Ngày 28-03-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:37 28/03/2011
SỢ NƯỚC
N2T

Có người bản tính rất sợ nước, một hôm cùng với người trong thôn có việc phải đi lên kinh thành, giữa đường khi qua một con sông, anh ta xin mọi người lấy dây thừng trói anh ta trên thuyền, và dặn dò:
- “Trói chặt chút nhé, trói chặt chút nhé !”
Đợi khi thuyền chèo qua bờ đối diện, người sợ nước bèn hỏi người đi cùng:
- “Khi trở về, có qua sông nữa không ?”
Người cùng đi nói có.
Người sợ nước suy nghĩ rất lâu, đột nhiên nói:
- “Qua sông thì nhất định phải ngồi thuyền, tôi coi sợi dây thừng này không cần tháo ra nữa, chỉ cần bỏ ra chút tiền nhờ người chèo thuyền kiêng cả thuyền và tôi đi ! Tôi cảm thấy sợi dây thừng này trói thật chặt, nếu tháo ra, không nhất định lần sau có trói chặt như thế được không !”

Suy tư:
Những người không biết bơi lội thì chắc chắn là sợ tắm hoặc đi thuyền trên những hồ nước sâu, những dòng sông lớn, đó là chuyện thường tình chẳng có gì để nói. Nhưng sợ nước đến nỗi phải nhờ người khác trói chặt mình trên thuyền, thì mới là chuyện đáng nói, bởi vì khi làm như thế thì đúng là sợ quá...hóa ngu, nếu lỡ may thuyền bị chìm thì họ cũng chìm luôn.
Có những người Ki-tô hữu làm gì cũng sợ phạm tội, vì quá sợ phạm tội mà họ thường lỗi đức bác ái với tha nhân:
- Họ không dám dừng xe lại để dìu một người già hay một em bé qua đại lộ đầy xe cộ, vì họ sợ trễ giờ lễ.
- Họ không dám đứng lại chia sẻ với người hành khất bên vệ đường vài trăm bạc, vì sợ đi họp trể cha sở mắng.
- Họ không dám bắt tay người có tiền án tiền sự, vì sợ nhiễm “thói xấu” của những người ấy mà mang tội.v.v...
Người sợ nước thì cứ sợ, nhưng không phải vì sợ nước mà cột chặt mình vào với thuyền, vì sẽ chết vì nước khi thuyền chìm; cũng vậy, ai cũng phải sợ tội, nhưng không phải vì sợ tội mà lỗi đức bác ái với tha nhân.
Chúa Giê-su không sợ người ta đàm tiếu khi nói chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri-a, Ngài cũng không vì sợ giao du với người tội lỗi mà mang tội, nên đã đến nhà của Gia-Kêu để ăn cơm với “phường tội tội lỗi”.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:38 28/03/2011
N2T

16. Con người ta nếu nhận thấu tội của mình nặng như thế nào, trong lòng buồn bực, thì bên ngoài dù khổ cực như thế nào cũng không cảm thấy là ghê gớm.

(Thánh Jerome)
 
Sáng mắt
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
20:30 28/03/2011
Anh ta liền nói: "Lạy Ngài, tôi tin" và anh ta sấp mình thờ lạy Người (Ga 9,41).

Chúa Giêsu đã chữa cho anh mù được sáng mắt. Cách chữa của Chúa hơi kỳ lạ và có thể là hơi mất vệ sinh. Chúa nhổ nước miếng xuống đất trộn thành bùn, rồi bôi vào mắt và bảo anh đi rửa tại hồ Silôê (Ga. 9,6). Anh đã bị mù mà Chúa vẫn còn thử thách lòng tin của anh. Anh vâng lời và đi rửa mắt. Một việc rất đơn sơ nhưng mang lại hiệu qủa rất lạ lùng là người mù được sáng mắt. Chúng ta nhớ lại câu truyện của tướng Naaman, người bị phung hủi cũng thế, xin tiên tri Elisa chữa lành: Tiên tri Êlisa sai sứ giả ra nói với ông: "Ông hãy đi tắm bảy lần trong sông Giođan. Da thịt ông sẽ trở lại như trước, và ông sẽ được sạch."(CV2. 5,10). Ông Naaman vâng lời tiên tri đi tắm 7 lần dưới sông Giođan và ông đã được sạch. Một việc bình thường nhưng cộng với lòng tin, sẽ đưa đến một kết qủa ngoại thường.

Thiên Chúa tạo dựng mọi sinh vật đều có cặp mắt để nhìn và tìm kiếm của nuôi thân. Chúng ta quan sát các con thú vật có đôi mắt nhìn xuống đất để đi kiếm mồi. Nhưng con người thì được đứng thẳng, mắt có thể ngước nhìn lên, nhìn sang ngang và nhìn xuống. Mắt của chúng ta nhìn xuống đất để nhận biết rằng con người đến từ tro bụi và một ngày nào đó sẽ trở về bụi tro. Cặp mắt nhìn xuống để tìm đường đi nước bước, tìm của ăn nuôi sống và tìm kiếm kho tàng tạm thời trong cuộc lữ hành. Mắt nhìn sang ngang là nhìn chia sẻ cùng đồng loại cùng nhau xây dựng một cộng đồng, một xã hội hài hòa và tốt đẹp. Mắt của chúng ta ngước nhìn lên trời là ước mơ một ngày nào chúng ta cũng được hưởng vinh quang trên trời.

Chúng ta cùng dâng lời tạ ơn Chúa vì đã cho chúng ta có đôi mắt để nhìn đời. Biết rằng có mắt sáng chưa đủ, mà còn phải có ánh sáng để nhận biết sự vật. Mắt của chúng ta được kết cấu một cách rất tinh vi và tuyệt vời. Có những loại tế bào khác nhau giúp chúng ta chụp được những hình ảnh thế giới bên ngoài. Nhưng không phải chúng ta có mắt là chúng ta có thể nhìn biết hết mọi sự vật. Bất cứ giác quan nào của thân xác cũng có giới hạn trong một khoảng không gian nào đó. Có biết bao nhiêu sự vật chung quanh ta mà chẳng bao giờ chúng ta nhìn thấy. Càng lên cao, tầm mắt của chúng ta càng thấy rõ hơn và bao quát hơn.

Về giác quan, có những người không may mắn đã bị mù từ bẩm sinh. Thị giác của họ bị đóng kín thiệt thòi trong tối tăm. Họ không có cơ hội nhìn xem cảnh vật, mầu sắc và những vẻ đẹp thiên nhiên như sông núi, biển cả và trời mây. Tuy nhiên những người bị mất đi thị giác, họ được bù trừ bằng những sự nhạy bén khác của khứu giác, vị giác và sự tưởng tượng dồi dào phong phú. Đa số chúng ta có kinh nghiệm của sự khiếm thị này như cận thị, viễn thị, loạn thị và nhiều loại yếu kém khác về thị giác. Có nhiều người nói rằng luyện chưởng bằng cách đọc sách thì hay hơn là xem truyền hình hoặc hình ảnh. Vì sự tưởng tượng của tâm trí phong phú hơn nhiều. Phần đông chúng ta may mắn có cặp mắt sáng nhưng dù có mắt sáng tới đâu chúng ta cũng vẫn bị giới hạn bởi nhiều góc cạnh hiện hữu của sự vật. Có những sự vật sờ sờ trước mắt mà mình không nhận ra hết giá trị của nó. Muốn nhìn biết thông thạo một sự vật hay một vấn đề, chúng ta cần có chuyên môn học hỏi, quan sát, suy nghĩ và tìm hiểu cẩn thận.

Ngũ giác quan nơi thân thể bị giới hạn nhưng chúng ta còn có một giác quan vượt ngoài không gian như trực giác. Trực giác nhận biết một sự việc cách rõ ràng mà không cần phải chú ý quan sát vật thể. Bước cao hơn nữa, chúng ta nói về giác quan đức tin. Con mắt đức tin nhìn vượt ngoài kinh nghiệm, không gian và thời gian. Anh mù không thấy gì cả, vậy mà anh đã nhận ra Chúa: Anh đáp: "Đó là một Tiên tri" (Ga. 9,17). Con mắt mù của anh đã nhìn thấy tận tâm căn và hiểu được ý nghĩa của ơn cứu độ. Tại sao anh mù lại nhận ra Chúa Giêsu là tiên tri và sụp xuống thờ lạy Ngài? Có biết bao nhiêu người sáng mắt tụ họp chung quanh Chúa, nhưng họ không nhận ra Ngài. Họ có mắt nhìn mà không thấy. Có tai nghe mà không hiểu. Họ nhìn xem biết bao nhiêu phép lạ mà Chúa đã thực hiện nhưng họ chẳng thấy gì lạ.

Nhiều nhà thông thái còn xua đuổi và chê bai anh bạn mù: Họ bảo anh ta: "Mày sinh ra trong tội mà mày dám dạy chúng ta ư?" Rồi họ đuổi anh ta ra ngoài (Ga 9,34). Họ nghĩ rằng họ là người bước đi trong ánh sáng. Họ là người thông hiểu và có thể chỉ đường cho người khác. Họ tự xưng là người sáng mắt nhưng họ lại bước đi trong đêm tối. Họ không nhận ra dấu chỉ về Con Người. Trong lòng của họ sự thù ghét và ghen tương che lấp. Mắt của họ bị che kín theo cách phán đoán thiển cận: Mấy người biệt phái nói: "Người đó không phải bởi Thiên Chúa, vì không giữ ngày Sabbat" (Ga 9,16).

Không phải có mắt sáng là chúng ta có thể nhìn thấy mọi thứ. Có biết bao nhiêu lần chúng ta rơi vào hoàn cảnh giống như các người Biệt Phái và Luật Sĩ này. Chúng ta tự xưng mình là người khôn ngoan, nhanh nhậy, hiểu biết, thẳng thắn, mạnh mẽ, dứt khoát và giải quyết nhanh gọn xuất sắc mọi vấn đề. Nhiều khi chúng ta rơi vào sự phán đoán vội vàng hoặc không cân nhắc cẩn thận. Đôi khi chúng ta thiển cận không biết nhìn người và nhìn mình. Chúng ta có mắt nhìn, có tai nghe và có nhân chứng sự việc nhưng rồi chúng ta nhắm mắt, bịt tai và cả vú lấp miệng em. Người ta thường nói: Nhai có kỹ nghĩ cho lâu. Chúng ta nhìn đời bằng nửa con mắt hoặc có khi nhìn với con mắt khinh bỉ và loại trừ những người anh chị em. Chúng ta tự đặt mình lên trên với cương vị kẻ cả. Nghĩ rằng không ai được xúc phạm đến mình, mà chỉ mình mới có quyền lên tiếng. Đây là những yếu điểm các nhà thông luật bị rơi vào.

Chúa Giêsu chữa mắt cho người mù là Chúa mở ra cho chúng ta một bài học trân qúy. Bài học của niềm tin phó thác và vâng phục trong khiêm hạ. Vì người kiêu căng thì lấy trí khôn và sự hiểu biết của mình để đo lường công việc của Chúa. Chúa muốn mặc khải Nước Trời cho những người có tâm hồn khiêm nhường: Vào lúc ấy, Đức Giêsu cất tiếng nói: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn (Mt. 11,25). Anh mù bên vệ đường đã nhận ra Chúa Giêsu và chân lý cứu độ. Anh đã được Chúa Giêsu mở mắt thể xác và cả mắt linh hồn. Anh sung sướng nhìn thấy Đấng Cứu Thế và thấy cả đoàn dân đông đúc bước theo Chúa đi tìm chân lý.

Là Kitô hữu, chúng ta thật hạnh phúc. Chúng ta được học biết về Thiên Chúa yêu thương và nhân từ. Chúng ta được mở mắt chào đời và mở mắt đức tin trong nguồn vui hoan lạc của Bí Tích Rửa tội. Hãy dùng con mắt đức tin để dẫn dắt con mắt thể xác đi vào huyền nhiệm của sự sống. Khi nhìn biết mọi sự trong vũ trụ với con mắt đức tin, chúng ta sẽ nhận ra tình yêu thương quan phòng của Thiên Chúa cho mọi loài thụ tạo, nhất là loài người. Mọi sự hiện hữu chung quanh cuộc sống đều là hồng ân. Vượt qua những giới hạn vật chất và những hình dạng bên ngoài để đến với anh chị em trong hình ảnh của con cùng một Cha, Đấng Sáng Tạo muôn loài. Chúng ta hãy nới rộng vòng tay đón nhận tất cả anh chị em trong tình yêu Chúa. Chúng ta đang được ngụp lặn trong niềm vui ơn cứu độ của chính Chúa.

Mùa Chay, Giáo xứ nơi tôi phục vụ đã chọn đề tài Tu Sửa Nhà Chúa để học hỏi. Linh hồn và thân xác của chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần, chúng ta cần tu sửa chính bản thân mình mỗi ngày. Đề tài được học hỏi 5 tuần trong mùa chay, mỗi tuần một buổi. Buổi chia sẻ về đề tài Dân Chúa, tôi có cơ hội ngồi chia sẻ với một người Mỹ gốc Phi Châu. Bà Marilyn Torrain, 72 tuổi, sinh ra tại Hoa Kỳ, tổ tiên gần là người nô lệ, da của bà thật đen, tóc quăn, lỗ mũi rộng và xẹp. Ai nhìn thấy bà cũng biết ngay bà là người Mỹ, gốc Phi Châu. Khi chúng tôi ngồi chia sẻ về văn hóa và niềm tin. Bà rất hãnh diện là được nhận lãnh sự giáo dục trong trường Công Giáo từ Tiểu Học qua Trung Học với các Dì Phước người Ái Nhĩ Lan, vào thập niên 60-70. Gia đình của bà tham dự và sống đạo chung với các người gốc Ái Nhĩ Lan. Khi được hỏi về kho tàng văn hóa Phi Châu, hầu như bà không biết nhiều. Bà sống và lớn lên với văn hóa Âu Tây. Một lóe sáng, tôi nhìn bà người da đen nhưng trong lòng lại toàn văn hóa và niềm tin trắng. Bà người gốc Phi châu nhưng niềm tin, văn hóa và cuộc sống lại thuộc về người Âu Mỹ. Được Rửa tội trong đạo Tin Lành Baptist, bà trở lại Công Giáo. Bà sống đạo, giữ đạo và cầu nguyện rất âm thầm, không hoạt náo và không nhảy nhót trong các cử hành phụng vụ. Nhìn vẻ bề ngoài để phán đoán thì chúng ta dễ bị sai lạc. Con mắt đức tin giúp chúng ta vượt qua mọi ranh giới để cùng đến với nhau trong tình người.

Những người Công Giáo Việt Nam cũng có những kinh nghiệm như thế, ngay từ thơ ấu chúng ta đã được học biết giáo lý trong đạo và cách sống đạo riêng biệt. Chúng ta có một cái nhìn vào thế giới với niềm tin khác xa với đa số anh chị em đồng bào. Chúng ta nhìn vũ trụ quan với con mắt đức tin thấu triệt. Sự thể hiện đức tin của các tín hữu đã làm nên một não trạng và một hướng đi khác biệt. Chúng ta có niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo và vũ trụ có nguồn gốc, con người có tổ tiên. Thiên Chúa quan phòng mọi sự trong trật tự và con người có xác hồn mong ước sự sống đời sau. Đức tin sẽ giúp chúng ta phấn đấu hoàn thành cuộc lữ hành trên dương thế trong an vui và hy vọng.

Con mắt là cửa sổ của linh hồn và cũng là cửa sổ của thân xác. Lạy Chúa, xin mở mắt tâm hồn và thân xác, để chúng con nhận ra hình ảnh của Chúa nơi mọi người anh em, vì chúng con đều là anh chị em cùng một Cha trên trời. Xin cho con mắt linh hồn và thân xác của chúng con được mở ra để chiêm ngắm những kỳ công mà Chúa đã tạo dựng, để chúng con cùng ca tụng, ngợi khen và cảm tạ Chúa đến muôn muôn ngàn đời. Amen
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cha Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa kêu gọi đối thoại
LM Trần Đức Anh OP
10:14 28/03/2011
JERUSALEM - Cha Pierbattista Pizzaballa, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa, nhận định rằng “Bao lâu chính trị đứng im bất động, thì rất tiếc là các thứ ngôn ngữ khác như bạo lực và nghi kỵ sẽ thay thế vào”.

Cha Pizzaballa đưa ra lời bình luận này về tình trạng căng thẳng tái bùng lên giữa người Israel và Palestine trong những ngày này: như hôm 23-3 vừa qua, một quả bom giấu trong một sắc nhỏ đã nổ tung gần trạm điện thoại ở ga xe bus trung ương, tại Jerusalem làm cho một phụ nữ người Anh bị thiệt mạng và 50 người khác bị thương, trong đó có một vài người bị thương tích nặng. Những vụ khủng bố thuộc loại này không xảy ra tại Thành Thánh từ 3 năm nay. Vài giờ trước đó, máy bay Israel đã tấn công một vài nhóm dân quân cực đoan tại miền Gaza là vùng do nhóm Hamas kiểm soát. Ngày 22-3 trước đó, từ Gaza một số đạn trọng pháo đã được bắn vào miền duyên hải Ashkol của Israel, và hỏa tiễn Grad được bắn vào thành phố Ashdod.

Trước đó hai ngày, hai vụ không tập của Israel tại Gaza làm cho 8 người Palestine thiệt mạng và 4 thường dân bị thương. Sáng chúa nhật 27-3 có thêm 2 người Palestine bị giết trong một cuộc oanh kích của Israel cũng tại miền Gaza.

Tuyên bố với đài Vatican, Cha Pizzaballa nói: “Tôi cầu mong sẽ không có một bước thụt lùi, nghĩa là người ta không trở lại chiến lược khủng bố như chúng tôi đã thấy trong những năm gần đây, và tôi hy vọng những vụ trên đây chỉ là những vụ riêng rẽ. Quả thực phải nhận rằng có một sự suy thoái trong các quan hệ chính trị, từ đó nảy sinh những vụ như thế”.

Theo cha Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa, các giới lãnh đạo chính trị dường như bị tê liệt, họ sợ hãi hoặc không có can đảm đề ra những quyết định quan trọng. Cả hai bên đều cần có can đảm. Tình trạng hiện nay tạo ra sự nghi kỵ ngày càng sâu đậm, với những lời tố cáo lẫn nhau, và càng làm cho tình thế suy đồi thêm.

Mặt khác, trong một cuộc phỏng vấn dành cho bản tin truyền hình hằng tuần của Dòng Phanxicô tại Thánh Địa, Đức TGM Antonio Franco, Sứ thần Tòa Thánh tại Israel, nói đến những “nạn nhân vô tội của những tình trạng cần được giải quyết và đòi các giới hữu trách dấn thân giải quyết, những tình trạng đó chắc chắn là không thể giải quyết bằng bạo lực và cái chết của những người vô tội”.

Đức Sứ Thần nói: “Đối với tôi, những sự kiện đó là những lời cảnh giác và nhắc nhở; tôi cầu nguyện trước tiên cho các nạn nhân và xin Chúa soi sáng để tránh được cái vòng bạo lực mới đưa tới những thảm trạng và đau khổ nặng nề hơn”.

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 27-3 vừa qua, ngoài việc kêu gọi đình chiến và đối thoại để giải quyết xung đột tại Lybie, ĐTC cũng nhắc đến chính quyền và nhân dân ở vùng Trung Đông, nơi đã xảy ra những vụ bạo động, để tại đây, “người ta ưu tiên theo đuổi con đường đối thoại và hòa giải, trong sự tìm kiếm một cuộc sống chung đúng đắn và huynh đệ” (SD 27-3-2011, Zenit 26-3-2011)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Giáo Chủ Chính Thống Chypre
LM Trần Đức Anh OP
10:14 28/03/2011
VATICAN -. Trưa ngày 28-3-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến Đức TGM Chrysostomos II, Giáo chủ Chính Thống toàn đảo Chypre.

Trong cuộc hội kiến, hai vị đã bàn về tình hình các tín hữu Kitô tại Trung Đông và vấn đề tự do tôn giáo tại đảo Chypre. Tiếp đến, Đức TGM đã gặp ĐHY Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone.

ĐTC đã mời Đức TGM giáo chủ và 2 người thuộc đoàn tùy tùng dùng bữa trưa với ngài.

Đây là lần thứ 3 ĐTC gặp Đức TGM Chrysostomos II. Lần trước đây trong dịp ngài viếng thăm tại Đảo Chypre từ ngày 4 đến 6-6 năm ngoái và lần đầu tiên cách đây 4 năm, khi Đức TGM Chrysostomos viếng thăm ĐTC và Giáo Hội Roma từ ngày 12 đến 19-6-2007.

Trong 3 ngày lưu lại Roma cho đến 30-3-2011, Đức TGM giáo chủ Chính Thống Chypre cũng gặp ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, và một số HY khác, đặc biệt là ĐHY Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương và ĐHY Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn.

Số tín hữu Chính Thống chiếm 78% tức là 619 ngàn người trên tổng số 794 ngàn dân cư tại Cộng hòa Chypre, và đây cũng là một trong những Giáo Hội Chính Thống tự quản kỳ cựu nhất, hiện có 10 giáo phận.

Miền bắc đảo Chypre bị người Thổ nhĩ kỳ chiếm đóng từ hơn 35 năm nay và tuyên bố là một nước độc lập, nhưng không được quốc tế nhìn nhận (SD 28-3-2011)
 
Giáo Hội Công Giáo và công tác cứu trợ các nạn nhân Nhật Bản
Linh Tiến Khải
10:16 28/03/2011
Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Alberto Bottari de Castello, Sứ Thần Tòa Thánh tại Nhật Bản, về thảm cảnh của người dân Nhật sau tai nạn động đất, sóng thần và nhiễm phóng xạ nguyên tử

Ngày 11-3-2011 trận động đất mạnh tới 8,9 độ theo thước Richter đã gây ra nạn sóng thần tàn phá nhiều thành phố và làng mạc ở mạn bắc đảo Honshu bên Nhật Bản. Vùng bị nặng nhất là thành phố Sendai. Nhật báo ”Yomiuri Shimbun” cho biết các làn sóng cao ít nhất là 23 mét đã ập vào các bờ biển miềm bắc Nhật Bản, cuốn trôi nhiều làng mạc trên một diện tích 400 cây số vuông.

Theo thống kê do cảnh sát Nhật Bản phổ biến ngày 24-3-2011 đã có 9.700 người thiệt mạng và 16.501 người bị mất tích. Nạn động đất và sóng thần lại tàn khốc hơn vì đã khiến cho 1 trong 3 động cơ phản ứng của trung tâm nguyên tử lực Fukushima bị nổ, gây ra cảnh ô nhiễm chất phóng xạ. Ba trăm ngàn người sống trong chu vi 30 cây số chung quanh lò nguyên tử đã được di tản đi nơi khác.

Báo động chất phóng xạ nguyên tử ở độ 5 đã khiến cho nửa triệu người tìm chạy trốn xa chừng nào có thể. Mặc dù nguy cơ bị nhiễm chất phóng xạ rất cao, nhưng 120 nhân viên của trung tâm nguyên tử năng đã lựa chọn ở lại để tìm cách làm nguội lò trở lại.

Ngày 24-3-2011 các chuyên viên nguyên tử năng đã thành công trong việc đem điện tới phòng kiếm soát động cơ phản ứng nguyên tử số 3 và số 1. Họ hy vọng nhờ thế có thể khiến cho hệ thống làm lạnh các động cơ hoạt động trở lại, hầu giảm nguy cơ phóng xạ. Tuy nhiên, bộ trưởng y tế Nhật Bản vẫn khuyến cáo dân chúng đừng ăn rau trái trồng trong vùng Fukushima. Hoa Kỳ và các nước tây âu đã ra lệnh ngưng nhập cảng các sản phẩm nông nghiệp của Nhật Bản. Đã có 3 nhân viên của lò nguyên tử năng được đưa vào nhà thương điều trị vì bị chất phóng xạ nặng.

Cũng ngày 24-3-2011 lần đầu tiên sau trận động đất và sóng thần xa lộ nối liền thủ đô Tokyo với vùng bị nạn được mở trở lại.

Tin tức mới nhất cho biết các chuyên viên đã không thành công trong việc chế ngự động cơ số 2 của lò nguyên tử. Mức phóng xạ đã gia tăng lên độ 6 khiến cho mọi nhân viên phải rời lò nguyên tử. Theo ước tính của Ủy Ban Nguyên Tử Năng Âu châu có lẽ mức nhiễm xạ đã lên tới độ 7, tức bằng vụ nổ lò nguyên tử Chernobyl. Tuy nhiên tại Chernobyl chỉ có 1 động cơ, trong khi lò nguyên tử năng Fukushima có tới 7 động cơ. Tình trạng này khiến cho nhiều nước khác rất lo âu, vì gió có thể khiến cho chất phóng xạ lan sang hàng chục quốc gia khác. Chính quyền Tokyo đã tố cáo ban giới chức lò nguyên tử năng Fukushima là đã ém nhẹm các tin tức chính xác.

Từ khắp nơi trên thế giới các tổ chức Caritas quốc gia đang cùng với Caritas quốc tế phát động chiến dịch quyên góp để hỗ trợ người dân Nhật Bản trong tình trạng khó khăn hiện nay. Ngày 17-3-2011 các Giám Mục Nhật Bản đã nhóm họp tại Tokyo và quyết định thành lập trung tâm yểm trợ giáo phận Sendai, là giáo phận gánh chịu nhiều tàn phá và thiệt hại nhất trong tai nạn động đất và sóng thần vừa qua. Trung tâm này hoạt động liên tục trong 6 tháng tới. Đức Cha Martin Tetsuo Hiraga, Giám Mục giáo phận Sendai, kiêm Giám đốc Caritas Nhật Bản, và linh mục Peter Shiro Komatsu, phó giám đốc Caritas, sẽ đảm trách việc điều hành trung tâm với sự cộng tác của nhiều tu sĩ và giáo dân khác. Cũng có nhiều người thiện nguyện, đặc biệt là giới trẻ sẵn sằng cộng tác với trung tâm.

Trong cuộc họp các Giám Mục Nhật Bản đã trao cho trung tâm 253 ngàn mỹ kim đã nhận được cho tới nay. Linh Mục Komatsu cho biết vì thiếu xăng và vì đường lộ bị chặn nên Caritas gặp rất nhiều khó khăn trong việc tới cứu trợ các vùng khác trong giáo phận. Giáo phận đã liên lạc với các giáo xứ để xin cho người tị nạn trú ngụ. Nhà thờ chính tòa Sendai cũng biến thành nơi tiếp đón các người sống sót. Đức Cha Hiraga đã gửi một sứ điệp trong toàn nước để an ủi các nạn nhân và cám ơn tất cả những ai đã trợ giúp giáo phận Sendai của ngài. Giáo phận Sendai gồm các tỉnh Aomori, Iwate, Miyagi và Fukushima, là những tỉnh ở gần trung tâm vụ đông đất và sóng thần nhất.

Mặt khác, các thừa sai thuộc Hội truyền giáo nước ngoài Milano (PIME) làm việc tại Nhật Bản đã phát động chiến dịch ”Dự án cấp thiết Nhật Bản S116”. Các cha viết: ”Các bạn thân mến, xin cám ơn các bạn đã nhớ tới chúng tôi và cầu nguyện cho chúng tôi. Chúng tôi đều bình an, mặc dù đây là thời gian kinh khủng đối với tất cả mọi người. Trận động đất đã rất là nặng. Các nguy cơ nhiễm phóng xạ vẫn rất cao. Nhưng chúng tôi không có ý định rời Nhật Bản, cả khi tòa đại sứ Italia khuyên chúng tôi làm điều đó. Chúng tôi sẽ xem tình hình như thế nào. Liên quan tới việc quyên góp cứu trợ, chúng tôi đã quyết định đóng góp cho Caritas Nhật và giáo phận Sendai”.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Alberto Bottari de Castello, Sứ Thần Tòa Thánh tại Nhật Bản, về thảm cảnh của người dân Nhật sau tai nạn động đất, sóng thần và nhiễm chất phóng xạ nguyên tử.

Hỏi: Thưa Đức Sứ Thần Tòa Thánh, tình hình tại Nhật Bản hiện nay ra sao?

Đáp: Hai tuần đã trôi qua kể từ khi Nhật Bản bị trận động đất nặng, nạn sóng thần và nguy cơ nhiễm chất phóng xạ nguyên tử, từ từ chúng tôi khám phá ra các chiều kích của những gì đã xảy ra và một phần những gì đang xảy ra. Chúng tôi chỉ có thể khâm phục trước các phản ứng của người dân Nhật, đồng thời tìm hiểu năng động của những gì đang xảy ra và thông tin một cách quân bình.

Hỏi: Thưa Đức Cha De Castello, riêng Đức Cha thì Đức Cha lượng định tình hình như thế nào?

Đáp: Tôi đã ở trong Tòa Sứ Thần tại Tokyo và tôi đã trông thấy cảnh tượng động đất kinh khủng khiến cho chúng tôi rất âu lo. Thế rồi khi thấy thủ đô Tokyo tương đối không bị thiệt hại nặng bởi trận động đất, chúng tôi lại nghĩ ngay đến nạn sóng thần với các hậu qủa tàn phá rất trầm trọng. Thế rồi không lâu sau là nguy cơ bị nhiễm chất phóng xạ nguyên tử. Tất cả đã khiến cho chúng tôi bị chấn động rất nhiều, nhưng đã không ngăn cản chúng tôi phản ứng với tất cả sự sáng suốt.

Hỏi: Thưa Đức Sứ Thần, nhân dân Nhật đã phản ứng ra sao trước các thảm họa và tình trạng cấp bách này?

Đáp: Nhân dân Nhật đã phản ứng với khả năng tổ chức nổi tiếng của họ trong bối cảnh của một biến cố vượt qúa mọi sự chờ đợi và mọi dự kiến. Chúng ta cũng phải để ý là người ta vẫn chờ đợi đợt động đất khác thêm vào các vấn đề vốn đã rất nghiêm trọng. Cần phải nhìn tương lai với lòng hy vọng. Hiện nay thiếu điện, các chuyến xe lửa đã bị giảm bớt, và việc truyền thông gặp khó khăn. Các bài tường trình đến từ các vùng bị nạn kể lại các tình trạng đau đớn của những người sống sót bị chết vì lạnh và đói khát. Chúng tôi đang đứng trước một thực tại chưa từng thấy, và Nhật Bản đang khám phá ra các giới hạn của mình.

Hỏi: Như thế toàn nước Nhật Bản đã có thái độ như thế nào?

Đáp: Nhật Bản muốn làm mọi sự với các thời gian và cách thức nào đó, nhưng điều này hiện không thể thực hiện được. Tuy nhiên, thái độ và cung cách phản ứng của người dân Nhật Bản, và các người đang găp khổ đau nặng nề rất đáng khâm phục và ca ngợi. Họ cảm thấy được an ủi và khích lệ rất nhiều bởi sứ điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, và sứ điệp này được phổ biến khắp nơi.

Đã có khoảng 200.000 người tị nạn tới Tokyo, từ những vùng bị giải tỏa. Chính quyền, Giáo Hội Công Giáo địa phương và Giáo Hội hoàn vũ đang nỗ lực trợ giúp họ. Trước một tình trạng nghiêm trọng chưa từng thấy như vậy, khó mà có thể thờ ơ trước các hàng tít lớn của báo chí yêu sách giải thích thực tại mà không hiểu thực tại đó một cách đúng đắn. Tuy nhiên tình trạng này đã không bẻ gẫy được ý chí của dân tộc Nhật Bản.

Hỏi: Giáo Hội đã gần gũi các nạn nhân và người tị nạn như thế nào thưa Đức Sứ Thần Tòa Thánh?

Đáp: Giáo Hội đang làm những gì có thể để trợ giúp các nạn nhân. Tôi liên lạc với các Giám Mục địa phương và Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nhật Bản. Tôi biết Giáo Hội đã rất sẵn sàng và mau chóng tham dự vào công tác quyên góp cứu trợ và chia sẻ thảm cảnh của các nạn nhân. Hiện nay Giáo Hội và tổ chức Caritas đã thành lập một trung tâm phối hợp trợ giúp trong tỉnh Sendai là trung tâm bị động đất và sóng thần nặng nhất. Ngày 24-3-2011 các Giám Mục Nhật Bản nhóm họp tại Tokyo để đưa ra các đường nét cụ thể cho việc cứu trợ. Cả trên bình diện tinh thần cần phải làm sao để cho các nạn nhân cảm nhận được sức mạnh của tình liên đới và hướng sự săn sóc tới các nạn nhân một cách sâu xa hơn. Sự gần gũi là cách thức giảng dậy bằng con tim. Có nhiều khi chính các cử chỉ yêu thương bác ái đó khiến cho người ta theo Kitô giáo, đặc biệt trong bối cảnh của Nhật Bản.

(Avvenire 22-3-2011; 19.20.22.23-3-2011; ASIANEWS 22.24-3-2011)
 
Tập họp đối thoại lương giáo trước sân nhà thờ Đức Bà Paris
Lê Đình Thông
12:44 28/03/2011
TỐI 25-3-2011: ĐỐI THOẠI LƯƠNG GIÁO TRƯỚC SÂN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS

Sân Nhà thờ Đức Bà Paris biến thành tiền đình lương dân (cour des Gentils) cạnh đền thánh Giêrusalem. Gentils, gốc La ngữ Gentiles: muôn dân, nơi tập hợp những người ngoại giáo. Theo sáng kiến của Đức Bênêdictô XVI, tối 25-3-2011, sân nhà thờ Đức Bà trở thành diễn đàn đối thoại lương giáo.

Những người lương giáo hiện diện nhiệt liệt chào mừng ĐHY Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về Văn hóa và ĐHY André Vingt-Trois, tổng giám mục Paris chủ tọa sinh hoạt lương giáo đầy ý nghĩa này. Tất cả hướng về màn hình lộ thiên theo dõi thông điệp của Đức Bênêdictô XVI diễn giải ý nghĩa của sự tương kính và tình tương thân tương ái.

Đức Bênêdictô XVI mời gọi các bạn trẻ lương giáo bắc nhịp cầu đối thoại: ‘‘Các con hãy đi tìm Thiên Chúa đối với một số trong các con hãy còn xa lạ’’. Ngài cũng khuyên các tín hữu đừng lo ngại trước phong trào thế tục hóa: phong trào này cho phép mỗi người kiên vững đức tin.

Ngài nhắc lại ý nghĩa của tiền đình lương dân gần Đền thánh Giêrusalem, tập họp những người ngoài Do Thái giáo tiến về Đền thánh, tâm thức trăn trở về ý nghĩa tôn giáo.

Ngài cho rằng Thiên Chúa không thể thiếu vắng trong các vấn nạn thời đại. Đức Bênêdictô XVI cho rằng ‘‘việc gặp gỡ giữa đức tin và lý trí cho phép con người tìm được chính bản thân. Nhưng nhiều khi lý trí phải chùn bước trước những quyền lợi vị kỷ.’’

Ngài mời gọi mỗi người phá bỏ hàng rào ngăn cách với người khác đưa đến tình trạng ơ hờ, dửng dưng: ‘‘Các con cần thắt chặt liên hệ với mọi người, nhất là những ai cô quả túng thiếu, không có công ăn việc làm, bệnh hoạn, bị gạt ra lề xã hội.’’

‘‘Các con hãy kết hiệp với các tín hữu cầu nguyện trong Nhà thờ Đức Bà trong lễ Truyền tin. Các con hãy mở lòng đón nhận lời Chúa, thao thức lắng nghe các bản thánh ca, hướng lòng lên với Chúa đang ngự trị trong tâm khảm.’’

Đức Thánh Cha kết luận ‘‘Thiên Chúa mời gọi các con nhận biết ngài. Các con không có gì phải e ngại. Trên đường trần, các con đồng hành đi tìm Thiên Chúa’’.

Sau diễn từ của Đức Bênêdictô XVI và phần sinh hoạt gồm một số chứng từ, nhiều tiết mục trình diễn văn nghệ phụng vụ, số đông các bạn trẻ vào nhà thờ suy niệm, cầu nguyện và hát thánh ca do cộng đoàn Taizé hướng dẫn. Trên cung thánh là nhiều tiết mục ca vũ, nhạc kịch xen kẽ bằng nhiều bản bình ca nhằm đáp ứng cảm quan giới trẻ.

Chủ đề đối thoại lương giáo là ‘‘Vị trí của con người trong thế giới ngày nay’’. Một số diễn giả đã đặt vấn đề và trao đổi với công chúng. Không gian không cùng đặt vấn đề nguồn gốc và ý nghĩa đời sống. Các nhà khoa học nhìn nhận huyền nhiệm sáng tạo. Lễ hội kỷ niệm 80 năm thuyết Big Bang (nổ lớn) do linh mục Lamaître đưa ra đặt lại vấn đề vị trí của con người trong vũ trụ: ‘‘Làm sao xác định chỗ đứng của ta trong công trình sáng tạo và hiểu đúng ý nghĩa thành nhân ?’’ (Kant).

GS Michel Cassé và GS Marc Lachièze-Rey là các nhà vật lý địa cầu, GS Dominique Lambert, Tiến sĩ Triết học và Vật lý, GS Michel Morange giảng dạy về Sinh học đã thuyết trình về chủ đề hội luận, có phần chiếu phim.

ĐHY Gianfranco Ravasi chủ tọa đối thoại lương giáo trước sân Nhà thờ Đức Bà Paris. Ngài có trong số những vị có khả năng kế vị Đức Bênêdictô XVI.

Paris, ngày 28 tháng 3 năm 2011

Lê Đình Thông
 
Top Stories
Vietnam: Le 150e anniversaire de la fondation du carmel Saint-Joseph à Saigon
Eglises d'Asie
09:44 28/03/2011
Eglises d'Asie - Voilà 150 ans, les premières carmélites arrivaient au Vietnam, troisième congrégation religieuse féminine à s’installer dans le pays. Les Amantes de la Croix avaient été fondées sur place dès le début de l’évangélisation et les religieuses de Saint-Paul de Chartres étaient arrivées à Saigon l’année précédente. Le carmel Saint-Joseph de Saigon a célébré cet anniversaire le 19 mars 2011, ...

... en la fête de Saint Joseph. Une messe solennelle d’action de grâces a été célébrée, présidée par le cardinal-archevêque de Saigon. Trois évêques concélébraient également, ainsi que 36 prêtres, dont des carmes, des prêtres du grand séminaire, voisins immédiats du Carmel, et un certain nombre d’autres ecclésiastiques. Des représentants des diverses communautés religieuses de Saigon étaient venus participer à la cérémonie.

Avant la messe, une histoire sommaire du carmel de Saigon a été présentée aux participants. En réalité, l’histoire du carmel au Vietnam avait commencé dès avant l’arrivée des premières religieuses. Le projet de fondation du carmel avait germé au mois de mai 1846 dans l’esprit d’un prisonnier condamné à mort (1), Mgr Dominique Lefebvre. Celui-ci avait été détenu et condamné à mort à Huê une première fois, alors qu’il venait d’être consacré coadjuteur de Mgr Cuénot, alors responsable du vicariat apostolique de Cochinchine. Il fut arrêté et condamné une seconde fois, après qu’il eut été nommé vicaire apostolique de la Cochinchine occidentale, nouvellement créée. Au cours de son séjour en prison – il le révélera plus tard –, il reçut une consigne mystérieuse de sainte Thérèse d’Avila : « Etablissez le Carmel en Annam : Dieu en sera grandement servi et glorifié. »

Peu après sa libération, l’évêque se mit en rapport avec le carmel de Lisieux, où se trouvait l’une de ses cousines, Sr Philomène. Il proposa aux religieuses de venir fonder une communauté à Saigon. La mère prieure de Lisieux attendit cependant une dizaine d’années avant de confier cette tâche à Sr Philomène et à trois de ses compagnes, qui débarquèrent au Vietnam en octobre 1861. Dans l’une de ses premières lettres, Sr Philomène écrivait : « Le 9 octobre 1861, nous avons posé les pieds sur la terre d’Annam, cette terre imprégnée du sang de tant de martyrs. Elle est désormais devenue notre patrie bien-aimée. » Les débuts furent très difficiles, dans une hutte aménagée en carmel provisoire. Au bout de trois mois, deux religieuses repartaient en France pour des raisons tenant autant de la santé que du découragement.

Malgré cela, la communauté commença bientôt à prendre de l’ampleur. Les premières postulantes vietnamiennes commencèrent leur formation. Dès 1862, sur un terrain concédé par l’amiral Charner, les premiers bâtiments du carmel actuel commencèrent à s’élever et, au mois de juin 1862, la petite communauté carmélitaine, composée de deux religieuses françaises et de cinq postulantes vietnamiennes, vint s’y installer. Dans ce nouveau cadre, la vie religieuse de la communauté, faite de contemplation et d’adoration, se régularisa et s’approfondit. Grâce à l’entrée de nouvelles jeunes filles attirées par la spécificité de cette vie contemplative, le premier groupe de religieuses ne cessa de s’agrandir. Si bien que, lorsque Mgr Gendreau, vicaire apostolique du Tonkin, exposa à Sr Philomène son désir de voir fonder un carmel à Hanoi, celle-ci accepta avec joie. C’est ainsi qu’en 1895, peu de temps avant la mort de Sr Philomène, un groupe de ses compagnes partit fonder le carmel de Hanoi.

Le développement de la communauté carmélitaine au Vietnam continuera tout au long du XXème siècle. Au mois d’octobre 1909, Mgr Allys, vicaire apostolique de la Cochinchine septentrionale, se rendit lui-même au couvent de Hanoi pour y chercher le petit groupe de religieuses chargées de former la première communauté de contemplatives dans la capitale impériale de la dynastie des Nguyên. Il y avait deux religieuses françaises, originaires des carmels du Mans et de Blois, et deux religieuses vietnamiennes, formées l’une à Saigon, l’autre à Hanoi. Le carmel de Huê, ainsi fondé, essaimera plusieurs fois. En 1923, il fondera le premier carmel des Philippines, qui par la suite donnera naissance à 23 autres couvents. En 1929, un groupe de carmélites de Huê fondera le carmel du diocèse de Thanh Hoa, aujourd’hui devenu le carmel de Nha Trang. Enfin, en 1975, c’est toute la communauté de Huê qui, à cause de la guerre, viendra s’installer dans la paroisse de Binh Trieu à Saigon. En cette période très difficile, les postulantes affluent et les religieuses sont au nombre de 38 lorsqu’en 1997, un petit groupe d’entre elles revient à Huê pour y faire revivre leur couvent d’origine.

Cette célébration du 150ème anniversaire ne s’achèvera pas avec la messe solennelle du 19 mars. Celle-ci marque, en réalité, l’ouverture d’une Année sainte qui se prolongera jusqu’aux 19 mars 2012. Le décret du Saint-Siège proclamant cet événement a été lu durant la célébration eucharistique, ainsi que les conditions pour obtenir une indulgence plénière (1).

(1) Voir VietCatholic News, 22 mars 2011 ; « Le premier Carmel en Extrême – Orient », Annales des MEP, année 1937, pages 69-75 ; EDA 504

(Source: Eglises d'Asie, 28 mars 2011)
 
Libya - Vatican: Gaddafi a controversial dictator
Rev. Piero Gheddo
10:11 28/03/2011
Few people know that Gaddafi worked to open schools and universities for women, guaranteed freedom for them to leave home unaccompanied, developed the country's economy. He asked John Paul II for nuns who were nurses for Libyan hospitals. The appeal of Benedict XVI and Archbishop Martinelli to dialogue. With the end of Gaddafi the risk of Islamic fundamentalism grows.

Milan (AsiaNews) - The West has sided with opponents of the Muammar Gaddafi, who will have to choose between dying in a Tripoli reduced to rubble or accepting exile in a friendly country. At this point it is only a question of time, and is superfluous to recall what the Pope has said many times. And again yesterday, March 27, after the Angelus, Benedict XVI said: "Faced with the increasingly dramatic reports from Libya, my trepidation for the safety and security of civilians and my concern for the unfolding situation, currently signed by the use of arms, is growing. In times of greatest tension, the need to put to use all means available to diplomacy becomes increasingly urgent and to support even the weakest signs of openness and willingness on both sides involved, for reconciliation in search of peaceful and lasting solutions. In view of this, as I lift my prayer to the Lord for a return to harmony in Libya and the entire North African region, I also appeal to the international bodies and all those in positions of military and political responsibility, for the immediate start of dialogue and the suspension of the use of weapons".

The bishop of Tripoli, Mgr. Giovanni Martinelli (AsiaNews.it, March 25) adds: "The war could have been avoided. A few days before Sarkozy decided to bomb, there were some glimmers of hope for real mediation. But the bombs have damaged everything”.

Dictator since 1969, at first Gaddafi followed an anti-Western and anti-Italian line to the point of financing Islamic terrorism, extremist inspired Islamic mosques and madrassas around the world. He expelled from the 25 thousand Italians and other foreigners Libya who were the backbone of the economy and public services, reducing his people to misery. In 1986, Reagan bombed the six tents, inside the barracks, one of which housed the Libyan prime minister, who escaped by a miracle.

Isolated between pro-Western Egypt and Tunisia, he realized that the revolutionary line was destined to fail and so he gradually changed his policy: he may have continued to make revolutionary and anti-Western speeches, but in practice, especially after the economic embargo was removed in 1998 and the embargo on arms sales in 2004, he started a process of rapprochement to the West and, what is more important, the education of his people with schools and respect for the rights of man and woman .

I was in Libya in 2007 and have stayed in touch with friends. Gaddafi has used oil revenues to develop the country: roads, schools, hospitals, universities, low cost housing, the beginning of industrialization and agricultural development bringing water to the desert, up to a depth of 600-800-1.000 m! Two water systems (built by South Korean) taking water from the desert to the coast, 900 km to the north.

The Gaddafi regime is supported by the tribes of Tripolitania, it has fought those of Cyrenaica, a region that has rebelled and easily won power in Benghazi and other cities. A traditional rivalry that had already caused problems at the time of the Italian colonization. The recent uprising was not caused by poverty, such as those of Egypt and Tunisia, in fact, to date, of the many refugees from the Maghreb countries, no Libyan has fled from Libya, a sign that people were not so badly off. The revolt is led by tribal rivalries (the tribes are called "Kabila") and also from the oppression of a dictatorship that leaves no room for growth of popular involvement in politics and leadership of the country.

But we can not forget what the dictator has done: he sent girls to school and college, abolished polygamy and passed laws in favour of women in marriage: for example, he prohibited the use of keeping girls and women locked in the rooms and walled courtyard of the house. Above all, he controlled and kept in check Islamic extremism. A committee of Islamic scholars in Tripoli prepared religious texts in advance of Friday, sending them to all the mosques of the country, the imam had to read that text without adding or removing anything, on pain of loosing his position.

Until now there has been religious freedom in Libya. The 100 thousand Christians (no Libyans, all foreign workers in most part Egyptian Copts), albeit with many limitations, enjoy freedom of worship and assembly. Caritas Libya is a well respected agency and often asked to intervene in certain situations. Two exceptional circumstances. In 1986, Gaddafi wrote to Pope John Paul II asking for Italian nuns for hospitals. He built hospitals and clinics, but had not yet trained Libyan nurses. The request came from the good example of the two Italian Franciscan nurses who assisted Gaddafi’s father until his death. In Libya today there are about 80 Catholic nuns (mainly Indian and Filipino, but also Italian) and 10 thousand Catholic nurses from the Philippines and India, as well as many Filipino, Indian, Lebanese, Italian doctors. Archbishop Martinelli said to me: "The presence of these young Christian women, professionally trained, polite, attentive to the needs of patients caring for them with love, are changing the image of Christianity among Muslims." This is not allowed in any other Islamic country.

A second fact. I was in the desert at 900-1000 km. from Tripoli, where because of water pulled up from the depths of the earth the region is blooming. A lake of 35 km long and cultivated fields and towns, where 20 years ago there was nothing. The capital city in the region of Sabha has 80 thousand inhabitants, and is home to an Italian doctor and priest, Don Giovanni Bressan (Padova), was one of the founders of the central hospital. Don Bressan gathered to him many refugees from African countries south of the desert (Nigeria, Cameroon, Chad, etc..) He founded a church, a school and a community centre for them. The Africans work and are paid for three or more years, remaining in the south, then when they have enough money they attempt to reach Italy! They do all kinds of jobs and are seen as honest and strong workers. Don Vanni (Giovanni) succeeds in stopping some families, others want to come to Italy, or Europe. The process towards full integration of Libya into the modern world and the Charter of Rights had begun. I am not defending Gaddafi and his dictatorship, but it does seem only fair to testify aspects of his rule that have been completely ignored in recent days.

On March 26, Magdi Cristiano Allam wrote about in the Italian newspaper “Il Giornale”: "In the war that has broken out in Libya and which sees Italy on the front line, the only real certainty, beyond the intentions of those who unleashed it, is that the Islamists will win and that, consequently, the populations of eastern and southern shores of the Mediterranean will be increasingly submissive to sharia, the Islamic law that denies fundamental human rights and legitimises theocratic dictatorship. An outcome that is exactly the opposite of the official proclamations of Sarkozy and Obama and their excessive use of catchphrases such as 'freedom and democracy'. "

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Gaddafi-a-controversial-dictator-21141.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Colombia ký sự
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
10:04 28/03/2011
Mấy ngày qua tôi có nhận được email thăm hỏi của một số giáo dân ở Paraguay khiến tôi cảm thấy ngạc nhiên. Ngạc nhiên vì bấy lâu nay khi tôi còn ở Paraguay, như tôi đã chia sẻ trong các bài viết về phong tục tập quán, người Paraguay rất ít quan tâm đến người khác, hay nói đúng hơn là xong việc rồi thì thôi. Không biết họ gởi email cho tôi vì họ quan tâm, vì họ nhớ đến tôi hay chỉ vì công việc. Bởi vì trong email họ có nhờ tôi tĩnh tâm và giúp giới trẻ cho chương trình Tuần Thánh sắp tới.

Thấm thoát mà đã mấy tháng tôi xa Paraguay- vùng đất truyền giáo mà tôi đã sống, đã xem nó như là quê hương thứ hai của mình sau khi nhận bài sai của Bề Trên Tổng Quyền. Tôi có nhớ man mán một câu thơ nói về quê hương, viết rằng : “Khi tôi ở chỉ là nơi đất ở; khi tôi đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Câu thơ này đã gợi lại cho tôi nỗi nhớ quê hương thứ hai của mình, dù nơi đó không đẹp, không giàu sang, không văn minh như nước Colombia hiện tôi đang sống.

Trong bài viết về “Một Thoáng Colombia” lần trước đã đăng trên Vietcatholic (Một thoáng Colombia), tôi đã chia sẻ một vài cảm nhận của một người mới đến. Trong bài này, tôi muốn chia sẻ thêm về cuộc sống của người dân Colombia nói riêng, và về việc học hành, công việc, cách ứng xử của những bạn bè đồng môn đến từ nhiều quốc gia khác nhau trong khóa học đào tạo mà tôi đang theo đuổi để những ai tiếp cận, đi du lịch và làm việc với người dân Combia nói riêng và dân Nam Mỹ nói chung khỏi bở ngỡ và dễ làm quen.

Có thể nói Colombia là một quốc có nhiều điểm du lịch nhất ở vùng Nam Mỹ, và vì thế, có nhiều du khách đến đây. Dịch vụ xe ta-xi, xe búyt và Trasmilenio (cũng là một loại xe búyt nhưng khá dài với sức chứa khoảng 160 hành khách và có đường chạy riêng) rất rẻ nên người ta thích đi. Tất cả các nhân viên phục vụ và tài xế ở đây khá lịch sự chứ không giống như nhiều anh tài xế và phụ xe ở Việt Nam mình thích chửi ai thì chửi và muốn thu tiền bao nhiêu cũng được nên trên xe luôn có sự cãi cọ nhau. Một điểm nữa cũng cần được nhắc đến là văn hóa xếp hàng và người ta biết nhường nhau, cách riêng cho những người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người già và trẻ em. Tôi thấy những điều này ở Paraguay, dù là một quốc gia kém văn minh hơn Việt Nam rất nhiều, nhưng họ lại biết tôn trọng và hành xử văn minh hơn chúng ta.

Tôi có dịp đi thăm vài điểm du lịch ở đây và nhận thấy rằng chính phủ đầu tư vào các điểm du lịch vừa để giới thiệu về đất nước mình, vừa thể hiện một sự văn minh trong đời sống văn hóa du lịch. Cụ thể là các đồ lưu niệm, dịch vụ ăn uống, các khu vui chơi đều có giá cả ưu đãi và các nhân viên phục vụ rất tận tình lịch sự. Vào các dịp lễ họ còn giảm giá vé để cho nhiều người có thể tham quan. Trái lại ở Việt Nam mình thì vào các dịp lễ lại tăng giá, một điều hết sức vô lí nữa ở Việt Nam là có sự phân biệt giữa người Việt Nam và người nước ngoài khi mua tàu xe hay vào các điểm du lịch. Nhiều người nước ngoài từng đến Việt Nam có hỏi tôi tại sao nước Việt Nam lại có sự phân biệt như vậy, và không biết năm nay là năm 2011 rồi những người điều hành có nhận ra được điều đó không và đã điều chỉnh lại chưa. Và nếu các nước Nam Mỹ này mà đối xử với tôi như thế chắc là tôi đã phản đối và đã xin chuyển làm việc ở nước khác từ lâu rồi.

Những ngày tháng học hành, hội họp và làm việc chung với các trí thức vùng Nam Mỹ, tôi học hỏi được họ rất nhiều điều, trong đó có sự khiêm nhường và biết lắng nghe nhau dù cũng có những lúc tranh luận to tiếng để tìm ra những điểm chung. Điều này tôi thấy người Việt mình, nhất là giữa các anh em linh mục, tu sĩ với nhau cần phải thẳng thắn hơn để nhìn nhận lại vấn đề này, vì có nhiều người trước mặt trông có vẻ bằng lòng, vui vẻ nhưng sau lưng thì gièm pha, chơi xấu nhau. Tôi thấy các linh mục giáo sư có bằng cấp cao thuộc nhiều quốc gia đang điều hành Học Viện Thần Học Mục Vụ thuộc Thượng Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ Latin và vùng Ca-ri-bê làm việc ở đây rất thẳng thắn trong đối thoại, mỗi người luôn biết chổ đứng của mình và không bao giờ ‘dẫm chân’ nhau trong công việc nên họ luôn có tình bạn chân thành chứ không khách sáo.

Người dân Châu Mỹ Latin khá cởi mở và thân thiện nên từ chỗ xa lạ những ngày đầu, chúng tôi trở thành những người bạn của nhau. Trước đây khi tôi nghe đến tên của một số quốc gia, thì trong thâm tâm tôi thường dán nhãn là quốc gia này có điều này xấu, quốc gia kia có điều kia tệ… Nhưng nay được sống và làm việc với những con người cụ thể, tôi đã bắt đầu có một cái nhìn đúng đắn hơn, và khi nghĩ về người đó, tôi không còn đặt nặng về quốc gia, chủng tộc hay tầng lớp xã hội nhưng là một tương quan bình đẳng như những người bạn với nhau.

Khi chúng tôi được chia làm việc theo các nhóm nhỏ hay nhóm lớn để thảo luận một vấn đề nào đó, mỗi người đều có trách nhiệm và góp lên tiếng nói của mình để làm sáng tỏ vấn đề. Không có ai ỉ lại vào người khác hay tự cho rằng ý kiến của mình là đúng hoàn toàn, còn những ý kiến phản biện là sai lầm, là vô bổ. Mỗi người đều biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau. Bởi thế nên các quốc gia châu Mỹ Latin ít có chiến tranh giữa các quốc gia vì họ biết nhường nhịn nhau. Những cuộc chiến tranh hay xung đột xảy ra là do một số người có đầu óc độc tài thống trị, bất chấp những dư luận và luôn cho mình là người có lý.

Người xưa có nói “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Tôi không dám nói mình đã học được nhiều sàng khôn vì đi nhiều tháng năm ở các nước, nhưng tôi cảm thấy mình lớn lên rất nhiều trong cách suy nghĩ và trong hành động trong những cuộc xuất du này.

Những ngày trong tháng Ba quả là những ngày buồn cho cả thế giới nói chung va nước Nhật nói riêng với cơn động đất kinh hoàng 8.9 độ Richter kéo theo những cơn song thần khiến hàng chục triệu người thiệt mạng và mất tích. Tôi cũng nhận được tin buồn trong những ngày này là đứa cháu trai 16 tuổi, con trai duy nhất của người anh ruột bị chết đuối khi cố gắng cứu một em bé bị trượt chân ngã xuống sông. Tôi có điện thoại về Việt Nam để an ủi gia đình người anh trai và được biết rằng trong đám tang ấy, ba tôi đã khóc nghẹn cho đứa cháu nội thân thương của mình trong khi má tôi mỗi ngày một mất trí nhớ và không biết đứa cháu mình đang nằm đó. Cả gia đình tôi trong những ngày này cũng buồn như nước Nhật. Tôi cũng chỉ biết an ủi những người thân nhưng trong lòng cũng đau lắm. Tôi chỉ biết cúi đầu xin vâng theo ý Chúa vì Ngài kêu ai thì người ấy ‘dạ’ thôi.

Hôm nay, tôi có đến thăm hai anh em linh mục cùng Dòng từ Việt Nam mới đến và cùng nhau dâng lễ cầu nguyện cho những ý chỉ của mỗi người cũng như cầu nguyện cho Tỉnh Dòng Ngôi Lời Việt Nam của chúng tôi vừa có Ban Cố Vấn mới. Chúng tôi có dịp trao đổi, trò chuyện với nhau, và như là một người đàn anh đi trước, tôi cũng chia sẻ vài kinh nghiệm cho các anh em vừa mới đến để anh em dễ dàng hội nhập với cuộc sống mới nơi đất khách.

Ngẫm lại những sự đã qua, nhất là trong bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ III Mùa Chay năm A vừa qua, Chúa Giê-su muốn nhắn nhủ với chúng ta là hãy biết khao khát Thiên Chúa vì chính Người sẽ lấp đầy những khát khao của chúng ta. Dù biết bao thế sự thăng trầm và nhiều khi tưởng chừng Chúa đã quên những lời khẩn cầu của chúng ta, thì chính lúc đó Chúa lại ra tay cứu vớt chúng ta.

Colombia, 28 tháng 03/2011
 
Giáo xứ Mỹ Dụ -GP Vinh - khánh thành các công trình
Antôn Hoàng Cảnh Hồng
11:17 28/03/2011
VINH - Mỹ Dụ được toạ lạc bên triền con đê lớn 42, dòng nước được bắt nguồn từ miền tây Nghệ An chảy về, hơn 2.200 giáo dân của 6 giáo họ sinh sống bằng nghề thuần nông hiền lành và chất phát nằm rải rác trên các địa bàn bốn xã: Hưng Nhân, Hưng Châu, Hưng Phúc, Hưng Lợi thuộc huyện Hưng Nguyên. Thật là:

Nhân Châu Phúc Lợi gọi mời
Tô xây Mỹ Dụ sáng ngời vẻ vang


Xem hình ảnh

Cách đây 142 năm (năm 1869 ) được tiếp xúc với các nhà truyền giáo rất sớm, là xứ Mẹ của nhiều giáo xứ, nhưng cũng nơi đây, lũ lụt đe doạ thường xuyên, đời sống giáo dân gặp nhiều khó khăn. Đến năm 1956 khuôn viên giáo xứ thuộc diện đắp đê chống lũ, hai bên triền đê được lấy đất đắp đê, vì vậy nơi đây lại là nơi ao tù nước đọng, cổng ngăn không còn, bờ rào không có, chung quanh cây cỏ um tùm, trâu bò, ếch nhái, ruồi muỗi hoạt động ngang nhiên, đã thế lại còn bị thử thách với sự kiện đất đai kéo dài. Cụ thể không biết bao giờ giữa sân nhà thờ và nhà xứ cùng một không gian hình thành một con đường và cứ thế mọi người không kể người xa kẻ gần cứ ngang nhiên làm lộ trình đi lại, làm mất sự trang nghiêm của nơi thờ Chúa, vì vây mà qua các đời linh mục như cha Phêrô Nguyễn Xuân Chính ngài thấy con đường quá bất tiện nên đã làm cửa đóng lại hòng ngăn và yêu cầu mọi người nên đi đường khác, nhưng vẫn không được, vì chính quyền luôn can thiệp gây khó dễ, rồi đến đời cha quá cố Phêrô Nguyễn văn Khang, Giuse Nguyễn Tràng, con đường vẫn xẻ ngang chia cắt giữa nhà thờ và nhà xứ.

Nơi đây; Ba năm về trước một ngôi nhà gỗ bờ đá rêu phong ẩn mình trong đám cây cối um tùm có từ hơn nữa thế kỷ do cha già quá cố Phêrô Trần Trọng Kiểng mua nhà cũ về dựng lên để lại. Vườn nhà xứ, nhà thờ trũng thấp ao tù nước đọng, ô nhiễm môi trường, ẩm thấp lầy lội. Vào năm 1993 ngôi thánh đường được xây dựng “chưa một lần khánh thành” toạ lạc giữa vườn cỏ dại vây quanh, nhìn thật hoang tàn sau những cơn mưa đổ xuống.

Năm 2006 bề trên giáo phận cử cha J.B Phạm Quang Long sinh năm 1965 một vị cha trẻ nhiệt huyết, cương trực, hiền lành có “mái tóc hoa râm” về quản nhiệm, bắt tay vào việc; Hơn hai nghìn con chiên của giáo xứ, việc đầu tiên phải làm là chuyển tải cho mọi người về kiến thức giáo lý đức tin, ngoài những công việc mục vụ cho phần rỗi các linh hồn, ngài trăn trở và bắt đầu cùng giáo dân khởi công kiến thiết. Hơn 5000m3 đất đã được chở về san lấp các chỗ trũng ao tù và nâng cấp khuôn viên , sân nhà thờ, nhà xứ được lát bằng gạch B-lốc khoảng 2.500m2, nhà xứ, nhà cơm, nhà giáo lý được xây mới, nhà khách bằng gỗ cả trăm năm tuổi được trùng tu, đặc biệt là khuôn viên vốn bị chia cắt bằng con đường mấy chục năm trời nay được khép kín với bờ rào bao quanh chu vi dài 500m.

Cha Long tâm sự: “Nói đến khánh thành khuôn viên chắc hẳn nhiều người ngỡ ngàng nếu không muốn nói là lấy làm lạ: Bởi vì khuôn viên này so với các giáo xứ thì còn nhiều điều thua em kém chị, song đối với Mỹ Dụ chúng con thì đây quả là một điều kỳ diệu”. Vâng chúng tôi thấy rất cảm động và pha lẫn cả cảm phục khi nhìn thấy sự thay da đổi thịt của bộ mặt giáo xứ, đi một vòng thăm quan các ngôi trường giáo lý ngăn nắp gọn gàng bởi những bộ bàn ghế bằng gỗ xếp đều ngay ngắn, trên tường được trang bị với những tấm bảng viết loại chất liệu bằng nhựa PANEN, mặt ngoài bảng bằng chất THÉT có từ, được nhập khẩu từ HÀN QUỐC. Ngôi nhà xứ hai tầng theo kiểu nhà sàn bằng gỗ và một nhà tiếp khách cũng bằng gỗ lâu năm được sơn tráng rất đẹp, phía sau nhà hai tầng là nhà ăn rộng rãi khang trang. Nhiều cây cảnh cây cổ thụ được trồng tô điểm cho khuôn viên nhà xứ và nhà thờ trông hài hoà đẹp mắt.

Thánh lễ tạ ơn được Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp và quý cha về hiệp dâng

Chúc mừng trong bầu khí trang nghiêm sốt mến, Đức cha chủ tế đã ca ngợi tình hiệp nhất của bà con giáo dân cùng cha xứ đã chung tay góp sức làm thay đổi bộ mặt giáo xứ, ngài cũng nhắn nhủ bà con hãy xây dựng ngôi nhà tâm hồn của mọi người thật tốt, thật đẹp để làm rạng danh Chúa và Hội Thánh.

Sau thánh lễ tiệc mừng được tổ chức trong không khí ấm cúng và vui mừng.. Cám tạ hồng ân Thiên Chúa, cám ơn hết mọi thành phần dân Chúa trong và ngoài giáo xứ, các vị ân nhân xa gần, xin hiệp dâng lên Chúa lời cám tạ tri ân xin Chúa trả công bội hậu cho hết cả mọi người.
 
Suy tôn và ngợi ca Thánh Giá Đại hội Giới trẻ tại giáo xứ Hòa Loan
Nguyễn Xuân Trường
10:07 28/03/2011
BẮC NINH - Sau buổi chiều Cungnghinh và Thánh lễ mừng đón Thánh Giá Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnhHà Nội, giáo xứ Hòa Loan tổ chức buổi suy tôn và ngợi ca Thánh Giá vớichủ đề: Thánh Giá Ánh Sáng TìnhYêu vào tối ngày 26.3.2011. Tham dự buổi suy tôn ngợi ca có cha Đặctrách Giới trẻ giáo phận Bắc Ninh Phanxicô Xaviê Nguyễn Huy Liệu, cha nghệsĩ Giuse Trần Bá Hạnh, cha phó xứ Đaminh Nguyễn Xuân Trường cùng hàngtrăm bạn trẻ và cộng đoàn tín hữu tham dự.

Xem hình ảnh

Mở đầu là nghithức thắp sáng: cộng đoàn cùng nhau hát vang bài ca Giêsu Ánh Sáng vàthắp nến cháy. Cả nhà thờ lung linh ánh sáng: ánh sáng nến, ánhsáng Thánh Giá, ánh sáng tình yêu. Như ngọn nến phải tan chảy mớicó thể trao ban ánh sáng, Chúa Giêsu đã phải hi sinh để trao ban tìnhyêu cho nhân loại. Rồi các bạn trẻ trang nghiêm cung nghinh Thánh giá ralễ đài ngoài trời. Đoàn rước đi trong tiếng kèn đồng oai hùng vànhững lời ca vang vọng tình yêu Chúa. Khi đoàn rước ra ngoài trời, 10cây nến chính đã được thay bằng 10 ngọn đuốc rực lửa bùng bùng càngdiễn tả sống động hơn ngọn lửa tình yêu bùng cháy của Chúa GiêsuKitô.

Thánh Giá đượcđặt chính giữa lễ đài và cha Đặc Trách giới trẻ giáo phận đã longtrọng khai mạc đêm ngợi ca Thánh Giá Ánh Sáng Tình Yêu. Đêm ngợi cađược mở đầu bằng bài ca kèm cử điệu rất đơn giản nhưng vô cùng dễthương và ý nghĩa: Thánh Giá là chữ †. Người nằm giang tay chữ Y. Làtình yêu, yêu đến tận cùng. Yêu nhân gian chiều ngang. Yêu đời mình chiều sâu.Yêu Chúa là chiều cao. Để tình yêu luôn mãi nhiệm mầu.

Cùng với các bạn trẻgiáo xứ Hòa Loan, đêm ngợi ca Thánh Giá còn có sự góp mặt của mộtsố anh chị em nghệ sĩ đến từ Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa,Tuyên Quang, và đặc biệt là sự góp mặt của linh mục nghệ sĩ GiuseTrần Bá Hạnh, người đã thổi một luồng sinh khí làm cho đêm ngợi vừaca sôi động, vừa để lại những cảm nghiệm sâu lắng trong lòng ngườitham dự.

Kết thúc, các bạn trẻcùng nhau múa bài ca chủ đề của Đại hội Giới trẻGiáo tỉnh Hà Nội lần thứ IX: Anh em một nhà tình thương mến thương mang đậm chất TinMừng hội nhập vào văn hóa quan họ Bắc Ninh. Rồi quý cha lên lễ đàiban phép lành kết thúc.

Những ngày kế tiếp, Thánh Giá sẽđược cung nghinh lần lượt tới các giáo họ trong giáo xứ Hòa Loan.Sáng ngày 1.4.2011, tại giáo họ Hương Nghĩa, quý cha trong giáo hạtTây Nam và Tây Bắc sẽ cùng hiệp dâng thánh lễ trọng thể trao ThánhGiá cho giáo hạt Tây Bắc gồm các tỉnh: Bắc Kạn, Thái Nguyên, PhúThọ và Tuyên Quang.

Như ngọn nến tanchảy đến những giọt cuối cùng để mang hơi ấm và ánh sáng cho đời,Chúa Giêsu cũng đã hi sinh đến những giọt máu và nước cuối cùng đểrọi chiếu ánh sáng tình yêu, ánh sáng cứu độ vào khắp vũ trụ này.Ước gì mỗi chúng ta, đặc biệt các bạn trẻ, biết mở lòng mình rađón nhận ánh sáng tuyệt vời ấy, để rồi, có đủ nghị lực để bướcđi trên con đường của Giêsu, con đường hi sinh rọi chiếu ánh sáng tìnhyêu.

Ngày 23.3.2011, trong tiết trời dịu mát, toànthể giáo xứ Hòa Loan, giáo phận Bắc Ninh hân hoan mừng đón Thánh GiáĐại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội.

Xem hình ảnh

Đúng 12g, đoàn xe bắt đầu khởi hành rời giáoxứ Hòa Loan lên đường đón Thánh Giá tại giáo họ Vân Tập. Tại đây,lúc 13g đã diễn ra thánh lễ trao Thánh Giá với sự tham dự đông đảocủa tín hữu 2 giáo xứ Vĩnh Yên và Hòa Loan. Trong bài chia sẻ, chaĐaminh Nguyễn Xuân Trường đã xoáy vào những cơn khát của con người,và đỉnh cao của những cơn khát ấy chính là niềm khát khao hạnh phúc,là khát vọng sống mãi. Và chính Chúa Giêsu là Đấng thỏa mãn nhữngcơn khát vô biên ấy. Chúa Giêsu đã tự nguyện chết treo trên thập giá.Chính khi tên lính lấy đòng đâm cạnh sườn Người và máu cùng nướcchảy ra đã làm bùng nổ ơn cứu độ. Máu cùng nước chảy ra muốn diễntả rằng: Chúa Giêsu trao ban trọn vẹn tình yêu, trọn vẹn con người,trọn vẹn sự sống của Ngài cho nhân thế. Đây là một minh chứng hùnghồn cho lời tuyên bố Người là Nước Hằng Sống.

Cuối thánh lễ, cha Tổng đại diện Giuse TrầnQuang Vinh, với tư cách là chánh xứ Vĩnh Yên, đã cùng các bạn trẻtrao Thánh Giá cho giáo xứ Hòa Loan. Những tiếng vỗ tay giòn giã vanglên bày tỏ niềm vui òa vỡ được đón nhận Thánh Giá như thể đón nhậntình yêu và sự sống của Chúa Giêsu Kitô. Đoàn người hân hoan cungnghinh Thánh Giá tiến về giáo xứ thân yêu của mình. Dọc quốc lộ số2, một rừng cờ hội thánh phần phật tung bay. Đi giữa rừng cờ làThánh Giá sừng sững hiên ngang cao vời. Thánh Giá được cung nghinh trênxe trang trí rực rỡ với biểu tượng Đại hội Giới trẻ Bắc Ninh và conthuyền Hội Thánh đang lướt trên những con sóng.

Đúng 14g45, Thánh Giá về tới Hòa Loan, tấtcả các ban ngành đoàn thể Ban Giáo Xứ, Ban Hành Giáo, Dòng Ba, MânCôi, Gia Trưởng, Ca Đoàn, Giới Trẻ, Thiếu Nhi Thánh Thể, Kèn đồng,Trống Trắc… hàng lối chỉnh tể chào đón Thánh Giá. Các bạn trẻ nângcao Thánh Giá đi trên con đường làng dẫn vào nhà thờ giáo xứ HòaLoan giữa những tiếng kèn đồng oai hùng, tiếng chuông nhà thờ ngânvang, giữa những lời ngợi ca vang vọng và những cánh hoa tung bay rựcrỡ sắc màu. Tất cả tạo nên một bầu khí sinh động và linh thánh.

Đúng 15g, thánh lễ đón nhận Thánh Giá bắtđầu. Cha Tổng đại diện Giuse Trần Quang Vinh chủ tế và 7 cha đồng tế.Trong bài giảng, cha Đaminh Nguyễn Xuân Hùng nhấn mạnh Thánh Giá lànguồn ơn cứu độ nhân loại. Cuối thánh lễ, một bạn thay lời cho giớitrẻ nói lời cảm ơn quý cha và các ban ngành đoàn thể đã nhiệt tìnhtrợ giúp tổ chức thánh lễ, đồng thời bày tỏ niềm vui được đón ThánhGiá và hứa cố gắng dấn thân bước theo con đường Chúa Giêsu đã đi: conđường Thánh Giá, con đường yêu thương hi sinh.

Cha phó Đaminh Nguyễn Xuân Trường đã diễn tảrằng: “Lời ca không có hôm nào đẹpnhư hôm nay đã ứng nghiệm nơi giáo xứ Hòa Loan. Một ngày đẹp, quáđẹp. Đẹp không chỉ do thời tiết, mà đẹp do tình người tình Chúa. Vìtình thương mến thương, mà quý cha và cộng đoàn tín hữu trong vàngoài giáo xứ đã hiện diện hiệp thông đông đảo, ai ai cũng chan hòa tình thương yêu. Vì tình thương concái mà Thánh Giá Chúa đã đến với giáo xứ, tuôn trào suối nguồn ơncứu độ, suối nguồn yêu thương và vui mừng cho tất cả”.
 
Buổi thuyết trình “Hơi thở Nhiệm mầu” tại Trung Tâm Mục Vụ Sàigòn
Tạ Ân Phúc
08:15 28/03/2011
Buổi thuyết trình “Hơi thở Nhiệm mầu” tại Trung Tâm Mục Vụ Sàigòn

Thở là hít không khí vào lồng ngực, vào cơ thể rồi đưa trở ra qua mũi, miệng. Thở là thực hiện chức năng hấp thụ oxygen và thải ra khí carbonic. Thở cũng là điều kiện và biểu hiện của sự sống, người ta có thể nhịn ăn và nhịn uống trong nhiều ngày, thậm chí cả tháng nhưng không thể nhịn thở quá 5 phút. Từ thưở tạo dựng, "Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật" (x St 2,7), sự sống con người có được là do ân ban của Thiên Chúa. Hơi thở con người là một điều hiển nhiên không thể chối cãi, thế nên đôi khi người ta không còn chú ý đến nữa và quan tâm đến nhiều điều được cho là đáng lo toan hơn trong cuộc sống. Nhưng điều chỉnh hơi thở và rèn luyện đúng cách sẽ làm cho người ta khỏe mạnh hơn và tâm hồn thư thả, thoải mái hơn qua việc tập thể dục, tập yoga, thiền.

Để giới thiệu về cách thức làm điều hòa hơi thở con người trong sự mầu nhiệm của cuộc sống, chiều thứ Bảy, ngày 19/03/2011, Chương Trình Chuyên Đề, Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn đã tổ chức buổi nói chuyện đề tài: “HƠI THỞ NHIỆM MẦU” với sự trình bày của Sư cô Thích Nữ Hương Nhũ, Giảng viên Học viện Phật Giáo Việt Nam tại TP.HCM.

Đến tham dự buổi nói chuyện có một số ni sinh đến từ trường Cao Đẳng Phật Giáo, tỉnh Đồng Nai và một số Phật tử học trò của sư cô. Hiện diện trong buổi thuyết trình còn có cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban Mục Vụ Hôn Nhân Gia Đình, cha Phanxicô Xavie Bảo Lộc, Trưởng Ban Đối thoại Liên Tôn và khoảng 200 khán giả thuộc nhiều thành phần khác nhau.

Ngay trong lời giới thiệu mở đầu cho buổi thuyết trình, Sư cô cho hay đời sống hiện đại, cuộc sống vật chất tăng lên tưởng chừng như mọi người sẽ được hạnh phúc. Nhưng thật sự kết quả lại không như mong muốn, vì khắp nơi vẫn là những tiếng nói của sự khổ đau và con người luôn cần sự thông cảm, chia sẻ.

Xem hình buổi thuyết trình

Tại sao con người đau khổ trong khi có mọi thứ trong tay? Vì người ta luôn nghĩ rằng hạnh phúc đến từ những gì bên ngoài, là vật chất, tiền tài, địa vị, danh vọng, nghĩ rằng khi có tất cả những điều đó thì con người sẽ có hạnh phúc. Thật ra, những điều đó không thể đem lại giá trị hạnh phúc vĩnh hằng mà hạnh phúc phải đến từ nội tâm. Nếu những giá trị bên ngoài có thể đem lại cho người ta niềm tin, thì có lẽ không cần đến niềm tin, sự cầu nguyện, không có những buổi họp mặt thân ái vì đức tin để củng cố những giá trị bên trong.

Sư cô cũng đề cập đến nạn động đất và sóng thần ở Nhật Bản vừa mới xảy ra làm hơn 6.000 người chết, hơn 10.000 người mất tích (số liệu ngày 19/3) để nói rằng cho dù là đất nước văn minh hiện đại với những con người thông minh, giàu có, tài giỏi như thế thì cũng không thể tránh khỏi được tai họa, đau khổ. Những trận động đất, tai họa xảy ra đây đó trên thế giới là do chính từ thái độ đối xử với thiên nhiên thật là phủ phàng của con người. Vì vậy, con người ta cần phải có một thái độ sống, một niềm tin, một tinh thần với tất cả tình yêu thương trong trái tim mình để hiểu biết và tự xác định mình nên có một thái độ sống như thế nào.

Mỗi người đều liên quan đến đất mẹ, liên quan với nhau như là một cơ thể toàn vẹn mà không có sự phân biệt đối xử để rồi gây ra chiến tranh với lòng tham lam, sân si độc ác. Chính lòng tham con người đã gây ra sự đau khổ cho chính con người. Sự tài ba, thông minh, giàu có của những đất nước tiến bộ nhất vẫn không tránh được những nạn tai và bất hạnh.

Hơi thở nhiệm mầu là một phần của sự kết hợp giữa thân và tâm. Khi thân ở hiện tại mà tâm ở quá khứ, là sự nuối tiếc quá khứ, mang lại sự dằn vặt đau khổ. Thân ở hiện tại mà tâm cứ vọng tưởng về tương lai, một tương lai chưa biết sẽ ra sao, thì sẽ đem lại sự trăn trở, âu lo và cả sợ hãi. Có người dành ra 5 năm, 10 năm để chạy theo mục đích của mình, như một bằng cấp, một tài sản, một sự nghiệp, nhưng chưa bao giờ được sống vì không biết dừng lại lắng nghe với hơi thở, với giây phút hiện tại. Chỉ hơi thở nhiệm mầu mới kết nối giữa thân và tâm, để thấy được giữa thân và tâm chỉ là một mà thôi. Khi hít vào thật sâu, từ từ thở ra là biết rằng sự sống đang hiện hữu và người ta có thể hạnh phúc với giây phút hiện tại.

Người ta thường chạy theo những thứ phù du bên ngoài để rồi thất vọng, khổ đau nên cần có những giây phút nhắc lại nhau tài sản quý giá mình đang có là hơi thở nhiệm mầu để thấy rằng sự khổ đau vô cùng nhỏ bé so với bao nhiêu con người bất hạnh, đau khổ hơn ta nếu đời sống không có một niềm tin. Nhưng không phải lúc nào con người cũng kết nối với hơi thở, kết nối với thiên nhiên nên đời sống lúc nào cũng khô cằn như sỏi đá, thế nên hơi thở được gọi là nhiệm mầu là chiếc cầu kết nối giữa thân và tâm nhắc chúng ta hãy an vui trong giây phút hiện tại, không luyến tiếc quá khứ, không vọng tưởng tương lai.

Giới trẻ tin rằng, những nước văn minh như Nhật Bản, Hoa Kỳ rất giàu có nên hạnh phúc, nhưng qua các nghiên cứu ở Mỹ, nếu sức mua tăng 16% trong 30 năm qua thì tỷ lệ người tự cho là hạnh phúc giảm từ 36% xuống còn 29%; còn ở Nhật Bản, trong năm 2006, đã có hơn 30.000 người tự tử, và con số này tăng lên hàng năm, ước tính khoảng 7% mỗi năm. Ở những quốc gia này, con người phải chịu áp lực công việc, thất nghiệp, thất bại trong thị trường chứng khoán…

Theo nghiên cứu xã hội học, 75% dân số ở các quốc gia phát triển và yên bình nhất thế giới như Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan… tự nhận mình có cuộc sống hạnh phúc. Họ có đầy đủ tiền bạc, đầy đủ điều kiện vật chất, xã hội ổn định, phúc lợi xã hội tốt… đảm bảo cho cuộc sống “hạnh phúc”, nhưng khi mất đi những vật chất đó, thì họ lại không còn cảm giác hạnh phúc ấy nữa.

Những người dân Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ… rất nghèo đói nhưng lại luôn lạc quan, yêu đời, vẫn luôn ngập tràn hạnh phúc… Còn ở Việt Nam, hiện nay người ta cố sức kiếm đồng tiền để trang trải cuộc sống kể cả quên ăn, bỏ ngủ, thức khuya, dậy sớm, đôi khi sống mà chưa được sống, cả cuộc đời chạy theo đồng tiền bác gạo, đánh mất cuộc sống, đánh mất giây phút hiện tại.

Những khía cạnh phức tạp của cuộc sống là muôn hình muôn vẻ, đó là thất nghiệp, áp lực công việc, giàu cũng đem lại sự đau khổ, nghèo cũng lắm vấn đề phức tạp. Tất cả những khía cạnh đó làm cho người ta cảm thấy càng thêm điên đảo. 60% bệnh nhân đến với bác sĩ do các căn bệnh rối loạn chức năng, suy nhược thần kinh làm cho người ta đau nhức, kém ăn, mất ngủ… Đó là những căn bệnh có nguyên nhân từ xã hội do người ta chạy theo những ước muốn giàu có, cám dỗ vật chất… làm cho cuộc đời không có những giây phút thực sự đang sống.

Người đang an trú trong hơi thở nhiệm mầu, tức là thiền định là thở trong chánh niệm, là biết rằng mình đang nói gì, nghĩ gì, làm gì và việc làm đó có đem lại hạnh phúc cho người khác hay không. Khi người ta thoải mái thì hơi thở lâng lâng, sảng khoái. Khi người ta mệt nhọc, rã rời, lúc như quên thở, lúc thì khi thở hổn hển, hơi thở nặng nề. Chính hơi thở làm cho người ta biết được trạng thái của thân, để thấy rằng thân và tâm là một, nếu rời hơi thở ra, hít vào mà không thở ra được xem như đã chết. Nhưng hầu như người ta quên đi hơi thở nhiệm mầu như thế nào.

Vì sao chúng ta khổ đau nhiều hơn hạnh phúc? Con người ta chỉ quan tâm đến những khía cạnh vô cùng phức tạp của cuộc sống, nào là tài chính, nào là kiến thức, kỹ năng, nghề nghiệp, các mối quan hệ… vì họ cho rằng những điều đó sẽ đưa đến đỉnh cao, đến hạnh phúc nhưng thật ra người ta vẫn khổ đau nhiều hơn hạnh phúc. Chúng ta đau khổ vì chỉ muốn lao vào hưởng thụ mà không quan tâm đến việc tu tập tâm đức. Ít ham muốn, bằng lòng với một nếp sống giản dị và lành mạnh để có thì giờ sống sâu sắc từng phút giây với hơi thở của sự sống hàng ngày và chăm sóc thương yêu mọi người, đó là bí quyết của hạnh phúc chân thật.

Đôi khi tri thức, địa vị, danh vọng, tiền tài vẫn không chinh phục được trái tim con người, chỉ có tình yêu và trí tuệ mới chinh phục được người ta. Cuộc sống của những người chọn đời sống tâm linh là mục đích sống của cuộc đời mình hình như không lúc nào ngừng làm việc, nhưng lúc nào cũng có nụ cười, lúc nào cũng là một sự thanh thản, bình yên vì bên cạnh những công việc, lòng hy sinh cho tất cả lúc nào cũng tịnh tâm với hơi thở nhiệm mầu của chính mình.

Để nhận biết cảm xúc đang giận dỗi hay yêu thương hay đang căm thù nếu dừng lại một chút hít vào thật sâu và thở ra để thấy hơi thở có dễ dàng không, nếu khó và nghẹn lại nghĩa là mình đang tức, đang giận, đang ham muốn mà không được thỏa mãn hay đang ích kỷ, đang ghen ghét nên hơi thở không lưu thông một cách dễ dàng. Người ta thường đau khổ vì không nhìn ra bản thân mình mà chỉ đổ lỗi cho người xung quanh.

Đau khổ là một vị thầy tốt vì không kinh qua những nổi niềm trăn trở, băn khoăn, thậm chí thất vọng thì sẽ không thông cảm được sự đau khổ của người khác. Cuộc sống, dù là người sống đời tu hay sống đời thường, luôn có những đợt thủy triều dâng cao và hạ thấp và người ta phải tự chiến thắng bản thân mình. Không kinh qua đau khổ không biết giá trị của hạnh phúc. Trong cuộc sống, người ta đau khổ vì nhiều lý lẽ, không chỉ có vật chất hay đời sống bên ngoài mà còn đau khổ trong tâm khi người ta dùng những lời lẽ xúc phạm nhau, làm tổn thương đến bản ngã con người. Thư giãn, buông xả, nghỉ ngơi hoàn toàn là yếu tố cơ bản không thể bỏ qua trong bất kỳ trạng thái của hơi thở nhiệm mầu, nghĩa là biết mình đang là ai, và biết rằng những chuyện bên ngoài có đến rồi cũng sẽ đi.

Những tác dụng thực tế của hơi thở: chuyển biến tâm trạng, chuyển hóa cảm xúc và hành vi. Hơi thở nhiệm mầu là hít vào thật sâu, thở ra cho hết, khi hít vào nhớ rằng mình đang hít vào sự an lạc, năng lượng của vũ trụ, sự bình yêu, thở ra tất cả sự phiền não trong tâm để cảm nhận sự sống đang hiện hữu. Người biết cách thở là nhận thức được (recognize) đang thở như thế nào, thở chậm hay thở nhanh, thở sâu hay thở cạn, thở trong tức giận hay trong bình tĩnh, bình an; ý thức rõ (realize) được mình đang thở, đang biết và mình đang sống đây; cảm nhận đựơc (perceive) cái sự thở làm đem lại sự bình yên, hạnh phúc, cái hơi thở đang đi vào và đang đi ra kia, đó mới là điều cốt lõi!

Thực tập hơi thở nhiệm mầu là điều hòa hơi thở để dằn cơn nóng giận, sân si và tất cả mọi thứ làm cho hơi thở của mình biến đổi. Việc thực tập có thể làm chuyển biến tâm trạng, chuyển hóa cảm xúc và hành vi, nhất là chuyển hóa cơn giận. Chuyển hóa cơn giận là điều mầu nhiệm nhất mà chúng ta nên thực tập vì trong đời sống ai cũng có thể giận, chỉ có nhiều hay ít và cách biểu lộ như thế nào.

Hơi thở nhiệm mầu điều chỉnh được áp lực của cuộc sống, giảm thiểu stress. Học sinh thì bị áp lực thi cử, người trưởng thành thì bị áp lực gia đình, phải làm ra của cải để nuôi sống gia đình, có người bị áp lực từ vật chất như đam mê xe cộ, điện thoại di động… áp lực của sự cô đơn, cái chết… Tất cả những áp lực và tham lam, sân hận, si mê chi phối cuộc sống của con người, chính hơi thở nhiệm mầu sẽ điều chỉnh những áp lực trong cuộc sống.

Hơi thở nhiệm mầu cũng chuyển hóa được trầm cảm. Trầm cảm là do quá ham muốn hay điều gì đó không nói được, uất ức rồi đưa đến trầm cảm. Bệnh trầm cảm là căn bệnh của thời đại. Những người bị stress thực tập hơi thở nhiệm mầu, tức thiền định thì kết quả mang lại sẽ tự hóa giải, căn bệnh tự hết và mang lại cuộc sống hạnh phúc.

Người thường xuyên thực tập hơi thở nhiệm mầu sẽ giảm bệnh tật, tăng tuổi thọ và phải xuất phát từ con người có tâm đức, vì biết nhìn lại chính mình mới đi vào thiền định được. “Có rất nhiều món ăn tuyệt vời, nhưng trong mùa Chay, món ăn ngon nhất đó là gì? Đó là ăn năn và sám hối”.

Hơi thở nhiệm mầu còn giúp người ta tiếp xúc với những mầu nhiệm của cuộc sống, giao hòa với thiên nhiên:

“Buổi trưa im nắng vàng trên thảm cỏ

Gió lùa qua những cành lá đong đưa

Những bông hoa rực sắc đỏ như vừa

Tô thắm sắc cho khu vườn óng ả

Nghe đâu đó tiếng chuông chùa thong thả

Để tâm người lắng đọng khúc thiền ca

Buổi trưa im như một khúc thăng hoa

Giữa cuộc sống quay cuồng và vội vã”


Hơi thở nhiệm mầu còn trao truyền và tiếp nhận năng lượng của sự chánh niệm. Chánh niệm có nghĩa là luôn ý thức được sự có mặt của mình một cách trọn vẹn, tự chủ và sáng tỏ ngay trong mỗi phút giây của hiện tại, bây giờ và ở đây, đó là trái tim của thiền định, là trái tim của hơi thở nhiệm mầu.

Người thực tập chánh niệm là người luôn làm chủ mình, không để cho tâm ý tán thất trôi lăn theo những loạn tưởng và bị lôi kéo bởi những âm thanh, sắc xướng bên ngoài. Nếu thực tập hơi thở thường xuyên với đạo đức tinh thần trong sáng sẽ trị được tham lam, sân hận, si mê, trong khi thực tập có thể vừa cầu nguyện để mang lại kết quả tốt. Chánh niệm giúp ta tiếp xúc với sự sống, giúp ta sống sâu sắc và trọn vẹn từng phút giây, giúp ta thực tập quán chiếu để nhìn sâu, để thấy và để hiểu năng lượng của sự thực tập.

Thực tập hơi thở căn bản nhất: Buổi sáng khi tâm trí tỉnh táo nhất sau một giấc ngủ, có thể thực hành thiền ở một vị trí lý tưởng nhất, một không gian yên tĩnh trong nhà hay trong vườn trong khoảng thời gian 15 phút. Có thể ngồi thiền trên một cái gối, một cái ghế, trên sàn nhà hoặc ngồi ở bất cứ tư thế nào đem lại sự thoải mái. Nếu là người trẻ nên ngồi kiết già (thế hoa sen: bàn chân phải gác lên đùi chân trái và bàn chân trái gác lên đùi chân phải) hoặc bán già (bàn chân phải gác lên đùi chân trái hoặc bàn chân trái gác lên đùi chân phải).

Khi ngồi thiền, cần tập giữ lưng cho thẳng nhưng không gồng cứng mà rất nhẹ nhàng, thư thả và cân bằng. Đầu phải giữ thằng, cân bằng trên vai, mặt hướng về phía trước, hướng về một đối tượng như ảnh Chúa, mắt khép hờ không nhắm hẳn vì dễ gây buồn ngủ, hai tay nhẹ nhàng đặt trên đùi, bàn tay phải đặt trên bàn tay trái, hai đầu ngón tay tiếp giáp nhẹ nhàng vào nhau, trong lúc thực hành thiền nên tập mỉm cười.

Cử chỉ và tư thế này ảnh hưởng đến nếp nghĩ, hành vi, cách cư xử và cách sống của người ngồi thiền. Bước đầu, cần theo dõi hơi thở, thở tự nhiên, hít vào thở ra một cách điều hòa, bình thường, không cố ý. Cảm nhận luồn khí đi vào, đi ra lỗ mũi, chính sự chú ý sẽ loại đi những chi phối bên ngoài, ghi nhận mọi cảm xúc, cảm giác nóng lạnh trong thân mình. Có thể đếm khi hít vào, thở ra từ 1 đến 10 để tập trung chú ý đến hơi thở. Có thể dùng cách thở khác là hít vào thật sâu cảm nhận sự tinh khiết năng lượng của vũ trụ đi vào thân thể, thở ra từ từ tất cả những phiền não, buồn phiền, ganh tị, đau khổ, ghen ghét, hận thù sẽ đi ra để thấy mọi sự an lành.

Trong khi hướng dẫn thiền định, Sư cô Hương Nhũ đã mời một ni sinh lên làm mẫu tư thế ngồi thiền để đáp ứng sự quan tâm của các tham dự viên. Sau khi nhận được đóa hoa để đáp tạ bài thuyết trình mạch lạc, cuốn hút, Sư cô cùng các học trò và các phật tử đã chụp hình lưu niệm để lưu lại những phút cởi mở của khán giả nơi một giảng đường Công Giáo.

Thiền bắt nguồn từ nền minh triết Ấn Độ rồi lan truyền sang nhiều nước, dù người ta thường nghĩ rằng nó gắn liền với Phật giáo. Thực vậy, qua những giao thoa văn hóa, thiền biến thái thành nhiều môn phái, ngay Thiền Tông Trung Hoa, mà người Việt quen thuộc, cũng chia ra nhiều phái, vì vậy không thể đưa ra một dạng cụ thể nào làm mẫu mực khi nói về thiền. Từ lâu thiền cũng đã xâm nhập vào Kitô giáo, Thiền Kitô giáo chính là dạng thiền của Đông Phương phối hợp với lối chiêm niệm của các ẩn sĩ Kitô giáo trong thế kỷ III. Linh hồn Kitô hữu phải gặp Chúa của mình. Thiền là cách giữ tâm thanh tịnh và trong sạch, là chiêm niệm trong im lặng, là cách cầu nguyện với kinh vô thanh.

Mục đích của thiền là giúp người ta cởi bỏ những gì thuộc thế giới ảo ảnh, vén tấm màn che dấu để năng lực sống của Thiên Chúa truyền vào chúng ta. Hữu thể của ta đã nối kết với Thượng Đế ở một nơi ngoài tầm của ngôn ngữ, của lý trí và của những thực thể. Thiền không phải là làm một việc gì. Không phải là tu luyện để trở thành một nhân vật khác. Thiền là trở thành chính mình: sinh ra bởi Chúa Cha, được cứu chuộc bởi Chúa Giêsu, là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Sau một thời gian “tu thân” chúng ta mới hiểu ích lợi của thiền. Như kho tàng dấu trong ruộng, bản tính đạo đức ẩn khuất từ từ khai triển và mở ra. Chẳng hạn ta tự nhiên có lòng bác ái, điều mà ta đã cố gắng lập đức từ lâu mà không sao thể hiện được. Sự diễn biến xảy ra rất tự nhiên trong khi ta không biết tại sao. Chính Thiên Chúa đã thanh lọc tâm hồn ta trong những lần ta đến an trú trong Người. Vào mỗi buổi sáng, sau khi chìm trong thiền định, sự thanh tịnh tồn tại bao phủ tâm hồn ta suốt cả ngày. Mọi việc tầm thường ta làm trong ngày đều có ý nghĩa hơn, vì ta có cảm nhận Thiên Chúa đứng đàng sau mọi việc. (Trích từ Thiền Kitô giáo, Đỗ Trân Duy, http://www.daminhvn.net/tai-lieu/490-thien-kito-giao)

Sàigòn, ngày 27 tháng Ba năm 2011,
 
Thánh Lễ Truyền chức Linh Mục, Phó tế tại Tokyo
Dom Nguyễn
09:05 28/03/2011
Thánh lễ Phong chức Linh mục và Phó tế tại Tokyo – Nhật Bản.

Vào lúc 14 giờ, thứ bảy – ngày 26/3/2011 vừa qua, tại Nhà thờ dâng kính thánh Inhaxiô bên cạnh khuôn viên trường Đại Học Sophia do các cha Dòng Tên phụ trách, thuộc thành phố Tokyo đã diễn ra Thánh lễ Phong chức Linh mục và Phó tế cho ba tu sĩ thuộc hai Hội Dòng Phanxicô Viện Tu và Salesio Don Bosco. Cả ba Tiến chức đều là người Việt Nam: Thầy Phó tế Emmanuel Trần Văn Bỉnh, OFM.Conv, Thầy Phanxicô Xaviê Trần Văn Hoài, OFM.Conv và Thầy Antôn Bùi Duy Thủy, SDB.

Theo chương trình đã định thì trong Thánh lễ Truyền chức này sẽ có sự hiện diện của ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn và mười vị Giám Mục Việt Nam tham dự. Thế nhưng vì hoàn cảnh khó khăn chung đã không cho phép, nên Đức Hồng Y và các Giám Mục đã không thể hiện diện được. Dẫu vậy, Đức Hồng Y và các Giám Mục đã bày tỏ tình liên đới và mối hiệp thông cầu nguyện cho đất nước Nhật Bản và các nạn nhân cùng thân nhân của họ trong biến cố thiên tai động đất và sóng thần vừa qua.

Cũng chung tâm tình và hợp nhất trong lời cầu nguyện, nên trước khi bước vào Thánh lễ, Cộng đoàn đã dâng lời nguyện xin cho đất nước Nhật Bản được bình an và cho các nạn nhân trong biến cố thiên tai vừa qua được Chúa thương đón nhận vào nơi an bình vĩnh cửu.

Thánh lễ Truyền chức do Đức Giám Mục Berard Toshio Oshikawa, OFM.Conv chủ phong, với sự hiện diện đông đảo của các Linh mục Tu sỹ và Giáo dân từ khắp nơi đến tham dự; trong đó cũng có gia đình và thân nhân của các tiến chức đến từ Việt Nam. Thánh lễ được bắt đầu với bài ca nhập lễ “Từ Ngàn Xưa” của Linh mục Kim Long, do Ca đoàn Việt Nam cất hát cùng hoà lên với cả cộng đoàn tham dự như đưa các tiến chức đi sâu vào hơn với huyền nhiệp của Bí tích Truyền chức.

Bài đọc I trích từ sách Tiên tri Isaia 42,1-4,6-7 được đọc bằng tiếng Việt. Bài đọc II trích từ thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma 8,33-37 được đọc bằng tiếng Nhật. Bài Tin mừng theo Thánh Gioan 10,14-18 được công bố bằng cả hai thứ tiếng Việt – Nhật.

Xem Hình ảnh

Sau đó, nghi thức Phong chức được bắt đầu với phần xướng danh và thẩm vấn. Tiếp đến, Đức Giám Mục chủ phong chia sẻ với các tiến chức về thừc tác vụ sắp lãnh nhận và mời gọi các tiến chức hãy chu toàn cách cẩn thận và trung thành. Nghi thức Phong chức được tiếp nối với Kinh cầu Các Thánh. Ý thức được thân phận yếu đuối và mỏng giòn nơi con người nên Giáo hội đã tha thiết nguyện xin sự trợ lực, giúp sức của Các Thánh trên trời xuống nơi các tiến chức; Để nhờ đó, các tiến chức chu toàn cách nhiệt tâm và trọn vẹn sứ vụ được nhận lãnh. Tiếp theo, Đức Giám Mục đọc lời nguyện phong chức và đặt tay biểu hiện cho việc truyền chức. Từng tân chức được Đức Cha đặt tay trên đầu nói lên việc thông ban Thánh Thần, và lời nguyện thánh hiến làm cho các tân chức được chọn tham dự vào sứ mạng của Chúa Kitô. Sau đó là nghi thức diễn nghĩa, các tân chức đã chính thức trở thành Phó tế. Các Phó tế mang dây stola chéo và nhận sách Phúc Âm từ tay Đức Giám Mục. Điều này diễn tả vai trò phục vụ Lời Chúa và Bàn Thánh của hai tân Phó tế.

Tiếp ngay theo sau đó là nghi thức Phong chức Linh mục cho Thầy Emanuel Trần Văn Bỉnh. Trong phần chính của nghi thức Phong Chức Linh mục, Tiến chức được Đức Giám mục chủ phong và các linh mục đặt tay như dấu hiệu nhận một người anh em vào Linh-mục-đoàn. Đức Giám Mục đọc Lời nguyện phong chức, "xin Cha toàn năng đổi mới Thần Trí thánh hóa trong lòng tân chức, cho thầy biết chu toàn chức vụ Nhị Phẩm nhận được từ nơi Cha và cho thầy biết cải thiện phong hóa thế gian bằng gương sáng đời sống của mình". Sau Lời nguyện Phong chức, Tiến chức được mặc phẩm phục tế lễ, được xức dầu thánh hiến bàn tay và nhận lấy bánh rượu là lễ vật của dân thánh mà dâng lên Thiên Chúa.

Kết thúc nghi thức phong chức là cử chỉ trao chúc bình an của Đức Giám mục cho Tân Linh mục.

Thánh lễ được tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể mà các Tân chức được tham dự lần đầu tiên trong tư cách một "người phục vụ" đúng với sứ mạng vừa được lãnh nhận.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, các Tân chức đã nói lên tâm tình quý mến - biết ơn đối với Đức Cha, quý cha và các thành phần dân Chúa. Sau đó Đức Đức Giám Mục ban phép lành kết thúc. Tiếp ngay sau đó, Tân Linh mục đã đặt tay trên các thân nhân của mình rồi sau đó ban Phép Lành đầu tay cho cả cộng đoàn hiện diện.

Sau Thánh lễ, mọi người hiện diện đã chia vui cùng với Các Tân Chức bằng bữa tiệc trà và văn nghệ “cây nhà lá vườn”, với các diễn viên thuộc mọi thành phần trong Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật. Mặc dù vậy, chương trình văn nghệ cũng không kém phần hấp dẫn và vui tươi sinh động, góp thêm bầu khí hân hoan cho Thánh lễ Phong chức.

Tiết trời trên đất nước Nhật Bản đang chuyển mình vào Xuân; Mùa hoa mai và hoa anh đào đang nở rộ khắp nơi trên đất nước. Giữa bối cảnh thương đau và mất mát mà đất nước đang hứng chịu qua đợt thiên tai động đất và sóng thần, thì mùa Xuân đến như mang lại cho mọi người niềm hy vọng và sức sống mới đang đến với họ ở phía trước.

Trong niềm xúc cảm ấy, Thánh lễ Phong chức Linh mục và Phó tế như một mùa Xuân khác thêm vào nữa cho đất nước Nhật Bản nói chung và Giáo hội Nhật Bản nói riêng đó là: “Mùa Xuân Ơn Gọi”. Thời gian gần đây, con số các ứng sinh Linh mục, Chủng sinh và Tu sỹ ngày một hiện diện đông đảo trên đất nước Nhật Bản. Sự hiện diện ấy như dấu chỉ nối kết hai Giáo hội Việt – Nhật và là những nhân tố thiết thực cho cách đồng Truyền Giáo Nhật Bản.

Ước mong “Mùa Xuân Ơn Gọi” luôn ươm mầm mãi qua “Chương trình Chuẩn bị Ơn gọi Truyền giáo tại Nhật Bản” do Linh mục Đaminh Cao Sơn Thân, S.J và nhiều người thiện chí khác vun xới; Để sứ mạng loan báo Tin Mừng mà Đức Giêsu đã ủy thác cho Giáo hội luôn tiếp nối mãi cho đến tận cùng thời gian.

Dom Nguyễn Photo: Fx. Hoài.
 
Dòng Mến Thánh Giá Thanh hóa đến với bệnh nhân phong Cẩm Thủy
Cécile Trang Nhung
09:41 28/03/2011
THANH HÓA, Chúa nhật ngày 27/03/2011, Dòng Mến Thánh giá Thanh hóa lên đường tới Cẩm thủy để thăm viếng và chia sẻ Sứ điệp tình thương của Mùa Chay Thánh tới những bệnh nhân phong tại Trại nơi đây.
Xem hình ảnh
Đúng 7h00, sau Thánh lễ sáng Chúa nhật III Mùa Chay, chiếc xe chuyển bánh khởi hành chở phái đoàn gồm 20 nữ tu của Hội dòng vượt trùng gần 80 km để tới Trại phong Cẩm Thủy thuộc miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Thanh hóa.

Sau lộ trình hơn 3 tiếng đồng hồ, Chị em đã tới nơi trong sự chờ đợi hân hoan của các bệnh nhân phong. Căn phòng hội của Trung tâm rộn vang lên tiếng reo vui của mọi người phần nào xua đi sự « giá lạnh » thấu buốt của Tiết Đông và của Giá Đông « tâm hồn » đối với những mảnh đời kém may mắn này.

Trong những ngôi nhà tồi tàng và nhỏ bé ẩn náu bên vách núi đá và nằm trên mảnh đất cằn tách biệt với người dân và trong thân thể bất lực, những bệnh nhân phong chỉ còn biết sống nhờ lòng quảng đại, thi ân của quí vị hảo tâm xa gần.

Căn bệnh quái ác đã làm cho người phong họ dị dạng đi rất nhiều. Dù thế, họ biết chấp nhận sống cùng bệnh tật, nên chúng ta bắt gặp nụ cười còn rạng rỡ trên mỗi bệnh nhân khi đến thăm họ. Có lẽ tình thương sẻ chia và thông cảm của chúng ta đã thắp sáng tin yêu nơi họ.

Chị Trưởng đoàn và Trưởng Ban Bác ái của Dòng đã thay cho toàn thể quí sơ có đôi lời chào thăm tới bệnh nhân phong. Đại diện của các bệnh nhân cũng đáp lời bằng lòng biết ơn, cảm động trước sự ân cần thăm viếng của mọi người. Nhận những món quà thực tiễn : Tiền, áo, thuốc men, xà bông, ngũ cốc, dầu ăn, bột ngọt qua tay của các chị em nữ tu Mến Thánh Thanh hóa - những trung gian của muôn người hảo tâm bốn phương, các bệnh nhân ánh lên vẻ vui mừng như muốn nhờ các chị em chuyển lời tri ân đến những ai đã bớt chút của cải từ lòng nhân ái và chay tịnh để trao gửi quà và động viên an ủi họ bớt phần bất hạnh do bệnh phong gây nên.

Trên đường tới Trại Phong, dừng chân nghỉ nơi Giáo xứ Phong Ý, Cha Xứ Giuse Phạm Văn Nhân đã cùng các Chị em trong đoàn xuống Thuyền chài để thăm viếng và chia sẻ chút quà với bà con sống lênh đênh, nghèo khó nơi đây.

Quả thực, sứ điệp Mùa Chay Thánh mà Thiên Chúa gửi đến và mời gọi chúng ta sống chính là thực thi đức ái, là tinh thần sẻ chia cho những người anh chị em đang « khát » tình thương giữa biển đời thực dụng hôm nay.
 
Văn Hóa
Hoa bất diệt
Thanh Sơn
09:48 28/03/2011
Ngài dâng hiến cuộc đời làm hy lễ
Ngài vào đời là để cứu thế gian
Mang phận người Ngài vất vả cơ hàn
Ngài thương mến nồng nàn cả nhân loại

Ngài thương yêu tràn đến người dân ngoại
Làm hy tế vĩ đại nhất trần gian
Dâng lên CHA làm của lễ hương ngàn
Tỏa lan ra trần gian ta lãnh nhận

Tình yêu Ngài mãi vô cùng vô tận
Lễ huyền siêu ta lãnh nhận hôm nay
"Chiên Thiên Chúa" Ngài dâng hiến hằngngày
Và mãi mãi sau này ban ân phước

Vì NGÔI LỜI đã từ muôn thủa trước
Từ nguyên thủy tạo phước ra muôn loài
Lòng nhân từ Ngài mãi chẳng nguôi ngoai
Tới phận hèn mãi hoài nơi cõi thế

Giữa bến mê biển đời nhiều vô kể
Trong đêm đen không thể thấy đường tà
Ánh sáng NGÀI chiếu rọi mãi nơi xa
Tâm hư ảo nên ta nhìn chẳng rõ

Giữa mênh mông con như hạt cát nhỏ
Kính xin NGÀI đừng bỏ mãi bơ vơ
Trong bóng đêm nhưng lòng vẫn đợi chờ
Lòng từ bi! mãi nhớ xin Ngài đến

Xin ngài thương cho con một ngọn nến
Ánh Sáng NGÀI soi đến linh hồn con
Dẫu có xa nhưng tia sáng vẫn còn
Mắt linh hồn xoe tròn lên trông thấy

Ôi vầng sáng! êm dịu ở nơi ấy
Soi cảm mến ngất ngây hồn tha thiết
Con vẫn biết bên kia là bất diệt
Nơi êm ái thanh nhiệt của muôn đời

Con đi mãi lòng thành sẽ tới nơi
Xin đồng hành liên đới cùng ơn thánh
"Chiên Thiên Chúa" phù trợ trong hình bánh
Ngài trong con sức mạnh đến huy hoàng

Cuối cuộc đời sẽ đến ánh vinh quang
Ở nơi ấy chẳng mang màu ganh ghét
Nhưng thương yêu lạn sáng toàn nét đẹp
"Nước hằng sống nơi bất diệt là NGÀI".

28.03.2011
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đi Chợ Ngày Mưa
Nguyễn Bá Khanh
21:18 28/03/2011
ĐI CHỢ NGÀY MƯA
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Anh thương em dầm nắng dãi mưa
Cơm đùm cơm gói sớm trưa nhọc lòng.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền