Ngày 20-03-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay: Bài 29
VietCatholic Network
06:17 20/03/2012
Khi Ðức Giêsu tiếp tục rao giảng về Thiên Chúa và mạc khải những dấu chỉ của Nước Trời, nhiều người tại Giêrusalem bắt đầu tin vào Ngài - ngay cả những người lẽ ra phải chống lại Ngài. Những lính gác đền thờ và ông Nicôđêmô là những ví dụ. Trong nhiều cách thế khác nhau và với những mức độ thành công khác nhau, những người này đã được rao giảng Tin Mừng. Hồng ân Thiên Chúa bắt đầu tuôn đổ trong tâm hồn họ và họ bắt đầu chú ý nhiều hơn đến Ðức Giêsu. Những người lính gác, chẳng hạn, đã rúng động bởi những lời Ngài đến nỗi họ không thể bắt Ngài. Và ông Nicôđêmô, người mà ban đầu chỉ lén gặp Ðức Giêsu trong đêm, đã đứng lên chống lại những người Pharisêu. Trong cả hai trường hợp trên, ta thấy những người đang trong tiến trình hoán cải theo Chúa Kitô.

Có rất nhiều cách để người ta có thể nghe biết đến Tin Mừng và tin vào Ðức Giêsu. Chúng ta có thể gặp gỡ những người nhận được Tin Mừng và đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về Ðức Giêsu, thậm chí, đứng lên dõng dạc đưa ra những tiếng nói bênh vực cho Ngài, như ông Nicôđêmô. Chúng ta cũng có thể gặp được những người như các lính canh, họ tiếp nhận Tin Mừng và bắt đầu đặt lại vấn đề đối với những điều họ đã giả định từ trước trong nhiều năm. Bất chấp phản ứng của họ thế nào, chúng ta cần nhậy cảm trước những hoán cải đang diễn ra trong nội tâm họ và tìm cách giúp họ tiến xa hơn.

Khi chúng ta thấy những dấu chỉ hồng ân Chúa đang diễn ra nơi người bạn nào đó, chúng ta nên làm gì? Ðiều đầu tiên và trên hết là hãy cầu nguyện cho họ. Cầu xin Chúa Thánh Thần hoạt động trong đời sống họ, mạc khải nhiều sự thật hơn về Ðức Giêsu. Hãy cầu nguyện để người bạn mình vượt qua được những chống đối và thái độ thù địch của những kẻ không tin hay hoài nghi.

Với những người không tin hay nặng lòng hoài nghi, hãy cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn bạn để bạn sẵn sàng nói hay làm những điều đúng ở những thời điểm thích hợp. Trên tất cả, xin cho chúng ta được mời gọi để yêu thương họ chân thành. Hãy nhớ rằng Thiên Chúa muốn mọi người tin tưởng nơi Ngài và chúc phúc cho những ai rao giảng về Ngài.

"Lạy Chúa Thánh Thần, xin cho con thấy dấu chỉ sự hiện diện của Chúa nơi anh em con. Xin ban cho những người đang thành tâm tìm kiếm Chúa sức mạnh và sự dẫn dắt của Ngài"
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
 
Thiên Chúa Lăn Xả Vào Con Người
Lm Phan Đình Quang, SVD
11:21 20/03/2012
THIÊN CHÚA LĂN XẢ VÀO CON NGƯỜI

Việc hắn si mê cô nàng một cách điên dại chẳng có gì là bí mật. Mất ăn, mất ngủ, bỏ bê việc học hành, sụt ký, thức khuya, hút thuốc… là những đấu hiệu muôn thủa của người đang yêu. Cả trường đều biết hắn mê nàng. Cuồng say đắm đuối, đến nỗi bạn bè dùng hình ảnh mô tả nó khá ấn tượng là: lăn xả một cách điên dại vào người đẹp. Nói là người đẹp, thật ra nàng cũng chẳng phải là sắc nước hương trời, chim xa cá lặn gì. Thời buổi trai thừa gái thiếu của thập niên 70’s và 80’s ở hải ngoại, biển động mắn lên giá, một cô gái dung nhan thuộc hàng khiêm tốn như nàng đã là một bóng hồng lạc giữa rừng gươm rồi.

Nàng vốn có họ hàng xa với tôi, nhưng xa đủ để bắn mấy đời cà nông còn chưa tới. Hắn cũng lợi dụng một tí xíu họ hàng đó ở tôi để làm chim xanh cho hắn, để rổi bao nhiêu quà cáp và thư từ gởi đi, nhưng nàng vẫn đánh bài lờ. Không một hồi âm an ủi, dù chỉ là một cái note cám ơn, để con người đang lăn xả một cách điên dại kia còn cảm thấy ‘may ra đời còn chút niềm vui’.

Thế nhưng, hắn vẫn không nản lòng trông cậy, vẫn trên môi miệng bài ca “Trong đôi mắt anh, em là tất cả”, dù trong đôi mắt ti hí của nàng hắn chẳng có tí gram nào. Nói theo tiếng lóng của đám trẻ ngày nay, với nàng, hắn vốn không có cửa!

Kết cuộc, tình yêu của hắn cũng chỉ là con số zero tổ chảng. Một tình yêu đơn phương. Không được hồi đáp.

Hình ảnh ‘lăn xả điên dại’ của hắn làm tôi bỗng dưng nghĩ đến mối tình của Thiên Chúa với con người. Từ thủa xa xưa tạo thiên lập địa, từ khi con người ngoẳn mặt làm ngơ, Thiên Chúa vẫn yêu thương con người một cách điên dại. Ngài vẫn luôn tìm cách lăn xả vào con người, biết đâu con người mảy may suy nghĩ lại cho mối tình đơn độc này.

Mối tình điên dại của Thiên Chúa với con người lắm lúc tưởng chừng như vô vọng. Không một tín hiệu đáp lại từ con người.

Kinh thánh, nhất là cựu ước, đôi khi dùng những hình ảnh rất là mạnh mẻ và hình tượng để mô tả sự bất trung, bất tín, bất nghĩa của dân Israel, kẻ được Chúa chọn làm người tình. Đó là hình ảnh một con điếm. Một thứ kỵ nữ bị lãng quên, phải ôm đàn đi khắp nơi tìm kiếm khách giang hồ (Isa 23:16). Họ là những kẻ đi khắp các núi cao, đến dưới các lùm cây rậm mà đàng điếm (Jer 3:6). Tiên tri Ezekiel ở chương 16, phác hoạ một hình ảnh rất ấn tượng về gốc gác dân Israel, như là một đứa con hoang bị bỏ rơi trần truồng bên lề đường từ lúc lọt lòng, ai nhìn cũng thấy mà ghê tởm. Đến tuổi trưởng thành, cô ta là “một thiếu nữ với bộ ngực nở nang, mái tóc mượt mà, nhưng …vẫn trần truồng, không mảnh vải che thân.” (16:6). Chúa đi qua, thấy thương tình đem về cho ăn mặc, lấy vàng bạc quí hiếm trang điểm, làm cho nàng đẹp lộng lẫy rồi lập giao ước thề nguyền thuộc về nhau. Thế nhưng, người thiếu nữ này lại cậy vào nhan sắc và danh tiếng của mình mà đi đàng điếm và hoang dâm với mọi khách qua đường (v.15). Ta còn tìm thấy nhiều hình ảnh như vậy trong cựu ước để mô tả sự bất trung của dân Israel trong mối tình không cân xứng này với Thiên Chúa.

Lạ lùng thay, với một tình nhân bạc như vôi vậy, mà Thiên Chúa vẫn lăn xả vào nàng. Vẫn tìm mọi cách nối lại mối tình một cách tuyệt vọng. Chàng lên tục gởi sứ giả tới làm hoà, những mong nàng nghĩ lại mà chấp nối cuộc tình. Nhưng nàng thật là phủ phàng. Sứ giả đến, kẻ thì nàng đuổi đi, người thì bị nàng mắng nhiếc trù dập, thấm chí nàng còn lập mưu giết chết cả sứ giả của chàng. Dụ ngôn về những tá điền gian ác nói lên hình ảnh đó (Mat 21:30-38).

Một tình nhân phản trắc lăng loạn như vậy, lẻ ra thì ‘không có cửa’ nữa, nhưng chàng vẫn điên dại lăn xả vào nàng, với một tia hy vọng rất mong manh. Nó giống như một ván cờ, mà con bài cuối cùng cũng đã được đặt lên bàn. Con bài đó chính là con Một mà Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban để ai tin thì khỏi phải chết (Jn 3:16).

Thiên Chúa đã đánh cược con bài duy nhất mà ngài còn lại trong tay. Nếu mất cú này, ngài kể như mất trắng tay, không còn gì nữa để mất. Ngài lăn xả vào mối tình này một cách điên cuồng, si mê, điên dại, với tất cả những gì mà ngài có. Đến nổi đem ngay người con Một duy nhất ra đánh cuộc, những mong là nguời tình phản trắc bất trung, là nhân loại, sẽ suy nghĩ lại cho.

Cho dù nàng, người tình của Thiên Chúa, có quay đầu trở lại, hậu qủa sứt mẻ mà nàng gây ra cho mối tình này quá to lớn. Nàng đã ‘không còn có cửa’ vì sự bất xứng. Tự thân, nàng không còn cách nào để tự cứu chữa mình. Dù có cố gắng đến đâu, mọi nổ lực của nàng cũng đều bó tay. Hậu quả của tôi lỗi nàng gây ra chỉ có cửa duy nhất là cửa chết. Tuyệt vọng!

Nhưng không sao. Người tình điên dại của nàng cũng đã tiên liệu trước. Chàng sẽ thay mặt nàng mà gánh vác mọi hậu quả. “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên thập giá. Để một khi đã chết với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính” (1Pet 224).

Chúng ta không có cửa, không còn mặt mũi để đứng trước mặt người yêu mà mình đã liên tục phản bội. Nhưng mọi hậu quả của tội lỗi chúng ta đã được ngài gánh lấy, để từ đây chúng ta được trở nên công chính, nghĩa là có mặt mũi mà đứng trước mặt Chúa. Điều chờ đợi duy nhất mà ngài chờ ở mỗi người chúng ta là một sự đáp lại, a response.

Mùa chay là mùa chúng ta đáp lại tiếng gọi của người yêu chúng ta một cách si mê điên dại, một người tình không ngớt lăn xả vào chúng ta, những mong ở chúng ta có một sự đáp lại, “Hảy hết lòng trở về với ta”. Lắm khi dù chỉ là một sự đáp lại bất xứng.

Phan Đình Quang SVD
quangdphan@yahoo.com
Tuần 4 mùa chay 2012.
 
Thiên Chúa lăn xả vào con người
LM Phan Đình Quang SVD
11:23 20/03/2012
Tuần 4 mùa chay 2012

Việc hắn si mê cô nàng một cách điên dại chẳng có gì là bí mật. Mất ăn, mất ngủ, bỏ bê việc học hành, sụt ký, thức khuya, hút thuốc… là những đấu hiệu muôn thủa của người đang yêu. Cả trường đều biết hắn mê nàng. Cuồng say đắm đuối, đến nỗi bạn bè dùng hình ảnh mô tả nó khá ấn tượng là: lăn xả một cách điên dại vào người đẹp. Nói là người đẹp, thật ra nàng cũng chẳng phải là sắc nước hương trời, chim xa cá lặn gì. Thời buổi trai thừa gái thiếu của thập niên 70’s và 80’s ở hải ngoại, biển động mắn lên giá, một cô gái dung nhan thuộc hàng khiêm tốn như nàng đã là một bóng hồng lạc giữa rừng gươm rồi.

Nàng vốn có họ hàng xa với tôi, nhưng xa đủ để bắn mấy đời cà nông còn chưa tới. Hắn cũng lợi dụng một tí xíu họ hàng đó ở tôi để làm chim xanh cho hắn, để rổi bao nhiêu quà cáp và thư từ gởi đi, nhưng nàng vẫn đánh bài lờ. Không một hồi âm an ủi, dù chỉ là một cái note cám ơn, để con người đang lăn xả một cách điên dại kia còn cảm thấy ‘may ra đời còn chút niềm vui’.

Thế nhưng, hắn vẫn không nản lòng trông cậy, vẫn trên môi miệng bài ca “Trong đôi mắt anh, em là tất cả”, dù trong đôi mắt ti hí của nàng hắn chẳng có tí gram nào. Nói theo tiếng lóng của đám trẻ ngày nay, với nàng, hắn vốn không có cửa!

Kết cuộc, tình yêu của hắn cũng chỉ là con số zero tổ chảng. Một tình yêu đơn phương. Không được hồi đáp.

Hình ảnh ‘lăn xả điên dại’ của hắn làm tôi bỗng dưng nghĩ đến mối tình của Thiên Chúa với con người. Từ thủa xa xưa tạo thiên lập địa, từ khi con người ngoẳn mặt làm ngơ, Thiên Chúa vẫn yêu thương con người một cách điên dại. Ngài vẫn luôn tìm cách lăn xả vào con người, biết đâu con người mảy may suy nghĩ lại cho mối tình đơn độc này.

Mối tình điên dại của Thiên Chúa với con người lắm lúc tưởng chừng như vô vọng. Không một tín hiệu đáp lại từ con người.

Kinh thánh, nhất là cựu ước, đôi khi dùng những hình ảnh rất là mạnh mẻ và hình tượng để mô tả sự bất trung, bất tín, bất nghĩa của dân Israel, kẻ được Chúa chọn làm người tình. Đó là hình ảnh một con điếm. Một thứ kỵ nữ bị lãng quên, phải ôm đàn đi khắp nơi tìm kiếm khách giang hồ (Isa 23:16). Họ là những kẻ đi khắp các núi cao, đến dưới các lùm cây rậm mà đàng điếm (Jer 3:6). Tiên tri Ezekiel ở chương 16, phác hoạ một hình ảnh rất ấn tượng về gốc gác dân Israel, như là một đứa con hoang bị bỏ rơi trần truồng bên lề đường từ lúc lọt lòng, ai nhìn cũng thấy mà ghê tởm. Đến tuổi trưởng thành, cô ta là “một thiếu nữ với bộ ngực nở nang, mái tóc mượt mà, nhưng …vẫn trần truồng, không mảnh vải che thân.” (16:6). Chúa đi qua, thấy thương tình đem về cho ăn mặc, lấy vàng bạc quí hiếm trang điểm, làm cho nàng đẹp lộng lẫy rồi lập giao ước thề nguyền thuộc về nhau. Thế nhưng, người thiếu nữ này lại cậy vào nhan sắc và danh tiếng của mình mà đi đàng điếm và hoang dâm với mọi khách qua đường (v.15). Ta còn tìm thấy nhiều hình ảnh như vậy trong cựu ước để mô tả sự bất trung của dân Israel trong mối tình không cân xứng này với Thiên Chúa.

Lạ lùng thay, với một tình nhân bạc như vôi vậy, mà Thiên Chúa vẫn lăn xả vào nàng. Vẫn tìm mọi cách nối lại mối tình một cách tuyệt vọng. Chàng lên tục gởi sứ giả tới làm hoà, những mong nàng nghĩ lại mà chấp nối cuộc tình. Nhưng nàng thật là phủ phàng. Sứ giả đến, kẻ thì nàng đuổi đi, người thì bị nàng mắng nhiếc trù dập, thấm chí nàng còn lập mưu giết chết cả sứ giả của chàng. Dụ ngôn về những tá điền gian ác nói lên hình ảnh đó (Mat 21:30-38).

Một tình nhân phản trắc lăng loạn như vậy, lẻ ra thì ‘không có cửa’ nữa, nhưng chàng vẫn điên dại lăn xả vào nàng, với một tia hy vọng rất mong manh. Nó giống như một ván cờ, mà con bài cuối cùng cũng đã được đặt lên bàn. Con bài đó chính là con Một mà Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban để ai tin thì khỏi phải chết (Jn 3:16).

Thiên Chúa đã đánh cược con bài duy nhất mà ngài còn lại trong tay. Nếu mất cú này, ngài kể như mất trắng tay, không còn gì nữa để mất. Ngài lăn xả vào mối tình này một cách điên cuồng, si mê, điên dại, với tất cả những gì mà ngài có. Đến nổi đem ngay người con Một duy nhất ra đánh cuộc, những mong là nguời tình phản trắc bất trung, là nhân loại, sẽ suy nghĩ lại cho.

Cho dù nàng, người tình của Thiên Chúa, có quay đầu trở lại, hậu qủa sứt mẻ mà nàng gây ra cho mối tình này quá to lớn. Nàng đã ‘không còn có cửa’ vì sự bất xứng. Tự thân, nàng không còn cách nào để tự cứu chữa mình. Dù có cố gắng đến đâu, mọi nổ lực của nàng cũng đều bó tay. Hậu quả của tôi lỗi nàng gây ra chỉ có cửa duy nhất là cửa chết. Tuyệt vọng!

Nhưng không sao. Người tình điên dại của nàng cũng đã tiên liệu trước. Chàng sẽ thay mặt nàng mà gánh vác mọi hậu quả. “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên thập giá. Để một khi đã chết với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính” (1Pet 224).

Chúng ta không có cửa, không còn mặt mũi để đứng trước mặt người yêu mà mình đã liên tục phản bội. Nhưng mọi hậu quả của tội lỗi chúng ta đã được ngài gánh lấy, để từ đây chúng ta được trở nên công chính, nghĩa là có mặt mũi mà đứng trước mặt Chúa. Điều chờ đợi duy nhất mà ngài chờ ở mỗi người chúng ta là một sự đáp lại, a response.

Mùa chay là mùa chúng ta đáp lại tiếng gọi của người yêu chúng ta một cách si mê điên dại, một người tình không ngớt lăn xả vào chúng ta, những mong ở chúng ta có một sự đáp lại, “Hảy hết lòng trở về với ta”. Lắm khi dù chỉ là một sự đáp lại bất xứng.

LM Phan Đình Quang SVD (quangdphan@yahoo.com)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:43 20/03/2012
NGỒI TRÊN TIỀN
N2T

Triều nhà Tống thời Thiệu Hưng hoàng đế, có Trương Tuần Vương yêu tiền hơn yêu cả mạng sống mình. Hoàng đế ra lệnh cho một diễn viên hóa trang thành nhà tướng học, nói với các quan văn võ đại thần:
- “Những người quyền quý trên thế giới đều có thiên tướng của họ, dùng kính viễn vọng để nhìn, thì chỉ nhìn thấy thiên tướng của họ chứ không nhìn thấy người. Ở đây không có viễn vọng kính thì dùng đồng tiền để thay thế cũng được”.
Để anh ta nhìn hoàng đế, diễn viên nói: “Là ngôi sao hoàng đế”, sau đó để anh ta nhìn thái sư Viên, diễn viên nói: “là ngôi sao thừa tướng”, lại để anh ta nhìn Hàn Thế Trung, diễn viên nói: “là ngôi sao tướng quân”, rồi để anh ta nhìn Trương Tuần Vương, nhưng diễn viên nói: “không nhìn thấy sao nào cả”, mọi người cảm thấy lạ bèn kêu anh ta nhìn lại lần nữa, diễn viên nhìn lại lần nữa, nói:
- “Vẫn là nhìn không thấy ngôi sao nào, chỉ nhìn thấy Trương Tuần Vương ngồi trong lỗ đồng tiền mà thôi”.

Suy tư:
Nguy hiểm nhất của con người thời nay là yêu tiền hơn cả mạng sống của người khác, tức là họ tìm mọi cách mọi thủ đoạn, kể cả thủ đoạn tàn ác nhất là giết người để có nhiều tiền bạc, thế giới tội ác đã chứng minh điều ấy: mua bán thuốc phiện, cần sa và những buôn bán siêu lợi nhuận khác, như tập đoàn buôn người làm nô lệ và buôn bán gái mãi dâm.
Người mê dâm dục thì nhìn họ chỉ thấy toàn là sự dâm đãng; người mê tiền hơn cả mạng sống thì nhìn thấy họ toàn là hơi hám của đồng tiền; người thích danh vọng thì nhìn thấy họ chỉ biết có danh vọng; người thích lường gạt thì nhìn thấy họ toàn là dối trá…
Người Ki-tô hữu được sống bằng ân sủng của Chúa, là người được đóng ấn Nước Trời trong tâm hồn bằng bí tích Rửa Tội, cho nên khi nhìn cuộc sống của họ thì người ta không nhìn thấy họ, mà chỉ nhìn thấy Đức Chúa Giê-su ở trong họ, tại sao vậy ?
Thưa, là vì họ sống nhưng không phải là họ sống, mà là Đức Chúa Giê-su đang sống trong họ.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:46 20/03/2012
N2T

24. Tất cả những cám dỗ của ma quỷ là để tôi luyện và thử thách con, hơn nữa còn làm cho con không biết nhận ra mình, có thể tìm ra mình là ai ?

(Thánh Augustine)
 
Hạt lúa mì
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
23:14 20/03/2012
CHÚA NHẬT V MÙA CHAY, năm B
Ga 12, 20-33

Ở Việt Nam chúng ta ít thấy những cây lúa mì và những bông lúa mì trĩu trái. Tuy nhiên, hình ảnh những ruộng lúa tại Việt Nam vẫn đem lại cho chúng ta nhiều ấn tượng và cảm xúc. Bởi vì cũng như những bông lúa mì, những bông lúa thường khi chín vàng dưới ánh nắng, hạt lúa có rơi xuống ruộng, có rơi xuống đất thì cũng như những hạt lúa mì, khi hạt chín rơi xuống đất, một thời gian nó sẽ mọc lên. Đó là hình ảnh rất tự nhiên đời thường, nhưng ở đây Chúa Giêsu muốn nói đến chính Con Người của Mình :” Phần Tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo mọi người lên với Tôi “ ( Ga 12, 32 ).

Đức Giêsu đã trả lời với Anrê và Philipphê khi có một số người nhờ các tông đồ hỏi Chúa Giêsu, Ngài trả lời :” Đã đến giờ Con Người được tôn vinh ! Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình;còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác “ ( Ga 12,23-24 ). Đây là lời khẳng định của Chúa Giêsu, vì hạt lúa tức thân xác của Chúa không chết đi theo ý định của Thiên Chúa Cha, nhân loại sẽ không được cứu độ. Tự chết vì người khác không phải là điều dễ chấp nhận bởi vì con người ít quảng đại và thường bo bo giữ những gì mình đã có. Chúa Giêsu nếu không chấp nhận hy sinh, nếu Ngài không chết đi, nhân loại vẫn còn nguyện trong u tối, trong tội lỗi. Thật vậy, Chúa nói :” Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được cho sự sống đời đời “ ( Ga 12, 25 ). Chúa đành mất mạng sống mình vì thế gian, vì loài người, Ngài đem lại hạnh phúc cho mọi người. Con người chúng ta cũng vậy, dường như khi mình bám víu lấy của cải, danh vọng, vật chất, tiền tài, họ cảm thấy bơ vơ trơ trọi vì họ chỉ dành riêng cho chính bản thân mình mà thôi. Con người chỉ có thể được triển nở, hạnh phúc khi họ đi ra khỏi cái vỏ ốc ích kỷ và ra khỏi những bận tâm tính toán để chỉ làm lợi cho mình, hầu sống cho tha nhân và Thiên Chúa.

Con người chỉ có thể an bình khi sống xả kỷ và quảng đại, hy sinh cho người khác. Con người chỉ có thế bình an khi sống hy sinh, quên mình, từ bỏ đón lấy cái chết như hạt lúa mì vùi sâu trong lòng đất. Tuy nhiên, những quên mình, hy sinh, từ bỏ, quảng đại lại làm cho chính Đức Giêsu xao xuyến, dao động :” Bây giờ tâm hồn Thầy xao xuyến ! Thầy biết nói gì đây ? Lạy Cha xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. Lạy Cha xin tôn vinh danh Cha “ ( Ga 12, 27-28 ). Vâng, Chúa Giêsu cũng bị giằng co giữa những thử thách, những mất mát, thua thiệt ở đời này, tuy nhiên Chúa Giêsu đã vượt thắng và luôn hy sinh, hiến mình vì mọi người. Cuộc đời con người chúng ta cũng thế, hy sinh, từ bỏ là những cố gắng phải vượt thắng, nhưng khi đã tỉnh thức, cầu nguyện và cố gắng, con người sẽ cảm thấy chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời, lúc mất là lúc được lại.

Người Kitô hữu luôn ý thức rằng chết là được sống. Bởi vì chính trong giờ phút quyết liệt Chúa Giêsu đã chiến thắng và Ngài đã tiêu diệt sự chết. Các thánh tử đạo đã minh chứng cái mất, cái được. Cái chết của Cha Maria Kolbê và của nhiều thánh tử đạo đã nói lên lời yêu thương Thiên Chúa, yêu thương con người và tôn vinh Thiên Chúa.

Trong sự chết và sống lại của Chúa Giêsu chúng ta hiểu được sự quan phòng của Thiên Chúa Cha. Cái chết của Con Thiên Chúa dẫn đến sự sống của Người, và sự chết của Người cũng dẫn tới sự sống lại của chúng ta.

Chúa Giêsu qua cái chết của Ngài trên thập giá đã trổ nụ, đơm hoa dồi dào. Người Kitô hữu qua cái chết lành, qua cái chết vâng phục Chúa Cha cũng tỏa hương thơm thiên đàng.

Chúa Giêsu đã nói :” Ai ăn thịt Ta và uống Máu Ta thì sẽ sống đời đời và Ta sẽ cho chúng sống lại trong ngày sau hết “ Và chúng ta tin rằng :” Phần Tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo mọi người lên với Tôi “ ( Ga 12, 32 ).

Lạy Chúa, vì yêu thương nhân loại, Đức Giêsu Kitô đã hiến thân chịu khổ hình; xin ban ơn trợ giúp, để chúng con biết noi gương Người tận tình yêu thương mọi anh em.Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen .( Lời nguyện nhập lễ, lễ chúa nhật V Mùa Chay ).

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Hạt lúa mì ám chỉ gì ?
2.Nâng lên cao nghĩa là gì ?
3.Hy sinh, từ bỏ, quang đại có cần không ?
4.Tại sao cái chết của Chúa Giêsu lại trổ hoa kết trái dồi dào ?
5.Chúng ta tin vào Chúa, cái chết của chúng ta sẽ như thế nào ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Việc nghiên cứu Thánh Kinh
Linh Tiến Khải
10:45 20/03/2012
Phỏng vấn Đức Ông Bruno Maggioni chuyên chú giải Thánh Kinh Tân Ước

Ngày mùng 4-2-2012 Đức Ông Bruno Maggioni, chuyên viên nghiên cứu Thánh Kinh Tân Ước, đã mừng sinh nhật thứ 80. Đức Ông Maggioni sinh năm 1932 tại Como, bắc Italia và thụ phong Linh Mục năm 1955.

Cha Bruno đã học thần học và Khoa học kinh thánh tại đại học giáo hoàng Gregoriana và Học viện thánh kinh ở Roma giữa các năm 1955-1958. Sau đó cha dậy môn chú giải Thánh Kinh Tân Ước tại phân khoa thần học Bắc Italia và tại đại chủng viện Como và Milano. Cha cũng dậy môn dẫn nhập thần học tại đại học công giáo Thánh Tâm Milano, và diễn thuyết tại nhiều nơi trong toàn nước Italia. Cha Maggioni là tác gỉa của gần 40 cuốn sách về Thánh Kinh và Lời Chúa. Ngoài các sách chú giải về bốn Phúc Âm và các văn bản tân ước, cha cũng chú giải một vài sách cựu ước chẳng hạn như cuốn ”Giốp và Qohelet. Sự phản kháng khôn ngoan trong Thánh Kinh” (1982); ”Các Thánh Vịnh 1-75” (2001); ”Các Thánh Vịnh 78-150” (2002); ”Khải Huyền. Một kiểu đọc ngôn sứ ngày nay” (1990). Hai cuốn sau cùng xuất bản năm 2011 vừa qua là: ”Thiên Chúa đã không có ai trông thấy Người”; và ”Phúc âm, Giáo Hội và chính trị”.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Ông về sinh hoạt nghiên cứu Thánh Kinh Tân Ước của cha.

Hỏi: Thưa Đức Ông Maggioni, khi nghiên cứu sâu rộng Thánh Kinh Tân Ước, Đức Ông đã có thể hiểu biết gương mặt cộng đoàn kitô thời khai sinh. Giáo Hội ngày nay có thể học hỏi được gì từ các tín hữu kitô tiên khởi đó?

Đáp: Tôi thường thảo luận về đề tài này và hay nổi nóng. Chúng ta phức tạp trong việc đọc hiểu các biến cố, nhưng các chuyện liên quan tới con người là những điều nòng cốt. Tin Mừng là Tin Mừng, và rao giảng Tin Mừng có nghĩa là rút tỉa ra từ đó một cái gì có ý nghĩa cho ngày hôm nay. Tin Mừng không đề cập tới hệ thống liên mạng Internet, nhưng nói về con người, về niềm hy vọng, về các nỗi sợ hãi của nó, về khả năng yêu thương hay làm tiền của nó. Các kitô hữu tiên khởi đã lắng nghe kinh nghiệm của Chúa Giêsu trong những lúc cử hành hành phụng tự, và họ đánh cá, họ dấn thân cuộc đời mình. Tín hữu đi nhà thờ ngày Chúa Nhật, nhưng phải nghe được một bài giảng có thể liên quan tới tuần sống, chứ không phải chỉ trong lúc tham dự thánh lễ mà thôi. Một tín hữu khi xong thánh lễ không phải bước ra khỏi nhà thờ và nói ”Thế là xong bổn phận”, nhưng phải nói: ”Tôi đã lắng nghe nhiều điều và tôi thấy chúng là những điều tốt lành giúp tôi sống, phán đoán và lựa chọn”. Đó là Tin Mừng, chứ nếu bạn nói về một cái gì khác, thì sẽ chẳng còn lại gì cả.

Hỏi: Thưa Đức Ông, làm linh mục xem ra càng ngày càng vất vả. Có nhiều linh mục bị các thời mới ngày nay trong đó chúng ta đang sống, làm cho trở thành lạc lõng và mất hướng. Làm thế nào để tưởng tượng ra một linh mục tương lai?

Đáp: Tôi hy vọng là nó giống với ngày nay. Thế giới có biết bao nhiêu là vấn đề, nhưng khi quan sát nó dưới ánh sáng của Tin Mừng, chúng ta phải nhớ rằng các vấn đề định đoạt thì vẫn luôn luôn giống nhau. Chúng ta phải chú ý đến chúng, chỉ như thế mới có thể được lắng nghe. Con người có ý nghĩa gì? Tại sao nó lại hiện hữu? Sống và chết có nghĩa là gì? Giáo dục sống tình liên đới có nghĩa là gì? Nếu tôi coi trọng luân lý kitô, thì chính là bởi vì tôi chắc chắn rằng Chúa Giêsu Kitô đã đề nghị kiểu sống đó để cho con người sống tốt đẹp. Đôi khi chúng ta tưởng tượng các giới răn của Chúa như là các luật lệ của một ông chủ bắt chúng ta phải làm việc cho lợi lộc của ông và khiến cho chúng ta phải đau khổ. Nhưng không phải như vậy. Tôi hài lòng vì có được một đề nghị sống lành mạnh và nhân bản. Chúng ta đừng chế ra những điều vô ích.

Hỏi: Thưa Đức Ông, tại Italia này có vấn đề tinh thần trách nhiệm của giáo dân. Vậy thì ai có lỗi lớn hơn cả đối với tình trạng này? Lỗi của các linh mục đã không dành khoảng trống cho giáo dân cộng tác và làm việc, hay lỗi của giáo dân không chịu lãnh lấy trách nhiệm của mình?

Đáp: Thật ra đó là lỗi của cả hai phía: của các linh mục cũng như của giáo dân. Có những linh mục không giao nhiệm vụ nào cho giáo dân, bởi vì các vị xác tín rằng chỉ có các vị mới chuyên môn, mới làm được thôi, nên các vị phải hành động, và chỉ có các vị mới biết suy nghĩ mà thôi. Có hội đồng mục vụ đấy, nhưng cha sở biết là phải đi đến kết luận ra sao rồi, trong khi điều quan trọng là phải lắng nghe xem các người khác nói gì đã, có khi là nêu vấn nạn đối với các xác tín của chính cha sở nữa. Thành ra theo tôi giáo dân cũng phải đòi cho mình quyền có phẩm giá của mình, và có tiếng nói trong cuộc sống cộng đoàn. Tôi đã từng biết có các giáo dân không thích ứng với mọi chuyện, họ trông thấy vấn đề và cống hiến sự hiểu biết chuyên môn của họ. Họ biết nói những gì làm hài lòng hay không làm hài lòng cha sở. Một linh mục nghèo nàn thì làm hàng ngàn chuyện, và đưa ra các chương trình mục vụ này nọ, rồi gửi các sứ điệp, mà không còn thời giờ để nói chuyện với người khác, với những người tin và với những người không tin. Chúng ta phải học biết truyền thông, nếu không thì sẽ là một tai họa. Nếu một linh mục, một giám mục mà luôn luôn đi xe hơi, không đi bộ trên đường, không đi xe lửa hay xe buýt bao giờ, thì làm sao mà có thể gặp gỡ dân chúng được? Nếu các vị chỉ hạn chế việc tiếp xúc gặp gỡ dân chúng trong các buổi diễn thuyết thôi thì qủa là quá ít.

Hỏi: Thưa Đức Ông, nhưng mà cũng có những giáo dân còn giáo sĩ hơn cả các giáo sĩ nữa thì sao?

Đáp: Khi thấy như vậy thì phải la rầy họ. Và họ không phải là những người có thể tin cậy được đâu.

Hỏi: Thưa Đức Ông, trong số các sinh viên của Đức Ông, chắc chắn là đã có nhiều giáo dân hơn là các chủng sinh và tu sĩ. Ngày nay có một tầng lớp giáo dân ngày càng được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, kể cả trên lãnh vực thần học và kinh thánh. Đâu là phần đóng góp lớn hơn có thể chờ đợi được từ nơi họ?

Đáp: Tôi muốn các anh chị em giáo dân ấy giúp tôi gặp gỡ Thiên Chúa trong cuộc sống và trong thế giới thường ngày, trong các tương quan với tha nhân. Lịch sử đời họ có thể giúp đào sâu Tin Mừng để làm chứng nó cho tất cả mọi người.

Hỏi: Ngày trước thì các nhà chú giải Thánh Kinh hầu như tất cả đều là các linh mục. Ngày nay có nhiều giáo dân và cả một số phụ nữ nữa, học và dậy Thánh Kinh. Sự kiện này có thay đổi gì trong cách thức tiếp cận Thánh Kinh hay không thưa Đức Ông?

Đáp: Có chứ. Các anh chị em giáo dân này có những điều để nói. Tôi thích nói chuyện với họ và lắng nghe họ. Tôi không tin rằng sự kiện là nam hay là nữ giúp hiểu Thánh Kinh nhiều hơn hay ít hơn. Nhưng mà có sự nhậy cảm khác biệt giữa nam nữ. Có điều lạ là tôi đã tham dự nhiều đại hội, trong đó các phụ nữ phản đối mọi điều tôi nói. Nhưng mà đó là thời xa xưa rồi.

Hỏi: Cha nghĩ gì về đề nghị nhiều người đã đưa ra: đó là dậy Thánh Kinh thông thường hơn trong các trường hoc?

Đáp: Nếu được như thế thì tôi thích lắm. Cách đây nhiều năn người ta đã đề cập tới điều này. Cũng như chúng ta học Iliade và Odissea, là các tác phẩm văn chương, chúng ta cũng có thể học Thánh Kinh. Trong trường học Italia và âu châu, người ta học tiếng Hy lạp, bởi vì nó làm thành các gốc rễ của chúng ta, cũng như nó là gốc rễ của tư tưởng do thái kitô. Để dậy Thánh Kinh cần phải dậy rất hay rất vững chắc, khiến cho các học sinh thích thú, ít nhất là thích thú bằng khi học các tác phẩm cổ điển lớn. Nhưng hồi đó đã có một nền văn hóa thù nghịch với dự án này... Trong bối cảnh này Giáo Hội cũng đã không xác tín cho lắm, và Giáo Hội sợ rằng việc đưa Thánh Kinh ra biến giờ học thành giờ tôn giáo, là điều không được phép. Trái lại, nó phải trở thành việc đọc một văn bản văn hóa lớn của nhân loại. Nhiều người cho rằng Thánh Kinh là cuốn sách chỉ dành cho các linh mục và các đan sĩ thôi, trái lại nó là tác phẩm văn chương rất cao cả. Thật là đáng tiếc nếu chúng ta không đọc Thánh Kinh! (Avvenire 3-2-2012)
 
Công bố kết quả cuộc thanh tra tông tòa tại Ái Nhĩ Lan (Ireland)
LM. Trần Đức Anh OP
10:46 20/03/2012
VATICAN - Hôm 20-3-2012, Phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố tóm lược kết quả cuộc thanh tra tông tòa tại các giáo phận, dòng tu và chủng viện tại Cộng hòa Ai Len, sau một số vụ lạm dụng tính dục trẻ em.

Cuộc thanh tra này - do một số GM và Bề trên thực hiện theo lệnh của ĐTC,- chỉ có tính chất mục vụ, và nhắm mục đích giúp Giáo Hội tại Ai Len trong tiến trình canh tân.

- Cuộc thanh tra được tiến hành tại 4 tổng giáo phận trong khoảng thời gian vài tháng hồi năm ngoái. 4 vị thanh tra được một số chuyên gia tháp tùng, đã gặp gỡ các nạn nhân, các GM thuộc hạt, cùng nhiều người khác, và đã thu thập đủ các thông tin để có một cái nhìn thích đáng về tình hình Giáo Hội tại Ai Len. Một số tổng giáo phận đã cử hành các lễ nghi thống hối với sự tham dự của giáo sĩ, giáo dân và cả các nạn nhân.

- Cuộc viếng thăm các chủng viện đã diễn ra tại 4 cơ sở đào tạo LM, kể cả Giáo Hoàng Học Viện Ailen ở Roma, cứu xét tất cả các khía cạnh của việc huấn luyện. Vị thanh tra và phụ tá đã gặp gỡ các vị đào tạo và chủng sinh, các LM thụ phong trong 3 năm gần đây.

- Trong cuộc thanh tra các dòng tu, đã có nhiều cuộc gặp gỡ giữa các vị thanh tra và các GM, bề trên, những người huấn luyện và các nhóm riêng, kể cả các nạn nhân yêu cầu được gặp. Tổng cộng có 31 nhà dòng được thăm viếng.

Nhận xét tổng quát

Trong những ngày lưu lại AiLen, các vị Thanh tra đó thấy được những thiếu sót trong quá khứ đã đưa tới sự hiểu biết và những phản ứng không thích hợp về hiện tượng lạm dụng trẻ vị thành niên, từ phía nhiều GM và Bề trên dòng tu. Thật là đau lòng trước những lạm dụng trẻ vị thành niên do giáo sĩ và tu sĩ là những người vốn có nhiệm vụ chăm sóc các em; và cả những thiếu sót từ phía những người có nhiệm vụ cảnh giác. Đó thực là những vết thương gây ra cho thân mình Chúa Kitô.

Các vị thanh tra nhận thấy từ đầu thập niên 1990 đã có những tiến bộ và tiến đến sự ý thức hơn về tính chất trầm trọng của vấn đề lạm dụng, cả trong Giáo Hội cũng như ngoài xã hội, và cần phải tìm những biện pháp thích hợp để đối phó.

Cuộc thanh tra cũng nhắm xác định xem các cơ cấu và tiến trình được Giáo Hội tại Ai Len đề ra từ đó trở đi có thích hợp để tránh tái diễn thảm trạng lạm dụng trẻ vị thành niên hay không. Về điểm này, Tòa Thánh đưa ra một số nhận xét:

- Một sự quan tâm đặc biệt đã được Giáo Hội tại Ai Len dành cho các nạn nhân, về mặt tinh thần cũng như trợ giúp tâm lý, pháp luật và tài chánh. Theo gương ĐTC Biển Đức 16, các vị lãnh đạo giáo phận và dòng tu Ai Len cần tiếp tục dành nhiều thời gian để lắng nghe, tiếp đón, nâng đỡ các nạn nhân và gia đình họ.
- Các vị thanh tra cũng nhận thấy rằng qui luật hiện hành của Giáo Hội Công Giáo Ai Lan về việc bảo vệ các trẻ em đang được tuân hành. Các vị chào mừng tiến trình này, cũng như việc đều đặn kiểm soát việc áp dụng bộ qui luật đã được đề ra. Các vị mong rằng việc kiểm soát này được thực hiện một cách mau lẹ.
- Các vị thanh tra kêu gọi các GM và các Bề trên dòng, cũng như toàn thể cộng đoàn Giáo Hội tại Ai Len, hãy ủng hộ công việc của Ủy ban toàn quốc về việc bảo vệ trẻ em trong Giáo Hội Công Giáo, cung cấp nhân sự và tài chánh đầy đủ.

- Các vị TGM của các giáo phận mới được viếng thăm cho biết sẽ mau lẹ báo cho nhà chức trách dân sự có thẩm quyền và Bộ giáo lý đức tin về những vụ lạm dụng mới khám phá.

- Bộ qui luật về việc xử lý những vụ lạm dụng cũng như thể thức áp dụng phải được cập nhật theo những chỉ dẫn do Bộ giáo lý đức tin công bố ngày 3-5 năm 2011 và phải được duyệt lại theo định kỳ.
Bộ qui luật phải được tu chính để kiến tạo một kiểu mẫu chung cho tất cả các giáo phận và dòng tu, và phải được thường xuyên xét lại để bảo đảm hiệu năng gia tăng trong việc phòng ngừa và xử lý những vụ lạm dụng trong mọi khía cạnh.

- Xét vì thiếu chuyên gia về giáo luật, các vị thanh tra nhấn mạnh nhu cầu cần phải tổ chức lại tòa án của Giáo Hội tại Ai Len, với sự cộng tác của các cơ quan thẩm quyền tại Tòa Thánh, để những vụ đang chờ được giải quyết chung kết được tiến hành thích đáng.

Về các chủng viện

Các vị thanh tra cũng đưa ra nhiều nhận xét tích cực về các chủng viện và trung tâm đào tạo LM của Giáo Hội Ai Len, đồng thời nhấn mạnh rằng việc đào tạo phải ăn rễ sâu trong căn tính đích thực của LM, chuẩn bị thích hợp hơn cho đời sống độc thân LM trong sự quân bình giữa chiều kích nhân bản, tu đức và Giáo Hội; củng cố quyền cai quản của GM trên các chủng viện, thiết lập tiêu chuẩn thích đáng hơn về việc nhận vào chủng viện, quan tâm hơn đến việc huấn luyện trí thức cho các chủng sinh, hoàn toàn phù hợp với Huấn quyền của Hội Thánh; đưa việc bảo vệ trẻ em vào chương trình huấn luyện.

- Về các dòng tu, các vị thanh tra đề nghị: các tu sĩ hãy cùng với các GM suy tư, hoạch định và nâng đỡ, làm cho các phương thế đối thoại và hiệp thông được sinh động. Chính sách GM triệu tập và hướng dẫn tiến trình đổi mới đối thoại và cộng tác cụ thể trong lãnh vực bảo vệ trẻ em.

Tất cả các dòng cần kiểm soát các lý lịch của các nhân sự của mình, nếu chưa thực hiện điều này. Giống như các giáo phận, mỗi dòng chiêm niệm hoặc hoạt động phải thường xuyên kiểm soát việc áp dụng các qui luật về bảo vệ trẻ em, trong sự phối hợp với Ủy ban toàn quốc của Giáo Hội Công Giáo Ai Len về vấn đề này.
Các Bề trên cấp cao cùng với các phần tử của Hội dòng phát triển các phương thể để làm cho sinh động các cộng đoàn cầu nguyện, đời sống cộng đoàn và sứ mạng.

Các tu sĩ Ailen được yêu cầu cứu xét việc đề ra một thừa tác vụ tìm đến giúp đỡ những người đang đau khổ vì hậu quả sự sự lạm dụng.

Các GM và các Bề trên dòng cũng được yêu cầu đề ra những chính sách liên quan đến những người bị cáo gian và việc trở lại với sứ vụ của họ. Đồng thời cũng đề ra những chính sách săn sóc mục vụ cho những người bị xác nhận phạm tội lạm dụng: ấn định thích hợp tình trạng và điều kiện cho những người phạm lỗi như thế.

Phúc trình của các vị thanh tra cũng nói đến những hậu quả tai hại do các vụ lạm dụng gây ra: cho các nạn nhân, những vết thương cho cộng đồng Công Giáo Ai Len. Nhiều giáo dân mất tin tưởng nơi các vị chủ chăn. Nhiều LM và tu sĩ tốt cảm thấy bị mang tiếng bất công vì bị dư luận gắn liền với những kẻ bị cáo tại tòa án; một số cảm thấy không được các GM và Bề trên bênh vực đủ. Các GM và Bề trên cũng thường cảm thấy bị cô lập khi tìm cách đương đầu với làn sóng phẫn nộ và đôi khi họ thấy có đồng thuận về một đường hướng hoạt động chung.

Phúc trình nhận thấy nhu cầu mạnh mẽ hiện nay là đào sâu huấn luyện về nội dung đức tin cho người trẻ và người lớn, mở rộng việc thường huấn có kế hoạch về thần học và tu đức cho giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân.

Các vị thanh tra cũng nhận thấy có một xu hướng khá thịnh hành nơi các LM, tu sĩ và giáo dân: họ có những ý kiến thần học khác với giáo huấn của Huấn quyền. Tình trạng nghiêm trọng này đòi phải đặc biệt quan tâm, và phải cải tiến huấn luyện thần học. Cần nhấn mạnh rằng đối lập về những giáo huấn cơ bản của Giáo Hội không phải là con đường đích thực để tiến tới sự canh tân.

Các vị thanh tra cũng đặt vấn đề sự phân chia các giáo phận hiện nay tại Ailen và khả năng của các giáo phận trong việc đáp ứng thách đố tái truyền giảng Tin Mừng. Tòa Thánh và hàng GM Ailen đã bắt đầu suy tư về vấn đề này, để thích ứng các cơ cấu giáo phận, hầu làm cho các cơ cấu này thích hợp với sứ mạng hiện nay của Giáo Hội tại AiLen.

Sau cùng Phúc trình nhấn mạnh sự cần thiết đối với Cộng đồng công giáo AiLen là phải lên tiếng nhiều hơn trong các cơ quan truyền thông, và có quan hệ thích hợp hơn với những người đang hoạt động trong lãnh vực này, để sự thật của Tin Mừng và đời sống Giáo hội được biết đến. (SD 20-3-2012)
 
Những người ''Phụ Nữ Áo Trắng'' can trường đối đầu với cường quyền cộng sản Cuba
Hà Long
13:59 20/03/2012
Tình hình chính sự tại Cuba đang nóng dần lên vì chuyến viếng thăm mục vụ tại Cuba của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sắp đến từ ngày 26 đến 28 tháng 3 năm 2012.

Trước đó vào dịp mừng lễ Giáng Sinh 2011 nhà nước cộng sản Cuba đã trao trả tự do cho gần 3.000 tù nhân. Đây là số tù nhân được ân xá lớn nhất chưa từng có trong lịch sử cộng sản Cuba. Giới báo chí quốc tế nhận định đó là một món quà đặc biệt dành cho ĐGH Bênêđictô XVI, người được xem là vị khách quan trọng sẽ đến thăm. Vì thế việc phóng thích tù nhân mang một vai trò nổi bật cho chuyến tông du của ĐGH Bênêđictô XVI.

Chủ tịch Raúl Castro lúc ấy cho biết việc phóng thích tù nhân là một "cử chỉ nhân đạo mang tính cách chủ quyền quốc gia".

Vị tiền nhiệm, cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến thăm Cuba vào năm 1998 và lúc đó chủ tịch Fidel Castro đã phóng thích 299 tù nhân như là một món quà nhân quyền tặng riêng cho Ngài.

Việc ân xá gần 3.000 tù nhân vào dịp lễ Giáng Sinh đã là biểu hiệu một nhân nhượng lớn với các đòi hỏi từ phía Giáo Hội công giáo Cuba, đứng đầu là Đức Hồng Y Jaime Ortega, người luôn hỗ trợ cho nhóm "Phụ Nữ Áo Trắng". Đó là những người vợ, người mẹ, con gái của 79 nhà bất đồng chính kiến, phần lớn là các nhà báo đã bị bắt giam từ năm 2003. Nhờ sự can thiệp của Giáo Hội Công Giáo Cuba và chính phủ Tây Ban Nha 52 người trong số họ đã được trả tự do vào năm 2010.

Nhà nước cộng sản Cuba xem nhóm "Phụ Nữ Áo Trắng" (Damas de Blanco) như những cây gai trong mắt và gia tăng khủng bố nhóm này. Tháng 9/2011 tổ chức Ân xá quốc tế đã kêu gọi chính phủ cộng sản Cuba chấm dứt việc đe dọa nhóm người bất đồng chính kiến và những người ủng hộ nhóm "Phụ Nữ Áo Trắng".

Giáo hội công giáo Cuba luôn can đảm bênh vực tù nhân và đó là sức mạnh làm cho nhóm "Phụ Nữ Áo Trắng" vẫn thỉnh thoảng xuống đường biểu tình phản đối việc bắt giam trái phép những người bất đồng chính kiến tại Cuba.

Họ đã làm như thế trong 7 năm rồi bất đầu từ Mùa Xuân Đen 2003 khi Fidel Castro đàn áp làn sóng đòi dân chủ tại Cuba nổi dậy, hơn 79 người bị bắt trong đó có nhiều nhà báo.

"Phụ nữ chúng tôi sẽ tiếp tục xuống đường tuần hành, cho đến khi các tù nhân cuối cùng được trả tự do. Chúng tôi không phải chính trị gia, chúng tôi là những phụ nữ muốn bảo vệ quyền con người", phát ngôn viên của "Damas de Blanco", bà Laura Pollancho biết vào tháng 7/2010. Từ năm 2003, mỗi chủ nhật những người phụ nữ này mặc quần áo trắng này kiên trì xuống đường tuần hành để phản đối chính quyền cộng sản Cuba cho tới khi bị cấm ngày 11/4/2010. Họ đã chống đối như thế, bắt đầu từ Mùa Xuân Đen 2003 khi Fidel Castro đàn áp làn sóng đòi dân chủ tại Cuba nổi dậy. Như thế đúng 7 năm trời ròng rã và kiên trì các "Phụ Nữ Áo Trắng" đã xuống đường biểu tình chống lại việc bắt giam những nhà bất đồng chính kiến tại Cuba.

Vào tháng hai 2012, nhóm "Phụ Nữ Áo Trắng" lại xuống đường diễu hành để tưởng nhớ về cái chết của nhà bất đồng chính kiến Orlando Zapata Tamayo. Cứ mỗi lần như vậy họ đi hàng đôi hoặc hàng ba và tay cầm bông hoa.

Ban đầu, nhóm "Phụ Nữ Áo Trắng" yêu cầu thả các tù nhân chính trị, bây giờ họ đang đòi hỏi cho quyền dân chủ ở Cuba. Thương hiệu của họ thường là quần trắng hoặc chiếc váy trắng. Từ đó danh xưng "Damas de Blanco" - họ gọi cho mình, nghiã là phụ nữ trong trang phục trắng. Chưa đầy 10 năm những phụ nữ này đã trở thành một trong những nhóm đối kháng nổi bật nhất để đòi nhân quyền ở Cuba.

Những người "Phụ Nữ Áo Trắng" này đã được trao giải thưởng Pedro-Luis-Boitel năm 2003, Giải thưởng Nhân Quyền quốc tế năm 2006, Giải thưởng Sacharow của Quốc hội Âu Châu năm 2006, Giải thưởng Human Rights First của Mỹ năm 2006, Giải thưởng của Bộ Ngoại Giao Mỹ năm 2011 vì là Người bảo vệ Nhân quyền.

Và bây giờ nhóm "Phụ Nữ Áo Trắng" đang là vấn đề nhức nhối cho cộng sản Cuba: từ 26 đến 28 tháng 3, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ đến thăm Cuba. Cả chính quyền cs Cuba lẫn Giáo Hội Cuba không biết làm cách nào để ứng phó thích hợp với nhóm "Phụ Nữ Áo Trắng" này. Bà Bertha Soler, là tân phát ngôn viên của nhóm "Phụ Nữ Áo Trắng" - đang đòi hỏi: "Chúng tôi muốn nói chuyện với Đức Giáo Hoàng, cho dù chỉ trong một phút". Họ đã đưa một tin nhắn qua băng Video trực tiếp đến ĐGH Bênêđictô XVI và gửi một bức thư đến Đức Tổng Giám Mục Havana trong tuần qua.

Hơn 50 "Phụ Nữ Áo Trắng" đã bị bắt vào ngày 18/03/2012

Vào cuối tuần qua, chủ nhật 18/03/2012 chế độ cộng sản Cuba đã ra tay bố ráp lùng bắt nhóm phụ nữ, lúc họ vừa trên đường đi đến nhà thờ tham dự thánh lễ Chúa nhật, trong số người bị bắt có bà Bertha Soler. Theo các đảng đối lập cho biết hơn 50 "Phụ Nữ Áo Trắng" đã bị công an bắt giữ. Thông thường các phụ nữ này thường bị giam giữ trong vòng vài tiếng đồng hồ hoặc vài ngày thì được thả ra. Và sau đó, chủ nhật kế tiếp họ lại bắt đầu diễn trở lại trò chơi mèo vờn chuột với công an cảnh sát.

Chỉ một ngày sau, bản tin DPA đưa đi vào thứ hai, 19/03/2012 nhà nước Cuba đã trả lại tự do cho những Phụ Nữ Áo Trắng" kiên cường này.

Trong thời gian căng thẳng, trước chuyến viếng thăm của ĐGH Bênêđictô XVI tại Cuba mọi ánh mắt đều đổ dồn về Đức Hồng Y Jaime Ortega, Tổng Giám Mục thủ đô Havanna. Trong 2 năm vừa qua vị Hồng Y này đang đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình nối lại mối quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo Cuba và nhà nước, mà trước đó Giáo Hội đã bị thống trị bởi hận thù dai dẳng của chính quyền cs Cuba, thời gian này đã kéo dài qua nhiều thập kỷ.

Hậu quả tàn bạo của cuộc Cách mạng Cuba do Fidel Castro thực hiện đã làm cho Giáo Hội Công Giáo tại đây lâm vào cảnh khốn cùng. Một chính sách quy mô nhằm thanh trừng người Công Giáo: khám xét tư gia, ngăn cấm sinh hoạt nhà thờ vào những đầu năm 1960 đã gây ra một làn sóng trốn thoát ra khỏi Cuba của khoảng 2.000 tu sĩ nam nữ Công giáo và 200 linh mục. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã ra vạ tuyệt thông cho Fidel Castro. Kể từ đó, tại Cuba đã không được phép xây dựng một nhà thờ mới nào và các giờ học giáo lý trong các trường học trở thành điều cấm kỵ.

Cho đến năm 2010, chủ tịch Raul Castro đã tìm kiếm sự giúp đỡ nơi Đức Tổng Giám Mục Havanna. Lúc ấy, cái chết vì đói trong tù của nhà bất đồng chính kiến Orlando Zapata đã gây ra sự phẫn nộ trên toàn thế giới. Raul Castro bị rơi vào thế phòng thủ, sau đó ông quyết định việc chấm dứt sự đóng băng giữa Giáo Hội Công Giáo và nhà nước cộng sản Cuba.

Sau đó, tất cả mọi việc giải quyết xảy ra rất nhanh: Đức Hồng Y Ortega tuyên bố từ bục giảng những mục đích đạt được từng điều một: Việc phóng thích tù nhân của Mùa Xuân Đen 2003, họ được đưa đến Tay Ban Nha định cư. Vào dịp Giáng Sinh 2011 ĐHY Ortega đã khẳng định một lệnh ân xá chung cho khoảng 3.000 tù nhân. Cử chỉ muốn làm hòa với Giáo Hội Công Giáo Cuba, chủ tịch Raul Castro đã xuất hiện tại lễ khánh thành một chủng viện ở Cuba, lần đầu tiên hơn nửa thế kỷ Giáo Hội Cuba mới được phép xây dựng một cơ sở đào tạo tu sĩ như thế. Nhiều thành viên Chính phủ của Cuba thường xuyên có mặt trong các cuộc rước kiệu của Giáo Hội. Và thành quả mới nhất cũng như quan trọng nhất là Đức Hồng Y Ortega đã được phép công bố chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI tại Cuba.

Giáo Hội Công Giáo Cuba được xem như là một người hòa giải, nhưng không phải là đại diện của phe đối lập. Việc bắt giam hơn 50 "Phụ Nữ Áo Trắng" vào một tuần trước ngày ĐGH Bênêđictô XVI đến Cuba làm cho tình hình giữa nhà nước, Giáo Hội và phe đối lập rất căng thẳng, nhất là nhóm "Phụ Nữ Áo Trắng" đòi được gặp mặt Đức Giáo Hoàng. Sức ép chính trị này đang làm cho nhà nước cộng sản Cuba rất lo ngại.

Một lập luận khôn ngoan của nhóm "Phụ Nữ Áo Trắng": Nếu cựu chủ tịch Fidel Castro được phép gặp riêng ĐGH Bênêđictô XVI thì phe đối kháng cũng như nhóm "Phụ Nữ Áo Trắng" chúng tôi cũng phải nhận được một cử chỉ thích hợp. Tuy nhiên sự gặp gỡ với Fidel Castro đã không có trong lịch trình của Đức Giáo Hoàng. Bà Bertha Soler và người trong nhóm vẫn không từ bỏ ý định, họ tìm đủ mọi cách để gặp được mặt của ĐGH Bênêđictô XVI, cũng có thể xảy ra ngay trên đường đến tham dự thánh lễ của Đức Giáo Hoàng tại Santiago de Cuba và thủ đô Havanna.

Việc này chỉ có một cách ngăn cấm duy nhất, nếu nhóm "Phụ Nữ Áo Trắng" lại bị nhà nước cộng sản Cuba bắt giam trước đó.

Sự can trường của những người phụ nữ này thật đáng khâm phục và bạo quyền Cuba không thể làm cho họ khuất phục từ nhiều năm nay.
 
Top Stories
Poland's Lech Walesa urges Benedict XVI to help Cuban dissidents
Miami Herald
08:45 20/03/2012
MIAMI Monday, March 19, 2012 - Former Polish President Lech Walesa has written to Pope Benedict XVI urging him to "take up the defense of those Cubans who are demanding freedom" during his visit to the communist-ruled island next week.

"I beg Your Holiness to intercede for those who are in prison because of their convictions," wrote Walesa, a former dissident who headed the Solidarity labor movement that helped oust Poland's communist government.

"I implore Your Holiness to take up the defense of those Cubans who are demanding freedom at the risk of persecutions and humiliation," he added in the letter, dated March 8 and made public Monday by the Lech Walesa Institute in Warsaw.

In his letter, Walesa also recalled that Pope John Paul II's visit to his native Poland in 1979 had a powerful impact on the strongly Catholic nation, under communist rule since the Soviet military occupation that followed World War II.

The visit "not only awakened in us, the Polish people, the hope of change but above all freed our will to take action," he wrote.

Within a year of the visit, Solidarity was founded at the Gdansk Shipyard. Solidarity later became the only independent labor union in the Soviet Bloc, and claimed about 10 million members just before the communists lost relatively open parliamentary elections.

"I have no doubt that without the words of the pope, without his presence, the birth of Solidarity would not have been possible," Walesa wrote to Benedict.

John Paul also visited Cuba in 1998. But analysts agree that unlike Poland, his visit brought about few political changes on the island. Five years later, 75 peaceful dissidents were put before summary trials of one and two days that sentenced them to up to 28 years in prison. The last still in prison were freed last spring.

"Today, we Poles are free. However, the communism and tyranny that went bankrupt in the majority of European countries continue to be imposed in many countries," Walesa added. "Around the world, millions still suffer because of human rights abuses.

"Cuba is one of those countries," he said. "Its society is not enjoying the civic freedoms that other societies enjoy in Western countries."

"The people in Cuba who speak out in defense of the irrevocable and fundamental human rights, and demand social justice, wind up jailed and persecuted," he added. "Cuban authorities do not want to speak with their own people.

"Nevertheless, I remain hopeful that Your Holiness' visit will contribute to positive changes in the life of the Cuban nation," Walesa said. "I trust that (the visit) will open a new chapter in the history of Cuba and that authorities there will start a dialogue with Cuban society."

Benedict will visit Cuba for three days next week to help mark the 400th anniversary of the discovery of the tiny statue of the Virgin of Charity, floating in Cuba's Bay of Nipe, that is Cuba's patron saint and rests in the Basilica of El Cobre.

Lech Walesa Institute staffer Agniezka Gratkiewicz said the March 8 letter was not made public until Monday to allow the pontiff time to receive, read and reply to the letter. No response has arrived yet, she added.

Vatican officials have made it clear that the pontiff does not plan to meet with Cuban dissidents.

(Source: (c)2012 The Miami Herald at www.miamiherald.com)
 
Vietnam: Huit Montagnards H’mongs ont été condamnés à des peines de prison ferme
Eglises d'Asie
08:48 20/03/2012
Huit Montagnards H’mongs ont été condamnés à des peines de prison ferme pour leur participation au rassemblement de Muong Nhe en mai 2011

Onze mois après le rassemblement de milliers de Montagnards H’mongs à Muong Nhe dans le nord-ouest du Vietnam et la répression par les forces de l’ordre qui a suivi, huit personnes y ayant participé ont été jugées et condamnées. Le procès s’est déroulé le 13 mars dernier au Tribunal populaire de la province de Diên Biên. La presse officielle a rapporté que les huit inculpés étaient accusés d’avoir provoqué un rassemblement...

... visant à troubler l’ordre public et forcer les pouvoirs publics à prendre en compte leur revendication, à savoir la création d’un « royaume h’mong ». Les huit inculpés ont été condamnés à des peines allant de 24 à 30 mois prison ferme.

Le Nhân Dân a rapporté que les deux principaux inculpés étaient les meneurs de l’insurrection. Ils étaient accusés d’avoir entraîné la population h’mong à soutenir cette revendication d’indépendance. Ils ont tous deux été condamnés à trente mois de prison ferme. Les six autres ont écopé de 24 mois d’internement. L’organe de la Sécurité publique vietnamienne (Công An Nhân Dân) a souligné que cette affaire avait eu des conséquences sociales particulièrement néfastes : elle avait troublé la stabilité politique ainsi que l’ordre et la sécurité publiques. En particulier, elle a exercé une influence regrettable sur la vie et la santé de milliers de familles.

Les troubles de Muong Nhe se sont déroulés à la fin du mois d’avril et durant le début du mois de mai 2011. Des milliers de H’mongs venant des provinces de Lao Cai, Lai Châu, Dak Lak, Dak Nông étaient venus se rassembler dans deux villages du district de Muong Nhe (province de Diên Biên). Ils avaient organisé un immense camp où ils attendaient ce que la presse officielle elle-même avait appelé « un Sauveur spirituel ». Malgré l’extrême discrétion des rapports officiels, on avait appris à l’époque que de très importantes forces de l’ordre, secondées par des hélicoptères, avaient été mobilisées pour disperser le rassemblement. Des informations ont fait état de plusieurs dizaines de blessés et de mort chez les Montagnards, informations non vérifiées de sources indépendantes à cause du black-out total qui a entouré cette affaire.

Ainsi, en insistant sur la volonté des H’mongs de rétablir un royaume indépendant, le Tribunal populaire a choisi de privilégier une interprétation politique du rassemblement de Muong Nhe. Cette explication permet de justifier une répression – dont on ne connaît toujours pas l’ampleur – qui devrait décourager les autres minorités frontalières de toute velléité d’indépendance. Cependant, plusieurs observateurs donnent comme plus probable une explication d’une autre nature. Ils pensent qu’il s’agit d’un événement d’ordre purement religieux. C’est sans doute le retour du Christ que les milliers de H’mongs étaient venus attendre à Muong Nhe. Au moment des faits, les rapports officiels avaient d’ailleurs fait référence à cette attente. Cette croyance était, selon un certain nombre de commentateurs américains, le résultat de la prédication radiophonique, traduite en langue H’mong, du pasteur Harold Camping. Son thème favori est, en effet, la théologie du retour du Christ et de « l’enlèvement des chrétiens » (rapture). Une théologie fondée sur l’interprétation littérale de la première épître aux Thessaloniciens (4, 15-17) : « Ensuite, nous les vivants, qui seront restés, nous serons tous ensemble enlevés avec eux sur des nuées, à la rencontre du Seigneur dans les airs ». L’interprétation littérale de ses versets est assez répandue dans certains milieux protestants. Mais la particularité de la prédication du pasteur Camping était de préciser que cet enlèvement des chrétiens par le Christ aurait lieu à une date précise, fixée par lui au 21 mai 2011. Les chrétiens h’mongs s’étaient rassemblés peu avant cette date. Après les événements, plusieurs commentateurs protestants américains ont fait grief au passeur d’avoir été la cause indirecte de la répression subie par les chrétiens h’mongs.

(Source: Eglises d'Asie, 20 mars 2012)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Làm phép thượng kèo Đền Thánh Vincentê ở Hối Nai
Giuse Khổng Hữu Nguồn
08:54 20/03/2012
HỐ NAI - Sáng thứ ba 20.3.2012, tại Giáo họ Vinh Sơn, Giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc, cha Đaminh Bùi Văn Án, chánh xứ Bắc Hải đã đến cử hành nghi thức làm phép thượng kèo.

Xem hình ảnh

Sau gần 05 tháng xây dựng, kể từ ngày Đức ông Vinh sơn Đặng Văn Tú về chủ sự lễ đặt viên đá xây dựng Đền kính Thánh Vicente ngày thứ Tư 26.10.2011 đến nay mọi công việc diễn ra đều tốt đẹp.

Tham dự nghi thức thượng kèo hôm nay có quý chức Ban hành giáo, và đại diện các gia đình trong giáo họ. Qua việc cử hành này, chúng con cầu xin phép lành của Thiên Chúa tiếp tục đổ xuống trên công trình xây dựng ngôi đền kính Thánh Vinhsơn và những ai đã góp công, góp của, góp lời cầu nguyện cho công trình này để làm vinh danh Chúa.

Sau nghi thức làm phép, trong tâm tình tạ ơn và khao khát ân sủng, cộng đoàn hiện diện đồng thanh hát dâng lên Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên tội, Bổn Mạng giáo xứ công trình này, để nhờ Mẹ công trình được hoàn tất trong niềm vui, bình an và hiệp nhất.

Vì kèo thứ nhất đã được xe cơ giới cẩu lên và đặt đúng vào vị trí an toàn, Cha xứ và mọi người hiện diện vui mừng vỗ tràng pháo tay chúc mừng.

 
Giới gia trưởng giáo xứ Bắc Hải Hố Nai mừng lễ thánh Giuse
Giuse Khổng Hữu Nguồn
08:58 20/03/2012
HỐ NAI - Chiều thứ Hai 19.3.2012, Giới gia trưởng Giáo xứ Bắc Hải hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc, đã long trọng tổ chức lễ mừng kính Thánh Giuse bổn mạng của Giới.

Xem hình ảnh

Trước giờ lễ là cuộc kiệu rước Thánh Giuse chung quanh Thánh Đường, vừa đi cộng đoàn vừa sốt sắng đọc kinh cầu Thánh Giuse, những khúc hát về thánh Giuse do ca đoàn gia trưởng trầm bổng bay xa.

Mở đầu thánh lễ, cha Đaminh Bùi Văn Án chánh xứ Bắc Hải, Ngài rất vui mừng vì một sự hiện diện hết sức đông đảo của cộng đoàn phụng vụ, điều này nói lên lòng sùng kính của mọi người với cha Thánh Giuse. Với tư cách là người Cha tinh thần trong giáo xứ, Ngài chúc mừng Cha phó Giuse, chúc mừng quý Dì Hội Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc, Qúy chức, Quý cụ, Qúy ông anh em gia trưởng, các Đoàn thể, các tổ chức, các Giới, mang Thánh hiệu Giuse luôn được an vui mạnh khỏe, tràn đầy ân sủng Chúa, và nhất là noi gương nhân đức Thánh Giuse sống công chính, khôn ngoan, phục vụ trong khiêm nhu để thăng tiến gia đình và cộng đoàn.

Trong bài giảng lễ, Cha phó Giuse Nguyễn Đức Thắng, vốn chất giọng tươi vui mạnh khỏe, Ngài ân cần mời gọi mọi người hãy học sống nơi Thánh Giuse ba điều dễ nhớ dễ làm theo: Trước hết là sự thinh lặng nơi Thánh Giuse, biết thinh lặng để nghe ý Chúa và suy niệm Lời Chúa, biết thinh lặng để dâng mình làm của lễ, biết thinh lặng để cộng tác vào chương trình cứu độ, biết thinh lặng để khám phá ra những kỳ diệu Chúa Thánh Thần đang làm trong các linh hồn, và biết thinh lặng để đón nhận những bất ngờ Chúa gởi đến với đức tin sáng suốt. Thứ hai là chuyên cần trong mọi công việc, đối với Chúa Giêsu, Thánh Cả Giuse đã chăm sóc, dưỡng dục, giữ gìn, và dạy cho Người nghề mộc. Thánh Giuse đã tham dự vào đời sống của Chúa Kitô. Thánh Giuse cũng liên kết với Đức Mẹ Đồng Trinh trong mối hôn ước. Mẹ Maria đã sống một cuộc đời tràn đầy ơn thánh. Người duy nhất Mẹ có thể chuyển thông các phúc lành là Thánh Cả Giuse. Thứ Ba là sự vâng phục, Thánh Giuse nhận thấy bản thân mình được kêu gọi cộng tác với Chúa trong chương trình cứu độ. Ngài khiêm nhường vâng phục sống đời từ bỏ mình, chấp nhận để Chúa dùng mình vào những việc âm thầm khó khăn, hoàn toàn mặc ý Chúa.

Ông Phero Phan Khắc Vũ, trưởng Giới cho biết, hiện nay có hơn một nghìn ba trăm quý ông anh em gia trưởng trong giáo xứ, (đứng thứ hai sau giáo xứ Thánh Tâm trong hạt Hố Nai) sinh hoạt đều đặn trong 14 giáo họ. Phải khẳng định rằng, Giới gia trưởng là cột trụ trong giáo xứ, họ luôn sẵn sàng đi tiên phong trong mọi công việc chung của giáo xứ, những công việc nặng nhọc, khó khăn gian khổ.

Mừng kính lễ thánh Giuse hôm nay, xin cầu nguyện cho quý ông anh em giới gia trưởng, cho những người ông, người cha, những người đang và sẽ phải chu toàn sứ vụ dẫn dắt gia đình của mình, và nhất là những gia trưởng mang thánh hiệu Giuse, luôn biết theo gương Ngài, nên gương sáng giữa đời trong những công việc âm thầm nhỏ bé, nhưng lại lớn lao trước mặt Thiên Chúa, cách riêng cho Cha phó Giuse luôn được sự bảo trợ đắc lực của Thánh Cả Giuse.

Thánh lễ kết thúc cũng là lúc thành phố lên đèn, người người thứ tự ra về mà lòng ngập tràn niềm vui, nơi đây ngôi Thánh Đường Giáo Xứ Bắc Hải thân yêu, chỉ còn ít ngày nữa, ngày thứ Năm, mồng 10 tháng 5 này, Đức Cha Đaminh Giám mục Giáo phận sẽ về chủ sự lễ Cung Hiến Thánh Đường Giáo Xứ Bắc Hải. Công đoàn giáo xứ Bắc Hải chúng con hạnh phục Tạ ơn Chúa - Tri ân tình người.

“Về thăm Bắc Hải quê tôi nhé, Ơn nghĩa nhân tình ai kém đâu’’.
 
Caritas Hải Phòng trao học bổng cho học sinh khuyết tật
Caritas Hải Phòng
09:59 20/03/2012
HẢI PHÒNG - Chúa nhật thứ tư Mùa Chay vừa qua, Caritas giáo phận Hải Phòng đã tổ chức trao học bổng cho 30 em học sinh nghèo khuyết tật mỗi suất trị giá 1.000.000 đồng. Đây là lần thứ ba Caritas Hải Phòng trao học bổng cho các em học sinh nghèo khuyết tật trong năm học 2011 – 2012.

Ngay từ rất sớm các bậc phụ huynh và tình nguyện viên đã đưa con em mình tới Văn Phòng Caritas giáo phận để nhận sự hỗ trợ từ Ban bác ái giáo phận.

8h30 Cha Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện giám đốc Caritas giáo phận, đã có buổi gặp mặt thân tình với các bâc phụ huynh và các em.

Niềm vui được hiện lên trên từng khuôn mặt của mỗi phụ huynh và các em học sinh khi Cha giám đốc ân cần, động viên từng em cố gắng vượt qua hoàn cảnh vươn lên học tốt, Cha nói “ Cha và quý ân nhân sẽ luôn đồng hành với các em và gia đình để giúp các em tiến xa hơn nữa trên đường tri thức”.

Trong 30 em học sinh nhận hỗ trợ đợt này, có hai em đạt học sinh giỏi một em học sinh cấp 1 và một em học sinh cấp 2 và 6 học sinh tiên tiến, tuy các em là học sinh nghèo, khuyết tật gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng các em đã cố gắng có thành tích học tập tốt trong năm học vừa qua.

Chị Đào Thị Vy ở Kiến An đã thay mặt cho các bậc phụ huynh học sinh nhận học bổng, cảm ơn sự quan tâm của Cha giám đốc, tình nguyện viên và quý vị ân nhân đã tạo cộng tác với gia đình giúp đỡ một phần kinh phí cho con em họ có điều kiện được tiếp đi học và có được kết quả học tập tốt.

Em Ngọc Hà học sinh lớp 6 ở giáo xứ Nam Am đã thay mặt cho các em học sinh nhận học bổng nói lên lời cảm ơn và sự quyêt tâm “chúng con sẽ cố gắng hơn nữa để có thể có thành tích cao trong học tập, trở thành con ngoan trò giỏi của gia đình và xã hội không phụ công ơn của Cha và quý ân nhân đã thương yêu giúp đỡ ”.
 
Ân nhân của những bệnh nhân phong ở Di Linh
Phạm Huy Thông
10:32 20/03/2012
DI LINH - Theo quan niệm trong dân gian, nỗi bất hạnh lớn nhất của con người là mắc phải bệnh phong cùi, có nơi gọi là bệnh hủi. Bởi vì căn bệnh này không chỉ vì khó chữa trị mà người bệnh còn bị gia đình, cộng đồng xa lánh, hắt hủi. Thế nhưng những bệnh nhân phong cùi ở Di Linh (Lâm Đồng) lại có được sự may mắn vì ở đây có những con người không chạy trốn họ mà dám chia sẻ nỗi khổ đau với họ, nâng đỡ họ vượt qua được những mặc cảm định kiến để vươn lên làm một người bình thường. Nữ tu Mai Thị Mậu là một người như thế. Chị đúng là ân nhân của những bệnh nhân phong.

Trại phong Di Linh được thành lập từ những năm 50 của thế kỷ XX và người có công lớn là Giám mục Jean Cassaigne. Vị Giám mục này sau 14 năm cai quản giáo phận Sài Gòn đã xin từ nhiệm lên Di Linh, lúc đó còn là vùng rừng thiêng nước độc, cùng với một số nữ tu để xây dựng một nơi cho những người bị bệnh phong cùi có chỗ trú ngụ và chữa trị. Cuối cùng , chính vị Giám mục này đã bị lây bệnh cùi và chết ở mảnh đất này nam 1973.

Là một nữ tu của dòng Nữ tử Bác ái Vinh sơn, quê ở Hải Hậu, Nam Định, nữ tu Mai Thị Mậu được nhà dòng cho đi học nghề y để có thể phục vụ đồng bào được hữu hiệu hơn. Chị cũng như tất cả các nữ tu khác của dòng đều có tâm niệm rằng, được phục vụ người nghèo khổ đó là niềm hạnh phúc vì theo đức tin của các chị, người nghèo khổ bệnh tật, bất hạnh, đó chính là anh chị em. Được phục vụ săn sóc họ chính là phục vụ, săn sóc cho Chúa, cho anh chị em mình. Niềm tin đó cùng với nhiệt huyết của tuổi trẻ đã thúc đẩy chị đến với trại phong Di Linh vào năm 1965.

Ngay ngày đầu tiên đến Di Linh, vừa chân ướt, chân ráo, chị đã gặp một người đàn ông, hủi ăn cụt cả bàn tay, hớt hải chạy đến kêu chị giúp đỡ. Vợ anh ta trở dạ mà mãi không sinh được. Soeur Mậu đâu có học nghề đỡ đẻ. Nhưng ở đấy, lúc đó chẳng ai biết nghề y. Vậy là chị nhận lời đi. Trời tối, đèn đóm chẳng có mà sản phụ thì đau đớn kêu la. Chị vừa động viên sản phụ, vừa làm các động tác giúp sản phụ dễ sinh hơn. Để có ánh sáng, người chồng phải đốt củi ngò. Đây là loại cây khi cháy rất khói, vì vậy nước mắt của chị chảy giàn dụa. Phải 3 tiếng đồng hồ đứa trẻ mới chịu ra chào đời vì nó quá lớn, nặng những 4,5 kg. Thế nhưng sản phụ lại bị sa tử cung. Giữa rừng, biết tìm đâu ra bác sĩ bây giờ? Vậy là chị cứ làm theo bản năng, tẩy trùng sạch sẽ rồi đẩy vào. Chị phải thức trắng cùng sản phụ vì lo lắng. May mắn là họ đã mẹ tròn con vuông. Thế là từ đấy, chị trở thành bà đỡ mát tay cho bao đứa trẻ ở đây chào đời và cũng thành bà mối cho bao bệnh nhân trong trại phong Di Linh nên vợ nên chồng.

Công việc của Soeur Mậu ở trại phong rất tất bật. Trại có 354 bệnh nhân trong đó có 147 người bị tàn phế vĩnh viễn. Có những gia đình mấy thế hệ đều là bệnh nhân và đều do tay Soeur Mậu chăm sóc. Vì vậy công việc vô cùng bận rộn từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Ngày nào cũng như ngày nào. Nếu có chút thì giờ là chị ra vườn cà phê để có thể hướng dẫn cho một số bệnh nhân có sức lao động có thể làm ra sản phẩm từ chính bàn tay của họ.

Điều lo lắng nhất của Soeur Mậu không chỉ là chữa lành cho các bệnh nhân phong ở đây mà làm sao để họ có thể hoà nhập với cộng đồng, với xã hội. Dĩ nhiên, điều này cần ở cả hai phía, dư luận xã hội và chính những người bệnh nhân phong. Đối với bệnh nhân, phải làm cho họ có ý chí vươn lên. Muốn vậy, họ cần được học hành. Không có giáo viên, các chị tự làm giáo viên. Không có giáo án, sách giáo khoa, các chị tự mày mò sao cho con em người bệnh có thể đọc được cái chữ, biết làm tính. Nhưng chỉ đọc thông viết thạo chưa đủ, muốn vươn lên phải học cao hơn nữa. Vậy là chị Mậu cho mở lớp học tập trung. Con em bệnh nhân được nuôi ăn, ngủ tại trại để chuyên lo việc học văn hoá. Chúng được nuôi dạy chu đáo hơn ở nhà nhưng cũng phải học hành cẩn thận dưới sự giám sát của các nữ tu. Chị Mậu luôn đi kiểm tra buổi tối từ việc làm bài tập đến việc đi ngủ của trẻ. Bao giờ đưa trẻ cuối cùng yên giấc chịu mới về phòng của mình. Tình cảm yêu thương của Soeur Mậu đã là định hướng cho một số em đi theo nghề y và quay về phục vụ chính những bệnh nhân của trại Di Linh như y tá Ka Sỉu, bác sĩ K’Điu. Y tá Ka Sỉu nói:

- Cháu từ lúc sinh ra đã được Soeur Mậu chăm sóc, yêu quý. Cháu chọn nghề y là muốn phụ giúp cho Soeur Mậu đỡ vất vả và giúp đỡ chính bà con bệnh nhân ở đây.

Còn ông K’ Bles- bố đẻ của bác sĩ K’ Điu lại vô cùng xúc động vì nhờ có Soeur Mậu mà con trai của ông nay mới trở thành bác sĩ và hiện là Phó Giám đốc Trung tâm. Đó là niềm tự hào của gia đình ông, một gia đình có ông bà là bệnh nhân phong của trại Di Linh. Ông nói:

-Tất cả chúng tôi ở trại Di Linh này đều biết ơn bà Mậu. Mọi người ở đây gọi bà ấy là Mơi Mậu tức Mẹ Mậu. Ông bà tôi là bệnh nhân được bà ấy chăm sóc đã đành, đến đời chúng tôi và con cái chúng tôi dù không mắc bệnh vẫn được bà ấy chăm lo, nâng đỡ như con cháu ruột thị trong nhà.

Ông kể lại những hình ảnh kinh hoàng trong quá khứ đã ám ảnh biết bao bệnh nhân bị phong cùi. Những người không có bàn tay, không có ngón tay, phải dùng dây chun buộc cuốc, rựa vào cùi tay để cày cuốc kiếm ăn qua ngày, máu chảy đỏ cả luống cà phê. Có người bị vi khuẩn phong ăn mất cả sống mũi, hai cái hốc vếch lên trời. Có người bị hủi ăn mất cả thanh quản, gặp người chỉ ú ớ, khắp người lở loét. Họ bị dân làng xua vào rừng, chết dần chết mòn và làm mồi cho cọp vì nghe nói cọp rất thích ăn thị người cùi. Đơn giản người bị bệnh cùi rất nặng hơi nên cọp dễ phát hiện và họ cũng không có sức để chạy trốn hay chống đỡ.

Đau với nỗi đau của người bệnh, nên Soeur Mậu tìm mọi cách để làm giảm nỗi đau đớn của họ. Do bị cùi ăn nên tay chân người bệnh biến dạng, không đi giày dép được. Sau năm 1975, thấy bộ đội có đôi dép lốp, Soeur Mậu tìm một thợ ở Sài Gòn lên làm dép cho từng người. Những đôi dép lốp cao su đã mang lại niềm vui cho các bệnh nhân vì giờ đây họ có thể rửa chân lên giường đi ngủ và ra đường không phải cọ chân đến chảy máu trên cát sỏi nữa. Thế nhưng Soeur Mậu vẫn còn băn khoăn vì những đôi dép đó không đẹp và nhất là vẫn gây đau cho người bệnh. Soeur tìm bạn bè dò kiếm. Niềm vui đã đến với Soeur khi một tổ chức nhân đạo đã đồng ý trang bị cho trại Di Linh một phòng làm giày chỉnh hình cho các bệnh nhân phong. Nói sao hết được niềm vui của các bệnh nhân khi được đến đo chân đóng giày. Họ đã được đối xử như những người bình thường khác.

Soeur Mậu vẫn còn lo xa hơn nữa. Chẳng lẽ cứ tập trung các bệnh nhân quanh quẩn ở trại Di Linh? Vậy là Soeur lo kiếm đất, tạo lập một cơ sở 2 cho trại. Mảnh đất này là của một bác sĩ người Đức gốc Pháp khi đến nhờ Soeur chữa bệnh. Bệnh khỏi, ông muốn cảm ơn. Soeur Mậu đề nghị ông bán rẻ cho mảnh đất. Và ông đã bán lại 53 ha với giá 15 cây vàng vào năm 1973. Bây giờ khu đất này là một làng mới cho các gia đình bệnh nhân đã lành bệnh, để họ có cơ hội làm kinh tế, có cơ hội hoà nhập với cộng đồng. Cái làng mới đó giờ đã hình thành ở xã Gia Hiệp. Đã có 135 gia đình tình nguyện đến nhập làm cư dân của làng. Mỗi gia đình đều được cấp 4 sào đất và một ngôi nhà trị giá 12 triệu đồng. Soeur Mậu và các nhân viên đã dạy cho họ biết cách trồng cà phê, chăn nuôi và cả cách tính toán quản lý một gia đình. Bây giờ nhiều gia đình đã có một cơ ngơi, tuy chưa giàu có nhưng cũng không thua kém với những người ở làng bên. Gia đình chị Ka Đim là một gia đình như thế. Chị có vườn cà phê, trong chuồng có vài chục con lợn lớn nhỏ. Chị xúc động kể:

- Chúng tôi được Soeur Mậu dạy dỗ từ cách trồng cấy, chăn nuôi đến việc tằn tiện chi tiêu trong gia đình. Cha mẹ chúng tôi cũng không chỉ bảo được như thế. Soeur Mậu là ân nhân của tất cả chúng tôi.

Cơ sở 2 này bây giờ cũng có một xưởng may dạy nghề cho các em gái để sau này các em có thể sống tự lập. Làng cũng có một nhà trẻ để cha mẹ chúng có thể yên tâm đi làm. Dù bận đến đâu, mỗi tuần Soeur Mậu cũng ghé qua nhà trẻ để dạy các cháu hát và nghe chúng bi bô chào. Điều đáng mừng là 100% trẻ em ở làng này đều được đến trường. Có nhiều em còn được học lên cao. Có 10 em đang học phổ thông trung học và 4 em đang học đại học. Vậy là làng này còn có triển vọng đi lên nữa. Đó cũng là niềm vui của người nữ tu Mai Thị Mậu khi bước vào tuổi 63.

Gần 40 năm gắn bó với trại phong Di Linh, Soeur Mậu chưa bao giờ kêu ca phàn nàn về lương bổng bởi chị rất cảm thông với địa phương Lâm Đồng còn nghèo không được khá giả như nhiều tỉnh thành khác. Theo gương chị, các nữ tu cũng như các nhân viên ở đây, đều cần cù, tận tuỵ với công việc, không ai bỏ nghề, bỏ việc đi nơi khác. Bởi vì những lúc khó khăn nhất, Soeur Mậu đã không bỏ các bệnh nhân phong mà đi thì nay sao lại bỏ trại Di Linh mà đi cho đành lòng? Và nếu không có họ thì với mức trợ cấp của Nhà nước là 120 ngàn đồng /tháng một bệnh nhân nặng làm sao có thể đủ trang trải được với mức giá cả đắt đỏ như hiện nay.

Bây gìơ công việc của Soeur Mậu cũng đã bớt nhọc nhằn hơn vì đã có những nhân viên trẻ trung thay thế nhưng trong cương vị là người quản lý ở đây, đầu óc của chị vẫn không bao giờ ngơi nghỉ. Chị nói:

- Người bị bệnh phong cùi bây giờ đã đỡ khổ hơn nhưng vẫn còn cơ cực lắm. Cà phê năm được năm mất mà nếu được mùa có khi giá lại hạ. Phải tìm cây khác chắc ăn hơn. Tôi đang thử đưa cây ăn trái vào trồng. Hy vọng đây sẽ là lối đi để dân có cuộc sống ổn định.

Khi hỏi về cuộc sống của chị, chị lại chỉ nói về các đồng nghiệp. Họ đã cộng tác với chị và gắn bó với chị như chị em trong một gia đình. Những bệnh nhân thì hết lời ca ngợi các chị nhưng chính Soeur Mậu lại nói rằng, chị học được rất nhiều đức tính tốt của người bệnh như tính kiên nhẫn, vượt thắng nỗi đau thể xác và tinh thần, chấp nhận bệnh tật để vươn tới tương lai.

Nhà nước ghi nhận những hy sinh đóng góp của Soeur nên đã tặng thưởng huy chương Anh hùng lao động. Điều đó chứng tỏ công sức của chị đã được xã hội ghi nhận. Tuy nhiên chị còn vui hơn khi địa phương dù còn nghèo đã đầu tư xây dựng cho trại phong Di Linh một cơ ngơi khá khang trang. Người bệnh giờ đây đã có chỗ ở và điều trị thoáng mát hơn và đặc biệt trẻ em đã có lớp học, có sân chơi. Trại phong Di Linh bây giờ không còn nỗi khiếp sợ mà đã vang lên tiếng hát, tiếng cười của con trẻ.

Sau khi chương trình “Người xây tổ ấm” Đài truyền hình Việt Nam năm 2004 nói về Soeur Mai Thị Mậu phát sóng. Có rất nhiều người đã đến thăm trại phong Di Linh như để chia sẻ với các bệnh nhân và cũng để tận mắt chứng kiến những việc làm âm thầm nhưng cao thượng và đầy tình nhân ái của Soeur. Không ít người đã đặt ra câu hỏi: Vì sao Soeur làm được như thế? Soeur Mậu trả lời: Vì tôi là ngưòi may mắn được Chúa cho lành lặn nên tôi phải chia sẻ cho anh chị em tôi là các bệnh nhân phong. Tôi thay mặt những người lành lặn đến đây và tôi biết có nhiều người cũng muốn thế nhưng chưa có điều kiện.

Khi chúng tôi hỏi về những ước muốn của Soeur, chị nói:

- Tôi chỉ mong tất cả những người bệnh nhân phong sớm được tái nhập vào cộng đồng xã hội, được xã hội tạo điều kiện học văn hoá, học nghề để lập nghiệp như những người bình thường khác.

Chúng ta cầu chúc cho những ước mong của Soeur Mậu sớm thành hiện thực và cầu mong cho xã hội ta có thêm nhiều người có lòng nhân ái như nữ tu Mai Thị Mậu để làm dịu bớt các nỗi đau của những người kém may mắn.

Năm nay, Soeur Mậu đã ngoài 70, dã nghỉ hưu nhưng vãn chưa rời công việc chăm sóc bệnh nhân ở trại phong Di Linh. Người ta hỏi Soeur sao chưa về nghỉ tuổi già? Soeur đáp: “Làm sao tôi bỏ di được, khi bà con luôn chờ tôi cũng giống như tôi đi láy chồng thì trại phong này cũng là gia đình chồng tôi vậy. Tôi sẽ thuộc về nơi này mãi mãi.”
 
Đan viện Xitô Châu Sơn: Nhiều điều chưa được biết đến
J.B Lê Đình Nam
11:16 20/03/2012
Trên con đường lớn vào rừng quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình, xuôi theo dòng sông Nho Quan không chỉ có khu bảo tồn thiên nhiên đầm Vân Long thu hút đông du khách nước ngoài với “tour’ du lịch xe trâu, mà còn có một công trình kiến trúc độc đáo được dựng nên hoàn toàn bằng bàn tay của những người tu hành - đó là Tòa Thánh đường Đan viện Châu Sơn.

Xem hình ảnh phong cảnh đan viện Châu Sơn

Theo Kỷ yếu của Đan viện, ngôi Thánh đường theo dòng Khổ Tu này được xây dựng vào năm 1939, cung hiến năm 1945 bởi sự khấn nguyện và tiền cúng của cha Phêrô Trần Đức Trưởng. Hiện tại có tấm bia khắc ngay dưới chân nhà thờ ghi nhận ca ngợi công đức của cha Phêrô.

Thánh đường Đan viện Châu Sơn là một trong những điểm đến ít người biết tới bởi ngôi thánh đường này nằm ẩn sâu sau trục đường chính, trong một khoảng không gian hữu tình có núi, có sông, có hồ và có rất nhiều cây cối bao quanh.

Khởi công xây dựng tháng 2-1939, mặc dù không hề có bản vẽ thiết kế trên giấy, mà hoàn toàn dựa vào sự nghiên cứu, hướng dẫn của Linh mục Placiđô Trương Minh Trạch - là chủng sinh của Đại Chủng viện Sài Gòn ra đây thành lập Đan viện; cũng không có các phương tiện hiện đại, xi măng cốt thép, chỉ có giàn giáo và bàn tay vài chục thày trò và thợ địa phương, công trình kéo dài đến cuối năm 1945 mới hoàn tất, song lập tức nổi bật giữa vùng núi non heo hút. “Vỏ bọc” Tòa Thánh đường toàn bằng gạch tự nung, không trát, độc đáo ở chỗ hơn 6 thập kỷ trôi qua không hề bị rêu phong, vẫn mộc mạc một màu đỏ son giống như công trình Nhà thờ lớn ở Sài Gòn.

Thánh đường Đan viện Châu Sơn quay về hướng Đông, thiết kế theo kiểu Gothique với bức tường bao quanh dày tới 0,6 m, chỗ có cột dày 1,2 m, tạo sự ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hạ

Nhìn từ hai bên, điểm nhấn xuyên suốt chiều dài 64 m chính là những cột nhà được thiết kế thành những tháp nhỏ cân xứng

Tường được trang trí hài hòa bởi các cửa sổ chia thành hai tầng trên và dưới, phía trong là cửa kính gỗ, phía ngoài chính là những bức tranh “chạm thủng” họa hình các Thánh, hình Chúa Giêsu vác Thánh giá và cầu nguyện.

Phía trong Thánh Đường, ánh sáng tự nhiên lọt vào hai hành lang rộng qua những cửa sổ lớn, tôn lên những hàng cột tròn và họa tiết trang trí hay những bức phù điêu đơn giản, có tính khái quát cao.

Mái vòm trắng cao 21m là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc trong lòng Thánh đường Đan viện Châu Sơn, làm nổi bật gian cung thánh với các bức phù điêu màu tuyệt tác (biểu tượng Chúa Ba Ngôi, tượng Đức Mẹ, các Thánh).

Khuôn viên Đan viện được bao phủ một màu xanh đầy sức sống bởi rất nhiều loại cây khác nhau, và hiện tại cấc Thầy đang tìm kiếm và trồng thêm nhiều loại cây khác để tạo bầu không khí tự nhiên cho Đan viện.

Một góc khu vực vườn Con Voi, nằm giữa Thánh Đường và Nhà nghỉ dành cho khách hành hương, phía trước là một hồ nước lớn nuôi cá trê.

Một gốc cây trong vườn Con Voi, nhìn qua chúng ta cũng có thể thấy nó giống con chim Thiên Nga

Nhà nhỉ dành cho khách hành hương của Đan Viện, cũng là nơi tiếp khách của Đức Tổng Giuse và các Cha. Phía cuối nhà nghỉ là dãy nhà ăn gồm một phòng lớn và hai phòng nhỏ liền kề, phía sau là hồ nước nuôi cá chim và vườn cây xanh.

Một góc vườn thuộc khu vực Nội Vi (Nơi sinh hoạt và học tập của các Tu Sĩ), tuy thuộc cùng một khối trong kết cấu Gothique với phần phía trước là Thánh Đường, nhưng không gian nơi đây cách biệt hoàn toàn với khu vực bên ngoài bởi những dãy tường nối tiếp và những hàng cây mọc khin khít nhau.

Con đường dành riêng cho các Tu sĩ trong khu vực Nội Vi, đi thẳng vào mạn trái Thánh Đường

Nếu nói về "Của Lạ" trong tự nhiên thì có lẽ là Đan Viện Châu Sơn không thiếu, đơn cử như gốc Dừa này, tuy đã bị đốn ngang tới gần sát gốc nhưng từ trong thân cây, nước vấn tự động tuôn đổ thấm ướt cả thân Dừa

Tượng đài Đức Mẹ - một phần trong quần thể Vườn Fatima mà Đan Viện Châu Sơn hiện tại đang thi công, theo lời Đức Tổng và Cha Bề trên thì vườn Fatima sẽ hoàn thành vào năm 2013

Cách tượng đài Đức Mẹ không xa là khu vực nuôi bốn cây Sồi và hai cây Olive, theo như lời giới thiệu của Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt thì sáu gốc cây này được đích thân Ngài nhờ người đưa trực tiếp từ Mỹ về, để sau khi lớn lên sẽ đặt vào Vườn Fatima. Và vì khí hậu nơi cây sồi và cây Olive phát triển rất giống với khí hậu Việt Nam nên khi đem về Đan Viện thì chỉ trong thời gian ngắn chúng đã phát triển rất nhanh.

Phía xa xa, trên đỉnh núi là tượng Thánh giá được đúc bằng Xi Măng, mọi vật liệu như xi măng, sắt thép đều được các thầy chuyển lên thủ công.

Còn có hang Đức Mẹ Maria nằm phía sau nhà thờ. Muốn tới hang đá phải trèo lên 299 bậc cầu thang và dọc đường có rất nhiều thánh giá. Ở đây còn có nhiều ngôi mộ của các vị linh mục già mất đi được chôn cất tại đây.

Điều đặc biệt: Nơi đây luôn mở rộng cửa cho những người muốn về tĩnh tâm, hàng ngày Đan viện tiếp đón rất nhiều đoàn khách chủ yếu là các tổ chức, hội đoàn, dòng tu và sinh viên giới trẻ thuộc khu vực miền Bắc về tĩnh tâm cũng như hành hương.

Không khí cực kỳ yên tĩnh và trong lành vào buổi sáng sớm. Được biết ở Đan Viện Châu Sơn, ngày mới bắt đầu vào lúc 3h40 sáng. lúc 4h00 các thầy sẽ cùng vào Thánh Đường đọc kinh và chúc tụng, vinh danh Thiên Chúa.

Về với Đan Viện Châu Sơn, chúng ta tìm được sự bình yên và thảnh thơi trong tâm hồn mỗi người...!

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Xuân Bên Đường
Vũ đình Huyến, Lm.
21:15 20/03/2012
HOA XUÂN BÊN ĐƯỜNG
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
Sáng nay thấy Xuân về
Gió mơn man cành lá
Trời xanh mây êm ả
Ngào ngạt hương cỏ hoa
(Trích thơ của L.T. Quỳnh Hương)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền