Ngày 21-03-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:28 21/03/2014
N2T

3. Ai là người tin thật, đó là người thực hành điều họ tin.

(Thánh Georgius)
-------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Hãy trở nên những môn đệ truyền giáo
Lm Jude Siciliano OP
05:16 21/03/2014
Chúa Nhật III CHAY - A
Xuất hành 17: 3-7; T.vịnh 94; Rôma 5: 1-2,5-8; Gioan 4: 5-42

HÃY TRỞ NÊN NHỮNG MÔN ĐỆ TRUYỀN GIÁO

Tôi không nghĩ rằng các môn đệ trong bài Tin Mừng hôm nay phản ứng tích cực như thế. Tin Mừng theo thánh Gioan vốn giàu tính biểu tượng, và đoạn Tin Mừng hôm nay là một điển hình. Sau đây là một thí dụ về nội dung biểu tượng của thánh Gioan: Các môn đệ đi mua thức ăn. Các ông đang suy nghĩ ở mức độ vật chất; các ông sẽ mua những thứ được cho là cần thiết. Mỗi khi xem trọng lương thực, thì các ông sẽ bỏ lỡ thực tại sâu xa về những điều Đức Giêsu phải ban cho các ông. Khi mua thức ăn trở về và trông thấy Đức Giêsu đang trò chuyện với một phụ nữ, các môn đệ tỏ ra ngạc nhiên, nhưng rồi họ vẫn im lặng.

Sau khi người phụ nữ trở về thành, các môn đệ đã trao cho Đức Giêsu lương thực họ mới mang về. Lúc đó Đức Giêsu cho các ông biết Người đã chuẩn bị một thứ lương thực khác: “Thầy phải dùng một thứ lương thực mà anh em không biết”. Các ông không hiểu và tiếp tục im lặng. Các ông không hiểu Đức Giêsu đang muốn nói về điều gì.

Trong Tin Mừng theo thánh Gioan, im lặng không phải là cách tốt nhất để đạt tới sự hiểu biết sâu sắc. Trong Tin Mừng, có những cuộc đối thoại mang tính trao đổi khá dài, và những ai dấn thân vào cuộc đối thoại với Đức Giêsu thì họ đều tin vào Người – chẳng hạn anh mù được Đức Giêsu chữa lành (9,1-40), khi kết thúc cuộc đối thoại, anh ta tuyên xưng với Người rằng: “Thưa Ngài, tôi tin”.

Đang khi các môn đệ im lặng, thì người phụ nữ Samari lại bị cuốn hút vào cuộc trò chuyện với Đức Giêsu đến nỗi chị không thể bỏ đi, dù biết rằng Đức Giêsu là người Do thái, còn chị là người Samari; Người là đàn ông, còn chị là phụ nữ. Những yếu tố này lẽ ra sẽ ngăn cản mọi cuộc trao đổi công khai giữa Đức Giêsu và người phụ nữ. Nhưng người phụ nữ kia mở lòng đón nhận sự thật, bất kể sự thật có nguồn gốc từ đâu. Kết quả của cuộc trò chuyện là chị tin vào Đức Giêsu. Thậm chí chị còn giới thiệu cho nhiều người khác tin nữa. Người phụ nữ để vò nước lại*, rồi trở về với cộng đồng nơi chị sinh sống và làm chứng cho họ biết chị đã gặp Đức Kitô. Ban đầu chị hồ nghi, rồi chất vấn nhiều điều, nhưng khi nghe những câu trả lời của Đức Giêsu, chị liền trở thành người truyền giáo cho dân tộc của mình.

Người phụ nữ Samari nhắc nhớ cho những ai còn hồ nghi, hay đang nỗ lực để tin, hãy tiếp tục trò chuyện với Đức Kitô. Chị đi tìm nước thể lý và chị đã gặp được “nước hằng sống” là chính Đức Giêsu, Đấng làm cho chị hết khát về mặt thiêng liêng. Nước thể lý mà chị đang kiếm tìm chỉ có thể giúp chị hết khát trong một ngày; còn “nước hằng sống” mà Đức Giêsu ban cho sẽ giúp chị không còn khát nữa và đem lại cho chị sự sống đời đời.

Lương thực Đức Giêsu nói rằng mình đã dùng là loại lương thực nào vậy? Người được nuôi dưỡng bởi lương thực này là: thi hành ý muốn của Thiên Chúa và những ai tin vào Người. Trong câu truyện này, người phụ nữ và những người Samari* đều là lương thực của Người. Bạn có bao giờ để ý cảm giác hài lòng và hân hoan của những tình nguyện viên, bất chấp phải mất nhiều thời gian và công sức cho một dự án trong giáo xứ của họ hoặc của một cơ quan từ thiện hay chưa? Ắt hẳn quý vị nhận ra một điều rằng, có ai đó đang cho họ ăn một loại lương thực mà những người khác không có. Và trong một chừng mực nào đó, thức ăn này xem ra còn vừa ý hơn nhiều so với thức ăn mà họ đã bỏ lỡ khi đang phải lo cho việc tông đồ.

Tông huấn “Niềm vui Tin Mừng” (Evangelii Gaudium) của Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ mọi người đã được rửa tội rằng: giống như người phụ nữ kia, chúng ta là một dân tộc “hành hương và truyền giáo”. Ân sủng Thiên Chúa kéo chúng ta đến với Đức Kitô và hiện nay cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô, chúng ta phải là những người truyền giáo (số 111). Đức Thánh Cha gọi Dân Thiên Chúa là “những môn đệ truyền giáo”– “Bất kể vị thế của họ trong Hội Thánh là gì và trình độ giáo dục đức tin của họ như thế nào, họ đều là những cộng sự viên của việc rao giảng Tin Mừng… Việc Tân Phúc Âm hóa mời gọi sự dấn thân mang tính cá vị của từng người đã được rửa tội”(số 120).

Tất nhiên chúng ta cần một sự giáo dục và đào tạo đức tin tốt hơn. Tuy vậy, lý do này cũng có thể là nguyên cớ khiến chúng ta hoãn lại trách nhiệm chia sẻ niềm tin với tha nhân. “Giai đoạn đào tạo” của người phụ nữ Samari bắt đầu từ lúc chị gặp gỡ “diện đối diện” với Đức Giêsu; chị nêu lên những thắc mắc, rồi lắng nghe Người giải đáp. Đang khi người phụ nữ háo hức trò chuyện với Đức Kitô, thì các môn đệ chỉ là những khán giả. Đức Thánh Cha khuyên nhủ chúng ta, “những môn đệ truyền giáo” hãy làm đều người phụ nữ đã làm, đó là: lắng nghe Lời Chúa và tìm những dịp thuận tiện để chia sẻ Lời đó với tha nhân.

Mỗi chúng ta có thể tìm ra những cách thức để trở thành những nhà truyền giáo. Người phụ nữ kia đã không thu dọn hành trang, và cũng chẳng đi theo Đức Giêsu. Chị chỉ trở về cộng đồng để chia sẻ những gì đã xảy ra cho chị trong cuộc trao đổi với Đức Giêsu. Thế rồi chị tránh sang một bên và để cho dân trong thành có thời gian gặp gỡ Đức Kitô. Sau đó, những người Samari này đã nói về kinh nghiệm gặp gỡ của họ: “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin, vì chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian”.

“Chính chúng tôi đã nghe”. Người phụ nữ kia rao giảng Tin Mừng bằng việc chia sẻ niềm tin của chị. Tuy nhiên, những người khác phải đến với Đức Kitô thì mới có được kinh nghiệm cá nhân. Đức tin không bắt đầu bằng một mớ giáo lý, nhưng bằng cuộc gặp gỡ “diện đối diện” với Đức Kitô.

Nên lưu ý rằng người phụ nữ kia đã nói về Đức Giêsu cho những người thân cận nhất. Vào ngày Chúa Nhật trước mùa Chay, một người bạn của tôi đã nghe bài giảng về việc tuân giữ chay tịnh. Cha xứ nói rằng: “Có lẽ nhiều người trong chúng ta cho rằng việc thôi dùng sôcôla, rượu hay món tráng miệng là việc hy sinh mùa Chay”. Ngài nói tiếp: “Có ai biết được rằng dù chúng ta giảm một vài cân, nhưng ngay khi mùa Chay kết thúc, chúng ta sẽ lại tiếp tục dùng sôcôla, rượu và món tráng miệng y như trước”. Thế rồi cha xứ đã trích dẫn lá thư mà ngài đã đưa lên bảng thông tin Chúa Nhật hôm đó với tựa đề: một cách thức ăn chay khác.

Đây là một số lời khuyên của cha xứ về việc kiêng khem trong suốt mùa Chay. “Chay sự giận dữ, thực thi lòng nhân ái. Chay những hận thù, thực thi lòng khoan dung. Chay việc báo thù, cầu nguyện cho kẻ thù…” Sau Thánh Lễ, bạn tôi đi dùng bữa lỡ với một vài người bạn. Họ nói về những gì họ sẽ từ bỏ trong mùa Chay – hầu hết trong số họ đều không phải là những người năng tới nhà thờ, nhưng dù sao họ quyết định không dùng những thứ như sôcôla, rượu và món tráng miệng. Chị nhận xét rằng dường như họ đang bàn luận về Hội những người giảm cân, chứ không phải đề cập đến mùa Chay. Bạn tôi rút ra từ túi xách tay một danh mục các việc ăn kiêng cha xứ đề nghị và nói: “Đây là những điều mà hôm nay khi ở nhà thờ, cha xứ tôi đã gợi ý thực hiện cho mùa Chay. Một ngày nào đó khi mùa Chay qua đi, chúng ta vẫn có thể tiếp tục thực hiện những việc ăn chay như thế này”. Thế rồi cô ấy đọc những lời đề nghị từ bản thông tin giáo xứ, và tất cả cùng trao đổi với nhau. Tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gọi bạn tôi là một “môn đệ truyền giáo”.

Bạn tôi và chúng ta nữa, những người được rửa bằng “nước hằng sống” đều trải qua kinh nghiệm mà chúng ta có được tại bờ giếng và chia sẻ kinh nghiệm ấy với tha nhân. Một số người nói rằng họ cảm thấy rụt rè, sợ sệt hoặc không hiểu biết gì khi nói về “tôn giáo”. Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên chúng ta rằng vấn đề không bắt đầu bằng “tôn giáo”, nhưng bằng cuộc gặp gỡ cá nhân chúng ta với Đức Kitô. Bài Tin Mừng hôm nay nhắc nhớ rằng chúng ta không lẻ loi một mình, vì Đức Giêsu bảo đảm “nước hằng sống” Người ban cho sẽ ở lại với chúng ta, và trở thành “một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”, nhưng chỉ khi chúng ta khao khát nước đó.

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gòvấp


3rd SUNDAY OF LENT (A)
Exodus 17: 3-7; Psalm 95; Romans 5: 1-2,5-8; John 4: 5-42


I don’t think the disciples come off too well in today’s gospel. John’s gospel is rich in symbolism and today’s passage is no exception. As an example of John’s symbolic content: the disciples go to buy bread. They are thinking on the material level; they will make a purchase of what they think they need. As important as bread is, they will miss the deeper reality of what Jesus has to offer them. When they return from their purchase and see Jesus talking to a woman they express wonder. Then they are silent.

After the woman went back to her town, the disciples offer Jesus the food they brought back with them. Jesus tells them of another kind of food he already has. "I have food to eat of which you do not know." They don’t understand and once again are silent. They don’t have a clue what he is talking about.

Keeping silent in John’s Gospel isn’t the best way to come to insight. There are long give-and-take dialogues in the gospel and those who stay engaged in the dialogue with Jesus, come to faith in him – as did the blind man Jesus cured (9:1-40) who, at the end of their dialogue, confesses to him, "I do believe, Lord."

While the disciples were silent, the Samaritan woman engaged in conversation with Jesus and she doesn’t back away, despite the fact that he is a Jew, she is a Samaritan; he is a man and she is a woman. These facts should have prevented any public exchange between the two. But the woman is open to the truth, whatever its source. As a result of their conversation she comes to faith in Jesus. Even more. The woman leaves the water jar (another of John’s symbolic acts), turns back to the community from which she came and witnesses to them about Christ. She went from a doubter who questioned and then, when she heard Jesus’ responses, became a preacher to her own people.

The Samaritan woman reminds those who doubt, or struggle with faith, to stay in a conversation with Christ. She came looking for physical water and found Jesus, the "living water," who would quench her thirsty spirit. The physical water she came looking for could quench her thirst for a day; the "living water" Jesus would give would keep on giving and giving her eternal life.

What is the food Jesus says he has? He is nourished by doing God’s will and is fed by those who respond in faith to him. In this story the woman and the Samaritans, she brings to him, are his nourishment. Did you ever notice the sense of satisfaction and joy some people have, despite long, tiring hours of volunteering at a project in their parish or at a helping agency? You get the feeling that something, or someone, is feeding them a food that others don’t have. And that food seems more than satisfying, so much so, that in their ministry they forget to eat.

Pope Francis’ apostolic exhortation, "The Joy of the Gospel: Evangelii Gaudium," reminds all the baptized that we, like the woman, are a people of "pilgrims and evangelizers." God’s grace has drawn us to Christ and now we, with and in Christ, are to be evangelizers (#111). The Pope calls the People of God "missionary disciples," – "whatever their position in the church or their instruction in the faith, [they are] the agents of evangelization….The new evangelization calls for personal involvement on the part of each of the baptized" (120).

Of course we need better formation and training in our faith. But that can also be a way of putting off our responsibility to share our faith with others. The Samaritan woman’s "training period" began with the face-to-face time she had talking with Jesus, asking questions and listening to his answers. While the woman was actively engaged with Christ, the disciples were mere spectators. She does, what the Pope tells us "missionary disciples" are supposed to do: listen to the Word of God and look for opportunities to share it with others.

Each of us can find ways to be evangelizers. The woman didn’t pack up her bags and follow Jesus. She went back to her community to share what had happened to her in her exchange with Jesus. Then she stepped aside and let her townspeople have their own moment with him. Later they give an accounting of their experience, "We no longer believe because of your word, for we have heard for ourselves and we know that this truly is the savior of the world."

"We have heard for ourselves." The woman evangelized by sharing her faith. But others have to come to their own experience in Christ. Faith doesn’t start with a list of doctrines, but with a "face-to-face" meeting with Christ.

Note that the woman spoke about Jesus to those closest to her. The Sunday before Lent began a friend of mine heard a homily about Lenten observance. The pastor, said, "Perhaps, as a Lenten sacrifice, many of us are thinking of giving up chocolate, wine or desert for Lent." He added, "Who knows, we might even lose a few pounds! But, once Lent is over, we’ll go back to chocolate, wine and dessert, just like before." Then the pastor quoted from the letter he had placed in that Sunday’s bulletin. It was a different take on fasting in Lent.

Here are some of his suggestions for fasting during Lent. "Fast from anger, practice kindness. Fast from grudges, practice forgiveness. Fast from revenge, pray for your enemies. Etc." After Mass my friend went to brunch with some of her friends. They talked about what they were going to give up for Lent – most of them were not churchgoers, but they were going to give up things like chocolate, wine, desserts anyway. She said it sounded like they were talking about Weight Watchers not Lent. My friend pulled from her purse the pastor’s list and said, "Here’s what my pastor suggested today at church for Lent. Once Lent is over we could continue doing these things." Then she read the suggestions from her parish bulletin and they all talked about what they heard. I think Pope Francis would call my friend a "missionary disciple."

My friend and those of us who have been washed by "living waters," take the experience we had at the well and share it with others. Some people say they feel shy, intimidated or uninformed when speaking about "religion." It doesn’t start with "religion" but, Pope Francis tells us, with our personal encounters with Christ. We are reminded today that we are not on our own, because Jesus assures us the "living waters" he provides will stay with us and will be "a spring of water welling up to eternal life" – just when we need them.
 
Lễ Truyền Tin: Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:46 21/03/2014
Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền

Suy niệm lễ Truyền Tin Thiên Chúa Nhập Thể

( Lc 1, 26-38 )



Lễ Truyền Tin là cơ hội để chúng ta nhìn vào Nagiaret hầu cảm nhận được sự hiện diện của một trinh nữ mà muôn đời khen là có phúc (x. Lc 1, 48). Thánh Augustinô viết : " Ngài đã chọn một người mẹ mà Ngài đã tạo dựng, Ngài đã tạo dựng người mẹ mà Ngài đã chọn "(x. Bài giảng 69, 3, 4).

Hôm nay, chúng ta cử hành mầu nhiệm cao cả tuyệt vời đã hoàn tất cách đây hơn hai ngàn năm. Sự kiện ấy diễn ra trong không gian và thời gian : " Khi ấy, Thiên Thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nagiarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đa-vít, Trinh nữ ấy tên là Maria "(Lc 1 , 26-27 ). Tuy nhiên, để hiểu được những gì đã xảy ra tại Nagiaret hơn ngàn năm về trước, chúng ta lần dở lại Thư gửi tín hữu Do thái. Bản văn này thuật lại cuộc trò chuyện giữa Chúa Cha và Chúa Con về kế hoạch đời đời của Thiên Chúa. " Chúa đã không muốn hy tế và của lễ hiến dâng, nhưng đã tạo nên cho tôi một thể xác. Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội ". Nên tôi nói : " Lạy Chúa, này tôi đến để thi hành thánh ý Chúa " (Dt 10, 5-7). Như thế, vì vâng ý Chúa Cha, Ngôi Lời đến đã đến cư ngụ giữa chúng ta, dâng chính thân mình làm của lễ hy sinh vượt trên mọi hy lễ đã dâng trong Cựu Ước. Lễ hy sinh của Chúa Giêsu là lễ vĩnh viễn và hoàn hảo cứu chuộc thế gian.

Kế hoạch của Thiên Chúa dần dần được thể hiện trong Cựu Ước, lời tiên tri Isaia là bằng chứng : " Vì thế chính Chúa sẽ cho các ngươi một dấu, này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và tên con trẻ sẽ gọi là Immanuel " (Is 7, 14). Emmanuel nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Khi thời gian tới hồi viên mãn như đã báo trước, những lời trên được thực hiện, ngày hôm nay chúng ta cử hành với hạnh phúc và niềm vui.

Từ Abraham đến Đức Maria

Hành trình truyền tin khởi đi từ Abraham " cha chúng ta trong đức tin" (x. Rm 11, 12 ). Đưa chúng ta về Nagiaret, gặp Đức Maria nữ tử Sion thuộc dòng dõi Abraham. Hơn ai hết, Đức Maria là người có thể dạy cho chúng ta sống đức tin với " Cha chúng ta."

Abraham và Đức Maria, cả hai đều nhận được từ Thiên Chúa lời hứa tuyệt hảo. Abraham sẽ trở thành cha một cậu con trai, sinh ra một quốc gia vĩ đại. Đức Maria sẽ trở thành Mẹ Đấng Thiên Sai, Đấng Được Xức Dầu của Chúa. Sứ thần Gabriel nói , "Này Bà sẽ thụ thai, sinh một con trai [...] Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người [...] và triều đại Người sẽ vô tận " (Lc 1, 31-33) .

Lời hứa của Thiên Chúa đến với Abraham và Đức Maria thật bất ngờ, làm thay đổi cuộc sống hàng ngày và đảo lộn những trật tự bình thường của hai đấng. Lời hứa ấy là hoàn toàn khổng thể đối với Abraham và Đức Maria. Sara vợ của Abraham đã lão, Maria còn trinh nữ nên đã thưa với Thiên Thần : " Việc đó xảy ra thế nào được, vì tôi không biết đến người nam " (Lc 1, 34).

Lời "xin vâng" của Abraham và Đức Maria

Cả Abraham và Đức Maria đều được yêu cầu trả lời "xin vâng " cho một điều mà từ trước tới nay chưa từng thấy thế bao giờ. Sara, người đàn bà son sẻ đầu tiên trong Kinh Thánh thụ thai bởi ân sủng quyền năng của Thiên Chúa, giống như người phụ nữ sau cùng là bà Elizabeth. Thiên Thần Gabriel nói về Elizabeth để trấn an Đức Maria : "Này Isave, chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già " (Lc 1, 36).

Như Abraham, Đức Maria cũng phải bước đi trong đêm tối, tin tưởng vào Đấng đã kêu gọi Maria. Tuy nhiên, câu hỏi " việc đó xảy ra thế nào được ? " chứng tỏ Đức Maria đã sẵn sàng thưa " xin vâng " bất chấp mọi hoàn cảnh. Maria không đặt câu hỏi liệu lời hứa có được thực hiện hay không, nhưng chỉ hỏi việc đó xảy ra thế nào và đã thưa : "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền" (Lc 1, 38). Với những lời trên, Đức Maria chứng tỏ mình là nữ tử thuộc dòng dõi Abraham đã trở thành Mẹ Chúa Kitô và Mẹ của tất cả các những người tin.

Để hiểu rõ hơn mầu nhiệm này, chúng ta nhìn lại hành trình của Abraham khi đón ba vị khách lạ vào nhà mình (x. St 18, 1-5) ông đã nhận được lời hứa. Cuộc gặp gỡ nhiệm mầu ấy báo trước buổi Truyền Tin cho Đức Maria. Sự hiệp thông giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần lôi kéo Mẹ. Nhờ lời thưa "xin vâng" của Đức Maria tại Nagiaret mà mầu nhiệm Nhập Thể hoàn tất cuộc gặp gỡ của Abraham với Thiên Chúa. Hôm nay chúng ta hát mừng người nữ " đem vầng hồng rực rỡ xuống trần gian" ( Hymne Ave Regina Caelorum ).

Chúng ta xin gì cùng Mẹ Thiên Chúa ?

Chúng ta cầu xin cho mọi người trong Năm Phúc Âm Hóa Gia Đình này được đối mới về đức tin, không chỉ chung chung, nhưng là một đức tin có ý thức và can đảm tuyên xưng như vẫn đọc trong Kinh Tin Kính : "Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người ".

Tại Nagiaret, Chúa Giêsu " đã ngày càng tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và người ta" ( Lc 2 , 52 ). Chúng ta xin Thánh Gia để bảo vệ tất cả các gia đình khỏi các mối đe dọa hiện nay đang đè nặng trên các gia đình. Chúng ta phó thác cho Thánh Gia tất cả những ai đang nỗ lực bảo vệ sự sống và cổ võ việc tôn trọng phẩm giá con người. Chúng ta phó dâng cách riêng các gia đình trên thế giới cho Mẹ Maria.

Tại Nagiaret, nơi Chúa Giêsu khởi đầu sứ vụ công khai, chúng ta xin Đức Maria giúp Hội Thánh rao giảng "Tin Mừng " khắp mọi nơi. Trong " Năm Phúc Âm Hóa Gia Đình ", chúng ta xin xin Mẹ dạy chúng ta con đường khiêm tốn, vâng phục và niềm vui Phúc Âm để phục vụ anh chị em.

Ước gì trên hành trình dương thế, có Mẹ Maria đồng hành, nhờ lời " xin vâng " của Mẹ lúc Truyền Tin, cánh cửa ơn cứu rỗi đã mở ra cho nhân loại. Chúng ta có thể thư " xin vâng " với Chúa Kitô, ngõ hầu toàn thể nhân loại "giao hòa với Thiên Chúa. " Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Suy tư Tin Mừng Chúa nhật Thứ Tư Mùa Chay năm A 30.3.2014
Mai Tá
19:41 21/03/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Chay năm A 30.3.2014

“Rồi mai đây, ta đi vào quên lãng,

Có ai còn tìm lại vết chân xưa.”

(Dẫn từ thơ Miên Du)

Ga 9: 1-41

Quên lãng chăng, chỉ những người vô tâm/vô tính, mới như thế. Tâm tính của người mù ở trình thuật lại khác hẳn, vẫn không thấy “ai tìm lại vết chân xưa” thời quên lãng.

Trình thuật, thánh Gioan ghi về người mù từ thuở bình sinh nay được Chúa tạo thị-giác “tìm vết chân xưa” trong giây lát. Thật ra thì, người mù đây chưa mất khả năng “thấy” ánh mặt trời, bởi anh chưa một lần có được huệ-lộc ấy. Huệ lộc Chúa ban, qua tạo-dựng rất trân trọng.

Truyện kể ở trình-thuật, người thường ở đời vẫn phẩm-bình về thế giới xưa nay không thấy người mù được ban cho huệ-lộc “thấy” ánh sáng. Điều xảy ra hôm ấy, giống ngày đầu nhân loại kể ở Kinh Sách có Chúa tạo-dựng trời đất những 6 ngày và ánh sáng xuất-hiện ngay ngày đầu.

Với người mù, ngày đầu Chúa ban huệ-lộc “thấy” ánh trời từ bùn đất rất “Giêrusalem” cùng nước miếng từ miệng Ngài, trở thành sinh-lực đặc-trưng giúp anh được “thấy”, mà chúc tụng Ngài. Kinh Sách, cũng kể về hai nhân-vật đầu đời mở mắt “thấy” mình trần trụi, nên tủi hổ. Và câu truyện hành trình “Trên đường Emmaus” xưa cũng thế, kể người đồ-đệ được Chúa mở tầm mắt “thấy” Thày đồng-hành và bẻ bánh. Tất cả, “thấy” mình tủi hổ, cần chỉnh-sửa.

Có vấn nạn hỏi rằng: phải chăng người mù đây là chàng ăn xin trước đây đã không “thấy”?

Thật ra, người ăn xin mù đây nhận nhiều thứ, chứ không chỉ mỗi ánh sáng Chúa tạo-dựng. Anh được tiếng giọng của Chúa nói với mình. Được như thế, chẳng phải do cha mẹ anh ban phát. Nhưng, tự mình, anh lại vấn nạn cả người hỏi về những “thấy” và “tin” nơi Chúa, mới cần thiết. Anh còn có được cả nhận-thức, tức: nhận và biết rõ Chúa là ai. Nhận và biết, rằng: anh còn được giáp mặt cùng đối-đáp với Chúa, tức: đi vào thế giới mới, với cuộc sống mới. Mới đến độ, anh chưa từng có ý-tưởng nào như thế hết.

Trình thuật thánh Gioan ghi những điều Chúa nói, lại là “ánh trời” ban cho thế-gian; để rồi, khi nghe biết Tin Mừng, người người cũng sẽ hỏi: ai là người đích-thực mù-loà, đây? Có thể người đó là nhóm Pharisêu cứ đem gai góc vào mọi thứ: những thứ khiến họ mù loà chẳng “thấy” được sự thật.

Ao/hồ “Siloam” nói ở trình-thuật mang ý-nghĩa “Người được sai đi”. Người ấy, là Chúa. Khi Chúa ban phép cho người mù thấy được và có nhận-thức, thì người nhận quà ở đây lại “được sai đi” vào với thế giới mới; ở đó, anh lại cũng được “thấy” và “được sai đi” mà đến với người khác. Từ đó, anh trầm mình để được rửa trong Đức Giêsu-Đấng-được-sai-đi, đến với thế-gian…

Các nhà chú-giải lâu nay vẫn tranh-luận về thời-khắc xảy ra sự-kiện này trong đời hoạt-động của Chúa. Một số vị nghĩ rằng đó là vào lúc bắt đầu có sự kình-chống Đức Giêsu đến độ Ngài bị bắt đi hành hình. Thật ra, chẳng ai biết rõ sự thể ra như thế nào, nhưng tất cả đều thấy ánh Phục Sinh loáng thoáng ở nơi đây! Và đây, lại là ý-nghĩa chuyện người mù loáng thoáng “thấy” ánh Phục Sinh.

Sống đời thực-tế, mọi người đều mang hy-vọng trong người. Có hy-vọng thật ngắn hạn, lại cũng có thứ hy-vọng dài-hạn, nhưng tất cả đều huy-động và kết-tụ sinh-lực của ta để rồi tạo cho nó ý-nghĩa về những gì ta làm hoặc không làm trong đời. Hỵ-vọng sâu xa nhất, là hy-vọng thật vô hạn. Có nhiều thứ/nhiều chuyện khiến ta biết mình có hy-vọng, nhưng lại “mù loà” về thực tại hiện-hữu mà ta không công-nhận như thế. Thuở bình sinh, ta cũng mù loà như anh mù ở trình-thuật, nhưng điều đó không kết tụ sinh-lực và ảnh-hưởng lên cuộc sống của ta là bao.

Chính vì thế nên, ta vẫn tháp-nhập vào người mình niềm hy-vọng vào các dự-án chính-trị và lịch-sử. Để rồi, kết thúc bằng sự giam-hãm chính mình vào các sự-nghiệp mang tính xã-hội và nhân-bản. Ngày nay, ở thế-giới hậu hiện-đại, người dân ở phương Tây đã không còn trông chờ vào bất cứ thứ gì từ lịch-sử. Họ thích để nó qua đi miễn là mọi việc khiến họ không bị nguy hại gì.

Hệ-quả khác cũng cho thấy mọi hy-vọng đều trở thành chuyện cá-nhân và có lẽ nhiều lắm cũng chỉ thuộc gia đình mình, thôi. Còn, xã-hội bên ngoài dường như không đụng chạm gì đến ta và cũng hững-hờ. Xem như thế, ta cũng trở nên mù loà bởi hiện có nhiều tính vị kỷ và hững-hờ đến độ, có người thấy dễ dàng để thay đổi thế-giới hơn đổi-thay chính con người mình!

Thành thử, lịch trình chính cho mọi người sống là làm sạch chủ nghĩa tư-riêng, cá thể. Điều này có nghĩa là: từ bỏ chủ nghĩa vị-kỷ bắt nguồn từ việc ta tập trung vào cá-nhân mà ra. Điều đó còn có nghĩa làm sạch nỗi khát-vọng ta vương-vấn những thứ bề ngoài ta đeo đuổi. Và có nghĩa: ta phải chấm dứt không còn ưu-tư lo-lắng cho sự tồn tại và đi vào trọn cuộc sống. Và có nghĩa, mọi lá buồm trên thuyền đều giương cao với ngọn gió thích-hợp và, theo cung-cách nghịch thường khi ta làm thế, tức ta chấm dứt việc chỉ biết chăm-lo cho chính mình và biết tìm kiếm linh-đạo tự-tại kết hợp với sự khôn ngoan để “thấy” người khác ở những nơi đang cần ta chăm sóc, giúp đỡ.

Nhiều người thường có ý-nghĩ khá hẹp-hòi về sự sống. Họ cứ tưởng sự sống con người gồm mỗi việc làm sao có thân hình đẹp, sống khoẻ mạnh trong môi-trường lành-sạch có quân-bình về tâm-lý và cảm-xúc, hít thở khí trong lành, ăn uống điều độ và mọi việc đều trôi chảy. Sự sống, hiểu đúng nghĩa, thật ra không phải thế. Sống như thế mới chỉ là có điều-kiện thể chất của sự sống, thôi.

Sự sống đích-thực mang ý-nghĩa rất tinh-thần biết rõ lý-do và khuôn thước mọi sự những ao ước được tự-do và làm chủ đời mình nhờ đó ta có thể cho đi chính con người mình theo cách-thức do mình chọn-lựa đến độ ta có thể yêu-thương mọi người và mọi người thương-yêu mình. Sự mù-loà của con người là ở chỗ đó. Nhiều người lâu nay ở trong tình-cảnh tuy không mù nhưng đã loà. Mù và loà từ lúc sinh ra trong cõi người, vốn được gọi là văn-minh/văn hoá của nhân-loại.

Tình-yêu đích-thực là bí-kíp và là chìa khoá giúp mọi người sống hạnh-phúc. Nhưng điểm nghịch-thường nằm ở chỗ tình-yêu không tùy thuộc ở ta. Nó không là mục tiêu khiến ta có thể chinh-phục được, cũng chẳng là mục-đích ta săn bắt hầu chiếm đoạt, mà là Huệ-Lộc ta thừa-hưởng như quà tặng vô giá. Ta không thể mua cũng chẳng chuyển nhượng nó bằng tiền bạc và Huệ-Lộc cũng chẳng là phần-thưởng bồi đắp cho những việc tốt lành ta từng làm. Nó chẳng bao giờ có nghĩa một quyền-hạn nào hết, mà chỉ là ân-huệ đặc-trưng đã biến-đổi hiện-hữu thành sự sống nơi ta.

Tình-yêu đòi ta chuẩn-bị mọi sự tự trong lòng, nhưng lại đến từ một sáng-kiến không do ta nghĩ ra. Ta có thể chờ đợi nguyện cầu cho tình yêu, nhưng còn tùy vào món quà cuối do Chúa tặng ban. Nó tùy thuộc việc Chúa có thương ta và mời ta đi vào sự hiệp-nhất hiểu-biết và thương yêu Chúa theo cách sống khiến ta trở nên giống Chúa hơn, do ta biết sống theo đường lối Chúa vẫn sống. Khi Chúa quyết-định yêu thương ta như thế, thì đó không chỉ trong chốc lát hoặc một quãng thời gian nào đó thôi, nhưng là mãi mãi đến thiên thu.

Nay ta biết Chúa có sáng-kiến yêu thương mỗi người và mọi người chúng ta. Nhưng, vấn đề là: làm sao ta biết được điều đó? Đó chính là: nhờ Chúa đã tỏ cho ta biết. Chính Ngài mặc khải cho ta biết khi Ngài nâng-nhấc Đức Giêsu trỗi dậy từ cõi chết, vào ngày Phục Sinh. Không có Phục sinh, ta sẽ nghi ngờ nhiều về tình yêu của Ngài. Nhưng, khi Chúa vực mọi người trỗi dậy từ cõi chết, thì Ngài cũng có sáng-kiến tỏ lộ tình Ngài thương-yêu mỗi người và mọi người đang trong cảnh mù loà không hiểu biết ý-nghĩa thực về sự sống và về Chúa. Quả là, nhiều người vẫn mù lòa về thị-kiến ấy trong suốt thời gian họ sống trong đời…

Đây, là lý-do khiến ta để giờ ra mà suy-tư về việc sự việc Chúa gặp gỡ người thanh niên mù từ thuở bình sinh ngõ hầu giúp ta suy tiếp về Phục Sinh. Đó là ý nghĩa đích-thực của niềm tin vào Phục sinh ta thực hiện trong cuộc sống. Điều đó còn hơn chỉ là niềm tin đơn thuần. Đó chính là, nhận-thức rất đích thực về sự sống có niềm tin không mù loà.

Trong cảm nghiệm và tin như thế, cũng nên ngâm lại lời thơ còn bỏ dở, những hát rằng:



“Rồi mai đây, ta đi vào quên lãng,

Có ai còn tìm lại vết chân xưa.

Những nhánh sầu chia buồn trên lối cỏ,

Những cuộc đời lặng-lẽ chẳng ai đưa.”

(Miên Du – Rồi Mai Đây!)



Vết chân xưa để ngỏ, vẫn cốt để người người có cơ hội gặp gỡ tiếp xúc Chúa trong chốn tư riêng mật-thiết, rất thiên-đường. Thiên đường không mù loà, nhưng rất tin và rất yêu như Chúa làm.



Lm Kevin O’Shea, CSsR

Mai Tá lược dịch
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:26 21/03/2014
QUÁ TỐT
N2T

Trong làng chài có một cô gái không chồng mà có con, bị bố mẹ đánh thì khai ra: bố của em bé là một vị thiền sư ngày đêm tĩnh tọa suy tư trong chùa.
Ba mẹ của cô gái dẫn đầu một đám người đến chùa, và không khách sáo gì cả làm gián đoạn buổi tĩnh tọa của ông ta, chửi rủa ông ta là thứ đồ ngụy quân tử, và bắt ông ta phải chịu trách nhiệm nuôi nấng đứa bé cho đến lớn, vị thiền sư chỉ nói:
- “Quá tốt, quá tốt.”
Đợi cho mọi người đi khỏi, ông ta ẳm đứa bé nằm dưới đất lên, nhờ một phụ nữ trong thôn đến nuôi dưỡng và thay áo quần cho nó, danh tiếng vị thiền sư bị bại hoại thảm hại, và từ đó không một ai đến nghe ông ta thuyết giảng nữa.
Một năm sau, mẹ của em bé chịu không nỗi sự dày vò lương tâm, cuối cùng thừa nhận là mình nói dối, thực ra bố của đứa bé là một thanh niên bên cạnh nhà.
Tất cả dân trong thôn và ba mẹ của cô gái đều đau khổ và hối hận, đến quỳ trước mặt vị thiền sư nói lời xin lỗi và xin đem em bé về lại nhà, vị thiền sư trao em bé cho gia đình và nói:
- “Quá tốt, quá tốt…”

Suy tư:
Trình độ tu đức, khôn ngoan và đạo đức của vị thiền sư thật đáng khâm phục, vượt qua tính khí của con người.
- Nếu không có tu đức thì vị thiền sư sẽ oán trời trách người.
- Nếu không có sự khôn ngoan thì vị thiền sư sẽ hành xử như người thường là minh oan cho mình.
- Nếu không có đạo đức thì vị thiền sư sẽ “làm” đến nơi đến chốn, tức là kiện cáo những kẻ vu không cho mình…
Chỉ có những ai thấm nhuần đức ái thì mới có thể làm những việc phi thường như thế, bởi vì đức ái thì không tranh chấp, không hận thù, nhưng bao dung, tha thứ và nhẫn nại và yêu thương…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tạp chí Fortune: Đức Phanxicô là “Lãnh Tụ Vĩ Đại Nhất Thế Giới”
Vũ Văn An
16:42 21/03/2014
Theo tin Zenit ngày 20 tháng Ba, tạp chí Fortune, một tạp chí kinh doanh hoàn cầu, vừa bầu Đức Phanxicô là nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới trong một thế giới “đói khát lãnh đạo”.

Danh sách 50 người đàn ông và đàn bà mà “một số nổi danh, một số ít ai biết đến” đã được bình chọn vì đã “năng lực hóa các người theo chân mình và làm cho thế giới tốt đẹp hơn”.

Từ ngày được bầu, “Đức Phanxicô đã như lên điện cho Giáo Hội và lôi cuốn rất nhiều người ái mộ không Công Giáo bằng cách cương quyết đưa ra một định hướng mới”.

Tờ Fortune ghi nhận rằng Đức Phanxicô “gần đây đã yêu cầu thế giới ngưng coi ngài như một siêu sao nhạc rock” nhưng viết thêm: “Ngài biết rõ dù là người cách mạng, hành động của ngài từ trước tới nay phần lớn phản ảnh một giọng điệu và ý hướng mới. Công trình khó khăn nhất của ngài vẫn còn ở trước mặt”.

Tạp chí này cho rằng “dấu chỉ của ‘hiệu quả Phanxicô’ thì khá nhiều” và đang khiến người ta chú ý tới cuộc thăm dò vào tháng Ba này trong đó một trong bốn người Công Giáo cho hay: trong năm nay, họ đã gia tăng việc hiến tặng bác ái cho người nghèo. “Trong số những người Công Giáo này, hết 77% cho rằng việc đó một phần do Đức Giáo Hoàng (thúc đẩy)”.

Những người khác có tên trên danh sách này là Nữ Thủ Tướng Đức Angelo Merkel, nhà kinh doanh Warren Buffett, và nhà tranh đấu dân quyền Miến Điện Aung San Suu Kyi.

Từ ngày được bầu tới nay, Đức Phanxicô đã được báo Time bầu là Người Trong Năm, và xuất hiện trên trang bìa tạp chí Rolling Stone. Tạp chí Fortune do Time Inc. xuất bản và được thành lập từ năm 1930.

Eun Kyung Kim thì cho hay: trong danh sách các nhà lãnh đạo hàng đầu của thế giới năm nay không có tên Obama. Tờ Fortune nhận định như sau: “Tổng Thống Obama đã không bị loại ra khỏi danh sách 50 Nhà Lãnh Đạo Vĩ Đại Nhất của Fortune. Ông chỉ không có tên trong danh sách năm nay gồm 50 cá nhân xuất chúng đã chứng tỏ một tài lãnh đạo hiếm có, tài lãnh đạo trong nhiều lãnh vực hay đã chứng tỏ một lịch sử lãnh đạo lâu dài”. Nhà Trắng không bình luận về việc này dù được yêu cầu.

Tuy nhiên, cựu tổng thống Bill Clinton thì có. Ông này được bình chọn vì đã là “nhà vận động không ngừng và đầy nghị lực” cho nhiều chính nghĩa.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô được xếp thứ nhất trong số các nhà lãnh đạo thế giới do việc thái độ của ngài đã kéo nhiều chú ý và ca tụng chỉ trong vòng một năm hơn bất cứ vị tiền nhiệm nào của ngài trong nhiều thập niên.

Đức Phanxicô, người vừa mừng năm đầu tiên làm giáo hoàng, đã giúp thông quang tai tiếng về tiền bạc từng ám ảnh Ngân Hàng Vatican và đang bắt đầu giải quyết tai tiếng lạm dụng tình dục trẻ em. Ngài cũng đã “đưa ra giọng điệu hết sức mới mẻ nhờ tấm gương sáng sống khiêm tốn và bao gồm mọi người, đó là điều một nhà lãnh đạo vĩ đại quen làm”. Tờ tạp chí nhận định như vậy.

Fortune cho hay thật khó cho tờ tạp chí khi hạn chế danh sách vào 50 “người đàn ông và đàn bà, trẻ và già, đang lãnh đạo đường lối người ta muốn được dẫn dắt. Khao khát được dẫn dắt”.

Các nhà lãnh đạo trên danh sách bao gồm từ các nhà lãnh đạo đại công ty như Gail Kelly, tổng giám đốc điều hành một trong các ngân hàng lớn nhất nước Úc, Westpac, tới những người có sức làm người khác hứng khởi như cô gái 16 tuổi người Pakistan, Malala Yousafzai, người từng bị Taliban bắn vào đầu vì dám tranh đấu cho phụ nữ có quyền được học hành.

Tờ tạp chí cho hay: “chúng tôi phân biệt các nhà lãnh đạo với những người được ái mộ và nhiều uy quyền nhưng không biến đổi được ai. Chỉ đơn giản điều hành một tổ chức lớn hay phục vụ trong một vai trò gây ảnh hưởng không đủ tiêu chuẩn được liệt kê trên danh sách này”.

Các ứng viên phải là những người còn đang hoạt động, nên các vị đã hưu trí hay vừa qua đời như Nelson Mandela không được xem xét.
 
Tân phúc âm hoá? Bà Sơ đi thi chương trình tiếng hát "Voice" ở Italia
Trần Mạnh Trác
17:55 21/03/2014
Có ai đã từng coi phim "The Singing Nun" (1966, Bà Sơ Ca Hát) chưa? cuốn phim nổi danh do nữ tài tử Katharine Ross thủ vai chánh kể lại chuyện Sơ Sourire dòng Đa Minh ở nước Bỉ (tên thật là Jeanine Deckers, tên dòng là Sơ Luc Gabrielle) đã sáng tác ra bài hát bán chạy nhất là bài "Dominique".

Và có ai đã từng coi 2 phim Sister Act (1992) do nữ tài tử da đen Whoopi Goldberg thủ vai chưa? bộ phim kể chuyện một thiếu nữ bụi đời bị bọn côn đồ săn đuổi, đã chạy lộn vào một dòng tu và phải giả dạng là một bà Sơ. Bà Sơ giả này sử dụng sở trường cuả mình (hát nhạc rock) trong nhà thờ và đã lôi kéo khá đông những bọn 'choi choi' đi dự lễ.

Ngày hôm qua (19 tháng 3), đã xuất hiện một bà Sơ Ca Sĩ mới. đây là một bà Sơ 'bằng xương bằng thịt', 'chính hiệu con nai vàng' chứ không phải là một tài tử già dạng đâu. đó là Sơ Cristina Scuccia, 25 tuổi người gốc Sicilia, nữ tu dòng Ursuline, là một dòng chuyên lo việc giáo dục các thiếu nữ.

Sơ Cristina đã dự thi cuộc tuyển lựa ca sĩ có tên là "The Voice of Italy," (Giọng Hát Cuả Nước Ý ), là một cuộc thi tuyển ca sĩ giống như các cuộc thi "American Idol" ở bên Mỹ hay là "Britain’s Got Talent" ở bên Anh. Cùng đi với Sơ có cha mẹ và bốn nữ tu cuả nhà dòng.

Không như cách thức cuả cuộc thi "American Idol", "The Voice of Italy" có một hình thức giống như các cuộc tuyển lựa ca sĩ bên VN, nghĩa là các giám khảo quay lưng không nhìn người ca sĩ, và chỉ quay ghế lại khi mà ông ta hay bà ta quyết định chấm điểm chấp nhận.

Cả bốn giám khảo đã xoay mặt lại, là một trường hợp hiếm có. Và hơn thế nữa, cả bốn giám khảo đã xoe tròn đôi mắt, há hốc miệng ra, khi nhìn thấy người ca sĩ đang hát bài "No One" (không ai) cuả Alicia Keys là một bà Sơ mặc áo chùng thâm.

Bài hát "No One" là một bài ca diễm tình đang thịnh hành, diễn tả tâm sự hoàn toàn tín thác với người yêu như: "Anh và Em, chúng ta ở cùng nhau ngày đêm. Em không lo sợ bởi vì mọi sự sẽ trở thành tốt đẹp, người ta có thể nói gì thì nói, nhưng em chỉ biết rằng mọi sự sẽ tốt đẹp"

You and me together

Through the days and nights

I don't worry 'cause

Everything's going to be alright

People keep talking they can say what they like

But all I know is everything's going to be alright


Cả hội trường hầu như muốn xập vì những tiếng vỗ tay reo hò tán thưởng nồng nhiệt.

Dĩ nhiên "Anh" ở đây, đối với Sơ Cristina là chính Chuá Giêsu.

Bốn giám khảo của chương trình là các ca sĩ Ý Raffaella Carra, nam ca sĩ J- Ax, Noemi, và Piero Pelu.

Nhiều giám khảo đã xúc động đến rơi nước mắt, Ca sĩ Carra hỏi Sơ Cristina có thực sự là một nữ tu không, và lý do tại sao Sơ đã quyết định tranh tài trong chương trình này.

" Vâng, tôi thực sự, thực sự là một nữ tu, " Sơ Cristina trả lời.

"Tôi đến đây bởi vì tôi có một món quà và tôi muốn chia sẻ món quà đó cho mọi người. Tôi đến đây để rao giảng Tin Mừng. "

Theo thể thức, sau được sự sự chấp thuận của ban giám khảo, người thi đậu sẽ chọn nhóm cuả một giám khảo để tham gia vòng kế tiếp.

Sơ Cristina đã chọn nhóm cuả anh J- Ax " vì tôi tự nói với mình rằng tôi sẽ chọn người đầu tiên quay mặt lại với tôi. "

Ca sĩ J- Ax, xúc động tột độ, cho biết anh rất phấn khích bởi vì Sơ là người có tài năng nhất trong chương trình.

Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, hôm Thứ năm, đả lên tiếng khen thưởng Sơ Cristina về việc chia sẻ tài năng của mình với những người khác, Ngài nhắc tới lời khuyên cuả thánh Phêrô trong thơ thứ nhất: "Mỗi bạn nên sử dụng bất cứ món quà gì mà bạn đã nhận được để phục vụ cho người khác (1 Peter 4: 10) ".

Xin coi video dưới đây:

 
Thư viện Vatican kỹ thuật số hóa 82,000 thủ bản
Vũ Văn An
18:05 21/03/2014
Tin Zenit ngày 21 tháng Ba cho hay: Thư Viện Vatican đã ký thỏa thuận với một công ty kỹ thuật của Nhật để kỹ thuật số hóa 82,000 thủ bản của mình.

Thỏa thuận này được công bố trong một buổi họp báo tại Phòng Báo Chí của Tòa Thánh. NTT Data, một công ty cung cấp kỹ thuật cao cấp của Nhật, vốn nổi tiếng xưa nay về tài chuyên môn trong lãnh vực Kỹ Thuật Thông Tin và cơ cấu truyền thông.

Trong số những vị hiện diện tại buổi họp báo, người ta thấy có Đức TGM Jean-Louis Brugues, O.P., trưởng văn khố và thủ thư việc của Thánh Giáo Hội Rôma, Đức Cha Cesare Pasini, trưởng thư viện Vatican, và các ông Toshio Iwamoto cùng Patrizio Mapelli, chủ tịch và tổng giám đốc hai Công Ty NTT Data Corporation và NTT Data EMEA.

Đức TGM Brugues giải thích rằng khi văn khố hóa các thủ bản này, là các thủ bản bao gồm các văn bản về Châu Mỹ trước thời Columbus và Trung Hoa cũng như Nhật Bản ở Viễn Đông, Thư Viện Vatican sẽ cung cấp tư liệu từng gợi hứng cho nền văn hóa Âu Châu. Ngài cho rằng các thủ bản này là “dấu chỉ tính phổ quát của văn hóa”.

Ngài nói thêm: “Sứ mệnh nhân văn, một đặc điểm của Thư Viện, đã dẫn nó tới tất cả những gì là nhân bản, bao gồm ‘các biên tế văn hóa’ khác nhau của nhân loại; và với tinh thần nhân văn ấy, nó tìm cách bảo tồn và làm mọi người có thể sử dụng được kho tàng mênh mông của nhân loại đã được ủy thác cho nó. Vì lý do này, Thư Viện sẽ kỹ thuật số hóa kho tàng này và làm nó sẵn sàng được sử dụng trên mạng”.

Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho hay: dự án này sẽ bao gồm một giai đoạn khởi đầu kéo dài trong bốn năm nhằm kỹ thuật số hóa 3,000 thủ bản. Thông cáo cho hay dự án này có thể được kéo dài qua giai đoạn hai để hoàn tất 82,000 mẫu sưu tập, tổng cộng lên tới 40 triệu trang, hiện đang được lưu giữ tại Thư Viện, có niên biểu từ thế kỷ thứ hai tới thế kỷ thứ hai mươi”

Ông Iwamoto ghi nhận tầm ý nghĩa của việc biến các thủ bản xưa trở thành có thể sử dụng được đối với thế giới, nhất là giới học thuật. Ông cho hay: “Nhờ thế, nhiều nhà tìm tòi trong các lãnh vực học thuật và trong nhiều ngành kiến thức khác sẽ có khả năng giải thích các thủ bản có giá trị, mà xưa nay họ vốn bị giới hạn, trong hình thức nguyên thủy của nó”.

Một khi được kỹ thuật số hóa, các thủ bản “sẽ được đăng trên trang mạng của Thư Viện Vatican dưới dạng các dữ kiện có độ phân giải cao (high definition)”.

Theo Anna Forrester (http://blog.executivebiz.com), NTT Data đã được chọn để kỹ thuật số hóa trong bốn năm 3,000 mẫu sưu tập đang được lưu giữ bao gồm các thủ bản, sách, ảnh in và tranh vẽ, dưới khế ước trị giá 22.6 triệu mỹ kim.

Hôm thứ năm 20 tháng Ba vừa qua, công ty này cho hay: dự án bao gồm việc sao lại bằng kỹ thuật số các mẫu sưu tầm của Thư Viện thành các dữ kiện có độ phân giải cao dưới dạng có thể lưu trữ lâu dài và bằng cách áp dụng các diễn trình hiện đại như quản trị siêu dữ liệu ngoài (metadata management) và thuật toán tìm tòi được tối đa hóa (optimized search algorithms).

Chủ tịch Toshio Iwamoto của NTT Data cho rằng “Chúng tôi rất vui mừng được dự phần vào sáng kiến lịch sử dẫn đầu bởi Thư Viện Vatican trong việc lưu giữ các kho tàng vô giá của nhân loại”. Thư Viện Vatican hiện lưu giữ khoảng 82,000 mẫu sưu tập gồm trên 41 triệu trang sách.

BusinessWire thì cho rằng dự án kỹ thuật số hóa các thủ bản của Thư Viện Vatican đã bắt đầu cách nay ít năm và hiện đang tiếp diễn với một trữ lượng khoảng 6,000 thủ bản. Khi hoàn tất, dự án sẽ bao gồm 82,000 mẫu sưu tập và 41 triệu trang sách.

Thư Viện Vatican chọn NTT Data căn cứ vào việc đánh giá thành tích kỹ thuật số hoá của họ tại Thư Viện Quốc Hội Nhật cũng như khả năng và tài nguyên kỹ thuật của họ, trong đó có dịch vụ văn khố kỹ thuật số AMLAD™.

NTT DATA chấp nhận tham gia sau nhiều tháng nghiên cứu sâu rộng dự án này, bao gồm các thông số căn bản cũng như các khía cạnh kỹ thuật và cấu trúc. Công ty xác nhận rằng họ có thể thích ứng và tối đa hóa các hệ thống của Thư Viện Vatican và áp dụng phương pháp học này như một mô thức cho các dự án khác có liên quan ới việc lưu trử lâu dài các hình ảnh được tái tạo theo kỹ thuật số.

NTT DATA sẽ cải tiến các diễn trình hiện có và khai triển các tư liệu bằng cách đóng góp hàng loạt các dịch vụ then chốt, trong đó, có việc văn khố hóa các thủ bản kỹ thuật số thành các dữ kiện có độ phân giải cao, được hỗ trợ bằng nhiều biện pháp đặc biệt để lưu trữ lâu dài và an tòan. Việc này sẽ bao gồm việc sử dụng các dạng lưu giữ lâu bền, tức việc quản trị siêu dữ kiện ngoài, như trên đã nói, để gia tăng hiệu năng tìm tòi, các thuật toán tìm tòi được tối đa hóa và các giao diện tìm tòi thuận lợi cho người sử dụng.

Dự án này có tầm rất quan trọng đối với việc lưu giữ và phân phối kiến thức để phục vụ văn hóa khắp thế giới. Ông Iwamoto tỏ ra vui mừng được hợp tác trong dự án này, vì “qua dự án này, NTT Data mong được góp phần vào nghệ thuật, học thuật và kinh doanh bằng cách triển khai nghề chuyên môn về Kỹ Thuật Thông Tin (IT) trên bình diện hoàn cầu của mình”.

Phần Đức Cha Cesare Pasini, quản thủ thư viện Vatican, thì cho hay: “Chúng tôi hân hoan đón nhận sự hợp tác của NTT Data trong việc hỗ trợ những cải tiến thêm cho dự án văn khố hóa theo kỹ thuật số các thủ bản của chúng tôi bằng cách sử dụng các kỹ thuật đổi mới. Khi làm vậy, chúng ta sẽ nuôi dưỡng hơn nữa sứ mệnh bảo tồn các kho tàng của nhân loại này và làm cho chúng được sử dụng rộng rãi và được biết đến nhiều hơn trong một tinh thần đại đồng sâu sắc, trong đó có sự đại đồng về kiến thức và sự đại đồng về hợp tác và thoả hiệp với các định chế và công ty khắp thế giới”.

NTT DATA là một công ty cung cấp các dịch vụ và là một hợp doanh cải tiến khắp hoàn cầu về IT, đặt trụ sở tại Tokyo, với nghiệp vụ kinh doanh tại 40 quốc gia. Họ nhấn mạnh tới các dự án lâu dài, phối hợp phạm vi hoàn cầu với sự sâu sắc địa phương để cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu bao gồm từ cố vấn, phát triển hệ thống tới việc nhận linh kiện do người khác cung cấp (outsourcing).

Còn Thư Viện Vatican nói ở đây tên chính thức là Thư Viện Tông Tòa Vatican (Vatican Apostolic Library), vốn được gọi là Thư Viện Giáo Hoàng, đặt tại Thị Quốc Vatican. Được Đức GH Nicôla V (Parentucelli) (1447-1455) thiết lập trong điện giáo hoàng cổ vào khoảng cuối Thế Kỷ Mười Sáu; sau đó được Đức Sixtô V (Peretti) (1585-1590) di chuyển tới Điện Sistine, ở lầu trên cùng của tòa nhà mới xây. Địa điểm hiện nay, bắt đầu từ đời Đức Lêo XIII tới nay, cũng bao gồm các tòa nhà kế cận nữa để đủ chỗ chứa các đồ mới mua và được người ta tặng suốt trong 560 năm lịch sử của nó.

Phong phú với 82,000 thủ bản, 100,000 đơn vị văn khố, 1 triệu 600 trăm ngàn sách in (trong đó có 8,700 cuốn có trước năm 1500), 400,000 tiền cắc và huy chương, 100,000 ảnh in, tranh vẽ và họa đồ và 150,000 hình ảnh, Thư Viện này quả chứa đựng một kho tài liệu vĩ đại của lịch sử và tư duy, nghệ thuật và văn chương, toán học và khoa học, luật pháp và y khoa, của nhân loại từ những thế kỷ đầu tiên của Thời đại Kitô Giáo cho tới tận ngày nay, bằng nhiều ngôn ngữ và văn hóa khác nhau từ Viễn Đông tới Phương Tây của Châu Mỹ trước thời Columbus, cũng như một bối cảnh nhân văn hết sức có giá trị.

Trong số các thủ bản sẽ được kỹ thuật số hóa kỳ này là:
• Mười một ảnh in thủy mạc diễn tả lối khiêu vũ của Nhật trong các thế kỷ 16 tới 18 (Vat estr.-or. 32).
• Lời tuyên thệ của 42 Kitô hữu tại Kuchinotzu (Nhật), để bênh vực các nhà truyền giáo của họ. Thủ bản này có niên biểu năm 1613 ( Vat estr.-or. 33).
• Bản Virgil của Vatican: mã số sản phẩm của Rôma khoảng năm 400 CN, một trong rất ít các bản trang trí còn sót lại của bản văn cổ điển. Bản này được Raphael nghiên cứu và được Fulvio Orsini mua năm 1579, nhập Thư Viện Vatican năm 1600 (Vat lat. 3225).
• Bản Iliad hai ngôn ngữ: nguyên gốc Hy Lạp và bản dịch La Tinh, hai trang giáp mặt nhau. Thủ bản này, chép vào thế kỷ 15 bởi người chép tay tiếng Hy Lạp là Giovanni Rhosos và một người nữa quê Padua là Bartolomeo Sanvito, được minh họa bởi Gaspare di Padova (Vat gr. 1626)
• Thủ bản Aztec trước Columbus, có lẽ được viết gần Puebla (Mexico) vào cuối thế kỷ thứ 15. Bản này có mục đích tế tự, có lẽ là đoán mộng với những chủ đề thần thoại, truyện thần tiên, một cuốn lịch và nhiều gia phả các thần minh được tôn thờ (Borg. mess . 1: Codex Borgianus).
• Cuốn Thánh Kinh Urbinate, một kiệt tác không ai tranh cãi của nghệ thuật sách thời Phục Hưng, thực hiện nhân danh Federico da Montefeltro, do sưởng sách tại Florence của nhà bán sách Vespasiano da Bisticci giữa các năm 1476 và 1478 (Urb lat. 1-2).
• Các tranh vẽ cuốn Thần Kịch của Dante do Sandro Botticelli vẽ cho Lorenzo the Magnificent, trong thế kỷ 15 (Reg. lat. 1896 pt . A).
• Các thủ bản tiếng Hípri được trang trí rất đẹp bộ Mishneh Torah của Maimonides, có niên biểu giữa các năm 1451 và1475 (Ross. 498).
• Bộ sưu tập gồm 73 mảnh Kinh Kôrăng Kufic vốn thuộc nhà sưu tầm đồ cổ và thích sách là Tàmmaro De Marinis (Naples, 1878 - Florence 1969); ông này tặng nó cho Thư Viện Vatican năm 1946 (Vat ar . 1605).
 
Top Stories
Japon: Trajectoires missionnaires – entretien avec le P. Olivier Chegaray, MEP, présent au Japon depuis 45 ans
Eglises d'Asie, 7 août 2013
16:46 21/03/2014
Comme tous les pays développés, le Japon est confronté au délitement du lien social et à l’atomisation de la société, particulièrement chez les plus jeunes. La crise du sens traverse la société japonaise comme toute autre société post-moderne. De ce point de vue, le Japon et la France se ressemblent et les chrétiens d’ici et de là-bas sont confrontés au défi d’annoncer d’abord la Bonne Nouvelle à une société qui a soif de sens mais qui est le plus souvent ignorante du vocabulaire de la foi et qui est immergée dans la culture de la consommation. Ou à celui de nouer un dialogue interreligieux qui évite les querelles de mots pour permettre aux êtres de se rencontre en vérité et qui, a contrario, ne cède pas à la tentation de diluer les différences dans un syncrétisme dépourvu de sens. Mais le Japon est aussi un pays qui a une identité propre. Plus de 450 ans après la prédication de saint François-Xavier, la foi chrétienne ne rassemble certes qu’un peu moins de 0,5 % de la population, mais l’annonce de l’Evangile y germe dans une culture différente qui en fait ressortir des aspects que nous méconnaissons parfois en France.

Membre de la Société des Missions Etrangères de Paris (MEP), le P. Olivier Chegaray livre dans l’entretien ci-dessous quelques-uns des enseignements et leçons tirés d’une présence de quarante-cinq ans au Japon. Réalisée le 22 janvier 2014 à Tokyo *, cette interview a été postée le 18 février dernier sur le site Le temps d’y penser.

Père Olivier, merci de nous recevoir dans ce lieu, le Shinseikaikan. Pourriez-vous vous présenter ?

Je m’appelle Olivier Chegaray. Chegaray, c’est un nom basque. Je suis arrivé au Japon il y a quarante-cinq ans, huit ans d’abord dans le Hokkaidô, puis j’ai été appelé à Tokyo pour m’occuper des étudiants à l’université. Ici, nous avons trois centres au total ; je m’occupe plus particulièrement du centre pour les jeunes, depuis vingt-cinq ans. Shinseikaikan signifie « vie et vérité ». Le fondateur est un Japonais qui a donné ce lieu avant la seconde guerre mondiale. Il ne voulait pas que cela soit une structure ecclésiastique. Nous avons donc plutôt un statut ONG. J’en suis le directeur. Nous sommes laïcs et indépendants. Il y a une trentaine de personnes environ qui font vivre ce lieu.

Lors du tremblement de terre de mars 2011, nous avons été très secoués, et le bâtiment a été fragilisé. Il doit être détruit en avril de cette année, et reconstruit dans quatre ans. C’est une situation difficile. Nous avons un contact avec l’Université Sophia, toute proche de nous géographiquement, pour partager ensemble le terrain que nous occupons et rebâtir le centre.

J’appartiens aux Missions Etrangères de Paris. C’est une société de prêtres séculiers au service d’un évêque. Je suis au service de l’évêque de Tokyo, qui m’a nommé ici. Je vis aussi avec l’évêque émérite de Tokyo qui est quelqu’un de remarquable et qui jouit d’une grande audience au Japon, bien au-delà des cercles catholiques. C’est une personne très ouverte aux problèmes du monde. Il s’appelle Mgr Mori Kazuo, mais il n’aime pas du tout être appelé Monseigneur !

En France, quand je dis que je suis missionnaire – je n’aime pas le terme mais je suis quand même obligé de le dire quand on m’interroge –, ça a une très mauvaise connotation. Les gens pensent que je suis un agent de la colonisation, que je force les pauvres Japonais qui ont déjà une excellente religion... Je les laisse parler. Comment leur expliquer ? Ce n’est absolument pas ça.

Comment se passe l’accueil des jeunes ?

Les jeunes qui ont entendu des cours toute la journée attendent autre chose qu’un autre cours sur la religion. Le point de départ de nos activités est, si possible, une expérience commune sur laquelle nous réfléchissons avant d’en approfondir le sens à la lumière de l’Evangile et de célébrer ensemble la joie d’être réunis sous le regard de Dieu. J’ai été pendant dix ans le coordinateur des étudiants catholiques pour toute l’Asie. Ainsi, il y a eu des échanges entre jeunes Japonais et jeunes de l’Asie. C’est comme ça que j’ai pu voyager un peu partout en Asie, et ce fut une expérience très enrichissante. J’ai notamment organisé des échanges avec les jeunes Coréens pour participer à la réconciliation entre les deux pays, et ça continue encore aujourd’hui, même si les jeunes ont beaucoup changé... En France aussi, je crois, les jeunes d’aujourd’hui sont très centrés sur les jeux et Internet, et moins ouverts à la rencontre. C’est un peu le lot de tous les pays très développés.

Vous vous occupez aussi d’un centre de recherche ?

Oui, c’est un centre de recherche sur les problèmes sociaux. Nous publions une revue six fois par an. Je porte ça à bout de bras avec quatre ou cinq personnes. Ce n’est pas facile. Cela ressemble un peu aux Semaines sociales en France. Il y a un thème donné. Ce sont des chrétiens laïcs (journalistes, professeurs, entrepreneurs, etc.) qui sont heureux de se retrouver pour parler. Il y a aussi des non-chrétiens.

Nous avons un séminaire par an qui regroupe une centaine de personnes. Au fond, la question, c’est comment être chrétien dans le monde d’aujourd’hui. Ce centre des chrétiens laïcs est unique au Japon. Cela m’a énormément apporté. Organiser ces échanges aujourd’hui est difficile.

Je suis aussi le responsable du groupe des prêtres des Missions Etrangères au Japon. On a les mêmes problèmes de vieillissement et de désaffection qu’ailleurs. On s’inquiète un peu de l’avenir tout en pensant qu’il faut faire confiance. Le dimanche, je suis sans une paroisse, à Koen-ji à une demi-heure en train d’ici. On est de moins en moins pour de plus en plus de travail.

Quel est le cœur du message chrétien, catholique ? Et comment votre grande expérience du Japon et de l’Asie a-t-elle enrichi, approfondi votre foi ?

(rires...) On pourrait en parler des jours ! Je pense avoir acquis, grâce aux Japonais, une sensibilité nouvelle vis-à-vis de la nature, ainsi que pour ce qui a trait au contact humain, à la beauté, au sens de la vie. En France, nous avons une approche extrêmement intellectuelle de la foi, dogmatique, alors que celle des Japonais est beaucoup plus intuitive, globale, et beaucoup plus généreuse aussi. Ils ont horreur de mettre des idées dans des boîtes.

Ce sont aussi des gens qui ont un regard sur la vie tout à fait différent du nôtre, qui n’est pas un regard abstrait. Un regard charnel, je dirais, qui n’intellectualise pas. En France, nous sommes le peuple du logos. Ce sont les mots qui importent. Quand on a dit quelque chose, on pense que c’est vrai et que c’est la conclusion, tandis qu’au Japon, tout est processus, on n’a jamais le mot de la fin.

On parle les uns avec les autres... Il y a un art de vivre ensemble très différent de la France où l’on est plus carré. Foncièrement, les Japonais ne sont pas un peuple du logos, la vraie réalité est au-delà des mots. Ce ne sont pas les mots ou les idées qui comptent, mais ce qu’il y a profondément dans mon cœur qui se dévoile dans la rencontre et l’échange, et cela se passe sans pour cela assommer les autres, sans vouloir dire « moi je », « moi je » sans arrêt : « moi je dis... », « moi je pense... ». Ici, il y a une écoute plus profonde, plus patiente.

On juge moins les autres finalement. C’est sur ce point-là que je pense avoir le plus changé. Du point de vue chrétien, ici, je parle moins. Et surtout je ne commence pas par assommer les jeunes avec le vocabulaire du péché. Cette idée, présentée de manière abrupte, à mon avis, ce n’est pas l’Evangile, et c’est une grande erreur. Les Japonais culpabilisent facilement. C’est un peuple extrêmement sérieux, peut-être trop même. Souvent les gens sont tendus. Si on leur rajoute l’idée du péché, ça les tue. Nous sommes ici pour apporter l’Evangile. C’est le salut de tout l’être. C’est la bonne nouvelle qui doit créer la joie. En France, je le savais intellectuellement, mais c’est ici que je l’ai compris profondément. Le péché, on en parle mais après. Les Japonais ont aussi un sens de l’incomplétude. Il y a, de plus, le pur et l’impur, une notion très importante ici.

Il faudrait ajouter que le logos à la française est un défaut qui a ses qualités. En France, on interroge beaucoup, on questionne souvent. On pense qu’il y a une vérité et qu’on doit y tendre, tandis qu’au Japon il y a un syncrétisme énorme. Tout est dans tout, et... souvent on est dans l’entre-deux, dans le vague, sans conclusion. C’est un peu la faiblesse du Japon. On a peur d’arriver à une conclusion pour ne pas mécontenter des gens ou les rejeter. Finalement, la France et le Japon sont deux pays qui se complètent admirablement. Il faudrait envoyer des millions de Japonais en France et des millions de Français au Japon.

C’est un projet d’avenir... !

(rires...) Oui... Les Français, je crois, ont encore beaucoup à apprendre sur le plan humain... Mais les Japonais peuvent être très durs entre eux. Il y a des situations où le rejet de l’autre est plus fort qu’en France, lorsque par exemple quelqu’un ne parvient pas à s’adapter. Mais en général il y a une attention à l’autre, un savoir-vivre, une manière de résoudre les conflits en interrogeant tout le monde, qui selon moi est extrêmement intéressante. En France, la décision vient souvent d’en haut. Au Japon, on se consulte davantage.

Comment êtes-vous arrivé au Japon ?

J’étais étudiant à la Sorbonne. Je suis passé un jour par la rue du Bac. J’ai vu les Missions Etrangères [au 128 de la rue du Bac]. Je suis entré... mais je n’ai pas choisi le Japon. Je n’avais aucune idée d’un pays en particulier mais je voulais aller en Asie, sans trop savoir pourquoi. A cette époque, on était affecté à un district pour la vie. Pour moi, ce fut le Hokkaidô. Puis l’évêque de Tokyo m’a appelé ici.

Mon obéissance et les choix de mon supérieur se sont révélés excellents pour moi. Je n’ai jamais eu la moindre difficulté à vivre au Japon. La nourriture me convient totalement. Je suis Normand de naissance et il y a quelques ressemblances avec la mentalité d’ici. Mais j’ai des confrères qui ont beaucoup de mal à se faire au Japon. Ils sont trop logiques, trop impatients... Au bout d’un moment, ils reviennent en France.

Moi, je n’ai jamais eu envie de rentrer en France, et je me suis fait des amis ici, Jean-François Sabouret notamment qui m’a beaucoup aidé (1). Il m’a apporté sa grande connaissance du Japon, son regard lucide. C’est quelqu’un de très ouvert. A Tokyo quand il vivait là, il y avait les « salons Sabouret ». Avec ses interrogations, il m’a sorti du « ghetto » catholique et cela m’a fait beaucoup de bien. J’ai beaucoup d’estime et d’admiration pour lui. J’y ai aussi connu Augustin Berque et Philippe Pons, correspondant du monde avec lesquels nous avons eu de bonnes discussions.

Que pensez-vous du dialogue interreligieux ?

Je me suis beaucoup intéressé au bouddhisme. Pendant dix ans, j’ai fait du zazen toutes les semaines avec un groupe et des bonzes. Nous avons d’excellentes relations avec les bonzes. Ce sont des gens respectueux, d’une générosité et d’une ouverture extraordinaire. Je n’ai jamais ressenti une quelconque inimitié. A chaque fois qu’on allait dans un temple, le bonze nous disait de surtout continuer à célébrer la messe. J’ai connu des grands bonhommes d’une simplicité désarmante.

Je me rappelle notamment d’un bonze d’un rang très élevé dans la hiérarchie de l’école Zen, qui, un jour, m’a invité chez lui. Et après le repas, il me propose de m’appendre les origamis, et il me dit : « Figurez-vous que je fais des origamis de la Vierge Marie. » Toute la journée nous avons fait des origamis. Nous n’avons pas parlé de problèmes théologiques ardus. La rencontre fut heureuse.

En même temps, les séances de zazen sous sa direction étaient sévères. Il était dur et sans doute il le fallait avec moi. Aujourd’hui, j’ai moins le temps de faire ces rencontres, et je le déplore.

Est-ce que cette ouverture au bouddhisme, à l’école du bouddhisme Zen par exemple, est partagée par vos confrères ou bien est-ce quelque chose qui vous est propre ?

Mes confrères m’ont toujours approuvé. Et j’ai eu un confrère qui était beaucoup plus avancé que moi dans ce domaine. Tous les matins, il faisait zazen. Cela dit, ici, la paroisse est très fermée. On fait de la pastorale. Mais les contacts avec les prêtres japonais sont bien meilleurs qu’avant. Il y a plus d’échanges. Avant les années 1990, on peut dire que chacun restait un peu dans son coin.

Les mots de la Bible, comment les retrouvez-vous dans la langue japonaise ?

Ce sont des mots qui ne leur disent d’abord rien du tout : la rédemption, la trinité, l’agneau de Dieu, le prophète... Mais en cherchant bien on trouve quand même des équivalents. La principale difficulté est de traduire le mot « Dieu » au sens où nous l’entendons, parce qu’un Dieu personnel, ici, ça ne va pas du tout. On emploie le mot « kami », « kamisama », qui fait partie du vocabulaire polythéiste japonais.

Mais sur le plan de l’expérience, de la prière, on se rejoint tout à fait. Dans les temples, les gens, hommes et femmes, qui joignent les mains [le P. Olivier fait le geste de la prière], qui disent « kamisama »..., elles croient autant que nous, le cœur est le même. Il ne faut pas regarder les mots, il faut regarder la personne, ce qui se passe dans son cœur. La source est la même. Pour moi, c’est important de partir des personnes plutôt que des dogmes, même si les dogmes sont importants aussi.

Il y a des pierres d’attente qui font que les mots de la Bible rejoignent la recherche des gens. Ce ne sont pas des mots rares, excepté l’agneau de Dieu. Il n’y a pas d’agneau au Japon ! Mais il suffit de leur montrer une image, et ça va très bien. Les Japonais aiment beaucoup les paraboles et beaucoup de gens veulent lire la Bible. Ce que j’ai toujours admiré chez les Japonais est leur profond respect pour les prêtres et les hommes de religion, et ce, même lorsqu’ils ne croient pas. La seule chose à éviter avec eux, c’est l’humour français. Les plaisanteries gauloises, ça ne passe pas du tout.

Le culte des ancêtres, dans les maisons, c’est quelque chose qui vous touche ?

Enormément. Le culte des ancêtres est quelque chose de commun à toutes les religions. La communion des saints, c’est ça : les ancêtres sont là et on y croit. Les enterrements sont très importants. Au Japon, ils durent trois jours en général, et c’est le prêtre qui les fait. On fait l’office du bonze pour les chrétiens, et même parfois pour des non-chrétiens.

Le problème, ce sont certains mariages catholiques. Les Japonais adorent la liturgie catholique, et il y a des Américains qui se déguisent et qui font de l’argent avec ça. Il y a eu de grosses erreurs à ce sujet. Le mariage, c’est un sacrement. Aujourd’hui, l’Eglise pose des conditions beaucoup plus strictes.

Qu’auriez-vous envie de dire aux catholiques en France ?

Je rentre en France une fois tous les quatre ans, pendant deux mois. C’est difficile pour moi de parler d’expérience. Mais je suis issu d’une famille nombreuse là-bas, et j’ai participé aux Journées Mondiales de la Jeunesse six fois. C’est très dur pour les jeunes. Mais ce qui est positif, c’est qu’ils peuvent s’exprimer. Je crois qu’il y a des débats. Au Japon, il y a un repli sur soi qui m’inquiète beaucoup, et un suicide des jeunes. Certains jeunes s’éteignent. Il y a énormément de dépressions. Ce sont des jeunes qui n’arrivent pas à communiquer, qui n’ont pas d’amis...

Il n’y a pas vraiment de problème de chômage. L’emploi certes, c’est dur, c’est un peu la porte étroite : il y a beaucoup de gens qui sont mis de côté, c’est vrai, mais un jeune qui en veut, ici, trouve quand même, au moins un petit boulot. Le fond de la question est plutôt un problème d’envie de vivre : pas envie d’avoir une petite amie par exemple. Il y a aussi des filles très indépendantes qui ne s’intéressent pas aux garçons. Il me semble qu’en France, il y a plus de communication et de rébellion. Mais les jeunes catholiques me disent qu’en France, ils n’ont aucun repère. Alors ils se raccrochent à certaines communautés nouvelles. Ils sont très conservateurs, et même parfois un peu ‘catho-facho’. Je les trouve très fragiles, beaucoup plus que nous ne l’étions.

Pourriez-vous nous recommander quelques livres ?

Il y a les livres de Mgr Mori. En ce moment je lis l’excellent Anticathéchisme pour un christianisme à venir, écrit par une femme sous le pseudonyme de Pietro de Paoli (2). Il y a aussi Kawai Hayao qui est traduit en français, en anthropologie (3). Les grands écrivains, philosophes se font rares. J’ai beaucoup apprécié les livres du philosophe Jean-Luc Marion. J’ai essayé de les faire connaître.

Quelques mots sur la catastrophe nucléaire de Fukushima ?

On a un groupe de volontaires, des équipes de vingt personnes qui y vont pendant deux ou trois jours. J’y vais régulièrement aussi. Au début, c’était du nettoyage. Maintenant, ce sont davantage des fêtes et de l’écoute. Dans les campements provisoires, les gens sont dans une grande solitude. L’Eglise catholique y a donné un excellent témoignage, sans y faire de prosélytisme.

* Les propos du P. Chegaray ont été recueillis par Pierre Godo et Suzuki Yuuko. Pierre Godo est agrégé de philosophie et poète. Ses recherches portent sur l’art, la foi et la spiritualité extrême-orientale. Il enseigne le français et la philosophie à l’Athénée français de Tokyo. Suzuki Yuuko est artiste peintre. Elle a vécu 26 ans à Paris. Elle est l’auteur de la calligraphie qui illustre cet article.

Les notes sont de la Rédaction d’Eglises d’Asie :
(1) Sociologue, auteur d’une thèse sur les minorités discriminées au Japon, Jean-François Sabouret est l’auteur de nombreux ouvrages sur le Japon, dont le dernier en date est : Japon. La Fabrique des futurs, (CNRS éditions, Paris, 2011). Il dirige le Réseau Asie, qui relie les chercheurs français intéressés par ce continent.
(2) Il s’agit de Christine Pedotti, co-fondatrice de la Conférence catholique des baptisé-e-s francophones.
(3) Fondateur de la psychologie analytique et clinique japonaise, Kawai Hayao (1928-2007) a notamment travaillé sur les mythes et les contes japonais : The Japanese psyche: major motifs in fairy tales of Japan (1997), Dreams, myths and fairy tales in Japan (1995), ou bien encore le bouddhisme et les liens avec la psychothérapie : The Buddhist priest Myōe: a life of dreams (1992), Buddhism And The Art Of Psychotherapy (2008).

(Source: Eglises d'Asie, le 21 mars 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa đón nhận 7 Tân tòng
Ignatio Phan Đình Long
16:39 21/03/2014
Thật là một niềm vui khôn tả đối với giáo xứ Mẹ Thiên Chúa trong những ngày qua. Niềm vui ấy được diễn ra vào tối ngày 17/3/2014, Giáo họ Giuse thuộc Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa tổ chức thánh lễ mừng kính thánh cả Giuse, bổn mạng của giáo họ. Thánh lễ được bắt đầu vào lúc 18h00, với sự tham dự của tất cả giáo dân trong giáo họ Giuse, cũng như giáo dân trong các giáo họ khác của giáo xứ Mẹ Thiên Chúa, và đại diện chính quyền địa phương xã Tân Phúc.

Hình ảnh

Thánh lễ được cử hành tại nhà một giáo dân, sát quốc lộ 1A, cách nhà thờ Mẹ Thiên Chúa khoảng 7Km, là một điểm nóng về tinh thần truyền giáo của giáo xứ, vì là nơi trung tâm của Hội thánh Tin lành.

Trước giờ lễ là nghi thức tiếp nhận 7 anh chị em tân tòng. Họ là những người đi tìm kiếm Chúa từ lâu nay, họ tham dự vào các lớp giáo lý do giáo xứ tổ chức. Trong 7 tân tòng nầy thì có 5 tân tòng là thuộc giáo họ Giuse, 2 người nữa thuộc 2 giáo họ khác trong giáo xứ. Do đó, cha quản xứ muốn ban các Bí Tích Khai Tâm Kitô Giáo cho các tân tòng nầy tại giáo họ Giuse để xem đây là món quà mà Chúa ban cách riêng cho giáo họ, qua lời cầu bầu của thánh cả Giuse.

Hơn nữa, trong những năm qua, giáo họ Giuse cũng là một giáo họ dẫn đầu về ơn trở lại, nhất là các anh chị em Tin Lành so với các giáo họ khác trong giáo xứ, cũng là một giáo họ luôn đi đầu trong những công tác chung của giáo xứ Mẹ Thiên Chúa, với tinh thần đoàn kết, hiệp nhất, yêu thương, phục vụ,…

Trong thánh lễ, Cha quản xứ Giuse Nguyễn Công Hoàng cũng đã hợp thức hóa cho một đôi hôn phối, là một đôi hôn phối khá đặc biệt, vì đây là một người chồng rất khô khan, nguội lạnh về lòng đạo đức từ bấy lâu mà không ai có thể thuyết phục được, chỉ nhờ lời cầu nguyện đắc lực, và niềm tin tưởng phó thác vào quyền năng của Chúa qua cha quản xứ mà thánh cả Giuse là Đấng trung gian bầu cử, nay anh mới kịp trở về và chạy đến với thánh lễ để dọn lòng xưng tội, và tham dự vào nghi thức hợp thức hoá với người bạn đời của mình.

Đây là đợt đón nhận tân tòng đầu tiên trong năm Tân Phúc Âm Hoá Đời Sống Gia Đình, được tổ chức trong tuần thứ 2 Mùa Chay Thánh 2014, tại Giáo họ Giuse trong thánh lễ mừng bổn mạng Giáo họ.
 
Giáo xứ Nghi Lộc: Thánh lễ tạ ơn, làm phép nhà xứ mới trong tâm tình tri ân cảm tạ
PV Nghi Lộc
16:43 21/03/2014
Vào sáng thứ Năm, ngày 20.03.2014, tại giáo xứ Nghi Lộc đã diễn ra thánh lễ tạ ơn, nghi thức làm phép và khánh thành nhà xứ mới. Công trình này, cùng khuôn viên thánh đường giáo xứ được hoàn thành sau gần hai năm xây dựng, với nhiều công sức của giáo dân Nghi Lộc và quý ân nhân xa gần.

Hình ảnh



Thánh lễ tạ ơn do Đức Giám Mục Giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ tế. Đồng tế với ngài có 35 linh mục, gồm các linh mục quản hạt, các linh mục quê hương, các linh mục ân nhân và các linh mục khách mời… Hội đồng mục vụ các giáo xứ thuộc giáo hạt Đông Tháp và tân giáo hạt Kẻ Dừa cùng đông đảo giáo dân các xứ bạn đã đến tham dự thánh lễ và chia sẻ niềm vui với giáo xứ Nghi Lộc.



Trước thánh lễ đã diễn ra nghi thức làm phép nhà xứ mới. Sau nghi thức làm phép, đoàn rước đồng tế khởi đi từ nhà xứ tiến vào thánh đường trong tiếng trống rộn ràng của đoàn trống giáo họ Nghi Nam.



Thánh lễ tạ ơn diễn ra trong niềm hân hoan ngập tràn của giáo dân Nghi Lộc và cộng đoàn hiện diện.



Sau thánh lễ, tiệc mừng khánh thành nhà xứ và khuôn viên thánh đường giáo xứ được tổ chức tại trường giáo lý Thiên Khải Đường. Quý Đức Cha, quý Cha, quý ân nhân xa gần cùng chia sẻ niềm vui trọng đại với giáo xứ Nghi Lộc.



Những tâm tình tri ân của giáo dân Nghi Lộc, cùng đôi dòng lịch sử của ngôi nhà xứ được diễn tả qua bài phát biểu của ông Louis Đinh Ngọc Hân, đại diện HĐMV giáo xứ Nghi Lộc. Nguyên văn như sau:



Trọng kính Đức Cha, quý Cha và quý khách,



Hôm nay giáo xứ Nghi Lộc long trọng tổ chức lễ tạ ơn Thiên Chúa vì hai lý do đặc biệt: Đầu năm 2013, Cha xứ tiền nhiệm Giuse vì tuổi cao sức yếu, Tòa Giám mục đã cho ngài nghỉ hưu và giáo xứ đón nhận Cha xứ mới Gioan Baotixita. Chúng con đã tổ chức lễ mừng thọ Cha già và lưu luyến đưa tiễn ngài về nơi hưu dưỡng. Còn việc đón mừng Cha mới thì chưa thể thực hiện được vì bấy giờ công trình xây dựng xứ đường đang dang dở.



Chính vì thế, mãi đến hôm nay, việc quy hoạch cơ sở đã tạm ổn, chúng con tổ chức thánh lễ tạ ơn này để cám ơn Tòa Giám mục, cám ơn Đức Cha đã quan tâm ưu ái cho giáo xứ Nghi Lộc một vị chủ chăn còn khá trẻ và khỏe mạnh. Chúng con hy vọng rằng trên nền móng các Cha tiền nhiệm, Cha tân quản xứ sẽ xây dựng và đưa giáo xứ Nghi Lộc thăng tiến thêm nhiều. Dẫu đây là việc không mấy dễ dàng vì Nghi Lộc là một giáo xứ đã vắng cha quản nhiệm trực tiếp nhiều năm.



Với sự hiện diện của ĐGM giáo phận, chúng con xin hứa trước Cha quản xứ sẽ luôn tuân phục cha trong tất cả mọi việc có lợi cho Giáo Hội, cho các linh hồn và sự phát triển phồn vịnh của quê hương Nghi Lộc. Gần 3000 giáo dân ở đây nguyện sẽ luôn sát cánh bên Cha, cha con luôn một bến một thuyền trong mọi hoạt động tôn giáo. Cúi xin Đức Cha và Cha quản xứ nhận nơi đây tấm lòng thành kính, tri ân của giáo dân Nghi Lộc chúng con.



Một lý do thứ hai cũng không kém phần quan trọng: Cơ sở xứ đường ở đây được các bậc tiền nhân xây dựng lâu đời đã không còn sử dụng được và phải dỡ bỏ vào năm 1976. Từ ấy đến nay, ngôi nhà thờ cũ được trưng dụng làm nhà xứ. Đức Cha già Phaolô Maria đã nhiều lần nhắc nhở, động viên Nghi Lộc xây dựng lại cơ sở xứ đường. Và gần đây, Đức Cha Phaolô cũng đã căn dặn chúng con: “Xây dựng cái mới, nhưng phải bảo tồn cái cũ!”. HĐMV giáo xứ đã nhiều năm trăn trở, cũng đã tham khảo ý kiến nhiều người, đặc biệt là có sự chỉ đạo của cha tân quản xứ, công trình quy hoạch cơ sở xứ đường đến nay đã hoàn thành.



Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, cám ơn sự cộng tác đắc lực về tinh thần và vật chất của mọi người Nghi Lộc ở quê hương và hải ngoại, cám ơn anh em tổ thợ xây dựng đã tích cực hăng say trên công trường trong suốt gần 2 năm trời. Đặc biệt xin ghi ân ban lãnh đạo và anh em giới trẻ đã vâng lời cha xứ, nhận trách nhiệm thiết kế, thi công và tự tìm nguồn kinh phí để xây dựng khuôn viên thánh đường. Công trình của các bạn trẻ đã tô thêm vẻ đẹp cho cả khu vực.



Nhưng điều chúng con muốn nói ở đây là việc tôn tạo lại ngôi nhà gỗ. Ngoài giá trị tuổi thọ gần 130 năm, giá trị lich sử của nó còn đáng nói hơn nhiều. Vâng, ngày ấy, vào thời bách hại đạo của các vua triều Nguyễn và giới sĩ phu Văn Thân, giáo dân Nghi Lộc đã phải nhiều phen bỏ làng ra đi chay nạn và khi trở về thì chỉ còn lại đống tro tàn: nhiều người bị giết, của cải ruộng vườn đều bị tịch thu cướp phá.



Nhưng sau cơn mưa trời lại sáng, ngày 5.6.1862, vua Tự Đức buộc phải kí hòa ước tha đạo. Dân Nghi Lộc lại tìm về quê hương. Bấy giờ anh em lương dân quanh vùng đều rất lo ngại, sợ bị trả thù vì những gì họ đã gây ra cho Nghi Lộc trước đây. Nhưng khác với suy nghĩ của họ, ông Hiệp quản Phạm Đường, là người đứng đầu Nghi Lộc bấy giờ, một người hiền lành đức độ, học rộng, tài cao, thấm nhuần tinh thần Phúc Âm của Chúa Giêsu: “Lấy ơn trả oán”. Ông đã vận động bà con Nghi Lộc bắt tay thân thiện với anh em lương dân, bỏ qua mọi hận thù, cùng nhau chung sống hòa bình, không còn nhắc đến quá khứ nữa.



Trước nghĩa cử cao đẹp ấy, anh em lương dân rất khâm phục người Công Giáo. Năm 1888, ông Hiệp quản Phạm Đường khởi xướng làm nhà thờ gỗ thì anh em lương dân quanh vùng nhiệt tình ủng hộ, họ đã góp của, góp công xây dựng toàn bộ ngôi nhà thờ này cho giáo dân Nghi Lộc, coi như đền đáp lại những gì thiệt hại họ đã gây ra trước đây.



Thật may là qua bao vật đổi sao dời, chiến tranh, thiên tai… ngôi nhà này vẫn còn nguyên vẹn. Ngày nay, giáo dân Nghi Lộc trùng tu lại, đặt vào một nơi xứng đáng làm nhà lưu niệm. Hy vọng rằng ngôi nhà này vẫn còn tồn tại lâu dài với thời gian, một dấu chứng của lòng kiên trung, một di sản thiêng liêng vô giá mà ông cha đã đổ bao xương máu, hy sinh, mồ hôi, nước mắt cùng với gọng cùm xiềng xích, đói khổ, ngục tù và cả cái chết…



Trong giờ phút thiêng liêng trọng đại này, toàn xứ Nghi Lộc xin nghiêng mình kính cẩn trước vong linh các bậc tiền bối. Xin các ngài ngự trên trời cầu bầu cho đoàn con cháu ở trần gian biết noi theo tấm gương kiên trung của các ngài. Ngôi nhà lưu niệm này sẽ là một bảo chứng, một lời nhắn nhủ cho con dân Nghi Lộc, dù đi đâu, ở đâu, cũng luôn nhớ về một cội nguồn để sống xứng đáng với các bậc tiền nhân.



Trọng kính Đức Cha, quý Cha và quý khách,



Thật là “phúc trùng lai”, chúng con vui mừng vì được có Cha xứ mới, vui mừng vì hoàn thành được một công trình đã ấp ủ bấy lâu nay. Niềm vui càng được nhân lên khi trong thành lễ tạ ơn này có Đức Cha, quý Cha, quý khách đã vì tinh thần hiệp thông, đến đây hiệp dâng thánh lễ, cầu nguyện và chia sẻ niềm vui với chúng con. Chúng con không biết lấy gì đền đáp, chỉ biết xin Thiên Chúa nhân lành, qua lời bầu cử của Mẹ Maria, xuống muôn hồng ân trên quý vị. Có gì thiếu sót, chúng con xin được rộng lòng lượng thứ.



Ban biên tập Giáo xứ Nghi Lộc trân trọng gửi đến quý độc giả và anh chị em một vài hình ảnh của thánh lễ và tiệc mừng khánh thành nhà xứ mới.

Giáo xứ Nghi Lộc: Thánh lễ tạ ơn, làm phép nhà xứ mới trong tâm tình tri ân cảm tạ

Vào sáng thứ Năm, ngày 20.03.2014, tại giáo xứ Nghi Lộc đã diễn ra thánh lễ tạ ơn, nghi thức làm phép và khánh thành nhà xứ mới. Công trình này, cùng khuôn viên thánh đường giáo xứ được hoàn thành sau gần hai năm xây dựng, với nhiều công sức của giáo dân Nghi Lộc và quý ân nhân xa gần.





Thánh lễ tạ ơn do Đức Giám Mục Giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ tế. Đồng tế với ngài có 35 linh mục, gồm các linh mục quản hạt, các linh mục quê hương, các linh mục ân nhân và các linh mục khách mời… Hội đồng mục vụ các giáo xứ thuộc giáo hạt Đông Tháp và tân giáo hạt Kẻ Dừa cùng đông đảo giáo dân các xứ bạn đã đến tham dự thánh lễ và chia sẻ niềm vui với giáo xứ Nghi Lộc.



Trước thánh lễ đã diễn ra nghi thức làm phép nhà xứ mới. Sau nghi thức làm phép, đoàn rước đồng tế khởi đi từ nhà xứ tiến vào thánh đường trong tiếng trống rộn ràng của đoàn trống giáo họ Nghi Nam.



Thánh lễ tạ ơn diễn ra trong niềm hân hoan ngập tràn của giáo dân Nghi Lộc và cộng đoàn hiện diện.



Sau thánh lễ, tiệc mừng khánh thành nhà xứ và khuôn viên thánh đường giáo xứ được tổ chức tại trường giáo lý Thiên Khải Đường. Quý Đức Cha, quý Cha, quý ân nhân xa gần cùng chia sẻ niềm vui trọng đại với giáo xứ Nghi Lộc.



Những tâm tình tri ân của giáo dân Nghi Lộc, cùng đôi dòng lịch sử của ngôi nhà xứ được diễn tả qua bài phát biểu của ông Louis Đinh Ngọc Hân, đại diện HĐMV giáo xứ Nghi Lộc. Nguyên văn như sau:



Trọng kính Đức Cha, quý Cha và quý khách,



Hôm nay giáo xứ Nghi Lộc long trọng tổ chức lễ tạ ơn Thiên Chúa vì hai lý do đặc biệt: Đầu năm 2013, Cha xứ tiền nhiệm Giuse vì tuổi cao sức yếu, Tòa Giám mục đã cho ngài nghỉ hưu và giáo xứ đón nhận Cha xứ mới Gioan Baotixita. Chúng con đã tổ chức lễ mừng thọ Cha già và lưu luyến đưa tiễn ngài về nơi hưu dưỡng. Còn việc đón mừng Cha mới thì chưa thể thực hiện được vì bấy giờ công trình xây dựng xứ đường đang dang dở.



Chính vì thế, mãi đến hôm nay, việc quy hoạch cơ sở đã tạm ổn, chúng con tổ chức thánh lễ tạ ơn này để cám ơn Tòa Giám mục, cám ơn Đức Cha đã quan tâm ưu ái cho giáo xứ Nghi Lộc một vị chủ chăn còn khá trẻ và khỏe mạnh. Chúng con hy vọng rằng trên nền móng các Cha tiền nhiệm, Cha tân quản xứ sẽ xây dựng và đưa giáo xứ Nghi Lộc thăng tiến thêm nhiều. Dẫu đây là việc không mấy dễ dàng vì Nghi Lộc là một giáo xứ đã vắng cha quản nhiệm trực tiếp nhiều năm.



Với sự hiện diện của ĐGM giáo phận, chúng con xin hứa trước Cha quản xứ sẽ luôn tuân phục cha trong tất cả mọi việc có lợi cho Giáo Hội, cho các linh hồn và sự phát triển phồn vịnh của quê hương Nghi Lộc. Gần 3000 giáo dân ở đây nguyện sẽ luôn sát cánh bên Cha, cha con luôn một bến một thuyền trong mọi hoạt động tôn giáo. Cúi xin Đức Cha và Cha quản xứ nhận nơi đây tấm lòng thành kính, tri ân của giáo dân Nghi Lộc chúng con.



Một lý do thứ hai cũng không kém phần quan trọng: Cơ sở xứ đường ở đây được các bậc tiền nhân xây dựng lâu đời đã không còn sử dụng được và phải dỡ bỏ vào năm 1976. Từ ấy đến nay, ngôi nhà thờ cũ được trưng dụng làm nhà xứ. Đức Cha già Phaolô Maria đã nhiều lần nhắc nhở, động viên Nghi Lộc xây dựng lại cơ sở xứ đường. Và gần đây, Đức Cha Phaolô cũng đã căn dặn chúng con: “Xây dựng cái mới, nhưng phải bảo tồn cái cũ!”. HĐMV giáo xứ đã nhiều năm trăn trở, cũng đã tham khảo ý kiến nhiều người, đặc biệt là có sự chỉ đạo của cha tân quản xứ, công trình quy hoạch cơ sở xứ đường đến nay đã hoàn thành.



Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, cám ơn sự cộng tác đắc lực về tinh thần và vật chất của mọi người Nghi Lộc ở quê hương và hải ngoại, cám ơn anh em tổ thợ xây dựng đã tích cực hăng say trên công trường trong suốt gần 2 năm trời. Đặc biệt xin ghi ân ban lãnh đạo và anh em giới trẻ đã vâng lời cha xứ, nhận trách nhiệm thiết kế, thi công và tự tìm nguồn kinh phí để xây dựng khuôn viên thánh đường. Công trình của các bạn trẻ đã tô thêm vẻ đẹp cho cả khu vực.



Nhưng điều chúng con muốn nói ở đây là việc tôn tạo lại ngôi nhà gỗ. Ngoài giá trị tuổi thọ gần 130 năm, giá trị lich sử của nó còn đáng nói hơn nhiều. Vâng, ngày ấy, vào thời bách hại đạo của các vua triều Nguyễn và giới sĩ phu Văn Thân, giáo dân Nghi Lộc đã phải nhiều phen bỏ làng ra đi chay nạn và khi trở về thì chỉ còn lại đống tro tàn: nhiều người bị giết, của cải ruộng vườn đều bị tịch thu cướp phá.



Nhưng sau cơn mưa trời lại sáng, ngày 5.6.1862, vua Tự Đức buộc phải kí hòa ước tha đạo. Dân Nghi Lộc lại tìm về quê hương. Bấy giờ anh em lương dân quanh vùng đều rất lo ngại, sợ bị trả thù vì những gì họ đã gây ra cho Nghi Lộc trước đây. Nhưng khác với suy nghĩ của họ, ông Hiệp quản Phạm Đường, là người đứng đầu Nghi Lộc bấy giờ, một người hiền lành đức độ, học rộng, tài cao, thấm nhuần tinh thần Phúc Âm của Chúa Giêsu: “Lấy ơn trả oán”. Ông đã vận động bà con Nghi Lộc bắt tay thân thiện với anh em lương dân, bỏ qua mọi hận thù, cùng nhau chung sống hòa bình, không còn nhắc đến quá khứ nữa.



Trước nghĩa cử cao đẹp ấy, anh em lương dân rất khâm phục người Công Giáo. Năm 1888, ông Hiệp quản Phạm Đường khởi xướng làm nhà thờ gỗ thì anh em lương dân quanh vùng nhiệt tình ủng hộ, họ đã góp của, góp công xây dựng toàn bộ ngôi nhà thờ này cho giáo dân Nghi Lộc, coi như đền đáp lại những gì thiệt hại họ đã gây ra trước đây.



Thật may là qua bao vật đổi sao dời, chiến tranh, thiên tai… ngôi nhà này vẫn còn nguyên vẹn. Ngày nay, giáo dân Nghi Lộc trùng tu lại, đặt vào một nơi xứng đáng làm nhà lưu niệm. Hy vọng rằng ngôi nhà này vẫn còn tồn tại lâu dài với thời gian, một dấu chứng của lòng kiên trung, một di sản thiêng liêng vô giá mà ông cha đã đổ bao xương máu, hy sinh, mồ hôi, nước mắt cùng với gọng cùm xiềng xích, đói khổ, ngục tù và cả cái chết…



Trong giờ phút thiêng liêng trọng đại này, toàn xứ Nghi Lộc xin nghiêng mình kính cẩn trước vong linh các bậc tiền bối. Xin các ngài ngự trên trời cầu bầu cho đoàn con cháu ở trần gian biết noi theo tấm gương kiên trung của các ngài. Ngôi nhà lưu niệm này sẽ là một bảo chứng, một lời nhắn nhủ cho con dân Nghi Lộc, dù đi đâu, ở đâu, cũng luôn nhớ về một cội nguồn để sống xứng đáng với các bậc tiền nhân.



Trọng kính Đức Cha, quý Cha và quý khách,



Thật là “phúc trùng lai”, chúng con vui mừng vì được có Cha xứ mới, vui mừng vì hoàn thành được một công trình đã ấp ủ bấy lâu nay. Niềm vui càng được nhân lên khi trong thành lễ tạ ơn này có Đức Cha, quý Cha, quý khách đã vì tinh thần hiệp thông, đến đây hiệp dâng thánh lễ, cầu nguyện và chia sẻ niềm vui với chúng con. Chúng con không biết lấy gì đền đáp, chỉ biết xin Thiên Chúa nhân lành, qua lời bầu cử của Mẹ Maria, xuống muôn hồng ân trên quý vị. Có gì thiếu sót, chúng con xin được rộng lòng lượng thứ.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!
Mai Tá
19:43 21/03/2014
Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!

_____________________________________________________________________________________________________

Lm Kevin O’Shea, CSsR

Chương Hai: Ơn Cứu-chuộc, và thần-học lịch-sử rút từ Thánh Kinh
(bài 7)


Phần 1: Nền-tảng Kinh thánh

Kinh thánh kể nhiều về truyền-thống và cung-cách diễn-giải Ơn Cứu-chuộc, theo mọi kiểu. Các truyền-thống này, lại kình-chống/khích-bác nhau không nương tay. Thành ra, một số chủ-trương của các đấng bậc vào thời trước có lề-lối giữ vững lập-trường rất thẳng tuột. Và, một số bản-văn khác lại mang tính-cách ít giá-trị, tức: chỉ hỗ-trợ mỗi lập-trường bình-thường hiểu “Ơn cứu-chuộc” như động-thái chuộc lỗi, chỉ thế thôi. Có văn-bản, xét về mặt giá-trị, xem ra vẫn khước-từ lối hiểu-biết như thế. Nếu thế, lại có vấn-nạn cứ hỏi rằng: các văn-bản này có kể cho ta biết điều gì mới, rất đặc-trưng không? Nói cách khác, đâu là hệ-quả rút từ các luận-điểm đại loại như thế? Và, cuối cùng thì, các bản-văn đặt nền-tảng trên “Kinh thánh” có đem đến kết-quả là gói ghém ý-nghĩa của một tín-thư rất đặc-sắc, chứ?

Muốn thẩm-định xem tín-thư nào bày tỏ lập-trường ra như thế, hẳn ta phải suy-tư theo chiều-hướng mục-vụ dựa vào câu hỏi: ‘ý-nghĩa’ đặc-trưng/đặc-thù rút từ quan-điểm thông-thường, để làm gì? Và cho ai?

Thế nên, mục đích của buổi hội-luận hôm nay, là để thâu-thập một số dữ-kiện rút từ nhiều nguồn, nhiều chỗ, ngõ hầu giúp ta thẩm-định đường-hướng gửi đến để ta xem đường-hướng ấy có mang tính mục vụ hay không, thôi.



1. Cũng là điều hay và phải lẽ, nếu anh em mình bắt đầu cuộc hội-luận bằng cách có cái nhìn tổng-thể vào tính-chất mục-vụ nơi ‘Ơn cứu-chuộc’ cho phù-hợp. Thế nên, hôm nay, tưởng cũng nên quay về với khởi-điểm, tức: cội nguồn hiểu-biết về ‘Ơn cứu-chuộc’. Trước hết, ta cũng nên tập-trung hướng vào Thánh Kinh cho sâu sát đúng qui-cách, để rồi sau này ta sẽ còn nhiều buổi khảo-sát và hội-thảo khác kỹ hơn. Ở đây, tôi thành thật xin lỗi anh em, nếu tôi đã yêu cầu anh em mình có cái nhìn sâu-sắc về các sự việc xảy ra như thế.



2. Bản thân tôi, cũng từng truy tìm theo cung-cách ấy và nhận ra được 4 yếu-tố quan trọng, như sau:



a. Thánh-Kinh và các chủ-đề gồm tóm trong đó;

b. Khía-cạnh tâm-lý ẩn-tàng nơi lập-trường ta vẫn có xưa;

c. Khía-cạnh mục-vụ vẫn hàm-ngụ nơi vấn-đề mình đặt ra;

d. Mức-độ nhạy-cảm về các vấn-đề mà nhiều vị đã gặp.



3. Khi xét các yếu-tố/khía-cạnh gặp được ở Kinh-Sách, tôi cũng ngỡ ngàng không ít về sự việc như sau:



a. Ơn cứu-chuộc, là việc Thiên-Chúa đang còn làm, tức: động-thái yêu-thương Chúa tỏ ra cho mỗi người, chứ không phải những thứ vốn dĩ khiến ta tưởng rằng mình đang làm điều gì cho Chúa, dâng lên Chúa.

b. Ơn cứu-chuộc, là việc Chúa đang còn thực-hiện bao gồm cả sự việc ta kết-nối nhiều điều vào nơi Chúa ngày một đậm sâu hơn, chứ không phải sự-kiện ta tìm về loại-hình nào đó có từ trước khả dĩ diễn-tả tương-quan ta có với Chúa và với người đồng-loại.



4. Qua ngôn-từ ở Kinh Sách, ta bắt gặp một số từ-vựng chính mà Kinh-thánh nói đến, như:



Giao-ước (Berith)

Cứu-rỗi (G’ullah)



Quả thực, đây không là việc dễ cảm-nhận được từ-vựng trên theo cách nhẹ-nhàng mà ta từng diễn-tả hầu làm dịu tình-thế căng-thẳng do một số ẩn-từ lâu nay được sử-dụng trong quá-khứ. Cũng có thể có từ-vựng nào khác tùy thuộc vào sự tiếp-nhận và biến-cải văn-hóa mà người Do-thái vẫn cứ làm, từ ngàn xưa.



5. Lại cũng có một số từ nghe rất quen tai, như: Giao-ước, Ơn cứu-chuộc, hy-sinh, đền tội, chuộc lỗi, hòa-giải, vv... ta từng học đi học lại, đến nằm lòng. Và, qua tiến-trình học-hỏi/nghiên-cứu thật nhiều để còn chú-giải các bản-văn Kinh thánh khác.



Ví dụ: bản-văn viết về Người Tôi tớ ở Is 52-53...

hoặc: truyện kể về Akêđa ở Sách Sáng Thế (hy sinh Isaac)

Các ví dụ này, nói lên cung-cách của dân con Do-thái mà ta nghe kể ở Kinh-thánh, tức: vẫn cầu Chúa thứ tha cho các đấng bậc đã điều-chế các nghi-thức phụng-vụ đủ mọi loại mà không biết rằng mình đã sử-dụng sai văn-bản!



6. Thông thường thì, trong các bản-văn dùng để nghiên-cứu/chú-giải, vẫn thấy có đôi ba chi-tiết giúp ta hiểu rõ được một số sự việc. Chẳng hạn: khi thánh Phaolô bảo: Đức Kitô đã chết “cho” ta, thì từ-vựng “cho” bên tiếng Hy-Lạp lại được hiểu theo hai nghĩa khác hẳn, đó là: từ ‘anti’ và ‘hyper’. “Anti”, có nghĩa là chết “thay cho” ta, “thế chỗ” ta. Trong khi đó, “Hyper”, lại có nghĩa: “Tình yêu trao hết cho ta”, để Tình-yêu đó đến với ta, là vì ta. Thánh Phaolô dứt-khoát chọn cụm-từ mà tiếng Hy-Lạp thường gọi là “hyper”. Và như thế, ý-nghĩa của từ này hoàn-toàn khác hẳn.



7. Điều này còn cho ta thấy có sự khác-biệt nơi cung-cách mà các nhà chú-giải Kinh-thánh xưa nay vẫn đề-cập đến chuyện kể về Đức Giêsu. Truyện kể trước đây là thế này: Thiên Chúa, Đấng từng bị xúc-phạm do lỗi/tội của ta, Ngài đòi ta làm Ngài mãn-nguyện cách trọn vẹn, đến độ ta không tài nào thực-thi nổi, thành thử Thiên Chúa mới hạ lệnh cho Đức-Giêsu-Con-của-Ngài chấp-nhận thân-phận làm người như ta, và Ngài làm thế để Cha Ngài hài-lòng/mãn-nguyện cách thỏa đáng, bởi vì ta. Và Ngài làm thế, ngang qua nỗi chết trên thập-tự, và việc đó ta gọi là “Ơn cứu-chuộc”.



Câu chuyện về “Ơn Cứu-chuộc”, ngày nay được kể lại thế này: Đức Giêsu dấn bước đi vào hiệp-nhất với những người bị áp-bức và kẻ thấp hèn/trẻ bé cùng người nghèo ở khắp mọi nơi. Ngài thuỷ-chung sống mật-thiết với họ đến độ Ngài đã bị giới cầm-quyền hạch sách, thách-thức chung cùng một thân-phận với người trở thành nghèo khó do tính sai nước cờ chính-trị. Kết cuộc là: giới cầm quyền bắt giữ và đóng đinh Ngài trên thập-tự. Nhưng Thiên-Chúa-là-Cha vẫn một lòng thương yêu Ngài cùng những người con bé mọn, và nâng-nhấc Ngài lên cao, để Ngài tiếp-tục thực-hiện công-trình cứu-rỗi kẻ thấp hèn bằng cách tạo niềm phấn-kích cho muôn người, hầu khiến họ sống như Ngài từng sống và cũng sẽ chết như Ngài từng chết. Đây là ý-nghĩa đích-thực của “Ơn cứu-chuộc”.



8. Kinh-thánh tiếng Hy-Lạp, lại có từ-vựng khả dĩ diễn-tả được những gì Đức Giêsu làm, đó là cụm-từ “lytron”. Nếu có thì giờ, anh em cũng nên tra-cứu thêm từ-điển và các văn-bản song-hành hoặc ngữ-cảnh nào khác ngõ hầu tìm ra ý-nghĩa khả dĩ có thể hiểu được, như thời trước, các bậc thức-giả vẫn diễn-nghĩa thành sự việc “chuộc lỗi” hoặc “Ơn cứu-chuộc”, nhưng nhiều người lại không nhận ra được như thế, mà chỉ hiểu như thứ gì đó khá phong-phú, tựa hồ một “bảo kê” hoặc “khẳng định” đòi duy trì những gì tương-tự. Ở đây, tôi thiết nghĩ: thay vì san-sẻ với anh em những vấn-đề như thế, tôi muốn theo chiến-thuật khác, tức: thử xem ta có dõi theo được những gì Đức Giêsu thực-hiện cách đích-thật hay không –để rồi sau này, ta có thể diễn-giải điều Ngài thực-hiện bằng cụm-từ “lytron”. Làm như thế, theo tôi, mình sẽ hiểu rõ hơn thế nào là Ơn cứu-chuộc; và có như thế, mới tự lượng sức mình xem mình có còn dám vào với thử-thách lớn hơn, không.

(còn tiếp)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoàng Hôn Nắng Tắt
Nguyễn Trung Tây, Lm. SVD
21:14 21/03/2014
HOÀNG HÔN NẮNG TẮT
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Hoàng hôn, nắng tắt chân trời.
Bồng bềnh mây trắng nơi nơi kéo về.
Xác hồn mệt mỏi ê chề!
Chúa ơi, nâng đỡ vỗ về ủi an!
(NTT)
 
VietCatholic TV
Phim tài liệu: Năm Đầu Tiên Triều Giáo Hoàng Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:14 21/03/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Thánh Cha Phanxicô đã được bầu lên trong một hoàn cảnh bất thường mà hơn 600 năm qua mới xảy ra một lần đó là sau biến cố tuyên bố thoái vị của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Hoàn cảnh bất thường này cùng với phong cách đặc biệt của ngài đã gây nên một sự chú ý đặc biệt trên thế giới.

Trong video tài liệu này được dành để trình bày về năm đầu tiên triều đại Giáo Hoàng của Đức Phanxicô.

Trước hết chúng tôi sẽ trình bày với quý vị và anh chị em 10 điều mới mẻ trong triều đại Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô đã được Rome Reports ghi nhận.

1. Xin cầu nguyện

Khi giới thiệu mình với thế giới, mong muốn đầu tiên Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ từ ban công của Đền Thờ Thánh Phêrô với hàng trăm ngàn người tụ tập tại quảng trường cũng như hơn một tỷ người Công Giáo trên thế giới là hãy cầu nguyện cho ngài.

Đức Thánh Cha nói:

“Và giờ đây tôi sẽ ban phép lành cho anh chị em, nhưng trước hết tôi xin anh chị em điều này. Trước khi tôi ban phép lành cho anh chị em xin anh chị em cầu xin Chúa ban phép lành cho tôi – trong lời cầu nguyện của người dân cho vị Giám Mục của mình. Anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi trong im lặng.”

Điều này ngay sau đó đã trở thành điểm nổi bật của vị tân Giáo Hoàng. Câu nói " Hãy cầu nguyện cho tôi." được lặp đi lại trong những buổi tiếp các nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo Công Giáo, các tín hữu, đặc biệt là những bạn trẻ trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Rio De Janeiro, và cả với đại diện các tôn giáo khác.

2. Thắt lưng buộc bụng

Phong cách cá nhân của ngài cũng gây sự chú ý của thế giới. Từ phong cách ăn mặc đơn giản cho đến việc di chuyển trên những chiếc xe rẻ tiền.

Ngài vẫn sử dụng những đôi giày đen ngài đã dùng trước Mật Nghị Hồng Y bầu Tân Giáo Hoàng hồi tháng Ba năm ngoái và cây thánh giá bằng bạc đeo trước ngực. Ngài đã từ chối sử dụng những chiếc Mercedes được dành cho vị Giáo Hoàng, và thay vào đó là một chiếc xe cũ người bình dân Ý thường dùng.

Không chỉ ở Italia. Ở Brazil, trong Ngày Giới trẻ Thế giới, ngài cũng đã chọn một chiếc xe đơn giản không có kính chắn đạn.

3. Phong cách họp báo

Nhiều ký giả trên thế giới không chút nghi ngờ rằng phong cách của Đức Thánh Cha Phanxicô đã được thể hiện rõ nét nhất trong buổi họp báo ứng khẩu trên chuyến bay từ Rio De Janeiro trở về Rôma.

Với phát ngôn viên của Tòa Thánh đứng bên cạnh, Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận trả lời mọi câu hỏi. Không có câu hỏi nào bị coi là quá giới hạn. Ngài trả lời liên tục trong một giờ 22 phút.

Điều này đánh dấu một tiền lệ mới. Thật vậy, đến nay, ngài đã đồng ý trả lời hơn năm cuộc phỏng vấn.

4. Người bệnh

Đức Thánh Cha Phanxicô có một vị trí thương mến đặc biệt trong lòng những người bệnh. Trước khi cử hành thánh lễ đầu tiên trong triều Giáo Hoàng của ngài, Đức Thánh Cha đã dừng chiếc popemobile nhiều lần, ban phép lành và và ôm vào lòng những người bệnh. Đó là những khoảng khắc đầy xúc động và ngài đã lặp đi lặp lại những cử chỉ này không biết bao nhiêu lần.

5. Những người nhập cư

Hoàn cảnh khó khăn của những người tị nạn và nhập cư, những người đã phải bỏ lại mọi thứ sau lưng là một mối quan tâm lớn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Trong thánh lễ hôm 8 tháng 7 năm 2013, trước 10,000 người, ngài đã mạnh mẽ tố giác sự dửng dưng đối với số phận những người tị nạn, những thuyền nhân chết trên biển cả và những kẻ lợi dụng sự nghèo đói của người khác để làm giàu.

6. Hòa bình

Trước những đám mây đen u ám của cuộc không kích mà Mỹ muốn đánh vào Syria, chiều tối ngày thứ Bẩy mùng 7 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi canh thức cầu nguyện cho hòa bình tại Quảng trường Thánh Phêrô quy tụ hàng trăm ngàn người.

Cuộc không kích đã bị hủy bỏ và Đức Thánh Cha được đề nghị trao giải Nobel về hòa bình.

7. Đáng yêu

Một trong những khoảnh khắc đáng yêu nhất đã xảy ra tại "Hội nghị Thế giới về Gia Đình” khi một cậu bé 6 tuổi người Colombia muốn được đứng bên cạnh Đức Giáo Hoàng tại mọi thời điểm, ngay cả khi Đức Giáo Hoàng đọc bài diễn văn.

Một lần nữa, Đức Giáo Hoàng đã tỏ ra yêu mến trẻ em và không e ngại gì về điều này.

8. Hài hước

Trong nhiều trường hợp Đức Thánh Cha Phanxicô tỏ ra là một người rất có khiếu hài hước.

Trong buổi gặp gỡ các đôi hứa hôn ngày lễ tình nhân Valentine 14 tháng Hai vừa qua, Đức Thánh Cha nói:

“Chúng ta đều biết không có gia đình hoàn hảo hết mực, cũng chẳng có người chồng hay người vợ nào hoàn toàn tuyệt vời. Nói chi tới mấy bà mẹ chồng, mẹ vợ."

9. Chiếc cặp của Đức Giáo Hoàng

Lịch trình của Đức Giáo Hoàng luôn luôn kín mít. Ngài có những cuộc họp vào buổi sáng và vào buổi chiều, vì thế ngài phải luôn luôn sẵn sàng để làm việc. Hình ảnh Đức Giáo Hoàng Phanxicô mang theo chiếc cặp lên máy bay đến Brazil, thể hiện những ý định của ngài. Ngài không để ngày Giới Trẻ Thế Giới là một cuộc du lịch. Ngài đã sẵn sàng cho những điều cần được thực hiện.

10. Quan hệ với Đức Thánh Cha danh dự Bênêđíctô thứ 16

Hình ảnh hai vị giáo hoàng cầu nguyện cùng nhau được loan truyền trên toàn cầu. Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 ít nhất bốn lần. Ngài mô tả Đức Giáo Hoàng danh dự như một người ông đầy khôn ngoan trong nhà mà ngài có thể tham khảo ý kiến. Lần cuối cùng hai vị gặp nhau là trong buổi lễ tấn phong Hồng Y ngày thứ Bẩy 22 tháng Hai.

Bắt đầu năm thứ hai triều đại giáo hoàng của ngài, nhiều khoảnh khắc xúc động và đáng ngạc nhiên được dự kiến, đặc biệt là khi ngài đến thăm Thánh Điạ vào tháng Năm và sau đó chủ tọa Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình vào tháng 10.