Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Rước Lá tại Vatican Chúa Nhật Lễ Lá 20/03/2016
VietCatholic Network
06:50 20/03/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Dưới bầu trời nắng xuân và trước sự hiện diện của 50 ngàn tín hữu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự lễ lá, tưởng niệm biến cố Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Jerusalem, và thánh lễ tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa sau đó.
Các cành lá dừa các bạn trẻ cầm trong cuộc rước lá do các Cộng đoàn Con đường Tân dự tòng trao tặng; còn các cây và cành ô liu trang trí bàn thờ và Quảng trường thánh Phêrô do miền Puglie nam Italia tặng. Sau cùng 2 ngàn cành lá dừa màu vàng được kết bện rất nghệ thuật, do các chính quyền ở thành phố San Remo và Bordighera và một số tổ chức khác ở miền Liguria trao tặng theo một truyền thống có từ thế kỷ 16. Các cành lá này được Đức Thánh Cha, các Hồng Y, Giám Mục, kinh sĩ đoàn Đền thờ Thánh Phêrô và đoàn giúp lễ và một số người khác cầm trong tay.
Đồng tế với Đức Thánh Cha và tham dự cuộc rước lá có 30 Hồng Y và 50 Giám Mục. Phần thánh ca, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa thánh, còn có ca đoàn và ban nhạc của giáo phận Roma và ca đoàn Mẹ Giáo Hội.
Tin Giáo Hội Việt Nam
LM Giám đốc VietCatholic thăm các Cộng tác viên tại Perth - Miền Tây úc Châu
Đồng Nhân
15:43 20/03/2016
Cha Giám đốc đã tới thăm Cha Nguyễn Mộng Huỳnh, chánh xứ Việt Nam ở Perth, và cám ơn Ngài về những đóng góp tinh thần mà giáo dân của Ngài đã dành cho VietCatholic. Người Công Giáo Việt Nam ở Perth có khoảng trên 3500 người trong tổng số … người Việt sinh sống ở đây.
Cha Giám đốc cũng có dịp gặp gỡ và cám ơn Cha Đồng Văn Vinh và Cha Lý văn Ca đã tận tình giúp đỡ anh chị em công tác viên VietCatholic trong vùng này khi anh chị em cần đến các ngài.
Đặc biệt là cuộc họp mặt và gặp gỡ các anh chị em cộng tác viên ở đây đã bao năm qua hy sinh thì giờ và công sức để phát triển và giữ vững hệ thống VietCatholic Network. Một bữa cơm thân mật được tổ chức tại nhà hàng do anh chị kỹ sư Đăng Minh An khoản đãi các Cha và các anh chị em cộng tác viên, các xướng ngôn viên là Như Ý, Hà Thu, Lan Vy, Kim Phượng, Thảo Ly và Mai Hương... để Cha Giám đốc có dịp cám ơn và chia sẻ hướng đi tương lai của VietCatholic. Những câu truyện vui và những chia sẻ xây dựng được mọi người đóng góp làm bầu khí càng trở nên thân thương và vui nhộn.
Trong dịp này, Cha Giám đốc và kỹ sư Đặng Minh An cũng cho biết về Chương trình tổ chức lễ Tạ ơn tại Perth nhân dịp VietCatholic được 20 tuổi. Lúc đầu anh An chỉ có ý định tổ chức Lễ Tạ Ơn đơn giản và muốn mời đức TGM Barry James Hickey, (nguyên TGM Perth từ 27/08/1991 đến 20/02/2012) chủ tế thánh lễ Tạ Ơn này vì Ngài có rất nhiều cảm tình với VietCatholic và Ngài đã tham gia nhiều cuộc phỏng vấn về các biến cố ở đây. Nhưng Ngài nói với anh An “Nên tổ chức to to một chút để làm gương cho các hội đoàn và tổ chức khác…”.
Trong tinh thần đó, Cha Giám đốc đã mời được Cha Văn Chi, phó Giám đốc VietCatholic, sẽ từ Sydney qua đây tổ chức Thánh Lễ Tạ Ơn và Tiệc Mừng vào ngày 10 tháng 7, 2016 tại Perth. Trong dịp này Cha Giám đốc cũng đã mời được Cha Nguyễn Mộng Huỳnh và Cha Đồng Văn Vinh giúp Cha Văn Chi và đã được hai Cha hoàn hỉ nhận lời và đã thảo ra một số những chi tiết cần thiết để Lễ Tạ Ơn được thành công và mong ước được nhiều người hưởng ứng hỗ trợ cho công tác truyền thông của VietCatholic.
Sau vài ngày ở Perth, anh An đã ra bến tầu Fremantle ở Perth tiễn chân Cha Nghị lên tầu du lịch Radiance of the Seas trong trành trình vòng quanh nửa nước Úc từ phía Tây lên mặn Bắc vượt qua các thành phố như Geraldton, Hedland, Darwin, Cairns, Yorkeys, Brisbane và sau cùng cập bến Sydney.
Vị linh mục đã ghi tên làm Tuyên Úy cho chuyến tầu Radiance chẳng may bị bệnh, nên Tổ chức Tuyên Uý Biển ở Hoa Kỳ đã tiếp xúc và xin cha Nghị giúp làm Tuyên Uý thay thế…. Trên tầu có chừng 3.000 hành khách và chừng 800 thủy thủ đoàn và vì nhu cầu mục vụ cho người Công Giáo nhất là trong Tuần Thánh, nên Cha Nghị đã vui lòng chấp nhận dù thời gian cho chuyến đi rất cấp tốc.
Ngay tại bến tầu, có mấy anh chị em Công Giáo Việt Nam ở Perth cũng đang xếp hàng lên tầu khi thấy anh An tới đã vui vẻ chào đón và được biết có Cha Nghị làm tuyên úy trên tầu nên mọi người đều vui mừng, chỉ sợ Tuần Thánh mà không có thánh lễ phụng vụ thì buồn biết mấy. Một niềm vui bất ngờ tràn đầy tình nghĩa quê hương và đức tin.
Chúa Nhật Lễ Lá trên tầu du lịch Radiance và thăm thành phố Darwin, Úc châu
LM Trần Công Nghị
00:51 20/03/2016
Ngày nào cũng có thánh lễ trên tầu cho anh chị em du khách người Công Giáo và thường thì có chừng 40 tới 50 người tham dự, trong số này luôn luôn có 5 anh chị CGVN là anh chị Tiêm, Chị Đậu, chị My, và thêm người bạn Phật giáo của các chị cũng tham dự thánh lễ.
Mỗi Chúa Nhật, ngoài thánh lễ cho người Công Giáo và số tham dự chừng 150 người tới 200, Cha Tuyên Uý John Trần Công Nghị còn cử hành nghi thức phụng vụ cho anh chị em du khách người Tin Lành gồm các giáo phải khác nhau như: Anglican, Episcopal, Baptist, Methodist, v.v…
Đôi khi trên tầu cũng có các mục sư Tin Lành khác là du khách mà không phải là Tuyên Uý được chứng thực, nên nếu các vị muốn tham gia phụng vụ, Cha Nghị cũng mời hợp tác. Trên chuyến tầu Radiance hiện tại có 4 mục sư và họ đã tiếp xúc với Cha Nghị và Ngài đã đồng ý cùng hoạch định nghi lễ cử hành Tuần Thánh cho anh chị em người Tin Lành.
Tầu du lịch trong mấy ngày qua đã du hành dọc theo bờ biển phía Bắc của Úc châu trong vùng Biển giữa Úc và Indonesia, Biễn Timor giữa Úc và Timor, New Giunea, và Papua Giunea.
Tầu đã ghé thành phố Darwin, miền cực Bắc của Úc châu. Darwin là thành phố thủ đô của Northern Territory, Australia. Nằm ở Biển Timor, Darwin là thành phố lớn nhất ở Lãnh thổ Bắc dân cư thưa thớt, với dân số 150.000 người. Nó là nhỏ nhất trong các thành phố thủ đô Úc, nhưng Darwin là một tiền đồn tiên phong quan trọng và là một trong những thành phố đang phát triển bực nhất của Úc châu. Darwin là một trong những thành phố thủ đô phát triển nhanh nhất tại Úc, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 2,6 phần trăm kể từ khi điều tra dân số năm 2006.
Darwin gần gũi hơn với những thủ đô của năm quốc gia khác hơn là thủ đô của Úc: Darwin cách 3.137 km (1.949 dặm) từ Canberra. Cách Dili (Đông Timor) là 656 km (408 dặm), Cách Port Moresby (Papua New Guinea) là 1.818 km (1.130 dặm), Cách Jakarta (Indonesia) là 2.700 km (1.678 dặm), Cách Bandar Seri Begawan (Brunei) là 2.607 km ( 1.620 mi), và Cách Melekeok (Palau) là 2.247 km (1.396 dặm) từ Darwin.
Ngay cả Malaysia và Singapore là chỉ xa 3.350 km (2.082 dặm), và Manila (Philippines) xa 3.206 km (1.992 dặm), và Honiara (Solomon Islands) xa 3.198 km (1.987 dặm) từ Darwin. Nên Darwin có tầm quan trọng như là một cửa ngõ vào châu Á, và là thành phố lớn trong khu vực, nó cung cấp các dịch vụ cho các khu định cư xa.
Những người thổ dân (Aboriginals) thuộc nhóm ngôn ngữ Larrakia là những cư dân đầu tiên của khu vực Darwin và họ là những người gìn giữ truyền thống văn hóa cổ xưa nơi đây. Ngày nay khi đến thăm nơi này, du khách vẫn còn có thể thăm các làng thổ dân và thưởng thức các điệu múa cũng như món ăn và nghệ thuật của họ.
Ở Darwin đáng chú ý nhất là người Thổ dân có dân số tỷ lệ cao nhất ở Úc so với bất kỳ thành phố thủ đô Úc. Trong điều tra dân số năm 2006 10.259 (9,7 phần trăm) số dân Darwin là thổ dân.
Trong năm 2006, các nhóm sắc tộc lớn nhất ở Darwin là, Úc (42.221 hoặc 36,9%), tiếng Anh (29.766 hoặc 26%), Ireland (9561 hoặc 8,3%), Scotland (7815 hoặc 6,8%), Trung Quốc (3502 hoặc 3%), Hy Lạp (2,828 hoặc 2,4%), và Ý (2,367 hoặc 2%) và chừng 700 người gốc Việt Nam sống sở đây.
Darwin về cơ bản là một thành phố thế tục đa văn hóa, tuy nhiên, Kitô giáo có tín hữu cao nhất tại Darwin với 56.613 người chiếm 49,5 phần trăm dân số của thành phố. Do đó khi ghé thăm tham quan thành phố, chúng tôi đã thấy nhiều nhà thờ trên đại lộ chính của thành phố.
Trong số người Kitô giáo, đạo Công Giáo La Mã (có 24.538 người hay 21,5 phần trăm), Anh Giáo (14.028 hay 12,3 phần trăm) và Hy Lạp Chính thống giáo (2.964 hoặc 2,6 phần trăm). Phật giáo, Hồi giáo, Ấn giáo và người Do Thái chiếm 3,2 phần trăm dân số của Darwin. Có 26.695 người hay 23,3 phần trăm số người không thuộc tôn giáo nào.
Người Hà Lan đã đến thăm bờ biển phía bắc của Australia trong năm 1600, và tạo ra các bản đồ châu Âu đầu tiên của khu vực. Điều này giải thích cho những tên gốc Hà Lan trong khu vực, chẳng hạn như Arnhem Land và Groote Eylandt.
Người Anh đầu tiên nhìn thấy cảng Darwin được ghi nhận là Trung úy John Lort Stokes của HMS Beagle vào ngày 09 tháng 9 năm 1839.
Năm 1870, các cực đầu tiên của hệ thống Overland Telegraph được dựng lên ở Darwin, Úc kết nối với phần còn lại của thế giới. Việc phát hiện ra vàng do các nhân viên của Overland Telegraph khi đào lỗ chôn cột điện tín tại Pine Creek trong những năm 1880 đã tạo nên “Cơn Sốt Vàng” tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển các thuộc địa trong khu vực này. Nhưng dũ vậy vào đầu năm 1875 dân số người gốc châu Âu ở Darwin cũng chỉ có khoảng 300 người.
Giai đoạn giữa năm 1911 và 1919 dân số phát triển tăng tiến và có lúc có tới 2.000 dân cư.
Khi Chiến tranh Thế giới II khởi sự thì có khoảng 10.000 quân Đồng Minh Úc đã đến đóng quân ở Darwin để bảo vệ bờ biển phía bắc của Australia. Vào ngày 19/2/1942 quân đội Nhật tấn công Darwin 2 đợt với 188 máy bay bỏ bom. Đó là các đội tàu tương tự đã ném bom Trân Châu Cảng, nhưng số lượng bom lớn hơn đáng kể đã được thả xuống Darwin hơn Trân Châu Cảng. Các cuộc tấn công giết chết ít nhất 243 người và gây thiệt hại to lớn đến thị trấn. Đó là bởi đến nay các cuộc tấn công nghiêm trọng nhất về Úc trong thời gian chiến tranh, về tử vong và thiệt hại. Mặc dù cuộc tấn công lớn này, Darwin tiếp tục phát triển sau chiến tranh, với những con đường xây dựng kết nối các khu vực Alice Springs ở phía nam và Mount Isa và Đầm Manton phía đông nam.
Vào ngày 17 tháng chín năm 2003 tuyến đường sắt Adelaide-Darwin đã được hoàn thành, với việc mở đường tiêu chuẩn Alice Springs-Darwin.
Đại học lớn nhất của Darwin là trường Đại học Charles Darwin, là trung tâm nền giáo dục đại học ở Northern Territory. Nó bao gồm cả các khóa học nghề và học chuyên ngành. Hiện có hơn 5.500 sinh viên theo học các khóa học giáo dục đại học và cao học.
Bảo tàng Northern Territory và Phòng triển lãm Nghệ thuật ở Darwin đưa ra một cái nhìn tổng quan về lịch sử của khu vực, trong đó có cuộc triển lãm về cơn bão Tracy và các tàu thuyền của quần đảo Thái Bình Dương.
Du lịch là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của Darwin. Du lịch là một ngành công nghiệp và cung ứng việc làm cho dân chúng trong khu vực Lãnh thổ phía Bắc. Trung bình có chừng 1.5 triệu người người đến thăm Northern Territory và tiêu dùng khoảng $ 1,7 tỷ đồng. Các ngành công nghiệp du lịch trực tiếp tuyển dụng chừng 9.000 dân lãnh thổ, nếu tính việc làm gián tiếp, du lịch thường chiếm hơn 14.000 việc làm trên toàn lãnh thổ.
Lễ Lá trọng thể tại CĐCGVN Thánh Vinh Sơn Liêm
Trần Văn Minh
03:42 20/03/2016
Melbourne, Chúa Nhật Lễ Lá, tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm Flemington. Sau khi Cộng đoàn kết thúc ba ngày giảng Đại phúc do Linh mục Giuse Nguyễn Thiết Thắng Dòng Biển Đức từ Hoa Kỳ qua giúp giảng thuyết kết thúc Mùa Chay. Cộng đoàn đã khai mạc Tuần Thánh qua cử hành nghi thức lễ Lá thật trọng thể.
Mời xem hình
Trong cả ba Thánh lễ Chúa Nhật của Cộng đoàn đều có nghi thức làm phép lá và rước lá từ cuối nhà thờ lên. Mở đầu nghi thức, Linh mục chủ tế Giuse Trần Ngọc Tân Quản nhiệm cộng đoàn đã đọc bài Tin mừng theo Thánh Lu Ca 19,28-40 và làm phép lá trên bàn và làm phép lá cho toàn thể cộng đoàn mỗi người cầm lá trên tay để vị chủ tế làm phép chung cho cộng đoàn.
Đặc biệt lễ 11.30 sáng Chúa Nhật, sau khi làm phép lá, cộng đoàn đã cầm lá trên tay rước vòng ra ngoài lộ và vào lối cửa hông nhà thờ. Sau bài đọc một và hai, các thừa tác viên đọc sách mặc đồng phục thừa tác viên lên bục để cùng Cha chủ tế cùng đọc tin mừng theo Thánh Luca 22, 14-23-26; 23, 1-49.
Với bài chia sẻ ngắn gọn, linh mục chủ tế kết thúc bài giảng với lời nhắn nhủ mọi người ý thức được mình theo chân Chúa theo đường hướng nào, theo Chúa hay chối Chúa, trung thành với Chúa hay phản bội lại người.
Thánh lễ 8.45 sáng do Ca đoàn Belem phụ trách phụng vụ và Thánh lễ 11.45 sáng do Ca đoàn Babylon phụ trách phụng vụ Thánh ca theo các bài hát của lễ lá. Trong dịp này, Linh mục quản nhiệm cộng đoàn đã phát phần thưởng cho các thí sinh đoạt giải nhất, nhì trong cuộc khảo thí về giáo lý qua đề tài: Sống Mùa Chay và Phục Sinh” có năm thí sinh đoạt giải nhất và 10 thí sinh đoạt giải nhì được nhận quà.
Mời xem hình
Trong cả ba Thánh lễ Chúa Nhật của Cộng đoàn đều có nghi thức làm phép lá và rước lá từ cuối nhà thờ lên. Mở đầu nghi thức, Linh mục chủ tế Giuse Trần Ngọc Tân Quản nhiệm cộng đoàn đã đọc bài Tin mừng theo Thánh Lu Ca 19,28-40 và làm phép lá trên bàn và làm phép lá cho toàn thể cộng đoàn mỗi người cầm lá trên tay để vị chủ tế làm phép chung cho cộng đoàn.
Đặc biệt lễ 11.30 sáng Chúa Nhật, sau khi làm phép lá, cộng đoàn đã cầm lá trên tay rước vòng ra ngoài lộ và vào lối cửa hông nhà thờ. Sau bài đọc một và hai, các thừa tác viên đọc sách mặc đồng phục thừa tác viên lên bục để cùng Cha chủ tế cùng đọc tin mừng theo Thánh Luca 22, 14-23-26; 23, 1-49.
Với bài chia sẻ ngắn gọn, linh mục chủ tế kết thúc bài giảng với lời nhắn nhủ mọi người ý thức được mình theo chân Chúa theo đường hướng nào, theo Chúa hay chối Chúa, trung thành với Chúa hay phản bội lại người.
Thánh lễ 8.45 sáng do Ca đoàn Belem phụ trách phụng vụ và Thánh lễ 11.45 sáng do Ca đoàn Babylon phụ trách phụng vụ Thánh ca theo các bài hát của lễ lá. Trong dịp này, Linh mục quản nhiệm cộng đoàn đã phát phần thưởng cho các thí sinh đoạt giải nhất, nhì trong cuộc khảo thí về giáo lý qua đề tài: Sống Mùa Chay và Phục Sinh” có năm thí sinh đoạt giải nhất và 10 thí sinh đoạt giải nhì được nhận quà.
Giáo xứ Vĩnh Hòa Sài Gòn: Khai mạc Tuần Thánh
Văn Minh
11:14 20/03/2016
Giáo xứ Vĩnh Hòa Sài Gòn: Khai mạc Tuần Thánh
Vào lúc 5g00 sáng Chúa Nhật, ngày 20.03.2016, cha xứ GioaKim Lê Hậu Hán, chủ sự nghi thức làm phép lá ngay trước tiền sảnh nhà thờ. Sau bài công bố Tin Mừng, cha chủ tế, 12 ông Tông đồ cùng đông đảo cộng đoàn trong giáo xứ rước lá xung quanh thánh đường hòa trong bài hát “Vang lời hoan ca” do ca đoàn Thánh Mẫu.
Xem Hình
Sau bài đọc 1& 2: cha xứ cùng hai vị Thừa Tác viên đọc bài thương khó của Chúa Giêsu được cộng đoàn chăm chú lắng nghe và cùng nhau suy gẫm.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, cha GioaKim tóm lược trong bài thương khó theo Thánh Luca cũng là đề tài để cho cộng đoàn mỗi người cùng nhau suy ngẫm xem chúng ta có liên quan gì về cái chết của Chúa Giêsu:
- Thứ nhất là các Tông đồ và quân lính là những người gần Chúa nhất và cũng là những người rất xa lạ.
- Sau khi Chúa Giêsu bị người ta bắt đi (thì các môn đệ) 12 ông Tông đồ tranh luận xem ai là người lớn nhất trong số các ông, còn những quân lính lấy áo ra chia nhau.
- Phêrô và Giuđa là hai con người tội lỗi, nhưng biết ăn năn sám hối.
- Philatô và Hêrôđê là người lãnh đạo chính quyền, các thượng tế và các kinh sư là những người lãnh đạo các đền thờ. Cả hai giới này thì súi giục đám đông hành quyết Chúa Giêsu.
- Banaba và Simon Kyrênê là hai con người lãnh nhận sự bất ngờ, Banaba làtên trộm cướp thì được tha, còn ông Kyrênê đi làm từ ngoài đồng về thì bị vác thập giá.
- Những phụ nữ thành Giêrusalem thuộc người miền Nam khi thấy Chúa vác thập giá thì khóc, còn phụ nữ thuộc người miền Bắc thì đi theo Chúa từ khi Chúa làm phép Tin Mừng và cho đến khi Ngài chết, họ ra xem ngôi mộ người ta táng xác Chúa thế nào.
- Tên trộm lành và tên trộm dữ.
- Cuối cùng là Giuse Anmathia và viên sĩ quan, cả hai đều tuyên xưng đức tin.
Đó là những lời nhắc nhở của cha GioaKim cho mỗi chúng ta cùng nhau suy ngẫm trong tuần thánh này để chúng ta nhìn lên Chúa với niềm cảm mến và tạ ơn. Đồng thời, chúng ta cũng bắt chước Ngài biết tha thứ cho những người súc phạm đến chúng ta.
Thánh lễ được tiếp nối với phần phụng vụ Thánh Thể, và kết thúc lúc 6g15.
Cộng đoàn hân hoan lãnh nhận ơn bình an từ cha chủ tế và ra về với cành lá cầm trên tay, để cùng nhau ra đi loan báo Tin Mừng và làm chứng cho Chúa giữa muôn người trong cuộc sống hôm nay.
Vào lúc 5g00 sáng Chúa Nhật, ngày 20.03.2016, cha xứ GioaKim Lê Hậu Hán, chủ sự nghi thức làm phép lá ngay trước tiền sảnh nhà thờ. Sau bài công bố Tin Mừng, cha chủ tế, 12 ông Tông đồ cùng đông đảo cộng đoàn trong giáo xứ rước lá xung quanh thánh đường hòa trong bài hát “Vang lời hoan ca” do ca đoàn Thánh Mẫu.
Xem Hình
Sau bài đọc 1& 2: cha xứ cùng hai vị Thừa Tác viên đọc bài thương khó của Chúa Giêsu được cộng đoàn chăm chú lắng nghe và cùng nhau suy gẫm.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, cha GioaKim tóm lược trong bài thương khó theo Thánh Luca cũng là đề tài để cho cộng đoàn mỗi người cùng nhau suy ngẫm xem chúng ta có liên quan gì về cái chết của Chúa Giêsu:
- Thứ nhất là các Tông đồ và quân lính là những người gần Chúa nhất và cũng là những người rất xa lạ.
- Sau khi Chúa Giêsu bị người ta bắt đi (thì các môn đệ) 12 ông Tông đồ tranh luận xem ai là người lớn nhất trong số các ông, còn những quân lính lấy áo ra chia nhau.
- Phêrô và Giuđa là hai con người tội lỗi, nhưng biết ăn năn sám hối.
- Philatô và Hêrôđê là người lãnh đạo chính quyền, các thượng tế và các kinh sư là những người lãnh đạo các đền thờ. Cả hai giới này thì súi giục đám đông hành quyết Chúa Giêsu.
- Banaba và Simon Kyrênê là hai con người lãnh nhận sự bất ngờ, Banaba làtên trộm cướp thì được tha, còn ông Kyrênê đi làm từ ngoài đồng về thì bị vác thập giá.
- Những phụ nữ thành Giêrusalem thuộc người miền Nam khi thấy Chúa vác thập giá thì khóc, còn phụ nữ thuộc người miền Bắc thì đi theo Chúa từ khi Chúa làm phép Tin Mừng và cho đến khi Ngài chết, họ ra xem ngôi mộ người ta táng xác Chúa thế nào.
- Tên trộm lành và tên trộm dữ.
- Cuối cùng là Giuse Anmathia và viên sĩ quan, cả hai đều tuyên xưng đức tin.
Đó là những lời nhắc nhở của cha GioaKim cho mỗi chúng ta cùng nhau suy ngẫm trong tuần thánh này để chúng ta nhìn lên Chúa với niềm cảm mến và tạ ơn. Đồng thời, chúng ta cũng bắt chước Ngài biết tha thứ cho những người súc phạm đến chúng ta.
Thánh lễ được tiếp nối với phần phụng vụ Thánh Thể, và kết thúc lúc 6g15.
Cộng đoàn hân hoan lãnh nhận ơn bình an từ cha chủ tế và ra về với cành lá cầm trên tay, để cùng nhau ra đi loan báo Tin Mừng và làm chứng cho Chúa giữa muôn người trong cuộc sống hôm nay.
Họ đạo La Mã bước vào Tuần Thánh
Người Giồng Trôm
11:22 20/03/2016
Cùng Hội Thánh, họ đạo nhỏ bé La Mã bước vào Tuần Thánh với Chúa Nhật Lễ Lá.
Sáng hôm nay, ngoài số giáo dân khiêm tốn của La Mã, nhiều người từ nhiều nơi đổ về hành hương kính Đức Mẹ La Mã Bến Tre. Con cái của Mẹ có đoàn đến từ Đồng Nai, Hố Nai và cả Sài Gòn. Trong đoàn, có sự hiện diện của Cha Giuse Đức – phó xứ Bùi Môn – giáo phận Sài Gòn.
Xem Hình
Từ 9 giờ 30, cộng đoàn dân Chúa đến hòa giải với Chúa và tha nhân nơi tòa giải tội sẵn có trước bàn thờ kính Thánh Giuse. Trong khi đó, nhiều con cái của Mẹ thầm thì nguyện xin ơn lành của Mẹ. Có người ra viếng nơi tìm được ảnh Mẹ.
10 g 30, cộng đoàn quy tụ trước hang đá Đức Mẹ.
Cha Quản Nhiệm trung tâm hành hương La Mã Bến Tre làm cử hành nghi thức làm phép lá. Sau khi công bố lời Chúa, Đaminh ngỏ đôi lời cùng cộng đoàn để cộng đoàn suy niệm về cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Dù bài thương khó đã quá dài nhưng rồi Cha Đaminh vẫn nhiệt tình chia sẻ Lời Chúa cho cộng đoàn. Cộng đoàn hôm nay hết sức nghiêm trang để tham dự Thánh lễ cũng như lắng nghe lời chia sẻ của Cha Đa minh (mời cộng đoàn cùng xem: https://youtu.be/8iYvF8r9XP0). Trong bài chia sẻ, Cha Đaminh mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên hình ảnh của Giuđa – người môn đệ được Chúa thương cũng như anh em thương trao cho làm thủ quỹ nhưng rồi lại bán Chúa. Cha Đaminh đặc biệt gợi lên hình ảnh của tình thương vô tận từ Chúa Giêsu chịu đau khổ.
Thánh Lễ kết thúc cũng đã quá trưa. Nhiều người còn nấn ná ở lại xin với Mẹ điều gì đó cho bản thân và cho gia đình cũng như họ đạo.
Lễ Lá sáng nay ở trung tâm hành hương Đức Mẹ La Mã Bến Tre khép lại nhưng cũng mở ra một tuần Thánh – tuần cao điểm nhất của Phụng Vụ. Mọi người trở về nhà nhưng rồi cùng hiệp trong tâm tình kết hợp thâm sâu hơn với Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn.
Sáng hôm nay, ngoài số giáo dân khiêm tốn của La Mã, nhiều người từ nhiều nơi đổ về hành hương kính Đức Mẹ La Mã Bến Tre. Con cái của Mẹ có đoàn đến từ Đồng Nai, Hố Nai và cả Sài Gòn. Trong đoàn, có sự hiện diện của Cha Giuse Đức – phó xứ Bùi Môn – giáo phận Sài Gòn.
Xem Hình
Từ 9 giờ 30, cộng đoàn dân Chúa đến hòa giải với Chúa và tha nhân nơi tòa giải tội sẵn có trước bàn thờ kính Thánh Giuse. Trong khi đó, nhiều con cái của Mẹ thầm thì nguyện xin ơn lành của Mẹ. Có người ra viếng nơi tìm được ảnh Mẹ.
10 g 30, cộng đoàn quy tụ trước hang đá Đức Mẹ.
Cha Quản Nhiệm trung tâm hành hương La Mã Bến Tre làm cử hành nghi thức làm phép lá. Sau khi công bố lời Chúa, Đaminh ngỏ đôi lời cùng cộng đoàn để cộng đoàn suy niệm về cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Dù bài thương khó đã quá dài nhưng rồi Cha Đaminh vẫn nhiệt tình chia sẻ Lời Chúa cho cộng đoàn. Cộng đoàn hôm nay hết sức nghiêm trang để tham dự Thánh lễ cũng như lắng nghe lời chia sẻ của Cha Đa minh (mời cộng đoàn cùng xem: https://youtu.be/8iYvF8r9XP0). Trong bài chia sẻ, Cha Đaminh mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên hình ảnh của Giuđa – người môn đệ được Chúa thương cũng như anh em thương trao cho làm thủ quỹ nhưng rồi lại bán Chúa. Cha Đaminh đặc biệt gợi lên hình ảnh của tình thương vô tận từ Chúa Giêsu chịu đau khổ.
Thánh Lễ kết thúc cũng đã quá trưa. Nhiều người còn nấn ná ở lại xin với Mẹ điều gì đó cho bản thân và cho gia đình cũng như họ đạo.
Lễ Lá sáng nay ở trung tâm hành hương Đức Mẹ La Mã Bến Tre khép lại nhưng cũng mở ra một tuần Thánh – tuần cao điểm nhất của Phụng Vụ. Mọi người trở về nhà nhưng rồi cùng hiệp trong tâm tình kết hợp thâm sâu hơn với Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn.
Ca đoàn Hồng Ân giáo xứ Bắc Hải, Hố Nai
Khổng Hữu Nguồn
11:33 20/03/2016
CA ĐOÀN HỒNG ÂN GIÁO XỨ BẮC HẢI
Đã từ lâu, nay tôi mới có dịp quay một đoạn video Ca Đoàn Hồng Ân giáo xứ Bắc Hải, Hố Nai hát trong Thánh Lễ Lá chiều thứ Bảy 19 tháng Ba vừa qua, để làm kỷ niệm và cùng chia sẻ với mọi người.
Ca Đoàn Hồng Ân được thành lập từ thời còn Cha Cố Giuse Phạm Ngọc Hoan và phục vào các chiều thứ bảy hàng tuần, đến nay đã được 26 năm tròn (1990 – 2016).
Xem Video
Sở dĩ tôi muốn nói đến Ca Đoàn Hồng Ân là vì ca đoàn này toàn là những người ở tuổi trung đến cao niên (từ 30 đến trên 60 tuổi). Như bao gia đình khác, các thành viên trong ca đoàn, họ đều bận rộn với cuộc sống mưu sinh hàng ngày của mình; nhưng họ đã dành cho Chúa một khoảng thời gian vào hai buổi tối thứ tư và thứ sáu trong tuần, quy tụ nhau nơi nhà mục vụ của giáo xứ để tập hát.
Đặc biệt, có gia đình bố mẹ cùng trong ca đoàn, còn các con thì tham gia vào ca đoàn giới trẻ, thiếu nhi.
Trong các dịp lễ của giáo xứ như tạ ơn, lễ cưới, lễ an táng, lễ mừng kỷ niệm.v.v.v..Ca Đoàn Hồng Ân đều nhiệt tình phục vụ.
Tuy Ca Đoàn Hồng Ân gồm những người lớn tuổi và có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; nhưng họ đều có tâm huyết với tinh thần phục vụ Chúa và Hội Thánh bằng lời ca tiếng hát của mình.
Ở tuổi này, họ hát hay hơn, giúp cộng đoàn được nghe những âm giọng trầm bổng, cao vút và trong trẻo, truyền cảm hứng Lời Chúa một cách sâu sắc đậm đà, bởi họ đã thấm đượm biết bao thăng trầm của cuộc sống đời thường.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Đấng Bổn Mạng của Ca Đoàn Hồng Ân, cầu thay nguyện giúp cùng Chúa, xin Chúa ban muôn ơn lành hồn xác cho Anh Chị Em Ca viên và gia đình của họ được luôn An Vui, Thịnh Vượng, Hạnh Phúc hầu góp phần phụng sự Chúa, phục vụ các linh hồn.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
Đã từ lâu, nay tôi mới có dịp quay một đoạn video Ca Đoàn Hồng Ân giáo xứ Bắc Hải, Hố Nai hát trong Thánh Lễ Lá chiều thứ Bảy 19 tháng Ba vừa qua, để làm kỷ niệm và cùng chia sẻ với mọi người.
Ca Đoàn Hồng Ân được thành lập từ thời còn Cha Cố Giuse Phạm Ngọc Hoan và phục vào các chiều thứ bảy hàng tuần, đến nay đã được 26 năm tròn (1990 – 2016).
Xem Video
Sở dĩ tôi muốn nói đến Ca Đoàn Hồng Ân là vì ca đoàn này toàn là những người ở tuổi trung đến cao niên (từ 30 đến trên 60 tuổi). Như bao gia đình khác, các thành viên trong ca đoàn, họ đều bận rộn với cuộc sống mưu sinh hàng ngày của mình; nhưng họ đã dành cho Chúa một khoảng thời gian vào hai buổi tối thứ tư và thứ sáu trong tuần, quy tụ nhau nơi nhà mục vụ của giáo xứ để tập hát.
Đặc biệt, có gia đình bố mẹ cùng trong ca đoàn, còn các con thì tham gia vào ca đoàn giới trẻ, thiếu nhi.
Trong các dịp lễ của giáo xứ như tạ ơn, lễ cưới, lễ an táng, lễ mừng kỷ niệm.v.v.v..Ca Đoàn Hồng Ân đều nhiệt tình phục vụ.
Tuy Ca Đoàn Hồng Ân gồm những người lớn tuổi và có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; nhưng họ đều có tâm huyết với tinh thần phục vụ Chúa và Hội Thánh bằng lời ca tiếng hát của mình.
Ở tuổi này, họ hát hay hơn, giúp cộng đoàn được nghe những âm giọng trầm bổng, cao vút và trong trẻo, truyền cảm hứng Lời Chúa một cách sâu sắc đậm đà, bởi họ đã thấm đượm biết bao thăng trầm của cuộc sống đời thường.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Đấng Bổn Mạng của Ca Đoàn Hồng Ân, cầu thay nguyện giúp cùng Chúa, xin Chúa ban muôn ơn lành hồn xác cho Anh Chị Em Ca viên và gia đình của họ được luôn An Vui, Thịnh Vượng, Hạnh Phúc hầu góp phần phụng sự Chúa, phục vụ các linh hồn.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
Giáo họ Quân Trạch, Thái Bình mừng lễ quan thầy
Giêrônimô Phạm Thiềm
11:42 20/03/2016
Giáo họ Quân Trạch thuộc Giáo xứ Đền Thánh Bác Trạch, Giáo Phận Thái Bình hân hoan mừng kính Thánh Giuse, quan thầy Giáo họ
Hôm qua, ngày 19/3/2016. Hoà chung với Giáo Hội hoàn vũ, giáo họ Quân Trạch thuộc giáo xứ Bác Trạch đã hân hoan mừng kính thánh Giuse, Bạn Trăm Năm của Ðức Trinh Nữ Maria. Ngài là một vị Thánh rất cao cả nhưng lại khiêm tốn; Người mệnh danh là “Người công chính”, hay “ Vị quản lý trung tín và khôn ngoan mà Chúa đã cắt đặt để trông coi nhà Người”. Vì thế, theo truyền thống Giáo Hội, hàng năm đã dành trọn tháng Ba để tôn kính Người.
Xem Hình
Giáo họ Quân Trạch đón nhận Tin mừng vào khoảng thế kỷ XVIII, số giáo dân hiện nay là 562 người. Nhờ ơn Chúa, thánh Giuse bầu cử giáo họ Quân Trạch đã xây dựng được ngôi nhà thờ khang trang, đẹp đẽ. Đặc biệt, hôm nay cũng là ngày giáo họ mừng công ngôi nhà mục vụ, như của lễ dâng lên thánh cả Giuse nhân ngày lễ kính Người.
Về chung chia niềm vui với giáo họ hôm nay có Đức Ông Thomas Trần Trung Hà, quý cha cố, quý cha trong và ngoài giáo hạt, thầy phó tế, quý tu sĩ, quý vị chức sắc tôn giáo bạn, quý chính quyền xã Bắc Hải, quý khách gần xa và đông đảo cộng đoàn dân Chúa.
Đúng 9h00, trong tiếng kèn, tiếng trống tưng bừng và nhộn nhịp, cuộc rước kiệu thánh Giuse được khởi đi từ nhà mục vụ, ra chung quanh làng và trở lại nhà thờ giáo họ để cử hành thánh lễ; cuộc rước được diễn ra trong sự nghiêm trang cung kính với nhiều màu cờ sắc áo rực rỡ, y phục chỉnh tề của các đoàn hội cùng với quý Cha đồng tế.
Trước khi bước vào thánh lễ, vị đại diện cho cộng đoàn Bác Trạch và UBND xã Bắc Hải có những lẵng hoa dâng lên chúc mừng giáo họ và Đức ông, qúy cha đồng tế trong ngày lễ trọng đại hôm nay.
Thánh lễ mừng kính thánh Giuse hôm nay, do Đức ông Thomas Trần Trung Hà chủ tế. Mở đầu thánh lễ, Đức ông Thomas gửi lời cầu chúc tới cộng đoàn giáo họ Quân Trạch
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, cha Vinhsơn Ngô Thái Phong - văn phòng Tòa giám mục đã tiếp nối những tư tưởng của Đức ông chủ tế, khơi dậy các nhân đức của thánh Giuse trong gia đình Nazarét ngày xưa có Chúa và Đức Mẹ. Từ đó, Ngài kêu gọi các bậc gia trưởng trong mọi gia đình hãy bắt chước các nhân đức của thánh Giuse.
Trước khi nhận phép lành kết lễ, ông Chủ tich giáo họ bày tỏ lòng tri ân Đức ông và quý cha. Ông cũng gửi lời cám ơn cộng đoàn đã hiện diện và hiệp thông trong thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, mừng kính Thánh Quan Thầy và cầu nguyện cho giáo họ Quân Trạch trong ngày đặc biệt này.
Lạy Thánh Giuse, xưa nay không ai kêu cầu Cha mà vô hiệu. Cha có thần thế trước mặt Đức Chúa Trời đến nỗi người ta có thể nói rằng: “trên trời thánh Giuse truyền lệnh hơn là van xin” (Kinh Thánh Giuse). Vì thế, chúng con xin Ngài gìn giữ gia đình chúng con. A men.
Giêrônimô Phạm Thiềm
Hôm qua, ngày 19/3/2016. Hoà chung với Giáo Hội hoàn vũ, giáo họ Quân Trạch thuộc giáo xứ Bác Trạch đã hân hoan mừng kính thánh Giuse, Bạn Trăm Năm của Ðức Trinh Nữ Maria. Ngài là một vị Thánh rất cao cả nhưng lại khiêm tốn; Người mệnh danh là “Người công chính”, hay “ Vị quản lý trung tín và khôn ngoan mà Chúa đã cắt đặt để trông coi nhà Người”. Vì thế, theo truyền thống Giáo Hội, hàng năm đã dành trọn tháng Ba để tôn kính Người.
Xem Hình
Giáo họ Quân Trạch đón nhận Tin mừng vào khoảng thế kỷ XVIII, số giáo dân hiện nay là 562 người. Nhờ ơn Chúa, thánh Giuse bầu cử giáo họ Quân Trạch đã xây dựng được ngôi nhà thờ khang trang, đẹp đẽ. Đặc biệt, hôm nay cũng là ngày giáo họ mừng công ngôi nhà mục vụ, như của lễ dâng lên thánh cả Giuse nhân ngày lễ kính Người.
Về chung chia niềm vui với giáo họ hôm nay có Đức Ông Thomas Trần Trung Hà, quý cha cố, quý cha trong và ngoài giáo hạt, thầy phó tế, quý tu sĩ, quý vị chức sắc tôn giáo bạn, quý chính quyền xã Bắc Hải, quý khách gần xa và đông đảo cộng đoàn dân Chúa.
Đúng 9h00, trong tiếng kèn, tiếng trống tưng bừng và nhộn nhịp, cuộc rước kiệu thánh Giuse được khởi đi từ nhà mục vụ, ra chung quanh làng và trở lại nhà thờ giáo họ để cử hành thánh lễ; cuộc rước được diễn ra trong sự nghiêm trang cung kính với nhiều màu cờ sắc áo rực rỡ, y phục chỉnh tề của các đoàn hội cùng với quý Cha đồng tế.
Trước khi bước vào thánh lễ, vị đại diện cho cộng đoàn Bác Trạch và UBND xã Bắc Hải có những lẵng hoa dâng lên chúc mừng giáo họ và Đức ông, qúy cha đồng tế trong ngày lễ trọng đại hôm nay.
Thánh lễ mừng kính thánh Giuse hôm nay, do Đức ông Thomas Trần Trung Hà chủ tế. Mở đầu thánh lễ, Đức ông Thomas gửi lời cầu chúc tới cộng đoàn giáo họ Quân Trạch
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, cha Vinhsơn Ngô Thái Phong - văn phòng Tòa giám mục đã tiếp nối những tư tưởng của Đức ông chủ tế, khơi dậy các nhân đức của thánh Giuse trong gia đình Nazarét ngày xưa có Chúa và Đức Mẹ. Từ đó, Ngài kêu gọi các bậc gia trưởng trong mọi gia đình hãy bắt chước các nhân đức của thánh Giuse.
Trước khi nhận phép lành kết lễ, ông Chủ tich giáo họ bày tỏ lòng tri ân Đức ông và quý cha. Ông cũng gửi lời cám ơn cộng đoàn đã hiện diện và hiệp thông trong thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, mừng kính Thánh Quan Thầy và cầu nguyện cho giáo họ Quân Trạch trong ngày đặc biệt này.
Lạy Thánh Giuse, xưa nay không ai kêu cầu Cha mà vô hiệu. Cha có thần thế trước mặt Đức Chúa Trời đến nỗi người ta có thể nói rằng: “trên trời thánh Giuse truyền lệnh hơn là van xin” (Kinh Thánh Giuse). Vì thế, chúng con xin Ngài gìn giữ gia đình chúng con. A men.
Giêrônimô Phạm Thiềm
Hình ảnh chuẩn bị Đại Hội Lòng Chúa Thương Xót tại Long Beach, CA.
Trần Mạnh Trác
15:39 20/03/2016
Xem hình ảnh
Kể từ ngày Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II thiết lập Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót trong toàn thể Giáo Hội vào Chúa Nhật thứ II Phục Sinh, Phụ tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại và Truyền Thông Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã tổ chức Đại Hội Suy Tôn Lòng Chúa Thương Xót tại Long Beach, California.
Năm nay, truyền thống tốt đẹp này một lần nữa được thực hiện lần thứ 16, và vì trùng hợp với Năm Thánh Thương Xót, ban tổ chức đã cố gắng chuẩn bị một cách chu đáo hơn.
Các Cha DCCT đã xin Đức Cha Oscar Solis, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Los Angeles giới thiệu, và tuần vừa qua Linh Mục Antôn Nguyễn Quốc Dũng đã qua tận bên Poland (Ba Lan,) đến nhà dòng The Congregation of the Sister of Our Lady of Mercy ở Krakow để rước xuơng thánh cuả Thánh Nữ Faustina về Long Beach, sẵn sàng cho ngày Đại Hội.
Chúng ta đều biết Thánh Faustina là người đã được Chúa hiện ra và trao cho thông điệp của lòng thương xót và truyền phải truyền bá thông điệp này ra khắp thế giới. Thánh Nữ là tông đồ và là thư ký của lòng thương xót của Chúa, là gương nhân đức cuả lòng xót thương cho người khác, và là một công cụ cho kế hoạch của lòng thương xót của Chúa cho thế giới.
Có một điều ít ai biết đến đó là Thánh Faustina trong lúc sinh thời đã được vị linh mục linh hướng trao cho một tâm nguyện là phải luôn luôn mang niềm vui đến cho những người mà Ngài có dịp gặp gỡ. Sau khi Ngài qua đời và cuốn nhật ký được xuất bản, thì nhiều người đã phải ngỡ ngàng nhận ra là những ơn lạ mà mình đã có một cách bất ngờ lại chính là do Thánh Nữ đã cầu nguyện cho sau những lần gặp gỡ.
Bây giờ đang dược vinh hiển và đầy quyền thế trên Trời, chắc chắn Thánh Nữ Faustina vẫn còn ban phát niềm vui cho những ai có dịp gặp gỡ Ngài. Tham dự Đại Hội Suy Tôn Lòng Chúa Thương Xót lần thứ 16 này và được hôn kính xương thánh cuả Ngài là một dịp được gặp gỡ đích thân với Thánh Nữ vậy.
Đại Hội sẽ bắt đầu từ 8 giờ sáng và kết thức vào lúc 6 giờ chiều ngày Chuá Nhật mùng 03 tháng 04 năm 2016.
Địa diểm là The Walter Pyramid, Long Beach State University, 1250 N. Bellflower Blvd, Long Beach, CA 90840.
Vé vào cửa và bữa ăn trưa là miễn phí, vé do nhân viên Đại Học Long Beach bắt đầu phát từ lúc 7g sáng tại quầy vé cuả vận động trường The Walter Pyramid.
Sẽ có các cha ngồi toà giải tội bắt đầu từ lúc 8 giờ sáng để giúp cho mọi người đi dự đại hội có đủ điều kiện đón nhận Ơn Toàn Xá mà Giáo Hội ban cho trong ngày Đại Lễ.
Để giúp những ai không có phương tiện di chuyển, có nhiều chuyến xe buýt miễn phí tại Chợ ABC (góc đường Bolsa và Magnolia), từ 8 AM – 10 AM.
Những ai có thắc mắc, có thể liên lạc với các số ĐT sau đây:
562-858-1647 (Mai Vân)
714-675-0560 (Anh Tú)
Muốn biết thêm chi tiết, xin vào mạng lưới: Me Hang Cuu Giup
Lễ Lá tại Giáo xứ St Margaret Mary's Melbourne Úc Châu
Lê Hải
17:12 20/03/2016
LỄ LÁ TẠI GIÁO XỨ ST MARGARET MARY’S MELBOURNE ÚC CHÂU
Hòa chung tâm tình với Giáo Hội hoàn vũ, Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Giáo xứ St Margaret Mary’s tại Melbourne cũng bắt đầu Tuần thánh với việc tưởng niệm Chúa vinh quang tiến vào thành thánh Giêrusalem.
Nghi lễ làm phép lá được cử hành từ Trung tâm Thiên ân và được rước vào nhà thờ để cử hành Thánh lễ.
Xem hình (Lê Hải)
Hòa chung tâm tình với Giáo Hội hoàn vũ, Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Giáo xứ St Margaret Mary’s tại Melbourne cũng bắt đầu Tuần thánh với việc tưởng niệm Chúa vinh quang tiến vào thành thánh Giêrusalem.
Nghi lễ làm phép lá được cử hành từ Trung tâm Thiên ân và được rước vào nhà thờ để cử hành Thánh lễ.
Xem hình (Lê Hải)
CĐCGVN Sydney tham dự Tĩnh Tâm Mùa Chay Năm Thánh
Diệp Hải Dung
19:25 20/03/2016
CĐCGVN Sydney tham dự Tĩnh Tâm Mùa Chay Năm Thánh
Tối thứ Năm 17/03/2016 rất đông đủ giáo dân trong Cộng Đồng đã đến nhà thờ St. Luke Revesby Sydney tham dự Thánh lễ và buổi tĩnh tâm nhân dịp Mùa Chay của Năm Thánh Lòng Thương Xót do Cha Phêrô Phạm Văn Ái đến từ Melbourne thuyết giảng.
Xem Hình
Sau khi kết thúc Thánh lễ Khai Mạc Tĩnh Tâm, với sự điều hợp của Cha Paul Văn Chi, trang trí bàn thờ với giòng sông mầu xanh diễn tả Lòng Thương Xót và 30 ngọn nến Thương Xót trải dài trên cung thánh. Cha Remy Bùi Sơn Lâm giới thiệu đến tất cả mọi người Cha Phêrô Phạm Văn Ái đến từ tiểu bang Melbourne sẽ giúp thuyết giảng tĩnh tâm cho Cộng Đồng nhân dịp Mùa Chay với chủ đề “Trở Về Nguồn Thương Xót Của Thiên Chúa.” Cha Phêrô Phạm Văn Ái ngỏ lời cám ơn Tuyên Úy Trưởng và chào mừng tất cả mọi người trong Cộng Đồng.
Bài giảng của Cha đã dìu dắt mọi người am hiểu thêm về Mùa Chay chính là mùa quay trở về với Chúa để sám hối đón nhận lòng thương xót của tình yêu thương và sự tha thứ của Chúa. Sau khi kết thúc giờ giảng tĩnh tâm. Cha giải đáp một vài thắc mắc và chia sẻ với tất cả mọi người để am hiểu thêm về Lòng Thương Xót của Chúa.
Thứ Sáu 18/03, Giáo đoàn KTô Vua Lakemba tổ chức thuyết giảng phần thứ 2với chủ đề Trở Về Nguồn Thương Xót Của Thiên Chúa và cùng hiệp dâng Thánh lễ với qúy Cha Tuyên Úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết và Cha Nguyễn Thái Hoạch.
Thứ Bảy 19/03, bế mạc tuần tĩnh tâm tại Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly, với phần thuyết giảng phần thứ 3 cũng là phần cuối cùng của chủ đề. Sau đó qúy Cha và tất cả mọi người cùng ra trước tượng đài Thánh Giuse dâng giờ kinh nguyện mừng kính Thánh Giuse là Quan Thầy của Trung Tâm Tĩnh Huấn đồng thời kiệu tượng Thánh Giuse vào hội trường Trung Tâm và qúy Cha Tuyên Úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Nguyễn Hoàng Dương và Cha Phạm Văn Ái cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Phạm Văn Ái đã nói về đức khiêm cung và sự thinh lặng của Thánh Giuse luôn vâng phục theo Thánh ý Thiên Chúa. Ngài là đấng che chở bảo bọc cho Chúa Giêsu và Đức Mẹ và Ngài cũng chính là người Cha gương mẫu trong gia đình Thánh Gia Nazareth..
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Phạm Văn Khang Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ và mọi người đã đến Trung Tâm tham dự mừng kính lễ Thánh Giuse là Bổn Mạng của Trung Tâm Tĩnh Huấn. Đặc biệt cám ơn Cha Phêrô Phạm Văn Ái đã giúp giảng phòng tĩnh tâm cho Cộng Đồng suốt 3 ngày trong Mùa Chay.
Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng kính Bổn Mạng trong nhà ăn Trung Tâm.
Diệp Hải Dung
Tối thứ Năm 17/03/2016 rất đông đủ giáo dân trong Cộng Đồng đã đến nhà thờ St. Luke Revesby Sydney tham dự Thánh lễ và buổi tĩnh tâm nhân dịp Mùa Chay của Năm Thánh Lòng Thương Xót do Cha Phêrô Phạm Văn Ái đến từ Melbourne thuyết giảng.
Xem Hình
Sau khi kết thúc Thánh lễ Khai Mạc Tĩnh Tâm, với sự điều hợp của Cha Paul Văn Chi, trang trí bàn thờ với giòng sông mầu xanh diễn tả Lòng Thương Xót và 30 ngọn nến Thương Xót trải dài trên cung thánh. Cha Remy Bùi Sơn Lâm giới thiệu đến tất cả mọi người Cha Phêrô Phạm Văn Ái đến từ tiểu bang Melbourne sẽ giúp thuyết giảng tĩnh tâm cho Cộng Đồng nhân dịp Mùa Chay với chủ đề “Trở Về Nguồn Thương Xót Của Thiên Chúa.” Cha Phêrô Phạm Văn Ái ngỏ lời cám ơn Tuyên Úy Trưởng và chào mừng tất cả mọi người trong Cộng Đồng.
Bài giảng của Cha đã dìu dắt mọi người am hiểu thêm về Mùa Chay chính là mùa quay trở về với Chúa để sám hối đón nhận lòng thương xót của tình yêu thương và sự tha thứ của Chúa. Sau khi kết thúc giờ giảng tĩnh tâm. Cha giải đáp một vài thắc mắc và chia sẻ với tất cả mọi người để am hiểu thêm về Lòng Thương Xót của Chúa.
Thứ Sáu 18/03, Giáo đoàn KTô Vua Lakemba tổ chức thuyết giảng phần thứ 2với chủ đề Trở Về Nguồn Thương Xót Của Thiên Chúa và cùng hiệp dâng Thánh lễ với qúy Cha Tuyên Úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết và Cha Nguyễn Thái Hoạch.
Thứ Bảy 19/03, bế mạc tuần tĩnh tâm tại Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly, với phần thuyết giảng phần thứ 3 cũng là phần cuối cùng của chủ đề. Sau đó qúy Cha và tất cả mọi người cùng ra trước tượng đài Thánh Giuse dâng giờ kinh nguyện mừng kính Thánh Giuse là Quan Thầy của Trung Tâm Tĩnh Huấn đồng thời kiệu tượng Thánh Giuse vào hội trường Trung Tâm và qúy Cha Tuyên Úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Nguyễn Hoàng Dương và Cha Phạm Văn Ái cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Phạm Văn Ái đã nói về đức khiêm cung và sự thinh lặng của Thánh Giuse luôn vâng phục theo Thánh ý Thiên Chúa. Ngài là đấng che chở bảo bọc cho Chúa Giêsu và Đức Mẹ và Ngài cũng chính là người Cha gương mẫu trong gia đình Thánh Gia Nazareth..
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Phạm Văn Khang Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ và mọi người đã đến Trung Tâm tham dự mừng kính lễ Thánh Giuse là Bổn Mạng của Trung Tâm Tĩnh Huấn. Đặc biệt cám ơn Cha Phêrô Phạm Văn Ái đã giúp giảng phòng tĩnh tâm cho Cộng Đồng suốt 3 ngày trong Mùa Chay.
Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng kính Bổn Mạng trong nhà ăn Trung Tâm.
Diệp Hải Dung
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh Giá
Đinh Văn Tiến Hùng
11:27 20/03/2016
THÁNH GIÁ
“- Này là gỗ Cây Thánh Giá đã treo Đấng Cứu Chuộc nhân loại.
-Ta hãy đến thờ lạy! “ ( Lời suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh )
*Ý nghĩa & Nguồn gốc: Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá thời vua Cezar và quan tổng trấn Do Thái là Philatô vào năm 33 sau Công nguyên. Trong đế quốc La-mã thời Chúa Giêsu, chết treo trên thập giá là cực hình cho kẻ trọng tội. Sau khi bị đánh đòn tội nhân phải vác thập giá tới pháp trường. Tử tội bị lột hết quần áo, cột hay đóng đinh vào khổ giá, có khi bị treo ngược đầu xuống đất, trên đầu ghi một bản án. Ngoài sự đau đớn thể xác, còn là sự ô nhục tinh thần…Thập giá còn được gọi là thập tự giá, khổ giá, hay thập ác.
Tương truyền Thánh Helene thân mẫu hoàng đế Constantine đã tìm thấy Thánh Giá vào năm 326 và một phần Thánh Giá hiện nay đặt tại nhà thờ Thánh Groce, La-mã. Thánh Giá chính thức được tôn vinh vào năm 312 khi đại đế Constantine được thị kiến ban đêm trên bầu trời Cây Thánh Giá sáng ngời với
Dòng chữ Hy Lạp: EN TONTÔ NIKA (theo dấu này sẽ chiến thắng), nên vua truyền mang Thánh Giá ra trận và đã đánh bại quân Maxcence. Thánh Giá đã từng bị quân đội Ba-Tư cướp mất và sau nhiều năm chiến đấu vua Heraclius đã lấy lại được. Chính nhà vua vác Thánh Giá rước trọng thể về Jerusalem đặt
trên núi Calavario ngày 14/9/629 và từ đó Giáo Hội mừng kính Lễ suy tôn Thánh Giá hàng năm vào ngày 14/9.
- Thánh Giá là cây thập tự Đấng Cứu Thế chết treo trên đó để chuộc tội loài người.
- Làm dấu Thánh Giá có 2 cách: đơn và kép- Đơn là giơ bàn tay làm dấu từ trán xuống ngực, qua vai trái sang phải và chắp 2 tay lại- Kép là vạch hình Thánh Giá trên trán, miệng và ngực.
Vì thế Thánh Giá mang nhiều ý nghĩa linh thiêng cao trọng :
- Làm dấu Thánh Giá mang 3 ý nghĩa:
(1) Tuyên xưng mình là Ki-tô hữu và tuyên xưng Chúa cứu độ ta bằng Thập giá.
(2) Kêu xin Chúa giúp ta bằng sức mạnh cây Thánh Giá.
(3) Hiến dâng cho Chúa việc ta sắp làm trong tinh thần vâng lời và phục vụ Chúa.
- Thánh Giá là Tình yêu Thiên Chúa ban cho nhân loại.
- Thánh Giá biểu tượng linh thánh Ki-tô-giáo.
- Thánh Giá đồng hành với chúng ta trong đời sống.
- Thánh Giá là Danh Thánh Chúa Ki-tô trên trời dưới đất muôn loài kính lạy.
- Thánh Giá khiến ma quỉ tà thần khiếp sợ.
- Thánh Giá là chỉ dấu Ki-tô hữu dùng hàng ngày trước kinh nguyện, bữa ăn, các việc trọng đại.
- Thánh Giá dùng trong các nghi lễ, các phép bí tích, á bí tích…
- Thánh Giá là chìa khóa mở cửa Thiên đàng.
*Biểu tượng:
- Cây Thánh Giá trên đỉnh tháp các giáo đường là biểu tượng Thánh đường Công Giáo.
- Cây Thánh Giá xây trên mộ huyệt các Ki-tô hữu qua đời trong Nghĩa trang.
- Thánh Giá đặt trên bàn thờ các gia đình Ki-tô-giáo.
- Cây Thánh Giá treo phía trên bàn thờ tế lễ.
- Thánh Giá dẫn đầu đoàn rước kiệu.
- Thánh Giá mở đầu và kết thúc chuỗi hạt Mân Côi.
- Các tu sĩ một số dòng mang Thánh Giá trên tu phục.
- Các vị Chủ tế giơ cao Thánh Giá hay giơ tay theo hình Thánh Giá chúc lành giáo dân tham dự nghi lễ.
- Thánh Giá thường được làm bằng kim quí hay đá quí có giây đeo tôn kính trước ngực.
- Thánh Giá được tôn kính trọng thể Thứ Sáu Tuần Thánh.
- Thánh Giá là trọng tâm trong biểu tượng Năm Đức Tin.
- Trên đầu Thánh Giá thường thấy 2 chữ viết tắt : INRI và I.H.S –
( INRI : JESUS NAZARENUS REX JUDAEORUM – JESUS người Nazareth vua dân Do Thái, ’Bản án kết tội Chúa do lệnh Philatô treo trên thập giá’ - I.H.S : JESUS HOMINUM SALVATOR – Đấng Cứu Độ loài người )
*Các kiểu Thánh Giá :
- Thánh Giá Commissa (Biểu tượng của dòng Phan-xi-cô, hình chữ T )
- Thánh Giá Immissa ( Thánh Giá La-tinh )
- Thánh Giá Byzantine.
- Thánh Giá Salvomic ( dùng trong Giáo Hội Chính Thống Nga và Đông Phương, có hình Thiên Thần )
- Thánh Giá Hy Lạp ( hình chữ thập )
- Thánh Giá Jerusalem ( gồm 5 chữ thập, dùng trong Thập Tự Chinh )
- Thánh Giá Calvary.
- Thánh Giá An-rê. ( buộc giây thay đóng đinh)
- Thánh Giá Celtic. ( có hình vòng tròn phía sau)
- Thánh Giá Thánh Brigid. ( thắt hình chữ thập bằng lá cây)
- Thánh Giá Thánh Phê-rô ( Thánh Giá ngược, đầu chúi xuống đất )
- Thánh Giá Giáo Hoàng ( Mũ 3 tầng Thánh Giá )
- Thánh Giá Carava ( 2 tầng Thánh Giá )
- Thánh Giá Thánh Damianô (có hình các Thánh)
- Thánh Giá Thánh Bênêđitô (trên Thánh Giá có mề đay hào quang và dòng chữ, thường dùng trong nghi thức trừ quỉ)
…………………
* Di Ngôn đồi thập giá:
7 Di Ngôn trước khi Chúa chết.
(1)”Lạy Cha xin tha thứ cho chúng, vì chúng không hiểu việc chúng làm”
(Lc.23: 24)
(2)”Hôm nay con sẽ được ở trên Thiên đàng cùng Ta.”
(Lc.23: 43)
(3)”Thưa Bà! Đây là con Bà! Và đây là Mẹ con!’
(Yn.19:25- 27)
(4)”Lạy Thiên Chúa! Lạy Thiên Chúa con! Sao Ngài bỏ con! “
(Mt.27: 46)
(5)”Ta khát !”
(Yn.19: 28)
(6)”Mọi sự đã hoàn tất! “
(Yn.19: 30)
(7)”Lạy Cha! Con phó linh hồn trong tay Cha! “
(Lc.23: 46)
*14 chặng đường Thánh Giá :
Hoạt cảnh 14 chặng đường Thánh Giá Chúa chịu khổ hình, treo chung quanh trong Thánh đường , linh địa, đồi núi để suy niệm và tôn vinh Thánh Giá gồm:
(1) Chúa bị kết án tử hình.
(2) Chúa vác thập giá.
(3) Chúa ngã xuống đất lần thứ nhất,
(4) Chúa gặp Đức Mẹ.
(5) Ông Simon vác thập giá đỡ Chúa.
(6) Bà Veronica lau mặt cho Chúa.
(7) Chúa ngã lần thứ hai.
(8) Chúa an ủi phụ nữ thành Jerusalem.
(9) Chúa ngã lần thứ ba.
(10) Quân lính lột áo Chúa và chia nhau.
(11) Chúa bị đóng đinh vào thập giá.
(12) Chúa chết trên thập giá.
(13) Đem xác Chúa xuống khỏi thập giá.
(14) An táng Chúa trong mộ huyệt.
*Ngắm 5 Sự Thương Khó Chúa:
Kính nhớ Chúa chết trên thập giá để chuộc tôi loài người.
(1) Chúa lo buồn đổ mồ hôi máu.
(2) Chúa chịu đánh đòn.
(3) Chúa đội mạo gai.
(4) Chúa vác thập giá.
(5) Chúa chết trên thập giá.
*Đức Mẹ Maria đồng công cứu chuộc loài người.
Đức Maria đã cộng tác chặt chẽ cùng Chúa Giêsu trong công cuộc cứu chuộc nhân loại ngay sau khi Thiên Thần loan báo Mẹ được chọn để sinh Chúa Cứu Thế với lời ‘Xin Vâng’ khiêm tốn tuân hành.
Vì thế Giáo Hội đã đặt Lễ Kính Mẹ Sầu Bi ngày 15/9 ngay sau Lễ Suy Tôn Thánh Giá 14/9 để nhắc nhớ nhân loại ghi ơn cao cả của Mẹ cùng suy gẫm 7 sự Thương Khó Đức Bà:
(1) Mẹ Maria nghe Thánh Simêon nói tiên tri.
(2) Mẹ đem Chúa Hài Nhi trốn sang Ai Cập’
(3) Mẹ tìm thấy Chúa Giêsu giảng Kinh Thánh cho các luật sĩ trong đền thờ.
(4) Mẹ gặp Chúa Giêsu vác thập giá.
(5) Mẹ đứng dưới chân thập giá.
(6) Mẹ ẵm xác Chúa đưa từ thập giá xuống.
(7) Mẹ chứng kiến táng xác Chúa vào huyệt đá.
‘Mẹ Sầu Bi tầm tã giọt châu,
Đang đứng bên cây Thập giá,
Nơi Con Người đã bị treo lên.
Một lưỡi gươm nhọn đã đâm qua,
Tâm hồn Bà đang rên siết,
Đang sầu khổ và đau buồn’ (Thánh Thi Stabat Mater)
*Thánh Giá trình thuật trong Thánh Kinh:
Thánh Giá cứu chuộc loài người đã được tiên báo trong Cựu Ước , đặc biệt 4 Thánh Sử cũng nhắc đến nhiều lần trong Tân Ước và các Ngài đã nhìn sự chết của Chúa không còn là cực hình nhục nhã mà đã trở thành chiến thắng vinh quang.
- “Đến nơi gọi là Golgota, nghĩa là Gò Sọ, họ cho Ngài uống rượu có pha mật đắng, nhưng nếm qua Ngài không muốn uống. Đóng đinh Ngài rồi, họ rút thăm mà chía áo Ngài”
( Mt.27: 32- 38 )
-“Đúng giờ thứ ba thì họ đã đóng đinh Ngài, tấm biển kê bản án của Ngài đề là: Jesus Nazareth vua dân Do Thái. Cùng với Ngài họ cũng đóng đinh hai tên cướp, 1 tên bên tả 1 tên bên hữu và đã nên trọn lời sách Thánh chép rằng: Ngài bị liệt hàng cùng kẻ ác nhân”
( Mc.15: 25- 28 )
-“Khi đến nơi gọi là Gò Sọ, thì người ta đóng đinh Ngài nơi ấy cùng hai tên gian phi, 1 tên bên tả 1 tên bên hữu. Bấy giờ Đức Giêsu nói: Lạy Cha xin tha thứ cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm.”
( Lc.23: 33- 34 )
-“Đứng bên khổ giá Đức Giêsu, có Mẹ Ngài và chị em của Mẹ Ngài là bà Maria vợ Klôpa và Maria Mađala. Vậy Đức Giêsu thấy Mẹ Ngài và môn đồ Ngài yêu mến đứng bên cạnh, thì Ngài nói với Mẹ:
Hỡi Bà! Này là con Bà! Lại nói với môn đồ: Này là Mẹ con! Và từ giờ đó môn đồ đã nhận lấy Bà về nhà mình.”
( Yn.19: 25- 27 )
-“Ngài phận là một Vị Thiên Chúa, nhưng Ngài đã không nghĩ phải giành cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa. Song Ngài đã hủy mình ra không là lĩnh lấy thân phận tôi đòi, trở thành giống hẳn người ta. Đem thân đội lốt người phàm. Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá.”
( Phi.2: 6- 8 )
- “Ai muốn theo Ta hãy bỏ mình đi, vác thập giá mình mà theo Ta. Quả thật ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai mất mạng sống mình vì danh nghĩa Tin Mừng thì sẽ được cứu rỗi.”
(Mc.8: 34 và Lc.9: 23- 27)
-“Ai không vác thập giá của mình mà theo Ta, thì không xứng đáng với Ta”
(Mt.10: 38)
-“ Và Ta, một khi Ta được giương cao khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta”
(Ga.12: 32)
-“Tôi đã được đóng đinh vào thập giá cùng với Đức Ki-tô, không còn phải là tôi sống nữa, song là chính Đức Ki-tô sống trong tôi”
(Gal.3: 20)
-“Tôi không biết đến chuyện gì khác, ngoài một Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá.”
(Lời Thánh Phao-lô : 2Cr.4: 10)
-“Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điều thiêng liêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận và dân ngoại cho là điên rồ.”
(1Cr.1: 22)
-“Vì chưng Thiên Chúa đã quyết ý cho toàn sự viên mãn đậu lại trong Ngài,và đã giao hòa cả vạn vật nhờ Ngài và cho Ngài, đã ban lại bình an nhờ bửu huyết đã đổ ra nơi thập giá của Ngài.”
(Col.19: 20)
Và chính Chúa Giêsu đã 3 lần tiên báo về cuộc khổ nạn của Ngài qua Phúc Âm các Thánh sử: Mathêu, Luca và Marcô:
-“Khi họ đã cùng nhau họp mặt tại tại Galilê, thì Đức Giêsu nói với họ: Con Người sắp bị nộp trong tay người đời và họ sẽ giết Ngài, ngày thứ 3 Ngài sẽ sống lại và họ buồn quá đỗi.”
(Mt.17: 22- 23 và Mc.9: 30- 32 & Lc.9: 43- 45)
-“Ngài bắt đầu giảng dạy họ rằng: Con Người phải chịu nhiều đau khổ và bị hàng niên trưởng và các thượng tế cùng ký lục khai trừ, bị giết đi và sau 3 ngày sẽ sống lại.”
(Mc.8: 31- 33 và Mt.16 : 21- 23 & Lc.9: 22)
-“Ngài đem theo mình nhóm Mười Hai và nói cùng họ: Này chúng ta lên Jerusalem và mọi điều các tiên tri đã viết: Con Người sẽ thực hiện. Vì chưng Ngài sẽ bị nộp cho dân ngoại, sẽ bị nhạo bang hành hạ, khạc nhổ và sau khi đánh đòn Ngài, người ta sẽ giết Ngài và ngày thứ 3 Ngài sẽ sống lại.”
(Lc.18: 31- 33 và Mt.20: 17- 19 & Mc.10: 32- 34)
*Suy niệm về Thánh Giá.
Trong việc suy tôn Thánh giá, chúng ta thấy rõ sự khác biệt lớn lao giữa thập giá và Thánh Giá:
-Cây thập giá là một cực hình do lòng hận thù của con người nghĩ ra.
-Cây Thánh Giá là sáng kiến tuyệt vời do tình yêu vô biên của Thiên Chúa dùng cứu chuộc loài người.
Đây chính là một hiện tượng lạ lùng nhất trần gian mà con người không thể hiểu được nếu không chấp nhận bằng đức tin. Vì chính Chúa đã biến đổi cây thập tự mang hình ảnh ghê sợ, tủi nhục nơi pháp trường tử địa , trở thành Cây Thánh Giá uy quyền vinh quang và hấp dẫn.
Ba thập giá trên đồi Golgota dạy chúng ta 1 bài học tuyệt vời : người trộm lành nhìn cây thập tự ở giữa chính là Thánh Giá- biểu tượng của tình yêu- Trong khi đó kẻ trộm dữ lại nhìn cây Thánh Giá chỉ là một
thập tự bằng gỗ- biểu tượng nhục hình của tội ác. Vì thế người Ky-tô hữu phải đón nhận Thánh Giá chính là biểu tượng Tình yêu cao cả mà Thiên Chúa đã trao ban cho nhân loại.
Cây Thánh Giá tóm lược những tín điều cao trọng của Ki-tô-giáo:
-Tín điều Một Thiên Chúa Ba Ngôi.
-Tín điều Ngôi Hai Thiên Chúa Nhập Thế Làm Người.
-Tín điều Thiên Chúa Cứu Chuộc nhân loại :
“Người chịu đóng đinh vào khổ giá,
Mũi giáo đâm thấu cả cạnh sườn,
Máu đào cùng nước chảy tuôn,
Rửa ta sạch hết ngàn muôn tội tình’
( Thánh Thi suy tôn Thánh Giá )
Thánh Giá khởi đầu minh chứng một Tình Yêu cao cả tuyệt vời Chúa dùng cứu chuộc tội lỗi loài người và
cũng là dấu chỉ của Vị Thẩm Phán công minh trong ngày Chung Thẩm như Chúa đã phán cùng Thánh Nữ
Faustina- Sứ Giả Lòng Chúa Thương xót :
‘Tất cả ánh sáng trên các tầng trời sẽ phụt tắt và một đêm đen dầy đặc sẽ bao phủ khắp mặt địa cầu.
Lúc đó sẽ thấy một Dấu Thánh Giá xuất hiện trên bầu trời, và từ chỗ tay và chân Đấng Cứu Thế chịu đóng đinh, sẽ tỏa chiếu những luồng sáng vĩ đại trên toàn cõi địa cầu trong một khoảnh khắc. Điều này sẽ xảy ra trong một thời gian ngắn trước ngày cùng tận’
Với lòng sùng kính suy tôn Thánh Giá đã có nhiều Dòng Tu hay các Tổ chức Bác ái mang Tên hay dùng Biểu tượng Thánh Giá- Đặc biệt ta phải nói đến Dòng mến Thánh Giá Việt Nam với hình ảnh quen thuộc thân thương tận tụy của nhiều ngàn Nữ tu áo đen của 23 Hội dòng hoạt động trải dài suốt từ Bắc đến Nam VN và hiện nay cũng đang phục vụ trong các Cộng đoàn CGVN tại Hoa kỳ.
Ngoài ra, còn có nhiều công trình vĩ đại Suy tôn Thánh Giá. Xin trưng dẫn điển hình 2 địa điểm nổi tiếng:
-Tháng 7/2007, tại Thánh địa Nazareth – nơi sinh trưởng của Chúa- một Thánh Giá khổng lồ lớn nhất thế giới được xây dựng cao 60 mét với 7 triệu 200 ngàn viên gạch. Đây không phải chỉ là biểu tượng hấp dẫn du khách, nhưng còn mang 1 ý nghĩa thật
sâu sắc: Tình Yêu cao cả tuyệt với của Thiên Chúa.
-Nghĩa trang Thánh Giá đồi Vilnius nước Lithuania, với 1 rừng hàng trăm ngàn Thánh Giá, chính là biểu tượng lòng trung kiên dâng hiến của Tín đồ Ky-Tô giáo. Đây cũng là điểm du lịch tự hào của quốc gia và cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1993 đã đến thăm viếng và trao tặng tượng Chúa Giêsu. (*)
Chính vì Thánh Giá có sức mạnh phá tan tà thuyết, tiêu diệt vô thần, bọn Cộng Sản VN rất khiếp sợ, nên chúng cố tình đập phá đài Thánh Giá Đồng Chiêm trên đỉnh núi Chế thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội, đập nát 47 Thánh Giá trên các mộ Nghĩa địa giáo xứ Nghĩa Thành, Nghệ An và tháo gỡ Thánh Giá nơi nguyện đường của người Thiểu Số phong cùi Dak Pnam, Mang Yang, Kontum…
‘Ôi dù Cộng Sản vô thần,
Đập phá Thánh Giá ngàn lần cuồng say,
Nhưng rồi sẽ có một ngày,
Triệu Hoa Thánh Giá nở đầy Quê Hương’
Trong thời đại văn minh hiện nay, hưởng thụ chiếm ưu thế trong đời sống con người mà quên mất sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng có quyền ban cho ta cuộc sống vĩnh hằng. Trong Mùa Chay Thánh để xứng đáng đón nhân Hồng Ân Cứu Chuộc của Thiên Chúa, ta hãy thật lòng ăn năn thống hối, không do dự và can đảm vác thập giá mình đi theo Chúa như ông Simon xưa.
Đặc biệt trong Mùa Chay 2013- Thánh Giá là trọng tâm biểu tượng Năm Đức Tin- xin Chúa chúc lành cho Đức Thánh Cha Benedict 16 và ban cho Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô nhân đức khôn ngoan và can đảm để dẫn dắt Giáo Hội trong giai đoạn khó khăn này.
Hãy suy niệm Lời Cầu trong Thánh vịnh về Thánh Giá :
‘Chúa đã lên Giêrusalem chịu khổ hình để bước vào vinh quang- Xin giúp Hội Thánh Chúa sau cuộc vượt qua trần thế, được đạt tới vinh quang bất diệt.
Xưa Chúa được dâng cao trên thập giá và bị lưỡi đòng đâm thấu cạnh nương long- Xin chữa lành mọi vết thương của chúng con.
Chúa đã làm cho cây thập giá trở thành cây mang quả trường sinh- Xin ban sự sống đời đời cho những ai sắp được tái sinh nhờ bí tích Thánh Tẩy.
Khi bị treo trên thập giá, Chúa đã tha thứ cho người trộm cướp biểt ăn năn- Xin cũng tha thứ cho chúng con là những kẻ tôi lỗi.’
Xin cùng nhau cung kính đọc lời nguyện sau đây:
*Kinh Kính Thánh Giá:
“Lạy dấu Thánh Giá.
Con kính Thánh Giá cho được bằng yên.
Cây Thánh Giá ở giữa rừng vàng,
Cây Thánh Giá là gươm là giáo.
Cây Thánh Giá ở khắp gần xa, tróc quỉ trừ ma, khiêm nhường mỹ tục.
Cây Thánh Giá là tàu vượt sang khỏi biển.
Cây Thánh giá là chìa khóa mở cửa thiên đàng cho chúng con được vào.
Lạy Cây Thánh Giá!
Lạy Cành Cây Thánh Giá!
Lạy Lá Cây Thánh Giá!
Lạy Hoa Cây Thánh Giá!
Lạy Quả Cây Thánh Giá!
Từ xưa đến nay chưa có cây nào bằng Cây Thánh Giá.
Lạy Chúa Con nằm trên Cây Thánh giá chịu chết vì chúng con- Amen. “
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
-Ghi chú: (*) Hình Đồi Thánh Giá Vilnius điểm du lịch nổi tiếng tại quốc gia Lithuania.
“- Này là gỗ Cây Thánh Giá đã treo Đấng Cứu Chuộc nhân loại.
-Ta hãy đến thờ lạy! “ ( Lời suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh )
*Ý nghĩa & Nguồn gốc: Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá thời vua Cezar và quan tổng trấn Do Thái là Philatô vào năm 33 sau Công nguyên. Trong đế quốc La-mã thời Chúa Giêsu, chết treo trên thập giá là cực hình cho kẻ trọng tội. Sau khi bị đánh đòn tội nhân phải vác thập giá tới pháp trường. Tử tội bị lột hết quần áo, cột hay đóng đinh vào khổ giá, có khi bị treo ngược đầu xuống đất, trên đầu ghi một bản án. Ngoài sự đau đớn thể xác, còn là sự ô nhục tinh thần…Thập giá còn được gọi là thập tự giá, khổ giá, hay thập ác.
Tương truyền Thánh Helene thân mẫu hoàng đế Constantine đã tìm thấy Thánh Giá vào năm 326 và một phần Thánh Giá hiện nay đặt tại nhà thờ Thánh Groce, La-mã. Thánh Giá chính thức được tôn vinh vào năm 312 khi đại đế Constantine được thị kiến ban đêm trên bầu trời Cây Thánh Giá sáng ngời với
Dòng chữ Hy Lạp: EN TONTÔ NIKA (theo dấu này sẽ chiến thắng), nên vua truyền mang Thánh Giá ra trận và đã đánh bại quân Maxcence. Thánh Giá đã từng bị quân đội Ba-Tư cướp mất và sau nhiều năm chiến đấu vua Heraclius đã lấy lại được. Chính nhà vua vác Thánh Giá rước trọng thể về Jerusalem đặt
trên núi Calavario ngày 14/9/629 và từ đó Giáo Hội mừng kính Lễ suy tôn Thánh Giá hàng năm vào ngày 14/9.
- Thánh Giá là cây thập tự Đấng Cứu Thế chết treo trên đó để chuộc tội loài người.
- Làm dấu Thánh Giá có 2 cách: đơn và kép- Đơn là giơ bàn tay làm dấu từ trán xuống ngực, qua vai trái sang phải và chắp 2 tay lại- Kép là vạch hình Thánh Giá trên trán, miệng và ngực.
Vì thế Thánh Giá mang nhiều ý nghĩa linh thiêng cao trọng :
- Làm dấu Thánh Giá mang 3 ý nghĩa:
(1) Tuyên xưng mình là Ki-tô hữu và tuyên xưng Chúa cứu độ ta bằng Thập giá.
(2) Kêu xin Chúa giúp ta bằng sức mạnh cây Thánh Giá.
(3) Hiến dâng cho Chúa việc ta sắp làm trong tinh thần vâng lời và phục vụ Chúa.
- Thánh Giá là Tình yêu Thiên Chúa ban cho nhân loại.
- Thánh Giá biểu tượng linh thánh Ki-tô-giáo.
- Thánh Giá đồng hành với chúng ta trong đời sống.
- Thánh Giá là Danh Thánh Chúa Ki-tô trên trời dưới đất muôn loài kính lạy.
- Thánh Giá khiến ma quỉ tà thần khiếp sợ.
- Thánh Giá là chỉ dấu Ki-tô hữu dùng hàng ngày trước kinh nguyện, bữa ăn, các việc trọng đại.
- Thánh Giá dùng trong các nghi lễ, các phép bí tích, á bí tích…
- Thánh Giá là chìa khóa mở cửa Thiên đàng.
*Biểu tượng:
- Cây Thánh Giá trên đỉnh tháp các giáo đường là biểu tượng Thánh đường Công Giáo.
- Cây Thánh Giá xây trên mộ huyệt các Ki-tô hữu qua đời trong Nghĩa trang.
- Thánh Giá đặt trên bàn thờ các gia đình Ki-tô-giáo.
- Cây Thánh Giá treo phía trên bàn thờ tế lễ.
- Thánh Giá dẫn đầu đoàn rước kiệu.
- Thánh Giá mở đầu và kết thúc chuỗi hạt Mân Côi.
- Các tu sĩ một số dòng mang Thánh Giá trên tu phục.
- Các vị Chủ tế giơ cao Thánh Giá hay giơ tay theo hình Thánh Giá chúc lành giáo dân tham dự nghi lễ.
- Thánh Giá thường được làm bằng kim quí hay đá quí có giây đeo tôn kính trước ngực.
- Thánh Giá được tôn kính trọng thể Thứ Sáu Tuần Thánh.
- Thánh Giá là trọng tâm trong biểu tượng Năm Đức Tin.
- Trên đầu Thánh Giá thường thấy 2 chữ viết tắt : INRI và I.H.S –
( INRI : JESUS NAZARENUS REX JUDAEORUM – JESUS người Nazareth vua dân Do Thái, ’Bản án kết tội Chúa do lệnh Philatô treo trên thập giá’ - I.H.S : JESUS HOMINUM SALVATOR – Đấng Cứu Độ loài người )
*Các kiểu Thánh Giá :
- Thánh Giá Commissa (Biểu tượng của dòng Phan-xi-cô, hình chữ T )
- Thánh Giá Immissa ( Thánh Giá La-tinh )
- Thánh Giá Byzantine.
- Thánh Giá Salvomic ( dùng trong Giáo Hội Chính Thống Nga và Đông Phương, có hình Thiên Thần )
- Thánh Giá Hy Lạp ( hình chữ thập )
- Thánh Giá Jerusalem ( gồm 5 chữ thập, dùng trong Thập Tự Chinh )
- Thánh Giá Calvary.
- Thánh Giá An-rê. ( buộc giây thay đóng đinh)
- Thánh Giá Celtic. ( có hình vòng tròn phía sau)
- Thánh Giá Thánh Brigid. ( thắt hình chữ thập bằng lá cây)
- Thánh Giá Thánh Phê-rô ( Thánh Giá ngược, đầu chúi xuống đất )
- Thánh Giá Giáo Hoàng ( Mũ 3 tầng Thánh Giá )
- Thánh Giá Carava ( 2 tầng Thánh Giá )
- Thánh Giá Thánh Damianô (có hình các Thánh)
- Thánh Giá Thánh Bênêđitô (trên Thánh Giá có mề đay hào quang và dòng chữ, thường dùng trong nghi thức trừ quỉ)
…………………
* Di Ngôn đồi thập giá:
7 Di Ngôn trước khi Chúa chết.
(1)”Lạy Cha xin tha thứ cho chúng, vì chúng không hiểu việc chúng làm”
(Lc.23: 24)
(2)”Hôm nay con sẽ được ở trên Thiên đàng cùng Ta.”
(Lc.23: 43)
(3)”Thưa Bà! Đây là con Bà! Và đây là Mẹ con!’
(Yn.19:25- 27)
(4)”Lạy Thiên Chúa! Lạy Thiên Chúa con! Sao Ngài bỏ con! “
(Mt.27: 46)
(5)”Ta khát !”
(Yn.19: 28)
(6)”Mọi sự đã hoàn tất! “
(Yn.19: 30)
(7)”Lạy Cha! Con phó linh hồn trong tay Cha! “
(Lc.23: 46)
*14 chặng đường Thánh Giá :
Hoạt cảnh 14 chặng đường Thánh Giá Chúa chịu khổ hình, treo chung quanh trong Thánh đường , linh địa, đồi núi để suy niệm và tôn vinh Thánh Giá gồm:
(1) Chúa bị kết án tử hình.
(2) Chúa vác thập giá.
(3) Chúa ngã xuống đất lần thứ nhất,
(4) Chúa gặp Đức Mẹ.
(5) Ông Simon vác thập giá đỡ Chúa.
(6) Bà Veronica lau mặt cho Chúa.
(7) Chúa ngã lần thứ hai.
(8) Chúa an ủi phụ nữ thành Jerusalem.
(9) Chúa ngã lần thứ ba.
(10) Quân lính lột áo Chúa và chia nhau.
(11) Chúa bị đóng đinh vào thập giá.
(12) Chúa chết trên thập giá.
(13) Đem xác Chúa xuống khỏi thập giá.
(14) An táng Chúa trong mộ huyệt.
*Ngắm 5 Sự Thương Khó Chúa:
Kính nhớ Chúa chết trên thập giá để chuộc tôi loài người.
(1) Chúa lo buồn đổ mồ hôi máu.
(2) Chúa chịu đánh đòn.
(3) Chúa đội mạo gai.
(4) Chúa vác thập giá.
(5) Chúa chết trên thập giá.
*Đức Mẹ Maria đồng công cứu chuộc loài người.
Đức Maria đã cộng tác chặt chẽ cùng Chúa Giêsu trong công cuộc cứu chuộc nhân loại ngay sau khi Thiên Thần loan báo Mẹ được chọn để sinh Chúa Cứu Thế với lời ‘Xin Vâng’ khiêm tốn tuân hành.
Vì thế Giáo Hội đã đặt Lễ Kính Mẹ Sầu Bi ngày 15/9 ngay sau Lễ Suy Tôn Thánh Giá 14/9 để nhắc nhớ nhân loại ghi ơn cao cả của Mẹ cùng suy gẫm 7 sự Thương Khó Đức Bà:
(1) Mẹ Maria nghe Thánh Simêon nói tiên tri.
(2) Mẹ đem Chúa Hài Nhi trốn sang Ai Cập’
(3) Mẹ tìm thấy Chúa Giêsu giảng Kinh Thánh cho các luật sĩ trong đền thờ.
(4) Mẹ gặp Chúa Giêsu vác thập giá.
(5) Mẹ đứng dưới chân thập giá.
(6) Mẹ ẵm xác Chúa đưa từ thập giá xuống.
(7) Mẹ chứng kiến táng xác Chúa vào huyệt đá.
‘Mẹ Sầu Bi tầm tã giọt châu,
Đang đứng bên cây Thập giá,
Nơi Con Người đã bị treo lên.
Một lưỡi gươm nhọn đã đâm qua,
Tâm hồn Bà đang rên siết,
Đang sầu khổ và đau buồn’ (Thánh Thi Stabat Mater)
*Thánh Giá trình thuật trong Thánh Kinh:
Thánh Giá cứu chuộc loài người đã được tiên báo trong Cựu Ước , đặc biệt 4 Thánh Sử cũng nhắc đến nhiều lần trong Tân Ước và các Ngài đã nhìn sự chết của Chúa không còn là cực hình nhục nhã mà đã trở thành chiến thắng vinh quang.
- “Đến nơi gọi là Golgota, nghĩa là Gò Sọ, họ cho Ngài uống rượu có pha mật đắng, nhưng nếm qua Ngài không muốn uống. Đóng đinh Ngài rồi, họ rút thăm mà chía áo Ngài”
( Mt.27: 32- 38 )
-“Đúng giờ thứ ba thì họ đã đóng đinh Ngài, tấm biển kê bản án của Ngài đề là: Jesus Nazareth vua dân Do Thái. Cùng với Ngài họ cũng đóng đinh hai tên cướp, 1 tên bên tả 1 tên bên hữu và đã nên trọn lời sách Thánh chép rằng: Ngài bị liệt hàng cùng kẻ ác nhân”
( Mc.15: 25- 28 )
-“Khi đến nơi gọi là Gò Sọ, thì người ta đóng đinh Ngài nơi ấy cùng hai tên gian phi, 1 tên bên tả 1 tên bên hữu. Bấy giờ Đức Giêsu nói: Lạy Cha xin tha thứ cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm.”
( Lc.23: 33- 34 )
-“Đứng bên khổ giá Đức Giêsu, có Mẹ Ngài và chị em của Mẹ Ngài là bà Maria vợ Klôpa và Maria Mađala. Vậy Đức Giêsu thấy Mẹ Ngài và môn đồ Ngài yêu mến đứng bên cạnh, thì Ngài nói với Mẹ:
Hỡi Bà! Này là con Bà! Lại nói với môn đồ: Này là Mẹ con! Và từ giờ đó môn đồ đã nhận lấy Bà về nhà mình.”
( Yn.19: 25- 27 )
-“Ngài phận là một Vị Thiên Chúa, nhưng Ngài đã không nghĩ phải giành cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa. Song Ngài đã hủy mình ra không là lĩnh lấy thân phận tôi đòi, trở thành giống hẳn người ta. Đem thân đội lốt người phàm. Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá.”
( Phi.2: 6- 8 )
- “Ai muốn theo Ta hãy bỏ mình đi, vác thập giá mình mà theo Ta. Quả thật ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai mất mạng sống mình vì danh nghĩa Tin Mừng thì sẽ được cứu rỗi.”
(Mc.8: 34 và Lc.9: 23- 27)
-“Ai không vác thập giá của mình mà theo Ta, thì không xứng đáng với Ta”
(Mt.10: 38)
-“ Và Ta, một khi Ta được giương cao khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta”
(Ga.12: 32)
-“Tôi đã được đóng đinh vào thập giá cùng với Đức Ki-tô, không còn phải là tôi sống nữa, song là chính Đức Ki-tô sống trong tôi”
(Gal.3: 20)
-“Tôi không biết đến chuyện gì khác, ngoài một Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá.”
(Lời Thánh Phao-lô : 2Cr.4: 10)
-“Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điều thiêng liêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận và dân ngoại cho là điên rồ.”
(1Cr.1: 22)
-“Vì chưng Thiên Chúa đã quyết ý cho toàn sự viên mãn đậu lại trong Ngài,và đã giao hòa cả vạn vật nhờ Ngài và cho Ngài, đã ban lại bình an nhờ bửu huyết đã đổ ra nơi thập giá của Ngài.”
(Col.19: 20)
Và chính Chúa Giêsu đã 3 lần tiên báo về cuộc khổ nạn của Ngài qua Phúc Âm các Thánh sử: Mathêu, Luca và Marcô:
-“Khi họ đã cùng nhau họp mặt tại tại Galilê, thì Đức Giêsu nói với họ: Con Người sắp bị nộp trong tay người đời và họ sẽ giết Ngài, ngày thứ 3 Ngài sẽ sống lại và họ buồn quá đỗi.”
(Mt.17: 22- 23 và Mc.9: 30- 32 & Lc.9: 43- 45)
-“Ngài bắt đầu giảng dạy họ rằng: Con Người phải chịu nhiều đau khổ và bị hàng niên trưởng và các thượng tế cùng ký lục khai trừ, bị giết đi và sau 3 ngày sẽ sống lại.”
(Mc.8: 31- 33 và Mt.16 : 21- 23 & Lc.9: 22)
-“Ngài đem theo mình nhóm Mười Hai và nói cùng họ: Này chúng ta lên Jerusalem và mọi điều các tiên tri đã viết: Con Người sẽ thực hiện. Vì chưng Ngài sẽ bị nộp cho dân ngoại, sẽ bị nhạo bang hành hạ, khạc nhổ và sau khi đánh đòn Ngài, người ta sẽ giết Ngài và ngày thứ 3 Ngài sẽ sống lại.”
(Lc.18: 31- 33 và Mt.20: 17- 19 & Mc.10: 32- 34)
*Suy niệm về Thánh Giá.
Trong việc suy tôn Thánh giá, chúng ta thấy rõ sự khác biệt lớn lao giữa thập giá và Thánh Giá:
-Cây thập giá là một cực hình do lòng hận thù của con người nghĩ ra.
-Cây Thánh Giá là sáng kiến tuyệt vời do tình yêu vô biên của Thiên Chúa dùng cứu chuộc loài người.
Đây chính là một hiện tượng lạ lùng nhất trần gian mà con người không thể hiểu được nếu không chấp nhận bằng đức tin. Vì chính Chúa đã biến đổi cây thập tự mang hình ảnh ghê sợ, tủi nhục nơi pháp trường tử địa , trở thành Cây Thánh Giá uy quyền vinh quang và hấp dẫn.
Ba thập giá trên đồi Golgota dạy chúng ta 1 bài học tuyệt vời : người trộm lành nhìn cây thập tự ở giữa chính là Thánh Giá- biểu tượng của tình yêu- Trong khi đó kẻ trộm dữ lại nhìn cây Thánh Giá chỉ là một
thập tự bằng gỗ- biểu tượng nhục hình của tội ác. Vì thế người Ky-tô hữu phải đón nhận Thánh Giá chính là biểu tượng Tình yêu cao cả mà Thiên Chúa đã trao ban cho nhân loại.
Cây Thánh Giá tóm lược những tín điều cao trọng của Ki-tô-giáo:
-Tín điều Một Thiên Chúa Ba Ngôi.
-Tín điều Ngôi Hai Thiên Chúa Nhập Thế Làm Người.
-Tín điều Thiên Chúa Cứu Chuộc nhân loại :
“Người chịu đóng đinh vào khổ giá,
Mũi giáo đâm thấu cả cạnh sườn,
Máu đào cùng nước chảy tuôn,
Rửa ta sạch hết ngàn muôn tội tình’
( Thánh Thi suy tôn Thánh Giá )
Thánh Giá khởi đầu minh chứng một Tình Yêu cao cả tuyệt vời Chúa dùng cứu chuộc tội lỗi loài người và
cũng là dấu chỉ của Vị Thẩm Phán công minh trong ngày Chung Thẩm như Chúa đã phán cùng Thánh Nữ
Faustina- Sứ Giả Lòng Chúa Thương xót :
‘Tất cả ánh sáng trên các tầng trời sẽ phụt tắt và một đêm đen dầy đặc sẽ bao phủ khắp mặt địa cầu.
Lúc đó sẽ thấy một Dấu Thánh Giá xuất hiện trên bầu trời, và từ chỗ tay và chân Đấng Cứu Thế chịu đóng đinh, sẽ tỏa chiếu những luồng sáng vĩ đại trên toàn cõi địa cầu trong một khoảnh khắc. Điều này sẽ xảy ra trong một thời gian ngắn trước ngày cùng tận’
Với lòng sùng kính suy tôn Thánh Giá đã có nhiều Dòng Tu hay các Tổ chức Bác ái mang Tên hay dùng Biểu tượng Thánh Giá- Đặc biệt ta phải nói đến Dòng mến Thánh Giá Việt Nam với hình ảnh quen thuộc thân thương tận tụy của nhiều ngàn Nữ tu áo đen của 23 Hội dòng hoạt động trải dài suốt từ Bắc đến Nam VN và hiện nay cũng đang phục vụ trong các Cộng đoàn CGVN tại Hoa kỳ.
Ngoài ra, còn có nhiều công trình vĩ đại Suy tôn Thánh Giá. Xin trưng dẫn điển hình 2 địa điểm nổi tiếng:
-Tháng 7/2007, tại Thánh địa Nazareth – nơi sinh trưởng của Chúa- một Thánh Giá khổng lồ lớn nhất thế giới được xây dựng cao 60 mét với 7 triệu 200 ngàn viên gạch. Đây không phải chỉ là biểu tượng hấp dẫn du khách, nhưng còn mang 1 ý nghĩa thật
sâu sắc: Tình Yêu cao cả tuyệt với của Thiên Chúa.
-Nghĩa trang Thánh Giá đồi Vilnius nước Lithuania, với 1 rừng hàng trăm ngàn Thánh Giá, chính là biểu tượng lòng trung kiên dâng hiến của Tín đồ Ky-Tô giáo. Đây cũng là điểm du lịch tự hào của quốc gia và cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1993 đã đến thăm viếng và trao tặng tượng Chúa Giêsu. (*)
Chính vì Thánh Giá có sức mạnh phá tan tà thuyết, tiêu diệt vô thần, bọn Cộng Sản VN rất khiếp sợ, nên chúng cố tình đập phá đài Thánh Giá Đồng Chiêm trên đỉnh núi Chế thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội, đập nát 47 Thánh Giá trên các mộ Nghĩa địa giáo xứ Nghĩa Thành, Nghệ An và tháo gỡ Thánh Giá nơi nguyện đường của người Thiểu Số phong cùi Dak Pnam, Mang Yang, Kontum…
‘Ôi dù Cộng Sản vô thần,
Đập phá Thánh Giá ngàn lần cuồng say,
Nhưng rồi sẽ có một ngày,
Triệu Hoa Thánh Giá nở đầy Quê Hương’
Trong thời đại văn minh hiện nay, hưởng thụ chiếm ưu thế trong đời sống con người mà quên mất sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng có quyền ban cho ta cuộc sống vĩnh hằng. Trong Mùa Chay Thánh để xứng đáng đón nhân Hồng Ân Cứu Chuộc của Thiên Chúa, ta hãy thật lòng ăn năn thống hối, không do dự và can đảm vác thập giá mình đi theo Chúa như ông Simon xưa.
Đặc biệt trong Mùa Chay 2013- Thánh Giá là trọng tâm biểu tượng Năm Đức Tin- xin Chúa chúc lành cho Đức Thánh Cha Benedict 16 và ban cho Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô nhân đức khôn ngoan và can đảm để dẫn dắt Giáo Hội trong giai đoạn khó khăn này.
Hãy suy niệm Lời Cầu trong Thánh vịnh về Thánh Giá :
‘Chúa đã lên Giêrusalem chịu khổ hình để bước vào vinh quang- Xin giúp Hội Thánh Chúa sau cuộc vượt qua trần thế, được đạt tới vinh quang bất diệt.
Xưa Chúa được dâng cao trên thập giá và bị lưỡi đòng đâm thấu cạnh nương long- Xin chữa lành mọi vết thương của chúng con.
Chúa đã làm cho cây thập giá trở thành cây mang quả trường sinh- Xin ban sự sống đời đời cho những ai sắp được tái sinh nhờ bí tích Thánh Tẩy.
Khi bị treo trên thập giá, Chúa đã tha thứ cho người trộm cướp biểt ăn năn- Xin cũng tha thứ cho chúng con là những kẻ tôi lỗi.’
Xin cùng nhau cung kính đọc lời nguyện sau đây:
*Kinh Kính Thánh Giá:
“Lạy dấu Thánh Giá.
Con kính Thánh Giá cho được bằng yên.
Cây Thánh Giá ở giữa rừng vàng,
Cây Thánh Giá là gươm là giáo.
Cây Thánh Giá ở khắp gần xa, tróc quỉ trừ ma, khiêm nhường mỹ tục.
Cây Thánh Giá là tàu vượt sang khỏi biển.
Cây Thánh giá là chìa khóa mở cửa thiên đàng cho chúng con được vào.
Lạy Cây Thánh Giá!
Lạy Cành Cây Thánh Giá!
Lạy Lá Cây Thánh Giá!
Lạy Hoa Cây Thánh Giá!
Lạy Quả Cây Thánh Giá!
Từ xưa đến nay chưa có cây nào bằng Cây Thánh Giá.
Lạy Chúa Con nằm trên Cây Thánh giá chịu chết vì chúng con- Amen. “
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
-Ghi chú: (*) Hình Đồi Thánh Giá Vilnius điểm du lịch nổi tiếng tại quốc gia Lithuania.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thập Giá Tím
Nguyễn Bá Khanh
18:01 20/03/2016
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Mùa chay sắc tím tuyệt vời
Nửa buồn về tội, nửa vui vì tình
Chúa là Cha rất chí minh
Nhưng Ngài cũng rất chí tình, từ tâm
Dù cho hoen ố bùn lầm
Thành tâm sám hối, Chúa bèn thứ tha.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 15 – 21/03/2016: Tai ương khủng bố Hồi Giáo tại Yemen, và Thổ Nhĩ Kỳ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:38 20/03/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sau một thời gian nghỉ ba tháng, phiên tòa “Vatileaks II” đã được tái tục.
Hai ký giả Emiliano Fittipaldi và Gianluigi Nuzzi bị buộc tội “gạ gẫm và gây áp lực” trên các nhân viên Vatican để có được những tài liệu mật.
Ba bị cáo khác gồm Đức ông Angel Lucio Vallejo Balda, bà Francesca Immacolata Chaouqui, và bà Nicola Maio bị cáo buộc đã thành lập một nhóm hoạt động bất hợp pháp nhằm có được những tài liệu mật và cung cấp những tài liệu này cho các nhà báo. Cả ba đều có chân trong một ủy ban được thành lập bởi Đức Thánh Cha Phanxicô với mục đích đề nghị các cải cách trong các vấn đề tài chính của Vatican.
Phiên tòa đang được tiến hành bởi tòa án của thành phố quốc gia Vatican.
2. Chính Thống Giáo Ukraine thân Mạc Tư Khoa xuyên tạc lịch sử vu cáo Giáo Hội Công Giáo
Chính Thống Giáo Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa nói rằng Liên Xô đàn áp người Công Giáo vì thái độ ủng hộ phát xít Đức.
Một tuyên bố chính thức của cơ quan truyền thông Chính Thống Giáo Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho rằng sự đàn áp tàn bạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine trong thời kỳ Stalin là một phản ứng dễ hiểu của người Nga nhằm trừng phạt sự hỗ trợ mà người Công Giáo dành cho Đức quốc xã.
Trong một tuyên bố nhân kỷ niệm lần thứ 70 cuộc đàn áp này, các viên chức Chính Thống Giáo Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa nói rằng “lý do chính gây nên cuộc đàn áp của Liên Xô trên Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukarine là sự hợp tác công khai của tôn giáo này với các lực lượng Đức Quốc xã chiếm đóng và thái độ làm tay sai của họ ở Tây Ukraine.”
Đây là một tuyên bố xuyên tạc lịch sử. Thật vậy, ngày 22/6/1941 Hitler phát động chiến dịch Drang nach Osten (Ðông Tiến) bằng cuộc oanh kích dữ dội biên giới Ukraine và Belarus. Trong ngày đầu tiên, tất cả các thành phố lớn của Ukraine như Kiev, Lviv đều bị bỏ bom. Quân Ðức, trong tập đoàn quân Wehrmacht, lên đến 3 triệu binh lính và sĩ quan tràn vào lãnh thổ Ukraine như thác lũ dưới sự chống đỡ yếu ớt của hồng quân Liên Sô. Các sĩ quan và binh lính Ðức rất ngạc nhiên vì đi đến đâu họ cũng được người dân Ukraine cầm hoa hay bánh mì và muối theo truyền thống hoan hô nhiệt liệt như những vị anh hùng giải phóng cho họ. Toàn dân Ukraine hân hoan chào đón người Đức. Đó là một thái độ chung, không phải của riêng người Công Giáo.
Có lẽ dân Ukraine đã quá đau khổ dưới ách thống trị của cộng sản nên sẵn sàng chào đón bất cứ ai không cần biết tốt xấu. Ðối với họ cộng sản là tột đỉnh của đau khổ rồi. Sự chán ghét chế độ cộng sản còn được minh chứng qua hành động đầu hàng tự nguyện của một tập đoàn quân đông đảo. Trong chiến sử thế giới có lẽ chưa bao giờ chứng kiến việc ra đầu hàng của một tập đoàn quân lên đến gần 665,000 quân tại mặt trận Kiev. Trong số 667,085 quân nhân trú đóng tại Kiev, chỉ có khoảng 2000 quân chạy theo hồng quân Liên Sô, số còn lại tự nguyện ở lại đầu hàng quân Ðức.
Các cơ quan thông tin Chính Thống Giáo Ukarine thân Nga thừa nhận sự đau khổ của người Công Giáo dưới thời Stalin, nhưng nhanh chóng nói thêm rằng Giáo Hội Chính Thống cũng bị thiệt hại. Tuyên bố cũng nhắc tới những căng thẳng giữa Chính thống giáo và Công Giáo ở Ukraine từ thế kỷ thứ 16.
Giáo Hội Chính thống Nga và Giáo Hội Chính Thống Ukraine thân Nga đã thường xuyên cáo buộc rằng Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương tại Ukraine đã chiếm giữ nhiều nhà thờ Chính thống trong những năm ngay sau sự sụp đổ của chính quyền cộng sản. Các nhà thờ này thực ra là các nhà thờ Công Giáo, bị tịch thu bởi chính phủ Stalin để giao cho các giáo sĩ Chính thống dễ bảo hơn.
3. Bộ trưởng ngoại giao Vatican kêu gọi các cuộc đối thoại như lời đáp trả với chủ nghĩa cực đoan tôn giáo
Hợp tác quốc tế và đối thoại liên tôn là những cách tốt nhất để chống lại sự gia tăng của chủ nghĩa bất khoan dung tôn giáo. Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Quan hệ với các dân nước, đã phát biểu như trên tại một hội nghị về truyền giáo. Theo Đức Tổng Giám Mục, chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và bạo lực đã trở thành vấn đề cấp bách. Ngài kêu gọi thế giới phải có những hành động phối hợp “để đảm bảo sự hợp tác quốc tế nhằm ngăn chặn những hành động tàn bạo, cũng như để khẳng định sự ủng hộ vô điều kiện cho tự do tôn giáo và lên án tất cả các loại phân biệt đối xử và bất khoan dung tôn giáo”.
Đức Tổng Giám Mục than phiền rằng đã có “một sự tăng trưởng theo cấp số nhân những trường hợp bất khoan dung, những hình thái phân biệt đối xử, chủ nghĩa cực đoan, và những chà đạp tự do cá nhân.”
Tuy không nêu đích danh một quốc gia Hồi giáo cụ thể nào, Đức Tổng Giám Mục cũng lưu ý rằng một số quốc gia đang hạn chế quyền tự do tôn giáo của các nhóm thiểu số và rằng luật báng bổ đang cung cấp “một cớ dễ dàng cho những người có ý định bắt bớ những người tuyên xưng một niềm tin tôn giáo khác với đa số.”
Đức Tổng Giám Mục nhận xét rằng “sự bất ổn liên tục của Trung Đông đã làm trầm trọng thêm tình trạng bạo lực chống lại các nhóm tôn giáo thiểu số, bao gồm cả các Kitô hữu.”
Đức Tổng Giám mục Gallagher cũng lưu ý rằng tình trạng bất khoan dung tôn giáo cũng có thể nhìn thấy ở phương Tây”, nơi các hình thức phân biệt đối xử thường xuất hiện trong vỏ bọc của cái gọi là “bảo vệ các giá trị dân chủ.”
4. Lá thư cuối cùng của các nữ tu Thừa Sai Bác Ái bị giết tại Yemen: 'Chúng tôi sống cùng nhau, và cùng chết với Chúa Giêsu, và Mẹ Maria'
Mạng lưới truyền hình của các giám mục Ý đã công bố lá thư cuối cùng của năm nữ tu Thừa Sai Bác Ái đã phục vụ người nghèo, người già, và người tàn tật ở Aden, Yemen.
Bốn trong số năm chị em đã bị giết trong một cuộc tấn công khủng bố hôm 04 tháng 3. Chị thứ năm còn sống nhờ ẩn nấp kịp thời và bây giờ đã được đưa ra khỏi Yemen.
Trong một lá thư viết cho nhà dòng tại Rôma, các chị cho biết bất cứ khi nào có ném bom “chúng tôi cùng quỳ gối trước Mình Thánh Chúa, cầu xin Chúa Giêsu đầy lòng thương xót bảo vệ chúng tôi và những người nghèo mà chúng tôi phục vụ và ban hòa bình cho đất nước này.”
“Thiên Chúa không bao giờ chịu thua kém về lòng quảng đại miễn là chúng ta ở lại trong Ngài và ở giữa những người nghèo của Ngài”
“Khi bị dội bom, chúng tôi trốn dưới gầm cầu thang, tất cả năm chị em luôn luôn hiệp nhất. Chúng tôi sống với nhau, và sẵn sàng cùng chết với Chúa Giêsu, Mẹ Maria.”
5. Đức Thánh Cha lên án các cuộc tấn công khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ, Bờ Biển Ngà
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một tuyên bố lên án các hành vi bạo lực khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ và Bờ Biển Ngà.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, một cuộc tấn công xảy ra ở một bến xe buýt tại Ankara vào ngày 13 tháng 3 đã giết chết ít nhất 34 người và làm 100 người khác bị thương. Trong điện văn do Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ký thay mặt ngài, Đức Thánh Cha bày tỏ tình liên đới với các tang quyến, và chỉ trích “hành động bạo lực ghê tởm này.”
Tại Bờ biển Ngà, một cuộc tấn công vào một khu du lịch ở Grand Bassam giết chết 16 người, và làm nhiều người khác bị thương nặng. Thông điệp của Đức Thánh Cha gởi cho Đức Giám Mục Raymond Ahoua của giáo phận Grand Bassam, ban phép lành cho các nạn nhân và gia đình của họ và “lên án bạo lực và hận thù dưới tất cả các hình thức của nó.”
6. Bọn khủng bố Hồi Giáo IS đốt sách Kitô Giáo
Trong bản tin đánh đi hôm 14 tháng Ba, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết tại Mosul, thủ phủ của Công Giáo Iraq, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã tổ chức một cuộc đốt sách Kitô Giáo và quay thành video đưa lên Internet.
Những sách bị đốt dường như được lấy từ các trường tiểu học Kitô Giáo ở Mosul. Tiêu đề của video cho thấy sự phá hủy này được thực hiện bởi “văn phòng giáo dục của Nhà nước Hồi giáo.”
Ngày 4 tháng Sáu năm 2014, thành phố Mosul bắt đầu bị bọn khủng bố Hồi Giáo IS tấn công. Sau 6 ngày giao tranh, quân Iraq bỏ chạy để lại thành phố cho bọn khủng bố chiếm đóng.
Cho đến mốc lịch sử bi đát này thành phố Mosul là một trung tâm lịch sử của Giáo Hội Assyriô nơi có các ngôi mộ của một số tiên tri trong Cựu Ước như tiên tri Giô-na. Di tích lịch sử quan trọng này đã bị phá hủy bởi bọn khủng bố Hồi Giáo IS vào tháng Bảy năm 2014.
7. Đức Thánh Cha công bố người thắng giải giáo viên xuất sắc thế giới
Trong cái hỗn loạn và đầy bạo lực cuả vùng Trung Đông, một ngôi sao sáng đã xuất hiện trên nền trời thành phố Al-Bireh vùng West Bank Palestine. Đó là một cô giáo tiểu học, cô Hanan al-Hroub, là người vừa được lãnh nhận giải Giáo Viên xuất sắc Thế Giới.
Đây là một giải thưởng được thành lập cách đây hai năm. Người ta đặt tên cho nó là giải Nobel cuả Giáo Dục.
Giải được hiệp hội Varkey Foundation thành lập vào năm 2015, là một hiệp hội phi lợi nhuận có mục đích nâng cao phẩm chất giáo dục trên toàn thế giới.
Sáng lập viên giải thưởng này là ông Sunny Varkey, một người Ấn Độ có doanh nghiệp thành đạt và thịnh vượng ở Dubai. Sau khi nhìn thấy tình trạng suy giảm một cách thảm khốc về giáo dục trên toàn thế giới, ông đã cổ động và sáng lập ra giải thưởng này. Ông hiện giữ chức chủ tịch cuả hiệp hội.
Với những tiêu chuẩn minh bạch và công bằng, hiệp hội được sự ủng hộ cuả nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới như nhà khoa học Stephen Hawking, phó tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, hoàng tử Anh Quốc William, cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Năm nay Đức Thánh Cha Phanxicô giữ vai trò 'công bố' người thắng giải, Ngài không đến tham dự tại chỗ, nhưng gửi lời phát biểu qua TV trực tuyến. Ngài nói: “Mỗi đứa trẻ có quyền được chơi đùa. Một phần của giáo dục là dạy trẻ con chơi những trò chơi. Bởi vì chúng học được cách sống trong xã hội qua những trò chơi và qua đó học được niềm vui của cuộc sống.”
Ngài nói tiếp: “Tôi khen ngợi cô giáo Hanan al-Hroub thắng được giải thưởng cao quí này do việc cô đã nâng cao sự quan trọng cuả trò chơi trong việc giáo dục trẻ em.”
Cô Hanan al-Hroub thắng giải qua sự lựa chọn trên 8000 thầy cô trên toàn thế giới. 10 người đi vào vòng chung kết đã có mặt tại đại sảnh đường cuả khu nghỉ mát Atlantis ở Dubai.
Toàn thể cử toạ, trong đó có vị quốc vương cuả Dubai là Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum, đã hoan hô nồng nhiệt khi tên cuả cô được Đức Thánh Cha đọc lên.
8. Kitô hữu Israel chỉ trích chính sách của chính phủ nước này
Rất ít các Kitô hữu sống ở Israel hỗ trợ các chính sách của chính phủ Do Thái trong khi nhiều Kitô hữu sống ở Mỹ lại tỏ ra ủng hộ chính quyền Tel Aviv, một nghiên cứu của Pew Research đã cho thấy như trên.
Trong số các Kitô hữu Israel, 80% tin rằng chính phủ Do Thái không chân thành quan tâm đến việc mưu tìm hòa bình với người Palestine, và 79% tin rằng việc xây dựng các khu định cư Do Thái cuối cùng sẽ làm mất đi hy vọng có được an ninh của đất nước.
72% tin rằng Israel không phải là một quốc gia dân chủ và là một nhà nước thế tục. 86% nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ quá nồng nhiệt các chính sách của Israel.
Một cuộc khảo sát vào năm 2013 được thực hiện trên các Kitô hữu người Mỹ cho thấy chỉ có 18% cho rằng Mỹ đã quá ủng hộ Israel. Hầu hết các tín hữu Tin Lành cho rằng thái độ của Mỹ đối với Israel là “có chừng mực”.
9. Đức Thượng Phụ Chính thống Syria hy vọng rằng những người tị nạn sẽ giữ lại căn tính chính thống
Trong một thông điệp gởi các tín hữu Chính Thống Syria, Đức Thượng Phụ Mar Ignatius Ephrem II đã lên tiếng lo ngại rằng những người tị nạn bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ ở Syria sẽ đánh mất bản sắc tôn giáo và văn hóa của họ khi họ sinh sống trong thế giới phương Tây.
Các nền văn hóa Kitô giáo ở Trung Đông “rõ ràng là khác xa với những gì họ tìm thấy ở phương Tây”. Đức Thượng Phụ viết. Ngài hy vọng những người tị nạn sẽ có thể để bảo tồn truyền thống của họ. “Chúng ta cần phải giao hòa nhiều khía cạnh của nền văn hóa của chúng ta với văn hóa phương Tây mà không bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa thế tục là những thứ đang gây ra những xung đột với các giá trị Kitô giáo ở phương Tây.”
Thông điệp của Đức Thượng Phụ cũng phản đối việc phân biệt đối xử mà một số người di cư Kitô hữu phải chịu đựng. Ngài trích dẫn “các trường hợp bị bức hại dựa trên sự khác biệt tôn giáo trong các trại tị nạn ở châu Âu.”