Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:13 21/03/2015
CÁI CỔ LỚN
Có một khu dân cư, bởi vì nguồn nước sinh hoạt rất bẩn, nên sau khi uống nước xong thì mang một thứ bệnh, gọi là bệnh “cổ lớn”.
Có một người ngoài địa phương đến chỗ này, người ở địa phương này nhìn anh ta cười nhạo nói:
- “Cái cổ của ông thật kỳ quái, sao lại vừa khô ráo vừa nhỏ ?”
Người ngoài địa phương nói:
- “Bởi vì cổ của các ông bị bệnh, tại sao không đi khám bệnh mà lại còn cười nhạo tôi ?”
Cư dân địa phương nói:
- “Mọi người ở đây đều như thế cả, cần gì phải đi khám bệnh, có lẽ anh là người mới cần đi khám bệnh đó chứ.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm vì nó dễ lây lan qua người khác, nhưng bệnh “nói hùa theo” thì càng nguy hiểm hơn nữa, bởi vì bệnh truyền nhiểm chỉ làm hại phần xác, nhưng bệnh “nói hùa theo” thì làm hại tâm hồn của tha nhân.
Có những người mắc bệnh “nói hùa theo” người khác để làm hại, làm nhục anh em hoặc những người không cùng phe cánh với mình. Họ nghe người ta nói như thế nào thì hùa theo như thế mà không cần biết phải trái, bệnh này người có chữ nghĩa gọi cách mỉa mai là “chó sủa theo”, bởi vì họ chỉ nói sau khi người cùng phe cánh đã nói ra.
Bởi vì người trong khu vực ai cũng có cái cổ lớn, nên những người ở đây cùng nhau cười nhạo người có cái cổ bình thường, thực ra người có cái cổ lớn bất bình thường mới đáng cười.
Cũng vậy, bệnh “nói hùa theo” thường xuất hiện trong các cộng đoàn lớn nhỏ, mà nếu không tinh ý thì dễ bị mắc lừa dưới chiêu bài là góp ý xây dựng, để rồi hùa theo “đánh” anh em chị em của mình một cách thiếu đức ái.
Hùa theo số đông chưa chắc đã đúng, như bầy chó một con sủa trước cái bóng trăng thì cả đàn sủa theo. Bệnh “nói hùa theo” thường có ở nơi những người không có lập trường, không có trí dũng, không có lễ nghĩa, và nhất là không có nhân, mà nhân chính là Đức Ái vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có một khu dân cư, bởi vì nguồn nước sinh hoạt rất bẩn, nên sau khi uống nước xong thì mang một thứ bệnh, gọi là bệnh “cổ lớn”.
Có một người ngoài địa phương đến chỗ này, người ở địa phương này nhìn anh ta cười nhạo nói:
- “Cái cổ của ông thật kỳ quái, sao lại vừa khô ráo vừa nhỏ ?”
Người ngoài địa phương nói:
- “Bởi vì cổ của các ông bị bệnh, tại sao không đi khám bệnh mà lại còn cười nhạo tôi ?”
Cư dân địa phương nói:
- “Mọi người ở đây đều như thế cả, cần gì phải đi khám bệnh, có lẽ anh là người mới cần đi khám bệnh đó chứ.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm vì nó dễ lây lan qua người khác, nhưng bệnh “nói hùa theo” thì càng nguy hiểm hơn nữa, bởi vì bệnh truyền nhiểm chỉ làm hại phần xác, nhưng bệnh “nói hùa theo” thì làm hại tâm hồn của tha nhân.
Có những người mắc bệnh “nói hùa theo” người khác để làm hại, làm nhục anh em hoặc những người không cùng phe cánh với mình. Họ nghe người ta nói như thế nào thì hùa theo như thế mà không cần biết phải trái, bệnh này người có chữ nghĩa gọi cách mỉa mai là “chó sủa theo”, bởi vì họ chỉ nói sau khi người cùng phe cánh đã nói ra.
Bởi vì người trong khu vực ai cũng có cái cổ lớn, nên những người ở đây cùng nhau cười nhạo người có cái cổ bình thường, thực ra người có cái cổ lớn bất bình thường mới đáng cười.
Cũng vậy, bệnh “nói hùa theo” thường xuất hiện trong các cộng đoàn lớn nhỏ, mà nếu không tinh ý thì dễ bị mắc lừa dưới chiêu bài là góp ý xây dựng, để rồi hùa theo “đánh” anh em chị em của mình một cách thiếu đức ái.
Hùa theo số đông chưa chắc đã đúng, như bầy chó một con sủa trước cái bóng trăng thì cả đàn sủa theo. Bệnh “nói hùa theo” thường có ở nơi những người không có lập trường, không có trí dũng, không có lễ nghĩa, và nhất là không có nhân, mà nhân chính là Đức Ái vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 5 MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:17 21/03/2015
Chúa Nhật V MÙA CHAY
Tin Mừng: Ga 12, 20-33
“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác."
Anh chị em thân mến,
Hạt lúa mì bị chôn vùi trong đất, bị thối nát thì sinh được nhiều hạt khác, đó là sự khiêm tốn nảy sinh ra nhiều tình yêu; người tử tội bị đóng đinh trên thập giá chảy đến giọt máu cuối cùng đã trở nên dấu chỉ của ơn tha tội và là hồng ân cứu chuộc của nhân loại. Hạt lúa mì ấy, người bị đóng đinh ấy chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô Đấng cứu chuộc chúng ta.
1. Hạt lúa mì.
Đức Chúa Giê-su -người tử tội ấy- bị giương cao trên thập giá đã không kêu la oán trách những người đóng đinh mình, nhưng trái lại chính Ngài đã cầu xin Thiên Chúa thứ tha tội ấy cho họ, Ngài đã kéo người thù hận đến gần bên mình, bên lòng từ bi và thương xót của mình, để họ nhìn thấy tận tường quả tim bị đâm thâu thắm đầy máu của tình yêu, tình yêu và sự tha thứ. Ngài đã thực hiện lời Ngài đã nói qua :
“Không có tình thương nào cao cả,
hơn tình thương của người đã hi sinh tính mạng
vì bạn hữu của mình.”
Hạt lúa mì óng ánh màu vàng của sức sống ấy đã bị chôn vùi trong lòng đất, phải bị mục nát, không kêu ca, không không oán hờn và không ghen ghét, không khiếu nại phân bì, nhưng đã âm thầm mọc lên và sinh ra nhiều hạt khác. Hạt lúa mì vĩ đại ấy chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô Đấng cứu chuộc chúng ta, Ngài đã bị chôn vùi trong lòng đất ba ngày và đã sống lại, trở thành sức sống cho những kẻ tin vào Ngài, và là án phạt cho những kẻ không tin và không chấp nhận Ngài. Ngài đã làm cho những kẻ tin vào Ngài trở thành những hạt lúa chắc mẫm, trở nên bánh thơm ngon phục vụ anh em chị em mình trong cuộc sống hôm nay.
2. Khiêm tốn và yêu thương.
Con người ta khi được “giương cao lên” thì đắc ý cho mình là đứng cao trên mọi người, cho nên từ hành vi cử chỉ cho đến lời nói đều toả ra nét kiêu căng và thỏa mãn. Nhưng người Ki-tô hữu khi được “giương cao lên” thì càng phải thấy rõ tình liên đới giữa với người, giữa mình và tha nhân có một liên quan đặc biệt trong tình yêu của Thiên Chúa, chứ không phải được “giương cao lên” để “đì sói trán” người mà mình không ưa, không thích ; được “giương cao lên” là một hồng ân của Thiên Chúa ban cho chúng ta, chứ không phải chúng ta tự mình “giương cao lên” trên mọi anh em.
“Hạt lúa mì bị mục nát” và “bị đóng đinh trên thập giá”, cả hai sự việc đều nói lên một tính cách: khiêm tốn và yêu thương, bởi vì khiêm tốn và yêu thương chính là bày tỏ một sự hi sinh vô vị lợi, một sự hi sinh mà chỉ có Đấng là tình yêu mới cảm nghiệm được và chia sẻ cho nhân loại. Sự hi sinh ấy, yêu thương ấy và khiêm tốn ấy, ngày hôm nay mỗi người trong chúng ta đều có thể thực hành được dưới ánh sáng của Lời Chúa :
“Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà.
Nếu họ đã bắt bớ Thầy,
họ cũng sẽ bắt bớ anh em.
Nếu họ tuân giữ lời Thầy,
họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em.”
Như thế thì đã quá rõ ràng: hạt lúa mì phải thối đi, người môn đệ của Đức Chúa Giê-su phải bị bách hại, bị đủ điều tệ hại, người môn đệ Chúa phải đươc giương cao lên và trở nên dấu chỉ của tình yêu cho mọi người.
Anh chị em thân mến,
Chỉ còn một tuần nữa thôi là chúng bước vào Tuần Thánh, tuần lễ rất đặc biệt của năm phụng vụ, trong tuần này, chúng ta hãy dành nhiều thời gian cho việc suy tư, cầu nguyện, hi sinh, rồi chúng ta sẽ thấy hạt lúa mì bị mục nát và người bị đóng đinh trên thập giá ấy chính là nguồn ơn cứu độ của chúng ta, ngoài Ngài ra, sẽ không còn ai khác.
Mỗi người chúng ta cũng phải trở nên hạt lúa mì bị chôn vùi trong đất bị mục nát, nghĩa là chúng ta khiêm tốn chấp nhận những thiệt thòi khi tranh chấp, chấp nhận bị sỉ nhục, mĩm cười khi bị chỉ trích, lạc quan vui vẻ trong hoàn cảnh bi quan với tất cả yêu thương và tha thứ, để không những mình được phục sinh, mà ngay cả những người khác cũng được tái sinh trong tình yêu của Chúa, qua sự mục nát (hi sinh) của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Mừng: Ga 12, 20-33
N2T |
“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác."
Anh chị em thân mến,
Hạt lúa mì bị chôn vùi trong đất, bị thối nát thì sinh được nhiều hạt khác, đó là sự khiêm tốn nảy sinh ra nhiều tình yêu; người tử tội bị đóng đinh trên thập giá chảy đến giọt máu cuối cùng đã trở nên dấu chỉ của ơn tha tội và là hồng ân cứu chuộc của nhân loại. Hạt lúa mì ấy, người bị đóng đinh ấy chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô Đấng cứu chuộc chúng ta.
1. Hạt lúa mì.
Đức Chúa Giê-su -người tử tội ấy- bị giương cao trên thập giá đã không kêu la oán trách những người đóng đinh mình, nhưng trái lại chính Ngài đã cầu xin Thiên Chúa thứ tha tội ấy cho họ, Ngài đã kéo người thù hận đến gần bên mình, bên lòng từ bi và thương xót của mình, để họ nhìn thấy tận tường quả tim bị đâm thâu thắm đầy máu của tình yêu, tình yêu và sự tha thứ. Ngài đã thực hiện lời Ngài đã nói qua :
“Không có tình thương nào cao cả,
hơn tình thương của người đã hi sinh tính mạng
vì bạn hữu của mình.”
Hạt lúa mì óng ánh màu vàng của sức sống ấy đã bị chôn vùi trong lòng đất, phải bị mục nát, không kêu ca, không không oán hờn và không ghen ghét, không khiếu nại phân bì, nhưng đã âm thầm mọc lên và sinh ra nhiều hạt khác. Hạt lúa mì vĩ đại ấy chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô Đấng cứu chuộc chúng ta, Ngài đã bị chôn vùi trong lòng đất ba ngày và đã sống lại, trở thành sức sống cho những kẻ tin vào Ngài, và là án phạt cho những kẻ không tin và không chấp nhận Ngài. Ngài đã làm cho những kẻ tin vào Ngài trở thành những hạt lúa chắc mẫm, trở nên bánh thơm ngon phục vụ anh em chị em mình trong cuộc sống hôm nay.
2. Khiêm tốn và yêu thương.
Con người ta khi được “giương cao lên” thì đắc ý cho mình là đứng cao trên mọi người, cho nên từ hành vi cử chỉ cho đến lời nói đều toả ra nét kiêu căng và thỏa mãn. Nhưng người Ki-tô hữu khi được “giương cao lên” thì càng phải thấy rõ tình liên đới giữa với người, giữa mình và tha nhân có một liên quan đặc biệt trong tình yêu của Thiên Chúa, chứ không phải được “giương cao lên” để “đì sói trán” người mà mình không ưa, không thích ; được “giương cao lên” là một hồng ân của Thiên Chúa ban cho chúng ta, chứ không phải chúng ta tự mình “giương cao lên” trên mọi anh em.
“Hạt lúa mì bị mục nát” và “bị đóng đinh trên thập giá”, cả hai sự việc đều nói lên một tính cách: khiêm tốn và yêu thương, bởi vì khiêm tốn và yêu thương chính là bày tỏ một sự hi sinh vô vị lợi, một sự hi sinh mà chỉ có Đấng là tình yêu mới cảm nghiệm được và chia sẻ cho nhân loại. Sự hi sinh ấy, yêu thương ấy và khiêm tốn ấy, ngày hôm nay mỗi người trong chúng ta đều có thể thực hành được dưới ánh sáng của Lời Chúa :
“Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà.
Nếu họ đã bắt bớ Thầy,
họ cũng sẽ bắt bớ anh em.
Nếu họ tuân giữ lời Thầy,
họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em.”
Như thế thì đã quá rõ ràng: hạt lúa mì phải thối đi, người môn đệ của Đức Chúa Giê-su phải bị bách hại, bị đủ điều tệ hại, người môn đệ Chúa phải đươc giương cao lên và trở nên dấu chỉ của tình yêu cho mọi người.
Anh chị em thân mến,
Chỉ còn một tuần nữa thôi là chúng bước vào Tuần Thánh, tuần lễ rất đặc biệt của năm phụng vụ, trong tuần này, chúng ta hãy dành nhiều thời gian cho việc suy tư, cầu nguyện, hi sinh, rồi chúng ta sẽ thấy hạt lúa mì bị mục nát và người bị đóng đinh trên thập giá ấy chính là nguồn ơn cứu độ của chúng ta, ngoài Ngài ra, sẽ không còn ai khác.
Mỗi người chúng ta cũng phải trở nên hạt lúa mì bị chôn vùi trong đất bị mục nát, nghĩa là chúng ta khiêm tốn chấp nhận những thiệt thòi khi tranh chấp, chấp nhận bị sỉ nhục, mĩm cười khi bị chỉ trích, lạc quan vui vẻ trong hoàn cảnh bi quan với tất cả yêu thương và tha thứ, để không những mình được phục sinh, mà ngay cả những người khác cũng được tái sinh trong tình yêu của Chúa, qua sự mục nát (hi sinh) của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu Danh Ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:19 21/03/2015
N2T |
35. Chúng ta có đức ái thì chúng ta có Thiên Chúa , bởi vì Thiên Chúa là tình yêu.
(Thánh James with Marian)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:22 21/03/2015
KHIÊM TỐN
Các giáo dân ngồi tán dóc sau thánh lễ Chúa Nhật ở sân nhà thờ, đột nhiên cha sở xuất hiện, mọi người có chút bất ngờ tưởng rằng mình nói chuyện ồn ào, nhưng cha sở cười tươi ôn tồn hỏi:
- “Mình mới đổi về xứ, không biết mọi năm Tam Nhật thánh thì cha sở trước tổ chức như thế nào, xin các anh chị cho mình biết, và năm nay giáo xứ mình nên làm như thế nào cho tốt hơn, tiện giờ giấc cho giáo dân tham dự các lễ nghi long trọng ấy...”
Giáo dân vui vẻ nói cho ngài biết giờ giấc mọi năm của Tam Nhật thánh và trong lòng cảm thấy cha sở mới khiêm tốn gần gủi với mình...
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Các giáo dân ngồi tán dóc sau thánh lễ Chúa Nhật ở sân nhà thờ, đột nhiên cha sở xuất hiện, mọi người có chút bất ngờ tưởng rằng mình nói chuyện ồn ào, nhưng cha sở cười tươi ôn tồn hỏi:
- “Mình mới đổi về xứ, không biết mọi năm Tam Nhật thánh thì cha sở trước tổ chức như thế nào, xin các anh chị cho mình biết, và năm nay giáo xứ mình nên làm như thế nào cho tốt hơn, tiện giờ giấc cho giáo dân tham dự các lễ nghi long trọng ấy...”
Giáo dân vui vẻ nói cho ngài biết giờ giấc mọi năm của Tam Nhật thánh và trong lòng cảm thấy cha sở mới khiêm tốn gần gủi với mình...
