thể, bí tích của quà tặng hy sinh và huấn lệnh yêu thương.
Ai tham dự bàn tiệc của Chúa thì người đó không thể tách rời khỏi bổn phận yêu thương anh chị. Mỗi lần chúng con tham dự bàn tiệc Thánh Thể, chúng con cũng thưa “Amen” trước Mình và Máu Thánh Chúa, như thế chúng con cam kết thực hiện điều Chúa đã làm, là “rửa chân” cho anh chị em, trở nên một hình ảnh thực sự và tỏ tường của Ðấng “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ”(Phil 2,7).
Tình yêu là di sản cao quý nhất mà Chúa để lại cho những ai được Chúa kêu gọi bước theo. Chính tình yêu của Chúa, được chia sẻ bởi các môn đệ, là điều được ban tặng cho tất cả nhân loại trong buổi chiều nay.
Thánh Thể là một ban tặng cao cả, nhưng cũng là một trách nhiệm lớn lao cho những ai tiếp nhận. Ðứng trước Phêrô, người đã từ chối không chịu để được rửa chân, Chúa đã nhấn mạnh đến nhu cầu phải nên thanh sạch để có thể dự phần vào bàn tiệc Thánh Thể.
Nghi thức rửa chân nói lên sự khiêm tốn của mình đối với người khác, nhìn nhận rằng mình là người có tội, nếu có điều gì là do tôi chứ không phải do anh em, tha nhân thật sự là anh em của tôi. Bác ái không phải là chối từ việc người khác không có lỗi, nếu lỗi là có lỗi với Chúa. “Rửa chân cho nhau” chứ không phải rửa chân cho người trên hay cho người dưới, tất cả đều là tha thứ, yêu thương và giúp đỡ nhau.
Lạy Chúa Giêsu, hiện thân của Lòng Thương Xót, trong ngôi vị Thiên Chúa, nhưng Chúa đã trở nên thấp hèn để cảm thông, chia sẻ với chúng con. Còn chúng con cùng trong thân phận làm người như nhau, đáng lẽ chúng con phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Nhưng chúng con thường để cho ganh ghét, hận thù thắng thế. Ðiều răn mới Chúa truyền cho chúng con: hãy yêu thương. Xin cho chúng con mau mắn thi hành điều Chúa truyền trong gia đình, trong xóm đạo, nơi công sở... của chúng con. Ước gì nước Tình Yêu Chúa mau hiển trị. Amen.
- Hát bài : Thầy là Cây Nho
- Cầu nguyện xướng đáp (Người dẫn mời mọi người quì)
Người xướng : Lạy Chúa, giữa một nền văn hóa bị tục hóa, ích kỷ và hưởng thụ; một nền văn hóa đưa con người đến văn minh của sự chết, một nền văn hóa thiếu vắng tình yêu thương, hiến thân và lòng quảng đại. Xin Chúa cho chúng con biết thực hành lời Chúa dạy, ngõ hầu chúng con biểu lộ và làm chứng về một Thiên Chúa tình yêu, giầu lòng thương xót nhân loại.
Mọi người đáp : Xin Chúa nhậm lời chúng con
Lạy Chúa xin tha thứ cho chúng con vì chúng con chưa nỗ lực hết sức mình để làm chứng về sự hiện diện của Chúa trong thế giới. Những việc bác ái của chúng con đôi khi còn để cho người ta thấy chứ không phải làm sáng Danh Chúa.
Mọi người đáp : Xin Chúa nhậm lời chúng con
Mọi người cứ dấu này mà nhận biết các con là mộn đệ của Thầy là các con yêu thương nhau. Xin Chúa giúp chúng con biết bỏ đi những gì gây xáo trộn, mất đoàn kết, làm rạn nứt tình tương thân tương ái cộng đoàn. Để chúng con bày tỏ lòng yêu mến Chúa, bằng việc yêu thương giúp đỡ mọi người, nhờ đó, họ sẽ nhận biết chúng con là môn đệ Chúa.
Mọi người đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con
Người xướng : Lạy Chúa, chúng con hết lòng thành kính cám ơn Chúa về tất cả những gì Chúa đã làm cho chúng con trong Bữa Tiệc Ly. Được Mình Máu thánh Chúa dưỡng nuôi quả là niềm hạnh phúc tuyệt vời. Xin thương xót chúng con. Xin thay đổi trái tim nguội lạnh của chúng con. Xin khơi dậy trong chúng con tâm tình yêu thương, hy vọng và dâng hiến. Xin giúp chúng con kiên tâm suy niêm tình thương Chúa, để tâm hồn chúng con dào dạt ân tình Chúa. Lạy Chúa, ơn thánh Chúa làm được tất cả.
Mọi người đáp : Xin Chúa nhậm lời chúng con
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trong thánh lễ Tiệc Ly ngày Thứ Năm Tuần Thánh, ĐTC sẽ rửa chân cho 12 người tị nạn
Đặng Tự Do
05:49 19/03/2016
Ngài sẽ làm như vậy vào ngày 24 tháng 3, tại một trung tâm hỗ trợ cho người di cư trong thành phố Rôma. Vì các lý do an ninh, Tòa Thánh vẫn chưa chính thức cho biết địa điểm tổ chức.
Biến cố này xảy ra vào thời điểm khi nhiều chính trị gia ở châu Âu, Hoa Kỳ và các nơi khác đang kêu gọi đóng cửa biên giới nước mình và xua đuổi người tị nạn và người di cư. Một số chính phủ ở châu Âu, bao gồm Áo, Ba Lan, Hungary và Macedonia, đã hoặc đang trong quá trình đóng cửa biên giới của họ hay xây dựng những rào cản hoặc các bức tường trước những gì họ cảm nhận như là một làn sóng người nhập cư và người tị nạn từ các quốc gia bị chiến tranh tàn phá như Syria, Iraq và các nước khác Trung Đông và châu Phi. Vấn đề nhập cư là trung tâm của các cuộc tranh luận chính trị ở Hoa Kỳ và Úc, cũng như ở Đức, nơi mà tuần qua nhiều cử tri đã bỏ phiếu chống lại đường lối nhân đạo của Thủ tướng Angela Merkel. Đó không phải là một vấn đề đang biến mất hay lụi tàn bao lâu mà các cuộc chiến tranh vẫn còn tiếp tục và các lực lượng những người nghèo đói vẫn lũ lượt rời bỏ nhà cửa và những nơi sinh quán của họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô tin vào việc rao giảng Tin Mừng bằng những hành động cụ thể hơn là bằng lời nói, và ngài đã nhấn mạnh điều này đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Cử chỉ mang tính biểu tượng của ngài trong năm nay, cũng như trong quá khứ, đến từ sâu thẳm trái tim của ngài và nhằm mục đích làm nổi bật các khía cạnh cụ thể đáng quan tâm của nhân loại, với hy vọng có thể thức tỉnh lương tâm những người có trách nhiệm và cộng đồng nhân loại nói chung.
Là con của một người nhập cư Ý, ngài quan tâm sâu sắc về tình cảnh bi đát của người di cư và tị nạn, và trong cuộc hành trình đầu tiên của mình bên ngoài Vatican sau khi lên ngôi giáo hoàng, ngài viếng thăm đảo Lampedusa, gần Sicily, để “khóc” cho khoảng 20,000 người di cư đã bị chết đuối ở biển Địa Trung Hải trong những năm gần đây khi họ tìm cách đến bờ biển châu Âu để tìm kiếm nơi trú ẩn.
Từ khi trở thành giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần gây sự chú ý của thế giới cho vấn đề đầy kịch tính này, như ngài đã làm gần đây ở thành phố Ciudad Juarez, tại biên giới giữa Mễ Tây Cơ và Hoa Kỳ. Ngài kêu gọi các chính phủ đáp lại với tình người và mở tâm hồn ra trước làn sóng lớn nhất những người tị nạn kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.
Ngài cũng đã kêu gọi các giáo xứ ở châu Âu và Hoa Kỳ đáp lại với lòng quảng đại trước cuộc khủng hoảng nhân đạo này. Tháng Chín năm ngoái, ngài yêu cầu mỗi giáo xứ Công Giáo ở châu Âu cung cấp nơi ăn chốn ở cho một gia đình tị nạn, và chính ngài làm gương bằng cách hướng dẫn hai giáo xứ của giáo phận Rôma làm như vậy. Ngay bây giờ, hai gia đình tị nạn có nhà tại Vatican, trong khi nhiều giáo xứ trên khắp châu Âu cũng đã cung cấp nơi ẩn náu cho những người đã phải chạy trốn chiến tranh và nghèo đói trong niềm hy vọng về một tương lai mới. Cử chỉ của ngài vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh này củng cố lời mời gọi của ngài.
Đây là lần thứ tư kể từ khi lên ngôi giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ Tiệc Ly ngày Thứ Năm Tuần Thánh tại Rôma. Ba năm trước, vào ngày 28 tháng 3, hai tuần sau khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng , ngài làm ngạc nhiên thế giới khi trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên thực hiện các nghi lễ rửa chân không phải tại Vatican, nhưng trong một trung tâm giam giữ vị thành niên, ở ngoại ô của thành phố. Ở đó, tại nhà tù Casal di Marmo giam giữ trẻ vị thành niên, ngài rửa chân cho 12 thanh niên nam nữ, trong đó có một phụ nữ Hồi giáo. Cử chỉ của ngài trong việc rửa chân cho người phụ nữ gây khó chịu cho nhiều người, nhưng đã được chào đón nồng nhiệt bởi đa số các tín hữu và những người thuộc các tôn giáo khác trên toàn cầu.
Năm 2014 ngài đã thực hiện nghi lễ mang tính biểu tượng này tại trung tâm Don Gnocchi tại Rome cho người già và người tàn tật và một lần nữa rửa chân cho các phụ nữ. Ngài cũng làm như vậy vào năm ngoái trong nhà tù Rebibbia nơi an ninh rất là nghiêm mật và nói với 300 tù nhân tập trung tại nhà nguyện và hàng ngàn người khác tập trung trong các nhà tù tại Rôma trên màn hình TV rằng “Chúa Giêsu không bao giờ mệt mỏi yêu thương chúng ta.”
Cuối năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành nghị định thay đổi các thông lệ trong nghi lễ rửa chân. Ngài khích lệ các giám mục và các linh mục rửa chân cho phụ nữ, vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh.
Nên nhớ rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã không bắt đầu thực hành rửa chân trong các nhà tù hay những nơi khác bên ngoài nhà thờ khi ngài trở thành giáo hoàng. Trong thực tế, khi còn là Tổng Giám Mục Buenos Aires (1998-2013), ngài thường xuyên thực hiện các nghi lễ Thứ Năm Tuần Thánh trong các nhà tù, bệnh viện và các khu nhà ổ chuột, nhưng thế giới không để ý đó thôi.
Đàng Thánh Giá tại hí trường Côlôsê Thứ Sáu Tuần Thánh: Con người ngày nay bất hạnh và đau khổ một cách bi đát
Đặng Tự Do
13:43 19/03/2016
Bài suy niệm tại các chặng Đàng Thánh Giá được viết bởi Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, Tổng Giám Mục Perugia, ở miền Trung nước Ý nơi có tỷ lệ người Công Giáo lên đến 98.7% với 229,500 tín hữu.
Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti được thụ phong linh mục ngày 29 tháng 6 năm 1966. Ngày 9 thang 8 năm 1994 ngài được tấn phong Giám Mục và được tấn phong Hồng Y ngày 22 tháng Hai năm 2014.
Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư 16 tháng 3 với tờ Quan Sát Viên Rôma, Đức Hồng Y Bassetti cho biết bài suy niệm các chặng Đàng Thánh Giá năm nay có tựa đề “Thiên Chúa Là Lòng Thương Xót”.
Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti |
Đức Hồng Y nói: “Con người ngày nay, đối với tôi, có vẻ bất hạnh và đau khổ một cách bi đát.”
Ngài giải thích rằng “đau khổ có thể nhìn ra dễ dàng” nơi những người nghèo, những người nhập cư, người bệnh, những người cô đơn và bị bỏ rơi. “Nhưng đồng thời, chúng ta cũng gặp những người giàu có, những kẻ dường như có tất cả mọi thứ, nhưng trong thực tế, không có gì - họ sống một cuộc sống trống rỗng, và trong một số trường hợp, thậm chí muốn chết cho xong. Như một người nào đó đã từng viết, sự ác, do đó, ‘có gì là lạ đâu’, nhưng Chúa Giêsu trên thập giá đem đến cho cuộc sống một ý nghĩa khác và chỉ cho chúng ta thấy một con đường khác: con đường hoán cải”
Đức Hồng Y Bassetti cho biết, bài suy niệm các chặng Đàng Thánh Giá năm nay tham chiếu đến các giáo huấn của Đức Gioan XXIII, Đức Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô. Nhưng quan trọng hơn, ngài đã cố gắng để “nói với trái tim con người.”
“Trong mỗi chặng, tôi đã cố gắng tham chiếu đến các sự kiện đang diễn ra chung quanh chúng ta,” như “các vị tử đạo mới” đang bị giết vì đức tin Kitô, những người di cư và người tị nạn và tai ương bạo lực trên các trẻ em.”
Ngài tâm sự rằng: “Khi tôi viết những dòng này, tôi có cảm giác tôi không sử dụng một cây bút và một tờ giấy, nhưng một cái đục trên một mảnh đá cẩm thạch, khắc ghi lại biết bao những đau khổ trước những tai ương này”
Đức Hồng Y Bassetti nói chặng thứ Nhất khi quan Phongxiô Philatô kết án Chúa Giêsu, chặng thứ Tư khi Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ và chặng thứ Mười Một khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thánh giá đã gây xúc động mãnh liệt cho ngài khi viết bài suy niệm cho những chặng này. Tất cả ba chặng đó, được liên kết bởi “chiều kích của uy lực”: “uy lực chính trị” của Philatô, “uy lực phát sinh” từ đức tin của Đức Mẹ và “uy lực thần thánh” của thánh giá.
Đức Thánh Cha tấn phong Giám Mục cho hai vị tại Đền Thờ Thánh Phêrô
Đặng Tự Do
16:38 19/03/2016
Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền giáo, và Tổng Giám Mục Angelo Becciu, Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh là hai vị phụ phong với Đức Thánh Cha trong buổi lễ. Cùng đồng tế với ngài, còn có hơn 60 Hồng Y, Giám Mục và khoảng 150 linh mục, trước sự hiện diện của 5 ngàn tín hữu. Nhiều vị đại diện các tôn giáo khác như Hồi giáo, Phật Giáo cũng có mặt trong buổi lễ.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng khi một vị Giám mục thi hành sứ vụ của mình, thì khi đó chính Đức Kitô đang hành động: “Đức Kitô đang rao giảng, Đức Kitô đang xây dựng Hội Thánh, Đức Kitô đang làm cho Giáo Hội sinh nhiều hoa trái, Đức Kitô đang hướng dẫn”
Đức Thánh Cha nhắc nhở các giám mục rằng họ là “tôi tớ cho tất cả”, là người lớn nhất và là người rốt cùng, luôn luôn là người tôi tớ, luôn luôn phục vụ người khác.
“Chức Giám Mục là danh xưng của một việc phục vụ chứ không phải là một vinh dự. Giám Mục có nghĩa vụ phục vụ hơn là thống trị, theo mệnh lệnh của Thầy Chí Thánh: ‘Ai lớn nhất trong các con, thì hãy trở thành người bé nhỏ nhất. Và ai cai trị, thì hãy hành động như người phục vụ’”.
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Đừng quên rằng bổn phận đầu tiên của một Giám Mục là cầu nguyện. Sứ vụ thứ hai là công bố Lời Chúa.” Tất cả mọi thứ khác đến sau. Nếu một Giám mục không cầu nguyện, ngài chẳng thể làm gì.
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc yêu thương những người Chúa đã giao phó cho họ chăm sóc, và đặc biệt là các linh mục và phó tế. Họ là những cộng tác viên thân cận nhất của Giám Mục, là “những người hàng xóm” đầu tiên. Nếu các Giám mục không học cách yêu thương những người gần gũi nhất với ngài, ngài sẽ không thể yêu thương tất cả mọi người.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng kêu gọi các Giám Mục thực sự nhìn vào các tín hữu - không nhìn xéo xéo, nhưng nhìn thẳng vào mắt họ, để vị Giám Mục có thể nhìn thấy họ với con tim mình.
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài với lời cầu nguyện xin Chúa đồng hành cùng với các tân chức, và gần gũi với các ngài trên hành trình mới.
Đức Thánh Cha khởi động account Instagram của ngài
Đặng Tự Do
16:11 19/03/2016
Chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã tự mình khởi động account có tên gọi là “Franciscus” từ nơi cư trú của ngài tại Casa Santa Marta. Ngài cũng đã đăng hình ảnh đầu tiên của ngài đang quỳ cầu nguyện.
Để lập hồ sơ account của mình, Đức Thánh Cha đã được hỗ trợ bởi Kevin Systrom, giám đốc điều hành và là người đồng sáng lập Instagram, và Đức Ông Lucio Adrian Ruiz, thư ký của viện truyền thông Tòa Thánh.
Được thành lập vào năm 2010, Instagram có khoảng 400 triệu người sử dụng trên toàn thế giới nhằm chia sẻ hình ảnh và video với một cộng đồng những người dùng Internet. Sự ra mắt tài khoản Instagram của Đức Giáo Hoàng sẽ tăng sự hiện diện đáng kể của ngài trên các mạng truyền thông xã hội. Tài khoản Twitter của Đức Thánh Cha, với hashtag “@Pontifex”, được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 khởi động, đã có hơn 26 triệu người theo dõi.
Phát biểu hồi đầu tuần này với Radio Vatican, Viện Trưởng viện Truyền thông Vatican là Đức Ông Dario Viganò cho biết quyết định mở một tài khoản Instagram phát sinh từ niềm tin của Đức Giáo Hoàng rằng hình ảnh có thể mang lại nhiều điều mà từ ngữ không thể chuyển tải. Mục đích của tài khoản Instagram của Đức Giáo Hoàng, là để kể câu chuyện của triều đại Giáo Hoàng Phanxicô qua hình ảnh.
Top Stories
Local government: Church does not own Córdoba cathedral, once a mosque
Catholic World News
16:15 19/03/2016
The Catholic Church does not own the cathedral in Córdoba, Spain, according to a city government report.
The Great Mosque of Córdoba was built in 784 on the site of a seventh-century Catholic church. Since 1236, the former mosque has been used as a Catholic cathedral. In recent years, the local bishop has refused Muslim requests to worship in the cathedral.
“Religious consecration is not the way to acquire property,” according to the government report, as quoted by The Guardian. Instead, the cathedral is owned by “every citizen of the world from whatever epoch and regardless of people, nation, culture or race.
The Great Mosque of Córdoba was built in 784 on the site of a seventh-century Catholic church. Since 1236, the former mosque has been used as a Catholic cathedral. In recent years, the local bishop has refused Muslim requests to worship in the cathedral.
“Religious consecration is not the way to acquire property,” according to the government report, as quoted by The Guardian. Instead, the cathedral is owned by “every citizen of the world from whatever epoch and regardless of people, nation, culture or race.
Cardinal Parolin speaks on migrants in visit to Macedonia
Radio Vatican
16:16 19/03/2016
The Vatican Secretary of State, Cardinal Pietro Parolin, stressed the importance of "humane" treatment of migrants during a meeting with Emil Dimitriev, the Prime Minister of the former Yugoslav Republic of Macedonia on Friday in Skopje.
"The solution [to the migration crisis] should involve solidarity and humane treatment," Cardinal Parolin said. "Refugees should be seen as children, women, adults in a very difficult situation, in need of assistance."
The chief Vatican diplomat is in the former Yugoslav Republic of Macedonia for a two-day official visit.
Cardinal Parolin spoke about the strong ties between the Vatican and Skopje, adding they could be "enhanced in some points."
"We share mutual values of promoting peace, coexistence, respect for diversity, and all the things which imporove life in a society," Parolin said.
The talks between the two focused on culture, health, science, education, and their further development.
Prime Minister Dimitriev said they spoke about "the cooperation of the Catholic Church in Macedonia and its constructive role in the people's coexistence."
Cardinal Parolin on Friday also met with President Gjorge Ivanov.
President Ivanov said the decision to canonize the Skopje-born Mother Teresa"is of great cultural and historical significance for Macedonia," adding the country would be hosting several events to commemorate her canonization.
The President also praised the cooperation between the State Archive of the former Yugoslav Republic of Macedonia and the Vatican Secret Archives, which has allowed scholars to learn more about the history of the region.
Speaking about the refugee crisis at his press conference with Cardinal Parolin, President Ivanov said it was "not just a matter of EU, but of all Europeans living on this continent."
"Every analysis shows there will be improvement. Turkey is expected to fulfill all its obligations, and we should see that on our borders" – the President explained – "If the intensity of the migrant influx decreases, it will be along the whole route. This means that we would be the gate of that corridor leading to Europe. Greece will have to build many registering spots, the so-called 'hotspots', as well as refugee camps to provide them with all they need when they reach a Schengen-state, such as asylum rights [and] humane treatment."
"The solution [to the migration crisis] should involve solidarity and humane treatment," Cardinal Parolin said. "Refugees should be seen as children, women, adults in a very difficult situation, in need of assistance."
The chief Vatican diplomat is in the former Yugoslav Republic of Macedonia for a two-day official visit.
Cardinal Parolin spoke about the strong ties between the Vatican and Skopje, adding they could be "enhanced in some points."
"We share mutual values of promoting peace, coexistence, respect for diversity, and all the things which imporove life in a society," Parolin said.
The talks between the two focused on culture, health, science, education, and their further development.
Prime Minister Dimitriev said they spoke about "the cooperation of the Catholic Church in Macedonia and its constructive role in the people's coexistence."
Cardinal Parolin on Friday also met with President Gjorge Ivanov.
President Ivanov said the decision to canonize the Skopje-born Mother Teresa"is of great cultural and historical significance for Macedonia," adding the country would be hosting several events to commemorate her canonization.
The President also praised the cooperation between the State Archive of the former Yugoslav Republic of Macedonia and the Vatican Secret Archives, which has allowed scholars to learn more about the history of the region.
Speaking about the refugee crisis at his press conference with Cardinal Parolin, President Ivanov said it was "not just a matter of EU, but of all Europeans living on this continent."
"Every analysis shows there will be improvement. Turkey is expected to fulfill all its obligations, and we should see that on our borders" – the President explained – "If the intensity of the migrant influx decreases, it will be along the whole route. This means that we would be the gate of that corridor leading to Europe. Greece will have to build many registering spots, the so-called 'hotspots', as well as refugee camps to provide them with all they need when they reach a Schengen-state, such as asylum rights [and] humane treatment."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo khu Giuse mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
03:38 19/03/2016
Melbourne, vào lúc 5 chiều Thứ Bảy 19/3/2016 lễ mừng kính Thánh Cả Giuse. Tại Holy Family Centre vùng Meadow Heights. Toàn thể giáo dân trong Giáo khu Thánh Giuse thuộc Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm đã cùng về hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Thánh Cả Giuse là bổn mạng giáo khu.
Mời xem hình
Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn chủ tế. Cùng đông đủ đại diện các ban ngành đoàn thể trong cộng đoàn và giáo dân trong giáo khu về hiệp dâng Thánh lễ mừng kính bổn mạng. Đặc biệt có sự góp lời ca, tiếng hát của Ca đoàn Chúa Hài đồng làm tăng thêm sự long trọng của ngày lễ mừng kính bổn mạng của giáo khu.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Linh mục quản nhiệm đã nhắc lại gương Thánh cả Giuse, có đời sống khiêm nhường và luôn vâng theo Thánh ý Chúa dù trong mọi hoàn cảnh khó nghèo nhưng lúc nào cũng giữ được hòa khí trong gia đình, làm tấm gương cho các gia đình noi theo học hỏi. Vị Thánh của lòng công chính, mặc dù sống thầm lặng, không có gì nổi trội đặc biệt nhưng lại là vị Thánh trên hết các Thánh, là cột trụ chống đỡ vững vàng cho hội thánh, cho các cộng đoàn và cho cả các gia đình noi gương sống của gia đình Thánh gia.
Đại diện giáo khu đã lên đọc lời nguyện giáo dân để cầu cho Giáo Hội, quê hương, những ân nhân của giáo khu, những người con sống, cũng như những người đã qua đời để nhờ lời cầu bầu của Thánh Cả Giuse xin Chúa ban mọi ơn lành đến tất cả mọi người.
Giáo khu Giuse có khoảng 155 gia đình sống trong các vùng Broadmeadow, Dallas, Meadow Heights, Coolaroo, Pascoe Vale, Oak Park, Glaldton Park, Westmeadow, Graingieburn, Fawkner và Greenvale. Là một trong những giáo khu lớn đoàn kết và là nòng cốt trong cộng đoàn.
Trong dịp này, ông Nguyễn Quốc Dũng trưởng giáo khu. Đã thay mặt toàn thể giáo khu, lên cám ơn đến Cha chủ tế, cùng chúc mừng bổn mạng của Cha Giuse Trần Ngọc Tân, và cám ơn đến ban mục vụ, các ban ngành đoàn thể, cùng tất cả mọi thành viên trong giáo khu, đã góp công, góp của để giáo khu tổ chức lễ mừng bổn mạng năm nay.
Một bữa tiệc mừng đã được tổ chức ngay tại hội trường để mọi người trong cộng đoàn có dịp thưởng thức tài nghệ nấu ăn của quý vị trong giáo khu và cũng để mọi người có thời gian tâm tình, thăm hỏi và chúc sức khỏe cho nhau, trong niềm tin tưởng và cậy trông vào Thánh cả Giuse là quan thầy của giáo khu. Niềm vui tràn trề hiện trên gương mặt của mọi người con cùng một Cha trên Trời.
Mời xem hình
Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn chủ tế. Cùng đông đủ đại diện các ban ngành đoàn thể trong cộng đoàn và giáo dân trong giáo khu về hiệp dâng Thánh lễ mừng kính bổn mạng. Đặc biệt có sự góp lời ca, tiếng hát của Ca đoàn Chúa Hài đồng làm tăng thêm sự long trọng của ngày lễ mừng kính bổn mạng của giáo khu.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Linh mục quản nhiệm đã nhắc lại gương Thánh cả Giuse, có đời sống khiêm nhường và luôn vâng theo Thánh ý Chúa dù trong mọi hoàn cảnh khó nghèo nhưng lúc nào cũng giữ được hòa khí trong gia đình, làm tấm gương cho các gia đình noi theo học hỏi. Vị Thánh của lòng công chính, mặc dù sống thầm lặng, không có gì nổi trội đặc biệt nhưng lại là vị Thánh trên hết các Thánh, là cột trụ chống đỡ vững vàng cho hội thánh, cho các cộng đoàn và cho cả các gia đình noi gương sống của gia đình Thánh gia.
Đại diện giáo khu đã lên đọc lời nguyện giáo dân để cầu cho Giáo Hội, quê hương, những ân nhân của giáo khu, những người con sống, cũng như những người đã qua đời để nhờ lời cầu bầu của Thánh Cả Giuse xin Chúa ban mọi ơn lành đến tất cả mọi người.
Giáo khu Giuse có khoảng 155 gia đình sống trong các vùng Broadmeadow, Dallas, Meadow Heights, Coolaroo, Pascoe Vale, Oak Park, Glaldton Park, Westmeadow, Graingieburn, Fawkner và Greenvale. Là một trong những giáo khu lớn đoàn kết và là nòng cốt trong cộng đoàn.
Trong dịp này, ông Nguyễn Quốc Dũng trưởng giáo khu. Đã thay mặt toàn thể giáo khu, lên cám ơn đến Cha chủ tế, cùng chúc mừng bổn mạng của Cha Giuse Trần Ngọc Tân, và cám ơn đến ban mục vụ, các ban ngành đoàn thể, cùng tất cả mọi thành viên trong giáo khu, đã góp công, góp của để giáo khu tổ chức lễ mừng bổn mạng năm nay.
Một bữa tiệc mừng đã được tổ chức ngay tại hội trường để mọi người trong cộng đoàn có dịp thưởng thức tài nghệ nấu ăn của quý vị trong giáo khu và cũng để mọi người có thời gian tâm tình, thăm hỏi và chúc sức khỏe cho nhau, trong niềm tin tưởng và cậy trông vào Thánh cả Giuse là quan thầy của giáo khu. Niềm vui tràn trề hiện trên gương mặt của mọi người con cùng một Cha trên Trời.
Hiệp hội Mến Thánh Giá tại thế giáo xứ Búng mùng lễ thánh cả Giuse
Phượng Nguyễn
09:56 19/03/2016
Thánh Giuse là Đấng bàu chữa uy quyền và là cha nuôi Chúa cứu thế, sống thầm lặng trong đơn sơ, nghèo khó. Ngày 19-3 lễ kính Thánh Giuse được Giáo Hội mừng kính long trọng, cộng đoàn dân Chúa học theo gương Thánh Giuse thợ, chuyên chăm lao động, vâng theo thánh ý Chúa trong mọi hòan cảnh. Và, Giáo xứ Búng sáng nay Thánh lễ rất đông, quý anh ăn mặc chỉnh tề hiệp nguyện sốt sắng mừng bổn mạng cha phó Giuse Lê Anh Hùng và chúc mừng bổn mạng của nhau.
Đặc biệt hôm nay Hiệp Hội Mến Thánh Gía Búng- trực thuộc Hội Dòng Mến Thánh Gía Thủ Thiêm- yêu mến Chúa Giêsu chịu đóng đinh, tôn kính Thánh Giuse là đấng bảo trợ. Hiệp hội với hơn 100 thành viên được thành lập tròn 15 năm, và nhân dịp mừng bổn mạng Hiệp Hội, cha Giuse Lê Anh Hùng- đặc trách Mến Thánh giá Búng đã mời cha Vinh Sơn Nguyễn văn Định, giảng cấm phòng 3 ngày, từ 16-18/3/2016 và dâng Thánh lễ vào lúc 18g30 mỗi chiều Tĩnh Tâm, cho anh chị em có dịp lắng đọng nhìn lên Thánh giá Chúa soi rõ cuộc đời mình, bởi tội làm cho người ta xa cách Thiên Chúa. Sau khi Adam và Evà ăn trái cấm, đã rời xa ơn nghĩa và sự tốt đẹp mà Thiên Chúa dành cho dân của người. Chúa Giêsu đến mang thân phận con người trả lại cho chúng ta những gì đã mất. Trong xã hội ngày một đổi mới, chúng ta sống thích nghi, sáng tạo, biết nhìn anh em trong cái nhìn của Chúa, biết lao động tạo ra của cải vật chất, cùng Thiên Chúa làm cho Thế giới ngày một tốt đẹp hơn. Các anh chị em lãnh bí tích Giao Hòa trong Mùa Chay Thánh, trong Năm Thánh hồng ân, để bước vào Tuần Thương khó, cùng chịu đóng đinh và sống lại trong tình Chúa yêu thương.
Hiệp Hội Mến Thánh giá sống đời nội tâm, chia sẻ Phúc Âm, thinh lặng trong sự cầu nguyện, dù mỗi cuộc đời khác nhau, là những nốt nhạc ngân dài hay ngân xa tùy theo hoàn cảnh, nhưng hạt giống đã gieo trong mảnh đất phù sa, sẽ âm thầm nẩy mầm, sinh sôi khi các anh chị tìm ý Chúa trong sự hy sinh, hãm mình hằng ngày, đặt cuộc đời mình vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa.
Thánh lễ đồng tế sáng nay vào lúc 4g30 ngày 19-3-2016 do cha Micae Lê văn Khâm chủ tế, cha phó Giuse và Giêrôminô đồng tế, cùng đông đảo bà con giáo dân tham dự sốt sắng.
Cha Micae khơi gợi trong lòng mỗi người hình ảnh thánh Giuse định bỏ trốn khi biết Maria bạn mình có thai, nhưng đức tin và sự hy sinh, đã chọn lựa bằng cách tin vào Thiên Chúa. Bài học sẵn sàng đón nhận Thánh ý Thiên Chúa làm những tối tăm ngóc ngách trong cuộc đời chúng ta bừng sáng, dù vui buồn, thất bại, dù thiệt thòi đắng cay xin hãy vững lòng- và làm cho người khác tin theo Chúa Giêsu bằng đời sống của mình. Có như thế chúng ta mới nói hết được niềm vui, trong sự phục vụ lẫn nhau, mỗi ngày một hoàn thiện, nhẫn nại và hy sinh. Dù kết quả thật ít oi, thật âm thầm nhưng niềm vui cùng đi với Chúa sẽ làm cho cuộc đời còn lại chúng ta thật bình an.
Trong thánh lễ hôm nay, mọi người cùng cầu nguyện cho Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước- Giám mục giáo phận Phú Cường. Xin Thiên Chúa tuôn tràn ơn thiêng xuống trên Đức Cha, và hoàn tất những gì Thiên Chúa đã khởi sự nơi Đức Cha.
Thánh lễ kết thúc khi ánh bình minh rạng rỡ, những tràng pháo tay nho nhỏ, lời chúc nhau và nắm tay nhau trước sự khổ nạn của Chúa cùng vượt qua mọi phong ba, thử thách với Thánh Giuse trên con thuyền Giáo Hội.
Xin chúc mừng bổn mạng Thánh Giuse của Hiệp Hội Mến Thánh giá, của quý cha và quý anh tràn đầy niềm vui, hạnh phúc trong tháng 3 và những ngày sắp tới mọi sự an lành trong Chúa và với Chúa.
Hiệp Hội Mến Thánh giá sống đời nội tâm, chia sẻ Phúc Âm, thinh lặng trong sự cầu nguyện, dù mỗi cuộc đời khác nhau, là những nốt nhạc ngân dài hay ngân xa tùy theo hoàn cảnh, nhưng hạt giống đã gieo trong mảnh đất phù sa, sẽ âm thầm nẩy mầm, sinh sôi khi các anh chị tìm ý Chúa trong sự hy sinh, hãm mình hằng ngày, đặt cuộc đời mình vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa.
Thánh lễ đồng tế sáng nay vào lúc 4g30 ngày 19-3-2016 do cha Micae Lê văn Khâm chủ tế, cha phó Giuse và Giêrôminô đồng tế, cùng đông đảo bà con giáo dân tham dự sốt sắng.
Trong thánh lễ hôm nay, mọi người cùng cầu nguyện cho Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước- Giám mục giáo phận Phú Cường. Xin Thiên Chúa tuôn tràn ơn thiêng xuống trên Đức Cha, và hoàn tất những gì Thiên Chúa đã khởi sự nơi Đức Cha.
Thánh lễ kết thúc khi ánh bình minh rạng rỡ, những tràng pháo tay nho nhỏ, lời chúc nhau và nắm tay nhau trước sự khổ nạn của Chúa cùng vượt qua mọi phong ba, thử thách với Thánh Giuse trên con thuyền Giáo Hội.
Xin chúc mừng bổn mạng Thánh Giuse của Hiệp Hội Mến Thánh giá, của quý cha và quý anh tràn đầy niềm vui, hạnh phúc trong tháng 3 và những ngày sắp tới mọi sự an lành trong Chúa và với Chúa.
Tuần Đại Phúc tại Giáo xứ Đền Thánh Bác Trạch -Giáo Phận Thái Bình.
Giêrônimô Phạm Thiềm
09:46 19/03/2016
Tuần Đại Phúc tại Giáo xứ Đền Thánh Bác Trạch - giáo Hạt Bắc Tiền Hải – Giáo Phận Thái Bình.
Sáng thứ 6, ngày 18/3/2016, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ chủ chăn giáo phận, cùng 15 linh mục và quý thầy đã trở về Đền Thánh Bác Trạch để cử hành tuần đại phúc.
Xem Hình
Tuần đại phúc là một sự kiện trọng đại giúp các tín hữu trở về với Chúa. Quả thực, tội lỗi và lối sống đầy tính xác thịt của con người đã làm sứt mẻ các mối tương quan vốn tốt đẹp giữa con người với Thiên Chúa và với anh em. Hơn nữa, tội lỗi đã đánh mất tình trạng công chính nguyên thủy, làm lu mờ hình ảnh Thiên Chúa nơi mỗi con người. Thời gian của Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót, cũng như 40 ngày mùa Chay và nhất là tuần đại phúc là dịp giúp các tâm hồn được ơn hoán cải, thực hiện một cuộc trở về với Thiên Chúa.
Chương trình tuần đại phúc tại Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót Bác Trạch bắt đầu vào lúc 8h30. Mở đầu buổi tĩnh tâm, Đức Cha có lời chào thăm Đức Ông và cộng đoàn hiện diện. Tiếp đến, Ngài nói lên mục đích và ý nghĩa của tuần đại phúc: “Thiên Chúa là Người Cha nhân hậu và giàu lòng thương xót đã thương nhân loại đến độ hy sinh Người Con duy nhất của Ngài là Chúa Giêsu Kitô xuống trần gian, chịu nạn, chịu chết đau thương trên thập giá để đền tội và tha tội cho nhân loại”.
Sau đó, ban giảng huấn triển khai những đề tài mà Đức Cha đã gợi lên trước đó. Các đề tài ban giảng huấn xoay quanh chủ đề tình thương của Thiên Chúa: tội lỗi và hậu quả của tội, tội ngừa thai và phá thai. Tất cả những lời chia sẻ của quý cha mời gọi con người sám hối trở về với Thiên Chúa.
Phần quan trọng và cần thiết nhất của tuần đại phúc là quý cha đã ngồi tòa hơn 2 giờ đồng hồ để giúp cộng đoàn xưng tội, lãnh nhận ơn toàn xá. Trong lúc đó, Mình Thánh Chúa được đặt trên bàn thờ để cộng đoàn thờ lạy và cầu nguyện.
Sau phép lành Thánh Thể, cộng đoàn dân Chúa cùng Đức Cha, quý cha hiệp dâng Thánh Lễ Tạ Ơn.
Tạ ơn Chúa, ngày hồng phúc của Giáo hạt Bắc Tiền Hải nói chung và cộng đoàn Đền Thánh Bác Trạch nói riêng đã diễn ra cách trang nghiêm, sốt sắng. Qua đó, cộng đoàn tín hữu đã có nhiều thời gian để nhìn lại con người và cuộc sống của mình trong các mối tương quan với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính bản thân mình.
Giêrônimô Phạm Thiềm - BTTGP
Sáng thứ 6, ngày 18/3/2016, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ chủ chăn giáo phận, cùng 15 linh mục và quý thầy đã trở về Đền Thánh Bác Trạch để cử hành tuần đại phúc.
Xem Hình
Tuần đại phúc là một sự kiện trọng đại giúp các tín hữu trở về với Chúa. Quả thực, tội lỗi và lối sống đầy tính xác thịt của con người đã làm sứt mẻ các mối tương quan vốn tốt đẹp giữa con người với Thiên Chúa và với anh em. Hơn nữa, tội lỗi đã đánh mất tình trạng công chính nguyên thủy, làm lu mờ hình ảnh Thiên Chúa nơi mỗi con người. Thời gian của Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót, cũng như 40 ngày mùa Chay và nhất là tuần đại phúc là dịp giúp các tâm hồn được ơn hoán cải, thực hiện một cuộc trở về với Thiên Chúa.
Chương trình tuần đại phúc tại Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót Bác Trạch bắt đầu vào lúc 8h30. Mở đầu buổi tĩnh tâm, Đức Cha có lời chào thăm Đức Ông và cộng đoàn hiện diện. Tiếp đến, Ngài nói lên mục đích và ý nghĩa của tuần đại phúc: “Thiên Chúa là Người Cha nhân hậu và giàu lòng thương xót đã thương nhân loại đến độ hy sinh Người Con duy nhất của Ngài là Chúa Giêsu Kitô xuống trần gian, chịu nạn, chịu chết đau thương trên thập giá để đền tội và tha tội cho nhân loại”.
Sau đó, ban giảng huấn triển khai những đề tài mà Đức Cha đã gợi lên trước đó. Các đề tài ban giảng huấn xoay quanh chủ đề tình thương của Thiên Chúa: tội lỗi và hậu quả của tội, tội ngừa thai và phá thai. Tất cả những lời chia sẻ của quý cha mời gọi con người sám hối trở về với Thiên Chúa.
Phần quan trọng và cần thiết nhất của tuần đại phúc là quý cha đã ngồi tòa hơn 2 giờ đồng hồ để giúp cộng đoàn xưng tội, lãnh nhận ơn toàn xá. Trong lúc đó, Mình Thánh Chúa được đặt trên bàn thờ để cộng đoàn thờ lạy và cầu nguyện.
Sau phép lành Thánh Thể, cộng đoàn dân Chúa cùng Đức Cha, quý cha hiệp dâng Thánh Lễ Tạ Ơn.
Tạ ơn Chúa, ngày hồng phúc của Giáo hạt Bắc Tiền Hải nói chung và cộng đoàn Đền Thánh Bác Trạch nói riêng đã diễn ra cách trang nghiêm, sốt sắng. Qua đó, cộng đoàn tín hữu đã có nhiều thời gian để nhìn lại con người và cuộc sống của mình trong các mối tương quan với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính bản thân mình.
Giêrônimô Phạm Thiềm - BTTGP
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chúa Giêsu trong ''nhà của Cha mình“
LM. Đa Minh Nguyễn Ngọc Long
21:36 19/03/2016
Chúa Giêsu trong "nhà của Cha mình“
Đền thờ Gierusalem với người Do Thái là nơi thờ phượng Thiên Chúa Giavê rất qua trọng trong đời sống tôn gíao.
Đền thờ Gierusalem là thánh địa. Vì thế hằng năm họ phải hành hương lên đền thờ.
Và đền thờ Gierusalem cũng giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị xã hội. Vì nơi đây Thầy cả thượng phẩm, các vị Kinh sư không chỉ là những vị cầm cương nẩy mực về lề luật cùng lễ nghi Do Thái gíao, mà họ còn là những vị có ảnh hưởng nhiều cùng mạnh mẽ tới đời sống xã hội của dân chúng nữa.
Là người Do Thái, đền thờ Gierusalem với Chúa Giêsu cũng có âm hưởng vị trí quan trọng. Vì đó là nơi thờ phượng Thiên Chúa. Mặc dù Chúa Giêsu đã có lần nói:“ Đã đến lúc người ta không thờ Thiên Chúa ở Giêrusalem hay trên núi này…nhưng trong thần khí và sự thật.“ (Ga 4, 21-24).
Vào những ngày cuối đời còn sống trên trần gian, khi đến Giêrusalem, ngài đến thăm viếng ngay đền thờ Giêrusalem ( Mc 11,11). Nơi đây ngài đã phải đối diện tranh cãi với những Vị thủ lãnh tôn gíao quyền lực có nhiều ảnh hưởng nơi dân chúng và trong Do Thái giáo .
Chúa Giêsu và đền thờ Gierusalem
Khi Chúa Giêsu chào đời được tám ngày, cha mẹ đã đem trẻ Giesu lên đền thờ chịu phép cắt bì cùng dâng lể vật cho Thiên Chúa theo luật Mose truyền.
Lúc Chúa Giêsu lên 12 tuổi theo cha mẹ lên hành hương đền thờ Gierusalem. Nơi đây Chúa Giêsu đã có tranh luận với các vị Luật sĩ , Kinh sư rồi.
Chúa Giêsu vào đền thờ xua đuổi những người buôn bán trong đó.
Chúa Giêsu so sánh Ngài với đền thờ: Phá đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ xây đền thờ mới .
Chúa Giêsu tiên báo về tương lai đền thờ bị phá hủy: không còn hòn đá trên hòn đá nào.
Khi Chúa Giêsu chết trên thập gía, bức màn trong đền thờ Gierusalem rách xé ra làm hai.
Theo Phúc Âm thuật kể lại, đền thờ Giêrusalem trở thành nơi chốn nóng bỏng sôi động của những phê bình chỉ trích từ Chúa Giêsu đối với những vị Thủ lãnh Do Thái giáo, và cũng từ những vị Thủ lãnh với Chúa Giêsu. Sau cùng đưa tới sự kết án hành quyết Chúa Giêsu bị đóng đinh trên đồi núi sọ Golgotha.
Hai biến cố đưa đến sự giận dữ quyết định bắt Chúa Giêsu của những vị thủ lãnh Do Thái, mà Chúa Giêsu gây ra:
- Khi vào đền thờ thấy cảnh buôn bán nơi đó, Chúa Giêsu giận dữ xô bàn ghế hàng hóa, xua đuổi người buôn bán và hàng hóa của họ. Người giảng dậy nói với họ: "Nào đã chẳng có lời chép rằng: Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc sao? Thế mà các người đã biến thành sào huyệt của bọn cướp! „.
Chúa Giêsu muốn thanh tẩy đền thờ là nhà của Cha ngài cho khỏi bị trở thành chỗ buôn bán hàng hóa. Nhưng lại là chứng cứ cho các vị Thượng tế và Kinh sư Do Thái tìm cách bắt giết Chúa Giêsu. Vì đụng chạm thách thức địa vị cùng quyền lợi của họ.
- Trong cuộc xử án Chúa Giêsu, các vị Kinh sư và Thầy Thượng tế vin vào lời Chúa Giêsu nói: Tôi sẽ phá Đền Thờ này do tay người phàm xây dựng, và nội ba ngày, tôi sẽ xây một Đền Thờ khác, không phải do tay người phàm!( Mc 14,58), buộc tội nhất quyết tạo áp lực đòi kết án Chúa Giêsu.
Đền thờ là nơi thánh quan trọng, nhưng lại bị biến thành „hang trộm cướp“ buôn bán, như lời Chúa Giêsu lên án.
Từ ngữ „ sào huyệt của bọn cướp!“ Chúa Giêsu dùng nhắc nhớ đến lời ngày xưa Tiên Tri Gieremia cũng đã phê phán chỉ trích phản đối gay gắt việc dùng đền cho những việc không phải là việc thờ phượng Thiên Chúa Giave. Và Tiên tri yêu cầu phải tuân giữ điều căn bản cho phải đạo chính đáng trong việc sử dụng đền thờ. Có như thế mới giữ được mối tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa Giave của dân Do Thái. ( Gieremia 7).
Chúa Giêsu dùng lời Tiên tri Geremia phê bình cung cách việc biến đền thờ nhà Thiên Chúa cho việc phàm trần còn nói lên sự phản đối chối từ toàn thể cơ cấu cũ. Và đồng thời cũng đưa ra sự đánh gía mối tương quan của Chúa Giêsu cùng Hội Thánh Chúa thời sơ khai với đền thờ thời lúc đó cách tiêu cực nữa.
Chúa Giesu khi nhìn thấy sự nguy nga vĩ đại của đền thờ Giêrusalem đã nói tiên báo: "Anh nhìn ngắm công trình vĩ đại đó ư? Tại đây, sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào; tất cả đều sẽ bị phá đổ.“ ( Mc13,2).
Lời tiên báo của Chúa Giêsu được hiểu là dấu chỉ về lịch sử cứu độ của những nghi lễ tế tự nơi đền thờ sẽ chấm dứt. Và phần lớn cũng cho là lịch sử cứu độ của thời Do Thái giáo được thay thế bằng Kitô giáo.
Đền thờ Giêrusalem trung tâm của thế giới
Đền thờ Giêrusalem là nơi chốn ngự trị của Giave Thiên Chúa trên trần gian và cả khi Hòm Bia Giao Ước bị thất lạc mất, như Vua Salomon ngày khánh thành đền thờ đã bày tỏ. ( 1 Các Vua, 8,12 …).
Đền thờ là nhà của Thiên Chúa. Nơi đền thờ nghi lễ thờ phượng xin sự tha thứ hòa giải giữa Thiên Chúa và con người được cử hành và có hiệu qủa.
Đền thờ là nơi chốn lý tưởng thuận tiện cho sự gặp gỡ với Thiên Chúa, cùng nơi chốn Thiên Chúa mặc khải cho dân chúng.
Vùng Zion, khu núi đền thờ ở Gierusalem được xem như núi của Thiên Chúa, và suy nghĩ này có tương quan nối liền với trí tưởng tượng về khu vườn địa đàng. Từ khu vườn này vào thời sau cùng sinh hoa kết trái cho toàn thế giới. ( Ezechiel 47).
Với Do Thái giáo trong thời gian đền thờ thứ hai được xây dựng lại sau thời kỳ lưu đầy bên Babylon, đền thờ là điểm cân bằng chính giữa, như trung tâm „rốn „ của vũ trụ.
Đền thờ Gierusalem trong phúc âm Chúa Giêsu
Thánh sử Luca thuật lại cảnh Chúa Giêsu sau khi chào đời được đem vào đền thờ chịu cắt bì cùng dâng lễ vật cho Thiên Chúa như luật Mose ấn định ( Lc 2,22). Ở đây hai vị Tiên tri Simeon và Hanna được mặc khải cho biết hài nhi Giêsu là Đấng cứu thế toàn dân. ( Lc 2,30-32).
Rồi cảnh Chúa Giêsu lúc 12 tuổi lên hành hương Gierusalem. Trong đền thờ cậu thanh niên Giêsu ngồi tranh luận với những vị học giả kinh sư ( Lc 2, 41/52).
Đền thờ Giêrusalem như thế là nơi chốn lý tưởng cho Đấng Cứu thế mặc khải tỏ mình ra.
Vào thời Hội Thánh lúc ban đầu còn sơ khai, những người tín hữu Chúa Kitô tụ tập lại trong đền thờ cầu nguyện cử hành lễ tế tạ ơn, cử hành bí nghi lễ bẻ bánh, ôn nhớ giáo lý lời Chúa Giêsu giảng dạy khi xưa ( CV 2,46).
Cũng tại nơi đền thờ Gierusalem Thánh tông đồ Phero vào giảng giáo lý làm chứng về Chúa Giêsu và nhân danh Chúa Giêsu chữa cho một người bị bại liệt được lành mạnh đi được. ( CV 3,1-10).
Thánh Phaolo bị bắt tại đền thờ Gierusalem, nơi Ông vào giảng làm chứng về Chúa Giêsu, trước khi bị điệu sang Roma xét xử.
Đền thờ Gierusalem là trung tâm dân chúng tụ họ lại cho công việc kính thờ Thiên Chúa, rao giảng và làm chứng cho Ngài với Do Thái giáo và cả với Kitô giáo nữa.
Chúa Giêsu trở về trời, nhưng Ngài sai các Tông đồ ra đi truyền giáo làm chứng về Ngài cho mọi dân tộc trên thế giới bắt đầu từ đền thờ Gierusalem. ( Cv 22,17- 22).
Khi Chúa Giêsu chết trên thập gía, bức màn nơi gian cực thánh trong đền thờ Giêrusalem bị rách xẻ ra làm hai ( Mc 15,38) diễn tả sự mở rộng cánh cửa cho mọi người đến với Thiên Chúa.
Đầu tiên viên sĩ quan lính Roma canh gác ở dưới chân thập gía, ông ta không phải là người Do Thái, như đại diện cho mọi người không thuộc Do Thái giáo, đã nhận ra Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.
Và bức màn trong đền thờ bị xé tung ra làm hai lúc Chúa Giêsu chết, nói lên từ nay không còn việc phân biệt thang cấp sự thánh thiện nữa, đồng thời ý nghĩa sự chết của Chúa Giêsu có chiều kích toàn cầu cho mọi người kể cả người ngoại giáo nữa.
Màn trong đền thờ xé tung ra khi Chúa Giêsu chết và trời mở ra khi Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Jordan nhấn mạnh đến ý nghĩa việc làm của Chúa Giêsu: tầng trời mở ra, nơi chốn mặc khải mở rộng cho hết mọi người, và sự thông thương giao hảo với Thiên Chúa không bị cản trờở ngăn chặn nữa.
Đền thờ Gierusalem không chỉ có những tiêu cực diễn ra. Nhưng đền thờ Giêrusalem với Chúa Giêsu là nhà Cha của mình, và vẫn là nơi mang đến niềm hy vọng, nơi chốn của cầu nguyện kính thờ Thiên Chúa: „ nào chẳng có lời chép rằng: Nhà Cha ta được gọi là nhà cầu nguyện dành cho mọi dan tộc sao?“ ( Mc 11,17).
Gierusalem ngày nay không còn đền thờ cũ như xưa nữa. Trên nền đền thờ cũ ngôi đền thờ của người Hồi Giáo được xây dựng với mái tròn to lớn hùng vĩ sơn mầu vàng chói sáng.
Người Do Thái có bức tường phía Tây đền thờ cũ ờ ngay chân vang Núi đền thờ.
Người Kitô Giáo:Chính Thống giáo, Công Giáo khi đến Giêrusalem có đền thờ Chúa Giêsu sống lại vùng đồi Golgotha, nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập gía, chết, được an táng trong mộ và đã sống lại.
Nơi đây còn ngôi mộ trống của Chúa Giêsu đã sống lại.
Mùa Chay 2016
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đền thờ Gierusalem với người Do Thái là nơi thờ phượng Thiên Chúa Giavê rất qua trọng trong đời sống tôn gíao.
Đền thờ Gierusalem là thánh địa. Vì thế hằng năm họ phải hành hương lên đền thờ.
Và đền thờ Gierusalem cũng giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị xã hội. Vì nơi đây Thầy cả thượng phẩm, các vị Kinh sư không chỉ là những vị cầm cương nẩy mực về lề luật cùng lễ nghi Do Thái gíao, mà họ còn là những vị có ảnh hưởng nhiều cùng mạnh mẽ tới đời sống xã hội của dân chúng nữa.
Là người Do Thái, đền thờ Gierusalem với Chúa Giêsu cũng có âm hưởng vị trí quan trọng. Vì đó là nơi thờ phượng Thiên Chúa. Mặc dù Chúa Giêsu đã có lần nói:“ Đã đến lúc người ta không thờ Thiên Chúa ở Giêrusalem hay trên núi này…nhưng trong thần khí và sự thật.“ (Ga 4, 21-24).
Vào những ngày cuối đời còn sống trên trần gian, khi đến Giêrusalem, ngài đến thăm viếng ngay đền thờ Giêrusalem ( Mc 11,11). Nơi đây ngài đã phải đối diện tranh cãi với những Vị thủ lãnh tôn gíao quyền lực có nhiều ảnh hưởng nơi dân chúng và trong Do Thái giáo .
Chúa Giêsu và đền thờ Gierusalem
Khi Chúa Giêsu chào đời được tám ngày, cha mẹ đã đem trẻ Giesu lên đền thờ chịu phép cắt bì cùng dâng lể vật cho Thiên Chúa theo luật Mose truyền.
Lúc Chúa Giêsu lên 12 tuổi theo cha mẹ lên hành hương đền thờ Gierusalem. Nơi đây Chúa Giêsu đã có tranh luận với các vị Luật sĩ , Kinh sư rồi.
Chúa Giêsu vào đền thờ xua đuổi những người buôn bán trong đó.
Chúa Giêsu so sánh Ngài với đền thờ: Phá đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ xây đền thờ mới .
Chúa Giêsu tiên báo về tương lai đền thờ bị phá hủy: không còn hòn đá trên hòn đá nào.
Khi Chúa Giêsu chết trên thập gía, bức màn trong đền thờ Gierusalem rách xé ra làm hai.
Theo Phúc Âm thuật kể lại, đền thờ Giêrusalem trở thành nơi chốn nóng bỏng sôi động của những phê bình chỉ trích từ Chúa Giêsu đối với những vị Thủ lãnh Do Thái giáo, và cũng từ những vị Thủ lãnh với Chúa Giêsu. Sau cùng đưa tới sự kết án hành quyết Chúa Giêsu bị đóng đinh trên đồi núi sọ Golgotha.
Hai biến cố đưa đến sự giận dữ quyết định bắt Chúa Giêsu của những vị thủ lãnh Do Thái, mà Chúa Giêsu gây ra:
- Khi vào đền thờ thấy cảnh buôn bán nơi đó, Chúa Giêsu giận dữ xô bàn ghế hàng hóa, xua đuổi người buôn bán và hàng hóa của họ. Người giảng dậy nói với họ: "Nào đã chẳng có lời chép rằng: Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc sao? Thế mà các người đã biến thành sào huyệt của bọn cướp! „.
Chúa Giêsu muốn thanh tẩy đền thờ là nhà của Cha ngài cho khỏi bị trở thành chỗ buôn bán hàng hóa. Nhưng lại là chứng cứ cho các vị Thượng tế và Kinh sư Do Thái tìm cách bắt giết Chúa Giêsu. Vì đụng chạm thách thức địa vị cùng quyền lợi của họ.
- Trong cuộc xử án Chúa Giêsu, các vị Kinh sư và Thầy Thượng tế vin vào lời Chúa Giêsu nói: Tôi sẽ phá Đền Thờ này do tay người phàm xây dựng, và nội ba ngày, tôi sẽ xây một Đền Thờ khác, không phải do tay người phàm!( Mc 14,58), buộc tội nhất quyết tạo áp lực đòi kết án Chúa Giêsu.
Đền thờ là nơi thánh quan trọng, nhưng lại bị biến thành „hang trộm cướp“ buôn bán, như lời Chúa Giêsu lên án.
Từ ngữ „ sào huyệt của bọn cướp!“ Chúa Giêsu dùng nhắc nhớ đến lời ngày xưa Tiên Tri Gieremia cũng đã phê phán chỉ trích phản đối gay gắt việc dùng đền cho những việc không phải là việc thờ phượng Thiên Chúa Giave. Và Tiên tri yêu cầu phải tuân giữ điều căn bản cho phải đạo chính đáng trong việc sử dụng đền thờ. Có như thế mới giữ được mối tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa Giave của dân Do Thái. ( Gieremia 7).
Chúa Giêsu dùng lời Tiên tri Geremia phê bình cung cách việc biến đền thờ nhà Thiên Chúa cho việc phàm trần còn nói lên sự phản đối chối từ toàn thể cơ cấu cũ. Và đồng thời cũng đưa ra sự đánh gía mối tương quan của Chúa Giêsu cùng Hội Thánh Chúa thời sơ khai với đền thờ thời lúc đó cách tiêu cực nữa.
Chúa Giesu khi nhìn thấy sự nguy nga vĩ đại của đền thờ Giêrusalem đã nói tiên báo: "Anh nhìn ngắm công trình vĩ đại đó ư? Tại đây, sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào; tất cả đều sẽ bị phá đổ.“ ( Mc13,2).
Lời tiên báo của Chúa Giêsu được hiểu là dấu chỉ về lịch sử cứu độ của những nghi lễ tế tự nơi đền thờ sẽ chấm dứt. Và phần lớn cũng cho là lịch sử cứu độ của thời Do Thái giáo được thay thế bằng Kitô giáo.
Đền thờ Giêrusalem trung tâm của thế giới
Đền thờ Giêrusalem là nơi chốn ngự trị của Giave Thiên Chúa trên trần gian và cả khi Hòm Bia Giao Ước bị thất lạc mất, như Vua Salomon ngày khánh thành đền thờ đã bày tỏ. ( 1 Các Vua, 8,12 …).
Đền thờ là nhà của Thiên Chúa. Nơi đền thờ nghi lễ thờ phượng xin sự tha thứ hòa giải giữa Thiên Chúa và con người được cử hành và có hiệu qủa.
Đền thờ là nơi chốn lý tưởng thuận tiện cho sự gặp gỡ với Thiên Chúa, cùng nơi chốn Thiên Chúa mặc khải cho dân chúng.
Vùng Zion, khu núi đền thờ ở Gierusalem được xem như núi của Thiên Chúa, và suy nghĩ này có tương quan nối liền với trí tưởng tượng về khu vườn địa đàng. Từ khu vườn này vào thời sau cùng sinh hoa kết trái cho toàn thế giới. ( Ezechiel 47).
Với Do Thái giáo trong thời gian đền thờ thứ hai được xây dựng lại sau thời kỳ lưu đầy bên Babylon, đền thờ là điểm cân bằng chính giữa, như trung tâm „rốn „ của vũ trụ.
Đền thờ Gierusalem trong phúc âm Chúa Giêsu
Thánh sử Luca thuật lại cảnh Chúa Giêsu sau khi chào đời được đem vào đền thờ chịu cắt bì cùng dâng lễ vật cho Thiên Chúa như luật Mose ấn định ( Lc 2,22). Ở đây hai vị Tiên tri Simeon và Hanna được mặc khải cho biết hài nhi Giêsu là Đấng cứu thế toàn dân. ( Lc 2,30-32).
Rồi cảnh Chúa Giêsu lúc 12 tuổi lên hành hương Gierusalem. Trong đền thờ cậu thanh niên Giêsu ngồi tranh luận với những vị học giả kinh sư ( Lc 2, 41/52).
Đền thờ Giêrusalem như thế là nơi chốn lý tưởng cho Đấng Cứu thế mặc khải tỏ mình ra.
Vào thời Hội Thánh lúc ban đầu còn sơ khai, những người tín hữu Chúa Kitô tụ tập lại trong đền thờ cầu nguyện cử hành lễ tế tạ ơn, cử hành bí nghi lễ bẻ bánh, ôn nhớ giáo lý lời Chúa Giêsu giảng dạy khi xưa ( CV 2,46).
Cũng tại nơi đền thờ Gierusalem Thánh tông đồ Phero vào giảng giáo lý làm chứng về Chúa Giêsu và nhân danh Chúa Giêsu chữa cho một người bị bại liệt được lành mạnh đi được. ( CV 3,1-10).
Thánh Phaolo bị bắt tại đền thờ Gierusalem, nơi Ông vào giảng làm chứng về Chúa Giêsu, trước khi bị điệu sang Roma xét xử.
Đền thờ Gierusalem là trung tâm dân chúng tụ họ lại cho công việc kính thờ Thiên Chúa, rao giảng và làm chứng cho Ngài với Do Thái giáo và cả với Kitô giáo nữa.
Chúa Giêsu trở về trời, nhưng Ngài sai các Tông đồ ra đi truyền giáo làm chứng về Ngài cho mọi dân tộc trên thế giới bắt đầu từ đền thờ Gierusalem. ( Cv 22,17- 22).
Khi Chúa Giêsu chết trên thập gía, bức màn nơi gian cực thánh trong đền thờ Giêrusalem bị rách xẻ ra làm hai ( Mc 15,38) diễn tả sự mở rộng cánh cửa cho mọi người đến với Thiên Chúa.
Đầu tiên viên sĩ quan lính Roma canh gác ở dưới chân thập gía, ông ta không phải là người Do Thái, như đại diện cho mọi người không thuộc Do Thái giáo, đã nhận ra Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.
Và bức màn trong đền thờ bị xé tung ra làm hai lúc Chúa Giêsu chết, nói lên từ nay không còn việc phân biệt thang cấp sự thánh thiện nữa, đồng thời ý nghĩa sự chết của Chúa Giêsu có chiều kích toàn cầu cho mọi người kể cả người ngoại giáo nữa.
Màn trong đền thờ xé tung ra khi Chúa Giêsu chết và trời mở ra khi Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Jordan nhấn mạnh đến ý nghĩa việc làm của Chúa Giêsu: tầng trời mở ra, nơi chốn mặc khải mở rộng cho hết mọi người, và sự thông thương giao hảo với Thiên Chúa không bị cản trờở ngăn chặn nữa.
Đền thờ Gierusalem không chỉ có những tiêu cực diễn ra. Nhưng đền thờ Giêrusalem với Chúa Giêsu là nhà Cha của mình, và vẫn là nơi mang đến niềm hy vọng, nơi chốn của cầu nguyện kính thờ Thiên Chúa: „ nào chẳng có lời chép rằng: Nhà Cha ta được gọi là nhà cầu nguyện dành cho mọi dan tộc sao?“ ( Mc 11,17).
Gierusalem ngày nay không còn đền thờ cũ như xưa nữa. Trên nền đền thờ cũ ngôi đền thờ của người Hồi Giáo được xây dựng với mái tròn to lớn hùng vĩ sơn mầu vàng chói sáng.
Người Do Thái có bức tường phía Tây đền thờ cũ ờ ngay chân vang Núi đền thờ.
Người Kitô Giáo:Chính Thống giáo, Công Giáo khi đến Giêrusalem có đền thờ Chúa Giêsu sống lại vùng đồi Golgotha, nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập gía, chết, được an táng trong mộ và đã sống lại.
Nơi đây còn ngôi mộ trống của Chúa Giêsu đã sống lại.
Mùa Chay 2016
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thánh Ca
Bài hát Đại Hội Giới Trẻ TGP Hà Nội mùa chay 2016
Lm. Fx. Truyền Giáo
16:56 19/03/2016