Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 25/03: Người Nữ đầy ân sủng - Lm. Giuse Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
04:20 24/03/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.
Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.
Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà được đẹp lòng Thiên Chúa. Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.”
Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?”
Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ toả bóng trên bà; vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng, vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”
Bấy giờ bà Ma-ri-a nói với sứ thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
Phục hồi phẩm chất cao đẹp
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
06:49 24/03/2022
Tội lỗi hủy hoại phẩm giá con người
Không gì từ bên ngoài có thể làm mất phẩm chất, mất giá trị con người, nhưng chỉ có tội lỗi mới có thể huỷ diệt phẩm giá cao đẹp của họ. Chúa Giê-su khẳng định điều nầy như sau: "Từ lòng người phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng... Tất cả những điều xấu xa đó đều từ bên trong xuất ra và làm cho con người ra ô uế" (Mác-cô 7, 21-23).
Câu chuyện người con thứ trong Tin mừng hôm nay minh hoạ cho thấy tội lỗi làm băng hoại phẩm giá con người đến mức nào.
Người con thứ đòi người cha chia gia tài của cải cho mình rồi ra đi phương xa, phung phí hết tài sản của mình với bọn đàng điếm. Sau đó, anh lâm vào cảnh đói khát cùng cực và phải đi chăn heo mướn để kiếm sống qua ngày. Đây là việc làm tồi tệ đối với người Do-thái vì luật đã chép: “Đáng rủa sả thay người chăn heo.”
Hình ảnh một con người đói rách thảm hại, ngày ngày sống giữa đàn heo bẩn thỉu và cầu mong được ăn bớt phần của heo nhưng chẳng ai cho... minh họa cho thấy tình trạng xuống cấp và suy đồi phẩm giá của người sa đọa vì tội lỗi.
Chính tội lỗi và chỉ có tội lỗi mà thôi mới có thể làm cho giá trị con người suy sụp thảm hại như thế.
Nhưng cũng qua bài Tin mừng nầy, Chúa Giê-su mở ra cho chúng ta một chân trời hy vọng: Những con người bị tội lỗi tàn phá nhân cách có thể được phục hồi phẩm giá cách tuyệt vời.
Phục hồi phẩm chất cao đẹp nhờ quay về với Chúa
Một người giàu có bị phá sản, phải mất nhiều thời gian và công sức mới có thể dựng lại cơ đồ.
Một người bị mất hết quyền lực và chức tước, ít có cơ may dành lại quyền cao, chức trọng như trước.
Nhưng thật vô cùng may mắn và hạnh phúc cho người tội lỗi, một khi sa ngã phạm tội, đánh mất phẩm chất cao đẹp của mình, thì chỉ cần kiên quyết hoán cải và quay về với Chúa là có thể phục hồi được phẩm chất của mình. Bài Tin mừng hôm nay minh họa cho chúng ta thấy điều nầy như sau:
Khi người con thứ lâm vào tình trạng đói khát, tàn tạ… anh ta hồi tâm lại và quyết chí trở về nhà cha.
Người cha vừa thấy bóng dáng đứa con sa đọa thấp thoáng đàng xa thì vui mừng khôn xiết, chạy đến ôm choàng lấy cậu và hôn cậu hồi lâu; và không để cho đứa con hư nói hết lời hối lỗi, ông truyền cho tôi tớ mau mau đem áo đẹp nhất ra mặc cho cậu, xỏ nhẫn quý vào tay cậu, mang giày sang trọng vào chân cậu và hạ bò tơ béo ăn mừng…
Thế là từ một con người thân tàn ma dại, một thằng chăn heo hèn hạ đói khát… người con hoang đàng nghiễm nhiên trở thành chàng công tử thượng lưu với bao nhiêu tôi tớ hầu hạ. Thay vì áo quần rách rưới, cậu được mặc y phục quý phái; thay vì đi chân đất bần cùng, cậu được mang giày của giới thượng lưu, được đeo nhẫn ngọc vào tay như người quyền quý; thay vì thèm khát thực phẩm của heo, nay cậu được ăn thịt bê ngon lành, được ngồi chung bàn với cha, với họ hàng, với những bậc tai mắt trong làng xóm… Thật khác ngày hôm qua một trời một vực! Đây là một cuộc lột xác, đổi đời rất tuyệt vời!
Qua dụ ngôn nầy, Chúa Giê-su dạy chúng ta hiểu rằng: Nếu chúng ta sa vào tội lỗi, trở nên người hư đốn, tồi tệ, đánh mất phẩm chất cao đẹp của mình… thì vẫn có thể phục hồi lại phẩm giá bằng cách ăn năn hối cải, quyết tâm chừa tội và trở về với Chúa, giữ luật Ngài truyền. Bấy giờ, trước mặt Chúa, tâm hồn ta lại trở nên tốt lành như mới!
Lạy Chúa Giê-su,
Đã bao lần chúng con sa vào tội lỗi, làm cho Chúa đau lòng như cha mất con. Xin cho chúng con thành tâm ăn năn hối lỗi trở về với Chúa như người con hoang trên đây, để phục hồi phẩm giá cao đẹp của mình cũng như làm cho Chúa được hoan hỉ mừng vui. Amen.
Tình Cha Hậu Hĩ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:36 24/03/2022
(Chúa Nhật IV Mùa Chay C)
Dưới góc nhìn tình yêu, có thể nói rằng đoạn Tin Mừng của thánh sử Luca tường thuật câu chuyện kể của Chúa Giêsu về “người con hoang đàng” là đỉnh cao của chữ tình. Người ta còn nói rằng nếu chọn một chương tiêu biểu trong Tin Mừng thánh sử Luca thì chương XV phải được ưu tiên. Và trong chương ấy nếu chọn một vài đoạn thì bài trích Tin Mừng trong Chúa Nhật IV mùa Chay C đáng phải được chọn làm tiêu biểu.
Nói về chữ tình thì cái tựa đề cũ “người con hoang đàng” hay “đứa con phung phá” không thể lột tả hết. Hẳn nhiên điều này được minh chứng qua động cơ trở về của anh ta là chỉ muốn được no cái bụng. Ngày nay tựa đề câu chuyện được đổi thành “người cha nhân hậu”. Theo thiển ý cái tựa đề này diễn tả nội dung câu chuyện khá hoàn hảo. Tuy nhiên xin được mạo muội góp một cái nhìn khi thêm một tựa đề đó là “tình cha hậu hỉ”.
Hai từ hậu hỉ gợi mở cho chúng ta cảm nhận sự dư tràn vượt quá mong ước. Quả thật câu chuyện kể của Chúa Giêsu đã khiến người đương thời và cả chúng ta hôm nay chưng hững vì nhiều điều. “Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng”. Và người cha đã chia của cải cho hai con”. Theo luật bấy giờ, người con chỉ được nhận gia tài khi cha đã khuất. Đang sống sờ sờ thế mà một đứa con muốn mình như đã chết. Không sao. Đã khuất trước một đứa con thì sẵn sàng khuất bóng trước cả đứa còn lại. Nước từ trên chảy xuống. Miễn sao con cái được sống thì sự sống của mình vẫn tồn tại. Từng có đó nhiều người cha, người mẹ thanh thản nhắm mắt lìa đời khi thấy con cái đã thành gia thất.
Dù khuất bóng nhưng lòng người cha vẫn mãi dõi theo bước chân con cái mình. Đứa con như vô đạo, bất hiếu có ngờ đâu cha anh vẫn ngóng trông anh từng giờ, từng ngày, trong khi anh đang mãi mê ăn chơi sa đọa. Cái gì đến rồi sẽ đến. Chuyện gieo gió, gặt bão là lẽ như tất nhiên. Lá rụng về cội là điều thường có. Trong thân phận của kẻ hèn kém hơn cả loài heo, người con đi hoang mới chợt bừng tỉnh. “Biết bao người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha…” Chẳng biết anh ta có chút tình nào với người cha già, nhưng sự vị kỷ là có đó: về với cha chỉ vì miếng ăn, chỉ vì cái bụng. Kẻ gian thường tỏ vẻ ngoan. Để che giấu sự vị kỷ của mình, người con hoang đàng đã nhẩm đi nhẩm lại cho thuộc lòng lời thú tội rất dễ mủi lòng: “Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy”.
Không sao cả, miễn là con ta đi xa nay trở về, đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy. Dù là tấm thân gầy gò đầy bụi bẩn, lẫn mùi phân hôi của loài nhơ uế, nhưng chính là con của ta. Người cha đã vội chạy đến ôm cổ đứa con, hôn lấy hôn để. Vòng tay âu yếm, những nụ hôn yêu thương đã xóa đi mọi cách ngăn sạch nhơ, sang hèn. Có nhiều điều dường như là không thể với khả năng con người, nhưng đều là có thể khi tình yêu hiện diện. Tình yêu mạnh hơn cả sự chết!
Chẳng đợi con dứt câu xưng thú, chẳng cần biết quá khứ của con như thế nào, hôm nay, giờ này, con hiện diện ở đây là đủ. “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng”. Tình người cha, một mối tình bao la đủ làm cho người con nên thanh sạch hơn mọi thứ nước tự nhiên. Cái tình ấy đã được chuẩn bị từ lâu qua con chiên được vỗ béo mà hẳn các gia nhân vốn thừa hiểu.
“Con ta đây đã chết mà nay sống lại”. Có con rồi mới có cha. Có cháu rồi mới có ông, có bà. Sự sống chết của người cha như lệ thuộc vào sự sống chết của đứa con. Đến đây chúng ta mới hiểu sự sâu xa lời của một giáo phụ: “Vinh quang của Thiên Chúa là sự sống của con người”. Thế gian này là chi? loài người là gì? Thảy đều là loài thọ tạo. Thế nhưng Thiên Chúa đã chọn làm hình ảnh của chính Người (x.St 1,27). Và Người đã yêu thương nó đến độ đã ban chính Con Một để cho nó được sống và sống dồi dào (x.Ga 3,16). Vậy ta có thể nói rằng Thiên Chúa không thể bỏ con người, không thể bỏ bất cứ một ai, nếu Người thực sự là Thiên Chúa.
Thánh sử Luca cho chúng ta hay chính vì những lời xầm xì của nhiều người Pharisiêu và luật sĩ khi thấy những người thu thuế và người tội lỗi lui tới với Chúa Giêsu mà Người đã kể câu chuyện này. Họ cảm thấy khó chịu vì tình Chúa quá hậu hỉ. Họ ganh tị vì thấy tình Chúa như không công bằng. Bọn thu thuế và phường buôn phấn bán hương kia không đáng được yêu. Và cách mặc nhiên họ cho rằng chỉ mình họ mới xứng đáng. Đằng sau lòng ganh tương đố kỵ luôn có bóng dáng của thần dữ.
Chúa Giêsu đã cảnh giác những tâm hồn đố kỵ ganh tương bằng hình ảnh người con cả trong câu chuyện. Dù đang ở trong nhà nhưng anh ta hành xử như là kẻ làm tôi. Anh còn tự loại mình ra khỏi tình cha, khi không nhìn nhận người em của mình. “Còn thằng con của cha kia…”. Loại bỏ tha nhân, không nhận nhau là anh em một nhà, thì vô tình chúng ta tự loại mình ra khỏi tình Cha trên trời, Đấng từ bi nhân hậu, cho mưa rơi đều trên người công chính lẫn kẻ bất lương, cho mặt trời mọc lên soi sáng người thánh thiện và người tội lỗi, Đấng không bao giờ muốn cho kẻ gian ác phải chết nhưng tìm mọi cách để họ ăn năn sám hối và được sống (x.Mt 5,43-48). Khi nói rằng: “Mọi sự của cha cũng là của con” thì người cha không chỉ xác định với người anh cả về của cải vật chất mà đặc biệt nhắc nhớ anh rằng người con thứ hai của ông chính là em ruột của anh ta. Và ông còn nhấn mạnh: “Chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”. (x.Lc.15,31).
Tình Chúa thật bao la hay tình cha luôn hậu hỉ. Trong tình Chúa, không có sự gì là không thể. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể hưởng nhận tình Cha trên trời, nếu chúng ta biết ngửa tay đón nhận. Chỉ một lời khẩn xin: “Thưa Ngài, khi nào về nước Ngài, xin hãy nhớ đến tôi”, thì hạnh phúc Nước Trời đã được ban cho người gian phi bị treo bên phải Chúa Giêsu năm xưa ngay ngày hôm ấy (x.Lc 23,29-43). Nhưng cũng xin đừng quên chân lý này: không ai hưởng hạnh phúc Nước Trời một mình. Rất có thể chính ta tự đóng đinh số phận của mình, nếu ta loại bỏ tha nhân ra khỏi nghĩa tình huynh đệ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Dưới góc nhìn tình yêu, có thể nói rằng đoạn Tin Mừng của thánh sử Luca tường thuật câu chuyện kể của Chúa Giêsu về “người con hoang đàng” là đỉnh cao của chữ tình. Người ta còn nói rằng nếu chọn một chương tiêu biểu trong Tin Mừng thánh sử Luca thì chương XV phải được ưu tiên. Và trong chương ấy nếu chọn một vài đoạn thì bài trích Tin Mừng trong Chúa Nhật IV mùa Chay C đáng phải được chọn làm tiêu biểu.
Nói về chữ tình thì cái tựa đề cũ “người con hoang đàng” hay “đứa con phung phá” không thể lột tả hết. Hẳn nhiên điều này được minh chứng qua động cơ trở về của anh ta là chỉ muốn được no cái bụng. Ngày nay tựa đề câu chuyện được đổi thành “người cha nhân hậu”. Theo thiển ý cái tựa đề này diễn tả nội dung câu chuyện khá hoàn hảo. Tuy nhiên xin được mạo muội góp một cái nhìn khi thêm một tựa đề đó là “tình cha hậu hỉ”.
Hai từ hậu hỉ gợi mở cho chúng ta cảm nhận sự dư tràn vượt quá mong ước. Quả thật câu chuyện kể của Chúa Giêsu đã khiến người đương thời và cả chúng ta hôm nay chưng hững vì nhiều điều. “Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng”. Và người cha đã chia của cải cho hai con”. Theo luật bấy giờ, người con chỉ được nhận gia tài khi cha đã khuất. Đang sống sờ sờ thế mà một đứa con muốn mình như đã chết. Không sao. Đã khuất trước một đứa con thì sẵn sàng khuất bóng trước cả đứa còn lại. Nước từ trên chảy xuống. Miễn sao con cái được sống thì sự sống của mình vẫn tồn tại. Từng có đó nhiều người cha, người mẹ thanh thản nhắm mắt lìa đời khi thấy con cái đã thành gia thất.
Dù khuất bóng nhưng lòng người cha vẫn mãi dõi theo bước chân con cái mình. Đứa con như vô đạo, bất hiếu có ngờ đâu cha anh vẫn ngóng trông anh từng giờ, từng ngày, trong khi anh đang mãi mê ăn chơi sa đọa. Cái gì đến rồi sẽ đến. Chuyện gieo gió, gặt bão là lẽ như tất nhiên. Lá rụng về cội là điều thường có. Trong thân phận của kẻ hèn kém hơn cả loài heo, người con đi hoang mới chợt bừng tỉnh. “Biết bao người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha…” Chẳng biết anh ta có chút tình nào với người cha già, nhưng sự vị kỷ là có đó: về với cha chỉ vì miếng ăn, chỉ vì cái bụng. Kẻ gian thường tỏ vẻ ngoan. Để che giấu sự vị kỷ của mình, người con hoang đàng đã nhẩm đi nhẩm lại cho thuộc lòng lời thú tội rất dễ mủi lòng: “Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy”.
Không sao cả, miễn là con ta đi xa nay trở về, đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy. Dù là tấm thân gầy gò đầy bụi bẩn, lẫn mùi phân hôi của loài nhơ uế, nhưng chính là con của ta. Người cha đã vội chạy đến ôm cổ đứa con, hôn lấy hôn để. Vòng tay âu yếm, những nụ hôn yêu thương đã xóa đi mọi cách ngăn sạch nhơ, sang hèn. Có nhiều điều dường như là không thể với khả năng con người, nhưng đều là có thể khi tình yêu hiện diện. Tình yêu mạnh hơn cả sự chết!
Chẳng đợi con dứt câu xưng thú, chẳng cần biết quá khứ của con như thế nào, hôm nay, giờ này, con hiện diện ở đây là đủ. “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng”. Tình người cha, một mối tình bao la đủ làm cho người con nên thanh sạch hơn mọi thứ nước tự nhiên. Cái tình ấy đã được chuẩn bị từ lâu qua con chiên được vỗ béo mà hẳn các gia nhân vốn thừa hiểu.
“Con ta đây đã chết mà nay sống lại”. Có con rồi mới có cha. Có cháu rồi mới có ông, có bà. Sự sống chết của người cha như lệ thuộc vào sự sống chết của đứa con. Đến đây chúng ta mới hiểu sự sâu xa lời của một giáo phụ: “Vinh quang của Thiên Chúa là sự sống của con người”. Thế gian này là chi? loài người là gì? Thảy đều là loài thọ tạo. Thế nhưng Thiên Chúa đã chọn làm hình ảnh của chính Người (x.St 1,27). Và Người đã yêu thương nó đến độ đã ban chính Con Một để cho nó được sống và sống dồi dào (x.Ga 3,16). Vậy ta có thể nói rằng Thiên Chúa không thể bỏ con người, không thể bỏ bất cứ một ai, nếu Người thực sự là Thiên Chúa.
Thánh sử Luca cho chúng ta hay chính vì những lời xầm xì của nhiều người Pharisiêu và luật sĩ khi thấy những người thu thuế và người tội lỗi lui tới với Chúa Giêsu mà Người đã kể câu chuyện này. Họ cảm thấy khó chịu vì tình Chúa quá hậu hỉ. Họ ganh tị vì thấy tình Chúa như không công bằng. Bọn thu thuế và phường buôn phấn bán hương kia không đáng được yêu. Và cách mặc nhiên họ cho rằng chỉ mình họ mới xứng đáng. Đằng sau lòng ganh tương đố kỵ luôn có bóng dáng của thần dữ.
Chúa Giêsu đã cảnh giác những tâm hồn đố kỵ ganh tương bằng hình ảnh người con cả trong câu chuyện. Dù đang ở trong nhà nhưng anh ta hành xử như là kẻ làm tôi. Anh còn tự loại mình ra khỏi tình cha, khi không nhìn nhận người em của mình. “Còn thằng con của cha kia…”. Loại bỏ tha nhân, không nhận nhau là anh em một nhà, thì vô tình chúng ta tự loại mình ra khỏi tình Cha trên trời, Đấng từ bi nhân hậu, cho mưa rơi đều trên người công chính lẫn kẻ bất lương, cho mặt trời mọc lên soi sáng người thánh thiện và người tội lỗi, Đấng không bao giờ muốn cho kẻ gian ác phải chết nhưng tìm mọi cách để họ ăn năn sám hối và được sống (x.Mt 5,43-48). Khi nói rằng: “Mọi sự của cha cũng là của con” thì người cha không chỉ xác định với người anh cả về của cải vật chất mà đặc biệt nhắc nhớ anh rằng người con thứ hai của ông chính là em ruột của anh ta. Và ông còn nhấn mạnh: “Chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”. (x.Lc.15,31).
Tình Chúa thật bao la hay tình cha luôn hậu hỉ. Trong tình Chúa, không có sự gì là không thể. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể hưởng nhận tình Cha trên trời, nếu chúng ta biết ngửa tay đón nhận. Chỉ một lời khẩn xin: “Thưa Ngài, khi nào về nước Ngài, xin hãy nhớ đến tôi”, thì hạnh phúc Nước Trời đã được ban cho người gian phi bị treo bên phải Chúa Giêsu năm xưa ngay ngày hôm ấy (x.Lc 23,29-43). Nhưng cũng xin đừng quên chân lý này: không ai hưởng hạnh phúc Nước Trời một mình. Rất có thể chính ta tự đóng đinh số phận của mình, nếu ta loại bỏ tha nhân ra khỏi nghĩa tình huynh đệ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mất Rồi Tìm Được
Lm Vũđình Tường
20:28 24/03/2022
Nhóm Biệt Phái và Kinh Sư phê bình Đức Kitô làm bạn với phường thu thuế và tội lỗi. Đây là lí do sinh ra dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng' hay còn có tên khác là 'Người Cha Nhân Hậu'. Đáp lại lời nhóm chống đối phê bình, Đức Kitô dùng dụ ngôn nói lên tình yêu vô biên Chúa yêu thương nhân loại. Tình yêu vô biên này con người thường hay lạm dụng lòng nhân hậu Chúa.
Dụ ngôn kể người cha có hai con trai. Người trai thứ nói với cha, xin cho con phần gia tài thuộc về con. Con muốn có ngay bây giờ mà không chờ cho tới kì hạn. Ngạc nhiên thay, người cha đáp lại lời yêu cầu ngược đời đó. Nhận được phần gia tài, người trai thứ vui vẻ ôm của ra đi. Sau khi tiêu hết tiền, nạn đói xảy đến. Anh lâm vào cảnh túng quẫn phải đi chăn heo. Đói đến độ anh muốn ăn cám heo nhưng không có mà ăn. Trong cơn túng quẫn đó anh nhớ lại cha anh thương người làm công trong nhà, và đối xử nhân lành với họ. Chính điều này thúc đẩy anh đứng dậy về xin làm công cho cha với hy vọng đươc cha anh đối xử như một người làm công. Nếu cha anh là người chủ hà khắc, chắc chắn anh không dám về. Anh về vì cha là người nhân lành. Đói khổ, túng quẫn giúp anh nhận ra cha anh là một người nhân lành. Người cha giang rộng tay đón anh với tất cả tâm tình. Điều này làm cho người trai cả bực dọc, giận hờn. Người cha vừa nhận lại người trai thứ, không khéo lại mất người trai cả. Cha anh nhẹ nhàng, ôn tồn, ngọt nhạt với trai cả,
'Chúng ta nên vui vẻ, ăn mừng vì em con đã mất nay tìm thấy'. Lk 15,32
Đòi chia gia tài khi cha còn sống là hành động ngông cuồng. Của thừa tự thường được chia cho sau khi người cha qua đời. Đàng này anh đòi chia phần gia tài khi cha anh còn sống. Điều đó cũng tương tự như mong mỏi cha chết để sớm nhận được của. Người cha làm ngơ mọi đàm tiếu xã hội, chiều theo í người con, cho anh điều anh muốn. Người trai thứ coi trọng tự do cá nhân hơn cả tình gia đình, tình cha con. Phát cho người trai thứ điều anh xin, người cha trở thành chủ đề thiên hạ đàm tiếu. Ông chấp nhận mọi đàm tiếu để cho con được vui. Yêu chân thành quả không đơn giản. Người cha đau khổ một mình, không biết chia sẻ cùng ai, người trai cả không hiểu và không thể tâm sự cùng người làm công. Người trai cả ở nhà với cha, nhưng anh không vui, anh cảm thấy lạc lõng, cô đơn. Điều này thể hiện qua lời đối đáp với cha anh.
'Cha coi, bao năm trời con làm nô lệ cho cha, không khi nào trái lệnh...Thằng con của cha đó'. c.29
Nô lệ không có giai cấp, không tiếng nói trong xã hội. Người trai cả cảm thấy anh giống như một người nô lệ trong nhà. Nô lệ cũng không bao giờ được cãi lại lệnh chủ. Câu 'thằng con của cha đó' là câu nói từ chối tình anh em. Cả hai người con đều hiểu lầm tình cha. Trai thứ bỏ đi biệt tăm, trai cả ở nhà nhưng cảm thấy cha không thương. Dụ ngôn nói lên giá trị của yêu thương, nhưng khi giá trị của yêu thương bị coi thường; tình yêu đó không còn mức thu hút, gắn bó. Khi tình yêu không gắn bó, rạn nứt, chia rẽ gia đình xuất hiện.
Cả hai người con, mỗi người một cách, hiểu lầm tình yêu cha dành cho. Diễn tả tình yêu trong những trường hợp kỉ niệm, vui mừng đặc biệt thật đơn giản; diễn tả tình yêu trong cuộc sống hàng ngày quả là không dễ. Cuộc sống ai cũng bận rộn, cộng thêm lo lắng, vất cả với công việc. Chính những điều này làm cho tình yêu lu mờ trong cuộc sống hàng ngày. Rất nhiều gia đình lâm vào hoàn cảnh này, hiểu lầm lẫn nhau, than phiền không được yêu thương. Tình yêu rất quí, rất quan trọng nhưng cũng rất dễ hiểu lầm và cũng rất dễ bị lạm dụng. Cả hai người con đều hiểu lầm tình yêu cha họ dành cho. Qua biến cố đau thương họ mới nhận ra họ được trìu mến, yêu thương.
Người trai thứ tiêu hết tiền cũng đúng lúc xảy ra nạn đói. Anh khổ đến nỗi đi chăn heo và mong được ăn cám heo. Chủ trại heo là một người ngoại bởi dân Do Thái không ăn heo, nói chi người con thứ mong ăn cám heo chống đói. Theo niềm tin Do Thái, anh tự hạ mình xuống ngang hàng súc vật đáng khinh nhất. Qua đói khổ anh nhớ lại tình thương cha anh dành cho công nhân trong nhà. Chính điều này mang đến cho anh niềm hy vọng, anh trở về xin làm công và mong cha đối xử như người làm công. Một lần nữa người con nhận định sai về tình thương của cha. Trông thấy anh từ đàng xa, người cha chạy đến ôm anh vào lòng. Ông đón nhận anh như người con trong nhà như trước khi bỏ nhà ra đi. Ông không hề muốn nghe lời người con xin lỗi và cũng không muốn biết tại sao anh trở về. Vì đói khổ hay thành tâm thống hối, trở về? Anh về vì bất cứ lí do gì ông cũng chấp nhận vì đó là con ông: 'Đã mất nay tìm thấy, đã chết nay sống lại'. Ông không mong gì hơn nữa. Người trai cả đi làm về nghe chuyện, anh từ chối vào nhà. Người cha một lần nữa ra khuyên nhủ. Anh kịch liệt phản đối. Câu 'Thằng con của cha đó' Lc 15:30 từ chối tình cha con, tình anh em. Người cha nói với anh 'nó là em con' tái xác định với anh về ngôi thứ gia đình.
Dụ ngôn nói lên tình thương, lòng mến người cha dành cho con vượt lên trên mọi phong tục, tập quán xã hội. Tình yêu Đức Kitô dành cho Kitô hữu cũng vượt lên trên tất cả, vượt lên trên cả sự chết. Vì thế Ngài chấp nhận bị treo trên thập giá vì ta.
TiengChuong.org
Lost And Found
The Pharisees and the Scribes criticized Jesus for being friend to tax collectors and sinners, and that gave birth to the parable known as the Prodigal Son. Jesus told the parable to emphasize God's immeasurable love for mankind. We, God's children often misinterpreted God's love. The father had two sons, the young one asked for the inheritance which would eventually be his. He desperately wanted to take it right now rather than to wait for a later time. Surprisingly, the father gave it to him. Receiving the inheritance, the son joyfully left home with his wealth. After he had spent all he had. He experienced a severe famine and that forced him to think about his father's love. The father received him wholeheartedly, and that enraged the elder son. The father got back his younger son; but that disconcerted the elder one. The father told the elder that we should celebrate because, 'your brother was lost and is found' Lk 15,32.
Asking for an inheritance when the father is still alive is an act of rebellion. The inheritance is given not before but after a person has died. Regardless of the social stigma, the younger son pursued what he really wanted. He placed personal freedom as his first priority, even above his father's love. Granting the son's request would make the father to be a laughing stock, and yet he granted him what he asked for. The father would suffer immensely, and yet he accepted the pain to satisfy his son. True love is tough. The father suffered alone and could share it with no one, certainly not his servants. The elder son stayed home, but he too, suffered quietly. He revealed his inner self when he said:
'I have slaved for you and never once disobeyed your order... this son of yours'. v. 29
A slave has no social status and should never say 'no' to his master's order and that what the elder son felt. The statement 'this son of yours' implies your son is not my brother. Both the sons failed to embrace their father's love. One went away, the other stayed home but felt unloved. The parable seems to say, love is powerful but when we take it for granted, we fail to see it, and that causes disharmony in a family. Both the sons, each in his own way, failed to see their father's great love. Expressing love for a special occasion is easy, but in day to day life, is a real challenge for us all.
The younger son experienced the severe famine when he ran out of money. He worked for a pig farm, and degraded himself to eat what unclean animals eat. His father's kindness to the workers at home empowered him to return home with hope, that his father would treat him in the same way as he did to others. Again the younger son underestimated his father's love. Seeing him from afar, the father run to embrace, and quickly restored his sonship status. It would be shameful for a man with a dignity status like his to run in public, but he didn't care. He refused to listen to what the son had to say. He cared not whether the son would sincerely repent or if it was because he had hit rock bottom. Whatever the son's intension was; above all he is my son, he would say and I love him dearly. The elder son refused to join the celebration. Again, the father went out to meet him and talked to him. The elder son used the term 'this son of yours' Lk 15:30, but the father emphasized, 'this brother of yours' to restate the family status.
The father in the parable placed love and compassion above all social norms, and that is how God loves us.
Dụ ngôn kể người cha có hai con trai. Người trai thứ nói với cha, xin cho con phần gia tài thuộc về con. Con muốn có ngay bây giờ mà không chờ cho tới kì hạn. Ngạc nhiên thay, người cha đáp lại lời yêu cầu ngược đời đó. Nhận được phần gia tài, người trai thứ vui vẻ ôm của ra đi. Sau khi tiêu hết tiền, nạn đói xảy đến. Anh lâm vào cảnh túng quẫn phải đi chăn heo. Đói đến độ anh muốn ăn cám heo nhưng không có mà ăn. Trong cơn túng quẫn đó anh nhớ lại cha anh thương người làm công trong nhà, và đối xử nhân lành với họ. Chính điều này thúc đẩy anh đứng dậy về xin làm công cho cha với hy vọng đươc cha anh đối xử như một người làm công. Nếu cha anh là người chủ hà khắc, chắc chắn anh không dám về. Anh về vì cha là người nhân lành. Đói khổ, túng quẫn giúp anh nhận ra cha anh là một người nhân lành. Người cha giang rộng tay đón anh với tất cả tâm tình. Điều này làm cho người trai cả bực dọc, giận hờn. Người cha vừa nhận lại người trai thứ, không khéo lại mất người trai cả. Cha anh nhẹ nhàng, ôn tồn, ngọt nhạt với trai cả,
'Chúng ta nên vui vẻ, ăn mừng vì em con đã mất nay tìm thấy'. Lk 15,32
Đòi chia gia tài khi cha còn sống là hành động ngông cuồng. Của thừa tự thường được chia cho sau khi người cha qua đời. Đàng này anh đòi chia phần gia tài khi cha anh còn sống. Điều đó cũng tương tự như mong mỏi cha chết để sớm nhận được của. Người cha làm ngơ mọi đàm tiếu xã hội, chiều theo í người con, cho anh điều anh muốn. Người trai thứ coi trọng tự do cá nhân hơn cả tình gia đình, tình cha con. Phát cho người trai thứ điều anh xin, người cha trở thành chủ đề thiên hạ đàm tiếu. Ông chấp nhận mọi đàm tiếu để cho con được vui. Yêu chân thành quả không đơn giản. Người cha đau khổ một mình, không biết chia sẻ cùng ai, người trai cả không hiểu và không thể tâm sự cùng người làm công. Người trai cả ở nhà với cha, nhưng anh không vui, anh cảm thấy lạc lõng, cô đơn. Điều này thể hiện qua lời đối đáp với cha anh.
'Cha coi, bao năm trời con làm nô lệ cho cha, không khi nào trái lệnh...Thằng con của cha đó'. c.29
Nô lệ không có giai cấp, không tiếng nói trong xã hội. Người trai cả cảm thấy anh giống như một người nô lệ trong nhà. Nô lệ cũng không bao giờ được cãi lại lệnh chủ. Câu 'thằng con của cha đó' là câu nói từ chối tình anh em. Cả hai người con đều hiểu lầm tình cha. Trai thứ bỏ đi biệt tăm, trai cả ở nhà nhưng cảm thấy cha không thương. Dụ ngôn nói lên giá trị của yêu thương, nhưng khi giá trị của yêu thương bị coi thường; tình yêu đó không còn mức thu hút, gắn bó. Khi tình yêu không gắn bó, rạn nứt, chia rẽ gia đình xuất hiện.
Cả hai người con, mỗi người một cách, hiểu lầm tình yêu cha dành cho. Diễn tả tình yêu trong những trường hợp kỉ niệm, vui mừng đặc biệt thật đơn giản; diễn tả tình yêu trong cuộc sống hàng ngày quả là không dễ. Cuộc sống ai cũng bận rộn, cộng thêm lo lắng, vất cả với công việc. Chính những điều này làm cho tình yêu lu mờ trong cuộc sống hàng ngày. Rất nhiều gia đình lâm vào hoàn cảnh này, hiểu lầm lẫn nhau, than phiền không được yêu thương. Tình yêu rất quí, rất quan trọng nhưng cũng rất dễ hiểu lầm và cũng rất dễ bị lạm dụng. Cả hai người con đều hiểu lầm tình yêu cha họ dành cho. Qua biến cố đau thương họ mới nhận ra họ được trìu mến, yêu thương.
Người trai thứ tiêu hết tiền cũng đúng lúc xảy ra nạn đói. Anh khổ đến nỗi đi chăn heo và mong được ăn cám heo. Chủ trại heo là một người ngoại bởi dân Do Thái không ăn heo, nói chi người con thứ mong ăn cám heo chống đói. Theo niềm tin Do Thái, anh tự hạ mình xuống ngang hàng súc vật đáng khinh nhất. Qua đói khổ anh nhớ lại tình thương cha anh dành cho công nhân trong nhà. Chính điều này mang đến cho anh niềm hy vọng, anh trở về xin làm công và mong cha đối xử như người làm công. Một lần nữa người con nhận định sai về tình thương của cha. Trông thấy anh từ đàng xa, người cha chạy đến ôm anh vào lòng. Ông đón nhận anh như người con trong nhà như trước khi bỏ nhà ra đi. Ông không hề muốn nghe lời người con xin lỗi và cũng không muốn biết tại sao anh trở về. Vì đói khổ hay thành tâm thống hối, trở về? Anh về vì bất cứ lí do gì ông cũng chấp nhận vì đó là con ông: 'Đã mất nay tìm thấy, đã chết nay sống lại'. Ông không mong gì hơn nữa. Người trai cả đi làm về nghe chuyện, anh từ chối vào nhà. Người cha một lần nữa ra khuyên nhủ. Anh kịch liệt phản đối. Câu 'Thằng con của cha đó' Lc 15:30 từ chối tình cha con, tình anh em. Người cha nói với anh 'nó là em con' tái xác định với anh về ngôi thứ gia đình.
Dụ ngôn nói lên tình thương, lòng mến người cha dành cho con vượt lên trên mọi phong tục, tập quán xã hội. Tình yêu Đức Kitô dành cho Kitô hữu cũng vượt lên trên tất cả, vượt lên trên cả sự chết. Vì thế Ngài chấp nhận bị treo trên thập giá vì ta.
TiengChuong.org
Lost And Found
The Pharisees and the Scribes criticized Jesus for being friend to tax collectors and sinners, and that gave birth to the parable known as the Prodigal Son. Jesus told the parable to emphasize God's immeasurable love for mankind. We, God's children often misinterpreted God's love. The father had two sons, the young one asked for the inheritance which would eventually be his. He desperately wanted to take it right now rather than to wait for a later time. Surprisingly, the father gave it to him. Receiving the inheritance, the son joyfully left home with his wealth. After he had spent all he had. He experienced a severe famine and that forced him to think about his father's love. The father received him wholeheartedly, and that enraged the elder son. The father got back his younger son; but that disconcerted the elder one. The father told the elder that we should celebrate because, 'your brother was lost and is found' Lk 15,32.
Asking for an inheritance when the father is still alive is an act of rebellion. The inheritance is given not before but after a person has died. Regardless of the social stigma, the younger son pursued what he really wanted. He placed personal freedom as his first priority, even above his father's love. Granting the son's request would make the father to be a laughing stock, and yet he granted him what he asked for. The father would suffer immensely, and yet he accepted the pain to satisfy his son. True love is tough. The father suffered alone and could share it with no one, certainly not his servants. The elder son stayed home, but he too, suffered quietly. He revealed his inner self when he said:
'I have slaved for you and never once disobeyed your order... this son of yours'. v. 29
A slave has no social status and should never say 'no' to his master's order and that what the elder son felt. The statement 'this son of yours' implies your son is not my brother. Both the sons failed to embrace their father's love. One went away, the other stayed home but felt unloved. The parable seems to say, love is powerful but when we take it for granted, we fail to see it, and that causes disharmony in a family. Both the sons, each in his own way, failed to see their father's great love. Expressing love for a special occasion is easy, but in day to day life, is a real challenge for us all.
The younger son experienced the severe famine when he ran out of money. He worked for a pig farm, and degraded himself to eat what unclean animals eat. His father's kindness to the workers at home empowered him to return home with hope, that his father would treat him in the same way as he did to others. Again the younger son underestimated his father's love. Seeing him from afar, the father run to embrace, and quickly restored his sonship status. It would be shameful for a man with a dignity status like his to run in public, but he didn't care. He refused to listen to what the son had to say. He cared not whether the son would sincerely repent or if it was because he had hit rock bottom. Whatever the son's intension was; above all he is my son, he would say and I love him dearly. The elder son refused to join the celebration. Again, the father went out to meet him and talked to him. The elder son used the term 'this son of yours' Lk 15:30, but the father emphasized, 'this brother of yours' to restate the family status.
The father in the parable placed love and compassion above all social norms, and that is how God loves us.
Một câu trả lời rất quy thần
Lm. Minh Anh
23:42 24/03/2022
MỘT CÂU TRẢ LỜI RẤT QUY THẦN
“Việc đó xảy đến thế nào được?”.
George Mueller nói, “Khởi đầu của lo lắng là kết thúc của đức tin; khởi đầu của đức tin là kết thúc của lo lắng! Trước những câu hỏi, “Tại sao?”, “Tại sao lại là tôi?”, “Gia đình tôi?”… bạn đừng tìm cách trả lời! Hãy giao nó cho Đấng làm được mọi sự, Ngài sẽ có câu trả lời cho bạn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Ngài sẽ có câu trả lời cho bạn!”, cũng là trải nghiệm của Maria qua biến cố Truyền Tin! Câu hỏi “Việc đó xảy đến thế nào được?” của Maria trong Tin Mừng ngày lễ hôm nay là một câu hỏi rất nhân bản, để cuối cùng, trong đức tin, Maria đã nhận được ‘một câu trả lời rất quy thần!’. Và sau đó, người phụ nữ này đã hoàn toàn thuận theo ý muốn của Thiên Chúa, góp phần kiện toàn kế hoạch cứu độ của Ngài. Đó cũng là một bài học thiết thực cho mỗi người chúng ta!
Vậy mà, đáp lại câu hỏi của Maria là một câu trả lời quy về Thiên Chúa! Qua đó, Gabriel mời gọi Maria đừng tin tưởng vào chính mình mà hãy tin vào Thiên Chúa, “Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và quyền năng Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà”, đó là ‘một câu trả lời rất quy thần!’. Maria không vùng vằng, cũng không đặt thêm một câu hỏi nào khác, ngoài việc chờ đợi và lắng nghe! Và này, Maria được yêu cầu đảm nhận nhiệm vụ làm mẹ Con Chúa Trời không bằng sức lực riêng mình, nhưng bằng sức mạnh của Đấng trên Mẹ rợp bóng! Với sự trấn an này, Maria đã đầu hàng trước đòi hỏi của Thiên Chúa, “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời thiên thần truyền”. Đó cũng là ‘một câu trả lời rất quy thần!’; và có thể nói, không thể ‘quy thần’ hơn!
Với chúng ta, câu hỏi “Việc đó xảy đến thế nào được?” có thể ức chế, kìm hãm chúng ta, bởi lẽ, chúng ta chưa có ‘một câu trả lời rất quy thần’ như Đức Mẹ; chúng ta cứ loay hoay đi tìm cho mình những câu trả lời vốn chỉ luôn ‘quy ngã’. Vì thế, hãy quy về Chúa, nó cũng có thể mở ra cho chúng ta hoạt động của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống của mỗi người!
Thú vị thay! Chính Thiên Chúa, Ngài cũng tự hỏi, “Việc đó xảy đến thế nào được?”. Con của Vua Cả Đất Trời lại làm người ư? Đấng Tạo Hóa trở thành tạo vật sao? Đúng thế, chỉ vì quá yêu thương, Thiên Chúa giữ lời đã hứa, “Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai… và tên con trẻ là Emmanuel” như bài đọc Isaia hôm nay cho biết. Và Ngài đã trở nên nhục thể, nên một con người hoàn toàn! Thư Do Thái hôm nay viết, “Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa”. Lời của Chúa Giêsu được Thánh Vịnh đáp ca lặp đi lặp lại, cũng là ‘một câu trả lời rất quy thần!’.
Anh Chị em,
“Việc đó xảy đến thế nào được?”. Đứng trước bao tang thương không tưởng do ác tâm của con người trong những tuần qua; và xem ra, Thiên Chúa cũng đang vắng mặt ở Ukraine, chúng ta không thể hiểu được khi tự mình đi tìm câu trả lời. Vậy hãy quỳ gối, hướng về Thiên Chúa, và chờ đợi! Ngài sẽ nói với chúng ta, ‘Con hãy nhìn lên, một Giêsu đang giãy giụa trên thập giá; một Thiên Chúa đã hạ thấp bản thân đến mức tự gánh lấy những đau khổ và tội lỗi của con người!’. Và do đó, Ngài yêu cầu chúng ta tìm cho mình câu trả lời, không phải ngoài cuộc sống và lịch sử, nhưng trong mối quan hệ với Chúa Kitô và với anh chị em mình. Đó cũng là ‘một câu trả lời rất quy thần!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trước những vấn nạn và khổ đau đang làm con kiệt sức, xin cho con biết nhìn lên thập giá Chúa, vốn là ‘một câu trả lời rất quy thần’ cho mọi nan đề và thử thách của con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Việc đó xảy đến thế nào được?”.
George Mueller nói, “Khởi đầu của lo lắng là kết thúc của đức tin; khởi đầu của đức tin là kết thúc của lo lắng! Trước những câu hỏi, “Tại sao?”, “Tại sao lại là tôi?”, “Gia đình tôi?”… bạn đừng tìm cách trả lời! Hãy giao nó cho Đấng làm được mọi sự, Ngài sẽ có câu trả lời cho bạn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Ngài sẽ có câu trả lời cho bạn!”, cũng là trải nghiệm của Maria qua biến cố Truyền Tin! Câu hỏi “Việc đó xảy đến thế nào được?” của Maria trong Tin Mừng ngày lễ hôm nay là một câu hỏi rất nhân bản, để cuối cùng, trong đức tin, Maria đã nhận được ‘một câu trả lời rất quy thần!’. Và sau đó, người phụ nữ này đã hoàn toàn thuận theo ý muốn của Thiên Chúa, góp phần kiện toàn kế hoạch cứu độ của Ngài. Đó cũng là một bài học thiết thực cho mỗi người chúng ta!
“Việc đó xảy đến thế nào được?”. Đó là một loại câu hỏi, bàng bạc trong các sách Tin Mừng. Khi Chúa Giêsu đến xin Gioan làm phép rửa, Gioan nói một điều tương tự, “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa!”; trước một đoàn người đang đói, các môn đệ hỏi Thầy mình, “Ở đây, trong nơi hoang vắng này, lấy đâu ra bánh cho họ ăn no?”; hoặc thú vị hơn, chính Chúa Giêsu cũng đã hỏi Philipphê, “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn?”; trong đêm Tiệc Ly, Phêrô nói, “Thầy mà lại rửa chân cho con sao?”. Và cả chúng ta ngày nay, trong một thời điểm mang tính khẩn cấp quốc gia và toàn cầu, cũng đang tự hỏi một loạt câu hỏi như vậy, “Việc đó xảy đến thế nào được?”; “Làm sao có chuyện này?”; “Tôi sẽ giải quyết chuyện này như thế nào?”.
Vậy mà, đáp lại câu hỏi của Maria là một câu trả lời quy về Thiên Chúa! Qua đó, Gabriel mời gọi Maria đừng tin tưởng vào chính mình mà hãy tin vào Thiên Chúa, “Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và quyền năng Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà”, đó là ‘một câu trả lời rất quy thần!’. Maria không vùng vằng, cũng không đặt thêm một câu hỏi nào khác, ngoài việc chờ đợi và lắng nghe! Và này, Maria được yêu cầu đảm nhận nhiệm vụ làm mẹ Con Chúa Trời không bằng sức lực riêng mình, nhưng bằng sức mạnh của Đấng trên Mẹ rợp bóng! Với sự trấn an này, Maria đã đầu hàng trước đòi hỏi của Thiên Chúa, “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời thiên thần truyền”. Đó cũng là ‘một câu trả lời rất quy thần!’; và có thể nói, không thể ‘quy thần’ hơn!
Với chúng ta, câu hỏi “Việc đó xảy đến thế nào được?” có thể ức chế, kìm hãm chúng ta, bởi lẽ, chúng ta chưa có ‘một câu trả lời rất quy thần’ như Đức Mẹ; chúng ta cứ loay hoay đi tìm cho mình những câu trả lời vốn chỉ luôn ‘quy ngã’. Vì thế, hãy quy về Chúa, nó cũng có thể mở ra cho chúng ta hoạt động của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống của mỗi người!
Thú vị thay! Chính Thiên Chúa, Ngài cũng tự hỏi, “Việc đó xảy đến thế nào được?”. Con của Vua Cả Đất Trời lại làm người ư? Đấng Tạo Hóa trở thành tạo vật sao? Đúng thế, chỉ vì quá yêu thương, Thiên Chúa giữ lời đã hứa, “Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai… và tên con trẻ là Emmanuel” như bài đọc Isaia hôm nay cho biết. Và Ngài đã trở nên nhục thể, nên một con người hoàn toàn! Thư Do Thái hôm nay viết, “Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa”. Lời của Chúa Giêsu được Thánh Vịnh đáp ca lặp đi lặp lại, cũng là ‘một câu trả lời rất quy thần!’.
Anh Chị em,
“Việc đó xảy đến thế nào được?”. Đứng trước bao tang thương không tưởng do ác tâm của con người trong những tuần qua; và xem ra, Thiên Chúa cũng đang vắng mặt ở Ukraine, chúng ta không thể hiểu được khi tự mình đi tìm câu trả lời. Vậy hãy quỳ gối, hướng về Thiên Chúa, và chờ đợi! Ngài sẽ nói với chúng ta, ‘Con hãy nhìn lên, một Giêsu đang giãy giụa trên thập giá; một Thiên Chúa đã hạ thấp bản thân đến mức tự gánh lấy những đau khổ và tội lỗi của con người!’. Và do đó, Ngài yêu cầu chúng ta tìm cho mình câu trả lời, không phải ngoài cuộc sống và lịch sử, nhưng trong mối quan hệ với Chúa Kitô và với anh chị em mình. Đó cũng là ‘một câu trả lời rất quy thần!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trước những vấn nạn và khổ đau đang làm con kiệt sức, xin cho con biết nhìn lên thập giá Chúa, vốn là ‘một câu trả lời rất quy thần’ cho mọi nan đề và thử thách của con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Bênêđíctô sẽ tham gia thánh hiến nước Nga
Đặng Tự Do
16:58 24/03/2022
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, xác nhận rằng ngài sẽ tham gia vào việc Đức Thánh Cha Phanxicô thánh hiến Nga và Ukraine cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tuy nhiên, ngài sẽ tham gia trực tuyến từ Tu Viện Mẹ Giáo Hội trong nội thành Vatican, chứ không trực tiếp trong buổi lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
“Tất nhiên, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 sẽ tham gia trong lời cầu nguyện liên quan đến việc thánh hiến Nga và Ukraine cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria,” Đức Tổng Giám Mục Gänswein xác nhận với CNA Deutch.
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng Danh dự sẽ không tham gia nghi lễ sám hối tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Các giám mục trên khắp thế giới cũng đang xác nhận sự tham gia của các ngài.
Ví dụ, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney, Úc, sẽ mở cửa nhà thờ chính tòa của ngài từ 2 giờ 30 sáng Thứ Bảy, tương ứng với 5 giờ chiều Thứ Sáu theo giờ Rôma. “Tôi mời tất cả các bạn tham gia với tôi vào lúc này và hiệp nhất với nhau trong lời cầu nguyện cho hòa bình trong thế giới của chúng ta,” Đức Tổng Giám Mục nói.
Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân cho biết các giám mục của nước này sẽ thực hiện hành động thánh hiến cùng ngày tại giáo phận của các ngài.
Đức Hồng Y Vincent Nichols, đến từ Westminster, Anh Quốc, đã mời đoàn chiên của ngài tham gia thánh hiến cùng ngài.
Các phương tiện truyền thông xã hội có đầy đủ các ví dụ khác về các giám mục tham gia.
Source:Aleteia
Những khai triển mới nhất về cuộc chiến xâm lược của Nga tại Ukraine: Biden thảo luận vũ khí hóa học, G-20 tại Thượng đỉnh NATO
Vũ Văn An
18:28 24/03/2022
Theo tin Wall Street Journal, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã áp đặt các biện pháp mới đối với Nga và tăng viện trợ cho Ukraine vào thứ Năm trong một ngày họp ở Brussels, nơi Tổng thống Biden cho biết có tới 100,000 người tị nạn sẽ được chấp nhận ở Mỹ và tán thành việc loại Nga khỏi nhóm G-20 của các nền kinh tế lớn.
Các cuộc tụ họp ở Brussels diễn ra trong bối cảnh gia tăng lo ngại rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể ra lệnh sử dụng vũ khí hóa học hoặc vũ khí không thông thường khác ở Ukraine, một động thái mà ông Biden cho rằng sẽ kích hoạt phản ứng của Mỹ. Ông Biden cho biết ông hy vọng rằng Trung Quốc sẽ không viện trợ cho Nga, đồng thời nhấn mạnh mối đe dọa trả đũa trước đó của ông nếu điều đó xảy ra.
Tại Ukraine: Ukraine cho biết họ đã tấn công các cơ sở cảng do Nga chiếm đóng ở thành phố Berdyansk thuộc Biển Azov, phá hủy một tàu Nga khi cuộc chiến bước sang tháng thứ hai.
• Tổng thống Volodymyr Zelensky hy vọng rằng hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ dẫn đến nhiều viện trợ hơn cho đất nước của ông và các biện pháp trừng phạt bổ sung chống lại Nga, khi con số nhân đạo từ cuộc xâm lược của Moscow tiếp tục tăng lên.
• Trong một bài phát biểu vào đêm khuya, ông kêu gọi rằng Thứ Năm, ngày 24 tháng 3 - một tháng kể từ khi Nga xâm lược - được đánh dấu trên khắp thế giới bằng việc mọi người thể hiện sự ủng hộ của họ đối với Ukraine thông qua các cuộc biểu tình công khai. Ông Zelensky chuẩn bị nói chuyện với cuộc họp khẩn cấp của NATO.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Brussels, ông Biden mô tả một "cuộc trò chuyện rất thẳng thắn" mà ông đã có hôm thứ Sáu với Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Biden nói: “Tôi không đưa ra lời đe dọa nào, nhưng tôi chỉ ra số lượng các tập đoàn Mỹ và nước ngoài đã rời khỏi Nga do hành vi man rợ của họ”.
Ông Biden cho biết ông đã nhắc nhở người đối tác của ông về mối quan tâm của Trung Quốc đối với việc tăng trưởng kinh tế với châu Âu và Hoa Kỳ và rằng ông Tập sẽ "đặt mình vào tình thế nguy hiểm đáng kể trong những mục tiêu đó nếu trên thực tế ông ấy muốn tiến về phía trước."
Ông nói: “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc hiểu rằng tương lai kinh tế của họ gắn chặt với phương Tây hơn là với Nga".
Các viên chức Mỹ nói rằng họ chưa thấy bằng chứng Trung Quốc đã cung cấp viện trợ quân sự cho Nga, nhưng nói thêm rằng họ đang theo dõi tình hình chặt chẽ. Hoa Kỳ không nói rõ hành động mà họ sẽ thực hiện nếu điều đó thay đổi.
Cũng trong cuộc họp báo trên, Tổng thống Biden cho biết ông tin rằng Nga nên bị loại khỏi Nhóm 20 quốc gia vì hành động xâm lược Ukraine.
Nhưng ông nói với các phóng viên ở Brussels rằng quyết định sẽ phụ thuộc vào các nhà lãnh đạo của 20 quốc gia.
Ông Biden cũng cho biết rằng ông nêu ra khả năng Nga nên loại khỏi G-20 trong các cuộc họp trước đó trong ngày. Ông nói thêm rằng nếu nước chủ nhà của năm nay, tức Indonesia, không đồng ý, thì nên có nỗ lực mời Ukraine tham dự các cuộc họp.
Đặc biệt, Tổng thống Biden thề sẽ phản ứng nếu Nga sử dụng vũ khí hóa học ở Ukraine.
Trong cuộc họp báo này, ông Biden được hỏi liệu Mỹ và các đồng minh có trả đũa nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc xung đột hay không.
“Chúng tôi sẽ phản ứng nếu ông ấy sử dụng nó,” ông Biden nói, mà không cung cấp chi tiết. Ông nói với các phóng viên rằng "bản chất của phản ứng sẽ phụ thuộc vào bản chất của việc sử dụng."
Khi được hỏi liệu điều đó có gây ra phản ứng từ NATO hay không, ông Biden nói: “Nó sẽ kích hoạt phản ứng cùng một loại” nhưng đó sẽ là quyết định của các thành viên NATO.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh hiến dâng cho Đức Mẹ
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long.
09:19 24/03/2022
Hình ảnh hiến dâng cho Đức Mẹ
Hằng năm ngày 25.03. Giáo Hội mừng kính lễ Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ Maria.
Biến cố truyền tin ngày xưa xảy diễn ra ở nhà Maria, như phúc âm Thánh Luca thuật lại ( Lc 1, 26-38), vùng làng miền quê hẻo lánh Nazareth, nước Do Thái, cách đây hơn hai ngàn năm.
Bây giờ ngôi đền thờ Truyền Tin được xây dựng rộng lớn theo kiến trúc tân thời – năm 1969, có ba cánh, dài 67,5 mét, cao 53 mét- bên dưới tầng hầm có di tích ngôi nhà của Đức Mẹ ngày xưa. Trong căn nhà nhỏ này biến cố Thiên Thần Gabriel hiện đến truyền tin cho Maria đã diễn xảy ra.
Và ở bên nước Ý, trong vương cung thánh đường Loreto cũng có “căn nhà thánh” (nhỏ với những bức tường gạch cũ) ngày xưa của Đức Mẹ ở, nơi này biến cố truyền tin đã diễn xảy, theo tương truyền được mang từ Nazareth về bên Ý thời thập tự quân.
Thiên Thần của Chúa hiện đến báo tin cho Maria được Thiên Chúa tuyển chọn làm mẹ cưu mang sinh hạ Giesu, con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người. Maria, người phụ nữ còn son sẻ chưa lập gia đình, lúc đó đã lo sợ bối rối như bao người phụ nữ khác trên trần gian.
Và câu thắc mắc Maria như phản ứng tự nhiên của một phụ nữ trong tâm trạng bối rối lo lắng nói với Thiên Thần Chúa: “Việc đó xảy ra thế nào được, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?” ( Lc 1,24).
Nêu ra thắc mắc, lẽ dĩ nhiên Maria muốn nhận được câu trả lời. Và Maria đã nhận được câu trả lời từ Thiên Thần: “ Maria, xin đừng lo sợ, Thánh Thần Chúa sẽ ngự xuống trên chị, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp phủ bóng trên chị. Vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.” ( Lc 1,35).
Maria qua thắc mắc này còn nói lên tâm trạng người đi tìm. Maria đi tìm niềm hy vọng, đi tìm sự bảo đảm đoan hứa không từ nơi ai, nhưng từ Thiên Chúa.
Trong đời sống con người xưa nay đã trải qua trong dòng lịch sử thời gian, luôn đi tìm kiếm niềm hy vọng, sự bảo đảm đoan hứa.
Trải qua mọi thời đại, nhân loại luôn hằng ký kết viết lập giao kèo lập khế ước đoan hứa với nhau cùng nhau xây dựng đời sống, cùng nhau bảo đảm gìn giữ cho đời sống có hòa bình, có an ninh thịnh vượng. Nhưng kinh nghiệm lịch sử đã cùng đang minh chứng, không có gì bền vững trung thành cả, như con người đã đoan hứa ký kết với nhau.
Chính vì thế, nhân loại, nơi các Tôn giáo, người có tinh thần đức tin tôn giáo, còn hướng tâm đời sống tâm linh tinh thần mình lên Đấng Tối Cao, tìm sự niềm hy vọng, sự bảo đảm đoan hứa cho đời sống, nhất là những lúc đời sống gặp khủng hoảng nguy cơ bị chiến tranh đe dọa, hủy diệt tàn phá, gây hận thù tử vong loạn lạc, như lúc này bên đất nước Ukraina.
Ngày xưa trong biến cố truyền tin cho Maria, Thiên Thần của Chúa đã nói cho Maria” Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”( Lc 1,37).
Dựa trên căn bản lời đoan hứa thần thánh thiêng liêng đó, Maria ngày xưa đã an tâm chắp nhận chương trình ý muốn Thiên Chúa: làm mẹ cưu mang hạ sinh Giesu, Con Thiên Chúa làm người, mà không phải qua qúa trình sống chung hợp với người đàn ông nào.
Và Giáo hội trong suốt dòng lịch sử đời sống đức tin luôn hằng đi tìm niềm hy vọng sự bảo đảm đoan hứa cũng trên nền tảng đó, mà Maria là người đã sống thực hành nếp sống mẫu gương nguyên thủy.
Nên Giáo Hội hằng khuyến khích tổ chức xây dựng con đường nếp sống đi tìm kiếm niềm hy vọng, sự bảo đảm đoan hứa từ nơi Thiên Chúa cho đời sống, qua lời bầu cử, nguyện thay cầu giúp của Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Giêsu, Đấng là con Thiên Chúa.
Năm nay ngày lễ mừng kính biến cố Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ Maria, 25.03.2022, Đức Thánh Cha Phanxicô khơi dậy nếp sống đạo đức lòng sùng kính Trái tim Đức Mẹ Maria, đã kêu gọi cổ động mọi người tín hữu Chúa Kitô, cầu nguyện hiến dâng nước Nga và nước Ukraina cho trái tim Đức Mẹ Maria. Để tìm kiếm niềm hy vọng sự bảo đảm đoan hứa từ nơi Thiên Chúa, Đấng là nguồn hy vọng cùng sự bảo đảm đoan hứa, qua lời bầu cử của Đức Mẹ, cho chiến tranh đang xảy diễn ra trên nước Ukraina mau chấm dứt, cho con người biết quay trở lại con đường xây dựng hòa bình, con đường sống bác ái tình người nhân loại là con Thiên Chúa.
Cung cách đạo đức dâng hiến cho Đức Mẹ Maria đã có truyền. thống từ lâu nơi Giáo Hội Công Giáo nước Ukraina và nước Nga.
Ngay từ thời Hoàng đế Jaroslaw ( 979-1054) đã phó dâng đất nước dân tộc Nga-Ukraina dưới sự che chở của Đức Mẹ rất thánh đồng trinh Maria. Và trong dòng thời gian sự dâng hiến như thế cũng đã được lặp lại năm 1995, năm 2014. Ngày 23.10.2016 Giáo Hội Công Giáo Ukrania Hylạp đã lặp lại lời dâng hiến cho Đức Mẹ Maria ở Fatima.
Cung cách dâng hiến nước Nga cho trái tim vẹn sạch Đức Mẹ Maria có liên quan mật thiết với Đức Mẹ Fatima. Lần Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ ngày 13.07.1917, như ba trẻ nói kể lại, Đức Mẹ đã khuyên dâng hiến nước Nga cho trái tim vẹn sạch Đức Mẹ. Xin ơn hoà bình cho thế giới. Có thế, thế giới mới tránh được hiểm họa chiến tranh. Ngày 31.10.1942 Đức Thánh Cha Pio XII. đã dâng hiến toàn thế giới cho trái tim vẹn sạch Đức Mẹ Maria, và ngày 07.06.1952 đã dâng hiến cách đặc biệt khác thường dân tộc đất nước Nga cho trái tim vẹn sạch Đức Mẹ Maria.
Ngày 21.11.1964 Đức Thánh Cha Phaolô VI., bây giờ là vị Thánh, thời Công đồng Vatican II., đã lặp lại lời dâng hiến nước Nga cho trái tim vẹn sạch Đức Mẹ Maria.
Truyền thống nếp sống đạo đức này luôn hằng được Giáo Hội Công Giáo các nước duy trì làm mới lại dâng hiến cho trái tim vẹn sạch Đức Mẹ Maria, để xin ơn che chở có được bình an trong đời sống., xin ơn soi sáng cho con người cùng nhau tìm con đường giải pháp hòa bình xây dựng bảo vệ đời sống con người, và công trình thiên nhiên chung.
Năm 2010 Đức Giáo Hoàng Benedickt 16 và Đức Giáo Hoàng Phanxicô năm 2013 đã lặp lại lời dâng hiến toàn thế giới cho trái tim vẹn sạch Đức Mẹ Maria.
Dâng hiến đời sống cho trái tim vẹn sạch Đức Mẹ Maria, xin ơn che chở bầu cử, là truyền thống tâm linh thánh đức trong đời sống đức tin.
Vì tin rằng qua nhờ lời bầu cử nguyện giúp của Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa, sự che chở cho đời sống con người có bằng an hồn xác được Thiên Chúa ban cho nhân loại trong hoàn cảnh vướng gặp khó khăn nguy hiểm bị đe dọa.
Và xác tín rằng“ Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” ( Lc 1,37).
“Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của chúng con, trong thời khắc thử thách này, chúng con hướng về Mẹ. Lạy Mẹ là Mẹ chúng con, Mẹ yêu thương và Mẹ biết chúng con: không có mối ưu tư nào của tâm lòng chúng con mà Mẹ không hay biết. Lạy Mẹ của lòng xót thương, chúng con cảm nghiệm được sự săn sóc ân cần và sự hiện diện an bình của Mẹ. Mẹ không ngừng hướng dẫn chúng con đến với Chúa Giêsu, Vị Hoàng tử của Hòa bình.
Vì chúng con đã rời xa con đường hòa bình, chúng con đã quên đi những bài học từ những thảm kịch của các thế kỷ trước, sự hy sinh của hàng triệu người đã ngã xuống trong hai cuộc thế chiến. Chúng con đã bỏ qua những cam kết mà chúng con đã cam kết với tư cách là cộng đồng quốc tế.
Chúng con đã phản bội lý tưởng hòa bình mà mọi người, đặc biệt những người trẻ tuổi mơ ước. Chúng con bị cuốn hút vào những tham vọng, lợi ích quốc gia và lợi ích cá nhân làm chúng con trở nên thờ ơ lạnh nhạt trước những nhu cầu và ưu tư ích kỷ của mình. Chúng con đã quên Chúa, hài lòng với ảo tưởng của mình, trở nên ngạo mạn và hung hãn, hà hiếp những người nghèo khổ và tích góp vũ khí.
Chúng con đã quên vai trò của mình là người trông coi và quản lý ngôi nhà chung trái đất này. Chúng con đã tàn phá trái đất này bằng chiến tranh và những tham vọng của chúng con, chúng con đã làm tan nát tấm lòng của Cha chúng con ở trên trời, Đấng mong muốn chúng con là anh chị em với nhau. Chúng con trở nên thờ ơ lãnh cảm với mọi người và mọi hoàn cảnh; ngoại trừ chú tâm vào chính mình. Bây giờ với lòng ăn năn xám hối, chúng con kêu lên: Lạy Chúa, xin tha thứ cho chúng con!
Lạy Mẹ rất Thánh, giữa trăm ngàn nỗi khốn cùng, vì tội lỗi chúng con, giữa những giao tranh và hạ hèn của chúng con, giữa mầu nhiệm tội ác là sự dữ và chiến tranh, Mẹ nhắc nhở chúng con rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng con, Ngài không ngừng thương nhìn chúng con bằng tình yêu, luôn sẵn sàng tha thứ, và nâng chúng con lên cuộc sống mới.
Chúa đã ban Mẹ cho chúng con và biến Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trở thành nơi nương náu cho Giáo Hội và cho toàn thể nhân loại. Theo ý muốn nhân từ của Thiên Chúa, Mẹ hằng ở bên chúng con; ngay cả trong những khoảnh khắc khó khăn nhất của lịch sử, Mẹ vẫn ở đó để hướng dẫn chúng con bằng tình yêu thương dịu hiền trìu mến.
Giờ đây, chúng con hướng về Mẹ và nương tựa nơi trái tim Mẹ. Chúng con, những người con yêu của Mẹ. Trải qua mọi thời, Mẹ luôn dậy dỗ chúng con, kêu gọi chúng con hoán cải! Vào giờ phút đen tối này, xin hãy thương cứu giúp chúng con và giúp chúng con chạy đến nương náu dưới tà áo Mẹ. Xin Mẹ hãy giúp chúng con xác tín: "Mẹ hiện diện ở đây, là Mẹ của chúng con" Mẹ có thể tháo gỡ những nút thắt của trái tim chúng con, những nút bế tắc của thời đại chúng con. Nơi Mẹ, chúng con đặt trọn vẹn niềm tin. Chúng con xác tín rằng Mẹ sẽ nhận lời chúng con cầu xin và nâng đỡ chúng con đặc biệt trong những giờ phút thử thách lâm nguy này.
Đó cũng là những gì Mẹ đã thực hiện tại tiệc cưới Cana, Galilê xưa, khi Mẹ khẩn cầu Chúa Giêsu và Chúa đã thể hiện phép lạ đầu đời của Chúa cho niềm vui tiệc cưới được trọn vẹn, khi Mẹ thân thưa với Chúa: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2: 3).
Lạy Mẹ, xin hãy lặp lại những lời đó với Con yêu quí của Mẹ cho thời đại chúng con, vì chúng con đã cạn kiệt rượu của hy vọng, rượu của niềm vui, rượu của tình huynh đệ héo tàn. Chúng con đã quên nhân tính của chúng con và lãng phí món quà hòa bình của Chúa. Chúng con đã mở lòng cho bạo lực và cho sự tàn phá chết chóc! Chúng con rất cần đến sự giúp đỡ của Mẹ Chúa!
Lạy Mẹ, xin nghe lời chúng con cầu khẩn.
Lạy Nữ Vương Sao Biển, xin gìn giữ con tầu chúng con khỏi phong ba bão táp chiến tranh.
Lạy Nữ Vương, Hòm Bia Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết ngồi lại với nhau trong đàm phán và hòa giải.
Lạy Nữ Vương Thiên đàng, xin hãy ban hòa bình của Chúa cho thế giới chúng con.
Xin giúp chúng con biết loại bỏ hận thù và báo oán, xin hãy dậy chúng con biết tha thứ.
Xin giải thoát chúng con khỏi chiến tranh, bảo vệ thế giới chúng con thoát khỏi sự đe dọa của vũ khí hạt nhân.
Lạy Nữ Vương Mân Côi, xin giúp chúng con nhận ra nhu cầu siêng năng cầu nguyện và yêu mến.
Lạy Nữ hoàng Gia đình, xin hãy chỉ dậy mọi người chúng con, con đường của tình huynh đệ.
Lạy Nữ Vương Hòa bình, xin ban bình an cho thế giới chúng con đang sống.
Lạy Mẹ khoan dung, xin cho lời khẩn cầu tha thiết của trái tim sầu khổ của Mẹ làm thay đổi trái tim chai đá của chúng con. Cầu mong những giọt nước mắt mà Mẹ đã đổ ra vì chúng tôi sẽ làm cho thung lũng sầu khổ của thù hận này nở hoa yêu thương. Giữa những sấm sét gầm xé của bom đạn, lời cầu khẩn của Mẹ làm thay đổi những suy tính của chúng con thành hòa bình. Ước mong sự trìu mến của Mẹ sẽ xoa dịu những ai đang đau khổ vì trốn chạy những cơn mưa bom đạn... Xin Mẹ an ủi những người bị buộc phải rời xa gia đình và quê hương xứ sở vì chiến tranh. Cầu xin Trái tim tân khổ của Mẹ đánh động lòng thương cảm của chúng con và truyền cảm hứng để chúng con biết rộng mở tâm lòng, quan tâm đến những anh chị em chúng con đang bị thương tích và bị gạt ra ngoài xã hội…
Lạy Thánh Mẫu, Mẹ Thiên Chúa, khi Mẹ đứng dưới thập giá Chúa Giêsu, Chúa nhìn thấy người môn đệ đứng bên, Chúa đã phán: “Này là con của Mẹ” (Ga 19:26). Bằng cách này, Người đã giao phó mỗi người chúng con cho Mẹ. Người nói với môn đệ và với từng người chúng con: “Này là Mẹ con” (c. 27).
Lạy Mẹ Maria, giờ đây chúng con mong muốn được đón Mẹ vào cuộc sống và lịch sử của chúng con. Vào giờ phút này, một nhân loại đã mỏi mệt và quẫn trí đang cùng Mẹ đứng dưới chân thập tự giá, cần phó thác chính mình cho Mẹ và nhờ Mẹ, dâng lên Chúa Giêsu Kitô. Chúng con xin dâng lên Mẹ người dân Ukraine và nước Nga, những người hằng tôn kính Mẹ với lòng sùng mộ kính tin, giờ đây đang hướng về Mẹ, với trái tim tan nát, xin Mẹ thương cứu giúp họ, những dân tộc bị tàn phá bởi chiến tranh, đói kém, bất công và nghèo đói.
Vì vậy lạy Mẹ Thiên Chúa và Mẹ chúng con, lạy Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, chúng con long trọng giao phó và thánh hiến chính mình chúng con, Giáo Hội chúng con và toàn thể nhân loại, đặc biệt là nước Nga và Ukraine cho Mẹ. Xin Mẹ chấp nhận tấm lòng thành khẩn của chúng con mà Mẹ đã nài xin chúng con thể hiện. Xin Mẹ hãy làm cho chiến tranh được sớm kết thúc, cho hòa bình được hiển trị khắp nơi trên thế giới. Xin cho lời “Xin Vâng” mà Mẹ đã đáp lại tôn ý Chúa mở ra cánh cửa lịch sử cho Hoàng tử Hòa bình ngự đến. Chúng con tin tưởng qua trái tim từ mẫu của Mẹ, hòa bình sẽ hiển trị.( Kinh Thánh Hiến Nước Nga và Ukraine cho Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ mà Đức Thánh Cha sẽ tuyên đọc ngày 25/3/2022.) Bản dịch của trang Vietcatholic)
Lòng sùng kính dâng hiến cho trái tim vẹn sạch Đức Mẹ Maria là việc tâm linh đạo đức của con người đi tìm sự bình an, sự che chở cho đời sống. Cung cách tâm linh đạo đức này biểu lộ tấm lòng tràn đầy tin tưởng cậy trông nơi Thiên Chúa, Đấng là nguồn hy vọng, và mọi ân đức chúc phúc lành, nhờ lời bầu cử nguyện thay cầu giúp của Đức Mẹ Maria.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm ngày 25.03. Giáo Hội mừng kính lễ Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ Maria.
Biến cố truyền tin ngày xưa xảy diễn ra ở nhà Maria, như phúc âm Thánh Luca thuật lại ( Lc 1, 26-38), vùng làng miền quê hẻo lánh Nazareth, nước Do Thái, cách đây hơn hai ngàn năm.
Bây giờ ngôi đền thờ Truyền Tin được xây dựng rộng lớn theo kiến trúc tân thời – năm 1969, có ba cánh, dài 67,5 mét, cao 53 mét- bên dưới tầng hầm có di tích ngôi nhà của Đức Mẹ ngày xưa. Trong căn nhà nhỏ này biến cố Thiên Thần Gabriel hiện đến truyền tin cho Maria đã diễn xảy ra.
Và ở bên nước Ý, trong vương cung thánh đường Loreto cũng có “căn nhà thánh” (nhỏ với những bức tường gạch cũ) ngày xưa của Đức Mẹ ở, nơi này biến cố truyền tin đã diễn xảy, theo tương truyền được mang từ Nazareth về bên Ý thời thập tự quân.
Thiên Thần của Chúa hiện đến báo tin cho Maria được Thiên Chúa tuyển chọn làm mẹ cưu mang sinh hạ Giesu, con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người. Maria, người phụ nữ còn son sẻ chưa lập gia đình, lúc đó đã lo sợ bối rối như bao người phụ nữ khác trên trần gian.
Và câu thắc mắc Maria như phản ứng tự nhiên của một phụ nữ trong tâm trạng bối rối lo lắng nói với Thiên Thần Chúa: “Việc đó xảy ra thế nào được, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?” ( Lc 1,24).
Nêu ra thắc mắc, lẽ dĩ nhiên Maria muốn nhận được câu trả lời. Và Maria đã nhận được câu trả lời từ Thiên Thần: “ Maria, xin đừng lo sợ, Thánh Thần Chúa sẽ ngự xuống trên chị, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp phủ bóng trên chị. Vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.” ( Lc 1,35).
Maria qua thắc mắc này còn nói lên tâm trạng người đi tìm. Maria đi tìm niềm hy vọng, đi tìm sự bảo đảm đoan hứa không từ nơi ai, nhưng từ Thiên Chúa.
Trong đời sống con người xưa nay đã trải qua trong dòng lịch sử thời gian, luôn đi tìm kiếm niềm hy vọng, sự bảo đảm đoan hứa.
Trải qua mọi thời đại, nhân loại luôn hằng ký kết viết lập giao kèo lập khế ước đoan hứa với nhau cùng nhau xây dựng đời sống, cùng nhau bảo đảm gìn giữ cho đời sống có hòa bình, có an ninh thịnh vượng. Nhưng kinh nghiệm lịch sử đã cùng đang minh chứng, không có gì bền vững trung thành cả, như con người đã đoan hứa ký kết với nhau.
Chính vì thế, nhân loại, nơi các Tôn giáo, người có tinh thần đức tin tôn giáo, còn hướng tâm đời sống tâm linh tinh thần mình lên Đấng Tối Cao, tìm sự niềm hy vọng, sự bảo đảm đoan hứa cho đời sống, nhất là những lúc đời sống gặp khủng hoảng nguy cơ bị chiến tranh đe dọa, hủy diệt tàn phá, gây hận thù tử vong loạn lạc, như lúc này bên đất nước Ukraina.
Ngày xưa trong biến cố truyền tin cho Maria, Thiên Thần của Chúa đã nói cho Maria” Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”( Lc 1,37).
Dựa trên căn bản lời đoan hứa thần thánh thiêng liêng đó, Maria ngày xưa đã an tâm chắp nhận chương trình ý muốn Thiên Chúa: làm mẹ cưu mang hạ sinh Giesu, Con Thiên Chúa làm người, mà không phải qua qúa trình sống chung hợp với người đàn ông nào.
Và Giáo hội trong suốt dòng lịch sử đời sống đức tin luôn hằng đi tìm niềm hy vọng sự bảo đảm đoan hứa cũng trên nền tảng đó, mà Maria là người đã sống thực hành nếp sống mẫu gương nguyên thủy.
Nên Giáo Hội hằng khuyến khích tổ chức xây dựng con đường nếp sống đi tìm kiếm niềm hy vọng, sự bảo đảm đoan hứa từ nơi Thiên Chúa cho đời sống, qua lời bầu cử, nguyện thay cầu giúp của Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Giêsu, Đấng là con Thiên Chúa.
Năm nay ngày lễ mừng kính biến cố Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ Maria, 25.03.2022, Đức Thánh Cha Phanxicô khơi dậy nếp sống đạo đức lòng sùng kính Trái tim Đức Mẹ Maria, đã kêu gọi cổ động mọi người tín hữu Chúa Kitô, cầu nguyện hiến dâng nước Nga và nước Ukraina cho trái tim Đức Mẹ Maria. Để tìm kiếm niềm hy vọng sự bảo đảm đoan hứa từ nơi Thiên Chúa, Đấng là nguồn hy vọng cùng sự bảo đảm đoan hứa, qua lời bầu cử của Đức Mẹ, cho chiến tranh đang xảy diễn ra trên nước Ukraina mau chấm dứt, cho con người biết quay trở lại con đường xây dựng hòa bình, con đường sống bác ái tình người nhân loại là con Thiên Chúa.
Cung cách đạo đức dâng hiến cho Đức Mẹ Maria đã có truyền. thống từ lâu nơi Giáo Hội Công Giáo nước Ukraina và nước Nga.
Ngay từ thời Hoàng đế Jaroslaw ( 979-1054) đã phó dâng đất nước dân tộc Nga-Ukraina dưới sự che chở của Đức Mẹ rất thánh đồng trinh Maria. Và trong dòng thời gian sự dâng hiến như thế cũng đã được lặp lại năm 1995, năm 2014. Ngày 23.10.2016 Giáo Hội Công Giáo Ukrania Hylạp đã lặp lại lời dâng hiến cho Đức Mẹ Maria ở Fatima.
Cung cách dâng hiến nước Nga cho trái tim vẹn sạch Đức Mẹ Maria có liên quan mật thiết với Đức Mẹ Fatima. Lần Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ ngày 13.07.1917, như ba trẻ nói kể lại, Đức Mẹ đã khuyên dâng hiến nước Nga cho trái tim vẹn sạch Đức Mẹ. Xin ơn hoà bình cho thế giới. Có thế, thế giới mới tránh được hiểm họa chiến tranh. Ngày 31.10.1942 Đức Thánh Cha Pio XII. đã dâng hiến toàn thế giới cho trái tim vẹn sạch Đức Mẹ Maria, và ngày 07.06.1952 đã dâng hiến cách đặc biệt khác thường dân tộc đất nước Nga cho trái tim vẹn sạch Đức Mẹ Maria.
Ngày 21.11.1964 Đức Thánh Cha Phaolô VI., bây giờ là vị Thánh, thời Công đồng Vatican II., đã lặp lại lời dâng hiến nước Nga cho trái tim vẹn sạch Đức Mẹ Maria.
Truyền thống nếp sống đạo đức này luôn hằng được Giáo Hội Công Giáo các nước duy trì làm mới lại dâng hiến cho trái tim vẹn sạch Đức Mẹ Maria, để xin ơn che chở có được bình an trong đời sống., xin ơn soi sáng cho con người cùng nhau tìm con đường giải pháp hòa bình xây dựng bảo vệ đời sống con người, và công trình thiên nhiên chung.
Năm 2010 Đức Giáo Hoàng Benedickt 16 và Đức Giáo Hoàng Phanxicô năm 2013 đã lặp lại lời dâng hiến toàn thế giới cho trái tim vẹn sạch Đức Mẹ Maria.
Dâng hiến đời sống cho trái tim vẹn sạch Đức Mẹ Maria, xin ơn che chở bầu cử, là truyền thống tâm linh thánh đức trong đời sống đức tin.
Vì tin rằng qua nhờ lời bầu cử nguyện giúp của Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa, sự che chở cho đời sống con người có bằng an hồn xác được Thiên Chúa ban cho nhân loại trong hoàn cảnh vướng gặp khó khăn nguy hiểm bị đe dọa.
Và xác tín rằng“ Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” ( Lc 1,37).
“Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của chúng con, trong thời khắc thử thách này, chúng con hướng về Mẹ. Lạy Mẹ là Mẹ chúng con, Mẹ yêu thương và Mẹ biết chúng con: không có mối ưu tư nào của tâm lòng chúng con mà Mẹ không hay biết. Lạy Mẹ của lòng xót thương, chúng con cảm nghiệm được sự săn sóc ân cần và sự hiện diện an bình của Mẹ. Mẹ không ngừng hướng dẫn chúng con đến với Chúa Giêsu, Vị Hoàng tử của Hòa bình.
Vì chúng con đã rời xa con đường hòa bình, chúng con đã quên đi những bài học từ những thảm kịch của các thế kỷ trước, sự hy sinh của hàng triệu người đã ngã xuống trong hai cuộc thế chiến. Chúng con đã bỏ qua những cam kết mà chúng con đã cam kết với tư cách là cộng đồng quốc tế.
Chúng con đã phản bội lý tưởng hòa bình mà mọi người, đặc biệt những người trẻ tuổi mơ ước. Chúng con bị cuốn hút vào những tham vọng, lợi ích quốc gia và lợi ích cá nhân làm chúng con trở nên thờ ơ lạnh nhạt trước những nhu cầu và ưu tư ích kỷ của mình. Chúng con đã quên Chúa, hài lòng với ảo tưởng của mình, trở nên ngạo mạn và hung hãn, hà hiếp những người nghèo khổ và tích góp vũ khí.
Chúng con đã quên vai trò của mình là người trông coi và quản lý ngôi nhà chung trái đất này. Chúng con đã tàn phá trái đất này bằng chiến tranh và những tham vọng của chúng con, chúng con đã làm tan nát tấm lòng của Cha chúng con ở trên trời, Đấng mong muốn chúng con là anh chị em với nhau. Chúng con trở nên thờ ơ lãnh cảm với mọi người và mọi hoàn cảnh; ngoại trừ chú tâm vào chính mình. Bây giờ với lòng ăn năn xám hối, chúng con kêu lên: Lạy Chúa, xin tha thứ cho chúng con!
Lạy Mẹ rất Thánh, giữa trăm ngàn nỗi khốn cùng, vì tội lỗi chúng con, giữa những giao tranh và hạ hèn của chúng con, giữa mầu nhiệm tội ác là sự dữ và chiến tranh, Mẹ nhắc nhở chúng con rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng con, Ngài không ngừng thương nhìn chúng con bằng tình yêu, luôn sẵn sàng tha thứ, và nâng chúng con lên cuộc sống mới.
Chúa đã ban Mẹ cho chúng con và biến Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trở thành nơi nương náu cho Giáo Hội và cho toàn thể nhân loại. Theo ý muốn nhân từ của Thiên Chúa, Mẹ hằng ở bên chúng con; ngay cả trong những khoảnh khắc khó khăn nhất của lịch sử, Mẹ vẫn ở đó để hướng dẫn chúng con bằng tình yêu thương dịu hiền trìu mến.
Giờ đây, chúng con hướng về Mẹ và nương tựa nơi trái tim Mẹ. Chúng con, những người con yêu của Mẹ. Trải qua mọi thời, Mẹ luôn dậy dỗ chúng con, kêu gọi chúng con hoán cải! Vào giờ phút đen tối này, xin hãy thương cứu giúp chúng con và giúp chúng con chạy đến nương náu dưới tà áo Mẹ. Xin Mẹ hãy giúp chúng con xác tín: "Mẹ hiện diện ở đây, là Mẹ của chúng con" Mẹ có thể tháo gỡ những nút thắt của trái tim chúng con, những nút bế tắc của thời đại chúng con. Nơi Mẹ, chúng con đặt trọn vẹn niềm tin. Chúng con xác tín rằng Mẹ sẽ nhận lời chúng con cầu xin và nâng đỡ chúng con đặc biệt trong những giờ phút thử thách lâm nguy này.
Đó cũng là những gì Mẹ đã thực hiện tại tiệc cưới Cana, Galilê xưa, khi Mẹ khẩn cầu Chúa Giêsu và Chúa đã thể hiện phép lạ đầu đời của Chúa cho niềm vui tiệc cưới được trọn vẹn, khi Mẹ thân thưa với Chúa: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2: 3).
Lạy Mẹ, xin hãy lặp lại những lời đó với Con yêu quí của Mẹ cho thời đại chúng con, vì chúng con đã cạn kiệt rượu của hy vọng, rượu của niềm vui, rượu của tình huynh đệ héo tàn. Chúng con đã quên nhân tính của chúng con và lãng phí món quà hòa bình của Chúa. Chúng con đã mở lòng cho bạo lực và cho sự tàn phá chết chóc! Chúng con rất cần đến sự giúp đỡ của Mẹ Chúa!
Lạy Mẹ, xin nghe lời chúng con cầu khẩn.
Lạy Nữ Vương Sao Biển, xin gìn giữ con tầu chúng con khỏi phong ba bão táp chiến tranh.
Lạy Nữ Vương, Hòm Bia Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết ngồi lại với nhau trong đàm phán và hòa giải.
Lạy Nữ Vương Thiên đàng, xin hãy ban hòa bình của Chúa cho thế giới chúng con.
Xin giúp chúng con biết loại bỏ hận thù và báo oán, xin hãy dậy chúng con biết tha thứ.
Xin giải thoát chúng con khỏi chiến tranh, bảo vệ thế giới chúng con thoát khỏi sự đe dọa của vũ khí hạt nhân.
Lạy Nữ Vương Mân Côi, xin giúp chúng con nhận ra nhu cầu siêng năng cầu nguyện và yêu mến.
Lạy Nữ hoàng Gia đình, xin hãy chỉ dậy mọi người chúng con, con đường của tình huynh đệ.
Lạy Nữ Vương Hòa bình, xin ban bình an cho thế giới chúng con đang sống.
Lạy Mẹ khoan dung, xin cho lời khẩn cầu tha thiết của trái tim sầu khổ của Mẹ làm thay đổi trái tim chai đá của chúng con. Cầu mong những giọt nước mắt mà Mẹ đã đổ ra vì chúng tôi sẽ làm cho thung lũng sầu khổ của thù hận này nở hoa yêu thương. Giữa những sấm sét gầm xé của bom đạn, lời cầu khẩn của Mẹ làm thay đổi những suy tính của chúng con thành hòa bình. Ước mong sự trìu mến của Mẹ sẽ xoa dịu những ai đang đau khổ vì trốn chạy những cơn mưa bom đạn... Xin Mẹ an ủi những người bị buộc phải rời xa gia đình và quê hương xứ sở vì chiến tranh. Cầu xin Trái tim tân khổ của Mẹ đánh động lòng thương cảm của chúng con và truyền cảm hứng để chúng con biết rộng mở tâm lòng, quan tâm đến những anh chị em chúng con đang bị thương tích và bị gạt ra ngoài xã hội…
Lạy Thánh Mẫu, Mẹ Thiên Chúa, khi Mẹ đứng dưới thập giá Chúa Giêsu, Chúa nhìn thấy người môn đệ đứng bên, Chúa đã phán: “Này là con của Mẹ” (Ga 19:26). Bằng cách này, Người đã giao phó mỗi người chúng con cho Mẹ. Người nói với môn đệ và với từng người chúng con: “Này là Mẹ con” (c. 27).
Lạy Mẹ Maria, giờ đây chúng con mong muốn được đón Mẹ vào cuộc sống và lịch sử của chúng con. Vào giờ phút này, một nhân loại đã mỏi mệt và quẫn trí đang cùng Mẹ đứng dưới chân thập tự giá, cần phó thác chính mình cho Mẹ và nhờ Mẹ, dâng lên Chúa Giêsu Kitô. Chúng con xin dâng lên Mẹ người dân Ukraine và nước Nga, những người hằng tôn kính Mẹ với lòng sùng mộ kính tin, giờ đây đang hướng về Mẹ, với trái tim tan nát, xin Mẹ thương cứu giúp họ, những dân tộc bị tàn phá bởi chiến tranh, đói kém, bất công và nghèo đói.
Vì vậy lạy Mẹ Thiên Chúa và Mẹ chúng con, lạy Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, chúng con long trọng giao phó và thánh hiến chính mình chúng con, Giáo Hội chúng con và toàn thể nhân loại, đặc biệt là nước Nga và Ukraine cho Mẹ. Xin Mẹ chấp nhận tấm lòng thành khẩn của chúng con mà Mẹ đã nài xin chúng con thể hiện. Xin Mẹ hãy làm cho chiến tranh được sớm kết thúc, cho hòa bình được hiển trị khắp nơi trên thế giới. Xin cho lời “Xin Vâng” mà Mẹ đã đáp lại tôn ý Chúa mở ra cánh cửa lịch sử cho Hoàng tử Hòa bình ngự đến. Chúng con tin tưởng qua trái tim từ mẫu của Mẹ, hòa bình sẽ hiển trị.( Kinh Thánh Hiến Nước Nga và Ukraine cho Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ mà Đức Thánh Cha sẽ tuyên đọc ngày 25/3/2022.) Bản dịch của trang Vietcatholic)
Lòng sùng kính dâng hiến cho trái tim vẹn sạch Đức Mẹ Maria là việc tâm linh đạo đức của con người đi tìm sự bình an, sự che chở cho đời sống. Cung cách tâm linh đạo đức này biểu lộ tấm lòng tràn đầy tin tưởng cậy trông nơi Thiên Chúa, Đấng là nguồn hy vọng, và mọi ân đức chúc phúc lành, nhờ lời bầu cử nguyện thay cầu giúp của Đức Mẹ Maria.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Tranh vẽ Thánh Giuse của họa sĩ, kỹ sư Nguyễn Như Bá, San Jose
Nguyễn Long Thao
12:26 24/03/2022
Thần học Công Giáo Thế kỷ 20 và Chiến thắng của Maurice Blondel, kỳ cuối
Vũ Văn An
19:41 24/03/2022
9. Maurice Blondel và Henri de Lubac
De Lubac dành năm học 1912–1913 để học luật tại Phân khoa Công Giáo của Đại học Lyon. Ngài vào Dòng Tên năm 1913. Các chính sách chống giáo sĩ của Đệ tam Cộng hòa khiến ngài phải đến Đảo Jersey. Năm 1914 xảy ra Đại chiến và de Lubac, cùng với nhiều giáo sĩ khác, phải gia nhập quân đội Pháp, nơi ngài phục vụ từ năm 1915 đến năm 1919. Năm 1916, tại Eparges gần Verdun, de Lubac là một trong nửa triệu người bị thương trong Trận chiến Verdun, bị một vết thương nghiêm trọng ở đầu, hậu quả của nó tiếp tục trong suốt cuộc đời của ngài. Sau chiến tranh, ngài tiếp tục học triết học tại Jersey (1920–23), nơi chủ nghĩa Tôma hiện đại của Pedro Descoqs đã gây chấn động. De Lubac nhớ lại việc ghi vội “một số ghi chú khá không duy bảo thủ” trong các lớp học của Descoqs, những ghi chú “được truyền cảm hứng từ Thánh Tôma nhiều hơn từ bậc thầy Suarez của tôi, người mà lời giảng dạy đầy tính tranh đấu là một lời mời vĩnh viễn phải phản ứng” (50). De Lubac bắt đầu học thần học tại Hastings ở bờ biển phía nam của nước Anh vào năm 1924. Nhưng vào năm 1926, ngài cùng trường thần học Dòng Tên trở lại Lyon và hoàn thành hai năm thần học cuối cùng của mình tại La Fourvière. La Fourvière là một “trường học theo truyền thống tân kinh viện” hơn bất cứ cơ sở nào chịu ảnh hưởng của Blondel. Nhưng cũng có một nhóm các giáo sư mà Henrici gọi là “các tu sĩ Dòng Tên thuyết trình lại [relectures jésuites]”. Đứng đầu trong số họ là Auguste Valensin, bạn và là đệ tử của Blondel, từ vị này, de Lubac đã học Thánh Tôma qua Blondel và Rousselot. Bản thân Blondel lúc này đang giảng dạy tại Aix en Provence, trên bờ biển Địa Trung Hải gần Marseilles, không xa Lyon về phía bắc bao nhiêu (51) Dưới ảnh hưởng của Valensin và nhiều người khác, de Lubac đã trở thành một phần không thể thiếu của một mạng lưới lỏng lẻo gồm các nhà trí thức và nhà hoạt động giáo dân và giáo sĩ mà Fouilloux từng gọi là “trường phái thứ hai của Lyon”. Các nhà lãnh đạo của nó đã được thúc đẩy, đến một mức nào đó, bởi tinh thần của lời Đức Lêô XIII kêu gọi liên minh với nền Đệ tam Cộng hòa. Về mặt chính trị, họ cố gắng lèo lái giữa chủ nghĩa toàn diện bảo hoàng Công Giáo của cánh hữu, được đại diện bởi Charles Maurras và L’Action française, và chủ nghĩa chống giáo sĩ hùng hổ của Đệ tam Công hòa đầu thế kỷ XX.
Về mặt thần học, họ thương lượng các nguy hiểm ngấm ngầm giữa chủ nghĩa phản duy hiện đại của Rôma, vốn nghi ngờ Blondel, và mong muốn của họ đối với việc theo đuổi, trong giới hạn chính thống, các loại vấn đề được nêu ra trong cuộc khủng hoảng duy hiện đại (52). Nhà kỹ nghệ học Victor Carlhian ở Lyon, vốn là học trò của đồng nghiệp Blondel, Lucien Laberthonnière, và là lực lượng chính của Le Sillon ở Lyon trước khi bị dẹp bỏ vào năm 1910, đã giúp đỡ trong việc gây qũy cho nhóm. Fouilloux gọi họ là “trường phái in bằng máy photocpy” [école polycopiante], vì các ấn phẩm của họ, được sản xuất trên máy photocopy thời đó, được lưu hành theo kiểu hầm trú, “một kiểu xuất bản lậu [samizdat] trước thời của nó” (53). Tại trung tâm thần học của Trường phái Lyon là những “thuyết trình lại” của Henrici hay “các tu sĩ Dòng Tên đang trở thành đồ đệ của Blondel”. Đối với Henrici, de Lubac “chắc chắn là nhân vật chính trong hàng ngũ các tu sĩ Dòng Tên theo Blondel” (54). Theo hình ảnh của Fouilloux, “ngọn lửa” của Trường phái Lyon bùng cháy sáng nhất vào năm 1938 với việc xuất bản cuốn Catholicisme (Công Giáo) của de Lubac, một cuốn sách bắt đầu như những bài diễn giảng trình bầy cho những người Công Giáo xã hội xung quanh Lyon (55). Như Henrici đã nhấn mạnh, mối liên hệ chặt chẽ của de Lubac với Blondel chỉ dần dần phát sinh mới đây thôi. De Lubac bước vào thần học “qua cánh cửa hẹp của triết học, nhất là triết học của Maurice Blondel” (56).
De Lubac từng viết, “Trong những năm triết học của tôi (1920–1923), tôi đã nhiệt tình đọc cuốn L’Action, Lá Thư (về hộ giáo) và nhiều nghiên cứu khác của Maurice Blondel.... Tôi đã nghe nhiều về ông từ Cha Auguste Valensin. Tôi đã đến thăm ông lần đầu tiên vào năm 1922...” (57). Tác phẩm lớn Surnaturel của De Lubac, về vấn đề tự nhiên và ân sủng, đã không được xuất bản cho đến năm 1946 khi Thế chiến hai kết thúc. Nhưng vào những năm 1920, Cha Joseph Huby khuyến khích de Lubac “xác minh về phương diện lịch sử luận điểm của Blondel và Rousselot về siêu nhiên trong khi nghiên cứu cùng một vấn đề nơi Thánh Tôma”.
Hồi ký của De Lubac mô tả nhóm thảo luận không chính thức vào buổi tối Chúa nhật của Cha Huby trong đó cuộc điều tra của ngài về “siêu nhiên” đã bắt đầu (58). Ngày 3 tháng 4 năm 1932, de Lubac viết cho Blondel điều ngài mô tả như một “loại phác thảo của điều sau này trở thành cuốn Surnaturel của tôi.” Ngài thúc giục Blondel, “với mọi sự tự do của một môn đệ,” rằng trong công trình gần đây của ông, triết gia vùng Aix đã tiến quá gần tới giả thuyết hiện đại về “bản chất thuần túy”. De Lubac nhắc Blondel nhớ rằng: “Chính việc nghiên cứu công trình của ông đã khiến tôi, cách đây khoảng 11 năm, bắt đầu suy nghĩ về những vấn đề này, và tôi tin rằng tôi vẫn trung thành với nguồn cảm hứng của nó”.
Ngài tiếp tục trích dẫn Blondel như nguồn cảm hứng cho khẩu hiệu vốn lên đặc điểm cho cách tiếp cận của ngài với vấn đề tự nhiên và ân sủng: “hợp nhất để phân biệt điều tốt hơn” (59). Khi cuốn Surnaturel xuất hiện vào năm 1946, de Lubac đã gửi một bản cho Blondel, lúc đó vẫn đang nghiên cứu bộ ba cuối cùng không hoàn chỉnh của ông. Blondel gọi cuốn Surnaturel là một “công trình căn bản, thực sự kỳ công”.
“Tôi tìm thấy trong đó một ánh sáng, một sức mạnh, một niềm vui mà tôi không thể cảm ơn cho đủ, mà không quên lòng biết ơn tôi nợ cha vì đã quan tâm nâng tôi lên trên những lời chê bai và phản bác”. Blondel 85 tuổi viết thế và cho biết mình “được tiếp thêm sức mạnh để một lần nữa tiếp tục nỗ lực của tôi để hoàn tất nhiều bản thảo của Tập III về ‘La Philosophie et l’Esprit chrétien’ [Triết học và Tinh thần Kitô giáo]...” (60)
Sau cái chết của Blondel vào năm 1949 và cuộc tranh cãi về “la nouvelle théologie”(1950) đã phần nào lắng dịu, de Lubac, cùng với Henri Bouillard, và các tu sĩ Dòng Tên khác, đã làm rất nhiều để bảo đảm di sản của Blondel, tiếp tục nâng ông “lên trên các lời chê bai và phản bác” và thoát khỏi các văn kiện liên quan đến cuộc khủng hoảng duy hiện đại (61). Năm 1957, de Lubac xuất bản ẩn danh hai tập đầu tiên được chú thích nhiều về thư từ giữa Blondel và Auguste Valensin trong các năm 1899 và 1912. Đến năm 1965, de Lubac có thể xuất bản tập thứ ba về thư từ trong các năm 1912 đến 1947 dưới tên của chính mình (62). Năm 1960, René Marlé xuất bản một bộ sưu tập thư từ và các tài liệu khác liên quan đến cuộc khủng hoảng duy hiện đại với tựa đề Au Coeur de la crise modernniste (Giữa lòng cuộc khủng hoảng duy hiện đại). Henrici cho rằng “Cha de Lubac không biết mệt mỏi” với việc chuẩn bị bộ sưu tập này. Cũng trong năm 1965, de Lubac xuất bản một ấn bản có chú thích về thư từ của Blondel và Pierre Teilhard de Chardin, và vào năm 1969, thư từ của Blondel và Johannès Wehrlé, một linh mục chính xứ ở Paris, người mà Blondel đã trao đổi thư từ trong cuộc khủng hoảng duy hiện đại và sau đó (63). Sau một cuộc thảo luận dài về công việc hiệu đính của mình về các tác phẩm của Auguste Valensin, de Lubac đã viết rằng ngài coi “các ấn bản di cảo” mà ngài đã xuất bản cho Valensin, Montcheuil, Blondel và Teilhard “là một trong những nhiệm vụ hữu ích nhất từng được giao cho tôi để hoàn thành” (64).
10. Blondel tại Công đồng Vatican II
Trong những ngày đầu của cuộc khủng hoảng duy hiện đại, trong Lá thư Hộ giáo năm 1896, Blondel đã phân biệt hai cách “nhìn vào lịch sử các ý niệm triết học”. Thay vì ở “bên ngoài chính dòng,” tự cắt đứt “khỏi loại cuộc sống duy nhất có hiệu quả”, Blondel đã đi theo con đường khác. Bằng các cố gắng: để tri nhận sự khích động của cuộc sinh nở mà nhân loại luôn chuyển dạ, chúng ta tự đặt mình vào thế hưởng lợi nhờ cố gắng lớn lao này, khai sáng nó, đưa nó đến chỗ sinh hoa trái, đốt lên tim đèn leo lét, ít sẵn sàng giả thiết rằng chẳng có giá trị đối với bản thân chúng ta trong các học thuyết xem ra trái ngược nhất với học thuyết của chúng ta, đến với những người khác để họ đến với chúng ta — và đó là nguồn gốc của tính sinh hoa trái trí thức (65). Sự thúc đẩy của Blondel “đi đến những người khác để họ có thể đến với chúng ta” đã sinh hoa kết trái tại Công đồng Vatican II.
Khi kết thúc cuộc khảo sát của mình về dòng dõi Blondel nơi các tu sĩ Dòng Tên người Pháp, Henrici lưu ý rằng cuốn L'Action, một dự án vốn được quan niệm như một cuốn hộ giáo ngỏ với "những người không tin, những nhà tài tử [dilettantes], những người bi quan và những người duy nghiệm đương thời," từng oái oăm trở thành "nguồn suối tươi trẻ cho nền thần học và triết học Công Giáo”.
Ông tóm tắt ba chủ đề có liên quan mật thiết với triết học Blondel đã khiến nhiều nhà tư tưởng Công Giáo thế kỷ XX quan niệm lại mối tương quan của triết học và thần học. Thứ nhất, trong lĩnh vực nhân học triết học, con người, với tư cách con người lịch sử, được xác định bởi số phận siêu nhiên của họ. Thứ hai, trong lĩnh vực nhận thức, tính năng động trong việc hiểu biết của con người được sắp đặt để hưởng nhan Thiên Chúa như vừa cần thiết vừa bất khả đối với chúng ta. Thứ ba, và táo bạo nhất, là lập luận của Blondel ở Phần V, Chương 3 cuốn L'Action, cho rằng sự kết hợp giữa nhân tính và thần tính trong Chúa Kitô là "thước đo muôn loài" (panchristisme) và có lẽ là giải pháp duy nhất cho "vấn nạn nan giải [aporia] của Kant về tính chất phù du của dữ kiện cảm giác (données sensibles) khi phải đương đầu với tính năng động của trí hiểu đối với điều khả niệm và tính nhất quán dứt khoát của thế giới khả giác như là cơ sở cho mọi kinh nghiệm của con người” (66).
Henrici kết luận: Nếu có một điều cần học hỏi từ các tu sĩ Dòng Tên thừa kế của Blondel, đó là “triết học và thần học thuộc về nhau nhiều hơn chúng ta quen nghĩ, và, nếu không có thần học thì không có triết học, và cũng đúng là nếu không có thần học, một triết học dù với chiều sâu khiêm nhường nhất cũng không thể có được” (67).
Henrici nhận định rằng việc Blondel mở các “ngăn đóng kín” (cloisons étanchées) của “triết học tách biệt” và “thần học tách biệt” đã có “nhiều vang dội thậm chí đối với cả các giáo huấn có thẩm quyền cao nhất của Giáo hội”, không những trong thông điệp Fides et ratio năm 1998, mà còn trong các văn kiện của Công đồng Vatican II. Ảnh hưởng của De Lubac đối với các tài liệu của Công đồng đã được nhiều người biết đến và thường được bình luận. Nhưng Henrici kết thúc bài báo của mình bằng một trích dẫn Cha Yves Congar, người đã định vị ảnh hưởng sâu xa của de Lubac chính ở điểm Blondel quan niệm lại mối tương quan của triết học và thần học.
Congar viết vào năm 1966, “Nếu chúng ta phải định phẩm cách tiếp cận của Công đồng trong một chữ, thì chúng ta có thể viện dẫn lý tưởng nhận thức mà Maurice Blondel đã đề xuất và lý tưởng mà ông đã lấy lại khi đương đầu với điều được ông gọi là 'chủ nghĩa dẫn nhập đơn nhất', nghĩa là, một quan niệm bị vật thể hóa [thingly, reified) về nhận thức".
Henrici nói thêm, như phần chêm vào cụm từ cuối cùng vừa nói, “một hệ thống duy ngoại gồm các ngăn đóng kín” (68). Theo quan niệm của ngài về “sự thăng trầm của thần học”, có lẽ de Lubac không ngạc nhiên khi thấy nền thần học lấy cảm hứng từ Blondel về tự nhiên và ân sủng, thay vì là một thành tựu dứt khoát, đã chứng tỏ là không ổn định và chưa hoàn tất. Một đàng, việc nại tới một cách không phân biệt đặc tính ân sủng của thế giới chúng ta đe dọa sẽ lấy mất trung tâm Kitô học và ba ngôi của nó. Các tái khẳng định về quyền tự trị của triết học trong việc nại tới các praeambula fidei [lời nói đầu của đức tin] trong Summa theologiae [Tổng luận Thần học] của Thánh Tôma (1, 2, ad 1) và hiến chế tín lý Dei Filius của Vatican I đã làm bất ổn trung tâm Kitô học và ba ngôi của nền thần học về tự nhiên và ân sủng từ một phía khác (69). Làm sáng tỏ các ý nghĩa trong đó, chúng ta thực sự có thể nói rằng thế giới được ân sủng vẫn là một nhiệm vụ chính của thần học Công Giáo đương thời.
11. Maurice Blondel và thông điệp Fides et ratio (1998)
Ngoài Công đồng Vatican II, Henrici cũng đề cập đến thông điệp Fides et ratio như một trong những điển hình cho thấy tác động của tư tưởng Blondel đối với các giáo huấn có thẩm quyền nhất của Giáo hội. Thật vậy, Henrici thấy tư tưởng của Blondel ở trung tâm của thông điệp và nhắc đến Maurice Blondel như một “innommé”, “một người dấu tên” của thông điệp. Thông điệp có thể được coi như bước thứ hai trong ba bước được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tiếp nhận, những bước, nếu được xem xét với nhau, đại diện cho việc minh oan và thậm chí chiến thắng cho Maurice Blondel. Bước đầu tiên: Lá thư kỷ niệm bách chu niên năm 1993. Ngày kỷ niệm các biến cố quan trọng đóng một vai trò đào tạo trong cuộc đời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Sự nhiệt tình của ngài đối với việc cử hành Năm Thánh năm 2000, với trọng tâm là sự ăn năn và “thanh tẩy trí nhớ” nên được hiểu trong bối cảnh này (70). Đức Cố giáo hoàng không phải là người bỏ lỡ một ngày kỷ niệm. Vào ngày 19 tháng 2 năm 1993, Đức Gioan Phaolô II đã thực hiện bước đầu tiên trong ba bước của ngài trong một lá thư gửi cho Đức Tổng Giám Mục Aix en Provence. Đây là dịp kỷ niệm bách chu niên ngày xuất bản cuốn L’Action vào năm 1893. Để đánh giá bức thư này quan trọng ra sao, người ta phải nhớ lại những lời của Đức Giáo Hoàng Piô X trong thông điệp Pascendi, những lời từng gây ra cho Blondel rất nhiều đau buồn vào năm 1907 và sau đó.
“Chúng ta không thể không ta thán một lần nữa, và đau buồn thay, vẫn có những người Công Giáo, trong khi bác bỏ nội tại tính như một học thuyết, vẫn sử dụng nó như một phương pháp hộ giáo, và họ làm điều này một cách thiếu thận trọng đến mức dường như họ thừa nhận rằng trong bản chất con người có một tất yếu đích thực và nghiêm ngặt liên quan đến trật tự siêu nhiên — và không chỉ là một khả năng và sự phù hợp đối với siêu nhiên, y như đã luôn được các nhà hộ giáo Công Giáo nhấn mạnh” (Đoạn 37).
Ở đây, Pascendi bác bỏ con đường nội tại tính như là chấp nhận điểm xuất phát của Kant và bác bỏ các kết luận của ông ta. Việc phân biệt giữa nội tại tính như một học thuyết và như một phương pháp là điều mà Blondel luôn nhấn mạnh khi bảo vệ công trình của mình chống các lời chỉ trích tân kinh viện. Ở đây, Đức Piô X đã cắt đứt sự ủng hộ đối với ông và làm cho tên tuổi ông bị nghi ngờ và cần được bảo vệ nơi các giới giáo hội trong suốt phần đời còn lại của ông. Ông viết vào ngày 17 tháng 9 năm 1907, “Tôi đã đọc thông điệp, và tôi thật sững sờ”.
Ông viết cho người bạn thân của mình, tu sĩ Dòng Tên Auguste Valensin, “Nó gần như khiến người ta phải thốt lên, Hạnh phúc thay cho những người đã chết trong Chúa". Đến ngày 22 tháng 9, ông đã đạt được một viễn ảnh nào đó về thông điệp. Ông viết cho Johannès Wehrlé: “Chúng ta có một nhiệm vụ kép phải hoàn thành, việc thánh hóa và xây dựng bằng lòng trung thành của chúng ta, nếu cần để tiến tới đức anh hùng; việc soi sáng và dấn thân với đầu óc kinh viện” (71).
Năm 1993, gần một thế kỷ sau, vào dịp kỷ niệm bách chu niên cuốn L’Action, một vị giáo hoàng khác đã gửi lời tưởng niệm đầy xúc động đến Maurice Blondel.
“Như thế, khi nhớ đến tác phẩm, trước hết chúng ta có ý định tôn vinh tác giả của nó, người, trong tư tưởng và cuộc đời của mình, đã có thể ảnh hưởng đến việc cùng hiện hữu của cả các phê phán khắt khe nhất lẫn việc nghiên cứu triết học can đảm nhất đối với đạo Công Giáo chân chính nhất, thậm chí cả lúc ông rút tỉa từ chính ngọn nguồn của truyền thống tín điều, giáo phụ và huyền nhiệm. Lòng trung thành hai chiều này đối với các đòi hỏi nhất định của tư tưởng triết học hiện đại và với Huấn quyền của Giáo hội đã phải trả giá bằng việc không được hiểu biết và đau khổ, vào thời điểm lúc Giáo hội thấy mình đương đầu với cuộc khủng hoảng duy hiện đại và những sai lầm liên hệ” (72).
Sự công nhận đặc biệt này của vị Giáo hoàng đối với Blondel thừa nhận cả lòng trung thành của ông với Huấn quyền của Giáo Hội và nỗi đau khổ của ông trong cuộc khủng hoảng duy hiện đại. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi cuốn L’Action là “luận thuyết của một triết gia về điều vượt quá triết học”. Mô tả này cũng có thể dễ dàng áp dụng cho chính thông điệp Fides et ratio năm 1998 của Đức Giáo Hoàng. Trong thông điệp đó, trong bối cảnh bác bỏ “chủ nghĩa duy lý” và “chủ nghĩa thực dụng tín điều”, Đức Gioan-Phaolô II đã trích dẫn ngắn gọn thông điệp Pascendi (đoạn 71). Nhưng cắt bỏ bối cảnh thần học-chính trị của nó, thông điệp Pascendi trở thành một lời cảnh báo hàng thế kỷ chống lại “chủ nghĩa duy lý” và “chủ nghĩa duy sử” mà Đức Gioan-Phaolô II cùng với Đức Piô X đã bác bỏ một cách chính đáng.
Bước thứ hai: Thông điệp Fides et ratio, 1998. Thông điệp Fides et ratio mang theo Pascendi như một nhánh phụ đi vào một trong những dòng thần học lớn chảy vào Công đồng Vatican II. Như chúng ta đã thấy, dòng suối này phát xuất từ Maurice Blondel chẩy qua Henri de Lubac và nhiều người khác. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn vinh de Lubac vào năm 1983 bằng cách phong ngài làm Hồng Y. Nhà cải cách thế kỷ 19, Antonio Rosmini, được một số người Ý gọi là Newman, xuất hiện trong thông điệp này (đoạn 74). Trên thực tế, thông điệp vốn được đọc như “một hành vi phục hồi ở điểm nó đã tiến cử các nhà tư tưởng từng bị kết án hoặc bác bỏ trong biến chuyển Tân Tôma thế kỷ XIX” (73). Năm 2002, Bộ Giáo lý Đức tin đã chính thức xua tan niềm nghi ngờ lạc giáo vốn bao vây Rosmini từ năm 1887. Ngày 18 tháng 11 năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã phong chân phước cho ngài (74). Tương phản với Rosmini và những người bị đặt qua một bên khác được đề cập trong thông điệp, tên của Blondel vắng mặt rõ ràng trong Fides et ratio. Tuy nhiên, người ta có thể rờ thấy sự hiện diện của ông trong thông điệp, như khi nó nhắc đến các triết gia vốn “tạo ra một nền triết học, bắt đầu với sự phân tích về tính nội tại, đã mở ra con đường dẫn đến siêu việt” (đoạn 59). Peter Henrici cho rằng Fides et ratio nên được đọc “chính xác như một biện pháp khen thưởng của huấn quyền đối với khái niệm triết học của Blondel,” trong khi cùng một lúc, “tiểu sử triết học của Blondel tuổi trẻ... có thể được đọc như một biện minh triết học và đặt nền tảng cho nhiệm vụ (hiện sinh) của triết học được Fides et ratio cổ vũ”. Tác giả này nhấn mạnh rằng thông điệp thiếu “cây cầu triết học” để làm trung gian giữa những khẳng định đồng thời của nó về hành trình con người đi tìm ý nghĩa và sự hoàn thành của nó trong Chúa Kitô.
Henrici phác thảo bốn “hội tụ cơ cấu” giữa cuốn L’Action và thông điệp và kết luận rằng cuốn L’Action “trên thực tế, có thể được đọc như một bình luận triết học bổ sung về Fides et ratio”. Nó điển hình hóa chính kiểu trung gian triết học mà thông điệp cần. Vì việc phân tích này, cũng như những ám chỉ rõ ràng về Blondel mà ngài tìm thấy trong các đoạn 26, 59 và 76, Henrici nêu câu hỏi hiển nhiên: "Tại sao tên của Blondel không được nhắc đến trong thông điệp?" Một sự bỏ sót như vậy không thể nào ngẫu nhiên được. Henrici cho rằng điều đó là do Đức Gioan Phaolô II không muốn “áp đặt bất cứ triết lý cụ thể nào lên người đọc của ngài”. Triết học của Blondel là loại triết học được thông điệp lấy làm giả định, nhưng nó không phải là loại triết học duy nhất có thể có. Vì điều được Henrici gọi là “mối liên hệ bên trong giữa tư tưởng của Blondel và các đường hướng suy nghĩ” trong thông điệp, cũng như mong muốn của Đức Giáo Hoàng là tiếp tục cởi mở “đối với nhiều thứ triết lý Kitô giáo khác”, theo Henrici, Đức Gioan Phaolô II đã cố tình tránh nhắc đến tên của Maurice Blondel (75).
Bước thứ ba: Diễn thuyết trước hội nghị Blondel quốc tế, 2000. Như để xác nhận cách Henrici hiểu thông điệp, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thực hiện bước thứ ba. Đó là dịp có một cuộc gặp gỡ quốc tế tại Đại học Gregorian ở Rôma để minh nhiên liên kết Blondel với các chủ đề của Fides et ratio. Chủ đề của cuộc họp là “Blondel giữa cuốn L’Action và Bộ Sách Ba Cuốn”. Ngày 18 tháng 11 năm 2000, Đức Giáo Hoàng nói với những người tụ họp tại Đại Học Gregorian rằng cuộc họp của họ có liên quan đặc thù tới các vấn đề cấp bách mà ngài đã nêu ra trong thông điệp. Các vấn đề này bao gồm việc nghiên cứu triết học như một preparatio fidei [môn học chuẩn bị cho đức tin] (đoạn 61) và mối liên hệ của thần học, vốn được coi như khoa học về đức tin, với lý trí triết học (đoạn 64–69). Những lời tiếp theo của ngài nhắc người đọc nhớ tới bức thư năm 1993, mà sau đó ngài tiếp tục trích dẫn.
“Từ gốc rễ triết học của Maurice Blondel, có một tri nhận rõ nét về bi kịch phân cách giữa đức tin và lý trí (xem đoạn 45–48) và ý chí dũng cảm vượt qua sự phân cách này coi nó như trái với bản chất của sự vật. Vì thế, triết gia vùng Aix là một đại diện lỗi lạc của triết học Kitô giáo, được hiểu như suy lý thuận lý, trong kết hợp quan yếu với đức tin (xem đoạn 76), trong một dạ trung thành kép đối với những đòi hỏi của nghiên cứu trí thức và với Huấn quyền” (76).
Đó có phải là một hành vi tạ tội, thanh tẩy ký ức hay không? Có lẽ chỉ có bản thân Maurice Blondel mới có thể trả lời được câu hỏi này. Dù sao, lịch sử đã xử rất tốt với nhà triết học vùng Aix. Hơn một thế kỷ sau Pascendi, người ta có thể trung thành đọc lịch sử can thiệp của thần học Công Giáo, từ viễn cảnh được phác họa ở đây, như là “cuộc chiến thắng của Maurice Blondel”. Đó là một chiến thắng xuất hiện sau một thế kỷ và đầy những oái oăm và lưỡng nghĩa sâu xa. Có lẽ Blondel sẽ không ngạc nhiên.
Viết vào năm 1980, Henri de Lubac tuyên xưng Blondel như “động lực chính” để “nền thần học Latinh quay trở lại với một truyền thống đích thực hơn” (77). Sau đó, ngài cố gắng nắm bắt ấn tượng mà Blondel đã tạo ra nơi ngài ở lần đầu gặp mặt năm 1912 bằng cách trích dẫn bức chân dung bằng lời về Blondel viết năm 1935. Nó giống như ấn tượng mà Michael Kerlin đã tạo ra nơi tôi.
“Trước sự hiện diện của ông, ngay từ đầu tôi đã hiểu ý nghĩa của việc coi nghề dạy học như một loại chức linh mục... Trong giọng nói kiên nhẫn và tài hùng biện liên tục của Maurice Blondel, vào thời điểm đó, có nhiều biến tố của lòng tốt, lòng bác ái và tao nhã, theo nghĩa rộng của từ ngữ, mà tôi hiếm thấy nơi người của Giáo hội ở một mức độ phát triển và tinh luyện. Trong cuộc trò chuyện của người vốn được gọi là ‘người chiến đấu’ vĩ đại của các ý niệm này, không hề có dấu vết dù nhỏ nhất nào của sự cay đắng [đó].... Tôi tạm biệt Blondel không những được soi sáng mà còn được bình tâm, và, khi đọc những công trình dài của ông, những công trình nói nhiều hơn viết, một lần nữa tôi thấy lòng kiên nhẫn vô hạn, vừa nhẹ nhàng vừa bền bỉ, kết thúc bằng chiến thắng tất cả... (78)
Đây, có lẽ, là chiến thắng đích thật nhất của Blondel”.
Ghi chú
50 de Lubac, At the Service of the Church, 42
51 “Relectures jésuites” tại trang 309 “La Descendance blondélienne parmi les jésuites français”. Để biết thông tin tiểu sử về de Lubac, tôi đã dựa vào mục của Susan Wood về ông trong Biographical Dictionary of Christian Theologians, ed. Patrick W. Carey and Joseph T. Lienhard [Từ điển tiểu sử của các nhà thần học Kitô giáo, chủ biên Patrick W. Carey và Joseph T. Lienhard] (Westport, Conn: Greenwood Press, 2000), 330–33. Xem thêm Grumett, De Lubac, 1–6.)
52 Ở đây tôi theo Fouilloux, “La seconde 'École de Lyon' [‘Trường phái Lyon’ thứ hai] (1919–1939),” 268, 271–72.
53 Ibid., 268. Các ấn phẩm của họ bao gồm, bắt đầu từ thập niên 1930, các tác phẩm chưa được hiệu đính của Pierre Teilhard de Chardin, bao gồm The Divine Milieu [Lãnh vực Thần linh].
54 Henrici, “La descendance blondélienne,” 310.
55 Fouilloux, “La seconde 'École de Lyon' (1919–1939),” 272. De Lubac mô tả các bài giảng mà cuốn sách dựa vào trong At the Service of the Church, 27.
56 Xavier Tilliette, “Le Père de Lubac et le débat de la Philosophie chrétienne,” [Cha de Lubac và cuộc tranh luận về Triết học Kitô giáo] Les Études Philosophiques 50 (1995): 193–203, ở trang 193, được trích dẫn bởi Henrici, “La descendance blondélienne,” 311, n. 21.
57 de Lubac, At the Service of the Church, 19. Dịp ngài đến thăm Aix là cơn đau tai kinh niên của ngài.
58 “Sau này, Cha Huby đề nghị với de Lubac kiểm chứng về phương diện lịch sử các chủ đề của Blondel và de Rousselot về siêu nhiên, bằng cách cùng một lúc nghiên cứu vấn đề nơi Thánh Tôma” (Henrici, “La descendance blondélienne”, 312. Xem de Lubac, At the Service of the Church, 34–35. Henrici tiếp tục gợi ý rằng các nghiên cứu đầu tiên của de Lubac về Baius và Jansenius, xuất bản năm 1931, được lấy cảm hứng từ một bài báo năm 1923 của Blondel về chủ nghĩa Jansenism và chủ nghĩa chống Jansenism nơi Pascal. Trước đó (ở trang 311, ghi chú 19), Henrici trích dẫn luận văn của Antonio Russo, viết dưới sự hướng dẫn của Walter Kasper, Henri de Lubac: Teologia e dogma nella storia. L’influsso di Blondel [Henri de Lubac: Thần học và tín điều trong lịch sử. Ảnh hưởng của Blondel] (Rome: Studium, 1990) như lên tài liệu thấu đáo về ảnh hưởng của Blondel đối với de Lubac trẻ tuổi.
59 de Lubac, At the Service of the Church, Phụ lục 1: 7, 183–85, với câu trả lời của Blondel cho “những lời khuyên rất hữu ích” của de Lubac, ở tr.185tt. Muốn đọc de Lubac về "hợp nhất để phân biệt tốt hơn," xem Mystery of the Supernatural [Mầu nhiệm Siêu nhiên], bản dịch của Rosemary Sheed với lời Dẫn nhập của David L. Schindler (New York: Crossroad, 1998), 30–31, trước đó là việc tham chiếu đến cuốn L'Action của Blondel tại tr. 29.
60 de Lubac, At the Service of the Church, 188, trích dẫn Blondel gửi de Lubac, ngày 19 tháng 12 năm 1946.
61 Cuốn nghiên cứu của Bouillard, Blondel et le Christianisme xuất hiện năm 1961. Xem ghi chú 2 ở trên.
62 Về dữ kiện xuất bản, xem Henrici, “La descendance blondélienne” 307, số 13. Henrici gọi những tập này là “một mỏ thông tin gần như bất tận”.
63 Xem sđd., 308, số 14 để biết dữ kiện xuất bản. De Lubac kể câu chuyện về những ấn phẩm này trong At the Service of the Church, 101–03. Các học giả theo Duy hiện đại Émile Poulat và René Virgoulay đã chỉ trích việc biên tập Au Coeur de la crise modernniste (Ở Tâm điểm cuộc Khủng hoảng Duy hiện đại]. Xem Marvin O’Connell, Critics on Trial, 254, ghi chú 13. De Lubac giải thích các vai trò liên hệ của ngài và Marlé trong At the Service of the Church, 102–03. Ngài thay mặt Teilhard thực hiện bài viết của mình theo sự hướng dẫn của bề trên tỉnh, người đã viết cho ngài vào năm 1961 rằng “bốn bề trên tỉnh của Pháp, với sự chấp thuận của Cha Bể trên Cả, muốn một trong những người biết rõ về ngài, những người đã theo tư tưởng của ngài, để đem chứng từ của ngài chống đỡ ngài” (At the Service of the Church, 104, trích dẫn Cha Blaise Arminjon gửi cho de Lubac, ngày 23 tháng 4 năm 1961).
64 de Lubac, At the Service of the Church, 101.)
65 Blondel, The Letter on Apologetics and History and Dogma [Lá thư Hộ giáo và lịch sử và Tín điều], 147.
66 Về khía cạnh vũ trụ học này của tư tưởng Blondel, xin xem David Grumett, “Eucharist, Matter and the Supernatural: Why de Lubac Needs Teilhard,” International Journal of Systematic Theology [Thánh thể, Vật chất và Siêu nhiên: Tại sao de Lubac lại cần Teilhard,” Tạp chí Quốc tế về Thần học Hệ thống] 10, số 2 (tháng 4 năm 2008): 165–78. Grumett lập luận rằng, để hoàn tất bài phê bình của mình về “bản chất thuần túy”, de Lubac cần chiều kích vũ trụ do Teilhard đưa ra. Trong quá trình tranh luận của mình, ngài nói rõ tác động của ấn bản tiếng Latinh của luận án Blondel năm 1930 đối với "vinculum substantiale", tức dây nối kết bản thể, nơi Leibniz, đối với cả de Lubac và Teilhard.
67 Về ba chủ đề, xem Henrici, “La descendance blondélienne,” 320–21. Về Chúa Kitô như “thước đo muôn loài”, xem Blondel, L’Action, 420–21.
68 Henrici, “La descendance blondélienne,” 322, trích dẫn Congar trong Documentation catholique, 1 tháng 1 năm 1966, tr. 13. Xem thêm Étienne Michelin, Vatican II et le 'Surnaturel' (Venasque: Éditions du Carmel, 1993), như được trích dẫn trong cuộc thảo luận của David L. Schindler về “Tình hình Giáo hội-Văn hóa Hiện nay,” trong Dẫn nhập của ông về ấn bản 1998 của The Mystery of the Supernatural [Mầu nhiệm Siêu nhiên], xxv – xxx, 1, tại xxvii, ghi chú 48. Bản thân De Lubac bình luận ngắn gọn về “ ‘Siêu nhiên’ tại Vatican II” trong A Brief Catechesis on Nature and Grace [Sách giáo lý ngắn gọn về Tự nhiên và Ân sủng], bản dịch của Tu huynh Richard Arnandez, F.S.C. (bản gốc tiếng Pháp, 1980; San Francisco: Ignatius Press, 1984), Phụ lục A, 177–90.)
69 Muốn biết de Lubac nói về ý nghĩa trong đó thế giới được ban ơn phúc, xin xem việc ngài tiếp nhận lâu dài mô tả của Schillebeeckx về Giáo hội như là “bí tích của thế giới”, trong A Brief Catechism on Nature and Grace, Phụ lục B, “ ‘Bí tích của Thế giới’?” 191–234. Nhận xét về bản văn này, Susan Wood, sau khi lưu ý rằng trong suốt cuộc đời của ngài, các trước tác của de Lubac “cho thấy một sự thống nhất và không có sự thay đổi nào trong các lập trường thần học hoặc xác tín căn bản”, đã định vị vấn đề căn bản giữa ngài và Schillebeeckx như là “ân sủng đã hiện diện ra sao trong thế giới — bên trong trật tự trần thế bởi việc sáng thế hoặc bởi biến cố Kitô được Giáo Hội trung gian một cách bí tích ” (Biographical Dictionary of Christian Theologians [Từ điển Tiểu sử các nhà Thần học Kitô giáo], 332–33). Xem thêm Frederick Christian Bauerschmidt, “Confessions of an Evangelical Catholic: Five Theses Related to Theological Anthropology” [Lời thú nhận của một người Công Giáo Tin lành: Năm Chủ đề liên quan đến Nhân thần học] Communio 31, no. 1 (Mùa xuân 2004): 67–84. Về việc tái khẳng định quyền độc lập triết học, xin xem Ralph McInerny, Praeambula Fidei: Thomism and the God of the Philosophers [Lời Mở đầu Đức tin: Chủ thuyết Tôma và Thiên Chúa của Các Triết gia](Washington, DC: The Catholic University of America Press, 2006) và, để có một cái nhìn tương phản, Robert Barron, The Priority of Christ: Toward a Postliberal Catholicism [Ưu tiên Chúa Kitô: Hướng tới một Đạo Công Giáo Hậu tự do] (Grand Rapids: Brazos Press, 2007), chương 9, đặc biệt trang 147. Về Dei Filius, xem Balthasar, The Theology of Karl Barth [Thần học của Karl Barth], 302–19. Chương cuối cùng của Bernardi trong Maurice Blondel, Social Catholicism, & Action Française, with its reflections on Blondel’s “contested legacy” [Maurice Blondel, Công Giáo xã hội và L’Action Française, với những suy tư về “di sản bị tranh chấp” của Blondel] (267), đã thành công trong việc nắm bắt được tính lưỡng nghĩa và sự bất ổn của tình hình hiện tại, đặc biệt ở các tr. 261–68. Đối với hiện trạng vấn đề tranh cãi về Surnaturel, xin xem Serge-Thomas Bonino, O.P., chủ biên, Surnaturel: A Controversy at the Heart of Twentieth-Century Thomistic Thought [Surnaturel: Một Mâu thuẫn ở Tâm điểm Tư tưởng Thomist thế kỷ 20], bản dịch của Robert Williams, Linh mục Matthew Leving (Ave Maria, Fla: Sapientia Press, 2009). Xem thêm William L. Portier, “Thomist Resurgence” (Phái Thomist Tái xuất] Communio: International Catholic Review 35, số 3 (Mùa thu 2008): 494–504. Kết thúc một tiểu luận duyệt sách dài và có suy tư về cuốn Jesus of Nazareth (2007) của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, Anthony Sciglitano đặt nhận diện chính xác một sự căng thẳng ông thấy trong cuốn sách và trong tình trạng hiện nay của thần học Công Giáo “giữa khoa thông diễn biểu tượng của de Lubac và những người đồng chí hướng và nhu cầu rõ ràng cần một lý do công khai, như luật tự nhiên chẳng hạn vốn có một loại độc lập náo đó đối với mạc khải". Ông gợi ý rằng, Đức Giáo Hoàng không muốn giải quyết căng thẳng này. Việc giải quyết như vậy có thể dễ dàng dẫn đến “sự ép buộc hợp lý hoặc không hợp lý”. Sciglitano viết, “Thay vào đó, Đức Bênêđíctô dường như muốn gợi ý một lời [logos] gắn liền với việc thông truyền tình yêu thần linh đầy tính giải phóng, và là tình yêu thần linh tự nhập thể thành lý trí chữa lành”. Xem Anthony C. Sciglitano, Jr., “Pope Benedict XVI’s Jesus of Nazareth: Agape and Logos,” [Chúa Giêsu Nadarét của Đức Bênêđíctô: Đức ái và Logos] Pro Ecclesia 17, số 2 (Mùa xuân 2008): 159–85, tại tr. 185.)
70 Người ta nói rằng các suy tư của Balthasar về “burden of the dead” [gánh nặng người chết] trong tác phẩm năm 1965 của ngài Who is a Christian? [Kitô hữu là ai?] Bản dịch của John Cumming (Ấn bản gốc tiếng Đức, 1965; New York / Westminster, Md: Newman Press, 1967) đã truyền cảm hứng đáng kể cho cách tiếp cận của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đối với Năm Thánh 2000 như một thời điểm thống hối. Balthasar viết, “Mối liên hệ của Kitô hữu đương thời với những người đã chết chất lên trách nhiệm tính sổ các lỗi lầm trong quá khứ mà họ phải gánh chịu...” Xem Who is a Christian? 14–15 và Luigi Accattoli, When a Pope Asks Forgiveness: the Mea Culpas of John Paul II [Khi một Giáo hoàng yêu cầu sự tha thứ: Các Lời Thú tội của Đức Gioan Phaolô II], bản dịch của Jordan Aumann, O.P. (Boston: Pauline Books and Media, 1998), đặc biệt là các chương 1, 8 và 9 nói về quá trình mà Đức Thánh Cha đã đạt được hình thức chính xác cho lời kêu gọi tiền Năm Thánh của ngài muốn cộng đồng xét lương tâm lịch sử. Muốn xem lời minh giải các khó khăn thần học khác nhau liên quan đến việc “thanh lọc trí nhớ”, xin xem nghiên cứu tháng 12 năm 1999 của Ủy ban Thần học Quốc tế về “Memory and Reconciliation: The Church and the Faults of the Past.” [Trí nhớ và hòa giải: Giáo hội và những sai lầm của quá khứ].
71 Blondel gửi Fernand Mourret, ngày 17 tháng 9 năm 1907, và Blondel gửi Valensin, ngày 20 tháng 9 năm 1907, như được trích dẫn trong O’Connell, Critics on Trial, 348; Blondel gửi cho Wehrlé, ngày 22 tháng 9 năm 1907, như được trích dẫn trong Peter J. Bernardi, “Maurice Blondel and the Renewal of the Nature-Grace Relationship,” [Maurice Blondel và sự đổi mới mối liên hệ tự nhiên-ân sủng], Communio 26, số 4 (Mùa đông 1999): 806–45, tại tr. 819. Bernardi cung cấp một khảo luận thấu đáo về phản ứng của Blondel đối với thông điệp Pascendi, tại tr. 818–22. Blanchette giảm thiểu nỗi thống khổ của Blondel đối với thông điệp nhưng cũng nói rõ sự mất mát mà mối đe dọa kết án liên tục đã gây ra cho gia đình Blondel, Maurice Blondel, 230–31, 279–80.
72 Lá thư của Đức Gioan Phaolô II gửi Đức Tổng Giám Mục Bernard Panafieu của Aix en Provence được Mark Sebanc dịch trong “Notes and Comments, On the Centenary of Blondel’s L’Action,” [Ghi chú và Nhận định, Nhân Kỷ niệm Bách chu niên cuốn L’Action của Blondel] Communio 20 (Winter 1993): 721–23. (Nó được dịch lại và xuất bản trong số hiện tại của Communio). Đoạn trích dẫn ở trên là từ tr. 722. Ngay sau đó là câu này: “Được các vị tiền nhiệm Leo XIII, Pius X và Pius XII khuyến khích nhiều lần, Blondel đã theo đuổi công việc của mình, cả khi ông không mệt mỏi và kiên trì làm sáng tỏ suy nghĩ của mình đồng thời bác bỏ điều đã truyền cảm hứng cho nó”. Tuyên bố đáng ngạc nhiên này rằng các vị giáo hoàng trước đó, kể cả Đức Piô X, đã khuyến khích Blondel trong công việc của ông, không phải là không có thực chất. Năm 1912, Đức Piô X yêu cầu giám mục Aix “phải trấn an ngài chống lại mọi công kích đối với tính chính thống của ông, điều mà trong tâm trí của vị Giáo hoàng luôn ‘chắc chắn ’” (Blanchette, Maurice Blondel, 285–86). Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đức Piô XII đã gửi một bức thư cho Blondel, được ký bởi Đức Hồng Y Giovanni Battista Montini, lúc đó là quốc vụ khanh Vatican và là Giáo hoàng tương lai Phaolô VI. Somerville, viết năm 1960, gọi đây là “sự minh oan lớn lao cho công trình đời ông”. Lá thư thúc giục Blondel tiếp tục công việc triết học mà "ông đã thực hiện với tài năng hoàn toàn ngang tầm với đức tin của ông". Somerville trích dẫn La Documentation catholique [Tài liệu Công Giáo] 42 (1945): 498–99. Bernardi nhấn mạnh rằng, mặc dù lá thư này có thể được coi là “một sự minh chứng cho tính chính thống của Blondel,” nó cũng nhắc đến “một số biểu thức cho rằng tính nghiêm ngặt thần học đáng lẽ phải được chính xác hơn” (Maurice Blondel, Social Catholicism, & Action Française [Maurice Blondel, Đạo Công Giáo Xã hội & L'Action Française], 267, ghi chú 115, trích dẫn lá thư được đề cập ở trên). Mặc dù bức thư năm 1993 của Đức Gioan Phaolô II không đề cập đến Đức Giáo Hoàng Piô XI, thông điệp Quadregesimo năm 1931 của ngài (đoạn 46) ca ngợi “các tuần lễ xã hội” mà Blondel đã hết sức bảo vệ chống lại L'Action française, bị Đức Piô XI tố cáo vào năm 1926. Xem thêm chú thích 37 bên trên. “Sự khích lệ” như vậy không bao giờ vượt qua được “điều cấm kỵ” được Henrici nói tới và nhu cầu “nâng cao [Blondel] lên trên các lời chê bai và phản bác”, một nhu cầu mà ông nghĩ cần phải cảm ơn de Lubac đã thoả mãn).
73 Wayne J. Hankey, “Practical Considerations About Teaching Philosophy and Theology Now,” [Các Xem xét Thực tế về Việc Giảng dậy Triết học và Thần học Lúc này] trong Restoring Faith in Reason (Phục hồi Đức tin và Lý trí], ed. Laurence Paul Hemming and Susan F. Parsons (London: SCM Press, 2002), 199, như được trích dẫn trong Aidan Nichols, O.P., From Hermes to Benedict XVI: Faith and Reason in Modern Catholic Thought [Từ Hermes tới Bênêđíctô XVI: Đức tin và Lý trí trong Tư tưởng Công Giáo Hiện đại] (Leominster Herefordshire: Gracewing, 2009), 214.
74 Tuyên bố của Bộ Giáo Lý Đức Tin về Rosmini công bố cuối tháng 6 năm 2001 và được tường trình trong L’Osservatore Romano ngày 1 tháng Bẩy năm 2001. Xin xem David McLaurin, “Houdinis in the Holy Office,” [Houdinis trong Văn phòng Thánh] Tablet (7 tháng 7, 2001): 979–80. Bộ Giáo Lý Đức Tin tuyên bố rằng, dù 40 luận đề của Rosmini, bị kết án năm 1887, vẫn luôn sai lạc, nhưng chúng không nói lên một cách trung thành tư tưởng của ngài. Xin xem Origins 31 (16 tháng 8, 2001): 201–02.
75 Peter Henrici, SJ, “The One Who Went Unnamed: Maurice Blondel in the Encyclical Fides et ratio,” [Người được giữ vô danh: Maurice Blondel trong Thông điệp Fides et ratio”], Communio 26 (Fall 1999): 609–21, bản dịch của D.C. Schindler, trích dẫn tại 617–20. Trong “La descendance blondélienne,” [Hậu duệ Blondèl], Henrici sử dụng việc bỏ tên Blondel khỏi thông điệp để gợi ý rằng “ngay cả ngày nay [điều cấm kỵ đối với việc nhắc đến tên của Blondel] vẫn chưa được gỡ bỏ hoàn toàn” Xem tr. 309. Trong việc trình bầy dài một chương thông điệp Fides et ratio, Aidan Nichols tìm thấy nhiều dấu tích rõ ràng của Blondel. Thí dụ, Đoạn 7, với việc nhấn mạnh tới “thời điểm quyết định căn bản” được Nichols hiểu như “gợi ta nhớ nhiều đến câu chuyện của Blondel về việc lựa chọn siêu nhiên diễn ra trong các trang của L’Action”. Nhưng nhìn chung, Nichols hiểu thông điệp như đại diện cho một “thành quả tổng hợp” đối với các cuộc tranh luận về đức tin và lý trí cũng như triết học và thần học của các thế kỷ 19 và 20. Ông lập luận trong chương 6 rằng Đức Giáo Hoàng tán thành cách hiểu của Gilson về “triết học Kitô giáo” (Nichols, From Hermes to Benedict XVI, chương 10, về Blondel tại các tr. 207–08, 212; về Gilson tại tr. 216). Cách hiểu này trái ngược với cách hiểu của Đức Hồng Y Avery Dulles được trích dẫn trong chú thích 41 ở trên. Đức Hồng Y Dulles nhận thấy Đức Giáo Hoàng, trong đoạn 75–76, chọn tính trung gian của de Lubac giữa Gilson và Blondel, một biến thể của “lập trường” triết học thứ ba được bàn tới trong các đoạn văn này. Đức Hồng Y Dulles cũng làm rõ các tính liên tục trong bối cảnh “những khác biệt nổi bật” giữa hiến chế tín lý của Vatican I về đức tin và lý trí, Dei Filius, và thông điệp Fides et ratio. Chương 2 của Dei Filius dạy rằng “Thiên Chúa có thể được biết đến một cách chắc chắn từ việc xem xét các sự vật được tạo dựng, bởi sức mạnh tự nhiên của lý trí con người” [Deum… naturali humanae rationis lumine e rebus creatis certo cognosci posse]. Đức Hồng Y Dulles một lần nữa so sánh quan điểm của Đức Giáo Hoàng về đức tin và lý trí với quan điểm của de Lubac, đi xa hơn đến mức suy đoán, như Henrici đã làm với Blondel, về lý do tại sao tên của de Lubac không được nhắc đến. Xin xem Dulles, “Faith and Reason: From Vatican I to John Paul II,” [Đức tin và lý trí: Từ Vatican I đến Gioan Phaolô II”] trong The Two Wings of Catholic Thought [trong Hai cánh của tư tưởng Công Giáo], 193–208, ở tr. 204 về những nhận xét của ngài về Blondel và de Lubac).
76 Diễn văn của Đức Gioan Phaolô II với các tham dự viên Hội nghị Quốc tế “Blondel entre 'L'Action' et La Trilogie" [Blondel giữa cuốn L’Action và Bộ Ba Cuốn], Thứ Bảy, ngày 18 tháng 11 năm 2000. Bản văn được tìm thấy trên trang web của Vatican. Bản dịch là của riêng tôi.
77 de Lubac, A Brief Catechesis on Nature and Grace [Sách giáo lý ngắn gọn về tự nhiên và ân sủng], 37 và lời giải thích về tác động của Blondel sau đó).
78 de Lubac, At the Service of the Church, 19, trích dẫn một mô tả năm 1935 về Blondel của Antoine Denat, một giáo sư văn chương.
Kỳ tới: Tại sao chúng ta cần Maurice Blondel
VietCatholic TV
Giữa các tin đồn lật đổ Putin, quân Nga rút khỏi mặt trận Kiev, nguyên Phó Thủ tướng Nga chống Putin
VietCatholic Media
04:27 24/03/2022
1. Giữa các tin đồn lan rộng về khả năng Putin bị lật đổ, quân Nga co cụm bên ngoài Kiev
Trong cuộc họp báo hôm 23 tháng Ba, Thiếu tướng Hải quân John Francis Kirby, phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài, cho biết quân đội Nga đang áp dụng chiến thuật phòng thủ ở phía bắc Kiev, thay vì tấn công, trong khi các nỗ lực của Nga ở những nơi khác cũng đã bị đình trệ.
Các phóng viên an ninh Hoa Kỳ đã tweet các chi tiết từ cuộc họp. Jack Detsch, một phóng viên của Foreign Policy, đã tweet rằng cuộc phản công của Ukraine gần Kiev đã đẩy lực lượng Nga ra xa thủ đô. Chỉ trong vài ngày qua, binh sĩ Nga đã bị đánh lui 15 km khỏi thủ đô Kiev.
Kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công tổng lực của Nga vào Ukraine, các lực lượng phòng thủ Ukraine đã bắn hạ 105 máy bay của Nga. Chỉ riêng trong 24 giờ của ngày thứ Ba 22 tháng Ba, sáu máy bay Nga, một máy bay trực thăng, năm máy bay không người lái và năm tên lửa hành trình đã bị bắn hạ. Điều này đã khiến cho Nga từ bỏ ý định muốn làm chủ bầu trời Ukraine. Thay vào đó, quân Nga đã áp dụng chiến thuật pháo kích từ xa.
Theo Jeff Seldin, phóng viên Đài tiếng nói Hoa Kỳ, Ngũ Giác Đài cho biết Nga hiện đã phóng hơn 1,200 tên lửa. Ngũ Giác Đài cũng cho biết quân đội Nga ở phía bắc Kiev hiện đang đảm nhận các vị trí phòng thủ, thay vì tiếp tục tấn công.
Một điều ngày càng hiển nhiên là trong khi pháo kích liên tục vào các khu dân cư, Nga đã không tấn công hệ thống giao thông của Ukraine. Mục đích rõ ràng là để xua đuổi người dân Ukraine bỏ chạy sang phương Tây. Chiến thuật này vừa gây sức ép lên các quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu vừa nhằm hạn chế các nỗ lực kháng chiến giành lại đất nước của người Ukraine.
2. Quan chức cấp cao của Nga từ chức để phản đối chiến tranh Ukraine
Đặc phái viên khí hậu Nga Anatoly Chubais đã từ chức và rời khỏi đất nước để phản đối cuộc chiến của Tổng thống Vladimir Putin ở Ukraine, khiến ông trở thành quan chức cấp cao nhất xung khắc với Điện Cẩm Linh về cuộc xâm lược.
Bloomberg báo cáo:
Chubais, 66 tuổi, là một trong số ít các nhà cải cách kinh tế thời kỳ 1990 vẫn ở trong chính phủ của Putin và duy trì quan hệ chặt chẽ với các quan chức phương Tây. Người phát ngôn Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Kể từ ngày 24 tháng 2, khi cuộc xâm lược Ukraine nổ ra, chính phủ Nga đã tăng cường áp lực đối với những người chỉ trích trong nước về cuộc xâm lược. Vào ngày 16 tháng 3, Putin cảnh báo rằng ông sẽ thanh trừng Nga khỏi “những kẻ cặn bã và phản bội” mà ông cáo buộc là làm việc bí mật cho Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Trước tình hình kinh tế suy thoái, nhà lãnh đạo Nga cáo buộc phương Tây muốn tiêu diệt Nga.
3. Vladimir Putin cho biết Nga đã lên kế hoạch chuyển việc thanh toán tiền bán khí đốt của mình đối với các quốc gia “không thân thiện” sang đồng rúp, trong một động thái khiến thị trường quốc tế cảnh báo.
Reuters đưa tin, thông báo này khiến hợp đồng tương lai của Âu Châu tăng vọt vì lo ngại việc chuyển đổi sẽ làm trầm trọng thêm một cuộc khủng hoảng năng lượng đang rình rập bằng cách gây nhiễu các giao dịch lên tới hàng trăm triệu đô la mỗi ngày.
Khí đốt của Nga chiếm khoảng 40% tổng lượng khí đốt tiêu thụ của Âu Châu.
Mạc Tư Khoa đã lập một danh sách các quốc gia “không thân thiện”, đó là các quốc gia đã áp đặt các biện pháp trừng phạt. Họ bao gồm Hoa Kỳ, các thành viên Liên minh Âu Châu, Anh và Nhật Bản, trong số các quốc gia khác nữa.
Putin cho biết Nga sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên theo các hợp đồng đã ký trước đó.
Tuy nhiên, ông nói: “Những thay đổi sẽ chỉ ảnh hưởng đến đơn vị tiền tệ thanh toán. Mọi thứ sẽ được đổi thành đồng rúp của Nga”.
Với một loạt các quốc gia Âu Châu vẫn phụ thuộc vào Mạc Tư Khoa để cung cấp phần lớn năng lượng cho họ, Putin cho rằng việc nhận thanh toán bằng đồng rúp có thể giúp đồng tiền Nga ngừng bị suy giảm vì người ta phải mua đồng rúp ngõ hầu có thể thanh toán các hóa đơn.
4. Điện Cẩm Linh cảnh cáo NATO phái binh sĩ gìn giữ hòa bình đến Ukraine sẽ là 'liều lĩnh và cực kỳ nguy hiểm'
Nga đã cảnh báo NATO về hậu quả nghiêm trọng nếu NATO đồng ý gửi một lực lượng gìn giữ hòa bình vào Ukraine.
Người phát ngôn Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết: “Đó sẽ là một quyết định rất liều lĩnh và cực kỳ nguy hiểm”.
Ông nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo rằng bất kỳ cuộc tiếp xúc nào có thể xảy ra giữa lực lượng Nga và NATO “đều có thể gây ra những hậu quả rõ ràng khó có thể sửa chữa được”.
Thứ Sáu tuần trước, Ba Lan cho biết họ sẽ chính thức đệ trình đề xuất về một sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh Nato tiếp theo. Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ bay đến Âu Châu để dự hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của NATO tại Brussels vào ngày mai.
Bản tin của Reuters cho biết Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng đã công kích đề xuất này trong lời phát biểu trước các nhân viên và sinh viên tại Học viện Quan hệ Quốc tế Nhà nước Mạc Tư Khoa hôm thứ Tư.
Ông nói: “Đây sẽ là cuộc đụng độ trực tiếp giữa các lực lượng vũ trang Nga và Nato mà mọi người không chỉ cố gắng tránh mà còn cho rằng không nên diễn ra về nguyên tắc.
5. Đại sứ Ukraine tại Anh: Chúng tôi cần vũ khí chống tăng tầm xa
Đại sứ Ukraine tại Anh cho biết quốc gia của ông cần thêm vũ khí chống tăng tầm xa. Vadym Prystaiko cũng nói với Sky News rằng quân đội Ukraine cần bổ sung kho vũ khí của họ.
Ông nói: “Ngay từ đầu chúng tôi đã không có đủ vũ khí. Vì vậy, chúng tôi sắp hết vũ khí. Đó là những gì chúng ta sẽ thấy trong tuần tới. “
Các phương tiện truyền thông Anh trích lời ông Đại Sứ nói thêm “Ngày mai, tổng thống Zelensky sẽ nói chuyện với Nato, toàn thể Nato, và chúng tôi sẽ xem làm thế nào chúng tôi có thể bổ sung kho dự trữ của mình và những gì chúng tôi cần để có thể đối phó với phạm vi dài hơn và mạnh hơn bao giờ hết”.
“Chúng tôi có đủ vũ khí để ngăn chặn xe tăng ngay lập tức khi chúng tiếp cận chúng tôi. Nhưng để dọn sạch đất đai của chúng tôi, chúng tôi cần phải có súng chống tăng ở một khoảng cách xa hơn nhiều”.
6. Ba Lan chuẩn bị trục xuất 45 nhà ngoại giao Nga mà họ cáo buộc làm gián điệp
Cơ quan chống gián điệp và an ninh nội bộ của Ba Lan ABW đã xác định 45 nhà ngoại giao Nga bị tình nghi là gián điệp và kêu gọi Bộ Ngoại giao trục xuất họ, người phát ngôn Bộ Nội Vụ Ba Lan cho biết như trên.
Báo cáo của Agence France-Presse cho biết Stanislaw Zaryn nói với các phóng viên “Cơ quan an ninh nội bộ đã lập danh sách 45 người làm việc ở Ba Lan dưới vỏ bọc các hoạt động ngoại giao,” và cáo buộc các nghi phạm nhắm mục tiêu vào Ba Lan.
Ông cho biết danh sách các nghi phạm đã được chuyển cho Bộ Ngoại giao, với dòng tweet rằng “ABW đang yêu cầu trục xuất họ khỏi lãnh thổ Ba Lan”.
ABW “đã bắt giữ một công dân Ba Lan vì tình nghi làm gián điệp cho cơ quan mật vụ Nga,” người phát ngôn nói thêm trên Twitter.
Được biết, đại sứ Nga đã được triệu tập tới Bộ Ngoại giao ở Warsaw. Hãng thông tấn RIA ở Nga đưa tin rằng Bộ Ngoại giao nước này đã cam kết trả đũa nếu các nhà ngoại giao của họ bị trục xuất khỏi Ba Lan.
7. Các công dân ở Pháp, Đức, Ý và Thụy Điển ủng hộ Ukraine
Cuộc thăm dò mới cho thấy các công dân ở Pháp, Đức, Ý và Thụy Điển ủng hộ một cách áp đảo các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn và sâu rộng hơn đối với Nga, ngay cả khi chúng dẫn đến khó khăn kinh tế gia tăng.
Cuộc thăm dò do Trường Kinh tế Kiev ủy quyền và được thực hiện vào giữa tháng 3, cho thấy 47% tin rằng các lệnh trừng phạt hiện tại đối với Nga là chưa đủ, trong khi 76% cho rằng “các biện pháp trừng phạt nên duy trì chừng nào cần thiết để ngăn chặn chiến tranh, ngay cả khi điều này tác động tiêu cực đến chi phí sinh hoạt của tôi “, so với 24% cho biết “do tác động của chúng đến chi phí sinh hoạt của tôi, các biện pháp trừng phạt nên được gỡ bỏ và thương mại bình thường nên tiếp tục “.
Sự đồng thuận này được tổ chức ở mỗi quốc gia trong số bốn quốc gia được thăm dò ý kiến. Chỉ 13% tin rằng các lệnh trừng phạt hiện tại đã đi quá xa.
Khi được hỏi họ nghĩ gì về việc quê hương họ mua dầu và khí đốt của Nga, 30% cho rằng cắt dầu và khí đốt sẽ làm tăng giá quá nhiều; 23% cho rằng việc tiếp tục nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga là sai trái về mặt đạo đức; 22% cho rằng đây là một nguy cơ đối với an ninh châu Âu và 18% cho rằng đây là một khó khăn quốc gia.
26% người Âu Châu cũng đang xem xét mở cửa nhà của họ cho những người tị nạn sau chiến tranh, và 7% đang có kế hoạch làm như vậy, 17% đã cân nhắc nghiêm túc vào một thời điểm nào đó. 3% đang cưu mang một gia đình tị nạn Ukraine.
Trường Kinh tế Kiev đang kêu gọi các nước Âu Châu đưa ra 5 biện pháp, bao gồm ngắt kết nối các ngân hàng Nga và Belarussia khỏi hệ thống thanh toán Swift, cấm xuất khẩu vũ khí và các thiết bị quân sự khác sang Nga, cấm vận xuất khẩu năng lượng, đóng cửa các cảng đối với tất cả các tàu của Nga và áp đặt các biện pháp trừng phạt cá nhân đối với các cá nhân có liên hệ với Putin.
Phỏng vấn Đức Tân Giám Mục Hải Phòng. Bất nhân - Chernihiv và Mariupol: Quân Nga ác quá!
VietCatholic Media
05:56 24/03/2022
1. Dự thảo nghị quyết của Nga về tình hình nhân đạo tại Ukraine đã bị hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc bác bỏ.
Một dự thảo nghị quyết của Nga về tình hình nhân đạo tại Ukraine đã bị hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc bác bỏ. Theo thông tấn xã Reuters:
Chỉ có Nga và Trung Quốc bỏ phiếu tán thành, và 13 thành viên còn lại của hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu trắng đối với đề xuất do Nga soạn thảo.
Đại sứ Anh tại Liên hợp quốc, Barbara Woodward, cho rằng dự thảo nghị quyết của Nga chỉ là trò “nước mắt cá sấu”. “Nếu Nga quan tâm đến tình hình nhân đạo, họ nên ngừng ném bom trẻ em và chấm dứt chiến thuật bao vây người dân Ukraine. Nhưng họ đã không làm như vậy”. Ông đã đưa ra lập trường trên với hội đồng sau cuộc bỏ phiếu. Nga phủ nhận việc tấn công dân thường.
Để được thông qua, một nghị quyết của hội đồng bảo an ninh cần ít nhất chín phiếu thuận và không bị Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp hoặc Hoa Kỳ phủ quyết.
Thứ Sáu tuần trước, Nga đã loại bỏ một cuộc bỏ phiếu theo kế hoạch của hội đồng bảo an sau khi cáo buộc các nước phương Tây tiến hành một chiến dịch “gây áp lực chưa từng có” chống lại Mạc Tư Khoa. Hoa Kỳ đã bác bỏ cáo buộc của Nga.
Nga đề xuất văn bản này sau khi Pháp và Mễ Tây Cơ rút lại dự thảo của hội đồng bảo an về tình hình nhân đạo tại Ukraine vì họ cho rằng nó sẽ bị Mạc Tư Khoa phủ quyết. Dự thảo đó sẽ chỉ trích Nga vì vai trò của họ trong việc tạo ra tình hình nhân đạo ở Ukraine.
Thay vào đó, Ukraine và các đồng minh đang có kế hoạch đưa một dự thảo nghị quyết tương tự vào cuộc bỏ phiếu trong tuần này tại Đại hội đồng gồm 193 thành viên, nơi không có quốc gia nào có quyền phủ quyết. Các nghị quyết của Đại hội đồng không có tính ràng buộc, nhưng chúng có sức nặng chính trị.
“Trong một tháng, Nga đã gây ra một trong những thảm họa nhân đạo gia tăng nhanh nhất trên thế giới”, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc, Linda Thomas-Greenfield, nói trước đại hội đồng hôm thứ Tư.
Một cuộc ăn miếng trả miếng về mặt ngoại giao đã và đang leo thang tại Liên Hiệp Quốc kể từ khi Nga phát động cái mà họ gọi là “cuộc hành quân đặc biệt” vào ngày 24 tháng 2 được cho là nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm thứ Ba đã chỉ trích “cuộc chiến phi lý” của Nga.
Ông nói với Đại Sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc: “Cuộc chiến này các ông không thắng nổi đâu. Không sớm thì muộn, nó sẽ phải chuyển từ chiến trường sang bàn hòa bình. Đây là điều không thể tránh khỏi. Câu hỏi duy nhất là: Phải mất bao nhiêu mạng sống nữa?”
Ông nói thêm: “Cuộc chiến không diễn ra nhanh chóng. Trong hơn hai tuần, Mariupol đã bị quân đội Nga bao vây và không ngừng ném bom, pháo kích và tấn công. Để làm gì? Ngay cả khi Mariupol gục ngã. Ukraine không thể bị chinh phục từng thành phố, từng phố, từng nhà”.
Người đứng đầu Liên Hiệp Quốc cũng kêu gọi các cuộc đàm phán khẩn cấp, và nói rằng cần có một lệnh ngừng bắn ngay lập tức.
2. Chernihiv cạn kiệt nước uống, trong một cảnh báo thảm khốc về một thảm họa nhân đạo
Các quan chức ở Chernihiv cho biết họ đang cạn kiệt nước uống, trong một cảnh báo nghiệt ngã về một thảm họa nhân đạo, tương đương với thảm họa nhân đạo bị san thành bình địa, ở phía đông nam của đất nước, nơi 100,000 người đang vật lộn để chạy trốn.
Các quan chức Chernihiv cho biết: “Số lượng bể chứa nước uống có hạn”. “Do đó, để bảo vệ dân số của thành phố, bắt đầu từ thứ Năm các hạn chế được áp dụng đối với việc phân phối nước uống. Nước sẽ được đổ với số lượng 10 lít cho mỗi người”.
Lyudmila Denisova, thanh tra nhân quyền của Ukraine, tuyên bố rằng người dân đang bị bắt làm con tin, và chính phủ Ukraine lo ngại rằng Điện Cẩm Linh đang tìm cách thúc đẩy các yêu cầu của mình trong các cuộc đàm phán hòa bình hiện tại với Kyiv bằng cách tập trung vào các mục tiêu là dân thường qua các cuộc pháo kích kinh hoàng.
Denisova cho biết: “Hôm nay Chernihiv vẫn hoàn toàn bị cắt khỏi thủ đô. Những kẻ xâm lược đã ném bom cây cầu bắc qua sông Desna, qua đó chúng tôi vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo đến thành phố và sơ tán dân thường.
“Thành phố không có điện, nước, nhiệt và hầu như không có khí đốt, cơ sở hạ tầng bị phá hủy. Theo cư dân địa phương, những kẻ xâm lược đang lập danh sách thường dân để 'di tản' đến Lgov ở vùng Kursk của Nga. Những kẻ xâm lược cắt Chernihiv khỏi thủ đô, biến cư dân của nó thành con tin”.
Một thảm họa nhân đạo khác đang diễn ra tại Mariupol. Tổng thống Ukraine Zelenskiy đã cáo buộc các lực lượng Nga tấn công Mariupol cản trở nỗ lực di tản dân thường khỏi thành phố cảng.
Ông cho biết có khoảng 100,000 người bị kẹt trong thành phố “trong những điều kiện vô nhân đạo, hoàn toàn bị phong tỏa, không thức ăn, không nước uống, không thuốc men, bị pháo kích liên tục, liên tục bắn phá”.
Công tố viên trưởng Ukraine cho biết cuộc vây hãm Mariupol là 'diệt chủng'
Tổng công tố Ukraine Iryna Venediktova đã cho biết bằng chứng cho thấy Nga đang phạm tội “diệt chủng” trong cuộc bao vây thành phố cảng chiến lược Mariupol.
Venediktova nói với hãng tin AFP: “Giờ tôi thấy gì ở Mariupol, đó không phải là chiến tranh, mà là nạn diệt chủng. Chiến tranh có những quy tắc của nó. Những gì chúng tôi thấy ở Mariupol, là không có quy tắc nào cả,” cô nói.
Nga đã kêu gọi các lực lượng Ukraine tại thành phố cảng Mariupol phía đông đầu hàng, và đe dọa “một thảm họa nhân đạo khủng khiếp” đang diễn ra.
“Hãy bỏ vũ khí xuống”, Thượng Tướng Mikhail Mizintsev, Giám đốc Trung tâm Quản lý Quốc phòng Quốc gia Nga, cho biết trong một cuộc họp báo do Bộ Quốc phòng Nga phát đi.
“Một thảm họa nhân đạo khủng khiếp đã nảy sinh,” Thượng Tướng Mizintsev nói.
“Tất cả những ai buông vũ khí đều được bảo đảm an toàn ra khỏi Mariupol.”
Mariupol đã phải hứng chịu một số đợt pháo kích nặng nề nhất kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng Hai.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Ukraine nói sẽ không có chuyện đầu hàng. Quân Nga đã chịu tổn thất rất nặng tại Mariupol. Quân Ukraine tin rằng nếu ra đầu hàng, họ sẽ bị giết. Vì thế, kế hoạch chiêu hàng của Nga thất bại.
Nga đã pháo liên tục vào thành phố kể từ đó.
Trong một chiến thắng của quân Ukraine, Đại tá Alexei Sharov, Tư lệnh Biệt đội cận vệ 810 của Lữ đoàn Zhukov trong Thủy quân lục chiến Nga, đã thiệt mạng tại Mariupol.
Tuy nhiên, Nga vẫn pháo liên tục vào thành phố. Ít nhất có 5 chiến hạm ở Biển Đen liên tục pháo bừa bão vào thành phố này.
3. Buổi tiếp kiến chung thứ Tư hàng tuần
Tiếp tục bài giáo lý trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư hàng tuần về ý nghĩa và giá trị của tuổi già, Đức Thánh Cha Phanxicô hướng sự chú ý đến ơn gọi đặc biệt của người cao tuổi là truyền lại cho thế hệ mới kinh nghiệm cá nhân của họ về đức tin của Giáo hội.
Trong phần tiếp tục dạy giáo lý về ý nghĩa và giá trị của tuổi già, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lấy cảm hứng từ lời kể của Kinh thánh về cái chết trong tuổi già của ông Môisê.
Trong buổi Tiếp kiến Chung hôm thứ Tư từ Hội trường Phaolô Đệ Lục, Đức Giáo Hoàng nói với những người có mặt rằng, vào cuối cuộc xuất hành, ông Môisê đã viết một bài hát tuyệt vời của chính ông về niềm tin tưởng vào Chúa, Đấng vẫn luôn trung thành với những lời hứa của Ngài.
Đức Thánh Cha giải thích rằng “Bài ca của Môisê” cũng là “ký ức về lịch sử sống động với Thiên Chúa, về cuộc phiêu lưu của con người được hình thành từ đức tin vào Thiên Chúa của Ápraham, Isaác và Giacốp.”
“Môisê cũng ghi nhớ sự cay đắng và thất vọng của chính Thiên Chúa: lòng trung tín của Ngài liên tục bị thử thách bởi sự không chung thủy của dân Ngài”
Mở đầu bài huấn đức, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Trong Kinh thánh, trước bài tường thuật về cái chết của ông già Môsê là di chúc tinh thần của ông, được gọi là "Bài ca Môsê". Ca khúc này trước hết là một lời tuyên xưng đức tin đẹp đẽ, và nó được diễn tả như sau: “Này tôi xưng tụng thánh danh Đức Chúa, trời đất hãy suy tôn Thiên Chúa ta thờ ! Người là Núi Đá: sự nghiệp Người hoàn hảo, vì mọi đường lối Người đều thẳng ngay. Chúa tín thành, không mảy may gian dối, Người quả là chính trực công minh” (Đnl 32: 3-4). Nhưng đó cũng là ký ức về lịch sử sống với Thiên Chúa, về những cuộc phiêu lưu của dân tộc được hình thành từ niềm tin vào Thiên Chúa của Ápraham, Ysaác và Giacóp. Và sau đó, Môsê cũng nhớ lại sự cay đắng và thất vọng của chính Thiên Chúa, và nói như vậy với điều này: Lòng trung tín của Người liên tục bị thử thách bởi sự bất trung của dân Người. Thiên Chúa trung thành và sự đáp trả của những kẻ không chung thủy: vì Dân muốn thử lòng trung thành của Thiên Chúa. Và Người vẫn luôn trung thành, gần gũi với dân Người. Đây chính là cốt lõi của Bài ca Môsê: Lòng trung thành của Thiên Chúa, một lòng trung thành luôn đồng hành với chúng ta trong suốt cuộc đời.
Khi Môsê nói lên lời tuyên xưng đức tin này, ông đang ở ngưỡng cửa đất hứa, và cũng là lúc ông từ giã cõi đời. Theo tường thuật, ông đã một trăm hai mươi tuổi, “nhưng mắt ông không mờ” (Đnl 34: 7). Khả năng nhìn đó, nhìn thấy thực sự, nhưng cũng nhìn thấy một cách tượng trưng, như những người cao niên vẫn nhìn, những người có khả năng nhìn thấy mọi điều, [thấy] ý nghĩa gốc rễ nhất của sự vật. Sức sống của cái nhìn của ông là một hồng ân quý giá: nó giúp ông có thể truyền lại di sản kinh nghiệm sống và đức tin lâu đời của ông, với sự rõ ràng cần thiết. Môsê nhìn thấy lịch sử và truyền lại lịch sử; người già thấy lịch sử và truyền lại lịch sử.
Một tuổi già được ban tặng cho sự rõ ràng này là một hồng ân quý giá cho thế hệ đến sau. Đích thân và trực tiếp lắng nghe câu chuyện về đức tin từng mang ra sống, với tất cả những điểm cao và điểm thấp của nó, là điều không thể thay thế được. Đọc về nó trong sách vở, xem nó trong phim ảnh, tham khảo nó trên liên mạng, dù có thể hữu ích đến đâu, sẽ không bao giờ y hệt như nhau. Việc lưu truyền này – vốn là truyền thống đích thực và đúng đắn, sự lưu truyền cụ thể từ người già đến người trẻ! - sự lưu truyền này ngày nay rất thiếu đối với các thế hệ mới, một sự thiếu vắng đang tiếp tục lớn dần. Tại sao? Bởi vì nền văn minh mới này quan niệm rằng cái cũ là phế liệu, cái cũ phải được bỏ đi. Điều này thật là tàn bạo! Không, không, không được như vậy. Có một âm điệu và phong cách truyền thông để kể chuyện trực tiếp, giữa người với người mà không phương tiện nào khác có thể thay thế được. Một người lớn tuổi, người từng sống lâu, và nhận được hồng ân làm chứng một cách sáng suốt và say mê cho lịch sử của mình, là một phúc lành không gì thay thế được. Chúng ta có khả năng nhận ra và tôn vinh hồng ân này của người cao niên không? Liệu việc lưu truyền đức tin - và ý nghĩa cuộc sống - có đi theo con đường này ngày nay, tức lắng nghe người già không? Tôi có thể đưa ra một chứng từ bản thân. Tôi học được lòng căm thù và giận dữ đối với chiến tranh từ ông tôi, người đã chiến đấu tại Piave năm 1914, và ông đã truyền lại cho tôi cơn thịnh nộ đối với chiến tranh này. Bởi vì ông đã kể cho tôi nghe về sự đau khổ của một cuộc chiến tranh. Và điều này không được học trong sách vở hay theo những cách khác… nó được học theo cách này, được truyền từ ông bà sang con cháu. Và điều này là không thể thay thế được. Ngày nay, thật không may, điều này không xảy ra, và chúng ta nghĩ rằng ông bà là đồ bỏ đi: Không! Đó là ký ức sống của một dân tộc, và những người trẻ tuổi và trẻ em phải nghe lời ông bà của họ.
Trong nền văn hóa của chúng ta, một nền văn hóa hết sức “đúng về mặt chính trị”, con đường này dường như bị cản trở nhiều cách: trong gia đình, ngoài xã hội, trong chính cộng đồng Kitô hữu. Một số người thậm chí còn đề nghị bãi bỏ việc giảng dạy lịch sử, coi như một thứ thông tri thừa thãi về các thế giới không còn liên quan nữa, điều này sẽ lấy đi nguồn tài nguyên cho kiến thức về hiện tại. Như thể chúng ta mới sinh ra ngày hôm qua, phải không?
Mặt khác, việc lưu truyền đức tin thường thiếu niềm đam mê của một “lịch sử sống động”. Lưu truyền đức tin không phải chỉ là nói những điều, “bla, bla, bla”. Không! Nó là việc nói tới kinh nghiệm đức tin. Và như vậy, làm sao nó có thể lôi kéo người ta đến chỗ lựa chọn tình yêu mãi mãi, trung thành với lời đã trao ban, kiên trì cống hiến, lòng cảm thương đối với những khuôn mặt bị thương và ngã lòng? Tất nhiên, những câu chuyện đời sống thường phải được biến đổi thành chứng từ, và chứng từ phải trung thành. Một ý thức hệ luôn bẻ cong lịch sử theo những kế hoạch của chính nó chắc chắn không trung thành; tuyên truyền sửa đổi lịch sử để quảng bá cho nhóm của mình là không trung thành; thật không trung thành khi biến lịch sử thành một tòa án, trong đó quá khứ bị lên án và bất cứ tương lai nào cũng bị đả kích. Không. Trung thành là kể lại lịch sử như nó vốn có; và chỉ những người đã sống nó mới có thể kể nó một cách trung thành được. Vì lý do này, lắng nghe người già, lắng nghe ông bà: để con cháu trò chuyện với các ngài là điều rất quan trọng.
Chính các sách Tin Mừng đã trung thực kể lại câu chuyện hồng phúc của Chúa Giêsu mà không che giấu những sai lầm, hiểu lầm, và thậm chí cả các phản bội của các môn đệ. Đấy là lịch sử, là sự thật, đấy là nhân chứng. Đấy là hồng phúc ký ức mà các “vị trưởng lão” của Giáo Hội truyền lại, ngay từ những ngày đầu, truyền lại “từ tay này sang tay khác” cho thế hệ đến sau. Quả là điều tốt khi ta biết tự hỏi: Chúng ta đánh giá được bao nhiêu cách lưu truyền đức tin này, truyền cây gậy từ những người lớn tuổi trong cộng đồng qua những người trẻ biết mở lòng ra đó nhận tương lai? Và đến đây, tôi bỗng nghĩ đến điều tôi từng nói nhiều lần, nhưng tôi muốn nhắc lại: Niềm tin được lưu truyền như thế nào? “À, đây là một cuốn sách, hãy nghiên cứu nó”. Không. Đức tin không thể được lưu truyền như vậy. Đức tin được truyền lại bằng phương ngữ, nghĩa là, trong cách nói quen thuộc, giữa ông bà và các cháu, giữa cha mẹ và con cái của họ. Đức tin luôn được lưu truyền bằng phương ngữ, phương ngữ và kinh nghiệm của nhiều năm tháng quen thuộc đó. Đây là lý do tại sao cuộc đối thoại trong gia đình là điều rất quan trọng, cuộc đối thoại của con cái với ông bà của chúng, là những người có sự khôn ngoan của đức tin.
Đôi khi tôi ngẫm nghĩ về sự bất thường kỳ lạ này. Ngày nay, sách giáo lý khai tâm Kitô giáo đã dựa nhiều vào Lời Chúa và truyền đạt các thông tri chính xác về các tín điều, luân lý của đức tin, và các bí tích. Tuy nhiên, điều thường thiếu là sự hiểu biết về Giáo Hội, một hiểu biết phát xuất từ việc lắng nghe và làm chứng cho lịch sử đức tin và đời sống thực sự của cộng đồng Giáo Hội, từ những ngày khởi đầu cho đến ngày nay. Khi còn nhỏ, chúng ta học Lời Chúa trong các lớp giáo lý; nhưng Giáo hội - Giáo hội - Các người trẻ “biết” Giáo Hội trong các lớp học và trên các phương tiện thông tin hoàn cầu.
Sự tường thuật về lịch sử đức tin nên giống như Bài ca Môsê, giống như chứng từ của các sách Tin mừng và sách Tông đồ Công vụ. Nói cách khác, một câu chuyện có khả năng nhắc lại các phước lành của Thiên Chúa một cách xúc động và các thất bại của chúng ta một cách thành thực. Quả là một điều tốt nếu ngay từ ban đầu, việc dạy giáo lý đã bao gồm thói quen lắng nghe kinh nghiệm sống của người cao niên; thói quen thẳng thắn tuyên xưng các ân phúc nhận được từ Thiên Chúa, mà chúng ta phải trân trọng; và lắng nghe chứng từ về chính các thất bại của chúng ta về lòng trung thành, mà chúng ta phải sửa chữa và chỉnh sửa. Người già bước vào miền đất hứa, điều mà Thiên Chúa mong muốn cho mọi thế hệ, khi các ngài hiến cho người trẻ sự khai tâm tốt đẹp về chứng tá của họ và truyền lại câu chuyện về đức tin, đức tin, bằng phương ngữ, phương ngữ quen thuộc đó, phương ngữ của người xưa gửi giới trẻ. Rồi, được Chúa Giêsu hướng dẫn, người già và người trẻ cùng nhau bước vào Vương quốc sự sống và tình yêu của Người. Nhưng tất cả cùng nhau. Mọi người trong gia đình, với kho tàng lớn lao này là đức tin được truyền lại bằng phương ngữ. Cảm ơn anh chị em.
Khoe khoang tuyên truyền, Nga tiết lộ vị trí tầu đổ bộ khổng lồ, chiều thứ Năm Ukraine đã bắn chìm
VietCatholic Media
15:21 24/03/2022
1. Chính phủ Hoa Kỳ kết luận rằng Putin đã phạm tội ác chiến tranh
Chính phủ Mỹ tin rằng tội ác chiến tranh đã được thực hiện ở Ukraine dựa trên đánh giá của họ về bằng chứng cho thấy thường dân đã bị cố tình nhắm mục tiêu.
Đây là tuyên bố của ngoại trưởng Hoa Kỳ, Antony Blinken, được công bố ngày hôm nay
Kể từ khi phát động cuộc chiến vô cớ và phi nghĩa của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tung ra bạo lực không ngừng gây ra chết chóc và tàn phá trên khắp Ukraine. Chúng tôi đã thấy nhiều báo cáo đáng tin cậy về các cuộc tấn công bừa bãi và các cuộc tấn công cố tình nhắm vào dân thường, cũng như các hành động tàn bạo khác. Lực lượng Nga đã phá hủy các tòa nhà chung cư, trường học, bệnh viện, cơ sở hạ tầng quan trọng, xe dân dụng, trung tâm mua sắm và xe cứu thương, khiến hàng nghìn dân thường vô tội thiệt mạng hoặc bị thương.
Tuần trước, tôi lặp lại tuyên bố của Tổng thống Biden, dựa trên vô số lời kể và hình ảnh về sự tàn phá và đau khổ mà chúng tôi đã thấy, rằng tội ác chiến tranh đã được thực hiện bởi lực lượng của Putin ở Ukraine. Sau đó, tôi lưu ý rằng việc cố ý nhắm mục tiêu vào dân thường là một tội ác chiến tranh. Tôi nhấn mạnh rằng Bộ Ngoại giao và các chuyên gia khác của chính phủ Hoa Kỳ đang ghi lại và đánh giá các tội ác chiến tranh bị che dấu ở Ukraine.
Hôm nay, tôi có thể thông báo rằng, dựa trên thông tin hiện có, chính phủ Mỹ đánh giá rằng các thành viên của lực lượng Nga đã phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine.
Như với bất kỳ tội danh nào bị cáo buộc, tòa án có thẩm quyền xét xử tội phạm đó chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc xác định tội danh trong các trường hợp cụ thể. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục theo dõi các báo cáo về tội ác chiến tranh và sẽ chia sẻ thông tin mà chúng tôi thu thập được với các đồng minh, đối tác cũng như các cơ quan và tổ chức quốc tế, nếu thích hợp. Chúng tôi cam kết theo đuổi trách nhiệm giải trình bằng mọi công cụ hiện có, bao gồm cả truy tố tội phạm.
2. Ham khoe khoang tuyên truyền, Nga tiết lộ vị trí của tầu đổ bộ khổng lồ, Ukraine đã bắn chìm.
Ukraine 'phá hủy tàu đổ bộ của Nga' sau khi truyền thông nhà nước Nga tiết lộ vị trí của nó trong đoạn phim tuyên truyền: Một quả cầu lửa khổng lồ bốc lên trên một cảng của Ukraine đã bị lực lượng của Putin chiếm giữ
Dưới đây là những ý chính
Quả cầu lửa và khói bốc lên từ Berdyansk, một cảng của Ukraine nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Nga
Hải quân của Kiev tuyên bố đã bắn trúng và phá hủy tàu Orsk, một tàu đổ bộ dài 370ft tức là 113m của Nga thuộc thế hệ Cá Sấu
Nó là con tàu lớn nhất mà Ukraine tấn công và một tổn thất đáng xấu hổ khác đối với Putin
Truyền thông nhà nước Nga đã tiết lộ vị trí của con tàu chỉ vài ngày trước đó, cho thấy nó đang há mồm để các xe bọc thép lên bờ
Sau đây là phần tin chi tiết liên quan đến vụ con ếch chết ở cái miệng.
Ukraine tuyên bố đã phá hủy một con tàu khổng lồ của Nga chỉ vài ngày sau khi truyền thông nhà nước Nga quay cảnh tàu này dỡ hàng quân sự tiếp viện tại một cảng bị chiếm đóng, khi quân đội của Putin tiếp tục chịu tổn thất dưới tay người của Kiev.
Hải quân Ukraine cho biết vào đầu ngày thứ Năm 24 tháng Ba theo giờ địa phương, tức là khoảng 3 giờ chiều giờ Việt Nam, rằng họ đã tấn công trực diện vào tàu đổ bộ Orsk, một tàu sân bay thuộc thế hệ Ropucha theo tiếng Nga, tiếng Anh là Alligator, tiếng Việt là Cá Sấu của Nga, khi nó đang thả neo ở cảng Berdyansk, phía nam Ukraine.
Nhiều bức ảnh và video cho thấy ngọn lửa và khói đen dày đặc bao trùm cảng. Chỉ ba ngày trước cuộc tấn công này, truyền thông nhà nước Nga đã quay cảnh tàu Orsk tại cảng đang cho xe bọc thép lên bờ mà họ cho rằng sẽ tăng cường binh lính ở Mariupol gần đó - làm dấy lên suy đoán rằng Ukraine có thể sử dụng video này để nhắm mục tiêu vào con tàu.
H I Sutton, một nhà phân tích hải quân có uy tín, sau đó cho biết việc một con tàu thế hệ Cá Sấu đã phát nổ ở cảng là 'quá sức tưởng tượng'. Nó đánh dấu con tàu lớn nhất mà các lực lượng Ukraine đã có thể tấn công cho đến nay và thể hiện một tổn thất đáng xấu hổ khác đối với đội quân rối loạn của Vladimir Putin.
Nó xảy ra sau khi NATO cho biết Nga đã mất tới 40,000 người bao gồm số bị giết, bị thương hoặc bị bắt chỉ trong hơn một tháng giao tranh - hoặc một phần tư trong số 150.000 quân được tập hợp trước cuộc xâm lược. Điều đó có nghĩa là lực lượng còn lại có nguy cơ trở nên kém hiệu quả trong chiến đấu, khiến lực lượng này dễ bị Ukraine phản công.
Nếu tàu Orsk được xác nhận là đã bị bắn trúng, nó sẽ đánh dấu con tàu lớn nhất mà lực lượng Ukraine đã tấn công cho đến nay và đại diện cho một tổn thất đáng xấu hổ khác đối với đội quân bao vây của Vladimir Putin - mà NATO tin rằng đã mất tới 40,000 người kể cả số bị thiệt mạng, lẫn số bị thương, và bị bắt.
Các cuộc phản công xem ra đang được tiến hành rất khả quan vào thứ Tư, với việc Ukraine tuyên bố đã chiếm lại lãnh thổ ở phía tây Kiev - khiến các lực lượng Nga tại Bucha, Irpin và Hostomel có nguy cơ bị bao vây.
Nếu những binh sĩ Nga đó bị loại khỏi phần còn lại của quân đội Nga - khiến họ không có lương thực, đạn dược và nhiên liệu - thì điều đó có thể gây ra sự đầu hàng hàng loạt và Nga phải đối phó với một trong những thất bại nặng nề nhất của cuộc chiến cho đến nay.
Sau nhiều ngày có các báo cáo trái chiều về tình hình gần Kiev, Bộ Quốc phòng Anh cho biết vào cuối ngày thứ Ba: 'Các lực lượng Ukraine đang thực hiện các cuộc phản công thành công nhằm vào các vị trí của Nga ở các thị trấn thuộc ngoại ô thủ đô, và có thể đã chiếm lại Makariv và Moschun hướng tây và tây bắc.
'Có một khả năng thực tế là các lực lượng Ukraine hiện có thể bao vây các đơn vị của Nga ở Bucha và Irpin.'
Một bản cập nhật thêm vào sáng thứ Năm cho biết thêm rằng 'Các lực lượng Nga gần như chắc chắn đã phải gánh chịu hàng nghìn thương vong' và Vladimir Putin đang tìm cách tăng cường sử dụng các công ty quân sự tư nhân - chẳng hạn như Tập đoàn Wagner - và lính đánh thuê nước ngoài, có thể đến từ Syria.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ các lực lượng này sẽ được tích hợp vào quân đội chính quy của Nga như thế nào và họ sẽ chứng tỏ hiệu quả ra sao trong chiến đấu.
Khi cuộc xâm lược của Putin tiếp tục chùn bước, Tổng thống Ukraine Volodymr Zelenskyy đã kêu gọi mọi người trên toàn thế giới tụ tập trước các quảng trường vào ngày thứ Năm để bày tỏ sự ủng hộ đối với đất nước đang gặp khó khăn của ông khi ông chuẩn bị phát biểu trước Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo NATO khác tập trung tại Brussels vào ngày kỷ niệm một tháng của cuộc xâm lược của Nga.
'Hãy đến quảng trường của các bạn, đường phố của các bạn. Hãy làm cho bản thân các bạn được nhìn thấy và được nghe thấy, 'Zelenskyy nói bằng tiếng Anh trong một video phát biểu đầy cảm xúc vào cuối ngày thứ Tư, được ghi lại trong bóng râm gần văn phòng tổng thống ở Kiev. 'Hãy nói rằng con người quan trọng. Tự do là quan trọng. Hòa bình là quan trọng. Ukraine là quan trọng. '
Khi Nga tiến hành cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2 trong cuộc tấn công lớn nhất của Âu Châu kể từ Thế chiến thứ hai, một cuộc lật đổ nhanh chóng chính phủ Ukraine dường như có thể xảy ra. Nhưng một tháng sau cuộc giao tranh, Mạc Tư Khoa đang sa lầy vào một chiến dịch quân sự tiêu hao sau khi vấp phải sự kháng cự quyết liệt của Ukraine.
Hải quân Ukraine hôm thứ Năm báo cáo rằng họ đã đánh chìm tàu Nga Orsk ở Biển Asov gần thành phố cảng Berdyansk. Nó đã công bố hình ảnh và video về lửa và khói dày đặc bốc ra từ khu vực cảng. Nga không đưa ra bình luận ngay lập tức về tuyên bố này.
Kênh truyền hình Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga cho biết Nga đã chiếm được cảng này kể từ ngày 27 tháng 2 và tàu Orsk đã chở các xe thiết giáp đến đó vào hôm thứ Hai để sử dụng trong cuộc tấn công của Mạc Tư Khoa, kênh truyền hình Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga cho biết vào đầu tuần này. Theo báo cáo, Orsk là tàu chiến đầu tiên của Nga tiến vào Berdyansk, cách thành phố Mariupol đang bị bao vây khoảng 80 km (50 dặm) về phía tây dọc theo bờ biển.
Để tiếp tục gây áp lực lên Nga, Zelenskyy cho biết ông sẽ yêu cầu trong một cuộc họp video với các thành viên NATO rằng liên minh cung cấp hỗ trợ 'hiệu quả và không hạn chế' cho Ukraine, bao gồm bất kỳ vũ khí nào mà nước này cần.
Biden dự kiến sẽ thảo luận về các biện pháp trừng phạt mới và cách phối hợp các biện pháp như vậy, cùng với viện trợ quân sự nhiều hơn cho Ukraine, với các thành viên NATO, sau đó nói chuyện với các nhà lãnh đạo của các nước công nghiệp phát triển G7 và Hội đồng Âu Châu trong một loạt cuộc họp vào thứ Năm.
Trước cuộc gặp gỡ với Biden, các quốc gia Liên minh Âu Châu đã ký thêm 500 triệu euro tức là 550 triệu Mỹ Kim viện trợ quân sự cho Ukraine.
Trước các cuộc đàm phán, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với các phóng viên rằng liên minh đã tăng cường hỗ trợ quân sự nhưng cần đầu tư nhiều hơn để thực hiện tốt các cam kết.
Ông nói: “Cuộc họp hôm nay sẽ chứng tỏ tầm quan trọng của việc Bắc Mỹ và Âu Châu cùng nhau đối mặt với cuộc khủng hoảng này.
Trong bản cập nhật cuối cùng, Nga cho biết vào ngày 2 tháng 3 rằng gần 500 binh sĩ của họ đã thiệt mạng và gần 1,600 người bị thương. Tuy nhiên, NATO ước tính rằng khoảng 7,000 đến 15,000 quân Nga đã thiệt mạng - con số thứ hai gần bằng với những gì Nga đã mất trong một thập kỷ chiến đấu ở Afghanistan.
Một quan chức quân sự cấp cao của NATO cho biết ước tính của liên minh này dựa trên thông tin từ chính quyền Ukraine, những gì Nga đã công bố - có chủ ý hay không - và thông tin tình báo thu thập được từ các nguồn mở. Quan chức này nói với điều kiện giấu tên theo các quy tắc cơ bản do NATO đặt ra.
Ukraine cũng tuyên bố đã giết 6 tướng Nga. Nga chỉ thừa nhận một vị tướng đã chết.
Ukraine đã tiết lộ rất ít thông tin về thiệt hại quân sự của mình và phương Tây không đưa ra ước tính, nhưng ông Zelenskyy cho biết gần hai tuần trước rằng khoảng 1,300 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng.
Với việc các lực lượng trên bộ của họ bị các đơn vị Ukraine trang bị vũ khí do phương Tây cung cấp làm chậm hoặc dừng lại, quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin đang bắn phá các mục tiêu từ xa, quay lại các chiến thuật mà họ sử dụng để biến các thành phố ở Syria và Chechnya thành đống đổ nát.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng các lực lượng trên bộ của Nga dường như đang lùi lại và thiết lập các vị trí phòng thủ từ 15 đến 20 km (9 đến 12 dặm) bên ngoài thủ đô Kiev, khi họ tiến rất ít hoặc không tiến về trung tâm thành phố.
Quan chức giấu tên để thảo luận về các đánh giá quân sự, cho biết có vẻ như các lực lượng không còn cố gắng tiến vào thành phố, và ở một số khu vực phía đông Kiev, quân đội Ukraine đã đẩy binh sĩ Nga ra xa hơn.
Thay vào đó, quân đội Nga dường như đang ưu tiên chiến đấu ở các khu vực phía đông Luhansk và Donetsk trong vùng Donbas, trong một nỗ lực có thể là cắt đứt quân đội Ukraine và ngăn họ di chuyển về phía tây để bảo vệ các thành phố khác. Mỹ cũng đã chứng kiến hoạt động từ các tàu của Nga ở Biển Azov, bao gồm cả những nỗ lực đưa các tàu đổ bộ vào bờ với nguồn cung cấp, bao gồm cả các loại xe.
Bất chấp những bằng chứng ngược lại, người phát ngôn Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov khẳng định hoạt động quân sự đang diễn ra 'hoàn toàn theo đúng kế hoạch'.
3. Nato dự kiến sẽ tăng cường lực lượng quân sự ở biên giới với Ukraine
Theo ông Jens Stoltenberg, người đứng đầu NATO, tổ chức Minh Ước Bắv Đại Tây Dương có thể sẽ quyết định vào thứ Năm liệu họ có tăng cường lực lượng quân sự ở sườn phía đông của mình hay không.
Reuters tường thuật:
Nato đã gia tăng mạnh mẽ sự hiện diện của mình ở biên giới phía đông của liên minh, với khoảng 40,000 quân trải dài từ Baltic đến Biển Đen, và đang tìm cách triển khai bốn đơn vị chiến đấu mới ở Bulgaria, Hungary, Romania, Slovakia.
“Tôi kỳ vọng các nhà lãnh đạo sẽ đồng ý củng cố vị thế của Nato trên tất cả các lĩnh vực, với sự gia tăng lớn ở phần phía đông của liên minh. Trên đất liền, trên không và trên biển,” Giám đốc Nato Jens Stoltenberg phát biểu trong một cuộc họp báo trước hội nghị thượng đỉnh của Nato ở Brussels vào thứ Năm.
Các nhóm chiến đấu đa quốc gia bổ sung này bao gồm bốn đơn vị chiến đấu hiện có, với tổng số khoảng 5,000 quân, được NATO triển khai tới ba quốc gia Baltic và Ba Lan sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.
4. Nhà báo Nga qua đời ở Kiev
Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết một nhà báo người Nga đã thiệt mạng sau khi cô bị trúng đạn pháo của Nga ở Kiev khi đang quay phim về sự tàn phá do các cuộc pháo kích của Nga vào một trung tâm mua sắm ở quận Podolsky.
Oksana Baulina, một nhà báo video của Insider, một trang web tin tức độc lập có trụ sở tại Mạc Tư Khoa, và cũng là một nhà hoạt động nhân quyền, đã chết cùng với một thường dân khác, trong khi hai người đi cùng cô bị thương và phải nhập viện.
Baulina đã ở Ukraine với tư cách là một phóng viên, nơi cô gửi các báo cáo từ Lviv và Kiev, tập trung vào sự tham nhũng của chính phủ Nga.
Baulina bắt đầu sự nghiệp làm việc với các tạp chí về phong cách sống bao gồm Time Out Moscow và In Style, nhưng sau một thập kỷ, cô chuyển sang làm chính trị nhiều hơn, trở thành nhà sản xuất phim cho Tổ chức Chống Tham nhũng.
Cô đã bị bỏ tù một thời gian ngắn sau khi cảnh sát Nga ập vào trụ sở của Tổ chức Chống Tham nhũng độc lập, nơi cô đang điều phối chương trình phát sóng trực tiếp từ một cuộc mít tinh toàn quốc. Sau khi chính phủ Nga phân loại tổ chức là cực đoan, cô phải rời khỏi đất nước, nơi cô tiếp tục công việc báo cáo cho Insider, chuyên về điều tra, xác minh thực tế và phân tích chính trị, và Coda Story, chuyên điều tra chủ nghĩa độc tài của Putin.
Trong một bài báo mới đưa tin về cái chết của cô ấy, Insider cho biết họ “gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình và bạn bè của Oksana”.
Ấn phẩm nói thêm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin về cuộc chiến ở Ukraine, bao gồm cả những tội ác chiến tranh của Nga như pháo kích bừa bãi vào các khu dân cư dẫn đến cái chết của dân thường và nhà báo.”
Ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy hiểm mà các nhà báo Ukraine phải đối mặt khi đưa tin về cuộc xâm lược của Nga đối với đất nước của họ. Phóng viên ảnh Maks Levin đã mất tích từ ngày 13 tháng 3, và đến nay chẳng có tin tức gì.
Ủy ban Bảo vệ các nhà báo cho biết hai nhà báo khác, Oleh Baturyn và Viktoria Roshchina, trước đó đã mất tích nhưng sau đó đã được những kẻ bắt cóc trả tự do. Những kẻ bắt cóc được tường trình thuộc lực lượng vũ trang Nga.
Tổ chức phóng viên không biên giới nói rằng việc nhắm mục tiêu vào các nhà báo là tội ác chiến tranh, và nói thêm rằng ba nhà báo khác đã bị bắt cóc kể từ cuộc xâm lược.
5. Hoa Kỳ đình chỉ việc trừng phạt Roman Abramovich
Tờ Wall Street Journal đưa tin, Mỹ đã đình chỉ việc trừng phạt Roman Abramovich sau khi Tổng thống Ukraine nói rằng nhà tài phiệt Nga có thể đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán hòa bình Ukraine-Nga.
Vương quốc Anh và Liên Hiệp Âu Châu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Abramovich, với việc Liên Hiệp Âu Châu tuyên bố 'quyền tiếp cận đặc quyền' của ông với Putin đã “giúp ông duy trì khối tài sản đáng kể của mình”.
Abramovich, người sở hữu câu lạc bộ bóng đá Chelsea, đã không có tên trong danh sách trừng phạt của Hoa Kỳ, mặc dù một số quỹ đầu tư có trụ sở tại Hoa Kỳ đã đồng ý đóng băng tài sản của ông theo hướng dẫn từ Vương quốc Anh.
Hôm thứ Hai, New York Times đưa tin rằng Abramovich đã sử dụng các công ty vỏ bọc để “âm thầm đặt hàng tỷ đô la vào các quỹ đầu tư nổi tiếng của Mỹ và các công ty cổ phần tư nhân”.
Mặc dù tổng thống Zelensky được tường trình tin rằng Abramovich có thể giúp đàm phán hòa bình, nhưng các quan chức Mỹ nói với tờ Wall Street Journal “họ không có lý do gì để tin rằng ông Abramovich đã đặc biệt hữu ích trong các cuộc đàm phán giữa chính phủ Ukraine và Nga, và các đánh giá tình báo trên thực tế đã gợi ý ngược lại”.
Tờ báo đưa tin rằng có sự hoài nghi trong chính phủ Ukraine và các chính quyền phương Tây khác về mức độ hữu ích của Abramovich cho đến nay.
Một số quan chức Vương quốc Anh và Âu Châu nói rằng họ không biết gì về việc tổng thống Zelensky đưa ra lời cầu xin cụ thể với các nhà lãnh đạo của họ để không áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với ông Abramovich. Một số quan chức Ukraine và các quan chức từ các chính phủ phương Tây khác cũng nghi ngờ về việc ông Abramovich tham gia sâu vào các cuộc đàm phán hòa bình như thế nào.
6. Mỹ công bố lệnh trừng phạt đối với các nhân vật chính trị và giới tài phiệt Nga
Hoa Kỳ sẽ công bố một gói trừng phạt liên quan đến Nga đối với các nhân vật chính trị và giới tài phiệt vào thứ Năm trong khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden gặp gỡ các nhà lãnh đạo NATO về vấn đề Ukraine.
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan, người đã nói chuyện với các phóng viên khi ông Biden đến Brussels để dự hội nghị thượng đỉnh NATO, cho biết các nhà lãnh đạo G7 cũng sẽ đồng ý vào thứ Năm để phối hợp trong việc thực thi các lệnh trừng phạt và lên kế hoạch đưa ra một tuyên bố.
Ông cũng cho biết các quan chức sẽ có nhiều điều để nói vào thứ Sáu về các vấn đề năng lượng của châu Âu, đồng thời nói thêm rằng Mỹ sẽ tìm cách tăng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho châu Âu trong những tuần tới.
Lính Nga nộp xe tăng cho Ukraine lấy 10,000 USD. Đức Bênêđíctô tham gia thánh hiến Nga và Ukraine
VietCatholic Media
16:16 24/03/2022
1. Lịch trình các cử hành Phụng Vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tuần Thánh
Tuần Thánh trong 2 năm qua đã diễn ra rất lặng lẽ vì đại dịch coronavirus. Năm nay, một lần nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trở lại Đấu trường Rôma để chủ tọa Đàng Thánh Giá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Vatican đã công bố lịch trình của Đức Giáo Hoàng cho Tuần Thánh và Lễ Phục sinh, xác nhận rằng ngài sẽ chủ sự các lễ kỷ niệm lớn ở quảng trường Thánh Phêrô lần đầu tiên kể từ năm 2019.
Vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dâng thánh lễ tại quảng trường Thánh Phêrô vào 10 giờ sáng ngày 10 tháng 4 theo giờ địa phương. Lần cuối cùng mà nghi lễ này được tổ chức tại quảng trường Thánh Phêrô, đã có hơn 40,000 người tham dự.
Trong hai năm qua, các nghi lễ của Đức Giáo Hoàng trong Tuần Thánh được tổ chức rất ít do đại dịch COVID-19, với nhiều sự kiện được chuyển đến bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô với số lượng người tham dự cực kỳ hạn chế.
Đức Giáo Hoàng sẽ chủ sự Thánh lễ Dầu vào Thứ Năm Tuần Thánh lúc 9:30 sáng tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Lịch trình hiện tại của Vatican cho năm 2022 chưa cho biết Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành Thánh lễ Tiệc ly Thứ Năm Tuần Thánh tại đâu. Trong những năm qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn đến thăm một nhà tù địa phương, hay các trung tâm di dân và tị nạn để dâng thánh lễ.
Vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh, ngài sẽ chủ sư nghi thức tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa tại Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 5 giờ chiều, trước khi đến Đấu trường Côlôsêô để chủ sự buổi đi Đàng Thánh Giá bắt đầu lúc 9 giờ tối.
Đức Thánh Cha sẽ dâng Thánh lễ Canh thức Phục sinh vào ngày 16 tháng 4 tại Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 7:30 tối và cũng sẽ cử hành Thánh lễ Chúa Nhật Phục sinh bên ngoài tại quảng trường Thánh Phêrô lúc 10 giờ sáng, sau đó ngài sẽ ban phép lành Urbi et Orbi truyền thống.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng sẽ dâng thánh lễ vào ngày 24 tháng 4 cho Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Vatican cũng xác nhận rằng lễ phong thánh cho Chân phước Charles de Foucauld, Titus Brandsma, và tám vị khác sẽ diễn ra tại quảng trường Thánh Phêrô vào 10 giờ sáng ngày 15 tháng 5.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Bênêđíctô sẽ tham gia thánh hiến nước Nga
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, xác nhận rằng ngài sẽ tham gia vào việc Đức Thánh Cha Phanxicô thánh hiến Nga và Ukraine cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tuy nhiên, ngài sẽ tham gia trực tuyến từ Tu Viện Mẹ Giáo Hội trong nội thành Vatican, chứ không trực tiếp trong buổi lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
“Tất nhiên, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 sẽ tham gia trong lời cầu nguyện liên quan đến việc thánh hiến Nga và Ukraine cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria,” Đức Tổng Giám Mục Gänswein xác nhận với CNA Deutch.
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng Danh dự sẽ không tham gia nghi lễ sám hối tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Các giám mục trên khắp thế giới cũng đang xác nhận sự tham gia của các ngài.
Ví dụ, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney, Úc, sẽ mở cửa nhà thờ chính tòa của ngài từ 2 giờ 30 sáng Thứ Bảy, tương ứng với 5 giờ chiều Thứ Sáu theo giờ Rôma. “Tôi mời tất cả các bạn tham gia với tôi vào lúc này và hiệp nhất với nhau trong lời cầu nguyện cho hòa bình trong thế giới của chúng ta,” Đức Tổng Giám Mục nói.
Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân cho biết các giám mục của nước này sẽ thực hiện hành động thánh hiến cùng ngày tại giáo phận của các ngài.
Đức Hồng Y Vincent Nichols, đến từ Westminster, Anh Quốc, đã mời đoàn chiên của ngài tham gia thánh hiến cùng ngài.
Các phương tiện truyền thông xã hội có đầy đủ các ví dụ khác về các giám mục tham gia.
Source:Aleteia
3. Lính Nga nộp xe tăng cho Ukraine lấy 10,000 Mỹ Kim
Ukraine vừa công bố chương trình “Đầu hàng có thưởng”, trong đó họ hứa chi cho các binh sĩ Nga ra đầu hàng những món tiền lớn. Đặc biệt, các binh sĩ Nga giao nộp các khí tài chiến tranh có giá trị sẽ nhận được thêm một số tiền nữa. Chẳng hạn, các binh sĩ có thể nộp xe tăng để lấy 10,000 Mỹ Kim.
Viktor Andrusiv, cố vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết như sau về thành công của chính sách này.
“Một vài ngày trước, tôi đã viết về các tin tức phơi bày sự chia rẽ trong quân đội Nga. Bây giờ tôi có thể giải thích. Tôi muốn cho bạn xem video, nhưng các dịch vụ đặc biệt của chúng tôi yêu cầu tôi đừng làm vậy. Một người lính Nga đã trao cho chúng tôi chiếc xe tăng của anh ấy để nhận phần thưởng.”
Trong vài tuần qua, Cảnh sát Quốc gia đã xác định được các số điện thoại mà lực lượng Nga sử dụng - và đây là các số của Ukraine. Ông nói rõ rằng các tin nhắn liên tục được gửi đến những số này với hướng dẫn về cách đầu hàng và giao nộp xe tăng hay xe bọc thép của họ.
“'Misha' đã gọi cho chúng tôi vài ngày trước. Chúng tôi đã chuyển thông tin về anh ta cho tình báo quân đội GUR. Một điểm gặp gỡ đã được chỉ định. Khi anh đến gần, một máy bay không người lái đã giám sát khu vực để bảo đảm đây không phải là một cái bẫy phục kích. Sau đó, lực lượng đặc nhiệm của chúng tôi đã bắt giữ anh ta. Hóa ra là các đồng đội trên xe tăng của anh ta đã bỏ trốn về nhà, bỏ lại anh ta. Anh ấy thấy không có ích gì khi tiếp tục chiến đấu.”
Người lính Nga cho biết anh ta không thể trở về nhà vì chỉ huy của anh ta đe dọa sẽ bắn anh ta và đã báo cáo là anh ta mất tích trong chiến tranh.
“‘Misha ’cũng nói với chúng tôi rằng họ thực tế đã hết lương thực dự trữ, trong khi việc quản lý đơn vị của anh ta hỗn loạn và gần như chẳng có ai quản lý gì cả. Mức độ sa sút tinh thần là rất lớn. Về phần Misha, anh đã nhận được những điều kiện khá thoải mái. Anh ấy cũng sẽ nhận được 10,000 Mỹ Kim sau khi chiến tranh kết thúc, cũng như cơ hội xin quốc tịch”, cố vấn của Bộ trưởng cho biết.
Andrusiv lưu ý rằng cho đến khi chiến tranh kết thúc, người đàn ông này sẽ sống ở một nơi thoải mái, được cung cấp các nhu yếu phẩm cơ bản, chẳng hạn như tivi, điện thoại, nhà bếp và vòi hoa sen.
“Vì vậy, người Nga đầu hàng.” Cùng với thiết bị của họ, “Andrusiv nói.
Source:UkrInform