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng hội đồng về gia đình, Đức Phanxicô đang xích ra xa Đức HY Kasper
Vũ Van An
00:33 21/03/2015
Nhà báo Sandro Magister hôm nay, 20 tháng Ba, có bài nhận định rằng Đức Phanxicô càng ngày càng nhích xa khỏi Đức Hồng Y Walter Kasper, và càng ngày càng lưu tâm tới các vị Hồng Y như Caffarra, Muller, và Sarah, tòan là những vị bênh vực giáo huấn Công Giáo về hôn nhân một cách không khoan nhượng.
Về ý tưởng cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ, Đức Phanxicô thường cho rằng việc này không giải quyết được gì. Càng không nên, khi những người này đòi hỏi nó. Vì rước lễ “không phải là một huy hiệu, một huân chương. Không”.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây nhất với Televisa, Tây Ban Nha, ngài làm nhẹ các mong chờ của một số người muốn có những thay đổi đáng kể về học lý và thực hành đối với hôn nhân, gọi các chờ mong này là “quá thổi phồng”. Ngài cũng không còn nhắc đến các chủ đề cải cách của Đức Hồng Y Walter Kasper nữa, những chủ đề được ngài ca tụng trước đây, nhưng nay xem ra muốn né tránh.
Ngược lại, trong những thời gian qua, càng ngày ngài càng chú ý tới một vị Hồng Y thần học gia khác, người chủ trương các ý niệm về “Tin Mừng hôn nhân” rất phù hợp với truyền thống: đó là Đức Hồng Y Carlo Caffarra, Tổng Giám Mục Bologna.
Là một giáo sư thần học luân lý, Đức Hồng Y Caffarra chuyên về hôn nhân, gia đình, sinh sản. Và đó là lý do Đức Gioan Phaolô II muốn ngài đứng đầu Giáo Hoàng Học Viện nghiên cứu về hôn nhân và gia đình được chính ngài khai mở năm 1981 tại Đại Học Lateran, sau thượng hội đồng năm 1980 bàn về các chủ đề này.
Bởi thế, việc loại bỏ bất cứ đại diện nào của học viện trên khỏi phiên họp thứ nhất của thượng hội đồng về gia đình năm ngoái đã gây ra sự ngỡ ngàng rất lớn vì học viện này đã phát triển ra khắp thế giới.
Nhưng nay, lỗ hổng đó đã được trám đầy, vì ngày 14 tháng Ba vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử nhiệm phó chủ tịch của viện này, Giáo Sư José Granados, làm cố vấn cho văn phòng tổng thư ký của thượng hội đồng, dự tính họp vào tháng Mười năm nay.
Còn về phần Đức Hồng Y Caffarra, nếu hội đồng giám mục Ý, vào tháng Năm này, không bầu ngài làm một trong 4 đại biểu tại thượng hội đồng, thì chắc chắn Đức Phanxicô cũng lo liệu để ngài là một trong các nghị phụ, như ngài đã làm ở thượng hội đồng vừa rồi.
Đức Tổng Giám Mục Bologna là một trong năm vị Hồng Y chống đề xuất của Đức Hồng Y Walter Kasper. Các vị đã cô đọng các suy nghĩ của mình trong cuốn “Remaining in the Truth of Christ” (Ở lại trong sự thật của Chúa Kitô) được nhà Cantagalli phát hành tại Ý trước ngày khai mạc thượng hội đồng năm 2014 và hiện được dịch sang 10 ngôn ngữ khác nhau.
Ngay từ đầu, ngài vốn là một trong những người phê bình dứt khoát và bén nhọn nhất bài diễn văn gây náo động của Đức Hồng Y Kasper tại mật nghị hội tháng Hai, năm 2014. Theo ngài, chấp nhận luận điểm này là kết liễu hoàn toàn học lý Công Giáo về tính dục con người.
Trong cuộc phỏng vấn của tờ Il Foglio, ngài nói rằng: “cho phép họ (những người ly dị tái hôn) rước lễ, là Giáo Hội đã hợp pháp hóa cuộc kết hợp thứ hai của họ. Luận lý học là thế. Nhưng nay, tôi xin hỏi, ta sẽ làm gì với cuộc hôn nhân thứ nhất? Người ta bảo cuộc hôn nhân thứ hai không phải là cuộc hôn nhân thứ hai thực sự, vì song hôn là đi ngược lại lời Chúa. Thế còn cuộc hôn nhân thứ nhất? Bị tiêu hủy chăng? Nhưng các vị giáo hoàng luôn dạy rằng quyền của vị giáo hoàng không lên tới điểm đó: Đức Giáo Hoàng không có quyền đối với một cuộc hôn nhân đã thành hiệu và hòan hợp. Giải pháp đề nghị dẫn ta tới chỗ cho rằng cuộc hôn nhân thứ nhất vẫn tồn tại, nhưng cũng có thứ sống chung thứ hai được Giáo Hội hợp pháp hóa. Do đó, đây là một cuộc thực hành tính dục nhân bản ngoài hôn nhân được Giáo Hội hợp pháp hóa. Nhưng với việc hợp pháp hóa này, cột trụ nền tảng của tín lý Giáo Hội về tính dục đã bị triệt tiêu. Nếu thế, người ta có thể hỏi: tại sao không chấp nhận những cuộc kết hợp tự do ngoài hôn nhân hay tiền hôn nhân? Và tại sao không chấp nhận các mối liên hệ giữa những người đồng tính? Đây không phải chỉ là vấn đề thực hành, nó đụng tới cả tín lý. Không thể tránh được. Người ta bảo nó không đụng tới, nhưng nó có đụng tới. Không chỉ có thế. Nó còn đưa vào một phong tục mà về lâu về dài sẽ xác định tư tưởng người ta, chứ không riêng các Kitô hữu rằng: không hề có chuyện hôn nhân bất khả tiêu một cách tuyệt đối. Và điều này rõ ràng đi ngược lại ý Chúa”.
Cũng có những sự kiện khác cho thấy càng ngày Đức Phanxicô càng nghiêng về phía những người chỉ trích quan điểm của Đức Hồng Y Kasper. Thứ nhất, ngài vẫn tín nhiệm Đức Hồng Y Gerhard L. Müller ở chức vị bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin. Vị Hồng Y này hiện được coi như người có thế giá nhất trong số năm vị Hồng Y chống lại quan điểm của Đức Hồng Y Kasper, cương quyết cảnh cáo chống lại cái “thứ lạc giáo Kytô học tế vi” kia, chuyên nhằm tách biệt tín lý khỏi thực hành mục vụ, với ảo tưởng rằng có thể thay đổi thực hành mục vụ mà không làm hại tới tín lý, đến nỗi các cuộc hôn nhân thứ hai có thể được chúc phúc trong khi vẫn giữ vững tính bất khả tiêu của hôn nhân.
Thứ hai, trong một cử nhiệm quan trọng gần đây tại giáo triều, Đức Phanxicô đã đặt đứng đầu thánh bộ thờ phượng Đức Hồng Y Robert Sarah, tác giả cuốn "Dieu ou rien. Entretien sur la foi” (Thiên Chúa hay Không Gì Cả. Cuộc Đàm Luận về Đức Tin) do nhà Fayard xuất bản tại Pháp. Trong cuốn này, ngài bác bỏ tận gốc ý niệm cho người ly dị tái hôn rước lễ, mà theo ngài, vốn là “ám ảnh của một số Giáo Hội Tây Phương muốn áp đặt cái gọi là các giải pháp ‘có trách nhiệm về thần học và thích đáng về mục vụ’ mà thực ra là đi ngược lại một cách căn để giáo huấn của Chúa Giêsu và huấn quyền của Giáo Hội”.
Hoàn toàn nhất trí với Đức Hồng Y Müller, Đức Hồng Y Sarah tuyên bố: “ý niệm bao hàm việc đặt huấn quyền vào một chiếc hộp xinh xinh và tách biệt nó khỏi thực hành mục vụ, vốn biến đổi theo hoàn cảnh, thời trang, và xung động, là một hình thức ly giáo, một bệnh lý học tâm thần phân liệt (schizophreny) đầy nguy hiểm”.
Và sau khi long trọng quả quyết: vấn đề người ly dị và tái hôn “không phải là một thách thức khẩn trương đối với các Giáo Hội Phi Châu và Á Châu”, ngài tuyên bố rằng: “Tôi long trọng quả quyết rằng Giáo Hội Phi Châu cương quyết chống lại bất cứ cuộc nổi loạn nào chống lại giáo huấn của Chúa Giêsu và của huấn quyền”.
Thực tế, các giám mục Phi Châu từ trước tới nay đã bầu các đại diện cho mình tại thượng hội đồng sắp tới các vị có cùng quan điểm bất khoan nhượng như Đức Hồng Y Sarah, ngoại trừ Đức Tổng Giám Mục Accra, Charles Palmer-Buckle, người từng cho biết ngài ủng hộ không những việc cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ, mà cả việc ly dị nữa, nhờ quyền “tháo gỡ”của Đức Giáo Hoàng.
Cũng cần nên nhớ: các chủ trương cứng rắn trên cũng là các chủ trương của các vị giám mục Đông Âu, trong đó, các giám mục Ba Lan là người dẫn đầu. Chúa Nhật 15 tháng Ba vừa qua, nhân hội nghị toàn thể, các vị này đã ra thông cáo chung bác bỏ việc cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ. Các ngài gọi đề xuất cho phép này là đề xuất của Đảng Duy Ngoại Tình.
Nguyên văn bản thông cáo chung: “Để chuẩn bị cho thượng hội đồng sắp tới tại Rôma, các giám mục đã suy nghĩ về hôn nhân và gia đình. Suy nghĩ này chứng minh tầm quan trọng của gia đình theo viễn tượng triết học, thần học và giáo luật.
“Được nhận diện một lần nữa là tầm quan trọng không thể miễn chước của bí tích hôn phối, và của gia đình đối với sự lớn mạnh của đời sống Kitô hữu bên trong Giáo Hội.
“Được nhấn mạnh là nhu cầu cổ vũ việc chăm sóc mục vụ các gia đình, là củng cố tín hữu trong việc hiểu biết và thực thi hôn nhân bí tích, được hiểu như sự kết hợp thánh thiêng và bất khả tiêu giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
“Giáo huấn và truyền thống của Giáo Hội cho thấy rằng những người đang sống trong một kết hợp không có tính bí tích là tự tước đoạt khỏi mình khả thể rước lễ.
“Việc chăm sóc mục vụ phải được cung cấp cho những người đang sống trong các cuộc kết hợp như trên dể họ duy trì được đức tin và tiếp tục sống trong cộng đồng Giáo Hội. Việc chăm sóc mục vụ cho những ai sống trong các cuộc kết hợp không có tính bí tích cũng phải tính đến trẻ em, những người có quyền được tham dự trọn vẹn vào đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội”.
Ngoài ra, còn có việc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ bầu 4 đại diện tham dự thượng hội đồng sắp tới: Joseph Kurtz, Charles Chaput, Daniel DiNardo, José H. Gómez. Người “ôn hòa” nhất trong 4 vị này là Đức Tổng Giám Mục Kurtz cũng đã không quên nhận định rằng “điều hết sức quan trọng là không có hố ngăn cách nào giữa cách ta thờ phượng, tin và cung cấp chăm sóc mục vụ. Ưu tư chính đáng là trung thực với giáo huấn của Giáo Hội, và tôi sẽ đem theo thái độ này tới thượng hội đồng”.
Về ý tưởng cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ, Đức Phanxicô thường cho rằng việc này không giải quyết được gì. Càng không nên, khi những người này đòi hỏi nó. Vì rước lễ “không phải là một huy hiệu, một huân chương. Không”.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây nhất với Televisa, Tây Ban Nha, ngài làm nhẹ các mong chờ của một số người muốn có những thay đổi đáng kể về học lý và thực hành đối với hôn nhân, gọi các chờ mong này là “quá thổi phồng”. Ngài cũng không còn nhắc đến các chủ đề cải cách của Đức Hồng Y Walter Kasper nữa, những chủ đề được ngài ca tụng trước đây, nhưng nay xem ra muốn né tránh.
Ngược lại, trong những thời gian qua, càng ngày ngài càng chú ý tới một vị Hồng Y thần học gia khác, người chủ trương các ý niệm về “Tin Mừng hôn nhân” rất phù hợp với truyền thống: đó là Đức Hồng Y Carlo Caffarra, Tổng Giám Mục Bologna.
Là một giáo sư thần học luân lý, Đức Hồng Y Caffarra chuyên về hôn nhân, gia đình, sinh sản. Và đó là lý do Đức Gioan Phaolô II muốn ngài đứng đầu Giáo Hoàng Học Viện nghiên cứu về hôn nhân và gia đình được chính ngài khai mở năm 1981 tại Đại Học Lateran, sau thượng hội đồng năm 1980 bàn về các chủ đề này.
Bởi thế, việc loại bỏ bất cứ đại diện nào của học viện trên khỏi phiên họp thứ nhất của thượng hội đồng về gia đình năm ngoái đã gây ra sự ngỡ ngàng rất lớn vì học viện này đã phát triển ra khắp thế giới.
Nhưng nay, lỗ hổng đó đã được trám đầy, vì ngày 14 tháng Ba vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử nhiệm phó chủ tịch của viện này, Giáo Sư José Granados, làm cố vấn cho văn phòng tổng thư ký của thượng hội đồng, dự tính họp vào tháng Mười năm nay.
Còn về phần Đức Hồng Y Caffarra, nếu hội đồng giám mục Ý, vào tháng Năm này, không bầu ngài làm một trong 4 đại biểu tại thượng hội đồng, thì chắc chắn Đức Phanxicô cũng lo liệu để ngài là một trong các nghị phụ, như ngài đã làm ở thượng hội đồng vừa rồi.
Đức Tổng Giám Mục Bologna là một trong năm vị Hồng Y chống đề xuất của Đức Hồng Y Walter Kasper. Các vị đã cô đọng các suy nghĩ của mình trong cuốn “Remaining in the Truth of Christ” (Ở lại trong sự thật của Chúa Kitô) được nhà Cantagalli phát hành tại Ý trước ngày khai mạc thượng hội đồng năm 2014 và hiện được dịch sang 10 ngôn ngữ khác nhau.
Ngay từ đầu, ngài vốn là một trong những người phê bình dứt khoát và bén nhọn nhất bài diễn văn gây náo động của Đức Hồng Y Kasper tại mật nghị hội tháng Hai, năm 2014. Theo ngài, chấp nhận luận điểm này là kết liễu hoàn toàn học lý Công Giáo về tính dục con người.
Trong cuộc phỏng vấn của tờ Il Foglio, ngài nói rằng: “cho phép họ (những người ly dị tái hôn) rước lễ, là Giáo Hội đã hợp pháp hóa cuộc kết hợp thứ hai của họ. Luận lý học là thế. Nhưng nay, tôi xin hỏi, ta sẽ làm gì với cuộc hôn nhân thứ nhất? Người ta bảo cuộc hôn nhân thứ hai không phải là cuộc hôn nhân thứ hai thực sự, vì song hôn là đi ngược lại lời Chúa. Thế còn cuộc hôn nhân thứ nhất? Bị tiêu hủy chăng? Nhưng các vị giáo hoàng luôn dạy rằng quyền của vị giáo hoàng không lên tới điểm đó: Đức Giáo Hoàng không có quyền đối với một cuộc hôn nhân đã thành hiệu và hòan hợp. Giải pháp đề nghị dẫn ta tới chỗ cho rằng cuộc hôn nhân thứ nhất vẫn tồn tại, nhưng cũng có thứ sống chung thứ hai được Giáo Hội hợp pháp hóa. Do đó, đây là một cuộc thực hành tính dục nhân bản ngoài hôn nhân được Giáo Hội hợp pháp hóa. Nhưng với việc hợp pháp hóa này, cột trụ nền tảng của tín lý Giáo Hội về tính dục đã bị triệt tiêu. Nếu thế, người ta có thể hỏi: tại sao không chấp nhận những cuộc kết hợp tự do ngoài hôn nhân hay tiền hôn nhân? Và tại sao không chấp nhận các mối liên hệ giữa những người đồng tính? Đây không phải chỉ là vấn đề thực hành, nó đụng tới cả tín lý. Không thể tránh được. Người ta bảo nó không đụng tới, nhưng nó có đụng tới. Không chỉ có thế. Nó còn đưa vào một phong tục mà về lâu về dài sẽ xác định tư tưởng người ta, chứ không riêng các Kitô hữu rằng: không hề có chuyện hôn nhân bất khả tiêu một cách tuyệt đối. Và điều này rõ ràng đi ngược lại ý Chúa”.
Cũng có những sự kiện khác cho thấy càng ngày Đức Phanxicô càng nghiêng về phía những người chỉ trích quan điểm của Đức Hồng Y Kasper. Thứ nhất, ngài vẫn tín nhiệm Đức Hồng Y Gerhard L. Müller ở chức vị bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin. Vị Hồng Y này hiện được coi như người có thế giá nhất trong số năm vị Hồng Y chống lại quan điểm của Đức Hồng Y Kasper, cương quyết cảnh cáo chống lại cái “thứ lạc giáo Kytô học tế vi” kia, chuyên nhằm tách biệt tín lý khỏi thực hành mục vụ, với ảo tưởng rằng có thể thay đổi thực hành mục vụ mà không làm hại tới tín lý, đến nỗi các cuộc hôn nhân thứ hai có thể được chúc phúc trong khi vẫn giữ vững tính bất khả tiêu của hôn nhân.
Thứ hai, trong một cử nhiệm quan trọng gần đây tại giáo triều, Đức Phanxicô đã đặt đứng đầu thánh bộ thờ phượng Đức Hồng Y Robert Sarah, tác giả cuốn "Dieu ou rien. Entretien sur la foi” (Thiên Chúa hay Không Gì Cả. Cuộc Đàm Luận về Đức Tin) do nhà Fayard xuất bản tại Pháp. Trong cuốn này, ngài bác bỏ tận gốc ý niệm cho người ly dị tái hôn rước lễ, mà theo ngài, vốn là “ám ảnh của một số Giáo Hội Tây Phương muốn áp đặt cái gọi là các giải pháp ‘có trách nhiệm về thần học và thích đáng về mục vụ’ mà thực ra là đi ngược lại một cách căn để giáo huấn của Chúa Giêsu và huấn quyền của Giáo Hội”.
Hoàn toàn nhất trí với Đức Hồng Y Müller, Đức Hồng Y Sarah tuyên bố: “ý niệm bao hàm việc đặt huấn quyền vào một chiếc hộp xinh xinh và tách biệt nó khỏi thực hành mục vụ, vốn biến đổi theo hoàn cảnh, thời trang, và xung động, là một hình thức ly giáo, một bệnh lý học tâm thần phân liệt (schizophreny) đầy nguy hiểm”.
Và sau khi long trọng quả quyết: vấn đề người ly dị và tái hôn “không phải là một thách thức khẩn trương đối với các Giáo Hội Phi Châu và Á Châu”, ngài tuyên bố rằng: “Tôi long trọng quả quyết rằng Giáo Hội Phi Châu cương quyết chống lại bất cứ cuộc nổi loạn nào chống lại giáo huấn của Chúa Giêsu và của huấn quyền”.
Thực tế, các giám mục Phi Châu từ trước tới nay đã bầu các đại diện cho mình tại thượng hội đồng sắp tới các vị có cùng quan điểm bất khoan nhượng như Đức Hồng Y Sarah, ngoại trừ Đức Tổng Giám Mục Accra, Charles Palmer-Buckle, người từng cho biết ngài ủng hộ không những việc cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ, mà cả việc ly dị nữa, nhờ quyền “tháo gỡ”của Đức Giáo Hoàng.
Cũng cần nên nhớ: các chủ trương cứng rắn trên cũng là các chủ trương của các vị giám mục Đông Âu, trong đó, các giám mục Ba Lan là người dẫn đầu. Chúa Nhật 15 tháng Ba vừa qua, nhân hội nghị toàn thể, các vị này đã ra thông cáo chung bác bỏ việc cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ. Các ngài gọi đề xuất cho phép này là đề xuất của Đảng Duy Ngoại Tình.
Nguyên văn bản thông cáo chung: “Để chuẩn bị cho thượng hội đồng sắp tới tại Rôma, các giám mục đã suy nghĩ về hôn nhân và gia đình. Suy nghĩ này chứng minh tầm quan trọng của gia đình theo viễn tượng triết học, thần học và giáo luật.
“Được nhận diện một lần nữa là tầm quan trọng không thể miễn chước của bí tích hôn phối, và của gia đình đối với sự lớn mạnh của đời sống Kitô hữu bên trong Giáo Hội.
“Được nhấn mạnh là nhu cầu cổ vũ việc chăm sóc mục vụ các gia đình, là củng cố tín hữu trong việc hiểu biết và thực thi hôn nhân bí tích, được hiểu như sự kết hợp thánh thiêng và bất khả tiêu giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
“Giáo huấn và truyền thống của Giáo Hội cho thấy rằng những người đang sống trong một kết hợp không có tính bí tích là tự tước đoạt khỏi mình khả thể rước lễ.
“Việc chăm sóc mục vụ phải được cung cấp cho những người đang sống trong các cuộc kết hợp như trên dể họ duy trì được đức tin và tiếp tục sống trong cộng đồng Giáo Hội. Việc chăm sóc mục vụ cho những ai sống trong các cuộc kết hợp không có tính bí tích cũng phải tính đến trẻ em, những người có quyền được tham dự trọn vẹn vào đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội”.
Ngoài ra, còn có việc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ bầu 4 đại diện tham dự thượng hội đồng sắp tới: Joseph Kurtz, Charles Chaput, Daniel DiNardo, José H. Gómez. Người “ôn hòa” nhất trong 4 vị này là Đức Tổng Giám Mục Kurtz cũng đã không quên nhận định rằng “điều hết sức quan trọng là không có hố ngăn cách nào giữa cách ta thờ phượng, tin và cung cấp chăm sóc mục vụ. Ưu tư chính đáng là trung thực với giáo huấn của Giáo Hội, và tôi sẽ đem theo thái độ này tới thượng hội đồng”.
Đức Thánh Cha viếng thăm Pompei và Scampia, Napoli
Lm. Trần Đức Anh OP
16:05 21/03/2015
Sáng thứ Bẩy 21 tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành trọn 10 tiếng đồng hồ để viếng thăm mục vụ tại Đền thánh Đức Mẹ Pompei và tổng giáo phận Napoli, nam Italia.
Chặng dừng đầu tiên là Pompei, Đền thánh Đức Mẹ quan trọng nhất ở miền nam Italia và cũng là một giám hạt do Đức Tổng Giám Mục Tommaso Caputo coi sóc, với 25 ngàn tín hữu Công Giáo, thuộc 5 giáo xứ, do 44 linh mục giáo phận và 6 linh mục dòng săn sóc và 112 nữ tu. Tiếp đến là Napoli một tổng giáo phận có gần 1 triệu 760 ngàn tín hữu Công Giáo, 287 giáo xứ với hơn 1,500 linh mục.
Cuộc viếng thăm thu hút sự chú ý nhiều của dư luận, trong số 1 ngàn ký giả đăng ký để theo dõi và tường thuật có 250 ký giả nước ngoài, đặc biệt là từ Á Căn Đình và nhiều nước Âu Châu. Theo ban tổ chức hằng triệu người tham dự các sinh hoạt trong ngày viếng thăm của Đức Thánh Cha. Cả 68 nữ tu dòng kín cũng được phép ra khỏi đan viện để tham dự thánh lễ và các cuộc gặp gỡ với ngài.
Đến Đền Đức Mẹ Pompei lúc 8 giờ sáng sau 1 giờ bay trực thăng từ Roma, Đức Thánh Cha kính viếng và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ đang trao chuỗi Mân Côi cho thánh Đa Minh và thánh nữ Catarina. Đây là ảnh Đức Mẹ làm phép lạ do cha giải tội Alberto Radente tặng cho chân phước Bartolo Longo vào năm 1875.
Đức Thánh Cha cầu nguyện trong thinh lặng và đọc một kinh ngắn trước ảnh Đức Mẹ Mân Côi do chính chân phước Bartolo Longo soạn, xin Mẹ cứu giúp các tín hữu đang sống trong lầm than, đang trải qua bao nhiêu con đường oán thù và máu đổ, bao nhiêu tình trạng nghèo cũ và mới, nhất là tội lỗi.
Sau khi chào thăm một số bệnh nhân, người khuyết tật và người nghèo, cùng với các tín hữu khác, Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng đến sân thể thao Scampía vào lúc quá 9 giờ và được Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng Giám Mục Napoli cùng với các giới chức chính quyền địa phương tiếp đón, và ngài gặp gỡ dân chúng tại Quảng trường thánh Gioan Phaolô 2 vẫn thuộc khu vực Scampía. Chính tại nơi đây 25 năm về trước, Đức Thánh Giáo Hoàng cũng đã đến viếng thăm.
Gặp gỡ dân chúng tại khu vực Scampía
Scampía là khu phố ở mạn cực bắc thành Napoli, rất đông dân cư và là nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất Italia: từ 50 tới 75% dân chúng ở tuổi làm việc, với bao nhiêu tệ nạn xã hội từ đó mà ra, nhất là tệ nạn tổ chức bất lương Camora.
Ngỏ lời với gần 10 ngàn người, cùng với các giới chức chính quyền địa phương, đại diện những người di dân, tụ tập tại Quảng trường, Đức Thánh Cha nhắc đến những vấn đề khó khăn của người dân, nhưng cũng nhấn mạnh đến niềm hy vọng. Ngài nói:
“Hành trình thường nhật tại thành phố này, với những khó khăn và cơ cực và nhiều khi bị thử thách cam go, tạo nên một nền văn hóa sự sống luôn giúp đỡ trỗi dậy sau mỗi sa ngã và làm sao để sự ác không bao giờ có tiếng nói cuối cùng. Đó chính là hy vọng, anh chị em biết rõ niềm hy vọng này là gia sản quí giá, là ”đòn bẩy của tâm hồn”, nhưng nhiều khi nó cũng phải chịu những cuộc tấn công và cướp bóc. Thực vậy ai tự ý đi theo con đường sự ác, thì cũng là người cướp mất một mảnh hy vọng của mình và của mọi người, của bao nhiêu người lương thiện và cần cù, của danh thơm tiếng tốt và nền kinh tế của thành phố này”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến tình trạng bao nhiêu người trẻ ở đây thiếu công ăn việc làm, “đó là một tiếng kêu mạnh mẽ. Vì thất nghiệp họ bị thiếu mất phẩm giá và có nguy cơ phải chịu mọi thứ bóc lột”. Ngài tố giác toan tính muốn biến khu Scampía này thành vùng đất “không thuộc một ai”, trong đó mọi giá trị bị gạt bỏ, một vùng đất ở trong tay của cái gọi là “tiểu tội phạm”. Đức Thánh Cha mạnh mẽ tố giác nạn bóc lột sức lao động như nô lệ, nạn “làm đen” làm lậu và nạn tham nhũng tại đây. Tất cả những hành động đó hoàn toàn trái ngược với Kitô giáo. Tín hữu Kitô tham nhũng là người ung thối!
Ngài không quên nhắc nhở giới chính trị hãy dấn thân phục vụ và nói rằng “chính trị tốt là một việc phục vụ con người, chính trị được thi hành trước tiên nơi bình diện địa phương, nơi là gánh nặng của những gì không được hoàn tất, những chậm trễ và thiếu sót đè nặng trực tiếp trên dân chúng và gây đau khổ nhiều nhất. Chính trị tốt là một trong những biểu hiện cao quí nhất của đức bác ái, của việc phục vụ và tình thương”.
Chặng dừng đầu tiên là Pompei, Đền thánh Đức Mẹ quan trọng nhất ở miền nam Italia và cũng là một giám hạt do Đức Tổng Giám Mục Tommaso Caputo coi sóc, với 25 ngàn tín hữu Công Giáo, thuộc 5 giáo xứ, do 44 linh mục giáo phận và 6 linh mục dòng săn sóc và 112 nữ tu. Tiếp đến là Napoli một tổng giáo phận có gần 1 triệu 760 ngàn tín hữu Công Giáo, 287 giáo xứ với hơn 1,500 linh mục.
Cuộc viếng thăm thu hút sự chú ý nhiều của dư luận, trong số 1 ngàn ký giả đăng ký để theo dõi và tường thuật có 250 ký giả nước ngoài, đặc biệt là từ Á Căn Đình và nhiều nước Âu Châu. Theo ban tổ chức hằng triệu người tham dự các sinh hoạt trong ngày viếng thăm của Đức Thánh Cha. Cả 68 nữ tu dòng kín cũng được phép ra khỏi đan viện để tham dự thánh lễ và các cuộc gặp gỡ với ngài.
Đến Đền Đức Mẹ Pompei lúc 8 giờ sáng sau 1 giờ bay trực thăng từ Roma, Đức Thánh Cha kính viếng và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ đang trao chuỗi Mân Côi cho thánh Đa Minh và thánh nữ Catarina. Đây là ảnh Đức Mẹ làm phép lạ do cha giải tội Alberto Radente tặng cho chân phước Bartolo Longo vào năm 1875.
Đức Thánh Cha cầu nguyện trong thinh lặng và đọc một kinh ngắn trước ảnh Đức Mẹ Mân Côi do chính chân phước Bartolo Longo soạn, xin Mẹ cứu giúp các tín hữu đang sống trong lầm than, đang trải qua bao nhiêu con đường oán thù và máu đổ, bao nhiêu tình trạng nghèo cũ và mới, nhất là tội lỗi.
Sau khi chào thăm một số bệnh nhân, người khuyết tật và người nghèo, cùng với các tín hữu khác, Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng đến sân thể thao Scampía vào lúc quá 9 giờ và được Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng Giám Mục Napoli cùng với các giới chức chính quyền địa phương tiếp đón, và ngài gặp gỡ dân chúng tại Quảng trường thánh Gioan Phaolô 2 vẫn thuộc khu vực Scampía. Chính tại nơi đây 25 năm về trước, Đức Thánh Giáo Hoàng cũng đã đến viếng thăm.
Gặp gỡ dân chúng tại khu vực Scampía
Scampía là khu phố ở mạn cực bắc thành Napoli, rất đông dân cư và là nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất Italia: từ 50 tới 75% dân chúng ở tuổi làm việc, với bao nhiêu tệ nạn xã hội từ đó mà ra, nhất là tệ nạn tổ chức bất lương Camora.
Ngỏ lời với gần 10 ngàn người, cùng với các giới chức chính quyền địa phương, đại diện những người di dân, tụ tập tại Quảng trường, Đức Thánh Cha nhắc đến những vấn đề khó khăn của người dân, nhưng cũng nhấn mạnh đến niềm hy vọng. Ngài nói:
“Hành trình thường nhật tại thành phố này, với những khó khăn và cơ cực và nhiều khi bị thử thách cam go, tạo nên một nền văn hóa sự sống luôn giúp đỡ trỗi dậy sau mỗi sa ngã và làm sao để sự ác không bao giờ có tiếng nói cuối cùng. Đó chính là hy vọng, anh chị em biết rõ niềm hy vọng này là gia sản quí giá, là ”đòn bẩy của tâm hồn”, nhưng nhiều khi nó cũng phải chịu những cuộc tấn công và cướp bóc. Thực vậy ai tự ý đi theo con đường sự ác, thì cũng là người cướp mất một mảnh hy vọng của mình và của mọi người, của bao nhiêu người lương thiện và cần cù, của danh thơm tiếng tốt và nền kinh tế của thành phố này”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến tình trạng bao nhiêu người trẻ ở đây thiếu công ăn việc làm, “đó là một tiếng kêu mạnh mẽ. Vì thất nghiệp họ bị thiếu mất phẩm giá và có nguy cơ phải chịu mọi thứ bóc lột”. Ngài tố giác toan tính muốn biến khu Scampía này thành vùng đất “không thuộc một ai”, trong đó mọi giá trị bị gạt bỏ, một vùng đất ở trong tay của cái gọi là “tiểu tội phạm”. Đức Thánh Cha mạnh mẽ tố giác nạn bóc lột sức lao động như nô lệ, nạn “làm đen” làm lậu và nạn tham nhũng tại đây. Tất cả những hành động đó hoàn toàn trái ngược với Kitô giáo. Tín hữu Kitô tham nhũng là người ung thối!
Ngài không quên nhắc nhở giới chính trị hãy dấn thân phục vụ và nói rằng “chính trị tốt là một việc phục vụ con người, chính trị được thi hành trước tiên nơi bình diện địa phương, nơi là gánh nặng của những gì không được hoàn tất, những chậm trễ và thiếu sót đè nặng trực tiếp trên dân chúng và gây đau khổ nhiều nhất. Chính trị tốt là một trong những biểu hiện cao quí nhất của đức bác ái, của việc phục vụ và tình thương”.
Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ cho 60 ngàn tín hữu Napoli
Lm. Trần Đức Anh OP
09:37 21/03/2015
VATICAN. Lúc 11 giờ sáng ngày 21-3-2015, ĐTC đã cử hành thánh lễ cho hơn 60 ngàn tín hữu thuộc giáo phận Napoli, trong cuộc viếng thăm của ngài tại đây.
Giã từ dân chúng tại khu vực Scampía, mạn cực bắc của thành Napli, ĐTC đã tiến về quảng trường Dân ý (Plesbicito) ở trung tâm thành Napoli, để cử hành thánh lễ lúc 11 giờ. Trong số các tín hữu hiện diện, đặc biệt cũng có gia đình Ông Mario Cuomo, thống đốc bang New York, Hoa Kỳ, là người gốc thành Napoli. Trên vòng cung quanh quảng trường, có treo các bức ảnh lớn các vị thánh và chân phước xuất thân từ tổng giáo phận Napoli.
Đồng tế với ĐTC có ĐHY Sepe, TGM sở tại, đông đảo các GM thuộc 25 giáo phận miền Campania và 300 LM.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng, sau khi nói đến sức mạnh của Lời Chúa và mời gọi các tín hữu đón nhận sức mạnh của Lời Chúa, ĐTC nhắn nhủ rằng:
”Anh chị em Napoli thân mến, anh chị em đừng để người ta cướp mất niềm hy vọng của mình! Đừng chiều theo những lời dụ dỗ kiếm tiền dễ dàng hoặc kiếm những lợi lộc bất chính. Hãy cương quyết phản ứng chống các tổ chức khai thác, bóc lột và làm hư hỏng người trẻ, người nghèo, người yếu, bằng việc buôn bán ma túy và các tội phạm khác. Ước gì nạn tham nhũng và phạm pháp không bóp méo khuôn mặt của thành phố tươi đẹp này! Giáo Hội lập lại với những kẻ phạm pháp và tất cả các kẻ đồng loã của họ rằng: Hãy hoán cải, hãy trở về với tình thương và công lý! Hãy để cho mình được lòng tư bi của Thiên Chúa tìm thấy! Với ơn Chúa tha thứ tất cả, có thể trở lại một cuộc sống lương thiện. Với nước mắt của những bà mẹ ở Napoli, hòa lẫn với nước mắt của Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa được cầu khẩn ở Piedigrotta và tại bao nhiêu thánh đường ở Napoli này, tôi xin anh chị em điều đó. Ước gì những giọt nước mắt này sẽ cho những con tim chai cứng trở nên dịu dàng và dẫn đưa tất cả trở về con đường sự thiện”.
Sau cùng ĐTC cầu mong và nguyện cầu cho thành Napoli được phục hồi, một thành có bao nhiêu tiềm năng tinh thần, văn hóa và nhân bản, nhất là có bao nhiêu khả năng yêu thương. Chính quyền, các tổ chức, các thực tại xã hội khác nhau, cùng với các công dân, tất cả cùng nhau và hòa hợp, có thể kiện tạo một tương lai tốt đẹp hơn. Tương lai của Napoli không phải là com cụm vào mình và cam chịu, nhưng là tín thác cởi mở đối với thế giới.”
Viếng thăm nhà tù Poggioreale
Sau thánh lễ, ĐTC đã đến viếng thăm nhà tù Poggioreale vào lúc quá 1 giờ trưa. Nơi đây có khoảng 1.900 tù nhân. Ngài được các vị hữu trách, cha tuyên úy nhà tù tiếp đón rồi dùng bữa với đại diện các tù nhân tại Nhà Nguyện.
Ngỏ lời với các tù nhân, ĐTC bày tỏ sự gần gũi với tất cả mọi người và nói:
”Cuộc gặp gỡ này cho tôi cơ hội biểu lộ sự gần gũi của tôi với anh chị em, và tôi đến đây để mang cho anh chị em lời và tình thương của Chúa Giêsu, Đấng đã đến trần thể để làm cho trái đất chúng ta đầy hy vọng và Chúa đã chết để cứu vớt mỗi người chúng ta.”
ĐTC nhận xét rằng ”nhiều khi anh chị em cảm thấy thất vọng, nản chí, bị mọi người bỏ rơi,. nhưng Thiên Chúa không quên các con cái của Ngài, không bao giờ bỏ rơi họ! Chúa luôn ở cạnh chúng ta, nhất là trong giờ thử thách; Ngài là người Cha giàu lòng xót thương (Ep 2,4) luôn thanh thản nhìn chúng ta với lòng từ nhân, luôn chờ đợi chúng ta với vòng tay rộng mở. Niềm chắc chắn này làm cho chúng ta tràn đầy an ủi và hy vọng, nhất là trong những lúc khó khăn và buồn sầu.”
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng ”cả khi chúng ta sai lỗi trong cuộc đời, Chúa không mệt mỏi chỉ cho chúng ta con đường trở về và gặp gỡ Ngài.. Tình thương của Chúa Giêsu đối với mỗi người chúng ta là nguồn an ủi và hy vọng... Không gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình thương của Thiên Chúa, kể cả những chấn song của nhà tù. Điều duy nhất có thể tách chúng ta ra khỏi Chúa chính là tội lỗi chúng ta. Nhưng nếu chúng ta nhìn nhận tội lỗi và xưng thú với tâm tình thống hối chân thành, thì chính tội lỗi ấy trở thành nơi gặp gỡ với Chúa, vì Chúa chính là lòng từ bi thương xót”.
ĐTC không quên kêu gọi các giới hữu trách cải tiến điều kiện sinh sống của cac tù nhân, nhiều khi họ bị giam giữ trong những tình trạng không xứng đáng với con người và sau đó họ không thể tái hội nhập vào xã hội. Nơi căn bản của xác tín và sự dấn thân ấy, có xác tín: tình thương luôn có thể biến đổi con người”.
Giã từ nhà tù, và sau khi ghé tòa TGM Napoli để nghỉ ngơi chốc lát, ĐTC đã vào Nhà thờ chính tòa kính viếng thánh tích của thánh Gennaro tử đạo. Thánh tích này là một ống đựng máu của thánh Gennaro, một năm 2 lần xảy ra phép lạ máu hóa lỏng.
Tại thánh đường, ĐTC đã gặp gỡ hàng giáo sĩ và tu sĩ lúc 3 giờ chiều, trước khi đến nhà tới nhà thờ Chúa Giêsu mới để thăm các bệnh nhân, sau cùng, ngài gặp gỡ các bạn trẻ và các gia đình vào lúc 5 giờ chiều tại khu vực Caracciolo dọc theo bờ biển. ĐTC đã giã từ Napoli lúc quá 6 giờ chiều để đáp trực thăng trở về Roma (SD 21-3-2015)
Giã từ dân chúng tại khu vực Scampía, mạn cực bắc của thành Napli, ĐTC đã tiến về quảng trường Dân ý (Plesbicito) ở trung tâm thành Napoli, để cử hành thánh lễ lúc 11 giờ. Trong số các tín hữu hiện diện, đặc biệt cũng có gia đình Ông Mario Cuomo, thống đốc bang New York, Hoa Kỳ, là người gốc thành Napoli. Trên vòng cung quanh quảng trường, có treo các bức ảnh lớn các vị thánh và chân phước xuất thân từ tổng giáo phận Napoli.
Đồng tế với ĐTC có ĐHY Sepe, TGM sở tại, đông đảo các GM thuộc 25 giáo phận miền Campania và 300 LM.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng, sau khi nói đến sức mạnh của Lời Chúa và mời gọi các tín hữu đón nhận sức mạnh của Lời Chúa, ĐTC nhắn nhủ rằng:
”Anh chị em Napoli thân mến, anh chị em đừng để người ta cướp mất niềm hy vọng của mình! Đừng chiều theo những lời dụ dỗ kiếm tiền dễ dàng hoặc kiếm những lợi lộc bất chính. Hãy cương quyết phản ứng chống các tổ chức khai thác, bóc lột và làm hư hỏng người trẻ, người nghèo, người yếu, bằng việc buôn bán ma túy và các tội phạm khác. Ước gì nạn tham nhũng và phạm pháp không bóp méo khuôn mặt của thành phố tươi đẹp này! Giáo Hội lập lại với những kẻ phạm pháp và tất cả các kẻ đồng loã của họ rằng: Hãy hoán cải, hãy trở về với tình thương và công lý! Hãy để cho mình được lòng tư bi của Thiên Chúa tìm thấy! Với ơn Chúa tha thứ tất cả, có thể trở lại một cuộc sống lương thiện. Với nước mắt của những bà mẹ ở Napoli, hòa lẫn với nước mắt của Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa được cầu khẩn ở Piedigrotta và tại bao nhiêu thánh đường ở Napoli này, tôi xin anh chị em điều đó. Ước gì những giọt nước mắt này sẽ cho những con tim chai cứng trở nên dịu dàng và dẫn đưa tất cả trở về con đường sự thiện”.
Sau cùng ĐTC cầu mong và nguyện cầu cho thành Napoli được phục hồi, một thành có bao nhiêu tiềm năng tinh thần, văn hóa và nhân bản, nhất là có bao nhiêu khả năng yêu thương. Chính quyền, các tổ chức, các thực tại xã hội khác nhau, cùng với các công dân, tất cả cùng nhau và hòa hợp, có thể kiện tạo một tương lai tốt đẹp hơn. Tương lai của Napoli không phải là com cụm vào mình và cam chịu, nhưng là tín thác cởi mở đối với thế giới.”
Viếng thăm nhà tù Poggioreale
Sau thánh lễ, ĐTC đã đến viếng thăm nhà tù Poggioreale vào lúc quá 1 giờ trưa. Nơi đây có khoảng 1.900 tù nhân. Ngài được các vị hữu trách, cha tuyên úy nhà tù tiếp đón rồi dùng bữa với đại diện các tù nhân tại Nhà Nguyện.
Ngỏ lời với các tù nhân, ĐTC bày tỏ sự gần gũi với tất cả mọi người và nói:
”Cuộc gặp gỡ này cho tôi cơ hội biểu lộ sự gần gũi của tôi với anh chị em, và tôi đến đây để mang cho anh chị em lời và tình thương của Chúa Giêsu, Đấng đã đến trần thể để làm cho trái đất chúng ta đầy hy vọng và Chúa đã chết để cứu vớt mỗi người chúng ta.”
ĐTC nhận xét rằng ”nhiều khi anh chị em cảm thấy thất vọng, nản chí, bị mọi người bỏ rơi,. nhưng Thiên Chúa không quên các con cái của Ngài, không bao giờ bỏ rơi họ! Chúa luôn ở cạnh chúng ta, nhất là trong giờ thử thách; Ngài là người Cha giàu lòng xót thương (Ep 2,4) luôn thanh thản nhìn chúng ta với lòng từ nhân, luôn chờ đợi chúng ta với vòng tay rộng mở. Niềm chắc chắn này làm cho chúng ta tràn đầy an ủi và hy vọng, nhất là trong những lúc khó khăn và buồn sầu.”
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng ”cả khi chúng ta sai lỗi trong cuộc đời, Chúa không mệt mỏi chỉ cho chúng ta con đường trở về và gặp gỡ Ngài.. Tình thương của Chúa Giêsu đối với mỗi người chúng ta là nguồn an ủi và hy vọng... Không gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình thương của Thiên Chúa, kể cả những chấn song của nhà tù. Điều duy nhất có thể tách chúng ta ra khỏi Chúa chính là tội lỗi chúng ta. Nhưng nếu chúng ta nhìn nhận tội lỗi và xưng thú với tâm tình thống hối chân thành, thì chính tội lỗi ấy trở thành nơi gặp gỡ với Chúa, vì Chúa chính là lòng từ bi thương xót”.
ĐTC không quên kêu gọi các giới hữu trách cải tiến điều kiện sinh sống của cac tù nhân, nhiều khi họ bị giam giữ trong những tình trạng không xứng đáng với con người và sau đó họ không thể tái hội nhập vào xã hội. Nơi căn bản của xác tín và sự dấn thân ấy, có xác tín: tình thương luôn có thể biến đổi con người”.
Giã từ nhà tù, và sau khi ghé tòa TGM Napoli để nghỉ ngơi chốc lát, ĐTC đã vào Nhà thờ chính tòa kính viếng thánh tích của thánh Gennaro tử đạo. Thánh tích này là một ống đựng máu của thánh Gennaro, một năm 2 lần xảy ra phép lạ máu hóa lỏng.
Tại thánh đường, ĐTC đã gặp gỡ hàng giáo sĩ và tu sĩ lúc 3 giờ chiều, trước khi đến nhà tới nhà thờ Chúa Giêsu mới để thăm các bệnh nhân, sau cùng, ngài gặp gỡ các bạn trẻ và các gia đình vào lúc 5 giờ chiều tại khu vực Caracciolo dọc theo bờ biển. ĐTC đã giã từ Napoli lúc quá 6 giờ chiều để đáp trực thăng trở về Roma (SD 21-3-2015)
Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại một nhà tù ở vùng ngoại ô Rebibbia
Đặng Tự Do
17:01 21/03/2015
Ngày 02 Tháng Tư, Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đến thăm nhà tù Rebibbia ở vùng ngoại ô nằm ở phía Đông Bắc Rôma. Lúc 5:30 ngài sẽ cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại nhà nguyện "Padre Nostro" trong khuôn viên nhà tù và rửa chân cho một số nam tù nhân trong trại Rebibbia và cả một số nữ tù nhân đến từ một nhà tù phụ nữ gần đó. Tuyên úy nhà tù Rebibbia, là cha Sandro Spriano, nói trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Vatican rằng "Chúng tôi quá đỗi hạnh phúc vì Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận lời mời tôi đã đưa ra khi tôi gặp ngài trong một Thánh Lễ tại nhà nguyện Santa Marta hồi tháng Chín năm ngoái. Ngài nói với tôi rằng nếu có thể, ngài sẽ đến vào Thứ Năm Tuần Thánh. Thực tế là ngài đã giữ lời hứa này và điều này làm cho chúng tôi rất, rất hạnh phúc: đó là một điều tuyệt vời. Chúng tôi sẽ lặp lại những kinh nghiệm của ba năm trước đây, với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, nhưng trong một bối cảnh khác.”
Theo cha Sandro Spriano, đối với các tù nhân, đây là một chuyến thăm đặc biệt. “Rõ ràng, nó cho thấy sự quan tâm của Giáo Hội trước tình trạng của họ.”
Về chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 hồi 3 năm trước, cha tuyên uý nhà tù nói: “Tôi còn nhớ rất rõ, bởi vì Đức Thánh Cha đã dành cho các tù nhận một cuộc đối thoại. Họ đặt ra những câu hỏi và nhận được những câu trả lời rất thỏa đáng của Đức Giáo Hoàng, và Đức Thánh Cha đã rất cởi mở với họ đến mức đã chia sẻ một số câu chuyện cá nhân của ngài”.
Năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ và nghi thức rửa chân tại một cơ sở phục hồi chức năng cho người già và người khuyết tật ở ngoại ô Rôma. Năm trước nữa, lần đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của mình, ngài đã đến Casal del Marmo, là một trung tâm giam giữ trẻ vị thành niên của Rôma, nơi ngài rửa chân cho các nam nữ thanh niên phạm pháp.
Các vị tiền nhiệm của ngài thường cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại Đền Thờ Thánh Phêrô hay Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô. Thực hành mới phản ảnh truyền thống của ngài tại Buenos Aires với những Thánh Lễ Tiệc Ly trong các nhà tù, bệnh viện hoặc nơi tạm trú cho người nghèo.
Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành Thánh Lễ Dầu vào sáng Thứ Năm Tuần Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô và làm phép các loại dầu sử dụng trong các bí tích tại Giáo Phận Roma.
Theo cha Sandro Spriano, đối với các tù nhân, đây là một chuyến thăm đặc biệt. “Rõ ràng, nó cho thấy sự quan tâm của Giáo Hội trước tình trạng của họ.”
Về chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 hồi 3 năm trước, cha tuyên uý nhà tù nói: “Tôi còn nhớ rất rõ, bởi vì Đức Thánh Cha đã dành cho các tù nhận một cuộc đối thoại. Họ đặt ra những câu hỏi và nhận được những câu trả lời rất thỏa đáng của Đức Giáo Hoàng, và Đức Thánh Cha đã rất cởi mở với họ đến mức đã chia sẻ một số câu chuyện cá nhân của ngài”.
Năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ và nghi thức rửa chân tại một cơ sở phục hồi chức năng cho người già và người khuyết tật ở ngoại ô Rôma. Năm trước nữa, lần đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của mình, ngài đã đến Casal del Marmo, là một trung tâm giam giữ trẻ vị thành niên của Rôma, nơi ngài rửa chân cho các nam nữ thanh niên phạm pháp.
Các vị tiền nhiệm của ngài thường cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại Đền Thờ Thánh Phêrô hay Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô. Thực hành mới phản ảnh truyền thống của ngài tại Buenos Aires với những Thánh Lễ Tiệc Ly trong các nhà tù, bệnh viện hoặc nơi tạm trú cho người nghèo.
Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành Thánh Lễ Dầu vào sáng Thứ Năm Tuần Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô và làm phép các loại dầu sử dụng trong các bí tích tại Giáo Phận Roma.
Phép lạ máu thánh trở thành lỏng xảy ra cho ĐTC Phanxicô tại Napoli
Trần Mạnh Trác
18:58 21/03/2015
Theo tin từ Ý truyền đi, bình máu thánh đã khô cứng cuả thánh Januarius, vị giám mục tử đạo và là thánh quan thày cuả thành Napoli, đã chảy ra thành thể lỏng trong lúc ĐTC đọc lời ban phép lành với bình máu thánh.
Hiện tượng máu hoá lỏng cuả thánh Januarius vẫn thường xuyên xảy ra ba lần mỗi năm trước sự chứng kiến cuả hàng ngàn khách hành hương, một là vào ngày 19 tháng 9, tức là ngày lễ cuả thánh Januarius, một nữa vào ngày 16 tháng 12, là ngày lễ quan thầy cuả thành Napoli và lần thứ 3 vào ngày thứ Bảy trước Chuá Nhật thứ nhất tháng 5, là dịp kỷ niệm xương và máu thánh được đưa về đây.
Thánh Januarius là vị giám mục cuả thành phố Napoli, đã chiụ tử đạo dưới những cuộc bách hại kinh hoàng cuả hoàng đế Diocletian diễn ra từ cuối thế kỷ thứ 3 cho tới đầu thế kỷ thứ 4 (Chấm dứt năm 305).
Trước đây bình máu cũng đã từng hoá lỏng trong một dịp khác, đó là dịp tông du cuả một vị giáo hoàng, vào năm 1848 khi Đức Giáo Hoàng Piô IX tới thăm nơi đây.
Đó là dịp duy nhất đã xảy ra cho một vị giáo hoàng bởi vì những cuộc thăm viếng sau này của đức Gioan Phaolo II (1979) và cuả đức Benedictô XVI (2007) đã không có sự lạ nào xảy ra cả.
Vào ngày 21 tháng 3 này, sau khi triều yết các tu sĩ và chủng sinh xong, ĐTC Phanxicô đã nâng bình máu thánh lên để ban phép lành cho cử toạ thì hiện tượng hoá lỏng xảy ra. Trước lúc đó, khi đức Hồng Y Crescenzio Sepe trao cho Ngài bình máu thánh thì máu vẫn còn đông cứng và đọng vào một bên cuả chiếc bình, nhưng khi ĐTC trao lại cho ĐHY, thì ĐHY quan sát và kêu lên: "Thưa ĐTC, có vẻ như Thánh yêu ĐTC lắm, vì máu đã lỏng ra được một nửa rồi."
Người ta biết rằng những hiện tượng hoá lỏng cuả bình máu thường cần một thời gian dài khoảng một vài phút trước khi toàn bộ khối máu đông mới hoá lỏng ra hết.
Cho nên chỉ trong một khoảng khắc cuả một nghi thức ban phép lành mà đã chảy ra được nột nửa rồi thì phải kể là một hiện tượng chớp nhoáng. Tuy thế, ĐTC Phanxicô vẫn khiêm nhượng pha trò làm cho cử toạ đứng quanh phài cười ồ lên:" Không phải đâu, vị Thánh chỉ yêu chúng ta có một ít thôi vì chúng ta còn cần phải cải thiện thêm nhiều hơn nữa".
Xin xem video CTV ở phút 1:05:13-1:05:35
Youtube:
https://www.youtube.com/watch?v=MAoWWxyRkEc
Bộ Phụng Tự bác bỏ khả năng dùng bản dịch tiếng Anh Sách Lễ Rôma năm 1998
Đặng Tự Do
20:09 21/03/2015
Tổng Thư ký của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã bác bỏ khả năng sử dụng bản dịch tiếng Anh Sách Lễ Rôma đã được Ủy ban Quốc tế về Anh ngữ trong phụng vụ, gọi tắt là ICEL, đưa ra vào năm 1998, nhưng cuối cùng không được Tòa Thánh phê chuẩn.
Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche nói với tờ The Tablet rằng Tòa Thánh đã có bản dịch mới "thể hiện sự thống nhất trong toàn bộ Giáo Hội." Ngài bác bỏ những lời kêu gọi của một số chuyên viên Phụng Vụ đang kêu gọi quay lại bản dịch cũ hồi năm 1998.
Bản dịch Anh ngữ Sách Lễ Rôma năm 1998 bị nhiều người chỉ trích là không sát với ngôn ngữ Latin gốc của phụng vụ. ICEL đã sửa đổi bản dịch này sau khi Tòa Thánh công bố Sách Lễ Rôma mới và những nguyên tắc hướng dẫn xác định những chuẩn mực phải theo của một bản dịch chính xác.
Trước khi được đề cử là Tổng Thư ký của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Đức Tổng Giám mục Roche đã là chủ tịch của ICEL, và đã giám sát việc dịch thuật bản dịch mới.
Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche nói với tờ The Tablet rằng Tòa Thánh đã có bản dịch mới "thể hiện sự thống nhất trong toàn bộ Giáo Hội." Ngài bác bỏ những lời kêu gọi của một số chuyên viên Phụng Vụ đang kêu gọi quay lại bản dịch cũ hồi năm 1998.
Bản dịch Anh ngữ Sách Lễ Rôma năm 1998 bị nhiều người chỉ trích là không sát với ngôn ngữ Latin gốc của phụng vụ. ICEL đã sửa đổi bản dịch này sau khi Tòa Thánh công bố Sách Lễ Rôma mới và những nguyên tắc hướng dẫn xác định những chuẩn mực phải theo của một bản dịch chính xác.
Trước khi được đề cử là Tổng Thư ký của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Đức Tổng Giám mục Roche đã là chủ tịch của ICEL, và đã giám sát việc dịch thuật bản dịch mới.
Top Stories
Pope Francis in Scampia: Good politics against the stink of corruption
Vatican Radio
16:34 21/03/2015
(Scampia 2015-03-21) Pope Francis has spoken out against the ‘stink of a corrupt society’ that leaves young people pray to exploitation in the workplace, marginalizes immigrants and corrodes hope in society.
Continuing his whirlwind trip to Pompeii and Naples, Pope Francis on Saturday morning arrived in Scampia, an impoverished neighourhood close to Naples where he received a rapturous welcome from the community there in John Paul II Square. It is an area, which Cardinal Cresenzio Sepe described in his address to the Pope during this visit, as a suburb of Naples, which despite its many problems is rich in resources, especially the Parishes that are committed to spreading the Gospel.
The Holy Father heard from three representatives who included Corazon, an immigrant from the Philippines. She told the Pope she was speaking on behalf of those from his community that are immigrant those who are homeless and he asked Pope Francis to be an authentic voice them.
The Pope also heard from Michele, who spoke to him about the despair of those who can’t find work. He told the Holy Father there are less and less people in his community who have a job before adding that, “we need to believe in the sacredness of work.”
Speaking on behalf of the Prosecutors of Naples, Antonio Bonajuto, President of the Court of Appeal of Naples addressed the Pope describing the effects of corruption in society there saying, “it invalidates public ethics and generates juvenile delinquency, despair and death.” He then appealed to Pope Francis saying, “Indicate to us, Your Holiness, a path of hope to sustain the commitment of all those who pursue law and justice… To these three speakers the Pope offered words of hope and encouragement. Below a Vatican Radio translation of Pope Francis’ responses:
A heritage of hope in the face of evil
"I wanted to start my visit to Naples from here from this periphery. I greet you all and thank you for your warm welcome! We can really see that Neapolitans are not cold people"
"You belong to a people with a long, complex and dramatic history. Life in Naples has never been easy, but it has never been sad! This is your greatest asset. Daily life in this city, with its difficulties and its hardships and sometimes its trials, produces a culture of life that always helps people to pick themselves up again after every fall, and to ensure that evil never has the last word. This is a beautiful challenge: no, never let evil have the last word. It is this hope, as you well know, this great heritage, this ‘raising of the soul', which is so precious, but also exposed to assaults and theft. We all know, those who voluntarily take the path of evil steal a piece of hope, earn a little something but steal hope from themselves, from others, from society. The path of evil is one that always steals hope and also robs honest and hardworking people, as well as the good reputation of this city, it
We are all immigrants
Responding to the words of a Filipino immigrant, the Pope said: "I would like to speak to the sister who spoke on behalf of immigrants and the homeless. She asked for a word to ensure that migrants are children of God and citizens. But must we arrive at this point? Are migrants second-class humans? We have to feel that our migrant brothers and sisters are citizens, are like us, God's children, they are migrants like us, because we are all migrants bound for another country, no? And maybe we will all get there? And nobody will be lost on the way! We are all immigrants, all children of God, children of God who has put us all on a journey, everyone. You cannot say: 'But migrants are like this ... We are not. .. '. No! We are all immigrants, we are all on a journey, everyone. And this word is not written in a book, that we are all migrants; it is written in our flesh, eh? In our flesh, in our way of life, and it assures us that in Jesus that we are all children of God, loved children, wanted children, saved children. Think of that! We are all immigrants on the journey of life. None of us have a fixed abode in this land! We all have to leave. And all we have to leave to find God! One before and the other after, or as that old man said, that crafty old man: 'Yes, yes, all! You go on ahead, I will go last! '. All of us, all, we all have to leave”.
The battle against black market labor
Responding to the words of an unemployed man, the Pope said: "Then there were the words of the worker. And I also thank him, because of course I wanted to touch this point, which is a negative sign of our times. Especially the lack of jobs for young people. But you think young people aged 25 years and under, more than 40 percent have no work! But this is serious! What does a young unemployed person do? What is the future? What path can they choose in life? And this is a responsibility not only of the city, not only of the country, but the world! Why? Because there is an economic system that is denying people and now it is the young people’s turn to be discarded, that is without jobs. And this is serious! Why? - 'But father, there are the works of charity, there are voluntary services, there is Caritas, there is this center, there's that club, which feeds ... '. But the problem is not eating, the most serious problem is that it does not give them the chance to bring the bread home, to earn it! And when you do not earn your daily bread, you lose your dignity! And this lack of work steals dignity. We have to struggle with this, we have to defend our dignity as citizens, men, women, youth. And this is the drama of our time. We must not remain silent. And also part-time work. What do I mean by this? The exploitation of people in the workplace! A few weeks ago, a girl who needed work found a job in a tourist agency and these were the conditions: 11 hours of work, 600 Euros per month with no contribution for her pension. 'Oh, but it's just 11 hours! If you do not like it, look at the queue of people who are waiting for the job! '. This is called slavery, this is called exploitation, this is not human, this is not Christian. And if the person who does this says he is Christian, he is a liar, it is not true, he is not Christian. Even the exploitation of black market labor, where you make people work without a contract, with nothing, and you pay them what you want, this is exploitation of people. Without contributions for their pension or healthcare: 'Ah, I do not care'. I understand you well, brother, I understand you well and thank you for saying what you said. We must resume the fight for our dignity, which is the struggle to seek, to find, to rediscover opportunities to bring home the bread! This is our battle".
The stink of corruption
Finally responding to the words of an Appeals Court prosecutor, the Pope said: "He used a beautiful expression 'path of hope' and remembered a saying of St. John Bosco: 'good Christians and honest citizens', aimed at children and young people. The path of hope for the children, those who are here and everyone is first and foremost that of education, but a real education, the path to educate for a future, and this prevents and helps people to move forward. But he said a word in passing that I would like to take up, a word that is used a lot today, the judge said 'corruption', 'corruption'. But, tell me, if we close the door to immigrants, if we take away people’s work and their dignity, what do you call this? It's called corruption! It's called corruption and we all have the opportunity to be corrupt, none of us can say, I'll never be corrupt. No! It is a temptation, it is slipping, there, there, there, into an easy business, into delinquency, into criminality, into the exploitation of people. How much corruption there is in the world. It is a word that if we study it a bit', is bad, no? Because corruption is a dirty thing! If we find a dead animal and is corrupted, , it's ugly. But it also 'stinks', corruption 'stinks'! A corrupt society stinks! A Christian who allows corruption to enter is not Christian, they stink! I Got It? My presence is meant to be an impetus to a journey of hope, rebirth and recovery that is already underway. I know the generous and effective commitment of the Church, present with its community and its services at the very heart of the reality of Scampia; as well as the continued mobilization of voluntary groups, whose help is never lacking. I also encourage the presence and active involvement of the city government, because a community cannot progress without their support, especially in times of crisis and in the presence of difficult and sometimes extreme social situations. 'Good politics' is a service to people, which is exercised primarily at a local level, where the weight of failures, delays, real omission is more direct and hurts more. Good politics is one of the highest expressions of charity, service, and love. Do good politics, but among you all: politics concerns everyone! Good politics depends on you all".
Continuing his whirlwind trip to Pompeii and Naples, Pope Francis on Saturday morning arrived in Scampia, an impoverished neighourhood close to Naples where he received a rapturous welcome from the community there in John Paul II Square. It is an area, which Cardinal Cresenzio Sepe described in his address to the Pope during this visit, as a suburb of Naples, which despite its many problems is rich in resources, especially the Parishes that are committed to spreading the Gospel.
The Holy Father heard from three representatives who included Corazon, an immigrant from the Philippines. She told the Pope she was speaking on behalf of those from his community that are immigrant those who are homeless and he asked Pope Francis to be an authentic voice them.
The Pope also heard from Michele, who spoke to him about the despair of those who can’t find work. He told the Holy Father there are less and less people in his community who have a job before adding that, “we need to believe in the sacredness of work.”
Speaking on behalf of the Prosecutors of Naples, Antonio Bonajuto, President of the Court of Appeal of Naples addressed the Pope describing the effects of corruption in society there saying, “it invalidates public ethics and generates juvenile delinquency, despair and death.” He then appealed to Pope Francis saying, “Indicate to us, Your Holiness, a path of hope to sustain the commitment of all those who pursue law and justice… To these three speakers the Pope offered words of hope and encouragement. Below a Vatican Radio translation of Pope Francis’ responses:
A heritage of hope in the face of evil
"I wanted to start my visit to Naples from here from this periphery. I greet you all and thank you for your warm welcome! We can really see that Neapolitans are not cold people"
"You belong to a people with a long, complex and dramatic history. Life in Naples has never been easy, but it has never been sad! This is your greatest asset. Daily life in this city, with its difficulties and its hardships and sometimes its trials, produces a culture of life that always helps people to pick themselves up again after every fall, and to ensure that evil never has the last word. This is a beautiful challenge: no, never let evil have the last word. It is this hope, as you well know, this great heritage, this ‘raising of the soul', which is so precious, but also exposed to assaults and theft. We all know, those who voluntarily take the path of evil steal a piece of hope, earn a little something but steal hope from themselves, from others, from society. The path of evil is one that always steals hope and also robs honest and hardworking people, as well as the good reputation of this city, it
We are all immigrants
Responding to the words of a Filipino immigrant, the Pope said: "I would like to speak to the sister who spoke on behalf of immigrants and the homeless. She asked for a word to ensure that migrants are children of God and citizens. But must we arrive at this point? Are migrants second-class humans? We have to feel that our migrant brothers and sisters are citizens, are like us, God's children, they are migrants like us, because we are all migrants bound for another country, no? And maybe we will all get there? And nobody will be lost on the way! We are all immigrants, all children of God, children of God who has put us all on a journey, everyone. You cannot say: 'But migrants are like this ... We are not. .. '. No! We are all immigrants, we are all on a journey, everyone. And this word is not written in a book, that we are all migrants; it is written in our flesh, eh? In our flesh, in our way of life, and it assures us that in Jesus that we are all children of God, loved children, wanted children, saved children. Think of that! We are all immigrants on the journey of life. None of us have a fixed abode in this land! We all have to leave. And all we have to leave to find God! One before and the other after, or as that old man said, that crafty old man: 'Yes, yes, all! You go on ahead, I will go last! '. All of us, all, we all have to leave”.
The battle against black market labor
Responding to the words of an unemployed man, the Pope said: "Then there were the words of the worker. And I also thank him, because of course I wanted to touch this point, which is a negative sign of our times. Especially the lack of jobs for young people. But you think young people aged 25 years and under, more than 40 percent have no work! But this is serious! What does a young unemployed person do? What is the future? What path can they choose in life? And this is a responsibility not only of the city, not only of the country, but the world! Why? Because there is an economic system that is denying people and now it is the young people’s turn to be discarded, that is without jobs. And this is serious! Why? - 'But father, there are the works of charity, there are voluntary services, there is Caritas, there is this center, there's that club, which feeds ... '. But the problem is not eating, the most serious problem is that it does not give them the chance to bring the bread home, to earn it! And when you do not earn your daily bread, you lose your dignity! And this lack of work steals dignity. We have to struggle with this, we have to defend our dignity as citizens, men, women, youth. And this is the drama of our time. We must not remain silent. And also part-time work. What do I mean by this? The exploitation of people in the workplace! A few weeks ago, a girl who needed work found a job in a tourist agency and these were the conditions: 11 hours of work, 600 Euros per month with no contribution for her pension. 'Oh, but it's just 11 hours! If you do not like it, look at the queue of people who are waiting for the job! '. This is called slavery, this is called exploitation, this is not human, this is not Christian. And if the person who does this says he is Christian, he is a liar, it is not true, he is not Christian. Even the exploitation of black market labor, where you make people work without a contract, with nothing, and you pay them what you want, this is exploitation of people. Without contributions for their pension or healthcare: 'Ah, I do not care'. I understand you well, brother, I understand you well and thank you for saying what you said. We must resume the fight for our dignity, which is the struggle to seek, to find, to rediscover opportunities to bring home the bread! This is our battle".
The stink of corruption
Finally responding to the words of an Appeals Court prosecutor, the Pope said: "He used a beautiful expression 'path of hope' and remembered a saying of St. John Bosco: 'good Christians and honest citizens', aimed at children and young people. The path of hope for the children, those who are here and everyone is first and foremost that of education, but a real education, the path to educate for a future, and this prevents and helps people to move forward. But he said a word in passing that I would like to take up, a word that is used a lot today, the judge said 'corruption', 'corruption'. But, tell me, if we close the door to immigrants, if we take away people’s work and their dignity, what do you call this? It's called corruption! It's called corruption and we all have the opportunity to be corrupt, none of us can say, I'll never be corrupt. No! It is a temptation, it is slipping, there, there, there, into an easy business, into delinquency, into criminality, into the exploitation of people. How much corruption there is in the world. It is a word that if we study it a bit', is bad, no? Because corruption is a dirty thing! If we find a dead animal and is corrupted, , it's ugly. But it also 'stinks', corruption 'stinks'! A corrupt society stinks! A Christian who allows corruption to enter is not Christian, they stink! I Got It? My presence is meant to be an impetus to a journey of hope, rebirth and recovery that is already underway. I know the generous and effective commitment of the Church, present with its community and its services at the very heart of the reality of Scampia; as well as the continued mobilization of voluntary groups, whose help is never lacking. I also encourage the presence and active involvement of the city government, because a community cannot progress without their support, especially in times of crisis and in the presence of difficult and sometimes extreme social situations. 'Good politics' is a service to people, which is exercised primarily at a local level, where the weight of failures, delays, real omission is more direct and hurts more. Good politics is one of the highest expressions of charity, service, and love. Do good politics, but among you all: politics concerns everyone! Good politics depends on you all".
Pope Francis calls Naples to 'redemption'
Vatican Radio
16:57 21/03/2015
(Naples 2015-03-21) Pope Francis celebrated the Eucharist in Naples on Saturday morning. Tens of thousands of people packed into Piazza del Plebiscito, a main square of the southern Italian city, for the open-air Mass. Large tapestries of local saints decorated the square.
During his homily, the Pope called on the city’s residents to embrace the Words of Jesus and to work together for “redemption for Naples.” He also called to conversion all those who lead criminal and corrupt lives.
“Dear Neapolitans, do not allow hope to be stolen from you,” he said. “Do not give in to the lure of easy money or dishonest income. React firmly to organizations that exploit and corrupt the young, the poor and the weak, with the cynical drug trade and other crimes. May corruption and delinquency do not disfigure the face of this beautiful city.”
“To criminals and all their accomplices, the Church repeats: convert to love and justice! Allow yourselves to find the mercy of God! With the grace of God, who forgives all, it is possible to return to an honest life,” he said. Below is the Vatican Radio translation of the Pope’s complete homily:
The Gospel we have heard presents us with a scene set in the Temple of Jerusalem, at the height of the Jewish Feast of Tabernacles, after which Jesus proclaimed a great prophecy revealing himself as the source of “living water,” that is, the Holy Spirit (cf. Jn 7:37-39). Then the people, very impressed by him, began to speak about Him – even today, people speak about him. Some were excited and said, "He is really the prophet" (v. 40). Someone even affirmed, "This man is the Christ!" (v. 41). But others were opposed because, they said, the Messiah does not come from Galilee, but from the seed of David, Bethlehem; and so, without knowing it, they confirmed the identity of Jesus.
The chief priests had sent officers to arrest him, as occurs in dictatorships, but they return empty-handed and say, "No man ever spoke like that!" (v. 45). Here is the voice of truth that resonates in those simple men.
The Word of the Lord, yesterday like today, always causes a division–the word of God always divides–between those who welcome it and those who reject it. Sometimes, it sparks an interior conflict in our hearts; this happens when we perceive the attractiveness, beauty and truth of Jesus' words, but at the same time we reject them because they are challenging, they put us in difficulty, and cost us too much to observe.
Today I came to Naples to proclaim together with you: Jesus is Lord! I do not want to say it alone. I want to hear you say it. (Jesus is Lord!) Once again. (Jesus is Lord!) Nobody speaks like him! He alone has the words of mercy that can heal the wounds of our heart. He alone has the words of eternal life (cf. Jn 6:68).
The Word of Christ is powerful: it does not have the power of the world, but that of God, which is strong in humility, even in weakness. Its power is that of love—that is the power of the Word of God—a love that knows no bounds, a love that makes us love others before ourselves. The Word of Jesus, the Holy Gospel, teaches that true blesseds are the poor in spirit, the non-violent, the meek, those who work for peace and justice. This is the force that changes the world! This is the Word that gives strength and that can change the world. There is no other way to change the world.
The Word of Christ wants to reach everyone, especially those who live in the peripheries of existence, that they may find in him the centre of their lives and the source of hope. And we, who have had the grace to receive this Word of Life—it is a grace to receive the Word of God—we are called to go, to step out of our fences and, with missionary zeal, to bring to everyone the mercy, tenderness and friendship of God. This work belongs to everyone but in a special way to you, priests: bring mercy, forgiveness, peace, joy, in the sacraments, in listening, so that the people of God can find in you merciful men, like Jesus.
At the same time, each parish and each ecclesial reality must become a sanctuary for those seeking God and a welcoming home for the poor, the elderly and those in need. To go and to welcome: this is how the heart of Mother Church, and the heart of all her children, beats. Go, welcome. Go, seek. Go, bring love, mercy and tenderness.
When hearts open to the Gospel, the world begins to change and humanity rises again! If we welcome, and live every day, the Word of Jesus, we rise with him.
This Lent, as we walk towards Easter, this message echoes in the Church: that in all the people of God is rekindled the hope of rising with Christ, our Saviour. May the grace of this Easter not come in vain for the people of God in this city! May the grace of the Resurrection be welcomed by each of you, so that Naples is full of the hope of Christ, the Lord! Hope, open to hope. I say to everyone, especially to you young people: open yourselves to the power of the Risen Jesus and you will bear the fruits of new life in this city—the fruits of sharing, reconciliation, service, brotherhood. Allow yourselves to be enveloped, embraced by his mercy, by the mercy of Jesus that only Jesus can bring.
Dear Neapolitans, be open to hope and do not allow hope to be stolen from you! Do not give in to the lure of easy money or dishonest income. This may be bread for today but hunger for tomorrow. It cannot bring you anything. React firmly to organizations that exploit and corrupt the young, the poor and the weak, with the cynical drug trade and other crimes. Do not allow hope to be stolen from you. Do not allow your youth to be exploited by these people.
May corruption and delinquency not disfigure the face of this beautiful city! Moreover, may it not disfigure the joy of your Neapolitan hearts. To criminals and all their accomplices, today as a brother, I repeat: convert to love and justice! Allow yourselves to find the mercy of God! Know that Jesus is looking for you to embrace you, to love you more. With the grace of God, who forgives all, it is possible to return to an honest life. Even the tears of the mothers of Naples, mixed with those of Mary, the heavenly Mother invoked in Piedigrotta and in many churches of Naples, ask this of you. These tears melt the hardness of hearts and lead all back on the path of goodness.
Today, spring begins, and spring brings hope. It is a time of hope. And it is time for redemption for Naples: this is my wish and my prayer for a city that has so much spiritual, cultural and human potential, and above all a great capacity to love. The authorities, institutions, various social realities and citizens, united and in accord, can build a better future. The future of Naples is not to be resigned and to fold in on itself—this is not your future—but the future of Naples is to open itself up with trust to the world. In the mercy of Christ, who makes all things new, this city can find the strength to go forward with hope, strength for so many lives, so many families and communities. To hope is already to resist evil. To hope is to see the world through the eyes and heart of God. To hope is to bet on the mercy of God, who is Father and always forgives and forgives everything.
God, the source of our joy and the reason for our hope, lives in our cities. God lives in Naples. God lives in Naples. May his grace and his blessing sustain you on your journey in faith, in charity and in hope, your good intentions and your plans for moral and social redemption. We have altogether proclaimed Jesus as Lord. I would like everyone to repeat it again, three times. (Jesus is Lord! Jesus is Lord! Jesus is Lord!) And may Mary accompany you!
Meeting with clergy and religious
Pope Francis spoke of the ‘terrorism of gossip’ as the biggest sign of the devils work in a meeting with priests, religious and seminarians at Naples Cathedral Saturday.
The Gothic ‘Duomo’ – home to the much revered relic of St. Januarius patron Saint of Naples - was the setting for Pope Francis’ first appointment of the afternoon.
He was welcomed by Cardinal Crescenzio Seppe, the Archbishop of Naples and then surrounded by an enthusiastic group of cloistered nuns who had been given special permission to attend the encounter.
The spontaneity of the cloistered set the tone for a convivial meeting, so much so, that in what has become a classic move, Pope Francis began saying "I prepared a speech, but speeches are boring” before launching into a forty minute off-the-cuff reflection on priestly and religious life.
Pope Francis reminded the priests, religious, seminarians and deacons present to put Jesus at the center of their life and not personal problems with their bishop, other priests or members of their community. He said “If the center of your life is someone you have a problem with, you'll have no joy” and when there's no joy in life of priest or nun, ‘people can smell it’.
To seminarians, he said “If Jesus isn't center of your life, postpone ordination”, while he urged religious men and women to nurture a deep relationship with Mary saying “if you don't know the Mother, you won't know Son”.
Pope Francis also spoke of the danger of attachment to worldly goods. He said when priests or nuns are attached to money, they unconsciously prefer people with money. Here, in a humorous aside, the Pope told the story of one nun so attached to money that when she fainted someone suggested putting 100 pesos under her nose to wake her up. Instead, ordained and consecrated must always have a preferential option for the poor.
Pope Francis also tested those present asking how many could remember the corporal and spiritual works of mercy. Too many of us can't, he said. He spoke of a convent that remodeled and put TVs in every room, which hindered community life.
“Community life isn't easy” Pope Francis admitted. Often because “the devil sows jealously” which is revealed in the ‘terrorism of gossip’, that can destroy others. This, he stated “is the greatest sign of the devil's work”.
But all of these dangers can be avoided by three simple things, Pope Francis concluded: Adoration, love of the Church and apostolic zeal. Warning that the Church isn't an NGO, Pope Francis said "I leave you with three things: adore Jesus, love the Church, be a missionary”.
The encounter concluded with the veneration of the relics of St. Januarius, a vile of dried blood which each March 19th on the Feast of the great patron is moved, liquefies and visibly flows again. It has become inseparable in popular imagination with good fortune.
As the Pope kissed the reliquary, cardinal Sepe announced the blood of St Januarius "is already halfway liquefied". To which Pope Francis calmly responded if the blood only half liquefied it means the Saint thinks we're only half converted. "We must keep going."
Following his encounter with the clergy and religious of Naples, Pope Francis held a closed door encounter with the sick and disabled in the Jesuit Church in Naples.
Pope to detainees: God never abandons his children
Following the celebration of Mass with thousands of faithful at Plebiscito Square, Pope Francis made his way to the Giuseppe Salvia Detention Center of Poggioreale in Naples.
The Pope was welcomed to the center by Antonio Fullone, director of the Detention Center and it’s chaplain, Fr. Franco Esposito.
The highlight of the visit came as he shared lunch with 120 inmates of the prison. His 12 table guests included an Argentinean and the overseer of the prison, some of whom were given the opportunity to ask the Holy Father a few questions.
For his part, the Holy Father addressed the detainees, expressing his happiness at being able to visit them.
He spoke at length with them and engaged in a spontaneous "off-the.cuff" conversation.
In his prepared remarks that were handed to those present, the Pope said he came to bring them “the love of Jesus” who came to the world save everyone.
“At times you may feel disappointed, discouraged, abandoned by all, but God does not forget his children, He never abandons them!” he said. “He is always at our side, especially in times of trial; He is a Father who is "rich in mercy", who always turns towards us his serene and benevolent gaze, always waiting for us with open arms.”
The Holy Father went on to encourage the prisoners, saying that no matter what mistakes they committed in life, the Lord never tires of showing them the path that leads to Him and that “not even jail bars” can separate them from God’s love.
“The only thing that can separate us from Him is our sin, but if we recognize Him and confess with sincere repentance, that very sin becomes the place of encounter with Him, because He is mercy” he said.
Acknowledging the many letters he receives from prisoners around the world, the Pope sympathized with them and the undignified conditions many find themselves in.
However, he also praised the work of the directors, chaplains, educators and pastoral workers who remain close to them. He also called for the development of a positive experience in prison life so that, once freed, detainees can contribute to both society and the Church.
Concluding his remarks, Pope Francis called on the prisoners to live every day in God’s presence. “Even in the midst of so many problems, even serious ones, let us not lose our hope in the infinite mercy of God and in His providence,” he said.
Pope Francis in Naples: Meeting with youth
Pope Francis denounced a hidden euthanasia of elderly telling thousands of young people gathered on Naples waterfront that family affection is the best medicine for the elderly, solitude their worst poison.
Some 100 thousand young people gathered on Naples waterfront in what was Pope Francis’ last appointment on his busy one day pastoral visit to the southern Italian Campania region.
Greeted to cheers shouted in the local dialect on arriving on the stage the Pope took the microphone to encourage the crowd to shout the name of Jesus and proclaim their faith in Him and not that of the Pope.
Then in what has become the Pope’s preferred form of encounter, people were invited to pose questions for him to answer. As he responded to the first question on how to recognize God in today’s world, he apologized for reaming seated, confessing his tiredness after a hectic day.
“Our God is a God of words, gestures and silences”, he replied pointing to the parable of the Good Shepherd. He is a God who knows us better then we know ourselves, who speaks to us in the silence of our hearts. But God can’t speak to us if we are not silent, if we do not silently gaze at the Crucifix. We can draw near to the silence of God by contemplating Christ crucified abandoned.
God did create us to be happy, but that does not mean that everything in life will be perfect if we believe in Him. The Pope said one of the great silences of God regards why do children suffer. We can't always understand the silence of God, so "we have to get closer to Christ on the cross”.
The second question, posed by an elderly women, was about the integration of the elderly into society today so they are not left alone or abandoned.
In his response Pope Francis roundly condemned the throw away culture of today with discards not only the elderly but also children and the unborn, which considers children useless and the affection of a cat or dog preferable.
He also clearly condemned a society which sees euthanasia as a solution to the ills of old age. However, not just ‘technical euthanasia’ administered with an injection, the Pope also spoke of a ‘hidden euthanasia’, when old people are denied medicine, food, the affection of their family. Solitude, said Pope Francis is the great poison of the old. And he urged all present with elderly parents to examine their conscience, and think of when was the last time they phoned or visited them.
The Third question regarded ideological attacks on family, to which Pope Francis replied "The family is in crisis. It's true. But it's not new. He said marriage and family life isn't like learning a language – eight lessons and you're fluent. It takes time. And must be well prepared. Above all he concluded it requires the witness of married couples, who can teach young people how to face and resolve problems together.
Taking his leave of the crowds as the sun set over the Bay of Naples, the Pope said that youth and elderly must remain united. The youth have the strength. The elderly have the memory and the wisdom.
“Today is the first day of Spring. Pray for young people. For their future. For hope”.
“Dear Neapolitans, do not allow hope to be stolen from you,” he said. “Do not give in to the lure of easy money or dishonest income. React firmly to organizations that exploit and corrupt the young, the poor and the weak, with the cynical drug trade and other crimes. May corruption and delinquency do not disfigure the face of this beautiful city.”
“To criminals and all their accomplices, the Church repeats: convert to love and justice! Allow yourselves to find the mercy of God! With the grace of God, who forgives all, it is possible to return to an honest life,” he said. Below is the Vatican Radio translation of the Pope’s complete homily:
The Gospel we have heard presents us with a scene set in the Temple of Jerusalem, at the height of the Jewish Feast of Tabernacles, after which Jesus proclaimed a great prophecy revealing himself as the source of “living water,” that is, the Holy Spirit (cf. Jn 7:37-39). Then the people, very impressed by him, began to speak about Him – even today, people speak about him. Some were excited and said, "He is really the prophet" (v. 40). Someone even affirmed, "This man is the Christ!" (v. 41). But others were opposed because, they said, the Messiah does not come from Galilee, but from the seed of David, Bethlehem; and so, without knowing it, they confirmed the identity of Jesus.
The chief priests had sent officers to arrest him, as occurs in dictatorships, but they return empty-handed and say, "No man ever spoke like that!" (v. 45). Here is the voice of truth that resonates in those simple men.
The Word of the Lord, yesterday like today, always causes a division–the word of God always divides–between those who welcome it and those who reject it. Sometimes, it sparks an interior conflict in our hearts; this happens when we perceive the attractiveness, beauty and truth of Jesus' words, but at the same time we reject them because they are challenging, they put us in difficulty, and cost us too much to observe.
Today I came to Naples to proclaim together with you: Jesus is Lord! I do not want to say it alone. I want to hear you say it. (Jesus is Lord!) Once again. (Jesus is Lord!) Nobody speaks like him! He alone has the words of mercy that can heal the wounds of our heart. He alone has the words of eternal life (cf. Jn 6:68).
The Word of Christ is powerful: it does not have the power of the world, but that of God, which is strong in humility, even in weakness. Its power is that of love—that is the power of the Word of God—a love that knows no bounds, a love that makes us love others before ourselves. The Word of Jesus, the Holy Gospel, teaches that true blesseds are the poor in spirit, the non-violent, the meek, those who work for peace and justice. This is the force that changes the world! This is the Word that gives strength and that can change the world. There is no other way to change the world.
The Word of Christ wants to reach everyone, especially those who live in the peripheries of existence, that they may find in him the centre of their lives and the source of hope. And we, who have had the grace to receive this Word of Life—it is a grace to receive the Word of God—we are called to go, to step out of our fences and, with missionary zeal, to bring to everyone the mercy, tenderness and friendship of God. This work belongs to everyone but in a special way to you, priests: bring mercy, forgiveness, peace, joy, in the sacraments, in listening, so that the people of God can find in you merciful men, like Jesus.
At the same time, each parish and each ecclesial reality must become a sanctuary for those seeking God and a welcoming home for the poor, the elderly and those in need. To go and to welcome: this is how the heart of Mother Church, and the heart of all her children, beats. Go, welcome. Go, seek. Go, bring love, mercy and tenderness.
When hearts open to the Gospel, the world begins to change and humanity rises again! If we welcome, and live every day, the Word of Jesus, we rise with him.
This Lent, as we walk towards Easter, this message echoes in the Church: that in all the people of God is rekindled the hope of rising with Christ, our Saviour. May the grace of this Easter not come in vain for the people of God in this city! May the grace of the Resurrection be welcomed by each of you, so that Naples is full of the hope of Christ, the Lord! Hope, open to hope. I say to everyone, especially to you young people: open yourselves to the power of the Risen Jesus and you will bear the fruits of new life in this city—the fruits of sharing, reconciliation, service, brotherhood. Allow yourselves to be enveloped, embraced by his mercy, by the mercy of Jesus that only Jesus can bring.
Dear Neapolitans, be open to hope and do not allow hope to be stolen from you! Do not give in to the lure of easy money or dishonest income. This may be bread for today but hunger for tomorrow. It cannot bring you anything. React firmly to organizations that exploit and corrupt the young, the poor and the weak, with the cynical drug trade and other crimes. Do not allow hope to be stolen from you. Do not allow your youth to be exploited by these people.
May corruption and delinquency not disfigure the face of this beautiful city! Moreover, may it not disfigure the joy of your Neapolitan hearts. To criminals and all their accomplices, today as a brother, I repeat: convert to love and justice! Allow yourselves to find the mercy of God! Know that Jesus is looking for you to embrace you, to love you more. With the grace of God, who forgives all, it is possible to return to an honest life. Even the tears of the mothers of Naples, mixed with those of Mary, the heavenly Mother invoked in Piedigrotta and in many churches of Naples, ask this of you. These tears melt the hardness of hearts and lead all back on the path of goodness.
Today, spring begins, and spring brings hope. It is a time of hope. And it is time for redemption for Naples: this is my wish and my prayer for a city that has so much spiritual, cultural and human potential, and above all a great capacity to love. The authorities, institutions, various social realities and citizens, united and in accord, can build a better future. The future of Naples is not to be resigned and to fold in on itself—this is not your future—but the future of Naples is to open itself up with trust to the world. In the mercy of Christ, who makes all things new, this city can find the strength to go forward with hope, strength for so many lives, so many families and communities. To hope is already to resist evil. To hope is to see the world through the eyes and heart of God. To hope is to bet on the mercy of God, who is Father and always forgives and forgives everything.
God, the source of our joy and the reason for our hope, lives in our cities. God lives in Naples. God lives in Naples. May his grace and his blessing sustain you on your journey in faith, in charity and in hope, your good intentions and your plans for moral and social redemption. We have altogether proclaimed Jesus as Lord. I would like everyone to repeat it again, three times. (Jesus is Lord! Jesus is Lord! Jesus is Lord!) And may Mary accompany you!
Meeting with clergy and religious
Pope Francis spoke of the ‘terrorism of gossip’ as the biggest sign of the devils work in a meeting with priests, religious and seminarians at Naples Cathedral Saturday.
The Gothic ‘Duomo’ – home to the much revered relic of St. Januarius patron Saint of Naples - was the setting for Pope Francis’ first appointment of the afternoon.
He was welcomed by Cardinal Crescenzio Seppe, the Archbishop of Naples and then surrounded by an enthusiastic group of cloistered nuns who had been given special permission to attend the encounter.
The spontaneity of the cloistered set the tone for a convivial meeting, so much so, that in what has become a classic move, Pope Francis began saying "I prepared a speech, but speeches are boring” before launching into a forty minute off-the-cuff reflection on priestly and religious life.
Pope Francis reminded the priests, religious, seminarians and deacons present to put Jesus at the center of their life and not personal problems with their bishop, other priests or members of their community. He said “If the center of your life is someone you have a problem with, you'll have no joy” and when there's no joy in life of priest or nun, ‘people can smell it’.
To seminarians, he said “If Jesus isn't center of your life, postpone ordination”, while he urged religious men and women to nurture a deep relationship with Mary saying “if you don't know the Mother, you won't know Son”.
Pope Francis also spoke of the danger of attachment to worldly goods. He said when priests or nuns are attached to money, they unconsciously prefer people with money. Here, in a humorous aside, the Pope told the story of one nun so attached to money that when she fainted someone suggested putting 100 pesos under her nose to wake her up. Instead, ordained and consecrated must always have a preferential option for the poor.
Pope Francis also tested those present asking how many could remember the corporal and spiritual works of mercy. Too many of us can't, he said. He spoke of a convent that remodeled and put TVs in every room, which hindered community life.
“Community life isn't easy” Pope Francis admitted. Often because “the devil sows jealously” which is revealed in the ‘terrorism of gossip’, that can destroy others. This, he stated “is the greatest sign of the devil's work”.
But all of these dangers can be avoided by three simple things, Pope Francis concluded: Adoration, love of the Church and apostolic zeal. Warning that the Church isn't an NGO, Pope Francis said "I leave you with three things: adore Jesus, love the Church, be a missionary”.
The encounter concluded with the veneration of the relics of St. Januarius, a vile of dried blood which each March 19th on the Feast of the great patron is moved, liquefies and visibly flows again. It has become inseparable in popular imagination with good fortune.
As the Pope kissed the reliquary, cardinal Sepe announced the blood of St Januarius "is already halfway liquefied". To which Pope Francis calmly responded if the blood only half liquefied it means the Saint thinks we're only half converted. "We must keep going."
Following his encounter with the clergy and religious of Naples, Pope Francis held a closed door encounter with the sick and disabled in the Jesuit Church in Naples.
Pope to detainees: God never abandons his children
Following the celebration of Mass with thousands of faithful at Plebiscito Square, Pope Francis made his way to the Giuseppe Salvia Detention Center of Poggioreale in Naples.
The Pope was welcomed to the center by Antonio Fullone, director of the Detention Center and it’s chaplain, Fr. Franco Esposito.
The highlight of the visit came as he shared lunch with 120 inmates of the prison. His 12 table guests included an Argentinean and the overseer of the prison, some of whom were given the opportunity to ask the Holy Father a few questions.
For his part, the Holy Father addressed the detainees, expressing his happiness at being able to visit them.
He spoke at length with them and engaged in a spontaneous "off-the.cuff" conversation.
In his prepared remarks that were handed to those present, the Pope said he came to bring them “the love of Jesus” who came to the world save everyone.
“At times you may feel disappointed, discouraged, abandoned by all, but God does not forget his children, He never abandons them!” he said. “He is always at our side, especially in times of trial; He is a Father who is "rich in mercy", who always turns towards us his serene and benevolent gaze, always waiting for us with open arms.”
The Holy Father went on to encourage the prisoners, saying that no matter what mistakes they committed in life, the Lord never tires of showing them the path that leads to Him and that “not even jail bars” can separate them from God’s love.
“The only thing that can separate us from Him is our sin, but if we recognize Him and confess with sincere repentance, that very sin becomes the place of encounter with Him, because He is mercy” he said.
Acknowledging the many letters he receives from prisoners around the world, the Pope sympathized with them and the undignified conditions many find themselves in.
However, he also praised the work of the directors, chaplains, educators and pastoral workers who remain close to them. He also called for the development of a positive experience in prison life so that, once freed, detainees can contribute to both society and the Church.
Concluding his remarks, Pope Francis called on the prisoners to live every day in God’s presence. “Even in the midst of so many problems, even serious ones, let us not lose our hope in the infinite mercy of God and in His providence,” he said.
Pope Francis in Naples: Meeting with youth
Pope Francis denounced a hidden euthanasia of elderly telling thousands of young people gathered on Naples waterfront that family affection is the best medicine for the elderly, solitude their worst poison.
Some 100 thousand young people gathered on Naples waterfront in what was Pope Francis’ last appointment on his busy one day pastoral visit to the southern Italian Campania region.
Greeted to cheers shouted in the local dialect on arriving on the stage the Pope took the microphone to encourage the crowd to shout the name of Jesus and proclaim their faith in Him and not that of the Pope.
Then in what has become the Pope’s preferred form of encounter, people were invited to pose questions for him to answer. As he responded to the first question on how to recognize God in today’s world, he apologized for reaming seated, confessing his tiredness after a hectic day.
“Our God is a God of words, gestures and silences”, he replied pointing to the parable of the Good Shepherd. He is a God who knows us better then we know ourselves, who speaks to us in the silence of our hearts. But God can’t speak to us if we are not silent, if we do not silently gaze at the Crucifix. We can draw near to the silence of God by contemplating Christ crucified abandoned.
God did create us to be happy, but that does not mean that everything in life will be perfect if we believe in Him. The Pope said one of the great silences of God regards why do children suffer. We can't always understand the silence of God, so "we have to get closer to Christ on the cross”.
The second question, posed by an elderly women, was about the integration of the elderly into society today so they are not left alone or abandoned.
In his response Pope Francis roundly condemned the throw away culture of today with discards not only the elderly but also children and the unborn, which considers children useless and the affection of a cat or dog preferable.
He also clearly condemned a society which sees euthanasia as a solution to the ills of old age. However, not just ‘technical euthanasia’ administered with an injection, the Pope also spoke of a ‘hidden euthanasia’, when old people are denied medicine, food, the affection of their family. Solitude, said Pope Francis is the great poison of the old. And he urged all present with elderly parents to examine their conscience, and think of when was the last time they phoned or visited them.
The Third question regarded ideological attacks on family, to which Pope Francis replied "The family is in crisis. It's true. But it's not new. He said marriage and family life isn't like learning a language – eight lessons and you're fluent. It takes time. And must be well prepared. Above all he concluded it requires the witness of married couples, who can teach young people how to face and resolve problems together.
Taking his leave of the crowds as the sun set over the Bay of Naples, the Pope said that youth and elderly must remain united. The youth have the strength. The elderly have the memory and the wisdom.
“Today is the first day of Spring. Pray for young people. For their future. For hope”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Khu Giuse thuộc TTCGVN Thánh Vinh Sơn Liêm mừng bổn mạng.
Trằn Văn Minh
05:05 21/03/2015
Melbourne, vào lúc 4.30 chiều Thứ Bảy 21/3/2015. Tại Nhà nguyện Giáo xứ Holy Child vùng Coolaroo. Toàn thể giáo dân trong Giáo khu Thánh Giuse thuộc Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm đã cùng về hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Thánh cả Giuse là bổn mạng giáo khu.
Mời coi hình
Thánh lễ do Linh mục Jos Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn đồng tế cùng Linh mục Giuse Nguyễn Văn Xưa phó GX Holy Child. Cùng đông đủ các ban ngành đoàn thể trong cộng đoàn và giáo dân trong giáo khu về hiệp dâng Thánh lễ mừng kính bổn mạng. Đặc biệt có sự góp lời ca, tiếng hát của Ca đoàn Holy Child làm tăng thêm sự long trọng của ngày lễ mừng kính bổn mạng của giáo khu.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Linh mục quản nhiệm đã nhắc lại gương Thánh cả Giuse, có đời sống khiêm nhường và luôn vâng theo Thánh ý Chúa dù trong mọi hoàn cảnh khó nghèo nhưng lúc nào cũng giữ được hòa khí trong gia đình, làm tấm gương cho các gia đình noi theo học hỏi.
Trong dịp mừng kính Thánh Giuse bổn mạng giáo khu. Linh mục quản nhiệm đã long trọng giới thiệu đến các ban ngành, đoàn thể và cộng đoàn tân ban chấp hành giáo khu niên khoá mới gồm quý chức như sau:
Ông Nguyễn Quốc Dũng trưởng ban.
Ông Phạm Văn Bắc phó ban.
Ông Nguyễn Văn Vân thư ký và
Ông Phạm Ngọc Hưng thủ quỹ.
Được biết hiện nay, Giáo khu Giuse có khoảng 155 gia đình sống trong các vùng Broadmeadow, Dallas, Meadow Heights, Coolaroo, Pascoe Vale, Oak Park, Glaldton Park, Westmeadow, Graingieburn, Fawkner và Greenvale. Là một trong những giáo khu lớn đoàn kết và là nòng cốt trong cộng đoàn.
Trong lời chia sẻ cuối lễ, Linh mục quản nhiệm cho biết, trước khi nhận bài sai về nhận cộng đoàn, linh mục đã tìm hiểu và được biết, trong Giáo khu Giuse là một trong những giáo khu có những cụ ông, cụ bà là những bậc ân nhân lớn trong cộng đoàn vì quý vị đã đóng góp công, góp của cùng với linh mục quản nhiệm tiên khởi để xây dựng lên cơ sở ban đầu của Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Nên chúng ta luôn tri ân và cầu nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu và cộng đoàn luôn ghi nhớ ơn của quý vị.
Sau lời cảm ơn của ông Nguyễn Quốc Dũng trưởng giáo khu. Một bữa tiệc mừng đã được tổ chức ngay tại hội trường để mọi người trong cộng đoàn có dịp thưởng thức tài nghệ nấu ăn của quý vị trong giáo khu và cũng để mọi người có thời gian tâm tình, thăm hỏi và chúc sức khỏe cho nhau, trong niềm tin tưởng và cậy trông vào Thánh cả Giuse là quan thầy của giáo khu. Niềm vui tràn trề hiện trên gương mặt của mọi người con cùng một Cha trên Trời.
Mời coi hình
Thánh lễ do Linh mục Jos Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn đồng tế cùng Linh mục Giuse Nguyễn Văn Xưa phó GX Holy Child. Cùng đông đủ các ban ngành đoàn thể trong cộng đoàn và giáo dân trong giáo khu về hiệp dâng Thánh lễ mừng kính bổn mạng. Đặc biệt có sự góp lời ca, tiếng hát của Ca đoàn Holy Child làm tăng thêm sự long trọng của ngày lễ mừng kính bổn mạng của giáo khu.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Linh mục quản nhiệm đã nhắc lại gương Thánh cả Giuse, có đời sống khiêm nhường và luôn vâng theo Thánh ý Chúa dù trong mọi hoàn cảnh khó nghèo nhưng lúc nào cũng giữ được hòa khí trong gia đình, làm tấm gương cho các gia đình noi theo học hỏi.
Trong dịp mừng kính Thánh Giuse bổn mạng giáo khu. Linh mục quản nhiệm đã long trọng giới thiệu đến các ban ngành, đoàn thể và cộng đoàn tân ban chấp hành giáo khu niên khoá mới gồm quý chức như sau:
Ông Nguyễn Quốc Dũng trưởng ban.
Ông Phạm Văn Bắc phó ban.
Ông Nguyễn Văn Vân thư ký và
Ông Phạm Ngọc Hưng thủ quỹ.
Được biết hiện nay, Giáo khu Giuse có khoảng 155 gia đình sống trong các vùng Broadmeadow, Dallas, Meadow Heights, Coolaroo, Pascoe Vale, Oak Park, Glaldton Park, Westmeadow, Graingieburn, Fawkner và Greenvale. Là một trong những giáo khu lớn đoàn kết và là nòng cốt trong cộng đoàn.
Trong lời chia sẻ cuối lễ, Linh mục quản nhiệm cho biết, trước khi nhận bài sai về nhận cộng đoàn, linh mục đã tìm hiểu và được biết, trong Giáo khu Giuse là một trong những giáo khu có những cụ ông, cụ bà là những bậc ân nhân lớn trong cộng đoàn vì quý vị đã đóng góp công, góp của cùng với linh mục quản nhiệm tiên khởi để xây dựng lên cơ sở ban đầu của Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Nên chúng ta luôn tri ân và cầu nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu và cộng đoàn luôn ghi nhớ ơn của quý vị.
Sau lời cảm ơn của ông Nguyễn Quốc Dũng trưởng giáo khu. Một bữa tiệc mừng đã được tổ chức ngay tại hội trường để mọi người trong cộng đoàn có dịp thưởng thức tài nghệ nấu ăn của quý vị trong giáo khu và cũng để mọi người có thời gian tâm tình, thăm hỏi và chúc sức khỏe cho nhau, trong niềm tin tưởng và cậy trông vào Thánh cả Giuse là quan thầy của giáo khu. Niềm vui tràn trề hiện trên gương mặt của mọi người con cùng một Cha trên Trời.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Tin là một sự gắn bó cá nhân chớ không phải là do huyết thống ̣.
Pt Huỳnh Mai Trác
19:07 21/03/2015
Đức Thánh Cha trong khi bình luận về bài Tin Mừng ngày 24 tháng 8 , Ngài nói: Thánh Phêrô, thay mặt nhóm 12 môn đệ tuyên xưng đức tin: Chúa Giêsu là Đấng Kitô , là Con Thiên Chúa Hằng Sống, Chúa Giêsu nhìn nhận đó là một ân sủng đặc biệt của Đức Chúa Cha.
Chúa Giêsu gọi Simon là người có phúc nhờ co ́đức tin, và nhìn nhận đó là một ân sủng của Đức Chúa Cha, và Chúa phán cùng Phêrô rằng : “Ngươi là Đá và trên tảng đá này Ta sẽ xây Giáo Hội của Ta .”
Đức Giáo Hòang nhấn mạnh ý nghĩa của chữ Phêrô là trong ngôn ngữ của Chúa tiếng “Kêphas “ có nghĩa là “tảng đá “ và trong Kinh Thánh “tảng đá” thường được dùng khi nói về Thiên Chúa .
Chúa chọn Phêrô không phải vì Phêrô có những đức tánh tốt hay có những tài giỏi của con người nhưng vì có một lòng tin chân thật và vững mạnh từ trên ban xuống . Chúa Giêsu cảm thấy một niềm vui lớn lao bởi vì Chúa nhận biết Phêrô được bàn tay Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần dẫn dắt. Chúa Giêsu nhận biết là Đức Chúa Cha đã ban cho Phêrô một đức tin rất đáng tin cậy mà nhờ đó Chúa có thể xây dựng Giáo Hội của Ngài, có nghĩa là gồm tất cả mọi người chúng ta !”
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh điều mới mẽ về đức tin là không dựa trên huyết thống, chẳng hạn như truyền thống tập tục của người Do thái mà do chính lòng gắn bó mật thiết của cá nhân với đấng Kitô . . .
“Chúa Giêsu trong tinh thần hiến dâng mạng sống của mình cho Giáo Hội, một dân tộc được lưu truyền không phải là do huyết thống, nhưng do đức tin, nghĩa là liên kết mật thiết với Ngài, một liên kết tình yêu và tin cậy . Mối liên kết giữa chúng ta với Chúa Giêsu tạo thành Giáo Hội. Bởi vậy để bắt đầu xây dựng Giáo Hội, Chúa cần có những môn đệ có đức tin vững mạnh, đáng tin cậy .”
Điều này nhắc nhở chúng ta hãy cùng nhau xây dựng Giáo Hội dù chúng ta có nhiều khuyết điểm . Đức Giáo Hoàng nhắn nhủ hoàn cảnh của chúng ta trong hiện tại ở trong Giáo Hội : “Nếu Chúa tìm thấy đức tin trong tâm hồn chúng ta, tôi không nói là hòan hảo, nhưng chân thật, thì đó chính là những viên đá sống động để xây dựng cọng đồng. Trong cọng đồng này Chúa Kitô là viên đá góc và duy nhất .
. . .”Mỗi người khi đã chịu phép rửa tội đều được mời gọi dâng hiến lên Chúa Giêsu đức tin của mình dù nghèo nàn nhưng chân tình, để Ngài tiếp tục xây dựng Giáo Hội của Ngài ngày hôm nay trên khắp toàn cầu .”
“Trong thời đại chúng ta có nhiều người tin Chúa Giêsu là một tiên tri vĩ đại, một nhà thông thái khôn ngoan, một gương mẫu về công bình. Và chính hôm nay Chúa hỏi các môn đệ của Ngà̀i và tất cả mọi người chúng ta :”Và các con, các con nghĩ ta là ai ?” Và chúng ta sẽ trả lời như thế nào ? Hãy suy nghĩ kỷ đi . Nhưng hãy cầu xin Đức Chúa Cha, để Ngài ban cho chúng ta câu trả lời .
“Và với sự cầu bàu của Đức Trinh Nữ Maria . Chúng ta cầu xin Mẹ ban ơn cho chúng ta câu trả lời, với tất cả chân tình: Đức Giêsu là Đấng Kitô, là Con Thiên Chúa Hằng Sống ! Đó chính là Đức Tin ! Chúng ta hãy cùng nhau lặp lại!” Đức Giáo Hoàng kêu gọi tất cả ọi người cùng lặp lại câu này khi kết thúc bài giảng . { Nguồn Tin: VIS}
Tin Đáng Chú Ý
Ông Bush Em
Thứ Trưởng
20:20 21/03/2015
Báo chí Việt ngữ thường gọi vị Tổng Thống thứ 41 Goerge H. W. Bush của Hoa Kỳ là Ông Bush Cha và người con trai George W. Bush, tổng thống thứ 43 là ông Bush Con. Ông Bush Cha có một người con trai nữa là Jeb Bush cũng đang ngấp nghé dọn nhà vào Bạch Cung sau khi Tổng Thống Obama hết nhiệm kỳ vào cuối năm 2016. Nếu thành công thì đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ mà một gia đình có đến ba cha con làm tổng thống nắm giữ mệnh hệ không những của nước Mỹ mà toàn thế giới. Chắc là báo chí sẽ gọi tên là Ông Bush Em để phân biệt một cách rõ ràng với Ông Bush Cha và Ông Bush Con.
Một điểm đáng lưu ý là nếu ông Jeb Bush được bầu làm tổng thống thì ông là vị tổng thống Công Giáo thứ hai của Hoa Kỳ, tổng thống có đạo Công Giáo đầu tiên của Hoa Kỳ là John F Kennedy.
Ông Jeb Bush sanh ngày 11 tháng 2 năm 1953 tại Texas. Năm 1974, ông kết hôn với cô Columbia Garnica Gallo, một thiếu nữ Công Giáo ngưòi Mễ đạo hạnh. Ông bà có hai con trai và một con gái. Hôn lễ của ông bà được cử hành theo nghi thức Công Giáo tại một trường đại học và mãi đến dịp lễ Phục Sinh năm 1995 thì ông Jeb Bush mới chính thức gia nhập đạo Công Giáo. Các con của ông bà đều được chịu phép Thánh Tẩy và giáo dục trong một môi trường Công Giáo. Thời gian chưa phải là một tín hữu Công Giáo nhưng ông Jeb Bush thường xuyên đi lễ Chúa Nhật với vợ con. Ông qúy gối và cầu nguyện rất sốt sắng nhưng không rước Mình Thánh Chúa vì chưa chính thức là một tín hữu Công Giáo.
Sau khi chịu phép Thánh Tẩy, ông Jeb Bush công nhiên biểu lộ đức tin Công Giáo trong vị thế của một Thống Đốc tiểu bang Florida là một tiểu bang có dân số đông thứ ba của Mỹ sau California và Texas. Ông nói đại ý là những quan chức cao cấp của Hoa Kỳ thường giấu nhẹm đức tin tôn giáo vì lo sợ có những vấn đề tế nhị đôi khi phiền phức, nhưng đó là điều chẳng có gì phải giấu diếm và quan ngại cả. Thống đốc Jeb Bush đã nhiều lần tham dự lần hạt Mân Côi với các công chức Công Giáo tại nguyện đường gần dinh Thống đốc tại thủ đô Tallahassee. Ông đi lễ ngày Chúa Nhật tại thánh đường Blessed Sacrament, quỳ gối nghiêm trang và cầu nguyện rất sốt sắng tại một hàng ghế dành cho giáo dân. Ông Jeb Bush nói rằng sau khi dâng thánh lễ và cầu nguyện thì ông cảm thấy tâm hồn sảng khoái hơn và suy nghĩ một cách mạch lạc hơn. Nhiều khi người ta thấy ông tay trong túi quần như lần hạt, môi nhấp nháy có vẻ như đang đọc kinh Mân Côi. Cha sở xứ đạo Blessed Sacrament ở Tallahassee nói rằng ông Jeb Bush là một con chiên ngoan đạo.
Trong hai nhiệm kỳ làm thống đốc tiểu bang Florida, ông Jeb Bush đã có những hoàn thiện đáng kể cho hệ thống giáo dục tiểu bang, phát triển các hoạt động và dịch vụ kinh tế để nâng cao mức sống của người dân mà số đông là những di dân từ các quốc gia Nam Mỹ. Ông chủ trương triệt để thi hành luật pháp mà không có bất cứ nhân nhượng hay biệt lệ nào. Trong suốt tám năm ông làm thống đốc, tiểu bang Florida đã hành quyết tới 21 tội phạm. Cô con gái Noelle của ông bị cảnh sát bắt về tội hút hít cần sa ma tuý và phạt tù 10 ngày, ông thống đốc đã không hề có một can thiệp nào dù nhỏ nhoi.
Nước Mỹ đã bắt đầu có những sôi động cho mùa bầu cử tổng thống vào cuối năm 2016. Bên phía đảng Dân Chủ thì hầu như ứng cử viên Hillary Clinton chiếm lãnh độc chiếc. Đảng Cộng Hoà cũng có vài ứng cử viên nhâm nhe nhào ra thử thới vận nhưng không có một ứng cử viên nào sáng giá và có nhiều hy vọng như ông Jeb Bush. Bà Clinton cũng đã có một vài sai phạm nhỏ trong những hoạt dộng chính trị và công quyền nhưng cho đến ngày hôm nay người ta vẫn chưa bới móc ra được một tì vết nào để công kích và làm lu mờ hình ảnh của ông Jeb Bush cựu thống đốc tiểu bang đã làm cho Floria ổn định và phồn thịnh như nhày nay.
Ông Jeb Bush công khai xác nhận rằng đức tin Công Giáo đã làm cho ông trở nên tốt lành hơn và cũng vì vậy ông nói rằng một nhà lãnh đạo rất cần phải có một đức tin vững mạnh vào Thiên Chúa để phục vụ quốc gia và dân chúng.
Ông Jeb Bush sanh ngày 11 tháng 2 năm 1953 tại Texas. Năm 1974, ông kết hôn với cô Columbia Garnica Gallo, một thiếu nữ Công Giáo ngưòi Mễ đạo hạnh. Ông bà có hai con trai và một con gái. Hôn lễ của ông bà được cử hành theo nghi thức Công Giáo tại một trường đại học và mãi đến dịp lễ Phục Sinh năm 1995 thì ông Jeb Bush mới chính thức gia nhập đạo Công Giáo. Các con của ông bà đều được chịu phép Thánh Tẩy và giáo dục trong một môi trường Công Giáo. Thời gian chưa phải là một tín hữu Công Giáo nhưng ông Jeb Bush thường xuyên đi lễ Chúa Nhật với vợ con. Ông qúy gối và cầu nguyện rất sốt sắng nhưng không rước Mình Thánh Chúa vì chưa chính thức là một tín hữu Công Giáo.
Sau khi chịu phép Thánh Tẩy, ông Jeb Bush công nhiên biểu lộ đức tin Công Giáo trong vị thế của một Thống Đốc tiểu bang Florida là một tiểu bang có dân số đông thứ ba của Mỹ sau California và Texas. Ông nói đại ý là những quan chức cao cấp của Hoa Kỳ thường giấu nhẹm đức tin tôn giáo vì lo sợ có những vấn đề tế nhị đôi khi phiền phức, nhưng đó là điều chẳng có gì phải giấu diếm và quan ngại cả. Thống đốc Jeb Bush đã nhiều lần tham dự lần hạt Mân Côi với các công chức Công Giáo tại nguyện đường gần dinh Thống đốc tại thủ đô Tallahassee. Ông đi lễ ngày Chúa Nhật tại thánh đường Blessed Sacrament, quỳ gối nghiêm trang và cầu nguyện rất sốt sắng tại một hàng ghế dành cho giáo dân. Ông Jeb Bush nói rằng sau khi dâng thánh lễ và cầu nguyện thì ông cảm thấy tâm hồn sảng khoái hơn và suy nghĩ một cách mạch lạc hơn. Nhiều khi người ta thấy ông tay trong túi quần như lần hạt, môi nhấp nháy có vẻ như đang đọc kinh Mân Côi. Cha sở xứ đạo Blessed Sacrament ở Tallahassee nói rằng ông Jeb Bush là một con chiên ngoan đạo.
Trong hai nhiệm kỳ làm thống đốc tiểu bang Florida, ông Jeb Bush đã có những hoàn thiện đáng kể cho hệ thống giáo dục tiểu bang, phát triển các hoạt động và dịch vụ kinh tế để nâng cao mức sống của người dân mà số đông là những di dân từ các quốc gia Nam Mỹ. Ông chủ trương triệt để thi hành luật pháp mà không có bất cứ nhân nhượng hay biệt lệ nào. Trong suốt tám năm ông làm thống đốc, tiểu bang Florida đã hành quyết tới 21 tội phạm. Cô con gái Noelle của ông bị cảnh sát bắt về tội hút hít cần sa ma tuý và phạt tù 10 ngày, ông thống đốc đã không hề có một can thiệp nào dù nhỏ nhoi.
Nước Mỹ đã bắt đầu có những sôi động cho mùa bầu cử tổng thống vào cuối năm 2016. Bên phía đảng Dân Chủ thì hầu như ứng cử viên Hillary Clinton chiếm lãnh độc chiếc. Đảng Cộng Hoà cũng có vài ứng cử viên nhâm nhe nhào ra thử thới vận nhưng không có một ứng cử viên nào sáng giá và có nhiều hy vọng như ông Jeb Bush. Bà Clinton cũng đã có một vài sai phạm nhỏ trong những hoạt dộng chính trị và công quyền nhưng cho đến ngày hôm nay người ta vẫn chưa bới móc ra được một tì vết nào để công kích và làm lu mờ hình ảnh của ông Jeb Bush cựu thống đốc tiểu bang đã làm cho Floria ổn định và phồn thịnh như nhày nay.
Ông Jeb Bush công khai xác nhận rằng đức tin Công Giáo đã làm cho ông trở nên tốt lành hơn và cũng vì vậy ông nói rằng một nhà lãnh đạo rất cần phải có một đức tin vững mạnh vào Thiên Chúa để phục vụ quốc gia và dân chúng.
Kinh nghiệm Hàn Quốc
Nhật Tân
20:23 21/03/2015
Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.
Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo… bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào. Trên tivi chỉ có 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”, từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy. Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.
Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí.
Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ …4 năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, mối tình đầu, hoa cúc.. với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á. Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.
Năm 1988, ngoài 2000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được cử đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu “tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú.
Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng Seoul thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời, tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu. Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi, ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy
Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?
Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở VN cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy cho mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.
Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.
Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo… bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào. Trên tivi chỉ có 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”, từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy. Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.
Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí.
Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ …4 năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, mối tình đầu, hoa cúc.. với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á. Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.
Năm 1988, ngoài 2000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được cử đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu “tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú.
Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng Seoul thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời, tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu. Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi, ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy
Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?
Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở VN cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy cho mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.
Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.