Phụng Vụ - Mục Vụ
Gương mặt ướt
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.
13:51 20/03/2010
GƯƠNG MẶT ƯỚT
Chuyện người phụ nữ phạm tội ngoại tình có lẽ chỉ thánh sử Gioan ghi lại. Thế nhưng, câu chuyện ấy lại khắc sâu vào lòng người những ấn tượng khó quên. Ném đá trừng phạt người ngoại tình không là chuyện ghê gớm trong xã hội Do Thái bấy giờ, nhưng thái độ quá khích của lớp người ném đá, tâm trạng tủi nhục của người bị ném đá và thái độ bình tâm của Đức Giêsu mới là vấn đề cần quan tâm tìm hiểu. Nhóm người nổi loạn đòi ném đá thì thật đáng sợ. Không hiểu tại sao họ lại có vẻ kiên quyết trừng trị cô gái bất hạnh đó cho kỳ được, hình như họ có vẻ ác cảm với người ngoại tình lắm. Phải chăng chính vì tuân thủ luật tục Do Thái cách nghiêm túc mà họ trở nên như vậy, hay còn động lực nào khác thôi thúc họ chăng?
Án phạt ấy nghe có vẻ tàn nhẫn nhưng thật ra trong cuộc sống con người vẫn tàn nhẫn như vậy. Ngày nay người ta không còn cầm đá ném nhau nhưng người ta ném cái nhìn ác cảm, khắt khe, ích kỉ, ganh ghét, tố cáo, khinh miệt lẫn nhau. Không hiểu tại sao con người lại khó tha thứ, khó chấp nhận, khó bao dung với nhau đến vậy. Trong khi đó, chính họ cũng là người có lỗi, chính họ cũng là người được tha thứ. Cái khổ của nhân loại là ở chỗ đó, người có tội cứ kèn cựa với người phạm tội, ai cũng muốn cho mình trong sạch, tốt hơn người, không biết ai sẽ là người xấu đây? Người ta thường nói: lỗi người thì tỏ còn lỗi mình không thông. Cuộc sống khó như vậy đấy, không biết phải làm thế nào để con người ý thức, trưởng thành hơn hầu người có tội biết nhìn nhận lỗi lầm còn người không phạm tội thì biết bao dung, tha thứ.
Đức Giêsu không đứng ra làm trọng tài phân xử, cũng không đưa đáp án cho những kẻ vị luật nhưng Ngài muốn đưa nhân loại đến mức độ trưởng thành. Mức độ ấy là gì, chính là nhận biết tường tận căn tính của mình để quay về với tình thương của Thiên Chúa. Hiểu sự mỏng dòn, dễ sa ngã của mình để mà thông cảm, tha thứ cho người, chứ không phải để kết án. Tội là điều xấu nhưng không vì vậy mà tước bỏ phẩm giá của người phạm tội, cần phải biết trân trọng họ, chờ đợi họ trở về, cho họ cơ hội. Không có gì là không thể được đối với Thiên Chúa. Cần trông cậy vào ơn Chúa và tin vào sự hối cải của con người, đừng vội vàng kết án hay gay gắt với bất cứ tội phạm nào, đó không phải là cách để biến đổi họ nên tốt nhưng thật ra lại là đẩy họ xuống đáy vực thẳm của sự khinh miệt và mặc cảm. Do vậy, Đức Giêsu không hề trả lời khi bị chất vấn, nhưng Ngài muốn mời gọi, hãy có cái nhìn bao dung tha thứ cho yếu đuối lỡ lầm của người vì chính mình cũng vậy.
Nhóm người quá khích muốn đưa Đức Giêsu vào bẫy để kết tội Ngài có tuân giữ luật tục hay không, hoặc để thử xem Ngài dạy về lòng bác ái với con người nhưng đã sống thế nào. Biết rõ ý đồ không ngay lành của họ, Đức Giêsu vẫn kiên nhẫn để họ bình tâm nhìn lại mình. Câu hỏi thật đơn giản nhưng đi chiếc búa đóng sâu chiếc đinh sự thật vào cõi lòng của họ, khiến không ai trong họ có can đảm làm điều Đức Giêsu đề nghị: “Ai trong các ngươi sạch tội, hãy lấy đá ném người đàn bà này trước đi” (Ga 8, 7).
Không chỉ ngày xưa, với dân Do Thái nhưng ngày nay trên cả thế giới, bất kỳ ai nhận được câu hỏi này có lẽ cũng không hành động khác hơn được. Ai trong chúng ta dám cho mình sạch tội, chẳng ai sạch tội cả, ai cũng là người có tội, cũng là người được tha thứ và cần được tha thứ cũng như cần phải tha thứ. Có thái độ dứt khoát đối với tội là đúng, nhưng cần phải bao dung cho người có tội. Dứt khoát với tội, vì tội không đưa ta đến sự sống nhưng cần phải bao dung với người có tội vì chính họ được Thiên Chúa yêu thương cứu chuộc.
Thái độ tự tại, bình thản của Đức Giêsu trước sự nhóm người chống đối, khiêu khích cho ta bài học đối diện với những thách đố trong cuộc sống. Không biết Ngài đã viết gì trên đất mà chẳng một lời. Để rồi, từng người một, họ lần lượt bỏ đi, bắt đầu từ người lớn tuổi cho đến sau cùng, chẳng còn ai cả, tất cả bọn họ đều bỏ đi trước khi trả lời câu hỏi của Chúa. Chỉ còn lại người phạm tội và người tha tội. Không còn ai lên án người phụ nữ bất hạnh ấy nữa, không còn một ai!
Người hôm nay tưởng như phải chết thì lại được sống, chị được sống, vì được tha thứ. Thay vì tội làm chị chết, thì ơn tha thứ của Thiên Chúa đã phục sinh chị. Người tưởng mình thản nhiên sống thì lại chết vì sai lạc. Kẻ tưởng như đã thất bại nhục nhã nặng nề lại trở thành người chiến thắng, kẻ chiến thắng lại trở nên người chiến bại, không phải cuộc đời trớ trêu thay đổi số phận nhưng chính họ tự thay đổi vận mạng mình vì chai lỳ, cứng cỏi. Cô gái đáng thương hôm nay, có lẽ cả đời còn lại, cô không thể nào quên được Người hôm nay đã giải thoát cô, Người hôm nay đã phục sinh cô, Người hôm nay đã cứu vớt, xót thương cô. Nếu nhân loại cũng cảm nghiệm được cảm xúc mà cô trải nghiệm, có lẽ sẽ chẳng khắt khe với bất kỳ ai nữa.
“Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu. Thôi chị cứ về đi và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8, 11). Ước gì đây chính là câu nói trên đầu môi của nhân loại mỗi khi phải nghiêm khắc truớc lỗi lầm của người khác. Ước gì mọi người ai cũng cảm nhận được lời nói yêu thương này Thiên Chúa giành cho mình để không bao giờ thất vọng trước lầm lỗi yếu đuối của bản thân cũng như tha nhân.
Không phải chỉ người phụ nữ ấy mới bị ném đá nhưng ngày nay cả nhân loại vẫn bị ném đá. Người ta tự đấu đá nhau để tồn tại. Người Do Thái xưa, vẫn còn may mắn được Ngài nhắc nhở để mà bỏ đi, kẻ trước người sau, không dấn vào con đường nghiêm khắc với người khác. Ngày nay, chẳng còn ai nhắc nhở họ được hoặc có nhắc nhở họ cũng vẫn thẳng tay ném vào người có tội. Thế giới ngày nay mọi giá trị đều bị đảo lộn, không biết còn được mấy người ý thức về tội để mà không làm điều sai quấy nữa.
Lạy Chúa, sự thinh lặng của Ngài khiến con thán phục. Sự thinh lặng hết sức thánh thiện nhưng lại có sức mạnh biến đổi con người. Thái độ bao dung bình thản của Ngài đã dập tắt ngọn lửa ghét ghen, tàn nhẫn, độc ác của con người. Chính trái tim nhân hậu của Ngài đã cứu sống gương mặt ủ ê của người đàn bà phạm tội. Chưa hết hãi hùng trước thái độ hung hãn của bọn người quá khích, cô ấy đã đón nhận được sự ngạc nhiên tột bậc của sự lắng dịu bẽ bàng. Từng viên đá rớt xuống tay người là từng giọt nước mắt thống hối ăn năn của cô trào trụa. Nếu tha thứ là một cử chỉ đẹp nhất trong nhân loại tại sao con lại khó thực hiện đến như vậy. Xin giúp con biết học nơi Ngài bài học tha thứ trong nín lặng, cho dẫu có phải đối diện với cuộc đời bằng gương mặt ướt...
Chuyện người phụ nữ phạm tội ngoại tình có lẽ chỉ thánh sử Gioan ghi lại. Thế nhưng, câu chuyện ấy lại khắc sâu vào lòng người những ấn tượng khó quên. Ném đá trừng phạt người ngoại tình không là chuyện ghê gớm trong xã hội Do Thái bấy giờ, nhưng thái độ quá khích của lớp người ném đá, tâm trạng tủi nhục của người bị ném đá và thái độ bình tâm của Đức Giêsu mới là vấn đề cần quan tâm tìm hiểu. Nhóm người nổi loạn đòi ném đá thì thật đáng sợ. Không hiểu tại sao họ lại có vẻ kiên quyết trừng trị cô gái bất hạnh đó cho kỳ được, hình như họ có vẻ ác cảm với người ngoại tình lắm. Phải chăng chính vì tuân thủ luật tục Do Thái cách nghiêm túc mà họ trở nên như vậy, hay còn động lực nào khác thôi thúc họ chăng?
Án phạt ấy nghe có vẻ tàn nhẫn nhưng thật ra trong cuộc sống con người vẫn tàn nhẫn như vậy. Ngày nay người ta không còn cầm đá ném nhau nhưng người ta ném cái nhìn ác cảm, khắt khe, ích kỉ, ganh ghét, tố cáo, khinh miệt lẫn nhau. Không hiểu tại sao con người lại khó tha thứ, khó chấp nhận, khó bao dung với nhau đến vậy. Trong khi đó, chính họ cũng là người có lỗi, chính họ cũng là người được tha thứ. Cái khổ của nhân loại là ở chỗ đó, người có tội cứ kèn cựa với người phạm tội, ai cũng muốn cho mình trong sạch, tốt hơn người, không biết ai sẽ là người xấu đây? Người ta thường nói: lỗi người thì tỏ còn lỗi mình không thông. Cuộc sống khó như vậy đấy, không biết phải làm thế nào để con người ý thức, trưởng thành hơn hầu người có tội biết nhìn nhận lỗi lầm còn người không phạm tội thì biết bao dung, tha thứ.
Đức Giêsu không đứng ra làm trọng tài phân xử, cũng không đưa đáp án cho những kẻ vị luật nhưng Ngài muốn đưa nhân loại đến mức độ trưởng thành. Mức độ ấy là gì, chính là nhận biết tường tận căn tính của mình để quay về với tình thương của Thiên Chúa. Hiểu sự mỏng dòn, dễ sa ngã của mình để mà thông cảm, tha thứ cho người, chứ không phải để kết án. Tội là điều xấu nhưng không vì vậy mà tước bỏ phẩm giá của người phạm tội, cần phải biết trân trọng họ, chờ đợi họ trở về, cho họ cơ hội. Không có gì là không thể được đối với Thiên Chúa. Cần trông cậy vào ơn Chúa và tin vào sự hối cải của con người, đừng vội vàng kết án hay gay gắt với bất cứ tội phạm nào, đó không phải là cách để biến đổi họ nên tốt nhưng thật ra lại là đẩy họ xuống đáy vực thẳm của sự khinh miệt và mặc cảm. Do vậy, Đức Giêsu không hề trả lời khi bị chất vấn, nhưng Ngài muốn mời gọi, hãy có cái nhìn bao dung tha thứ cho yếu đuối lỡ lầm của người vì chính mình cũng vậy.
Nhóm người quá khích muốn đưa Đức Giêsu vào bẫy để kết tội Ngài có tuân giữ luật tục hay không, hoặc để thử xem Ngài dạy về lòng bác ái với con người nhưng đã sống thế nào. Biết rõ ý đồ không ngay lành của họ, Đức Giêsu vẫn kiên nhẫn để họ bình tâm nhìn lại mình. Câu hỏi thật đơn giản nhưng đi chiếc búa đóng sâu chiếc đinh sự thật vào cõi lòng của họ, khiến không ai trong họ có can đảm làm điều Đức Giêsu đề nghị: “Ai trong các ngươi sạch tội, hãy lấy đá ném người đàn bà này trước đi” (Ga 8, 7).
Không chỉ ngày xưa, với dân Do Thái nhưng ngày nay trên cả thế giới, bất kỳ ai nhận được câu hỏi này có lẽ cũng không hành động khác hơn được. Ai trong chúng ta dám cho mình sạch tội, chẳng ai sạch tội cả, ai cũng là người có tội, cũng là người được tha thứ và cần được tha thứ cũng như cần phải tha thứ. Có thái độ dứt khoát đối với tội là đúng, nhưng cần phải bao dung cho người có tội. Dứt khoát với tội, vì tội không đưa ta đến sự sống nhưng cần phải bao dung với người có tội vì chính họ được Thiên Chúa yêu thương cứu chuộc.
Thái độ tự tại, bình thản của Đức Giêsu trước sự nhóm người chống đối, khiêu khích cho ta bài học đối diện với những thách đố trong cuộc sống. Không biết Ngài đã viết gì trên đất mà chẳng một lời. Để rồi, từng người một, họ lần lượt bỏ đi, bắt đầu từ người lớn tuổi cho đến sau cùng, chẳng còn ai cả, tất cả bọn họ đều bỏ đi trước khi trả lời câu hỏi của Chúa. Chỉ còn lại người phạm tội và người tha tội. Không còn ai lên án người phụ nữ bất hạnh ấy nữa, không còn một ai!
Người hôm nay tưởng như phải chết thì lại được sống, chị được sống, vì được tha thứ. Thay vì tội làm chị chết, thì ơn tha thứ của Thiên Chúa đã phục sinh chị. Người tưởng mình thản nhiên sống thì lại chết vì sai lạc. Kẻ tưởng như đã thất bại nhục nhã nặng nề lại trở thành người chiến thắng, kẻ chiến thắng lại trở nên người chiến bại, không phải cuộc đời trớ trêu thay đổi số phận nhưng chính họ tự thay đổi vận mạng mình vì chai lỳ, cứng cỏi. Cô gái đáng thương hôm nay, có lẽ cả đời còn lại, cô không thể nào quên được Người hôm nay đã giải thoát cô, Người hôm nay đã phục sinh cô, Người hôm nay đã cứu vớt, xót thương cô. Nếu nhân loại cũng cảm nghiệm được cảm xúc mà cô trải nghiệm, có lẽ sẽ chẳng khắt khe với bất kỳ ai nữa.
“Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu. Thôi chị cứ về đi và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8, 11). Ước gì đây chính là câu nói trên đầu môi của nhân loại mỗi khi phải nghiêm khắc truớc lỗi lầm của người khác. Ước gì mọi người ai cũng cảm nhận được lời nói yêu thương này Thiên Chúa giành cho mình để không bao giờ thất vọng trước lầm lỗi yếu đuối của bản thân cũng như tha nhân.
Không phải chỉ người phụ nữ ấy mới bị ném đá nhưng ngày nay cả nhân loại vẫn bị ném đá. Người ta tự đấu đá nhau để tồn tại. Người Do Thái xưa, vẫn còn may mắn được Ngài nhắc nhở để mà bỏ đi, kẻ trước người sau, không dấn vào con đường nghiêm khắc với người khác. Ngày nay, chẳng còn ai nhắc nhở họ được hoặc có nhắc nhở họ cũng vẫn thẳng tay ném vào người có tội. Thế giới ngày nay mọi giá trị đều bị đảo lộn, không biết còn được mấy người ý thức về tội để mà không làm điều sai quấy nữa.
Lạy Chúa, sự thinh lặng của Ngài khiến con thán phục. Sự thinh lặng hết sức thánh thiện nhưng lại có sức mạnh biến đổi con người. Thái độ bao dung bình thản của Ngài đã dập tắt ngọn lửa ghét ghen, tàn nhẫn, độc ác của con người. Chính trái tim nhân hậu của Ngài đã cứu sống gương mặt ủ ê của người đàn bà phạm tội. Chưa hết hãi hùng trước thái độ hung hãn của bọn người quá khích, cô ấy đã đón nhận được sự ngạc nhiên tột bậc của sự lắng dịu bẽ bàng. Từng viên đá rớt xuống tay người là từng giọt nước mắt thống hối ăn năn của cô trào trụa. Nếu tha thứ là một cử chỉ đẹp nhất trong nhân loại tại sao con lại khó thực hiện đến như vậy. Xin giúp con biết học nơi Ngài bài học tha thứ trong nín lặng, cho dẫu có phải đối diện với cuộc đời bằng gương mặt ướt...
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:27 20/03/2010
ĐỨC TÍNH TỐT ĐẸP LÀ NHÀ PHÁT MINH
Ngày chủ nhật nọ, đức giám mục quỳ trước bàn thờ, do lúc ấy vì xúc động nên đấm ngực nói: “Con là người tội lỗi, xin Chúa thương xót. Con là người tội lỗi, xin Chúa thương xót !”
Cha sở tận mắt nhìn thấy gương khiêm tốn ấy, lòng cảm động sâu xa bèn quỳ xuống bên cạnh đức giám mục, bắt đầu đấm ngực nói: “Con là kẻ tội lỗi, xin Chúa xót thương. Con là kẻ tội lỗi xin Chúa xót thương !”
Vừa lúc ấy ông từ ở trong nhà thờ thấy vậy cũng rất là cảm động, không thể tự mình, thế là ông ta bèn quỳ xuống, đấm ngực nói: “Con là kẻ có tội, xin Chúa xót thương.”
Đức giám mục vừa nghe bèn dùng cùi chỏ khều nhẹ cha sở tay chỉ ông từ, mĩm cười nói: “Cha coi ông đó cũng tự cho mình là người có tội.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Khiêm tốn là nền tảng của mọi nhân đức, nó cũng là “máy phát” ra các nhân đức khác, và cũng tỏa sáng cho người khác để họ nhận ra được tội lỗi của mình.
- Một đức giám mục quỳ gối đấm ngực xin Chúa thương xót thì ngài là một nhà phát minh đại tài: phát minh ra các nhân đức khác nơi các linh mục.
- Một linh mục khiêm tốn hòa nhã với mọi người, thì ngài là một nhà phát minh ra nhân đức hiền lành nơi mọi người.
- Một cha sở hiền lành khiêm tốn, vui vẻ hòa nhã với mọi người, thì ngài là nhà phát minh ra nhân đức bác ái, đoàn kết và yêu thương trong giáo xứ của ngài.
- Một tu sĩ khiêm tốn phục vụ, là các vị ấy đã phát minh ra nhiều tâm hồn biết phục vụ nơi người khác.
- Một giáo dân có đức tính nhiệt thành vì Chúa Giê-su và vì Giáo Hội, là họ đã phát minh ra hàng loạt tấm gương phục vụ vô vị lợi nơi các người khác.
Các đức tính tốt đẹp thì thường đem lại hiệu quả rất cao trong đời sống cộng đoàn và trong việc phục vụ tha nhân, mà đức khiêm nhường chính là “nhà máy” phát sinh ra các nhân đức và đức tính tốt đẹp khác vậy.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Ngày chủ nhật nọ, đức giám mục quỳ trước bàn thờ, do lúc ấy vì xúc động nên đấm ngực nói: “Con là người tội lỗi, xin Chúa thương xót. Con là người tội lỗi, xin Chúa thương xót !”
Cha sở tận mắt nhìn thấy gương khiêm tốn ấy, lòng cảm động sâu xa bèn quỳ xuống bên cạnh đức giám mục, bắt đầu đấm ngực nói: “Con là kẻ tội lỗi, xin Chúa xót thương. Con là kẻ tội lỗi xin Chúa xót thương !”
Vừa lúc ấy ông từ ở trong nhà thờ thấy vậy cũng rất là cảm động, không thể tự mình, thế là ông ta bèn quỳ xuống, đấm ngực nói: “Con là kẻ có tội, xin Chúa xót thương.”
Đức giám mục vừa nghe bèn dùng cùi chỏ khều nhẹ cha sở tay chỉ ông từ, mĩm cười nói: “Cha coi ông đó cũng tự cho mình là người có tội.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Khiêm tốn là nền tảng của mọi nhân đức, nó cũng là “máy phát” ra các nhân đức khác, và cũng tỏa sáng cho người khác để họ nhận ra được tội lỗi của mình.
- Một đức giám mục quỳ gối đấm ngực xin Chúa thương xót thì ngài là một nhà phát minh đại tài: phát minh ra các nhân đức khác nơi các linh mục.
- Một linh mục khiêm tốn hòa nhã với mọi người, thì ngài là một nhà phát minh ra nhân đức hiền lành nơi mọi người.
- Một cha sở hiền lành khiêm tốn, vui vẻ hòa nhã với mọi người, thì ngài là nhà phát minh ra nhân đức bác ái, đoàn kết và yêu thương trong giáo xứ của ngài.
- Một tu sĩ khiêm tốn phục vụ, là các vị ấy đã phát minh ra nhiều tâm hồn biết phục vụ nơi người khác.
- Một giáo dân có đức tính nhiệt thành vì Chúa Giê-su và vì Giáo Hội, là họ đã phát minh ra hàng loạt tấm gương phục vụ vô vị lợi nơi các người khác.
Các đức tính tốt đẹp thì thường đem lại hiệu quả rất cao trong đời sống cộng đoàn và trong việc phục vụ tha nhân, mà đức khiêm nhường chính là “nhà máy” phát sinh ra các nhân đức và đức tính tốt đẹp khác vậy.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:28 20/03/2010
N2T |
5. A, Thập giá cứu chuộc chúng ta, và tất cả vết thương thánh đều lớn tiếng bày tỏ Chúa Giê-su yêu thương chúng ta.
(Thánh Bernard)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:30 20/03/2010
N2T |
395. Con người ta khi gặp khó khăn mà vẫn biểu hiện sự phi phàm, thì khiến người khác càng thêm kính phục.
Người có quyền kết án
LM. Phêrô Hồng Phúc
20:54 20/03/2010
NGƯỜI CÓ QUYỀN KẾT ÁN
Đến với Chúa Giêsu trong những ngày Chúa “hiến mạng sống làm giá cứu chuộc muôn người” (Mc 10,45) là những người đặc biệt. Chúng ta gặp thấy những con người đặc biệt ấy trong Mùa Chay thánh này. Họ đặc biệt không phải vì những nhân đức, không phải vì gương sáng mà họ là những người tội lỗi. Người phụ nữ được đem đến với Chúa Giêsu phân xử hôm nay là người bị kết án ném đá tử hình vì tội ngoại tình. Còn người trộm bị đóng đinh cùng Chúa Giêsu trên cây Thập Giá là người bị tội nặng đến nỗi phải lãnh án tử hình. Cả hai trường hợp này đều đã được tha:
- Trường hợp người trộm bị đóng đinh trên Thập Giá, Đức Giêsu đã đích thân tha cho anh ta: “Thật hôm nay Ta cho ngươi ở nơi vui vẻ cùng Ta” (Lc 23, 43);
- Trường hợp người phụ nữ ngoại tình bị ném đá cho đến chết thì Chúa Giêsu không trực tiếp phán quyết nhưng bằng một lời, Chúa Giêsu phán quyết rất ngắn gọn “Ai trong các ngươi sạch tội hãy ném đá chị này trước đi” (Ga 8, 7).
Chúng ta thấy toà án lương tâm đã khiến cho tất cả những người tự đặt mình vào ghế chánh án đổ nhào! Họ bắt đầu rút lui từ người nhiều tuổi nhất cho đến người cuối cùng. Không còn ai đứng lại để dám xưng mình là sạch tội và ném đá người phụ nữ phạm tội này. Họ rút lui để biểu lộ rằng chỉ có một mình Đức Giêsu Kitô mới là Đấng vô tội, mới là Đấng ngồi ghế chánh án và có quyền kết án chị. Vì vậy toà án chỉ có hiệu nghiệm khi Đức Giêsu tuyên bố “Ta cũng không kết tội chị”. Một toà án được dựng nên rất nhanh, một bầu khí căng thẳng uất ức đến cùng cực; Một sự la hét vây quanh Đức Giêsu như là muốn cho vụ án được khép lại ngay lập tức: hoặc là người phụ nữ này phải chết, hoặc là Đức Giêsu sẽ phải chết. Đức Giêsu sẽ chết theo luật của Môsê khi mà tự ý giải thoát cho người phụ nữ này, hoặc là Đức Giêsu sẽ chết trong chính giới luật mà Ngài đã dạy, khi mà tay phải dạy yêu thương, tay trái lại kết án. Nhưng cuối cùng không có ai chết cả! Bằng một lời tuyên bố ngắn gọn, Đức Giêsu đã giải thể một toà án gồm những người lòng đầy căm hờn và mưu mô. Rồi bằng một lời tiếp theo, Đức Giêsu đã giải thoát cho người phụ nữ phạm tội ngoại tình. Đức Giêsu giải thoát không phải là bao che, Ngài cũng không dung túng cho tội của thiếu phụ, nhưng trước hết, Chúa giải thoát bằng tình yêu thương. Người phụ nữ này đã biết hối lỗi, chị không thanh minh, không kêu ca một lời gì. Sự im lặng biểu lộ chị đã biết tội và sự nhận biết tội ấy đã động lòng thương xót của Chúa Giêsu. Đức Giêsu tha tội cho chị, nhưng Đức Giêsu không dung túng sự tội, vì Ngài nói “Chị hãy đi và đừng phạm tội nữa” (Ga 8,11b). Lời giải án của Đức Giêsu đi kèm với lời khuyên “Chị hãy đi và đừng phạm tội nữa”, bởi lẽ tội làm cho chị phải chết. Bây giờ chị không phải chết nữa nhưng nếu chị phạm tội thì chị chuốc lấy cái chết.
Chúng ta nhìn thấy thân phận của người phụ nữ ngoại tình này là hình ảnh của chính chúng ta. Bao nhiêu lần chúng ta đã bỏ Chúa để thờ thần tài, thần tình; Chúng ta đã bỏ Chúa để yêu thế gian mà không phải là yêu Nước Trời; chúng ta đã ngoại tình trong những đam mê và như vậy chúng ta cũng bị kết án ném đá cho chết, nếu không phải là đã được Chúa Giêsu tha thứ cho chúng ta như Ngài đã tha thứ cho người phụ nữ phạm tội: “Ta không kết tội chị”. Nhưng điều kiện mà Chúa dạy “Chị hãy đi và đừng phạm tội nữa” là một điều kiện không chỉ dành riêng cho người thiếu phụ này mà là cho tất cả chúng ta. Bởi lẽ chúng ta đã được tha tội nhờ Máu Đức Giêsu Kitô, chúng ta được rửa sạch tội lỗi, tội tổ tông truyền và cả tội riêng khi chúng ta biết lãnh nhận Bí tích Giao hoà. Thế nhưng nếu chúng ta cứ sống trong tình trạng tội, chúng ta cứ tiếp tục phạm tội thì lòng thương xót của Chúa sẽ đến một lúc nhường lại cho sự công bằng vô cùng của Thiên Chúa. Mùa phúc cũng có lúc hết để mùa tội phải đền như trong Kinh Vực sâu mà chúng ta vẫn đọc và khi đó, thánh Gioan trong sách Khải Huyền gọi là cái chết thứ hai, cái chết ấy mới kinh khủng, bởi vì không còn có Đức Giêsu đứng ra để yêu thương và tha thứ.
Chuyện kể rằng: “Một người kia bị kết án tử hình ở toà sơ thẩm. Anh ta kháng cáo lên toà phúc thẩm. Người ta chuyển anh lên toà phúc thẩm, anh rất là vui khi được tin rằng vị luật sư bào chữa cho anh ta ở toà sơ thẩm giờ lại ngồi ghế chánh án ở toà phúc thẩm, anh nghĩ chắc chắn mình sẽ được tha, bởi ở toà sơ thẩm người luật sư này đã tìm hết mọi lý lẽ để bào chữa cho anh, bây giờ ở toà phúc thẩm với tư cách chánh án ông sẽ tha những gì mà ở toà sơ thẩm ông đã chưa bào chữa được. Nhưng anh ta đã nhầm, ở toà phúc thẩm, vị chánh án tuyên bố: “Khi tôi ở toà sơ thẩm, tôi hết sức bào chữa cho anh. Nhưng bây giờ ở cương vị Chánh án Toà án tối cao này tôi không thể làm khác lương tâm và tôi không thể làm sai công lý được”.
Vị luật sư Chánh án trong câu chuyện trên, không ai khác là chính Đức Giêsu. Khi còn ở toà sơ thẩm là trần gian này, Ngài làm “luật sư” bào chữa cho chúng ta với lòng thương xót yêu thương tha thứ. Nhưng đến toà phúc thẩm, chính luật sư bào chữa là Đức Giêsu Kitô sẽ ngồi ghế chánh án tối cao và chúng ta đừng lầm như người kia tưởng rằng tội lỗi của mình sẽ được bao che. Đức Giêsu tuyên bố đã đến giờ Ta sẽ phán xét công minh theo công lý vì “Ta là chân lý”( Ga 14,6). Chúng ta nghĩ sao? Nếu đến lúc ấy chúng ta mới quì gối hay nói chính xác là khuỵ gối vì thấy tuyệt vọng !.
Lạy Đức Giêsu Kitô,
Đấng là luật sư bào chữa cho chúng con,
Ngài xưng mình là Đường, là Sự Thật và là sự sống.
Vì lòng yêu thương chúng con trong toà sơ thẩm đời này,
Xin đừng để chúng con lạm dụng tình yêu thương của Chúa,
Xin đừng để chúng con bị thiếu hụt lòng cậy trông vào Chúa
chỉ vì quá cậy dựa vào cách suy tính thế gian
để rồi chúng con phải đối diện với vị chánh án toà án công minh là chính Chúa.
Xin cho chúng con,
ngày hôm nay sớm nhận ra điều đó
để bao lâu với tình yêu thương của Chúa trong cương vị là luật sư bào chữa
thì chúng con không phụ tình Chúa yêu thương chúng con
và chúng con biết sống hối cải ăn năn
để đáng hưởng tình yêu thương nơi Chúa,
để đáng hưởng lời Chúa phán với người phụ nữ ngoại tình
“Ta không kết tội chị nhưng chị hãy đi và đừng phạm tội nữa”.
Xin giúp chúng con ơn sức mạnh để chúng con không phạm tội
và chúng con đạt tới ơn cứu độ đời đời. Amen.
Đến với Chúa Giêsu trong những ngày Chúa “hiến mạng sống làm giá cứu chuộc muôn người” (Mc 10,45) là những người đặc biệt. Chúng ta gặp thấy những con người đặc biệt ấy trong Mùa Chay thánh này. Họ đặc biệt không phải vì những nhân đức, không phải vì gương sáng mà họ là những người tội lỗi. Người phụ nữ được đem đến với Chúa Giêsu phân xử hôm nay là người bị kết án ném đá tử hình vì tội ngoại tình. Còn người trộm bị đóng đinh cùng Chúa Giêsu trên cây Thập Giá là người bị tội nặng đến nỗi phải lãnh án tử hình. Cả hai trường hợp này đều đã được tha:
- Trường hợp người trộm bị đóng đinh trên Thập Giá, Đức Giêsu đã đích thân tha cho anh ta: “Thật hôm nay Ta cho ngươi ở nơi vui vẻ cùng Ta” (Lc 23, 43);
- Trường hợp người phụ nữ ngoại tình bị ném đá cho đến chết thì Chúa Giêsu không trực tiếp phán quyết nhưng bằng một lời, Chúa Giêsu phán quyết rất ngắn gọn “Ai trong các ngươi sạch tội hãy ném đá chị này trước đi” (Ga 8, 7).
Chúng ta thấy toà án lương tâm đã khiến cho tất cả những người tự đặt mình vào ghế chánh án đổ nhào! Họ bắt đầu rút lui từ người nhiều tuổi nhất cho đến người cuối cùng. Không còn ai đứng lại để dám xưng mình là sạch tội và ném đá người phụ nữ phạm tội này. Họ rút lui để biểu lộ rằng chỉ có một mình Đức Giêsu Kitô mới là Đấng vô tội, mới là Đấng ngồi ghế chánh án và có quyền kết án chị. Vì vậy toà án chỉ có hiệu nghiệm khi Đức Giêsu tuyên bố “Ta cũng không kết tội chị”. Một toà án được dựng nên rất nhanh, một bầu khí căng thẳng uất ức đến cùng cực; Một sự la hét vây quanh Đức Giêsu như là muốn cho vụ án được khép lại ngay lập tức: hoặc là người phụ nữ này phải chết, hoặc là Đức Giêsu sẽ phải chết. Đức Giêsu sẽ chết theo luật của Môsê khi mà tự ý giải thoát cho người phụ nữ này, hoặc là Đức Giêsu sẽ chết trong chính giới luật mà Ngài đã dạy, khi mà tay phải dạy yêu thương, tay trái lại kết án. Nhưng cuối cùng không có ai chết cả! Bằng một lời tuyên bố ngắn gọn, Đức Giêsu đã giải thể một toà án gồm những người lòng đầy căm hờn và mưu mô. Rồi bằng một lời tiếp theo, Đức Giêsu đã giải thoát cho người phụ nữ phạm tội ngoại tình. Đức Giêsu giải thoát không phải là bao che, Ngài cũng không dung túng cho tội của thiếu phụ, nhưng trước hết, Chúa giải thoát bằng tình yêu thương. Người phụ nữ này đã biết hối lỗi, chị không thanh minh, không kêu ca một lời gì. Sự im lặng biểu lộ chị đã biết tội và sự nhận biết tội ấy đã động lòng thương xót của Chúa Giêsu. Đức Giêsu tha tội cho chị, nhưng Đức Giêsu không dung túng sự tội, vì Ngài nói “Chị hãy đi và đừng phạm tội nữa” (Ga 8,11b). Lời giải án của Đức Giêsu đi kèm với lời khuyên “Chị hãy đi và đừng phạm tội nữa”, bởi lẽ tội làm cho chị phải chết. Bây giờ chị không phải chết nữa nhưng nếu chị phạm tội thì chị chuốc lấy cái chết.
Chúng ta nhìn thấy thân phận của người phụ nữ ngoại tình này là hình ảnh của chính chúng ta. Bao nhiêu lần chúng ta đã bỏ Chúa để thờ thần tài, thần tình; Chúng ta đã bỏ Chúa để yêu thế gian mà không phải là yêu Nước Trời; chúng ta đã ngoại tình trong những đam mê và như vậy chúng ta cũng bị kết án ném đá cho chết, nếu không phải là đã được Chúa Giêsu tha thứ cho chúng ta như Ngài đã tha thứ cho người phụ nữ phạm tội: “Ta không kết tội chị”. Nhưng điều kiện mà Chúa dạy “Chị hãy đi và đừng phạm tội nữa” là một điều kiện không chỉ dành riêng cho người thiếu phụ này mà là cho tất cả chúng ta. Bởi lẽ chúng ta đã được tha tội nhờ Máu Đức Giêsu Kitô, chúng ta được rửa sạch tội lỗi, tội tổ tông truyền và cả tội riêng khi chúng ta biết lãnh nhận Bí tích Giao hoà. Thế nhưng nếu chúng ta cứ sống trong tình trạng tội, chúng ta cứ tiếp tục phạm tội thì lòng thương xót của Chúa sẽ đến một lúc nhường lại cho sự công bằng vô cùng của Thiên Chúa. Mùa phúc cũng có lúc hết để mùa tội phải đền như trong Kinh Vực sâu mà chúng ta vẫn đọc và khi đó, thánh Gioan trong sách Khải Huyền gọi là cái chết thứ hai, cái chết ấy mới kinh khủng, bởi vì không còn có Đức Giêsu đứng ra để yêu thương và tha thứ.
Chuyện kể rằng: “Một người kia bị kết án tử hình ở toà sơ thẩm. Anh ta kháng cáo lên toà phúc thẩm. Người ta chuyển anh lên toà phúc thẩm, anh rất là vui khi được tin rằng vị luật sư bào chữa cho anh ta ở toà sơ thẩm giờ lại ngồi ghế chánh án ở toà phúc thẩm, anh nghĩ chắc chắn mình sẽ được tha, bởi ở toà sơ thẩm người luật sư này đã tìm hết mọi lý lẽ để bào chữa cho anh, bây giờ ở toà phúc thẩm với tư cách chánh án ông sẽ tha những gì mà ở toà sơ thẩm ông đã chưa bào chữa được. Nhưng anh ta đã nhầm, ở toà phúc thẩm, vị chánh án tuyên bố: “Khi tôi ở toà sơ thẩm, tôi hết sức bào chữa cho anh. Nhưng bây giờ ở cương vị Chánh án Toà án tối cao này tôi không thể làm khác lương tâm và tôi không thể làm sai công lý được”.
Vị luật sư Chánh án trong câu chuyện trên, không ai khác là chính Đức Giêsu. Khi còn ở toà sơ thẩm là trần gian này, Ngài làm “luật sư” bào chữa cho chúng ta với lòng thương xót yêu thương tha thứ. Nhưng đến toà phúc thẩm, chính luật sư bào chữa là Đức Giêsu Kitô sẽ ngồi ghế chánh án tối cao và chúng ta đừng lầm như người kia tưởng rằng tội lỗi của mình sẽ được bao che. Đức Giêsu tuyên bố đã đến giờ Ta sẽ phán xét công minh theo công lý vì “Ta là chân lý”( Ga 14,6). Chúng ta nghĩ sao? Nếu đến lúc ấy chúng ta mới quì gối hay nói chính xác là khuỵ gối vì thấy tuyệt vọng !.
Lạy Đức Giêsu Kitô,
Đấng là luật sư bào chữa cho chúng con,
Ngài xưng mình là Đường, là Sự Thật và là sự sống.
Vì lòng yêu thương chúng con trong toà sơ thẩm đời này,
Xin đừng để chúng con lạm dụng tình yêu thương của Chúa,
Xin đừng để chúng con bị thiếu hụt lòng cậy trông vào Chúa
chỉ vì quá cậy dựa vào cách suy tính thế gian
để rồi chúng con phải đối diện với vị chánh án toà án công minh là chính Chúa.
Xin cho chúng con,
ngày hôm nay sớm nhận ra điều đó
để bao lâu với tình yêu thương của Chúa trong cương vị là luật sư bào chữa
thì chúng con không phụ tình Chúa yêu thương chúng con
và chúng con biết sống hối cải ăn năn
để đáng hưởng tình yêu thương nơi Chúa,
để đáng hưởng lời Chúa phán với người phụ nữ ngoại tình
“Ta không kết tội chị nhưng chị hãy đi và đừng phạm tội nữa”.
Xin giúp chúng con ơn sức mạnh để chúng con không phạm tội
và chúng con đạt tới ơn cứu độ đời đời. Amen.
Rạn vỡ mà hoá lành lặn
Jos. Tú Nạc, NMS
23:58 20/03/2010
Đó là ngày 30 tháng Bảy, năm 1967, Joni vừa tròn 17 tuổi. Cô là một thiếu nữ khỏe mạnh và yêu thích thể thao. Hồ bơi hôm ấy là một ngày ấm áp lý tưởng. Mặt trời chiếu sáng rực rỡ trên mặt hồ nước bạc. Joni bắt đầu lặn một cách thành thạo xuống đáy hồ. Nhưng trong chốc lát, cuộc đời của mãi mãi đổi thay. Thiên Chúa đã có một kế hoạch cho Joni mà cô hoàn toàn không biết.
Joni đã lặn sâu vào trong nước. Nhưng mực nước không đủ đô sâu. Đầu cô đã va vào đáy hồ. Cô chỉ kịp nghe một tiếng động lớn. Bất thình lình, Joni bị sập bẫy dưới mực nước. cô không thể cử động. Cô nghĩ cô có thể đã bị bắt trong chiếc bẫy cá.
Cô muốn kêu gọi để được giúp đỡ. Nhưng cô đã phải nín thở hoặc cô sẽ bị chết đuối. Cô hết sức cố gắng nhưng hầu như chẳng còn cách nào. Cô không thể đứng dậy. Cô không hiểu điều gì sẽ xảy đến. Cô hết sức cố gắng để nín thở, nhưng không thể kéo dài nhiều hơn nữa.
Cuối cùng, chị cô, Kathy, đã đến với cô. Kathy đã kéo Joni lên khỏi mặt nước. Cuối cùng cô có thể thở. Nhưng có một vấn đề lớn. Joni vẫn không thể cử động được chân tay. Xe cấp cứu đến đưa cô đi bệnh viện. Joni vô cùng đau đớn. Cô bảo chị Kathy hãy nắm lấy tay cô trong lúc chờ đợi. Kathy nói với Joni rằng đã nắm tay cô rồi. Joni lấy làm ngạc nhiên. Cô đã không cảm nhận được điều đó.
Tại bệnh viện các bác sỹ đã tìm ra rằng Joni bị gãy một xương cổ. Cô đã bị liệt cả chân tay. Cô không thể cử động hoặc cảm nhận bất cứ sự gì trên thân thể của cô từ đôi vai trở xuống. Cô bị tàn tật, mất khả năng hoạt động. Điều kiện này là vĩnh viễn. Joni ở bệnh viện một thời gian dài. Các phương tiện máy móc vẫn giúp cợ thể cô, ở một chỗ. Cô nghĩ mình sẽ có thể chết. Joni đã không chết. Nhưng đời cô, như cô đã biết, thế là hết.
Một thời gian lâu, Joni cảm thấy suy thoái vô cùng. Thoạt đầu cô không thể biết điều gì đã xảy đến với cô. Cô nghĩ đó là điều bất công mà cô sẽ không bao giờ trở lại bình thường. Cô giận dữ vì cuộc đời cô đã thay đổi quá nhiều. Và cô muốn chết đi. Cô đã viết về những trải nghiệm của cô.
“Tôi đã yêu cầu những bạn bè của tôi giúp đỡ tôi tự vẫn. Tôi muốn tìm một lối thoát cuối cùng. Tôi không thể đối phó với khả năng ngồi yên một chỗ trong quãng đời còn lại mà không sử dụng đôi tay, không sử dụng đôi chân. Tất cả những hy vọng của tôi dường như đã tiêu tan.”
Nhưng rồi Joni bắt đầu có những suy nghĩ khác. Joni là một Ki-tô hữu. Nhưng trước lúc tai nạn xảy ra cô cảm thấy như cô đã sống một cuộc sống không gì tốt lành cho lắm. Và cô đã cầu nguyện xin Thiên Chúa thay đổi cuộc đời cô. Cô muốn trở thành người tốt hơn. Và giờ đây, sau những tháng ngã lòng cô đã có một ý tưởng mới. Joni bắt đầu tự hỏi phải chăng tai nạn này là sự trả lời của Thiên Chúa tới lời nguyện của cô.
Sau vụ tai nạn hai năm cô đã gặp Steve Estes. Steve trở thành người bạn tốt của cô. Cả hai cùng trau giồi Kinh Thánh Ki-tô giáo. Họ cố gắng tìm ra những gì mà Thiên Chúa giạng dạy về sự đau khổ, cam chịu và chữa lành. Joni nói:
“Việc nghiên cứu Kinh Thánh không giải đáp hết mọi thắc mắc của tôi. Nhưng điều đó đã dạy cho tôi về Đấng Duy Nhất mà có thể hiểu mọi đớn đau cam chịu. Bằng việc trau giồi Kinh Thánh, tôi bắt đầu hiểu những hứa hẹn của Thiên Chúa đối với tôi. Tôi không học đi. Nhưng tôi học đợi chờ. Tôi không bao giờ còn có thể chạy trở lại. Nhưng thiên Chúa đã cho tôi nghỉ ngơi.”
Giờ đây Joni tin tưởng rằng tình trạng mất khả năng của cô là sự khởi đầu một quá trình khó khăn lâu dài. Đó là quá trình trở nên giống Chúa Ki-tô nhiều hơn. Cô tin rằng tai nạn của cô là ý định của Thiên Chúa đối với cuộc đời cô. Cô viết:
“Tôi biết rằng những lúc khó khăn có thể làm cho chúng ta suy nghĩ ít hơn về cuộc sống của riêng mình. Chúng tạo cho chúng ta sự phụ thuộc duy nhất vào Thiên Chúa. Chúng cũng có thể cho chúng ta khả năng để cố gắng cảm nhận như thế nào mà những người chúng quanh ta có thể cảm nhận. Chúng ta có thể cố gắng để hiểu và giúp đỡ những người bị đau đớn.”
“Thiên Chúa đã dùng thương tật này để phát triển tính kiên nhẫn, khả năng chịu đựng, lòng khoan dung độ lượng, tự kiềm chế, tính kiên định, nhạy cảm, yêu thương và hoan hỷ trong tôi. Những điều đó đối với tôi không phải là vấn đề nhiều nhặn cho lắm khi mà tôi còn sống trên đôi chân. Nhưng, trời ơi, chúng bắt đầu trở thành vấn nạn sau khi tôi bắt đầu sống trên chiếc xe lăn.”
Đến bây giờ, Joni vân không thể cử động tay chân. Cô không thể cảm nhận bất cứ điều gì từ đôi vai trở xuống. Nhưng cô là khí cụ của hy vọng. Cô là ân nhân đối vơi nhiều người mất khả năng hoạt động. Cô đã chỉ ra hồng ân của Thiên Chúa.
Joni cầu xin Thiên Chúa đoái nhìn thân thể của mình. Cô muốn người cất đi thương tật bất toại. Thiên Chúa đáp lại lời nguyện cầu của cô. Nhưng Người đã không trả lời chúng như thế nào, cô thầm nghĩ Người sẽ đáp lời nguyện của mình. Nhưng thay vào việc chữa lành thể xác cho Joni, Thiên Chúa đã chữa lành lặn linh hồn của cô.
Joni đã nhận ra rằng giá trị của cô không tùy thuộc vào sự tồn tại có thể để cử động thân mình. Thay vì cô cô có thể dùng hoàn cảnh của mình để giúp đỡ những người mà phải đối phó với cam chịu khổ đau. Cô cũng có thể dùng những món quà của cô để chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người trên toàn thế giới.
Hầu như mọi người đa nghe câu chuyện của Joni. Cô đã viết hơn ba mươi cuốn sách cho mọi đô tuổi. Cô đã giành được nhiều giải thưởng. Joni cũng làm việc với nhiều viên chức chính phủ thông qua những đạo luật giúp đỡ những người tàn tật. Cô tích cực trong việc chia sẻ thông điệp của Thiên Chúa đến mọi người. Joni tin rằng đôi khi Thiên Chúa có những mục đích mà con người trên thế gian không thể hiểu được. Cô nói:
“Tôi đã khám phá ra rằng Thiên Chúa có thể chữa lành. Chỉ có Thiên Chúa chữa lành. Nhưng Người đã không yêu cầu để được cứu chữa... Người đã chỉ cho tôi thấy rằng sự đau khổ của tôi là phần nào của một kế hoạch tốt đẹp hơn.”
Joni Earackson Tada nếm mùi khổ đau. Nhưng Thiên Chúa đã tạo cho Joni một khí cụ mãnh liệt về tình yêu của cô. Đây là cách mà Thiên Chúa đáp lại lời nguyện cầu của cô cho lành lặn vết thương.
(Broken but Healed)
Joni đã lặn sâu vào trong nước. Nhưng mực nước không đủ đô sâu. Đầu cô đã va vào đáy hồ. Cô chỉ kịp nghe một tiếng động lớn. Bất thình lình, Joni bị sập bẫy dưới mực nước. cô không thể cử động. Cô nghĩ cô có thể đã bị bắt trong chiếc bẫy cá.
Cô muốn kêu gọi để được giúp đỡ. Nhưng cô đã phải nín thở hoặc cô sẽ bị chết đuối. Cô hết sức cố gắng nhưng hầu như chẳng còn cách nào. Cô không thể đứng dậy. Cô không hiểu điều gì sẽ xảy đến. Cô hết sức cố gắng để nín thở, nhưng không thể kéo dài nhiều hơn nữa.
Cuối cùng, chị cô, Kathy, đã đến với cô. Kathy đã kéo Joni lên khỏi mặt nước. Cuối cùng cô có thể thở. Nhưng có một vấn đề lớn. Joni vẫn không thể cử động được chân tay. Xe cấp cứu đến đưa cô đi bệnh viện. Joni vô cùng đau đớn. Cô bảo chị Kathy hãy nắm lấy tay cô trong lúc chờ đợi. Kathy nói với Joni rằng đã nắm tay cô rồi. Joni lấy làm ngạc nhiên. Cô đã không cảm nhận được điều đó.
Tại bệnh viện các bác sỹ đã tìm ra rằng Joni bị gãy một xương cổ. Cô đã bị liệt cả chân tay. Cô không thể cử động hoặc cảm nhận bất cứ sự gì trên thân thể của cô từ đôi vai trở xuống. Cô bị tàn tật, mất khả năng hoạt động. Điều kiện này là vĩnh viễn. Joni ở bệnh viện một thời gian dài. Các phương tiện máy móc vẫn giúp cợ thể cô, ở một chỗ. Cô nghĩ mình sẽ có thể chết. Joni đã không chết. Nhưng đời cô, như cô đã biết, thế là hết.
Một thời gian lâu, Joni cảm thấy suy thoái vô cùng. Thoạt đầu cô không thể biết điều gì đã xảy đến với cô. Cô nghĩ đó là điều bất công mà cô sẽ không bao giờ trở lại bình thường. Cô giận dữ vì cuộc đời cô đã thay đổi quá nhiều. Và cô muốn chết đi. Cô đã viết về những trải nghiệm của cô.
“Tôi đã yêu cầu những bạn bè của tôi giúp đỡ tôi tự vẫn. Tôi muốn tìm một lối thoát cuối cùng. Tôi không thể đối phó với khả năng ngồi yên một chỗ trong quãng đời còn lại mà không sử dụng đôi tay, không sử dụng đôi chân. Tất cả những hy vọng của tôi dường như đã tiêu tan.”
Nhưng rồi Joni bắt đầu có những suy nghĩ khác. Joni là một Ki-tô hữu. Nhưng trước lúc tai nạn xảy ra cô cảm thấy như cô đã sống một cuộc sống không gì tốt lành cho lắm. Và cô đã cầu nguyện xin Thiên Chúa thay đổi cuộc đời cô. Cô muốn trở thành người tốt hơn. Và giờ đây, sau những tháng ngã lòng cô đã có một ý tưởng mới. Joni bắt đầu tự hỏi phải chăng tai nạn này là sự trả lời của Thiên Chúa tới lời nguyện của cô.
Sau vụ tai nạn hai năm cô đã gặp Steve Estes. Steve trở thành người bạn tốt của cô. Cả hai cùng trau giồi Kinh Thánh Ki-tô giáo. Họ cố gắng tìm ra những gì mà Thiên Chúa giạng dạy về sự đau khổ, cam chịu và chữa lành. Joni nói:
“Việc nghiên cứu Kinh Thánh không giải đáp hết mọi thắc mắc của tôi. Nhưng điều đó đã dạy cho tôi về Đấng Duy Nhất mà có thể hiểu mọi đớn đau cam chịu. Bằng việc trau giồi Kinh Thánh, tôi bắt đầu hiểu những hứa hẹn của Thiên Chúa đối với tôi. Tôi không học đi. Nhưng tôi học đợi chờ. Tôi không bao giờ còn có thể chạy trở lại. Nhưng thiên Chúa đã cho tôi nghỉ ngơi.”
Giờ đây Joni tin tưởng rằng tình trạng mất khả năng của cô là sự khởi đầu một quá trình khó khăn lâu dài. Đó là quá trình trở nên giống Chúa Ki-tô nhiều hơn. Cô tin rằng tai nạn của cô là ý định của Thiên Chúa đối với cuộc đời cô. Cô viết:
“Tôi biết rằng những lúc khó khăn có thể làm cho chúng ta suy nghĩ ít hơn về cuộc sống của riêng mình. Chúng tạo cho chúng ta sự phụ thuộc duy nhất vào Thiên Chúa. Chúng cũng có thể cho chúng ta khả năng để cố gắng cảm nhận như thế nào mà những người chúng quanh ta có thể cảm nhận. Chúng ta có thể cố gắng để hiểu và giúp đỡ những người bị đau đớn.”
“Thiên Chúa đã dùng thương tật này để phát triển tính kiên nhẫn, khả năng chịu đựng, lòng khoan dung độ lượng, tự kiềm chế, tính kiên định, nhạy cảm, yêu thương và hoan hỷ trong tôi. Những điều đó đối với tôi không phải là vấn đề nhiều nhặn cho lắm khi mà tôi còn sống trên đôi chân. Nhưng, trời ơi, chúng bắt đầu trở thành vấn nạn sau khi tôi bắt đầu sống trên chiếc xe lăn.”
Đến bây giờ, Joni vân không thể cử động tay chân. Cô không thể cảm nhận bất cứ điều gì từ đôi vai trở xuống. Nhưng cô là khí cụ của hy vọng. Cô là ân nhân đối vơi nhiều người mất khả năng hoạt động. Cô đã chỉ ra hồng ân của Thiên Chúa.
Joni cầu xin Thiên Chúa đoái nhìn thân thể của mình. Cô muốn người cất đi thương tật bất toại. Thiên Chúa đáp lại lời nguyện cầu của cô. Nhưng Người đã không trả lời chúng như thế nào, cô thầm nghĩ Người sẽ đáp lời nguyện của mình. Nhưng thay vào việc chữa lành thể xác cho Joni, Thiên Chúa đã chữa lành lặn linh hồn của cô.
Joni đã nhận ra rằng giá trị của cô không tùy thuộc vào sự tồn tại có thể để cử động thân mình. Thay vì cô cô có thể dùng hoàn cảnh của mình để giúp đỡ những người mà phải đối phó với cam chịu khổ đau. Cô cũng có thể dùng những món quà của cô để chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người trên toàn thế giới.
Hầu như mọi người đa nghe câu chuyện của Joni. Cô đã viết hơn ba mươi cuốn sách cho mọi đô tuổi. Cô đã giành được nhiều giải thưởng. Joni cũng làm việc với nhiều viên chức chính phủ thông qua những đạo luật giúp đỡ những người tàn tật. Cô tích cực trong việc chia sẻ thông điệp của Thiên Chúa đến mọi người. Joni tin rằng đôi khi Thiên Chúa có những mục đích mà con người trên thế gian không thể hiểu được. Cô nói:
“Tôi đã khám phá ra rằng Thiên Chúa có thể chữa lành. Chỉ có Thiên Chúa chữa lành. Nhưng Người đã không yêu cầu để được cứu chữa... Người đã chỉ cho tôi thấy rằng sự đau khổ của tôi là phần nào của một kế hoạch tốt đẹp hơn.”
Joni Earackson Tada nếm mùi khổ đau. Nhưng Thiên Chúa đã tạo cho Joni một khí cụ mãnh liệt về tình yêu của cô. Đây là cách mà Thiên Chúa đáp lại lời nguyện cầu của cô cho lành lặn vết thương.
(Broken but Healed)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Công giáo, vấn đề chăm sóc sức khỏe, và dự luật tồi tệ của Thượng viện Mỹ
Phụng Nghi
09:32 20/03/2010
Nó không đáng, cũng chẳng có, được sự ủng hộ của các giám mục Công giáo trong đất nước chúng ta. Cả công chúng Mỹ cũng chẳng muốn có. Cho đến hôm nay khi tôi viết những dòng này, dự luật của Thượng viện vẫn còn khuyết điểm trầm trọng. Nó không đạt được những tiêu chuẩn luân lý tối thiểu, ít nhất là trong ba lãnh vực quan trọng: loại bỏ các dịch vụ và tài trợ cho việc phá thai; bảo vệ thích đáng lương tâm của các nhân viên và tổ chức y tế; và không kể gì tới những người di dân.
Các nhóm, các hiệp hội và báo chí thương mại, tự nhận là “Công giáo” hay “phò sinh (prolife)”, ủng hộ dự luật của Thượng viện – dù với ý định gì đi nữa – cũng đang làm một chuyện có hại nghiêm trọng cho đất nước và Giáo hội, phá hủy chứng ngôn của cộng đồng Công giáo, và chắc chắn sẽ làm thất bại cho công cuộc cải cách y tế đích thực và phù hợp đạo đức. Bằng những hành động công khai, họ tạo ra lộn xộn đúng vào lúc người Công giáo cần suy nghĩ sáng suốt những vấn đề tồn đọng trong cuộc tranh luận về y tế. Ho cũng còn tạo ra ảo tưởng về cái vỏ luân lý che đậy một đạo luật phi đạo đức.
Vào tuần lễ gay cấn trong cuộc tranh luận về y tế toàn quốc, người Công giáo cần ghi nhớ một số sự kiện đơn giản như sau:
Trước nhất, các giám mục Công giáo Hoa kỳ đã thúc đẩy cuộc cải cách thực sự về chăm sóc sức khoẻ toàn dân trong quốc gia này cả hơn nửa thế kỷ rồi. Các ngài đã bắt đầu nhiều năm trước khi bất cứ đảng phái nào hay bất cứ giới truyền thông công cộng nào thấy chuyện cải cách đó là thích đáng. Sự cam kết của các ngài đã không thay đổi. Và cũng sẽ không đổi thay.
Hai là, các giám mục đã chân thành cố gắng suốt hơn 7 tháng qua để làm việc với các viên chức dân cử nhằm phác họa một cuộc cải cách mà sẽ phục vụ mọi người dân Mỹ trong cung cách tôn trọng tối thiểu các tiêu chuẩn luân lý. Sự thất bại trong nỗ lực của các ngài chỉ có một nguyên nhân. Nó hoàn toàn xuất phát từ sự ngoan cố và lảng tránh của một số nào đó trong các nhà lãnh đạo then chốt của quốc hội, và vì tòa Bạch ốc thiếu thiện chí không muốn tôn trọng những lời tổng thống đã hứa hồi tháng 9 năm rồi.
Ba là, cuộc tranh luận về vấn đề chăm sóc sức khoẻ chưa bao giờ đơn thuần chỉ là một vấn đề chính trị đảng phái. Ngay lúc này đây cũng thế. Dân biểu đảng Dân chủ Bart Stupak và một số đồng nghiệp của ông trong đảng Dân chủ đã chứng tỏ tính cách phi thường trong việc thúc đẩy cuộc cải cách tốt vấn đề chăm sóc sức khỏe đồng thời chống lại những âm mưu gây độc hại công cuộc này bằng những quyền lợi liên quan đến phá thai và những ý tưởng tồi tệ không liên quan gì đến vấn đề “chăm sóc sức khỏe” thực sự cả. Nhiều vị trong đảng Cộng hòa chia sẻ mục tiêu của một cuộc cải cách đúng đắn vấn đề chăm sóc sức khoẻ, dù giải pháp của họ có những khác biệt đáng kể. Nói cách khác, ít có người nào nghiêm chỉnh chống đối việc cung ứng các dịch vụ y tế thích hợp cho mọi người dân Mỹ. Nhưng hoặc là Thiên Chúa, hoặc là quỷ dữ, xuất hiện trong các chi tiết – và như thế, cuộc cải cách y tế theo văn bản hiện nay của Thượng viện không chỉ khiếm khuyết mà cũng còn là một lỗi lầm nguy hiểm.
Cuộc tranh luận về cải cách y tế toàn quốc, đã dài lâu, không thích thú và quá thường khi không được lương thiện, nay đang đi vào giai đoạn chót. Đặc điểm gây đau thương nhất đó là các nhóm mệnh danh là “Công giáo”, vì hăm hở muốn có được một số lợi lộc nào đó, đã coi rẻ lời chứng tá của cộng đồng Công giáo và giúp thúc đẩy một dự luật xấu xa trở thành một đạo luật tồi tệ. Phán đoán sai lạc của họ nay có thể đã tạo ra những hậu quả tai hại cho tất cả chúng ta.
Đừng bị hướng dẫn sai lạc. Dự luật cải cách y tế theo bản văn của Thượng viện nay đang được các nhà lãnh đạo quốc hội và tòa Bạch ốc thúc đẩy -- bất chấp sự phản kháng của công luận và mối quan ngại về luân lý đạo đức của nhiều người -- là một đạo luật tồi tệ; và không chỉ tồi tệ, mà còn nguy hiểm. Nó không xứng đáng, và cũng chẳng có, được sự hỗ trợ của các giám mục Công giáo trong đất nước chúng ta, là những người lên tiếng thay cho cộng đồng Công giáo có niềm tin. Với nội dung đang có, bản văn của đạo luật cải cách y tế của Thượng viện chẳng phải là một “cải cách”. Người Công giáo và những người có thiện chí quan tâm về các nền tảng của nhân phẩm nên phản đối dự luật này.
Nguồn: Denver Catholic Register/ CHARLES CHAPUT, O.F.M. CAP
Charles Chaput là Tổng giám mục giáo phận Denver (Colorado) từ năm 1997.
Các nhóm, các hiệp hội và báo chí thương mại, tự nhận là “Công giáo” hay “phò sinh (prolife)”, ủng hộ dự luật của Thượng viện – dù với ý định gì đi nữa – cũng đang làm một chuyện có hại nghiêm trọng cho đất nước và Giáo hội, phá hủy chứng ngôn của cộng đồng Công giáo, và chắc chắn sẽ làm thất bại cho công cuộc cải cách y tế đích thực và phù hợp đạo đức. Bằng những hành động công khai, họ tạo ra lộn xộn đúng vào lúc người Công giáo cần suy nghĩ sáng suốt những vấn đề tồn đọng trong cuộc tranh luận về y tế. Ho cũng còn tạo ra ảo tưởng về cái vỏ luân lý che đậy một đạo luật phi đạo đức.
Vào tuần lễ gay cấn trong cuộc tranh luận về y tế toàn quốc, người Công giáo cần ghi nhớ một số sự kiện đơn giản như sau:
Tổng giám mục Charles Chaput |
Trước nhất, các giám mục Công giáo Hoa kỳ đã thúc đẩy cuộc cải cách thực sự về chăm sóc sức khoẻ toàn dân trong quốc gia này cả hơn nửa thế kỷ rồi. Các ngài đã bắt đầu nhiều năm trước khi bất cứ đảng phái nào hay bất cứ giới truyền thông công cộng nào thấy chuyện cải cách đó là thích đáng. Sự cam kết của các ngài đã không thay đổi. Và cũng sẽ không đổi thay.
Hai là, các giám mục đã chân thành cố gắng suốt hơn 7 tháng qua để làm việc với các viên chức dân cử nhằm phác họa một cuộc cải cách mà sẽ phục vụ mọi người dân Mỹ trong cung cách tôn trọng tối thiểu các tiêu chuẩn luân lý. Sự thất bại trong nỗ lực của các ngài chỉ có một nguyên nhân. Nó hoàn toàn xuất phát từ sự ngoan cố và lảng tránh của một số nào đó trong các nhà lãnh đạo then chốt của quốc hội, và vì tòa Bạch ốc thiếu thiện chí không muốn tôn trọng những lời tổng thống đã hứa hồi tháng 9 năm rồi.
Ba là, cuộc tranh luận về vấn đề chăm sóc sức khoẻ chưa bao giờ đơn thuần chỉ là một vấn đề chính trị đảng phái. Ngay lúc này đây cũng thế. Dân biểu đảng Dân chủ Bart Stupak và một số đồng nghiệp của ông trong đảng Dân chủ đã chứng tỏ tính cách phi thường trong việc thúc đẩy cuộc cải cách tốt vấn đề chăm sóc sức khỏe đồng thời chống lại những âm mưu gây độc hại công cuộc này bằng những quyền lợi liên quan đến phá thai và những ý tưởng tồi tệ không liên quan gì đến vấn đề “chăm sóc sức khỏe” thực sự cả. Nhiều vị trong đảng Cộng hòa chia sẻ mục tiêu của một cuộc cải cách đúng đắn vấn đề chăm sóc sức khoẻ, dù giải pháp của họ có những khác biệt đáng kể. Nói cách khác, ít có người nào nghiêm chỉnh chống đối việc cung ứng các dịch vụ y tế thích hợp cho mọi người dân Mỹ. Nhưng hoặc là Thiên Chúa, hoặc là quỷ dữ, xuất hiện trong các chi tiết – và như thế, cuộc cải cách y tế theo văn bản hiện nay của Thượng viện không chỉ khiếm khuyết mà cũng còn là một lỗi lầm nguy hiểm.
Cuộc tranh luận về cải cách y tế toàn quốc, đã dài lâu, không thích thú và quá thường khi không được lương thiện, nay đang đi vào giai đoạn chót. Đặc điểm gây đau thương nhất đó là các nhóm mệnh danh là “Công giáo”, vì hăm hở muốn có được một số lợi lộc nào đó, đã coi rẻ lời chứng tá của cộng đồng Công giáo và giúp thúc đẩy một dự luật xấu xa trở thành một đạo luật tồi tệ. Phán đoán sai lạc của họ nay có thể đã tạo ra những hậu quả tai hại cho tất cả chúng ta.
Đừng bị hướng dẫn sai lạc. Dự luật cải cách y tế theo bản văn của Thượng viện nay đang được các nhà lãnh đạo quốc hội và tòa Bạch ốc thúc đẩy -- bất chấp sự phản kháng của công luận và mối quan ngại về luân lý đạo đức của nhiều người -- là một đạo luật tồi tệ; và không chỉ tồi tệ, mà còn nguy hiểm. Nó không xứng đáng, và cũng chẳng có, được sự hỗ trợ của các giám mục Công giáo trong đất nước chúng ta, là những người lên tiếng thay cho cộng đồng Công giáo có niềm tin. Với nội dung đang có, bản văn của đạo luật cải cách y tế của Thượng viện chẳng phải là một “cải cách”. Người Công giáo và những người có thiện chí quan tâm về các nền tảng của nhân phẩm nên phản đối dự luật này.
Nguồn: Denver Catholic Register/ CHARLES CHAPUT, O.F.M. CAP
Charles Chaput là Tổng giám mục giáo phận Denver (Colorado) từ năm 1997.
Anh giáo Canada xin gia nhập Giáo hội Công giáo
Trần Mạnh Trác
11:41 20/03/2010
Bishop Peter Wilkinson, OSB. Vancouver Archbishop J. Michael Miller, CSB. Traditional Anglican Communion Primate Archbishop John Hepworth |
The Anglican Catholic Church of Canada (Giáo hội Công giáo Anh giáo của Canada) - một giáo phái có những giới luật phù hợp chặt chẽ với Công giáo - là nhóm đầu tiên ở Canada đã tiếp cận với Tòa Thánh Vatican.
Trong tháng mười một vừa qua, Tòa Thánh đã làm thế giới sửng sốt khi thông báo cho phép Anh giáo trở thành Công giáo mà vẫn được giữ những phụng vụ riêng như sách kinh, và qui chế giáo sĩ lập gia đình. Đây là một qui chế riêng biệt gần giống như qui chế dành cho những người Công Giáo trong nghi lễ Đông Phương.
Mới đây, Đức Hồng Y William Levada, Bộ trưởng bộ Gíao Lý Đức Tin, cho biết tại Kingston rằng "sự đoàn tụ với Giáo hội Công giáo như thế này không có nghĩa là bị hấp thụ như một muỗng đường pha vào một gallon cà phê."
Thay vào đó, ngài so sánh việc này với một dàn nhạc "... tất cả các dụng cụ được điều chỉnh với một cây đàn piano chính... tất cả đều vang lên một âm điệu rõ ràng về tín lý... đó là âm điệu xinh đẹp và mời gọi phát ra từ lời của Chúa."
Tuần trước, giám mục của The Anglican Catholic Church of Canada là Peter Wilkinson, đã viết thư xin Vatican thiết lập cấu trúc mới ở đây với một hội đồng tạm thời. Hội đồng này sẽ chọn nhà lãnh đạo đầu tiên của mình, "đấng bản quyền" này sẽ hành động như là một giám mục trong các nhà thờ Công giáo Anh Giáo của Canada.
Có khoảng 1.000 người Công giáo Anh giáo ở Canada, với 45 giáo xứ. Ba giáo xứ trong vùng Ottawa là Nhà thờ chính tòa Annunciation of the Blessed Virgin Mary, trên phố Spencer, Chúa Giáng sinh tại Barrhaven, và St Barnabas tại Spencerville.
Giáo hội Công giáo Anh giáo được thành lập năm 1977, với mục đích mưu tìm một sự trở lại với giáo hội của thiên niên kỷ đầu tiên sau cái chết của Chúa Kitô, trước khi các khác biệt thần học làm phân rẽ sự đòan kết. Còn Giáo Hội Anh giáo đã được hình thành trong thế kỷ 16 sau khi vua Henry VIII đã ly khai với Roma sau khi ông không được ly hôn.
GM Reid nói rằng bước kế tiếp sẽ là việc thực hiện các chi tiết. Ví dụ, những người đã ly dị và tái hôn sẽ phải tiến hành thủ tục tiêu hôn (của hôn phối trước) trước khi đựơc nhận vào Giáo Hội Công Giáo.
Các linh mục có vợ vẫn giữ chức vụ như trước, nhưng các giám mục đã lập gia đình, như GM Reid, sẽ mất vị trí của họ.
Vai trò mới của họ vẫn chưa được giải quyết, và danh xưng mới cũng chưa có. GM Reid nói rằng họ đang hy vọng một danh xưng giống như là cựu giám mục (bishop emeritus), hoặc là đan viện trưởng ("Abbots mitered") với thánh giá trước ngực, cây trượng, và nhẫn tay. "Cũng có sự bàn cãi về một vai trò Hạt Trưởng ('deans Episcopal') nghe giống như là một lọai ‘Tôm Càng’ ('jumbo shrimp ‘)" GM Reid pha trò.
Những giáo dân đã lớn lên với một hành lý ‘chống Công giáo’ thì thực sự phải suy nghĩ nhiều về sự đổi thay này, ngài nói. Còn một số khác thì lại có ấn tượng là họ bây giờ đã thuộc về Đức Tổng Giám Mục Terrence Prendergast, vị chủ chăn của giáo phận Công giáo Ottawa.
Nhiều nhóm bảo thủ đã ly khai Giáo Hội Anh giáo vì những bất đồng trên việc phong chức cho phụ nữ và chấp nhận hôn nhân cùng giới tính.
Thư mục vụ của ĐTC về nạn lạm dụng tính dục tại Ai Len
LM Trần Đức Anh, OP
19:54 20/03/2010
VATICAN. Hôm 20-3-2010, ĐTC Biển Đức 16 đã cho công bố lá Thư Mục Vụ ngài gửi toàn thể các tín hữu Công Giáo Ai Len để giúp Giáo Hội tại đây ra khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng do nạn giáo sĩ lạm dụng tính dục gây ra.
Trong thư dài khoảng 10 trang chia làm 14 đoạn, ĐTC bày tỏ kinh hoàng và đau buồn khôn tả vì những vụ lạm dụng tính dục do một số LM gây ra cho người trẻ và cách thức mà các GM Ai Len và Bề trên dòng tu xử lý những vụ này. Ngài kêu gọi các tín hữu quan tâm đọc trọn lá thư của ngài.
ĐTC nhắc các tín hữu Công Giáo Ai Len nhớ đến đá tảng xuất phát của họ (Is 51,1), đặc biệt là sự đóng góp quan trọng mà các thừa sai Ai Len đã mang lại cho nền văn minh của Âu Châu và phổ biến Kitô giáo tại mọi đại lục.
Trong những thập niên gần đây có nhiều thách đố đối với đức tin tại Ai Len, giữa lúc xã hội biến đổi mau lẹ và có sự suy giảm lòng gắn bó với những tập tục sùng mộ truyền thống và việc thực hành các bí tích. Đó là bối cảnh cần để ý để hiểu cách thức mà Giáo Hội đã đương đầu với vấn đề lạm dụng tính dục trẻ em.
ĐTC nhắc đến nhiều yếu tố đã tạo nên vấn đề, như sự huấn luyện thiếu sót về luân lý và tu đức trong các chủng viện và tập viện, xu hướng trong xã hội ủng hộ giáo sĩ và những nhân vật khác có quyền bính, sự lo lắng không đúng chỗ về thanh danh của Giáo Hội và nhắm tránh gương mù đã làm cho các vị lãnh đạo Giáo Hội không áp dụng đúng đắn những hình phạt cần thiết theo giáo luật hiện hành. ĐTC nhấn mạnh rằng ”Chỉ khi nào cứu xét kỹ lượng nhiều yếu tố gây ra cuộc khủng hoảng thì mới có thể xác định rõ các nguyên do và tìm được phương dược hữu hiệu”.
Trong thư ĐTC cho biết hơn một lần ngài đã muốn gặp các nạn nhân bị lạm dụng tính dục, lắng nghe thảm trạng của họ, cầu nguyện với họ và cho họ, và ngài cũng sẵn sàng làm như thế trong tương lai.
ĐTC nhắc lại cuộc gặp gỡ của ngài với các GM Ai Len hồi tháng 2 vừa qua tại Vatican để cứu xét tình hình và tìm phương thế sửa chữa đồng thời thông báo ý định gửi 1 thư mục vụ đến mọi thành phần Dân Chúa tại Ai Len.
Với các nạn nhân và gia đình họ
Ngỏ lời trước tiên với các nạn nhân bị lạm dụng, ĐTC nhìn nhận sự phản bội kinh khủng mà họ đã phải chịu và ngài đau buồn vì những gì họ phải chịu.
”Anh chị em đã chịu đau khổ kinh khủng và tôi thực sự đau buồn vì tình trạng đó. Tôi biết rằng không gì có thể xóa bỏ đau khổ mà anh chị em đã chịu. Sự tín nhiệm của anh chị em đã bị phản bội và phẩm giá của anh chị em bị chà đạp. Nhiều người trong anh chị em đã trải qua kinh nghiệm này: khi anh chị em có đủ can đảm để nói về những gì đã xảy ra, thì không ai nghe anh chị em. Những người trong anh chị em bị lạm dụng trong các trường nội trú, anh chị em đã phải nhận thức rằng không có cách nào trốn tránh khỏi những đau khổ. Thật là điều dễ hiểu khi anh chị em thấy khó tha thứ hoặc hòa giải với Giáo Hội. Nhân danh Giáo Hội, tôi công khai bày tỏ sự tủi hộ và hối hận mà tất cả chúng tôi cảm thấy. Đồng thời tôi xin anh chị em đừng đánh mất hy vọng. Chính trong tình hiệp thông của Giáo Hội mà chúng ta tìm được con người của Chúa Giêsu Kitô, chính Ngài cũng đã là nạn nhân của bất công và tội lỗi. Như anh chị em, Chúa còn mang những vết thương của đau khổ bất công. Ngài hiểu rõ chiều sâu những đau khổ và hậu quả kéo dài của chúng trong đời sống và trong những quan hệ của anh chị em với tha nhân, kể cả những quan hệ của anh chị em với Giáo Hội. Tôi biết một số người trong anh chị em thấy khó khăn trong việc đi vào một nhà thờ sau những gì đã xảy ra. Nhưng, chính những vết thương của Chúa Kitô, được biến đổi nhờ những đau khổ cứu độ của Ngài, là những dụng cụ nhờ đó quyền lực của sự ác bị phá tan và chúng ta tái sinh vào sự sống và hy vọng. Tôi mạnh mẽ tin nơi quyền năng chữa lành của tình thương hy sinh của Chúa - cả trong những tình trạng tối tăm nhất và không có hy vọng - tình thương của Chúa mang lại sự giải thoát và lời hứa một sự bắt đầu mới”.
”Trong tư cách là mục tử, lo âu cho thiện ích của toàn thể con cái Thiên Chúa, tôi ngỏ lời với anh chị em, khiêm tốn xin anh chị em hãy suy nghĩ về những điều tôi đã nói. Tôi cầu nguyện để, khi đến gần Chúa Kitô và tham gia vào đời sống Giáo Hội của Chúa, một Giáo Hội được thanh tẩy nhờ những việc thống hối và được đổi mới trong đức bác ái mục tử,anh chị em có thể tái khám phá tình yêu vô biên của Chúa Kitô đối với mỗi người chúng ta. Tôi tin tưởng rằng như thế, anh chị em sẽ có thể tìm lại được sự hòa giải, sự bình phục sâu xa trong nội tâm và được an bình” (n.7).
Với các thành phần khác
- Với các LM, tu sĩ đã phạm tội lạm dụng trẻ em, ĐTC nhắc họ rằng họ phải trả lẽ trước mặt Chúa và trước các tòa án được thành lập đúng phép, về những hành động tội lỗi và gian ác mà họ đã phạm. Họ đã phản bội sự tín thác thánh thiêng và tuôn đổ sự ô nhục và mất thanh danh trên các LM tu sĩ khác. Họ gây thiệt hại lớn lao không những cho các nạn nhân, nhưng cho cả sự nhận thức của công chúng về chức linh mục và đời sống tu trì tại Ai Len. ĐTC yêu cầu họ hãy tuân phục những đòi hỏi của công lý và ngài nhắc họ đừng tuyệt vọng về lòng từ bi mà Thiên Chúa vẫn ban cho cả những tội nhân tày đình nhất, nếu họ thống hối, làm việc đền tội và khiêm tốn cầu khẩn ơn tha thứ.
- ĐTC cũng khuyến khích các bậc cha mẹ kiên trì trong nghĩa vụ giáo dục con cái; ngài mời gọi các thiếu niên và người trẻ tìm thấy trong Giáo Hội cơ hội để gặp gỡ sinh động với Chúa Kitô, và đừng để mình bị ngăn chặn vì sự thiếu sót của một vài LM, tu sĩ.
- ĐTC khuyên các LM tu sĩ đừng nản chí, trái lại hãy canh tân lòng tận tụy thi hành công tác tông đồ, hoạt động hòa hợp với các bề trên của mình để mang lại sức sống và năng động mới cho Giáo Hội tại Ai Len qua chứng tá sống động của họ về hoạt động cứu độ của Chúa.
Với các GM tại Ai Len, ĐTC ghi nhận những sai lầm trọng trọng trong phán đoán và sự thiếu sót trong việc lãnh đạo của nhiều GM, vì đã không áp dụng đúng đắn các biện pháp giáo luật để trả lời cho những vụ tố cáo lạm dụng. ĐTC khuyến khích các GM tiếp tục quyết tâm sửa chữa lỗi lầm quá khứ và phòng ngừa để chúng khỏi tái diễn.. Các GM cũng cần quyết tâm nên thánh, trở nên gương mẫu, khích lệ các GM và tín hữu tham gia đời sống và sứ mạng của Giáo Hội.
Sau cùng ĐTC đưa ra một số đề nghị thực hành để thúc đẩy sự canh tân của Giáo Hội tại Ai Len. Ngài yêu cầu làm việc thống hối vào những ngày thứ sau trong vòng 1 năm trời cho đến lễ Phục Sinh 2011, để đền tạ vì những tội lạm dụng. ĐTC cổ võ siêng năn lãnh nhận bí tích hòa giải và cầu Mình Thánh Chúa. Ngài cũng loan báo mở cuộc thanh tra tông tòa tại một vài giáo phận, dòng tu và chủng viện tại Ai Len, với sự tham gia của giáo triều Roma, đồng thời ĐTC để nghị thực hiện một chương trình Đại Phúc toàn quốc cho các GM, linh mục và tu sĩ tại Ai Len.
Lá thư của ĐTC kết thúc với lời kinh nguyện cầu cho Giáo Hội tại Ai Len mà ngài đề nghị tất cả các tín hữu dùng để cầu xin ơn chữa lành và đổi mới trong thời kỳ khó khăn hiện nay”.
Vài phản ứng
- Tuyên bố trong cuộc họp báo giới thiệu thư của ĐTC, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, khẳng định rằng ĐTC vẫn luôn dấn thân chống lại nền văn hóa che dấu và im lặng về những vụ lạm dụng này. Thư mục vụ của ĐTC gửi các tín hữu Công Giáo Ai Len thực là một văn kiện không tìm cách bào chữa, nhưng chân thành và thẳng thắng. Thư này tập trung vào Giáo Hội, và những trách nhiệm của các phần tử Giáo Hội, về những đau khổ đã gây cho người khác và không muốn đẩy trách nhiệm đi tới nhau”.
- Về phần ĐHY Sean Brady, TGM giáo phận Armagh, Giáo Chủ Công Giáo Ai Len, ngài đã cám ơn ĐTC và gọi đây là một bước quan trọng để canh tân Giáo Hội tại Ai Len, thêm một bước tiến trong tiến trình đổi mới và chữa lành. Chúng ta hãy cầu nguyện để thư này là một khởi đầu một thời kỳ tái sinh cho Giáo Hội”.
ĐHY Brady nói thêm rằng ”Tôi chào mừng lá thư này. Tôi rất biết ơn đối với ĐTC vì lòng từ nhân và quan tâm sâu xa của ngài.. Ngài nói Giáo Hội tại Ai Len phải nhìn nhận trước mặt Chúa và tha nhân những tội nặng đã phạm chống lại các trẻ em vô phương thế tự vệ”.
Mặt khác Đức TGM Zollitsch, Chủ tịch HĐGM Đức, cũng nói rằng thư của ĐTC cũng là một lời cảnh giác đối với Giáo Hội tại Đức chúng tôi và có giá trị đối với toàn thể Giáo Hội” (SD 20-3-2010)
Trong thư dài khoảng 10 trang chia làm 14 đoạn, ĐTC bày tỏ kinh hoàng và đau buồn khôn tả vì những vụ lạm dụng tính dục do một số LM gây ra cho người trẻ và cách thức mà các GM Ai Len và Bề trên dòng tu xử lý những vụ này. Ngài kêu gọi các tín hữu quan tâm đọc trọn lá thư của ngài.
ĐTC nhắc các tín hữu Công Giáo Ai Len nhớ đến đá tảng xuất phát của họ (Is 51,1), đặc biệt là sự đóng góp quan trọng mà các thừa sai Ai Len đã mang lại cho nền văn minh của Âu Châu và phổ biến Kitô giáo tại mọi đại lục.
Trong những thập niên gần đây có nhiều thách đố đối với đức tin tại Ai Len, giữa lúc xã hội biến đổi mau lẹ và có sự suy giảm lòng gắn bó với những tập tục sùng mộ truyền thống và việc thực hành các bí tích. Đó là bối cảnh cần để ý để hiểu cách thức mà Giáo Hội đã đương đầu với vấn đề lạm dụng tính dục trẻ em.
ĐTC nhắc đến nhiều yếu tố đã tạo nên vấn đề, như sự huấn luyện thiếu sót về luân lý và tu đức trong các chủng viện và tập viện, xu hướng trong xã hội ủng hộ giáo sĩ và những nhân vật khác có quyền bính, sự lo lắng không đúng chỗ về thanh danh của Giáo Hội và nhắm tránh gương mù đã làm cho các vị lãnh đạo Giáo Hội không áp dụng đúng đắn những hình phạt cần thiết theo giáo luật hiện hành. ĐTC nhấn mạnh rằng ”Chỉ khi nào cứu xét kỹ lượng nhiều yếu tố gây ra cuộc khủng hoảng thì mới có thể xác định rõ các nguyên do và tìm được phương dược hữu hiệu”.
Trong thư ĐTC cho biết hơn một lần ngài đã muốn gặp các nạn nhân bị lạm dụng tính dục, lắng nghe thảm trạng của họ, cầu nguyện với họ và cho họ, và ngài cũng sẵn sàng làm như thế trong tương lai.
ĐTC nhắc lại cuộc gặp gỡ của ngài với các GM Ai Len hồi tháng 2 vừa qua tại Vatican để cứu xét tình hình và tìm phương thế sửa chữa đồng thời thông báo ý định gửi 1 thư mục vụ đến mọi thành phần Dân Chúa tại Ai Len.
Với các nạn nhân và gia đình họ
Ngỏ lời trước tiên với các nạn nhân bị lạm dụng, ĐTC nhìn nhận sự phản bội kinh khủng mà họ đã phải chịu và ngài đau buồn vì những gì họ phải chịu.
”Anh chị em đã chịu đau khổ kinh khủng và tôi thực sự đau buồn vì tình trạng đó. Tôi biết rằng không gì có thể xóa bỏ đau khổ mà anh chị em đã chịu. Sự tín nhiệm của anh chị em đã bị phản bội và phẩm giá của anh chị em bị chà đạp. Nhiều người trong anh chị em đã trải qua kinh nghiệm này: khi anh chị em có đủ can đảm để nói về những gì đã xảy ra, thì không ai nghe anh chị em. Những người trong anh chị em bị lạm dụng trong các trường nội trú, anh chị em đã phải nhận thức rằng không có cách nào trốn tránh khỏi những đau khổ. Thật là điều dễ hiểu khi anh chị em thấy khó tha thứ hoặc hòa giải với Giáo Hội. Nhân danh Giáo Hội, tôi công khai bày tỏ sự tủi hộ và hối hận mà tất cả chúng tôi cảm thấy. Đồng thời tôi xin anh chị em đừng đánh mất hy vọng. Chính trong tình hiệp thông của Giáo Hội mà chúng ta tìm được con người của Chúa Giêsu Kitô, chính Ngài cũng đã là nạn nhân của bất công và tội lỗi. Như anh chị em, Chúa còn mang những vết thương của đau khổ bất công. Ngài hiểu rõ chiều sâu những đau khổ và hậu quả kéo dài của chúng trong đời sống và trong những quan hệ của anh chị em với tha nhân, kể cả những quan hệ của anh chị em với Giáo Hội. Tôi biết một số người trong anh chị em thấy khó khăn trong việc đi vào một nhà thờ sau những gì đã xảy ra. Nhưng, chính những vết thương của Chúa Kitô, được biến đổi nhờ những đau khổ cứu độ của Ngài, là những dụng cụ nhờ đó quyền lực của sự ác bị phá tan và chúng ta tái sinh vào sự sống và hy vọng. Tôi mạnh mẽ tin nơi quyền năng chữa lành của tình thương hy sinh của Chúa - cả trong những tình trạng tối tăm nhất và không có hy vọng - tình thương của Chúa mang lại sự giải thoát và lời hứa một sự bắt đầu mới”.
”Trong tư cách là mục tử, lo âu cho thiện ích của toàn thể con cái Thiên Chúa, tôi ngỏ lời với anh chị em, khiêm tốn xin anh chị em hãy suy nghĩ về những điều tôi đã nói. Tôi cầu nguyện để, khi đến gần Chúa Kitô và tham gia vào đời sống Giáo Hội của Chúa, một Giáo Hội được thanh tẩy nhờ những việc thống hối và được đổi mới trong đức bác ái mục tử,anh chị em có thể tái khám phá tình yêu vô biên của Chúa Kitô đối với mỗi người chúng ta. Tôi tin tưởng rằng như thế, anh chị em sẽ có thể tìm lại được sự hòa giải, sự bình phục sâu xa trong nội tâm và được an bình” (n.7).
Với các thành phần khác
- Với các LM, tu sĩ đã phạm tội lạm dụng trẻ em, ĐTC nhắc họ rằng họ phải trả lẽ trước mặt Chúa và trước các tòa án được thành lập đúng phép, về những hành động tội lỗi và gian ác mà họ đã phạm. Họ đã phản bội sự tín thác thánh thiêng và tuôn đổ sự ô nhục và mất thanh danh trên các LM tu sĩ khác. Họ gây thiệt hại lớn lao không những cho các nạn nhân, nhưng cho cả sự nhận thức của công chúng về chức linh mục và đời sống tu trì tại Ai Len. ĐTC yêu cầu họ hãy tuân phục những đòi hỏi của công lý và ngài nhắc họ đừng tuyệt vọng về lòng từ bi mà Thiên Chúa vẫn ban cho cả những tội nhân tày đình nhất, nếu họ thống hối, làm việc đền tội và khiêm tốn cầu khẩn ơn tha thứ.
- ĐTC cũng khuyến khích các bậc cha mẹ kiên trì trong nghĩa vụ giáo dục con cái; ngài mời gọi các thiếu niên và người trẻ tìm thấy trong Giáo Hội cơ hội để gặp gỡ sinh động với Chúa Kitô, và đừng để mình bị ngăn chặn vì sự thiếu sót của một vài LM, tu sĩ.
- ĐTC khuyên các LM tu sĩ đừng nản chí, trái lại hãy canh tân lòng tận tụy thi hành công tác tông đồ, hoạt động hòa hợp với các bề trên của mình để mang lại sức sống và năng động mới cho Giáo Hội tại Ai Len qua chứng tá sống động của họ về hoạt động cứu độ của Chúa.
Với các GM tại Ai Len, ĐTC ghi nhận những sai lầm trọng trọng trong phán đoán và sự thiếu sót trong việc lãnh đạo của nhiều GM, vì đã không áp dụng đúng đắn các biện pháp giáo luật để trả lời cho những vụ tố cáo lạm dụng. ĐTC khuyến khích các GM tiếp tục quyết tâm sửa chữa lỗi lầm quá khứ và phòng ngừa để chúng khỏi tái diễn.. Các GM cũng cần quyết tâm nên thánh, trở nên gương mẫu, khích lệ các GM và tín hữu tham gia đời sống và sứ mạng của Giáo Hội.
Sau cùng ĐTC đưa ra một số đề nghị thực hành để thúc đẩy sự canh tân của Giáo Hội tại Ai Len. Ngài yêu cầu làm việc thống hối vào những ngày thứ sau trong vòng 1 năm trời cho đến lễ Phục Sinh 2011, để đền tạ vì những tội lạm dụng. ĐTC cổ võ siêng năn lãnh nhận bí tích hòa giải và cầu Mình Thánh Chúa. Ngài cũng loan báo mở cuộc thanh tra tông tòa tại một vài giáo phận, dòng tu và chủng viện tại Ai Len, với sự tham gia của giáo triều Roma, đồng thời ĐTC để nghị thực hiện một chương trình Đại Phúc toàn quốc cho các GM, linh mục và tu sĩ tại Ai Len.
Lá thư của ĐTC kết thúc với lời kinh nguyện cầu cho Giáo Hội tại Ai Len mà ngài đề nghị tất cả các tín hữu dùng để cầu xin ơn chữa lành và đổi mới trong thời kỳ khó khăn hiện nay”.
Vài phản ứng
- Tuyên bố trong cuộc họp báo giới thiệu thư của ĐTC, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, khẳng định rằng ĐTC vẫn luôn dấn thân chống lại nền văn hóa che dấu và im lặng về những vụ lạm dụng này. Thư mục vụ của ĐTC gửi các tín hữu Công Giáo Ai Len thực là một văn kiện không tìm cách bào chữa, nhưng chân thành và thẳng thắng. Thư này tập trung vào Giáo Hội, và những trách nhiệm của các phần tử Giáo Hội, về những đau khổ đã gây cho người khác và không muốn đẩy trách nhiệm đi tới nhau”.
- Về phần ĐHY Sean Brady, TGM giáo phận Armagh, Giáo Chủ Công Giáo Ai Len, ngài đã cám ơn ĐTC và gọi đây là một bước quan trọng để canh tân Giáo Hội tại Ai Len, thêm một bước tiến trong tiến trình đổi mới và chữa lành. Chúng ta hãy cầu nguyện để thư này là một khởi đầu một thời kỳ tái sinh cho Giáo Hội”.
ĐHY Brady nói thêm rằng ”Tôi chào mừng lá thư này. Tôi rất biết ơn đối với ĐTC vì lòng từ nhân và quan tâm sâu xa của ngài.. Ngài nói Giáo Hội tại Ai Len phải nhìn nhận trước mặt Chúa và tha nhân những tội nặng đã phạm chống lại các trẻ em vô phương thế tự vệ”.
Mặt khác Đức TGM Zollitsch, Chủ tịch HĐGM Đức, cũng nói rằng thư của ĐTC cũng là một lời cảnh giác đối với Giáo Hội tại Đức chúng tôi và có giá trị đối với toàn thể Giáo Hội” (SD 20-3-2010)
Cầu cho các tín hữu kitô bị bách hại vì Tin Mừng kiên trì làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa
Linh Tiến Khải
19:56 20/03/2010
Từ vài năm qua phong trào bách hại các tín hữu kitô ngày càng gia tăng tại nhiều nơi trên thế giới trong đó có các nước như Irak, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Nigeria và cả Việt Nam nữa. Đây là lý do giải thích tại sao trong tháng 4 tới này Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hiệp ý với tín hữu công giáo toàn thế giới cầu xin cho các tín hữu kitô bị bách hại vì Tin Mừng được Chúa Thánh Thần nâng đỡ kiên trì làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với toàn thể nhân loại.
Hôm mùng 5 tháng 3 vừa qua trong cuộc nói chuyện qua điện thoại với hãng tin Fides của Bộ Truyền Giáo, Đức Cha Georges Casmoussa, Tổng Giám Mục công giáo Siro Mossul, cho biết trong các ngày từ 27 tháng 2 tới mùng 1 tháng 3 vừa qua đã có gần một ngàn gia đình gồm 4.400 tín hữu kitô bỏ Mossul để di cư đi nơi khác, vì lo sợ bị sát hại như đã xảy ra cho 8 tín hữu kitô, trong đó có ông thân sinh và hai em trai của LM Mazen Ishoa, bị sát hại ngay tại tư gia ngày 23 tháng 2. Đức Tổng Giám Mục Casmoussa cho biết đậy là thời gian đen tối đối với tín hữu kitô Irak. Và mỗi khi có các cuộc bầu cử là tín hữu lại bị đe dọa và sát hại. Các kitô hữu muốn có quyền công dân trọn vẹn và yêu cầu chính quyền bảo đảm cho các quyền con người, các quyền dân sự xã hội kinh tế, chính trị và tôn giáo của họ.
Ngày mùng 4 tháng 3 vừa qua Đức Cha Shlemon Warduni, Giám Mục Phụ tá Tòa Thượng Phụ Canđê Baghdad, cũng cho biết kitô hữu Irak là nạn nhân của các nhóm hồi cuồng tín và tình hình chính trị xã hội bất ổn tại Irak. Mục đích các vụ khủng bố sát hại là làm giảm sự hiện diện của kitô hữu, loại trừ, gạt họ ra ngoài lề xã hội và tước đoạt các quyền lợi của họ.
Kể từ khi Hoa Kỳ xâm lăng Irak và lật đổ chính quyền của ông Saddam Hussein hồi năm 2003 đến nay, đã có 2.000 kitô hữu bị sát hại. Hồi tháng 10 năm 2008 làn sóng bạo lực đã khiến cho 12.000 tín hữu rời bỏ Mossul. 40% trên tổng số 1,6 triệu người tị nạn là tín hữu kitô. Hồi năm 1987 số kitô hữu tại Irak là 1,4 triệu. Năm 2003 còn 1,2 triệu và năm 2009 chỉ còn lại 600 ngàn người, nhưng lại phải sống tản mác tại nhiều nơi trong nước vì các vụ tấn kích sát hại.
Bên Ấn Độ các nhóm Ấn cuồng tín cũng ngày càng bách hại các kitô hữu. Trầm trọng nhất là vụ tấn công các làng công giáo trong bang Orissa hồi tháng 8 năm 2008, khiến cho 35 người chết, hàng trăm người bị thương, 150 nhà thờ bị tàn phá, 4.000 tư gia bị thiêu rụi, và 50.000 người phải tị nạn.
Hôm nùng 5 tháng 3 vừa qua 3 Giám Mục công giáo thuộc bang Tamil Nadu đã bị cảnh sát tỉnh Chennai bắt giữ 5 giờ đồng hồ cùng với các linh mục nam nữ tu sĩ và giáo dân, vì tham dự ngày cuối cùng của chiến dịch một tháng tuần hành bênh vực quyền lợi của các anh chị em kitô thuộc giới cùng đinh Dalít. Đó là Đức Cha Anthonisamy Neethinathan, GM Chinglepet, Đức Cha Malayappan Chinnappa, Tổng Giám Mục Madras Mylapore, và Đức Cha Peter Fernando, Tổng Giám Mục Madurai. Mục đích chiến dịch 1 tháng tuần hành vượt qua đoạn đường 800 cây số tới Chennai là để yêu cầu chính quyền Ấn Độ chấm dứt sự kỳ thị đối với các kitô hữu Dalít chiếm 60% tổng số kitô hữu Ấn Độ. Theo luật có từ năm 1950 chính quyền chỉ trợ cấp cho người Dalít thuộc Ấn giáo, sau đó vào năm 1956 nới rộng cho các tín đồ đạo Sikh, và năm 1990 cho các tín đồ Phật giáo, nhưng nhất định không trợ giúp các người Dalít theo Kitô giáo. Hôm mùng 6 tháng 3 Đức Cha Albert D'Souza, Tổng Giám Mục Agra, Tân Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ tuyên bố với hãng tin Fides của Bộ Truyền Giáo rằng các Giám Mục ủng hộ cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng của các anh chị em kitô Dalít. Giáo Hội sẽ luôn luôn đứng về phía người nghèo và những người bị gạt bỏ ngoài lề xã hội. Vì thế Giáo Hội yêu cầu chính quyền liên bang và địa phương, các cơ quan và nhân viên nhà nước cũng như các lực lượng cảnh sát tôn trọng giới lãnh đạo tôn giáo dấn thân thăng tiến các quyền con người.
Bên Indonesia là quốc gia có 250 triệu dân đa số theo Hồi giáo cũng đã xảy ra nhiều vụ bách hại các kitô hữu, đặc biệt khi phong trào Hồi giáo cuồng tín gia tăng hoạt động giữa các năm 1998-2008. 60% trên tổng số 1.140 vụ bách hại các kitô hữu đã xảy ra trong thời gian này. Tệ hại nhất là các vụ bạo động xảy ra tại Ambon và Poso trên quần đảo Maluku, khiến cho hơn 2.000 người thiệt mạng hàng trăm nhà thờ bị đốt phá và 300.000 người phải di cư tị nạn. Chỉ nội trong các năm từ 1999-2002 đã có 200 nhà thờ bị đốt phá.
Tại Nigeria trong các bang miền Bắc nơi có đa số dân theo Hồi giáo các kitô hữu cũng bị bắt bớ và kỳ thị. Các vụ bạo động xảy ra hầu như hàng năm khiến cho hàng trăm người thiệt mạng. Mới nhất là vụ sát hại 500 tín hữu kitô trong ba làng gần tỉnh Jos thủ phủ bang Plateau, bắc Nigeria ngày mùng 7 tháng 3 vừa qua.
Bên Trung Quốc Nhà Nước cộng sản liên tục bách hại các Giám Mục, Linh Mục tu sĩ nam nữ và giáo dân trung thành hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ. Tại Việt Nam Nhà Nước cộng sản cũng không ngừng ăn cướp đất đai của các Giáo Hội, thuê các băng đảng xì ke, cao bồi, du đãng ma túy, tội phạm đánh đập giáo dân và cả các linh mục tu sĩ nam nữ. Nghiêm trọng nhất là vụ Nhà Nước còn huy động hàng trăm công an cảnh sát đặt mìn giật sập Thánh Giá trên nủi Thờ ở Đồng Chiêm, rồi phong tỏa, đấu tố, khủng bố, bắt bớ hành hạ giáo hữu và đánh đập cả tu sĩ nam nữ chủng sinh và những người muốn đến thăm cha xứ và giáo dân của họ đạo nghèo nàn xa xôi hẻo lánh này. Sau các vụ Thiên An, Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Bát Nhã, Đồng Chiêm, Vĩnh Long và nhiều nơi khác, giờ đây tới lượt đất của 2.000 tín hữu giáo xứ Cồn Dầu và đất của dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Các cuộc bách hại và cưỡng đoạt tiếp tục leo thang.
Trước làn sóng bách hại các kitô hữu ngày càng gia tăng tại nhiều nước, trong tháng 4 tới đây hiệp ý với Đức Thánh Cha và tín hữu công giáo toàn thế giới chúng ta hãy cầu xin cho các tín hữu kitô bị bách hại vì Tin Mừng được Chúa Thánh Thần nâng đỡ kiên trì làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với toàn thể nhân loại.
Hôm mùng 5 tháng 3 vừa qua trong cuộc nói chuyện qua điện thoại với hãng tin Fides của Bộ Truyền Giáo, Đức Cha Georges Casmoussa, Tổng Giám Mục công giáo Siro Mossul, cho biết trong các ngày từ 27 tháng 2 tới mùng 1 tháng 3 vừa qua đã có gần một ngàn gia đình gồm 4.400 tín hữu kitô bỏ Mossul để di cư đi nơi khác, vì lo sợ bị sát hại như đã xảy ra cho 8 tín hữu kitô, trong đó có ông thân sinh và hai em trai của LM Mazen Ishoa, bị sát hại ngay tại tư gia ngày 23 tháng 2. Đức Tổng Giám Mục Casmoussa cho biết đậy là thời gian đen tối đối với tín hữu kitô Irak. Và mỗi khi có các cuộc bầu cử là tín hữu lại bị đe dọa và sát hại. Các kitô hữu muốn có quyền công dân trọn vẹn và yêu cầu chính quyền bảo đảm cho các quyền con người, các quyền dân sự xã hội kinh tế, chính trị và tôn giáo của họ.
Ngày mùng 4 tháng 3 vừa qua Đức Cha Shlemon Warduni, Giám Mục Phụ tá Tòa Thượng Phụ Canđê Baghdad, cũng cho biết kitô hữu Irak là nạn nhân của các nhóm hồi cuồng tín và tình hình chính trị xã hội bất ổn tại Irak. Mục đích các vụ khủng bố sát hại là làm giảm sự hiện diện của kitô hữu, loại trừ, gạt họ ra ngoài lề xã hội và tước đoạt các quyền lợi của họ.
Kể từ khi Hoa Kỳ xâm lăng Irak và lật đổ chính quyền của ông Saddam Hussein hồi năm 2003 đến nay, đã có 2.000 kitô hữu bị sát hại. Hồi tháng 10 năm 2008 làn sóng bạo lực đã khiến cho 12.000 tín hữu rời bỏ Mossul. 40% trên tổng số 1,6 triệu người tị nạn là tín hữu kitô. Hồi năm 1987 số kitô hữu tại Irak là 1,4 triệu. Năm 2003 còn 1,2 triệu và năm 2009 chỉ còn lại 600 ngàn người, nhưng lại phải sống tản mác tại nhiều nơi trong nước vì các vụ tấn kích sát hại.
Bên Ấn Độ các nhóm Ấn cuồng tín cũng ngày càng bách hại các kitô hữu. Trầm trọng nhất là vụ tấn công các làng công giáo trong bang Orissa hồi tháng 8 năm 2008, khiến cho 35 người chết, hàng trăm người bị thương, 150 nhà thờ bị tàn phá, 4.000 tư gia bị thiêu rụi, và 50.000 người phải tị nạn.
Hôm nùng 5 tháng 3 vừa qua 3 Giám Mục công giáo thuộc bang Tamil Nadu đã bị cảnh sát tỉnh Chennai bắt giữ 5 giờ đồng hồ cùng với các linh mục nam nữ tu sĩ và giáo dân, vì tham dự ngày cuối cùng của chiến dịch một tháng tuần hành bênh vực quyền lợi của các anh chị em kitô thuộc giới cùng đinh Dalít. Đó là Đức Cha Anthonisamy Neethinathan, GM Chinglepet, Đức Cha Malayappan Chinnappa, Tổng Giám Mục Madras Mylapore, và Đức Cha Peter Fernando, Tổng Giám Mục Madurai. Mục đích chiến dịch 1 tháng tuần hành vượt qua đoạn đường 800 cây số tới Chennai là để yêu cầu chính quyền Ấn Độ chấm dứt sự kỳ thị đối với các kitô hữu Dalít chiếm 60% tổng số kitô hữu Ấn Độ. Theo luật có từ năm 1950 chính quyền chỉ trợ cấp cho người Dalít thuộc Ấn giáo, sau đó vào năm 1956 nới rộng cho các tín đồ đạo Sikh, và năm 1990 cho các tín đồ Phật giáo, nhưng nhất định không trợ giúp các người Dalít theo Kitô giáo. Hôm mùng 6 tháng 3 Đức Cha Albert D'Souza, Tổng Giám Mục Agra, Tân Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ tuyên bố với hãng tin Fides của Bộ Truyền Giáo rằng các Giám Mục ủng hộ cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng của các anh chị em kitô Dalít. Giáo Hội sẽ luôn luôn đứng về phía người nghèo và những người bị gạt bỏ ngoài lề xã hội. Vì thế Giáo Hội yêu cầu chính quyền liên bang và địa phương, các cơ quan và nhân viên nhà nước cũng như các lực lượng cảnh sát tôn trọng giới lãnh đạo tôn giáo dấn thân thăng tiến các quyền con người.
Bên Indonesia là quốc gia có 250 triệu dân đa số theo Hồi giáo cũng đã xảy ra nhiều vụ bách hại các kitô hữu, đặc biệt khi phong trào Hồi giáo cuồng tín gia tăng hoạt động giữa các năm 1998-2008. 60% trên tổng số 1.140 vụ bách hại các kitô hữu đã xảy ra trong thời gian này. Tệ hại nhất là các vụ bạo động xảy ra tại Ambon và Poso trên quần đảo Maluku, khiến cho hơn 2.000 người thiệt mạng hàng trăm nhà thờ bị đốt phá và 300.000 người phải di cư tị nạn. Chỉ nội trong các năm từ 1999-2002 đã có 200 nhà thờ bị đốt phá.
Tại Nigeria trong các bang miền Bắc nơi có đa số dân theo Hồi giáo các kitô hữu cũng bị bắt bớ và kỳ thị. Các vụ bạo động xảy ra hầu như hàng năm khiến cho hàng trăm người thiệt mạng. Mới nhất là vụ sát hại 500 tín hữu kitô trong ba làng gần tỉnh Jos thủ phủ bang Plateau, bắc Nigeria ngày mùng 7 tháng 3 vừa qua.
Bên Trung Quốc Nhà Nước cộng sản liên tục bách hại các Giám Mục, Linh Mục tu sĩ nam nữ và giáo dân trung thành hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ. Tại Việt Nam Nhà Nước cộng sản cũng không ngừng ăn cướp đất đai của các Giáo Hội, thuê các băng đảng xì ke, cao bồi, du đãng ma túy, tội phạm đánh đập giáo dân và cả các linh mục tu sĩ nam nữ. Nghiêm trọng nhất là vụ Nhà Nước còn huy động hàng trăm công an cảnh sát đặt mìn giật sập Thánh Giá trên nủi Thờ ở Đồng Chiêm, rồi phong tỏa, đấu tố, khủng bố, bắt bớ hành hạ giáo hữu và đánh đập cả tu sĩ nam nữ chủng sinh và những người muốn đến thăm cha xứ và giáo dân của họ đạo nghèo nàn xa xôi hẻo lánh này. Sau các vụ Thiên An, Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Bát Nhã, Đồng Chiêm, Vĩnh Long và nhiều nơi khác, giờ đây tới lượt đất của 2.000 tín hữu giáo xứ Cồn Dầu và đất của dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Các cuộc bách hại và cưỡng đoạt tiếp tục leo thang.
Trước làn sóng bách hại các kitô hữu ngày càng gia tăng tại nhiều nước, trong tháng 4 tới đây hiệp ý với Đức Thánh Cha và tín hữu công giáo toàn thế giới chúng ta hãy cầu xin cho các tín hữu kitô bị bách hại vì Tin Mừng được Chúa Thánh Thần nâng đỡ kiên trì làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với toàn thể nhân loại.
Các Dân Biểu ủng hộ tu chính Stupak yểm trợ dự luật y tế của Thượng Viện
Bùi Hữu Thư
21:59 20/03/2010
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Hai dân biểu Công Giáo tự xưng là hai người suốt đời yểm trợ cho đời sống, đã cho hay họ được vững tâm là đạo luật Thượng Viện đã chấp thuận và đang được gửi tới Hạ Viện để bầu phiếu, không bành trướng tài khoản yểm trợ cho việc phá thai. Hai dân biểu Dale Kildee, Dân chủ - Michigan, và Charlie Wilson, Dân chủ - Ohio, trình bày trong một buổi họp báo do tổ chức Faith in Public Life là họ sẽ bỏ phiếu cho dự luật của Thượng Viện. Cuộc bầu phiếu tại Hạ Viện được dự trù vào ngày 21 tháng 3.
Dân biểu Kildee, khi còn trẻ đã sống 6 năm trong một chủng viện nói: ông “luôn luôn yểm trợ đời sống, và đã xin linh mục của ông cố vấn, và “đã đọc phần cấm phá thai của Thượng Viên hơn 10 lần” trước khi lấy quyết định."
Ông nói: “Tôi sẽ được 81 tuổi tháng 9 này, và vào thời điểm này trong đời sống của tôi, tôi không thay đổi ý kiến và bắt đầu ủng hộ việc phá thai. Tôi không muốn đánh mất sự cứu rỗi đời đời.”
Nhưng lập trường của ông lại trái với lập trường của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói rằng ngôn từ hiện thời của Thượng Viện sẽ gia tăng việc tài trợ cho phá thai bằng nhiều phương cách và sẽ đòi hỏi một số người phải trả một phần bảo hiểm để tài trợ cho người khác phá thai.
Các giám mục đã kêu gọi bỏ phiếu “chống” dự luật của Thượng Viện trừ khi có sự sửa đổi. Dân biểu Wilson nói: “ông tin tưởng rằng ngôn ngữ của Thượng Viện duy trì các giá trị bảo vệ đời sống của ông” và không cung cấp ngân khoản liên bang nào cho việc phá thai.
Khi được phỏng vấn, ông đã trả lời: “Tôi đã là một người Công Giáo ủng hộ đời sống suốt trong chức nghiệp của tôi. Tôi đã chứng tỏ điều này và tôi đã đi theo con đường này. Tôi không nghĩ rằng chúng ta đang làm một cái gì để gây nguy hại cho người dân của chúng ta.”
Cả hai dân biểu cũng là hai người đã yểm trợ cho ngôn ngữ phá thai do Dân biểu Bart Stupak, Dân chủ - Michigan, và đã được chấp nhận trong dự luật cải tổ y tế của Hạ Viện.
Các giám mục Hoa Kỳ đã ủng hộ ngôn ngữ này thay vỉ ngôn ngữ được dự luật của Thượng Viện chấp nhận, vì các ngài nói: “dự luật ấy không có trù liệu nào thích nghi để ngăn chặn việc trực tiếp sử dụng ngân khoản Liên Bang cho việc phá thai có lựa chọn."
Dân biểu Kildee, khi còn trẻ đã sống 6 năm trong một chủng viện nói: ông “luôn luôn yểm trợ đời sống, và đã xin linh mục của ông cố vấn, và “đã đọc phần cấm phá thai của Thượng Viên hơn 10 lần” trước khi lấy quyết định."
Ông nói: “Tôi sẽ được 81 tuổi tháng 9 này, và vào thời điểm này trong đời sống của tôi, tôi không thay đổi ý kiến và bắt đầu ủng hộ việc phá thai. Tôi không muốn đánh mất sự cứu rỗi đời đời.”
Nhưng lập trường của ông lại trái với lập trường của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói rằng ngôn từ hiện thời của Thượng Viện sẽ gia tăng việc tài trợ cho phá thai bằng nhiều phương cách và sẽ đòi hỏi một số người phải trả một phần bảo hiểm để tài trợ cho người khác phá thai.
Các giám mục đã kêu gọi bỏ phiếu “chống” dự luật của Thượng Viện trừ khi có sự sửa đổi. Dân biểu Wilson nói: “ông tin tưởng rằng ngôn ngữ của Thượng Viện duy trì các giá trị bảo vệ đời sống của ông” và không cung cấp ngân khoản liên bang nào cho việc phá thai.
Khi được phỏng vấn, ông đã trả lời: “Tôi đã là một người Công Giáo ủng hộ đời sống suốt trong chức nghiệp của tôi. Tôi đã chứng tỏ điều này và tôi đã đi theo con đường này. Tôi không nghĩ rằng chúng ta đang làm một cái gì để gây nguy hại cho người dân của chúng ta.”
Cả hai dân biểu cũng là hai người đã yểm trợ cho ngôn ngữ phá thai do Dân biểu Bart Stupak, Dân chủ - Michigan, và đã được chấp nhận trong dự luật cải tổ y tế của Hạ Viện.
Các giám mục Hoa Kỳ đã ủng hộ ngôn ngữ này thay vỉ ngôn ngữ được dự luật của Thượng Viện chấp nhận, vì các ngài nói: “dự luật ấy không có trù liệu nào thích nghi để ngăn chặn việc trực tiếp sử dụng ngân khoản Liên Bang cho việc phá thai có lựa chọn."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Đông Hà, Quảng Trị, mừng lễ Quan thầy Giuse
Trương Trí
05:32 20/03/2010
QUẢNG TRỊ -- Giáo xứ Đông hà thuộc hạt Quảng trị, tổng giáo Huế. Về địa lý hành chính, thuộc thành phố Đông hà, cách Tòa Tổng Giám mục Huế 75km về phía Bắc.
Xem hình ảnh
Đông hà đã từng xảy ra nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt, gánh chịu nhiều bom đạn, do đó người dân tứ tán khắp nơi. Sau ngày thống nhất đất nước, nhiều người dân bắt đầu quay trở về, nhờ có địa hình thuận lợi, là cửa ngỏ đường 9 sang Lào nên buôn bán sầm uất. Đất lành chim đậu, dân cư ngày càng đông đúc, trong đó có một số giáo dân công giáo. Tuy nhiên, vì không có nhà thờ, không có cha sở, do đó nhiều người đã bỏ kinh sách lễ lạc, thậm chí một số thanh niên lập gia đình không có làm phép hôn phối, do hoàn cảnh cuộc sống, nhiều người lấy vợ lấy chồng là lương dân. Một số giáo dân lại không phải là người bản xứ, mà từ nhiều nơi khác đổ về đây mưu sinh. Họ không biết nhau nên cũng khó có thể tập trung để đọc kinh cầu nguyện.
Đức Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể sau khi nhận chức vụ Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế, ngài rất lo lắng và ưu tư cho con chiên nơi đây. Ngài bằng mọi cách liên hệ với chính quyền các cấp để có thể thiết lập một giáo xứ. Năm 1997, cha Giuse Trần văn Tuyên được cử ra coi sóc, từ đó ngài bắt đầu xây dựng nhà thờ, nhà xứ. Năm 1999, một ngôi nhà thờ khang trang đồ sộ mọc lên uy nghi sừng sững giữa vùng đất khô cằn đá sỏi. Từ khi có nhà thờ, một số giáo dân bắt đầu tập trung về đây dự lễ, các sinh hoạt dần ổn định, số lượng giáo dân ngày càng đông hơn.
Năm 2008, cha Phêrô Phạm ngọc Hoa được bổ nhiệm thay cha Giuse tuổi già, với sức trẻ năng nổ và đầy nhiệt huyết, cha Phêrô củng cố mọi sinh hoạt, thành lập các hội đoàn như Ca đoàn, giáo lý từ khai tâm đến dự bị hôn nhân, Mẹ gia đình, Gia đình trẻ. Lại được một thầy Đại chủng sinh và bốn nữ tu Hội dòng Mến Thánh giá giúp sức, mặc dù các nữ tu phải chăm sóc nuôi dạy 28 em khuyết tật và mồ côi, người dân tộc thiểu số. Như hổ thêm cánh, như rồng thêm chân, cha quản xứ Phêrô ngày càng dẫn dắt giáo xứ vững mạnh. Với bản tính hòa đồng được mọi người yêu mến, từ con trẻ đến người già đều quý trọng cha quản xứ.
Hiện nay giáo xứ có trên 750 giáo dân, hầu hết đều ở cách xa nhà thờ, nhưng rất nhiệt tình cộng tác với giáo xứ. Nhất là gia đình trẻ, ca đoàn đều là những người đứng tuổi, thậm chí có nhiều người có vợ hoặc chồng là người lương nhưng họ vẫn hăng say cộng tác với giáo xứ.
Chiều ngày 19.3, lễ Thánh cả Giuse, bổn mạng của giáo xứ, mặc dù là ngày làm việc nhưng thánh lễ mừng bổn mạng lúc 4giờ 30 chiều, nên rất đông giáo dân tham dự. Đối với cộng đoàn, đây là ngày trọng đại nhất của giáo xứ, cũng là dịp để cộng đoàn gắn kết với nhau hơn, làm quen với nhau tạo tình thân mật và cùng giúp đở nhau trong công việc. Nên sau thánh lễ, toàn thể giáo xứ, từ già trẻ lớn bé đều tập trung dự tiệc mừng tại sân nhà cha xứ, những gia đình lương dân ở xung quanh nhà thờ cũng được mời chung vui với giáo xứ. Kinh phí tổ chức do những người hảo tâm tự nguyện đóng góp. Một buổi văn nghệ tự diễn do các em thiếu nhi khai tâm, các lớp giáo lý cấp ba và dự bị hôn nhân, ca đoàn và gia đình trẻ thật sôi nổi và vui nhộn. Tất cả mọi người đều hòa chung một niềm vui.
Một cảm nhận đối với người viết là sự hòa đồng và đoàn kết yêu thương của mọi người, tất cả đều nhiệt tình và hăng say, mặc dù giáo dân ở đây từ khắp nơi quy tụ về. Họ sống chan hòa trong tình anh em cùng chung một Cha trên trời.
Xem hình ảnh
Đông hà đã từng xảy ra nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt, gánh chịu nhiều bom đạn, do đó người dân tứ tán khắp nơi. Sau ngày thống nhất đất nước, nhiều người dân bắt đầu quay trở về, nhờ có địa hình thuận lợi, là cửa ngỏ đường 9 sang Lào nên buôn bán sầm uất. Đất lành chim đậu, dân cư ngày càng đông đúc, trong đó có một số giáo dân công giáo. Tuy nhiên, vì không có nhà thờ, không có cha sở, do đó nhiều người đã bỏ kinh sách lễ lạc, thậm chí một số thanh niên lập gia đình không có làm phép hôn phối, do hoàn cảnh cuộc sống, nhiều người lấy vợ lấy chồng là lương dân. Một số giáo dân lại không phải là người bản xứ, mà từ nhiều nơi khác đổ về đây mưu sinh. Họ không biết nhau nên cũng khó có thể tập trung để đọc kinh cầu nguyện.
Đức Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể sau khi nhận chức vụ Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế, ngài rất lo lắng và ưu tư cho con chiên nơi đây. Ngài bằng mọi cách liên hệ với chính quyền các cấp để có thể thiết lập một giáo xứ. Năm 1997, cha Giuse Trần văn Tuyên được cử ra coi sóc, từ đó ngài bắt đầu xây dựng nhà thờ, nhà xứ. Năm 1999, một ngôi nhà thờ khang trang đồ sộ mọc lên uy nghi sừng sững giữa vùng đất khô cằn đá sỏi. Từ khi có nhà thờ, một số giáo dân bắt đầu tập trung về đây dự lễ, các sinh hoạt dần ổn định, số lượng giáo dân ngày càng đông hơn.
Năm 2008, cha Phêrô Phạm ngọc Hoa được bổ nhiệm thay cha Giuse tuổi già, với sức trẻ năng nổ và đầy nhiệt huyết, cha Phêrô củng cố mọi sinh hoạt, thành lập các hội đoàn như Ca đoàn, giáo lý từ khai tâm đến dự bị hôn nhân, Mẹ gia đình, Gia đình trẻ. Lại được một thầy Đại chủng sinh và bốn nữ tu Hội dòng Mến Thánh giá giúp sức, mặc dù các nữ tu phải chăm sóc nuôi dạy 28 em khuyết tật và mồ côi, người dân tộc thiểu số. Như hổ thêm cánh, như rồng thêm chân, cha quản xứ Phêrô ngày càng dẫn dắt giáo xứ vững mạnh. Với bản tính hòa đồng được mọi người yêu mến, từ con trẻ đến người già đều quý trọng cha quản xứ.
Hiện nay giáo xứ có trên 750 giáo dân, hầu hết đều ở cách xa nhà thờ, nhưng rất nhiệt tình cộng tác với giáo xứ. Nhất là gia đình trẻ, ca đoàn đều là những người đứng tuổi, thậm chí có nhiều người có vợ hoặc chồng là người lương nhưng họ vẫn hăng say cộng tác với giáo xứ.
Chiều ngày 19.3, lễ Thánh cả Giuse, bổn mạng của giáo xứ, mặc dù là ngày làm việc nhưng thánh lễ mừng bổn mạng lúc 4giờ 30 chiều, nên rất đông giáo dân tham dự. Đối với cộng đoàn, đây là ngày trọng đại nhất của giáo xứ, cũng là dịp để cộng đoàn gắn kết với nhau hơn, làm quen với nhau tạo tình thân mật và cùng giúp đở nhau trong công việc. Nên sau thánh lễ, toàn thể giáo xứ, từ già trẻ lớn bé đều tập trung dự tiệc mừng tại sân nhà cha xứ, những gia đình lương dân ở xung quanh nhà thờ cũng được mời chung vui với giáo xứ. Kinh phí tổ chức do những người hảo tâm tự nguyện đóng góp. Một buổi văn nghệ tự diễn do các em thiếu nhi khai tâm, các lớp giáo lý cấp ba và dự bị hôn nhân, ca đoàn và gia đình trẻ thật sôi nổi và vui nhộn. Tất cả mọi người đều hòa chung một niềm vui.
Một cảm nhận đối với người viết là sự hòa đồng và đoàn kết yêu thương của mọi người, tất cả đều nhiệt tình và hăng say, mặc dù giáo dân ở đây từ khắp nơi quy tụ về. Họ sống chan hòa trong tình anh em cùng chung một Cha trên trời.
Giáo Phận Đà Nẵng Mừng Lễ Thánh Giuse
Paul Maria
05:34 20/03/2010
ĐÀ NẴNG - Chiều ngày 19/3/2010, lúc 17 giờ 00 tại Nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng đã cử hành trọng thể lễ Thánh Giuse - Bạn Trăm Năm Đức Maria: Bổn mạng Giáo Hội Hoàn Vũ, Giáo Hội Việt Nam và cũng là bổn mạng của Đức Giám Mục Giáo phận cùng rất nhiều Đức Cha trong HĐGM Việt Nam. Thánh lễ đặc biệt vì nằm trong Năm Thánh 2010.
Xem hình ảnh
Dẫn đầu Đoàn rước do Đức Cha Giuse chủ sự cùng Quý Cha trong Giáo phận là 120 cặp vợ chồng thuộc Hội Thăng Tiến Hôn Nhân & Gia Đình của Giáo phận với đồng phục chỉnh tề và đẹp mắt.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse đã nhấn mạnh đến sự kính yêu đặc biệt của Giáo Hội đối với Thánh Giuse. Không một Nhà thờ nào trên khắp thế giới mà thiếu vắng tượng ảnh của Ngài. Người ta thường tạc tượng ảnh Ngài bồng trên tay Chúa Giêsu - Con Thiên Chúa Làm Người. Thật sự, nếu Thánh Giuse, Đức Maria mà không gắn kết với Chúa Giêsu thì các Ngài không còn là Thánh nữa, Chương trình Cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa chắc chắn không thể nào được thực hiện. Đúng vậy, các Ngài đã được chọn để cho cộng tác mật thiết với Đức Kitô trong công cuộc cứu rỗi trần gian.
Bài Tin Mừng hôm nay nhắc đến việc Thiên Thần truyền cho Thánh Giuse hãy chấp nhận Maria về làm vợ mình. Trong tình cảnh bối rối, éo le, không hề đúng ý muốn của mình khi Ngài " toan lìa bỏ Maria ra đi cách kín đáo ", vậy mà Thánh Giuse khiêm hạ chấp nhận, không một lời chất vấn, không một chút ngại ngùng để thưa " Xin Vâng " như chính Đức Maria.
Thánh Giuse là Quan Thầy của Giáo Hội Hoàn vũ, của Giáo Hội Việt nam và của rất nhiều Giáo phận. Ngài được tôn vinh là " Quản cai Gia nghiệp của Chúa ". Là Đấng dưỡng dục, bảo vệ Chúa Giêsu suốt bao năm tháng nơi thế trần: Chúa Giêsu chính là Gia nghiệp Thiên Chúa, Gia nghiệp của Hội Thánh và là Gia nghiệp của chúng ta, một Gia nghiệp Yêu Thương của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Mỗi gia đình được mời gọi sống theo gương Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse. Đây là sứ vụ Chúa trao cho để mọi người nổ lực biến gia đình mình nên Thánh mặc dù không hề đơn giản. Thánh Gia Thất đã nên phương cách và gương sáng dẫn bước mỗi gia đình chúng ta nên Thánh: Nhìn, gẫm, học, hiểu, tin, cậy.. . vào Thiên Chúa và sống theo Thánh Ý Người.
Mừng lễ hôm nay, chúng ta xin cùng Chúa, nhờ lời khẩn cầu thế giá của Thánh Giuse, cho từng gia đình Công giáo đang sống trong một xã hội đầy rẩy thử thách, cam go, nhiều cạm bẩy, nhiều bóng tối quỷ ma... luôn đe dọa đời sống Đức Tin, đe dọa đời sống làm con Thiên Chúa, biết can đảm noi theo thánh Gia Thất để thành muối thành men thành ánh đèn thắp sáng niềm tin Kitô từ trong gia đình rồi lan tỏa khắp xã hội.
Kết thúc Thánh lễ, mọi người hân hoan đón nhận Phép lành Toán Xá của Đức Giám Mục Giáo phận.
Cộng đoàn Phụng vụ tha thiết cầu nguyện cho Đức Cha Giuse và cá các Đấng Bậc trong Giáo Hội Việt Nam nhận Thánh Giuse làm Quan Thầy để xin Ngài bầu cử cùng Chúa ban tràn muôn ơn Thánh và bình an.
Xem hình ảnh
Dẫn đầu Đoàn rước do Đức Cha Giuse chủ sự cùng Quý Cha trong Giáo phận là 120 cặp vợ chồng thuộc Hội Thăng Tiến Hôn Nhân & Gia Đình của Giáo phận với đồng phục chỉnh tề và đẹp mắt.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse đã nhấn mạnh đến sự kính yêu đặc biệt của Giáo Hội đối với Thánh Giuse. Không một Nhà thờ nào trên khắp thế giới mà thiếu vắng tượng ảnh của Ngài. Người ta thường tạc tượng ảnh Ngài bồng trên tay Chúa Giêsu - Con Thiên Chúa Làm Người. Thật sự, nếu Thánh Giuse, Đức Maria mà không gắn kết với Chúa Giêsu thì các Ngài không còn là Thánh nữa, Chương trình Cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa chắc chắn không thể nào được thực hiện. Đúng vậy, các Ngài đã được chọn để cho cộng tác mật thiết với Đức Kitô trong công cuộc cứu rỗi trần gian.
Bài Tin Mừng hôm nay nhắc đến việc Thiên Thần truyền cho Thánh Giuse hãy chấp nhận Maria về làm vợ mình. Trong tình cảnh bối rối, éo le, không hề đúng ý muốn của mình khi Ngài " toan lìa bỏ Maria ra đi cách kín đáo ", vậy mà Thánh Giuse khiêm hạ chấp nhận, không một lời chất vấn, không một chút ngại ngùng để thưa " Xin Vâng " như chính Đức Maria.
Thánh Giuse là Quan Thầy của Giáo Hội Hoàn vũ, của Giáo Hội Việt nam và của rất nhiều Giáo phận. Ngài được tôn vinh là " Quản cai Gia nghiệp của Chúa ". Là Đấng dưỡng dục, bảo vệ Chúa Giêsu suốt bao năm tháng nơi thế trần: Chúa Giêsu chính là Gia nghiệp Thiên Chúa, Gia nghiệp của Hội Thánh và là Gia nghiệp của chúng ta, một Gia nghiệp Yêu Thương của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Mỗi gia đình được mời gọi sống theo gương Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse. Đây là sứ vụ Chúa trao cho để mọi người nổ lực biến gia đình mình nên Thánh mặc dù không hề đơn giản. Thánh Gia Thất đã nên phương cách và gương sáng dẫn bước mỗi gia đình chúng ta nên Thánh: Nhìn, gẫm, học, hiểu, tin, cậy.. . vào Thiên Chúa và sống theo Thánh Ý Người.
Mừng lễ hôm nay, chúng ta xin cùng Chúa, nhờ lời khẩn cầu thế giá của Thánh Giuse, cho từng gia đình Công giáo đang sống trong một xã hội đầy rẩy thử thách, cam go, nhiều cạm bẩy, nhiều bóng tối quỷ ma... luôn đe dọa đời sống Đức Tin, đe dọa đời sống làm con Thiên Chúa, biết can đảm noi theo thánh Gia Thất để thành muối thành men thành ánh đèn thắp sáng niềm tin Kitô từ trong gia đình rồi lan tỏa khắp xã hội.
Kết thúc Thánh lễ, mọi người hân hoan đón nhận Phép lành Toán Xá của Đức Giám Mục Giáo phận.
Cộng đoàn Phụng vụ tha thiết cầu nguyện cho Đức Cha Giuse và cá các Đấng Bậc trong Giáo Hội Việt Nam nhận Thánh Giuse làm Quan Thầy để xin Ngài bầu cử cùng Chúa ban tràn muôn ơn Thánh và bình an.
Giáo xứ Tam Hà mừng lễ thánh Giuse trong tâm tình tri ân
Tam Hà
06:05 20/03/2010
Giáo xứ Tam Hà hôm 19.3 long trọng mừng lễ quan thầy Giuse của Cha chính xứ. Cùng đồng tế với Cha Giuse còn có Cha phụ tá Gian Baotixita và cha khách Stephanô, với sự hiện diện đông đảo của cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ, các hội đoàn công giáo tiến hành của giáo xứ Tam Hà. Chia sẻ niềm vui với giáo xứ còn có sự hiện diện đại diện chúc mừng của quý Nữ tu Dòng Con Đức Mẹ phù hộ.
Xem hình ảnh
Trước khi vào thánh lễ ông chánh HĐMVGX đại diện cộng đoàn giáo xứ có đôi lời chúc mừng quan thày của Cha Giuse chánh xứ, quý Cha, quý Ông đang hiện diện trong nhà thờ trong giờ phút này và những ai đã nhận thánh cả Giuse làm bổn mạng và mong rằng Ngài luôn ở cùng mọi người trong từng phút giây của cuộc đời.
Cha chánh xứ Giuse chia sẻ với cộng đoàn giáo dân trong tâm tình của một người Mục Tử qua hơn 30 năm tại giáo xứ Ngài mong mọi người luôn câu nguyện cùng Thiên Chúa cho ơn cho mỗi người và cầu chúc tin tưởng vào sự hiệp thông của cộng đoàn trong những giờ cầu nguyện, trong thánh lễ và trong đời sống hằng ngày.
Cha chánh xứ cũng nhấn mạnh lại những công đức của thánh cả Giuse qua các mầu nhiệm xin vâng lời truyền Thiên Chúa qua lời của Thiên Thần trao ban mà chúng ta phải noi theo trong đời sống hằng ngày.
Góp phần làm cho thánh lễ thêm phần trang nghiêm và thánh thiện là ca đoàn Phục Sinh trong phần phụng vụ làm cho buổi lễ mừng quan thày Giuse diễn ra trong không khí trang nghiêm và lắng đọng.
Kết thúc thánh lễ là một bài thánh ca mà cộng đoàn cùng hát vang lên thay lời chúc mừng và nhắc nhớ một lần nữa gởi tới quý Cha, quý Ông, quý Anh đã nhận lấy thánh Giuse làm bổn mạng.
Xem hình ảnh
Trước khi vào thánh lễ ông chánh HĐMVGX đại diện cộng đoàn giáo xứ có đôi lời chúc mừng quan thày của Cha Giuse chánh xứ, quý Cha, quý Ông đang hiện diện trong nhà thờ trong giờ phút này và những ai đã nhận thánh cả Giuse làm bổn mạng và mong rằng Ngài luôn ở cùng mọi người trong từng phút giây của cuộc đời.
Cha chánh xứ Giuse chia sẻ với cộng đoàn giáo dân trong tâm tình của một người Mục Tử qua hơn 30 năm tại giáo xứ Ngài mong mọi người luôn câu nguyện cùng Thiên Chúa cho ơn cho mỗi người và cầu chúc tin tưởng vào sự hiệp thông của cộng đoàn trong những giờ cầu nguyện, trong thánh lễ và trong đời sống hằng ngày.
Cha chánh xứ cũng nhấn mạnh lại những công đức của thánh cả Giuse qua các mầu nhiệm xin vâng lời truyền Thiên Chúa qua lời của Thiên Thần trao ban mà chúng ta phải noi theo trong đời sống hằng ngày.
Góp phần làm cho thánh lễ thêm phần trang nghiêm và thánh thiện là ca đoàn Phục Sinh trong phần phụng vụ làm cho buổi lễ mừng quan thày Giuse diễn ra trong không khí trang nghiêm và lắng đọng.
Kết thúc thánh lễ là một bài thánh ca mà cộng đoàn cùng hát vang lên thay lời chúc mừng và nhắc nhớ một lần nữa gởi tới quý Cha, quý Ông, quý Anh đã nhận lấy thánh Giuse làm bổn mạng.
Giáo xứ Tân Lý khai Mạc Năm Thánh nhân dịp giáo xứ kỉ niệm 125 năm thành lập
Hồng Hương
13:41 20/03/2010
PHAN THIẾT - Sáng ngày 20.3.2010, Giáo xứ Tân Lý, hạt Hàm tân, Gp Phan Thiết hân hoan đón mừng Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Quý Cha, nam nữ tu sĩ và quan khách đến chia vui và hiệp dâng lời tạ ơn Thiên Chúa trong thánh lễ Khai Mạc Năm Thánh nhân dịp giáo xứ kỉ niệm 125 năm thành lập (1885-2010).
Đôi nét lịch sử thành lập
Nhìn ngắm ngôi thánh đường khang trang rực rỡ cờ hoa mừng 125 năm thành lập của Giáo xứ Tân Lý hôm nay, chợt nhớ về những ngày đầu hình thành giáo xứ với biết bao công lao khó nhọc của cha ông ngày trước. Câu chuyện khởi đầu từ cách đây hơn 300 năm (khoảng năm 1685) đã có 300 giáo dân hiện diện tại Hàm Tân, nhưng gần sau 200 năm không còn tài liệu nào nói đến số tín hữu này.
Lich sử giáo xứ chính thức biết đến từ năm 1885, khi cha Phêrô Huỳnh Công Ẩn dẫn một số giáo dân gốc Quảng Nam, Bình Định vào Tam Tân lập nghiệp. Dưới thời Thành Thái, ngày 4.9.1895, năm Ất Tỵ, một thôn mới tên Tân Lý được thiết lập, và nơi đây họ đạo mới có tên là Lagi. Từ năm 1905, họ đạo Lagi thuộc địa phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn) với linh mục quản xứ tiên khởi chính là cha Phêrô Huỳnh Công Ẩn. Nhà thờ đầu tiên được dựng lên tại đất “Giếng Đụt” (nay là chùa Tân Long), Năm 1916, cha Giuse Trần Hiếu Lễ khởi công xây dựng nhà thờ mới trên phần đất hiện nay. Ngày 1.12.1918, ĐGM Quinton long trọng làm phép nhà thờ mới và Thánh Giuse được nhận làm Bổn Mạng họ đạo. Tháng 10.1954, tên gọi họ đạo Lagi được thay thế bằng Giáo xứ Tân Lý như hiện nay.
Vì thời cuộc, từ năm 1976 đến năm 1990, giáo xứ không có linh mục quản xứ, công tác mục vụ do cha quản xứ Bình An đảm trách. Đến năm 1990, Tân Lý vui mừng đón cha Giuse Nguyễn Viết Huy chính thức về làm quản xứ. Như cây được hồi sinh sau thời hạn hán, với tất cả nhiệt tâm, toàn thể giáo dân một lòng cùng với cha quản xứ xây dựng và phát triển Tân Lý mỗi ngày một tươi đẹp hơn.
Và Tân Lý hôm nay
Nhà thờ giáo xứ Tân Lý hiện nay tọa lạc ở phường Bình Tân, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận. Diện tích của giáo xứ khoảng 7 km2 với số giáo dân Tân Lý là 5192, giáo xứ đang trên đà phát triển mạnh các hoạt động tôn giáo và xã hội dưới sự hướng dẫn của cha quản xứ Giuse Nguyễn Kim Anh. Giáo dân mọi giới hầu như tham gia vào các hội đoàn. Với tuổi đời 125, Tân Lý thuộc vào hàng những giáo xứ lâu năm nhất của GP Phan Thiết. Cha Giuse Kim Anh qua Đức Giám Mục GP đã xin mở Năm Thánh cho giáo xứ và được Tòa thánh chấp nhận. Hồng Ân Năm Thánh125 năm là dịp để mỗi người trong giáo xứ nhìn lại những ơn thiêng Chúa ban cho giáo xứ nói chung và từng người nói riêng mà dâng lời tạ ơn và quyết tâm sống xứng với những ơn thiêng đó. Trong tâm tình Năm Thánh, Tân Lý tu sửa nhà thờ, sơn lại mái ngói, cửa nhà thờ Tân Lý, làm sân nhà thờ Tân Long, xây bờ kè ruộng Đức Mẹ, phục hồi việc ngắm 15 sự thương khó. Bên cạnh đó giáo xứ đóng thêm bàn ghế cho các lớp giáo lý, phát vở cho học sinh trong xứ, phát quà cho học sinh lương nghèo tại các trường trong phường, giao hảo với anh em lương dân, quan tâm đến người nghèo trong các dịp lễ. v.v. tất cả công việc đều được anh chị em giáo dân gởi trọn trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và Thánh Cả Giuse.
Xin cùng hiệp thông lời tạ ơn và nguyện xin cho giáo xứ Tân Lý tiếp tục phát triển ngày càng tốt đẹp hơn trong Thánh ý Chúa như lời nhắn gởi của Đức Cha Giuse về ba mục đích chính của năm thánh kỷ niệm 125 năm thành lập giáo xứ là: Ghi ân tiền nhân; Tạ ơn Thiên Chúa; Hiệp nhất, phát triển và truyền giáo.
Đôi nét lịch sử thành lập
Nhìn ngắm ngôi thánh đường khang trang rực rỡ cờ hoa mừng 125 năm thành lập của Giáo xứ Tân Lý hôm nay, chợt nhớ về những ngày đầu hình thành giáo xứ với biết bao công lao khó nhọc của cha ông ngày trước. Câu chuyện khởi đầu từ cách đây hơn 300 năm (khoảng năm 1685) đã có 300 giáo dân hiện diện tại Hàm Tân, nhưng gần sau 200 năm không còn tài liệu nào nói đến số tín hữu này.
Lich sử giáo xứ chính thức biết đến từ năm 1885, khi cha Phêrô Huỳnh Công Ẩn dẫn một số giáo dân gốc Quảng Nam, Bình Định vào Tam Tân lập nghiệp. Dưới thời Thành Thái, ngày 4.9.1895, năm Ất Tỵ, một thôn mới tên Tân Lý được thiết lập, và nơi đây họ đạo mới có tên là Lagi. Từ năm 1905, họ đạo Lagi thuộc địa phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn) với linh mục quản xứ tiên khởi chính là cha Phêrô Huỳnh Công Ẩn. Nhà thờ đầu tiên được dựng lên tại đất “Giếng Đụt” (nay là chùa Tân Long), Năm 1916, cha Giuse Trần Hiếu Lễ khởi công xây dựng nhà thờ mới trên phần đất hiện nay. Ngày 1.12.1918, ĐGM Quinton long trọng làm phép nhà thờ mới và Thánh Giuse được nhận làm Bổn Mạng họ đạo. Tháng 10.1954, tên gọi họ đạo Lagi được thay thế bằng Giáo xứ Tân Lý như hiện nay.
Vì thời cuộc, từ năm 1976 đến năm 1990, giáo xứ không có linh mục quản xứ, công tác mục vụ do cha quản xứ Bình An đảm trách. Đến năm 1990, Tân Lý vui mừng đón cha Giuse Nguyễn Viết Huy chính thức về làm quản xứ. Như cây được hồi sinh sau thời hạn hán, với tất cả nhiệt tâm, toàn thể giáo dân một lòng cùng với cha quản xứ xây dựng và phát triển Tân Lý mỗi ngày một tươi đẹp hơn.
Và Tân Lý hôm nay
Nhà thờ giáo xứ Tân Lý hiện nay tọa lạc ở phường Bình Tân, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận. Diện tích của giáo xứ khoảng 7 km2 với số giáo dân Tân Lý là 5192, giáo xứ đang trên đà phát triển mạnh các hoạt động tôn giáo và xã hội dưới sự hướng dẫn của cha quản xứ Giuse Nguyễn Kim Anh. Giáo dân mọi giới hầu như tham gia vào các hội đoàn. Với tuổi đời 125, Tân Lý thuộc vào hàng những giáo xứ lâu năm nhất của GP Phan Thiết. Cha Giuse Kim Anh qua Đức Giám Mục GP đã xin mở Năm Thánh cho giáo xứ và được Tòa thánh chấp nhận. Hồng Ân Năm Thánh125 năm là dịp để mỗi người trong giáo xứ nhìn lại những ơn thiêng Chúa ban cho giáo xứ nói chung và từng người nói riêng mà dâng lời tạ ơn và quyết tâm sống xứng với những ơn thiêng đó. Trong tâm tình Năm Thánh, Tân Lý tu sửa nhà thờ, sơn lại mái ngói, cửa nhà thờ Tân Lý, làm sân nhà thờ Tân Long, xây bờ kè ruộng Đức Mẹ, phục hồi việc ngắm 15 sự thương khó. Bên cạnh đó giáo xứ đóng thêm bàn ghế cho các lớp giáo lý, phát vở cho học sinh trong xứ, phát quà cho học sinh lương nghèo tại các trường trong phường, giao hảo với anh em lương dân, quan tâm đến người nghèo trong các dịp lễ. v.v. tất cả công việc đều được anh chị em giáo dân gởi trọn trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và Thánh Cả Giuse.
Xin cùng hiệp thông lời tạ ơn và nguyện xin cho giáo xứ Tân Lý tiếp tục phát triển ngày càng tốt đẹp hơn trong Thánh ý Chúa như lời nhắn gởi của Đức Cha Giuse về ba mục đích chính của năm thánh kỷ niệm 125 năm thành lập giáo xứ là: Ghi ân tiền nhân; Tạ ơn Thiên Chúa; Hiệp nhất, phát triển và truyền giáo.
Giáo phận Thanh Hòa mừng kính thánh Giuse và truyền chức phó tế cho 3 thầy
Văn Sơn
13:49 20/03/2010
THANH HÓA – Sáng ngày 18 tháng 3 năm 2010, tại nhà thờ Chính tòa Thanh hóa, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh - giám mục giáo phận đã long trọng chủ sự thánh lễ mừng kính thánh Giuse – quan thầy giáo phận và truyền chức phó tế cho 3 thầy, thuộc khóa VII Đại chủng viện Vinh Thanh.
Xem hình ảnh
Cùng đống tế trong thánh lễ có 2 Đức cha: Đức cha Giuse Nguyễn Năng – Giám mục giáo phận Phát Diệm; Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt – Giám mục giáo phận Bắc Ninh và khoảng 60 linh mục trong vào ngoài giáo phận. Quí tu sĩ nam nữ, chủng sinh và hơn 10.000 bà con giáo dân về tham dự.
Thánh lễ mừng kính thánh Giuse năm nay được diễn ra với nhiều sự kiện được mọi người chờ đón, ngoài ý nghĩa chính yếu là mừng bổn mạng giáo phận, bổn mạng Đức cha Giuse, bổn mạng Hội dòng MTG, bổn mạng nhiều cha trong giáo phận và truyền chức phó tế; Đức cha giáo phận hướng mọi người về đại lễ mừng kỷ niệm 80 thành lập giáo phận(1932) và kỷ niệm 385 năm cha Đắc Lộ đặt chân lên Của Bạng(1627) vào năm 2012; Ra mắt đội kèn đồng tổng hợp với hơn 500 nhạc công đến từ 20 giáo xứ trong giáo phận (đây là lần đầu tiên trong lịch sử giáo phận quy tự được số lượng nhạc công cả nam lẫn nữ đông đảo như vậy).
Đứng 9g00, kiệu tôn vinh Thánh Giuse khởi hành đi qua nhà thờ, vòng qua bờ hồ và trở về lễ đài trong tiếng kèn trầm hùng của hơn 500 nhạc công và tiếng trống ầm vang của giáo xứ Ba Làng.
Mở đầu thánh lễ, Đức cha Giuse giới thiệu 2 Đức cha bạn, sự hiện diện của các ngài như là món quà ân ban mà Thiên Chúa đã ban tặng bằng sự hiện diện của các ngài trong thánh lễ hôm nay. Ngài ngỏ lời chúc mừng bổn mạng Đức cha Giuse Phát Diệm và chúc mừng quí cha cũng như tất cả những ai mang tên thánh là Giuse; ngài kêu gọi mọi người cầu nguyện cho ba thầy sắp được phong chức Phó tế biết noi gương thánh Giuse, âm thầm và chu toàn sứ vụ được trao phó.
Sau lời chúc mừng bổn mạng Giuse hai Đức cha của cha Tổng đại diện Phêrô Vũ Tiến Phúc, Đức cha giáo phận cùng với các cha hạt trưởng đến bàn thờ thánh Giuse, niệm hương và dâng giáo phận trong tay thánh cả, như truyền thống giáo phận vẫn làm hằng năm vào dịp lễ biệt kính Ngài.
Trong bài giảng lễ, Đức cha giáo phận chỉ ra bí quyết hạnh phúc của thánh Giuse và những chông gai trên đường đời gặp phải sẽ vượt qua nếu biết tin tưởng, noi gương và phó thác trong tay ngài: “không phải là hạnh phúc dựa trên tiền bạc và danh vọng... mà nó có được nhờ người chồng đảm đang lo cho bạn đời của mình... là hạnh phúc của một người cha hết lòng lo cho con cái... là thực hiện những lời Thiên thần truyền... Biết bao nghịch cảnh, chông gai đã nổi lên kể từ ngày hạt giống Tin mừng được gieo vào đất Cửa Bạng. Nhưng tất cả đã qua đi, cơ ngơi còn lại của Thánh Giuse là một đại gia đình giáo phận Thanh hóa hiệp nhất yêu thương. Đó cũng là niềm hy vọng của chúng ta ngày mai và đó cũng là ý chỉ cầu nguyện của chúng ta hôm nay. Hoàn cảnh khách quan dù bi thảm, Giuse vẫn biến tất cả thành cơ may để xây dựng Nước Chúa trên trần gian...”
Sau bài giảng lễ, Đức cha Giuse đã có những lời tâm tình với ba thầy sắp lãnh chức phó tế thật cảm động: “... các con, Dũng, Sơn, Việt thân mến. Trong chốc lát nữa đây, chúng con sẽ tiến lên lãnh chức Phó tế. Cha muốn phong chức cho chúng con ngày hôm nay, vì cha muốn ủy thác chúng con cho Thánh Cả Giuse. Chúng con không phải miêu duệ của của ngài trong huyết thống, nhưng trong đức tin... Bí quyết mà chúng con trung thành với ơn gọi là bí quyết Thánh Giuse đã sử dụng: LUÔN LUÔN TUÂN HÀNH THÁNH Ý. Đó là phương châm để chúng con vượt qua tất cả những gì đang chờ đợi chúng con trên đường trước mặt.
Hôm nay chúng con là lễ vật giáo phận dâng lên Chúa nhân ngày bổn mạng. Lễ vật đó sẽ mãi xứng đáng nếu chúng con giữ được lòng tin như Giuse... ”
Sau bài giảng, Đức cha Giuse tiến hành nghi thức phong chức Phó tế cho ba thầy:
- Giuse Nguyễn Tiến Dũng
- Giuse Nghiêm Văn Sơn
- Giuse Nguyễn Văn Việt
Nghi lễ diễn ra thật sốt sắng và cảm động trong sự hân hoan, vui mừng của cộng đoàn tham dự và của gia đình ba thầy tân phó tế.
Kết thúc thánh lễ, mọi người cùng hiệp ý với quí Đức cha và quý cha hướng về Thánh Cả Giuse – quan thầy giáo phận dâng lên ngài tâm tình tạ ơn, cầu xin và phó thác...
Xem hình ảnh
Cùng đống tế trong thánh lễ có 2 Đức cha: Đức cha Giuse Nguyễn Năng – Giám mục giáo phận Phát Diệm; Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt – Giám mục giáo phận Bắc Ninh và khoảng 60 linh mục trong vào ngoài giáo phận. Quí tu sĩ nam nữ, chủng sinh và hơn 10.000 bà con giáo dân về tham dự.
Thánh lễ mừng kính thánh Giuse năm nay được diễn ra với nhiều sự kiện được mọi người chờ đón, ngoài ý nghĩa chính yếu là mừng bổn mạng giáo phận, bổn mạng Đức cha Giuse, bổn mạng Hội dòng MTG, bổn mạng nhiều cha trong giáo phận và truyền chức phó tế; Đức cha giáo phận hướng mọi người về đại lễ mừng kỷ niệm 80 thành lập giáo phận(1932) và kỷ niệm 385 năm cha Đắc Lộ đặt chân lên Của Bạng(1627) vào năm 2012; Ra mắt đội kèn đồng tổng hợp với hơn 500 nhạc công đến từ 20 giáo xứ trong giáo phận (đây là lần đầu tiên trong lịch sử giáo phận quy tự được số lượng nhạc công cả nam lẫn nữ đông đảo như vậy).
Đứng 9g00, kiệu tôn vinh Thánh Giuse khởi hành đi qua nhà thờ, vòng qua bờ hồ và trở về lễ đài trong tiếng kèn trầm hùng của hơn 500 nhạc công và tiếng trống ầm vang của giáo xứ Ba Làng.
Mở đầu thánh lễ, Đức cha Giuse giới thiệu 2 Đức cha bạn, sự hiện diện của các ngài như là món quà ân ban mà Thiên Chúa đã ban tặng bằng sự hiện diện của các ngài trong thánh lễ hôm nay. Ngài ngỏ lời chúc mừng bổn mạng Đức cha Giuse Phát Diệm và chúc mừng quí cha cũng như tất cả những ai mang tên thánh là Giuse; ngài kêu gọi mọi người cầu nguyện cho ba thầy sắp được phong chức Phó tế biết noi gương thánh Giuse, âm thầm và chu toàn sứ vụ được trao phó.
Sau lời chúc mừng bổn mạng Giuse hai Đức cha của cha Tổng đại diện Phêrô Vũ Tiến Phúc, Đức cha giáo phận cùng với các cha hạt trưởng đến bàn thờ thánh Giuse, niệm hương và dâng giáo phận trong tay thánh cả, như truyền thống giáo phận vẫn làm hằng năm vào dịp lễ biệt kính Ngài.
Trong bài giảng lễ, Đức cha giáo phận chỉ ra bí quyết hạnh phúc của thánh Giuse và những chông gai trên đường đời gặp phải sẽ vượt qua nếu biết tin tưởng, noi gương và phó thác trong tay ngài: “không phải là hạnh phúc dựa trên tiền bạc và danh vọng... mà nó có được nhờ người chồng đảm đang lo cho bạn đời của mình... là hạnh phúc của một người cha hết lòng lo cho con cái... là thực hiện những lời Thiên thần truyền... Biết bao nghịch cảnh, chông gai đã nổi lên kể từ ngày hạt giống Tin mừng được gieo vào đất Cửa Bạng. Nhưng tất cả đã qua đi, cơ ngơi còn lại của Thánh Giuse là một đại gia đình giáo phận Thanh hóa hiệp nhất yêu thương. Đó cũng là niềm hy vọng của chúng ta ngày mai và đó cũng là ý chỉ cầu nguyện của chúng ta hôm nay. Hoàn cảnh khách quan dù bi thảm, Giuse vẫn biến tất cả thành cơ may để xây dựng Nước Chúa trên trần gian...”
Sau bài giảng lễ, Đức cha Giuse đã có những lời tâm tình với ba thầy sắp lãnh chức phó tế thật cảm động: “... các con, Dũng, Sơn, Việt thân mến. Trong chốc lát nữa đây, chúng con sẽ tiến lên lãnh chức Phó tế. Cha muốn phong chức cho chúng con ngày hôm nay, vì cha muốn ủy thác chúng con cho Thánh Cả Giuse. Chúng con không phải miêu duệ của của ngài trong huyết thống, nhưng trong đức tin... Bí quyết mà chúng con trung thành với ơn gọi là bí quyết Thánh Giuse đã sử dụng: LUÔN LUÔN TUÂN HÀNH THÁNH Ý. Đó là phương châm để chúng con vượt qua tất cả những gì đang chờ đợi chúng con trên đường trước mặt.
Hôm nay chúng con là lễ vật giáo phận dâng lên Chúa nhân ngày bổn mạng. Lễ vật đó sẽ mãi xứng đáng nếu chúng con giữ được lòng tin như Giuse... ”
Sau bài giảng, Đức cha Giuse tiến hành nghi thức phong chức Phó tế cho ba thầy:
- Giuse Nguyễn Tiến Dũng
- Giuse Nghiêm Văn Sơn
- Giuse Nguyễn Văn Việt
Nghi lễ diễn ra thật sốt sắng và cảm động trong sự hân hoan, vui mừng của cộng đoàn tham dự và của gia đình ba thầy tân phó tế.
Kết thúc thánh lễ, mọi người cùng hiệp ý với quí Đức cha và quý cha hướng về Thánh Cả Giuse – quan thầy giáo phận dâng lên ngài tâm tình tạ ơn, cầu xin và phó thác...
Văn Hóa
Nhạc Phẩm: Giuse Niềm Cậy Trông
Vọng Sinh
20:02 20/03/2010
Kính mời thưởng thức bản nhạc Giuse Niềm Cậy Trông của Vọng Sinh Xin bấm vào đây để xem PDF File. Và xin bấm mũi tên dưới đây để nghe Audio File