Phụng Vụ - Mục Vụ
Bảy mươi chưa gọi là lành
An Mai
15:47 22/03/2009
BẢY MƯƠI CHƯA GỌI LÀ LÀNH !
Ngày còn bé, Mẹ tôi thường răn bảo các con về sự khiêm hạ của thân phận con người yếu đuối. Mỗi lần nói đến cái phận mỏng dòn, Mẹ thường dạy các con “Bảy mươi chưa gọi là lành”. Còn bé, nghe thì nghe vậy, Mẹ nói gì thì biết thế chứ làm sao mà hiểu được hết lời dạy của Mẹ và làm sao có cái kinh nghiệm thực tế như Mẹ đã từng sống, từng đụng chạm. Ngày càng lớn, càng và, càng chạm với đời, cái bài học “chưa gọi là lành” ấy nó càng có ý nghĩa, càng thiết thực hơn với tôi là dường nào.
Sáng ngày thứ bảy áp Lễ Chúa Nhật Hồng trong mùa Chay Thánh, vì có việc ở trên Sài Thành nên trân trọng kính mời “cha bạn” điểm tâm sáng ngoài khuôn khổ của giáo xứ như thường lệ.
Bầu khí yên tĩnh hai anh em chọn là “bụi tre” ấm cúng ở góc đường Lê Quý Đôn. Với bầu khí miên man bên bát chè xanh hai anh em mới bắt đầu hàn huyên tâm sự về cuộc đời, về phận người.
Một hồi lâu, Cha bạn trải bầu tâm sự với câu chuyện một linh mục đàn anh vừa bị “ngã”. Chuyện là linh mục ấy đã can đảm dường như phải nói là “hy sinh mạng sống mình” để bảo vệ cho công bằng, đấu tranh cho công lý. Thế nhưng, chỉ cần một chút sơ hở cộng với mưu mô của ma quỷ, linh mục đàn anh đã “ngã”.
Con người, như tôi vẫn ngẫm nghĩ là yếu đuối, là mỏng dòn để rồi phải thanh luyện và nhất là phải chìm sâu trong đời sống cầu nguyện để vượt qua những khó khăn thử thách. Người nào không chìm trong đời sống cầu nguyện, không bám vào Chúa thì chẳng sớm thì muộn cũng ngã và ngã một cách thê thảm.
Với linh mục đàn anh vừa bị “ngã ấy” thì quả thật tôi bị sốc nặng. Tôi đã có một thời tạm gọi là sống với Ngài, cũng qua lại, cũng tâm tình, cũng chia sẻ với Ngài. Trong tôi, Ngài là một người có nghị lực phi thường để chèo chống giữa cuộc đời có quá nhiều phong ba bão táp. Ấy vậy mà Ngài đã “ngã”.
Cách đây vài thánh, anh em có dịp hàn huyên tâm sự về cuộc đời. Anh đã kể cho tôi quá nhiều thương đau mà anh đã và đang gánh chịu. Anh đã bị người ta khủng bố đòi lấy mạng của anh qua điện thoại. Hơn nữa, người ta đã cố tình ép anh té ngã trước cổng công ty Xi Măng Hà Tiên trên Xa Lộ Hà Nội. Người ta đã có quá nhiều mưu mô tính toán để hại anh. Anh cũng đã lường trước được mạng sống của mình nhưng anh không lường trước được cú “ngã” mà anh vấp phải. Qua những lời trần tình của anh, tôi học được nhiều bài học về mưu mô tính toán của con người.
Hình ảnh người đàn anh “ngã” đã để lại trong tôi quá nhiều trăn trở, quá nhiều lo âu, qú nhiều suy tư.
Anh “ngã” nhưng tôi không hề kết án anh. Tôi không đồng loã, không biện minh, không ủng hộ cho hành động dẫn đến cú ngã của anh nhưng một lần nữa tôi cảm thông với anh. Hình ảnh của người phụ nữ phạm tội ngoại tình bị đưa ra trước mặt Chúa Giêsu để Chúa Giêsu kết án chị lại về với tôi. Chúa Giêsu không đồng tình, Chúa Giêsu không ủng hộ, Chúa Giêsu không bao che chị nhưng Chúa Giêsu nhìn chị với ánh mắt cảm thông và với quyền uy của Thiên Chúa, Chúa Giêsu tha thứ cho chị. Còn với anh, tôi chẳng có quyền gì để mà kết án anh nhưng tôi có một quyền là quyền thông cảm và cầu nguyện cho anh.
Con người có quyền đoán xét, con người có quyền chê trách, con người có quyền sỉ vả dèm pha nhưng cuối cùng chỉ có Chúa mới là Đấng xét xử từng người. Tôi luôn tin tưởng vào lòng từ bi thương xót của một Thiên Chúa giàu lòng thương xót những con người mọn hèn, yếu đuối như anh và như tôi. Mặc ai đó khinh khi cười chê, mặc ai đó nặng lời chế giễu nhưng tôi vẫn tin Chúa, Chúa có cách của Ngài.
Anh, dưới con mắt của nhiều người an cứng cáp, anh can đảm, anh can trường nhưng ngờ đâu anh đã “ngã”. Nhìn anh, nhiều người quen như tôi đây đều thán phục và cứ ngỡ rằng anh “bảy mươi”, anh đã có một nội công thâm hậu để chống chõi với đời. Nào ngờ, “bảy mươi” như anh chưa lành lặn.
Hình ảnh “ngã” của anh chắc có lẽ cũng là bài học lớn cho những ai nào đó huyênh hoang, tự cao, tự đại. Hình ảnh “ngã” của anh có lẽ là bài học lớn cho những người cứ dựa vào sức mình mà quên lãng sự trợ giúp cũng như ơn của Chúa.
Đừng bao giờ thấy người khác ngã mà mình vỗ tay, mình khinh chê. Chỉ ngày nào nằm gọn trong cái hủ con con ấy thì ngày ấy ta mới hoàn tất cuộc lữ hành tạm bợ này. Ngày nào còn sống, còn thở, còn ăn, còn uống là ngày ấy cứ phải chống chõi với từng cơn cám dỗ của cuộc đời.
Ngày nay, Mẹ không còn nhưng lời của Mẹ cứ như sống mãi trong lòng tôi. Và nhất là qua biến cố “ngã” của một người đàn anh làm cho tôi càng ý thức cái thân phận mỏng dòn mà như Thánh Phaolô đã từng ví von là “cái bình sành lọ đất” của mình để mình càng thêm cầu nguyện, càng thêm bám vào Chúa.
Ngày nay, nhìn vào hình ảnh thân thương của anh, tôi lại càng phải cố gắng nhiều, phải cầu nguyện nhiều và tỉnh thức nhiều kẻo phải sa chước cám dỗ như Thầy Chí Thánh Giêsu đã dạy các môn đệ xưa.
Một lần nữa, những bài học đơn sơ của Mẹ lại hiện về trước mắt tôi. Những bài học nho nhỏ của Mẹ cách đây vài chục năm ấy mà nó chưa hề cũ, chưa hề mất đi chút giá trị nào. Càng va chạm với đời lại càng thấm thía lời của Mẹ. Giá như Mẹ còn sống, Mẹ còn ở bên để gìn giữ, để dìu dắt, để nâng niu con cưng của Mẹ vượt qua mọi gian nan thử thách của cuộc đời.
Ngày còn bé, Mẹ tôi thường răn bảo các con về sự khiêm hạ của thân phận con người yếu đuối. Mỗi lần nói đến cái phận mỏng dòn, Mẹ thường dạy các con “Bảy mươi chưa gọi là lành”. Còn bé, nghe thì nghe vậy, Mẹ nói gì thì biết thế chứ làm sao mà hiểu được hết lời dạy của Mẹ và làm sao có cái kinh nghiệm thực tế như Mẹ đã từng sống, từng đụng chạm. Ngày càng lớn, càng và, càng chạm với đời, cái bài học “chưa gọi là lành” ấy nó càng có ý nghĩa, càng thiết thực hơn với tôi là dường nào.
Sáng ngày thứ bảy áp Lễ Chúa Nhật Hồng trong mùa Chay Thánh, vì có việc ở trên Sài Thành nên trân trọng kính mời “cha bạn” điểm tâm sáng ngoài khuôn khổ của giáo xứ như thường lệ.
Bầu khí yên tĩnh hai anh em chọn là “bụi tre” ấm cúng ở góc đường Lê Quý Đôn. Với bầu khí miên man bên bát chè xanh hai anh em mới bắt đầu hàn huyên tâm sự về cuộc đời, về phận người.
Một hồi lâu, Cha bạn trải bầu tâm sự với câu chuyện một linh mục đàn anh vừa bị “ngã”. Chuyện là linh mục ấy đã can đảm dường như phải nói là “hy sinh mạng sống mình” để bảo vệ cho công bằng, đấu tranh cho công lý. Thế nhưng, chỉ cần một chút sơ hở cộng với mưu mô của ma quỷ, linh mục đàn anh đã “ngã”.
Con người, như tôi vẫn ngẫm nghĩ là yếu đuối, là mỏng dòn để rồi phải thanh luyện và nhất là phải chìm sâu trong đời sống cầu nguyện để vượt qua những khó khăn thử thách. Người nào không chìm trong đời sống cầu nguyện, không bám vào Chúa thì chẳng sớm thì muộn cũng ngã và ngã một cách thê thảm.
Với linh mục đàn anh vừa bị “ngã ấy” thì quả thật tôi bị sốc nặng. Tôi đã có một thời tạm gọi là sống với Ngài, cũng qua lại, cũng tâm tình, cũng chia sẻ với Ngài. Trong tôi, Ngài là một người có nghị lực phi thường để chèo chống giữa cuộc đời có quá nhiều phong ba bão táp. Ấy vậy mà Ngài đã “ngã”.
Cách đây vài thánh, anh em có dịp hàn huyên tâm sự về cuộc đời. Anh đã kể cho tôi quá nhiều thương đau mà anh đã và đang gánh chịu. Anh đã bị người ta khủng bố đòi lấy mạng của anh qua điện thoại. Hơn nữa, người ta đã cố tình ép anh té ngã trước cổng công ty Xi Măng Hà Tiên trên Xa Lộ Hà Nội. Người ta đã có quá nhiều mưu mô tính toán để hại anh. Anh cũng đã lường trước được mạng sống của mình nhưng anh không lường trước được cú “ngã” mà anh vấp phải. Qua những lời trần tình của anh, tôi học được nhiều bài học về mưu mô tính toán của con người.
Hình ảnh người đàn anh “ngã” đã để lại trong tôi quá nhiều trăn trở, quá nhiều lo âu, qú nhiều suy tư.
Anh “ngã” nhưng tôi không hề kết án anh. Tôi không đồng loã, không biện minh, không ủng hộ cho hành động dẫn đến cú ngã của anh nhưng một lần nữa tôi cảm thông với anh. Hình ảnh của người phụ nữ phạm tội ngoại tình bị đưa ra trước mặt Chúa Giêsu để Chúa Giêsu kết án chị lại về với tôi. Chúa Giêsu không đồng tình, Chúa Giêsu không ủng hộ, Chúa Giêsu không bao che chị nhưng Chúa Giêsu nhìn chị với ánh mắt cảm thông và với quyền uy của Thiên Chúa, Chúa Giêsu tha thứ cho chị. Còn với anh, tôi chẳng có quyền gì để mà kết án anh nhưng tôi có một quyền là quyền thông cảm và cầu nguyện cho anh.
Con người có quyền đoán xét, con người có quyền chê trách, con người có quyền sỉ vả dèm pha nhưng cuối cùng chỉ có Chúa mới là Đấng xét xử từng người. Tôi luôn tin tưởng vào lòng từ bi thương xót của một Thiên Chúa giàu lòng thương xót những con người mọn hèn, yếu đuối như anh và như tôi. Mặc ai đó khinh khi cười chê, mặc ai đó nặng lời chế giễu nhưng tôi vẫn tin Chúa, Chúa có cách của Ngài.
Anh, dưới con mắt của nhiều người an cứng cáp, anh can đảm, anh can trường nhưng ngờ đâu anh đã “ngã”. Nhìn anh, nhiều người quen như tôi đây đều thán phục và cứ ngỡ rằng anh “bảy mươi”, anh đã có một nội công thâm hậu để chống chõi với đời. Nào ngờ, “bảy mươi” như anh chưa lành lặn.
Hình ảnh “ngã” của anh chắc có lẽ cũng là bài học lớn cho những ai nào đó huyênh hoang, tự cao, tự đại. Hình ảnh “ngã” của anh có lẽ là bài học lớn cho những người cứ dựa vào sức mình mà quên lãng sự trợ giúp cũng như ơn của Chúa.
Đừng bao giờ thấy người khác ngã mà mình vỗ tay, mình khinh chê. Chỉ ngày nào nằm gọn trong cái hủ con con ấy thì ngày ấy ta mới hoàn tất cuộc lữ hành tạm bợ này. Ngày nào còn sống, còn thở, còn ăn, còn uống là ngày ấy cứ phải chống chõi với từng cơn cám dỗ của cuộc đời.
Ngày nay, Mẹ không còn nhưng lời của Mẹ cứ như sống mãi trong lòng tôi. Và nhất là qua biến cố “ngã” của một người đàn anh làm cho tôi càng ý thức cái thân phận mỏng dòn mà như Thánh Phaolô đã từng ví von là “cái bình sành lọ đất” của mình để mình càng thêm cầu nguyện, càng thêm bám vào Chúa.
Ngày nay, nhìn vào hình ảnh thân thương của anh, tôi lại càng phải cố gắng nhiều, phải cầu nguyện nhiều và tỉnh thức nhiều kẻo phải sa chước cám dỗ như Thầy Chí Thánh Giêsu đã dạy các môn đệ xưa.
Một lần nữa, những bài học đơn sơ của Mẹ lại hiện về trước mắt tôi. Những bài học nho nhỏ của Mẹ cách đây vài chục năm ấy mà nó chưa hề cũ, chưa hề mất đi chút giá trị nào. Càng va chạm với đời lại càng thấm thía lời của Mẹ. Giá như Mẹ còn sống, Mẹ còn ở bên để gìn giữ, để dìu dắt, để nâng niu con cưng của Mẹ vượt qua mọi gian nan thử thách của cuộc đời.
Những Bài Chia Sẻ - Tĩnh Tâm Giới Trẻ
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
22:24 22/03/2009
CHỌN NGƯỜI CON?
Có một ông nhà giàu kia. Ông có thú vui sưu tầm các bức danh họa trên thế giới. Những người đến thăm ông đều phải trầm trồ trước những bức tranh của Picassos mà ông đã không tiếc tiền mua chúng về treo. Ông có một đứa con trai duy nhất. Khi đến tuổi trưởng thành, chàng trai bị gọi nhập ngũ. Trong một trận chiến, anh đã anh dũng hy sinh khi cố gắng cứu mạng cho một đồng đội. Nhớ ơn anh, và biết người cha là một người thích tranh, người đồng đội được cứu sống đã vẽ lại bức tranh ghi lại hình ảnh hào hùng của người con để tặng cho người cha.
Một thời gian sau, người cha cũng qua đời và người ta bán đấu giá những tài sản của ông. Nhiều người từ khắp nơi trên thế giới tuốn đến mong có thể mua được những danh họa có một không hai.
Người trọng tài trong cuộc đấu giá bắt đầu bằng cách nói: "Chúng ta hãy khởi đầu từ bức tranh của người con". Một sự im lặng khó chịu bao trùm căn phòng đấu giá. Một tiếng nói cất lên: "Bỏ qua chuyện đó đi. Bức tranh đó do một tay hoạ sĩ nghiệp dư vẽ có đáng gì mà đấu giá. Đấu mấy bức của Picassos hay Rembrandts đi".
Tuy nhiên, người trọng tài vẫn không nhượng bộ: "Không, chúng ta phải bắt đầu bằng bức tranh người con trước. Ai muốn lấy bức tranh của người con". Cuối cùng, một giọng nói cất lên từ cuối phòng: "Mười đồng". Đó là tiếng người làm vườn già nua. Mười đồng là tất cả khả năng mà người làm vườn có thể trả nổi.
"Có người trả mười đồng. Có ai trả hơn không? Có ai trả hai mươi đồng không?" Một sự im lặng nặng nề lại bao trùm, hy vọng bức tranh được bán cho mau để chuyển qua những món khác. "Mười đồng lần thứ nhất. Mười đồng lần thứ hai. Mười đồng lần thứ ba. Bán". Người trọng tài gõ búa xuống. Ông xé một bao thư đi kèm với bức tranh. Đọc xong, ông tuyên bố với mọi người: "Cám ơn quý vị đã đến đây hôm nay.
Cuộc đấu giá đã kết thúc". Người trọng tài giải thích: "Nội dung bức thư của chủ nhân dặn rằng hễ ai mua bức tranh người con thì sẽ được tất cả tài sản, đất đai, tiền bạc và tất cả các bức tranh. Người cha đã muốn trao tặng tất cả cho những ai chấp nhận người con".
Kính thưa,
Giả sử hôm nay chúng ta cũng mở một cuộc bán đấu giá. Mặt hàng được trưng bày ở đầy là: tiền bạc, danh vọng, thú vui trần thế, và Ngừơi con Một duy Nhất của Thiên Chúa là Đức Giêsu. Các bạn sẽ chọn lựa điều gì? Các bạn sẽ dùng hết gia tài, và dùng hết khả năng của mình để đạt được điều gì? Thánh Augustinô đã đạt đến đỉnh cao của danh vọng, đã trải qua biết bao thú vui của trần thế, nhưng lòng thánh nhân vẫn khắc khoải tìm kiếm một điều gì đó vượt lên trên các thụ tạo, và sau này được ơn trở lại, thánh nhân mới thú nhận rằng: “lòng con luôn khắc khoải cho tới khi được gặp Ngài, lạy Thiên Chúa của tôi”.
Tổng thống Francois Mitterand được nước Pháp được coi là Chúa tể vì 14 năm luôn làm xếp. Ong đã thống nhất được  Châu. Danh vọng quyền uy ông không thiếu, nhưng cuối cùng ông thú nhận: “Một lúc nào đó bỗng nhiên người ta cảm thấy trơ trọi một mình, mất hút trong thế giới mênh mông”. Chúng ta biết khi ông chết ông xin đừng chôn ông vào chỗ danh dự anh hùng nước Pháp, mà xin với cha sở một xứ đạo miền quê, nơi ông đã được rửa tội, xin cho ông được an nghỉ nơi đất mẹ, nơi ông được sinh ra và làm người làm con Thiên Chúa. Nghĩa là ông muốn chọn Thiên Chúa, chứ không chọn vinh hoa trần gian.
Người thiếu phụ bên bờ giếng Giacob mà tin mừng Chúa Nhật thứ III mùa chay, thánh Gioan đã cho chúng ta thấy. Mỗi ngày, chị phải ra giếng kín nước. Nhưng uống nước này là tự đầy đoạ mình. Dù chưa nhận ra, nhưng chị ta vẫn thao thức và bị dày vò vì một cơn khát nào đó mà những mối tình trần tục đã không giải khát nổi, đã không làm dịu đi chút nào, càng đi sâu vào biển tình càng thấy thiếu thốn. Thánh Gioan đã nói “vì chị đã có 5 đời chồng”. Không có nghĩa là một mình thiếu phụ đã đi lập gia đình năm đời chồng liên tiếp. Nhưng có lẽ là năm mối tình bất chính, và cả người thứ sáu cũng không thực sự là chồng.
Chị là một phụ nữ trắc nết, bị xóm ngõ khinh miệt, loại trừ, chị phải đi kín nước vào giữa trưa hè nắng thay vì ban sáng hay chiều hôm như bao phụ nữ khác. Chị đi vào giờ này là để tránh gặp mặt hàng xóm láng giềng. Nhưng không ngờ chị lại gặp Chúa Giêsu “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban và ai là người nói với chị cho tôi xin nước uống, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước hằng sống. Ai uống nước này sẽ không còn khát nữa.
CGS đã dẫn dắt chị đi từ một ý niệm cụ thể vật chất đến siêu nhiên. Từ việc chính Chúa khát nước giữa trưa hè nắng đổ lửa đến một sự khát bỏng của tâm hồn khô cạn ơn thánh. Người thiếu phụ này hằng khao khát hạnh phúc và chị đã tìm sự thoả mãn trong những thú vui xác thịt, nhưng vẫn không thoả mãn cơn khát trong lòng chị.
Cuộc đời chị là một thất bại dài đầy nghiệt ngã thất vọng. Cho đến khi gặp được Đấng Kytô, chị ta mới nhận ra. “Còn ai uống nước tôi ban sẽ không bao giờ khát nữa”. Thế là tâm hồn chị được tha thứ, được rửa sạch và đã khát, chị chẳng cần đến giếng Giacob và nước nữa, chị thoăn thoắt chạy vào thành báo tin cho biết có thứ nước sống trường sinh mà mọi người đang khao khát, đó là Đấng Kytô là Thiên Chúa cứu độ là Đấng Messia họ đang mong đợi “chính Ta là Đấng đang nói với chị đây”.
Nhìn vào thế giới hôm nay, ta thấy có biết bao cơn khát của đam mê lầm lạc, của thú vui xác thịt, của TIỀN TÀI danh vọng đã đẩy biết bao người vào hố sâu của vực thẳm. Càng ngụp lặn trong vực thẳm càng làm họ cho trở nên điên rồ đánh mất nhân cách, đánh mất tính người. Họ đã lầm, vì tất cả những thứ đó không bao giờ làm cho họ thoả mãn được.
Được voi đòi tiên. Lòng tham vô đáy. Họ chỉ bắt được bóng chứ không bắt được mồi. Giếng sâu của tội lỗi chỉ làm cho con người thất vọng, chán chường. Con người vẫn khao khát một điều gì đó vượt lên trên những ảo ảnh trần gian.
Nếu phải đánh đổi cuộc đời, bạn sẽ đánh đổi vì đồng tiền, vì danh vọng, vì thú vui xác thịt hay vì Đức Kytô. Một Maria Goretti đã từ chối quan hệ bất chính, chấp nhận cái chết để giữ lòng trong sạch. Một Giám mục Cassien đã bỏ ngai toà Giám mục để sống và chết tại trại cùi Di Linh. Một Têrêsa đã bỏ Châu Au tráng lệ để đến phục vụ những người nghèo khổ, bất hạnh sống lây lất trên đường phố thành Calcutta. Các ngài đã đánh đổi cuộc đời mình vì ai? Không ai khác ngoài Đức Kytô, chỉ có Đức Kytô mới có thể làm thoả mãn mọi khát vọng cho con người, và cũng chỉ vì Đức Kytô người ta mới dám hy sinh, dám quên mình để phục vụ Đức Kytô trong những người nghèo. Chọn người con nghĩa là ta chọn một gia tài vĩnh cửu mà người Cha đã hứa ban cho những ai “tin vào Người con”. Hay đúng hơn, gia tài đó sẽ dành phần cho những ai đã được chính cái chết của người con cứu chuộc.
Với mỗi người trong chúng ta, Thiên Chúa hỏi thẳng chúng ta rất rõ ràng, không úp mở: "Ngươi có chấp nhận Con Duy Nhất của ta không? Ai chấp nhận Con ta thì được mọi sự". Chắc chắn rằng trong cuộc đấu giá trên, nếu người ta biết rõ nội dung bức thư, mọi người sẽ giành giật để đấu cho được bức tranh của người con. Còn chúng ta, chúng ta biết rất rõ ý định Thiên Chúa mà chúng ta lại không chấp nhận người Con thì chúng ta quả là dại dột.
Vì mục đích cuộc sống này là gì? Sống để làm gì? Và chết rồi đi đâu? Sống là để đi tìm hạnh phúc. Hỏi một người tình nguyện đi bộ đội và một người trốn không đi, thì cả hai đều là chọn hạnh phúc.
Hỏi một người đi tu và một người không đi tu lấy vợ lấy chồng thì cả hai cách sống cũng là mong có hạnh phúc. “tu là cõi phúc – tình lê mê ly”. Nhưng hạnh phúc đích thực chỉ có ở trong Thiên Chúa. Những hạnh phúc của tiền, tình và quyền chỉ là tạm thời không vĩnh cửu, có khi còn là nỗi khổ cho người thừa hưởng nó. Người giầu cũng khóc, người yêu cũng khổ, càng yêu càng khổ. Hay có khi ở trên đỉnh cao của danh vọng mà phải chà đạp lên người khác, bị người đời khinh chê thì đó cũng là sự bất hạnh đáng thương. Nói ra điều này, chắc có người sẽ bảo rằng: biết rồi khổ lắm nói mãi. Nhưng xem ra đồng tiền và những của lạ thế gian vẫn hấp dẫn hơn là nước trời vĩnh cửu.
Người ta kể rằng có một người thợ đào vàng chết và lên thiêng đàng. Ngay ở cổng thiên đàng, thánh Phêrô hỏi: “Ở trần gian con làm nghề gì? Anh ta thưa: con làm nghề đào vàng Trên thiên đàng đã có quá nhiều thợ đào vàng rồi. Thưa Ngài, xin cứ cho con vô, để con cai trị bọn nó, kẻo chúng tham lam mà gây náo loạn thiên cung, làm sao dẹp loạn. Vì tò mò nên thánh Phêrô cũng cho bước vào.
Anh ta đảo một vòng thiên đàng mới nhận ra những khuôn mặt quen thuộc cùng nghề. Anh ta liền rỉ tai rằng: ở hoả ngục vừa phát hiện ra một mỏ vàng mới. Thế là một thoáng qua đi, các tay đào vàng đã bỏ thiên đàng, vác cuốc xẻng nhảy bổ xuống hoả ngục tìm vàng. Còn lại một mình anh, đứng ngồi không yên. Anh liền xin phép thánh Phêrô cho anh xuống tham quan một vòng hoả ngục xem sao. Thánh Phêrô bảo: đừng mơ đó là sự thật, chẳng có mỏ vàng nào đâu. Nhưng anh ta nói: thưa ngài, chính tôi phao tin đồn đó, nhưng biết đâu ở đó lại có vàng thật thì sao! Vì bọn kia đã ra đi mãi mà chẳng thấy đứa nào quay trở lại. Nói xong, anh nhảy luôn xuống hoả ngục. Thế là cả đống, cả chùm ở dưới hoả ngục. Lòng tham của con người thật không cùng, sẵn sàng hy sinh cả hạnh đời đời để thoả mãn cái khát vọng thấp hèn trần gian mau qua.
Hạnh phúc chỉ có ở trong Thiên Chúa là ỏ trong sự thật, ở trong lẽ phải, trong luân thường đạo lý làm người. Người ở trong Thiên Chúa là người sống theo đường lối, lề luật của Thiên Chúa. Con người có tự do, nhưng tự do đích thực là đi theo sự thiện, đi theo lẽ phải. Thực sự là vậy, khi chúng ta phạm tội là chúng ta mất tự do, khi chúng ta đi ngược với luân thường đạo lý, ngược với lẽ phải của lương tri con người là chúng ta mất tự do, trở thành nô lệ của ma qủy của thúc vui xác thịt. Kinh nghiệm của Adam – Evà cho thấy, họ chỉ có thể hạnh phúc và từ do khihọ sống theo lề luật của Thiên Chúa. Ngày mà Adam – Eva quyết định giơ tay lên hái trái cấm, là ngày họ trở thành nô lệ ma qủy. Tội lỗi làm họ không có an tâm khi nghe tiếng chân Chúa bên vườn địa đàng. Tội lỗi làm họ e thẹn khi đứng trước mặt nhau. Họ phải lấy lá che thân và ẩn mình trốn tránh Thiên Chúa. Tộilỗi của Adam, của một con người mà còn liên lụy đến con cháu đời đời, sinh ra đau khổ và chết chóc. Một định luật tất yếu của đời người. Con cháu Adam – Evà hôm nay cũng thế. Khi chúng ta đi sai lề luật Chúa là chúng ta đang giết chết đời mình.
Mùa Chay mời gọi chúng ta hãy tự kiểm điểm lại đời sống của mình: tôi thường khao khát những gì ? Tôi đã tìm được chúng chưa ? Chúng có làm tôi thỏa mãn không ? Tôi có ý thức cơn khát thiêng liêng mà chỉ có Chúa mới xoa dịu được không ?
Ước mong trong NĂM giáo dục Gia Đình, chúng ta hãy dành thời giờ chiêm ngắm tình yêu hiến dâng của Chúa Kytô. Ngài đã yêu bạn, đã chết vì bạn để bạn cũng biết đối xử tốt với tha nhân, biết trân trọng tình yêu của tha nhân dành cho bạn. Bạn chọn Chúa, bạn chẳng mất mát gì? Công danh, sự nghiệp, sức khoẻ của bạn vẫn có đó, nhưng bạn còn hạnh phúc hơn nữa, vì có thêm Chúa là bạn đồng hành, một vị quân sư tài ba đang hướng dẫn cuộc đời bạn đi trong chân lý, bình an và hoan lạc.
"Lạy Đức Giêsu, con chọn Ngài. Xin sống trong con để con thấy được tự do trong vâng phục và niềm vui là môn đệ Ngài".
TÌNH YÊU LÀ GÌ?
Các bạn trẻ thân mến,
Điều gì làm cho các bạn mất thời giờ nhiều nhất? Điều gì làm cho các bạn quan tâm nhất? Điều gì làm cho các bạn hạnh phúc nhất và cũng có thể đau khổ nhất? Thưa đó chính là tình yêu. Công chưa thành, danh chưa toại người ta có thể tiếp tục phấn đấu vươn lên, nhưng sống mà không còn ai để thương để nhớ, để «Mòn con mắt đợi cổng trường. Người ta về... các ngả đường xôn xao» thì đó là cuộc đời đang chết dần chết mòn theo năm tháng. Nhưng yêu là gì? Tình yêu đích thực cần phải biểu lộ cho người mình yêu như thế nào?
Nói đến tình yêu là nói tới một tấm lòng được chia sẻ, được cho đi một cách quảng đại và đầy hy sinh. Nên tình yêu nó cũng đòi hỏi một sự quên mình, một sự hy sinh đánh đổi cuộc đời để đồng hoá với người mình yêu. Tình yêu không có sự hy sinh đó chỉ là sự ích kỷ, và tình yêu không có lòng chung thủy đó chỉ là một sự lừa dối để tìm hưởng thụ cho riêng mình. Chúa Giêsu, Ngài đã trở nên mẫu mực cho tình yêu. Vì yêu nên Chúa đã hoá thân làm người. Ngài bỏ ngai trời xuống trần gian để mặc lấy xác phàm giống như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Ngài đã hoà nhập với cuộc sống con người, để gắn bó và chia sẻ với những lo âu vất vả của một kiếp người. Ngài yêu thương nên đã quên mình phục vụ tha nhân. Ngài đã đi đến tột đỉnh của tình yêu là dám chết cho người mình yêu. Tình yêu của Ngài là một tình yêu đầy cao thượng và bao dung. Cho dù con người có đầy khiếm khuyết, có bất trung tội lỗi, Ngài vẫn thứ tha, vẫn tìm cách để chúng ta có cơ hội làm lại cuộc đời.
Tình yêu của Ngài là một tình yêu thủy chung. Ngài đã đi trọn con đường tình đầy đau khổ, với trái tim dốc cạn đến giọt máu đào cuối cùng là lời minh chứng cho tình yêu bất diệt của Ngài. Đó cũng là một giao ước vĩnh cửu mà từ nay cửa trời luôn rộng mở để đón nhận kẻ lỡ bước sa chân trở về. Tột đỉnh của của tình yêu nơi CGS đó chính là sự dâng hiến bản thân mình thành của ăn nuôi sống con nguời. “Không ai có tình yêu cao cả như Chúa đến nỗi dám chết cho người mình yêu”.
Cách thức thể hiện tình yêu của CGS cũng thật gần gũi với đời sống của chúng ta. Tình yêu của Ngài cũng khởi đầu từ một nhu cầu trao ban tình yêu, mong ước được chia sẻ vui buồn với người mình yêu, thể hiện sự chân thành và chung thủy qua giao ước vĩnh cửu để mãi mãi trao ban hạnh phúc cho người mình yêu. Vậy yêu là gì? Tại sao lại phải yêu? Và thế nào mới là một tình yêu chân thực? Có người bảo rằng yêu nhau là nhớ nhau
“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”
Có thể bước đầu của tình yêu là sự nảy sinh do một hấp lực lẫn nhau giữa hai người từ một lần gặp gỡ nào đó: có cái gì đó xuất hiện ngay lúc ấy hoặc sau một thời gian ngắn mà người ta gọi là tiếng sét ái tình, để rồi cái giây phút gặp nhau đầy lưu luyến ấy, bóng hình ai đó đã làm thay đổi một cuộc đời. Từ kẻ ít nói trở thành người hay nói. Từ kẻ vô tình trở thành người biết quan tâm đến tha nhân. . . Sự thương nhớ đó khiến người ta khao khát tìm hiểu nhau và mong gặp lại bóng hình ai đó như đã in vào tâm trí từ những giây phút ban đầu gặp nhau.
Như thế đó chàng với nàng chứ không với một người thanh niên, một người thanh nữ nào khác. Như tâm tình của kẻ si tình được trao gởi qua lời hát: “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Dưới nắng ban mai hay giữa trưa hè Sài gòn, có lẽ cũng có nhiều người mặc áo lụa Hà Đông, nhưng lòng kẻ si tình chỉ chợt mát vì một con người cụ thể nào đó mới mang lại cho lòng chợt mát và niềm vui cao dâng. Cho dù giữa phố Sàigòn có hàng trăm người mặc áo lụa Hà đông nhưng lòng chàng chỉ chợt mát vì chính “em” mặc áo lụa Hà đông.
Đây là một phần của tình yêu nhưng không phải là tình yêu như họ đang sống vào lúc họ sắp kết hôn.
Sự thụ hút này tạo nên sự gắn bó làm cho họ ham muốn tìm hiểu lẫn nhau, kèm theo một nhu cầu yêu mến lẫn nhau, ham muốn thực hiện một điều chung với nhau, chia sẻ cho nhau...họ có những dự định ngắn hạn, họ tìm cách làm vui lòng nhau, những kỷ vật lần lượt được trao tặng nhau như trao gởi tình yêu của mình, như biểu lộ tấm lòng khao khát làm vui lòng người yêu, nhưng giai đoạn này tình yêu vẫn mang tính vị kỷ, nghĩa là vẫn chỉ là tìm hạnh phúc cho riêng mình, cần người bạn để thỏa mãn cho sự khao khát, say sưa của bản thân nhiều hơn là lo cho người mình yêu. Điều này thể hiện qua những lời nói: “anh cần em, anh nhớ em”. Sự cần và nhớ đưa đến những buổi hẹn hò thật thơ mộng, lãng mạn và vui tươi, nhưng cũng mang lại biết bao sầu đông vì người yêu lỡ hẹn, phải một mình thẫn thờ dạo mãi quanh sân. Như Hồ Zếnh đã từng thốt lên: "Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé, Để lòng buồn anh dạo mãi quanh sân. Nhìn trên tay điếu thuốc cháy lụi dần, Anh khẽ nói: 'Gớm ! Sao mà nhớ thế !" (chuyện ôn kỷ niệm nhân 60 măm)
Tất cả nỗi nhớ thương, sự thu hút lẫn nhau, các tình cảm nồng nàn được biểu lộ qua sự quan tâm đến đời sống của nhau làm cho hai con người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và dẫn đến một nỗi ham muốn chia sẻ đến độ không còn của anh hoặc của tôi mà của chúng ta. Tất cả trở thành tình yêu vào lúc hai người thật sự dấn thân hứa trao ban trọn vẹn cho nhau, đón nhận nhau trong viễn tượng tương lai, khi thịnh vượng cũng như lúc gian, mạnh khỏe, ốm đau. Yêu nhau là cùng dìu nhau đi đến tương lai, thế nên viễn tưởng tương lai khi yêu nhau không chỉ là ôm nhau trong vòng tay hôm nay, mà là quyết định yêu nhau mãi mãi, cùng nhau đi đến hết đoạn cuộc đời. Tình yêu chân thực luôn mang tính vĩnh cửu, không chỉ yêu nhau khi tuổi còn thanh xuân mà phải gắn bó với nhau khi tóc bạc mái đầu.
Người ta vẫn thường nói: “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở – Đời mất vui khi vẹn câu thề”. Cuộc tình vẫn còn đẹp khi còn quan tâm đến nhau, chia sẻ cho nhau và cùng nhau xây dựng hạnh phúc cho nhau, nghĩa là công việc vẫn dở dang. Họ vẫn và đang tiếp tục hy sinh cho nhau, quan tâm lo lắng cho nhau và tìm cách làm vui lòng nhau. Còn khi hai người không còn gì để giúp nhau, cho nhau thì cuộc đời lúc đó sẽ mất vui. Có biết bao cuộc tình tan vỡ vì họ không còn gì để trao cho nhau. Họ sống với nhau như một bổn phận và trách nhiệm, không còn mặn nồng để làm vui lòng nhau nên thiên đàng của tình yêu đã sớm trở thành hỏa ngục chứa đầy ghen tương, giận hờn và khổ đau.
Như cha ông xưa đã nói:
Lấy vợ như nợ vào thân
Lấy chồng như đeo gông vào cổ
Bên cạnh đó, tình yêu không chỉ là hiến dâng, đón nhận nhau hôm nay, 10 năm, 20 năm mà là cả cuộc đời, nên tình yêu đòi hỏi sự chân thật và trung tín với nhau dù khi khó khăn, hiểu lầm bực bội, ngang bướng.. .
Biểu lộ sự chân thật và trung tín này là việc công khai hóa tình yêu qua khế ước hôn nhân. Những lời nói yêu thương thầm kín giữa hai người phải được bầy tỏ trước mặt hai họ và xã hội. Có lẽ không ai chấp nhận những lời cầu hôn: “Anh yêu em nhưng đừng cho ai biết”, đó chỉ là sự lừa gạt, trơ trẽn. Tình yêu không có công khai hóa chỉ là những quan hệ lén lút gian dối, và bất chính. Do đó, việc kết hôn là xã hội hóa tình yêu để những ràng buộc của hôn nhân gìn giữ và bảo vệ cho tình yêu chân thật và giúp cho họ trung tín với nhau hôm nay và mãi mãi. Việc kết hôn cũng biến tình yêu thành tích cực giữa hai người biết bỏ ý riêng mình để hòa hợp với nhau trong hy sinh, nhẫn nại và tha thứ cho nhau. Nghĩa là “Yêu nhau củ ấu cũng tròn – Một trăm chỗ lệch cũng kê cho vừa”.
Qua những phân tích trên cho chúng ta thấy tình yêu nơi con người được chia thành hai loại. Tình yêu dâng hiến (Agape) và tình yêu chiếm đoạt (Eros). Tình yêu chiếm đoạt: đó là tình yêu vị kỷ. Họ chỉ nhắm đến nhu cầu của mình mà quên mất nhu cầu của người mình yêu. Họ luôn đòi hỏi người yêu phải mang lại hạnh phúc cho mình, tìm mọi cách để khai thác người yêu như phương tiện thỏa mãn nhu cầu thể xác và tâm hồn của mình. Bất chấp luật lệ và thiếu tôn trọng người mình yêu.
Tình yêu dâng hiến là tình yêu chân thực nhất, vì cả hai đều cảm thấy một nhu cầu trao ban đến cho người mình yêu, chấp nhận sự thiệt thòi để người mình yêu được hạnh phúc. Tình yêu luôn mang chiều kích hướng đến tha nhân, lo lắng cho người mình yêu và làm tất cả những gì có thể để người mình yêu được hạnh phúc. Khi hai người quan tâm đến nhau, chia sẻ với nhau đến độ mọi vấn đề không còn là của riêng ai thì đó là một tình yêu đích thực, sẵn sàng dâng hiến cho nhau để mang lại hạnh phúc cho nhau. Đó cũng chính là tình yêu của Đức Kytô đã sẵn lòng chết thay cho người mình yêu. Đó chính là tình yêu mà CGS đã dâng hiến chính thịt máu mình để kiến tạo hạnh phúc cho người mình yêu. Chúc các bạn hiểu được thế nào là tình yêu chân thật, và dám sống tình yêu cho tha nhân, cho bạn bè để kiến tạo mùa xuân ngập tràn hạnh phúc cho trần gian. Chúc các bạn luôn tìm được niềm vui đích thực trong cuộc sống hôm nay. Amen
Có một ông nhà giàu kia. Ông có thú vui sưu tầm các bức danh họa trên thế giới. Những người đến thăm ông đều phải trầm trồ trước những bức tranh của Picassos mà ông đã không tiếc tiền mua chúng về treo. Ông có một đứa con trai duy nhất. Khi đến tuổi trưởng thành, chàng trai bị gọi nhập ngũ. Trong một trận chiến, anh đã anh dũng hy sinh khi cố gắng cứu mạng cho một đồng đội. Nhớ ơn anh, và biết người cha là một người thích tranh, người đồng đội được cứu sống đã vẽ lại bức tranh ghi lại hình ảnh hào hùng của người con để tặng cho người cha.
Một thời gian sau, người cha cũng qua đời và người ta bán đấu giá những tài sản của ông. Nhiều người từ khắp nơi trên thế giới tuốn đến mong có thể mua được những danh họa có một không hai.
Người trọng tài trong cuộc đấu giá bắt đầu bằng cách nói: "Chúng ta hãy khởi đầu từ bức tranh của người con". Một sự im lặng khó chịu bao trùm căn phòng đấu giá. Một tiếng nói cất lên: "Bỏ qua chuyện đó đi. Bức tranh đó do một tay hoạ sĩ nghiệp dư vẽ có đáng gì mà đấu giá. Đấu mấy bức của Picassos hay Rembrandts đi".
Tuy nhiên, người trọng tài vẫn không nhượng bộ: "Không, chúng ta phải bắt đầu bằng bức tranh người con trước. Ai muốn lấy bức tranh của người con". Cuối cùng, một giọng nói cất lên từ cuối phòng: "Mười đồng". Đó là tiếng người làm vườn già nua. Mười đồng là tất cả khả năng mà người làm vườn có thể trả nổi.
"Có người trả mười đồng. Có ai trả hơn không? Có ai trả hai mươi đồng không?" Một sự im lặng nặng nề lại bao trùm, hy vọng bức tranh được bán cho mau để chuyển qua những món khác. "Mười đồng lần thứ nhất. Mười đồng lần thứ hai. Mười đồng lần thứ ba. Bán". Người trọng tài gõ búa xuống. Ông xé một bao thư đi kèm với bức tranh. Đọc xong, ông tuyên bố với mọi người: "Cám ơn quý vị đã đến đây hôm nay.
Cuộc đấu giá đã kết thúc". Người trọng tài giải thích: "Nội dung bức thư của chủ nhân dặn rằng hễ ai mua bức tranh người con thì sẽ được tất cả tài sản, đất đai, tiền bạc và tất cả các bức tranh. Người cha đã muốn trao tặng tất cả cho những ai chấp nhận người con".
Kính thưa,
Giả sử hôm nay chúng ta cũng mở một cuộc bán đấu giá. Mặt hàng được trưng bày ở đầy là: tiền bạc, danh vọng, thú vui trần thế, và Ngừơi con Một duy Nhất của Thiên Chúa là Đức Giêsu. Các bạn sẽ chọn lựa điều gì? Các bạn sẽ dùng hết gia tài, và dùng hết khả năng của mình để đạt được điều gì? Thánh Augustinô đã đạt đến đỉnh cao của danh vọng, đã trải qua biết bao thú vui của trần thế, nhưng lòng thánh nhân vẫn khắc khoải tìm kiếm một điều gì đó vượt lên trên các thụ tạo, và sau này được ơn trở lại, thánh nhân mới thú nhận rằng: “lòng con luôn khắc khoải cho tới khi được gặp Ngài, lạy Thiên Chúa của tôi”.
Tổng thống Francois Mitterand được nước Pháp được coi là Chúa tể vì 14 năm luôn làm xếp. Ong đã thống nhất được  Châu. Danh vọng quyền uy ông không thiếu, nhưng cuối cùng ông thú nhận: “Một lúc nào đó bỗng nhiên người ta cảm thấy trơ trọi một mình, mất hút trong thế giới mênh mông”. Chúng ta biết khi ông chết ông xin đừng chôn ông vào chỗ danh dự anh hùng nước Pháp, mà xin với cha sở một xứ đạo miền quê, nơi ông đã được rửa tội, xin cho ông được an nghỉ nơi đất mẹ, nơi ông được sinh ra và làm người làm con Thiên Chúa. Nghĩa là ông muốn chọn Thiên Chúa, chứ không chọn vinh hoa trần gian.
Người thiếu phụ bên bờ giếng Giacob mà tin mừng Chúa Nhật thứ III mùa chay, thánh Gioan đã cho chúng ta thấy. Mỗi ngày, chị phải ra giếng kín nước. Nhưng uống nước này là tự đầy đoạ mình. Dù chưa nhận ra, nhưng chị ta vẫn thao thức và bị dày vò vì một cơn khát nào đó mà những mối tình trần tục đã không giải khát nổi, đã không làm dịu đi chút nào, càng đi sâu vào biển tình càng thấy thiếu thốn. Thánh Gioan đã nói “vì chị đã có 5 đời chồng”. Không có nghĩa là một mình thiếu phụ đã đi lập gia đình năm đời chồng liên tiếp. Nhưng có lẽ là năm mối tình bất chính, và cả người thứ sáu cũng không thực sự là chồng.
Chị là một phụ nữ trắc nết, bị xóm ngõ khinh miệt, loại trừ, chị phải đi kín nước vào giữa trưa hè nắng thay vì ban sáng hay chiều hôm như bao phụ nữ khác. Chị đi vào giờ này là để tránh gặp mặt hàng xóm láng giềng. Nhưng không ngờ chị lại gặp Chúa Giêsu “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban và ai là người nói với chị cho tôi xin nước uống, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước hằng sống. Ai uống nước này sẽ không còn khát nữa.
CGS đã dẫn dắt chị đi từ một ý niệm cụ thể vật chất đến siêu nhiên. Từ việc chính Chúa khát nước giữa trưa hè nắng đổ lửa đến một sự khát bỏng của tâm hồn khô cạn ơn thánh. Người thiếu phụ này hằng khao khát hạnh phúc và chị đã tìm sự thoả mãn trong những thú vui xác thịt, nhưng vẫn không thoả mãn cơn khát trong lòng chị.
Cuộc đời chị là một thất bại dài đầy nghiệt ngã thất vọng. Cho đến khi gặp được Đấng Kytô, chị ta mới nhận ra. “Còn ai uống nước tôi ban sẽ không bao giờ khát nữa”. Thế là tâm hồn chị được tha thứ, được rửa sạch và đã khát, chị chẳng cần đến giếng Giacob và nước nữa, chị thoăn thoắt chạy vào thành báo tin cho biết có thứ nước sống trường sinh mà mọi người đang khao khát, đó là Đấng Kytô là Thiên Chúa cứu độ là Đấng Messia họ đang mong đợi “chính Ta là Đấng đang nói với chị đây”.
Nhìn vào thế giới hôm nay, ta thấy có biết bao cơn khát của đam mê lầm lạc, của thú vui xác thịt, của TIỀN TÀI danh vọng đã đẩy biết bao người vào hố sâu của vực thẳm. Càng ngụp lặn trong vực thẳm càng làm họ cho trở nên điên rồ đánh mất nhân cách, đánh mất tính người. Họ đã lầm, vì tất cả những thứ đó không bao giờ làm cho họ thoả mãn được.
Được voi đòi tiên. Lòng tham vô đáy. Họ chỉ bắt được bóng chứ không bắt được mồi. Giếng sâu của tội lỗi chỉ làm cho con người thất vọng, chán chường. Con người vẫn khao khát một điều gì đó vượt lên trên những ảo ảnh trần gian.
Nếu phải đánh đổi cuộc đời, bạn sẽ đánh đổi vì đồng tiền, vì danh vọng, vì thú vui xác thịt hay vì Đức Kytô. Một Maria Goretti đã từ chối quan hệ bất chính, chấp nhận cái chết để giữ lòng trong sạch. Một Giám mục Cassien đã bỏ ngai toà Giám mục để sống và chết tại trại cùi Di Linh. Một Têrêsa đã bỏ Châu Au tráng lệ để đến phục vụ những người nghèo khổ, bất hạnh sống lây lất trên đường phố thành Calcutta. Các ngài đã đánh đổi cuộc đời mình vì ai? Không ai khác ngoài Đức Kytô, chỉ có Đức Kytô mới có thể làm thoả mãn mọi khát vọng cho con người, và cũng chỉ vì Đức Kytô người ta mới dám hy sinh, dám quên mình để phục vụ Đức Kytô trong những người nghèo. Chọn người con nghĩa là ta chọn một gia tài vĩnh cửu mà người Cha đã hứa ban cho những ai “tin vào Người con”. Hay đúng hơn, gia tài đó sẽ dành phần cho những ai đã được chính cái chết của người con cứu chuộc.
Với mỗi người trong chúng ta, Thiên Chúa hỏi thẳng chúng ta rất rõ ràng, không úp mở: "Ngươi có chấp nhận Con Duy Nhất của ta không? Ai chấp nhận Con ta thì được mọi sự". Chắc chắn rằng trong cuộc đấu giá trên, nếu người ta biết rõ nội dung bức thư, mọi người sẽ giành giật để đấu cho được bức tranh của người con. Còn chúng ta, chúng ta biết rất rõ ý định Thiên Chúa mà chúng ta lại không chấp nhận người Con thì chúng ta quả là dại dột.
Vì mục đích cuộc sống này là gì? Sống để làm gì? Và chết rồi đi đâu? Sống là để đi tìm hạnh phúc. Hỏi một người tình nguyện đi bộ đội và một người trốn không đi, thì cả hai đều là chọn hạnh phúc.
Hỏi một người đi tu và một người không đi tu lấy vợ lấy chồng thì cả hai cách sống cũng là mong có hạnh phúc. “tu là cõi phúc – tình lê mê ly”. Nhưng hạnh phúc đích thực chỉ có ở trong Thiên Chúa. Những hạnh phúc của tiền, tình và quyền chỉ là tạm thời không vĩnh cửu, có khi còn là nỗi khổ cho người thừa hưởng nó. Người giầu cũng khóc, người yêu cũng khổ, càng yêu càng khổ. Hay có khi ở trên đỉnh cao của danh vọng mà phải chà đạp lên người khác, bị người đời khinh chê thì đó cũng là sự bất hạnh đáng thương. Nói ra điều này, chắc có người sẽ bảo rằng: biết rồi khổ lắm nói mãi. Nhưng xem ra đồng tiền và những của lạ thế gian vẫn hấp dẫn hơn là nước trời vĩnh cửu.
Người ta kể rằng có một người thợ đào vàng chết và lên thiêng đàng. Ngay ở cổng thiên đàng, thánh Phêrô hỏi: “Ở trần gian con làm nghề gì? Anh ta thưa: con làm nghề đào vàng Trên thiên đàng đã có quá nhiều thợ đào vàng rồi. Thưa Ngài, xin cứ cho con vô, để con cai trị bọn nó, kẻo chúng tham lam mà gây náo loạn thiên cung, làm sao dẹp loạn. Vì tò mò nên thánh Phêrô cũng cho bước vào.
Anh ta đảo một vòng thiên đàng mới nhận ra những khuôn mặt quen thuộc cùng nghề. Anh ta liền rỉ tai rằng: ở hoả ngục vừa phát hiện ra một mỏ vàng mới. Thế là một thoáng qua đi, các tay đào vàng đã bỏ thiên đàng, vác cuốc xẻng nhảy bổ xuống hoả ngục tìm vàng. Còn lại một mình anh, đứng ngồi không yên. Anh liền xin phép thánh Phêrô cho anh xuống tham quan một vòng hoả ngục xem sao. Thánh Phêrô bảo: đừng mơ đó là sự thật, chẳng có mỏ vàng nào đâu. Nhưng anh ta nói: thưa ngài, chính tôi phao tin đồn đó, nhưng biết đâu ở đó lại có vàng thật thì sao! Vì bọn kia đã ra đi mãi mà chẳng thấy đứa nào quay trở lại. Nói xong, anh nhảy luôn xuống hoả ngục. Thế là cả đống, cả chùm ở dưới hoả ngục. Lòng tham của con người thật không cùng, sẵn sàng hy sinh cả hạnh đời đời để thoả mãn cái khát vọng thấp hèn trần gian mau qua.
Hạnh phúc chỉ có ở trong Thiên Chúa là ỏ trong sự thật, ở trong lẽ phải, trong luân thường đạo lý làm người. Người ở trong Thiên Chúa là người sống theo đường lối, lề luật của Thiên Chúa. Con người có tự do, nhưng tự do đích thực là đi theo sự thiện, đi theo lẽ phải. Thực sự là vậy, khi chúng ta phạm tội là chúng ta mất tự do, khi chúng ta đi ngược với luân thường đạo lý, ngược với lẽ phải của lương tri con người là chúng ta mất tự do, trở thành nô lệ của ma qủy của thúc vui xác thịt. Kinh nghiệm của Adam – Evà cho thấy, họ chỉ có thể hạnh phúc và từ do khihọ sống theo lề luật của Thiên Chúa. Ngày mà Adam – Eva quyết định giơ tay lên hái trái cấm, là ngày họ trở thành nô lệ ma qủy. Tội lỗi làm họ không có an tâm khi nghe tiếng chân Chúa bên vườn địa đàng. Tội lỗi làm họ e thẹn khi đứng trước mặt nhau. Họ phải lấy lá che thân và ẩn mình trốn tránh Thiên Chúa. Tộilỗi của Adam, của một con người mà còn liên lụy đến con cháu đời đời, sinh ra đau khổ và chết chóc. Một định luật tất yếu của đời người. Con cháu Adam – Evà hôm nay cũng thế. Khi chúng ta đi sai lề luật Chúa là chúng ta đang giết chết đời mình.
Mùa Chay mời gọi chúng ta hãy tự kiểm điểm lại đời sống của mình: tôi thường khao khát những gì ? Tôi đã tìm được chúng chưa ? Chúng có làm tôi thỏa mãn không ? Tôi có ý thức cơn khát thiêng liêng mà chỉ có Chúa mới xoa dịu được không ?
Ước mong trong NĂM giáo dục Gia Đình, chúng ta hãy dành thời giờ chiêm ngắm tình yêu hiến dâng của Chúa Kytô. Ngài đã yêu bạn, đã chết vì bạn để bạn cũng biết đối xử tốt với tha nhân, biết trân trọng tình yêu của tha nhân dành cho bạn. Bạn chọn Chúa, bạn chẳng mất mát gì? Công danh, sự nghiệp, sức khoẻ của bạn vẫn có đó, nhưng bạn còn hạnh phúc hơn nữa, vì có thêm Chúa là bạn đồng hành, một vị quân sư tài ba đang hướng dẫn cuộc đời bạn đi trong chân lý, bình an và hoan lạc.
"Lạy Đức Giêsu, con chọn Ngài. Xin sống trong con để con thấy được tự do trong vâng phục và niềm vui là môn đệ Ngài".
TÌNH YÊU LÀ GÌ?
Các bạn trẻ thân mến,
Điều gì làm cho các bạn mất thời giờ nhiều nhất? Điều gì làm cho các bạn quan tâm nhất? Điều gì làm cho các bạn hạnh phúc nhất và cũng có thể đau khổ nhất? Thưa đó chính là tình yêu. Công chưa thành, danh chưa toại người ta có thể tiếp tục phấn đấu vươn lên, nhưng sống mà không còn ai để thương để nhớ, để «Mòn con mắt đợi cổng trường. Người ta về... các ngả đường xôn xao» thì đó là cuộc đời đang chết dần chết mòn theo năm tháng. Nhưng yêu là gì? Tình yêu đích thực cần phải biểu lộ cho người mình yêu như thế nào?
Nói đến tình yêu là nói tới một tấm lòng được chia sẻ, được cho đi một cách quảng đại và đầy hy sinh. Nên tình yêu nó cũng đòi hỏi một sự quên mình, một sự hy sinh đánh đổi cuộc đời để đồng hoá với người mình yêu. Tình yêu không có sự hy sinh đó chỉ là sự ích kỷ, và tình yêu không có lòng chung thủy đó chỉ là một sự lừa dối để tìm hưởng thụ cho riêng mình. Chúa Giêsu, Ngài đã trở nên mẫu mực cho tình yêu. Vì yêu nên Chúa đã hoá thân làm người. Ngài bỏ ngai trời xuống trần gian để mặc lấy xác phàm giống như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Ngài đã hoà nhập với cuộc sống con người, để gắn bó và chia sẻ với những lo âu vất vả của một kiếp người. Ngài yêu thương nên đã quên mình phục vụ tha nhân. Ngài đã đi đến tột đỉnh của tình yêu là dám chết cho người mình yêu. Tình yêu của Ngài là một tình yêu đầy cao thượng và bao dung. Cho dù con người có đầy khiếm khuyết, có bất trung tội lỗi, Ngài vẫn thứ tha, vẫn tìm cách để chúng ta có cơ hội làm lại cuộc đời.
Tình yêu của Ngài là một tình yêu thủy chung. Ngài đã đi trọn con đường tình đầy đau khổ, với trái tim dốc cạn đến giọt máu đào cuối cùng là lời minh chứng cho tình yêu bất diệt của Ngài. Đó cũng là một giao ước vĩnh cửu mà từ nay cửa trời luôn rộng mở để đón nhận kẻ lỡ bước sa chân trở về. Tột đỉnh của của tình yêu nơi CGS đó chính là sự dâng hiến bản thân mình thành của ăn nuôi sống con nguời. “Không ai có tình yêu cao cả như Chúa đến nỗi dám chết cho người mình yêu”.
Cách thức thể hiện tình yêu của CGS cũng thật gần gũi với đời sống của chúng ta. Tình yêu của Ngài cũng khởi đầu từ một nhu cầu trao ban tình yêu, mong ước được chia sẻ vui buồn với người mình yêu, thể hiện sự chân thành và chung thủy qua giao ước vĩnh cửu để mãi mãi trao ban hạnh phúc cho người mình yêu. Vậy yêu là gì? Tại sao lại phải yêu? Và thế nào mới là một tình yêu chân thực? Có người bảo rằng yêu nhau là nhớ nhau
“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”
Có thể bước đầu của tình yêu là sự nảy sinh do một hấp lực lẫn nhau giữa hai người từ một lần gặp gỡ nào đó: có cái gì đó xuất hiện ngay lúc ấy hoặc sau một thời gian ngắn mà người ta gọi là tiếng sét ái tình, để rồi cái giây phút gặp nhau đầy lưu luyến ấy, bóng hình ai đó đã làm thay đổi một cuộc đời. Từ kẻ ít nói trở thành người hay nói. Từ kẻ vô tình trở thành người biết quan tâm đến tha nhân. . . Sự thương nhớ đó khiến người ta khao khát tìm hiểu nhau và mong gặp lại bóng hình ai đó như đã in vào tâm trí từ những giây phút ban đầu gặp nhau.
Như thế đó chàng với nàng chứ không với một người thanh niên, một người thanh nữ nào khác. Như tâm tình của kẻ si tình được trao gởi qua lời hát: “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Dưới nắng ban mai hay giữa trưa hè Sài gòn, có lẽ cũng có nhiều người mặc áo lụa Hà Đông, nhưng lòng kẻ si tình chỉ chợt mát vì một con người cụ thể nào đó mới mang lại cho lòng chợt mát và niềm vui cao dâng. Cho dù giữa phố Sàigòn có hàng trăm người mặc áo lụa Hà đông nhưng lòng chàng chỉ chợt mát vì chính “em” mặc áo lụa Hà đông.
Đây là một phần của tình yêu nhưng không phải là tình yêu như họ đang sống vào lúc họ sắp kết hôn.
Sự thụ hút này tạo nên sự gắn bó làm cho họ ham muốn tìm hiểu lẫn nhau, kèm theo một nhu cầu yêu mến lẫn nhau, ham muốn thực hiện một điều chung với nhau, chia sẻ cho nhau...họ có những dự định ngắn hạn, họ tìm cách làm vui lòng nhau, những kỷ vật lần lượt được trao tặng nhau như trao gởi tình yêu của mình, như biểu lộ tấm lòng khao khát làm vui lòng người yêu, nhưng giai đoạn này tình yêu vẫn mang tính vị kỷ, nghĩa là vẫn chỉ là tìm hạnh phúc cho riêng mình, cần người bạn để thỏa mãn cho sự khao khát, say sưa của bản thân nhiều hơn là lo cho người mình yêu. Điều này thể hiện qua những lời nói: “anh cần em, anh nhớ em”. Sự cần và nhớ đưa đến những buổi hẹn hò thật thơ mộng, lãng mạn và vui tươi, nhưng cũng mang lại biết bao sầu đông vì người yêu lỡ hẹn, phải một mình thẫn thờ dạo mãi quanh sân. Như Hồ Zếnh đã từng thốt lên: "Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé, Để lòng buồn anh dạo mãi quanh sân. Nhìn trên tay điếu thuốc cháy lụi dần, Anh khẽ nói: 'Gớm ! Sao mà nhớ thế !" (chuyện ôn kỷ niệm nhân 60 măm)
Tất cả nỗi nhớ thương, sự thu hút lẫn nhau, các tình cảm nồng nàn được biểu lộ qua sự quan tâm đến đời sống của nhau làm cho hai con người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và dẫn đến một nỗi ham muốn chia sẻ đến độ không còn của anh hoặc của tôi mà của chúng ta. Tất cả trở thành tình yêu vào lúc hai người thật sự dấn thân hứa trao ban trọn vẹn cho nhau, đón nhận nhau trong viễn tượng tương lai, khi thịnh vượng cũng như lúc gian, mạnh khỏe, ốm đau. Yêu nhau là cùng dìu nhau đi đến tương lai, thế nên viễn tưởng tương lai khi yêu nhau không chỉ là ôm nhau trong vòng tay hôm nay, mà là quyết định yêu nhau mãi mãi, cùng nhau đi đến hết đoạn cuộc đời. Tình yêu chân thực luôn mang tính vĩnh cửu, không chỉ yêu nhau khi tuổi còn thanh xuân mà phải gắn bó với nhau khi tóc bạc mái đầu.
Người ta vẫn thường nói: “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở – Đời mất vui khi vẹn câu thề”. Cuộc tình vẫn còn đẹp khi còn quan tâm đến nhau, chia sẻ cho nhau và cùng nhau xây dựng hạnh phúc cho nhau, nghĩa là công việc vẫn dở dang. Họ vẫn và đang tiếp tục hy sinh cho nhau, quan tâm lo lắng cho nhau và tìm cách làm vui lòng nhau. Còn khi hai người không còn gì để giúp nhau, cho nhau thì cuộc đời lúc đó sẽ mất vui. Có biết bao cuộc tình tan vỡ vì họ không còn gì để trao cho nhau. Họ sống với nhau như một bổn phận và trách nhiệm, không còn mặn nồng để làm vui lòng nhau nên thiên đàng của tình yêu đã sớm trở thành hỏa ngục chứa đầy ghen tương, giận hờn và khổ đau.
Như cha ông xưa đã nói:
Lấy vợ như nợ vào thân
Lấy chồng như đeo gông vào cổ
Bên cạnh đó, tình yêu không chỉ là hiến dâng, đón nhận nhau hôm nay, 10 năm, 20 năm mà là cả cuộc đời, nên tình yêu đòi hỏi sự chân thật và trung tín với nhau dù khi khó khăn, hiểu lầm bực bội, ngang bướng.. .
Biểu lộ sự chân thật và trung tín này là việc công khai hóa tình yêu qua khế ước hôn nhân. Những lời nói yêu thương thầm kín giữa hai người phải được bầy tỏ trước mặt hai họ và xã hội. Có lẽ không ai chấp nhận những lời cầu hôn: “Anh yêu em nhưng đừng cho ai biết”, đó chỉ là sự lừa gạt, trơ trẽn. Tình yêu không có công khai hóa chỉ là những quan hệ lén lút gian dối, và bất chính. Do đó, việc kết hôn là xã hội hóa tình yêu để những ràng buộc của hôn nhân gìn giữ và bảo vệ cho tình yêu chân thật và giúp cho họ trung tín với nhau hôm nay và mãi mãi. Việc kết hôn cũng biến tình yêu thành tích cực giữa hai người biết bỏ ý riêng mình để hòa hợp với nhau trong hy sinh, nhẫn nại và tha thứ cho nhau. Nghĩa là “Yêu nhau củ ấu cũng tròn – Một trăm chỗ lệch cũng kê cho vừa”.
Qua những phân tích trên cho chúng ta thấy tình yêu nơi con người được chia thành hai loại. Tình yêu dâng hiến (Agape) và tình yêu chiếm đoạt (Eros). Tình yêu chiếm đoạt: đó là tình yêu vị kỷ. Họ chỉ nhắm đến nhu cầu của mình mà quên mất nhu cầu của người mình yêu. Họ luôn đòi hỏi người yêu phải mang lại hạnh phúc cho mình, tìm mọi cách để khai thác người yêu như phương tiện thỏa mãn nhu cầu thể xác và tâm hồn của mình. Bất chấp luật lệ và thiếu tôn trọng người mình yêu.
Tình yêu dâng hiến là tình yêu chân thực nhất, vì cả hai đều cảm thấy một nhu cầu trao ban đến cho người mình yêu, chấp nhận sự thiệt thòi để người mình yêu được hạnh phúc. Tình yêu luôn mang chiều kích hướng đến tha nhân, lo lắng cho người mình yêu và làm tất cả những gì có thể để người mình yêu được hạnh phúc. Khi hai người quan tâm đến nhau, chia sẻ với nhau đến độ mọi vấn đề không còn là của riêng ai thì đó là một tình yêu đích thực, sẵn sàng dâng hiến cho nhau để mang lại hạnh phúc cho nhau. Đó cũng chính là tình yêu của Đức Kytô đã sẵn lòng chết thay cho người mình yêu. Đó chính là tình yêu mà CGS đã dâng hiến chính thịt máu mình để kiến tạo hạnh phúc cho người mình yêu. Chúc các bạn hiểu được thế nào là tình yêu chân thật, và dám sống tình yêu cho tha nhân, cho bạn bè để kiến tạo mùa xuân ngập tràn hạnh phúc cho trần gian. Chúc các bạn luôn tìm được niềm vui đích thực trong cuộc sống hôm nay. Amen
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:42 22/03/2009
CẦM SẮC HỢP XƯỚNG
Một người nọ vì hôn nhân có vấn đề, nên đến thỉnh ý đại sư, đại sư nói: “Ông nên học tập nghe lời vợ mình.”
Người ấy thật lòng làm theo lời của đại sư dạy, một tháng sau ông ta đến nói với đại sư: ông ta đã học tập nghe từng câu nói của vợ.
Đại sư cười nhẹ nói: “Bây giờ, ông trở về học tập nghe từng chữ từng câu chưa nói ra của vợ mình.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Người ta thường chế giễu những người đàn ông nghe lời vợ là đàn ông sợ vợ, chứ thực ra nghe lời vợ thì không thể nói là sợ vợ được, bởi vì nếu chuyện nghe lời vợ để mang lại hạnh phúc cho gia đình, thì cũng nên nghe theo chứ...
Tập nghe và hiểu những ý tứ trong lời nói của vợ hay của chồng là một nghệ thuật, mà chỉ có tình yêu chân thành của hai vợ chồng mới có thể làm được mà thôi, bởi vì hiểu được ý tứ của nhau trong lời nói và suốt cả cuộc đời thì không phải là chuyện đơn giản, phải có tình yêu chân thành, nhẫn nại và nhịn nhục mới làm được...
Người Ki-tô hữu cần hiểu từng ý nghĩa của Lời Chúa dạy, bởi vì có nhiều người đọc và nghe Kinh Thánh, nhưng ít người hiểu và thực hành Lời Chúa dạy, bởi vì họ chưa dám thật sự yêu và dấn thân cho Chúa trong cuộc sống của họ.
Cứ yêu đi rồi bạn sẽ thấy tình yêu làm được mọi sự, Chúa Giê-su đã làm như thế khi yêu thương thế gian tội lỗi, Ngài nói: “Không có tình yêu nào cao trọng cho bằng tình yêu hy sinh mạng sống cho người mình yêu.”
N2T |
Một người nọ vì hôn nhân có vấn đề, nên đến thỉnh ý đại sư, đại sư nói: “Ông nên học tập nghe lời vợ mình.”
Người ấy thật lòng làm theo lời của đại sư dạy, một tháng sau ông ta đến nói với đại sư: ông ta đã học tập nghe từng câu nói của vợ.
Đại sư cười nhẹ nói: “Bây giờ, ông trở về học tập nghe từng chữ từng câu chưa nói ra của vợ mình.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Người ta thường chế giễu những người đàn ông nghe lời vợ là đàn ông sợ vợ, chứ thực ra nghe lời vợ thì không thể nói là sợ vợ được, bởi vì nếu chuyện nghe lời vợ để mang lại hạnh phúc cho gia đình, thì cũng nên nghe theo chứ...
Tập nghe và hiểu những ý tứ trong lời nói của vợ hay của chồng là một nghệ thuật, mà chỉ có tình yêu chân thành của hai vợ chồng mới có thể làm được mà thôi, bởi vì hiểu được ý tứ của nhau trong lời nói và suốt cả cuộc đời thì không phải là chuyện đơn giản, phải có tình yêu chân thành, nhẫn nại và nhịn nhục mới làm được...
Người Ki-tô hữu cần hiểu từng ý nghĩa của Lời Chúa dạy, bởi vì có nhiều người đọc và nghe Kinh Thánh, nhưng ít người hiểu và thực hành Lời Chúa dạy, bởi vì họ chưa dám thật sự yêu và dấn thân cho Chúa trong cuộc sống của họ.
Cứ yêu đi rồi bạn sẽ thấy tình yêu làm được mọi sự, Chúa Giê-su đã làm như thế khi yêu thương thế gian tội lỗi, Ngài nói: “Không có tình yêu nào cao trọng cho bằng tình yêu hy sinh mạng sống cho người mình yêu.”
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:44 22/03/2009
N2T |
117. Nếu anh muốn đi con đường cực đoan, thì nên cực đoan về phương diện ôn hòa, nhẫn nại, khiêm tốn và đức ái nhé.
(Thánh Philip Neri)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:45 22/03/2009
N2T |
62. Nhẫn nại và kiên trì dù rất đau khổ, nhưng có thể từ từ đem lại cho anh những lợi ích.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Giám Mục Mỹ Châu La Tinh khẳng định niềm tin tưởng nơi Đức Thánh Cha
Bùi Hữu Thư
01:20 22/03/2009
Các Giám Mục Mỹ Châu La Tinh khẳng định niềm tin tưởng nơi Đức Thánh Cha
Cám ơn ngài về vụ các giám mục LeFebvre
BOGOTA, Colombia, ngày 21, tháng 3, 2009 (Zenit.org).- Ba mươi giám mục gửi Đức Thánh Cha Benedict XVI một lá thư bầy tỏ sự hỗ trợ ngài, để phản ứng với các sự chỉ trích ngài trong các tuần vừa qua, và cám ơn ngài về lá thư ngài gửi cho tất cả các giám mục trên thế giới.
Các giám mục, các tổng thư ký của các hội đồng giám mục Mỹ Châu La Tinh và Caribbe, đã gửi lá thư trong khi họ nhóm họp tại Bogota.
Họ bầy tỏ lòng biết ơn đối với Đức Thánh Cha về lá thư ngài gửi ngày 12 tháng Ba cho tất cả các giám mục trên thế giới, trong đó ngài giải thích các lý do và các dữ kiện về việc giải vạ tuyệt thông 4 giám mục được Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre phong chức trái phép.
Văn thư yểm trợ Đức Thánh Cha được Tổng Giám Mục Raymundo Damasceno Assis thuộc giáo phận Aparecida, Brazil, chủ tịch của hội đồng giám mục Mỹ Châu La Tinh, và Tổng Giám Mục Victor Sánchez Espinosa thuộc giáo phận Puebla, Mexico, tổng thư ký của hội đồng ký.
Lá thư viết: “Những gì Đức Thánh Cha viết làm cho chúng con cảm động và tăng sức cho sự hiệp thông sâu xa với giáo hội của chúng con.
"Chúng con cũng coi đây là tấm gương của một tinh thần thương xót và trong sáng, được thúc đẩy bởi những tiếng vang bất ngờ của các biến cố, nhưng cũng là một niềm tin rằng những gì đã xẩy ra vẫn là một kế hoạch tốt đẹp của Thiên Chúa cho Giáo Hội của Người vào thời điểm lịch sử này."
Lá thư tiếp: "Lá thư của ngài đã vạch ra cho chúng con một con đường cho chân lý, tình yêu và sự hiệp nhất cần thiết cho mỗi người chúng con, là những người được mời gọi để tiếp nối sứ vụ tông đồ.
" Đức Thánh Cha mô tả rất rõ một điều rất gần gũi với kinh nghiệm mục vụ của chúng con: thực vậy những cá nhân và nhóm tự xưng là biết dung thứ, lại có thể đơn phương chối từ điều này với những ai đang muốn tìm kiếm sự thật.
"Trọng kính Đức Thánh Cha, là một nhóm đại biểu cho Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh, qua những giòng chữ này, chúng con muốn cùng nhau bầy trỏ lại tâm tình yếu mến, tin tưởng và hiệp thông với Đức Thánh Cha trong kinh nguyện và việc phục vụ các Giáo Hội được trao phó cho chúng con, và trong trách nhiệm đối với Giáo Hội hoàn vũ Thiên Chúa đã trao gửi cho ngài."
Mặt Trận Tranh Đấu Cho Văn Hóa Sự Sống
Vũ Văn An
02:50 22/03/2009
Mặt trận bảo vệ văn hóa sự sống
1. Quyền lương tâm: từ chọn lựa tới cưỡng chế
Đặc điểm của các quốc gia tự do là việc nhìn nhận quyền tự do lương tâm của cá nhân. Các nhà nước độc tài không bảo vệ lương tâm; họ bóp nghẹt lương tâm ấy.
Quyền lương tâm cũng cổ xưa như chính nền Văn Minh Phương Tây. Hơn 2,400 năm trước, nhân vật hư cấu Antigone của Sophocles đã được người ta qúy chuộng nhờ bà cương quyết theo tiếng lương tâm mà chôn cất người em trai của mình, bất chấp lệnh cấm của nhà vua.
Trường hợp đầu tiên được sử sách ghi chép về việc đòi hỏi quyền lương tâm cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe xẩy ra vào thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên. Lời Thề Hippocrate có đoạn như sau: “Tôi sẽ theo hệ thống điều dưỡng nào mà căn cứ vào khả năng và phán đoán của tôi, tôi cho là có lợi cho bệnh nhân của tôi… Tôi sẽ không cho bất cứ ai thứ thuốc gây tử vong dù được yêu cầu, cũng không đề nghị bất cứ ý kiến nào như thế; và cũng tương tự như thế, tôi sẽ không cho bất cứ phụ nữ nào một thứ thuốc để phá thai”.
Quyền lương tâm được nhìn nhận trong Hiến Pháp Hiệp Chúng Quốc, trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, trong Qui Ước Đạo Đức Y Khoa của Hiệp Hội Y Khoa Thế Giới, và tại 47 tiểu bang, đều có các đạo luật bảo vệ quyền lương tâm của các nhân viên chăm sóc sức khỏe.
Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo gọi lương tâm là “cốt lõi bí nhiệm nhất và là cung thánh của con người. Tại đó, họ một mình với Thiên Chúa, Đấng có tiếng nói vang vọng trong cõi sâu thẳm nhất của họ” (SGLCGHCG, số 1776).
Căn cứ vào tính phổ quát cũng như lịch sử quyền lương tâm nơi các dân tộc tự do, người ta thấy quả là ngỡ ngàng khi Liên Đoàn Các Tự Do Công Dân Mỹ (American Civil Liberties Union – ACLU-) và một số tổ chức khác đã tranh đấu để bãi bỏ các qui định được đưa ra để thi hành các đạo luật liên bang vốn có từ lâu nhằm bảo vệ quyền lương tâm của các nhân viên cũng như định chế chăm sóc sức khỏe.
Quốc Hội từng ban hành Tu Chính Án Church ngay sau phán quyết Roe v. Wade để bảo đảm rằng các nhà chuyên nghiệp về chăm sóc sức khỏe cũng như các bệnh viện không bị cưỡng chế phải can dự vào việc phá thai và triệt sản. Cách nay hơn một thập niên, Tu Chính Án Coats đã được ban hành để vô hiệu hóa các mưu toan của hội đồng chứng nhận y khoa nhằm cưỡng chế các trường y khoa phải huấn luyện các bác sĩ nội trú ngành phụ sản và nhi khoa về các thủ tục phá thai. Từ năm 2004, Tu Chính Án Weldon đã ngăn cản Chính Phủ không được kỳ thị chống lại các thực thể chăm sóc sức khỏe khi các thực thể này từ khước không “cung cấp, trả tiền, nhận bảo hiểm, hay giới thiệu để ngừa thai”.
Mặc dù ai trong bọn họ cũng nói tới việc “chọn lựa”, nhưng kỹ nghệ phá thai và những người ủng hộ họ lúc nào cũng quyết tâm loại cho bằng được sự lựa chọn dành cho các nhà chuyên nghiệp và các thực thể y khoa khi họ không muốn trở thành những người đồng lõa trong việc sát hại các trẻ em chưa sinh. Dù tất cả bọn họ ai cũng nói tới “sự tư riêng” (privacy), nhưng kỹ nghệ phá thai và những người ủng hộ họ luôn cương quyết chà đạp lên phạm vi tư riêng thâm sâu nhất, lên cái “cốt lõi bí nhiệm và cung thánh” thường được gọi là lương tâm của các nhà chuyên nghiệp trong ngành chăm sóc sứ khỏe.
Dưới mắt họ, họ không bao giờ lấy làm đủ dù các phụ nữ và thiếu nữ hiện nay lúc nào cũng có thể mua được các thứ thuốc có khả năng trục thai tại bất cứ tiệm thuốc nào trên đất Mỹ, hay có thể phá thai theo yêu cầu tại bất cứ thành phố nào, những nơi ấy bọn họ tha hồ thu lợi. Không, họ chỉ chịu nghỉ yên khi mọi tiệm thuốc, nhà thương, người cung cấp việc chăm sóc sức khỏe, và người chịu thuế phải cộng tác vào văn hóa sự chết.
Trong những tuần lễ tới, có lẽ ta sẽ thấy một cuộc tấn công vô tiền khoáng hậu vào các quyền lương tâm: người chịu thuế có thể bị cưỡng bức phải tài trợ cho các tổ chức vốn cổ động và thực hiện việc phá thai ở ngoại quốc, trong đó có Quĩ Dân Số Liên Hiệp Quốc (UNFPA), là Quĩ giúp thực thi chính sách kiểm soát dân số đầy tính bạo hành của Trung Quốc; người chịu thuế rất có thể bị yêu cầu phải tài trợ các thứ thuốc ngừa và trục thai ở bình diện mỗi ngày một cao hơn; người chịu thuế cũng có thể bị yêu cầu phải tài trợ cho những người co lợi tức thấp và không có bảo hiểm để họ phá thai; và các nhà chuyên nghiệp cũng như các định chế chăm sóc sức khỏe có hể bị cưỡng bức phải vi phạm lương tâm hay thôi không được cung cấp các dịch vụ của mình nữa.
Ta cần cầu nguyện và hành động để ngăn chặn cuộc tấn công vào lương tâm ấy.
(Theo Susan Wills, phụ tá giám đốc về giáo dục và nối vòng tay của Văn Phòng Thư Ký Các Hoạt Động Phò Sự Sống của HĐGM Mỹ)
2. Đức Hồng Y George gặp TT Obama
Ngày 18 tháng Ba, chủ tịch HĐGM Mỹ là ĐHY George, Tổng Giám Mục Chicago, đã gặp TT Obama trong nửa tiếng đồng hồ.
Thông cáo báo chí của HĐGM Mỹ cho hay: trong cuộc gặp mặt tại Tòa Bạch Ốc, “Đức Hồng Y [Francis] George và Tổng Thống Obama đã thảo luận về Giáo Hội Công Giáo tại Hiệp Chúng Quốc và mối liên hệ của nó với tân chính phủ”. Bản thông báo ghi nhận rằng lúc kết thúc cuộc đối thoại, “Đức Hồng Y bày tỏ lòng biết ơn đối với cuộc gặp mặt và ngài hy vọng rằng cuộc gặp mặt này sẽ cổ vũ cuộc đối thoại hữu hiệu vì ích chung”.
Tòa Bạch Ốc cũng công bố một thông cáo báo chí cho hay: tổng thống và đức hồng y “thảo luận một loạt nhiều vấn đề, trong đó có các cơ hội quan trọng để chính phủ và Giáo Hội Công Giáo tiếp tục việc hợp tác đã có từ lâu nhằm giải quyết các thách đố hết sức cấp bách của quốc gia”. Bản thông cáo còn viết thêm: “Tổng thống cám ơn Đức HY George về sự lãnh đạo của ngài và về các đóng góp của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ cũng như trên khắp thế giới”.
Sứ điệp của Đức Hồng Y
Dù nội dung cuộc đàm đạo giữa đức hồng y và tổng thống được giữ bí mật, nhưng người ta cũng đoán được phần nào, vì nó xẩy ra chỉ một ngày sau khi Đức Hồng Y George cho công bố một sứ điệp công khai trên liên mạng thúc giục người Công Giáo hãy yêu cầu Chính Phủ Obama duy trì các qui luật đang bảo đảm việc bảo vệ lương tâm cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe.
Một thông cáo chung của Hội Đồng Giám Mục cho biết một video đã được tung lên Trang Mạng của Hội Đồng cũng như Youtube trong đó, Đức HY George lên tiếng trả lời đe dọa của chính phủ trong việc hủy bỏ các qui định trước đây vốn bảo vệ các nhân viên chăm sóc sức khỏe khỏi bị cưỡng bức phải vi phạm lương tâm của chính họ.
Trong sứ điệp của mình, Đức HY George cho hay: “Ngày 27 tháng Hai vừa qua, Chính Phủ Obama đã đăng tải trên Trang Mạng của họ các tin tức cho hay: họ có ý định loại bỏ các qui định nhằm bảo vệ lương tâm cho (các nhân viên) Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản.
“Qui định đó là một phần trong một loạt các bảo vệ của luật pháp đối với các nhân viên chăm sóc sức khỏe, nghĩa là các bác sĩ, y tá và nhiều người khác, là những người có quyền phản đối trong lương tâm khi phải liên lụy tới việc phá thai cũng như nhiều thủ tục sát hại khác, đi ngược lại lối sống đức tin của họ”.
Ngài tỏ ý “hết sức quan ngại” rằng hành động trên “về phía chính phủ, sẽ là bước đầu dẫn đất nước ta từ dân chủ qua chuyên quyền”.
Tự do tôn giáo
Đức Hồng Y khẳng định rằng “tôn trọng lương tâm bản thân và tự do tôn giáo tự chúng đảm bảo sự tự do căn bản của ta khỏi sự áp bức của chính quyền” và “không một chính quyền nào được phép đứng giữa một con người cá thể và Thiên Chúa”. Ngài nhấn mạnh rằng các công dân được quyền nại tới lương tâm để phản đối chiến tranh hay việc phải thi hành án tử hình. Ngài đặt câu hỏi: như thế tại sao “chính phủ và hệ thống pháp lý của chúng ta lại không thể cho phép người ta dùng lương tâm mà phản đối một hành động xấu về phương diện luân lý, như việc sát hại các thai nhi còn trong bụng mẹ?”
Ngài nói thêm: “Mọi người đều hiểu việc gì xẩy ra trong một vụ phá thai và các thủ tục liên hệ: một thành viên sống động của gia đình nhân loại bị sát hại, chỉ có thế, và chính phủ không được cưỡng bức bất cứ ai phải hành động như thể không biết chi tới thực tại ấy”. Đức Hồng Y George đưa ra lời kết luận bằng cách khuyên nhủ mọi người hãy cho chính phủ biết “rằng bạn muốn các biện pháp bảo vệ lương tâm phải được duy trì nguyên vẹn” nhất là đối với những người “đang cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hết sức cần thiết cho một xã hội lành mạnh”.
3. Tân duy nữ phò sự sống
Hãng tin Zenit ngày 17 tháng Ba vừa qua cho hay: Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình đang cổ vũ cho một hội nghị quốc tế nhằm kêu gọi phụ nữ làm nhân chứng cho lòng yêu sự sống, nhất là trong phạm vi nhân quyền. Hội nghị này, một hội nghị mới có lần đầu, sẽ được tổ chức vào hai ngày Thứ sáu và Thứ Bẩy này tại Vatican và sẽ bàn tới “Sự Sống, Gia Đình, Phát Triển: Vai Trò Phụ Nữ trong Việc Cổ Vũ Nhân Quyền”.
Cùng với Hội Đồng Giáo Hoàng, là cơ quan tổ chức hội nghị, sáng kiến này cũng đang được Liên Minh Phụ Nữ Thế Giới Phò Sự Sống và Gia Đình cũng như Liên Đoàn Thế Giới Các Tổ Chức Phụ Nữ cổ vũ. Trong một thư ngắn gửi cho Zenit, các nhà tổ chức này nhắc lại lời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết trong thông điệp “Phúc Âm Sự Sống”: “Trong cuộc thay đổi văn hóa có lợi cho sự sống, phụ nữ chiếm một chỗ đứng độc đáo và có lẽ có tính quyết định về cả tư tưởng lẫn hành động. Họ phải là người cổ vũ cho một thuyết duy nữ mới, một chủ thuyết không rơi vào cơn cám dỗ muốn cóp nhặt các mẫu mực hung hăng nam giới, nhưng có khả năng nhận ra và nói lên nét thiên phú thực sự có tính nữ giới trong mọi biểu hiện của cuộc sống chung dân sự, cố gắng khuất phục mọi hình thức kỳ thị, bạo lực và bóc lột”
Nét thiên phú nữ giới
Hội nghị này là cuộc gặp mặt đầu tiên của Liên Minh Phụ Nữ Thế Giới Phò Sự Sống và Gia Đình, một tổ chức của phụ nữ thế giới có trụ sở tại Rôma, do Olimpia Tarzia, chủ tịch đương nhiệm, sáng lập cách nay 5 năm. Mục tiêu của tổ chức phụ nữ “liên minh phò sự sống” có mặt rải rác khắp 50 quốc gia trên thế giới này là: cổ vũ “nét thiên phú của nữ giới” trong mọi lãnh vực của cơ cấu xã hội. Cuộc gặp mặt này cũng là dịp để khẳng định việc làm của Liên Đoàn Thế Giới Các Tổ Chức Phụ Nữ là liên đoàn sẽ cử hành kỷ niệm năm thứ 100 vào năm tới và chủ tịch hiện nay là Karen Hurley.
Đức HY Renato Raffaele Martino, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng nói rằng: “Hơn lúc nào hết, nay đã đến giờ để phụ nữ đáp trả đầy đủ ơn gọi làm chứng cho lòng yêu sự sống của họ trong mọi lãnh vực của xã hội và ở khắp mọi nơi trên thế giới… Vào thời điểm có những biến đổi sâu xa, phụ nữ, khi được tinh thần phúc âm soi sáng, có thể thực hiện được rất nhiều việc để giúp đỡ nhân loại”.
Phần Tarzia, bà ghi nhận rằng thời kỳ khủng hoảng hiện nay “chính là thời dành cho một thuyết duy nữ mới… Nó là thời cách mạng văn hóa thực sự, để ta thẩm định trọn vẹn các phương cách suy nghĩ và hành động đặc trưng có tính nữ giới trong mọi lãnh vực của sinh hoạt dân sự, nhằm phục vụ lợi ích của cộng đồng và để phò sự sống, hòa bình, phát triển kinh tế mà vẫn tôn trọng và bảo vệ được các nhân quyền”.
Chủ đề của Hội Nghị
Hơn 60 chuyên gia và khoa học gia từ khắp thế giới sẽ tham dự Hội Nghị. Vào ngày Thứ Sáu, sau diễn văn khai mạc của Đức HY Martino và các vị chủ tịch các cơ quan khác đứng ra tổ chức Hội Nghị, sẽ là cuộc thảo luận về đề tài “Sự Sống, Gia Đình và Phát Triển trong Cái Nhìn Của Giáo Hội”. Cuộc thảo luận này sẽ được dẫn khởi bằng một bản phúc trình của nhà xã hội học kiêm thần học gia người Lithuania là Egle Laumenskaite.
Vào buổi chiều, các chủ đề sau đây sẽ được đem ra thảo luận: “Phụ Nữ, Gia Đình và Chức Phận Làm Mẹ: Các Tài Nguyên Và Tranh Chấp trong Xã Hội Hiện Đại” và “Phụ Nữ, Giáo Dục và Văn Hóa: Tình Thế Khẩn Trương Của Giáo Dục Trong Bối Cảnh Thách Thức Văn Hóa Các Dân Quyền” sẽ lần lượt do giáo sư Maria Lacalle, người Tây Ban Nha, và luật sư Anne Kone, người Ivory Coast, trình bày. Các chủ đề trong ngày Thứ Bẩy sẽ bao gồm: “Phụ Nữ, Cảnh Nghèo và Việc Đẩy Qua Bên Lề: Cố Gắng Của Phụ Nữ Bênh Vực Người Yếu Thế” và “Phụ Nữ và Các Thánh Đố Hiện Nay trong Đạo Đức Sinh Học: Cái Nhìn Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội”.
4. Người phò sự sống sẵn sàng tranh đấu
Đối với Austin Ruse, chủ tịch sáng lập của Viện Gia Đình và Nhân Quyền Công Giáo (the Catholic Family and Human Rights Institute, tắt là C-FAM), một tổ chức chuyên vận động tại Liên Hiệp Quốc về các vấn đề phò sự sống, các hành động chống phá sự sống của tân chính phủ Obama không phải là những giây phút thất vọng, mà là các thúc đẩy khiến ta ra tay hành động. Ruse cho hay: “Ngay sau ngày bầu cử, các nhân viên của tôi hơi chút nản lòng. Nhưng tôi nhấn mạnh với họ: đây sẽ là bốn năm tốt nhất trong đời họ” Theo ông, “Hiếm có khi nào trong lịch sử Giáo Hội, người ta lại được cần đến như chúng ta hiện nay tại Liên Hiệp Quốc. Điều ấy tốt gần như thế kỷ thứ hai vì không ai sẽ bị phí phạm, có rất nhiều việc để chúng ta làm”
Ruse cho rằng giống như Clinton, Obama sẽ tìm kiếm nhiều chính sách cấp tiến tại Liên Hiệp Quốc hơn các nơi khác vì người ta ít chú ý tới cơ quan này, nhất là trong lãnh vực chính sách xã hội. Vì theo Ruse, Obama sẽ tìm cách trả nhiều món nợ đối với phe cực tả về phá thai, hôn nhân đồng tính v.v… Cách nay mấy hôm, chính phủ Obama đã ủng hộ các hướng dẫn quốc tế có tính cấp tiến về HIV/AIDS. Các hướng dẫn này kêu gọi phải kết án những người chỉ trích đồng tính luyến ái. Ông ta còn đề cập tới các thách thức khác do cuộc khủng hoảng quốc tế hiện nay đem lại.
Buồn thay, chính vào một thời điểm như hiện nay, lúc đang có nhiều trục trặc về xã hội, khủng hoảng về tài chánh và chiến tranh, thì kẻ thù xã hội lại thực hiện được nhiều thành công. Chẳng qua vì họ hết sức cố gắng trong khi mọi người chúng ta nhìn đi chỗ khác. Kẻ thù của chúng ta trong các vấn đề trên hầu như không bao giờ ngủ, họ coi những thời điểm khó khăn hiện nay như dịp may hiếm có để đẩy mạnh chương trình hành động của họ.
Đối với Ruse, lời tuyên bố của Obama về việc kết hợp mọi tầng lớp công dân chỉ là một mánh lới: vì điều ông ta nói về đồng thuận chỉ có nghĩa là đồng thuận giữa phe tả với phe cực tả, ông ta đâu muốn nói truyện với chúng ta.
Từng hoạt động được 11 năm qua, C-FAM đã cùng nhiều tổ chức phò sự sống khác gặt hái được nhiều thành quả giá trị: ngăn cản để việc phá thai không được mọi nước nhìn nhận như một nhân quyền, phá tan mưu toan muốn định nghĩa lại gia đình và phái tính. Hiện nay, một trong những con ngoáo ộp chính là chiến dịch hướng tới một chính sách cai trị hoàn cầu (global governance), một chiến dịch sẽ được chính phủ Obama tích cực vận động. Ruse đang phát động một tư trang (blog) đặt tên là "The New Sovereigntists" (Những Tên Tân Đế Quyền) để kéo chú ý công luận đối với các nguy cơ do chính phủ Obama mang tới.
Ruse cho hay: “Phong trào phò sự sống cương quyết đấu tranh với ông ta (Obama) trên mọi điều thuộc các vấn đề của chúng ta. Chúng ta sẽ không để mất một tấc đất. Chúng ta sẽ liên tiếp vẽ ông ta như chính con người thực của ông ta, nghĩa là một tổng thống phò phá thai nhất trong lịch sử Hiệp Chúng Quốc”.
5. Chủ nghĩa đế quốc về văn hóa
Theo tờ The Catholic Weekly số ngày 22 tháng Ba, ở Úc, cũng đang có cố gắng đánh tan cái thứ đế quốc chủ nghĩa về văn hóa được nhắc đến trên đây. Thực vậy, theo gương ‘đàn anh’ là chính phủ Obama, chính phủ của ông Kevin Rudd cũng vừa quyết định bãi bỏ lệnh cấm sử dụng ngoại viện để tài trợ việc phá thai ở ngoại quốc, vốn do chính phủ tiền nhiệm của ông John Howard đặt định năm 1996.
Đức cha Anthony Fisher, nguyên là điều hợp viên của Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008 và hiện là giám mục phụ trách Sự Sống Và Sức Khỏe, cho đó là một điều đáng buồn, và là một hung tín, mặc dù, theo lời ngoại trưởng Stephen Smith, chính phủ Úc vẫn cổ vũ việc tránh phá thai bằng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và cố vấn, và riêng Ông Kevin Rudd, trong một cố gắng giữ “thể diện” của một người Kitô hữu sống đạo, đã cho rằng bản thân ông không ủng hộ sự thay đổi này.
Theo Đức Cha Fisher, rõ ràng đây chỉ là một hành động do ý thức hệ thúc đẩy, chứ không hẳn để bình đẳng hóa giữa phụ nữ Úc và phụ nữ các nước nhận viện trợ, như lời ông Smith trình bày. Đức cha cho hay: các cuộc điều trần tại Ủy Ban Ước Chi vào năm ngoái không cho thấy có lời yêu cầu tài trợ phá thai nào đến từ các quốc gia nhận viện trợ. Việc bãi bỏ đó hoàn toàn do sáng kiến của chính phủ Úc, người luôn luôn muốn chạy theo ‘đàn anh’ Mỹ, nhất là lúc này, Mỹ đang có một đồng minh ‘cùng hội cùng thuyền’ với mình ở Tòa Bạch Ốc.
Nói trắng ra, theo lời Đức cha Fisher, đó chỉ là “một thứ đế quốc chủ nghĩa văn hóa vốn tạo ra bực tức thật sự nơi các quốc gia đang mở mang”. Theo ngài, mọi bà mẹ đang mang thai đều có quyền được săn sóc và nâng đỡ để sinh ra đứa con khỏe mạnh và mọi đứa trẻ đều có quyền được sinh ra và sau đó được nâng đỡ. Ngài nói: “quyền ấy cũng là quyền của người thuộc các quốc gia đang mở mang và đó là nơi ta có thể làm nhiều hơn nữa để giúp đỡ. Thay vì dùng tiền người dân đóng thuế để trục thai các em bé chưa sinh tại các quốc gia đang mở mang, ta nên giúp người tại các quốc gia đó chọn các giải pháp cổ vũ sự sống. Gọi việc phá thai như một thứ ngoại viện là nhục mạ chương trình phát triển hải ngoại hết sức đáng kính của Úc, và biến mọi người Úc thành những tên tòng phạm trong cuộc tấn công mới nhằm vào sự sống con người… Một xã hội lương thiện như xã hội ta chắc chắn có thể làm tốt hơn cho các lân bang nghèo chứ không như thế này. Gợi ý rằng mình đẩy mạnh các Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ đối với sức khỏe trẻ em và bà mẹ bằng cách tài trợ việc trục thai các đứa con chưa sinh của họ đâu phải là việc giúp đỡ’.
1. Quyền lương tâm: từ chọn lựa tới cưỡng chế
Đặc điểm của các quốc gia tự do là việc nhìn nhận quyền tự do lương tâm của cá nhân. Các nhà nước độc tài không bảo vệ lương tâm; họ bóp nghẹt lương tâm ấy.
Quyền lương tâm cũng cổ xưa như chính nền Văn Minh Phương Tây. Hơn 2,400 năm trước, nhân vật hư cấu Antigone của Sophocles đã được người ta qúy chuộng nhờ bà cương quyết theo tiếng lương tâm mà chôn cất người em trai của mình, bất chấp lệnh cấm của nhà vua.
Trường hợp đầu tiên được sử sách ghi chép về việc đòi hỏi quyền lương tâm cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe xẩy ra vào thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên. Lời Thề Hippocrate có đoạn như sau: “Tôi sẽ theo hệ thống điều dưỡng nào mà căn cứ vào khả năng và phán đoán của tôi, tôi cho là có lợi cho bệnh nhân của tôi… Tôi sẽ không cho bất cứ ai thứ thuốc gây tử vong dù được yêu cầu, cũng không đề nghị bất cứ ý kiến nào như thế; và cũng tương tự như thế, tôi sẽ không cho bất cứ phụ nữ nào một thứ thuốc để phá thai”.
Quyền lương tâm được nhìn nhận trong Hiến Pháp Hiệp Chúng Quốc, trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, trong Qui Ước Đạo Đức Y Khoa của Hiệp Hội Y Khoa Thế Giới, và tại 47 tiểu bang, đều có các đạo luật bảo vệ quyền lương tâm của các nhân viên chăm sóc sức khỏe.
Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo gọi lương tâm là “cốt lõi bí nhiệm nhất và là cung thánh của con người. Tại đó, họ một mình với Thiên Chúa, Đấng có tiếng nói vang vọng trong cõi sâu thẳm nhất của họ” (SGLCGHCG, số 1776).
Căn cứ vào tính phổ quát cũng như lịch sử quyền lương tâm nơi các dân tộc tự do, người ta thấy quả là ngỡ ngàng khi Liên Đoàn Các Tự Do Công Dân Mỹ (American Civil Liberties Union – ACLU-) và một số tổ chức khác đã tranh đấu để bãi bỏ các qui định được đưa ra để thi hành các đạo luật liên bang vốn có từ lâu nhằm bảo vệ quyền lương tâm của các nhân viên cũng như định chế chăm sóc sức khỏe.
Quốc Hội từng ban hành Tu Chính Án Church ngay sau phán quyết Roe v. Wade để bảo đảm rằng các nhà chuyên nghiệp về chăm sóc sức khỏe cũng như các bệnh viện không bị cưỡng chế phải can dự vào việc phá thai và triệt sản. Cách nay hơn một thập niên, Tu Chính Án Coats đã được ban hành để vô hiệu hóa các mưu toan của hội đồng chứng nhận y khoa nhằm cưỡng chế các trường y khoa phải huấn luyện các bác sĩ nội trú ngành phụ sản và nhi khoa về các thủ tục phá thai. Từ năm 2004, Tu Chính Án Weldon đã ngăn cản Chính Phủ không được kỳ thị chống lại các thực thể chăm sóc sức khỏe khi các thực thể này từ khước không “cung cấp, trả tiền, nhận bảo hiểm, hay giới thiệu để ngừa thai”.
Mặc dù ai trong bọn họ cũng nói tới việc “chọn lựa”, nhưng kỹ nghệ phá thai và những người ủng hộ họ lúc nào cũng quyết tâm loại cho bằng được sự lựa chọn dành cho các nhà chuyên nghiệp và các thực thể y khoa khi họ không muốn trở thành những người đồng lõa trong việc sát hại các trẻ em chưa sinh. Dù tất cả bọn họ ai cũng nói tới “sự tư riêng” (privacy), nhưng kỹ nghệ phá thai và những người ủng hộ họ luôn cương quyết chà đạp lên phạm vi tư riêng thâm sâu nhất, lên cái “cốt lõi bí nhiệm và cung thánh” thường được gọi là lương tâm của các nhà chuyên nghiệp trong ngành chăm sóc sứ khỏe.
Dưới mắt họ, họ không bao giờ lấy làm đủ dù các phụ nữ và thiếu nữ hiện nay lúc nào cũng có thể mua được các thứ thuốc có khả năng trục thai tại bất cứ tiệm thuốc nào trên đất Mỹ, hay có thể phá thai theo yêu cầu tại bất cứ thành phố nào, những nơi ấy bọn họ tha hồ thu lợi. Không, họ chỉ chịu nghỉ yên khi mọi tiệm thuốc, nhà thương, người cung cấp việc chăm sóc sức khỏe, và người chịu thuế phải cộng tác vào văn hóa sự chết.
Trong những tuần lễ tới, có lẽ ta sẽ thấy một cuộc tấn công vô tiền khoáng hậu vào các quyền lương tâm: người chịu thuế có thể bị cưỡng bức phải tài trợ cho các tổ chức vốn cổ động và thực hiện việc phá thai ở ngoại quốc, trong đó có Quĩ Dân Số Liên Hiệp Quốc (UNFPA), là Quĩ giúp thực thi chính sách kiểm soát dân số đầy tính bạo hành của Trung Quốc; người chịu thuế rất có thể bị yêu cầu phải tài trợ các thứ thuốc ngừa và trục thai ở bình diện mỗi ngày một cao hơn; người chịu thuế cũng có thể bị yêu cầu phải tài trợ cho những người co lợi tức thấp và không có bảo hiểm để họ phá thai; và các nhà chuyên nghiệp cũng như các định chế chăm sóc sức khỏe có hể bị cưỡng bức phải vi phạm lương tâm hay thôi không được cung cấp các dịch vụ của mình nữa.
Ta cần cầu nguyện và hành động để ngăn chặn cuộc tấn công vào lương tâm ấy.
(Theo Susan Wills, phụ tá giám đốc về giáo dục và nối vòng tay của Văn Phòng Thư Ký Các Hoạt Động Phò Sự Sống của HĐGM Mỹ)
2. Đức Hồng Y George gặp TT Obama
Ngày 18 tháng Ba, chủ tịch HĐGM Mỹ là ĐHY George, Tổng Giám Mục Chicago, đã gặp TT Obama trong nửa tiếng đồng hồ.
Thông cáo báo chí của HĐGM Mỹ cho hay: trong cuộc gặp mặt tại Tòa Bạch Ốc, “Đức Hồng Y [Francis] George và Tổng Thống Obama đã thảo luận về Giáo Hội Công Giáo tại Hiệp Chúng Quốc và mối liên hệ của nó với tân chính phủ”. Bản thông báo ghi nhận rằng lúc kết thúc cuộc đối thoại, “Đức Hồng Y bày tỏ lòng biết ơn đối với cuộc gặp mặt và ngài hy vọng rằng cuộc gặp mặt này sẽ cổ vũ cuộc đối thoại hữu hiệu vì ích chung”.
Tòa Bạch Ốc cũng công bố một thông cáo báo chí cho hay: tổng thống và đức hồng y “thảo luận một loạt nhiều vấn đề, trong đó có các cơ hội quan trọng để chính phủ và Giáo Hội Công Giáo tiếp tục việc hợp tác đã có từ lâu nhằm giải quyết các thách đố hết sức cấp bách của quốc gia”. Bản thông cáo còn viết thêm: “Tổng thống cám ơn Đức HY George về sự lãnh đạo của ngài và về các đóng góp của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ cũng như trên khắp thế giới”.
Sứ điệp của Đức Hồng Y
Dù nội dung cuộc đàm đạo giữa đức hồng y và tổng thống được giữ bí mật, nhưng người ta cũng đoán được phần nào, vì nó xẩy ra chỉ một ngày sau khi Đức Hồng Y George cho công bố một sứ điệp công khai trên liên mạng thúc giục người Công Giáo hãy yêu cầu Chính Phủ Obama duy trì các qui luật đang bảo đảm việc bảo vệ lương tâm cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe.
Một thông cáo chung của Hội Đồng Giám Mục cho biết một video đã được tung lên Trang Mạng của Hội Đồng cũng như Youtube trong đó, Đức HY George lên tiếng trả lời đe dọa của chính phủ trong việc hủy bỏ các qui định trước đây vốn bảo vệ các nhân viên chăm sóc sức khỏe khỏi bị cưỡng bức phải vi phạm lương tâm của chính họ.
Trong sứ điệp của mình, Đức HY George cho hay: “Ngày 27 tháng Hai vừa qua, Chính Phủ Obama đã đăng tải trên Trang Mạng của họ các tin tức cho hay: họ có ý định loại bỏ các qui định nhằm bảo vệ lương tâm cho (các nhân viên) Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản.
“Qui định đó là một phần trong một loạt các bảo vệ của luật pháp đối với các nhân viên chăm sóc sức khỏe, nghĩa là các bác sĩ, y tá và nhiều người khác, là những người có quyền phản đối trong lương tâm khi phải liên lụy tới việc phá thai cũng như nhiều thủ tục sát hại khác, đi ngược lại lối sống đức tin của họ”.
Ngài tỏ ý “hết sức quan ngại” rằng hành động trên “về phía chính phủ, sẽ là bước đầu dẫn đất nước ta từ dân chủ qua chuyên quyền”.
Tự do tôn giáo
Đức Hồng Y khẳng định rằng “tôn trọng lương tâm bản thân và tự do tôn giáo tự chúng đảm bảo sự tự do căn bản của ta khỏi sự áp bức của chính quyền” và “không một chính quyền nào được phép đứng giữa một con người cá thể và Thiên Chúa”. Ngài nhấn mạnh rằng các công dân được quyền nại tới lương tâm để phản đối chiến tranh hay việc phải thi hành án tử hình. Ngài đặt câu hỏi: như thế tại sao “chính phủ và hệ thống pháp lý của chúng ta lại không thể cho phép người ta dùng lương tâm mà phản đối một hành động xấu về phương diện luân lý, như việc sát hại các thai nhi còn trong bụng mẹ?”
Ngài nói thêm: “Mọi người đều hiểu việc gì xẩy ra trong một vụ phá thai và các thủ tục liên hệ: một thành viên sống động của gia đình nhân loại bị sát hại, chỉ có thế, và chính phủ không được cưỡng bức bất cứ ai phải hành động như thể không biết chi tới thực tại ấy”. Đức Hồng Y George đưa ra lời kết luận bằng cách khuyên nhủ mọi người hãy cho chính phủ biết “rằng bạn muốn các biện pháp bảo vệ lương tâm phải được duy trì nguyên vẹn” nhất là đối với những người “đang cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hết sức cần thiết cho một xã hội lành mạnh”.
3. Tân duy nữ phò sự sống
Hãng tin Zenit ngày 17 tháng Ba vừa qua cho hay: Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình đang cổ vũ cho một hội nghị quốc tế nhằm kêu gọi phụ nữ làm nhân chứng cho lòng yêu sự sống, nhất là trong phạm vi nhân quyền. Hội nghị này, một hội nghị mới có lần đầu, sẽ được tổ chức vào hai ngày Thứ sáu và Thứ Bẩy này tại Vatican và sẽ bàn tới “Sự Sống, Gia Đình, Phát Triển: Vai Trò Phụ Nữ trong Việc Cổ Vũ Nhân Quyền”.
Cùng với Hội Đồng Giáo Hoàng, là cơ quan tổ chức hội nghị, sáng kiến này cũng đang được Liên Minh Phụ Nữ Thế Giới Phò Sự Sống và Gia Đình cũng như Liên Đoàn Thế Giới Các Tổ Chức Phụ Nữ cổ vũ. Trong một thư ngắn gửi cho Zenit, các nhà tổ chức này nhắc lại lời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết trong thông điệp “Phúc Âm Sự Sống”: “Trong cuộc thay đổi văn hóa có lợi cho sự sống, phụ nữ chiếm một chỗ đứng độc đáo và có lẽ có tính quyết định về cả tư tưởng lẫn hành động. Họ phải là người cổ vũ cho một thuyết duy nữ mới, một chủ thuyết không rơi vào cơn cám dỗ muốn cóp nhặt các mẫu mực hung hăng nam giới, nhưng có khả năng nhận ra và nói lên nét thiên phú thực sự có tính nữ giới trong mọi biểu hiện của cuộc sống chung dân sự, cố gắng khuất phục mọi hình thức kỳ thị, bạo lực và bóc lột”
Nét thiên phú nữ giới
Hội nghị này là cuộc gặp mặt đầu tiên của Liên Minh Phụ Nữ Thế Giới Phò Sự Sống và Gia Đình, một tổ chức của phụ nữ thế giới có trụ sở tại Rôma, do Olimpia Tarzia, chủ tịch đương nhiệm, sáng lập cách nay 5 năm. Mục tiêu của tổ chức phụ nữ “liên minh phò sự sống” có mặt rải rác khắp 50 quốc gia trên thế giới này là: cổ vũ “nét thiên phú của nữ giới” trong mọi lãnh vực của cơ cấu xã hội. Cuộc gặp mặt này cũng là dịp để khẳng định việc làm của Liên Đoàn Thế Giới Các Tổ Chức Phụ Nữ là liên đoàn sẽ cử hành kỷ niệm năm thứ 100 vào năm tới và chủ tịch hiện nay là Karen Hurley.
Đức HY Renato Raffaele Martino, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng nói rằng: “Hơn lúc nào hết, nay đã đến giờ để phụ nữ đáp trả đầy đủ ơn gọi làm chứng cho lòng yêu sự sống của họ trong mọi lãnh vực của xã hội và ở khắp mọi nơi trên thế giới… Vào thời điểm có những biến đổi sâu xa, phụ nữ, khi được tinh thần phúc âm soi sáng, có thể thực hiện được rất nhiều việc để giúp đỡ nhân loại”.
Phần Tarzia, bà ghi nhận rằng thời kỳ khủng hoảng hiện nay “chính là thời dành cho một thuyết duy nữ mới… Nó là thời cách mạng văn hóa thực sự, để ta thẩm định trọn vẹn các phương cách suy nghĩ và hành động đặc trưng có tính nữ giới trong mọi lãnh vực của sinh hoạt dân sự, nhằm phục vụ lợi ích của cộng đồng và để phò sự sống, hòa bình, phát triển kinh tế mà vẫn tôn trọng và bảo vệ được các nhân quyền”.
Chủ đề của Hội Nghị
Hơn 60 chuyên gia và khoa học gia từ khắp thế giới sẽ tham dự Hội Nghị. Vào ngày Thứ Sáu, sau diễn văn khai mạc của Đức HY Martino và các vị chủ tịch các cơ quan khác đứng ra tổ chức Hội Nghị, sẽ là cuộc thảo luận về đề tài “Sự Sống, Gia Đình và Phát Triển trong Cái Nhìn Của Giáo Hội”. Cuộc thảo luận này sẽ được dẫn khởi bằng một bản phúc trình của nhà xã hội học kiêm thần học gia người Lithuania là Egle Laumenskaite.
Vào buổi chiều, các chủ đề sau đây sẽ được đem ra thảo luận: “Phụ Nữ, Gia Đình và Chức Phận Làm Mẹ: Các Tài Nguyên Và Tranh Chấp trong Xã Hội Hiện Đại” và “Phụ Nữ, Giáo Dục và Văn Hóa: Tình Thế Khẩn Trương Của Giáo Dục Trong Bối Cảnh Thách Thức Văn Hóa Các Dân Quyền” sẽ lần lượt do giáo sư Maria Lacalle, người Tây Ban Nha, và luật sư Anne Kone, người Ivory Coast, trình bày. Các chủ đề trong ngày Thứ Bẩy sẽ bao gồm: “Phụ Nữ, Cảnh Nghèo và Việc Đẩy Qua Bên Lề: Cố Gắng Của Phụ Nữ Bênh Vực Người Yếu Thế” và “Phụ Nữ và Các Thánh Đố Hiện Nay trong Đạo Đức Sinh Học: Cái Nhìn Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội”.
4. Người phò sự sống sẵn sàng tranh đấu
Đối với Austin Ruse, chủ tịch sáng lập của Viện Gia Đình và Nhân Quyền Công Giáo (the Catholic Family and Human Rights Institute, tắt là C-FAM), một tổ chức chuyên vận động tại Liên Hiệp Quốc về các vấn đề phò sự sống, các hành động chống phá sự sống của tân chính phủ Obama không phải là những giây phút thất vọng, mà là các thúc đẩy khiến ta ra tay hành động. Ruse cho hay: “Ngay sau ngày bầu cử, các nhân viên của tôi hơi chút nản lòng. Nhưng tôi nhấn mạnh với họ: đây sẽ là bốn năm tốt nhất trong đời họ” Theo ông, “Hiếm có khi nào trong lịch sử Giáo Hội, người ta lại được cần đến như chúng ta hiện nay tại Liên Hiệp Quốc. Điều ấy tốt gần như thế kỷ thứ hai vì không ai sẽ bị phí phạm, có rất nhiều việc để chúng ta làm”
Ruse cho rằng giống như Clinton, Obama sẽ tìm kiếm nhiều chính sách cấp tiến tại Liên Hiệp Quốc hơn các nơi khác vì người ta ít chú ý tới cơ quan này, nhất là trong lãnh vực chính sách xã hội. Vì theo Ruse, Obama sẽ tìm cách trả nhiều món nợ đối với phe cực tả về phá thai, hôn nhân đồng tính v.v… Cách nay mấy hôm, chính phủ Obama đã ủng hộ các hướng dẫn quốc tế có tính cấp tiến về HIV/AIDS. Các hướng dẫn này kêu gọi phải kết án những người chỉ trích đồng tính luyến ái. Ông ta còn đề cập tới các thách thức khác do cuộc khủng hoảng quốc tế hiện nay đem lại.
Buồn thay, chính vào một thời điểm như hiện nay, lúc đang có nhiều trục trặc về xã hội, khủng hoảng về tài chánh và chiến tranh, thì kẻ thù xã hội lại thực hiện được nhiều thành công. Chẳng qua vì họ hết sức cố gắng trong khi mọi người chúng ta nhìn đi chỗ khác. Kẻ thù của chúng ta trong các vấn đề trên hầu như không bao giờ ngủ, họ coi những thời điểm khó khăn hiện nay như dịp may hiếm có để đẩy mạnh chương trình hành động của họ.
Đối với Ruse, lời tuyên bố của Obama về việc kết hợp mọi tầng lớp công dân chỉ là một mánh lới: vì điều ông ta nói về đồng thuận chỉ có nghĩa là đồng thuận giữa phe tả với phe cực tả, ông ta đâu muốn nói truyện với chúng ta.
Từng hoạt động được 11 năm qua, C-FAM đã cùng nhiều tổ chức phò sự sống khác gặt hái được nhiều thành quả giá trị: ngăn cản để việc phá thai không được mọi nước nhìn nhận như một nhân quyền, phá tan mưu toan muốn định nghĩa lại gia đình và phái tính. Hiện nay, một trong những con ngoáo ộp chính là chiến dịch hướng tới một chính sách cai trị hoàn cầu (global governance), một chiến dịch sẽ được chính phủ Obama tích cực vận động. Ruse đang phát động một tư trang (blog) đặt tên là "The New Sovereigntists" (Những Tên Tân Đế Quyền) để kéo chú ý công luận đối với các nguy cơ do chính phủ Obama mang tới.
Ruse cho hay: “Phong trào phò sự sống cương quyết đấu tranh với ông ta (Obama) trên mọi điều thuộc các vấn đề của chúng ta. Chúng ta sẽ không để mất một tấc đất. Chúng ta sẽ liên tiếp vẽ ông ta như chính con người thực của ông ta, nghĩa là một tổng thống phò phá thai nhất trong lịch sử Hiệp Chúng Quốc”.
5. Chủ nghĩa đế quốc về văn hóa
Theo tờ The Catholic Weekly số ngày 22 tháng Ba, ở Úc, cũng đang có cố gắng đánh tan cái thứ đế quốc chủ nghĩa về văn hóa được nhắc đến trên đây. Thực vậy, theo gương ‘đàn anh’ là chính phủ Obama, chính phủ của ông Kevin Rudd cũng vừa quyết định bãi bỏ lệnh cấm sử dụng ngoại viện để tài trợ việc phá thai ở ngoại quốc, vốn do chính phủ tiền nhiệm của ông John Howard đặt định năm 1996.
Đức cha Anthony Fisher, nguyên là điều hợp viên của Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008 và hiện là giám mục phụ trách Sự Sống Và Sức Khỏe, cho đó là một điều đáng buồn, và là một hung tín, mặc dù, theo lời ngoại trưởng Stephen Smith, chính phủ Úc vẫn cổ vũ việc tránh phá thai bằng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và cố vấn, và riêng Ông Kevin Rudd, trong một cố gắng giữ “thể diện” của một người Kitô hữu sống đạo, đã cho rằng bản thân ông không ủng hộ sự thay đổi này.
Theo Đức Cha Fisher, rõ ràng đây chỉ là một hành động do ý thức hệ thúc đẩy, chứ không hẳn để bình đẳng hóa giữa phụ nữ Úc và phụ nữ các nước nhận viện trợ, như lời ông Smith trình bày. Đức cha cho hay: các cuộc điều trần tại Ủy Ban Ước Chi vào năm ngoái không cho thấy có lời yêu cầu tài trợ phá thai nào đến từ các quốc gia nhận viện trợ. Việc bãi bỏ đó hoàn toàn do sáng kiến của chính phủ Úc, người luôn luôn muốn chạy theo ‘đàn anh’ Mỹ, nhất là lúc này, Mỹ đang có một đồng minh ‘cùng hội cùng thuyền’ với mình ở Tòa Bạch Ốc.
Nói trắng ra, theo lời Đức cha Fisher, đó chỉ là “một thứ đế quốc chủ nghĩa văn hóa vốn tạo ra bực tức thật sự nơi các quốc gia đang mở mang”. Theo ngài, mọi bà mẹ đang mang thai đều có quyền được săn sóc và nâng đỡ để sinh ra đứa con khỏe mạnh và mọi đứa trẻ đều có quyền được sinh ra và sau đó được nâng đỡ. Ngài nói: “quyền ấy cũng là quyền của người thuộc các quốc gia đang mở mang và đó là nơi ta có thể làm nhiều hơn nữa để giúp đỡ. Thay vì dùng tiền người dân đóng thuế để trục thai các em bé chưa sinh tại các quốc gia đang mở mang, ta nên giúp người tại các quốc gia đó chọn các giải pháp cổ vũ sự sống. Gọi việc phá thai như một thứ ngoại viện là nhục mạ chương trình phát triển hải ngoại hết sức đáng kính của Úc, và biến mọi người Úc thành những tên tòng phạm trong cuộc tấn công mới nhằm vào sự sống con người… Một xã hội lương thiện như xã hội ta chắc chắn có thể làm tốt hơn cho các lân bang nghèo chứ không như thế này. Gợi ý rằng mình đẩy mạnh các Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ đối với sức khỏe trẻ em và bà mẹ bằng cách tài trợ việc trục thai các đứa con chưa sinh của họ đâu phải là việc giúp đỡ’.
Biến cố đau thương trong chuyến tông du Giáo Hoàng- Hai người thiệt mạng.
Ngọc Loan
06:41 22/03/2009
Luanda- Angola: Một biến cố đau thương chưa từng xảy ra trong các chuyến tông du Giáo Hoàng là 2 bạn trẻ đã thiệt mạng vì bạn trẻ nô nức đã chạy đạp lên nhau trước buổi gặp gỡ Giáo Hoàng. Trong buổi gặp gỡ này đã hiện diện khoảng 30,000 bạn trẻ tại Vận Động Trường Coquerios ở Luanda- Angola.
Nhiều giờ trước khi Đức Giáo Hoàng đến, vận động trường Coquerios được mở ra cho các bạn trẻ, vì nô nức muốn tìm một chỗ tốt nhất, họ đã xô đẩy đạp lên nhau đã khiến cho một thanh niên và một thiếu nữ thiệt mạng và nhiều bạn trẻ khác bị thương.
Linh Mục Dòng Tên Federico Lombardi đã cho biết: “Đức Giáo Hoàng rất đau buồn” khi hay tin này.
Theo tin sơ khởi từ Thông Tấn Xã LUSA của Bồ Đào Nha loan tin, 2 người đã thiệt mạng và 8 người khác bị thương đang được điều trị tại bệnh viện, trong lúc 10 bạn trẻ khác được xe cứu thương điều trị tại chỗ.
Và theo nguồn tin của Thông Tấn Xã AP cho biết, tại chỗ khác cũng đã xảy ra trường hợp tương tự, nhiều người xô đẩy đạp lên nhau khi Đức Giáo Hoàng đến và có ít nhất 20 người đã được xe cứu thương chở vào bệnh viện.
Nhiều giờ trước khi Đức Giáo Hoàng đến, vận động trường Coquerios được mở ra cho các bạn trẻ, vì nô nức muốn tìm một chỗ tốt nhất, họ đã xô đẩy đạp lên nhau đã khiến cho một thanh niên và một thiếu nữ thiệt mạng và nhiều bạn trẻ khác bị thương.
Linh Mục Dòng Tên Federico Lombardi đã cho biết: “Đức Giáo Hoàng rất đau buồn” khi hay tin này.
Theo tin sơ khởi từ Thông Tấn Xã LUSA của Bồ Đào Nha loan tin, 2 người đã thiệt mạng và 8 người khác bị thương đang được điều trị tại bệnh viện, trong lúc 10 bạn trẻ khác được xe cứu thương điều trị tại chỗ.
Và theo nguồn tin của Thông Tấn Xã AP cho biết, tại chỗ khác cũng đã xảy ra trường hợp tương tự, nhiều người xô đẩy đạp lên nhau khi Đức Giáo Hoàng đến và có ít nhất 20 người đã được xe cứu thương chở vào bệnh viện.
Ngày thứ ba Đức Thánh Cha viếng thăm Angola
Linh Tiến Khải - Trần Phúc Nhạc
13:21 22/03/2009
Thứ bẩy 21-3-2009 là ngày thứ ba Đức Thánh Cha viếng thăm mục vụ tại Angola. Đức Thánh Cha đã chỉ có hai hoạt động chính: ban sáng ngài chủ sự thánh lễ đồng tế với các Giám Mục và các Linh Mục tại nhà thờ Sao Paolo với sự tham dự của các tu sĩ nam nữ, các giáo lý viên và đại diện các phong trào và hiệp hội công giáo; và ban chiều ngài gặp gỡ giới trẻ tại vận động trường Dos Coqueiros trong thủ đô Luanda.
Lúc 9,15 phút sáng Đức Thánh Cha đã rời Tòa Sứ Thần để đến nhà thờ thánh Phaolô cách đó 5 cây số. Hai bên đường, đặc biệt là khu vực gần nhà thờ Sao Paolo, đã có rất đông tín hữu vẫy cờ chào đón Đức Thánh Cha.
Nhà thờ Sao Paolo do các cha thừa sai dòng Capucino xây năm 1935 và đã được các thừa sai Salesien nâng cao lên vào năm 1982. Công tác tu sửa và tô vôi đã hoàn tất mới đây nhân chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha. Nhà thờ có thể chứa được 1.500 người.
Cha sở nhà thờ đã ra trước cửa tiếp đón Đức Thánh Cha và ĐC Damiao Franklin, Tổng Giám Mục Luanda, kiêm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Angola và Sao Tome. Đức Thánh Cha đã cùng mọi người đã tiến lên lối giữa nhà thờ giữa tiếng vỗ tay của mọi người hiện diện. Đức Thánh Cha đã qùy chầu Mình Thánh Chúa và cầu nguyện ít phút trước khi vào phòng thánh.
Thánh lễ đã được cử hành bằng tiếng Latinh và tiếng Bồ Đào Nha. Sau lời chào phụng vụ của Đức Thánh Cha, Đức Cha Gabriel Mbilingi, Giám Mục Phó giáo phận Lubango, kiêm Phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Angola và Sao Tome đã chào mừng Đức Thánh Cha.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói về lòng từ bi thương xót của Chúa đã biến đổi hoàn toàn cuộc sống của thánh Phaolô, từ một kẻ bách hại thành một tông đồ nhiệt thành rao giảng Tin Mừng, và Đức Thánh Cha khuyến khích các tín hữu cũng hãy dấn thân thông truyền Tin Mừng cứu độ cho bao người chưa biết Chúa.
Sau khi quảng diễn bài Tin Mừng về người biệt phái và thu thế lên đền thờ cầu nguyện, người thu thuế cầu xin lòng thương xót của Chúa và được ơn tha thứ, Đức Thánh Cha nói:
Thánh Phaolô nói với chúng ta về vị Thiên Chúa giàu lòng từ bi thương xót ấy, từ kinh nghiệm bản thân của mình, thánh nhân là bổn mạng của thành phố Luanda và của thánh đường huy hoàng này, được xây cất cách đây 50 năm.. Chứng từ thánh Phaolô để lại cho chúng ta là: ”Đây là một lời chắc chắn, đáng được đón nhận không chút dè dặt: đó là Chúa Kitô đã đến trong trần thế để cứu vớt người tội lỗi; và tôi là người đầu tiên, tôi là người tội lỗi, nhưng sở dĩ Chúa Giêsu Kitô tha thứ cho tôi, là để tôi là người đầu tiên trong đó toàn thể lòng quảng đại của Chúa được biểu lộ; tôi phải là thí dụ đầu tiên về những người tin nơi Chúa để được sống đời đời” (1 Tm 1,15-16). Qua dòng thời gian, số người được ơn thánh Chúa đánh động không ngừng gia tăng.
Gợi lại kinh nghiệm của thánh Phaolô, Đức Thánh Cha nhận xét rằng: ”Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trên đường tiến về thành Damasco, là điều hết sức quan trọng trong cuộc đời của thánh Phaolô: Chúa Kitô xuất hiện như một luồng ánh sáng chói lòa, Chúa nói và chinh phục tâm hồn của Phaolô. Thánh Tông Đồ đã thấy Chúa Giêsu phục sinh, nghĩa là con người trong trạng thái hoàn toàn. Chính lúc ấy đã xảy ra nơi Phaolô một cuộc đảo lộn quan niệm và thánh nhân bắt đầu nhìn mọi sự từ tình trạng của con người trong Chúa Giêsu Kitô: điều mà trước kia thánh nhân coi là hệ trọng và cơ bản, từ nay chỉ là 'rơm rác' đối với ngài; đó không còn là một mối lợi nữa, nhưng là một sự mất mát, vì từ nay, chỉ có cuộc sống trong Chúa Kitô là đáng kể (Xc Ph 3,7-8). Đây không phải chỉ là một sự trưởng thành của cái ”tôi” của Phaolô, nhưng là một sự chết cho chính mình và sống lại trong Chúa Kitô: nơi Chúa, một hình thức cuộc sống chết đi, nhưng với Chúa Giêsu phục sinh, một hình thức mới nảy sinh”.
Vì thế, Đức Thánh Cha nói: ”Anh chị em và các bạn thân mến, chúng ta hãy cố gắng biết Chúa Phục Sinh. Chúa đến với mỗi người chúng ta qua đức tin và bí tích rửa tội, bí tích này là một sự chết đi và sống lại, một sự biến đổi thành một đời sống mới, đến độ người chịu phép rửa có thể quả quyết với thánh Phaolô: ”Tôi sống, nhưng không phải tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nhắc đến lịch sử 5 thế kỷ truyền giáo tại Angola, với bao nhiêu vị thánh và sứ giả anh hùng của Chúa. Ngài nêu bật sứ mạng truyền giáo của các tín hữu ngày nay và nói rằng:
Anh chị em, ngày nay, theo vết các thánh và các sứ giả anh hùng của Chúa, đến lượt anh chị em giới thiệu Chúa Kitô phục sinh cho đồng bào của anh chị em. Rất nhiều người trong số họ đang sống trong sự sợ hãi các thần minh, những quyền lực đen tối mà họ tin là đang đe dọa họ; mất định hướng, họ đi tới độ lên án các trẻ em bụi đời và cả những người già vì, họ nói, đó là những phù thủy. Ai sẽ đi tới gặp họ để nói với họ rằng chính Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết và mọi quyền lực tăm tối (Cx Ep 1,19-23; 6,10-12)? Có người sẽ nêu vấn nạn rằng: ”Tại sao chúng ta không để cho họ được yên hàn? Họ có chân lý của họ, chúng ta có chân lý của chúng ta. Chúng ta hãy cố gắng sống an bình và để cho mỗi người yên ổn như hiện nay, để họ thực hiện căn tính của họ một cách hoàn hảo nhất”. Nhưng chúng ta xác tín và đã cảm nghiệm rằng nếu không có Chúa Kitô, thì cuộc sống không được viên mãn, vì thiếu một thực tại cơ bản. Chúng ta cũng phải xác tín về sự kiện chúng ta không gây bất công cho ai, nếu chúng ta giới thiệu cho họ Chúa Kitô và mang lại cho họ cơ hội không những tìm được sự chân chính đích thực của họ, nhưng cả niềm vui tìm được sự sống nữa. Hơn nữa, chúng ta có nghĩa vụ phải làm như vậy, đó là nghĩa vụ mang lại cho mọi người cơ hội này, vì cuộc sống vĩnh cửu của họ tùy thuộc điều ấy”.
Sau khi từ giã mọi người Đức Thánh Cha đã lên xe bọc kính trở về Tòa Sứ Thần Tòa Thánh để dùng bữa trưa và nghi ngơi chốc lát trước khi đến vận động trường Dos Coqueiros để gặp gỡ giới trẻ.
Vào lúc 16 giờ chiều Đức Thánh Cha đã đi xe đến vận động trường Dos Coqueiros của thủ đô Luanda cách đó 5 cây số để gặp gỡ giới trẻ. Vận động trường Dos Coqueiros được xây năm 2004 là nơi thường tổ chức các cuộc đấu bóng đá, cũng như nhiều bộ môn thể thao khác.
Xe chở Đức Thánh Cha đã đi một vòng quanh sân vận động để Đức Thánh Cha chào các bạn trẻ giữa tiếng hoan hô và tiếng hát tươi vui của mấy chục ngàn bạn trẻ hiện diện. Cùng tham dự buổi gặp gỡ cũng có đại diện của các bạn trẻ mồ côi và tàn tật, nạn nhân của chiến tranh.
Buổi gặp gỡ đã diễn ra dưới hình thức phụng vụ Lời Chúa và có đề tài là ”Này đây Ta đổi mới mọi sự”, là câu 5 trích từ chương 21 sách Khải huyền nói về trời mới đất mới. Mở đầu Đức Cha Almeida Kanda, Giám Mục giáo phận Ndalatando, đặc trách mục vụ giới trẻ đã chào mừng Đức Thánh Cha. Đức Cha Kanda nói sự hiện diện của Đức Thánh Cha khiến cho con tim của người trẻ tràn ngập niềm vui, và giới trẻ Angola muốn bầy tỏ lòng biết ơn đối với tình yêu thương và sự chú ý Đức Thánh Cha dành cho giới trẻ toàn thế giới. Người trẻ Angola sẵn sàng noi gương Chúa Giêsu can đảm và táo bạo loan báo Tin Mừng. Họ muốn học hỏi nơi thánh Phaolô lòng hăng say truyền giáo. Họ muốn khẳng định sự nhậy cảm của họ đối với sự căng thăng giữa điều thiện và điều ác trên thế giới và trong xã hội Angola. Từ tận cùng thẳm tâm lòng, người trẻ khổ đau khi chứng kiến cái chiến thắng của sự gian dối, của tham ô hối lộ, bất công và nạn phá thai. Họ khổ đau vì cảm thấy bất lực không làm cho chân lý, sự liêm chính, công bằng xã hội và tôn trọng sự sống chiến thắng. Nhưng vì là người trẻ họ có các đức tính cần thiết cho việc loan báo Tin Mừng: đó là lòng hăng say, sự tươi vui, niềm hy vọng, sự trong sáng, lòng chân thành, tính táo bạo và óc sáng tạo. Và giờ đây họ muốn rộng mở con tim để lằng nghe sứ điệp của Đức Thánh Cha.
Tiếp đến là hai bạn trẻ đại diện người trẻ toàn nước Angola chào mừng Đức Thánh Cha.
Ngỏ lời với giới trẻ Đức Thánh Cha đã nói lên mục đích cuộc gặp gỡ này: ”Các bạn đến đây để gặp gỡ Người Kế Vị Thánh Phêrô, và cùng với tôi loan báo trước tất cả mọi người niềm vui được tin nơi Chúa Giêsu Kitô, và canh tân dấn thân là các môn đệ của Người trong thời đại này”. Ngày mùng 7 tháng 6 năm 1992 cũng đã có một cuộc gặp gỡ tương tự tại nơi đây với Đức Gioan Phaolô II. Với các nét khác biệt nhưng cùng tình yêu thương trong con tim, này đây người kế vị thánh Phêrô hiện nay đang đứng trước mặt các bạn và mở rộng đôi tay ôm các bạn vào lòng trong Chúa Giêsu Kitô, là Đấng luôn luôn vẫn thế, hôm qua hôm nay và cho đến muốn đời” (Dt 13,8).
Tôi xin chào tất cả các bạn trẻ, công giáo cũng như không công giáo, đang kiếm tìm một câu trả lời cho các vấn để của mình... Người trẻ đôi khi có biết bao nhiêu là khó khăn, nhưng họ mang theo mình niềm hy vọng, biết bao hăng say và muốn bắt đầu trở lại. Các bạn hãy giữ gìn trong mình năng động của tương lai. Tôi mời gọi các bạn nhìn tương lai với đôi mắt của tông đồ Gioan: ”Rồi tôi thấy trời mới đất mới... và cả thành thánh là Giêrusalem mới từ trời mà xuống, từ nơi Thiên Chúa, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang. Rồi tôi nghe từ ngai có tiếng hô to: ”Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại” (Kh 21,1-3). Các bạn trẻ thân mến, sự hiện diện của Thiên Chúa khiến cho mọi sự đều khác. Đây là điều đã xảy ra với cặp vợ chồng đầu tiên trong vườn Eden, rồi trong Lều Hội Ngộ thời dân Israel băng qua sa mạc, cho tới biến cố Con Thiên Chúa nhập thể nơi con người Giêsu Kitô. Chính Chúa Giêsu Kitô cũng đi qua con đường sa mạc nhân lọại, qua cái chết và sự phục sinh và kéo theo toàn nhân loại về với Thiên Chúa. Giờ đây Chúa Giêsu không còn bị hạn hẹp trong một nơi chốn, trong một đền thờ xác định, nhưng Thần Khí của Người, Chúa Thánh Thần, xuất phát từ Người và bước vào trong con tim của chúng ta, và như thế kết hiệp chúng ta với chính Chúa Giêsu và cùng Người với Thiên Chúa Cha - với một Thiên Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa canh tân chúng ta.: ”Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21,5). Còn thánh Phaolô thì viết: ”Phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới; cái cũ đã qua và cái mới đã có đây rồi. Mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Đức Kitô mà cho chúng ta được hòa giải với Người” (2 Cr 5,17-18).
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Tương lai của nhân loại mới là Thiên Chúa; và Giáo Hội là một sự khởi đầu của tương lai đó. Khi có thể, các bạn hãy chú ý đọc lịch sử, thì sẽ nhận thấy rằng Giáo Hội, trong dòng thời gian không già cỗi, trái lại luôn trở thành tươi trẻ hơn, vì tiến tới gặp Chúa, càng ngày càng tiến tới gần suối nguốn duy nhất, tới nơi phát xuất ra sự trẻ trung, sự tái sinh và sức mạnh của sự sống.
Tôi trông thấy nơi đây hàng ngàn bạn trẻ Angola bị tàn tật vì chiến tranh và mìn, tôi nghĩ tới biết bao nhiêu nước mắt mà bao người trong các bạn đã đổ ra vì mất đi gia đình và người thân. Các bóng mây đen che mờ những giấc mộng đẹp nất của các bạn... Tôi đọc thấy trên gương mặt của các bạn một nghi vấn: thực tại cuộc sống của chúng con là thế, chúng con tin lời Chúa hứa và lời cha nói, nhưng khi nào Thiên Chúa mới canh tân mọi sự?. Chúa Giêsu không để cho chúng ta không có câu trả lời. Ngài nói với chung ta một cách rõ ràng rằng: sự canh tân bắt đầu từ bên trong; các con sẽ nhận lấy sức mạnh từ Trên Cao. Sức mạnh sinh động của tương lai ở bên trong các bạn. Nó giống như sự sống ở trong hạt giống, như Chúa Giêsu đã giải thích vào một lúc nào đó trong đời thừa tác của Người. Đời thừa tác của Chúa đã bắt đầu với lòng hăng say lớn, vì dân chúng thấy Chúa chữa lành các các bệnh nhân, xua trừ qủy dữ, loan báo Tin Mừng; nhưng thế giới vẫn tiếp tục như trước: người Roma vẫn đô hộ; cuộc sống mỗi ngày vẫn khó khăn, mặc dù có các dấu chỉ, là các lời hay đẹp. Và lòng hăng say dần dần tắt lịm cho tới độ nhiều môn đệ đã bỏ Thầy (Ga 6,66), là người rao giảng nhưng đã không thay đổi được thế giới... Chúa Giêsu cũng nói tới một người gieo giống trong cánh đồng thế giới, và giải thích rằng hạt giống là Lời Người (Mc 4,3-20), đó là các vụ được lành bệnh: thật qúa ít ỏi so với các nhu cầu mệnh mông và các khó khăn của thực tại thường ngày. Nhưng tương lai hiện diện bên trong hạt giống. Xem ra nó không là gì cả, nhưng nó là sự hiện diện của tương lai, lời hứa đã hiện diện hôm nay. Khi hạt giống rơi vào đất tốt, thì nó sinh hoa trái gấp ba mươi, sáu mươi và có khi một trăm lần.
Đức Thánh Cha nói thêm với người trẻ Angola: Các bạn là một hạt giống được Thiên Chúa ném vào lòng đất; con đường duy nhất có thể là hiến dâng sự sống vì yêu, là chết vì yêu. Chính Chúa Giêsu đã nói: ”Nếu hạt lúa rơi vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh nhiều hạt khác. Ai yêu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (ga 13,24-25). Và Chúa Giêsu đã sống như vậy: cuộc đóng đinh Người xem ra là một thất bại hoàn toàn, nhưng không phải thế! Được linh hoạt bởi sức mạnh của ”một Thần Khí vĩnh cửu”, Chúa Giêsu tự dâng hiến mình cho Thiên Chúa như lễ vật tinh tuyền (Dt 9,14). Ngài hiến mình cho chúng ta và chúng ta đáp trả lại bằng cách tự hiến cho người khác vì tình yêu Chúa. Đó là con đường sự sống, nhưng chỉ có thể bước đi với điều kiện duy nhất là liên lỉ đối thoại với Chúa, và đối thoại đích thật giữa chúng ta với nhau. Nền văn hóa thống trị không giúp các bạn sống Lời Chúa Giêsu và tận hiến mình theo chương trình của Thiên Chúa Cha và như Chúa mời gọi. Sức mạnh ở trong các bạn, vì thế đừng sợ hãi có các quyết định vĩnh viễn trước sự liều lĩnh dấn thân toàn cuộc sống mình. Trong ơn gọi hôn nhân cũng như trong cuộc đời thánh hiến các bạn cảm thấy sợ hãi và tự hỏi: thế giới luôn thay đổi và cuộc sống có đầy các khả thể. Làm sao tôi lại có thể định đoạt lúc này cho toàn cuộc đời, khi tôi không biết các bất ngờ nó dành cho tôi? Với một quyết định vĩnh viễn tôi lại không hủy bỏ sự tự do và trói tay mình lại hay sao?. Đó là các nghi hoặc đang tấn công các bạn, và nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa và hưởng lạc ngày nay khiến cho các tấn kích đó càng mạnh mẽ hơn. Nhưng khi người trẻ không tự quyết định, thì có nguy cơ sẽ luôn mãi là một đứa bé.
Các bạn hãy dám có các quyết định vĩnh viễn, vì thật ra đó là những quyết định duy nhất không phá hủy điều lớn lao trong cuộc đời. Và như thế sẽ có các ốc đảo và các khu vực lớn của nền văn hóa kitô được tạo ra, trong đó sẽ hiển hiện thành Thánh từ trời xuống, từ nơi Thiên Chúa, sằn sàng như tân nương trang điểm đế đón tân lang”. Đây là cuộc đời đáng sống, mà tôi thành câm cầu chúc cho các bạn. Hoan hô giới trẻ Angola!
Diễn văn của Đức Thánh Cha đã bị ngắt quãng nhiều lần bởi các tràng pháo tay và và tiếng la hét vui mừng của mấy chục ngàn bạn trẻ hiện diện bên trong sân vận động và cả bên ngoài nữa.
Sau khi đi một vòng chào tạm biệt giới trẻ Đức Thánh Cha đã trở về Tòa Sứ Thần để dùng bữa tối và nghỉ ngơi kết thúc ngày thứ 3 viếng thăm Angola.
Nhà thờ Sao Paolo do các cha thừa sai dòng Capucino xây năm 1935 và đã được các thừa sai Salesien nâng cao lên vào năm 1982. Công tác tu sửa và tô vôi đã hoàn tất mới đây nhân chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha. Nhà thờ có thể chứa được 1.500 người.
Cha sở nhà thờ đã ra trước cửa tiếp đón Đức Thánh Cha và ĐC Damiao Franklin, Tổng Giám Mục Luanda, kiêm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Angola và Sao Tome. Đức Thánh Cha đã cùng mọi người đã tiến lên lối giữa nhà thờ giữa tiếng vỗ tay của mọi người hiện diện. Đức Thánh Cha đã qùy chầu Mình Thánh Chúa và cầu nguyện ít phút trước khi vào phòng thánh.
Thánh lễ đã được cử hành bằng tiếng Latinh và tiếng Bồ Đào Nha. Sau lời chào phụng vụ của Đức Thánh Cha, Đức Cha Gabriel Mbilingi, Giám Mục Phó giáo phận Lubango, kiêm Phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Angola và Sao Tome đã chào mừng Đức Thánh Cha.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói về lòng từ bi thương xót của Chúa đã biến đổi hoàn toàn cuộc sống của thánh Phaolô, từ một kẻ bách hại thành một tông đồ nhiệt thành rao giảng Tin Mừng, và Đức Thánh Cha khuyến khích các tín hữu cũng hãy dấn thân thông truyền Tin Mừng cứu độ cho bao người chưa biết Chúa.
Sau khi quảng diễn bài Tin Mừng về người biệt phái và thu thế lên đền thờ cầu nguyện, người thu thuế cầu xin lòng thương xót của Chúa và được ơn tha thứ, Đức Thánh Cha nói:
Thánh Phaolô nói với chúng ta về vị Thiên Chúa giàu lòng từ bi thương xót ấy, từ kinh nghiệm bản thân của mình, thánh nhân là bổn mạng của thành phố Luanda và của thánh đường huy hoàng này, được xây cất cách đây 50 năm.. Chứng từ thánh Phaolô để lại cho chúng ta là: ”Đây là một lời chắc chắn, đáng được đón nhận không chút dè dặt: đó là Chúa Kitô đã đến trong trần thế để cứu vớt người tội lỗi; và tôi là người đầu tiên, tôi là người tội lỗi, nhưng sở dĩ Chúa Giêsu Kitô tha thứ cho tôi, là để tôi là người đầu tiên trong đó toàn thể lòng quảng đại của Chúa được biểu lộ; tôi phải là thí dụ đầu tiên về những người tin nơi Chúa để được sống đời đời” (1 Tm 1,15-16). Qua dòng thời gian, số người được ơn thánh Chúa đánh động không ngừng gia tăng.
Gợi lại kinh nghiệm của thánh Phaolô, Đức Thánh Cha nhận xét rằng: ”Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trên đường tiến về thành Damasco, là điều hết sức quan trọng trong cuộc đời của thánh Phaolô: Chúa Kitô xuất hiện như một luồng ánh sáng chói lòa, Chúa nói và chinh phục tâm hồn của Phaolô. Thánh Tông Đồ đã thấy Chúa Giêsu phục sinh, nghĩa là con người trong trạng thái hoàn toàn. Chính lúc ấy đã xảy ra nơi Phaolô một cuộc đảo lộn quan niệm và thánh nhân bắt đầu nhìn mọi sự từ tình trạng của con người trong Chúa Giêsu Kitô: điều mà trước kia thánh nhân coi là hệ trọng và cơ bản, từ nay chỉ là 'rơm rác' đối với ngài; đó không còn là một mối lợi nữa, nhưng là một sự mất mát, vì từ nay, chỉ có cuộc sống trong Chúa Kitô là đáng kể (Xc Ph 3,7-8). Đây không phải chỉ là một sự trưởng thành của cái ”tôi” của Phaolô, nhưng là một sự chết cho chính mình và sống lại trong Chúa Kitô: nơi Chúa, một hình thức cuộc sống chết đi, nhưng với Chúa Giêsu phục sinh, một hình thức mới nảy sinh”.
Vì thế, Đức Thánh Cha nói: ”Anh chị em và các bạn thân mến, chúng ta hãy cố gắng biết Chúa Phục Sinh. Chúa đến với mỗi người chúng ta qua đức tin và bí tích rửa tội, bí tích này là một sự chết đi và sống lại, một sự biến đổi thành một đời sống mới, đến độ người chịu phép rửa có thể quả quyết với thánh Phaolô: ”Tôi sống, nhưng không phải tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nhắc đến lịch sử 5 thế kỷ truyền giáo tại Angola, với bao nhiêu vị thánh và sứ giả anh hùng của Chúa. Ngài nêu bật sứ mạng truyền giáo của các tín hữu ngày nay và nói rằng:
Anh chị em, ngày nay, theo vết các thánh và các sứ giả anh hùng của Chúa, đến lượt anh chị em giới thiệu Chúa Kitô phục sinh cho đồng bào của anh chị em. Rất nhiều người trong số họ đang sống trong sự sợ hãi các thần minh, những quyền lực đen tối mà họ tin là đang đe dọa họ; mất định hướng, họ đi tới độ lên án các trẻ em bụi đời và cả những người già vì, họ nói, đó là những phù thủy. Ai sẽ đi tới gặp họ để nói với họ rằng chính Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết và mọi quyền lực tăm tối (Cx Ep 1,19-23; 6,10-12)? Có người sẽ nêu vấn nạn rằng: ”Tại sao chúng ta không để cho họ được yên hàn? Họ có chân lý của họ, chúng ta có chân lý của chúng ta. Chúng ta hãy cố gắng sống an bình và để cho mỗi người yên ổn như hiện nay, để họ thực hiện căn tính của họ một cách hoàn hảo nhất”. Nhưng chúng ta xác tín và đã cảm nghiệm rằng nếu không có Chúa Kitô, thì cuộc sống không được viên mãn, vì thiếu một thực tại cơ bản. Chúng ta cũng phải xác tín về sự kiện chúng ta không gây bất công cho ai, nếu chúng ta giới thiệu cho họ Chúa Kitô và mang lại cho họ cơ hội không những tìm được sự chân chính đích thực của họ, nhưng cả niềm vui tìm được sự sống nữa. Hơn nữa, chúng ta có nghĩa vụ phải làm như vậy, đó là nghĩa vụ mang lại cho mọi người cơ hội này, vì cuộc sống vĩnh cửu của họ tùy thuộc điều ấy”.
Sau khi từ giã mọi người Đức Thánh Cha đã lên xe bọc kính trở về Tòa Sứ Thần Tòa Thánh để dùng bữa trưa và nghi ngơi chốc lát trước khi đến vận động trường Dos Coqueiros để gặp gỡ giới trẻ.
Vào lúc 16 giờ chiều Đức Thánh Cha đã đi xe đến vận động trường Dos Coqueiros của thủ đô Luanda cách đó 5 cây số để gặp gỡ giới trẻ. Vận động trường Dos Coqueiros được xây năm 2004 là nơi thường tổ chức các cuộc đấu bóng đá, cũng như nhiều bộ môn thể thao khác.
Xe chở Đức Thánh Cha đã đi một vòng quanh sân vận động để Đức Thánh Cha chào các bạn trẻ giữa tiếng hoan hô và tiếng hát tươi vui của mấy chục ngàn bạn trẻ hiện diện. Cùng tham dự buổi gặp gỡ cũng có đại diện của các bạn trẻ mồ côi và tàn tật, nạn nhân của chiến tranh.
Buổi gặp gỡ đã diễn ra dưới hình thức phụng vụ Lời Chúa và có đề tài là ”Này đây Ta đổi mới mọi sự”, là câu 5 trích từ chương 21 sách Khải huyền nói về trời mới đất mới. Mở đầu Đức Cha Almeida Kanda, Giám Mục giáo phận Ndalatando, đặc trách mục vụ giới trẻ đã chào mừng Đức Thánh Cha. Đức Cha Kanda nói sự hiện diện của Đức Thánh Cha khiến cho con tim của người trẻ tràn ngập niềm vui, và giới trẻ Angola muốn bầy tỏ lòng biết ơn đối với tình yêu thương và sự chú ý Đức Thánh Cha dành cho giới trẻ toàn thế giới. Người trẻ Angola sẵn sàng noi gương Chúa Giêsu can đảm và táo bạo loan báo Tin Mừng. Họ muốn học hỏi nơi thánh Phaolô lòng hăng say truyền giáo. Họ muốn khẳng định sự nhậy cảm của họ đối với sự căng thăng giữa điều thiện và điều ác trên thế giới và trong xã hội Angola. Từ tận cùng thẳm tâm lòng, người trẻ khổ đau khi chứng kiến cái chiến thắng của sự gian dối, của tham ô hối lộ, bất công và nạn phá thai. Họ khổ đau vì cảm thấy bất lực không làm cho chân lý, sự liêm chính, công bằng xã hội và tôn trọng sự sống chiến thắng. Nhưng vì là người trẻ họ có các đức tính cần thiết cho việc loan báo Tin Mừng: đó là lòng hăng say, sự tươi vui, niềm hy vọng, sự trong sáng, lòng chân thành, tính táo bạo và óc sáng tạo. Và giờ đây họ muốn rộng mở con tim để lằng nghe sứ điệp của Đức Thánh Cha.
Tiếp đến là hai bạn trẻ đại diện người trẻ toàn nước Angola chào mừng Đức Thánh Cha.
Ngỏ lời với giới trẻ Đức Thánh Cha đã nói lên mục đích cuộc gặp gỡ này: ”Các bạn đến đây để gặp gỡ Người Kế Vị Thánh Phêrô, và cùng với tôi loan báo trước tất cả mọi người niềm vui được tin nơi Chúa Giêsu Kitô, và canh tân dấn thân là các môn đệ của Người trong thời đại này”. Ngày mùng 7 tháng 6 năm 1992 cũng đã có một cuộc gặp gỡ tương tự tại nơi đây với Đức Gioan Phaolô II. Với các nét khác biệt nhưng cùng tình yêu thương trong con tim, này đây người kế vị thánh Phêrô hiện nay đang đứng trước mặt các bạn và mở rộng đôi tay ôm các bạn vào lòng trong Chúa Giêsu Kitô, là Đấng luôn luôn vẫn thế, hôm qua hôm nay và cho đến muốn đời” (Dt 13,8).
Tôi xin chào tất cả các bạn trẻ, công giáo cũng như không công giáo, đang kiếm tìm một câu trả lời cho các vấn để của mình... Người trẻ đôi khi có biết bao nhiêu là khó khăn, nhưng họ mang theo mình niềm hy vọng, biết bao hăng say và muốn bắt đầu trở lại. Các bạn hãy giữ gìn trong mình năng động của tương lai. Tôi mời gọi các bạn nhìn tương lai với đôi mắt của tông đồ Gioan: ”Rồi tôi thấy trời mới đất mới... và cả thành thánh là Giêrusalem mới từ trời mà xuống, từ nơi Thiên Chúa, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang. Rồi tôi nghe từ ngai có tiếng hô to: ”Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại” (Kh 21,1-3). Các bạn trẻ thân mến, sự hiện diện của Thiên Chúa khiến cho mọi sự đều khác. Đây là điều đã xảy ra với cặp vợ chồng đầu tiên trong vườn Eden, rồi trong Lều Hội Ngộ thời dân Israel băng qua sa mạc, cho tới biến cố Con Thiên Chúa nhập thể nơi con người Giêsu Kitô. Chính Chúa Giêsu Kitô cũng đi qua con đường sa mạc nhân lọại, qua cái chết và sự phục sinh và kéo theo toàn nhân loại về với Thiên Chúa. Giờ đây Chúa Giêsu không còn bị hạn hẹp trong một nơi chốn, trong một đền thờ xác định, nhưng Thần Khí của Người, Chúa Thánh Thần, xuất phát từ Người và bước vào trong con tim của chúng ta, và như thế kết hiệp chúng ta với chính Chúa Giêsu và cùng Người với Thiên Chúa Cha - với một Thiên Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa canh tân chúng ta.: ”Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21,5). Còn thánh Phaolô thì viết: ”Phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới; cái cũ đã qua và cái mới đã có đây rồi. Mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Đức Kitô mà cho chúng ta được hòa giải với Người” (2 Cr 5,17-18).
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Tương lai của nhân loại mới là Thiên Chúa; và Giáo Hội là một sự khởi đầu của tương lai đó. Khi có thể, các bạn hãy chú ý đọc lịch sử, thì sẽ nhận thấy rằng Giáo Hội, trong dòng thời gian không già cỗi, trái lại luôn trở thành tươi trẻ hơn, vì tiến tới gặp Chúa, càng ngày càng tiến tới gần suối nguốn duy nhất, tới nơi phát xuất ra sự trẻ trung, sự tái sinh và sức mạnh của sự sống.
Tôi trông thấy nơi đây hàng ngàn bạn trẻ Angola bị tàn tật vì chiến tranh và mìn, tôi nghĩ tới biết bao nhiêu nước mắt mà bao người trong các bạn đã đổ ra vì mất đi gia đình và người thân. Các bóng mây đen che mờ những giấc mộng đẹp nất của các bạn... Tôi đọc thấy trên gương mặt của các bạn một nghi vấn: thực tại cuộc sống của chúng con là thế, chúng con tin lời Chúa hứa và lời cha nói, nhưng khi nào Thiên Chúa mới canh tân mọi sự?. Chúa Giêsu không để cho chúng ta không có câu trả lời. Ngài nói với chung ta một cách rõ ràng rằng: sự canh tân bắt đầu từ bên trong; các con sẽ nhận lấy sức mạnh từ Trên Cao. Sức mạnh sinh động của tương lai ở bên trong các bạn. Nó giống như sự sống ở trong hạt giống, như Chúa Giêsu đã giải thích vào một lúc nào đó trong đời thừa tác của Người. Đời thừa tác của Chúa đã bắt đầu với lòng hăng say lớn, vì dân chúng thấy Chúa chữa lành các các bệnh nhân, xua trừ qủy dữ, loan báo Tin Mừng; nhưng thế giới vẫn tiếp tục như trước: người Roma vẫn đô hộ; cuộc sống mỗi ngày vẫn khó khăn, mặc dù có các dấu chỉ, là các lời hay đẹp. Và lòng hăng say dần dần tắt lịm cho tới độ nhiều môn đệ đã bỏ Thầy (Ga 6,66), là người rao giảng nhưng đã không thay đổi được thế giới... Chúa Giêsu cũng nói tới một người gieo giống trong cánh đồng thế giới, và giải thích rằng hạt giống là Lời Người (Mc 4,3-20), đó là các vụ được lành bệnh: thật qúa ít ỏi so với các nhu cầu mệnh mông và các khó khăn của thực tại thường ngày. Nhưng tương lai hiện diện bên trong hạt giống. Xem ra nó không là gì cả, nhưng nó là sự hiện diện của tương lai, lời hứa đã hiện diện hôm nay. Khi hạt giống rơi vào đất tốt, thì nó sinh hoa trái gấp ba mươi, sáu mươi và có khi một trăm lần.
Đức Thánh Cha nói thêm với người trẻ Angola: Các bạn là một hạt giống được Thiên Chúa ném vào lòng đất; con đường duy nhất có thể là hiến dâng sự sống vì yêu, là chết vì yêu. Chính Chúa Giêsu đã nói: ”Nếu hạt lúa rơi vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh nhiều hạt khác. Ai yêu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (ga 13,24-25). Và Chúa Giêsu đã sống như vậy: cuộc đóng đinh Người xem ra là một thất bại hoàn toàn, nhưng không phải thế! Được linh hoạt bởi sức mạnh của ”một Thần Khí vĩnh cửu”, Chúa Giêsu tự dâng hiến mình cho Thiên Chúa như lễ vật tinh tuyền (Dt 9,14). Ngài hiến mình cho chúng ta và chúng ta đáp trả lại bằng cách tự hiến cho người khác vì tình yêu Chúa. Đó là con đường sự sống, nhưng chỉ có thể bước đi với điều kiện duy nhất là liên lỉ đối thoại với Chúa, và đối thoại đích thật giữa chúng ta với nhau. Nền văn hóa thống trị không giúp các bạn sống Lời Chúa Giêsu và tận hiến mình theo chương trình của Thiên Chúa Cha và như Chúa mời gọi. Sức mạnh ở trong các bạn, vì thế đừng sợ hãi có các quyết định vĩnh viễn trước sự liều lĩnh dấn thân toàn cuộc sống mình. Trong ơn gọi hôn nhân cũng như trong cuộc đời thánh hiến các bạn cảm thấy sợ hãi và tự hỏi: thế giới luôn thay đổi và cuộc sống có đầy các khả thể. Làm sao tôi lại có thể định đoạt lúc này cho toàn cuộc đời, khi tôi không biết các bất ngờ nó dành cho tôi? Với một quyết định vĩnh viễn tôi lại không hủy bỏ sự tự do và trói tay mình lại hay sao?. Đó là các nghi hoặc đang tấn công các bạn, và nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa và hưởng lạc ngày nay khiến cho các tấn kích đó càng mạnh mẽ hơn. Nhưng khi người trẻ không tự quyết định, thì có nguy cơ sẽ luôn mãi là một đứa bé.
Các bạn hãy dám có các quyết định vĩnh viễn, vì thật ra đó là những quyết định duy nhất không phá hủy điều lớn lao trong cuộc đời. Và như thế sẽ có các ốc đảo và các khu vực lớn của nền văn hóa kitô được tạo ra, trong đó sẽ hiển hiện thành Thánh từ trời xuống, từ nơi Thiên Chúa, sằn sàng như tân nương trang điểm đế đón tân lang”. Đây là cuộc đời đáng sống, mà tôi thành câm cầu chúc cho các bạn. Hoan hô giới trẻ Angola!
Diễn văn của Đức Thánh Cha đã bị ngắt quãng nhiều lần bởi các tràng pháo tay và và tiếng la hét vui mừng của mấy chục ngàn bạn trẻ hiện diện bên trong sân vận động và cả bên ngoài nữa.
Sau khi đi một vòng chào tạm biệt giới trẻ Đức Thánh Cha đã trở về Tòa Sứ Thần để dùng bữa tối và nghỉ ngơi kết thúc ngày thứ 3 viếng thăm Angola.
Top Stories
Pope decries African wars at Mass with thousands
Michelle Faul, AP
14:38 22/03/2009
LUANDA, Angola – Pope Benedict XVI celebrated Mass Sunday with hundreds of thousands of Angolans and decried the "clouds of evil" over Africa that have spawned war, tribalism and ethnic rivalry that he said condemned poor people to virtual slavery.
The biggest crowd of Benedict's first pilgrimage to Africa turned up in sweltering heat for the open-air service on the outskirts of Angola's seaside capital, Luanda. It was the last major event of his seven-day trip, which ends Monday.
"How true it is that war can destroy everything of value", said Benedict, wearing a pink cape and mopping his brow with a white handkerchief.
Evils in Africa have "reduced the poor to slavery and deprived future generations of the resources needed to create a more solid and just society," he said during the Mass under a pink altar in a tent on a huge vacant lot near a cement factory.
Angolans have been enslaved, subjugated and at war almost nonstop since Portuguese colonizers brought the first Catholic missionaries in 1491. Many of the slaves taken to Brazil, for example, came from Angola.
The Catholic Church was an ally of the colonizers who discriminated against the people until independence from Portugal in 1975, when civil war erupted, in part fueled by the country's oil and diamond wealth.
Some 15,000 died, including missionaries, before the war ended in 2002 but its scars still are evident among the many people who lost limbs in one of the most heavily mined countries in the world.
A Marxist revolution also has left scars, though the country's president for 30 years, Eduardo dos Santos, abandoned communism and improved relations with the church from the late 1980s.
Critics say last year's massive election victory was marred by fraud and corruption and that the pope had to be wary of allowing his visit, sponsored by the state, to be seen as legitimizing an authoritarian regime. The bishops in Angola twice have denounced the government for leaving its people mired in poverty while leaders enrich themselves off oil and diamonds.
Since he arrived on Friday from Cameroon, the pope has met with dos Santos and spoken out against corruption in Africa, the continent with the fastest-growing Catholic population in the world.
Before Mass Benedict offered his condolences to the families of two 20-year-old women trampled to death in a stampede at a Luanda stadium before a youth event he addressed on Saturday.
He also wished a speedy recovery to some 40 people injured in the crush. Dozens of others collapsed and were treated at the site for heat exhaustion. The Vatican's No. 2 official, Cardinal Tarcisio Pertone, will visit the injured in hospital, said Vatican spokesman the Rev. Federico Lombardi.
People carried parasols and stools amid the hooting cars and motorbikes making their way to see the pope. Some men hoisted children onto their shoulders and mothers strapped babies to their backs.
Even before he landed in Africa, the pope provoked protests by telling reporters on his chartered Alitalia jet that condoms were not the answer to Africa's severe AIDS epidemic, suggesting that sexual behavior was the issue.
He condemned sexual violence against women, but also chided the 45 African countries including Angola that have approved abortion in cases of rape or incest or when a mother's life is in danger.
Lombardi quoted local officials saying there were a million people at the Mass. The number could not be independently confirmed.
(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20090322/ap_on_re_af/af_pope_africa)
The biggest crowd of Benedict's first pilgrimage to Africa turned up in sweltering heat for the open-air service on the outskirts of Angola's seaside capital, Luanda. It was the last major event of his seven-day trip, which ends Monday.
"How true it is that war can destroy everything of value", said Benedict, wearing a pink cape and mopping his brow with a white handkerchief.
Evils in Africa have "reduced the poor to slavery and deprived future generations of the resources needed to create a more solid and just society," he said during the Mass under a pink altar in a tent on a huge vacant lot near a cement factory.
Angolans have been enslaved, subjugated and at war almost nonstop since Portuguese colonizers brought the first Catholic missionaries in 1491. Many of the slaves taken to Brazil, for example, came from Angola.
The Catholic Church was an ally of the colonizers who discriminated against the people until independence from Portugal in 1975, when civil war erupted, in part fueled by the country's oil and diamond wealth.
Some 15,000 died, including missionaries, before the war ended in 2002 but its scars still are evident among the many people who lost limbs in one of the most heavily mined countries in the world.
A Marxist revolution also has left scars, though the country's president for 30 years, Eduardo dos Santos, abandoned communism and improved relations with the church from the late 1980s.
Critics say last year's massive election victory was marred by fraud and corruption and that the pope had to be wary of allowing his visit, sponsored by the state, to be seen as legitimizing an authoritarian regime. The bishops in Angola twice have denounced the government for leaving its people mired in poverty while leaders enrich themselves off oil and diamonds.
Since he arrived on Friday from Cameroon, the pope has met with dos Santos and spoken out against corruption in Africa, the continent with the fastest-growing Catholic population in the world.
Before Mass Benedict offered his condolences to the families of two 20-year-old women trampled to death in a stampede at a Luanda stadium before a youth event he addressed on Saturday.
He also wished a speedy recovery to some 40 people injured in the crush. Dozens of others collapsed and were treated at the site for heat exhaustion. The Vatican's No. 2 official, Cardinal Tarcisio Pertone, will visit the injured in hospital, said Vatican spokesman the Rev. Federico Lombardi.
People carried parasols and stools amid the hooting cars and motorbikes making their way to see the pope. Some men hoisted children onto their shoulders and mothers strapped babies to their backs.
Even before he landed in Africa, the pope provoked protests by telling reporters on his chartered Alitalia jet that condoms were not the answer to Africa's severe AIDS epidemic, suggesting that sexual behavior was the issue.
He condemned sexual violence against women, but also chided the 45 African countries including Angola that have approved abortion in cases of rape or incest or when a mother's life is in danger.
Lombardi quoted local officials saying there were a million people at the Mass. The number could not be independently confirmed.
(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20090322/ap_on_re_af/af_pope_africa)
Pope decries African wars at Mass for 1 million
Victor L. Simpson, AP
20:45 22/03/2009
LUANDA, Angola – Pope Benedict XVI celebrated Mass for the largest gathering of his African pilgrimage Sunday, telling a crowd on the outskirts of this seaside capital that reconciliation on the war-ravaged continent would come only with a "change of heart, a new way of thinking."
The Vatican said as many as 1 million people turned out on the dusty field near a cement factory to hear the pope at the last major event of his seven-day trip, which began Tuesday in Cameroon.
Speaking from a tented pink altar, the pope said evils in Africa had "reduced the poor to slavery and deprived future generations of the resources needed to create a more solid and just society."
"How true it is that war can destroy everything of value," said Benedict, wearing a pink cape and mopping his sweaty brow with a white handkerchief kept inside his sleeve.
Later he was scheduled to meet with representatives of women's rights groups to praise the role of women in African society.
Angolans have been enslaved, subjugated and at war almost nonstop since Portuguese colonizers brought the first Catholic missionaries in 1491. Many of the slaves taken to Brazil, for example, came from Angola.
The Catholic Church was an ally of the colonizers who discriminated against the people until independence from Portugal in 1975, when civil war erupted, in part fueled by the country's oil and diamond wealth.
Some 15,000 died, including missionaries, before the war ended in 2002, and the scars still are evident among the many people who lost limbs in one of the most heavily mined countries in the world.
A Marxist revolution also has left scars, though the country's president for 30 years, Eduardo dos Santos, abandoned communism and improved relations with the church starting in the late 1980s.
Critics say last year's massive election victory was marred by fraud and corruption and that the pope must beware of allowing his visit, sponsored by the state, to be seen as legitimizing an authoritarian regime. The bishops in Angola twice have denounced the government for leaving its people mired in poverty while leaders enrich themselves off oil and diamonds.
Since he arrived on Friday from Cameroon, the pope has met with dos Santos and spoken out against corruption in Africa, the continent with the fastest-growing Catholic population in the world.
Before he said Mass on Sunday, Benedict clasped his hands, as if in prayer, and offered his condolences to the families of two 20-year-old women trampled to death in a stampede at a Luanda stadium before a youth event he addressed on Saturday.
He also wished a speedy recovery to some 40 people injured in the crush. Dozens of others collapsed and were treated at the site for heat exhaustion.
Later, the Vatican's No. 2 official, Cardinal Tarcisio Bertone, blessed the bodies of the two victims, laid out under white sheets at Josina Machel Hospital. Accompanied by Angola's Foreign Minister Assuncao Does Anjos, the cardinal visited with injured victims.
State radio appealed to people to take water and food to Sunday's Mass. People also carried parasols and stools amid the hooting cars and motorbikes making their way to see the pope. Some men hoisted children onto their shoulders and mothers strapped babies to their backs.
Even before he landed in Africa, the pope provoked protests after he told reporters on his chartered Alitalia jet that condoms were not the answer to Africa's severe AIDS epidemic, suggesting that sexual behavior was the issue.
He condemned sexual violence against women, but also chided the 45 African countries including Angola that have approved abortion in cases of rape or incest or when a mother's life is in danger.
In his final appearance on Sunday's schedule, Benedict made a strong appeal for respect for women's rights in a speech to some 1,000 women in a Luanda church annex.
"It is nearly always the woman who maintains intact human dignity, defends the family and protects cultural and religious values," the pontiff said, lamenting that the importance of family "is not given the consideration it deserves."
(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20090322/ap_on_re_af/af_pope_africa)
The Vatican said as many as 1 million people turned out on the dusty field near a cement factory to hear the pope at the last major event of his seven-day trip, which began Tuesday in Cameroon.
Speaking from a tented pink altar, the pope said evils in Africa had "reduced the poor to slavery and deprived future generations of the resources needed to create a more solid and just society."
"How true it is that war can destroy everything of value," said Benedict, wearing a pink cape and mopping his sweaty brow with a white handkerchief kept inside his sleeve.
Later he was scheduled to meet with representatives of women's rights groups to praise the role of women in African society.
Angolans have been enslaved, subjugated and at war almost nonstop since Portuguese colonizers brought the first Catholic missionaries in 1491. Many of the slaves taken to Brazil, for example, came from Angola.
The Catholic Church was an ally of the colonizers who discriminated against the people until independence from Portugal in 1975, when civil war erupted, in part fueled by the country's oil and diamond wealth.
Some 15,000 died, including missionaries, before the war ended in 2002, and the scars still are evident among the many people who lost limbs in one of the most heavily mined countries in the world.
A Marxist revolution also has left scars, though the country's president for 30 years, Eduardo dos Santos, abandoned communism and improved relations with the church starting in the late 1980s.
Critics say last year's massive election victory was marred by fraud and corruption and that the pope must beware of allowing his visit, sponsored by the state, to be seen as legitimizing an authoritarian regime. The bishops in Angola twice have denounced the government for leaving its people mired in poverty while leaders enrich themselves off oil and diamonds.
Since he arrived on Friday from Cameroon, the pope has met with dos Santos and spoken out against corruption in Africa, the continent with the fastest-growing Catholic population in the world.
Before he said Mass on Sunday, Benedict clasped his hands, as if in prayer, and offered his condolences to the families of two 20-year-old women trampled to death in a stampede at a Luanda stadium before a youth event he addressed on Saturday.
He also wished a speedy recovery to some 40 people injured in the crush. Dozens of others collapsed and were treated at the site for heat exhaustion.
Later, the Vatican's No. 2 official, Cardinal Tarcisio Bertone, blessed the bodies of the two victims, laid out under white sheets at Josina Machel Hospital. Accompanied by Angola's Foreign Minister Assuncao Does Anjos, the cardinal visited with injured victims.
State radio appealed to people to take water and food to Sunday's Mass. People also carried parasols and stools amid the hooting cars and motorbikes making their way to see the pope. Some men hoisted children onto their shoulders and mothers strapped babies to their backs.
Even before he landed in Africa, the pope provoked protests after he told reporters on his chartered Alitalia jet that condoms were not the answer to Africa's severe AIDS epidemic, suggesting that sexual behavior was the issue.
He condemned sexual violence against women, but also chided the 45 African countries including Angola that have approved abortion in cases of rape or incest or when a mother's life is in danger.
In his final appearance on Sunday's schedule, Benedict made a strong appeal for respect for women's rights in a speech to some 1,000 women in a Luanda church annex.
"It is nearly always the woman who maintains intact human dignity, defends the family and protects cultural and religious values," the pontiff said, lamenting that the importance of family "is not given the consideration it deserves."
(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20090322/ap_on_re_af/af_pope_africa)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Dừng tay lại
Hiền Thạch
03:21 22/03/2009
DỪNG TAY LẠI !
Kính tặng Đảng-nhà-nước CHXHCN - VN
Dừng tay lại! trước khi còn chưa muộn !
Mấy mươi năm chưa thỏa mãn hay sao?!
Để một mai khi mắt nhắm nằm xuống
Cho vong linh. .. không thẹn với đời sau.
Một Việt Nam bốn ngàn năm tranh đấu
Từ Nam Quan máu thắm tới Cà Mau
Nhưng càng ngày dân kêu Trời không thấu
Đến cỏ cây, sỏi đá. .. cũng quặn đau !!
Thôi mãi Quốc cầu vinh buôn Thần bán Thánh
Quên lợi bầy đàn, dẹp thói vong nô
Vì các anh theo gót Lê Chiêu Thống
Cứ cúc cung đầu lụy. .. lủ - Mao - Hồ !!
Nay các anh rước voi giày mả tổ:
Quặng bôxít. ..v.v...: đang siết chết Việt Nam !
" Chủ trương lớn " (*) ! ấy chính là cái cớ
Để tiếp tay cho chiến-lược-bá-quyền !!!
Dừng tay lại ! trước khi còn chưa muộn
Thôi bịp bợm, thôi khủng bố, tù đày. ..
Hay các anh " cầm tinh " con. .. cà cuống ?!
" Chết đến đít " mà vẫn cứ còn cay.
Chúng tôi chờ: tháng ba, ngày hai bảy
Xem các anh "xử tội" giáo-dân-oan !!!
Cám ơn các anh ! hum đúc thêm tin cậy
Cho chúng tôi: triệu tín hữu lầm than !
Dừng tay lại ! Dân tộc không-là-đảng
Đừng đánh đồng, đừng đồng hóa vàng thau
Mỗi giáo dân là một-viên-đá-tảng
Cùng hiệp thông với Hội Thánh toàn cầu
Càng áp bức nhân dân càng tranh đấu
Càng " độc tà " sự thật càng Thánh Thiêng
Vì lịch sử đang khắc từng vết, dấu:
Cho Tổ Quốc đem hồi tố mai sau. /.
(*) Tuyên bố của Nguyễn Tấn Dũng - thủ tướng nước CHXHCN-VN về việc để cho Trung Quốc cùng khai thác quặng bôxít ở tỉnh Đắc-Nông-Tây Nguyên
Kính tặng Đảng-nhà-nước CHXHCN - VN
Dừng tay lại! trước khi còn chưa muộn !
Mấy mươi năm chưa thỏa mãn hay sao?!
Để một mai khi mắt nhắm nằm xuống
Cho vong linh. .. không thẹn với đời sau.
Một Việt Nam bốn ngàn năm tranh đấu
Từ Nam Quan máu thắm tới Cà Mau
Nhưng càng ngày dân kêu Trời không thấu
Đến cỏ cây, sỏi đá. .. cũng quặn đau !!
Thôi mãi Quốc cầu vinh buôn Thần bán Thánh
Quên lợi bầy đàn, dẹp thói vong nô
Vì các anh theo gót Lê Chiêu Thống
Cứ cúc cung đầu lụy. .. lủ - Mao - Hồ !!
Nay các anh rước voi giày mả tổ:
Quặng bôxít. ..v.v...: đang siết chết Việt Nam !
" Chủ trương lớn " (*) ! ấy chính là cái cớ
Để tiếp tay cho chiến-lược-bá-quyền !!!
Dừng tay lại ! trước khi còn chưa muộn
Thôi bịp bợm, thôi khủng bố, tù đày. ..
Hay các anh " cầm tinh " con. .. cà cuống ?!
" Chết đến đít " mà vẫn cứ còn cay.
Chúng tôi chờ: tháng ba, ngày hai bảy
Xem các anh "xử tội" giáo-dân-oan !!!
Cám ơn các anh ! hum đúc thêm tin cậy
Cho chúng tôi: triệu tín hữu lầm than !
Dừng tay lại ! Dân tộc không-là-đảng
Đừng đánh đồng, đừng đồng hóa vàng thau
Mỗi giáo dân là một-viên-đá-tảng
Cùng hiệp thông với Hội Thánh toàn cầu
Càng áp bức nhân dân càng tranh đấu
Càng " độc tà " sự thật càng Thánh Thiêng
Vì lịch sử đang khắc từng vết, dấu:
Cho Tổ Quốc đem hồi tố mai sau. /.
(*) Tuyên bố của Nguyễn Tấn Dũng - thủ tướng nước CHXHCN-VN về việc để cho Trung Quốc cùng khai thác quặng bôxít ở tỉnh Đắc-Nông-Tây Nguyên
Kỷ niệm đêm thắp nến cầu nguyện cho công lý hòa bình
Người con Phát Diệm
15:39 22/03/2009
KỶ NIỆM ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
Kính tặng Luật sư và các giáo dân Thái Hà
Ôi sung sướng mắt nhòa tuôn suối lệ
Chảy theo từng ánh nến cháy lung linh
Bập bùng, bập bùng, rực sáng như niềm tin
Cứ dập dìu đoàn người vui ca hát
Ôi sung sướng dìu nhau tìm Sự Thật
Càng gian lao, càng mạnh bước tiến lên
Dẫu đau thương bởi xác thịt yếu hèn
Vai thập hình có MẸ HẰNG CỨU GIÚP
Ôi sung sướng, ngọn nến hồng chừng tắt
Bỗng gió trời chợt thổi cháy bùng lên
Thêm hùng vang, tha thiết kinh hòa bình
Xóa ngăn cách, đẩy lui dần bóng tối
Ôi sung sướng, biết lấy gì tạ ơn Chúa
Dựng nên con, cho con một niềm tin
Cho sinh ra trong dân tộc trầm, hùng
Tự bao đời say mê tìm chân lý
Ôi sung sướng khi có dịp trả giá
Cho hòa bình, cho công lý, cho yêu thương
Giá nào hơn, giá nhân chứng Tin Mừng
Luôn yêu thương và sẵn sàng tha thứ!
Ôi “kẻ thù” cũng mang hình ảnh Chúa
Cũng tinh thần, cũng lý trí tự do
Bởi mê lầm theo cám dỗ Quỷ ma
Ôi chao họ, cũng ngàn lần đau khổ!
Ôi Thượng Đế! Xin ra tay cảm hóa
Rút điều lành từ sự dữ đau thương
Bao tội nhân đã hưởng phúc thiên đường
Bởi dốc lòng quay trở về bên Chúa
Xin Ngài thương, cho “kẻ thù” ngã ngựa
Thà đui mù được thấy Chúa yêu thương
Cho thế gian thấy nước Chúa đến gần
Ôi Thượng Đế, có gì Ngài không thể!?
Ôi sung sướng, một điều Ngài không thể!
Không oán thù, không ghét bỏ chúng con
Dẫu tội nhiều như núi, đỏ như son
Giá máu Ngài rửa sạch như tuyết trắng
Ôi Thượng Đế, xin Ngài gìn giữ “Luật”
Kẻo kẻ thù giày, xéo, đạp, thê lương
Không! Luật của Ngài chính là Luật Yêu Thương
Phá ngục tù và đập tan Thần chết!
Ôi sung sướng, hoà vào dòng tín thác
Giữa muôn người trong hiệp nhất yêu thương
Ngào ngạt thơm bay… Công Lý Hoà Bình
Cho nước Việt một tương lai hạnh phúc!
Kính tặng Luật sư và các giáo dân Thái Hà
Ôi sung sướng mắt nhòa tuôn suối lệ
Chảy theo từng ánh nến cháy lung linh
Bập bùng, bập bùng, rực sáng như niềm tin
Cứ dập dìu đoàn người vui ca hát
Ôi sung sướng dìu nhau tìm Sự Thật
Càng gian lao, càng mạnh bước tiến lên
Dẫu đau thương bởi xác thịt yếu hèn
Vai thập hình có MẸ HẰNG CỨU GIÚP
Ôi sung sướng, ngọn nến hồng chừng tắt
Bỗng gió trời chợt thổi cháy bùng lên
Thêm hùng vang, tha thiết kinh hòa bình
Xóa ngăn cách, đẩy lui dần bóng tối
Ôi sung sướng, biết lấy gì tạ ơn Chúa
Dựng nên con, cho con một niềm tin
Cho sinh ra trong dân tộc trầm, hùng
Tự bao đời say mê tìm chân lý
Ôi sung sướng khi có dịp trả giá
Cho hòa bình, cho công lý, cho yêu thương
Giá nào hơn, giá nhân chứng Tin Mừng
Luôn yêu thương và sẵn sàng tha thứ!
Ôi “kẻ thù” cũng mang hình ảnh Chúa
Cũng tinh thần, cũng lý trí tự do
Bởi mê lầm theo cám dỗ Quỷ ma
Ôi chao họ, cũng ngàn lần đau khổ!
Ôi Thượng Đế! Xin ra tay cảm hóa
Rút điều lành từ sự dữ đau thương
Bao tội nhân đã hưởng phúc thiên đường
Bởi dốc lòng quay trở về bên Chúa
Xin Ngài thương, cho “kẻ thù” ngã ngựa
Thà đui mù được thấy Chúa yêu thương
Cho thế gian thấy nước Chúa đến gần
Ôi Thượng Đế, có gì Ngài không thể!?
Ôi sung sướng, một điều Ngài không thể!
Không oán thù, không ghét bỏ chúng con
Dẫu tội nhiều như núi, đỏ như son
Giá máu Ngài rửa sạch như tuyết trắng
Ôi Thượng Đế, xin Ngài gìn giữ “Luật”
Kẻo kẻ thù giày, xéo, đạp, thê lương
Không! Luật của Ngài chính là Luật Yêu Thương
Phá ngục tù và đập tan Thần chết!
Ôi sung sướng, hoà vào dòng tín thác
Giữa muôn người trong hiệp nhất yêu thương
Ngào ngạt thơm bay… Công Lý Hoà Bình
Cho nước Việt một tương lai hạnh phúc!
Tám Giáo Dân Thái Hà Tiếp Tục Quyết Đòi Công lý.
Nguyễn An Qúy
22:37 22/03/2009
Tám Giáo Dân Thái Hà Tiếp Tục Quyết Đòi Công lý.
Hình ảnh đoàn người giáo dân tại Hà Nội cùng tháp tùng với những giáo dân đi đến dự phiên xử án đúng vào ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiểm 8 tháng 12 năm 2008 là hình ảnh khó quên trong lịch sử xử án, kể cả trên thế giới chứ nói chi đến Việt Nam. Nhìn gương mặt rạng rỡ của những vị khi đứng trước vành móng ngựa toà án Quận Đống Đa ngày 8 tháng 12 năm 2008, tất cả chẳng có ai tỏ vẻ sợ hãi. Họ không sợ hãi bởi vì họ tin rằng sự thật và công lý dứt khoát phải là sự thật và công lý, dù cho bất cứ thế lực gian tà nào đang cố tình bẻ gảy, thì cũng chỉ có tính cách tạm thời thôi.
Bản án mà toà án Quận Đống Đa đã xét xử 8 Giáo dân Thái Hà ngày 8-12-2008 được tóm gọn như sau: Bà Nguyễn Thị Nhi sinh năm 1962 bị phạt 17 tháng tù treo. Bà Ngô Thị Nhung sinh năm 1954 bị phạt 13 tháng tù treo. Ông Lê Quang Kiện sinh năm 1945 bị phạt 13 tháng tù treo. Bà Nguyễn Thị Việt sinh năm 1949 bị phạt 12 tháng tù treo. Bà Lê Thị Hợi sinh năm 1947 bị phạt 15 tháng cải tạo không giam giữ. Ông Phạm Trí Năng sinh năm 1959 bị phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ. Anh Nguyễn Đắc Hùng sinh năm 1977 bị phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ và anh Thái Thanh Hải sinh năm 1987 bị phạt cảnh cáo. Tất cả 8 giáo dân đều bị kết án chung với tội danh gọi là: “Hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng”. Nhìn chung những vị bị kết án thì vị già nhất là ông Lê Quang Kiện 64 tuổi và thanh niên trẻ nhất là anh Thái Thanh Hải mới 22 tuổi. Sau khi phiên toà ngày 8-12 kết thúc, tuy rằng 8 giáo dân đều không có ai bị tống giam vào chốn ngục tù, nhưng bản án gọi là “huỷ hoại tài sản và gây rối trật tự công công”vẫn là bản án bất công đối với họ, cho nên 8 giáo dân lại lên đường tiếp tục quyết đòi công lý.
Trên đất nước Việt Nam kể từ ngày cộng sản nắm quyền thống trị, mọi người dân đều sống trong sự kềm kẹp của chế độ công an trị. Người dân luôn cảm thấy như mình đang ở trong một ngôi nhà tù lớn trên đất nước mình sống, cho nên nếu ai đó bị những “án treo”như 8 giáo dân Thái Hà, chắc họ sẽ thầm nghĩ: án treo hay không treo cũng giống nhau thôi, có thá gì đâu, và họ sẽ lầm lủi sống yên thân cho qua ngày đoạn tháng.
Đó là ý nghĩ thường tình của những người đang sống trong chế độ đầy áp bức, họ luôn sợ hãi trước bạo lực. Bởi vậy, khi cấp lớn chỉ thị cho toà án Quận Đống Đa xử phạt 8 giáo dân bằng cái gọi là “án treo”, “cải tạo không giam giữ”, “phạt cảnh cáo” thì cũng tưởng rằng 8 giáo dân bị phạt như thế, sẽ vui vẻ nhận lảnh bản án và cho rằng nhà nước và đảng đã ban ân huệ cho họ khi xử án. Vì thế, báo Hà Nội Mới liền hiên ngang tung tin bịa đặt một cách trơ trẻn khi đăng bản tin kết thúc việc xử án: “các bị cáo đều cúi đầu nhận tội”, họ tưởng ai cũng đều cúi đầu để bạo quyền làm mưa làm gió. Bà Ngô Thị Dung và Bà Nguyễn Thị Việt không chịu nổi lối dối trá một cách trắng trợn này, nên đã làm đơn khiếu kiện báo Hà Nội Mới và những người có thẩm quyền từ Toà án Nhân Dân quận Hoàn kiếm đến báo Hà Nội khi nhận đơn khiếu kiện này thì lại cãi chày cãi cối một cách vô luật lệ.
Luật sư Lê Trần Luật đã từng tuyên bố rõ ràng: 8 giáo dân Thái Hà không mang tội hủy họai tài sản vì Toà Khâm Sứ là của họ, họ cầu nguyện tại Toà Khâm sứ, tại sao lại ghép họ vào tội gây rối trật tự công cộng.
Sau phiên xử sơ thẩm ngày 8-12-2008, 8 giáo dân đã nhất quyết kháng cáo và cuối cùng nhà nước VC phải chấp nhận mở phiên toà Phúc thẩm vào ngày 27-3-2009 tại Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội để xét xử lại bản án.
Ngày 13 tháng 3 năm 2009 là ngày 8 giáo dân nhận được lệnh thông báo phiên xử Phúc thẩm, Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải phát ngôn viên Giáo xứ Thái Hà Dòng Chúa Cứu Thế cũng đã ra thông cáo trong ngày với lời xác tín rõ ràng: “Giáo xứ Thái Hà chúng tôi luôn xác tín rằng 8 giáo dân đang bị kết tội không vi phạm luật pháp. Chính vì thế, Gioá xứ tiếp tục làm hết mức có thể để 8 giáo dân này được bảo toàn danh dự và được trả tự do”.
Lm Nguyễn Văn Khải còn khẳng định mạnh mẽ:” Ngay khi phiên toà sơ thẩm kết thúc hôm 8/12/2008, Giáo xứ Thái Hà chúng tôi đã phản đối bản án bất công mà Toà Án Nhân Dân Quận Đống Đa đã áp đặt cho 8 giáo dân và cả 8 nạn nhân vì công lý đã làm ơn kháng án”.
Đứng trước một vấn đề đầy nan giải, chưa ai biết được các nhà “đỉnh cao trí tuệ”sẽ hành xử ra sao khi chỉ thị cho TAND thành phố Hà Nội đảm trách nhiệm vụ xử án 8 giáo oan trong phiên xử Phúc thẩm vào ngày 27/3/2009. Hiện tượng về những toan tính đầy xảo quyệt trong những ngày gần đây cho thấy nhà nước cộng sản đã lúng túng trong vụ đối phó với 8 giáo oan. Chuyện công an địa phương đã ra tay trấn áp cá nhân luật sư Lê Trần Luật và cả những vị cộng tác với luậr sư là một hành động đe dọa nhằm ngăn cản việc luật sư Lê Trần Luật đứng ra bào chửa bênh vực 8 giáo dân Thái Hà.
Ngày 18/3/2009 luật sư Lê Trần Luật trên đường ra Hà Nội, có lẻ để chuẩn bị cho công việc của phiên xử Phúc thẩm 8 giáo dân Thái Hà ngày 27-3-2009. Khi xe của luật sư Lê Trần Luật đến Ninh Thuận thì bị công an chận lại vào khoảng 2 giờ chiều. Luật sư Lê Trần Luật bị công an bắt vào trạm công an gần đó và chỉ thị cho luật sư phải ngồi ở đó đợi lệnh mà không hề nêu lý do. Khi hay tin này, hầu hết người Việt ở hải ngọai đang phập phồng lo sợ, không biết tình hình xấu tốt sẽ đến với luật sư ra sao? Tôi săn tìm tin tức trên các trang mạng thường đưa những tin nóng bỏng này nhanh nhất. Quả nhiên, tôi đã nghe được cuộc phỏng vấn của cô Trâm Oanh. Được biết, lúc 4 giờ 30 sáng 19-3-2009 giờ Việt Nam, cô Trâm Oanh đã liên lạc được với luật sư Lê Trần Luật và luật sư cho biết, ông đã bị công an giữ lại tại đồn công an khi xe của luật sư mới vào cửa ngỏ tỉnh Ninh Thuận. Luật sư bị công an bắt ngồi ở đó cho đến khi xe công an của thành phố ra chở luật sư về Sài Gòn và khi đến nhà thì trời đã gần sáng.( lúc Trâm Oanh liên lạc được là lúc luật sư vừa mới đến nhà). Khi nói chuyện với cô Trâm Oanh luật sư cho biết công an đang canh gác chung quanh sân nhà của luật sư và họ có cho luật sư biết sáng mai sẽ mời luật sư đi làm việc.
Hành động này rõ ràng là hành động cố ý mưốn triệt hạ công việc mà luật sư Lê Trần Luật đang theo đuổi, công việc đi tìm và bảo vệ chân lý. Viết đến đây, tôi lại liên tưởng đến bài viết của một tác giả có tên Maria N.D. Bài viết có tựa đề: Tôi tự hỏi “ liệu anh có chùn bước?” Bài viết bày tỏ lòng ngưỡng mộ của tác giả đối với luât sư Lê Trần Luật đã bất chấp hiểm nguy, quyết bám vào công việc bảo vệ chân lý. Tác giả đã kết thúc bài viết với lời nhắn đơn sơ, thật thà nhưng đã gói trọn tình cảm gắn bó thiết tha với 8 giáo oan Thái Hà qua sự cầu khẩn: “Đừng chùn bước luật sư nhé”.
Tôi tin chắc luật sư Lê Trần Luật không bao giờ chùn bước, nhưng trước mưu chước đầy xảo quyệt và sự cương quyết triệt tiêu nền công lý và sự thật của chế đô bạo quyền thì làm sao đây? Làm sao luật sư vượt được những đoạn đường dài đầy chông gai dưới những con mắt cú vọ đang ngày đêm quyết bám sát và theo dõi từng bước chân của luật sư Lê Trần Luật. Cả hệ thống bạo quyền đang chơi trò tồi bại để ngăn cản việc làm của luật sư Lê Trần Luật trong việc bảo vệ thân chủ mình trước toà án. Qua hành động này, người dân một lần nữa lại được nhìn rõ bộ mặt thật và lối hành xử tiểu nhân của những người đang đè đầu cỡi cổ họ
Từ phương trời xa, bằng tâm tình hiệp thông cầu nguyện và lòng ngưỡng mộ, tôi hướng về Thái Hà, nơi 8 giáo oan sắp ra trước vành móng ngựa của phiên xử Phúc thẩm tại toà án Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 27-3-2009.
Vâng, 8 nạn nhân vì công lý và sự thật sẽ hiên ngang bước vào toà xử Phúc thẩm không chút sợ hãi. Công lý có đến với 8 giáo oan này không?
Hãy cùng nhau cất lên tiếng hát và cùng với Thái Hà nguyện cầu:
“ Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam. Trời u ám, bất công lan tràn. Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an, cho nước Việt Nam qua phút nguy nan…”
Nguyễn An Quý
Hình ảnh đoàn người giáo dân tại Hà Nội cùng tháp tùng với những giáo dân đi đến dự phiên xử án đúng vào ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiểm 8 tháng 12 năm 2008 là hình ảnh khó quên trong lịch sử xử án, kể cả trên thế giới chứ nói chi đến Việt Nam. Nhìn gương mặt rạng rỡ của những vị khi đứng trước vành móng ngựa toà án Quận Đống Đa ngày 8 tháng 12 năm 2008, tất cả chẳng có ai tỏ vẻ sợ hãi. Họ không sợ hãi bởi vì họ tin rằng sự thật và công lý dứt khoát phải là sự thật và công lý, dù cho bất cứ thế lực gian tà nào đang cố tình bẻ gảy, thì cũng chỉ có tính cách tạm thời thôi.
Bản án mà toà án Quận Đống Đa đã xét xử 8 Giáo dân Thái Hà ngày 8-12-2008 được tóm gọn như sau: Bà Nguyễn Thị Nhi sinh năm 1962 bị phạt 17 tháng tù treo. Bà Ngô Thị Nhung sinh năm 1954 bị phạt 13 tháng tù treo. Ông Lê Quang Kiện sinh năm 1945 bị phạt 13 tháng tù treo. Bà Nguyễn Thị Việt sinh năm 1949 bị phạt 12 tháng tù treo. Bà Lê Thị Hợi sinh năm 1947 bị phạt 15 tháng cải tạo không giam giữ. Ông Phạm Trí Năng sinh năm 1959 bị phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ. Anh Nguyễn Đắc Hùng sinh năm 1977 bị phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ và anh Thái Thanh Hải sinh năm 1987 bị phạt cảnh cáo. Tất cả 8 giáo dân đều bị kết án chung với tội danh gọi là: “Hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng”. Nhìn chung những vị bị kết án thì vị già nhất là ông Lê Quang Kiện 64 tuổi và thanh niên trẻ nhất là anh Thái Thanh Hải mới 22 tuổi. Sau khi phiên toà ngày 8-12 kết thúc, tuy rằng 8 giáo dân đều không có ai bị tống giam vào chốn ngục tù, nhưng bản án gọi là “huỷ hoại tài sản và gây rối trật tự công công”vẫn là bản án bất công đối với họ, cho nên 8 giáo dân lại lên đường tiếp tục quyết đòi công lý.
Trên đất nước Việt Nam kể từ ngày cộng sản nắm quyền thống trị, mọi người dân đều sống trong sự kềm kẹp của chế độ công an trị. Người dân luôn cảm thấy như mình đang ở trong một ngôi nhà tù lớn trên đất nước mình sống, cho nên nếu ai đó bị những “án treo”như 8 giáo dân Thái Hà, chắc họ sẽ thầm nghĩ: án treo hay không treo cũng giống nhau thôi, có thá gì đâu, và họ sẽ lầm lủi sống yên thân cho qua ngày đoạn tháng.
Đó là ý nghĩ thường tình của những người đang sống trong chế độ đầy áp bức, họ luôn sợ hãi trước bạo lực. Bởi vậy, khi cấp lớn chỉ thị cho toà án Quận Đống Đa xử phạt 8 giáo dân bằng cái gọi là “án treo”, “cải tạo không giam giữ”, “phạt cảnh cáo” thì cũng tưởng rằng 8 giáo dân bị phạt như thế, sẽ vui vẻ nhận lảnh bản án và cho rằng nhà nước và đảng đã ban ân huệ cho họ khi xử án. Vì thế, báo Hà Nội Mới liền hiên ngang tung tin bịa đặt một cách trơ trẻn khi đăng bản tin kết thúc việc xử án: “các bị cáo đều cúi đầu nhận tội”, họ tưởng ai cũng đều cúi đầu để bạo quyền làm mưa làm gió. Bà Ngô Thị Dung và Bà Nguyễn Thị Việt không chịu nổi lối dối trá một cách trắng trợn này, nên đã làm đơn khiếu kiện báo Hà Nội Mới và những người có thẩm quyền từ Toà án Nhân Dân quận Hoàn kiếm đến báo Hà Nội khi nhận đơn khiếu kiện này thì lại cãi chày cãi cối một cách vô luật lệ.
Luật sư Lê Trần Luật đã từng tuyên bố rõ ràng: 8 giáo dân Thái Hà không mang tội hủy họai tài sản vì Toà Khâm Sứ là của họ, họ cầu nguyện tại Toà Khâm sứ, tại sao lại ghép họ vào tội gây rối trật tự công cộng.
Sau phiên xử sơ thẩm ngày 8-12-2008, 8 giáo dân đã nhất quyết kháng cáo và cuối cùng nhà nước VC phải chấp nhận mở phiên toà Phúc thẩm vào ngày 27-3-2009 tại Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội để xét xử lại bản án.
Ngày 13 tháng 3 năm 2009 là ngày 8 giáo dân nhận được lệnh thông báo phiên xử Phúc thẩm, Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải phát ngôn viên Giáo xứ Thái Hà Dòng Chúa Cứu Thế cũng đã ra thông cáo trong ngày với lời xác tín rõ ràng: “Giáo xứ Thái Hà chúng tôi luôn xác tín rằng 8 giáo dân đang bị kết tội không vi phạm luật pháp. Chính vì thế, Gioá xứ tiếp tục làm hết mức có thể để 8 giáo dân này được bảo toàn danh dự và được trả tự do”.
Lm Nguyễn Văn Khải còn khẳng định mạnh mẽ:” Ngay khi phiên toà sơ thẩm kết thúc hôm 8/12/2008, Giáo xứ Thái Hà chúng tôi đã phản đối bản án bất công mà Toà Án Nhân Dân Quận Đống Đa đã áp đặt cho 8 giáo dân và cả 8 nạn nhân vì công lý đã làm ơn kháng án”.
Đứng trước một vấn đề đầy nan giải, chưa ai biết được các nhà “đỉnh cao trí tuệ”sẽ hành xử ra sao khi chỉ thị cho TAND thành phố Hà Nội đảm trách nhiệm vụ xử án 8 giáo oan trong phiên xử Phúc thẩm vào ngày 27/3/2009. Hiện tượng về những toan tính đầy xảo quyệt trong những ngày gần đây cho thấy nhà nước cộng sản đã lúng túng trong vụ đối phó với 8 giáo oan. Chuyện công an địa phương đã ra tay trấn áp cá nhân luật sư Lê Trần Luật và cả những vị cộng tác với luậr sư là một hành động đe dọa nhằm ngăn cản việc luật sư Lê Trần Luật đứng ra bào chửa bênh vực 8 giáo dân Thái Hà.
Ngày 18/3/2009 luật sư Lê Trần Luật trên đường ra Hà Nội, có lẻ để chuẩn bị cho công việc của phiên xử Phúc thẩm 8 giáo dân Thái Hà ngày 27-3-2009. Khi xe của luật sư Lê Trần Luật đến Ninh Thuận thì bị công an chận lại vào khoảng 2 giờ chiều. Luật sư Lê Trần Luật bị công an bắt vào trạm công an gần đó và chỉ thị cho luật sư phải ngồi ở đó đợi lệnh mà không hề nêu lý do. Khi hay tin này, hầu hết người Việt ở hải ngọai đang phập phồng lo sợ, không biết tình hình xấu tốt sẽ đến với luật sư ra sao? Tôi săn tìm tin tức trên các trang mạng thường đưa những tin nóng bỏng này nhanh nhất. Quả nhiên, tôi đã nghe được cuộc phỏng vấn của cô Trâm Oanh. Được biết, lúc 4 giờ 30 sáng 19-3-2009 giờ Việt Nam, cô Trâm Oanh đã liên lạc được với luật sư Lê Trần Luật và luật sư cho biết, ông đã bị công an giữ lại tại đồn công an khi xe của luật sư mới vào cửa ngỏ tỉnh Ninh Thuận. Luật sư bị công an bắt ngồi ở đó cho đến khi xe công an của thành phố ra chở luật sư về Sài Gòn và khi đến nhà thì trời đã gần sáng.( lúc Trâm Oanh liên lạc được là lúc luật sư vừa mới đến nhà). Khi nói chuyện với cô Trâm Oanh luật sư cho biết công an đang canh gác chung quanh sân nhà của luật sư và họ có cho luật sư biết sáng mai sẽ mời luật sư đi làm việc.
Hành động này rõ ràng là hành động cố ý mưốn triệt hạ công việc mà luật sư Lê Trần Luật đang theo đuổi, công việc đi tìm và bảo vệ chân lý. Viết đến đây, tôi lại liên tưởng đến bài viết của một tác giả có tên Maria N.D. Bài viết có tựa đề: Tôi tự hỏi “ liệu anh có chùn bước?” Bài viết bày tỏ lòng ngưỡng mộ của tác giả đối với luât sư Lê Trần Luật đã bất chấp hiểm nguy, quyết bám vào công việc bảo vệ chân lý. Tác giả đã kết thúc bài viết với lời nhắn đơn sơ, thật thà nhưng đã gói trọn tình cảm gắn bó thiết tha với 8 giáo oan Thái Hà qua sự cầu khẩn: “Đừng chùn bước luật sư nhé”.
Tôi tin chắc luật sư Lê Trần Luật không bao giờ chùn bước, nhưng trước mưu chước đầy xảo quyệt và sự cương quyết triệt tiêu nền công lý và sự thật của chế đô bạo quyền thì làm sao đây? Làm sao luật sư vượt được những đoạn đường dài đầy chông gai dưới những con mắt cú vọ đang ngày đêm quyết bám sát và theo dõi từng bước chân của luật sư Lê Trần Luật. Cả hệ thống bạo quyền đang chơi trò tồi bại để ngăn cản việc làm của luật sư Lê Trần Luật trong việc bảo vệ thân chủ mình trước toà án. Qua hành động này, người dân một lần nữa lại được nhìn rõ bộ mặt thật và lối hành xử tiểu nhân của những người đang đè đầu cỡi cổ họ
Từ phương trời xa, bằng tâm tình hiệp thông cầu nguyện và lòng ngưỡng mộ, tôi hướng về Thái Hà, nơi 8 giáo oan sắp ra trước vành móng ngựa của phiên xử Phúc thẩm tại toà án Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 27-3-2009.
Vâng, 8 nạn nhân vì công lý và sự thật sẽ hiên ngang bước vào toà xử Phúc thẩm không chút sợ hãi. Công lý có đến với 8 giáo oan này không?
Hãy cùng nhau cất lên tiếng hát và cùng với Thái Hà nguyện cầu:
“ Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam. Trời u ám, bất công lan tràn. Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an, cho nước Việt Nam qua phút nguy nan…”
Nguyễn An Quý
Văn Hóa
Đi Trong Tình Yêu Chúa
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
03:24 22/03/2009
Đi Trong Tình Yêu Chúa
Tình yêu Ngài đã dẫn bước con đi
Giữa bon chen và truân chuyên cuộc sống
Giữa đắn đo trong tháng ngày ảo vọng
Giữa bộn bề trăn trở mộng hư danh
Tình yêu Ngài theo suốt những ngày xanh
Của đời con tràn khát khao lý tưởng
Khi dao động bởi muôn vàn định hướng
Khi muộn phiền trước lối nẻo chông chênh
Tình yêu Ngài đã xây cất niềm tin
Là điểm tựa cho tim con bé bỏng
Biết vượt lên giữa nhấp nhô ngàn sóng
Theo tiếng gọi mời: Hãy đáp trả Tình Yêu !
Tình yêu Ngài thật huyền nhiệm cao siêu
Yêu thế gian đến nỗi ban Con Một (*)
Cho con được chung phần vinh phúc
Trong Ánh Sáng Ngài – trong Chân Lý Giêsu
Xin cho con biết sống tình yêu Chúa
Giữa cuộc đời sự ác vẫn bủa giăng
Cho tim con rực ngời lên ánh sáng
Của bao dung của sự thật - công bằng
Cho muôn người biết yêu thương trao tặng
Lời mặn nồng xua đêm tối thù ghen
Cho con cùng đồng loại cất lên:
“Thật tuyệt vời, ôi Tình yêu Chúa !”.
(*) Ga 3, 16a.
(Đại Chủng viện Vinh – Thanh)
Tình yêu Ngài đã dẫn bước con đi
Giữa bon chen và truân chuyên cuộc sống
Giữa đắn đo trong tháng ngày ảo vọng
Giữa bộn bề trăn trở mộng hư danh
Tình yêu Ngài theo suốt những ngày xanh
Của đời con tràn khát khao lý tưởng
Khi dao động bởi muôn vàn định hướng
Khi muộn phiền trước lối nẻo chông chênh
Tình yêu Ngài đã xây cất niềm tin
Là điểm tựa cho tim con bé bỏng
Biết vượt lên giữa nhấp nhô ngàn sóng
Theo tiếng gọi mời: Hãy đáp trả Tình Yêu !
Tình yêu Ngài thật huyền nhiệm cao siêu
Yêu thế gian đến nỗi ban Con Một (*)
Cho con được chung phần vinh phúc
Trong Ánh Sáng Ngài – trong Chân Lý Giêsu
Xin cho con biết sống tình yêu Chúa
Giữa cuộc đời sự ác vẫn bủa giăng
Cho tim con rực ngời lên ánh sáng
Của bao dung của sự thật - công bằng
Cho muôn người biết yêu thương trao tặng
Lời mặn nồng xua đêm tối thù ghen
Cho con cùng đồng loại cất lên:
“Thật tuyệt vời, ôi Tình yêu Chúa !”.
(*) Ga 3, 16a.
(Đại Chủng viện Vinh – Thanh)