Phụng Vụ - Mục Vụ
''Lòng Thương Xót Chúa'' hoán cải tâm hồn tội lỗi
Tuyết Mai
11:04 27/03/2008
"Lòng Thương Xót Chúa" hoán cải tâm hồn tội lỗi
Chúa phán: "Cha khao khát lòng TÍN THÁC từ các thụ - tạo của Cha. Con hãy khuyên các linh hồn hết lòng Tín -Thác nơi LÒNG THƯƠNG XÓT vô - biên của Cha … Chớ chi các linh hồn tội lỗi và yếu đuối đừng bao giờ sợ đến với Cha - dù tội của họ có hằng hà sa số như cát đại dương đi nữa, thì tất cả những tội lỗi ấy cũng chìm hết trong Vực Thẳm Tình Yêu Thương Xót của Cha"(NK. 1059).
Lậy Chúa Giêsu Dấu Ái và Lòng Lành Vô Cùng!
Đọc những lời trên đây của Chúa, con thiết nghĩ không ai trong chúng con mà không cảm động và ngăn được dòng nước mắt ăn năn thống hối của tội lỗi chúng con. Sao Chúa lại thương yêu nhân loại tội lỗi đáng ghét của chúng con đến thế hở Chúa? Chúa là Đấng Quyền Uy thống trị Vũ Hoàn cả trên trời và dưới đất. Chúa là Đấng Tự Hữu Toàn Năng Từ thuở đời đời. Còn chúng con chỉ là một loài thụ tạo nhỏ bé trong vô số những loài thụ tạo do Chúa tạo thành. Chúng con có khác chi với hoa cỏ đồng nội mà được Chúa đặc biệt luôn yêu thương, trợ giúp, và bảo toàn? Chẳng những ở đời này mà Chúa lại hứa cho sống lại ở cả đời sau.
Lậy Chúa là Đấng Đầy Lòng Thương Xót! Hằng ngày xin cho đôi mắt của chúng con được nhận ra Chúa trong tất cả anh chị em sống chung quanh chúng con. Đôi khi vì chúng con quá vô tình hay cố ý nên đã không nhìn thấy Chúa trong anh chị em mà hằng ngày chúng con gặp gỡ. Họ là những ai thưa Chúa? Có phải họ là những con người đói khát, tù đầy, rách rưới, bệnh tật, cô đơn, tội lỗi, nghiện ngập, cờ bạc, sa cơ, mà con gặp ở khắp mọi nơi?
Nguyện xin Chúa đổ tràn ngập Dòng Nước Của Lòng Thương Xót Chúa xuống trên chúng con để chúng con cũng thấm nhuần Tấm Lòng Độ Lượng của Chúa mà đem đến cho anh chị em của chúng con đang chờ sự giúp đỡ.
Lòng Thương Xót của Chúa đổ trên chúng con sẽ giúp chế ngự những tánh xấu xa của chúng con như luôn: ích kỷ, tranh dành, bon chen, dối gian, ghen ghét, thù hận, ươn lười, vô trách nhiệm, thiếu lương tâm, lươn lẹo, nói hành nói xấu nhau, có nói không. .. không nói có, làm hại nhau, nhỏ mọn, tham lam, và không biết bao nhiêu những tánh xấu không thể nào có thể kể cho hết được thưa Chúa!.
Lòng Thương Xót của Chúa đổ trên chúng con sẽ chuyền cho chúng con Tình Thương Yêu vô bờ bến của Chúa. Sẽ hoán cải và thay đổi toàn diện con người Cũ tồi bại và xấu xa của chúng con. Nhất là nhờ vào Lòng Thương Xót Của Chúa, mà Tội Lỗi của chúng con được Chúa Tha mà trở nên một con người mới có một lối sống mới.
Nhờ vào Dòng Nước của Lòng Thương Xót Chúa mà chúng con có được Một Bộ Óc mới, Cặp Mắt Mới, Đôi Tai Mới, Đôi Môi Mới, Bàn Tay Mới, Trái Tim Mới, Tâm Hồn Mới, Đôi Chân Mới, và tất cả những sự đổi mới giúp chúng con nhìn Thấy Quê Trời ngay trên trần gian này!
Còn những con người mà dữ dằn, lợi dụng, điêu ngoa xảo quyệt, luôn chà đạp trên chúng con thì sao hở Chúa? Làm sao chúng con có thể yêu thương nổi được những con người này? Tránh họ thì khỏi cần cố gắng chúng con đương nhiên làm được nhưng để gần họ, trò chuyện với họ và kết thân con nghĩ không phải là chuyện ai cũng muốn làm đối với những con người này. Thế thì họ có phải là anh chị em của chúng con không? Họ có phải là hình ảnh của Chúa không? Chúng con có phải bắt buộc làm thân, chịu đựng, nhịn nhục, yêu thương, và tha thứ cho họ để được Chúa thương và tha thứ tội cho chúng con hay không?
Lậy xin Lòng Thương Xót Chúa ban cho chúng con sức mạnh để vượt trên mọi khác biệt và chấp nhận anh chị em chúng con dù khó khăn đến đâu để cùng đích là được trở về Quê Trời và sống với nhau trong một Thế Giới Mới tràn đầy Tình Yêu của một Vương Quốc có Chúa và Mẹ luôn Yêu Thương và Tràn Đầy Hạnh Phúc Vĩnh Viễn Thiên Thu. ...
Lậy Chúa,
Ngày ngày trên bước đường con đi,
Sao con chẳng bao giờ gặp được Chúa?
Chúa là ai? Con chẳng thấy trông quen?
Toàn những con người con không thể làm quen hay thân được.
Bà Chu bên cạnh nhà, rộng mồm rộng miệng ồn ào, từ sáng sớm.
Ông Xã Xệ sát bên, lời qua tiếng lại, chẳng kém gì bà Chu.
Mấy đứa con trai bà Chu, thẹo đầy mặt, trông phát ghê sợ.
Mấy đứa con gái ông Xã Xệ, xem cách ăn mặc,
Cũng biết thuộc gái ăn chơi của thời đại,
Luôn có mặt trong những quán bia ôm.
Bà Gô bán bánh mì đầu ngõ,
Đố ai ăn quịt, mà ra về được toàn tánh mạng.
Còn những đứa bạn gọi là thân nhất,
Cũng tốt với con tùy bữa tuỳ ngày.
Đại khái chẳng ai trong xóm con thấy gọi là chơi được,
Hà huống chi con lại muốn kết thân.
Còn ông Sò mang tiếng giầu nhất phố,
Cũng nổi tiếng là keo kiệt lại rất dại gái.
Bà vợ thì nổi tiếng là ngồi lê đôi mách chẳng ai sánh bằng.
Ăn hàng ghi sổ, từ quán ngoài cửa chợ, cho đến vào chợ trong.
Từ sáng sớm đến hoàng hôn, không cần ăn cơm nhà.
Không chuyện của ai mà bà ta không được biết.
Lậy Chúa,
Thế Chúa là ai con không được rõ?
Có phải anh mù, chị điếc, thằng câm, con thường gặp ở chợ?
Xin ăn từng bữa, kiếm miếng cơm thừa, cũng chẳng có ai cho?
Có phải những con người tanh hôi ghẻ lở?
Ở góc chợ đời, bị bao kẻ khinh ghét đuổi xua?
Có phải những con người lang thang trên hè phố?
Điên điên khùng khùng, vì cuộc đời cay nghiệt,
Chẳng biết đi về đâu?
Có phải những tiếng khóc của trẻ thơ,
Văng vẳng khắp nơi trên đường phố,
Tìm bú mớm từ giòng sữa ấm của mẹ,
Nhưng nó sẽ chẳng bao giờ được cho?
Cùng với tất cả những ai không nhà cửa,
Người thân, bất hạnh, khuyết tật,
Bệnh hoạn, điên loạn, nghèo đói,
Bị mọi người và xã hội ruồng bỏ,
Khinh chê, và bị bỏ quên trên khắp mọi nẻo đường,
Khắp mọi nơi trên tòan thế giới?
Lậy Chúa,
Có phải tất cả, họ là anh chị em của chúng con,
Là hình ảnh của Chúa đó không?
Nếu phải, thì lậy Chúa, con sẽ phải làm sao?
Vâng, thưa lậy Chúa!
Con sẽ cố gắng tìm đến và giúp từng người một con gặp được,
Trên mỗi bước đường của con, bây giờ,
Cho đến hết cuộc đời ngắn ngủi và giới hạn của con. Amen.
Chúa phán: "Cha khao khát lòng TÍN THÁC từ các thụ - tạo của Cha. Con hãy khuyên các linh hồn hết lòng Tín -Thác nơi LÒNG THƯƠNG XÓT vô - biên của Cha … Chớ chi các linh hồn tội lỗi và yếu đuối đừng bao giờ sợ đến với Cha - dù tội của họ có hằng hà sa số như cát đại dương đi nữa, thì tất cả những tội lỗi ấy cũng chìm hết trong Vực Thẳm Tình Yêu Thương Xót của Cha"(NK. 1059).
Lậy Chúa Giêsu Dấu Ái và Lòng Lành Vô Cùng!
Đọc những lời trên đây của Chúa, con thiết nghĩ không ai trong chúng con mà không cảm động và ngăn được dòng nước mắt ăn năn thống hối của tội lỗi chúng con. Sao Chúa lại thương yêu nhân loại tội lỗi đáng ghét của chúng con đến thế hở Chúa? Chúa là Đấng Quyền Uy thống trị Vũ Hoàn cả trên trời và dưới đất. Chúa là Đấng Tự Hữu Toàn Năng Từ thuở đời đời. Còn chúng con chỉ là một loài thụ tạo nhỏ bé trong vô số những loài thụ tạo do Chúa tạo thành. Chúng con có khác chi với hoa cỏ đồng nội mà được Chúa đặc biệt luôn yêu thương, trợ giúp, và bảo toàn? Chẳng những ở đời này mà Chúa lại hứa cho sống lại ở cả đời sau.
Lậy Chúa là Đấng Đầy Lòng Thương Xót! Hằng ngày xin cho đôi mắt của chúng con được nhận ra Chúa trong tất cả anh chị em sống chung quanh chúng con. Đôi khi vì chúng con quá vô tình hay cố ý nên đã không nhìn thấy Chúa trong anh chị em mà hằng ngày chúng con gặp gỡ. Họ là những ai thưa Chúa? Có phải họ là những con người đói khát, tù đầy, rách rưới, bệnh tật, cô đơn, tội lỗi, nghiện ngập, cờ bạc, sa cơ, mà con gặp ở khắp mọi nơi?
Nguyện xin Chúa đổ tràn ngập Dòng Nước Của Lòng Thương Xót Chúa xuống trên chúng con để chúng con cũng thấm nhuần Tấm Lòng Độ Lượng của Chúa mà đem đến cho anh chị em của chúng con đang chờ sự giúp đỡ.
Lòng Thương Xót của Chúa đổ trên chúng con sẽ giúp chế ngự những tánh xấu xa của chúng con như luôn: ích kỷ, tranh dành, bon chen, dối gian, ghen ghét, thù hận, ươn lười, vô trách nhiệm, thiếu lương tâm, lươn lẹo, nói hành nói xấu nhau, có nói không. .. không nói có, làm hại nhau, nhỏ mọn, tham lam, và không biết bao nhiêu những tánh xấu không thể nào có thể kể cho hết được thưa Chúa!.
Lòng Thương Xót của Chúa đổ trên chúng con sẽ chuyền cho chúng con Tình Thương Yêu vô bờ bến của Chúa. Sẽ hoán cải và thay đổi toàn diện con người Cũ tồi bại và xấu xa của chúng con. Nhất là nhờ vào Lòng Thương Xót Của Chúa, mà Tội Lỗi của chúng con được Chúa Tha mà trở nên một con người mới có một lối sống mới.
Nhờ vào Dòng Nước của Lòng Thương Xót Chúa mà chúng con có được Một Bộ Óc mới, Cặp Mắt Mới, Đôi Tai Mới, Đôi Môi Mới, Bàn Tay Mới, Trái Tim Mới, Tâm Hồn Mới, Đôi Chân Mới, và tất cả những sự đổi mới giúp chúng con nhìn Thấy Quê Trời ngay trên trần gian này!
Còn những con người mà dữ dằn, lợi dụng, điêu ngoa xảo quyệt, luôn chà đạp trên chúng con thì sao hở Chúa? Làm sao chúng con có thể yêu thương nổi được những con người này? Tránh họ thì khỏi cần cố gắng chúng con đương nhiên làm được nhưng để gần họ, trò chuyện với họ và kết thân con nghĩ không phải là chuyện ai cũng muốn làm đối với những con người này. Thế thì họ có phải là anh chị em của chúng con không? Họ có phải là hình ảnh của Chúa không? Chúng con có phải bắt buộc làm thân, chịu đựng, nhịn nhục, yêu thương, và tha thứ cho họ để được Chúa thương và tha thứ tội cho chúng con hay không?
Lậy xin Lòng Thương Xót Chúa ban cho chúng con sức mạnh để vượt trên mọi khác biệt và chấp nhận anh chị em chúng con dù khó khăn đến đâu để cùng đích là được trở về Quê Trời và sống với nhau trong một Thế Giới Mới tràn đầy Tình Yêu của một Vương Quốc có Chúa và Mẹ luôn Yêu Thương và Tràn Đầy Hạnh Phúc Vĩnh Viễn Thiên Thu. ...
Lậy Chúa,
Ngày ngày trên bước đường con đi,
Sao con chẳng bao giờ gặp được Chúa?
Chúa là ai? Con chẳng thấy trông quen?
Toàn những con người con không thể làm quen hay thân được.
Bà Chu bên cạnh nhà, rộng mồm rộng miệng ồn ào, từ sáng sớm.
Ông Xã Xệ sát bên, lời qua tiếng lại, chẳng kém gì bà Chu.
Mấy đứa con trai bà Chu, thẹo đầy mặt, trông phát ghê sợ.
Mấy đứa con gái ông Xã Xệ, xem cách ăn mặc,
Cũng biết thuộc gái ăn chơi của thời đại,
Luôn có mặt trong những quán bia ôm.
Bà Gô bán bánh mì đầu ngõ,
Đố ai ăn quịt, mà ra về được toàn tánh mạng.
Còn những đứa bạn gọi là thân nhất,
Cũng tốt với con tùy bữa tuỳ ngày.
Đại khái chẳng ai trong xóm con thấy gọi là chơi được,
Hà huống chi con lại muốn kết thân.
Còn ông Sò mang tiếng giầu nhất phố,
Cũng nổi tiếng là keo kiệt lại rất dại gái.
Bà vợ thì nổi tiếng là ngồi lê đôi mách chẳng ai sánh bằng.
Ăn hàng ghi sổ, từ quán ngoài cửa chợ, cho đến vào chợ trong.
Từ sáng sớm đến hoàng hôn, không cần ăn cơm nhà.
Không chuyện của ai mà bà ta không được biết.
Lậy Chúa,
Thế Chúa là ai con không được rõ?
Có phải anh mù, chị điếc, thằng câm, con thường gặp ở chợ?
Xin ăn từng bữa, kiếm miếng cơm thừa, cũng chẳng có ai cho?
Có phải những con người tanh hôi ghẻ lở?
Ở góc chợ đời, bị bao kẻ khinh ghét đuổi xua?
Có phải những con người lang thang trên hè phố?
Điên điên khùng khùng, vì cuộc đời cay nghiệt,
Chẳng biết đi về đâu?
Có phải những tiếng khóc của trẻ thơ,
Văng vẳng khắp nơi trên đường phố,
Tìm bú mớm từ giòng sữa ấm của mẹ,
Nhưng nó sẽ chẳng bao giờ được cho?
Cùng với tất cả những ai không nhà cửa,
Người thân, bất hạnh, khuyết tật,
Bệnh hoạn, điên loạn, nghèo đói,
Bị mọi người và xã hội ruồng bỏ,
Khinh chê, và bị bỏ quên trên khắp mọi nẻo đường,
Khắp mọi nơi trên tòan thế giới?
Lậy Chúa,
Có phải tất cả, họ là anh chị em của chúng con,
Là hình ảnh của Chúa đó không?
Nếu phải, thì lậy Chúa, con sẽ phải làm sao?
Vâng, thưa lậy Chúa!
Con sẽ cố gắng tìm đến và giúp từng người một con gặp được,
Trên mỗi bước đường của con, bây giờ,
Cho đến hết cuộc đời ngắn ngủi và giới hạn của con. Amen.
Cuộc sáng tạo mới
LM Inhaxiô Trần Ngà
11:06 27/03/2008
Mừng Chúa Nhật thứ hai phục sinh
Cuộc sáng tạo mới
Ngày thứ nhất của nhân loại cũ
Từ khởi thuỷ, sau khi dựng nên trời đất muôn vật, Thiên Chúa lấy bùn đất dựng nên Ađam. Mới đầu thân thể ông chỉ là một khối đất bất động, không hề có dấu hiệu của sự sống.
Thế rồi, Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi Ađam(Sáng thế 2, 7), tức thì Ađam bắt đầu mở mắt, cựa mình và vươn vai chỗi dậy thành một con người đầy sức sống và được trở thành thuỷ tổ loài người đông đảo trên khắp trái đất.
Đó là ngày thứ nhất của lịch sử loài người, ngày khai sinh nhân loại cũ, khởi đi từ con người đầu tiên được Thiên Chúa tạo dựng, thông ban sự sống và những phẩm tính cao đẹp của Ngài.
Tiếc thay, con người tuyệt vời được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh Ngài lại lâm vào vòng sa đoạ, đánh mất phẩm chất cao đẹp mà Thiên Chúa đã phú cho và phải mang lấy án phạt đời đời nên Thiên Chúa phải thực hiện kế hoạch kiến tạo một nhân loại mới.
Ngày thứ nhất của nhân loại mới
Thế rồi, “vào ngày thứ nhất trong tuần - và cũng là ngày thứ nhất trong lịch sử nhân loại mới - nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Dothái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Chúc anh em được bình an!" (Gioan 20, 19-22)
Kế đó, như thời khởi thuỷ, Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi Ađam để thông truyền sự sống cho ông, thì nay Chúa Giê-su cũng thổi hơi trên các tông đồ đang co cụm như những xác không hồn để thông ban Chúa Thánh Thần cho họ: “Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Gioan 20, 22)
Thế là từ đây, các tông đồ bắt đầu đón nhận sức sống mới, các ông được hồi sinh, được trở nên can đảm mạnh mẽ, thoát ra khỏi căn phòng đóng kín như hầm mộ u tối chôn vùi các ông suốt mấy tuần qua để ra đi khắp các nẻo đường, hô vang Tin Mừng cứu độ.
Đó là ngày thứ nhất trong tuần đồng thời cũng là ngày thứ nhất trong lịch sử của nhân loại mới.
Ngày thứ nhất trong cuộc đời người môn đệ
Vậy mà cho đến hôm nay, sau hơn hai ngàn năm Chúa Giê-su khai sinh nhân loại mới, vẫn còn trong ta sự ương ngạnh của Ađam, muốn sống theo dục vọng của mình bất chấp lời giáo huấn của Thiên Chúa. Vẫn còn trong ta tính ù lì khiếp nhược của các tông đồ sau biến cố Thầy Giê-su thụ nạn, tự giam mình trong phòng kín như mộ địa tối tăm. Vẫn còn trong ta con người ích kỷ chỉ biết sống cho mình, cho gia đình mình mà chưa mở ra với tha nhân và lối xóm.
Thế nên, hơn lúc nào hết, chúng ta cần Chúa Giê-su hiện đến thổi hơi truyền ban Thần Khí cho chúng ta như Ngài đã thực hiện cho các tông đồ xưa, để chúng ta được hồi sinh, được vượt ra khỏi ngục tù do lòng tham lam ích kỷ dựng nên, thoát ra khỏi mộ địa do chính sự hèn yếu của chúng ta vây bọc.
Và nhờ đó, ngày thứ nhất trong cuộc đời người môn đệ được khai mở trong ta.
Cuộc sáng tạo mới
Ngày thứ nhất của nhân loại cũ
Từ khởi thuỷ, sau khi dựng nên trời đất muôn vật, Thiên Chúa lấy bùn đất dựng nên Ađam. Mới đầu thân thể ông chỉ là một khối đất bất động, không hề có dấu hiệu của sự sống.
Thế rồi, Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi Ađam(Sáng thế 2, 7), tức thì Ađam bắt đầu mở mắt, cựa mình và vươn vai chỗi dậy thành một con người đầy sức sống và được trở thành thuỷ tổ loài người đông đảo trên khắp trái đất.
Đó là ngày thứ nhất của lịch sử loài người, ngày khai sinh nhân loại cũ, khởi đi từ con người đầu tiên được Thiên Chúa tạo dựng, thông ban sự sống và những phẩm tính cao đẹp của Ngài.
Tiếc thay, con người tuyệt vời được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh Ngài lại lâm vào vòng sa đoạ, đánh mất phẩm chất cao đẹp mà Thiên Chúa đã phú cho và phải mang lấy án phạt đời đời nên Thiên Chúa phải thực hiện kế hoạch kiến tạo một nhân loại mới.
Ngày thứ nhất của nhân loại mới
Thế rồi, “vào ngày thứ nhất trong tuần - và cũng là ngày thứ nhất trong lịch sử nhân loại mới - nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Dothái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Chúc anh em được bình an!" (Gioan 20, 19-22)
Kế đó, như thời khởi thuỷ, Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi Ađam để thông truyền sự sống cho ông, thì nay Chúa Giê-su cũng thổi hơi trên các tông đồ đang co cụm như những xác không hồn để thông ban Chúa Thánh Thần cho họ: “Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Gioan 20, 22)
Thế là từ đây, các tông đồ bắt đầu đón nhận sức sống mới, các ông được hồi sinh, được trở nên can đảm mạnh mẽ, thoát ra khỏi căn phòng đóng kín như hầm mộ u tối chôn vùi các ông suốt mấy tuần qua để ra đi khắp các nẻo đường, hô vang Tin Mừng cứu độ.
Đó là ngày thứ nhất trong tuần đồng thời cũng là ngày thứ nhất trong lịch sử của nhân loại mới.
Ngày thứ nhất trong cuộc đời người môn đệ
Vậy mà cho đến hôm nay, sau hơn hai ngàn năm Chúa Giê-su khai sinh nhân loại mới, vẫn còn trong ta sự ương ngạnh của Ađam, muốn sống theo dục vọng của mình bất chấp lời giáo huấn của Thiên Chúa. Vẫn còn trong ta tính ù lì khiếp nhược của các tông đồ sau biến cố Thầy Giê-su thụ nạn, tự giam mình trong phòng kín như mộ địa tối tăm. Vẫn còn trong ta con người ích kỷ chỉ biết sống cho mình, cho gia đình mình mà chưa mở ra với tha nhân và lối xóm.
Thế nên, hơn lúc nào hết, chúng ta cần Chúa Giê-su hiện đến thổi hơi truyền ban Thần Khí cho chúng ta như Ngài đã thực hiện cho các tông đồ xưa, để chúng ta được hồi sinh, được vượt ra khỏi ngục tù do lòng tham lam ích kỷ dựng nên, thoát ra khỏi mộ địa do chính sự hèn yếu của chúng ta vây bọc.
Và nhờ đó, ngày thứ nhất trong cuộc đời người môn đệ được khai mở trong ta.
Nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh…
Lm Cosma Hoàng Văn Đạt, SJ
11:09 27/03/2008
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH A
Nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh…
Có thể nói thánh Tôma là một người rất hiện đại. Ngài đòi hỏi phải thấy, phải chạm vào, phải chứng nghiệm được mới tin. Đó chính là não trạng khoa học đang rất phổ biến trong thế giới ngày nay.
Tất nhiên không phải ai cũng như vậy. Thánh Gioan chỉ cần thấy ngôi mộ trống thì hiểu Thánh Kinh và tin Chúa Giêsu đã phục sinh. Các môn đệ khác hầu hết nhờ thấy Chúa Giêsu phục sinh nên tin. Có những người chỉ cần lời chứng của các tông đồ cũng đủ để tin. Ngày nay hầu hết chúng ta không thấy Chúa Giêsu hiện ra cho xem chân tay và ăn cá nướng để chúng ta tin. Lời chứng của các tông đồ và của cả Hội Thánh trong 20 thế kỷ qua được chúng ta coi là đủ để tin. Đó là những người Chúa Giêsu gọi là “không thấy mà tin”.
Nhưng thời nay cũng như thời xưa, vẫn có những người đòi hỏi như thánh Tôma. Chúa Giêsu đã từng đáp ứng những đòi hỏi xem ra quá quắt ấy của thánh Tôma ngày xưa. Còn những “thánh Tôma” ngày nay thì sao? Họ chờ mong được xỏ ngón tay vào lỗ đinh và thọc bàn tay vào vết giáo trên cạnh sườn nơi thân thể Đức Kitô phục sinh là Hội Thánh. Đã từng có những chi thể của Đức Kitô mang thương tích vì yêu mến tha nhân, thương tích trên chân tay hay trong trái tim. Và ngay ở đầu thế kỷ XXI này, những thương tích ấy vẫn khá rõ ràng.
Lạy Chúa Giêsu, xưa Chúa đã “cho thánh Tôma xem năm dấu mình”, nay xin cũng cho các môn đệ Chúa biết yêu mến đến phải mang thương tích để thỏa mãn những người đòi hỏi phải thấy bằng chứng yêu thương qua những dấu tích nơi Hội Thánh và từng môn đệ Chúa.
Nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh…
Có thể nói thánh Tôma là một người rất hiện đại. Ngài đòi hỏi phải thấy, phải chạm vào, phải chứng nghiệm được mới tin. Đó chính là não trạng khoa học đang rất phổ biến trong thế giới ngày nay.
Tất nhiên không phải ai cũng như vậy. Thánh Gioan chỉ cần thấy ngôi mộ trống thì hiểu Thánh Kinh và tin Chúa Giêsu đã phục sinh. Các môn đệ khác hầu hết nhờ thấy Chúa Giêsu phục sinh nên tin. Có những người chỉ cần lời chứng của các tông đồ cũng đủ để tin. Ngày nay hầu hết chúng ta không thấy Chúa Giêsu hiện ra cho xem chân tay và ăn cá nướng để chúng ta tin. Lời chứng của các tông đồ và của cả Hội Thánh trong 20 thế kỷ qua được chúng ta coi là đủ để tin. Đó là những người Chúa Giêsu gọi là “không thấy mà tin”.
Nhưng thời nay cũng như thời xưa, vẫn có những người đòi hỏi như thánh Tôma. Chúa Giêsu đã từng đáp ứng những đòi hỏi xem ra quá quắt ấy của thánh Tôma ngày xưa. Còn những “thánh Tôma” ngày nay thì sao? Họ chờ mong được xỏ ngón tay vào lỗ đinh và thọc bàn tay vào vết giáo trên cạnh sườn nơi thân thể Đức Kitô phục sinh là Hội Thánh. Đã từng có những chi thể của Đức Kitô mang thương tích vì yêu mến tha nhân, thương tích trên chân tay hay trong trái tim. Và ngay ở đầu thế kỷ XXI này, những thương tích ấy vẫn khá rõ ràng.
Lạy Chúa Giêsu, xưa Chúa đã “cho thánh Tôma xem năm dấu mình”, nay xin cũng cho các môn đệ Chúa biết yêu mến đến phải mang thương tích để thỏa mãn những người đòi hỏi phải thấy bằng chứng yêu thương qua những dấu tích nơi Hội Thánh và từng môn đệ Chúa.
Đức tin Phục sinh
Pm. Cao Huy Hoàng
11:42 27/03/2008
CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH (Ga 20,19-31)
ĐỨC TIN PHỤC SINH
Chúa Giêsu Phục Sinh là niềm vui, là niềm hy vọng, là đích điểm của đời sống tín hữu và cũng chính là Đức Tin Ki tô giáo.
Để được đức tin vào Đức Ki tô Phục Sinh, Giáo hội Chúa đã phải trải qua bao nhiêu thử thách, mà thử thách đầu tiên và quan trọng nhất đó là sự hy sinh của lý trí. Ngay cả các Tông Đồ- những người từng theo Chúa Giêsu trên đường rao giảng, từng nghe lời Chúa Giêsu dạy, từng thấy việc Chúa Giêsu làm, từng chứng kiến Lagiaro chết chôn 4 ngày, xác đã nặng mùi được sống lại.. thế mà họ cũng đã hơn một lần kinh hãi bàng hoàng trước cái chết bi thương của Thầy mình; hơn một lần bỏ trốn Thầy mình để chính Thầy tự xử trước cơn cùng khốn; hơn một lần thất vọng vì tưởng rằng Thầy mình đã chết đi thì ước vọng khôi phục giang san cũng tan tành theo mây khói và bao năm theo thầy cũng xem như đổ sông đổ biển hoặc lãng quên theo cái hư không vô nghĩa đáng tiếc; hơn một lần hồ nghi Thầy mình liệu có sống lại như Thầy đã nói: “Ta có thể phá hủy đền thờ TC và xây lại trong ba ngày”….
Tâm trạng của các tông đồ, những tín hữu sơ khai, luôn chập chờn giữa thật và ảo, giữa có và không, giữa cái tin được và không tin được… một phần do bởi rào cản của lý trí vì sự hạn hẹp trước mầu nhiệm Thiên Chúa, phần khác do bởi sự cố thủ lý trí của mình không để cho ánh sáng khôn ngoan của Thiên Chúa lọt vào soi dẫn, vì thế, họ không thể hiểu trọn vẹn được ý định cứu thế của Thiên Chúa.
Hiểu rõ tâm trạng bất an của các tông đồ, những người đã chấp nhận theo mình vào công cuộc cứu thế của Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu Phục Sinh đã nhiều lần hiện ra với họ với câu chào chúc: “Bình an cho anh em”. Chúa Giêsu muốn họ có một bình an thật, sự bình an mà lý trí của họ không mang lại được, nhưng sự bình an ấy phải là hoa quả của niềm tin vào Thầy mình đã sống lại, và ngược lại, chỉ khi nào họ có một niềm tin chắc chắn và kiên vững, thì họ mới thật sự bình an trong cuộc đời. Các ông cũng được xem những dấu đinh nơi tay và dấu lưỡi đòng nơi cạnh sườn của Người, như là chứng tích của một người thật, một con người thật đã chết thật và đang sống lại thật.
Tôma không được chứng kiến. Và khi nghe các bạn tông đồ kể lại: “Chúng tôi đã thấy Chúa”, ông hồ nghi và xem như ông có vẻ muốn đặt một điều kiện cho đức tin ông. Ông nói: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”.
Chúa Giêsu, hơn ai hết, hiểu Toma như một con người thực dụng- sờ đụng tận tay, thấy tận mắt mới tin, tám ngày sau, Ngài đã thực hiện điều kiện Toma đặt ra: Người bảo ông Tô-ma: "Ðặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Điều đáng ngạc nhiên trên trang tin mừng hôm nay là Chúa Giêsu Phục Sinh đã biến đổi Toma thành một con người mới, con người của Đức Tin sâu thẳm, đức tin được mạc khải mầu nhiệm Thiên Chúa dưới tác động của Chúa Thánh Thần, ông phủ phục dưới chân Chúa Giêsu Phục Sinh và tuyên tín: “ Lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con”. Câu nói ấy nói lên toàn bộ huyền nhiệm về Đức Giêsu Cứu Chúa, không chỉ là Con Thiên Chúa, mà còn là Thiên Chúa thật. Biết Toma được ơn mạc khải, Chúa Giêsu nhấn mạnh vai trò Chúa Thánh Thần ngay trong câu nói: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin”.
Vai trò Chúa Thánh Thần từ đây trở nên quan trọng là dường nào đối với đức tin vào Đức Giêsu Phục Sinh. Chúa Thánh Thần trở thành một lý trí mới, một con mắt mới, một cảm nhận mới trong mỗi con người. Chính Ngài là Lý trí vô cùng của Thiên Chúa trong con người nhỏ bé chỉ hiểu những gì hạn hẹp; chính Ngài là con mắt siêu phàm của Thiên Chúa trong con người có mắt chỉ để thấy cõi trần gian tạm bợ và mù quáng những thực tại vô hình; chính Ngài là sự cảm nhận siêu nhiên của Thiên Chúa trong con người xác đất vật hèn chỉ cảm nhận được những tình cảm vui buồn chóng qua, những sự thật tạm thời mà không thể cảm nhận được những sự thật thường hằng, bất biến của Thiên Chúa.
Trang Tin Mừng hôm nay soi rọi cho chúng ta trên hành trình đức tin của mỗi người.
1. Bình an trong cuộc đời phải là bình an phát xuất từ Đức Tin Phục Sinh. Chúng ta luôn khao khát và chấp nhận một thứ bình an ảo: một nền hòa bình ảo khi Đức Tin Kitô Giáo bị loại trừ không khoan nhượng, nhường chổ cho niềm tin niềm tự hào dân tộc; một bình an ảo khi Đức Cậy Kitô giáo bị buông bỏ ngoài khối óc nhân loại kiêu hãnh tự đắc vì tưởng tự lực tự cường; một hạnh phúc ảo khi Đức Ái Kitô giáo mờ dần trong trái tim khô cứng của con người chỉ lo cho sự hưởng thụ để cái vật chất phù du cuốn hút vào chỗ diệt vong không hề hay biết.
Bình an thật mà Chúa Giêsu Phục Sinh chào chúc các tông đồ phải là bình an của niềm tin phục sinh. Và niềm tin ấy được thể hiện bằng việc kết hiệp với Đức Kitô Phục Sinh từng giây phút trong cuộc đời, để loại trừ tất cả những sự “kết-hiệp-không-phục-sinh” khác trong đời. Không đợi đến giờ phút nằm bất động trên giường bệnh chờ đợi sự chết đến, chúng ta mới hiểu ra rằng tất cả thực tại trần gian như danh vọng, chức vị, tiền bạc, nhà lầu xe hơi… đều sẽ không phục sinh cùng với chúng ta, đôi khi còn cản trở hành trình đức tin của chúng ta về với cùng đích là Phục Sinh với Đức Kitô trong cuộc sống mới. Đừng lầm tưởng người giàu có hay mất bình an vì cuộc toan tính làm giàu, mà chính người nghèo khổ lại mất bình an vì cứ tưởng giàu có mới đem lại bình an hạnh phúc. Chúng ta, những người nghèo khổ trong cuộc đời phải tìm cho ra nguyên lý của bình an và vui lên với niềm vui Phục Sinh vì chúng ta đang sống rất gần với sự sống Phục Sinh, nếu chấp nhận cuộc sống hạnh phúc dưới cái nhìn siêu nhiên hơn: phân biệt cái rất cần và cái bất cần.
2. Đức Tin Phục Sinh đòi hỏi sự hy sinh của lý trí để xác nhận Đức Tin là một ơn huệ nhưng không của Thiên Chúa ban tặng. Ơn huệ Đức Tin phải bắt nguồn từ lòng khiêm tốn đón nhận ánh sáng Chúa Thánh Thần soi dẫn. Chúa Thánh Thần, Đấng Phù Trợ, làm cho Lời Đức Kitô, cho chính Đức Kitô tồn tại trong trần thế cho đến ngày cánh chung. Ngài mở con mắt đức tin của chúng ta để chúng nhìn thấy một Đức Kitô Phục sinh thật sống động, qua những chứng nhân phục sinh tông truyền từ các tông đồ, để đức tin của chúng ta mang lại cho chúng ta một sự bình an thật, bình an mà thế gian không mang lại được. Chính Đức Tin Phục sinh ấy sẽ biến đổi toàn bộ con người chúng ta nên nhân chứng hùng hồn cho Mầu Nhiệm Thiên Chúa.
3. Trở nên nhân chứng Phục Sinh, không chỉ bằng lời rao giảng, mà bằng cả cuộc sống Tin, Cậy, Mến viên mãn thể hiện nơi đời sống hằng ngày, nơi bản thân, trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ, trong xã hội. Cuộc sống ấy không còn thấp thoáng bóng dáng của những bám víu thực tại trần thế, của những nghiêng chiều về một sự ly tán nội tại, của những bất an do những khát vọng hư hèn. Cuộc sống của những người làm chứng cho Chúa Kitô phải là một cuộc sống đang phục sinh ngay trên dương gian nầy- sống trước cuộc sống phục sinh khi hãy còn sống trong cuộc-sống-trong-thân-xác-hay-chết. Đòi hỏi ấy, tưởng là một đòi hỏi quá sức của con người, kể cả những con người được thông ban chính sứ vụ thừa tác hy tế Chúa Giêsu, nhưng thiết nghĩ, lại là một đòi hỏi quan trọng cho mỗi tín hữu giữa đời thường, giữa cuộc vật lộn với các trào lưu thế giới hiện nay đang tiến dần đến chỗ lầm tưởng trần gian là thiên đường đích thực.
Với chúng ta, những tín hữu, những Kitô hữu, được cùng chết với Đức Kitô qua bí tích rửa tội, đang được đồng hưởng phần phúc Phục Sinh với Chúa Kitô, qua trang tin mừng hôm nay, có thêm một xác tín về sự bình an thật, về đức tin phục sinh và về cuộc sống chứng nhân phục sinh trong tình trạng Phục sinh. Tất cả đang là những ân huệ sẵn có, và những nghĩa vụ ắt có mà không thể chối từ, nếu không muốn mang tiếng là vô ơn đối với Ơn Cứu Chuộc.
Lạy Chúa, xin cho chúng con khiêm tốn đón nhận Chúa Thánh Thần trong hành trình Đức tin và để Ngài tác động trong chúng con một cuộc sống phục sinh ngay trên đường đời dương thế của chúng con. A men
ĐỨC TIN PHỤC SINH
Chúa Giêsu Phục Sinh là niềm vui, là niềm hy vọng, là đích điểm của đời sống tín hữu và cũng chính là Đức Tin Ki tô giáo.
Để được đức tin vào Đức Ki tô Phục Sinh, Giáo hội Chúa đã phải trải qua bao nhiêu thử thách, mà thử thách đầu tiên và quan trọng nhất đó là sự hy sinh của lý trí. Ngay cả các Tông Đồ- những người từng theo Chúa Giêsu trên đường rao giảng, từng nghe lời Chúa Giêsu dạy, từng thấy việc Chúa Giêsu làm, từng chứng kiến Lagiaro chết chôn 4 ngày, xác đã nặng mùi được sống lại.. thế mà họ cũng đã hơn một lần kinh hãi bàng hoàng trước cái chết bi thương của Thầy mình; hơn một lần bỏ trốn Thầy mình để chính Thầy tự xử trước cơn cùng khốn; hơn một lần thất vọng vì tưởng rằng Thầy mình đã chết đi thì ước vọng khôi phục giang san cũng tan tành theo mây khói và bao năm theo thầy cũng xem như đổ sông đổ biển hoặc lãng quên theo cái hư không vô nghĩa đáng tiếc; hơn một lần hồ nghi Thầy mình liệu có sống lại như Thầy đã nói: “Ta có thể phá hủy đền thờ TC và xây lại trong ba ngày”….
Tâm trạng của các tông đồ, những tín hữu sơ khai, luôn chập chờn giữa thật và ảo, giữa có và không, giữa cái tin được và không tin được… một phần do bởi rào cản của lý trí vì sự hạn hẹp trước mầu nhiệm Thiên Chúa, phần khác do bởi sự cố thủ lý trí của mình không để cho ánh sáng khôn ngoan của Thiên Chúa lọt vào soi dẫn, vì thế, họ không thể hiểu trọn vẹn được ý định cứu thế của Thiên Chúa.
Hiểu rõ tâm trạng bất an của các tông đồ, những người đã chấp nhận theo mình vào công cuộc cứu thế của Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu Phục Sinh đã nhiều lần hiện ra với họ với câu chào chúc: “Bình an cho anh em”. Chúa Giêsu muốn họ có một bình an thật, sự bình an mà lý trí của họ không mang lại được, nhưng sự bình an ấy phải là hoa quả của niềm tin vào Thầy mình đã sống lại, và ngược lại, chỉ khi nào họ có một niềm tin chắc chắn và kiên vững, thì họ mới thật sự bình an trong cuộc đời. Các ông cũng được xem những dấu đinh nơi tay và dấu lưỡi đòng nơi cạnh sườn của Người, như là chứng tích của một người thật, một con người thật đã chết thật và đang sống lại thật.
Tôma không được chứng kiến. Và khi nghe các bạn tông đồ kể lại: “Chúng tôi đã thấy Chúa”, ông hồ nghi và xem như ông có vẻ muốn đặt một điều kiện cho đức tin ông. Ông nói: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”.
Chúa Giêsu, hơn ai hết, hiểu Toma như một con người thực dụng- sờ đụng tận tay, thấy tận mắt mới tin, tám ngày sau, Ngài đã thực hiện điều kiện Toma đặt ra: Người bảo ông Tô-ma: "Ðặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Điều đáng ngạc nhiên trên trang tin mừng hôm nay là Chúa Giêsu Phục Sinh đã biến đổi Toma thành một con người mới, con người của Đức Tin sâu thẳm, đức tin được mạc khải mầu nhiệm Thiên Chúa dưới tác động của Chúa Thánh Thần, ông phủ phục dưới chân Chúa Giêsu Phục Sinh và tuyên tín: “ Lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con”. Câu nói ấy nói lên toàn bộ huyền nhiệm về Đức Giêsu Cứu Chúa, không chỉ là Con Thiên Chúa, mà còn là Thiên Chúa thật. Biết Toma được ơn mạc khải, Chúa Giêsu nhấn mạnh vai trò Chúa Thánh Thần ngay trong câu nói: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin”.
Vai trò Chúa Thánh Thần từ đây trở nên quan trọng là dường nào đối với đức tin vào Đức Giêsu Phục Sinh. Chúa Thánh Thần trở thành một lý trí mới, một con mắt mới, một cảm nhận mới trong mỗi con người. Chính Ngài là Lý trí vô cùng của Thiên Chúa trong con người nhỏ bé chỉ hiểu những gì hạn hẹp; chính Ngài là con mắt siêu phàm của Thiên Chúa trong con người có mắt chỉ để thấy cõi trần gian tạm bợ và mù quáng những thực tại vô hình; chính Ngài là sự cảm nhận siêu nhiên của Thiên Chúa trong con người xác đất vật hèn chỉ cảm nhận được những tình cảm vui buồn chóng qua, những sự thật tạm thời mà không thể cảm nhận được những sự thật thường hằng, bất biến của Thiên Chúa.
Trang Tin Mừng hôm nay soi rọi cho chúng ta trên hành trình đức tin của mỗi người.
1. Bình an trong cuộc đời phải là bình an phát xuất từ Đức Tin Phục Sinh. Chúng ta luôn khao khát và chấp nhận một thứ bình an ảo: một nền hòa bình ảo khi Đức Tin Kitô Giáo bị loại trừ không khoan nhượng, nhường chổ cho niềm tin niềm tự hào dân tộc; một bình an ảo khi Đức Cậy Kitô giáo bị buông bỏ ngoài khối óc nhân loại kiêu hãnh tự đắc vì tưởng tự lực tự cường; một hạnh phúc ảo khi Đức Ái Kitô giáo mờ dần trong trái tim khô cứng của con người chỉ lo cho sự hưởng thụ để cái vật chất phù du cuốn hút vào chỗ diệt vong không hề hay biết.
Bình an thật mà Chúa Giêsu Phục Sinh chào chúc các tông đồ phải là bình an của niềm tin phục sinh. Và niềm tin ấy được thể hiện bằng việc kết hiệp với Đức Kitô Phục Sinh từng giây phút trong cuộc đời, để loại trừ tất cả những sự “kết-hiệp-không-phục-sinh” khác trong đời. Không đợi đến giờ phút nằm bất động trên giường bệnh chờ đợi sự chết đến, chúng ta mới hiểu ra rằng tất cả thực tại trần gian như danh vọng, chức vị, tiền bạc, nhà lầu xe hơi… đều sẽ không phục sinh cùng với chúng ta, đôi khi còn cản trở hành trình đức tin của chúng ta về với cùng đích là Phục Sinh với Đức Kitô trong cuộc sống mới. Đừng lầm tưởng người giàu có hay mất bình an vì cuộc toan tính làm giàu, mà chính người nghèo khổ lại mất bình an vì cứ tưởng giàu có mới đem lại bình an hạnh phúc. Chúng ta, những người nghèo khổ trong cuộc đời phải tìm cho ra nguyên lý của bình an và vui lên với niềm vui Phục Sinh vì chúng ta đang sống rất gần với sự sống Phục Sinh, nếu chấp nhận cuộc sống hạnh phúc dưới cái nhìn siêu nhiên hơn: phân biệt cái rất cần và cái bất cần.
2. Đức Tin Phục Sinh đòi hỏi sự hy sinh của lý trí để xác nhận Đức Tin là một ơn huệ nhưng không của Thiên Chúa ban tặng. Ơn huệ Đức Tin phải bắt nguồn từ lòng khiêm tốn đón nhận ánh sáng Chúa Thánh Thần soi dẫn. Chúa Thánh Thần, Đấng Phù Trợ, làm cho Lời Đức Kitô, cho chính Đức Kitô tồn tại trong trần thế cho đến ngày cánh chung. Ngài mở con mắt đức tin của chúng ta để chúng nhìn thấy một Đức Kitô Phục sinh thật sống động, qua những chứng nhân phục sinh tông truyền từ các tông đồ, để đức tin của chúng ta mang lại cho chúng ta một sự bình an thật, bình an mà thế gian không mang lại được. Chính Đức Tin Phục sinh ấy sẽ biến đổi toàn bộ con người chúng ta nên nhân chứng hùng hồn cho Mầu Nhiệm Thiên Chúa.
3. Trở nên nhân chứng Phục Sinh, không chỉ bằng lời rao giảng, mà bằng cả cuộc sống Tin, Cậy, Mến viên mãn thể hiện nơi đời sống hằng ngày, nơi bản thân, trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ, trong xã hội. Cuộc sống ấy không còn thấp thoáng bóng dáng của những bám víu thực tại trần thế, của những nghiêng chiều về một sự ly tán nội tại, của những bất an do những khát vọng hư hèn. Cuộc sống của những người làm chứng cho Chúa Kitô phải là một cuộc sống đang phục sinh ngay trên dương gian nầy- sống trước cuộc sống phục sinh khi hãy còn sống trong cuộc-sống-trong-thân-xác-hay-chết. Đòi hỏi ấy, tưởng là một đòi hỏi quá sức của con người, kể cả những con người được thông ban chính sứ vụ thừa tác hy tế Chúa Giêsu, nhưng thiết nghĩ, lại là một đòi hỏi quan trọng cho mỗi tín hữu giữa đời thường, giữa cuộc vật lộn với các trào lưu thế giới hiện nay đang tiến dần đến chỗ lầm tưởng trần gian là thiên đường đích thực.
Với chúng ta, những tín hữu, những Kitô hữu, được cùng chết với Đức Kitô qua bí tích rửa tội, đang được đồng hưởng phần phúc Phục Sinh với Chúa Kitô, qua trang tin mừng hôm nay, có thêm một xác tín về sự bình an thật, về đức tin phục sinh và về cuộc sống chứng nhân phục sinh trong tình trạng Phục sinh. Tất cả đang là những ân huệ sẵn có, và những nghĩa vụ ắt có mà không thể chối từ, nếu không muốn mang tiếng là vô ơn đối với Ơn Cứu Chuộc.
Lạy Chúa, xin cho chúng con khiêm tốn đón nhận Chúa Thánh Thần trong hành trình Đức tin và để Ngài tác động trong chúng con một cuộc sống phục sinh ngay trên đường đời dương thế của chúng con. A men
Đức Giêsu, vị lương y giỏi của tâm hồn
Phạm Yên Thịnh, SVD
11:47 27/03/2008
Đức Giêsu, bị lương y giỏi của tâm hồn
Phương pháp chữa bệnh của Đức Giêsu:
Khi biết 2 môn đệ buồn phiền rời bỏ Giêrusalem đi về nhà, với bước chân nặng nề uể oải, thì Chúa Giêsu liền xuất hiện giữa họ. Thông thường người gặp chuyện buồn ít có sẵn sàng để ý đến người khác, không dám để ý đến người xung quanh mà âm thầm chịu đựng mặc dầu trong thâm tâm của họ rất cần đến người khác quan tâm. Biết được tâm tình của họ lúc này, biết được sự thất vọng của họ khi niềm hy vọng về vị ngôn sứ Giêsu không giống như ý họ muốn, thấy được đôi chân nặng nề của họ thì Đức Giêsu đã chủ động “đến với họ, Ngài đồng hành với họ” (Ga 20: 15). Đây là hành động rất cần thiết đầu tiên của người bác sỹ tâm lý, khi muốn giúp người đang gặp chuyện buồn, thì việc cần thiết trước hết là tạo được mối tương quan thân thiện, làm sao để họ thấy mình sẵn sàng chia sẻ nỗi buồn với họ.
Bước tiếp theo Đức Giêsu đã thực hiện, đó là giúp họ nói ra được vấn đề họ đang gặp khó khăn, giúp họ chia sẻ nỗi đau trong cõi lòng của mình. Lúc này một chuyên gia giỏi sẽ là người biết gợi ý cho họ nói, nhưng đồng thời chuyên gia đó lại là người cần biết lắng nghe. Nhiều lúc vai trò của họ như là một “chiếc máy ghi âm biết phân tích”. Điều này Đức Giêsu thật là một chuyên gia, chỉ cần một câu hỏi “các anh đang bàn tán với nhau chuyện gì thế?” đã khiến họ có chút lý do để đi vào câu chuyện. Mặc dầu ban đầu 2 môn đệ có một chút kháng cự: “họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu (Ga 20: 15). Thông thường đó là phản ứng của những người “bệnh”, vì tự nhiên có người muốn xâm nhập vào thế giới đau khổ của họ, nhưng đó cũng là lúc họ bắt đầu tỏ lộ, nếu chuyên gia chữa trị biết cách xử lý thích hợp và khéo léo. Và quả thật, trước phản ứng đó Đức Giêsu rất bình tĩnh, im lặng trong chốc lát, để họ mở miệng ra mà hỏi lại Ngài. Như thế cũng là để con bệnh có cơ hội để nhận biết kẻ muốn nói chuyện với mình là ai, có đáng tin cậy hay không. Quả thật, Chúa hiểu điều họ muốn nói nhưng Ngài vẫn để cho họ tự nói ra, vì thế Ngài muốn hỏi lại: “Chuyện gì vậy?” Và thế là một câu chuyện dài về nỗi đau của họ bắt đầu. Có nhiều chuyên gia biết đại khái vấn đề của người bệnh, nhưng họ vẫn để cho con bệnh của mình tự miệng nói ra tất cả, bác sĩ không bao giờ dùng kinh nghiệm của mình để đoán về diễn biến tâm lý và tinh thần của người gặp khó khăn.
Bởi thế, Đức Giêsu đã hết sức chú tâm lắng nghe họ nói, Ngài không hề cắt đứt, không hề xen kẽ vào câu chuyện của họ. Điều quan trọng trong công tác điều trị vết thương lòng của bệnh nhân ở đây là nếu để họ nói ra thì là lúc họ giải toả được những sức ép, những cảm giác buồn phiền bị dồn nén trong lòng. Khi họ nói chúng ta cũng cần lắng nghe như thế mới hiểu được vấn đề của họ ở đây là gì, với lại mỗi người gặp khó đều có lý do và diễn biến nhiêu khi không giống nhau.
Như thế vấn đề của 2 môn đệ ở đây, cũng có thể nói điều khiến họ đau lòng ở đây là nỗi thất vọng về vị ngôn sứ Giêsu, cũng là Thầy của họ, là một người có uy thế trước mặt người đời và trước mặt Thiên Chúa, họ đã sẵn sàng theo Người để làm môn đệ của Người nhưng các thượng tế đã kết án sử cho Người, Người đã chết được 3 ngày và hôm nay có mấy bà trong nhóm họ ra thăm mộ thì không thấy xác Người nữa.
Như thế trong khi họ nói ra câu chuyện thì Đức Giêsu thấy được vấn đề lớn của họ là hiểu sai về Đức Giêsu. Trước mắt họ Đức Giêsu chỉ là người sẽ là Đấng cứu chuộc Israel, là người lãnh đạo dân kiến tạo lại Vương Quốc Israel đã bị tàn phá. Như vậy, bước tiếp theo của Đức Giêsu là giúp họ nhìn nhận đúng vấn đề, giúp họ giải thoát được sự đau khổ và nỗi thất vọng trong lòng và giúp họ lấy lại được niềm tin và sự vui mừng về Đức Giêsu phục sinh.
Thông thường, khi người ta gặp chuyện buồn, hay nội tâm bị thương hại thì người ta khó nhận ra được sự thật của vấn đề, người ta hay có chiều hướng suy nghĩ tiêu cực, trước mắt họ điều xảy ra với mình chính là những điều tồi tệ, chống lại họ. Khi biết được vấn đề này của bệnh nhân, khi nghe biết mọi chuyện liên quan đến căn bệnh của họ, thì đây là lúc người chữa trị cần có những lời phúc đáp thích hợp, chính xác. Trước tiên Đức Giêsu phân tích cho họ về sự thật vấn đề, về hiện tượng Đức Giêsu, người mà họ cho là một ngôn sứ đã bị giết chết, và nay đã mất hết tăm tích. Các môn đệ chỉ dùng bằng con mắt của người đời hay cụ thể hơn là của người Do thái lúc đó để nhìn về Đức Giêsu, vơi họ, Đức Giêsu chỉ là một vị ngôn sự bình thường, kẻ không chỉ không hồi phục được đất nước Israel mà chỉ là người thất bại, lúc này chình là người mang lại sự thất vọng cho người đời. Rồi Đức Giêsu giúp họ thay đổi một cái nhìn, Ngài dùng lời Kinh Thánh là lời của Thiên Chúa để giúp họ thấy Đức Giêsu không phải là nhân vật như họ muốn, mà là Con Thiên Chúa, Người được sai đến để cứu muôn dân ra khỏi vòng tội lỗi, Đức Giêsu là “Người phải chịu khổ hình, rồi mới vào trong vinh quang của Thiên Chúa” (Ga 20: 26”.
Thực ra trong công tác trị liệu này, khi chúng ta cho những người bệnh những lời phân tích không có nghĩa là họ hiểu ngay được vấn đề, chúng ta không thể giải quyết ngay vấn đề cho họ được. Chúa Giêsu dạy cho chúng ta một cách thức mà sau đó khiến hai môn đệ đã nhận ra “ánh sáng”, đó là Người đưa họ trở về với cuộc sống thường nhật. Người chữa trị vết thương cho người khác cũng cần đưa ra tình huống bình thường trong cuộc sống, để họ không thất vọng về cuộc sống của họ mà cho họ thấy được nét dễ thương, ý nghĩa của những việc mà họ thường làm. Điều này cũng giúp họ thấy những việc họ làm đều có ích, bản thân họ đóng vai trò quan trọng trong những công việc thường nhật đó. Chúa Giêsu đã dùng chính nghi thức bẻ bánh, dùng chính bữa ăn để giúp các môn đệ nhận ra Người. (xem Ga 20: 30).
Sau khi đồng hành với “bệnh nhân”, sau khi nghe họ “hàn huyên”, sau khi “hồi âm”, phân tích hay lý giải vấn đề và ngay cả đã gợi ý cho họ một lối ra, người bác sĩ không phải là người quyết định một lối giải quyết. Hay nói cách khác người chữa trị không nên đưa ra những lời khuyên phải làm thế này thế kia mà cần phải để cho người ta tự quyết định: “Đức Giêsu lập tức biến mất” (Ga 20: 31) cũng đã nói lên điều này. Khi các môn đệ đã nhận ra đường ánh sáng bên kia đường hầm, khi họ nhận ra người mà họ vừa đồng hành, vừa đồng bàn chính là Thầy mình, người mà họ từng thất vọng đã Phục sinh thật rồi, sự kiện đã mang lại cho họ một niềm vui hết sức lớn lao. Họ biết ngay việc gì họ phải làm. Họ biết tâm hồn họ lúc đó đang rạo rực, hân hoan, vì thế không ai ngăn cản, họ tức tốc chạy trở lại Giêrusalem để báo tin cho anh em mình.
Phương pháp chữa bệnh của Đức Giêsu:
- 1. Tiếp xúc - đồng hành
- 2. Lắng nghe.
- 3. Hồi đáp – phân tích
- 4. Gợi ý một lối thoát (một hướng giải quyết)
- 5. Để người được chữa trị tự quyết định lối đi (đứng dậy, tiếp tục cuộc hành trình)
Khi biết 2 môn đệ buồn phiền rời bỏ Giêrusalem đi về nhà, với bước chân nặng nề uể oải, thì Chúa Giêsu liền xuất hiện giữa họ. Thông thường người gặp chuyện buồn ít có sẵn sàng để ý đến người khác, không dám để ý đến người xung quanh mà âm thầm chịu đựng mặc dầu trong thâm tâm của họ rất cần đến người khác quan tâm. Biết được tâm tình của họ lúc này, biết được sự thất vọng của họ khi niềm hy vọng về vị ngôn sứ Giêsu không giống như ý họ muốn, thấy được đôi chân nặng nề của họ thì Đức Giêsu đã chủ động “đến với họ, Ngài đồng hành với họ” (Ga 20: 15). Đây là hành động rất cần thiết đầu tiên của người bác sỹ tâm lý, khi muốn giúp người đang gặp chuyện buồn, thì việc cần thiết trước hết là tạo được mối tương quan thân thiện, làm sao để họ thấy mình sẵn sàng chia sẻ nỗi buồn với họ.
Bước tiếp theo Đức Giêsu đã thực hiện, đó là giúp họ nói ra được vấn đề họ đang gặp khó khăn, giúp họ chia sẻ nỗi đau trong cõi lòng của mình. Lúc này một chuyên gia giỏi sẽ là người biết gợi ý cho họ nói, nhưng đồng thời chuyên gia đó lại là người cần biết lắng nghe. Nhiều lúc vai trò của họ như là một “chiếc máy ghi âm biết phân tích”. Điều này Đức Giêsu thật là một chuyên gia, chỉ cần một câu hỏi “các anh đang bàn tán với nhau chuyện gì thế?” đã khiến họ có chút lý do để đi vào câu chuyện. Mặc dầu ban đầu 2 môn đệ có một chút kháng cự: “họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu (Ga 20: 15). Thông thường đó là phản ứng của những người “bệnh”, vì tự nhiên có người muốn xâm nhập vào thế giới đau khổ của họ, nhưng đó cũng là lúc họ bắt đầu tỏ lộ, nếu chuyên gia chữa trị biết cách xử lý thích hợp và khéo léo. Và quả thật, trước phản ứng đó Đức Giêsu rất bình tĩnh, im lặng trong chốc lát, để họ mở miệng ra mà hỏi lại Ngài. Như thế cũng là để con bệnh có cơ hội để nhận biết kẻ muốn nói chuyện với mình là ai, có đáng tin cậy hay không. Quả thật, Chúa hiểu điều họ muốn nói nhưng Ngài vẫn để cho họ tự nói ra, vì thế Ngài muốn hỏi lại: “Chuyện gì vậy?” Và thế là một câu chuyện dài về nỗi đau của họ bắt đầu. Có nhiều chuyên gia biết đại khái vấn đề của người bệnh, nhưng họ vẫn để cho con bệnh của mình tự miệng nói ra tất cả, bác sĩ không bao giờ dùng kinh nghiệm của mình để đoán về diễn biến tâm lý và tinh thần của người gặp khó khăn.
Bởi thế, Đức Giêsu đã hết sức chú tâm lắng nghe họ nói, Ngài không hề cắt đứt, không hề xen kẽ vào câu chuyện của họ. Điều quan trọng trong công tác điều trị vết thương lòng của bệnh nhân ở đây là nếu để họ nói ra thì là lúc họ giải toả được những sức ép, những cảm giác buồn phiền bị dồn nén trong lòng. Khi họ nói chúng ta cũng cần lắng nghe như thế mới hiểu được vấn đề của họ ở đây là gì, với lại mỗi người gặp khó đều có lý do và diễn biến nhiêu khi không giống nhau.
Như thế vấn đề của 2 môn đệ ở đây, cũng có thể nói điều khiến họ đau lòng ở đây là nỗi thất vọng về vị ngôn sứ Giêsu, cũng là Thầy của họ, là một người có uy thế trước mặt người đời và trước mặt Thiên Chúa, họ đã sẵn sàng theo Người để làm môn đệ của Người nhưng các thượng tế đã kết án sử cho Người, Người đã chết được 3 ngày và hôm nay có mấy bà trong nhóm họ ra thăm mộ thì không thấy xác Người nữa.
Như thế trong khi họ nói ra câu chuyện thì Đức Giêsu thấy được vấn đề lớn của họ là hiểu sai về Đức Giêsu. Trước mắt họ Đức Giêsu chỉ là người sẽ là Đấng cứu chuộc Israel, là người lãnh đạo dân kiến tạo lại Vương Quốc Israel đã bị tàn phá. Như vậy, bước tiếp theo của Đức Giêsu là giúp họ nhìn nhận đúng vấn đề, giúp họ giải thoát được sự đau khổ và nỗi thất vọng trong lòng và giúp họ lấy lại được niềm tin và sự vui mừng về Đức Giêsu phục sinh.
Thông thường, khi người ta gặp chuyện buồn, hay nội tâm bị thương hại thì người ta khó nhận ra được sự thật của vấn đề, người ta hay có chiều hướng suy nghĩ tiêu cực, trước mắt họ điều xảy ra với mình chính là những điều tồi tệ, chống lại họ. Khi biết được vấn đề này của bệnh nhân, khi nghe biết mọi chuyện liên quan đến căn bệnh của họ, thì đây là lúc người chữa trị cần có những lời phúc đáp thích hợp, chính xác. Trước tiên Đức Giêsu phân tích cho họ về sự thật vấn đề, về hiện tượng Đức Giêsu, người mà họ cho là một ngôn sứ đã bị giết chết, và nay đã mất hết tăm tích. Các môn đệ chỉ dùng bằng con mắt của người đời hay cụ thể hơn là của người Do thái lúc đó để nhìn về Đức Giêsu, vơi họ, Đức Giêsu chỉ là một vị ngôn sự bình thường, kẻ không chỉ không hồi phục được đất nước Israel mà chỉ là người thất bại, lúc này chình là người mang lại sự thất vọng cho người đời. Rồi Đức Giêsu giúp họ thay đổi một cái nhìn, Ngài dùng lời Kinh Thánh là lời của Thiên Chúa để giúp họ thấy Đức Giêsu không phải là nhân vật như họ muốn, mà là Con Thiên Chúa, Người được sai đến để cứu muôn dân ra khỏi vòng tội lỗi, Đức Giêsu là “Người phải chịu khổ hình, rồi mới vào trong vinh quang của Thiên Chúa” (Ga 20: 26”.
Thực ra trong công tác trị liệu này, khi chúng ta cho những người bệnh những lời phân tích không có nghĩa là họ hiểu ngay được vấn đề, chúng ta không thể giải quyết ngay vấn đề cho họ được. Chúa Giêsu dạy cho chúng ta một cách thức mà sau đó khiến hai môn đệ đã nhận ra “ánh sáng”, đó là Người đưa họ trở về với cuộc sống thường nhật. Người chữa trị vết thương cho người khác cũng cần đưa ra tình huống bình thường trong cuộc sống, để họ không thất vọng về cuộc sống của họ mà cho họ thấy được nét dễ thương, ý nghĩa của những việc mà họ thường làm. Điều này cũng giúp họ thấy những việc họ làm đều có ích, bản thân họ đóng vai trò quan trọng trong những công việc thường nhật đó. Chúa Giêsu đã dùng chính nghi thức bẻ bánh, dùng chính bữa ăn để giúp các môn đệ nhận ra Người. (xem Ga 20: 30).
Sau khi đồng hành với “bệnh nhân”, sau khi nghe họ “hàn huyên”, sau khi “hồi âm”, phân tích hay lý giải vấn đề và ngay cả đã gợi ý cho họ một lối ra, người bác sĩ không phải là người quyết định một lối giải quyết. Hay nói cách khác người chữa trị không nên đưa ra những lời khuyên phải làm thế này thế kia mà cần phải để cho người ta tự quyết định: “Đức Giêsu lập tức biến mất” (Ga 20: 31) cũng đã nói lên điều này. Khi các môn đệ đã nhận ra đường ánh sáng bên kia đường hầm, khi họ nhận ra người mà họ vừa đồng hành, vừa đồng bàn chính là Thầy mình, người mà họ từng thất vọng đã Phục sinh thật rồi, sự kiện đã mang lại cho họ một niềm vui hết sức lớn lao. Họ biết ngay việc gì họ phải làm. Họ biết tâm hồn họ lúc đó đang rạo rực, hân hoan, vì thế không ai ngăn cản, họ tức tốc chạy trở lại Giêrusalem để báo tin cho anh em mình.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:05 27/03/2008
ĐỊNH MỘT ĐÀNG LÀM CHẰNG MỘT NẺO
Quý Lương đi du ngoạn bên ngoài, vừa đúng lúc gặp một người quen đánh xe đi nhanh lến phía bắc, Quý Lương vẫy tay với anh ta, và hỏi anh ta đi đâu vậy.
Người bạn rất là phấn khởi nói với Quý Lương: “Tôi muốn qua nước Sở đi du lịch.”
Quý Lương cảm thấy không hiểu ra sao cả, bèn nói: “Nước Sở ở phía nam, sao anh lại đi về phía bắc ?”
- “Đừng có lo ! Ngựa của tớ là loại ngựa tốt thượng đẳng đó, chạy rất là nhanh”, ngữ khí của anh ta đầy tự đắc và tự mãn.
Quý Lương dở khóc dở cười, nói: “Ngựa của anh tuy tốt, nhưng đường của anh đi không phải là đường qua nước Sở !”
- “Yên tâm, tôi có đủ tiền đi du lịch mà !”
- “Tiền đi du lịch có nhiều, nhưng phương hướng không đúng, thì cuối cùng cũng không thể đến được nước Sở.”
- “Không sao cả, người đánh xe của tôi rất có bản lãnh, không ai bì được.”
Rốt cuộc người bạn của Quý Lương không nghe lời khuyến cáo của ông ta, cứ kiên trì đánh xe nhắm phía bắc mà tiến để đi đến nước Sở ở phía nam.
(Chiến quốc sách: Ngụy sách)
Suy tư:
Đường đi của người Ki-tô hữu ở thế gian này là đường đi lên: đi lên thiên đàng, đi lên Nước Trời, đi lên cùng Cha là Đấng ngự trên trời, đi lên thiên đàng để sum họp hưởng phúc với Chúa Giê-su, Đức Mẹ Maria, các thiên thần và các thánh nam nữ...
Không ai muốn đi Hà nội ở phía bắc mà lại nhắm hướng Sài Gòn phía nam mà đi, vì như thế là sai phương hướng. Phương tiện càng hiện đại thì khoảng cách càng xa, lãng phí cả tiền bạc, sức lực, thời gian và vật chất mà không đem lại ích lợi gì.
Có một vài người Ki-tô hữu muốn đi lên thiên đàng nhưng lại nhắm hướng đi xuống hỏa ngục, nếu có người nhắc nhở thì họ nói cách tự đắc tự mãn rằng:
- Tôi vẫn đọc kinh hằng ngày. Nhưng hằng ngày vẫn vu oan giá họa cho người khác.
- Tôi vẫn đi lễ mỗi chủ nhật. Nhưng vẫn cứ vợ lớn vợ nhỏ và bồ nhí hàng tá.
- Tôi vẫn đóng góp việc thiện cho nhà thờ. Nhưng vẫn cứ cho vay ăn lời cắt cổ người nghèo.
- Tôi vẫn ăn chay mỗi ngày thứ sáu trong tuần. Nhưng vẫn đàng điếm nhậu nhẹt quắc cần câu những ngày khác...
Đọc kinh, đi dự thánh lễ, làm việc thiện hoặc là ăn chay hay là làm bất cứ việc tốt nào khác, thì đó là những phương tiện mà Thiên Chúa ban cho chúng ta, để chúng ta nhắm hướng lên trời mà đi. Nhưng dùng những phương tiện đó để che giấu làm mất phương hướng đi lên thiên đàng của mình là chuyện bất bình thường, lãng phí ơn sủng của Thiên Chúa ban cho, bởi vì không một người Ki-tô hữu nào muốn lên thiên đàng mà lại nhắm hướng hỏa ngục mà đi.
“Đi một đàng làm chằng một nẻo” là như thế, vừa uổng công lao sức lực của mình, vừa lãng phí ân sủng của Thiên Chúa ban cho. Uổng thật !
N2T |
Quý Lương đi du ngoạn bên ngoài, vừa đúng lúc gặp một người quen đánh xe đi nhanh lến phía bắc, Quý Lương vẫy tay với anh ta, và hỏi anh ta đi đâu vậy.
Người bạn rất là phấn khởi nói với Quý Lương: “Tôi muốn qua nước Sở đi du lịch.”
Quý Lương cảm thấy không hiểu ra sao cả, bèn nói: “Nước Sở ở phía nam, sao anh lại đi về phía bắc ?”
- “Đừng có lo ! Ngựa của tớ là loại ngựa tốt thượng đẳng đó, chạy rất là nhanh”, ngữ khí của anh ta đầy tự đắc và tự mãn.
Quý Lương dở khóc dở cười, nói: “Ngựa của anh tuy tốt, nhưng đường của anh đi không phải là đường qua nước Sở !”
- “Yên tâm, tôi có đủ tiền đi du lịch mà !”
- “Tiền đi du lịch có nhiều, nhưng phương hướng không đúng, thì cuối cùng cũng không thể đến được nước Sở.”
- “Không sao cả, người đánh xe của tôi rất có bản lãnh, không ai bì được.”
Rốt cuộc người bạn của Quý Lương không nghe lời khuyến cáo của ông ta, cứ kiên trì đánh xe nhắm phía bắc mà tiến để đi đến nước Sở ở phía nam.
(Chiến quốc sách: Ngụy sách)
Suy tư:
Đường đi của người Ki-tô hữu ở thế gian này là đường đi lên: đi lên thiên đàng, đi lên Nước Trời, đi lên cùng Cha là Đấng ngự trên trời, đi lên thiên đàng để sum họp hưởng phúc với Chúa Giê-su, Đức Mẹ Maria, các thiên thần và các thánh nam nữ...
Không ai muốn đi Hà nội ở phía bắc mà lại nhắm hướng Sài Gòn phía nam mà đi, vì như thế là sai phương hướng. Phương tiện càng hiện đại thì khoảng cách càng xa, lãng phí cả tiền bạc, sức lực, thời gian và vật chất mà không đem lại ích lợi gì.
Có một vài người Ki-tô hữu muốn đi lên thiên đàng nhưng lại nhắm hướng đi xuống hỏa ngục, nếu có người nhắc nhở thì họ nói cách tự đắc tự mãn rằng:
- Tôi vẫn đọc kinh hằng ngày. Nhưng hằng ngày vẫn vu oan giá họa cho người khác.
- Tôi vẫn đi lễ mỗi chủ nhật. Nhưng vẫn cứ vợ lớn vợ nhỏ và bồ nhí hàng tá.
- Tôi vẫn đóng góp việc thiện cho nhà thờ. Nhưng vẫn cứ cho vay ăn lời cắt cổ người nghèo.
- Tôi vẫn ăn chay mỗi ngày thứ sáu trong tuần. Nhưng vẫn đàng điếm nhậu nhẹt quắc cần câu những ngày khác...
Đọc kinh, đi dự thánh lễ, làm việc thiện hoặc là ăn chay hay là làm bất cứ việc tốt nào khác, thì đó là những phương tiện mà Thiên Chúa ban cho chúng ta, để chúng ta nhắm hướng lên trời mà đi. Nhưng dùng những phương tiện đó để che giấu làm mất phương hướng đi lên thiên đàng của mình là chuyện bất bình thường, lãng phí ơn sủng của Thiên Chúa ban cho, bởi vì không một người Ki-tô hữu nào muốn lên thiên đàng mà lại nhắm hướng hỏa ngục mà đi.
“Đi một đàng làm chằng một nẻo” là như thế, vừa uổng công lao sức lực của mình, vừa lãng phí ân sủng của Thiên Chúa ban cho. Uổng thật !
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:06 27/03/2008
N2T |
5. Chúa Giê-su Ki-tô đã khen ngợi đức khiêm tốn; Ngài ở trong Thánh Thể xác thực, tuyên dương sự vô song của đức khiêm tốn, đức khiêm tốn này không coi thường bất cứ người nào, nhưng bằng lòng giống như người khách ngự trong bất cứ linh hồn nào đầy ân tình, thậm chí là tâm hồn của người đã ô nhiễm tội lỗi.
(Thánh Thomas Aquinas)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga chống lại mưu toan chia rẽ Chính Thống Giáo - Công Giáo
Nguyễn Việt Nam
05:40 27/03/2008
Mạc Tư Khoa -Phát ngôn viên Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa hôm 26/3 đã lên tiếng chống lại những bài tường thuật “không thể chấp nhận được” về lễ Vọng Phục Sinh tại Vương Cung Thánh Đường Mẹ Thiên Chúa Mạc Tư Khoa hôm thứ Bẩy 22/3 vừa qua.
Linh mục Igor Vyzhanov của Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa đã dự lễ Vọng Phục Sinh này trong đó có 35 người lớn được rửa tội. Một số cơ quan truyền thông Nga đã tường thuật rằng cha Vyzhanov đã “có cảm tình” với những người được rửa tội vào đạo Công Giáo, và không có phản ứng nào về việc rửa tội này. Thâm ý của những bài tường thuật này là gây áp lực lên các giáo sĩ Chính Thống Giáo để buộc họ theo đuổi đường lối bài Công Giáo quá khích.
Cha Vyzhanov cho biết trong những người được rửa tội, một số là tín hữu Chính Thống Giáo. Thành ra, cá nhân ngài “không tán thành những bước như thế”. Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga đã thường phàn nàn về việc Công Giáo “chiêu dụ” tín đồ. Cha Vyzhanov nói rằng nếu ngài hoan nghênh việc rửa tội này thì ngài đã vi phạm chính sách chung của Giáo Hội Chính Thống Giáo.
Cha Vyzhanov nhấn mạnh rằng ngài đã dự thánh lễ tại Vương Cung Thánh Đường Mẹ Thiên Chúa Mạc Tư Khoa chỉ để đọc thông điệp mừng lễ Phục Sinh của Thượng Phụ Alexei II. “Việc rửa tội không hề được nhấn mạnh” trong thông điệp này.
Linh mục Igor Vyzhanov của Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa đã dự lễ Vọng Phục Sinh này trong đó có 35 người lớn được rửa tội. Một số cơ quan truyền thông Nga đã tường thuật rằng cha Vyzhanov đã “có cảm tình” với những người được rửa tội vào đạo Công Giáo, và không có phản ứng nào về việc rửa tội này. Thâm ý của những bài tường thuật này là gây áp lực lên các giáo sĩ Chính Thống Giáo để buộc họ theo đuổi đường lối bài Công Giáo quá khích.
Cha Vyzhanov cho biết trong những người được rửa tội, một số là tín hữu Chính Thống Giáo. Thành ra, cá nhân ngài “không tán thành những bước như thế”. Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga đã thường phàn nàn về việc Công Giáo “chiêu dụ” tín đồ. Cha Vyzhanov nói rằng nếu ngài hoan nghênh việc rửa tội này thì ngài đã vi phạm chính sách chung của Giáo Hội Chính Thống Giáo.
Cha Vyzhanov nhấn mạnh rằng ngài đã dự thánh lễ tại Vương Cung Thánh Đường Mẹ Thiên Chúa Mạc Tư Khoa chỉ để đọc thông điệp mừng lễ Phục Sinh của Thượng Phụ Alexei II. “Việc rửa tội không hề được nhấn mạnh” trong thông điệp này.
Thủ tướng Anh xét lại những chính sách bài Công Giáo trong luật pháp Anh
Thúy Dung
05:56 27/03/2008
Thủ tướng Anh Gordon Brown sẽ cho cứu xét lại những luật lệ được xem là có tính cách bài Công Giáo trong luật pháp Anh, kể cả tu chính án Settlement, trong đó cấm không cho người Công Giáo được lên ngôi. Tờ Herald cho biết như trên hôm 25/3.
Tu chính án Settlement, được thông qua năm 1701, quy định rằng người Công Giáo hay người có phối ngẫu là người Công Giáo không được lên ngôi Vua hay Nữ Hoàng tại Anh. Luật này thường được những nhà lãnh đạo Công Giáo chỉ trích như một luật bài Công Giáo trắng trợn tại Anh.
Cựu thủ tướng Anh, ông Tony Blair, khi đáp lại những chỉ trích từ các nhà lãnh đạo Công Giáo, đã thừa nhận rằng trong luật pháp hiện hành của Anh có quá nhiều những luật công khai chống lại Giáo Hội Công Giáo, và những luật đó nên được tái xét.
Tuy nhiên, ông Tony Blair đã không thể làm điều gì cụ thể vì vợ ông là một người Công Giáo, chính ông thường đi dự lễ ở nhà thờ Công Giáo và thường xuyên để lộ ý muốn gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Cho nên, nếu ông có đưa những luật lệ này ra tái xét thì chắc cũng không thành công.
Ông Brown thì ngược lại. Ông cho biết ông sẵn sàng để đưa ra tái xét các luật lệ kỳ thị Công Giáo tại Anh. Việc tái xét tu chính án Settlement thực ra là một điều cam go vì theo luật lệ hiện nay, Vua hay Nữ Hoàng Anh đương nhiên là vị thủ lãnh của Giáo Hội Anh Giáo tại Anh (Church of England).
Tưởng cũng nên nhắc lại là sau khi từ nhiệm chức vụ thủ tướng Anh, ông Tony Blair đã gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Tổng giáo phận Westminster đã tường thuật là lễ nghi gia nhập Giáo Hội Công Giáo của ông đã diễn ra hôm thứ Sáu 21/12/2007 tại một nhà nguyện riêng.
Đức Hồng Y Cormac Murphy-O'Connor, Tổng Giám Mục Westminster, nói: “Tôi vui mừng chào đón ông Tony Blair vào Hội Thánh Công Giáo. Trong một thời gian dài, ông đã là một người thường xuyên đi dâng lễ với gia đình, và trong những tháng gần đây, ông đã theo một chương trình đào tạo để chuẩn bị cho việc tiếp nhận sự hiệp thông hoàn toàn”.
Ông Tony Blair và Đức Thánh Cha tháng 11/2007 |
Ông Gordon Brown và phu nhân |
Cựu thủ tướng Anh, ông Tony Blair, khi đáp lại những chỉ trích từ các nhà lãnh đạo Công Giáo, đã thừa nhận rằng trong luật pháp hiện hành của Anh có quá nhiều những luật công khai chống lại Giáo Hội Công Giáo, và những luật đó nên được tái xét.
Tuy nhiên, ông Tony Blair đã không thể làm điều gì cụ thể vì vợ ông là một người Công Giáo, chính ông thường đi dự lễ ở nhà thờ Công Giáo và thường xuyên để lộ ý muốn gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Cho nên, nếu ông có đưa những luật lệ này ra tái xét thì chắc cũng không thành công.
Ông Brown thì ngược lại. Ông cho biết ông sẵn sàng để đưa ra tái xét các luật lệ kỳ thị Công Giáo tại Anh. Việc tái xét tu chính án Settlement thực ra là một điều cam go vì theo luật lệ hiện nay, Vua hay Nữ Hoàng Anh đương nhiên là vị thủ lãnh của Giáo Hội Anh Giáo tại Anh (Church of England).
Tưởng cũng nên nhắc lại là sau khi từ nhiệm chức vụ thủ tướng Anh, ông Tony Blair đã gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Tổng giáo phận Westminster đã tường thuật là lễ nghi gia nhập Giáo Hội Công Giáo của ông đã diễn ra hôm thứ Sáu 21/12/2007 tại một nhà nguyện riêng.
Đức Hồng Y Cormac Murphy-O'Connor, Tổng Giám Mục Westminster, nói: “Tôi vui mừng chào đón ông Tony Blair vào Hội Thánh Công Giáo. Trong một thời gian dài, ông đã là một người thường xuyên đi dâng lễ với gia đình, và trong những tháng gần đây, ông đã theo một chương trình đào tạo để chuẩn bị cho việc tiếp nhận sự hiệp thông hoàn toàn”.
Trước ký giả ngoại quốc các nhà sư Tây Tạng nước mắt đầm đìa cho biết không có tự do tôn giáo
Đặng Tự Do
07:00 27/03/2008
Lhasa -
Trong bản tin đánh đi một giờ trước đây, thông tấn xã Công Giáo Asia-News cho biết sáng nay, 27/3, một nhóm nhà sư Tây Tạng đã bất ngờ nhào tới trước mặt một nhóm 26 ký giả ngoại quốc đang được các viên chức trong chính quyền Trung quốc dẫn đi tham quan vòng quanh Lhasa để tuyên truyền. Các nhà sư nước mắt đầm đìa nói với các ký giả nước ngoài rằng Tây Tạng không hề có tự do tôn giáo.
Biến cố đột ngột này đã gây lúng túng cho các viên chức tôn giáo Trung quốc đang dẫn các phóng viên ngoại quốc đến thăm chùa Jokhang. Trong khi vị sư trụ trì tại đây (sư quốc doanh) đang tường trình với các ký giả ngoại quốc theo bài bản của Bắc Kinh, các nhà sư đã cắt ngang và xông đến các ký giả. Các viên chức Trung quốc đã lôi các ký giả đi nhưng một vài ký giả đã nhanh chân hơn và đã có thể nói một vài câu với những nhà sư biểu tình.
Chuyến viếng thăm của 26 ký giả này do nhà nước Trung quốc tổ chức với ý định tuyên truyền rằng mọi chuyện đã trở lại bình thường ở Lhasa sau cuộc bạo động diễn ra hôm thứ Sáu 14/3 vừa qua.
Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của các ký giả nước ngoài sau khi có vụ nổi dậy của dân chúng Tây Tạng. Trung quốc muốn nhấn mạnh rằng Đức Dalai Lama phải chịu trách nhiệm về vụ nổi dậy trong đó các nạn nhân chỉ là dân Trung quốc mà thôi, và rằng Trung quốc đang mở mang khu vực này.
Buổi sáng nay, các ký giả - những người được khuyên là không được đi lộn xộn một mình vì lý do an ninh – đã được dẫn đi thăm một bệnh viện nơi Trung quốc cho là đã bị người Tây Tạng tấn công, một cửa hiệu bị đốt cháy trong đó 5 cô gái Trung quốc bị thiệt mạng. Trước khi được dẫn đi thăm, các ký giả được cho xem phim trong đó cáo buộc dân chúng Tây Tạng tấn công bạo lực người Trung Hoa.
Nhà cầm quyền Bắc Kinh cho rằng có 22 người Trung quốc bị giết, và 660 người biểu tình Tây Tạng đã ra đầu thú với cảnh sát. Trong khi đó, chính phủ lưu vong Tây Tạng cho biết có 140 người Tây Tạng bị giết.
Phóng viên Callum MacLeod của USA Today tường trình từ Lhasa cho biết “Chừng 30 nhà sư đã bất ngờ xông vào phòng họp". Các nhà sư đã nói với các ký giả bằng tiếng Tây Tạng, sau đó bằng tiếng Quan Thoại để các ký giả có thể hiểu được. Họ cho biết họ liều chết nói lên sự thật bất chấp hậu quả. “Đừng tin những gì họ nói”, các nhà sư đã nói “Họ lừa dối các anh – Họ toàn nói xạo”.
Hong Kong's TVB chiếu toàn bộ cuộc phản đối bất ngờ này của các nhà sư kéo dài được khoảng 15 phút đồng hồ trước khi cảnh sát Trung quốc lôi kéo các nhà sư đi.
Các nhà sư vừa khóc vừa trả lời các ký giả |
Các nhà sư khóc trước các ký giả |
Chùa Jokang |
Biến cố đột ngột này đã gây lúng túng cho các viên chức tôn giáo Trung quốc đang dẫn các phóng viên ngoại quốc đến thăm chùa Jokhang. Trong khi vị sư trụ trì tại đây (sư quốc doanh) đang tường trình với các ký giả ngoại quốc theo bài bản của Bắc Kinh, các nhà sư đã cắt ngang và xông đến các ký giả. Các viên chức Trung quốc đã lôi các ký giả đi nhưng một vài ký giả đã nhanh chân hơn và đã có thể nói một vài câu với những nhà sư biểu tình.
Chuyến viếng thăm của 26 ký giả này do nhà nước Trung quốc tổ chức với ý định tuyên truyền rằng mọi chuyện đã trở lại bình thường ở Lhasa sau cuộc bạo động diễn ra hôm thứ Sáu 14/3 vừa qua.
Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của các ký giả nước ngoài sau khi có vụ nổi dậy của dân chúng Tây Tạng. Trung quốc muốn nhấn mạnh rằng Đức Dalai Lama phải chịu trách nhiệm về vụ nổi dậy trong đó các nạn nhân chỉ là dân Trung quốc mà thôi, và rằng Trung quốc đang mở mang khu vực này.
Buổi sáng nay, các ký giả - những người được khuyên là không được đi lộn xộn một mình vì lý do an ninh – đã được dẫn đi thăm một bệnh viện nơi Trung quốc cho là đã bị người Tây Tạng tấn công, một cửa hiệu bị đốt cháy trong đó 5 cô gái Trung quốc bị thiệt mạng. Trước khi được dẫn đi thăm, các ký giả được cho xem phim trong đó cáo buộc dân chúng Tây Tạng tấn công bạo lực người Trung Hoa.
Nhà cầm quyền Bắc Kinh cho rằng có 22 người Trung quốc bị giết, và 660 người biểu tình Tây Tạng đã ra đầu thú với cảnh sát. Trong khi đó, chính phủ lưu vong Tây Tạng cho biết có 140 người Tây Tạng bị giết.
Phóng viên Callum MacLeod của USA Today tường trình từ Lhasa cho biết “Chừng 30 nhà sư đã bất ngờ xông vào phòng họp". Các nhà sư đã nói với các ký giả bằng tiếng Tây Tạng, sau đó bằng tiếng Quan Thoại để các ký giả có thể hiểu được. Họ cho biết họ liều chết nói lên sự thật bất chấp hậu quả. “Đừng tin những gì họ nói”, các nhà sư đã nói “Họ lừa dối các anh – Họ toàn nói xạo”.
Hong Kong's TVB chiếu toàn bộ cuộc phản đối bất ngờ này của các nhà sư kéo dài được khoảng 15 phút đồng hồ trước khi cảnh sát Trung quốc lôi kéo các nhà sư đi.
Ngọn lửa phá hủy ngôi thánh đường 100 năm: St. Paul’s Coburg, Melbourne, Úc Châu.
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB
07:17 27/03/2008
Nhà thờ St. Paul’s Coburg |
Khoảng 8 giờ tối giờ Úc Châu, ngày 27/3/2008, 50 lính cứu hỏa đã và đang cố gắng dập tắt ngọn lửa đã bùng lên nóc ngôi thánh đường mang tên Thánh Phaolô đồ sộ và nguy nga nằm sát nhà tù Pentridge mới được đóng khoảng hai năm nay và đang được chia lô xây nhà. Ngôi nhà thờ này nằm trên đường Sydney và đang sửa soạn để mừng 100 năm xây dựng tọa lạc ở vùng Coburg nơi có đông người Việt định cư.
Theo ông trưởng toán lính cứu hỏa là ông Andrew Zammit cho hay chưa biết ngọn lửa được bộc phát từ đâu, nguyên do nào. Chỉ được biết ngọn lửa bốc cháy và phát ra từ phía cuối thánh đường và cháy lên nóc thánh đường. Ngọn lửa phá hủy hơn nửa ngôi thánh đường mà người ta ước đoán sơ khởi thiệt hại lên tới $300,000 đô.
Tòa thánh không “đề cao” việc rửa tội cho Magdi Allam
Phụng Nghi
09:27 27/03/2008
Vatican (CNA) – Nhật báo chính thức của Tòa thánh đã bác bỏ lập luận của một số tường thuật trên các phương tiện truyền thông cho rằng Tòa thánh đã “đề cao” việc rửa tội cho ông Magdi Allam, người Hồi giáo tân tòng, là phụ tá giám đốc nhật báo Corriere Della Sera ở Ý, mới gia nhập Giáo hội trong thánh lễ Vọng Phục sinh do Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI cử hành.
Trong bài báo nhan đề “Tự do tôn giáo và đối thoại”, nhật báo của Tòa thánh Vatican nói rõ rằng theo truyền thống, trong thánh lễ Vọng Phục sinh, Đức thánh cha thường làm phép thánh tẩy, thêm sức và cho rước lễ lần đầu 7 người lớn cải đạo thuộc nhiều nơi trên thế giới.
“Một trong số người này là nhà báo Magdi Allam gốc Ai cập”, bài báo cho biết, và nhấn mạnh rằng Allam – tên thánh rửa tội là Christian – “đã tự do chọn lựa phép thanh tẩy sau một hành trình dài lâu tìm hiểu và chuẩn bị cá nhân cần thiết cho bước tiến này.”
“Sự việc này, thật độc đáo, long trọng và hân hoan, đã không được nhấn mạnh, như ai cũng thấy tính cách kín đáo, riêng tư đã được áp dụng”.
Bài báo trích dẫn lời Linh mục Federico Lombardi, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, giải thích rằng Đức thánh cha “không phân biệt ai cả. Mọi người đều quan trọng trước mặt Chúa và được đón mời vào cộng đồng Giáo hội.”
Linh mục nói tiếp: “Cử chỉ của ĐGH Bênêđictô XVI đồng thời cũng có ý nghĩa quan trọng vì nó biểu lộ sự tự do tôn giáo với tấm lòng ưu ái và công minh, gồm cả sự tự do thay đổi tôn giáo của một người, như được xác định trong Bản tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948.”
Tờ báo của Tòa thánh cũng bác bỏ lập luận rằng việc rửa tội đã tạo nên “hành động thù hận với một tôn giáo lớn như đạo Hồi. Từ nhiều thập niên, Giáo hội Công giáo đã chứng tỏ niềm ao ước được đối thoại với thế giới Hồi giáo, mặc dù có nhiều khó khăn và trở ngại.”
Bài báo nói tiếp: Những khó khăn hiện có “không nên làm lu mờ những gì chúng ta cùng có chung và những gì chúng ta sẽ đạt được trong tương lai.”
Trong bài báo nhan đề “Tự do tôn giáo và đối thoại”, nhật báo của Tòa thánh Vatican nói rõ rằng theo truyền thống, trong thánh lễ Vọng Phục sinh, Đức thánh cha thường làm phép thánh tẩy, thêm sức và cho rước lễ lần đầu 7 người lớn cải đạo thuộc nhiều nơi trên thế giới.
“Một trong số người này là nhà báo Magdi Allam gốc Ai cập”, bài báo cho biết, và nhấn mạnh rằng Allam – tên thánh rửa tội là Christian – “đã tự do chọn lựa phép thanh tẩy sau một hành trình dài lâu tìm hiểu và chuẩn bị cá nhân cần thiết cho bước tiến này.”
“Sự việc này, thật độc đáo, long trọng và hân hoan, đã không được nhấn mạnh, như ai cũng thấy tính cách kín đáo, riêng tư đã được áp dụng”.
Bài báo trích dẫn lời Linh mục Federico Lombardi, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, giải thích rằng Đức thánh cha “không phân biệt ai cả. Mọi người đều quan trọng trước mặt Chúa và được đón mời vào cộng đồng Giáo hội.”
Linh mục nói tiếp: “Cử chỉ của ĐGH Bênêđictô XVI đồng thời cũng có ý nghĩa quan trọng vì nó biểu lộ sự tự do tôn giáo với tấm lòng ưu ái và công minh, gồm cả sự tự do thay đổi tôn giáo của một người, như được xác định trong Bản tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948.”
Tờ báo của Tòa thánh cũng bác bỏ lập luận rằng việc rửa tội đã tạo nên “hành động thù hận với một tôn giáo lớn như đạo Hồi. Từ nhiều thập niên, Giáo hội Công giáo đã chứng tỏ niềm ao ước được đối thoại với thế giới Hồi giáo, mặc dù có nhiều khó khăn và trở ngại.”
Bài báo nói tiếp: Những khó khăn hiện có “không nên làm lu mờ những gì chúng ta cùng có chung và những gì chúng ta sẽ đạt được trong tương lai.”
Trí thức Trung quốc kêu gọi mở cuộc đối thoại với Đức Đạt lai Lạt ma
Phụng Nghi
10:41 27/03/2008
Bắc kinh (AsiaNews) – Mở cuộc đối thoại với Đức Đạt lai Lạt ma, để cho truyền thông ngoại quốc và một ủy hội Liên Hiệp Quốc được tự do đến Tây tạng, chấm dứt khoa trương bạo động theo kiểu “Cách mạng Văn hóa”: đó là một số trong những khuyến cáo mà nhóm 29 nhà trí thức Trung quốc đã gửi cho chính phủ Trung hoa để làm dịu tình hình ở Tây tạng.
“Mười hai khuyến cáo” này nằm trong một lá thư ngỏ được công bố hôm thứ Bẩy 22 tháng 3 trên nhiều mạng lưới quốc tế. Lá thư có chữ ký của những nhà hoạt động chính trị quan trọng, như Liu Xiaobo và Ding Zilin trong nhóm Các Bà Mẹ Thiên an môn, các văn sĩ như Wang Lixiong là một chuyên gia về văn hóa Tây tạng, các luật sư, nhà báo và nghệ sĩ.
Lá thư là một dấu hiệu quan trọng trong việc phê phán sự tuyên truyền của chính phủ, đang cố dùng chiêu bài ái quốc để đoàn kết nhân dân Trung hoa về việc dùng bạo lực ở Tây tạng. Theo các nhà trí thức này, “Tuyên truyền của truyền thông nhà nước có hậu quả làm tăng thêm thù hận dân tộc và càng làm cho tình hình đã rất căng thẳng càng thêm nghiêm trọng”.
Trong những ngày qua, Bắc kinh đã tố cáo Đức Đạt lai Lạt ma dàn dựng cuộc nổi dậy ở Tây tạng, là một phần trong âm mưu phá hỏng Thế vận hội. Bí thư đảng cộng sản ở Tây tạng đã mô tả nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo (Đạt lai Lạt ma) là “chó sói đội lốt thày tu, tên ác tâm mặt người dạ thú.”
Những người ký tên cho biết rằng các cuộc nổi dậy ở Tây tạng, khác với những biến động xảy ra vào thập niên 1980, nay đã liên quan đến nhiều thành phần xã hội – không chỉ các sư sãi – và nhiều khu vực ở Trung quốc. Điều này chứng tỏ rằng Bắc kinh đã phạm phải những lỗi lầm nghiêm trọng trong các hành động đối với Tây tạng”.
Đề cập đến thái độ không tin tưởng Trung quốc của cộng đồng quốc tế, nhóm 29 người này yêu cầu nhà nước mời một ủy hội LHQ về nhân quyền tới điều tra diễn tiến các sự việc và con số nạn nhân.
Đòi hỏi phía nhà chức trách chấm dứt bạo lực, và phía nhân dân Tây tạng chấm dứt khiêu khích, những người ký tên thúc giục chính phủ Trung quốc để cho giới truyền thông quốc gia và quốc tế được tới Tây tạng, thực thi tự do tôn giáo và tự do tư tưởng đầy đủ trong khu vực này, và không dùng bạo hành và trả thù đối với những người bị bắt hoặc tình nghi.
Cuối cùng, nhóm trí thức này yêu cầu Bắc kinh mở một cuộc đối thoại với Đức Đạt lai Lạt ma.
Một nhân vật khác trong nhóm bất đồng chính kiến là Bao Tong, cựu bí thư của Zhao Ziyang (Triệu Tử Dương), nói với hãng thông tấn Reuters rằng lời kêu gọi của nhóm 29 người này đã nhấn mạnh rằng Đức Đạt lai Lạt ma không phải là nguồn gốc của vấn đề khó khăn ở Tây tạng, nhưng ngài chỉ là một yếu tố giúp tìm ra giải pháp. Ngài “chỉ là nhà lãnh đạo Tây tạng hy vọng chủ trì một thỏa thuận hòa giải giữa người Tây tạng và người Hán.”
“Mười hai khuyến cáo” này nằm trong một lá thư ngỏ được công bố hôm thứ Bẩy 22 tháng 3 trên nhiều mạng lưới quốc tế. Lá thư có chữ ký của những nhà hoạt động chính trị quan trọng, như Liu Xiaobo và Ding Zilin trong nhóm Các Bà Mẹ Thiên an môn, các văn sĩ như Wang Lixiong là một chuyên gia về văn hóa Tây tạng, các luật sư, nhà báo và nghệ sĩ.
Lá thư là một dấu hiệu quan trọng trong việc phê phán sự tuyên truyền của chính phủ, đang cố dùng chiêu bài ái quốc để đoàn kết nhân dân Trung hoa về việc dùng bạo lực ở Tây tạng. Theo các nhà trí thức này, “Tuyên truyền của truyền thông nhà nước có hậu quả làm tăng thêm thù hận dân tộc và càng làm cho tình hình đã rất căng thẳng càng thêm nghiêm trọng”.
Trong những ngày qua, Bắc kinh đã tố cáo Đức Đạt lai Lạt ma dàn dựng cuộc nổi dậy ở Tây tạng, là một phần trong âm mưu phá hỏng Thế vận hội. Bí thư đảng cộng sản ở Tây tạng đã mô tả nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo (Đạt lai Lạt ma) là “chó sói đội lốt thày tu, tên ác tâm mặt người dạ thú.”
Những người ký tên cho biết rằng các cuộc nổi dậy ở Tây tạng, khác với những biến động xảy ra vào thập niên 1980, nay đã liên quan đến nhiều thành phần xã hội – không chỉ các sư sãi – và nhiều khu vực ở Trung quốc. Điều này chứng tỏ rằng Bắc kinh đã phạm phải những lỗi lầm nghiêm trọng trong các hành động đối với Tây tạng”.
Đề cập đến thái độ không tin tưởng Trung quốc của cộng đồng quốc tế, nhóm 29 người này yêu cầu nhà nước mời một ủy hội LHQ về nhân quyền tới điều tra diễn tiến các sự việc và con số nạn nhân.
Đòi hỏi phía nhà chức trách chấm dứt bạo lực, và phía nhân dân Tây tạng chấm dứt khiêu khích, những người ký tên thúc giục chính phủ Trung quốc để cho giới truyền thông quốc gia và quốc tế được tới Tây tạng, thực thi tự do tôn giáo và tự do tư tưởng đầy đủ trong khu vực này, và không dùng bạo hành và trả thù đối với những người bị bắt hoặc tình nghi.
Cuối cùng, nhóm trí thức này yêu cầu Bắc kinh mở một cuộc đối thoại với Đức Đạt lai Lạt ma.
Một nhân vật khác trong nhóm bất đồng chính kiến là Bao Tong, cựu bí thư của Zhao Ziyang (Triệu Tử Dương), nói với hãng thông tấn Reuters rằng lời kêu gọi của nhóm 29 người này đã nhấn mạnh rằng Đức Đạt lai Lạt ma không phải là nguồn gốc của vấn đề khó khăn ở Tây tạng, nhưng ngài chỉ là một yếu tố giúp tìm ra giải pháp. Ngài “chỉ là nhà lãnh đạo Tây tạng hy vọng chủ trì một thỏa thuận hòa giải giữa người Tây tạng và người Hán.”
Tây Tạng: Còn nổi đau nào bằng!
Lữ Giang
11:40 27/03/2008
Tây Tạng: Còn nổi đau nào bằng!
Cũng như miền Nam Việt Nam, dân tộc Tây Tạng đã bị Ấn Độ, Nepal, các cường quốc Tây Phương và Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bỏ rơi kể từ năm 2003, mặc dầu trước đó họ đã tích cực yểm trợ khoảng 80.000 dân Tây Tạng lưu vong ở Ấn Độ và Nepal thành lập một chính phủ lưu vong để đòi Trung Quốc trả lại độc lập. Chính phủ Ấn Độ đã dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thành phố Dharamsala, một thành phố nhỏ ở chân Hy Mã Lạp Sơn, để làm “thủ đô” của chính phủ lưu vong. Lúc đó Tây Tạng trở thành cái “phèng la” được dùng để làm áp lực với Trung Quốc của Ấn Độ và các nước Tây Phương, mỗi khi cần đòi hỏi Trung Quốc nhượng bộ về quyền lợi kinh tế.
Tuy nhiên, sau khi thiết lập được quan hệ về ngoại giao và thương mại bình thường với Trung Quốc, ngày 24.6.2003, Thủ Tướng Ấn Độ Atal Behari Vajpayee đã cùng với Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo công bố một thông cáo chung tại Bắc Kinh, trong đó Ấn Độ chính thức công nhận Tây Tạng là một phần lãnh thổ của Trung Quốc! Các cường quốc Tây Phương và Đại Hội Đồng LHQ im lặng, có nghĩa là biểu đồng tình. Các tổ chức tranh đấu đòi độc lập của người Tây Tạng ở Ấn Độ và Nepal bị cấm hoạt động.
Nhân Trung Quốc đăng cai tổ chức Thê Vận Hội Olympic tại Bắc Kinh vào tháng 8 tới đây với phí khoản được kỳ giả Jean-François Arnaud ước lượng khoảng 30 tỷ Euro, những nhà tranh đấu của Tây Tạng đã phát động một cuộc tranh đấu đòi độc lập ở cả trong lẫn ngoải nước, với hy vọng Trung Quốc sẽ không dám đàn áp mạnh, để nói với thế giới rằng xin nhớ đến dân tộc Tây Tạng. Nhưng cuộc tranh đấu này sẽ đi về đâu và thế giới sẽ làm được gì cho Tây Tạng?
Trước khi trả lới những câu hỏi này, chúng tôi xin trình bày qua vài nét vế lịch sử Tây Tạng, cuộc xâm chiếm Tây Tạng của Trung Quốc, Ấn Đô, Nepal, Anh và OSS (CIA) của Hoa Kỳ, việc Ấn Độ bán đứng Tây Tạng cho Trung Quốc và phương thức tranh đấu của người Tây Tạng.
I.- NHÌN QUA ĐẤT NƯỚC TÂY TẠNG
Nắm vững tiến trình lịch sử của Tây Tạng rất khó vì những sự kiện lịch sử thường bị lẫn lộn với nhiều huyền thoại. Chúng tôi xin rút ra những nét chính để giúp độc giả theo dõi vấn đề.
Tây Tạng là một vùng cao nguyên nằm ở phía bắc Ấn Độ, trên giải Hy Mã Lạp Sơn (Himalayas), cao khoảng 4.000 thước (13,120 ft), rộng khoảng 2.500.000 cây số vuông, với dân số trên 6 triệu người, đa số theo Phật Giáo, thủ đô đặt tại Lhasa.
1.- Sự hình thành quốc gia Tây Tạng
Tài tiệu lịch sử cho biết một số bộ lạc đã xuất hiện ở Tây Tạng vào khoảng năm 127 trước công nguyên. Trải qua nhiều cuộc tranh chấp đẩm máu, bộ lạc Tubo toàn thắng và lên nắm quyền tại vùng này, đặt tên nước là Tibet, người Việt theo phiên âm Hán – Việt đọc thành Tây Tạng. Chữ Tibet lấy từ chữ Tubo. Tôn giáo chính của bộ lạc này là đạo Bon, một tôn giáo tin vào thần linh và pháp thuật.
Phải đến thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, dưới thời Hoàng Đế Songtsan Gambo, nước Tây Tạng mới thống nhất và vững mạnh. Vua này thiết lập quan hệ thân hữu với các quốc gia láng giềng để phát triển thương mại và trao đổi văn hòa. Vua Trung Hoa gả công chúa Wencheng cho Songtsan Gambo, còn vua Nepal gả công chúa Khridzun. Nhưng công chúa của Nepal có ảnh hưởng với Songtsan Gambo hơn. Hai công chúa này đều theo Phật giáo nên đã đưa đạo Phật vào đất Tây Tạng. Tuy nhiên, phải đến năm 710, khi cháu của vua Songtsan Gambo là Tride Zhotsan lên ngôi, đạo Phật mới phát triển mạnh tại đây.
2.- Tranh chấp với Trung Quốc
Đến thời Hoàng Đế Trisong Detsen (755 – 797), Tây Tạng đem quân chiếm một phần đất của Trung Hoa. Năm 763, dưới thời nhà Đường, khi nước Tàu bị loạn lạc, Tây Tạng đem quân chiếm kinh đô Tràng An, bắt nước Tàu phải triều cống Tây Tạng. Năm 787, Tàu và Tây Tạng ký một hiệp ước định ranh giới giữa hai nước. Năm 821, một hiệp ước hòa bình giữa Tây Tạng và Trung Hoa được ký kết. Hiệp ước này được ghi vào ba cột trụ, vừa bằng chữ Tàu vừa bằng chữ Tây Tạng, một cột dựng tại Gung Meru nằm giữa đường phân chia biên giới, một tại Lhasa và một tại Trường An. Hiệp ước ghi rằng phần phía đông cột móc biên giới là của Trung Hoa, phần phía Tây là của Tây Tạng. Không bên nào được xâm chiếm lãnh thổ của bên kia.
Vào thế kỷ 13, quân Mông Cổ lan từ Đông Á qua Trung Á, tới Nga và một phần Âu Châu. Sau khi chiếm nước Tàu, họ đã thiết lập triều đình nhà Nguyên (1277 – 1367) để thống trị Trung Hoa. Tây Tạng cũng chịu chung số phận. Tuy nhiên, người Mông Cổ thích người Tây Tạng vì đất nước họ cũng thuộc những nhóm bộ lạc có tôn giáo tôn thờ các thần linh như đạo Bon của người Tây Tạng. Vua Thái Tổ của nhà Nguyên đã chỉ định Hphagspa, một vị đạo sư thuộc giáo phái Phật Giáo Sakya của Tây Tạng, bảo trợ tinh thần cho Hoàng tử Khubilai của Mông Cổ và lãnh đạo Phật Giáo Trung Hoa, và ban cho vị này những quyền hành rất lớn. Sự chỉ định này đã làm các giáo phái Phật Giáo khác ở Tây Tạng và Trung Hoa tức giận, nhưng họ không thể làm gì để chống lại ý muốn của nhà vua.
Với chủ trương chia để trị, triều đình nhà Nguyên đã chia nước Tây Tạng thành nhiều khu vực hành chánh và đặt mỗi khu vực dưới quyền cai trị của một thống sứ. Họ còn khuyến khích việc phát triển các đảng cấp để dễ dàng kiểm soát. Hoàng tử Khubilai khi lên ngôi Hoàng Đế Trung Hoa đã trao chủ quyền của miền trung Tây Tạng cho vị lãnh đạo giáo phái Sakya của Tây Tạng. Như vậy, ngay dưới thời nhà Nguyên, đã có một vị tăng Phật Giáo được lãnh đạo cả giáo quyền lẫn thế quyền trên một phần lãnh thổ của Tây Tạng.
Nhà Minh (1368–1644) lên cai trị thay nhà Nguyên vẫn duy trì chính sách chia để trị, nên Tây Tạng vỡ ra từng mãnh. Họ cho thành lập một tông phái Phật Giáo mới lấy tên là Gelugpa, thường được gọi là Hoàng tông (Yellow Sect), vì những nhà sư thuộc tông phái này mặc áo vàng và đội mũ vàng. Về sau, người lãnh đạo tông phái này được cho mang danh tước “Dalai Lama”, tiếng Việt gọi là “Dạt Lai Lạt Ma”.
3.- Trao quyền cai trị cho các nhà sư
Khi triều đại nhà Minh sụp đổ, nhà Thanh lên cầm quyền (1644–1911), chính sách cai trị Tây Tạng có nhiều thay đổi quan trọng. Năm 1652, các vi lãnh đạo tôn giáo Tây Tạng nỗi tiếng là Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama) thứ 4 và Gushri Khan được triệu về Bắc Kinh. Năm 1653, trước khi lên đường trở về Tây Tạng, vị sư Lozang Gyatso, tức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, được phong tước hiệu: “Đạt Lai Lạt Ma, Phật Đại Từ Bi ở Phương Tây, Lãnh Tụ của Tín Ngưỡng Phật Giáo dưới Bầu Trời, Người Cầm Giữ Kim Cương”.
Sau khi được phong tước, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 đã tuyên thệ trung thành với nhà Thanh và được nhận nhiều vàng bạc để trở về xây 13 tu viện cho phái Hoàng tông ở Tây Tạng. Tất cả những vị Đạt Lai Lạt Ma tái sinh (reincarnation) về sau đều phải được triều đình Trung Hoa công nhận. Sự cam kết này đã trở thành một giao ước lịch sử.
Sau này, vua Khang Hy nhà Thanh nghi ngờ ý định của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, nên năm 1713, triều đình nhà Thanh đã phong cho Ban Thiền Lạt Ma thứ 4 danh hiệu “Panchen Erdeni”, và ban cho vị này quy chế đã ban cho Đạt Lai Lạt Ma thứ 5. Trong giai đoạn này, trên 90% dân Tây Tạng đã phải trải qua chế độ nông nô rất khắc nghiệt dưới quyền các địa chủ quý tộc và các tu viện Phật Giáo.
4.- Sự xâm lăng của các quốc gia khác
Ngoài Trung Hoa, các quốc gia khác cũng đã tìm cách xâm chiếm Tây Tạng và đẩy Trung Hoa ra. Năm 1337, Mohammed Tugluk ở Delhi đã đem 100.000 quân tràn vào khu Hy Mã Lạp Sơn. Vào những năm cuối thế kỷ 18, Nepal cũng đã hai lần đem quân xâm lấn Tây Tạng với âm mưu sát nhập một phần lãnh thổ của nước này vào Nepal.
Trong thế kỷ 19, sau khi xâm chiếm Ấn Độ, Anh đã cạnh tranh với Nga bằng cách đổ vào Tây Tạng nhiều tiền bạc và gián diệp với mục tiêu thăm dò xem có thể chiếm và kiểm soát vùng này không. Sau đó, Anh đã đem quân xâm chiếm Tây Tạng hai lần, một lần vào năm 1888 và một lần vào năm 1903. Nga vì phải đối đầu với những tranh chấp trong nội bộ, nên không thể ngăn chận Anh tiến đến thủ đô Lhasa. Lúc đó, chiến tranh nha phiến đang xẩy ra ở Trung Hoa nên vua Quang Tự cũng không làm gì được. Người dân Tây Tạng chỉ có giáo mác, cung tên, ná cao su và súng tự chế nên không thể chống lại quân Anh. Tuy nhiên, năm 1906, khi mùa đông đến, người Anh sợ bị kháng chiến quân Tây Tạng chận các đường tiếp tế, nên đã tự ý rút lui sau khi ký một hiệp ước hòa bình với Trung Hoa. Hiệp ước này nói Anh không còn can thiệp vào việc cai trị Tây Tạng và công nhận chủ quyền của Trung Hoa ở Tây Tạng. Nhưng qua năm 1907, Anh lại ký với Nga một hiệp ước khác nói rằng Anh quan tâm đặc biệt đến Tây Tạng!
Năm 1914, một hội nghị đã được triệu tập tại Simla, Ấn Độ, gồm có đại diện của Anh – Ấn Độ, Trung Hoa và Tây Tạng. Trong hội nghị này, Anh đã làm áp lực buộc Trung Hoa đồng ý phân chia lãnh thổ Tây Tạng thành hai phần: Nội Tây Tạng và Ngoại Tây Tạng. Phần Ngoại Tây Tạng thuộc quyền cai trị của Anh – Ấn Độ. Anh nói rõ rằng nếu Trung Hoa không đồng ý, Anh sẽ rút lui việc thừa nhận chính phủ Trung Hoa mới và ký hiệp ước riêng với Tây Tạng. Nhưng hội nghị này đã thất bại vì Trung Hoa và vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 của Tây Tạng không đồng ý.
Trong thời gian Đệ Nhị Thế Chiến và một thời gian ngắn sau đó, cơ quan OSS (tiền thân của CIA) của Mỹ đã phối hợp với Sở Ngoại Vụ của Anh (British Foreign Office) định phát động một phong trào đòi giải phóng Tây Tạng, thành lập một chế độ dân chủ, tách Tây Tạng ra khỏi Trung Hoa, nên chống lại việc chỉ định vị Đạt Lai Lạt thứ 14 thay thế vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 qua đời vào năm 1933. Vị Nhiếp Chính (Regent) chống lại âm mưu này nên OSS phao tin đồn vị nhiếp chính bất lực và có các hành động tội phạm. Năm 1947 vị Nhiếp Chính đã bị bắt và bị giết bí mật trong tù. Thân phụ của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cũng bị đầu độc vì ông ta ủng hộ vị Nhiếp Chính.
Tính từ khi vua Hệ Đế nhà Minh (1399–1403) công nhận vị Đạt La Lạt Ma đầu tiên đến nay đã có tất cả 14 vị được coi là hiện thân của Quan Thế Âm Bồ Tát.
II.- SỰ XÂM LĂNG CỦA TRUNG CỘNG
Năm 1959, Đảng Cộng Sản chiếm Trung Hoa và vào tháng 10, khoảng 80.000 quân thuộc Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng Trung Quốc tiến vào xâm lăng Tây Tạng. Dân chúng Tây Tạng liền yêu cầu trao quyền lãnh đạo lại cho Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (tức Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện nay). Ngày 17.11.1950, Đạt Lai Lạt Ma chính thức nhận chức lãnh đạo tinh thần và chính trị của nhân dân Tây Tạng. Lúc đó ông mới 15 tuổi.
Ngay sau đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ định tân Thủ Tướng và thành lập nội các, rồi gởi một phái đoàn đến Hoa Kỳ, Anh và Nepal xin giúp ngăn chận sự xâm lăng của Trung Quốc. Thấy cuộc vận động này không kết quả, Đức Đạt Lai Lạt Ma liền gởi một phái đoàn khác tới Bắc Kinh. Sau nhiều ngày thương thuyết, ngày 23.5.1951 phái đoàn Tây Tạng đã bị Trung Quốc bắt ký bản hiệp ước 7 điểm về giải phóng hòa bình Tây Tạng. Bản hiệp ước này công nhận chính quyền địa phương Tây Tạng có quyền quản trị các vấn đề nội bộ, nhưng đặt dưới quyền kiểm soát của chính quyền Trung Quốc.
III.- TRÊN ĐƯỜNG LƯU VONG
Sau hiệp ước này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khuyên dân chúng sống chung hòa bình với người Trung Hoa. Tuy nhiên, sự bất đồng giữa hai bên ngày càng gia tăng. Ngay trong năm 1959, dân Tây Tạng ở phía đông bắt đầu nổi loạn, lôi kéo theo những vùng khác. Trung Quốc đã đàn áp thẳng tay khiến 87.000 dân Tây Tạng bị giết. Đức Đạt Lai Lạt Ma phải chạy thoát qua Ấn Độ. Khoảng 80.000 dân chúng đã đi theo ngài.
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 ra đi, Trung Quốc vẫn xử dụng các Ban Thiền Lạt Ma để cai trị, nhưng kiếm sáot rất chặt chẽ việc xác nhận vị Ban Thiền Lạt Ma tái sinh để kế vị. Nhà cầm quyền cũng giúp các giáo phái khác, kể cả đạo Bon cổ truyền, mạnh lên để làm giảm bớt ảnh hưởng của giáo phái Gelugpa cầm quyền từ lâu đời.
1.- Thành lập chính phủ lưu vong
Muốn dùng người Tây Tạng lưu vong để chống lại Trung Quốc, chính phủ Ấn Độ đã dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thành phố Dharamsala, một thành phố nhỏ ở chân Hy Mã Lạp Sơn, để hình thành một chính phủ Tây Tạng nối dài trên đất Ấn. Nơi đây thường được gọi là “Little Lhasa”. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hình thành một chính phủ Tây Tạng lưu vong để tranh đấu cho một nước Tây Tạng độc lập. Các chính phủ Ấn Độ, Nepal, Hoa Kỳ và các nước Tây Phương đã giúp Đức Đạt Lai Lạt Ma thực hiện ý muốn này.
2.- Thành lập một chế độ dân chủ
... Đức Đạt Lai Lạt Ma muốn hủy bỏ chế độ lẫn lộn giữa giáo quyền và thế quyền và thay thế bằng một chế độ dân chủ. Do đó, ngài đã cho soạn thảo một hiến pháp dân chủ mới vào năm 1963 tách giáo quyền ra khỏi thế quyền, nhưng vì tình thế chưa thuận lợi, nên đến năm 1990 hiến pháp này mới được chính thức công bố. Với chế độ mới này, các Đạt Lai Lạt Ma chỉ còn là những nhà lãnh đạo tinh thần mà thôi.
3.- Được Đại Hội Đồng LHQ công nhận
Qua cuộc vận động của Đức Đạt La Lạt Ma, năm 1961, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã đưa ra Nghị Quyết số 1273 công nhận quyền tự quyết của nhân dân Tây Tạng trên phương diện pháp lý. Hội Đồng cũng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền, quyền tự do và quyền tự quyết của nhân dân Tây Tạng, và chấm dứt sự đàn áp.
Vì Trung Quốc không chịu tôn trọng Nghị Quyết số 1273 nói trên, nên năm 1965 Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lại ra Nghị Quyết số 2079, xác nhận lại những điều đã được đưa ra trong Nghị Quyết số 1273. Từ đó, người Tây Tạng không bao giờ ngưng nghĩ việc đòi hỏi Trung Quốc phải trao trả độc lập cho Tây Tạng.
4.- Thành lập “Vùng Tây Tạng Tự Trị”!
Sau khi có hai nghị quyết nói trên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đã cho thành lập “Vùng Tây Tạng Tự Trị” (Tibet Autonomous Region (viết tắt là TAR) bao gồm hai tỉnh cũ của của Tây Tạng là Tsang and Kham, trong đó có thủ phủ Lhasa, với lãnh thổ chỉ bằng 1/2 của nước Tây Tạng cũ trước khi Trung Quốc xâm chiếm. Các vùng còn lại đều bị sát nhập vào các tỉnh lân cận của Trung Quốc. Trong khi đó, dân chúng Tây Tạng đòi hỏi “Vùng Tây Tạng Tự Trị” phải bao gồm cả nước Tây Trạng cũ trước khi chưa bị Trung Quốc chiếm.
Quy chế tự trị được ấn định trong các điều từ 111 đến 122 Hiến Pháp của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và Luật về Quyền Tự Trị thuộc Vùng Sắc Tộc của nước này. Tuy được được gọi là “Vùng Tây Tạng Trự Trị”, nhưng trong thực tế vùng này đều được đặt dưới quyền cai trị của các viên chức do Trung Quốc chỉ định về cả chính trị, kinh tế, an ninh lẫn văn hóa. Trong những thành phố lớn của Tây Tạng như Lhasa, Chamdo, Shigatse, Gyangtse, người Trung Quốc nay chiếm đến 2/3 dân số, người Tây Tạng chỉ còn 1/3.
4.- Được Tòa Án Strasbourg công nhận
Năm 1992, vấn đề quyền tự quyết của Tây Tạng lại được đưa ra trước Tòa Án Thường Trực tại Strasbourg. Sau nhiều tuần nghe hai bên tranh luận, ngày 20.10.1992 Tòa tuyên bố người dân Tây Tạng có đủ tiêu chuẩn để có quyền tự quyết định về số phận của mình. Tòa nói rằng sự hiện diện của chính quyền Trung Quốc trên đất Tây Tạng được coi như là một hình thức đô hộ của ngoại bang.
Ngày 10.1.1993, Hội Nghị Các Luật Gia Trên Thế Giới họp tại London đã đưa ra một bản tuyên ngôn tuyên bố rằng theo luật quốc tế, dân chúng Tây Tạng có quyền tự quyết, quyền này tùy thuộc vào người Tây Tạng và không một quốc gia nào trên thế giới, kể cả Trung Quốc, có quyền phủ nhận.
IV.- CÒN NỔI ĐAU NÀO BẰNG!
Tuy nhiên, khi tình thế đổi thay, các nước bảo trợ cho cuộc đấu tranh giàng độc lập của người Tây Tạng đều đã trở mặt.
Nepal, nơi phát sinh “Phật Giáo hiền hòa” đã trở mặt sớm nhất. Ngày 7.7.2003, cộng đồng người Tây Tạng với khoảng 35.000 người sinh sống tại Nepal đã bị nhà cầm quyền địa phương cấm không được tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 68 sinh nhật của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Tại Kathmandu (Nepal) cộng đồng người Tây Tạng đã được chính quyền cấp giấy phép tổ chức các sinh hoạt văn hóa nhân ngày sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng sau đó bị thu hồi. Mặc dù không có giáy phép, khoảng 1.000 người Tây Tạng đã tụ tập tại một bảo tháp để cầu nguyện cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Hôm 25.3.2008, những tu sĩ và người tị nạn Tây Tạng đến trước Tòa Đại Sứ Trung Quốc ở Nepal và lớn những khẩu hiệu: “Trả tự do cho Tây Tạng” và “Quân ăn cướp Trung Quốc hãy rời khỏi đất nước chúng tôi.” Những người biểu tình đã cố gắng tiến gần về văn phòng cấp chiếu khán của Tòa Đại Sứ Trung Quốc ở Katmandu.
Cảnh sát đã chận những người biểu tình ở ngay cổng Sứ Quán hiện đang được bảo vệ kiên cố và đẩy họ ra khỏi chỗ khác. Khi những người biểu tình từ chối rời khỏi khu vực này, cảnh sát đã lùa cả đám khoảng 100 người biểu tình lên xe van và xe bít bùng và đưa về những trung tâm tạm giam. Khoảng 50 người biểu tình khác đã chạy thoát.
Ấn Độ đã quay lưng lại với Tây Tạng vì hai lý do chính sau đây: Lý do thứ nhất, Ấn Độ muốn Trung Quốc đừng dùng các sắc tộc ở biên giới để quậy phá Ấn Độ, nhất là vấn đề Kashmir. Lý do thứ hai, Ấn Độ muốn thiết lập con đường giao thương với Trung Quốc qua biên giới. Sikkim là nơi có con đường hành lang của Tây Tạng nối liến Ấn Độ và Trung Quốc. Nhưng năm 1975 dân chúng Sikkim quyềt định từ bỏ Trung Quốc và hòa nhập vào Ấn Độ. Vì thế, Trung Quốc đã cắt đứt con đường này. Ấn Độ muốn mở lại con đường đó để giúp cho kinh tế của Ấn Độ trong vùng biên giới phát triển dễ dàng hơn, nên đã đem Tây Tạng làm vật đổi chác với Trung Quốc, giống như Mỹ đã đổi Việt Nam Cộng Hòa cho Trung Quốc năm 1972.
V.- NGƯỜI TÂY TẠNG CHỚP THỜI CƠ
Nhân Thế Vận Hội Olympic sẽ khai mạc tại Bắc Kinh vào tháng 8 tới đây, bắt đầu từ ngày 10 tháng 3 vừa qua, người Tây Tạng ở trong nước đã nổi lên chống lại sự cai trị của Trung Quốc. Các tu sĩ Phật giáo trương cờ Tây Tạng bị cấm trong các cuộc tuần hành. Lúc đầu chỉ là những cuộc biểu tình ôn hòa, nhưng đến ngày thứ sáu 14.3.2008 bỗng trở nên bạo động. Thủ phủ Lhasa chìm trong khói mù. Nhiều cửa hàng của người Trung Quốc bị dân chúng đốt cháy và cảnh sát Trung Quốc bắn khói cay vào người biểu tình.
Nhân chứng tại chỗ cho biết ở Lhasa, người biểu tình ném đá vào lực lượng an ninh, khách sạn, nhà hàng. Các cửa tiệm bị đốt cháy nằm dọc theo những con đường chính bao vây khu vực chùa Jokhang, một ngôi chùa được tôn kính nhất ở Lhasa và là linh hồn của thành phố cổ xưa này. Thanh niên Tây Tạng đốt cờ Trung Quốc và đồ đạc trên đường phố. Cảnh sát vũ trang chống biểu tình được xe tăng hỗ trợ đã chận hết các ngã tư.
Tòa Đại sứ Hoa Kỳ nói rằng có người báo cáo nghe tiếng súng nổ, và theo đài các bản tin của các hảng thông tấn quốc tế, đã có nhiều người chết. Theo một nhóm Tây Tạng lưu vong thì có hơn 30 người bị chết hôm thứ 14 tháng 3, và đến nay con số này có thể lên trên 100, nhưng chưa được kiểm chứng. Theo thông tấn xã Xinhua (Tân Hoa xã) của nhà nước Trung Quốc, con số tử vong chỉ là 10 người. Tuy nhiên, các bệnh viện ở Lhasa đã được lệnh không được tiết lộ bất cứ tin tức gì thêm.
VI.- TIẾNG VỌNG TRONG SA MẠC
Theo ông Sean McCormack, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Đại sứ Hoa Kỳ ở Trung Quốc đã yêu cầu các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc kiềm chế trong việc giải quyết các cuộc biểu tình. Ông nói: “Chúng tôi lấy làm tiếc có xung đột căng thẳng giữa các nhóm chủng tộc và Bắc Kinh”. Ông cho biết Tổng Thống Bush luôn cho rằng Bắc Kinh cần đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu cũng lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh phải tự chế và bình tĩnh về vấn đề Tây Tạng, nhưng cùng lúc đã lên án Bắc Kinh đã hành xử vụng về trong chuyện này.
Bà Louise Arbour, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, đã kêu gọi Trung Quốc cho phép những người biểu tình được thực thi quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do hội họp của họ, kiềm chế việc dùng vũ lực quá đáng trong lúc duy trì trật tự.
Ngày 19/3/2008, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới kêu gọi các giới chức chính trị tẩy chay lễ khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh, để phản đối việc nhà cầm quyền Trung Quốc đàn áp những người biểu tình tại Tây Tạng.
Hôm 18.3.2008), Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền (HRW) kêu gọi các lãnh tụ toàn cầu đừng đến Bắc Kinh tham dự Thế Vận Hội, vì việc người Tây Tạng bị chính quyền Trung Quốc đàn áp.
Ngày 21.3.2008, bà Nancy Pelosi, Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án vụ đàn áp của Trung Quốc nhắm vào những người biểu tình chống chính phủ ở Tây Tạng. Bà Pelosi vốn là một người chuyên chỉ trích thành tích nhân quyền của Trung Quốc, đã tuyên bố rằng tình hình ở Tây Tạng hiện nay đặt ra một thách thức đối với lương tâm của thế giới. Bà kêu gọi thực hiện một cuộc điều tra quốc tế về vụ rối loạn này.
Ngày 21.3.2008, bà Condoleezza Rice, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, đã gọi cho Ngoại Trưởng Trung Quốc, Dương Khiết Trì, để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Tây Tạng. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Sean McCormack cho hay trong cuộc điện đàm kéo dài 20 phút, Ngoại Trưởng Condoleeza Rice đã tái khẳng định chính sách của Washington. Ông nói: Chính phủ Trung Quốc nên mở một cuộc đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài là một người có quan điểm hòa bình và ủng hộ hòa giải. Chắc chắn đây là thời điểm thích hợp hơn bao giờ hết để mở một cuộc đối thoại với vị lãnh tụ tinh thần của nhân dân Tây Tạng.
Ủy Ban Thế Vận Hội Quốc Tế tuyên bố rằng họ kêu gọi một giải pháp ôn hòa, bất bạo động để giải quyết những căng thẳng ở Tây Tạng, nhưng họ vẫn giữ ý định tiến hành chuyện tiếp đuốc qua thành phố Lhasa vào tháng sáu này.
Tuy nhiên, tất cả những lời kêu gọi trên đây chỉ là tiếng vọng trong sa mạc, kêu cho nó có kêu, chứ không cường quốc nào muốn đụng đến Trung Quốc, vì Trung Quốc có một thị trường tiêu thụ quá lớn và một môi trường đầu tư rất tốt.
Trên tạp chí Time số ra ngày 18.3.2008, ký giả bill Powell ở Bắc Kinh, có viết một bài dưới đầu đề “Tibet and the Ghosts of Tianmen” (Tây Tạng và Bóng Ma Thiên An Môn). Nhưng điều chắc chắc là vì Thế Vận Hội sắp tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc không dại gì làm một vụ Thiên An Môn ở Tây Tạng trong lúc này. Đợi đến khi Thế Vận Hội bế mạc, Trung Quốc sẽ bắt ngầm và thanh toán những phần tử chủ chốt để trừ “hậu họa”. Đó là chiến thuật thông thường của Cộng Sản.
VII.- TÌNH THẾ THẾ ĐÀNH PHẢI THẾ
Kinh nghiệm của 48 năm đấu tranh với sự yểm trợ tích cực của Ấn Đô, Nepal và các nước Tây Phương, sau đó bị bỏ rơi, Đức Đạt Lai Lạt Ma ý thức rằng chỉ có ngưới Tây Tạng mới cứu được ngưới Tây Tạng. Những “tiếng vọng trong sa mạc” đều là giả đối. Họ chỉ muốn dùng cuộc đấu tranh của Tây Tạng làm con bài, xài xong rồi bỏ. Do đó, ngài đã không ôm chặt “Bốn Không” như Tổng Thống Thiệu, mà chọn một đường lối mền dẽo để thích ứng với tình thế và đợi thời cơ.
Sau cuộc gặp gỡ Đức Giáo Hoàng John Paul II tại Roma ngày 27.11.2003, ngài tuyên bố rằng cộng đồng quốc tế nên thân hữu với Trung Quốc, điều đó sẽ giúp cho chính nghĩa của Tây Tạng. Ngài tái khẳng định rằng Ngài không yêu cầu Tây Tạng phải được độc lập, ngài chỉ muốn giữ gìn văn hóa của dân tộc. Ngài mong quê hương của ngài được hưởng thêm nhiều quyền tự trị (nghĩa là muốn có một quy chế tự trị thật sự cho toàn thể nước Tây Tạng như trước khi bị Trung Quốc xâm chiếm, chứ không phải chỉ riêng “Vùng Tây Tạng Tự Trị” mà Trung Quốc đã thiết lập). Ngài tránh nói hay làm điều gì đụng chạm đến nhà cầm quyền Trung Quốc.
Trong khi đó, có rất nhiều người Tây Tạng bất đồng ý kiến với Đức Đạt Lai Lạt Ma về phương pháp đấu tranh. Ký giả Jurgen Kremb cho biết trên đường phố cũng như trong các chùa chiền, tiếng nói của những người ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma không còn là tiếng nói chủ đạo, mà chính là tinh thần của tổ chức "Nghị hội Thanh niên Tây Tạng" ("Tibetan Youth Congress"). Đấy là một nhóm người Tây Tạng lưu vong cực đoan, họ đã không còn đi theo đường hướng của Đức Đạt Lai Lạt Ma từ nhiều năm nay. Họ cho rằng con đường đấu tranh hoà bình của ông chẳng thể nào mang lại tự do cho quê hương, và dân Tây Tạng phải đi theo con đường của những phong trào giải phóng khác, như người Palestine và người Đông Timor. Chính tinh thần này đã đưa tới cuộc nổi dậy hiện nay ở bên trong Tây Tạng.
Nhưng từ Dharmsala, Ấn Độ, “thủ đô” của chính phủ lưu vong Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi sự tự chế của cả hai bên. Ngài nói: “Tôi nói cho cả Trung Quốc và cả người Tây Tạng đừng bạo động.” Ngài nói thêm rằng người Tây Tạng và Trung Quốc cần phải sống chung với nhau. Ngài cho biết ngài luôn ủng hộ người dân Tây Tạng khi họ đấu tranh bất bạo động.
Tuy nhiên, ngài nhận định rằng phong trào đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát và ngài không ở trong vị thế có thể ra lệnh cho người Tây Tạng đang sống dưới ách cai trị của Trung Quốc phải làm thế này hay thế khác. Nếu “mọi chuyện tuột ra khỏi sự kiểm soát” (tức người Tây Tạng vẫn tiếp tục bạo động), ngài sẽ “từ chức như là người lãnh đạo chính trị cho người Tây Tạng”, vì ngài là người luôn luôn cổ xướng cho sự tranh đấu bất bạo động.
Ngài cũng nhận định thêm: “Rất có thể đã có nhân viên mật vụ của Trung Quốc gài vào và liên quan đến chuyện này. Đôi khi, những chế độ độc tài rất khôn ngoan, nên điều quan trọng là cần điều tra chuyện này.”
Ngài nói ngài thực sự lo ngại cho những gì xảy ra ở những vùng hẻo lánh của Tây Tạng, những nơi mà thế giới bên ngoài không hề biết đến. Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy nghĩ đến những người Tây Tạng mà ngài gọi là tuyệt vọng, không vũ trang và vô tội. Họ chỉ đơn giản yêu mến văn hóa Tây Tạng và không chịu để người khác hiếp đáp, nhưng họ đang đối diện với cái chết.
Theo chỉ thị của các nhà lãnh đạo Tây Tạng lưu vong, người Tây Tạng không kêu gọi cấm vận đối với Trung Quốc như đã xảy ra đối với Miến Điện vào năm ngoái, cũng không kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội Mùa Hè tại Bắc Kinh.
Hôm thứ ba 18.3.2008, Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nói rằng ông sẵn sàng mở các cuộc đàm phán với Đức Đạt Lai Lạt Ma, tuy nhiên chỉ khi nào nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng từ bỏ điều mà Trung Quốc mô tả là một chiến dịch giành độc lập cho Tây Tạng. Bắc Kinh đổ lỗi cho ngài về tình trạng bất ổn ở Tây Tạng hiện nay, một cáo buộc mà Đức Đạt Lai Lạt Ma mạnh mẽ bác bỏ.
Ngày 20.3.2008, phát biểu tại Dharamsala, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ngài đã sẵn sàng gặp những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào. Nhưng Ngài cũng thận trọng cho rằng người dân Tây Tạng có thể có những kỳ vọng thiếu thực tế vì chuyện gặp gỡ này cần có những dấu hiệu rõ ràng từ phía Trung Quốc rằng họ dự định sẽ làm gì nếu ông đồng ý gặp họ.
Hôm 22.3.2008, Trung Quốc lại tuyên bố sẽ không đàm phán với Đức Đạt Lai Lạt Ma!
Trước đây các dân tộc thuộc vùng Baltic bị Liên Sô thống trị luôn chờ thời cơ, và thời cơ đã đến với họ năm 1991. Đức Đạt Lai Lạt Ma và các nhà lãnh đạo Tây Tạng lưu vong cũng tin rằng một ngày nào đó thời cơ cũng sẽ đến với các dân tộc Tây Tạng.
Cũng như miền Nam Việt Nam, dân tộc Tây Tạng đã bị Ấn Độ, Nepal, các cường quốc Tây Phương và Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bỏ rơi kể từ năm 2003, mặc dầu trước đó họ đã tích cực yểm trợ khoảng 80.000 dân Tây Tạng lưu vong ở Ấn Độ và Nepal thành lập một chính phủ lưu vong để đòi Trung Quốc trả lại độc lập. Chính phủ Ấn Độ đã dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thành phố Dharamsala, một thành phố nhỏ ở chân Hy Mã Lạp Sơn, để làm “thủ đô” của chính phủ lưu vong. Lúc đó Tây Tạng trở thành cái “phèng la” được dùng để làm áp lực với Trung Quốc của Ấn Độ và các nước Tây Phương, mỗi khi cần đòi hỏi Trung Quốc nhượng bộ về quyền lợi kinh tế.
Tuy nhiên, sau khi thiết lập được quan hệ về ngoại giao và thương mại bình thường với Trung Quốc, ngày 24.6.2003, Thủ Tướng Ấn Độ Atal Behari Vajpayee đã cùng với Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo công bố một thông cáo chung tại Bắc Kinh, trong đó Ấn Độ chính thức công nhận Tây Tạng là một phần lãnh thổ của Trung Quốc! Các cường quốc Tây Phương và Đại Hội Đồng LHQ im lặng, có nghĩa là biểu đồng tình. Các tổ chức tranh đấu đòi độc lập của người Tây Tạng ở Ấn Độ và Nepal bị cấm hoạt động.
Nhân Trung Quốc đăng cai tổ chức Thê Vận Hội Olympic tại Bắc Kinh vào tháng 8 tới đây với phí khoản được kỳ giả Jean-François Arnaud ước lượng khoảng 30 tỷ Euro, những nhà tranh đấu của Tây Tạng đã phát động một cuộc tranh đấu đòi độc lập ở cả trong lẫn ngoải nước, với hy vọng Trung Quốc sẽ không dám đàn áp mạnh, để nói với thế giới rằng xin nhớ đến dân tộc Tây Tạng. Nhưng cuộc tranh đấu này sẽ đi về đâu và thế giới sẽ làm được gì cho Tây Tạng?
Trước khi trả lới những câu hỏi này, chúng tôi xin trình bày qua vài nét vế lịch sử Tây Tạng, cuộc xâm chiếm Tây Tạng của Trung Quốc, Ấn Đô, Nepal, Anh và OSS (CIA) của Hoa Kỳ, việc Ấn Độ bán đứng Tây Tạng cho Trung Quốc và phương thức tranh đấu của người Tây Tạng.
I.- NHÌN QUA ĐẤT NƯỚC TÂY TẠNG
Nắm vững tiến trình lịch sử của Tây Tạng rất khó vì những sự kiện lịch sử thường bị lẫn lộn với nhiều huyền thoại. Chúng tôi xin rút ra những nét chính để giúp độc giả theo dõi vấn đề.
Tây Tạng là một vùng cao nguyên nằm ở phía bắc Ấn Độ, trên giải Hy Mã Lạp Sơn (Himalayas), cao khoảng 4.000 thước (13,120 ft), rộng khoảng 2.500.000 cây số vuông, với dân số trên 6 triệu người, đa số theo Phật Giáo, thủ đô đặt tại Lhasa.
1.- Sự hình thành quốc gia Tây Tạng
Tài tiệu lịch sử cho biết một số bộ lạc đã xuất hiện ở Tây Tạng vào khoảng năm 127 trước công nguyên. Trải qua nhiều cuộc tranh chấp đẩm máu, bộ lạc Tubo toàn thắng và lên nắm quyền tại vùng này, đặt tên nước là Tibet, người Việt theo phiên âm Hán – Việt đọc thành Tây Tạng. Chữ Tibet lấy từ chữ Tubo. Tôn giáo chính của bộ lạc này là đạo Bon, một tôn giáo tin vào thần linh và pháp thuật.
Phải đến thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, dưới thời Hoàng Đế Songtsan Gambo, nước Tây Tạng mới thống nhất và vững mạnh. Vua này thiết lập quan hệ thân hữu với các quốc gia láng giềng để phát triển thương mại và trao đổi văn hòa. Vua Trung Hoa gả công chúa Wencheng cho Songtsan Gambo, còn vua Nepal gả công chúa Khridzun. Nhưng công chúa của Nepal có ảnh hưởng với Songtsan Gambo hơn. Hai công chúa này đều theo Phật giáo nên đã đưa đạo Phật vào đất Tây Tạng. Tuy nhiên, phải đến năm 710, khi cháu của vua Songtsan Gambo là Tride Zhotsan lên ngôi, đạo Phật mới phát triển mạnh tại đây.
2.- Tranh chấp với Trung Quốc
Đến thời Hoàng Đế Trisong Detsen (755 – 797), Tây Tạng đem quân chiếm một phần đất của Trung Hoa. Năm 763, dưới thời nhà Đường, khi nước Tàu bị loạn lạc, Tây Tạng đem quân chiếm kinh đô Tràng An, bắt nước Tàu phải triều cống Tây Tạng. Năm 787, Tàu và Tây Tạng ký một hiệp ước định ranh giới giữa hai nước. Năm 821, một hiệp ước hòa bình giữa Tây Tạng và Trung Hoa được ký kết. Hiệp ước này được ghi vào ba cột trụ, vừa bằng chữ Tàu vừa bằng chữ Tây Tạng, một cột dựng tại Gung Meru nằm giữa đường phân chia biên giới, một tại Lhasa và một tại Trường An. Hiệp ước ghi rằng phần phía đông cột móc biên giới là của Trung Hoa, phần phía Tây là của Tây Tạng. Không bên nào được xâm chiếm lãnh thổ của bên kia.
Vào thế kỷ 13, quân Mông Cổ lan từ Đông Á qua Trung Á, tới Nga và một phần Âu Châu. Sau khi chiếm nước Tàu, họ đã thiết lập triều đình nhà Nguyên (1277 – 1367) để thống trị Trung Hoa. Tây Tạng cũng chịu chung số phận. Tuy nhiên, người Mông Cổ thích người Tây Tạng vì đất nước họ cũng thuộc những nhóm bộ lạc có tôn giáo tôn thờ các thần linh như đạo Bon của người Tây Tạng. Vua Thái Tổ của nhà Nguyên đã chỉ định Hphagspa, một vị đạo sư thuộc giáo phái Phật Giáo Sakya của Tây Tạng, bảo trợ tinh thần cho Hoàng tử Khubilai của Mông Cổ và lãnh đạo Phật Giáo Trung Hoa, và ban cho vị này những quyền hành rất lớn. Sự chỉ định này đã làm các giáo phái Phật Giáo khác ở Tây Tạng và Trung Hoa tức giận, nhưng họ không thể làm gì để chống lại ý muốn của nhà vua.
Với chủ trương chia để trị, triều đình nhà Nguyên đã chia nước Tây Tạng thành nhiều khu vực hành chánh và đặt mỗi khu vực dưới quyền cai trị của một thống sứ. Họ còn khuyến khích việc phát triển các đảng cấp để dễ dàng kiểm soát. Hoàng tử Khubilai khi lên ngôi Hoàng Đế Trung Hoa đã trao chủ quyền của miền trung Tây Tạng cho vị lãnh đạo giáo phái Sakya của Tây Tạng. Như vậy, ngay dưới thời nhà Nguyên, đã có một vị tăng Phật Giáo được lãnh đạo cả giáo quyền lẫn thế quyền trên một phần lãnh thổ của Tây Tạng.
Nhà Minh (1368–1644) lên cai trị thay nhà Nguyên vẫn duy trì chính sách chia để trị, nên Tây Tạng vỡ ra từng mãnh. Họ cho thành lập một tông phái Phật Giáo mới lấy tên là Gelugpa, thường được gọi là Hoàng tông (Yellow Sect), vì những nhà sư thuộc tông phái này mặc áo vàng và đội mũ vàng. Về sau, người lãnh đạo tông phái này được cho mang danh tước “Dalai Lama”, tiếng Việt gọi là “Dạt Lai Lạt Ma”.
3.- Trao quyền cai trị cho các nhà sư
Khi triều đại nhà Minh sụp đổ, nhà Thanh lên cầm quyền (1644–1911), chính sách cai trị Tây Tạng có nhiều thay đổi quan trọng. Năm 1652, các vi lãnh đạo tôn giáo Tây Tạng nỗi tiếng là Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama) thứ 4 và Gushri Khan được triệu về Bắc Kinh. Năm 1653, trước khi lên đường trở về Tây Tạng, vị sư Lozang Gyatso, tức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, được phong tước hiệu: “Đạt Lai Lạt Ma, Phật Đại Từ Bi ở Phương Tây, Lãnh Tụ của Tín Ngưỡng Phật Giáo dưới Bầu Trời, Người Cầm Giữ Kim Cương”.
Sau khi được phong tước, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 đã tuyên thệ trung thành với nhà Thanh và được nhận nhiều vàng bạc để trở về xây 13 tu viện cho phái Hoàng tông ở Tây Tạng. Tất cả những vị Đạt Lai Lạt Ma tái sinh (reincarnation) về sau đều phải được triều đình Trung Hoa công nhận. Sự cam kết này đã trở thành một giao ước lịch sử.
Sau này, vua Khang Hy nhà Thanh nghi ngờ ý định của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, nên năm 1713, triều đình nhà Thanh đã phong cho Ban Thiền Lạt Ma thứ 4 danh hiệu “Panchen Erdeni”, và ban cho vị này quy chế đã ban cho Đạt Lai Lạt Ma thứ 5. Trong giai đoạn này, trên 90% dân Tây Tạng đã phải trải qua chế độ nông nô rất khắc nghiệt dưới quyền các địa chủ quý tộc và các tu viện Phật Giáo.
4.- Sự xâm lăng của các quốc gia khác
Ngoài Trung Hoa, các quốc gia khác cũng đã tìm cách xâm chiếm Tây Tạng và đẩy Trung Hoa ra. Năm 1337, Mohammed Tugluk ở Delhi đã đem 100.000 quân tràn vào khu Hy Mã Lạp Sơn. Vào những năm cuối thế kỷ 18, Nepal cũng đã hai lần đem quân xâm lấn Tây Tạng với âm mưu sát nhập một phần lãnh thổ của nước này vào Nepal.
Trong thế kỷ 19, sau khi xâm chiếm Ấn Độ, Anh đã cạnh tranh với Nga bằng cách đổ vào Tây Tạng nhiều tiền bạc và gián diệp với mục tiêu thăm dò xem có thể chiếm và kiểm soát vùng này không. Sau đó, Anh đã đem quân xâm chiếm Tây Tạng hai lần, một lần vào năm 1888 và một lần vào năm 1903. Nga vì phải đối đầu với những tranh chấp trong nội bộ, nên không thể ngăn chận Anh tiến đến thủ đô Lhasa. Lúc đó, chiến tranh nha phiến đang xẩy ra ở Trung Hoa nên vua Quang Tự cũng không làm gì được. Người dân Tây Tạng chỉ có giáo mác, cung tên, ná cao su và súng tự chế nên không thể chống lại quân Anh. Tuy nhiên, năm 1906, khi mùa đông đến, người Anh sợ bị kháng chiến quân Tây Tạng chận các đường tiếp tế, nên đã tự ý rút lui sau khi ký một hiệp ước hòa bình với Trung Hoa. Hiệp ước này nói Anh không còn can thiệp vào việc cai trị Tây Tạng và công nhận chủ quyền của Trung Hoa ở Tây Tạng. Nhưng qua năm 1907, Anh lại ký với Nga một hiệp ước khác nói rằng Anh quan tâm đặc biệt đến Tây Tạng!
Năm 1914, một hội nghị đã được triệu tập tại Simla, Ấn Độ, gồm có đại diện của Anh – Ấn Độ, Trung Hoa và Tây Tạng. Trong hội nghị này, Anh đã làm áp lực buộc Trung Hoa đồng ý phân chia lãnh thổ Tây Tạng thành hai phần: Nội Tây Tạng và Ngoại Tây Tạng. Phần Ngoại Tây Tạng thuộc quyền cai trị của Anh – Ấn Độ. Anh nói rõ rằng nếu Trung Hoa không đồng ý, Anh sẽ rút lui việc thừa nhận chính phủ Trung Hoa mới và ký hiệp ước riêng với Tây Tạng. Nhưng hội nghị này đã thất bại vì Trung Hoa và vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 của Tây Tạng không đồng ý.
Trong thời gian Đệ Nhị Thế Chiến và một thời gian ngắn sau đó, cơ quan OSS (tiền thân của CIA) của Mỹ đã phối hợp với Sở Ngoại Vụ của Anh (British Foreign Office) định phát động một phong trào đòi giải phóng Tây Tạng, thành lập một chế độ dân chủ, tách Tây Tạng ra khỏi Trung Hoa, nên chống lại việc chỉ định vị Đạt Lai Lạt thứ 14 thay thế vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 qua đời vào năm 1933. Vị Nhiếp Chính (Regent) chống lại âm mưu này nên OSS phao tin đồn vị nhiếp chính bất lực và có các hành động tội phạm. Năm 1947 vị Nhiếp Chính đã bị bắt và bị giết bí mật trong tù. Thân phụ của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cũng bị đầu độc vì ông ta ủng hộ vị Nhiếp Chính.
Tính từ khi vua Hệ Đế nhà Minh (1399–1403) công nhận vị Đạt La Lạt Ma đầu tiên đến nay đã có tất cả 14 vị được coi là hiện thân của Quan Thế Âm Bồ Tát.
II.- SỰ XÂM LĂNG CỦA TRUNG CỘNG
Năm 1959, Đảng Cộng Sản chiếm Trung Hoa và vào tháng 10, khoảng 80.000 quân thuộc Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng Trung Quốc tiến vào xâm lăng Tây Tạng. Dân chúng Tây Tạng liền yêu cầu trao quyền lãnh đạo lại cho Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (tức Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện nay). Ngày 17.11.1950, Đạt Lai Lạt Ma chính thức nhận chức lãnh đạo tinh thần và chính trị của nhân dân Tây Tạng. Lúc đó ông mới 15 tuổi.
Ngay sau đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ định tân Thủ Tướng và thành lập nội các, rồi gởi một phái đoàn đến Hoa Kỳ, Anh và Nepal xin giúp ngăn chận sự xâm lăng của Trung Quốc. Thấy cuộc vận động này không kết quả, Đức Đạt Lai Lạt Ma liền gởi một phái đoàn khác tới Bắc Kinh. Sau nhiều ngày thương thuyết, ngày 23.5.1951 phái đoàn Tây Tạng đã bị Trung Quốc bắt ký bản hiệp ước 7 điểm về giải phóng hòa bình Tây Tạng. Bản hiệp ước này công nhận chính quyền địa phương Tây Tạng có quyền quản trị các vấn đề nội bộ, nhưng đặt dưới quyền kiểm soát của chính quyền Trung Quốc.
III.- TRÊN ĐƯỜNG LƯU VONG
Sau hiệp ước này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khuyên dân chúng sống chung hòa bình với người Trung Hoa. Tuy nhiên, sự bất đồng giữa hai bên ngày càng gia tăng. Ngay trong năm 1959, dân Tây Tạng ở phía đông bắt đầu nổi loạn, lôi kéo theo những vùng khác. Trung Quốc đã đàn áp thẳng tay khiến 87.000 dân Tây Tạng bị giết. Đức Đạt Lai Lạt Ma phải chạy thoát qua Ấn Độ. Khoảng 80.000 dân chúng đã đi theo ngài.
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 ra đi, Trung Quốc vẫn xử dụng các Ban Thiền Lạt Ma để cai trị, nhưng kiếm sáot rất chặt chẽ việc xác nhận vị Ban Thiền Lạt Ma tái sinh để kế vị. Nhà cầm quyền cũng giúp các giáo phái khác, kể cả đạo Bon cổ truyền, mạnh lên để làm giảm bớt ảnh hưởng của giáo phái Gelugpa cầm quyền từ lâu đời.
1.- Thành lập chính phủ lưu vong
Muốn dùng người Tây Tạng lưu vong để chống lại Trung Quốc, chính phủ Ấn Độ đã dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thành phố Dharamsala, một thành phố nhỏ ở chân Hy Mã Lạp Sơn, để hình thành một chính phủ Tây Tạng nối dài trên đất Ấn. Nơi đây thường được gọi là “Little Lhasa”. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hình thành một chính phủ Tây Tạng lưu vong để tranh đấu cho một nước Tây Tạng độc lập. Các chính phủ Ấn Độ, Nepal, Hoa Kỳ và các nước Tây Phương đã giúp Đức Đạt Lai Lạt Ma thực hiện ý muốn này.
2.- Thành lập một chế độ dân chủ
... Đức Đạt Lai Lạt Ma muốn hủy bỏ chế độ lẫn lộn giữa giáo quyền và thế quyền và thay thế bằng một chế độ dân chủ. Do đó, ngài đã cho soạn thảo một hiến pháp dân chủ mới vào năm 1963 tách giáo quyền ra khỏi thế quyền, nhưng vì tình thế chưa thuận lợi, nên đến năm 1990 hiến pháp này mới được chính thức công bố. Với chế độ mới này, các Đạt Lai Lạt Ma chỉ còn là những nhà lãnh đạo tinh thần mà thôi.
3.- Được Đại Hội Đồng LHQ công nhận
Qua cuộc vận động của Đức Đạt La Lạt Ma, năm 1961, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã đưa ra Nghị Quyết số 1273 công nhận quyền tự quyết của nhân dân Tây Tạng trên phương diện pháp lý. Hội Đồng cũng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền, quyền tự do và quyền tự quyết của nhân dân Tây Tạng, và chấm dứt sự đàn áp.
Vì Trung Quốc không chịu tôn trọng Nghị Quyết số 1273 nói trên, nên năm 1965 Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lại ra Nghị Quyết số 2079, xác nhận lại những điều đã được đưa ra trong Nghị Quyết số 1273. Từ đó, người Tây Tạng không bao giờ ngưng nghĩ việc đòi hỏi Trung Quốc phải trao trả độc lập cho Tây Tạng.
4.- Thành lập “Vùng Tây Tạng Tự Trị”!
Sau khi có hai nghị quyết nói trên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đã cho thành lập “Vùng Tây Tạng Tự Trị” (Tibet Autonomous Region (viết tắt là TAR) bao gồm hai tỉnh cũ của của Tây Tạng là Tsang and Kham, trong đó có thủ phủ Lhasa, với lãnh thổ chỉ bằng 1/2 của nước Tây Tạng cũ trước khi Trung Quốc xâm chiếm. Các vùng còn lại đều bị sát nhập vào các tỉnh lân cận của Trung Quốc. Trong khi đó, dân chúng Tây Tạng đòi hỏi “Vùng Tây Tạng Tự Trị” phải bao gồm cả nước Tây Trạng cũ trước khi chưa bị Trung Quốc chiếm.
Quy chế tự trị được ấn định trong các điều từ 111 đến 122 Hiến Pháp của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và Luật về Quyền Tự Trị thuộc Vùng Sắc Tộc của nước này. Tuy được được gọi là “Vùng Tây Tạng Trự Trị”, nhưng trong thực tế vùng này đều được đặt dưới quyền cai trị của các viên chức do Trung Quốc chỉ định về cả chính trị, kinh tế, an ninh lẫn văn hóa. Trong những thành phố lớn của Tây Tạng như Lhasa, Chamdo, Shigatse, Gyangtse, người Trung Quốc nay chiếm đến 2/3 dân số, người Tây Tạng chỉ còn 1/3.
4.- Được Tòa Án Strasbourg công nhận
Năm 1992, vấn đề quyền tự quyết của Tây Tạng lại được đưa ra trước Tòa Án Thường Trực tại Strasbourg. Sau nhiều tuần nghe hai bên tranh luận, ngày 20.10.1992 Tòa tuyên bố người dân Tây Tạng có đủ tiêu chuẩn để có quyền tự quyết định về số phận của mình. Tòa nói rằng sự hiện diện của chính quyền Trung Quốc trên đất Tây Tạng được coi như là một hình thức đô hộ của ngoại bang.
Ngày 10.1.1993, Hội Nghị Các Luật Gia Trên Thế Giới họp tại London đã đưa ra một bản tuyên ngôn tuyên bố rằng theo luật quốc tế, dân chúng Tây Tạng có quyền tự quyết, quyền này tùy thuộc vào người Tây Tạng và không một quốc gia nào trên thế giới, kể cả Trung Quốc, có quyền phủ nhận.
IV.- CÒN NỔI ĐAU NÀO BẰNG!
Tuy nhiên, khi tình thế đổi thay, các nước bảo trợ cho cuộc đấu tranh giàng độc lập của người Tây Tạng đều đã trở mặt.
Nepal, nơi phát sinh “Phật Giáo hiền hòa” đã trở mặt sớm nhất. Ngày 7.7.2003, cộng đồng người Tây Tạng với khoảng 35.000 người sinh sống tại Nepal đã bị nhà cầm quyền địa phương cấm không được tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 68 sinh nhật của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Tại Kathmandu (Nepal) cộng đồng người Tây Tạng đã được chính quyền cấp giấy phép tổ chức các sinh hoạt văn hóa nhân ngày sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng sau đó bị thu hồi. Mặc dù không có giáy phép, khoảng 1.000 người Tây Tạng đã tụ tập tại một bảo tháp để cầu nguyện cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Hôm 25.3.2008, những tu sĩ và người tị nạn Tây Tạng đến trước Tòa Đại Sứ Trung Quốc ở Nepal và lớn những khẩu hiệu: “Trả tự do cho Tây Tạng” và “Quân ăn cướp Trung Quốc hãy rời khỏi đất nước chúng tôi.” Những người biểu tình đã cố gắng tiến gần về văn phòng cấp chiếu khán của Tòa Đại Sứ Trung Quốc ở Katmandu.
Cảnh sát đã chận những người biểu tình ở ngay cổng Sứ Quán hiện đang được bảo vệ kiên cố và đẩy họ ra khỏi chỗ khác. Khi những người biểu tình từ chối rời khỏi khu vực này, cảnh sát đã lùa cả đám khoảng 100 người biểu tình lên xe van và xe bít bùng và đưa về những trung tâm tạm giam. Khoảng 50 người biểu tình khác đã chạy thoát.
Ấn Độ đã quay lưng lại với Tây Tạng vì hai lý do chính sau đây: Lý do thứ nhất, Ấn Độ muốn Trung Quốc đừng dùng các sắc tộc ở biên giới để quậy phá Ấn Độ, nhất là vấn đề Kashmir. Lý do thứ hai, Ấn Độ muốn thiết lập con đường giao thương với Trung Quốc qua biên giới. Sikkim là nơi có con đường hành lang của Tây Tạng nối liến Ấn Độ và Trung Quốc. Nhưng năm 1975 dân chúng Sikkim quyềt định từ bỏ Trung Quốc và hòa nhập vào Ấn Độ. Vì thế, Trung Quốc đã cắt đứt con đường này. Ấn Độ muốn mở lại con đường đó để giúp cho kinh tế của Ấn Độ trong vùng biên giới phát triển dễ dàng hơn, nên đã đem Tây Tạng làm vật đổi chác với Trung Quốc, giống như Mỹ đã đổi Việt Nam Cộng Hòa cho Trung Quốc năm 1972.
V.- NGƯỜI TÂY TẠNG CHỚP THỜI CƠ
Nhân Thế Vận Hội Olympic sẽ khai mạc tại Bắc Kinh vào tháng 8 tới đây, bắt đầu từ ngày 10 tháng 3 vừa qua, người Tây Tạng ở trong nước đã nổi lên chống lại sự cai trị của Trung Quốc. Các tu sĩ Phật giáo trương cờ Tây Tạng bị cấm trong các cuộc tuần hành. Lúc đầu chỉ là những cuộc biểu tình ôn hòa, nhưng đến ngày thứ sáu 14.3.2008 bỗng trở nên bạo động. Thủ phủ Lhasa chìm trong khói mù. Nhiều cửa hàng của người Trung Quốc bị dân chúng đốt cháy và cảnh sát Trung Quốc bắn khói cay vào người biểu tình.
Nhân chứng tại chỗ cho biết ở Lhasa, người biểu tình ném đá vào lực lượng an ninh, khách sạn, nhà hàng. Các cửa tiệm bị đốt cháy nằm dọc theo những con đường chính bao vây khu vực chùa Jokhang, một ngôi chùa được tôn kính nhất ở Lhasa và là linh hồn của thành phố cổ xưa này. Thanh niên Tây Tạng đốt cờ Trung Quốc và đồ đạc trên đường phố. Cảnh sát vũ trang chống biểu tình được xe tăng hỗ trợ đã chận hết các ngã tư.
Tòa Đại sứ Hoa Kỳ nói rằng có người báo cáo nghe tiếng súng nổ, và theo đài các bản tin của các hảng thông tấn quốc tế, đã có nhiều người chết. Theo một nhóm Tây Tạng lưu vong thì có hơn 30 người bị chết hôm thứ 14 tháng 3, và đến nay con số này có thể lên trên 100, nhưng chưa được kiểm chứng. Theo thông tấn xã Xinhua (Tân Hoa xã) của nhà nước Trung Quốc, con số tử vong chỉ là 10 người. Tuy nhiên, các bệnh viện ở Lhasa đã được lệnh không được tiết lộ bất cứ tin tức gì thêm.
VI.- TIẾNG VỌNG TRONG SA MẠC
Theo ông Sean McCormack, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Đại sứ Hoa Kỳ ở Trung Quốc đã yêu cầu các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc kiềm chế trong việc giải quyết các cuộc biểu tình. Ông nói: “Chúng tôi lấy làm tiếc có xung đột căng thẳng giữa các nhóm chủng tộc và Bắc Kinh”. Ông cho biết Tổng Thống Bush luôn cho rằng Bắc Kinh cần đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu cũng lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh phải tự chế và bình tĩnh về vấn đề Tây Tạng, nhưng cùng lúc đã lên án Bắc Kinh đã hành xử vụng về trong chuyện này.
Bà Louise Arbour, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, đã kêu gọi Trung Quốc cho phép những người biểu tình được thực thi quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do hội họp của họ, kiềm chế việc dùng vũ lực quá đáng trong lúc duy trì trật tự.
Ngày 19/3/2008, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới kêu gọi các giới chức chính trị tẩy chay lễ khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh, để phản đối việc nhà cầm quyền Trung Quốc đàn áp những người biểu tình tại Tây Tạng.
Hôm 18.3.2008), Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền (HRW) kêu gọi các lãnh tụ toàn cầu đừng đến Bắc Kinh tham dự Thế Vận Hội, vì việc người Tây Tạng bị chính quyền Trung Quốc đàn áp.
Ngày 21.3.2008, bà Nancy Pelosi, Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án vụ đàn áp của Trung Quốc nhắm vào những người biểu tình chống chính phủ ở Tây Tạng. Bà Pelosi vốn là một người chuyên chỉ trích thành tích nhân quyền của Trung Quốc, đã tuyên bố rằng tình hình ở Tây Tạng hiện nay đặt ra một thách thức đối với lương tâm của thế giới. Bà kêu gọi thực hiện một cuộc điều tra quốc tế về vụ rối loạn này.
Ngày 21.3.2008, bà Condoleezza Rice, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, đã gọi cho Ngoại Trưởng Trung Quốc, Dương Khiết Trì, để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Tây Tạng. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Sean McCormack cho hay trong cuộc điện đàm kéo dài 20 phút, Ngoại Trưởng Condoleeza Rice đã tái khẳng định chính sách của Washington. Ông nói: Chính phủ Trung Quốc nên mở một cuộc đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài là một người có quan điểm hòa bình và ủng hộ hòa giải. Chắc chắn đây là thời điểm thích hợp hơn bao giờ hết để mở một cuộc đối thoại với vị lãnh tụ tinh thần của nhân dân Tây Tạng.
Ủy Ban Thế Vận Hội Quốc Tế tuyên bố rằng họ kêu gọi một giải pháp ôn hòa, bất bạo động để giải quyết những căng thẳng ở Tây Tạng, nhưng họ vẫn giữ ý định tiến hành chuyện tiếp đuốc qua thành phố Lhasa vào tháng sáu này.
Tuy nhiên, tất cả những lời kêu gọi trên đây chỉ là tiếng vọng trong sa mạc, kêu cho nó có kêu, chứ không cường quốc nào muốn đụng đến Trung Quốc, vì Trung Quốc có một thị trường tiêu thụ quá lớn và một môi trường đầu tư rất tốt.
Trên tạp chí Time số ra ngày 18.3.2008, ký giả bill Powell ở Bắc Kinh, có viết một bài dưới đầu đề “Tibet and the Ghosts of Tianmen” (Tây Tạng và Bóng Ma Thiên An Môn). Nhưng điều chắc chắc là vì Thế Vận Hội sắp tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc không dại gì làm một vụ Thiên An Môn ở Tây Tạng trong lúc này. Đợi đến khi Thế Vận Hội bế mạc, Trung Quốc sẽ bắt ngầm và thanh toán những phần tử chủ chốt để trừ “hậu họa”. Đó là chiến thuật thông thường của Cộng Sản.
VII.- TÌNH THẾ THẾ ĐÀNH PHẢI THẾ
Kinh nghiệm của 48 năm đấu tranh với sự yểm trợ tích cực của Ấn Đô, Nepal và các nước Tây Phương, sau đó bị bỏ rơi, Đức Đạt Lai Lạt Ma ý thức rằng chỉ có ngưới Tây Tạng mới cứu được ngưới Tây Tạng. Những “tiếng vọng trong sa mạc” đều là giả đối. Họ chỉ muốn dùng cuộc đấu tranh của Tây Tạng làm con bài, xài xong rồi bỏ. Do đó, ngài đã không ôm chặt “Bốn Không” như Tổng Thống Thiệu, mà chọn một đường lối mền dẽo để thích ứng với tình thế và đợi thời cơ.
Sau cuộc gặp gỡ Đức Giáo Hoàng John Paul II tại Roma ngày 27.11.2003, ngài tuyên bố rằng cộng đồng quốc tế nên thân hữu với Trung Quốc, điều đó sẽ giúp cho chính nghĩa của Tây Tạng. Ngài tái khẳng định rằng Ngài không yêu cầu Tây Tạng phải được độc lập, ngài chỉ muốn giữ gìn văn hóa của dân tộc. Ngài mong quê hương của ngài được hưởng thêm nhiều quyền tự trị (nghĩa là muốn có một quy chế tự trị thật sự cho toàn thể nước Tây Tạng như trước khi bị Trung Quốc xâm chiếm, chứ không phải chỉ riêng “Vùng Tây Tạng Tự Trị” mà Trung Quốc đã thiết lập). Ngài tránh nói hay làm điều gì đụng chạm đến nhà cầm quyền Trung Quốc.
Trong khi đó, có rất nhiều người Tây Tạng bất đồng ý kiến với Đức Đạt Lai Lạt Ma về phương pháp đấu tranh. Ký giả Jurgen Kremb cho biết trên đường phố cũng như trong các chùa chiền, tiếng nói của những người ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma không còn là tiếng nói chủ đạo, mà chính là tinh thần của tổ chức "Nghị hội Thanh niên Tây Tạng" ("Tibetan Youth Congress"). Đấy là một nhóm người Tây Tạng lưu vong cực đoan, họ đã không còn đi theo đường hướng của Đức Đạt Lai Lạt Ma từ nhiều năm nay. Họ cho rằng con đường đấu tranh hoà bình của ông chẳng thể nào mang lại tự do cho quê hương, và dân Tây Tạng phải đi theo con đường của những phong trào giải phóng khác, như người Palestine và người Đông Timor. Chính tinh thần này đã đưa tới cuộc nổi dậy hiện nay ở bên trong Tây Tạng.
Nhưng từ Dharmsala, Ấn Độ, “thủ đô” của chính phủ lưu vong Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi sự tự chế của cả hai bên. Ngài nói: “Tôi nói cho cả Trung Quốc và cả người Tây Tạng đừng bạo động.” Ngài nói thêm rằng người Tây Tạng và Trung Quốc cần phải sống chung với nhau. Ngài cho biết ngài luôn ủng hộ người dân Tây Tạng khi họ đấu tranh bất bạo động.
Tuy nhiên, ngài nhận định rằng phong trào đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát và ngài không ở trong vị thế có thể ra lệnh cho người Tây Tạng đang sống dưới ách cai trị của Trung Quốc phải làm thế này hay thế khác. Nếu “mọi chuyện tuột ra khỏi sự kiểm soát” (tức người Tây Tạng vẫn tiếp tục bạo động), ngài sẽ “từ chức như là người lãnh đạo chính trị cho người Tây Tạng”, vì ngài là người luôn luôn cổ xướng cho sự tranh đấu bất bạo động.
Ngài cũng nhận định thêm: “Rất có thể đã có nhân viên mật vụ của Trung Quốc gài vào và liên quan đến chuyện này. Đôi khi, những chế độ độc tài rất khôn ngoan, nên điều quan trọng là cần điều tra chuyện này.”
Ngài nói ngài thực sự lo ngại cho những gì xảy ra ở những vùng hẻo lánh của Tây Tạng, những nơi mà thế giới bên ngoài không hề biết đến. Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy nghĩ đến những người Tây Tạng mà ngài gọi là tuyệt vọng, không vũ trang và vô tội. Họ chỉ đơn giản yêu mến văn hóa Tây Tạng và không chịu để người khác hiếp đáp, nhưng họ đang đối diện với cái chết.
Theo chỉ thị của các nhà lãnh đạo Tây Tạng lưu vong, người Tây Tạng không kêu gọi cấm vận đối với Trung Quốc như đã xảy ra đối với Miến Điện vào năm ngoái, cũng không kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội Mùa Hè tại Bắc Kinh.
Hôm thứ ba 18.3.2008, Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nói rằng ông sẵn sàng mở các cuộc đàm phán với Đức Đạt Lai Lạt Ma, tuy nhiên chỉ khi nào nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng từ bỏ điều mà Trung Quốc mô tả là một chiến dịch giành độc lập cho Tây Tạng. Bắc Kinh đổ lỗi cho ngài về tình trạng bất ổn ở Tây Tạng hiện nay, một cáo buộc mà Đức Đạt Lai Lạt Ma mạnh mẽ bác bỏ.
Ngày 20.3.2008, phát biểu tại Dharamsala, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ngài đã sẵn sàng gặp những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào. Nhưng Ngài cũng thận trọng cho rằng người dân Tây Tạng có thể có những kỳ vọng thiếu thực tế vì chuyện gặp gỡ này cần có những dấu hiệu rõ ràng từ phía Trung Quốc rằng họ dự định sẽ làm gì nếu ông đồng ý gặp họ.
Hôm 22.3.2008, Trung Quốc lại tuyên bố sẽ không đàm phán với Đức Đạt Lai Lạt Ma!
Trước đây các dân tộc thuộc vùng Baltic bị Liên Sô thống trị luôn chờ thời cơ, và thời cơ đã đến với họ năm 1991. Đức Đạt Lai Lạt Ma và các nhà lãnh đạo Tây Tạng lưu vong cũng tin rằng một ngày nào đó thời cơ cũng sẽ đến với các dân tộc Tây Tạng.
Top Stories
Young Australians energized by World Youth Day preparations
Catholic News Agency
09:10 27/03/2008
Perth, Mar 25, 2008 / 06:43 am (CNA).- World Youth Day preparations in Australia have inspired Catholic young people to grow in their faith as they perform Passion plays and enact Stations of the Cross.
A World Youth Day group in the Western Australia town of Lockridge spent months practicing a Passion play that was performed before a huge crowd of parishioners at Good Shepherd Church on the morning of Good Friday.
“The spirit of WYD has changed me,” said Maria Vu, a member in the Lockridge World Youth Day group of 42 young people. “I am inspired by other youth at school and in my parish who bear witness to our Catholic faith and our belief in Jesus. I know for sure in Sydney, I will be more aware about the universal Catholic Church in which we are all swept up in the love of Christ. I think WYD is a wonderful thing. It's something that gives life to the Church.”
Father Vinh Dong, the parish priest of Lockridge, said that the impact of the preparatory program for World Youth Day would continue “well beyond” the July event.
“Currently, we want the youth in the parish to know more about their faith and discover what inspires and engages them in the Church. Later, we want them to engage more fully in the life of the Church,” Father Dong said.
About five miles away from the Good Shepherd Church, Catholic and Anglican youth took turns carrying the Cross in the Stations of the Cross. The ecumenical service, organized by both St. Columba Catholic Church and St. Augustine Anglican Church drew hundreds who walked and prayed down the streets of Bayswater, Australia.
Father Huynh Nguyen, the parish priest of St. Columba’s, said he and his Anglican counterpart Father Peter Manuel have organized the ecumenical Stations of the Cross "to bear witness to our common hope." The service started at the Anglican church and ended at the Catholic Church, where Father Nguyen gave his blessing to both Catholic and Anglican attendees.
An Anglican student who took turns carrying the cross said, "By walking and praying together, we show people we confess the one faith, and keep the fraternal harmony of the family of God.”
Some Anglican youth reportedly will attend World Youth Day in Sydney with their Catholic friends.
A World Youth Day group in the Western Australia town of Lockridge spent months practicing a Passion play that was performed before a huge crowd of parishioners at Good Shepherd Church on the morning of Good Friday.
“The spirit of WYD has changed me,” said Maria Vu, a member in the Lockridge World Youth Day group of 42 young people. “I am inspired by other youth at school and in my parish who bear witness to our Catholic faith and our belief in Jesus. I know for sure in Sydney, I will be more aware about the universal Catholic Church in which we are all swept up in the love of Christ. I think WYD is a wonderful thing. It's something that gives life to the Church.”
Father Vinh Dong, the parish priest of Lockridge, said that the impact of the preparatory program for World Youth Day would continue “well beyond” the July event.
“Currently, we want the youth in the parish to know more about their faith and discover what inspires and engages them in the Church. Later, we want them to engage more fully in the life of the Church,” Father Dong said.
About five miles away from the Good Shepherd Church, Catholic and Anglican youth took turns carrying the Cross in the Stations of the Cross. The ecumenical service, organized by both St. Columba Catholic Church and St. Augustine Anglican Church drew hundreds who walked and prayed down the streets of Bayswater, Australia.
Father Huynh Nguyen, the parish priest of St. Columba’s, said he and his Anglican counterpart Father Peter Manuel have organized the ecumenical Stations of the Cross "to bear witness to our common hope." The service started at the Anglican church and ended at the Catholic Church, where Father Nguyen gave his blessing to both Catholic and Anglican attendees.
An Anglican student who took turns carrying the cross said, "By walking and praying together, we show people we confess the one faith, and keep the fraternal harmony of the family of God.”
Some Anglican youth reportedly will attend World Youth Day in Sydney with their Catholic friends.
Vatican spokesman: Muslim convert has right to express his own ideas
Catholic News Service
16:35 27/03/2008
VATICAN CITY (CNS) -- When Pope Benedict XVI welcomed into the Catholic Church a Muslim-born journalist often critical of Islam, it was not a sign that the pope accepts everything the journalist believes, said the Vatican spokesman.
The Italian journalist, Magdi Allam, "has the right to express his own ideas. They remain his personal opinions without in any way becoming the official expression of the positions of the pope or the Holy See," said Jesuit Father Federico Lombardi.
Father Lombardi, the Vatican spokesman, made his comments March 27 in response to a statement from Aref Ali Nayed, a spokesman for the 138 Muslim scholars who initiated the Common Word dialogue project in October and who established the Catholic-Muslim Forum for dialogue with the Vatican in early March.
Father Lombardi said baptism is a recognition that the person entering the church "has freely and sincerely accepted the Christian faith in its fundamental articles" as expressed in the creed.
"Of course, believers are free to maintain their own ideas on a vast range of questions and problems on which legitimate pluralism exists among Christians," he said. "Welcoming a new believer into the church clearly does not mean espousing all that person's ideas and opinions, especially on political and social matters."
Nayed questioned the pope's decision to baptize Allam March 22 during the globally televised Easter Vigil from St. Peter's Basilica.
"It is sad that the intimate and personal act of a religious conversion is made into a triumphalist tool for scoring points," Nayed said.
"It is sad that the particular person chosen for such a highly public gesture has a history of generating, and continues to generate, hateful discourse," he added.
In a March 25 interview with Il Giornale, an Italian newspaper, Allam said his decision to convert grew as he became convinced that it was impossible to believe in a moderate form of Islam because "a substantial ambiguity found in the Quran and in the concrete actions of Mohammed" feeds violent tendencies.
Nayed said, "The basic message of Allam's most recent article is the very message of the Byzantine emperor quoted by the pope in his infamous Regensburg lecture," given in Germany in 2006. The pope quoted a medieval emperor asserting that Islam spread its faith through violence.
The Muslim scholar said, "It is not far-fetched to see this (Allam's baptism) as another way of reasserting the message of Regensburg, which the Vatican keeps insisting was not intended. It is now important for the Vatican to distance itself from Allam's discourse."
Father Lombardi's statement also strongly objected to the way Nayed referred to Allam's early education in Catholic schools in Egypt, implying that Catholic schools try to proselytize non-Christian students.
The Catholic Church's commitment to the education of all children deserves praise and not suspicion, Father Lombardi said.
In countries where Christians are a minority -- including Egypt, India and Japan, for example -- "the great majority of students in Catholic schools and universities are non-Christians and have happily remained so, while showing great appreciation for the education they received," he said.
Father Lombardi said the Catholic Church today does not deserve an accusation that it lacks respect for human dignity and freedom, but there are many situations in the world where such respect is lacking and which need attention.
"Maybe this is why the pope accepted the risk of this baptism: to affirm the freedom of religious choice which derives from the dignity of the human person," he said.
(Source: Cindy Wooden/ Catholic News Service)
The Italian journalist, Magdi Allam, "has the right to express his own ideas. They remain his personal opinions without in any way becoming the official expression of the positions of the pope or the Holy See," said Jesuit Father Federico Lombardi.
Father Lombardi, the Vatican spokesman, made his comments March 27 in response to a statement from Aref Ali Nayed, a spokesman for the 138 Muslim scholars who initiated the Common Word dialogue project in October and who established the Catholic-Muslim Forum for dialogue with the Vatican in early March.
Father Lombardi said baptism is a recognition that the person entering the church "has freely and sincerely accepted the Christian faith in its fundamental articles" as expressed in the creed.
"Of course, believers are free to maintain their own ideas on a vast range of questions and problems on which legitimate pluralism exists among Christians," he said. "Welcoming a new believer into the church clearly does not mean espousing all that person's ideas and opinions, especially on political and social matters."
Nayed questioned the pope's decision to baptize Allam March 22 during the globally televised Easter Vigil from St. Peter's Basilica.
"It is sad that the intimate and personal act of a religious conversion is made into a triumphalist tool for scoring points," Nayed said.
"It is sad that the particular person chosen for such a highly public gesture has a history of generating, and continues to generate, hateful discourse," he added.
In a March 25 interview with Il Giornale, an Italian newspaper, Allam said his decision to convert grew as he became convinced that it was impossible to believe in a moderate form of Islam because "a substantial ambiguity found in the Quran and in the concrete actions of Mohammed" feeds violent tendencies.
Nayed said, "The basic message of Allam's most recent article is the very message of the Byzantine emperor quoted by the pope in his infamous Regensburg lecture," given in Germany in 2006. The pope quoted a medieval emperor asserting that Islam spread its faith through violence.
The Muslim scholar said, "It is not far-fetched to see this (Allam's baptism) as another way of reasserting the message of Regensburg, which the Vatican keeps insisting was not intended. It is now important for the Vatican to distance itself from Allam's discourse."
Father Lombardi's statement also strongly objected to the way Nayed referred to Allam's early education in Catholic schools in Egypt, implying that Catholic schools try to proselytize non-Christian students.
The Catholic Church's commitment to the education of all children deserves praise and not suspicion, Father Lombardi said.
In countries where Christians are a minority -- including Egypt, India and Japan, for example -- "the great majority of students in Catholic schools and universities are non-Christians and have happily remained so, while showing great appreciation for the education they received," he said.
Father Lombardi said the Catholic Church today does not deserve an accusation that it lacks respect for human dignity and freedom, but there are many situations in the world where such respect is lacking and which need attention.
"Maybe this is why the pope accepted the risk of this baptism: to affirm the freedom of religious choice which derives from the dignity of the human person," he said.
(Source: Cindy Wooden/ Catholic News Service)
Vatican official discusses Saudi king's idea to initiate dialogue
Catholic News Service
16:37 27/03/2008
VATICAN CITY (CNS) -- The importance of marriage and the family and the values needed to sustain family life can be an appropriate starting point for interreligious dialogue, said an official of the Pontifical Council for the Family.
Franciscan Father Gianfranco Grieco described as "interesting" Saudi Arabian King Abdullah Aziz's idea to initiate a dialogue with Muslims, Christians and Jews to defend the family, moral values and the importance of religion.
While Saudi Arabia is a strictly Islamic country where the public practice of any other faith is illegal, King Abdullah announced March 24 that he had been consulting Muslim religious leaders about the possibility of inviting "all religions to sit together with their brothers, faithfully and sincerely, as we all believe in the same God" to discuss "the crisis all humanity is suffering in the current time."
The institution of the family has been "weakened and dismantled," a lack of faith and religious practice has spread and "there is a lack of ethics, loyalty and sincerity," he said.
The king's speech, published in English by the official Saudi Press Agency, said that after more consultations with Muslim leaders he hoped to convoke meetings with Christians and Jews because the Bible and the Torah, like the Quran, contain teaching that would help humanity defend itself against "those who tamper (with) religions, ethics and family systems."
King Abdullah said he had discussed the idea with Pope Benedict XVI when he traveled to the Vatican in November. A Vatican official confirmed they discussed the idea of a dialogue on common values.
The king said the pope "warmly welcomed me" in "a meeting of a human to a human, which I would never forget."
Commenting on the king's proposal, Father Grieco told Catholic News Service March 27, "Everything that helps family stability, values and education from whatever source -- Christian, Muslim or Jewish -- is good. We all know the importance of the family."
The king's concern, he said, shows that the family is experiencing a crisis in many parts of the world, not just in the West.
The fact that the idea for the dialogue came from a king whose country does not respect freedom of religion and worship is a concern, Father Grieco said, "but that situation cannot be changed overnight. We must meet, talk and get to know one another."
"If the point of departure is the family, I think it is a good starting point," he said. "That which unites us must be our focus, especially for the future of our children, of humanity."
Cardinal Jean-Louis Tauran, president of the Pontifical Council for Interreligious Dialogue, was unavailable for comment.
Franciscan Father Gianfranco Grieco described as "interesting" Saudi Arabian King Abdullah Aziz's idea to initiate a dialogue with Muslims, Christians and Jews to defend the family, moral values and the importance of religion.
While Saudi Arabia is a strictly Islamic country where the public practice of any other faith is illegal, King Abdullah announced March 24 that he had been consulting Muslim religious leaders about the possibility of inviting "all religions to sit together with their brothers, faithfully and sincerely, as we all believe in the same God" to discuss "the crisis all humanity is suffering in the current time."
The institution of the family has been "weakened and dismantled," a lack of faith and religious practice has spread and "there is a lack of ethics, loyalty and sincerity," he said.
The king's speech, published in English by the official Saudi Press Agency, said that after more consultations with Muslim leaders he hoped to convoke meetings with Christians and Jews because the Bible and the Torah, like the Quran, contain teaching that would help humanity defend itself against "those who tamper (with) religions, ethics and family systems."
King Abdullah said he had discussed the idea with Pope Benedict XVI when he traveled to the Vatican in November. A Vatican official confirmed they discussed the idea of a dialogue on common values.
The king said the pope "warmly welcomed me" in "a meeting of a human to a human, which I would never forget."
Commenting on the king's proposal, Father Grieco told Catholic News Service March 27, "Everything that helps family stability, values and education from whatever source -- Christian, Muslim or Jewish -- is good. We all know the importance of the family."
The king's concern, he said, shows that the family is experiencing a crisis in many parts of the world, not just in the West.
The fact that the idea for the dialogue came from a king whose country does not respect freedom of religion and worship is a concern, Father Grieco said, "but that situation cannot be changed overnight. We must meet, talk and get to know one another."
"If the point of departure is the family, I think it is a good starting point," he said. "That which unites us must be our focus, especially for the future of our children, of humanity."
Cardinal Jean-Louis Tauran, president of the Pontifical Council for Interreligious Dialogue, was unavailable for comment.
Chinese Intellectuals Call for opening Dialogue with Dalai Lama
Asia-News
16:39 27/03/2008
Writers, activists, lawyers, artists press Beijing to open a direct dialogue with the Dalai Lama and demand an end to the violence.
BEIJING (AsiaNews) - Opening a dialogue with the Dalai Lama; free access in Tibet for foreign media and for a UN commission; ending the violent rhetoric in the style of the "Cultural Revolution": this is some of the advice that a group of 29 Chinese intellectuals has sent to the Chinese government, to calm the situation in Tibet.
The "12 counsels" are contained in an open letter released on Saturday, March 22, on many international websites. The letter is signed by important activists, like Liu Xiaobo and Ding Zilin, of the group Mothers of Tiananmen (in the photo), writers like Wang Lixiong, an expert on Tibetan culture, lawyers, journalists, and artists.
The letter is an important sign of criticism of the government propaganda that is trying to use the mantle of patriotism to unite the Chinese people over the violence in Tibet. According to the intellectuals, "Propaganda released by official media has the effect of fanning racial hatred and intensifying the situation, which is already very tense".
In recent days, Beijing has accused the Dalai Lama of planning the Tibetan revolts as part of a plot against the Olympics. The secretary of the communist party in Tibet has described the Buddhist spiritual leader as "a jackal disguised as a Buddhist monk, a malevolent spirit with a human face and the heart of a beast".
The signatories note that the Tibetan revolts, unlike those of the 1980's, have involved various strata of society - not only monks - and various areas of China. This shows that Beijing has made "serious errors in its actions toward Tibet".
Noting the attitude of mistrust toward China on the part of the international community, the 29 ask the government to invite a UN commission for human rights to investigate the unfolding of the incidents and the number of the victims.
Demanding an end to the violence on the part of the authorities, and to the provocations on the part of the Tibetan population, the signatories urge the Chinese government to allow national and international media to visit Tibet, to implement full freedom of religion and expression in the region, and not to use vengeance and violence toward arrestees and suspects.
Finally, the group of intellectuals asks Beijing to open a direct dialogue with the Dalai Lama.
Another figure among the dissidents, Bao Tong, the former secretary of Zhao Ziyang, tells Reuters that the appeal of the 29 has emphasised that the Dalai Lama is not the source of the Tibetan problem, but the only element that can help to find a solution. He is "the only Tibetan leader with the hope of presiding over a reconciliation agreement between Tibetans and Han Chinese".
BEIJING (AsiaNews) - Opening a dialogue with the Dalai Lama; free access in Tibet for foreign media and for a UN commission; ending the violent rhetoric in the style of the "Cultural Revolution": this is some of the advice that a group of 29 Chinese intellectuals has sent to the Chinese government, to calm the situation in Tibet.
The "12 counsels" are contained in an open letter released on Saturday, March 22, on many international websites. The letter is signed by important activists, like Liu Xiaobo and Ding Zilin, of the group Mothers of Tiananmen (in the photo), writers like Wang Lixiong, an expert on Tibetan culture, lawyers, journalists, and artists.
The letter is an important sign of criticism of the government propaganda that is trying to use the mantle of patriotism to unite the Chinese people over the violence in Tibet. According to the intellectuals, "Propaganda released by official media has the effect of fanning racial hatred and intensifying the situation, which is already very tense".
In recent days, Beijing has accused the Dalai Lama of planning the Tibetan revolts as part of a plot against the Olympics. The secretary of the communist party in Tibet has described the Buddhist spiritual leader as "a jackal disguised as a Buddhist monk, a malevolent spirit with a human face and the heart of a beast".
The signatories note that the Tibetan revolts, unlike those of the 1980's, have involved various strata of society - not only monks - and various areas of China. This shows that Beijing has made "serious errors in its actions toward Tibet".
Noting the attitude of mistrust toward China on the part of the international community, the 29 ask the government to invite a UN commission for human rights to investigate the unfolding of the incidents and the number of the victims.
Demanding an end to the violence on the part of the authorities, and to the provocations on the part of the Tibetan population, the signatories urge the Chinese government to allow national and international media to visit Tibet, to implement full freedom of religion and expression in the region, and not to use vengeance and violence toward arrestees and suspects.
Finally, the group of intellectuals asks Beijing to open a direct dialogue with the Dalai Lama.
Another figure among the dissidents, Bao Tong, the former secretary of Zhao Ziyang, tells Reuters that the appeal of the 29 has emphasised that the Dalai Lama is not the source of the Tibetan problem, but the only element that can help to find a solution. He is "the only Tibetan leader with the hope of presiding over a reconciliation agreement between Tibetans and Han Chinese".
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đoàn ĐCV Huế thăm và dâng lễ tại ĐCV Thánh Giuse Hà Nội
Gioan Đình Sơn
00:21 27/03/2008
HÀ NỘI - Sáng thứ tư, 26/03/2008, cha Gioan. B Nguyễn Văn Đán, giám đốc đại chủng viện Huế cùng với quý cha giáo và 22 thầy phó tế của trường đã đến thăm và hiệp dâng thánh lễ tại nguyện đường đại chủng viện Hà Nội.
Đầu lễ, cha chủ tế Batôlômêô Nguyễn Quang Anh tâm tình: Chúng con xin cảm ơn cha Giám đốc đại chủng viện Hà Nội, quý cha và quý thầy, trong tình gia đình đã đón tiếp chúng con thật nồng hậu. Đây quả là niềm vinh dự đối với mỗi người chúng con… Nguyện xin Chúa Phục Sinh luôn ở cùng gia đình đại chủng viện…
Sau thánh lễ, phái đoàn đã dùng bữa sáng chung với gia đình đại chủng viện. Trong bữa ăn, Thầy đại diện chia sẻ: chúng con đã được nghe về đại chủng viện Hà Nội rất nhiều nhưng “trăm nghe không bằng một thấy”. Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, cơ sở tuy đơn sơ nhưng nồng ấm, người Hà Nội lại vui tươi, hiếu khách… quý cha và quý thầy đã để lại những kỉ niệm thật đẹp trong chuyến hành hương và cả đời sống chúng con. Ước mong chúng con sẽ có dịp được đón tiếp mọi người tại đại chủng viện Huế.
Sau bữa sáng, phái đoàn sẽ lên đường tiếp tục chuyến hành hương Phục Sinh. Nguyện Chúa Phục Sinh luôn đồng hành cùng đoàn như đã đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmau ngày xưa.
Đầu lễ, cha chủ tế Batôlômêô Nguyễn Quang Anh tâm tình: Chúng con xin cảm ơn cha Giám đốc đại chủng viện Hà Nội, quý cha và quý thầy, trong tình gia đình đã đón tiếp chúng con thật nồng hậu. Đây quả là niềm vinh dự đối với mỗi người chúng con… Nguyện xin Chúa Phục Sinh luôn ở cùng gia đình đại chủng viện…
Sau thánh lễ, phái đoàn đã dùng bữa sáng chung với gia đình đại chủng viện. Trong bữa ăn, Thầy đại diện chia sẻ: chúng con đã được nghe về đại chủng viện Hà Nội rất nhiều nhưng “trăm nghe không bằng một thấy”. Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, cơ sở tuy đơn sơ nhưng nồng ấm, người Hà Nội lại vui tươi, hiếu khách… quý cha và quý thầy đã để lại những kỉ niệm thật đẹp trong chuyến hành hương và cả đời sống chúng con. Ước mong chúng con sẽ có dịp được đón tiếp mọi người tại đại chủng viện Huế.
Sau bữa sáng, phái đoàn sẽ lên đường tiếp tục chuyến hành hương Phục Sinh. Nguyện Chúa Phục Sinh luôn đồng hành cùng đoàn như đã đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmau ngày xưa.
Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng công trình Lê Bảo Tịnh thuộc gp Thanh Hóa
Nhật Vy
23:24 27/03/2008
LỄ ĐẶT VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN CHO CÔNG TRÌNH LÊ BẢO TỊNH THUỘC TOÀ GIÁM MỤC THANH HOÁ
Sau gần hai tháng khởi công và xây móng. Chiều ngày 19.03.2008, Đức Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh đã chủ sự nghi lễ “Đặt viên đá đầu tiên” cho công trình Lê Bảo Tịnh, trước sự hiện diện của đông đủ thành phần trong giáo
phận, gồm: Cha Tổng đại diện Phêrô Vũ Tiến Phúc, cha Giuse Nguyễn Quang Huy- Giám đốc Trụ sở Thanh Hoá tại Sài gòn, cha Giuse Nguyễn Văn Bình- Quản lý Toà Giám mục, các linh mục đại diện linh mục đoàn, các nữ tu Dòng MTG Thanh Hoá, các chủng sinh, ứng sinh, thợ thầy và một số giáo dân.
Đúng 15g, Đức Cha Giuse tiến ra lễ đài dựng tạm trên phần móng của công trình. Trong lời khai mạc, ngài đã chân tình bày tỏ: “Ngày về nhận Giáo phận, tôi thật không dám nghĩ có ngày sẽ xây dựng được những công trình lớn như thế này. Nhưng hôm nay, điều không dám ước đã trở thành hiện thực. Chúng ta đang đứng trên một công trình với mức dự trù kinh phí khoảng trên dưới 5 tỷ đồng. Tất cả là nhờ hồng ân Thiên Chúa ban qua lời cầu bầu của Thánh Giuse- quan thầy Giáo phận, và thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh- Đấng bảo trợ công trình. Bên cạnh đó là sự hy sinh, đóng góp của cải, thời giờ, công sức cũng như lời cầu nguyện của mọi thành phần thuộc Giáo phận- trong cũng như ngoài nước- và quý ân nhân xa gần đã tận tình giúp đỡ để công trình được khởi sự và hy vọng sẽ hoàn thành tốt đẹp”.
Sau phần làm phép diện tích nhà và đặt viên đá đầu tiên, Đức Cha đã có đôi lời giới thiệu về vị Thánh Bảo trợ; và Cha Thư ký TGM đọc danh sách Ban chỉ huy công trình, đứng đầu là cha Giuse Nguyễn Quang Huy.
Tiếp nối là nghi thức suy tôn Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh với phần niệm hương trước di ảnh của ngài. Trước tiên là Đức Cha Giuse, rồi đến Ban chỉ huy công trình, quí cha, quí thầy, quí nữ tu, ứng sinh và đại diện giáo dân.
Nghi lễ đã kết thúc với bài “Xin dâng lời cảm tạ”. Thật đơn sơ, nhưng rất cảm động và ấm cúng tình thân trong giáo phận. Cùng chung lời nguyện cầu, cùng chung niềm vui, chung vai chung sức để xây dựng. Ngày 03.03 vừa qua, sau khi đi mục vụ tại Gp. Phát Diệm, Đức Cha Giuse cũng đã “trang bị” áo quần bảo hộ lao động ra xúc đất, đá tại công trình, chung tay đổ móng với các thành phần hiện đang đứng dự nghi thức hôm nay. Những bóng áo đỏ của các ứng sinh nổi bật trên nền trời xám, chen lẫn với những chiếc áo sẫm màu của Đức Cha, các cha, các thầy thuộc Toà Giám mục, các nữ tu MTG và nhóm thợ xây dựng.
Bên những hy sinh, những vất vả, những giọt mồ hôi đổ xuống công trình; nơi đây còn thấm đẫm nụ cười, thấm đẫm tình yêu thương hiệp nhất của mọi thành phần trong đại gia đình Giáo phận Thanh Hoá. Đâu đó trên từng viên gạch, thanh sắt…đã in dấu ấn của sự gắn kết mọi tâm hồn đối với tương lai của Giáo phận thân yêu.
Chúng ta hãy hoà mình vào “giòng chảy” của giáo phận bằng lời nguyện cầu tha thiết. Hãy xin Đức Kitô Phục sinh chiếu dọi ánh sáng huy hoàng của Ngài vào những nơi còn u tối…Xin sức mạnh của Đấng Chiến Thắng nâng đỡ chúng ta vượt qua những khó nhọc, lo âu, thử thách, để hoàn tất mọi công trình “tay Chúa tặng ban”…Và để “Ý Cha được thể hiện, Nước Cha trị đến” trên khắp mọi nẻo đường của xứ Thanh.
Sau gần hai tháng khởi công và xây móng. Chiều ngày 19.03.2008, Đức Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh đã chủ sự nghi lễ “Đặt viên đá đầu tiên” cho công trình Lê Bảo Tịnh, trước sự hiện diện của đông đủ thành phần trong giáo
ĐGM Nguyễn Chí Linh đổ móng xây trung tâm Lê Bảo Tịnh |
Đúng 15g, Đức Cha Giuse tiến ra lễ đài dựng tạm trên phần móng của công trình. Trong lời khai mạc, ngài đã chân tình bày tỏ: “Ngày về nhận Giáo phận, tôi thật không dám nghĩ có ngày sẽ xây dựng được những công trình lớn như thế này. Nhưng hôm nay, điều không dám ước đã trở thành hiện thực. Chúng ta đang đứng trên một công trình với mức dự trù kinh phí khoảng trên dưới 5 tỷ đồng. Tất cả là nhờ hồng ân Thiên Chúa ban qua lời cầu bầu của Thánh Giuse- quan thầy Giáo phận, và thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh- Đấng bảo trợ công trình. Bên cạnh đó là sự hy sinh, đóng góp của cải, thời giờ, công sức cũng như lời cầu nguyện của mọi thành phần thuộc Giáo phận- trong cũng như ngoài nước- và quý ân nhân xa gần đã tận tình giúp đỡ để công trình được khởi sự và hy vọng sẽ hoàn thành tốt đẹp”.
Sau phần làm phép diện tích nhà và đặt viên đá đầu tiên, Đức Cha đã có đôi lời giới thiệu về vị Thánh Bảo trợ; và Cha Thư ký TGM đọc danh sách Ban chỉ huy công trình, đứng đầu là cha Giuse Nguyễn Quang Huy.
Tiếp nối là nghi thức suy tôn Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh với phần niệm hương trước di ảnh của ngài. Trước tiên là Đức Cha Giuse, rồi đến Ban chỉ huy công trình, quí cha, quí thầy, quí nữ tu, ứng sinh và đại diện giáo dân.
Cha con cùng làm |
Bên những hy sinh, những vất vả, những giọt mồ hôi đổ xuống công trình; nơi đây còn thấm đẫm nụ cười, thấm đẫm tình yêu thương hiệp nhất của mọi thành phần trong đại gia đình Giáo phận Thanh Hoá. Đâu đó trên từng viên gạch, thanh sắt…đã in dấu ấn của sự gắn kết mọi tâm hồn đối với tương lai của Giáo phận thân yêu.
Chúng ta hãy hoà mình vào “giòng chảy” của giáo phận bằng lời nguyện cầu tha thiết. Hãy xin Đức Kitô Phục sinh chiếu dọi ánh sáng huy hoàng của Ngài vào những nơi còn u tối…Xin sức mạnh của Đấng Chiến Thắng nâng đỡ chúng ta vượt qua những khó nhọc, lo âu, thử thách, để hoàn tất mọi công trình “tay Chúa tặng ban”…Và để “Ý Cha được thể hiện, Nước Cha trị đến” trên khắp mọi nẻo đường của xứ Thanh.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chuyện Phiếm Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney
Vũ Văn An
02:44 27/03/2008
Chuyện Phiếm Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney
Tổ chức một đại hội quốc tế như Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 tại Sydney quả là một công việc vĩ đại, cần cố gắng của biết bao tim óc không phải chỉ của riêng Úc mà là của chung Giáo Hội hoàn cầu được đại diện bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân. Công việc ấy đã bắt đầu ngay sau lời công bố của Đức Bênêđictô XVI tại Marienfeld, Đức quốc, tháng 8 năm 2005.
1. Marienfeld 2005
Việc đầu tiên là tìm ra địa điểm tổ chức Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội, do Đức Bênêđíctô XVI cử hành cùng rất nhiều hồng y, tổng giám mục, giám mục và linh mục khắp thế giới. Marienfeld của Cologne trong tâm trí nhiều người vẫn còn phảng phất đâu đó ý niệm thất bại về phương diện hậu cần. Ga xe lửa gần nhất là Horrem chỉ có hai đường rầy đi về. Lúc từ Dusseldorf tới dự Thánh Lễ Bế Mạc thì không có vấn đề gì cả, xe lửa Đức Quốc chạy phom phom. Có điều không hiểu sao, các toilets hôm đó không chịu làm việc như bình thường, làm bần đạo bí quá, vừa đến trạm Bayerwerk (có đại bản doanh công ty bào chế thuốc Bayer nổi tiếng thế giới), phải ra khỏi tầu, tìm đường giải quyết “bầu tâm sự”. Mà nhà ga ấy cũng kỳ, tìm hoài không thấy toilet nào mở cửa, đành phải chui vào bụi rậm. Vừa trút “bầu tâm sự” vừa tự nói với mình: đúng là dân đái đường (diabetic). Từ Horrem, phương tiện duy nhất để vào cánh đồng Marienfeld là cuốc bộ, đường dài chừng 5 cây số, mất khoảng từ 45 phút đến 1 giờ. Niềm hân hoan được gặp mặt hàng triệu bạn trẻ thế giới khiến đôi chân già chẳng quản đường xa. Một loáng rồi cũng tới điểm hẹn. Quả là đáng đồng tiền bát gạo. Kinh nghiệm đường về bao giờ cũng khó khăn hơn, do số lượng một triệu khách hành hương cùng tuôn ra một lúc, nên bần đạo cùng bà xã, chưa kịp nghe Đức Bênêđíctô công bố địa điểm tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần sau, đã vội vàng và lẳng lặng cuốn gói. Nào ngờ mình không phải là người duy nhất có ý nghĩ hẹp hòi. Thiên hạ kéo nhau ra về hàng loạt. Vui thì có vui. Được nghe đủ giọng ca tiếng hát. Có những em thiếu niên bị mất hút gần cả người vì chiếc “packback” khổng lồ đeo phía sau, mà giọng hát thì vẫn lanh lảnh tha thiết, thấm đậm lòng người. Nhưng không biết sao, đường cuốc bộ khi về lại lâu đến thế, có những lúc, tưởng đoàn người lạc lối, bước vào nơi vô định. Mãi mới thấy Ga Horrem. Đoàn lữ khách như dừng chân hẳn lại cách nhà ga cả hàng hai, ba trăm thước. Lúc gần đến cổng nhà ga, không còn phải là hàng năm hay hàng sáu như trước mà có khi đến hàng hai chục, ba chục, trước một chiếc cổng chỉ rộng chừng 5 thước. Nói như nêm cối có lẽ không ngoa bao nhiêu. Bần đạo thỉnh thoảng lại bị một vị nữ tu nói tiếng Pháp, hình như từ Đảo Quốc Mauritius, trang bị đủ ba-lô chăn chiếu quanh người, quay người cho một vòng đụng vào đau thấu trời. Muốn f… một câu nhưng không dám. Vậy mà mấy cậu thanh niên, miệng vừa được rước Mình Thánh Chúa, vẫn chẳng nể nang ai, cứ f…tứ tung cả lên. Không biết là Anh hay Mỹ, chứ Úc thì không phải rồi! Đến gần mới biết phải 20 phút mới có một chuyến xe lửa. Trực thăng vần vũ trên trời, chỉ làm đoàn người nôn nóng thêm. Tình trạng mỗi lúc một tệ. Một phái đoàn của Pháp, rõ ràng đến sau bần đạo, thế mà, nhờ lá cờ Tam Tài cao ngất ngưởng với tiếng kèn đồng “L’enfant de la Patrie” tưởng tượng bơm hơi hay sao ấy, một loáng đã tiến qua cổng nhà ga mà vào bên trong. Bần đạo và bà xã vui mừng lắm cũng phải 3 giờ sau mới lọt qua cổng. Xe lửa còn hơn nêm cối. Nhưng không một ai kêu ca gì cả. Trở lại Dusseldorf, tưởng các đoàn viên khác thuộc phái đoàn Việt Nam của Sydney, nhờ đi xe buýt riêng, nên hẳn đã về trước. Nào ngờ hơn một giờ sau, Cha Văn Chi mới dẫn được đoàn về. Thì ra xe đứng một chỗ, án binh bất động, không di chuyển nổi, mà người thì phải cuốc bộ. Có nguồn tin tiên đoán phải đến sáng ngày hôm sau, mới giải quyết xong số lượng khách hành hương khỏi nhà ga Horrem. Tội cho bè bạn một cặp vợ chồng Pháp, không biết có ra kịp để theo xe buýt trở lại Paris trong đêm hay không.
2. Trường Đua Randwich 2008
Tất cả chỉ vì Marienfeld là một cánh đồng, đồng không mông quạnh, mà Hội Đồng Giám Mục Đức đã thuê trước ngày Đại Hội cả hai năm trời. Tiền thuê không rẻ vì phải bồi thường thiệt hại cho hoa mầu ruộng đất trong suốt hai năm. Và nhất là chi phí xây ngọn đồi nhân tạo để Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ (với khối lượng 80,000 thước khối đất, phải dùng đến 200 xe vận tải một ngày), và sau đó dẹp bỏ, để nông dân trồng hoa mầu trở lại. Có nguồn tin cho hay chi phí này không dưới 20 triệu Euros. Cho nên khi nghe tin Ban Tổ Chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 chọn Trường Đua Randwick làm địa điểm Đại Hội, ai cũng vui mừng.
Trường Đua này không rộng bằng Marienfeld. Nhưng Sydney cách trở, may lắm mới hy vọng có đến nửa triệu bạn trẻ thế giới tham dự Đại Hội, nên trường đua này và các địa điểm chung quanh như Centennial Park đã quá đủ. Randwick lại nằm ở trung tâm thành phố, nhiều đường giao thông, không xa ga Central có đến hơn 20 đường rầy chạy đi khắp ngả trong thành phố. Thậm chí, nếu không có xe buýt đưa rước, khách hành hương vẫn có thể cuốc bộ từ nhà ga này tới trường đua trong cùng khoảng thời gian như từ Horrem vào Marienfeld vì khoảng cách cũng chừng 5 hay 6 cây số. Có điều khác là họ phải thuộc đường đi, vì đây là trung tâm thành phố, không độc đạo như tuyến Horrem-Marienfeld của Đức. Được cái nếu biết đường, thì đường lại trở nên vui vì phố xá xe cộ tấp nập với hàng quán ê-hề. Chúng tôi đã có kinh nghiệm của năm 1986 và 1995 khi tham dự Thánh Lễ do Đức Gioan Phaolô II cử hành tại đó, số lượng người vào khoảng trên dưới 300,000 nhưng không hề nghe có ai phàn nàn về vấn đề chuyên chở. Từ ga Central tới Randwick, rất nhiều tuyến xe búyt đưa du khách đi về, bãi đậu xe chung quanh khu vực đủ cung ứng cho cả ngàn chiếc xe.
Chỉ có điều về phương diện tài chánh, khởi đầu ai cũng hài lòng, vì nghĩ sẽ tiết kiệm được nhiều lắm, không như Cologne 2005. Vì mọi cơ sở đã có sẵn, chỉ cần một khán đài hành lễ! Nhưng con cái bóng tối hình như lúc nào cũng “khôn ngoan” hơn con cái ánh sáng nhiều lắm. Chúng ngửi thấy mùi 20 triệu Euros ở Marienfeld bèn kết luận đây là một thứ “business” hạng chẳng vừa, cần phải khái thác. Người chủ của trường đua là chính phủ Tiểu Bang New South Wales không gây trở ngại chi, nhưng Hiệp Hội Huấn Luyện Viên Randwick, dưới sự điều động của Peter V'Landys, lại chủ xướng một chiến dịch tẩy chay nhằm gia tăng các đòi hỏi tài chánh từ 12 triệu đô-la lên hơn 50 triệu. Cuộc tranh chấp kéo dài mấy tháng, mãi trung tuần tháng Mười Một năm ngoái mới giải quyết xong, với tiền bồi thường lên đến 40 triệu đô-la, và khoảng hơn 10 triệu nữa được dự trù sẵn để bồi thường những thiệt hại có thể xẩy ra.
Thành thử chi phí về địa điểm Sydney 2008 không thôi đã vượt quá chi phí địa điểm của Cologne 2008. Cho nên, không hẳn việc làm của Hội Đồng Giám Mục Đức đã là thiếu suy tính như người ta có thể nghĩ. Rất may, chi phí địa điểm của Sydney 2008 đã được Chính Phủ Tiểu Bang và Chính Phủ Liên Bang cùng chia nhau hỗ trợ.
3. Tinh thần Úc
Người ta lấy làm lạ khi hai chính phủ kia chia nhau gánh cái gánh nặng tài chánh ấy. Không hẳn vì nhu cầu bầu cử, tuy rằng vấn đề ấy xẩy ra ngay trong năm có những cuộc bầu cử cấp tiểu bang và liên bang. Cho bằng cái đầu óc thực tiễn của giống người ănglô-sắcxông. Thứ nhất là khi không, họ có dịp quảng cáo về đất nước họ cho một thế hệ rất nhiều nhà lãnh đạo thế giới trong tương lai. Thứ hai, thu nhập do Đại Hội mang đến cho nền kinh tế xứ này vuợt xa con số kia nhiều lắm, như lời John Watkins, phó thủ hiến Bang New South Wales, nhiều lần khẳng định. Chính ông đã đưa ra con số ước lượng vào khoảng 150 triệu đô-la. Theo Phòng Thương Mại Úc, con số ấy hiện đã được ước tính là 230 triệu đô-la.
Mặt khác, cái tinh thần vì việc chung của Úc không tệ lắm. Thế Vận Hội Sydney 2000 vẫn được coi là một trong những Thế Vận Hội thành công tốt đẹp nhất. Như lời Juan Antonio Samaranch, Chủ Tịch Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế, đã tuyên bố vào ngày bế mạc: “tôi hãnh diện và hài lòng tuyên bố rằng các bạn đã đem lại cho thế giới một Thế Vận Hội tốt đẹp nhất xưa nay”. Năm 2002, phúc trình của Tổng Thanh Lý tiểu bang New South Wales cho hay cuộc thi đua ấy tốn phí tất cả 6.6 tỷ Úc kim tức 2.3 tỷ Bảng Anh gây cho ngân quĩ công một tốn phí từ 1.7 tỷ đến 2.4 tỷ Úc kim, tương đương từ 580 triệu đến 830 triệu Bảng Anh. Nhân dân và chính phủ Úc vui vẻ chấp nhận phí tổn ấy vì quả đó là một thành công đáng kể cho đất nước này với sự tham dự của 199 phái đoàn cấp quốc gia và 4 vận động viên độc lập, 10 651 vận động viên (4 069 nữ, 6 582 nam), 300 biến cố thể thao, 16 033 nhân viên truyền thông (5 298 báo chí, 10 735 truyền thanh truyền hình). Và nhất là con số khổng lồ 46,967 thiện nguyện viên, một con số chưa từng có trong bất cứ Thế Vận Hội nào. Người Úc chứng tỏ cho thế giới thấy cái tinh thần lo việc chung của họ.
Lần tổ chức này cũng sẽ thế thôi, không khác được. Ngay từ những ngày đầu, WYD08 Sydney đã đưa ra hai chương trình một là Homestay hai là Volunteering nhằm vận động cho có 8,000 thiện nguyện viên và 20,000 chủ nhà chịu mở cửa đón tiếp khách hành hương.
4. Từ Christchurh và Nasville tới Sydney
Chương trình vận động thiện nguyện viên thành công đến độ đã lôi cuốn được nhiều người từ ngoại quốc. Như Chelsea Pelham từ Christchurch, Tân Tây Lan. Mới 20 tuổi, đang hoàn tất bằng cử nhân về Thông Tin Đại Chúng tại Đại Học Canterbury ở Christchurh, bỏ cả học, nhất là tạm chia tay với bạn trai, và “everyting I knew to come to the unknown” là Sydney một năm làm thiện nguyện viên cho WYD08. Không lương. “I don’t mind the money situation – before this, I was a poor student, so it isn’t too different!”. Điều gì khó khăn nhất: “The hardest thing has been leaving the boyfriend, but there’s been lots of expensive phone calls”. Và ba nữ tu vượt trùng dương qua Sydney gần một năm nay. Đó là các nữ tu Mary Madeline, Mary Rachel và Anna thuộc dòng Đa Minh tại Nashville, Tennessee U.S.A. và hiện làm việc tại văn phòng phối trí của Đức Cha Anthony Fisher. Được hỏi lý do tình nguyện, Nữ Tu Madeline cho hay: do lòng say mê muốn làm việc với giới trẻ, giúp họ tìm ra giải đáp cho các vấn đề sâu sắc nhất của cuộc đời. Bà từng dạy tại một trung học của Dòng 11 năm nay, tiếp xúc với hơn 1,000 bạn trẻ. Dù dạy thần học, tiếng Anh, sinh vật học hay tiếng Pháp, Bà cũng thấy mỗi ngày dạy là một cuộc mạo hiểm. Bà từng tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Rôma năm 2000. “Trong một triều sóng đầy hân hoan và ca hát” ấy, bà đã tìm thấy nhiều người trẻ khám phá ra tình yêu lôi cuốn của Chúa Kitô và sức sống đầy rung động của Giáo Hội cũng như sự thánh thiện đầy tỏa sáng của Tôi Tớ Chúa là Gioan Phaolô II. Bà cho hay chính đời bà cũng được cái triều sóng ấy thay đổi, giúp Bà sống ơn gọi của mình sâu sắc hơn, yêu thương và phục vụ Chúa cũng như tha nhân nồng cháy hơn, và bà muốn được nhìn thấy sự thay đổi ấy trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm nay. Bà tin chắc điều ấy, vì người Úc ấm áp và niềm nở, xứ sở họ xinh tươi: “Vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng và bãi biển là ván nhún giúp ta bước vào suy niệm và cảm tạ ơn Chúa”. Suy niệm và cám tạ đó sẽ đem lại cho Sydney và toàn thể nước Úc một trẻ trung hóa cho niềm hy vọng của họ.
Nữ tu Madeline cũng nhận định rằng tuy người Úc ít đến nhà thờ hơn người Mỹ, nhưng Bà tìm thấy nhiều tín hữu với một đức tin sâu sắc hơn. Nói đến quê hương mình, Bà cho hay trong Giáo Hội Công Giáo tại Hiệp Chúng Quốc ngày nay, đã có nhiều dấu hiệu hy vọng hơn: nhiều người tham dự Thánh Lễ ngày thường, chầu thánh Thể và xưng tội nhiều hơn; giáo dân tham dự việc Giáo Hội ở mọi cấp bậc nhiều hơn, trong cả các chương trình như chuẩn bị hôn nhân, mục vụ giới trẻ và nối vòng tay xã hội. Bà cho rằng những thay đổi tốt đẹp ấy là do kết quả của Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Denver năm 1993.
5. Kết quả một cuộc điều tra
Đó cũng là kết luận của Tiến Sĩ Richard Rymarz trong một cuộc nghiên cứu được công bố trên tập san The Australasian Catholic Record, bộ 84 số 4, tháng Mười năm 2007, tựa là “The Impact of World Youth Day: A Twelve Month Follow-up of Under 18 Australian WYD 2005 Participants” (Tác động của Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Theo Dõi Các Tham Dự Viên Dưới 18 Tuổi Mười Hai Tháng Sau Ngày Giới Trẻ Thế Giới Năm 2005” nhằm khảo sát các thái độ, niềm tin và tác phong của người tham dự biến cố ý nghĩa ấy. Các thanh thiếu niên dưới 18 tuổi này thuộc các giáo phận từ Sandhurst tới Melbourne.Trước khi lên đường qua Cologne, họ được phỏng vấn và thăm dò và các trả lời của họ được so sánh với các trả lời của nhóm kiểm soát. Nói chung họ được miêu tả là những người Công Giáo tích cực, về cả các phương diện tham dự Thánh Lễ, xưng tội và làm thành viên các tổ chức dựa trên đức tin. Các câu trả lời của họ liên quan đến sự hiện hữu của Thiên Chúa, đời sống nội tâm và thiêng liêng, người khác và thế giới, truyền thống tôn giáo và tâm linh. Một năm sau khi trở về từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Cologne, họ lại được phỏng vấn và thăm dò. Vì hết thẩy đều được coi là những người Công Giáo tích cực, nên các vấn đề thăm dò xoay quanh việc các tham dự viên mô tả biến cố, các thay đổi trong lối sống đạo, việc can dự vào trường học hay giáo xứ và một vài biểu thức nói lên niềm tin tôn giáo của mình. Kết quả các cuộc phỏng vấn và thăm dò này cho thấy một kinh nghiệm rất tích cực về Ngày Giới Trẻ Thế Giới (NGTTG): 46.8% cho kinh nghiệm này tối đa 10 điểm. Tỷ số trung bình là 9.05. 87.1% cho hay sẽ tham dự NGTTG 2008 tại Sydney, 8.1% cho hay có thể tham dự, và 4.8% sẽ không tham dự. 98.6% cho biết tham dự NGTTG đã củng cố đức tin của họ, 55.6% cho hay việc tham dự đó đã gia tăng việc họ tham gia vào giáo xứ; 53.2% cho hay việc tham dự đó đã gia tăng việc họ can dự và các sinh hoạt nhóm đặt căn bản trên đức tin ở trường. Khi được yêu cầu liệt kê ba điều họ thích nhất tại NGTTG 2005, có tất cả bốn loại trả lời: loại thứ nhất là các nhận xét tích cực về Các Ngày Hội Ngộ. Loại thứ hai nhận định về các khía cạnh thuộc bản chất quốc tế của biến cố như gặp gỡ người khắp thế giới và được du hành ra ngoại quốc. Loại thứ ba nhận định về việc NGTTG đã gia tăng hiểu biết của họ về Đạo Công Giáo hay đã củng cố đức tin của họ. Loại thứ bốn được họ nhấn mạnh đến các biến cố cá thể mà nổi bật nhất là Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng và đêm canh thức trước đó.
Được hỏi ba điều họ ít thích nhất, các nhận định thông thường nhất liên quan đến khía cạnh hậu cần như chuyên chở, thời gian chờ đợi hay gấp gáp, nhà vệ sinh lưu động, thiếu tắm, và tệ nhất là thực phẩm. Các câu trả lời cho thấy họ cần nhiều thì giờ hơn để suy niệm, và ít có cơ hội đóng góp được gì vào việc dự trù các sinh hoạt. Đối với câu hỏi quan trọng nhất là NGTTG có tác dụng gì sau khi họ trở về, các câu trả lời cho thấy họ can dự nhiều hơn vào sinh hoạt giáo xứ và các sinh hoạt liên quan đến đức tin tại trường cũng như củng cố đức tin sâu sắc hơn. 71.4% cho biết sau NGTTG, họ đã cầu nguyện; 52.4% đã đọc Thánh Kinh, 63.5% đã thảo luận về tôn giáo với gia đình, 60.3% đã thảo luận về tôn giáo với bạn bè, 28.6% đã đi xưng tội, 41.3% đã tham dự Thánh Lễ.
Tựu chung, kết quả do NGTTG hiển nhiên là tích cực. Ít nhất, như Chelsea Pelham từng hy vọng, đây là thời điểm cho riêng tôi, để tôi cảm nghiệm được điều gì đó. Hay như một thiếu niên trả lời cuộc thăm dò của Tiến Sĩ Richard Rymarz: “Tôi bắt đầu làm thiện nguyện những việc như nấu cháo (cho dân nghèo)… Tôi muốn làm việc thiện nguyện bên ngoài học đường. Tôi muốn tham dự việc nhà thờ thường xuyên hơn, vì trước đây tôi không quan tâm đủ tới tôn giáo của tôi nên tôi muốn củng cố việc ấy”.
Tổ chức một đại hội quốc tế như Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 tại Sydney quả là một công việc vĩ đại, cần cố gắng của biết bao tim óc không phải chỉ của riêng Úc mà là của chung Giáo Hội hoàn cầu được đại diện bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân. Công việc ấy đã bắt đầu ngay sau lời công bố của Đức Bênêđictô XVI tại Marienfeld, Đức quốc, tháng 8 năm 2005.
1. Marienfeld 2005
Việc đầu tiên là tìm ra địa điểm tổ chức Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội, do Đức Bênêđíctô XVI cử hành cùng rất nhiều hồng y, tổng giám mục, giám mục và linh mục khắp thế giới. Marienfeld của Cologne trong tâm trí nhiều người vẫn còn phảng phất đâu đó ý niệm thất bại về phương diện hậu cần. Ga xe lửa gần nhất là Horrem chỉ có hai đường rầy đi về. Lúc từ Dusseldorf tới dự Thánh Lễ Bế Mạc thì không có vấn đề gì cả, xe lửa Đức Quốc chạy phom phom. Có điều không hiểu sao, các toilets hôm đó không chịu làm việc như bình thường, làm bần đạo bí quá, vừa đến trạm Bayerwerk (có đại bản doanh công ty bào chế thuốc Bayer nổi tiếng thế giới), phải ra khỏi tầu, tìm đường giải quyết “bầu tâm sự”. Mà nhà ga ấy cũng kỳ, tìm hoài không thấy toilet nào mở cửa, đành phải chui vào bụi rậm. Vừa trút “bầu tâm sự” vừa tự nói với mình: đúng là dân đái đường (diabetic). Từ Horrem, phương tiện duy nhất để vào cánh đồng Marienfeld là cuốc bộ, đường dài chừng 5 cây số, mất khoảng từ 45 phút đến 1 giờ. Niềm hân hoan được gặp mặt hàng triệu bạn trẻ thế giới khiến đôi chân già chẳng quản đường xa. Một loáng rồi cũng tới điểm hẹn. Quả là đáng đồng tiền bát gạo. Kinh nghiệm đường về bao giờ cũng khó khăn hơn, do số lượng một triệu khách hành hương cùng tuôn ra một lúc, nên bần đạo cùng bà xã, chưa kịp nghe Đức Bênêđíctô công bố địa điểm tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần sau, đã vội vàng và lẳng lặng cuốn gói. Nào ngờ mình không phải là người duy nhất có ý nghĩ hẹp hòi. Thiên hạ kéo nhau ra về hàng loạt. Vui thì có vui. Được nghe đủ giọng ca tiếng hát. Có những em thiếu niên bị mất hút gần cả người vì chiếc “packback” khổng lồ đeo phía sau, mà giọng hát thì vẫn lanh lảnh tha thiết, thấm đậm lòng người. Nhưng không biết sao, đường cuốc bộ khi về lại lâu đến thế, có những lúc, tưởng đoàn người lạc lối, bước vào nơi vô định. Mãi mới thấy Ga Horrem. Đoàn lữ khách như dừng chân hẳn lại cách nhà ga cả hàng hai, ba trăm thước. Lúc gần đến cổng nhà ga, không còn phải là hàng năm hay hàng sáu như trước mà có khi đến hàng hai chục, ba chục, trước một chiếc cổng chỉ rộng chừng 5 thước. Nói như nêm cối có lẽ không ngoa bao nhiêu. Bần đạo thỉnh thoảng lại bị một vị nữ tu nói tiếng Pháp, hình như từ Đảo Quốc Mauritius, trang bị đủ ba-lô chăn chiếu quanh người, quay người cho một vòng đụng vào đau thấu trời. Muốn f… một câu nhưng không dám. Vậy mà mấy cậu thanh niên, miệng vừa được rước Mình Thánh Chúa, vẫn chẳng nể nang ai, cứ f…tứ tung cả lên. Không biết là Anh hay Mỹ, chứ Úc thì không phải rồi! Đến gần mới biết phải 20 phút mới có một chuyến xe lửa. Trực thăng vần vũ trên trời, chỉ làm đoàn người nôn nóng thêm. Tình trạng mỗi lúc một tệ. Một phái đoàn của Pháp, rõ ràng đến sau bần đạo, thế mà, nhờ lá cờ Tam Tài cao ngất ngưởng với tiếng kèn đồng “L’enfant de la Patrie” tưởng tượng bơm hơi hay sao ấy, một loáng đã tiến qua cổng nhà ga mà vào bên trong. Bần đạo và bà xã vui mừng lắm cũng phải 3 giờ sau mới lọt qua cổng. Xe lửa còn hơn nêm cối. Nhưng không một ai kêu ca gì cả. Trở lại Dusseldorf, tưởng các đoàn viên khác thuộc phái đoàn Việt Nam của Sydney, nhờ đi xe buýt riêng, nên hẳn đã về trước. Nào ngờ hơn một giờ sau, Cha Văn Chi mới dẫn được đoàn về. Thì ra xe đứng một chỗ, án binh bất động, không di chuyển nổi, mà người thì phải cuốc bộ. Có nguồn tin tiên đoán phải đến sáng ngày hôm sau, mới giải quyết xong số lượng khách hành hương khỏi nhà ga Horrem. Tội cho bè bạn một cặp vợ chồng Pháp, không biết có ra kịp để theo xe buýt trở lại Paris trong đêm hay không.
2. Trường Đua Randwich 2008
Tất cả chỉ vì Marienfeld là một cánh đồng, đồng không mông quạnh, mà Hội Đồng Giám Mục Đức đã thuê trước ngày Đại Hội cả hai năm trời. Tiền thuê không rẻ vì phải bồi thường thiệt hại cho hoa mầu ruộng đất trong suốt hai năm. Và nhất là chi phí xây ngọn đồi nhân tạo để Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ (với khối lượng 80,000 thước khối đất, phải dùng đến 200 xe vận tải một ngày), và sau đó dẹp bỏ, để nông dân trồng hoa mầu trở lại. Có nguồn tin cho hay chi phí này không dưới 20 triệu Euros. Cho nên khi nghe tin Ban Tổ Chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 chọn Trường Đua Randwick làm địa điểm Đại Hội, ai cũng vui mừng.
Trường Đua này không rộng bằng Marienfeld. Nhưng Sydney cách trở, may lắm mới hy vọng có đến nửa triệu bạn trẻ thế giới tham dự Đại Hội, nên trường đua này và các địa điểm chung quanh như Centennial Park đã quá đủ. Randwick lại nằm ở trung tâm thành phố, nhiều đường giao thông, không xa ga Central có đến hơn 20 đường rầy chạy đi khắp ngả trong thành phố. Thậm chí, nếu không có xe buýt đưa rước, khách hành hương vẫn có thể cuốc bộ từ nhà ga này tới trường đua trong cùng khoảng thời gian như từ Horrem vào Marienfeld vì khoảng cách cũng chừng 5 hay 6 cây số. Có điều khác là họ phải thuộc đường đi, vì đây là trung tâm thành phố, không độc đạo như tuyến Horrem-Marienfeld của Đức. Được cái nếu biết đường, thì đường lại trở nên vui vì phố xá xe cộ tấp nập với hàng quán ê-hề. Chúng tôi đã có kinh nghiệm của năm 1986 và 1995 khi tham dự Thánh Lễ do Đức Gioan Phaolô II cử hành tại đó, số lượng người vào khoảng trên dưới 300,000 nhưng không hề nghe có ai phàn nàn về vấn đề chuyên chở. Từ ga Central tới Randwick, rất nhiều tuyến xe búyt đưa du khách đi về, bãi đậu xe chung quanh khu vực đủ cung ứng cho cả ngàn chiếc xe.
Chỉ có điều về phương diện tài chánh, khởi đầu ai cũng hài lòng, vì nghĩ sẽ tiết kiệm được nhiều lắm, không như Cologne 2005. Vì mọi cơ sở đã có sẵn, chỉ cần một khán đài hành lễ! Nhưng con cái bóng tối hình như lúc nào cũng “khôn ngoan” hơn con cái ánh sáng nhiều lắm. Chúng ngửi thấy mùi 20 triệu Euros ở Marienfeld bèn kết luận đây là một thứ “business” hạng chẳng vừa, cần phải khái thác. Người chủ của trường đua là chính phủ Tiểu Bang New South Wales không gây trở ngại chi, nhưng Hiệp Hội Huấn Luyện Viên Randwick, dưới sự điều động của Peter V'Landys, lại chủ xướng một chiến dịch tẩy chay nhằm gia tăng các đòi hỏi tài chánh từ 12 triệu đô-la lên hơn 50 triệu. Cuộc tranh chấp kéo dài mấy tháng, mãi trung tuần tháng Mười Một năm ngoái mới giải quyết xong, với tiền bồi thường lên đến 40 triệu đô-la, và khoảng hơn 10 triệu nữa được dự trù sẵn để bồi thường những thiệt hại có thể xẩy ra.
Thành thử chi phí về địa điểm Sydney 2008 không thôi đã vượt quá chi phí địa điểm của Cologne 2008. Cho nên, không hẳn việc làm của Hội Đồng Giám Mục Đức đã là thiếu suy tính như người ta có thể nghĩ. Rất may, chi phí địa điểm của Sydney 2008 đã được Chính Phủ Tiểu Bang và Chính Phủ Liên Bang cùng chia nhau hỗ trợ.
3. Tinh thần Úc
Người ta lấy làm lạ khi hai chính phủ kia chia nhau gánh cái gánh nặng tài chánh ấy. Không hẳn vì nhu cầu bầu cử, tuy rằng vấn đề ấy xẩy ra ngay trong năm có những cuộc bầu cử cấp tiểu bang và liên bang. Cho bằng cái đầu óc thực tiễn của giống người ănglô-sắcxông. Thứ nhất là khi không, họ có dịp quảng cáo về đất nước họ cho một thế hệ rất nhiều nhà lãnh đạo thế giới trong tương lai. Thứ hai, thu nhập do Đại Hội mang đến cho nền kinh tế xứ này vuợt xa con số kia nhiều lắm, như lời John Watkins, phó thủ hiến Bang New South Wales, nhiều lần khẳng định. Chính ông đã đưa ra con số ước lượng vào khoảng 150 triệu đô-la. Theo Phòng Thương Mại Úc, con số ấy hiện đã được ước tính là 230 triệu đô-la.
Mặt khác, cái tinh thần vì việc chung của Úc không tệ lắm. Thế Vận Hội Sydney 2000 vẫn được coi là một trong những Thế Vận Hội thành công tốt đẹp nhất. Như lời Juan Antonio Samaranch, Chủ Tịch Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế, đã tuyên bố vào ngày bế mạc: “tôi hãnh diện và hài lòng tuyên bố rằng các bạn đã đem lại cho thế giới một Thế Vận Hội tốt đẹp nhất xưa nay”. Năm 2002, phúc trình của Tổng Thanh Lý tiểu bang New South Wales cho hay cuộc thi đua ấy tốn phí tất cả 6.6 tỷ Úc kim tức 2.3 tỷ Bảng Anh gây cho ngân quĩ công một tốn phí từ 1.7 tỷ đến 2.4 tỷ Úc kim, tương đương từ 580 triệu đến 830 triệu Bảng Anh. Nhân dân và chính phủ Úc vui vẻ chấp nhận phí tổn ấy vì quả đó là một thành công đáng kể cho đất nước này với sự tham dự của 199 phái đoàn cấp quốc gia và 4 vận động viên độc lập, 10 651 vận động viên (4 069 nữ, 6 582 nam), 300 biến cố thể thao, 16 033 nhân viên truyền thông (5 298 báo chí, 10 735 truyền thanh truyền hình). Và nhất là con số khổng lồ 46,967 thiện nguyện viên, một con số chưa từng có trong bất cứ Thế Vận Hội nào. Người Úc chứng tỏ cho thế giới thấy cái tinh thần lo việc chung của họ.
Lần tổ chức này cũng sẽ thế thôi, không khác được. Ngay từ những ngày đầu, WYD08 Sydney đã đưa ra hai chương trình một là Homestay hai là Volunteering nhằm vận động cho có 8,000 thiện nguyện viên và 20,000 chủ nhà chịu mở cửa đón tiếp khách hành hương.
4. Từ Christchurh và Nasville tới Sydney
Nữ Tu Madeline |
Nữ tu Madeline cũng nhận định rằng tuy người Úc ít đến nhà thờ hơn người Mỹ, nhưng Bà tìm thấy nhiều tín hữu với một đức tin sâu sắc hơn. Nói đến quê hương mình, Bà cho hay trong Giáo Hội Công Giáo tại Hiệp Chúng Quốc ngày nay, đã có nhiều dấu hiệu hy vọng hơn: nhiều người tham dự Thánh Lễ ngày thường, chầu thánh Thể và xưng tội nhiều hơn; giáo dân tham dự việc Giáo Hội ở mọi cấp bậc nhiều hơn, trong cả các chương trình như chuẩn bị hôn nhân, mục vụ giới trẻ và nối vòng tay xã hội. Bà cho rằng những thay đổi tốt đẹp ấy là do kết quả của Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Denver năm 1993.
5. Kết quả một cuộc điều tra
Đó cũng là kết luận của Tiến Sĩ Richard Rymarz trong một cuộc nghiên cứu được công bố trên tập san The Australasian Catholic Record, bộ 84 số 4, tháng Mười năm 2007, tựa là “The Impact of World Youth Day: A Twelve Month Follow-up of Under 18 Australian WYD 2005 Participants” (Tác động của Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Theo Dõi Các Tham Dự Viên Dưới 18 Tuổi Mười Hai Tháng Sau Ngày Giới Trẻ Thế Giới Năm 2005” nhằm khảo sát các thái độ, niềm tin và tác phong của người tham dự biến cố ý nghĩa ấy. Các thanh thiếu niên dưới 18 tuổi này thuộc các giáo phận từ Sandhurst tới Melbourne.Trước khi lên đường qua Cologne, họ được phỏng vấn và thăm dò và các trả lời của họ được so sánh với các trả lời của nhóm kiểm soát. Nói chung họ được miêu tả là những người Công Giáo tích cực, về cả các phương diện tham dự Thánh Lễ, xưng tội và làm thành viên các tổ chức dựa trên đức tin. Các câu trả lời của họ liên quan đến sự hiện hữu của Thiên Chúa, đời sống nội tâm và thiêng liêng, người khác và thế giới, truyền thống tôn giáo và tâm linh. Một năm sau khi trở về từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Cologne, họ lại được phỏng vấn và thăm dò. Vì hết thẩy đều được coi là những người Công Giáo tích cực, nên các vấn đề thăm dò xoay quanh việc các tham dự viên mô tả biến cố, các thay đổi trong lối sống đạo, việc can dự vào trường học hay giáo xứ và một vài biểu thức nói lên niềm tin tôn giáo của mình. Kết quả các cuộc phỏng vấn và thăm dò này cho thấy một kinh nghiệm rất tích cực về Ngày Giới Trẻ Thế Giới (NGTTG): 46.8% cho kinh nghiệm này tối đa 10 điểm. Tỷ số trung bình là 9.05. 87.1% cho hay sẽ tham dự NGTTG 2008 tại Sydney, 8.1% cho hay có thể tham dự, và 4.8% sẽ không tham dự. 98.6% cho biết tham dự NGTTG đã củng cố đức tin của họ, 55.6% cho hay việc tham dự đó đã gia tăng việc họ tham gia vào giáo xứ; 53.2% cho hay việc tham dự đó đã gia tăng việc họ can dự và các sinh hoạt nhóm đặt căn bản trên đức tin ở trường. Khi được yêu cầu liệt kê ba điều họ thích nhất tại NGTTG 2005, có tất cả bốn loại trả lời: loại thứ nhất là các nhận xét tích cực về Các Ngày Hội Ngộ. Loại thứ hai nhận định về các khía cạnh thuộc bản chất quốc tế của biến cố như gặp gỡ người khắp thế giới và được du hành ra ngoại quốc. Loại thứ ba nhận định về việc NGTTG đã gia tăng hiểu biết của họ về Đạo Công Giáo hay đã củng cố đức tin của họ. Loại thứ bốn được họ nhấn mạnh đến các biến cố cá thể mà nổi bật nhất là Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng và đêm canh thức trước đó.
Được hỏi ba điều họ ít thích nhất, các nhận định thông thường nhất liên quan đến khía cạnh hậu cần như chuyên chở, thời gian chờ đợi hay gấp gáp, nhà vệ sinh lưu động, thiếu tắm, và tệ nhất là thực phẩm. Các câu trả lời cho thấy họ cần nhiều thì giờ hơn để suy niệm, và ít có cơ hội đóng góp được gì vào việc dự trù các sinh hoạt. Đối với câu hỏi quan trọng nhất là NGTTG có tác dụng gì sau khi họ trở về, các câu trả lời cho thấy họ can dự nhiều hơn vào sinh hoạt giáo xứ và các sinh hoạt liên quan đến đức tin tại trường cũng như củng cố đức tin sâu sắc hơn. 71.4% cho biết sau NGTTG, họ đã cầu nguyện; 52.4% đã đọc Thánh Kinh, 63.5% đã thảo luận về tôn giáo với gia đình, 60.3% đã thảo luận về tôn giáo với bạn bè, 28.6% đã đi xưng tội, 41.3% đã tham dự Thánh Lễ.
Tựu chung, kết quả do NGTTG hiển nhiên là tích cực. Ít nhất, như Chelsea Pelham từng hy vọng, đây là thời điểm cho riêng tôi, để tôi cảm nghiệm được điều gì đó. Hay như một thiếu niên trả lời cuộc thăm dò của Tiến Sĩ Richard Rymarz: “Tôi bắt đầu làm thiện nguyện những việc như nấu cháo (cho dân nghèo)… Tôi muốn làm việc thiện nguyện bên ngoài học đường. Tôi muốn tham dự việc nhà thờ thường xuyên hơn, vì trước đây tôi không quan tâm đủ tới tôn giáo của tôi nên tôi muốn củng cố việc ấy”.
Thừa sai hải ngoại Paris đầu tiên đến Ðàng Ngoài: Cha François Deydier
Gs Trần Văn Cảnh
11:15 27/03/2008
THỪA SAI HẢI NGOẠI PARIS
350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam (Bài 10)
Thừa sai hải ngoại Paris đầu tiên đến Ðàng Ngoài: Cha François Deydier
Từ chủng viện thánh Giuse ở Ayuthia, các thừa sai lần lượt đã được phái đi các vùng truyền giáo: cha Brindeau đi Trung Hoa, cha Chevreuil đi Cao mên, cha Hainques đi Ðàng trong. Vào năm 1666, duy chỉ còn cha François Deydier. Cha đã được Ðức Cha Lambert, thay quyền Ðức cha Pallu, sai đi Ðàng Ngoài.
Ngày 20.06.1666, cha François Deydier [1] rời Ayuthia, thủ đô Xiêm, giả dạng thủy thủ xuống một thuyền Trung Quốc, đi Ðàng Ngoài. Sau hai tháng hành trình, ngày 20.08.1666, tầu đến bến ở của sông Bắc Kỳ, gọi là Gia Họ, trong tỉnh Sơn Nam, một dặm phía nam kinh đô. Bốn ngày sau, sét đánh, cột buồm lớn gẫy ngay dưới gốc. Tai nạn khiến các người trung hoa khiếp hãi, nhiều người bỏ tầu. Thừa cơ hội, cha Deydier xuống tầu, đến thương điếm Hòa Lan, tìm gặp ông Raphael de Rhodes, là thông dịch viên, cư ngụ tại đó. Là người công giáo tốt lành, ông de Rhodes rất vui mừng được đón tiếp cha Deydier. Ông lại hết sức giúp đỡ để giúp cha thu phục cảm tình của các thầy giảng cũ đã được các cha dòng Tên đào tạo và giao phó trách nhiệm coi sóc các xứ truyền giáo Bắc Kỳ khi các ngài bị bắt buộc phải rời bỏ vào năm 1663.
1. Tụ tập các thầy giảng và tổ chức tĩnh tâm cho họ
Ngày 11.10.1666, nhờ công khó và tài khéo của ông Raphael de Rhodes, tám thầy giảng chính, cùng với độ 20 thấy giảng phó đến gặp cha Deydier và nhìn nhận cha là Tổng Ðại Diện của Ðức Cha François Pallu, giám mục Heliopolis, Ðại Diện Tông tòa, giám quản địa phận Ðàng Ngoài, và tự đặt mình dưới sự điều khiển của cha.
Thấy Gioan Huệ làm cho cha Deydier một bản báo cáo tỷ mỷ về tình hình công giáo tại Bắc Kỳ. Năm 1652 cha Ðắc Lộ tuyên bố với Ðức Giáo Hoàng Innocentê X rằng số người công giáo ở Việt Nam, gồm Bắc Kỳ và Nam Kỳ, vượt trên 200000 tín hữu. Bốn năm sau, các cha dòng Tên đưa ra con số 300000 giáo dân cho nguyên Bắc Kỳ. Thầy Gioan Huệ cho rằng con số giáo dân ở Bắc Kỳ hiện nay (1666) không vượt quá 80000 người.
Cha Deydier đề nghị với các thầy giảng làm một cuộc tĩnh tâm ba ngày liền, khởi đầu từ ngày hôm sau.
Ngày hôm sau, 12.10.1666, ngày thứ nhất của cuộc tĩnh tâm, cha Deydier đưa tất cả các thầy xuống một chiếc ghe lớn của cha. Cha khởi sự bằng cử hành thánh lễ Chúa Thánh Thần cho họ và cha đã khuyến dụ họ sống an bình hiệp nhất với nhau, bỏ qua những sự hiềm khích và giải hòa với nhau.
Ngày 13.10.1666, ngày thứ hai của cuộc tĩnh tâm, cha giảng cho họ về sự cần thiết phải thánh hóa bản thân, về sự cầu nguyện suy niệm như phương thế hữu ích để tự thánh hóa; cha giúp họ dọn mình, sẵn sàng nhắc lại lời khấn: khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục mà họ đã làm trước kia; và họ cũng kê khai tất cả những gì họ sở hữu về tiền nong, ruộng đất.
Ngày hôm sau, 14.10.1666, ngày tĩnh tâm thứ ba, các thầy giảng nhắc lại các lời khấn trước Mình Thánh Chúa mà cha Deydier cầm trong tay. Sau đó, cha chỉ định các thầy giảng kỳ cựu mỗi người một địa hạt để chăm sóc giáo dân; cha cũng chỉ định một vài thầy giảng trẻ tuổi hơn để phụ giúp họ và họ cũng có bổn phận dậy chữ nghĩa cho các thầy trẻ để họ cũng có thể trở thành thầy giảng sau này. Sau hết, cha cũng thông báo cho họ biết cha sẽ giữ ở lại với cha thầy Bênêdictô Hiền, một trong những người kỳ cựu, cùng với thầy Gioan Huệ, trẻ hơn, để làm nhân chứng cho ý ngay lành của cha. Cha cũng nói thêm rằng cha sẽ đào tạo cả hai thành linh mục. Một khi họ được giáo dục đầy đủ, họ sẽ được gửi sang Xiêm để Ðức Giám Mục Lambert de la Motte truyền chức linh mục cho họ.Cha còn chọn thêm năm thầy, trong số những người trẻ nhất để dậy họ đọc và viết tiếng latinh và huấn luyện họ trên đường đạo đức. Cha kết thúc bằng việc xin các thầy gửi thêm cho cha, cùng trong mục đích ấy, độ mươi người trong số những người mà các thầy xét thấy có nhiều tài năng hơn cả.
Ngày hôm sau, được thông báo sẽ gặp nguy hiểm nếu tiếp tục cuộc họp mặt các thầy giảng, cha Deydier liền giải tán họ sau khi dâng thánh lễ và khuyên bảo họ kiên vững thực hành những điều đã dốc quyết. Cha cũng trao cho mỗi thầy một bản hiến chế, gồm 22 điều mà cha đã biên soạn cho họ. Các thầy giảng chia tay, mỗi người về địa sở của mình. Hôm đó là ngày 15.10.1666.
2. Lập chủng viện nổi trên thuyền
Hơn hai tuần sau, ngày 04.11.1666, lễ thánh Carôlô, cha Deydier vui mừng được tiếp nhận 10 học sinh do các thầy giảng gửi đến theo lời yêu cầu của cha.. Với 10 thanh niên này, cùng 5 người cha đã giữ lại, cha quyết định lập một chủng viện nổi ngay trên chiếc thuyền của cha. Cha đã xem ngày thành lập chủng viện ấy là ngày vui nhất trong đời cha, vì từ đó cha mang niềm hy vọng có thể tạo dựng được một hàng giáo sĩ bản xứ chiếu thep mệnh lệnh của Tòa Thánh.
“Kể từ ngày ấy, theo lời cha viết, chúng tôi bắt đầu sống đời sống cộng đoàn, và hơn nữa, đời sống tông đồ. Chúng tôi dùng cơm chung với nhau, mỗi người thay phiên nhau đọc sách và phục vụ bàn ăn, bản thân tôi cũng không được miễn trừ, cũng như các chủng sinh trẻ nhất. Lúc đầu họ phản đối, nhưng khi tôi nêu cho họ gương của Chúa Giêsu đã hạ mình đến độ rửa chân cho cả tên Giuđa phản bội, họ không còn lời gì đáp lại và phải cúi đầu vâng phục, dù họ cực lòng lắm, bởi vì trong xứ sở này, nơi mà các bà vợ thường ăn sau chồng họ, chưa hề thấy một việc làm như thế. Chúng tôi cùng làm các việc đạo đức chung với nhau. Tôi cũng trao tiền trợ cấp của tôi và những gì các thầy giảng đã trao lại cho tôi, trao tay ông Raphael mà tôi đã chọn làm thủ quỹ và quản lý của chúng tôi. Tất cả những gì giáo dân dâng cúng cho tôi và để dâng lễ cho họ đều được trao thẳng cho ông mà không phải qua tay tôi. Như thế, nhờ ơn Chúa, chúng tôi đã đạt tới cảnh sống của các Kitô hữu đầu tiên mà Kinh Thánh đã viết “họ cùng một lòng một dạ với nhau”.
Cha Deydier còn viết thêm rằng, trong suốt tháng 11, cha chỉ có một mình để chăm nom các chủng sinh. Mỗi sáng cha đưa ra đề tài suy niệm cho họ. Cha dậy họ đọc và viết chữ của Âu Châu. Cha dậy cho hai thầy giảng được chọn để chịu chức linh mục cách giải đáp những trường hợp lương tâm. Ngoài công việc bận rộn liên tục ban ngày đó, ban đêm cha còn phải giải tội cho rất đông giáo dân đến từ khắp nơi. Vì phải làm việc liên tục như thế, cha lâm bệnh đau đầu và sức khỏe suy nhược trầm trọng đến mức cha phải nhờ thầy Benoit de la Croix, một cựu trợ sĩ của các cha dòng Tên, giúp cha dậy đọc và viết cho các chủng sinh.
3. Ði thăm các giáo xứ và giảng đạo khắp Bắc kỳ
Thấy đời sống ở chủng viện nổi đã có tổ chức, có thể để các chủng sinh tự lo cho nhau, cha Deydier nghĩ đến chuyện đi thăm các địa điểm truyền giáo ở Nam Ðịnh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Sơn Tây.
Thức dậy rất sớm, trước bình minh, đầu tiên cha cử hành thánh lễ cho tất cả các giáo dân tham dự; cha giảng 3 lần mỗi ngày vào buổi sáng, vào lúc 3 giờ sau trưa, và vào ban tối.
Thời gian giữa các bài giảng, cha dành lo việc tổ chức, mà “Bản Chỉ Dẫn Thực Hiện Sứ Mệng Truyền Giáo” của Công Ðồng Ayuthia 1664 đã nêu ra. Cha cắt đặt và chỉ định các vị lãnh đạo cho mỗi giáo xứ. Cha biên soạn một bản tóm lược giáo lý công giáo. Về đêm, cha giải tội.
Ở xứ Kẻ Nam cha rửa tội cho hơn 600 tân tòng và giải tội cho 2500 giáo dân; Ở Kẻ Song, cha cũng đã rửa tội cho nhiều tân tòng. Ở Thanh Hóa, số tân tòng cha rửa tội còn đông hơn nữa. Cha đã rửa tội cho 758 tân tòng, mà hầu hết là người lớn. Trong tỉnh Ngệ An và Bố Chính, một thầy giảng, tên là Martinô, đã cho cha hay rằng thầy đã giúp nhiều giáo dân giữ đạo lại và, nhờ một thầy giảng hạng thứ giúp sức, đã rửa tội được khoảng 3000 tân tòng. Lòng nhiệt thành của các thấy giảng khác cũng đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Cha Deydier nói rằng cha có danh sách của 7080 người đã lãnh nhận bí tích rửa tội trong năm 1667, trong đó, đích thân ngài đã rửa t ội cho 1500 người.
4. Gởi thầy Bênêdictô Hiền và Gioan Huệ sang Ayuthia lãnh chức linh mục
Sau hai năm học tập, ngày 01.03.1668, thầy Bênêdictô Hiền, 54 tuổi, và thầy Gioan Huệ, 46 tuổi, đã được cha Deydier đưa xuống tầu, đi Batavia, để từ đó, họ sang Xiêm nhận chức linh mục từ tay Ðức Cha Lambert de la Motte, giám mục Bérythe. Hai thầy là những người già dặn và nhiệt thành nhất trong các thầy giảng của cha Deydier và đã giúp đỡ cha nhiều nhất. Cha dành mọi giờ phút nhàn rỗi rất hiếm hoi của cha để chăm nom chuẩn bị họ tiến lên chức linh mục bằng việc nguyện ngắm và học hành.
Quả là Thiên Chúa chúc lành cho chuyến đi đó, vì trong ba chiếc tầu đến Batavia từ Bắc Kỳ trong năm đó, chỉ có hai chiếc tầu đến Batavia, còn chiếc thứ ba, trên đó có hai thầy giảng, phải ghé lại Xiêm, nơi các thầy được gửi đến.
Ðức cha Lambert de la Motte truyền chức linh mục cho hai cha Bênêdictô Hiền và Gioan Huệ vào tháng 06.1668 và gửi họ về xứ ngay. Hai tân linh mục về đến Ðàng Ngoài vào tháng 08.1668. Ngày họ trở về mang lại cho cha Deydier niềm vui lớn lao vô tả, vì cha thấy mình bắt đầu thực hiện được những mệnh lệnh của Tòa Thánh, và nhờ hai linh mục bản xứ, cha có thể giúp đỡ cho đông đảo giáo dân, nhất là ở những nơi mà không vị thừa sai người Âu nào có thể đến được.
Cha Gioan Huệ đầu tiên được cha Deydier bổ nhiệm về thăm viếng các giáo xứ công giáo ở tỉnh Thanh Hóa, từ đầu tháng 01.1669. Trong ba tháng ở đây, cha đã ban phép rửa cho 1500 người và giải tội cho 3000 lượt người. Sau thời gian ấy, cha được chuyển về Kiên Lao, tỉnh Sơn Nam, cha làm giám quản tỉnh Sơn Nam. Ngày 01.10.1669, cha có mặt tại kinh đô, cùng với cha Fuciti, bề trên các cha dòng Tên, nhân dịp công bố các sắc chỉ và nghị quyết của Tòa Thánh. Cha cũng dự Công Ðồng do Ðức Cha Lambert de la Motte triệu tập ngày 14.02.1670 tại Phố Hiến. Ngày thứ hai tuần thánh 1671, Cha Huệ bất ưng bị cơn nhức đầu dữ dội và qua đời sáu ngày sau đó. Trên xác cha có nhiều vết bầm ở cổ và ngực, nhiều người cho rằng cha bị đầu độc. Cha Huệ là người đạo đức và rất được đàn chiên quí mến, mọi người đều vô cùng thương tiếc cha.
Cha Bênêdictô Hiền từ khi được thụ phong linh mục, được bổ nhiệm làm việc trong kinh đô. Cha được cha Deydier sai đi báo tin cho Ðức cha Lambert khi ngài đến Bắc Kỳ vào năm 1669 về cuộc bắt đạo vừa diễn ra vài tháng tại đây và về việc các cha dòng Tên De Rocha và Fieschi bị bắt cùng với tất cả những đồ đạo các cha mang theo và về những đề phòng phải có hầu tránh một tai nạn tương tự. Cha đã giúp Ðức cha rất nhiều trong việc đem lên khỏi ghe những gì cần phải che dấu. Cha tham dự Công Ðồng Phố Hiến 1670. Cha cũng được diễm phúc dự lễ tấn phong Giám Mục của cha Deydier ngày 21.12.1682 tại Hưng Yên. Cha được chúa rước về ngày 15.03.1686, thọ 72 tuổi.
Vào năm 1666, khi cha François DEYDIER vâng lệnh Ðức Cha Lambert de la Motte đi truyền đạo ở Bắc Kỳ, Ðàng Ngoài chỉ có một giáo phận, với vài ba linh mục ngoại quốc, không luôn luôn thường trực vì bị ngăn cấm, với số giáo dân không quá 80000.
350 năm sau, theo thống kê của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam làm trong Niên Giám 2004, từ một giáo phận Ðàng Ngoài, đã nảy sinh thành một giáo tỉnh Hà Nội với 10 giáp phận: Hà nội, Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Bùi Chu, Thái Bình, Phát Diệm Thanh Hóa, Vinh. Từ con số không linh mục Việt Nam, đã có được 418 linh mục việt nam, 10 giám mục việt nam, trong đó một vị là hồng y. Từ 80000 giáo dân, đã có được gần hai triệu giáo dân (1947475). Nếu cộng với số khoảng một triệu giáo dân đã di cư vào Nam, năm 1954, thì số giáo dân Bắc Kỳ quả thật là to lớn.
Ba năm sau ngày cha Deydier vào Việt Nam, năm 1669, Ðức cha LAMBERT DE LA MOTTE, đã cùng hai cha Jacques de BOURGES và Gabriel BOUCHARD đến Bắc Kỳ.
Và tiếp theo đó, bao nhiêu công sức đã đổ vào cánh đồng truyền giáo Việt Nam. Bao nhiêu thừa sai đã tiếp nối nhau hy sinh vào đó, trong đó rất nhiều vị đã hy sinh đến bỏ quê hương mình, bỏ mạng sống mình.
Paris, ngày 27 tháng 03 năm 2008
Chú thích
[1] Toàn bài này đã được dựa vào những tài liệu chính yếu sau dây:
• Ðức cha Néez (trích theo) « Hàng giáo sĩ Bắc Kỳ thế kỳ 17 và 18 », tr. 27-44
• VAN GRASDORFF Gilles: La belle histoire des Missions Etrangères 1658-2008, Edition PERRIN; 2007, 492 trang, tr. 122-124.
• FAUCONNET-BUZELIN, Françoise: Aux sources des Missions Étrangères: Pierre Lambert de la Motte; Editions PERRIN, 2006, 360 trang, tr. 171-176.
• LAUNAY, A.: Histoire générale de la Société des Missions Etrangères; 1894: Téqui, Paris; t.1, trang 127-137
350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam (Bài 10)
Thừa sai hải ngoại Paris đầu tiên đến Ðàng Ngoài: Cha François Deydier
Từ chủng viện thánh Giuse ở Ayuthia, các thừa sai lần lượt đã được phái đi các vùng truyền giáo: cha Brindeau đi Trung Hoa, cha Chevreuil đi Cao mên, cha Hainques đi Ðàng trong. Vào năm 1666, duy chỉ còn cha François Deydier. Cha đã được Ðức Cha Lambert, thay quyền Ðức cha Pallu, sai đi Ðàng Ngoài.
Ngày 20.06.1666, cha François Deydier [1] rời Ayuthia, thủ đô Xiêm, giả dạng thủy thủ xuống một thuyền Trung Quốc, đi Ðàng Ngoài. Sau hai tháng hành trình, ngày 20.08.1666, tầu đến bến ở của sông Bắc Kỳ, gọi là Gia Họ, trong tỉnh Sơn Nam, một dặm phía nam kinh đô. Bốn ngày sau, sét đánh, cột buồm lớn gẫy ngay dưới gốc. Tai nạn khiến các người trung hoa khiếp hãi, nhiều người bỏ tầu. Thừa cơ hội, cha Deydier xuống tầu, đến thương điếm Hòa Lan, tìm gặp ông Raphael de Rhodes, là thông dịch viên, cư ngụ tại đó. Là người công giáo tốt lành, ông de Rhodes rất vui mừng được đón tiếp cha Deydier. Ông lại hết sức giúp đỡ để giúp cha thu phục cảm tình của các thầy giảng cũ đã được các cha dòng Tên đào tạo và giao phó trách nhiệm coi sóc các xứ truyền giáo Bắc Kỳ khi các ngài bị bắt buộc phải rời bỏ vào năm 1663.
1. Tụ tập các thầy giảng và tổ chức tĩnh tâm cho họ
Ngày 11.10.1666, nhờ công khó và tài khéo của ông Raphael de Rhodes, tám thầy giảng chính, cùng với độ 20 thấy giảng phó đến gặp cha Deydier và nhìn nhận cha là Tổng Ðại Diện của Ðức Cha François Pallu, giám mục Heliopolis, Ðại Diện Tông tòa, giám quản địa phận Ðàng Ngoài, và tự đặt mình dưới sự điều khiển của cha.
Thấy Gioan Huệ làm cho cha Deydier một bản báo cáo tỷ mỷ về tình hình công giáo tại Bắc Kỳ. Năm 1652 cha Ðắc Lộ tuyên bố với Ðức Giáo Hoàng Innocentê X rằng số người công giáo ở Việt Nam, gồm Bắc Kỳ và Nam Kỳ, vượt trên 200000 tín hữu. Bốn năm sau, các cha dòng Tên đưa ra con số 300000 giáo dân cho nguyên Bắc Kỳ. Thầy Gioan Huệ cho rằng con số giáo dân ở Bắc Kỳ hiện nay (1666) không vượt quá 80000 người.
Cha Deydier đề nghị với các thầy giảng làm một cuộc tĩnh tâm ba ngày liền, khởi đầu từ ngày hôm sau.
Ngày hôm sau, 12.10.1666, ngày thứ nhất của cuộc tĩnh tâm, cha Deydier đưa tất cả các thầy xuống một chiếc ghe lớn của cha. Cha khởi sự bằng cử hành thánh lễ Chúa Thánh Thần cho họ và cha đã khuyến dụ họ sống an bình hiệp nhất với nhau, bỏ qua những sự hiềm khích và giải hòa với nhau.
Ngày 13.10.1666, ngày thứ hai của cuộc tĩnh tâm, cha giảng cho họ về sự cần thiết phải thánh hóa bản thân, về sự cầu nguyện suy niệm như phương thế hữu ích để tự thánh hóa; cha giúp họ dọn mình, sẵn sàng nhắc lại lời khấn: khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục mà họ đã làm trước kia; và họ cũng kê khai tất cả những gì họ sở hữu về tiền nong, ruộng đất.
Ngày hôm sau, 14.10.1666, ngày tĩnh tâm thứ ba, các thầy giảng nhắc lại các lời khấn trước Mình Thánh Chúa mà cha Deydier cầm trong tay. Sau đó, cha chỉ định các thầy giảng kỳ cựu mỗi người một địa hạt để chăm sóc giáo dân; cha cũng chỉ định một vài thầy giảng trẻ tuổi hơn để phụ giúp họ và họ cũng có bổn phận dậy chữ nghĩa cho các thầy trẻ để họ cũng có thể trở thành thầy giảng sau này. Sau hết, cha cũng thông báo cho họ biết cha sẽ giữ ở lại với cha thầy Bênêdictô Hiền, một trong những người kỳ cựu, cùng với thầy Gioan Huệ, trẻ hơn, để làm nhân chứng cho ý ngay lành của cha. Cha cũng nói thêm rằng cha sẽ đào tạo cả hai thành linh mục. Một khi họ được giáo dục đầy đủ, họ sẽ được gửi sang Xiêm để Ðức Giám Mục Lambert de la Motte truyền chức linh mục cho họ.Cha còn chọn thêm năm thầy, trong số những người trẻ nhất để dậy họ đọc và viết tiếng latinh và huấn luyện họ trên đường đạo đức. Cha kết thúc bằng việc xin các thầy gửi thêm cho cha, cùng trong mục đích ấy, độ mươi người trong số những người mà các thầy xét thấy có nhiều tài năng hơn cả.
Ngày hôm sau, được thông báo sẽ gặp nguy hiểm nếu tiếp tục cuộc họp mặt các thầy giảng, cha Deydier liền giải tán họ sau khi dâng thánh lễ và khuyên bảo họ kiên vững thực hành những điều đã dốc quyết. Cha cũng trao cho mỗi thầy một bản hiến chế, gồm 22 điều mà cha đã biên soạn cho họ. Các thầy giảng chia tay, mỗi người về địa sở của mình. Hôm đó là ngày 15.10.1666.
2. Lập chủng viện nổi trên thuyền
Hơn hai tuần sau, ngày 04.11.1666, lễ thánh Carôlô, cha Deydier vui mừng được tiếp nhận 10 học sinh do các thầy giảng gửi đến theo lời yêu cầu của cha.. Với 10 thanh niên này, cùng 5 người cha đã giữ lại, cha quyết định lập một chủng viện nổi ngay trên chiếc thuyền của cha. Cha đã xem ngày thành lập chủng viện ấy là ngày vui nhất trong đời cha, vì từ đó cha mang niềm hy vọng có thể tạo dựng được một hàng giáo sĩ bản xứ chiếu thep mệnh lệnh của Tòa Thánh.
“Kể từ ngày ấy, theo lời cha viết, chúng tôi bắt đầu sống đời sống cộng đoàn, và hơn nữa, đời sống tông đồ. Chúng tôi dùng cơm chung với nhau, mỗi người thay phiên nhau đọc sách và phục vụ bàn ăn, bản thân tôi cũng không được miễn trừ, cũng như các chủng sinh trẻ nhất. Lúc đầu họ phản đối, nhưng khi tôi nêu cho họ gương của Chúa Giêsu đã hạ mình đến độ rửa chân cho cả tên Giuđa phản bội, họ không còn lời gì đáp lại và phải cúi đầu vâng phục, dù họ cực lòng lắm, bởi vì trong xứ sở này, nơi mà các bà vợ thường ăn sau chồng họ, chưa hề thấy một việc làm như thế. Chúng tôi cùng làm các việc đạo đức chung với nhau. Tôi cũng trao tiền trợ cấp của tôi và những gì các thầy giảng đã trao lại cho tôi, trao tay ông Raphael mà tôi đã chọn làm thủ quỹ và quản lý của chúng tôi. Tất cả những gì giáo dân dâng cúng cho tôi và để dâng lễ cho họ đều được trao thẳng cho ông mà không phải qua tay tôi. Như thế, nhờ ơn Chúa, chúng tôi đã đạt tới cảnh sống của các Kitô hữu đầu tiên mà Kinh Thánh đã viết “họ cùng một lòng một dạ với nhau”.
Cha Deydier còn viết thêm rằng, trong suốt tháng 11, cha chỉ có một mình để chăm nom các chủng sinh. Mỗi sáng cha đưa ra đề tài suy niệm cho họ. Cha dậy họ đọc và viết chữ của Âu Châu. Cha dậy cho hai thầy giảng được chọn để chịu chức linh mục cách giải đáp những trường hợp lương tâm. Ngoài công việc bận rộn liên tục ban ngày đó, ban đêm cha còn phải giải tội cho rất đông giáo dân đến từ khắp nơi. Vì phải làm việc liên tục như thế, cha lâm bệnh đau đầu và sức khỏe suy nhược trầm trọng đến mức cha phải nhờ thầy Benoit de la Croix, một cựu trợ sĩ của các cha dòng Tên, giúp cha dậy đọc và viết cho các chủng sinh.
3. Ði thăm các giáo xứ và giảng đạo khắp Bắc kỳ
Thấy đời sống ở chủng viện nổi đã có tổ chức, có thể để các chủng sinh tự lo cho nhau, cha Deydier nghĩ đến chuyện đi thăm các địa điểm truyền giáo ở Nam Ðịnh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Sơn Tây.
Thức dậy rất sớm, trước bình minh, đầu tiên cha cử hành thánh lễ cho tất cả các giáo dân tham dự; cha giảng 3 lần mỗi ngày vào buổi sáng, vào lúc 3 giờ sau trưa, và vào ban tối.
Thời gian giữa các bài giảng, cha dành lo việc tổ chức, mà “Bản Chỉ Dẫn Thực Hiện Sứ Mệng Truyền Giáo” của Công Ðồng Ayuthia 1664 đã nêu ra. Cha cắt đặt và chỉ định các vị lãnh đạo cho mỗi giáo xứ. Cha biên soạn một bản tóm lược giáo lý công giáo. Về đêm, cha giải tội.
Ở xứ Kẻ Nam cha rửa tội cho hơn 600 tân tòng và giải tội cho 2500 giáo dân; Ở Kẻ Song, cha cũng đã rửa tội cho nhiều tân tòng. Ở Thanh Hóa, số tân tòng cha rửa tội còn đông hơn nữa. Cha đã rửa tội cho 758 tân tòng, mà hầu hết là người lớn. Trong tỉnh Ngệ An và Bố Chính, một thầy giảng, tên là Martinô, đã cho cha hay rằng thầy đã giúp nhiều giáo dân giữ đạo lại và, nhờ một thầy giảng hạng thứ giúp sức, đã rửa tội được khoảng 3000 tân tòng. Lòng nhiệt thành của các thấy giảng khác cũng đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Cha Deydier nói rằng cha có danh sách của 7080 người đã lãnh nhận bí tích rửa tội trong năm 1667, trong đó, đích thân ngài đã rửa t ội cho 1500 người.
4. Gởi thầy Bênêdictô Hiền và Gioan Huệ sang Ayuthia lãnh chức linh mục
Sau hai năm học tập, ngày 01.03.1668, thầy Bênêdictô Hiền, 54 tuổi, và thầy Gioan Huệ, 46 tuổi, đã được cha Deydier đưa xuống tầu, đi Batavia, để từ đó, họ sang Xiêm nhận chức linh mục từ tay Ðức Cha Lambert de la Motte, giám mục Bérythe. Hai thầy là những người già dặn và nhiệt thành nhất trong các thầy giảng của cha Deydier và đã giúp đỡ cha nhiều nhất. Cha dành mọi giờ phút nhàn rỗi rất hiếm hoi của cha để chăm nom chuẩn bị họ tiến lên chức linh mục bằng việc nguyện ngắm và học hành.
Quả là Thiên Chúa chúc lành cho chuyến đi đó, vì trong ba chiếc tầu đến Batavia từ Bắc Kỳ trong năm đó, chỉ có hai chiếc tầu đến Batavia, còn chiếc thứ ba, trên đó có hai thầy giảng, phải ghé lại Xiêm, nơi các thầy được gửi đến.
Ðức cha Lambert de la Motte truyền chức linh mục cho hai cha Bênêdictô Hiền và Gioan Huệ vào tháng 06.1668 và gửi họ về xứ ngay. Hai tân linh mục về đến Ðàng Ngoài vào tháng 08.1668. Ngày họ trở về mang lại cho cha Deydier niềm vui lớn lao vô tả, vì cha thấy mình bắt đầu thực hiện được những mệnh lệnh của Tòa Thánh, và nhờ hai linh mục bản xứ, cha có thể giúp đỡ cho đông đảo giáo dân, nhất là ở những nơi mà không vị thừa sai người Âu nào có thể đến được.
Cha Gioan Huệ đầu tiên được cha Deydier bổ nhiệm về thăm viếng các giáo xứ công giáo ở tỉnh Thanh Hóa, từ đầu tháng 01.1669. Trong ba tháng ở đây, cha đã ban phép rửa cho 1500 người và giải tội cho 3000 lượt người. Sau thời gian ấy, cha được chuyển về Kiên Lao, tỉnh Sơn Nam, cha làm giám quản tỉnh Sơn Nam. Ngày 01.10.1669, cha có mặt tại kinh đô, cùng với cha Fuciti, bề trên các cha dòng Tên, nhân dịp công bố các sắc chỉ và nghị quyết của Tòa Thánh. Cha cũng dự Công Ðồng do Ðức Cha Lambert de la Motte triệu tập ngày 14.02.1670 tại Phố Hiến. Ngày thứ hai tuần thánh 1671, Cha Huệ bất ưng bị cơn nhức đầu dữ dội và qua đời sáu ngày sau đó. Trên xác cha có nhiều vết bầm ở cổ và ngực, nhiều người cho rằng cha bị đầu độc. Cha Huệ là người đạo đức và rất được đàn chiên quí mến, mọi người đều vô cùng thương tiếc cha.
Cha Bênêdictô Hiền từ khi được thụ phong linh mục, được bổ nhiệm làm việc trong kinh đô. Cha được cha Deydier sai đi báo tin cho Ðức cha Lambert khi ngài đến Bắc Kỳ vào năm 1669 về cuộc bắt đạo vừa diễn ra vài tháng tại đây và về việc các cha dòng Tên De Rocha và Fieschi bị bắt cùng với tất cả những đồ đạo các cha mang theo và về những đề phòng phải có hầu tránh một tai nạn tương tự. Cha đã giúp Ðức cha rất nhiều trong việc đem lên khỏi ghe những gì cần phải che dấu. Cha tham dự Công Ðồng Phố Hiến 1670. Cha cũng được diễm phúc dự lễ tấn phong Giám Mục của cha Deydier ngày 21.12.1682 tại Hưng Yên. Cha được chúa rước về ngày 15.03.1686, thọ 72 tuổi.
Vào năm 1666, khi cha François DEYDIER vâng lệnh Ðức Cha Lambert de la Motte đi truyền đạo ở Bắc Kỳ, Ðàng Ngoài chỉ có một giáo phận, với vài ba linh mục ngoại quốc, không luôn luôn thường trực vì bị ngăn cấm, với số giáo dân không quá 80000.
350 năm sau, theo thống kê của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam làm trong Niên Giám 2004, từ một giáo phận Ðàng Ngoài, đã nảy sinh thành một giáo tỉnh Hà Nội với 10 giáp phận: Hà nội, Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Bùi Chu, Thái Bình, Phát Diệm Thanh Hóa, Vinh. Từ con số không linh mục Việt Nam, đã có được 418 linh mục việt nam, 10 giám mục việt nam, trong đó một vị là hồng y. Từ 80000 giáo dân, đã có được gần hai triệu giáo dân (1947475). Nếu cộng với số khoảng một triệu giáo dân đã di cư vào Nam, năm 1954, thì số giáo dân Bắc Kỳ quả thật là to lớn.
Ba năm sau ngày cha Deydier vào Việt Nam, năm 1669, Ðức cha LAMBERT DE LA MOTTE, đã cùng hai cha Jacques de BOURGES và Gabriel BOUCHARD đến Bắc Kỳ.
Và tiếp theo đó, bao nhiêu công sức đã đổ vào cánh đồng truyền giáo Việt Nam. Bao nhiêu thừa sai đã tiếp nối nhau hy sinh vào đó, trong đó rất nhiều vị đã hy sinh đến bỏ quê hương mình, bỏ mạng sống mình.
Paris, ngày 27 tháng 03 năm 2008
Chú thích
[1] Toàn bài này đã được dựa vào những tài liệu chính yếu sau dây:
• Ðức cha Néez (trích theo) « Hàng giáo sĩ Bắc Kỳ thế kỳ 17 và 18 », tr. 27-44
• VAN GRASDORFF Gilles: La belle histoire des Missions Etrangères 1658-2008, Edition PERRIN; 2007, 492 trang, tr. 122-124.
• FAUCONNET-BUZELIN, Françoise: Aux sources des Missions Étrangères: Pierre Lambert de la Motte; Editions PERRIN, 2006, 360 trang, tr. 171-176.
• LAUNAY, A.: Histoire générale de la Société des Missions Etrangères; 1894: Téqui, Paris; t.1, trang 127-137
Liên đới Kitô giáo giữa lòng Dân tộc
LM Nguyễn Thái Hợp, OP.
12:46 27/03/2008
Liên đới Kitô giáo giữa lòng Dân tộc
Chưa bao giờ nhân loại sở hữu nhiều của cải, kỹ thuật, công nghệ và tri thức như hôm nay, nhưng cũng chưa bao giờ hố phân cách giàu nghèo sâu thẳm như ở giai đoạn toàn cầu hóa này. Thật vậy, năm 2007, con số tỉ phú trên thế giới lên tới 1.125 người, với tổng số tài sản là 4.400 tỉ. Đây là lần đầu tiên con số tỷ phú vượt ngưỡng 1000 người (năm 2006 là 946 người). Ba người giàu nhất trong năm 2007 là: Warren Buffett (62 tỉ), Carlos Slim (60 tỉ) và Bill Gates (58 tỉ). Tài sản bình quân mỗi tỉ phú là 3,9 tỉ USD [1]. Trong khi đó, theo FAO, do biến đổi khí hậu, nhiều nơi bị mất mùa, giá lương thực tăng cao, vì vậy ít nhất 37 quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng lương thực. Ngay tại Hoa Kỳ, theo khảo sát của bộ Nông nghiệp, khoảng 35,5 triệu người, tương đương với 12,1% dân số, bị đói ăn.
Tại Việt Nam, mặc dù gặp nhiều tác động bất lợi do thiên tai trong nước và do sự suy thoái của kinh tế thế giới, nhưng kinh tế của chúng ta trong năm 2007 đã có tăng trưởng đáng khích lệ 8,5%. GDP tính theo giá tương đương khoảng 71,5 tỉ USD và bình quân đầu người đạt tới 839USD/năm. Nhờ tăng trưởng kinh tế cao, một bộ phận trong xã hội giàu lên rất nhanh. Dịp Xuân Mậu Tý vừa qua tỷ lệ tiêu dùng ở các thành phố lớn đã tăng khoảng 250-300%. Trong năm 2007 Việt Nam đã bỏ hơn 10 tỉ USD để mua xe hơi và có doanh nhân đã bỏ ra 1,5 triệu USD để mua một chiếc xe Roll Royce chở thẳng từ London đến Tp HCM... làm quà Tết cho chính mình.
Trong khi đó, ngay tại Việt Nam vào năm 2008 này, “có những người nghèo không biết Tết” (Nguyễn Bính) và đang chịu đói rét trầm trọng. Khoảng 114.000 trẻ em phải bỏ học vì đói rét. Có những lớp học hầu như trống vắng, vì số học sinh bỏ học lên tới 60 hay 70%. Đối diện với hiện trạng chênh lệch giàu nghèo hiện nay, nhiều người vẫn tâm đắc với nhận xét dí dỏm và thông minh về “bình quân được... nửa con gà” của một nông dân Trà Vinh nào đó:
“Vừa qua, trong đợt thị sát đời sống xã hội ở tỉnh Trà Vinh, một vị lãnh đạo có gặp gỡ người dân và ông nói lên niềm vui khi thấy con số thu nhập bình quân trên đầu người của tỉnh đạt 800 USD/năm. Nói xong, vị lãnh đạo muốn nghe ý kiến của người dân. Một nông dân nói: “Một người ăn nguyên con gà, một người chỉ đứng nhìn, tính bình quân mỗi người ăn được... nửa con gà. Nghe 800 USD tui ham lắm, nhưng chừng nào tui và gia đình mới có được!” [2]
Đức Gioan Phaolô II đã gọi “liên đới là một nhân đức Kitô giáo” trong giai đoạn toàn cầu hóa này. Đối diện với thực trạng chênh lệch giàu nghèo tại Việt Nam, người Công giáo Việt Nam phải thực hiện nhân đức này như thế nào? Đâu là những hình thức liên đới cấp bách và hữu hiệu mà chúng ta nên đảm nhận?
1- Quan niệm liên đới
Liên đới (solidarité, solidarity, solidariedad) xây dựng trên căn bản triết lý quan niệm con người như một hữu thể xã hội, một thành phần của nhân loại và nhất là một nhân vị. Vận mệnh của mỗi người được nối kết và gắn chặt với vận mệnh của bao nhiêu người khác. Tương quan và liên đới, vì vậy, là yếu tố nền tảng của con người sống bên nhau và sống với nhau trong xã hội.
Ở đây, tình liên đới bao hàm ý tưởng hiệp thông, chia sẻ cảnh ngộ, cảm thương những phận đời hẩm hiu và tự cảm thấy một thứ trách nhiệm nào đó trước những nỗi bất hạnh xảy đến cho đồng loại. Vì vậy, cố gắng tiếp tay giải quyết vấn đề, bằng những công tác xã hội, tương thân tương ái hay đấu tranh nhằm thực hiện công bằng xã hội và cải tố cơ cấu bất công.
Mặc dù người ta gặp thấy nguồn gốc của ý niệm liên đới nơi nhiều tôn giáo và văn hóa, nhưng quan niệm liên đới được sử dụng trong triết lý xã hội hiện đại khai sinh vào giai đoạn cách mạng Pháp 1789 và phổ biến rộng rãi ở thời hậu cách mạng để đề cao sự nhạy cảm đối với công bằng xã hội và ý thức tình huynh đệ, nghĩa đồng bào giữa người dân trong cùng một nước hay giữa các thành viên của cùng một tổ chức, một hiệp hội hay đoàn thể.
Trước tiên, người ta sử dụng hạn từ “liên đới” này trong lãnh vực pháp lý để diễn tả sự ràng buộc pháp lý chặt chẽ giữa chủ nợ và con nợ. Trách nhiệm này có thể được thay thế bởi một người khác, nếu chính đương sự không có khả năng để chu toàn lời cam kết của mình. Khi quan niệm này được áp dụng sang lãnh vực nhân học và xã hội học thì càng làm rõ nét hơn ý nghĩa nhân bản của “sợi dây liên đới”: không còn là một thứ vị tha chủ nghĩa hay thái độ quảng đại trong tương quan đối với người khác, mà trước hết là một trách nhiệm mang dáng dấp bổn phận đối với tha nhân. Chính bản tính con người, ý thức nhân loại và nghĩa đồng bào của những người cùng một giống nòi và cùng đồng hành trên con thuyền nhân loại, đòi hỏi chúng ta phải có tâm tình, hành vi, trách nhiệm liên đới với nhau.
Trong lãnh vực đạo đức xã hội, hạn từ liên đới đã vượt qua hàng rào pháp lý để đi vào môi trường rộng lớn của thực tại nhân loại. Nó trở thành một “hạn từ biểu tượng”, một thứ “chìa khoá”, một “diễn ngữ đầy ấn tượng” để diễn tả mối dây liên kết chặt chẽ và linh thiêng của thực tại nhân loại: Xét như là con người, chúng ta kết thành một khối, một thực tại bền vững và một gia đình nhân loại. Chúng ta có trách nhiệm với nhau và cần phải đối xử với nhau theo quy luật liên đới: ý thức, cảm nhận và chấp nhận điều kiện nhân loại như một thân phận chung, trong đó mọi người liên đới và đồng hành với nhau [3].
Quan niệm liên đới này dẫn chúng ta đến vấn đề trung tâm của đạo đức học hiện đại: Đề cao mối tương quan giữa chủ thể và tha tính. Triết gia Emmanuel Levinas và Paul Ricoeur là hai người tranh đấu không mệt mỏi cho chiều kích liên đới này. E. Levinas đề nghị làm triết học theo hướng khác: Thay vì khép kín trong “tự thân” để rồi rơi vào cá nhân chủ nghĩa, ông đề nghị mở rộng cánh cửa cho tha nhân. Thay vì thứ “hữu thể thuần túy” theo lối nhìn của Heidergger, Levinas đã trình bày một mối tương quan sinh động mới, trong đó còn không giản lược tất cả vào tương quan giữa chủ thể với đối tượng, mà nhằm hướng tới một lối tiếp cận khác, một tương quan đặc biệt với tha nhân [4].
Dưới nhãn quan của Levinas, “tha tính” chính là một cách thế khác để hiện hữu, cho phép con người thực hiện chính mình một cách phong phú và tốt đẹp hơn. Nói cách khác, để đạt tới việc thực hiện “tự thân” đích thực thì cần đến việc thực hiện “tự tha”. Levinas thú nhận: “Tương quan với tha nhân bắt buộc tôi phải đặt lại vấn đề về chính mình. Nó lột trần chính bản thân tôi và không ngừng lột trần tôi, giúp tôi luôn khám phá trong chính mình những nguồn năng lực mới” [5].
“Tha tính” của Levinas vừa là một “cái tôi khác”, vừa là người khác tôi. Tha tính vượt ra ngoài chiều kích thuần tuý hữu thể, đoạn tuyệt với tính tự túc và tự lập của một lý trí xây dựng trên cái tôi tuyệt đối, cô đơn và khép kín để đặt mình trong chiều kích tương quan của viễn tượng đạo đức liên đới.
Bén rễ nơi triết lý xã hội, liên đới luôn giả thiết công lý, nhưng đi xa hơn công lý hay công bằng xã hội. Một mặt, như Victoria Camps đã ghi nhận, “lòng chung thuỷ đối với bạn bè, lòng cảm thương đối với một người bị ngược đãi, việc hỗ trợ người bị bách hại, hành động dấn thân vào những chuyện coi như thất bại hoặc không được đại chúng ái mộ, không thể tạo thành một bổn phận đích thực của công bằng, nhưng chắc chắn là bổn phận của liên đới” [6].
Mặt khác, với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và nền kinh tế tri thức, sự phát triển của các nước giàu lệ thuộc nhiều ở khả năng sáng tạo và sự biến đổi kỹ thuật nội tại hơn là hành động trấn lột các nước nghèo. Chính vì thế, không thể dễ dàng đồng hoá những “người bị loại trừ” trong nền kinh tế tri thức với những “người bị bóc lột”, hiểu theo quan niệm cổ điển. Lý do giản dị là trong hệ thống kinh tế hiện nay, những người nghèo không hẳn là những người bị bóc lột, mà đúng hơn là những người bị loại trừ. Bởi vì họ chỉ là những lao động phổ thông hay bị thất nghiệp, nên đã trở thành những cánh tay thừa thãi trong một nền kinh tế ngày càng chuyên nghiệp và cần nhiều chất xám. Do đó, không dễ dàng dựa trên công bằng xã hội để đòi hỏi quyền lợi cho họ, nhưng luôn luôn vẫn có thể nêu lên những yêu sách đạo đức từ viễn tượng liên đới với những người ít may mắn, bị thiệt thòi hay bất cứ vì lý do bất hạnh nào khác.
2- Quan điểm của Giáo huấn xã hội
Đối với GHXH-CG, nguyên tắc liên đới cùng với nguyên tắc công thiện công ích, vận mệnh phổ quát của tài sản và ưu tiên chọn lựa người nghèo định hướng mối tương quan giữa người với người, cũng như giữa các xã hội với nhau. Nếu có người đã gọi người là “lang sói” hay gán cho tha nhân nhãn hiệu “địa ngục”, thì đối với người Công giáo, tha nhân vừa là người anh em, vừa là thành phần của bản thân tôi.
Thể theo nguyên tắc nhập thể của Đức Kitô, Công đồng Vatican II long trọng xác quyết mối liên đới của Giáo hội với con người và thế giới hôm nay: “Nỗi vui mừng và niềm hy vọng, những buồn khổ và âu lo của con người hôm nay, nhất là của những người nghèo và của những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, buồn khổ và âu lo của các môn đệ Đức Kitô. Không có gì đích thực nhân loại mà lại không có âm vang nơi cõi lòng người môn đệ Đức Kitô” [7].
Công đồng đặt nguyên tắc liên đới trên căn bản thần học về tạo dựng: “Thiên Chúa đã muốn rằng tất cả mọi người làm thành một gia đình và đối xử với nhau bằng tình huynh đệ. Thật thế, mọi người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, Đấng đã “tạo thành họ từ một người duy nhất và cho họ ở trên khắp mặt đất” (Cv 17,26) và họ cũng được gọi tới cùng một cứu cánh duy nhất là chính Thiên Chúa” [8].
Nhân danh tình huynh đệ đại đồng này, Công đồng kêu gọi mọi người quảng đại chiến thắng cá nhân chủ nghĩa và vụ lợi chủ nghĩa để mưu cầu công thiện công ích, đặc biệt cần nghĩ đến nhu cầu của những người nghèo: “Mỗi người phải nhìn nhận và tôn trọng liên đới xã hội như một trong những nghĩa vụ chính yếu của con người thời nay. Bởi vì thế giới càng hợp nhất thì hiển nhiên những bổn phận của con người càng vượt lên trên những nhóm riêng rẽ và dần dần sẽ lan rộng tới toàn thế giới” [9].
Đức Giáo chủ Phaolô VI cũng ước mong một trật tự mới và một thế giới phát triển, an bình, hạnh phúc hơn. Nhưng để cho ước mơ đó thành hiện thực thì liên đới phải là một bổn phận và hơn nữa một bổn phận khẩn thiết đối với mọi người. Ngài viết: “Sự sống của bao trẻ em vô tội và hy vọng của biết bao gia đình nghèo khổ mong muốn có được những điều kiện sống xứng đáng với con người, đang bị đe doạ. Hoà bình của thế giới và tương lai của nền văn minh đang lâm nguy. Tất cả mọi người và mọi dân tộc phải đảm nhận trách nhiệm của mình” [10].
Đức Giáo Chủ nhìn rõ tính chất “lưỡng diện” nơi tăng trưởng kinh tế: “Đối với một dân tộc cũng như đối với một cá nhân, có nhiều của cải hơn không phải là mục đích sau cùng. Tất cả các tăng trưởng đều có hai mặt: Nó cần thiết để con người được nên người hơn, nhưng một khi nó trở nên giá trị tối thượng thì nó sẽ giam hãm con người, không cho phép họ nhìn xa hơn. Lúc đó, lòng người trở nên chai đá và tinh thần khép kín lại, con người không còn đến với nhau vì tình nghĩa, mà chỉ vì lợi lộc. Lợi ích dễ làm cho con người chống đối và chia rẽ nhau. Vì thế, nếu chỉ tìm kiếm của cải mà thôi thì không những cản trở sự phát triển của con người, mà còn chống lại sự cao cả đích thực” [11].
GHXH-CG nhìn nhận vai trò quan trọng của tăng trưởng kinh tế và tiến triển kỹ thuật, nhưng tự chúng không đủ để làm cho cuộc sống dễ sống và nhân đạo hơn. “Bởi vì phát triển đích thực phải toàn diện, nghĩa là thăng tiến con người toàn diện và tất cả mọi người. Một chuyên viên lỗi lạc đã nói rất đúng về điều đó: “Chúng tôi không chấp nhận tách rời kinh tế khỏi vấn đề của con người, phát triển khỏi những nền văn minh liên hệ. Đối với chúng tôi, điều quan trọng là con người, mỗi người, mỗi nhóm người, cho đến toàn thể nhân loại” [12].
Thông điệp “Phát triển các dân tộc” muốn giới thiệu với nhân loại một mô hình phát triển tương xứng với con người hơn. “Đây là một tiến trình đi từ những điều kiện ít nhân bản hơn đến những điều kiện nhân bản hơn, cho mỗi người và cho mọi người (…). Nhân bản hơn có nghĩa là tiến từ cảnh lầm than đến tình trạng sở hữu những gì cần thiết, loại trừ các tệ đoan xã hội, mở mang kiến thức, hấp thụ văn hóa. Nhân bản hơn cũng có nghĩa là tôn trọng nhân phẩm của tha nhân, hướng tới tinh thần khó nghèo, mưu cầu công ích, ước muốn hòa bình. Nhân bản hơn còn có nghĩa là nhìn nhận những giá trị tối cao và nhìn nhận Thiên Chúa là căn nguyên và cùng đích của mọi giá trị” [13].
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ban hành thông điệp “Phát triển các dân tộc”(1967), đức Gioan Phaolô II đã dành cả một thông điệp cho vấn đề sôi bỏng này và định nghĩa liên đới như sau: “Liên đới không phải là một thứ cảm thương mơ hồ hay xúc động hời hợt trước những khổ đau của bao nhiêu người xa gần. Ngược lại, đó là quyết tâm chắc chắn và bền vững dấn thân cho công ích, nghĩa là cho lợi ích của mọi người và của từng người, bởi vì tất cả chúng ta đều có trách nhiệm về mọi người. Một quyết tâm như vậy dựa trên xác tín vững chắc rằng việc phát triển toàn diện đang bị cản trở bởi lòng ham muốn lợi nhuận và khát khao quyền lực. Chỉ có thể chiến thắng những thái độ và những “cơ cấu tội lỗi” ấy –dĩ nhiên là với ơn Chúa– nhờ một thái độ hoàn toàn đối nghịch: dấn thân phục vụ lợi ích của tha nhân, sẵn sàng chết, theo tinh thần Tin Mừng, cho người khác thay vì bóc lột họ và “phục vụ” thay vì đàn áp họ để mưu cầu tư lợi” [14].
Theo đức Gioan Phaolô II, liên đới không những cần thiết cho công cuộc phát triển con người toàn diện, mà hơn nữa phải là một “thái độ luân lý” và “một nhân đức Kitô giáo” [15]. Sau khi đề cập đến điểm tương đồng giữa bác ái và liên đới, ngài viết những dòng sâu sắc và thâm thuý về liên đới. Vì tính chất độc đáo của bản văn, chúng tôi xin được phép trích dẫn hai đoạn chính sau đây:
“Dưới ánh sáng đức tin, liên đới tiến tới việc vượt qua chính mình, để mặc thêm những chiều kích đặc thù của Kitô giáo về thái độ hoàn toàn vô vị lợi, thứ tha và hoà giải. Như vậy, tha nhân không chỉ là một hữu thể nhân loại, có những quyền lợi và sự bình đẳng nền tảng với mọi người, nhưng trở thành hình ảnh sống động của Thiên Chúa(...). Do đó, tha nhân phải được yêu mến, ngay cả khi họ là thù địch, bằng chính tình yêu mà Chúa đã yêu thương họ, và phải sẵn sàng hy sinh cho họ, ngay cả với hành động cực độ: “Thí mạng sống vì anh em mình”..
“Liên đới phải góp phần vào việc thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa, ở phạm vi cá nhân cũng như trên bình diện quốc gia và quốc tế. Các “cơ chế đồi truỵ” và các “cơ cấu tội lỗi” chỉ có thể bị đánh bại bằng việc thực hành liên đới nhân bản và Kitô giáo. Chỉ bằng cách đó mà nhiều năng lực mới có thể được tận dụng một cách trọn vẹn cho công cuộc phát triển và hoà bình” [16].
Đề tài liên đới này được áp dụng một cách đặc biệt trong lãnh vực kinh tế – xã hội. Đây là lãnh vực khó khăn và nan giải nhất, nhưng cũng chính ở nơi đây tình liên đới mới mang tính chất hiện thực và hữu hiệu. Trong phạm vi quốc gia, “việc thi hành tình liên đới trong mỗi xã hội chỉ hiện thực khi các thành viên nhìn nhận nhau như nhân vị. Những người có nhiều của cải, cần ý thức trách nhiệm đối với những người yếu kém hơn và sẵn sàng chia sẻ với họ tài sản của mình. Trong cùng một chiều hướng liên đới, những người kém may mắn, không được chọn lựa thái độ thuần tuý thụ động hoặc phá huỷ mối tương quan xã hội. Ngay cả khi tranh đấu cho những quyền lợi chính đáng của mình cũng cần thực hiện trách nhiệm của mình đối với công ích. Về phần mình, những nhóm trung gian không được nhấn mạnh một cách ích kỷ quyền lợi riêng của mình, mà cần tôn trọng quyền lợi của những người khác” [17].
Theo truyền thống cố cựu của Kitô giáo, nguyên tắc liên đới nối kết một cách sâu thẳm với nguyên tắc công thiện công ích và định mệnh phổ quát của tài sản. Chính vì vậy, sau khi đã tỉ mỉ phân tích ý nghĩa của liên đới, thông điệp “Quan tâm tới vấn đề xã hội” viết thêm: “Thiết tưởng cần nhắc lại một lần nữa nguyên tắc đặc biệt của giáo huấn xã hội Kitô giáo: Ban đầu, tài sản của thế giới được trao phó cho mọi người. Dù quyền tư hữu hợp pháp và cần thiết đến đâu đi chăng nữa, cũng không huỷ bỏ giá trị của nguyên tắc nói trên. Thật vậy, trong quyền tư hữu đã khắc ghi một “cầm cố xã hội”, nghĩa là được nhìn nhận, như phẩm chất nội tại, một trách nhiệm xã hội được xây dựng và biện minh một cách thực sự nơi nguyên tắc định mệnh phổ quát của tài sản” [18].
Cũng chính trong viễn tượng này mà liên đới trở thành đề tài trung tâm trên bình diện quốc tế. Ngay trong thông điệp “Mẹ và Thầy”(1961), đức Gioan XXIII đã đặc biệt nhấn mạnh đến tương quan liên đới giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển. Ngài viết: “Chiều kích liên đới, một chiều kích hôm nay đang nối kết tất cả mọi người trong một gia đình duy nhất, đòi hỏi những nước được hưởng sự sung túc về tài sản kinh tế có nghĩa vụ không được hờ hững đối với những nước, mà người dân đang phải vật lộn trong tình trạng khốn cùng và nghèo đói, chưa được hưởng những quyền lợi căn bản của nhân vị. Trách nhiệm này ngày càng lớn mạnh do sự ý thức ngày một rõ hơn về mối tương quan đồng lệ thuộc giữa các dân tộc, bởi vì không thể nào có được một nền hoà bình dài lâu và phong phú, nếu sự chênh lệch về kinh tế và xã hội giữa các dân tộc quá sâu thẳm” [19].
Thông điệp “Phát triển các dân tộc” đặc biệt cổ võ sự phát triển toàn diện của mỗi người và của mọi người trên thế giới [20]. Và dĩ nhiên sự phát triển toàn diện này phải gắn liền với sự phát triển của nhân loại. Chính vì vậy, đức Phaolô VI đề cập đến mối liên đới giữa các dân tộc và trách nhiệm của các nước giàu. Trách nhiệm này bao gồm ba khía cạnh: “Trước hết, vì bổn phận liên đới, các nước giàu phải trợ giúp các nước đang phát triển; thứ đến, vì bổn phận công bằng xã hội, cần cải thiện mối quan hệ thương mại giữa các nước mạnh và các nước yếu; sau hết, vì bổn phận bác ái phổ quát, cần cổ võ một thế giới nhân đạo hơn cho mọi người, trong đó mọi người vừa cho vừa nhận, và tăng triển của người này không còn cản trở phát triển của người kia” [21].
Đức Gioan Phaolô II công nhận liên đới quốc tế là “một con đường dài và khó khăn. Ngoài ra, thường xuyên còn bị đe doạ bởi tính mong manh nội tại của các dự án và việc thực hiện của con người, cũng như bởi sự thay đổi khôn lường của hoàn cảnh ngoại tại. Tuy nhiên, cần nhất quyết dấn thân thực hiện và ở nơi nào đã thực hiện được một vài bước, hoặc đã được một phần, phải tiếp tục đi đến cùng” [22].
Ngỏ lời với các tham dự viên trong Phiên họp khoáng đại lần II của Hàn lâm viện Giáo hoàng về Xã hội học, đức Gioan Phaolô II tuyên bố: “Cuộc cạnh tranh chính đáng đang năng động hóa đời sống kinh tế không được chống lại quyền lợi căn bản của con người là có việc làm để nuôi sống gia đình. Thật vậy, làm sao gọi một xã hội là giàu có, nếu trong đó nhiều người không có điều kiện cần thiết để sống? Bao lâu một con người bị tổn thương và biến dạng vì nghèo đói, thì chính xã hội, trong một nghĩa nào đó, cũng bị tổn thương”.
Trong viễn tượng liên đới này, mặc dù giáo huấn xã hội của Giáo Hội công nhận toàn cầu hoá kinh tế và tài chánh là một thực tại lịch sử, nhưng thách đố của thời đại chúng ta là làm sao xây dựng một toàn cầu hóa bớt loại trừ và một xã hội liên đới? Làm sao để mô hình toàn cầu hoá hiện tại sẽ đem lại phúc lợi và vận may cho mọi người? Có chăng một toàn cầu hóa không loại trừ hay bớt loại trừ hơn?
3- Tại quê hương Việt Nam
Do tính thời vụ của nghề trồng lúa nước, lại phải thường xuyên chống chọi với thiên tai và lụt lội nên tinh thần làng xã của người Việt Nam ngày xưa rất sâu đậm, đến độ “phép Vua còn thua lệ làng”. Vượt khỏi tình liên đới làng xã, người Việt ý thức rõ rệt tinh thần dân tộc và nghĩa đồng bào. Không người dân Việt nào mà lại không nằm lòng những câu ca dao nói về tính cộng đồng, liên đới và đoàn kết giữa người dân cùng một nước:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Lá lành đùm lá rách.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hoặc ngắn gọn và trực tiếp hơn:
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Chính nhờ tinh thần đoàn kết và liên đới này mà người Việt đã thành công trong việc dựng nước và bảo vệ đất nước chống lại các đạo quân xâm lược mạnh hơn mình gấp nhiều lần. Trước vận hội mới của đất nước, chắc chắn chúng ta phải vận dụng một cách sáng tạo tình liên đới, tinh thần đoàn kết và ý thức quật cường của dân tộc để sớm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo đói, lạc hậu, chậm tiến..., nhưng vẫn không đánh mất bản sắc của Dân tộc.
a)- Giáo dục
Trong thời gian gần đây, người ta nói nhiều đến sự xuống cấp và lạc hậu của nền giáo dục hiện tại của chúng ta. Có người ví nó như căn nhà tập thể cổ lỗ xây dựng khoảng bốn mươi năm trước, không theo qui củ thông thường, càng sửa chữa, cơi nới càng dị dạng. Thành ra, càng phát triển càng đòi hỏi đầu tư phi lý, mà chất lượng càng kém. Kết cục, bỏ thì thương vương thì tội [23].
Theo ý kiến chung các đại học ù kiến chung, các đại học Việt nam đã không làm tròn được các đòi hỏi thiết yếu này. Bản “Báo cáo về Phát triển trên Thế giới” năm 2006 của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt nam tụt lại phía sau rất xa các nước khác trong khu vực và chỉ có 2% dân số được đi học đủ 13 năm hoặc hơn nữa. Cũng theo báo cáo ngày thì Việt nam đứng chót trong khu vực vì chỉ có 10% thanh thiếu niên trong hạng tuổi từ 20 đến 24 ghi danh vào các trường đại học hoặc cao đẳng. Trái lại, Trung quốc có 15% sinh viên trong hạng tuổi này đã ghi danh, Thái lan có 41% và Nam Hàn có con số thật ấn tượng là 89%”.
Đó là mới chỉ đề cập đến số lượng. Nếu so sánh về chất lượng thì càng thấy rõ tình trạng tụt hậu của Việt Nam so với các quốc gia lân cận: “Năm 2006, các giáo su và sinh viên Ðại học Quốc Gia Seoul (Hán thành) công bố 4,556 ấn phẩm khoa học. Trường Đại học Bắc kinh coù gần 3,000. Để so sánh ta thấy cả Đại học Quốc gia Hà nội và trường Kỹ thuật Quốc gia Hà nội chỉ thực hiện được 34 ấn phẩm. Số đơn xin bằng sáng chế là thước đo hữu dụng để biết khả năng phát minh của một quốc gia. Báo cáo năm 2006 của Ngân hàng Thế giới cho biết Trung quốc có 40,000 đơn xin bằng sáng chế, trong khi ở Việt nam chỉ vỏn vẹn 2 đơn”. [24].
“Tư bản nhân văn” ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai. Nhưng chương trình giáo dục hiện tại ở Việt Nam chỉ đáp ứng được yêu cầu trên ở mức độ rất thấp. Hiện nay, Nhà Nước đang khuyến khích người nước ngoài, kể cả Hoa Kỳ, đầu tư vào giáo dục và mỗi năm các gia đình khá giả phải tốn bao nhiêu tiền để gởi con đi học ở nước ngoài.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chính thức công nhận “tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”. Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức gặp gỡ đức Giáo Chủ Benedicto XVI. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn thắc mắc: Tại sao Nhà Nước đang tha thiết mời các đại học nước ngoài, kể cả đại học Hoa Kỳ, đầu tư vào Việt Nam, thế mà vẫn chưa cho phép các tôn giáo trong nước, những người cùng chung một giòng máu và một tình tự dân tộc, được trực tiếp tham gia vào lãnh vực giáo dục? Giữa lúc nền giáo dục Việt Nam khủng hoảng trầm trọng vì thiếu “tâm & tầm”, nhưng tại sao vẫn không cho các tu sĩ có cơ hội đóng góp tim - óc của mình cho tương lai dân tộc? Phải chăng đã đến lúc “cần nhận thức lại” như Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã thổ lộ?
b)- Y tế
Năm 2007 cũng là năm ngành Y tế Việt Nam gặp khủng hoảng, cả về chất lượng lẫn số lượng. Trước hết là một vài thí dụ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và giải quyết dịch bệnh: Từ vụ các công ty sản xuất nước tương có chất gây ung thư (3 – MCPD) vượt quá mức độ cho phép, cho đến dịch tiêu chảy do thực phẩm bị nhiễm khuẩn, rồi dịch lở mồm long móng trên gia súc, dịch heo tai xanh, dịch cúm gia cầm...
Thứ đến, khủng hoảng về lương tâm nghề nghiệp và cơ sở hạ tầng. Tại Tp HCM, chẳng hạn, công tác điều trị bình thường đòi hỏi mỗi ngày cần khoảng 15.000 giường cho bệnh nhân. Thế nhưng, tất cả bệnh viện công và tư ở thành phố mới có khoảng 8.000 giường, nghĩa là chỉ mới đạt tới hơn một nửa nhu cầu. Vì thế tình trạng 2 bệnh nhân một giường sẽ còn tiếp diễn trong những năm tới. Nếu Tp HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước mà còn xảy ra tình trạng thiếu hụt ở trên, thì những vùng sâu, xa và cao của đất nước sẽ sao? Trong quá khứ giới Công giáo đã đóng góp nhiều cho lãnh vực y tế. Bao giờ mới được tái nhập cuộc để xoa dịu nỗi đau và nỗi khổ của đồng bào?
c)- Những người kém may mắn
Trong một thập niên qua, kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh và ổn định với chỉ số khoảng 8% mỗi năm, liên tiếp trong một thời gian dài và đứng thứ nhì trong khu vực. Cuộc sống của người dân được nâng cao, nhất là người dân ở thành thị và những thành phần ưu đãi. Nhưng chúng ta biết rằng, tại các nước đang phát triển, tăng trưởng kinh tế nhanh thường kéo theo bất quân bình xã hội và hố phân cách giàu nghèo. Ngay từ thập niên 50’ của thế kỷ XX, Simons Kuznet [25] đã cho thấy hệ số Gini [26] của một nước ở giai đoạn đầu của tiến trình phát triển thường thấp và cứ tăng dần theo đà tăng trưởng kinh tế, nhưng khi đạt tới đỉnh cao và được bổ túc bởi phát triển xã hội, cũng như những luật lệ hợp lý về thuế khóa và an sinh xã hội, thì hệ số này lại bắt đầu giảm dần. Người ta thường diễn tả hiện tượng này bằng chữ U ngược.
Với hiện tượng toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, khoảng cách thu nhập giữa các thành phần xã hội và hố phân cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng hơn. Các quan chức, các doanh nhân, những người có vốn và có chuyên môn cao là những người có thu nhập vừa cao, vừa tăng nhanh. Bất quân bình về thu nhập giữa thành thị và nông thôn, cũng như giữa các thành phần trong xã hội, ngày càng sâu đậm và rõ nét hơn. Nông dân, thành phần lao động phổ thông, những người già nua và những người có hoàn cảnh đặc biệt (khuyết tật, khiếm thị, khiếm thính, trẻ em đường phố, mồ côi, bệnh nhân HIV/AIDS) ngày càng bị thua thiệt hơn. [27]
Không ai có thể phủ nhận khuynh hướng và tiến trình chung này. Và cũng chẳng có một chính phủ nào có thể tự mình giải quyết hoàn toàn vấn đề trên. Tuy nhiên, tại nhiều nước độ cao của chữ U ngược nói trên đã được giảm nhẹ, cũng như phần thua thiệt của những người có hoàn cảnh đặc biệt. .. được giảm bớt nhờ sự cộng tác của xã hội dân sự. Với cụm từ “xã hội dân sự hay xã hội công dân” chúng tôi muốn nói đến các tổ chức thiện nguyện, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức phi chính phủ, các tôn giáo, các hiệp hội, đoàn thể, nghiệp đoàn, báo chí, truyền thông xã hội, trường học, khu phố, thôn xóm, v.v [28]. Thiết tưởng, đã đến lúc Nhà nước Việt Nam nên tạo cơ hội để “bàn tay liên đới” của xã hội dân sự cọng tác hài hòa với “bàn tay pháp lý” của Nhà nước và “bàn tay vô hình” của thị trường. Có như vậy, phát triển kinh tế sẽ đi song đôi với phát triển xã hội. Giới Công giáo tương đối có nhiều kinh nghiệm trong công tác bác ái xã hội. Một số nơi đang tiếp tục làm công tác từ thiện “chui”. Ước mong tình trạng này sớm được công khai hóa và hợp thức hóa.
d)- Người công nhân
Theo tài liệu của Hội nghị về người lao động di trú khu vực ASEAN, thì trong năm 2007, người lao động di trú Việt Nam đã chuyển về nước số tiền lên tới 2 tỉ USD. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ đã phải trả giá rất đắt. Tại Malaysia, từ năm 2004 đến năm 2007 đã có 315 công nhân Việt Nam đột tử và riêng năm con số công nhân đột tử vượt trên 100 người [29]. Người ta vẫn chưa quên thảm trạng của nhiều cô gái Việt Nam vì nghèo đói phải chấp nhận lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc được báo chí và dư luận trong nước thảo luận sôi nổi mấy năm trước đây!
Lao động phổ thông trong nước cũng cùng chung số phận nghiệt ngã. Theo khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn (thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) tại “60 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các địa bàn Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, hải Dương với khoảng 80.000 lao động, đã cho thấy những con số rất đáng lưu ý: Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động các doanh nghiệp FDI chỉ trên dưới 1 triệu đồng, trong đó cưới 1 triệu đồng chiếm gần một nửa tổng số lao động (dưới 800 nghìn đồng chiếm 14,7% ngành dệt may, da giày còn chiếm 17,7%, ngành xây dựng giao thông vận tải còn chiếm tới 27,4%), thậm chí còn có một bộ phận không nhỏ có thu nhập bình quân 1 tháng dưới 600 nghìn đồng”[30].
Nhiều người ngạc nhiên không hiểu tại sao giai cấp công nhân lại bị đối xử như vậy? Ngoài ra, trong viễn tượng kinh tế tri thức, muốn tiến tới một nước có thu nhập trung bình, Việt Nam không thể tiếp tục dựa trên lợi thế cạnh tranh do nhân công giá rẻ. Hơn nữa, tiêu chuẩn “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và liên đới xã hội” cũng đòi hỏi chúng ta phải đãi ngộ công bằng và xứng đáng hơn đối với thành phần lao động phổ thông. Các tôn giáo và các tổ chức tư nhân có thể làm gì để cải thiện tình trạng này? Trong mấy năm qua, tại một số Giáo phận đã hình thành Ban Mục vụ Di dân. Ước mong sao Ủy ban Bác ái – Xã hội sẽ tích cực yểm trợ và nhân rộng mục vụ này.
4- Hướng về tương lai
Trong “Thư Mục vụ 1980”, Hội Đồng Giaùm mục Việt Nam long trọng cam kết: sống Phúc âm giữa lòng Dân tộc. Người Công giáo quyết tâm cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với Dân tộc mình, vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống niềm tin Kitô giáo, Đất nước này là lòng Mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện làm con Thiên Chúa, Dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta dể phục vụ với phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phẩn Dân Chúa.
Tuy nhiên, lịch sử đã sang trang. Trước vận hội mới và thách đố mới của Dân tộc, đâu là cách thế mới của sống Phúc âm giữa lòng Dân tộc? Chúng ta phải làm gì và làm như thế nào để thực sự đồng hành với Dân tộc hôm nay?
Tiếp kiến các Giám mục Việt Nam nhân dịp Ad Limina 2002, đức Gioan Phaolô II đã đề nghị một định hướng mục vụ tích cực: “Đối thoại chân thành và hợp tác lành mạnh”. Đó cũng là một cách thức thể hiện sứ vụ “men trong bột” và dấn thân phục vụ của Kitô giáo. Phải chăng trong mấy thập niên vừa qua, Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã cố gắng thể hiện định hướng đó bằng những hình thức và cách thế riêng? Nhưng phải thể hiện nó như thế nào?
Chiến tranh đã chấm dứt từ 33 năm. Đất nước cũng đã đổi mới và chính thức hội nhập vào cộng đồng thế giới. Phải chăng, như nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đề nghị, đã đến lúc cần xóa bỏ chia rẽ và hiềm khích quá khứ để cùng nhau đưa dân tộc đi lên: “Tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung, và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng tổ quốc của mọi người Việt Nam chúng ta trong giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc”[31].
Hy vọng vì tiền đồ dân tộc và lợi ích của mọi người, đặc biệt của những người bị thua thiệt, con đường liên đới, đối thoại và hợp tác chân thành giữa các thành phần của Dân tộc Việt Nam sẽ rộng mở.
Chú thích:
[1] Ng. Thanh- Hiếu Trung, “Tỉ phú thế giới đông và giàu hơn”, Tuổi Trẻ, 7-3-2008, tr. 19.
[2] Trịnh Bích, “Bình quân được... nửa con gà”, Tuổi Trẻ, ngày 21-11-2007. Một độc giả cho rằng, ví dụ “bình quân được... nửa con gà” thật ngắn gọn, nhưng rất xúc tích. Tuy nhiên, ví dụ trên còn có vẻ lạc quan. Bởi vì, trên thực tế, không phải một người được ăn nguyên cả con gà và một người không được miếng nào, mà là có người một mình ngốn cả 3-4 con, trong khi đó 6-7 người lại chẳng được miếng xương nào (Tuổi Trẻ, ngày 26-11-2007).
[3] Marciano Vidal, « La solidariedad: Nueva frontera de la teologia moral », in Studia Moralia, XXIII/1, (1985), 117.
[4] Xem E. Levinas, Difficile liberté. Essais sur le judaisme, Paris, 1963, tr. 376; Autrement qu’être ou au delà de l’essence, La Hay, 1974; P. Ricoeur, Soi-même comme un autre, Seuil, Paris, 1990, tr. 226.
[5] E. Levinas, Umanesimo dell’altro uomo, Genova, 1985, tr. 68.
[6] V. Camps, Virtudes públicas, Madrid, 1990, tr. 36.
[7]Vatican II, Gaudium et Spes, số 1.
[8] Ibidem, số 24.
[9] Ibidem, số 30.
[10] Phaolô VI, Phát triển các dân tộc, số 80.
[11] Ibidem, số 19.
[12] L.J. Lebret, Dynamique concrète du développement, Paris, 1961, p. 28.
[13] Phát triển các dân tộc, 20-21.
[14] Gioan Phaolô II, Quan tâm tới vấn đề xã hội, số 38.
[15] Ibidem, số 40.
[16] Ibidem, số 40.
[17] Ibidem, 39.
[18] Ibidem, 42.
[19] Gioan XXIII, Mẹ và Thầy, số 157.
[20] Giáo chủ Phaolô VI chân thành đặt vấn đề với quý vị lãnh đạo các quốc gia như sau: “Nghĩa vụ của quý vị là làm cho quý quốc liên đới chặt chẽ hơn với mọi người; thuyết phục họ bằng lòng trích một phần xa hoa và hoang phí của họ để xúc tiến công cuộc phát triển các dân tộc và bảo vệ hòa bình. Lệ thuộc rất nhiều ở quí vị, những vị đại diện trong các cơ quan quốc tế, để có thể thay thế những cuộc đụng độ bằng vũ lực nguy hiểm và vô bổ bằng sự hợp tác thân hữu, ôn hòa và vô vị lợi, ngõ hầu nhân loại đạt tới một phát triển liên đới, trong đó mọi người có thể triển nở”.
[21] Phaolô VI, Phát triển các dân tộc, số 44.
[22] Gioan Phaolo II, Sollicitudo rei socialis, 38.
[23] Xem Gs Hoàng Tụy, « Ba biện pháp cấp bách đưa giáo dục ra khỏi nguy kịch », Tuổi Trẻ Chủ nhật, ngày 28-12-2003, tr. 8.
[24] Bài diễn văn đọc tại Phân khoa Kinh tế Shidler, thuộc Đại học Hawai, Tp. HCM, ngày 6-8-2007.
[25] S. Kuznets, “Economic Growth and Income Inequality”, American Economic Review 45, March 1955, 1-28.
[26] Hệ số diễn tả tình trạng phân phối lợi tức, theo đó hệ số càng lớn bất bình đẳng càng cao.
[27] Theo báo cáo "Trạng thái tương lai" nam 2007 của Trường d?i h?c Liên Hi?p Qu?c, tr? s? t?i Tokyo, công b? hơm 10-9, thì kho?ng cách giàu nghèo trên thế gi?i ngày càng tăng cao: thu nhập của 225 ngu?i giàu nh?t th? gi?i tương đương thu nh?p của tổng cộng 2,7 tỉ ngu?i, nghĩa là bằng 40% dân s? th? gi?i.
[28] Xem chẳng hạn Pierre Vilain, L’avenir de la terre ne tombera pas du ciel, DCLI, Paris, 2007; Nhiều tác giả, Rethinking Solidarity in Global Society. The Challenge of Globalisation for Social and Solidarity Movements, DCLI, 2007.
[29] Xin coi “Người lao động VN ở nước ngoài cần được bảo vệ tốt hơn”, Tuổi Trẻ, 4-3-2008, tr. 1&3; “Tỉ lệ tử vong chỉ 0,09%?”, Tuổi Trẻ, 5-3-08, tr.5; “Vì sao lao động VN chế quá nhiều tại Malaysia?”,Thanh Niên, ngày 4-3-2008, tr.3.
[30] Ngoïc Minh, Tiền lương thảm hại của người lao động ở các doanh nghiệp FDI, báo Thanh Niên, 3-9-2007.
[31] Võ Văn Kiệt, Những đòi hỏi mới của thời cuộc, Tu?n báo Quốc tế, 17-4-2005.
Chưa bao giờ nhân loại sở hữu nhiều của cải, kỹ thuật, công nghệ và tri thức như hôm nay, nhưng cũng chưa bao giờ hố phân cách giàu nghèo sâu thẳm như ở giai đoạn toàn cầu hóa này. Thật vậy, năm 2007, con số tỉ phú trên thế giới lên tới 1.125 người, với tổng số tài sản là 4.400 tỉ. Đây là lần đầu tiên con số tỷ phú vượt ngưỡng 1000 người (năm 2006 là 946 người). Ba người giàu nhất trong năm 2007 là: Warren Buffett (62 tỉ), Carlos Slim (60 tỉ) và Bill Gates (58 tỉ). Tài sản bình quân mỗi tỉ phú là 3,9 tỉ USD [1]. Trong khi đó, theo FAO, do biến đổi khí hậu, nhiều nơi bị mất mùa, giá lương thực tăng cao, vì vậy ít nhất 37 quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng lương thực. Ngay tại Hoa Kỳ, theo khảo sát của bộ Nông nghiệp, khoảng 35,5 triệu người, tương đương với 12,1% dân số, bị đói ăn.
Tại Việt Nam, mặc dù gặp nhiều tác động bất lợi do thiên tai trong nước và do sự suy thoái của kinh tế thế giới, nhưng kinh tế của chúng ta trong năm 2007 đã có tăng trưởng đáng khích lệ 8,5%. GDP tính theo giá tương đương khoảng 71,5 tỉ USD và bình quân đầu người đạt tới 839USD/năm. Nhờ tăng trưởng kinh tế cao, một bộ phận trong xã hội giàu lên rất nhanh. Dịp Xuân Mậu Tý vừa qua tỷ lệ tiêu dùng ở các thành phố lớn đã tăng khoảng 250-300%. Trong năm 2007 Việt Nam đã bỏ hơn 10 tỉ USD để mua xe hơi và có doanh nhân đã bỏ ra 1,5 triệu USD để mua một chiếc xe Roll Royce chở thẳng từ London đến Tp HCM... làm quà Tết cho chính mình.
Trong khi đó, ngay tại Việt Nam vào năm 2008 này, “có những người nghèo không biết Tết” (Nguyễn Bính) và đang chịu đói rét trầm trọng. Khoảng 114.000 trẻ em phải bỏ học vì đói rét. Có những lớp học hầu như trống vắng, vì số học sinh bỏ học lên tới 60 hay 70%. Đối diện với hiện trạng chênh lệch giàu nghèo hiện nay, nhiều người vẫn tâm đắc với nhận xét dí dỏm và thông minh về “bình quân được... nửa con gà” của một nông dân Trà Vinh nào đó:
“Vừa qua, trong đợt thị sát đời sống xã hội ở tỉnh Trà Vinh, một vị lãnh đạo có gặp gỡ người dân và ông nói lên niềm vui khi thấy con số thu nhập bình quân trên đầu người của tỉnh đạt 800 USD/năm. Nói xong, vị lãnh đạo muốn nghe ý kiến của người dân. Một nông dân nói: “Một người ăn nguyên con gà, một người chỉ đứng nhìn, tính bình quân mỗi người ăn được... nửa con gà. Nghe 800 USD tui ham lắm, nhưng chừng nào tui và gia đình mới có được!” [2]
Đức Gioan Phaolô II đã gọi “liên đới là một nhân đức Kitô giáo” trong giai đoạn toàn cầu hóa này. Đối diện với thực trạng chênh lệch giàu nghèo tại Việt Nam, người Công giáo Việt Nam phải thực hiện nhân đức này như thế nào? Đâu là những hình thức liên đới cấp bách và hữu hiệu mà chúng ta nên đảm nhận?
1- Quan niệm liên đới
Liên đới (solidarité, solidarity, solidariedad) xây dựng trên căn bản triết lý quan niệm con người như một hữu thể xã hội, một thành phần của nhân loại và nhất là một nhân vị. Vận mệnh của mỗi người được nối kết và gắn chặt với vận mệnh của bao nhiêu người khác. Tương quan và liên đới, vì vậy, là yếu tố nền tảng của con người sống bên nhau và sống với nhau trong xã hội.
Ở đây, tình liên đới bao hàm ý tưởng hiệp thông, chia sẻ cảnh ngộ, cảm thương những phận đời hẩm hiu và tự cảm thấy một thứ trách nhiệm nào đó trước những nỗi bất hạnh xảy đến cho đồng loại. Vì vậy, cố gắng tiếp tay giải quyết vấn đề, bằng những công tác xã hội, tương thân tương ái hay đấu tranh nhằm thực hiện công bằng xã hội và cải tố cơ cấu bất công.
Mặc dù người ta gặp thấy nguồn gốc của ý niệm liên đới nơi nhiều tôn giáo và văn hóa, nhưng quan niệm liên đới được sử dụng trong triết lý xã hội hiện đại khai sinh vào giai đoạn cách mạng Pháp 1789 và phổ biến rộng rãi ở thời hậu cách mạng để đề cao sự nhạy cảm đối với công bằng xã hội và ý thức tình huynh đệ, nghĩa đồng bào giữa người dân trong cùng một nước hay giữa các thành viên của cùng một tổ chức, một hiệp hội hay đoàn thể.
Trước tiên, người ta sử dụng hạn từ “liên đới” này trong lãnh vực pháp lý để diễn tả sự ràng buộc pháp lý chặt chẽ giữa chủ nợ và con nợ. Trách nhiệm này có thể được thay thế bởi một người khác, nếu chính đương sự không có khả năng để chu toàn lời cam kết của mình. Khi quan niệm này được áp dụng sang lãnh vực nhân học và xã hội học thì càng làm rõ nét hơn ý nghĩa nhân bản của “sợi dây liên đới”: không còn là một thứ vị tha chủ nghĩa hay thái độ quảng đại trong tương quan đối với người khác, mà trước hết là một trách nhiệm mang dáng dấp bổn phận đối với tha nhân. Chính bản tính con người, ý thức nhân loại và nghĩa đồng bào của những người cùng một giống nòi và cùng đồng hành trên con thuyền nhân loại, đòi hỏi chúng ta phải có tâm tình, hành vi, trách nhiệm liên đới với nhau.
Trong lãnh vực đạo đức xã hội, hạn từ liên đới đã vượt qua hàng rào pháp lý để đi vào môi trường rộng lớn của thực tại nhân loại. Nó trở thành một “hạn từ biểu tượng”, một thứ “chìa khoá”, một “diễn ngữ đầy ấn tượng” để diễn tả mối dây liên kết chặt chẽ và linh thiêng của thực tại nhân loại: Xét như là con người, chúng ta kết thành một khối, một thực tại bền vững và một gia đình nhân loại. Chúng ta có trách nhiệm với nhau và cần phải đối xử với nhau theo quy luật liên đới: ý thức, cảm nhận và chấp nhận điều kiện nhân loại như một thân phận chung, trong đó mọi người liên đới và đồng hành với nhau [3].
Quan niệm liên đới này dẫn chúng ta đến vấn đề trung tâm của đạo đức học hiện đại: Đề cao mối tương quan giữa chủ thể và tha tính. Triết gia Emmanuel Levinas và Paul Ricoeur là hai người tranh đấu không mệt mỏi cho chiều kích liên đới này. E. Levinas đề nghị làm triết học theo hướng khác: Thay vì khép kín trong “tự thân” để rồi rơi vào cá nhân chủ nghĩa, ông đề nghị mở rộng cánh cửa cho tha nhân. Thay vì thứ “hữu thể thuần túy” theo lối nhìn của Heidergger, Levinas đã trình bày một mối tương quan sinh động mới, trong đó còn không giản lược tất cả vào tương quan giữa chủ thể với đối tượng, mà nhằm hướng tới một lối tiếp cận khác, một tương quan đặc biệt với tha nhân [4].
Dưới nhãn quan của Levinas, “tha tính” chính là một cách thế khác để hiện hữu, cho phép con người thực hiện chính mình một cách phong phú và tốt đẹp hơn. Nói cách khác, để đạt tới việc thực hiện “tự thân” đích thực thì cần đến việc thực hiện “tự tha”. Levinas thú nhận: “Tương quan với tha nhân bắt buộc tôi phải đặt lại vấn đề về chính mình. Nó lột trần chính bản thân tôi và không ngừng lột trần tôi, giúp tôi luôn khám phá trong chính mình những nguồn năng lực mới” [5].
“Tha tính” của Levinas vừa là một “cái tôi khác”, vừa là người khác tôi. Tha tính vượt ra ngoài chiều kích thuần tuý hữu thể, đoạn tuyệt với tính tự túc và tự lập của một lý trí xây dựng trên cái tôi tuyệt đối, cô đơn và khép kín để đặt mình trong chiều kích tương quan của viễn tượng đạo đức liên đới.
Bén rễ nơi triết lý xã hội, liên đới luôn giả thiết công lý, nhưng đi xa hơn công lý hay công bằng xã hội. Một mặt, như Victoria Camps đã ghi nhận, “lòng chung thuỷ đối với bạn bè, lòng cảm thương đối với một người bị ngược đãi, việc hỗ trợ người bị bách hại, hành động dấn thân vào những chuyện coi như thất bại hoặc không được đại chúng ái mộ, không thể tạo thành một bổn phận đích thực của công bằng, nhưng chắc chắn là bổn phận của liên đới” [6].
Mặt khác, với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và nền kinh tế tri thức, sự phát triển của các nước giàu lệ thuộc nhiều ở khả năng sáng tạo và sự biến đổi kỹ thuật nội tại hơn là hành động trấn lột các nước nghèo. Chính vì thế, không thể dễ dàng đồng hoá những “người bị loại trừ” trong nền kinh tế tri thức với những “người bị bóc lột”, hiểu theo quan niệm cổ điển. Lý do giản dị là trong hệ thống kinh tế hiện nay, những người nghèo không hẳn là những người bị bóc lột, mà đúng hơn là những người bị loại trừ. Bởi vì họ chỉ là những lao động phổ thông hay bị thất nghiệp, nên đã trở thành những cánh tay thừa thãi trong một nền kinh tế ngày càng chuyên nghiệp và cần nhiều chất xám. Do đó, không dễ dàng dựa trên công bằng xã hội để đòi hỏi quyền lợi cho họ, nhưng luôn luôn vẫn có thể nêu lên những yêu sách đạo đức từ viễn tượng liên đới với những người ít may mắn, bị thiệt thòi hay bất cứ vì lý do bất hạnh nào khác.
2- Quan điểm của Giáo huấn xã hội
Đối với GHXH-CG, nguyên tắc liên đới cùng với nguyên tắc công thiện công ích, vận mệnh phổ quát của tài sản và ưu tiên chọn lựa người nghèo định hướng mối tương quan giữa người với người, cũng như giữa các xã hội với nhau. Nếu có người đã gọi người là “lang sói” hay gán cho tha nhân nhãn hiệu “địa ngục”, thì đối với người Công giáo, tha nhân vừa là người anh em, vừa là thành phần của bản thân tôi.
Thể theo nguyên tắc nhập thể của Đức Kitô, Công đồng Vatican II long trọng xác quyết mối liên đới của Giáo hội với con người và thế giới hôm nay: “Nỗi vui mừng và niềm hy vọng, những buồn khổ và âu lo của con người hôm nay, nhất là của những người nghèo và của những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, buồn khổ và âu lo của các môn đệ Đức Kitô. Không có gì đích thực nhân loại mà lại không có âm vang nơi cõi lòng người môn đệ Đức Kitô” [7].
Công đồng đặt nguyên tắc liên đới trên căn bản thần học về tạo dựng: “Thiên Chúa đã muốn rằng tất cả mọi người làm thành một gia đình và đối xử với nhau bằng tình huynh đệ. Thật thế, mọi người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, Đấng đã “tạo thành họ từ một người duy nhất và cho họ ở trên khắp mặt đất” (Cv 17,26) và họ cũng được gọi tới cùng một cứu cánh duy nhất là chính Thiên Chúa” [8].
Nhân danh tình huynh đệ đại đồng này, Công đồng kêu gọi mọi người quảng đại chiến thắng cá nhân chủ nghĩa và vụ lợi chủ nghĩa để mưu cầu công thiện công ích, đặc biệt cần nghĩ đến nhu cầu của những người nghèo: “Mỗi người phải nhìn nhận và tôn trọng liên đới xã hội như một trong những nghĩa vụ chính yếu của con người thời nay. Bởi vì thế giới càng hợp nhất thì hiển nhiên những bổn phận của con người càng vượt lên trên những nhóm riêng rẽ và dần dần sẽ lan rộng tới toàn thế giới” [9].
Đức Giáo chủ Phaolô VI cũng ước mong một trật tự mới và một thế giới phát triển, an bình, hạnh phúc hơn. Nhưng để cho ước mơ đó thành hiện thực thì liên đới phải là một bổn phận và hơn nữa một bổn phận khẩn thiết đối với mọi người. Ngài viết: “Sự sống của bao trẻ em vô tội và hy vọng của biết bao gia đình nghèo khổ mong muốn có được những điều kiện sống xứng đáng với con người, đang bị đe doạ. Hoà bình của thế giới và tương lai của nền văn minh đang lâm nguy. Tất cả mọi người và mọi dân tộc phải đảm nhận trách nhiệm của mình” [10].
Đức Giáo Chủ nhìn rõ tính chất “lưỡng diện” nơi tăng trưởng kinh tế: “Đối với một dân tộc cũng như đối với một cá nhân, có nhiều của cải hơn không phải là mục đích sau cùng. Tất cả các tăng trưởng đều có hai mặt: Nó cần thiết để con người được nên người hơn, nhưng một khi nó trở nên giá trị tối thượng thì nó sẽ giam hãm con người, không cho phép họ nhìn xa hơn. Lúc đó, lòng người trở nên chai đá và tinh thần khép kín lại, con người không còn đến với nhau vì tình nghĩa, mà chỉ vì lợi lộc. Lợi ích dễ làm cho con người chống đối và chia rẽ nhau. Vì thế, nếu chỉ tìm kiếm của cải mà thôi thì không những cản trở sự phát triển của con người, mà còn chống lại sự cao cả đích thực” [11].
GHXH-CG nhìn nhận vai trò quan trọng của tăng trưởng kinh tế và tiến triển kỹ thuật, nhưng tự chúng không đủ để làm cho cuộc sống dễ sống và nhân đạo hơn. “Bởi vì phát triển đích thực phải toàn diện, nghĩa là thăng tiến con người toàn diện và tất cả mọi người. Một chuyên viên lỗi lạc đã nói rất đúng về điều đó: “Chúng tôi không chấp nhận tách rời kinh tế khỏi vấn đề của con người, phát triển khỏi những nền văn minh liên hệ. Đối với chúng tôi, điều quan trọng là con người, mỗi người, mỗi nhóm người, cho đến toàn thể nhân loại” [12].
Thông điệp “Phát triển các dân tộc” muốn giới thiệu với nhân loại một mô hình phát triển tương xứng với con người hơn. “Đây là một tiến trình đi từ những điều kiện ít nhân bản hơn đến những điều kiện nhân bản hơn, cho mỗi người và cho mọi người (…). Nhân bản hơn có nghĩa là tiến từ cảnh lầm than đến tình trạng sở hữu những gì cần thiết, loại trừ các tệ đoan xã hội, mở mang kiến thức, hấp thụ văn hóa. Nhân bản hơn cũng có nghĩa là tôn trọng nhân phẩm của tha nhân, hướng tới tinh thần khó nghèo, mưu cầu công ích, ước muốn hòa bình. Nhân bản hơn còn có nghĩa là nhìn nhận những giá trị tối cao và nhìn nhận Thiên Chúa là căn nguyên và cùng đích của mọi giá trị” [13].
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ban hành thông điệp “Phát triển các dân tộc”(1967), đức Gioan Phaolô II đã dành cả một thông điệp cho vấn đề sôi bỏng này và định nghĩa liên đới như sau: “Liên đới không phải là một thứ cảm thương mơ hồ hay xúc động hời hợt trước những khổ đau của bao nhiêu người xa gần. Ngược lại, đó là quyết tâm chắc chắn và bền vững dấn thân cho công ích, nghĩa là cho lợi ích của mọi người và của từng người, bởi vì tất cả chúng ta đều có trách nhiệm về mọi người. Một quyết tâm như vậy dựa trên xác tín vững chắc rằng việc phát triển toàn diện đang bị cản trở bởi lòng ham muốn lợi nhuận và khát khao quyền lực. Chỉ có thể chiến thắng những thái độ và những “cơ cấu tội lỗi” ấy –dĩ nhiên là với ơn Chúa– nhờ một thái độ hoàn toàn đối nghịch: dấn thân phục vụ lợi ích của tha nhân, sẵn sàng chết, theo tinh thần Tin Mừng, cho người khác thay vì bóc lột họ và “phục vụ” thay vì đàn áp họ để mưu cầu tư lợi” [14].
Theo đức Gioan Phaolô II, liên đới không những cần thiết cho công cuộc phát triển con người toàn diện, mà hơn nữa phải là một “thái độ luân lý” và “một nhân đức Kitô giáo” [15]. Sau khi đề cập đến điểm tương đồng giữa bác ái và liên đới, ngài viết những dòng sâu sắc và thâm thuý về liên đới. Vì tính chất độc đáo của bản văn, chúng tôi xin được phép trích dẫn hai đoạn chính sau đây:
“Dưới ánh sáng đức tin, liên đới tiến tới việc vượt qua chính mình, để mặc thêm những chiều kích đặc thù của Kitô giáo về thái độ hoàn toàn vô vị lợi, thứ tha và hoà giải. Như vậy, tha nhân không chỉ là một hữu thể nhân loại, có những quyền lợi và sự bình đẳng nền tảng với mọi người, nhưng trở thành hình ảnh sống động của Thiên Chúa(...). Do đó, tha nhân phải được yêu mến, ngay cả khi họ là thù địch, bằng chính tình yêu mà Chúa đã yêu thương họ, và phải sẵn sàng hy sinh cho họ, ngay cả với hành động cực độ: “Thí mạng sống vì anh em mình”..
“Liên đới phải góp phần vào việc thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa, ở phạm vi cá nhân cũng như trên bình diện quốc gia và quốc tế. Các “cơ chế đồi truỵ” và các “cơ cấu tội lỗi” chỉ có thể bị đánh bại bằng việc thực hành liên đới nhân bản và Kitô giáo. Chỉ bằng cách đó mà nhiều năng lực mới có thể được tận dụng một cách trọn vẹn cho công cuộc phát triển và hoà bình” [16].
Đề tài liên đới này được áp dụng một cách đặc biệt trong lãnh vực kinh tế – xã hội. Đây là lãnh vực khó khăn và nan giải nhất, nhưng cũng chính ở nơi đây tình liên đới mới mang tính chất hiện thực và hữu hiệu. Trong phạm vi quốc gia, “việc thi hành tình liên đới trong mỗi xã hội chỉ hiện thực khi các thành viên nhìn nhận nhau như nhân vị. Những người có nhiều của cải, cần ý thức trách nhiệm đối với những người yếu kém hơn và sẵn sàng chia sẻ với họ tài sản của mình. Trong cùng một chiều hướng liên đới, những người kém may mắn, không được chọn lựa thái độ thuần tuý thụ động hoặc phá huỷ mối tương quan xã hội. Ngay cả khi tranh đấu cho những quyền lợi chính đáng của mình cũng cần thực hiện trách nhiệm của mình đối với công ích. Về phần mình, những nhóm trung gian không được nhấn mạnh một cách ích kỷ quyền lợi riêng của mình, mà cần tôn trọng quyền lợi của những người khác” [17].
Theo truyền thống cố cựu của Kitô giáo, nguyên tắc liên đới nối kết một cách sâu thẳm với nguyên tắc công thiện công ích và định mệnh phổ quát của tài sản. Chính vì vậy, sau khi đã tỉ mỉ phân tích ý nghĩa của liên đới, thông điệp “Quan tâm tới vấn đề xã hội” viết thêm: “Thiết tưởng cần nhắc lại một lần nữa nguyên tắc đặc biệt của giáo huấn xã hội Kitô giáo: Ban đầu, tài sản của thế giới được trao phó cho mọi người. Dù quyền tư hữu hợp pháp và cần thiết đến đâu đi chăng nữa, cũng không huỷ bỏ giá trị của nguyên tắc nói trên. Thật vậy, trong quyền tư hữu đã khắc ghi một “cầm cố xã hội”, nghĩa là được nhìn nhận, như phẩm chất nội tại, một trách nhiệm xã hội được xây dựng và biện minh một cách thực sự nơi nguyên tắc định mệnh phổ quát của tài sản” [18].
Cũng chính trong viễn tượng này mà liên đới trở thành đề tài trung tâm trên bình diện quốc tế. Ngay trong thông điệp “Mẹ và Thầy”(1961), đức Gioan XXIII đã đặc biệt nhấn mạnh đến tương quan liên đới giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển. Ngài viết: “Chiều kích liên đới, một chiều kích hôm nay đang nối kết tất cả mọi người trong một gia đình duy nhất, đòi hỏi những nước được hưởng sự sung túc về tài sản kinh tế có nghĩa vụ không được hờ hững đối với những nước, mà người dân đang phải vật lộn trong tình trạng khốn cùng và nghèo đói, chưa được hưởng những quyền lợi căn bản của nhân vị. Trách nhiệm này ngày càng lớn mạnh do sự ý thức ngày một rõ hơn về mối tương quan đồng lệ thuộc giữa các dân tộc, bởi vì không thể nào có được một nền hoà bình dài lâu và phong phú, nếu sự chênh lệch về kinh tế và xã hội giữa các dân tộc quá sâu thẳm” [19].
Thông điệp “Phát triển các dân tộc” đặc biệt cổ võ sự phát triển toàn diện của mỗi người và của mọi người trên thế giới [20]. Và dĩ nhiên sự phát triển toàn diện này phải gắn liền với sự phát triển của nhân loại. Chính vì vậy, đức Phaolô VI đề cập đến mối liên đới giữa các dân tộc và trách nhiệm của các nước giàu. Trách nhiệm này bao gồm ba khía cạnh: “Trước hết, vì bổn phận liên đới, các nước giàu phải trợ giúp các nước đang phát triển; thứ đến, vì bổn phận công bằng xã hội, cần cải thiện mối quan hệ thương mại giữa các nước mạnh và các nước yếu; sau hết, vì bổn phận bác ái phổ quát, cần cổ võ một thế giới nhân đạo hơn cho mọi người, trong đó mọi người vừa cho vừa nhận, và tăng triển của người này không còn cản trở phát triển của người kia” [21].
Đức Gioan Phaolô II công nhận liên đới quốc tế là “một con đường dài và khó khăn. Ngoài ra, thường xuyên còn bị đe doạ bởi tính mong manh nội tại của các dự án và việc thực hiện của con người, cũng như bởi sự thay đổi khôn lường của hoàn cảnh ngoại tại. Tuy nhiên, cần nhất quyết dấn thân thực hiện và ở nơi nào đã thực hiện được một vài bước, hoặc đã được một phần, phải tiếp tục đi đến cùng” [22].
Ngỏ lời với các tham dự viên trong Phiên họp khoáng đại lần II của Hàn lâm viện Giáo hoàng về Xã hội học, đức Gioan Phaolô II tuyên bố: “Cuộc cạnh tranh chính đáng đang năng động hóa đời sống kinh tế không được chống lại quyền lợi căn bản của con người là có việc làm để nuôi sống gia đình. Thật vậy, làm sao gọi một xã hội là giàu có, nếu trong đó nhiều người không có điều kiện cần thiết để sống? Bao lâu một con người bị tổn thương và biến dạng vì nghèo đói, thì chính xã hội, trong một nghĩa nào đó, cũng bị tổn thương”.
Trong viễn tượng liên đới này, mặc dù giáo huấn xã hội của Giáo Hội công nhận toàn cầu hoá kinh tế và tài chánh là một thực tại lịch sử, nhưng thách đố của thời đại chúng ta là làm sao xây dựng một toàn cầu hóa bớt loại trừ và một xã hội liên đới? Làm sao để mô hình toàn cầu hoá hiện tại sẽ đem lại phúc lợi và vận may cho mọi người? Có chăng một toàn cầu hóa không loại trừ hay bớt loại trừ hơn?
3- Tại quê hương Việt Nam
Do tính thời vụ của nghề trồng lúa nước, lại phải thường xuyên chống chọi với thiên tai và lụt lội nên tinh thần làng xã của người Việt Nam ngày xưa rất sâu đậm, đến độ “phép Vua còn thua lệ làng”. Vượt khỏi tình liên đới làng xã, người Việt ý thức rõ rệt tinh thần dân tộc và nghĩa đồng bào. Không người dân Việt nào mà lại không nằm lòng những câu ca dao nói về tính cộng đồng, liên đới và đoàn kết giữa người dân cùng một nước:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Lá lành đùm lá rách.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hoặc ngắn gọn và trực tiếp hơn:
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Chính nhờ tinh thần đoàn kết và liên đới này mà người Việt đã thành công trong việc dựng nước và bảo vệ đất nước chống lại các đạo quân xâm lược mạnh hơn mình gấp nhiều lần. Trước vận hội mới của đất nước, chắc chắn chúng ta phải vận dụng một cách sáng tạo tình liên đới, tinh thần đoàn kết và ý thức quật cường của dân tộc để sớm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo đói, lạc hậu, chậm tiến..., nhưng vẫn không đánh mất bản sắc của Dân tộc.
a)- Giáo dục
Trong thời gian gần đây, người ta nói nhiều đến sự xuống cấp và lạc hậu của nền giáo dục hiện tại của chúng ta. Có người ví nó như căn nhà tập thể cổ lỗ xây dựng khoảng bốn mươi năm trước, không theo qui củ thông thường, càng sửa chữa, cơi nới càng dị dạng. Thành ra, càng phát triển càng đòi hỏi đầu tư phi lý, mà chất lượng càng kém. Kết cục, bỏ thì thương vương thì tội [23].
Theo ý kiến chung các đại học ù kiến chung, các đại học Việt nam đã không làm tròn được các đòi hỏi thiết yếu này. Bản “Báo cáo về Phát triển trên Thế giới” năm 2006 của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt nam tụt lại phía sau rất xa các nước khác trong khu vực và chỉ có 2% dân số được đi học đủ 13 năm hoặc hơn nữa. Cũng theo báo cáo ngày thì Việt nam đứng chót trong khu vực vì chỉ có 10% thanh thiếu niên trong hạng tuổi từ 20 đến 24 ghi danh vào các trường đại học hoặc cao đẳng. Trái lại, Trung quốc có 15% sinh viên trong hạng tuổi này đã ghi danh, Thái lan có 41% và Nam Hàn có con số thật ấn tượng là 89%”.
Đó là mới chỉ đề cập đến số lượng. Nếu so sánh về chất lượng thì càng thấy rõ tình trạng tụt hậu của Việt Nam so với các quốc gia lân cận: “Năm 2006, các giáo su và sinh viên Ðại học Quốc Gia Seoul (Hán thành) công bố 4,556 ấn phẩm khoa học. Trường Đại học Bắc kinh coù gần 3,000. Để so sánh ta thấy cả Đại học Quốc gia Hà nội và trường Kỹ thuật Quốc gia Hà nội chỉ thực hiện được 34 ấn phẩm. Số đơn xin bằng sáng chế là thước đo hữu dụng để biết khả năng phát minh của một quốc gia. Báo cáo năm 2006 của Ngân hàng Thế giới cho biết Trung quốc có 40,000 đơn xin bằng sáng chế, trong khi ở Việt nam chỉ vỏn vẹn 2 đơn”. [24].
“Tư bản nhân văn” ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai. Nhưng chương trình giáo dục hiện tại ở Việt Nam chỉ đáp ứng được yêu cầu trên ở mức độ rất thấp. Hiện nay, Nhà Nước đang khuyến khích người nước ngoài, kể cả Hoa Kỳ, đầu tư vào giáo dục và mỗi năm các gia đình khá giả phải tốn bao nhiêu tiền để gởi con đi học ở nước ngoài.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chính thức công nhận “tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”. Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức gặp gỡ đức Giáo Chủ Benedicto XVI. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn thắc mắc: Tại sao Nhà Nước đang tha thiết mời các đại học nước ngoài, kể cả đại học Hoa Kỳ, đầu tư vào Việt Nam, thế mà vẫn chưa cho phép các tôn giáo trong nước, những người cùng chung một giòng máu và một tình tự dân tộc, được trực tiếp tham gia vào lãnh vực giáo dục? Giữa lúc nền giáo dục Việt Nam khủng hoảng trầm trọng vì thiếu “tâm & tầm”, nhưng tại sao vẫn không cho các tu sĩ có cơ hội đóng góp tim - óc của mình cho tương lai dân tộc? Phải chăng đã đến lúc “cần nhận thức lại” như Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã thổ lộ?
b)- Y tế
Năm 2007 cũng là năm ngành Y tế Việt Nam gặp khủng hoảng, cả về chất lượng lẫn số lượng. Trước hết là một vài thí dụ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và giải quyết dịch bệnh: Từ vụ các công ty sản xuất nước tương có chất gây ung thư (3 – MCPD) vượt quá mức độ cho phép, cho đến dịch tiêu chảy do thực phẩm bị nhiễm khuẩn, rồi dịch lở mồm long móng trên gia súc, dịch heo tai xanh, dịch cúm gia cầm...
Thứ đến, khủng hoảng về lương tâm nghề nghiệp và cơ sở hạ tầng. Tại Tp HCM, chẳng hạn, công tác điều trị bình thường đòi hỏi mỗi ngày cần khoảng 15.000 giường cho bệnh nhân. Thế nhưng, tất cả bệnh viện công và tư ở thành phố mới có khoảng 8.000 giường, nghĩa là chỉ mới đạt tới hơn một nửa nhu cầu. Vì thế tình trạng 2 bệnh nhân một giường sẽ còn tiếp diễn trong những năm tới. Nếu Tp HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước mà còn xảy ra tình trạng thiếu hụt ở trên, thì những vùng sâu, xa và cao của đất nước sẽ sao? Trong quá khứ giới Công giáo đã đóng góp nhiều cho lãnh vực y tế. Bao giờ mới được tái nhập cuộc để xoa dịu nỗi đau và nỗi khổ của đồng bào?
c)- Những người kém may mắn
Trong một thập niên qua, kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh và ổn định với chỉ số khoảng 8% mỗi năm, liên tiếp trong một thời gian dài và đứng thứ nhì trong khu vực. Cuộc sống của người dân được nâng cao, nhất là người dân ở thành thị và những thành phần ưu đãi. Nhưng chúng ta biết rằng, tại các nước đang phát triển, tăng trưởng kinh tế nhanh thường kéo theo bất quân bình xã hội và hố phân cách giàu nghèo. Ngay từ thập niên 50’ của thế kỷ XX, Simons Kuznet [25] đã cho thấy hệ số Gini [26] của một nước ở giai đoạn đầu của tiến trình phát triển thường thấp và cứ tăng dần theo đà tăng trưởng kinh tế, nhưng khi đạt tới đỉnh cao và được bổ túc bởi phát triển xã hội, cũng như những luật lệ hợp lý về thuế khóa và an sinh xã hội, thì hệ số này lại bắt đầu giảm dần. Người ta thường diễn tả hiện tượng này bằng chữ U ngược.
Với hiện tượng toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, khoảng cách thu nhập giữa các thành phần xã hội và hố phân cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng hơn. Các quan chức, các doanh nhân, những người có vốn và có chuyên môn cao là những người có thu nhập vừa cao, vừa tăng nhanh. Bất quân bình về thu nhập giữa thành thị và nông thôn, cũng như giữa các thành phần trong xã hội, ngày càng sâu đậm và rõ nét hơn. Nông dân, thành phần lao động phổ thông, những người già nua và những người có hoàn cảnh đặc biệt (khuyết tật, khiếm thị, khiếm thính, trẻ em đường phố, mồ côi, bệnh nhân HIV/AIDS) ngày càng bị thua thiệt hơn. [27]
Không ai có thể phủ nhận khuynh hướng và tiến trình chung này. Và cũng chẳng có một chính phủ nào có thể tự mình giải quyết hoàn toàn vấn đề trên. Tuy nhiên, tại nhiều nước độ cao của chữ U ngược nói trên đã được giảm nhẹ, cũng như phần thua thiệt của những người có hoàn cảnh đặc biệt. .. được giảm bớt nhờ sự cộng tác của xã hội dân sự. Với cụm từ “xã hội dân sự hay xã hội công dân” chúng tôi muốn nói đến các tổ chức thiện nguyện, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức phi chính phủ, các tôn giáo, các hiệp hội, đoàn thể, nghiệp đoàn, báo chí, truyền thông xã hội, trường học, khu phố, thôn xóm, v.v [28]. Thiết tưởng, đã đến lúc Nhà nước Việt Nam nên tạo cơ hội để “bàn tay liên đới” của xã hội dân sự cọng tác hài hòa với “bàn tay pháp lý” của Nhà nước và “bàn tay vô hình” của thị trường. Có như vậy, phát triển kinh tế sẽ đi song đôi với phát triển xã hội. Giới Công giáo tương đối có nhiều kinh nghiệm trong công tác bác ái xã hội. Một số nơi đang tiếp tục làm công tác từ thiện “chui”. Ước mong tình trạng này sớm được công khai hóa và hợp thức hóa.
d)- Người công nhân
Theo tài liệu của Hội nghị về người lao động di trú khu vực ASEAN, thì trong năm 2007, người lao động di trú Việt Nam đã chuyển về nước số tiền lên tới 2 tỉ USD. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ đã phải trả giá rất đắt. Tại Malaysia, từ năm 2004 đến năm 2007 đã có 315 công nhân Việt Nam đột tử và riêng năm con số công nhân đột tử vượt trên 100 người [29]. Người ta vẫn chưa quên thảm trạng của nhiều cô gái Việt Nam vì nghèo đói phải chấp nhận lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc được báo chí và dư luận trong nước thảo luận sôi nổi mấy năm trước đây!
Lao động phổ thông trong nước cũng cùng chung số phận nghiệt ngã. Theo khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn (thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) tại “60 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các địa bàn Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, hải Dương với khoảng 80.000 lao động, đã cho thấy những con số rất đáng lưu ý: Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động các doanh nghiệp FDI chỉ trên dưới 1 triệu đồng, trong đó cưới 1 triệu đồng chiếm gần một nửa tổng số lao động (dưới 800 nghìn đồng chiếm 14,7% ngành dệt may, da giày còn chiếm 17,7%, ngành xây dựng giao thông vận tải còn chiếm tới 27,4%), thậm chí còn có một bộ phận không nhỏ có thu nhập bình quân 1 tháng dưới 600 nghìn đồng”[30].
Nhiều người ngạc nhiên không hiểu tại sao giai cấp công nhân lại bị đối xử như vậy? Ngoài ra, trong viễn tượng kinh tế tri thức, muốn tiến tới một nước có thu nhập trung bình, Việt Nam không thể tiếp tục dựa trên lợi thế cạnh tranh do nhân công giá rẻ. Hơn nữa, tiêu chuẩn “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và liên đới xã hội” cũng đòi hỏi chúng ta phải đãi ngộ công bằng và xứng đáng hơn đối với thành phần lao động phổ thông. Các tôn giáo và các tổ chức tư nhân có thể làm gì để cải thiện tình trạng này? Trong mấy năm qua, tại một số Giáo phận đã hình thành Ban Mục vụ Di dân. Ước mong sao Ủy ban Bác ái – Xã hội sẽ tích cực yểm trợ và nhân rộng mục vụ này.
4- Hướng về tương lai
Trong “Thư Mục vụ 1980”, Hội Đồng Giaùm mục Việt Nam long trọng cam kết: sống Phúc âm giữa lòng Dân tộc. Người Công giáo quyết tâm cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với Dân tộc mình, vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống niềm tin Kitô giáo, Đất nước này là lòng Mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện làm con Thiên Chúa, Dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta dể phục vụ với phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phẩn Dân Chúa.
Tuy nhiên, lịch sử đã sang trang. Trước vận hội mới và thách đố mới của Dân tộc, đâu là cách thế mới của sống Phúc âm giữa lòng Dân tộc? Chúng ta phải làm gì và làm như thế nào để thực sự đồng hành với Dân tộc hôm nay?
Tiếp kiến các Giám mục Việt Nam nhân dịp Ad Limina 2002, đức Gioan Phaolô II đã đề nghị một định hướng mục vụ tích cực: “Đối thoại chân thành và hợp tác lành mạnh”. Đó cũng là một cách thức thể hiện sứ vụ “men trong bột” và dấn thân phục vụ của Kitô giáo. Phải chăng trong mấy thập niên vừa qua, Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã cố gắng thể hiện định hướng đó bằng những hình thức và cách thế riêng? Nhưng phải thể hiện nó như thế nào?
Chiến tranh đã chấm dứt từ 33 năm. Đất nước cũng đã đổi mới và chính thức hội nhập vào cộng đồng thế giới. Phải chăng, như nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đề nghị, đã đến lúc cần xóa bỏ chia rẽ và hiềm khích quá khứ để cùng nhau đưa dân tộc đi lên: “Tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung, và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng tổ quốc của mọi người Việt Nam chúng ta trong giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc”[31].
Hy vọng vì tiền đồ dân tộc và lợi ích của mọi người, đặc biệt của những người bị thua thiệt, con đường liên đới, đối thoại và hợp tác chân thành giữa các thành phần của Dân tộc Việt Nam sẽ rộng mở.
Chú thích:
[1] Ng. Thanh- Hiếu Trung, “Tỉ phú thế giới đông và giàu hơn”, Tuổi Trẻ, 7-3-2008, tr. 19.
[2] Trịnh Bích, “Bình quân được... nửa con gà”, Tuổi Trẻ, ngày 21-11-2007. Một độc giả cho rằng, ví dụ “bình quân được... nửa con gà” thật ngắn gọn, nhưng rất xúc tích. Tuy nhiên, ví dụ trên còn có vẻ lạc quan. Bởi vì, trên thực tế, không phải một người được ăn nguyên cả con gà và một người không được miếng nào, mà là có người một mình ngốn cả 3-4 con, trong khi đó 6-7 người lại chẳng được miếng xương nào (Tuổi Trẻ, ngày 26-11-2007).
[3] Marciano Vidal, « La solidariedad: Nueva frontera de la teologia moral », in Studia Moralia, XXIII/1, (1985), 117.
[4] Xem E. Levinas, Difficile liberté. Essais sur le judaisme, Paris, 1963, tr. 376; Autrement qu’être ou au delà de l’essence, La Hay, 1974; P. Ricoeur, Soi-même comme un autre, Seuil, Paris, 1990, tr. 226.
[5] E. Levinas, Umanesimo dell’altro uomo, Genova, 1985, tr. 68.
[6] V. Camps, Virtudes públicas, Madrid, 1990, tr. 36.
[7]Vatican II, Gaudium et Spes, số 1.
[8] Ibidem, số 24.
[9] Ibidem, số 30.
[10] Phaolô VI, Phát triển các dân tộc, số 80.
[11] Ibidem, số 19.
[12] L.J. Lebret, Dynamique concrète du développement, Paris, 1961, p. 28.
[13] Phát triển các dân tộc, 20-21.
[14] Gioan Phaolô II, Quan tâm tới vấn đề xã hội, số 38.
[15] Ibidem, số 40.
[16] Ibidem, số 40.
[17] Ibidem, 39.
[18] Ibidem, 42.
[19] Gioan XXIII, Mẹ và Thầy, số 157.
[20] Giáo chủ Phaolô VI chân thành đặt vấn đề với quý vị lãnh đạo các quốc gia như sau: “Nghĩa vụ của quý vị là làm cho quý quốc liên đới chặt chẽ hơn với mọi người; thuyết phục họ bằng lòng trích một phần xa hoa và hoang phí của họ để xúc tiến công cuộc phát triển các dân tộc và bảo vệ hòa bình. Lệ thuộc rất nhiều ở quí vị, những vị đại diện trong các cơ quan quốc tế, để có thể thay thế những cuộc đụng độ bằng vũ lực nguy hiểm và vô bổ bằng sự hợp tác thân hữu, ôn hòa và vô vị lợi, ngõ hầu nhân loại đạt tới một phát triển liên đới, trong đó mọi người có thể triển nở”.
[21] Phaolô VI, Phát triển các dân tộc, số 44.
[22] Gioan Phaolo II, Sollicitudo rei socialis, 38.
[23] Xem Gs Hoàng Tụy, « Ba biện pháp cấp bách đưa giáo dục ra khỏi nguy kịch », Tuổi Trẻ Chủ nhật, ngày 28-12-2003, tr. 8.
[24] Bài diễn văn đọc tại Phân khoa Kinh tế Shidler, thuộc Đại học Hawai, Tp. HCM, ngày 6-8-2007.
[25] S. Kuznets, “Economic Growth and Income Inequality”, American Economic Review 45, March 1955, 1-28.
[26] Hệ số diễn tả tình trạng phân phối lợi tức, theo đó hệ số càng lớn bất bình đẳng càng cao.
[27] Theo báo cáo "Trạng thái tương lai" nam 2007 của Trường d?i h?c Liên Hi?p Qu?c, tr? s? t?i Tokyo, công b? hơm 10-9, thì kho?ng cách giàu nghèo trên thế gi?i ngày càng tăng cao: thu nhập của 225 ngu?i giàu nh?t th? gi?i tương đương thu nh?p của tổng cộng 2,7 tỉ ngu?i, nghĩa là bằng 40% dân s? th? gi?i.
[28] Xem chẳng hạn Pierre Vilain, L’avenir de la terre ne tombera pas du ciel, DCLI, Paris, 2007; Nhiều tác giả, Rethinking Solidarity in Global Society. The Challenge of Globalisation for Social and Solidarity Movements, DCLI, 2007.
[29] Xin coi “Người lao động VN ở nước ngoài cần được bảo vệ tốt hơn”, Tuổi Trẻ, 4-3-2008, tr. 1&3; “Tỉ lệ tử vong chỉ 0,09%?”, Tuổi Trẻ, 5-3-08, tr.5; “Vì sao lao động VN chế quá nhiều tại Malaysia?”,Thanh Niên, ngày 4-3-2008, tr.3.
[30] Ngoïc Minh, Tiền lương thảm hại của người lao động ở các doanh nghiệp FDI, báo Thanh Niên, 3-9-2007.
[31] Võ Văn Kiệt, Những đòi hỏi mới của thời cuộc, Tu?n báo Quốc tế, 17-4-2005.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Người Lữ Khách Thấy Đời Là Thơ Là Nhạc
lm.Nguyễn Tầm Thường
11:45 27/03/2008
Người Lữ Khách thấy đời là thơ, là nhạc
Ảnh của Nguyễn Tầm Thường, sj.
Người lữ khách thấy đời là thơ, là nhạc
Với những nốt thăng trầm
Những cung bậc bi ai
Và giai điệu réo rắt.. .
(Thơ Vũ Thủy, nhà thơ khiếm thị)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Người Con Gái có mầu da tựa mầu qủa chín
Lm. Trần Cao Tường
11:53 27/03/2008
Người con gái có màu da tựa màu quả chín
Ảnh của Cao Tường
Thuở Adam đặt tên cho muôn loài trong vũ trụ
Adam thảng thốt gọi người con gái ấy là Mùa Xuân,
Một người con gái có màu da tựa màu quả chín!
(Thơ Vũ Thủy, nhà thơ khiếm thị)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền