Phụng Vụ - Mục Vụ
Nguyện Danh Cha Cả Sáng
Vũ Văn An
05:23 26/03/2008
3. Nguyện Danh Cha Cả Sáng
Trong tất cả các lời cầu xin của Kinh Lạy Cha, thì lời cầu xin “Chúng con nguyện danh Cha cả sáng” là lời cầu xin người ta khó hiểu nghĩa chính xác hơn cả. Nên thiển nghĩ cần phải tìm ra nghĩa của các từ ngữ trong lời cầu xin này.
1. Các Bản Dịch
Hai bản Thánh Kinh Phổ Thông cũ và mới đều dịch lời cầu xin này là “Sanctificetur nomen tuum”. Các bản Thánh Kinh tiếng Pháp thường dịch là “Que votre nom soit sanctifié”; và các bản Thánh Kinh tiếng Anh quen dịch là “Hallowed be thy name”… Nói chung, trong các môi trường ấy, lời trong Thánh Kinh ra sao, thì lời trong kinh đọc hàng ngày và cả trong Phụng Vụ nữa cũng như thế. Duy trong môi trường tiếng Việt, thì lời trong các bản Thánh Kinh có khác với lời trong kinh đọc hàng ngày, kể cả kinh đọc trong Phụng Vụ. Thực vậy, bản Kinh Thánh Tin Lành dịch cụt lủn là: “Danh Cha được thánh”. Bản Kinh Thánh của Cha Nguyễn Thế Thuấn dịch với lời cầu xin rõ ràng: “Ước gì Danh Cha hiển thánh”. Bản Kinh Thánh Tân Ước của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ cũng có lời cầu xin rõ ràng: “Xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển”. Còn bản Tân Ước của Cha An Sơn Vị dài hơn một chút: “Xin Cha cho mọi người biết Danh Cha Chí Thánh”.
Bạn đọc chắc chắn thấy có nhiều dị biệt trong các lối phiên dịch sang tiếng Việt trích ở trên: tuy bản nào cũng có chữ “thánh”, nhưng ba bản dịch kia đặt chữ thánh làm thuộc từ thì Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ lại đặt chữ thánh làm định từ cho chữ “tên” và thêm “vinh hiển” làm thuộc từ. Ngoài ra, chữ “danh” đều được viết hoa ở ba bản kia, riêng bản của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ lại viết chữ thường. Trong bản của Tin Lành, chữ “danh” viết hoa vì nằm ở đầu câu, nên không có gì đáng nói, chỉ là làm đúng phép chính tả. Ba bản còn lại, bản viết hoa bản không viết hoa, chắc chắn không phải vì vô tình, mà là cố ý. Điều ấy đủ cho thấy lời cầu xin này chẳng dễ hiểu như người ta vốn nghĩ. Nó lại càng nên được đọc cẩn trọng hơn khi lời dịch Thánh Kinh khác với lời Kinh đọc thành tiếng: “chúng con nguyện danh Cha cả sáng” (Sách Lễ Rôma, Nghi Thức Thánh Lễ). Ở đây, không có chữ “thánh” mà ba bản tiếng nước ngoài và bốn bản tiếng bản xứ trên đây đều có. Thay vào đó là chữ “sáng”. Chữ “danh” cũng không viết hoa, giống như ba bản tiếng nước ngoài và bản của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Hẳn cũng cố ý chứ không phải vô tình như có người tưởng.
Thực ra các bản dịch Thánh Kinh tiếng nước ngoài cũng có nhiều dị biệt. Trong khi bản La Bible de Jérusalem dịch câu này như sau: “Que ton Nom soit sanctifié’ thì bản Le Nouveau Testament en Francais Courant của Alliance Biblique Universelle, có “imprimatur” của Đức Hồng Y Pierre Eyt, Chủ Tịch Ủy Ban Tín Lý Hội Đồng Giám Mục Pháp, lại dịch là: “Que chacun reconnaisse que tu es le Dieu saint” (chớ chi mọi người nhận biết cha là Thiên Chúa thánh thiện), gần giống như bản của Cha An Sơn Vị.
Các bản tiếng Anh cũng dịch câu này khá khác nhau. Thực thế, lối dịch “hallowed be thy name” được coi là cổ nhất, có từ thời Alfred the Great “Sic gehalyed dhin noma”, và Wicliffe “Halewed be thy name”. Và sau đó đã được truyền lại cho các thế hệ sau nhờ Tyndale, Coverdale, the Great Bible, the Geneva Bible, the Authorised Version, và the Revised Version. Trong các bản dịch hiện đại của Ronald A. Knox và E.V. Rieu, lối dịch này cũng đã được dùng. Tuy nhiên không thiếu bản dịch đã loay hoay đi tìm lối dịch khác, như bản của Moffatt và Goodspeed: “Thy name be revered”, hay bản của Kenneth Weust: “Let your name be venerated”. Có hai bản dùng chữ honoured, như bản của J. B. Phillips: “May your name be honoured” và bản Good News Bible của American Bible Society: “may your holy name be honoured” giống bản tiếng Việt của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
Thành thử tìm nghĩa chính xác cho các chữ trong lời cầu xin này không hẳn là việc dư thừa.
2. Danh Cha
Thời Thánh Kinh, tên không phải chỉ là tên để gọi một người nào đó theo nghĩa hiện nay. Nó biểu tượng cho toàn thể đặc tính của một con người đã được biết đến, được biểu lộ ra hay được mạc khải. Như Origen đã nói khi bình luận về lời cầu xin này, tên là một hạn từ tóm tắt và nói lên đặc tính bản thân của người mang tên (Về Kinh Nguyện 24:2,3). Tên thay thế cho “đặc điểm có tính bản thân và không thể truyền đạt được” của một người. Do đó, tên của Chúa thay thế cho bản tính và đặc điểm cũng như phẩm cách (personality) của Thiên Chúa như đã được mạc khải cho con người. Điều ấy sẽ rõ ràng hơn nếu ta nhìn vào cách Thánh Kinh sử dụng tên.
Thánh Vịnh 9:10 viết rằng: “Những kẻ biết danh Chúa đều đặt lòng tin cậy vào Chúa”. Điều này rõ ràng không có nghĩa là những người biết tên Chúa theo nghĩa bây giờ sẽ sẵn sàng tin cậy vào Chúa; mà có nghĩa là những ai biết đặc điểm và bản tính cũng như phẩm cách của Thiên Chúa, tức những ai biết Thiên Chúa là Đấng nào như Người từng tự mạc khải mình ra, sẽ sẵn sàng đặt niềm tin cậy vào Người.
Ở một đoạn khác, tức Thánh Vịnh 20:7, soạn giả viết: “Kẻ tự hào vì xe, kẻ tự hào vì ngựa; nhưng chúng con, chúng con tự hào vì danh Chúa, là Thiên Chúa chúng con”. Điều này muốn nói: người coi xe kẻ coi ngựa là sở hữu có sức mạnh hơn cả, nhưng đối với chúng ta, điều cao cả hơn hết là bản tính Thiên Chúa như Người đã mạc khải cho ta.
Trong Phúc Âm Gioan (17:6), Chúa Giêsu phán rằng: “Con đã tỏ danh Cha cho những kẻ Cha đã ban cho con từ giữa thế gian”. Điều này hiển nhiên có nghĩa là Chúa Giêsu đã tỏ cho các môn đệ hay Thiên Chúa là Đấng như thế nào, bản chất và đặc điểm cũng như phẩm cách của Người thực sự ra sao. Tên thay thế cho chính Thiên Chúa. Vì thế Cựu Ước mới đề cập đến tội “phạm đến thánh Danh” (Lv 24:16). Bản Revised Standard Version cũng như bản La Bible de Jérusalem đều viết hoa chữ Danh này. Và thiết tưởng đó cũng là chủ ý của các bản Nguyễn Thế Thuấn và An Sơn Vị khi dịch Kinh Lạy Cha.
Như thế, rõ ràng tên Thiên Chúa chính là Thiên Chúa vậy. Danh ấy được yêu mến (Tv 5:12), được ca tụng (Tv 7:18), được tuyên xưng (Is 29:23), được kính sợ (Đnl 28:58), vĩnh cửu (Tv 135:13). Chính để “cho danh cao cả của Người” (Gs 7:9) và vì danh Người (Ed 20:9) mà Người hậu đãi Israel, nghĩa là để Người được vinh quang và được nhìn nhận là cao cả và thánh thiện. Đền thờ chính là nơi Thiên Chúa “đã đặt Danh Người ngự trị” (Đnl 12:5), chính nơi đó, người ta đến trước mặt Ngài (Xh 34:23), trong đền thờ “mang Danh Người”(Gr 7:10, 14). Chính Tên Chúa từ xa đến dùng sàng-hủy-diệt mà gạn lọc chư dân (Is 30:27: Bản Phổ Thông ghi rõ: ecce nomen Domini venit de longinquo ardens furor eius et gravis ad portandum labia eius repleta sunt indignatione et lingua eius quasi ignis devorans. Bản của Nhóm CGKPV không dịch là Tên mà dịch: Này Đức Chúa từ xa đang thân hành ngự đến)…Dù sao, khi nhắc đến tên Chúa, các dịch giả Việt Nam không một ai không dùng chữ danh trang trọng, dù trong một câu ngắn ngủi, nhất là trong Kinh Lạy Cha, tất cả các chữ đều là chữ Việt, chỉ có chữ này là chữ Hán mà thôi. Lủng củng không quan trọng bằng lòng trọng kính.
3. Cả sáng
Chữ sáng chắc chắn không phải là hán tự. Vì theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh, sáng chỉ có nghĩa là bắt đầu, dựng lên, không hề liên quan đến nghĩa trong Kinh Lạy Cha. Như thế hẳn nhiên, sáng là chữ Việt, với nghĩa là rạng tỏ (Từ Điển Tiếng Việt của Minh Tân, Thanh Nghị và Xuân Lãm, Nhà Xuất Bản Thanh Hóa). Chữ sáng đây như thế cùng nghĩa với chữ sáng trong kinh Sáng Danh, được dùng trao đổi với chữ vinh trong kinh Vinh Danh. Dùng các chữ sáng và vinh như thế để dịch chữ “gloria” của La-tinh thì quá chỉnh. Nhưng để dịch chữ “sanctificetur”, hiển thánh hay chí thánh hay được thánh, xem ra có vẻ không chỉnh. Vì chữ thánh theo truyền thống Hi Bá Lai có nội dung hết sức đặc biệt, nội dung mà Chúa Giêsu hiển nhiên có ở trong đầu khi Người soạn ra Kinh này, nhất định không phải chỉ có nghĩa vinh hiển. Hẳn các nhà phụng vụ học của Việt Nam có nhiều dữ liệu để soi sáng điểm này.
Ngay trong các bản Tân Ước tiếng Anh và tiếng Pháp sau này, như trên đã nói, chữ “thánh” (sanctifié,hallowed) cũng có khi đã được thay thế bằng những chữ khác, trong đó, không thiếu các chữ hàm nghĩa tôn vinh, tôn kính của chữ “sáng” Việt Nam. Ta hãy xét ngữ nguyên của nó xem sao. Trong tiếng Hy Lạp, hạn từ “cả sáng” là hagiazein, do chữ hagios (thánh) mà phát xuất. Trong Hy Ngữ thế tục, hạn từ hagiazein hầu như không có, nhưng trong Hy Ngữ Thánh Kinh, ta thấy có rất nhiều tư liệu để xác định ý nghĩa của nó.
Nó có hai nghĩa căn bản. Nghĩa thứ nhất: làm cho một sự vật tầm thường, phàm tục thành thánh thiện, nhờ một nghi thức nào đó hay nhờ mang nó đến tiếp xúc với những sự việc thánh thiện. Hiển nhiên đây không phải là nghĩa trong Kinh Lạy Cha. Vì con người không thể làm gì để có thể làm cho Danh Chúa trở nên thánh thiện theo nghĩa này được, vì điều đó hàm nghĩa Danh Chúa vốn không thánh thiện. Nghĩa thứ hai: hagiazein còn có nghĩa là đối xử là thánh, coi là thánh hay tin là thánh. Nhưng điều ấy có nghĩa gì? Muốn hiểu rõ hơn, ta nên xem nghĩa chữ hagios (thánh). Chữ này là một tĩnh từ mà ý niệm căn bản phía sau nó là sự khác biệt. Thánh là khác với những sự việc tầm thường; thánh là thuộc một lãnh vực phẩm chất và hữu thể khác. Đó là lý do tại sao Thiên Chúa là Đấng Thánh tối cao, vì Người thuộc một lãnh vực sống và hiện hữu tối cao khác hẳn.
Nghĩa này càng rõ hơn khi ta xem đến các cách dùng nó. Có giới răn phải nhớ ngày Sa-bát mà coi đó là ngày thánh (Xh 20:8) nghĩa là phải coi và giữ ngày Sa-bát khác với các ngày khác. Lại có huấn lệnh phải thánh hiến (consecrate) các thầy cả (Lv 21:8). Ở đây ta thấy hạn từ hagiazein đã được sử dụng với nghĩa phải để riêng thầy cả ra để ông khác với người khác, khác với dân thường (lay men). Từ chỗ khác ấy mà có ý niệm tôn kính, vì cái khác kia có liên hệ trực tiếp với lãnh vực thần thiêng cao cả. Một trong các biến cố Cựu Ước rất đáng được ta xem sét ở đây là đoạn kể lại lúc con cái Israel đang lưu lạc nơi hoang địa, gần như kiệt sức vì khát và than van. Thương hại, Thiên Chúa truyền cho Mô-sen ra lệnh cho đá phun ra nước cho dân uống. Nhưng thay vì “nói với đá” như lời Chúa truyền, Mô-sen lại giận dữ nổi khùng mà “lấy gậy đập vào tảng đá hai lần”. Thiên Chúa nghiêm khắc phán với ông: “Bởi vì các ngươi đã không tin vào Ta để biểu dương sự thánh thiện của Ta, nên các ngươi sẽ không được đưa đại hội này vào đất Ta ban cho chúng” (Ds 20:1-11). Biểu dương sự thánh thiện chính là thuật ngữ hagiazein của Kinh Lạy Cha. Bản Phổ Thông đã dịch câu ấy như sau: “Dixit Dominus ad Mosen et Aaron quia non credidistis mihi ut sanctificaretis me coram filiis Israhel non introducetis hos populos in terram quam dabo eis”. Sự bất tín của Mô-sen đụng chạm đến sự thánh thiện của Thiên Chúa, và do đó là một bất kính to lớn. Cho nên, hagiazein ai cũng là tỏ lòng tôn kính người đó.
Chính các giáo phụ Hy Lạp cũng đã dùng những hạn từ khác thay thế cho hagiazein. Như Thánh Chrysostom chẳng hạn đã coi nó tương đương như chữ doxazein với nghĩa tôn vinh hay tôn kính. Origen coi nó tương tự như hupsoun với nghĩa tán dương và tôn lên cao. Và sau đó, dần dần hagiazein còn được thay thế bằng eulogein với nghĩa chúc tụng, ngợi khen nữa. Thành thử ra, hagiazein Danh Chúa là tỏ lòng tôn kính, vinh dự, vinh quang, ngợi khen, tán dương mà bản tính Người đòi buộc nơi ta. Một nhà thần học Cải Cách, là Calvin, từng nói: “Nguyện xin cho Danh Chúa được hiển thánh không có nghĩa gì khác hơn là phải dành cho Chúa vinh dự riêng mà Người xứng đáng, đến độ con người lúc nào cũng phải nghĩ và nói về Người một cách cung kính tột độ”.
4. Ướt át ủy mị
Tóm lại, cha ông chúng ta lúc dịch Kinh Lạy Cha không hẳn là không có lý, khi dùng “cả sáng” mà dịch “sanctificetur”. Sự tôn vinh trong ý niệm “thánh” này đã hóa giải nguy cơ ủy mị của hạn từ “cha” nhất là hạn từ Cha trong viễn tượng “abba”. Không học lý nào dễ bị ướt át hóa bằng học lý tình phụ tử của Thiên Chúa. Nhưng như ta đã biết, một ướt át hóa như thế không bao giờ có trong tôn giáo và việc thờ phượng của người Do Thái. Đối với họ, Thiên Chúa bao giờ cũng là Một Đấng Hoàn Toàn Khác một cách siêu việt; không một người Do Thái nào nói tới Thiên Chúa mà không tôn kính.
Bởi thế mặc dù xưng Thiên Chúa là Cha, người Do Thái luôn thêm vào đó những hạn từ khác để bảo tồn sự uy nghi và vinh quang của Thiên Chúa. Sách Huấn Ca 23:1 đã thưa với Chúa như sau: “Lạy Chúa, là Cha và là Đấng Cai Trị đời con”. Câu sau đó cũng vậy: “Lạy Chúa, là Cha và là Thiên Chúa đời con” (Hc 23:4). Trong sách 3 Macabê 6: 2-4 (không có trong quy điển Kitô giáo), trước khi soạn giả thưa với Thiên Chúa: “Lạy Cha”, ông đã cẩn thận tuyên xưng Thiên Chúa là Vua quyền uy, Đấng cao cả, Thiên Chúa toàn năng, Đấng cai quản muôn tạo vật một cách đầy yêu thương nhân hậu! Trong các kinh nguyện của người Do Thái như Kinh Shermoneh ‘Esreh, ba tước hiệu Cha, Vua và Chúa luôn được dùng thay đổi nhau để xưng hô với Thiên Chúa. Vào ngày thứ mười của Lễ Xá Tội, người Do Thái xướng kinh Abinu Melkenu (Lạy Cha và là Vua chúng con). Kinh này có đến 44 lời cầu xin, và lời nào cũng bắt đầu bằng câu Lạy Cha và là Vua chúng con. Sau đây là một vài lời “Lạy Cha và là Vua chúng con, chúng con đã phạm tội trước nhan Cha. Lạy Cha và là Vua chúng con, chúng con không có vua nào khác ngoài Cha ra. Lạy Cha và là Vua chúng con, xin Cha hãy đem chúng con trở về với Cha trong thống hối ăn năn. Lạy Cha và là Vua chúng con, xin đoái thương viết tên chúng con và Sổ Cứu Chuộc. Lạy Cha và là Vua chúng con, xin nghe lời chúng con, dù trong chúng con không hề có việc làm nào tốt cả. Chúng con cũng sẽ hiển thánh danh Cha khắp thế giới, Ôi lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của cha ông chúng con, xin hãy thống trị khắp thế giới trong vinh quang”.
Trong Kinh Lạy Cha cũng thế, chúng ta không chỉ cầu nguyện với Cha chúng ta, nhưng là với Cha chúng con ở trên trời; Và xin Cha ấy nhận sự tôn kính mà đặc điểm cùng bản tính siêu việt của Người đáng được và đòi buộc phải có.
5. Tôn kính ra sao?
Trên thực tế, ta phải làm gì để tôn vinh Danh Thiên Chúa? Điều tiên quyết của lòng tôn kính này đã được Thư Do Thái (11:6) xác định như sau: “Ai đến gần Thiên Chúa, thì phải tin là có Thiên Chúa và tin Người là Đấng ban phần thưởng cho những ai tìm kiếm Người”. Nghĩa là, lòng tôn kính không thể có được nếu không có hai niềm tin căn bản sau đây: thứ nhất, Thiên Chúa có thật, và thứ hai, Thiên Chúa quan tâm đến thái độ và hành vi của con người đối với Người.
Thánh Kinh không bao giờ loay hoay với việc chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa. Trong hình học, có một số chân lý gọi là định đề (axioms). Định đề không tự chứng minh được, chúng là những chân lý căn bản làm nền tảng cho mọi lý luận và chứng minh. Đối với các soạn giả Thánh Kinh, Thiên Chúa là một định đề. Hơn thế nữa, Người là định đề duy nhất, là sự kiện mà sự hiện hữu đã trở thành sự kiện căn bản của cuộc đời. Các soạn giả này dường như muốn nói họ không cần phải chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa cũng như họ chả cần chi phải chứng minh sự hiện hữu của vợ con và bằng hữu thân thiết nhất của họ. Không cần chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa, vì họ gặp gỡ Thiên Chúa hàng ngày; họ không cần tranh luận về Thiên Chúa, vì họ gặp gỡ Người hàng ngày, hàng giờ. Còn đối với sự kiện Thiên Chúa quan tâm đến đáp trả và phản ứng của con người đối với Ngài, thì người Kitô hữu chỉ cần nhìn đến mầu nhiệm Nhập Thể là quá đủ. Sự quan tâm ấy mạnh mẽ đến nỗi Chúa Giêsu Kitô đã bước vào trần gian để đem con người về với Ngài. Do đó, họ tin chắc rằng “có Thiên Chúa và Người tưởng thưởng những ai tìm kiếm Người”. Có niềm tin căn bản như thế rồi, họ sẽ phát biểu lòng tôn kính Danh Chúa ra sao? Các nhà chú giải lời cầu xin này thường nêu ra ba điểm sau đây:
a. Về phương diện tiêu cực, không được phỉ báng mà luôn xưng hô Chúa cách tôn kính. Đây là điểm nhỏ hẹp liên quan đến cách nói năng của chúng ta.
b. Tích cực hơn một chút, ta phải dùng ngôn từ để ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa. Nói cách khác là dùng các lời cầu nguyện và ca ngợi trong phụng vụ cũng như trong các hành vi thờ phượng theo nghĩa hẹp mà tôn kính Danh Thiên Chúa. Đây vẫn là điểm nhỏ hẹp, giới hạn trong việc thờ phượng Thiên Chúa trong Giáo Hội.
c. Thiên Chúa phải được tôn kính trong tâm hồn và con người phải dùng tác phong đi đứng nói năng bên ngoài mà liên tục biểu lộ lòng tôn kính nội tâm ấy ra để người khác được khích lệ mà tôn kính Thiên Chúa nữa. Nghĩa là, ta tôn kính Thiên Chúa và làm Danh Người hiển thánh bằng hành động của cuộc sống hàng ngày.
Dĩ nhiên lối giải thích sau cùng là giải thích đúng nhất. Sự tôn kính không phải chỉ trong lời nói; cũng không thể chỉ đóng khung trong phụng vụ và ca khen của Giáo Hội, dù phụng vụ và ca khen ấy có huy hoàng và long trọng đến đâu. Sự tôn kính ấy phải được sống và chứng tỏ trong từng giây phút đời ta, cả trong Giáo Hội lẫn ngoài thế gian.
6. Lòng tôn kính nơi các giáo phụ
Các giáo phụ quan niệm lòng tôn kính kia theo ba hướng khác nhau:
a. Ta tôn kính Thiên Chúa khi các niềm tin của ta về Thiên Chúa xứng hợp với Người. Nghĩa là phải có học lý và giáo huấn chân thực về Thiên Chúa. Đây là quan điểm đặc trưng của Origen (Về Cầu Nguyện, 24). Thiên Chúa tự mạc khải mình là Đấng Tự Hữu (Xh 3:14). Vậy mà giờ đây, ai cũng đưa ra đủ thứ giả định về Thiên Chúa. Vì quả thực con người, vì là người, chỉ có thể hiểu được rất ít về sự thánh thiện của Thiên Chúa. Và, vì ta rất dễ sai lầm, và lầm tưởng sự thật phiến diện là sự thật toàn vẹn, nên ta luôn phải cầu xin “để quan niệm của ta về Thiên Chúa được hiển thánh giữa chúng ta”. “Kẻ đem vào quan niệm Thiên Chúa những ý niệm không có chỗ đứng trong đó quả đã kêu danh Thiên Chúa vô ích”. Vì Danh Chúa là chính bản tính và đặc điểm của Thiên Chúa, nên ai đem vào ý niệm của mình về Thiên Chúa các tư tưởng và quan điểm xa lạ với đặc điểm chân thực về Thiên Chúa là phạm tội bất kính và quả đã không hiển dương Danh Người.
Điển hình là người Hy Lạp cổ: với những câu truyện về chiến tranh, chiến trận, tranh chấp, cãi cọ, yêu thương và giận ghét, rù quyến và ngoại tình gán cho các thần minh, họ quả đã phạm tội bất kính, vì họ đã mang vào ý niệm Thiên Chúa những điều không có chỗ đứng ở đó. Các Kitô hữu xem ra cũng chả khá hơn gì. Nhiều khi họ cũng nghĩ về Chúa như dã man, ưa trả thù, độc ác và tàn bạo, thật khác xa với Đấng Thiên Chúa ta thấy nơi Chúa Giêsu Kitô. Nhiều người quan niệm một Thiên Chúa đùa dỡn với thuyết tiền định: muốn đầy ải người này mà tha cho người nọ khỏi hình phạt muôn kiếp. Lại cũng có khi họ miêu tả một Thiên Chúa ham chiến tranh, một thứ đồng minh cho chủ nghĩa duy dân tộc. Họ vẽ ra một Thiên Chúa phù hợp với lý thuyết ưu việt tính về dòng giống riêng của họ. Cũng có người dựng lên một Thiên Chúa làm rào cản cho tiến bộ xã hội hay biến tôn giáo thành thuốc phiện ngu dân, hay duy trì nguyên trạng bất công thoái hóa. Cho phép những quan điểm ấy về Thiên Chúa quả là đã không hiển thánh Danh Người. Ta chỉ có thể hiển thánh Danh ấy, nếu ta có quan niệm Kitô giáo chân thực về Thiên Chúa.
b. Ta tôn kính Thiên Chúa và hiển thánh Danh Người, khi ta sống sao đó để đem được vinh dự lại cho Thiên Chúa và lôi kéo người khác đến với Người. Các thánh như Cyril thành Giêrusalem (Giảng Giáo Lý, 23) cho hay danh Chúa là danh thánh ngay trong nó và ngay trong bản tính của nó bất kể ta nói hay làm gì hay không nói và không làm gì với Danh ấy. Lời cầu xin vì thế không thể nào làm cho Danh Chúa từ không thánh trở thành thánh được. Ta phải cầu lời xin ấy để Danh Chúa “nên thánh trong chúng ta, khi ta được nên thánh và làm những việc xứng với sự nên thánh ấy”. Thánh Cyprian (Về Kinh Lạy Cha, 12) cho hay hiển nhiên không thể có chuyện ta mong Danh Chúa nhờ lời cầu xin của ta mà được hiển thánh. Điều ta thực sự cầu xin là “Danh Người hiển thánh trong chúng ta”. Tertullian (Về Cầu Nguyện, 3) cũng nói hệt như thế. Thánh Augustine (Bài Giảng Trên Núi, 5:19) cũng vậy: Không phải Danh Chúa không thánh thiện, mà là con người phải coi danh ấy là thánh thiện, nghĩa là Thiên Chúa trở nên gần gũi và thân thiết với chúng ta đến độ ta không còn coi sự gì thánh thiện hơn Danh Người và không sợ gì bằng xúc phạm đến Danh ấy. Nhưng không ai nói hay hơn Thánh Gregory thành Nyssa trong bài giảng thứ ba của ngài về Kinh Lạy Cha. Ta cầu kinh nguyện này vì bản tính nhân loại tự nó yếu đuối đến độ không thể thực hiện được điều nó biết rõ mình phải thực hiện. Điều tốt chỉ có thể được thực hiện trong ta với ơn Chúa giúp. Và trong mọi điều tốt, quan trọng nhất là điều này: Thiên Chúa được tôn vinh qua cuộc sống chúng ta.
Điều ấy, theo thánh Gregory, sẽ rõ ràng hơn nếu trước hết ta nhìn đến khía cạnh tiêu cực của nó. Thánh Phaolô, trong thư Rôma (2:24), lên án những kẻ vì họ “Danh Thiên Chúa bị phỉ báng nơi dân ngoại”. Người Kitô hữu vốn sống trong môi trường ngoại giáo; và nếu người ngoại giáo thấy người Kitô hữu sống một cuộc sống vô luân, vô tôn giáo và vô yêu thương, chắc chắn họ sẽ gán sự xấu xa của cuộc sống ấy không phải cho các cá nhân Kitô hữu mà là cho chính Kitô giáo mà các cá nhân Kitô hữu kia chỉ là đại diện. Bởi thế, lời cầu xin thực sự có nghĩa là: “Xin cho Danh Cha hiển thánh trong con, để mọi người thấy việc làm tốt của chúng con mà vinh danh Cha chúng con ở trên trời”.
Rồi thánh Gregory mô tả lối sống có thể hiển thánh được Danh Chúa: “Người sống lối sống này sẽ mạnh mẽ phản công các cuộc tấn kích của dục vọng; vì họ chỉ tham dự vào các đòi hỏi của đời một cách tối thiểu cần thiết, nên họ sẽ không để mình mềm nhũn trong xa hoa thân xác mà sẽ là khách hoàn toàn xa lạ với ganh tị và lười lĩnh cũng như khoe khoang khóac lác. Họ đụng đất nhưng chỉ nhẹ nhàng với đầu ngón chân, vì họ không để mình bị tràn ngập với vui hưởng đời này, mà đứng trên những lừa dối do giác quan đem lại. Và do đó, dù vẫn trong thân xác, họ cố vươn tới cuộc sống không duy vật. Họ coi việc chiếm hữu nhân đức như của cải độc nhất, việc thân mật với Chúa như nét thanh cao vô nhị. Đặc ân và uy quyền duy nhất của họ là làm chủ bản thân mình để hết còn là nô lệ cho dục vọng con người nữa. Họ sẽ rất buồn khi thấy cuộc sống trên dương gian cứ kéo dài lê thê; giống như người say sóng muốn mau tới hải cảng để được nghỉ ngơi”. Ngài bảo rằng, khi cầu kinh nguyện này, ngài thực sự muốn xin “cho con, nhờ ơn Chúa giúp, được trong sạch, công chính và đạo hạnh, tránh được mọi sự dữ, chỉ nói điều chân thật và làm điều công chính. Xin cho con bước theo đường ngay, điều độ, không trụy lạc, đầy khôn ngoan khéo léo. Xin cho con biết suy niệm những điều ở trên cao và khinh chê những điều trần tục, biểu lộ lối sống như thiên thần… Vì con người không thể tôn vinh Thiên Chúa cách nào khác hơn là bằng nhân đức của mình, một nhân đức chứng minh rằng Quyền Lực Thiên Chúa chính là nguyên nhân tạo ra sự tốt lành nơi họ”.
Các giáo phụ nhấn mạnh đến điểm trên vì các ngài sống trong môi trường ngoại giáo, một môi trường trong đó Kitô giáo chỉ có thể truyền bá và chinh phục được thế giới bằng cuộc sống tốt lành của các cá nhân Kitô Hữu mà thôi. Chúng ta đang sống trong một môi trường còn thù nghịch Kitô giáo hơn thế nữa: thù nghịch đến độ Kitô giáo và Giáo Hội Kitô đã gần như bị gạt ra ngoài, trở thành chẳng còn chi ăn nhậu với xã hội này nữa. Nếu các cá nhân Kitô hữu tiếp tục sống như những kẻ không tin, cũng sầu buồn, nản chí, bất mãn, lắng lo, xao xuyến, căng thẳng, lăng xăng, bất lương, tự đi tìm mình, cân đo mọi sự bằng giá trị vật chất… thì ai mà ham cái thứ Kitô giáo của họ, vì nào có khác gì đâu. Câu nói của Nietschze vẫn còn vang vọng bên tai: “Hãy cho tôi xem các anh được cứu độ ra sao, tôi sẽ tin vào đấng cứu độ các anh”.
c. Bây giờ thì đã rõ: lời cầu xin này không phải chỉ về phía ta mà còn về phía Chúa nữa. Vì lời cầu xin này, nếu không có ơn phù trợ của Chúa, ta không thể nào chu toàn được. Nếu chúng ta muốn hiển thánh Danh Chúa, trước nhất ta phải đặt Chúa lên ngôi trong trái tim ta. Trong bài bình luận của ông về lời cầu xin này, Origen có một đoạn hết sức đẹp và nhìn xa trông rộng (Về Cầu Nguyện, 24:4). Ông đồng hóa hiển thánh Danh Chúa với tán dương Danh Chúa. Ông trích Thánh Vịnh 30:1: “Lạy Chúa, con tán dương Chúa, vì đã thương cứu vớt, không để quân thù đắc chí nhạo cười con”.Trong thánh vịnh này, soạn giả đã tán dương, hiển thánh Danh Thiên Chúa. Rồi Origen trích tựa đề của thánh vịnh này: “Một Thánh Vịnh của Đa-vít. Bài Ca Thánh Hiến Đền Thờ”. Từ đó ông diễn dịch: “Ta tán dương Thiên Chúa khi ta thánh hiến trong ta một ngôi nhà cho Thiên Chúa”. Tán dương Thiên Chúa, hiển thánh Danh Người, trong phân tích vừa rồi, phải có nghĩa là biến trái tim ta thành đền thờ và nơi Người cư ngụ, vì chỉ khi nào Người cư ngụ trong trái tim ta, cuộc sống ta mới thực sự tôn vinh Người và thực sự lôi kéo người khác về với Người.
Để kết luận, “Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng” chính là lời cầu xin tránh cho ý niệm Tình Phụ Tử nơi Thiên Chúa khỏi rơi vào tình cảm ướt át và đặt ra một cách hết sức rõ ràng bổn phận ta phải tỏ lòng cung kính. Trong đó, ta xin Thiên Chúa giúp ta biết dành cho Người chỗ đứng độc đáo mà bản tính và đặc điểm cũng như phẩm cách của Người, từng được mạc khải nơi Chúa Giêsu Kitô, có quyền đòi hỏi và xứng đáng nhận được. Và ta chỉ có thể dành cho Người chỗ đứng ấy khi quan niệm của ta về Người phải thực sự có tính Kitô giáo, và khi cuộc sống ta được khoác bộ áo xinh đẹp của thánh thiện, luôn là lời mời biết chia sẻ bí quyết ta nhận được từ Chúa Giêsu Kitô. Ta biết ta chỉ làm được điều đó, khi ta biết đặt Người lên ngôi trong trái tim ta.
Vũ Văn An
Viết theo: William Barclay, The Plain Man Looks At The Lord’s Prayer.
(Còn tiếp)
Sống sứ điệp Lòng Thương Xót
Phaolô Phạm Xuân Khôi
10:16 26/03/2008
SỐNG SỨ ĐIỆP LÒNG THƯƠNG XÓT
Để đáp lại lời kêu gọi mà Chúa Giêsu đã truyền cho Thánh Faustina, phong trào tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa Giêsu đang lan tràn khắp nơi trên thế giới. Ơ nhiều nơi trên thế giới, người ta có những nhóm học hỏi, thảo luận và áp dụng sứ điệp Thương Xót vào đời sống. Nhưng có lẽ phần lớn người Việt Nam chỉ có lần Chuỗi Thương Xót và làm Tuần Cửu Nhật Thương Xót, và hầu như không mấy chú tâm những phần quan trọng khác của sứ điệp Thương Xót.
Khi chọn Thánh Faustina là tông đồ của Lòng Thương Xót, Chúa trao cho Chị ba sứ vụ chính là:
• Nhắc nhở nhân loại về Lòng Thương Xót bao la của Thiên Chúa đã được mạc khải trong Thánh Kinh.
• Dạy cho chúng ta những kinh nguyện mới về việc Sùng Kính Lòng Thương Xót Chúa, và...
• Khởi xướng một phong trào tông đồ của Lòng Thương Xót để dẫn đưa người khác đến cùng Chúa trong tinh thần tín thác và tin tưởng vào Thiên Chúa như trẻ em, đồng thời thương yêu tha nhân như được diễn tả trong kinh "Thương Người Có Mười Bốn Mối".
Vậy sứ điệp mà Chúa Giêsu muốn chúng ta truyền bá cho cả nhân loại không phải chỉ là lần Chuỗi Thương Xót hay làm Tuần Cửu Nhật Thương Xót để lãnh nhận ơn Toàn Xá, mà làm cho người ta nhận biết Tình Yêu của Thiên Chúa dành cho tất cả mọi người, dù họ tội lỗi đến đâu đi nữa, qua chính cách sống đầy thương xót của chúng ta. Muốn được như thế, chúng ta phải thường xuyên học hỏi Thánh Kinh và những gì Chúa dạy trong Nhật Ký của Thánh Faustina và đem ra thực hành.
Sứ điệp này cò thể được tóm tắt bằng ba chữ ABC:
A - Ăn năn tội lỗi và cầu khẩn ơn Thương Xót.
Thiên Chúa muốn mọi người, đặc biệt là những người tội lỗi, đến với Người qua việc cầu nguyện không ngừng, ăn năn tội lỗi và xin Chúa đổ tràn Lòng Thương Xót trên chúng ta và trên toàn thế giới.
Chúa Giêsu nói với Chị Faustina:
“Con ơi, hãy viết những điều này. Nói cho thế gian về Lòng Thương Xót của Ta; hãy làm cho cả nhân loại nhận ra Lòng Thương Xót vô biên của Ta. Nó là dấu hiệu của những ngày sau hết; sau đó ngày Công Lý sẽ đến. Trong khi còn thì giờ, hãy làm cho nhân loại trông cậy vào nguồn xót thương của Ta; cho họ được hưởng lợi ích từ máu và nước đã vọt ra cho họ” (Nhật Ký 11, 229-230).
"Con ơi, hãy nhìn vào hố thẳm của Lòng Thương Xót Ta và chúc tụng ngợi khen Lòng Thương Xót này của Ta. Hãy làm thế này: Tụ họp tất cả những người tội lỗi trên toàn thế giới và nhận chìm họ vào trong hố thẳm của Lòng Thương Xót Ta. Ta muốn hiến thân cho các linh hồn; con ơi, Ta khao khát các linh hồn. Trong ngày Đại Lễ của Ta, Ngày Đại Lễ Thương Xót, con sẽ đi khắp thế giới và đem các linh hồn yếu ớt đến Suối Thương Xót của Ta. Ta sẽ chữa lành và thêm sức cho chúng” (Nhật Ký, 206).
B - Biết thương xót người.
Thiên Chúa muốn chúng ta nhận lãnh sự thương xót của Ngài và làm cho nó tràn qua chúng ta đến người khác. Ngài muốn chúng ta yêu thương và tha thứ cho tha nhân như Ngài đã yêu thương và tha thứ cho chúng ta.
Chính Chúa đòi hỏi chúng ta phải làm những công việc thương xót, “Những công việc thương xót phải thực hành vì yêu Ta. Con phải tỏ Lòng Thương Xót tha nhân mọi nơi và mọi lúc. Con không được chùn bước hay từ khước làm điều này." (Nhật Ký, 742).
Chúa Giêsu nói: “Con phải là hình ảnh sống động của Cha qua tình yêu và Lòng Thương Xót, vậy hãy luôn thương xót người khác, nhất là những người tội lỗi.” (Nhật Ký, 1446)
Một cách tốt nhất để thương xót ngươì khác là tích cực rao truyền việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa. Rao truyền không phải chỉ bằng lời nói, mà còn bằng việc làm, nhất là sống đời nhiệm tích, tôn sùng Thánh Thể, bảo vệ sự sống, và thực thi các việc thương xót cả phần hồn lẫn phần xác. Chúa Giêsu đã hứa: “Ta sẽ che chở những linh hồn truyền bá và tôn vinh Lòng Thương Xót Ta cả đời như mẹ hiền che chở con thơ, và trong giờ chết Ta sẽ không là Quan Án của họ, mà là Đấng Cứu Độ đầy Thương Xót” (Nhật Ký, 1075).
C - Cậy trông và tín thác hoàn toàn vào Chúa Giêsu.
Thiên Chúa muốn chúng ta biết rằng ân sủng của Lòng Thương Xót Người tùy thuộc vào lòng tín thác của chúng ta. Càng tín thác nhiều, chúng ta càng nhận được nhiều.
Sứ điệp Chúa ban cho Thánh Faustina kêu gọi ta quay về với Lòng Thương Xót của Chúa với một lòng tín thác để lãnh nhận sự thương xót với lòng biết ơn, và để thương xót tha nhân.
Sứ điệp này kêu gọi chúng ta sống khiêm nhường, vì những người kiêu ngạo tin rằng những thành quả họ đạt được là do sức mình chứ không phải do ơn Chúa. "Tất cả anh em hãy mặc lấy sự khiêm nhường đối với nhau vì Thiên Chúa chống người kiêu ngạo, và ban ơn sủng cho người khiêm nhường" (1 Phêrô 5:5)
Chúa nhấn mạnh, "Các ơn của Lòng Thương Xót của Ta chỉ được lãnh nhận bằng một phương cách mà thôi, đó là tín thác. Linh hồn nào tín thác nhiều sẽ nhận được nhiều" (Nhật Ký, 1578).
Tín thác bao hàm việc trở về với Thiên Chúa, một sự thay đổi đời sống theo Chúa thật, và sám hối cùng tha thứ cho những người thù nghịch ta. Nếu chúng ta thật sự tín thác vào Chúa, thì chúng ta sẽ không còn lo lắng, sợ sệt, và thất vọng: "Vì vậy, đừng lo lắng, mà nói rằng 'Chúng tôi sẽ ăn gì?' hay 'Chúng tôi sẽ uống gì?' hoặc 'Chúng tôi sẽ mặc gì?' vì dân ngoại tìm kiếm những sự đó, và Cha chúng ta ở trên trời biết các con cần gì. Nhưng hãy tìm nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài trước, và các con cũng sẽ có những điều đó" (Mt 6:31-33).
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta vác thập giá mà theo Người khi Người dùng những thử thách chúng ta chịu để kéo chúng ta đến gần Người. Người nói với Chị Faustina: "Các linh hồn chỉ được mua bằng một giá, đó là sự đau khổ hợp làm một với sự đau khổ của Ta trên Thánh Giá. Tình yêu tinh tuyền hiểu những lời này, tình yêu xác thịt sẽ không bao giờ hiểu chúng" (Nhật Ký, 324). Chính nhờ trưởng thành trong thử thách mà chúng ta nhận ra cuộc đời thật phù phiếm, nhìn nhận sự lệ thuộc của mình vào Thiên Chúa, và có bình an thực sự là bình an mà chỉ một mình Chúa mới có thể ban cho. "Thầy đã nói với các con rằng trong Thầy các con có bình an. Trong thế gian các con có đau khổ; nhưng hãy vui mừng lên. Thầy đã khắc phục thế gian” (Gioan 16:33).
Khi hiện ra với Thánh Faustina, Chúa cho Chị thấy hai luồng ánh sáng phát ra từ vết thương ở trái tim Người. Luồng ánh sáng đỏ, Chúa Giêsu giải thích, "Luồng trắng tượng trưng cho Nước làm cho linh hồn nên công chính. Luồng đỏ tượng trưng cho Máu là sức sống của linh hồn... Hai luồng sáng này chiếu ra tận đáy của Lòng Thương Xót dịu hiền của Ta khi Trái Tim đang hấp hối của Ta được mở ra bởi lưỡi đòng trên Thánh Giá" (Nhật Ký, 299). Nói cách khác, hai luồng sáng này biểu thị các Bí Tích Thương Xót: Thánh Thể và Hòa Giải. Qua Bí Tích Thánh Thể (Máu Thánh) mà chúng ta nhận lãnh lương thực, và qua Bí Tích Hòa Giải (Nước) mà linh hồn chúng ta được rửa sạch. Chúa Giêsu nói: "Phúc thay cho ai ẩn náu dưới sự che chở của hai luồng sáng này, vì tay công thẳng của Thiên Chúa không đụng đến người ấy" (Nhật Ký, 299).
Vì Tình Yêu cao vời của Chúa, Người ban cho chúng ta Bí Tích Thánh Thể và Hòa Giải, cho chúng ta ân sủng và thần lương trên đường lữ thứ trần gian. Vì thế, chúng ta cần sống một đời nhiệm tích để thi hành sứ điệp của Chúa. Người mời gọi chúng ta tự hạ mà đến cùng vị đại diện Người mà thú tội chúng ta, và cố gắng không phạm tội nữa. Trong Phép Thánh Thể, chúng ta lãnh nhận Bánh Ban Sự Sống, Mình, Máu, Linh Hồn và Thiên Tính của Chúa Giêsu. "Vì Thịt Ta chính là của ăn, và Máu Ta thật là của uống. Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta sẽ ở trong Ta, và Ta ở trong người đó" (Gioan 6:55-56).
Qua Bí Tích Hòa Giải chúng ta giao hòa cùng Thiên Chúa và anh em. Qua Bí Tích Thánh Thể, chúng ta kết hợp với Chúa để một ngày một nên giống Chúa hơn và kết hợp với anh chị em chúng ta là những phần tử của Nhiệm Thể Chúa để chia sẻ với họ tất cả tình yêu thương và sự sống của chúng ta. Nhờ đó chúng ta thật sự yêu tha nhân vì yêu Chúa.
Kết Luận
Mặc dầu những cách sùng kính mà Chúa dạy Thánh Faustina thật quan trọng, nhưng toàn thể sứ điệp Thương Xót kêu gọi chúng ta hãy để Thiên Chúa điều khiển cuộc đời mình và tín thác vào Lòng Thương Xót Chúa. Chúng ta phải trở nên bình chứa thương xót; luôn tỏa tình yêu và Lòng Thương Xót đối với tha nhân. Sứ điệp Lòng Thương Xót không phải là điều mới mẻ, nhưng là một lời nhắc nhở điều mà Hội Thánh luôn dạy là Thiên Chúa là Đấng hay thương xót và tha thứ, và chúng ta cũng phải làm như vậy trong cách cư xử của chúng ta với người khác. "Phúc cho những ai có Lòng Thương Xót vì họ sẽ được thương xót" (Mt 5:7).
(Trích dịch từ Nhật Ký của Thánh Faustina.)
Để đáp lại lời kêu gọi mà Chúa Giêsu đã truyền cho Thánh Faustina, phong trào tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa Giêsu đang lan tràn khắp nơi trên thế giới. Ơ nhiều nơi trên thế giới, người ta có những nhóm học hỏi, thảo luận và áp dụng sứ điệp Thương Xót vào đời sống. Nhưng có lẽ phần lớn người Việt Nam chỉ có lần Chuỗi Thương Xót và làm Tuần Cửu Nhật Thương Xót, và hầu như không mấy chú tâm những phần quan trọng khác của sứ điệp Thương Xót.
Khi chọn Thánh Faustina là tông đồ của Lòng Thương Xót, Chúa trao cho Chị ba sứ vụ chính là:
• Nhắc nhở nhân loại về Lòng Thương Xót bao la của Thiên Chúa đã được mạc khải trong Thánh Kinh.
• Dạy cho chúng ta những kinh nguyện mới về việc Sùng Kính Lòng Thương Xót Chúa, và...
• Khởi xướng một phong trào tông đồ của Lòng Thương Xót để dẫn đưa người khác đến cùng Chúa trong tinh thần tín thác và tin tưởng vào Thiên Chúa như trẻ em, đồng thời thương yêu tha nhân như được diễn tả trong kinh "Thương Người Có Mười Bốn Mối".
Vậy sứ điệp mà Chúa Giêsu muốn chúng ta truyền bá cho cả nhân loại không phải chỉ là lần Chuỗi Thương Xót hay làm Tuần Cửu Nhật Thương Xót để lãnh nhận ơn Toàn Xá, mà làm cho người ta nhận biết Tình Yêu của Thiên Chúa dành cho tất cả mọi người, dù họ tội lỗi đến đâu đi nữa, qua chính cách sống đầy thương xót của chúng ta. Muốn được như thế, chúng ta phải thường xuyên học hỏi Thánh Kinh và những gì Chúa dạy trong Nhật Ký của Thánh Faustina và đem ra thực hành.
Sứ điệp này cò thể được tóm tắt bằng ba chữ ABC:
A - Ăn năn tội lỗi và cầu khẩn ơn Thương Xót.
Thiên Chúa muốn mọi người, đặc biệt là những người tội lỗi, đến với Người qua việc cầu nguyện không ngừng, ăn năn tội lỗi và xin Chúa đổ tràn Lòng Thương Xót trên chúng ta và trên toàn thế giới.
Chúa Giêsu nói với Chị Faustina:
“Con ơi, hãy viết những điều này. Nói cho thế gian về Lòng Thương Xót của Ta; hãy làm cho cả nhân loại nhận ra Lòng Thương Xót vô biên của Ta. Nó là dấu hiệu của những ngày sau hết; sau đó ngày Công Lý sẽ đến. Trong khi còn thì giờ, hãy làm cho nhân loại trông cậy vào nguồn xót thương của Ta; cho họ được hưởng lợi ích từ máu và nước đã vọt ra cho họ” (Nhật Ký 11, 229-230).
"Con ơi, hãy nhìn vào hố thẳm của Lòng Thương Xót Ta và chúc tụng ngợi khen Lòng Thương Xót này của Ta. Hãy làm thế này: Tụ họp tất cả những người tội lỗi trên toàn thế giới và nhận chìm họ vào trong hố thẳm của Lòng Thương Xót Ta. Ta muốn hiến thân cho các linh hồn; con ơi, Ta khao khát các linh hồn. Trong ngày Đại Lễ của Ta, Ngày Đại Lễ Thương Xót, con sẽ đi khắp thế giới và đem các linh hồn yếu ớt đến Suối Thương Xót của Ta. Ta sẽ chữa lành và thêm sức cho chúng” (Nhật Ký, 206).
B - Biết thương xót người.
Thiên Chúa muốn chúng ta nhận lãnh sự thương xót của Ngài và làm cho nó tràn qua chúng ta đến người khác. Ngài muốn chúng ta yêu thương và tha thứ cho tha nhân như Ngài đã yêu thương và tha thứ cho chúng ta.
Chính Chúa đòi hỏi chúng ta phải làm những công việc thương xót, “Những công việc thương xót phải thực hành vì yêu Ta. Con phải tỏ Lòng Thương Xót tha nhân mọi nơi và mọi lúc. Con không được chùn bước hay từ khước làm điều này." (Nhật Ký, 742).
Chúa Giêsu nói: “Con phải là hình ảnh sống động của Cha qua tình yêu và Lòng Thương Xót, vậy hãy luôn thương xót người khác, nhất là những người tội lỗi.” (Nhật Ký, 1446)
Một cách tốt nhất để thương xót ngươì khác là tích cực rao truyền việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa. Rao truyền không phải chỉ bằng lời nói, mà còn bằng việc làm, nhất là sống đời nhiệm tích, tôn sùng Thánh Thể, bảo vệ sự sống, và thực thi các việc thương xót cả phần hồn lẫn phần xác. Chúa Giêsu đã hứa: “Ta sẽ che chở những linh hồn truyền bá và tôn vinh Lòng Thương Xót Ta cả đời như mẹ hiền che chở con thơ, và trong giờ chết Ta sẽ không là Quan Án của họ, mà là Đấng Cứu Độ đầy Thương Xót” (Nhật Ký, 1075).
C - Cậy trông và tín thác hoàn toàn vào Chúa Giêsu.
Thiên Chúa muốn chúng ta biết rằng ân sủng của Lòng Thương Xót Người tùy thuộc vào lòng tín thác của chúng ta. Càng tín thác nhiều, chúng ta càng nhận được nhiều.
Sứ điệp Chúa ban cho Thánh Faustina kêu gọi ta quay về với Lòng Thương Xót của Chúa với một lòng tín thác để lãnh nhận sự thương xót với lòng biết ơn, và để thương xót tha nhân.
Sứ điệp này kêu gọi chúng ta sống khiêm nhường, vì những người kiêu ngạo tin rằng những thành quả họ đạt được là do sức mình chứ không phải do ơn Chúa. "Tất cả anh em hãy mặc lấy sự khiêm nhường đối với nhau vì Thiên Chúa chống người kiêu ngạo, và ban ơn sủng cho người khiêm nhường" (1 Phêrô 5:5)
Chúa nhấn mạnh, "Các ơn của Lòng Thương Xót của Ta chỉ được lãnh nhận bằng một phương cách mà thôi, đó là tín thác. Linh hồn nào tín thác nhiều sẽ nhận được nhiều" (Nhật Ký, 1578).
Tín thác bao hàm việc trở về với Thiên Chúa, một sự thay đổi đời sống theo Chúa thật, và sám hối cùng tha thứ cho những người thù nghịch ta. Nếu chúng ta thật sự tín thác vào Chúa, thì chúng ta sẽ không còn lo lắng, sợ sệt, và thất vọng: "Vì vậy, đừng lo lắng, mà nói rằng 'Chúng tôi sẽ ăn gì?' hay 'Chúng tôi sẽ uống gì?' hoặc 'Chúng tôi sẽ mặc gì?' vì dân ngoại tìm kiếm những sự đó, và Cha chúng ta ở trên trời biết các con cần gì. Nhưng hãy tìm nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài trước, và các con cũng sẽ có những điều đó" (Mt 6:31-33).
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta vác thập giá mà theo Người khi Người dùng những thử thách chúng ta chịu để kéo chúng ta đến gần Người. Người nói với Chị Faustina: "Các linh hồn chỉ được mua bằng một giá, đó là sự đau khổ hợp làm một với sự đau khổ của Ta trên Thánh Giá. Tình yêu tinh tuyền hiểu những lời này, tình yêu xác thịt sẽ không bao giờ hiểu chúng" (Nhật Ký, 324). Chính nhờ trưởng thành trong thử thách mà chúng ta nhận ra cuộc đời thật phù phiếm, nhìn nhận sự lệ thuộc của mình vào Thiên Chúa, và có bình an thực sự là bình an mà chỉ một mình Chúa mới có thể ban cho. "Thầy đã nói với các con rằng trong Thầy các con có bình an. Trong thế gian các con có đau khổ; nhưng hãy vui mừng lên. Thầy đã khắc phục thế gian” (Gioan 16:33).
Khi hiện ra với Thánh Faustina, Chúa cho Chị thấy hai luồng ánh sáng phát ra từ vết thương ở trái tim Người. Luồng ánh sáng đỏ, Chúa Giêsu giải thích, "Luồng trắng tượng trưng cho Nước làm cho linh hồn nên công chính. Luồng đỏ tượng trưng cho Máu là sức sống của linh hồn... Hai luồng sáng này chiếu ra tận đáy của Lòng Thương Xót dịu hiền của Ta khi Trái Tim đang hấp hối của Ta được mở ra bởi lưỡi đòng trên Thánh Giá" (Nhật Ký, 299). Nói cách khác, hai luồng sáng này biểu thị các Bí Tích Thương Xót: Thánh Thể và Hòa Giải. Qua Bí Tích Thánh Thể (Máu Thánh) mà chúng ta nhận lãnh lương thực, và qua Bí Tích Hòa Giải (Nước) mà linh hồn chúng ta được rửa sạch. Chúa Giêsu nói: "Phúc thay cho ai ẩn náu dưới sự che chở của hai luồng sáng này, vì tay công thẳng của Thiên Chúa không đụng đến người ấy" (Nhật Ký, 299).
Vì Tình Yêu cao vời của Chúa, Người ban cho chúng ta Bí Tích Thánh Thể và Hòa Giải, cho chúng ta ân sủng và thần lương trên đường lữ thứ trần gian. Vì thế, chúng ta cần sống một đời nhiệm tích để thi hành sứ điệp của Chúa. Người mời gọi chúng ta tự hạ mà đến cùng vị đại diện Người mà thú tội chúng ta, và cố gắng không phạm tội nữa. Trong Phép Thánh Thể, chúng ta lãnh nhận Bánh Ban Sự Sống, Mình, Máu, Linh Hồn và Thiên Tính của Chúa Giêsu. "Vì Thịt Ta chính là của ăn, và Máu Ta thật là của uống. Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta sẽ ở trong Ta, và Ta ở trong người đó" (Gioan 6:55-56).
Qua Bí Tích Hòa Giải chúng ta giao hòa cùng Thiên Chúa và anh em. Qua Bí Tích Thánh Thể, chúng ta kết hợp với Chúa để một ngày một nên giống Chúa hơn và kết hợp với anh chị em chúng ta là những phần tử của Nhiệm Thể Chúa để chia sẻ với họ tất cả tình yêu thương và sự sống của chúng ta. Nhờ đó chúng ta thật sự yêu tha nhân vì yêu Chúa.
Kết Luận
Mặc dầu những cách sùng kính mà Chúa dạy Thánh Faustina thật quan trọng, nhưng toàn thể sứ điệp Thương Xót kêu gọi chúng ta hãy để Thiên Chúa điều khiển cuộc đời mình và tín thác vào Lòng Thương Xót Chúa. Chúng ta phải trở nên bình chứa thương xót; luôn tỏa tình yêu và Lòng Thương Xót đối với tha nhân. Sứ điệp Lòng Thương Xót không phải là điều mới mẻ, nhưng là một lời nhắc nhở điều mà Hội Thánh luôn dạy là Thiên Chúa là Đấng hay thương xót và tha thứ, và chúng ta cũng phải làm như vậy trong cách cư xử của chúng ta với người khác. "Phúc cho những ai có Lòng Thương Xót vì họ sẽ được thương xót" (Mt 5:7).
(Trích dịch từ Nhật Ký của Thánh Faustina.)
Chúa Nhật Tình Chúa Thương Xót
LM. Anphong Trần Đức Phương
10:19 26/03/2008
Chúa Nhật Tình Chúa Thương Xót
(DIVINE MERCY SUNDAY)
Ngày 23 tháng 5 năm 2000, Thánh Bộ Phượng Tự đã ra quyết định chọn ngày Chúa Nhật II Phục Sinh là ngày Chúa Nhật “ Tình Chúa Thương Xót” (giống như Chúa Nhật IV Phục Sinh là Chúa Nhât “Chúa Chiên Lành” “Good Shepherd Sunday”), để các tín hữu trên toàn thế giới dùng Chúa Nhật này suy ngắm về lòng thương xót của Chúa đối với mọi ngươi và toàn thể nhân loại. Tin tưởng ở lòng Chúa Thương Xót, chúng ta së luôn vững lòng trông cậy, phó thác nơi Chúa khi gặp những thử thách, những biến cố khủng khiềp xảy ra cho mỗi ngừơi, mỗi gia đình chúng ta và thế gíơi.
Việc tôn sùng "Lòng Thương Xót Chúa" (devotion to the Divine Mercy) đã được bà Thánh Faustina Kowalska cổ động. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã suy tôn Bà lên bậc hiển Thánh ngày 30 tháng 4 năm 2000. Sau đây là một số đoạn Đức Thánh Cha đã viết về Chúa Nhật "Chúa Thương Xót".
"Cũng như Thánh Faustina, chúng ta cũng tuyên xưng rằng ngoài Tình Chúa Thương Xót, không còn nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại. Chúng ta cùng hết lòng tin tưởng kêu lên Chúa: "Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa". Lời tuyên xưng hết lòng tin tưởng nơi tình thương toàn năng của Chúa, đặc biệt cần thiết cho thời đại chúng ta, một thời đại mà nhân loại đang phải trải qua những hoảng sợ trước bao nhiêu những xuất hiện của sự dử. Kêu cầu đến lòng thương xót của Chúa rất cần thiết để tự đáy tâm hồn đầy khổ đau, lo lắng, và bất ổn của chúng ta, luôn nổi lên một nguồn cậy trông vửng chắc. . . Với con mắt linh hồn, chúng ta ước ao được nhìn vào con mắt của Chúa Giêsu đầy lòng thương xót để nhận ra nơi sâu thẳm trong cái nhìn của Chúa phản ảnh đời sống sâu xa của Chúa, nơi đó chúng ta cũng nhận ra ân sủng mà chúng ta thường nhận được và Chúa vẫn tái ban hàng ngày cho chúng ta mãi mãi cho đến tận thế. . . ’’
Chính Chúa Thánh Thần, Đấng an ủi và là Thánh Thần Chân Lý, dẫn chúng ta trên đường đến với lòng Thương Xót của Chúa. Chúa Thánh Thần làm cho thế giới nhận ra tội lỗi, sự công chính, và "sự phán xét"(John16:8). Chúa Thánh Thần cũng cho chúng ta hiểu được ơn cứu rỗi trọn vẹn nơi Chúa Kytô. Càng nhìn nhận ra tội, càng dể nhớ đến Thánh Giá Chúa Kytô. Hơn nữa, Chúa Thánh Thần giúp cho chúng ta, qua thánh giá Chúa Kytô, nhìn nhận tội lỗi của mình, từng tội lỗi một với trọn vẹn sự dữ chứa chấp trong đó. Cũng qua thập giá Chúa Kytô, Chúa Thánh Thần cho chúng ta nhìn ra tội lỗi trong ánh sáng mầu nhiệm "Tình Chúa Thương Xót": đó là tình yêu của Chúa chứa đầy lòng thương xót và tha thứ; nhờ đó, sự nhận ra tội lỗi của mình đem lại lòng vững tin rằng tội có thể được xóa bỏ và con người được phục hồi trở lại tình trạng người con yêu thương của Chúa. Thánh Giá là một sự Ềhạ mìnhỂ sâu thẳm nhất của Thiên Chúa xuống tới nhân loại. Thánh Giá là sự hoàn tất cuối cùng của Tình Yêu muôn thuở của Chúa đối với những vết thương đau đớn nhất của cuộc sống con người. . .
"Lạy Cha là Đấng Hằng Hữu, con xin dâng lên Cha Mình và Máu, Linh Hồn và bản tính Thiên Chúa của con yêu dấu của Cha, Chúa Giêsu Chúa chúng con, để đền vì tội lỗi chúng con và tội lỗi của toàn thế giới; nhờ những đau khổ trong cuộc khổ nạn của Người, xin thương xót chúng con và cả thế giới. . . "
Ngày nay, hơn lúc nào hết, thế giới cần đến lòng thương xót của Chúa. Ở mọi lục địa, từ sâu thẳm của những khổ đau của nhân loại, lời kêu xin lòng thương xót của Chúa hằng vọng lên khắp nơi. Nơi nào ghen ghét và lòng khát vọng trả thù ngự trị, nơi đó chiến tranh lại đem đến đau khổ và chết chóc cho những người vô tội; và nơi đó lòng Chúa xót thương lại cần thiết để đem lại sự ổn định cho tâm hồn và con tim nhân loại, và đem lại an bình. Nơi nào thiếu tôn trọng sự sống và phẩm giá con người, nơi đó lại càng cần lòng thương xót Chúa; vì trong ánh sáng của tình thương xót của Chúa, chúng ta nhận ra giá trị tuyệt vời của mỗi con người.
Tình thương xót của Chúa rất cần thiết để những bất công trên thế giới được chấm dứt và ánh sáng chân lý được ngời sáng. . .
"Con xin cảm tạ Chúa, gần một năm trước đây đã ban ơn cho con để con tuyên bố cho toàn thể Giáo Hội Chúa Nhật Thứ II Phục Sinh là ngày lễ Tình Thương Xót của Chúa".
(ĐGH Gioan Phaolô II, "Chúa Nhật Tình Thương Xót Chúa" năm 2001).
"Trong ngày lễ "tình thương xót", lòng thẳm sâu của Tình Ta nhân từ xót thương mở ra. Ta tuôn đổ cả một đại dương ơn phúc cho những tâm hồn nào đến múc nguồn thương xót của Ta. Những ai ngày đó đi xưng tội, đi lễ và rước lễ; sẽ nhận được sự tha thứ hoàn toàn mọi tội lỗi và mọi hình phạt". (Trích nhật ký của Thánh Faustina).
(Mercy Sunday is the octave of Easter Sunday. We read in Scriptures that the octave of the feast is ‘the last and greatest day of the feast.’ (John 7:37).
God wants the whole world to know about His great mercy and to honor it on this special day. He promised: ‘On that day, the very dephts of my tender mercy are open. I pour out a whole ocean of graces upon those who approach the fount of my mercy. The soul that will go to confession (this can be satisfied during Lent) and receive Holy Communion, shall obtain complete forgiveness of sins and punishment. On that day, all the Divine floodgates, through which graces flow, are open.’ (Diary of St. Faustina,699).
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện: Xin Chúa thương đến nhân loại khổ đau, vì trong thế giới chúng ta hôm nay còn nhiều hận thù và chia rẽ; xin cho nhân quyền, phẩm giá, sự sống, và tự do, nhất là tự do tôn giáo được tôn trọng ở khắp nơi; xin cho Hòa Bình và Hạnh Phúc thật sự trở lại Miền Trung Đông và noi noi trên thế giới.
Xin Chúa Thương Xót Chúng con!
Chúa Giêsu hiện ra cho các tông đồ để minh chứng Ngài sống lại từ cõi chết.
LM. Phêrô Trần Thế Tuyên
10:22 26/03/2008
Ngày 30 tháng 3, 2008: CHÚA NHẬT II PHỤC SINH, NĂM A.
Tông Đồ Công Vụ 2:42-47;Thư I của Thánh Phêrô 1:3-9 và Phúc Âm Gioan 20:19-31
Sứ Điệp Phúc Âm:
Câu hỏi giáo lý
1. Tại sao Chúa hiện ra với những dấu đinh trên tay chân và dấu đâm bên cạnh sườn?
Người ta phái lính canh mồ Chúa với lý do là sợ “môn đệ hắn đến trộm xác rồi phao tin hắn sống lại từ cõi chết” (Matthêu 27:64-65). Lính canh mồ giữ xác, Chúa sống lại, xác không còn trong mồ. Lính canh nhận tiền hối lộ và được dạy để phao tin: “Khi chúng tôi ngủ, môn đệ hắn đến trộm xác mang đi! Và người Do Thái vẫn tin như vậy cho đến ngày nay” (Matthêu 28:13-15)
Chúa mang những thương tích trên thân xác phục sinh để nói: Ta chính là Giêsu, đã bị giết chết và nay đã sống lại. Người bị giết chết và người sống lại là MỘT, chứ không phải Giêsu bị giết chết, xác đã bị trộm đem đi và người đang hiện ra là một người khác.
2. Chúng ta biết gì về Tôma, tông đồ?
Tôma được Chúa chọn làm tông đồ. Phúc Âm Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ đều có đề cập đến Tôma (Mt.10:2-4; Mc.3:16-19; Lc. 6:14-16 và TĐCV. 1:13)
Tôma trong triếng Aram có nghĩa là “sinh đôi” (Twin).
Phúc Âm Thánh Gioan, dịch từ “Sinh đôi” sang tiếng Hy Lạp là Didymus để nói với các Cộng Đoàn người biết tiếng Hy Lạp là Tôma có nghĩa là “Sinh đôi” (Gio. 11:16; 20:24; 21:2)
Vào thế kỷ thứ ba và thứ tư, người ta thấy xuất hiện một ngụy thư mang tên Tông Đồ Công Vụ của Tôma (Acts of Thomas) và gọi Tôma là Giuđa Tôma và cho rằng Tôma là anh em sinh đôi với Chúa Giêsu. Cũng theo sách nầy, Tôma chịu tử đạo ở Ấn Độ và thi hài được chuyển về chôn cất ở Mesopotamia.
Phúc Âm Thánh Gioan có ba câu mô tả về Tôma: “Chúng ta hãy đi để cùng chết với Thầy” (11:16); “Lạy Chúa, chúng con không biết Chúa đi đâu thì làm sao biết đường mà đi đến?”(14:5); và “Tôi chỉ tin, khi tôi thấy dấu đinh nơi tay và đấu đâm nơi cạnh sườn Thầy. Tôi chỉ tin, khi tôi xỏ ngón tay vào đấu đinh và thọc bàn tay tôi vào cạnh sườn Thầy!” (20:25). Phúc Âm mô tả Tôma như một người cứng đầu, đa nghi và giữ vững lập trường.
Áp dụng
1. Tại sao Chúa không hiện ra để trả thù những người đã hành hình và giết Chúa chết?
a) Chúa Phục sinh là niềm vui, là tin mừng. Thượng Tế Cai Pha, Nhóm Biệt Phái, Tổng Trấn Philatô, đội lính hành hình chắc chắn sẽ sợ chứ không mừng khi Chúa hiện ra. Tin mừng chỉ nên ban tặng cho người sẵn sàng và vui mừng đón nhận
b) Những người được Chúa Phục Sinh hiện ra đều được trao ban sứ mạng “loan báo tin mừng Phục Sinh!” Chúa “chọn mặt gửi vàng!” Các Tông đồ Chúa đã hiến cả đời và mạng sống mình vì tin mừng Phục Sinh. Đang khi đó, Biệt Phái phải hối lộ linh canh để phao tin “xác bị trộm!”
c) Tin mừng Phục Sinh được ghi chép lại để “anh chị em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa và nhờ niềm tin nầy mà anh chị em có sự sống!”(Gio. 20:30) Chúa Phục sinh bỏ qua quá khứ đau khổ, hận thù, chết chóc để hướng về tương lai cứu độ nhân loại đầy hữu ích.
2. Có khi nào chúng ta cố gắng học hành thành công hay làm ăn giàu có để làm sáng nắt những ai từng khinh dễ chúng ta không? Hãy bắt chước Chúa: Mang Tin mừng cho người biết đón nhận. Làm Thánh giá trổ sinh hoa huệ trắng Phục Sinh, hoa tình thương mang sự sống cứu độ.
Tông Đồ Công Vụ 2:42-47;Thư I của Thánh Phêrô 1:3-9 và Phúc Âm Gioan 20:19-31
Sứ Điệp Phúc Âm:
Chúa Giêsu hiện ra cho các tông đồ để minh chứng Ngài sống lại từ cõi chết.
Câu hỏi giáo lý
1. Tại sao Chúa hiện ra với những dấu đinh trên tay chân và dấu đâm bên cạnh sườn?
Người ta phái lính canh mồ Chúa với lý do là sợ “môn đệ hắn đến trộm xác rồi phao tin hắn sống lại từ cõi chết” (Matthêu 27:64-65). Lính canh mồ giữ xác, Chúa sống lại, xác không còn trong mồ. Lính canh nhận tiền hối lộ và được dạy để phao tin: “Khi chúng tôi ngủ, môn đệ hắn đến trộm xác mang đi! Và người Do Thái vẫn tin như vậy cho đến ngày nay” (Matthêu 28:13-15)
Chúa mang những thương tích trên thân xác phục sinh để nói: Ta chính là Giêsu, đã bị giết chết và nay đã sống lại. Người bị giết chết và người sống lại là MỘT, chứ không phải Giêsu bị giết chết, xác đã bị trộm đem đi và người đang hiện ra là một người khác.
2. Chúng ta biết gì về Tôma, tông đồ?
Tôma được Chúa chọn làm tông đồ. Phúc Âm Nhất Lãm và Tông Đồ Công Vụ đều có đề cập đến Tôma (Mt.10:2-4; Mc.3:16-19; Lc. 6:14-16 và TĐCV. 1:13)
Tôma trong triếng Aram có nghĩa là “sinh đôi” (Twin).
Phúc Âm Thánh Gioan, dịch từ “Sinh đôi” sang tiếng Hy Lạp là Didymus để nói với các Cộng Đoàn người biết tiếng Hy Lạp là Tôma có nghĩa là “Sinh đôi” (Gio. 11:16; 20:24; 21:2)
Vào thế kỷ thứ ba và thứ tư, người ta thấy xuất hiện một ngụy thư mang tên Tông Đồ Công Vụ của Tôma (Acts of Thomas) và gọi Tôma là Giuđa Tôma và cho rằng Tôma là anh em sinh đôi với Chúa Giêsu. Cũng theo sách nầy, Tôma chịu tử đạo ở Ấn Độ và thi hài được chuyển về chôn cất ở Mesopotamia.
Phúc Âm Thánh Gioan có ba câu mô tả về Tôma: “Chúng ta hãy đi để cùng chết với Thầy” (11:16); “Lạy Chúa, chúng con không biết Chúa đi đâu thì làm sao biết đường mà đi đến?”(14:5); và “Tôi chỉ tin, khi tôi thấy dấu đinh nơi tay và đấu đâm nơi cạnh sườn Thầy. Tôi chỉ tin, khi tôi xỏ ngón tay vào đấu đinh và thọc bàn tay tôi vào cạnh sườn Thầy!” (20:25). Phúc Âm mô tả Tôma như một người cứng đầu, đa nghi và giữ vững lập trường.
Áp dụng
1. Tại sao Chúa không hiện ra để trả thù những người đã hành hình và giết Chúa chết?
a) Chúa Phục sinh là niềm vui, là tin mừng. Thượng Tế Cai Pha, Nhóm Biệt Phái, Tổng Trấn Philatô, đội lính hành hình chắc chắn sẽ sợ chứ không mừng khi Chúa hiện ra. Tin mừng chỉ nên ban tặng cho người sẵn sàng và vui mừng đón nhận
b) Những người được Chúa Phục Sinh hiện ra đều được trao ban sứ mạng “loan báo tin mừng Phục Sinh!” Chúa “chọn mặt gửi vàng!” Các Tông đồ Chúa đã hiến cả đời và mạng sống mình vì tin mừng Phục Sinh. Đang khi đó, Biệt Phái phải hối lộ linh canh để phao tin “xác bị trộm!”
c) Tin mừng Phục Sinh được ghi chép lại để “anh chị em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa và nhờ niềm tin nầy mà anh chị em có sự sống!”(Gio. 20:30) Chúa Phục sinh bỏ qua quá khứ đau khổ, hận thù, chết chóc để hướng về tương lai cứu độ nhân loại đầy hữu ích.
2. Có khi nào chúng ta cố gắng học hành thành công hay làm ăn giàu có để làm sáng nắt những ai từng khinh dễ chúng ta không? Hãy bắt chước Chúa: Mang Tin mừng cho người biết đón nhận. Làm Thánh giá trổ sinh hoa huệ trắng Phục Sinh, hoa tình thương mang sự sống cứu độ.
Vài sự kiện về cuộc đời thôn nữ Bernadette
Đức Long
10:46 26/03/2008
Vài sự kiện về cuộc đời thôn nữ Bernadette
Bernadette sinh ngày 7 tháng 01 năm 1844 trong căn nhà kinh doanh máy xay bột ông Boly, đến tháng 02 năm 1856, gia đình dọn về ở căn phòng “ Cachot ”, Cachot là phòng giam nhà tù xưa. Từ ngày 11 tháng 02 đến 16 tháng 06 năm 1858, Đức Mẹ đã hiện ra 18 lần với Bernadette. Ngày 18 tháng 01 năm 1862, Đức Cha Laurence, giám mục giáo phận Tarbes công nhận sự thật Đức Mẹ hiện ra. Ngày 04 tháng 07 năm 1866, Bernadette xin vào Dòng thánh Gilard, dòng nữ tu Bác Aí ở Nevers. Ngày 30 tháng 10 năm 1867, Bernadette tuyên khấn và lấy tên là chị Marie-Bernard. Tháng 09 năm 1874, Bernadette ngã chứng bệnh hen kinh niên, và mất ngày 16 tháng 04 năm 1879. Ngày 08 tháng 12 năm 1933 được Đức Thánh Cha Piô XI phong thánh.
Gia đình Bernadette rất nghèo. Cha là chủ tiệm một máy xay, bị phá sản, gia đình sống dựa vào những công việc nhỏ nhặt. Họ ở trong căn nhà tù cũ được cải dụng bởi vì nhà tù này trước đây tối tăm và hại cho sức khỏe. Họ có bốn người con, đêm ngủ chung một giường. 14 tuổi mà Bernadette chẳng hề biết đọc, chỉ biết nói tiếng thổ ngữ, (bigourdan). Lúc xưng tội với cha Pomain, cha phó xứ, Bernadette thú nhận với Ngài rằng: “có một người nữ”.. Anne Bernet, người viết tiểu sử thánh nhân Bernadette, nhận xét: “ mọi người luôn có những lời lẽ thiếu tế nhị và nhã nhặn với Bernadette”(1). Khi sự kiện được tiết lộ, hàng trăm người dẫn Bernadette đến núi đá Massabielle và hỏi “Bà là ai ?”. Ngày 25 tháng ba, người nữ trả lời: “ Que soy era Immaculada Conception”( Ta là Đấng vô nhiễm nguyên tội). Bốn năm trước, Đức Giáo Hoàng Piô IX đã công bố tín điều vô nhiễm nguyên tội, nhưng tín điều này chưa được thông dụng đối với tín hữu công giáo lúc bấy giờ, Bernadette cũng không hiểu ý nghĩa tín điều đó.
Vì bệnh hen kinh niên, Bernadette được ở nội trú tại nhà dưỡng lão Lỗ Đức, sau đó vào Dòng nữ tu Bác Aí ở Nervers, chị mất tại đây năm 1879, ở tuổi 35 tuổi, Bernadette được phong hiển thánh năm 1925 và phong thánh năm 1933.
Người Nữ xinh đẹp và Bernadette trong những lần hiện ra
Từ ngày 11 tháng 02 đến ngày 16 tháng 06 năm 1858, Đức Trinh Nữ hiện ra với Bernadette 18 lần. Những lần hiện ra không ai thấy Người ngoài Bernadette. Lần hiện ra sau cùng, ngày 16 tháng 06, Bernadette không đến hang núi đá, vì bị cấm vào hang, cô sang bên kia bờ sông Gave (đối diện hang núi đá). “Chưa bao giờ tôi thấy Người đẹp đến thế ”, Bernadette cho biết.
Cảnh tưởng diễn ra dưới triều đại vua nước Pháp Napoléon III, tại Lỗ Đức, thị trấn miền Pyréné. Ngày 11 tháng hai năm 1858, Bernadette Soubious, lúc đó còn là một thiếu nữ rất trẻ, đi nhặt củi cùng với em gái và một cô bạn, bên bờ sông Gave, ở chân núi đá Massabielle có một cái hang, phía trên có một lỗ ( tiếng Pháp:anfractuosité ), theo giải thích: lỗ là nơi, chỉ địa điểm hiện ra, Đức chỉ danh nhân, là tên Đức Mẹ. Hai từ này ghép lại thành địa danh “Lỗ Đức”. Từ nơi tăm tối ẩm ướt này, một tia sáng khác thường phát ra thu hút sự chú ý Bernadette, và cô thấy một “người nữ trẻ xinh đẹp”hiện ra.
Lần hiện ra thứ nhất, thứ 5 ngày 11 tháng 02, Bernadette kể lại rằng: “Người Nữ ấy mặc áo trắng dài, đầu đội khăn trùm trắng, lưng thắt đai xanh dương và trên đôi chân có bông hồng màu vàng.» Hai cô bé kia thì không thấy gì. Bernadette làm dấu thánh giá vá lần hạt với Đấng hiện ra. Sau khi đọc kinh, Người biến mất.
Lần thứ hai, chủ nhật ngày 14 tháng 02. Bernadette cảm nhận được sức mạnh nội tâm thôi thúc cô đến hang đá, dù cha mẹ cấm đoán. Nằn nì mãi cha mẹ cho phép đến hang đá. Sau khi đọc xong một chục hạt, Bernadette thấy Người xuất hiện, Bernadette rảy nước thánh và đọc kinh lần hạt với Người. Người Nữ cười và bái đầu. Khi đọc kinh xong, Người Nữ lại đi mất.
Lần thứ ba, thứ 5 ngày 18 tháng 02. Bernadette đọc kinh lần hạt với Người và hỏi tên Người: “ Chị có thể biết cho biết tên ?”. Người Nữ trả lời: “ không cần thiết đâu”, Người nói với Bernadette “ Con muốn làm vinh dang Ta tại chốn này trong 15 ngày? Ta không hứa làm cho con hạnh phúc ở thế gian này, nhưng thế gian khác”.
Lần hiện ra thứ tư, thứ 6 ngày 19 tháng 02.
Bernadette đọc kinh lần chuỗi với Người, nến thắp sáng trong tay. Phong tục thắp nến dâng Đức Mẹ có từ đây.
Lần thứ 5, ngày 20 tháng 02, Đức Trinh Nữ dạy Bernadette đọc kinh riêng. Sau đó Người biến mất, khiến Bernadette mang nỗi buồn man mác.
Lần thứ 6, ngày 21 tháng 02. Người Nữ hiện ra với Bernadette từ sáng sớm. Sau đó, cha Pène và viên cảnh sát Jacomet chất vấn Bernadette. Viên cảnh sát bắt Bernadette kể lại điều cô đã thấy. Cô bé nói với ông ta bằng tiếng thổ ngữ “ Aquero”nghĩa là “ điều lạ “Bernadette lần chuỗi với Người Nữ.
Lần thứ 7 vào ngày 23 tháng 02, Bernadette đang đọc kinh, thì Người hiện ra.
Lần thứ 8, thứ tư, 22 tháng 02, Người Nữ ban sứ điệp sám hối: “Hãy sám hối! Ăn năn ! Hãy đền tội! Hãy cầu cùng Chúa cho kẻ có tội. Hãy hôn lên đất để kẻ tội lỗi biết sám hối.”
Lần hiện ra thứ 9, vào thứ 5 ngày 25 tháng 02. Đám đông nói với Bernadette:”Cô có biết rằng nói ra những điều vậy người ta cho rằng cô điên?”. Bernadette trả lời:
“Người Nữ bảo tôi uống nước suối. .. Tôi chỉ tìm được ít nước bùn, Người bảo tôi ăn cỏ gần nguồn nước, thế rồi Người biến mất và tôi đi luôn”. Người Nữ khuyên: ”Con hãy uống nước và tắm nước suối này. Hãy ăn cỏ nơi đây”.
Lần thứ 10 & 11 vào thứ bảy và chủ nhật 27 tháng 02. Bernadette uống nước suối và làm cử chỉ sám hối. Ngày 28, hơn 1000 người tham dự cuộc nhập định “extase”, Bernadette cầu nguyện, hôn lên đất và bò bằng đầu gối. Sau đó Bernadette bi đưa về nhà ông thẩm phán Ribes, bị dọa bỏ tù.
Lần thứ 12 vào thứ hai, ngày 01 tháng 02, hơn 1500 người trong đó có một linh mục bao quanh Bernadette tại hang đá Lỗ Đức. Ban đêm, một cô bạn sở tại, tên Cathrine Latapie, đến hang đá nhúng tay vào suối nước, tay của cô liền cử động được.
Lần thứ 13 vào thứ 3, ngày 02 tháng 03. Người Nữ giao cho Bernadette đem sứ điệp cho các linh mục. Người nói:”Hãy đi nói với các cha đến đây rước kiệu và xây dựng tại đây một ngôi nhà nguyện”. Bernadette nói điều đó với cha Peyramale, quản xứ Lỗ Đức. Cha Peyramale chỉ muốn biết một điều: “ Nếu Người thực sự muốn một nhà nguyện, thì mong cho biết tên Người và cho hoa hồng nở ở hang đá”. Sau đó, có minh chứng cho thấy, vào giữa đông mà hoa hồng ở hang đá vẫn nở.
Lần hiện ra thứ 14, vào thứ 3 ngày 03 tháng 03.Từ 7 giờ sáng, đã có mặt hơn 3000 người. Bernadette đến Lỗ Đức nhũng không thấy hiện ra. Sau khi tan trường, cô nhận thấy trong thâm tâm có tiếng gọi của Người Nữ, liền tới hang đá và hỏi tên Người Nữ, Người Nữ trả lời bằng một nụ cười.
Lần thứ 15, vào thứ 5, ngày 04 tháng 03. Đám đông khoảng 8000 người chờ đợi phép lạ, hết 1 chục hạt vẫn thấy im lặng. Vị cha xứ Peyramale cắm trại tại chỗ, trong 20 ngay, Bernadette không đến hang đá.
Lần thứ 16 vào thứ 5 ngày 25 tháng 03. Tên của Người được biểu lộ, nhưng hoa hồng trên chân Người Nữ không nở như những lần hiện ra trước. Người ngước mắt lên trời cầu nguyện, đôi tay giăng hướng xuống đất và nói: ”Ta là Đấng Vô Nhiễm”. Bernadette thấy vậy, liền chạy đi nói lại với mọi người điều cô thấy mà không thể hiểu.Những lời tường thuật của Bernadette làm cho vị cha xứ Peyramale vốn dũng cảm cũng phải bối rối.
Lần thứ 17, vào thứ tư ngày 07 tháng 04. Bernadette cầm nến sáng trong tay. Lửa cháy trên bàn tay mà không bị bỏng. Sự kiện ngay lập tức được bác sỹ Bouzous ghi nhận.
Lần cuối cùng vào thứ 6 ngày 16 tháng 06, Bernadette cảm nhận được tiếng gọi huyền bí ở Lỗ Đức, nhưng vì cấm vào hang đá, nên cô sang phía bên kia bờ sông, đi trên đồng cỏ Ribère, đối diện với sông Gave, thấy Đức Trinh Nữ “ xinh đẹp hơn bao giờ hết”.
Ngay từ đầu, theo chân thánh nữ Bernadette, các người bệnh tật vội vàng về Lỗ Đức, họ cho biết được lành bệnh. Giáo Hội tỏ ra thận trọng vấn đề này: trong 150 năm qua, Giáo Hội chỉ mới công nhận 67 phép lạ, mặc dù phòng y tế trong tâm Lỗ Đức ghi nhận đă có 2000 trường hợp lành bệnh không thể giải thích được.
(1) “Anne Bernet, Bernadette, Tempus”, p. 384 )
(Nguôn: Asomption & oeuvres và báo Figaro)
Bernadette sinh ngày 7 tháng 01 năm 1844 trong căn nhà kinh doanh máy xay bột ông Boly, đến tháng 02 năm 1856, gia đình dọn về ở căn phòng “ Cachot ”, Cachot là phòng giam nhà tù xưa. Từ ngày 11 tháng 02 đến 16 tháng 06 năm 1858, Đức Mẹ đã hiện ra 18 lần với Bernadette. Ngày 18 tháng 01 năm 1862, Đức Cha Laurence, giám mục giáo phận Tarbes công nhận sự thật Đức Mẹ hiện ra. Ngày 04 tháng 07 năm 1866, Bernadette xin vào Dòng thánh Gilard, dòng nữ tu Bác Aí ở Nevers. Ngày 30 tháng 10 năm 1867, Bernadette tuyên khấn và lấy tên là chị Marie-Bernard. Tháng 09 năm 1874, Bernadette ngã chứng bệnh hen kinh niên, và mất ngày 16 tháng 04 năm 1879. Ngày 08 tháng 12 năm 1933 được Đức Thánh Cha Piô XI phong thánh.
Gia đình Bernadette rất nghèo. Cha là chủ tiệm một máy xay, bị phá sản, gia đình sống dựa vào những công việc nhỏ nhặt. Họ ở trong căn nhà tù cũ được cải dụng bởi vì nhà tù này trước đây tối tăm và hại cho sức khỏe. Họ có bốn người con, đêm ngủ chung một giường. 14 tuổi mà Bernadette chẳng hề biết đọc, chỉ biết nói tiếng thổ ngữ, (bigourdan). Lúc xưng tội với cha Pomain, cha phó xứ, Bernadette thú nhận với Ngài rằng: “có một người nữ”.. Anne Bernet, người viết tiểu sử thánh nhân Bernadette, nhận xét: “ mọi người luôn có những lời lẽ thiếu tế nhị và nhã nhặn với Bernadette”(1). Khi sự kiện được tiết lộ, hàng trăm người dẫn Bernadette đến núi đá Massabielle và hỏi “Bà là ai ?”. Ngày 25 tháng ba, người nữ trả lời: “ Que soy era Immaculada Conception”( Ta là Đấng vô nhiễm nguyên tội). Bốn năm trước, Đức Giáo Hoàng Piô IX đã công bố tín điều vô nhiễm nguyên tội, nhưng tín điều này chưa được thông dụng đối với tín hữu công giáo lúc bấy giờ, Bernadette cũng không hiểu ý nghĩa tín điều đó.
Vì bệnh hen kinh niên, Bernadette được ở nội trú tại nhà dưỡng lão Lỗ Đức, sau đó vào Dòng nữ tu Bác Aí ở Nervers, chị mất tại đây năm 1879, ở tuổi 35 tuổi, Bernadette được phong hiển thánh năm 1925 và phong thánh năm 1933.
Người Nữ xinh đẹp và Bernadette trong những lần hiện ra
Từ ngày 11 tháng 02 đến ngày 16 tháng 06 năm 1858, Đức Trinh Nữ hiện ra với Bernadette 18 lần. Những lần hiện ra không ai thấy Người ngoài Bernadette. Lần hiện ra sau cùng, ngày 16 tháng 06, Bernadette không đến hang núi đá, vì bị cấm vào hang, cô sang bên kia bờ sông Gave (đối diện hang núi đá). “Chưa bao giờ tôi thấy Người đẹp đến thế ”, Bernadette cho biết.
Cảnh tưởng diễn ra dưới triều đại vua nước Pháp Napoléon III, tại Lỗ Đức, thị trấn miền Pyréné. Ngày 11 tháng hai năm 1858, Bernadette Soubious, lúc đó còn là một thiếu nữ rất trẻ, đi nhặt củi cùng với em gái và một cô bạn, bên bờ sông Gave, ở chân núi đá Massabielle có một cái hang, phía trên có một lỗ ( tiếng Pháp:anfractuosité ), theo giải thích: lỗ là nơi, chỉ địa điểm hiện ra, Đức chỉ danh nhân, là tên Đức Mẹ. Hai từ này ghép lại thành địa danh “Lỗ Đức”. Từ nơi tăm tối ẩm ướt này, một tia sáng khác thường phát ra thu hút sự chú ý Bernadette, và cô thấy một “người nữ trẻ xinh đẹp”hiện ra.
Lần hiện ra thứ nhất, thứ 5 ngày 11 tháng 02, Bernadette kể lại rằng: “Người Nữ ấy mặc áo trắng dài, đầu đội khăn trùm trắng, lưng thắt đai xanh dương và trên đôi chân có bông hồng màu vàng.» Hai cô bé kia thì không thấy gì. Bernadette làm dấu thánh giá vá lần hạt với Đấng hiện ra. Sau khi đọc kinh, Người biến mất.
Lần thứ hai, chủ nhật ngày 14 tháng 02. Bernadette cảm nhận được sức mạnh nội tâm thôi thúc cô đến hang đá, dù cha mẹ cấm đoán. Nằn nì mãi cha mẹ cho phép đến hang đá. Sau khi đọc xong một chục hạt, Bernadette thấy Người xuất hiện, Bernadette rảy nước thánh và đọc kinh lần hạt với Người. Người Nữ cười và bái đầu. Khi đọc kinh xong, Người Nữ lại đi mất.
Lần thứ ba, thứ 5 ngày 18 tháng 02. Bernadette đọc kinh lần hạt với Người và hỏi tên Người: “ Chị có thể biết cho biết tên ?”. Người Nữ trả lời: “ không cần thiết đâu”, Người nói với Bernadette “ Con muốn làm vinh dang Ta tại chốn này trong 15 ngày? Ta không hứa làm cho con hạnh phúc ở thế gian này, nhưng thế gian khác”.
Lần hiện ra thứ tư, thứ 6 ngày 19 tháng 02.
Bernadette đọc kinh lần chuỗi với Người, nến thắp sáng trong tay. Phong tục thắp nến dâng Đức Mẹ có từ đây.
Lần thứ 5, ngày 20 tháng 02, Đức Trinh Nữ dạy Bernadette đọc kinh riêng. Sau đó Người biến mất, khiến Bernadette mang nỗi buồn man mác.
Lần thứ 6, ngày 21 tháng 02. Người Nữ hiện ra với Bernadette từ sáng sớm. Sau đó, cha Pène và viên cảnh sát Jacomet chất vấn Bernadette. Viên cảnh sát bắt Bernadette kể lại điều cô đã thấy. Cô bé nói với ông ta bằng tiếng thổ ngữ “ Aquero”nghĩa là “ điều lạ “Bernadette lần chuỗi với Người Nữ.
Lần thứ 7 vào ngày 23 tháng 02, Bernadette đang đọc kinh, thì Người hiện ra.
Lần thứ 8, thứ tư, 22 tháng 02, Người Nữ ban sứ điệp sám hối: “Hãy sám hối! Ăn năn ! Hãy đền tội! Hãy cầu cùng Chúa cho kẻ có tội. Hãy hôn lên đất để kẻ tội lỗi biết sám hối.”
Lần hiện ra thứ 9, vào thứ 5 ngày 25 tháng 02. Đám đông nói với Bernadette:”Cô có biết rằng nói ra những điều vậy người ta cho rằng cô điên?”. Bernadette trả lời:
“Người Nữ bảo tôi uống nước suối. .. Tôi chỉ tìm được ít nước bùn, Người bảo tôi ăn cỏ gần nguồn nước, thế rồi Người biến mất và tôi đi luôn”. Người Nữ khuyên: ”Con hãy uống nước và tắm nước suối này. Hãy ăn cỏ nơi đây”.
Lần thứ 10 & 11 vào thứ bảy và chủ nhật 27 tháng 02. Bernadette uống nước suối và làm cử chỉ sám hối. Ngày 28, hơn 1000 người tham dự cuộc nhập định “extase”, Bernadette cầu nguyện, hôn lên đất và bò bằng đầu gối. Sau đó Bernadette bi đưa về nhà ông thẩm phán Ribes, bị dọa bỏ tù.
Lần thứ 12 vào thứ hai, ngày 01 tháng 02, hơn 1500 người trong đó có một linh mục bao quanh Bernadette tại hang đá Lỗ Đức. Ban đêm, một cô bạn sở tại, tên Cathrine Latapie, đến hang đá nhúng tay vào suối nước, tay của cô liền cử động được.
Lần thứ 13 vào thứ 3, ngày 02 tháng 03. Người Nữ giao cho Bernadette đem sứ điệp cho các linh mục. Người nói:”Hãy đi nói với các cha đến đây rước kiệu và xây dựng tại đây một ngôi nhà nguyện”. Bernadette nói điều đó với cha Peyramale, quản xứ Lỗ Đức. Cha Peyramale chỉ muốn biết một điều: “ Nếu Người thực sự muốn một nhà nguyện, thì mong cho biết tên Người và cho hoa hồng nở ở hang đá”. Sau đó, có minh chứng cho thấy, vào giữa đông mà hoa hồng ở hang đá vẫn nở.
Lần hiện ra thứ 14, vào thứ 3 ngày 03 tháng 03.Từ 7 giờ sáng, đã có mặt hơn 3000 người. Bernadette đến Lỗ Đức nhũng không thấy hiện ra. Sau khi tan trường, cô nhận thấy trong thâm tâm có tiếng gọi của Người Nữ, liền tới hang đá và hỏi tên Người Nữ, Người Nữ trả lời bằng một nụ cười.
Lần thứ 15, vào thứ 5, ngày 04 tháng 03. Đám đông khoảng 8000 người chờ đợi phép lạ, hết 1 chục hạt vẫn thấy im lặng. Vị cha xứ Peyramale cắm trại tại chỗ, trong 20 ngay, Bernadette không đến hang đá.
Lần thứ 16 vào thứ 5 ngày 25 tháng 03. Tên của Người được biểu lộ, nhưng hoa hồng trên chân Người Nữ không nở như những lần hiện ra trước. Người ngước mắt lên trời cầu nguyện, đôi tay giăng hướng xuống đất và nói: ”Ta là Đấng Vô Nhiễm”. Bernadette thấy vậy, liền chạy đi nói lại với mọi người điều cô thấy mà không thể hiểu.Những lời tường thuật của Bernadette làm cho vị cha xứ Peyramale vốn dũng cảm cũng phải bối rối.
Lần thứ 17, vào thứ tư ngày 07 tháng 04. Bernadette cầm nến sáng trong tay. Lửa cháy trên bàn tay mà không bị bỏng. Sự kiện ngay lập tức được bác sỹ Bouzous ghi nhận.
Lần cuối cùng vào thứ 6 ngày 16 tháng 06, Bernadette cảm nhận được tiếng gọi huyền bí ở Lỗ Đức, nhưng vì cấm vào hang đá, nên cô sang phía bên kia bờ sông, đi trên đồng cỏ Ribère, đối diện với sông Gave, thấy Đức Trinh Nữ “ xinh đẹp hơn bao giờ hết”.
Ngay từ đầu, theo chân thánh nữ Bernadette, các người bệnh tật vội vàng về Lỗ Đức, họ cho biết được lành bệnh. Giáo Hội tỏ ra thận trọng vấn đề này: trong 150 năm qua, Giáo Hội chỉ mới công nhận 67 phép lạ, mặc dù phòng y tế trong tâm Lỗ Đức ghi nhận đă có 2000 trường hợp lành bệnh không thể giải thích được.
(1) “Anne Bernet, Bernadette, Tempus”, p. 384 )
(Nguôn: Asomption & oeuvres và báo Figaro)
Thánh ca: Hãy nhận lãnh niềm vui vinh quang
Sơn Ca Linh
13:47 26/03/2008
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:08 26/03/2008
CHIM SỢ CÁNH CUNG
Có một thần xạ thủ tên là Canh Doanh, một hôm cùng ngồi uống rượu với Ngụy vương trong vườn, ngước mặt lên trời nhìn thấy một con chim đang bay, bèn nói với Ngụy vương: “Tôi vì đại vương mà biểu diễn kéo cung bắn giả, nhưng kỹ thuật cũng có thể làm cho con chim rơi xuống.”
Ngụy vương không tin, cho rằng anh ta nói khoác, Canh Doanh chỉ cười cười, chuẩn bị tư thế tốt, kéo căng dây cung mà không có mũi tên, chỉ nghe dây cung bật một tiếng, chim nhạn đang bay trên không rơi thẳng xuống đất.
Ngụy vương kinh ngạc nói: “Kỹ thuật bắn cung thật có thể đạt đến trình độ như thế sao ?”
Canh Doanh trả lời: “Đại vương, thật ra không phải kỹ thuật bắn cung của tôi cao minh, mà là vì con chim nhạn này đã bị thương trước.”
Ngụy vương cảm thấy kỳ lạ, bèn hỏi: “Chim nhạn lớn đang bay trên không, làm sao ngươi biết nó bị thương chứ ?”
- “Nó bay rất chậm, tiếng kêu lại bi thảm chắc hẳn là vì vết thương chưa được lành, do đó mà trong lòng nó rất sợ hãi vì chưa bình phục, cho nên khi nghe tiếng của dây cung bật thì lập tức kinh hoàng lúng túng, và không kể có mũi tên hay bắn tới hay không, thì theo bản năng liền mảnh liệt vỗ cánh bay lên, kết quả là đụng đến vết thương cũ, hai cánh chịu không nỗi cơn đau ấy, thế là từ trên không rơi xuống đất vậy.”
(Chiến quốc sách: Sở sách)
Suy tư:
Con chim đã một lần bị chết hụt, thì sợ nghe tiếng bật của cây cung, sợ cành cây bị ngọn gió lay động, và sợ luôn cả cành cây có hình dáng cây cung.
Sau khi phạm tội, con người ta thường có hai loại: một là cứ ở lì trong tội và phạm thêm nhiều tội ác; hai là đứng dậy tránh xa các dịp tội và cố gắng sửa đổi lại cuộc sống của mình.
Ma quỷ thường lợi dụng khi con người sa ngã thì tấn công thêm nhiều, chiêu bài mà nó tân công là làm cho người Ki-tô hữu ngã lòng trông cậy vào tình thương của Thiên Chúa:
- Nó thường nói: tội mày lớn lắm Chúa không tha cho đâu. Thế là mất lòng tin vào Chúa.
- Nó thường nói: mới phạm một lần có gì đâu, có nhiều người phạm tội tày trời đó mà Chúa có phạt đâu. Thế là cứ tiếp tục phạm tội.
- Nó thường nói: không sao cả, Chúa rất nhân từ, Ngài không phạt khi mày có tội đâu.v.v...
Con người ta thường mỏng dòn yếu đuối, hể đã một lần lầm lỡ phạm tội, thì rất dễ dàng tái phạm lần hai lần ba và càng phạm càng nặng nề hơn.
Người Ki-tô hữu khôn ngoan sau khi lỡ phạm tội, thì họ càng gia tăng cầu nguyện, nhanh chóng đến với bí tích Hòa Giải, quyết tâm xa lánh các dịp tội, nhìn thấy những gì có thể làm cho họ sa ngã lại thì dứt khoác là họ tránh xa.
“Tránh voi chẳng xấu mặt nào” vì con voi to lớn dữ dằn tránh nó thì có gì là xấu.
Tránh tội cũng chẳng xấu xa gì, vì tội có thể làm cho chúng ta mất sự sống đời đời với Thiên Chúa, tránh nó (tội) thì có gì là xấu ! Ha ha ha...
N2T |
Có một thần xạ thủ tên là Canh Doanh, một hôm cùng ngồi uống rượu với Ngụy vương trong vườn, ngước mặt lên trời nhìn thấy một con chim đang bay, bèn nói với Ngụy vương: “Tôi vì đại vương mà biểu diễn kéo cung bắn giả, nhưng kỹ thuật cũng có thể làm cho con chim rơi xuống.”
Ngụy vương không tin, cho rằng anh ta nói khoác, Canh Doanh chỉ cười cười, chuẩn bị tư thế tốt, kéo căng dây cung mà không có mũi tên, chỉ nghe dây cung bật một tiếng, chim nhạn đang bay trên không rơi thẳng xuống đất.
Ngụy vương kinh ngạc nói: “Kỹ thuật bắn cung thật có thể đạt đến trình độ như thế sao ?”
Canh Doanh trả lời: “Đại vương, thật ra không phải kỹ thuật bắn cung của tôi cao minh, mà là vì con chim nhạn này đã bị thương trước.”
Ngụy vương cảm thấy kỳ lạ, bèn hỏi: “Chim nhạn lớn đang bay trên không, làm sao ngươi biết nó bị thương chứ ?”
- “Nó bay rất chậm, tiếng kêu lại bi thảm chắc hẳn là vì vết thương chưa được lành, do đó mà trong lòng nó rất sợ hãi vì chưa bình phục, cho nên khi nghe tiếng của dây cung bật thì lập tức kinh hoàng lúng túng, và không kể có mũi tên hay bắn tới hay không, thì theo bản năng liền mảnh liệt vỗ cánh bay lên, kết quả là đụng đến vết thương cũ, hai cánh chịu không nỗi cơn đau ấy, thế là từ trên không rơi xuống đất vậy.”
(Chiến quốc sách: Sở sách)
Suy tư:
Con chim đã một lần bị chết hụt, thì sợ nghe tiếng bật của cây cung, sợ cành cây bị ngọn gió lay động, và sợ luôn cả cành cây có hình dáng cây cung.
Sau khi phạm tội, con người ta thường có hai loại: một là cứ ở lì trong tội và phạm thêm nhiều tội ác; hai là đứng dậy tránh xa các dịp tội và cố gắng sửa đổi lại cuộc sống của mình.
Ma quỷ thường lợi dụng khi con người sa ngã thì tấn công thêm nhiều, chiêu bài mà nó tân công là làm cho người Ki-tô hữu ngã lòng trông cậy vào tình thương của Thiên Chúa:
- Nó thường nói: tội mày lớn lắm Chúa không tha cho đâu. Thế là mất lòng tin vào Chúa.
- Nó thường nói: mới phạm một lần có gì đâu, có nhiều người phạm tội tày trời đó mà Chúa có phạt đâu. Thế là cứ tiếp tục phạm tội.
- Nó thường nói: không sao cả, Chúa rất nhân từ, Ngài không phạt khi mày có tội đâu.v.v...
Con người ta thường mỏng dòn yếu đuối, hể đã một lần lầm lỡ phạm tội, thì rất dễ dàng tái phạm lần hai lần ba và càng phạm càng nặng nề hơn.
Người Ki-tô hữu khôn ngoan sau khi lỡ phạm tội, thì họ càng gia tăng cầu nguyện, nhanh chóng đến với bí tích Hòa Giải, quyết tâm xa lánh các dịp tội, nhìn thấy những gì có thể làm cho họ sa ngã lại thì dứt khoác là họ tránh xa.
“Tránh voi chẳng xấu mặt nào” vì con voi to lớn dữ dằn tránh nó thì có gì là xấu.
Tránh tội cũng chẳng xấu xa gì, vì tội có thể làm cho chúng ta mất sự sống đời đời với Thiên Chúa, tránh nó (tội) thì có gì là xấu ! Ha ha ha...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:09 26/03/2008
N2T |
4. Thánh Thể là lương thực thường luôn giữ gìn sự sống của linh hồn.
(Thánh Ambrosius)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đa số người dân Mỹ có cảm tình với ĐGH và với Giáo hội Công giáo
Phụng Nghi
10:50 26/03/2008
New Haven (CNA) – Hôm qua, Tổ chức Hiệp sĩ Columbus đã công bố kết quả cuộc thăm dò công luận Mỹ về Giáo hội Công giáo, về ĐGH Bênêđictô XVI, và về ước vọng của họ đối với cuộc viếng thăm Hoa kỳ của Đức thánh cha vào tháng 4 sắp tới.
Cuộc thăm dò do Viện Đại học Marist về Công Luận tiến hành trên 1015 người lớn và 613 người Công giáo Mỹ.
Kết quả cho thấy người Mỹ thường có ý kiến tích cực về Đức thánh cha và về Giáo hội Công giáo. Hầu hết đều kỳ vọng rằng, trong cuộc thăm viếng Hoa kỳ, Đức thánh cha sẽ đề cập đến chỗ đứng của những giá trị tâm linh trong cuộc đời thường.
Ý kiến về Đức thánh cha của số người Mỹ trong cuộc thăm dò:
Ý kiến về cống hiến của Giáo hội cho dân chúng Mỹ:
Có 64% người Mỹ bày tỏ ước muốn được nghe Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI thảo luận về đường lối xây dựng một xã hội trong đó các giá trị tâm linh chiếm một vai trò quan trọng.
Cuộc thăm dò cho thấy rằng các tín hữu Công giáo “phản ảnh gần gũi” dân số Mỹ về tuổi tác, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, lợi tức và khuynh hướng chính trị. Họ thường cư ngụ nhiều ở vùng Đông bắc (30% số người Công giáo toàn quốc), ít sống ở miền Nam (chỉ có 25% số người Công giáo toàn quốc).
Cuộc thăm dò do Viện Đại học Marist về Công Luận tiến hành trên 1015 người lớn và 613 người Công giáo Mỹ.
Kết quả cho thấy người Mỹ thường có ý kiến tích cực về Đức thánh cha và về Giáo hội Công giáo. Hầu hết đều kỳ vọng rằng, trong cuộc thăm viếng Hoa kỳ, Đức thánh cha sẽ đề cập đến chỗ đứng của những giá trị tâm linh trong cuộc đời thường.
Ý kiến về Đức thánh cha của số người Mỹ trong cuộc thăm dò:
- Yêu chuộng hoặc rất yêu chuộng: 58%
- Không yêu chuộng hoặc rất không cảm tình: 13%
- Chưa bao giờ nghe nói về ĐGH: 17%
- Có cảm tình tốt đối với Giáo hội: 65%
- Không có thiện cảm với Giáo hội: 28%
Ý kiến về cống hiến của Giáo hội cho dân chúng Mỹ:
- Cống hiến nhiều hoặc khá đủ: 63%
- Cống hiến không nhiều hoặc không cống hiến gì: 24%
- Không biết rất nhiều về ngài: 52%
- Không biết gì về ngài: 29%
- Biết nhiều hoặc rất nhiều: 19%
- Người Mỹ nói chung: 42%
- Người Công giáo: 66%
Có 64% người Mỹ bày tỏ ước muốn được nghe Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI thảo luận về đường lối xây dựng một xã hội trong đó các giá trị tâm linh chiếm một vai trò quan trọng.
Cuộc thăm dò cho thấy rằng các tín hữu Công giáo “phản ảnh gần gũi” dân số Mỹ về tuổi tác, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, lợi tức và khuynh hướng chính trị. Họ thường cư ngụ nhiều ở vùng Đông bắc (30% số người Công giáo toàn quốc), ít sống ở miền Nam (chỉ có 25% số người Công giáo toàn quốc).
Ngọn lửa Olympia nung nấu lòng yêu nước của dân tộc Tây Tạng - Lòng ''quật cường'' chống lại “bạo tàn''
Hà Long
12:31 26/03/2008
Ngọn lửa Olympia nung nấu lòng yêu nước của dân tộc Tây Tạng - Lòng "quật cường" chống lại “bạo tàn"
Lịch sử đấu tranh giành độc lập cho một quốc gia bị xâm chiếm luôn luôn phải đánh đổi bằng xương máu và hy sinh mạng sống, cho dù thời gian kéo dài vô tận như dân tộc Việt Nam đã phải trải qua 1.000 năm nô lệ giặc Tàu. Lịch sử vẫn tiếp nối như thế khi dân tộc Tây Tạng trong 2 tuần vừa qua đã gióng lên những tiếng chuông yêu nước hùng hồn tại quê hương Lhasa của họ, tại nơi biệt xứ Dharamsala ở Bắc Ấn Độ, tại khắp nơi trên thế giới. Đất nước Tây Tạng đang bị giặc Tàu giày xéo từ hơn nửa thế kỷ qua với một chương trình man rợ „giệt chủng văn hóa“ làm cho người Tây Tạng không còn dùng được chính ngôn ngữ và nền văn hóa Phật giáo cổ kính ngay trên quê hương của họ. Thế vậy đã 58 năm cộng sản Tàu vẫn không diệt trừ được mầm mống yêu nước và lòng quật cường của thế hệ trẻ Tây Tạng. Những gì chúng ta thấy từ ngày 10/3/2008 nơi các bạn trẻ Tây Tạng hàn động tại Lhasa đều làm cho thế giới tự do ngưỡng phục tấm gương đấu tranh của họ.
Giặc Tàu cộng sản đánh giá quá thấp sự đấu tranh của dân tộc Tây Tạng và Bắc Kinh cứ tưởng đã thuần hóa được dân tộc này vì hiện tại dân cư người Tàu đông hơn dân Tây Tạng trên mảnh đất Tibet. Các cuộc càn quét người chống đối họ đã giết chết hơn 1,3 triệu người Tây Tạng từ ngày xâm lăng. Bắc Kinh đã ăn ngon ngủ yên trong 2 thập niên qua về vấn đề nội bộ Tây Tạng vì chưa bao giờ có bạo động xô xát lớn như thế. Những người trẻ Tây Tạng đang biết dựa vào sức mạnh Olympia dịp tháng 8/2008 làm cho Bắc Kinh bối rối đối phó đủ mọi mặt với phương Tây, là giới quan sát hay nhạy cảm về vấn đề nhân quyền.
Tây Tạng, một dân tộc bé nhỏ khoảng 6 triệu dân và bị Tàu xâm lăng 58 năm nay đã dám vùng dậy chống lại anh chàng khổng lồ với 1,3 tỷ dân. Quá kinh khủng với sự so sánh lực lượng đôi bên: chỉ cần 1,3 tỷ chiếc mồm người Tàu chung nhau thổi phù một cái là toàn thể dân tộc Tây Tạng sẽ biến mất trên bản đồ thế giới ngay liền lập tức.
Thấy vậy không phải vậy! Trong 2 tuần qua chú Tàu cộng sản không thoát ra khỏi ma chướng của người Tây Tạng bằng „mê hồn trận Olympia 2008“. Ngoạn mục nhất chỉ cần 2 thanh niên Tây Tạng qua tổ chức „Phóng viên Không biên giới“ đã lọt qua được hàng rào an ninh để lên đỉnh Olympia bên Hy Lạp với lá cờ đen và „5 chiếc còng Olympia“ phất cao qua trưởng đoàn Liu Qi, chủ tịch Ủy Ban tổ chức Olympia của Bắc Kinh, khi ông ta đang đọc diễn văn khai mạc Lễ Thắp Ngọn Lửa Olympia trong một nghi lễ cổ truyền lúc 12g15 trưa ngày 24/2 tại đền thờ thần Hera trong sân vận động Olympia cổ đại Hy Lạp. Lúc ấy 1.000 người thuộc lực lượng gìn giữ an ninh chìm nổi của cảnh sát Hy Lạp không ngăn cản được những bạn trẻ yêu nước nồng nhiệt Tây Tạng quấy rối tên viên chức cộng sản Bắc Kinh. Hình ảnh này đã được truyền thông thế giới trực tiếp và gây cảnh náo nhiệt cho toàn cầu, nhất là một thiếu nữ Tây Tạng bôi màu máu trên mặt và ngực nằm dài trên con đường nhằm ngăn cản cuộc rước đuốc Olympia đầu tiên. Hình như ngọn lửa Olympia lúc ấy cháy bừng lên và gia tăng nung nấu lòng yêu nước của dân tộc Tây Tạng một cách mãnh liệt.
Những tin tức và hình ảnh như thế làm cho chú Tàu cộng chao đảo đau điếng, hay nói đúng hơn đó là điều xỉ vả nhục nhã cho 1,3 tỷ người Tàu. So với Thiên An Môn 1989 thì cuộc đấu tranh của người Tây Tạng được lợi thế to lớn về truyền thông đại chúng Internet, chỉ cần vài giây phút là tin tức, hình ảnh được đưa tới mọi chân trời góc biển.
Phản ứng của thế giới Phương Tây trong vài ngày qua
Cuộc đấu tranh của người Tây Tạng tại thủ đô Lhasa và các vùng lân cận trong hai tuần lễ đã gây thiệt mạng cho nhiều người. Tân Hoa Xã nói đã có 22 người chết, nhưng văn phòng chính phủ lưu vong Tây Tạng cho biết 140 người đã bị giết chết hoặc do quân đội nổ súng vào đoàn biểu tình tại nhiều nơi khác nhau. Chính phủ lưu vong Tây Tạng đã thu thập được danh sách của 40 người dân bị giết. Ngoài ra 1.300 người Tây Tạng đang bị tù tội trong chiến dịch càn quét của giặc Tàu.
Mỗi ngày đều có những lập luận thuận và chống Olympia tại phương Tây. Những lập luận này cũng thay đổi thường xuyên tùy theo tình hình tại Tibet cũng như do các cuộc biểu tình của người Tây Tạng ở hải ngoại. Nhìn chung thế giới tự do đang ngả dần và có thiện cảm với dân tộc Tây Tạng đang bị áp bức ngay trên quê hương của họ và đặt chính quyền Bắc Kinh trong tình trạng rất khẩn trương.
- Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhắc đến dân tộc Tây Tạng 2 lần trong vòng 4 ngày, vào thứ tư trước Phục Sinh và vào dịp đại lễ Phục Sinh, 23/3/2008 trong thông điệp hòa bình Urbi et Orbi (cho thành phố và cho thế giới) được trực tiếp qua truyền thanh và truyền hình tại 57 quốc gia: „Chúng ta hãy để ánh sáng (Phục Sinh) dõi chiếu từ ngày long trọng này thắp sáng chúng ta; chúng ta hãy mở rộng lòng mình trong sự tín thác chân thành nơi Chúa Kitô phục sinh sao cho vinh quang của Người trên tội lỗi và sự chết có thể chiến thắng khải hoàn nơi mỗi một người trong chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong các thành phố và trong các quốc gia chúng ta. Hãy để ánh sáng này chiếu soi mọi miền thế giới. Cách riêng, làm sao chúng ta lại có thể quên những miền nhất định ở Phi Châu, như Darfur và Somalia, miền đất chịu xâu xé Trung Đông, đặc biệt Thánh Địa, Iraq, Li Băng, và cuối cùng là Tây Tạng, tôi khích lệ tất cả mọi người hãy tìm ra những giải pháp bảo vệ hòa bình và thiện ích chung!“
- Vào ngày 21/3/2008, Nhật Bản đã kêu gọi cộng sản Tàu và các nhà lãnh đạo Tây Tạng mở ra một cuộc đối thọai "không điều kiện" với nhau.
- Chủ tịch quốc hội Liên Hiệp Âu Châu, ông Hans-Gert Pöttering cho biết vào ngày 22/3/2008: „Các quốc gia Tây phương chưa loại bỏ biện pháp tẩy chay Olympia Bắc Kinh nếu tình hình tại Tây Tạng không được cải thiện. Chúng tôi chờ đợi Bắc Kinh nối quan hệ với Đức Dalai Lama.“
- Ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ, ông John McCain của đảng Cộng Hòa và Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi cũng đã gia nhập khối phản đối sự đàn áp của Trung cộng đối với người Tây Tạng. Sau khi gặp gỡ với tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tại Paris hôm 21/3/2008, ông McCain phát biểu: „Hành động của cộng sản Tàu không thể chấp nhận được. Nếu hôm nay tôi là tổng thống Hoa Kỳ thì điều đầu tiên trong chương trình là nói về Tibet. Những gì đang xảy ra tại đó không hợp lý.“
- Đa số dân Pháp qua một cuộc chưng cầu ý kiến ngày 22/3 không muốn tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đến tham dự Olympia Bắc Kinh.
- Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, một nguyên thủ quốc gia phương Tây đầu tiên cân nhắc đến danh từ „Olympia-Boykott“ đã tuyên bố ngày 24/3/2008: „Tôi không loại bỏ giải pháp tẩy chay Olympia. Tuy nhiên các cánh cửa đều mở cho những sự chọn lựa, ngay cả biện pháp tẩy chay. Tôi kêu gọi Bắc Kinh hãy nhớ đến các trách nhiệm mình làm.“ Cộng thêm vào đó, lần đầu tiên bộ trưởng ngoại giao Pháp, ông Bernard Kouchner đã nói mạnh về vần đề Tây Tạng: „Bạo động phải chấm dứt từ đôi bên, tuy nhiên cuộc càn quét lùng bắt phải được ngưng ngay bởi vì chẳng ai đến được Tibet lúc này.“ Đài truyền hình Pháp đang cân nhắc giải pháp không truyền hình trực tiếp các cuộc tranh tài Olympia từ Bắc Kinh.
- Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, bà Condoleezza Rice trong dịp tiếp đón bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ vào thứ hai, 24/3/2008 tại Washington đòi hỏi Bắc Kinh hãy thay đổi chính sách với Đức Dalai Lama. Đối thoại là cách duy nhất để giải quyết vất đề.
- Đặc biệt từ nội bộ cộng sản Tàu đã có 29 người trí thức thuộc nhà báo, tác giả văn học và tầng lấp khoa bảng, ngay cả chủ tịch hội văn bút Pen-Clubs, ông Liu Xiaobo lên tiếng bằng văn thư kêu gọi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải mở cửa Tibet cho giới truyền thông quộc nội cũng như quốc ngoại đến làm việc. Những nhà trí thức can đảm này đòi hỏi Bắc Kinh phải chấm dứt tình trạng đàn áp đẫm máu, đồng thời họ cũng kêu gọi người Tibet từ bỏ bạo động. Trong danh sách 29 người ký tên có tên của người đang bị quản lý nghiêm ngặt tại gia là nhà văn Wang Lixiong.
- 32 danh nhân đoạt giải Nobel: như John Hume (1998), Betty Williams (1976), John Coetzee (2003), Wole Soyinka (1986), Elie Wiesel (1986) cũng lên tiếng trong bản văn làm tại New York gửi đến Bắc Kinh: „Chúng tôi đòi hỏi chính quyền Bắc Kinh phải nhanh chóng nối quan hệ với người đại diện của Đức Dalai Lama, để đạt được giải pháp hòa bình cho vấn đề Tibet.“ Ngoài ra họ còn „phản kháng những lời mạ lỵ (chó sói đội lốt thày tu hoặc quỷ dữ đội lốt người và mang con tim của quái thú) của Bắc Kinh nhằm bôi xấu một người cùng lãnh giải Nobel là Đức Dalai Lama.“
- Ngày 25/3/3008, các nhà chính trị Đức hôm nay khuyến cáo Ủy Ban Thế Vận Hội Đức đã quyết định quá sớm biện pháp loại bỏ tẩy chay Olympia 2008. Như thế là quyết định dại dột vì còn phải tùy vào tình hình của cộng sản Tàu đối với dân tộc Tibet. Phát ngôn viên của chính phủ Đức, ông Thomas Steg họp báo phát biểu: „Phải rõ ràng trong việc giải quyết Tibet thì chính quyền Bắc Kinh mới gây lại được lòng tin cho phương Tây. Điều ấy cũng dành cho các cuộc tranh tài ở Olympia. Thành công hay không đều nằm trong tay chính quyền Bắc Kinh.“
- Tiếp theo thủ tướng Anh, ông Gordon Brown quyết định sẽ tiếp kiến Đức Dalai Lama vào tháng 5 tại London thì chính phủ Ba Lan cũng sẽ đón tiếp ngài tại Warsaw. Chủ tịch quốc hội Đức, ông Norbert Lammert sẽ thay mặt thủ tướng Đức đón tiếp Đức Dalai Lama khi ngài thăm viếng Đức từ ngày 14 đến 20/5/2008, trong dịp này sẽ có mặt đại diện ủy ban nhân quyền Đức, ông Günter Nooke và các thủ hiến tiểu bang Nordrein Westfalen và Hessen, ông Jürgen Rüttgers và ông Roland Koch. Theo thói độc tài đảng trị nhà cầm quyền Bắc Kinh lên tiếng phản kháng mạnh mẽ các cuộc gặp gỡ này với Đức Dalai Lama. Ngày 26/3 chủ tịch nhóm đàm phán với Trung cộng tại quốc hội Đức, ông Johannes Pflug đề nghị phải trừng phạt kinh tế đối với cộng sản Tàu vì lý do vi phạm nhân quyền tại Tibet.
- Tại Bỉ quốc, Phó thủ tướng Didier Reynders theo dõi chặt chẽ tình hình Tây Tạng và kêu gọi đôi bên đối thoại. Đồng thời nước Bỉ không loại bỏ giải pháp tẩy chay Olympia 2008.
- Chủ tịch Hội Đồng Âu Châu, ông Jose Manuel Barroso cũng như Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Tế (ai) chấp nhận Olympia 2008, nhưng kêu gọi 27 nước trong Liên Hiệp Âu Châu cùng chung nhau tỏ thái độ với Bắc kinh về vấn đề Tây Tạng. Âu Châu kêu gọi Bắc Kinh không được dùng bạo lực đối với dân Tây Tạng biểu tình.
- Tiếp theo đại sứ nước Slowien, ông Andrej Logar phát biểu tại Genf với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về nhân quyền: „Nhà nước Tàu cộng hãy để ý đến sự lo lắng của người dân Tibet dưới nhãn quang về nhân quyền.“ Quốc gia Canada, Úc và Hoa Kỳ ủng hộ cho quan điểm này.
- Nhà bình luận Michael Portillo trên báo The Times ở London, một người điều hành trong nội các của đảng bảo thủ tại Anh đã so sánh Olympia Bắc Kinh giống như Đức Quốc Xã đã tổ chức tại Berlin vào năm 1936. Điều này làm cho Bắc Kinh vùng vẫy nhẩy cẫng lên và nói đó là điều xỉ nhục đến dân tộc Tàu.
- Vị thắng cử tổng thống Đài Loan, ông Ma Ying Jeou phát biểu hôm 23/3/2008: „Nếu tình hình ở Tây Tạng không khả quan, đất nước chúng tôi sẽ không gửi các vận động viên đến Bắc Kinh.“ Lời phát biểu ngay sau ngày thắng cử làm thế giới ngạc nhiên khi ông Ma muốn nối quan hệ thương mại mật thiết với Tàu cộng.
- Một số vận động viên đã có ý tưởng cho ngày khai mạc Olympia 2008, họ sẽ dùng một biểu hiệu nào đó để liên kết với dân tộc Tây Tạng. Hoặc một cách „tẩy chay nho nhỏ“: chẳng hạn cả đoàn sẽ không tham dự buổi lễ khai mạc hoặc bế mạc.
Cuối cùng Bắc Kinh sẽ không kinh hoàng với sự "Tẩy chay Olympia 2008", nhưng Bắc Kinh sẽ ăn không ngon, ngủ không yên với tin tức tiêu cực hàng ngày nói về Tàu cộng. Đó chính là chính sách châm kim nhọn vào da thịt người Tàu mà Tây phương có thể thực hiện hữu hiệu qua hành động tự do của mỗi vận động viên đến tham dự. Các điều ngoạn mục sẽ diễn ra bất thường ngay tại sân nhà Olympia Bắc Kinh và trước truyền hình cho hàng tỷ người trên thế giới theo dõi khi các vận động viên quốc tế có những hành vi hoặc lời nói bênh vực dân tộc Tây Tạng. Cho dù cộng sản Tàu chuẩn bị kỹ lưỡng các chiến thuật để đối phó trước mọi tình huống tại các sân vận động nhưng họ sẽ phải bó tay khi các lực sĩ đoạt huy chương vàng lãnh giải có chủ ý gây rối, vì lúc đấy sân chơi là của riêng các lực sĩ. Khốn khổ thay cho Tàu cộng nếu trò chơi lý thú này trở thành „mốt“ ngay tại thủ đô Bắc Kinh. Nhiều vận động viên thế giới đang đi tìm các ý tưởng lạ để thực hiện việc này. Nữ vận động viên người Thái, chị Narisa Chakrabongse đã từ chối cầm đuốc Olympia như một sự không đồng ý với chính quyền Bắc Kinh. Chị Narisa viết trong thư: „Sự đàn áp giết người tại Tibet phản lại luật về nhân quyền.“ Vận động viên Đức, anh Danny Ecker với bộ môn nhảy sào cao biểu lộ: „Đó là điều đáng buồn đang xảy ra tại Tibet, một Boykott không làm thay đổi được tình huống. Ý nghĩa hơn nếu các vận động viên làm cuộc biểu tình thầm lặng trên khuôn mặt và tại mỗi nơi tranh tài đeo một băng vải trên cánh tay chống lại sự đàn áp. Nếu có như thế thì tôi sẽ tham gia.“
- Chủ tịch ủy ban nhân quyền Đức, ông Günter Nooke nhắc nhở Tổng Cục Thế Vận Hội quốc tế (IOC): „Tổng Cục Thế Vận Hội không có cách hành xử nào khác, khi các lực sĩ Đức mặc áo T-Shirt chống đối Tàu lúc nhận lãnh huy chương. Nếu IOC muốn tổ chức Olympia tại các quốc gia như Tàu và Liên Xô thì phải lãnh nhận các hiệu quả của nó.“
- Bộ trưởng ngoại giao Pháp, ông Bernard Kouchner khuyến khích gián tiếp các vận động viên Pháp hãy liên kết với dân tộc Tây Tạng: „Các bạn hãy nhớ lại „bàn tay đen được giơ cao“ tại Olympia Mexico 1968, hình ảnh này đã đăng tải khắp thế giới. Tôi theo dõi tất cả các ý tưởng ủng hộ Tây Tạng trước và trong lúc tranh tài của các bạn.“
Những cuộc rước đuốc Olympia sẽ tiếp tục với các màn ngoạn mục biểu tình của người Tây Tạng tại hải ngoại chống lại giặc xâm lăng Tàu khi ngọn lửa Olympia sẽ đi qua 21 thành phố lớn như: San Francisco, London, Paris, Athen, Caberra, Neu Delhi, Bangkok, Seul…, đôi khi có thể xảy ra kể cả lúc đuốc Olympia đi qua 113 thành phố tại Trung cộng trước khi về Bắc Kinh vào ngày 6/8/2008. Chạy chuyền đuốc Olympia lần này dài nhất lịch sử, đi vòng quanh trái đất trong 130 ngày và kéo dài đến 13.700 cây số.
Hình ảnh người phụ nữ cổ đại Olympia Hy Lạp trân trong thả chim bồ câu trắng là biểu tượng truyền thống thật mạnh cho sự tự do, hòa bình và thượng võ trong lúc tranh tài. Lời phát biểu của ông Jacques Rogge, chủ tịch Tổng Cục Thế Vận Hội quốc tế đã nhẹ nhàng nhắc nhở Bắc Kinh lúc ấy: „Ngọn đuốc Olympia là biểu tượng truyền thống và thế vận hội Olympia nên được diễn ra trong điều kiện hòa bình. Ngọn đuốc là cầu nối giữa các vận động viên và người dân trên thế giới, và giữa chúng ta những người tin vào tinh thần thượng võ của Olympia. Nó có sức mạnh đoàn kết nhân loại và đại diện cho thuận hoà bác ái."
Ngọn lửa Olympia đã bắt đầu cháy lên cho Thế Vận Hội Olympia 2008 thì cũng là lúc nung nấu thêm lòng yêu nước kiên cường của dân tộc Tây Tạng. Chỉ cần họ khôn khéo chinh phục được nhân tâm thế giới tự do thì vận mạng của Tibet sẽ khả quan hơn lúc nào hết.
Lòng „quật cường“ của dân tộc Tây Tạng sẽ có thể thắng được “bạo tàn“.
Lịch sử đấu tranh giành độc lập cho một quốc gia bị xâm chiếm luôn luôn phải đánh đổi bằng xương máu và hy sinh mạng sống, cho dù thời gian kéo dài vô tận như dân tộc Việt Nam đã phải trải qua 1.000 năm nô lệ giặc Tàu. Lịch sử vẫn tiếp nối như thế khi dân tộc Tây Tạng trong 2 tuần vừa qua đã gióng lên những tiếng chuông yêu nước hùng hồn tại quê hương Lhasa của họ, tại nơi biệt xứ Dharamsala ở Bắc Ấn Độ, tại khắp nơi trên thế giới. Đất nước Tây Tạng đang bị giặc Tàu giày xéo từ hơn nửa thế kỷ qua với một chương trình man rợ „giệt chủng văn hóa“ làm cho người Tây Tạng không còn dùng được chính ngôn ngữ và nền văn hóa Phật giáo cổ kính ngay trên quê hương của họ. Thế vậy đã 58 năm cộng sản Tàu vẫn không diệt trừ được mầm mống yêu nước và lòng quật cường của thế hệ trẻ Tây Tạng. Những gì chúng ta thấy từ ngày 10/3/2008 nơi các bạn trẻ Tây Tạng hàn động tại Lhasa đều làm cho thế giới tự do ngưỡng phục tấm gương đấu tranh của họ.
Giặc Tàu cộng sản đánh giá quá thấp sự đấu tranh của dân tộc Tây Tạng và Bắc Kinh cứ tưởng đã thuần hóa được dân tộc này vì hiện tại dân cư người Tàu đông hơn dân Tây Tạng trên mảnh đất Tibet. Các cuộc càn quét người chống đối họ đã giết chết hơn 1,3 triệu người Tây Tạng từ ngày xâm lăng. Bắc Kinh đã ăn ngon ngủ yên trong 2 thập niên qua về vấn đề nội bộ Tây Tạng vì chưa bao giờ có bạo động xô xát lớn như thế. Những người trẻ Tây Tạng đang biết dựa vào sức mạnh Olympia dịp tháng 8/2008 làm cho Bắc Kinh bối rối đối phó đủ mọi mặt với phương Tây, là giới quan sát hay nhạy cảm về vấn đề nhân quyền.
Tây Tạng, một dân tộc bé nhỏ khoảng 6 triệu dân và bị Tàu xâm lăng 58 năm nay đã dám vùng dậy chống lại anh chàng khổng lồ với 1,3 tỷ dân. Quá kinh khủng với sự so sánh lực lượng đôi bên: chỉ cần 1,3 tỷ chiếc mồm người Tàu chung nhau thổi phù một cái là toàn thể dân tộc Tây Tạng sẽ biến mất trên bản đồ thế giới ngay liền lập tức.
Thấy vậy không phải vậy! Trong 2 tuần qua chú Tàu cộng sản không thoát ra khỏi ma chướng của người Tây Tạng bằng „mê hồn trận Olympia 2008“. Ngoạn mục nhất chỉ cần 2 thanh niên Tây Tạng qua tổ chức „Phóng viên Không biên giới“ đã lọt qua được hàng rào an ninh để lên đỉnh Olympia bên Hy Lạp với lá cờ đen và „5 chiếc còng Olympia“ phất cao qua trưởng đoàn Liu Qi, chủ tịch Ủy Ban tổ chức Olympia của Bắc Kinh, khi ông ta đang đọc diễn văn khai mạc Lễ Thắp Ngọn Lửa Olympia trong một nghi lễ cổ truyền lúc 12g15 trưa ngày 24/2 tại đền thờ thần Hera trong sân vận động Olympia cổ đại Hy Lạp. Lúc ấy 1.000 người thuộc lực lượng gìn giữ an ninh chìm nổi của cảnh sát Hy Lạp không ngăn cản được những bạn trẻ yêu nước nồng nhiệt Tây Tạng quấy rối tên viên chức cộng sản Bắc Kinh. Hình ảnh này đã được truyền thông thế giới trực tiếp và gây cảnh náo nhiệt cho toàn cầu, nhất là một thiếu nữ Tây Tạng bôi màu máu trên mặt và ngực nằm dài trên con đường nhằm ngăn cản cuộc rước đuốc Olympia đầu tiên. Hình như ngọn lửa Olympia lúc ấy cháy bừng lên và gia tăng nung nấu lòng yêu nước của dân tộc Tây Tạng một cách mãnh liệt.
Những tin tức và hình ảnh như thế làm cho chú Tàu cộng chao đảo đau điếng, hay nói đúng hơn đó là điều xỉ vả nhục nhã cho 1,3 tỷ người Tàu. So với Thiên An Môn 1989 thì cuộc đấu tranh của người Tây Tạng được lợi thế to lớn về truyền thông đại chúng Internet, chỉ cần vài giây phút là tin tức, hình ảnh được đưa tới mọi chân trời góc biển.
Phản ứng của thế giới Phương Tây trong vài ngày qua
Cuộc đấu tranh của người Tây Tạng tại thủ đô Lhasa và các vùng lân cận trong hai tuần lễ đã gây thiệt mạng cho nhiều người. Tân Hoa Xã nói đã có 22 người chết, nhưng văn phòng chính phủ lưu vong Tây Tạng cho biết 140 người đã bị giết chết hoặc do quân đội nổ súng vào đoàn biểu tình tại nhiều nơi khác nhau. Chính phủ lưu vong Tây Tạng đã thu thập được danh sách của 40 người dân bị giết. Ngoài ra 1.300 người Tây Tạng đang bị tù tội trong chiến dịch càn quét của giặc Tàu.
Mỗi ngày đều có những lập luận thuận và chống Olympia tại phương Tây. Những lập luận này cũng thay đổi thường xuyên tùy theo tình hình tại Tibet cũng như do các cuộc biểu tình của người Tây Tạng ở hải ngoại. Nhìn chung thế giới tự do đang ngả dần và có thiện cảm với dân tộc Tây Tạng đang bị áp bức ngay trên quê hương của họ và đặt chính quyền Bắc Kinh trong tình trạng rất khẩn trương.
- Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhắc đến dân tộc Tây Tạng 2 lần trong vòng 4 ngày, vào thứ tư trước Phục Sinh và vào dịp đại lễ Phục Sinh, 23/3/2008 trong thông điệp hòa bình Urbi et Orbi (cho thành phố và cho thế giới) được trực tiếp qua truyền thanh và truyền hình tại 57 quốc gia: „Chúng ta hãy để ánh sáng (Phục Sinh) dõi chiếu từ ngày long trọng này thắp sáng chúng ta; chúng ta hãy mở rộng lòng mình trong sự tín thác chân thành nơi Chúa Kitô phục sinh sao cho vinh quang của Người trên tội lỗi và sự chết có thể chiến thắng khải hoàn nơi mỗi một người trong chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong các thành phố và trong các quốc gia chúng ta. Hãy để ánh sáng này chiếu soi mọi miền thế giới. Cách riêng, làm sao chúng ta lại có thể quên những miền nhất định ở Phi Châu, như Darfur và Somalia, miền đất chịu xâu xé Trung Đông, đặc biệt Thánh Địa, Iraq, Li Băng, và cuối cùng là Tây Tạng, tôi khích lệ tất cả mọi người hãy tìm ra những giải pháp bảo vệ hòa bình và thiện ích chung!“
- Vào ngày 21/3/2008, Nhật Bản đã kêu gọi cộng sản Tàu và các nhà lãnh đạo Tây Tạng mở ra một cuộc đối thọai "không điều kiện" với nhau.
- Chủ tịch quốc hội Liên Hiệp Âu Châu, ông Hans-Gert Pöttering cho biết vào ngày 22/3/2008: „Các quốc gia Tây phương chưa loại bỏ biện pháp tẩy chay Olympia Bắc Kinh nếu tình hình tại Tây Tạng không được cải thiện. Chúng tôi chờ đợi Bắc Kinh nối quan hệ với Đức Dalai Lama.“
- Ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ, ông John McCain của đảng Cộng Hòa và Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi cũng đã gia nhập khối phản đối sự đàn áp của Trung cộng đối với người Tây Tạng. Sau khi gặp gỡ với tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tại Paris hôm 21/3/2008, ông McCain phát biểu: „Hành động của cộng sản Tàu không thể chấp nhận được. Nếu hôm nay tôi là tổng thống Hoa Kỳ thì điều đầu tiên trong chương trình là nói về Tibet. Những gì đang xảy ra tại đó không hợp lý.“
- Đa số dân Pháp qua một cuộc chưng cầu ý kiến ngày 22/3 không muốn tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đến tham dự Olympia Bắc Kinh.
- Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, một nguyên thủ quốc gia phương Tây đầu tiên cân nhắc đến danh từ „Olympia-Boykott“ đã tuyên bố ngày 24/3/2008: „Tôi không loại bỏ giải pháp tẩy chay Olympia. Tuy nhiên các cánh cửa đều mở cho những sự chọn lựa, ngay cả biện pháp tẩy chay. Tôi kêu gọi Bắc Kinh hãy nhớ đến các trách nhiệm mình làm.“ Cộng thêm vào đó, lần đầu tiên bộ trưởng ngoại giao Pháp, ông Bernard Kouchner đã nói mạnh về vần đề Tây Tạng: „Bạo động phải chấm dứt từ đôi bên, tuy nhiên cuộc càn quét lùng bắt phải được ngưng ngay bởi vì chẳng ai đến được Tibet lúc này.“ Đài truyền hình Pháp đang cân nhắc giải pháp không truyền hình trực tiếp các cuộc tranh tài Olympia từ Bắc Kinh.
- Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, bà Condoleezza Rice trong dịp tiếp đón bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ vào thứ hai, 24/3/2008 tại Washington đòi hỏi Bắc Kinh hãy thay đổi chính sách với Đức Dalai Lama. Đối thoại là cách duy nhất để giải quyết vất đề.
- Đặc biệt từ nội bộ cộng sản Tàu đã có 29 người trí thức thuộc nhà báo, tác giả văn học và tầng lấp khoa bảng, ngay cả chủ tịch hội văn bút Pen-Clubs, ông Liu Xiaobo lên tiếng bằng văn thư kêu gọi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải mở cửa Tibet cho giới truyền thông quộc nội cũng như quốc ngoại đến làm việc. Những nhà trí thức can đảm này đòi hỏi Bắc Kinh phải chấm dứt tình trạng đàn áp đẫm máu, đồng thời họ cũng kêu gọi người Tibet từ bỏ bạo động. Trong danh sách 29 người ký tên có tên của người đang bị quản lý nghiêm ngặt tại gia là nhà văn Wang Lixiong.
- 32 danh nhân đoạt giải Nobel: như John Hume (1998), Betty Williams (1976), John Coetzee (2003), Wole Soyinka (1986), Elie Wiesel (1986) cũng lên tiếng trong bản văn làm tại New York gửi đến Bắc Kinh: „Chúng tôi đòi hỏi chính quyền Bắc Kinh phải nhanh chóng nối quan hệ với người đại diện của Đức Dalai Lama, để đạt được giải pháp hòa bình cho vấn đề Tibet.“ Ngoài ra họ còn „phản kháng những lời mạ lỵ (chó sói đội lốt thày tu hoặc quỷ dữ đội lốt người và mang con tim của quái thú) của Bắc Kinh nhằm bôi xấu một người cùng lãnh giải Nobel là Đức Dalai Lama.“
- Ngày 25/3/3008, các nhà chính trị Đức hôm nay khuyến cáo Ủy Ban Thế Vận Hội Đức đã quyết định quá sớm biện pháp loại bỏ tẩy chay Olympia 2008. Như thế là quyết định dại dột vì còn phải tùy vào tình hình của cộng sản Tàu đối với dân tộc Tibet. Phát ngôn viên của chính phủ Đức, ông Thomas Steg họp báo phát biểu: „Phải rõ ràng trong việc giải quyết Tibet thì chính quyền Bắc Kinh mới gây lại được lòng tin cho phương Tây. Điều ấy cũng dành cho các cuộc tranh tài ở Olympia. Thành công hay không đều nằm trong tay chính quyền Bắc Kinh.“
- Tiếp theo thủ tướng Anh, ông Gordon Brown quyết định sẽ tiếp kiến Đức Dalai Lama vào tháng 5 tại London thì chính phủ Ba Lan cũng sẽ đón tiếp ngài tại Warsaw. Chủ tịch quốc hội Đức, ông Norbert Lammert sẽ thay mặt thủ tướng Đức đón tiếp Đức Dalai Lama khi ngài thăm viếng Đức từ ngày 14 đến 20/5/2008, trong dịp này sẽ có mặt đại diện ủy ban nhân quyền Đức, ông Günter Nooke và các thủ hiến tiểu bang Nordrein Westfalen và Hessen, ông Jürgen Rüttgers và ông Roland Koch. Theo thói độc tài đảng trị nhà cầm quyền Bắc Kinh lên tiếng phản kháng mạnh mẽ các cuộc gặp gỡ này với Đức Dalai Lama. Ngày 26/3 chủ tịch nhóm đàm phán với Trung cộng tại quốc hội Đức, ông Johannes Pflug đề nghị phải trừng phạt kinh tế đối với cộng sản Tàu vì lý do vi phạm nhân quyền tại Tibet.
- Tại Bỉ quốc, Phó thủ tướng Didier Reynders theo dõi chặt chẽ tình hình Tây Tạng và kêu gọi đôi bên đối thoại. Đồng thời nước Bỉ không loại bỏ giải pháp tẩy chay Olympia 2008.
- Chủ tịch Hội Đồng Âu Châu, ông Jose Manuel Barroso cũng như Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Tế (ai) chấp nhận Olympia 2008, nhưng kêu gọi 27 nước trong Liên Hiệp Âu Châu cùng chung nhau tỏ thái độ với Bắc kinh về vấn đề Tây Tạng. Âu Châu kêu gọi Bắc Kinh không được dùng bạo lực đối với dân Tây Tạng biểu tình.
- Tiếp theo đại sứ nước Slowien, ông Andrej Logar phát biểu tại Genf với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về nhân quyền: „Nhà nước Tàu cộng hãy để ý đến sự lo lắng của người dân Tibet dưới nhãn quang về nhân quyền.“ Quốc gia Canada, Úc và Hoa Kỳ ủng hộ cho quan điểm này.
- Nhà bình luận Michael Portillo trên báo The Times ở London, một người điều hành trong nội các của đảng bảo thủ tại Anh đã so sánh Olympia Bắc Kinh giống như Đức Quốc Xã đã tổ chức tại Berlin vào năm 1936. Điều này làm cho Bắc Kinh vùng vẫy nhẩy cẫng lên và nói đó là điều xỉ nhục đến dân tộc Tàu.
- Vị thắng cử tổng thống Đài Loan, ông Ma Ying Jeou phát biểu hôm 23/3/2008: „Nếu tình hình ở Tây Tạng không khả quan, đất nước chúng tôi sẽ không gửi các vận động viên đến Bắc Kinh.“ Lời phát biểu ngay sau ngày thắng cử làm thế giới ngạc nhiên khi ông Ma muốn nối quan hệ thương mại mật thiết với Tàu cộng.
- Một số vận động viên đã có ý tưởng cho ngày khai mạc Olympia 2008, họ sẽ dùng một biểu hiệu nào đó để liên kết với dân tộc Tây Tạng. Hoặc một cách „tẩy chay nho nhỏ“: chẳng hạn cả đoàn sẽ không tham dự buổi lễ khai mạc hoặc bế mạc.
Cuối cùng Bắc Kinh sẽ không kinh hoàng với sự "Tẩy chay Olympia 2008", nhưng Bắc Kinh sẽ ăn không ngon, ngủ không yên với tin tức tiêu cực hàng ngày nói về Tàu cộng. Đó chính là chính sách châm kim nhọn vào da thịt người Tàu mà Tây phương có thể thực hiện hữu hiệu qua hành động tự do của mỗi vận động viên đến tham dự. Các điều ngoạn mục sẽ diễn ra bất thường ngay tại sân nhà Olympia Bắc Kinh và trước truyền hình cho hàng tỷ người trên thế giới theo dõi khi các vận động viên quốc tế có những hành vi hoặc lời nói bênh vực dân tộc Tây Tạng. Cho dù cộng sản Tàu chuẩn bị kỹ lưỡng các chiến thuật để đối phó trước mọi tình huống tại các sân vận động nhưng họ sẽ phải bó tay khi các lực sĩ đoạt huy chương vàng lãnh giải có chủ ý gây rối, vì lúc đấy sân chơi là của riêng các lực sĩ. Khốn khổ thay cho Tàu cộng nếu trò chơi lý thú này trở thành „mốt“ ngay tại thủ đô Bắc Kinh. Nhiều vận động viên thế giới đang đi tìm các ý tưởng lạ để thực hiện việc này. Nữ vận động viên người Thái, chị Narisa Chakrabongse đã từ chối cầm đuốc Olympia như một sự không đồng ý với chính quyền Bắc Kinh. Chị Narisa viết trong thư: „Sự đàn áp giết người tại Tibet phản lại luật về nhân quyền.“ Vận động viên Đức, anh Danny Ecker với bộ môn nhảy sào cao biểu lộ: „Đó là điều đáng buồn đang xảy ra tại Tibet, một Boykott không làm thay đổi được tình huống. Ý nghĩa hơn nếu các vận động viên làm cuộc biểu tình thầm lặng trên khuôn mặt và tại mỗi nơi tranh tài đeo một băng vải trên cánh tay chống lại sự đàn áp. Nếu có như thế thì tôi sẽ tham gia.“
- Chủ tịch ủy ban nhân quyền Đức, ông Günter Nooke nhắc nhở Tổng Cục Thế Vận Hội quốc tế (IOC): „Tổng Cục Thế Vận Hội không có cách hành xử nào khác, khi các lực sĩ Đức mặc áo T-Shirt chống đối Tàu lúc nhận lãnh huy chương. Nếu IOC muốn tổ chức Olympia tại các quốc gia như Tàu và Liên Xô thì phải lãnh nhận các hiệu quả của nó.“
- Bộ trưởng ngoại giao Pháp, ông Bernard Kouchner khuyến khích gián tiếp các vận động viên Pháp hãy liên kết với dân tộc Tây Tạng: „Các bạn hãy nhớ lại „bàn tay đen được giơ cao“ tại Olympia Mexico 1968, hình ảnh này đã đăng tải khắp thế giới. Tôi theo dõi tất cả các ý tưởng ủng hộ Tây Tạng trước và trong lúc tranh tài của các bạn.“
Những cuộc rước đuốc Olympia sẽ tiếp tục với các màn ngoạn mục biểu tình của người Tây Tạng tại hải ngoại chống lại giặc xâm lăng Tàu khi ngọn lửa Olympia sẽ đi qua 21 thành phố lớn như: San Francisco, London, Paris, Athen, Caberra, Neu Delhi, Bangkok, Seul…, đôi khi có thể xảy ra kể cả lúc đuốc Olympia đi qua 113 thành phố tại Trung cộng trước khi về Bắc Kinh vào ngày 6/8/2008. Chạy chuyền đuốc Olympia lần này dài nhất lịch sử, đi vòng quanh trái đất trong 130 ngày và kéo dài đến 13.700 cây số.
Hình ảnh người phụ nữ cổ đại Olympia Hy Lạp trân trong thả chim bồ câu trắng là biểu tượng truyền thống thật mạnh cho sự tự do, hòa bình và thượng võ trong lúc tranh tài. Lời phát biểu của ông Jacques Rogge, chủ tịch Tổng Cục Thế Vận Hội quốc tế đã nhẹ nhàng nhắc nhở Bắc Kinh lúc ấy: „Ngọn đuốc Olympia là biểu tượng truyền thống và thế vận hội Olympia nên được diễn ra trong điều kiện hòa bình. Ngọn đuốc là cầu nối giữa các vận động viên và người dân trên thế giới, và giữa chúng ta những người tin vào tinh thần thượng võ của Olympia. Nó có sức mạnh đoàn kết nhân loại và đại diện cho thuận hoà bác ái."
Ngọn lửa Olympia đã bắt đầu cháy lên cho Thế Vận Hội Olympia 2008 thì cũng là lúc nung nấu thêm lòng yêu nước kiên cường của dân tộc Tây Tạng. Chỉ cần họ khôn khéo chinh phục được nhân tâm thế giới tự do thì vận mạng của Tibet sẽ khả quan hơn lúc nào hết.
Lòng „quật cường“ của dân tộc Tây Tạng sẽ có thể thắng được “bạo tàn“.
Quyết tâm đoàn kết cùng Nhân Dân Tây Tạng!
Bs Vũ Linh Huy
15:03 26/03/2008
Quyết tâm đoàn kết cùng Nhân Dân Tây Tạng!
Tẩy chay rước Đuốc Thế Vận Bắc Kinh!
Lưả Thế Vận Hội, lưả linh thiêng
Soi tình huynh đệ khắp mọi miền.
Tàu Cộng bạo tàn dùng lưả ấy
Cốt để khoe khoang với tuyên truyền!
Nhân dân Tây Tạng thật khôn ngoan,
Thêm tình yêu nước rất nồng nàn,
Can đảm đứng lên đòi quyền sống,
Khiến cho Tàu Cộng bị bẽ bàng.
Trung cộng đàn áp rất dữ dằn,
Giết chóc tăng ni với nhân dân,
Nhưng người Tây Tạng không lùi bước,
“Châu cháu đá xe”, chẳng ngại ngần!
Nhân dân thế giới nắm tay nhau,
Quyết cùng Tây Tạng vạch mưu sâu,
Cuả loài quỷ đỏ, quân cướp nước.
Quyết vì Tây Tạng nối nhịp cầu!
Trung cộng nuốt trửng Hoàng, Trường Sa,
Việt cộng vuốt nhục chẳng kêu ca,
Lại còn hớn hở đi rước đuốc,
Chẳng hổ thẹn gì với Ông Cha!
Người Việt hải ngoại hãy kết đoàn,
Tẩy chay rước đuốc, vạch mưu gian.
Nơi nào đuốc tới ta đả đảo,
Xua như xua dịch khỏi lan tràn!
Boston, ngày 26 tháng 3 năm 2008
Tẩy chay rước Đuốc Thế Vận Bắc Kinh!
Lưả Thế Vận Hội, lưả linh thiêng
Soi tình huynh đệ khắp mọi miền.
Tàu Cộng bạo tàn dùng lưả ấy
Cốt để khoe khoang với tuyên truyền!
Nhân dân Tây Tạng thật khôn ngoan,
Thêm tình yêu nước rất nồng nàn,
Can đảm đứng lên đòi quyền sống,
Khiến cho Tàu Cộng bị bẽ bàng.
Trung cộng đàn áp rất dữ dằn,
Giết chóc tăng ni với nhân dân,
Nhưng người Tây Tạng không lùi bước,
“Châu cháu đá xe”, chẳng ngại ngần!
Nhân dân thế giới nắm tay nhau,
Quyết cùng Tây Tạng vạch mưu sâu,
Cuả loài quỷ đỏ, quân cướp nước.
Quyết vì Tây Tạng nối nhịp cầu!
Trung cộng nuốt trửng Hoàng, Trường Sa,
Việt cộng vuốt nhục chẳng kêu ca,
Lại còn hớn hở đi rước đuốc,
Chẳng hổ thẹn gì với Ông Cha!
Người Việt hải ngoại hãy kết đoàn,
Tẩy chay rước đuốc, vạch mưu gian.
Nơi nào đuốc tới ta đả đảo,
Xua như xua dịch khỏi lan tràn!
Boston, ngày 26 tháng 3 năm 2008
Hợp đồng giết một Giám Mục
Nguyễn Việt Nam
17:33 26/03/2008
Sơ Dorothy Stang |
Đức Cha Erwin Krautler, Giám Mục giáo phận Xingu, người là mục tiêu của một hợp đồng thuê giết không đề cập gì đến vấn đề an ninh của ngài. Tuy nhiên, cảnh sát trong vùng xác nhận là đã cho người bảo vệ Đức Cha đêm ngày sau khi đã khám phá những âm mưu muốn giết ngài.
Đức Cha Krautler đã mạnh mẽ ủng hộ những cố gắng của người thổ dân da đỏ nhằm ngăn chặn việc xây dựng những hầm mỏ và phá rừng. Theo Hội Đồng Truyền Giáo Bản Xứ, một nhóm làm việc với những bộ lạc trong vùng, những cố gắng của Đức Cha đã buộc dây thòng lọng của những người khai phá lên cổ ngài. Những người khai phá đã bỏ ra 500,000 Mỹ Kim để giết Đức Cha Krautler.
Chính tại nơi đây, vào tháng 2 năm 2005, sơ Dorothy Stang, người Hoa Kỳ đã bị giết vì đã cản trở những cố gắng của nhóm khai hoang này. Sơ Dorothy Stang cũng bị đe dọa nhiều lần trước khi bị sát hại.
Chúa Kitô chết và phục sinh, trung tâm điểm của lòng tin Kitô.
Linh Tiến Khải
17:34 26/03/2008
Buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 26-3-2008
Sáng thứ tư 26-3-2008 đã có khoảng 40 ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về biến cố Chúa Kitô phục sinh như nòng cốt lòng tin Kitô. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:
Anh chị em thân mến, ”Và ngày thứ ba người đã sống lại như lời Thánh Kinh”. Mỗi Chúa Nhật với Kinh Tin Kính chúng ta lập lại lời tuyên xưng lòng tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô, là biến cố gây kinh ngạc và là chìa khóa của Kitô giáo. Trong Giáo Hội chúng ta hiểu tất cả từ mầu nhiệm cao cả này, là mầu nhiệm đã thay đổi dòng lịch sử và trở thành thời sự trong mọi buổi cử hành Thánh Thể. Tuy nhiên mùa phục sinh là thời điểm phụng vụ trong đó lòng tin Kitô và sự phong phú giáo lý và sức sinh động bất tận của nó được đề nghị với tín hữu một cách mạnh mẽ nhất.
Hằng năm trong ”Tam Nhật Thánh của Chúa Kitô chịu đóng đanh, chết và phục sinh” như thánh Agostino quen gọi, Giáo Hội đi trở lại các chặng kết thúc cuộc sống dương thế của Chúa Giêsu trong bầu khí cầu nguyện và chay tịnh. ”Ngày thứ ba” Giáo Hội sống trở lại cuộc phục sinh của Chúa: đó là lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu từ cái chết bước vào sự sống, trong đó thành toàn các lời hứa xưa. Toàn phụng vụ mùa phục sinh hát ca sự chắc chắn và niềm vui sự sống lại của Chúa Kitô.
Chúng ta phải thường xuyên canh tân sự gắn bó của chúng ta với Chúa Kitô chết và sống lại vì chúng ta: lễ Vượt Qua của Người cũng là lễ Vượt Qua của chúng ta, vì sự phục sinh chắc chắn của chúng ta là nơi Chúa Kitô. Tin Mừng phục sinh không già nua, Chúa Giêsu và Tin Mừng của Ngài luôn sống mãi. Thánh Agostino ghi nhận rằng ”Lòng tin của Kitô hữu là sự phục sinh của Chúa Kitô”. Sách Công Vụ giải thích điều này một cách rõ ràng: ”Thiên Chúa đã cho mọi người một bằng chứng chắc chắn về Đức Giêsu bằng cách cho Người sống lại từ cõi chết” (Cv 17,31). Thật ra cái chết không đủ để chứng minh rằng Đức Giêsu thật sự là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế.
Trong dòng lịch sử đã có biết bao nhiêu người đã hiến mạng sống của họ cho một lý do chính đáng và họ đã chết. Cái chết của Chúa chứng minh cho tình yêu thương vô biên Ngài đã yêu chúng ta cho tới hiến mạng vì chúng ta: nhưng chỉ sự phục sinh là ”bằng chứng chắc chắn”, cho thấy điều Ngài đã khẳng định là sự thật cũng có giá trị đối với chúng ta và cho mọi thời đại. Khi cho Người sống lại Thiên Chúa Cha đã tôn vinh Người. Thánh Phaolo viết trong thư gửi tín hữu Roma như sau: ”Nếu miệng bạn tuyên xưng rằng Đức Giêsu là Chúa và con tim bạn tin rằng Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết thì bạn sẽ được cứu rỗi” (Rm 10,9).
Đề cập tới tầm quan trong của sự thật này Đức Thánh Cha nói:
Thật là điều quan trọng nhấn mạnh trở lại chân lý nền tảng này của lòng tin, mà tính chất lịch sử được minh chứng rộng rãi bởi các tài liệu, cả khi ngày nay cũng như trong qúa khứ không thiếu những người nghi ngờ hay chối bỏ nó bằng nhiều cách. Sự yếu kém của lòng tin vào sự phục sinh của Chúa Giêsu khiến cho chứng tá của tín hữu cũng yếu kém. Thật thế, nếu trong Giáo Hội lòng tin vào sự phục sinh suy giảm, thì tất cả đều ngưng đọng, tất cả đều rạn nứt. Trái lại, sự gắn bó tâm trí với Chúa Kitô chết và sống lại thay đổi cuộc sống và chiếu soi toàn cuộc sống của con người và của các dân tộc. Không phải sự chắc chắn rằng Chúa Kitô đã sống lại trao ban lòng can đảm, liều lĩnh ngôn sứ và sự kiên trì cho các vị tử đạo thuộc mọi thời đại hay sao? Không phải cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu sống động hoán cải và thu hút biết bao nhiêu người nam nữ ngay từ thời Kitô giáo khai sinh tiếp tục bỏ tất cả để theo Người và tận hiến cuộc đời để phục vụ Tin Mừng hay sao? Thánh Phaolo nói: ”Nếu Chúa Kitô đã không sống lại, thì sự rao giảng của chúng tôi trống rỗng và lòng tin của anh chị em cũng trống rỗng” (1 Cr 15,14).
Lời loan báo mà chúng ta nghe đi nghe lại trong các ngày này là ”Chúa Giêsu đã sống lại, Ngài là Đấng Đang Sống và chúng ta có thể gặp gỡ Ngài”. Cũng như các phụ nữ đã gặp Chúa buổi sáng ngày thứ ba, ngày thứ nhất sau ngày sabát, khi các bà ra mộ; cũng như biết bao nhiêu chứng nhân khác đã gặp Ngài trong các ngày sau khi Ngài phục sinh. Và cả sau khi lên trời Chúa Giêsu cũng tiếp tục hiện diện giữa các bạn hữu Ngài như đã hứa: ”Này đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế” (Mt 28,20). Chúa ở cùng chúng ta, ở cùng Giáo Hội Ngài cho tới tận thế. Được Chúa Thánh Thần soi sáng các thành phần của Giáo Hội tiên khởi đã bắt đầu loan báo tin mừng phục sinh một cách công khai và không sợ hãi. Lời loan báo đó đã được chuyền lại từ thế hệ này tới thế hệ khác cho tới chúng ta và hàng năm vang lên trong lễ Phục sinh với sức mạnh luôn luôn mới mẻ.
Đặc biệt trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh phụng vụ mời gọi chúng ta gặp gỡ riêng tư với Chúa Phục Sinh và nhận biết hoạt động trao ban sự sống của Ngài trong các biến cố của lịch sử và cuộc sống thường ngày của chúng ta. Như là thí dụ Đức Thánh Cha đã lấy lại Phúc Âm ngày thứ tư trình thuật cuộc gặp gỡ của hai môn đệ trên đường về làng Emmaus với Chúa Kitô phục sinh. Chúa giải thích cho hai người hiểu những gì Kinh Thánh nói về Ngài. Việc dậy dỗ, giải thích các lời tiên tri đó của Chúa Kitô đã là một mạc khải bất ngờ, rạng rỡ và ủi an đối với hai môn đệ. Chúa Giêsu cho các ông một chìa khóa mới giúp đọc hiểu Kinh Thánh, và tất cả trở thành rõ ràng được hướng tới lúc này đây. Và chính trong lúc Chúa Giêsu bẻ bánh, mắt các môn đệ mở ra và họ nhận ra Ngài. Và họ bình luận với nhau: ”Dọc đừơng khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?” (Lc 24,32)
Đức Thánh Cha kết thúc bài hhuấn từ như sau: Trong suốt năm phụng vụ, đặc biệt là trong Tuần Thánh và Tuần Phục Sinh, Chúa đồng hành với chúng ta và giải thích Kinh Thánh giúp chúng ta hiểu mầu nhiệm này: đó là tất cả đều nói về Ngài. Và điều này cũng phải làm cho con tim chúng ta nóng lên và như thế đôi mắt của chúng ta có thể mở ra. Chúa ở với chúng ta và chỉ cho chúng ta con đường đích thật. Cũng như các môn đệ đã nhận ra Chúa khi Ngài bẻ bánh, ngày nay cũng thế chúng ta cũng nhận ra sự hiện diện của Chúa khi bẻ bánh. Việc bẻ bánh ấy khiến cho chúng ta nhớ tới buổi cử hành Thánh Thể đầu tiên trong bối cảnh Nhà Tiệc Ly, khi Chúa Giêsu bẻ bánh và cử hành trước cái chết và sự sống lại của Ngài, bằng cách trao ban chính mình cho các môn đệ. Chúa Giêsu cũng bẻ bảnh với chúng ta và cho chúng ta, Ngài hiện diện với chúng ta trong bí tích Thánh Thể, Ngài trao ban mình cho chúng ta và rộng mở con tim của chúng ta. Trong Thánh Thể, trong cuộc gặp gỡ với Lời Ngài chúng ta cũng có thể gặp gỡ và nhận biết Chúa Giêsu, trong Tiệc Lời Chúa và Tiệc Bánh và Rượu được thánh hiến. Như thế mỗi Chúa Nhật cộng đoàn sống trở lại lễ Vượt Qua của Chúa và lãnh nhận từ Chúa Cứu Thế di chúc tinh yêu và phục vụ huynh đệ.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm hiện diện. Ngài chúc các bạn trẻ, đặc biệt các bạn trẻ thuộc nhiều giáo xứ tổng giáo phận Milano, trở thành các tác nhân hăng say trong Giáo Hội và trong xã hội và dấn thân xây dựng nền văn minh tình thương, đặt nền trên Chúa Kitô tử nạn và phục sinh. Ngài xin ánh sáng của Chúa Kitô phục sinh soi chiếu và đỡ nâng các người dau yếu trong cuộc sống thường ngày và biến khổ đau của họ sinh ích lợi cho toàn nhân loại. Đức Thánh Cha cầu chúc các cặp vợ chồng mới cưới hằng ngày kín múc từ Mầu nhiện phục sinh sức mạnh cho tình yêu chân thành và bất tận của họ đối với nhau.
Sau cùng Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sáng thứ tư 26-3-2008 đã có khoảng 40 ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về biến cố Chúa Kitô phục sinh như nòng cốt lòng tin Kitô. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:
Anh chị em thân mến, ”Và ngày thứ ba người đã sống lại như lời Thánh Kinh”. Mỗi Chúa Nhật với Kinh Tin Kính chúng ta lập lại lời tuyên xưng lòng tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô, là biến cố gây kinh ngạc và là chìa khóa của Kitô giáo. Trong Giáo Hội chúng ta hiểu tất cả từ mầu nhiệm cao cả này, là mầu nhiệm đã thay đổi dòng lịch sử và trở thành thời sự trong mọi buổi cử hành Thánh Thể. Tuy nhiên mùa phục sinh là thời điểm phụng vụ trong đó lòng tin Kitô và sự phong phú giáo lý và sức sinh động bất tận của nó được đề nghị với tín hữu một cách mạnh mẽ nhất.
Hằng năm trong ”Tam Nhật Thánh của Chúa Kitô chịu đóng đanh, chết và phục sinh” như thánh Agostino quen gọi, Giáo Hội đi trở lại các chặng kết thúc cuộc sống dương thế của Chúa Giêsu trong bầu khí cầu nguyện và chay tịnh. ”Ngày thứ ba” Giáo Hội sống trở lại cuộc phục sinh của Chúa: đó là lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu từ cái chết bước vào sự sống, trong đó thành toàn các lời hứa xưa. Toàn phụng vụ mùa phục sinh hát ca sự chắc chắn và niềm vui sự sống lại của Chúa Kitô.
Chúng ta phải thường xuyên canh tân sự gắn bó của chúng ta với Chúa Kitô chết và sống lại vì chúng ta: lễ Vượt Qua của Người cũng là lễ Vượt Qua của chúng ta, vì sự phục sinh chắc chắn của chúng ta là nơi Chúa Kitô. Tin Mừng phục sinh không già nua, Chúa Giêsu và Tin Mừng của Ngài luôn sống mãi. Thánh Agostino ghi nhận rằng ”Lòng tin của Kitô hữu là sự phục sinh của Chúa Kitô”. Sách Công Vụ giải thích điều này một cách rõ ràng: ”Thiên Chúa đã cho mọi người một bằng chứng chắc chắn về Đức Giêsu bằng cách cho Người sống lại từ cõi chết” (Cv 17,31). Thật ra cái chết không đủ để chứng minh rằng Đức Giêsu thật sự là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế.
Trong dòng lịch sử đã có biết bao nhiêu người đã hiến mạng sống của họ cho một lý do chính đáng và họ đã chết. Cái chết của Chúa chứng minh cho tình yêu thương vô biên Ngài đã yêu chúng ta cho tới hiến mạng vì chúng ta: nhưng chỉ sự phục sinh là ”bằng chứng chắc chắn”, cho thấy điều Ngài đã khẳng định là sự thật cũng có giá trị đối với chúng ta và cho mọi thời đại. Khi cho Người sống lại Thiên Chúa Cha đã tôn vinh Người. Thánh Phaolo viết trong thư gửi tín hữu Roma như sau: ”Nếu miệng bạn tuyên xưng rằng Đức Giêsu là Chúa và con tim bạn tin rằng Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết thì bạn sẽ được cứu rỗi” (Rm 10,9).
Đề cập tới tầm quan trong của sự thật này Đức Thánh Cha nói:
Thật là điều quan trọng nhấn mạnh trở lại chân lý nền tảng này của lòng tin, mà tính chất lịch sử được minh chứng rộng rãi bởi các tài liệu, cả khi ngày nay cũng như trong qúa khứ không thiếu những người nghi ngờ hay chối bỏ nó bằng nhiều cách. Sự yếu kém của lòng tin vào sự phục sinh của Chúa Giêsu khiến cho chứng tá của tín hữu cũng yếu kém. Thật thế, nếu trong Giáo Hội lòng tin vào sự phục sinh suy giảm, thì tất cả đều ngưng đọng, tất cả đều rạn nứt. Trái lại, sự gắn bó tâm trí với Chúa Kitô chết và sống lại thay đổi cuộc sống và chiếu soi toàn cuộc sống của con người và của các dân tộc. Không phải sự chắc chắn rằng Chúa Kitô đã sống lại trao ban lòng can đảm, liều lĩnh ngôn sứ và sự kiên trì cho các vị tử đạo thuộc mọi thời đại hay sao? Không phải cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu sống động hoán cải và thu hút biết bao nhiêu người nam nữ ngay từ thời Kitô giáo khai sinh tiếp tục bỏ tất cả để theo Người và tận hiến cuộc đời để phục vụ Tin Mừng hay sao? Thánh Phaolo nói: ”Nếu Chúa Kitô đã không sống lại, thì sự rao giảng của chúng tôi trống rỗng và lòng tin của anh chị em cũng trống rỗng” (1 Cr 15,14).
Lời loan báo mà chúng ta nghe đi nghe lại trong các ngày này là ”Chúa Giêsu đã sống lại, Ngài là Đấng Đang Sống và chúng ta có thể gặp gỡ Ngài”. Cũng như các phụ nữ đã gặp Chúa buổi sáng ngày thứ ba, ngày thứ nhất sau ngày sabát, khi các bà ra mộ; cũng như biết bao nhiêu chứng nhân khác đã gặp Ngài trong các ngày sau khi Ngài phục sinh. Và cả sau khi lên trời Chúa Giêsu cũng tiếp tục hiện diện giữa các bạn hữu Ngài như đã hứa: ”Này đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế” (Mt 28,20). Chúa ở cùng chúng ta, ở cùng Giáo Hội Ngài cho tới tận thế. Được Chúa Thánh Thần soi sáng các thành phần của Giáo Hội tiên khởi đã bắt đầu loan báo tin mừng phục sinh một cách công khai và không sợ hãi. Lời loan báo đó đã được chuyền lại từ thế hệ này tới thế hệ khác cho tới chúng ta và hàng năm vang lên trong lễ Phục sinh với sức mạnh luôn luôn mới mẻ.
Đặc biệt trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh phụng vụ mời gọi chúng ta gặp gỡ riêng tư với Chúa Phục Sinh và nhận biết hoạt động trao ban sự sống của Ngài trong các biến cố của lịch sử và cuộc sống thường ngày của chúng ta. Như là thí dụ Đức Thánh Cha đã lấy lại Phúc Âm ngày thứ tư trình thuật cuộc gặp gỡ của hai môn đệ trên đường về làng Emmaus với Chúa Kitô phục sinh. Chúa giải thích cho hai người hiểu những gì Kinh Thánh nói về Ngài. Việc dậy dỗ, giải thích các lời tiên tri đó của Chúa Kitô đã là một mạc khải bất ngờ, rạng rỡ và ủi an đối với hai môn đệ. Chúa Giêsu cho các ông một chìa khóa mới giúp đọc hiểu Kinh Thánh, và tất cả trở thành rõ ràng được hướng tới lúc này đây. Và chính trong lúc Chúa Giêsu bẻ bánh, mắt các môn đệ mở ra và họ nhận ra Ngài. Và họ bình luận với nhau: ”Dọc đừơng khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?” (Lc 24,32)
Đức Thánh Cha kết thúc bài hhuấn từ như sau: Trong suốt năm phụng vụ, đặc biệt là trong Tuần Thánh và Tuần Phục Sinh, Chúa đồng hành với chúng ta và giải thích Kinh Thánh giúp chúng ta hiểu mầu nhiệm này: đó là tất cả đều nói về Ngài. Và điều này cũng phải làm cho con tim chúng ta nóng lên và như thế đôi mắt của chúng ta có thể mở ra. Chúa ở với chúng ta và chỉ cho chúng ta con đường đích thật. Cũng như các môn đệ đã nhận ra Chúa khi Ngài bẻ bánh, ngày nay cũng thế chúng ta cũng nhận ra sự hiện diện của Chúa khi bẻ bánh. Việc bẻ bánh ấy khiến cho chúng ta nhớ tới buổi cử hành Thánh Thể đầu tiên trong bối cảnh Nhà Tiệc Ly, khi Chúa Giêsu bẻ bánh và cử hành trước cái chết và sự sống lại của Ngài, bằng cách trao ban chính mình cho các môn đệ. Chúa Giêsu cũng bẻ bảnh với chúng ta và cho chúng ta, Ngài hiện diện với chúng ta trong bí tích Thánh Thể, Ngài trao ban mình cho chúng ta và rộng mở con tim của chúng ta. Trong Thánh Thể, trong cuộc gặp gỡ với Lời Ngài chúng ta cũng có thể gặp gỡ và nhận biết Chúa Giêsu, trong Tiệc Lời Chúa và Tiệc Bánh và Rượu được thánh hiến. Như thế mỗi Chúa Nhật cộng đoàn sống trở lại lễ Vượt Qua của Chúa và lãnh nhận từ Chúa Cứu Thế di chúc tinh yêu và phục vụ huynh đệ.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm hiện diện. Ngài chúc các bạn trẻ, đặc biệt các bạn trẻ thuộc nhiều giáo xứ tổng giáo phận Milano, trở thành các tác nhân hăng say trong Giáo Hội và trong xã hội và dấn thân xây dựng nền văn minh tình thương, đặt nền trên Chúa Kitô tử nạn và phục sinh. Ngài xin ánh sáng của Chúa Kitô phục sinh soi chiếu và đỡ nâng các người dau yếu trong cuộc sống thường ngày và biến khổ đau của họ sinh ích lợi cho toàn nhân loại. Đức Thánh Cha cầu chúc các cặp vợ chồng mới cưới hằng ngày kín múc từ Mầu nhiện phục sinh sức mạnh cho tình yêu chân thành và bất tận của họ đối với nhau.
Sau cùng Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Ả rập Xê-út phản đối việc xây dựng nhà thờ Công Giáo tại nước này
Thúy Dung
17:47 26/03/2008
Chủ tịch Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Trung Đông của Hoa Kỳ, ông Anwatr al Oshqi, vừa cho biết rằng Ả rập Xê-út đã phản đối lời yêu cầu của Đức Thánh Cha muốn có một nhà thờ Công Giáo được xây tại nước này.
Khẳng định của ông Oshqi không dựa trên một lời tuyên bố chính thức nào của Ả rập Xê-út nhưng vào một chương trình truyền hình do hoàng gia Ả rập Xê-út phát đi. Người ta cũng có thể dự đoán rằng Ả rập Xê-út sẽ không chính thức đưa ra lời từ chối nhưng cứ lờ đi để sự việc trôi theo giòng thời gian.
Tháng qua, sau khi đã mở được một nhà thờ Công Giáo tại Qatar, Tòa Thánh đã nỗ lực thương thuyết với Ả rập Xê-út để mở ngôi nhà thờ đầu tiên ở đây.
Đức Tổng Giám Mục Mounged El-Hachem, đặc sứ của Đức Thánh Cha tại Kuwait, Qatar, Bahrain, Yemen, và Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống Nhất cho tờ Telegraph biết là những nỗ lực này đã được khởi sự từ vài tuần nay sau khi Vua Abdullah thăm Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI hồi tháng 11 năm ngoái.
Theo Đức Cha El-Hachem, một nhà thờ Công Giáo tại Ả rập Xê-út là dấu chỉ quan trọng của sự “có qua có lại” giữa hai niềm tin. Trong khi Hồi Giáo được phép xây dựng thoải mái những đền thờ tại Âu Châu, các nước Ả rập, đặc biệt Ả rập Xê-út, đã cấm chỉ tất cả mọi biểu hiện Kitô Giáo trong vùng. Tại Ả rập Xê-út, công an tôn giáo Mutaween được thành lập để bắt bớ tất cả những ai thực hành niềm tin không Hồi Giáo trên đất nước này.
Năm 1985, Mutaween đã bắt giam và trục xuất vị linh mục cuối cùng khỏi Ả rập Xê-út.
Khẳng định của ông Oshqi không dựa trên một lời tuyên bố chính thức nào của Ả rập Xê-út nhưng vào một chương trình truyền hình do hoàng gia Ả rập Xê-út phát đi. Người ta cũng có thể dự đoán rằng Ả rập Xê-út sẽ không chính thức đưa ra lời từ chối nhưng cứ lờ đi để sự việc trôi theo giòng thời gian.
Tháng qua, sau khi đã mở được một nhà thờ Công Giáo tại Qatar, Tòa Thánh đã nỗ lực thương thuyết với Ả rập Xê-út để mở ngôi nhà thờ đầu tiên ở đây.
Đức Tổng Giám Mục Mounged El-Hachem, đặc sứ của Đức Thánh Cha tại Kuwait, Qatar, Bahrain, Yemen, và Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống Nhất cho tờ Telegraph biết là những nỗ lực này đã được khởi sự từ vài tuần nay sau khi Vua Abdullah thăm Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI hồi tháng 11 năm ngoái.
Theo Đức Cha El-Hachem, một nhà thờ Công Giáo tại Ả rập Xê-út là dấu chỉ quan trọng của sự “có qua có lại” giữa hai niềm tin. Trong khi Hồi Giáo được phép xây dựng thoải mái những đền thờ tại Âu Châu, các nước Ả rập, đặc biệt Ả rập Xê-út, đã cấm chỉ tất cả mọi biểu hiện Kitô Giáo trong vùng. Tại Ả rập Xê-út, công an tôn giáo Mutaween được thành lập để bắt bớ tất cả những ai thực hành niềm tin không Hồi Giáo trên đất nước này.
Năm 1985, Mutaween đã bắt giam và trục xuất vị linh mục cuối cùng khỏi Ả rập Xê-út.
Chuyện lạ bốn phương: Hồi Giáo cám ơn Đức Thánh Cha đã đón nhận ông Magdi Allam vào Giáo Hội Công Giáo
Thúy Dung
18:14 26/03/2008
Như VietCatholic đã đưa tin lúc 9 giờ tối Thứ Bẩy Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã cử hành Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền Thờ Thánh Phêrô cùng với 20 vị Hồng Y và hơn 10,000 tín hữu. Trong Phần Rửa Tội cho Tân Tòng, Đức Thánh Cha đã rửa tội cho 7 người lớn trong đó có một người Hồi Giáo rất có thế giá là nhà báo Magdi Allam, phó chủ bút tờ Corriere della Sera (Tin Chiều) của Ý.
Đã có những phản ứng muôn mầu từ phía Hồi Giáo về vấn đề này.
Tại Tây Ban Nha, Liên Minh Hồi Giáo (UCIDE) đưa ra thông cáo cho biết rằng mỗi ngày có nhiều người Hồi Giáo cải đạo sang Kitô Giáo và ngược lại cũng có những người Kitô Giáo cải đạo sang Hồi Giáo. Tại Tây Ban Nha hiện nay, theo UCIDE, đang có một làn sóng người Công Giáo bỏ đạo để theo Hồi Giáo. UCIDE cho biết số người Hồi Giáo tại Tây Ban Nha đã lên đến 1.13 triệu tức là 2.5% dân số.
Cố nhiên, đa số người Hồi Giáo tại Tây Ban Nha là người di dân đến từ các nước Hồi Giáo. Tuy nhiên, đài Vatican xác nhận là có khoảng 35,000 người là người Tây Ban Nha chính cống. Các vùng có đông người Hồi Giáo tại Tây Ban Nha là Catalonia, 279,000; Madrid, 197,000; Andalusia, 185,000; và Valencia, 131,000.
Ông Arif Ali Nayed, một học giả trong nhóm 138 người thuộc nhóm “Lời Chung” cho rằng việc Đức Thánh Cha rửa tội cho ông Allam là “công cụ khoe khoang chiến thắng đã ghi được điểm”. Tuy nhiên, ông nói rằng nhóm 138 học giả của ông vẫn tiếp tục cuộc đối thoại với Công Giáo.
Trong khi đó những nhà lãnh đạo vũ trang Hồi Giáo đã tỏ ra tức giận về việc này. Sự tức giận trước hết đã được đổ lên đầu người Ai Cập. Một số nhà lãnh đạo Hồi Giáo đã nêu lại hòa ước giữa Do Thái và Ai Cập được ký kết vào ngày 26/3/1979 giữa tổng thống Ai Cập Anwar Sadatvà thủ tướng Do Thái Menachem Begin; và cho rằng “chỉ có bọn Ai Cập mới có những tên phản bội như thế”. Thực ra, trong thế giới vũ trang Hồi Giáo, Ai Cập là nơi đã sản sinh ra rất nhiều thành phần Hồi Giáo quá khích và có rất nhiều tổ chức vũ trang Hồi Giáo. Nhiều nhân vật quan trọng trong hàng ngũ Al Quaida là người Ai Cập.
Nhưng, mặt khác, trên web site Angry Arab, người ta lại đọc thấy những lời cám ơn Đức Thánh Cha của người Hồi Giáo. Những người này nói rằng “Magdi Allam là ‘trouble maker’ của Hồi Giáo, chuyên môn xiên xỏ Hồi Giáo”. Nay thế giới Hồi Giáo cảm thấy “an tâm” vì ông ta không còn là người Hồi Giáo nữa. Angry Arab cho rằng “Giáo Hoàng đang ‘rước họa’ vào Công Giáo khi thu nhận một ‘trouble maker’”.
Đã có những phản ứng muôn mầu từ phía Hồi Giáo về vấn đề này.
Tại Tây Ban Nha, Liên Minh Hồi Giáo (UCIDE) đưa ra thông cáo cho biết rằng mỗi ngày có nhiều người Hồi Giáo cải đạo sang Kitô Giáo và ngược lại cũng có những người Kitô Giáo cải đạo sang Hồi Giáo. Tại Tây Ban Nha hiện nay, theo UCIDE, đang có một làn sóng người Công Giáo bỏ đạo để theo Hồi Giáo. UCIDE cho biết số người Hồi Giáo tại Tây Ban Nha đã lên đến 1.13 triệu tức là 2.5% dân số.
Cố nhiên, đa số người Hồi Giáo tại Tây Ban Nha là người di dân đến từ các nước Hồi Giáo. Tuy nhiên, đài Vatican xác nhận là có khoảng 35,000 người là người Tây Ban Nha chính cống. Các vùng có đông người Hồi Giáo tại Tây Ban Nha là Catalonia, 279,000; Madrid, 197,000; Andalusia, 185,000; và Valencia, 131,000.
Ông Arif Ali Nayed, một học giả trong nhóm 138 người thuộc nhóm “Lời Chung” cho rằng việc Đức Thánh Cha rửa tội cho ông Allam là “công cụ khoe khoang chiến thắng đã ghi được điểm”. Tuy nhiên, ông nói rằng nhóm 138 học giả của ông vẫn tiếp tục cuộc đối thoại với Công Giáo.
Trong khi đó những nhà lãnh đạo vũ trang Hồi Giáo đã tỏ ra tức giận về việc này. Sự tức giận trước hết đã được đổ lên đầu người Ai Cập. Một số nhà lãnh đạo Hồi Giáo đã nêu lại hòa ước giữa Do Thái và Ai Cập được ký kết vào ngày 26/3/1979 giữa tổng thống Ai Cập Anwar Sadatvà thủ tướng Do Thái Menachem Begin; và cho rằng “chỉ có bọn Ai Cập mới có những tên phản bội như thế”. Thực ra, trong thế giới vũ trang Hồi Giáo, Ai Cập là nơi đã sản sinh ra rất nhiều thành phần Hồi Giáo quá khích và có rất nhiều tổ chức vũ trang Hồi Giáo. Nhiều nhân vật quan trọng trong hàng ngũ Al Quaida là người Ai Cập.
Nhưng, mặt khác, trên web site Angry Arab, người ta lại đọc thấy những lời cám ơn Đức Thánh Cha của người Hồi Giáo. Những người này nói rằng “Magdi Allam là ‘trouble maker’ của Hồi Giáo, chuyên môn xiên xỏ Hồi Giáo”. Nay thế giới Hồi Giáo cảm thấy “an tâm” vì ông ta không còn là người Hồi Giáo nữa. Angry Arab cho rằng “Giáo Hoàng đang ‘rước họa’ vào Công Giáo khi thu nhận một ‘trouble maker’”.
Top Stories
Muslim baptized by pope says he wanted to show others not to fear
Cindy Wooden/CNS
13:27 26/03/2008
Muslim baptized by pope says he wanted to show others not to fear
ROME (CNS) -- The Muslim-born journalist baptized by Pope Benedict XVI at the Easter Vigil said he wanted a public conversion to convince other former Muslims not to be afraid of practicing their new Christian faith.
But a representative of a group of Muslim scholars who recently launched a new dialogue with the Vatican said the prominence given to the baptism of Magdi Allam, a frequent critic of Islam, raises disturbing questions.
Allam, 55, was one of seven adults baptized by the pope March 22 in St. Peter's Basilica.
Aref Ali Nayed, a spokesman for the 138 Muslim scholars who initiated the Common Word dialogue project last October and who established the Catholic-Muslim Forum for dialogue with the Vatican in early March, said conversion is a private matter, but the very public way in which Allam was baptized appeared "deliberate and provocative."
In a front-page editorial March 25, the Vatican newspaper said Allam's baptism was given no greater emphasis during the vigil than the baptism of the other six adults Pope Benedict received into the church that night.
Allam's decision to be baptized and the Vatican's decision to include him in the papal ceremony did not carry with it any "hostile intention in the face of a great religion like Islam," said the article signed by Giovanni Maria Vian, the editor of L'Osservatore Romano.
"For decades the Catholic Church has shown a desire to meet and dialogue with the Muslim world despite a thousand difficulties and obstacles," he wrote. "But difficulties and obstacles must not obscure what we have in common."
In a March 25 interview with Il Giornale, an Italian newspaper, Allam said thousands of Italian Christians have converted to Islam with no repercussions.
"On the other hand, if a Muslim converts it is the end of the world and he is condemned to death for apostasy. In Italy there are thousands of converts who live their faith in secret for fear they will not be protected," Allam said.
"I publicly converted to say to these people: 'Come out of the catacombs, live your faith openly. Do not be afraid,'" he said.
In a March 23 article in Corriere della Sera, the newspaper for which he writes, Allam said, "His Holiness has launched an explicit and revolutionary message to a church that, up to now, has been too prudent in converting Muslims."
He said Catholics were "abstaining from proselytism in countries with a Muslim majority and being silent about the reality of converts in Christian countries out of fear -- the fear of not being able to protect the converts in the face of their condemnations to death for apostasy and for fear of reprisals against Christians living in Islamic countries."
"Well, with his witness today, Benedict XVI tells us we need to conquer our fear and not be afraid to affirm the truth of Jesus even to Muslims," Allam wrote in Corriere.
Allam told Il Giornale that although his mother was a devout Muslim she sent him to Catholic preschool, elementary and high schools. In the Corriere article, he said he even had gone to Communion once, which demonstrates how he had been attracted to the church for a long time.
He told Il Giornale his mother later regretted sending him to Catholic schools "because I never shared a certain zeal in practicing Islam; I always had a lot of autonomy. And, so, I became aware that Catholicism corresponded perfectly to the values that I held."
Allam also said his Easter baptism marked a total and definitive turning from "a past in which I imagined that there could be a moderate Islam."
He said Islamic "extremism feeds on a substantial ambiguity found in the Quran and in the concrete actions of Mohammed."
While he moved definitively away from Islam five years ago, Allam said it was Pope Benedict's teaching that convinced him to become a Catholic.
"He has said the basis for accepting a religion as true is how it accepts the basic rights of the person, the sacredness of life, freedom, choice (and) equality between men and women," Allam said.
In a written statement reacting to Allam's baptism by the pope at the globally televised Easter Vigil, Nayed said, "It is sad that the intimate and personal act of a religious conversion is made into a triumphalist tool for scoring points."
In addition, he said, "It is sad that the particular person chosen for such a highly public gesture has a history of generating, and continues to generate, hateful discourse."
Nayed said it would be important for Pope Benedict and the Vatican to distance themselves from Allam's stance on Islam.
"The whole spectacle with its choreography, persona and messages provokes genuine questions about the motives, intentions and plans of some of the pope's advisers on Islam," he said, adding that the Muslim scholars would continue their dialogue with the Vatican.
Cardinal Jean-Louis Tauran, president of the Pontifical Council for Interreligious Dialogue, told the Italian news agency ApCom March 23 that he did not know how Allam came to be among the people baptized by the pope at the Easter Vigil "or who promoted it."
However, he said, freedom of conscience is a basic right and "to whomever knocks the door of the church is always open."
(Sourse: Catholic News Service)
ROME (CNS) -- The Muslim-born journalist baptized by Pope Benedict XVI at the Easter Vigil said he wanted a public conversion to convince other former Muslims not to be afraid of practicing their new Christian faith.
But a representative of a group of Muslim scholars who recently launched a new dialogue with the Vatican said the prominence given to the baptism of Magdi Allam, a frequent critic of Islam, raises disturbing questions.
Allam, 55, was one of seven adults baptized by the pope March 22 in St. Peter's Basilica.
Aref Ali Nayed, a spokesman for the 138 Muslim scholars who initiated the Common Word dialogue project last October and who established the Catholic-Muslim Forum for dialogue with the Vatican in early March, said conversion is a private matter, but the very public way in which Allam was baptized appeared "deliberate and provocative."
In a front-page editorial March 25, the Vatican newspaper said Allam's baptism was given no greater emphasis during the vigil than the baptism of the other six adults Pope Benedict received into the church that night.
Allam's decision to be baptized and the Vatican's decision to include him in the papal ceremony did not carry with it any "hostile intention in the face of a great religion like Islam," said the article signed by Giovanni Maria Vian, the editor of L'Osservatore Romano.
"For decades the Catholic Church has shown a desire to meet and dialogue with the Muslim world despite a thousand difficulties and obstacles," he wrote. "But difficulties and obstacles must not obscure what we have in common."
In a March 25 interview with Il Giornale, an Italian newspaper, Allam said thousands of Italian Christians have converted to Islam with no repercussions.
"On the other hand, if a Muslim converts it is the end of the world and he is condemned to death for apostasy. In Italy there are thousands of converts who live their faith in secret for fear they will not be protected," Allam said.
"I publicly converted to say to these people: 'Come out of the catacombs, live your faith openly. Do not be afraid,'" he said.
In a March 23 article in Corriere della Sera, the newspaper for which he writes, Allam said, "His Holiness has launched an explicit and revolutionary message to a church that, up to now, has been too prudent in converting Muslims."
He said Catholics were "abstaining from proselytism in countries with a Muslim majority and being silent about the reality of converts in Christian countries out of fear -- the fear of not being able to protect the converts in the face of their condemnations to death for apostasy and for fear of reprisals against Christians living in Islamic countries."
"Well, with his witness today, Benedict XVI tells us we need to conquer our fear and not be afraid to affirm the truth of Jesus even to Muslims," Allam wrote in Corriere.
Allam told Il Giornale that although his mother was a devout Muslim she sent him to Catholic preschool, elementary and high schools. In the Corriere article, he said he even had gone to Communion once, which demonstrates how he had been attracted to the church for a long time.
He told Il Giornale his mother later regretted sending him to Catholic schools "because I never shared a certain zeal in practicing Islam; I always had a lot of autonomy. And, so, I became aware that Catholicism corresponded perfectly to the values that I held."
Allam also said his Easter baptism marked a total and definitive turning from "a past in which I imagined that there could be a moderate Islam."
He said Islamic "extremism feeds on a substantial ambiguity found in the Quran and in the concrete actions of Mohammed."
While he moved definitively away from Islam five years ago, Allam said it was Pope Benedict's teaching that convinced him to become a Catholic.
"He has said the basis for accepting a religion as true is how it accepts the basic rights of the person, the sacredness of life, freedom, choice (and) equality between men and women," Allam said.
In a written statement reacting to Allam's baptism by the pope at the globally televised Easter Vigil, Nayed said, "It is sad that the intimate and personal act of a religious conversion is made into a triumphalist tool for scoring points."
In addition, he said, "It is sad that the particular person chosen for such a highly public gesture has a history of generating, and continues to generate, hateful discourse."
Nayed said it would be important for Pope Benedict and the Vatican to distance themselves from Allam's stance on Islam.
"The whole spectacle with its choreography, persona and messages provokes genuine questions about the motives, intentions and plans of some of the pope's advisers on Islam," he said, adding that the Muslim scholars would continue their dialogue with the Vatican.
Cardinal Jean-Louis Tauran, president of the Pontifical Council for Interreligious Dialogue, told the Italian news agency ApCom March 23 that he did not know how Allam came to be among the people baptized by the pope at the Easter Vigil "or who promoted it."
However, he said, freedom of conscience is a basic right and "to whomever knocks the door of the church is always open."
(Sourse: Catholic News Service)
Muslim journalist's conversion stuns Europe, Islamic world
Catholic World News
13:29 26/03/2008
Rome, Mar. 25, 2008 (CWNews.com) - The conversion of a prominent Egyptian-born journalist, who was baptized by Pope Benedict XVI (bio - news) at the Easter Vigil, has stirred strong reactions across the Islamic world.
Magdi Allam, a deputy editor of the Italian daily Corriere della Sera, said that his reception into the Catholic Church marked "the most beautiful day of my life." But his embrace of the Catholic faith outraged many Muslim leaders. Islam teaches that apostasy is punishable by death.
Allam had already been a target of Muslim anger because of his outspoken criticism of Islamic extremism. He lived in seclusion in Italy, accompanied by bodyguards during his public appearances, even before his conversion.
"I know what I am facing," Allam said after his Easter baptism. Recognizing that he was taking personal risks, he said, that he did so "with the certainty of faith." He added that he drew strength and courage from the example set by Pope Benedict, who chose to baptize him personally despite the inevitable fallout.
The Easter-vigil baptism, Allam said, sent a unmistakable message from Pope Benedict to the entire world, and especially "to a Church that has recently been overly careful about the question of converting Muslims." Christians, he said, should overcome their fear of reprisals and preach the Gospel boldly, even in Islamic countries, confidently leaving the results in God's hands.
While militant Islamic leaders condemned Allam for forsaking the Muslim faith, other voices offered more measured criticism. Arif Ali Nayed, a member of the Muslim group sponsoring the "Common Word" initiative, said that the Vatican was exploiting the conversion as "a triumphalist tool for scoring points." He promised, however, that the Common Word group would persevere with plans for talks with the Vatican.
Allam is the most prominent Muslim in Europe to embrace the faith in recent years. Ibrahim Rugova, the leader of Kosovo's independence movement, was the subject of reports that he had converted to the Catholic faith before his death. But Cardinal Angelo Scola of Venice, who held long private meetings with Rugova before the Kosovar leader's death in 2006, has never confirmed those reports. The conversion of Rugova, if it did indeed take place, could have had an enormous impact in Kosovo, a region of explosive religious tensions.
Magdi Allam, a deputy editor of the Italian daily Corriere della Sera, said that his reception into the Catholic Church marked "the most beautiful day of my life." But his embrace of the Catholic faith outraged many Muslim leaders. Islam teaches that apostasy is punishable by death.
Allam had already been a target of Muslim anger because of his outspoken criticism of Islamic extremism. He lived in seclusion in Italy, accompanied by bodyguards during his public appearances, even before his conversion.
"I know what I am facing," Allam said after his Easter baptism. Recognizing that he was taking personal risks, he said, that he did so "with the certainty of faith." He added that he drew strength and courage from the example set by Pope Benedict, who chose to baptize him personally despite the inevitable fallout.
The Easter-vigil baptism, Allam said, sent a unmistakable message from Pope Benedict to the entire world, and especially "to a Church that has recently been overly careful about the question of converting Muslims." Christians, he said, should overcome their fear of reprisals and preach the Gospel boldly, even in Islamic countries, confidently leaving the results in God's hands.
While militant Islamic leaders condemned Allam for forsaking the Muslim faith, other voices offered more measured criticism. Arif Ali Nayed, a member of the Muslim group sponsoring the "Common Word" initiative, said that the Vatican was exploiting the conversion as "a triumphalist tool for scoring points." He promised, however, that the Common Word group would persevere with plans for talks with the Vatican.
Allam is the most prominent Muslim in Europe to embrace the faith in recent years. Ibrahim Rugova, the leader of Kosovo's independence movement, was the subject of reports that he had converted to the Catholic faith before his death. But Cardinal Angelo Scola of Venice, who held long private meetings with Rugova before the Kosovar leader's death in 2006, has never confirmed those reports. The conversion of Rugova, if it did indeed take place, could have had an enormous impact in Kosovo, a region of explosive religious tensions.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chủng sinh ĐCV Hà Nội hành hương Phục Sinh thăm giáo phận Hưng Hóa
Trần Văn Nghị
07:31 26/03/2008
HÀ NỘI - Sáng thứ hai, ngày 24/ 03/ 2008, gia đình Đại chủng viện Thánh Giuse Hà nội đã đến thăm một số địa danh thuộc giáo phận Hưng Hóa trong chuyến hành hương Phục Sinh.
Điểm đến đầu tiên của chuyến đi là Nhà thờ Chính toà Giáo phận Hưng Hóa. Nhà thờ thuộc xã Trung Sơn Trầm, TP. Sơn Tây, Hà Tây và đã được chọn làm Nhà thờ Chính toà năm 1995 nhân dịp kỉ niệm 100 năm thành lập Giáo phận. Đến nơi, đoàn đã được cha xứ Gioan Đặng Văn Nghĩa ân cần đón tiếp và chia sẻ về tình hình giáo xứ cũng như những kinh nghiệm mục vụ quí báu của ngài.
Từ Nhà thờ Chính toà, đoàn tiếp tục hành trình đến làng cổ Đường Lâm, cách đó chừng 4 km. Đây là làng cổ đầu tiên của Việt Nam được Nhà nước trao bằng di tích lịch sử văn hoá quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006. Ngôi làng tuy nhỏ, nhưng đã sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước và Giáo Hội: như Ngô Quyền, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, vị cha chung của Giáo Phận Hưng Hoá, Đức Giám mục Giuse Phan Thế Hinh…
Dời Làng cổ, đoàn tiếp tục lên đường về Toà Giám mục. Trong những giờ phút quí giá dành cho đoàn, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương đã nói đến ý nghĩa và giá trị của những buổi trưa cùng với Ngài. hành hương thực tế trong việc giáo dục tại Đại Chủng viện. Sau đó đoàn được hân hạnh ăn
Chia tay Tòa Giám mục, đoàn tiếp tục đi thăm thành cổ Sơn Tây rồi đến Thuỷ điện Hoà bình. Sau đó là làng Vạn Chài thuộc tỉnh Hoà Bình. Làng có khoảng 300 nhân danh, sống trên những chiếc “nhà nổi” dọc theo bờ Sông Đà, từ cầu Trung Hà đến thuỷ điện Mường La-Sơn La. Cha cố Giuse Đặng Văn Lượng là người thành lập làng này vào năm 1927 từ một nhóm nhỏ giáo dân từ Hà Thao-Phú Xuyên, Lương Sơn Phú Thọ đến sinh sống và làm ăn. Dù gặp rất nhiều khó khăn vì hoàn cảnh chiến tranh và những thăng trầm của cuộc sống nhưng bà con vẫn một niềm sắt son giữ đạo, sáng tối tập trung cầu nguyện tại các tư gia. Mãi đến năm 2002 khi giáo xứ Hoà Bình được tái lập, bà con tín hữu mới được tham dự những nghi thức phụng vụ đầu tiên tại nhà nguyện.
Chào bà con Vạn Chài, đoàn tiếp tục đến thăm giáo xứ Hoà bình. Cha xứ Giuse Nguyễn Trung Thoại đã gặp gỡ và chia sẻ với đoàn những kinh nghiệm, thao thức mục vụ thực tế….
Đến 21 giờ đoàn về lại Đại chủng viện trong niềm hân hoan phấn khởi. Chuyến hành hương đã tiếp thêm sức mạnh của Chúa Phục Sinh cho mọi người và thắt chặt thêm tình đoàn kết của mọi thành phần trong gia đình Đại chủng viện.
Điểm đến đầu tiên của chuyến đi là Nhà thờ Chính toà Giáo phận Hưng Hóa. Nhà thờ thuộc xã Trung Sơn Trầm, TP. Sơn Tây, Hà Tây và đã được chọn làm Nhà thờ Chính toà năm 1995 nhân dịp kỉ niệm 100 năm thành lập Giáo phận. Đến nơi, đoàn đã được cha xứ Gioan Đặng Văn Nghĩa ân cần đón tiếp và chia sẻ về tình hình giáo xứ cũng như những kinh nghiệm mục vụ quí báu của ngài.
Từ Nhà thờ Chính toà, đoàn tiếp tục hành trình đến làng cổ Đường Lâm, cách đó chừng 4 km. Đây là làng cổ đầu tiên của Việt Nam được Nhà nước trao bằng di tích lịch sử văn hoá quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006. Ngôi làng tuy nhỏ, nhưng đã sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước và Giáo Hội: như Ngô Quyền, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, vị cha chung của Giáo Phận Hưng Hoá, Đức Giám mục Giuse Phan Thế Hinh…
Dời Làng cổ, đoàn tiếp tục lên đường về Toà Giám mục. Trong những giờ phút quí giá dành cho đoàn, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương đã nói đến ý nghĩa và giá trị của những buổi trưa cùng với Ngài. hành hương thực tế trong việc giáo dục tại Đại Chủng viện. Sau đó đoàn được hân hạnh ăn
Chia tay Tòa Giám mục, đoàn tiếp tục đi thăm thành cổ Sơn Tây rồi đến Thuỷ điện Hoà bình. Sau đó là làng Vạn Chài thuộc tỉnh Hoà Bình. Làng có khoảng 300 nhân danh, sống trên những chiếc “nhà nổi” dọc theo bờ Sông Đà, từ cầu Trung Hà đến thuỷ điện Mường La-Sơn La. Cha cố Giuse Đặng Văn Lượng là người thành lập làng này vào năm 1927 từ một nhóm nhỏ giáo dân từ Hà Thao-Phú Xuyên, Lương Sơn Phú Thọ đến sinh sống và làm ăn. Dù gặp rất nhiều khó khăn vì hoàn cảnh chiến tranh và những thăng trầm của cuộc sống nhưng bà con vẫn một niềm sắt son giữ đạo, sáng tối tập trung cầu nguyện tại các tư gia. Mãi đến năm 2002 khi giáo xứ Hoà Bình được tái lập, bà con tín hữu mới được tham dự những nghi thức phụng vụ đầu tiên tại nhà nguyện.
Chào bà con Vạn Chài, đoàn tiếp tục đến thăm giáo xứ Hoà bình. Cha xứ Giuse Nguyễn Trung Thoại đã gặp gỡ và chia sẻ với đoàn những kinh nghiệm, thao thức mục vụ thực tế….
Đến 21 giờ đoàn về lại Đại chủng viện trong niềm hân hoan phấn khởi. Chuyến hành hương đã tiếp thêm sức mạnh của Chúa Phục Sinh cho mọi người và thắt chặt thêm tình đoàn kết của mọi thành phần trong gia đình Đại chủng viện.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ý kiến độc giả: Tại sao các quan chức ngang nhiên lấy đất tôn giáo làm chốn ăn chơi?
Nguyên Thạch
17:44 26/03/2008
Tại sao các quan chức ngang nhiên lấy đất tôn giáo làm chốn ăn chơi?
Một số học sinh lớp 12, thường là con của các đảng viên, cán bộ, khi được hỏi:
- Em sẽ thi vào đại học nào ?
Các em ấy trả lời:
- An Ninh, Biên Phòng.
- Ơ, sao lại yêu nước đột xuất vậy ?
- Vì học không phải đóng tiền.
- Nhưng khi ra trường lương tháng đâu có bao nhiêu ?
Nghe hỏi thế các em chỉ cười. ..
Các bạn độc giả thông minh, chắc các bạn hiểu tại sao những em đó cười. Ngay khi chưa thi vào trường An Ninh hay Biên Phòng, thí sinh đã có trong đầu cái ý tưởng học xong ra trường không sống bằng lương. Vì thế ta chẳng lạ gì phẩm chất của đội ngũ công an nhà nước. Các trường đào tạo cán bộ khác cũng cá mè một lứa cả thôi.
Vì thế khi các thí sinh thân yêu ấy đã an vị trên ghế thì y như đã lập trình từ đầu, các vị bắt đầu vơ vét. Và đất đai chính là miếng bánh ngon lành nhất. Nhà cửa đất đai của “kẻ thù” chế độ là thứ dễ xơi nhất, đó là thứ “cướp” mà lại có công với cách mạng, có khi còn được tuyên dương thăng chức nếu biết ăn đồng chia đủ với xếp. Ai là kẻ thù ? Chính là bọn nhà giàu và bọn tôn giáo buôn “thuốc phiện mê dân”. Vì thế mới có “cải cách ruộng đất”, mới đánh “tư sản mại bản”, mới cho các đấng tu hành ngồi đếm lịch rồi nhân tiện “xin đểu” các cơ sở tôn giáo. ..
Người có “văn hoá” là người biết rinh của người ta về làm của mình sao cho có bài bản. Trước tiên phải tuyên bố “Đây là tài sản quốc gia”, “Đây là mồ hôi nước mắt của nhân dân” phải thu về cho nhân dân. Đồng thời luôn luôn phải giáo dục cho nhân dân biết rằng nếu không có “thiên tài Đảng ta” thì cả cái đất nước này đã mất về tay Pháp, đất đai này đã thành tiểu bang Mỹ chứ làm gì còn. Vì thế nhân dân bây giờ ai còn được mét vuông nào thì phải cắn cỏ ngậm vành biết ơn, đừng có ti toe lộn xộn. Quân nào khiếu kiện đất đai là vô ơn với những người đã có công giải phóng đất nước. Bọn biểu tình Hoàng Sa Trường Sa là dốt nát không nhìn xa thấy rộng, nếu không biếu đàn anh vài cái đảo bé tí ấy biết đâu đàn anh nổi điên lấy cả nước thì sao. Vả lại những kẻ xưa đã có công giành lại “nước” từ tay Pháp Mỹ nay chẳng lẽ lại không. .. bán được tí “nước” ru !
Sau khi đã có trong tay nhà cửa đất đai của bọn tư sản, chính quyền cấp lại cho cán bộ. Cán bộ “nghèo” quá nên chỉ biết ở chứ làm gì có tiền mà sửa chữa. Nhà xuống cấp. Hoá giá ! Lạ thay, sau khi hoá giá thì con vịt bỗng nhiên biến thành thiên nga. Ấy là do cán bộ nghèo trúng số hoặc trúng đậm chứng khoán, hoặc do cán bộ nghèo đã bán cho chủ mới để về ở cái nhà “sơ cua” nào đấy. Đó là một trong muôn vàn chiêu thức “rửa nhà” của các đồng chí dí đồng bào. Biết bao nhiêu nhà cửa của những người bỏ nước ra đi, biết bao nhiêu đất đai tài sản của những người giàu bị tù đày, bị chụp mũ “bóc lột” đã sang tay “đầy tớ nhân dân”. Vì thế khi cái phong trào khiếu kiện đất đai bùng lên thì “lãnh đạo” nhất quyết dẹp, dẹp ngay. Cấp trên thừa hiểu cấp dưới làm bậy nhưng cách chức hết quan tham thì lấy ai lãnh đạo từ trung ương đến khu xóm, rung rinh cả chế độ à. Cấp dưới không tham nhũng thì cấp trên bảo nó đâu có chịu nghe. Cấp trên không hối lộ thì cấp dưới phải “vận động” cho bác ấy về hưu non bằng không thì chính mình sẽ mất ghế.
Riêng cái khoản tài sản tôn giáo thì có hơi cầu kỳ khi muốn bê nó về làm của gia bảo. Trước hết là “mượn không biết bao giờ trả” để khỏi mang tiếng là đàn áp tôn giáo. Thoạt đầu cứ giữ đấy làm công việc xã hội, sau đó phải đẻ ra đủ thứ lý do để chuyển mục đích sử dụng, ví dụ từ nhà trẻ chuyển thành vũ trường cho nó tăng thu nhập vì đất nước ta còn nghèo, nhưng có trời mới biết cái khoản tăng thu nhập này chui vào kho bạc nhà nước được bao nhiêu. Phải để lâu lâu một tí cho “cứt trâu hoá bùn”, khi thấy thuận tiện, nhà nước sẽ đánh lận con đen tuyên bố đây là tài sản quốc gia. Ví dụ như nhà 32bis của các xơ Nữ tử Bác Ái vậy. Rồi khi thấy tài sản quốc gia “không sinh lợi gì” thì trên dưới hè nhau làm thịt và chia chác. Các xếp cứ ký với nhau, mỗi chữ ký kiếm một vài miếng đất hoặc tí tiền cò. Quý bạn cứ thử đi một vòng hỏi mua đất, bạn sẽ gặp bao la, nhưng không thấy chủ, chỉ thấy cò !
Các cách thức phù phép nói trên chỉ là lẻ tẻ trong đủ thứ thủ đoạn tinh vi để xà xẻo của công lẫn của tư và ăn chận phúc lợi từ thiện mà nhân dân lẽ ra được hưởng. Các quan ngang nhiên làm những chuyện này trước mắt bàn dân thiên hạ vì họ biết rằng:
- Họ có quyền trả lời hay không trả lời đơn từ của các tổ chức tôn giáo mà chẳng ai làm gì được họ. Toà Khâm Sứ, Xứ Thái Hà, Nhà xứ Hà Đông, 32bis Nguyễn Thị Diệu. .. cứ dậm chân tại chỗ. Các bác nhà quê “Hà Lội” cứ chết rét mà canh Toà Khâm Sứ, tớ đặt camera vừa nhậu vừa xem thằng nào nhiệt tình hăng hái để chịt cổ, làm gì tớ nào ? Các bà xơ cứ phơi nắng giữa trưa cầu nguyện, tớ bên này đường khui mấy lon bia gác chân lên bàn giải khát, cái nhà nhảy hái ra tiền ấy vẫn là của tớ, thằng nào dám nhào vô ?
- Mấy ông cha bà xơ nộp đơn ra toà hả ? Về nói với mấy ông bà đó chịu khó coi cái đoạn video “bịt miệng” nổi tiếng khắp thế giới đấy. Nổi tiếng thế mà có xi nhê gì với tớ đâu !
- Ngậm miệng ăn tiền là phương pháp ưu việt để trả lời cho khiếu kiện của bọn tu hành. Mà ngay cả khi chính quyền có làm siêng hạ bút phúc đáp đi nữa thì họ cũng chẳng cần phải đi thẳng vào vấn đề, cũng chẳng buộc phải giải thích chuyện đất đai hay chuyện sai phạm của đồng bọn. Họ chỉ nói rằng “nhà nước đã tạo điều kiện” cho chúng mày sống đến ngày nay là đạo đức lắm rồi, còn được tu, được làm lễ,. .. chưa đủ sao mà còn muốn đòi với hỏi. .. Ấy, giống như Bà Ngô Thị Hằng kể công với Tòa Giám Mục Hà Nội: “đón Đức Hồng Y Sepe, thụ phong linh mục, lễ Noel, đảm bảo cho cuộc họp thứ mười của Hội Đồng Giám Mục diễn ra tốt đẹp. ..” chưa đủ sao mà còn làm loạn đòi Tòa Khâm Sứ !
- Điệp khúc hồi âm muôn thuở vẫn là “Không có căn cứ để xem xét, cơ sở đã được Nhà Nước sử dụng ổn định từ năm. ... hồi đó”. Chính quyền cứ ngểnh ngãng hình như chẳng rõ cái cơ sở ấy bây giờ nó đang làm gì: cho thuê hay kinh doanh tệ nạn. .. Lắm khi cũng cần phải trích vài điều khoản luật lệ cho nó có văn hóa thì chẳng bao giờ họ sử dụng các thứ “nhớn” như Hiến Pháp hay Bộ Luật dân sự hay Pháp lệnh tôn giáo. .. họ chỉ trích dẫn các nghị quyết, hướng dẫn. .. trái với Hiến Pháp. Ở nước ta các văn bản dưới luật không đúng luật là chuyện thường ngày ở huyện, cứ thích thì “nghị” rồi “quyết” thôi !
- Ở nước ngoài làm bậy thì báo chí nó chửi cho không biết chui vào đâu, nhưng ở nước ta thì làm gì có cái chuyện “vô phép” với nhân viên công lực như thế. Báo chí mà lạng quạng đi sang lề bên trái là “xe tông” tổng biên tập liền. Cứ như ngựa, chịu khó che mắt hai bên đi đúng lề phải thì sẽ được kéo xe đến già không vào quán phở ! May mà có internet, cho dù bị chận nhưng vẫn tìm cách chui nhủi được. Mà cũng kỳ, mấy cái trang ở truồng không mời cũng tới, sao không chặn nó lại mà cứ để con nít coi hà rầm ngoài dịch vụ, còn mấy cái trang như vietcatholic.net, nguoitinhuu.com, conggiaovietnam.net, memaria.org. .. toàn đăng những chuyện có đầy đủ quần áo lại không được coi.
- Các quan cứ mạnh dạn xơi tái đất đai nhà cửa tôn giáo vì vụ việc có bị phanh phui đi nữa thì người vi phạm cũng chỉ bị kiểm điểm nội bộ... cùng lắm là chuyển qua công tác khác, có khi lại ấm hơn. (Ta cứ thử chờ xem Ông Nguyễn Minh Dũng, Giám đốc Sở Xây dựng, người ký tên đề xuất xác lập sở hữu cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu theo diện nhà vắng chủ sẽ đi về đâu)
- Chính quyền không có thói quen và cũng không buộc phải đối thoại, lắng nghe. Vì thế, họ không bị buộc phải trả lời các chất vấn về các sai phạm của mình.
Mới đây, nhân vụ các bà xơ cầu nguyện tại vũ trường, Tiến sĩ Nguyễn Đức Truyến, chuyên gia xã hội học tôn giáo tại Viện Xã hội học khi trả lời đài BBC cũng khẳng định: “Nhà nước đã bắt đầu lắng nghe chứ không từ chối đàm phán như trước đây. Đấy là bước tiến bộ”. Tiến bộ ư ? Hổng dám đâu ! Chúng ta thấy đàm phán chỉ xảy ra khi nuốt không trôi (Vụ Tòa Khâm sứ), còn vụ 32bis Nguyễn Thị Diệu thì nhà nước chỉ cử đại diện lập biên bản sau 7 tiếng cầu nguyện dưới cái nắng như đổ lửa của 100 nữ tu. Nên nhớ rằng nhà nước ta chỉ ngồi vào bàn đàm phán khi “yếu”, để cù cưa tìm kế sách chứ không bao giờ lùi, còn khi “mạnh” thì đừng hòng ! Nếu bạn còn nhớ chuyện hòa đàm Paris 1972 thì sẽ kinh nghiệm điều đó.
Điều thiện chí nhất mà chính quyền có thể làm khi có đơn khiếu nại là “giữ nguyên hiện trường tranh chấp” giống như Satan bị Chúa dũa cho một trận trong sa mạc bèn rút đi chờ dịp khác. Không bao giờ có chuyện buông ra ! Muốn thắng Satan dân Chúa phải chịu đóng đinh như Chúa, khi ấy thằng Giuđa mới chịu ném bạc vào đền thờ rồi đi thắt cổ ! Bạn sẽ thấy trong thời gian hoãn binh thì “bảng hiệu” là quan trọng hàng đầu. Này nhé, bạn có thấy người ta tranh thủ gắn bảng “Nhà văn hóa” lên Tòa Khâm sứ, gắn “Ban Quản lý Đường sắt” lên vũ trường 32bis. Hổng chừng thấy mấy bà xơ quậy quá người ta lại gắn bảng “Coi chừng chó dữ” lên tường 32bis đấy.
Một số học sinh lớp 12, thường là con của các đảng viên, cán bộ, khi được hỏi:
- Em sẽ thi vào đại học nào ?
Các em ấy trả lời:
- An Ninh, Biên Phòng.
- Ơ, sao lại yêu nước đột xuất vậy ?
- Vì học không phải đóng tiền.
- Nhưng khi ra trường lương tháng đâu có bao nhiêu ?
Nghe hỏi thế các em chỉ cười. ..
Các bạn độc giả thông minh, chắc các bạn hiểu tại sao những em đó cười. Ngay khi chưa thi vào trường An Ninh hay Biên Phòng, thí sinh đã có trong đầu cái ý tưởng học xong ra trường không sống bằng lương. Vì thế ta chẳng lạ gì phẩm chất của đội ngũ công an nhà nước. Các trường đào tạo cán bộ khác cũng cá mè một lứa cả thôi.
Vì thế khi các thí sinh thân yêu ấy đã an vị trên ghế thì y như đã lập trình từ đầu, các vị bắt đầu vơ vét. Và đất đai chính là miếng bánh ngon lành nhất. Nhà cửa đất đai của “kẻ thù” chế độ là thứ dễ xơi nhất, đó là thứ “cướp” mà lại có công với cách mạng, có khi còn được tuyên dương thăng chức nếu biết ăn đồng chia đủ với xếp. Ai là kẻ thù ? Chính là bọn nhà giàu và bọn tôn giáo buôn “thuốc phiện mê dân”. Vì thế mới có “cải cách ruộng đất”, mới đánh “tư sản mại bản”, mới cho các đấng tu hành ngồi đếm lịch rồi nhân tiện “xin đểu” các cơ sở tôn giáo. ..
Người có “văn hoá” là người biết rinh của người ta về làm của mình sao cho có bài bản. Trước tiên phải tuyên bố “Đây là tài sản quốc gia”, “Đây là mồ hôi nước mắt của nhân dân” phải thu về cho nhân dân. Đồng thời luôn luôn phải giáo dục cho nhân dân biết rằng nếu không có “thiên tài Đảng ta” thì cả cái đất nước này đã mất về tay Pháp, đất đai này đã thành tiểu bang Mỹ chứ làm gì còn. Vì thế nhân dân bây giờ ai còn được mét vuông nào thì phải cắn cỏ ngậm vành biết ơn, đừng có ti toe lộn xộn. Quân nào khiếu kiện đất đai là vô ơn với những người đã có công giải phóng đất nước. Bọn biểu tình Hoàng Sa Trường Sa là dốt nát không nhìn xa thấy rộng, nếu không biếu đàn anh vài cái đảo bé tí ấy biết đâu đàn anh nổi điên lấy cả nước thì sao. Vả lại những kẻ xưa đã có công giành lại “nước” từ tay Pháp Mỹ nay chẳng lẽ lại không. .. bán được tí “nước” ru !
Sau khi đã có trong tay nhà cửa đất đai của bọn tư sản, chính quyền cấp lại cho cán bộ. Cán bộ “nghèo” quá nên chỉ biết ở chứ làm gì có tiền mà sửa chữa. Nhà xuống cấp. Hoá giá ! Lạ thay, sau khi hoá giá thì con vịt bỗng nhiên biến thành thiên nga. Ấy là do cán bộ nghèo trúng số hoặc trúng đậm chứng khoán, hoặc do cán bộ nghèo đã bán cho chủ mới để về ở cái nhà “sơ cua” nào đấy. Đó là một trong muôn vàn chiêu thức “rửa nhà” của các đồng chí dí đồng bào. Biết bao nhiêu nhà cửa của những người bỏ nước ra đi, biết bao nhiêu đất đai tài sản của những người giàu bị tù đày, bị chụp mũ “bóc lột” đã sang tay “đầy tớ nhân dân”. Vì thế khi cái phong trào khiếu kiện đất đai bùng lên thì “lãnh đạo” nhất quyết dẹp, dẹp ngay. Cấp trên thừa hiểu cấp dưới làm bậy nhưng cách chức hết quan tham thì lấy ai lãnh đạo từ trung ương đến khu xóm, rung rinh cả chế độ à. Cấp dưới không tham nhũng thì cấp trên bảo nó đâu có chịu nghe. Cấp trên không hối lộ thì cấp dưới phải “vận động” cho bác ấy về hưu non bằng không thì chính mình sẽ mất ghế.
Riêng cái khoản tài sản tôn giáo thì có hơi cầu kỳ khi muốn bê nó về làm của gia bảo. Trước hết là “mượn không biết bao giờ trả” để khỏi mang tiếng là đàn áp tôn giáo. Thoạt đầu cứ giữ đấy làm công việc xã hội, sau đó phải đẻ ra đủ thứ lý do để chuyển mục đích sử dụng, ví dụ từ nhà trẻ chuyển thành vũ trường cho nó tăng thu nhập vì đất nước ta còn nghèo, nhưng có trời mới biết cái khoản tăng thu nhập này chui vào kho bạc nhà nước được bao nhiêu. Phải để lâu lâu một tí cho “cứt trâu hoá bùn”, khi thấy thuận tiện, nhà nước sẽ đánh lận con đen tuyên bố đây là tài sản quốc gia. Ví dụ như nhà 32bis của các xơ Nữ tử Bác Ái vậy. Rồi khi thấy tài sản quốc gia “không sinh lợi gì” thì trên dưới hè nhau làm thịt và chia chác. Các xếp cứ ký với nhau, mỗi chữ ký kiếm một vài miếng đất hoặc tí tiền cò. Quý bạn cứ thử đi một vòng hỏi mua đất, bạn sẽ gặp bao la, nhưng không thấy chủ, chỉ thấy cò !
Các cách thức phù phép nói trên chỉ là lẻ tẻ trong đủ thứ thủ đoạn tinh vi để xà xẻo của công lẫn của tư và ăn chận phúc lợi từ thiện mà nhân dân lẽ ra được hưởng. Các quan ngang nhiên làm những chuyện này trước mắt bàn dân thiên hạ vì họ biết rằng:
- Họ có quyền trả lời hay không trả lời đơn từ của các tổ chức tôn giáo mà chẳng ai làm gì được họ. Toà Khâm Sứ, Xứ Thái Hà, Nhà xứ Hà Đông, 32bis Nguyễn Thị Diệu. .. cứ dậm chân tại chỗ. Các bác nhà quê “Hà Lội” cứ chết rét mà canh Toà Khâm Sứ, tớ đặt camera vừa nhậu vừa xem thằng nào nhiệt tình hăng hái để chịt cổ, làm gì tớ nào ? Các bà xơ cứ phơi nắng giữa trưa cầu nguyện, tớ bên này đường khui mấy lon bia gác chân lên bàn giải khát, cái nhà nhảy hái ra tiền ấy vẫn là của tớ, thằng nào dám nhào vô ?
- Mấy ông cha bà xơ nộp đơn ra toà hả ? Về nói với mấy ông bà đó chịu khó coi cái đoạn video “bịt miệng” nổi tiếng khắp thế giới đấy. Nổi tiếng thế mà có xi nhê gì với tớ đâu !
- Ngậm miệng ăn tiền là phương pháp ưu việt để trả lời cho khiếu kiện của bọn tu hành. Mà ngay cả khi chính quyền có làm siêng hạ bút phúc đáp đi nữa thì họ cũng chẳng cần phải đi thẳng vào vấn đề, cũng chẳng buộc phải giải thích chuyện đất đai hay chuyện sai phạm của đồng bọn. Họ chỉ nói rằng “nhà nước đã tạo điều kiện” cho chúng mày sống đến ngày nay là đạo đức lắm rồi, còn được tu, được làm lễ,. .. chưa đủ sao mà còn muốn đòi với hỏi. .. Ấy, giống như Bà Ngô Thị Hằng kể công với Tòa Giám Mục Hà Nội: “đón Đức Hồng Y Sepe, thụ phong linh mục, lễ Noel, đảm bảo cho cuộc họp thứ mười của Hội Đồng Giám Mục diễn ra tốt đẹp. ..” chưa đủ sao mà còn làm loạn đòi Tòa Khâm Sứ !
- Điệp khúc hồi âm muôn thuở vẫn là “Không có căn cứ để xem xét, cơ sở đã được Nhà Nước sử dụng ổn định từ năm. ... hồi đó”. Chính quyền cứ ngểnh ngãng hình như chẳng rõ cái cơ sở ấy bây giờ nó đang làm gì: cho thuê hay kinh doanh tệ nạn. .. Lắm khi cũng cần phải trích vài điều khoản luật lệ cho nó có văn hóa thì chẳng bao giờ họ sử dụng các thứ “nhớn” như Hiến Pháp hay Bộ Luật dân sự hay Pháp lệnh tôn giáo. .. họ chỉ trích dẫn các nghị quyết, hướng dẫn. .. trái với Hiến Pháp. Ở nước ta các văn bản dưới luật không đúng luật là chuyện thường ngày ở huyện, cứ thích thì “nghị” rồi “quyết” thôi !
- Ở nước ngoài làm bậy thì báo chí nó chửi cho không biết chui vào đâu, nhưng ở nước ta thì làm gì có cái chuyện “vô phép” với nhân viên công lực như thế. Báo chí mà lạng quạng đi sang lề bên trái là “xe tông” tổng biên tập liền. Cứ như ngựa, chịu khó che mắt hai bên đi đúng lề phải thì sẽ được kéo xe đến già không vào quán phở ! May mà có internet, cho dù bị chận nhưng vẫn tìm cách chui nhủi được. Mà cũng kỳ, mấy cái trang ở truồng không mời cũng tới, sao không chặn nó lại mà cứ để con nít coi hà rầm ngoài dịch vụ, còn mấy cái trang như vietcatholic.net, nguoitinhuu.com, conggiaovietnam.net, memaria.org. .. toàn đăng những chuyện có đầy đủ quần áo lại không được coi.
- Các quan cứ mạnh dạn xơi tái đất đai nhà cửa tôn giáo vì vụ việc có bị phanh phui đi nữa thì người vi phạm cũng chỉ bị kiểm điểm nội bộ... cùng lắm là chuyển qua công tác khác, có khi lại ấm hơn. (Ta cứ thử chờ xem Ông Nguyễn Minh Dũng, Giám đốc Sở Xây dựng, người ký tên đề xuất xác lập sở hữu cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu theo diện nhà vắng chủ sẽ đi về đâu)
- Chính quyền không có thói quen và cũng không buộc phải đối thoại, lắng nghe. Vì thế, họ không bị buộc phải trả lời các chất vấn về các sai phạm của mình.
Mới đây, nhân vụ các bà xơ cầu nguyện tại vũ trường, Tiến sĩ Nguyễn Đức Truyến, chuyên gia xã hội học tôn giáo tại Viện Xã hội học khi trả lời đài BBC cũng khẳng định: “Nhà nước đã bắt đầu lắng nghe chứ không từ chối đàm phán như trước đây. Đấy là bước tiến bộ”. Tiến bộ ư ? Hổng dám đâu ! Chúng ta thấy đàm phán chỉ xảy ra khi nuốt không trôi (Vụ Tòa Khâm sứ), còn vụ 32bis Nguyễn Thị Diệu thì nhà nước chỉ cử đại diện lập biên bản sau 7 tiếng cầu nguyện dưới cái nắng như đổ lửa của 100 nữ tu. Nên nhớ rằng nhà nước ta chỉ ngồi vào bàn đàm phán khi “yếu”, để cù cưa tìm kế sách chứ không bao giờ lùi, còn khi “mạnh” thì đừng hòng ! Nếu bạn còn nhớ chuyện hòa đàm Paris 1972 thì sẽ kinh nghiệm điều đó.
Điều thiện chí nhất mà chính quyền có thể làm khi có đơn khiếu nại là “giữ nguyên hiện trường tranh chấp” giống như Satan bị Chúa dũa cho một trận trong sa mạc bèn rút đi chờ dịp khác. Không bao giờ có chuyện buông ra ! Muốn thắng Satan dân Chúa phải chịu đóng đinh như Chúa, khi ấy thằng Giuđa mới chịu ném bạc vào đền thờ rồi đi thắt cổ ! Bạn sẽ thấy trong thời gian hoãn binh thì “bảng hiệu” là quan trọng hàng đầu. Này nhé, bạn có thấy người ta tranh thủ gắn bảng “Nhà văn hóa” lên Tòa Khâm sứ, gắn “Ban Quản lý Đường sắt” lên vũ trường 32bis. Hổng chừng thấy mấy bà xơ quậy quá người ta lại gắn bảng “Coi chừng chó dữ” lên tường 32bis đấy.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bẩm Sinh và Môi Trường Giáo Dục
Nguyễn Văn Thành
07:21 26/03/2008
LỜI GIỚI THIỆU: Năm nay Hội đồng Giám Mục Việt Nam đề nghị học hỏi về Giáo dục. Đức Bênêđictô 16 cũng thường nói đến tầm quan trọng của Giáo dục. Xin giới thiệu với độc giả VietCatholic bài nghiên cứu nầy của Bác Nguyễn Văn Thành. Xin chân thành cám ơn Bác.
Thể theo những công trình nghiên cứu của Douglas M. ARONE, Hội chứng Tự Kỷ, dưới hình thức “Gên”, đã có mặt trong các tế bào của Não Bộ, khi trẻ em đang còn là thai sinh, trong tử cung của bà mẹ. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả này, cũng như của các nhà khoa học về Hệ Thần Kinh, Gên không phải là số mệnh hay là định mệnh, bao lâu Môi Trường giáo dục bên ngoài không cung ứng cho Gên những điều kiện thuận lợi, để phát huy, triển nở, củng cố và tăng cường. Nói khác đi, Gên chỉ là “hạt giống”. Để có thể đâm chồi nảy lộc, lớn lên thành cây và kết sinh hoa trái, phải chăng Gên cần sự hợp tác của đất màu, mưa sương, cũng như ánh sáng và hơi ấm của mặt trời?
Hẳn thực, trong những năm đầu tiên, nhất là từ 0 đến 7 tuổi, Hệ Thần Kinh đang còn ở trong tình trạng “mềm dẻo, dễ uốn nắn”. Trong suốt giai đoạn ấy, nếu môi trường giáo dục, bắt đầu từ hai người cha mẹ, có khả năng học tập và tạo cho trẻ em những quan hệ an toàn và tin tưởng, vui tươi và cởi mở, khó khăn nào xảy đến trong cuộc đời, cũng sẽ dần dần được vượt qua. Vấn đề nào, cho dù khốc liệt và trầm trọng đến đâu, cũng có thể được hoá giải một cách tốt đẹp.
Trong tinh thần và lăng kính ấy, bài chia sẻ này sẽ lần lượt trình bày hai phần chính yếu sau đây:
Trong phần thứ nhất, chúng ta sẽ cùng nhau khảo sát những thí nghiệm của tác giả Michael MEANEY, tại Đại Học McGill ở Montreal, Canada, nhằm làm nổi bật những quan hệ tương tác giữa Gên và Môi trường giáo dục, bắt đầu từ thể thức nuôi và dạy con cái của các người làm cha mẹ.
Trong phần thứ hai, chúng ta hãy đặt lại vấn đề một cách can đảm và đứng đắn: môi trường xã hội đã và đang chuẩn bị thế nào các thanh niên nam nữ, trong vai trò làm cha, làm mẹ sau này? Nói khác đi, “những bài học nuôi con và dạy con” được dạy dỗ như thế nào, ở đâu và cho những ai? Phải chăng đó cũng là những cách “xây dựng và bảo vệ Đất Nước”, mà chúng ta có xu thế coi nhẹ, dồn nén và lãng quên, trong những tầng sâu thăm thẳm của tâm hồn?
***
1.- THÍ NGHIỆM CỦA TÁC GIẢ MICHAEL MEANEY
Tại phòng thí nghiệm của Đại Học McGill, giáo sư Michael MEANEY đã quan sát hành vi của những con chuột mẹ đang lo lắng chăm sóc đàn con vừa mới được sinh ra. Sau nhiều năm làm việc, trải qua nhiều đợt nghiên cứu khác nhau, tác giả đã ghi lại những loại nhận xét sau đây:
Nhận xét thứ nhất: Xét về mặt hành vi khách quan bên ngoài, chúng ta có thể phân biệt hai loại chuột mẹ hoàn toàn khác nhau. Loại số một gồm có những con chuột mẹ sử dụng nhiều thì giờ trong ngày để “liếm và vuốt lông” cho các con của mình, một cách rất chu đáo và cẩn thận. Loại số hai, trái lại, thi hành công việc chăm sóc con, một cách vội vã, lơ là và không đều đặn.
Nhận xét thứ hai: những chú chuột con, sau khi được mẹ liếm và vuốt lông, thường chạy ra xa khỏi vòng ôm ấp của mẹ, để chơi với nhau một cách rất thân tình và náo nhiệt. Khi bị điện giật, chẳng hạn, các chú chuột thuộc loại này, tìm cách lánh ra xa và không tỏ ra lo sợ và hốt hoảng. Trái lại, các chú chuột con không được mẹ liếm và vuốt lông một cách chu đáo, thường tỏ ra kinh hoàng và tê liệt, khi gặp khó khăn. Ngoài ra, những chú chuột thuộc loại sau này, không biết chơi với nhau hay là không chạy loanh quanh, khám phá, tìm tòi từ chỗ này qua chỗ khác. Suốt ngày, chúng nó chỉ quanh quẩn và bám sát bên lưng mẹ, hay là tấn công nhau, cắn xé nhau...
Nhận xét thứ ba: sau khi trưởng thành chung quanh lứa tuổi 2 năm và đến lúc sinh con, những con chuột con ngày trước, bây giờ trong hành vi làm mẹ và nuôi con, lặp lại tập tục giống y hệt những gì mẹ của mình đã làm cho mình. Những con đã được mẹ liếm và vuốt chải lông một cách cẩn thận, bây giờ cũng siêng năng trong công việc liếm và vuốt lông cho con. Những con có mẹ lơ là, bây giờ cũng lơ là với những đứa con của mình.
Nhận xét thứ bốn: Sau bao nhiêu ngày tháng quan sát những hiện tượng thường xuyên “lặp đi lặp lại” như vậy, giáo sư Michael MEANEY có sáng kiến chuyển đổi những cặp mẹ con với nhau. Trong những chiếc lồng riêng biệt, M. MEANEY nhốt những con chuột con sinh ra từ những con chuột mẹ có hành vi “liếm và chải lông” cho con, với những con chuột mẹ có hành vi lơ là. Cũng vậy, những con chuột con sinh ra từ những con chuột mẹ lơ là, được nhốt lại với những con chuột mẹ siêng năng cần mẫn, có hành vi liếm và chải lông thường xuyên cho con. Và những con chuột con này, đến lúc trở thành chuột mẹ, thay vì bắt chước con chuột “mẹ tự nhiên” đã thực sự sinh ra mình, lại có hành vi nuôi con, giống y hệt con chuột “mẹ nuôi” của mình.
CÁCH THUYÊN GIẢI CỦA TÁC GIẢ MICHAEL MEANEY:
Sau khi tổng hợp bốn loại nhận xét trên đây lại với nhau, giáo sư Michael MEANEY đã rút ra những kết luận sau đây:
- Chính cách “Nuôi con” của các con chuột mẹ là nguyên nhân chính yếu đã tạo ra những nét khác biệt cơ bản và bền vững, trong thể thức sinh hoạt và giải quyết vấn đề, nơi các con chuột con, thậm chí sau khi đã trưởng thành và có khả năng làm mẹ, sinh ra những đoàn con.
- Nét khác biệt không phải chỉ có mặt trong những hành vi cụ thể và khách quan bên ngoài mà thôi. Những biến đổi sâu xa đã thực sự xảy ra, trong Hệ Thần Kinh Trung Ương, tại cơ quan Hải Mã (Hippocampus), còn mang tên là Trung Tâm Học Tập và Lưu Giữ Hoài Niệm.
- Hẳn thực, xuyên qua hành vi “liếm lông và chải lông”, con chuột mẹ đã kích thích và phát huy cấu trúc Hải Mã của các con chuột con. Càng được kích thích, Trung Tâm Học Tập này càng có khả năng sản xuất thêm nhiều những “bộ phận tiếp nhận” hoá chất glucocorticoid hay là cortisol. Nhờ được khoanh vùng và lưu giữ một cách ổn định, trong các “bộ phận tiếp nhận” (receptor), loại hoá chất hay là hóc-môn này không lan tràn, di chuyển khắp nơi và hủy diệt các tế bào khác. Cũng vì lý do này, những con chuột con sống thảnh thơi, thoải mái, hồn nhiên, không phải lo sợ và bị tê liệt, giống như những con chuột con “không được mẹ liếm và chải chuốt thường xuyên”. Thêm vào đó, khi những “bộ phận tiếp nhận” càng nhân ra nhiều, thì các chú chuột con càng tỏ ra thảnh thơi, sung sướng và càng ngày càng gia tăng khả năng vui đùa và khám phá môi trường sinh sống chung quanh.
- Trong cuộc sống của loài người, không có người mẹ nào nuôi con và giáo dục con, bằng phương pháp liếm con như các loài chuột hay là các loài có vú khác… Thay vào đó, cách làm tương đương là tạo quan hệ an toàn và vui thích cho con, chơi với con và sẵn sàng phản ánh cho con, nghĩa là kêu tên hay là gọi ra ngoài những xúc động lo sợ, giận hờn và buồn phiền của con. Khi các bà mẹ học tập “nuôi con và dạy con” như vậy, thể theo nhận xét của các nhà khoa học về não bộ, cấu trúc Hải Mã ngày ngày tiết ra hai loại hoá chất Oxytoxin và Endorphin, khả dĩ tăng cường mức độ tự tin, vui thích và hiếu kỳ của đứa con.
- Ngoài ra, nhờ được mẹ dạy dỗ và giáo dục, trẻ em từ từ phát huy và mở rộng khả năng hoạt động của Vỏ Não, nhất là của Thùy Trán. Lúc bấy giờ, Cấu Trúc Hạnh Nhân không còn phản ứng một cách tự động, máy móc và bốc đồng, hay là tạo nên những tình huống khủng hoảng và lo sợ… Thay vào đó, trung tâm đặc trách đời sống xúc động này, được Thùy Trán điều hướng, điều hợp và giáo hoá, để dần dần có thể trở nên một động cơ thúc đẩy và giúp đỡ con người thực hiện những lý tưởng, mộng mơ và hoài bão chính đáng của mình.
Trong tinh thần và lăng kính ấy, khi một trẻ em sinh ra khỏi lòng mẹ, “Chương trình hay là Gên Tự Kỷ” có thể đã được cài đặt và ghi khắc, trong các tế bào của Hệ Thần Kinh Não bộ. Thế nhưng, trong tình huống ấy, chưa có chi là “sự đã rồi”, một cách vĩnh viễn. Nói cách khác, Gên Tự Kỷ, trong những năm đầu tiên của cuộc đời, chưa phải là Số mệnh hay là Định mệnh. Trái lại, Môi Trường giáo dục – hay là cách dạy dỗ trong gia đình và xã hội – còn có khả năng chuyển biến, hoá giải mức độ ảnh hưởng và tác động của Gen.
2.- NHỮNG BÀI HỌC “NUÔI CON VÀ DẠY CON”, NHẰM CHUYỂN HÓA GEN CỦA TRẺ EM CÓ NGUY CƠ TỰ KỶ.
Thể theo những công trình nghiên cứu của Douglas M. ARONE, kéo dài trong vòng 10 năm, thai nhi, từ tháng thứ ba trở đi, khi đang còn sống trong tử cung của bà mẹ, đã mang Gên Tự Kỷ trong các tế bào thuộc Thần Kinh Não Bộ của mình.
Tuy nhiên, từ ngày đứa con đi ra khỏi tử cung, nếu bà mẹ có khả năng sáng tạo cho con những quan hệ hài hòa, an toàn, vui thích và đồng cảm… trong suốt thời gian 7 năm đầu tiên của cuộc đời. Gên Tự Kỷ không có môi trường và điều kiện phát triển, do đó sẽ bị vô hiệu hoá và tàn lụi.
Nói một cách rõ ràng và chính xác hơn, nhiều lý do giải thích hiện tượng tàn lụi này:
- Lý do thứ nhất: Gên không được môi trường giáo dục và xã hội bên ngoài kích hoạt, cho nên không thiết lập được những đường dây Thần Kinh trong Não Bộ, với nhiều khớp Xi-Nắp giao thoa chằng chịt, để tác động và tạo ảnh hưởng trên toàn cơ thể và các bộ phận khác nhau.
- Lý do thứ hai: Vì không được kích hoạt, Gên không có khả năng tiết ra những loại hoá chất hay là những hốc-môn, để tác động lâu dài trên toàn diện hệ Thần Kinh, cũng như trên hai Hệ Giao Cảm và Đối Giao Cảm. Nói rõ hơn, Gên nào không có môi trường sinh hoá (Biochemical) để hoạt động, Gên ấy sẽ bị các loại hốc-môn khác tấn công và hủy diệt.
- Lý do thứ ba: Vì không nhận lãnh được sự tiếp tay của ba loại môi trường khác nhau – giáo dục, thần kinh và sinh hoá – Gên bị khoanh vùng nghĩa là bị nhốt lại, giam tù tại chính nơi được sinh ra. Và khi một tế bào thần kinh không có điều kiện và môi trường hoạt động, tế bào ấy sẽ bị loại thải.
Trong thực tế của cuộc sống làm người, không bao giờ có hai đối lực hoàn toàn mâu thuẫn và đấu tranh với nhau, để rồi “một mất một còn”, như tôi vừa phác hoạ trên đây. Vì lý do sư phạm, tôi đã cố tình đơn giản hoá vấn đề, đến mức độ tối đa.
Chẳng hạn, trước đây khi nói đến những mâu thuẫn gay go, giữa Hạnh Nhân và Thùy Trán, tôi đã kết luận: Vì hạnh phúc và ý nghĩa làm người, chúng ta không thể giải phẫu và loại thải Hạnh Nhân, khi cấu trúc này gây ra những tình huống khó khăn và khổ đau, trong cuộc đời.
Cũng vậy, vì lý do hạnh phúc và ý nghĩa làm người, Thùy Trán không thể quyết định một mình, tất cả mọi vấn đề. Trái lại, để thành công trong vai trò sáng soi và hướng dẫn toàn diện cơ thể, Thùy Trán cần lắng nghe và tham khảo từng mỗi bộ phận lớn bé của con người. Con mắt, bàn tay hay bàn chân cũng có giá trị ngang bằng tim, phổi, lá gan và bao tử… Không một thành phần bị quên sót và khinh miệt.
Cũng trong tình thần và lăng kính ấy, bà mẹ không phải là nhân vật duy nhất có nhiệm vụ nuôi dạy con cái thành người. Hẳn thực, bà là người gần gũi với đứa con, hơn mọi người khác. Tuy nhiên, không có những người khác tiếp tay nâng đỡ, bà sẽ ngã quị, trầm cảm, kiệt quệ và bị thiêu rụi (Burn-out), nhất là khi đứa con của bà đang có những nguy cơ Tự Kỷ, với những triệu chứng “Bùng Nổ”, hay là “Sống bít kín”, gần như suốt ngày và mỗi ngày.
Nhằm nâng đỡ và soi sáng bà mẹ một phần nào, trong vai trò nuôi nấng và giáo dục con cái, những cuốn sách của tôi về Nguy Cơ Tự Kỷ đã cố gắng cung cấp những tin tức hiện đại, thuộc môi trường khoa học nghiên cứu tại các Đại Học ở Âu Mỹ. Một cách đặc biệt, những tác phẩm ấy đề nghị những động tác cụ thể có liên hệ đến Trí Thông Minh Xã Hội, nhằm thiết lập những quan hệ đồng cảm, an toàn, tôn trọng và lắng nghe… với trẻ em, nhất là với những em đang gặp một vài khó khăn, trong những giai đoạn tăng trưởng và phát triển.
Thay vì lặp lại ở đây toàn bộ tin tức đã được trình bày trong các công trình nghiên cứu ấy, tôi chỉ muốn nhấn mạnh hai loại động tác cơ bản phải có mặt, khi chúng ta giáo dục con cái:
Thứ nhất là đồng cảm, có nghĩa là có mặt với con, lắng nghe con, tôn trọng con, khám phá nhu cầu của con, nhằm tạo cho con một cuộc sống an toàn, vui thú và hồn nhiên.
Thứ hai là biết từ chối, nói KHÔNG, để giúp trẻ em có khả năng phân biệt điều nào làm được, điều nào không có phép làm. Tuy nhiên, để tiếng KHÔNG của chúng ta có khả năng “cấu trúc hoá” tư duy của trẻ em như vậy, mỗi tiếng KHÔNG phải được kèm theo bằng ba tiếng CÓ. Ví dụ: Con không được làm điều A. Thay vào đó, con có thể và có phép làm B, C. và Đ…
Thiếu hai bài học quan trọng số một ấy, trong lãnh vực giáo dục, tại trường học cũng như tại gia đình, tất cả những gì chúng ta làm cho con cái, chỉ là “Nước rơi đầu vịt”, hay là “Dã tràng xe cát Biển Đông”.
***
Nhằm tóm lược bài chia sẻ nầy, tôi lắng nghe và chọn làm của mình tư tưởng của John GRAY.
Thể theo tầm nhìn của tác giả này, giáo dục không phải chỉ là công việc của cha mẹ và thầy cô mà thôi. Đó cũng là trách nhiệm của tất cả mọi người có trách nhiệm lãnh đạo, và nhất là có tinh thần trách nhiệm, trong lòng xã hội và Quê Hương.
Giáo dục là gì, nếu không phải là ngày ngày sáng tạo và xây dựng cho con cái và các thế hệ tương lai, năm KHUNG TRỜI MỞ RỘNG:
- Trong khung trời thứ nhất, chúng ta CHO PHÉP trẻ em trở nên khác biệt, độc đáo, chọn lựa và quyết định con đường làm người của mình.
- Trong khung trời thứ hai, chúng ta cho phép trẻ em sai lầm và ý thức đến sai lầm của mình, để vươn lên, đổi mới.
- Trong khung trời thứ ba, chúng ta cho phép trẻ em diễn tả, trình bày ra ngoài những xúc động của mình, như giận, buồn và lo sợ… Và chúng ta lắng nghe, với tất cả tấm lòng chân thành, đón nhận và nhìn nhận.
- Trong khung trời thứ tư, chúng ta cho phép trẻ em trình bày những nhu cầu, nguyện vọng hay là những mộng mơ của mình, để rồi tìm cách đáp ứng hay là từ chối, tùy vào những điều kiện thực tế của cuộc sống ngày hôm nay.
- Trong khung trời thứ năm, chúng ta cho phép trẻ em từ chối, nói KHÔNG với chúng ta, khi chúng ta đưa ra những yêu cầu và đề nghị có tính chủ quan.
Trong lòng Đất Nước, nếu trẻ em, con cái, giới trẻ… mỗi người có phép LÀM NGƯỜI, trong năm khung trời vừa tự do, vừa an toàn, vừa sung sướng và hạnh phúc, việc học không còn là một gánh nặng. Trái lại, đó là một niềm vui và hứng khởi. Đó cũng là một cách “GIỮ NƯỚC và DỰNG NƯỚC”, ngày ngày quyết tâm chuyển biến Quê Hương thành “Vạn Xuân và Đại Việt”, bất diệt và cao cả.
SÁCH THAM KHẢO:
1. John GRAY – Children are from Heaven – HarperPerennial, New York 1999.
2. Sharon BEGLEY – Train your Mind, change your Brain – Ballantine Books, New York 2007.
3. Daniel GOLEMAN – Social Intelligence – Hutchinson, London 2006.
4. NGUYỄN Văn Thành – NGUYỄN TRÃI và vấn đề giáo dục con cái – Tình Người, Lausanne Hè 2001.
5. NGUYỄN Văn Thành – Khung Trời Mở Rộng – Tình Người, Lausanne 2000.
6. NGUYỄN Văn Thành – Quan Hệ Mẹ Con – Tình Người, Lausanne 2000, xem lại 2006.
7. Arone M. DOUGLAS – The Theorem – O Books, Winchester UK 2005.
CH-ORSONNENS/Fr, Suisse
Để kỷ niệm Khóa Học về Trẻ Em Tự Kỷ - Tại Tòa Giám Mục Hà Nội - Kỳ Hè 2007
Thể theo những công trình nghiên cứu của Douglas M. ARONE, Hội chứng Tự Kỷ, dưới hình thức “Gên”, đã có mặt trong các tế bào của Não Bộ, khi trẻ em đang còn là thai sinh, trong tử cung của bà mẹ. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả này, cũng như của các nhà khoa học về Hệ Thần Kinh, Gên không phải là số mệnh hay là định mệnh, bao lâu Môi Trường giáo dục bên ngoài không cung ứng cho Gên những điều kiện thuận lợi, để phát huy, triển nở, củng cố và tăng cường. Nói khác đi, Gên chỉ là “hạt giống”. Để có thể đâm chồi nảy lộc, lớn lên thành cây và kết sinh hoa trái, phải chăng Gên cần sự hợp tác của đất màu, mưa sương, cũng như ánh sáng và hơi ấm của mặt trời?
Hẳn thực, trong những năm đầu tiên, nhất là từ 0 đến 7 tuổi, Hệ Thần Kinh đang còn ở trong tình trạng “mềm dẻo, dễ uốn nắn”. Trong suốt giai đoạn ấy, nếu môi trường giáo dục, bắt đầu từ hai người cha mẹ, có khả năng học tập và tạo cho trẻ em những quan hệ an toàn và tin tưởng, vui tươi và cởi mở, khó khăn nào xảy đến trong cuộc đời, cũng sẽ dần dần được vượt qua. Vấn đề nào, cho dù khốc liệt và trầm trọng đến đâu, cũng có thể được hoá giải một cách tốt đẹp.
Trong tinh thần và lăng kính ấy, bài chia sẻ này sẽ lần lượt trình bày hai phần chính yếu sau đây:
Trong phần thứ nhất, chúng ta sẽ cùng nhau khảo sát những thí nghiệm của tác giả Michael MEANEY, tại Đại Học McGill ở Montreal, Canada, nhằm làm nổi bật những quan hệ tương tác giữa Gên và Môi trường giáo dục, bắt đầu từ thể thức nuôi và dạy con cái của các người làm cha mẹ.
Trong phần thứ hai, chúng ta hãy đặt lại vấn đề một cách can đảm và đứng đắn: môi trường xã hội đã và đang chuẩn bị thế nào các thanh niên nam nữ, trong vai trò làm cha, làm mẹ sau này? Nói khác đi, “những bài học nuôi con và dạy con” được dạy dỗ như thế nào, ở đâu và cho những ai? Phải chăng đó cũng là những cách “xây dựng và bảo vệ Đất Nước”, mà chúng ta có xu thế coi nhẹ, dồn nén và lãng quên, trong những tầng sâu thăm thẳm của tâm hồn?
***
1.- THÍ NGHIỆM CỦA TÁC GIẢ MICHAEL MEANEY
Tại phòng thí nghiệm của Đại Học McGill, giáo sư Michael MEANEY đã quan sát hành vi của những con chuột mẹ đang lo lắng chăm sóc đàn con vừa mới được sinh ra. Sau nhiều năm làm việc, trải qua nhiều đợt nghiên cứu khác nhau, tác giả đã ghi lại những loại nhận xét sau đây:
Nhận xét thứ nhất: Xét về mặt hành vi khách quan bên ngoài, chúng ta có thể phân biệt hai loại chuột mẹ hoàn toàn khác nhau. Loại số một gồm có những con chuột mẹ sử dụng nhiều thì giờ trong ngày để “liếm và vuốt lông” cho các con của mình, một cách rất chu đáo và cẩn thận. Loại số hai, trái lại, thi hành công việc chăm sóc con, một cách vội vã, lơ là và không đều đặn.
Nhận xét thứ hai: những chú chuột con, sau khi được mẹ liếm và vuốt lông, thường chạy ra xa khỏi vòng ôm ấp của mẹ, để chơi với nhau một cách rất thân tình và náo nhiệt. Khi bị điện giật, chẳng hạn, các chú chuột thuộc loại này, tìm cách lánh ra xa và không tỏ ra lo sợ và hốt hoảng. Trái lại, các chú chuột con không được mẹ liếm và vuốt lông một cách chu đáo, thường tỏ ra kinh hoàng và tê liệt, khi gặp khó khăn. Ngoài ra, những chú chuột thuộc loại sau này, không biết chơi với nhau hay là không chạy loanh quanh, khám phá, tìm tòi từ chỗ này qua chỗ khác. Suốt ngày, chúng nó chỉ quanh quẩn và bám sát bên lưng mẹ, hay là tấn công nhau, cắn xé nhau...
Nhận xét thứ ba: sau khi trưởng thành chung quanh lứa tuổi 2 năm và đến lúc sinh con, những con chuột con ngày trước, bây giờ trong hành vi làm mẹ và nuôi con, lặp lại tập tục giống y hệt những gì mẹ của mình đã làm cho mình. Những con đã được mẹ liếm và vuốt chải lông một cách cẩn thận, bây giờ cũng siêng năng trong công việc liếm và vuốt lông cho con. Những con có mẹ lơ là, bây giờ cũng lơ là với những đứa con của mình.
Nhận xét thứ bốn: Sau bao nhiêu ngày tháng quan sát những hiện tượng thường xuyên “lặp đi lặp lại” như vậy, giáo sư Michael MEANEY có sáng kiến chuyển đổi những cặp mẹ con với nhau. Trong những chiếc lồng riêng biệt, M. MEANEY nhốt những con chuột con sinh ra từ những con chuột mẹ có hành vi “liếm và chải lông” cho con, với những con chuột mẹ có hành vi lơ là. Cũng vậy, những con chuột con sinh ra từ những con chuột mẹ lơ là, được nhốt lại với những con chuột mẹ siêng năng cần mẫn, có hành vi liếm và chải lông thường xuyên cho con. Và những con chuột con này, đến lúc trở thành chuột mẹ, thay vì bắt chước con chuột “mẹ tự nhiên” đã thực sự sinh ra mình, lại có hành vi nuôi con, giống y hệt con chuột “mẹ nuôi” của mình.
CÁCH THUYÊN GIẢI CỦA TÁC GIẢ MICHAEL MEANEY:
Sau khi tổng hợp bốn loại nhận xét trên đây lại với nhau, giáo sư Michael MEANEY đã rút ra những kết luận sau đây:
- Chính cách “Nuôi con” của các con chuột mẹ là nguyên nhân chính yếu đã tạo ra những nét khác biệt cơ bản và bền vững, trong thể thức sinh hoạt và giải quyết vấn đề, nơi các con chuột con, thậm chí sau khi đã trưởng thành và có khả năng làm mẹ, sinh ra những đoàn con.
- Nét khác biệt không phải chỉ có mặt trong những hành vi cụ thể và khách quan bên ngoài mà thôi. Những biến đổi sâu xa đã thực sự xảy ra, trong Hệ Thần Kinh Trung Ương, tại cơ quan Hải Mã (Hippocampus), còn mang tên là Trung Tâm Học Tập và Lưu Giữ Hoài Niệm.
- Hẳn thực, xuyên qua hành vi “liếm lông và chải lông”, con chuột mẹ đã kích thích và phát huy cấu trúc Hải Mã của các con chuột con. Càng được kích thích, Trung Tâm Học Tập này càng có khả năng sản xuất thêm nhiều những “bộ phận tiếp nhận” hoá chất glucocorticoid hay là cortisol. Nhờ được khoanh vùng và lưu giữ một cách ổn định, trong các “bộ phận tiếp nhận” (receptor), loại hoá chất hay là hóc-môn này không lan tràn, di chuyển khắp nơi và hủy diệt các tế bào khác. Cũng vì lý do này, những con chuột con sống thảnh thơi, thoải mái, hồn nhiên, không phải lo sợ và bị tê liệt, giống như những con chuột con “không được mẹ liếm và chải chuốt thường xuyên”. Thêm vào đó, khi những “bộ phận tiếp nhận” càng nhân ra nhiều, thì các chú chuột con càng tỏ ra thảnh thơi, sung sướng và càng ngày càng gia tăng khả năng vui đùa và khám phá môi trường sinh sống chung quanh.
- Trong cuộc sống của loài người, không có người mẹ nào nuôi con và giáo dục con, bằng phương pháp liếm con như các loài chuột hay là các loài có vú khác… Thay vào đó, cách làm tương đương là tạo quan hệ an toàn và vui thích cho con, chơi với con và sẵn sàng phản ánh cho con, nghĩa là kêu tên hay là gọi ra ngoài những xúc động lo sợ, giận hờn và buồn phiền của con. Khi các bà mẹ học tập “nuôi con và dạy con” như vậy, thể theo nhận xét của các nhà khoa học về não bộ, cấu trúc Hải Mã ngày ngày tiết ra hai loại hoá chất Oxytoxin và Endorphin, khả dĩ tăng cường mức độ tự tin, vui thích và hiếu kỳ của đứa con.
- Ngoài ra, nhờ được mẹ dạy dỗ và giáo dục, trẻ em từ từ phát huy và mở rộng khả năng hoạt động của Vỏ Não, nhất là của Thùy Trán. Lúc bấy giờ, Cấu Trúc Hạnh Nhân không còn phản ứng một cách tự động, máy móc và bốc đồng, hay là tạo nên những tình huống khủng hoảng và lo sợ… Thay vào đó, trung tâm đặc trách đời sống xúc động này, được Thùy Trán điều hướng, điều hợp và giáo hoá, để dần dần có thể trở nên một động cơ thúc đẩy và giúp đỡ con người thực hiện những lý tưởng, mộng mơ và hoài bão chính đáng của mình.
Trong tinh thần và lăng kính ấy, khi một trẻ em sinh ra khỏi lòng mẹ, “Chương trình hay là Gên Tự Kỷ” có thể đã được cài đặt và ghi khắc, trong các tế bào của Hệ Thần Kinh Não bộ. Thế nhưng, trong tình huống ấy, chưa có chi là “sự đã rồi”, một cách vĩnh viễn. Nói cách khác, Gên Tự Kỷ, trong những năm đầu tiên của cuộc đời, chưa phải là Số mệnh hay là Định mệnh. Trái lại, Môi Trường giáo dục – hay là cách dạy dỗ trong gia đình và xã hội – còn có khả năng chuyển biến, hoá giải mức độ ảnh hưởng và tác động của Gen.
2.- NHỮNG BÀI HỌC “NUÔI CON VÀ DẠY CON”, NHẰM CHUYỂN HÓA GEN CỦA TRẺ EM CÓ NGUY CƠ TỰ KỶ.
Thể theo những công trình nghiên cứu của Douglas M. ARONE, kéo dài trong vòng 10 năm, thai nhi, từ tháng thứ ba trở đi, khi đang còn sống trong tử cung của bà mẹ, đã mang Gên Tự Kỷ trong các tế bào thuộc Thần Kinh Não Bộ của mình.
Tuy nhiên, từ ngày đứa con đi ra khỏi tử cung, nếu bà mẹ có khả năng sáng tạo cho con những quan hệ hài hòa, an toàn, vui thích và đồng cảm… trong suốt thời gian 7 năm đầu tiên của cuộc đời. Gên Tự Kỷ không có môi trường và điều kiện phát triển, do đó sẽ bị vô hiệu hoá và tàn lụi.
Nói một cách rõ ràng và chính xác hơn, nhiều lý do giải thích hiện tượng tàn lụi này:
- Lý do thứ nhất: Gên không được môi trường giáo dục và xã hội bên ngoài kích hoạt, cho nên không thiết lập được những đường dây Thần Kinh trong Não Bộ, với nhiều khớp Xi-Nắp giao thoa chằng chịt, để tác động và tạo ảnh hưởng trên toàn cơ thể và các bộ phận khác nhau.
- Lý do thứ hai: Vì không được kích hoạt, Gên không có khả năng tiết ra những loại hoá chất hay là những hốc-môn, để tác động lâu dài trên toàn diện hệ Thần Kinh, cũng như trên hai Hệ Giao Cảm và Đối Giao Cảm. Nói rõ hơn, Gên nào không có môi trường sinh hoá (Biochemical) để hoạt động, Gên ấy sẽ bị các loại hốc-môn khác tấn công và hủy diệt.
- Lý do thứ ba: Vì không nhận lãnh được sự tiếp tay của ba loại môi trường khác nhau – giáo dục, thần kinh và sinh hoá – Gên bị khoanh vùng nghĩa là bị nhốt lại, giam tù tại chính nơi được sinh ra. Và khi một tế bào thần kinh không có điều kiện và môi trường hoạt động, tế bào ấy sẽ bị loại thải.
Trong thực tế của cuộc sống làm người, không bao giờ có hai đối lực hoàn toàn mâu thuẫn và đấu tranh với nhau, để rồi “một mất một còn”, như tôi vừa phác hoạ trên đây. Vì lý do sư phạm, tôi đã cố tình đơn giản hoá vấn đề, đến mức độ tối đa.
Chẳng hạn, trước đây khi nói đến những mâu thuẫn gay go, giữa Hạnh Nhân và Thùy Trán, tôi đã kết luận: Vì hạnh phúc và ý nghĩa làm người, chúng ta không thể giải phẫu và loại thải Hạnh Nhân, khi cấu trúc này gây ra những tình huống khó khăn và khổ đau, trong cuộc đời.
Cũng vậy, vì lý do hạnh phúc và ý nghĩa làm người, Thùy Trán không thể quyết định một mình, tất cả mọi vấn đề. Trái lại, để thành công trong vai trò sáng soi và hướng dẫn toàn diện cơ thể, Thùy Trán cần lắng nghe và tham khảo từng mỗi bộ phận lớn bé của con người. Con mắt, bàn tay hay bàn chân cũng có giá trị ngang bằng tim, phổi, lá gan và bao tử… Không một thành phần bị quên sót và khinh miệt.
Cũng trong tình thần và lăng kính ấy, bà mẹ không phải là nhân vật duy nhất có nhiệm vụ nuôi dạy con cái thành người. Hẳn thực, bà là người gần gũi với đứa con, hơn mọi người khác. Tuy nhiên, không có những người khác tiếp tay nâng đỡ, bà sẽ ngã quị, trầm cảm, kiệt quệ và bị thiêu rụi (Burn-out), nhất là khi đứa con của bà đang có những nguy cơ Tự Kỷ, với những triệu chứng “Bùng Nổ”, hay là “Sống bít kín”, gần như suốt ngày và mỗi ngày.
Nhằm nâng đỡ và soi sáng bà mẹ một phần nào, trong vai trò nuôi nấng và giáo dục con cái, những cuốn sách của tôi về Nguy Cơ Tự Kỷ đã cố gắng cung cấp những tin tức hiện đại, thuộc môi trường khoa học nghiên cứu tại các Đại Học ở Âu Mỹ. Một cách đặc biệt, những tác phẩm ấy đề nghị những động tác cụ thể có liên hệ đến Trí Thông Minh Xã Hội, nhằm thiết lập những quan hệ đồng cảm, an toàn, tôn trọng và lắng nghe… với trẻ em, nhất là với những em đang gặp một vài khó khăn, trong những giai đoạn tăng trưởng và phát triển.
Thay vì lặp lại ở đây toàn bộ tin tức đã được trình bày trong các công trình nghiên cứu ấy, tôi chỉ muốn nhấn mạnh hai loại động tác cơ bản phải có mặt, khi chúng ta giáo dục con cái:
Thứ nhất là đồng cảm, có nghĩa là có mặt với con, lắng nghe con, tôn trọng con, khám phá nhu cầu của con, nhằm tạo cho con một cuộc sống an toàn, vui thú và hồn nhiên.
Thứ hai là biết từ chối, nói KHÔNG, để giúp trẻ em có khả năng phân biệt điều nào làm được, điều nào không có phép làm. Tuy nhiên, để tiếng KHÔNG của chúng ta có khả năng “cấu trúc hoá” tư duy của trẻ em như vậy, mỗi tiếng KHÔNG phải được kèm theo bằng ba tiếng CÓ. Ví dụ: Con không được làm điều A. Thay vào đó, con có thể và có phép làm B, C. và Đ…
Thiếu hai bài học quan trọng số một ấy, trong lãnh vực giáo dục, tại trường học cũng như tại gia đình, tất cả những gì chúng ta làm cho con cái, chỉ là “Nước rơi đầu vịt”, hay là “Dã tràng xe cát Biển Đông”.
***
Nhằm tóm lược bài chia sẻ nầy, tôi lắng nghe và chọn làm của mình tư tưởng của John GRAY.
Thể theo tầm nhìn của tác giả này, giáo dục không phải chỉ là công việc của cha mẹ và thầy cô mà thôi. Đó cũng là trách nhiệm của tất cả mọi người có trách nhiệm lãnh đạo, và nhất là có tinh thần trách nhiệm, trong lòng xã hội và Quê Hương.
Giáo dục là gì, nếu không phải là ngày ngày sáng tạo và xây dựng cho con cái và các thế hệ tương lai, năm KHUNG TRỜI MỞ RỘNG:
- Trong khung trời thứ nhất, chúng ta CHO PHÉP trẻ em trở nên khác biệt, độc đáo, chọn lựa và quyết định con đường làm người của mình.
- Trong khung trời thứ hai, chúng ta cho phép trẻ em sai lầm và ý thức đến sai lầm của mình, để vươn lên, đổi mới.
- Trong khung trời thứ ba, chúng ta cho phép trẻ em diễn tả, trình bày ra ngoài những xúc động của mình, như giận, buồn và lo sợ… Và chúng ta lắng nghe, với tất cả tấm lòng chân thành, đón nhận và nhìn nhận.
- Trong khung trời thứ tư, chúng ta cho phép trẻ em trình bày những nhu cầu, nguyện vọng hay là những mộng mơ của mình, để rồi tìm cách đáp ứng hay là từ chối, tùy vào những điều kiện thực tế của cuộc sống ngày hôm nay.
- Trong khung trời thứ năm, chúng ta cho phép trẻ em từ chối, nói KHÔNG với chúng ta, khi chúng ta đưa ra những yêu cầu và đề nghị có tính chủ quan.
Trong lòng Đất Nước, nếu trẻ em, con cái, giới trẻ… mỗi người có phép LÀM NGƯỜI, trong năm khung trời vừa tự do, vừa an toàn, vừa sung sướng và hạnh phúc, việc học không còn là một gánh nặng. Trái lại, đó là một niềm vui và hứng khởi. Đó cũng là một cách “GIỮ NƯỚC và DỰNG NƯỚC”, ngày ngày quyết tâm chuyển biến Quê Hương thành “Vạn Xuân và Đại Việt”, bất diệt và cao cả.
SÁCH THAM KHẢO:
1. John GRAY – Children are from Heaven – HarperPerennial, New York 1999.
2. Sharon BEGLEY – Train your Mind, change your Brain – Ballantine Books, New York 2007.
3. Daniel GOLEMAN – Social Intelligence – Hutchinson, London 2006.
4. NGUYỄN Văn Thành – NGUYỄN TRÃI và vấn đề giáo dục con cái – Tình Người, Lausanne Hè 2001.
5. NGUYỄN Văn Thành – Khung Trời Mở Rộng – Tình Người, Lausanne 2000.
6. NGUYỄN Văn Thành – Quan Hệ Mẹ Con – Tình Người, Lausanne 2000, xem lại 2006.
7. Arone M. DOUGLAS – The Theorem – O Books, Winchester UK 2005.
CH-ORSONNENS/Fr, Suisse
Để kỷ niệm Khóa Học về Trẻ Em Tự Kỷ - Tại Tòa Giám Mục Hà Nội - Kỳ Hè 2007
Vài Suy Nghĩ về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo và Môi Sinh
Đ.Ô. Nguyễn Văn Tài
10:54 26/03/2008
Vài Suy Nghĩ về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo và Môi Sinh
Việc phát hành ấn bản chính thức của tập sách “Toát Yếu Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội” vào năm 2004, có thể được xem như là Cột Móc ghi dấu kết thúc một giai đoạn phát triển học thuyết xã hội của Giáo Hội, từ Đức Lêô XIII đến nay. Những năm đầu của thế kỷ thứ XXI, là thời gian thẩm định lại nội dung của Học thuyết Xã Hội của Giáo Hội. Nhiều bộ sách tổng hợp về Học Thuyết Xã Hội của giáo hội công giáo đã được xuất bản trong thời kỳ này.
Chẳng hạn như bộ Tự Điển Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội, xuất bản tại Roma, năm 2006, do Trung Tâm Nghiên Cứu Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội của Đại Học Công Giáo Thánh Tâm, chủ trương biên soạn. Và còn nhiều bộ sách khác nữa, chẳng hạn như tập sách của Giáo Sư Giorgio Campanini, chuyên viên về chính trị học theo tinh thần kitô giáo. Tập sách có tựa đề: Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội: những thành quả đạt được và những thách thức mới, xuất bản năm 2007, tại Roma, do nhà xuất bản EDB phát hành.
Trong tập sách này, Giáo Sư Giorgio Campanini đã dành trọn chương thứ Sáu để nói về “những thách thức mới”, còn được chính giáo sư gọi bằng một cụm từ khác nữa là “Những Biên Cương Mới của Học Thuyết Xã Hội”. Và một trong những thách thức mới, hay biên cương mới, là vấn đề “Môi Sinh”.
Giờ đây mời quý vị và các bạn theo dõi những suy tư của giáo sư Giorgio Campanini về đề tài Môi Sinh trong Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, vào khởi đầu ngàn năm thứ ba..
Theo cái nhìn truyền thống về Học Thuyết Xă Hội của Giáo Hội, thì khi nói về việc hưởng dùng những tài nguyên của trái đất, thì người ta thường chú ý nhiều đến những tài nguyên, những của cải, những sản phẩm do con người làm ra qua sức lao động. Nội dung cổ điển và chính yếu của Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội là trình bày giải pháp ( hay những giải pháp) để vượt qua sự tranh chấp giữa hai cực Lao Động và Tư Bản.
Trọn cả dòng suy tư trong học thuyết xã hội của giáo hội công giáo dường như bị cuốn hút bởi “hai cực”: “Tư Bản và Lao Động”, “Con Người và Tiền Vốn”.
Giờ đây, trong giai đoạn mới, xuất hiện một “phân cực mới”, với tên gọi mới là “môi sinh”, là “thiên nhiên”. Và cũng từ đây, suy tư của Học thuyết xã hội của giáo hội không còn được trình bày theo hai phân cực “Tư Bản và Lao Động”, nhưng theo ba phân cực “ Tư Bản, Lao Động và Môi Sinh”.
Việc hưởng dùng một cách đúng những tài nguyên thiên nhiên không còn được xác định theo “hai tiêu chuẩn”: “Tư Bản và Lao Động” nữa, mà phải theo “ba tiêu chuẩn”: Tư Bản – Lao Động- -Môi Sinh”.
Những tài nguyên trên trái đất này ----- và chúng ta có thể nói cách toàn bộ hơn: “những tài nguyên của vũ trụ”—trong cái nhìn truyền thống cổ điển —được hiểu như là vô tận và “nhưng không”, như không khí, nước, ánh sáng mặt trời, vân vân….. Con người dùng tư bản và sức lao động để khai thác và hưởng dùng mà không quan tâm gì đến những giới hạn, không lo lắng gì đến sự cùng tận của những tài nguyên này.
Có thể nói rằng trong giai đoạn mới này quan niệm cổ điển trước đây không còn có thể ừng dụng được nữa.
Những nguồn tài nguyên mà ta cho là “vô tận” và “nhưng không” giờ đây lên tiếng báo động là chúng đang cạn dần dần, và càng ngày càng “mắc mỏ”.
Khi còn nhỏ và sống tại vùng quê, tôi không bao giờ hiểu và tưởng tượng ra được nước uống có thể mắc hơn xăng!
Trước kia, để vượt qua thế tranh chấp giữa “Tư Bản và Lao Động”, người ta từ từ tạo ra hai “cơ cấu” bênh vực, một cho phe tư bản và một cho phe lao động; đó là “nghiệp đoàn” cho giới chủ và “công đoàn” cho giới lao động.
Trong giai đoạn mới của học thuyết xã hội của Giáo Hội vào khởi đầu ngàn năm kitô thứ ba kỷ nguyên kitô, thì cần có thêm cơ cấu thứ ba, để bênh vực cho môi sinh, cho thiên nhiên.
Dĩ nhiên, cơ cấu thứ ba này chưa được tổ chức chặt chẽ giống như cơ cấu công đoàn lao động, hay như “ nghiệp đoàn” của giới tư bản chủ nhân. Tại nhiều quốc gia, chúng ta đang chứng kiến cảnh Công quyền hay Nhà Nước đứng ra đóng vai trò “bảo vệ môi sinh”. ( Các “Bộ Tài Nguyên và Môi Sinh” nơi các chính phủ).
Thái độ của con người trong giai đoạn mới này cần thay đổi cho phù hợp với cái nhìn mới: con người không còn chỉ có hai thái độ: khai thác và hưởng dùng, nhưng cần phải tập luyện cho mình có thêm thái độ thứ ba là “bảo dưỡng”, ngõ hầu công cuộc phát triển được “vững bền”.
Con người không phải chỉ là “ông chủ” của thiên nhiên, không phải chỉ lo khai thác, biến đổi và hưởng dùng, nhưng còn là người bạn của thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo dưỡng thiên nhiên, làm đẹp thêm những gì Đấng tạo hoá đã nhìn thấy là “đẹp”, như những trang đầu tiên của Kinh Thánh nhắc: “Thiên Chúa thấy mọi sự đều tốt đẹp!”.
Việc phát hành ấn bản chính thức của tập sách “Toát Yếu Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội” vào năm 2004, có thể được xem như là Cột Móc ghi dấu kết thúc một giai đoạn phát triển học thuyết xã hội của Giáo Hội, từ Đức Lêô XIII đến nay. Những năm đầu của thế kỷ thứ XXI, là thời gian thẩm định lại nội dung của Học thuyết Xã Hội của Giáo Hội. Nhiều bộ sách tổng hợp về Học Thuyết Xã Hội của giáo hội công giáo đã được xuất bản trong thời kỳ này.
Chẳng hạn như bộ Tự Điển Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội, xuất bản tại Roma, năm 2006, do Trung Tâm Nghiên Cứu Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội của Đại Học Công Giáo Thánh Tâm, chủ trương biên soạn. Và còn nhiều bộ sách khác nữa, chẳng hạn như tập sách của Giáo Sư Giorgio Campanini, chuyên viên về chính trị học theo tinh thần kitô giáo. Tập sách có tựa đề: Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội: những thành quả đạt được và những thách thức mới, xuất bản năm 2007, tại Roma, do nhà xuất bản EDB phát hành.
Trong tập sách này, Giáo Sư Giorgio Campanini đã dành trọn chương thứ Sáu để nói về “những thách thức mới”, còn được chính giáo sư gọi bằng một cụm từ khác nữa là “Những Biên Cương Mới của Học Thuyết Xã Hội”. Và một trong những thách thức mới, hay biên cương mới, là vấn đề “Môi Sinh”.
Giờ đây mời quý vị và các bạn theo dõi những suy tư của giáo sư Giorgio Campanini về đề tài Môi Sinh trong Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, vào khởi đầu ngàn năm thứ ba..
Theo cái nhìn truyền thống về Học Thuyết Xă Hội của Giáo Hội, thì khi nói về việc hưởng dùng những tài nguyên của trái đất, thì người ta thường chú ý nhiều đến những tài nguyên, những của cải, những sản phẩm do con người làm ra qua sức lao động. Nội dung cổ điển và chính yếu của Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội là trình bày giải pháp ( hay những giải pháp) để vượt qua sự tranh chấp giữa hai cực Lao Động và Tư Bản.
Trọn cả dòng suy tư trong học thuyết xã hội của giáo hội công giáo dường như bị cuốn hút bởi “hai cực”: “Tư Bản và Lao Động”, “Con Người và Tiền Vốn”.
Giờ đây, trong giai đoạn mới, xuất hiện một “phân cực mới”, với tên gọi mới là “môi sinh”, là “thiên nhiên”. Và cũng từ đây, suy tư của Học thuyết xã hội của giáo hội không còn được trình bày theo hai phân cực “Tư Bản và Lao Động”, nhưng theo ba phân cực “ Tư Bản, Lao Động và Môi Sinh”.
Việc hưởng dùng một cách đúng những tài nguyên thiên nhiên không còn được xác định theo “hai tiêu chuẩn”: “Tư Bản và Lao Động” nữa, mà phải theo “ba tiêu chuẩn”: Tư Bản – Lao Động- -Môi Sinh”.
Những tài nguyên trên trái đất này ----- và chúng ta có thể nói cách toàn bộ hơn: “những tài nguyên của vũ trụ”—trong cái nhìn truyền thống cổ điển —được hiểu như là vô tận và “nhưng không”, như không khí, nước, ánh sáng mặt trời, vân vân….. Con người dùng tư bản và sức lao động để khai thác và hưởng dùng mà không quan tâm gì đến những giới hạn, không lo lắng gì đến sự cùng tận của những tài nguyên này.
Có thể nói rằng trong giai đoạn mới này quan niệm cổ điển trước đây không còn có thể ừng dụng được nữa.
Những nguồn tài nguyên mà ta cho là “vô tận” và “nhưng không” giờ đây lên tiếng báo động là chúng đang cạn dần dần, và càng ngày càng “mắc mỏ”.
Khi còn nhỏ và sống tại vùng quê, tôi không bao giờ hiểu và tưởng tượng ra được nước uống có thể mắc hơn xăng!
Trước kia, để vượt qua thế tranh chấp giữa “Tư Bản và Lao Động”, người ta từ từ tạo ra hai “cơ cấu” bênh vực, một cho phe tư bản và một cho phe lao động; đó là “nghiệp đoàn” cho giới chủ và “công đoàn” cho giới lao động.
Trong giai đoạn mới của học thuyết xã hội của Giáo Hội vào khởi đầu ngàn năm kitô thứ ba kỷ nguyên kitô, thì cần có thêm cơ cấu thứ ba, để bênh vực cho môi sinh, cho thiên nhiên.
Dĩ nhiên, cơ cấu thứ ba này chưa được tổ chức chặt chẽ giống như cơ cấu công đoàn lao động, hay như “ nghiệp đoàn” của giới tư bản chủ nhân. Tại nhiều quốc gia, chúng ta đang chứng kiến cảnh Công quyền hay Nhà Nước đứng ra đóng vai trò “bảo vệ môi sinh”. ( Các “Bộ Tài Nguyên và Môi Sinh” nơi các chính phủ).
Thái độ của con người trong giai đoạn mới này cần thay đổi cho phù hợp với cái nhìn mới: con người không còn chỉ có hai thái độ: khai thác và hưởng dùng, nhưng cần phải tập luyện cho mình có thêm thái độ thứ ba là “bảo dưỡng”, ngõ hầu công cuộc phát triển được “vững bền”.
Con người không phải chỉ là “ông chủ” của thiên nhiên, không phải chỉ lo khai thác, biến đổi và hưởng dùng, nhưng còn là người bạn của thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo dưỡng thiên nhiên, làm đẹp thêm những gì Đấng tạo hoá đã nhìn thấy là “đẹp”, như những trang đầu tiên của Kinh Thánh nhắc: “Thiên Chúa thấy mọi sự đều tốt đẹp!”.
Nguyên ủy của mọi hữu thể
Lm Nguyễn Hữu Thy
13:53 26/03/2008
Nguyên ủy của mọi hữu thể
(Boethius: Consolatio Philosophiae)
Vào năm 476 tân lịch, vị tổng binh quân đội Đức Odaker đã lật đổ vị hoàng đế Roma cuối cùng là Romulus, cũng được gọi là Augustulus, «Tiểu Hoàng Đế». Và khoảng chừng bốn năm sau đó thì Anicius Manlius Severinus Boethius (480-524) bắt đầu cất tiếng chào đời trong một gia đình quý tộc ở Roma và là gia đình đầu tiên đã trở lại Kitô giáo vào giữa thế kỷ V. Trong vòng suốt 150 năm, gia đình Boethius đã nắm giữ các chức vụ quan trọng nhất tại miền Tây Đế quốc Roma.
Ngay trong khi hãy còn trẻ tuổi và với những kiến thức cơ bản xuất sắc đã đạt được, Boethius đã can đảm sử dụng những tài liệu thích hợp bằng tiếng Hy-lạp để viết ra các sách khái luận cho người La-tinh cùng thời với ông không thông thạo tiếng Hy-lạp. Những việc làm đầu tiên của ông là bàn về «bảy nghệ thuật tự do», tức những khoa học và kỹ thuật văn hóa, mà vào thời thượng cổ lúc bấy giờ việc trau dồi và theo học cũng như việc thực hành chúng là một đặc ân chỉ dành cho người tự do, chứ không dành cho người nô lệ, người làm công nhật hay tầng lớp cùng đinh. Hệ thống được chia làm hai phần:
1. Tam khoa (Trivium) giúp đạt được những hiểu biết nền tảng sơ đẳng, như:
• Khoa văn phạm dạy sự hiểu biết về ngôn ngữ và văn bản;
• Khoa tu từ học truyền đạt cách thức soạn sửa và phát biểu một bài diễn thuyết;
• Khoa biện chứng pháp là nền tảng của mọi nghiên cứu triết học.
2. Tứ khoa (Quadrivium) bao gồm những khoa học đặc biệt, mà Boethius đã trình bày trên văn bản, như: Số học, hình học, thiên văn học và nhạc lý.
Chúng ta nhận thấy rằng toán học đã được ông đặt vào hàng đầu; và đó không phải làm một điều ngẫu nhiên, nhưng là với chủ ý cho rằng sự hiểu biết toán học sẽ là nền tảng cho mọi hiểu biết khác, vì toàn thể vũ trụ và trật tự của nó đều dựa trên những con số, và nhạc cũng là một phản ảnh sự hoà điệu nhịp nhàng trong vũ trụ.
Còn các chương trình khoa học khác của Boethius là cả một dự định cực kỳ khó khăn, hầu như vượt khỏi tầm tay con người; đó là ông muốn dịch thuật toàn bộ công trình triết học bao la của Aristote mà ông đã đọc qua, cũng như tác phẩm vĩ đại «Dialogue» của Platon sang tiếng La-tinh kèm theo lời bình luận của ông. Và mục đích cho dự định vô cùng khó khăn đó, chính là muốn chứng minh rằng phần lớn các quan điểm triết học của hai đại triết gia này đều tương tự nhau. Nhưng kết quả sau cùng thì ông chỉ dịch thuật và bình luận được các tác phẩm của Aristote mà thôi. Đối với thế giới La-tinh thời Trung cổ, thì trong suốt hàng thế kỷ, công trình của Boethius là con đường duy nhất để có thể đến được với kho tàng phong phú các tác phẩm của Aristote.
Nhóm công trình thứ ba là những văn bản thần học của chính Boethius. Qua việc sử dụng các phạm trù của triết học Aristote vào trong những vấn đề thần học, Boethius đã trở thành nhà kinh viện đầu tiên, mà những nhà kinh thời danh sau này như thánh Tôma Aquinô đã bình luận các văn phẩm của ông.
Nhà đại trí thức Boethius đã khuyến khích sự thiện cảm của vua Theoderich thuộc Miền Đông xứ Goth – mà dưới triều đại ông, kể từ sau khi hoàng đế bị Odaker sát hại, nước Ý được hưởng 30 năm hòa bình – trong vấn đề nghệ thuật và khoa học và về sau đã được phát triển mạnh mẽ. Do đó, Boethius đã đạt tới được những danh dự và những chức vụ cao quý. Vào năm 510 ông được giữ chức Tổng tài và 12 năm sau đó là chức Bộ trưởng, chức bậc cao nhất trong đế quốc Roma. Chính trong chức vụ này ông đã bị liên lụy trong một vụ án phản bội quan trọng, mà nguyên nhân sâu sắc nằm trong sự đối lập giữa những người Đông Goth đang có ảnh hưởng mạnh trong triều đình Theoderich, nghị viện ở Roma và hoàng đế ở Byzan. Cuối cùng, những tay chân thuộc hạ của Theoderich đã thành công trong việc hạ bệ được Boethius. Sau khi bị mất chức, Boethius bị chở tới Pavia, bị kết án tử hình vào mùa hè 524, và vào mùa thu 524 thì bị hành quyết.
Chính trong thời gian bị truy tố này đã xuất hiện tác phẩm quan trọng của ông với tựa đề «Philosophiae Consolatio» - (Niềm an ủi triết học), một cuộc đối thoại giữa Boethius và triết học, một nền triết học ngay từ lúc bắt đầu cuộc đối thoại đã xuất hiện trước mắt nhà triết học đầy kiên trì đang trong cơn hôn mê dưới hình dáng một người phụ nữ, được trang điểm bằng những ưu phẩm mang tính cách tượng trưng. Sự trị liệu của người phụ nữ bắt đầu với sự chuẩn đoán: Tình trạng hôn mê hiện tại của bệnh nhân đi ngược lại những hoạt động nghiên cứu trước kia của ông ta; ông ta không còn biết sự hiện hữu thực sự của mình là gì nữa. Ông ta sẽ nhớ lại được, nếu trước hết ông ta nhận ra được triết học. Như thế bà đã lau khô dòng lệ trên đôi mắt bệnh nhân, «đôi mắt bị u sầu mờ tối bởi những đám mây của những sự việc trần thế che phủ».
Trong một loạt đầy những hình ảnh, những kiểu nói ẩn dụ bóng bảy và các hành vi, tác giả đã kết thúc các suy tư của mình về chủ thuyết hậu Platon một cách hết sức tuyệt vời: Sự tiếp xúc với thế giới trần gian đã làm cho con người quên đi chính bản thể và định mệnh của mình. Ông sống chôn vùi trong một tình trạng do cảm xúc và đam mê chi phối, chứ không phải do lý trí, hành động và tư duy. Bởi vậy, chỉ khi đám mây mù kia bị xóa tan đi và những sự vật trần thế được đưa trở lại với cái bản chất tầm thường thực sự sau cùng của chúng, thì bấy giờ với sự nâng đỡ của triết học, con người mới có được khả năng đạt tới được sự nhận biết chân lý.
Cực điểm, nguồn gốc, khởi đầu và nguyên ủy của tất cả mọi hữu thể là Cái Độc Nhất, được đồng hóa với Thiên Chúa – tương tự như Nguyên nhân đệ nhất trong triết học Aristote – với phẩm chất và sự huy hoàng chói lọi tột đỉnh của nó. Và nhịp độ tương quan xa gần với Cái Độc Nhất đó được xếp hạng theo thứ tự: Thế giới tinh thần, thế giới tâm lý và sau cùng là thế giới vật chất. Nhịp độ tương quan xa gần với Cái Độc Nhất có nghĩa là sự đa phức, nhưng cũng có nghĩa là:
• một sự mất mát và giảm thiểu nơi hữu thể, nơi phẩm chất tốt, nơi ánh sáng;
• các cảm xúc và đam mê tăng lên thay vì trí năng và lý trí;
• tinh thần bị lùi lại phía sau vật chất.
Nơi chốn của Cái Độc Nhất tối cao là quê hương đích thực của linh hồn. Chính sự diễn biến chữa lành mang tính cách đối thoại được dựa trên những khái niệm nền tảng đó, kèm theo mục đích là loại bỏ ra phía sau những sự vật của thế giới hữu hình và có khả năng hiểu biết được chân lý, hầu có thể tiếp cận được với Cái Độc Nhất, tức với Thiên Chúa, và sau cùng được trở nên thần thiêng nhờ vào sự tham sự vào cuộc sống các Thần thánh.
Tác phẩm «Consolatio Philosophiae» là bản di chúc tinh thần của Boethius, được trình bày dưới dạng thức văn xuôi và văn vần, theo hình thức văn chương của thời cổ đại lúc bấy giờ. Những đoạn văn xuôi của thảm kịch đối ngẫu gồm năm phần thường bị ngắt quảng bởi 39 bài thơ trong 28 thể văn kết cấu khác nhau. Một phần những đoạn đó nói lên phẩm chất thơ có giá trị cao. Người ta tìm gặp trong đó: Ai ca và thơ giáo huấn, thánh ca và những lối hành văn tự tình. Ngoài ra còn có sự đối thoại và giáo trình, kiểu nói biện hộ và hoạt cảnh bi kịch. Đồng thời, «Consolatio Philosophiae» là một tổng luận của sự luận bàn triết lý thời thượng cổ; Trong Tổng luận đó, qua những suy tư của mình về bản thể con người, tác giả đã tỏ ra là một nhà nhân bản học đúng nghĩa, và qua những suy tư về bản thể của một thế giới đang luôn luôn tìm mọi cách loại bỏ tính chất nhân đạo. Vì thế, trong mọi thời đại luôn luôn vẫn có người tìm đọc bản văn này. Sự đón nhận «Consolatio Philosphiae» vào trong các ngôn ngữ trên thế giới dưới hình thức dịch thuật, thích nghi và thay đổi, v.v… đã được khởi đầu một cách tuyệt vời bằng tiếng Anh, bởi vua Alfred và được tiếp tục bởi Chaucer và nữ hoàng Élisabeth đệ nhất và bởi nhiều nhà văn vĩ đại vào bậc nhất khác. Vào khoảng năm 1000, tại trường học thuộc Tu Viện St. Gallen, văn sĩ Notker người Đức đã khảo cứu về bản văn và đã đặt được nền móng cho một sự phát triển của ngữ tự tiếng Đức cỗ.
Nhưng không có phần nào của tác phẩm «Consolatio Philosophiae» đã luôn luôn thu hút mạnh mẽ được các độc giả như Lời Cầu Nguyện, trọng tâm của tác phẩm. Philosophia nói về Thiên Chúa:
«Lạy Cha, xin cho thần trí con đạt tới mức cao cả,/
«cho thần trí con được ngắm nhìn nguồn thiện hảo,/
«và cho thần trí con ánh sáng nội tâm,
«để thần trí con đưa mắt tinh thần nhìn lên Ngài./
«Xua đuổi sương mù trần gian, phá tan mọi gánh nặng miệt mài,/
«Xin soi sáng bằng sự chói lọi của Chúa, vì Chúa là ánh sáng,/
«Chúa là sự an nghỉ hạnh phúc cho người đạo đức sốt sắng,
«được nhìn ngắm Chúa là mục đích./
«Nguyên ủy, Đấng dẫn đường, Người chỉ lối
«và cũng là đường và cùng đích, tất cả bao gồm trong Một.»
Qua đó, chúng ta thấy rằng sự hòa điệu giữa chủ thuyết triết học Platon và tư duy Kitô giáo quá rõ rệt. Trong cơn cùng khốn thực tiễn của cuộc hiện sinh, Boethius, một Kitô hữu, đã đi tìm kiếm niềm an ủi trong triết học Platon; nhưng dĩ nhiên theo cách thức mà người tín hữu của Đức Kitô có thể chấp nhận được, nghĩa là theo cách thức mà đức tin Kitô giáo cho phép. Trong tuyệt tác «Philosophiae Consolatio» của ông, Boethius đã trình bày một cách đầy xác tín rằng, người ta có thể dùng sức mạnh của tư duy triết học để biện minh cho đức tin.
____________________
Sách tham khảo:
• Boethius: «Trost der Philosophie» (Consolatio Philosophiae). Verlag Arternis & Winker 2006.
• Prof. Joachim Gruber cũng cho xuất bản một cuốn sách bình luận, do De Gruyter, 2006.
(Boethius: Consolatio Philosophiae)
Vào năm 476 tân lịch, vị tổng binh quân đội Đức Odaker đã lật đổ vị hoàng đế Roma cuối cùng là Romulus, cũng được gọi là Augustulus, «Tiểu Hoàng Đế». Và khoảng chừng bốn năm sau đó thì Anicius Manlius Severinus Boethius (480-524) bắt đầu cất tiếng chào đời trong một gia đình quý tộc ở Roma và là gia đình đầu tiên đã trở lại Kitô giáo vào giữa thế kỷ V. Trong vòng suốt 150 năm, gia đình Boethius đã nắm giữ các chức vụ quan trọng nhất tại miền Tây Đế quốc Roma.
Triết gia thời danh Boethius |
1. Tam khoa (Trivium) giúp đạt được những hiểu biết nền tảng sơ đẳng, như:
• Khoa văn phạm dạy sự hiểu biết về ngôn ngữ và văn bản;
• Khoa tu từ học truyền đạt cách thức soạn sửa và phát biểu một bài diễn thuyết;
• Khoa biện chứng pháp là nền tảng của mọi nghiên cứu triết học.
2. Tứ khoa (Quadrivium) bao gồm những khoa học đặc biệt, mà Boethius đã trình bày trên văn bản, như: Số học, hình học, thiên văn học và nhạc lý.
Chúng ta nhận thấy rằng toán học đã được ông đặt vào hàng đầu; và đó không phải làm một điều ngẫu nhiên, nhưng là với chủ ý cho rằng sự hiểu biết toán học sẽ là nền tảng cho mọi hiểu biết khác, vì toàn thể vũ trụ và trật tự của nó đều dựa trên những con số, và nhạc cũng là một phản ảnh sự hoà điệu nhịp nhàng trong vũ trụ.
Còn các chương trình khoa học khác của Boethius là cả một dự định cực kỳ khó khăn, hầu như vượt khỏi tầm tay con người; đó là ông muốn dịch thuật toàn bộ công trình triết học bao la của Aristote mà ông đã đọc qua, cũng như tác phẩm vĩ đại «Dialogue» của Platon sang tiếng La-tinh kèm theo lời bình luận của ông. Và mục đích cho dự định vô cùng khó khăn đó, chính là muốn chứng minh rằng phần lớn các quan điểm triết học của hai đại triết gia này đều tương tự nhau. Nhưng kết quả sau cùng thì ông chỉ dịch thuật và bình luận được các tác phẩm của Aristote mà thôi. Đối với thế giới La-tinh thời Trung cổ, thì trong suốt hàng thế kỷ, công trình của Boethius là con đường duy nhất để có thể đến được với kho tàng phong phú các tác phẩm của Aristote.
Nhóm công trình thứ ba là những văn bản thần học của chính Boethius. Qua việc sử dụng các phạm trù của triết học Aristote vào trong những vấn đề thần học, Boethius đã trở thành nhà kinh viện đầu tiên, mà những nhà kinh thời danh sau này như thánh Tôma Aquinô đã bình luận các văn phẩm của ông.
Nhà đại trí thức Boethius đã khuyến khích sự thiện cảm của vua Theoderich thuộc Miền Đông xứ Goth – mà dưới triều đại ông, kể từ sau khi hoàng đế bị Odaker sát hại, nước Ý được hưởng 30 năm hòa bình – trong vấn đề nghệ thuật và khoa học và về sau đã được phát triển mạnh mẽ. Do đó, Boethius đã đạt tới được những danh dự và những chức vụ cao quý. Vào năm 510 ông được giữ chức Tổng tài và 12 năm sau đó là chức Bộ trưởng, chức bậc cao nhất trong đế quốc Roma. Chính trong chức vụ này ông đã bị liên lụy trong một vụ án phản bội quan trọng, mà nguyên nhân sâu sắc nằm trong sự đối lập giữa những người Đông Goth đang có ảnh hưởng mạnh trong triều đình Theoderich, nghị viện ở Roma và hoàng đế ở Byzan. Cuối cùng, những tay chân thuộc hạ của Theoderich đã thành công trong việc hạ bệ được Boethius. Sau khi bị mất chức, Boethius bị chở tới Pavia, bị kết án tử hình vào mùa hè 524, và vào mùa thu 524 thì bị hành quyết.
Chính trong thời gian bị truy tố này đã xuất hiện tác phẩm quan trọng của ông với tựa đề «Philosophiae Consolatio» - (Niềm an ủi triết học), một cuộc đối thoại giữa Boethius và triết học, một nền triết học ngay từ lúc bắt đầu cuộc đối thoại đã xuất hiện trước mắt nhà triết học đầy kiên trì đang trong cơn hôn mê dưới hình dáng một người phụ nữ, được trang điểm bằng những ưu phẩm mang tính cách tượng trưng. Sự trị liệu của người phụ nữ bắt đầu với sự chuẩn đoán: Tình trạng hôn mê hiện tại của bệnh nhân đi ngược lại những hoạt động nghiên cứu trước kia của ông ta; ông ta không còn biết sự hiện hữu thực sự của mình là gì nữa. Ông ta sẽ nhớ lại được, nếu trước hết ông ta nhận ra được triết học. Như thế bà đã lau khô dòng lệ trên đôi mắt bệnh nhân, «đôi mắt bị u sầu mờ tối bởi những đám mây của những sự việc trần thế che phủ».
Trong một loạt đầy những hình ảnh, những kiểu nói ẩn dụ bóng bảy và các hành vi, tác giả đã kết thúc các suy tư của mình về chủ thuyết hậu Platon một cách hết sức tuyệt vời: Sự tiếp xúc với thế giới trần gian đã làm cho con người quên đi chính bản thể và định mệnh của mình. Ông sống chôn vùi trong một tình trạng do cảm xúc và đam mê chi phối, chứ không phải do lý trí, hành động và tư duy. Bởi vậy, chỉ khi đám mây mù kia bị xóa tan đi và những sự vật trần thế được đưa trở lại với cái bản chất tầm thường thực sự sau cùng của chúng, thì bấy giờ với sự nâng đỡ của triết học, con người mới có được khả năng đạt tới được sự nhận biết chân lý.
Cực điểm, nguồn gốc, khởi đầu và nguyên ủy của tất cả mọi hữu thể là Cái Độc Nhất, được đồng hóa với Thiên Chúa – tương tự như Nguyên nhân đệ nhất trong triết học Aristote – với phẩm chất và sự huy hoàng chói lọi tột đỉnh của nó. Và nhịp độ tương quan xa gần với Cái Độc Nhất đó được xếp hạng theo thứ tự: Thế giới tinh thần, thế giới tâm lý và sau cùng là thế giới vật chất. Nhịp độ tương quan xa gần với Cái Độc Nhất có nghĩa là sự đa phức, nhưng cũng có nghĩa là:
• một sự mất mát và giảm thiểu nơi hữu thể, nơi phẩm chất tốt, nơi ánh sáng;
• các cảm xúc và đam mê tăng lên thay vì trí năng và lý trí;
• tinh thần bị lùi lại phía sau vật chất.
Nơi chốn của Cái Độc Nhất tối cao là quê hương đích thực của linh hồn. Chính sự diễn biến chữa lành mang tính cách đối thoại được dựa trên những khái niệm nền tảng đó, kèm theo mục đích là loại bỏ ra phía sau những sự vật của thế giới hữu hình và có khả năng hiểu biết được chân lý, hầu có thể tiếp cận được với Cái Độc Nhất, tức với Thiên Chúa, và sau cùng được trở nên thần thiêng nhờ vào sự tham sự vào cuộc sống các Thần thánh.
Tác phẩm «Consolatio Philosophiae» là bản di chúc tinh thần của Boethius, được trình bày dưới dạng thức văn xuôi và văn vần, theo hình thức văn chương của thời cổ đại lúc bấy giờ. Những đoạn văn xuôi của thảm kịch đối ngẫu gồm năm phần thường bị ngắt quảng bởi 39 bài thơ trong 28 thể văn kết cấu khác nhau. Một phần những đoạn đó nói lên phẩm chất thơ có giá trị cao. Người ta tìm gặp trong đó: Ai ca và thơ giáo huấn, thánh ca và những lối hành văn tự tình. Ngoài ra còn có sự đối thoại và giáo trình, kiểu nói biện hộ và hoạt cảnh bi kịch. Đồng thời, «Consolatio Philosophiae» là một tổng luận của sự luận bàn triết lý thời thượng cổ; Trong Tổng luận đó, qua những suy tư của mình về bản thể con người, tác giả đã tỏ ra là một nhà nhân bản học đúng nghĩa, và qua những suy tư về bản thể của một thế giới đang luôn luôn tìm mọi cách loại bỏ tính chất nhân đạo. Vì thế, trong mọi thời đại luôn luôn vẫn có người tìm đọc bản văn này. Sự đón nhận «Consolatio Philosphiae» vào trong các ngôn ngữ trên thế giới dưới hình thức dịch thuật, thích nghi và thay đổi, v.v… đã được khởi đầu một cách tuyệt vời bằng tiếng Anh, bởi vua Alfred và được tiếp tục bởi Chaucer và nữ hoàng Élisabeth đệ nhất và bởi nhiều nhà văn vĩ đại vào bậc nhất khác. Vào khoảng năm 1000, tại trường học thuộc Tu Viện St. Gallen, văn sĩ Notker người Đức đã khảo cứu về bản văn và đã đặt được nền móng cho một sự phát triển của ngữ tự tiếng Đức cỗ.
Nhưng không có phần nào của tác phẩm «Consolatio Philosophiae» đã luôn luôn thu hút mạnh mẽ được các độc giả như Lời Cầu Nguyện, trọng tâm của tác phẩm. Philosophia nói về Thiên Chúa:
«Lạy Cha, xin cho thần trí con đạt tới mức cao cả,/
«cho thần trí con được ngắm nhìn nguồn thiện hảo,/
«và cho thần trí con ánh sáng nội tâm,
«để thần trí con đưa mắt tinh thần nhìn lên Ngài./
«Xua đuổi sương mù trần gian, phá tan mọi gánh nặng miệt mài,/
«Xin soi sáng bằng sự chói lọi của Chúa, vì Chúa là ánh sáng,/
«Chúa là sự an nghỉ hạnh phúc cho người đạo đức sốt sắng,
«được nhìn ngắm Chúa là mục đích./
«Nguyên ủy, Đấng dẫn đường, Người chỉ lối
«và cũng là đường và cùng đích, tất cả bao gồm trong Một.»
Qua đó, chúng ta thấy rằng sự hòa điệu giữa chủ thuyết triết học Platon và tư duy Kitô giáo quá rõ rệt. Trong cơn cùng khốn thực tiễn của cuộc hiện sinh, Boethius, một Kitô hữu, đã đi tìm kiếm niềm an ủi trong triết học Platon; nhưng dĩ nhiên theo cách thức mà người tín hữu của Đức Kitô có thể chấp nhận được, nghĩa là theo cách thức mà đức tin Kitô giáo cho phép. Trong tuyệt tác «Philosophiae Consolatio» của ông, Boethius đã trình bày một cách đầy xác tín rằng, người ta có thể dùng sức mạnh của tư duy triết học để biện minh cho đức tin.
____________________
Sách tham khảo:
• Boethius: «Trost der Philosophie» (Consolatio Philosophiae). Verlag Arternis & Winker 2006.
• Prof. Joachim Gruber cũng cho xuất bản một cuốn sách bình luận, do De Gruyter, 2006.
Văn Hóa
Bọ ngựa
Lm Vũđình Tường
07:34 26/03/2008
Hồ cá có khoảng hơn hai chục con lớn nhỏ. Trong đám cá có ba thế hệ do một cặp cá cha mẹ sinh ra. Đám nhỏ nhất bằng hạt gạo. Anh chị tụi nó lớn, đông hơn và lớn nhất là lứa cá đầu tiên, lớn ngang với cha mẹ chúng, to bằng lá húng quế, bụng thon, mình dẹp, màu vàng có pha lẫn vằn đen phía đầu, coi rất ngộ nghĩnh.
Con bọ ngựa ham của lạ hướng theo phía ánh đèn lập loè nơi cửa sổ, nó khựng lại rớt xuống bể đầu vì đụng kiếng cửa. Chủ nhà lượm nó bỏ hồ cá. Được mồi cả bầy cá lớn nhỏ đều bu lại. Chúng vây quanh con bọ ngựa, cá này nhìn cá kia rình rập con mồi. Thỉnh thoảng có con đánh bạo nhào vào cắn mồi lôi đi, cá khác nhào tới đánh đuổi. Đám cá tranh nhau con mồi bằng cách đánh đuổi bất cứ cá nào lôi con mồi đi. Để con mồi nổi trên mặt nước chúng bơi chung quanh chầu chực, con cá nào lôi con mồi đi thế nào cũng bị cá khác tấn công.
Con bọ ngựa nhỏ, thon dài trông tựa cái lá tre nổi phật phờ trên mặt nước. nếu chia đều có lẽ mỗi con cá được một bữa no. Người chủ không làm thế, thảy nguyên con bọ ngựa vào hồ ngồi nhìn bày cá tranh nhau.
Rõ ràng bầy cá hành xử theo ngư tính
‘tao không ăn được thì mày cũng không được ăn’.
Điều này rất rõ nơi những con cá. Chúng rình rập cắn nhau nếu con cá nào tranh miếng mồi bọ ngựa. Mấy con cá bé bén bảng đến gặm con bọ ngựa lôi đi, chỉ đủ mạnh làm con mồi hơi sóng nước thế mà cá đàn anh, đàn chị cũng ùa vào đuổi, không cho.
Con nào cũng trong thế thủ, thế công. Chúng bơi ra một chút rồi bơi vào một chút rồi lại bơi ra, rồi lại bơi vào. Mỗi lần như thế chúng tiến gần con mồi hơn. Đến quá gần, cá khác ngứa mắt chịu không nổi, tranh ăn, từ hông phóng mạnh, xé nước tiến sang, biết gặp nguy con cá kia liền lảng ra xa bơi một vài vòng luẩn quẩn rồi lại khởi sự từ đầu. Vẫn cách trên, mỗi lần lùi ra một bước lại bơi vào bước rưỡi gần con mồi hơn một chút.
Tài tình ở chỗ mặc dù cả bày cá canh gác kĩ thế mà vẫn có con dám xông vào cắn nghiến con bọ ngựa lôi đi. Trong trường hợp đó dăm bảy con cá lớn phóng đuổi theo, con cá tha mồi bao giờ cũng thua, bỏ của chạy thoát thân. Nó thua vì đám đông, vì phải kéo mồi nặng bơi chậm lại. Tuy thế nó vẫn thưởng thức trò chơi đó vì răng cá dính vào thịt lôi đi, ít nhiều cũng hưởng cái hương vị thịt tươi của bọ ngựa.
Rình rập, chầu chực, cắn vào nhả ra, lôi đi rồi bị kéo lại thế mà chỉ nửa giờ sau con bọ ngựa cũng bị đám cá xơi sạch. Khi con cá lớn cắn con mồi bơi đi cả bày cá rượt theo như một đám rước, đầu tiên là con cá tha mồi, rượt đuổi theo là đám cá lớn, kế đến là đám nhỏ hơn và kéo dài sau là mấy con cá to bằng hạt gạo cũng kéo đàn. Đám cá nhỏ lợi hơn cả, anh chị tranh nhau miếng mồi, cắn cấu, giành giật con mồi nát thịt nó chơi vơi trong nước từ từ chìm xuống, cá nhỏ bỏ đàn giành nhau miếng mồi. Đám rước chia làm hai, môt lớn một nhỏ.
Dại và thiệt thân nhất là con cá quá khích, nó rượt con cá tha mồi. Sợ chết con kia nhả mồi thoát thân, bảo toàn tính mạng; con cố chấp tiếp tục rượt theo, bơi thục mạng làm con bị rượt cũng bơi thục mạng. Cả hai cố sống chết với nhau. Con bị rượt lẩn trốn sau mấy cục đá an toàn; con ham rượt, hiếu chiến quay đầu trở lại thì miếng mồi đã nằm gọn trong bao tử của đàn cá từ lúc nào. Bẽ bàng.
DUYÊN CỚ
Miếng mồi là duyên cớ cho mọi tranh chấp. Tranh giành nhau miếng ăn, cắn cấu nhau miếng ăn, rượt đuổi nhau cũng vì miếng ăn. Cuộc tranh chấp chấm dứt khi con mồi hết. Cá lại vui đùa, đua thi, phóng nhanh, lượn đảo trong hồ, chơi giỡn như không hề có tranh chấp, không hề có đuổi bắt. Hết mồi, hết tranh chấp. Thật đơn giản. Trái với con người, con người thù hằn nhau lâu lắm. Nếu có lần vì lí do nào đó tranh chấp nhau, kẻ thắng thành công cũng lo có ngày kẻ thua trả thù; kẻ thua bực dọc chưa trả đũa, ngủ chưa ngon. Cuối cùng cả hai cùng khổ, thắng cũng lo và thua thì bực. Đời sống con người đôi khi không thảnh thơi bằng đời con cá trong hồ. Sống trong hồ đám cá bị mất tự do, chúng chỉ tranh giành khi có mồi ăn, ngoài ra chúng sống chung hoà bình. Con người tự nhận có kiến thức, có tài hơn hẳn loài vật nhưng nghệ thuật sống chung hoà bình con người còn thua loài cá rất nhiều.
Đồng ý trong hồ đôi khi cũng có một vài con cá cô đơn lẻ loi vì bản tính hiếu chiến của nó. Đàn cá không kể đến công lao vất vả rượt đuổi của con cá quá khích. Trái lại cá khác bơi xa tránh nó. Trong cách bơi nó để lộ cá tính nóng nảy, hiếu chiến, bạo động, quá khích. Nó húc con này, xô con nọ, phóng rượt đuổi con kia, chơi trò phá đám. Nó bơi đến đâu cá kia lảng ra đến đó. Nó nhập bày, bày tan lảng xa. Nó bơi đuổi theo, cá khác ngưng bơi, lẩn trốn, tránh nó. Nguyên do của cô đơn nằm trong bản tính hiếu chiến.
BẨM SINH
Ngày thường đàn cá vẫn thỉnh thoảng con này đánh con kia, cá lớn vờn cá nhỏ. Cá nhỏ rượt nhau xé nước, lắm khi thoát thân, nhiều lần bơi thục mạng, có khi bơi thảnh thơi, bơi tới, bơi lui, rượt bắt cắn xé nhau. Cách sống của loài cá, súc vật chỉ biết cắn xé. Tôi thức tỉnh khi nhìn đám cá vây quanh con bọ ngựa. Tôi đã có một nhận xét rất sai lầm về đàn cá. Chứng kiến đám cá tranh chấp nhau tôi không hiểu, cứ cho là loài vật tranh nhau miếng ăn và khi cần thì sẵn sàng sống chết với nhau. Nhìn đám cá tranh mồi giúp tôi thay đổi hẳn lối suy nghĩ và cách đối xử với mấy cháu trong nhà. Tôi đã sai lầm. Lầm lớn.
Mọi cử điệu, rình mồi, cắn giựt mồi lôi đi hay ngay cả cách bơi ra, bơi vào, đảo lộn trong nước đều là những động tác đám cá thực tập hàng ngày. Nhìn chúng tranh nhau con mồi tôi mới phát giác ra sự thật. Một chân lí trước mắt mà nhìn không thấy. Ngày thường đám cá có vẻ hung hăng, đánh nhau, tranh giành nhau, cấu xé nhau, tưởng chừng ăn tươi nuốt sống nhau. Thực ra đó là lúc cá lớn tập dợt, dậy cá bé biết cách hành xử khi gặp con mồi.
Bản năng sinh tồn bắt mồi của cá cần phải được luyện tập. Hình ản hai con vờn nhau như thể tranh mồi. Hai con thủ thế để tấn công, luyện cách giết con mồi.
Tôi đã sai lầm. Lầm lớn. Tập dợt để khi có con mồi chúng không bị địch tấn công nhưng vừa công vừa thủ để sống còn. Nhận định này giúp tôi nhận ra đôi khi mấy anh chị em trong nhà tranh luận, cãi lí, phùng mang trợn má, dậm chân, khóc cãi lấy cho được là một phần trong tiến trình trưởng thành. Không phải tôi khuyến khích chúng cãi lộn hay hỗ trợ việc anh em bất bình. Nếu điều này xảy ra liên tục vấn đề cần xét lại. Trường hợp thỉnh thoảng có xích mích, kiện cáo thì đó hẳn là bản năng sinh tồn, tiến trình trưởng thành. Hình như con vật nào cũng dậy cho con chúng bản năng tự vệ và sinh tồn. Con người có lí trí thì việc lí luận, cãi lí với nhau hẳn là một phần của việc phát triển khả năng. Có lẽ môn triết học phát sinh từ đây vì môn này dùng lí luận để nhìn sự việc. Chương trình giáo dục học đường dường như ít chú trọng đến việc giáo dục các em trong việc hội thảo và biện luận. Ngày nay có công việc nào mà không đòi hỏi họp hành. Việc càng quan trọng càng cần bàn thảo kĩ nên việc các em tranh biện có lẽ là điều cần. Phụ huynh hướng dẫn giúp các em biết lí luận khúc chiết mạch lạc khi tranh biện có lẽ có ích nhiều hơn là răn đe, ngăn cấm.
MIẾNG ĂN
Cẩn trọng trong việc săn mồi cũng là một bài học khôn ngoan nơi loài vật. Con cá thấy mồi thì ham, chúng rình rập tìm cách bắt con mồi. Mặt khác chúng rất cẩn trọng không chút sơ hở vì đây là vấn đề sống còn. Không bắt được mồi sẽ bị con mồi giết sống. Về điểm này chúng cẩn trọng hơn con người. Con người đôi lập luận ‘Đi chuyến này may mà thành công thì ăn to. Đám cá không đặt vấn đề ‘may ra’. Chúng rất cẩn trọng khi đến gần con mồi, chúng bơi quanh, vờn đảo, vòng bơi lên rồi đảo nhanh xuống, tiến từng bước chậm chạp, luôn cảnh tỉnh phòng hờ con mồi bất thần tấn công. Loài người không cẩn trọng như thế, nhiều khi còn tin vào vận may. Khi vận may không đến sẽ có hối tiếc, nước mắt vắn dài than phiền số phận hẩm hui, vận xui chưa hết.
Con người khôn ngoan, thông minh và thành công trong nhiều lãnh vực. Một lãnh vực kiếm miếng ăn, thức uống dường như đi thụt lùi. Bao thứ bệnh tật, trăm ngàn phiền toái trong đời hầu như ít nhiều đều gây nên bởi ăn uống. Miếng ăn biến bạn ra thù khi ăn không đồng, chia không đồng đều. Mầm mống của bất công.
Miếng ăn dẫn đến tan cửa nát nhà khi lợi dụng quyền thế, chức nghiệp chèn ép kẻ thế cô. Bụng đói miệng kêu gào; các cửa quan đều đóng kín.
Miếng ăn dẫn kiện tụng, tranh biện nơi toà án.
Miếng ăn dẫn người ta vào tù khi ăn hối lộ, ăn vụng, ăn trộm, ăn gian.
Miếng ăn dẫn đến người tù rình rập người tù.
Miếng ăn được dùng để sai bảo, hứa hẹn, làm mất phẩm giá con người.
Miếng ăn cắt đứt tình gia đình vì tài sản, của hồi môn.
Miếng ăn dẫn vào bệnh viện cấp cứu khi ham của lạ, chất kích thích quá độ đến nỗi nằm đơ.
Loài cá cẩn thận hơn trong việc săn mồi. Săn được mồi, miếng ăn trước mắt, cá còn cẩn trọng không để miếng ăn gây bệnh, không để miếng ăn làm mờ mắt, bị chết vì miếng ăn. Người đi câu không đồng ý vì cá cắn câu là chuyện xảy ra ngàn năm mà chúng có học được gì đâu. Một là con người quá khôn ngoan trong việc dấu lưỡi câu trong con mồi. Hai thử hỏi có bao nhiêu con cá sống sót sau khi cắn câu vì thế con người vẫn tiếp tục câu và cá vẫn tiếp tục chết. Ba có mấy ai đi câu mà thiếu kinh nghiệm cá rỉa mất mồi vẫn không biết đến khi kéo giây lên mới phát giác ra con mồi biến vào bao tử cá lúc nào.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Con bọ ngựa ham của lạ hướng theo phía ánh đèn lập loè nơi cửa sổ, nó khựng lại rớt xuống bể đầu vì đụng kiếng cửa. Chủ nhà lượm nó bỏ hồ cá. Được mồi cả bầy cá lớn nhỏ đều bu lại. Chúng vây quanh con bọ ngựa, cá này nhìn cá kia rình rập con mồi. Thỉnh thoảng có con đánh bạo nhào vào cắn mồi lôi đi, cá khác nhào tới đánh đuổi. Đám cá tranh nhau con mồi bằng cách đánh đuổi bất cứ cá nào lôi con mồi đi. Để con mồi nổi trên mặt nước chúng bơi chung quanh chầu chực, con cá nào lôi con mồi đi thế nào cũng bị cá khác tấn công.
Con bọ ngựa nhỏ, thon dài trông tựa cái lá tre nổi phật phờ trên mặt nước. nếu chia đều có lẽ mỗi con cá được một bữa no. Người chủ không làm thế, thảy nguyên con bọ ngựa vào hồ ngồi nhìn bày cá tranh nhau.
Rõ ràng bầy cá hành xử theo ngư tính
‘tao không ăn được thì mày cũng không được ăn’.
Điều này rất rõ nơi những con cá. Chúng rình rập cắn nhau nếu con cá nào tranh miếng mồi bọ ngựa. Mấy con cá bé bén bảng đến gặm con bọ ngựa lôi đi, chỉ đủ mạnh làm con mồi hơi sóng nước thế mà cá đàn anh, đàn chị cũng ùa vào đuổi, không cho.
Con nào cũng trong thế thủ, thế công. Chúng bơi ra một chút rồi bơi vào một chút rồi lại bơi ra, rồi lại bơi vào. Mỗi lần như thế chúng tiến gần con mồi hơn. Đến quá gần, cá khác ngứa mắt chịu không nổi, tranh ăn, từ hông phóng mạnh, xé nước tiến sang, biết gặp nguy con cá kia liền lảng ra xa bơi một vài vòng luẩn quẩn rồi lại khởi sự từ đầu. Vẫn cách trên, mỗi lần lùi ra một bước lại bơi vào bước rưỡi gần con mồi hơn một chút.
Tài tình ở chỗ mặc dù cả bày cá canh gác kĩ thế mà vẫn có con dám xông vào cắn nghiến con bọ ngựa lôi đi. Trong trường hợp đó dăm bảy con cá lớn phóng đuổi theo, con cá tha mồi bao giờ cũng thua, bỏ của chạy thoát thân. Nó thua vì đám đông, vì phải kéo mồi nặng bơi chậm lại. Tuy thế nó vẫn thưởng thức trò chơi đó vì răng cá dính vào thịt lôi đi, ít nhiều cũng hưởng cái hương vị thịt tươi của bọ ngựa.
Rình rập, chầu chực, cắn vào nhả ra, lôi đi rồi bị kéo lại thế mà chỉ nửa giờ sau con bọ ngựa cũng bị đám cá xơi sạch. Khi con cá lớn cắn con mồi bơi đi cả bày cá rượt theo như một đám rước, đầu tiên là con cá tha mồi, rượt đuổi theo là đám cá lớn, kế đến là đám nhỏ hơn và kéo dài sau là mấy con cá to bằng hạt gạo cũng kéo đàn. Đám cá nhỏ lợi hơn cả, anh chị tranh nhau miếng mồi, cắn cấu, giành giật con mồi nát thịt nó chơi vơi trong nước từ từ chìm xuống, cá nhỏ bỏ đàn giành nhau miếng mồi. Đám rước chia làm hai, môt lớn một nhỏ.
Dại và thiệt thân nhất là con cá quá khích, nó rượt con cá tha mồi. Sợ chết con kia nhả mồi thoát thân, bảo toàn tính mạng; con cố chấp tiếp tục rượt theo, bơi thục mạng làm con bị rượt cũng bơi thục mạng. Cả hai cố sống chết với nhau. Con bị rượt lẩn trốn sau mấy cục đá an toàn; con ham rượt, hiếu chiến quay đầu trở lại thì miếng mồi đã nằm gọn trong bao tử của đàn cá từ lúc nào. Bẽ bàng.
DUYÊN CỚ
Miếng mồi là duyên cớ cho mọi tranh chấp. Tranh giành nhau miếng ăn, cắn cấu nhau miếng ăn, rượt đuổi nhau cũng vì miếng ăn. Cuộc tranh chấp chấm dứt khi con mồi hết. Cá lại vui đùa, đua thi, phóng nhanh, lượn đảo trong hồ, chơi giỡn như không hề có tranh chấp, không hề có đuổi bắt. Hết mồi, hết tranh chấp. Thật đơn giản. Trái với con người, con người thù hằn nhau lâu lắm. Nếu có lần vì lí do nào đó tranh chấp nhau, kẻ thắng thành công cũng lo có ngày kẻ thua trả thù; kẻ thua bực dọc chưa trả đũa, ngủ chưa ngon. Cuối cùng cả hai cùng khổ, thắng cũng lo và thua thì bực. Đời sống con người đôi khi không thảnh thơi bằng đời con cá trong hồ. Sống trong hồ đám cá bị mất tự do, chúng chỉ tranh giành khi có mồi ăn, ngoài ra chúng sống chung hoà bình. Con người tự nhận có kiến thức, có tài hơn hẳn loài vật nhưng nghệ thuật sống chung hoà bình con người còn thua loài cá rất nhiều.
Đồng ý trong hồ đôi khi cũng có một vài con cá cô đơn lẻ loi vì bản tính hiếu chiến của nó. Đàn cá không kể đến công lao vất vả rượt đuổi của con cá quá khích. Trái lại cá khác bơi xa tránh nó. Trong cách bơi nó để lộ cá tính nóng nảy, hiếu chiến, bạo động, quá khích. Nó húc con này, xô con nọ, phóng rượt đuổi con kia, chơi trò phá đám. Nó bơi đến đâu cá kia lảng ra đến đó. Nó nhập bày, bày tan lảng xa. Nó bơi đuổi theo, cá khác ngưng bơi, lẩn trốn, tránh nó. Nguyên do của cô đơn nằm trong bản tính hiếu chiến.
BẨM SINH
Ngày thường đàn cá vẫn thỉnh thoảng con này đánh con kia, cá lớn vờn cá nhỏ. Cá nhỏ rượt nhau xé nước, lắm khi thoát thân, nhiều lần bơi thục mạng, có khi bơi thảnh thơi, bơi tới, bơi lui, rượt bắt cắn xé nhau. Cách sống của loài cá, súc vật chỉ biết cắn xé. Tôi thức tỉnh khi nhìn đám cá vây quanh con bọ ngựa. Tôi đã có một nhận xét rất sai lầm về đàn cá. Chứng kiến đám cá tranh chấp nhau tôi không hiểu, cứ cho là loài vật tranh nhau miếng ăn và khi cần thì sẵn sàng sống chết với nhau. Nhìn đám cá tranh mồi giúp tôi thay đổi hẳn lối suy nghĩ và cách đối xử với mấy cháu trong nhà. Tôi đã sai lầm. Lầm lớn.
Mọi cử điệu, rình mồi, cắn giựt mồi lôi đi hay ngay cả cách bơi ra, bơi vào, đảo lộn trong nước đều là những động tác đám cá thực tập hàng ngày. Nhìn chúng tranh nhau con mồi tôi mới phát giác ra sự thật. Một chân lí trước mắt mà nhìn không thấy. Ngày thường đám cá có vẻ hung hăng, đánh nhau, tranh giành nhau, cấu xé nhau, tưởng chừng ăn tươi nuốt sống nhau. Thực ra đó là lúc cá lớn tập dợt, dậy cá bé biết cách hành xử khi gặp con mồi.
Bản năng sinh tồn bắt mồi của cá cần phải được luyện tập. Hình ản hai con vờn nhau như thể tranh mồi. Hai con thủ thế để tấn công, luyện cách giết con mồi.
Tôi đã sai lầm. Lầm lớn. Tập dợt để khi có con mồi chúng không bị địch tấn công nhưng vừa công vừa thủ để sống còn. Nhận định này giúp tôi nhận ra đôi khi mấy anh chị em trong nhà tranh luận, cãi lí, phùng mang trợn má, dậm chân, khóc cãi lấy cho được là một phần trong tiến trình trưởng thành. Không phải tôi khuyến khích chúng cãi lộn hay hỗ trợ việc anh em bất bình. Nếu điều này xảy ra liên tục vấn đề cần xét lại. Trường hợp thỉnh thoảng có xích mích, kiện cáo thì đó hẳn là bản năng sinh tồn, tiến trình trưởng thành. Hình như con vật nào cũng dậy cho con chúng bản năng tự vệ và sinh tồn. Con người có lí trí thì việc lí luận, cãi lí với nhau hẳn là một phần của việc phát triển khả năng. Có lẽ môn triết học phát sinh từ đây vì môn này dùng lí luận để nhìn sự việc. Chương trình giáo dục học đường dường như ít chú trọng đến việc giáo dục các em trong việc hội thảo và biện luận. Ngày nay có công việc nào mà không đòi hỏi họp hành. Việc càng quan trọng càng cần bàn thảo kĩ nên việc các em tranh biện có lẽ là điều cần. Phụ huynh hướng dẫn giúp các em biết lí luận khúc chiết mạch lạc khi tranh biện có lẽ có ích nhiều hơn là răn đe, ngăn cấm.
MIẾNG ĂN
Cẩn trọng trong việc săn mồi cũng là một bài học khôn ngoan nơi loài vật. Con cá thấy mồi thì ham, chúng rình rập tìm cách bắt con mồi. Mặt khác chúng rất cẩn trọng không chút sơ hở vì đây là vấn đề sống còn. Không bắt được mồi sẽ bị con mồi giết sống. Về điểm này chúng cẩn trọng hơn con người. Con người đôi lập luận ‘Đi chuyến này may mà thành công thì ăn to. Đám cá không đặt vấn đề ‘may ra’. Chúng rất cẩn trọng khi đến gần con mồi, chúng bơi quanh, vờn đảo, vòng bơi lên rồi đảo nhanh xuống, tiến từng bước chậm chạp, luôn cảnh tỉnh phòng hờ con mồi bất thần tấn công. Loài người không cẩn trọng như thế, nhiều khi còn tin vào vận may. Khi vận may không đến sẽ có hối tiếc, nước mắt vắn dài than phiền số phận hẩm hui, vận xui chưa hết.
Con người khôn ngoan, thông minh và thành công trong nhiều lãnh vực. Một lãnh vực kiếm miếng ăn, thức uống dường như đi thụt lùi. Bao thứ bệnh tật, trăm ngàn phiền toái trong đời hầu như ít nhiều đều gây nên bởi ăn uống. Miếng ăn biến bạn ra thù khi ăn không đồng, chia không đồng đều. Mầm mống của bất công.
Miếng ăn dẫn đến tan cửa nát nhà khi lợi dụng quyền thế, chức nghiệp chèn ép kẻ thế cô. Bụng đói miệng kêu gào; các cửa quan đều đóng kín.
Miếng ăn dẫn kiện tụng, tranh biện nơi toà án.
Miếng ăn dẫn người ta vào tù khi ăn hối lộ, ăn vụng, ăn trộm, ăn gian.
Miếng ăn dẫn đến người tù rình rập người tù.
Miếng ăn được dùng để sai bảo, hứa hẹn, làm mất phẩm giá con người.
Miếng ăn cắt đứt tình gia đình vì tài sản, của hồi môn.
Miếng ăn dẫn vào bệnh viện cấp cứu khi ham của lạ, chất kích thích quá độ đến nỗi nằm đơ.
Loài cá cẩn thận hơn trong việc săn mồi. Săn được mồi, miếng ăn trước mắt, cá còn cẩn trọng không để miếng ăn gây bệnh, không để miếng ăn làm mờ mắt, bị chết vì miếng ăn. Người đi câu không đồng ý vì cá cắn câu là chuyện xảy ra ngàn năm mà chúng có học được gì đâu. Một là con người quá khôn ngoan trong việc dấu lưỡi câu trong con mồi. Hai thử hỏi có bao nhiêu con cá sống sót sau khi cắn câu vì thế con người vẫn tiếp tục câu và cá vẫn tiếp tục chết. Ba có mấy ai đi câu mà thiếu kinh nghiệm cá rỉa mất mồi vẫn không biết đến khi kéo giây lên mới phát giác ra con mồi biến vào bao tử cá lúc nào.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chung Lối
Diệp Hải Dung
01:09 26/03/2008
CHUNG LỐI
Ảnh của Diệp Hải Dung – Australia, hình chụp tại Port Macquarie, NSW
Dù mưa hay nắng mặn mà bên nhau
Bình minh yêu thuở ban đầu
Hoàng hôn tình cuối trọn đời có đôi.
(Diệp Hải Dung)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền